SlideShare a Scribd company logo
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Huỳnh Vũ Lam
GIÁ TRỊ VĂN HOÁ THỰC TIỄN
TRONG TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
KHMER NAM BỘ
PHỤ LỤC
Chuyên ngành :
Mã số :
Văn học Việt Nam
60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ QUỐC HÙNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Khoa học là công việc của một cá nhân nhưng nếu chỉ có sự nỗ lực
của bản thân, có thể chân lí sẽ không được chạm đến một cách toàn diện. Do
đó, luận văn thạc sĩ văn học với đề tài Giá trị văn hoá thực tiễn trong truyện
cười Khmer Nam Bộ dù đứng tên của cá nhân tôi nhưng đằng sau những con
chữ là đầy ắp những tấm lòng của những người đã âm thầm giúp đỡ, hỗ trợ và
cộng tác.
Trước hết, xin được cảm ơn gia đình và bà con dân tộc Khmer ở Sóc
Trăng nói riêng và các tỉnh Nam Bộ nói chung đã tận tình giúp đỡ khi chúng
tôi đi sưu tầm, điền dã. Công trình này không chỉ có ích cho bản thân tôi mà
còn là lời tri ân đối với bà con đã hỗ trợ trong thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn quí thầy cô của Khoa Ngữ văn, cán bộ
phòng Sau Đại học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã
hướng dẫn và giúp đỡ về mặt tri thức trong quá trình giảng dạy cũng như về
mặt kĩ thật trong quá trình thực hiện luận văn.
Và sau cùng, xin gửi lời chân thành cảm ơn sâu sắc đến tiến sĩ Hồ
Quốc Hùng, người thầy đã tận tuỵ hướng dẫn tôi trong một năm sưu tầm,
nghiên cứu và thực hiện luận văn. Thầy không chỉ là người trực tiếp đặt bút
vào sửa chữa những câu từ còn thô vụng mà quan trọng hơn là người đã định
hướng và chỉ ra những vấn đế có tầm chiến lược giúp tôi vượt qua những khó
khăn trong quá trình thực hiện./.
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, trong đó có tộc người Khmer tồn tại lâu đời ở vùng
Nam Bộ. Trong quá trình giao lưu với người Việt, người Hoa, người Chăm, tộc người Khmer ở
nơi đây một mặt đã thể hiện và lưu giữ những nét đẹp thuộc về bản sắc văn hóa của dân tộc
mình, mặt khác cũng tiếp thu những nét văn hóa của các dân tộc anh em cùng cộng cư trong
không gian sinh tồn ở phía Nam của tổ quốc. Do đó, sự giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa dân tộc
Khmer với các dân tộc Việt, Hoa, Chăm, …bộc lộ trên nhiều lĩnh vực văn hóa vật thể lẫn văn
hóa phi vật thể.
Trong đời sống văn hoá của người Khmer Nam Bộ, truyện cười chiếm một vị trí nhất
định. Đồng bào Khmer vốn tin vào duyên nghiệp, cả cuộc đời siêng năng làm lụng nhưng mục
đích cuối cùng là cầu mong sự an bình dưới chân đức Phật. Bóng dáng nhà chùa che mát tâm
hồn của mỗi con người từ lúc sinh ra cho đến khi nhắm mắt lìa trần. Do vậy trong đời sống
nông nghiệp còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng tinh thần của họ vẫn lạc quan, hướng về cõi cực
lạc. Họ mở rộng lòng mình với mọi người, mọi dân tộc anh em. Tiếng cười dân gian một phần
nào đó giúp họ giải khuây sau những vụ mùa cực nhọc, mặt khác tiếng cười trong văn hoá dân
gian còn là nơi người Khmer thể hiện tư tưởng, quan niệm sống của mình.
Truyện cười là thể loại tự sự dân gian có tính xã hội và ý nghĩa thực tiễn cao, nó diễn ra
hằng ngày, mang hơi thở của cái thường nhật, khác với không gian thẩm mĩ của thần thoại,
truyền thuyết hay cổ tích vốn là những thể loại có nội dung phản ánh với độ lùi của thời gian rất
xa. Do đó, truyện cười cũng đồng thời ghi nhận được cả sự biến đổi do quá trình phát triển và
giao lưu văn hóa trong đời sống xã hội.
Văn học dân gian tộc người Khmer vùng Nam Bộ trước đây đã được sưu tầm và nghiên
cứu trong nhiều công trình. Việc phân lập hệ thống các thể loại văn học và tìm hiểu các thể loại
Thần thoại, Truyền thuyết, Cổ tích đã được nhiều tác giả thực hiện. Tuy nhiên, việc đi sâu vào
nghiên cứu có tính hệ thống từng thể loại vẫn còn ít được chú trọng.
Trên bình diện nghiên cứu về văn hoá Nam Bộ lâu nay, theo nhận định của nhóm tác giả
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh trong
đề án nghiên cứu khoa học trọng điểm Những vấn đề xã hội-nhân văn khu vực Nam Bộ giai
đoạn 2005-2010, thì các vấn đề kinh tế được quan tâm nhiều hơn các vấn đề văn hóa xã hội.
Nhưng nếu xét kĩ thì nhiều vấn đề kinh tế xã hội lại có nguyên nhân từ khía cạnh văn hóa. Do
vậy, tiếp tục phát huy và bảo tồn văn hóa dân tộc ở vùng Nam Bộ, trong đó có tộc người Khmer
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
là một nhiệm vụ hàng đầu và là một hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng để giải quyết nhiều
vấn đề khác có liên quan.
Luận văn này cũng lấy nền tảng từ hướng nghiên cứu nêu trên.
2. Lịch sử vấn đề
Văn học dân gian Khmer Nam Bộ được sưu tầm và nghiên cứu muộn hơn so với văn học
dân gian các dân tộc thiểu số khác. Năm 1983, trong lời giới thiệu cho cuốn Truyện cổ Khơ me
Nam Bộ, tác giả Huỳnh Ngọc Trảng đánh giá:
Trước cách mạng tháng Tám 1945, những tập sách hay bài nghiên cứu về đồng
bào Khơ me Nam Bộ có đề cập đến các mặt lịch sử, văn hóa, khảo cổ học, dân tộc
học, … nhưng phần thực sự gọi là văn học dân gian thì chưa có gì đáng kể ngoài việc
đưa ra một số truyền thuyết còn hạn hẹp…
Dưới thời thống trị của chủ nghĩa thực dân mới, vấn đề sưu tầm và nghiên cứu
văn học dân gian Khơ me Nam Bộ cũng không được chú ý. Rải rác đây đó, trên các
tạp chí xuất bản ở Sài Gòn, người ta thỉnh thoảng bắt gặp đôi chuyện kể Khơ me Nam
Bộ được giới thiệu một cách tình cờ, tùy tiện. [69, tr.3]
Nhận định nêu trên là một trong những cơ sở quan trọng để đối chiếu và tham khảo khi
nghiên cứu Văn học dân gian Khmer Nam Bộ.
Ở miền Bắc, từ sau 1945, chiến tranh xảy ra liên tục, việc sưu tầm gặp rất nhiều khó
khăn. Vì vậy, trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nguyễn Đổng Chi có trích dẫn ở dạng dị
bản một số truyện của người Khmer để làm cơ sở so sánh cho các truyện của người Việt. Tuy
nhiên phần lớn những tác phẩm đó có nguồn gốc từ truyện của người Khmer ở Campuchia
nhiều hơn là người Khmer Nam Bộ.
Tư liệu về truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ trước năm 1975 chủ yếu có được từ
nguồn sách vở của các nhà nghiên cứu người Pháp. Theo tác giả Trường Lưu [48], những tên
tuổi như Barrault, Francois Martine, Louis Malleret, Georges Máspero ... và các tạp chí France-
Asia, Extrême-Asia ...đã có nhiều bài báo viết về văn hoá người Khmer. Tuy nhiên các tài liệu
nêu trên thường không phân biệt giữa người Khmer ở Campuchia và ở Nam Bộ. Ông còn viết:
... trong vòng chiếm đóng của Mỹ ở Sài Gòn, một số nhà nghiên cứu - chủ yếu
là Lê Hương - mới có những công trình biên soạn về người Khmer ở ĐBSCL, chủ
yếu là thiên về lịch sử (Sử Liệu Phù Nam, Sử Cao Miên, Người Việt gốc Miên ...).
Nhưng lịch sử hình thành người Khmer ở ĐBSCL chỉ mới ở dạng suy luận và phỏng
đoán trên cơ sở tư liệu chưa được xử lí một cách nghiêm túc lắm nên các tác giả
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
thường lúng túng hoặc khiên cưỡng khi lách sâu ngòi bút vào những khía cạnh cần
sâu sắc mới xác định được vấn đề nêu ra [48, tr.8].
Nhận định trên cho thấy một thực tế trong việc sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian
Khmer Nam Bộ trước năm 1975 chưa chú trọng vào việc nghiên cứu văn học dân gian mà nặng
về văn hóa lịch sử.
Sau khi đất nước thống nhất, công tác sưu tầm và tập hợp các nguồn truyện dân gian mới
thực sự phát triển. Ở Nam Bộ, phần lớn công việc vẫn nhờ vào đội ngũ giảng viên và sinh viên
các trường đại học ở Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên qua khảo sát, chúng tôi
nhận thấy văn học dân gian Khmer nói chung và truyện cười nói riêng, chưa được sự chú ý của
nhiều tác giả. Điều đó có nhiều nguyên nhân.
Trước hết có thể thấy rõ là có một số công trình sưu tầm ở dạng tổng hợp các thể loại và
khi biên soạn thì thiếu dụng công về việc phân loại. Năm 1985, nhà văn Anh Động [20] sưu
tầm và giới thiệu 08 truyện dân gian Khmer, trong đó có 02 truyện cười nhưng không phân loại
riêng mà sắp xếp lẫn chung với truyền thuyết, thần thoại. Trong cuốn sách vừa nêu trên của tác
giả Huỳnh Ngọc Trảng, có 4/43 tác phẩm thuộc thể loại truyện cười cũng không được tác giả
tách riêng. Bên cạnh đó, một số công trình có khuynh hướng không phân chia thể loại truyện
cười mà gom chung vào bộ phận “truyện dân gian”. Dễ nhận thấy là cuốn Văn học dân gian
Đồng bằng Sông Cửu Long [41] do Khoa Ngữ văn trường Đại học Cần Thơ biên soạn năm
1997.
Một thực trạng khác của việc sưu tầm các truyện cười dân gian Khmer là các công trình
này thường để lẫn cùng với truyện cười của dân tộc Việt. Điều này thể hiện trong nhiều công
trình có quy mô lớn như: Văn học dân gian Sóc Trăng [15] và Văn học dân gian Bạc Liêu [14]
do Chu Xuân Diên chủ biên. Trong hai công trình này, phần truyện cười của người Khmer
không được tách riêng. Tình trạng trên không rõ do mục đích người biên soạn hay là do điều
kiện sưu tầm điền dã. Vì vậy, một thực tế không thể phủ nhận là: truyện cười dân gian của
người Khmer ở Nam Bộ chưa được quan tâm, nghiên cứu với tư cách là một đối tượng riêng
biệt.
Hiện trạng này cũng xảy ra đối với những công trình cấp nhà nước. Năm 2002, Viện Văn
học cho ra mắt Tổng tập Văn học Các Dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tập 2 [91] do tác giả Đặng
Nghiêm Vạn chủ biên, trong đó không có phần truyện cười của người Khmer Nam Bộ dù
truyện cười của của các dân tộc thuộc ngữ hệ Môn – Khmer thì được chọn vào. Ngay cả những
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
tuyển tập văn học dân gian khác về truyện cười, nếu có được chọn lựa thì truyện dân gian của
người Khmer cũng chỉ đưa ra nhóm truyện trạng Thơ Mênh Chây (sic).
Đi sâu vào các công trình chuyên về thể loại truyện cười, năm 1981, tác giả Châu Ôn
trong bài viết Một vài thể loại văn học dân gian đồng bằng Sông Cửu Long đã có nhận xét:
Truyện cười không chỉ hấp dẫn đối với bà con Khmer mà bao giờ nó cũng tạo
niềm thích thú kéo dài và thường xuyên đối với người nông dân của mọi dân tộc trên
trái đất. Truyện cười của người Khmer gây được tiếng cười hóm hỉnh, sảng khoái, khi
thì châm biếm thói hư tật xấu ở đời, khi thì nhằm đả kích bọn quan lại, nhà giàu về
thói đạo đức giả. Truyện cười Khmer là một trong những thể loại truyện phong phú
nhất; nhưng tập trung, tiêu biểu về hàng loạt truyện móc xích nhau của một nhân vật
như Thnênh Cheay (tương tự nhân vật Trạng Quỳnh của người Việt). Bằng sự thông
minh, hóm hỉnh, Thnênh Cheay làm cho bọn quan lại, nhà giàu đau đầu và đem đến
cho dân chúng những nụ cười thoải mái. Ngoài ra, còn có truyện về nhân vật A Lev
(tương tự nhân vật Cuội của người Việt) cũng thuộc loại này. Truyện cười đã phản
ánh được cuộc đấu tranh một cách mạnh mẽ và cũng biểu hiện được trí thông minh
và óc tưởng tượng phong phú của nhân dân. [88, tr.180-181]
Năm 2006, trong luận văn thạc sĩ Khảo sát nguồn truyện dân gian Khmer Nam Bộ [77],
tác giả đã giành một phần để nói về truyện cười, nhưng chỉ dừng lại ở những khái niệm và phân
loại mà chưa nêu được đặc điểm thi pháp thể loại. Gần đây nhất, năm 2007, tác giả Phạm Tiết
Khánh đã bước đầu phân loại và có sự đánh giá sơ bộ về giá trị của các thể loại văn học dân
gian của người Khmer ở Nam Bộ, trong đó có truyện cười. Trong một bài viết, ông cho rằng:
Bộ phận đặc biệt nhất trong dòng tự sự dân gian của người Khmer Nam Bộ là
mảng truyện cười. Hầu hết truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ xoay quanh bộ ba
truyện À Lêu, Thơ Mênh Chây (là truyện thơ mà tên nhân vật chính cũng là tên
truyện) và Chấc Sờ Mốc […]. Ngoài ba chuỗi truyện trên, trong kho tàng truyện khôi
hài của người Khmer Nam Bộ còn có những câu chuyện độc lập, tản mạn nhưng cũng
không kém phần dí dỏm. [39]
Nhận định như vậy chưa phải đã đúng và đủ (vì tác giả cho rằng Thơ Mênh Chây là
truyện thơ) nhưng dù sao đây vẫn là một trong số ít bài viết bàn về thể loại truyện cười dân gian
Khmer Nam Bộ.
Như vậy, có thể thấy vấn đề tìm hiểu truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ cho đến nay
đang dừng lại ở hai mức độ: thứ nhất, sưu tầm biên soạn; và thứ hai, nghiên cứu bước đầu ở
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
mức độ khái niệm và một vài đặc điểm sơ lược. Trong phần sưu tầm, biên soạn, những người đi
trước chưa dành riêng cho truyện cười một hệ thống nên thể loại này hoặc là để cùng với các
thể loại khác của văn học dân gian Khmer (như công trình của Huỳnh Ngọc Trảng và Anh
Động) hoặc có phân loại nhưng đặt nó chung với truyện cười người Việt (tiêu biểu là các công
trình của Chu Xuân Diên).
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về văn hoá dân gian của người Khmer ở Nam Bộ, những tác
giả đi trước thường tập trung vào ba phương diện:
Thứ nhất là mô tả, phân tích kĩ lưỡng các bình diện thuộc văn hoá vật thể và phi vật thể
để làm rõ nét bản sắc của người Khmer trong cộng đồng các dân tộc ở vùng Nam Bộ. Điều này
thể hiện khá rõ trong các báo cáo ở “Hội nghị về Văn hoá, văn nghệ tuyền thống của người
Khmer tại đồng bằng Sông Cửu Long” tổ chức tại Hậu Giang năm 1981. Song song đó trong
nhiều công trình nghiên cứu khác của nhiều tác giả, đây đó cũng đã đề cập đến các vấn đề thuộc
về nguồn gốc và bản sắc của người Khmer ở Nam Bộ.
Hướng nghiên cứu thứ hai được nhiều nhà khoa học chú ý khi tiếp cận với văn hóa dân
gian của người Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và Nam Bộ nói chung là sự giao
thoa văn hóa giữa người Khmer với các tộc người khác trong quá trình cộng cư. Điều này đã
tạo cho người Khmer ở Nam Bộ một nét bản sắc riêng khác với người Khmer bản địa ở
Campuchia. Vì vậy công tác quản lí về mặt nhà nước đối với những thay đổi văn hoá này là cần
phải làm như thế nào để thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng dân tộc Khmer trong thời kì mới.
Điều này thể hiện rõ trong hội thảo khoa học với chủ đề xây đựng đời sống văn hoá của người
Khmer trong khuôn khổ những ngày hội văn hoá dân tộc Khmer Nam Bộ tại thủ đô Hà Nội
năm 2003.
Hướng nghiên cứu thứ ba thường nằm trong các công trình viết về một khía cạnh nào đó
của văn hoá Nam Bộ. Trong đó, các tác giả đã tiến hành phân tích vấn đề đó ở tất cả các dân tộc
vùng Nam Bộ hay một địa phương. Chẳng hạn công trình Vấn đề dân tộc ở Đồng bằng Sông
Cửu Long [21] in năm 1991. Hay gần đây, công trình Tín ngưỡng dân gian ở Thành phố Hồ
Chí Minh [85] đã thực hiện theo hướng này. Ở tác phẩm này, các tác giả chỉ đi sâu vào vấn đề
tín ngưỡng của các dân tộc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có người Khmer. Các
công trình có tính chuyên sâu như vậy không trực tiếp liên qua đến đề tài nhưng là một trong
những cơ sở đáng tin cậy để đồi chiếu, tham khảo khi lí giải nội dung của luận văn.
Từ đó có thể nói, qua một số công trình, tác phẩm bàn về văn hóa dân gian tộc người
Khmer nói chung và thể loại truyện cười dân gian nói chung, vấn đề đã được bóc tách ở hai cấp
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
độ: Thứ nhất là đặc điểm riêng của tộc người Khmer và quá trình cộng cư đã tạo ra sự giao lưu
trong những sản phẩm văn hóa dân gian, mà văn học dân gian là một phương diện cụ thể. Thứ
hai, công việc sưu tầm và nghiên cứu về văn học dân gian của tộc người Khmer nói chung và
thể loại truyện cười nói riêng bước đầu có nhiều thành tựu nhưng còn thiếu dụng công đầu tư
vào chiều sâu nâng lên thành lí thuyết.
Do đó, một cái nhìn thấu đáo và hệ thống đối với thể loại này là cần thiết. Nhưng quan
trọng hơn là việc lý giải cội nguồn tạo nên những giá trị đặc trưng của tộc người Khmer biểu
hiện trong thể loại truyện cười và đặc biệt là tìm hiểu những diễn hoá của nó trong đời sống
hằng ngày của xã hội đương đại, sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm đặc điểm loại hình truyện cười
Khmer. Để làm được việc này đòi hỏi phải có một cái nhìn hệ thống từ những gì đã được công
bố kết hợp với việc khảo sát nguồn truyện dân gian hiện đang tồn tại, đặt trong bối cảnh văn
hoá của dân tộc Khmer. Từ đó mới có thể đúc kết thành những quy luật vận động của một loại
hình văn hoá dân gian cụ thể.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Từ cơ sở lịch sử vấn đề, đề tài Giá trị văn hóa thực tiễn trong truyện cười dân gian
Khmer Nam Bộ có mục đích sẽ hệ thống hoá nguồn truyện cười dân gian Khmer và xác định
những giá trị văn hoá đã trở thành quy luật nội tại thúc đẩy sự vận động và phát triển của thể
loại này. Qua đó góp phần làm rõ tính tất yếu của quá trình giao lưu văn hóa cũng như nét đặc
trưng còn giữ lại, không thể hòa lẫn của từng tộc người.
Do vậy, luận văn này phải đạt ba nhiệm vụ cơ bản:
Một là, tổng hợp nguồn truyện cười dân gian Khmer hiện đã được công bố bằng văn bản.
Bên cạnh đó, việc tiến hành điền dã, sưu tầm từ thực tế ở một số địa phương cũng là điều bắt
buộc để có cơ sở đối chiếu, so sánh.
Hai là, tiến hành phân tích, đánh giá toàn bộ tư liệu có được để tìm ra đặc điểm cơ bản
nhất của truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ về mặt thể loại cũng như những nét độc đáo của
nó đặt trong bối cảnh văn hóa và môi trường sống.
Ba là, khảo sát diễn hóa của loại hình này trong đời sống thực tiễn để tìm hiểu tác động
qua lại giữa nó với hoạt động tinh thần của người Khmer Nam Bộ. Từ đó có thể hiểu thêm
những tương đồng, dị biệt của loại hình này trong hệ thống thể loại truyện cười của dân tộc.
Như vậy có thể nói mục tiêu của luận văn hướng tới không chỉ là các biểu hiện về hình
thức của loại hình mà còn tập trung chú ý đời sống đích thực của truyện cười trong mọi lĩnh vực
hoạt động tinh thần của người Khmer Nam Bộ.
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Truyện cười là thể loại có ranh giới dễ hòa lẫn với thể loại truyện cổ tích sinh hoạt,
truyện ngụ ngôn. Do đó, để tạo sự nhất quán về mặt khoa học, chúng tôi xác định đối tượng
chính của luận văn này là: Những sáng tác tự sự dân gian của tộc người Khmer ở Nam Bộ mang
đặc điểm của thể loại truyện cười dân gian. Do đó việc khảo sát hình thức truyền miệng trong
đời sống hiện tồn lẫn những sáng tác đã được công bố sẽ giúp cho việc thẩm định khoa học
hơn.
Phạm vi của văn hoá được bàn đến trong đề tài này chủ yếu là môi trường văn hoá và
những lĩnh vực hoạt động tin thần của người Khmer Nam Bộ có sự tác động nhất định đến thể
loại truyện cười.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Người Khmer có mặt hầu hết ở 20 tỉnh thành phố Nam Bộ nhưng đông nhất là ở 05 tỉnh
thuộc miền Tây Nam Bộ (Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu). Mỗi tỉnh này
đều có trên 5 vạn dân Khmer, nhiều nhất là Sóc Trăng (hơn 400.000 người). Do đó phạm vi
khảo sát thực tế khi sưu tầm, điền dã chúng tôi chỉ giới hạn ở các tỉnh thành Tây Nam Bộ nêu
trên.
Vì nguồn tư liệu khi nghiên cứu văn học của người Khmer ở Nam Bộ có biên độ rất rộng
và đa dạng, có liên quan đến khối cộng đồng người Khmer nói chung, nên lẽ ra trong mức độ
nào đó luận văn phải so sánh đối chiếu với với nguồn truyện, bối cảnh văn hóa và các lĩnh vực
hoạt động tinh thần của người Khmer bản địa ở Campuchia để tìm những nét độc đáo riêng của
tộc người này ở Nam Bộ. Tuy nhiên trong phạm vi luận văn thạc sĩ ngành văn học dân gian,
chúng tôi xin chọn những tư liệu văn học dân gian và dân tộc học về người Khmer được viết và
xuất bản bằng tiếng Việt ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (là một loại hình văn học dân gian nằm
trong tổng thể văn hóa dân gian có gắn yếu tố tộc người trong một vùng văn hóa nhất định) và
mục đích đạt đến của đề tài (làm rõ các giá trị của thể loại dưới góc độ văn hóa), chúng tôi sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích theo lối tiếp cận hệ thống: Bản thân văn học dân gian là một thực
thể gồm nhiều thành tố phức tạp, khi đặt trong tổng thể văn hóa dân gian thì văn học dân gian là
một thành tố. Do vậy lối tiếp cận nhiều hệ thống sẽ giúp cho việc nhìn nhận vị trí của thể loại
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
truyện cười người Khmer trong hệ thống thể loại truyện cười Việt Nam, cũng như trong hệ
thống thể loại văn học dân gian Khmer Nam Bộ; đồng thời cũng xác nhận giá trị của thể loại ấy
trong văn hóa dân gian của người Khmer.
Phương pháp dân tộc học: Theo tác giả Dan Ben-Amos, trong bài viết Truyện dân gian
thì “đây là phương pháp có chức năng mở rộng mục đích của việc mô tả có hệ thống đối với
câu chuyện sang việc kể nó, bằng cách khai thác sự tường thuật trong xã hội và trong văn hóa”
[65, tr.340]. Nghĩa là những người nghiên cứu sẽ đặt truyện dân gian vào trong bối cảnh sống
thực tế của nó, theo dõi và miêu tả cách nó được thể hiện như thế nào và từ đó rút ra những quy
luật tồn tại và biến đổi của tác phẩm. Cũng theo tác giả trên, khi sử dụng phương pháp dân tộc
học, chúng tôi sẽ chú trọng đến các yếu tố: người kể chuyện, sự diễn xướng và bối cảnh (chữ
dùng của Dan Ben-Amos). Mục đích của phương pháp dân tộc học là mô tả, thiết lập được
những diễn hoá của truyện cười trong một cộng đồng xã hội nhất định và đời sống cụ thể của
nó. Nói cách khác, lối tiếp cận này đi sâu vào không gian thẩm mĩ của nó.
Tuy vậy, phương pháp dân tộc học không phải là con đường chính để tìm hiểu và kiến
giải ý nghĩa của truyện cười dân gian. Bởi vì, theo tác giả Chu Xuân Diên, hiện nay ở nước ta
có tình hình người nghiên cứu văn học dân gian dễ bị hấp dẫn bởi những tài liệu dân tộc học, và
nếu quá chú ý đến khía cạnh này sẽ dẫn đến khuynh hướng lãng quên bản chất nghệ thuật của
văn học dân gian hoặc là tách rời sự phân tích văn học với sự phân tích dân tộc học về các sự
kiện văn học dân gian. Trong bài “Việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian”, ông viết:
Theo chúng tôi, dù văn học dân gian có quan hệ hữu cơ như thế nào với văn
hóa dân gian thì vẫn không thể đem hòa tan bản chất nghệ thuật của nó vào các yếu tố
văn hóa dân gian khác được. Tìm hiểu quy luật phát triển của văn học dân gian có lẽ
cần phải chú ý đến một quá trình ngược lại mới đúng. Đó là quá trình các yếu tố dân
gian đã biến dạng như thế nào thành các yếu tố nghệ thuật trong văn học dân gian.
[84, tr.255]
Do đó, chúng tôi phải bám sát các phương pháp nghiên cứu văn học để tìm ra những quy
luật tồn tại của thể loại trước rồi mới vận dụng các phương pháp khác để hỗ trợ thêm. Trong các
phương pháp nghiên cứu văn học, chúng tôi có chú ý sử dụng phương pháp so sánh - loại hình,
nghĩa là so sánh đặc điểm thi pháp của thể loại truyện cười dân gian Khmer với đặc điểm thể
loại nói chung để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt. Từ cái dị biệt ấy mới vận dụng các
phương pháp bổ trợ lí giải giá trị của thể loại.
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Phương pháp khảo sát, điều tra, xã hội học: Đây là phương pháp thường ứng dụng cho
các ngành khoa học xã hội, nghĩa là chú trọng tới những yếu tố thống kê, phân tích các giá trị
dựa trên những tỉ lệ điều tra thực tế. Luận văn này vận dụng phương pháp khảo sát, điều tra ở
mức độ thu thập thông tin, sưu tầm những tư liệu hiện tồn trong đời sống. Phỏng vấn và trao đổi
những thông tin để làm rõ bối cảnh mà một truyện cười diễn ra. Từ đó làm cơ sở cho việc đánh
giá và hệ thống nguồn tư liệu.
6. Đóng góp mới của luận văn
Về mặt khoa học: luận văn sẽ hệ thống hóa và phân tích đặc điểm của một thể loại văn
học dân gian ở một vùng văn hóa cụ thể nhằm làm sáng tỏ được những giá trị của thể loại ấy
trong tổng thể hệ thống văn học dân gian Khmer và trong đời sống văn hóa của tộc người
Khmer ở Nam Bộ. Trong đó, điều quan trọng là tìm hiểu những biểu hiện và tác dụng thực tiễn
của truyện cười trong môi trường văn hoá đã sản sinh ra nó.
Về mặt thực tiễn: góp phần bảo tồn và phát huy vốn văn hóa của mỗi dân tộc anh em tiến
đến phát huy nền văn hóa Việt Nam là một mục tiêu lớn của Đảng và nhà nước ta hiện nay, đặc
biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa. Và một hệ quả dễ nhận thấy là có làm rõ được những giá trị
của một loại văn hóa nào đó thì mới có thể hiểu và trân trọng những giá trị mà nền văn hóa đó
tạo ra. Do đó, có làm rõ được giá trị của một thể loại văn học thì mới góp phần làm phong phú
và đa dạng hơn những đặc điểm văn hóa của một vùng.
Ngoài ra, thực tế còn cho thấy, vấn đề tôn giáo và dân tộc ở Nam Bộ chỉ có thể giải quyết
đúng dựa trên sự hiểu biết toàn diện và hệ thống về nó. Cho nên, nếu luận văn có một phần ý
tưởng nào đó có khả năng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nền văn hoá dân gian của người Khmer
Nam Bộ thì cũng có nghĩa là sự đóng góp của tác giả cũng có giá trị về mặt thực tiễn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Bối cảnh văn hóa của truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ và vấn đề thể loại.
Chương 2: Tình hình nguồn tư liệu và vấn đề sưu tầm, khảo cứu tư liệu.
Chương 3: Truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ dưới góc độ văn hoá.
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Chương 1: BỐI CẢNH VĂN HÓA CỦA TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN KHMER NAM BỘ
VÀ VẤN ĐỀ THỂ LOẠI
1.1. Không gian văn hóa của truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ
1.1.1. Đặc điểm văn hóa của người Khmer Nam Bộ
Nói về đặc điểm văn hoá của người Khmer Nam Bộ sẽ là một vấn đề lớn và đòi hỏi sự
nghiên cứu liên ngành của nhiều lĩnh vực. Trong phạm vi đề tài Giá trị văn hoá thực tiễn trong
truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ, chúng tôi chỉ khái quát một số nét văn hoá có giá trị tác
động đến thể loại truyện dân gian nói chung và truyện cười dân gian nói riêng. Những yếu tố đó
có thể kể đến là: tộc người, điều kiện địa lí-cư trú, kinh tế, tín ngưỡng, phong tục.
Trước hết về mặt tộc người, theo nhiều tài liệu dân tộc học và khảo cổ học, đến nay có
thể khẳng định: tộc người Khmer Nam Bộ thuộc dòng ngôn ngữ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn-
Khmer. Thuộc cùng nhóm ngôn ngữ này còn có 24 tộc người khác, phân trên các vùng núi
thuộc tỉnh Sơn La, Lai Châu trải dài đến dãy Trường sơn và vào tận miền Đông Nam Bộ. Tác
giả Đặng Nghiêm Vạn có căn cứ vào cuộc tổng điều tra dân số năm 1999 cho biết:
Tộc người Khmer, hiện nay có dân số là 1.055.174 người, chiếm 8% dân số
trong vùng. Họ chủ yếu sinh sống ở miền Đông Nam Bộ, miền đồng bằng Sông Cửu
Long, xen lẫn người Việt, người Hán, người Chăm… Tộc danh được các tộc người
khác đặt cho là Thổ hay tự gọi là Khơme Krôm (K. ở thấp), để phân biệt với người
đồng tộc ở bên kia biên giới Việt Nam – Campuchia là Khơme Lơ (K. ở cao) và
Khơme Kandal (K. ở giữa). [78, tr.255-256]
Ngoài ra, người Khmer ở đồng bằng Sông Cửu Long còn được gọi bằng nhiều tên khác
như Miên, Việt gốc Miên, Cur, Cul, …Cũng theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số trên,
người Khmer có dân số đứng hàng thứ 5 trên tổng số 54 dân tộc sống trên nước ta. Trong đó tỉ
lệ phân bố dân cư cao nhất là ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long (Sóc Trăng: 338.269, Trà
Vinh: 290.932, Kiên Giang:182.058, An Giang: 78.000, Bạc Liêu: 58.132, Cần Thơ: 35.284, Cà
Mau: 20.822).
Về địa bàn cư trú, theo nhiều tài liệu, người Khmer ở đồng bằng Sông Cửu Long cư trú
theo rải rác trên nhiều tỉnh thành và tập trung thành ba cụm chính. Tác giả Đinh Văn Liên trong
bài viết Văn hoá Khmer trong quá trình giao lưu và phát triển ở đồng bằng Sông Cửu Long cho
rằng:
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
…Người Khmer cư trú rải rác hầu khắp 9 tỉnh đồng bằng nhưng quy tụ vào 3
vùng trọng điểm, mỗi vùng có sắc thái riêng qui định bởi điều kiện thiên nhiên,
truyền thống lịch sử và quá trình cộng cư hoà hợp với các dân tộc anh em Việt, Hoa,
Chăm. Tuy nhiên, sự thống nhất vẫn là yếu tố chủ đạo trong văn hoá của đồng bào
Khmer ở toàn vùng đồng bằng:
1.Vùng Trà Vinh-Trà Cú là một trong những vùng cư trú cổ xưa nhất của
người Khmer ở đồng bằng Sông Cửu Long (…).
2. Vùng ven biển Sóc Trăng – Bạc Liêu là vùng cư trú ven biển của người
Khmer, nổi bật lên yếu tố hoà hợp văn hoá – nhân chủng giữa ba dân tộc Việt, Hoa,
Khmer.
3. Vùng biên giới Châu Đốc, Tri Tôn, Hà Tiên, Rạch Giá là vùng mang tính
cách trung gian giữa người Khmer đồng bằng Sông Cửu Long và người Khmer
Kampuchea. [88, tr.58-59]
Tác giả cũng thừa nhận rằng người Khmer ở vùng Châu Đốc - Rạch Giá có tiếp thu
những yếu tố Kampuchea truyền vào cộng với điều kiện cư trú nằm giữa dãy thất sơn và vùng
tứ giác Long Xuyên, nên những cách ứng xử mang sắc thái tương đối khác so với đồng bào
Khmer vùng đồng bằng Trà Vinh-Cửu Long và vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu.
Tác giả Nguyễn Sĩ Tuấn viết trong bài “Một vài nét khác biệt giữa văn hoá Khmer Nam
Bộ và văn hóa Khmer Campuchia” lại quan niệm có khác:
…địa bàn cư trú của người Khmer Nam Bộ cũng có thể chia thành các tiểu khu
vực với những hệ sinh thái đặc thù. Khu vực cao thuộc vùng Châu Đốc, Tri Tôn, Bảy
Núi (thuộc An Giang). Khu vực chuyển tiếp: Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, một
phần An Giang. Khu vực thấp gồm Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc liêu, Cà Mau cư trú
theo ven biển … Trong đó khu vực cao có nhiều nét tương đồng với Khmer
Campuchia hơn, còn khu vực thấp mang tính giao thoa đậm nét với văn hóa Việt,
Hoa hơn. [57, tr.717]
Như vậy có hai khuynh hướng phân chia về mặt địa bàn cư trú của tộc người Khmer ở
đồng bằng Sông Cửu Long. Trong đó, vấn đề phân chia vùng Trà Vinh là ven biển hay thuộc
đồng bằng là chưa thống nhất. Còn gọi Cần Thơ, Vĩnh long và Kiên Giang và một phần An
Giang là khu vực chuyển tiếp thì cũng chưa ổn bởi tính chất giáp biên giới của Kiên Giang rất
gần với Vùng Tri Tôn của An Giang. Do vậy để tạo tính thống nhất, chúng tôi chọn cách phân
chia của Đinh Văn Liên nhưng gom thành hai khu vực: khu giáp biên giới ( một số huyện thuộc
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
An Giang, Kiên Giang) và khu đồng bằng ven biển (các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu).
Đây cũng là cơ sở trong việc đi sưu tầm, điền dã tư liệu.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, người Khmer ở Nam Bộ, đặc biệt là ở đồng bằng Sông Cửu
Long có đặc điểm cư trú theo 4 hình thức: Cư trú trên đất giồng; Cư trú trên đất ruộng; Cư trú
theo kênh mương và các con rạch nhỏ; và Cư trú theo trục lộ giao thông. Mỗi hình thức cư trú ít
nhiều cũng có tác động đến các yếu tố kinh tế và văn hóa, làm cho các quan niệm về một số giá
trị cũng khác nhau.
So với người Khmer ở Campuchia, điều kiện sống của người Khmer ở đồng bằng Sông
Cửu Long có những nét khác biệt. Cũng là xã hội nông nghiệp lúa nước nhưng người Khmer
thường tập hợp nhau lại thành những tập thể láng giếng nhỏ, bám sát đất trồng trọt và gọi là
“phum” và cao hơn phum là “srok” (còn gọi trại ra thành Sóc). Phum srok không hoàn toàn
tương đương với đơn vị hành chính, nên dù có sự thay đổi thể chế chính trị, người Khmer vẫn
giữ được tổ chức xã hội theo kiểu của mình. Điều này không tìm thấy ở Campuchia. Theo giáo
sư Sôm Som Un trong Lịch sử Kampuchea thì
…Ở Kampuchea không có dạng phum như vậy, người ta cất nhà ở rải rác khắp
nơi. Nếu nơi nào có dạng phum như trên, ấy chính là do người Khmer gốc từ đồng
bằng Sông Cửu Long lên làm ăn sinh sống và lập ra và dù cho ở đến bao nhiêu đời đi
nữa thì họ vẫn giữ nề nếp tổ chức phum như thế. [88, tr.22]
Do đó, nền văn hoá của người Khmer sống ở hai quốc gia khác nhau đã có những bước
phát triển khác và cũng từ đó tạo nên sắc thái riêng cho cư dân Khmer sống ở vùng đất mới.
“Đó là một nền văn hoá ít bảo thủ hơn, trình độ dân trí, xã hội, nhân văn tiến triển ở nhiều mức
khác hơn” [88, tr.55]. Người Khmer ở Nam Bộ có một tâm lý và cá tính dễ hòa đồng, dân dã,
linh hoạt và gần gũi do nhiều yếu tố tự nhiên lẫn xã hội tác động. “Điều này khác với tính
hướng thượng, tính chặt chẽ, tính đẳng cấp của xã hội Khmer truyền thống ở Campuchia” [57,
tr.717]
Nhiều người cho rằng, khi nói đến văn hoá Khmer tức là nói đến nền văn hoá chịu ảnh
ảnh hưởng sâu đậm của triết lí Phật giáo tiểu thừa. Điều này không sai nhưng rất nhiều công
trình nghiên cứu đã khẳng định rằng: Sự phổ biến của Phật giáo Tiểu thừa trong đời sống tinh
thần của người dân Khmer chính là sự thắng thế của Phật giáo đối với đạo Bà La Môn. Nói
thắng thế không có nghĩa là thay thế, vì trong tâm thức của người Khmer vẫn còn một số dấu ấn
của Bà la môn giáo, nhất là trong một số lễ hội, phong tục.
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Như trên đã nói, nền văn hóa Ấn cung cấp nguồn để tài cho văn hóa nghệ thuật
Khmer. Những yếu tố văn hóa Ấn đặc biệt quan trọng trong các loại hình nghệ thuật
Khmer là: Bà-la-môn, mà tín ngưỡng Civa là cơ sở tôn giáo; sử thi Ramayana và
Mahabharata cung cấp đề tài, ca ngợi đức tính của giai cấp thống trị và thể thức múa
Ấn … [88, tr.73]
Vì thế khi tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến văn hóa dân tộc Khmer, phải thừa nhận
Phật giáo tiểu thừa có tác động sâu sắc đến tất cả những lệ tục trong cuộc đời mỗi con người
Khmer, nhưng cũng nên lưu ý cuội nguồn sâu xa của tín ngưỡng tôn giáo Bà La Môn trong tâm
thức và quan niệm về cuộc sống của họ. Thế nên, cho dù Phật giáo Tiểu thừa đã trở thành một
“môi trường sống” cho bất cứ người Khmer nào nhưng những triết lí về nhân sinh, những tín
ngưỡng dân gian vẫn còn in đậm tư tưởng của Ấn Độ giáo. Các khái niệm thần “Neak tà”,
“Mahaprum”, quỷ “Reahu”, chim “Krut”, tiên thần “Krây-no” đều có nguồn gốc từ Bà La Môn
giáo. Lấy một ví dụ: Cùng theo đạo Phật nhưng những người theo tu theo trường phái Đại thừa
(người Kinh ở Việt Nam, người Hán ở Trung Quốc) thì quan niệm người chết là phải xuống âm
phủ, đầu thai kiếp khác; chết là kết thúc một vòng đời để tiếp tục tái sinh ở một kiếp khác. Lý
thuyết “luân hồi”, “nghiệp báo” là một trong những điều mà các tín đồ Phật giáo đại thừa vẫn
thường nhắc nhở nhau. Ngược lại, người Khmer theo Phật giáo Tiểu thừa lại cho rằng: “linh
hồn của người là linh hồn cá thể được sinh ra từ linh hồn vũ trụ (Brama) nên khi chết phải quay
về với vũ trụ. Chính vì vậy nên thân xác cần được hỏa thiêu để tiêu trừ tội lỗi, phần thân xác
trần tục tiêu tan càng nhanh thì linh hồn càng mau chóng trở về với vũ trụ” [57, tr.682-683]. Tín
ngưỡng đậm chất Ấn Độ với các khái niệm Bản ngã (Brama) và Tiểu ngã (Atman) chìm sâu
dưới tinh thần Phật giáo đã làm cho đời sống tâm thức của người Khmer Nam Bộ có những nét
độc đáo riêng so với người Việt và người Hoa theo Phật giáo Bắc tông.
Ngoài ra một trong những đặc điểm về văn hoá của người Khmer đáng lưu ý nữa là
khuynh hướng biểu diễn và nghệ thuật tạo hình. Các điệu múa của người Khmer rất đa dạng và
phổ biến. Hầu như người Khmer nào cũng biết múa một vài điệu. Về kiến trúc và điêu khắc,
nghệ thuật tạo hình của những nghệ nhân Khmer mang một đặc điểm hoàn toàn độc đáo so với
người Việt và người Hoa, đặc biệt là trong các ngôi chùa.
Nói một cách khái quát, toàn bộ đặc điểm văn hoá của một tộc người không thể tóm lược
trong một vài trang giấy. Nhưng qua một vài đặc điểm văn hoá cũng có thể thấy được nét đặc
trưng cơ bản của tộc người Khmer Nam Bộ. Những đặc trưng này có tác dụng sâu rộng đến mọi
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
lĩnh vực của đời sống, trong đó có nền văn học dân gian. Sau đây xin đi vào khảo sát sự ảnh
hưởng của nền văn hoá ấy trong thể loại truyện dân gian nói chung và truyện cười nói riêng.
1.1.2. Ảnh hưởng của văn hóa Khmer trong các loại hình tự sự dân gian và truyện
cười Khmer Nam Bộ.
Trong nhiều công trình nghiên cứu trước đây, vấn đề ảnh hưởng của văn hóa trong loại
hình truyện dân gian Khmer Nam Bộ đã được một số tác giả nhắc đến. Theo tác giả Châu Ôn
trong bài viết “Một vài thể loại văn học dân gian Khmer” thì các thể loại văn xuôi của văn học
dân gian Khmer có sự ảnh hưởng rất lớn nét văn hóa đậm chất Phật giáo tiểu thừa và tín
ngưỡng dân gian, từ thể loại “rương Prêng” (cổ tích) và “rương Bŏran” (thần thoại) cho tới
rương “katêlok” (ngụ ngôn). Trong đó, rương Prêng là thể loại bao giờ cũng phong phú về số
lượng và giàu về đề tài nhưng nhìn chung có hai khối lớn: truyện nói về đạo Phật, đạo Bà La
Môn và truyện phản ánh thế sự gắn liền với quá trình sinh sống của tộc người. Có thể nói rằng
“mỗi một biểu tượng ở chùa, mỗi lễ tiết hàng năm của người Khmer đều chứa đựng một sự tích
thần kì có tác động sâu xa đến tinh thần của dân chúng” [88, tr.176]. Sự tích lễ Châul Chhnam
Thmei là câu chuyện gắn liền với chiến thắng của chàng trai trẻ Thmabal đối với vị thần Maha
Prum, đại diện cho lực lượng siêu nhiên vĩnh cữu theo quan niệm của Bà La Môn giáo; hay bức
phù điêu Reahu nuốt mặt trăng được trang trí ở trên cổng/tường của mỗi ngôi chùa Khmer đều
liên quan đến sự tích về sự có mặt của đạo Phật và giải thích các hiện tượng tự nhiên có nguồn
gốc từ tín ngưỡng cổ xưa (bão tố, mưa giông). Điều mà người dân vùng đồng bằng luôn phải
đối mặt khi khai khẩn một vùng đất mới. Do đó, người ta vừa căm giận nhưng cũng thờ phụng.
Cũng theo tác giả Châu Ôn, đáng chú ý nhất là một khối lượng lớn loại truyện ngụ ngôn,
truyện nói về thú vật và truyện cười. Bởi vì:
Truyện ngụ ngôn phát triển cũng dễ hiểu vì Phật giáo có nguyên tắc truyền
thống là dùng lối kể truyện cổ theo phương pháp ẩn dụ để giảng đạo, thay cho lối
giảng nguyên lí khô khan, tức là dùng hình tượng văn học cụ thể thay cho khái niệm
triết lí trừu tượng, vừa hấp dẫn vừa phù hợp với đồi tượng cần truyền đạt là người
bình dân.[88, tr.180]
Trong truyện ngụ ngôn, hình tượng con thỏ, voi và khỉ thường được xây dựng là những
con vật đáng yêu, thông minh. Bởi vì người Khmer cho rằng con thỏ từng là một kiếp hóa thân
của đức Phật; con voi và con khỉ từng cứu Phật. Thỏ là con vật thông minh, hào hiệp và có khả
năng hòa giải nhiều mối xung đột; là biểu tượng của trí thông minh, lòng vị tha, công lý và
chính nghĩa.
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Tác giả Phạm Tiết Khánh thì tìm thấy trong các truyện thần thoại Khmer Nam Bộ ít
nhiều chịu ảnh hưởng của thần thoại Ấn Độ và một số quốc gia Đông Nam Á ở tư duy chất
phác, hồn nhiên và lãng mạn. Trong đó có sự ảnh hưởng của quan niệm Phật giáo trong một số
chi tiết, tạo nên sự “biến tướng” [39, tr30] của thần thoại Khmer Nam Bộ.
Truyền thuyết đối với những vùng có lịch sử ngắn như Nam Bộ không phải là thể loại có
thế mạnh, nhưng người Khmer vẫn có những truyền thuyết về các đấng “sáng tạo văn hóa và
các vị tổ nghề”; trong đó các đấng sáng tạo văn hóa có cốt cách và diện mạo rất bình dị, tự
nhiên như con người và thậm chí có cả “chửi thề”. Điều này có lẽ do ảnh hưởng từ đặc trưng về
dân tộc ở Nam Bộ. Tiêu biểu cho các truyền thuyết của người Khmer còn có nhóm truyền
thuyết về tình đoàn kết giữa ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng cộng cư trên vùng đất phía
Nam này.
Sự ảnh hưởng của văn hóa vào trong thể loại truyện dân gian của người Khmer còn thể
hiện ở chỗ: những mô típ, típ truyện quen thuộc của các truyện cổ tích thần kì ở các dân tộc
khác và các nước trong khu vực cũng có mặt trong truyện cổ tích của người Khmer Nam Bộ
nhưng đã được biến đổi theo tín ngưỡng. Chẳng hạn mô típ “dũng sĩ diệt đại bàng cứu người
đẹp” đã trở thành mô típ “anh hùng diệt chằn cứu người lành” trong truyện Khmer, “một mô típ
chiếm tỉ lệ đáng kể trong truyện dân gian Khmer Nam Bộ”[69, tr.13].
Theo tác giả Huỳnh Ngọc Trảng [48] thì nền văn hoá của người Khmer ở Đồng bằng
Sông Cửu Long, vốn cư trú trên những vùng đất nổi (giồng), đã tạo nên những mô típ về giồng
đất nổi, gò nổi trong truyền thuyết, thần thoại.
Tóm lại, có thể nói sự ảnh hưởng của văn hoá trong các thể loại truyện dân gian Khmer
Nam Bộ thể hiển ở các đặc điểm sau:
1. Nền văn hoá nông nghiệp lúa nước của vùng Nam Bộ vốn có nguồn gốc xa xưa, mang
những đặc điểm văn hoá bản địa vùng Đông Nam Á. Người Khmer Nam Bộ cũng chịu ảnh
hưởng của nét văn hoá này nên một số mô típ, kiểu truyện thần thoại, truyền thuyết và cổ tích
mang đặc điểm giống như của người Việt và một số dân tộc khác trong vùng.
2. Người Khmer vốn có tín ngưỡng dân gian riêng, cộng thêm một phần niềm tin từ Ấn
Độ giáo và đời sống gắn liền với Phật giáo nên trong nhiều thần thoại và truyền thuyết có
những mô típ gắn với yếu tố Phật giáo và tín ngưỡng dân gian.
3. Khi đến vùng Nam Bộ, hoà nhập với môi trường mới, trải qua quá trình cộng cư, quá
trình giao lưu văn hoá, một số truyền thuyết của người Khmer có thêm một số chi tiết gắn liền
với đặc điểm của vùng. Biểu hiện rõ nhất của việc này là các mô típ thần thoại giống nhau giữa
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
truyện kể của người Việt và người Khmer. Đặc biệt hơn là sự xuất hiện loại truyền thuyết nói
về sự đoàn kết giữa ba dân tộc và điều này cũng góp phần làm cho tính chất của thần thoại và
truyền thuyết dân gian Khmer Nam Bộ ít có tính hệ thống như truyện của người Khmer ở
Campuchia
1.2. Vấn đề phân loại truyện cười
Để có cơ sở đối chiếu các tổ chức kết cấu truyện cười Khmer, chúng tôi xin nêu lên một
số quan niệm tiêu biểu về thể loại truyện cười.
Tác giả Đỗ Bình Trị trong bài viết “Truyện cười và việc phân tích truyện cười” quan
niệm rằng: “Truyện cười là những truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống,
trong hành vi của người đời, nhằm gây ra cái cười” [dẫn theo 52, tr.241]. Ông cho rằng đề tài
của truyện cười dân gian có 3 loại: những thói xấu thuộc về bản chất của các nhân vật tiêu biểu
của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến bộc lộ ra thành những hành vi buồn cười trong
sinh hoạt, những thói xấu “thông thường” ở những người bình dân và những hiện tượng buồn
cười do hiểu nhầm, lầm lẫn, hớ hênh, bị khuyết tật. Tác giả này cũng thừa nhận có hai loại
truyện cười: truyện hài hước và truyện châm biếm.
Qua những lí giải của mình, Đỗ Bình Trị đã định nghĩa truyện cười ở góc độ nội dung
hiện thực được phản ánh, và cái cười có tính khách quan xuất phát từ nội dung được đề cập.
Bên cạnh đó, tác giả không thừa nhận loại truyện kết chuỗi thuộc vào truyện cười dân gian mà
ông xếp vào loại truyện cổ tích sinh hoạt, nói về những nhân vật thông minh. Từ điều này cho
thấy, ranh giới giữa truyện cười và truyện cổ tích sinh hoạt còn có chỗ khó phân biệt. Một số
truyện kể về nhân vật chàng ngốc có yếu tố gây cười dễ dàng được cho là truyện cười, trong khi
một số quan niệm cho đó là truyện cổ tích sinh hoạt.
Theo tác giả Đinh Gia Khánh, “Truyện cười nói một cách đơn giản là những chuyện làm
cho người ta cười. Có thể là cười mỉm, nhưng thường là cười giòn giã. Có thể là cười một cách
vui vẻ, nhẹ nhàng nhưng thường là phẫn nộ và khinh ghét” [35, tr.362]. Ông chia truyện cười ra
thành ba loại: truyện khôi hài, truyện trào phúng và truyện tiếu lâm. Truyện khôi hài có mục
đích mua vui, tiếng cười ở cấp độ sơ đẳng. Truyện trào phúng có mục đích đấu tranh xã hội và
chia thành hai tiểu loại: trào phúng bạn (phê phán trong nội bộ nhân dân, có tính giáo dục) và
trào phúng thù (phê phán có tính giai cấp). Truyện tiếu lâm là truyện trào phúng và khôi hài có
yếu tố tục.
Ngoài ra tác giả còn lí giải cơ chế gây nên tiếng cười trong truyện cười. Theo đó, nguyên
nhân gây nên tiếng cười là những mâu thuẫn xuất hiện trong đời sống nhưng không phải mâu
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
thuẫn nào cũng tạo nên truyện cười. Những mâu thuẫn rõ ràng mà tư duy logic có thể nhận thấy
và bác bỏ được không tạo nên tiếng cười (chẳng hạn có người nói 2 cộng 2 bằng 3 là mâu thuẫn
nhưng không đáng cười). Những mâu thuẫn mà tư duy logic không giải thích được cũng không
gây ra tiếng cười, mà chỉ gây sự ngạc nhiên (ví dụ có nhà ảo thuật biến con mèo thành con bồ
câu trước mắt mọi người cũng không tạo nên tiếng cười). Vậy thì có một loại mâu thuẫn sẽ tạo
nên tiếng cười, đó là đứng trước một hiện tượng mà tư duy logic cảm thấy phân vân không chấp
nhận mà cũng chưa loại trừ được nhưng rồi sau đó phát hiện ra bản chất của hiện tượng, lúc ấy
tiếng cười sẽ bật ra. Và như vậy bản chất của tiếng cười trong truyện cười mang tính lí trí, nó
“bật ra do sức mạnh nội tại trong tâm trí của chúng ta, tức là sự phản kháng thắng lợi của tư duy
logic đối với những hiện tượng muốn lọt ra khỏi phạm vi giải quyết của nó. Tiếng cười hài
hước thể hiện sự thắng lợi của trí tuệ” [35, tr.366].
Cách lí giải và định nghĩa của Đinh Gia Khánh chú trọng vào cơ chế tâm lí của tiếng
cười.
Các tác giả Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ [59] không định nghĩa thể
loại truyện cười dân gian mà chỉ nêu ra những đặc điểm của truyện cười, cơ bản có hai đặc
điểm chính: Thứ nhất, tiếng cười hài hước được bật ra khi khám phá được một mâu thuẫn và là
biểu hiện sự thắng thế về mặt trí tuệ. Thứ hai, mâu thuẫn tạo nên tiếng cười thường là mâu
thuẫn giữa bản chất và hiện tượng, nội dung bên trong và sự biểu hiện bên ngoài. Tác giả quyển
sách cho rằng có hai cấp độ hài hước: giản đơn (ironie) và phức tạp. Trong cấp độ hài hước
phức tạp thường mang nội dung xã hội và có hai cấp độ nhỏ hơn là: trào phúng (umour) và đả
kích (satir). Từ đó nhóm tác giả nêu trên chia truyện cười thành ba loại: khôi hài (mang nặng
tính mua vui), châm biếm (có mục đích khẳng định bản chất của đối tượng), đả kích (có mục
đích phủ định bản chất của đối tượng).Bên cạnh đó, các tác giả cũng thừa nhận thể loại truyện
trạng và gọi là “truyện cười giai thoại”.
Trong quyển Từ điển văn học (bộ mới), ở mục từ “truyện cười dân gian” [25, tr.1842-
1844], tác giả Chu Xuân Diên chia truyện cười thành bốn loại:
“Truyện khôi hài” là những chuyện trái tự nhiên, gây phản ứng về mặt tư duy logic chứ
chưa phải là phản ứng về mặt đạo đức xã hội; thường tập trung vào những cử chỉ, lời nói, sự
hiểu lầm, những khuyết tật sinh lí.
“Truyện trào phúng” là chuyện về những thói xấu của con người mà nó đi ngược lại với
quan điểm đạo đức xã hội của nhân dân, tập trung vào thói lười biếng, hách dịch, xu nịnh,….
Trong truyện trào phúng lại chia thành hai nhóm truyện nữa là: nhóm truyện miêu tả những
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
biểu hiện hài hước của những tính cách xấu phổ biến, nhân vật không mang tính xác định xã hội
cụ thể, chỉ tượng trưng cho những tính xấu (anh chàng tham ăn, gã lười biếng, anh khờ…),
nhân vật này thường có một tính cách; và nhóm truyện miêu tả những tính cách xấu gắn liền với
bản chất của các tầng lớp xã hội cụ thể (quan huyện, thầy đồ, thầy cúng, nhà sư, …), những
nhân vật này có nhiều tính cách. Đây là loại truyện tập trung hơn cả quan điểm xã hội của nhân
dân trong đấu tranh giai cấp.
“Truyện cười hệ thống” là sự tập hợp, xâu chuỗi nhiều truyện cười có nhân vật chính
thông minh, sắc sảo.
“Truyện tiếu lâm” là truyện cười có dung lượng ngắn, kết cấu chặt chẽ, kết thúc đột ngột
có yếu tố tục nên có khả năng gây cười mạnh mẽ nhưng những truyện này thiên về bản năng.
Trong quyển sách Truyện cười logic, tác giả Phan Trọng Hoà, Phan Thị Đào đã đưa ra
một cách hiểu khá mới mẻ về truyện cười dân gian. Đó là khái niệm ứng xử và đặc điểm của
nghệ thuật ứng xử trong truyện cười logic. Theo đó các tác giả này quan niệm: yếu tố quan
trọng để tạo nên tiếng cười trong cốt truyện của truyện cười chính là vấn đề tư duy logic bị phá
vỡ hay cố tình vi phạm. Giá trị nghệ thuật và tư tưởng của tác phẩm cũng từ chỗ logic của các
sự kiện và hành động các nhân vật trong truyện cười mà ra. Từ đó nảy sinh khái niệm ứng xử
trong truyện cười. Mỗi truyện cười phản ánh một (hoặc nhiều) sự phản ứng của các nhân vật
trước lời nói, hành vi của các nhân vật khác trong một tình huống nào đó. Do đó, ứng xử trở
thành một tính chất quan trọng:
Truyện cười, như tên gọi của nó, là truyện có khả năng gây cười. Cho nên ở
đây nghệ thuật ứng xử không tách rời nghệ thuật gây cười của truyện. Trong truyện,
một cách ứng xử càng bất ngờ, sắc sảo bao nhiêu thì khả năng gây cười càng cao bấy
nhiêu. Ngược lại, một truyện mà nghe xong không ai cười được thì không thể coi là
có nghệ thuật ứng xử. [27, tr.31]
Từ quan niệm trên, tác giả đã phân loại truyện cười thành truyện cười thông thường (là
truyện được gây cười bằng các thủ pháp truyền thống: ngôn ngữ, hành động, hoàn cảnh và tính
cách đáng cười) và truyện cười logic (là truyện được gây cười bằng thủ pháp logic: tạo ra cái
hợp logic hoặc phi logic để gây cười).
Có thể nói, đây là một cách tiếp cận vấn đề theo hướng khác với những gì các phương
pháp trước đây đã thực hiện, nghĩa là chọn một cơ sở để tiếp cận và hình thành nên một lý
thuyết khác về thể loại. Tuy nhiên, đối tượng mà các tác giả khảo sát trong quyển sách có cả
truyện cười dân gian lẫn truyện cười hiện đại. Mà truyện cười dân gian tuy có yếu tố logic
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
nhưng phần lớn vẫn dựa trên cơ sở mâu thuẫn bên ngoài giữa những lời nói, hành động, tính
cách đáng cười. Do đó, việc vận dụng khái niệm truyện cười logic và truyện cười thông thường
phải có sự cân nhắc khi đặt trong hệ thống thể loại và hệ thống các quan niệm ở nước ta hiện
nay. Điều mà chúng ta có thể vận dụng là nghệ thuật ứng xử trong truyện cười phản ánh tư duy
của con người, của một cộng đồng. Nghĩa là chúng ta sẽ tìm thấy đằng sau những tiếng cười là
cả một nền văn hoá, trong đó có văn hoá ứng xử.
Qua những quan niệm vừa được nêu trên, truyện cười được nhìn nhận tương đối thống
nhất ở định nghĩa khái niệm nhưng chưa thống nhất nhiều ở cách phân loại.
Về định nghĩa, đa số các ý kiến đều xác định mục đích của truyện cười là “gây ra tiếng
cười”, còn tính chất của tiếng cười như thế nào lại phụ thuộc vào đối tượng tạo nên tiếng cười
ấy. Tính chất của tiếng cười cũng là cơ sở để phân loại truyện cười. Đối tượng phản ánh của
truyện cười có hai loại: trong nội bộ nhân dân và giai cấp thống trị. Nội dung của truyện cười là
những mâu thuẫn mà tư duy logic thông thường cảm thấy phân vân.
Tuy nhiên những định nghĩa nêu trên chưa khu biệt được những môi trường mà truyện
cười dân gian được diễn ra. Bởi mỗi thể loại văn học dân gian có một môi trường diễn xướng
nhất định và chính môi trường diễn xướng ấy có tác dụng nuôi dưỡng, làm phát triển cho thể
loại. Người ta không kể truyện cười trong những lễ hội tôn giáo trang nghiêm, trong đám tang
người chết. Người ta cũng ít kể truyện cười không không khí gia đình nghiêm túc có nhiều thế
hệ nếu như câu chuyện ấy có yếu tố tục.
Từ những cơ sở trên, chúng tôi quan niệm: Truyện cười là loại hình tự sự dân gian, do
nhân dân sáng tạo, có nội dung miêu tả những mâu thuẫn trong đời sống chứa đựng yếu tố
không hợp logic tạo nên tiếng cười ở người tiếp nhận. Tiếng cười trong truyện cười có nhiều
cấp độ và được diễn xướng trong những môi trường văn hoá có nét riêng so với một số thể
loại tự sự dân gian khác.
Truyện cười dân gian có thể phân thành nhiều loại dựa vào các tiêu chí khác nhau. Ở đây
chúng tôi sử dụng cách phân chia của Chu Xuân Diên, có tham khảo thêm quan niệm của
Nguyễn Chí Bền:
Căn cứ vào mục đích của chủ thể sáng tạo, có thể chia truyện cười dân gian
làm hai loại: truyện khôi hài và truyện trào phúng. Nhìn từ góc độ số lượng của chủ
thể sáng tạo có thể chia thành hai tiểu loại: truyện cười kết chuỗi (cũng còn gọi là
truyện trạng) và truyện cười không kết chuỗi. Tiểu loại thứ hai này cũng có hai bộ
phận: các truyện cười lẻ và truyện cười của các làng cười. Giữa hai bộ phận này có sự
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
khác biệt về chủ thể sáng tạo. Nếu, ở các truyện cười lẻ, nhân vật sáng tạo, khởi thuỷ
là một cá thể thì truyện cười ở các làng cười điều này hơi khác. Cả cộng đồng làng
làng là một chủ thể sáng tạo và cũng là một cộng đồng lưu truyền sáng tạo của chủ
thể sáng tạo, cả cộng đồng cùng tham gia sáng tạo.[82, tr.50]
Như vậy nhìn tổng thể, truyện cười chia thành hai loại: kết chuỗi (hệ thống) và không kết
chuỗi. Trong loại truyện cười không kết chuỗi có hai tiểu loại nữa là: khôi hài, trào phúng.
Sở dĩ cách phân chia này được lựa chọn là vì mục đích của đề tài không chỉ là phân lập
các tiểu loại truyện cười về mặt hình thức mà còn tìm hiểu và xác định sức sống của nó trong
môi trường văn hóa. Một số cách phân loại truyền thống thiên về tiêu chí nội dung phản ánh đôi
khi phù hợp với truyện cười người Việt nhưng sẽ tỏ ra thiếu hợp lí đối với truyện cười của
người Khmer. Bởi lẽ nếu so sánh về mặt lịch sử nghiên cứu thì truyện cười người Việt được tìm
hiểu sớm hơn, hệ thống thuật ngữ cũng đa dạng hơn. Còn nếu đối chiếu về mặt văn hóa thì
truyện cười Khmer năm trong tổng thể văn hóa dân gian Khmer Nam Bộ, có nét dị biệt so với
người Việt nên sự phân loại truyện cười phải lưu ý đến môi trường của nó. Thêm vào đó, trong
phổ truyện cười của người Việt còn có hiện tượng các làng cười, những truyện cười có nguồn
gốc dịch thuật tác phẩm Trung Quốc mà điều này ít gặp ở người Khmer. Cho nên khái niệm và
cách phân loại của người Việt sẽ không hoàn toàn trùng khít với truyện cười Khmer.
Bên cạnh đó, một số cách phân tiểu loại trào phúng thành “trào phúng bạn” và “trào
phúng thù” cũng tỏ ra không ăn khớp với nguồn tư liệu truyện cười Khmer. Vì theo các tác giả
phân loại dựa trên quan niệm “bạn” “thù” thì hai khái niệm này được xác định phần lớn được
căn cứ vào tiêu chí giai cấp và đấu tranh giai cấp trong xã hội phong kiến xưa. Tác giả Cao Huy
Đỉnh từng cho rằng truyện cười phát triển khi các mối quan hệ giai cấp trong xã hội đã có sự
mâu thuẫn về mặt giai cấp, khi mà nhân dân muốn “giã từ chế độ vua quan” [9, tr.707]. Trong
thực tế, cộng đồng người Khmer Nam Bộ không chịu sự chi phối trực tiếp của chính quyền
phong kiến Campuchia mà chịu sự tác động của kết cấu xã hội kiểu phum, srok ở Nam Bộ; tính
tự trị của kết cấu kiểu làng xã cao hơn tính cộng đồng quốc gia. Đối với người Khmer Nam Bộ
những khái niệm quan- dân, vua tôi, tầng lớp trên …không thật sự phổ biến. Nếu đôi lúc, trong
một số truyện cười không kết chuỗi có nhân vật ông nhà giàu, lão phú hộ thì hình ảnh ấy cũng
không hoàn toàn nói về tầng lớp thống trị.
Trong cách phân loại của Chu Xuân Diên và Nguyễn Chí Bền, hai tiêu chí mục đích sang
tác của chủ thể và số lượng sáng tác, tính chất kết nối giữa các tác phẩm là những tiêu chí có
tính khái quát, có khả năng ứng với truyện cười của nhiều dân tộc. Sâu xa hơn nữa, mỗi truyện
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
cười đều là sản phẩm của chủ thể dân gian, những người tạo ra và chịu sự tác động của đời sống
văn hóa. Mỗi một sản phẩm ngôn từ đều phản ánh tâm thức, lối tư duy và cách ứng xử của tộc
người trong một môi trường văn hóa nhất định. Cho nên việc chọn tiêu chí này để phân loại
truyện cười sẽ giúp cho việc hoàn thành mục tiêu của luận văn có cơ sở hơn.
Tiêu chí coi trọng tính kết nối dựa trên số lượng các truyện cười sẽ giúp đánh giá sát thực
hơn tính đa dạng của truyện cười Khmer. Nếu ở những truyện cười không kết chuỗi, mỗi tác
phẩm mang một mục tiêu, nhằm vào một loại đối tượng có tính rời rạc, địa phương hóa thì ở
dạng truyện cười kết chuỗi, đối tượng có độ tập trung hơn, có khả năng phổ biến rộng hơn. Có
thể một truyện cười À Tô À La sưu tầm được ở Sóc Trăng nhưng không thấy được ở các địa
phương khác nhưng nhóm truyện về Th’nênh Cheay thì hầu như địa phương nào cũng có. Hơn
nữa, truyện cười kết chuỗi, ở một khía cạnh nào đó, còn biểu hiện một trình độ nghệ thuật sâu
sắc hơn, đòi hỏi sự dụng công nhiều hơn của tác giả dân gian và người kể. Bởi vì trong truyện
cười kết chuỗi, các yếu tố văn hóa đã được liên kết, chắc lọc và nâng lên một tầm khác với
những truyện cười đơn lẻ. Song song đó, môi trường diễn xướng của nó cũng đòi hỏi một
không gian khác với những câu chuyện cười không kết chuỗi.
Tóm lại, các đặc điểm của không gian văn hóa Khmer Nam Bộ là cái “phông”, là nền
tảng để các thể loại tự sự dân gian, trong đó có truyện cười, hình thành và lưu truyền và tồn tại.
Không gian văn hóa ấy đã có những ảnh hưởng nhất định đến đặc điểm thể loại của các loại
hình tự sư dân gian. Qua các công trình nghiên cứu trước đây, thần thoại, truyền thuyết và cổ
tích Khmer Nam Bộ đã được chứng minh là có những điểm vượt ra khỏi cấu tạo thể loại.
Đến lượt truyện cười, một thể loại gắn liền với đời sống, gắn liền với cái “suồng sã” đời
thường, có khả năng cập nhật và thay đổi cao thì cơ cấu văn hóa cũng sẽ có khả năng tương tự.
Hay nói cách khác, kết cấu thể loại của truyện cười Khmer Nam Bộ sẽ có những thay đổi để
phù hợp với đời sống văn hóa của người Khmer bởi những lí do sau đây:
-Nền văn hóa đậm chất Phật giáo với cách tư duy thiên về triết lí nhà Phật, có khuynh
hướng răn dạy, coi trọng sự tu dưỡng đạo đức đã từng ảnh hưởng trong thần thoại, cổ tích, ngụ
ngôn sẽ có khả năng tác động làm thay đổi đặc điểm truyện cười.
-Tín ngưỡng bản địa cổ xưa, những biểu tượng của Ấn Độ giáo và những giáo lí của đạo
Phật vẫn song song tồn tại, dù mức độ không đồng đều, trong tâm thức của người Khmer nên tư
duy tạo nên tiếng cười có lúc sẽ mang nét khác biệt so với truyện cười của các dân tộc khác ở
Nam Bộ nói chung và người Việt nói riêng, nhất là về sự lựa chọn mô típ, kiểu truyện trong
truyện cười.
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
-Đời sống văn hóa nông nghiệp lúa nước với đặc điểm cư trú đa dạng (trên đất giồng,
theo kênh rạch, trên đồng ruộng, …) và những phong tục, tập quán thể hiện trong những lễ hội
đặc trưng hằng năm sẽ là những yếu tố có giá trị quyết định không nhỏ đến khả năng diễn hóa
của truyện cười Khmer trong môi trường văn hóa và trong các lĩnh vực đời sống tinh thần.
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Chương 2: TÌNH HÌNH TƯ LIỆU VÀ VẤN ĐỀ SƯU TẦM, KHẢO CỨU TƯ LIỆU
2.1. Tình hình tư liệu
2.1.1. Những tư liệu đã được công bố
Tình hình sưu tầm nguồn truyện cười dân gian Khmer, như đã nói mở phần lịch sử vấn
đề, có nhiều thành quả bước đầu nhưng còn thiếu tính hệ thống và tính toàn diện. Trong khả
năng của bản thân người thực hiện luận văn, đến nay, chúng tôi đã biết đến 12 tư liệu của
những người đi trước có liên quan đến thể loại truyện cười dân gian Khmer. Cụ thể như sau:
-Truyện cổ Khmer Nam Bộ do Huỳnh Ngọc Trảng sưu tầm [69];
-Công chúa tóc thơm (truyện dân gian Khmer Nam Bộ) do Anh Động sưu tầm [20] ;
-Tuyển tập văn học Campuchia do Vũ Tuyết Loan, Nguyễn Tấn Đắc biên dịch [46];
-Vị chúa nối nghiệp bất đắc dĩ (huyền thoại Mê Kông) do Nghiêm Đa Văn sưu tầm [78];
-Truyện dân gian đồng bằng Sông Cửu Long Khoa Ngữ văn Đại học Cần Thơ sưu tầm
[41];
-Chuyện kể Khmer, tập 3 do Lâm Es, Trần Chinh, Trần The biên soạn [22];
-Chuyện kể Khmer, tập 4, tập 5 do Sơn Phước Hoan, Sơn Ngọc Sang biên soạn [29];
-Kho tàng Văn học dân gian Việt Nam: Truyện nói trạng, do Nguyễn Giao Cư, Phan
Diên Vỹ, Sơn Hà (sưu tầm và biên soạn) [10];
-Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 2 do Nguyễn Đổng Chi biên soạn [8];
-Văn học dân gian Sóc Trăng Chu Xuân Diên chủ biên, tổng hợp từ tài liệu sưu tầm điền
dã [15]
-Trạng Đông Nam Á (Trạng Quỳnh - Thơ Mênh Chây -Xiêng Miệng) do Trương Sĩ Hùng,
Nguyễn Đức Hiền, Đào Văn Tiến biên soạn [32];
-Văn học dân gian Bạc Liêu do Chu Xuân Diên chủ biên, tổng hợp từ tài liệu sưu tầm
điền dã [14];
Trong số các tư liệu nêu trên, mỗi tư liệu có những đặc điểm riêng biệt nhưng tựu trung
lại, có thể chia thành các nhóm sau:
a) Nhóm tư liệu có ghi người cung cấp tác phẩm.
Vì luận văn định hướng khảo sát đời sống đích thực, sự vận động của truyện cười Khmer
nên chúng tôi rất chú tâm vào người kể, đặc điểm không gian sinh hoạt truyện cười. Những tư
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
liệu có xác nhận người kể gồm Văn học dân gian Bạc Liêu, Văn học dân gian Sóc Trăng (xin
gọi là chung là tư liệu của Chu Xuân Diên), Truyện dân gian đồng bằng Sông Cửu Long (xin
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
gọi là liệu của Khoa Ngữ văn), Truyện cổ Khơ me Nam Bộ (xin gọi là tư liệu của Huỳnh Ngọc
Trảng). Sau mỗi tác phẩm sưu tầm được, người biên soạn đều ghi chú người kể, tuổi tác, nơi cư
trú hoặc nơi sưu tầm.
Trong 4 tư liệu có yếu tố ghi nhận được sưu tầm từ thực tế, thì tư liệu của Huỳnh Ngọc
Trảng được giới thiệu sớm nhất, năm 1983. Thời gian được xác định là “sau ngày miền Nam
hoàn toàn giải phóng” [69, tr.16], địa bàn sưu tầm được thực hiện ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ
(Hậu Giang, Kiên Giang, Cửu Long, Minh Hải). Quyển sách này có 43 truyện dân gian được
giới thiệu, và có 05 truyện (Ông “Tà” linh thiêng, Ăn tưởng tượng, Thầy cả và đệ tử, Ông già
kén rể, Con chó biết nói) có những đặc điểm đáp ứng với thể loại truyện cười và đều là truyện
cười lẻ. Địa bàn cung cấp các truyện nêu trên là ở Trà Vinh (02 truyện) và Sóc Trăng (03
truyện)1
. Đặc điểm chung của tư liệu này là ngôn ngữ kể đã được trau chuốt, có dấu ấn cá nhân,
câu cú hoàn chỉnh nên dung lượng mỗi truyện cười khá dài. Công trình này không có phần
truyện cười kết chuỗi.
Tư liệu của Khoa Ngữ văn trường Đại học Cần Thơ sưu tầm ở các tỉnh Đồng bằng Sông
Cửu Long, phần truyện cười, chỉ ghi địa danh sưu tầm, không ghi tên người cung cấp hay dân
tộc nên không thể xác định được truyện nào được lưu truyền trong dân tộc Khmer. Chỉ có 01
truyện kể duy nhất là “Tha Nanh Chi” có cốt truyện giống với truyện trạng Th’nênh Cheay.
Truyện này sưu tầm ở xã Đa Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Cửu Long (tức Trà Vinh ngày nay)
và có chú thích là dị bản của Tha Ninh Chi ở Campuchia.
Tư liệu của Chu Xuân Diên là kết quả của nhiều đợt sưu tầm văn học dân gian khá qui
mô do cán bộ, sinh viên Khoa Ngữ văn – Báo chí trường Đại học KHXH&NV Tp. Hồ Chí
Minh thực hiện. Đây là một nguồn tư liệu đáng quí phục vụ cho công tác nghiên cứu văn học
dân gian. Trong lời nói đầu của công trình Văn học dân gian Sóc Trăng, nhóm biên soạn công
trình đã khái quát về bối cảnh sưu tầm như sau: Thời gian sưu tầm: 03 năm (1999 – 2001), chia
thành 03 đợt, mỗi đợt gần 1 tháng. Địa bàn sưu tầm: 25 xã, 04 thị trấn của tất cả 6 huyện thị của
tỉnh Sóc Trăng. Có hơn 3.000 cộng tác viên thuộc cộng đồng Việt-Khmer-Hoa tham gia cung
cấp. Đoàn sưu tầm đã thu được 1.893 truyện dân gian.[90, tr.6]
Ở Bạc Liêu, từ 29/11/2002 đến 26/4/2003 (chia thành 02 đợt), trong 06 huyện, thị và 37
xã phường thị trấn, đoàn sưu tầm đã có được tổng số 22.404 đơn vị văn bản ghi chép do 4.370
người cung cấp.[lời nói đầu của 90, tr.X]
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
1
Lúc ấy còn gọi là Cửu Long (gồm Trà Vinh và Vĩnh long ngày nay) và Hậu Giang (gồm Thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và
tỉnh Sóc Trăng ngày nay)
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Thế mạnh của nhóm tư liệu này là sự ngắn gọn, tôn trọng thực tế diễn hóa của truyện
cười; khi sưu tầm các tác phẩm, đội ngũ giảng viên và sinh viên của trường Đại học
KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh đã cố gắng bám sát lời kể của người cung cấp truyện. Bên cạnh
đó, các tác giả của hai công trình Văn học dân gian Sóc Trăng và Văn học dân gian Bạc Liêu đã
tập hợp một số lượng lớn tư liệu và bước đầu sàng lọc theo thể loại. Tuy nhiên như những
người thực hiện hai công trình nêu trên đã thừa nhận, mục đích của các tuyển tập là khai thác
tối đa số truyện có được nên việc xác định các tiêu chí và phân loại nguồn truyện của từng dân
tộc chưa thật rõ và chưa thật hệ thống, đặc biệt là trong quyển Văn học dân gian Sóc Trăng.
Nghĩa là có sự lẫn lộn đâu đó sự ghi chép trong nguồn truyện của ba dân tộc khi mà sau mỗi
truyện chỉ ghi người kể mà không ghi dân tộc. Cơ cấu của văn học dân gian Khmer trong hai
quyển trên chiếm tỉ lệ nhỏ hơn so với văn học dân gian người Việt và cũng không được phân
định rõ. Trong quyển Văn học dân gian Bạc liêu, cách làm của các tác giả có cố gắng hơn là ghi
thêm dân tộc Khmer vào sau tên người cung cấp truyện nhưng số lượng người Khmer cung cấp
truyện cười vẫn còn khiêm tốn.
Trong các thể loại tự sự của văn học dân gian ở Bạc liêu và ở Sóc Trăng, thể loại truyện
cười chiếm một tỉ lệ không nhỏ (ở Sóc Trăng là 24%, đứng sau truyện cổ tích thần kì, ở Bạc
Liêu là 37%, đứng đầu trong các thể loại tự sự) như bảng thống kê dưới đây.
Thể loại VHDG Sóc Trăng VHDG Bạc Liêu
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
Thần thoại, truyền thuyết 23 10% 54 14%
loài vật 36 15% 14 4%
Cổ tích
thần kì 68 28% 100 26%
Phật giáo 7 3% 0 0%
thế tục 16 7% 76 20%
Truyện ngụ ngôn 33 14% 0 0%
Truyện cười 57 24% 145 37%
Tổng số 240 389
Cơ cấu chung là như vậy nhưng trong thể loại truyện cười thì số lượng truyện cười của
người Khmer chiếm rất ít. Dựa vào tên người kể, chúng tôi lọc ra được ở Văn học dân gian Sóc
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Trăng có 21 truyện cười của người Khmer (chiếm 37% tổng số truyện cười), trong đó có 01
truyện cười kết chuỗi Trạng Chi. Loại truyện cười kết chuỗi trong Văn học dân gian Bạc Liêu
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
là 02 (chiếm 1% tổng số truyện cười) gồm truyện Liền Chi và truyện Chắc Sa Mốc; và cả hai
đều là loại truyện cười kết chuỗi. Tuy nhiên tình trạng không rõ ràng cũng thể hiện ngay cả
trong quyển sách thứ hai, dù đã có ghi dân tộc vào sau tên cộng tác viên. Chẳng hạn truyện số
367 “truyện Lỳ Chi” có nội dung gần giống với truyện Chắc Sa Mốc ở Văn học dân gian Sóc
Trăng nhưng người kể là người Việt dù nguồn gốc của truyện vốn xuất phát từ tộc người
Khmer.
Nhóm biên soạn công trình Văn học dân gian Sóc Trăng và Văn học dân gian Bạc Liêu
cũng khẳng định: sự “vay mượn” và “đồng sáng tạo” trong các nguồn truyện dân gian ở Sóc
Trăng là một trong những cơ sở chứng minh sự hoà hợp và phát triển của cộng đồng các dân
tộc, trong đó nhiều tác phẩm văn học dân gian được cả ba cộng đồng dân cư Việt, Hoa, Khmer
coi như sản phẩm tinh thần của dân tộc mình, “có những truyện dân gian của dân tộc này khi
sưu tầm chép được lại do người thuộc dân tộc khác cung cấp” [14, lời nói đầu]. Do đây là một
tín hiệu quan trọng làm cơ sở cho việc lí giải giá trị của truyện cười
b) Nhóm tư liệu không ghi rõ người cung cấp truyện
Đặc điểm của loại tư liệu này là không có ghi người kể, địa điểm, thời gian sưu tầm. Ở
đây cũng có trường hợp chính bản thân những người biên soạn có thể trực tiếp nghe thấy hoặc
do kinh nghiệm bản thân vốn sinh sống trong nền văn hóa dân gian của dân tộc mình (như
trường hợp tư liệu của Lâm Es và Sơn Phước Hoan) nên không ghi người cung cấp. Điều này
về mặt khoa học mà nói thì những vấn đề mà bản thân người biên soạn nhớ hay đã đọc được và
ghi ra là những dữ liệu đã chế biến, mang tính chủ quan nên câu văn đã được trau chuốt một
phần nào. Vì vậy, nguồn truyện đã không còn giữ nguyên hơi thở của cuộc sống. Hoặc trường
hợp khác, các tư liệu đã được những người sưu tầm ghi chép lại nhưng thêm vào đó sự gia công
theo chủ quan cá nhân. Thuộc vào nhóm này có các tác phẩm:
-Công chúa tóc thơm; (tư liệu của Anh Động) có 03 truyện
-Chuyện kể Khmer, tập 3, tập 4, tập 5; (tư liệu của Lâm Es, Sơn Phước Hoan), có 20
truyện trong đó có 05 truyện trạng.
-Kho tàng Văn học dân gian Việt Nam: Truyện nói trạng; (tư liệu của Nguyễn Giao Cư)
có 01 truyện trạng Thơ Mênh Chây (sic)
-Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 2; (tư liệu của Nguyễn Đổng Chi) có 02 truyện ở
dạng khảo dị khi kể chuyện của người Việt
-Trạng Đông Nam Á (Trạng Quỳnh - Thơ Mênh Chây -Xiêng Miệng); (tư liệu của
Trương Sĩ Hùng) có 01 truyện Trạng Thơ Mênh Chây (sic)
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Nhìn chung những tư liệu loại này có dung lượng khá dài, ngôn ngữ diễn đạt mang đậm
phong cách văn học viết, câu cú và logic sự việc chặt chẽ. Nhưng do yếu tố cá nhân người biên
soạn đặt vào nhiều nên có nhiều truyện kể rất dài dòng, nhiều chi tiết có tính chất lí giải. Điều
này có hai nguyên nhân: thứ nhất là tình trạng sao chép từ một văn bản trước đó và trong quá
trình biên tập các tác giả gia công chỉnh sửa lời văn cho phù hợp với ngôn ngữ viết chứ không
phải là ngôn ngữ kể. Thứ hai, ở các tư liệu do những trí thức người Khmer biên soạn (tư liệu
của Lâm Es và Sơn Phước Hoan), do yếu tố giáo dục đạo lý đã tồn tại sẵn trong tâm thức dân
tộc nên biên soạn lại các truyện kể, trong đó có một số truyện cười, các tác giả có khuynh
hướng lí giải, cố “nói cho đủ”. Đây vừa là hiện tượng lệch chuẩn thể loại, vừa là nét độc đáo
cần được tìm hiểu.
Thuộc nhóm này còn có công trình tiêu biểu của Vũ Tuyết Loan, Nguyễn Tấn Đắc Tuyển
tập văn học Campuchia (1986). Công trình này không nói về văn học dân gian của người
Khmer ở Nam Bộ mà tập hợp các tác phẩm Văn học dận gian của người Khmer ở Campuchia.
Trong phần đầu của quyển sách, chính các tác giả cũng đã thừa nhận: “số tài liệu nguyên văn
bằng tiếng Khmer không nhiều, chúng tôi phải sử dụng tài liệu bằng tiếng Pháp, Anh, Nga” [46,
tr.5]. Ngôn ngữ truyện của tác phẩm này có tính gọt giũa cao, cách sử dụng từ ngữ đậm tính
cách Bắc Bộ. Đây là tài liệu dùng để đối chứng.
Công trình này giới thiệu 38 truyện dân gian của người Khmer ở Campuchia với nhiều
thể loại, trong đó thể loại truyện cười có 03 tác phẩm: Thmênh Chây, Chàng Lêu thông minh,
Sọ dừa lấy vợ. Đây có thể coi là ba truyện cười tiêu biểu về mặt nguồn gốc, là cơ sở để đối
chiếu, so sánh với các tư liệu ở Việt Nam. Chỉ có 01 truyện (Sọ dừa lấy vợ) thuộc truyện cười
không kết chuỗi, còn hai truyện kia là truyện cười kết chuỗi.
2.1.2. Nhóm tư liệu do sưu tầm, điền dã
Từ tháng 07 năm 2007 đến tháng 03 năm 2008, chúng tôi đã tiến hành sưu tầm truyện
cười dân gian Khmer ở 04 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long (Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, An
Giang) và thu được 60 truyện cười khác nhau. Trong đó có 20 tư liệu truyện cười trùng lắp ở
nhiều địa phương, ít nhất là một lần, nhiều nhất là 8 lần.
Đặc điểm chung của nhóm tư liệu này là đa dạng trong lời kể cũng như trong phong cách
diễn đạt. Dựa vào đối tượng cung cấp, có thể chia nhóm truyện sưu tầm, điền dã này thành hai
loại:
-Loại sưu tầm trực tiếp từ nhân dân: Những người cung cấp truyện phần lớn là nông dân,
ít học, một số ít nói tiếng Việt không rõ (chúng tôi phải nhờ người phiên dịch). Nguồn truyện
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
này có cấu trúc khá ngắn gọn, một số truyện có kết cấu lỏng lẻo, nhưng nhìn chung cốt truyện ít
biến đổi, đặc biệt là có truyện “kén rể” trùng lắp đến 8 lần nhưng dị bản không nhiều. Xu hướng
chung của loại truyện này là đơn giản tối đa chi tiết, thậm chí là mất đi nhiều chi tiết để tạo nên
logic của sự việc. Đặc biệt đối với nhóm tư liệu này, khi cung cấp cho chúng tôi, người kể
thường có xu hướng pha trộn các thể loại truyện cổ tích thế tục về nhân vật ngốc và truyện ngụ
ngôn trong đó nổi bật là các truyện về con thỏ, cọp, cá sấu, rùa.
-Loại sưu tầm qua những người đã tiếp xúc với tài liệu được công bố: Đa phần những
người đã từng tiếp xúc với các tư liệu đã được công bố là người Khmer có học thức (viên chức,
giáo viên, học sinh, những người từng đi tu thời gian dài). Nguồn truyện này thường có kèm
theo dị bản và có khuynh hướng hiện đại hóa chi tiết rất cao. Ngôn ngữ đôi khi gọt giũa và nặng
yếu tố phân tích, lí giải.
2.2. Những nhận xét bước đầu về tư liệu
Sau khi so sánh số tư liệu mà chúng tôi sưu tầm được với những tác phẩm đã công bố,
một số vấn đề về văn bản có thể xác định như sau:
Giữa các tư liệu đã có và tư liệu sưu tầm hiện nay có một độ chênh lệch nhất định. Sự
chênh lệch này biểu hiện trên một số khía cạnh.
Đa số các tư liệu đã công bố thường có lời kế rất dài dòng, nhiều chi tiết có phong cách
ngôn ngữ gọt giũa. Đối thoại trong truyện cười ở các bản kể này thường rất dài, có lớp lang, có
thứ tự có tung hứng. Lời kể thường có xu hướng "nói cho hết", miêu tả cho đủ các chi tiết, bối
cảnh xung quanh nhân vật và tình huống. Chẳng hạn trong truyện kể Con chó biết nói do
Huỳnh Ngọc Trảng sưu tầm có lối mở đầu rất dài:
Ngày xưa, có một phú hộ giàu có nhất sóc, đồng ruộng mênh mông, nhà ngang
dãy dọc. Mỗi năm mùa về thóc lúa để đầy ngập các kho lẫm. Tuy giàu nứt đố đổ vách
như vậy, nhưng lão vô cùng keo kiệt. Lão không bao giờ chịu mất cho ai nắm gạo,
mảnh giẻ, thanh tre. Bà con lối xóm dù ở sát bờ rào nhà lão mà lỡ có ốm đau, đói rét
hay rủi ro gặp một tai hoạ gì, lão vẫn mắt ngơ, tai điếc. Tuồng như đời lão chi có hai
ham muốn: một là làm sao tích luỹ được nhiều của cải, tiền bạc, càng nhiều bao nhiêu
càng tốt bấy nhiêu; hai là lo lót, chạy vạy mua được cái chức danh sè-thây để có thể
vênh váo với người trong vùng.
[phụ lục, truyện 8]
Trong khi những truyện kể mà chúng tôi sưu tầm được thường có lối kể ngắn gọn, ít chi
tiết, chú trọng tới sự kiện tạo nên mâu thuẫn.
t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Trong các tư liệu đã công bố, phần lớn các truyện cười dân gian Khmer đã được gọt đẽo,
ngôn ngữ kể chuyện nhiều khi đã được văn phong hoá, mang đậm dấu ấn của người sưu tầm,
biên tập. Một trong các yếu tố dễ bị thay đổi nhất là lời giới thiệu nhân vật và bối cảnh câu
chuyện. Do ảnh hưởng của ngôn ngữ viết nên khi trần thuật lại câu chuyện, người viết thường
có khuynh hướng làm cho vấn đề tường minh, rõ ràng. Trong khi bản chất của phần mở đầu
trong truyện cười thường là lời giới thiệu ngắn gọn. Thử so sánh hai cách mở đầu của cùng một
truyện sẽ thấy rõ vấn đề.
Tại một miền đất kia có một lão lái buôn rất giàu, sinh được một cô con gái
đẹp tuyệt trần, vì vậy trai tráng khắp miền đều nườm nượp kéo tới để xin làm rể.
Nhưng chàng trai nào tới , lão lái buôn cũng đều thách hai điều: một là phải biện đủ
một trăm lạng bạc làm lễ dạm hỏi, hai là phải xây một chiếc nhà năm gian trong một
ngày, nếu không xây xong thì không những không được vợ mà còn mất luôn cả số lễ
vật nữa.
Lời thách đố quá cao đó, khiến cho chàng trai nào tới xin làm rể cũng đều lần
lượt cáo lui cả. Vậy mà có một chàng trai nghèo gọi là chàng sọ dừa đã thắng được
lão lái buôn lão lái buôn và lấy được cô vợ vừa đẹp lại vừa giàu. Người ta kể chàng
sọ dừa lấy vợ như sau:
[phụ lục, truyện 1]
Còn ở An Giang, có truyện “Chàng gáo dừa” không khác mấy về cốt truyện nhưng lời kể
rất ngắn gọn.
Có phú ông kén rể cho con gái nhưng đòi lễ cưới quá cao nên không có chàng
trai nào chịu nổi. Có một chàng trai đến xin làm rể, phú ông ra điều kiện: phải có một
trăm nén bạc và cất một căn nhà năm gian trong một ngày. Anh đồng ý và hẹn ba
ngày sau trở lại
[Phụ lục, truyện 59]
Yếu tố thường được thay đổi nữa là phần kết thúc câu chuyện. Trong các tư liệu của Lâm
Es, Sơn Phước Hoan yếu tố giáo huấn chi phối phần kết của câu chuyện khá rõ ràng, làm cho
phần kết của truyện cười đôi khi lại rất giống truyện cổ tích. Điều này là một trong những đặc
điểm mang giá trị văn hóa mà chúng tôi sẽ lí giải ở chương sau. Ngoài ra cũng như nhiều thể
loại văn học dân gian khác, lời đối thoại của các nhân vật trong truyện cười cũng thường xuyên
bị văn phong hóa trong những tư liệu đã công bố. Sau đây xin đi vào nhận xét một số mô hình
truyện cười mà chúng tôi tập trung khảo sát.
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc

More Related Content

Similar to Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc

Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Trần Đức Anh
 
Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOT
Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOTLuận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOT
Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
ssuser499fca
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
ssuser499fca
 
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.doc
Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.docThế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.doc
Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đặc Điểm Văn Xuôi Tự Sự Trung Đại Việt Nam (Thế Kỷ Xv - Xvii).doc
Đặc Điểm Văn Xuôi Tự Sự Trung Đại Việt Nam (Thế Kỷ Xv - Xvii).docĐặc Điểm Văn Xuôi Tự Sự Trung Đại Việt Nam (Thế Kỷ Xv - Xvii).doc
Đặc Điểm Văn Xuôi Tự Sự Trung Đại Việt Nam (Thế Kỷ Xv - Xvii).doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂMLuận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Man_Ebook
 
Th s33.027 văn học bắc kạn từ năm 1945 đến nay
Th s33.027 văn học bắc kạn từ năm 1945 đến nayTh s33.027 văn học bắc kạn từ năm 1945 đến nay
Th s33.027 văn học bắc kạn từ năm 1945 đến nay
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gianSkkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
nataliej4
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài
Luận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô HoàiLuận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài
Luận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người TàyThi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc TàyTruyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
phamhieu56
 
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc (20)

Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
 
Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOT
Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOTLuận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOT
Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOT
 
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
 
Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.doc
Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.docThế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.doc
Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.doc
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
 
Đặc Điểm Văn Xuôi Tự Sự Trung Đại Việt Nam (Thế Kỷ Xv - Xvii).doc
Đặc Điểm Văn Xuôi Tự Sự Trung Đại Việt Nam (Thế Kỷ Xv - Xvii).docĐặc Điểm Văn Xuôi Tự Sự Trung Đại Việt Nam (Thế Kỷ Xv - Xvii).doc
Đặc Điểm Văn Xuôi Tự Sự Trung Đại Việt Nam (Thế Kỷ Xv - Xvii).doc
 
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂMLuận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
 
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
 
Th s33.027 văn học bắc kạn từ năm 1945 đến nay
Th s33.027 văn học bắc kạn từ năm 1945 đến nayTh s33.027 văn học bắc kạn từ năm 1945 đến nay
Th s33.027 văn học bắc kạn từ năm 1945 đến nay
 
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gianSkkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Luận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài
Luận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô HoàiLuận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài
Luận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài
 
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người TàyThi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
 
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc TàyTruyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
 
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
 
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
 

More from sividocz

Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
sividocz
 
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.docLuận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
sividocz
 
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
sividocz
 
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
sividocz
 
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
sividocz
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
sividocz
 
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
sividocz
 
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.docLuận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
sividocz
 
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
sividocz
 
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.docLuận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
sividocz
 
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
sividocz
 
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
sividocz
 
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
sividocz
 
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
sividocz
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
sividocz
 
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
sividocz
 
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
sividocz
 
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.docLuận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
sividocz
 
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.docLuận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
sividocz
 
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
sividocz
 

More from sividocz (20)

Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
 
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.docLuận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
 
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
 
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
 
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
 
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.docLuận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
 
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
 
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.docLuận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
 
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
 
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
 
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
 
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
 
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.docLuận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
 
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.docLuận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
 
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
 

Recently uploaded

Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 

Recently uploaded (18)

Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 

Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Phụ Lục.doc

  • 1. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Huỳnh Vũ Lam GIÁ TRỊ VĂN HOÁ THỰC TIỄN TRONG TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN KHMER NAM BỘ PHỤ LỤC Chuyên ngành : Mã số : Văn học Việt Nam 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ QUỐC HÙNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
  • 2. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Khoa học là công việc của một cá nhân nhưng nếu chỉ có sự nỗ lực của bản thân, có thể chân lí sẽ không được chạm đến một cách toàn diện. Do đó, luận văn thạc sĩ văn học với đề tài Giá trị văn hoá thực tiễn trong truyện cười Khmer Nam Bộ dù đứng tên của cá nhân tôi nhưng đằng sau những con chữ là đầy ắp những tấm lòng của những người đã âm thầm giúp đỡ, hỗ trợ và cộng tác. Trước hết, xin được cảm ơn gia đình và bà con dân tộc Khmer ở Sóc Trăng nói riêng và các tỉnh Nam Bộ nói chung đã tận tình giúp đỡ khi chúng tôi đi sưu tầm, điền dã. Công trình này không chỉ có ích cho bản thân tôi mà còn là lời tri ân đối với bà con đã hỗ trợ trong thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn quí thầy cô của Khoa Ngữ văn, cán bộ phòng Sau Đại học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn và giúp đỡ về mặt tri thức trong quá trình giảng dạy cũng như về mặt kĩ thật trong quá trình thực hiện luận văn. Và sau cùng, xin gửi lời chân thành cảm ơn sâu sắc đến tiến sĩ Hồ Quốc Hùng, người thầy đã tận tuỵ hướng dẫn tôi trong một năm sưu tầm, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Thầy không chỉ là người trực tiếp đặt bút vào sửa chữa những câu từ còn thô vụng mà quan trọng hơn là người đã định hướng và chỉ ra những vấn đế có tầm chiến lược giúp tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện./.
  • 3. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, trong đó có tộc người Khmer tồn tại lâu đời ở vùng Nam Bộ. Trong quá trình giao lưu với người Việt, người Hoa, người Chăm, tộc người Khmer ở nơi đây một mặt đã thể hiện và lưu giữ những nét đẹp thuộc về bản sắc văn hóa của dân tộc mình, mặt khác cũng tiếp thu những nét văn hóa của các dân tộc anh em cùng cộng cư trong không gian sinh tồn ở phía Nam của tổ quốc. Do đó, sự giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa dân tộc Khmer với các dân tộc Việt, Hoa, Chăm, …bộc lộ trên nhiều lĩnh vực văn hóa vật thể lẫn văn hóa phi vật thể. Trong đời sống văn hoá của người Khmer Nam Bộ, truyện cười chiếm một vị trí nhất định. Đồng bào Khmer vốn tin vào duyên nghiệp, cả cuộc đời siêng năng làm lụng nhưng mục đích cuối cùng là cầu mong sự an bình dưới chân đức Phật. Bóng dáng nhà chùa che mát tâm hồn của mỗi con người từ lúc sinh ra cho đến khi nhắm mắt lìa trần. Do vậy trong đời sống nông nghiệp còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng tinh thần của họ vẫn lạc quan, hướng về cõi cực lạc. Họ mở rộng lòng mình với mọi người, mọi dân tộc anh em. Tiếng cười dân gian một phần nào đó giúp họ giải khuây sau những vụ mùa cực nhọc, mặt khác tiếng cười trong văn hoá dân gian còn là nơi người Khmer thể hiện tư tưởng, quan niệm sống của mình. Truyện cười là thể loại tự sự dân gian có tính xã hội và ý nghĩa thực tiễn cao, nó diễn ra hằng ngày, mang hơi thở của cái thường nhật, khác với không gian thẩm mĩ của thần thoại, truyền thuyết hay cổ tích vốn là những thể loại có nội dung phản ánh với độ lùi của thời gian rất xa. Do đó, truyện cười cũng đồng thời ghi nhận được cả sự biến đổi do quá trình phát triển và giao lưu văn hóa trong đời sống xã hội. Văn học dân gian tộc người Khmer vùng Nam Bộ trước đây đã được sưu tầm và nghiên cứu trong nhiều công trình. Việc phân lập hệ thống các thể loại văn học và tìm hiểu các thể loại Thần thoại, Truyền thuyết, Cổ tích đã được nhiều tác giả thực hiện. Tuy nhiên, việc đi sâu vào nghiên cứu có tính hệ thống từng thể loại vẫn còn ít được chú trọng. Trên bình diện nghiên cứu về văn hoá Nam Bộ lâu nay, theo nhận định của nhóm tác giả Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh trong đề án nghiên cứu khoa học trọng điểm Những vấn đề xã hội-nhân văn khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005-2010, thì các vấn đề kinh tế được quan tâm nhiều hơn các vấn đề văn hóa xã hội. Nhưng nếu xét kĩ thì nhiều vấn đề kinh tế xã hội lại có nguyên nhân từ khía cạnh văn hóa. Do vậy, tiếp tục phát huy và bảo tồn văn hóa dân tộc ở vùng Nam Bộ, trong đó có tộc người Khmer
  • 4. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 là một nhiệm vụ hàng đầu và là một hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng để giải quyết nhiều vấn đề khác có liên quan. Luận văn này cũng lấy nền tảng từ hướng nghiên cứu nêu trên. 2. Lịch sử vấn đề Văn học dân gian Khmer Nam Bộ được sưu tầm và nghiên cứu muộn hơn so với văn học dân gian các dân tộc thiểu số khác. Năm 1983, trong lời giới thiệu cho cuốn Truyện cổ Khơ me Nam Bộ, tác giả Huỳnh Ngọc Trảng đánh giá: Trước cách mạng tháng Tám 1945, những tập sách hay bài nghiên cứu về đồng bào Khơ me Nam Bộ có đề cập đến các mặt lịch sử, văn hóa, khảo cổ học, dân tộc học, … nhưng phần thực sự gọi là văn học dân gian thì chưa có gì đáng kể ngoài việc đưa ra một số truyền thuyết còn hạn hẹp… Dưới thời thống trị của chủ nghĩa thực dân mới, vấn đề sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian Khơ me Nam Bộ cũng không được chú ý. Rải rác đây đó, trên các tạp chí xuất bản ở Sài Gòn, người ta thỉnh thoảng bắt gặp đôi chuyện kể Khơ me Nam Bộ được giới thiệu một cách tình cờ, tùy tiện. [69, tr.3] Nhận định nêu trên là một trong những cơ sở quan trọng để đối chiếu và tham khảo khi nghiên cứu Văn học dân gian Khmer Nam Bộ. Ở miền Bắc, từ sau 1945, chiến tranh xảy ra liên tục, việc sưu tầm gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nguyễn Đổng Chi có trích dẫn ở dạng dị bản một số truyện của người Khmer để làm cơ sở so sánh cho các truyện của người Việt. Tuy nhiên phần lớn những tác phẩm đó có nguồn gốc từ truyện của người Khmer ở Campuchia nhiều hơn là người Khmer Nam Bộ. Tư liệu về truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ trước năm 1975 chủ yếu có được từ nguồn sách vở của các nhà nghiên cứu người Pháp. Theo tác giả Trường Lưu [48], những tên tuổi như Barrault, Francois Martine, Louis Malleret, Georges Máspero ... và các tạp chí France- Asia, Extrême-Asia ...đã có nhiều bài báo viết về văn hoá người Khmer. Tuy nhiên các tài liệu nêu trên thường không phân biệt giữa người Khmer ở Campuchia và ở Nam Bộ. Ông còn viết: ... trong vòng chiếm đóng của Mỹ ở Sài Gòn, một số nhà nghiên cứu - chủ yếu là Lê Hương - mới có những công trình biên soạn về người Khmer ở ĐBSCL, chủ yếu là thiên về lịch sử (Sử Liệu Phù Nam, Sử Cao Miên, Người Việt gốc Miên ...). Nhưng lịch sử hình thành người Khmer ở ĐBSCL chỉ mới ở dạng suy luận và phỏng đoán trên cơ sở tư liệu chưa được xử lí một cách nghiêm túc lắm nên các tác giả
  • 5. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 thường lúng túng hoặc khiên cưỡng khi lách sâu ngòi bút vào những khía cạnh cần sâu sắc mới xác định được vấn đề nêu ra [48, tr.8]. Nhận định trên cho thấy một thực tế trong việc sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian Khmer Nam Bộ trước năm 1975 chưa chú trọng vào việc nghiên cứu văn học dân gian mà nặng về văn hóa lịch sử. Sau khi đất nước thống nhất, công tác sưu tầm và tập hợp các nguồn truyện dân gian mới thực sự phát triển. Ở Nam Bộ, phần lớn công việc vẫn nhờ vào đội ngũ giảng viên và sinh viên các trường đại học ở Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy văn học dân gian Khmer nói chung và truyện cười nói riêng, chưa được sự chú ý của nhiều tác giả. Điều đó có nhiều nguyên nhân. Trước hết có thể thấy rõ là có một số công trình sưu tầm ở dạng tổng hợp các thể loại và khi biên soạn thì thiếu dụng công về việc phân loại. Năm 1985, nhà văn Anh Động [20] sưu tầm và giới thiệu 08 truyện dân gian Khmer, trong đó có 02 truyện cười nhưng không phân loại riêng mà sắp xếp lẫn chung với truyền thuyết, thần thoại. Trong cuốn sách vừa nêu trên của tác giả Huỳnh Ngọc Trảng, có 4/43 tác phẩm thuộc thể loại truyện cười cũng không được tác giả tách riêng. Bên cạnh đó, một số công trình có khuynh hướng không phân chia thể loại truyện cười mà gom chung vào bộ phận “truyện dân gian”. Dễ nhận thấy là cuốn Văn học dân gian Đồng bằng Sông Cửu Long [41] do Khoa Ngữ văn trường Đại học Cần Thơ biên soạn năm 1997. Một thực trạng khác của việc sưu tầm các truyện cười dân gian Khmer là các công trình này thường để lẫn cùng với truyện cười của dân tộc Việt. Điều này thể hiện trong nhiều công trình có quy mô lớn như: Văn học dân gian Sóc Trăng [15] và Văn học dân gian Bạc Liêu [14] do Chu Xuân Diên chủ biên. Trong hai công trình này, phần truyện cười của người Khmer không được tách riêng. Tình trạng trên không rõ do mục đích người biên soạn hay là do điều kiện sưu tầm điền dã. Vì vậy, một thực tế không thể phủ nhận là: truyện cười dân gian của người Khmer ở Nam Bộ chưa được quan tâm, nghiên cứu với tư cách là một đối tượng riêng biệt. Hiện trạng này cũng xảy ra đối với những công trình cấp nhà nước. Năm 2002, Viện Văn học cho ra mắt Tổng tập Văn học Các Dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tập 2 [91] do tác giả Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, trong đó không có phần truyện cười của người Khmer Nam Bộ dù truyện cười của của các dân tộc thuộc ngữ hệ Môn – Khmer thì được chọn vào. Ngay cả những
  • 6. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 tuyển tập văn học dân gian khác về truyện cười, nếu có được chọn lựa thì truyện dân gian của người Khmer cũng chỉ đưa ra nhóm truyện trạng Thơ Mênh Chây (sic). Đi sâu vào các công trình chuyên về thể loại truyện cười, năm 1981, tác giả Châu Ôn trong bài viết Một vài thể loại văn học dân gian đồng bằng Sông Cửu Long đã có nhận xét: Truyện cười không chỉ hấp dẫn đối với bà con Khmer mà bao giờ nó cũng tạo niềm thích thú kéo dài và thường xuyên đối với người nông dân của mọi dân tộc trên trái đất. Truyện cười của người Khmer gây được tiếng cười hóm hỉnh, sảng khoái, khi thì châm biếm thói hư tật xấu ở đời, khi thì nhằm đả kích bọn quan lại, nhà giàu về thói đạo đức giả. Truyện cười Khmer là một trong những thể loại truyện phong phú nhất; nhưng tập trung, tiêu biểu về hàng loạt truyện móc xích nhau của một nhân vật như Thnênh Cheay (tương tự nhân vật Trạng Quỳnh của người Việt). Bằng sự thông minh, hóm hỉnh, Thnênh Cheay làm cho bọn quan lại, nhà giàu đau đầu và đem đến cho dân chúng những nụ cười thoải mái. Ngoài ra, còn có truyện về nhân vật A Lev (tương tự nhân vật Cuội của người Việt) cũng thuộc loại này. Truyện cười đã phản ánh được cuộc đấu tranh một cách mạnh mẽ và cũng biểu hiện được trí thông minh và óc tưởng tượng phong phú của nhân dân. [88, tr.180-181] Năm 2006, trong luận văn thạc sĩ Khảo sát nguồn truyện dân gian Khmer Nam Bộ [77], tác giả đã giành một phần để nói về truyện cười, nhưng chỉ dừng lại ở những khái niệm và phân loại mà chưa nêu được đặc điểm thi pháp thể loại. Gần đây nhất, năm 2007, tác giả Phạm Tiết Khánh đã bước đầu phân loại và có sự đánh giá sơ bộ về giá trị của các thể loại văn học dân gian của người Khmer ở Nam Bộ, trong đó có truyện cười. Trong một bài viết, ông cho rằng: Bộ phận đặc biệt nhất trong dòng tự sự dân gian của người Khmer Nam Bộ là mảng truyện cười. Hầu hết truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ xoay quanh bộ ba truyện À Lêu, Thơ Mênh Chây (là truyện thơ mà tên nhân vật chính cũng là tên truyện) và Chấc Sờ Mốc […]. Ngoài ba chuỗi truyện trên, trong kho tàng truyện khôi hài của người Khmer Nam Bộ còn có những câu chuyện độc lập, tản mạn nhưng cũng không kém phần dí dỏm. [39] Nhận định như vậy chưa phải đã đúng và đủ (vì tác giả cho rằng Thơ Mênh Chây là truyện thơ) nhưng dù sao đây vẫn là một trong số ít bài viết bàn về thể loại truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ. Như vậy, có thể thấy vấn đề tìm hiểu truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ cho đến nay đang dừng lại ở hai mức độ: thứ nhất, sưu tầm biên soạn; và thứ hai, nghiên cứu bước đầu ở
  • 7. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 mức độ khái niệm và một vài đặc điểm sơ lược. Trong phần sưu tầm, biên soạn, những người đi trước chưa dành riêng cho truyện cười một hệ thống nên thể loại này hoặc là để cùng với các thể loại khác của văn học dân gian Khmer (như công trình của Huỳnh Ngọc Trảng và Anh Động) hoặc có phân loại nhưng đặt nó chung với truyện cười người Việt (tiêu biểu là các công trình của Chu Xuân Diên). Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về văn hoá dân gian của người Khmer ở Nam Bộ, những tác giả đi trước thường tập trung vào ba phương diện: Thứ nhất là mô tả, phân tích kĩ lưỡng các bình diện thuộc văn hoá vật thể và phi vật thể để làm rõ nét bản sắc của người Khmer trong cộng đồng các dân tộc ở vùng Nam Bộ. Điều này thể hiện khá rõ trong các báo cáo ở “Hội nghị về Văn hoá, văn nghệ tuyền thống của người Khmer tại đồng bằng Sông Cửu Long” tổ chức tại Hậu Giang năm 1981. Song song đó trong nhiều công trình nghiên cứu khác của nhiều tác giả, đây đó cũng đã đề cập đến các vấn đề thuộc về nguồn gốc và bản sắc của người Khmer ở Nam Bộ. Hướng nghiên cứu thứ hai được nhiều nhà khoa học chú ý khi tiếp cận với văn hóa dân gian của người Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và Nam Bộ nói chung là sự giao thoa văn hóa giữa người Khmer với các tộc người khác trong quá trình cộng cư. Điều này đã tạo cho người Khmer ở Nam Bộ một nét bản sắc riêng khác với người Khmer bản địa ở Campuchia. Vì vậy công tác quản lí về mặt nhà nước đối với những thay đổi văn hoá này là cần phải làm như thế nào để thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng dân tộc Khmer trong thời kì mới. Điều này thể hiện rõ trong hội thảo khoa học với chủ đề xây đựng đời sống văn hoá của người Khmer trong khuôn khổ những ngày hội văn hoá dân tộc Khmer Nam Bộ tại thủ đô Hà Nội năm 2003. Hướng nghiên cứu thứ ba thường nằm trong các công trình viết về một khía cạnh nào đó của văn hoá Nam Bộ. Trong đó, các tác giả đã tiến hành phân tích vấn đề đó ở tất cả các dân tộc vùng Nam Bộ hay một địa phương. Chẳng hạn công trình Vấn đề dân tộc ở Đồng bằng Sông Cửu Long [21] in năm 1991. Hay gần đây, công trình Tín ngưỡng dân gian ở Thành phố Hồ Chí Minh [85] đã thực hiện theo hướng này. Ở tác phẩm này, các tác giả chỉ đi sâu vào vấn đề tín ngưỡng của các dân tộc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có người Khmer. Các công trình có tính chuyên sâu như vậy không trực tiếp liên qua đến đề tài nhưng là một trong những cơ sở đáng tin cậy để đồi chiếu, tham khảo khi lí giải nội dung của luận văn. Từ đó có thể nói, qua một số công trình, tác phẩm bàn về văn hóa dân gian tộc người Khmer nói chung và thể loại truyện cười dân gian nói chung, vấn đề đã được bóc tách ở hai cấp
  • 8. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 độ: Thứ nhất là đặc điểm riêng của tộc người Khmer và quá trình cộng cư đã tạo ra sự giao lưu trong những sản phẩm văn hóa dân gian, mà văn học dân gian là một phương diện cụ thể. Thứ hai, công việc sưu tầm và nghiên cứu về văn học dân gian của tộc người Khmer nói chung và thể loại truyện cười nói riêng bước đầu có nhiều thành tựu nhưng còn thiếu dụng công đầu tư vào chiều sâu nâng lên thành lí thuyết. Do đó, một cái nhìn thấu đáo và hệ thống đối với thể loại này là cần thiết. Nhưng quan trọng hơn là việc lý giải cội nguồn tạo nên những giá trị đặc trưng của tộc người Khmer biểu hiện trong thể loại truyện cười và đặc biệt là tìm hiểu những diễn hoá của nó trong đời sống hằng ngày của xã hội đương đại, sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm đặc điểm loại hình truyện cười Khmer. Để làm được việc này đòi hỏi phải có một cái nhìn hệ thống từ những gì đã được công bố kết hợp với việc khảo sát nguồn truyện dân gian hiện đang tồn tại, đặt trong bối cảnh văn hoá của dân tộc Khmer. Từ đó mới có thể đúc kết thành những quy luật vận động của một loại hình văn hoá dân gian cụ thể. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Từ cơ sở lịch sử vấn đề, đề tài Giá trị văn hóa thực tiễn trong truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ có mục đích sẽ hệ thống hoá nguồn truyện cười dân gian Khmer và xác định những giá trị văn hoá đã trở thành quy luật nội tại thúc đẩy sự vận động và phát triển của thể loại này. Qua đó góp phần làm rõ tính tất yếu của quá trình giao lưu văn hóa cũng như nét đặc trưng còn giữ lại, không thể hòa lẫn của từng tộc người. Do vậy, luận văn này phải đạt ba nhiệm vụ cơ bản: Một là, tổng hợp nguồn truyện cười dân gian Khmer hiện đã được công bố bằng văn bản. Bên cạnh đó, việc tiến hành điền dã, sưu tầm từ thực tế ở một số địa phương cũng là điều bắt buộc để có cơ sở đối chiếu, so sánh. Hai là, tiến hành phân tích, đánh giá toàn bộ tư liệu có được để tìm ra đặc điểm cơ bản nhất của truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ về mặt thể loại cũng như những nét độc đáo của nó đặt trong bối cảnh văn hóa và môi trường sống. Ba là, khảo sát diễn hóa của loại hình này trong đời sống thực tiễn để tìm hiểu tác động qua lại giữa nó với hoạt động tinh thần của người Khmer Nam Bộ. Từ đó có thể hiểu thêm những tương đồng, dị biệt của loại hình này trong hệ thống thể loại truyện cười của dân tộc. Như vậy có thể nói mục tiêu của luận văn hướng tới không chỉ là các biểu hiện về hình thức của loại hình mà còn tập trung chú ý đời sống đích thực của truyện cười trong mọi lĩnh vực hoạt động tinh thần của người Khmer Nam Bộ.
  • 9. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Truyện cười là thể loại có ranh giới dễ hòa lẫn với thể loại truyện cổ tích sinh hoạt, truyện ngụ ngôn. Do đó, để tạo sự nhất quán về mặt khoa học, chúng tôi xác định đối tượng chính của luận văn này là: Những sáng tác tự sự dân gian của tộc người Khmer ở Nam Bộ mang đặc điểm của thể loại truyện cười dân gian. Do đó việc khảo sát hình thức truyền miệng trong đời sống hiện tồn lẫn những sáng tác đã được công bố sẽ giúp cho việc thẩm định khoa học hơn. Phạm vi của văn hoá được bàn đến trong đề tài này chủ yếu là môi trường văn hoá và những lĩnh vực hoạt động tin thần của người Khmer Nam Bộ có sự tác động nhất định đến thể loại truyện cười. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Người Khmer có mặt hầu hết ở 20 tỉnh thành phố Nam Bộ nhưng đông nhất là ở 05 tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ (Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu). Mỗi tỉnh này đều có trên 5 vạn dân Khmer, nhiều nhất là Sóc Trăng (hơn 400.000 người). Do đó phạm vi khảo sát thực tế khi sưu tầm, điền dã chúng tôi chỉ giới hạn ở các tỉnh thành Tây Nam Bộ nêu trên. Vì nguồn tư liệu khi nghiên cứu văn học của người Khmer ở Nam Bộ có biên độ rất rộng và đa dạng, có liên quan đến khối cộng đồng người Khmer nói chung, nên lẽ ra trong mức độ nào đó luận văn phải so sánh đối chiếu với với nguồn truyện, bối cảnh văn hóa và các lĩnh vực hoạt động tinh thần của người Khmer bản địa ở Campuchia để tìm những nét độc đáo riêng của tộc người này ở Nam Bộ. Tuy nhiên trong phạm vi luận văn thạc sĩ ngành văn học dân gian, chúng tôi xin chọn những tư liệu văn học dân gian và dân tộc học về người Khmer được viết và xuất bản bằng tiếng Việt ở Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (là một loại hình văn học dân gian nằm trong tổng thể văn hóa dân gian có gắn yếu tố tộc người trong một vùng văn hóa nhất định) và mục đích đạt đến của đề tài (làm rõ các giá trị của thể loại dưới góc độ văn hóa), chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích theo lối tiếp cận hệ thống: Bản thân văn học dân gian là một thực thể gồm nhiều thành tố phức tạp, khi đặt trong tổng thể văn hóa dân gian thì văn học dân gian là một thành tố. Do vậy lối tiếp cận nhiều hệ thống sẽ giúp cho việc nhìn nhận vị trí của thể loại
  • 10. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 truyện cười người Khmer trong hệ thống thể loại truyện cười Việt Nam, cũng như trong hệ thống thể loại văn học dân gian Khmer Nam Bộ; đồng thời cũng xác nhận giá trị của thể loại ấy trong văn hóa dân gian của người Khmer. Phương pháp dân tộc học: Theo tác giả Dan Ben-Amos, trong bài viết Truyện dân gian thì “đây là phương pháp có chức năng mở rộng mục đích của việc mô tả có hệ thống đối với câu chuyện sang việc kể nó, bằng cách khai thác sự tường thuật trong xã hội và trong văn hóa” [65, tr.340]. Nghĩa là những người nghiên cứu sẽ đặt truyện dân gian vào trong bối cảnh sống thực tế của nó, theo dõi và miêu tả cách nó được thể hiện như thế nào và từ đó rút ra những quy luật tồn tại và biến đổi của tác phẩm. Cũng theo tác giả trên, khi sử dụng phương pháp dân tộc học, chúng tôi sẽ chú trọng đến các yếu tố: người kể chuyện, sự diễn xướng và bối cảnh (chữ dùng của Dan Ben-Amos). Mục đích của phương pháp dân tộc học là mô tả, thiết lập được những diễn hoá của truyện cười trong một cộng đồng xã hội nhất định và đời sống cụ thể của nó. Nói cách khác, lối tiếp cận này đi sâu vào không gian thẩm mĩ của nó. Tuy vậy, phương pháp dân tộc học không phải là con đường chính để tìm hiểu và kiến giải ý nghĩa của truyện cười dân gian. Bởi vì, theo tác giả Chu Xuân Diên, hiện nay ở nước ta có tình hình người nghiên cứu văn học dân gian dễ bị hấp dẫn bởi những tài liệu dân tộc học, và nếu quá chú ý đến khía cạnh này sẽ dẫn đến khuynh hướng lãng quên bản chất nghệ thuật của văn học dân gian hoặc là tách rời sự phân tích văn học với sự phân tích dân tộc học về các sự kiện văn học dân gian. Trong bài “Việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian”, ông viết: Theo chúng tôi, dù văn học dân gian có quan hệ hữu cơ như thế nào với văn hóa dân gian thì vẫn không thể đem hòa tan bản chất nghệ thuật của nó vào các yếu tố văn hóa dân gian khác được. Tìm hiểu quy luật phát triển của văn học dân gian có lẽ cần phải chú ý đến một quá trình ngược lại mới đúng. Đó là quá trình các yếu tố dân gian đã biến dạng như thế nào thành các yếu tố nghệ thuật trong văn học dân gian. [84, tr.255] Do đó, chúng tôi phải bám sát các phương pháp nghiên cứu văn học để tìm ra những quy luật tồn tại của thể loại trước rồi mới vận dụng các phương pháp khác để hỗ trợ thêm. Trong các phương pháp nghiên cứu văn học, chúng tôi có chú ý sử dụng phương pháp so sánh - loại hình, nghĩa là so sánh đặc điểm thi pháp của thể loại truyện cười dân gian Khmer với đặc điểm thể loại nói chung để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt. Từ cái dị biệt ấy mới vận dụng các phương pháp bổ trợ lí giải giá trị của thể loại.
  • 11. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Phương pháp khảo sát, điều tra, xã hội học: Đây là phương pháp thường ứng dụng cho các ngành khoa học xã hội, nghĩa là chú trọng tới những yếu tố thống kê, phân tích các giá trị dựa trên những tỉ lệ điều tra thực tế. Luận văn này vận dụng phương pháp khảo sát, điều tra ở mức độ thu thập thông tin, sưu tầm những tư liệu hiện tồn trong đời sống. Phỏng vấn và trao đổi những thông tin để làm rõ bối cảnh mà một truyện cười diễn ra. Từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá và hệ thống nguồn tư liệu. 6. Đóng góp mới của luận văn Về mặt khoa học: luận văn sẽ hệ thống hóa và phân tích đặc điểm của một thể loại văn học dân gian ở một vùng văn hóa cụ thể nhằm làm sáng tỏ được những giá trị của thể loại ấy trong tổng thể hệ thống văn học dân gian Khmer và trong đời sống văn hóa của tộc người Khmer ở Nam Bộ. Trong đó, điều quan trọng là tìm hiểu những biểu hiện và tác dụng thực tiễn của truyện cười trong môi trường văn hoá đã sản sinh ra nó. Về mặt thực tiễn: góp phần bảo tồn và phát huy vốn văn hóa của mỗi dân tộc anh em tiến đến phát huy nền văn hóa Việt Nam là một mục tiêu lớn của Đảng và nhà nước ta hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa. Và một hệ quả dễ nhận thấy là có làm rõ được những giá trị của một loại văn hóa nào đó thì mới có thể hiểu và trân trọng những giá trị mà nền văn hóa đó tạo ra. Do đó, có làm rõ được giá trị của một thể loại văn học thì mới góp phần làm phong phú và đa dạng hơn những đặc điểm văn hóa của một vùng. Ngoài ra, thực tế còn cho thấy, vấn đề tôn giáo và dân tộc ở Nam Bộ chỉ có thể giải quyết đúng dựa trên sự hiểu biết toàn diện và hệ thống về nó. Cho nên, nếu luận văn có một phần ý tưởng nào đó có khả năng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nền văn hoá dân gian của người Khmer Nam Bộ thì cũng có nghĩa là sự đóng góp của tác giả cũng có giá trị về mặt thực tiễn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Bối cảnh văn hóa của truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ và vấn đề thể loại. Chương 2: Tình hình nguồn tư liệu và vấn đề sưu tầm, khảo cứu tư liệu. Chương 3: Truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ dưới góc độ văn hoá.
  • 12. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Chương 1: BỐI CẢNH VĂN HÓA CỦA TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN KHMER NAM BỘ VÀ VẤN ĐỀ THỂ LOẠI 1.1. Không gian văn hóa của truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ 1.1.1. Đặc điểm văn hóa của người Khmer Nam Bộ Nói về đặc điểm văn hoá của người Khmer Nam Bộ sẽ là một vấn đề lớn và đòi hỏi sự nghiên cứu liên ngành của nhiều lĩnh vực. Trong phạm vi đề tài Giá trị văn hoá thực tiễn trong truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ, chúng tôi chỉ khái quát một số nét văn hoá có giá trị tác động đến thể loại truyện dân gian nói chung và truyện cười dân gian nói riêng. Những yếu tố đó có thể kể đến là: tộc người, điều kiện địa lí-cư trú, kinh tế, tín ngưỡng, phong tục. Trước hết về mặt tộc người, theo nhiều tài liệu dân tộc học và khảo cổ học, đến nay có thể khẳng định: tộc người Khmer Nam Bộ thuộc dòng ngôn ngữ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn- Khmer. Thuộc cùng nhóm ngôn ngữ này còn có 24 tộc người khác, phân trên các vùng núi thuộc tỉnh Sơn La, Lai Châu trải dài đến dãy Trường sơn và vào tận miền Đông Nam Bộ. Tác giả Đặng Nghiêm Vạn có căn cứ vào cuộc tổng điều tra dân số năm 1999 cho biết: Tộc người Khmer, hiện nay có dân số là 1.055.174 người, chiếm 8% dân số trong vùng. Họ chủ yếu sinh sống ở miền Đông Nam Bộ, miền đồng bằng Sông Cửu Long, xen lẫn người Việt, người Hán, người Chăm… Tộc danh được các tộc người khác đặt cho là Thổ hay tự gọi là Khơme Krôm (K. ở thấp), để phân biệt với người đồng tộc ở bên kia biên giới Việt Nam – Campuchia là Khơme Lơ (K. ở cao) và Khơme Kandal (K. ở giữa). [78, tr.255-256] Ngoài ra, người Khmer ở đồng bằng Sông Cửu Long còn được gọi bằng nhiều tên khác như Miên, Việt gốc Miên, Cur, Cul, …Cũng theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số trên, người Khmer có dân số đứng hàng thứ 5 trên tổng số 54 dân tộc sống trên nước ta. Trong đó tỉ lệ phân bố dân cư cao nhất là ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long (Sóc Trăng: 338.269, Trà Vinh: 290.932, Kiên Giang:182.058, An Giang: 78.000, Bạc Liêu: 58.132, Cần Thơ: 35.284, Cà Mau: 20.822). Về địa bàn cư trú, theo nhiều tài liệu, người Khmer ở đồng bằng Sông Cửu Long cư trú theo rải rác trên nhiều tỉnh thành và tập trung thành ba cụm chính. Tác giả Đinh Văn Liên trong bài viết Văn hoá Khmer trong quá trình giao lưu và phát triển ở đồng bằng Sông Cửu Long cho rằng:
  • 13. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 …Người Khmer cư trú rải rác hầu khắp 9 tỉnh đồng bằng nhưng quy tụ vào 3 vùng trọng điểm, mỗi vùng có sắc thái riêng qui định bởi điều kiện thiên nhiên, truyền thống lịch sử và quá trình cộng cư hoà hợp với các dân tộc anh em Việt, Hoa, Chăm. Tuy nhiên, sự thống nhất vẫn là yếu tố chủ đạo trong văn hoá của đồng bào Khmer ở toàn vùng đồng bằng: 1.Vùng Trà Vinh-Trà Cú là một trong những vùng cư trú cổ xưa nhất của người Khmer ở đồng bằng Sông Cửu Long (…). 2. Vùng ven biển Sóc Trăng – Bạc Liêu là vùng cư trú ven biển của người Khmer, nổi bật lên yếu tố hoà hợp văn hoá – nhân chủng giữa ba dân tộc Việt, Hoa, Khmer. 3. Vùng biên giới Châu Đốc, Tri Tôn, Hà Tiên, Rạch Giá là vùng mang tính cách trung gian giữa người Khmer đồng bằng Sông Cửu Long và người Khmer Kampuchea. [88, tr.58-59] Tác giả cũng thừa nhận rằng người Khmer ở vùng Châu Đốc - Rạch Giá có tiếp thu những yếu tố Kampuchea truyền vào cộng với điều kiện cư trú nằm giữa dãy thất sơn và vùng tứ giác Long Xuyên, nên những cách ứng xử mang sắc thái tương đối khác so với đồng bào Khmer vùng đồng bằng Trà Vinh-Cửu Long và vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu. Tác giả Nguyễn Sĩ Tuấn viết trong bài “Một vài nét khác biệt giữa văn hoá Khmer Nam Bộ và văn hóa Khmer Campuchia” lại quan niệm có khác: …địa bàn cư trú của người Khmer Nam Bộ cũng có thể chia thành các tiểu khu vực với những hệ sinh thái đặc thù. Khu vực cao thuộc vùng Châu Đốc, Tri Tôn, Bảy Núi (thuộc An Giang). Khu vực chuyển tiếp: Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, một phần An Giang. Khu vực thấp gồm Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc liêu, Cà Mau cư trú theo ven biển … Trong đó khu vực cao có nhiều nét tương đồng với Khmer Campuchia hơn, còn khu vực thấp mang tính giao thoa đậm nét với văn hóa Việt, Hoa hơn. [57, tr.717] Như vậy có hai khuynh hướng phân chia về mặt địa bàn cư trú của tộc người Khmer ở đồng bằng Sông Cửu Long. Trong đó, vấn đề phân chia vùng Trà Vinh là ven biển hay thuộc đồng bằng là chưa thống nhất. Còn gọi Cần Thơ, Vĩnh long và Kiên Giang và một phần An Giang là khu vực chuyển tiếp thì cũng chưa ổn bởi tính chất giáp biên giới của Kiên Giang rất gần với Vùng Tri Tôn của An Giang. Do vậy để tạo tính thống nhất, chúng tôi chọn cách phân chia của Đinh Văn Liên nhưng gom thành hai khu vực: khu giáp biên giới ( một số huyện thuộc
  • 14. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 An Giang, Kiên Giang) và khu đồng bằng ven biển (các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu). Đây cũng là cơ sở trong việc đi sưu tầm, điền dã tư liệu. Theo nhiều nhà nghiên cứu, người Khmer ở Nam Bộ, đặc biệt là ở đồng bằng Sông Cửu Long có đặc điểm cư trú theo 4 hình thức: Cư trú trên đất giồng; Cư trú trên đất ruộng; Cư trú theo kênh mương và các con rạch nhỏ; và Cư trú theo trục lộ giao thông. Mỗi hình thức cư trú ít nhiều cũng có tác động đến các yếu tố kinh tế và văn hóa, làm cho các quan niệm về một số giá trị cũng khác nhau. So với người Khmer ở Campuchia, điều kiện sống của người Khmer ở đồng bằng Sông Cửu Long có những nét khác biệt. Cũng là xã hội nông nghiệp lúa nước nhưng người Khmer thường tập hợp nhau lại thành những tập thể láng giếng nhỏ, bám sát đất trồng trọt và gọi là “phum” và cao hơn phum là “srok” (còn gọi trại ra thành Sóc). Phum srok không hoàn toàn tương đương với đơn vị hành chính, nên dù có sự thay đổi thể chế chính trị, người Khmer vẫn giữ được tổ chức xã hội theo kiểu của mình. Điều này không tìm thấy ở Campuchia. Theo giáo sư Sôm Som Un trong Lịch sử Kampuchea thì …Ở Kampuchea không có dạng phum như vậy, người ta cất nhà ở rải rác khắp nơi. Nếu nơi nào có dạng phum như trên, ấy chính là do người Khmer gốc từ đồng bằng Sông Cửu Long lên làm ăn sinh sống và lập ra và dù cho ở đến bao nhiêu đời đi nữa thì họ vẫn giữ nề nếp tổ chức phum như thế. [88, tr.22] Do đó, nền văn hoá của người Khmer sống ở hai quốc gia khác nhau đã có những bước phát triển khác và cũng từ đó tạo nên sắc thái riêng cho cư dân Khmer sống ở vùng đất mới. “Đó là một nền văn hoá ít bảo thủ hơn, trình độ dân trí, xã hội, nhân văn tiến triển ở nhiều mức khác hơn” [88, tr.55]. Người Khmer ở Nam Bộ có một tâm lý và cá tính dễ hòa đồng, dân dã, linh hoạt và gần gũi do nhiều yếu tố tự nhiên lẫn xã hội tác động. “Điều này khác với tính hướng thượng, tính chặt chẽ, tính đẳng cấp của xã hội Khmer truyền thống ở Campuchia” [57, tr.717] Nhiều người cho rằng, khi nói đến văn hoá Khmer tức là nói đến nền văn hoá chịu ảnh ảnh hưởng sâu đậm của triết lí Phật giáo tiểu thừa. Điều này không sai nhưng rất nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng: Sự phổ biến của Phật giáo Tiểu thừa trong đời sống tinh thần của người dân Khmer chính là sự thắng thế của Phật giáo đối với đạo Bà La Môn. Nói thắng thế không có nghĩa là thay thế, vì trong tâm thức của người Khmer vẫn còn một số dấu ấn của Bà la môn giáo, nhất là trong một số lễ hội, phong tục.
  • 15. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Như trên đã nói, nền văn hóa Ấn cung cấp nguồn để tài cho văn hóa nghệ thuật Khmer. Những yếu tố văn hóa Ấn đặc biệt quan trọng trong các loại hình nghệ thuật Khmer là: Bà-la-môn, mà tín ngưỡng Civa là cơ sở tôn giáo; sử thi Ramayana và Mahabharata cung cấp đề tài, ca ngợi đức tính của giai cấp thống trị và thể thức múa Ấn … [88, tr.73] Vì thế khi tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến văn hóa dân tộc Khmer, phải thừa nhận Phật giáo tiểu thừa có tác động sâu sắc đến tất cả những lệ tục trong cuộc đời mỗi con người Khmer, nhưng cũng nên lưu ý cuội nguồn sâu xa của tín ngưỡng tôn giáo Bà La Môn trong tâm thức và quan niệm về cuộc sống của họ. Thế nên, cho dù Phật giáo Tiểu thừa đã trở thành một “môi trường sống” cho bất cứ người Khmer nào nhưng những triết lí về nhân sinh, những tín ngưỡng dân gian vẫn còn in đậm tư tưởng của Ấn Độ giáo. Các khái niệm thần “Neak tà”, “Mahaprum”, quỷ “Reahu”, chim “Krut”, tiên thần “Krây-no” đều có nguồn gốc từ Bà La Môn giáo. Lấy một ví dụ: Cùng theo đạo Phật nhưng những người theo tu theo trường phái Đại thừa (người Kinh ở Việt Nam, người Hán ở Trung Quốc) thì quan niệm người chết là phải xuống âm phủ, đầu thai kiếp khác; chết là kết thúc một vòng đời để tiếp tục tái sinh ở một kiếp khác. Lý thuyết “luân hồi”, “nghiệp báo” là một trong những điều mà các tín đồ Phật giáo đại thừa vẫn thường nhắc nhở nhau. Ngược lại, người Khmer theo Phật giáo Tiểu thừa lại cho rằng: “linh hồn của người là linh hồn cá thể được sinh ra từ linh hồn vũ trụ (Brama) nên khi chết phải quay về với vũ trụ. Chính vì vậy nên thân xác cần được hỏa thiêu để tiêu trừ tội lỗi, phần thân xác trần tục tiêu tan càng nhanh thì linh hồn càng mau chóng trở về với vũ trụ” [57, tr.682-683]. Tín ngưỡng đậm chất Ấn Độ với các khái niệm Bản ngã (Brama) và Tiểu ngã (Atman) chìm sâu dưới tinh thần Phật giáo đã làm cho đời sống tâm thức của người Khmer Nam Bộ có những nét độc đáo riêng so với người Việt và người Hoa theo Phật giáo Bắc tông. Ngoài ra một trong những đặc điểm về văn hoá của người Khmer đáng lưu ý nữa là khuynh hướng biểu diễn và nghệ thuật tạo hình. Các điệu múa của người Khmer rất đa dạng và phổ biến. Hầu như người Khmer nào cũng biết múa một vài điệu. Về kiến trúc và điêu khắc, nghệ thuật tạo hình của những nghệ nhân Khmer mang một đặc điểm hoàn toàn độc đáo so với người Việt và người Hoa, đặc biệt là trong các ngôi chùa. Nói một cách khái quát, toàn bộ đặc điểm văn hoá của một tộc người không thể tóm lược trong một vài trang giấy. Nhưng qua một vài đặc điểm văn hoá cũng có thể thấy được nét đặc trưng cơ bản của tộc người Khmer Nam Bộ. Những đặc trưng này có tác dụng sâu rộng đến mọi
  • 16. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 lĩnh vực của đời sống, trong đó có nền văn học dân gian. Sau đây xin đi vào khảo sát sự ảnh hưởng của nền văn hoá ấy trong thể loại truyện dân gian nói chung và truyện cười nói riêng. 1.1.2. Ảnh hưởng của văn hóa Khmer trong các loại hình tự sự dân gian và truyện cười Khmer Nam Bộ. Trong nhiều công trình nghiên cứu trước đây, vấn đề ảnh hưởng của văn hóa trong loại hình truyện dân gian Khmer Nam Bộ đã được một số tác giả nhắc đến. Theo tác giả Châu Ôn trong bài viết “Một vài thể loại văn học dân gian Khmer” thì các thể loại văn xuôi của văn học dân gian Khmer có sự ảnh hưởng rất lớn nét văn hóa đậm chất Phật giáo tiểu thừa và tín ngưỡng dân gian, từ thể loại “rương Prêng” (cổ tích) và “rương Bŏran” (thần thoại) cho tới rương “katêlok” (ngụ ngôn). Trong đó, rương Prêng là thể loại bao giờ cũng phong phú về số lượng và giàu về đề tài nhưng nhìn chung có hai khối lớn: truyện nói về đạo Phật, đạo Bà La Môn và truyện phản ánh thế sự gắn liền với quá trình sinh sống của tộc người. Có thể nói rằng “mỗi một biểu tượng ở chùa, mỗi lễ tiết hàng năm của người Khmer đều chứa đựng một sự tích thần kì có tác động sâu xa đến tinh thần của dân chúng” [88, tr.176]. Sự tích lễ Châul Chhnam Thmei là câu chuyện gắn liền với chiến thắng của chàng trai trẻ Thmabal đối với vị thần Maha Prum, đại diện cho lực lượng siêu nhiên vĩnh cữu theo quan niệm của Bà La Môn giáo; hay bức phù điêu Reahu nuốt mặt trăng được trang trí ở trên cổng/tường của mỗi ngôi chùa Khmer đều liên quan đến sự tích về sự có mặt của đạo Phật và giải thích các hiện tượng tự nhiên có nguồn gốc từ tín ngưỡng cổ xưa (bão tố, mưa giông). Điều mà người dân vùng đồng bằng luôn phải đối mặt khi khai khẩn một vùng đất mới. Do đó, người ta vừa căm giận nhưng cũng thờ phụng. Cũng theo tác giả Châu Ôn, đáng chú ý nhất là một khối lượng lớn loại truyện ngụ ngôn, truyện nói về thú vật và truyện cười. Bởi vì: Truyện ngụ ngôn phát triển cũng dễ hiểu vì Phật giáo có nguyên tắc truyền thống là dùng lối kể truyện cổ theo phương pháp ẩn dụ để giảng đạo, thay cho lối giảng nguyên lí khô khan, tức là dùng hình tượng văn học cụ thể thay cho khái niệm triết lí trừu tượng, vừa hấp dẫn vừa phù hợp với đồi tượng cần truyền đạt là người bình dân.[88, tr.180] Trong truyện ngụ ngôn, hình tượng con thỏ, voi và khỉ thường được xây dựng là những con vật đáng yêu, thông minh. Bởi vì người Khmer cho rằng con thỏ từng là một kiếp hóa thân của đức Phật; con voi và con khỉ từng cứu Phật. Thỏ là con vật thông minh, hào hiệp và có khả năng hòa giải nhiều mối xung đột; là biểu tượng của trí thông minh, lòng vị tha, công lý và chính nghĩa.
  • 17. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Tác giả Phạm Tiết Khánh thì tìm thấy trong các truyện thần thoại Khmer Nam Bộ ít nhiều chịu ảnh hưởng của thần thoại Ấn Độ và một số quốc gia Đông Nam Á ở tư duy chất phác, hồn nhiên và lãng mạn. Trong đó có sự ảnh hưởng của quan niệm Phật giáo trong một số chi tiết, tạo nên sự “biến tướng” [39, tr30] của thần thoại Khmer Nam Bộ. Truyền thuyết đối với những vùng có lịch sử ngắn như Nam Bộ không phải là thể loại có thế mạnh, nhưng người Khmer vẫn có những truyền thuyết về các đấng “sáng tạo văn hóa và các vị tổ nghề”; trong đó các đấng sáng tạo văn hóa có cốt cách và diện mạo rất bình dị, tự nhiên như con người và thậm chí có cả “chửi thề”. Điều này có lẽ do ảnh hưởng từ đặc trưng về dân tộc ở Nam Bộ. Tiêu biểu cho các truyền thuyết của người Khmer còn có nhóm truyền thuyết về tình đoàn kết giữa ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng cộng cư trên vùng đất phía Nam này. Sự ảnh hưởng của văn hóa vào trong thể loại truyện dân gian của người Khmer còn thể hiện ở chỗ: những mô típ, típ truyện quen thuộc của các truyện cổ tích thần kì ở các dân tộc khác và các nước trong khu vực cũng có mặt trong truyện cổ tích của người Khmer Nam Bộ nhưng đã được biến đổi theo tín ngưỡng. Chẳng hạn mô típ “dũng sĩ diệt đại bàng cứu người đẹp” đã trở thành mô típ “anh hùng diệt chằn cứu người lành” trong truyện Khmer, “một mô típ chiếm tỉ lệ đáng kể trong truyện dân gian Khmer Nam Bộ”[69, tr.13]. Theo tác giả Huỳnh Ngọc Trảng [48] thì nền văn hoá của người Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu Long, vốn cư trú trên những vùng đất nổi (giồng), đã tạo nên những mô típ về giồng đất nổi, gò nổi trong truyền thuyết, thần thoại. Tóm lại, có thể nói sự ảnh hưởng của văn hoá trong các thể loại truyện dân gian Khmer Nam Bộ thể hiển ở các đặc điểm sau: 1. Nền văn hoá nông nghiệp lúa nước của vùng Nam Bộ vốn có nguồn gốc xa xưa, mang những đặc điểm văn hoá bản địa vùng Đông Nam Á. Người Khmer Nam Bộ cũng chịu ảnh hưởng của nét văn hoá này nên một số mô típ, kiểu truyện thần thoại, truyền thuyết và cổ tích mang đặc điểm giống như của người Việt và một số dân tộc khác trong vùng. 2. Người Khmer vốn có tín ngưỡng dân gian riêng, cộng thêm một phần niềm tin từ Ấn Độ giáo và đời sống gắn liền với Phật giáo nên trong nhiều thần thoại và truyền thuyết có những mô típ gắn với yếu tố Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. 3. Khi đến vùng Nam Bộ, hoà nhập với môi trường mới, trải qua quá trình cộng cư, quá trình giao lưu văn hoá, một số truyền thuyết của người Khmer có thêm một số chi tiết gắn liền với đặc điểm của vùng. Biểu hiện rõ nhất của việc này là các mô típ thần thoại giống nhau giữa
  • 18. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 truyện kể của người Việt và người Khmer. Đặc biệt hơn là sự xuất hiện loại truyền thuyết nói về sự đoàn kết giữa ba dân tộc và điều này cũng góp phần làm cho tính chất của thần thoại và truyền thuyết dân gian Khmer Nam Bộ ít có tính hệ thống như truyện của người Khmer ở Campuchia 1.2. Vấn đề phân loại truyện cười Để có cơ sở đối chiếu các tổ chức kết cấu truyện cười Khmer, chúng tôi xin nêu lên một số quan niệm tiêu biểu về thể loại truyện cười. Tác giả Đỗ Bình Trị trong bài viết “Truyện cười và việc phân tích truyện cười” quan niệm rằng: “Truyện cười là những truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, trong hành vi của người đời, nhằm gây ra cái cười” [dẫn theo 52, tr.241]. Ông cho rằng đề tài của truyện cười dân gian có 3 loại: những thói xấu thuộc về bản chất của các nhân vật tiêu biểu của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến bộc lộ ra thành những hành vi buồn cười trong sinh hoạt, những thói xấu “thông thường” ở những người bình dân và những hiện tượng buồn cười do hiểu nhầm, lầm lẫn, hớ hênh, bị khuyết tật. Tác giả này cũng thừa nhận có hai loại truyện cười: truyện hài hước và truyện châm biếm. Qua những lí giải của mình, Đỗ Bình Trị đã định nghĩa truyện cười ở góc độ nội dung hiện thực được phản ánh, và cái cười có tính khách quan xuất phát từ nội dung được đề cập. Bên cạnh đó, tác giả không thừa nhận loại truyện kết chuỗi thuộc vào truyện cười dân gian mà ông xếp vào loại truyện cổ tích sinh hoạt, nói về những nhân vật thông minh. Từ điều này cho thấy, ranh giới giữa truyện cười và truyện cổ tích sinh hoạt còn có chỗ khó phân biệt. Một số truyện kể về nhân vật chàng ngốc có yếu tố gây cười dễ dàng được cho là truyện cười, trong khi một số quan niệm cho đó là truyện cổ tích sinh hoạt. Theo tác giả Đinh Gia Khánh, “Truyện cười nói một cách đơn giản là những chuyện làm cho người ta cười. Có thể là cười mỉm, nhưng thường là cười giòn giã. Có thể là cười một cách vui vẻ, nhẹ nhàng nhưng thường là phẫn nộ và khinh ghét” [35, tr.362]. Ông chia truyện cười ra thành ba loại: truyện khôi hài, truyện trào phúng và truyện tiếu lâm. Truyện khôi hài có mục đích mua vui, tiếng cười ở cấp độ sơ đẳng. Truyện trào phúng có mục đích đấu tranh xã hội và chia thành hai tiểu loại: trào phúng bạn (phê phán trong nội bộ nhân dân, có tính giáo dục) và trào phúng thù (phê phán có tính giai cấp). Truyện tiếu lâm là truyện trào phúng và khôi hài có yếu tố tục. Ngoài ra tác giả còn lí giải cơ chế gây nên tiếng cười trong truyện cười. Theo đó, nguyên nhân gây nên tiếng cười là những mâu thuẫn xuất hiện trong đời sống nhưng không phải mâu
  • 19. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 thuẫn nào cũng tạo nên truyện cười. Những mâu thuẫn rõ ràng mà tư duy logic có thể nhận thấy và bác bỏ được không tạo nên tiếng cười (chẳng hạn có người nói 2 cộng 2 bằng 3 là mâu thuẫn nhưng không đáng cười). Những mâu thuẫn mà tư duy logic không giải thích được cũng không gây ra tiếng cười, mà chỉ gây sự ngạc nhiên (ví dụ có nhà ảo thuật biến con mèo thành con bồ câu trước mắt mọi người cũng không tạo nên tiếng cười). Vậy thì có một loại mâu thuẫn sẽ tạo nên tiếng cười, đó là đứng trước một hiện tượng mà tư duy logic cảm thấy phân vân không chấp nhận mà cũng chưa loại trừ được nhưng rồi sau đó phát hiện ra bản chất của hiện tượng, lúc ấy tiếng cười sẽ bật ra. Và như vậy bản chất của tiếng cười trong truyện cười mang tính lí trí, nó “bật ra do sức mạnh nội tại trong tâm trí của chúng ta, tức là sự phản kháng thắng lợi của tư duy logic đối với những hiện tượng muốn lọt ra khỏi phạm vi giải quyết của nó. Tiếng cười hài hước thể hiện sự thắng lợi của trí tuệ” [35, tr.366]. Cách lí giải và định nghĩa của Đinh Gia Khánh chú trọng vào cơ chế tâm lí của tiếng cười. Các tác giả Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ [59] không định nghĩa thể loại truyện cười dân gian mà chỉ nêu ra những đặc điểm của truyện cười, cơ bản có hai đặc điểm chính: Thứ nhất, tiếng cười hài hước được bật ra khi khám phá được một mâu thuẫn và là biểu hiện sự thắng thế về mặt trí tuệ. Thứ hai, mâu thuẫn tạo nên tiếng cười thường là mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng, nội dung bên trong và sự biểu hiện bên ngoài. Tác giả quyển sách cho rằng có hai cấp độ hài hước: giản đơn (ironie) và phức tạp. Trong cấp độ hài hước phức tạp thường mang nội dung xã hội và có hai cấp độ nhỏ hơn là: trào phúng (umour) và đả kích (satir). Từ đó nhóm tác giả nêu trên chia truyện cười thành ba loại: khôi hài (mang nặng tính mua vui), châm biếm (có mục đích khẳng định bản chất của đối tượng), đả kích (có mục đích phủ định bản chất của đối tượng).Bên cạnh đó, các tác giả cũng thừa nhận thể loại truyện trạng và gọi là “truyện cười giai thoại”. Trong quyển Từ điển văn học (bộ mới), ở mục từ “truyện cười dân gian” [25, tr.1842- 1844], tác giả Chu Xuân Diên chia truyện cười thành bốn loại: “Truyện khôi hài” là những chuyện trái tự nhiên, gây phản ứng về mặt tư duy logic chứ chưa phải là phản ứng về mặt đạo đức xã hội; thường tập trung vào những cử chỉ, lời nói, sự hiểu lầm, những khuyết tật sinh lí. “Truyện trào phúng” là chuyện về những thói xấu của con người mà nó đi ngược lại với quan điểm đạo đức xã hội của nhân dân, tập trung vào thói lười biếng, hách dịch, xu nịnh,…. Trong truyện trào phúng lại chia thành hai nhóm truyện nữa là: nhóm truyện miêu tả những
  • 20. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 biểu hiện hài hước của những tính cách xấu phổ biến, nhân vật không mang tính xác định xã hội cụ thể, chỉ tượng trưng cho những tính xấu (anh chàng tham ăn, gã lười biếng, anh khờ…), nhân vật này thường có một tính cách; và nhóm truyện miêu tả những tính cách xấu gắn liền với bản chất của các tầng lớp xã hội cụ thể (quan huyện, thầy đồ, thầy cúng, nhà sư, …), những nhân vật này có nhiều tính cách. Đây là loại truyện tập trung hơn cả quan điểm xã hội của nhân dân trong đấu tranh giai cấp. “Truyện cười hệ thống” là sự tập hợp, xâu chuỗi nhiều truyện cười có nhân vật chính thông minh, sắc sảo. “Truyện tiếu lâm” là truyện cười có dung lượng ngắn, kết cấu chặt chẽ, kết thúc đột ngột có yếu tố tục nên có khả năng gây cười mạnh mẽ nhưng những truyện này thiên về bản năng. Trong quyển sách Truyện cười logic, tác giả Phan Trọng Hoà, Phan Thị Đào đã đưa ra một cách hiểu khá mới mẻ về truyện cười dân gian. Đó là khái niệm ứng xử và đặc điểm của nghệ thuật ứng xử trong truyện cười logic. Theo đó các tác giả này quan niệm: yếu tố quan trọng để tạo nên tiếng cười trong cốt truyện của truyện cười chính là vấn đề tư duy logic bị phá vỡ hay cố tình vi phạm. Giá trị nghệ thuật và tư tưởng của tác phẩm cũng từ chỗ logic của các sự kiện và hành động các nhân vật trong truyện cười mà ra. Từ đó nảy sinh khái niệm ứng xử trong truyện cười. Mỗi truyện cười phản ánh một (hoặc nhiều) sự phản ứng của các nhân vật trước lời nói, hành vi của các nhân vật khác trong một tình huống nào đó. Do đó, ứng xử trở thành một tính chất quan trọng: Truyện cười, như tên gọi của nó, là truyện có khả năng gây cười. Cho nên ở đây nghệ thuật ứng xử không tách rời nghệ thuật gây cười của truyện. Trong truyện, một cách ứng xử càng bất ngờ, sắc sảo bao nhiêu thì khả năng gây cười càng cao bấy nhiêu. Ngược lại, một truyện mà nghe xong không ai cười được thì không thể coi là có nghệ thuật ứng xử. [27, tr.31] Từ quan niệm trên, tác giả đã phân loại truyện cười thành truyện cười thông thường (là truyện được gây cười bằng các thủ pháp truyền thống: ngôn ngữ, hành động, hoàn cảnh và tính cách đáng cười) và truyện cười logic (là truyện được gây cười bằng thủ pháp logic: tạo ra cái hợp logic hoặc phi logic để gây cười). Có thể nói, đây là một cách tiếp cận vấn đề theo hướng khác với những gì các phương pháp trước đây đã thực hiện, nghĩa là chọn một cơ sở để tiếp cận và hình thành nên một lý thuyết khác về thể loại. Tuy nhiên, đối tượng mà các tác giả khảo sát trong quyển sách có cả truyện cười dân gian lẫn truyện cười hiện đại. Mà truyện cười dân gian tuy có yếu tố logic
  • 21. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 nhưng phần lớn vẫn dựa trên cơ sở mâu thuẫn bên ngoài giữa những lời nói, hành động, tính cách đáng cười. Do đó, việc vận dụng khái niệm truyện cười logic và truyện cười thông thường phải có sự cân nhắc khi đặt trong hệ thống thể loại và hệ thống các quan niệm ở nước ta hiện nay. Điều mà chúng ta có thể vận dụng là nghệ thuật ứng xử trong truyện cười phản ánh tư duy của con người, của một cộng đồng. Nghĩa là chúng ta sẽ tìm thấy đằng sau những tiếng cười là cả một nền văn hoá, trong đó có văn hoá ứng xử. Qua những quan niệm vừa được nêu trên, truyện cười được nhìn nhận tương đối thống nhất ở định nghĩa khái niệm nhưng chưa thống nhất nhiều ở cách phân loại. Về định nghĩa, đa số các ý kiến đều xác định mục đích của truyện cười là “gây ra tiếng cười”, còn tính chất của tiếng cười như thế nào lại phụ thuộc vào đối tượng tạo nên tiếng cười ấy. Tính chất của tiếng cười cũng là cơ sở để phân loại truyện cười. Đối tượng phản ánh của truyện cười có hai loại: trong nội bộ nhân dân và giai cấp thống trị. Nội dung của truyện cười là những mâu thuẫn mà tư duy logic thông thường cảm thấy phân vân. Tuy nhiên những định nghĩa nêu trên chưa khu biệt được những môi trường mà truyện cười dân gian được diễn ra. Bởi mỗi thể loại văn học dân gian có một môi trường diễn xướng nhất định và chính môi trường diễn xướng ấy có tác dụng nuôi dưỡng, làm phát triển cho thể loại. Người ta không kể truyện cười trong những lễ hội tôn giáo trang nghiêm, trong đám tang người chết. Người ta cũng ít kể truyện cười không không khí gia đình nghiêm túc có nhiều thế hệ nếu như câu chuyện ấy có yếu tố tục. Từ những cơ sở trên, chúng tôi quan niệm: Truyện cười là loại hình tự sự dân gian, do nhân dân sáng tạo, có nội dung miêu tả những mâu thuẫn trong đời sống chứa đựng yếu tố không hợp logic tạo nên tiếng cười ở người tiếp nhận. Tiếng cười trong truyện cười có nhiều cấp độ và được diễn xướng trong những môi trường văn hoá có nét riêng so với một số thể loại tự sự dân gian khác. Truyện cười dân gian có thể phân thành nhiều loại dựa vào các tiêu chí khác nhau. Ở đây chúng tôi sử dụng cách phân chia của Chu Xuân Diên, có tham khảo thêm quan niệm của Nguyễn Chí Bền: Căn cứ vào mục đích của chủ thể sáng tạo, có thể chia truyện cười dân gian làm hai loại: truyện khôi hài và truyện trào phúng. Nhìn từ góc độ số lượng của chủ thể sáng tạo có thể chia thành hai tiểu loại: truyện cười kết chuỗi (cũng còn gọi là truyện trạng) và truyện cười không kết chuỗi. Tiểu loại thứ hai này cũng có hai bộ phận: các truyện cười lẻ và truyện cười của các làng cười. Giữa hai bộ phận này có sự
  • 22. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 khác biệt về chủ thể sáng tạo. Nếu, ở các truyện cười lẻ, nhân vật sáng tạo, khởi thuỷ là một cá thể thì truyện cười ở các làng cười điều này hơi khác. Cả cộng đồng làng làng là một chủ thể sáng tạo và cũng là một cộng đồng lưu truyền sáng tạo của chủ thể sáng tạo, cả cộng đồng cùng tham gia sáng tạo.[82, tr.50] Như vậy nhìn tổng thể, truyện cười chia thành hai loại: kết chuỗi (hệ thống) và không kết chuỗi. Trong loại truyện cười không kết chuỗi có hai tiểu loại nữa là: khôi hài, trào phúng. Sở dĩ cách phân chia này được lựa chọn là vì mục đích của đề tài không chỉ là phân lập các tiểu loại truyện cười về mặt hình thức mà còn tìm hiểu và xác định sức sống của nó trong môi trường văn hóa. Một số cách phân loại truyền thống thiên về tiêu chí nội dung phản ánh đôi khi phù hợp với truyện cười người Việt nhưng sẽ tỏ ra thiếu hợp lí đối với truyện cười của người Khmer. Bởi lẽ nếu so sánh về mặt lịch sử nghiên cứu thì truyện cười người Việt được tìm hiểu sớm hơn, hệ thống thuật ngữ cũng đa dạng hơn. Còn nếu đối chiếu về mặt văn hóa thì truyện cười Khmer năm trong tổng thể văn hóa dân gian Khmer Nam Bộ, có nét dị biệt so với người Việt nên sự phân loại truyện cười phải lưu ý đến môi trường của nó. Thêm vào đó, trong phổ truyện cười của người Việt còn có hiện tượng các làng cười, những truyện cười có nguồn gốc dịch thuật tác phẩm Trung Quốc mà điều này ít gặp ở người Khmer. Cho nên khái niệm và cách phân loại của người Việt sẽ không hoàn toàn trùng khít với truyện cười Khmer. Bên cạnh đó, một số cách phân tiểu loại trào phúng thành “trào phúng bạn” và “trào phúng thù” cũng tỏ ra không ăn khớp với nguồn tư liệu truyện cười Khmer. Vì theo các tác giả phân loại dựa trên quan niệm “bạn” “thù” thì hai khái niệm này được xác định phần lớn được căn cứ vào tiêu chí giai cấp và đấu tranh giai cấp trong xã hội phong kiến xưa. Tác giả Cao Huy Đỉnh từng cho rằng truyện cười phát triển khi các mối quan hệ giai cấp trong xã hội đã có sự mâu thuẫn về mặt giai cấp, khi mà nhân dân muốn “giã từ chế độ vua quan” [9, tr.707]. Trong thực tế, cộng đồng người Khmer Nam Bộ không chịu sự chi phối trực tiếp của chính quyền phong kiến Campuchia mà chịu sự tác động của kết cấu xã hội kiểu phum, srok ở Nam Bộ; tính tự trị của kết cấu kiểu làng xã cao hơn tính cộng đồng quốc gia. Đối với người Khmer Nam Bộ những khái niệm quan- dân, vua tôi, tầng lớp trên …không thật sự phổ biến. Nếu đôi lúc, trong một số truyện cười không kết chuỗi có nhân vật ông nhà giàu, lão phú hộ thì hình ảnh ấy cũng không hoàn toàn nói về tầng lớp thống trị. Trong cách phân loại của Chu Xuân Diên và Nguyễn Chí Bền, hai tiêu chí mục đích sang tác của chủ thể và số lượng sáng tác, tính chất kết nối giữa các tác phẩm là những tiêu chí có tính khái quát, có khả năng ứng với truyện cười của nhiều dân tộc. Sâu xa hơn nữa, mỗi truyện
  • 23. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 cười đều là sản phẩm của chủ thể dân gian, những người tạo ra và chịu sự tác động của đời sống văn hóa. Mỗi một sản phẩm ngôn từ đều phản ánh tâm thức, lối tư duy và cách ứng xử của tộc người trong một môi trường văn hóa nhất định. Cho nên việc chọn tiêu chí này để phân loại truyện cười sẽ giúp cho việc hoàn thành mục tiêu của luận văn có cơ sở hơn. Tiêu chí coi trọng tính kết nối dựa trên số lượng các truyện cười sẽ giúp đánh giá sát thực hơn tính đa dạng của truyện cười Khmer. Nếu ở những truyện cười không kết chuỗi, mỗi tác phẩm mang một mục tiêu, nhằm vào một loại đối tượng có tính rời rạc, địa phương hóa thì ở dạng truyện cười kết chuỗi, đối tượng có độ tập trung hơn, có khả năng phổ biến rộng hơn. Có thể một truyện cười À Tô À La sưu tầm được ở Sóc Trăng nhưng không thấy được ở các địa phương khác nhưng nhóm truyện về Th’nênh Cheay thì hầu như địa phương nào cũng có. Hơn nữa, truyện cười kết chuỗi, ở một khía cạnh nào đó, còn biểu hiện một trình độ nghệ thuật sâu sắc hơn, đòi hỏi sự dụng công nhiều hơn của tác giả dân gian và người kể. Bởi vì trong truyện cười kết chuỗi, các yếu tố văn hóa đã được liên kết, chắc lọc và nâng lên một tầm khác với những truyện cười đơn lẻ. Song song đó, môi trường diễn xướng của nó cũng đòi hỏi một không gian khác với những câu chuyện cười không kết chuỗi. Tóm lại, các đặc điểm của không gian văn hóa Khmer Nam Bộ là cái “phông”, là nền tảng để các thể loại tự sự dân gian, trong đó có truyện cười, hình thành và lưu truyền và tồn tại. Không gian văn hóa ấy đã có những ảnh hưởng nhất định đến đặc điểm thể loại của các loại hình tự sư dân gian. Qua các công trình nghiên cứu trước đây, thần thoại, truyền thuyết và cổ tích Khmer Nam Bộ đã được chứng minh là có những điểm vượt ra khỏi cấu tạo thể loại. Đến lượt truyện cười, một thể loại gắn liền với đời sống, gắn liền với cái “suồng sã” đời thường, có khả năng cập nhật và thay đổi cao thì cơ cấu văn hóa cũng sẽ có khả năng tương tự. Hay nói cách khác, kết cấu thể loại của truyện cười Khmer Nam Bộ sẽ có những thay đổi để phù hợp với đời sống văn hóa của người Khmer bởi những lí do sau đây: -Nền văn hóa đậm chất Phật giáo với cách tư duy thiên về triết lí nhà Phật, có khuynh hướng răn dạy, coi trọng sự tu dưỡng đạo đức đã từng ảnh hưởng trong thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn sẽ có khả năng tác động làm thay đổi đặc điểm truyện cười. -Tín ngưỡng bản địa cổ xưa, những biểu tượng của Ấn Độ giáo và những giáo lí của đạo Phật vẫn song song tồn tại, dù mức độ không đồng đều, trong tâm thức của người Khmer nên tư duy tạo nên tiếng cười có lúc sẽ mang nét khác biệt so với truyện cười của các dân tộc khác ở Nam Bộ nói chung và người Việt nói riêng, nhất là về sự lựa chọn mô típ, kiểu truyện trong truyện cười.
  • 24. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 -Đời sống văn hóa nông nghiệp lúa nước với đặc điểm cư trú đa dạng (trên đất giồng, theo kênh rạch, trên đồng ruộng, …) và những phong tục, tập quán thể hiện trong những lễ hội đặc trưng hằng năm sẽ là những yếu tố có giá trị quyết định không nhỏ đến khả năng diễn hóa của truyện cười Khmer trong môi trường văn hóa và trong các lĩnh vực đời sống tinh thần.
  • 25. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Chương 2: TÌNH HÌNH TƯ LIỆU VÀ VẤN ĐỀ SƯU TẦM, KHẢO CỨU TƯ LIỆU 2.1. Tình hình tư liệu 2.1.1. Những tư liệu đã được công bố Tình hình sưu tầm nguồn truyện cười dân gian Khmer, như đã nói mở phần lịch sử vấn đề, có nhiều thành quả bước đầu nhưng còn thiếu tính hệ thống và tính toàn diện. Trong khả năng của bản thân người thực hiện luận văn, đến nay, chúng tôi đã biết đến 12 tư liệu của những người đi trước có liên quan đến thể loại truyện cười dân gian Khmer. Cụ thể như sau: -Truyện cổ Khmer Nam Bộ do Huỳnh Ngọc Trảng sưu tầm [69]; -Công chúa tóc thơm (truyện dân gian Khmer Nam Bộ) do Anh Động sưu tầm [20] ; -Tuyển tập văn học Campuchia do Vũ Tuyết Loan, Nguyễn Tấn Đắc biên dịch [46]; -Vị chúa nối nghiệp bất đắc dĩ (huyền thoại Mê Kông) do Nghiêm Đa Văn sưu tầm [78]; -Truyện dân gian đồng bằng Sông Cửu Long Khoa Ngữ văn Đại học Cần Thơ sưu tầm [41]; -Chuyện kể Khmer, tập 3 do Lâm Es, Trần Chinh, Trần The biên soạn [22]; -Chuyện kể Khmer, tập 4, tập 5 do Sơn Phước Hoan, Sơn Ngọc Sang biên soạn [29]; -Kho tàng Văn học dân gian Việt Nam: Truyện nói trạng, do Nguyễn Giao Cư, Phan Diên Vỹ, Sơn Hà (sưu tầm và biên soạn) [10]; -Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 2 do Nguyễn Đổng Chi biên soạn [8]; -Văn học dân gian Sóc Trăng Chu Xuân Diên chủ biên, tổng hợp từ tài liệu sưu tầm điền dã [15] -Trạng Đông Nam Á (Trạng Quỳnh - Thơ Mênh Chây -Xiêng Miệng) do Trương Sĩ Hùng, Nguyễn Đức Hiền, Đào Văn Tiến biên soạn [32]; -Văn học dân gian Bạc Liêu do Chu Xuân Diên chủ biên, tổng hợp từ tài liệu sưu tầm điền dã [14]; Trong số các tư liệu nêu trên, mỗi tư liệu có những đặc điểm riêng biệt nhưng tựu trung lại, có thể chia thành các nhóm sau: a) Nhóm tư liệu có ghi người cung cấp tác phẩm. Vì luận văn định hướng khảo sát đời sống đích thực, sự vận động của truyện cười Khmer nên chúng tôi rất chú tâm vào người kể, đặc điểm không gian sinh hoạt truyện cười. Những tư
  • 26. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 liệu có xác nhận người kể gồm Văn học dân gian Bạc Liêu, Văn học dân gian Sóc Trăng (xin gọi là chung là tư liệu của Chu Xuân Diên), Truyện dân gian đồng bằng Sông Cửu Long (xin
  • 27. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 gọi là liệu của Khoa Ngữ văn), Truyện cổ Khơ me Nam Bộ (xin gọi là tư liệu của Huỳnh Ngọc Trảng). Sau mỗi tác phẩm sưu tầm được, người biên soạn đều ghi chú người kể, tuổi tác, nơi cư trú hoặc nơi sưu tầm. Trong 4 tư liệu có yếu tố ghi nhận được sưu tầm từ thực tế, thì tư liệu của Huỳnh Ngọc Trảng được giới thiệu sớm nhất, năm 1983. Thời gian được xác định là “sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng” [69, tr.16], địa bàn sưu tầm được thực hiện ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ (Hậu Giang, Kiên Giang, Cửu Long, Minh Hải). Quyển sách này có 43 truyện dân gian được giới thiệu, và có 05 truyện (Ông “Tà” linh thiêng, Ăn tưởng tượng, Thầy cả và đệ tử, Ông già kén rể, Con chó biết nói) có những đặc điểm đáp ứng với thể loại truyện cười và đều là truyện cười lẻ. Địa bàn cung cấp các truyện nêu trên là ở Trà Vinh (02 truyện) và Sóc Trăng (03 truyện)1 . Đặc điểm chung của tư liệu này là ngôn ngữ kể đã được trau chuốt, có dấu ấn cá nhân, câu cú hoàn chỉnh nên dung lượng mỗi truyện cười khá dài. Công trình này không có phần truyện cười kết chuỗi. Tư liệu của Khoa Ngữ văn trường Đại học Cần Thơ sưu tầm ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, phần truyện cười, chỉ ghi địa danh sưu tầm, không ghi tên người cung cấp hay dân tộc nên không thể xác định được truyện nào được lưu truyền trong dân tộc Khmer. Chỉ có 01 truyện kể duy nhất là “Tha Nanh Chi” có cốt truyện giống với truyện trạng Th’nênh Cheay. Truyện này sưu tầm ở xã Đa Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Cửu Long (tức Trà Vinh ngày nay) và có chú thích là dị bản của Tha Ninh Chi ở Campuchia. Tư liệu của Chu Xuân Diên là kết quả của nhiều đợt sưu tầm văn học dân gian khá qui mô do cán bộ, sinh viên Khoa Ngữ văn – Báo chí trường Đại học KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh thực hiện. Đây là một nguồn tư liệu đáng quí phục vụ cho công tác nghiên cứu văn học dân gian. Trong lời nói đầu của công trình Văn học dân gian Sóc Trăng, nhóm biên soạn công trình đã khái quát về bối cảnh sưu tầm như sau: Thời gian sưu tầm: 03 năm (1999 – 2001), chia thành 03 đợt, mỗi đợt gần 1 tháng. Địa bàn sưu tầm: 25 xã, 04 thị trấn của tất cả 6 huyện thị của tỉnh Sóc Trăng. Có hơn 3.000 cộng tác viên thuộc cộng đồng Việt-Khmer-Hoa tham gia cung cấp. Đoàn sưu tầm đã thu được 1.893 truyện dân gian.[90, tr.6] Ở Bạc Liêu, từ 29/11/2002 đến 26/4/2003 (chia thành 02 đợt), trong 06 huyện, thị và 37 xã phường thị trấn, đoàn sưu tầm đã có được tổng số 22.404 đơn vị văn bản ghi chép do 4.370 người cung cấp.[lời nói đầu của 90, tr.X]
  • 28. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 1 Lúc ấy còn gọi là Cửu Long (gồm Trà Vinh và Vĩnh long ngày nay) và Hậu Giang (gồm Thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng ngày nay)
  • 29. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Thế mạnh của nhóm tư liệu này là sự ngắn gọn, tôn trọng thực tế diễn hóa của truyện cười; khi sưu tầm các tác phẩm, đội ngũ giảng viên và sinh viên của trường Đại học KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh đã cố gắng bám sát lời kể của người cung cấp truyện. Bên cạnh đó, các tác giả của hai công trình Văn học dân gian Sóc Trăng và Văn học dân gian Bạc Liêu đã tập hợp một số lượng lớn tư liệu và bước đầu sàng lọc theo thể loại. Tuy nhiên như những người thực hiện hai công trình nêu trên đã thừa nhận, mục đích của các tuyển tập là khai thác tối đa số truyện có được nên việc xác định các tiêu chí và phân loại nguồn truyện của từng dân tộc chưa thật rõ và chưa thật hệ thống, đặc biệt là trong quyển Văn học dân gian Sóc Trăng. Nghĩa là có sự lẫn lộn đâu đó sự ghi chép trong nguồn truyện của ba dân tộc khi mà sau mỗi truyện chỉ ghi người kể mà không ghi dân tộc. Cơ cấu của văn học dân gian Khmer trong hai quyển trên chiếm tỉ lệ nhỏ hơn so với văn học dân gian người Việt và cũng không được phân định rõ. Trong quyển Văn học dân gian Bạc liêu, cách làm của các tác giả có cố gắng hơn là ghi thêm dân tộc Khmer vào sau tên người cung cấp truyện nhưng số lượng người Khmer cung cấp truyện cười vẫn còn khiêm tốn. Trong các thể loại tự sự của văn học dân gian ở Bạc liêu và ở Sóc Trăng, thể loại truyện cười chiếm một tỉ lệ không nhỏ (ở Sóc Trăng là 24%, đứng sau truyện cổ tích thần kì, ở Bạc Liêu là 37%, đứng đầu trong các thể loại tự sự) như bảng thống kê dưới đây. Thể loại VHDG Sóc Trăng VHDG Bạc Liêu Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Thần thoại, truyền thuyết 23 10% 54 14% loài vật 36 15% 14 4% Cổ tích thần kì 68 28% 100 26% Phật giáo 7 3% 0 0% thế tục 16 7% 76 20% Truyện ngụ ngôn 33 14% 0 0% Truyện cười 57 24% 145 37% Tổng số 240 389 Cơ cấu chung là như vậy nhưng trong thể loại truyện cười thì số lượng truyện cười của người Khmer chiếm rất ít. Dựa vào tên người kể, chúng tôi lọc ra được ở Văn học dân gian Sóc
  • 30. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Trăng có 21 truyện cười của người Khmer (chiếm 37% tổng số truyện cười), trong đó có 01 truyện cười kết chuỗi Trạng Chi. Loại truyện cười kết chuỗi trong Văn học dân gian Bạc Liêu
  • 31. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 là 02 (chiếm 1% tổng số truyện cười) gồm truyện Liền Chi và truyện Chắc Sa Mốc; và cả hai đều là loại truyện cười kết chuỗi. Tuy nhiên tình trạng không rõ ràng cũng thể hiện ngay cả trong quyển sách thứ hai, dù đã có ghi dân tộc vào sau tên cộng tác viên. Chẳng hạn truyện số 367 “truyện Lỳ Chi” có nội dung gần giống với truyện Chắc Sa Mốc ở Văn học dân gian Sóc Trăng nhưng người kể là người Việt dù nguồn gốc của truyện vốn xuất phát từ tộc người Khmer. Nhóm biên soạn công trình Văn học dân gian Sóc Trăng và Văn học dân gian Bạc Liêu cũng khẳng định: sự “vay mượn” và “đồng sáng tạo” trong các nguồn truyện dân gian ở Sóc Trăng là một trong những cơ sở chứng minh sự hoà hợp và phát triển của cộng đồng các dân tộc, trong đó nhiều tác phẩm văn học dân gian được cả ba cộng đồng dân cư Việt, Hoa, Khmer coi như sản phẩm tinh thần của dân tộc mình, “có những truyện dân gian của dân tộc này khi sưu tầm chép được lại do người thuộc dân tộc khác cung cấp” [14, lời nói đầu]. Do đây là một tín hiệu quan trọng làm cơ sở cho việc lí giải giá trị của truyện cười b) Nhóm tư liệu không ghi rõ người cung cấp truyện Đặc điểm của loại tư liệu này là không có ghi người kể, địa điểm, thời gian sưu tầm. Ở đây cũng có trường hợp chính bản thân những người biên soạn có thể trực tiếp nghe thấy hoặc do kinh nghiệm bản thân vốn sinh sống trong nền văn hóa dân gian của dân tộc mình (như trường hợp tư liệu của Lâm Es và Sơn Phước Hoan) nên không ghi người cung cấp. Điều này về mặt khoa học mà nói thì những vấn đề mà bản thân người biên soạn nhớ hay đã đọc được và ghi ra là những dữ liệu đã chế biến, mang tính chủ quan nên câu văn đã được trau chuốt một phần nào. Vì vậy, nguồn truyện đã không còn giữ nguyên hơi thở của cuộc sống. Hoặc trường hợp khác, các tư liệu đã được những người sưu tầm ghi chép lại nhưng thêm vào đó sự gia công theo chủ quan cá nhân. Thuộc vào nhóm này có các tác phẩm: -Công chúa tóc thơm; (tư liệu của Anh Động) có 03 truyện -Chuyện kể Khmer, tập 3, tập 4, tập 5; (tư liệu của Lâm Es, Sơn Phước Hoan), có 20 truyện trong đó có 05 truyện trạng. -Kho tàng Văn học dân gian Việt Nam: Truyện nói trạng; (tư liệu của Nguyễn Giao Cư) có 01 truyện trạng Thơ Mênh Chây (sic) -Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 2; (tư liệu của Nguyễn Đổng Chi) có 02 truyện ở dạng khảo dị khi kể chuyện của người Việt -Trạng Đông Nam Á (Trạng Quỳnh - Thơ Mênh Chây -Xiêng Miệng); (tư liệu của Trương Sĩ Hùng) có 01 truyện Trạng Thơ Mênh Chây (sic)
  • 32. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Nhìn chung những tư liệu loại này có dung lượng khá dài, ngôn ngữ diễn đạt mang đậm phong cách văn học viết, câu cú và logic sự việc chặt chẽ. Nhưng do yếu tố cá nhân người biên soạn đặt vào nhiều nên có nhiều truyện kể rất dài dòng, nhiều chi tiết có tính chất lí giải. Điều này có hai nguyên nhân: thứ nhất là tình trạng sao chép từ một văn bản trước đó và trong quá trình biên tập các tác giả gia công chỉnh sửa lời văn cho phù hợp với ngôn ngữ viết chứ không phải là ngôn ngữ kể. Thứ hai, ở các tư liệu do những trí thức người Khmer biên soạn (tư liệu của Lâm Es và Sơn Phước Hoan), do yếu tố giáo dục đạo lý đã tồn tại sẵn trong tâm thức dân tộc nên biên soạn lại các truyện kể, trong đó có một số truyện cười, các tác giả có khuynh hướng lí giải, cố “nói cho đủ”. Đây vừa là hiện tượng lệch chuẩn thể loại, vừa là nét độc đáo cần được tìm hiểu. Thuộc nhóm này còn có công trình tiêu biểu của Vũ Tuyết Loan, Nguyễn Tấn Đắc Tuyển tập văn học Campuchia (1986). Công trình này không nói về văn học dân gian của người Khmer ở Nam Bộ mà tập hợp các tác phẩm Văn học dận gian của người Khmer ở Campuchia. Trong phần đầu của quyển sách, chính các tác giả cũng đã thừa nhận: “số tài liệu nguyên văn bằng tiếng Khmer không nhiều, chúng tôi phải sử dụng tài liệu bằng tiếng Pháp, Anh, Nga” [46, tr.5]. Ngôn ngữ truyện của tác phẩm này có tính gọt giũa cao, cách sử dụng từ ngữ đậm tính cách Bắc Bộ. Đây là tài liệu dùng để đối chứng. Công trình này giới thiệu 38 truyện dân gian của người Khmer ở Campuchia với nhiều thể loại, trong đó thể loại truyện cười có 03 tác phẩm: Thmênh Chây, Chàng Lêu thông minh, Sọ dừa lấy vợ. Đây có thể coi là ba truyện cười tiêu biểu về mặt nguồn gốc, là cơ sở để đối chiếu, so sánh với các tư liệu ở Việt Nam. Chỉ có 01 truyện (Sọ dừa lấy vợ) thuộc truyện cười không kết chuỗi, còn hai truyện kia là truyện cười kết chuỗi. 2.1.2. Nhóm tư liệu do sưu tầm, điền dã Từ tháng 07 năm 2007 đến tháng 03 năm 2008, chúng tôi đã tiến hành sưu tầm truyện cười dân gian Khmer ở 04 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long (Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, An Giang) và thu được 60 truyện cười khác nhau. Trong đó có 20 tư liệu truyện cười trùng lắp ở nhiều địa phương, ít nhất là một lần, nhiều nhất là 8 lần. Đặc điểm chung của nhóm tư liệu này là đa dạng trong lời kể cũng như trong phong cách diễn đạt. Dựa vào đối tượng cung cấp, có thể chia nhóm truyện sưu tầm, điền dã này thành hai loại: -Loại sưu tầm trực tiếp từ nhân dân: Những người cung cấp truyện phần lớn là nông dân, ít học, một số ít nói tiếng Việt không rõ (chúng tôi phải nhờ người phiên dịch). Nguồn truyện
  • 33. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 này có cấu trúc khá ngắn gọn, một số truyện có kết cấu lỏng lẻo, nhưng nhìn chung cốt truyện ít biến đổi, đặc biệt là có truyện “kén rể” trùng lắp đến 8 lần nhưng dị bản không nhiều. Xu hướng chung của loại truyện này là đơn giản tối đa chi tiết, thậm chí là mất đi nhiều chi tiết để tạo nên logic của sự việc. Đặc biệt đối với nhóm tư liệu này, khi cung cấp cho chúng tôi, người kể thường có xu hướng pha trộn các thể loại truyện cổ tích thế tục về nhân vật ngốc và truyện ngụ ngôn trong đó nổi bật là các truyện về con thỏ, cọp, cá sấu, rùa. -Loại sưu tầm qua những người đã tiếp xúc với tài liệu được công bố: Đa phần những người đã từng tiếp xúc với các tư liệu đã được công bố là người Khmer có học thức (viên chức, giáo viên, học sinh, những người từng đi tu thời gian dài). Nguồn truyện này thường có kèm theo dị bản và có khuynh hướng hiện đại hóa chi tiết rất cao. Ngôn ngữ đôi khi gọt giũa và nặng yếu tố phân tích, lí giải. 2.2. Những nhận xét bước đầu về tư liệu Sau khi so sánh số tư liệu mà chúng tôi sưu tầm được với những tác phẩm đã công bố, một số vấn đề về văn bản có thể xác định như sau: Giữa các tư liệu đã có và tư liệu sưu tầm hiện nay có một độ chênh lệch nhất định. Sự chênh lệch này biểu hiện trên một số khía cạnh. Đa số các tư liệu đã công bố thường có lời kế rất dài dòng, nhiều chi tiết có phong cách ngôn ngữ gọt giũa. Đối thoại trong truyện cười ở các bản kể này thường rất dài, có lớp lang, có thứ tự có tung hứng. Lời kể thường có xu hướng "nói cho hết", miêu tả cho đủ các chi tiết, bối cảnh xung quanh nhân vật và tình huống. Chẳng hạn trong truyện kể Con chó biết nói do Huỳnh Ngọc Trảng sưu tầm có lối mở đầu rất dài: Ngày xưa, có một phú hộ giàu có nhất sóc, đồng ruộng mênh mông, nhà ngang dãy dọc. Mỗi năm mùa về thóc lúa để đầy ngập các kho lẫm. Tuy giàu nứt đố đổ vách như vậy, nhưng lão vô cùng keo kiệt. Lão không bao giờ chịu mất cho ai nắm gạo, mảnh giẻ, thanh tre. Bà con lối xóm dù ở sát bờ rào nhà lão mà lỡ có ốm đau, đói rét hay rủi ro gặp một tai hoạ gì, lão vẫn mắt ngơ, tai điếc. Tuồng như đời lão chi có hai ham muốn: một là làm sao tích luỹ được nhiều của cải, tiền bạc, càng nhiều bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu; hai là lo lót, chạy vạy mua được cái chức danh sè-thây để có thể vênh váo với người trong vùng. [phụ lục, truyện 8] Trong khi những truyện kể mà chúng tôi sưu tầm được thường có lối kể ngắn gọn, ít chi tiết, chú trọng tới sự kiện tạo nên mâu thuẫn.
  • 34. t đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Trong các tư liệu đã công bố, phần lớn các truyện cười dân gian Khmer đã được gọt đẽo, ngôn ngữ kể chuyện nhiều khi đã được văn phong hoá, mang đậm dấu ấn của người sưu tầm, biên tập. Một trong các yếu tố dễ bị thay đổi nhất là lời giới thiệu nhân vật và bối cảnh câu chuyện. Do ảnh hưởng của ngôn ngữ viết nên khi trần thuật lại câu chuyện, người viết thường có khuynh hướng làm cho vấn đề tường minh, rõ ràng. Trong khi bản chất của phần mở đầu trong truyện cười thường là lời giới thiệu ngắn gọn. Thử so sánh hai cách mở đầu của cùng một truyện sẽ thấy rõ vấn đề. Tại một miền đất kia có một lão lái buôn rất giàu, sinh được một cô con gái đẹp tuyệt trần, vì vậy trai tráng khắp miền đều nườm nượp kéo tới để xin làm rể. Nhưng chàng trai nào tới , lão lái buôn cũng đều thách hai điều: một là phải biện đủ một trăm lạng bạc làm lễ dạm hỏi, hai là phải xây một chiếc nhà năm gian trong một ngày, nếu không xây xong thì không những không được vợ mà còn mất luôn cả số lễ vật nữa. Lời thách đố quá cao đó, khiến cho chàng trai nào tới xin làm rể cũng đều lần lượt cáo lui cả. Vậy mà có một chàng trai nghèo gọi là chàng sọ dừa đã thắng được lão lái buôn lão lái buôn và lấy được cô vợ vừa đẹp lại vừa giàu. Người ta kể chàng sọ dừa lấy vợ như sau: [phụ lục, truyện 1] Còn ở An Giang, có truyện “Chàng gáo dừa” không khác mấy về cốt truyện nhưng lời kể rất ngắn gọn. Có phú ông kén rể cho con gái nhưng đòi lễ cưới quá cao nên không có chàng trai nào chịu nổi. Có một chàng trai đến xin làm rể, phú ông ra điều kiện: phải có một trăm nén bạc và cất một căn nhà năm gian trong một ngày. Anh đồng ý và hẹn ba ngày sau trở lại [Phụ lục, truyện 59] Yếu tố thường được thay đổi nữa là phần kết thúc câu chuyện. Trong các tư liệu của Lâm Es, Sơn Phước Hoan yếu tố giáo huấn chi phối phần kết của câu chuyện khá rõ ràng, làm cho phần kết của truyện cười đôi khi lại rất giống truyện cổ tích. Điều này là một trong những đặc điểm mang giá trị văn hóa mà chúng tôi sẽ lí giải ở chương sau. Ngoài ra cũng như nhiều thể loại văn học dân gian khác, lời đối thoại của các nhân vật trong truyện cười cũng thường xuyên bị văn phong hóa trong những tư liệu đã công bố. Sau đây xin đi vào nhận xét một số mô hình truyện cười mà chúng tôi tập trung khảo sát.