SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THẾ QUYẾT
ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ BẦU CỬ
Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THẾ QUYẾT
ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ BẦU CỬ
Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Vũ Công Giao
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn
đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả
các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy
định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thế Quyết
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS, TS.
Vũ Công Giao, người hướng dẫn khoa học và có công rất lớn giúp tôi thực hiện
luận văn này. Thầy rất tận tâm, nhiệt tình để giúp tôi rõ hơn về chuyên môn bầu
cử, cung cấp nhiều tài liệu quý báu cho tôi và rất chu đáo trong việc xem xét,
hướng dẫn tôi chỉnh sửa luận văn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo lớp Cao học Lý
luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật đã giúp tôi lĩnh hội những kiến thức cơ
bản và kiến thức liên quan đến nội dung luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Khoa Luật Đại học Quốc gia, các thầy cô giáo
Khoa Luật, Phòng Đào tạo và Bộ môn Luật Hiến pháp-Hành chính đã tạo điều
kiện giúp đỡ trong suốt thời gian khóa học và thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn các bạn đồng môn, các cơ quan, các cá nhân đã trao đổi, thảo
luận và cung cấp những thông tin, tư liệu hữu ích liên quan đến đề tài luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và những người bạn đã ủng hộ, động viên,
khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng /201
Nguyễn Thế Quyết
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ, hình vẽ
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: Lý luận cơ bản về bầu cử và quản lý bầu cử 6
1.1 Bầu cử 6
1.1.1 Khái niệm, bản chất, vai trò của bầu cử 6
1.1.2 Các nguyên tắc bầu cử phổ biến trên thế giới 11
1.1.3 Các hệ thống bầu cử phổ biến trên thế giới 16
1.2 Quản lý (tổ chức) bầu cử 17
1.2.1 Khái niệm quản lý (tổ chức) bầu cử, cơ quan quản lý bầu cử 17
1.2.2 Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý bầu
cử
21
1.2.3 Các nguyên tắc thiết kế cơ quan quản lý bầu cử 24
CHƯƠNG II: Tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý bầu cử
trên thế giới và ở Việt Nam
30
2.1 Khái quát về tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý bầu
cử trên thế giới
30
2.1.1 Các mô hình cơ quan quản lý bầu cử chính trên thế giới 30
2.1.2 Mô hình cơ quan quản lý bầu cử ở một số nước trên thế giới 41
2.1.3 Xu hướng phát triển của cơ quan quản lý bầu cử trên thế giới 63
2.2 Thực trạng tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý bầu
cử ở Việt Nam
64
2.2.1 Khái quát sự phát triển của chế độ bầu cử ở Việt Nam từ
1945 đến nay
64
2.2.2 Tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý bầu cử ở Việt Nam
theo pháp luật hiện hành
74
2.2.3 Những điểm mới trong Hiến pháp 2013 về quản lý bầu cử 85
CHƯƠNG III: Quan điểm, giải pháp đổi mới cơ quan quản lý
bầu cử ở Việt Nam
88
3.1 Nhu cầu cấp thiết phải đổi mớicơ quan quản lý bầu cử ở
nước ta
88
3.2 Quan điểm đổi mới cơ quan quản lý bầu cử ở nước ta 89
3.3 Một số ý kiến về dự thảo Luật bầu cử đại biểu quốc hội và
đại biểu HĐND
92
3.4 Giải pháp đổi mới cơ quan quản lý bầu cử ở nước ta 94
Kết luận 105
Danh mục tài liệu tham khảo 107
Phụ lục: Cơ quan quản lý bầu cử ở 214 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EMB: Cơ quan quản lý bầu cử (Electional Management Bodies)
ICCPR: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (Covenant on
Civil and Political Rights)
IDEA: Viện quốc tế về Dân chủ và Hỗ trợ bầu cử (The International
Institute for Democracy and Electoral Assistance)
NXB: Nhà xuất bản
UBND: Ủy ban nhân dân
HĐND: Hội đồng nhân dân
UBMTTQVN: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
UBTVQH: Ủy ban thường vụ Quốc hội
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Nội dung Trang
1 Bảng 1: Cơ quan bầu cử độc lập 32
2 Bảng 2: Đặc điểm của các cơ quan bầu cử theo mô
hình Chính phủ
34
3 Bảng 3: Đặc điểm của cơ quan bầu cử theo mô hình
hỗn hợp
37
4 Bảng 4. So sánh 3 mô hình cơ quan quản lý bầu cử 38
5 Bảng 5: Tổng hợp kết quả bầu cử ĐBQH từ Khóa I đến
Khóa XIII
68
6 Bảng 6: Các tổ chức quản lý bầu cử ở Việt Nam 79
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT Nội dung Trang
1 Biểu đồ 1: Tỷ lệ hiến pháp trên thế giới có quy định
cơ quan bầu cử quốc gia
20
2 Biểu đồ 2: Tỷ lệ hiến pháp trên thế giới quy định
cơ quan bầu cử quốc gia tính theo khu vực
20
3 Biểu đồ 3: Ba mô hình cơ quan quản lý bầu cử 40
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng một nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa mang các đặc tính của một nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Để mục tiêu đó trở thành hiện thực, để nhân dân thực sự làm chủ đất nước, nhất
thiết phải có một chế độ bầu cử tiến bộ, bình đẳng, công bằng, minh bạch và hiệu
quả.
Bầu cử là một chế định trọng tâm của nền dân chủ, là cách thức cơ bản,
quan trọng nhất để nhân dân thực hiện quyền làm chủ đất nước của mình. Về vấn
đề này, Liên minh Nghị viện thế giới đã khẳng định “Yếu tố then chốt của một nền
dân chủ là một chế độ bầu cử tự do và trung thực”[7, tr.20] [66].Hiến chương
Paris cho một châu Âu mới 1990 (Charter of Paris for a New Europe 1990) đã
tuyên bố “Ý chí của nhân dân thông qua bầu cử tự do, công bằng và định kỳ là nền
tảng cho một nhà nước dân chủ”[7, tr.20].Hội nghị Trung ương V khóa XI cũng đã
khẳng định về sự quan trọng và vai trò của bầu cử trong một nền dân chủ: “Tăng
cường hình thức dân chủ trực tiếp theo hướng hoàn hiện chế độ bầu cử”. [40]
Xét về hình thức, có thể thấy nước ta có một chế độ bầu cử dân chủ, tiến bộ,
bình đẳng, các cuộc bầu cử thường được tổ chức thành công, thể hiện qua các yếu
tố như: Số người có quyền bầu cử chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ người thực tế đi bỏ phiếu
cao (trên dưới 90%); các cuộc bầu cử được tổ chức đúng quy định, minh bạch; đại
biểu trúng cử với số phiếu cao; an ninh, trật tự trong thời gian diễn ra bầu cử được
đảm bảo…Đóng góp quan trọng vào thành công đó là các cơ quan quản lý bầu cử.
Ở nước ta, hệ thống cơ quan quản lý bầu cử bao gồm các cơ quan cả ở trung
ương và địa phương, có nhiệm vụ tổ chứccác cuộc bầu cử trong cả nước; kiểm tra,
đôn đốc việc thi hành các quy định pháp luật về bầu cử. Mặc dù trong thời gian
qua hệ thống cơ quan quản lý bầu cử đã khẳng định được vị trí và tầm quan trọng
của mình, song cũng đã bộc lộ một số tồn tại, thiếu sót trong tổ chức và hoạt động.
Vẫn còn những sự trùng chéo về nhiệm vụ, sự thiếu rõ ràng, rành mạch về thẩm
quyền, sự lúng túng trong cách thức tổ chức hoạt động bầu cử.
2
Để có một cuộc bầu cử thành công, để nhân dân lựa chọn được những người
tài giỏi, xứng đáng thay mặt mình lãnh đạo, điều hành đất nước, cần không ngừng
đổi mới, hoàn thiện chế độ bầu cử nói chung và tổ chức, hoạt động của các cơ
quan quản lý bầu cử nói riêng. Điều này càng trở lên quan trọng trong bối cảnh
hiện nay khi đất nước ta đã bước vào một giai đoạn phát triển mới sau gần 30 năm
đổi mới, với những vận hội và thách thức đan cài, đòi hỏi phải có những cải tổ hơn
nữa các cơ chế và phương thức thực thi dân chủ, mà trong đó bầu cử là một trong
những yếu tố then chốt.
Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Đổi mới tổ chức và hoạt động
của các cơ quan quản lý bầu cử ở Việt Nam”làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học
với mong muốn góp phần làm rõ thêm những khía cạnh lý luận, thực tiễn trong
vấn đề này, qua đó góp phần thúc đẩy sự nghiệp cải tổ cơ quan quản lý bầu cử ở
nước ta trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước tới nay, đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề bầu cử nói
chung, về quản lý bầu cử nói riêng, trong đó tiêu biểu như:
- Luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Văn Nhiêm “Chế độ bầu cử ở nước ta,
những vấn đề lý luận và thực tiễn”, bảo vệ tại Đại học Luật Hà Nội năm 2009.
- Cuốn sách “Mối quan hệ giữa Quốc hội và thiết chế Hội đồng bầu cử
quốc gia”của Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, năm
2011.
- Văn phòng Quốc hội - Vụ Công tác đại biểu, “Đại biểu Quốc hội và bầu
cử đại biểu Quốc hội”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, TS. Phan Trung Lý là
chủ nhiệm đề tài, năm 2004.
- PTS. Vũ Hồng Anh, “Chế độ bầu cử của một số nước trên thế giới”, sách
chuyên khảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997.
- Vũ Thị Loan,“Hoàn thiện chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội nước ta hiện
nay”, Luận án Thạc sĩluật học, bảo vệ tại Đại học Luật Hà Nội, năm 2003.
3
- TS. Đặng Đình Tân (Chủ biên), “Nhân dân giám sát các cơ quan dân cử ở
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2006.
Những công trình nghiên cứu kể trên đã cung cấp một lượng kiến thức,
thông tin lớn về bầu cử và quản lý bầu cử, tuy nhiên, chưa có công trình nào
nghiên cứu riêng biệt, chuyên sâu về tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý
bầu cử. Vì vậy, luận văn nàylà cần thiết,không trùng lặp với các công trình khoa
học đã được công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn
- Mục đích nghiên cứu: Làm rõ hơn những vấn đề lý luận và đánh giá thực
tiễn tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử ở Việt Nam, trên cơ sở
đó đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ
quan quản lý bầu cử ở nước ta trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của các cơ
quan quản lý bầu cử, phân tích cơ sở hình thành, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm
vụ, ưu điểm, nhược điểm của các mô hình cơ quan quản lý bầu cử trên thế giới.
+ Phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử
ở Việt Nam qua các giai đoạn, chỉ ra những ưu, nhược điểm và nguyên nhân của
những ưu, nhược điểm đó.
+ Dựa trên kết quả những phân tích ở trên, đề xuất những quan điểm, giải
pháp góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý
bầu cử ở nước ta trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:Những vấn đề lý luận và thực trạngcác mô hình tổ
chức, hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử ở trên thế giới và ở Việt Nam,
trong đó tập trung vào những cơ quan quản lý ở Việt Nam.
4
- Phạm vi nghiên cứu:Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu tổ chức và hoạt
động của các cơ quan quản lý bầu cử, không đi sâu nghiên cứu tất cả các vấn đề về
bầu cử.
Luận văn tập trung nghiên cứu tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản
lý bầu cử ở Việt Nam. Tuy luận văn có khảo sát, phân tích mô hình tổ chức và hoạt
động của các cơ quan quản lý bầu cử trên thế giới nhưng chỉ ở mức khái quát, làm
cơ sở để đối chiếu, so sánh với tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu
cử ở Việt Nam.
Trong hai yếu tố tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử, luận
văn tập trung nhiều hơn vào yếu tố thứ nhất (tổ chức). Yếu tố thứ hai (hoạt động)
tuy cũng được khảo sát, phân tích nhưng ở mức độ khái quát, do những hạn chế về
nguồn lực và thời gian của một đề tài thạc sĩ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp luận duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh;
pháp luật của Nhà nước; đường lối, chính sách của Đảng về đổi mới đất nước, phát
huy dân chủ, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể để làm rõ những
vấn đề đặt ra, bao gồm: Phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, trao đổi…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về lý luận, luận văn góp phần làm phong phú thêm lý luận về tổ chức và
hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử ở Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, luận văn khái quát, giới thiệu thực trạng tổ chức và hoạt
động của các cơ quan quản lý bầu cử ở Việt Nam, phân tích, rút ra những bài học
kinh nghiệm và đề xuất giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan
quản lý bầu cử ở nước ta.
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn như vậy, luận văn có thể làm dùng làm tài
liệu tham khảo ở các cơ sở đào tạo sinh viên ngành luật.
5
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, đề tài được cấu trúc làm ba chương gồm:
Chương 1: Lý luận cơ bản về bầu cử và quản lý bầu cử
Chương 2:Tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý bầu cử trên thế giới và ở
Việt Nam
Chương 3: Quan điểm, giải pháp đổi mới cơ quan quản lý bầu cử ở Việt
Nam
6
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẦU CỬ VÀ QUẢN LÝ BẦU CỬ
1.1. Bầu cử
1.1.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của bầu cử
a.Khái niệm
Bầu cử là một chế định trọng tâm của các nhà nước dân chủ kiểu đại diện.
Có nhiều định nghĩa về bầu cử, tuy nhiên, từ góc độ khái quát, có thể hiểu bầu cử
là một quy trình chính trị -pháp lý trong đó người dân tự do bỏ phiếu lựa chọn ra
những người vào làm việc trong bộ máy nhà nước để thay mặt mình quản lý xã
hội.
Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là nhiệm vụ cơ bản của
Hiến pháp.Hiện nay có hai hình thức cơ bản để nhân dân thực hiện quyền lực nhà
nước thuộc về mình, đó là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Dân chủ trực tiếp
là cách thức người dân tự thể hiện quan điểm, ý kiến của mình trong các cuộc
trưng cầu dân ý. Dân chủ gián tiếp, hay còn được gọi là dân chủ đại diện, là việc
người dân bầu ra những người đại diện cho mình, thay mặt mình giải quyết các
công việc của đất nước. Hiện nay, hình thức dân chủ trực tiếp được áp dụng còn
khá hạn chế. [9, tr.100]
Bầu cử hiện là cách thức được hầu hết quốc gia trên thế giới sử dụng để
thiết lập lên cơ quan lập pháp (quốc hội, nghị viện) và cơ quan đại diện của chính
quyền địa phương (nghị viện/hội đồng địa phương). Ở một số nước, bầu cử còn
được sử dụng để bầu thẩm phán của các tòa án hoặc các quan chức đứng đầu cơ
quan hành pháp, ví dụ như bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ hoặc bầu thị trưởng ở một
số quốc gia...
Chế độ bầu cử được xác định bởi tổng thể các mối quan hệ xã hội được hình
thành trong quá trình tiến hành các cuộc bầu cử, từ lúc lập danh sách cử tri cho đến
khi kết thúc việc xác định được danh sách những người trúng cử. Qua những mối
quan hệ xã hội đó cho phép đánh giá chế độ bầu cử của một đất nước là dân chủ
hay áp đặt, có đảm bảo cho nhân dân tự nguyện thể hiện ý chí của mình để tìm ra
7
được những người xứng đáng làm đại diện cho nhân dân, thay mặt nhân dân quản
lý và điều hành đất nước hay không. [3, tr.300]
Trong chế độ đại nghị, nhân dân trực tiếp bầu ra hạ nghị viện, đảng đa số tại
hạ nghị viện hay liên minh các đảng cầm quyền thành lập ra một Chính phủ do
Thủ tướng đứng đầu. Thủ tướng phải chịu trách nhiệm trước lập pháp. Còn trong
chế độ cộng hòa tổng thống, chính phủ và người đứng đầu chính phủ không phải
chịu trách nhiệm trước lập pháp mà chịu trách nhiệm trước nhân dân. Tổng thống
do nhân dân trực tiếp bầu ra do đó Tổng thống chịu trách nhiệm trước nhân dân [3,
tr. 301-302].
b. Bản chất của bầu cử
John Stuart Mill, tác giả của tác phẩm kinh điển “Chính thể đại diện” đã viết
“Chỉ có Chính phủ toàn dân tham dự là thỏa mãn đầy đủ mọi nhu cầu cấp bách của
tình trạng xã hội… và rằng không có gì đáng mong muốn hơn là sự thừa nhận của
mọi người cùng chia sẻ chủ quyền nhà nước. Nhưng vì trong một cộng đồng vượt
quá một đô thị đơn lẻ nhỏ bé thì không thể tất cả mọi người đều đích thân tham dự
vào mọi công việc công cộng, ngoại trừ một phần công việc nhỏ bé nào đó. Từ đó
suy ra rằng loại chính thể hoàn hảo lý tưởng nhất phải là chính thể mang tính đại
diện”. Phương thức nhân dân lựa chọn ra người đại diện và ủy thác quyền lực cho
người đại diện chính là bầu cử [7, tr.9].
Bản chất của bầu cử được thể hiện như sau:
- Thứ nhất, bầu cử là sự lựa chọn của nhân dân. Nhân dân chọn từ các ứng
cử viên ra người mà họ thấy rằng có năng lực, phẩm chất, chuyên môn tốt có thể
thực hiện được các hoài bão, công việc mà nhân dân mong muốn. Phổ biến hiện
nay ở các nước là bầu cử để chọn ra người vào cơ quan lập pháp. Các nước tư sản
được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc phân chia quyền lực, vì vậy bầu cử
không những là phương thức thành lập ra cơ quan lập pháp mà còn là phương thức
để lựa chọn các chức danh trong các nhánh quyền lực như Tổng thống, Thị trưởng
và có thể là các chức danh trong cơ quan Tư pháp. Với nước ta, bầu cử là cách
thức để hình thành nên Quốc hội, Hội đồng nhân dân địa phương. [7, tr.10-11]
8
- Thứ hai, bầu cử là sự trao quyền lực của nhân dân cho đại biểu được lựa
chọn. Nhân dân bầu ra Quốc hội, Quốc hội thay mặt cho nhân dân thực hiện quyền
lập pháp, điều đó có nghĩa là nhân dân đã trao cho Quốc hội quyền lập pháp. Nhân
dân bầu ra Tổng thống, Tổng thống thực hiện quyền hành pháp, điều đó có nghĩa
nhân dân trao cho Tổng thống quyền hành pháp. Quá trình bỏ phiếu để lựa chọn
được người đại diện cho nhân dân chính là quá trình chuyển giao quyền lực, là quá
trình trao quyền lực từ nhân dân sang người được lựa chọn. Ai, tổ chức nào được
lựa chọn thì chủ thể đó nhận quyền lực từ nhân dân. [7, tr.11-12]
Tóm lại, bầu cử là sự lựa chọn và trao quyền chính trị, là quá trình mà nhân
dân lựa chọn ra các đảng phái, các lực lượng chính trị và trao quyền cho các chủ
thể đó. Bầu cử biến ý chí của nhân dân thành “ghế” trong cơ quan đại diện. [7,
tr.14-15]
c. Vai trò của bầu cử
- Bầu cử là phương thức hợp pháp hóa chính quyền [7, tr.27].
Theo Giáo sư Nguyễn Đăng Dung, chế độ bầu cử được coi là phương thức
chính thống thay đổi quyền lực nhà nước[2, tr.347]. Bầu cử là phương thức để tạo
lập chính quyền một cách hợp pháp [5, tr.165-166]. Thông qua bầu cử, người dân
lựa chọn được những người tài giỏi, tư cách đạo đức tốt và trao cho họ quyền thay
mình lãnh đạo đất nước. Ở một xã hội dân chủ, nơi mà quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân thì bầu cử chính là cách thức hợp pháp, chính thống nhất để chuyển
hóa quyền lực từ người dân sang đại biểu. Đại biểu có được quyền lực là do sự
đồng ý của người dân chứ không phải do cách thức khác như truyền ngôi thế tập,
bạo lực, chiến tranh… Cách thức này đã được công nhận trên toàn thế giới. J.
Locke cho rằng chính quyền được xây dựng trên cơ sở sự bằng lòng của dân
chúng, hành động của chính quyền không được sự đồng lòng của dân chúng là
không có giá trị hay không được ủy quyền [7, tr.29]. Những chính quyền được tạo
thành từ chiến tranh, nội chiến hay đảo chính là những chính quyền không được sự
đồng ý của nhân dân, do đó không có tính chính danh, không được người dân và
cộng đồng quốc tế công nhận. Sự đồng thuận của cử tri càng lớn, càng nhiều thì
chính quyền đó càng vững chắc.
9
- Bầu cử có nhiệm kỳ là phương thức để nhân dân lựa chọn đường lối chính
trị cho mình
Qua quá trình bầu cử, mỗi đảng phái, mỗi ứng viên sẽ có những đường lối,
kế hoạch cho riêng mình nếu trúng cử. Họ trình bày đường lối, kế hoạch này trong
quá trình vận động tranh cử và nếu trúng cử, họ phải thực hiện theo đường lối, kế
hoạch đó. Như vậy, khi nhân dân thích một đường lối nào thì họ sẽ chọn đảng
phái, ứng viên có đường lối như vậy. Qua đó, có thể nhận thấy, nếu đảng phái nào,
ứng viên nào đươc lựa chọn thì đường lối của đảng phái, ứng viên đó được đa
phân người dân ủng hộ. Đảng phái, ứng viên khi đã trúng cử thì cần cụ thể hóa
đường lối, kế hoạch mà họ đã “hứa” với nhân dân trong quá trình tranh cử.
- Bầu cử có nhiệm kỳ là phương thức để nhân dân giám sát quyền lực nhà
nước, chế ngự sự tha hóa, lạm quyền của quyền lực nhà nước [7, tr.40].
Đại biểu khi trúng cử cần thực hiện đương lối, kế hoạch mà họ đã trình bày
trong khi vận động tranh cử. Nếu họ không thực hiện những lời hứa đó, gây mất
lòng tin của người dân thì người dân sẽ bãi miễn họ, hoặc không bầu cho họ trong
nhiệm kỳ tiếp theo. Nếu họ là người tha hóa về đạo đức, lạm quyền thì nhân dân
sẽ thấy họ không xứng đáng với quyền lực mà họ đang được nhân dân trao cho. Vì
vậy, đại biểu nào muốn tiếp tục trúng cử trong nhiệm kỳ tiếp theo cần phải luôn cố
gắng, nỗ lực nhằm đáp ứng được yêu cầu của dân chúng, của cử tri, nếu không thì
họ sẽ bị loại ngay khỏi cuộc đua mà ở đó có rất nhiều người luôn cạnh tranh và
muốn giành chiến thắng. Cho nên, bầu cử có nhiệm kỳ chính là phương tiện để
nhân dân giám sát các đại biểu,chế ngự sự tha hóa, lạm quyền .
- Bầu cử là chìa khóa cho đồng thuận xã hội, là phương thức để giải quyết
mâu thuẫn, xung đột xã hội bằng phương pháp hòa bình [7, tr.46].
Đồng thuận là yếu tố quan trọng nhất của một quốc gia trong việc giữ gìn
hòa bình và phát triển đất nước. Nếu không có sự đồng thuận của đông đảo dân
chúng thì chế độ đó, đất nước đó không thể tồn tại lâu được, sớm muộn gì cũng bị
phá bỏ. Thông qua bầu cử, các đảng phái, các đường lối chính trị sẽ được quy tụ
lại để tạo thành một chế độ chính trị của một nước. Do thông qua bầu cử nên
đường lối đó được đa phần dân chúng ủng hộ, đồng thuận và thực thi. Không phải
10
xã hội nào cũng có sự ổn định về chính trị. Có những đảng phái, những con người
với những đường lối khác nhau, thậm chí mâu thuẫn, đối lập nhau. Nếu họ không
thông qua bầu cử mà giành chính quyền bằng bạo lực hay một cách gì đó không
chính thống thì họ sẽ không tạo được sự đồng thuận trong xã hội. Thông qua bầu
cử, thông qua sự lựa chọn của người dân, các đảng phái chấp nhận con đường mà
nhân dân lựa chọn bằng hình thức thể hiện ở một đảng phái, đại biểu khác. Đó
chính là cách thức hợp lý để hòa hợp dân tộc, để giải quyết mâu thuẫn, xung đột xã
hội.
- Bầu cử là công cụ nhìn nhận, đánh giá về một nhà nước, một xã hội
Thông qua các cuộc bầu cử, có thể đánh giá được nhiều vấn đề của một đất
nước. Ở những nước có xung đột sắc tộc, tôn giáo, an ninh chính trị không ổn
định, khi có kết quả bầu cử, đảng phái thua cuộc có thể không chấp nhận, thậm chí
dùng bạo lực đàn áp đảng phái khác để giành chính quyền. Những nước mà kết
quả bầu cử không được chấp nhận thì đa phần bất ổn về chính trị. Còn ở những
nước mà các cuộc bầu cử đều diễn ra thành công, suôn sẻ, nhân dân, các đảng phái
chấp nhận, đồng ý với kết quả bầu cử thì thường có nền chính trị ổn định.
Trong quá trình bầu cử, các đảng phái, các ứng viên trình bày những nội
dung, kế hoạch hành động của họ khi thắng cuộc. Đó có thể là mọi mặt của đời
sống xã hội như kinh tế, chính trị, y tế, môi trường, giáo dục, khoa học công
nghệ… Qua những bản kế hoạch đó, những con đường mà các ứng viên trình bày,
chúng ta có thể phần nào phác họa về một xã hội. Các yếu tố khác cũng giúp
chúng ta đánh giá về một đất nước thông qua bầu cử như: an ninh trong quá trình
diễn ra bầu cử, số cử tri trên tổng số dân, phần trăm số cử tri đi bầu, cơ cấu thành
phần trúng cử, sự chuyên nghiệp trong cách thức tổ chức bầu cử, hệ thống bầu cử,
tính minh bạch, dân chủ của bầu cử…
- Chế độ bầu cử là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cơ chế chính trị, cơ chế
hoạt động của cơ quan đại diện [7, tr.33]
Chế độ bầu cử có ảnh hưởng lớn đến cơ chế chính trị. Trong cơ chế chính trị
đa đảng, chế độ bầu cử còn quyết định đến sức mạnh, uy quyền của các đảng phái.
Chẳng hạn, đối với hệ thống bầu cử theo đa số, nhất là áp dụng đơn vị bầu cử một
11
đại diện (Mỹ, Anh) thì hệ thống chính trị thường có hai đảng lớn chi phối, tác động
mạnh tới đời sống chính trị quốc gia đó.Còn đối với chế độ bầu cử áp dụng
phương pháp tỉ lệ thường tạo ra Nghị viện và thể chế chính trị nhiều đảng phái, các
đảng nhỏ, các ứng viên tự do cũng có khả năng được ngồi vào những chiếc ghế
trong nghị trường. Ngoài ra, chế độ bầu cử còn là yếu tố tác động mạnh đến Chính
phủ và các cơ quan nhà nước khác mà theo như Giovanni Sartori “Bầu cử là công
cụ điều khiển mạnh mẽ nhất của chính trị” [7, tr.33-36].
1.1.2. Các nguyên tắc bầu cử phổ biến trên thế giới
Các nguyên tắc bầu cử là yếu tố quyết định chế độ bầu cử của một nước có
tiến bộ, minh bạch và hiệu quả hay không. Theo luật nhân quyền quốc tế và quan
niệm phổ biến trên thế giới, có 5 nguyên tắc bầu cử đó là: tự do, phổ thông, bình
đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các nguyên tắc này thống nhất và có mối quan hệ
biện chứng chặt chẽ với nhau, là yếu tố đảm bảo cho cuộc bầu cử khách quan, dân
chủ và tiến bộ.
a. Nguyên tắc bầu cử tự do
Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên lý về nguồn gốc của quyền lực nhà
nước. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, tuy nhiên nhân dân không trực tiếp
thực hiện tất cả quyền lực này mà trao một phần cho một số người thay mặt họ
thực hiện (bộ máy nhà nước) trong những khoảng thời gian nhất định (định kỳ,
nhiệm kỳ). Những người này được lựa chọn thông qua các cuộc bầu cử. Như thế,
bầu cử - hay quá trình người dân lựa chọn người để trao quyền - nhất định phải tự
do, bởi người chủ của quyền lực phải được tự do trong việc quyết định trao quyền
lực của mình cho ai.
Bầu cử tự do có nghĩa là người dân có toàn quyền quyết định đề cử, ứng cử,
bỏ phiếu bầu ra người đại diện thay mặt mình thực thi quyền lực nhà nước mà
không phải chịu bất kỳ sự áp đặt, cưỡng chế hay chi phối bất hợp pháp hay không
chính đáng nào từ bất kỳ chủ thể nào, bao gồm các nhà nước, các đảng phái chính
trị, tổ chức hay cá nhân. Tự do này chỉ có thể bị hạn chế theo luật định nhằm bảo
đảm lợi ích hợp lý, chính đáng và tương xứng của toàn xã hội, ví dụ: người chưa
thành niên, người thiểu năng trí tuệ và người bị kết tội bởi tòa án thì không có
12
quyền bầu cử, vì những đối tượng này chưa hoặc không có khả năng lựa chọn
những người xứng đáng thay mặt nhân dân quản lý xã hội.
Từ một góc độ khác, bầu cử tự do còn có nghĩa là công dân có thể quyết
định thực hiện hay không thực hiện các quyền bầu cử (đề cử, ứng cử, bỏ phiếu) mà
không phải chịu bất kỳ chế tài pháp lý nào. Nói cách khác, theo cách tiếp cận này,
bầu cử là quyền và trách nhiệm xã hội chứ không phải là nghĩa vụ pháp lý. Người
dân có thể ủng hộ, tham gia hoặc phản đối, tẩy chay một cuộc bầu cử mà không ai,
kể cả nhà nước, có thể can thiệp hay trừng phạt.
b) Nguyên tắc bầu cử phổ thông
Đây là nguyên tắc rất quan trọng của bầu cử. Nguyên tắc này trả lời cho câu
hỏi “Ai có quyền bầu cử?”, vì vậy nólà một trong những yếu tố thể hiện rõ nét mức
độ dân chủ của một đất nước, phản ánh mức độ sự tham gia vào công việc nhà
nước của nhân dân.Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu có ý nghĩa nhằm đảm bảo cho
cuộc bầu cử được dân chủ, công khai, có sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp
nhân dân, các thành phần dân cư trong xã hội. Nguyên tắc này đối lập với việc hạn
chế quyền bầu cử và ứng cử như ở một số nước phản dân chủ trước đây. [3, tr.311]
Nguyên tắc bầu cử phổ thông trước hết là việc bỏ phiếu được phổ thông.
Sau đó, là nhà nước phải tạo điều kiện cho công dân được ứng cử, được bầu vào
các cơ quan đại diện. Nguyên tắc bầu cử phổ thông được thể hiện: công dân đến
tuổi trưởng thành, không phân biệt về dân tộc, tầng lớp, địa vị, ngôn ngữ, tôn giáo,
kinh tế… đều có quyền bầu cử. [7, tr.69]
Ở Việt Nam, Điều 27 Hiến pháp 2013, Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc
hội năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2001, 2010) và Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu
Hội đồng nhân dân năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2010)quy định về nguyên tắc
bầu cửphổ thông như sau:“Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình
độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử
và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng
nhân dân theo quy định của pháp luật”.
13
c. Nguyên tắc bình đẳng
Bình đẳng là nguyên tắc cơ bản trong các cuộc bầu cử tiến bộ và công bằng.
Bình đẳng là nguyên tắc được áp dụng xuyên suốt quá trình bầu cử, từ khi lập danh
sách cử tri cho đến khi xác định được kết quả bầu cử, nhằm đảm bảo cho mọi công
dân có quyền như nhau trong việc tham gia bầu cử và ngăn ngừa mọi sự phân biệt
đối xử.
Nguyên tắc bình đẳngcó tác dụng đảm bảo cho cuộc bầu cử được khách
quan, công bằng.Thể hiện của nguyên tắc này là mỗi cử tri tương ứng với một
phiếu bầu;mỗi cử tri chỉ được ghi tên bầu cử và tham gia ứng cử ở một đơn vị bầu
cử; số lượng dân như nhau thì được bầu số đại biểu bằng nhau; giá trị của các
phiếu bầu là như nhau… Nói cách khác, mỗi cử tri không những có một lá phiếu
mà lá phiếu đó cần có giá trị như nhau trong việc bầu cử. Tuy nhiên, để giá trị của
các phiếu bầu là như nhau là một vấn đề khá phức tạp, đặc biệt là đối với chế độ
bầu cử có cách tính kết quả bầu cử theo phương pháp đa số. Chẳng hạn, hai đại
biểu được bầu ở hai đơn vị có số dân khác nhau thì lá phiếu của cử tri ở đơn vị có
dân số ít hơn sẽ có giá trị hơn. [25]
Trong nguyên tắc này, bình đẳng giữa các ứng cử viên, giữa các đảng phái
chính trị cũng cần được đảm bảo. Bình đẳng giữa các ứng cử viên được thể hiện:
Không ai có thể bị hạn chế quyền ứng cử (trừ những người do pháp luật qui định),
bình đẳng trong việc vận động tranh cử, trong việc tiếp cận thông tin, trong việc
khiếu nại, tố cáo… Giữa các đảng phái chính trị cũng cần được bình đẳng, không
có đảng phái nào đươc ưu tiên hơn đảng phí nào, không có việc đảng phái này là
quan trọng hơn đảng phái khác.Ngoài ra, nguyên tắc bình đẳng còn đòi hỏi phải có
sự phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu để bảo đảm tiếng nói đại
diện của các vùng, miền, địa phương, các tầng lớp xã hội, các dân tộc thiểu số và
phụ nữ phải có tỷ lệ đại biểu thích đáng trong Nghị viện, Quốc hội. [7, tr.71-76]
d. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp
Bầu cử trực tiếp là cách thức nhân dân trực tiếp bầu ra cơ quan đại diện mà
không thông qua trung gian. Trong nguyên tắc này, cử tri trực tiếp lựa chọn người
mình tín nhiệm vào cơ quan quyền lực nhà nước thông qua việc bỏ phiếu cho
14
người đómà không qua các cấp đại diện cử tri và người được nhân dân tín nhiệm
sẽ nhận quyền lực trực tiếp từ nhân dân. Nguyên tắc này sẽ góp phần tăng tính
khách quan cho một cuộc bầu cử. [7, tr.76]
Đa số Nghị viện của các nước theo chế độ một Viện và Hạ viện của các
nước theo chế độ hai Viện đều áp dụng chế độ bầu cử trực tiếp. Một số Thượng
viện (Ba Lan, Mỹ, Italy) cũng áp dụng bầu cử trực tiếp, các Thượng nghị sĩ đều do
nhân dân toàn liên bang bầu ra. Thông qua bầu cử trực tiếp, nhân dân có cơ hội thể
hiện ý chí, nguyện vọng của mình, lựa chọn những người làm đại biểu trong Nghị
viện. [63]
Không phải tất cả các nước đều sử dụng nguyên tắc này trong bầu cử. Ở
nhiều nước, bầu cử được thực hiện gián tiếp. Theo nguyên tắc này, cử tri không
trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình mà bầu ra thành viên của Tuyển cử đoàn,
sau đó Tuyển cử đoàn mới bầu ra cơ quan đại diện hay chức danh nhà nước. Bầu
cử gián tiếp có thể qua hai cấp như bầu Thượng viện Pháp, bầu tổng thống Mỹ (cử
tri bầu ra Đại cử tri đoàn), hoặc bầu ra ba cấp như bầu Quốc hội Trung Quốc (Đại
hội đại biểu nhân dân toàn Trung Quốc). Thượng viện nước Pháp được bầu theo
chế độ gián tiếp bởi cử tri đoàn trong mỗi tỉnh gồm các hạ nghị sĩ, đại biểu Hội
đồng vùng, đại biểu Hội đồng hàng tỉnh và đại diện của các hội đồng xã. Bầu cử
Nghị viện theo chế độ gián tiếp hiếm khi được áp dụng [63].Ở Trung Quốc, bầu cử
trực tiếp được thực hiện trong Đại hội đại biểu nhân dân của thành phố không lập
khu, thành phố trực thuộc khu, huyện, huyện tự trị, hương, hương dân tộc, trấn. [6,
tr.31]
Việc bầu cử trực tiếp, như ở nước ta, là cử tri trực tiếp đến nơi tổ chức bầu
cử để bỏ phiếu. Tuy nhiên, nếu như cử tri bầu cử thông qua các phương tiện như
Internet, máy bỏ phiếu tại nơi công cộng thì đó cũng được coi là bầu cử trực tiếp vì
đây chỉ là các công cụ, máy móc giúp cử tri thể hoàn thành nhiệm vụ bầu cử và nó
cũng không ảnh hưởng tới ý chí, tới đối tượng tín nhiệm của cử tri.
e. Nguyên tắc bỏ phiếu kín
Hoạt động bầu cử cần đảm bảo tính dân chủ và công khai, nhưng chỉ riêng
phần bỏ phiếu là kín. Nguyên tắc bỏ phiếu kín hàm ý chỉ có cử tri biết sự lựa chọn
15
của mình, sự lựa chọn đó được giữ kín, đảm bảo bí mật. Khi cử tri viết phiếu bầu
không ai được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên các tổ chức phụ trách bầu cử;
không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri viết phiếu
bầu kín đáo và bỏ phiếu vào hòm phiếu. Phiếu bầu hoặc để trống để cử tri điền tên
ứng viên, đảng mà mình lựa chọn, hoặc in sẵn tên các ứng viên để cử tri đánh dấu
vào ô bên cạnh tên ứng viên mình lựa chọn. [55]
Nguyên tắc bỏ phiếu kín loại trừ sự theo dõi và kiểm soát từ bên ngoài sự
thể hiện ý chí (sự bỏ phiếu) của cử tri. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm đảm
bảo tự do đầy đủ sự thể hiện ý chí của cử tri, để có sự khách quan trong việc lựa
chọn, bỏ phiếu. Đây là một yêu cầu khách quan của chế độ bầu cử, nhằm bảo đảm
sự lựa chọn của cử tri trở thành hiện thực, làm cho các ứng cử viên và các đảng
phái có cơ hội bình đẳng trong tuyển cử. Nguyên tắc này luôn được coi là một
nguyên tắc cơ bản của mọi cuộc tuyển cử và được thể chế hóa thông qua việc quy
định chặt chẽ các phương thức và trình tự bỏ phiếu.[55]
Bỏ phiếu kín xuất hiện từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Ở Pháp, nguyên tắc
bỏ phiếu kín được pháp luật bầu cử quy định từ năm 1789, Hiến pháp năm 1795 và
1848 của nước này quy định “mọi cuộc bầu cử phải bỏ phiếu kín”. Louis Napoléon
Bonaparte dự định bãi bỏ nguyên tắc bỏ phiếu kín vào năm 1851 nhưng gặp phải
sự phản đối kịch liệt nên đành thôi. Tuy nhiên, theo trang web của Quốc hội Pháp,
đến năm 1913, bỏ phiếu kín mới được áp dụng trong thực tế bầu cử một cách
thường xuyên ở nước này. Nước Anh áp dụng nguyên tắc bỏ phiếu kín cho các
cuộc bầu cử từ năm 1872; bỏ phiếu kín lần đầu tiên xuất hiện ở Úc vào năm 1856.
Ở Hoa Kỳ, hầu hết các tiểu bang chuyển sang bỏ phiếu kín sau cuộc bầu cử Tổng
thống năm 1884; còn hiện tại một số bang cho phép bỏ phiếu qua bưu điện [55]. Ở
Trung Quốc, nguyên tắc này được thể hiện với tên gọi là nguyên tắc bỏ phiếu
không ghi tên. Khi bầu cử, để đảm bảo quyền bí mật được viết trên phiếu, phiếu
bầu phải do đích thân người đi bầu điền vào chỗ trống, không ghi họ tên người đi
bầu. Cử tri nếu là người khiếm thị hoặc vì khuyết tật mà không thể viết lên phiếu
bầu thì có thể ủy thác cho người khác viết thay [6, tr.36].
16
Trong thực tế, việc bỏ phiếu đôi khi được vận dụng trái với nguyên tắc bỏ
phiếu kín. Các phiếu bầu có ghi mã số của cử tri sẽ cho phép những người làm
công việc bầu cử đối chiếu mã số và tìm ra tên của cử tri. Ví dụ như ở Singapore,
trong mỗi phiếu bầu đều có mã số của cử tri trùng với tên và mã số trong danh
sách cử tri. Vì vậy, mặc dù Hiến pháp Singapore quy định việc bỏ phiếu kín, các
phương thức áp dụng xem ra không đảm bảo cho việc tuân thủ nguyên tắc này.
Chính vì vậy, ở một số nước đã có những vụ kiện liên quan đến nguyên tắc bỏ
phiếu kín.[55]
1.1.3. Các hệ thống bầu cử phổ biến trên thế giới
Hệ thống bầu cử (hay cơ chế bầu cử - Electoral System) nếu hiểu theo nghĩa
rộng là tổng hợp các qui định của pháp luật bầu cử và những nguyên lý vận hành
của hệ thống chính trị có tác động, ảnh hưởng đến quá trình bầu cử của mỗi quốc
gia. Còn nếu hiểu theo nghĩa hẹp, hệ thống bầu cử là cách thức, phương thức
chuyển hóa từ những lá phiếu (ý chí của nhân dân) thành “ghế” trong cơ quan dân
cử [7, tr.131-132].
Hệ thống bầu cử trên thế giới rất phong phú và đa dạng. Căn cứ vào cách
thức chuyển hóa từ những lá phiếu thành “ghế” trong cơ quan dân cử, có thể chia
hệ thống bầu cử thành các dạng như sau [7, tr.138]:
a. Hệ thống đa số (plurality/majority systems)
Nguyên lý của hệ thống này là ứng cử viên nào, đảng phái nào giành được
nhiều phiếu hơn sẽ trúng cử. Hệ thống này có 5 biến cách:
- Phương pháp ai về trước là người thắng cuộc (First Past the Post -FPTP)
- Phương pháp lá phiếu khối (Block Vote - BV)
- Phương pháp lá phiếu có thể thay thế (Alternative Vote - AV)
- Phương pháp hai vòng (Two-round System - TRS)
- Phương pháp lá phiếu khối theo đảng phái chính trị (Party Block Vote -
PBV)
b. Hệ thống đại diện tỷ lệ (Proportional Systems)
17
Hệ thống này được áp dụng để bầu cơ quan lập pháp. Theo đó, cơ quan lập
pháp được bầu trên cơ sở các đảng phái chính trị. Các đảng phái nhận được số
“ghế” tương ứng với tỷ lệ số phiếu được bầu. Yêu cầu của hệ thống này là mỗi đơn
vị bầu cử phải bầu ít nhất hai đại biểu. Nếu số lượng đại biểu được bầu càng nhiều
thì tính cân đối, hợp lý càng cao. Hệ thống này có 2 biến thể chính [7, tr.144]:
- Hệ thống đại diện tỷ lệ theo danh sách (List Proportional Representation -
List PR)
- Hệ thống bầu cử lá phiếu duy nhất có thể chuyển nhượng (Singer
Transferable Vote - STV)
c.Hệ thống hỗn hợp (Mixed Systems)
Hệ thống bầu cử hỗn hợp là sự kết giữa hệ thống đa số và hệ thống đại diện
tỉ lệ. Hệ thống này có 2 biến cách là [7, tr.147]:
- Đại diện tỷ lệ hỗn hợp (Mix Member Proportional - MMP)
- Phương pháp song song (Parallel Systems - PR)
d. Một số hệ thống khác
Ngoài ra, trên thế giới còn có một số hệ thống bầu cử khác như [7, tr.149]:
- Phương pháp bầu cử lá phiếu duy nhất không chuyển nhượng (Sing Non-
transferable Vote - SNTV)
- Phương pháp lá phiếu hạn chế (Limited Vote)
- Phương pháp Borda Count
1.2. Quản lý (tổ chức) bầu cử
1.2.1. Khái niệm quản lý (tổ chức) bầu cử, cơ quan quản lý bầu cử
a. Quản lý (tổ chức) bầu cử:
Quản lý bầu cử (election management) là những hoạt động, quy trình, thủ
tục cần thiết để tổ chức một cuộc bầu cử theo các tiêu chuẩn dân chủ được cộng
đồng quốc tế thừa nhận. Do tầm quan trọng của bầu cử, cần phải quản lý sao cho
cuộc bầu cử diễn ra thành công và hiệu quả. Công việc quản lý bầu cử diễn ra
18
xuyên suốt trong cuộc bầu cử. Nếu việc quản lý bầu cử phù hợp, hiệu quả thì sẽ là
yếu tố để tổ chức cuộc bầu cử thành công, ngược lại, cuộc bầu cử sẽ không thành
công, kết quả không chính xác, các đại biểu được lựa chọn sẽ không hoàn toàn
xứng đáng nếu quản lý bầu cử không tốt.
Thực tế trên thế giới cho thấy hoạt động bầu cử ở các quốc gia thường bị chi
phối bởi các thế lực chính trị. Các đảng phái thường cố gắng dùng vị trí, vai trò
của mình để có kết quả thuận lợi trong bầu cử, thậm chí làm sai lệch kết quả bầu
cử theo hướng có lợi cho mình. Do đó, để kết quả bầu cử là khách quan, trung thực
thì nhất thiết công tác quản lý, tổ chức bầu cử phải được thực thi một cách khoa
học.
Bầu cử là hoạt động mang tính chính trị và có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn
vong và phát triển của một quốc gia, vì vậy cần chú ý đặc biệt đến công tác quản lý
bầu cử. Vì tầm quan trọng của bầu cử nên công tác tổ chức bầu cử đòi hỏi tính
chuyên nghiệp và hiệu quả cao. Thực tiễn ở một số nước cho thấy, bầu cử tự do và
công bằng đã giúp cho quá trình chuyển đổi từ xung đột sang dân chủ diễn ra
thành công. Chẳng hạn, cuộc bầu cử năm 1994 ở Mozambique dưới sự giám sát
của Liên hợp quốc đã diễn ra tốt đẹp, làm tiền đề cho các cuộc bầu cử sau này vào
các năm 1999, 2004 và 2009. Hay như bầu cử năm 1994 ở Nam Phi,đây là cuộc
bầu cử đa sắc tộc đầu tiên ở nước này mà đã kết thúc chế độ phân biệt chủng tộc,
thiết lập chế độ dân chủ. Có được kết quả đó là do vào thời điểm đó ở Nam Phi, có
một loạt thiết chế được thành lập như Hội đồng Hành pháp chuyển đổi được trao
thẩm quyền tạo ra sân chơi bình đẳng cho tất cả các đảng tham gia tranh cử, các
rào cản pháp lý được dỡ bỏ đối với quyền tự do hội họp, tạo điều kiện cho quá
trình tranh cử tự do và cởi mở. [48]
b. Cơ quan quản lý (tổ chức) bầu cử:
Ở nhiều quốc gia, việc tổ chức, quản lý, điều hành một cuộc bầu cử thường
được giao cho các cơ quan quản lý bầu cử (Electoral Management Body - sau đây
viết tắt là EMB).Cơ quan quản lý bầu cử là thiết chế quan trọng không chỉ để tổ
chức bầu cử, mà còn để duy trì nền dân chủ. Họ trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức
các cuộc bầu cử và gián tiếp góp phần thúc đẩy pháp quyền và nền quản trị tốt của
19
quốc gia. Chính vì vai trò quan trọng như vậy nên địa vị của ủy ban bầu cử thường
được quy định ngay trong Hiến pháp. Thậm chí Hiến pháp Costa Rica và
Venezuela còn coi cơ quan này là nhánh quyền lực thứ tư, ngang với lập pháp,
hành pháp và tư pháp. [65]
Tuỳ theo từng nước, EMB có thể được quy định trong Hiến pháp hoặc trong
luật bầu cử và có thể có tên gọi khác nhau, ví dụ như: Ủy ban Bầu cử (Election
Commission), Bộ/Ban Bầu cử (Department of Elections, Electoral Board), Hội
đồng Bầu cử (Electoral Council), Đơn vị Bầu cử (Election Unit)...[18].
Theo Mạng lưới tri thức về bầu cử ACE (The ACE Electoral Knowledge
Network), EMB được định nghĩa là: …một cơ quan hoặc tổ chức được lập ra
nhằm mục đích và có trách nhiệm pháp lý trong việc quản lý một hoặc nhiều công
việc cốt yếu trong các cuộc bầu cử (elections) và những hình thức dân chủ trực
tiếp khác được pháp luật quy định như trưng cầu dân ý (referendums), lấy ý kiến
công dân (citizens’ initiatives)…[18]
Nghiên cứu cho thấy hầu như tất cả các bản Hiến pháp trên thế giới hiện nay
đềucó quy định về bầu cử, bởi nó liên quan đến quyền công dân, đến việc hình
thành chính thể của một nước. Một số bản Hiến pháp quy định cả về cơ quan quản
lý bầu cử. Trong trường hợp cơ quan quản lý bầu cử không được quy định trong
Hiến pháp thì sẽ được cụ thể trong luật về bầu cử. Tuy nhiên, việc quy định trong
Hiến pháp đảm bảo được tính ổn định của cơ quan quản lý bầu cử hơn là quy định
trong các văn bản luật về bầu cử, vì các văn bản này dễ được sửa đổi, bổ sung,
không có tính ổn định bằng Hiến pháp. Vì vậy, để đảm bảo cho sự ổn định của các
EMB, tránh sự can thiệp, chi phối của các nhánh quyền lực, ngày càng có nhiều
nước quy định EMB trong Hiến pháp.
Theo một công trình nghiên cứukhảo sát 550 bản Hiến pháp được ban hành
trên thế giới từ năm 1880 đến năm 2000, có 136 bản Hiến pháp (24%) quy định về
hội đồng bầu cử (electoral commission), 35 bản Hiến pháp (6%) quy định về toà
án bầu cử (electoral court). Còn tính ở thời điểm năm 2000, có khoảng 40% số bản
Hiến pháp trên thế giới quy định về hội đồng bầu cử (electoral commission) so với
khoảng 5% số Hiến pháp có quy định này ở thời điểm năm 1945. Tỷ lệ Hiến pháp
20
quy định hội đồng bầu cử đạt mức cao nhất ở các khu vực Nam Á (khoảng 70%),
Mỹ La-tinh và tiểu vùng sa mạc Sahara (khoảng 45%). [18]
Biểu đồ 1: Tỷ lệ Hiến pháp trên thế giới quy định
cơ quan bầu cử quốc gia [18]
(tính từ năm 1850 đến 2000, khảo sát 550 bản hiến pháp)
Biểu đồ 2: Tỷ lệ hiến pháp trên thế giới quy định
cơ quan bầu cử quốc gia tính theo khu vực [18]
(tính ở thời điểm năm 2000)
21
Quy định về cơ quan quản lý bầu cử chủ yếu ở các nội dung: tổ chức, sự độc
lập, hoạt động, cấu trúc/thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giải trình,
nhân viên, nhiệm kỳ, ngân sách… Một số quốc gia như Hàn Quốc, Philippine,
Nam Phi đưa các nội dung đó vào một mục trong Hiến pháp. Nội dung được đưa
vào trong các bản Hiến pháp ở các nước cũng không giống nhau. Ví dụ, Hiến pháp
Indonesia, Cameroon, Áo, Séc nói đến việc thành lập, tư cách thành viên, cơ chế
bầu cử. Còn Hiến pháp của Nam Phi, Hàn Quốc, Costa Rica, Băng-la-đét thi quy
định cả những vấn đề về quyền hạn, chức năng, tính độc lập,hoạt động của EMB
và tiêu chuẩn, nhiệm kỳ của các thành viên[18].
1.2.2. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quanquản lý bầu cử
a. Vị trí, vai trò của cơ quan quản lý bầu cử
Các cơ quan quản lý bầu cử là một bộ phận không thể thiếu của bất cứ một
cuộc bầu cử nào. Nó có vị trí vô cùng quan trọng và vai trò to lớn quyết định thành
công của cuộc bầu cử. Cuộc bầu cử có diễn ra công bằng hay không, có hiệu quả
không, có công bằng, dân chủ, minh bạch không, có chọn ra được những người ưu
tú không phụ thuộc rất nhiều vào cách tổ chức bầu cử của cơ quan quản lý bầu cử.
Nếu căn cứ theo tính chất hoạt động, có thể chia các cơ quan bầu cử trên thế
giới thành hai mô hình: thường xuyên và tạm thời. Mô hình thường xuyên là mô
hình cơ quan quản lý bầu cử được thành lập, hoạt động cố định, liên tục, không
gián đoạn kể cả trước, trong và sau khi kết thúc cuộc bầu cử. Đối với mô hình tạm
thời, cơ quan quản lý bầu cử được thành lập chỉ để tổ chức từng cuộc bầu cử, sau
khi kết thúc cuộc bầu cử thì cơ quan này sẽ tự giải thể. Hiện tại, với việc các nước
ngày càng coi trọng vấn đề bầu cử nên xu hướng trên thế giới là thành lập các cơ
quản quản lý bầu cử thường xuyên.
Cơ quan quản lý bầu cử được thành lập để đáp ứng tốt hơn yêu cầu phức tạp
và chuyên nghiệp của một cuộc bầu cử. Hoạt động bầu cử có sự tham gia của đông
đảo bộ phận dân chúng trên diện tích rộng lớn của một quốc gia; cùng một lúc sẽ
phải tổ chức nhiều hoạt độngvới nhiều công đoạn khác nhau, các hoạt động này lại
phải phù hợp, logic, và gắn kết với nhau. Như vậy,nếu như không có cơ quanquản
22
lý, phụ trách bầu cử một cách chuyên nghiệp thì không thể tổ chức thành công một
cuộc bầu cử.
b. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý bầu cử
Những công việc cốt yếu trong các cuộc bầu cử, theo ACE, bao gồm: (i)
Quyết định những người đủ tư cách bỏ phiếu; (ii) Tiếp nhận và phê duyệt danh
sách ứng cử viên; (iii) Tổ chức bỏ phiếu; (iv) Kiểm phiếu; (v) Thống kê và công
bố kết quả… Các công việc này thông thường do một cơ quan thực hiện, song đôi
khi cũng có thể được phân công cho nhiều cơ quan khác nhau. Trong trường hợp
đó, tất cả các cơ quan tham gia đều được gọi là EMB.Ngoài các công việc cốt yếu
nêu trên, các EMB còn thực hiện nhiều công việc khác trong các cuộc bầu cử,
chẳng hạn như đăng ký cử tri, phân định khu vực bầu cử, mua sắm trang thiết bị
cho bầu cử, tuyên truyền giáo dục về luật bầu cử, quản lý hoặc giám sát việc gây
quỹ bầu cử, giữ liên hệ với giới truyền thông và giải quyết những tranh chấp phát
sinh trong bầu cử… Tuy nhiên, theo ACE, những cơ quan mà chỉ thực hiện những
nhiệm vụ này thì không được gọi là EMB. [18]
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan quản lý bầu cử ở mỗi nước lại
khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hệ thống bầu cử (đa số, đại diện tỷ lệ,
hỗn hợp…), hình thức chính thể (quân chủ đại nghị, cộng hòa tổng thống, cộng
hòa đại nghị, cộng hòa XHCN…), hình thức cấu trúc nhà nước (đơn nhất, liên
bang), điều kiện văn hóa, lịch sử, truyền thống, đường lối, chủ trương lãnh đạo của
Đảng, Nhà nước…
Thường thì các cơ quan bầu cử đều có quyền ban hành các quy phạm, quy
định có giá trị bắt buộc với các chủ thể tham gia vào quá trình bầu cử như các đảng
chính trị, cử tri, ứng cử viên, cơ quan báo chí, quan sát viên. Các quy phạm và quy
định phải phù hợp với Hiến pháp và luật về bầu cử. Ở Costa Rica, Uruguay, các cơ
quan bầu cử được coi là nhánh quyền lực thứ tư, có quyền ban hành quy phạm, chỉ
thị và kiểm tra các quy phạm áp dụng cho quá trình bầu cử. Các quyết định của cơ
quan bầu cử không thể bị kiểm tra bởi bất kỳ cơ quan nhà nước nào. Các cơ quan
này còn thực hiện quyền hành pháp khi triệu tập và tổ chức các cuộc bầu cử, chứng
nhận hoặc hủy kết quả bầu cử và giải quyết các tranh chấp. Trong khi đó, các quy
23
phạm do cơ quan bầu cử ban hành ở các nước khác có thể bị kiểm tra bởi các tòa
án; các quy phạm này phải phù hợp với luật bầu cử. [13, tr.17]
Một số cơ quan bầu cử thực hiện kết hợp quyền hành pháp với quyền tư
pháp ở những mức độ ít nhiều khác nhau. Ví dụ, các cơ quan bầu cử ở Cameroon,
Canada, Lithuania, Papua New Guinea, Philippines và Romania có quyền điều tra
và trong trường hợp cần thiết, khởi kiện các vi phạm luật bầu cử. Ở Campuchia và
Nam Phi, các cơ quan bầu cử có quyền điều tra và giải quyết các tranh chấp hành
chính mà chưa đến mức phải đưa ra tòa.Đa phần các cơ quan bầu cử thực hiện
quyền hành pháp, liên quan đến thực thi các hoạt động bầu cử. Cơ quan bầu cử ở
nhiều nước như Cambia, Ghana, Mozambique và Thái Lancó thể ban hành quy
phạm hoặc các tuyên bố. [13, tr.18]
Ở một số nước, cơ quan bầu cử có quyền xác định ngày bầu cử trong giới
hạn được quy định bởi luật. Ở Ấn Độ và Pakistan, cơ quan bầu cử có thể mở một
cuộc bầu cử nếu cơ quan lập pháp không thực hiện, trong khi đó ở Yemen, cơ quan
bầu cử chỉ mở các cuộc bầu cử phụ mà không có quyền mở các cuộc bầu cử toàn
quốc. Ở một số nước như Thái Lan và Uruguay, cơ quan bầu cử có quyền đề nghị
kiểm phiếu lại nếu một cuộc bầu cử không được tiến hành theo thể thức hợp thức
và công bằng được quy định trong luật. Các hội đồng bầu cử cấp huyện có thể yêu
cầu kiểm phiếu lại tại các đơn vị bầu cử, trong khi cơ quan bầu cử Namibia có
quyền đề nghị kiểm phiếu lại trong trường hợp có vi phạm hoặc trong tình trạng
khẩn cấp.Tuy nhiên, nhiều cơ quan bầu cử không có quyền mở một cuộc bầu cử. Ở
các nước như Mexico và Hoa Kỳ theo chính thể cộng hòa tổng thống áp dụng
nguyên tắc phân chia quyền lực, các cuộc bầu cử được tổ chức theo một ngày được
định trước trong Hiến pháp. Tuy nhiên, ở các nước theo chính thể đại nghị, chính
phủ được tổ chức và hoạt động theo sự ủng hộ đa số thành viên Nghị viện. Do đó,
Thủ tướng thực hiện quyền mở các cuộc bầu cử.[13, tr.18]
Theo xu hướng chung, các cơ quan bầu cử ngày càng có nhiều nhiệm vụ,
quyền hạn để thực hiện vai trò đảm bảo cuộc bầu cử được công bằng và tự do. Các
nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản của các cơ quan bầu cử bao gồm[13, tr.19]:
- Quyết định tư cách bỏ phiếu;
24
- Tiếp nhận và phê duyệt danh sách ứng cử (cho các cuộc bầu cử, đảng
chính trị và/hoặc ứng cử viên);
- Tổ chức bỏ phiếu, thống kê phiếu, kiểm phiếu
- Lập kế hoạch phục vụ bầu cử;
- Đào tạo, tập huấn cho các nhân viên bầu cử;
- Phân định các đơn vị bầu cử;
- Xác minh và đăng ký cử tri;
- Công bố và chứng nhận các kết quả bầu cử;
- Giải quyết các tranh chấp bầu cử;
Ngoài ra, các cơ quan quản lý bầu cử còn có thể được trao thêm các nhiệm
vụ, quyền hạn sau[13, tr.20]:
- Ban hành các chính sách bầu cử quốc gia và khu vực;
- Tổ chức giáo dục, truyền thông cho cử tri và nhân dân;
- Phát triển và tổ chức đăng ký bầu cử quốc gia;
- Đăng ký của các đảng chính trị; đăng ký tài chính của các đảng chính trị;
- Quy định về lấy ý kiến;
- Bầu cử sơ bộ của các đảng chính trị;
- Quy định sự tham gia bầu cử của các đảng chính trị và ứng cử viên;
- Quy định sự tham gia bầu cử của truyền thông;
- Đào tạo các giám sát viên kiểm phiếu của các đảnh chính trị và ứng cử
viên;
- Công nhận và quy định về sự tham gia của các quan sát viên bầu cử;
- Kiểm tra và đánh giá sự chính xác của hệ thống bầu cử và hoạt động của
cơ quan bầu cử;
- Tư vấn Chính phủ và cơ quan lập pháp tiến hành các cải cách bầu cử;
- Tham gia các dịch vụ trợ giúp bầu cử quốc tế.
1.2.3. Các nguyên tắc thiết kế cơ quan quản lý bầu cử
Để xây dựng một tổ chức bao giờ cũng cần những nguyên tắc mang tính
định hướng, những tiêu chuẩn, điều kiện cho việc hình thành, hoạt động của nó.
Cơ quan quản lý bầu cử trên thế giới có nhiều mô hình khác nhau, mỗi mô hình
hàm chứa những đặc điểm riêng của từng quốc gia. Tuy nhiên, theo nhận thức
25
chung của cộng đồng quốc tế, với bất kỳ mô hình nào, cơ quan quản lý bầu cử
cũng cần được xây dựng, thiết kế trên cơ sở 7 nguyên tắc cơ bản, bao gồm:Độc
lập,vô tư/công bằng, liêm chính, minh bạch, hiệu quả, chuyên nghiệp, khả năng
cung cấp dịch vụ.
a. Hiệu quả (Efficiency)[21]
Đây là nguyên tắc mà theo tác giả là quan trọng nhất trong 7 nguyên tắc
định hướng của cơ quan quản lý bầu cử. Tất cả các nguyên tắc khác cũng gián tiếp
nhằm để tạo nên một cuộc bầu cử hiệu quả. Nếu như cuộc bầu cử có minh bạch,
công bằng, liêm chính... nhưng lại không hiệu quả thì cuộc bầu cử đó cũng vô
nghĩa. Thiết lập một cơ quan quản lý bầu cử thì cần lấy yếu tố hiệu quả đặt lên
hàng đầu, làm xương sống, định hướng cho tổ chức và hoạt động.
Ngoài ra, hiệu quả còn hiểu theo nghĩa là hiệu quả về tài chính. Bầu cử là
một hoạt động phức tạp, công phu, kéo dài, phạm vi tổ chức rộng và do đó chi phí
rất tốn kém. Tính hiệu quả về tài chính cũng được đặt ra cho hoạt động của các cơ
quan quản lý bầu cử. Các cơ quan này cần phải tổ chức một cuộc bầu cử sao cho
chi phí ít nhưng chất lượng đảm bảo.
b. Độc lập (Independence)[21]
Trong các nguyên tắc thiết kế cơ quan quản lý bầu cử thì nguyên tắc độc lập
là một nguyên tắc quan trọng, ảnh hưởng tới các nguyên tắc khác. Một cơ quan
quản lý bầu cử khó có thể vô tư, liêm chính, minh bạch, hiệu quả nếu không có sự
độc lập. Khi thiết kế cơ quan quản lý bầu cử, việc vô tư, liêm chính, minh bạch,
hiệu quả... đương nhiên là yêu cầu cần đạt được và không phải nghĩ nhiều cho sự
lựa chọn các nguyên tắc đó. Nhưng yêu cầu về sự độc lập lại thường làm đau đầu
các nhà quản lý. Có thiết kế cơ quan quản lý bầu cử độc lập hay không và mức độ
độc lập như thế nào luôn là một dấu hỏi đối với các nhà quản lý. Độc lập ở đây
được hiểu theo độc lập về tổ chức, thể chế và độc lập về hoạt động.
Độc lập về tổ chức, thể chế là sự độc lập của cơ quan quản lý bầu cử với
Chính phủ, với các Đảng phái chính trị. Độc lập có nghĩa là không có sự phụ thuộc
về mặt tổ chức, về hành chính với Chính phủ, với các Đảng phái chính trị.Sự độc
lập về tổ chức, thể chế của cơ quan quản lý bầu cử nếu được quy định trong Hiến
pháp thì sẽ có tác dụng và hiệu quả nhất và khi đó nó sẽ là định hướng quan trọng
26
để xây dựng cơ quan quản lý bầu cử. Độc lập sẽ là nguyên tắc giúp cho đảm bảo
sự công bằng, hiệu quả trong các quyết định của cơ quan quản lý bầu cử. Độc lập
về hoạt động là việc độc lập trong cách thức tổ chức, tiến hành bầu cử, trong các
quyết định về bầu cử. Khái niệm này chú trọng đến sự độc lập về hoạt động thực
tiễn, còn độc lập về tổ chức, thể chế lại chú trọng đến phương diện cơ cấu tổ chức,
con người, về mối quan hệ hành chính.
Mặc dù có sự khác biệt như vậy nhưng sự độc lập về thể chế, tổ chức và
độc lập về hoạt động lại có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Thường thì mô hình
cơ quan quản lý bầu cử độc lập hoặc mô hình hỗn hợp sẽ đảm bảo dễ dàng hơn cho
sự độc lập về hoạt động. Tất nhiên vẫn có trường hợp độc lập về tổ chức, thể chế
nhưng vẫn không độc lập về hoạt động, khi đó sự độc lập chỉ mang tính hình thức.
Việc độc lập về tổ chức sẽ được đảm bảo cao nhất bằng Hiến pháp và sau
đó là Luật về bầu cử. Tuy nhiên, để thực sự có sự độc lập trong hoạt động thì cần
phải có sự cam kết của các thành viên cơ quan quản lý bầu cử trong các quyết định
của họ. Một sự liên kết giữa hội đồng bầu cử với nhánh tư pháp sẽ góp phần hạn
chế được sự can thiệt của các cơ quan chính phủ, các đảng phái chính trị. Với các
nước có nền tư pháp yếu thì việc độc lập sẽ không hiệu quả. Một số nước sử dụng
thẩm phán trong các cơ quan quản lý bầu cử có thể kể đến như Costa Rica, Úc và
Zambia. [13, tr.49].
Bên cạnh đó, quy trình và cách thức bổ nhiệm cũng là yếu tố ảnh hưởng đến
sự độc lập của cơ quan quản lý bầu cử. Nếu như thành viên của cơ quan quản lý
bầu cử không thuộc các đảng phái, phe cánh chính trị thì có thể thúc đẩy sự độc lập
trong các hoạt động, quyết định của bản thân. Burkina Faso và Mozambiquebổ
nhiệm lãnh đạo của tổ chức xã hội dân sự làm chủ tịch cơ quan quản lý bầu cử.
Còn Bắc Ireland thì bổ nhiệm một người đứng đầu một cơ quan hành pháp, có đạo
đức tốt, liêm chính, không bị tác động của các đảng phái, các yếu tố chính trị vào
cơ quan quản lý bầu cử.
c. Vô tư/công bằng(Impartiality)[21]
Trong hoạt động tổ chức bầu cử, việc vô tư/công bằng của các cơ quan quản
lý bầu cử có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng tới sự công bằng, cũng như tính hợp
pháp, chính danhcủa kết quả bầu cử. Nếu như các thành viên của các cơ quan quản
27
lý bầu cử có những quyết định vô tư/công bằng, không thiên vị thì kết quả sẽ càng
chính xác và cuộc bầu cử sẽ có độ tin cậy cao. Ngược lại, nếu một cuộc bầu cử mà
các cơ quan quản lý bầu cử không vô tư/công bằng thì kết quả sẽ giảm tính chính
xác, các đảng phái, ứng viên thua cuộc sẽ không chấp nhận kết quả, nhân dân
không chấp nhận và cũng không tin tưởng vào công tác tổ chức bầu cử.
Thông thường, cơ quan quản lý bầu cử theo mô hình độc lập thì dễ có khả
năng đảm bảo sự vô tư/công bằng hơn so với mô hình chính phủ và mô hình hỗn
hợp. Mô hình độc lập với các thành viên là những chuyên gia trung lập sẽ vô
tư/công bằng hơn trong các quyết định của mình. Còn đối với những thành viên
mà làm việc trong các cơ quan chính phủ, những thành viên theo các đảng phái
chính trị thì không chắc chắn đảm bảo sự công bằng trong hành động và quyết
định.Một tiêu chí đánh giá sự thành công của cơ quan quản lý bầu cử là sự vô
tư/công bằng, sự đánh giá này không dựa trên mô hình của cơ quan quản lý bầu cử
mà dựa trên tính vô tư/công bằng trong hành động, quyết định thực tế của họ.
Tuy nhiên, cũng có nước theo mô hình chính phủ như New Zealand, hoặc
mô hình hỗn hợp như Tây Ban Nha vẫn đảm bảo được sự vô tư/công bằng của cơ
quan quản lý bầu cử. Ngược lại, một số nước theo mô hình độc lập nhưng cơ quan
quản lý bầu cử không có được sự vô tư/công bằng. Sự vô tư/công bằng không chỉ
phụ thuộc vào mô hình cơ quan quản lý bầu cử mà còn phụ thuộc vào các yếu tố
như truyền thống, văn hóa chính trị, pháp luật, năng lực tổ chức, quản lý của các
cơ quan quản lý bầu cử.
d. Liêm chính (Integrity)[21]
Sự liêm chính là rất cần thiết đối với tổ chức và hoạt động của các cơ quan
quản lý bầu cử. Nếu có sự liêm chính, trong sạch thì cơ quan quản lý bầu cử sẽ dễ
dàng hơn trong hoạt động,các quyết định của họ có chất lượng và được tin cậy
hơn. Sự liêm chính cũng sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống các cơ
quan quản lý bầu cử của một quốc gia.
Để đảm bảo sự liêm chính, trong sạch của cơ quan quản lý bầu cử, cần phải
có những quy định pháp luật ngăn chặn các cơ quan quản lý bầu cử khỏi các hành
vi tùy tiện, lạm quyền, tham nhũng. Những nước có các quy định, chế tài, hình
phạt hợp lý sẽ giảm thiểu được những hành vi vi phạm trong quá trình tổ chức bầu
28
cử và làm cho cơ quan quản lý bầu cử có được sự tin cậy cao hơn.
e. Minh bạch (Transparency)[21]
Đây là nội dung thường được nhấn mạnh trong pháp luật về bầu cử của các
quốc gia. Sự minh bạch về hoạt động và tài chính của các cơ quan quản lý bầu cử
luôn được công chúng quan tâm đăc biệt. Sự minh bạch sẽ giúp ngăn chặn và tìm
ra những sai phạm về hoạt động, tài chính trong bầu cử, phanh phui được những
gian lận trong quá trình bầu cử. Minh bạch có mối liên hệ mật thiết với sự công
bằng và liêm chính. Một cuộc bầu cử có sự minh bạch cao chính là biểu hiện, đồng
thời là yếu tố bảo đảm sự công bằng, liêm chính và do đó, tạo được niềm tin với
nhân dân và sự chính danh của cuộc bầu cử. Chính vì vậy, một số nước đã có quy
định trong pháp luật yêu cầu cơ quan quản lý bầu cử phải có những thông cáo báo
chí định kỳ về hoạt động, đồng thời phải cho phép công chúng dễ dàng tiếp cận
mọi thông tin về cuộc bầu cử, qua đó, nhân dân có điều kiện giám sát hoạt động
của các cơ quan quản lý bầu cử, giám sát công tác tổ chức bầu cử và kết quả bầu
cử. Đây cũng là yếu tố góp phần tạo nên tính dân chủ của cuộc bầu cử.
f. Chuyên nghiệp(Professionalism)[21]
Sự chuyên nghiệp của cơ quan quản lý bầu cử và vô cùng cần thiết. Sự
chuyên nghiệp ở đây là chuyên nghiệp về cơ cấu tổ chức, về hoạt động, về con
người. Về cơ cấu, nếu cơ quan quản lý bầu cửkhông có một bộ máy được thiết kế
hợp lý, hài hòa, chặt chẽ thì có thể dẫn tới tình trạng chồng chéo nhiệm vụ, quyền
hạn và hoạt động giữa các bộ phận, khiến cho công việc chung trì trệ hoặc có bộ
phận thực hiện không đúng, không phù hợp với chức năng nhiệm vụ. Chuyên
nghiệp về hoạt động, quy trình tổ chức, đặc biệt là việc tỉ mỉ và chính xác trong
trong tổ chức, giúp cho việc tổ chức các cuộc bầu cử một cách bài bản, đúng trình
tự, logic. Chuyên nghiệp về con người của cơ quan quản lý bầu cử giúp nâng cao
hiệu quả của mỗi hoạt động. Nếu con người không chuyên nghiệp, không được
đào tạo bài bản thì sẽ lúng túng và mắc nhiều sai lầm khi tổ chức thực hiện công
việc bầu cử vốn rất phức tạp và tỉ mỉ. Tất cả các yếu tố chuyên nghiệp trên sẽ góp
phần tạo nên thành công cho một cuộc bầu cử, sự chuyên nghiệp, do đó, tỷ lệ
thuận với niềm tin của công chúng vào kết quả bầu cử.
g. Khả năng cung cấp dịch vụ (Service-mindedness)[21]
29
Theo Tiến sĩ Vũ Công Giao, xét về bản chất, cơ quan quản lý bầu cử cũng là
một cơ quan cung cấp dịch vụ công. Dịch vụ mà các cơ quan quản lý bầu cử cung
cấp cho xã hội đó là tổ chức và quản lý bầu cử. Các cơ quan quản lý bầu cử cần
được xây dựng để có thể cung cấp các dịch vụ bầu cử tốt. Khả năng cung cấp dịch
vụ càng đa dạng, càng tốt thì sự tin cậy, đánh giá của công chúng đối với cơ quan
quản lý bầu cử càng cao. Khi kết thúc cuộc bầu cử, các cơ quan quản lý bầu cử
thường phải tổng kết, kiểm điểm về việc cung cấp dịch vụ và thái độ của công
chúng đối với các dịch vụ đó như thế nào.
Kết luận Chương I
Bầu cử là một công việc quan trọng của một nước để hình thành nên nhà
nước đó. Bầu cử là phương thức để chuyển giao quyền lực từ nhân dân cho những
người trong cơ quan đại diện. Những người trúng cử là những người nhận được
quyền lực từ nhân dân và sẽ thay mặt nhân dân điều hành đất nước. Để một nước
có chế độ bầu cử dân chủ, tiến bộ và nhân dân lựa chọn được những người xứng
đáng nhất ngồi vào những chiếc ghế trong cơ quan đại diện thì công tác quản lý
bầu cử cần được coi trọng đặc biệt.
Nội dung của Chương I đã làm rõ những vấn đề cơ bản về bầu cử và quản lý
bầu cử như:
- Khái niệm, bản chất, vai trò của bầu cử
- Các nguyên tắc bầu cử và các hệ thống bầu cử phổ biến trên thế giới.
- Khái niệm quản lý (tổ chức) bầu cử, cơ quan quản lý bầu cử
- Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý bầu cử
- Các nguyên tắc thiết kế cơ quan quản lý bầu cử
Trong Chương tiếp theo, luận văn sẽ nghiên cứu về tổ chức, hoạt động của
các cơ quan quản lý bầu cử ở một số nước trên thế giới và việc bầu cử của Việt
Nam qua các thời kỳ. Chương này trọng tâm nêu tổ chức, hoạt động của các cơ
quan quản lý bầu cử ở Việt Nam theo pháp luật hiện hành.
30
CHƯƠNG II
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ BẦU CỬ
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.1. Khái quát về tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý bầu cử trên
thế giới
2.1.1. Các mô hình cơ quan quản lý bầu cử chính trên thế giới
Sử dụng các tiêu chí phân loại khác nhau chúng ta sẽ xác định được các mô
hình cơ quan quản lý bầu cử khác nhau. Nếu căn cứ theo tính chất nhân sự, có thể
chia các EMB thành:Kiểu hành pháp (governmental approach) - nói đến những
EMB được điều hành bởi một cơ quan nhà nước). Kiểu đa đảng (multi-party
approach) - nói đến những EMB mà có đại diện của các đảng chính trị ở một quốc
gia. Kiểu chuyên gia (expert approach) - nói đến các EMB mà có nhân sự là các
chuyên gia độc lập, không thuộc nhánh quyền lực hay đảng phái nào ở quốc gia.
Còn nếu căn cứ theo tính chất hoạt động, một số nhà nghiên cứu chia các EMB
thành độc lập/không độc lập, thường trực/lâm thời, tập trung/phi tập trung. [14,
tr.15]
Tuy nhiên, dựa trên kết quả một cuộc khảo sát trên phạm vi rộng (tại hầu
hết các nước trên thế giới), IDEA chia các cơ quan quản lý bầu cử thành ba kiểu cơ
bản, đó là:Mô hình độc lập; Mô hình chính phủ và Mô hình hỗn hợp.Mỗi mô hình
đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng, trong đó mô hình độc lập là thông dụng
hơn cả, chiếm 55% trong tổng số ba mô hình đã nêu.
a. Mô hình độc lập
Mô hình này được thành lập tại118/214 quốc gia trên thế giới (chiếm tỷ lệ
55%) nơi mà các cuộc bầu cử được quản lý, tổ chức bởi cơ quan quản lý bầu cử có
sự độc lập về tổ chức so với nhánh hành pháp. Cơ quan quản lý bầu cử này không
phải chịu trách nhiệm với các cơ quan Chính phủ mà nó chỉ có trách nhiệm giải
trình vớicác cơ quan lập pháp, tư pháp hoặc người đứng đầu Nhà nước. Mức độ
độc lập có thể khác nhau về tổ chức, sự chịu trách nhiệm về hoạt động, tài chính.
Các thành viên của cơ quan này được lựa chọn không thuộc nhánh hành pháp. Một
số quốc gia dân chủ mới nổi đã chọn mô hình này như: Ấn Độ, Armenia,
31
Indonesia, Goergia, Estonia, Costa Rica, Canada, Burkina Faso, Úc, Bosnia và
Herzegovina, Uruguay, Thái Lan, Ba Lan, Liberia, Mauritius và Nigeria. [13,
tr.21]
Một số quốc gia thành lập hai cơ quan bầu cử và đều độc lập với nhánh
hành pháp, trong đó một cơ quan có nhiệm vụ xây dựng, ban hành những quy
định, chính sách về quy trình bầu cử, còn cơ quan kia có nhiệm vụ tổ chức, hướng
dẫn triển khai các cuộc bầu cử theo quy trình đó. Một sớ nước như Vanuatu,
Suriname và Jamaica thì xây dựng các quy định để tránh sự can thiệp của hành
pháp vào các cơ quan quản lý bầu cử, thông qua các chính sách về nhân sự và hoạt
động của cơ quan này.[13, tr.22]
Một số đặc điểm nổi bật của mô hình độc lập đó là: có tổ chức, thể chế độc
lập với nhánh hành pháp; có toàn quyền trong việc tổ chức, quản lý bầu cử; các
thành viên thì không thuộc nhánh hành pháp, thường là các chuyên gia trung lập
về chính trị; không có trách nhiệm báo cáo với nhánh hành phápsong trong một số
trường hợp có trách nhiệm giải trình với lập pháp, tư pháp hoặc người đứng đầu
nhà nước; có quyền xây dựng, ban hành các quy định, quy trình về bầu cử, có
quyền tuyển dụng nhân sự và quyết định về tài chính; hoạt động có nhiệm kỳ và
không bị bãi nhiệm, điều chuyển bởi nhánh hành pháp...
* Ưu điểm
Mô hình độc lập có một số ưu điểm như: Có môi trường làm việc chuyên
nghiệp, thúc đẩy sự hợp tác; đảm bảo tính thống nhất và hợp pháp của bầu cử; bảo
đảm tốt hơn tính độc lập, khách quan, công bằng, vô tư trong bầu cử.
* Nhược điểm
Mô hình độc lập có thể bị cô lập với nhánh hành pháp, vì thế có thể không
nhận được sự hợp tác, giúp đỡ từ các cơ quan thuộc chính phủ. Mô hình độc lập
hoạt động có nhiệm kỳ nên rất có thể sẽ ảnh hưởng tới sự công bằng, vô tư, liêm
chính của các thành viên có nhiệm kỳ. Mô hình này cũng có thể không có được sự
đảm bảo đầy đủ về tài chính cũng như nhân lực và có thể cần nhiều kinh phí do
không tận dụng được các cơ sở, con người của các cơ quan hành pháp.
32
Bảng 1: Cơ quan bầu cử độc lập (theo IDEA)[65, tr.12] [13, tr.22-25]
Những đặc điểm
cơ bản
Những đặc điểm có thể Không có đặc
điểm này
Tổ chức Độc lập về tổ chức
so với nhánh hành
pháp
Thuộc hệ thống
chính phủ hoặc
chính quyền địa
phương
Hoạt
động
Thực hiện đầy đủ
các trách nhiệm
trong hoạt động
Có thể có tư cách pháp nhân mà
có thể khởi kiện hoặc bị kiện
(như Azerbaijan, Kenya và
Lithuania) hoặc không là một
pháp nhân (như Botswana và
Namibia)
Làm trái Hiến
pháp và luật
Thành
phần
Bao gồm những
thành viên ngoài
nhánh hành pháp
Thành viên có thể là những
chuyên gia trung lập hoặc có
tham gia chính trị
Nhân
viên
Tự chủ trong việc
quyết định các nhu
cầu, quy tắc và
chính sách về nhân
sự
Có thể tiếp cận nhân sự từ các
cơ quan dịch vụ công
Nhân viên buộc
phải là công chức
Nhiệm
kỳ
Các thành viên có
nhiệm kỳ
Có thể có một nhiệm kỳ xác
định
Các thành viên có
thể bị sa thải, bãi
nhiệm, cách chức
bởi nhánh hành
pháp
Quyền
hạn
Có quyền quyết
định chính sách
một cách tự chủ,
độc lậptheo quy
định của pháp luật
Đa phần có quyền đặt ra các
quy phạm, quy trình về bầu cử
một cách độc lập theo quy định
của luật. Thường có nhiều
nhiệm vụ và quyền hạn trong
thực thi bầu cử. Có thể có
quyền thuê, sa thải và kỷ luật
các nhân viên. Cũng có thể có
quyền đặt ra các quy trìnhvề
mua sắm và kiểm toán.
Trách
nhiệm
giải
trình
Được đặt dưới sự
ràng buộc của sự
quản trị tốt
Phần lớn chịu trách nhiệm
chính thức trước cơ quan lập
pháp, tư pháp và người đứng
đầu Nhà nước. Có thể có nhiều
mức độ tự chủ và trách nhiệm
về tài chính. Có thể có tự chủ
tài chính thông qua việc tự quy
định về tài chính, nhận và sử
dụng các quỹ công cộng với sự
liên hệ tối thiểu với nhánh hành
pháp. Có thể có nhiều mức độ
Chịu trách nhiệm
chính thức với
nhánh hành pháp.
Được miễn trách
nhiệm về chính
sách, sự chịu trách
nhiệm tài chính và
hoạt động, và các
giới hạn của sự
quản trị tốt.
33
trách nhiệm trong hoạt động.
Ngân
sách
Được hưởng và
quản lý một cách
chủ động ngân
sách riêng dưới sự
kiểm soát của
chính phủ
Có thể có nguồn ngân sách
được phân bổ một cách độc lập
từ cơ quan lập pháp. Có thể
nhận tài trợ của cơ quan hành
pháp hoặc từ cộng đồng.
Thuộc ngân sách
của chính phủ
b. Mô hình chính phủ
Cơ quan quản lý bầu cử theo mô hình chính phủ được thành lập ở 56/214
quốc gia (chiếm 26%), nơi mà các cuộc bầu cử được tổ chức và quản lý bởi nhánh
hành pháp. Cơ quan đứng ra thực hiện công việc này có thể là một bộ, chẳng hạn
Bộ Nội vụ, hoặc các cơ quan chính quyền địa phương. Do đó, ngân sách hoạt động
của cơ quan thuộc ngân sách của Bộ hoặc địa phương. Cơ quan bầu cử theo mô
hình này thường có trách nhiệm giải trình, báo cáo với Bộ trưởng hoặc Thủ tướng;
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hành pháp về tài chính, chính sách và hoạt động.
Thường thì nhân viên là công chức, một số ít trường hợp theo mô hình này cơ
quan quản lý bầu cử không có thành viên.[13, tr.25]
Một số nước thành lập cơ quan bầu cử theo mô hình này như Mỹ, Đan
Mạch, New Zealand, Singapore, Thụy Sỹ, Tunisia, Anh (áp dụng với các cuộc bầu
cử, không áp dụng với các cuộc trưng cầu dân ý). Ở Thụy Điển, Thụy Sỹ, Anh và
Mỹ, các cuộc bầu cử được tổ chức bởi các cơ quan chính quyền địa phương. Ở
Thụy Điển và Thụy Sỹ, cơ quan bầu cử trung ương được quyền thông qua chính
sách về hoạt động quản lý bầu cử. [65, tr.7]
* Ưu điểm:
Cơ quan quản lý bầu cử theo mô hình này dễ phối hợp với các cơ quan
chính quyền khác do nó thuộc chính phủ hay chính quyền địa phương. Dạng cơ
quan này cũng có thuận lợi về ngân sách hoạt động hơn so với mô hình độc lập,
đồng thời có thể tận dụng được cơ sở vật chất, nhân lực từ các cơ quan hành chính
khác, có thể có quyền lực và sự ảnh hưởng đối với các cơ quanhành chính khác.
Nhân viên theo mô hình này thường là những người biết việc, thạo việc do đã
được công tác trong môi trường nhà nước, tiếp xúc nhiều với các bộ, ban, ngành.
34
* Nhược điểm:
Cơ quan bầu cử theo mô hình này thường thiếu sự độc lập, dễ bị ảnh hưởng
bởi các cơ quan, đảng phái chính trị khác và vì thế tính khách quan, công bằng, vô
tư trong hoạt động thường bị nghi ngờ. Tổ chức và ngân sách của dạng cơ quan
này thường phụ thuộc vào chính phủ, do đó quyền tự quyết về hoạt động, nhân sự
không cao. Nhân viên dễ bị ảnh hưởng bởi cung cách làm việc nhà nước nên có
thể có thái độ quan liêu, hành chính. Hoạt động quản lý bầu cử có thể thiếu thống
nhất do chịu sự chi phối, ảnh hưởng, lôi kéo từ các phía, các cơ quan, đảng phái
chính trị.
Bảng 2: Đặc điểm của các cơ quan bầu cử theo mô hình Chính phủ
[65, tr.13, 26-28] [13, tr.26-28]
Những đặc điểm
cơ bản
Những đặc điểm có thể Không có đặc
điểm này
Tổ chức Được đặt trong
hệ thống chính
phủ hoặc chính
quyền địa
phương
Có thể là một vụ, một phòng
hoặc một cơ quan chính quyền
địa phương
Là một thiết chế
độc lập với nhánh
hành pháp
Hoạt
động
Hoạt động chịu
sự lãnh đạo của
nhánh hành pháp
Trách nhiệm hoạt động được
chia sẻ với các bộ, vụ hoặc
chính quyền địa phương
Thành
phần
Được lãnh đạo
bởi một bộ
trưởng hoặc một
công chức
Một số rất ít các trường hợp
ngoại lệ không có thành viên,
chỉ có một thư ký. Sự lựa chọn
thành viên (nếu có) và thư ký
có thể chỉ được đảm trách bởi
nhánh hành pháp
Nhân viên Về cơ bản nhân
viên là các công
chức
Có thể tiếp cận nhân sự ngoài
các cơ quan dịch vụ công
Được tuyển dụng và
sa thải nhân viên
Nhiệm kỳ Thường không có thành viên
và do vậy không có nhiệm kỳ
Quyền
hạn
Các quyền hạn bị
giới hạn trong
hoạt động
Có thể thường chia sẻ trách
nhiệm hoạt động bầu cử với
các cơ quan hành pháp trung
ương và địa phương
Ban hành quy phạm
pháp luật về bầu cử
một cách độc lập
Trách
nhiệm
giải trình
Hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước
nhánh hành pháp
về chính sách, tài
35
chính, hoạt động
và quản trị.
Ngân
sách
Ngân sách là một
bộ phận cấu
thành của ngân
sách chính phủ
Có thể nhận tài trợ từ cộng
đồng
Tự quyết về ngân
sách và chi tiêu
c. Mô hình hỗn hợp
EMB theo mô hình hỗn hợp có ở 32/214 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm
15%). Các nước áp dụng mô hình này bao gồm: Tây Ban Nha, Nhật Bản, Pháp,
Mali, Senegal, Togo... Tên gọi, hình thức biểu hiện của cơ quan quản lý bầu cử
theo mô hình hỗn hợp là Ủy ban bầu cử trung ương lâm thời + Bộ Tư pháp (Ad-
hoc Central Electoral Commission + Ministry of Justice) hoặc Ủy ban bầu cử +
Bộ Nội vụ (Electoral Commission + Ministry of Interior). [14, tr.17]
Cơ quan quản lý bầu cử theo mô hình hỗn hợp bao gồm hai cấu phần: cấu
phần độc lập (Component Independent EMB) và cấu phần chính phủ (Component
Governmental EMB).Thường thì các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức bởi cấu phần
chính phủ và việc ban hành chính sách, giám sát, kiểm tra các cuộc bầu cử sẽ được
thực hiện bởi cấu phần độc lập. Tuy nhiên, nhiệm vụ, quyền hạn của hai cấu phần
này ở các quốc gia thường khác nhau và việc phân chia nhiệm vụ, quyền hạn của
hai cấu phần này đôi lúc không rõ ràng. Chẳng hạn, ở Senegal, cấu phần độc lập
thực hiện nhiệm vụ giám sát một cách hình thức. Còn ở Madagasca, việc giám sát
này được thực hiện rạch ròi bởi cấu phần độc lập. Ở Togo và Congo, cấu phần
chính phủ lại đảm trách việc thống kê và chuyển kết quả bầu cử. Các cuộc bầu cử
ở Mali được tổ chức bởi Bộ Hành chính Nội địa còn Hội đồng bầu cử và Tòa án
Hiến pháp thực hiện việc thống kê kết quả bầu cử. Như vậy, có thể nói cơ quan
quản lý bầu cử ở Mali có 3 cấu phần, trong đó hai cơ quan độc lập và một cơ quan
thuộc Chính phủ. Ở các quốc gia nói tiếng Pháp, việc thống kê và tuyên bố kết quả
bầu cử được thực hiện bởi Tòa án Hiến pháp nên Tòa án Hiến pháp được coi là cấu
phần độc lập. Ở nước Cộng hòa Chad, phương thức này không áp dụng cho các
cuộc bầu cử mà chỉ áp dụng cho các cuộc trưng cầu dân ý.[13, tr.29]
Mối quan hệ giữa các cấu phần thường không được quy định rõ ràng trong
luật hay giải thích cụ thể, chi tiết. Chính vì thế ở nhiều nước có sự chồng chéo giữa
36
chức năng, nhiệm vụ của hai cấu phần này. Chẳng hạn, ở Guinea, trong cuộc bầu
cử năm 1999, có nhiều quan điểm đối lập nhau về vai trò, nhiệm vụ của cấu phần
độc lập trong việc kiểm tra, giám sát bầu cử và điều đó đã ảnh hưởng tới quá trình
bầu cử, dẫn tới hiệu quả bầu cử không cao.
Cấu phần độc lập trong mô hình hỗn hợp thường có các đặc điểm sau: Độc
lập với nhánh hành pháp, không thuộc cơ quan nhà nước trung ương hoặc địa
phương; Thường cấu trúc theo kiểu hội đồng (gồm nhiều thành viên), trong đó
không thành viên nào thuộc nhánh hành pháp và đều trung lập về chính trị; Có
quyền tự quyết trong việc giám sát bầu cử; Không phải báo cáo nhánh hành pháp
nhưng một số trường hợp phải giải trình với lập pháp, tư pháp hoặc người đứng
đầu nhà nước; Thành viên làm việc theo nhiệm kỳ và không bị bãi nhiệm, điều
chuyển bởi nhánh hành pháp; Có nguồn kinh phí độc lập và được quản lý nguồn
kinh phí đó
Cấu phần chính phủ thường có đặc điểm sau: Không độc lập với nhánh hành
pháp, thuộc sự chỉ đạo của cơ quan hành pháp trung ương hoặc địa phương; Có
cấu trúc hành chính, đứng đầu bởi bộ trưởng hoặc một công chức; Chỉ có quyền
thực thi theo pháp luật về bầu cử; Phải giải trình với cơ quan hành pháp; Thường
không có nhiệm kỳ, nhân viên có thể bị bãi nhiệm, điều chuyển; kinh phí thuộc
kinh phí của nhánh hành pháp trung ương hoặc địa phương…
* Ưu điểm, nhược điểm:Mô hình hỗn hợp có những ưu điểm và nhược điểm
của cả mô hình chính phủ và mô hình độc lập, do đó là sự kết hợp của hai mô hình
này. Tuy nhiên, xét về mức độ, cả ưu và nhược điểm của mô hình hỗn hợp đều
không bằng ưu, nhược điểm của hai mô hình đã nêu. Ở vị trí trung dung, mô hình
hỗn hợp tích hợp được cả những ưu điểm của hai mô hình đã nêu, nhưng không
‘mạnh’ bằng, và có những nhược điểm của hai mô hình đó, nhưng ít ‘nghiêm
trọng’ hơn.
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY
Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY

More Related Content

What's hot

Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình ThuậnĐề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tổ chức và hoạt động dịch vụ hành chính công tại Bình Dương, 9đ
Tổ chức và hoạt động dịch vụ hành chính công tại Bình Dương, 9đTổ chức và hoạt động dịch vụ hành chính công tại Bình Dương, 9đ
Tổ chức và hoạt động dịch vụ hành chính công tại Bình Dương, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền GiangLuận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền Giang
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnhLuận văn: Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi, HAYHoạt động giám sát của HĐND cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện tỉnh Nam Định
Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện tỉnh Nam ĐịnhHoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện tỉnh Nam Định
Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện tỉnh Nam Định
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Luận văn: Giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốcLuận văn: Giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Luận văn: Giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấyLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề thi công chức chuyên ngành thanh tra nhà nước ( Thi viết )
Đề thi công chức chuyên ngành thanh tra nhà nước ( Thi viết )Đề thi công chức chuyên ngành thanh tra nhà nước ( Thi viết )
Đề thi công chức chuyên ngành thanh tra nhà nước ( Thi viết )
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Luận văn: Quy chế làm việc của UBND quận tại TPHCM, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Quy chế làm việc của UBND quận tại TPHCM, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận văn: Quy chế làm việc của UBND quận tại TPHCM, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Quy chế làm việc của UBND quận tại TPHCM, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOTPháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Cải cách chính quyền địa phương tại huyện Tây Giang
Luận văn: Cải cách chính quyền địa phương tại huyện Tây GiangLuận văn: Cải cách chính quyền địa phương tại huyện Tây Giang
Luận văn: Cải cách chính quyền địa phương tại huyện Tây Giang
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước XHCN
Tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước XHCNTính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước XHCN
Tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước XHCN
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, hOT
Luận văn: Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, hOTLuận văn: Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, hOT
Luận văn: Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, hOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAYLuận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã huyện Yên Định, tỉnh Thanh HóaTổ chức và hoạt động của UBND cấp xã huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Đắk NôngLuận văn: Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Đắk Nông
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (19)

Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình ThuậnĐề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
 
Tổ chức và hoạt động dịch vụ hành chính công tại Bình Dương, 9đ
Tổ chức và hoạt động dịch vụ hành chính công tại Bình Dương, 9đTổ chức và hoạt động dịch vụ hành chính công tại Bình Dương, 9đ
Tổ chức và hoạt động dịch vụ hành chính công tại Bình Dương, 9đ
 
Luận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền GiangLuận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền Giang
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnhLuận văn: Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnh
 
Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi, HAYHoạt động giám sát của HĐND cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện tỉnh Nam Định
Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện tỉnh Nam ĐịnhHoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện tỉnh Nam Định
Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện tỉnh Nam Định
 
Luận văn: Giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Luận văn: Giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốcLuận văn: Giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Luận văn: Giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấyLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
 
Đề thi công chức chuyên ngành thanh tra nhà nước ( Thi viết )
Đề thi công chức chuyên ngành thanh tra nhà nước ( Thi viết )Đề thi công chức chuyên ngành thanh tra nhà nước ( Thi viết )
Đề thi công chức chuyên ngành thanh tra nhà nước ( Thi viết )
 
Luận văn: Quy chế làm việc của UBND quận tại TPHCM, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Quy chế làm việc của UBND quận tại TPHCM, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận văn: Quy chế làm việc của UBND quận tại TPHCM, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Quy chế làm việc của UBND quận tại TPHCM, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOTPháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
 
Luận văn: Cải cách chính quyền địa phương tại huyện Tây Giang
Luận văn: Cải cách chính quyền địa phương tại huyện Tây GiangLuận văn: Cải cách chính quyền địa phương tại huyện Tây Giang
Luận văn: Cải cách chính quyền địa phương tại huyện Tây Giang
 
Tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước XHCN
Tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước XHCNTính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước XHCN
Tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước XHCN
 
Luận văn: Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, hOT
Luận văn: Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, hOTLuận văn: Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, hOT
Luận văn: Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, hOT
 
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAYLuận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
 
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã huyện Yên Định, tỉnh Thanh HóaTổ chức và hoạt động của UBND cấp xã huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
 
Luận văn: Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Đắk NôngLuận văn: Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOT
 

Similar to Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY

Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, HAY.docx
Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, HAY.docxĐổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, HAY.docx
Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, HAY.docx
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, HAY.docx
Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, HAY.docxĐổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, HAY.docx
Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, HAY.docx
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Nhân Dân Phường Từ Thực Tiễn Quận Cầu Giấy, T...
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Nhân Dân Phường Từ Thực Tiễn Quận Cầu Giấy, T...Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Nhân Dân Phường Từ Thực Tiễn Quận Cầu Giấy, T...
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Nhân Dân Phường Từ Thực Tiễn Quận Cầu Giấy, T...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tổ chức và hoạt động của thanh tra huyện Hoài Đức, Hà Nội, 9đ
Tổ chức và hoạt động của thanh tra huyện Hoài Đức, Hà Nội, 9đTổ chức và hoạt động của thanh tra huyện Hoài Đức, Hà Nội, 9đ
Tổ chức và hoạt động của thanh tra huyện Hoài Đức, Hà Nội, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
BÀI MẪU Luận văn chủ nghĩa xã hội khoa học, HAY
BÀI MẪU Luận văn chủ nghĩa xã hội khoa học, HAYBÀI MẪU Luận văn chủ nghĩa xã hội khoa học, HAY
BÀI MẪU Luận văn chủ nghĩa xã hội khoa học, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Quốc hội cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân Việt Nam, HAY
Quốc hội cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân Việt Nam, HAYQuốc hội cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân Việt Nam, HAY
Quốc hội cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân Việt Nam, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Quốc Hội cơ quan đại diện cao nhất của Việt Nam, HAY
Luận án: Quốc Hội cơ quan đại diện cao nhất của Việt Nam, HAYLuận án: Quốc Hội cơ quan đại diện cao nhất của Việt Nam, HAY
Luận án: Quốc Hội cơ quan đại diện cao nhất của Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Vai trò của hệ thống chính trị Quận 9 trong tái định cư, HOT
Đề tài: Vai trò của hệ thống chính trị Quận 9 trong tái định cư, HOTĐề tài: Vai trò của hệ thống chính trị Quận 9 trong tái định cư, HOT
Đề tài: Vai trò của hệ thống chính trị Quận 9 trong tái định cư, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoạt động của Hội đồng nhân dân theo Luật Tổ chức chính quyền
Hoạt động của Hội đồng nhân dân theo Luật Tổ chức chính quyềnHoạt động của Hội đồng nhân dân theo Luật Tổ chức chính quyền
Hoạt động của Hội đồng nhân dân theo Luật Tổ chức chính quyền
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận tại Tp HCM
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận tại Tp HCMLuận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận tại Tp HCM
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận tại Tp HCM
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân QuậnLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình ThuậnLuận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tổ chức và hoạt động của chính quyền phường quận Phú Nhuận, 9đ
Tổ chức và hoạt động của chính quyền phường quận Phú Nhuận, 9đTổ chức và hoạt động của chính quyền phường quận Phú Nhuận, 9đ
Tổ chức và hoạt động của chính quyền phường quận Phú Nhuận, 9đ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Cơ chế một cửa từ thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội
Luận văn: Cơ chế một cửa từ thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà NộiLuận văn: Cơ chế một cửa từ thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội
Luận văn: Cơ chế một cửa từ thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trị
Đề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trịĐề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trị
Đề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trị
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAYLuận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quy chế dân chủ cơ sở trong các trường THPT tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Quy chế dân chủ cơ sở trong các trường THPT tỉnh Đồng NaiLuận văn: Quy chế dân chủ cơ sở trong các trường THPT tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Quy chế dân chủ cơ sở trong các trường THPT tỉnh Đồng Nai
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOTĐề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY (20)

Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, HAY.docx
Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, HAY.docxĐổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, HAY.docx
Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, HAY.docx
 
Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, HAY.docx
Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, HAY.docxĐổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, HAY.docx
Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, HAY.docx
 
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Nhân Dân Phường Từ Thực Tiễn Quận Cầu Giấy, T...
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Nhân Dân Phường Từ Thực Tiễn Quận Cầu Giấy, T...Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Nhân Dân Phường Từ Thực Tiễn Quận Cầu Giấy, T...
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Nhân Dân Phường Từ Thực Tiễn Quận Cầu Giấy, T...
 
Tổ chức và hoạt động của thanh tra huyện Hoài Đức, Hà Nội, 9đ
Tổ chức và hoạt động của thanh tra huyện Hoài Đức, Hà Nội, 9đTổ chức và hoạt động của thanh tra huyện Hoài Đức, Hà Nội, 9đ
Tổ chức và hoạt động của thanh tra huyện Hoài Đức, Hà Nội, 9đ
 
BÀI MẪU Luận văn chủ nghĩa xã hội khoa học, HAY
BÀI MẪU Luận văn chủ nghĩa xã hội khoa học, HAYBÀI MẪU Luận văn chủ nghĩa xã hội khoa học, HAY
BÀI MẪU Luận văn chủ nghĩa xã hội khoa học, HAY
 
Quốc hội cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân Việt Nam, HAY
Quốc hội cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân Việt Nam, HAYQuốc hội cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân Việt Nam, HAY
Quốc hội cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân Việt Nam, HAY
 
Luận án: Quốc Hội cơ quan đại diện cao nhất của Việt Nam, HAY
Luận án: Quốc Hội cơ quan đại diện cao nhất của Việt Nam, HAYLuận án: Quốc Hội cơ quan đại diện cao nhất của Việt Nam, HAY
Luận án: Quốc Hội cơ quan đại diện cao nhất của Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Vai trò của hệ thống chính trị Quận 9 trong tái định cư, HOT
Đề tài: Vai trò của hệ thống chính trị Quận 9 trong tái định cư, HOTĐề tài: Vai trò của hệ thống chính trị Quận 9 trong tái định cư, HOT
Đề tài: Vai trò của hệ thống chính trị Quận 9 trong tái định cư, HOT
 
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
 
Hoạt động của Hội đồng nhân dân theo Luật Tổ chức chính quyền
Hoạt động của Hội đồng nhân dân theo Luật Tổ chức chính quyềnHoạt động của Hội đồng nhân dân theo Luật Tổ chức chính quyền
Hoạt động của Hội đồng nhân dân theo Luật Tổ chức chính quyền
 
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận tại Tp HCM
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận tại Tp HCMLuận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận tại Tp HCM
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận tại Tp HCM
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân QuậnLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận
 
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình ThuậnLuận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
 
Tổ chức và hoạt động của chính quyền phường quận Phú Nhuận, 9đ
Tổ chức và hoạt động của chính quyền phường quận Phú Nhuận, 9đTổ chức và hoạt động của chính quyền phường quận Phú Nhuận, 9đ
Tổ chức và hoạt động của chính quyền phường quận Phú Nhuận, 9đ
 
Luận văn: Cơ chế một cửa từ thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội
Luận văn: Cơ chế một cửa từ thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà NộiLuận văn: Cơ chế một cửa từ thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội
Luận văn: Cơ chế một cửa từ thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội
 
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
 
Đề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trị
Đề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trịĐề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trị
Đề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trị
 
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAYLuận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quy chế dân chủ cơ sở trong các trường THPT tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Quy chế dân chủ cơ sở trong các trường THPT tỉnh Đồng NaiLuận văn: Quy chế dân chủ cơ sở trong các trường THPT tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Quy chế dân chủ cơ sở trong các trường THPT tỉnh Đồng Nai
 
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOTĐề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 

Recently uploaded (18)

Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 

Luận văn: Đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THẾ QUYẾT ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ BẦU CỬ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THẾ QUYẾT ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ BẦU CỬ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Vũ Công Giao HÀ NỘI - 2014
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thế Quyết
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS, TS. Vũ Công Giao, người hướng dẫn khoa học và có công rất lớn giúp tôi thực hiện luận văn này. Thầy rất tận tâm, nhiệt tình để giúp tôi rõ hơn về chuyên môn bầu cử, cung cấp nhiều tài liệu quý báu cho tôi và rất chu đáo trong việc xem xét, hướng dẫn tôi chỉnh sửa luận văn. Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo lớp Cao học Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật đã giúp tôi lĩnh hội những kiến thức cơ bản và kiến thức liên quan đến nội dung luận văn. Xin trân trọng cảm ơn Khoa Luật Đại học Quốc gia, các thầy cô giáo Khoa Luật, Phòng Đào tạo và Bộ môn Luật Hiến pháp-Hành chính đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt thời gian khóa học và thực hiện luận văn. Xin cảm ơn các bạn đồng môn, các cơ quan, các cá nhân đã trao đổi, thảo luận và cung cấp những thông tin, tư liệu hữu ích liên quan đến đề tài luận văn. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và những người bạn đã ủng hộ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng /201 Nguyễn Thế Quyết
  • 5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ, hình vẽ MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: Lý luận cơ bản về bầu cử và quản lý bầu cử 6 1.1 Bầu cử 6 1.1.1 Khái niệm, bản chất, vai trò của bầu cử 6 1.1.2 Các nguyên tắc bầu cử phổ biến trên thế giới 11 1.1.3 Các hệ thống bầu cử phổ biến trên thế giới 16 1.2 Quản lý (tổ chức) bầu cử 17 1.2.1 Khái niệm quản lý (tổ chức) bầu cử, cơ quan quản lý bầu cử 17 1.2.2 Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý bầu cử 21 1.2.3 Các nguyên tắc thiết kế cơ quan quản lý bầu cử 24 CHƯƠNG II: Tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý bầu cử trên thế giới và ở Việt Nam 30 2.1 Khái quát về tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý bầu cử trên thế giới 30 2.1.1 Các mô hình cơ quan quản lý bầu cử chính trên thế giới 30 2.1.2 Mô hình cơ quan quản lý bầu cử ở một số nước trên thế giới 41 2.1.3 Xu hướng phát triển của cơ quan quản lý bầu cử trên thế giới 63 2.2 Thực trạng tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý bầu cử ở Việt Nam 64 2.2.1 Khái quát sự phát triển của chế độ bầu cử ở Việt Nam từ 1945 đến nay 64 2.2.2 Tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý bầu cử ở Việt Nam theo pháp luật hiện hành 74 2.2.3 Những điểm mới trong Hiến pháp 2013 về quản lý bầu cử 85
  • 6. CHƯƠNG III: Quan điểm, giải pháp đổi mới cơ quan quản lý bầu cử ở Việt Nam 88 3.1 Nhu cầu cấp thiết phải đổi mớicơ quan quản lý bầu cử ở nước ta 88 3.2 Quan điểm đổi mới cơ quan quản lý bầu cử ở nước ta 89 3.3 Một số ý kiến về dự thảo Luật bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu HĐND 92 3.4 Giải pháp đổi mới cơ quan quản lý bầu cử ở nước ta 94 Kết luận 105 Danh mục tài liệu tham khảo 107 Phụ lục: Cơ quan quản lý bầu cử ở 214 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT EMB: Cơ quan quản lý bầu cử (Electional Management Bodies) ICCPR: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (Covenant on Civil and Political Rights) IDEA: Viện quốc tế về Dân chủ và Hỗ trợ bầu cử (The International Institute for Democracy and Electoral Assistance) NXB: Nhà xuất bản UBND: Ủy ban nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dân UBMTTQVN: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam UBTVQH: Ủy ban thường vụ Quốc hội XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Nội dung Trang 1 Bảng 1: Cơ quan bầu cử độc lập 32 2 Bảng 2: Đặc điểm của các cơ quan bầu cử theo mô hình Chính phủ 34 3 Bảng 3: Đặc điểm của cơ quan bầu cử theo mô hình hỗn hợp 37 4 Bảng 4. So sánh 3 mô hình cơ quan quản lý bầu cử 38 5 Bảng 5: Tổng hợp kết quả bầu cử ĐBQH từ Khóa I đến Khóa XIII 68 6 Bảng 6: Các tổ chức quản lý bầu cử ở Việt Nam 79 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Nội dung Trang 1 Biểu đồ 1: Tỷ lệ hiến pháp trên thế giới có quy định cơ quan bầu cử quốc gia 20 2 Biểu đồ 2: Tỷ lệ hiến pháp trên thế giới quy định cơ quan bầu cử quốc gia tính theo khu vực 20 3 Biểu đồ 3: Ba mô hình cơ quan quản lý bầu cử 40
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mang các đặc tính của một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Để mục tiêu đó trở thành hiện thực, để nhân dân thực sự làm chủ đất nước, nhất thiết phải có một chế độ bầu cử tiến bộ, bình đẳng, công bằng, minh bạch và hiệu quả. Bầu cử là một chế định trọng tâm của nền dân chủ, là cách thức cơ bản, quan trọng nhất để nhân dân thực hiện quyền làm chủ đất nước của mình. Về vấn đề này, Liên minh Nghị viện thế giới đã khẳng định “Yếu tố then chốt của một nền dân chủ là một chế độ bầu cử tự do và trung thực”[7, tr.20] [66].Hiến chương Paris cho một châu Âu mới 1990 (Charter of Paris for a New Europe 1990) đã tuyên bố “Ý chí của nhân dân thông qua bầu cử tự do, công bằng và định kỳ là nền tảng cho một nhà nước dân chủ”[7, tr.20].Hội nghị Trung ương V khóa XI cũng đã khẳng định về sự quan trọng và vai trò của bầu cử trong một nền dân chủ: “Tăng cường hình thức dân chủ trực tiếp theo hướng hoàn hiện chế độ bầu cử”. [40] Xét về hình thức, có thể thấy nước ta có một chế độ bầu cử dân chủ, tiến bộ, bình đẳng, các cuộc bầu cử thường được tổ chức thành công, thể hiện qua các yếu tố như: Số người có quyền bầu cử chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ người thực tế đi bỏ phiếu cao (trên dưới 90%); các cuộc bầu cử được tổ chức đúng quy định, minh bạch; đại biểu trúng cử với số phiếu cao; an ninh, trật tự trong thời gian diễn ra bầu cử được đảm bảo…Đóng góp quan trọng vào thành công đó là các cơ quan quản lý bầu cử. Ở nước ta, hệ thống cơ quan quản lý bầu cử bao gồm các cơ quan cả ở trung ương và địa phương, có nhiệm vụ tổ chứccác cuộc bầu cử trong cả nước; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các quy định pháp luật về bầu cử. Mặc dù trong thời gian qua hệ thống cơ quan quản lý bầu cử đã khẳng định được vị trí và tầm quan trọng của mình, song cũng đã bộc lộ một số tồn tại, thiếu sót trong tổ chức và hoạt động. Vẫn còn những sự trùng chéo về nhiệm vụ, sự thiếu rõ ràng, rành mạch về thẩm quyền, sự lúng túng trong cách thức tổ chức hoạt động bầu cử.
  • 10. 2 Để có một cuộc bầu cử thành công, để nhân dân lựa chọn được những người tài giỏi, xứng đáng thay mặt mình lãnh đạo, điều hành đất nước, cần không ngừng đổi mới, hoàn thiện chế độ bầu cử nói chung và tổ chức, hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử nói riêng. Điều này càng trở lên quan trọng trong bối cảnh hiện nay khi đất nước ta đã bước vào một giai đoạn phát triển mới sau gần 30 năm đổi mới, với những vận hội và thách thức đan cài, đòi hỏi phải có những cải tổ hơn nữa các cơ chế và phương thức thực thi dân chủ, mà trong đó bầu cử là một trong những yếu tố then chốt. Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử ở Việt Nam”làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học với mong muốn góp phần làm rõ thêm những khía cạnh lý luận, thực tiễn trong vấn đề này, qua đó góp phần thúc đẩy sự nghiệp cải tổ cơ quan quản lý bầu cử ở nước ta trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Từ trước tới nay, đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề bầu cử nói chung, về quản lý bầu cử nói riêng, trong đó tiêu biểu như: - Luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Văn Nhiêm “Chế độ bầu cử ở nước ta, những vấn đề lý luận và thực tiễn”, bảo vệ tại Đại học Luật Hà Nội năm 2009. - Cuốn sách “Mối quan hệ giữa Quốc hội và thiết chế Hội đồng bầu cử quốc gia”của Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, năm 2011. - Văn phòng Quốc hội - Vụ Công tác đại biểu, “Đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Quốc hội”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, TS. Phan Trung Lý là chủ nhiệm đề tài, năm 2004. - PTS. Vũ Hồng Anh, “Chế độ bầu cử của một số nước trên thế giới”, sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997. - Vũ Thị Loan,“Hoàn thiện chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội nước ta hiện nay”, Luận án Thạc sĩluật học, bảo vệ tại Đại học Luật Hà Nội, năm 2003.
  • 11. 3 - TS. Đặng Đình Tân (Chủ biên), “Nhân dân giám sát các cơ quan dân cử ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006. Những công trình nghiên cứu kể trên đã cung cấp một lượng kiến thức, thông tin lớn về bầu cử và quản lý bầu cử, tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu riêng biệt, chuyên sâu về tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử. Vì vậy, luận văn nàylà cần thiết,không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn - Mục đích nghiên cứu: Làm rõ hơn những vấn đề lý luận và đánh giá thực tiễn tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử ở nước ta trong thời gian tới. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử, phân tích cơ sở hình thành, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, ưu điểm, nhược điểm của các mô hình cơ quan quản lý bầu cử trên thế giới. + Phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử ở Việt Nam qua các giai đoạn, chỉ ra những ưu, nhược điểm và nguyên nhân của những ưu, nhược điểm đó. + Dựa trên kết quả những phân tích ở trên, đề xuất những quan điểm, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử ở nước ta trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu:Những vấn đề lý luận và thực trạngcác mô hình tổ chức, hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử ở trên thế giới và ở Việt Nam, trong đó tập trung vào những cơ quan quản lý ở Việt Nam.
  • 12. 4 - Phạm vi nghiên cứu:Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử, không đi sâu nghiên cứu tất cả các vấn đề về bầu cử. Luận văn tập trung nghiên cứu tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử ở Việt Nam. Tuy luận văn có khảo sát, phân tích mô hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử trên thế giới nhưng chỉ ở mức khái quát, làm cơ sở để đối chiếu, so sánh với tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử ở Việt Nam. Trong hai yếu tố tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử, luận văn tập trung nhiều hơn vào yếu tố thứ nhất (tổ chức). Yếu tố thứ hai (hoạt động) tuy cũng được khảo sát, phân tích nhưng ở mức độ khái quát, do những hạn chế về nguồn lực và thời gian của một đề tài thạc sĩ. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; pháp luật của Nhà nước; đường lối, chính sách của Đảng về đổi mới đất nước, phát huy dân chủ, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể để làm rõ những vấn đề đặt ra, bao gồm: Phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, trao đổi… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Về lý luận, luận văn góp phần làm phong phú thêm lý luận về tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử ở Việt Nam. Về mặt thực tiễn, luận văn khái quát, giới thiệu thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử ở Việt Nam, phân tích, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử ở nước ta. Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn như vậy, luận văn có thể làm dùng làm tài liệu tham khảo ở các cơ sở đào tạo sinh viên ngành luật.
  • 13. 5 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được cấu trúc làm ba chương gồm: Chương 1: Lý luận cơ bản về bầu cử và quản lý bầu cử Chương 2:Tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý bầu cử trên thế giới và ở Việt Nam Chương 3: Quan điểm, giải pháp đổi mới cơ quan quản lý bầu cử ở Việt Nam
  • 14. 6 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẦU CỬ VÀ QUẢN LÝ BẦU CỬ 1.1. Bầu cử 1.1.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của bầu cử a.Khái niệm Bầu cử là một chế định trọng tâm của các nhà nước dân chủ kiểu đại diện. Có nhiều định nghĩa về bầu cử, tuy nhiên, từ góc độ khái quát, có thể hiểu bầu cử là một quy trình chính trị -pháp lý trong đó người dân tự do bỏ phiếu lựa chọn ra những người vào làm việc trong bộ máy nhà nước để thay mặt mình quản lý xã hội. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là nhiệm vụ cơ bản của Hiến pháp.Hiện nay có hai hình thức cơ bản để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình, đó là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Dân chủ trực tiếp là cách thức người dân tự thể hiện quan điểm, ý kiến của mình trong các cuộc trưng cầu dân ý. Dân chủ gián tiếp, hay còn được gọi là dân chủ đại diện, là việc người dân bầu ra những người đại diện cho mình, thay mặt mình giải quyết các công việc của đất nước. Hiện nay, hình thức dân chủ trực tiếp được áp dụng còn khá hạn chế. [9, tr.100] Bầu cử hiện là cách thức được hầu hết quốc gia trên thế giới sử dụng để thiết lập lên cơ quan lập pháp (quốc hội, nghị viện) và cơ quan đại diện của chính quyền địa phương (nghị viện/hội đồng địa phương). Ở một số nước, bầu cử còn được sử dụng để bầu thẩm phán của các tòa án hoặc các quan chức đứng đầu cơ quan hành pháp, ví dụ như bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ hoặc bầu thị trưởng ở một số quốc gia... Chế độ bầu cử được xác định bởi tổng thể các mối quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình tiến hành các cuộc bầu cử, từ lúc lập danh sách cử tri cho đến khi kết thúc việc xác định được danh sách những người trúng cử. Qua những mối quan hệ xã hội đó cho phép đánh giá chế độ bầu cử của một đất nước là dân chủ hay áp đặt, có đảm bảo cho nhân dân tự nguyện thể hiện ý chí của mình để tìm ra
  • 15. 7 được những người xứng đáng làm đại diện cho nhân dân, thay mặt nhân dân quản lý và điều hành đất nước hay không. [3, tr.300] Trong chế độ đại nghị, nhân dân trực tiếp bầu ra hạ nghị viện, đảng đa số tại hạ nghị viện hay liên minh các đảng cầm quyền thành lập ra một Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu. Thủ tướng phải chịu trách nhiệm trước lập pháp. Còn trong chế độ cộng hòa tổng thống, chính phủ và người đứng đầu chính phủ không phải chịu trách nhiệm trước lập pháp mà chịu trách nhiệm trước nhân dân. Tổng thống do nhân dân trực tiếp bầu ra do đó Tổng thống chịu trách nhiệm trước nhân dân [3, tr. 301-302]. b. Bản chất của bầu cử John Stuart Mill, tác giả của tác phẩm kinh điển “Chính thể đại diện” đã viết “Chỉ có Chính phủ toàn dân tham dự là thỏa mãn đầy đủ mọi nhu cầu cấp bách của tình trạng xã hội… và rằng không có gì đáng mong muốn hơn là sự thừa nhận của mọi người cùng chia sẻ chủ quyền nhà nước. Nhưng vì trong một cộng đồng vượt quá một đô thị đơn lẻ nhỏ bé thì không thể tất cả mọi người đều đích thân tham dự vào mọi công việc công cộng, ngoại trừ một phần công việc nhỏ bé nào đó. Từ đó suy ra rằng loại chính thể hoàn hảo lý tưởng nhất phải là chính thể mang tính đại diện”. Phương thức nhân dân lựa chọn ra người đại diện và ủy thác quyền lực cho người đại diện chính là bầu cử [7, tr.9]. Bản chất của bầu cử được thể hiện như sau: - Thứ nhất, bầu cử là sự lựa chọn của nhân dân. Nhân dân chọn từ các ứng cử viên ra người mà họ thấy rằng có năng lực, phẩm chất, chuyên môn tốt có thể thực hiện được các hoài bão, công việc mà nhân dân mong muốn. Phổ biến hiện nay ở các nước là bầu cử để chọn ra người vào cơ quan lập pháp. Các nước tư sản được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc phân chia quyền lực, vì vậy bầu cử không những là phương thức thành lập ra cơ quan lập pháp mà còn là phương thức để lựa chọn các chức danh trong các nhánh quyền lực như Tổng thống, Thị trưởng và có thể là các chức danh trong cơ quan Tư pháp. Với nước ta, bầu cử là cách thức để hình thành nên Quốc hội, Hội đồng nhân dân địa phương. [7, tr.10-11]
  • 16. 8 - Thứ hai, bầu cử là sự trao quyền lực của nhân dân cho đại biểu được lựa chọn. Nhân dân bầu ra Quốc hội, Quốc hội thay mặt cho nhân dân thực hiện quyền lập pháp, điều đó có nghĩa là nhân dân đã trao cho Quốc hội quyền lập pháp. Nhân dân bầu ra Tổng thống, Tổng thống thực hiện quyền hành pháp, điều đó có nghĩa nhân dân trao cho Tổng thống quyền hành pháp. Quá trình bỏ phiếu để lựa chọn được người đại diện cho nhân dân chính là quá trình chuyển giao quyền lực, là quá trình trao quyền lực từ nhân dân sang người được lựa chọn. Ai, tổ chức nào được lựa chọn thì chủ thể đó nhận quyền lực từ nhân dân. [7, tr.11-12] Tóm lại, bầu cử là sự lựa chọn và trao quyền chính trị, là quá trình mà nhân dân lựa chọn ra các đảng phái, các lực lượng chính trị và trao quyền cho các chủ thể đó. Bầu cử biến ý chí của nhân dân thành “ghế” trong cơ quan đại diện. [7, tr.14-15] c. Vai trò của bầu cử - Bầu cử là phương thức hợp pháp hóa chính quyền [7, tr.27]. Theo Giáo sư Nguyễn Đăng Dung, chế độ bầu cử được coi là phương thức chính thống thay đổi quyền lực nhà nước[2, tr.347]. Bầu cử là phương thức để tạo lập chính quyền một cách hợp pháp [5, tr.165-166]. Thông qua bầu cử, người dân lựa chọn được những người tài giỏi, tư cách đạo đức tốt và trao cho họ quyền thay mình lãnh đạo đất nước. Ở một xã hội dân chủ, nơi mà quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì bầu cử chính là cách thức hợp pháp, chính thống nhất để chuyển hóa quyền lực từ người dân sang đại biểu. Đại biểu có được quyền lực là do sự đồng ý của người dân chứ không phải do cách thức khác như truyền ngôi thế tập, bạo lực, chiến tranh… Cách thức này đã được công nhận trên toàn thế giới. J. Locke cho rằng chính quyền được xây dựng trên cơ sở sự bằng lòng của dân chúng, hành động của chính quyền không được sự đồng lòng của dân chúng là không có giá trị hay không được ủy quyền [7, tr.29]. Những chính quyền được tạo thành từ chiến tranh, nội chiến hay đảo chính là những chính quyền không được sự đồng ý của nhân dân, do đó không có tính chính danh, không được người dân và cộng đồng quốc tế công nhận. Sự đồng thuận của cử tri càng lớn, càng nhiều thì chính quyền đó càng vững chắc.
  • 17. 9 - Bầu cử có nhiệm kỳ là phương thức để nhân dân lựa chọn đường lối chính trị cho mình Qua quá trình bầu cử, mỗi đảng phái, mỗi ứng viên sẽ có những đường lối, kế hoạch cho riêng mình nếu trúng cử. Họ trình bày đường lối, kế hoạch này trong quá trình vận động tranh cử và nếu trúng cử, họ phải thực hiện theo đường lối, kế hoạch đó. Như vậy, khi nhân dân thích một đường lối nào thì họ sẽ chọn đảng phái, ứng viên có đường lối như vậy. Qua đó, có thể nhận thấy, nếu đảng phái nào, ứng viên nào đươc lựa chọn thì đường lối của đảng phái, ứng viên đó được đa phân người dân ủng hộ. Đảng phái, ứng viên khi đã trúng cử thì cần cụ thể hóa đường lối, kế hoạch mà họ đã “hứa” với nhân dân trong quá trình tranh cử. - Bầu cử có nhiệm kỳ là phương thức để nhân dân giám sát quyền lực nhà nước, chế ngự sự tha hóa, lạm quyền của quyền lực nhà nước [7, tr.40]. Đại biểu khi trúng cử cần thực hiện đương lối, kế hoạch mà họ đã trình bày trong khi vận động tranh cử. Nếu họ không thực hiện những lời hứa đó, gây mất lòng tin của người dân thì người dân sẽ bãi miễn họ, hoặc không bầu cho họ trong nhiệm kỳ tiếp theo. Nếu họ là người tha hóa về đạo đức, lạm quyền thì nhân dân sẽ thấy họ không xứng đáng với quyền lực mà họ đang được nhân dân trao cho. Vì vậy, đại biểu nào muốn tiếp tục trúng cử trong nhiệm kỳ tiếp theo cần phải luôn cố gắng, nỗ lực nhằm đáp ứng được yêu cầu của dân chúng, của cử tri, nếu không thì họ sẽ bị loại ngay khỏi cuộc đua mà ở đó có rất nhiều người luôn cạnh tranh và muốn giành chiến thắng. Cho nên, bầu cử có nhiệm kỳ chính là phương tiện để nhân dân giám sát các đại biểu,chế ngự sự tha hóa, lạm quyền . - Bầu cử là chìa khóa cho đồng thuận xã hội, là phương thức để giải quyết mâu thuẫn, xung đột xã hội bằng phương pháp hòa bình [7, tr.46]. Đồng thuận là yếu tố quan trọng nhất của một quốc gia trong việc giữ gìn hòa bình và phát triển đất nước. Nếu không có sự đồng thuận của đông đảo dân chúng thì chế độ đó, đất nước đó không thể tồn tại lâu được, sớm muộn gì cũng bị phá bỏ. Thông qua bầu cử, các đảng phái, các đường lối chính trị sẽ được quy tụ lại để tạo thành một chế độ chính trị của một nước. Do thông qua bầu cử nên đường lối đó được đa phần dân chúng ủng hộ, đồng thuận và thực thi. Không phải
  • 18. 10 xã hội nào cũng có sự ổn định về chính trị. Có những đảng phái, những con người với những đường lối khác nhau, thậm chí mâu thuẫn, đối lập nhau. Nếu họ không thông qua bầu cử mà giành chính quyền bằng bạo lực hay một cách gì đó không chính thống thì họ sẽ không tạo được sự đồng thuận trong xã hội. Thông qua bầu cử, thông qua sự lựa chọn của người dân, các đảng phái chấp nhận con đường mà nhân dân lựa chọn bằng hình thức thể hiện ở một đảng phái, đại biểu khác. Đó chính là cách thức hợp lý để hòa hợp dân tộc, để giải quyết mâu thuẫn, xung đột xã hội. - Bầu cử là công cụ nhìn nhận, đánh giá về một nhà nước, một xã hội Thông qua các cuộc bầu cử, có thể đánh giá được nhiều vấn đề của một đất nước. Ở những nước có xung đột sắc tộc, tôn giáo, an ninh chính trị không ổn định, khi có kết quả bầu cử, đảng phái thua cuộc có thể không chấp nhận, thậm chí dùng bạo lực đàn áp đảng phái khác để giành chính quyền. Những nước mà kết quả bầu cử không được chấp nhận thì đa phần bất ổn về chính trị. Còn ở những nước mà các cuộc bầu cử đều diễn ra thành công, suôn sẻ, nhân dân, các đảng phái chấp nhận, đồng ý với kết quả bầu cử thì thường có nền chính trị ổn định. Trong quá trình bầu cử, các đảng phái, các ứng viên trình bày những nội dung, kế hoạch hành động của họ khi thắng cuộc. Đó có thể là mọi mặt của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, y tế, môi trường, giáo dục, khoa học công nghệ… Qua những bản kế hoạch đó, những con đường mà các ứng viên trình bày, chúng ta có thể phần nào phác họa về một xã hội. Các yếu tố khác cũng giúp chúng ta đánh giá về một đất nước thông qua bầu cử như: an ninh trong quá trình diễn ra bầu cử, số cử tri trên tổng số dân, phần trăm số cử tri đi bầu, cơ cấu thành phần trúng cử, sự chuyên nghiệp trong cách thức tổ chức bầu cử, hệ thống bầu cử, tính minh bạch, dân chủ của bầu cử… - Chế độ bầu cử là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cơ chế chính trị, cơ chế hoạt động của cơ quan đại diện [7, tr.33] Chế độ bầu cử có ảnh hưởng lớn đến cơ chế chính trị. Trong cơ chế chính trị đa đảng, chế độ bầu cử còn quyết định đến sức mạnh, uy quyền của các đảng phái. Chẳng hạn, đối với hệ thống bầu cử theo đa số, nhất là áp dụng đơn vị bầu cử một
  • 19. 11 đại diện (Mỹ, Anh) thì hệ thống chính trị thường có hai đảng lớn chi phối, tác động mạnh tới đời sống chính trị quốc gia đó.Còn đối với chế độ bầu cử áp dụng phương pháp tỉ lệ thường tạo ra Nghị viện và thể chế chính trị nhiều đảng phái, các đảng nhỏ, các ứng viên tự do cũng có khả năng được ngồi vào những chiếc ghế trong nghị trường. Ngoài ra, chế độ bầu cử còn là yếu tố tác động mạnh đến Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác mà theo như Giovanni Sartori “Bầu cử là công cụ điều khiển mạnh mẽ nhất của chính trị” [7, tr.33-36]. 1.1.2. Các nguyên tắc bầu cử phổ biến trên thế giới Các nguyên tắc bầu cử là yếu tố quyết định chế độ bầu cử của một nước có tiến bộ, minh bạch và hiệu quả hay không. Theo luật nhân quyền quốc tế và quan niệm phổ biến trên thế giới, có 5 nguyên tắc bầu cử đó là: tự do, phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các nguyên tắc này thống nhất và có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, là yếu tố đảm bảo cho cuộc bầu cử khách quan, dân chủ và tiến bộ. a. Nguyên tắc bầu cử tự do Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên lý về nguồn gốc của quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, tuy nhiên nhân dân không trực tiếp thực hiện tất cả quyền lực này mà trao một phần cho một số người thay mặt họ thực hiện (bộ máy nhà nước) trong những khoảng thời gian nhất định (định kỳ, nhiệm kỳ). Những người này được lựa chọn thông qua các cuộc bầu cử. Như thế, bầu cử - hay quá trình người dân lựa chọn người để trao quyền - nhất định phải tự do, bởi người chủ của quyền lực phải được tự do trong việc quyết định trao quyền lực của mình cho ai. Bầu cử tự do có nghĩa là người dân có toàn quyền quyết định đề cử, ứng cử, bỏ phiếu bầu ra người đại diện thay mặt mình thực thi quyền lực nhà nước mà không phải chịu bất kỳ sự áp đặt, cưỡng chế hay chi phối bất hợp pháp hay không chính đáng nào từ bất kỳ chủ thể nào, bao gồm các nhà nước, các đảng phái chính trị, tổ chức hay cá nhân. Tự do này chỉ có thể bị hạn chế theo luật định nhằm bảo đảm lợi ích hợp lý, chính đáng và tương xứng của toàn xã hội, ví dụ: người chưa thành niên, người thiểu năng trí tuệ và người bị kết tội bởi tòa án thì không có
  • 20. 12 quyền bầu cử, vì những đối tượng này chưa hoặc không có khả năng lựa chọn những người xứng đáng thay mặt nhân dân quản lý xã hội. Từ một góc độ khác, bầu cử tự do còn có nghĩa là công dân có thể quyết định thực hiện hay không thực hiện các quyền bầu cử (đề cử, ứng cử, bỏ phiếu) mà không phải chịu bất kỳ chế tài pháp lý nào. Nói cách khác, theo cách tiếp cận này, bầu cử là quyền và trách nhiệm xã hội chứ không phải là nghĩa vụ pháp lý. Người dân có thể ủng hộ, tham gia hoặc phản đối, tẩy chay một cuộc bầu cử mà không ai, kể cả nhà nước, có thể can thiệp hay trừng phạt. b) Nguyên tắc bầu cử phổ thông Đây là nguyên tắc rất quan trọng của bầu cử. Nguyên tắc này trả lời cho câu hỏi “Ai có quyền bầu cử?”, vì vậy nólà một trong những yếu tố thể hiện rõ nét mức độ dân chủ của một đất nước, phản ánh mức độ sự tham gia vào công việc nhà nước của nhân dân.Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu có ý nghĩa nhằm đảm bảo cho cuộc bầu cử được dân chủ, công khai, có sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân cư trong xã hội. Nguyên tắc này đối lập với việc hạn chế quyền bầu cử và ứng cử như ở một số nước phản dân chủ trước đây. [3, tr.311] Nguyên tắc bầu cử phổ thông trước hết là việc bỏ phiếu được phổ thông. Sau đó, là nhà nước phải tạo điều kiện cho công dân được ứng cử, được bầu vào các cơ quan đại diện. Nguyên tắc bầu cử phổ thông được thể hiện: công dân đến tuổi trưởng thành, không phân biệt về dân tộc, tầng lớp, địa vị, ngôn ngữ, tôn giáo, kinh tế… đều có quyền bầu cử. [7, tr.69] Ở Việt Nam, Điều 27 Hiến pháp 2013, Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2001, 2010) và Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2010)quy định về nguyên tắc bầu cửphổ thông như sau:“Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”.
  • 21. 13 c. Nguyên tắc bình đẳng Bình đẳng là nguyên tắc cơ bản trong các cuộc bầu cử tiến bộ và công bằng. Bình đẳng là nguyên tắc được áp dụng xuyên suốt quá trình bầu cử, từ khi lập danh sách cử tri cho đến khi xác định được kết quả bầu cử, nhằm đảm bảo cho mọi công dân có quyền như nhau trong việc tham gia bầu cử và ngăn ngừa mọi sự phân biệt đối xử. Nguyên tắc bình đẳngcó tác dụng đảm bảo cho cuộc bầu cử được khách quan, công bằng.Thể hiện của nguyên tắc này là mỗi cử tri tương ứng với một phiếu bầu;mỗi cử tri chỉ được ghi tên bầu cử và tham gia ứng cử ở một đơn vị bầu cử; số lượng dân như nhau thì được bầu số đại biểu bằng nhau; giá trị của các phiếu bầu là như nhau… Nói cách khác, mỗi cử tri không những có một lá phiếu mà lá phiếu đó cần có giá trị như nhau trong việc bầu cử. Tuy nhiên, để giá trị của các phiếu bầu là như nhau là một vấn đề khá phức tạp, đặc biệt là đối với chế độ bầu cử có cách tính kết quả bầu cử theo phương pháp đa số. Chẳng hạn, hai đại biểu được bầu ở hai đơn vị có số dân khác nhau thì lá phiếu của cử tri ở đơn vị có dân số ít hơn sẽ có giá trị hơn. [25] Trong nguyên tắc này, bình đẳng giữa các ứng cử viên, giữa các đảng phái chính trị cũng cần được đảm bảo. Bình đẳng giữa các ứng cử viên được thể hiện: Không ai có thể bị hạn chế quyền ứng cử (trừ những người do pháp luật qui định), bình đẳng trong việc vận động tranh cử, trong việc tiếp cận thông tin, trong việc khiếu nại, tố cáo… Giữa các đảng phái chính trị cũng cần được bình đẳng, không có đảng phái nào đươc ưu tiên hơn đảng phí nào, không có việc đảng phái này là quan trọng hơn đảng phái khác.Ngoài ra, nguyên tắc bình đẳng còn đòi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu để bảo đảm tiếng nói đại diện của các vùng, miền, địa phương, các tầng lớp xã hội, các dân tộc thiểu số và phụ nữ phải có tỷ lệ đại biểu thích đáng trong Nghị viện, Quốc hội. [7, tr.71-76] d. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp Bầu cử trực tiếp là cách thức nhân dân trực tiếp bầu ra cơ quan đại diện mà không thông qua trung gian. Trong nguyên tắc này, cử tri trực tiếp lựa chọn người mình tín nhiệm vào cơ quan quyền lực nhà nước thông qua việc bỏ phiếu cho
  • 22. 14 người đómà không qua các cấp đại diện cử tri và người được nhân dân tín nhiệm sẽ nhận quyền lực trực tiếp từ nhân dân. Nguyên tắc này sẽ góp phần tăng tính khách quan cho một cuộc bầu cử. [7, tr.76] Đa số Nghị viện của các nước theo chế độ một Viện và Hạ viện của các nước theo chế độ hai Viện đều áp dụng chế độ bầu cử trực tiếp. Một số Thượng viện (Ba Lan, Mỹ, Italy) cũng áp dụng bầu cử trực tiếp, các Thượng nghị sĩ đều do nhân dân toàn liên bang bầu ra. Thông qua bầu cử trực tiếp, nhân dân có cơ hội thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình, lựa chọn những người làm đại biểu trong Nghị viện. [63] Không phải tất cả các nước đều sử dụng nguyên tắc này trong bầu cử. Ở nhiều nước, bầu cử được thực hiện gián tiếp. Theo nguyên tắc này, cử tri không trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình mà bầu ra thành viên của Tuyển cử đoàn, sau đó Tuyển cử đoàn mới bầu ra cơ quan đại diện hay chức danh nhà nước. Bầu cử gián tiếp có thể qua hai cấp như bầu Thượng viện Pháp, bầu tổng thống Mỹ (cử tri bầu ra Đại cử tri đoàn), hoặc bầu ra ba cấp như bầu Quốc hội Trung Quốc (Đại hội đại biểu nhân dân toàn Trung Quốc). Thượng viện nước Pháp được bầu theo chế độ gián tiếp bởi cử tri đoàn trong mỗi tỉnh gồm các hạ nghị sĩ, đại biểu Hội đồng vùng, đại biểu Hội đồng hàng tỉnh và đại diện của các hội đồng xã. Bầu cử Nghị viện theo chế độ gián tiếp hiếm khi được áp dụng [63].Ở Trung Quốc, bầu cử trực tiếp được thực hiện trong Đại hội đại biểu nhân dân của thành phố không lập khu, thành phố trực thuộc khu, huyện, huyện tự trị, hương, hương dân tộc, trấn. [6, tr.31] Việc bầu cử trực tiếp, như ở nước ta, là cử tri trực tiếp đến nơi tổ chức bầu cử để bỏ phiếu. Tuy nhiên, nếu như cử tri bầu cử thông qua các phương tiện như Internet, máy bỏ phiếu tại nơi công cộng thì đó cũng được coi là bầu cử trực tiếp vì đây chỉ là các công cụ, máy móc giúp cử tri thể hoàn thành nhiệm vụ bầu cử và nó cũng không ảnh hưởng tới ý chí, tới đối tượng tín nhiệm của cử tri. e. Nguyên tắc bỏ phiếu kín Hoạt động bầu cử cần đảm bảo tính dân chủ và công khai, nhưng chỉ riêng phần bỏ phiếu là kín. Nguyên tắc bỏ phiếu kín hàm ý chỉ có cử tri biết sự lựa chọn
  • 23. 15 của mình, sự lựa chọn đó được giữ kín, đảm bảo bí mật. Khi cử tri viết phiếu bầu không ai được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên các tổ chức phụ trách bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri viết phiếu bầu kín đáo và bỏ phiếu vào hòm phiếu. Phiếu bầu hoặc để trống để cử tri điền tên ứng viên, đảng mà mình lựa chọn, hoặc in sẵn tên các ứng viên để cử tri đánh dấu vào ô bên cạnh tên ứng viên mình lựa chọn. [55] Nguyên tắc bỏ phiếu kín loại trừ sự theo dõi và kiểm soát từ bên ngoài sự thể hiện ý chí (sự bỏ phiếu) của cử tri. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm đảm bảo tự do đầy đủ sự thể hiện ý chí của cử tri, để có sự khách quan trong việc lựa chọn, bỏ phiếu. Đây là một yêu cầu khách quan của chế độ bầu cử, nhằm bảo đảm sự lựa chọn của cử tri trở thành hiện thực, làm cho các ứng cử viên và các đảng phái có cơ hội bình đẳng trong tuyển cử. Nguyên tắc này luôn được coi là một nguyên tắc cơ bản của mọi cuộc tuyển cử và được thể chế hóa thông qua việc quy định chặt chẽ các phương thức và trình tự bỏ phiếu.[55] Bỏ phiếu kín xuất hiện từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Ở Pháp, nguyên tắc bỏ phiếu kín được pháp luật bầu cử quy định từ năm 1789, Hiến pháp năm 1795 và 1848 của nước này quy định “mọi cuộc bầu cử phải bỏ phiếu kín”. Louis Napoléon Bonaparte dự định bãi bỏ nguyên tắc bỏ phiếu kín vào năm 1851 nhưng gặp phải sự phản đối kịch liệt nên đành thôi. Tuy nhiên, theo trang web của Quốc hội Pháp, đến năm 1913, bỏ phiếu kín mới được áp dụng trong thực tế bầu cử một cách thường xuyên ở nước này. Nước Anh áp dụng nguyên tắc bỏ phiếu kín cho các cuộc bầu cử từ năm 1872; bỏ phiếu kín lần đầu tiên xuất hiện ở Úc vào năm 1856. Ở Hoa Kỳ, hầu hết các tiểu bang chuyển sang bỏ phiếu kín sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 1884; còn hiện tại một số bang cho phép bỏ phiếu qua bưu điện [55]. Ở Trung Quốc, nguyên tắc này được thể hiện với tên gọi là nguyên tắc bỏ phiếu không ghi tên. Khi bầu cử, để đảm bảo quyền bí mật được viết trên phiếu, phiếu bầu phải do đích thân người đi bầu điền vào chỗ trống, không ghi họ tên người đi bầu. Cử tri nếu là người khiếm thị hoặc vì khuyết tật mà không thể viết lên phiếu bầu thì có thể ủy thác cho người khác viết thay [6, tr.36].
  • 24. 16 Trong thực tế, việc bỏ phiếu đôi khi được vận dụng trái với nguyên tắc bỏ phiếu kín. Các phiếu bầu có ghi mã số của cử tri sẽ cho phép những người làm công việc bầu cử đối chiếu mã số và tìm ra tên của cử tri. Ví dụ như ở Singapore, trong mỗi phiếu bầu đều có mã số của cử tri trùng với tên và mã số trong danh sách cử tri. Vì vậy, mặc dù Hiến pháp Singapore quy định việc bỏ phiếu kín, các phương thức áp dụng xem ra không đảm bảo cho việc tuân thủ nguyên tắc này. Chính vì vậy, ở một số nước đã có những vụ kiện liên quan đến nguyên tắc bỏ phiếu kín.[55] 1.1.3. Các hệ thống bầu cử phổ biến trên thế giới Hệ thống bầu cử (hay cơ chế bầu cử - Electoral System) nếu hiểu theo nghĩa rộng là tổng hợp các qui định của pháp luật bầu cử và những nguyên lý vận hành của hệ thống chính trị có tác động, ảnh hưởng đến quá trình bầu cử của mỗi quốc gia. Còn nếu hiểu theo nghĩa hẹp, hệ thống bầu cử là cách thức, phương thức chuyển hóa từ những lá phiếu (ý chí của nhân dân) thành “ghế” trong cơ quan dân cử [7, tr.131-132]. Hệ thống bầu cử trên thế giới rất phong phú và đa dạng. Căn cứ vào cách thức chuyển hóa từ những lá phiếu thành “ghế” trong cơ quan dân cử, có thể chia hệ thống bầu cử thành các dạng như sau [7, tr.138]: a. Hệ thống đa số (plurality/majority systems) Nguyên lý của hệ thống này là ứng cử viên nào, đảng phái nào giành được nhiều phiếu hơn sẽ trúng cử. Hệ thống này có 5 biến cách: - Phương pháp ai về trước là người thắng cuộc (First Past the Post -FPTP) - Phương pháp lá phiếu khối (Block Vote - BV) - Phương pháp lá phiếu có thể thay thế (Alternative Vote - AV) - Phương pháp hai vòng (Two-round System - TRS) - Phương pháp lá phiếu khối theo đảng phái chính trị (Party Block Vote - PBV) b. Hệ thống đại diện tỷ lệ (Proportional Systems)
  • 25. 17 Hệ thống này được áp dụng để bầu cơ quan lập pháp. Theo đó, cơ quan lập pháp được bầu trên cơ sở các đảng phái chính trị. Các đảng phái nhận được số “ghế” tương ứng với tỷ lệ số phiếu được bầu. Yêu cầu của hệ thống này là mỗi đơn vị bầu cử phải bầu ít nhất hai đại biểu. Nếu số lượng đại biểu được bầu càng nhiều thì tính cân đối, hợp lý càng cao. Hệ thống này có 2 biến thể chính [7, tr.144]: - Hệ thống đại diện tỷ lệ theo danh sách (List Proportional Representation - List PR) - Hệ thống bầu cử lá phiếu duy nhất có thể chuyển nhượng (Singer Transferable Vote - STV) c.Hệ thống hỗn hợp (Mixed Systems) Hệ thống bầu cử hỗn hợp là sự kết giữa hệ thống đa số và hệ thống đại diện tỉ lệ. Hệ thống này có 2 biến cách là [7, tr.147]: - Đại diện tỷ lệ hỗn hợp (Mix Member Proportional - MMP) - Phương pháp song song (Parallel Systems - PR) d. Một số hệ thống khác Ngoài ra, trên thế giới còn có một số hệ thống bầu cử khác như [7, tr.149]: - Phương pháp bầu cử lá phiếu duy nhất không chuyển nhượng (Sing Non- transferable Vote - SNTV) - Phương pháp lá phiếu hạn chế (Limited Vote) - Phương pháp Borda Count 1.2. Quản lý (tổ chức) bầu cử 1.2.1. Khái niệm quản lý (tổ chức) bầu cử, cơ quan quản lý bầu cử a. Quản lý (tổ chức) bầu cử: Quản lý bầu cử (election management) là những hoạt động, quy trình, thủ tục cần thiết để tổ chức một cuộc bầu cử theo các tiêu chuẩn dân chủ được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Do tầm quan trọng của bầu cử, cần phải quản lý sao cho cuộc bầu cử diễn ra thành công và hiệu quả. Công việc quản lý bầu cử diễn ra
  • 26. 18 xuyên suốt trong cuộc bầu cử. Nếu việc quản lý bầu cử phù hợp, hiệu quả thì sẽ là yếu tố để tổ chức cuộc bầu cử thành công, ngược lại, cuộc bầu cử sẽ không thành công, kết quả không chính xác, các đại biểu được lựa chọn sẽ không hoàn toàn xứng đáng nếu quản lý bầu cử không tốt. Thực tế trên thế giới cho thấy hoạt động bầu cử ở các quốc gia thường bị chi phối bởi các thế lực chính trị. Các đảng phái thường cố gắng dùng vị trí, vai trò của mình để có kết quả thuận lợi trong bầu cử, thậm chí làm sai lệch kết quả bầu cử theo hướng có lợi cho mình. Do đó, để kết quả bầu cử là khách quan, trung thực thì nhất thiết công tác quản lý, tổ chức bầu cử phải được thực thi một cách khoa học. Bầu cử là hoạt động mang tính chính trị và có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn vong và phát triển của một quốc gia, vì vậy cần chú ý đặc biệt đến công tác quản lý bầu cử. Vì tầm quan trọng của bầu cử nên công tác tổ chức bầu cử đòi hỏi tính chuyên nghiệp và hiệu quả cao. Thực tiễn ở một số nước cho thấy, bầu cử tự do và công bằng đã giúp cho quá trình chuyển đổi từ xung đột sang dân chủ diễn ra thành công. Chẳng hạn, cuộc bầu cử năm 1994 ở Mozambique dưới sự giám sát của Liên hợp quốc đã diễn ra tốt đẹp, làm tiền đề cho các cuộc bầu cử sau này vào các năm 1999, 2004 và 2009. Hay như bầu cử năm 1994 ở Nam Phi,đây là cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên ở nước này mà đã kết thúc chế độ phân biệt chủng tộc, thiết lập chế độ dân chủ. Có được kết quả đó là do vào thời điểm đó ở Nam Phi, có một loạt thiết chế được thành lập như Hội đồng Hành pháp chuyển đổi được trao thẩm quyền tạo ra sân chơi bình đẳng cho tất cả các đảng tham gia tranh cử, các rào cản pháp lý được dỡ bỏ đối với quyền tự do hội họp, tạo điều kiện cho quá trình tranh cử tự do và cởi mở. [48] b. Cơ quan quản lý (tổ chức) bầu cử: Ở nhiều quốc gia, việc tổ chức, quản lý, điều hành một cuộc bầu cử thường được giao cho các cơ quan quản lý bầu cử (Electoral Management Body - sau đây viết tắt là EMB).Cơ quan quản lý bầu cử là thiết chế quan trọng không chỉ để tổ chức bầu cử, mà còn để duy trì nền dân chủ. Họ trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc bầu cử và gián tiếp góp phần thúc đẩy pháp quyền và nền quản trị tốt của
  • 27. 19 quốc gia. Chính vì vai trò quan trọng như vậy nên địa vị của ủy ban bầu cử thường được quy định ngay trong Hiến pháp. Thậm chí Hiến pháp Costa Rica và Venezuela còn coi cơ quan này là nhánh quyền lực thứ tư, ngang với lập pháp, hành pháp và tư pháp. [65] Tuỳ theo từng nước, EMB có thể được quy định trong Hiến pháp hoặc trong luật bầu cử và có thể có tên gọi khác nhau, ví dụ như: Ủy ban Bầu cử (Election Commission), Bộ/Ban Bầu cử (Department of Elections, Electoral Board), Hội đồng Bầu cử (Electoral Council), Đơn vị Bầu cử (Election Unit)...[18]. Theo Mạng lưới tri thức về bầu cử ACE (The ACE Electoral Knowledge Network), EMB được định nghĩa là: …một cơ quan hoặc tổ chức được lập ra nhằm mục đích và có trách nhiệm pháp lý trong việc quản lý một hoặc nhiều công việc cốt yếu trong các cuộc bầu cử (elections) và những hình thức dân chủ trực tiếp khác được pháp luật quy định như trưng cầu dân ý (referendums), lấy ý kiến công dân (citizens’ initiatives)…[18] Nghiên cứu cho thấy hầu như tất cả các bản Hiến pháp trên thế giới hiện nay đềucó quy định về bầu cử, bởi nó liên quan đến quyền công dân, đến việc hình thành chính thể của một nước. Một số bản Hiến pháp quy định cả về cơ quan quản lý bầu cử. Trong trường hợp cơ quan quản lý bầu cử không được quy định trong Hiến pháp thì sẽ được cụ thể trong luật về bầu cử. Tuy nhiên, việc quy định trong Hiến pháp đảm bảo được tính ổn định của cơ quan quản lý bầu cử hơn là quy định trong các văn bản luật về bầu cử, vì các văn bản này dễ được sửa đổi, bổ sung, không có tính ổn định bằng Hiến pháp. Vì vậy, để đảm bảo cho sự ổn định của các EMB, tránh sự can thiệp, chi phối của các nhánh quyền lực, ngày càng có nhiều nước quy định EMB trong Hiến pháp. Theo một công trình nghiên cứukhảo sát 550 bản Hiến pháp được ban hành trên thế giới từ năm 1880 đến năm 2000, có 136 bản Hiến pháp (24%) quy định về hội đồng bầu cử (electoral commission), 35 bản Hiến pháp (6%) quy định về toà án bầu cử (electoral court). Còn tính ở thời điểm năm 2000, có khoảng 40% số bản Hiến pháp trên thế giới quy định về hội đồng bầu cử (electoral commission) so với khoảng 5% số Hiến pháp có quy định này ở thời điểm năm 1945. Tỷ lệ Hiến pháp
  • 28. 20 quy định hội đồng bầu cử đạt mức cao nhất ở các khu vực Nam Á (khoảng 70%), Mỹ La-tinh và tiểu vùng sa mạc Sahara (khoảng 45%). [18] Biểu đồ 1: Tỷ lệ Hiến pháp trên thế giới quy định cơ quan bầu cử quốc gia [18] (tính từ năm 1850 đến 2000, khảo sát 550 bản hiến pháp) Biểu đồ 2: Tỷ lệ hiến pháp trên thế giới quy định cơ quan bầu cử quốc gia tính theo khu vực [18] (tính ở thời điểm năm 2000)
  • 29. 21 Quy định về cơ quan quản lý bầu cử chủ yếu ở các nội dung: tổ chức, sự độc lập, hoạt động, cấu trúc/thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giải trình, nhân viên, nhiệm kỳ, ngân sách… Một số quốc gia như Hàn Quốc, Philippine, Nam Phi đưa các nội dung đó vào một mục trong Hiến pháp. Nội dung được đưa vào trong các bản Hiến pháp ở các nước cũng không giống nhau. Ví dụ, Hiến pháp Indonesia, Cameroon, Áo, Séc nói đến việc thành lập, tư cách thành viên, cơ chế bầu cử. Còn Hiến pháp của Nam Phi, Hàn Quốc, Costa Rica, Băng-la-đét thi quy định cả những vấn đề về quyền hạn, chức năng, tính độc lập,hoạt động của EMB và tiêu chuẩn, nhiệm kỳ của các thành viên[18]. 1.2.2. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quanquản lý bầu cử a. Vị trí, vai trò của cơ quan quản lý bầu cử Các cơ quan quản lý bầu cử là một bộ phận không thể thiếu của bất cứ một cuộc bầu cử nào. Nó có vị trí vô cùng quan trọng và vai trò to lớn quyết định thành công của cuộc bầu cử. Cuộc bầu cử có diễn ra công bằng hay không, có hiệu quả không, có công bằng, dân chủ, minh bạch không, có chọn ra được những người ưu tú không phụ thuộc rất nhiều vào cách tổ chức bầu cử của cơ quan quản lý bầu cử. Nếu căn cứ theo tính chất hoạt động, có thể chia các cơ quan bầu cử trên thế giới thành hai mô hình: thường xuyên và tạm thời. Mô hình thường xuyên là mô hình cơ quan quản lý bầu cử được thành lập, hoạt động cố định, liên tục, không gián đoạn kể cả trước, trong và sau khi kết thúc cuộc bầu cử. Đối với mô hình tạm thời, cơ quan quản lý bầu cử được thành lập chỉ để tổ chức từng cuộc bầu cử, sau khi kết thúc cuộc bầu cử thì cơ quan này sẽ tự giải thể. Hiện tại, với việc các nước ngày càng coi trọng vấn đề bầu cử nên xu hướng trên thế giới là thành lập các cơ quản quản lý bầu cử thường xuyên. Cơ quan quản lý bầu cử được thành lập để đáp ứng tốt hơn yêu cầu phức tạp và chuyên nghiệp của một cuộc bầu cử. Hoạt động bầu cử có sự tham gia của đông đảo bộ phận dân chúng trên diện tích rộng lớn của một quốc gia; cùng một lúc sẽ phải tổ chức nhiều hoạt độngvới nhiều công đoạn khác nhau, các hoạt động này lại phải phù hợp, logic, và gắn kết với nhau. Như vậy,nếu như không có cơ quanquản
  • 30. 22 lý, phụ trách bầu cử một cách chuyên nghiệp thì không thể tổ chức thành công một cuộc bầu cử. b. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý bầu cử Những công việc cốt yếu trong các cuộc bầu cử, theo ACE, bao gồm: (i) Quyết định những người đủ tư cách bỏ phiếu; (ii) Tiếp nhận và phê duyệt danh sách ứng cử viên; (iii) Tổ chức bỏ phiếu; (iv) Kiểm phiếu; (v) Thống kê và công bố kết quả… Các công việc này thông thường do một cơ quan thực hiện, song đôi khi cũng có thể được phân công cho nhiều cơ quan khác nhau. Trong trường hợp đó, tất cả các cơ quan tham gia đều được gọi là EMB.Ngoài các công việc cốt yếu nêu trên, các EMB còn thực hiện nhiều công việc khác trong các cuộc bầu cử, chẳng hạn như đăng ký cử tri, phân định khu vực bầu cử, mua sắm trang thiết bị cho bầu cử, tuyên truyền giáo dục về luật bầu cử, quản lý hoặc giám sát việc gây quỹ bầu cử, giữ liên hệ với giới truyền thông và giải quyết những tranh chấp phát sinh trong bầu cử… Tuy nhiên, theo ACE, những cơ quan mà chỉ thực hiện những nhiệm vụ này thì không được gọi là EMB. [18] Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan quản lý bầu cử ở mỗi nước lại khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hệ thống bầu cử (đa số, đại diện tỷ lệ, hỗn hợp…), hình thức chính thể (quân chủ đại nghị, cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị, cộng hòa XHCN…), hình thức cấu trúc nhà nước (đơn nhất, liên bang), điều kiện văn hóa, lịch sử, truyền thống, đường lối, chủ trương lãnh đạo của Đảng, Nhà nước… Thường thì các cơ quan bầu cử đều có quyền ban hành các quy phạm, quy định có giá trị bắt buộc với các chủ thể tham gia vào quá trình bầu cử như các đảng chính trị, cử tri, ứng cử viên, cơ quan báo chí, quan sát viên. Các quy phạm và quy định phải phù hợp với Hiến pháp và luật về bầu cử. Ở Costa Rica, Uruguay, các cơ quan bầu cử được coi là nhánh quyền lực thứ tư, có quyền ban hành quy phạm, chỉ thị và kiểm tra các quy phạm áp dụng cho quá trình bầu cử. Các quyết định của cơ quan bầu cử không thể bị kiểm tra bởi bất kỳ cơ quan nhà nước nào. Các cơ quan này còn thực hiện quyền hành pháp khi triệu tập và tổ chức các cuộc bầu cử, chứng nhận hoặc hủy kết quả bầu cử và giải quyết các tranh chấp. Trong khi đó, các quy
  • 31. 23 phạm do cơ quan bầu cử ban hành ở các nước khác có thể bị kiểm tra bởi các tòa án; các quy phạm này phải phù hợp với luật bầu cử. [13, tr.17] Một số cơ quan bầu cử thực hiện kết hợp quyền hành pháp với quyền tư pháp ở những mức độ ít nhiều khác nhau. Ví dụ, các cơ quan bầu cử ở Cameroon, Canada, Lithuania, Papua New Guinea, Philippines và Romania có quyền điều tra và trong trường hợp cần thiết, khởi kiện các vi phạm luật bầu cử. Ở Campuchia và Nam Phi, các cơ quan bầu cử có quyền điều tra và giải quyết các tranh chấp hành chính mà chưa đến mức phải đưa ra tòa.Đa phần các cơ quan bầu cử thực hiện quyền hành pháp, liên quan đến thực thi các hoạt động bầu cử. Cơ quan bầu cử ở nhiều nước như Cambia, Ghana, Mozambique và Thái Lancó thể ban hành quy phạm hoặc các tuyên bố. [13, tr.18] Ở một số nước, cơ quan bầu cử có quyền xác định ngày bầu cử trong giới hạn được quy định bởi luật. Ở Ấn Độ và Pakistan, cơ quan bầu cử có thể mở một cuộc bầu cử nếu cơ quan lập pháp không thực hiện, trong khi đó ở Yemen, cơ quan bầu cử chỉ mở các cuộc bầu cử phụ mà không có quyền mở các cuộc bầu cử toàn quốc. Ở một số nước như Thái Lan và Uruguay, cơ quan bầu cử có quyền đề nghị kiểm phiếu lại nếu một cuộc bầu cử không được tiến hành theo thể thức hợp thức và công bằng được quy định trong luật. Các hội đồng bầu cử cấp huyện có thể yêu cầu kiểm phiếu lại tại các đơn vị bầu cử, trong khi cơ quan bầu cử Namibia có quyền đề nghị kiểm phiếu lại trong trường hợp có vi phạm hoặc trong tình trạng khẩn cấp.Tuy nhiên, nhiều cơ quan bầu cử không có quyền mở một cuộc bầu cử. Ở các nước như Mexico và Hoa Kỳ theo chính thể cộng hòa tổng thống áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực, các cuộc bầu cử được tổ chức theo một ngày được định trước trong Hiến pháp. Tuy nhiên, ở các nước theo chính thể đại nghị, chính phủ được tổ chức và hoạt động theo sự ủng hộ đa số thành viên Nghị viện. Do đó, Thủ tướng thực hiện quyền mở các cuộc bầu cử.[13, tr.18] Theo xu hướng chung, các cơ quan bầu cử ngày càng có nhiều nhiệm vụ, quyền hạn để thực hiện vai trò đảm bảo cuộc bầu cử được công bằng và tự do. Các nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản của các cơ quan bầu cử bao gồm[13, tr.19]: - Quyết định tư cách bỏ phiếu;
  • 32. 24 - Tiếp nhận và phê duyệt danh sách ứng cử (cho các cuộc bầu cử, đảng chính trị và/hoặc ứng cử viên); - Tổ chức bỏ phiếu, thống kê phiếu, kiểm phiếu - Lập kế hoạch phục vụ bầu cử; - Đào tạo, tập huấn cho các nhân viên bầu cử; - Phân định các đơn vị bầu cử; - Xác minh và đăng ký cử tri; - Công bố và chứng nhận các kết quả bầu cử; - Giải quyết các tranh chấp bầu cử; Ngoài ra, các cơ quan quản lý bầu cử còn có thể được trao thêm các nhiệm vụ, quyền hạn sau[13, tr.20]: - Ban hành các chính sách bầu cử quốc gia và khu vực; - Tổ chức giáo dục, truyền thông cho cử tri và nhân dân; - Phát triển và tổ chức đăng ký bầu cử quốc gia; - Đăng ký của các đảng chính trị; đăng ký tài chính của các đảng chính trị; - Quy định về lấy ý kiến; - Bầu cử sơ bộ của các đảng chính trị; - Quy định sự tham gia bầu cử của các đảng chính trị và ứng cử viên; - Quy định sự tham gia bầu cử của truyền thông; - Đào tạo các giám sát viên kiểm phiếu của các đảnh chính trị và ứng cử viên; - Công nhận và quy định về sự tham gia của các quan sát viên bầu cử; - Kiểm tra và đánh giá sự chính xác của hệ thống bầu cử và hoạt động của cơ quan bầu cử; - Tư vấn Chính phủ và cơ quan lập pháp tiến hành các cải cách bầu cử; - Tham gia các dịch vụ trợ giúp bầu cử quốc tế. 1.2.3. Các nguyên tắc thiết kế cơ quan quản lý bầu cử Để xây dựng một tổ chức bao giờ cũng cần những nguyên tắc mang tính định hướng, những tiêu chuẩn, điều kiện cho việc hình thành, hoạt động của nó. Cơ quan quản lý bầu cử trên thế giới có nhiều mô hình khác nhau, mỗi mô hình hàm chứa những đặc điểm riêng của từng quốc gia. Tuy nhiên, theo nhận thức
  • 33. 25 chung của cộng đồng quốc tế, với bất kỳ mô hình nào, cơ quan quản lý bầu cử cũng cần được xây dựng, thiết kế trên cơ sở 7 nguyên tắc cơ bản, bao gồm:Độc lập,vô tư/công bằng, liêm chính, minh bạch, hiệu quả, chuyên nghiệp, khả năng cung cấp dịch vụ. a. Hiệu quả (Efficiency)[21] Đây là nguyên tắc mà theo tác giả là quan trọng nhất trong 7 nguyên tắc định hướng của cơ quan quản lý bầu cử. Tất cả các nguyên tắc khác cũng gián tiếp nhằm để tạo nên một cuộc bầu cử hiệu quả. Nếu như cuộc bầu cử có minh bạch, công bằng, liêm chính... nhưng lại không hiệu quả thì cuộc bầu cử đó cũng vô nghĩa. Thiết lập một cơ quan quản lý bầu cử thì cần lấy yếu tố hiệu quả đặt lên hàng đầu, làm xương sống, định hướng cho tổ chức và hoạt động. Ngoài ra, hiệu quả còn hiểu theo nghĩa là hiệu quả về tài chính. Bầu cử là một hoạt động phức tạp, công phu, kéo dài, phạm vi tổ chức rộng và do đó chi phí rất tốn kém. Tính hiệu quả về tài chính cũng được đặt ra cho hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử. Các cơ quan này cần phải tổ chức một cuộc bầu cử sao cho chi phí ít nhưng chất lượng đảm bảo. b. Độc lập (Independence)[21] Trong các nguyên tắc thiết kế cơ quan quản lý bầu cử thì nguyên tắc độc lập là một nguyên tắc quan trọng, ảnh hưởng tới các nguyên tắc khác. Một cơ quan quản lý bầu cử khó có thể vô tư, liêm chính, minh bạch, hiệu quả nếu không có sự độc lập. Khi thiết kế cơ quan quản lý bầu cử, việc vô tư, liêm chính, minh bạch, hiệu quả... đương nhiên là yêu cầu cần đạt được và không phải nghĩ nhiều cho sự lựa chọn các nguyên tắc đó. Nhưng yêu cầu về sự độc lập lại thường làm đau đầu các nhà quản lý. Có thiết kế cơ quan quản lý bầu cử độc lập hay không và mức độ độc lập như thế nào luôn là một dấu hỏi đối với các nhà quản lý. Độc lập ở đây được hiểu theo độc lập về tổ chức, thể chế và độc lập về hoạt động. Độc lập về tổ chức, thể chế là sự độc lập của cơ quan quản lý bầu cử với Chính phủ, với các Đảng phái chính trị. Độc lập có nghĩa là không có sự phụ thuộc về mặt tổ chức, về hành chính với Chính phủ, với các Đảng phái chính trị.Sự độc lập về tổ chức, thể chế của cơ quan quản lý bầu cử nếu được quy định trong Hiến pháp thì sẽ có tác dụng và hiệu quả nhất và khi đó nó sẽ là định hướng quan trọng
  • 34. 26 để xây dựng cơ quan quản lý bầu cử. Độc lập sẽ là nguyên tắc giúp cho đảm bảo sự công bằng, hiệu quả trong các quyết định của cơ quan quản lý bầu cử. Độc lập về hoạt động là việc độc lập trong cách thức tổ chức, tiến hành bầu cử, trong các quyết định về bầu cử. Khái niệm này chú trọng đến sự độc lập về hoạt động thực tiễn, còn độc lập về tổ chức, thể chế lại chú trọng đến phương diện cơ cấu tổ chức, con người, về mối quan hệ hành chính. Mặc dù có sự khác biệt như vậy nhưng sự độc lập về thể chế, tổ chức và độc lập về hoạt động lại có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Thường thì mô hình cơ quan quản lý bầu cử độc lập hoặc mô hình hỗn hợp sẽ đảm bảo dễ dàng hơn cho sự độc lập về hoạt động. Tất nhiên vẫn có trường hợp độc lập về tổ chức, thể chế nhưng vẫn không độc lập về hoạt động, khi đó sự độc lập chỉ mang tính hình thức. Việc độc lập về tổ chức sẽ được đảm bảo cao nhất bằng Hiến pháp và sau đó là Luật về bầu cử. Tuy nhiên, để thực sự có sự độc lập trong hoạt động thì cần phải có sự cam kết của các thành viên cơ quan quản lý bầu cử trong các quyết định của họ. Một sự liên kết giữa hội đồng bầu cử với nhánh tư pháp sẽ góp phần hạn chế được sự can thiệt của các cơ quan chính phủ, các đảng phái chính trị. Với các nước có nền tư pháp yếu thì việc độc lập sẽ không hiệu quả. Một số nước sử dụng thẩm phán trong các cơ quan quản lý bầu cử có thể kể đến như Costa Rica, Úc và Zambia. [13, tr.49]. Bên cạnh đó, quy trình và cách thức bổ nhiệm cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự độc lập của cơ quan quản lý bầu cử. Nếu như thành viên của cơ quan quản lý bầu cử không thuộc các đảng phái, phe cánh chính trị thì có thể thúc đẩy sự độc lập trong các hoạt động, quyết định của bản thân. Burkina Faso và Mozambiquebổ nhiệm lãnh đạo của tổ chức xã hội dân sự làm chủ tịch cơ quan quản lý bầu cử. Còn Bắc Ireland thì bổ nhiệm một người đứng đầu một cơ quan hành pháp, có đạo đức tốt, liêm chính, không bị tác động của các đảng phái, các yếu tố chính trị vào cơ quan quản lý bầu cử. c. Vô tư/công bằng(Impartiality)[21] Trong hoạt động tổ chức bầu cử, việc vô tư/công bằng của các cơ quan quản lý bầu cử có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng tới sự công bằng, cũng như tính hợp pháp, chính danhcủa kết quả bầu cử. Nếu như các thành viên của các cơ quan quản
  • 35. 27 lý bầu cử có những quyết định vô tư/công bằng, không thiên vị thì kết quả sẽ càng chính xác và cuộc bầu cử sẽ có độ tin cậy cao. Ngược lại, nếu một cuộc bầu cử mà các cơ quan quản lý bầu cử không vô tư/công bằng thì kết quả sẽ giảm tính chính xác, các đảng phái, ứng viên thua cuộc sẽ không chấp nhận kết quả, nhân dân không chấp nhận và cũng không tin tưởng vào công tác tổ chức bầu cử. Thông thường, cơ quan quản lý bầu cử theo mô hình độc lập thì dễ có khả năng đảm bảo sự vô tư/công bằng hơn so với mô hình chính phủ và mô hình hỗn hợp. Mô hình độc lập với các thành viên là những chuyên gia trung lập sẽ vô tư/công bằng hơn trong các quyết định của mình. Còn đối với những thành viên mà làm việc trong các cơ quan chính phủ, những thành viên theo các đảng phái chính trị thì không chắc chắn đảm bảo sự công bằng trong hành động và quyết định.Một tiêu chí đánh giá sự thành công của cơ quan quản lý bầu cử là sự vô tư/công bằng, sự đánh giá này không dựa trên mô hình của cơ quan quản lý bầu cử mà dựa trên tính vô tư/công bằng trong hành động, quyết định thực tế của họ. Tuy nhiên, cũng có nước theo mô hình chính phủ như New Zealand, hoặc mô hình hỗn hợp như Tây Ban Nha vẫn đảm bảo được sự vô tư/công bằng của cơ quan quản lý bầu cử. Ngược lại, một số nước theo mô hình độc lập nhưng cơ quan quản lý bầu cử không có được sự vô tư/công bằng. Sự vô tư/công bằng không chỉ phụ thuộc vào mô hình cơ quan quản lý bầu cử mà còn phụ thuộc vào các yếu tố như truyền thống, văn hóa chính trị, pháp luật, năng lực tổ chức, quản lý của các cơ quan quản lý bầu cử. d. Liêm chính (Integrity)[21] Sự liêm chính là rất cần thiết đối với tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử. Nếu có sự liêm chính, trong sạch thì cơ quan quản lý bầu cử sẽ dễ dàng hơn trong hoạt động,các quyết định của họ có chất lượng và được tin cậy hơn. Sự liêm chính cũng sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống các cơ quan quản lý bầu cử của một quốc gia. Để đảm bảo sự liêm chính, trong sạch của cơ quan quản lý bầu cử, cần phải có những quy định pháp luật ngăn chặn các cơ quan quản lý bầu cử khỏi các hành vi tùy tiện, lạm quyền, tham nhũng. Những nước có các quy định, chế tài, hình phạt hợp lý sẽ giảm thiểu được những hành vi vi phạm trong quá trình tổ chức bầu
  • 36. 28 cử và làm cho cơ quan quản lý bầu cử có được sự tin cậy cao hơn. e. Minh bạch (Transparency)[21] Đây là nội dung thường được nhấn mạnh trong pháp luật về bầu cử của các quốc gia. Sự minh bạch về hoạt động và tài chính của các cơ quan quản lý bầu cử luôn được công chúng quan tâm đăc biệt. Sự minh bạch sẽ giúp ngăn chặn và tìm ra những sai phạm về hoạt động, tài chính trong bầu cử, phanh phui được những gian lận trong quá trình bầu cử. Minh bạch có mối liên hệ mật thiết với sự công bằng và liêm chính. Một cuộc bầu cử có sự minh bạch cao chính là biểu hiện, đồng thời là yếu tố bảo đảm sự công bằng, liêm chính và do đó, tạo được niềm tin với nhân dân và sự chính danh của cuộc bầu cử. Chính vì vậy, một số nước đã có quy định trong pháp luật yêu cầu cơ quan quản lý bầu cử phải có những thông cáo báo chí định kỳ về hoạt động, đồng thời phải cho phép công chúng dễ dàng tiếp cận mọi thông tin về cuộc bầu cử, qua đó, nhân dân có điều kiện giám sát hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử, giám sát công tác tổ chức bầu cử và kết quả bầu cử. Đây cũng là yếu tố góp phần tạo nên tính dân chủ của cuộc bầu cử. f. Chuyên nghiệp(Professionalism)[21] Sự chuyên nghiệp của cơ quan quản lý bầu cử và vô cùng cần thiết. Sự chuyên nghiệp ở đây là chuyên nghiệp về cơ cấu tổ chức, về hoạt động, về con người. Về cơ cấu, nếu cơ quan quản lý bầu cửkhông có một bộ máy được thiết kế hợp lý, hài hòa, chặt chẽ thì có thể dẫn tới tình trạng chồng chéo nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động giữa các bộ phận, khiến cho công việc chung trì trệ hoặc có bộ phận thực hiện không đúng, không phù hợp với chức năng nhiệm vụ. Chuyên nghiệp về hoạt động, quy trình tổ chức, đặc biệt là việc tỉ mỉ và chính xác trong trong tổ chức, giúp cho việc tổ chức các cuộc bầu cử một cách bài bản, đúng trình tự, logic. Chuyên nghiệp về con người của cơ quan quản lý bầu cử giúp nâng cao hiệu quả của mỗi hoạt động. Nếu con người không chuyên nghiệp, không được đào tạo bài bản thì sẽ lúng túng và mắc nhiều sai lầm khi tổ chức thực hiện công việc bầu cử vốn rất phức tạp và tỉ mỉ. Tất cả các yếu tố chuyên nghiệp trên sẽ góp phần tạo nên thành công cho một cuộc bầu cử, sự chuyên nghiệp, do đó, tỷ lệ thuận với niềm tin của công chúng vào kết quả bầu cử. g. Khả năng cung cấp dịch vụ (Service-mindedness)[21]
  • 37. 29 Theo Tiến sĩ Vũ Công Giao, xét về bản chất, cơ quan quản lý bầu cử cũng là một cơ quan cung cấp dịch vụ công. Dịch vụ mà các cơ quan quản lý bầu cử cung cấp cho xã hội đó là tổ chức và quản lý bầu cử. Các cơ quan quản lý bầu cử cần được xây dựng để có thể cung cấp các dịch vụ bầu cử tốt. Khả năng cung cấp dịch vụ càng đa dạng, càng tốt thì sự tin cậy, đánh giá của công chúng đối với cơ quan quản lý bầu cử càng cao. Khi kết thúc cuộc bầu cử, các cơ quan quản lý bầu cử thường phải tổng kết, kiểm điểm về việc cung cấp dịch vụ và thái độ của công chúng đối với các dịch vụ đó như thế nào. Kết luận Chương I Bầu cử là một công việc quan trọng của một nước để hình thành nên nhà nước đó. Bầu cử là phương thức để chuyển giao quyền lực từ nhân dân cho những người trong cơ quan đại diện. Những người trúng cử là những người nhận được quyền lực từ nhân dân và sẽ thay mặt nhân dân điều hành đất nước. Để một nước có chế độ bầu cử dân chủ, tiến bộ và nhân dân lựa chọn được những người xứng đáng nhất ngồi vào những chiếc ghế trong cơ quan đại diện thì công tác quản lý bầu cử cần được coi trọng đặc biệt. Nội dung của Chương I đã làm rõ những vấn đề cơ bản về bầu cử và quản lý bầu cử như: - Khái niệm, bản chất, vai trò của bầu cử - Các nguyên tắc bầu cử và các hệ thống bầu cử phổ biến trên thế giới. - Khái niệm quản lý (tổ chức) bầu cử, cơ quan quản lý bầu cử - Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý bầu cử - Các nguyên tắc thiết kế cơ quan quản lý bầu cử Trong Chương tiếp theo, luận văn sẽ nghiên cứu về tổ chức, hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử ở một số nước trên thế giới và việc bầu cử của Việt Nam qua các thời kỳ. Chương này trọng tâm nêu tổ chức, hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử ở Việt Nam theo pháp luật hiện hành.
  • 38. 30 CHƯƠNG II TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ BẦU CỬ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 2.1. Khái quát về tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý bầu cử trên thế giới 2.1.1. Các mô hình cơ quan quản lý bầu cử chính trên thế giới Sử dụng các tiêu chí phân loại khác nhau chúng ta sẽ xác định được các mô hình cơ quan quản lý bầu cử khác nhau. Nếu căn cứ theo tính chất nhân sự, có thể chia các EMB thành:Kiểu hành pháp (governmental approach) - nói đến những EMB được điều hành bởi một cơ quan nhà nước). Kiểu đa đảng (multi-party approach) - nói đến những EMB mà có đại diện của các đảng chính trị ở một quốc gia. Kiểu chuyên gia (expert approach) - nói đến các EMB mà có nhân sự là các chuyên gia độc lập, không thuộc nhánh quyền lực hay đảng phái nào ở quốc gia. Còn nếu căn cứ theo tính chất hoạt động, một số nhà nghiên cứu chia các EMB thành độc lập/không độc lập, thường trực/lâm thời, tập trung/phi tập trung. [14, tr.15] Tuy nhiên, dựa trên kết quả một cuộc khảo sát trên phạm vi rộng (tại hầu hết các nước trên thế giới), IDEA chia các cơ quan quản lý bầu cử thành ba kiểu cơ bản, đó là:Mô hình độc lập; Mô hình chính phủ và Mô hình hỗn hợp.Mỗi mô hình đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng, trong đó mô hình độc lập là thông dụng hơn cả, chiếm 55% trong tổng số ba mô hình đã nêu. a. Mô hình độc lập Mô hình này được thành lập tại118/214 quốc gia trên thế giới (chiếm tỷ lệ 55%) nơi mà các cuộc bầu cử được quản lý, tổ chức bởi cơ quan quản lý bầu cử có sự độc lập về tổ chức so với nhánh hành pháp. Cơ quan quản lý bầu cử này không phải chịu trách nhiệm với các cơ quan Chính phủ mà nó chỉ có trách nhiệm giải trình vớicác cơ quan lập pháp, tư pháp hoặc người đứng đầu Nhà nước. Mức độ độc lập có thể khác nhau về tổ chức, sự chịu trách nhiệm về hoạt động, tài chính. Các thành viên của cơ quan này được lựa chọn không thuộc nhánh hành pháp. Một số quốc gia dân chủ mới nổi đã chọn mô hình này như: Ấn Độ, Armenia,
  • 39. 31 Indonesia, Goergia, Estonia, Costa Rica, Canada, Burkina Faso, Úc, Bosnia và Herzegovina, Uruguay, Thái Lan, Ba Lan, Liberia, Mauritius và Nigeria. [13, tr.21] Một số quốc gia thành lập hai cơ quan bầu cử và đều độc lập với nhánh hành pháp, trong đó một cơ quan có nhiệm vụ xây dựng, ban hành những quy định, chính sách về quy trình bầu cử, còn cơ quan kia có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn triển khai các cuộc bầu cử theo quy trình đó. Một sớ nước như Vanuatu, Suriname và Jamaica thì xây dựng các quy định để tránh sự can thiệp của hành pháp vào các cơ quan quản lý bầu cử, thông qua các chính sách về nhân sự và hoạt động của cơ quan này.[13, tr.22] Một số đặc điểm nổi bật của mô hình độc lập đó là: có tổ chức, thể chế độc lập với nhánh hành pháp; có toàn quyền trong việc tổ chức, quản lý bầu cử; các thành viên thì không thuộc nhánh hành pháp, thường là các chuyên gia trung lập về chính trị; không có trách nhiệm báo cáo với nhánh hành phápsong trong một số trường hợp có trách nhiệm giải trình với lập pháp, tư pháp hoặc người đứng đầu nhà nước; có quyền xây dựng, ban hành các quy định, quy trình về bầu cử, có quyền tuyển dụng nhân sự và quyết định về tài chính; hoạt động có nhiệm kỳ và không bị bãi nhiệm, điều chuyển bởi nhánh hành pháp... * Ưu điểm Mô hình độc lập có một số ưu điểm như: Có môi trường làm việc chuyên nghiệp, thúc đẩy sự hợp tác; đảm bảo tính thống nhất và hợp pháp của bầu cử; bảo đảm tốt hơn tính độc lập, khách quan, công bằng, vô tư trong bầu cử. * Nhược điểm Mô hình độc lập có thể bị cô lập với nhánh hành pháp, vì thế có thể không nhận được sự hợp tác, giúp đỡ từ các cơ quan thuộc chính phủ. Mô hình độc lập hoạt động có nhiệm kỳ nên rất có thể sẽ ảnh hưởng tới sự công bằng, vô tư, liêm chính của các thành viên có nhiệm kỳ. Mô hình này cũng có thể không có được sự đảm bảo đầy đủ về tài chính cũng như nhân lực và có thể cần nhiều kinh phí do không tận dụng được các cơ sở, con người của các cơ quan hành pháp.
  • 40. 32 Bảng 1: Cơ quan bầu cử độc lập (theo IDEA)[65, tr.12] [13, tr.22-25] Những đặc điểm cơ bản Những đặc điểm có thể Không có đặc điểm này Tổ chức Độc lập về tổ chức so với nhánh hành pháp Thuộc hệ thống chính phủ hoặc chính quyền địa phương Hoạt động Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm trong hoạt động Có thể có tư cách pháp nhân mà có thể khởi kiện hoặc bị kiện (như Azerbaijan, Kenya và Lithuania) hoặc không là một pháp nhân (như Botswana và Namibia) Làm trái Hiến pháp và luật Thành phần Bao gồm những thành viên ngoài nhánh hành pháp Thành viên có thể là những chuyên gia trung lập hoặc có tham gia chính trị Nhân viên Tự chủ trong việc quyết định các nhu cầu, quy tắc và chính sách về nhân sự Có thể tiếp cận nhân sự từ các cơ quan dịch vụ công Nhân viên buộc phải là công chức Nhiệm kỳ Các thành viên có nhiệm kỳ Có thể có một nhiệm kỳ xác định Các thành viên có thể bị sa thải, bãi nhiệm, cách chức bởi nhánh hành pháp Quyền hạn Có quyền quyết định chính sách một cách tự chủ, độc lậptheo quy định của pháp luật Đa phần có quyền đặt ra các quy phạm, quy trình về bầu cử một cách độc lập theo quy định của luật. Thường có nhiều nhiệm vụ và quyền hạn trong thực thi bầu cử. Có thể có quyền thuê, sa thải và kỷ luật các nhân viên. Cũng có thể có quyền đặt ra các quy trìnhvề mua sắm và kiểm toán. Trách nhiệm giải trình Được đặt dưới sự ràng buộc của sự quản trị tốt Phần lớn chịu trách nhiệm chính thức trước cơ quan lập pháp, tư pháp và người đứng đầu Nhà nước. Có thể có nhiều mức độ tự chủ và trách nhiệm về tài chính. Có thể có tự chủ tài chính thông qua việc tự quy định về tài chính, nhận và sử dụng các quỹ công cộng với sự liên hệ tối thiểu với nhánh hành pháp. Có thể có nhiều mức độ Chịu trách nhiệm chính thức với nhánh hành pháp. Được miễn trách nhiệm về chính sách, sự chịu trách nhiệm tài chính và hoạt động, và các giới hạn của sự quản trị tốt.
  • 41. 33 trách nhiệm trong hoạt động. Ngân sách Được hưởng và quản lý một cách chủ động ngân sách riêng dưới sự kiểm soát của chính phủ Có thể có nguồn ngân sách được phân bổ một cách độc lập từ cơ quan lập pháp. Có thể nhận tài trợ của cơ quan hành pháp hoặc từ cộng đồng. Thuộc ngân sách của chính phủ b. Mô hình chính phủ Cơ quan quản lý bầu cử theo mô hình chính phủ được thành lập ở 56/214 quốc gia (chiếm 26%), nơi mà các cuộc bầu cử được tổ chức và quản lý bởi nhánh hành pháp. Cơ quan đứng ra thực hiện công việc này có thể là một bộ, chẳng hạn Bộ Nội vụ, hoặc các cơ quan chính quyền địa phương. Do đó, ngân sách hoạt động của cơ quan thuộc ngân sách của Bộ hoặc địa phương. Cơ quan bầu cử theo mô hình này thường có trách nhiệm giải trình, báo cáo với Bộ trưởng hoặc Thủ tướng; hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hành pháp về tài chính, chính sách và hoạt động. Thường thì nhân viên là công chức, một số ít trường hợp theo mô hình này cơ quan quản lý bầu cử không có thành viên.[13, tr.25] Một số nước thành lập cơ quan bầu cử theo mô hình này như Mỹ, Đan Mạch, New Zealand, Singapore, Thụy Sỹ, Tunisia, Anh (áp dụng với các cuộc bầu cử, không áp dụng với các cuộc trưng cầu dân ý). Ở Thụy Điển, Thụy Sỹ, Anh và Mỹ, các cuộc bầu cử được tổ chức bởi các cơ quan chính quyền địa phương. Ở Thụy Điển và Thụy Sỹ, cơ quan bầu cử trung ương được quyền thông qua chính sách về hoạt động quản lý bầu cử. [65, tr.7] * Ưu điểm: Cơ quan quản lý bầu cử theo mô hình này dễ phối hợp với các cơ quan chính quyền khác do nó thuộc chính phủ hay chính quyền địa phương. Dạng cơ quan này cũng có thuận lợi về ngân sách hoạt động hơn so với mô hình độc lập, đồng thời có thể tận dụng được cơ sở vật chất, nhân lực từ các cơ quan hành chính khác, có thể có quyền lực và sự ảnh hưởng đối với các cơ quanhành chính khác. Nhân viên theo mô hình này thường là những người biết việc, thạo việc do đã được công tác trong môi trường nhà nước, tiếp xúc nhiều với các bộ, ban, ngành.
  • 42. 34 * Nhược điểm: Cơ quan bầu cử theo mô hình này thường thiếu sự độc lập, dễ bị ảnh hưởng bởi các cơ quan, đảng phái chính trị khác và vì thế tính khách quan, công bằng, vô tư trong hoạt động thường bị nghi ngờ. Tổ chức và ngân sách của dạng cơ quan này thường phụ thuộc vào chính phủ, do đó quyền tự quyết về hoạt động, nhân sự không cao. Nhân viên dễ bị ảnh hưởng bởi cung cách làm việc nhà nước nên có thể có thái độ quan liêu, hành chính. Hoạt động quản lý bầu cử có thể thiếu thống nhất do chịu sự chi phối, ảnh hưởng, lôi kéo từ các phía, các cơ quan, đảng phái chính trị. Bảng 2: Đặc điểm của các cơ quan bầu cử theo mô hình Chính phủ [65, tr.13, 26-28] [13, tr.26-28] Những đặc điểm cơ bản Những đặc điểm có thể Không có đặc điểm này Tổ chức Được đặt trong hệ thống chính phủ hoặc chính quyền địa phương Có thể là một vụ, một phòng hoặc một cơ quan chính quyền địa phương Là một thiết chế độc lập với nhánh hành pháp Hoạt động Hoạt động chịu sự lãnh đạo của nhánh hành pháp Trách nhiệm hoạt động được chia sẻ với các bộ, vụ hoặc chính quyền địa phương Thành phần Được lãnh đạo bởi một bộ trưởng hoặc một công chức Một số rất ít các trường hợp ngoại lệ không có thành viên, chỉ có một thư ký. Sự lựa chọn thành viên (nếu có) và thư ký có thể chỉ được đảm trách bởi nhánh hành pháp Nhân viên Về cơ bản nhân viên là các công chức Có thể tiếp cận nhân sự ngoài các cơ quan dịch vụ công Được tuyển dụng và sa thải nhân viên Nhiệm kỳ Thường không có thành viên và do vậy không có nhiệm kỳ Quyền hạn Các quyền hạn bị giới hạn trong hoạt động Có thể thường chia sẻ trách nhiệm hoạt động bầu cử với các cơ quan hành pháp trung ương và địa phương Ban hành quy phạm pháp luật về bầu cử một cách độc lập Trách nhiệm giải trình Hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhánh hành pháp về chính sách, tài
  • 43. 35 chính, hoạt động và quản trị. Ngân sách Ngân sách là một bộ phận cấu thành của ngân sách chính phủ Có thể nhận tài trợ từ cộng đồng Tự quyết về ngân sách và chi tiêu c. Mô hình hỗn hợp EMB theo mô hình hỗn hợp có ở 32/214 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm 15%). Các nước áp dụng mô hình này bao gồm: Tây Ban Nha, Nhật Bản, Pháp, Mali, Senegal, Togo... Tên gọi, hình thức biểu hiện của cơ quan quản lý bầu cử theo mô hình hỗn hợp là Ủy ban bầu cử trung ương lâm thời + Bộ Tư pháp (Ad- hoc Central Electoral Commission + Ministry of Justice) hoặc Ủy ban bầu cử + Bộ Nội vụ (Electoral Commission + Ministry of Interior). [14, tr.17] Cơ quan quản lý bầu cử theo mô hình hỗn hợp bao gồm hai cấu phần: cấu phần độc lập (Component Independent EMB) và cấu phần chính phủ (Component Governmental EMB).Thường thì các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức bởi cấu phần chính phủ và việc ban hành chính sách, giám sát, kiểm tra các cuộc bầu cử sẽ được thực hiện bởi cấu phần độc lập. Tuy nhiên, nhiệm vụ, quyền hạn của hai cấu phần này ở các quốc gia thường khác nhau và việc phân chia nhiệm vụ, quyền hạn của hai cấu phần này đôi lúc không rõ ràng. Chẳng hạn, ở Senegal, cấu phần độc lập thực hiện nhiệm vụ giám sát một cách hình thức. Còn ở Madagasca, việc giám sát này được thực hiện rạch ròi bởi cấu phần độc lập. Ở Togo và Congo, cấu phần chính phủ lại đảm trách việc thống kê và chuyển kết quả bầu cử. Các cuộc bầu cử ở Mali được tổ chức bởi Bộ Hành chính Nội địa còn Hội đồng bầu cử và Tòa án Hiến pháp thực hiện việc thống kê kết quả bầu cử. Như vậy, có thể nói cơ quan quản lý bầu cử ở Mali có 3 cấu phần, trong đó hai cơ quan độc lập và một cơ quan thuộc Chính phủ. Ở các quốc gia nói tiếng Pháp, việc thống kê và tuyên bố kết quả bầu cử được thực hiện bởi Tòa án Hiến pháp nên Tòa án Hiến pháp được coi là cấu phần độc lập. Ở nước Cộng hòa Chad, phương thức này không áp dụng cho các cuộc bầu cử mà chỉ áp dụng cho các cuộc trưng cầu dân ý.[13, tr.29] Mối quan hệ giữa các cấu phần thường không được quy định rõ ràng trong luật hay giải thích cụ thể, chi tiết. Chính vì thế ở nhiều nước có sự chồng chéo giữa
  • 44. 36 chức năng, nhiệm vụ của hai cấu phần này. Chẳng hạn, ở Guinea, trong cuộc bầu cử năm 1999, có nhiều quan điểm đối lập nhau về vai trò, nhiệm vụ của cấu phần độc lập trong việc kiểm tra, giám sát bầu cử và điều đó đã ảnh hưởng tới quá trình bầu cử, dẫn tới hiệu quả bầu cử không cao. Cấu phần độc lập trong mô hình hỗn hợp thường có các đặc điểm sau: Độc lập với nhánh hành pháp, không thuộc cơ quan nhà nước trung ương hoặc địa phương; Thường cấu trúc theo kiểu hội đồng (gồm nhiều thành viên), trong đó không thành viên nào thuộc nhánh hành pháp và đều trung lập về chính trị; Có quyền tự quyết trong việc giám sát bầu cử; Không phải báo cáo nhánh hành pháp nhưng một số trường hợp phải giải trình với lập pháp, tư pháp hoặc người đứng đầu nhà nước; Thành viên làm việc theo nhiệm kỳ và không bị bãi nhiệm, điều chuyển bởi nhánh hành pháp; Có nguồn kinh phí độc lập và được quản lý nguồn kinh phí đó Cấu phần chính phủ thường có đặc điểm sau: Không độc lập với nhánh hành pháp, thuộc sự chỉ đạo của cơ quan hành pháp trung ương hoặc địa phương; Có cấu trúc hành chính, đứng đầu bởi bộ trưởng hoặc một công chức; Chỉ có quyền thực thi theo pháp luật về bầu cử; Phải giải trình với cơ quan hành pháp; Thường không có nhiệm kỳ, nhân viên có thể bị bãi nhiệm, điều chuyển; kinh phí thuộc kinh phí của nhánh hành pháp trung ương hoặc địa phương… * Ưu điểm, nhược điểm:Mô hình hỗn hợp có những ưu điểm và nhược điểm của cả mô hình chính phủ và mô hình độc lập, do đó là sự kết hợp của hai mô hình này. Tuy nhiên, xét về mức độ, cả ưu và nhược điểm của mô hình hỗn hợp đều không bằng ưu, nhược điểm của hai mô hình đã nêu. Ở vị trí trung dung, mô hình hỗn hợp tích hợp được cả những ưu điểm của hai mô hình đã nêu, nhưng không ‘mạnh’ bằng, và có những nhược điểm của hai mô hình đó, nhưng ít ‘nghiêm trọng’ hơn.