SlideShare a Scribd company logo
1 of 41
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ HIỀN
(Thích nữ Liên Lý)
MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TU TẬP CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ
TỪ KHỞI NGUYÊN CHO ĐẾN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ HIỀN
(Thích nữ Liên Lý)
MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TU TẬP CỦAHỆ PHÁI KHẤT SĨ
TỪ KHỞI NGUYÊN CHO ĐẾN NAY
Ngành : TÔN GIÁO HỌC
Mã số : 8.22.90.09
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
NGUYỄN THÀNH DANH
TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Thành Danh. Các đoạn trích dẫn và số liệu trong
luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu
biết của tôi. Luận văn là trung thực, chưa được ai công bố trong bất cứ công
trình nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn
TRẦN THỊ HIỀN
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là thành quả học tập, nghiên cứu của chúng con tại khoa Tôn
giáo học - Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ,
chi nhánh tại Tp. HCM.
Lời đầu tiên con xin tri ân Học viện Khoa học xã hội - Khoa Tôn giáo học,
nhà trường chi nhánh tại Tp. HCM cùng Quý thầy cô phụ trách khoa Tôn giáo tại
phía Nam đã hướng dẫn tận tình, truyền trao những kiến thức, kinh nghiệm quý
báu trong suốt thời gian con học tại trường.
Và con cũng thành tâm đê đầu đảnh lễ HT Thích Đồng Bổn và TT Thích
Đồng Văn đã hết lòng hỗ trợ cho con trong thời gian học tập và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Cũng thành tâm đảnh lễ cố Sư Bà và Quý sư cô ở Tịnh Xá Ngọc chơn đã hết
lòng hỗ trợ cho con trong suốt thời gian tạm trú tại Tịnh Xá, trong mọi phật sự để
con an tâm mà học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng con xin thành kính tri ân quý Ni sư, sư cô và một số đạo hữu phật
tử gần xa đã hỗ trợ cho con trong việc tìm hiểu nghiên cứu trong thời gian làm đề
tài luận văn.
Một lần nữa con xin thành kính tri ân.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2018
Học viên
Trần Thị Hiền
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
Chương 1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ 10
1.1. Khái quát tiểu sử Tổ sư Minh Đăng Quang....................................................10
1.2. Sự hình thành và phát triển của Hệ phái Khất sĩ ............................................16
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬC TRONG TU TẬP CỦA HỆ PHÁI
KHẤT SĨ.......................................................................................................... 25
2.1. Nền tảng của phương pháp tu tập: con đường Trung đạo ..............................25
2.2. Một số nét cơ bản của phương pháp tu tập.....................................................28
2.3. Hệ Phái Khất sĩ trong giai đoạn hiện nay .......................................................49
Chương 3. MỘT SỐ THÀNH QUẢ CỦAPHƯƠNG PHÁP TU TẬP ............. 55
3.1. Điều phục được thân, khẩu ý..........................................................................55
3.2. Tinh thần lục hòa: ...........................................................................................61
3.3. Sống trong tinh thần bình đẵng, đạo đức, biết sợ nhân quả: ..........................62
KẾT LUẬN...................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm thông qua đường biển từ
Ấn Độ và Trung Quốc sang. Ngay từ đầu Tây lịch, truyện cổ tích đã ghi lại
Chử Đồng Tử học đạo với một nhà sư Ấn Độ. Tương tự, các truyền thuyết về
Thạch Quang Phật và Mang Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng
đạo của Khâu Đà La trong khoảng thời gian 168 – 189 (trung tâm Phật giáo
Luy Lâu ở nước ta lúc bấy giờ) đều nói đến quá trình giao lưu, tiếp biến Phật
giáo vào nước ta.
Đến đời Lý - Trần, đạo Phật tại Việt Nam bước vào giai đoạn cực
thịnh,đây là thời kỳ vàng son của Phật giáo để lại dấu ấn trong dân tộc Việt. Ở
giai đoạn này, Phật giáo được coi là quốc giáo, ảnh hưởng, chi phối đến mọi
mặt trong đời sống người dân Việt.
Đến thời nhà hậu Lê Phật giáo đi vào giai đoạn suy yếu. Tuy nhiên,
không vì thế mà Phật giáo mất đi tinh thần “cứu nhân, độ thế” vốn có. Bởi vì,
mục tiêu của Phật giáo là vì “lòng thương tưởng cho đời”, vì tịnh hóa nhân
gian mà Phật giáo xuất hiện. Để đạt được cứu cánh đó, Phật giáo luôn thực
hiện đặc tính “tùy duyên bất biến” hay tinh thần “tứ khế” (khế lý, khế cơ, khế
thời, khế xứ) để hoằng truyền chánh pháp.
Khế lý là nói về mặt tư tưởng, nhờ khế lý cho nên Phật giáo có trải qua
biến cố thăng trầm của lịch sử và vượt thời gian, không gian Phật giáo vẫn
hợp với chơn lý, vẫn luôn phong phú, sâu sắc giữ được bản chất của mình đó
là “Vị giải thoát”. Khế cơ là nói về mặt lịch sử, nhờ có khế cơ mà Phật giáo
dễ dung hòa với phong tục tập quán của từng vùng miền của mỗi quốc gia,
làng xã để hướng dẫn con người được an lạc về tinh thần, an tâm trong cuộc
sống. Do vậy, dễ thấy, ở những giai đoạn khác nhau, những tăng sĩ tinh ba của
Phật Đà luôn “tùy duyên bất biến”, luôn sử dụng nhu nhuyến pháp phương
2
tiện để hoằng Pháp, độ sanh. Dù khi thịnh, lúc suy, nhưng sự vận động, thích
nghi của Phật giáo ở Việt Nam là minh chứng sống động cho nguyên lý ấy.
Tại miền Nam Việt Nam,đầu thế kỷ XX ảnh hưởng mạnh mẽ phong
trào “chấn hưng Phật giáo” do HT Khánh Hòa khởi xướng làm xuất hiện
nhiều phong trào, khuynh hướng hoằng pháp cũng như tăng tài tinh ba xuất
hiện đem lại sinh khí mới cho Phật giáo nước nhà. Trong đó phải nói đến sự
ra đời của đạo Phật Khất sĩ Việt Nam do Tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng.
Theo Tổ sư Minh Đăng Quang, chấn hưng Phật giáo phải được đặt trên
phương diện thực hành chứ không phải hô hào suông. Theo Tổ sư, từng cá
nhân Tăng sĩ phải ý thức trách nhiệm của mình trước sự tồn vong của đất
nước và đạo pháp, phải làm một cái gì đó để đóng góp vào công cuộc chấn
hưng Phật giáo nước nhà, có nghĩa là mỗi tu sĩ phải gương mẫu, nghiêm túc
hành trì Giới - Định - Tuệ. Tăng sĩ cần lấy Tứ ý Pháp và nếp sống Lục hòa
làm nền tảng cho việc tu học. Tinh thần này được nhắc tới trong“Chơn lý”:
“hãy nghĩ đến Đạo, đến Phật, đến chúng sanh... phải nâng cao giới luật, đó
mới là phận sự của Tăng bảo...”.
Trong tinh thần chấn hưng Phật giáo nước nhà, Tổ sư đã tư duy quán
chiếu, thực hành hàng ngày và vận động hàng tứ chúng cùng thực hành những
giáo điều của Đức Phật để lại với ý nguyện “Nối truyền Thích Ca, chánh pháp”.
Hơn hết, để đạt được mục tiêu phụng sự đạo pháp, đân tộc Tổ sư mong
muốn khôi phục lại nếp sống Tăng đoàn thời xưa. Vìvậy, đạo Phật Khất sĩ đã
được hình thành (1946 – 1954) do Tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng.
Đạo Phật Khất sĩ tuân thủ đường lối tu tập hành Tứ ý Pháp, đi con
đường Trung đạo của Bát chánh đạo, lấy giới luật làm thầy. Tổ sư cho rằng,
giới luật đạo Phật còn,thì Đạo Phật còn, ở đâu giới luật được trì giữ và hành
trì thì đạo Phật còn sáng tỏ. Vì vậy, trong những năm truyền dạy, bản thân
Ngài luôn lấy Giới,Định,Tuệ làm kim chỉ namđể tu tập và chỉ dậy hàng đệ tử
thực hành để làm tấm gương cho đoàn hậu tấn về sau noi theo.
3
Vậy nên dù Hệ phái ra đời và phát triển trong thời gian ngắn hơn bảy
mươi năm, (trong đó thời gian truyền đạo của Tổ sư Minh Đăng Quang
chỉmười năm đến ngày Tổ sư vắng bóng) nhưng Hệ phái Khất Sĩ đã gây dựng
được một hệ thống đồ sộ các ngôi Tịnh xá ở trong và ngoài nước. Điều này lý
giải, sự cuốn hút của đạo Phật Khất Sĩ không chỉ ở mục tiêu hình thành mà
còn là ở phương tiện hoằng pháp, phương thức tu tập cũng thấu triệt được tinh
thần “tứ khế” (khế cơ, khế lý, khế xứ, khế thời) như Đức Phật đã từng truyền
dạy.
Vì vậy, việc nghiên cứu nét đặc trưng trong tu tập của Hệ phái Khất Sĩ
không chỉ giúp khẳng định giá trị của Hệ phái mà còn tiếp tục thực tiễn hóa
phương thức tu tập ấy vào trong đời sống xã hội. Việc luận văn nghiên cứu
đặc trưng tu tập của Hệ phái Khất Sĩ là xuất phát từ bối cảnh này.
Mặt khác, cho đến thời điểm hiện nay, chúng tôi chưa thấy công trình
nghiên cứu chuyên sâu nào về đặc trưng tu tập của Hệ phái Khất Sĩ.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn: “Một số đặc trưng tu tập của Hệ
phái Khất Sĩ từ khởi đầu cho đến hiện nay” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ
ngành Tôn giáo học không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn cả thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Là một Hệ phái sinh sau ra đời muộn nhưng Hệ phái Khất sĩ đã có
những đóng góp cho Phật giáo Việt Nam. Trong suốt mười năm thuyết
pháp độ sanh, Tổ sư đã tùy căn cơ trình độ của nhu cầu mà dùng phương
tiện để hướng dẫn, và những lời dạy của Ngài đã được đúc kết thành Bộ
Chơn Lý. Bộ Chơn lý có 69 quyển được xây dựng trên nền tảng Kinh, Luật,
Luận. Đây bộ tài liệu chính mà người viết làm tài liệu để nghiên cứu mà
người viết tham khảo.
Ngoài ra, phần lớn những nghiên cứu về hệ phái là do Tu sĩ (Tăng Ni
viết là chính) như:
4
Thích Hạnh Thành (2007) Tìm hiểu Phật giáo Khất sĩ ở Nam Bộ Việt
Nam. Ở đây, tác giả đã nêu lên sự ra đời của Hệ phái Khất sĩ, sinh hoạt, văn
hóa cũng như cách tổ chức, và những đóng góp của Hệ phái Khất sĩ cho Phật
giáo Việt Nam. Trong công trình này, tác giả đã khái quát được những nội
dung cơ bản sau: bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX đến nửa đầu thế kỷ
XX; Đạo Phật ở Nam Bộ trước thời Phật giáo Khất Sĩ ra đời;Phật giáo Khất
Sĩ của Đại sư Huệ Nhựt (Khất Sĩ Đại Thừa);Hệ phái Khất Sĩ của Tổ Sư Minh
Đăng Quang; Khất Sĩ của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng do Hòa thượng
Thiện Phước sáng lập. Trong các Hệ phái này, tác giả chỉ khái quátvề mặt
giáo lý, sáng tác, giáo dục đạo đức.
Sự hình thành và phát triển của hệ phái Khất sĩcủaThích Giác Trí
(2001) đã nêu lên sự hình thành và phát triển của Hệ phái Khất sĩqua ba giai
đoạn từ: (1944- 1954) (1954-1975) (1975-2000). Đây là sự ra đời của Hệ phái
Khất sĩ và những hoạt động do Tổ sư Minh Đăng Quang dẫn dắt, và đã có
đóng góp cho Phật giáo nước nhà. Tác giả cũng nêu lên một số thành tựu của
Hệ phái Khất sĩ như: Hoằng pháp, giáo lý, kiến trúc. Đây cũng là những nét
riêng biệt của Đạo Phật Khất Sĩ.
Tác giả Thích Giác Duyên (2014) trongTìm hiểu về Hệ phái Khất sĩđã
tổng hợp nhiều nguồn tài liệu, một số văn bản hệ phái và các giáo đoàn (Tăng
Ni) về lịch sử hình thành và phát triển từ khi Đạo Phật Khất Sĩ ra đời cho đến
khi Tổ sư thành lập giáo đoàn, tư tưởng chủ đạo trong bộ Chơn lý, và một số
nét đặc trưng của hệ phái khất sĩ, cũng như những hoạt đông và sự lớn mạnh
của hệ phái khất sĩ từ khi Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng cho đến nay.
Thích Giác Toàn (2014) trongÁnh Minh Quangđã trình bày những bài
thi kệ của Tổ sư để lại, cũng như trích một số bài trong Chơn lý nói về
phương pháp hành trì cho người đọc để học để hiểu mà hành theo. Cũng như
5
một số bài thơ ca, kệ để cảm kích về bậc thầy (Tổ sư Minh Đăng Quang)
trong lễ tưởng niệm về Đức Tổ sư.
Cố Ni Trưởng Huỳnh Liên cũng có một số tác Phẩm mà Sư bà đã
chuyển sang thi, kệ bằng Thơ Lục bát, Tứ Cú hay thơ tự do như kinh tụng
hàng ngày, Tinh Hoa Bí Yếu, đây là những tác phẩm dành cho hàng tu sĩ và
hàng phật tử của Hệ phái Khất sĩ hành trì hàng ngày dễ tụng, dễ đọc, dễ hiểu,
dễ thực hành. Trong từng chữ từng câu là những lời dạy, những triết lý sâu xa
của cố Ni trưởng.
Tác giả Trần Hồng Liên với Khất thực thật và khất thực giả đăng
trong Tạp chí khoa học số 1/1989 đã nêu lên hiện tượng khất thực giả ở Tp.
HCM là một nguyên nhân làm gián đoạn phương pháp tu này của Hệ phái
khất sĩ hiện nay.
Năm 2016 trong hội thảo khoa học về Hệ phái Khất sĩ (Hệ Phái Khất
sĩ: Quá trình hình thành phát triển và hội nhập, Nxb. Hồng Đức (2016), các
tác giả cũng dành những tham luận khác nhau về Hệ phái này, cụ thể:
Tác giả Nguyễn Quốc Tuấn với công trình Vài nét về lịch sử và đặc
điểm của Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, đã nêu lên lịch sử hành thành Hệ phái
gồm 4 giai đoạn (1944-1954) đây là giai đoạn đầu hình thành Đạo Phật Khất
sĩ việt Nam gồm sự hình thành Tăng đoàn, thành lập Giáo hội Khất sĩ tăng
già, phương thức sinh hoạt của hệ phái. Giai đoạn hai (1954-1964) là giai
đoạn đi vào hoạt động, hành trì du tăng lưu hành khắp nơi để đem đạo vào
đời, phạm vi hạnh đạo được lan xa. Tăng ni phật tử quân số tăng trưởng. Giai
đoạn ba (1964-1974), giai đoạn này Tăng ni Khất sĩ du phương cần phải có
giấy tờ tùy thân, thời kỳ này hầu hét Tăng ni ở tại trú xứ tu học là chính sáng
ra khất thực trì bình sau đó về Tịnh Xá nghĩ ngơi, chiều học Chơn Lý, dành
thời gian tĩnh tọa thúc liễm thân tâm. Và giai đoạn này đã có quý HT và một
số Tăng Ni tham gia vào công tác của giáo hội. Giai đoạn bốn (1975- hiện
6
nay), Tăng ni trong giai đoạn này đã dừng hẳn du hóa vì rất nhiều điều kiện
khách quan bên ngoài. Hệ phái Khất sĩ lúc này đã được truyền bá khắp nơi
không những ở trong nước mà được lan rộng ra nước ngoài như ở Mỹ, Úc ,
Canada... Không những thế, trong bài tham luận này cũng nêu một số đặc
điểm của Hệ phái Khất sĩ trong đó nhấn mạnh việc Tổ sư Minh Đăng Quang
đã dung hòa được hai tư tưởng chính của Phật giáo đó là Nam truyền và Bắc
truyền làm giáo ý chính cho Hệ phái, hình thành nên bộ Chơn Lý và các tăng
sĩ của Hệ phái dùng phương pháp lấy Giới, Định, Tuệ làm nền tảng tu học
trên con đường giải thoát.
Tương tự, Thượng tọa, TS. Thích Đồng Bổn vớiNét thuần Việt ở một hệ
phái Phật giáo Việt nam đã giới thiệu về sự ra đời của Hệ phái Khất sĩ do Tổ sư
Minh Đăng Quang sáng lập, với cơ sở giáo lý dựa trên chữ quốc ngữ - tiếng mẹ
đẻ thuần Việt. Với tâm nguyện đem ánh sáng Phật pháp đến gần với người Việt
và người dân lao động, nên Tổ sư đã dùng những ngôn từ thuần Việt hay ngôn
ngữ dân dã, ngôn từ bình dân để giảng dạy. Vì thế khi Đạo Phật Khất sĩ truyền
bá đến đâu đều được dân chúng ủng hộ và tiếp nhận một cách dễ dàng. Cũng
như ngôn ngữ viết mà Tổ sư truyền bá là thơ, kệ, văn vần, một thể loại phù hợp
với dân Nam bộ lúc bấy giờ làm cho dân chúng hiểu dễ hành theo. Về phương
pháp tu thì hành trì theo hạnh xưa của Phật đắp y mang bát mỗi sáng đi khất
thực, sống đơn giản. Về kiến trúc cũng khác hẳn với các tông phái hiện có chỉ
thờ đơn giản một vị Phật Thích Ca, công phu thì tụng hoàn toàn tiếng việt. Cuối
cùng, tác giả đi đến kết luận: Đây là một Hệ phái thuần Việt.
Ngoài những công trình kể trên, có một số tác phẩm cùng như những
bài tham luận, bài nghiên cứu ít nhiều có viết về Hệ phái Khất Sĩ, nhưng hầu
như ít đề cập đến đặc trưng trong phương pháp tu tập của Hệ phái Khất sĩ do
Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập; hoặc có chăng đi nữa cũng chỉ khái quát
một vài nét chung chung mà thôi, nhất là những nội dung cơ bản của phương
7
pháp hay đường lối tu tập của hệ phái. Vì đây là con đường đưa đến sự bền
vững lớn mạnh của một tôn giáo nói chung.
Như trên đã phân tích, tuy là một hệ phái sinh sau ra đời muộn nhưng
Hệ phái Đạo Phật Khất sĩ đã có những đóng góp cho Phật giáo Việt Nam và
hành giả hành trì có được sự an lạc nhất định, xây dựng niềm tin vững chắc
trong lòng dân, có những phương pháp tu tập rõ ràng và nhất là đây lại là một
hệ phái mang tính thuần Việt. Vì vậy, Đạo Phật khất sĩ khi xuất hiện đã được
dân chúng tiếp nhận hưởng ứng một cách rộng rãi lan xa.
Vì những lý do trên, trong phạm vi luận văn này, chúng tôi sẽ tập trung
bổ khuyết cho những nghiên cứu trước đó về Hệ phái bằng cách phân tích, chỉ
ra đặc trưng tu tậpcủa Hệ phái Khất sĩ và trên cơ sở đó chỉ ra phương pháp tu
tập chính là nền tảng căn bản để giúp cho người thực hành theo được trở về
vơi bản tánh Phật hiện hữu trong mỗi con người cũng như thanh tịnh thân
tâm, xa lánh dần tham, sân, si, đạt được an vui hạnh phúc ngay trong hiện tại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
*Mục đích nghiên cứu của luận văn
Làm rõ đặc trưng tu tập của hệ phái Khất sĩ do Tổ sư Minh Đăng
Quang khởi lập từ thời kỳ đầu cho đến hiện nay.
*Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ sự hình thành và phát triển của Hệ phái Khất sĩ
- Làm rõ một số nét đặc trưng cơ bản trong đường lối tu tập của Hệ
phái Khất sĩ
- Làm rõ những thành quả của phương pháp tu tập của Hệ phái Khất sĩ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đặc trưng cơ bản trong đường lối tu tập của Hệ phái Khất sĩ
- Phạm vi nghiên cứu:
8
Luận văn tập trung vào nội dung đường lối tu tập của Hệ phái Khất sĩ
giới hạn khảo sát ở một số Tịnh xá tại TP.HCM và vùng lân cận như:
Tịnh xá Trung Tâm quận Bình Thạnh.
Pháp viện Minh Đăng Quang
Tịnh xá Ngọc Phương, quận Gò Vấp
Tịnh xá Ngọc Phú, quận Tân Bình
Tịnh xá Ngọc Bình Dĩ An Bình Dương.
Và một số Tịnh Xá ở Miền Tây.
Mốc thời gian được tính từ thời kỳ Tổ sư Đăng Minh Quang đề ra cho
đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận
Luận văn sẽ vận dụng Lý thuyết thực thể tôn giáo trong việc nghiên
cứu về Hệ phái Khất sĩ dựa trên căn cứ: Niềm tin, thực hành, cộng đồng.
Niềm tin này được thể hiện qua Thân giáo, Khẩu giáo của Tổ sư y cứ trong
kinh, luật của Phật dạy và hiển hiện trong hành trì khất thực cho tín đồ biến
bố thí cúng dường, hay Giới – Định – Tuệ tu tập chính, cũng như đưa ra
phương pháp dễ thực hành, tạo nên cộng đồng lớn, đáp ứng được nhu cầu tâm
linh thời bấy giờ và vận dụng vào trong các thời khóa hành trì tu tập của Tăng
Ni, tín đồ tu theo hệ phái.
Ngoài ra luận văn còn áp dụng Lý thuyết cấu trúc- chức năng để hiểu
được phương thức tu tập có chức năng vai trò quan trọng trong việc hành trì,
để đạt được an lạc, cũng như giúp cho chúng ta thấy được các mối tương quan
qua lại trong tu tập và duy trì được những đặc thù của hệ phái Khất sĩ.
-Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu theo thực thể tôn giáo, người viết sử dụng các
phương pháp sau đây:
- Phương pháp lịch sử và thống kê: Giới thiệu lịch sử hình thành và
9
phát triển của hệ phái Khất sĩ, cũng như thống kê một số phương pháp tu tập,
những nền tảng cơ bản giáo lý và phương pháp hành trì của hệ phái Khất sĩ.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu chương 1 và 2.
- Phương pháp khảo sát thực địa:
+ Quan sát tham dự: chúng tôi sẽ tham gia trực tiếp vào những thời
khóa tu tập để nắm bắt ghi chép tư liệu cho luận văn.
- Phỏng vấn sâu: chúng tôi sẽ có câu hỏi dược chuẩn bị trước để phỏng
vấn chư Tăng, Ni và một số tín đồ tu theo hệ phái Khất sĩ để dựa vào đó làm
căn cư khách quan cho đề tài của mình mà có sự đánh giá nhận xét. Cũng như
phỏng vấn nhóm, chụp hình, ghi âm.
- Thu thập và xử lý tài liệu, số liệu, hình ảnh: Người viết sẽ hệ thống
hóa toàn bộ các tư liệu thu thập được để sử dụng trong đề tài của mình.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ về phương pháp tu tập của hệ phái Khất sĩ
do Tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng tại Việt Nam. Với mong muốn cho tất
cả người đệ tử Phật ở Việt Nam nói riêng hay phật tử trên toàn cầu nói chung
có phương pháp tu tập đễ hành tùy theo căn cơ trình độ của mình để tu tập.
- Luận văn góp phần khẳng định hiệu quả của phương pháp tu tập của
Hệ phái Khất sĩ đối với người hành trì.
- Luận văn có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho những công trình
nghiên cứu sâu hơn về Hệ phái Khất sĩ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận văn gồm 3 chương cụ thể:
Chương 1: Sự hình thành và phát triển của hệ phái Khất sĩ
Chương 2: Đặc trưng tu tập của Hệ phái Khất sĩ
Chương 3:Một số thành quả của phương pháp tu tập
10
Chương 1
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ
1.1. Khái quát tiểu sử Tổ sư Minh Đăng Quang
1.1.1. Giai đoạn trước khi xuất gia
Bất cứ một tổ chức nào hay tôn giáo nào muốn hoạt động tốt, duy trì
bền chắc lâu dài cũng đều có một phương pháp, một kế hoạch,một đường lối
tu tập riêng để đưa tôn giáo của mình hoạt động xuyên suốt, phát triển vững
mạnh, duy trì phát triển hơn. Hệ phái khất sĩ cũng không ngoại lệ.
“Đạo Phật Khất sĩ” là một tôn giáo còn non trẻ và thuần Việt được khai
sinh ra do Tổ sư Minh Đăng Quangsáng lập ra trong bối cảnh đất nước trong
thời kỳ đô hộ kiềm kẹp của thực dân Pháp.Phật giáo trong giai đoạn này chịu
ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thực trạng đạo đức xã hội xuống cấp; việc tu học bê tha
trì trệ, đời sống tu sĩ nghiêng về cúng tụng cầu xin, xem xăm bói quẻ, biến các tự
viện thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng dân gian và có tính sở hữu riêng tư, tu sĩ
không sống đời sống độc thân mà sống đời sống gia đình, không lo trau giồi đạo
hạnh, nghiêm trì giới luật làm mất niềm tin nơi tín đồ Phật tử...
Trước thực trạng như vậy,cùng chung với sự bùng nổ sự chấn hưng
Phật giáo của thế giới, vì vậy chư tôn Hòa thượng đã khởi xướng phong trào
chấn hưng Phật giáo tại Việt nam, kêu gọi toàn thể Tăng ni đứng lên chấn
chỉnh lại đường lối tu tập, tự thân nổ lực kết nối đoàn kết tăng ni hành trì giới
luật,tạo dựng niềm tin trong cộng đồng xã hội thời bấy giờ.
Trên tinh thần ấy Tổ sư Minh Đăng Quang đã kêu gọi Tăng đồ hãy
mạnh dạn cùng chung tay với Ngài để chấn chỉnh lại nền Phật giáo nước nhà.
Theo Tổ sư Minh Đăng Quang, việc chấn hưng Phật giáo phải được thực hành
trong từng cá nhân của tu sĩ Tăng ni không phải là hô hào suông. Tự thân của
mỗi tu sĩ phải ý thức nỗ lực, phải biết bổn phận trách nhiệm của mình với đạo
pháp và dân tộc, phải đứng lên kề vai sát cánh,góp sức cùng chư Tôn Hòa
11
Thượng chấn hưng Phật giáo nước nhà, mà muốn như vậy thì tự thân của mỗi
tu sĩ phải thực hiện gương mẫu trước, phải hành trì Giới, Định,Tuệ, phải thực
hiện nếp sống lục hòa, hành trì Tứ y pháp.
Trong Chơn lý bài “Tông giáo” Tổ sư có viết: “ Tăng chúng phải đủ
giới luật để quy hợp cư gia, để gắn liền tông giáo, hầu vẹt bóng mê tín, đem
cõi đời trở lại ban ngày y như Phật hồi xưa trước kia”... “ hãy nghĩ đến Đạo,
đến Phật, đến chúng sanh... phải nâng cao giới luật, đó mới là phận sự của
Tăng bảo... thì tạo nấc thang cho người lên, phải chỉ bờ mé cho người đến,
phải sắm tàu ghe với người nguy, đó mới là phận sự chánh của Tăng
già...Thật vậy, chỉ có Tăng chúng mới lập đạo đặng”[21, tr.63].
Đứng trước hoàn cảnh của đất nước và đạo pháp như vậy, Tổ sư quyết
tâm thực hành và lập chí nguyện “nối truyền Thích Ca chánh pháp” cũng như
khuyến hóa tu sĩ thực hiện những gì mà Đức Phật đã dạy,khôi phục nếp sống
Tăng đoàn xưa.
Trong bối cảnh đó, “Đạo Phật Khất Sĩ” đã xuất hiện ở Miền nam Việt
nam do Tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng và hành theo “Y bát chơn truyền”
sống đời sống du phương rầy đây mai đó không trụ một chỗ, không bị vướng
vào một nơi, đi khắp nơi, lấy mọi nơi làm nhà bất cứ nơi đâu gốc cây, nghĩa
địa, hàng sạp ở chợ làm nơi trú thân để hóa độ chúng sanh. Ngài cho rằng:
“Đạo Phật là con đường đi đến quả Phật giác chơn. Con đường ấy là Khất sĩ.
Họ của chư Phật ba đời là Khất sĩ. Khất sĩ là lẽ thật của chúng sanh, mục đích
của chúng sanh. Khất sĩ là đến với giác chơn, toàn học biết sáng tự nhiên mê
lầm vọng động” [21, tr.63].
Tổ sưđã chắt lọc tinh hoa kết hợp bởi hai luồng tư tưởng chính là Bắc
truyền và Nam Truyềnđể tạo nên “Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam”. Vì vậy về
mặthình thức thì Ngài đắp y, mang bát trì bình khất thực là đặc trưng của Nam
truyền, về đường lối hành trì Ngài thọ giới, Ngài thọ giữ 250 giới của Bắc
12
truyền, còn phương pháp tu tập thì Ngài dung hợp cả hai tư tưởng đúc kết
thành cái của riêng mình. Trong bộChơn Lý Ngài giải thích rất nhiều về kinh
điển Đại thừa cũng như kinh điển hệ Nikaya,và trong phương pháp hành thiền
Ngài đã kết hợp cả hai tư tưởng tạo nên phương pháp riêng cho hệ phái cho
nên“Hệ phái khất sĩ” được thành lập trong thời Phật giáo Việt Nam đã xuống
cấp trầm trong về đạo đức làm mất niềm tin nơi dân chúng thời bấy giờ. Cho
nên với hạnh nguyện đem đạo vào đời ngõ hầu làm lợi ích cho chúng sanh. Với
tâm nguyện“Nối truyền Thích Ca chánh pháp”.Có thể nói, đây là Hệ phái sanh
sau ra đời muộn, nhưng mang tính việt hóa từ hình thức cho đến nghi lễ và tu
tậpnên đã được người dân miền Tây Nam Bộ nói riêng và người dân Việt Nam
nói chung đón nhận một cách hoan hỷ nồng hậu (cũng bởi người dân cảm nhận
đây là một Tôn giáo dành riêng cho người Việt).
Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang, tên thật là Nguyễn Thành Đạt, tự Lý
Hườn. Sanh tại Làng Phú Hậu, Tổng Bình Phú, quận Tam Bình, Tỉnh Vĩnh
Long, nơi được gọi là địa linh nhân kiệt. Thân phụ của Ngài là cụ ông Nguyễn
Tồn Hiếu, thân mẫu là cụ bà Phạm Thị Tỵ (tự Nhàn). Cụ ông và cụ bà đều là
người phúc đức, nhân hậu sống theo đạo thánh hiền, thực hành câu: “ nhân-
nghĩa- lễ- trí- tín”, được người đời khen tặng là gia đình “ Nho phong tiết
thái”. Cụ ông và cụ bà có năm người con, Ngài là con út trong gia đình. Trước
Ngài có bốn anh chị, cụ bà sanh nở bình thường, riêng Ngài cụ bà thọ thánh
thai đến mười hai tháng mới khai hoa. [22, tr.12].
Ngài chào đời vào ngày Tân Tỵ, lúc 10 giờ tối, ngày 26 tháng 9 năm
Qúy Hợi(1923). Đến ngày 25 tháng 07 năm Giáp Tý (1924) thân mẫu Ngài
qua đời, hưởng dương 32 tuổi, lúc đó Ngài vừa tròn mười tháng tuổi. Ngài
được cô (cô út) đem về nuôi 1 tháng, sau đó được bác dâu thứ 8 đem về nuôi
một tuần, rồi Ngài được gởi về quê ngoại. Bà ngoại Ngài nuôi đến ba tuổi.
Năm ấy thân phụ Ngài tục quyền là cụ bà Hà Thị Song dưỡng nuôi. Từ đó,
13
Ngài được sống trong vòng tay ấm áp của cha và kế mẫu. Cụ ông mất vào
ngày mồng 5 tháng giêng năm mậu thân (1968) thọ 75 tuổi.
Tuy được sanh trưởng ởlàng quê, nhưng tính cách của Ngài khác
thường hơn so với các bạn đồng trang lứa. Ngài thể hiện phong cách đi đứng
ngồi nằm, ăn mặc v.v... đều toát lên vẽ trang nghiêm điềm đạm. Tuy Ngài còn
nhỏ nhưng thể hiện lòng từ bi rất rõ, như khi được thân phụ cho tiền đi xe
ngựa thì Ngài đi bộ, khi hỏi ra mới biết là Ngài luôn nghĩ xót xa cho chú ngựa
và dùng tiền đó giúp đỡ người khác. Hay khi ở trường lớp thì Ngài luôn chia
sẽ dụng cụ học tập cho các bạn nghèo trong lớp, hay thường giảng lại bài cho
các bạn chưa hiểu. Ngoài việc học ở trường, Ngài có trí thông minh khác
thường như sau khi về nhà Ngài thường đọc lịch sử các danh nhân và kinh
sám, truyện, sự tích. Đặc biệt đọc đến đâu Ngài nhớ đến đó, và luận giải, phê
phán có phương pháp rõ ràng.
Năm 14 tuổi Ngài đỗ bằng Diploma (bằng Cao đẳng). Ngoài giờ học ở
trường, Ngài thường phụ giúp việc nhà. Ngài luôn thể hiện lòng hiếu kính đối
với cha mẹ, hòa đồng với mọi người. Ngài theo cha từ nhỏ, đốt hương cúng
Phật vào mỗi tối. Ngài rất siêng năng nghiên cứu tìm hiểu tường tận sách vở
giáo lý Đạo Phật. Ngài luôn ghi chép các sử liệu tôn giáo, nhất là Tam giáo
Thích, Đạo, Nho. Vốn sẵn có tuệ căn, Ngài thường tìm đến các bậc thức giả
trưởng thượng thời bấy giờ để tham vấn đạo lý. Nhờ vậy, mỗi khi tiếp chuyện
với những người thiện duyên, Ngài đều lý giải một cách tinh tường và được
mọi người khâm phục.
1.1.2.Thời kỳ xuất gia tầm đạo
Vốn sẵn có căn duyên với Phật pháp, Ngài xin phép thân phụ qua chùa
Tháp tầm sư học đạo, nhưng thân phụ Ngài quá thương con còn thơ bé nên
không cho. Qua nhiều đêm suy nghĩ, không thể vì tình cảm riêng tư nhỏ bé
mà bỏ chí nguyện, nên Ngài quyết chí ra đi.
14
Thôi thì thôi, thế thì thôi
Vẹn nguyền xin chịu lỗi nghì với cha
Thiếu niên ngày nọ lìa nhà
Vượt biên giới việt, niên xa dặm ngàn
Tầm sư học đạo chốn Nam Vang thành
Ngài rời Việt Nam, đến Campuchia năm 15 tuổi, thọ giáo với ông Lục
Tà Keo, người mà cha Ngài đã quy y, nên cha Ngài đã gởi gắm. Chính nơi vị
Thầy đầu tiên này, Ngài đã trải qua thử thách cam go như đào giếng, lấp ao,
trông coi vườn rẫy, quản lý công nhân các cơ sở sản xuất lò vôi, buôn bán và
được ông tin tưởng và giao hết tài sản cho Ngài quản lý. Cũng vì vậy mà Ngài
thấu hiểu được duyên đến duyên đi. Tính chất tạm bợ giả hợp của vật chất, và
Ngài nhận ra rằng hạnh nghiệp tại gia vừa làm vừa tu giúp đời không phù hợp
với tâm nguyện xuất trần của mình. Nên Ngài xin phép Thầy trở về việt nam.
Trở về gặp lúc loạn lạc chiến tranh (Pháp, Nhật thôn tính Việt Nam),
Ngài ở với thân phụ một thời gian, Ngài lên Sài Gòn làm nhà hàng của người
Nhật, và sau đó được người quen giới thiệu đến làm cho một hãng buôn lớn ở
vùng chợ lớn và được chủ hãng buôn gã con gái của ông là Liễu Kim Huê.
Một thời gian sau Kim Huê sanh một bé gái đặt tên là Kim Liên. Vừa tròn
một tháng tuổi thì Kim Huê lâm trọng bệnh và qua đời.
Bấy giờ Ngài nghĩ việc đem con về ông bà Nội, nhờ chị thứ 3 ở Vĩnh
Long nuôi dưỡng dùm. Nuôi đến 2 tuổi, ông cụ đem cháu về nuôi được vài
tháng thì Kim Liên ngã bệnh rồi ra đi (chết).
Gẫm trong trời đất vô cùng
Nợ duyên âu cũng nghiệp chung muôn loài
Hay là ý thánh Như Lai
Muốn cho ôn lại trọn bài đau thương?
Đau thương là tính vô thường
15
Vô thường là tính đoạn trường xưa nay.
Đây là những bài học đã làm thức tỉnh chí nguyện xuất gia tìm cầu giải
thoát trong Ngài. Với hạnh nguyện ấy Ngài nhận ra rằng con đường tìm cầu
thoát khổ đến bến giác không thể không xuất gia như Chư Phật Tổ xưa. Phải
xa lìa gia đình, vật chất giả tạm, thoát khỏi sợi dây tham ái của gia đình thì
mới mong có hạnh phúc cho số đông.
Ngài quyết chí ra đi (vào năm 1944). Rời khỏi Vĩnh Long vào núi Thất
Sơn (Châu Đốc), đi sâu vào trong hang ẩn tu để dễ bề nghiên cứu về phương
pháp tu học của hai tông phái Bắc Truyền và Nam Truyền. Sau đó, Ngài
xuống núi qua đất Hà Tiên định đón thuyền ra Phú Quốc để đi phương xa
nhưng bị trễ thuyền, Ngài tìm nơi yên tĩnh để tọa thiền. Suốt 7 ngày đêm quán
chiếu, vào một buổi chiều, Ngài quan sát những chiếc thuyền đánh cá bập
bềnh trên mặt nước với gợn sóng biển dồn dập tụ tán, Ngài đã chứng ngộ lý
vô thường, khổ, vô ngã. Nhận biết được sự hợp tan của vạn vật, và thấy được
cảnh khổ trầm luân của một kiếp người. Ngài tỏ sáng lý pháp “thuyền Bát
Nhã”. Vào ngày rằm tháng 2 âm lịch 1944, năm đó Ngài tròn 22 tuổi.
Sau khi đạt đạo Ngài trở về nhà thăm và từ giả gia đình đến núi Tà
Lơnvà thất Sơn để tu học. Ở đây Ngài được một nữ cư sĩ mời về Linh Bửu Tự
ở làng Phú Mỹ, tĩnh Mỹ Tho. Tại đây Ngài đối trước Tam Bảo tại Linh Bửu
Tự 7 ngày đêm thu nhiếp tam nghiệp, phát đại nguyện thọ nhận y bát giới Sa
Di, rồi cụ túc Tỳ Kheo 250 giới với pháp hiệu Minh Đăng Quang. Ngài phát
nguyện “Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp”, noi gương Phật xưa sống đời
phạm hạnh giải thoát [23, tr.14].
Năm 1946 Ngài rời chùa Linh Bửu về trú tại nhà ông Võ Văn Nhu ở
làng Phú Mỹ và bắt đầu truyền đạo cho dân chúng nơi ấy. Bài pháp đầu tiên là
“Thuyền Bát Nhã”. Vào ngày rằm tháng tư ngày nay là Tịnh Xá Mộc Chơn.
Năm 1947, Ngài bắt đầu thu nhận đệ tử và thành lập đoàn du tăng khất
16
sĩ. Bước chân hành đạo của Ngài trãi dài từ làng này sang làng nọ, từ tỉnh này
sang tỉnh khác với hình ảnh một vị Sư đắp y vàng với chiếc bát đất hằng ngày
đi khất thực xin cơm dân chúng nuôi thân; không nhà cửa, không thân quyến
theo sau, không cất giữ tài sản quý giá vàng bạc, không ở cố định một nơi....
chỉ có tam y nhất bát vân hành khắp nơi.
1.2. Sự hình thành và phát triển của Hệ phái Khất sĩ
Đạo Phật Khất sĩ ra đời trong thời kỳ Phật giáo đang có chiều hướng đi
xuống, phong trào chấn hưng Phật giáo nổ ra trên khắp thế giới, bắt nguồn từ
Ấn Độ. Cư sĩ người Tích Lan về sau xuất gia với Pháp Danh là Da Ma-pa-la
[24, tr.753], và được lan truyền qua nhiều nước như Trung Hoa, Miến Điện,
Nhật Bản...
Tại Việt Nam phong trào chấn hưng Phật giáo được bắt đầu bằng sự
vận động của Thiền Sư Khánh Hòa tại chùa Thiên Linh Tỉnh Bến Tre, vào
năm 1923 với sự tham gia đông đảo của các danh tăng thời bấy giờ, cùng một
số cư sĩ lỗi lạc. Phong trào được sự hưởng ứng lan rộng từ Nam-Trung-Bắc,
và kéo dài từ năm 1920. Theo nhận định của tạp chí Viên Âm cho rằng có bốn
nguyên nhân dẫn tới phong trào chấn hưng Phật giáo:
1. Sự sụp đỗ niềm tin đối với Nho giáo, mà thay vào đó là niềm tin Phật
giáo để xây dựng nền tảng văn hóa cho dân tọc vừa tiến bộ, vừa không mất gốc.
2. Phật giáo đủ khả năng “phân biệt chánh tà” trong quá trình tiếp nhận
văn hóa phương Tây và hình thành văn hóa mới.
3. Tinh thần Phật giáo thích hợp với tinh thần khoa học và tinh thần tự
lực, tự cường dân tộc.
4. Nghi lễ Phật giáo đã có gốc rễ lâu đời, nhưng chỉ là phương tiện
truyền đạo, cần xiển dương giáo nghĩa Phật giáo, tân tiến, sống động, đáp ứng
được nhu cầu của những thế hệ mới [25, tr.764,767].
Trên tinh thần đó, Đức Tổ Sư đã khai đạo và mang đến cho đạo pháp
17
của dân tộc Việt Nam một luồng gió mới. Tuy là đạo mới nhưng đã đáp ứng
nhu cầu, nguyện vọng của mọi người thời bấy giờ và là một tôn giáo rất gần
gũi, mang đậm chất thuần Việt, qua hình ảnh một nhà sư sống đơn giản, với
tấm y vàng, sống đời sống phạm hạnh, sáng trì bình khất thực, trưa độ ngọ ở
bất cứ nơi đâu, tối nghỉ dưới lán cây, sạp chợ, giảng pháp thuần bằng tiếng
Việt bằng kệ, thơ Bát ngôn tứ cú. Lục bát song thất.v.v... hay bằng văn xuôi,
câu cú dễ hiểu, rành mạch rõ ràng.Không trú lâu một chỗ, không tài sản,
ngoài chiếc y và bình bát.Đúng với ý nguyện “nối truyền thích Ca Chánh
Pháp”. Ngài đã dạy rằng: “giáo pháp Khất Sĩ đến Sài Gòn 1948, ánh sáng của
vàng y phất phơ thổi mạnh làm tung cánh cửa các ngôi chùa tôn giáo, kêu gọi
Tăng chúng tản cư khắp xứ, kéo nhau quay về kỷ luật”. [26, tr.425].
Trong thời gian truyền bá chánh pháp, Ngài đã kết nối tăng đoàn thể
hiện sức mạnh của tập thể. Theo Ngài, Tăng chúng không thể tách rời thành
từng cá nhân một cho dù vị ấy có giỏi đến đâu đi nữa, cũng cần có một sự kết
nối đoàn kết. Trong kinh Đức Phật cũng có dạy, đã chế định pháp yết ma để
tăng sư đồng lòng, nhất trí với nhau trong cuộc họp hay trong công việc đàm
luận để kết tập Kinh, Luật, Luận. Chính tinh thần Lục hòa này mới làm cho
tăng đoàn trở thành thánh chúng thanh tịnh.
Sinh thời Hồ Chủ Tịch cũng có câu: “đoàn kết đoàn kết, đại đoàn kết,
thành công thành công đại thành công”. Cũng chính tinh thần đoàn kết mà
dân quân ta mới giành lại độc lập tự do. Đạo Phật Khất Sĩ ra đời lấy tôn chỉ
đoàn kết nên dễ đi vào lòng người, là chỗ dựa vững chắc cho người dân Nam
Bộ nói riêng và toàn dân Việt Nam nói chung. Đạo Phật Khất Sĩ lúc bấy giờ
như một ánh đuốc soi đường trong đêm tối, một cách thức để thoát khỏi áp
bức kìm kẹp của thực dân Pháp.
Đạo Phật Khất Sĩ với tâm nguyện “nối truyền Thích ca Chánh Pháp”, do
Tổ Sư Minh Đăng Quang sáng lập ra thu nhận đệ tử tăng, Ni xuất gia hình thành
tăng đoàn hệ phái Khất Sĩ Tăng già Việt Nam.
18
1.2.1.Giai đoạn đầu
Từ 1944 -1954, mười năm là một giai đoạn không ngắn và không quá
dài bước chân hành đạo của Tổ Sư và hàng đệ tử trãi qua không ít khó khăn,
gian nan.Tuy nhiên, vượt qua mọi gian khó, từ đây Ngài tiếp nhận đồ chúng
xuất gia theo học pháp, từ miền Nam rồi lan rộng ra niềm Trung đi khắp đất
nước. Với chiếc y bình bát khất thực từ làng này sang xóm nọ, chỉ xin đồ ăn
chay đạm bạc. Có bữa chỉ có cơm trắng, có bữa chỉ có chiếc bánh mì tận dùng
cho đúng ngọ. Ngài hành trì tứ y pháp.
Một bát cơm ngàn nhà
Chân đi muôn dặm xa
Muốn thoát đường sanh tử
Xin độ tháng ngày qua
Trong thời gian ngắn, hàng đệ tử của Ngài đã lên đến hàng trăm vị, Phật
tử quy y thọ giới đã có cả vạn, trên dưới hơn 20 ngôi tịnh xá, được thành lập
khắp cả miền Đông và cả miền đồng bằng Tây Nam Bộ. Cuộc sống của Tăng Ni
đã dần đang bước vào nề nếp ổn định. Đạo Phật Khất Sĩ đi vào lòng dân rất sâu
đậm và lan tỏa rất nhanh, bởi những bài giảng của Ngài chủ yếu là chữ quốc
ngữ và thi kệ, thơ lục bát, từ ngữ rất dễ hiểu dễ hành, đậm chất triết lý nhân sinh
giúp cho mọi người dễ ứng dụng, làm cho cuộc sống ngày càng thăng hoa hơn.
Vì vậy mà trong mười năm hiện hữu Ngài đã tạo dựng nên hệ phái Khất
Sĩ thời bấy giờ phát triển vững chắc được chia thành những giai đoạn sau:
1.2.2. Giai đoạn 1: Từ năm 1946-1954
Theo Bộ Chơn lysthif năm 1946 Tổ sư Minh Đăng Quang đã phát
nguyện thọ giới Tỳ kheo tai chùa Linh Bửu, làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho, đây
là đạo tràng đầu tiên của Tổ sư, và ở đây Tổ sư hướng dẫn phật tử cùng nhau
xây dựng ngôi Tịnh Xá đầu tiên tên là Tịnh xá Mộc Chơn làm nơi cho Tăng
tín đồ có nơi tu tập
19
Đây là giai đoạn do Tổ Sư trực tiếp đẫn, là thời kỳhệ phái Khất sĩ mới
thành lập, tăng đoàn dần dần hình thành, Ngài bắt đầu thu nhận đệ tử, có đủ
Tăng Ni.Từ đây bước chân hành đạo của Tổ sư bắt đầu vân du khắp mọi
miền. Ngài đem mối đạo mà Ngaì đã chứng đắc để hướng dẫn mọi người
cùng tu tập,thực hiện những lời Phật dạy để trở về con đường thiện lành, tạo
dựng một niềm tin vững chắc nơi Phật pháp.
Đây là thời kỳ đầu nên còn nhiều khó khăn, Tổ Sư là người khai đạo làm
cho đạo Phật Khất Sĩ khơi nguồn từ miền Tây lan dần đến miền Đông và đến
miền Trung. Các ngôi tịnh xá bắt đầu xuất hiện (64 ngôi Tịnh Xá được thành
lập). Tăng Ni từ vài người lên đến vài trăm, hàng cư sĩ tại gia thì nhiều vô số.
1.2.3.Giai đoạn 2:Từ năm 1955-1975
Đây là thời kỳ phát triển, số lượng Tăng Ni đông nên bắt đầu có sự
phân tách. Theo luật nghi Khất Sĩ quy định về phân giáo đoàn: “người xuất
gia mới nhập đạo phải theo Thầy ở chung trong giáo hội 2 năm, kế đến tách
riêng một mình 2 năm nữa, trên 4 năm được thâu nhận 1 tập sự, trên 6 năm
mới thâu nhận một người đệ tử và một người tập sự. Được trên 12 năm tách ra
đi lập đạo riêng, dạy số đông. [27, tr.52].
Với tinh thần thống nhất của Giáo hội Trung ương nên cuối luật có ghi
“cấm không được thiếu sót sự hành đạo của tăng mỗi chỗ phải do giáo hội
chứng minh và các giáo hội nhánh mỗi kỳ 3 tháng phải trình bày về trung
ương một lần về sự tu học [28,tr.53].
Trong giai đoạn này đã có phân định rõ ràng tăng Ni trong giáo đoàn
xuyên suốt từ miền Tây đến miền Trung. Bên Tăng gồm 6 giáo đoàn, bên
Ni có 3.
1. Giáo đoàn 1 do Thượng Tọa giác Chánh và Thượng Tọa giác Như
lãnh đạo
2. Giáo đoàn 2 do Thượng Tọa giác Tánh và Thượng Tọa giác Tịnh
20
3. Giáo đoàn 3 do Thượng Tọa giác An
4. Giáo Đoàn 4 do Thượng Tọa giác Nhiên
5. Giáo đoàn 5 do Thượng Tọa giác Lý
6. Giáo đoàn 6 do Thượng Tọa giác Huệ và Thượng Tọa giác Đức
GIÁO ĐOÀN NI GỒM CÓ 3:
1. Giáo đoàn Ni của Ni Trưởng Huỳnh Liên
2. Giáo đoàn Ni của Ni Trưởng Ngân Liên
3. Giáo đoàn Ni của Ni Trưởng Trí Liên
Tuy chia ra nhiều giáo đoàn nhưng lấy Tịnh Xá Trung Tâm làm nơi hội
họp, tự tứ hay các sự kiện lớn của hệ phái, và lấy Tịnh Xá Ngọc Phương làm
tổ Đình cho chư Ni.
Khi cách mạng ngày 01/11/1963 thành công Phật giáo thoát cơn pháp
nạn. Ngày 04/01/1964, Đại hội thống nhất Phật giáo Việt Nam được tổ chức
tại chùa Xá Lợi- Sài Gòn. Có thỉnh mời Phật giáo Khất Sĩ Việt Nam. Và lúc
đó có Thượng tọa Giác Nhiên, Thượng tọa Giác Tường, Thượng tọa Giác
Nhu (là danh xưng mới lúc bấy giờ) đã đứng ra xin phép thành lập “Giáo Hội
Tăng Già Khất Sĩ Việt nam”,nhưng cho đến ngày 22/04/1966 mới được Bộ
Nội vụ chính phủ Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ chấp thuận cho phép thành
lập giáo hội với bản điều lệ 32 điều theo nghị định số 405/BNV/KS cấp tại
Sài Gòn. Từ đây Hệ phái Khất Sĩ có danh xưng là Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ
Việt Nam.
1.2.4. Giai đoạn 3: Từ năm 1975 – 1980
Đây là giai đoạn Phật giáo Việt Nam thống nhất lại một mối và Phật
giáo Khất Sĩ hội nhập vào đạo pháp và dân tộc khi đất nước được hòa bình
độc lập. Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam đã hưởng ứng đóng góp cho việc đi đến
việc thống nhất Phật giáo toàn quốc. Trong đó có cố Hòa Thượng Thích Giác
Nhu và Hòa Thượng Thích Giác Toàn là những vị có công đưa Đạo Phật Khất
Sĩ Việt Nam được công nhận là một trong 3 hệ phái của Phật giáo đang hoạt
21
động tại Việt Nam.
1.2.5. Giai đoạn 4: Từ năm 1980- đến nay
Thời kỳ này là thời kỳ hưởng ứng xây dựng, phát triển hệ phái mỗi ngày
lớn mạnh hơn, và tham gia hòa nhập vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Có một
số vị đã được đặc cách lên hàng chứng minh. Trong giai đoạn này chủ yếu sửa
sang, tu bổ các Tịnh Xá và đào tạo Tăng tài, mở mang trường lớp, tạo điều kiện
khuyến hóa Tăng Ni tham gia cả về thế học và Phật học, và đã có một số Tăng
Ni du học tại Ấn Độ, Srilanka, Miến Điện v.v... cho đến nay. Đặc biệt là năm
1981 đại hội được tổ chức tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), gồm 9 tổ chức:
1. Hội Phật giáo Thống Nhất
2. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất
3. Giáo hội Phật giáo Cổ Truyền Việt Nam
4. Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam
5. Giáo hội Tăng già Khất Sĩ Việt Nam
6. Giáo hội Phật giáo Thiên Thai giáo Quán Tông
7. Hội Phật học Việt Nam
8. Ban liên lạc Phật giáo yêu nước
9. Hội đoàn kết Sư Sãi yêu nước Tây Nam Bộ
Tất cả đã hợp nhất thành một tổ chức mới với tên là Giáo Hội Phật giáo
Việt Nam [29, tr.146].
Đoàn đại biểu của Khất Sĩ có Hòa Thượng Thích Giác Nhu làm trưởng
đoàn, Hòa Thượng Thích Giác Phúc làm phó đoàn. Ni Trưởng Tố Liên làm
thư ký cùng một số thành viên khác. Cũng từ đây tổ chức Giáo hội Phật giáo
Việt Nam có 3 hệ phái chính tồn tại và được sinh hoạt song song đó là Bắc
Truyền (Bắc Tông), Nam Truyền (Nam Tông) và Khất Sĩ.
Kể từ đó đến nay Hệ phái Khất sĩ được lan truyền rộng khắp, không
những ở Việt Nam mà hầu hết trên khắp thế giới đã có đoàn du tăng khất sĩ ,
thành lập Tịnh xá hay giáo hội tăng già khất sĩ hải ngoại như: Mỹ, Đức, Úc,
22
Thụy Điển v.v....
Trong những năm hành đạo giáo hóa phật tử Tổ Sư thuyết giảng từ
những buổi cơm trưa dưới gốc cây, mái hiên về sau là những ngày cúng hội
tại các Tịnh Xá ở khắp các miền, Ngài đã kết tập thành những tập bài giảng
nhỏ, Ngài thành lập tổ in ấn, tập hợp các bài nhỏ đóng thành bộChơn Lý gồm
69 cuốn. Bộ Chơn Lý này là một la bàn để định hướng cho hành giả tu theo
hệ phái Khất sĩ không thể thiếu được trên bước đường tìm cầu giải thoát.
Bộ Chơn Lý được chia thành nhiều phần. Cụ thể: 9 quyển đầu nói về giới
luật và pháp học của hàng xuất gia, còn lại 60 quyển là 60 đề tài liên quan đến
vân đề Phật học, do Ngài nghiên cứu góp nhặt từ trong kinh điển. Trong giáo lý
căn bản của hai luồng tư tưởng Nam Và Bắc hòa quyện lại như ngũ Uẩn, lục
căn, thập Nhị Nhân Duyên, Bát Chánh Đạo, có và không v.v... hay tư tưởng kinh
pháp Hoa, kinh Di Đà, Phổ Môn, Vô Lượng Thọ, kinh Hoa Nghiêm v.v...
Bộ Chơn Lý là kim chỉ nam cho Tăng Ni khất sĩ, như là phương pháp
để hành trì cho người học Phật Khát Sĩ không thể thiếu trong cuộc sống hàng
ngày. Ngoài ra còn có nghi thức tụng Niệm, cũng như các cuốn Tứ Kệ Tĩnh
Tâm hay Ánh Minh Quang cũng chứa đầy tính triết lý sâu xa, thâm thúy. Hay
49 bài kệ từng bài một viết thơ, kệ nên dễ đọc, dễ nhớ và dễ hiểu, nhưng đầy
sâu xa màu giáo dục, chỉ bảo hướng dẫn người thực hành dễ dàng rõ ràng,
như trong bài Thân Ngài có viết:
Thân này chưa biết ra chi
Của kia lại có chắc gì mà ham
Bao nhiêu cho thỏa lòng tham
Càng thâu, càng đắm càng làm mê say [30, tr.17].
Hay
Trăm năm vật đổi người dời
Một câu quý giá muôn đời còn ghi
23
Mở lời trước phải xét suy
Rằng ta cất tiếng ích chi chăng là
Bằng như lời ấy thốt ra
Làm buồn kẻ khác thì ta xin đừng [31].
Mỗi câu mỗi chữ của Tổ Sư dạy đều có ý riêng, làm cho người đọc,
người học dễ hiểu. Trong mỗi cuốn Chơn Lý Tổ Sư tùy căn cơ từ thấp tới cao
mà diễn bày. Ngài không dùng văn phong Hán ngữ cũng như Pali mà là thuần
Việt. Câu cú trong sáng, triết lý thâm thúy.
Bộ Chơn Lý của Tổ Sư để lại như một bản đồ chỉ đường mà chiếc
thuyền ra khơi cần phải có không thể thiếu được. Từ khi Tổ Sư vắng bóng
hàng đệ tử của Ngài phát huy thế Qúy Hòa Thượng, Qúy Ni Trưởng đã có
một số tác phẩm, những tập thơ của Hòa Thượng Giác Toàn...Bên Ni có một
tác phẩm của Cố Ni Trưởng Huỳnh Liên như Nghi Thức Tụng Niệm, tinh
Hoa Bí Yếu, Đuốc Sen...
Như trên đã phân tích, toàn bộ kinh điển của hệ Phái Khất Sĩ được dùng
ngôn ngữ thuần Việt, lời văn mộc mạc, giản dị, dễ hiểu, cho nên đây là một
yếu tố khiến Đạo Phật Khất Sĩ phát triển lan rộng và trở thành tông phái thứ 3
trong nền Phật giáo Việt Nam hiện nay.
24
Tiểu kết Chương 1
Đạo Phật Khất sĩ được Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập ra trong thời
kỳ mà người dân thời bấy đang bị khủng hoảng về mặt tinh thần, đạo đức
đang tụt dốc, niềm tin Tôn giáo bị lung lay, họ không nơi nương tựa để làm
nơi che chở dẫn dắt về mặt tinh thần.
Sự xuất hiện của Tổ sư qua hình ảnh của một vị tu sĩ, có một nếp sống
thanh bần giản dị, gần gủi, qua phương pháp tu tập hành trì của Tổ sư trong
đời sống hằng ngày, một tu sĩ có một đời sống độc thân, mỗi sáng đầu trần
chân đất tay ôm bình bát từ làng này sang xóm khác, với từng bước chân nhẹ
nhàng ung dung thanh thoát, oai nghi đỉnh đạt, Ngài cầu xin sự bố thí cúng
dường thực phẩm để nuôi sống cơ thể mà tu tập, sau khi hóa duyên Ngài trụ
một nơi bất cứ ở đâu cũng là nhà cả, sau khi độ ngọ xong Ngài thiền nghỉ
ngơi; Vào buổi chiều Ngài giảng pháp cho dân chúng. Và như thế Ngài lưu
chuyển khắp nơi từ miền Tây đến miền Đông và ra miền Trung với hình bóng
một Tăng sĩ Tam y nhất bát khắp mọi miền. Do niềm khao khát đạo nên khi
Hệ phái đạo Phật Khất sĩ xuất hiện như một chiếc phao cứu người vượt biển.
Cho đến nay, Hệ phái đã phát triển qua bốn giai đoạn cơ bản (1944 - nay)
Tuy Tổ sư Minh Đăng Quang hành đạo có mười năm nhưng Ngài đã để
lại cho hàng để tử một kho báu vùng cùng quý giá không kể là Tăng hay Tục nếu
nếu hành trì đúng theo những gì mà Tổ đã hành trì thì không những đem lại an
vui cho mình mà con tạo niềm hạnh phúc cho nhiều người chung quanh.
Bất cứ một tôn giáo nào khi hình thành muốn được duy trì hay phát
triển thì cũng có phương pháp đặc trưng nhằm đạt mục tiêu của tông phái. Ở
đây Tổ sư đã xây dựng một phương pháp tu tập phục hồi Tăng xưa có nghĩa
hành trì những gì đức Phật dạy mà tăng chúng đã bỏ quên. Đó là làm một vị
Khất sĩ. Nhưng ở đây có sự cách tân, Tổ sư đã đúc kết tinh túy từ hai hệ phái
chính để tạo nên cho mình một phương pháp riêng.
25
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬC TRONG TU TẬP CỦA
HỆ PHÁI KHẤT SĨ
2.1. Nền tảng của phương pháp tu tập: con đường Trung đạo
Với ý nguyện thoát ly sanh tử cho mình, mong cầu tìm ra ánh sáng để
cứu đời, Tổ sư Minh Đăng Quang lúc nào cũng nghĩ cho người khác hơn cho
bản thân, lòng từ bi thương người thương vật của Ngài thể hiện rất rõ trong
cuộc sống hằng ngày, từ khi Ngài còn rất nhỏ qua cách cư xử hành động ứng
xử với mọi người, mọi vật.
Năm 15 tuổi Ngài đã xin cha cho sang Campuchia tầm sư học đạo,
quyết chí xuất gia tìm ra mối đạo,giải thoát cho chính mình và dẫn dắt chúng
sanh thoát khỏi sanh tử luân hồi. Vì vậy, Tổ sư Minh Đăng Quang ngay từ lúc
mới phát tâm xuất gia Ngài đã lấy tinh thần sống chung tu học làm nền tảng
trong việc tu tập và hành đạo.
Ngài đi khắp nơi tìm cầu các pháp tu từ các danh Tăng, hay các bậc ẩn
sĩ thời bấy giờ để Ngài học hỏi, tìm cầu quán xét cho đến khi tìm ra chơn lý.
Sau khi chứng ngộ sự vô thường mong manh giả tạm của cuộc đời, sự giả tạm
đó được Tổ Sư chứng đắc trải nghiệm qua sự nhấp nhô của sóng biển tụ tan
liên tục tại biển Hà Tiên, những con sóng có đó rồi mất đó. Ngài đem sự
chứng ngộ tự thân làm tấm gương soi sáng cho mọi người và cùng nhau tận
hưởng hương vị giải thoát chứ Ngài không giữ cho riêng mình. Ngài như
ngọn đuốc soi rọi dẫn đường cho những ai muốn thoát khỏi bể khổ của trần
gian, vượt bờ sông mê sang bến giác. “Giác ngộ là tỉnh biết, hiểu rõ. Tức là
thể hội chân lý, khai phát chân trí. Có thể biết giác ngộ có tự lực giác và nhờ
tha lực mà giác ngộ khác nhau, trình độ giác ngộ từ đó có sâu, có cạn bất
đồng” [32], sựgiác ngộ mà Tổ chỉ ra là sự trãi nghiệm trong cuộc đời thấy biết
26
sự việc xảy ra trong hiện thực, tự mình nhận biết được việc đó thì gọi là tự
ngộ và từ đó đem sự nhận biết ấy hướng dẫn lại cho mọi người hiểu được,
dẫn dắt cho họ thực hành, và nhận thức được đúng sai, cái gì nên làm, cái gì
không nên làm, cái nào thiện, cái nào ác, cái nào nhân, cái nào là quả,để thực
hành mà từ đó bớt đau khổ, tìm được niềm vui ngay trong hiện tại thì gọi là
giác tha.
Tổ sư với tâm nguyện muốn đem đạo vào đời làm lợi ích cho mọi
người nên Ngài khai mở khai mở con đường mới đó là “Đạo Phật khất sĩ Việt
Nam”. Ngài muốn đem ánh sáng chơn lý mà Phật tổ đã hành trì để chiếu rọi
vào Phật giáo Việt Nam thời bấy giờ.
Ngài muốn thức tỉnh Tăng sĩ trong hiện tại, bằng phương pháp tu tập
mà Ngài đã nghiên cứu, học hỏi, hành trì. Ngài đã đúc kết rút tỉa những tinh
hoa từ hai tông phái lớn hiện có đó là Bắc truyền và Nam truyền, để tạo thành
cho mình một đường lối tu tập riêng,một phương pháp riêng nhưng không xa
rời giáo lý Phật Đà hay những gì Đức Phật đã dạy. Một con đường tu tập với
đúng hạnh nguyện là “Nối truyền Thích Ca Chánh pháp”.
Tuy rằng trong thời kỳ của Ngài cũng có rất nhiều Tôn giáo nội sinh
xuất hiện, như Phật Giáo Cao Đài. Phật Giáo Hòa Hảo. Tịnh Độ Cư sĩ Việt
Nam ... họ cũng lấy một phần giáo lý của Đức Phật làm nên tảng để dẫn dắt
tín đồ tu nhơn tích đức, lánh ác làm lành hay rốt ráo vẫn tu tiên thờ ông bà là
chính...vì vậy về cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng tâm tư của
người dân lúc bấy giờ.
Đạo Phật Khất Sĩ ra đời có phương pháp và đường lối tu tập rõ ràng, là
“Đạo” mang tính “Việt Hóa” từ cách sinh hoạt trong đời sống thường nhật,
cách hành hành trì cho đến pháp phục, hay kiến trúc cũng mang nét riêng.
Vì vậy, bước chân hành đạo của Tổ Sư đi đến đâu đều được dân chúng
tiếp nhận tu tập theo, hành trì theo đến đó. Với tâm nguyện “nối truyền Thích
27
Ca Chánh Pháp” đức Tổ Sư đã hành trì, nương theo đời sống của Tỳ kheo
thời Đức Phật là vị một tu sĩ vô sản, không chất chứa bất cứ món gì gia sản
quí giá, chỉ có tam y và bình bát. Đức Thế Tôn trong kinh được mô tả lúc mới
tầm đạo một mình một bóng lẽ loi trên bước đường tìm đạo ở chốn rừng sâu.
Đức Phật đã thấu hiểu được rằng cuộc đời vật chất giả tạm rồi cũng tan, vợ
đẹp con xinh, cung vàng điện ngọc, uy quyền thế lực vua chúa rồi cũng có
một ngày trả lại cho cát bụi, những thứ giả tạm ấy nó sẽ làm chất gây mê giết
chết một tâm hồn tăng sĩ. Nên Ngài dùng hình ảnh của một Tăng sĩ ôm bát đi
muôn nơi để hóa độ muôn người. Lấy bốn phương làm nhà, lấy niềm vui của
mọi người làm niềm vui cho mình, thấu hiểu niềm đau nổi khổcủa mọi người
để từ đó mà tìm lối giải thoát cho mình và mọi người.
Đạo Phật Khất Sĩ đã song hành cùng đất nước trãi qua bao tháng năm
thăng trầm của lịch sử, đến nay đã có chỗ đứng vững chắc trong lòng người
dân, đã làm điểm tựa tinh thần cho họ, đây là phần không thể thiếu trong cuộc
sống, hai phần tinh thần và thể chất không thể tách rời nhau, vì ai có đạo cũng
có nghĩa người đó là nguời có đạo đức, có nhân cách làm người, biết bổn
phận làm người của mình.
Có được thành quả như vậy âu cũng là do Đức Tổ Sư đã khéo léo vận
dụng về giáo lý Phật Đà thông qua khẩu giáo và thân giáo của Ngài, phương
pháp tu tập của Ngài, Ngài đã giảng giải, trình bày xuyên suốt tinh thần
Trung đạo trong bộ Chơn Lý, đây là nền tảng tư tưởng chính trong quá
trình hành đạo của Hệ phái Khất sĩ và được lan truyền cho đến ngày nay.
Thời Đức Phật tại thế, buổi ban sơ trên bước đường tìm cầu học đạo
Đức Phật Ngài đã trãi qua năm năm tầm đạo, sáu năm khổ hạnh rừng già,
Ngài đã thấy được nguồn ánh sáng của chơn lý, và đạt dược nguồn chơn lý ấy
theo phương pháp tu tập của riêng mình đó là con đường “Trung Đạo”. Nghĩa
là không quá khổ hạnh, cũng không quá lợi dưỡng cho bản thân. Đây là con
28
đường căn bản dẫn dắt cho người tu theo giáo lý của Phật hành trì tu tập từng
nấc thang một trong lộ trình tìm cầu giải thoát. Trong đó “Tứ Y Pháp” là pháp
đầu tiên không thể thiếu. Trên tinh thần nguyên ủy đó, Tổ sư Minh Đăng
Quang đã khẳng định: phương pháp tu tập của Hệ phái Khất sĩ chính là con
đường ly khai hai cực đoan, xa lìa có và không,thái quá hay bất cập.
Trung Đạo là con đường chư Phật và chư Tổ đã đi qua, con đường này lìa
xa hai cực đoan, không tuyệt đối hóa một vấn đề gì cả, không chấp trước có và
không hay thái quá và bất cập. Trung đạo là siêu việt đối đãi, thể nhập chôn lý
tuyệt đối, và đạt đến tùy duyên bất biến. Vì vậy Tổ Sư đã dùng sự tùy duyên mà
tùy hoàn cảnh để hướng dẫn cho phật tử tu tập theo, Ngài dùng rất nhiều phương
tiện để hóa độ làm cho họ dễ hiểu dễ hành dễ đạt kết quả an vui hơn.
2.2. Một số nét cơ bản của phương pháp tu tập.
2.2.1. Tam y, nhất bát, khất thực, trì bình.
Hạnh phúc nào bằng hình ảnh của một người cắt ái ly gia, sống một đời
sống thanh bần,an nhàn, thiểu dục tri túc, nhẹ nhàng không vướng bận bởi vật
chất giả tạm bên ngoài, có như vậy mới thấu hiểu được cái khổ của chúng
sanh để hòa nhập, san sẻ, yêu thương, sớt chia niềm đau nổi khổ của họ từ đó
mới có thể hóa độ họ, dẫn dắt họ quay về với ánh sáng Phật đà, làm cho họ
thấy được giá trị đích thực của sự sống, và làm cho cuộc sống ngày một thăng
hoa hơn.
Tam y: có hai nghĩa một làở đời thường nó chỉ là chiếc áo bình thường
để che thân không bị con trung cắn rúc, là một tấm vải bình thường. Hai là
một chiếc y để trang nghiêm thân tâm dành cho người xuất gia được coi như
huệ mạng của mình không được lìa bất cứ trường hợp nào, chiếc y này đại
diện cho giới thể, vì khi để giới hạnh mới được thọ trì y pháp. Tăng sĩ đắp y
vàng tượng trưng hình ảnh Đức Phật xưa, y còn là nơi để chúng sanh tạo
phước. Bởi hình ảnh của một Chiếc y thời Tổ Sư chỉ dùng bằng vải trắng thô
29
đem đi nhuộm lại thành màu hoại sắc rồi mới mặc, hoặc là cắt thành từng
mảnh nhỏ rồi đem khâu lại mới mặc. Ở đây Tổ Sư muốn cho Tăng chúng khi
mặc như vậy mới diệt trừ lòng tham muốn cái đẹp của chính mình, bớt buông
lung phóng dật khiến tâm khởi lên phân biệt tốt xấu ưa thích, chấp giữ thì sẽ
ác nghiệp gây ra nhiều tội lỗi.
Cũng vậy chiếc bát ngoài việc dùng cơm hằng ngày, còn là phương
tiện cho chư Tăng hóa duyên cứu độ chúng sanh, chiếc bát đong đầy tình
thương, bao dung, hoan hỷ mà đi khắp nơi gieo duyên với mọi người giúp họ
mở lòng mình ra biết chia sẽ, biết giúp đỡ lẫn nhau từ đó sẽ có có an vui hạnh
phúc ngay trong hiện tại. Cho nên Y và bát là hai vật biểu trưng như hai cánh
tay của người tu khất sĩ không thể thiếu. Được Đức Phật ví như con chim có
đôi cánh để bay khắp nơi.
Đối với hệ phái Khất sĩ, pháp môn khất thực là một trong những
phương pháp tu học giúp cho hàng tăng sĩ diệt trừ được cái tự cao ngã mạn
kiêu căng của chính mình, hay hống hách coi ai không ra gì, luôn ỷ mình
được sống trong no đủ không hiểu được sự nghèo khó trong nhân gian nên
không bao giờ cho ai cái gì nếu có cho đi nữa cũng vì éo buộc không hoan hỷ,
không biết thông cảm. Đức Tổ Sư thực hành pháp môn khất thực với ý chỉ
dùng thân giáo để giáo hóa hàng đệ tử, cũng như hóa độ dân chúng dẹp đi cái
tôi, cái chấp trước qua thân giáo của Ngài, là người tu hạnh Khất sĩ thì cần
phải đi hóa duyên để xin ăn, bởi lẽ “Khất sĩ” được định nghĩa là “học trò khó
đi xin ăn để tu học”xin vật thực của chúng sanh để nuôi mạng sống, để duy trì
cơ thể mà giáo hóa lại chúng sanh, làm đẹp đạo tốt đời.
Khất thực có nghĩa là Khất là xin, thực là thức ăn. Khất thực là xin thực
phẩm của mọi người, để nuôi thân mạng và cho lại chúng sanh pháp bảo.
Mỗi sáng bình minh lên hình ảnh đoàn du tăng tay bưng bình bát, nhịp
nhàng nhẹ gót,từng bước chân thung dung và tự tại, oai nghi đỉnh đạc giống
30
như một vị sa môn thời Đức Phật.
Hơn nữa, đây là phương pháp mà bất cứ ai giàu sang hay nghèo nàn
cũng có thể cúng dường, giúp họ biết chia sẽ, biết thông cảm với người khác.
Vào thời đó Ngài đã chia ra làm hai nhóm. Một là trụ một chỗ, vẫn sáng ra
khất thực, trưa về độ ngọ, tối lại tụng kinh thời khóa, sau đó đem ý pháp trong
bộ Chơn Lý mà Tổ đã lập, triễn khai giảng dạy. Còn nhóm thứ hai thành lập
nên đoàn du tăng đem đạo truyền bá khắp mọi nơi, làm cho đạo Phật Khất sĩ
lan rộng từ mũi cà Mau đến vùng Quảng Trị nắng cháy, tái hiện lại hình ảnh
đoàn du tăng khất sĩ vào thời Đức Phật.
Đây cũng là một trong những phương pháp giáo hóa gần gũi người dân,
từ xóm nhỏ, làng này, làng nọ, và cũng là cách giáo dục tăng đồ, tạo sự tương
tác giữa tín đồ và tu sĩ bằng mọi phương tiện. Đây là phương pháp xây dựng
niềm tin vững chắc về lời dạy của Đức Phật qua hình ảnh Tăng già. Chính vì
lý do đó mà Đạo Phật Khất Sĩ đi đến đâu thì được dân ở đó tiếp nhận một
cách dễ dàng và ngày càng phát triển.
2.2.2. Y bát chân truyền
Vì vậy, với hình bóng một tu sĩ với chiếc y bình bát vân du khắp nơi,
từng bước chân an lạc thanh thoát vào mỗi buổi sáng, chân đạp đất, đầu đội
trời, một y một bát đi khắp nơi, dưới xin cơm của dân Việt để nuôi thân, trên
xin Giáo pháp để nuôi tâm, giữ nếp sống thanh bần, tạm mượn mái hiên, lều
chợ để độ ngọ, thuyết pháp triển khai cho dân chúng hiểu thêm về giáo lý của
Ngài qua ngôn ngữ mẹ đẻ. Ngài dùng thơ lục ngôn bát cú hay thể thơ tự do để
viết những câu giáo lý dễ đọc, hoặc những bài thơ bốn chữ để cho người già,
trẻ thơ cũng có thể đọc hiểu và thực hành.
Với phương châm “y bát chơn truyền” du phương hành đạo không nhà
không cửa, không trú một chổ, Ngài vận dụng giáo lý Phật Đà vào văn hóa
tục lệ dân gian, tạo niềm tin cho người học Phật lúc bấy giờ, tin rằng họ vận
31
dụng giáo lý Phật Đà một cách thiết thực nhất vào công việc hằng ngày, giúp cho
mọi người hiểu ra các pháp vốn là do nhân duyên giả hợp tạo thành, đều phải
chịu sự chi phối của vô thường và đều phải chịu nhân quả, để từ đó họ sống
trong khổ mà không bị khổ chi phối, từ đó còn có thể giúp nhận diện rõnhững
đau khổ mà nhân dân ta đang sống dưới ách đô hộ của chế độ thực dân Pháp thời
bấy giờ. Vì vậy Ngài đã lấy hình ảnh Tăng xưa mà thực hiện pháp tu cho mình,
hình ảnh một vị sa môn sống tự tại thanh thoát trong chiếc y vàng, bình bát vân
du khắp nơi(sau khi về thăm lại quê xưa để từ giả cha già).
“ Y vàng nhẹ bước vân du
Bát nung nặng mối tình thu muôn ngàn.”
Hay:
“ Khất sĩ y bát chơn truyền đạo
Ta bà du hóa độ nhơn sanh”
Vì theo Tổ sư, một tăng sĩ thì không thể thiếu “Y và Bát” vì Y bát là
mạng sống của mình. Vì “Y là pháp, Bát là đạo” [33, tr.300]. Có nghĩa là, đạo
pháp đường chơn truyền được Phật truyền lại từ mười phương chư Phật. Có Y
Bát mới có chơn như, như lời đạy của Đức Phật trong hiện tại, dùng thân giáo
mà hành trì thì sẽ thấy được chơn như Phật tánh của mình.
Theo Tổ sư thì “y” là chiếc áo. Áo ở đây là Pháp bảo, là như một miếng
ruộng lớn, người dùng chiếc Y có hai nghĩa một là che được cái thân giả tạm,
nó như một giáp sắt nhờ có chiếc Y này che chắn cho người tăng sĩ xông pha
khắp nơi tà ma ác thú không dám đến gần. Hai là như luật pháp để che cho
tâm, nhắc nhỡ tâm phải kiềm chế những tham muốn, hay thấy được cái sân
vừa sanh khởi thì liền diệt trừ từ đây cái si không có chỗ phát sanh. Người
thực hành Khất sĩ mà không có chiếc Y thì chưa phải là du Tăng Khất sĩ. Còn
cái “Bát” là thể của Bát chánh đạo. Là tám con đường giúp cho hành giả diệt
trừ được tham, sân, si để thành tựu giới, định, tuệ, thoát khỏi sanh tử luân hồi,
32
thoát khỏi đau khổ ràng buộc cắm dỗ của ngũ trần. Đây là tám nghành đưa
con người tiến thẳng về Niết bàn. Nên đạo Khất sĩ mới có Y, Bát mà thôi.
Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Dục cùng sanh tử lộ
Khất hóa độ xuân thu
Nghĩa:
Một bát cơm ngàn nhà
Một mình muôn dặm xa
Muốn hết đường sanh tử
Xin hóa độ nghiệp xưa.
Y bát là đường lối tu tập của Hệ phái Khất sĩ,mà Tổ sư đã dạy pháp căn
bản này để rèn luyện tâm ý. Người tu Khất sĩ lấy hạnh trì bình khất thực làm
một trong những pháp môn tu tập.
Hạnh Khất thực đúng chánh pháp là thể hiện chơn truyền của Phật tổ
xưa. Pháp này đem lại lợi ích lớn cho mình và người, khi thực hành pháp môn
Khất thực đúng chánh pháp, làm cho người tu tập thân tâm thanh tịnh, lục căn
vắng lặng, khi đi mắt chẳng nhìn xung quanh,tai không nghe ngóng, mũi
chẳng ngửi xằng, miệng không nói quấy, thân chẳng lăng xăng, ý không vọng
động. Và cốt yếu của pháp môn này là giúp cho mọi người biết trải lòng mình
trước những người không hề quen biết, biết cúng dường bố thí mà tâm không
hề so đo tính toán, và tập cho họ gieo những hạt giống lành vào ruộng phước
điền dù vật ấy nhỏ nhưng với tâm thành kính thì phước báu vô cùng,biết phát
tâm cúng dường Tăng bảo, làm cho họ được lợi lạc an vui hạnh phúc ngay
trong hiện tại.
Y bát là pháp môn làm lợi lạc cho nhân sinh, đem tinh thần xả bỏ chấp
trước, keo kiệt, tham lam mà hóa độ chúng sanh cang cường, làm cho họ hiểu
33
bản chất thật của các pháp, lấy hạnh từ bi bình đẵng để chan hòa, không phân
biệt nghèo giàu, hãy mở lòng ra để thấu hiểu những người xung quanh ta.
Tấm y còn có năng lực bố ma phá ác ngăn ngừa mọi lỗi lầm có thể xảy ra.
“Bởi khất cái với khất sĩ cũng tương tự in nhau, vì kẻ gian manh muốn sắm
áo bát bao nhiêu cũng được, người Khất sĩ phải là thật học phải đủ đức hạnh,
phải có chơn tu mới được gọi đúng danh từ Khất sĩ." [34, tr.289].
Bởi thế, Y và Bát là nơi cho mọi người gieo trồng hạt giống bồ đề, tạo
thêm phước điền, ngoài ra còn có công dụng cho người thực hành diệt trừ
tham sân si, cống cao ngã mạng, biết tích phước, từ những việc nhỏ nhặt, làm
hành trang cho chính mình trên con đường tìm cầu giải thoát an lạc.
Chính vì vậy mà Đạo Phật Khất Sĩ truyền bá đến đâu cũng được người
dân đón nhận, ủng hộ một cách nhanh chóng, có tầm ảnh hưởng đáng kể trong
giai đoạn nhập thế, và bén rể ăn sâu vào trong đời sống của người dân.
Đặc biệt, điều cần nhấn mạnh ở đây là, Đạo Phật Khất sĩ tuy là một hệ
phái sanh sau,ra đời muộn, nhưng được Tổ sư khai sáng dẫn dắt, Ngài đã kết
hợp được những tinh hoa, cốt lõi của hai nguồn tư tưởng giáo lý truyền thống
Bắc Tuyền và Nam Truyền tạo thành một hệ phái mới có nét đặc trưng riêng
của Phật giáo Việt nam, gần gũi với dân chúng nên dễ được người dân chấp
nhận và tu tập theo.
Vậy phương pháp hành trì của Đúc Tổ Sư có gì để cũng cố niềm tin cho
Phật tử thời bấy giờ? Làm cho người dân Nam Bộ nói riêng và mọi người dân
Việt Nam nói chung lấy đó làm điểm tựa tâm linh trong đời sống hằng ngày.
Đặc biệt, trong phương pháp giáo hóa độ sanh Tổ sư còn đề cao việc
chứng nghiệm thân hành(thân giáo) vì trên con đường hoằng pháp thì phải nói
đến việc giảng dạy, thuyết trình giảng giải để mọi người thấu hiểu và nhận
thức rõ về con đường đạo. Con đường nhận thức ấy người nghe vẫn còn hạn
chế trong sư hiểu biết của mình vì vậy Tổ sư đã dùng sự chứng nghiệm của tự
34
thân và dùng thân giáo để làm gương đánh thức tâm Phật ở nơi mỗi chúng
sanh. Vì Ngài cho rằng nhận thức hiểu biết của mỗi người không đồng
nhau,chỉ bằng hạnh động thì ai ai cũng sẽ dễ hiểu hơn, điều này được Đức
Phật dạy trong kinh Pháp Cú:
“Như bông hoa tươi đẹp,
Có sắc nhưng không hương.
Cũng vậy, lời khéo nói,
Không làm, không kết quả.
Cho nên dù có dùng thiện xảo trong lời nói để thuyết giảng hay hoa mỹ
đến đâu đi nữa mà không tạo được niềm tin, để làm cho hột giống bồ đề trổ
hoa thì không có ích lợi gì cả; cũng vậy vị giảng sư dùng ngôn từ hoa mỹ
nhưng không thực hành được thì không có kết quả gì.
Vì vậy, Ngài đã dùng thân giáo mà giáo hóa làm tấm gương sáng cho
đệ tử noi theo để có lợi ích cho mình và mọi người. Trong Chơn Lý, Ngài
cũng có dạy: “những bậc tu xuất gia, tuy không còn dính dấp với xã hội gia
đình, nhân loại, nhưng cũng đem thân mạng đền trả cho đời bằng gương nết
hạnh hiền lương; và lời nói, việc làm, ý niệm,đạo lý, đem giúp đỡ cho xã hội,
gia đình bình yên, trong sạch sáng láng, nên mới dượcđứng vững lâu dài,
không rối loạn” [35, tr.473].
Thật vậy, người xuất gia một khi đã lìa bỏ ngôi nhà nhỏ để đến ngôi
nhà lớn tập sống chung tu học thì tu tập ba nghiệp, làm cho ba nghiệp thanh
tịnh, trong đó nghiệp thân rất quan trọng, mọi hành động đưa đến nghiệp đều
do hành động của chính mình. Thân có thanh tịnh trang nghiêm thì những
người xung quanh vẫn được hưởng theo và tu theo.
2.2.3. Tứ y pháp
Tổ Minh Đăng Quang đã hành trì và dẫn dắt Tăng Ni hành trì Tứ y
pháp, để xây dựng niềm tin cho hàng cư sĩ tại gia qua hình ảnh của một vị
35
tăng khất sĩ, sống đời sống thanh bần đạm bạc, không chất chứa, không nắm
giữ, không quá cầu kỳ, đưa mối đạo làm tôn chỉ không vì bản thân, mà vì sự
giải thoát an vui của mọi người, thực hiện ý nguyện “Nối Truyền Thích Ca
Chánh Pháp”. Bởi Đạo Phật trãi qua thời gian dài của biến cố lịch sử, tứ y
pháp đã bị lãng quên trong hàng tăng sĩ. Đức Tổ Sư đã tái hiện lại qua thân
hành bằng phương pháp khất thực.
Từ khi ngộ đạo cho đến ngày vắng bóng, Tổ Sư Minh Đăng Quang
chọn pháp môn khất thực làm phương pháp hoạt động chính cho sự tu tập và
hành đạo. Trong đó, Tứ y pháp là một trong những pháp môn căn bản mà
mười phương chư Phật đều hành trì.
Tứ y pháp là bốn điều mà trong kinh đã nói đây là bốn điều được
Đức Thế Tôn khuyên dạy cho hàng Tỳ kheo đã thọ trì cụ túc giới phải hành
trình suốt đời với mục đích làm thanh tịnh hàng ngũ tăng chúng xa lánh hai
cực đoan, người tu hành không nên quá khổ hạnh hay quá lợi dưỡng chăm
chút cho bản thân quá sung túc thì khó mà tu được. Phải biết tri túc vừa đủ,
làm bậc thầy mô phạm để cho chúng sanh lấy đó làm gương soi chiếu và
hướng theo.
Tứ Y Pháp là bốn pháp mà mỗi vị Tỳ Kheo vào thời Đức Phật phải
nghiêm trì để có được đời sống phạm hạnh thanh tịnh. Và cũng để diệt trừ đi
tự ngã những chấp kiến ngã mạn, kiêu mạn của mình. Bốn điều đó là:
Nhà sư khất thực: phải lượm những vãi bỏ mà đâu lại thành áo, nhưng
có ai cúng vãi, đồ cũ thì được nhận.
Nhà sư khất thực: chỉ xin đồ ăn mà thôi, nhưng ngày hội, thuyết pháp,
đọc giới bổn được ăn tại chùa.
Nhà sư khất thực: phải nghỉ dưới cội cây, nhưng có ai cúng lều am nhỏ
bằng, lá một cửa thì được ở.
Nhà sư khất thực: chỉ cùng cây, cỏ, vỏ lá mà làm thuốc trong khi đau,
http://bit.ly/KhoTaiLieuAZ

More Related Content

What's hot

Hướng dẫn ôn tập hóa Đại cương
Hướng dẫn ôn tập hóa Đại cươngHướng dẫn ôn tập hóa Đại cương
Hướng dẫn ôn tập hóa Đại cươngTrần Đương
 
Thực hành thí nghiệm cơ học đất
Thực hành thí nghiệm cơ học đấtThực hành thí nghiệm cơ học đất
Thực hành thí nghiệm cơ học đấtVcoi Vit
 
Bài giảng Bảng tuần hoàn hóa học
Bài giảng Bảng tuần hoàn hóa họcBài giảng Bảng tuần hoàn hóa học
Bài giảng Bảng tuần hoàn hóa họcLong Vu
 
Hình họa vẽ kĩ thuật
Hình họa vẽ kĩ thuậtHình họa vẽ kĩ thuật
Hình họa vẽ kĩ thuậtnguyentuanhcmute
 
Xstk 07 12_2015_9914
Xstk 07 12_2015_9914Xstk 07 12_2015_9914
Xstk 07 12_2015_9914Nam Cengroup
 
Trắc nghiệm xã hội học.pdf
Trắc nghiệm xã hội học.pdfTrắc nghiệm xã hội học.pdf
Trắc nghiệm xã hội học.pdfXunXun35
 
dự án vật lí 2- bàn xích cân bằng
dự án vật lí 2- bàn xích cân bằngdự án vật lí 2- bàn xích cân bằng
dự án vật lí 2- bàn xích cân bằngHuyHong12888
 
Sức bền vật liệu - Bài tập sức bền vật liệu có lời giải
Sức bền vật liệu - Bài tập sức bền vật liệu có lời giảiSức bền vật liệu - Bài tập sức bền vật liệu có lời giải
Sức bền vật liệu - Bài tập sức bền vật liệu có lời giảiCửa Hàng Vật Tư
 
Bài tập tích phân suy rộng.
Bài tập tích phân suy rộng.Bài tập tích phân suy rộng.
Bài tập tích phân suy rộng.Van-Duyet Le
 
Bảng Student
Bảng StudentBảng Student
Bảng Studenthiendoanht
 
Bài tập sức bền vật liệu: nội lực và ngoại lực
Bài tập sức bền vật liệu: nội lực và ngoại lựcBài tập sức bền vật liệu: nội lực và ngoại lực
Bài tập sức bền vật liệu: nội lực và ngoại lựcLe Nguyen Truong Giang
 
CHƯƠNG 3 CƠ KẾT CẤU1
CHƯƠNG 3 CƠ KẾT CẤU1CHƯƠNG 3 CƠ KẾT CẤU1
CHƯƠNG 3 CƠ KẾT CẤU1The Light
 
đáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịđáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịĐinh Công Lượng
 
POWERPOINT THEO CV 5512 HOA HOC 10 CHAN TROI SANG TAO BAI 1 14.pdf
POWERPOINT THEO CV 5512 HOA HOC 10 CHAN TROI SANG TAO BAI 1 14.pdfPOWERPOINT THEO CV 5512 HOA HOC 10 CHAN TROI SANG TAO BAI 1 14.pdf
POWERPOINT THEO CV 5512 HOA HOC 10 CHAN TROI SANG TAO BAI 1 14.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Quoc phong an ninh
Quoc phong an ninhQuoc phong an ninh
Quoc phong an ninhDang Dong
 
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trịđề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trịducnam1906
 
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptxChuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptxtNguyn877278
 

What's hot (20)

Hướng dẫn ôn tập hóa Đại cương
Hướng dẫn ôn tập hóa Đại cươngHướng dẫn ôn tập hóa Đại cương
Hướng dẫn ôn tập hóa Đại cương
 
Thực hành thí nghiệm cơ học đất
Thực hành thí nghiệm cơ học đấtThực hành thí nghiệm cơ học đất
Thực hành thí nghiệm cơ học đất
 
Bài giảng Bảng tuần hoàn hóa học
Bài giảng Bảng tuần hoàn hóa họcBài giảng Bảng tuần hoàn hóa học
Bài giảng Bảng tuần hoàn hóa học
 
Hình họa vẽ kĩ thuật
Hình họa vẽ kĩ thuậtHình họa vẽ kĩ thuật
Hình họa vẽ kĩ thuật
 
Xstk 07 12_2015_9914
Xstk 07 12_2015_9914Xstk 07 12_2015_9914
Xstk 07 12_2015_9914
 
Trắc nghiệm xã hội học.pdf
Trắc nghiệm xã hội học.pdfTrắc nghiệm xã hội học.pdf
Trắc nghiệm xã hội học.pdf
 
dự án vật lí 2- bàn xích cân bằng
dự án vật lí 2- bàn xích cân bằngdự án vật lí 2- bàn xích cân bằng
dự án vật lí 2- bàn xích cân bằng
 
Sức bền vật liệu - Bài tập sức bền vật liệu có lời giải
Sức bền vật liệu - Bài tập sức bền vật liệu có lời giảiSức bền vật liệu - Bài tập sức bền vật liệu có lời giải
Sức bền vật liệu - Bài tập sức bền vật liệu có lời giải
 
Bài tập tích phân suy rộng.
Bài tập tích phân suy rộng.Bài tập tích phân suy rộng.
Bài tập tích phân suy rộng.
 
Bảng Student
Bảng StudentBảng Student
Bảng Student
 
Bài tập sức bền vật liệu: nội lực và ngoại lực
Bài tập sức bền vật liệu: nội lực và ngoại lựcBài tập sức bền vật liệu: nội lực và ngoại lực
Bài tập sức bền vật liệu: nội lực và ngoại lực
 
CHƯƠNG 3 CƠ KẾT CẤU1
CHƯƠNG 3 CƠ KẾT CẤU1CHƯƠNG 3 CƠ KẾT CẤU1
CHƯƠNG 3 CƠ KẾT CẤU1
 
đáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịđáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trị
 
POWERPOINT THEO CV 5512 HOA HOC 10 CHAN TROI SANG TAO BAI 1 14.pdf
POWERPOINT THEO CV 5512 HOA HOC 10 CHAN TROI SANG TAO BAI 1 14.pdfPOWERPOINT THEO CV 5512 HOA HOC 10 CHAN TROI SANG TAO BAI 1 14.pdf
POWERPOINT THEO CV 5512 HOA HOC 10 CHAN TROI SANG TAO BAI 1 14.pdf
 
Quoc phong an ninh
Quoc phong an ninhQuoc phong an ninh
Quoc phong an ninh
 
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trịđề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị
 
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptxChuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
 
Chuong 3(5)
Chuong 3(5)Chuong 3(5)
Chuong 3(5)
 
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt NamLuận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
 
Liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...
Liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...Liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...
Liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...
 

Similar to LUẬN VĂN TÔN GIÁO HỌC MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TU TẬP CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ TỪ KHỞI NGUYÊN CHO ĐẾN NAY_10253112052019

Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...OnTimeVitThu
 
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tư tưởng cốt lõi của triết học phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời sống xã hội ...
Tư tưởng cốt lõi của triết học phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời sống xã hội ...Tư tưởng cốt lõi của triết học phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời sống xã hội ...
Tư tưởng cốt lõi của triết học phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời sống xã hội ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMan_Ebook
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayMan_Ebook
 
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdfKHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdfHanaTiti
 
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019hieupham236
 
10 vị thầy tâm linh trí tuệ và đức hạnh giúp bạn phát triễn nhanh trong quá t...
10 vị thầy tâm linh trí tuệ và đức hạnh giúp bạn phát triễn nhanh trong quá t...10 vị thầy tâm linh trí tuệ và đức hạnh giúp bạn phát triễn nhanh trong quá t...
10 vị thầy tâm linh trí tuệ và đức hạnh giúp bạn phát triễn nhanh trong quá t...oh lalo
 
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIXLUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIXOnTimeVitThu
 
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIXPHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIXOnTimeVitThu
 
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdf
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdfHÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdf
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdfHanaTiti
 
Tieu luan triet hoc - Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
Tieu luan triet hoc -  Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...Tieu luan triet hoc -  Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
Tieu luan triet hoc - Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...Chinh Vo Wili
 

Similar to LUẬN VĂN TÔN GIÁO HỌC MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TU TẬP CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ TỪ KHỞI NGUYÊN CHO ĐẾN NAY_10253112052019 (20)

Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...
 
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
 
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
 
Tư tưởng cốt lõi của triết học phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời sống xã hội ...
Tư tưởng cốt lõi của triết học phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời sống xã hội ...Tư tưởng cốt lõi của triết học phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời sống xã hội ...
Tư tưởng cốt lõi của triết học phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời sống xã hội ...
 
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
 
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdfKHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
 
Tieu luan Phat giao
Tieu luan Phat giaoTieu luan Phat giao
Tieu luan Phat giao
 
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docxKhóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
 
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
 
10 vị thầy tâm linh trí tuệ và đức hạnh giúp bạn phát triễn nhanh trong quá t...
10 vị thầy tâm linh trí tuệ và đức hạnh giúp bạn phát triễn nhanh trong quá t...10 vị thầy tâm linh trí tuệ và đức hạnh giúp bạn phát triễn nhanh trong quá t...
10 vị thầy tâm linh trí tuệ và đức hạnh giúp bạn phát triễn nhanh trong quá t...
 
Phat giao
Phat giaoPhat giao
Phat giao
 
Phat Giao.pptx
Phat Giao.pptxPhat Giao.pptx
Phat Giao.pptx
 
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIXLUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX
 
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIXPHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX
 
Giao ancn cusi-2
Giao ancn cusi-2Giao ancn cusi-2
Giao ancn cusi-2
 
Giao ancn cusi-2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCGiao ancn cusi-2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAYLuận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
 
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdf
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdfHÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdf
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdf
 
Tieu luan triet hoc - Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
Tieu luan triet hoc -  Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...Tieu luan triet hoc -  Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
Tieu luan triet hoc - Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
 

More from KhoTi1

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...KhoTi1
 
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019KhoTi1
 
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...KhoTi1
 
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...KhoTi1
 
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019KhoTi1
 
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019KhoTi1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...KhoTi1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...KhoTi1
 
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...KhoTi1
 
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019KhoTi1
 
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...KhoTi1
 
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...KhoTi1
 
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...KhoTi1
 
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019KhoTi1
 
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019KhoTi1
 
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019KhoTi1
 
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...KhoTi1
 
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019KhoTi1
 
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...KhoTi1
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...KhoTi1
 

More from KhoTi1 (20)

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
 
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
 
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
 
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
 
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
 
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
 
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
 
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
 
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
 
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
 
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
 
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
 
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
 
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
 
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
 
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
 
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (19)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

LUẬN VĂN TÔN GIÁO HỌC MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TU TẬP CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ TỪ KHỞI NGUYÊN CHO ĐẾN NAY_10253112052019

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ HIỀN (Thích nữ Liên Lý) MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TU TẬP CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ TỪ KHỞI NGUYÊN CHO ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ HIỀN (Thích nữ Liên Lý) MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TU TẬP CỦAHỆ PHÁI KHẤT SĨ TỪ KHỞI NGUYÊN CHO ĐẾN NAY Ngành : TÔN GIÁO HỌC Mã số : 8.22.90.09 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: NGUYỄN THÀNH DANH TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thành Danh. Các đoạn trích dẫn và số liệu trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn là trung thực, chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2018 Tác giả luận văn TRẦN THỊ HIỀN
  • 4. LỜI CẢM ƠN Luận văn này là thành quả học tập, nghiên cứu của chúng con tại khoa Tôn giáo học - Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam , chi nhánh tại Tp. HCM. Lời đầu tiên con xin tri ân Học viện Khoa học xã hội - Khoa Tôn giáo học, nhà trường chi nhánh tại Tp. HCM cùng Quý thầy cô phụ trách khoa Tôn giáo tại phía Nam đã hướng dẫn tận tình, truyền trao những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian con học tại trường. Và con cũng thành tâm đê đầu đảnh lễ HT Thích Đồng Bổn và TT Thích Đồng Văn đã hết lòng hỗ trợ cho con trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Cũng thành tâm đảnh lễ cố Sư Bà và Quý sư cô ở Tịnh Xá Ngọc chơn đã hết lòng hỗ trợ cho con trong suốt thời gian tạm trú tại Tịnh Xá, trong mọi phật sự để con an tâm mà học tập và hoàn thành luận văn. Cuối cùng con xin thành kính tri ân quý Ni sư, sư cô và một số đạo hữu phật tử gần xa đã hỗ trợ cho con trong việc tìm hiểu nghiên cứu trong thời gian làm đề tài luận văn. Một lần nữa con xin thành kính tri ân. TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2018 Học viên Trần Thị Hiền
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 Chương 1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ 10 1.1. Khái quát tiểu sử Tổ sư Minh Đăng Quang....................................................10 1.2. Sự hình thành và phát triển của Hệ phái Khất sĩ ............................................16 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬC TRONG TU TẬP CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ.......................................................................................................... 25 2.1. Nền tảng của phương pháp tu tập: con đường Trung đạo ..............................25 2.2. Một số nét cơ bản của phương pháp tu tập.....................................................28 2.3. Hệ Phái Khất sĩ trong giai đoạn hiện nay .......................................................49 Chương 3. MỘT SỐ THÀNH QUẢ CỦAPHƯƠNG PHÁP TU TẬP ............. 55 3.1. Điều phục được thân, khẩu ý..........................................................................55 3.2. Tinh thần lục hòa: ...........................................................................................61 3.3. Sống trong tinh thần bình đẵng, đạo đức, biết sợ nhân quả: ..........................62 KẾT LUẬN...................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm thông qua đường biển từ Ấn Độ và Trung Quốc sang. Ngay từ đầu Tây lịch, truyện cổ tích đã ghi lại Chử Đồng Tử học đạo với một nhà sư Ấn Độ. Tương tự, các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Mang Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La trong khoảng thời gian 168 – 189 (trung tâm Phật giáo Luy Lâu ở nước ta lúc bấy giờ) đều nói đến quá trình giao lưu, tiếp biến Phật giáo vào nước ta. Đến đời Lý - Trần, đạo Phật tại Việt Nam bước vào giai đoạn cực thịnh,đây là thời kỳ vàng son của Phật giáo để lại dấu ấn trong dân tộc Việt. Ở giai đoạn này, Phật giáo được coi là quốc giáo, ảnh hưởng, chi phối đến mọi mặt trong đời sống người dân Việt. Đến thời nhà hậu Lê Phật giáo đi vào giai đoạn suy yếu. Tuy nhiên, không vì thế mà Phật giáo mất đi tinh thần “cứu nhân, độ thế” vốn có. Bởi vì, mục tiêu của Phật giáo là vì “lòng thương tưởng cho đời”, vì tịnh hóa nhân gian mà Phật giáo xuất hiện. Để đạt được cứu cánh đó, Phật giáo luôn thực hiện đặc tính “tùy duyên bất biến” hay tinh thần “tứ khế” (khế lý, khế cơ, khế thời, khế xứ) để hoằng truyền chánh pháp. Khế lý là nói về mặt tư tưởng, nhờ khế lý cho nên Phật giáo có trải qua biến cố thăng trầm của lịch sử và vượt thời gian, không gian Phật giáo vẫn hợp với chơn lý, vẫn luôn phong phú, sâu sắc giữ được bản chất của mình đó là “Vị giải thoát”. Khế cơ là nói về mặt lịch sử, nhờ có khế cơ mà Phật giáo dễ dung hòa với phong tục tập quán của từng vùng miền của mỗi quốc gia, làng xã để hướng dẫn con người được an lạc về tinh thần, an tâm trong cuộc sống. Do vậy, dễ thấy, ở những giai đoạn khác nhau, những tăng sĩ tinh ba của Phật Đà luôn “tùy duyên bất biến”, luôn sử dụng nhu nhuyến pháp phương
  • 7. 2 tiện để hoằng Pháp, độ sanh. Dù khi thịnh, lúc suy, nhưng sự vận động, thích nghi của Phật giáo ở Việt Nam là minh chứng sống động cho nguyên lý ấy. Tại miền Nam Việt Nam,đầu thế kỷ XX ảnh hưởng mạnh mẽ phong trào “chấn hưng Phật giáo” do HT Khánh Hòa khởi xướng làm xuất hiện nhiều phong trào, khuynh hướng hoằng pháp cũng như tăng tài tinh ba xuất hiện đem lại sinh khí mới cho Phật giáo nước nhà. Trong đó phải nói đến sự ra đời của đạo Phật Khất sĩ Việt Nam do Tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng. Theo Tổ sư Minh Đăng Quang, chấn hưng Phật giáo phải được đặt trên phương diện thực hành chứ không phải hô hào suông. Theo Tổ sư, từng cá nhân Tăng sĩ phải ý thức trách nhiệm của mình trước sự tồn vong của đất nước và đạo pháp, phải làm một cái gì đó để đóng góp vào công cuộc chấn hưng Phật giáo nước nhà, có nghĩa là mỗi tu sĩ phải gương mẫu, nghiêm túc hành trì Giới - Định - Tuệ. Tăng sĩ cần lấy Tứ ý Pháp và nếp sống Lục hòa làm nền tảng cho việc tu học. Tinh thần này được nhắc tới trong“Chơn lý”: “hãy nghĩ đến Đạo, đến Phật, đến chúng sanh... phải nâng cao giới luật, đó mới là phận sự của Tăng bảo...”. Trong tinh thần chấn hưng Phật giáo nước nhà, Tổ sư đã tư duy quán chiếu, thực hành hàng ngày và vận động hàng tứ chúng cùng thực hành những giáo điều của Đức Phật để lại với ý nguyện “Nối truyền Thích Ca, chánh pháp”. Hơn hết, để đạt được mục tiêu phụng sự đạo pháp, đân tộc Tổ sư mong muốn khôi phục lại nếp sống Tăng đoàn thời xưa. Vìvậy, đạo Phật Khất sĩ đã được hình thành (1946 – 1954) do Tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng. Đạo Phật Khất sĩ tuân thủ đường lối tu tập hành Tứ ý Pháp, đi con đường Trung đạo của Bát chánh đạo, lấy giới luật làm thầy. Tổ sư cho rằng, giới luật đạo Phật còn,thì Đạo Phật còn, ở đâu giới luật được trì giữ và hành trì thì đạo Phật còn sáng tỏ. Vì vậy, trong những năm truyền dạy, bản thân Ngài luôn lấy Giới,Định,Tuệ làm kim chỉ namđể tu tập và chỉ dậy hàng đệ tử thực hành để làm tấm gương cho đoàn hậu tấn về sau noi theo.
  • 8. 3 Vậy nên dù Hệ phái ra đời và phát triển trong thời gian ngắn hơn bảy mươi năm, (trong đó thời gian truyền đạo của Tổ sư Minh Đăng Quang chỉmười năm đến ngày Tổ sư vắng bóng) nhưng Hệ phái Khất Sĩ đã gây dựng được một hệ thống đồ sộ các ngôi Tịnh xá ở trong và ngoài nước. Điều này lý giải, sự cuốn hút của đạo Phật Khất Sĩ không chỉ ở mục tiêu hình thành mà còn là ở phương tiện hoằng pháp, phương thức tu tập cũng thấu triệt được tinh thần “tứ khế” (khế cơ, khế lý, khế xứ, khế thời) như Đức Phật đã từng truyền dạy. Vì vậy, việc nghiên cứu nét đặc trưng trong tu tập của Hệ phái Khất Sĩ không chỉ giúp khẳng định giá trị của Hệ phái mà còn tiếp tục thực tiễn hóa phương thức tu tập ấy vào trong đời sống xã hội. Việc luận văn nghiên cứu đặc trưng tu tập của Hệ phái Khất Sĩ là xuất phát từ bối cảnh này. Mặt khác, cho đến thời điểm hiện nay, chúng tôi chưa thấy công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về đặc trưng tu tập của Hệ phái Khất Sĩ. Với những lý do trên, chúng tôi chọn: “Một số đặc trưng tu tập của Hệ phái Khất Sĩ từ khởi đầu cho đến hiện nay” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ ngành Tôn giáo học không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn cả thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Là một Hệ phái sinh sau ra đời muộn nhưng Hệ phái Khất sĩ đã có những đóng góp cho Phật giáo Việt Nam. Trong suốt mười năm thuyết pháp độ sanh, Tổ sư đã tùy căn cơ trình độ của nhu cầu mà dùng phương tiện để hướng dẫn, và những lời dạy của Ngài đã được đúc kết thành Bộ Chơn Lý. Bộ Chơn lý có 69 quyển được xây dựng trên nền tảng Kinh, Luật, Luận. Đây bộ tài liệu chính mà người viết làm tài liệu để nghiên cứu mà người viết tham khảo. Ngoài ra, phần lớn những nghiên cứu về hệ phái là do Tu sĩ (Tăng Ni viết là chính) như:
  • 9. 4 Thích Hạnh Thành (2007) Tìm hiểu Phật giáo Khất sĩ ở Nam Bộ Việt Nam. Ở đây, tác giả đã nêu lên sự ra đời của Hệ phái Khất sĩ, sinh hoạt, văn hóa cũng như cách tổ chức, và những đóng góp của Hệ phái Khất sĩ cho Phật giáo Việt Nam. Trong công trình này, tác giả đã khái quát được những nội dung cơ bản sau: bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX đến nửa đầu thế kỷ XX; Đạo Phật ở Nam Bộ trước thời Phật giáo Khất Sĩ ra đời;Phật giáo Khất Sĩ của Đại sư Huệ Nhựt (Khất Sĩ Đại Thừa);Hệ phái Khất Sĩ của Tổ Sư Minh Đăng Quang; Khất Sĩ của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng do Hòa thượng Thiện Phước sáng lập. Trong các Hệ phái này, tác giả chỉ khái quátvề mặt giáo lý, sáng tác, giáo dục đạo đức. Sự hình thành và phát triển của hệ phái Khất sĩcủaThích Giác Trí (2001) đã nêu lên sự hình thành và phát triển của Hệ phái Khất sĩqua ba giai đoạn từ: (1944- 1954) (1954-1975) (1975-2000). Đây là sự ra đời của Hệ phái Khất sĩ và những hoạt động do Tổ sư Minh Đăng Quang dẫn dắt, và đã có đóng góp cho Phật giáo nước nhà. Tác giả cũng nêu lên một số thành tựu của Hệ phái Khất sĩ như: Hoằng pháp, giáo lý, kiến trúc. Đây cũng là những nét riêng biệt của Đạo Phật Khất Sĩ. Tác giả Thích Giác Duyên (2014) trongTìm hiểu về Hệ phái Khất sĩđã tổng hợp nhiều nguồn tài liệu, một số văn bản hệ phái và các giáo đoàn (Tăng Ni) về lịch sử hình thành và phát triển từ khi Đạo Phật Khất Sĩ ra đời cho đến khi Tổ sư thành lập giáo đoàn, tư tưởng chủ đạo trong bộ Chơn lý, và một số nét đặc trưng của hệ phái khất sĩ, cũng như những hoạt đông và sự lớn mạnh của hệ phái khất sĩ từ khi Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng cho đến nay. Thích Giác Toàn (2014) trongÁnh Minh Quangđã trình bày những bài thi kệ của Tổ sư để lại, cũng như trích một số bài trong Chơn lý nói về phương pháp hành trì cho người đọc để học để hiểu mà hành theo. Cũng như
  • 10. 5 một số bài thơ ca, kệ để cảm kích về bậc thầy (Tổ sư Minh Đăng Quang) trong lễ tưởng niệm về Đức Tổ sư. Cố Ni Trưởng Huỳnh Liên cũng có một số tác Phẩm mà Sư bà đã chuyển sang thi, kệ bằng Thơ Lục bát, Tứ Cú hay thơ tự do như kinh tụng hàng ngày, Tinh Hoa Bí Yếu, đây là những tác phẩm dành cho hàng tu sĩ và hàng phật tử của Hệ phái Khất sĩ hành trì hàng ngày dễ tụng, dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành. Trong từng chữ từng câu là những lời dạy, những triết lý sâu xa của cố Ni trưởng. Tác giả Trần Hồng Liên với Khất thực thật và khất thực giả đăng trong Tạp chí khoa học số 1/1989 đã nêu lên hiện tượng khất thực giả ở Tp. HCM là một nguyên nhân làm gián đoạn phương pháp tu này của Hệ phái khất sĩ hiện nay. Năm 2016 trong hội thảo khoa học về Hệ phái Khất sĩ (Hệ Phái Khất sĩ: Quá trình hình thành phát triển và hội nhập, Nxb. Hồng Đức (2016), các tác giả cũng dành những tham luận khác nhau về Hệ phái này, cụ thể: Tác giả Nguyễn Quốc Tuấn với công trình Vài nét về lịch sử và đặc điểm của Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, đã nêu lên lịch sử hành thành Hệ phái gồm 4 giai đoạn (1944-1954) đây là giai đoạn đầu hình thành Đạo Phật Khất sĩ việt Nam gồm sự hình thành Tăng đoàn, thành lập Giáo hội Khất sĩ tăng già, phương thức sinh hoạt của hệ phái. Giai đoạn hai (1954-1964) là giai đoạn đi vào hoạt động, hành trì du tăng lưu hành khắp nơi để đem đạo vào đời, phạm vi hạnh đạo được lan xa. Tăng ni phật tử quân số tăng trưởng. Giai đoạn ba (1964-1974), giai đoạn này Tăng ni Khất sĩ du phương cần phải có giấy tờ tùy thân, thời kỳ này hầu hét Tăng ni ở tại trú xứ tu học là chính sáng ra khất thực trì bình sau đó về Tịnh Xá nghĩ ngơi, chiều học Chơn Lý, dành thời gian tĩnh tọa thúc liễm thân tâm. Và giai đoạn này đã có quý HT và một số Tăng Ni tham gia vào công tác của giáo hội. Giai đoạn bốn (1975- hiện
  • 11. 6 nay), Tăng ni trong giai đoạn này đã dừng hẳn du hóa vì rất nhiều điều kiện khách quan bên ngoài. Hệ phái Khất sĩ lúc này đã được truyền bá khắp nơi không những ở trong nước mà được lan rộng ra nước ngoài như ở Mỹ, Úc , Canada... Không những thế, trong bài tham luận này cũng nêu một số đặc điểm của Hệ phái Khất sĩ trong đó nhấn mạnh việc Tổ sư Minh Đăng Quang đã dung hòa được hai tư tưởng chính của Phật giáo đó là Nam truyền và Bắc truyền làm giáo ý chính cho Hệ phái, hình thành nên bộ Chơn Lý và các tăng sĩ của Hệ phái dùng phương pháp lấy Giới, Định, Tuệ làm nền tảng tu học trên con đường giải thoát. Tương tự, Thượng tọa, TS. Thích Đồng Bổn vớiNét thuần Việt ở một hệ phái Phật giáo Việt nam đã giới thiệu về sự ra đời của Hệ phái Khất sĩ do Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập, với cơ sở giáo lý dựa trên chữ quốc ngữ - tiếng mẹ đẻ thuần Việt. Với tâm nguyện đem ánh sáng Phật pháp đến gần với người Việt và người dân lao động, nên Tổ sư đã dùng những ngôn từ thuần Việt hay ngôn ngữ dân dã, ngôn từ bình dân để giảng dạy. Vì thế khi Đạo Phật Khất sĩ truyền bá đến đâu đều được dân chúng ủng hộ và tiếp nhận một cách dễ dàng. Cũng như ngôn ngữ viết mà Tổ sư truyền bá là thơ, kệ, văn vần, một thể loại phù hợp với dân Nam bộ lúc bấy giờ làm cho dân chúng hiểu dễ hành theo. Về phương pháp tu thì hành trì theo hạnh xưa của Phật đắp y mang bát mỗi sáng đi khất thực, sống đơn giản. Về kiến trúc cũng khác hẳn với các tông phái hiện có chỉ thờ đơn giản một vị Phật Thích Ca, công phu thì tụng hoàn toàn tiếng việt. Cuối cùng, tác giả đi đến kết luận: Đây là một Hệ phái thuần Việt. Ngoài những công trình kể trên, có một số tác phẩm cùng như những bài tham luận, bài nghiên cứu ít nhiều có viết về Hệ phái Khất Sĩ, nhưng hầu như ít đề cập đến đặc trưng trong phương pháp tu tập của Hệ phái Khất sĩ do Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập; hoặc có chăng đi nữa cũng chỉ khái quát một vài nét chung chung mà thôi, nhất là những nội dung cơ bản của phương
  • 12. 7 pháp hay đường lối tu tập của hệ phái. Vì đây là con đường đưa đến sự bền vững lớn mạnh của một tôn giáo nói chung. Như trên đã phân tích, tuy là một hệ phái sinh sau ra đời muộn nhưng Hệ phái Đạo Phật Khất sĩ đã có những đóng góp cho Phật giáo Việt Nam và hành giả hành trì có được sự an lạc nhất định, xây dựng niềm tin vững chắc trong lòng dân, có những phương pháp tu tập rõ ràng và nhất là đây lại là một hệ phái mang tính thuần Việt. Vì vậy, Đạo Phật khất sĩ khi xuất hiện đã được dân chúng tiếp nhận hưởng ứng một cách rộng rãi lan xa. Vì những lý do trên, trong phạm vi luận văn này, chúng tôi sẽ tập trung bổ khuyết cho những nghiên cứu trước đó về Hệ phái bằng cách phân tích, chỉ ra đặc trưng tu tậpcủa Hệ phái Khất sĩ và trên cơ sở đó chỉ ra phương pháp tu tập chính là nền tảng căn bản để giúp cho người thực hành theo được trở về vơi bản tánh Phật hiện hữu trong mỗi con người cũng như thanh tịnh thân tâm, xa lánh dần tham, sân, si, đạt được an vui hạnh phúc ngay trong hiện tại. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu *Mục đích nghiên cứu của luận văn Làm rõ đặc trưng tu tập của hệ phái Khất sĩ do Tổ sư Minh Đăng Quang khởi lập từ thời kỳ đầu cho đến hiện nay. *Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ sự hình thành và phát triển của Hệ phái Khất sĩ - Làm rõ một số nét đặc trưng cơ bản trong đường lối tu tập của Hệ phái Khất sĩ - Làm rõ những thành quả của phương pháp tu tập của Hệ phái Khất sĩ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đặc trưng cơ bản trong đường lối tu tập của Hệ phái Khất sĩ - Phạm vi nghiên cứu:
  • 13. 8 Luận văn tập trung vào nội dung đường lối tu tập của Hệ phái Khất sĩ giới hạn khảo sát ở một số Tịnh xá tại TP.HCM và vùng lân cận như: Tịnh xá Trung Tâm quận Bình Thạnh. Pháp viện Minh Đăng Quang Tịnh xá Ngọc Phương, quận Gò Vấp Tịnh xá Ngọc Phú, quận Tân Bình Tịnh xá Ngọc Bình Dĩ An Bình Dương. Và một số Tịnh Xá ở Miền Tây. Mốc thời gian được tính từ thời kỳ Tổ sư Đăng Minh Quang đề ra cho đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận Luận văn sẽ vận dụng Lý thuyết thực thể tôn giáo trong việc nghiên cứu về Hệ phái Khất sĩ dựa trên căn cứ: Niềm tin, thực hành, cộng đồng. Niềm tin này được thể hiện qua Thân giáo, Khẩu giáo của Tổ sư y cứ trong kinh, luật của Phật dạy và hiển hiện trong hành trì khất thực cho tín đồ biến bố thí cúng dường, hay Giới – Định – Tuệ tu tập chính, cũng như đưa ra phương pháp dễ thực hành, tạo nên cộng đồng lớn, đáp ứng được nhu cầu tâm linh thời bấy giờ và vận dụng vào trong các thời khóa hành trì tu tập của Tăng Ni, tín đồ tu theo hệ phái. Ngoài ra luận văn còn áp dụng Lý thuyết cấu trúc- chức năng để hiểu được phương thức tu tập có chức năng vai trò quan trọng trong việc hành trì, để đạt được an lạc, cũng như giúp cho chúng ta thấy được các mối tương quan qua lại trong tu tập và duy trì được những đặc thù của hệ phái Khất sĩ. -Phương pháp nghiên cứu Với đề tài nghiên cứu theo thực thể tôn giáo, người viết sử dụng các phương pháp sau đây: - Phương pháp lịch sử và thống kê: Giới thiệu lịch sử hình thành và
  • 14. 9 phát triển của hệ phái Khất sĩ, cũng như thống kê một số phương pháp tu tập, những nền tảng cơ bản giáo lý và phương pháp hành trì của hệ phái Khất sĩ. - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu chương 1 và 2. - Phương pháp khảo sát thực địa: + Quan sát tham dự: chúng tôi sẽ tham gia trực tiếp vào những thời khóa tu tập để nắm bắt ghi chép tư liệu cho luận văn. - Phỏng vấn sâu: chúng tôi sẽ có câu hỏi dược chuẩn bị trước để phỏng vấn chư Tăng, Ni và một số tín đồ tu theo hệ phái Khất sĩ để dựa vào đó làm căn cư khách quan cho đề tài của mình mà có sự đánh giá nhận xét. Cũng như phỏng vấn nhóm, chụp hình, ghi âm. - Thu thập và xử lý tài liệu, số liệu, hình ảnh: Người viết sẽ hệ thống hóa toàn bộ các tư liệu thu thập được để sử dụng trong đề tài của mình. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ về phương pháp tu tập của hệ phái Khất sĩ do Tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng tại Việt Nam. Với mong muốn cho tất cả người đệ tử Phật ở Việt Nam nói riêng hay phật tử trên toàn cầu nói chung có phương pháp tu tập đễ hành tùy theo căn cơ trình độ của mình để tu tập. - Luận văn góp phần khẳng định hiệu quả của phương pháp tu tập của Hệ phái Khất sĩ đối với người hành trì. - Luận văn có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho những công trình nghiên cứu sâu hơn về Hệ phái Khất sĩ. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương cụ thể: Chương 1: Sự hình thành và phát triển của hệ phái Khất sĩ Chương 2: Đặc trưng tu tập của Hệ phái Khất sĩ Chương 3:Một số thành quả của phương pháp tu tập
  • 15. 10 Chương 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ 1.1. Khái quát tiểu sử Tổ sư Minh Đăng Quang 1.1.1. Giai đoạn trước khi xuất gia Bất cứ một tổ chức nào hay tôn giáo nào muốn hoạt động tốt, duy trì bền chắc lâu dài cũng đều có một phương pháp, một kế hoạch,một đường lối tu tập riêng để đưa tôn giáo của mình hoạt động xuyên suốt, phát triển vững mạnh, duy trì phát triển hơn. Hệ phái khất sĩ cũng không ngoại lệ. “Đạo Phật Khất sĩ” là một tôn giáo còn non trẻ và thuần Việt được khai sinh ra do Tổ sư Minh Đăng Quangsáng lập ra trong bối cảnh đất nước trong thời kỳ đô hộ kiềm kẹp của thực dân Pháp.Phật giáo trong giai đoạn này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thực trạng đạo đức xã hội xuống cấp; việc tu học bê tha trì trệ, đời sống tu sĩ nghiêng về cúng tụng cầu xin, xem xăm bói quẻ, biến các tự viện thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng dân gian và có tính sở hữu riêng tư, tu sĩ không sống đời sống độc thân mà sống đời sống gia đình, không lo trau giồi đạo hạnh, nghiêm trì giới luật làm mất niềm tin nơi tín đồ Phật tử... Trước thực trạng như vậy,cùng chung với sự bùng nổ sự chấn hưng Phật giáo của thế giới, vì vậy chư tôn Hòa thượng đã khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo tại Việt nam, kêu gọi toàn thể Tăng ni đứng lên chấn chỉnh lại đường lối tu tập, tự thân nổ lực kết nối đoàn kết tăng ni hành trì giới luật,tạo dựng niềm tin trong cộng đồng xã hội thời bấy giờ. Trên tinh thần ấy Tổ sư Minh Đăng Quang đã kêu gọi Tăng đồ hãy mạnh dạn cùng chung tay với Ngài để chấn chỉnh lại nền Phật giáo nước nhà. Theo Tổ sư Minh Đăng Quang, việc chấn hưng Phật giáo phải được thực hành trong từng cá nhân của tu sĩ Tăng ni không phải là hô hào suông. Tự thân của mỗi tu sĩ phải ý thức nỗ lực, phải biết bổn phận trách nhiệm của mình với đạo pháp và dân tộc, phải đứng lên kề vai sát cánh,góp sức cùng chư Tôn Hòa
  • 16. 11 Thượng chấn hưng Phật giáo nước nhà, mà muốn như vậy thì tự thân của mỗi tu sĩ phải thực hiện gương mẫu trước, phải hành trì Giới, Định,Tuệ, phải thực hiện nếp sống lục hòa, hành trì Tứ y pháp. Trong Chơn lý bài “Tông giáo” Tổ sư có viết: “ Tăng chúng phải đủ giới luật để quy hợp cư gia, để gắn liền tông giáo, hầu vẹt bóng mê tín, đem cõi đời trở lại ban ngày y như Phật hồi xưa trước kia”... “ hãy nghĩ đến Đạo, đến Phật, đến chúng sanh... phải nâng cao giới luật, đó mới là phận sự của Tăng bảo... thì tạo nấc thang cho người lên, phải chỉ bờ mé cho người đến, phải sắm tàu ghe với người nguy, đó mới là phận sự chánh của Tăng già...Thật vậy, chỉ có Tăng chúng mới lập đạo đặng”[21, tr.63]. Đứng trước hoàn cảnh của đất nước và đạo pháp như vậy, Tổ sư quyết tâm thực hành và lập chí nguyện “nối truyền Thích Ca chánh pháp” cũng như khuyến hóa tu sĩ thực hiện những gì mà Đức Phật đã dạy,khôi phục nếp sống Tăng đoàn xưa. Trong bối cảnh đó, “Đạo Phật Khất Sĩ” đã xuất hiện ở Miền nam Việt nam do Tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng và hành theo “Y bát chơn truyền” sống đời sống du phương rầy đây mai đó không trụ một chỗ, không bị vướng vào một nơi, đi khắp nơi, lấy mọi nơi làm nhà bất cứ nơi đâu gốc cây, nghĩa địa, hàng sạp ở chợ làm nơi trú thân để hóa độ chúng sanh. Ngài cho rằng: “Đạo Phật là con đường đi đến quả Phật giác chơn. Con đường ấy là Khất sĩ. Họ của chư Phật ba đời là Khất sĩ. Khất sĩ là lẽ thật của chúng sanh, mục đích của chúng sanh. Khất sĩ là đến với giác chơn, toàn học biết sáng tự nhiên mê lầm vọng động” [21, tr.63]. Tổ sưđã chắt lọc tinh hoa kết hợp bởi hai luồng tư tưởng chính là Bắc truyền và Nam Truyềnđể tạo nên “Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam”. Vì vậy về mặthình thức thì Ngài đắp y, mang bát trì bình khất thực là đặc trưng của Nam truyền, về đường lối hành trì Ngài thọ giới, Ngài thọ giữ 250 giới của Bắc
  • 17. 12 truyền, còn phương pháp tu tập thì Ngài dung hợp cả hai tư tưởng đúc kết thành cái của riêng mình. Trong bộChơn Lý Ngài giải thích rất nhiều về kinh điển Đại thừa cũng như kinh điển hệ Nikaya,và trong phương pháp hành thiền Ngài đã kết hợp cả hai tư tưởng tạo nên phương pháp riêng cho hệ phái cho nên“Hệ phái khất sĩ” được thành lập trong thời Phật giáo Việt Nam đã xuống cấp trầm trong về đạo đức làm mất niềm tin nơi dân chúng thời bấy giờ. Cho nên với hạnh nguyện đem đạo vào đời ngõ hầu làm lợi ích cho chúng sanh. Với tâm nguyện“Nối truyền Thích Ca chánh pháp”.Có thể nói, đây là Hệ phái sanh sau ra đời muộn, nhưng mang tính việt hóa từ hình thức cho đến nghi lễ và tu tậpnên đã được người dân miền Tây Nam Bộ nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đón nhận một cách hoan hỷ nồng hậu (cũng bởi người dân cảm nhận đây là một Tôn giáo dành riêng cho người Việt). Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang, tên thật là Nguyễn Thành Đạt, tự Lý Hườn. Sanh tại Làng Phú Hậu, Tổng Bình Phú, quận Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long, nơi được gọi là địa linh nhân kiệt. Thân phụ của Ngài là cụ ông Nguyễn Tồn Hiếu, thân mẫu là cụ bà Phạm Thị Tỵ (tự Nhàn). Cụ ông và cụ bà đều là người phúc đức, nhân hậu sống theo đạo thánh hiền, thực hành câu: “ nhân- nghĩa- lễ- trí- tín”, được người đời khen tặng là gia đình “ Nho phong tiết thái”. Cụ ông và cụ bà có năm người con, Ngài là con út trong gia đình. Trước Ngài có bốn anh chị, cụ bà sanh nở bình thường, riêng Ngài cụ bà thọ thánh thai đến mười hai tháng mới khai hoa. [22, tr.12]. Ngài chào đời vào ngày Tân Tỵ, lúc 10 giờ tối, ngày 26 tháng 9 năm Qúy Hợi(1923). Đến ngày 25 tháng 07 năm Giáp Tý (1924) thân mẫu Ngài qua đời, hưởng dương 32 tuổi, lúc đó Ngài vừa tròn mười tháng tuổi. Ngài được cô (cô út) đem về nuôi 1 tháng, sau đó được bác dâu thứ 8 đem về nuôi một tuần, rồi Ngài được gởi về quê ngoại. Bà ngoại Ngài nuôi đến ba tuổi. Năm ấy thân phụ Ngài tục quyền là cụ bà Hà Thị Song dưỡng nuôi. Từ đó,
  • 18. 13 Ngài được sống trong vòng tay ấm áp của cha và kế mẫu. Cụ ông mất vào ngày mồng 5 tháng giêng năm mậu thân (1968) thọ 75 tuổi. Tuy được sanh trưởng ởlàng quê, nhưng tính cách của Ngài khác thường hơn so với các bạn đồng trang lứa. Ngài thể hiện phong cách đi đứng ngồi nằm, ăn mặc v.v... đều toát lên vẽ trang nghiêm điềm đạm. Tuy Ngài còn nhỏ nhưng thể hiện lòng từ bi rất rõ, như khi được thân phụ cho tiền đi xe ngựa thì Ngài đi bộ, khi hỏi ra mới biết là Ngài luôn nghĩ xót xa cho chú ngựa và dùng tiền đó giúp đỡ người khác. Hay khi ở trường lớp thì Ngài luôn chia sẽ dụng cụ học tập cho các bạn nghèo trong lớp, hay thường giảng lại bài cho các bạn chưa hiểu. Ngoài việc học ở trường, Ngài có trí thông minh khác thường như sau khi về nhà Ngài thường đọc lịch sử các danh nhân và kinh sám, truyện, sự tích. Đặc biệt đọc đến đâu Ngài nhớ đến đó, và luận giải, phê phán có phương pháp rõ ràng. Năm 14 tuổi Ngài đỗ bằng Diploma (bằng Cao đẳng). Ngoài giờ học ở trường, Ngài thường phụ giúp việc nhà. Ngài luôn thể hiện lòng hiếu kính đối với cha mẹ, hòa đồng với mọi người. Ngài theo cha từ nhỏ, đốt hương cúng Phật vào mỗi tối. Ngài rất siêng năng nghiên cứu tìm hiểu tường tận sách vở giáo lý Đạo Phật. Ngài luôn ghi chép các sử liệu tôn giáo, nhất là Tam giáo Thích, Đạo, Nho. Vốn sẵn có tuệ căn, Ngài thường tìm đến các bậc thức giả trưởng thượng thời bấy giờ để tham vấn đạo lý. Nhờ vậy, mỗi khi tiếp chuyện với những người thiện duyên, Ngài đều lý giải một cách tinh tường và được mọi người khâm phục. 1.1.2.Thời kỳ xuất gia tầm đạo Vốn sẵn có căn duyên với Phật pháp, Ngài xin phép thân phụ qua chùa Tháp tầm sư học đạo, nhưng thân phụ Ngài quá thương con còn thơ bé nên không cho. Qua nhiều đêm suy nghĩ, không thể vì tình cảm riêng tư nhỏ bé mà bỏ chí nguyện, nên Ngài quyết chí ra đi.
  • 19. 14 Thôi thì thôi, thế thì thôi Vẹn nguyền xin chịu lỗi nghì với cha Thiếu niên ngày nọ lìa nhà Vượt biên giới việt, niên xa dặm ngàn Tầm sư học đạo chốn Nam Vang thành Ngài rời Việt Nam, đến Campuchia năm 15 tuổi, thọ giáo với ông Lục Tà Keo, người mà cha Ngài đã quy y, nên cha Ngài đã gởi gắm. Chính nơi vị Thầy đầu tiên này, Ngài đã trải qua thử thách cam go như đào giếng, lấp ao, trông coi vườn rẫy, quản lý công nhân các cơ sở sản xuất lò vôi, buôn bán và được ông tin tưởng và giao hết tài sản cho Ngài quản lý. Cũng vì vậy mà Ngài thấu hiểu được duyên đến duyên đi. Tính chất tạm bợ giả hợp của vật chất, và Ngài nhận ra rằng hạnh nghiệp tại gia vừa làm vừa tu giúp đời không phù hợp với tâm nguyện xuất trần của mình. Nên Ngài xin phép Thầy trở về việt nam. Trở về gặp lúc loạn lạc chiến tranh (Pháp, Nhật thôn tính Việt Nam), Ngài ở với thân phụ một thời gian, Ngài lên Sài Gòn làm nhà hàng của người Nhật, và sau đó được người quen giới thiệu đến làm cho một hãng buôn lớn ở vùng chợ lớn và được chủ hãng buôn gã con gái của ông là Liễu Kim Huê. Một thời gian sau Kim Huê sanh một bé gái đặt tên là Kim Liên. Vừa tròn một tháng tuổi thì Kim Huê lâm trọng bệnh và qua đời. Bấy giờ Ngài nghĩ việc đem con về ông bà Nội, nhờ chị thứ 3 ở Vĩnh Long nuôi dưỡng dùm. Nuôi đến 2 tuổi, ông cụ đem cháu về nuôi được vài tháng thì Kim Liên ngã bệnh rồi ra đi (chết). Gẫm trong trời đất vô cùng Nợ duyên âu cũng nghiệp chung muôn loài Hay là ý thánh Như Lai Muốn cho ôn lại trọn bài đau thương? Đau thương là tính vô thường
  • 20. 15 Vô thường là tính đoạn trường xưa nay. Đây là những bài học đã làm thức tỉnh chí nguyện xuất gia tìm cầu giải thoát trong Ngài. Với hạnh nguyện ấy Ngài nhận ra rằng con đường tìm cầu thoát khổ đến bến giác không thể không xuất gia như Chư Phật Tổ xưa. Phải xa lìa gia đình, vật chất giả tạm, thoát khỏi sợi dây tham ái của gia đình thì mới mong có hạnh phúc cho số đông. Ngài quyết chí ra đi (vào năm 1944). Rời khỏi Vĩnh Long vào núi Thất Sơn (Châu Đốc), đi sâu vào trong hang ẩn tu để dễ bề nghiên cứu về phương pháp tu học của hai tông phái Bắc Truyền và Nam Truyền. Sau đó, Ngài xuống núi qua đất Hà Tiên định đón thuyền ra Phú Quốc để đi phương xa nhưng bị trễ thuyền, Ngài tìm nơi yên tĩnh để tọa thiền. Suốt 7 ngày đêm quán chiếu, vào một buổi chiều, Ngài quan sát những chiếc thuyền đánh cá bập bềnh trên mặt nước với gợn sóng biển dồn dập tụ tán, Ngài đã chứng ngộ lý vô thường, khổ, vô ngã. Nhận biết được sự hợp tan của vạn vật, và thấy được cảnh khổ trầm luân của một kiếp người. Ngài tỏ sáng lý pháp “thuyền Bát Nhã”. Vào ngày rằm tháng 2 âm lịch 1944, năm đó Ngài tròn 22 tuổi. Sau khi đạt đạo Ngài trở về nhà thăm và từ giả gia đình đến núi Tà Lơnvà thất Sơn để tu học. Ở đây Ngài được một nữ cư sĩ mời về Linh Bửu Tự ở làng Phú Mỹ, tĩnh Mỹ Tho. Tại đây Ngài đối trước Tam Bảo tại Linh Bửu Tự 7 ngày đêm thu nhiếp tam nghiệp, phát đại nguyện thọ nhận y bát giới Sa Di, rồi cụ túc Tỳ Kheo 250 giới với pháp hiệu Minh Đăng Quang. Ngài phát nguyện “Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp”, noi gương Phật xưa sống đời phạm hạnh giải thoát [23, tr.14]. Năm 1946 Ngài rời chùa Linh Bửu về trú tại nhà ông Võ Văn Nhu ở làng Phú Mỹ và bắt đầu truyền đạo cho dân chúng nơi ấy. Bài pháp đầu tiên là “Thuyền Bát Nhã”. Vào ngày rằm tháng tư ngày nay là Tịnh Xá Mộc Chơn. Năm 1947, Ngài bắt đầu thu nhận đệ tử và thành lập đoàn du tăng khất
  • 21. 16 sĩ. Bước chân hành đạo của Ngài trãi dài từ làng này sang làng nọ, từ tỉnh này sang tỉnh khác với hình ảnh một vị Sư đắp y vàng với chiếc bát đất hằng ngày đi khất thực xin cơm dân chúng nuôi thân; không nhà cửa, không thân quyến theo sau, không cất giữ tài sản quý giá vàng bạc, không ở cố định một nơi.... chỉ có tam y nhất bát vân hành khắp nơi. 1.2. Sự hình thành và phát triển của Hệ phái Khất sĩ Đạo Phật Khất sĩ ra đời trong thời kỳ Phật giáo đang có chiều hướng đi xuống, phong trào chấn hưng Phật giáo nổ ra trên khắp thế giới, bắt nguồn từ Ấn Độ. Cư sĩ người Tích Lan về sau xuất gia với Pháp Danh là Da Ma-pa-la [24, tr.753], và được lan truyền qua nhiều nước như Trung Hoa, Miến Điện, Nhật Bản... Tại Việt Nam phong trào chấn hưng Phật giáo được bắt đầu bằng sự vận động của Thiền Sư Khánh Hòa tại chùa Thiên Linh Tỉnh Bến Tre, vào năm 1923 với sự tham gia đông đảo của các danh tăng thời bấy giờ, cùng một số cư sĩ lỗi lạc. Phong trào được sự hưởng ứng lan rộng từ Nam-Trung-Bắc, và kéo dài từ năm 1920. Theo nhận định của tạp chí Viên Âm cho rằng có bốn nguyên nhân dẫn tới phong trào chấn hưng Phật giáo: 1. Sự sụp đỗ niềm tin đối với Nho giáo, mà thay vào đó là niềm tin Phật giáo để xây dựng nền tảng văn hóa cho dân tọc vừa tiến bộ, vừa không mất gốc. 2. Phật giáo đủ khả năng “phân biệt chánh tà” trong quá trình tiếp nhận văn hóa phương Tây và hình thành văn hóa mới. 3. Tinh thần Phật giáo thích hợp với tinh thần khoa học và tinh thần tự lực, tự cường dân tộc. 4. Nghi lễ Phật giáo đã có gốc rễ lâu đời, nhưng chỉ là phương tiện truyền đạo, cần xiển dương giáo nghĩa Phật giáo, tân tiến, sống động, đáp ứng được nhu cầu của những thế hệ mới [25, tr.764,767]. Trên tinh thần đó, Đức Tổ Sư đã khai đạo và mang đến cho đạo pháp
  • 22. 17 của dân tộc Việt Nam một luồng gió mới. Tuy là đạo mới nhưng đã đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của mọi người thời bấy giờ và là một tôn giáo rất gần gũi, mang đậm chất thuần Việt, qua hình ảnh một nhà sư sống đơn giản, với tấm y vàng, sống đời sống phạm hạnh, sáng trì bình khất thực, trưa độ ngọ ở bất cứ nơi đâu, tối nghỉ dưới lán cây, sạp chợ, giảng pháp thuần bằng tiếng Việt bằng kệ, thơ Bát ngôn tứ cú. Lục bát song thất.v.v... hay bằng văn xuôi, câu cú dễ hiểu, rành mạch rõ ràng.Không trú lâu một chỗ, không tài sản, ngoài chiếc y và bình bát.Đúng với ý nguyện “nối truyền thích Ca Chánh Pháp”. Ngài đã dạy rằng: “giáo pháp Khất Sĩ đến Sài Gòn 1948, ánh sáng của vàng y phất phơ thổi mạnh làm tung cánh cửa các ngôi chùa tôn giáo, kêu gọi Tăng chúng tản cư khắp xứ, kéo nhau quay về kỷ luật”. [26, tr.425]. Trong thời gian truyền bá chánh pháp, Ngài đã kết nối tăng đoàn thể hiện sức mạnh của tập thể. Theo Ngài, Tăng chúng không thể tách rời thành từng cá nhân một cho dù vị ấy có giỏi đến đâu đi nữa, cũng cần có một sự kết nối đoàn kết. Trong kinh Đức Phật cũng có dạy, đã chế định pháp yết ma để tăng sư đồng lòng, nhất trí với nhau trong cuộc họp hay trong công việc đàm luận để kết tập Kinh, Luật, Luận. Chính tinh thần Lục hòa này mới làm cho tăng đoàn trở thành thánh chúng thanh tịnh. Sinh thời Hồ Chủ Tịch cũng có câu: “đoàn kết đoàn kết, đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công”. Cũng chính tinh thần đoàn kết mà dân quân ta mới giành lại độc lập tự do. Đạo Phật Khất Sĩ ra đời lấy tôn chỉ đoàn kết nên dễ đi vào lòng người, là chỗ dựa vững chắc cho người dân Nam Bộ nói riêng và toàn dân Việt Nam nói chung. Đạo Phật Khất Sĩ lúc bấy giờ như một ánh đuốc soi đường trong đêm tối, một cách thức để thoát khỏi áp bức kìm kẹp của thực dân Pháp. Đạo Phật Khất Sĩ với tâm nguyện “nối truyền Thích ca Chánh Pháp”, do Tổ Sư Minh Đăng Quang sáng lập ra thu nhận đệ tử tăng, Ni xuất gia hình thành tăng đoàn hệ phái Khất Sĩ Tăng già Việt Nam.
  • 23. 18 1.2.1.Giai đoạn đầu Từ 1944 -1954, mười năm là một giai đoạn không ngắn và không quá dài bước chân hành đạo của Tổ Sư và hàng đệ tử trãi qua không ít khó khăn, gian nan.Tuy nhiên, vượt qua mọi gian khó, từ đây Ngài tiếp nhận đồ chúng xuất gia theo học pháp, từ miền Nam rồi lan rộng ra niềm Trung đi khắp đất nước. Với chiếc y bình bát khất thực từ làng này sang xóm nọ, chỉ xin đồ ăn chay đạm bạc. Có bữa chỉ có cơm trắng, có bữa chỉ có chiếc bánh mì tận dùng cho đúng ngọ. Ngài hành trì tứ y pháp. Một bát cơm ngàn nhà Chân đi muôn dặm xa Muốn thoát đường sanh tử Xin độ tháng ngày qua Trong thời gian ngắn, hàng đệ tử của Ngài đã lên đến hàng trăm vị, Phật tử quy y thọ giới đã có cả vạn, trên dưới hơn 20 ngôi tịnh xá, được thành lập khắp cả miền Đông và cả miền đồng bằng Tây Nam Bộ. Cuộc sống của Tăng Ni đã dần đang bước vào nề nếp ổn định. Đạo Phật Khất Sĩ đi vào lòng dân rất sâu đậm và lan tỏa rất nhanh, bởi những bài giảng của Ngài chủ yếu là chữ quốc ngữ và thi kệ, thơ lục bát, từ ngữ rất dễ hiểu dễ hành, đậm chất triết lý nhân sinh giúp cho mọi người dễ ứng dụng, làm cho cuộc sống ngày càng thăng hoa hơn. Vì vậy mà trong mười năm hiện hữu Ngài đã tạo dựng nên hệ phái Khất Sĩ thời bấy giờ phát triển vững chắc được chia thành những giai đoạn sau: 1.2.2. Giai đoạn 1: Từ năm 1946-1954 Theo Bộ Chơn lysthif năm 1946 Tổ sư Minh Đăng Quang đã phát nguyện thọ giới Tỳ kheo tai chùa Linh Bửu, làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho, đây là đạo tràng đầu tiên của Tổ sư, và ở đây Tổ sư hướng dẫn phật tử cùng nhau xây dựng ngôi Tịnh Xá đầu tiên tên là Tịnh xá Mộc Chơn làm nơi cho Tăng tín đồ có nơi tu tập
  • 24. 19 Đây là giai đoạn do Tổ Sư trực tiếp đẫn, là thời kỳhệ phái Khất sĩ mới thành lập, tăng đoàn dần dần hình thành, Ngài bắt đầu thu nhận đệ tử, có đủ Tăng Ni.Từ đây bước chân hành đạo của Tổ sư bắt đầu vân du khắp mọi miền. Ngài đem mối đạo mà Ngaì đã chứng đắc để hướng dẫn mọi người cùng tu tập,thực hiện những lời Phật dạy để trở về con đường thiện lành, tạo dựng một niềm tin vững chắc nơi Phật pháp. Đây là thời kỳ đầu nên còn nhiều khó khăn, Tổ Sư là người khai đạo làm cho đạo Phật Khất Sĩ khơi nguồn từ miền Tây lan dần đến miền Đông và đến miền Trung. Các ngôi tịnh xá bắt đầu xuất hiện (64 ngôi Tịnh Xá được thành lập). Tăng Ni từ vài người lên đến vài trăm, hàng cư sĩ tại gia thì nhiều vô số. 1.2.3.Giai đoạn 2:Từ năm 1955-1975 Đây là thời kỳ phát triển, số lượng Tăng Ni đông nên bắt đầu có sự phân tách. Theo luật nghi Khất Sĩ quy định về phân giáo đoàn: “người xuất gia mới nhập đạo phải theo Thầy ở chung trong giáo hội 2 năm, kế đến tách riêng một mình 2 năm nữa, trên 4 năm được thâu nhận 1 tập sự, trên 6 năm mới thâu nhận một người đệ tử và một người tập sự. Được trên 12 năm tách ra đi lập đạo riêng, dạy số đông. [27, tr.52]. Với tinh thần thống nhất của Giáo hội Trung ương nên cuối luật có ghi “cấm không được thiếu sót sự hành đạo của tăng mỗi chỗ phải do giáo hội chứng minh và các giáo hội nhánh mỗi kỳ 3 tháng phải trình bày về trung ương một lần về sự tu học [28,tr.53]. Trong giai đoạn này đã có phân định rõ ràng tăng Ni trong giáo đoàn xuyên suốt từ miền Tây đến miền Trung. Bên Tăng gồm 6 giáo đoàn, bên Ni có 3. 1. Giáo đoàn 1 do Thượng Tọa giác Chánh và Thượng Tọa giác Như lãnh đạo 2. Giáo đoàn 2 do Thượng Tọa giác Tánh và Thượng Tọa giác Tịnh
  • 25. 20 3. Giáo đoàn 3 do Thượng Tọa giác An 4. Giáo Đoàn 4 do Thượng Tọa giác Nhiên 5. Giáo đoàn 5 do Thượng Tọa giác Lý 6. Giáo đoàn 6 do Thượng Tọa giác Huệ và Thượng Tọa giác Đức GIÁO ĐOÀN NI GỒM CÓ 3: 1. Giáo đoàn Ni của Ni Trưởng Huỳnh Liên 2. Giáo đoàn Ni của Ni Trưởng Ngân Liên 3. Giáo đoàn Ni của Ni Trưởng Trí Liên Tuy chia ra nhiều giáo đoàn nhưng lấy Tịnh Xá Trung Tâm làm nơi hội họp, tự tứ hay các sự kiện lớn của hệ phái, và lấy Tịnh Xá Ngọc Phương làm tổ Đình cho chư Ni. Khi cách mạng ngày 01/11/1963 thành công Phật giáo thoát cơn pháp nạn. Ngày 04/01/1964, Đại hội thống nhất Phật giáo Việt Nam được tổ chức tại chùa Xá Lợi- Sài Gòn. Có thỉnh mời Phật giáo Khất Sĩ Việt Nam. Và lúc đó có Thượng tọa Giác Nhiên, Thượng tọa Giác Tường, Thượng tọa Giác Nhu (là danh xưng mới lúc bấy giờ) đã đứng ra xin phép thành lập “Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Việt nam”,nhưng cho đến ngày 22/04/1966 mới được Bộ Nội vụ chính phủ Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ chấp thuận cho phép thành lập giáo hội với bản điều lệ 32 điều theo nghị định số 405/BNV/KS cấp tại Sài Gòn. Từ đây Hệ phái Khất Sĩ có danh xưng là Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam. 1.2.4. Giai đoạn 3: Từ năm 1975 – 1980 Đây là giai đoạn Phật giáo Việt Nam thống nhất lại một mối và Phật giáo Khất Sĩ hội nhập vào đạo pháp và dân tộc khi đất nước được hòa bình độc lập. Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam đã hưởng ứng đóng góp cho việc đi đến việc thống nhất Phật giáo toàn quốc. Trong đó có cố Hòa Thượng Thích Giác Nhu và Hòa Thượng Thích Giác Toàn là những vị có công đưa Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam được công nhận là một trong 3 hệ phái của Phật giáo đang hoạt
  • 26. 21 động tại Việt Nam. 1.2.5. Giai đoạn 4: Từ năm 1980- đến nay Thời kỳ này là thời kỳ hưởng ứng xây dựng, phát triển hệ phái mỗi ngày lớn mạnh hơn, và tham gia hòa nhập vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Có một số vị đã được đặc cách lên hàng chứng minh. Trong giai đoạn này chủ yếu sửa sang, tu bổ các Tịnh Xá và đào tạo Tăng tài, mở mang trường lớp, tạo điều kiện khuyến hóa Tăng Ni tham gia cả về thế học và Phật học, và đã có một số Tăng Ni du học tại Ấn Độ, Srilanka, Miến Điện v.v... cho đến nay. Đặc biệt là năm 1981 đại hội được tổ chức tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), gồm 9 tổ chức: 1. Hội Phật giáo Thống Nhất 2. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất 3. Giáo hội Phật giáo Cổ Truyền Việt Nam 4. Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam 5. Giáo hội Tăng già Khất Sĩ Việt Nam 6. Giáo hội Phật giáo Thiên Thai giáo Quán Tông 7. Hội Phật học Việt Nam 8. Ban liên lạc Phật giáo yêu nước 9. Hội đoàn kết Sư Sãi yêu nước Tây Nam Bộ Tất cả đã hợp nhất thành một tổ chức mới với tên là Giáo Hội Phật giáo Việt Nam [29, tr.146]. Đoàn đại biểu của Khất Sĩ có Hòa Thượng Thích Giác Nhu làm trưởng đoàn, Hòa Thượng Thích Giác Phúc làm phó đoàn. Ni Trưởng Tố Liên làm thư ký cùng một số thành viên khác. Cũng từ đây tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 3 hệ phái chính tồn tại và được sinh hoạt song song đó là Bắc Truyền (Bắc Tông), Nam Truyền (Nam Tông) và Khất Sĩ. Kể từ đó đến nay Hệ phái Khất sĩ được lan truyền rộng khắp, không những ở Việt Nam mà hầu hết trên khắp thế giới đã có đoàn du tăng khất sĩ , thành lập Tịnh xá hay giáo hội tăng già khất sĩ hải ngoại như: Mỹ, Đức, Úc,
  • 27. 22 Thụy Điển v.v.... Trong những năm hành đạo giáo hóa phật tử Tổ Sư thuyết giảng từ những buổi cơm trưa dưới gốc cây, mái hiên về sau là những ngày cúng hội tại các Tịnh Xá ở khắp các miền, Ngài đã kết tập thành những tập bài giảng nhỏ, Ngài thành lập tổ in ấn, tập hợp các bài nhỏ đóng thành bộChơn Lý gồm 69 cuốn. Bộ Chơn Lý này là một la bàn để định hướng cho hành giả tu theo hệ phái Khất sĩ không thể thiếu được trên bước đường tìm cầu giải thoát. Bộ Chơn Lý được chia thành nhiều phần. Cụ thể: 9 quyển đầu nói về giới luật và pháp học của hàng xuất gia, còn lại 60 quyển là 60 đề tài liên quan đến vân đề Phật học, do Ngài nghiên cứu góp nhặt từ trong kinh điển. Trong giáo lý căn bản của hai luồng tư tưởng Nam Và Bắc hòa quyện lại như ngũ Uẩn, lục căn, thập Nhị Nhân Duyên, Bát Chánh Đạo, có và không v.v... hay tư tưởng kinh pháp Hoa, kinh Di Đà, Phổ Môn, Vô Lượng Thọ, kinh Hoa Nghiêm v.v... Bộ Chơn Lý là kim chỉ nam cho Tăng Ni khất sĩ, như là phương pháp để hành trì cho người học Phật Khát Sĩ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra còn có nghi thức tụng Niệm, cũng như các cuốn Tứ Kệ Tĩnh Tâm hay Ánh Minh Quang cũng chứa đầy tính triết lý sâu xa, thâm thúy. Hay 49 bài kệ từng bài một viết thơ, kệ nên dễ đọc, dễ nhớ và dễ hiểu, nhưng đầy sâu xa màu giáo dục, chỉ bảo hướng dẫn người thực hành dễ dàng rõ ràng, như trong bài Thân Ngài có viết: Thân này chưa biết ra chi Của kia lại có chắc gì mà ham Bao nhiêu cho thỏa lòng tham Càng thâu, càng đắm càng làm mê say [30, tr.17]. Hay Trăm năm vật đổi người dời Một câu quý giá muôn đời còn ghi
  • 28. 23 Mở lời trước phải xét suy Rằng ta cất tiếng ích chi chăng là Bằng như lời ấy thốt ra Làm buồn kẻ khác thì ta xin đừng [31]. Mỗi câu mỗi chữ của Tổ Sư dạy đều có ý riêng, làm cho người đọc, người học dễ hiểu. Trong mỗi cuốn Chơn Lý Tổ Sư tùy căn cơ từ thấp tới cao mà diễn bày. Ngài không dùng văn phong Hán ngữ cũng như Pali mà là thuần Việt. Câu cú trong sáng, triết lý thâm thúy. Bộ Chơn Lý của Tổ Sư để lại như một bản đồ chỉ đường mà chiếc thuyền ra khơi cần phải có không thể thiếu được. Từ khi Tổ Sư vắng bóng hàng đệ tử của Ngài phát huy thế Qúy Hòa Thượng, Qúy Ni Trưởng đã có một số tác phẩm, những tập thơ của Hòa Thượng Giác Toàn...Bên Ni có một tác phẩm của Cố Ni Trưởng Huỳnh Liên như Nghi Thức Tụng Niệm, tinh Hoa Bí Yếu, Đuốc Sen... Như trên đã phân tích, toàn bộ kinh điển của hệ Phái Khất Sĩ được dùng ngôn ngữ thuần Việt, lời văn mộc mạc, giản dị, dễ hiểu, cho nên đây là một yếu tố khiến Đạo Phật Khất Sĩ phát triển lan rộng và trở thành tông phái thứ 3 trong nền Phật giáo Việt Nam hiện nay.
  • 29. 24 Tiểu kết Chương 1 Đạo Phật Khất sĩ được Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập ra trong thời kỳ mà người dân thời bấy đang bị khủng hoảng về mặt tinh thần, đạo đức đang tụt dốc, niềm tin Tôn giáo bị lung lay, họ không nơi nương tựa để làm nơi che chở dẫn dắt về mặt tinh thần. Sự xuất hiện của Tổ sư qua hình ảnh của một vị tu sĩ, có một nếp sống thanh bần giản dị, gần gủi, qua phương pháp tu tập hành trì của Tổ sư trong đời sống hằng ngày, một tu sĩ có một đời sống độc thân, mỗi sáng đầu trần chân đất tay ôm bình bát từ làng này sang xóm khác, với từng bước chân nhẹ nhàng ung dung thanh thoát, oai nghi đỉnh đạt, Ngài cầu xin sự bố thí cúng dường thực phẩm để nuôi sống cơ thể mà tu tập, sau khi hóa duyên Ngài trụ một nơi bất cứ ở đâu cũng là nhà cả, sau khi độ ngọ xong Ngài thiền nghỉ ngơi; Vào buổi chiều Ngài giảng pháp cho dân chúng. Và như thế Ngài lưu chuyển khắp nơi từ miền Tây đến miền Đông và ra miền Trung với hình bóng một Tăng sĩ Tam y nhất bát khắp mọi miền. Do niềm khao khát đạo nên khi Hệ phái đạo Phật Khất sĩ xuất hiện như một chiếc phao cứu người vượt biển. Cho đến nay, Hệ phái đã phát triển qua bốn giai đoạn cơ bản (1944 - nay) Tuy Tổ sư Minh Đăng Quang hành đạo có mười năm nhưng Ngài đã để lại cho hàng để tử một kho báu vùng cùng quý giá không kể là Tăng hay Tục nếu nếu hành trì đúng theo những gì mà Tổ đã hành trì thì không những đem lại an vui cho mình mà con tạo niềm hạnh phúc cho nhiều người chung quanh. Bất cứ một tôn giáo nào khi hình thành muốn được duy trì hay phát triển thì cũng có phương pháp đặc trưng nhằm đạt mục tiêu của tông phái. Ở đây Tổ sư đã xây dựng một phương pháp tu tập phục hồi Tăng xưa có nghĩa hành trì những gì đức Phật dạy mà tăng chúng đã bỏ quên. Đó là làm một vị Khất sĩ. Nhưng ở đây có sự cách tân, Tổ sư đã đúc kết tinh túy từ hai hệ phái chính để tạo nên cho mình một phương pháp riêng.
  • 30. 25 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬC TRONG TU TẬP CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ 2.1. Nền tảng của phương pháp tu tập: con đường Trung đạo Với ý nguyện thoát ly sanh tử cho mình, mong cầu tìm ra ánh sáng để cứu đời, Tổ sư Minh Đăng Quang lúc nào cũng nghĩ cho người khác hơn cho bản thân, lòng từ bi thương người thương vật của Ngài thể hiện rất rõ trong cuộc sống hằng ngày, từ khi Ngài còn rất nhỏ qua cách cư xử hành động ứng xử với mọi người, mọi vật. Năm 15 tuổi Ngài đã xin cha cho sang Campuchia tầm sư học đạo, quyết chí xuất gia tìm ra mối đạo,giải thoát cho chính mình và dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi sanh tử luân hồi. Vì vậy, Tổ sư Minh Đăng Quang ngay từ lúc mới phát tâm xuất gia Ngài đã lấy tinh thần sống chung tu học làm nền tảng trong việc tu tập và hành đạo. Ngài đi khắp nơi tìm cầu các pháp tu từ các danh Tăng, hay các bậc ẩn sĩ thời bấy giờ để Ngài học hỏi, tìm cầu quán xét cho đến khi tìm ra chơn lý. Sau khi chứng ngộ sự vô thường mong manh giả tạm của cuộc đời, sự giả tạm đó được Tổ Sư chứng đắc trải nghiệm qua sự nhấp nhô của sóng biển tụ tan liên tục tại biển Hà Tiên, những con sóng có đó rồi mất đó. Ngài đem sự chứng ngộ tự thân làm tấm gương soi sáng cho mọi người và cùng nhau tận hưởng hương vị giải thoát chứ Ngài không giữ cho riêng mình. Ngài như ngọn đuốc soi rọi dẫn đường cho những ai muốn thoát khỏi bể khổ của trần gian, vượt bờ sông mê sang bến giác. “Giác ngộ là tỉnh biết, hiểu rõ. Tức là thể hội chân lý, khai phát chân trí. Có thể biết giác ngộ có tự lực giác và nhờ tha lực mà giác ngộ khác nhau, trình độ giác ngộ từ đó có sâu, có cạn bất đồng” [32], sựgiác ngộ mà Tổ chỉ ra là sự trãi nghiệm trong cuộc đời thấy biết
  • 31. 26 sự việc xảy ra trong hiện thực, tự mình nhận biết được việc đó thì gọi là tự ngộ và từ đó đem sự nhận biết ấy hướng dẫn lại cho mọi người hiểu được, dẫn dắt cho họ thực hành, và nhận thức được đúng sai, cái gì nên làm, cái gì không nên làm, cái nào thiện, cái nào ác, cái nào nhân, cái nào là quả,để thực hành mà từ đó bớt đau khổ, tìm được niềm vui ngay trong hiện tại thì gọi là giác tha. Tổ sư với tâm nguyện muốn đem đạo vào đời làm lợi ích cho mọi người nên Ngài khai mở khai mở con đường mới đó là “Đạo Phật khất sĩ Việt Nam”. Ngài muốn đem ánh sáng chơn lý mà Phật tổ đã hành trì để chiếu rọi vào Phật giáo Việt Nam thời bấy giờ. Ngài muốn thức tỉnh Tăng sĩ trong hiện tại, bằng phương pháp tu tập mà Ngài đã nghiên cứu, học hỏi, hành trì. Ngài đã đúc kết rút tỉa những tinh hoa từ hai tông phái lớn hiện có đó là Bắc truyền và Nam truyền, để tạo thành cho mình một đường lối tu tập riêng,một phương pháp riêng nhưng không xa rời giáo lý Phật Đà hay những gì Đức Phật đã dạy. Một con đường tu tập với đúng hạnh nguyện là “Nối truyền Thích Ca Chánh pháp”. Tuy rằng trong thời kỳ của Ngài cũng có rất nhiều Tôn giáo nội sinh xuất hiện, như Phật Giáo Cao Đài. Phật Giáo Hòa Hảo. Tịnh Độ Cư sĩ Việt Nam ... họ cũng lấy một phần giáo lý của Đức Phật làm nên tảng để dẫn dắt tín đồ tu nhơn tích đức, lánh ác làm lành hay rốt ráo vẫn tu tiên thờ ông bà là chính...vì vậy về cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng tâm tư của người dân lúc bấy giờ. Đạo Phật Khất Sĩ ra đời có phương pháp và đường lối tu tập rõ ràng, là “Đạo” mang tính “Việt Hóa” từ cách sinh hoạt trong đời sống thường nhật, cách hành hành trì cho đến pháp phục, hay kiến trúc cũng mang nét riêng. Vì vậy, bước chân hành đạo của Tổ Sư đi đến đâu đều được dân chúng tiếp nhận tu tập theo, hành trì theo đến đó. Với tâm nguyện “nối truyền Thích
  • 32. 27 Ca Chánh Pháp” đức Tổ Sư đã hành trì, nương theo đời sống của Tỳ kheo thời Đức Phật là vị một tu sĩ vô sản, không chất chứa bất cứ món gì gia sản quí giá, chỉ có tam y và bình bát. Đức Thế Tôn trong kinh được mô tả lúc mới tầm đạo một mình một bóng lẽ loi trên bước đường tìm đạo ở chốn rừng sâu. Đức Phật đã thấu hiểu được rằng cuộc đời vật chất giả tạm rồi cũng tan, vợ đẹp con xinh, cung vàng điện ngọc, uy quyền thế lực vua chúa rồi cũng có một ngày trả lại cho cát bụi, những thứ giả tạm ấy nó sẽ làm chất gây mê giết chết một tâm hồn tăng sĩ. Nên Ngài dùng hình ảnh của một Tăng sĩ ôm bát đi muôn nơi để hóa độ muôn người. Lấy bốn phương làm nhà, lấy niềm vui của mọi người làm niềm vui cho mình, thấu hiểu niềm đau nổi khổcủa mọi người để từ đó mà tìm lối giải thoát cho mình và mọi người. Đạo Phật Khất Sĩ đã song hành cùng đất nước trãi qua bao tháng năm thăng trầm của lịch sử, đến nay đã có chỗ đứng vững chắc trong lòng người dân, đã làm điểm tựa tinh thần cho họ, đây là phần không thể thiếu trong cuộc sống, hai phần tinh thần và thể chất không thể tách rời nhau, vì ai có đạo cũng có nghĩa người đó là nguời có đạo đức, có nhân cách làm người, biết bổn phận làm người của mình. Có được thành quả như vậy âu cũng là do Đức Tổ Sư đã khéo léo vận dụng về giáo lý Phật Đà thông qua khẩu giáo và thân giáo của Ngài, phương pháp tu tập của Ngài, Ngài đã giảng giải, trình bày xuyên suốt tinh thần Trung đạo trong bộ Chơn Lý, đây là nền tảng tư tưởng chính trong quá trình hành đạo của Hệ phái Khất sĩ và được lan truyền cho đến ngày nay. Thời Đức Phật tại thế, buổi ban sơ trên bước đường tìm cầu học đạo Đức Phật Ngài đã trãi qua năm năm tầm đạo, sáu năm khổ hạnh rừng già, Ngài đã thấy được nguồn ánh sáng của chơn lý, và đạt dược nguồn chơn lý ấy theo phương pháp tu tập của riêng mình đó là con đường “Trung Đạo”. Nghĩa là không quá khổ hạnh, cũng không quá lợi dưỡng cho bản thân. Đây là con
  • 33. 28 đường căn bản dẫn dắt cho người tu theo giáo lý của Phật hành trì tu tập từng nấc thang một trong lộ trình tìm cầu giải thoát. Trong đó “Tứ Y Pháp” là pháp đầu tiên không thể thiếu. Trên tinh thần nguyên ủy đó, Tổ sư Minh Đăng Quang đã khẳng định: phương pháp tu tập của Hệ phái Khất sĩ chính là con đường ly khai hai cực đoan, xa lìa có và không,thái quá hay bất cập. Trung Đạo là con đường chư Phật và chư Tổ đã đi qua, con đường này lìa xa hai cực đoan, không tuyệt đối hóa một vấn đề gì cả, không chấp trước có và không hay thái quá và bất cập. Trung đạo là siêu việt đối đãi, thể nhập chôn lý tuyệt đối, và đạt đến tùy duyên bất biến. Vì vậy Tổ Sư đã dùng sự tùy duyên mà tùy hoàn cảnh để hướng dẫn cho phật tử tu tập theo, Ngài dùng rất nhiều phương tiện để hóa độ làm cho họ dễ hiểu dễ hành dễ đạt kết quả an vui hơn. 2.2. Một số nét cơ bản của phương pháp tu tập. 2.2.1. Tam y, nhất bát, khất thực, trì bình. Hạnh phúc nào bằng hình ảnh của một người cắt ái ly gia, sống một đời sống thanh bần,an nhàn, thiểu dục tri túc, nhẹ nhàng không vướng bận bởi vật chất giả tạm bên ngoài, có như vậy mới thấu hiểu được cái khổ của chúng sanh để hòa nhập, san sẻ, yêu thương, sớt chia niềm đau nổi khổ của họ từ đó mới có thể hóa độ họ, dẫn dắt họ quay về với ánh sáng Phật đà, làm cho họ thấy được giá trị đích thực của sự sống, và làm cho cuộc sống ngày một thăng hoa hơn. Tam y: có hai nghĩa một làở đời thường nó chỉ là chiếc áo bình thường để che thân không bị con trung cắn rúc, là một tấm vải bình thường. Hai là một chiếc y để trang nghiêm thân tâm dành cho người xuất gia được coi như huệ mạng của mình không được lìa bất cứ trường hợp nào, chiếc y này đại diện cho giới thể, vì khi để giới hạnh mới được thọ trì y pháp. Tăng sĩ đắp y vàng tượng trưng hình ảnh Đức Phật xưa, y còn là nơi để chúng sanh tạo phước. Bởi hình ảnh của một Chiếc y thời Tổ Sư chỉ dùng bằng vải trắng thô
  • 34. 29 đem đi nhuộm lại thành màu hoại sắc rồi mới mặc, hoặc là cắt thành từng mảnh nhỏ rồi đem khâu lại mới mặc. Ở đây Tổ Sư muốn cho Tăng chúng khi mặc như vậy mới diệt trừ lòng tham muốn cái đẹp của chính mình, bớt buông lung phóng dật khiến tâm khởi lên phân biệt tốt xấu ưa thích, chấp giữ thì sẽ ác nghiệp gây ra nhiều tội lỗi. Cũng vậy chiếc bát ngoài việc dùng cơm hằng ngày, còn là phương tiện cho chư Tăng hóa duyên cứu độ chúng sanh, chiếc bát đong đầy tình thương, bao dung, hoan hỷ mà đi khắp nơi gieo duyên với mọi người giúp họ mở lòng mình ra biết chia sẽ, biết giúp đỡ lẫn nhau từ đó sẽ có có an vui hạnh phúc ngay trong hiện tại. Cho nên Y và bát là hai vật biểu trưng như hai cánh tay của người tu khất sĩ không thể thiếu. Được Đức Phật ví như con chim có đôi cánh để bay khắp nơi. Đối với hệ phái Khất sĩ, pháp môn khất thực là một trong những phương pháp tu học giúp cho hàng tăng sĩ diệt trừ được cái tự cao ngã mạn kiêu căng của chính mình, hay hống hách coi ai không ra gì, luôn ỷ mình được sống trong no đủ không hiểu được sự nghèo khó trong nhân gian nên không bao giờ cho ai cái gì nếu có cho đi nữa cũng vì éo buộc không hoan hỷ, không biết thông cảm. Đức Tổ Sư thực hành pháp môn khất thực với ý chỉ dùng thân giáo để giáo hóa hàng đệ tử, cũng như hóa độ dân chúng dẹp đi cái tôi, cái chấp trước qua thân giáo của Ngài, là người tu hạnh Khất sĩ thì cần phải đi hóa duyên để xin ăn, bởi lẽ “Khất sĩ” được định nghĩa là “học trò khó đi xin ăn để tu học”xin vật thực của chúng sanh để nuôi mạng sống, để duy trì cơ thể mà giáo hóa lại chúng sanh, làm đẹp đạo tốt đời. Khất thực có nghĩa là Khất là xin, thực là thức ăn. Khất thực là xin thực phẩm của mọi người, để nuôi thân mạng và cho lại chúng sanh pháp bảo. Mỗi sáng bình minh lên hình ảnh đoàn du tăng tay bưng bình bát, nhịp nhàng nhẹ gót,từng bước chân thung dung và tự tại, oai nghi đỉnh đạc giống
  • 35. 30 như một vị sa môn thời Đức Phật. Hơn nữa, đây là phương pháp mà bất cứ ai giàu sang hay nghèo nàn cũng có thể cúng dường, giúp họ biết chia sẽ, biết thông cảm với người khác. Vào thời đó Ngài đã chia ra làm hai nhóm. Một là trụ một chỗ, vẫn sáng ra khất thực, trưa về độ ngọ, tối lại tụng kinh thời khóa, sau đó đem ý pháp trong bộ Chơn Lý mà Tổ đã lập, triễn khai giảng dạy. Còn nhóm thứ hai thành lập nên đoàn du tăng đem đạo truyền bá khắp mọi nơi, làm cho đạo Phật Khất sĩ lan rộng từ mũi cà Mau đến vùng Quảng Trị nắng cháy, tái hiện lại hình ảnh đoàn du tăng khất sĩ vào thời Đức Phật. Đây cũng là một trong những phương pháp giáo hóa gần gũi người dân, từ xóm nhỏ, làng này, làng nọ, và cũng là cách giáo dục tăng đồ, tạo sự tương tác giữa tín đồ và tu sĩ bằng mọi phương tiện. Đây là phương pháp xây dựng niềm tin vững chắc về lời dạy của Đức Phật qua hình ảnh Tăng già. Chính vì lý do đó mà Đạo Phật Khất Sĩ đi đến đâu thì được dân ở đó tiếp nhận một cách dễ dàng và ngày càng phát triển. 2.2.2. Y bát chân truyền Vì vậy, với hình bóng một tu sĩ với chiếc y bình bát vân du khắp nơi, từng bước chân an lạc thanh thoát vào mỗi buổi sáng, chân đạp đất, đầu đội trời, một y một bát đi khắp nơi, dưới xin cơm của dân Việt để nuôi thân, trên xin Giáo pháp để nuôi tâm, giữ nếp sống thanh bần, tạm mượn mái hiên, lều chợ để độ ngọ, thuyết pháp triển khai cho dân chúng hiểu thêm về giáo lý của Ngài qua ngôn ngữ mẹ đẻ. Ngài dùng thơ lục ngôn bát cú hay thể thơ tự do để viết những câu giáo lý dễ đọc, hoặc những bài thơ bốn chữ để cho người già, trẻ thơ cũng có thể đọc hiểu và thực hành. Với phương châm “y bát chơn truyền” du phương hành đạo không nhà không cửa, không trú một chổ, Ngài vận dụng giáo lý Phật Đà vào văn hóa tục lệ dân gian, tạo niềm tin cho người học Phật lúc bấy giờ, tin rằng họ vận
  • 36. 31 dụng giáo lý Phật Đà một cách thiết thực nhất vào công việc hằng ngày, giúp cho mọi người hiểu ra các pháp vốn là do nhân duyên giả hợp tạo thành, đều phải chịu sự chi phối của vô thường và đều phải chịu nhân quả, để từ đó họ sống trong khổ mà không bị khổ chi phối, từ đó còn có thể giúp nhận diện rõnhững đau khổ mà nhân dân ta đang sống dưới ách đô hộ của chế độ thực dân Pháp thời bấy giờ. Vì vậy Ngài đã lấy hình ảnh Tăng xưa mà thực hiện pháp tu cho mình, hình ảnh một vị sa môn sống tự tại thanh thoát trong chiếc y vàng, bình bát vân du khắp nơi(sau khi về thăm lại quê xưa để từ giả cha già). “ Y vàng nhẹ bước vân du Bát nung nặng mối tình thu muôn ngàn.” Hay: “ Khất sĩ y bát chơn truyền đạo Ta bà du hóa độ nhơn sanh” Vì theo Tổ sư, một tăng sĩ thì không thể thiếu “Y và Bát” vì Y bát là mạng sống của mình. Vì “Y là pháp, Bát là đạo” [33, tr.300]. Có nghĩa là, đạo pháp đường chơn truyền được Phật truyền lại từ mười phương chư Phật. Có Y Bát mới có chơn như, như lời đạy của Đức Phật trong hiện tại, dùng thân giáo mà hành trì thì sẽ thấy được chơn như Phật tánh của mình. Theo Tổ sư thì “y” là chiếc áo. Áo ở đây là Pháp bảo, là như một miếng ruộng lớn, người dùng chiếc Y có hai nghĩa một là che được cái thân giả tạm, nó như một giáp sắt nhờ có chiếc Y này che chắn cho người tăng sĩ xông pha khắp nơi tà ma ác thú không dám đến gần. Hai là như luật pháp để che cho tâm, nhắc nhỡ tâm phải kiềm chế những tham muốn, hay thấy được cái sân vừa sanh khởi thì liền diệt trừ từ đây cái si không có chỗ phát sanh. Người thực hành Khất sĩ mà không có chiếc Y thì chưa phải là du Tăng Khất sĩ. Còn cái “Bát” là thể của Bát chánh đạo. Là tám con đường giúp cho hành giả diệt trừ được tham, sân, si để thành tựu giới, định, tuệ, thoát khỏi sanh tử luân hồi,
  • 37. 32 thoát khỏi đau khổ ràng buộc cắm dỗ của ngũ trần. Đây là tám nghành đưa con người tiến thẳng về Niết bàn. Nên đạo Khất sĩ mới có Y, Bát mà thôi. Nhất bát thiên gia phạn Cô thân vạn lý du Dục cùng sanh tử lộ Khất hóa độ xuân thu Nghĩa: Một bát cơm ngàn nhà Một mình muôn dặm xa Muốn hết đường sanh tử Xin hóa độ nghiệp xưa. Y bát là đường lối tu tập của Hệ phái Khất sĩ,mà Tổ sư đã dạy pháp căn bản này để rèn luyện tâm ý. Người tu Khất sĩ lấy hạnh trì bình khất thực làm một trong những pháp môn tu tập. Hạnh Khất thực đúng chánh pháp là thể hiện chơn truyền của Phật tổ xưa. Pháp này đem lại lợi ích lớn cho mình và người, khi thực hành pháp môn Khất thực đúng chánh pháp, làm cho người tu tập thân tâm thanh tịnh, lục căn vắng lặng, khi đi mắt chẳng nhìn xung quanh,tai không nghe ngóng, mũi chẳng ngửi xằng, miệng không nói quấy, thân chẳng lăng xăng, ý không vọng động. Và cốt yếu của pháp môn này là giúp cho mọi người biết trải lòng mình trước những người không hề quen biết, biết cúng dường bố thí mà tâm không hề so đo tính toán, và tập cho họ gieo những hạt giống lành vào ruộng phước điền dù vật ấy nhỏ nhưng với tâm thành kính thì phước báu vô cùng,biết phát tâm cúng dường Tăng bảo, làm cho họ được lợi lạc an vui hạnh phúc ngay trong hiện tại. Y bát là pháp môn làm lợi lạc cho nhân sinh, đem tinh thần xả bỏ chấp trước, keo kiệt, tham lam mà hóa độ chúng sanh cang cường, làm cho họ hiểu
  • 38. 33 bản chất thật của các pháp, lấy hạnh từ bi bình đẵng để chan hòa, không phân biệt nghèo giàu, hãy mở lòng ra để thấu hiểu những người xung quanh ta. Tấm y còn có năng lực bố ma phá ác ngăn ngừa mọi lỗi lầm có thể xảy ra. “Bởi khất cái với khất sĩ cũng tương tự in nhau, vì kẻ gian manh muốn sắm áo bát bao nhiêu cũng được, người Khất sĩ phải là thật học phải đủ đức hạnh, phải có chơn tu mới được gọi đúng danh từ Khất sĩ." [34, tr.289]. Bởi thế, Y và Bát là nơi cho mọi người gieo trồng hạt giống bồ đề, tạo thêm phước điền, ngoài ra còn có công dụng cho người thực hành diệt trừ tham sân si, cống cao ngã mạng, biết tích phước, từ những việc nhỏ nhặt, làm hành trang cho chính mình trên con đường tìm cầu giải thoát an lạc. Chính vì vậy mà Đạo Phật Khất Sĩ truyền bá đến đâu cũng được người dân đón nhận, ủng hộ một cách nhanh chóng, có tầm ảnh hưởng đáng kể trong giai đoạn nhập thế, và bén rể ăn sâu vào trong đời sống của người dân. Đặc biệt, điều cần nhấn mạnh ở đây là, Đạo Phật Khất sĩ tuy là một hệ phái sanh sau,ra đời muộn, nhưng được Tổ sư khai sáng dẫn dắt, Ngài đã kết hợp được những tinh hoa, cốt lõi của hai nguồn tư tưởng giáo lý truyền thống Bắc Tuyền và Nam Truyền tạo thành một hệ phái mới có nét đặc trưng riêng của Phật giáo Việt nam, gần gũi với dân chúng nên dễ được người dân chấp nhận và tu tập theo. Vậy phương pháp hành trì của Đúc Tổ Sư có gì để cũng cố niềm tin cho Phật tử thời bấy giờ? Làm cho người dân Nam Bộ nói riêng và mọi người dân Việt Nam nói chung lấy đó làm điểm tựa tâm linh trong đời sống hằng ngày. Đặc biệt, trong phương pháp giáo hóa độ sanh Tổ sư còn đề cao việc chứng nghiệm thân hành(thân giáo) vì trên con đường hoằng pháp thì phải nói đến việc giảng dạy, thuyết trình giảng giải để mọi người thấu hiểu và nhận thức rõ về con đường đạo. Con đường nhận thức ấy người nghe vẫn còn hạn chế trong sư hiểu biết của mình vì vậy Tổ sư đã dùng sự chứng nghiệm của tự
  • 39. 34 thân và dùng thân giáo để làm gương đánh thức tâm Phật ở nơi mỗi chúng sanh. Vì Ngài cho rằng nhận thức hiểu biết của mỗi người không đồng nhau,chỉ bằng hạnh động thì ai ai cũng sẽ dễ hiểu hơn, điều này được Đức Phật dạy trong kinh Pháp Cú: “Như bông hoa tươi đẹp, Có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, Không làm, không kết quả. Cho nên dù có dùng thiện xảo trong lời nói để thuyết giảng hay hoa mỹ đến đâu đi nữa mà không tạo được niềm tin, để làm cho hột giống bồ đề trổ hoa thì không có ích lợi gì cả; cũng vậy vị giảng sư dùng ngôn từ hoa mỹ nhưng không thực hành được thì không có kết quả gì. Vì vậy, Ngài đã dùng thân giáo mà giáo hóa làm tấm gương sáng cho đệ tử noi theo để có lợi ích cho mình và mọi người. Trong Chơn Lý, Ngài cũng có dạy: “những bậc tu xuất gia, tuy không còn dính dấp với xã hội gia đình, nhân loại, nhưng cũng đem thân mạng đền trả cho đời bằng gương nết hạnh hiền lương; và lời nói, việc làm, ý niệm,đạo lý, đem giúp đỡ cho xã hội, gia đình bình yên, trong sạch sáng láng, nên mới dượcđứng vững lâu dài, không rối loạn” [35, tr.473]. Thật vậy, người xuất gia một khi đã lìa bỏ ngôi nhà nhỏ để đến ngôi nhà lớn tập sống chung tu học thì tu tập ba nghiệp, làm cho ba nghiệp thanh tịnh, trong đó nghiệp thân rất quan trọng, mọi hành động đưa đến nghiệp đều do hành động của chính mình. Thân có thanh tịnh trang nghiêm thì những người xung quanh vẫn được hưởng theo và tu theo. 2.2.3. Tứ y pháp Tổ Minh Đăng Quang đã hành trì và dẫn dắt Tăng Ni hành trì Tứ y pháp, để xây dựng niềm tin cho hàng cư sĩ tại gia qua hình ảnh của một vị
  • 40. 35 tăng khất sĩ, sống đời sống thanh bần đạm bạc, không chất chứa, không nắm giữ, không quá cầu kỳ, đưa mối đạo làm tôn chỉ không vì bản thân, mà vì sự giải thoát an vui của mọi người, thực hiện ý nguyện “Nối Truyền Thích Ca Chánh Pháp”. Bởi Đạo Phật trãi qua thời gian dài của biến cố lịch sử, tứ y pháp đã bị lãng quên trong hàng tăng sĩ. Đức Tổ Sư đã tái hiện lại qua thân hành bằng phương pháp khất thực. Từ khi ngộ đạo cho đến ngày vắng bóng, Tổ Sư Minh Đăng Quang chọn pháp môn khất thực làm phương pháp hoạt động chính cho sự tu tập và hành đạo. Trong đó, Tứ y pháp là một trong những pháp môn căn bản mà mười phương chư Phật đều hành trì. Tứ y pháp là bốn điều mà trong kinh đã nói đây là bốn điều được Đức Thế Tôn khuyên dạy cho hàng Tỳ kheo đã thọ trì cụ túc giới phải hành trình suốt đời với mục đích làm thanh tịnh hàng ngũ tăng chúng xa lánh hai cực đoan, người tu hành không nên quá khổ hạnh hay quá lợi dưỡng chăm chút cho bản thân quá sung túc thì khó mà tu được. Phải biết tri túc vừa đủ, làm bậc thầy mô phạm để cho chúng sanh lấy đó làm gương soi chiếu và hướng theo. Tứ Y Pháp là bốn pháp mà mỗi vị Tỳ Kheo vào thời Đức Phật phải nghiêm trì để có được đời sống phạm hạnh thanh tịnh. Và cũng để diệt trừ đi tự ngã những chấp kiến ngã mạn, kiêu mạn của mình. Bốn điều đó là: Nhà sư khất thực: phải lượm những vãi bỏ mà đâu lại thành áo, nhưng có ai cúng vãi, đồ cũ thì được nhận. Nhà sư khất thực: chỉ xin đồ ăn mà thôi, nhưng ngày hội, thuyết pháp, đọc giới bổn được ăn tại chùa. Nhà sư khất thực: phải nghỉ dưới cội cây, nhưng có ai cúng lều am nhỏ bằng, lá một cửa thì được ở. Nhà sư khất thực: chỉ cùng cây, cỏ, vỏ lá mà làm thuốc trong khi đau,