SlideShare a Scribd company logo
1 of 91
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
DƢƠNG THỊ ÁNH
NGUY£N T¾C GI¸M §èC VIÖC XÐT Xö
TRONG LUËT Tè TôNG H×NH Sù VIÖT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
DƢƠNG THỊ ÁNH
NGUY£N T¾C GI¸M §èC VIÖC XÐT Xö
TRONG LUËT Tè TôNG H×NH Sù VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG QUANG PHƢƠNG
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn của TS. Đặng Quang Phương. Các kết quả nêu trong Luận văn
chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính
theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy, tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngƣời cam đoan
Dƣơng Thị Ánh
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC GIÁM
ĐỐC VIỆC XÉT XỬ TRONG LUẬT TỔ TỤNG HÌNH SỰ
VIỆT NAM ............................................................................................ 6
1.1. Khái niệm nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong Luật tố tụng
hình sự Việt Nam .................................................................................. 6
1.1.1. Định nghĩa giám đốc việc xét xử............................................................ 6
1.1.2. Giám đốc việc xét xử - nguyên tắc của luật tố tụng hình sự Việt Nam........... 7
1.2. Vai trò và ý nghĩa của nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong
luật tố tụng hình sự Việt Nam.............................................................. 9
1.2.1. Vai trò của nguyên tắc giám đốc việc xét xử.......................................... 9
1.2.2. Ý nghĩa của nguyên tắc giám đốc việc xét xử......................................12
1.3. Nội dung của giám đốc việc xét xử....................................................14
1.3.1. Phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
có vi phạm, sai lầm ...............................................................................14
1.3.2. Thẩm quyền và tổ chức thực hiện giám đốc việc xét xử......................15
1.3.3. Kết quả của giám đốc việc xét xử.........................................................20
1.4. Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2003...............................................20
Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ
NGUYÊN TẮC GIÁM ĐỐC VIỆC XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN
HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH .........................................27
2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc giám đốc việc
xét xử....................................................................................................27
2.1.1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về nguyên tắc
giám đốc việc xét xử.............................................................................27
2.1.2. Quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Tòa án nhân
dân năm 2014 về nguyên tắc giám đốc việc xét xử..............................30
2.2. Thực tiễn thi hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003 về nguyên tắc giám đốc việc xét xử ..........................................32
2.2.1. Những kết quả đạt được........................................................................32
2.2.2. Những thiếu sót, vi phạm trong việc thực hiện nguyên tắc giám
đốc việc xét xử......................................................................................44
2.2.3. Nguyên nhân của những thiếu sót, vi phạm .........................................46
Chƣơng 3: CÁC YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM
NGUYÊN TẮC GIÁM ĐỐC VIỆC XÉT XỬ TRONG LUẬT
TỔ TỤNG HÌNH SỰ..........................................................................53
3.1. Các yêu cầu bảo đảm nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong tố
tụng hình sự.........................................................................................53
3.2. Các giải pháp bảo đảm việc thực hiện nguyên tắc giám đốc
việc xét xử trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam ............................55
3.2.1. Cơ sở đưa ra các giải pháp....................................................................55
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về nguyên tắc giám đốc việc xét xử.........55
3.2.3. Giải pháp tổ chức bộ máy thực hiện nguyên tắc giám đốc việc xét xử .....60
3.2.4. Giải pháp trong việc tổ chức thực hiện nguyên tắc giám đốc việc
xét xử.....................................................................................................65
3.2.5. Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ........................................71
3.2.6. Giải pháp khác ......................................................................................77
KẾT LUẬN....................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................81
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Xét về tổng số đơn 42
Bảng 2.2: Xét về số đơn đã được giải quyết 42
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tòa án nhân dân, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo
vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài
sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân
phẩm của nhân dân. Trong hoạt động xét xử, Tòa án các cấp cũng đề ra
phương châm là "xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật". Trong quá
trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm sự bình đẳng
trong xã hội, bảo vệ sự an toàn trong hành lang pháp lý, thì Tòa án đã thực sự
trở thành công cụ có hiệu quả. Ngành Tòa án đã ra sức khắc phục khó khăn,
phát huy những điểm tích cực trong công tác xét xử và uốn nắn, sửa chữa
những thiếu sót. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, do những nguyên nhân khác
nhau, một số bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
nhưng vẫn còn để lọt người phạm tội, làm oan người vô tội; áp dụng hình phạt
quá nặng hoặc quá nhẹ không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm
của hành vi phạm tội và hậu quả do người phạm tội gây ra. Mặt khác, trong
quá trình điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự, có trường hợp các cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã vi phạm các quy định của
pháp luật, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người phạm tội và
những người tham gia tố tụng khác.
Để khắc phục tình trạng trên, Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định nguyên
tắc giám đốc việc xét xử - nguyên tắc giám đốc việc xét xử ra đời nhằm kiểm
tra lại những sai lầm, thiếu sót trong quá trình xét xử của Tòa án các cấp. Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về giám đốc việc xét xử: “Tòa án cấp
trên giám đốc việc xét xử của tòa án cấp dưới, Tòa án nhân dân tối cao giám
đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp để bảo đảm
việc áp dụng pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất” [39, Điều 21].
Nguyên tắc giám đốc việc xét xử đánh dấu một bước phát triển pháp luật tố
2
tụng ở nước ta. Nguyên tắc trên được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự
là nhằm hạn chế và khắc phục những sai lầm, thiếu sót trong việc xử lý vụ án
của các Tòa án, góp phần xử lý công minh, không để lọt tội phạm và người
phạm tội, đồng thời không làm oan người vô tội.
Tuy nhiên, thực tiễn công tác giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự cho
thấy, mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng các quy định về giám đốc việc xét
xử trong luật tố tụng hình sự của nước ta chưa đầy đủ, nhiều điểm còn mâu
thuẫn, chồng chéo, chưa rõ ràng, khó áp dụng, gây nhiều tranh cãi. Việc giải
thích, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc giám đốc xét xử chưa được các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quan tâm đúng mức, nên trong công tác giám đốc việc
xét xử các vụ án hình sự chưa đem lại kết quả như mong muốn. Tình trạng oan
sai chưa được sửa chữa kịp thời, nhất là đối với trường hợp Tòa án tuyên bố
không phạm tội, nhưng quyết định đó của Tòa án là không đúng hoặc áp dụng
hình phạt quá nhẹ, cho hưởng án treo không đúng nhưng không phát hiện kịp
thời nên đã hết thời hạn kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án.
Việc nghiên cứu nội dung, ý nghĩa, vai trò của giám đốc việc xét xử,
nghiên cứu thực tiễn công tác giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự, để làm
rõ những vướng mắc, những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở
đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám
đốc việc xét xử các vụ án hình sự là rất cần thiết. Đó cũng là lý do học viên
chọn đề tài: “Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Hoạt động giám đốc việc xét xử đã được các nhà làm luật cũng như
những người làm công tác thực tiễn quan tâm và nghiên cứu. Công trình
nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Nâng cao hiệu quả công tác giám đốc việc xét
xử các vụ án hình sự” của Th.S Đinh Văn Quế làm chủ biên, Tòa án nhân dân
tối cao, Hà Nội 2005; Công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: “Một số
3
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm,
tái thẩm của Tòa án nhân dân tối cao” do Th.S Đặng Xuân Đào làm chủ
biên, Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội, 2007; Bài viết: “Công tác kiểm sát các
bản án, quyết định về hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án - thực
trạng và kiến nghị” của Nguyễn Quốc Công, Tham luận khoa học năm 2004;
Bài viết: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết đơn đề
nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao” -
Th.S Đinh Văn Quế, Tham luận khoa học năm 2007; Bài viết: “Thực trạng
công tác giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự ở các Tòa án quân sự” - TS.
Nguyễn Đức Mai, Tham luận khoa học năm 2005; Bình luận khoa học bộ luật
tố tụng hình sự năm 2003 về xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái
thẩm - Th.S Đinh Văn Quế, NXB Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, 2004;
GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên - Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự,
NXB Công an nhân dân, 2004 (tr.47,48).
Ngoài các công trình nghiên cứu trên đây, còn có nhiều công trình và
giáo trình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến giám đốc việc xét xử. Tuy
nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào ở cấp độ thạc sĩ luật
học nghiên cứu giám đốc xét xử như là một nguyên tắc cơ bản của luật tố
tụng hình sự Việt Nam có tính hệ thống và toàn diện.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là làm rõ các khái niệm, vai trò và ý nghĩa của
nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong tố tụng hình sự, nghiên cứu thực tiễn
giám đốc việc xét xử hiện nay, làm rõ những mặt được, những hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó đưa ra các giải pháp đảm bảo nguyên
tắc giám đốc việc xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ của luận văn được đặt ra là:
4
- Nghiên cứu những vấn đề chung, quy định của pháp luật có liên quan
đến nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam;
- Nghiên cứu, khảo sát số liệu thực tế về số đơn khiếu nại, bản án,
quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Từ đó làm rõ
nguyên nhân của những hạn chế đó;
- Từ những hạn chế đã được làm rõ và nguyên nhân của những hạn
chế, luận văn đưa ra các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng hiệu quả
giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ
chức Tòa án nhân dân liên quan đến nguyên tắc giám đốc việc xét xử, các báo
cáo tổng kết, rút kinh nghiệm của Tòa án nhân dân tối cao, thực tiễn giám đốc
việc xét xử trong thời gian qua, trong đó có kết quả giám đốc thẩm, tái thẩm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu gồm các quy định trong pháp luật tố tụng hình sự
Việt Nam, thực tiễn giám đốc việc xét xử trong quá trình giải quyết vụ án, bao
gồm cả việc giải quyết đơn yêu cầu giám đốc thẩm, tái thẩm. Luận văn cũng
nghiên cứu và giải quyết những vấn đề liên quan đến giám đốc việc xét xử để
làm rõ đây là một trong những nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật tố tụng hình
sự Việt Nam. Về thời gian, luận văn nghiên cứu thực tiễn giám đốc việc xét
xử trong các năm từ năm 2010 đến năm 2014.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Để hoàn thành luận văn, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ
nghĩa Mác – Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử), tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về pháp
luật, về cải cách tư pháp.
5
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu để tác giả hoàn thiện luận văn bao gồm
các phương pháp truyền thống, phù hợp với chuyên ngành luật hình sự và tố
tụng hình sự, cụ thể là: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống
kê, so sánh; phương pháp lịch sử; logic, phương pháp khảo sát thực tiễn...;
Trong luận văn, tác giả coi trọng việc nghiên cứu lý luận với thực tiễn mà đặc
biệt là việc khảo sát, tổng kết thực tiễn công tác giám đốc việc xét xử các vụ
án hình sự, đối chiếu với các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
6. Ý nghĩa của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về nguyên tắc giám
đốc việc xét xử trên cả khía cạnh lý luận và thực tiễn thực hiện nguyên tắc
này, tác giả đã kiến nghị nhiều vấn đề và đề ra các giải pháp nhằm bảo đảm
và nâng cao chất lượng hiệu quả thực hiện nguyên tắc giám đốc việc xét xử
các vụ án hình sự. Luận văn còn là tài liệu tham khảo hữu hiệu trong công tác
nghiên cứu khoa học, công tác giảng dạy trong các trường đại học, học viện
đào tạo các chức danh tư pháp, Trường cán bộ Tòa án và đối với Thẩm tra
viên, Thẩm phán và các cán bộ có các chức danh tư pháp khác.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về nguyên tắc giám đốc việc xét xử
trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc giám đốc
việc xét xử các vụ án hình sự và thực tiễn thi hành.
Chương 3: Các yêu cầu và các giải pháp bảo đảm nguyên tắc giám
đốc việc xét xử các vụ án hình sự.
6
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC GIÁM ĐỐC
VIỆC XÉT XỬ TRONG LUẬT TỔ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong Luật tố tụng
hình sự Việt Nam
1.1.1. Định nghĩa giám đốc việc xét xử
Phát biểu tại một Hội nghị triển khai công tác Tòa án cho một năm mới,
Nguyên Phó thủ tướng chính phủ, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư trung ương
Đảng Trương Vĩnh Trọng có nói rằng: “Việc và cơm vào miệng vẫn có thể có
những hạt bị rơi, không có việc gì được trọn vẹn. Tòa án cũng vậy thôi, xét xử
thì cũng có thể có sai lầm, nhưng các đồng chí hãy cố gắng, làm thế nào để
hạn chế cái sai lầm đó tối đa nhất dẫn đến loại trừ nó. Và khi đã phạm sai lầm
thì biết phát hiện kịp thời để mà khắc phục những sai lầm đó”.
Thể chế hóa Điều 134 của Hiến pháp năm 1992 (nay là Điều 104 Hiến
pháp sửa đổi, bổ sung năm 2013): “Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét
xử của các Tòa án khác , trừ trườ ng hợp do luật đi ̣nh ” [40], Bộ luật tố tụng
hình sự quy định giám đốc việc xét xử là một nguyên tắc cơ bản của luật tố
tụng hình sự với nội dung Tòa án cấp trên giám đốc việc xét xử của Tòa án
cấp dưới, Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân
và Tòa án quân sự các cấp để bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật được tiến
hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Giám đốc xét xử của Tòa án cấp trên đối với hoạt động của Tòa án cấp
dưới thể hiện ở việc kiểm tra, xem xét hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới;
phát hiện những thiếu sót, sai lầm trong hoạt động xét xử của Tòa án cấp
dưới, từ đó sửa chữa, hướng dẫn Tòa án cấp dưới áp dụng thống nhất pháp
luật. Công tác giám đốc xét xử của Tòa án cấp trên đối với hoạt động xét xử
của Tòa án cấp dưới còn thể hiện bằng việc xem lại các bản án và quyết định
7
theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Theo GS.TS Võ Khánh
Vinh thì: “Hoạt động giám đốc xét xử của Tòa án cấp trên đối với hoạt động
xét xử hình sự của Tòa án cấp dưới được tiến hành bằng việc xem xét lại các
bản án và quyết định của Tòa án cấp dưới theo các thủ tục phúc thẩm, giám
đốc thẩm, tái thẩm” [58, tr.47-48].
Giám đốc xét xử là việc Toà án cấp trên kiểm tra tính đúng đắn về hoạt
động xét xử của Tòa án cấp dưới. Việc giám đốc xét xử của Tòa án cấp trên
nhằm phát hiện và khắc phục những sai lầm thiếu sót đó là cần thiết, góp phần
vào bảo vệ pháp chế Xã hội chủ nghĩa, xử lý công minh, không để lọt tội
phạm và không làm oan người vô tội. Giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp
trên thông qua các hoạt động: kiểm tra phát hiện những sai lầm, thiếu sót của
Tòa án cấp dưới; giải quyết khiếu nại của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã
hội và của công dân về các bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật; tổng
kết kinh nghiệm xét xử; hướng dẫn Tòa án cấp dưới áp dụng pháp luật thống
nhất; kháng nghị bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục
giám đốc thẩm, tái thẩm.
Tóm lại, theo phân tích trên, “Giám đốc việc xét xử là việc Tòa án cấp
trên giám sát, kiểm tra, xem xét hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới để phát
hiện và uốn nắn kịp thời những vi phạm, sai lầm của Tòa án cấp dưới, bảo
đảm hoạt động xét xử và các bản án, quyết định của Tòa án được thực hiện và
ban hành đúng pháp luật”.
1.1.2. Giám đốc việc xét xử - nguyên tắc của luật tố tụng hình sự Việt Nam
Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên) năm 1998 thì:
“Nguyên tắc là điều cơ bản định ra nhất thiết phải tuân theo trong một loạt
việc làm” [20, tr.672]. Vậy, giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự có phải là
điều cơ bản được định ra và nhất thiết phải làm, phải tuân theo trong công tác
xét xử của Tòa án hay không?
Trong Bộ máy nhà nước nói chung và trong từng ngành, từng hệ thống
8
nói riêng, việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát là công việc phải thực hiện
thường xuyên. Giám đốc việc xét xử trong hệ thống Tòa án nhân dân về bản
chất cũng giống như kiểm tra, kiểm soát và giám sát. Tuy nhiên nó cũng có
những đặc thù riêng. Tòa án xét xử độc lập nhưng phải tuân theo pháp luật.
Với những đặc trưng của hoạt động xét xử, hệ thống tòa án là nơi đem đến
cho các bên tranh tụng sự bình đẳng, công bằng, góp phần thiết lập trật tự xã
hội. Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống tòa án cũng không phải không có
những vi phạm, sai lầm nếu những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng
không được bảo đảm. Khi đó, không những quyền lợi chính đáng của các
đương sự không được bảo đảm, mà uy tín của Nhà nước cũng bị giảm sút. Là
một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, luật tố tụng hình sự chịu sự
chi phối của các nguyên tắc nhất định. Theo quy định tại Chương 2 “Những
nguyên tắc cơ bản” của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, thì trong tố tụng
hình sự có 30 Điều (từ Điều 3 đến Điều 32) các nguyên tắc cơ bản. Tại Bộ luật
tố tụng hình sự năm 2003 về “Giám đốc việc xét xử” quy định: “Tòa án cấp
trên giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp dưới, Tòa án nhân dân tối cao giám
đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp để bảo đảm
việc áp dụng pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất” [39, Điều 21]. Quy
định này không phải mới được bổ sung và Bộ luật tố tụng hình sự 2003 mà nó
đã được quy định tại Chương 1 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 (Bộ luật tố
tụng hình sự đầu tiên của nước ta với nội dung tương ứng: “Tòa án cấp trên
giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp dưới, Tòa án nhân dân tối cao giám đốc
việc xét xử của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp để bảo đảm việc
áp dụng pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất” [34, Điều 22].
Bên cạnh đó, những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về nhiệm vụ,
quyền hạn của Tòa án cấp phúc thẩm; về phát hiện bản án, quyết định của Tòa
án có hiệu lực pháp luật nhưng có sai lầm; về xét lại bản án, quyết định của Tòa
9
án có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm đủ để kết luận: “Giám đốc
việc xét xử là nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự Việt Nam”.
1.2. Vai trò và ý nghĩa của nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong
luật tố tụng hình sự Việt Nam
1.2.1. Vai trò của nguyên tắc giám đốc việc xét xử
Nguyên tắc giám đốc việc xét xử có vai trò rất quan trọng trong tố tụng
hình sự. Điều đó được thể hiện ở một số phương diện sau đây:
Thứ nhất, nguyên tắc này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền
con người, đặc biệt là đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công
dân, tăng cường sự tham gia của người dân thông qua việc kiểm tra, giám sát
hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong đó có công tác xét
xử của Tòa án.
Nguyên tắc này cũng là một cơ sở để thực hiện tốt nguyên tắc “Đảm
bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đối với hoạt động của các cơ quan
tiến hành tố tụng”. Nguyên tắc này thể hiện bản chất dân chủ của pháp luật tố
tụng hình sự nước ta, nó có ý nghĩa không những đảm bảo các quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân mà còn góp phần vào việc phát hiện, khắc phục sai
lầm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình
giải quyết vụ án. Điều 31 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:
Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, công dân có quyền tố
cáo những việc làm trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của các
cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự hoặc của bất cứ
cá nhân nào thuộc các cơ quan đó. Cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận,
xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo; thông
báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo biết và có
biện pháp khắc phục [39, Điều 31].
Như vậy, công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, tố cáo những
10
việc làm trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan và
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ
quan đó. Trong hoạt động kiểm tra, giám sát việc xét xử của các cơ quan tiến
hành tố tụng, cơ quan, tổ chức, công dân có quyền khiếu nại các quyết định,
hành vi tố tụng của cơ quan cũng như người có thẩm quyền tiến hành tố tụng,
nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là không đúng pháp luật. Trong
giai đoạn xét xử, việc khiếu nại được gửi đến cho Chánh án tòa án cùng cấp
hoặc Tòa án cấp trên. Song song đó, cơ quan có thẩm quyền cũng phải có
nghĩa vụ tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu
nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại và
tố cáo biết và có biện pháp khắc phục. Kinh nghiệm đấu tranh phòng chống
tội phạm cho thấy phải dựa vào quần chúng, phát huy tính tích cực, chủ động
của quần chúng trong việc phát hiện, ngăn chặn tội phạm, kiểm tra, giám sát
việc xét xử, thi hành pháp luật cũng như trong công tác thi hành án thì mới đạt
được hiệu quả cao. Đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm không chỉ là
quyền mà còn là nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức. Phát hiện, tố giác hành vi
phạm tội; tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần bảo vệ
lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Tạo điều
kiện để các tổ chức và công dân tham gia tố tụng hình sự là trách nhiệm của
các cơ quan tiến hành tố tụng. Do vậy, khi nhận được tin báo, tố giác, khiếu
nại của các tổ chức hoặc công dân chuyển đến, cơ quan tiến hành tố tụng sau
khi xem xét phải trả lời kết quả giải quyết tin báo, trả lời đơn cho tổ chức
hoặc công dân đã báo tin biết.
Thứ hai, nguyên tắc này bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án đưa ra
là đúng nhằm “chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính
xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không
để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” hướng tới mục đích “góp phần
11
bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật Xã hội chủ nghĩa,
đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng
ngừa và chống tội phạm”.
Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Bản án, quyết định của Tòa án đặc trưng ở tính dứt điểm của nó. Chỉ có
bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật mới xác định một người nào đó có tội
hay không có tội. Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “không ai bị coi là
có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật” [39, Điều 9]. Nguyên tắc giám đốc việc xét xử nhằm bảo đảm
bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải đúng đắn. Có như vậy
mới bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của con người. Chừng
nào chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, thì người bị
buộc tội vẫn được coi là người chưa có tội. Do chưa được coi là người có tội
nên các cơ quan tiến hành tố tụng không được đối xử với bị can, bị cáo như
người có tội, kể cả trường hợp họ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nghiêm
khắc nhất như tạm giam. Mọi quyết định của Tòa án đều tác động đến mỗi
con người cụ thể - một người chỉ phải chịu hình phạt khi bản án kết tội của
Tòa đã có hiệu lực pháp luật. Như vậy, bản án hoặc quyết định của Tòa án
đưa ra là rất quan trọng, mang tính pháp lý cao, nên việc đưa ra bất cứ bản án
hoặc quyết định nào của Tòa đều phải đảm bảo tính chính xác, phải tuân theo
những trình tự, thủ tục nhất định và dưới sự kiểm tra, giám sát của công dân,
tổ chức, các cơ quan có thẩm quyền.
Thứ ba, nguyên tắc này bảo vệ uy tín của Đảng và Nhà nước, tạo lòng
tin cho nhân dân. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tư
tưởng vì con người, vì nhân dân, lấy dân làm gốc luôn là mục tiêu, tôn chỉ
trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ tịch. Muốn Đảng và
12
Nhà nước vững mạnh, phát triển thì phải có niềm tin của dân vào Đảng, Nhà
nước và chính quyền. Một trong những cách hiệu quả để tạo được lòng tin
cho nhân dân chính là việc thực thi pháp luật một cách nghiêm chỉnh, thống
nhất. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự cũng vậy. Việc xuất hiện những vụ án
oan sai là biểu hiện sự giảm sút của hệ thống pháp luật, người dân không còn
biết bấu víu vào đâu và phải tự tìm mọi cách để cứu mình. Thông qua hoạt
động giám đốc việc xét xử, các bản án và quyết định của Tòa án luôn được
đảm bảo tính đúng đắn, hạn chế tối đa và dần tiến tới loại bỏ những sai sót. Vì
vậy, phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai lầm nhằm nâng cao hiểu biết
pháp luật cho nhân dân, hình thành lòng tin của họ vào pháp luật và Đảng và
Nhà nước, qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, thái độ tôn trọng pháp
luật của mọi thành viên trong xã hội. Làm tốt công tác giám đốc xét xử chính
là giúp cho các thành viên trong xã hội thấy rõ hơn trách nhiệm xã hội và
nghĩa vụ công dân của mình trong việc xây dựng, giữ gìn, bảo vệ thành quả
cách mạng, tạo niềm tin vững chắc vào Đảng, chính quyền và chế độ Xã hội
chủ nghĩa, qua đó nâng cao ý thức chính trị, tự giác chấp hành nghiêm các
quy định của pháp luật, tích cực, chủ động tham gia thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh của đất nước. Thông qua
hoạt động giám đốc xét xử nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và
nhân dân sẽ tạo sự thống nhất cao trong quá trình triển khai thực hiện pháp
luật ở tất cả các cấp, các ngành, các đơn vị, từng bước tạo ra mặt bằng dân trí
pháp lý phù hợp, góp phần tạo ra sự ổn định về chính trị- xã hội, làm nên sức
mạnh tổng hợp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
1.2.2. Ý nghĩa của nguyên tắc giám đốc việc xét xử
Với nội dung như đã phân tích trên, nguyên tắc này bảo đảm cho việc
chấp hành pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất; bảo đảm tính đúng đắn
của bản án và quyết định của Tòa án; góp phần vào việc nâng cao chất lượng xét
13
xử của Tòa án cũng như bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân.
Nguyên tắc giám đốc việc xét xử góp phần vào việc bảo đảm cho quá trình tiến
hành tố tụng được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và thống nhất.
Việc thực hiện nguyên tắc giám đốc xét xử chính là việc kiểm tra của
Tòa án các cấp. Tòa án cấp trên giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp dưới
thông qua hoạt động kiểm tra việc xét xử bằng cách thông qua các thông tin,
đơn thư khiếu nại, tố cáo của các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Đảm bảo cho việc
tiến hành tố tụng được thực hiện một cách nghiêm chỉnh nhất. Tòa án xét xử
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tuy nhiên hoạt động xét xử của Tòa án
cũng sẽ không tránh được những sai xót, xử sai, xử không đúng người đúng
tội. Trên thực tế có rất nhiều những vụ án oan sai, hoặc áp dụng những biện
pháp tư pháp, hình phạt sai do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Trên thực tế, vì những nguyên nhân khách quan hay chủ quan, vẫn còn
tồn tại những án oai sai, xử không đúng người, đúng tội. Chính vì vậy, hoạt
động giám đốc xét xử có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế những sai
lầm, thiếu sót của Tòa án, đảm bảo cho quá trình tố tụng được thực hiện một
cách nghiêm chỉnh và thống nhất.
Nguyên tắc giám đốc việc xét xử góp phần vào việc động viên và tạo
điều kiện để các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tham gia vào việc đấu
tranh phòng chống tội phạm và dân chủ hóa quá trình tố tụng.
Nguyên tắc giám đốc việc xét xử có ý nghĩa cho việc định hướng xây
dựng pháp luật tố tụng hình sự. Từ việc giám đốc việc xét xử, Tòa án sẽ rút ra
được những thiếu sót, yếu kém của các Tòa án cấp dưới. Tòa án cấp trên giám
đốc việc xét xử của Tòa án cấp dưới thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát,
xem xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa. Từ đó phát
hiện những sai sót, yếu kém của các Tòa án cấp dưới và kịp thời sửa chữa, khắc
phục, điều chỉnh những sai sót, yếu kém đó; Những bất cập của pháp luật, khi
14
áp dụng vào thực tế không còn phù hợp sẽ được phát hiện. Thông qua đó, rút
kinh nghiệm từ thực tiễn, Tòa án sẽ có những đề án, kế hoạch cụ thể để sửa đổi,
bổ sung pháp luật, hoàn thiện pháp luật sao cho phù hợp với công tác xét xử
trên thực tiễn và phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành.
1.3. Nội dung của giám đốc việc xét xử
1.3.1. Phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật có vi phạm, sai lầm
Chủ thể phát hiện và hình thức phát hiện rất phong phú và đa dạng
Theo Điều 274 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, thì người bị kết án,
các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân có quyền phát hiện và
kiến nghị những vi phạm pháp luật hoặc những tình tiết mới trong các bản án
hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật với những người có thẩm
quyền kháng nghị để những người này xét có quyết định kháng nghị theo
trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm hay không. Nếu không có căn cứ kháng
nghị, thì người có quyền kháng nghị phải trả lời cho người hoặc cơ quan tổ
chức đã phát hiện biết rõ lý do vì sao không kháng nghị. Không hạn chế
quyền phát hiện các vi phạm, sai lầm này. Việc không hạn chế quyền phát
hiện vi phạm pháp luật, sai lầm trong áp dụng pháp luật trong các bản án hoặc
quyết định đã có hiệu lực pháp luật là thể hiện quyền giám sát hoạt động xét
xử của toàn xã hội đối với Tòa án.
Hình thức phát hiện lại rất phong phú đa dạng. Người phát hiện có thể
viết đơn, thư gửi cho những người có thẩm quyền kháng nghị. Thông qua các
tin tức do các cơ quan thông tin đại chúng như: Đài phát thanh, truyền thanh,
truyền hình, báo chí,… đưa tin về việc vi phạm pháp luật trong các bản án
hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, về việc phát hiện các tình tiết mới
có liên quan đến vụ án. Phạm vi phát hiện cũng rất rộng, có thể phát hiện bản
án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án ở địa phương mình
hoặc trong cả nước của bất kỳ Tòa án nào.
15
Giám đốc việc xét xử cũng được thực hiện thông qua hoạt động của
Viện kiểm sát. Đối với cơ quan Viện kiểm sát, trong khi thực hiện quyền
kiểm sát việc tuân theo pháp luật cũng có quyền kiểm tra công tác xét xử của
Tòa án bằng cách xem xét các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của Tòa án cùng cấp hoặc cấp dưới gửi đến cho mình theo quy định của
pháp luật; Thông qua việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân về
các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Viện kiểm sát có thể tự
mình hoặc phối hợp với Tòa án cùng cấp thành lập các Đoàn kiểm tra liên
ngành kiểm tra công tác xét xử của Tòa án và công tác kiểm sát của Viện
kiểm sát cấp dưới. Hoạt động kiểm tra của Viện kiểm sát còn thông qua các
báo cáo của Viện kiểm sát cấp dưới về tình hình xét xử của Tòa án cấp đó và
kiến nghị xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
1.3.2. Thẩm quyền và tổ chức thực hiện giám đốc việc xét xử
Đối với Tòa án, việc giám đốc xét xử được thực hiện thông qua hoạt
động kiểm tra công tác xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới
với nhiều hình thức như: kiểm tra thường xuyên bằng cách xem xét các bản
án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới; thông qua
việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo. Ngoài việc kiểm tra thường xuyên,
còn kiểm tra định kỳ; kiểm tra định kỳ thường được áp dụng để xem xét
chất lượng xét xử của một hoặc một số Tòa án trong một thời gian nhất
định (sáu tháng hoặc một năm). Ngoài việc kiểm tra của Tòa án cấp trên
với Tòa án cấp dưới, thì ở từng Tòa án cũng tự kiểm tra hoạt động xét xử
của Tòa án mình nếu phát hiện bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp
luật có sai lầm hoặc có tình tiết mới liên quan đến vụ án thì phải báo cáo
với người có quyền kháng nghị để xem xét việc có kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm hoặc tái thẩm hay không.
16
Công tác kiểm tra bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp.
Trong những năm qua, việc kiểm tra các bản án đã có hiệu lực pháp luật của
Tòa án các cấp chủ yếu do Ban thanh tra Tòa án nhân dân tối cao thực hiện
theo kế hoạch kiểm tra định kỳ. Đối với Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao
việc kiểm tra bản án đã có hiệu lực pháp luật chưa được thường xuyên, chủ
yếu là do thiếu biên chế, lại phải tập trung giải quyết đơn khiếu nại và nhiều
việc khác. Do đó, những sai sót của Tòa án các cấp ít được phát hiện qua việc
kiểm tra bản án. Trong thời gian trở lại đây, do đổi mới lề lối làm việc mà đặc
biệt là đổi mới việc giải quyết đơn khiếu nại, nên từng bước Tòa hình sự đã
kiểm tra được một số bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp. Riêng
đối với bản án của Tòa án quân sự, do không có quy định phải gửi cho Tòa án
nhân dân tối cao nên không thực hiện được việc kiểm tra. Qua kiểm tra bản
án, Tòa hình sự đã phát hiện nhiều thiếu sót trong việc xét xử của Tòa án các
cấp, kịp thời rút kinh nghiệm cho Tòa án đã ra bản án, những trường hợp sai
lầm nghiêm trọng đã rút hồ sơ nghiên cứu và đề xuất Chánh án kháng nghị.
Việc thực hiện giám đốc xét xử các vụ án hình sự ở các Tòa án cấp
tỉnh. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì Tòa án cấp
trên giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp dưới, trong đó, Tòa án nhân dân
cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền kiểm tra bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh và tương đương. Khi phát hiện có vi phạm pháp luật, sai lầm
trong việc áp dụng pháp luật, hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố
tụng thì kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án tòa án
nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị (Khoản 3 Điều 37 Luật tổ chức Tòa án
nhân dân năm 2014). Theo quy định tại Điều 279 chương XXX Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2003 thì Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh
giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
Tòa án nhân dân cấp huyện.
17
Để thực hiện chức năng giám đốc việc xét xử, Tòa án nhân dân cấp tỉnh
thường thành lập các Đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử của
Tòa án nhân dân cấp dưới. Bên cạnh đó, thì cơ cấu của Tòa án nhân dân cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng được tổ chức để thực hiện chức
năng này, gồm có Ủy ban thẩm phán - Ủy ban thẩm phán có nhiệm vụ xét xử
giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cấp
dưới bị kháng nghị. Để giúp Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh
giám đốc xét xử, có bộ máy giúp việc. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân
địa phương có Phòng giám đốc kiểm tra - có chức năng, nhiệm vụ như sau:
- Kiểm tra các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
nhân dân cấp huyện. Nếu phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của Tòa án nhân dân cấp huyện có sai lầm hoặc phát hiện tình tiết mới thì
báo cáo Chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
xem xét và kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
- Giúp Chánh án tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
kiểm tra, thanh tra công tác xét xử đối với các Tòa án nhân dân cấp huyện
trong địa phương để phát hiện những sai sót, kịp thời rút kinh nghiệm hoặc
kháng nghị theo thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
- Giúp Chánh án tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
thực hiện tốt công tác theo dõi thi hành án hình sự.
Việc thực hiện giám đốc xét xử các vụ án hình sự ở các Tòa án quân
sự. Giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự ở các Tòa án quân sự cũng tương
tự như đối với các Tòa án nhân dân. Tuy nhiên, do đặc thù của Tòa án quân
sự là Tòa án của lực lượng vũ trang, nên việc tổ chức cũng như hoạt động
giám đốc việc xét xử của Tòa án quân sự cũng có đặc điểm riêng phù hợp với
lực lượng vũ trang và bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật. Có thể
18
tóm tắt hoạt động giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự của Tòa án quân sự
thông qua các hình thức sau:
- Kiểm tra các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa
án quân sự cấp dưới;
- Kiểm tra hoạt động của các Tòa án quân sự cấp dưới;
- Kiểm tra nguồn tin từ các bài trên báo, phương tiện thông tin đại
chúng và các nguồn khác;
- Giải quyết khiếu nại đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật;
- Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với các bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp dưới;
- Xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục
Giám đốc thẩm, tái thẩm.
Công tác nghiên cứu hồ sơ, đề xuất kháng nghị: Việc nghiên cứu hồ sơ
vụ án của Thẩm tra viên Tòa hình sự được quy định trong quy chế của đơn vị,
cụ thể là: sau khi nhận được hồ sơ vụ án, Thẩm tra viên phải vào sổ thụ lý; sổ
thụ lý phải phản ánh quá trình nhận, nghiên cứu, báo cáo, các bước giải quyết
hồ sơ. Khi nghiên cứu hồ sơ phải lập tiểu hồ sơ và lưu giữ tiểu hồ sơ. Thẩm
tra viên phải chịu trách nhiệm về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm hoặc tái thẩm sau khi nhận hồ sơ vụ án. Trong thời hạn (tùy thuộc vào
loại án) kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án Thẩm tra viên phải báo cáo kết quả
nghiên cứu. Việc nghiên cứu, báo cáo vụ án phải được tiến hành một cách
trung thực, đầy đủ, khoa học; người báo cáo phải chịu trách nhiệm về những
gì mình đã trình bày; ý kiến đề xuất phải được ghi trong tiểu hồ sơ. Thẩm tra
viên báo cáo kết quả nghiên cứu và đề xuất ý kiến giải quyết đối với những hồ
sơ mà bản án đã có hiệu lực pháp luật với lãnh đạo tòa.
Nếu kết quả báo cáo là đề xuất kháng nghị thì vụ án được báo cáo với
19
Phó chánh án phụ trách. Nếu Phó chánh án phụ trách đồng ý kháng nghị thì
Thẩm tra viên, Chuyên viên nghiên cứu hồ sơ vụ án thảo kháng nghị, lãnh đạo
Tòa kiểm tra và sửa những chi tiết cần thiết và trình Phó chánh án phụ trách.
Sau khi Phó chánh án phụ trách đồng ý với bản thảo quyết định kháng nghị
thì Thẩm tra viên chuyển bản thảo này cùng các tài liệu cần thiết như: bản phô
tô đơn khiếu nại, đề xuất kháng nghị của Tòa án cấp dưới,…, bản án sơ thẩm,
bản án phúc thẩm… cho Ban Thư ký trình Chánh án. Nếu Chánh án yêu cầu,
lãnh đạo Tòa cùng Thẩm tra viên báo cáo trực tiếp Chánh án. Sau khi Chánh
án quyết định kháng nghị, trong thời hạn 5 ngày, người nghiên cứu phải
chuyển bản thảo kháng nghị cho Ban thư ký trình Chánh án ký chính thức,
nếu Chánh án ủy quyền cho Phó chánh án phụ trách ký thì Phó chánh án ký
thay Chánh án.
Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án và đề xuất kháng nghị theo một quy trình
trên là rất chặt chẽ, tránh được những sai sót đáng tiếc, nêu cao trách nhiệm
của từng cá nhân mà người có quyền kháng nghị vẫn kiểm soát được mặc dù
đã ủy quyền cho cấp phó ký kháng nghị.
Tóm lại, việc phát hiện, xem xét lại các bản án hoặc quyết định của Tòa
án đã có hiệu lực pháp luật không bị giới hạn. Tất cả mọi người, mọi cơ quan
Nhà nước, tổ chức xã hội đều có quyền phát hiện. Việc phát hiện chính xác,
kịp thời sẽ giúp cho việc sửa chữa kịp thời những vi phạm pháp luật của Tòa
án trong công tác xét xử. Hoạt động kiểm tra, phát hiện giữ vai trò là tiền đề
cho việc thực hiện giám đốc xét xử. Thực tiễn cho thấy, vẫn còn tồn tại rất
nhiều những bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật vi
phạm pháp luật nghiêm trọng nhưng không được phát hiện, tình trạng xử
không đúng người đúng tội, oan sai vì không phát hiện được hoặc do công tác
kiểm tra, giám sát việc xét xử chưa tốt, không đạt hiệu quả cao.
20
1.3.3. Kết quả của giám đốc việc xét xử
Thông qua hoạt động giám đốc việc xét xử, kết quả của nó được thể
hiện bằng:
Thứ nhất là, trả lời đơn. Người có quyền kháng nghị nhận được thông
báo của người phát hiện và sau khi kiểm tra xét thấy bản án, quyết định của
Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có đầy đủ căn cứ đúng pháp luật, không có
vi phạm, sai lầm nào dù là nhỏ nhất thì người có quyền kháng nghị hoặc tự
mình hoặc ủy quyền cho người khác trả lời cho người thông báo biết lý do
không kháng nghị.
Thứ hai là, trả lời đơn và rút kinh nghiệm. Trong trường hợp kết quả
giám đốc việc xét xử cho thấy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật về bản chất là có căn cứ đúng pháp luật, nhưng có những vi phạm,
sai lầm nhỏ, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân nào thì
người có quyền kháng nghị trả lời đơn, nhưng rút kinh nghiệm với Tòa án đã
ban hành bản án, quyết định đó, đồng thời tổng hợp để tổng kết xét xử, rút ra
những bài học kinh nghiệm hoặc làm cơ sở thực tiễn cho việc ban hành các
văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật.
Thứ ba là, báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái
thẩm. Trong trường hợp kết quả giám đốc việc xét xử cho thấy bản án, quyết
định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy
định tại Điều 273 và Điều 291 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì phải ra
quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
1.4. Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự Việt
Nam từ năm 1945 đến năm 2003
Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc giám đốc việc xét xử cũng như từng
bước hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự, thì việc nghiên cứu một cách
khoa học, đầy đủ, có hệ thống quá trình hình thành, phát triển các quy
21
phạm pháp luật tố tụng hình sự về giám đốc xét xử là rất cần thiết. Kết quả
nghiên cứu sẽ cho chúng ta một nhận thức khoa học, có tính kế thừa những
tinh hoa của các thế hệ đi trước.
Ngay sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Nhà nước ta đã
kịp thời ban hành một số văn bản pháp quy về tổ chức và hoạt động của các
cơ quan Tư pháp, Tòa án như: Sắc lệnh số 33c/SL ngày 13/9/1945 về thành
lập Tòa án quân sự; Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức các Tòa án
và ngạch thẩm phán; Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 ấn định thẩm quyền
của các Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án; Sắc lệnh số
85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và tố tụng. Đây là những
văn bản đầu tiên của Nhà nước ta, làm nền tảng cho việc xây dựng pháp luật
về hình sự và tố tụng hình sự sau này. Trong các văn bản pháp luật nêu trên,
có nhiều quy phạm xác định cách thức tổ chức Tòa án, thẩm quyền, thủ tục
xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, thi hành án… Tuy nhiên, trong các văn bản này
chưa có quy định nào cụ thể, trực tiếp về việc thanh tra, kiểm tra hoạt động
xét xử của Tòa án cũng như về thủ tục và thẩm quyền xét lại các bản án và
quyết định về hình sự đã có hiệu lực pháp luật.
Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1954) và những năm tiếp
theo, hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương được củng
cố và từng bước được hoàn thiện, trình độ quản lý Nhà nước, ý thức pháp luật
ngày càng được nâng cao. Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật
nhằm thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp năm 1946 về quyền tự do
thân thể, quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín và những
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cũng trong giai đoạn từ thời chiến
chuyển sang thời bình, Tòa án các cấp đã từng bước xét xử hầu hết các tội
phạm và cũng trong quá trình xét xử và thi hành án đã bộc lộ những sai lầm,
thiếu sót cần phải sửa chữa, khắc phục. Nhiều người bị kết án trong thời kỳ
22
cải cách ruộng đất đã khiếu nại đến các cơ quan Đảng và Nhà nước xin được
xem xét lại việc họ đã bị kết án oan, sai. Trước tình hình đó, Chính phủ đã
giao cho Bộ Tư pháp nghiên cứu và ra Thông tư số 312 ngày 12/02/1958 yêu
cầu các cấp Tòa án phải xem xét giải quyết các khiếu nại, đồng thời có kế
hoạch khắc phục sai lầm đối với các bản án đã xét xử. Tại Hội nghị Tư pháp
toàn quốc tháng 11/1958, nhiều đại biểu đã nêu ra nhiều vụ án xét xử sai, kết
án oan người vô tội và yêu cầu cần có biện pháp, thủ tục để khắc phục. Sau
hội nghị này, Bộ Tư pháp đã thống nhất với Tòa án nhân dân tối cao ra Thông
tư số 002/TT ngày 13/01/1959 và Thông tư số 04/TT ngày 03/02/1959 quy
định về thủ tục xét lại những bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật nay phát
hiện có sai lầm.
Theo tinh thần của Thông tư số 002 và Thông tư số 04 nói trên, thì Tòa
án chỉ xem xét lại các bản án và quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật
đối với các can phạm đang bị giam giữ thi hành án trong ba trường hợp, đó là:
xử oan, tội nặng xử nhẹ hoặc tội nhẹ xử nặng.
Trường hợp xử oan là sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, lại có bằng
chứng rõ ràng là can phạm không phạm tội hoặc tuy có phạm tội nhưng tội ấy
lại được đại xá, hoặc bằng chứng có trong hồ sơ không đủ để kết luận một
cách chắc chắn là can phạm phạm tội. Nếu phát hiện bị xử oan, thì Tòa án tối
cao sẽ ra quyết định tiêu án và giao cho Tòa án cấp phúc thẩm xử lại tha cho
người bị xử oan.
Trường hợp tội nặng mà xử nhẹ, thì Tòa án tối cao sẽ ra quyết định tiêu
án và tùy trường hợp mà giao cho Tòa án cấp phúc thẩm hay Tòa án tỉnh xét
xử lại: Nếu cần xử lại theo tội danh nặng hơn và tăng hình phạt, thì giao cho
Tòa án tỉnh xử sơ thẩm lại, nếu chỉ cần tăng hình phạt thì giao cho Tòa án cấp
phúc thẩm xử lại. Chỉ nên tiêu án trong trường hợp xử quá nhẹ, có sự chênh
lệch quá đáng giữa hình phạt đã tuyên với hình phạt đáng lẽ phải tuyên.
23
Trường hợp tội nhẹ xử nặng, khi mà có sự chênh lệch từ 2 năm tù trở
lên giữa hình phạt đã tuyên với hình phạt đáng lẽ phải tuyên, thì Tòa án tối
cao sẽ quyết định tiêu án và giao vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm xử lại
chung thẩm giảm hình phạt cho can phạm. Trường hợp sự chênh lệch dưới hai
năm tù, thì Ủy ban hành chính tỉnh theo đề nghị của Tòa án tỉnh, có ý kiến của
Công an tỉnh và Công tố tỉnh, sẽ xét ân giảm và tha tù cho can phạm theo tinh
thần của Thông tư số 426 ngày 30/8/1958 của Thủ tướng chính phủ, chứ Tòa
án tối cao không ra quyết định tiêu án.
Về thủ tục tiêu án, các Thông tư quy định: khi xét thấy bản án đã có
sai lầm thì Tòa án tỉnh sau khi có ý kiến của Ủy ban hành chính tỉnh sẽ làm
báo cáo lên Tòa án tối cao xem xét và quyết định việc tiêu án hay không.
Căn cứ để tiêu án là báo cáo của Tòa án tỉnh chứ không phải theo kháng
nghị như hiện nay.
Như vậy, bằng các Thông tư nói trên, lần đầu tiên pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam đã ghi nhận hoạt động giám đốc việc xét xử thông qua thủ
tục xét lại các bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Mặc
dù các quy định tại hai Thông tư nói trên chưa thật đầy đủ nhưng nó là tiền
đề, là cơ sở cho việc hoàn thiện các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự về
giám đốc việc xét xử sau này.
Sau khi Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua Hiến
pháp năm 1959 thay cho Hiến pháp năm 1946, thì Tòa án nhân dân và Viện
kiểm sát nhân dân không phải là cơ quan trực thuộc Chính phủ như trước đây
mà chỉ chịu trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc
hội khóa II đã thông qua Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 14/7/1960 và
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 15/7/1960. Tại Điều 10 Luật tổ
chức Tòa án nhân dân quy định: “Đối với các bản án và quyết định của các
Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có sai lầm thì Chánh
24
án Tòa án nhân dân tối cao đưa ra Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
xét định” và tại Điều 18 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân cũng quy định:
“Khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao thấy các bản án hoặc quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân các cấp là sai lầm thì có quyền kháng
nghị.” Tại Điều 6 Pháp lệnh ngày 23/02/1961 quy định cụ thể về tổ chức của
Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân địa phương quy định: “Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ kháng nghị những bản án hoặc quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân các cấp, nhưng phát hiện
có sai lầm” [43]. Ở giai đoạn này, thủ tục giám đốc thẩm về hình sự đã chính
thức được luật hóa – đây cũng chính là một hình thức thể hiện của nguyên tắc
giám đốc việc xét xử.
Để thực hiện các văn bản pháp luật trên, Tòa án nhân dân tối cao cũng
đã ban hành một số Thông tư, Chỉ thị như: Thông tư số 2397 ngày 22/01/1961
hướng dẫn thi hành những quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm
1960 và Pháp lệnh ngày 23/02/1961 về tổ chức nội bộ, thẩm quyền của các
cấp Tòa án trong công tác giám đốc thẩm; Thông tư số 06 ngày 23/7/1964
giải thích thêm về trình tự giám đốc xét xử; Thông tư số 146 ngày 08/3/1968
quy định việc Tòa án nhân dân các cấp gửi bản án và những quyết định có
hiệu lực pháp luật lên Tòa án nhân dân tối cao; Công văn số 1644 ngày
02/10/1963 về thủ tục giam giữ can phạm trong trường hợp bản án bị tiêu.
Trong thời kỳ này, pháp luật về trình tự giám đốc thẩm đã được luật
hóa – chỉ có Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao mới có quyền kháng nghị và chỉ có Tòa án nhân dân tối cao
mới có quyền xét xử giám đốc thẩm, chưa phân biệt giữa thủ tục giám đốc
thẩm với thủ tục tái thẩm và cũng chưa có điều luật nào quy định cụ thể, trực
tiếp về nguyên tắc giám đốc việc xét xử.
Sau khi Hiến pháp năm 1980 được ban hành, Luật tổ chức Tòa án nhân
25
dân ngày 03/7/1981 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 04/7/1981
được Quốc hội thông qua đã đánh dấu sự phát triển mới về tổ chức, thẩm
quyền của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Về thủ tục giám đốc
thẩm, hai đạo luật này cũng có nhiều quy định mới như: Đã phân biệt thủ tục
giám đốc thẩm và tái thẩm; mở rộng quyền kháng nghị cho Phó chánh án Tòa
án nhân dân tối cao và Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Chánh án tòa án cấp tỉnh và Viện trưởng viện kiểm sát cấp tỉnh; mở rộng
thẩm quyền giám đốc thẩm cho cả Ủy ban thẩm phán Tòa án cấp tỉnh đối với
các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp
huyện bị kháng nghị. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định nào trực tiếp nói về
việc giám đốc xét xử trong hoạt động của Tòa án.
Như vậy, trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, chưa có một
văn bản pháp luật nào ghi nhận nguyên tắc Giám đốc việc xét xử. Tuy nhiên,
công tác giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự cũng đã được xác định như là
một nhiệm vụ quan trọng của Tòa án cấp trên với Tòa án cấp dưới. Các quy
định pháp luật về công tác này cũng từng bước được hoàn thiện cùng với sự
phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, bảo đảm tính pháp lý cho việc xét lại
các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có vi
phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án.
Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của Nhà nước ta được Quốc hội thông
qua ngày 28/6/1988 là một bước phát triển cả về lượng và chất của công tác
lập pháp ở nước ta. Lần đầu tiên “Giám đốc việc xét xử” được quy định là
một nguyên tắc trong tố tụng hình sự tại Điều 22 của Bộ luật này. Với các quy
định của Bộ luật tố tụng hình sự về giám đốc xét xử, thông qua hoạt động
giám đốc thẩm, trong hơn 10 năm đã phát hiện, khắc phục, sửa chữa những
sai lầm nghiêm trọng hàng nghìn bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp
luật, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, thực hiện công bằng xã
26
hội, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Cũng trong quá trình
thực hiện Bộ luật tố tụng hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng đã phát hiện
những bất hợp lý và đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung ba lần: Lần thứ nhất
vào ngày 30/6/1990, lần thứ hai vào ngày 22/12/1992 và lần thứ ba vào ngày
09/6/2000. Cả ba lần sửa đổi bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự đều có sửa đổi
bổ sung các quy định về giám đốc thẩm để nâng cao chất lượng giám đốc xét
xử sao cho phù hợp với thực tiễn và phù hợp với Bộ luật hình sự được sửa
đổi, bổ sung và các quy định khác của pháp luật.
Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 là Bộ luật tố tụng hình sự
đầu tiên, được soạn thảo và thông qua trong thời kỳ bao cấp nên có nhiều quy
định không còn phù hợp với thời kỳ đổi mới nữa. Mặt khác qua thực tiễn đấu
tranh chống tội phạm cho thấy cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để
đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở nước ta trong tình hình hiện nay.
Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI ngày 26/11/2003, Quốc hội đã
thông qua Bộ luật tố tụng hình sự và có hiệu lực từ 01/7/2004 (Bộ luật tố tụng
hình sự 2003). Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 là Bộ luật đã được sửa đổi
một cách toàn diện so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988.
Tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Giám đốc việc xét xử được tiếp
tục quy định là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự (Điều
21) – Quy định này là thể chế hóa Điều 134 Hiến pháp năm 1992 - khẳng
định vai trò của công tác giám đốc xét xử trong hoạt động xét xử của hệ thống
Tòa án nhân dân.
27
Chương 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ NGUYÊN TẮC
GIÁM ĐỐC VIỆC XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc giám đốc việc
xét xử
2.1.1 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về nguyên tắc
giám đốc việc xét xử
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định Giám đốc việc xét xử là một
trong những nguyên tắc cơ bản của Tố tụng hình sự: “Tòa án cấp trên giám
đốc việc xét xử của Tòa án cấp dưới, Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc
xét xử của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp để bảo đảm việc áp
dụng pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất” [39]. Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2003 đã quy định về nguyên tắc này tại một điều riêng biệt, thể hiện
rõ vai trò và ý nghĩa quan trọng của nguyên tắc này.
Để cụ thể hóa và thi hành quy định tại Điều 21 Bộ luật tố tụng hình sự
về nguyên tắc giám đốc việc xét xử, trong Bộ luật tố tụng hình sự có các quy
định tương ứng.
2.1.1.1. Quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 38 Bộ luật tố tụng hình sự.
Một trong những nhiệm vu, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án Tòa án
nhân dân là: “Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm các bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo quy định của Bộ luật này” [39, Điều 38].
Để có căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm các bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, thì Chánh án có thẩm quyền phải tổ chức,
thực hiện giám đốc việc xét xử có khoa học, có hiệu quả.
28
2.1.1.2. Quy định tại Khoản 2 Điều 249 Bộ luật tố tụng hình sự. Khi xét
xử phúc thẩm, mặc dù không có kháng cáo, kháng nghị, nhưng qua giám đốc
việc xét xử, Tòa án cấp phúc thẩm xét thấy bản án sơ thẩm xử chưa đúng
pháp luật hoặc có tình tiết mới, thì Tòa án cấp phúc thẩm có quyền:
2. Nếu có căn cứ, Tòa án cấp phúc thẩm có thể giảm hình phạt hoặc áp
dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác
thuộc loại nhẹ hơn; giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo cho cả
những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị [39,
Điều 249, Khoản 2].
2.1.1.3. Quy định tại Điều 274 Bộ luật tố tụng hình sự. Theo quy định
tại Điểm 1 Điều 274 Bộ luật tố tụng hình sự, thì:
Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân có quyền phát
hiện những vi phạm pháp luật trong các bản án và quyết định của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho những người có quyền kháng
nghị quy định tại Điều 275 của Bộ luật này [39, Điều 274].
Không những các chủ thể này, nếu là Tòa án hoặc Viện kiểm sát phát
hiện được những vi phạm pháp luật thì cũng có nghĩa vụ phải thông báo. Theo
quy định tại Điểm 2 Điều 274 Bộ luật tố tụng hình sự, thì:
Trong trường hợp phát hiện thấy những vi phạm pháp luật trong bản án hoặc
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp lực pháp luật, Viện kiểm sát, Tòa án
phải thông báo cho người có quyền kháng nghị theo quy định tại Điều 275 của Bộ
luật này [39, Điều 274].
Điều luật này quy định về một trong những nguồn của việc giám đốc
xét xử. Chủ thể phát hiện những vi phạm pháp luật đó là không giới hạn, là
bất kỳ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào, thậm chí là cả người bị kết án cũng
có quyền phát hiện những vi phạm pháp luật đó. Người có quyền kháng nghị
quy định tại Điều 275 Bộ luật tố tụng hình sự khi nhận được thông báo phải tổ
29
chức giám đốc việc xét xử. Nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều
273 Bộ luật tố tụng hình sự thì ra quyết định kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm. Cụ thể là khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ;
2. Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình
tiết khách quan của vụ án;
3. Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố
hoặc xét xử;
4. Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự.
Trường hợp qua giám đốc việc xét xử “Nếu không có căn cứ để kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, thì trước khi hết thời hạn kháng nghị quy
định tại Điều 278 của Bộ luật này, người có quyền kháng nghị phải trả lời
cho người hoặc cơ quan, tổ chức đã phát hiện biết rõ lý do của việc không
kháng nghị [39, Điều 277, Khoản 2].
2.1.1.4. Quy định tại các Điều 285, 286 và 287 Bộ luật Tố tụng hình
sự. Trong trường hợp kết quả giám đốc việc xét xử cho thấy có căn cứ kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, và người có thẩm quyền kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm, thì Hội đồng giám đốc thẩm giám đốc việc xét xử
thông qua phiên tòa giám đốc thẩm. Hội đồng giám đốc thẩm có quyền ra
quyết định:
- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định
đã có hiệu lực pháp luật. Trường hợp này xét thấy bản án hoặc quyết định đã
có hiệu lực pháp luật không có vi phạm, sai lầm và kháng nghị giám đốc thẩm
không có căn cứ.
- Hủy bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án,
nếu có một trong những căn cứ quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm:
1. Không có sự việc phạm tội;
30
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu
trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình
chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp
cần tái thẩm đối với người khác [39, Điều 107].
2.1.1.5. Quy định tại Điều 292 Bộ luật tố tụng hình sự. Theo quy định
tại điều luật này thì:
1. Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân có quyền phát hiện
những tình tiết mới của vụ án và báo cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Viện
trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác
minh những tình tiết đó; 2. Nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều
291 của Bộ luật này thì Viện trưởng viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị
tái thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền. Nếu không có căn
cứ thì Viện trưởng viện kiểm sát trả lời đơn cho cơ quan, tổ chức hoặc người
đã phát hiện biết rõ lý do của việc không kháng nghị [39, Điều 292].
Tương tự như giám đốc thẩm, quy định này cũng là biểu hiện của việc
thực hiện nguyên tắc giám đốc việc xét xử. Thông qua các đơn thư của cơ
quan, tổ chức, cá nhân về việc phát hiện những tình tiết mới liên quan đến vụ
án để vụ án được kháng nghị và xét xử theo thủ tục tái thẩm, Tòa án phải tổ
chức giám đốc việc xét xử và nếu thấy có căn cứ thì chuyển cho Viện trưởng
Viện kiểm sát có thẩm quyền tiến hành các công việc theo thủ tục tái thẩm.
2.1.2. Quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Tòa án
nhân dân năm 2014 về nguyên tắc giám đốc việc xét xử
- Tại Khoản 2 Điều 104 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân
31
dân tối cao giám đốc việc xét xử của Tòa án khác, trừ trường hợp do luật
định” [40]. Hiến pháp là đạo luật cơ bản và cao nhất của nước ta. Hiến pháp
là văn bản quy định những nguyên tắc cơ bản nhất và nguyên tắc giám đốc
việc xét xử đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, thể hiện tầm quan
trọng của nguyên tắc này. Giám đốc việc xét xử cũng là việc bảo đảm các
quyền công dân, bảo đảm việc thực thi pháp luật được nghiêm chỉnh, thống
nhất, hạn chế những sai lầm, thông qua đó đảm bảo pháp chế xã hội chủ
nghĩa, tạo niềm tin cho nhân dân vào Đảng và Nhà nước.
- Nguyên tắc trên được cụ thể hóa trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân
năm 2014, trong đó quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án tối
cao và Tòa án nhân dân các cấp, giải thích rõ hơn thuật ngữ: “Tòa án cấp
trên” và “Tòa án cấp dưới”, được thể hiện như sau:
Thứ nhất là, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định: “Bản
án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm
pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì được xem
xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm” [41, Điều 6, Khoản 2].
Thứ hai là, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định về nhiệm
vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao: “Giám đốc việc xét xử của Tòa án
khác, trừ trường hợp do luật định” [41, Điều 20, Khoản 2].
Thứ ba là, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định về nhiệm
vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao:
Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa
án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo
lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng [41, Điều 29, Khoản 2].
Thứ tư là, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định về nhiệm
vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
32
Kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân
dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, khi phát hiện
có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì
kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao xem xét, kháng nghị [41, Điều 37, Khoản 3].
Để thi hành quy định tại Khoản 2 Điều 104 Hiến pháp năm 2013 và các
quy định trên của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 về nguyên tắc
giám đốc việc xét xử, hiện nay Quốc hội đã cho ý kiến về Dự thảo Bộ luật tố
tụng hình sự (sửa đổi). Dự kiến trong kỳ họp sắp tới (tháng 10 và 11) Quốc
hội sẽ thông qua đạo luật này. Theo Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi)
thì “Giám đốc việc xét xử” vẫn là một nguyên tắc cơ bản của Tố tụng hình sự
nước ta và những quy định cụ thể thực hiện nguyên tắc này sẽ được sửa đổi,
bổ sung hoàn thiện hơn.
2.2. Thực tiễn thi hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003 về nguyên tắc giám đốc việc xét xử
2.2.1. Những kết quả đạt được
Theo các Báo cáo tổng kết công tác của ngành Tòa án nhân dân các năm
2010, 2011, 2012, 2013 và 2014, cho thấy việc thực hiện nguyên tắc giám đốc
việc xét xử trong những năm này đạt kết quả tích cực. Cụ thể như sau:
Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và nhiệm vụ trọng tâm công
tác năm 2011 của ngành Tòa án nhân dân (Báo cáo số 01/BC-TA ngày 04
tháng 01 năm 2011) cho thấy trong năm 2010, số lượng đơn đề nghị giám đốc
thẩm, tái thẩm được gửi tới các Tòa án, đặc biệt là Tòa án nhân dân tối cao
vẫn tăng nhiều. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này, thời gian qua,
các đơn vị chức năng của ngành tiếp tục tăng cường áp dụng các biện pháp
theo các văn bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao như: Thông báo số
01/TB-TANDTC-TK ngày 01/02/2008 quy định tạm thời về việc phân cấp và
33
trình tự giải quyết đơn khiếu nại tư pháp trong ngành Tòa án nhân dân; Thông
báo số 291/TB-TCCB ngày 11/7/2008 về việc phân công bổ sung nhiệm vụ
cho Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao đang công tác tại Tòa lao động, Tòa
hành chính, Tòa kinh tế thực hiện việc giải quyết một số vụ việc thuộc thẩm
quyền của Tòa dân sự; Quyết định số 43/2008/QĐ-TAND ngày 22/12/2008
về tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo trong ngành Tòa án nhân dân.
Đồng thời, Tòa án nhân dân tối cao đã phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân
tối cao và Bộ tư pháp ban hành văn bản quy định về việc phối hợp trong công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc trong lĩnh vực này theo hướng quy định rõ trách nhiệm của từng
cơ quan, cũng như cách thức phối hợp giữa các cơ quan để giải quyết kịp thời,
dứt điểm các khiếu nại, tố cáo của công dân.
Do làm tốt việc rà soát, phân loại đơn; tăng cường phối hợp công tác
giữa các đơn vị chức năng trong và ngoài ngành; quán triệt ý kiến chỉ đạo của
lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao phải ưu tiên giải quyết đối với các đơn sắp
hết thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, các đơn bức xúc, kéo dài,
đảm bảo tất cả các đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm phải được xem xét,
giải quyết trong thời hạn theo quy định của pháp luật, nên trong thời gian qua
nhiều vụ việc bức xúc, kéo dài đã được tập trung xem xét, giải quyết dứt
điểm; chất lượng giải quyết đơn, kháng nghị và xét xử giám đốc thẩm, tái
thẩm đã được nâng lên; đã hạn chế thấp nhất các trường hợp trả lời không có
căn cứ kháng nghị nhưng Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao lại kháng nghị để giải quyết vụ án theo trình
tự giám đốc thẩm, tái thẩm. Hầu hết các kháng nghị của Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh đều được Hội đồng
xét xử giám đốc thẩm chấp nhận.
Công tác kiểm tra, giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp trên đối với
34
Tòa án cấp dưới cũng được các Tòa án rất chú trọng và triển khai thực hiện
nghiêm túc. Hầu hết các Tòa án quân sự cấp quân khu và các Tòa án nhân dân
cấp tỉnh đều kiểm tra 100% các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
của Tòa án cấp dưới, thông qua đó các sai sót về nghiệp vụ đã được kịp thời
phát hiện, rút kinh nghiệm hoặc kháng nghị để sửa chữa. Tòa án nhân dân tối
cao đã trực tiếp tiến hành kiểm tra công tác xét xử của các Tòa phúc thẩm Tòa
án nhân dân tối cao và Tòa án cấp dưới với nội dung tập trung vào hai chuyên
đề mà Quốc hội quan tâm là việc kết án phạt tù nhưng cho hưởng án treo và
việc tuyên án không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác thi hành án. Qua
công tác kiểm tra, đối với những trường hợp cho hưởng án treo mà có sai lầm
nghiêm trọng thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị để giải
quyết lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật và yêu cầu Thẩm phán chủ
tọa phiên tòa và Hội đồng xét xử phải kiểm điểm nghiêm túc khi có bản án,
quyết định bị hủy vì lý do này. Đối với các bản án, quyết định tuyên không rõ
ràng, gây khó khăn cho việc thi hành án dân sự, theo quy định của pháp luật
nếu có thể sửa chữa, bổ sung thì yêu cầu Tòa án phải thông báo sửa chữa, bổ
sung ngay; trường hợp không thể sửa chữa, bổ sung thì kiên quyết kháng nghị
để xét xử lại vụ án; đối với Thẩm phán có bản án, quyết định bị hủy vì lý do
tuyên án không rõ ràng phải làm bản giải trình về trách nhiệm và nguyên nhân
để xảy ra tình trạng này khi kiểm điểm, đánh giá chất lượng công tác hàng
năm và khi kết thúc nhiệm kỳ Thẩm phán.
Như vậy, có thể thấy rằng, trong năm 2010 công tác giải quyết đơn đề
nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tiếp tục có những chuyển biến tích cực theo
hướng nâng cao chất lượng giải quyết; công tác giám đốc, kiểm tra việc xét
xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới đã được triển khai nghiêm
túc, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm trong toàn ngành nên các sai sót trong
công tác xét xử nói chung và những sai sót trong việc áp dụng chế định án
35
treo hoặc bản án tuyên không rõ ràng nói riêng đã rút được kinh nghiệm kịp
thời, đối với những trường hợp có sai lầm nghiêm trọng đã kháng nghị để giải
quyết lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật.
Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và nhiệm vụ trọng tâm công
tác năm 2012 của ngành Tòa án nhân dân (Báo cáo số 36/BC-TA ngày 28
tháng 12 năm 2011) thì năm 2011, nhìn chung công tác giải quyết đơn đề
nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của ngành Tòa án nhân dân nói chung và Tòa án
nhân dân tối cao nói riêng tiếp tục được tổ chức thực hiện khá tốt theo hướng
tập trung nâng cao chất lượng giải quyết, nhưng đồng thời không để quá thời
hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. Quá trình giải quyết, các Tòa án
đã chú trọng công tác tiếp dân, gắn việc tiếp dân với việc xem xét, giải quyết
các vụ việc của công dân theo đúng quy định của pháp luật; nghiêm túc tiếp
thu các ý kiến đóng góp và các kiến nghị của cử tri, Đại biểu Quốc hội, Đoàn
đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức để triển khai thực hiện tốt hơn nhiệm
vụ của mình. Để tăng cường hiệu quả công tác giám đốc thẩm, tái thẩm, ngày
25/11/2011, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn số
340/TANDTC-BTK quy định về trách nhiệm của các Tòa án trong việc phát
hiện, kiến nghị xem xét bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái
thẩm; đồng thời chỉ đạo các bộ phận chức năng của Tòa án nhân dân tối cao
xây dựng Đề án cơ chế giải quyết đơn đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái
thẩm ở Tòa án nhân dân tối cao.
Công tác giám đốc kiểm tra của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp
dưới cũng được duy trì thường xuyên và nghiêm túc. Ngoài hoạt động kiểm
tra thường xuyên, Tòa án nhân dân tối cao đã tiến hành kiểm tra theo
chuyên đề; cụ thể đã kiểm tra việc áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng
án treo tại 17 đơn vị của 04 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Thái Bình, Nam
Định, Ninh Bình, đồng thời kiểm tra việc chậm đưa ra xét xử đối với những
36
vụ án dân sự đã có quyết định giám đốc thẩm hủy bản án có hiệu lực pháp
luật để xét xử lại tại 19 đơn vị thuộc 02 tỉnh Long An và Lâm Đồng; các
Tòa án nhân dân cấp tỉnh cũng thường xuyên duy trì công tác giám đốc
việc xét xử với Tòa án nhân dân cấp huyện.
Thông qua công tác giám đốc kiểm tra và giải quyết đơn đề nghị giám
đốc thẩm, tái thẩm, các sai sót về chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình giải
quyết vụ án được phát hiện và khắc phục kịp thời; các khó khăn, bất cập được
tổng hợp để xem xét, tìm biện pháp tháo gỡ, các vướng mắc trong thực tiễn
xét xử được tập trung nghiên cứu, tổng kết, từng bước xây dựng và ban hành
các nghị quyết của Hội đồng thẩm phán và thông tư liên tịch hướng dẫn áp
dụng thống nhất pháp luật trong toàn ngành.
Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm công
tác năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân (Báo cáo số 05/BC-TA ngày 18
tháng 01 năm 2013), năm 2012, để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giải
quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, Tòa án nhân dân tối cao đã phối
hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Bộ Quốc
phòng tổ chức sơ kết thực hiện Quy định số 200/QĐPH/VKSTC-TATC-
BCA-BTP-BQP ngày 26/01/2010 về việc phối hợp trong công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo về tư pháp, nhằm đánh giá kết quả công tác phối hợp giữa
các cơ quan tư pháp trung ương trong giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp
thời gian qua và tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác này trong
thời gian tới; đồng thời chỉ đạo các bộ phận chức năng đẩy nhanh tiến độ xây
dựng Đề án cơ chế giải quyết đơn đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái
thẩm ở Tòa án nhân dân tối cao. Với quan điểm chỉ đạo cần kiên quyết phát
hiện và khắc phục những sai lầm nghiêm trọng ảnh hưởng tới quyền lợi của
nhà nước, tập thể và các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn số 340/TANDTC-BTK ngày
37
25/11/2011, quy định về trách nhiệm của các Tòa án trong việc phát hiện,
kiến nghị xem xét bản án, quyết định theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm.
Công tác giám đốc kiểm tra của Tòa án cấp trên với Tòa án cấp dưới
cũng được duy trì thường xuyên và nghiêm túc. Tòa án nhân dân tối cao đã tổ
chức 05 đoàn công tác tiến hành kiểm tra 587 hồ sơ vụ án và 2.376 hồ sơ thi
hành án hình sự tại các Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện của thành phố
Hải Phòng và các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thanh Hóa; các Tòa án
nhân dân cấp tỉnh cũng thường xuyên duy trì công tác giám đốc việc xét xử
đối với các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc quyền quản lý. Ngoài ra, ngành
Tòa án nhân dân còn duy trì chế độ tự kiểm tra và báo cáo định kỳ đối với các
đơn vị trong toàn ngành về các nội dung như: án tuyên không rõ ràng, phạt tù
nhưng do bị cáo hưởng án treo không đúng quy định của pháp luật. Để tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong khắc phục việc để các vụ án quá thời hạn
xét xử trong năm 2013 và các năm tiếp theo, Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao đã yêu cầu các Tòa án tự kiểm tra, rà soát các vụ án quá hạn luật định tại
địa phương, đơn vị mình để lên kế hoạch giải quyết dứt điểm; chỉ đạo Ban
thanh tra thuộc Tòa án nhân dân tối cao kiểm tra tình hình này tại một số Tòa
án địa phương; đồng thời, trong năm 2012, Tòa án nhân dân tối cao đã tổ
chức Hội nghị toàn ngành về đánh giá thực trạng, nguyên nhân và các giải
pháp khắc phục tình trạng để các vụ án quá thời hạn xét xử. Hội nghị này
được đánh giá là có ý nghĩa rất thiết thực, qua đó tạo quyết tâm trong toàn
ngành để khắc phục hạn chế, thiếu sót này.
Thông qua công tác giám đốc kiểm tra và giải quyết đơn đề nghị giám
đốc thẩm, tái thẩm, các sai sót về chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình giải
quyết vụ án được phát hiện và khắc phục kịp thời; các khó khăn, bất cập được
tổng hợp để xem xét, tìm biện pháp tháo gỡ; các vướng mắc trong thực tiễn
xét xử được tập trung nghiên cứu, tổng kết, từng bước xây dựng và ban hành
38
các nghị quyết của Hội đồng thẩm phán và Thông tư liên tịch hướng dẫn áp
dụng thống nhất pháp luật trong toàn ngành.
Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 và nhiệm vụ trọng tâm công
tác Tòa án năm 2014 (Báo cáo số 01/BC-TA ngày 09 tháng 01 năm 2014) cho
thấy năm 2013, nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời những sai lầm nghiêm
trọng ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà nước, tập thể và các quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân, Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ đạo các Tòa án tiếp tục
phát hiện những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án để kiến
nghị xem xét bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm. Để thực hiện đạt
và vượt các chỉ tiêu, yêu cầu mà Nghị quyết số 37 của Quốc hội đã đề ra liên
quan tới công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm cùng với
việc chỉ đạo các Tòa án chú trọng nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các
loại vụ án ngay từ cấp sơ thẩm, phúc thẩm để hạn chế nguyên nhân phát sinh
các đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
đã chỉ đạo thành lập các “Tổ Thẩm phán” giúp Chánh án xem xét, giải quyết
các đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao, nhằm
cải cách rút ngắn quy trình, đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải
quyết, khắc phục tình trạng đã trả lời không có căn cứ kháng nghị nhưng sau
đó người có thẩm quyền lại kháng nghị để giải quyết vụ án theo thủ tục giám
đốc thẩm; rà soát các quy định liên quan tới quy trình giải quyết đơn đề nghị
giám đốc thẩm, tái thẩm để sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù
hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này; chỉ đạo tập trung nghiên cứu, đề
xuất sửa đổi các quy định liên quan tới công tác giám đốc thẩm, tái thẩm
trong quá trình sửa đổi các luật tố tụng.
Công tác giám đốc kiểm tra của Toà án cấp trên đối với Toà án cấp dưới
cũng được duy trì thường xuyên và nghiêm túc. Tòa án nhân dân tối cao đã kiểm
tra 1.974 hồ sơ vụ án hình sự và 5.163 hồ sơ thi hành án phạt tù tại các Tòa án
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự

More Related Content

What's hot

BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
 BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI  CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777... BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI  CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập kiểm sát viên viện kiểm sát huyện Phú Riềng, Bình Phước
Báo cáo thực tập kiểm sát viên viện kiểm sát huyện Phú Riềng, Bình PhướcBáo cáo thực tập kiểm sát viên viện kiểm sát huyện Phú Riềng, Bình Phước
Báo cáo thực tập kiểm sát viên viện kiểm sát huyện Phú Riềng, Bình PhướcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Luận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOT
Luận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOTLuận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOT
Luận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOT
 
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, HOT
Luận văn: Tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, HOTLuận văn: Tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, HOT
Luận văn: Tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, HOT
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
 BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI  CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777... BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI  CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
 
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đTội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
 
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra theo luật
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra theo luậtLuận văn: Thẩm quyền điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra theo luật
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra theo luật
 
Đề tài: Giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Đề tài: Giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Kiên Giang, HAYĐề tài: Giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Đề tài: Giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sựLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
 
Luận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễn
Luận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễnLuận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễn
Luận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễn
 
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luậtLuận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
 
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội vu khống trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội vu khống trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội vu khống trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội vu khống trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sựLuận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
 
Báo cáo thực tập kiểm sát viên viện kiểm sát huyện Phú Riềng, Bình Phước
Báo cáo thực tập kiểm sát viên viện kiểm sát huyện Phú Riềng, Bình PhướcBáo cáo thực tập kiểm sát viên viện kiểm sát huyện Phú Riềng, Bình Phước
Báo cáo thực tập kiểm sát viên viện kiểm sát huyện Phú Riềng, Bình Phước
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữu
Luận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữuLuận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữu
Luận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữu
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
 
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán Toà án trong hoạt động xét xử, HAY
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán Toà án trong hoạt động xét xử, HAYĐề tài: Vai trò của Thẩm phán Toà án trong hoạt động xét xử, HAY
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán Toà án trong hoạt động xét xử, HAY
 
Luận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Luận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAYLuận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Luận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAY
 

Similar to Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự

Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...
Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...
Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự (20)

Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự
Luận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sựLuận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự
Luận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự
 
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAY
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAYLuận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAY
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAY
 
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
 
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
 
Luận văn: Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Bình đẳng trước Tòa án trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Bình đẳng trước Tòa án trong Luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Bình đẳng trước Tòa án trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Bình đẳng trước Tòa án trong Luật tố tụng hình sự, HOT
 
Đề tài: Nguyên tắc bình đẳng trước Tòa án trong Luật tố tụng, HOT
Đề tài: Nguyên tắc bình đẳng trước Tòa án trong Luật tố tụng, HOTĐề tài: Nguyên tắc bình đẳng trước Tòa án trong Luật tố tụng, HOT
Đề tài: Nguyên tắc bình đẳng trước Tòa án trong Luật tố tụng, HOT
 
Đề tài: Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát
Đề tài: Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sátĐề tài: Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát
Đề tài: Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát
 
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAYĐề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
 
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
 
Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...
Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...
Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...
 
Luận văn: Vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOT
Luận văn: Vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOTLuận văn: Vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOT
Luận văn: Vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOT
 
Điều tra vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOT
Điều tra vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOTĐiều tra vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOT
Điều tra vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOT
 
Năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính, HOT
Năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính, HOTNăng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính, HOT
Năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính, HOT
 
Chất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên, HAY
Chất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên, HAYChất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên, HAY
Chất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên, HAY
 
Luận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAYLuận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều tra
Luận văn: Những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều traLuận văn: Những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều tra
Luận văn: Những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều tra
 
Đề tài: Pháp luật về quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
Đề tài: Pháp luật về quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phánĐề tài: Pháp luật về quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
Đề tài: Pháp luật về quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
 
Luận văn: Bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa hình sự tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa hình sự tại TP Đà NẵngLuận văn: Bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa hình sự tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa hình sự tại TP Đà Nẵng
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT DƢƠNG THỊ ÁNH NGUY£N T¾C GI¸M §èC VIÖC XÐT Xö TRONG LUËT Tè TôNG H×NH Sù VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT DƢƠNG THỊ ÁNH NGUY£N T¾C GI¸M §èC VIÖC XÐT Xö TRONG LUËT Tè TôNG H×NH Sù VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG QUANG PHƢƠNG HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Đặng Quang Phương. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy, tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ngƣời cam đoan Dƣơng Thị Ánh
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC GIÁM ĐỐC VIỆC XÉT XỬ TRONG LUẬT TỔ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ............................................................................................ 6 1.1. Khái niệm nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam .................................................................................. 6 1.1.1. Định nghĩa giám đốc việc xét xử............................................................ 6 1.1.2. Giám đốc việc xét xử - nguyên tắc của luật tố tụng hình sự Việt Nam........... 7 1.2. Vai trò và ý nghĩa của nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự Việt Nam.............................................................. 9 1.2.1. Vai trò của nguyên tắc giám đốc việc xét xử.......................................... 9 1.2.2. Ý nghĩa của nguyên tắc giám đốc việc xét xử......................................12 1.3. Nội dung của giám đốc việc xét xử....................................................14 1.3.1. Phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm, sai lầm ...............................................................................14 1.3.2. Thẩm quyền và tổ chức thực hiện giám đốc việc xét xử......................15 1.3.3. Kết quả của giám đốc việc xét xử.........................................................20 1.4. Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2003...............................................20 Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ NGUYÊN TẮC GIÁM ĐỐC VIỆC XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH .........................................27
  • 5. 2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc giám đốc việc xét xử....................................................................................................27 2.1.1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về nguyên tắc giám đốc việc xét xử.............................................................................27 2.1.2. Quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 về nguyên tắc giám đốc việc xét xử..............................30 2.2. Thực tiễn thi hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về nguyên tắc giám đốc việc xét xử ..........................................32 2.2.1. Những kết quả đạt được........................................................................32 2.2.2. Những thiếu sót, vi phạm trong việc thực hiện nguyên tắc giám đốc việc xét xử......................................................................................44 2.2.3. Nguyên nhân của những thiếu sót, vi phạm .........................................46 Chƣơng 3: CÁC YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM NGUYÊN TẮC GIÁM ĐỐC VIỆC XÉT XỬ TRONG LUẬT TỔ TỤNG HÌNH SỰ..........................................................................53 3.1. Các yêu cầu bảo đảm nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong tố tụng hình sự.........................................................................................53 3.2. Các giải pháp bảo đảm việc thực hiện nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam ............................55 3.2.1. Cơ sở đưa ra các giải pháp....................................................................55 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về nguyên tắc giám đốc việc xét xử.........55 3.2.3. Giải pháp tổ chức bộ máy thực hiện nguyên tắc giám đốc việc xét xử .....60 3.2.4. Giải pháp trong việc tổ chức thực hiện nguyên tắc giám đốc việc xét xử.....................................................................................................65 3.2.5. Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ........................................71 3.2.6. Giải pháp khác ......................................................................................77 KẾT LUẬN....................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................81
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Xét về tổng số đơn 42 Bảng 2.2: Xét về số đơn đã được giải quyết 42
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tòa án nhân dân, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của nhân dân. Trong hoạt động xét xử, Tòa án các cấp cũng đề ra phương châm là "xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật". Trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm sự bình đẳng trong xã hội, bảo vệ sự an toàn trong hành lang pháp lý, thì Tòa án đã thực sự trở thành công cụ có hiệu quả. Ngành Tòa án đã ra sức khắc phục khó khăn, phát huy những điểm tích cực trong công tác xét xử và uốn nắn, sửa chữa những thiếu sót. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, do những nguyên nhân khác nhau, một số bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn còn để lọt người phạm tội, làm oan người vô tội; áp dụng hình phạt quá nặng hoặc quá nhẹ không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và hậu quả do người phạm tội gây ra. Mặt khác, trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự, có trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã vi phạm các quy định của pháp luật, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người phạm tội và những người tham gia tố tụng khác. Để khắc phục tình trạng trên, Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định nguyên tắc giám đốc việc xét xử - nguyên tắc giám đốc việc xét xử ra đời nhằm kiểm tra lại những sai lầm, thiếu sót trong quá trình xét xử của Tòa án các cấp. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về giám đốc việc xét xử: “Tòa án cấp trên giám đốc việc xét xử của tòa án cấp dưới, Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp để bảo đảm việc áp dụng pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất” [39, Điều 21]. Nguyên tắc giám đốc việc xét xử đánh dấu một bước phát triển pháp luật tố
  • 8. 2 tụng ở nước ta. Nguyên tắc trên được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự là nhằm hạn chế và khắc phục những sai lầm, thiếu sót trong việc xử lý vụ án của các Tòa án, góp phần xử lý công minh, không để lọt tội phạm và người phạm tội, đồng thời không làm oan người vô tội. Tuy nhiên, thực tiễn công tác giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự cho thấy, mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng các quy định về giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự của nước ta chưa đầy đủ, nhiều điểm còn mâu thuẫn, chồng chéo, chưa rõ ràng, khó áp dụng, gây nhiều tranh cãi. Việc giải thích, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc giám đốc xét xử chưa được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quan tâm đúng mức, nên trong công tác giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự chưa đem lại kết quả như mong muốn. Tình trạng oan sai chưa được sửa chữa kịp thời, nhất là đối với trường hợp Tòa án tuyên bố không phạm tội, nhưng quyết định đó của Tòa án là không đúng hoặc áp dụng hình phạt quá nhẹ, cho hưởng án treo không đúng nhưng không phát hiện kịp thời nên đã hết thời hạn kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án. Việc nghiên cứu nội dung, ý nghĩa, vai trò của giám đốc việc xét xử, nghiên cứu thực tiễn công tác giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự, để làm rõ những vướng mắc, những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự là rất cần thiết. Đó cũng là lý do học viên chọn đề tài: “Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Hoạt động giám đốc việc xét xử đã được các nhà làm luật cũng như những người làm công tác thực tiễn quan tâm và nghiên cứu. Công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Nâng cao hiệu quả công tác giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự” của Th.S Đinh Văn Quế làm chủ biên, Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 2005; Công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: “Một số
  • 9. 3 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân tối cao” do Th.S Đặng Xuân Đào làm chủ biên, Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội, 2007; Bài viết: “Công tác kiểm sát các bản án, quyết định về hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án - thực trạng và kiến nghị” của Nguyễn Quốc Công, Tham luận khoa học năm 2004; Bài viết: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao” - Th.S Đinh Văn Quế, Tham luận khoa học năm 2007; Bài viết: “Thực trạng công tác giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự ở các Tòa án quân sự” - TS. Nguyễn Đức Mai, Tham luận khoa học năm 2005; Bình luận khoa học bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm - Th.S Đinh Văn Quế, NXB Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, 2004; GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên - Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, NXB Công an nhân dân, 2004 (tr.47,48). Ngoài các công trình nghiên cứu trên đây, còn có nhiều công trình và giáo trình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến giám đốc việc xét xử. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào ở cấp độ thạc sĩ luật học nghiên cứu giám đốc xét xử như là một nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự Việt Nam có tính hệ thống và toàn diện. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là làm rõ các khái niệm, vai trò và ý nghĩa của nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong tố tụng hình sự, nghiên cứu thực tiễn giám đốc việc xét xử hiện nay, làm rõ những mặt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó đưa ra các giải pháp đảm bảo nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ của luận văn được đặt ra là:
  • 10. 4 - Nghiên cứu những vấn đề chung, quy định của pháp luật có liên quan đến nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam; - Nghiên cứu, khảo sát số liệu thực tế về số đơn khiếu nại, bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Từ đó làm rõ nguyên nhân của những hạn chế đó; - Từ những hạn chế đã được làm rõ và nguyên nhân của những hạn chế, luận văn đưa ra các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng hiệu quả giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức Tòa án nhân dân liên quan đến nguyên tắc giám đốc việc xét xử, các báo cáo tổng kết, rút kinh nghiệm của Tòa án nhân dân tối cao, thực tiễn giám đốc việc xét xử trong thời gian qua, trong đó có kết quả giám đốc thẩm, tái thẩm. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu gồm các quy định trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, thực tiễn giám đốc việc xét xử trong quá trình giải quyết vụ án, bao gồm cả việc giải quyết đơn yêu cầu giám đốc thẩm, tái thẩm. Luận văn cũng nghiên cứu và giải quyết những vấn đề liên quan đến giám đốc việc xét xử để làm rõ đây là một trong những nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam. Về thời gian, luận văn nghiên cứu thực tiễn giám đốc việc xét xử trong các năm từ năm 2010 đến năm 2014. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Để hoàn thành luận văn, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử), tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về pháp luật, về cải cách tư pháp.
  • 11. 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu để tác giả hoàn thiện luận văn bao gồm các phương pháp truyền thống, phù hợp với chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự, cụ thể là: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp lịch sử; logic, phương pháp khảo sát thực tiễn...; Trong luận văn, tác giả coi trọng việc nghiên cứu lý luận với thực tiễn mà đặc biệt là việc khảo sát, tổng kết thực tiễn công tác giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự, đối chiếu với các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. 6. Ý nghĩa của luận văn Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về nguyên tắc giám đốc việc xét xử trên cả khía cạnh lý luận và thực tiễn thực hiện nguyên tắc này, tác giả đã kiến nghị nhiều vấn đề và đề ra các giải pháp nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng hiệu quả thực hiện nguyên tắc giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự. Luận văn còn là tài liệu tham khảo hữu hiệu trong công tác nghiên cứu khoa học, công tác giảng dạy trong các trường đại học, học viện đào tạo các chức danh tư pháp, Trường cán bộ Tòa án và đối với Thẩm tra viên, Thẩm phán và các cán bộ có các chức danh tư pháp khác. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung về nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam. Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự và thực tiễn thi hành. Chương 3: Các yêu cầu và các giải pháp bảo đảm nguyên tắc giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự.
  • 12. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC GIÁM ĐỐC VIỆC XÉT XỬ TRONG LUẬT TỔ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam 1.1.1. Định nghĩa giám đốc việc xét xử Phát biểu tại một Hội nghị triển khai công tác Tòa án cho một năm mới, Nguyên Phó thủ tướng chính phủ, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư trung ương Đảng Trương Vĩnh Trọng có nói rằng: “Việc và cơm vào miệng vẫn có thể có những hạt bị rơi, không có việc gì được trọn vẹn. Tòa án cũng vậy thôi, xét xử thì cũng có thể có sai lầm, nhưng các đồng chí hãy cố gắng, làm thế nào để hạn chế cái sai lầm đó tối đa nhất dẫn đến loại trừ nó. Và khi đã phạm sai lầm thì biết phát hiện kịp thời để mà khắc phục những sai lầm đó”. Thể chế hóa Điều 134 của Hiến pháp năm 1992 (nay là Điều 104 Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2013): “Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác , trừ trườ ng hợp do luật đi ̣nh ” [40], Bộ luật tố tụng hình sự quy định giám đốc việc xét xử là một nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự với nội dung Tòa án cấp trên giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp dưới, Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp để bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật được tiến hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Giám đốc xét xử của Tòa án cấp trên đối với hoạt động của Tòa án cấp dưới thể hiện ở việc kiểm tra, xem xét hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới; phát hiện những thiếu sót, sai lầm trong hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới, từ đó sửa chữa, hướng dẫn Tòa án cấp dưới áp dụng thống nhất pháp luật. Công tác giám đốc xét xử của Tòa án cấp trên đối với hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới còn thể hiện bằng việc xem lại các bản án và quyết định
  • 13. 7 theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Theo GS.TS Võ Khánh Vinh thì: “Hoạt động giám đốc xét xử của Tòa án cấp trên đối với hoạt động xét xử hình sự của Tòa án cấp dưới được tiến hành bằng việc xem xét lại các bản án và quyết định của Tòa án cấp dưới theo các thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm” [58, tr.47-48]. Giám đốc xét xử là việc Toà án cấp trên kiểm tra tính đúng đắn về hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới. Việc giám đốc xét xử của Tòa án cấp trên nhằm phát hiện và khắc phục những sai lầm thiếu sót đó là cần thiết, góp phần vào bảo vệ pháp chế Xã hội chủ nghĩa, xử lý công minh, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp trên thông qua các hoạt động: kiểm tra phát hiện những sai lầm, thiếu sót của Tòa án cấp dưới; giải quyết khiếu nại của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và của công dân về các bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật; tổng kết kinh nghiệm xét xử; hướng dẫn Tòa án cấp dưới áp dụng pháp luật thống nhất; kháng nghị bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Tóm lại, theo phân tích trên, “Giám đốc việc xét xử là việc Tòa án cấp trên giám sát, kiểm tra, xem xét hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới để phát hiện và uốn nắn kịp thời những vi phạm, sai lầm của Tòa án cấp dưới, bảo đảm hoạt động xét xử và các bản án, quyết định của Tòa án được thực hiện và ban hành đúng pháp luật”. 1.1.2. Giám đốc việc xét xử - nguyên tắc của luật tố tụng hình sự Việt Nam Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên) năm 1998 thì: “Nguyên tắc là điều cơ bản định ra nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm” [20, tr.672]. Vậy, giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự có phải là điều cơ bản được định ra và nhất thiết phải làm, phải tuân theo trong công tác xét xử của Tòa án hay không? Trong Bộ máy nhà nước nói chung và trong từng ngành, từng hệ thống
  • 14. 8 nói riêng, việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát là công việc phải thực hiện thường xuyên. Giám đốc việc xét xử trong hệ thống Tòa án nhân dân về bản chất cũng giống như kiểm tra, kiểm soát và giám sát. Tuy nhiên nó cũng có những đặc thù riêng. Tòa án xét xử độc lập nhưng phải tuân theo pháp luật. Với những đặc trưng của hoạt động xét xử, hệ thống tòa án là nơi đem đến cho các bên tranh tụng sự bình đẳng, công bằng, góp phần thiết lập trật tự xã hội. Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống tòa án cũng không phải không có những vi phạm, sai lầm nếu những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng không được bảo đảm. Khi đó, không những quyền lợi chính đáng của các đương sự không được bảo đảm, mà uy tín của Nhà nước cũng bị giảm sút. Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, luật tố tụng hình sự chịu sự chi phối của các nguyên tắc nhất định. Theo quy định tại Chương 2 “Những nguyên tắc cơ bản” của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, thì trong tố tụng hình sự có 30 Điều (từ Điều 3 đến Điều 32) các nguyên tắc cơ bản. Tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về “Giám đốc việc xét xử” quy định: “Tòa án cấp trên giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp dưới, Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp để bảo đảm việc áp dụng pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất” [39, Điều 21]. Quy định này không phải mới được bổ sung và Bộ luật tố tụng hình sự 2003 mà nó đã được quy định tại Chương 1 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 (Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của nước ta với nội dung tương ứng: “Tòa án cấp trên giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp dưới, Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp để bảo đảm việc áp dụng pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất” [34, Điều 22]. Bên cạnh đó, những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án cấp phúc thẩm; về phát hiện bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật nhưng có sai lầm; về xét lại bản án, quyết định của Tòa
  • 15. 9 án có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm đủ để kết luận: “Giám đốc việc xét xử là nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự Việt Nam”. 1.2. Vai trò và ý nghĩa của nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự Việt Nam 1.2.1. Vai trò của nguyên tắc giám đốc việc xét xử Nguyên tắc giám đốc việc xét xử có vai trò rất quan trọng trong tố tụng hình sự. Điều đó được thể hiện ở một số phương diện sau đây: Thứ nhất, nguyên tắc này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người, đặc biệt là đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, tăng cường sự tham gia của người dân thông qua việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong đó có công tác xét xử của Tòa án. Nguyên tắc này cũng là một cơ sở để thực hiện tốt nguyên tắc “Đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng”. Nguyên tắc này thể hiện bản chất dân chủ của pháp luật tố tụng hình sự nước ta, nó có ý nghĩa không những đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà còn góp phần vào việc phát hiện, khắc phục sai lầm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Điều 31 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, công dân có quyền tố cáo những việc làm trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó. Cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo biết và có biện pháp khắc phục [39, Điều 31]. Như vậy, công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, tố cáo những
  • 16. 10 việc làm trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó. Trong hoạt động kiểm tra, giám sát việc xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan, tổ chức, công dân có quyền khiếu nại các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan cũng như người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là không đúng pháp luật. Trong giai đoạn xét xử, việc khiếu nại được gửi đến cho Chánh án tòa án cùng cấp hoặc Tòa án cấp trên. Song song đó, cơ quan có thẩm quyền cũng phải có nghĩa vụ tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại và tố cáo biết và có biện pháp khắc phục. Kinh nghiệm đấu tranh phòng chống tội phạm cho thấy phải dựa vào quần chúng, phát huy tính tích cực, chủ động của quần chúng trong việc phát hiện, ngăn chặn tội phạm, kiểm tra, giám sát việc xét xử, thi hành pháp luật cũng như trong công tác thi hành án thì mới đạt được hiệu quả cao. Đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức. Phát hiện, tố giác hành vi phạm tội; tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Tạo điều kiện để các tổ chức và công dân tham gia tố tụng hình sự là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Do vậy, khi nhận được tin báo, tố giác, khiếu nại của các tổ chức hoặc công dân chuyển đến, cơ quan tiến hành tố tụng sau khi xem xét phải trả lời kết quả giải quyết tin báo, trả lời đơn cho tổ chức hoặc công dân đã báo tin biết. Thứ hai, nguyên tắc này bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án đưa ra là đúng nhằm “chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” hướng tới mục đích “góp phần
  • 17. 11 bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật Xã hội chủ nghĩa, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”. Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản án, quyết định của Tòa án đặc trưng ở tính dứt điểm của nó. Chỉ có bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật mới xác định một người nào đó có tội hay không có tội. Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” [39, Điều 9]. Nguyên tắc giám đốc việc xét xử nhằm bảo đảm bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải đúng đắn. Có như vậy mới bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của con người. Chừng nào chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, thì người bị buộc tội vẫn được coi là người chưa có tội. Do chưa được coi là người có tội nên các cơ quan tiến hành tố tụng không được đối xử với bị can, bị cáo như người có tội, kể cả trường hợp họ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất như tạm giam. Mọi quyết định của Tòa án đều tác động đến mỗi con người cụ thể - một người chỉ phải chịu hình phạt khi bản án kết tội của Tòa đã có hiệu lực pháp luật. Như vậy, bản án hoặc quyết định của Tòa án đưa ra là rất quan trọng, mang tính pháp lý cao, nên việc đưa ra bất cứ bản án hoặc quyết định nào của Tòa đều phải đảm bảo tính chính xác, phải tuân theo những trình tự, thủ tục nhất định và dưới sự kiểm tra, giám sát của công dân, tổ chức, các cơ quan có thẩm quyền. Thứ ba, nguyên tắc này bảo vệ uy tín của Đảng và Nhà nước, tạo lòng tin cho nhân dân. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tư tưởng vì con người, vì nhân dân, lấy dân làm gốc luôn là mục tiêu, tôn chỉ trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ tịch. Muốn Đảng và
  • 18. 12 Nhà nước vững mạnh, phát triển thì phải có niềm tin của dân vào Đảng, Nhà nước và chính quyền. Một trong những cách hiệu quả để tạo được lòng tin cho nhân dân chính là việc thực thi pháp luật một cách nghiêm chỉnh, thống nhất. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự cũng vậy. Việc xuất hiện những vụ án oan sai là biểu hiện sự giảm sút của hệ thống pháp luật, người dân không còn biết bấu víu vào đâu và phải tự tìm mọi cách để cứu mình. Thông qua hoạt động giám đốc việc xét xử, các bản án và quyết định của Tòa án luôn được đảm bảo tính đúng đắn, hạn chế tối đa và dần tiến tới loại bỏ những sai sót. Vì vậy, phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai lầm nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân, hình thành lòng tin của họ vào pháp luật và Đảng và Nhà nước, qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, thái độ tôn trọng pháp luật của mọi thành viên trong xã hội. Làm tốt công tác giám đốc xét xử chính là giúp cho các thành viên trong xã hội thấy rõ hơn trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình trong việc xây dựng, giữ gìn, bảo vệ thành quả cách mạng, tạo niềm tin vững chắc vào Đảng, chính quyền và chế độ Xã hội chủ nghĩa, qua đó nâng cao ý thức chính trị, tự giác chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, tích cực, chủ động tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh của đất nước. Thông qua hoạt động giám đốc xét xử nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân sẽ tạo sự thống nhất cao trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật ở tất cả các cấp, các ngành, các đơn vị, từng bước tạo ra mặt bằng dân trí pháp lý phù hợp, góp phần tạo ra sự ổn định về chính trị- xã hội, làm nên sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. 1.2.2. Ý nghĩa của nguyên tắc giám đốc việc xét xử Với nội dung như đã phân tích trên, nguyên tắc này bảo đảm cho việc chấp hành pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất; bảo đảm tính đúng đắn của bản án và quyết định của Tòa án; góp phần vào việc nâng cao chất lượng xét
  • 19. 13 xử của Tòa án cũng như bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Nguyên tắc giám đốc việc xét xử góp phần vào việc bảo đảm cho quá trình tiến hành tố tụng được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và thống nhất. Việc thực hiện nguyên tắc giám đốc xét xử chính là việc kiểm tra của Tòa án các cấp. Tòa án cấp trên giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp dưới thông qua hoạt động kiểm tra việc xét xử bằng cách thông qua các thông tin, đơn thư khiếu nại, tố cáo của các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Đảm bảo cho việc tiến hành tố tụng được thực hiện một cách nghiêm chỉnh nhất. Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tuy nhiên hoạt động xét xử của Tòa án cũng sẽ không tránh được những sai xót, xử sai, xử không đúng người đúng tội. Trên thực tế có rất nhiều những vụ án oan sai, hoặc áp dụng những biện pháp tư pháp, hình phạt sai do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trên thực tế, vì những nguyên nhân khách quan hay chủ quan, vẫn còn tồn tại những án oai sai, xử không đúng người, đúng tội. Chính vì vậy, hoạt động giám đốc xét xử có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế những sai lầm, thiếu sót của Tòa án, đảm bảo cho quá trình tố tụng được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và thống nhất. Nguyên tắc giám đốc việc xét xử góp phần vào việc động viên và tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tham gia vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm và dân chủ hóa quá trình tố tụng. Nguyên tắc giám đốc việc xét xử có ý nghĩa cho việc định hướng xây dựng pháp luật tố tụng hình sự. Từ việc giám đốc việc xét xử, Tòa án sẽ rút ra được những thiếu sót, yếu kém của các Tòa án cấp dưới. Tòa án cấp trên giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp dưới thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, xem xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa. Từ đó phát hiện những sai sót, yếu kém của các Tòa án cấp dưới và kịp thời sửa chữa, khắc phục, điều chỉnh những sai sót, yếu kém đó; Những bất cập của pháp luật, khi
  • 20. 14 áp dụng vào thực tế không còn phù hợp sẽ được phát hiện. Thông qua đó, rút kinh nghiệm từ thực tiễn, Tòa án sẽ có những đề án, kế hoạch cụ thể để sửa đổi, bổ sung pháp luật, hoàn thiện pháp luật sao cho phù hợp với công tác xét xử trên thực tiễn và phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành. 1.3. Nội dung của giám đốc việc xét xử 1.3.1. Phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm, sai lầm Chủ thể phát hiện và hình thức phát hiện rất phong phú và đa dạng Theo Điều 274 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, thì người bị kết án, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân có quyền phát hiện và kiến nghị những vi phạm pháp luật hoặc những tình tiết mới trong các bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật với những người có thẩm quyền kháng nghị để những người này xét có quyết định kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm hay không. Nếu không có căn cứ kháng nghị, thì người có quyền kháng nghị phải trả lời cho người hoặc cơ quan tổ chức đã phát hiện biết rõ lý do vì sao không kháng nghị. Không hạn chế quyền phát hiện các vi phạm, sai lầm này. Việc không hạn chế quyền phát hiện vi phạm pháp luật, sai lầm trong áp dụng pháp luật trong các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật là thể hiện quyền giám sát hoạt động xét xử của toàn xã hội đối với Tòa án. Hình thức phát hiện lại rất phong phú đa dạng. Người phát hiện có thể viết đơn, thư gửi cho những người có thẩm quyền kháng nghị. Thông qua các tin tức do các cơ quan thông tin đại chúng như: Đài phát thanh, truyền thanh, truyền hình, báo chí,… đưa tin về việc vi phạm pháp luật trong các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, về việc phát hiện các tình tiết mới có liên quan đến vụ án. Phạm vi phát hiện cũng rất rộng, có thể phát hiện bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án ở địa phương mình hoặc trong cả nước của bất kỳ Tòa án nào.
  • 21. 15 Giám đốc việc xét xử cũng được thực hiện thông qua hoạt động của Viện kiểm sát. Đối với cơ quan Viện kiểm sát, trong khi thực hiện quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật cũng có quyền kiểm tra công tác xét xử của Tòa án bằng cách xem xét các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cùng cấp hoặc cấp dưới gửi đến cho mình theo quy định của pháp luật; Thông qua việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân về các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Viện kiểm sát có thể tự mình hoặc phối hợp với Tòa án cùng cấp thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác xét xử của Tòa án và công tác kiểm sát của Viện kiểm sát cấp dưới. Hoạt động kiểm tra của Viện kiểm sát còn thông qua các báo cáo của Viện kiểm sát cấp dưới về tình hình xét xử của Tòa án cấp đó và kiến nghị xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. 1.3.2. Thẩm quyền và tổ chức thực hiện giám đốc việc xét xử Đối với Tòa án, việc giám đốc xét xử được thực hiện thông qua hoạt động kiểm tra công tác xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới với nhiều hình thức như: kiểm tra thường xuyên bằng cách xem xét các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới; thông qua việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo. Ngoài việc kiểm tra thường xuyên, còn kiểm tra định kỳ; kiểm tra định kỳ thường được áp dụng để xem xét chất lượng xét xử của một hoặc một số Tòa án trong một thời gian nhất định (sáu tháng hoặc một năm). Ngoài việc kiểm tra của Tòa án cấp trên với Tòa án cấp dưới, thì ở từng Tòa án cũng tự kiểm tra hoạt động xét xử của Tòa án mình nếu phát hiện bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật có sai lầm hoặc có tình tiết mới liên quan đến vụ án thì phải báo cáo với người có quyền kháng nghị để xem xét việc có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm hay không.
  • 22. 16 Công tác kiểm tra bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp. Trong những năm qua, việc kiểm tra các bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp chủ yếu do Ban thanh tra Tòa án nhân dân tối cao thực hiện theo kế hoạch kiểm tra định kỳ. Đối với Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao việc kiểm tra bản án đã có hiệu lực pháp luật chưa được thường xuyên, chủ yếu là do thiếu biên chế, lại phải tập trung giải quyết đơn khiếu nại và nhiều việc khác. Do đó, những sai sót của Tòa án các cấp ít được phát hiện qua việc kiểm tra bản án. Trong thời gian trở lại đây, do đổi mới lề lối làm việc mà đặc biệt là đổi mới việc giải quyết đơn khiếu nại, nên từng bước Tòa hình sự đã kiểm tra được một số bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp. Riêng đối với bản án của Tòa án quân sự, do không có quy định phải gửi cho Tòa án nhân dân tối cao nên không thực hiện được việc kiểm tra. Qua kiểm tra bản án, Tòa hình sự đã phát hiện nhiều thiếu sót trong việc xét xử của Tòa án các cấp, kịp thời rút kinh nghiệm cho Tòa án đã ra bản án, những trường hợp sai lầm nghiêm trọng đã rút hồ sơ nghiên cứu và đề xuất Chánh án kháng nghị. Việc thực hiện giám đốc xét xử các vụ án hình sự ở các Tòa án cấp tỉnh. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì Tòa án cấp trên giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp dưới, trong đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. Khi phát hiện có vi phạm pháp luật, sai lầm trong việc áp dụng pháp luật, hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị (Khoản 3 Điều 37 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014). Theo quy định tại Điều 279 chương XXX Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện.
  • 23. 17 Để thực hiện chức năng giám đốc việc xét xử, Tòa án nhân dân cấp tỉnh thường thành lập các Đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân cấp dưới. Bên cạnh đó, thì cơ cấu của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng được tổ chức để thực hiện chức năng này, gồm có Ủy ban thẩm phán - Ủy ban thẩm phán có nhiệm vụ xét xử giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cấp dưới bị kháng nghị. Để giúp Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh giám đốc xét xử, có bộ máy giúp việc. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân địa phương có Phòng giám đốc kiểm tra - có chức năng, nhiệm vụ như sau: - Kiểm tra các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện. Nếu phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện có sai lầm hoặc phát hiện tình tiết mới thì báo cáo Chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét và kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng. - Giúp Chánh án tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiểm tra, thanh tra công tác xét xử đối với các Tòa án nhân dân cấp huyện trong địa phương để phát hiện những sai sót, kịp thời rút kinh nghiệm hoặc kháng nghị theo thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Giúp Chánh án tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện tốt công tác theo dõi thi hành án hình sự. Việc thực hiện giám đốc xét xử các vụ án hình sự ở các Tòa án quân sự. Giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự ở các Tòa án quân sự cũng tương tự như đối với các Tòa án nhân dân. Tuy nhiên, do đặc thù của Tòa án quân sự là Tòa án của lực lượng vũ trang, nên việc tổ chức cũng như hoạt động giám đốc việc xét xử của Tòa án quân sự cũng có đặc điểm riêng phù hợp với lực lượng vũ trang và bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật. Có thể
  • 24. 18 tóm tắt hoạt động giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự của Tòa án quân sự thông qua các hình thức sau: - Kiểm tra các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án quân sự cấp dưới; - Kiểm tra hoạt động của các Tòa án quân sự cấp dưới; - Kiểm tra nguồn tin từ các bài trên báo, phương tiện thông tin đại chúng và các nguồn khác; - Giải quyết khiếu nại đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; - Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp dưới; - Xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục Giám đốc thẩm, tái thẩm. Công tác nghiên cứu hồ sơ, đề xuất kháng nghị: Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án của Thẩm tra viên Tòa hình sự được quy định trong quy chế của đơn vị, cụ thể là: sau khi nhận được hồ sơ vụ án, Thẩm tra viên phải vào sổ thụ lý; sổ thụ lý phải phản ánh quá trình nhận, nghiên cứu, báo cáo, các bước giải quyết hồ sơ. Khi nghiên cứu hồ sơ phải lập tiểu hồ sơ và lưu giữ tiểu hồ sơ. Thẩm tra viên phải chịu trách nhiệm về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm sau khi nhận hồ sơ vụ án. Trong thời hạn (tùy thuộc vào loại án) kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án Thẩm tra viên phải báo cáo kết quả nghiên cứu. Việc nghiên cứu, báo cáo vụ án phải được tiến hành một cách trung thực, đầy đủ, khoa học; người báo cáo phải chịu trách nhiệm về những gì mình đã trình bày; ý kiến đề xuất phải được ghi trong tiểu hồ sơ. Thẩm tra viên báo cáo kết quả nghiên cứu và đề xuất ý kiến giải quyết đối với những hồ sơ mà bản án đã có hiệu lực pháp luật với lãnh đạo tòa. Nếu kết quả báo cáo là đề xuất kháng nghị thì vụ án được báo cáo với
  • 25. 19 Phó chánh án phụ trách. Nếu Phó chánh án phụ trách đồng ý kháng nghị thì Thẩm tra viên, Chuyên viên nghiên cứu hồ sơ vụ án thảo kháng nghị, lãnh đạo Tòa kiểm tra và sửa những chi tiết cần thiết và trình Phó chánh án phụ trách. Sau khi Phó chánh án phụ trách đồng ý với bản thảo quyết định kháng nghị thì Thẩm tra viên chuyển bản thảo này cùng các tài liệu cần thiết như: bản phô tô đơn khiếu nại, đề xuất kháng nghị của Tòa án cấp dưới,…, bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm… cho Ban Thư ký trình Chánh án. Nếu Chánh án yêu cầu, lãnh đạo Tòa cùng Thẩm tra viên báo cáo trực tiếp Chánh án. Sau khi Chánh án quyết định kháng nghị, trong thời hạn 5 ngày, người nghiên cứu phải chuyển bản thảo kháng nghị cho Ban thư ký trình Chánh án ký chính thức, nếu Chánh án ủy quyền cho Phó chánh án phụ trách ký thì Phó chánh án ký thay Chánh án. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án và đề xuất kháng nghị theo một quy trình trên là rất chặt chẽ, tránh được những sai sót đáng tiếc, nêu cao trách nhiệm của từng cá nhân mà người có quyền kháng nghị vẫn kiểm soát được mặc dù đã ủy quyền cho cấp phó ký kháng nghị. Tóm lại, việc phát hiện, xem xét lại các bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không bị giới hạn. Tất cả mọi người, mọi cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội đều có quyền phát hiện. Việc phát hiện chính xác, kịp thời sẽ giúp cho việc sửa chữa kịp thời những vi phạm pháp luật của Tòa án trong công tác xét xử. Hoạt động kiểm tra, phát hiện giữ vai trò là tiền đề cho việc thực hiện giám đốc xét xử. Thực tiễn cho thấy, vẫn còn tồn tại rất nhiều những bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhưng không được phát hiện, tình trạng xử không đúng người đúng tội, oan sai vì không phát hiện được hoặc do công tác kiểm tra, giám sát việc xét xử chưa tốt, không đạt hiệu quả cao.
  • 26. 20 1.3.3. Kết quả của giám đốc việc xét xử Thông qua hoạt động giám đốc việc xét xử, kết quả của nó được thể hiện bằng: Thứ nhất là, trả lời đơn. Người có quyền kháng nghị nhận được thông báo của người phát hiện và sau khi kiểm tra xét thấy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có đầy đủ căn cứ đúng pháp luật, không có vi phạm, sai lầm nào dù là nhỏ nhất thì người có quyền kháng nghị hoặc tự mình hoặc ủy quyền cho người khác trả lời cho người thông báo biết lý do không kháng nghị. Thứ hai là, trả lời đơn và rút kinh nghiệm. Trong trường hợp kết quả giám đốc việc xét xử cho thấy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật về bản chất là có căn cứ đúng pháp luật, nhưng có những vi phạm, sai lầm nhỏ, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân nào thì người có quyền kháng nghị trả lời đơn, nhưng rút kinh nghiệm với Tòa án đã ban hành bản án, quyết định đó, đồng thời tổng hợp để tổng kết xét xử, rút ra những bài học kinh nghiệm hoặc làm cơ sở thực tiễn cho việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật. Thứ ba là, báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong trường hợp kết quả giám đốc việc xét xử cho thấy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 273 và Điều 291 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì phải ra quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. 1.4. Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2003 Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc giám đốc việc xét xử cũng như từng bước hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự, thì việc nghiên cứu một cách khoa học, đầy đủ, có hệ thống quá trình hình thành, phát triển các quy
  • 27. 21 phạm pháp luật tố tụng hình sự về giám đốc xét xử là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ cho chúng ta một nhận thức khoa học, có tính kế thừa những tinh hoa của các thế hệ đi trước. Ngay sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Nhà nước ta đã kịp thời ban hành một số văn bản pháp quy về tổ chức và hoạt động của các cơ quan Tư pháp, Tòa án như: Sắc lệnh số 33c/SL ngày 13/9/1945 về thành lập Tòa án quân sự; Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức các Tòa án và ngạch thẩm phán; Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 ấn định thẩm quyền của các Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án; Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và tố tụng. Đây là những văn bản đầu tiên của Nhà nước ta, làm nền tảng cho việc xây dựng pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự sau này. Trong các văn bản pháp luật nêu trên, có nhiều quy phạm xác định cách thức tổ chức Tòa án, thẩm quyền, thủ tục xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, thi hành án… Tuy nhiên, trong các văn bản này chưa có quy định nào cụ thể, trực tiếp về việc thanh tra, kiểm tra hoạt động xét xử của Tòa án cũng như về thủ tục và thẩm quyền xét lại các bản án và quyết định về hình sự đã có hiệu lực pháp luật. Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1954) và những năm tiếp theo, hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương được củng cố và từng bước được hoàn thiện, trình độ quản lý Nhà nước, ý thức pháp luật ngày càng được nâng cao. Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật nhằm thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp năm 1946 về quyền tự do thân thể, quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín và những quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cũng trong giai đoạn từ thời chiến chuyển sang thời bình, Tòa án các cấp đã từng bước xét xử hầu hết các tội phạm và cũng trong quá trình xét xử và thi hành án đã bộc lộ những sai lầm, thiếu sót cần phải sửa chữa, khắc phục. Nhiều người bị kết án trong thời kỳ
  • 28. 22 cải cách ruộng đất đã khiếu nại đến các cơ quan Đảng và Nhà nước xin được xem xét lại việc họ đã bị kết án oan, sai. Trước tình hình đó, Chính phủ đã giao cho Bộ Tư pháp nghiên cứu và ra Thông tư số 312 ngày 12/02/1958 yêu cầu các cấp Tòa án phải xem xét giải quyết các khiếu nại, đồng thời có kế hoạch khắc phục sai lầm đối với các bản án đã xét xử. Tại Hội nghị Tư pháp toàn quốc tháng 11/1958, nhiều đại biểu đã nêu ra nhiều vụ án xét xử sai, kết án oan người vô tội và yêu cầu cần có biện pháp, thủ tục để khắc phục. Sau hội nghị này, Bộ Tư pháp đã thống nhất với Tòa án nhân dân tối cao ra Thông tư số 002/TT ngày 13/01/1959 và Thông tư số 04/TT ngày 03/02/1959 quy định về thủ tục xét lại những bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật nay phát hiện có sai lầm. Theo tinh thần của Thông tư số 002 và Thông tư số 04 nói trên, thì Tòa án chỉ xem xét lại các bản án và quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật đối với các can phạm đang bị giam giữ thi hành án trong ba trường hợp, đó là: xử oan, tội nặng xử nhẹ hoặc tội nhẹ xử nặng. Trường hợp xử oan là sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, lại có bằng chứng rõ ràng là can phạm không phạm tội hoặc tuy có phạm tội nhưng tội ấy lại được đại xá, hoặc bằng chứng có trong hồ sơ không đủ để kết luận một cách chắc chắn là can phạm phạm tội. Nếu phát hiện bị xử oan, thì Tòa án tối cao sẽ ra quyết định tiêu án và giao cho Tòa án cấp phúc thẩm xử lại tha cho người bị xử oan. Trường hợp tội nặng mà xử nhẹ, thì Tòa án tối cao sẽ ra quyết định tiêu án và tùy trường hợp mà giao cho Tòa án cấp phúc thẩm hay Tòa án tỉnh xét xử lại: Nếu cần xử lại theo tội danh nặng hơn và tăng hình phạt, thì giao cho Tòa án tỉnh xử sơ thẩm lại, nếu chỉ cần tăng hình phạt thì giao cho Tòa án cấp phúc thẩm xử lại. Chỉ nên tiêu án trong trường hợp xử quá nhẹ, có sự chênh lệch quá đáng giữa hình phạt đã tuyên với hình phạt đáng lẽ phải tuyên.
  • 29. 23 Trường hợp tội nhẹ xử nặng, khi mà có sự chênh lệch từ 2 năm tù trở lên giữa hình phạt đã tuyên với hình phạt đáng lẽ phải tuyên, thì Tòa án tối cao sẽ quyết định tiêu án và giao vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm xử lại chung thẩm giảm hình phạt cho can phạm. Trường hợp sự chênh lệch dưới hai năm tù, thì Ủy ban hành chính tỉnh theo đề nghị của Tòa án tỉnh, có ý kiến của Công an tỉnh và Công tố tỉnh, sẽ xét ân giảm và tha tù cho can phạm theo tinh thần của Thông tư số 426 ngày 30/8/1958 của Thủ tướng chính phủ, chứ Tòa án tối cao không ra quyết định tiêu án. Về thủ tục tiêu án, các Thông tư quy định: khi xét thấy bản án đã có sai lầm thì Tòa án tỉnh sau khi có ý kiến của Ủy ban hành chính tỉnh sẽ làm báo cáo lên Tòa án tối cao xem xét và quyết định việc tiêu án hay không. Căn cứ để tiêu án là báo cáo của Tòa án tỉnh chứ không phải theo kháng nghị như hiện nay. Như vậy, bằng các Thông tư nói trên, lần đầu tiên pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đã ghi nhận hoạt động giám đốc việc xét xử thông qua thủ tục xét lại các bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Mặc dù các quy định tại hai Thông tư nói trên chưa thật đầy đủ nhưng nó là tiền đề, là cơ sở cho việc hoàn thiện các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự về giám đốc việc xét xử sau này. Sau khi Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua Hiến pháp năm 1959 thay cho Hiến pháp năm 1946, thì Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân không phải là cơ quan trực thuộc Chính phủ như trước đây mà chỉ chịu trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa II đã thông qua Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 14/7/1960 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 15/7/1960. Tại Điều 10 Luật tổ chức Tòa án nhân dân quy định: “Đối với các bản án và quyết định của các Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có sai lầm thì Chánh
  • 30. 24 án Tòa án nhân dân tối cao đưa ra Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét định” và tại Điều 18 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân cũng quy định: “Khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao thấy các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân các cấp là sai lầm thì có quyền kháng nghị.” Tại Điều 6 Pháp lệnh ngày 23/02/1961 quy định cụ thể về tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân địa phương quy định: “Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ kháng nghị những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân các cấp, nhưng phát hiện có sai lầm” [43]. Ở giai đoạn này, thủ tục giám đốc thẩm về hình sự đã chính thức được luật hóa – đây cũng chính là một hình thức thể hiện của nguyên tắc giám đốc việc xét xử. Để thực hiện các văn bản pháp luật trên, Tòa án nhân dân tối cao cũng đã ban hành một số Thông tư, Chỉ thị như: Thông tư số 2397 ngày 22/01/1961 hướng dẫn thi hành những quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 và Pháp lệnh ngày 23/02/1961 về tổ chức nội bộ, thẩm quyền của các cấp Tòa án trong công tác giám đốc thẩm; Thông tư số 06 ngày 23/7/1964 giải thích thêm về trình tự giám đốc xét xử; Thông tư số 146 ngày 08/3/1968 quy định việc Tòa án nhân dân các cấp gửi bản án và những quyết định có hiệu lực pháp luật lên Tòa án nhân dân tối cao; Công văn số 1644 ngày 02/10/1963 về thủ tục giam giữ can phạm trong trường hợp bản án bị tiêu. Trong thời kỳ này, pháp luật về trình tự giám đốc thẩm đã được luật hóa – chỉ có Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới có quyền kháng nghị và chỉ có Tòa án nhân dân tối cao mới có quyền xét xử giám đốc thẩm, chưa phân biệt giữa thủ tục giám đốc thẩm với thủ tục tái thẩm và cũng chưa có điều luật nào quy định cụ thể, trực tiếp về nguyên tắc giám đốc việc xét xử. Sau khi Hiến pháp năm 1980 được ban hành, Luật tổ chức Tòa án nhân
  • 31. 25 dân ngày 03/7/1981 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 04/7/1981 được Quốc hội thông qua đã đánh dấu sự phát triển mới về tổ chức, thẩm quyền của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Về thủ tục giám đốc thẩm, hai đạo luật này cũng có nhiều quy định mới như: Đã phân biệt thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm; mở rộng quyền kháng nghị cho Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án tòa án cấp tỉnh và Viện trưởng viện kiểm sát cấp tỉnh; mở rộng thẩm quyền giám đốc thẩm cho cả Ủy ban thẩm phán Tòa án cấp tỉnh đối với các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định nào trực tiếp nói về việc giám đốc xét xử trong hoạt động của Tòa án. Như vậy, trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, chưa có một văn bản pháp luật nào ghi nhận nguyên tắc Giám đốc việc xét xử. Tuy nhiên, công tác giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự cũng đã được xác định như là một nhiệm vụ quan trọng của Tòa án cấp trên với Tòa án cấp dưới. Các quy định pháp luật về công tác này cũng từng bước được hoàn thiện cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, bảo đảm tính pháp lý cho việc xét lại các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án. Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của Nhà nước ta được Quốc hội thông qua ngày 28/6/1988 là một bước phát triển cả về lượng và chất của công tác lập pháp ở nước ta. Lần đầu tiên “Giám đốc việc xét xử” được quy định là một nguyên tắc trong tố tụng hình sự tại Điều 22 của Bộ luật này. Với các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về giám đốc xét xử, thông qua hoạt động giám đốc thẩm, trong hơn 10 năm đã phát hiện, khắc phục, sửa chữa những sai lầm nghiêm trọng hàng nghìn bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, thực hiện công bằng xã
  • 32. 26 hội, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Cũng trong quá trình thực hiện Bộ luật tố tụng hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng đã phát hiện những bất hợp lý và đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung ba lần: Lần thứ nhất vào ngày 30/6/1990, lần thứ hai vào ngày 22/12/1992 và lần thứ ba vào ngày 09/6/2000. Cả ba lần sửa đổi bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự đều có sửa đổi bổ sung các quy định về giám đốc thẩm để nâng cao chất lượng giám đốc xét xử sao cho phù hợp với thực tiễn và phù hợp với Bộ luật hình sự được sửa đổi, bổ sung và các quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 là Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên, được soạn thảo và thông qua trong thời kỳ bao cấp nên có nhiều quy định không còn phù hợp với thời kỳ đổi mới nữa. Mặt khác qua thực tiễn đấu tranh chống tội phạm cho thấy cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong tình hình hiện nay. Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI ngày 26/11/2003, Quốc hội đã thông qua Bộ luật tố tụng hình sự và có hiệu lực từ 01/7/2004 (Bộ luật tố tụng hình sự 2003). Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 là Bộ luật đã được sửa đổi một cách toàn diện so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988. Tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Giám đốc việc xét xử được tiếp tục quy định là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự (Điều 21) – Quy định này là thể chế hóa Điều 134 Hiến pháp năm 1992 - khẳng định vai trò của công tác giám đốc xét xử trong hoạt động xét xử của hệ thống Tòa án nhân dân.
  • 33. 27 Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ NGUYÊN TẮC GIÁM ĐỐC VIỆC XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH 2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc giám đốc việc xét xử 2.1.1 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về nguyên tắc giám đốc việc xét xử Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định Giám đốc việc xét xử là một trong những nguyên tắc cơ bản của Tố tụng hình sự: “Tòa án cấp trên giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp dưới, Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp để bảo đảm việc áp dụng pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất” [39]. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định về nguyên tắc này tại một điều riêng biệt, thể hiện rõ vai trò và ý nghĩa quan trọng của nguyên tắc này. Để cụ thể hóa và thi hành quy định tại Điều 21 Bộ luật tố tụng hình sự về nguyên tắc giám đốc việc xét xử, trong Bộ luật tố tụng hình sự có các quy định tương ứng. 2.1.1.1. Quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 38 Bộ luật tố tụng hình sự. Một trong những nhiệm vu, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án Tòa án nhân dân là: “Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo quy định của Bộ luật này” [39, Điều 38]. Để có căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, thì Chánh án có thẩm quyền phải tổ chức, thực hiện giám đốc việc xét xử có khoa học, có hiệu quả.
  • 34. 28 2.1.1.2. Quy định tại Khoản 2 Điều 249 Bộ luật tố tụng hình sự. Khi xét xử phúc thẩm, mặc dù không có kháng cáo, kháng nghị, nhưng qua giám đốc việc xét xử, Tòa án cấp phúc thẩm xét thấy bản án sơ thẩm xử chưa đúng pháp luật hoặc có tình tiết mới, thì Tòa án cấp phúc thẩm có quyền: 2. Nếu có căn cứ, Tòa án cấp phúc thẩm có thể giảm hình phạt hoặc áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo cho cả những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị [39, Điều 249, Khoản 2]. 2.1.1.3. Quy định tại Điều 274 Bộ luật tố tụng hình sự. Theo quy định tại Điểm 1 Điều 274 Bộ luật tố tụng hình sự, thì: Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân có quyền phát hiện những vi phạm pháp luật trong các bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 275 của Bộ luật này [39, Điều 274]. Không những các chủ thể này, nếu là Tòa án hoặc Viện kiểm sát phát hiện được những vi phạm pháp luật thì cũng có nghĩa vụ phải thông báo. Theo quy định tại Điểm 2 Điều 274 Bộ luật tố tụng hình sự, thì: Trong trường hợp phát hiện thấy những vi phạm pháp luật trong bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp lực pháp luật, Viện kiểm sát, Tòa án phải thông báo cho người có quyền kháng nghị theo quy định tại Điều 275 của Bộ luật này [39, Điều 274]. Điều luật này quy định về một trong những nguồn của việc giám đốc xét xử. Chủ thể phát hiện những vi phạm pháp luật đó là không giới hạn, là bất kỳ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào, thậm chí là cả người bị kết án cũng có quyền phát hiện những vi phạm pháp luật đó. Người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 275 Bộ luật tố tụng hình sự khi nhận được thông báo phải tổ
  • 35. 29 chức giám đốc việc xét xử. Nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 273 Bộ luật tố tụng hình sự thì ra quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Cụ thể là khi có một trong những căn cứ sau đây: 1. Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; 2. Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; 3. Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử; 4. Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự. Trường hợp qua giám đốc việc xét xử “Nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, thì trước khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại Điều 278 của Bộ luật này, người có quyền kháng nghị phải trả lời cho người hoặc cơ quan, tổ chức đã phát hiện biết rõ lý do của việc không kháng nghị [39, Điều 277, Khoản 2]. 2.1.1.4. Quy định tại các Điều 285, 286 và 287 Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong trường hợp kết quả giám đốc việc xét xử cho thấy có căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, và người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, thì Hội đồng giám đốc thẩm giám đốc việc xét xử thông qua phiên tòa giám đốc thẩm. Hội đồng giám đốc thẩm có quyền ra quyết định: - Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Trường hợp này xét thấy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật không có vi phạm, sai lầm và kháng nghị giám đốc thẩm không có căn cứ. - Hủy bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án, nếu có một trong những căn cứ quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm: 1. Không có sự việc phạm tội;
  • 36. 30 2. Hành vi không cấu thành tội phạm; 3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; 4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; 5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; 6. Tội phạm đã được đại xá; 7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác [39, Điều 107]. 2.1.1.5. Quy định tại Điều 292 Bộ luật tố tụng hình sự. Theo quy định tại điều luật này thì: 1. Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân có quyền phát hiện những tình tiết mới của vụ án và báo cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó; 2. Nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 291 của Bộ luật này thì Viện trưởng viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị tái thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền. Nếu không có căn cứ thì Viện trưởng viện kiểm sát trả lời đơn cho cơ quan, tổ chức hoặc người đã phát hiện biết rõ lý do của việc không kháng nghị [39, Điều 292]. Tương tự như giám đốc thẩm, quy định này cũng là biểu hiện của việc thực hiện nguyên tắc giám đốc việc xét xử. Thông qua các đơn thư của cơ quan, tổ chức, cá nhân về việc phát hiện những tình tiết mới liên quan đến vụ án để vụ án được kháng nghị và xét xử theo thủ tục tái thẩm, Tòa án phải tổ chức giám đốc việc xét xử và nếu thấy có căn cứ thì chuyển cho Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền tiến hành các công việc theo thủ tục tái thẩm. 2.1.2. Quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 về nguyên tắc giám đốc việc xét xử - Tại Khoản 2 Điều 104 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân
  • 37. 31 dân tối cao giám đốc việc xét xử của Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định” [40]. Hiến pháp là đạo luật cơ bản và cao nhất của nước ta. Hiến pháp là văn bản quy định những nguyên tắc cơ bản nhất và nguyên tắc giám đốc việc xét xử đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, thể hiện tầm quan trọng của nguyên tắc này. Giám đốc việc xét xử cũng là việc bảo đảm các quyền công dân, bảo đảm việc thực thi pháp luật được nghiêm chỉnh, thống nhất, hạn chế những sai lầm, thông qua đó đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, tạo niềm tin cho nhân dân vào Đảng và Nhà nước. - Nguyên tắc trên được cụ thể hóa trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, trong đó quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án tối cao và Tòa án nhân dân các cấp, giải thích rõ hơn thuật ngữ: “Tòa án cấp trên” và “Tòa án cấp dưới”, được thể hiện như sau: Thứ nhất là, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định: “Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm” [41, Điều 6, Khoản 2]. Thứ hai là, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao: “Giám đốc việc xét xử của Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định” [41, Điều 20, Khoản 2]. Thứ ba là, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao: Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng [41, Điều 29, Khoản 2]. Thứ tư là, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
  • 38. 32 Kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị [41, Điều 37, Khoản 3]. Để thi hành quy định tại Khoản 2 Điều 104 Hiến pháp năm 2013 và các quy định trên của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 về nguyên tắc giám đốc việc xét xử, hiện nay Quốc hội đã cho ý kiến về Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi). Dự kiến trong kỳ họp sắp tới (tháng 10 và 11) Quốc hội sẽ thông qua đạo luật này. Theo Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) thì “Giám đốc việc xét xử” vẫn là một nguyên tắc cơ bản của Tố tụng hình sự nước ta và những quy định cụ thể thực hiện nguyên tắc này sẽ được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hơn. 2.2. Thực tiễn thi hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về nguyên tắc giám đốc việc xét xử 2.2.1. Những kết quả đạt được Theo các Báo cáo tổng kết công tác của ngành Tòa án nhân dân các năm 2010, 2011, 2012, 2013 và 2014, cho thấy việc thực hiện nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong những năm này đạt kết quả tích cực. Cụ thể như sau: Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2011 của ngành Tòa án nhân dân (Báo cáo số 01/BC-TA ngày 04 tháng 01 năm 2011) cho thấy trong năm 2010, số lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được gửi tới các Tòa án, đặc biệt là Tòa án nhân dân tối cao vẫn tăng nhiều. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này, thời gian qua, các đơn vị chức năng của ngành tiếp tục tăng cường áp dụng các biện pháp theo các văn bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao như: Thông báo số 01/TB-TANDTC-TK ngày 01/02/2008 quy định tạm thời về việc phân cấp và
  • 39. 33 trình tự giải quyết đơn khiếu nại tư pháp trong ngành Tòa án nhân dân; Thông báo số 291/TB-TCCB ngày 11/7/2008 về việc phân công bổ sung nhiệm vụ cho Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao đang công tác tại Tòa lao động, Tòa hành chính, Tòa kinh tế thực hiện việc giải quyết một số vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa dân sự; Quyết định số 43/2008/QĐ-TAND ngày 22/12/2008 về tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo trong ngành Tòa án nhân dân. Đồng thời, Tòa án nhân dân tối cao đã phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ tư pháp ban hành văn bản quy định về việc phối hợp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực này theo hướng quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, cũng như cách thức phối hợp giữa các cơ quan để giải quyết kịp thời, dứt điểm các khiếu nại, tố cáo của công dân. Do làm tốt việc rà soát, phân loại đơn; tăng cường phối hợp công tác giữa các đơn vị chức năng trong và ngoài ngành; quán triệt ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao phải ưu tiên giải quyết đối với các đơn sắp hết thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, các đơn bức xúc, kéo dài, đảm bảo tất cả các đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm phải được xem xét, giải quyết trong thời hạn theo quy định của pháp luật, nên trong thời gian qua nhiều vụ việc bức xúc, kéo dài đã được tập trung xem xét, giải quyết dứt điểm; chất lượng giải quyết đơn, kháng nghị và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm đã được nâng lên; đã hạn chế thấp nhất các trường hợp trả lời không có căn cứ kháng nghị nhưng Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao lại kháng nghị để giải quyết vụ án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm. Hầu hết các kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh đều được Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chấp nhận. Công tác kiểm tra, giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp trên đối với
  • 40. 34 Tòa án cấp dưới cũng được các Tòa án rất chú trọng và triển khai thực hiện nghiêm túc. Hầu hết các Tòa án quân sự cấp quân khu và các Tòa án nhân dân cấp tỉnh đều kiểm tra 100% các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới, thông qua đó các sai sót về nghiệp vụ đã được kịp thời phát hiện, rút kinh nghiệm hoặc kháng nghị để sửa chữa. Tòa án nhân dân tối cao đã trực tiếp tiến hành kiểm tra công tác xét xử của các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án cấp dưới với nội dung tập trung vào hai chuyên đề mà Quốc hội quan tâm là việc kết án phạt tù nhưng cho hưởng án treo và việc tuyên án không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác thi hành án. Qua công tác kiểm tra, đối với những trường hợp cho hưởng án treo mà có sai lầm nghiêm trọng thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị để giải quyết lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật và yêu cầu Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và Hội đồng xét xử phải kiểm điểm nghiêm túc khi có bản án, quyết định bị hủy vì lý do này. Đối với các bản án, quyết định tuyên không rõ ràng, gây khó khăn cho việc thi hành án dân sự, theo quy định của pháp luật nếu có thể sửa chữa, bổ sung thì yêu cầu Tòa án phải thông báo sửa chữa, bổ sung ngay; trường hợp không thể sửa chữa, bổ sung thì kiên quyết kháng nghị để xét xử lại vụ án; đối với Thẩm phán có bản án, quyết định bị hủy vì lý do tuyên án không rõ ràng phải làm bản giải trình về trách nhiệm và nguyên nhân để xảy ra tình trạng này khi kiểm điểm, đánh giá chất lượng công tác hàng năm và khi kết thúc nhiệm kỳ Thẩm phán. Như vậy, có thể thấy rằng, trong năm 2010 công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tiếp tục có những chuyển biến tích cực theo hướng nâng cao chất lượng giải quyết; công tác giám đốc, kiểm tra việc xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới đã được triển khai nghiêm túc, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm trong toàn ngành nên các sai sót trong công tác xét xử nói chung và những sai sót trong việc áp dụng chế định án
  • 41. 35 treo hoặc bản án tuyên không rõ ràng nói riêng đã rút được kinh nghiệm kịp thời, đối với những trường hợp có sai lầm nghiêm trọng đã kháng nghị để giải quyết lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2012 của ngành Tòa án nhân dân (Báo cáo số 36/BC-TA ngày 28 tháng 12 năm 2011) thì năm 2011, nhìn chung công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của ngành Tòa án nhân dân nói chung và Tòa án nhân dân tối cao nói riêng tiếp tục được tổ chức thực hiện khá tốt theo hướng tập trung nâng cao chất lượng giải quyết, nhưng đồng thời không để quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. Quá trình giải quyết, các Tòa án đã chú trọng công tác tiếp dân, gắn việc tiếp dân với việc xem xét, giải quyết các vụ việc của công dân theo đúng quy định của pháp luật; nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp và các kiến nghị của cử tri, Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức để triển khai thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. Để tăng cường hiệu quả công tác giám đốc thẩm, tái thẩm, ngày 25/11/2011, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn số 340/TANDTC-BTK quy định về trách nhiệm của các Tòa án trong việc phát hiện, kiến nghị xem xét bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; đồng thời chỉ đạo các bộ phận chức năng của Tòa án nhân dân tối cao xây dựng Đề án cơ chế giải quyết đơn đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm ở Tòa án nhân dân tối cao. Công tác giám đốc kiểm tra của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới cũng được duy trì thường xuyên và nghiêm túc. Ngoài hoạt động kiểm tra thường xuyên, Tòa án nhân dân tối cao đã tiến hành kiểm tra theo chuyên đề; cụ thể đã kiểm tra việc áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo tại 17 đơn vị của 04 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, đồng thời kiểm tra việc chậm đưa ra xét xử đối với những
  • 42. 36 vụ án dân sự đã có quyết định giám đốc thẩm hủy bản án có hiệu lực pháp luật để xét xử lại tại 19 đơn vị thuộc 02 tỉnh Long An và Lâm Đồng; các Tòa án nhân dân cấp tỉnh cũng thường xuyên duy trì công tác giám đốc việc xét xử với Tòa án nhân dân cấp huyện. Thông qua công tác giám đốc kiểm tra và giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, các sai sót về chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình giải quyết vụ án được phát hiện và khắc phục kịp thời; các khó khăn, bất cập được tổng hợp để xem xét, tìm biện pháp tháo gỡ, các vướng mắc trong thực tiễn xét xử được tập trung nghiên cứu, tổng kết, từng bước xây dựng và ban hành các nghị quyết của Hội đồng thẩm phán và thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong toàn ngành. Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân (Báo cáo số 05/BC-TA ngày 18 tháng 01 năm 2013), năm 2012, để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, Tòa án nhân dân tối cao đã phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Bộ Quốc phòng tổ chức sơ kết thực hiện Quy định số 200/QĐPH/VKSTC-TATC- BCA-BTP-BQP ngày 26/01/2010 về việc phối hợp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp, nhằm đánh giá kết quả công tác phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trung ương trong giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp thời gian qua và tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác này trong thời gian tới; đồng thời chỉ đạo các bộ phận chức năng đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án cơ chế giải quyết đơn đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm ở Tòa án nhân dân tối cao. Với quan điểm chỉ đạo cần kiên quyết phát hiện và khắc phục những sai lầm nghiêm trọng ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà nước, tập thể và các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn số 340/TANDTC-BTK ngày
  • 43. 37 25/11/2011, quy định về trách nhiệm của các Tòa án trong việc phát hiện, kiến nghị xem xét bản án, quyết định theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm. Công tác giám đốc kiểm tra của Tòa án cấp trên với Tòa án cấp dưới cũng được duy trì thường xuyên và nghiêm túc. Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức 05 đoàn công tác tiến hành kiểm tra 587 hồ sơ vụ án và 2.376 hồ sơ thi hành án hình sự tại các Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện của thành phố Hải Phòng và các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thanh Hóa; các Tòa án nhân dân cấp tỉnh cũng thường xuyên duy trì công tác giám đốc việc xét xử đối với các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc quyền quản lý. Ngoài ra, ngành Tòa án nhân dân còn duy trì chế độ tự kiểm tra và báo cáo định kỳ đối với các đơn vị trong toàn ngành về các nội dung như: án tuyên không rõ ràng, phạt tù nhưng do bị cáo hưởng án treo không đúng quy định của pháp luật. Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong khắc phục việc để các vụ án quá thời hạn xét xử trong năm 2013 và các năm tiếp theo, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã yêu cầu các Tòa án tự kiểm tra, rà soát các vụ án quá hạn luật định tại địa phương, đơn vị mình để lên kế hoạch giải quyết dứt điểm; chỉ đạo Ban thanh tra thuộc Tòa án nhân dân tối cao kiểm tra tình hình này tại một số Tòa án địa phương; đồng thời, trong năm 2012, Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức Hội nghị toàn ngành về đánh giá thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp khắc phục tình trạng để các vụ án quá thời hạn xét xử. Hội nghị này được đánh giá là có ý nghĩa rất thiết thực, qua đó tạo quyết tâm trong toàn ngành để khắc phục hạn chế, thiếu sót này. Thông qua công tác giám đốc kiểm tra và giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, các sai sót về chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình giải quyết vụ án được phát hiện và khắc phục kịp thời; các khó khăn, bất cập được tổng hợp để xem xét, tìm biện pháp tháo gỡ; các vướng mắc trong thực tiễn xét xử được tập trung nghiên cứu, tổng kết, từng bước xây dựng và ban hành
  • 44. 38 các nghị quyết của Hội đồng thẩm phán và Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong toàn ngành. Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 và nhiệm vụ trọng tâm công tác Tòa án năm 2014 (Báo cáo số 01/BC-TA ngày 09 tháng 01 năm 2014) cho thấy năm 2013, nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời những sai lầm nghiêm trọng ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà nước, tập thể và các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ đạo các Tòa án tiếp tục phát hiện những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án để kiến nghị xem xét bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm. Để thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, yêu cầu mà Nghị quyết số 37 của Quốc hội đã đề ra liên quan tới công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm cùng với việc chỉ đạo các Tòa án chú trọng nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án ngay từ cấp sơ thẩm, phúc thẩm để hạn chế nguyên nhân phát sinh các đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ đạo thành lập các “Tổ Thẩm phán” giúp Chánh án xem xét, giải quyết các đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao, nhằm cải cách rút ngắn quy trình, đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, khắc phục tình trạng đã trả lời không có căn cứ kháng nghị nhưng sau đó người có thẩm quyền lại kháng nghị để giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm; rà soát các quy định liên quan tới quy trình giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm để sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này; chỉ đạo tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các quy định liên quan tới công tác giám đốc thẩm, tái thẩm trong quá trình sửa đổi các luật tố tụng. Công tác giám đốc kiểm tra của Toà án cấp trên đối với Toà án cấp dưới cũng được duy trì thường xuyên và nghiêm túc. Tòa án nhân dân tối cao đã kiểm tra 1.974 hồ sơ vụ án hình sự và 5.163 hồ sơ thi hành án phạt tù tại các Tòa án