SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY TNHH KEN LOGISTICS
Ngành: Kinh tế Quốc tế
TẠ PHƯƠNG PHƯƠNG
Hà Nội, năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY TNHH KEN LOGISTICS
Ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 8310106
Họ và tên học viên: Tạ Phương Phương
Người hướng dẫn: GS, TS Hoàng Văn Châu
Hà Nội, năm 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả,
số liệu nêu trong Luận văn Thạc sĩ đều là trung thực, và có nguồn tài liệu tham
khảo chính thống. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình
Người cam đoan
Tạ Phương Phương
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ..............................................v
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN............................................. vi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP LOGISTICS ..............................7
1.1. Tổng quan về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.......................................7
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh................................................................................7
1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh............................................................8
1.1.3. Các cấp độ cạnh tranh...............................................................................9
1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .......................................................11
1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...............................11
1.2.2. Đặc điểm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.................................12
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .............13
1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics.......................................17
1.3.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics................17
1.3.2. Đặc điểm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics .................17
1.3.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics
.............................................................................................................................18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
TNHH KEN LOGISTICS ......................................................................................26
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH KEN Logistics ............................................26
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH KEN Logistics ..26
2.1.2. Cơ cấu tổ chức .........................................................................................27
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH KEN Logistics...30
2.2.1. Hoạt động vận tải.....................................................................................30
2.2.2. Hoạt động kho bãi và lưu trữ hàng hóa .................................................31
iii
2.2.3. Hoạt động khai báo hải quan..................................................................31
2.2.4. Các đối thủ cạnh tranh............................................................................32
2.3. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty theo các tiêu chí
cạnh tranh.............................................................................................................33
2.3.1. Giá cả........................................................................................................33
2.3.2. Tốc độ tăng trưởng thị phần....................................................................37
2.3.3. Chất lượng dịch vụ...................................................................................39
2.3.4. Thời gian giao hàng.................................................................................46
2.3.5. Hiệu quả kinh doanh...............................................................................48
2.3.7. Giá trị vô hình của doanh nghiệp ...........................................................54
2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH KEN Logistics..........57
2.4.1. Những kết quả đạt được ..........................................................................57
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân.........................................................................58
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY TNHH KEN LOGISTICS .........................................59
3.1 Cơ hội và thách thức đối với ngành Logistics tại Việt Nam trong thời gian
tới ...........................................................................................................................59
3.1.1. Cơ hội .......................................................................................................59
3.1.2. Thách thức ...............................................................................................60
3.2. Định hướng phát triển kinh doanh và những thuận lợi khó khăn của
Công ty TNHH KEN Logistics trong thời gian tới ...........................................60
3.2.1. Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty TNHH KEN Logistics
trong thời gian tới ..............................................................................................60
3.2.2. Các thuận lợi và khó khăn của Công ty TNHH KEN Logistics trong
thời gian tới ........................................................................................................61
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
TNHH KEN Logistics ..........................................................................................62
3.3.1. Giải pháp về hoàn thiện bộ máy tổ chức ................................................62
3.3.2 Nâng cao chất lượng nguồn lực và phân bổ nguồn lực .........................64
3.3.3. Hoàn thiện quy trình cung cấp dịch vụ logistics....................................65
iv
3.3.4. Tăng cường marketing và quảng bá doanh nghiệp ...............................66
3.3.5. Đẩy mạnh hợp tác liên kết với các doanh nghiệp trong nước trong lĩnh
vực logistics ........................................................................................................67
3.3.6. Phát triển và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường và phản hồi của
khách hàng.........................................................................................................68
3.3.7. Tăng cường năng lực tài chính...............................................................69
3.3.8. Đa dạng hóa các loại dịch vụ Logistics...................................................70
3.3.9. Đa dạng hóa các phương thức cung ứng dịch vụ Logistics ..................73
3.3.10. Nâng cao chất lượng của dịch vụ .........................................................74
KẾT LUẬN..............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... viii
PHỤ LỤC................................................................................................................. xi
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động của công ty .................................................................29
Bảng 2.2. Giá cước vận chuyển container bằng đường bộ .......................................34
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát đánh giá của khách hàng...............................................35
Bảng 2.4. Thị trường giao nhận XNK bằng đường biển của KEN Logistics...........39
Bảng 2.5. Liệt kê các kiểu sai sót của KEN LOGISTICS ........................................44
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về thời gian giao hàng...................................................47
Bảng 2.7. Sản lượng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty.....................48
Bảng 2.8. Sản lượng giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại KEN Logistics........49
Bảng 2.9. Cơ cấu lao động theo trình độ và độ tuổi..................................................50
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát về công nghệ thông tin................................................56
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty......................................................................27
Biểu đồ 2.1. Kết quả đánh giá về giá cả của công ty Ken Logistics.........................36
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu thị phận doanh thu của một số công ty tại thị trường Miền Nam
...................................................................................................................................37
Biểu đồ 2.3. Thị phần cung cấp dịch vụ mục tiêu cố định tại thị trường miền Nam
2020...........................................................................................................................38
Biểu đồ 2.4. Kết quả khảo sát về chất lượng dịch vụ................................................42
Biểu đồ 2.5. Kết quả khảo sát về tình hình chăm sóc khách hàng của công ty ........45
Biểu đồ 2.6. Kết quả khảo sát về thời gian giao hàng...............................................47
Biểu đồ 2.7. Kết quả đánh giá của khách hàng về nhân viên công ty KEN Logistics
...................................................................................................................................52
Biểu đồ 2.8. Kết quả đánh giá về giá trị vộ hình của doanh nghiệp .........................54
vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là yêu cầu cấp thiết đối với doanh nghiệp
trong mọi thời điểm. Công ty TNHH KEN Logistics là một trong những
doanh nghiệp vận tải biển hàng đầu của Việt Nam nhưng năng lực cạnh tranh còn
yếu. Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, cạnh tranh trong ngành gay gắt,
ngoài việc phải phát huy tối đa hiệu quả sản xuất kinh doanh trên thị trường vốn
có, công ty còn cần phải mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, nâng cao
năng lực cạnh tranh của đội tàu. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nâng cao năng
lực cạnh tranh của Công ty TNHH KEN Logistics” nhằm phân tích thực trạng năng
lực cạnh tranh của công ty và đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng các dữ liệu thu thập từ
các báo cáo, tài liệu của công ty và các nguồn tư liệu tổng hợp khác. Ngoài lời mở
đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, sơ đồ, tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được chia làm ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp logistics
Tác giả đưa ra các khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các tiêu
chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics. Từ đó đưa ra các
tiêu chí đánh giá và phương pháp đánh giá để tìm hiểu năng lực cạnh tranh của
công ty ở chương sau.
Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Ken logistics
Tác giả giới thiệu khái quát về công ty ken logistics như quá trình hình
thành và phát triển; các lĩnh vực hoạt động; tình hình sản xuất kinh doanh. Tiếp
theo, căn cứ vào các cơ sở lý thuyết và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ở
chương 1, tác giả tiến hành tìm hiểu thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
TNHH Ken logistics.
Trong chương này, tác giả đã nói đến cơ hội cũng như những thách thức của
vii
ngành Logistic. Tác giả cũng đã nêu ra định hướng kinh doanh và những thuận lợi
khó khan của công ty Ken logistic trong thời gian tới. Cuối cùng tác giả đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian tới trên cơ
sở những kết quả đạt được và những hạn chế của công ty về năng lực cạnh tranh.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa thúc đẩy sự giao thương giữa các quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện nay, quốc tế hóa nền kinh tế là xu thế tất yếu
khách quan. Đối với các tất cả các nước trên thế giới thì hội nhập kinh tế quốc tế
là con đường tốt nhất để rút ngắn khoảng cách giữa các nước với nhau đồng thời
có điều kiện để phát huy những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao
động và hợp tác quốc tế. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Việc
tham gia vào hội nhập quốc tế đã đem lại rất nhiều cơ hội cho phát triển của nền
kinh tế quốc gia nói chung và lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng - một lĩnh vực
đóng góp doanh thu tương đối lớn vào nền kinh tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế cùng với nỗ lực cải cách môi trường đầu tư và kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đang dần khẳng định vị trí
đúng đắn của Việt Nam trên trường quốc tế và trong mắt các nhà đầu tư. Báo cáo
kinh doanh năm 2018 của Ngân hàng Thế giới dự đoán Việt Nam sẽ được xếp hạng
68 trên 190 nền kinh tế, tăng 14 độ so với năm 2017 (82/190 nền kinh tế) (Tiến,
2017a). Việt Nam cũng đã tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế tài chính và
các hiệp định thương mại. Ngoài ra, Việt Nam tiếp tục đàm phán các hiệp định đối
tác toàn diện trong khu vực như Thỏa thuận toàn diện và tiến bộ về quan hệ đối tác
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Cho đến nay, khoảng 60 nền kinh tế trên thế giới
đã đàm phán FTA với Việt Nam, bao gồm các đối tác thương mại quan trọng nắm
giữ khoảng 90% thương mại của Việt Nam (Tien, 2018a; Tien, 2018b; Davis,
2011).
Các hoạt động về xuất nhập khẩu và ngoại thương dần chiếm vị trí quan
trọng trong xu thế phát triển đó. Đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt
động ngoại thương tại Việt Nam hiện nay là sự xuất hiện và phát triển của ngành
Logistics-giao nhận vận tải quốc tế. Các công ty về Logistics hiện nay cung
cấp dịch vụ vận tải đa dạng và phong phú, từ vận tải đường biển, đường bộ, đường
hàng không...nhằm đẩy mạnh quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam
2
và các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến tháng 12 năm 2021,
cả nước có khoảng 1.600 doanh nghiệp kinh doanh vận tải quốc tế và 26/30 Công
ty TNHH Ken Logistics hàng đầu thế giới tham gia đầu tư và kinh doanh vận tải
dưới nhiều hình thức khác nhau, do đó tính cạnh tranh trong ngành Logistics Việt
Nam là khá khắc nghiệt. Các công ty logistics thế giới đầu tư một cách mạnh mẽ
vào thị trường Việt Nam để khai thác được các thế mạnh của thị trường giao
thương trọng yếu tại Đông Nam Á và đáp ứng các nhu cầu về xuất nhập khẩu
hàng hóa tại địa phương. Các chi nhánh của các công ty logistics thế giới cạnh
tranh mạnh mẽ với các công ty logistics Việt Nam nhằm chiếm được các lợi thế
về thị phần và khách hàng. Những công ty này có các thế mạnh về vốn, đầu tư và
thị trường nhưng lại có những hạn chế so với các công ty nội địa về việc am hiểu
thị trường địa phương, văn hóa, thói quen và nhân khẩu học...
Công ty TNHH KEN Logistics được thành lập vào tháng 4 năm 2014. KEN
Logistics đã phát triển trở thành một công ty chuyên về Giao nhận & Khai thuê
Hải quan có năng lực cốt lõi là Logistics trong và ngoài nước. Công ty đang từng
bước xây dựng chiến lược cạnh tranh cho riêng mình để chiếm giữ được một
thị phần nhất định và xây dựng được thương hiệu. Tuy nhiên, để tồn tại và phát
triển lâu dài, Công ty TNHH KEN Logistics cần nâng cao năng lực cạnh tranh của
mìnhtrong nhiều khía cạnh về năng lực tài chính, chất lượng nguồn lực, chất
lượng dịch vụ cung cấp, giá trị thương hiệu và giá trị vô hình, khả năng hội nhập
và liên kết quốc tế, để từng bước có được lợi thế cạnh tranh trong ngành logistics
Việt nam.
Với những lý do kể trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty TNHH KEN Logistics” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong những năm gần đây, trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều công trình
nghiên cứu về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như:
Luận án Tiến sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty thương mại
3
cổ phần Ngoại Thương Việt Nam” của tác giả Hoàng Nguyên Khai Đại học
Công ty Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016. Luận án hệ thống hóa và góp phần
làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của Công
tythương mại. Phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của
Vietcombank trong giai đoạn 2009-2014. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và mức
độ tác động của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của Vietcombank. Giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank trên thị trường Việt Nam.
Kiến nghị Công tyNhà nước và Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh của
Vietcombank trong hệ thống NHTM Việt nam hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu,
hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2020.
Luận văn thạc sỹ kinh tế “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH
The one Logistics Việt Nam” của tác giả Nguyễn Diệu Ly, bảo vệ tại trường Đại học
Ngoại Thương năm 2018. Thông qua tìm hiểu về Năng lực cạnh tranh của
Công ty TNHH The one Logistics Việt Nam, Luận văn đặt mục tiêu đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH The one
Logistics Việt Nam để giúp công ty ngày một hoàn thiện về chất lượng dịch vụ
cung ứng và có một vị trí vững chắc hơn trong ngành Logistics Việt Nam.
Luận văn thạc sỹ “Nâng cao năng lực cạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp
logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Sầm Thị
Quỳnh, Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016 với các tiêu chí cạnh
tranh về nguồn lực, dịch vụ, cơ chế điều hành của các doanh nghiệp logistics Việt
nam nhằm cạnh tranh một cách toàn diện với các doanh nghiệp logistics nước
ngoài trên thị trường Việt Nam và các thị trường liên quan là thị trường khu vực
và thế giới.
Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh cho doanhnghiệp logistics Việt Nam” của ThS Lê Xuân
Trường được công bố tại Tạp chí Giao thông vận tải số tháng 03/2019. Trong đó
nghiên cứu đề cập đến một số các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp logistics, cụ thể như: Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý; nguồn lực
4
về vật chất và kỹ thuật; năng lực tài chính của doanh nghiệp; chất lượng lao
động; giá bán của sản phẩm; chất lượng của sản phẩm; trên cơ sở mô hình năm
lực lượng cạnh tranh của Michael Porter.
Tổng quan các nghiên cứu cho thấy: các tác giả đều đề cập đến cơ sở lý
luận về cạnh tranh, các tiêu chí về cạnh tranh trong ngành logistics, các nhân tố ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics và thực trạng năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp nghiên cứu trong thời gian từ 2019 trở vể trước. Tuy
nhiên, Các công trình đã công bố chưa sử dụng phương pháp điều tra khảo sát để
phân tích cụ thể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics, chưa phân tích
các biến động mới của các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp logistics trong thời gian gần đây, nhất là giai đoạn kinh tế - xã hội Việt Nam
có nhiều khó khăn trong khi dịch Covid 19 xuất hiện ở nước ta. Hơn nữa theo
tác giả được biết cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu nào nghiên cứu Nâng cao
năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH KEN Logistics. Do đó, đề tài này là đề tài
đầu tiên cho tới thời điểm này, nghên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp cụ thể là Công ty TNHH KEN Logistics.
3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của Công ty TNHH KEN Logistics
Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh và doanh nghiệp
Logistics;
- Phân tích thực trạng về Năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH KEN
Logistics;
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
TNHH KEN Logistics.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đi sâu và
5
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics và thực tiễn năng lực cạnh
tranh của công ty TNHH Ken Logistics.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: Năng lực cạnh tranh của công ty TNHH KEN Logistics
+ Không gian: Công ty TNHH KEN Logistics.
+ Thời gian: Năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH KEN Logistics giai
đoạn 2019 - 2021 và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của Công ty trong thời gian 2022 -2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp phân
tích thống kê, so sánh, đối chiếu lý luận với thực tiễn, diễn giải, tổng hợp…Trên cơ
sở phương pháp nghiên cứu để xem xét đánh giá, giải quyết các vấn đề đặt ra trong
đề tài nghiên cứu.
* Phương pháp thu thập số liệu:
- Phương pháp thu thập thứ cấp: Luận văn sử dụng các báo cáo chuyên đề, báo
cáo tháng, quý, năm đồng thời tác giả khai thác số liệu được cập nhật thường xuyên
trên website của Công ty TNHH Ken Logistics làm tài liệu phân tích đánh giá năng
lực cạnh tranh của Công ty giai đoạn 2019 - 2021.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Luận văn sử dụng phương pháp điều tra
khảo sát; Nội dung điều tra khảo sát dựa trên các tiêu chí đánh giá về năng lực cạnh
tranh của Công ty và các đối thủ cạnh tranh; số phiếu dự kiến là 85 phiếu; đối tượng
khảo sát là các khách hàng của Công ty và của đối thủ cạnh tranh; thu thập số liệu
qua Gmai hoặc trực tiếp, hình thức khảo sát ngẫu nhiên.
* Cách thức tiến hành hành khảo sát:
Bước 1: Lập phiếu điều tra trắc nghiệm các câu hỏi tập trung chủ yếu xung
quanh nội dung về nâng lực cạnh tranh của Công ty.
Bước 2: Tiến hành phát phiếu điều tra trắc nghiệm đến các cán bộ, nhân viên
6
trong công ty.
Bước 3: Tiến hành thu thập lại phiếu điều tra.
Tác giả đã tiến hành điều tra trắc nghiệm với đối tượng là khách hàng đã và
đang sử dụng dịch vụ của công ty nhằm mục đích thu thập được thông tin một cách
cụ thể liên quan đến năng lực cạnh tranh của công ty. Số phiếu phát ra là 85 phiếu
và thu về 80 phiếu (≈ 94%). Phiếu điều tra được gửi cho tất cả các đối tượng được
chọn mẫu trước 01 tuần khi buổi thảo luận diễn ra (Phụ lục 1)
- Phương pháp xử lý thông tin, dữ liệu:
+ Với dữ liệu thứ cấp: Phương pháp thống kê, tổng hợp các số liệu, thống kê
các số liệu qua từng năm của Công ty để phân tích, xử lý, mô tả, phương pháp so
sánh…
+ Với các thông tin sơ cấp: Sau khi tập hợp các phiếu khảo sát, chọn lọc phiếu
hợp lệ, hợp lý sẽ được tổng hợp trên phần mềm Excel để phân tích theo mức độ
đánh giá năng lực cạnh tranh (tốt, khá, trung bình, yếu)
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, chữ viết tắt, phụ
lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp Logistics
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH KEN
Logistics
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty TNHH KEN Logistics
7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP LOGISTICS
1.1. Tổng quan về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là một trong những cơ bản đặc trưng của nền kinh tế thị trường.
Hoạt động của cạnh tranh không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Đồng
thời cạnh tranh cũng là nguyên do tạo ra động lực phát triển của nền kinh tế. Cạnh
tranh có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển. Thông qua cạnh tranh, thị
trường kích hoạt các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công
nghệ mới vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm tốt hơn, giá cả rẻ hơn, dịch vụ tốt
hơn. “Cũng thông qua cạnh tranh, trường thị sẽ loại bỏ những công việc kinh doanh
kém hiệu quả. Để không đào thải, các hệ thống doanh nghiệp phải luôn thay đổi
mới, nâng cao sự sáng tạo trong hoạt động kinh doanh của mình. Nhờ đó, hàng hóa
trên thị trường luôn phong phú, đa dạng với chất lượng ngày càng tốt hơn. Trong
trường thị trường cơ sở điều kiện, doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển,
doanh nghiệp đó phải bán sản phẩm của mình để thu về lợi nhuận. Vì thế, các doanh
nghiệp phải không ngừng nỗ lực cải tiến để thỏa mãn nhu cầu tốt nhất của khách
hàng thông qua nhiều biện pháp như nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, định
giá sản phẩm, đổi mới phương thức bán hàng, tăng cường quảng bá sản phẩm.
Trong quá trình cạnh tranh, doanh nghiệp nào đáp ứng tốt hơn yêu cầu của
khách hàng với mức giá hợp lý, sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm, dịch vụ thu được
nhiều lợi nhuận, sẽ trở thành người chiến thắng trong cuộc cạnh tranh. Hình thành
và phát triển cùng nền kinh tế thị trường, cạnh tranh được xem là cơ sở và hoạt
động cho sự phát triển.” Do đó, có rất nhiều học giả nghiên cứu và đưa ra những
cách tiếp cận khác nhau đối với khái niệm. Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự cạnh
tranh, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành lấy những điều kiện thuận
lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”1
.
Với cách tiếp cận này, mục tiêu cuối cùng là lợi ích của các nhà tư bản thông
1
Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam
8
qua việc đấu tranh để tận dụng và khai thác những điều kiện thuận lợi trong sản
xuất và tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ. Cạnh tranh là sự đối đầu giữa các doanh
nghiệp, các ngành, các quốc gia sản xuất cùng loại hàng hoá, dịch vụ trên cùng một
thị trường để có nhiều khách hàng, nhằm tạo điều kiện lao động có lợi nhất. sản
xuất dịch vụ thụ hưởng với lợi nhuận cao nhất. Chính vì vậy, nhà kinh tế
P.Samuelson đã nói: “Cạnh tranh là sự kiện kinh doanh tác động lẫn nhau để phân
biệt đối thủ cạnh tranh và thị trường”2
.
Ở góc độ thị trường, theo Tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm: “Cạnh tranh trên
trường không phải là loại trừ đối thủ của mình, mà là mang lại cho khách hàng
những giá trị gia tăng cao hơn, mới lạ hơn. Đó là cách lựa chọn của chính bạn chứ
không phải của đối thủ. Trong sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để phục vụ
khách hàng tốt hơn mỗi ngày, các doanh nghiệp hài lòng với vị thế của mình trên thị
trường sẽ bị tụt lại phía sau và sẽ bị đào thải với tốc độ nhanh đến khó tin”3
.
Trên thực tế, có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh trong doanh nghiệp,
theo tác giả tổng hợp lại: “Cạnh tranh là quá trình chủ thể tìm mọi phương pháp để
vượt lên đối thủ về một hoặc nhiều lĩnh vực nhất, quá trình này tạo ra sự nổi trội của
chủ thể so với đối thủ” Thay đổi mới với tinh hoa của tất cả để phục vụ hàng hóa
một cách tốt nhất và đối phó với con người ngày càng thay đổi của thị trường đa
biến của nền kinh tế thế giới trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động – xã
hội.
1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Theo quan điểm tổng hợp của Van Duren, Martin và Westgren, “năng lực
cạnh tranh là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận, thị phần trên các trường trong và
ngoài nước. Các đánh giá chỉ là năng suất lao động, công nghệ, tổng năng lượng sản
xuất yếu tố, chi phí cho nghiên cứu và phát triển, chất lượng và đặc biệt của sản
phẩm, chi phí đầu vào. Ngoài ra, lý thuyết tổ chức công việc xem xét năng lực cạnh
tranh dựa trên khả năng sản xuất ra sản phẩm ở mức giá thấp hơn hoặc thấp hơn
2
Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam
trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động – xã hội.
3
Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004), Thị trường, Chiến lược, Cơ cấu: Cạnh tranh về giá trị gia tăng, Ðịnh vị và
phát triển doanh nghiệp, NXB Tổng hợp TP.HCM.
9
mức phổ biến mà không có sự hỗ trợ, bảo đảm đứng trước các sản phẩm khác đối
thủ hay sản phẩm thay thế.” Theo Michael E. Porter, “năng lực cạnh tranh là khả
năng tạo ra sản phẩm có quy trình công nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao
phù hợp với nhu cầu khách hàng, chi phí thấp, năng suất cao lợi nhuận tăng
nhanh”4
.
Như vậy, năng lực cạnh tranh có thể hiểu là khả năng khai thác, huy động,
quản lý và sử dụng các nguồn lực và điều kiện của khách hàng một cách có hiệu quả
để tạo ra lợi thế cạnh tranh trước đối thủ, quyền bảo vệ cho doanh nghiệp có thể tồn
tại và phát triển trên thị trường.
Từ các quan điểm trên, tác giả cho rằng: “Năng lực cạnh tranh là khả năng
khai thác, huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực giới hạn như
nhân lực, vật lực, tài lực,…để tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn so với đối thủ
cạnh tranh; đồng thời, biết lợi dụng các điều kiện khách quan một cách có hiệu
quả để tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ, xác lập vị thế cạnh tranh của mình
trên thị trường; từ đó, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập và lợi nhuận cao, đảm
bảo cho doanh nghiệp tồn tại, tăng trưởng và phát triển bền vững”.
1.1.3. Các cấp độ cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh quốc gia
Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu định nghĩa: “Năng lực cạnh tranh
quốc gia là khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền
vững về mức sống, nghĩa là đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao xác định sự thay
đổi tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người theo thời gian.
Ở cấp độ quốc gia, khái niệm năng lực cạnh tranh có nghĩa là năng suất sản
xuất quốc gia. Năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào khả năng sử dụng nguồn nhân
lực, vốn và tài nguyên của một quốc gia, vì nó là khả năng xác định mức sống có
thể thực hiện được thông qua tiền lương, tỷ suất lợi nhuận trên vốn bỏ ra, tỷ suất lợi
nhuận thu được từ tài nguyên thiên nhiên.
4
Michael E. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
10
Năng lực cạnh tranh không phải là cách một quốc gia cạnh tranh để phát triển
thịnh vượng, mà là một quốc gia cạnh tranh hiệu quả như thế nào trong tất cả các
lĩnh vực.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên việc khai thác và sử dụng có
hiệu quả các lợi thế bên trong và bên ngoài để tạo ra sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn
người sử dụng để tồn tại và phát triển, thu lợi nhuận cao hơn và nâng cao vị thế so
với các đối thủ trên thị trường.
Các nhân tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Chất lượng, khả năng cung cấp, mức độ chuyên môn hóa đầu vào
- Sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp
- Yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ
- Vị thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Lý thuyết thương mại truyền thông đã xem xét khả năng cạnh tranh của một
sản phẩm thông qua lợi nhuận để so sánh chi phí và năng lực sản xuất với các đối
thủ cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh của một sản phẩm được đo bằng thị phần của
sản phẩm có thể có trên thị trường. Cạnh tranh sản phẩm có thể đại diện cho lợi ích
của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.
Tiêu chuẩn chỉ đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao gồm các tiêu chí cơ
bản và tiêu chí cụ thể
Cơ bản chỉ bao gồm giá thành và giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm, hệ
thống phân phối và uy tín của doanh nghiệp.
Việc định lượng chỉ bao gồm những điều cơ bản: thị phần của sản phẩm trên
thị trường trong mỗi năm so với các đối thủ cạnh tranh; trình độ sản xuất, doanh thu
của mặt hàng đó trong từng năm so với đối thủ cạnh tranh; sự chênh lệch giá của
11
sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh.
Các chỉ tiêu định tính bao gồm những điều cơ bản: sự khác biệt về chất lượng
sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh; sức hấp dẫn của sản phẩm về mẫu mã, cách
thức so sánh với các đối thủ cạnh tranh; ấn tượng mà hình ảnh nhãn hiệu của nhà
sản xuất sản phẩm so sánh với hàng hóa của đối thủ cạnh tranh
Mối quan hệ năng lực cạnh tranh giữa các cấp độ
Năng lực cạnh tranh ở các cấp có mối quan hệ qua lại rất chặt chẽ. Năng lực
cạnh tranh quốc gia là điều kiện cần thiết để các ngành, các doanh nghiệp và sản
phẩm phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh.”5
Môi trường kinh tế càng tự do, chính sách càng thông thoáng thì khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm càng cao.
1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Khái niệm năng lực cạnh tranh lần đầu tiên được cập nhật ở Mỹ vào đầu
những năm 1980. Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp cạnh tranh là tế,
Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội năm 2018 doanh nghiệp sản xuất được sản
phẩm và dịch vụ với chất lượng đảm bảo ngược lại và giá thấp hơn so với các đối
thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh có nghĩa là đạt được lợi
ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng đảm bảo thu nhập cho người lao động và
chủ doanh nghiệp ”. Ý nghĩa này cũng được lặp lại trong sách trắng về năng lực
cạnh tranh của Vương quốc Anh (1994). Năm 1998, Bộ Thương mại và Công
nghiệp (Anh) đã đưa ra định nghĩa: “Năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng
sản phẩm, đúng giá và đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu của
khách hàng với hiệu suất và hiệu quả cao hơn so với các doanh nghiệp khác ”.
Tuy nhiên, khái niệm năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu một cách có hệ
thống cho đến nay. Theo Buckley (1998) “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
5
Nguyễn Diệu Ly, Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam, Luận văn thạc
sỹ kinh

More Related Content

Similar to Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.

La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...
La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...
La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế. (20)

Nâng cao xuất khẩu hàng nguyên container bằng đường biển, HOT
Nâng cao xuất khẩu hàng nguyên container bằng đường biển, HOTNâng cao xuất khẩu hàng nguyên container bằng đường biển, HOT
Nâng cao xuất khẩu hàng nguyên container bằng đường biển, HOT
 
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAYĐề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chínhLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
 
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tếLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty VinacominLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
 
Luận văn: Quản trị nhân sự tại công ty phích nước rạng đông, HAY
Luận văn: Quản trị nhân sự tại công ty phích nước rạng đông, HAYLuận văn: Quản trị nhân sự tại công ty phích nước rạng đông, HAY
Luận văn: Quản trị nhân sự tại công ty phích nước rạng đông, HAY
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Sonion
Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty SonionHoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Sonion
Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Sonion
 
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOTĐề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần...
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPCÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
 
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái NguyênLuận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
 
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ XÂY DỰNG UÔNG BÍ: THỰC TRẠNG...
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ XÂY DỰNG UÔNG BÍ: THỰC TRẠNG...QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ XÂY DỰNG UÔNG BÍ: THỰC TRẠNG...
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ XÂY DỰNG UÔNG BÍ: THỰC TRẠNG...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Của Nhân Viên Tại Khối Logistics
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Của Nhân Viên Tại Khối LogisticsLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Của Nhân Viên Tại Khối Logistics
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Của Nhân Viên Tại Khối Logistics
 
Tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ t...
Tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ t...Tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ t...
Tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ t...
 
La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...
La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...
La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...
 
Đề tài: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, HOT
Đề tài: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, HOTĐề tài: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, HOT
Đề tài: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, HOT
 

More from ssuser499fca

More from ssuser499fca (20)

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 

Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH KEN LOGISTICS Ngành: Kinh tế Quốc tế TẠ PHƯƠNG PHƯƠNG Hà Nội, năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH KEN LOGISTICS Ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 8310106 Họ và tên học viên: Tạ Phương Phương Người hướng dẫn: GS, TS Hoàng Văn Châu Hà Nội, năm 2022
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong Luận văn Thạc sĩ đều là trung thực, và có nguồn tài liệu tham khảo chính thống. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình Người cam đoan Tạ Phương Phương
  • 4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ..............................................v TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN............................................. vi PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP LOGISTICS ..............................7 1.1. Tổng quan về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.......................................7 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh................................................................................7 1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh............................................................8 1.1.3. Các cấp độ cạnh tranh...............................................................................9 1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .......................................................11 1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...............................11 1.2.2. Đặc điểm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.................................12 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .............13 1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics.......................................17 1.3.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics................17 1.3.2. Đặc điểm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics .................17 1.3.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics .............................................................................................................................18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH KEN LOGISTICS ......................................................................................26 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH KEN Logistics ............................................26 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH KEN Logistics ..26 2.1.2. Cơ cấu tổ chức .........................................................................................27 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH KEN Logistics...30 2.2.1. Hoạt động vận tải.....................................................................................30 2.2.2. Hoạt động kho bãi và lưu trữ hàng hóa .................................................31
  • 5. iii 2.2.3. Hoạt động khai báo hải quan..................................................................31 2.2.4. Các đối thủ cạnh tranh............................................................................32 2.3. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty theo các tiêu chí cạnh tranh.............................................................................................................33 2.3.1. Giá cả........................................................................................................33 2.3.2. Tốc độ tăng trưởng thị phần....................................................................37 2.3.3. Chất lượng dịch vụ...................................................................................39 2.3.4. Thời gian giao hàng.................................................................................46 2.3.5. Hiệu quả kinh doanh...............................................................................48 2.3.7. Giá trị vô hình của doanh nghiệp ...........................................................54 2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH KEN Logistics..........57 2.4.1. Những kết quả đạt được ..........................................................................57 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân.........................................................................58 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH KEN LOGISTICS .........................................59 3.1 Cơ hội và thách thức đối với ngành Logistics tại Việt Nam trong thời gian tới ...........................................................................................................................59 3.1.1. Cơ hội .......................................................................................................59 3.1.2. Thách thức ...............................................................................................60 3.2. Định hướng phát triển kinh doanh và những thuận lợi khó khăn của Công ty TNHH KEN Logistics trong thời gian tới ...........................................60 3.2.1. Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty TNHH KEN Logistics trong thời gian tới ..............................................................................................60 3.2.2. Các thuận lợi và khó khăn của Công ty TNHH KEN Logistics trong thời gian tới ........................................................................................................61 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH KEN Logistics ..........................................................................................62 3.3.1. Giải pháp về hoàn thiện bộ máy tổ chức ................................................62 3.3.2 Nâng cao chất lượng nguồn lực và phân bổ nguồn lực .........................64 3.3.3. Hoàn thiện quy trình cung cấp dịch vụ logistics....................................65
  • 6. iv 3.3.4. Tăng cường marketing và quảng bá doanh nghiệp ...............................66 3.3.5. Đẩy mạnh hợp tác liên kết với các doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực logistics ........................................................................................................67 3.3.6. Phát triển và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường và phản hồi của khách hàng.........................................................................................................68 3.3.7. Tăng cường năng lực tài chính...............................................................69 3.3.8. Đa dạng hóa các loại dịch vụ Logistics...................................................70 3.3.9. Đa dạng hóa các phương thức cung ứng dịch vụ Logistics ..................73 3.3.10. Nâng cao chất lượng của dịch vụ .........................................................74 KẾT LUẬN..............................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... viii PHỤ LỤC................................................................................................................. xi
  • 7. v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Kết quả hoạt động của công ty .................................................................29 Bảng 2.2. Giá cước vận chuyển container bằng đường bộ .......................................34 Bảng 2.3. Kết quả khảo sát đánh giá của khách hàng...............................................35 Bảng 2.4. Thị trường giao nhận XNK bằng đường biển của KEN Logistics...........39 Bảng 2.5. Liệt kê các kiểu sai sót của KEN LOGISTICS ........................................44 Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về thời gian giao hàng...................................................47 Bảng 2.7. Sản lượng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty.....................48 Bảng 2.8. Sản lượng giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại KEN Logistics........49 Bảng 2.9. Cơ cấu lao động theo trình độ và độ tuổi..................................................50 Bảng 2.10. Kết quả khảo sát về công nghệ thông tin................................................56 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty......................................................................27 Biểu đồ 2.1. Kết quả đánh giá về giá cả của công ty Ken Logistics.........................36 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu thị phận doanh thu của một số công ty tại thị trường Miền Nam ...................................................................................................................................37 Biểu đồ 2.3. Thị phần cung cấp dịch vụ mục tiêu cố định tại thị trường miền Nam 2020...........................................................................................................................38 Biểu đồ 2.4. Kết quả khảo sát về chất lượng dịch vụ................................................42 Biểu đồ 2.5. Kết quả khảo sát về tình hình chăm sóc khách hàng của công ty ........45 Biểu đồ 2.6. Kết quả khảo sát về thời gian giao hàng...............................................47 Biểu đồ 2.7. Kết quả đánh giá của khách hàng về nhân viên công ty KEN Logistics ...................................................................................................................................52 Biểu đồ 2.8. Kết quả đánh giá về giá trị vộ hình của doanh nghiệp .........................54
  • 8. vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là yêu cầu cấp thiết đối với doanh nghiệp trong mọi thời điểm. Công ty TNHH KEN Logistics là một trong những doanh nghiệp vận tải biển hàng đầu của Việt Nam nhưng năng lực cạnh tranh còn yếu. Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, cạnh tranh trong ngành gay gắt, ngoài việc phải phát huy tối đa hiệu quả sản xuất kinh doanh trên thị trường vốn có, công ty còn cần phải mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của đội tàu. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH KEN Logistics” nhằm phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty và đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng các dữ liệu thu thập từ các báo cáo, tài liệu của công ty và các nguồn tư liệu tổng hợp khác. Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, sơ đồ, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia làm ba chương: Chương I: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics Tác giả đưa ra các khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics. Từ đó đưa ra các tiêu chí đánh giá và phương pháp đánh giá để tìm hiểu năng lực cạnh tranh của công ty ở chương sau. Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Ken logistics Tác giả giới thiệu khái quát về công ty ken logistics như quá trình hình thành và phát triển; các lĩnh vực hoạt động; tình hình sản xuất kinh doanh. Tiếp theo, căn cứ vào các cơ sở lý thuyết và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ở chương 1, tác giả tiến hành tìm hiểu thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Ken logistics. Trong chương này, tác giả đã nói đến cơ hội cũng như những thách thức của
  • 9. vii ngành Logistic. Tác giả cũng đã nêu ra định hướng kinh doanh và những thuận lợi khó khan của công ty Ken logistic trong thời gian tới. Cuối cùng tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian tới trên cơ sở những kết quả đạt được và những hạn chế của công ty về năng lực cạnh tranh.
  • 10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa thúc đẩy sự giao thương giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện nay, quốc tế hóa nền kinh tế là xu thế tất yếu khách quan. Đối với các tất cả các nước trên thế giới thì hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn khoảng cách giữa các nước với nhau đồng thời có điều kiện để phát huy những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc tế. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Việc tham gia vào hội nhập quốc tế đã đem lại rất nhiều cơ hội cho phát triển của nền kinh tế quốc gia nói chung và lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng - một lĩnh vực đóng góp doanh thu tương đối lớn vào nền kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế cùng với nỗ lực cải cách môi trường đầu tư và kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đang dần khẳng định vị trí đúng đắn của Việt Nam trên trường quốc tế và trong mắt các nhà đầu tư. Báo cáo kinh doanh năm 2018 của Ngân hàng Thế giới dự đoán Việt Nam sẽ được xếp hạng 68 trên 190 nền kinh tế, tăng 14 độ so với năm 2017 (82/190 nền kinh tế) (Tiến, 2017a). Việt Nam cũng đã tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế tài chính và các hiệp định thương mại. Ngoài ra, Việt Nam tiếp tục đàm phán các hiệp định đối tác toàn diện trong khu vực như Thỏa thuận toàn diện và tiến bộ về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Cho đến nay, khoảng 60 nền kinh tế trên thế giới đã đàm phán FTA với Việt Nam, bao gồm các đối tác thương mại quan trọng nắm giữ khoảng 90% thương mại của Việt Nam (Tien, 2018a; Tien, 2018b; Davis, 2011). Các hoạt động về xuất nhập khẩu và ngoại thương dần chiếm vị trí quan trọng trong xu thế phát triển đó. Đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động ngoại thương tại Việt Nam hiện nay là sự xuất hiện và phát triển của ngành Logistics-giao nhận vận tải quốc tế. Các công ty về Logistics hiện nay cung cấp dịch vụ vận tải đa dạng và phong phú, từ vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không...nhằm đẩy mạnh quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam
  • 11. 2 và các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến tháng 12 năm 2021, cả nước có khoảng 1.600 doanh nghiệp kinh doanh vận tải quốc tế và 26/30 Công ty TNHH Ken Logistics hàng đầu thế giới tham gia đầu tư và kinh doanh vận tải dưới nhiều hình thức khác nhau, do đó tính cạnh tranh trong ngành Logistics Việt Nam là khá khắc nghiệt. Các công ty logistics thế giới đầu tư một cách mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam để khai thác được các thế mạnh của thị trường giao thương trọng yếu tại Đông Nam Á và đáp ứng các nhu cầu về xuất nhập khẩu hàng hóa tại địa phương. Các chi nhánh của các công ty logistics thế giới cạnh tranh mạnh mẽ với các công ty logistics Việt Nam nhằm chiếm được các lợi thế về thị phần và khách hàng. Những công ty này có các thế mạnh về vốn, đầu tư và thị trường nhưng lại có những hạn chế so với các công ty nội địa về việc am hiểu thị trường địa phương, văn hóa, thói quen và nhân khẩu học... Công ty TNHH KEN Logistics được thành lập vào tháng 4 năm 2014. KEN Logistics đã phát triển trở thành một công ty chuyên về Giao nhận & Khai thuê Hải quan có năng lực cốt lõi là Logistics trong và ngoài nước. Công ty đang từng bước xây dựng chiến lược cạnh tranh cho riêng mình để chiếm giữ được một thị phần nhất định và xây dựng được thương hiệu. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển lâu dài, Công ty TNHH KEN Logistics cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mìnhtrong nhiều khía cạnh về năng lực tài chính, chất lượng nguồn lực, chất lượng dịch vụ cung cấp, giá trị thương hiệu và giá trị vô hình, khả năng hội nhập và liên kết quốc tế, để từng bước có được lợi thế cạnh tranh trong ngành logistics Việt nam. Với những lý do kể trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH KEN Logistics” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Trong những năm gần đây, trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như: Luận án Tiến sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty thương mại
  • 12. 3 cổ phần Ngoại Thương Việt Nam” của tác giả Hoàng Nguyên Khai Đại học Công ty Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016. Luận án hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của Công tythương mại. Phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của Vietcombank trong giai đoạn 2009-2014. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của Vietcombank. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank trên thị trường Việt Nam. Kiến nghị Công tyNhà nước và Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank trong hệ thống NHTM Việt nam hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2020. Luận văn thạc sỹ kinh tế “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH The one Logistics Việt Nam” của tác giả Nguyễn Diệu Ly, bảo vệ tại trường Đại học Ngoại Thương năm 2018. Thông qua tìm hiểu về Năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH The one Logistics Việt Nam, Luận văn đặt mục tiêu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH The one Logistics Việt Nam để giúp công ty ngày một hoàn thiện về chất lượng dịch vụ cung ứng và có một vị trí vững chắc hơn trong ngành Logistics Việt Nam. Luận văn thạc sỹ “Nâng cao năng lực cạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Sầm Thị Quỳnh, Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016 với các tiêu chí cạnh tranh về nguồn lực, dịch vụ, cơ chế điều hành của các doanh nghiệp logistics Việt nam nhằm cạnh tranh một cách toàn diện với các doanh nghiệp logistics nước ngoài trên thị trường Việt Nam và các thị trường liên quan là thị trường khu vực và thế giới. Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanhnghiệp logistics Việt Nam” của ThS Lê Xuân Trường được công bố tại Tạp chí Giao thông vận tải số tháng 03/2019. Trong đó nghiên cứu đề cập đến một số các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics, cụ thể như: Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý; nguồn lực
  • 13. 4 về vật chất và kỹ thuật; năng lực tài chính của doanh nghiệp; chất lượng lao động; giá bán của sản phẩm; chất lượng của sản phẩm; trên cơ sở mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter. Tổng quan các nghiên cứu cho thấy: các tác giả đều đề cập đến cơ sở lý luận về cạnh tranh, các tiêu chí về cạnh tranh trong ngành logistics, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics và thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nghiên cứu trong thời gian từ 2019 trở vể trước. Tuy nhiên, Các công trình đã công bố chưa sử dụng phương pháp điều tra khảo sát để phân tích cụ thể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics, chưa phân tích các biến động mới của các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics trong thời gian gần đây, nhất là giai đoạn kinh tế - xã hội Việt Nam có nhiều khó khăn trong khi dịch Covid 19 xuất hiện ở nước ta. Hơn nữa theo tác giả được biết cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu nào nghiên cứu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH KEN Logistics. Do đó, đề tài này là đề tài đầu tiên cho tới thời điểm này, nghên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cụ thể là Công ty TNHH KEN Logistics. 3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH KEN Logistics Mục tiêu nghiên cứu: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh và doanh nghiệp Logistics; - Phân tích thực trạng về Năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH KEN Logistics; - Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH KEN Logistics. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đi sâu và
  • 14. 5 năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics và thực tiễn năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Ken Logistics. - Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung: Năng lực cạnh tranh của công ty TNHH KEN Logistics + Không gian: Công ty TNHH KEN Logistics. + Thời gian: Năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH KEN Logistics giai đoạn 2019 - 2021 và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong thời gian 2022 -2025. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích thống kê, so sánh, đối chiếu lý luận với thực tiễn, diễn giải, tổng hợp…Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu để xem xét đánh giá, giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài nghiên cứu. * Phương pháp thu thập số liệu: - Phương pháp thu thập thứ cấp: Luận văn sử dụng các báo cáo chuyên đề, báo cáo tháng, quý, năm đồng thời tác giả khai thác số liệu được cập nhật thường xuyên trên website của Công ty TNHH Ken Logistics làm tài liệu phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty giai đoạn 2019 - 2021. - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Luận văn sử dụng phương pháp điều tra khảo sát; Nội dung điều tra khảo sát dựa trên các tiêu chí đánh giá về năng lực cạnh tranh của Công ty và các đối thủ cạnh tranh; số phiếu dự kiến là 85 phiếu; đối tượng khảo sát là các khách hàng của Công ty và của đối thủ cạnh tranh; thu thập số liệu qua Gmai hoặc trực tiếp, hình thức khảo sát ngẫu nhiên. * Cách thức tiến hành hành khảo sát: Bước 1: Lập phiếu điều tra trắc nghiệm các câu hỏi tập trung chủ yếu xung quanh nội dung về nâng lực cạnh tranh của Công ty. Bước 2: Tiến hành phát phiếu điều tra trắc nghiệm đến các cán bộ, nhân viên
  • 15. 6 trong công ty. Bước 3: Tiến hành thu thập lại phiếu điều tra. Tác giả đã tiến hành điều tra trắc nghiệm với đối tượng là khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ của công ty nhằm mục đích thu thập được thông tin một cách cụ thể liên quan đến năng lực cạnh tranh của công ty. Số phiếu phát ra là 85 phiếu và thu về 80 phiếu (≈ 94%). Phiếu điều tra được gửi cho tất cả các đối tượng được chọn mẫu trước 01 tuần khi buổi thảo luận diễn ra (Phụ lục 1) - Phương pháp xử lý thông tin, dữ liệu: + Với dữ liệu thứ cấp: Phương pháp thống kê, tổng hợp các số liệu, thống kê các số liệu qua từng năm của Công ty để phân tích, xử lý, mô tả, phương pháp so sánh… + Với các thông tin sơ cấp: Sau khi tập hợp các phiếu khảo sát, chọn lọc phiếu hợp lệ, hợp lý sẽ được tổng hợp trên phần mềm Excel để phân tích theo mức độ đánh giá năng lực cạnh tranh (tốt, khá, trung bình, yếu) 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, chữ viết tắt, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH KEN Logistics Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH KEN Logistics
  • 16. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP LOGISTICS 1.1. Tổng quan về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh là một trong những cơ bản đặc trưng của nền kinh tế thị trường. Hoạt động của cạnh tranh không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Đồng thời cạnh tranh cũng là nguyên do tạo ra động lực phát triển của nền kinh tế. Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển. Thông qua cạnh tranh, thị trường kích hoạt các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm tốt hơn, giá cả rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn. “Cũng thông qua cạnh tranh, trường thị sẽ loại bỏ những công việc kinh doanh kém hiệu quả. Để không đào thải, các hệ thống doanh nghiệp phải luôn thay đổi mới, nâng cao sự sáng tạo trong hoạt động kinh doanh của mình. Nhờ đó, hàng hóa trên thị trường luôn phong phú, đa dạng với chất lượng ngày càng tốt hơn. Trong trường thị trường cơ sở điều kiện, doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển, doanh nghiệp đó phải bán sản phẩm của mình để thu về lợi nhuận. Vì thế, các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực cải tiến để thỏa mãn nhu cầu tốt nhất của khách hàng thông qua nhiều biện pháp như nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, định giá sản phẩm, đổi mới phương thức bán hàng, tăng cường quảng bá sản phẩm. Trong quá trình cạnh tranh, doanh nghiệp nào đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng với mức giá hợp lý, sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm, dịch vụ thu được nhiều lợi nhuận, sẽ trở thành người chiến thắng trong cuộc cạnh tranh. Hình thành và phát triển cùng nền kinh tế thị trường, cạnh tranh được xem là cơ sở và hoạt động cho sự phát triển.” Do đó, có rất nhiều học giả nghiên cứu và đưa ra những cách tiếp cận khác nhau đối với khái niệm. Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự cạnh tranh, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành lấy những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”1 . Với cách tiếp cận này, mục tiêu cuối cùng là lợi ích của các nhà tư bản thông 1 Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam
  • 17. 8 qua việc đấu tranh để tận dụng và khai thác những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ. Cạnh tranh là sự đối đầu giữa các doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia sản xuất cùng loại hàng hoá, dịch vụ trên cùng một thị trường để có nhiều khách hàng, nhằm tạo điều kiện lao động có lợi nhất. sản xuất dịch vụ thụ hưởng với lợi nhuận cao nhất. Chính vì vậy, nhà kinh tế P.Samuelson đã nói: “Cạnh tranh là sự kiện kinh doanh tác động lẫn nhau để phân biệt đối thủ cạnh tranh và thị trường”2 . Ở góc độ thị trường, theo Tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm: “Cạnh tranh trên trường không phải là loại trừ đối thủ của mình, mà là mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn, mới lạ hơn. Đó là cách lựa chọn của chính bạn chứ không phải của đối thủ. Trong sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để phục vụ khách hàng tốt hơn mỗi ngày, các doanh nghiệp hài lòng với vị thế của mình trên thị trường sẽ bị tụt lại phía sau và sẽ bị đào thải với tốc độ nhanh đến khó tin”3 . Trên thực tế, có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh trong doanh nghiệp, theo tác giả tổng hợp lại: “Cạnh tranh là quá trình chủ thể tìm mọi phương pháp để vượt lên đối thủ về một hoặc nhiều lĩnh vực nhất, quá trình này tạo ra sự nổi trội của chủ thể so với đối thủ” Thay đổi mới với tinh hoa của tất cả để phục vụ hàng hóa một cách tốt nhất và đối phó với con người ngày càng thay đổi của thị trường đa biến của nền kinh tế thế giới trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động – xã hội. 1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh Theo quan điểm tổng hợp của Van Duren, Martin và Westgren, “năng lực cạnh tranh là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận, thị phần trên các trường trong và ngoài nước. Các đánh giá chỉ là năng suất lao động, công nghệ, tổng năng lượng sản xuất yếu tố, chi phí cho nghiên cứu và phát triển, chất lượng và đặc biệt của sản phẩm, chi phí đầu vào. Ngoài ra, lý thuyết tổ chức công việc xem xét năng lực cạnh tranh dựa trên khả năng sản xuất ra sản phẩm ở mức giá thấp hơn hoặc thấp hơn 2 Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động – xã hội. 3 Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004), Thị trường, Chiến lược, Cơ cấu: Cạnh tranh về giá trị gia tăng, Ðịnh vị và phát triển doanh nghiệp, NXB Tổng hợp TP.HCM.
  • 18. 9 mức phổ biến mà không có sự hỗ trợ, bảo đảm đứng trước các sản phẩm khác đối thủ hay sản phẩm thay thế.” Theo Michael E. Porter, “năng lực cạnh tranh là khả năng tạo ra sản phẩm có quy trình công nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao phù hợp với nhu cầu khách hàng, chi phí thấp, năng suất cao lợi nhuận tăng nhanh”4 . Như vậy, năng lực cạnh tranh có thể hiểu là khả năng khai thác, huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực và điều kiện của khách hàng một cách có hiệu quả để tạo ra lợi thế cạnh tranh trước đối thủ, quyền bảo vệ cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thị trường. Từ các quan điểm trên, tác giả cho rằng: “Năng lực cạnh tranh là khả năng khai thác, huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực giới hạn như nhân lực, vật lực, tài lực,…để tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh; đồng thời, biết lợi dụng các điều kiện khách quan một cách có hiệu quả để tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ, xác lập vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường; từ đó, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập và lợi nhuận cao, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, tăng trưởng và phát triển bền vững”. 1.1.3. Các cấp độ cạnh tranh Năng lực cạnh tranh quốc gia Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu định nghĩa: “Năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao xác định sự thay đổi tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người theo thời gian. Ở cấp độ quốc gia, khái niệm năng lực cạnh tranh có nghĩa là năng suất sản xuất quốc gia. Năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào khả năng sử dụng nguồn nhân lực, vốn và tài nguyên của một quốc gia, vì nó là khả năng xác định mức sống có thể thực hiện được thông qua tiền lương, tỷ suất lợi nhuận trên vốn bỏ ra, tỷ suất lợi nhuận thu được từ tài nguyên thiên nhiên. 4 Michael E. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
  • 19. 10 Năng lực cạnh tranh không phải là cách một quốc gia cạnh tranh để phát triển thịnh vượng, mà là một quốc gia cạnh tranh hiệu quả như thế nào trong tất cả các lĩnh vực. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các lợi thế bên trong và bên ngoài để tạo ra sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người sử dụng để tồn tại và phát triển, thu lợi nhuận cao hơn và nâng cao vị thế so với các đối thủ trên thị trường. Các nhân tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - Chất lượng, khả năng cung cấp, mức độ chuyên môn hóa đầu vào - Sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp - Yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ - Vị thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm Lý thuyết thương mại truyền thông đã xem xét khả năng cạnh tranh của một sản phẩm thông qua lợi nhuận để so sánh chi phí và năng lực sản xuất với các đối thủ cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh của một sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm có thể có trên thị trường. Cạnh tranh sản phẩm có thể đại diện cho lợi ích của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. Tiêu chuẩn chỉ đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao gồm các tiêu chí cơ bản và tiêu chí cụ thể Cơ bản chỉ bao gồm giá thành và giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm, hệ thống phân phối và uy tín của doanh nghiệp. Việc định lượng chỉ bao gồm những điều cơ bản: thị phần của sản phẩm trên thị trường trong mỗi năm so với các đối thủ cạnh tranh; trình độ sản xuất, doanh thu của mặt hàng đó trong từng năm so với đối thủ cạnh tranh; sự chênh lệch giá của
  • 20. 11 sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh. Các chỉ tiêu định tính bao gồm những điều cơ bản: sự khác biệt về chất lượng sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh; sức hấp dẫn của sản phẩm về mẫu mã, cách thức so sánh với các đối thủ cạnh tranh; ấn tượng mà hình ảnh nhãn hiệu của nhà sản xuất sản phẩm so sánh với hàng hóa của đối thủ cạnh tranh Mối quan hệ năng lực cạnh tranh giữa các cấp độ Năng lực cạnh tranh ở các cấp có mối quan hệ qua lại rất chặt chẽ. Năng lực cạnh tranh quốc gia là điều kiện cần thiết để các ngành, các doanh nghiệp và sản phẩm phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh.”5 Môi trường kinh tế càng tự do, chính sách càng thông thoáng thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm càng cao. 1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Khái niệm năng lực cạnh tranh lần đầu tiên được cập nhật ở Mỹ vào đầu những năm 1980. Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp cạnh tranh là tế, Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội năm 2018 doanh nghiệp sản xuất được sản phẩm và dịch vụ với chất lượng đảm bảo ngược lại và giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh có nghĩa là đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng đảm bảo thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp ”. Ý nghĩa này cũng được lặp lại trong sách trắng về năng lực cạnh tranh của Vương quốc Anh (1994). Năm 1998, Bộ Thương mại và Công nghiệp (Anh) đã đưa ra định nghĩa: “Năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, đúng giá và đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu của khách hàng với hiệu suất và hiệu quả cao hơn so với các doanh nghiệp khác ”. Tuy nhiên, khái niệm năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu một cách có hệ thống cho đến nay. Theo Buckley (1998) “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 5 Nguyễn Diệu Ly, Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh