SlideShare a Scribd company logo
1 of 148
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG............................................................................................iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................iii
DANH MỤC QUY ƯỚC VIẾT TẮT..................................................................iv
CHƯƠNG 1: DẪN LUẬN ....................................................................................1
1.1. Đưa ra vấn đề....................................................................................................................1
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................................3
1.2.1. Tìm hiểu hoạt động đầu tư của chính quyền địa phương...........................................3
1.2.2. Bàn về hiệu quả và kết quả đầu tư của chính quyền..................................................6
1.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu..............................................................................7
1.3.1. Mô hình nghiên cứu...................................................................................................7
1.3.2. Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................................8
1.3.3. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................................8
1.4. Ý nghĩa của nghiên cứu..................................................................................................10
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CHÍNH
QUYỀN ...............................................................................................................10
2.1. Đầu tư của chính phủ và hiệu quả đầu tư........................................................................11
2.1.1. Đầu tư của chính phủ...............................................................................................11
2.1.1.1. Đầu tư và đầu tư của chính phủ........................................................................11
2.1.1.2. Sự khác biệt giữa đầu tư của chính phủ với đầu tư công cộng và chi tiêu của
chính phủ........................................................................................................................15
2.1.1.3. Đặc điểm đầu tư của chính quyền.....................................................................21
2.1.1.4. Các cấp chính quyền tại Việt Nam và đầu tư của chính quyền địa phương.....25
2.2.1. Hiệu quả đầu tư........................................................................................................29
2.2.1.1. Hiệu quả đầu tư và hiệu quả đầu tư của chính quyền.......................................29
2.2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư...............................................................31
2.2. Khái quát lý luận hiệu quả đầu tư của chính quyền địa phương.....................................33
2.2.1. Thời kì manh nha và xuất hiện lý luận hiệu quả đầu tư của chính quyền địa phương
............................................................................................................................................34
2.2.2. Thời kì phát triển lý luận hiệu quả đầu tư của chính quyền địa phương.................35
2.2.3. Thời kì hoàng kim của lý luận hiệu quả đầu tư của chính quyền địa phương.........36
i
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CỦA CHÍNH QUYỀN
TỈNH CÀ MAU ..................................................................................................39
3.1. Tổng vốn đầu tư, kết cấu đầu tư và phân bổ vốn đầu tư cho các ngành mỗi năm..........39
3.1.1. Tổng vốn đầu tư, kết cấu đầu tư mỗi năm...............................................................39
3.1.2. Phân bổ đầu tư cho các ngành mỗi năm..................................................................44
3.2. Phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền địa phương.................................................48
3.2.1. Hiệu quả tăng trưởng kinh tế từ đầu tư của chính quyền địa phương......................48
3.2.1.1. Các thành tựu chung về kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2011 .........................48
3.2.1.2. Phân tích diễn biến GDP...................................................................................50
3.2.2. Hiệu quả tăng trưởng kinh tế trực tiếp từ đầu tư của chính quyền địa phương.......53
3.2.3. Hiệu quả tăng trưởng kinh tế gián tiếp từ đầu tư của chính quyền địa phương.......58
3.3. Phân tích hiệu quả kết cấu các ngành từ đầu tư của chính quyền địa phương................62
3.3.1. Lý luận về diễn biến kết cấu ngành.........................................................................62
3.3.1.2. Xu hướng dịch chuyển kết cấu ngành...............................................................64
3.3.2. Vai trò của đầu tư chính quyền địa phương đối với diễn biến kết cấu các ngành...67
3.3.3. Phân tích chứng minh thực tế về hiệu quả kết cấu các ngành từ đầu tư của chính
quyền tỉnh Cà Mau.............................................................................................................69
3.3.3.1. Phân tích diễn biến cơ cấu ngành và mối quan hệ giữa cơ cấu đầu tư và cơ cấu
ngành..............................................................................................................................69
3.3.3.2. Diễn biến lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp..........................................................71
3.3.3.3. Diễn biến lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.....................................78
3.3.3.4. Diễn biến lĩnh vực thương mại, dịch vụ ..........................................................79
3.4. Phân tích hiệu quả tạo việc làm từ đầu tư của chính quyền địa phương.........................81
3.4.1. Vai trò của đầu tư chính quyền đối với tạo việc làm...............................................81
3.4.2. Phân tích chứng minh thực tế về hiệu quả tạo việc làm từ đầu tư của chính quyền
tỉnh Cà Mau........................................................................................................................83
3.4.1.1. Phân tích diễn biến lao động qua các thời kỳ...................................................83
3.4.2.2. Phân tích hiệu quả tạo việc làm từ đầu tư.........................................................86
3.5. Phân tích hiệu quả tiêu dùng của người dân từ đầu tư của chính quyền địa phương.....91
3.5.1. Vai trò của đầu tư chính quyền địa phương đối với việc tiêu dùng của người dân. 91
3.5.1.1. Khái luận về tiêu dùng của người dân..............................................................91
3.5.1.2. Vai trò của đầu tư chính quyền với tiêu dùng của người dân...........................93
3.5.2. Phân tích chứng minh thực tế về hiệu quả tiêu dùng của người dân từ đầu tư của
chính quyền tỉnh Cà Mau...................................................................................................94
ii
3.5.2.1. Diễn biến dân số và ảnh hưởng của nó tới quy mô cầu tiêu dùng ...................94
3.5.2.2. Phân tích hiệu quả tiêu dùng của người dân từ đầu tư chính quyền ................97
CHƯƠNG 4: NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG ĐẦU TƯ CỦA CHÍNH
QUYỀN TỈNH CÀ MAU VÀ NGUYÊN NHÂN ............................................103
4.1. Vấn đề về quyết định vốn đầu tư dự án và nguyên nhân..............................................103
4.2. Vấn đề về kết cấu đầu tư, phân bố các ngành trong đầu tư của chính quyền địa phương
và nguyên nhân....................................................................................................................105
4.3. Vấn đề về hiệu quả đầu tư của chính quyền và nguyên nhân.......................................107
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU
TƯ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH CÀ MAU ....................................................113
5.1. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của chính quyền Cà Mau .................................113
5.2. Giới hạn phạm vi đầu tư của chính quyền địa phương.................................................118
5.2.1. Định hướng nguồn vốn đầu tư...............................................................................118
5.2.2. Phân cấp quản lý đầu tư.........................................................................................121
5.2.3. Cấp phát vốn đầu tư...............................................................................................122
5.3. Điều chỉnh và tối ưu kết cấu đầu tư của chính quyền địa phương................................123
5.4. Phối hợp đầu tư của chính quyền địa phương với việc cải thiện phúc lợi xã hội.........125
5.5. Tăng cường xây dựng quy chế dân chủ và pháp chế trong quyết sách đầu tư của chính
quyền địa phương.................................................................................................................126
KẾT LUẬN CỦA LUẬN VĂN.........................................................................132
LỜI CẢM TẠ.....................................................................................................viii
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................x
PHỤ LỤC 1: DIỄN BIẾN VIỆC LÀM (%) GIAI ĐOẠN 2000 – 2011 .........xiv
PHỤ LỤC 2: CHI TIÊU CỦA NGƯỜI DÂN....................................................xvi
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
iii
DANH MỤC QUY ƯỚC VIẾT TẮT
KTXH Kinh tế xã hội
CSHT Cơ sở hạ tầng
THCS Trung học cơ sở
TN Thu nhập
LĐ Lao động
VL Việc làm
GDP Tổng sản phẩm quốc dân
iv
WTO Tổ chức thương mại thế giới
NSNN Ngân sách nhà nước
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TLSX Tư liệu sản xuất
v
CHƯƠNG 1: DẪN LUẬN
1.1. Đưa ra vấn đề
Kinh tế Việt Nam đã trải qua năm 2011 với tốc độ tăng trưởng GDP 5.89% (Tổng cục
thống kê, 2012), là mức tăng tương đối khá trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều
biến động. Tuy nhiên, nền kinh tế đang tiếp tục đối mặt với những bất ổn kinh tế vĩ mô đã diễn ra
và gia tăng mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào đầu
năm 2007, như lạm phát cao, tỷ giá biến động mạnh và khó lường, thâm hụt thương mại dai dẳng,
dự trữ ngoại hối mỏng, thâm hụt ngân sách tăng cùng với tình trạng nợ công và nợ nước ngoài
đang dần đến ngưỡng nguy hiểm, thị trường tài chính - tiền tệ dễ bị tổn thương với những biến
động mạnh về lãi suất, niềm tin vào điều hành kinh tế vĩ mô bị suy giảm.
Một trong những nguyên nhân chính của những bất ổn vĩ mô thời gian qua là do mô hình
tăng trưởng theo chiều ngang, chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư công nhưng với chất
lượng thấp [6]. Nhiều chuyên gia cho rằng, đầu tư của Nhà nước hiện nay đang dàn trải và kém
hiệu quả. Cụ thể, đầu tư nhà nước vẫn còn lớn, chiếm đến 40% tổng đầu tư toàn xã hội và có ở
hầu hết các ngành kinh tế như giao thông, điện, cấp thoát nước, y tế… Lĩnh vực đầu tư còn
dàn trải, phân tán ra quá nhiều dự án, ngay cả trong các ngành sản phẩm dịch vụ, công ích
cũng có hàng chục nghìn dự án [21]. Tuy nhiên, việc quản lý đầu tư hiện nay còn phân tán,
chia cắt theo nguồn vốn, thiếu tập trung và thống nhất; Nhu cầu tư của các bộ, địa phương là
khổng lồ so với khả năng cân đối vốn của Nhà nước và của nền kinh tế, chưa có công cụ kiểm
soát hiệu quả. Điều đó dẫn đến hệ quả là nguy cơ tăng nhanh công nợ, nợ Chính phủ, nợ nước
ngoài.
1
Để khắc phục những bất cập trên, dự thảo Luật đầu tư công "khoanh" phạm vi điều
chỉnh gồm những hoạt động đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư sử dụng vốn nhà nước vào chương
trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội có khả năng thu hồi vốn (không nhằm mục đích
kinh doanh); quyền và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân liên quan đến đầu tư công và trách
nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư công. Cụ thể có 4 lĩnh vực đầu tư công là: Các chương
trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội, các dự án đầu tư
không có điều kiện xã hội hóa; Các chương trình, dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp tổ chức chính trị-xã hội; Các dự án đầu tư của cộng đồng dân cư,
tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp; Chương trình, mục tiêu dự án đầu tư công khai thác theo
quyết định của Chính phủ.
Là một tỉnh mới tái lập (2007), Cà Mau đã có được những thành tựu đáng kể trong
phát triển kinh tế - xã hội. Theo kết quả công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011 của tỉnh Cà Mau đạt 59,43
điểm, đứng thứ 32/63 tỉnh, thành trong cả nước, nằm trong nhóm các tỉnh có chỉ số PCI khá;
so với trong khu vực ĐBSCL, là tỉnh có số điểm và thứ hạng tăng nhiều nhất (tăng 5,86 điểm
và 19 hạng) và được xếp thứ 9/13 tỉnh, thành [25]. Tuy nhiên Cà Mau cũng phải đối mặt với
các vấn đề chung về hiệu quả đầu tư công, nhiều vấn đề cần phải đặt ra như: Hiệu quả đầu tư
công của chính quyền Cà Mau đã mang lại kết quả thế nào? Các tác động đầu tư của chính
quyền Cà Mau đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân Cà Mau ra sao? Đánh giá
hiệu quả đầu tư công như thế nào? Cần định hướng và đổi mới đầu tư công theo phương thức
nào? …
Trên cơ sở các vấn đề thực tiễn đó tác giả đã tiến hành lựa chọn đề tài “ Phân tích hiệu
quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau Việt Nam” làm luận văn nghiên cứu.
2
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1. Tìm hiểu hoạt động đầu tư của chính quyền địa phương
Nghiên cứu của TS.Tô Trung Thành, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội - Đề tài: “Đầu tư công lấn át đầu tư tư
nhân?” Góc nhìn từ mô hình thực nghiệm VECM
Kết quả thực nghiệm của TS.Tô Trung Thành cho thấy hiện tượng đầu tư công “lấn át”
đầu tư tư nhân thể hiện rõ nét, tác động là không đáng kể trong một vài năm đầu tiên, và hiệu
ứng sẽ đạt cực đại vào năm thứ 5. Sau một thập niên, 1% tăng vốn đầu tư công ban đầu sẽ
khiến đầu tư tư nhân bị thu hẹp khoảng 0.48%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tác động
đến GDP của đầu tư khu vực nhà nước là thấp so với tác động của đầu tư khu vực tư nhân,
theo đó1% tăng lên của đầu tư tư nhân có thể đóng góp 0.33% tăng trưởng, trong khi đầu tư
công chỉ đóng góp 0.23% tăng sản lượng trong cân bằng dài hạn.
Với những kết quả trên, bài nghiên cứu hàm ý rằng trong quá trình chuyển đổi mô hình
kinh tế, cần theo xu thế giảm dần tỷ trọng đầu tư công trong tổng vốn đầu tư của xã hội, đồng
thời tăng cường mạnh mẽ hiệu quả và chất lượng của đầu tư công. Cần tạo cơ hội bình đẳng
hơn nữa cho các nguồn vốn đầu tư khác của xã hội, tạo ra các cơ chế hiệu quả để huy động tối
đa các nguồn vốn tư nhân, giảm dần sự phụ thuộc, trông chờ vào ngân sách. Ngoài ra, cần đổi
mới tư duy về vai trò Nhà nước trong nền kinh tế, cụ thể là giảm bớt chức năng “nhà nước
kinh doanh”. Không nên phân bố đầu tư nhà nước vào các ngành mà khu vực tư nhân có thể
đảm nhiệm và đảm nhiệm tốt, chuyển trọng tâm ra ngoài lĩnh vực kinh tế, tập trung vào phát
triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, phát triển thể chế và phát triển năng lực, để tạo được
3
ngoại ứng tích cực lan tỏa đến khu vực tư nhân, hỗ trợ khu vực này trong quá trình kinh doanh
và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu của TSKH. Võ Đại Lược, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Đề tài: “Đổi
mới cơ chế phân cấp quản lý đầu tư công trong quá trình tái cấu trúc đầu tư công”
Nghiên cứu của TSKH Võ Đại Lược cho thấy các địa phương được quyền tự chủ rất
lớn về quy hoạch phát triển, phân cấp đất, quyền quyết định xây dựng các cơ sở hạ tầng trong
tỉnh, tuy là cần có sự đống ý của cấp trên (chưa thấy cấp trên bác bỏ rõ rệt các đề nghị của cấp
Tỉnh). Hệ quả là Việt Nam đang có tới 63 nền kinh tế Tỉnh thành và 1 nền kinh tế toàn quốc,
tỉnh thành nào cũng phấn đấu trở thành những nền kinh tế công nghiệp - có các khu cụm công
nghiệp, có sân bay, bến cảng, trường Đại học cao đẳng, đài truyền hình và phát thanh riêng....
Đặc điểm này đã và đang chi phối các vấn đề phát triển của Việt Nam nói chung và vấn đề đầu
tư công nói riêng. Đặc điểm này đã chi phối vấn đề phân cấp đầu tư công và tạo ra những bất
cập.
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra, các dự án nhóm A, B, C được phân chia cho các ngành và
địa phương tự xét duyệt, chỉ có một số rất ít do Thủ tướng phê duyệt (theo Nghị định số
16/2005/NĐ- CP ngày 7/2/2005 của chính phủ). Nghị định trên hầu như đã giao toàn quyền
cho các ngành và địa phương thẩm định và quyết định đầu tư, gần như là “khoán trắng”, các
cơ quan trung ương dường như giám sát, kiểm tra chiếu lệ mang tính hình thức, không có chế
tài kỷ luật nghiêm ngặt. Do vậy việc quản lý, điều chỉnh vĩ mô trong đầu tư công đã bị buông
lỏng.
Tính chất bình quân trong phân bổ vốn đầu tư công đã thể hiện khá rõ trong quyết định
số 210/26/QĐ - TTg, quy định 5 tiêu chí phân bổ vốn ngân sách cho các địa phương là: Dân
số; Trình độ phát triển - tỷ lệ nghèo, thu nội địa, tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương; Diện
4
tích tự nhiên; Số các đơn vị hành chính; Tiêu chí bổ sung - thành phố trực thuộc trung ương và
vùng trọng điểm.
Nghiên cứu của PGS.TS Lê Xuân Bá, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế
TW, Đề tài “Một số vấn đề phân cấp đầu tư công giữa trung ương và địa phương” . Nghiên
cứu của PGS.TS Lê Xuân Bá đã chỉ ra một số vấn đề sau:
- Chưa có một văn bản luật thống nhất về đầu tư công làm cơ sở pháp lý triển khai thực
hiện và quản lý đầu tư sử dụng vốn nhà nước không nhằm mục đích kinh doanh. Các quy định
hiện hành có ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nên gây khó khăn trong việc tra
cứu và thi hành.
- Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa xác định rõ yêu cầu quản lý nhà
nước về hoạt động đầu tư công, đối tượng và nội dung quản lý trong các khâu quy hoạch, kế
hoạch, chuẩn bị đầu tư, triển khai thực hiện dự án, quản lý sử dụng vốn, quản lý khai thác dự
án và một số vấn đề khác.
- Trong các vấn đề cụ thể nêu trong các văn bản pháp luật hiện hành còn có những nội
dung chưa rõ, chưa đủ đối với đầu tư công; quy định chưa nhất quán trong việc phân định
trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quá trình quản lý đầu tư công.
- Trong một số quy định hiện hành chưa đảm bảo sự rõ ràng, chặt chẽ và hiệu quả đối
với từng nhiệm vụ cụ thể trong quản lý đầu tư công.
- Thiếu các chế tài cụ thể để đảm bảo chấp hành kỷ cương, kỷ luật trong đầu tư; khắc
phục tình trạng đầu tư phân tán, hiệu
- Về cơ cấu đầu tư, trong giai đoạn 2000-2008, 65% vốn đầu tư nhà nước đã tập trung
vào 10 ngành, gồm: vận tải đường bộ, cung cấp nước, vận tải đường thủy, sản xuất điện và khí
đốt, khai thác dầu khí, quản lý nhà nước, dịch vụ y tế và trợ cấp xã hội, dịch vụ viễn thông,
5
văn hóa và thể thao và thủy lợi. 17% vốn đầu tư nhà nước được đầu tư cho 10 ngành khác là:
thương mại, dịch vụ phục vụ nông nghiệp, sản xuất phân hóa học, khai thác than, sản xuất xi-
măng, khoa học và công nghệ, kinh doanh bất động sản, vận tải đường sắt, khách sạn và du
lịch. Ðầu tư nhà nước vào dịch vụ tài chính, tiền tệ và các ngành công nghiệp chế biến công
nghệ cao là chưa đáng kể.
- Về những bất cập căn bản làm giảm sút hiệu quả đầu tư công, nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng rằng hiệu quả đầu tư công thấp là hệ quả của hàng loạt các yếu tố, như đầu tư thiếu quy
hoạch, thiếu kế hoạch chi tiết; đầu tư các dự án không còn cần thiết; đầu tư dàn trải chạy đua
giữa các địa phương theo kiểu “trăm hoa đua nở”; đầu tư phân tán, vốn được phân bổ vào quá
nhiều dự án nên các dự án thường bị thiếu vốn và kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí đầu tư và
chậm đưa công trình vào sử dụng; đầu tư dàn trải dẫn đến dư thừa công suất, tỷ suất sử dụng
công trình không đạt như dự kiến, chi phí vận hành không giảm, gây lãng phí, tạo kẽ hở cho
tình trạng tham nhũng, tham ô. Hệ quả là làm giảm hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Đồng thời, quản lý và giám sát đầu tư còn yếu kém làm thất thoát vốn đầu tư và chưa bảo đảm
chất lượng và hiệu quả công trình như dự kiến; phân cấp quyết định và sử dụng vốn đầu tư
chưa đi kèm với giám sát, kiểm soát chất lượng và hiệu quả đầu tư.
1.2.2. Bàn về hiệu quả và kết quả đầu tư của chính quyền
Các nghiên cứu đều đã chỉ ra các mặt tích cực của đầu tư của chính quyền đối với sự
phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; của việc tạo công ăn việc làm, tạo cầu tiêu dùng … Tuy
nhiên bên cạnh đó các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rất nhiều mặt yếu kém đáng phê phán và cần
cải tiến trong đầu tư của chính quyền cũng như những vấn đề còn đang tranh luận về mặt lý
luận và thực tiễn như:
6
- Hiệu quả đầu tư của chính quyền quá thấp, thất thoát, tiêu hao nhiều
- Bất cập trong phân cấp đầu tư, phân bổ nguồn vốn,
- Thiếu hành lang pháp lý trong đầu tư công, trong giám sát …
- Thiếu cán bộ có tâm và có tầm
- Lẫn lộn giữa vai trò thúc đẩy, dẫn dắt, định hướng của đầu tư của chính quyền với các
chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế xã hội; giữa đầu tư của chính quyền
và đầu tư tư nhân.
- Đầu tư chính của quyền có triệt tiêu đầu tư tư nhân hay không? Hay hỗ trợ?
- Việc tái cấu trúc đầu tư của chính quyền thế nào? Phân cấp, phân quyền ra sao ?
- Tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp nhà nước thế nào?
Mặt dù các đề tài nghiên cứu đã chỉ ra nhiều vấn đề, tuy nhiên đều mới chỉ dừng ở các
nghiên cứu mang tính vĩ mô, trên phạm vi toàn quốc, toàn ngành, mà chưa đi sâu vào phân
tích, nghiên cứu cho các địa phương cụ thể; đặc biệt là các tỉnh nhỏ, mới thành lập như Cà
Mau; để tìm hiểu xem hiệu quả đầu tư của Cà Mau hiện đang thế nào? Và làm thế nào để nâng
hiệu quả đầu của chính quyền tại Cà Mau.
1.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Mô hình nghiên cứu
7
Hệ thống lý luận đầu tư
chính quyền
Phương pháp đánh giá
hiệu quả KT - XH
Mô tả, phân tích, đánh giá hiệu quả ĐTC của chính quyền Cà Mau
Kiến nghị nâng cao hiệu quả đầu tư của chính quyền tại Cà Mau
Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
1.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu, thông tin thứ cấp,
- Thu thập các văn bản của Chính phủ, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Các Sở, các văn bản của
tỉnh Ca Mau có liên quan đến đầu tư công
- Thu thập các thông tin về tình hình kinh tế, xã hội chung và của Cà Mau; các số liệu
về nguồn vốn, phân bổ vốn đầu tư, các dự án đầu tư tại Ca Mau.
- Các bài viết nghiên cứu về tình hình kinh tế xã hội địa phương; về đánh giá hiệu quả
đầu của chính quyền nói chung và Cà Mau nói riêng.
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp,
- Thông qua trao đổi với các chuyên gia để nắm bắt các nhận định về tình hình kinh tế
xã hội, tình hình đầu tư của chính quyền, hiệu quả đầu tư của chính quyền và được thu thập
theo mẫu sau:
Số tt Tên phương pháp Đối tượng cung cấp
thông tin
Số lượng phản hồi Dữ liệu thu thập
- Thông qua việc trao đổi với cư dân tại Cà Mau để nắm bắt thái độ, suy nghĩ của họ về
việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương; của việc triển khai các sự án đầu tư của chính
quyền tại địa phương.
1.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê – phân tích: Trên cơ sở các số liệu thu thập dùng phương
pháp thống kê để phân tích, tổng hợp, so sánh các loại số liệu khác nhằm xem xét các diễn
biến về đầu tư của chính quyền theo thời gian, theo lĩnh vực …
8
- Phương pháp chấm điểm ma trận, Thang đo Linkert 5 cấp độ được sử dụng cho việc
đo lường quan điểm, thái độ của các đối tượng nghiên cứu trong việc đánh giá hiệu quả đầu tư
của chính quyền. Tác giả sẽ tập chung sử dụng phương pháp chấm điểm chuyên gia nhằm
lượng hóa hiệu quả đầu tư của chính quyền theo các bước sau
i. Lựa chọn đội ngũ chuyên gia đánh giá hiệu quản đầu tư của chính quyền
ii. Xây dựng bộ chỉ tiêu định tính đánh giá hiệu quản đầu tư của chính quyền
iii. Xây dựng trọng số cho từng tiêu chí ứng với mức độ quan trọng (đóng góp) của từng
tiêu chí trong việc hình thành hiệu quả đầu tư của chính quyền. Kết quả của bộ trọng số
là sự tổng hợp từ các kết quả của từng chuyên gia đưa ra. Lưu ý tổng điểm trọng số
phải bằng 1
iv. Chấm điểm cho các tiêu chí theo nguyên tắc cho điểm sau:
o Hiệu quả quá kém: 1
o Hiệu quả kém: 2
o Hiệu quả trung bình: 3
o Hiệu quá khá: 4
o Hiệu quả rất tốt: 5
v. Xử lý kết quả theo nguyên tắc nhân trọng số với điểm chấm tương ứng với từng tiêu
chí và cộng tổng hợp số điểm lại.
Stt Tiêu chí Trọng số
(a)
Điểm số phân
loại (b)
Tổng điểm
(c = axb)
..
Tổng điểm 1 C
9
vi. Xem xét số điểm tổng hợp cho từng vấn đề cần nghiên cứu; điểm số tổng hợp sẽ nằm
từ 1 cho đến 5; với mức 3 được cho là trung bình. ( 1<= c < = 5)
vii. Tính toán lấy số điểm tổng hợp cho từng sản phẩm (tổng điểm C) chia cho số điểm cao
nhất của sản phẩm đó (5 điểm). Hệ số hiệu quả ĐTC= C/5
viii. Kết luận và có phương án điều chỉnh bổ sung nếu cần thiết.
1.4. Ý nghĩa của nghiên cứu
- Đề tài đã hệ thống lại một cách đầy đủ và có hệ thống các lý luận về đầu tư của chính
quyền và hiệu quả đầu tư của chính quyền.
- Đề tài cũng đã tìm hiểu và đánh giá một các có phê phán các nghiên cứu trước đây về
lĩnh vực này nhằm tạo tiền đề cho các nghiên cứu chuyên sâu sau này của tác giả và các nhà
nghiên cứu khác cùng lĩnh vực
- Đề tài đã nghiên cứu một cách toàn diện toàn bộ thực hiệu quả đầu tư của chính
quyền (hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội) qua đó đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao
hiệu quả đầu tư của chính quyền cho tỉnh Cà Mau.
- Đề tài còn là tài liệu bổ ích cho các tác giả khác tham khảo nghiên cứu về lĩnh vực
đầu tư công và cũng góp phần vào việc hoàn thiện hệ, nâng cao hiệu quả tư công của Việt
Nam.
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
CỦA CHÍNH QUYỀN
10
2.1. Đầu tư của chính phủ và hiệu quả đầu tư
2.1.1. Đầu tư của chính phủ
2.1.1.1. Đầu tư và đầu tư của chính phủ
Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt
động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các
nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên
nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài
chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực. [8, tr 3]
Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại
nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã
sử dụng để đạt được các kết quả đó. [8, tr 3]
Từ các khái niệm trên chúng ta có thể hiểu khái niệm đầu tư như sau: Đầu tư là hoạt
động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản
xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã
hội. Hoạt động đầu tư có những đặc điểm chính sau đây:
- Trước hết phải có vốn. Vốn có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy móc
thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ
thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển,
các nguồn tài nguyên khác. Vốn có thể là nguồn vốn Nhà nước, vốn tư nhân, vốn góp, vốn cổ
phần, vốn vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.
- Một đặc điểm khác của đầu tư là thời gian tương đối dài, thường từ 2 năm trở lên, có
thể đến 50 năm, nhưng tối đa cũng không quá 70 năm. Những hoạt động ngắn hạn trong vòng
11
một năm tài chính không được gọi là đầu tư. Thời hạn đầu tư được ghi rõ trong quyết định đầu
tư hoặc Giấy phép đầu tư và còn được coi là đời sống của dự án.
- Lợi ích do đầu tư mang lại được biểu hiện trên hai mặt: lợi ích tài chính (biểu hiện
qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua chỉ tiêu kinh tế xã hội). Lợi ích kinh tế
xã hội thường được gọi tắt là lợi ích kinh tế. Lợi ích tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyền
lợi của chủ đầu tư, còn gọi lợi ích kinh tế ảnh hưởng đến quyền lợi của xã hội, của cộng đồng.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm đầu tư chính phủ, ngoài khái niệm về đầu tư chúng ta lần
lượt xem xét thêm các khái niệm về chính quyền và chính quyền địa phương như sau:
Chính quyền được hiểu là bao gồm tất cả mọi thành phần và cơ chế thuộc về bộ máy
điều hành nhà nước, theo như quy định của hiến pháp 92 thì bao gồm:
• Các cơ quan quyền lực (cơ quan lập pháp): Quốc hội, Hội đồng Nhân dân.
• Các cơ quan hành chính (cơ quan hành pháp): Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân.
• Hệ thống cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tối cao và Toà án nhân dân địa phương.
• Hệ thống cơ quan Kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao và viện kiểm sát nhân
dân địa phương.
Chính quyền địa phương là khái niệm dùng chung để chỉ tất cả các cơ quan nhà nước
(mang quyền lực nhà nước) đóng trên địa bàn địa phương. Khác với chế độ tự quản địa
phương của một số nước, chính quyền địa phương của Việt Nam là một bộ phận hợp thành
của chính quyền nhà nước thống nhất, bao gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra và các cơ quan, tổ chức khác được thành lập trên cơ
sở các cơ quan quyền lực nhà nước này theo quy định của pháp luật nhằm quản lý các lĩnh vực
12
của đời sống xã hội ở địa phương, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ và kết hợp hài hoà
giữa lợi ích nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước. [25]
Về Chính phủ, chỉ nói riêng Việt Nam mỗi Hiến pháp có một quan niệm khác nhau,
Hiến pháp 1946: Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước; Hiến pháp 1959: Hội
đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan
hành chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; Hiến pháp 1980: Hội
đồng bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan chấp
hành và hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; Hiến pháp
1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) lại quy định: Chính phủ là cơ quan chấp hành của
Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam.
Những quy định Hiến pháp khác nhau này là điểm đánh dấu cho những tìm tòi suy
ngẫm đã được đúc kết cả về mặt nhận thức và thực tiễn và đồng thời cũng phản ánh xu hướng
lý thuyết mà chúng ta tiếp nhận để hình thành nên lý thuyết của mình về Chính phủ. Nhưng
những quy định này cũng chỉ ra điều là chúng ta đang nhận thức lại Chính phủ, lại phương
thức tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, về địa vị chính trị - hiến pháp của Chính phủ.
Kết hợp các khái niệm chúng ta có thể hiểu đầu tư của chính quyền chính là đầu tư mà
chủ đầu tư ở đây là các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương hoặc địa phương. Hay nói
cách khác, đầu tư của chính quyền là hoạt động đầu tư của các cơ quan quyền lực nhà nước ở
trung ương và địa phương bằng cách sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất,
nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm
13
đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước đã đề ra. Từ khái niện đó chúng
ta có thể hiểu đầu tư chính phủ là đầu tư chính quyền mà chủ đầu tư ở đây là chính phủ.
14
2.1.1.2. Sự khác biệt giữa đầu tư của chính phủ với đầu tư công cộng và chi tiêu
của chính phủ
Thông thường đầu tư chính phủ nhằm phát triển kinh tế quốc dân, bù đắp sự thiếu hụt
của tổng cầu và tạo ra lợi ích cho toàn xã hội; do vậy khi xem xét sự khác biệt giữa đầu tư của
chính phủ với đầu tư công cộng và chi tiêu của chính phủ chúng ta sẽ thấy có sự giao thoa và
thậm chí gây sự nhầm lẫn trong việc cố gắng phân biệt các khái niệm này. Tuy nhiên trong
phạm vi đề tài tác giả cố gắng đưa ra sự phân biệt theo các góc độ tiếp cận như sau:
- Đầu tư của chính phủ trong mối quan hệ lớn hơn, bằng, nhỏ hơn đầu tư công
công.
Đầu tư chính phủ lớn hơn đầu tư công cộng cho thấy đầu tư của chính phủ mang tính
dẫn dắt, định hướng cho toàn nền kinh tế và tạo ra hiệu quả đầu tư cao, tình trạng ứ vốn, đọng
vốn, không thu hồi vốn hoặc kém hiệu quả do tính chất đầu tư công cộng mang lại sẽ được
giảm thiểu. Mặt khác khi đầu tư chính phủ lớn hơn đầu tư công công, nó cũng cho thấy nền
kinh tế đang trong giai đoạn có những vấn đề cần phải có “bàn tay” hữu hình của chính phủ
can thiệp vào nhiều
Đầu tư chính phủ bằng đầu tư công công, cho thấy vai trò tương đương của hai hình
thức đầu tư nay trong việc vừa đầu tư tạo ra cơ sở vật chất, sản lượng cho xã hội vừa đảm bảo
các yếu tố công cộng, phúc lợi. Mặt khác đây là giai đoạn nền kinh tế đang ổn định, đầu tư
chính phủ mang tính duy trì định hướng; đầu tư công mang tính lâu dài bình ổn và phúc lợi xã
hội.
Đầu tư chính phủ nhỏ hơn đầu tư công công, cho biết đây là giai đoạn cần có các đầu
tư mang tính xã hội cao, vấn đề hiệu quả được đặt xuống hàng thứ yếu; các vấn đề như môi
15
trường, phúc lợi, an ninh, ý nghĩa chính trị, mang tính biểu tượng, mang tính cộng đồng được
đề xuất cao độ. Đây cũng là giai đoạn nền kinh tế đang có sự bứt phá mạng, và chủ yếu giựa
vào các hình thức đầu tư khác của nền kinh tế xã hội, đầu tư chính phủ chỉ đóng góp phần nhỏ;
trong khi đầu tư công cộng thi mang tính ý nghĩa hơn là hiệu quả.
- Xem xét đầu tư chính phủ, đầu tư công cộng, chi tiêu chính phủ trong mối quan hệ
giữa các vấn đề lý luận như: bản chất, đặc điểm, vai trò, nội dung, nguồn gốc (xem chi tiết
bảng 2.1)
Bảng 2.1: So sánh đầu tư chính phủ, đầu tư công và chi tiêu chính phủ
Đầu tư của chính phủ Đầu tư công cộng Chi tiêu của chính phủ
Về
bản
chất
- Là hoạt động đầu tư
của các cơ quan quyền
lực nhà, bằng cách sử
dụng các nguồn lực tài
chính, nguồn lực vật
chất, nguồn lực lao động
và trí tuệ để sản xuất
kinh doanh trong một
thời gian tương đối dài
nhằm đạt được các mục
tiêu phát triển kinh tế -
xã hội của nhà nước đã
đề ra.
- Phạm vi bao trùm rộng
- Là các khoản chi của
chính quyền để cung ứng
hàng hóa công cộng,
chẳng hạn như khi chính
quyền bỏ tiền vào phát
triển đường xá, trường
học, quân sự, y tế, các
dịch vụ công ích v.v...
- Đầu tư công cộng là
một thành phần quan
trọng của tổng cầu. Kinh
tế học Keynes cho rằng
đầu tư công cộng có tác
dụng thúc đẩy tổng cầu
- Về mặt bản chất: chi
tiêu của chính phủ là quá
trình phân phối và sử
dụng các quỹ tài chính
công nhằm thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của
chính phủ.
16
lớn hơn các hình thức
khác
thông qua số nhân tài
chính.
Nguồn
vốn
Đa dạng nguồn vốn Chủ yếu là nguồn vốn
ngân sách, nhà nước
Vốn ngân sách và các
nguồn thu của chính phủ
Về
đặc
điểm
- Có sự phân quyền,
phân cấp
- Đa dạng các mục đích
- Đầu tư công cộng của
Ngân sách Nhà nước là
khoản chi tích lũy
- Quy mô và cơ cấu chi
đầu tư công cộng của
Ngân sách Nhà
nước không cố định và
phụ thuộc vào chiến
lược phát triển kinh tế xã
hội của Nhà nước.
- Chi đầu tư công cộng
phải gắn chặt chi thường
xuyên.
- Đầu tư công cộng
thường đòi hỏi lượng
vốn lớn và vốn này nằm
khê đọng.
- Hoạt động đầu tư công
cộng mang tính chất lâu
- Đặc điểm nổi bật của
chi tiêu của chính phủ là
nhằm phục vụ cho lợi
ích chung của cộng đồng
dân cư
- Chi tiêu của chính phủ
luôn gắn liền với các bộ
máy Nhà nước và những
nhiệm vụ kinh tế, chính
trị, xã hội mà Nhà nước
thực hiện.
- Các khoản chi tiêu của
chính phủ hoàn toàn
mang tính công cộng.
- Các khoản chi tiêu của
chính phủ mang tính
không hoàn trả hay hoàn
trả không trực tiếp và thể
hiện ở chỗ không phải
17
dài.
- Quá trình đầu tư công
cộng , cũng như kết quả
và hiệu quả hoạt động
đầu tư chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố bất định
theo thời gian và của
điều kiện không gian tự
nhiên, kinh tế-xã hội.
mọi khoản thu với mức
độ và số lượng của
những địa chỉ cụ thể đều
được hoàn lại dưới hình
thức các khoản chi tiêu
của chính phủ.
Về nội
dung
- Đầu tư vào cơ sở hạ
tầng
- Đầu tư vào các ngành
mũi nhọn, chủ lực
- Đầu tư vào các án
trọng điểm để phát triển
kinh tế xã hội
…
- Chương trình mục tiêu,
dự án phát triển kết cấu
hạ tầng kỹ thuật, kinh tế,
xã hội, môi trường, quốc
phòng, an ninh;
- Các dự án đầu tư
không có điều kiện xã
hội hoá thuộc các lĩnh
vực kinh tế, văn hoá, xã
hội, y tế, khoa học, giáo
dục, đào tạo và các lĩnh
vực khác.
- Chương trình mục tiêu,
dự án phục vụ hoạt động
Nội dung chi tiêu của
chính phủ bao gồm:
- Chi thường xuyên,
- Chi hoạt động sự
nghiệp,
- Chi hành chính,
- Chi chuyển giao,
- Chi an ninh, quốc
phòng,
- Chi đầu tư phát triển,
- Chi xây dựng các công
trình thuộc kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội, ưu
tiên cho những công
18
của các cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp,
tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị, xã hội, kể cả
việc mua sắm, sửa chữa
tài sản cố định bằng vốn
sự nghiệp.
- Các dự án đầu tư của
cộng đồng dân cư, tổ
chức chính trị - xã hội -
nghề nghiệp, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp được
hỗ trợ từ vốn nhà nước
theo quy định của pháp
luật.
- Chương trình mục tiêu,
dự án đầu tư công cộng
khác theo quyết định của
Chính phủ.
trình không có khả năng
thu hồi vốn;
- Đầu tư, hỗ trợ cho các
doanh nghiệp thuộc các
lĩnh vực cần thiết có sự
tham gia quản lý và điều
tiết của Nhà nước;
- Chi hỗ trợ cho các quỹ
hỗ trợ tài chính của
Chính phủ;
- Chi dự trữ Nhà nước.
Mục
đích
- Tạo nên các giá trị, lợi
ích dài hạn cho tương
lai, cho nên kinh tế xã
hội.
- Đầu tư công cộng là sử
dụng nguồn vốn nhà
nước để đầu tư vào các
công trình, dự án phục
- Chi tiêu của chính phủ
gíup cho chính phủ thiết
lập được những chương
trình hành động.
19
- Thể hiện vai trò quyền
lực của chính phủ.
vụ phát triển kinh tế - xã
hội không vì mục tiêu
lợi nhuận và không có
khả năng thu hồi vốn
hoặc thu hồi vốn chậm.
Như vậy, đầu tư công
cộng chính là đầu tư
phát triển của khu vực
kinh tế nhà nước.
- Đầu tư công cộng
nhắm tới các lợi ích dài
hạn, mang tính chất vì
cộng đồng, an sinh xã
hội cao.
- Tăng cường tính hiệu
quả trong việc thi hành
NSNN nói chung và chi
tiêu của chính phủ nói
riêng
- Quy định tính trách
nhiệm trong việc phân
phối và sử dụng nguồn
lực tài chính Nhà nước.
- Cho phép phân tích ảnh
hưởng của những hoạt
động tài chính của Nhà
nước đối với nền kinh tế.
Vai
trò cơ
bản
Có vai trò cơ bản trong
việc dẫn dắt định hướng
kinh tế - xã hội địa
phương.
Đầu tư công cộng có ý
nghĩa xã hội rất lớn
trong định hướng phát
triển chung của đất
nước; do đó, nếu chỉ tính
hiệu quả kinh tế đơn
thuần thì sẽ không chính
xác, mà phải tính hiệu
quả cả trong xóa đói
- Chi tiêu của chính phủ
có vai trò rất quan trọng
trong việc thu hút vốn
đầu tư của khu vực tư và
chuyển dịch cơ cấu kinh
tế.
- Chi tiêu của chính phủ
góp phần điều chỉnh chu
kỳ kinh tế.
20
giảm nghèo, phát triển
giáo dục, an sinh xã hội.
- Chi tiêu của chính phủ
góp phần tái phân phối
thu nhập xã hội giữa các
tầng lớp dân cư, thực
hiện công bằng xã hội
2.1.1.3. Đặc điểm đầu tư của chính quyền
Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB, 2002) thì đầu tư của chính quyền là quá
trình trong đó các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh doanh và các tổ chức phi Chính quyền cùng
nhau phối hợp để tạo ra điều kiện tốt hơn cho quá trình tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc
làm. Trên thực tế đầu tư của chính quyền mang ba đặc trưng cơ bản như sau:
- Công năng bù đắp thiếu hụt của thị trường, theo Keynes khuynh hướng tiết kiệm
ngày càng gia tăng, nó mang tính chất tâm lý, biểu hiện trong từng cá nhân, tổ chức xã hội và
ngay cả trong các doanh nghiệp. Khuynh hướng tiết kiệm được biểu hiện như sau: Khi sản
xuất tăng lên thì thu nhập tăng lên, thu nhập chia làm hai bộ phận là tiêu dùng và tiết kiệm (để
dự phòng cho tương lai). Khi thu nhập tăng thì bộ phận tiêu dùng có thể tăng tuyệt đối và giảm
tương đối. Khuynh hướng tiết kiệm trong tiêu dùng cá nhân làm cho cầu tiêu dùng cá nhân
tăng chậm hơn là cung. Cầu đầu tư cũng có khả năng tăng chậm hơn do cầu tiêu dùng tăng
chậm, lãi suất ngân hàng thường cố định ở mức tương đối cao trong khi tỷ suất lợi nhuận có
xu hướng giảm sút. Vì thế tổng cầu giảm sút so với tổng cung và như vậy tạo ra sự thiếu hụt
của thị trường; để bù đắp phần thiếu hụt đó chính phủ cần gia tăng đầu tư của mình để hỗ trợ
kinh tế phát triển.
- Duy trì thúc đẩy phát triển kinh tế quốc dân, Từ đẳng thức kinh tế vĩ mô theo lý
thuyết tổng cầu của J.M. Keynes: Y = C + I + G + EX – IM; chúng ta thấy vai trò của chính
21
phủ thể hiện ở I (phần đầu tư của chính phủ); G (Chi tiêu chính phủ, đầu tư công cộng ..) và có
vai trò to lớn trong việc định hướng xuất khẩu (EX) và nhập khẩu (IM). Do vậy đầu tư chính
phủ mang đặc điểm là thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, thể hiện vai trò đinh hướng dẫn dắt
cho toàn nền kinh tế.
- Phạm vi đầu tư của chính phủ mang lại lợi ích cho toàn xã hội, trên thực tế đầu tư
của chính phủ tập trung vào những lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược, tầm nhìn dài hạn và tác
động sâu rộng trên nhiều lĩnh vực như: dự trữ lương thực nhằm đảm bảo an ninh lương thực
và bình ổn giá lương thực, bình ổn giá xăng dầu, hỗ trợ ngư dẫn đầu tư khái thác biển, đầu tư
vào lĩnh vực năng lượng, công nghệ cơ bản, thực hiện chức năng bơm, hút tiền trên thị trường
liên ngân hàng, thị trường vốn …Đây là những lĩnh vực mà đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài
… khó có thể triển khai được; do vậy nó mang ý nghĩa lợi ích lớn cho toàn xã hội.
Ngoài ra, đầu tư chính quyền còn mang một số đặc điểm có sự tương đồng với đầu
tư công như:
Đầu tư của chính quyền tuân theo một quy trình, quá trình đầu tư theo góc độ quản lý vĩ
mô của Nhà nước bao gồm các vấn đề: Xác định định hướng kinh tế - chính trị của đất nước;
Xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các kế hoạch định hướng phát triển kinh tế –xã
hội của đất nước; Xây dựng chiến lược định hướng và quy hoạch tổng thể định hướng cho đầu
tư; Xây dựng bổ sung luật pháp và các chính sách có liên quan đến đầu tư; Hướng dẫn và kiểm
tra các doanh nghiệp lập và thực hiện các dự án đầu tư; Tổ chức thẩm định và duyệt các dự án
đầu tư.; Tổng kết và rút kinh nghiệm.
Việc phân cấp đầu trong đầu tư của chính quyền địa phương được thực hiện mạnh mẽ
ở Việt Nam kể từ năm 2000. Về nguyên tắc, phân cấp quản lý đầu tư của chỉnh quyền được
22
thực hiện đồng bộ với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy hành chính các cấp
từ Trung ương tới địa phương (Lê Xuân Bá, 2010).
- Ở cấp Trung ương, Quốc hội giữ vai trò quyết định phương án phân bổ ngân sách
trung ương cho từng bộ, ngành, và mức bổ sung ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương trên cơ sở văn bản trình của Chính phủ. Quốc hội quyết định các
chương trình, dự án quốc gia, các công trình xây dựng cơ bản quan trọng đầu tư từ NSNN và
điều chỉnh dự toán NSNN khi cần thiết.
- Ở cấp địa phương, việc phân quyền trong quyết định dự án đầu tư và phân bổ kế
hoạch đầu tư phát triển đã được thực hiện mạnh mẽ kể từ năm 1997. Trong giai đoạn 1997-
2003, các địa phương được thẩm định và phê duyệt các dự án nhóm B và nhóm C; đối với các
dự án nhóm A thì phải có sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ. Từ năm 2006 tới nay, tất cả
các dự án nhóm A, B, C đều thuộc thẩm quyền thẩm định và phê duyệt của địa phương. Chính
phủ chỉ phê duyệt các dự án trọng điểm quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương.
- Trên cơ sở phân cấp của Trung ương, các tỉnh và thành phố sẽ phân cấp quyết định
đầu tư cho cấp huyện và xã trong một số lĩnh vực. UBND là cơ quan chịu trách nhiệm lập dự
toán và phân bổ ngân sách địa phương cho đầu tư của chính quyền. Căn cứ vào tờ trình của
UBND, HĐND sẽ đưa ra quyết định.
- Tùy từng địa phương, UBND tỉnh có thể phân cấp cho UBND huyện quyết định đầu
tư các dự án có mức đầu tư từ 5-10 tỷ đồng và UBND xã quyết định đầu tư các dự án có mức
đầu tư dưới 3 tỷ đồng.
Thông thường Chính phủ sẽ giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư phát triển (tổng mức đầu tư
hàng năm, vốn đầu tư địa phương phải cân đối, vốn ngân sách trung ương cấp, danh mục dự
23
án nhóm A). Dựa vào quyết định giao chỉ tiêu, các địa phương sẽ chủ động phân cấp quản lý
vốn đầu tư từ NSNN cho cấp dưới.
Cơ chế thực hiện đầu tư của chính quyền, Luật Đầu tư năm 2005 đã cho phép UBND
các tỉnh được quyền lựa chọn các hình thức đầu tư công, lựa chọn nhà đầu tư, cũng như cấp
giấy chứng nhận nhà đầu tư.
- Việc lựa chọn các nhà đầu tư cho các dự án công được quy định bởi Luật Đấu thầu
năm 2005.
- Nghị định 108/2009/NĐ-CP ngày 27/1/2009 cho phép các địa phương được quyền
phê duyệt và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án BOT, BTO, và BT.
- Trình tự thẩm định và phê duyệt các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng được quy định bởi
Luật Xây dựng năm 2003. Chủ yếu Luật Xây dựng quy định các vấn đề liên quan đến các yếu
tố kỹ thuật.
Cơ chế giám sát quá trình đầu tư của chính quyền, Việc giám sát đầu tư của chính
quyền ở Việt Nam thuộc quyền của Quốc hội. Luật Hoạt động giám sát của Quốchội (2003),
Luật Quản lý nợ công (2009), Luật NSNN (2002), Luật Đầu tư (2005), Luật Đấu thầu (2005),
và Luật Xây dựng (2003) có các điều khoản quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội
đối với các khía cạnh khác nhau trong việc giám sát đầu tư của chính quyền, từ khâu phân bổ
nguồn vốn cho tới khâu thực các thi dự án đầu tư. Tuy nhiên, trên thực tế, thông qua các cơ
quan chuyên môn của mình, Quốc hội mới chỉ thực hiện giám sát đầu tư của chính quyền ở
cấp vĩ mô, chưa giám sát được việc thực thi các công, trình, dự án cụ thể (Trần Văn, 2010).
- Ở cấp địa phương, việc giám sát đầu tư của chính quyền được giao cho HĐND cùng
cấp, có vai trò tương tự như của Quốc hội đối với các dự án trọng điểm quốc gia thuộc thẩm
quyền của Chính phủ.
24
Bên cạnh các đặc điểm căn bản trên, đầu tư của chính quyền con mang một số đặc
điểm như:
- Chủ đầu tư là Nhà nước (đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội do
vốn của Nhà nước).
- Vốn từ ngân sách Nhà nước; Vốn tín dụng ưu đãi, từ ngân sách Nhà nước; Vốn hỗ trợ
và phát triển chính thức (ODA).
- Mục tiêu đầu tư của chính quyền: Đảm bảo phúc lợi công cộng dài hạn, đảm bảo sự
phát triển về kỹ thuật, kinh tế chung và dài hạn của đất nước; Điều chỉnh cơ cấu phát triển kinh
tế qua từng thời kỳ; Đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường, tài nguyên của đất nước; Đảm bảo
an ninh quốc phòng.
- Đầu tư vào các lĩnh vực mà các doanh nghiệp riêng lẻ, tư nhân không thể đầu tư do nhu
cầu vốn quá lớn, độ rủi ro cao, mà các lĩnh vực này lại rất cần thiết đối với sự phát triển chung
của đất nước và hết sức cần thiết đối với đời sống con người.
- Nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần và các lợi ích công cộng như: phát triển
giáo dục, tạo việc làm, phân phối thu nhập...
2.1.1.4. Các cấp chính quyền tại Việt Nam và đầu tư của chính quyền địa phương
Định nghĩa của Tổ chức Di trú quốc tế (UN – HAIBITAT, 2004): Đầu tư của chính
quyền địa phương là quá trình tham gia của nhiều đối tượng, trong đó người địa phương từ
mọi lĩnh vực cùng cộng tác để thúc đẩy hoạt động đầu tư, thương mại của địa phương, tạo ra
nền kinh tế có sức bật bền vững. Đây là một công cụ góp phần tạo ra việc làm tốt và nâng cao
chất lượng cuộc sống cho mọi người, trong đó có người nghèo và người sống bên lề xã hội.
25
Địa phương là một khái niệm tương đối trong so sánh. Đó là một vùng lãnh thổ, không
phải là một quốc gia. Có nhiều việc quốc gia phải lo, phải vận hành, địa phương thì không. Có
nhiều việc cấp quốc gia mới có quyền lực đó, địa phương thì không. [27]
Chính quyền địa phương của Việt Nam bao gồm 4 phân hệ cơ quan tương ứng với 4
phân hệ cơ quan nhà nước tối cao ở trung ương (Quốc hội, Chính phủ, Toà án Nhân dân tối
cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (Hội đồng
nhân dân các cấp), cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Uỷ ban nhân dân các cấp), cơ
quan tư pháp (Toà án nhân dân các cấp) và cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân các
cấp).
Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và
Uỷ ban nhân dân năm 2003 chính quyền địa phương được tổ chức ở 3 cấp tương ứng đối với
các đơn vị hành chính sau đây:
• Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh)
• Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện)
• Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)
• Ủy ban Nhân dân cấp xã
Chính quyền của các đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, phường. Ủy ban Nhân dân
cấp xã là cấp chính quyền địa phương cấp cơ sở, gần dân nhất ở Việt Nam. Ủy ban Nhân dân
cấp xã có từ 4 đến 5 thành viên. Ủy ban Nhân dân cấp xã hoạt động theo hình thức chuyên
trách và không chuyên trách. Chính quyền địa phương xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện
các nhiệm vụ chi thu gồm:
26
- Chi thường xuyên: Công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao
do xã, thị trấn quản lý; Hỗ trợ kinh phí bổ túc văn hoá, nhà trẻ mẫu giáo do xã, thị trấn quản
lý; Hoạt động y tế xã, thị trấn; Quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình kiến trúc, tài sản,
công trình phúc lợi, đường giao thông do xã, thị trấn quản lý; Hoạt động của các cơ quan Nhà
nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội xã, thị trấn; Công tác
dân quân tự vệ; trật tự an toàn xã hội ở xã, thị trấn; Các khoản chi khác theo quy định của
pháp luật.
- Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội theo phân cấp của cấp tỉnh.
- Các khoản thu chính thức: Thuế môn bài thu từ các hộ kinh doanh nhỏ; Thuế sát sinh;
Các khoản phí, lệ phí và các khoản đóng góp thu cho ngân sách xã, thị trấn theo quy định của
pháp luật; Thu từ sử dụng quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác; Tiền thu từ hoạt
động sự nghiệp do xã, thị trấn quản lý; Các khoản đóng góp tự nguyện cho xã, thị trấn; Viện
trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho xã, thị trấn theo quy
định của pháp luật; Thu kết dư ngân sách xã, thị trấn; Các khoản thu khác theo quy định của
pháp luật.
- Các khoản hỗ trợ tài chính của chính quyền cấp trên, gồm: Bổ sung từ ngân sách cấp
trên; Các khoản thu của chính quyền địa phương cấp trên nhường lại cho chính quyền cấp xã
theo tỷ lệ phần trăm (Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thuế
nhà, đất; Thuế sử dụng đất).
Chính quyền của các địa phương cấp huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh, thị
xã. Ủy ban Nhân dân cấp huyện có từ 9 đến 13 thành viên. Chính quyền địa phương cấp huyện
có các nhiệm vụ chi thu như sau:
27
- Chi thường xuyên: Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, văn hoá, thông tin, thể dục thể
thao, xã hội và các hoạt động sự nghiệp khác do cơ quan cấp huyện quản lý; Quốc phòng, an
ninh và trật tự an toàn xã hội, phần giao cho cấp huyện; Hoạt dộng của các cơ quan nhà nước,
cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện; Tài trợ cho các
tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp cấp huyện theo quy định của pháp luật; Các khoản chi
khác theo quy định của pháp luật; Đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh còn đảm nhận thêm các
nhiệm vụ chi về quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình công cộng, sự nghiệp thị chính.
- Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội theo phân cấp của tỉnh. Thị xã, thành phố thuộc tỉnh còn có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng
các trường phổ thông quốc lập các cấp và các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng,
cấp thoát nước, giao thông nội thị, an toàn giao thông, vệ sinh đô thị.
- Chi hỗ trợ tài chính cho chính quyền xã.
- Chính quyền địa phương cấp huyện có quyền thu các loại thuế và nguồn thu sau:
Thuế: Thuế môn bài, trừ thuế môn bài thu từ các hộ kinh doanh nhỏ ở xã, thị trấn; Thuế sát
sinh thu từ các doanh nghiệp giết mổ gia súc trên địa bàn phường; Các khoản phí, lệ phí từ các
hoạt động do các cơ quan thuộc cấp huyện quản lý;
Tiền thu từ hoạt động sự nghiệp của các đơn vị do cấp huyện quản lý; Viện trợ không
hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp huyện theo quy định của Pháp
luật; Đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng
theo quy định của Chính phủ; Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài
nước cho ngân sách cấp huyện;
Thu kết dư ngân sách cấp huyện;
28
Hỗ trợ tài chính từ chính quyền địa phương cấp tỉnh, trong đó bao gồm cả các khoản
thu từ thuế của chính quyền địa phương cấp tỉnh nhượng lại cho cấp huyện theo tỷ lệ phần
trăm như thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thuế nhà, đất; Tiền
sử dụng đất. (Đối với các thị xã, thành phố thuộc tỉnh còn được chính quyền địa phương cấp
tỉnh nhượng thêm một phần theo tỷ lệ phần trăm thuế doanh thu, thuế lợi tức, lệ phí trước bạ
thu trên địa bàn và được lập quỹ đầu tư theo quy định của Chính phủ.)
Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Chính quyền của các địa phương cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Ủy
ban Nhân dân cấp tỉnh có từ 11 đến 17 thành viên. Theo quy định mới tại Nghị định số
13/2008/NĐ-CP (do Chính quyền ban hành ngày 4/2/2008, thay thế Nghị định số
171/2004/NĐ-CP) thì số Sở, ban thuộc UBND cấp tỉnh giảm xuống còn 20, trong đó cơ cấu
cứng là 17 Sở, ban, bao gồm các Sở: Nội vụ, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công
thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Thông
tin và Truyền thông, Lao động- Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa
học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế; Thanh tra tỉnh; Văn phòng UBND. Chỉ có 3 Sở
được tổ chức theo đặc thù của từng địa phương thay vì 7 Sở như trước đây, là các Sở: Ngoại
vụ, Quy hoạch và Kiến trúc, ban Dân tộc.
2.2.1. Hiệu quả đầu tư
2.2.1.1. Hiệu quả đầu tư và hiệu quả đầu tư của chính quyền
Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế-
xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một
29
thời kỳ nhất định. Để đáp ứng nhu cầu quản lý và nghiên cứu thì có thể phân loại hiệu quả đầu
tư theo các tiêu thức sau đây:
- Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội có hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả kỹ
thuật hiệu quả quốc phòng.
- Theo phạm vi tác dụng của hiệu quả, có hiệu quả đầu tư của từng dự án, từng doanh
nghiệp, từng ngành, địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Theo phạm vi lợi ích có hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiệu quả tài
chính là hiệu quả kinh tế được xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp còn hiệu quả kinh tế-
xã hội là hiệu quả tổng hợp được xem xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
- Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp có hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián
tiếp
- Theo cách tính toán, có hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối. Hiệu quả tuyệt đối
là hiệu quả được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí. Còn hiệu quả tương đối được tính
bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí.
Như vậy chúng ta có thể hiểu, hiệu quả đầu tư của chính quyền, là hiệu quả đầu tư, là
việc xem xét giữa các kết quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư chính quyền tạo ra so với
các hao tổn về nguồn lực mà chính quyền sử dụng trong một thời kỳ nhất định để thu được kết
quả đó. Hay nói một cách khác, hiệu quả đầu tư của chính quyền được xem xét trên phạm vi vĩ
mô, được cân nhắc tính toán giữa các lợi ích kinh tế, xã hội thu được so với các tài nguyên, chi
phí cơ hội mà chính quyền hoặc nền kinh tế phải hy sinh để tạo ra lợi ích đó. Hiệu quả đầu tư
của chính quyền được xem xét toàn diện trên nhiều góc độ tài chính, kinh tế, xã hội, việc đáp
ứng được các mục tiêu phát triển, những lĩnh vực ưu tiên phát triển của chính quyền, tạo được
30
việc làm, giải quyết vấn đề cơ cấu kinh tế … Nó khác xa so với hiệu quả đầu tư của doanh
nghiệp chủ yếu chỉ quan tâm đến các lợi ích tài chính – kinh tế của hoạt động đầu tư mang lại.
2.2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư
Đầu tư mang lại tính chất dài hạn và liên quan đến nhiều mặt hoạt động. Trong từng
giai đoạn của toàn bộ quá trình đầu tư, các mặt hoạt động này sẽ tác động đến hiệu quả vốn
đầu tư theo những mức độ khác nhau. Để đánh giá hiệu quả vốn đầu tư ở tầm vĩ mô cần phải
có nhiều chỉ tiêu nhằm đo lường hiệu quả từng mặt hoạt động này sẽ tác động đến hiệu quả
vốn đầu tư theo những mức độ khác nhau.
- Hiệu suất tài sản cố định, Hiệu suất tài sản cố định biểu hiện sự so sánh giữa khối
lượng tổng sản phẩm quốc nội được tạo ra trong kỳ (GDP) với khối lượng giá trị TSCĐ trong
kỳ (FA), được tính theo công thức.
Chỉ tiêu này cho biết, trong từng thời kỳ nào đó, một đồng giá trị TSCĐ sử dụng sẽ tạo ra
được bao nhiêu đồng sản phẩm quốc nội. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
còn có chỗ chưa chính xác vì sự biến động của TSCĐ và tổng sản phẩm quốc nội không hoàn
toàn phụ thuộc vào nhau.
- Hiệu suất vốn đầu tư, Hiệu suất vốn đầu tư biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức tăng
trưởng GDP và vốn đầu tư trong kỳ, được xác định theo công thức:
Trong đó : Hi: hiệu suất vốn đầu tư trong kỳ
Δ GDP: Mức tăng trưởng GDP trong kỳ;
31
I: Mức tăng đầu tư trong kỳ.
Chỉ tiêu hiệu suất vốn đầu tư phản ánh tổng hợp hiệu quả vốn đầu tư, nhưng có nhược điểm cơ
bản là sự hạn chế về tính so sánh được giữa tử số và mẫu số của chỉ tiêu, vì giữa GDP và vốn
đầu tư trong cùng một thời kỳ không tồn tại mối quan hệ trực tiếp. Thời kỳ ngắn thì nhược
điểm này càng bộc lộ rõ. Có thể tham khảo công thức sử dụng hệ số K
So sánh mức tăng GDP năm sau với mức tăng tổng số vốn đầu tư năm trước.
- Hệ số gia tăng vốn sản phẩm (hệ số ICOR), Hệ số ICOR cho biết trong từng thời kỳ
cụ thể muốn tăng thêm một đồng GDP thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư. Hệ số ICOR càng
thấp thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư càng cao.
Hệ số ICOR đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch kinh tế
- Hệ số trang bị TSCĐ cho lao động, Hệ số trang bị tài sản cố định cho lao động (HL)
được xác định bằng tỷ số giữa giá trị hình bình quân của tài sản cố định trong kỳ (FA) và số
lượng lao động sử dụng bình quân trong kỳ (L) được tính theo công thức:
Hệ số này cũng là một chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư quan trọng vì kết quả vốn đầu tư được biểu
hiện ở khối lượng tài sản cố định, yếu tố vật chất hoá sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong
việc nâng cao mức độ trang bị kỹ thuật cho lao động biểu hiện kết quả của việc tăng cường cơ
giới hoá, tự động hoá và các phương hướng phát triển khoa học kỹ thuật khác là tiền đề quan
trọng đảm bảo tăng năng suất lao động, phát triển sản xuất , nâng cao mức sống của dân cư.
32
- Hệ số thực hiện vốn đầu tư, Hệ số thực hiện vốn đầu tư là một chỉ tiêu hiệu quả vốn
đầu tư rất quan trọng, nó phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng vốn đầu tư bỏ ra với các tài
sản cố định (kết quả của vốn đầu tư ) được đưa vào sử dụng. Hệ số được tính theo công thức
Trong đó: Hu: Hệ số thực hiện vốn đầu tư;
FA: Giá trị TSCĐ được đưa vào sử dụng trong kỳ;
I: Tổng số vốn đầu tư trong kỳ.
Hệ số vốn đầu tư càng lớn, biểu hiện hiệu quả vốn đầu tư càng cao.
2.2. Khái quát lý luận hiệu quả đầu tư của chính quyền địa phương
Thập niên 1990 có rất nhiều bài nghiên cứu nói về đầu tư của chính quyền địa phương.
Mỗi bài nghiên cứu có đều có cách lý giải khác nhau về các khía cạnh chính trị, kinh tế, công
nghệ và thương mại có tác động như thế nào đến hiệu quả đầu tư của chính quyền địa phương
trong bối cảnh một nền kinh tế thế giới đang biến đổi nhanh chóng. Các tác giả và bài viết của
họ có chung quan điểm là xét theo trật tự thế giới, phạm trù quốc gia đang trên đà tuột dốc. Sự
sụp đổ bức tường Béc-lin dẫn đến sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội đã đẩy nhanh sự chiến
thắng của thị trường và các lực lượng toàn cầu [27].
Cuộc cách mạng thông tin do công nghệ đã gia tăng tốc độ thay đổi bằng cách giảm
thiểu những rào cản truyền thống về sự cách biệt và sự can thiệp của các quốc gia. Nơi nào
trước đây các lãnh thổ từng định ra luật lệ cho hoạt động đầu tư, kinh tế và phát triển địa
phương, thì nay ở nơi đó một trật tự thế giới mới – tuy thống nhất nhưng lại mang tính cạnh
tranh địa phương – định ra luật lệ. Bây giờ chúng không còn quản lý được con người, hoạt
động kinh tế, đầu tư và buôn bán. Trong thời đại Internet nơi mà vốn, công nghệ và ý tưởng
33
lưu chuyển tự do giữa biên giới các quốc gia, địa phương lại nắm giữ một vai trò quan trọng
mới.
2.2.1. Thời kì manh nha và xuất hiện lý luận hiệu quả đầu tư của chính quyền địa
phương
Mô hình cổ điển về tăng trưởng kinh tế với các đại diện là Adam Smith, David Ricardo
được đề ra vào những năm đầu phát triển của kinh tế tư bản cho rằng vai trò đầu tư của chính
quyền địa phương là hoàn toàn không cần thiết cho điều hành kinh tế. Adam Smith - nhà kinh
tế học nổi tiếng người Anh đã đưa ra thuyết bàn tay vô hình và nguyên lý chính quyền không
can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế. Ông cho rằng, việc tổ chức nền kinh tế hàng hoá cần
theo nguyên tắc tự do. Sự hoạt động của toàn bộ nền kinh tế là do các quy luật khách quan tự
nhiên chi phối. Sự vận động của thị trường là do quan hệ cung cầu và sự biến đổi tự phát của
giá cả thị trường quyết định. Quan hệ giữa người với người là quan hệ lợi ích kinh tế. Ông còn
cho rằng, mỗi người hoạt động chỉ nhằm lợi nhuận siêu ngạch song do bàn tay vô hình chi
phối buộc người ta phả phục tùng, tỷ suất lợi nhuận bình quân và để cho nền kinh tế phát triển
lành mạnh, Nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế thị trường, vào hoạt động của doanh
nghiệp Nhà nước mà Nhà nước chỉ nên thực hiện một số nhiệm vụ kinh tế vượt quá khả năng
của một doanh nghiệp như làm đường, xây bến cảng
Trên cơ sở những khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng những năm 1929 - 1933, Keynes
đã mạnh mẽ thay đổi quan điểm cổ điển về nền kinh tế có xu hướng tự điều chỉnh đi đến cân
đối mới, nơi có công ăn và việc làm đầy đủ cho tất cả mọi người. Chính quyền phải can thiệp
vào nền kinh tế, can thiệp vào thị trường và mở ra các cuộc đầu tư lớn. Theo thuyết của trường
phái Keynes chính quyền phải can thiệp vào kinh tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Trong các
34
nghiên cứu của mình ông đánh giá cao vai trò của tiêu dùng trong việc xác định sản lượng và
đi đến kết luận, muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp, chính quyền phải thực hiện điều
tiết bằng các chính sách kinh tế nhằm tăng cầu tiêu dùng. Để đạt được điều này, ông đề nghị
sử dụng ngân sách nhà nước để kích thích đầu tư thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước và
trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp. Để thúc đẩy tăng trưởng và giảm lãi suất để kích thích đầu
tư, chính quyền chấp nhận lạm phát có mức độ, đẩy mạnh đầu tư vào các công trình công cộng
và các biện pháp khác nhau như một cú hích trợ lực khi đầu tư tư nhân giảm sút.
2.2.2. Thời kì phát triển lý luận hiệu quả đầu tư của chính quyền địa phương
Trường phái kinh tế gần đây ra đời với đại diện là P.A Samuelson, những nội dung cơ
bản của lý thuyết này là: Trên thực tế, sản lượng cân bằng thường ở dưới mức sản lượng tiềm
năng, trong điều kiện hoạt động bình thường, nền kinh tế luôn có thất nghiệp và lạm phát.
chính quyền cần xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức lạm phát có thể chấp nhận được.
Sự cân bằng của nền kinh tế được xác định tại giao điểm của tổng cung và tổng cầu.
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế này cũng thống nhất với cách xác định của mô hình kinh
tế tân cổ điển về các yếu tố tác động đến sản xuất. Họ cho rằng tổng mức cung của nền kinh tế
được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất, đó là nguồn lao động, vốn sản xuất, tài
nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ Y=f(K,L,R,T).
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Samuelson cho rằng thị trường là yếu tố cơ bản điều
tiết hoạt động của nền kinh tế. Mặt khác, trong sự phát triển kinh tế hiện nay, việc mở rộng
kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự can thiệp của chính quyền không chỉ vì thị trường có
những khuyết tật, mà còn vì xã hội đặt ra mục tiêu mà dù thị trường có hoạt động tốt cũng
không thể đáp ứng được.
35
Theo Samuelson trong nền kinh tế hỗn hợp hiện đại, chính quyền có bốn chức năng cơ
bản: thiết lập khuôn khổ pháp luật, xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô; tác động vào
việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế; thiết lập các chương trình tác động đến
việc phân phối lại thu nhập.
- Chính quyền cần tạo ra môi trường ổn định để cho các doanh nghiệp và các hộ gia
đình có thể tiến hành sản xuất và trao đổi sản phẩm một cách thuận lợi.
- Chính quyền cũng cần đưa ra những định hướng cơ bản về phát triển kinh tế và
những hướng ưu tiên cần thiết cho từng thời kỳ và sử dụng các công cụ như thuế quan, chương
trình tín dụng, trợ giá để hướng dẫn các ngành, các doanh nghiệp hoạt động.
- Chính quyền thường xuyên tìm cách duy trì công ăn, việc làm ở mức cao bằng cách
đưa ra các chính sách thuế, chi tiêu và tiền tệ hợp lý. Đồng thời, chính quyền khuyến khích
một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế vững chắc, chống lạm phát và giảm ô nhiễm môi trường.
- Chính quyền thực hiện phân phối lại thu nhập của cải giữa các doanh nghiệp và các
hộ gia đình thông qua thuế thu nhập, thuế tài sản và những biện pháp khác.
- Chính quyền cũng thực hiện các hoạt động phúc lợi công cộng như cung cấp phúc lợi
cho người già, người tàn tật và những người thất nghiệp.
2.2.3. Thời kì hoàng kim của lý luận hiệu quả đầu tư của chính quyền địa phương
Từ thập niên 1960, vai trò của chính quyền địa phương ngày càng được nhấn mạnh.
Các nhà kinh tế ngày càng quan tâm hơn tới việc làm thế nào để sự can thiệp của chính quyền
vào nền kinh tế có hiệu quả và ít gây ra các hiệu ứng bóp méo nhất. Vì thế, lĩnh vực đầu tư của
chính quyền địa phương, đầu tư công cộng, chi tiêu công cộng cũng như đánh giá các chính
sách công cộng của chính quyền ngày càng được nhấn mạnh hơn. Tài chính công trở thành
36
một bộ phận của chuyên ngành mới rộng lớn hơn, đó là kinh tế học công cộng và các nghiên
cứu về hiệu quả đầu tư của chính quyền địa phường ngày càng được phát triển.
Cho đến nay, vẫn có nhiều nhà kinh tế tiếp tục nghiên cứu về vai trò của chính quyền
đối với phát triển kinh tế - xã hội. Những nghiên cứu này được thực hiện trên nhiều mặt, trên
nhiều quốc gia và đã đạt được nhiều kết quả nghiên cứu quan trọng, nhìn chung những nghiên
cứu này đều xác định vai trò đầu tư của chính quyền là cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội.
Ở Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu mới về đầu tư của chính quyền địa phương tiêu
biểu như:
- Một số vấn đề về đầu tư công tại Đà Nẵng của TS. Võ Duy Khương có nội dung tập
trung vào phân tích, đánh giá hiện trạng đầu tư xã hội nói chung và đầu tư công nói riêng ở Đà
Nẵng về những mặt làm được, những hạn chế, tồn tại, từ đó đề xuất những giải pháp và kiến
nghị nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX và
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX về xây dựng và phát triển thành
phố Đà Nẵng.
- Hiệu quản quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh vấn đề và giải pháp của
Ths. Nguyễn Hoàng Anh với mục đích Đề ra những cải cách để nâng cao hiệu quả quản lý đầu
tư công, áp dụng vào thực tiễn thông qua việc đưa những cải cách này vào trong kế hoạch điều
hành kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn sắp tới.
- Quản lý đầu tư công trên địa bàn Bình Đinh của Ths. Nguyễn Thanh Minh với mục
tiêu Hệ thống hóa lý luận việc quản lý đầu tư công cũng như làm sáng tỏ bức tranh đầu tư
công của Bình Định trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Trên cơ sở đánh giá tác
động thực trạng công tác quản lý đầu tư công của Bình Định trong thời gian qua, đề xuất các
37
giải pháp, khuyến nghị nhằm giúp lãnh đạo Tỉnh có chính sách quản lý đầu tư hợp lý nhằm
thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh cao và ổn định trong dài hạn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Ở chương 2 tác giả đã khái quát các lý luận về hiệu quả của đầu tư chính quyền bao gồm các
nội dung như sau: Hệ thống các khái niệm về đầu tư, đầu tư chính quyền, đầu tư chính phủ,
sự khác biệt giữa đầu tư chính quyền và đầu tư công cộng và chi tiêu chính quyền, các đặc
điểm cơ bản của đầu tư chính quyền, các cấp chính quyền ở Việt Nam và đầu tư của chính
quyền địa phương.
Tiếp theo các vấn đề cơ bản về lý luận, tác giả đã đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đo lường, đánh
giá hiệu của đầu tư của chính quyền và cũng nêu ra các vấn đề cơ bản trong việc phát triển
các lý luận đó.
Các vấn đề này sẽ là tiền đề cho việc tiến hành nghiên cứu ở chương 3, đánh giá ở chương 4
và đưa ra các giải pháp ở chương 5 của đề tài.
38
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH CÀ MAU
3.1. Tổng vốn đầu tư, kết cấu đầu tư và phân bổ vốn đầu tư cho các ngành mỗi năm
3.1.1. Tổng vốn đầu tư, kết cấu đầu tư mỗi năm
Bảng 3.1: Tổng vốn đầu tư và kết cấu vốn đầu tư (triệu đồng, %) giai đoạn 2001 - 2011
Stt
Tổng đầu tư
Đầu tư của tỉnh
Cà Mau
Đầu tư của CP tại
Cà Mau
Cơ cấu
tỉnh/
tổng
(%)
Cơ cấu
CP/
Tổng
(%)
Tỷ lệ
Tỉnh/
CP
(%)
Tỷ lệ đầu
tư xây
dựng cơ
bản/ Tổng
vốn đầu
tư
(%)
Tỷ lệ
đầu tư
khác/
Tổng
vốn đầu
tư
(%)
Giá trị
triệu đồng
Năm
sau so
năm
trước
(%)
Giá trị
triệu
đồng
Năm
sau so
năm
trước
(%)
Giá trị
triệu
đồng
Năm
sau so
năm
trước
(%)
2001 1.894.703 15,66 1.894.703 29,13 0 -100,00 100,00 0,00 78,32 21,68
2002 1.945.913 2,70 1.920.093 1,34 25.820 98,67 1,33 7436,46 79,60 20,40
2003 2.149.964 10,49 2.135.544 11,22 14.420 -44,15 99,33 0,67 14809,60 71,77 28,23
2004 2.366.431 10,07 2.329.582 9,09 36.849 155,54 98,44 1,56 6321,97 78,32 21,68
2005 2.696.772 13,96 2.216.104 -4,87 480.668
1204,4
3 82,18 17,82 461,05 36,93 63,07
2006 8.600.939
218,9
3 3.748.075 69,13 4.852.864 909,61 43,58 56,42 77,23 74,72 25,28
2007
13.697.05
1 59,25 4.799.102 28,04 8.897.949 83,35 35,04 64,96 53,93 78,61 21,39
2008
10.359.51
3 -24,37 4.050.275 -15,60 6.309.238 -29,09 39,10 60,90 64,20 75,67 24,33
2009 8.897.700 -14,11 4.496.575 11,02 4.401.125 -30,24 50,54 49,46 102,17 69,86 30,14
39
2010
10.687.08
3 20,11 6.245.121 38,89 4.441.962 0,93 58,44 41,56 140,59 77,95 22,05
2011
14.090.66
0 31,85 6.055.665 -3,03 8.034.995 80,89 42,98 57,02 75,37 81,07 18,93
T.Bìn
h 7.035.157 31,32 3.626.440 15,85
3.408.71
7 202,84 68,03 31,97 2685,69 5.311.612 56,98
Nguồn: Công bố của UBND tỉnh Cà Mau trên http://www.camau.gov.vn
40
Bảng tổng vốn đầu tư và kết cấu vốn đầu tư giai đoạn 2001 – 2011 cho chúng ta thấy ,
tổng vốn đầu tư tại Cà Mau có xu hướng tăng dần từ mức 1894,703 tỷ đồng năm 2001 đã tăng
lên mức 14090,660 tỷ đồng năm 2011 tương ứng với mức tăng 643,69%. Trong cả giai đoạn
có năm đạt mức tăng đột biến lên tới 218,93% (2006); và có năm có mức tăng không đáng kể
2,7% ( 2002); đồng thời các năm 2007, 2008 chúng ta còn chứng kiến mức suy giảm tổng vốn
đầu tư lần lượt là 24,37% và 14,11%; năm 2010, 2011 đà tăng tổng vốn đầu tư được phục hồi
với mức tăng 31,85% năm vào năm 2011. Như vậy tổng vốn đầu tư tại Cà Mau vẫn đang duy
trì xu hướng tăng, nhưng đan xen đó là các biến động thăng trầm do diễn biến của nền kinh tế,
chính sách của chính phủ và tỉnh tại từng năm.
Hình 3.1: Tăng giảm tổng vốn đầu tư và đầu tư của chính quyền Cà Mau (%)
41
Hình 3.1 cho chúng ta có thể thấy rằng trong giai đoạn 2001 – 2004, khi đầu tư của
chỉnh quyền Cà Mau tăng đồng pha với tổng mức đầu tư tại Cà Mau; giai đoạn 2005 – 2008,
diên biến mức tăng đầu tư của chính quyền Cà Mau và tổng mức đầu tư tại Cà Mau đã có sự
biến động khác nhau, tổng mức đầu tư có biên độ giao động mạnh hơn, nguyên nhân là có sự
tham gia của thành phần đầu tư chính phủ; giai đoạn 2008 – 2010, thì biến động của đầu tư
chính quyền Cà Mau và tổng mức đầu tư tại Cà Mau là cùng một xu hướng, tuy nhiên năm
2011 đã bắt đầu có biểu hiện của diễn biến trái chiều trong mức tăng, đầu tư của chính quyền
Cà Mau bị giảm sút, trong khi tổng mức đầu tư tại Cà Mau vẫn tăng.
42
Hình 3.2: Cơ cấu đầu tư của chính phủ và chính quyền Cà Mau trên tổng vốn đầu tư
(%)
Trong tổng vốn đầu tư tại Cà Mau, thì diễn biến tổng mức đầu tư của chính quyền Cà
Mau có xu hướng giảm dần, từ mức chiếm 100% tổng vốn đầu tư năm 2001 giảm xuống còn
42,98% năm 2011, đăc biệt là trong các năm 2007 (35,04%), 2008 (39,10%); trong năm 2010,
2011 vai trò của vốn đầu tư của chính quyền Cà Mau bị giảm sút so với tổng vốn đầu tư tại
tỉnh. Trái ngược với diễn biến đó tổng mức đầu tư của chính phủ tại Cà Mau lại có xu hướng
tăng dần trong giai đoạn này, từ mức 0% trong tổng vốn đầu tư tại Cà Mau lên mức 57,02%
vào năm 2011; đăc biệt là từ năm 2006 cho đến nay, đầu tư của chính phủ tại Cà Mau thường
xuyên duy trì tỷ trọng cao trên 41%. Chính các diễn biến ngược pha này giúp cho tổng mức
đầu tư tại Cà mau được duy trì và củng cố qua thời gian; giúp cho Cà Mau có được nguồn lực
hỗ trợ cho phát triển trong suốt thời kỳ vừa qua và tạo đà cho tương lai.
43
Hình 3.3: Cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư khác trên tổng vốn đầu tư (%)
Trong tổng vốn đầu tư ngoài việc xem xét nguồn gốc của nguồn vốn là từ trung ương
hay địa phương thì vấn đề lĩnh vực đầu tư cũng được tìm hiểu trong quá trình nghiên cứu cơ
cấu đầu tư của Cà Mau. Hình 3.3 cho chúng ta thấy, phần lớn đầu tư tại Cà Mau được sử dụng
cho đầu tư xây dựng cơ bản mức bình quân năm chiếm tới 72,98% tổng mức đầu tư, năm thấp
nhất là 36,93% (2005) và năm đạt mức cao nhất là 81,07% (2011); điều này cho thấy Cà Mau
đang trong quá trình phát triển nên cần rất nhiều nguồn lực để tái thiết tỉnh, đầu tư cho cơ sở
hạ tầng, các nền tảng cho việc phát triển kinh tế. Các lĩnh vực khác chiếm tỷ trong thứ yếu
trong tổng vốn đầu tư tại Cà Mau, mức bình quân là 27,02%, năm cao nhất là 63,07% (2005)
và thấp nhấp là 18,93% (2011); hiện tại cơ cấu đầu tư ở các kĩnh vực khác ngoài xây dựng cơ
bản đang có xu hướng giảm dần.
3.1.2. Phân bổ đầu tư cho các ngành mỗi năm
Bảng 3.2 cho chúng ta biết diễn biến phân bổ tổng đầu tư tại Cà Mau cho các ngành
nghề cụ thể như sau:
- Lĩnh vực xây dựng có tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư trung bình lớn nhất và thường xuyên
được duy trì trong giai đoạn 2001 – 2011, với mức bình quân năm là 18,31% và có xu hướng
phục hồi tăng trở lại từ năm 2010 ( 14,47%), 2011 (15,06%); trong giai đoạn nghiên cứu có
năm lĩnh vực xây dựng đạt tỷ lệ phân bổ vốn lớn tới 64,10% (2007) và có năm đạt tỷ lệ vốn rất
thấp 3,23% (2008).
- Ngành công nghiệp chế tạo cũng có tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư trung bình lớn thứ 2 là
13,23%; trong đó thời kỳ 2009 – 2011 là thời kỳ bùng nổ của vốn đầu tư vào lĩnh vực này, tỷ
44
trong tăng từ 17,12% (2009) lên 43,35% (2010), lên 49,29% (2011); tăng gấp 8,18 lần tỷ trọng
đầu tư vào lĩnh vực này của thời kỳ 2001 – 2008.
- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng và điều hòa không khí, có tỷ lệ phân
bổ vốn bình quân cả thời kỳ là 8,55%; tuy nhiên hiên tại tỷ lệ phân bổ vốn vào lĩnh vực này
đang có xu hướng giảm nhanh và mạnh từ mức chiếm tỷ lệ 53,28% (2008, Nguyên nhân chính
của việc bùng nổ này là do việc hình thành khu nhà máy Khí – Điện – Đạm Cà Mau) xuống
còn 24,96% (2009) và còn 0,9% (2011). Nhìn chung đây là ngành không được ưu tiên đầu tư
nhiều trong cả quá trình phát triển của tỉnh.
Hình 3.4: Diễn biến phân bổ đầu tư (%) các ngành cơ bản của Cà Mau
- Nông, lâm nghiệp và Thủy Sản có tỷ lệ phân bổ vốn bình quân cả thời kỳ là 7,18%, và
có diễn biến tăng giảm thất thường trong cả giai đoạn nghiên cứu từ mức tỷ lệ phân bổ vốn
45
2,89% (2001) lên mức 9,69% (2005) sau đó giảm xuống 2,70% (2006) và phục hồi, tăng lại
12,19% (2009), và lại 9,59% (2011). Trên thực tế lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đóng vai trò
quan trong trong giai đoạn đầu phát triển của tỉnh cho đến 2005 và từ đó tới nay vai trò của
lĩnh vực này có xu hướng giảm dần, nhường lại cho các ngành nghề khác được ưu tiên hơn
trong quá trình phát triển.
46
Bảng 3.2: Phân bổ đầu tư (%) cho các ngành giai đoạn 2001 - 2011
Ngành 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 T.Bình
Các ngành khác 64,78 64,41 79,86 66,58 54,18 79,30 8,11 11,50 26,59 15,34 12,92 43,96
Xây dựng 13,19 21,95 18,08 18,32 17,39 7,09 64,10 3,23 8,54 14,47 15,06 18,31
Công nghiệp chế
tạo
6,60 1,92 0,36 1,59 3,55 8,15 6,04 7,54 17,12 43,35 49,29 13,23
Sản xuất và phân
phối điện, khí đốt,
nước nóng và điều
hòa không khí
1,30 1,14 0,35 0,25 8,05 0,02 2,97 53,28 24,96 0,87 0,90 8,55
Nông, lâm nghiệp
và Thủy Sản
2,89 3,98 0,76 9,33 9,69 2,70 6,11 11,98 12,19 9,75 9,59 7,18
Vận tải kho bãi 9,50 5,48 0,23 0,94 4,45 0,46 5,49 6,92 2,49 10,48 9,52 5,09
Bán buôn, bán lẻ,
sửa chữa otô, mô tô,
xe máy và xe có
động cơ khác
0,85 1,04 0,28 2,82 1,71 1,50 6,01 4,71 6,21 4,50 1,36 2,82
Dịch vụ lưu trú và
ăn uống
0,87 0,06 0,07 0,17 0,97 0,79 0,98 0,35 1,43 0,57 0,81 0,64
Cung cấp nước,
hoạt động quản lý
và xử lý rác thải,
nước thải
0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,18 0,50 0,48 0,66 0,54 0,21
Khai khoáng 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê các năm trong giai đoạn 2005 - 2011
47
- Vận tải kho bãi có tỷ lệ phân bổ bình quân ở mức 5,09%, ngay từ năm 2011 lĩnh vực
này đã chiếm tới 9,5% tỷ lệ phân bổ vốn (2001), tuy nhiên ngay sau đó trong cả thời gian dài
(2003 – 2006) lĩnh vực vận tải kho bãi ít được đầu tư (từ mức 0,23% đến 0,46% tỷ lệ phân bổ
vốn); thời kỳ từ 2007 đến 2011 lĩnh vực vận tải, kho bãi đã bắt đầu được đầu tư mạnh mẽ hơn
và tăng tỷ trọng từ 5,49% (2007) lên mức 10,48% (2010) và giảm nhẹ về 9,52% (2011).
- Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa otô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác, có tỷ lệ phân
bổ đầu tư trung bình là 2,82%; Dịch vụ lưu trú và ăn uống là 0,64%; Cung cấp nước, hoạt
động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 0,21%; khai khoáng 0%.
- Bên cạnh đó còn một số lĩnh vực khác của tỉnh chưa được liệt kê ở trên như An ninh
quốc phòng, giáo dục, y tế, phúc lợi chung, đê điều… có tỷ lệ phân bổ chung bình là 43,96%
và có xu hướng giảm mạnh trong thời gian gần đây từ mức 64,78% năm 2001 xuống còn
12,92% năm 2011.
3.2. Phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền địa phương
3.2.1. Hiệu quả tăng trưởng kinh tế từ đầu tư của chính quyền địa phương
3.2.1.1. Các thành tựu chung về kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2011
Nhờ có định hướng phát triển đúng đắn, cộng với nguồn lực đầu tư lớn từ chính phủ và
chính quyền tỉnh; hiệu quả tăng trưởng kinh tế chung của Cà Mau từ đầu tư đã đạt được thể
hiệu qua một số mặt sau:
- Tăng trưởng kinh tế liên tục giữ mức cao, bình quân cả thời kỳ là 12,52%, trong đó
công nghiệp - xây dựng tăng 16,44%, dịch vụ tăng 14,39%, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
7%.
48
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau

More Related Content

What's hot

Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ n...
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ n...Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ n...
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ n...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆPỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
Hoàng Mai
 
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đếnTìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
Hoàng Mai
 

What's hot (18)

Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...
Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...
Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...
 
Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docx
Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docxDự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docx
Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docx
 
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNTĐề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
 
Đề tài: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty điện Hải Phòng, HOT
Đề tài: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty điện Hải Phòng, HOTĐề tài: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty điện Hải Phòng, HOT
Đề tài: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty điện Hải Phòng, HOT
 
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn tỉnh bắc...
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn   tỉnh bắc...Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn   tỉnh bắc...
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn tỉnh bắc...
 
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ n...
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ n...Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ n...
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ n...
 
QT070.doc
QT070.docQT070.doc
QT070.doc
 
Chuyen de quan tri du an
Chuyen de quan tri du anChuyen de quan tri du an
Chuyen de quan tri du an
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty Du lịch Hà Hải, 9đ
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty Du lịch Hà Hải, 9đLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty Du lịch Hà Hải, 9đ
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty Du lịch Hà Hải, 9đ
 
BẢN CÁO BẠCH CÔNG TY CP DU LỊCH VINPEARLLAND_10443012092019
BẢN CÁO BẠCH CÔNG TY CP DU LỊCH VINPEARLLAND_10443012092019BẢN CÁO BẠCH CÔNG TY CP DU LỊCH VINPEARLLAND_10443012092019
BẢN CÁO BẠCH CÔNG TY CP DU LỊCH VINPEARLLAND_10443012092019
 
Tóm tắt NLCB của CN Mác-Lênin
Tóm tắt NLCB của CN Mác-LêninTóm tắt NLCB của CN Mác-Lênin
Tóm tắt NLCB của CN Mác-Lênin
 
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
 
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆPỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
 
Luận án: Hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
Luận án: Hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đLuận án: Hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
Luận án: Hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
 
Lt giao trinh nhap mon lap trinh c 2015_02_26
Lt giao trinh nhap mon lap trinh c 2015_02_26Lt giao trinh nhap mon lap trinh c 2015_02_26
Lt giao trinh nhap mon lap trinh c 2015_02_26
 
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đếnTìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
 
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng TàuĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
 

Similar to Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau

Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tếBáo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
ducnguyenhuu
 
Huong dan su dung ban day du
Huong dan su dung ban day duHuong dan su dung ban day du
Huong dan su dung ban day du
thanh_k8_cntt
 

Similar to Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau (20)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
 
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đBiện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
 
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
 
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANHĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
 
Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dư...
Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dư...Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dư...
Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dư...
 
Đề tài: Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Lâm
Đề tài: Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia LâmĐề tài: Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Lâm
Đề tài: Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Lâm
 
bao cao tai san co dinh - Thao
bao cao tai san co dinh - Thaobao cao tai san co dinh - Thao
bao cao tai san co dinh - Thao
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Ngân Sơn
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Ngân SơnĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Ngân Sơn
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Ngân Sơn
 
Luận án: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao độn...
Luận án: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao độn...Luận án: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao độn...
Luận án: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao độn...
 
Đồ án tốt nghiệp: Triển khai CRM thực tế
Đồ án tốt nghiệp: Triển khai CRM thực tếĐồ án tốt nghiệp: Triển khai CRM thực tế
Đồ án tốt nghiệp: Triển khai CRM thực tế
 
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tếBáo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
 
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
 
Phuong Nguyen - Tin dung va quan ly rui ro gia nganh ca phe Viet Nam
Phuong Nguyen - Tin dung va quan ly rui ro gia nganh ca phe Viet NamPhuong Nguyen - Tin dung va quan ly rui ro gia nganh ca phe Viet Nam
Phuong Nguyen - Tin dung va quan ly rui ro gia nganh ca phe Viet Nam
 
Huong dan su dung ban day du
Huong dan su dung ban day duHuong dan su dung ban day du
Huong dan su dung ban day du
 
Dgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh NguyetDgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh Nguyet
 
Đề tài: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Xây lắp Dầu khí
Đề tài: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Xây lắp Dầu khíĐề tài: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Xây lắp Dầu khí
Đề tài: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Xây lắp Dầu khí
 
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân MaiLuận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
 
Đề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Đề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân MaiĐề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Đề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
 
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH AidenĐề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
 

More from Luan van Viet

More from Luan van Viet (6)

Tim hieu ve giao duc mam non tai luan van viet
Tim hieu ve giao duc mam non tai luan van vietTim hieu ve giao duc mam non tai luan van viet
Tim hieu ve giao duc mam non tai luan van viet
 
Huong dan viet bao cao thuc tap tot nghiep
Huong dan viet bao cao thuc tap tot nghiepHuong dan viet bao cao thuc tap tot nghiep
Huong dan viet bao cao thuc tap tot nghiep
 
Luận văn thạc sỹ giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Luận văn thạc sỹ giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcLuận văn thạc sỹ giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Luận văn thạc sỹ giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
 
LUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanviet
LUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanvietLUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanviet
LUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanviet
 
Hướng dẫn trình bày chuyên đề tốt nghiệp
Hướng dẫn trình bày chuyên đề tốt nghiệpHướng dẫn trình bày chuyên đề tốt nghiệp
Hướng dẫn trình bày chuyên đề tốt nghiệp
 
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&T
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&TLLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&T
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&T
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau

  • 1. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG............................................................................................iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................iii DANH MỤC QUY ƯỚC VIẾT TẮT..................................................................iv CHƯƠNG 1: DẪN LUẬN ....................................................................................1 1.1. Đưa ra vấn đề....................................................................................................................1 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................................3 1.2.1. Tìm hiểu hoạt động đầu tư của chính quyền địa phương...........................................3 1.2.2. Bàn về hiệu quả và kết quả đầu tư của chính quyền..................................................6 1.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu..............................................................................7 1.3.1. Mô hình nghiên cứu...................................................................................................7 1.3.2. Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................................8 1.3.3. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................................8 1.4. Ý nghĩa của nghiên cứu..................................................................................................10 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CHÍNH QUYỀN ...............................................................................................................10 2.1. Đầu tư của chính phủ và hiệu quả đầu tư........................................................................11 2.1.1. Đầu tư của chính phủ...............................................................................................11 2.1.1.1. Đầu tư và đầu tư của chính phủ........................................................................11 2.1.1.2. Sự khác biệt giữa đầu tư của chính phủ với đầu tư công cộng và chi tiêu của chính phủ........................................................................................................................15 2.1.1.3. Đặc điểm đầu tư của chính quyền.....................................................................21 2.1.1.4. Các cấp chính quyền tại Việt Nam và đầu tư của chính quyền địa phương.....25 2.2.1. Hiệu quả đầu tư........................................................................................................29 2.2.1.1. Hiệu quả đầu tư và hiệu quả đầu tư của chính quyền.......................................29 2.2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư...............................................................31 2.2. Khái quát lý luận hiệu quả đầu tư của chính quyền địa phương.....................................33 2.2.1. Thời kì manh nha và xuất hiện lý luận hiệu quả đầu tư của chính quyền địa phương ............................................................................................................................................34 2.2.2. Thời kì phát triển lý luận hiệu quả đầu tư của chính quyền địa phương.................35 2.2.3. Thời kì hoàng kim của lý luận hiệu quả đầu tư của chính quyền địa phương.........36 i
  • 2. CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH CÀ MAU ..................................................................................................39 3.1. Tổng vốn đầu tư, kết cấu đầu tư và phân bổ vốn đầu tư cho các ngành mỗi năm..........39 3.1.1. Tổng vốn đầu tư, kết cấu đầu tư mỗi năm...............................................................39 3.1.2. Phân bổ đầu tư cho các ngành mỗi năm..................................................................44 3.2. Phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền địa phương.................................................48 3.2.1. Hiệu quả tăng trưởng kinh tế từ đầu tư của chính quyền địa phương......................48 3.2.1.1. Các thành tựu chung về kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2011 .........................48 3.2.1.2. Phân tích diễn biến GDP...................................................................................50 3.2.2. Hiệu quả tăng trưởng kinh tế trực tiếp từ đầu tư của chính quyền địa phương.......53 3.2.3. Hiệu quả tăng trưởng kinh tế gián tiếp từ đầu tư của chính quyền địa phương.......58 3.3. Phân tích hiệu quả kết cấu các ngành từ đầu tư của chính quyền địa phương................62 3.3.1. Lý luận về diễn biến kết cấu ngành.........................................................................62 3.3.1.2. Xu hướng dịch chuyển kết cấu ngành...............................................................64 3.3.2. Vai trò của đầu tư chính quyền địa phương đối với diễn biến kết cấu các ngành...67 3.3.3. Phân tích chứng minh thực tế về hiệu quả kết cấu các ngành từ đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau.............................................................................................................69 3.3.3.1. Phân tích diễn biến cơ cấu ngành và mối quan hệ giữa cơ cấu đầu tư và cơ cấu ngành..............................................................................................................................69 3.3.3.2. Diễn biến lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp..........................................................71 3.3.3.3. Diễn biến lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.....................................78 3.3.3.4. Diễn biến lĩnh vực thương mại, dịch vụ ..........................................................79 3.4. Phân tích hiệu quả tạo việc làm từ đầu tư của chính quyền địa phương.........................81 3.4.1. Vai trò của đầu tư chính quyền đối với tạo việc làm...............................................81 3.4.2. Phân tích chứng minh thực tế về hiệu quả tạo việc làm từ đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau........................................................................................................................83 3.4.1.1. Phân tích diễn biến lao động qua các thời kỳ...................................................83 3.4.2.2. Phân tích hiệu quả tạo việc làm từ đầu tư.........................................................86 3.5. Phân tích hiệu quả tiêu dùng của người dân từ đầu tư của chính quyền địa phương.....91 3.5.1. Vai trò của đầu tư chính quyền địa phương đối với việc tiêu dùng của người dân. 91 3.5.1.1. Khái luận về tiêu dùng của người dân..............................................................91 3.5.1.2. Vai trò của đầu tư chính quyền với tiêu dùng của người dân...........................93 3.5.2. Phân tích chứng minh thực tế về hiệu quả tiêu dùng của người dân từ đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau...................................................................................................94 ii
  • 3. 3.5.2.1. Diễn biến dân số và ảnh hưởng của nó tới quy mô cầu tiêu dùng ...................94 3.5.2.2. Phân tích hiệu quả tiêu dùng của người dân từ đầu tư chính quyền ................97 CHƯƠNG 4: NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG ĐẦU TƯ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH CÀ MAU VÀ NGUYÊN NHÂN ............................................103 4.1. Vấn đề về quyết định vốn đầu tư dự án và nguyên nhân..............................................103 4.2. Vấn đề về kết cấu đầu tư, phân bố các ngành trong đầu tư của chính quyền địa phương và nguyên nhân....................................................................................................................105 4.3. Vấn đề về hiệu quả đầu tư của chính quyền và nguyên nhân.......................................107 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH CÀ MAU ....................................................113 5.1. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của chính quyền Cà Mau .................................113 5.2. Giới hạn phạm vi đầu tư của chính quyền địa phương.................................................118 5.2.1. Định hướng nguồn vốn đầu tư...............................................................................118 5.2.2. Phân cấp quản lý đầu tư.........................................................................................121 5.2.3. Cấp phát vốn đầu tư...............................................................................................122 5.3. Điều chỉnh và tối ưu kết cấu đầu tư của chính quyền địa phương................................123 5.4. Phối hợp đầu tư của chính quyền địa phương với việc cải thiện phúc lợi xã hội.........125 5.5. Tăng cường xây dựng quy chế dân chủ và pháp chế trong quyết sách đầu tư của chính quyền địa phương.................................................................................................................126 KẾT LUẬN CỦA LUẬN VĂN.........................................................................132 LỜI CẢM TẠ.....................................................................................................viii TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................x PHỤ LỤC 1: DIỄN BIẾN VIỆC LÀM (%) GIAI ĐOẠN 2000 – 2011 .........xiv PHỤ LỤC 2: CHI TIÊU CỦA NGƯỜI DÂN....................................................xvi DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ iii
  • 4. DANH MỤC QUY ƯỚC VIẾT TẮT KTXH Kinh tế xã hội CSHT Cơ sở hạ tầng THCS Trung học cơ sở TN Thu nhập LĐ Lao động VL Việc làm GDP Tổng sản phẩm quốc dân iv
  • 5. WTO Tổ chức thương mại thế giới NSNN Ngân sách nhà nước TNHH Trách nhiệm hữu hạn TLSX Tư liệu sản xuất v
  • 6. CHƯƠNG 1: DẪN LUẬN 1.1. Đưa ra vấn đề Kinh tế Việt Nam đã trải qua năm 2011 với tốc độ tăng trưởng GDP 5.89% (Tổng cục thống kê, 2012), là mức tăng tương đối khá trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều biến động. Tuy nhiên, nền kinh tế đang tiếp tục đối mặt với những bất ổn kinh tế vĩ mô đã diễn ra và gia tăng mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào đầu năm 2007, như lạm phát cao, tỷ giá biến động mạnh và khó lường, thâm hụt thương mại dai dẳng, dự trữ ngoại hối mỏng, thâm hụt ngân sách tăng cùng với tình trạng nợ công và nợ nước ngoài đang dần đến ngưỡng nguy hiểm, thị trường tài chính - tiền tệ dễ bị tổn thương với những biến động mạnh về lãi suất, niềm tin vào điều hành kinh tế vĩ mô bị suy giảm. Một trong những nguyên nhân chính của những bất ổn vĩ mô thời gian qua là do mô hình tăng trưởng theo chiều ngang, chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư công nhưng với chất lượng thấp [6]. Nhiều chuyên gia cho rằng, đầu tư của Nhà nước hiện nay đang dàn trải và kém hiệu quả. Cụ thể, đầu tư nhà nước vẫn còn lớn, chiếm đến 40% tổng đầu tư toàn xã hội và có ở hầu hết các ngành kinh tế như giao thông, điện, cấp thoát nước, y tế… Lĩnh vực đầu tư còn dàn trải, phân tán ra quá nhiều dự án, ngay cả trong các ngành sản phẩm dịch vụ, công ích cũng có hàng chục nghìn dự án [21]. Tuy nhiên, việc quản lý đầu tư hiện nay còn phân tán, chia cắt theo nguồn vốn, thiếu tập trung và thống nhất; Nhu cầu tư của các bộ, địa phương là khổng lồ so với khả năng cân đối vốn của Nhà nước và của nền kinh tế, chưa có công cụ kiểm soát hiệu quả. Điều đó dẫn đến hệ quả là nguy cơ tăng nhanh công nợ, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài. 1
  • 7. Để khắc phục những bất cập trên, dự thảo Luật đầu tư công "khoanh" phạm vi điều chỉnh gồm những hoạt động đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư sử dụng vốn nhà nước vào chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội có khả năng thu hồi vốn (không nhằm mục đích kinh doanh); quyền và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân liên quan đến đầu tư công và trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư công. Cụ thể có 4 lĩnh vực đầu tư công là: Các chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội, các dự án đầu tư không có điều kiện xã hội hóa; Các chương trình, dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp tổ chức chính trị-xã hội; Các dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp; Chương trình, mục tiêu dự án đầu tư công khai thác theo quyết định của Chính phủ. Là một tỉnh mới tái lập (2007), Cà Mau đã có được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội. Theo kết quả công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011 của tỉnh Cà Mau đạt 59,43 điểm, đứng thứ 32/63 tỉnh, thành trong cả nước, nằm trong nhóm các tỉnh có chỉ số PCI khá; so với trong khu vực ĐBSCL, là tỉnh có số điểm và thứ hạng tăng nhiều nhất (tăng 5,86 điểm và 19 hạng) và được xếp thứ 9/13 tỉnh, thành [25]. Tuy nhiên Cà Mau cũng phải đối mặt với các vấn đề chung về hiệu quả đầu tư công, nhiều vấn đề cần phải đặt ra như: Hiệu quả đầu tư công của chính quyền Cà Mau đã mang lại kết quả thế nào? Các tác động đầu tư của chính quyền Cà Mau đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân Cà Mau ra sao? Đánh giá hiệu quả đầu tư công như thế nào? Cần định hướng và đổi mới đầu tư công theo phương thức nào? … Trên cơ sở các vấn đề thực tiễn đó tác giả đã tiến hành lựa chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau Việt Nam” làm luận văn nghiên cứu. 2
  • 8. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2.1. Tìm hiểu hoạt động đầu tư của chính quyền địa phương Nghiên cứu của TS.Tô Trung Thành, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội - Đề tài: “Đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân?” Góc nhìn từ mô hình thực nghiệm VECM Kết quả thực nghiệm của TS.Tô Trung Thành cho thấy hiện tượng đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân thể hiện rõ nét, tác động là không đáng kể trong một vài năm đầu tiên, và hiệu ứng sẽ đạt cực đại vào năm thứ 5. Sau một thập niên, 1% tăng vốn đầu tư công ban đầu sẽ khiến đầu tư tư nhân bị thu hẹp khoảng 0.48%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tác động đến GDP của đầu tư khu vực nhà nước là thấp so với tác động của đầu tư khu vực tư nhân, theo đó1% tăng lên của đầu tư tư nhân có thể đóng góp 0.33% tăng trưởng, trong khi đầu tư công chỉ đóng góp 0.23% tăng sản lượng trong cân bằng dài hạn. Với những kết quả trên, bài nghiên cứu hàm ý rằng trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế, cần theo xu thế giảm dần tỷ trọng đầu tư công trong tổng vốn đầu tư của xã hội, đồng thời tăng cường mạnh mẽ hiệu quả và chất lượng của đầu tư công. Cần tạo cơ hội bình đẳng hơn nữa cho các nguồn vốn đầu tư khác của xã hội, tạo ra các cơ chế hiệu quả để huy động tối đa các nguồn vốn tư nhân, giảm dần sự phụ thuộc, trông chờ vào ngân sách. Ngoài ra, cần đổi mới tư duy về vai trò Nhà nước trong nền kinh tế, cụ thể là giảm bớt chức năng “nhà nước kinh doanh”. Không nên phân bố đầu tư nhà nước vào các ngành mà khu vực tư nhân có thể đảm nhiệm và đảm nhiệm tốt, chuyển trọng tâm ra ngoài lĩnh vực kinh tế, tập trung vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, phát triển thể chế và phát triển năng lực, để tạo được 3
  • 9. ngoại ứng tích cực lan tỏa đến khu vực tư nhân, hỗ trợ khu vực này trong quá trình kinh doanh và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của TSKH. Võ Đại Lược, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Đề tài: “Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý đầu tư công trong quá trình tái cấu trúc đầu tư công” Nghiên cứu của TSKH Võ Đại Lược cho thấy các địa phương được quyền tự chủ rất lớn về quy hoạch phát triển, phân cấp đất, quyền quyết định xây dựng các cơ sở hạ tầng trong tỉnh, tuy là cần có sự đống ý của cấp trên (chưa thấy cấp trên bác bỏ rõ rệt các đề nghị của cấp Tỉnh). Hệ quả là Việt Nam đang có tới 63 nền kinh tế Tỉnh thành và 1 nền kinh tế toàn quốc, tỉnh thành nào cũng phấn đấu trở thành những nền kinh tế công nghiệp - có các khu cụm công nghiệp, có sân bay, bến cảng, trường Đại học cao đẳng, đài truyền hình và phát thanh riêng.... Đặc điểm này đã và đang chi phối các vấn đề phát triển của Việt Nam nói chung và vấn đề đầu tư công nói riêng. Đặc điểm này đã chi phối vấn đề phân cấp đầu tư công và tạo ra những bất cập. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra, các dự án nhóm A, B, C được phân chia cho các ngành và địa phương tự xét duyệt, chỉ có một số rất ít do Thủ tướng phê duyệt (theo Nghị định số 16/2005/NĐ- CP ngày 7/2/2005 của chính phủ). Nghị định trên hầu như đã giao toàn quyền cho các ngành và địa phương thẩm định và quyết định đầu tư, gần như là “khoán trắng”, các cơ quan trung ương dường như giám sát, kiểm tra chiếu lệ mang tính hình thức, không có chế tài kỷ luật nghiêm ngặt. Do vậy việc quản lý, điều chỉnh vĩ mô trong đầu tư công đã bị buông lỏng. Tính chất bình quân trong phân bổ vốn đầu tư công đã thể hiện khá rõ trong quyết định số 210/26/QĐ - TTg, quy định 5 tiêu chí phân bổ vốn ngân sách cho các địa phương là: Dân số; Trình độ phát triển - tỷ lệ nghèo, thu nội địa, tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương; Diện 4
  • 10. tích tự nhiên; Số các đơn vị hành chính; Tiêu chí bổ sung - thành phố trực thuộc trung ương và vùng trọng điểm. Nghiên cứu của PGS.TS Lê Xuân Bá, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW, Đề tài “Một số vấn đề phân cấp đầu tư công giữa trung ương và địa phương” . Nghiên cứu của PGS.TS Lê Xuân Bá đã chỉ ra một số vấn đề sau: - Chưa có một văn bản luật thống nhất về đầu tư công làm cơ sở pháp lý triển khai thực hiện và quản lý đầu tư sử dụng vốn nhà nước không nhằm mục đích kinh doanh. Các quy định hiện hành có ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nên gây khó khăn trong việc tra cứu và thi hành. - Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa xác định rõ yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công, đối tượng và nội dung quản lý trong các khâu quy hoạch, kế hoạch, chuẩn bị đầu tư, triển khai thực hiện dự án, quản lý sử dụng vốn, quản lý khai thác dự án và một số vấn đề khác. - Trong các vấn đề cụ thể nêu trong các văn bản pháp luật hiện hành còn có những nội dung chưa rõ, chưa đủ đối với đầu tư công; quy định chưa nhất quán trong việc phân định trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quá trình quản lý đầu tư công. - Trong một số quy định hiện hành chưa đảm bảo sự rõ ràng, chặt chẽ và hiệu quả đối với từng nhiệm vụ cụ thể trong quản lý đầu tư công. - Thiếu các chế tài cụ thể để đảm bảo chấp hành kỷ cương, kỷ luật trong đầu tư; khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, hiệu - Về cơ cấu đầu tư, trong giai đoạn 2000-2008, 65% vốn đầu tư nhà nước đã tập trung vào 10 ngành, gồm: vận tải đường bộ, cung cấp nước, vận tải đường thủy, sản xuất điện và khí đốt, khai thác dầu khí, quản lý nhà nước, dịch vụ y tế và trợ cấp xã hội, dịch vụ viễn thông, 5
  • 11. văn hóa và thể thao và thủy lợi. 17% vốn đầu tư nhà nước được đầu tư cho 10 ngành khác là: thương mại, dịch vụ phục vụ nông nghiệp, sản xuất phân hóa học, khai thác than, sản xuất xi- măng, khoa học và công nghệ, kinh doanh bất động sản, vận tải đường sắt, khách sạn và du lịch. Ðầu tư nhà nước vào dịch vụ tài chính, tiền tệ và các ngành công nghiệp chế biến công nghệ cao là chưa đáng kể. - Về những bất cập căn bản làm giảm sút hiệu quả đầu tư công, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng rằng hiệu quả đầu tư công thấp là hệ quả của hàng loạt các yếu tố, như đầu tư thiếu quy hoạch, thiếu kế hoạch chi tiết; đầu tư các dự án không còn cần thiết; đầu tư dàn trải chạy đua giữa các địa phương theo kiểu “trăm hoa đua nở”; đầu tư phân tán, vốn được phân bổ vào quá nhiều dự án nên các dự án thường bị thiếu vốn và kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí đầu tư và chậm đưa công trình vào sử dụng; đầu tư dàn trải dẫn đến dư thừa công suất, tỷ suất sử dụng công trình không đạt như dự kiến, chi phí vận hành không giảm, gây lãng phí, tạo kẽ hở cho tình trạng tham nhũng, tham ô. Hệ quả là làm giảm hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, quản lý và giám sát đầu tư còn yếu kém làm thất thoát vốn đầu tư và chưa bảo đảm chất lượng và hiệu quả công trình như dự kiến; phân cấp quyết định và sử dụng vốn đầu tư chưa đi kèm với giám sát, kiểm soát chất lượng và hiệu quả đầu tư. 1.2.2. Bàn về hiệu quả và kết quả đầu tư của chính quyền Các nghiên cứu đều đã chỉ ra các mặt tích cực của đầu tư của chính quyền đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; của việc tạo công ăn việc làm, tạo cầu tiêu dùng … Tuy nhiên bên cạnh đó các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rất nhiều mặt yếu kém đáng phê phán và cần cải tiến trong đầu tư của chính quyền cũng như những vấn đề còn đang tranh luận về mặt lý luận và thực tiễn như: 6
  • 12. - Hiệu quả đầu tư của chính quyền quá thấp, thất thoát, tiêu hao nhiều - Bất cập trong phân cấp đầu tư, phân bổ nguồn vốn, - Thiếu hành lang pháp lý trong đầu tư công, trong giám sát … - Thiếu cán bộ có tâm và có tầm - Lẫn lộn giữa vai trò thúc đẩy, dẫn dắt, định hướng của đầu tư của chính quyền với các chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế xã hội; giữa đầu tư của chính quyền và đầu tư tư nhân. - Đầu tư chính của quyền có triệt tiêu đầu tư tư nhân hay không? Hay hỗ trợ? - Việc tái cấu trúc đầu tư của chính quyền thế nào? Phân cấp, phân quyền ra sao ? - Tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp nhà nước thế nào? Mặt dù các đề tài nghiên cứu đã chỉ ra nhiều vấn đề, tuy nhiên đều mới chỉ dừng ở các nghiên cứu mang tính vĩ mô, trên phạm vi toàn quốc, toàn ngành, mà chưa đi sâu vào phân tích, nghiên cứu cho các địa phương cụ thể; đặc biệt là các tỉnh nhỏ, mới thành lập như Cà Mau; để tìm hiểu xem hiệu quả đầu tư của Cà Mau hiện đang thế nào? Và làm thế nào để nâng hiệu quả đầu của chính quyền tại Cà Mau. 1.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Mô hình nghiên cứu 7 Hệ thống lý luận đầu tư chính quyền Phương pháp đánh giá hiệu quả KT - XH Mô tả, phân tích, đánh giá hiệu quả ĐTC của chính quyền Cà Mau Kiến nghị nâng cao hiệu quả đầu tư của chính quyền tại Cà Mau Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
  • 13. 1.3.2. Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thập số liệu, thông tin thứ cấp, - Thu thập các văn bản của Chính phủ, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Các Sở, các văn bản của tỉnh Ca Mau có liên quan đến đầu tư công - Thu thập các thông tin về tình hình kinh tế, xã hội chung và của Cà Mau; các số liệu về nguồn vốn, phân bổ vốn đầu tư, các dự án đầu tư tại Ca Mau. - Các bài viết nghiên cứu về tình hình kinh tế xã hội địa phương; về đánh giá hiệu quả đầu của chính quyền nói chung và Cà Mau nói riêng. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, - Thông qua trao đổi với các chuyên gia để nắm bắt các nhận định về tình hình kinh tế xã hội, tình hình đầu tư của chính quyền, hiệu quả đầu tư của chính quyền và được thu thập theo mẫu sau: Số tt Tên phương pháp Đối tượng cung cấp thông tin Số lượng phản hồi Dữ liệu thu thập - Thông qua việc trao đổi với cư dân tại Cà Mau để nắm bắt thái độ, suy nghĩ của họ về việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương; của việc triển khai các sự án đầu tư của chính quyền tại địa phương. 1.3.3. Phương pháp xử lý số liệu - Phương pháp thống kê – phân tích: Trên cơ sở các số liệu thu thập dùng phương pháp thống kê để phân tích, tổng hợp, so sánh các loại số liệu khác nhằm xem xét các diễn biến về đầu tư của chính quyền theo thời gian, theo lĩnh vực … 8
  • 14. - Phương pháp chấm điểm ma trận, Thang đo Linkert 5 cấp độ được sử dụng cho việc đo lường quan điểm, thái độ của các đối tượng nghiên cứu trong việc đánh giá hiệu quả đầu tư của chính quyền. Tác giả sẽ tập chung sử dụng phương pháp chấm điểm chuyên gia nhằm lượng hóa hiệu quả đầu tư của chính quyền theo các bước sau i. Lựa chọn đội ngũ chuyên gia đánh giá hiệu quản đầu tư của chính quyền ii. Xây dựng bộ chỉ tiêu định tính đánh giá hiệu quản đầu tư của chính quyền iii. Xây dựng trọng số cho từng tiêu chí ứng với mức độ quan trọng (đóng góp) của từng tiêu chí trong việc hình thành hiệu quả đầu tư của chính quyền. Kết quả của bộ trọng số là sự tổng hợp từ các kết quả của từng chuyên gia đưa ra. Lưu ý tổng điểm trọng số phải bằng 1 iv. Chấm điểm cho các tiêu chí theo nguyên tắc cho điểm sau: o Hiệu quả quá kém: 1 o Hiệu quả kém: 2 o Hiệu quả trung bình: 3 o Hiệu quá khá: 4 o Hiệu quả rất tốt: 5 v. Xử lý kết quả theo nguyên tắc nhân trọng số với điểm chấm tương ứng với từng tiêu chí và cộng tổng hợp số điểm lại. Stt Tiêu chí Trọng số (a) Điểm số phân loại (b) Tổng điểm (c = axb) .. Tổng điểm 1 C 9
  • 15. vi. Xem xét số điểm tổng hợp cho từng vấn đề cần nghiên cứu; điểm số tổng hợp sẽ nằm từ 1 cho đến 5; với mức 3 được cho là trung bình. ( 1<= c < = 5) vii. Tính toán lấy số điểm tổng hợp cho từng sản phẩm (tổng điểm C) chia cho số điểm cao nhất của sản phẩm đó (5 điểm). Hệ số hiệu quả ĐTC= C/5 viii. Kết luận và có phương án điều chỉnh bổ sung nếu cần thiết. 1.4. Ý nghĩa của nghiên cứu - Đề tài đã hệ thống lại một cách đầy đủ và có hệ thống các lý luận về đầu tư của chính quyền và hiệu quả đầu tư của chính quyền. - Đề tài cũng đã tìm hiểu và đánh giá một các có phê phán các nghiên cứu trước đây về lĩnh vực này nhằm tạo tiền đề cho các nghiên cứu chuyên sâu sau này của tác giả và các nhà nghiên cứu khác cùng lĩnh vực - Đề tài đã nghiên cứu một cách toàn diện toàn bộ thực hiệu quả đầu tư của chính quyền (hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội) qua đó đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của chính quyền cho tỉnh Cà Mau. - Đề tài còn là tài liệu bổ ích cho các tác giả khác tham khảo nghiên cứu về lĩnh vực đầu tư công và cũng góp phần vào việc hoàn thiện hệ, nâng cao hiệu quả tư công của Việt Nam. CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CHÍNH QUYỀN 10
  • 16. 2.1. Đầu tư của chính phủ và hiệu quả đầu tư 2.1.1. Đầu tư của chính phủ 2.1.1.1. Đầu tư và đầu tư của chính phủ Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực. [8, tr 3] Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. [8, tr 3] Từ các khái niệm trên chúng ta có thể hiểu khái niệm đầu tư như sau: Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. Hoạt động đầu tư có những đặc điểm chính sau đây: - Trước hết phải có vốn. Vốn có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy móc thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, các nguồn tài nguyên khác. Vốn có thể là nguồn vốn Nhà nước, vốn tư nhân, vốn góp, vốn cổ phần, vốn vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn. - Một đặc điểm khác của đầu tư là thời gian tương đối dài, thường từ 2 năm trở lên, có thể đến 50 năm, nhưng tối đa cũng không quá 70 năm. Những hoạt động ngắn hạn trong vòng 11
  • 17. một năm tài chính không được gọi là đầu tư. Thời hạn đầu tư được ghi rõ trong quyết định đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư và còn được coi là đời sống của dự án. - Lợi ích do đầu tư mang lại được biểu hiện trên hai mặt: lợi ích tài chính (biểu hiện qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua chỉ tiêu kinh tế xã hội). Lợi ích kinh tế xã hội thường được gọi tắt là lợi ích kinh tế. Lợi ích tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ đầu tư, còn gọi lợi ích kinh tế ảnh hưởng đến quyền lợi của xã hội, của cộng đồng. Để hiểu rõ hơn về khái niệm đầu tư chính phủ, ngoài khái niệm về đầu tư chúng ta lần lượt xem xét thêm các khái niệm về chính quyền và chính quyền địa phương như sau: Chính quyền được hiểu là bao gồm tất cả mọi thành phần và cơ chế thuộc về bộ máy điều hành nhà nước, theo như quy định của hiến pháp 92 thì bao gồm: • Các cơ quan quyền lực (cơ quan lập pháp): Quốc hội, Hội đồng Nhân dân. • Các cơ quan hành chính (cơ quan hành pháp): Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân. • Hệ thống cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tối cao và Toà án nhân dân địa phương. • Hệ thống cơ quan Kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao và viện kiểm sát nhân dân địa phương. Chính quyền địa phương là khái niệm dùng chung để chỉ tất cả các cơ quan nhà nước (mang quyền lực nhà nước) đóng trên địa bàn địa phương. Khác với chế độ tự quản địa phương của một số nước, chính quyền địa phương của Việt Nam là một bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước thống nhất, bao gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra và các cơ quan, tổ chức khác được thành lập trên cơ sở các cơ quan quyền lực nhà nước này theo quy định của pháp luật nhằm quản lý các lĩnh vực 12
  • 18. của đời sống xã hội ở địa phương, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ và kết hợp hài hoà giữa lợi ích nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước. [25] Về Chính phủ, chỉ nói riêng Việt Nam mỗi Hiến pháp có một quan niệm khác nhau, Hiến pháp 1946: Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước; Hiến pháp 1959: Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; Hiến pháp 1980: Hội đồng bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) lại quy định: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Những quy định Hiến pháp khác nhau này là điểm đánh dấu cho những tìm tòi suy ngẫm đã được đúc kết cả về mặt nhận thức và thực tiễn và đồng thời cũng phản ánh xu hướng lý thuyết mà chúng ta tiếp nhận để hình thành nên lý thuyết của mình về Chính phủ. Nhưng những quy định này cũng chỉ ra điều là chúng ta đang nhận thức lại Chính phủ, lại phương thức tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, về địa vị chính trị - hiến pháp của Chính phủ. Kết hợp các khái niệm chúng ta có thể hiểu đầu tư của chính quyền chính là đầu tư mà chủ đầu tư ở đây là các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương hoặc địa phương. Hay nói cách khác, đầu tư của chính quyền là hoạt động đầu tư của các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương bằng cách sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm 13
  • 19. đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước đã đề ra. Từ khái niện đó chúng ta có thể hiểu đầu tư chính phủ là đầu tư chính quyền mà chủ đầu tư ở đây là chính phủ. 14
  • 20. 2.1.1.2. Sự khác biệt giữa đầu tư của chính phủ với đầu tư công cộng và chi tiêu của chính phủ Thông thường đầu tư chính phủ nhằm phát triển kinh tế quốc dân, bù đắp sự thiếu hụt của tổng cầu và tạo ra lợi ích cho toàn xã hội; do vậy khi xem xét sự khác biệt giữa đầu tư của chính phủ với đầu tư công cộng và chi tiêu của chính phủ chúng ta sẽ thấy có sự giao thoa và thậm chí gây sự nhầm lẫn trong việc cố gắng phân biệt các khái niệm này. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài tác giả cố gắng đưa ra sự phân biệt theo các góc độ tiếp cận như sau: - Đầu tư của chính phủ trong mối quan hệ lớn hơn, bằng, nhỏ hơn đầu tư công công. Đầu tư chính phủ lớn hơn đầu tư công cộng cho thấy đầu tư của chính phủ mang tính dẫn dắt, định hướng cho toàn nền kinh tế và tạo ra hiệu quả đầu tư cao, tình trạng ứ vốn, đọng vốn, không thu hồi vốn hoặc kém hiệu quả do tính chất đầu tư công cộng mang lại sẽ được giảm thiểu. Mặt khác khi đầu tư chính phủ lớn hơn đầu tư công công, nó cũng cho thấy nền kinh tế đang trong giai đoạn có những vấn đề cần phải có “bàn tay” hữu hình của chính phủ can thiệp vào nhiều Đầu tư chính phủ bằng đầu tư công công, cho thấy vai trò tương đương của hai hình thức đầu tư nay trong việc vừa đầu tư tạo ra cơ sở vật chất, sản lượng cho xã hội vừa đảm bảo các yếu tố công cộng, phúc lợi. Mặt khác đây là giai đoạn nền kinh tế đang ổn định, đầu tư chính phủ mang tính duy trì định hướng; đầu tư công mang tính lâu dài bình ổn và phúc lợi xã hội. Đầu tư chính phủ nhỏ hơn đầu tư công công, cho biết đây là giai đoạn cần có các đầu tư mang tính xã hội cao, vấn đề hiệu quả được đặt xuống hàng thứ yếu; các vấn đề như môi 15
  • 21. trường, phúc lợi, an ninh, ý nghĩa chính trị, mang tính biểu tượng, mang tính cộng đồng được đề xuất cao độ. Đây cũng là giai đoạn nền kinh tế đang có sự bứt phá mạng, và chủ yếu giựa vào các hình thức đầu tư khác của nền kinh tế xã hội, đầu tư chính phủ chỉ đóng góp phần nhỏ; trong khi đầu tư công cộng thi mang tính ý nghĩa hơn là hiệu quả. - Xem xét đầu tư chính phủ, đầu tư công cộng, chi tiêu chính phủ trong mối quan hệ giữa các vấn đề lý luận như: bản chất, đặc điểm, vai trò, nội dung, nguồn gốc (xem chi tiết bảng 2.1) Bảng 2.1: So sánh đầu tư chính phủ, đầu tư công và chi tiêu chính phủ Đầu tư của chính phủ Đầu tư công cộng Chi tiêu của chính phủ Về bản chất - Là hoạt động đầu tư của các cơ quan quyền lực nhà, bằng cách sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước đã đề ra. - Phạm vi bao trùm rộng - Là các khoản chi của chính quyền để cung ứng hàng hóa công cộng, chẳng hạn như khi chính quyền bỏ tiền vào phát triển đường xá, trường học, quân sự, y tế, các dịch vụ công ích v.v... - Đầu tư công cộng là một thành phần quan trọng của tổng cầu. Kinh tế học Keynes cho rằng đầu tư công cộng có tác dụng thúc đẩy tổng cầu - Về mặt bản chất: chi tiêu của chính phủ là quá trình phân phối và sử dụng các quỹ tài chính công nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính phủ. 16
  • 22. lớn hơn các hình thức khác thông qua số nhân tài chính. Nguồn vốn Đa dạng nguồn vốn Chủ yếu là nguồn vốn ngân sách, nhà nước Vốn ngân sách và các nguồn thu của chính phủ Về đặc điểm - Có sự phân quyền, phân cấp - Đa dạng các mục đích - Đầu tư công cộng của Ngân sách Nhà nước là khoản chi tích lũy - Quy mô và cơ cấu chi đầu tư công cộng của Ngân sách Nhà nước không cố định và phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. - Chi đầu tư công cộng phải gắn chặt chi thường xuyên. - Đầu tư công cộng thường đòi hỏi lượng vốn lớn và vốn này nằm khê đọng. - Hoạt động đầu tư công cộng mang tính chất lâu - Đặc điểm nổi bật của chi tiêu của chính phủ là nhằm phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng dân cư - Chi tiêu của chính phủ luôn gắn liền với các bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước thực hiện. - Các khoản chi tiêu của chính phủ hoàn toàn mang tính công cộng. - Các khoản chi tiêu của chính phủ mang tính không hoàn trả hay hoàn trả không trực tiếp và thể hiện ở chỗ không phải 17
  • 23. dài. - Quá trình đầu tư công cộng , cũng như kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất định theo thời gian và của điều kiện không gian tự nhiên, kinh tế-xã hội. mọi khoản thu với mức độ và số lượng của những địa chỉ cụ thể đều được hoàn lại dưới hình thức các khoản chi tiêu của chính phủ. Về nội dung - Đầu tư vào cơ sở hạ tầng - Đầu tư vào các ngành mũi nhọn, chủ lực - Đầu tư vào các án trọng điểm để phát triển kinh tế xã hội … - Chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; - Các dự án đầu tư không có điều kiện xã hội hoá thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế, khoa học, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực khác. - Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạt động Nội dung chi tiêu của chính phủ bao gồm: - Chi thường xuyên, - Chi hoạt động sự nghiệp, - Chi hành chính, - Chi chuyển giao, - Chi an ninh, quốc phòng, - Chi đầu tư phát triển, - Chi xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, ưu tiên cho những công 18
  • 24. của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị, xã hội, kể cả việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định bằng vốn sự nghiệp. - Các dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được hỗ trợ từ vốn nhà nước theo quy định của pháp luật. - Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư công cộng khác theo quyết định của Chính phủ. trình không có khả năng thu hồi vốn; - Đầu tư, hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia quản lý và điều tiết của Nhà nước; - Chi hỗ trợ cho các quỹ hỗ trợ tài chính của Chính phủ; - Chi dự trữ Nhà nước. Mục đích - Tạo nên các giá trị, lợi ích dài hạn cho tương lai, cho nên kinh tế xã hội. - Đầu tư công cộng là sử dụng nguồn vốn nhà nước để đầu tư vào các công trình, dự án phục - Chi tiêu của chính phủ gíup cho chính phủ thiết lập được những chương trình hành động. 19
  • 25. - Thể hiện vai trò quyền lực của chính phủ. vụ phát triển kinh tế - xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận và không có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn chậm. Như vậy, đầu tư công cộng chính là đầu tư phát triển của khu vực kinh tế nhà nước. - Đầu tư công cộng nhắm tới các lợi ích dài hạn, mang tính chất vì cộng đồng, an sinh xã hội cao. - Tăng cường tính hiệu quả trong việc thi hành NSNN nói chung và chi tiêu của chính phủ nói riêng - Quy định tính trách nhiệm trong việc phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính Nhà nước. - Cho phép phân tích ảnh hưởng của những hoạt động tài chính của Nhà nước đối với nền kinh tế. Vai trò cơ bản Có vai trò cơ bản trong việc dẫn dắt định hướng kinh tế - xã hội địa phương. Đầu tư công cộng có ý nghĩa xã hội rất lớn trong định hướng phát triển chung của đất nước; do đó, nếu chỉ tính hiệu quả kinh tế đơn thuần thì sẽ không chính xác, mà phải tính hiệu quả cả trong xóa đói - Chi tiêu của chính phủ có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư của khu vực tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Chi tiêu của chính phủ góp phần điều chỉnh chu kỳ kinh tế. 20
  • 26. giảm nghèo, phát triển giáo dục, an sinh xã hội. - Chi tiêu của chính phủ góp phần tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội 2.1.1.3. Đặc điểm đầu tư của chính quyền Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB, 2002) thì đầu tư của chính quyền là quá trình trong đó các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh doanh và các tổ chức phi Chính quyền cùng nhau phối hợp để tạo ra điều kiện tốt hơn cho quá trình tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm. Trên thực tế đầu tư của chính quyền mang ba đặc trưng cơ bản như sau: - Công năng bù đắp thiếu hụt của thị trường, theo Keynes khuynh hướng tiết kiệm ngày càng gia tăng, nó mang tính chất tâm lý, biểu hiện trong từng cá nhân, tổ chức xã hội và ngay cả trong các doanh nghiệp. Khuynh hướng tiết kiệm được biểu hiện như sau: Khi sản xuất tăng lên thì thu nhập tăng lên, thu nhập chia làm hai bộ phận là tiêu dùng và tiết kiệm (để dự phòng cho tương lai). Khi thu nhập tăng thì bộ phận tiêu dùng có thể tăng tuyệt đối và giảm tương đối. Khuynh hướng tiết kiệm trong tiêu dùng cá nhân làm cho cầu tiêu dùng cá nhân tăng chậm hơn là cung. Cầu đầu tư cũng có khả năng tăng chậm hơn do cầu tiêu dùng tăng chậm, lãi suất ngân hàng thường cố định ở mức tương đối cao trong khi tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm sút. Vì thế tổng cầu giảm sút so với tổng cung và như vậy tạo ra sự thiếu hụt của thị trường; để bù đắp phần thiếu hụt đó chính phủ cần gia tăng đầu tư của mình để hỗ trợ kinh tế phát triển. - Duy trì thúc đẩy phát triển kinh tế quốc dân, Từ đẳng thức kinh tế vĩ mô theo lý thuyết tổng cầu của J.M. Keynes: Y = C + I + G + EX – IM; chúng ta thấy vai trò của chính 21
  • 27. phủ thể hiện ở I (phần đầu tư của chính phủ); G (Chi tiêu chính phủ, đầu tư công cộng ..) và có vai trò to lớn trong việc định hướng xuất khẩu (EX) và nhập khẩu (IM). Do vậy đầu tư chính phủ mang đặc điểm là thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, thể hiện vai trò đinh hướng dẫn dắt cho toàn nền kinh tế. - Phạm vi đầu tư của chính phủ mang lại lợi ích cho toàn xã hội, trên thực tế đầu tư của chính phủ tập trung vào những lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược, tầm nhìn dài hạn và tác động sâu rộng trên nhiều lĩnh vực như: dự trữ lương thực nhằm đảm bảo an ninh lương thực và bình ổn giá lương thực, bình ổn giá xăng dầu, hỗ trợ ngư dẫn đầu tư khái thác biển, đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, công nghệ cơ bản, thực hiện chức năng bơm, hút tiền trên thị trường liên ngân hàng, thị trường vốn …Đây là những lĩnh vực mà đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài … khó có thể triển khai được; do vậy nó mang ý nghĩa lợi ích lớn cho toàn xã hội. Ngoài ra, đầu tư chính quyền còn mang một số đặc điểm có sự tương đồng với đầu tư công như: Đầu tư của chính quyền tuân theo một quy trình, quá trình đầu tư theo góc độ quản lý vĩ mô của Nhà nước bao gồm các vấn đề: Xác định định hướng kinh tế - chính trị của đất nước; Xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các kế hoạch định hướng phát triển kinh tế –xã hội của đất nước; Xây dựng chiến lược định hướng và quy hoạch tổng thể định hướng cho đầu tư; Xây dựng bổ sung luật pháp và các chính sách có liên quan đến đầu tư; Hướng dẫn và kiểm tra các doanh nghiệp lập và thực hiện các dự án đầu tư; Tổ chức thẩm định và duyệt các dự án đầu tư.; Tổng kết và rút kinh nghiệm. Việc phân cấp đầu trong đầu tư của chính quyền địa phương được thực hiện mạnh mẽ ở Việt Nam kể từ năm 2000. Về nguyên tắc, phân cấp quản lý đầu tư của chỉnh quyền được 22
  • 28. thực hiện đồng bộ với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy hành chính các cấp từ Trung ương tới địa phương (Lê Xuân Bá, 2010). - Ở cấp Trung ương, Quốc hội giữ vai trò quyết định phương án phân bổ ngân sách trung ương cho từng bộ, ngành, và mức bổ sung ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở văn bản trình của Chính phủ. Quốc hội quyết định các chương trình, dự án quốc gia, các công trình xây dựng cơ bản quan trọng đầu tư từ NSNN và điều chỉnh dự toán NSNN khi cần thiết. - Ở cấp địa phương, việc phân quyền trong quyết định dự án đầu tư và phân bổ kế hoạch đầu tư phát triển đã được thực hiện mạnh mẽ kể từ năm 1997. Trong giai đoạn 1997- 2003, các địa phương được thẩm định và phê duyệt các dự án nhóm B và nhóm C; đối với các dự án nhóm A thì phải có sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ. Từ năm 2006 tới nay, tất cả các dự án nhóm A, B, C đều thuộc thẩm quyền thẩm định và phê duyệt của địa phương. Chính phủ chỉ phê duyệt các dự án trọng điểm quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương. - Trên cơ sở phân cấp của Trung ương, các tỉnh và thành phố sẽ phân cấp quyết định đầu tư cho cấp huyện và xã trong một số lĩnh vực. UBND là cơ quan chịu trách nhiệm lập dự toán và phân bổ ngân sách địa phương cho đầu tư của chính quyền. Căn cứ vào tờ trình của UBND, HĐND sẽ đưa ra quyết định. - Tùy từng địa phương, UBND tỉnh có thể phân cấp cho UBND huyện quyết định đầu tư các dự án có mức đầu tư từ 5-10 tỷ đồng và UBND xã quyết định đầu tư các dự án có mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng. Thông thường Chính phủ sẽ giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư phát triển (tổng mức đầu tư hàng năm, vốn đầu tư địa phương phải cân đối, vốn ngân sách trung ương cấp, danh mục dự 23
  • 29. án nhóm A). Dựa vào quyết định giao chỉ tiêu, các địa phương sẽ chủ động phân cấp quản lý vốn đầu tư từ NSNN cho cấp dưới. Cơ chế thực hiện đầu tư của chính quyền, Luật Đầu tư năm 2005 đã cho phép UBND các tỉnh được quyền lựa chọn các hình thức đầu tư công, lựa chọn nhà đầu tư, cũng như cấp giấy chứng nhận nhà đầu tư. - Việc lựa chọn các nhà đầu tư cho các dự án công được quy định bởi Luật Đấu thầu năm 2005. - Nghị định 108/2009/NĐ-CP ngày 27/1/2009 cho phép các địa phương được quyền phê duyệt và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án BOT, BTO, và BT. - Trình tự thẩm định và phê duyệt các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng được quy định bởi Luật Xây dựng năm 2003. Chủ yếu Luật Xây dựng quy định các vấn đề liên quan đến các yếu tố kỹ thuật. Cơ chế giám sát quá trình đầu tư của chính quyền, Việc giám sát đầu tư của chính quyền ở Việt Nam thuộc quyền của Quốc hội. Luật Hoạt động giám sát của Quốchội (2003), Luật Quản lý nợ công (2009), Luật NSNN (2002), Luật Đầu tư (2005), Luật Đấu thầu (2005), và Luật Xây dựng (2003) có các điều khoản quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội đối với các khía cạnh khác nhau trong việc giám sát đầu tư của chính quyền, từ khâu phân bổ nguồn vốn cho tới khâu thực các thi dự án đầu tư. Tuy nhiên, trên thực tế, thông qua các cơ quan chuyên môn của mình, Quốc hội mới chỉ thực hiện giám sát đầu tư của chính quyền ở cấp vĩ mô, chưa giám sát được việc thực thi các công, trình, dự án cụ thể (Trần Văn, 2010). - Ở cấp địa phương, việc giám sát đầu tư của chính quyền được giao cho HĐND cùng cấp, có vai trò tương tự như của Quốc hội đối với các dự án trọng điểm quốc gia thuộc thẩm quyền của Chính phủ. 24
  • 30. Bên cạnh các đặc điểm căn bản trên, đầu tư của chính quyền con mang một số đặc điểm như: - Chủ đầu tư là Nhà nước (đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội do vốn của Nhà nước). - Vốn từ ngân sách Nhà nước; Vốn tín dụng ưu đãi, từ ngân sách Nhà nước; Vốn hỗ trợ và phát triển chính thức (ODA). - Mục tiêu đầu tư của chính quyền: Đảm bảo phúc lợi công cộng dài hạn, đảm bảo sự phát triển về kỹ thuật, kinh tế chung và dài hạn của đất nước; Điều chỉnh cơ cấu phát triển kinh tế qua từng thời kỳ; Đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường, tài nguyên của đất nước; Đảm bảo an ninh quốc phòng. - Đầu tư vào các lĩnh vực mà các doanh nghiệp riêng lẻ, tư nhân không thể đầu tư do nhu cầu vốn quá lớn, độ rủi ro cao, mà các lĩnh vực này lại rất cần thiết đối với sự phát triển chung của đất nước và hết sức cần thiết đối với đời sống con người. - Nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần và các lợi ích công cộng như: phát triển giáo dục, tạo việc làm, phân phối thu nhập... 2.1.1.4. Các cấp chính quyền tại Việt Nam và đầu tư của chính quyền địa phương Định nghĩa của Tổ chức Di trú quốc tế (UN – HAIBITAT, 2004): Đầu tư của chính quyền địa phương là quá trình tham gia của nhiều đối tượng, trong đó người địa phương từ mọi lĩnh vực cùng cộng tác để thúc đẩy hoạt động đầu tư, thương mại của địa phương, tạo ra nền kinh tế có sức bật bền vững. Đây là một công cụ góp phần tạo ra việc làm tốt và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người, trong đó có người nghèo và người sống bên lề xã hội. 25
  • 31. Địa phương là một khái niệm tương đối trong so sánh. Đó là một vùng lãnh thổ, không phải là một quốc gia. Có nhiều việc quốc gia phải lo, phải vận hành, địa phương thì không. Có nhiều việc cấp quốc gia mới có quyền lực đó, địa phương thì không. [27] Chính quyền địa phương của Việt Nam bao gồm 4 phân hệ cơ quan tương ứng với 4 phân hệ cơ quan nhà nước tối cao ở trung ương (Quốc hội, Chính phủ, Toà án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân các cấp), cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Uỷ ban nhân dân các cấp), cơ quan tư pháp (Toà án nhân dân các cấp) và cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân các cấp). Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 chính quyền địa phương được tổ chức ở 3 cấp tương ứng đối với các đơn vị hành chính sau đây: • Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) • Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) • Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) • Ủy ban Nhân dân cấp xã Chính quyền của các đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, phường. Ủy ban Nhân dân cấp xã là cấp chính quyền địa phương cấp cơ sở, gần dân nhất ở Việt Nam. Ủy ban Nhân dân cấp xã có từ 4 đến 5 thành viên. Ủy ban Nhân dân cấp xã hoạt động theo hình thức chuyên trách và không chuyên trách. Chính quyền địa phương xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ chi thu gồm: 26
  • 32. - Chi thường xuyên: Công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao do xã, thị trấn quản lý; Hỗ trợ kinh phí bổ túc văn hoá, nhà trẻ mẫu giáo do xã, thị trấn quản lý; Hoạt động y tế xã, thị trấn; Quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình kiến trúc, tài sản, công trình phúc lợi, đường giao thông do xã, thị trấn quản lý; Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội xã, thị trấn; Công tác dân quân tự vệ; trật tự an toàn xã hội ở xã, thị trấn; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. - Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo phân cấp của cấp tỉnh. - Các khoản thu chính thức: Thuế môn bài thu từ các hộ kinh doanh nhỏ; Thuế sát sinh; Các khoản phí, lệ phí và các khoản đóng góp thu cho ngân sách xã, thị trấn theo quy định của pháp luật; Thu từ sử dụng quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác; Tiền thu từ hoạt động sự nghiệp do xã, thị trấn quản lý; Các khoản đóng góp tự nguyện cho xã, thị trấn; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho xã, thị trấn theo quy định của pháp luật; Thu kết dư ngân sách xã, thị trấn; Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. - Các khoản hỗ trợ tài chính của chính quyền cấp trên, gồm: Bổ sung từ ngân sách cấp trên; Các khoản thu của chính quyền địa phương cấp trên nhường lại cho chính quyền cấp xã theo tỷ lệ phần trăm (Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thuế nhà, đất; Thuế sử dụng đất). Chính quyền của các địa phương cấp huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã. Ủy ban Nhân dân cấp huyện có từ 9 đến 13 thành viên. Chính quyền địa phương cấp huyện có các nhiệm vụ chi thu như sau: 27
  • 33. - Chi thường xuyên: Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, xã hội và các hoạt động sự nghiệp khác do cơ quan cấp huyện quản lý; Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, phần giao cho cấp huyện; Hoạt dộng của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện; Tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp cấp huyện theo quy định của pháp luật; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; Đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh còn đảm nhận thêm các nhiệm vụ chi về quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình công cộng, sự nghiệp thị chính. - Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo phân cấp của tỉnh. Thị xã, thành phố thuộc tỉnh còn có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các cấp và các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thị, an toàn giao thông, vệ sinh đô thị. - Chi hỗ trợ tài chính cho chính quyền xã. - Chính quyền địa phương cấp huyện có quyền thu các loại thuế và nguồn thu sau: Thuế: Thuế môn bài, trừ thuế môn bài thu từ các hộ kinh doanh nhỏ ở xã, thị trấn; Thuế sát sinh thu từ các doanh nghiệp giết mổ gia súc trên địa bàn phường; Các khoản phí, lệ phí từ các hoạt động do các cơ quan thuộc cấp huyện quản lý; Tiền thu từ hoạt động sự nghiệp của các đơn vị do cấp huyện quản lý; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp huyện theo quy định của Pháp luật; Đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính phủ; Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp huyện; Thu kết dư ngân sách cấp huyện; 28
  • 34. Hỗ trợ tài chính từ chính quyền địa phương cấp tỉnh, trong đó bao gồm cả các khoản thu từ thuế của chính quyền địa phương cấp tỉnh nhượng lại cho cấp huyện theo tỷ lệ phần trăm như thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thuế nhà, đất; Tiền sử dụng đất. (Đối với các thị xã, thành phố thuộc tỉnh còn được chính quyền địa phương cấp tỉnh nhượng thêm một phần theo tỷ lệ phần trăm thuế doanh thu, thuế lợi tức, lệ phí trước bạ thu trên địa bàn và được lập quỹ đầu tư theo quy định của Chính phủ.) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Chính quyền của các địa phương cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh có từ 11 đến 17 thành viên. Theo quy định mới tại Nghị định số 13/2008/NĐ-CP (do Chính quyền ban hành ngày 4/2/2008, thay thế Nghị định số 171/2004/NĐ-CP) thì số Sở, ban thuộc UBND cấp tỉnh giảm xuống còn 20, trong đó cơ cấu cứng là 17 Sở, ban, bao gồm các Sở: Nội vụ, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Lao động- Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế; Thanh tra tỉnh; Văn phòng UBND. Chỉ có 3 Sở được tổ chức theo đặc thù của từng địa phương thay vì 7 Sở như trước đây, là các Sở: Ngoại vụ, Quy hoạch và Kiến trúc, ban Dân tộc. 2.2.1. Hiệu quả đầu tư 2.2.1.1. Hiệu quả đầu tư và hiệu quả đầu tư của chính quyền Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế- xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một 29
  • 35. thời kỳ nhất định. Để đáp ứng nhu cầu quản lý và nghiên cứu thì có thể phân loại hiệu quả đầu tư theo các tiêu thức sau đây: - Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội có hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả kỹ thuật hiệu quả quốc phòng. - Theo phạm vi tác dụng của hiệu quả, có hiệu quả đầu tư của từng dự án, từng doanh nghiệp, từng ngành, địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Theo phạm vi lợi ích có hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiệu quả tài chính là hiệu quả kinh tế được xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp còn hiệu quả kinh tế- xã hội là hiệu quả tổng hợp được xem xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. - Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp có hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp - Theo cách tính toán, có hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối. Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí. Còn hiệu quả tương đối được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí. Như vậy chúng ta có thể hiểu, hiệu quả đầu tư của chính quyền, là hiệu quả đầu tư, là việc xem xét giữa các kết quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư chính quyền tạo ra so với các hao tổn về nguồn lực mà chính quyền sử dụng trong một thời kỳ nhất định để thu được kết quả đó. Hay nói một cách khác, hiệu quả đầu tư của chính quyền được xem xét trên phạm vi vĩ mô, được cân nhắc tính toán giữa các lợi ích kinh tế, xã hội thu được so với các tài nguyên, chi phí cơ hội mà chính quyền hoặc nền kinh tế phải hy sinh để tạo ra lợi ích đó. Hiệu quả đầu tư của chính quyền được xem xét toàn diện trên nhiều góc độ tài chính, kinh tế, xã hội, việc đáp ứng được các mục tiêu phát triển, những lĩnh vực ưu tiên phát triển của chính quyền, tạo được 30
  • 36. việc làm, giải quyết vấn đề cơ cấu kinh tế … Nó khác xa so với hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp chủ yếu chỉ quan tâm đến các lợi ích tài chính – kinh tế của hoạt động đầu tư mang lại. 2.2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư Đầu tư mang lại tính chất dài hạn và liên quan đến nhiều mặt hoạt động. Trong từng giai đoạn của toàn bộ quá trình đầu tư, các mặt hoạt động này sẽ tác động đến hiệu quả vốn đầu tư theo những mức độ khác nhau. Để đánh giá hiệu quả vốn đầu tư ở tầm vĩ mô cần phải có nhiều chỉ tiêu nhằm đo lường hiệu quả từng mặt hoạt động này sẽ tác động đến hiệu quả vốn đầu tư theo những mức độ khác nhau. - Hiệu suất tài sản cố định, Hiệu suất tài sản cố định biểu hiện sự so sánh giữa khối lượng tổng sản phẩm quốc nội được tạo ra trong kỳ (GDP) với khối lượng giá trị TSCĐ trong kỳ (FA), được tính theo công thức. Chỉ tiêu này cho biết, trong từng thời kỳ nào đó, một đồng giá trị TSCĐ sử dụng sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng sản phẩm quốc nội. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn có chỗ chưa chính xác vì sự biến động của TSCĐ và tổng sản phẩm quốc nội không hoàn toàn phụ thuộc vào nhau. - Hiệu suất vốn đầu tư, Hiệu suất vốn đầu tư biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức tăng trưởng GDP và vốn đầu tư trong kỳ, được xác định theo công thức: Trong đó : Hi: hiệu suất vốn đầu tư trong kỳ Δ GDP: Mức tăng trưởng GDP trong kỳ; 31
  • 37. I: Mức tăng đầu tư trong kỳ. Chỉ tiêu hiệu suất vốn đầu tư phản ánh tổng hợp hiệu quả vốn đầu tư, nhưng có nhược điểm cơ bản là sự hạn chế về tính so sánh được giữa tử số và mẫu số của chỉ tiêu, vì giữa GDP và vốn đầu tư trong cùng một thời kỳ không tồn tại mối quan hệ trực tiếp. Thời kỳ ngắn thì nhược điểm này càng bộc lộ rõ. Có thể tham khảo công thức sử dụng hệ số K So sánh mức tăng GDP năm sau với mức tăng tổng số vốn đầu tư năm trước. - Hệ số gia tăng vốn sản phẩm (hệ số ICOR), Hệ số ICOR cho biết trong từng thời kỳ cụ thể muốn tăng thêm một đồng GDP thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư. Hệ số ICOR càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư càng cao. Hệ số ICOR đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch kinh tế - Hệ số trang bị TSCĐ cho lao động, Hệ số trang bị tài sản cố định cho lao động (HL) được xác định bằng tỷ số giữa giá trị hình bình quân của tài sản cố định trong kỳ (FA) và số lượng lao động sử dụng bình quân trong kỳ (L) được tính theo công thức: Hệ số này cũng là một chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư quan trọng vì kết quả vốn đầu tư được biểu hiện ở khối lượng tài sản cố định, yếu tố vật chất hoá sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong việc nâng cao mức độ trang bị kỹ thuật cho lao động biểu hiện kết quả của việc tăng cường cơ giới hoá, tự động hoá và các phương hướng phát triển khoa học kỹ thuật khác là tiền đề quan trọng đảm bảo tăng năng suất lao động, phát triển sản xuất , nâng cao mức sống của dân cư. 32
  • 38. - Hệ số thực hiện vốn đầu tư, Hệ số thực hiện vốn đầu tư là một chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư rất quan trọng, nó phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng vốn đầu tư bỏ ra với các tài sản cố định (kết quả của vốn đầu tư ) được đưa vào sử dụng. Hệ số được tính theo công thức Trong đó: Hu: Hệ số thực hiện vốn đầu tư; FA: Giá trị TSCĐ được đưa vào sử dụng trong kỳ; I: Tổng số vốn đầu tư trong kỳ. Hệ số vốn đầu tư càng lớn, biểu hiện hiệu quả vốn đầu tư càng cao. 2.2. Khái quát lý luận hiệu quả đầu tư của chính quyền địa phương Thập niên 1990 có rất nhiều bài nghiên cứu nói về đầu tư của chính quyền địa phương. Mỗi bài nghiên cứu có đều có cách lý giải khác nhau về các khía cạnh chính trị, kinh tế, công nghệ và thương mại có tác động như thế nào đến hiệu quả đầu tư của chính quyền địa phương trong bối cảnh một nền kinh tế thế giới đang biến đổi nhanh chóng. Các tác giả và bài viết của họ có chung quan điểm là xét theo trật tự thế giới, phạm trù quốc gia đang trên đà tuột dốc. Sự sụp đổ bức tường Béc-lin dẫn đến sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội đã đẩy nhanh sự chiến thắng của thị trường và các lực lượng toàn cầu [27]. Cuộc cách mạng thông tin do công nghệ đã gia tăng tốc độ thay đổi bằng cách giảm thiểu những rào cản truyền thống về sự cách biệt và sự can thiệp của các quốc gia. Nơi nào trước đây các lãnh thổ từng định ra luật lệ cho hoạt động đầu tư, kinh tế và phát triển địa phương, thì nay ở nơi đó một trật tự thế giới mới – tuy thống nhất nhưng lại mang tính cạnh tranh địa phương – định ra luật lệ. Bây giờ chúng không còn quản lý được con người, hoạt động kinh tế, đầu tư và buôn bán. Trong thời đại Internet nơi mà vốn, công nghệ và ý tưởng 33
  • 39. lưu chuyển tự do giữa biên giới các quốc gia, địa phương lại nắm giữ một vai trò quan trọng mới. 2.2.1. Thời kì manh nha và xuất hiện lý luận hiệu quả đầu tư của chính quyền địa phương Mô hình cổ điển về tăng trưởng kinh tế với các đại diện là Adam Smith, David Ricardo được đề ra vào những năm đầu phát triển của kinh tế tư bản cho rằng vai trò đầu tư của chính quyền địa phương là hoàn toàn không cần thiết cho điều hành kinh tế. Adam Smith - nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh đã đưa ra thuyết bàn tay vô hình và nguyên lý chính quyền không can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế. Ông cho rằng, việc tổ chức nền kinh tế hàng hoá cần theo nguyên tắc tự do. Sự hoạt động của toàn bộ nền kinh tế là do các quy luật khách quan tự nhiên chi phối. Sự vận động của thị trường là do quan hệ cung cầu và sự biến đổi tự phát của giá cả thị trường quyết định. Quan hệ giữa người với người là quan hệ lợi ích kinh tế. Ông còn cho rằng, mỗi người hoạt động chỉ nhằm lợi nhuận siêu ngạch song do bàn tay vô hình chi phối buộc người ta phả phục tùng, tỷ suất lợi nhuận bình quân và để cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, Nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế thị trường, vào hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước mà Nhà nước chỉ nên thực hiện một số nhiệm vụ kinh tế vượt quá khả năng của một doanh nghiệp như làm đường, xây bến cảng Trên cơ sở những khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng những năm 1929 - 1933, Keynes đã mạnh mẽ thay đổi quan điểm cổ điển về nền kinh tế có xu hướng tự điều chỉnh đi đến cân đối mới, nơi có công ăn và việc làm đầy đủ cho tất cả mọi người. Chính quyền phải can thiệp vào nền kinh tế, can thiệp vào thị trường và mở ra các cuộc đầu tư lớn. Theo thuyết của trường phái Keynes chính quyền phải can thiệp vào kinh tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Trong các 34
  • 40. nghiên cứu của mình ông đánh giá cao vai trò của tiêu dùng trong việc xác định sản lượng và đi đến kết luận, muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp, chính quyền phải thực hiện điều tiết bằng các chính sách kinh tế nhằm tăng cầu tiêu dùng. Để đạt được điều này, ông đề nghị sử dụng ngân sách nhà nước để kích thích đầu tư thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước và trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp. Để thúc đẩy tăng trưởng và giảm lãi suất để kích thích đầu tư, chính quyền chấp nhận lạm phát có mức độ, đẩy mạnh đầu tư vào các công trình công cộng và các biện pháp khác nhau như một cú hích trợ lực khi đầu tư tư nhân giảm sút. 2.2.2. Thời kì phát triển lý luận hiệu quả đầu tư của chính quyền địa phương Trường phái kinh tế gần đây ra đời với đại diện là P.A Samuelson, những nội dung cơ bản của lý thuyết này là: Trên thực tế, sản lượng cân bằng thường ở dưới mức sản lượng tiềm năng, trong điều kiện hoạt động bình thường, nền kinh tế luôn có thất nghiệp và lạm phát. chính quyền cần xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức lạm phát có thể chấp nhận được. Sự cân bằng của nền kinh tế được xác định tại giao điểm của tổng cung và tổng cầu. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế này cũng thống nhất với cách xác định của mô hình kinh tế tân cổ điển về các yếu tố tác động đến sản xuất. Họ cho rằng tổng mức cung của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất, đó là nguồn lao động, vốn sản xuất, tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ Y=f(K,L,R,T). Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Samuelson cho rằng thị trường là yếu tố cơ bản điều tiết hoạt động của nền kinh tế. Mặt khác, trong sự phát triển kinh tế hiện nay, việc mở rộng kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự can thiệp của chính quyền không chỉ vì thị trường có những khuyết tật, mà còn vì xã hội đặt ra mục tiêu mà dù thị trường có hoạt động tốt cũng không thể đáp ứng được. 35
  • 41. Theo Samuelson trong nền kinh tế hỗn hợp hiện đại, chính quyền có bốn chức năng cơ bản: thiết lập khuôn khổ pháp luật, xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô; tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế; thiết lập các chương trình tác động đến việc phân phối lại thu nhập. - Chính quyền cần tạo ra môi trường ổn định để cho các doanh nghiệp và các hộ gia đình có thể tiến hành sản xuất và trao đổi sản phẩm một cách thuận lợi. - Chính quyền cũng cần đưa ra những định hướng cơ bản về phát triển kinh tế và những hướng ưu tiên cần thiết cho từng thời kỳ và sử dụng các công cụ như thuế quan, chương trình tín dụng, trợ giá để hướng dẫn các ngành, các doanh nghiệp hoạt động. - Chính quyền thường xuyên tìm cách duy trì công ăn, việc làm ở mức cao bằng cách đưa ra các chính sách thuế, chi tiêu và tiền tệ hợp lý. Đồng thời, chính quyền khuyến khích một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế vững chắc, chống lạm phát và giảm ô nhiễm môi trường. - Chính quyền thực hiện phân phối lại thu nhập của cải giữa các doanh nghiệp và các hộ gia đình thông qua thuế thu nhập, thuế tài sản và những biện pháp khác. - Chính quyền cũng thực hiện các hoạt động phúc lợi công cộng như cung cấp phúc lợi cho người già, người tàn tật và những người thất nghiệp. 2.2.3. Thời kì hoàng kim của lý luận hiệu quả đầu tư của chính quyền địa phương Từ thập niên 1960, vai trò của chính quyền địa phương ngày càng được nhấn mạnh. Các nhà kinh tế ngày càng quan tâm hơn tới việc làm thế nào để sự can thiệp của chính quyền vào nền kinh tế có hiệu quả và ít gây ra các hiệu ứng bóp méo nhất. Vì thế, lĩnh vực đầu tư của chính quyền địa phương, đầu tư công cộng, chi tiêu công cộng cũng như đánh giá các chính sách công cộng của chính quyền ngày càng được nhấn mạnh hơn. Tài chính công trở thành 36
  • 42. một bộ phận của chuyên ngành mới rộng lớn hơn, đó là kinh tế học công cộng và các nghiên cứu về hiệu quả đầu tư của chính quyền địa phường ngày càng được phát triển. Cho đến nay, vẫn có nhiều nhà kinh tế tiếp tục nghiên cứu về vai trò của chính quyền đối với phát triển kinh tế - xã hội. Những nghiên cứu này được thực hiện trên nhiều mặt, trên nhiều quốc gia và đã đạt được nhiều kết quả nghiên cứu quan trọng, nhìn chung những nghiên cứu này đều xác định vai trò đầu tư của chính quyền là cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu mới về đầu tư của chính quyền địa phương tiêu biểu như: - Một số vấn đề về đầu tư công tại Đà Nẵng của TS. Võ Duy Khương có nội dung tập trung vào phân tích, đánh giá hiện trạng đầu tư xã hội nói chung và đầu tư công nói riêng ở Đà Nẵng về những mặt làm được, những hạn chế, tồn tại, từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng. - Hiệu quản quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh vấn đề và giải pháp của Ths. Nguyễn Hoàng Anh với mục đích Đề ra những cải cách để nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, áp dụng vào thực tiễn thông qua việc đưa những cải cách này vào trong kế hoạch điều hành kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn sắp tới. - Quản lý đầu tư công trên địa bàn Bình Đinh của Ths. Nguyễn Thanh Minh với mục tiêu Hệ thống hóa lý luận việc quản lý đầu tư công cũng như làm sáng tỏ bức tranh đầu tư công của Bình Định trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Trên cơ sở đánh giá tác động thực trạng công tác quản lý đầu tư công của Bình Định trong thời gian qua, đề xuất các 37
  • 43. giải pháp, khuyến nghị nhằm giúp lãnh đạo Tỉnh có chính sách quản lý đầu tư hợp lý nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh cao và ổn định trong dài hạn. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Ở chương 2 tác giả đã khái quát các lý luận về hiệu quả của đầu tư chính quyền bao gồm các nội dung như sau: Hệ thống các khái niệm về đầu tư, đầu tư chính quyền, đầu tư chính phủ, sự khác biệt giữa đầu tư chính quyền và đầu tư công cộng và chi tiêu chính quyền, các đặc điểm cơ bản của đầu tư chính quyền, các cấp chính quyền ở Việt Nam và đầu tư của chính quyền địa phương. Tiếp theo các vấn đề cơ bản về lý luận, tác giả đã đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đo lường, đánh giá hiệu của đầu tư của chính quyền và cũng nêu ra các vấn đề cơ bản trong việc phát triển các lý luận đó. Các vấn đề này sẽ là tiền đề cho việc tiến hành nghiên cứu ở chương 3, đánh giá ở chương 4 và đưa ra các giải pháp ở chương 5 của đề tài. 38
  • 44. CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH CÀ MAU 3.1. Tổng vốn đầu tư, kết cấu đầu tư và phân bổ vốn đầu tư cho các ngành mỗi năm 3.1.1. Tổng vốn đầu tư, kết cấu đầu tư mỗi năm Bảng 3.1: Tổng vốn đầu tư và kết cấu vốn đầu tư (triệu đồng, %) giai đoạn 2001 - 2011 Stt Tổng đầu tư Đầu tư của tỉnh Cà Mau Đầu tư của CP tại Cà Mau Cơ cấu tỉnh/ tổng (%) Cơ cấu CP/ Tổng (%) Tỷ lệ Tỉnh/ CP (%) Tỷ lệ đầu tư xây dựng cơ bản/ Tổng vốn đầu tư (%) Tỷ lệ đầu tư khác/ Tổng vốn đầu tư (%) Giá trị triệu đồng Năm sau so năm trước (%) Giá trị triệu đồng Năm sau so năm trước (%) Giá trị triệu đồng Năm sau so năm trước (%) 2001 1.894.703 15,66 1.894.703 29,13 0 -100,00 100,00 0,00 78,32 21,68 2002 1.945.913 2,70 1.920.093 1,34 25.820 98,67 1,33 7436,46 79,60 20,40 2003 2.149.964 10,49 2.135.544 11,22 14.420 -44,15 99,33 0,67 14809,60 71,77 28,23 2004 2.366.431 10,07 2.329.582 9,09 36.849 155,54 98,44 1,56 6321,97 78,32 21,68 2005 2.696.772 13,96 2.216.104 -4,87 480.668 1204,4 3 82,18 17,82 461,05 36,93 63,07 2006 8.600.939 218,9 3 3.748.075 69,13 4.852.864 909,61 43,58 56,42 77,23 74,72 25,28 2007 13.697.05 1 59,25 4.799.102 28,04 8.897.949 83,35 35,04 64,96 53,93 78,61 21,39 2008 10.359.51 3 -24,37 4.050.275 -15,60 6.309.238 -29,09 39,10 60,90 64,20 75,67 24,33 2009 8.897.700 -14,11 4.496.575 11,02 4.401.125 -30,24 50,54 49,46 102,17 69,86 30,14 39
  • 45. 2010 10.687.08 3 20,11 6.245.121 38,89 4.441.962 0,93 58,44 41,56 140,59 77,95 22,05 2011 14.090.66 0 31,85 6.055.665 -3,03 8.034.995 80,89 42,98 57,02 75,37 81,07 18,93 T.Bìn h 7.035.157 31,32 3.626.440 15,85 3.408.71 7 202,84 68,03 31,97 2685,69 5.311.612 56,98 Nguồn: Công bố của UBND tỉnh Cà Mau trên http://www.camau.gov.vn 40
  • 46. Bảng tổng vốn đầu tư và kết cấu vốn đầu tư giai đoạn 2001 – 2011 cho chúng ta thấy , tổng vốn đầu tư tại Cà Mau có xu hướng tăng dần từ mức 1894,703 tỷ đồng năm 2001 đã tăng lên mức 14090,660 tỷ đồng năm 2011 tương ứng với mức tăng 643,69%. Trong cả giai đoạn có năm đạt mức tăng đột biến lên tới 218,93% (2006); và có năm có mức tăng không đáng kể 2,7% ( 2002); đồng thời các năm 2007, 2008 chúng ta còn chứng kiến mức suy giảm tổng vốn đầu tư lần lượt là 24,37% và 14,11%; năm 2010, 2011 đà tăng tổng vốn đầu tư được phục hồi với mức tăng 31,85% năm vào năm 2011. Như vậy tổng vốn đầu tư tại Cà Mau vẫn đang duy trì xu hướng tăng, nhưng đan xen đó là các biến động thăng trầm do diễn biến của nền kinh tế, chính sách của chính phủ và tỉnh tại từng năm. Hình 3.1: Tăng giảm tổng vốn đầu tư và đầu tư của chính quyền Cà Mau (%) 41
  • 47. Hình 3.1 cho chúng ta có thể thấy rằng trong giai đoạn 2001 – 2004, khi đầu tư của chỉnh quyền Cà Mau tăng đồng pha với tổng mức đầu tư tại Cà Mau; giai đoạn 2005 – 2008, diên biến mức tăng đầu tư của chính quyền Cà Mau và tổng mức đầu tư tại Cà Mau đã có sự biến động khác nhau, tổng mức đầu tư có biên độ giao động mạnh hơn, nguyên nhân là có sự tham gia của thành phần đầu tư chính phủ; giai đoạn 2008 – 2010, thì biến động của đầu tư chính quyền Cà Mau và tổng mức đầu tư tại Cà Mau là cùng một xu hướng, tuy nhiên năm 2011 đã bắt đầu có biểu hiện của diễn biến trái chiều trong mức tăng, đầu tư của chính quyền Cà Mau bị giảm sút, trong khi tổng mức đầu tư tại Cà Mau vẫn tăng. 42
  • 48. Hình 3.2: Cơ cấu đầu tư của chính phủ và chính quyền Cà Mau trên tổng vốn đầu tư (%) Trong tổng vốn đầu tư tại Cà Mau, thì diễn biến tổng mức đầu tư của chính quyền Cà Mau có xu hướng giảm dần, từ mức chiếm 100% tổng vốn đầu tư năm 2001 giảm xuống còn 42,98% năm 2011, đăc biệt là trong các năm 2007 (35,04%), 2008 (39,10%); trong năm 2010, 2011 vai trò của vốn đầu tư của chính quyền Cà Mau bị giảm sút so với tổng vốn đầu tư tại tỉnh. Trái ngược với diễn biến đó tổng mức đầu tư của chính phủ tại Cà Mau lại có xu hướng tăng dần trong giai đoạn này, từ mức 0% trong tổng vốn đầu tư tại Cà Mau lên mức 57,02% vào năm 2011; đăc biệt là từ năm 2006 cho đến nay, đầu tư của chính phủ tại Cà Mau thường xuyên duy trì tỷ trọng cao trên 41%. Chính các diễn biến ngược pha này giúp cho tổng mức đầu tư tại Cà mau được duy trì và củng cố qua thời gian; giúp cho Cà Mau có được nguồn lực hỗ trợ cho phát triển trong suốt thời kỳ vừa qua và tạo đà cho tương lai. 43
  • 49. Hình 3.3: Cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư khác trên tổng vốn đầu tư (%) Trong tổng vốn đầu tư ngoài việc xem xét nguồn gốc của nguồn vốn là từ trung ương hay địa phương thì vấn đề lĩnh vực đầu tư cũng được tìm hiểu trong quá trình nghiên cứu cơ cấu đầu tư của Cà Mau. Hình 3.3 cho chúng ta thấy, phần lớn đầu tư tại Cà Mau được sử dụng cho đầu tư xây dựng cơ bản mức bình quân năm chiếm tới 72,98% tổng mức đầu tư, năm thấp nhất là 36,93% (2005) và năm đạt mức cao nhất là 81,07% (2011); điều này cho thấy Cà Mau đang trong quá trình phát triển nên cần rất nhiều nguồn lực để tái thiết tỉnh, đầu tư cho cơ sở hạ tầng, các nền tảng cho việc phát triển kinh tế. Các lĩnh vực khác chiếm tỷ trong thứ yếu trong tổng vốn đầu tư tại Cà Mau, mức bình quân là 27,02%, năm cao nhất là 63,07% (2005) và thấp nhấp là 18,93% (2011); hiện tại cơ cấu đầu tư ở các kĩnh vực khác ngoài xây dựng cơ bản đang có xu hướng giảm dần. 3.1.2. Phân bổ đầu tư cho các ngành mỗi năm Bảng 3.2 cho chúng ta biết diễn biến phân bổ tổng đầu tư tại Cà Mau cho các ngành nghề cụ thể như sau: - Lĩnh vực xây dựng có tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư trung bình lớn nhất và thường xuyên được duy trì trong giai đoạn 2001 – 2011, với mức bình quân năm là 18,31% và có xu hướng phục hồi tăng trở lại từ năm 2010 ( 14,47%), 2011 (15,06%); trong giai đoạn nghiên cứu có năm lĩnh vực xây dựng đạt tỷ lệ phân bổ vốn lớn tới 64,10% (2007) và có năm đạt tỷ lệ vốn rất thấp 3,23% (2008). - Ngành công nghiệp chế tạo cũng có tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư trung bình lớn thứ 2 là 13,23%; trong đó thời kỳ 2009 – 2011 là thời kỳ bùng nổ của vốn đầu tư vào lĩnh vực này, tỷ 44
  • 50. trong tăng từ 17,12% (2009) lên 43,35% (2010), lên 49,29% (2011); tăng gấp 8,18 lần tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực này của thời kỳ 2001 – 2008. - Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng và điều hòa không khí, có tỷ lệ phân bổ vốn bình quân cả thời kỳ là 8,55%; tuy nhiên hiên tại tỷ lệ phân bổ vốn vào lĩnh vực này đang có xu hướng giảm nhanh và mạnh từ mức chiếm tỷ lệ 53,28% (2008, Nguyên nhân chính của việc bùng nổ này là do việc hình thành khu nhà máy Khí – Điện – Đạm Cà Mau) xuống còn 24,96% (2009) và còn 0,9% (2011). Nhìn chung đây là ngành không được ưu tiên đầu tư nhiều trong cả quá trình phát triển của tỉnh. Hình 3.4: Diễn biến phân bổ đầu tư (%) các ngành cơ bản của Cà Mau - Nông, lâm nghiệp và Thủy Sản có tỷ lệ phân bổ vốn bình quân cả thời kỳ là 7,18%, và có diễn biến tăng giảm thất thường trong cả giai đoạn nghiên cứu từ mức tỷ lệ phân bổ vốn 45
  • 51. 2,89% (2001) lên mức 9,69% (2005) sau đó giảm xuống 2,70% (2006) và phục hồi, tăng lại 12,19% (2009), và lại 9,59% (2011). Trên thực tế lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đóng vai trò quan trong trong giai đoạn đầu phát triển của tỉnh cho đến 2005 và từ đó tới nay vai trò của lĩnh vực này có xu hướng giảm dần, nhường lại cho các ngành nghề khác được ưu tiên hơn trong quá trình phát triển. 46
  • 52. Bảng 3.2: Phân bổ đầu tư (%) cho các ngành giai đoạn 2001 - 2011 Ngành 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 T.Bình Các ngành khác 64,78 64,41 79,86 66,58 54,18 79,30 8,11 11,50 26,59 15,34 12,92 43,96 Xây dựng 13,19 21,95 18,08 18,32 17,39 7,09 64,10 3,23 8,54 14,47 15,06 18,31 Công nghiệp chế tạo 6,60 1,92 0,36 1,59 3,55 8,15 6,04 7,54 17,12 43,35 49,29 13,23 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng và điều hòa không khí 1,30 1,14 0,35 0,25 8,05 0,02 2,97 53,28 24,96 0,87 0,90 8,55 Nông, lâm nghiệp và Thủy Sản 2,89 3,98 0,76 9,33 9,69 2,70 6,11 11,98 12,19 9,75 9,59 7,18 Vận tải kho bãi 9,50 5,48 0,23 0,94 4,45 0,46 5,49 6,92 2,49 10,48 9,52 5,09 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa otô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 0,85 1,04 0,28 2,82 1,71 1,50 6,01 4,71 6,21 4,50 1,36 2,82 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 0,87 0,06 0,07 0,17 0,97 0,79 0,98 0,35 1,43 0,57 0,81 0,64 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,18 0,50 0,48 0,66 0,54 0,21 Khai khoáng 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê các năm trong giai đoạn 2005 - 2011 47
  • 53. - Vận tải kho bãi có tỷ lệ phân bổ bình quân ở mức 5,09%, ngay từ năm 2011 lĩnh vực này đã chiếm tới 9,5% tỷ lệ phân bổ vốn (2001), tuy nhiên ngay sau đó trong cả thời gian dài (2003 – 2006) lĩnh vực vận tải kho bãi ít được đầu tư (từ mức 0,23% đến 0,46% tỷ lệ phân bổ vốn); thời kỳ từ 2007 đến 2011 lĩnh vực vận tải, kho bãi đã bắt đầu được đầu tư mạnh mẽ hơn và tăng tỷ trọng từ 5,49% (2007) lên mức 10,48% (2010) và giảm nhẹ về 9,52% (2011). - Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa otô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác, có tỷ lệ phân bổ đầu tư trung bình là 2,82%; Dịch vụ lưu trú và ăn uống là 0,64%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 0,21%; khai khoáng 0%. - Bên cạnh đó còn một số lĩnh vực khác của tỉnh chưa được liệt kê ở trên như An ninh quốc phòng, giáo dục, y tế, phúc lợi chung, đê điều… có tỷ lệ phân bổ chung bình là 43,96% và có xu hướng giảm mạnh trong thời gian gần đây từ mức 64,78% năm 2001 xuống còn 12,92% năm 2011. 3.2. Phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền địa phương 3.2.1. Hiệu quả tăng trưởng kinh tế từ đầu tư của chính quyền địa phương 3.2.1.1. Các thành tựu chung về kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2011 Nhờ có định hướng phát triển đúng đắn, cộng với nguồn lực đầu tư lớn từ chính phủ và chính quyền tỉnh; hiệu quả tăng trưởng kinh tế chung của Cà Mau từ đầu tư đã đạt được thể hiệu qua một số mặt sau: - Tăng trưởng kinh tế liên tục giữ mức cao, bình quân cả thời kỳ là 12,52%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 16,44%, dịch vụ tăng 14,39%, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 7%. 48