SlideShare a Scribd company logo
1 of 102
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN KHẮC NAM SƠN
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN KHẮC NAM SƠN
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SỐ: 60 34 04 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS, TS. BÙI ĐỨC KHÁNG
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc
rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Nguyễn Khắc Nam Sơn
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 01
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA
HĐND CẤP TỈNH 6
1.1. Vị trí, vai trò và chức năng của HĐND cấp tỉnh 6
1.1.1. Vị trí, vai trò của HĐND cấp tỉnh 6
1.1.2. Chức năng của HĐND cấp tỉnh 6
1.2. Hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh 8
1.2.1. Khái niệm giám sát của HĐND cấp tỉnh 8
1.2.2. Cấu thành giám sát của HĐN cấp tỉnh 10
1.3. Yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh 26
1.3.1. Cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát của HĐND 26
1.3.2. Tổ chức bộ máy, hoạt động của Thường trực HĐND và các Ban
HĐND cấp tỉnh 27
1.3.3. Nhóm yếu tố thuộc về năng lực của HĐND 28
1.3.4. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giám sát 30
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND
TỈNH BÌNH THUẬN 33
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội ảnh
hƣởng đến hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận 33
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh
Bình Thuận 33
2.1.2. Về cơ cấu, chất lượng đại biểu HĐND tỉnh Bình Thuận 36
2.2. Thực trạng hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận 38
2.2.1. Kết quả đạt được 38
2.2.2. Đánh giá chung về hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận 48
2.3. Một số kinh nghiệm rút ra qua thực tiễn giám sát của HĐND tỉnh
Bình Thuận 57
2.3.1. Giám sát cần có thông tin 57
2.3.2. Cần có ưu tiên trong giám sát 57
2.3.3. Các thành viên HĐND tỉnh phải hoạt động đều tay, tránh phó thác
cho một vài đại biểu 58
2.3.4. Cần phân định rạch ròi giữa giám sát của HĐND và thanh tra, kiểm
tra Nhà nước 59
2.3.5. Đảm bảo tính độc lập về vị thế giám sát của HĐND 59
2.3.6. Đảm bảo tính hiệu quả trong giám sát 60
2.3.7. Giám sát cần dựa trên tinh thần sẵn sàng hợp tác
2.3.8. Cần phối hợp để giám sát hiệu quả 61
2.3.9. Cần giám sát việc thực hiện 62
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁM SÁT
CỦA HĐND TỈNH BÌNH THUẬN 64
3.1. Nhóm các giải pháp chung 64
3.1.1. Xác định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tỉnh, các bộ phận
hợp thành HĐND tỉnh, mối quan hệ giữa HĐND tỉnh với TAND, VKSND 64
3.1.2. Quốc hội cần tiếp tục hoàn thiện các cơ sở pháp lý về hoạt động
giám sát của HĐND 67
3.1.3. Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với HĐND tỉnh 70
3.2. Nhóm giải pháp cụ thể 73
3.2.1. Đổi mới về hình thức giám sát HĐND tỉnh Bình Thuận 73
3.2.2. Nâng cao năng lực của các chủ thể giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận 78
3.2.3. Tăng cường phối hợp giám sát giữa các cấp, các ngành và các tổ
chức đoàn thể 84
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 93
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HĐND : Hội đồng Nhân dân
TAND
UBND
VBQPPL
VKSND
:
:
:
:
Tòa án Nhân dân
Ủy ban Nhân dân
Văn bản quy phạm pháp luật
Viện kiểm sát Nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG PHỤ LỤC
Trang
Bảng 1: Cơ cấu, chất lượng, thành phần đại biểu HĐND 93
tỉnh Bình Thuận, nhiệm kỳ 2011-2016
Bảng 2: Kết quả giám sát của các Ban HĐND tỉnh nhiệm kỳ 94
2011 - 2016
Bảng 3: Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thường trực HĐND, 95
lãnh đạo chuyên trách các Ban HĐND nhiệm kỳ 2011 - 2016
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Đại hội XII của Đảng đánh dấu một bước chuyển mới quan trọng trong
sự phát triển đất nước; nền kinh tế đất nước đã thật sự bước vào nền kinh tế
thị trường và trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu. Đất nước đang
cần những khuôn khổ phát triển mới không chỉ trên phương diện kinh tế mà
còn trên phương diện chính trị và dân chủ để có thể tranh thủ được các vận
hội vượt qua mọi thách thức để chấn hưng đất nước. Do vậy, tiếp tục đổi mới,
hoàn thiện hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đang và luôn đòi hỏi có tính
cấp thiết, là một trong những nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối
với sự phát triển bền vững của đất nước.
Trong bộ máy nhà nước, HĐND vừa là cơ quan quyền lực nhà nước ở
địa phương, vừa là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ
của nhân dân. Vì vậy, xây dựng HĐND các cấp có thực quyền để đảm đương
đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình là một yêu cầu bức xúc hiện nay.
HĐND có hai chức năng cơ bản: chức năng quyết định và chức năng
giám sát. Trong hai chức năng đó, giám sát có một vị trí, vai trò rất quan trọng
bảo đảm HĐND thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của
nhân dân, thực hiện đúng nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.
Thực hiện tốt chức năng giám sát là một trong những yêu cầu cơ bản để nâng
cao hiệu quả hoạt động của HĐND. Trước yêu cầu đó, Luật Tổ chức chính
quyền địa phương, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân
dân được Quốc hội ban hành năm 2015 đã quy định một cách toàn diện và có
hệ thống chức năng giám sát của HĐND. Điều đó thể hiện yêu cầu bức xúc
phải nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước.
2
Tại tỉnh Bình Thuận, trong những năm qua, Hội đồng nhân dân tỉnh đã
thực hiện khá tốt chức năng giám sát theo quy định, hoạt động giám sát của
các chủ thể tham gia giám sát ngày càng đi vào nền nếp, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ và nguyện vọng của cử tri tỉnh nhà. Tuy nhiên, hoạt động giám sát
của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND và đại biểu HĐND tỉnh
trong thời gian qua còn một số tồn tại, hạn chế như: số lượng, quy mô, hiệu
lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND và các Ban
HĐND tỉnh tuy có tăng lên nhưng mới chỉ đáp ứng được một phần đòi hỏi
của thực tế cuộc sống và mong muốn của cử tri; số lượng đại biểu thực hiện
quyền chất vấn tại kỳ họp còn ít, chỉ tập trung ở một số đại biểu; hoạt động
chất vấn giữa hai kỳ họp còn hạn chế; nhiều cuộc giám sát giữa hai kỳ họp
chủ yếu nghe trình bày báo cáo của đối tượng được giám sát; việc tổ chức
giám sát các vấn đề, vụ việc cụ thể chưa nhiều (trừ lĩnh vực khiếu nại, tố cáo);
một số đại biểu HĐND tỉnh là thành viên các Ban hoạt động kiêm nhiệm chưa
dành thời gian thỏa đáng cho hoạt động giám sát của Ban; việc theo dõi, đôn
đốc, tổ chức tái giám sát kết quả thực hiện kiến nghị sau giám sát có lúc chưa
thường xuyên, kịp thời, một số vấn đề kiến nghị qua giám sát do ngân sách của
tỉnh còn khó khăn nên chưa thể giải quyết ngay được.
Xuất phát từ những yêu cầu bức xúc về lý luận và thực tiễn nêu trên,
tác giả chọn đề tài "Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình
Thuận" làm luận văn Thạc sĩ Quản lý công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Qua quá trình, bản thân học viên nhận thấy nhiều nội dung liên quan
đến hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân đã được các nhà khoa học và
thực tiễn quan tâm nghiên cứu như:
- Nguyễn Quốc Tuấn, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp, Tạp chí Tổ chức nhà
3
nước, số 6/2002.
- Trương Đắc Linh, Tổ chức và hoạt động của các ban của Hội đồng
nhân dân, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2/2003.
- Đinh Ngọc Quang, Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng
nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2009, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 2/2005.
- Phạm Thị Thảo, Giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh - Qua thực
tiễn tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội,
2015.
- Tạ Thu Thủy, Hiệu quả giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình
Phước trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện chính
trị-hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2010.
- Vũ Mạnh Thông, Nâng cao hiệu lực giám sát của Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1998.
- Nguyễn Ngọc Thanh, Hoạt động giám sát của HĐND huyện Phong
Điền - Thành phố Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ Hành chính, Học viện Hành
chính Quốc gia, 2015.
- Nguyễn Thị Kim Chung, Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Đồng
Nai, Luận văn thạc sĩ Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia, 2015.
- Nguyễn Thị Kim Thúy, Giám sát của HĐND thành phố Đà Nẵng,
Luận văn thạc sĩ Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia, 2016.
Các bài nghiên cứu trên báo, tạp chí, Website…
Tại tỉnh Bình Thuận, cho đến thời điểm hiện nay chưa có đề tài nghiên
cứu khoa học nào đề cập một cách có hệ thống, toàn diện đến hoạt động giám
sát của HĐND tỉnh Bình Thuận.
Như vậy, với đề tài “Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh
Bình Thuận” sẽ cung cấp thêm một góc nhìn tổng thể về hoạt động giám sát
4
của HĐND tỉnh nhà. Đồng thời, đề tài cũng đưa ra một số giải pháp, kiến nghị
để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát.
3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn
3.1. Mục đích
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND
tỉnh Bình Thuận hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của HĐND cấp
tỉnh.
+ Phân tích thực trạng hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận
trong thực tiễn, qua đó đánh giá hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận.
+ Xác định những quan điểm, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận chung về hoạt động giám sát của
HĐND cấp tỉnh, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình
Thuận; đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của
HĐND tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thực trạng hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận, nhiệm kỳ
2011 - 2016.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận:
Luận văn sử dụng phương pháp tư duy biện chứng, duy vật lịch sử làm
cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu các đối tượng trong mối quan hệ vận
động và phát triển. Đồng thời dựa trên các quan điểm, chủ trương, đường lối
5
của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về HĐND và hoạt động giám
sát của HĐND cấp tỉnh.
- Phương pháp nghiên cứu:
Ngoài ra, để nghiên cứu các nội dung mang tính lý luận và thực tiễn,
tác giả luận văn còn sử dụng các phương pháp thống kế, so sánh, phương
pháp chuyên gia… để thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp các thông tin.
Khi viết, tác giả còn tham khảo các công trình khoa học của các nhà
nghiên cứu, tài liệu của các cuộc hội thảo, các luận văn tốt nghiệp, các tiểu
luận để làm tài liệu tham khảo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Khái quát những nét cơ bản về nội dung giám sát cũng như đặc điểm
giám sát của HĐND cấp tỉnh.
- Làm rõ về mặt lý luận khái niệm giám sát của HĐND, cũng như các
yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát.
- Đánh giá một cách hệ thống, toàn diện thực trạng hoạt động giám sát của
HĐND tỉnh Bình Thuận trong nhiệm kỳ 2011 - 2016 và từ năm 2016 đến nay.
Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của
HĐND tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn hiện nay..
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
Luận văn chia thành 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh
Chương 2: Thực trạng hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND
tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn hiện nay.
6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND CẤP
TỈNH
1.1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA HĐND CẤP TỈNH
1.1.1. Vị trí, vai trò của HĐND cấp tỉnh
Theo Hiến pháp sửa đổi năm 2013 “Hội đồng Nhân dân là cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền
làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm
trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên”. HĐND cấp tỉnh
có hai tính chất pháp lý cơ bản: “là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa
phương” và “là cơ quan đại biểu của nhân dân ở địa phương”.
Theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015,
HĐND được tổ chức ở các đơn vị hành chính, theo đó, HĐND được thành lập
ở ba cấp: tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh, đơn vị hành chính tương đương
(gọi chung là cấp huyện) và xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
Như vậy, HĐND là cơ quan nằm trong hệ thống tổ chức chính quyền
địa phương, có vị trí hết sức quan trọng trong việc góp phần thực hiện chế độ
dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng và quản lý mọi mặt của đời sống nhân
dân địa phương về kinh tế - xã hội, văn hóa, an ninh - quốc phòng... là cầu nối
giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trực tiếp đưa đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống.
1.1.2. Chức năng của HĐND cấp tỉnh
Chức năng của HĐND là những phương diện, mặt hoạt động cơ bản
của HĐND, phản ánh địa vị pháp lý của HĐND, được quyết định bởi vị trí,
tính chất, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND.
7
Chức năng của HĐND được pháp luật quy định là xuất phát từ vị trí,
vai trò của HĐND với tính chất là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,
đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách
nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. HĐND thực
hiện những nhiệm vụ và sử dụng những quyền hạn theo phân định thẩm
quyền, phân quyền, phân cấp và ủy quyền, đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của
Trung ương đồng thời phát huy quyền chủ động sáng tạo của địa phương. [26]
- Chức năng quyết định
Chức năng cơ bản nhất của HĐND là căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn
bản của cơ quan nhà nước cấp trên để ra các quyết định (dưới hình thức ban
hành nghị quyết) về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND.
Chẳng hạn như: các vấn đề của địa phương do luật định, giám sát việc tuân
theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của
HĐND.
Nội dung, phạm vi điều chỉnh nghị quyết của HĐND các cấp phụ thuộc
vào nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND từng cấp do Luật tổ chức chính quyền
địa phương năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan
quy định. Có thể kể một số nghị quyết của HĐND về các lĩnh vực như: tổ
chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật; xây dựng chính
quyền; kinh tế, tài nguyên, môi trường; giáo dục, đào tạo, khoa học, công
nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; y tế, lao động, chính sách xã hội;
dân tộc, tôn giáo; quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội...
Dựa vào tính chất pháp lý, nghị quyết của HĐND gồm hai loại: nghị
quyết quy phạm và nghị quyết cá biệt. Nghị quyết quy phạm pháp luật là
những nghị quyết chứa quy phạm pháp luật.
Nghị quyết cá biệt là những nghị quyết về một vấn đề cụ thể được áp
dụng một lần đối với một hay một số đối tượng cụ thể. Ví dụ: nghị quyết bãi
8
bỏ một phần hay toàn bộ quyết định của ủy ban nhân dân; nghị quyết thông
qua ngân sách, phê duyệt ngân sách, nghị quyết về trả lời chất vấn, nghị quyết
miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch HĐND, Trưởng ban,
Phó trưởng ban của HĐND, Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND và ủy viên
UBND.
- Chức năng giám sát
Ngoài chức năng ra quyết định, HĐND còn thực hiện chức năng giám
sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị
quyết của HĐND mỗi cấp; giám sát hoạt động của Thường trực HĐND,
UBND, TAND, VKSND cùng cấp, các ban của HĐND cấp mình; giám sát văn
bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp và văn bản của HĐND cấp dưới.
Tóm lại, chức năng của HĐND thể hiện trên hai hướng: Một là, quyết
định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND (dưới hình thức
ban hành Nghị quyết); Hai là, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật
ở địa phương, việc thực hiện Nghị quyết của HĐND mỗi cấp; giám sát hoạt
động của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND từng cấp, các ban
của HĐND cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng
cấp và văn bản của HĐND cấp dưới.
1.2. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND CẤP TỈNH
1.2.1. Khái niệm giám sát của HĐND cấp tỉnh
Có nhiều khái niệm về giám sát, cách hiểu chung nhất, theo Từ điển
Tiếng Việt, giám sát là "theo dõi, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ" [10, tr.728].
Có quan niệm, giám sát mang tính quyền lực nhà nước là “sự theo dõi, quan
sát hoạt động của một chủ thể quyền lực mang tính chủ động, thường xuyên,
liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để bắt buộc và
hướng hoat động của các tổ chức quyền lực chịu sự giám sát đi đúng quỹ đạo,
đúng quy chế nhằm giới hạn quyền lực, đảm bảo cho pháp luật được tuân thủ
9
nghiêm minh" [29, tr.14-15].
Với quan niệm trên, giám sát có những đặc trưng sau:
- Giám sát luôn gắn với một chủ thể nhất định, tức là phải trả lời được
câu hỏi ai (người hoặc tổ chức nào) có quyền thực hiện việc theo dõi, xem xét,
kiểm tra và đưa ra những nhận định, đánh giá về một việc làm nào đó đã được
thực hiện đúng hoặc không đúng với những điều đã quy định, quyết định.
- Giám sát bao giờ cũng cần 2 giai đoạn: giai đoạn theo dõi, xem xét,
kiểm tra và giai đoạn đánh giá, đưa ra kết luận. Trong đó, giai đoạn thứ nhất là
cơ sở để thực hiện giai đoạn thứ hai. Nếu giai đoạn theo dõi, xem xét, kiểm tra
làm tốt thì việc đánh giá, kết luận sẽ đúng đắn, chính xác và cuộc giám sát sẽ
có hiệu quả và ngược lại.
- Giám sát cũng luôn gắn với một đối tượng cụ thể, tức là phải trả lời
được câu hỏi giám sát ai? giám sát việc gì? Đặc điểm cơ bản này cho chúng ta
phân biệt giữa giám sát và kiểm tra. Bởi nói tới kiểm tra thì chủ thể hoạt động
kiểm tra và đối tượng chịu sự tác động này có thể đồng nhất là một. Đó là
trường hợp chủ thể tự kiểm tra hoạt động của mình, tức là tự xem xét đánh giá
tình trạng tốt xấu của công việc đang làm để từ đó uốn nắn, sửa chữa. Nhưng
trong hoạt động giám sát thì không thể có tình trạng tự chủ thể hoạt động
quan sát chính hành vi của mình mà phải là hoạt động theo dõi, thẩm tra và
xem xét của một chủ thể khác, từ đó đưa ra kết luận và xử lý. Khác với kiểm
tra, thanh tra, nội dung hoạt động giám sát bao giờ cũng được báo trước cho
đối tượng bị giám sát một thời gian nhất định.
- Giám sát phải thể hiện được quan hệ giữa các chủ thể tham gia vào
hoạt động giám sát. Nội dung của quan hệ này biểu hiện ở những quyền và
nghĩa vụ của chủ thể giám sát và đối tượng chịu giám sát.
- Giám sát phải được tiến hành trên những căn cứ do pháp luật quy định.
Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi vì: nếu như thiếu những quy định
10
này thì chủ thể giám sát không có cơ sở để thực hiện quyền giám sát và tiêu chí
để đưa ra những nhận định về hoạt động của đối tượng chịu giám sát.
- Giám sát là hoạt động có tính mục đích. Trước hết, mục đích của
giám sát là đưa ra được những nhận định chính xác của chủ thể giám sát đối
với hoạt động của đối tượng chịu giám sát, từ đó có các biện pháp xử lý đối
với những việc làm sai trái nhằm bảo đảm cho những quy định của pháp luật
được thực hiện đúng và có hiệu quả. Như vậy, mục đích chung của giám sát
nhà nước cũng như giám sát xã hội là bảo đảm cho sự hoạt động đúng đắn,
minh bạch, liên tục của các cơ quan tổ chức, cá nhân có chức vụ quyền hạn
trong BMNN, trên cơ sở tuân thủ thường xuyên, nghiêm chỉnh pháp luật về
nghĩa vụ, chức năng và thẩm quyền của họ.
Tóm lại, thuật ngữ "giám sát" nếu hiểu theo nghĩa chung thì phạm vi áp
dụng của nó rất rộng, muốn có một khái niệm cụ thể thì hoạt động giám sát
bao giờ cũng gắn với một chủ thể xác định chẳng hạn như giám sát của Quốc
hội, giám sát của HĐND, giám sát của nhân dân.
Căn cứ vào các yếu tố cấu trúc của khái niệm giám sát, căn cứ vào
những quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003,
Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND và các văn bản pháp luật
khác, hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh được hiểu như sau: việc HĐND,
Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND
giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân
chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến
nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý. [25,tr.01]
1.2.2. Cấu thành giám sát của HĐND cấp tỉnh
1.2.2.1. Chủ thể giám sát của HĐND cấp tỉnh
Theo quy định tại Điều 57, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003,
11
giám sát của HĐND bao gồm: giám sát của HĐND tại kỳ họp, giám sát của
Thường trực HĐND, giám sát của các Ban của HĐND và giám sát của đại
biểu HĐND. [27]
Như vậy, chủ thể thực hiện hoạt động giám sát của HĐND tỉnh theo
Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 bao gồm: HĐND (một tập thể các
đại biểu HĐND tại kỳ họp), Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu
HĐND tỉnh.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 87, Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương năm 2015, giám sát của HĐND bao gồm: giám sát của HĐND tại kỳ
họp, giám sát của Thường trực HĐND, giám sát của các Ban của HĐND, các
Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND. [26]
Như vậy, so với Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Luật Tổ
chức Chính quyền địa phương năm 2015 và Luật hoạt động giám sát của
Quốc hội và HĐND năm 2015 mở rộng chủ thể tham gia giám sát khi quy
định thêm Tổ đại biểu HĐND cấp tỉnh là chủ thể tham gia hoạt động giám sát
của HĐND cấp tỉnh.
- Giám sát của HĐND tỉnh:
HĐND làm việc tập trung và có hiệu quả nhất trong các kỳ họp của
mình. Thông qua kỳ họp, ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương được
chuyển thành quyết định của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, có ý
nghĩa bắt buộc.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 58 Luật hoạt động giám sát của Quốc
hội và HĐND năm 2015 thì chậm nhất là ngày 01 tháng 3 của năm trước, các
Ban của HĐND, đại biểu HĐND, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam cùng cấp và cử tri ở địa phương gửi đề nghị, kiến nghị giám sát của
HĐND đến Thường trực HĐND. Văn phòng HĐND cấp tỉnh, bộ phận giúp
việc HĐND cấp huyện, cấp xã tập hợp, tổng hợp đề nghị, kiến nghị giám sát
12
và báo cáo Thường trực HĐND. Thường trực HĐND thảo luận và lập dự kiến
chương trình giám sát của HĐND đề trình HĐND xem xét, quyết định chậm
nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp giữa năm của HĐND [25]. Như
vậy, việc lập chương trình giám sát của Thường trực HĐND theo quy định
của pháp luật hiện hành là để tạo sự chủ động, bắt buộc các tập thể và cá nhân
có liên quan phải chủ động trong việc đề nghị, kiến nghị chương trình giám
sát hơn so với quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003.
Hoạt động giám sát của HĐND tại kỳ họp bao gồm một số nội dung
chính như xem xét báo cáo của Thường trực HĐND, UBND, TAND,
VKSND tỉnh, chất vấn, nghe trả lời chất vấn, xem xét văn bản quy phạm pháp
luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ
quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp, chất vấn, lấy phiếu
tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND
tỉnh bầu hoặc phê chuẩn. Giám sát tại kỳ họp là hình thức giám sát theo quy
định của HĐND, mang tính chất tổng hợp toàn diện đối với tất cả các đối
tượng thuộc phạm vi giám sát của HĐND.
- Giám sát của Thƣờng trực HĐND cấp tỉnh
Theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003: Hoạt
động giám sát của Thường trực HĐND tập trung vào UBND và các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND, TAND, VKSND cùng cấp, hoạt động của các cơ
quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và
công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà
nước cấp trên và các nghị quyết của HĐND cùng cấp.
Căn cứ vào chương trình giám sát của HĐND, theo đề nghị của các Ban
của HĐND, Đại biểu HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và
ý kiến, kiến nghị của cử tri địa phương, Thường trực HĐND quyết định
chương trình giám sát hàng quý, hàng năm của mình phù hợp với nhiệm vụ,
13
quyền hạn và điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương. Trên cơ sở chương trình
giám sát đã được thông qua, Thường trực HĐND phân công các thành viên của
mình thực hiện các nội dung trong chương trình giám sát, có thể giao cho các
Ban của HĐND thực hiện một số nội dung theo chương trình và báo cáo kết
quả với Thường trực HĐND khi cần thiết.
Theo quy định tại Điều 67 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và
HĐND năm 2015 thì chậm nhất là 05 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp cuối
năm của HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam cùng cấp gửi Thường trực HĐND đề nghị giám sát đưa vào
chương trình giám sát của Thường trực HĐND. Văn phòng HĐND cấp tỉnh,
bộ phận giúp việc HĐND cấp huyện, cấp xã tập hợp, tổng hợp đề nghị giám
sát trình Thường trực HĐND. Chương trình giám sát hàng năm được Thường
trực HĐND xem xét, quyết định chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày bế mạc kỳ
họp cuối năm trước của HĐND [25]. Như vậy, việc lập chương trình giám sát
của Thường trực HĐND theo quy định của pháp luật hiện hành là để tạo sự
chủ động, bắt buộc các tập thể và cá nhân có liên quan phải chủ động trong
việc đề nghị, kiến nghị chương trình giám sát hơn so với quy định của Luật
Tổ chức HĐND và UBND năm 2003.
Thường trực HĐND có thể thành lập Đoàn giám sát trong trường hợp
cần thiết trên cơ sở căn cứ vào chương trình giám sát của Thường trực HĐND
hoặc theo yêu cầu của HĐND, đề nghị của các Ban của HĐND, Đại biểu
HĐND. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì Thường trực
HĐND có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng
các biện pháp cần thiết, kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét
trách nhiệm, xử lý vi phạm.
Đối với kiến nghị, chất vấn của Đại biểu HĐND, Thường trực HĐND
14
có trách nhiệm có trách nhiệm tiếp nhận để chuyển đến người bị chất vấn;
thông báo cho người bị chất vấn thời hạn và hình thức trả lời chất vấn.
Thường trực HĐND làm việc theo nguyên tắc tập thể. Mỗi tháng,
Thường trực HĐND họp ít nhất một lần để kiểm điểm việc thực hiện các
Nghị quyết của HĐND và các quyết định của mình, đề ra nhiệm vụ công tác
tháng sau. Thường trực HĐND có thể họp bất thường theo đề nghị của từng
thành viên Thường trực Hôi đồng nhân dân.
- Giám sát của các Ban của HĐND cấp tỉnh
Theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì các
Ban của HĐND được thành lập ở HĐND cấp tỉnh và cấp huyện để giúp
HĐND trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND. Hoạt động
giám sát của các Ban được quy định tại Điều 74 Luật Tổ chức HĐND và
UBND năm 2003.
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 cơ cấu thêm các Ban
của HĐND xuống tận chính quyền địa phương cấp xã. Cụ thể Khoản 3, Điều
32 quy định HĐND xã thành lập Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Xã hội. Đây là
điểm mới đáng chú ý trong cơ cấu tổ chức của HĐND cấp xã.
Hình thức giám sát của các Ban chuyên môn chủ yếu được thực hiện
giữa hai kỳ họp HĐND. Các Ban của HĐND không chỉ giám sát tính hợp
pháp với những văn bản, báo cáo, đề án mà còn tập trung vào việc tổ chức các
đoàn giám sát thực tế tại cơ sở, phát hiện những vấn đề để kiến nghị với cơ sở
hoặc trình HĐND quyết định. Các kiến nghị của Ban có giá trị bắt buộc các
cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các cơ quan hữu quan xem xét và thực
hiện. Kết quả phải báo cáo lại cho Ban biết. Ngoài ra, các Ban của HĐND
thực hiện giám sát theo chuyên đề.
Thông qua hoạt động giám sát của các Ban chuyên môn, giúp HĐND
nắm bắt được tình hình hoạt động của các cơ quan, tổ chức từ đó có biện pháp
15
đôn đốc, kiểm tra và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật, văn bản
trái với pháp luật Nhà nước và Nghị quyết của HĐND.
Thường trực HĐND chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban
của HĐND. Các Trưởng ban được dự các phiên họp hàng tháng của Thường
trực HĐND cùng cấp.
- Giám sát của Đại biểu HĐND cấp tỉnh
Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân
dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước HĐND về
việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Đại biểu HĐND bình
đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của
HĐND". [26]
Như vậy, xét về mặt cơ cấu tổ chức thì Đại biểu HĐND không phải là
một cơ cấu riêng biệt của HĐND vì HĐND là một cơ quan hoạt động tập thể
có hình thức hoạt động chủ yếu là kỳ họp. Ở đó, tất cả các đại biểu đều tham
dự, bình đẳng trong thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ,
quyền hạn của HĐND. Có một số đại biểu còn tham gia vào các cơ quan
thuộc HĐND như: Thuờng trực HĐND, các Ban của HĐND. Một số đại biểu
khác còn tham gia vào công việc của UBND. Một số hoạt động của đại biểu
cùng với tổ đại biểu tại đơn vị bầu cử trực tiếp liên hệ với cử tri, thu thập ý
kiến của họ, báo cáo hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tuy
nhiên, cần phải thấy rằng hoạt động của đại biểu HĐND cũng có tính độc lập
nhất định. Bởi lẽ, họ là người phải chịu ữách nhiệm trước cử tri và chịu trách
nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Khi làm việc, đại biểu
HĐND phải xuất phát từ lợi ích của Nhân dân địa phương. Chính họ là người
thay mặt Nhân dân địa phương quyết định các vấn đề quan trọng của địa
phương, biến ý chí, tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân thành pháp luật thông
qua hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND dưới hình
16
thức nghị quyết.
Với vị trí, vai trò quan trọng như vậy, hơn ai hết đại biểu HĐND phải
gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận
động gia đình, nhân dân thực hiện, đồng thời vận động nhân dân phát huy tính
tích cực chính trị và trách nhiệm công dân vào quản lý các lĩnh vực của đời
sống xã hội ở địa phương.
Trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Đại biểu
HĐND thực hiện hoạt động giám sát thông qua các hoạt động chủ yếu sau:
Thứ nhất, tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp của HĐND, tham gia
thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND.
Đại biểu HĐND có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp
của HĐND, hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Phản ánh các ý kiến của
cử tri với HĐND.
Trong kỳ họp, đại biểu HĐND có quyền đề nghị ghi vào chương trình
nghị sự những vấn đề mà đại biểu xét thấy cần thiết để HĐND xem xét và
quyết định; thảo luận, phát biểu ở tổ và tại hội trường; biểu quyết các nghị
quyết và kết luận của kỳ họp; chất vấn Chủ tịch và các thành viên của UBND,
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Chánh án TAND và Viện
thưởng Viện kiểm sát nhân dần cùng cấp. Đại biểu HĐND dân có quyền tham
dự các phiên họp của HĐND cấp dưới nơi bầu ra mình, có quyền phát biểu
nhưng không biểu quyết. Nếu là thành viên của các cơ quan của HĐND thì
đại biểu có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của các cơ quan đó,
hoàn thành nhiệm vụ được phân công.
Thứ hai, thực hiện nhiệm vụ tiếp xúc với cử tri, thu thập và phản ánh
trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của cử tri, phổ biến và giải thích các nghị quyết của HĐND.
Theo quy định Đại biểu HĐND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri tại đơn
17
vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập, phản ánh
trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc và ít nhất mỗi năm một lần báo
cáo với cử tri về hoạt động của mình và của HĐND, trả lời những yêu cầu và
kiến nghị của cử tri [27].
Thứ ba, hoạt động tiếp công dân.
Trước hết cần phân biệt sự khác nhau giữa hai hoạt động tiếp xúc cử tri và
hoạt động tiếp công dân để có nhận thức đúng đắn, từ đó thực hiện tốt hai hoạt
động này.
Đại biểu HĐND tiếp công dân nhằm thu thập ý kiến, nguyện vọng, kiến
nghị của công dân; giải thích, tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước cho công dân; hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện quyền
khiếu nại, tố cáo và nhận đơn thư của công dân để chuyển đến cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tiếp xúc cử tri và tiếp công dân đều nhằm thu thập ý kiến, nguyện
vọng, kiến nghị của công dân, nhưng cách thức tổ chức khác nhau, mục đích
khác nhau. Nếu như tiếp xúc cử tri là đại biểu tìm đến dân (xuống đến tận địa
bàn, mời cử tri đến dự) thì tiếp công dân là Nhân dân tìm đến đại biểu (đại
biểu có địa điểm tiếp công dân để những người dân có nhu cầu tìm gặp). Tiếp
xúc cử tri là thu thập ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri chủ yếu về nội
dung, chương trình sẽ thông qua tại kỳ họp HĐND (nhưng thực tế thì cử tri
phát biểu cả những vấn đề không liên quan đến kỳ họp, những vấn đề dân
sinh ở địa phương), tiếp công dân là lắng nghe mọi ý kiến, nguyện vọng, kiến
nghị của cử tri.
Nội dung nổi bật của tiếp công dân chính là hướng dẫn, giúp đỡ công
dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và nhận đơn thư của công dân để
chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định
18
của pháp luật. Sau đó, đại biểu theo dõi, đôn đốc quá trình giải quyết, trả lời
của cơ quan chức năng để có thông tin phản hồi, trả lời cho cử tri rõ.
Thứ tư, hoạt động giám sát trực tiếp.
Đại biểu có thể tham gia cùng đoàn giám sát của Thường trực HĐND,
Ban HĐND nếu được mời hoặc khi đại biểu biết thông tin và liên hệ với
Thường trực HĐND, Ban HĐND đề nghị được tham gia với tư cách thành
viên. Việc tham gia của đại biểu là hợp lý và vừa giúp đại biểu thực hiện
quyền, trách nhiệm của mình, vừa giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động giám sát của Thường trực HĐND, Ban HĐND. Trong trường hợp nội
dung giám sát phù hợp với kiến thức chuyên môn, chuyên ngành của đại biểu
hoặc giám sát trên địa bàn đại biểu ứng cử, hoặc các nội dung nổi cổm và bức
xúc mà đại biểu cũng đang theo dõi và quan tâm. Cùng với đó, đại biểu có
quyền đơn phương việc giám sát với tư cách cá nhân thông qua việc tự liên hệ
với các đơn vị và yêu cầu được thông tin rõ về các vấn đề mình quan tâm,
hoặc tự đi khảo sát thực tế và sưu tầm tư liệu (quay phim, chụp ảnh, sưu tầm
hiện vật,…) nếu đại biểu có điều kiện vật chất, phương tiện và thời gian cũng
như kiến thức, kỹ năng để thực hiện. Trường hợp cần có sự trợ giúp về thông
tin, tài liệu, phương tiện…, đại biểu có thể liên hệ với Văn phòng HĐND tỉnh,
cũng như đại biểu có thể đề nghị Thường trực HĐND tỉnh thanh toán chi phí
hoặc một phần chi phí thực hiện giám sát từ nguồn kinh phí nhà nước cấp cho
hoạt động của HĐND tỉnh trong năm.
Tuy nhiên, thực tế việc giám sát trực tiếp của đại biểu HĐND tỉnh trong
thời gian qua cho thấy, việc này mới là quy định của pháp luật, không bắt
buộc cũng như không cấm đại biểu thực hiện, nhưng có rất ít đại biểu tự tổ
chức thực hiện việc này do không đủ thời gian, thiếu điều kiện, kinh phí.
1.2.2.2. Đối tượng giám sát của HĐND cấp tỉnh
Theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Luật
19
Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 cũng như Luật hoạt động giám sát
của Quốc hội và HĐND năm 2015, đối tượng giám sát của HĐND rất phong
phú và đa dạng bao gồm tất cả các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế, tổ chức
xã hội, đơn vị vũ trang Nhân dân và mọi công dân ở địa phương. Cụ thể gồm:
Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp; chủ tịch HĐND,
Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND, thủ trưởng cơ quan chuyên
môn thuộc UBND, Viện trưởng VKSND, Chánh án TAND cùng cấp; các cơ
quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị vũ trang Nhân dân và công dân
ở địa phương.
Hiện nay, pháp luật không phân cấp giám sát giữa HĐND các cấp, điều
đó không có nghĩa là HĐND mỗi cấp thực hiện thẩm quyền giám sát như
nhau đối với mọi hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát. Đối tượng, phạm
vi, mức độ giám sát của HĐND phụ thuộc vào vị trí, vai trò và sự phân cấp,
tính chất và mối quan hệ giữa HĐND với đối tượng chịu sự giám sát. Chẳng
hạn, cùng một đối tượng là UBND huyện nhưng HĐND tỉnh giám sát việc
triển khai thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh, nhưng HĐND huyện giám sát
toàn diện UBND huyện dưới góc độ cơ quan chấp hành của mình. Cũng như
vậy, xét về mối quan hệ chấp hành của cơ quan này với HĐND mà phạm vi,
mức độ giám sát của HĐND bao trùm mọi hoạt động của UBND. Nhưng với
TAND, VKSND thì hoạt động giám sát của HĐND chủ yếu ở việc xem xét
tính pháp chế của các bản án đã được giải quyết và sự phối hợp của Tòa án,
Viện kiểm sát với địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa
phương.
1.2.2.3. Khách thể giám sát của HĐND cấp tỉnh
Khách thể là lợi ích mà chủ thể cần hướng tới trong hoạt động giám sát
của HĐND tỉnh bao gồm:
- Tính tuân thủ triệt để Hiến pháp, pháp luật, các nghị quyết của
20
HĐND, quy định của pháp luật, của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.
- Xem xét, đánh giá hiệu quả của các nghị quyết do HĐND tỉnh ban
hành, tác động của chúng đối với sự ổn định, phát triển của đời sống xã hội.
- Xem xét, đánh giá tính hợp pháp của các nghị quyết do HĐND tỉnh
ban hành có mâu thuẫn với Hiến pháp, các văn bản pháp luật của cơ quan nhà
nước cấp trên, với các quy định khác trong hệ thống pháp luật hiện hành
không?
- Xem xét những văn bản quy phạm pháp luật của UBND và nghị quyết
của HĐND cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với văn bản quy phạm pháp
luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND tỉnh hay không
để từ đó xem xét, bãi bỏ.
- Thu thập ý kiến, tâm tư nguyện vọng của Nhân dân địa phương, để từ
đó nghiên cứu, xây dựng pháp luật.
- Xem xét, đánh giá phẩm chất và năng lực tổ chức điều hành của chức
danh lãnh đạo do HĐND bầu hoặc phê chuẩn; xem xét tư cách của Đại biểu
HĐND tỉnh và Thường trực HĐND cấp huyện [26], [27].
1.2.2.4. Nội dung giám sát của HĐND cấp tỉnh
Hoạt động giám sát của HĐND được tiến hành thường xuyên, gắn liền
với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Về nhiệm vụ
quyền hạn của HĐND tỉnh bao trùm trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế,
xã hội, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, khoa học, công nghệ, tài nguyên
và môi trường, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, chính sách dân tộc
và chính sách tôn giáo, thi hành pháp luật, xây dựng chính quyền địa phương
và quản lý địa giới hành chính [27, đ11-17, đ57], [26, đ87]. Như vậy, nội
dung giám sát của HĐND tỉnh rất rộng, bao quát toàn bộ hoạt động quản lý
nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, quốc phòng-an
21
ninh, xây dựng và củng cố chính quyền địa phương, quản lý đô thị, thực hiện
pháp luật, đảm bảo phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
1.2.2.5. Hình thức giám sát của HĐND cấp tỉnh
Hình thức thực hiện quyền giám sát là cách thức mà mỗi chủ thể giám
sát tổ chức hoạt động giám sát của mình. Mỗi chủ thể thực hiện quyền giám
sát có những hình thức giám sát khác nhau, thực hiện theo yêu cầu, trình tự,
thủ tục riêng. Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 (Điều 58), Luật Tổ
chức Chính quyền địa phương năm 2015 (Khoán 3, Điều 87) quy định hình
thức thực hiện quyền giám sát của HĐND các cấp cơ bản là giống nhau, cụ
thể:
Thứ nhất, HĐND xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND,
UBND, TAND, VKSND cùng cấp.
Mục đích của việc xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND,
UBND, TAND, VKSND cùng cấp và các văn bản, tài liệu khác được trình
bày trong kỳ họp của HĐND trong đó có cả các dự thảo nghị quyết của
HĐND làm cơ sở để đại biểu HĐND tham gia vào việc quyết định các vấn đề
quan trọng của địa phương trên tất cả các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ
của HĐND và sự thể hiện tập trung nhất là việc đại biểu HĐND biểu quyết
thông qua nghị quyết của HĐND trong kỳ họp.
Thứ hai, đại biểu tiến hành chất vấn và nghe chất vấn tại kỳ họp.
Chất vấn là việc đại biểu HĐND nêu vấn đề thuộc trách
nhiệm của Chủ tịch UBND, thành viên khác của UBND,
Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND, Thủ trưởng cơ quan
thuộc UBND cùng cấp và yêu cầu những người này trả lời về
trách nhiệm của mình đối với vấn đề được nêu [3].
Tại Điều 115 Hiến pháp 2013 có nêu rõ nội dung về quyền chất vấn của
đại biểu HĐND. Tại Điều 41 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Điều
22
96 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 cũng quy định quyền chất
vấn của đại biểu đối với người đứng đầu các tổ chức, đơn vị có thẩm quyền và
thời gian, hình thức, thể thức chất vấn, trả lời chất vấn. Trên cơ sở đó, thiết
lập khung pháp lý cần thiết, đầy đủ và đủ mạnh để bảo đảm cho đại biểu
HĐND thực hiện quyền chất vấn một cách chủ động.
Chất vấn có 3 mục đích cơ bản, đó là: Để làm rõ trách nhiệm của người
bị chất vấn trong việc điều hành, thực hiện nhiệm vụ chưa tốt, còn có sai sót,
hiệu quả chưa cao; kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động và trách nhiệm của
người bị chất vấn trong thực hiện nhiệm vụ được giao, uy tín của người bị
chất vấn nhanh chóng được đánh giá qua việc trả lời chất vấn; sự cảnh báo
của HĐND giúp người bị chất vấn có cơ hội tự rà soát lại việc thực hiện
nhiệm vụ của mình.
Thứ ba, xem xét VBQPPL của UBND cùng cấp, nghị quyết của
HĐND cấp dưới trực tiếp khi phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật,
nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, văn bản quy
phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng
cấp.
Đây là hình thức HĐND giám sát tính hợp Hiến, hợp pháp của các
VBQPPL do các đối tượng chịu sự giám sát của HĐND ban hành. Để thực
hiện tốt nhiệm vụ trên, tại các kỳ họp HĐND cũng như giữa hai kỳ họp,
Thường trực HĐND, các Ban và từng đại biểu HĐND phải thường xuyên
thực hiện giám sát các văn bản thuộc thẩm quyền của mình để có những kiến
nghị, đề xuất kịp thời.
HĐND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng
cấp, văn bản quy phạm pháp luật của HĐND cấp dưới trái
với nghị quyết của mình, văn bản quy phạm pháp luật của cơ
quan nhà nước cấp trên [24, đ164].
23
HĐND, UBND các cấp có trách nhiệm tự kiểm tra VBQPPL
do mình ban hành; HĐND, UBND cấp trên kiểm tra
VBQPPL do HĐND, UBND cấp dưới ban hành.
Khi phát hiện VBQPPL do mình ban hành trái pháp luật thì
HĐND, UBND có trách nhiệm tự mình bãi bỏ một phần hoặc
toàn bộ văn bản.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức kiểm tra VBQPPL do
HĐND, UBND cấp huyện ban hành.
Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra VBQPPL do
HĐND, UBND cấp xã ban hành.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái
pháp luật của HĐND cấp huyện và đề nghị HĐND cấp tỉnh bãi
bỏ.
Chủ tịch UBND cấp huyện đình chỉ việc thi hành nghị quyết
trái pháp luật của HĐND cấp xã và đề nghị HĐND cấp huyện
bãi bỏ
Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp đình chỉ việc thi hành, bãi
bỏ một phần hoặc toàn bộ VBQPPL trái pháp luật của UBND
cấp dưới [24, đ167].
Các bước để HĐND xem xét tính hợp Hiến, hợp pháp của VBQPPL
được quy định như sau: Đại diện Thường trực HĐND trình bày VBQPPL có
dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên;
HĐND thảo luận; người đứng đấu cơ quan đã ban hành VBQPPL trình bày bổ
sung những vấn đề có liên quan; HĐND ra nghị quyết về việc xem xét văn
bản, hệ quả của hoạt động này có thể dẫn đến hai khả năng: HĐND ra nghị
quyết khi VBQPPL đó không trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ
quan nhà nước cấp trên, hoặc quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn
24
bản đó.
Quy định của pháp luật về quy trình HĐND xem xét tính hợp Hiến, hợp
pháp của VBQPPL và việc phân cấp giải quyết trong nhiệm kỳ 2011-2016
chưa cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, từ khi Luật ban hành VBQPPL năm 2015 có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2016 đã giải quyết cơ bản những hạn chế của
nhiệm kỳ trước trong việc xem xét tính hợp Hiến, hợp pháp của VBQPPL.
Thứ tƣ, thành lập Đoàn giám sát khi xét thấy cần thiết.
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, khi xét thấy
cần thiết phải xác minh, làm rõ hoặc muốn biết một số thông tin cụ thể trong
quá trình hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát thì HĐND thành lập
Đoàn giám sát. Kế hoạch hoạt động của Đoàn giám sát được thông báo trước
cho đối tượng giám sát trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày trước thời điểm
giám sát [27] (Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015
quy định 10 ngày). Trong quá trình làm việc, Đoàn có quyền xem xét, xác
minh tất cả các vấn đề mà Đoàn xét thấy cần thiết. Khi phát hiện có hành vi vi
phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân thì Đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ
chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt
hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật [25].
Thứ năm, hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với
người giữ chức vụ do HĐND bầu.
Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, HĐND thực hiện quyền giám sát,
đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND
bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ.
25
Bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, HĐND thể hiện sự tín nhiệm
hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu
hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị
miễn nhiệm người không được Quốc hội, HĐND tín nhiệm [28].
Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND; nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động của bộ máy Nhà nước; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ
phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện,
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền xem xét, đánh giá cán bộ.
Theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, chỉ mới
quy định hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm, chưa quy định hoạt động lấy phiếu tín
nhiệm. Hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND
bầu là quy định mới nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động giám
sát của HĐND, được xem như là một công cụ giám sát mới của HĐND.
Trong hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ
do HĐND bầu, HĐND các cấp thực hiện theo Nghị quyết số 35/2012/QH13
của Quốc hội khóa XIII, Nghị quyết số 561/2013/UBTVQH13 hướng dẫn thi
hành một số điều của Nghị quyết số 35/2012/QH13. Theo đó, quy định
HĐND tổ chức lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hàng năm từ năm thứ hai của
nhiệm kỳ; riêng đối với nhiệm kỳ 2011-2016 thì việc lấy phiếu tín nhiệm lần
đầu tiến hành tại kỳ họp đầu năm 2013. Có 3 mức độ là “Tín nhiệm cao”,
“Tín nhiệm”, “Tín nhiệm thấp”. Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa
tổng số đại biểu HĐND đánh giá “Tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức.
Người có trên hai phần ba tổng số đại biểu HĐND đánh giá “Tín nhiệm thấp”
hoặc 02 năm liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu HĐND đánh giá “Tín
nhiệm thấp” thì Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm theo
26
quy định tại Điều 12 và Điều 13 của Nghị quyết 35/2012/QH13.
Ngoài các trường hợp quy định trên, HĐND còn bỏ phiếu tín nhiệm đối
với người giữ chức vụ do HĐND bầu khi có đề nghị của ít nhất một phần ba
tổng số Đại biểu HĐND hoặc kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
(UBMTTQ) Việt Nam cùng cấp.
Hiện nay, hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với
những người giữ chức vụ do HĐND bầu thực hiện theo Nghị quyết số
85/2014/QH13, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015 và thay thế Nghị quyết
số 35/2012/QH13. Theo đó, quy định HĐND tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một
lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ.
Hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm cũng được quy định khắc khe
hơn so với trước.
1.3. YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA
HĐND CẤP TỈNH
1.3.1. Cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát của HĐND
Đây là yếu tố đầu tiên tác động rất lớn đến hiệu quả giám sát của
HĐND tỉnh. Các quy định pháp luật về giám sát có vai trò tạo cơ sở pháp lý
cho HĐND thực hiện quyền năng giám sát của mình. Nếu luật không quy
định một cách cụ thể về hoạt động giám sát của HĐND thì việc ghi nhận chức
năng giám sát của HĐND trong Hiến pháp cũng chỉ là hình thức. Điều này đã
được minh chứng trong thực tiễn phát triển của Luật Tổ chức HĐND và
UBND. Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989 và năm 1994 có quy định
về chức năng giám sát của Hội đồng nhưng rất khái quát, chung chung... Điều
này đã gây nên những khó khăn cho hoạt động của HĐND và là một trong
những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND tỉnh thời
gian qua rất thấp. Nhưng từ năm 2003, Luật Tổ chức HĐND và UBND đã cụ
thể, chi tiết hoá chức năng giám sát của Hội đồng, nhờ đó hiệu quả giám sát
27
của Hội đồng trong thực tiễn được nâng lên rất nhiều.
Nhất là trong giai đoạn hiện nay, hoạt động giám sát của HĐND ngày
càng được quan tâm và đặt đúng vị trí để phát huy vai trò thật sự của HĐND,
biểu hiện rõ nhất là lần đầu tiên chức năng giám sát của HĐND được quy
định tại Hiến pháp [23, đ113], điều này nâng cao tầm quan trọng và vị thế ổn
định của chức năng giám sát HĐND. Cùng với đó, chức năng giám sát của
HĐND còn được quy định tại Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm
2015, và cũng là lần đầu tiên có Luật dành riêng cho hoạt động giám sát của
HĐND được ghi nhận tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND
năm 2015. Với những cơ sở pháp lý vững chắc như trên, tin rằng trong thời
gian đến, hoạt động giám sát của HĐND các cấp, trong đó có cấp tỉnh, sẽ
ngày càng được nâng cao về chất lượng, hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động
giám sát.
Như vậy, vấn đề đặt ra là để nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh
đòi hỏi Nhà nước phải ban hành đầy đủ các văn bản pháp luật trong lĩnh vực
giám sát cho HĐND nói riêng và toàn bộ hoạt động của HĐND nói chung.
1.3.2. Tổ chức bộ máy, hoạt động của Thường trực và các Ban
HĐND cấp tỉnh
Yếu tố này đòi hỏi HĐND phải có một bộ máy hoạt động đủ khả năng
thực hiện một cách tốt nhất chức năng giám sát trong phạm vi quyền hạn của
mình. Bất kỳ cơ quan nào, nếu có một tổ chức hợp lý và đồng bộ sẽ tạo nên
guồng máy làm việc nhịp nhàng và dễ mang lại hiệu quả.
HĐND ở nước ta là cơ quan hoạt động không thường xuyên, cùng với
đặc điểm đại biểu HĐND làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên ảnh hưởng rất
lớn, trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của HĐND nói chung và giám sát nói
riêng. Để thực hiện tốt chức năng giám sát của mình, HĐND ngày càng được
chú ý hoàn thiện về mặt tổ chức. Từ khi HĐND mới chỉ có một ban thư ký
28
đại biểu, không có thường trực, đến nay HĐND đã thành lập các cơ quan của
mình: Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND, trong đó quy
định cụ thể những chức danh phải là đại biểu hoạt động chuyên trách, phần
nào đáp ứng được nhu cầu hiện nay.
Hơn nữa, các chủ thể tham gia hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh
được mở rộng hơn so với trước. Nếu như Luật Tổ chức HĐND và UBND
năm 2003 không quy định Tổ đại biểu HĐND như là một chủ thể tham gia
hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh, thì đến Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015, Tổ đại biểu HĐND được quy định là chủ thể tham gia hoạt
động giám sát của HĐND cấp tỉnh.
1.3.3. Nhóm yếu tố thuộc về năng lực của HĐND
Chất lượng hoạt động giám sát của HĐND phụ thuộc rất nhiều vào
năng lực của các chủ thể tham gia giám sát, tựu trung lại là chất lượng của
từng đại biểu HĐND. Vì suy cho cùng, các chủ thể tham gia giám sát của
HĐND cấp tỉnh cũng đều được cấu thành từ các đại biểu HĐND. Do vậy,
nhóm yếu tố này có thể xem xét ở một số gốc độ sau:
Một là, trình độ hiểu biết của từng Đại biểu HĐND. Đây là yếu tố hết
sức quan trọng đối với chất lượng giám sát của HĐND, bởi giám sát mang
đậm bản chất của hoạt động tư duy. Nếu hiểu biết toàn diện, sẽ có khả năng
tiếp cận toàn diện, đầy đủ, đánh giá vấn đề một cách khoa học, từ đó đưa ra
phương hướng, biện pháp giải quyết vấn đề một cách đúng đắn, kịp thời và
hiệu quả. Ngược lại, vấn đề sẽ bị nhìn nhận một cách phiến diện, đánh giá
không đúng thực tế và không đưa ra được phương hướng, giải pháp phù hợp,
gây tốn kém, thậm chí gây ra nhiều vấn đề phức tạp khác cho quản lý nhà
nước và xã hội.
Hai là, phẩm chất chính trị, đạo đức, trách nhiệm của đại biểu HĐND.
Đây là yếu tố giữ vai trò cốt lõi, nền tảng hết sức quan trọng. Phẩm chất chính
29
trị, đạo đức, trách nhiệm được nhìn nhận vừa dưới góc độ của cá nhân đại
biểu, vừa dưới góc độ tập thể HĐND, đồng thời với tính cách là chủ quan của
đại biểu.
Một mặt, đại biểu phải thực sự thấm nhuần lý tưởng, đạo đức cách
mạng, thực sự đại diện và có trách nhiệm với cử tri và Nhân dân địa phương,
luôn trăn trở để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Do đó, đại biểu
phải không ngừng học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, tu dưỡng, rèn
luyện đạo đức cách mạng. Đây là những đòi hỏi từ phía chủ quan của đại
biểu. Mặc khác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của đại biểu không
chỉ đơn thuần là ý chí chủ quan của họ, mà chịu tác động của nhiều yếu tố,
đặc biệt là các lợi ích vật chất cũng như chính trị. Khó có thể nói khách quan,
chất lượng, khi một đại biểu kiêm nhiệm thực hiện giám sát đối với cấp trên
của mình. Đây là một thực tế khách quan. Vì vậy, để nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động của HĐND, phải chú ý đến vấn đề cơ cấu giữa đại biểu
chuyên trách và đại biểu kiêm nhiệm, giữa các đại biểu kiêm nhiệm trong hệ
thống hành pháp với đại biểu trong các cơ quan, tổ chức khác.
Ba là, chương trình, kế hoạch, phương thức giám sát của HĐND.
Xây dựng chương trình, kế hoạch và lựa chọn hình thức giám sát phù
hợp là điều kiện đảm bảo tính chủ động cho HĐND khi thực hiện chức năng,
nhiệm vụ và cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả
giám sát. HĐND tỉnh cần ra nghị quyết tổ chức giám sát, các cuộc giám sát
đều phải lập kế hoạch, xây dựng chương trình cụ thể, thông báo sớm về nội
dung, thời gian và thống nhất cách thức thực hiện, các thành viên của đoàn
giám sát phải nắm vững mục đích yêu cầu, phương pháp giám sát. Quy trình
thực hiện giám sát cần thực hiện đúng theo quy định của Luật hoạt động giám
sát của Quốc hội và HĐND năm 2015.
30
Trong xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát cần xác định vấn đề
ưu tiên để tránh dàn trãi. Thời gian của HĐND rất ít, trong khi đó hoạt động
của chính quyền có rất nhiều nội dung, tập trung giám sát tất cả là điều không
thể đối với HĐND và cách làm đó không hiệu quả. Vì vậy, xác định thứ tự ưu
tiên giám sát là quan trọng nhất. Hội đồng phải biết chọn đúng việc, sử dụng
các công cụ thích hợp theo chức năng, vai trò của mình; phải tổ chức hoạt
động giám sát để phát huy tiếng nói đại diện và vị thế độc lập để việc giám sát
có ý nghĩa tác động tích cực tới hoạt động hoạch định chính sách của hội
đồng và hỗ trợ hiệu quả hoạt động của cơ quan chấp hành. Do đó, nếu không
biết chọn trọng tâm mà chỉ dàn trải các hoạt động giám sát về bề mặt sẽ dẫn
đến tình trạng “nói để làm ví dụ răn đe”, thiếu tính xây dựng, không làm cơ
quan chấp hành hợp tác để đạt mục đích chung tốt hơn.
Cũng cần phải thấy rằng mọi cố gắng trong việc xây dựng chương
trình, lập kế hoạch và lựa chọn hình thức giám sát có thể sẽ không đưa lại một
kết quả nào nếu HĐND thiếu kiểm tra, đôn đốc các kết luận sau khi giám sát.
Việc kiểm tra, đôn đốc các kết luận sau khi giám sát buộc đối tượng bị giám
sát phải kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh hoạt động của mình theo đúng quy định
của pháp luật và Nghị quyết của HĐND, và đó cũng là một trong những điều
kiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát hiện nay.
1.3.4. Các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giám sát
Thứ nhất, phải bảo đảm các điều kiện để thực hiện hoạt động giám sát.
Yêu cầu này đòi hỏi các chủ thể tham gia giám sát của HĐND cấp tỉnh có
trách nhiệm thực hiện chương trình, kế hoạch giám sát; tham gia đầy đủ Đoàn
giám sát mà mình là thành viên. Các chủ thể giám sát còn được quyền tổ chức
lấy ý kiến, trưng cầu giám định khi cần thiết theo quy định của pháp luật. Các
cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài
liệu cho các chủ thể giám sát và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung
31
thực của thông tin, tài liệu cung cấp. Ngoài ra, cơ quan thông tin đại chúng có
quyền tiếp cận, đưa tin về hoạt động giám sát theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, các kết luận, kiến nghị giám sát phải được thực hiện trong
thực tế. Nghị quyết về giám sát của HĐND tỉnh có giá trị pháp lý bắt buộc
thực hiện. Do đó, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu
HĐND tỉnh có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện
nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát; trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân
chịu giám sát không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu trong nghị
quyết, kết luận, kiến nghị giám sát thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị
cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Thứ ba, kinh phí và tổ chức phục vụ hoạt động giám sát của HĐND
tỉnh.
Kinh phí và điều kiện vật chất cho hoạt động giám sát đóng vai trò quan
trọng, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động giám sát. Hoạt động
giám sát nếu được đầu tư thỏa đáng sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu quả
giám sát của HĐND. Việc đầu tư kinh phí cho hoạt động giám sát phải tối ưu.
Bên cạnh đó, chất lượng hoạt động giám sát cũng phụ thuộc rất nhiều
đến chất lượng tham mưu, giúp việc của Văn phòng HĐND cấp tỉnh. Văn
phòng HĐND phải là đầu mối và là cánh tay đắc lực của HĐND, đảm bảo các
điều kiện vật chất, tổ chức phục vụ cho hoạt động giám sát của HĐND.
32
Tiểu kết chƣơng 1
Quyền giám sát của HĐND cấp tỉnh là một bộ phận cấu thành của
quyền lực nhà nước và là chức năng quan trọng của HĐND cấp tỉnh. Những
cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh chính là căn cứ pháp
lý để HĐND cấp tỉnh thực hiện quyền năng giám sát và triển khai các hoạt
động giám sát trên thực tế. Pháp luật Việt Nam kể từ Hiến pháp năm 1946 đến
nay không ngừng hoàn thiện các quy định về hoạt động giám sát của HĐND.
Trong xu hướng đổi mới hoạt động của cả bộ máy Nhà nước thì việc
đổi mới hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh nói chung, hoạt động giám
sát của HĐND tỉnh Bình Thuận nói riêng là tất yếu khách quan. Trong những
năm tới, để tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận
đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện và làm tốt tất cả các yêu cầu trên
33
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND
TỈNH BÌNH THUẬN
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH
KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
CỦA HĐND TỈNH BÌNH THUẬN
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội
tỉnh Bình Thuận
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Thuận
Bình Thuận là dải đất hẹp nằm cuối dãy Trường Sơn và duyên hải miền
Trung, có tọa độ địa lý từ 10o
33'42" đến 11o
33'18" vĩ độ Bắc, từ 107o
23'41"
đến 108o
52'18" kinh độ Ðông. Phía Bắc của tỉnh Bình Thuận giáp với
tỉnh Lâm Đồng, phía Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp
tỉnh Đồng Nai, phía Tây Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, ở phía Đông và Nam
giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt
giáp Cà Ná thuộc tỉnh Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu [0].
Tỉnh lỵ của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết, cách Thủ đô Hà Nội
1.532 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 198 km về phía Nam [5].
Diện tích tự nhiên của tỉnh Bình Thuận là 781.282 ha. Địa hình Bình
Thuận chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp
ngang kéo theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, phân hoá thành 4 dạng địa
hình chính gồm đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22%, đồng bằng phù sa
chiếm 9,43%, vùng đồi gò chiếm 31,65% và vùng núi thấp chiếm 40,7% diện
tích đất tự nhiên (núi cao nhất với độ cao 1.642m ở tại huyện Đức Linh, còn
phần lớn là núi thấp có độ cao dưới 750m) [5].
34
Bình Thuận có 7 con sông chính: sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cái,
sông Quao, sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh. Phần lớn các con sông ở Bình
Thuận đều ngắn, hẹp, độ dốc cao nên mùa nắng thường khô hạn, mùa mưa lại
chảy xiết, không thuận tiện cho giao thông đường thủy và sản xuất nông
nghiệp cũng như cung cấp nước sinh hoạt cho bà con [5].
Là tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều
nắng, nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước. Khí hậu nơi
đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường
bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình trong năm là 26 - 27o
C. Lượng mưa trung bình là
1.024mm, độ ẩm tương đối cao khoảng 79%. Tổng số giờ nắng trong năm là
2.459, ít bị ảnh hưởng bởi mưa bão và động đất [0]. Đặc biệt, thời gian gần
đây, do diện tích trồng thanh long mở rộng, nhu cầu thiếu nước sản xuất lớn,
bà con nông dân đã đẩy mạnh việc khoan giếng, làm ảnh hưởng đến lượng
nước ngầm của địa phương. Cùng với tình hình hạn hán kéo dài và việc khai
thác nước ngầm không theo quy hoạch, Bình Thuận trở thành một trong
những địa phương khá khô hạn trong cả nước.
Bình Thuận có mối liên hệ chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ và nằm
trong khu vực ảnh hưởng cuả địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Nằm cách
Thành phố Hồ Chí Minh 198 km, cách thành phố Nha Trang 250 km. Có
quốc lộ IA, đường sắt Bắc Nam chạy qua; quốc lộ 28 nối liền Bình Thuận với
các tỉnh Nam Tây Nguyên; quốc lộ 55 nối liền với Trung tâm dịch vụ dầu khí
và du lịch Vũng Tàu [5].
Tỉnh Bình Thuận có nhiều đảo; trong đó, có một số đảo ven bờ như Cù
lao Câu, Hòn Nghề, Hòn Lao, Hòn Bà. Đặc biệt, có huyện đảo Phú Quý với
10 đảo nhỏ bao bọc chung quanh, cách đảo lớn từ 1 đến 63 km với diện tích
khoảng 32 km2
, cách đất liền 56,7 hải lý, là một đảo tiền tiêu quan trọng góp
phần bảo vệ bờ cõi, biên cương của Tổ quốc.
35
Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính: thành phố Phan Thiết, thị xã Lagi
và 8 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm
Tân, Đức Linh, Tánh Linh và Phú Quý với 127 xã, phường, thị trấn [5].
Với vị trí địa lý như trên, bên cạnh mối quan hệ kinh tế truyền thống
với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Thuận có điều kiện mở rộng
mối quan hệ giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên và cả nước.
Sức hút của các thành phố và các trung tâm phát triển như Thành phố Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Nha Trang tạo điều kiện cho tỉnh đẩy mạnh sản xuất hàng
hóa, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, đồng thời cũng là một thách thức lớn
đặt ra cho Bình Thuận phải phát triển nhanh nền kinh tế, nhất là những lĩnh
vực thế mạnh, những sản phẩm đặc thù để mở rộng liên kết và phải tiếp tục
cải thiện môi trường đầu tư để không bị tụt hậu so với khu vực và cả nước.
2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận
Dân số toàn tỉnh là 1,3 triệu người, lực lượng lao động 734.500 người.
Tỉnh có 35 dân tộc cùng sinh sống; trong đó, đông nhất là dân tộc Kinh; tiếp
đến là các dân tộc Chăm (tập trung ở một số xã của huyện Bắc Bình, huyện
Tuy Phong), Hoa (tập trung nhiều ở phường Đức Nghĩa - thành phố Phan
Thiết), Tày, Chơ Ro, Nùng, Mường, Ra Glai [5].
Dân số thành thị chiếm khoảng 30% và dân số nông thôn chiếm khoảng
70%. Với cơ cấu dân số trẻ nên nguồn lao động của tỉnh khá dồi dào. Bên
cạnh đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo bằng các hình thức từ 28% (năm 2010)
tăng lên gần 55% (năm 2015), góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Việc gắn kết giữa đào tạo và giải quyết việc làm có chuyển biến tích cực [5].
Đa số cư dân hiện nay của Bình Thuận vẫn là cư dân nông, ngư nghiệp;
chủ yếu sống gần biển và nông thôn. Cộng đồng các dân tộc sống xen kẽ nhau,
chỉ có vài xã thuần đồng bào dân tộc nhưng hiện nay đã có sự sinh sống xen kẽ
của người Kinh.
Kinh tế Bình Thuận phát triển với tốc độ khá. Trong công nghiệp, cùng
với đẩy mạnh công nghiệp chế biến, tiềm năng về công nghiệp năng lượng
36
của tỉnh đang được khai thác tích cực, hứa hẹn trở thành trung tâm năng
lượng quốc gia với phong điện, nhiệt điện, thủy điện.
Với vùng biển đang quản lý khai thác rộng 52.000 km2
, biển Bình
Thuận là một trong 3 ngư trường lớn nhất của Việt Nam, trữ lượng hải sản từ
220 đến 240 ngàn tấn, phong phú về chủng loại với nhiều loại hải đặc sản quý
hiếm có giá trị kinh tế cao. Toàn tỉnh có trên 8.043 tàu thuyền có động cơ với
tổng công suất 678.176CV, sản lượng hải sản khai thác hàng năm đạt trên
120.000 tấn. Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, vùng ven biển của tỉnh rất
phù hợp để nuôi trồng thủy sản, hiện nay đã có hơn 2.509 ha mặt nước nuôi
trồng. Huyện đảo Phú Quý trên biển Đông rất gần đường hàng hải quốc tế, là
tụ điểm giao lưu Bắc - Nam và ngư trường Trường Sa, đảo Phú Quý là tụ
điểm thuận lợi cho phát triển ngành khai thác, chế biến hải sản, phát triển dịch
vụ hàng hải, du lịch và ngành dầu khí [5].
Toàn tỉnh có 282.902 ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó có trên
54.700 ha đất lúa. Chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển. Hiện nay, đang
hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả như thanh
long, điều, bông vải, cao su, tiêu, nho... Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để
phát triển các ngành công nghiệp chế biến. Trong đó, cây thanh long đã phát
triển thành cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thay
đổi đáng kể đời sống nông dân và bộ mặt nông thôn của tỉnh nhà. Hệ thống
các công trình thủy lợi được quan tâm đầu tư, việc "nối mạng" liên thông giữa
các hồ chứa nước đã phần nào tháo gỡ được sự khó khăn trong thiếu nước
tưới [5].
2.1.2. Về cơ cấu, chất lƣợng đại biểu HĐND tỉnh Bình Thuận
Tổng số đại biểu HĐND tỉnh Bình Thuận được bầu từ đầu nhiệm kỳ là
52 đại biểu. Trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn của đại biểu
HĐND tỉnh Bình Thuận trong nhiệm kỳ này được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ đại
biểu có trình độ chuyên môn đại học và sau đại học đạt 96,2% (tăng 3,9% so
với nhiệm kỳ 2004 - 2011), trình độ lý luận chính trị cử nhân - cao cấp đạt
37
86,5% (tăng 7,7% so với nhiệm kỳ 2004 - 2011). Số lượng đại biểu HĐND
tỉnh hoạt động chuyên trách là 08 đại biểu, chiếm tỷ lệ 15,4% (tăng 03 đại
biểu so với nhiệm kỳ trước).
Cơ cấu, thành phần đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 được bố
trí khá hợp lý, bảo đảm được tính đại diện của HĐND tỉnh. Đại biểu là nữ
chiếm tỷ lệ 19,2% (tăng 3,8% so với nhiệm kỳ trước); đại biểu là người ngoài
Đảng chiếm 1,9%; đại biểu là người dân tộc thiểu số chiếm 3,8%; đại biểu là
đại diện tôn giáo chiếm 3,8%; đại biểu nhiệm kỳ trước tái cử chiếm 36,5%.
Cơ cấu Thường trực, các Ban HĐND tỉnh như sau:
+ Thường trực HĐND tỉnh gồm 03 người là Chủ tịch, Phó Chủ tịch và
Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh. Trong đó, Chủ tịch HĐND tỉnh là đồng chí
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiêm nhiệm, đến tháng 4 năm 2015 đảm
nhiệm chức danh Bí thư Tỉnh ủy, do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy được Trung
ương điều động giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội. 01 Phó Chủ tịch (cuối năm 2011 mới nhận nhiệm vụ chuyên trách) và 01
Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh hoạt động chuyên trách. Đến tháng 3/2014,
đồng chí Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh nghỉ hưu theo chế độ. Đến tháng
12/2014, HĐND tỉnh đã bầu cử bổ sung chức danh Ủy viên Thường trực
HĐND tỉnh.
Việc bố trí cán bộ chủ chốt của Đảng giữ chức vụ Chủ tịch HĐND
cùng cấp đã tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với hoạt động
của HĐND, nâng cao vai trò, vị thế chính trị của HĐND, giúp cho việc cụ thể
hóa chủ trương của cấp ủy Đảng vào hoạt động của HĐND các cấp kịp thời
và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của HĐND.
+ HĐND tỉnh thành lập 3 Ban (không có Ban Dân tộc), gồm: Ban Kinh
tế và Ngân sách có 07 thành viên; Ban Văn hóa - Xã hội có 09 thành viên; Ban
Pháp chế có 07 thành viên. Đến tháng 7/2013, các Ban HĐND tỉnh đều có
38
Trưởng Ban, một Phó trưởng Ban hoạt động chuyên trách. Tuy nhiên, đến ngày
01/5/2014, Ban Kinh tế và Ngân sách chỉ còn 01 lãnh đạo chuyên trách (01
nghỉ hưu theo chế độ) và đến ngày 01/3/2015, Ban Pháp chế chỉ còn 01 lãnh
đạo chuyên trách (01 đã nghỉ hưu theo chế độ). Các đồng chí đã nghỉ hưu tiếp
tục thực hiện nhiệm vụ của đại biểu và vẫn là thành viên của Ban HĐND tỉnh.
+ HĐND tỉnh thành lập 09 Tổ đại biểu/10 đơn vị bầu cử (riêng đơn vị
huyện Phú Quý chỉ có 01 đại biểu nên không thành lập Tổ đại biểu). [17]
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND TỈNH
BÌNH THUẬN
2.2.1. Kết quả đạt đƣợc
2.2.1.1. Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận
- Giám sát thông qua các báo cáo tại kì họp
Hoạt động xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND,
TAND, VKSND cùng cấp được thực hiện theo định kỳ tại các kỳ họp HĐND.
Thông qua hoạt động này, HĐND đã kịp thời phát hiện những thiếu sót, bất
cập trong công tác của các cơ quan chịu sự giám sát; từ đó, thảo luận, kiến
nghị các giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong hoạt động
của các cơ quan nhà nước ở địa phương. Đồng thời, hoạt động giám sát tại kỳ
họp là cơ sở đảm bảo cho HĐND ban hành nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế -
xã hội và các nghị quyết chuyên đề đúng chính sách, pháp luật, phù hợp với
thực tiễn và có tính khả thi cao.
- Giám sát thông qua hoạt động chất vấn
Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp từng bước đi vào
nề nếp, chất lượng ngày càng được nâng lên, trở thành một trong những nội
dung trọng tâm của kỳ họp, được cử tri quan tâm. Thường trực HĐND các
cấp đã chủ động làm tốt công tác chuẩn bị và dành thời gian hợp lý của kỳ
họp cho hoạt động này; đồng thời, yêu cầu các cơ quan chức năng chuẩn bị
39
chu đáo nội dung trả lời theo yêu cầu của đại biểu HĐND. Số lượng và chất
lượng câu hỏi chất vấn tăng lên, đề cập đến các vấn đề bức xúc, dư luận quan
tâm, phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của cử tri địa phương. Bình quân
mỗi kỳ họp có từ 10-12 lượt đại biểu chất vấn. Không khí phiên chất vấn và
trả lời chất vấn bảo đảm dân chủ, nghiêm túc, thẳng thắn, công khai, có tranh
luận trên tinh thần xây dựng. Chủ tọa kỳ họp cũng đã có nhận xét, đánh giá
đối với từng nội dung trả lời chất vấn của thủ trưởng các cơ quan và kết luận
chỉ đạo phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Đồng thời, đối với cấp tỉnh, dù
không ban hành nghị quyết về phiên họp chất vấn nhưng sau mỗi kỳ họp,
Thường trực HĐND tỉnh đều có văn bản yêu cầu UBND tỉnh và thủ trưởng
các cơ quan liên quan chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung kết
luận của Chủ tọa kỳ họp đối với các vấn đề đã được trả lời chất vấn trực tiếp
tại kỳ họp và cả những vấn đề đã trả lời bằng văn bản để báo cáo HĐND tỉnh
tại kỳ họp tiếp theo; đồng thời, đề nghị các Ban HĐND, đại biểu HĐND tiếp
tục giám sát việc thực hiện các nội dung đã trả lời chất vấn. Qua hoạt động
chất vấn, người đứng đầu các ngành chức năng đã nhận rõ trách nhiệm và đề
ra được nhiều giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém trong hoạt động
của ngành, tạo sự chuyển biến tích cực so với trước.
- Giám sát thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối
với người giữ chức vụ do HĐND bầu
Nhiệm kì 2011-2016, thực hiện Nghị quyết số 35/2012/QH13 ngày
21/11/2012 của Quốc hội và Nghị quyết số 561/2013/UBTVQH13 ngày
16/01/2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, HĐND tỉnh đã tổ chức 02 đợt
lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu tại
kỳ họp giữa năm 2013 và kỳ họp cuối năm 2014 bảo đảm dân chủ, khách
quan, nghiêm túc, công khai, theo đúng quy trình, thủ tục quy định. Ở cả 02
lần lấy phiếu tín nhiệm nói trên, không có người nào có tỷ lệ phiếu tín nhiệm
40
thấp trên 50%. Kết quả đó đã phản ánh đúng tình hình hoạt động của bộ máy
chính quyền địa phương, cũng như năng lực thực tiễn, sự tu dưỡng, rèn luyện
phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong công tác của những người được lấy
phiếu tín nhiệm.
- Giám sát thông qua việc xem xét văn bản quy phạm pháp luật
Nhận thấy hình thức giám sát này có thể thực hiện thường xuyên thông
qua chế độ báo cáo của UBND tỉnh và HĐND cấp dưới gửi đến Thường trực
HĐND mà không nhất thiết tổ chức họp chuyên đề, Thường trực HĐND tỉnh
chỉ đạo phân luồng chuyển các Ban HĐND tỉnh để thường xuyên xem xét,
giám sát văn bản trên các lĩnh vực. Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế cho
thấy, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND và Nghị quyết
của HĐND cấp dưới chưa phát hiện văn bản nào có dấu hiệu trái với văn bản
quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND
tỉnh. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đảm bảo về trình tự, thủ
tục, đúng thẩm quyền ban hành, nội dung không trái với Luật, văn bản quy
phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND
cùng cấp.
Đạt được kết quả như trên được HĐND xác định là do UBND các cấp
đã quan tâm đến công tác tự kiểm tra văn bản theo quy định tại Nghị định số
135/2003/NĐ-CP và Nghị định số 40/2010/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý văn
bản quy phạm pháp luật. Mặt khác các cơ quan của HĐND tham gia góp ý
ngay từ đầu đối với văn bản quy phạm pháp luật do UBND tỉnh ban hành, do
đó, đã góp phần với UBND trong việc ban hành các văn bản đúng với các quy
định của pháp luật, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương.
Ngoài việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật, HĐND còn chủ động
giám sát đối với một số văn bản không phải văn bản quy phạm pháp luật
nhưng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và
41
công dân, như: quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân hoặc các
quyết định hành chính khác liên quan đến người dân.
- Giám sát giữa hai kỳ họp
Hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp đã được tăng cường thực hiện theo
chương trình, kế hoạch hàng năm được HĐND tỉnh thông qua, đạt nhiều kết
quả tích cực. Nội dung giám sát tập trung vào việc triển khai thực hiện các
nghị quyết của HĐND tỉnh, những vấn đề trọng tâm, trọng điểm trong phát
triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự và những vấn đề, lĩnh vực nhạy cảm, bức
xúc, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng mà cử tri và Nhân dân ở địa phương
quan tâm, như: Xây dựng cơ bản, thu chi ngân sách; quản lý đất đai, tài
nguyên, môi trường, quản lý, bảo vệ rừng; phòng, chống tham nhũng, giải
quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, giải quyết ý kiến, kiến nghị của
cử tri; công tác cải cách tư pháp, cải cách thủ tục hành chính; thực hiện các
chính sách an sinh xã hội, y tế, giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm…
Hình thức giám sát có nhiều đổi mới, đã kết hợp giữa giám sát thường xuyên
với giám sát chuyên đề, giám sát với khảo sát thực tế ở cơ sở, lấy phiếu thăm
dò ý kiến của doanh nghiệp và người dân; ngoài ra còn yêu cầu các cơ quan
chức năng gửi báo cáo thường kỳ, báo cáo chuyên đề của cơ quan, ngành
mình cho Thường trực HĐND tỉnh và Ban HĐND tỉnh liên quan theo dõi,
giám sát. Đồng thời, có sự phối hợp giữa HĐND tỉnh với Đoàn ĐBQH tỉnh,
Ủy ban MTTQ tỉnh và HĐND cấp huyện trong hoạt động giám sát, khảo sát
thực tiễn.
Qua giám sát, Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh đã chỉ ra được
những tồn tại, thiếu sót và có nhiều kiến nghị thiết thực, xác đáng để UBND
tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát nghiên cứu khắc phục.
Sau mỗi đợt giám sát chuyên đề, Thường trực HĐND tỉnh đều tổ chức họp
với UBND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các ngành
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân tỉnh Gia Lai
Luận văn: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân tỉnh Gia LaiLuận văn: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân tỉnh Gia Lai
Luận văn: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân tỉnh Gia Lai
 
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại tỉnh Nam Định, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại tỉnh Nam Định, HAYLuận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại tỉnh Nam Định, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại tỉnh Nam Định, HAY
 
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAYLuận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
 
Luận văn: Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, HAY
Luận văn: Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, HAYLuận văn: Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, HAY
Luận văn: Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, HAY
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃLUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
 
Luận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAY
Luận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAYLuận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAY
Luận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAY
 
Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh, HAYĐề tài: Chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh, HAY
 
Luận văn: Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
Luận văn: Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa Luận văn: Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
Luận văn: Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
 
Luận văn: Cơ chế “một cửa” tại UBND quận Cầu Giấy, HAY
Luận văn: Cơ chế “một cửa” tại UBND quận Cầu Giấy, HAYLuận văn: Cơ chế “một cửa” tại UBND quận Cầu Giấy, HAY
Luận văn: Cơ chế “một cửa” tại UBND quận Cầu Giấy, HAY
 
Luận văn: Chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Luận văn: Chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạmLuận văn: Chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Luận văn: Chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật tiếp công dân của UBND cấp xã
Luận văn: Thực hiện pháp luật tiếp công dân của UBND cấp xãLuận văn: Thực hiện pháp luật tiếp công dân của UBND cấp xã
Luận văn: Thực hiện pháp luật tiếp công dân của UBND cấp xã
 
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân phường quận Đống Đa
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân phường quận Đống ĐaLuận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân phường quận Đống Đa
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân phường quận Đống Đa
 
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tỉnh Lạng Sơn, 9đCải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tỉnh Lạng Sơn, 9đ
 
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai ChâuLuận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính ở UBND tỉnh Thanh Hoá, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính ở UBND tỉnh Thanh Hoá, HAYĐề tài: Cải cách thủ tục hành chính ở UBND tỉnh Thanh Hoá, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính ở UBND tỉnh Thanh Hoá, HAY
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xãLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã
 
Luận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAYLuận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAY
 
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà TiênĐề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAYĐề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa liên thông
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa liên thôngĐề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa liên thông
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa liên thông
 

Similar to Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận

Similar to Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận (20)

Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi, HAYHoạt động giám sát của HĐND cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn thạc sĩ: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện, HAY
Luận văn thạc sĩ: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện, HAYLuận văn thạc sĩ: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện, HAY
Luận văn thạc sĩ: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện, HAY
 
Chính quyền cấp xã
Chính quyền cấp xãChính quyền cấp xã
Chính quyền cấp xã
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, HOT
Luận văn: Tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, HOTLuận văn: Tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, HOT
Luận văn: Tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, HOT
 
Cap xa thanh hoa
Cap xa thanh hoaCap xa thanh hoa
Cap xa thanh hoa
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnhLuận văn: Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnh
 
BÀI MẪU Luận văn Tổ chức hội đồng nhân dân, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Tổ chức hội đồng nhân dân, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Tổ chức hội đồng nhân dân, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Tổ chức hội đồng nhân dân, HAY, 9 ĐIỂM
 
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAYTổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
 
Bài mẫu Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, HAY
Bài mẫu Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, HAYBài mẫu Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, HAY
Bài mẫu Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, HAY
 
Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp - Gửi miễn phí...
Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp  - Gửi miễn phí...Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp  - Gửi miễn phí...
Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp - Gửi miễn phí...
 
Các tỉnh ủy ở sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp hiện nay
Các tỉnh ủy ở sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp hiện nayCác tỉnh ủy ở sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp hiện nay
Các tỉnh ủy ở sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp hiện nay
 
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Đoàn tại tỉnh Quảng Nam
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Đoàn tại tỉnh Quảng NamTổ chức và hoạt động của Văn phòng Đoàn tại tỉnh Quảng Nam
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Đoàn tại tỉnh Quảng Nam
 
Hoạt động của Ban Hội đồng nhân dân TP trực thuộc trung ương
Hoạt động của Ban Hội đồng nhân dân TP trực thuộc trung ươngHoạt động của Ban Hội đồng nhân dân TP trực thuộc trung ương
Hoạt động của Ban Hội đồng nhân dân TP trực thuộc trung ương
 
Luận án: Hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh, HAY
Luận án: Hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh, HAYLuận án: Hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh, HAY
Luận án: Hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh, HAY
 
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân phường, HAY
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân phường, HAYLuận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân phường, HAY
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân phường, HAY
 
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã tỉnh An Giang
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã tỉnh An GiangLuận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã tỉnh An Giang
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã tỉnh An Giang
 
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo Luật, HOT
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo Luật, HOTLuận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo Luật, HOT
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo Luật, HOT
 
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAYLuận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
 
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...
 
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính huyện Hoài Nhơn, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính huyện Hoài Nhơn, HAYLuận văn: Cải cách thủ tục hành chính huyện Hoài Nhơn, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính huyện Hoài Nhơn, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN KHẮC NAM SƠN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN KHẮC NAM SƠN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. BÙI ĐỨC KHÁNG TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Khắc Nam Sơn
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 01 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND CẤP TỈNH 6 1.1. Vị trí, vai trò và chức năng của HĐND cấp tỉnh 6 1.1.1. Vị trí, vai trò của HĐND cấp tỉnh 6 1.1.2. Chức năng của HĐND cấp tỉnh 6 1.2. Hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh 8 1.2.1. Khái niệm giám sát của HĐND cấp tỉnh 8 1.2.2. Cấu thành giám sát của HĐN cấp tỉnh 10 1.3. Yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh 26 1.3.1. Cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát của HĐND 26 1.3.2. Tổ chức bộ máy, hoạt động của Thường trực HĐND và các Ban HĐND cấp tỉnh 27 1.3.3. Nhóm yếu tố thuộc về năng lực của HĐND 28 1.3.4. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giám sát 30 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND TỈNH BÌNH THUẬN 33 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận 33 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận 33 2.1.2. Về cơ cấu, chất lượng đại biểu HĐND tỉnh Bình Thuận 36 2.2. Thực trạng hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận 38 2.2.1. Kết quả đạt được 38 2.2.2. Đánh giá chung về hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận 48 2.3. Một số kinh nghiệm rút ra qua thực tiễn giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận 57
  • 5. 2.3.1. Giám sát cần có thông tin 57 2.3.2. Cần có ưu tiên trong giám sát 57 2.3.3. Các thành viên HĐND tỉnh phải hoạt động đều tay, tránh phó thác cho một vài đại biểu 58 2.3.4. Cần phân định rạch ròi giữa giám sát của HĐND và thanh tra, kiểm tra Nhà nước 59 2.3.5. Đảm bảo tính độc lập về vị thế giám sát của HĐND 59 2.3.6. Đảm bảo tính hiệu quả trong giám sát 60 2.3.7. Giám sát cần dựa trên tinh thần sẵn sàng hợp tác 2.3.8. Cần phối hợp để giám sát hiệu quả 61 2.3.9. Cần giám sát việc thực hiện 62 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁM SÁT CỦA HĐND TỈNH BÌNH THUẬN 64 3.1. Nhóm các giải pháp chung 64 3.1.1. Xác định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tỉnh, các bộ phận hợp thành HĐND tỉnh, mối quan hệ giữa HĐND tỉnh với TAND, VKSND 64 3.1.2. Quốc hội cần tiếp tục hoàn thiện các cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát của HĐND 67 3.1.3. Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với HĐND tỉnh 70 3.2. Nhóm giải pháp cụ thể 73 3.2.1. Đổi mới về hình thức giám sát HĐND tỉnh Bình Thuận 73 3.2.2. Nâng cao năng lực của các chủ thể giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận 78 3.2.3. Tăng cường phối hợp giám sát giữa các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể 84 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC 93
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HĐND : Hội đồng Nhân dân TAND UBND VBQPPL VKSND : : : : Tòa án Nhân dân Ủy ban Nhân dân Văn bản quy phạm pháp luật Viện kiểm sát Nhân dân
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG PHỤ LỤC Trang Bảng 1: Cơ cấu, chất lượng, thành phần đại biểu HĐND 93 tỉnh Bình Thuận, nhiệm kỳ 2011-2016 Bảng 2: Kết quả giám sát của các Ban HĐND tỉnh nhiệm kỳ 94 2011 - 2016 Bảng 3: Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thường trực HĐND, 95 lãnh đạo chuyên trách các Ban HĐND nhiệm kỳ 2011 - 2016
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Đại hội XII của Đảng đánh dấu một bước chuyển mới quan trọng trong sự phát triển đất nước; nền kinh tế đất nước đã thật sự bước vào nền kinh tế thị trường và trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu. Đất nước đang cần những khuôn khổ phát triển mới không chỉ trên phương diện kinh tế mà còn trên phương diện chính trị và dân chủ để có thể tranh thủ được các vận hội vượt qua mọi thách thức để chấn hưng đất nước. Do vậy, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đang và luôn đòi hỏi có tính cấp thiết, là một trong những nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Trong bộ máy nhà nước, HĐND vừa là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, vừa là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Vì vậy, xây dựng HĐND các cấp có thực quyền để đảm đương đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình là một yêu cầu bức xúc hiện nay. HĐND có hai chức năng cơ bản: chức năng quyết định và chức năng giám sát. Trong hai chức năng đó, giám sát có một vị trí, vai trò rất quan trọng bảo đảm HĐND thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thực hiện đúng nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Thực hiện tốt chức năng giám sát là một trong những yêu cầu cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND. Trước yêu cầu đó, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân được Quốc hội ban hành năm 2015 đã quy định một cách toàn diện và có hệ thống chức năng giám sát của HĐND. Điều đó thể hiện yêu cầu bức xúc phải nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước.
  • 9. 2 Tại tỉnh Bình Thuận, trong những năm qua, Hội đồng nhân dân tỉnh đã thực hiện khá tốt chức năng giám sát theo quy định, hoạt động giám sát của các chủ thể tham gia giám sát ngày càng đi vào nền nếp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và nguyện vọng của cử tri tỉnh nhà. Tuy nhiên, hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND và đại biểu HĐND tỉnh trong thời gian qua còn một số tồn tại, hạn chế như: số lượng, quy mô, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND và các Ban HĐND tỉnh tuy có tăng lên nhưng mới chỉ đáp ứng được một phần đòi hỏi của thực tế cuộc sống và mong muốn của cử tri; số lượng đại biểu thực hiện quyền chất vấn tại kỳ họp còn ít, chỉ tập trung ở một số đại biểu; hoạt động chất vấn giữa hai kỳ họp còn hạn chế; nhiều cuộc giám sát giữa hai kỳ họp chủ yếu nghe trình bày báo cáo của đối tượng được giám sát; việc tổ chức giám sát các vấn đề, vụ việc cụ thể chưa nhiều (trừ lĩnh vực khiếu nại, tố cáo); một số đại biểu HĐND tỉnh là thành viên các Ban hoạt động kiêm nhiệm chưa dành thời gian thỏa đáng cho hoạt động giám sát của Ban; việc theo dõi, đôn đốc, tổ chức tái giám sát kết quả thực hiện kiến nghị sau giám sát có lúc chưa thường xuyên, kịp thời, một số vấn đề kiến nghị qua giám sát do ngân sách của tỉnh còn khó khăn nên chưa thể giải quyết ngay được. Xuất phát từ những yêu cầu bức xúc về lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài "Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận" làm luận văn Thạc sĩ Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Qua quá trình, bản thân học viên nhận thấy nhiều nội dung liên quan đến hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân đã được các nhà khoa học và thực tiễn quan tâm nghiên cứu như: - Nguyễn Quốc Tuấn, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp, Tạp chí Tổ chức nhà
  • 10. 3 nước, số 6/2002. - Trương Đắc Linh, Tổ chức và hoạt động của các ban của Hội đồng nhân dân, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2/2003. - Đinh Ngọc Quang, Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2009, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 2/2005. - Phạm Thị Thảo, Giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh - Qua thực tiễn tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội, 2015. - Tạ Thu Thủy, Hiệu quả giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Phước trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện chính trị-hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2010. - Vũ Mạnh Thông, Nâng cao hiệu lực giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1998. - Nguyễn Ngọc Thanh, Hoạt động giám sát của HĐND huyện Phong Điền - Thành phố Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia, 2015. - Nguyễn Thị Kim Chung, Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia, 2015. - Nguyễn Thị Kim Thúy, Giám sát của HĐND thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia, 2016. Các bài nghiên cứu trên báo, tạp chí, Website… Tại tỉnh Bình Thuận, cho đến thời điểm hiện nay chưa có đề tài nghiên cứu khoa học nào đề cập một cách có hệ thống, toàn diện đến hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận. Như vậy, với đề tài “Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận” sẽ cung cấp thêm một góc nhìn tổng thể về hoạt động giám sát
  • 11. 4 của HĐND tỉnh nhà. Đồng thời, đề tài cũng đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát. 3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn 3.1. Mục đích Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh. + Phân tích thực trạng hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận trong thực tiễn, qua đó đánh giá hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận. + Xác định những quan điểm, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận chung về hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận; đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Thực trạng hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận, nhiệm kỳ 2011 - 2016. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp tư duy biện chứng, duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu các đối tượng trong mối quan hệ vận động và phát triển. Đồng thời dựa trên các quan điểm, chủ trương, đường lối
  • 12. 5 của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về HĐND và hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh. - Phương pháp nghiên cứu: Ngoài ra, để nghiên cứu các nội dung mang tính lý luận và thực tiễn, tác giả luận văn còn sử dụng các phương pháp thống kế, so sánh, phương pháp chuyên gia… để thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp các thông tin. Khi viết, tác giả còn tham khảo các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu, tài liệu của các cuộc hội thảo, các luận văn tốt nghiệp, các tiểu luận để làm tài liệu tham khảo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Khái quát những nét cơ bản về nội dung giám sát cũng như đặc điểm giám sát của HĐND cấp tỉnh. - Làm rõ về mặt lý luận khái niệm giám sát của HĐND, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát. - Đánh giá một cách hệ thống, toàn diện thực trạng hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận trong nhiệm kỳ 2011 - 2016 và từ năm 2016 đến nay. Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn hiện nay.. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn chia thành 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh Chương 2: Thực trạng hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn hiện nay.
  • 13. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND CẤP TỈNH 1.1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA HĐND CẤP TỈNH 1.1.1. Vị trí, vai trò của HĐND cấp tỉnh Theo Hiến pháp sửa đổi năm 2013 “Hội đồng Nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên”. HĐND cấp tỉnh có hai tính chất pháp lý cơ bản: “là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương” và “là cơ quan đại biểu của nhân dân ở địa phương”. Theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, HĐND được tổ chức ở các đơn vị hành chính, theo đó, HĐND được thành lập ở ba cấp: tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh, đơn vị hành chính tương đương (gọi chung là cấp huyện) và xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Như vậy, HĐND là cơ quan nằm trong hệ thống tổ chức chính quyền địa phương, có vị trí hết sức quan trọng trong việc góp phần thực hiện chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng và quản lý mọi mặt của đời sống nhân dân địa phương về kinh tế - xã hội, văn hóa, an ninh - quốc phòng... là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trực tiếp đưa đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. 1.1.2. Chức năng của HĐND cấp tỉnh Chức năng của HĐND là những phương diện, mặt hoạt động cơ bản của HĐND, phản ánh địa vị pháp lý của HĐND, được quyết định bởi vị trí, tính chất, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND.
  • 14. 7 Chức năng của HĐND được pháp luật quy định là xuất phát từ vị trí, vai trò của HĐND với tính chất là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. HĐND thực hiện những nhiệm vụ và sử dụng những quyền hạn theo phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp và ủy quyền, đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương đồng thời phát huy quyền chủ động sáng tạo của địa phương. [26] - Chức năng quyết định Chức năng cơ bản nhất của HĐND là căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên để ra các quyết định (dưới hình thức ban hành nghị quyết) về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND. Chẳng hạn như: các vấn đề của địa phương do luật định, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND. Nội dung, phạm vi điều chỉnh nghị quyết của HĐND các cấp phụ thuộc vào nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND từng cấp do Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan quy định. Có thể kể một số nghị quyết của HĐND về các lĩnh vực như: tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật; xây dựng chính quyền; kinh tế, tài nguyên, môi trường; giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; y tế, lao động, chính sách xã hội; dân tộc, tôn giáo; quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội... Dựa vào tính chất pháp lý, nghị quyết của HĐND gồm hai loại: nghị quyết quy phạm và nghị quyết cá biệt. Nghị quyết quy phạm pháp luật là những nghị quyết chứa quy phạm pháp luật. Nghị quyết cá biệt là những nghị quyết về một vấn đề cụ thể được áp dụng một lần đối với một hay một số đối tượng cụ thể. Ví dụ: nghị quyết bãi
  • 15. 8 bỏ một phần hay toàn bộ quyết định của ủy ban nhân dân; nghị quyết thông qua ngân sách, phê duyệt ngân sách, nghị quyết về trả lời chất vấn, nghị quyết miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch HĐND, Trưởng ban, Phó trưởng ban của HĐND, Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND và ủy viên UBND. - Chức năng giám sát Ngoài chức năng ra quyết định, HĐND còn thực hiện chức năng giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của HĐND mỗi cấp; giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp, các ban của HĐND cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp và văn bản của HĐND cấp dưới. Tóm lại, chức năng của HĐND thể hiện trên hai hướng: Một là, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND (dưới hình thức ban hành Nghị quyết); Hai là, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện Nghị quyết của HĐND mỗi cấp; giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND từng cấp, các ban của HĐND cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp và văn bản của HĐND cấp dưới. 1.2. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND CẤP TỈNH 1.2.1. Khái niệm giám sát của HĐND cấp tỉnh Có nhiều khái niệm về giám sát, cách hiểu chung nhất, theo Từ điển Tiếng Việt, giám sát là "theo dõi, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ" [10, tr.728]. Có quan niệm, giám sát mang tính quyền lực nhà nước là “sự theo dõi, quan sát hoạt động của một chủ thể quyền lực mang tính chủ động, thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để bắt buộc và hướng hoat động của các tổ chức quyền lực chịu sự giám sát đi đúng quỹ đạo, đúng quy chế nhằm giới hạn quyền lực, đảm bảo cho pháp luật được tuân thủ
  • 16. 9 nghiêm minh" [29, tr.14-15]. Với quan niệm trên, giám sát có những đặc trưng sau: - Giám sát luôn gắn với một chủ thể nhất định, tức là phải trả lời được câu hỏi ai (người hoặc tổ chức nào) có quyền thực hiện việc theo dõi, xem xét, kiểm tra và đưa ra những nhận định, đánh giá về một việc làm nào đó đã được thực hiện đúng hoặc không đúng với những điều đã quy định, quyết định. - Giám sát bao giờ cũng cần 2 giai đoạn: giai đoạn theo dõi, xem xét, kiểm tra và giai đoạn đánh giá, đưa ra kết luận. Trong đó, giai đoạn thứ nhất là cơ sở để thực hiện giai đoạn thứ hai. Nếu giai đoạn theo dõi, xem xét, kiểm tra làm tốt thì việc đánh giá, kết luận sẽ đúng đắn, chính xác và cuộc giám sát sẽ có hiệu quả và ngược lại. - Giám sát cũng luôn gắn với một đối tượng cụ thể, tức là phải trả lời được câu hỏi giám sát ai? giám sát việc gì? Đặc điểm cơ bản này cho chúng ta phân biệt giữa giám sát và kiểm tra. Bởi nói tới kiểm tra thì chủ thể hoạt động kiểm tra và đối tượng chịu sự tác động này có thể đồng nhất là một. Đó là trường hợp chủ thể tự kiểm tra hoạt động của mình, tức là tự xem xét đánh giá tình trạng tốt xấu của công việc đang làm để từ đó uốn nắn, sửa chữa. Nhưng trong hoạt động giám sát thì không thể có tình trạng tự chủ thể hoạt động quan sát chính hành vi của mình mà phải là hoạt động theo dõi, thẩm tra và xem xét của một chủ thể khác, từ đó đưa ra kết luận và xử lý. Khác với kiểm tra, thanh tra, nội dung hoạt động giám sát bao giờ cũng được báo trước cho đối tượng bị giám sát một thời gian nhất định. - Giám sát phải thể hiện được quan hệ giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động giám sát. Nội dung của quan hệ này biểu hiện ở những quyền và nghĩa vụ của chủ thể giám sát và đối tượng chịu giám sát. - Giám sát phải được tiến hành trên những căn cứ do pháp luật quy định. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi vì: nếu như thiếu những quy định
  • 17. 10 này thì chủ thể giám sát không có cơ sở để thực hiện quyền giám sát và tiêu chí để đưa ra những nhận định về hoạt động của đối tượng chịu giám sát. - Giám sát là hoạt động có tính mục đích. Trước hết, mục đích của giám sát là đưa ra được những nhận định chính xác của chủ thể giám sát đối với hoạt động của đối tượng chịu giám sát, từ đó có các biện pháp xử lý đối với những việc làm sai trái nhằm bảo đảm cho những quy định của pháp luật được thực hiện đúng và có hiệu quả. Như vậy, mục đích chung của giám sát nhà nước cũng như giám sát xã hội là bảo đảm cho sự hoạt động đúng đắn, minh bạch, liên tục của các cơ quan tổ chức, cá nhân có chức vụ quyền hạn trong BMNN, trên cơ sở tuân thủ thường xuyên, nghiêm chỉnh pháp luật về nghĩa vụ, chức năng và thẩm quyền của họ. Tóm lại, thuật ngữ "giám sát" nếu hiểu theo nghĩa chung thì phạm vi áp dụng của nó rất rộng, muốn có một khái niệm cụ thể thì hoạt động giám sát bao giờ cũng gắn với một chủ thể xác định chẳng hạn như giám sát của Quốc hội, giám sát của HĐND, giám sát của nhân dân. Căn cứ vào các yếu tố cấu trúc của khái niệm giám sát, căn cứ vào những quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND và các văn bản pháp luật khác, hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh được hiểu như sau: việc HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý. [25,tr.01] 1.2.2. Cấu thành giám sát của HĐND cấp tỉnh 1.2.2.1. Chủ thể giám sát của HĐND cấp tỉnh Theo quy định tại Điều 57, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003,
  • 18. 11 giám sát của HĐND bao gồm: giám sát của HĐND tại kỳ họp, giám sát của Thường trực HĐND, giám sát của các Ban của HĐND và giám sát của đại biểu HĐND. [27] Như vậy, chủ thể thực hiện hoạt động giám sát của HĐND tỉnh theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 bao gồm: HĐND (một tập thể các đại biểu HĐND tại kỳ họp), Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND tỉnh. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 87, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, giám sát của HĐND bao gồm: giám sát của HĐND tại kỳ họp, giám sát của Thường trực HĐND, giám sát của các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND. [26] Như vậy, so với Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 và Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 mở rộng chủ thể tham gia giám sát khi quy định thêm Tổ đại biểu HĐND cấp tỉnh là chủ thể tham gia hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh. - Giám sát của HĐND tỉnh: HĐND làm việc tập trung và có hiệu quả nhất trong các kỳ họp của mình. Thông qua kỳ họp, ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương được chuyển thành quyết định của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, có ý nghĩa bắt buộc. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 58 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 thì chậm nhất là ngày 01 tháng 3 của năm trước, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và cử tri ở địa phương gửi đề nghị, kiến nghị giám sát của HĐND đến Thường trực HĐND. Văn phòng HĐND cấp tỉnh, bộ phận giúp việc HĐND cấp huyện, cấp xã tập hợp, tổng hợp đề nghị, kiến nghị giám sát
  • 19. 12 và báo cáo Thường trực HĐND. Thường trực HĐND thảo luận và lập dự kiến chương trình giám sát của HĐND đề trình HĐND xem xét, quyết định chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp giữa năm của HĐND [25]. Như vậy, việc lập chương trình giám sát của Thường trực HĐND theo quy định của pháp luật hiện hành là để tạo sự chủ động, bắt buộc các tập thể và cá nhân có liên quan phải chủ động trong việc đề nghị, kiến nghị chương trình giám sát hơn so với quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003. Hoạt động giám sát của HĐND tại kỳ họp bao gồm một số nội dung chính như xem xét báo cáo của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND tỉnh, chất vấn, nghe trả lời chất vấn, xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp, chất vấn, lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu hoặc phê chuẩn. Giám sát tại kỳ họp là hình thức giám sát theo quy định của HĐND, mang tính chất tổng hợp toàn diện đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi giám sát của HĐND. - Giám sát của Thƣờng trực HĐND cấp tỉnh Theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003: Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND tập trung vào UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, TAND, VKSND cùng cấp, hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và các nghị quyết của HĐND cùng cấp. Căn cứ vào chương trình giám sát của HĐND, theo đề nghị của các Ban của HĐND, Đại biểu HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và ý kiến, kiến nghị của cử tri địa phương, Thường trực HĐND quyết định chương trình giám sát hàng quý, hàng năm của mình phù hợp với nhiệm vụ,
  • 20. 13 quyền hạn và điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương. Trên cơ sở chương trình giám sát đã được thông qua, Thường trực HĐND phân công các thành viên của mình thực hiện các nội dung trong chương trình giám sát, có thể giao cho các Ban của HĐND thực hiện một số nội dung theo chương trình và báo cáo kết quả với Thường trực HĐND khi cần thiết. Theo quy định tại Điều 67 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 thì chậm nhất là 05 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp cuối năm của HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp gửi Thường trực HĐND đề nghị giám sát đưa vào chương trình giám sát của Thường trực HĐND. Văn phòng HĐND cấp tỉnh, bộ phận giúp việc HĐND cấp huyện, cấp xã tập hợp, tổng hợp đề nghị giám sát trình Thường trực HĐND. Chương trình giám sát hàng năm được Thường trực HĐND xem xét, quyết định chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày bế mạc kỳ họp cuối năm trước của HĐND [25]. Như vậy, việc lập chương trình giám sát của Thường trực HĐND theo quy định của pháp luật hiện hành là để tạo sự chủ động, bắt buộc các tập thể và cá nhân có liên quan phải chủ động trong việc đề nghị, kiến nghị chương trình giám sát hơn so với quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003. Thường trực HĐND có thể thành lập Đoàn giám sát trong trường hợp cần thiết trên cơ sở căn cứ vào chương trình giám sát của Thường trực HĐND hoặc theo yêu cầu của HĐND, đề nghị của các Ban của HĐND, Đại biểu HĐND. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì Thường trực HĐND có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết, kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý vi phạm. Đối với kiến nghị, chất vấn của Đại biểu HĐND, Thường trực HĐND
  • 21. 14 có trách nhiệm có trách nhiệm tiếp nhận để chuyển đến người bị chất vấn; thông báo cho người bị chất vấn thời hạn và hình thức trả lời chất vấn. Thường trực HĐND làm việc theo nguyên tắc tập thể. Mỗi tháng, Thường trực HĐND họp ít nhất một lần để kiểm điểm việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND và các quyết định của mình, đề ra nhiệm vụ công tác tháng sau. Thường trực HĐND có thể họp bất thường theo đề nghị của từng thành viên Thường trực Hôi đồng nhân dân. - Giám sát của các Ban của HĐND cấp tỉnh Theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì các Ban của HĐND được thành lập ở HĐND cấp tỉnh và cấp huyện để giúp HĐND trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND. Hoạt động giám sát của các Ban được quy định tại Điều 74 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 cơ cấu thêm các Ban của HĐND xuống tận chính quyền địa phương cấp xã. Cụ thể Khoản 3, Điều 32 quy định HĐND xã thành lập Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Xã hội. Đây là điểm mới đáng chú ý trong cơ cấu tổ chức của HĐND cấp xã. Hình thức giám sát của các Ban chuyên môn chủ yếu được thực hiện giữa hai kỳ họp HĐND. Các Ban của HĐND không chỉ giám sát tính hợp pháp với những văn bản, báo cáo, đề án mà còn tập trung vào việc tổ chức các đoàn giám sát thực tế tại cơ sở, phát hiện những vấn đề để kiến nghị với cơ sở hoặc trình HĐND quyết định. Các kiến nghị của Ban có giá trị bắt buộc các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các cơ quan hữu quan xem xét và thực hiện. Kết quả phải báo cáo lại cho Ban biết. Ngoài ra, các Ban của HĐND thực hiện giám sát theo chuyên đề. Thông qua hoạt động giám sát của các Ban chuyên môn, giúp HĐND nắm bắt được tình hình hoạt động của các cơ quan, tổ chức từ đó có biện pháp
  • 22. 15 đôn đốc, kiểm tra và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật, văn bản trái với pháp luật Nhà nước và Nghị quyết của HĐND. Thường trực HĐND chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban của HĐND. Các Trưởng ban được dự các phiên họp hàng tháng của Thường trực HĐND cùng cấp. - Giám sát của Đại biểu HĐND cấp tỉnh Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước HĐND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Đại biểu HĐND bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND". [26] Như vậy, xét về mặt cơ cấu tổ chức thì Đại biểu HĐND không phải là một cơ cấu riêng biệt của HĐND vì HĐND là một cơ quan hoạt động tập thể có hình thức hoạt động chủ yếu là kỳ họp. Ở đó, tất cả các đại biểu đều tham dự, bình đẳng trong thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND. Có một số đại biểu còn tham gia vào các cơ quan thuộc HĐND như: Thuờng trực HĐND, các Ban của HĐND. Một số đại biểu khác còn tham gia vào công việc của UBND. Một số hoạt động của đại biểu cùng với tổ đại biểu tại đơn vị bầu cử trực tiếp liên hệ với cử tri, thu thập ý kiến của họ, báo cáo hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng hoạt động của đại biểu HĐND cũng có tính độc lập nhất định. Bởi lẽ, họ là người phải chịu ữách nhiệm trước cử tri và chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Khi làm việc, đại biểu HĐND phải xuất phát từ lợi ích của Nhân dân địa phương. Chính họ là người thay mặt Nhân dân địa phương quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, biến ý chí, tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân thành pháp luật thông qua hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND dưới hình
  • 23. 16 thức nghị quyết. Với vị trí, vai trò quan trọng như vậy, hơn ai hết đại biểu HĐND phải gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động gia đình, nhân dân thực hiện, đồng thời vận động nhân dân phát huy tính tích cực chính trị và trách nhiệm công dân vào quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương. Trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Đại biểu HĐND thực hiện hoạt động giám sát thông qua các hoạt động chủ yếu sau: Thứ nhất, tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp của HĐND, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND. Đại biểu HĐND có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp của HĐND, hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Phản ánh các ý kiến của cử tri với HĐND. Trong kỳ họp, đại biểu HĐND có quyền đề nghị ghi vào chương trình nghị sự những vấn đề mà đại biểu xét thấy cần thiết để HĐND xem xét và quyết định; thảo luận, phát biểu ở tổ và tại hội trường; biểu quyết các nghị quyết và kết luận của kỳ họp; chất vấn Chủ tịch và các thành viên của UBND, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Chánh án TAND và Viện thưởng Viện kiểm sát nhân dần cùng cấp. Đại biểu HĐND dân có quyền tham dự các phiên họp của HĐND cấp dưới nơi bầu ra mình, có quyền phát biểu nhưng không biểu quyết. Nếu là thành viên của các cơ quan của HĐND thì đại biểu có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của các cơ quan đó, hoàn thành nhiệm vụ được phân công. Thứ hai, thực hiện nhiệm vụ tiếp xúc với cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri, phổ biến và giải thích các nghị quyết của HĐND. Theo quy định Đại biểu HĐND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri tại đơn
  • 24. 17 vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập, phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của HĐND, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri [27]. Thứ ba, hoạt động tiếp công dân. Trước hết cần phân biệt sự khác nhau giữa hai hoạt động tiếp xúc cử tri và hoạt động tiếp công dân để có nhận thức đúng đắn, từ đó thực hiện tốt hai hoạt động này. Đại biểu HĐND tiếp công dân nhằm thu thập ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của công dân; giải thích, tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho công dân; hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và nhận đơn thư của công dân để chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Tiếp xúc cử tri và tiếp công dân đều nhằm thu thập ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của công dân, nhưng cách thức tổ chức khác nhau, mục đích khác nhau. Nếu như tiếp xúc cử tri là đại biểu tìm đến dân (xuống đến tận địa bàn, mời cử tri đến dự) thì tiếp công dân là Nhân dân tìm đến đại biểu (đại biểu có địa điểm tiếp công dân để những người dân có nhu cầu tìm gặp). Tiếp xúc cử tri là thu thập ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri chủ yếu về nội dung, chương trình sẽ thông qua tại kỳ họp HĐND (nhưng thực tế thì cử tri phát biểu cả những vấn đề không liên quan đến kỳ họp, những vấn đề dân sinh ở địa phương), tiếp công dân là lắng nghe mọi ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri. Nội dung nổi bật của tiếp công dân chính là hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và nhận đơn thư của công dân để chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định
  • 25. 18 của pháp luật. Sau đó, đại biểu theo dõi, đôn đốc quá trình giải quyết, trả lời của cơ quan chức năng để có thông tin phản hồi, trả lời cho cử tri rõ. Thứ tư, hoạt động giám sát trực tiếp. Đại biểu có thể tham gia cùng đoàn giám sát của Thường trực HĐND, Ban HĐND nếu được mời hoặc khi đại biểu biết thông tin và liên hệ với Thường trực HĐND, Ban HĐND đề nghị được tham gia với tư cách thành viên. Việc tham gia của đại biểu là hợp lý và vừa giúp đại biểu thực hiện quyền, trách nhiệm của mình, vừa giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Thường trực HĐND, Ban HĐND. Trong trường hợp nội dung giám sát phù hợp với kiến thức chuyên môn, chuyên ngành của đại biểu hoặc giám sát trên địa bàn đại biểu ứng cử, hoặc các nội dung nổi cổm và bức xúc mà đại biểu cũng đang theo dõi và quan tâm. Cùng với đó, đại biểu có quyền đơn phương việc giám sát với tư cách cá nhân thông qua việc tự liên hệ với các đơn vị và yêu cầu được thông tin rõ về các vấn đề mình quan tâm, hoặc tự đi khảo sát thực tế và sưu tầm tư liệu (quay phim, chụp ảnh, sưu tầm hiện vật,…) nếu đại biểu có điều kiện vật chất, phương tiện và thời gian cũng như kiến thức, kỹ năng để thực hiện. Trường hợp cần có sự trợ giúp về thông tin, tài liệu, phương tiện…, đại biểu có thể liên hệ với Văn phòng HĐND tỉnh, cũng như đại biểu có thể đề nghị Thường trực HĐND tỉnh thanh toán chi phí hoặc một phần chi phí thực hiện giám sát từ nguồn kinh phí nhà nước cấp cho hoạt động của HĐND tỉnh trong năm. Tuy nhiên, thực tế việc giám sát trực tiếp của đại biểu HĐND tỉnh trong thời gian qua cho thấy, việc này mới là quy định của pháp luật, không bắt buộc cũng như không cấm đại biểu thực hiện, nhưng có rất ít đại biểu tự tổ chức thực hiện việc này do không đủ thời gian, thiếu điều kiện, kinh phí. 1.2.2.2. Đối tượng giám sát của HĐND cấp tỉnh Theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Luật
  • 26. 19 Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 cũng như Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, đối tượng giám sát của HĐND rất phong phú và đa dạng bao gồm tất cả các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang Nhân dân và mọi công dân ở địa phương. Cụ thể gồm: Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp; chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND, thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Viện trưởng VKSND, Chánh án TAND cùng cấp; các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị vũ trang Nhân dân và công dân ở địa phương. Hiện nay, pháp luật không phân cấp giám sát giữa HĐND các cấp, điều đó không có nghĩa là HĐND mỗi cấp thực hiện thẩm quyền giám sát như nhau đối với mọi hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát. Đối tượng, phạm vi, mức độ giám sát của HĐND phụ thuộc vào vị trí, vai trò và sự phân cấp, tính chất và mối quan hệ giữa HĐND với đối tượng chịu sự giám sát. Chẳng hạn, cùng một đối tượng là UBND huyện nhưng HĐND tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh, nhưng HĐND huyện giám sát toàn diện UBND huyện dưới góc độ cơ quan chấp hành của mình. Cũng như vậy, xét về mối quan hệ chấp hành của cơ quan này với HĐND mà phạm vi, mức độ giám sát của HĐND bao trùm mọi hoạt động của UBND. Nhưng với TAND, VKSND thì hoạt động giám sát của HĐND chủ yếu ở việc xem xét tính pháp chế của các bản án đã được giải quyết và sự phối hợp của Tòa án, Viện kiểm sát với địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. 1.2.2.3. Khách thể giám sát của HĐND cấp tỉnh Khách thể là lợi ích mà chủ thể cần hướng tới trong hoạt động giám sát của HĐND tỉnh bao gồm: - Tính tuân thủ triệt để Hiến pháp, pháp luật, các nghị quyết của
  • 27. 20 HĐND, quy định của pháp luật, của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương. - Xem xét, đánh giá hiệu quả của các nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành, tác động của chúng đối với sự ổn định, phát triển của đời sống xã hội. - Xem xét, đánh giá tính hợp pháp của các nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành có mâu thuẫn với Hiến pháp, các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, với các quy định khác trong hệ thống pháp luật hiện hành không? - Xem xét những văn bản quy phạm pháp luật của UBND và nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND tỉnh hay không để từ đó xem xét, bãi bỏ. - Thu thập ý kiến, tâm tư nguyện vọng của Nhân dân địa phương, để từ đó nghiên cứu, xây dựng pháp luật. - Xem xét, đánh giá phẩm chất và năng lực tổ chức điều hành của chức danh lãnh đạo do HĐND bầu hoặc phê chuẩn; xem xét tư cách của Đại biểu HĐND tỉnh và Thường trực HĐND cấp huyện [26], [27]. 1.2.2.4. Nội dung giám sát của HĐND cấp tỉnh Hoạt động giám sát của HĐND được tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Về nhiệm vụ quyền hạn của HĐND tỉnh bao trùm trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, thi hành pháp luật, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính [27, đ11-17, đ57], [26, đ87]. Như vậy, nội dung giám sát của HĐND tỉnh rất rộng, bao quát toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, quốc phòng-an
  • 28. 21 ninh, xây dựng và củng cố chính quyền địa phương, quản lý đô thị, thực hiện pháp luật, đảm bảo phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trên địa bàn tỉnh. 1.2.2.5. Hình thức giám sát của HĐND cấp tỉnh Hình thức thực hiện quyền giám sát là cách thức mà mỗi chủ thể giám sát tổ chức hoạt động giám sát của mình. Mỗi chủ thể thực hiện quyền giám sát có những hình thức giám sát khác nhau, thực hiện theo yêu cầu, trình tự, thủ tục riêng. Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 (Điều 58), Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 (Khoán 3, Điều 87) quy định hình thức thực hiện quyền giám sát của HĐND các cấp cơ bản là giống nhau, cụ thể: Thứ nhất, HĐND xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp. Mục đích của việc xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp và các văn bản, tài liệu khác được trình bày trong kỳ họp của HĐND trong đó có cả các dự thảo nghị quyết của HĐND làm cơ sở để đại biểu HĐND tham gia vào việc quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương trên tất cả các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của HĐND và sự thể hiện tập trung nhất là việc đại biểu HĐND biểu quyết thông qua nghị quyết của HĐND trong kỳ họp. Thứ hai, đại biểu tiến hành chất vấn và nghe chất vấn tại kỳ họp. Chất vấn là việc đại biểu HĐND nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch UBND, thành viên khác của UBND, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cùng cấp và yêu cầu những người này trả lời về trách nhiệm của mình đối với vấn đề được nêu [3]. Tại Điều 115 Hiến pháp 2013 có nêu rõ nội dung về quyền chất vấn của đại biểu HĐND. Tại Điều 41 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Điều
  • 29. 22 96 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 cũng quy định quyền chất vấn của đại biểu đối với người đứng đầu các tổ chức, đơn vị có thẩm quyền và thời gian, hình thức, thể thức chất vấn, trả lời chất vấn. Trên cơ sở đó, thiết lập khung pháp lý cần thiết, đầy đủ và đủ mạnh để bảo đảm cho đại biểu HĐND thực hiện quyền chất vấn một cách chủ động. Chất vấn có 3 mục đích cơ bản, đó là: Để làm rõ trách nhiệm của người bị chất vấn trong việc điều hành, thực hiện nhiệm vụ chưa tốt, còn có sai sót, hiệu quả chưa cao; kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động và trách nhiệm của người bị chất vấn trong thực hiện nhiệm vụ được giao, uy tín của người bị chất vấn nhanh chóng được đánh giá qua việc trả lời chất vấn; sự cảnh báo của HĐND giúp người bị chất vấn có cơ hội tự rà soát lại việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Thứ ba, xem xét VBQPPL của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp khi phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp. Đây là hình thức HĐND giám sát tính hợp Hiến, hợp pháp của các VBQPPL do các đối tượng chịu sự giám sát của HĐND ban hành. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, tại các kỳ họp HĐND cũng như giữa hai kỳ họp, Thường trực HĐND, các Ban và từng đại biểu HĐND phải thường xuyên thực hiện giám sát các văn bản thuộc thẩm quyền của mình để có những kiến nghị, đề xuất kịp thời. HĐND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp, văn bản quy phạm pháp luật của HĐND cấp dưới trái với nghị quyết của mình, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên [24, đ164].
  • 30. 23 HĐND, UBND các cấp có trách nhiệm tự kiểm tra VBQPPL do mình ban hành; HĐND, UBND cấp trên kiểm tra VBQPPL do HĐND, UBND cấp dưới ban hành. Khi phát hiện VBQPPL do mình ban hành trái pháp luật thì HĐND, UBND có trách nhiệm tự mình bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản. Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức kiểm tra VBQPPL do HĐND, UBND cấp huyện ban hành. Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra VBQPPL do HĐND, UBND cấp xã ban hành. Chủ tịch UBND cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp huyện và đề nghị HĐND cấp tỉnh bãi bỏ. Chủ tịch UBND cấp huyện đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp xã và đề nghị HĐND cấp huyện bãi bỏ Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ VBQPPL trái pháp luật của UBND cấp dưới [24, đ167]. Các bước để HĐND xem xét tính hợp Hiến, hợp pháp của VBQPPL được quy định như sau: Đại diện Thường trực HĐND trình bày VBQPPL có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên; HĐND thảo luận; người đứng đấu cơ quan đã ban hành VBQPPL trình bày bổ sung những vấn đề có liên quan; HĐND ra nghị quyết về việc xem xét văn bản, hệ quả của hoạt động này có thể dẫn đến hai khả năng: HĐND ra nghị quyết khi VBQPPL đó không trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, hoặc quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn
  • 31. 24 bản đó. Quy định của pháp luật về quy trình HĐND xem xét tính hợp Hiến, hợp pháp của VBQPPL và việc phân cấp giải quyết trong nhiệm kỳ 2011-2016 chưa cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, từ khi Luật ban hành VBQPPL năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2016 đã giải quyết cơ bản những hạn chế của nhiệm kỳ trước trong việc xem xét tính hợp Hiến, hợp pháp của VBQPPL. Thứ tƣ, thành lập Đoàn giám sát khi xét thấy cần thiết. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, khi xét thấy cần thiết phải xác minh, làm rõ hoặc muốn biết một số thông tin cụ thể trong quá trình hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát thì HĐND thành lập Đoàn giám sát. Kế hoạch hoạt động của Đoàn giám sát được thông báo trước cho đối tượng giám sát trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày trước thời điểm giám sát [27] (Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 quy định 10 ngày). Trong quá trình làm việc, Đoàn có quyền xem xét, xác minh tất cả các vấn đề mà Đoàn xét thấy cần thiết. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật [25]. Thứ năm, hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu. Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, HĐND thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ.
  • 32. 25 Bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, HĐND thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội, HĐND tín nhiệm [28]. Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, đánh giá cán bộ. Theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, chỉ mới quy định hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm, chưa quy định hoạt động lấy phiếu tín nhiệm. Hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu là quy định mới nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động giám sát của HĐND, được xem như là một công cụ giám sát mới của HĐND. Trong hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND bầu, HĐND các cấp thực hiện theo Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội khóa XIII, Nghị quyết số 561/2013/UBTVQH13 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết số 35/2012/QH13. Theo đó, quy định HĐND tổ chức lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hàng năm từ năm thứ hai của nhiệm kỳ; riêng đối với nhiệm kỳ 2011-2016 thì việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiến hành tại kỳ họp đầu năm 2013. Có 3 mức độ là “Tín nhiệm cao”, “Tín nhiệm”, “Tín nhiệm thấp”. Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu HĐND đánh giá “Tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. Người có trên hai phần ba tổng số đại biểu HĐND đánh giá “Tín nhiệm thấp” hoặc 02 năm liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu HĐND đánh giá “Tín nhiệm thấp” thì Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm theo
  • 33. 26 quy định tại Điều 12 và Điều 13 của Nghị quyết 35/2012/QH13. Ngoài các trường hợp quy định trên, HĐND còn bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu khi có đề nghị của ít nhất một phần ba tổng số Đại biểu HĐND hoặc kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam cùng cấp. Hiện nay, hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND bầu thực hiện theo Nghị quyết số 85/2014/QH13, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015 và thay thế Nghị quyết số 35/2012/QH13. Theo đó, quy định HĐND tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ. Hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm cũng được quy định khắc khe hơn so với trước. 1.3. YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND CẤP TỈNH 1.3.1. Cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát của HĐND Đây là yếu tố đầu tiên tác động rất lớn đến hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh. Các quy định pháp luật về giám sát có vai trò tạo cơ sở pháp lý cho HĐND thực hiện quyền năng giám sát của mình. Nếu luật không quy định một cách cụ thể về hoạt động giám sát của HĐND thì việc ghi nhận chức năng giám sát của HĐND trong Hiến pháp cũng chỉ là hình thức. Điều này đã được minh chứng trong thực tiễn phát triển của Luật Tổ chức HĐND và UBND. Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989 và năm 1994 có quy định về chức năng giám sát của Hội đồng nhưng rất khái quát, chung chung... Điều này đã gây nên những khó khăn cho hoạt động của HĐND và là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND tỉnh thời gian qua rất thấp. Nhưng từ năm 2003, Luật Tổ chức HĐND và UBND đã cụ thể, chi tiết hoá chức năng giám sát của Hội đồng, nhờ đó hiệu quả giám sát
  • 34. 27 của Hội đồng trong thực tiễn được nâng lên rất nhiều. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, hoạt động giám sát của HĐND ngày càng được quan tâm và đặt đúng vị trí để phát huy vai trò thật sự của HĐND, biểu hiện rõ nhất là lần đầu tiên chức năng giám sát của HĐND được quy định tại Hiến pháp [23, đ113], điều này nâng cao tầm quan trọng và vị thế ổn định của chức năng giám sát HĐND. Cùng với đó, chức năng giám sát của HĐND còn được quy định tại Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, và cũng là lần đầu tiên có Luật dành riêng cho hoạt động giám sát của HĐND được ghi nhận tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015. Với những cơ sở pháp lý vững chắc như trên, tin rằng trong thời gian đến, hoạt động giám sát của HĐND các cấp, trong đó có cấp tỉnh, sẽ ngày càng được nâng cao về chất lượng, hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động giám sát. Như vậy, vấn đề đặt ra là để nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh đòi hỏi Nhà nước phải ban hành đầy đủ các văn bản pháp luật trong lĩnh vực giám sát cho HĐND nói riêng và toàn bộ hoạt động của HĐND nói chung. 1.3.2. Tổ chức bộ máy, hoạt động của Thường trực và các Ban HĐND cấp tỉnh Yếu tố này đòi hỏi HĐND phải có một bộ máy hoạt động đủ khả năng thực hiện một cách tốt nhất chức năng giám sát trong phạm vi quyền hạn của mình. Bất kỳ cơ quan nào, nếu có một tổ chức hợp lý và đồng bộ sẽ tạo nên guồng máy làm việc nhịp nhàng và dễ mang lại hiệu quả. HĐND ở nước ta là cơ quan hoạt động không thường xuyên, cùng với đặc điểm đại biểu HĐND làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của HĐND nói chung và giám sát nói riêng. Để thực hiện tốt chức năng giám sát của mình, HĐND ngày càng được chú ý hoàn thiện về mặt tổ chức. Từ khi HĐND mới chỉ có một ban thư ký
  • 35. 28 đại biểu, không có thường trực, đến nay HĐND đã thành lập các cơ quan của mình: Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND, trong đó quy định cụ thể những chức danh phải là đại biểu hoạt động chuyên trách, phần nào đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Hơn nữa, các chủ thể tham gia hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh được mở rộng hơn so với trước. Nếu như Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 không quy định Tổ đại biểu HĐND như là một chủ thể tham gia hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh, thì đến Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Tổ đại biểu HĐND được quy định là chủ thể tham gia hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh. 1.3.3. Nhóm yếu tố thuộc về năng lực của HĐND Chất lượng hoạt động giám sát của HĐND phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của các chủ thể tham gia giám sát, tựu trung lại là chất lượng của từng đại biểu HĐND. Vì suy cho cùng, các chủ thể tham gia giám sát của HĐND cấp tỉnh cũng đều được cấu thành từ các đại biểu HĐND. Do vậy, nhóm yếu tố này có thể xem xét ở một số gốc độ sau: Một là, trình độ hiểu biết của từng Đại biểu HĐND. Đây là yếu tố hết sức quan trọng đối với chất lượng giám sát của HĐND, bởi giám sát mang đậm bản chất của hoạt động tư duy. Nếu hiểu biết toàn diện, sẽ có khả năng tiếp cận toàn diện, đầy đủ, đánh giá vấn đề một cách khoa học, từ đó đưa ra phương hướng, biện pháp giải quyết vấn đề một cách đúng đắn, kịp thời và hiệu quả. Ngược lại, vấn đề sẽ bị nhìn nhận một cách phiến diện, đánh giá không đúng thực tế và không đưa ra được phương hướng, giải pháp phù hợp, gây tốn kém, thậm chí gây ra nhiều vấn đề phức tạp khác cho quản lý nhà nước và xã hội. Hai là, phẩm chất chính trị, đạo đức, trách nhiệm của đại biểu HĐND. Đây là yếu tố giữ vai trò cốt lõi, nền tảng hết sức quan trọng. Phẩm chất chính
  • 36. 29 trị, đạo đức, trách nhiệm được nhìn nhận vừa dưới góc độ của cá nhân đại biểu, vừa dưới góc độ tập thể HĐND, đồng thời với tính cách là chủ quan của đại biểu. Một mặt, đại biểu phải thực sự thấm nhuần lý tưởng, đạo đức cách mạng, thực sự đại diện và có trách nhiệm với cử tri và Nhân dân địa phương, luôn trăn trở để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Do đó, đại biểu phải không ngừng học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng. Đây là những đòi hỏi từ phía chủ quan của đại biểu. Mặc khác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của đại biểu không chỉ đơn thuần là ý chí chủ quan của họ, mà chịu tác động của nhiều yếu tố, đặc biệt là các lợi ích vật chất cũng như chính trị. Khó có thể nói khách quan, chất lượng, khi một đại biểu kiêm nhiệm thực hiện giám sát đối với cấp trên của mình. Đây là một thực tế khách quan. Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND, phải chú ý đến vấn đề cơ cấu giữa đại biểu chuyên trách và đại biểu kiêm nhiệm, giữa các đại biểu kiêm nhiệm trong hệ thống hành pháp với đại biểu trong các cơ quan, tổ chức khác. Ba là, chương trình, kế hoạch, phương thức giám sát của HĐND. Xây dựng chương trình, kế hoạch và lựa chọn hình thức giám sát phù hợp là điều kiện đảm bảo tính chủ động cho HĐND khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ và cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả giám sát. HĐND tỉnh cần ra nghị quyết tổ chức giám sát, các cuộc giám sát đều phải lập kế hoạch, xây dựng chương trình cụ thể, thông báo sớm về nội dung, thời gian và thống nhất cách thức thực hiện, các thành viên của đoàn giám sát phải nắm vững mục đích yêu cầu, phương pháp giám sát. Quy trình thực hiện giám sát cần thực hiện đúng theo quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015.
  • 37. 30 Trong xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát cần xác định vấn đề ưu tiên để tránh dàn trãi. Thời gian của HĐND rất ít, trong khi đó hoạt động của chính quyền có rất nhiều nội dung, tập trung giám sát tất cả là điều không thể đối với HĐND và cách làm đó không hiệu quả. Vì vậy, xác định thứ tự ưu tiên giám sát là quan trọng nhất. Hội đồng phải biết chọn đúng việc, sử dụng các công cụ thích hợp theo chức năng, vai trò của mình; phải tổ chức hoạt động giám sát để phát huy tiếng nói đại diện và vị thế độc lập để việc giám sát có ý nghĩa tác động tích cực tới hoạt động hoạch định chính sách của hội đồng và hỗ trợ hiệu quả hoạt động của cơ quan chấp hành. Do đó, nếu không biết chọn trọng tâm mà chỉ dàn trải các hoạt động giám sát về bề mặt sẽ dẫn đến tình trạng “nói để làm ví dụ răn đe”, thiếu tính xây dựng, không làm cơ quan chấp hành hợp tác để đạt mục đích chung tốt hơn. Cũng cần phải thấy rằng mọi cố gắng trong việc xây dựng chương trình, lập kế hoạch và lựa chọn hình thức giám sát có thể sẽ không đưa lại một kết quả nào nếu HĐND thiếu kiểm tra, đôn đốc các kết luận sau khi giám sát. Việc kiểm tra, đôn đốc các kết luận sau khi giám sát buộc đối tượng bị giám sát phải kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh hoạt động của mình theo đúng quy định của pháp luật và Nghị quyết của HĐND, và đó cũng là một trong những điều kiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát hiện nay. 1.3.4. Các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giám sát Thứ nhất, phải bảo đảm các điều kiện để thực hiện hoạt động giám sát. Yêu cầu này đòi hỏi các chủ thể tham gia giám sát của HĐND cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện chương trình, kế hoạch giám sát; tham gia đầy đủ Đoàn giám sát mà mình là thành viên. Các chủ thể giám sát còn được quyền tổ chức lấy ý kiến, trưng cầu giám định khi cần thiết theo quy định của pháp luật. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu cho các chủ thể giám sát và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung
  • 38. 31 thực của thông tin, tài liệu cung cấp. Ngoài ra, cơ quan thông tin đại chúng có quyền tiếp cận, đưa tin về hoạt động giám sát theo quy định của pháp luật. Thứ hai, các kết luận, kiến nghị giám sát phải được thực hiện trong thực tế. Nghị quyết về giám sát của HĐND tỉnh có giá trị pháp lý bắt buộc thực hiện. Do đó, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát; trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu giám sát không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu trong nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý. Thứ ba, kinh phí và tổ chức phục vụ hoạt động giám sát của HĐND tỉnh. Kinh phí và điều kiện vật chất cho hoạt động giám sát đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động giám sát. Hoạt động giám sát nếu được đầu tư thỏa đáng sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND. Việc đầu tư kinh phí cho hoạt động giám sát phải tối ưu. Bên cạnh đó, chất lượng hoạt động giám sát cũng phụ thuộc rất nhiều đến chất lượng tham mưu, giúp việc của Văn phòng HĐND cấp tỉnh. Văn phòng HĐND phải là đầu mối và là cánh tay đắc lực của HĐND, đảm bảo các điều kiện vật chất, tổ chức phục vụ cho hoạt động giám sát của HĐND.
  • 39. 32 Tiểu kết chƣơng 1 Quyền giám sát của HĐND cấp tỉnh là một bộ phận cấu thành của quyền lực nhà nước và là chức năng quan trọng của HĐND cấp tỉnh. Những cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh chính là căn cứ pháp lý để HĐND cấp tỉnh thực hiện quyền năng giám sát và triển khai các hoạt động giám sát trên thực tế. Pháp luật Việt Nam kể từ Hiến pháp năm 1946 đến nay không ngừng hoàn thiện các quy định về hoạt động giám sát của HĐND. Trong xu hướng đổi mới hoạt động của cả bộ máy Nhà nước thì việc đổi mới hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh nói chung, hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận nói riêng là tất yếu khách quan. Trong những năm tới, để tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện và làm tốt tất cả các yêu cầu trên
  • 40. 33 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND TỈNH BÌNH THUẬN 2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND TỈNH BÌNH THUẬN 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Thuận Bình Thuận là dải đất hẹp nằm cuối dãy Trường Sơn và duyên hải miền Trung, có tọa độ địa lý từ 10o 33'42" đến 11o 33'18" vĩ độ Bắc, từ 107o 23'41" đến 108o 52'18" kinh độ Ðông. Phía Bắc của tỉnh Bình Thuận giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, ở phía Đông và Nam giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc tỉnh Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu [0]. Tỉnh lỵ của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết, cách Thủ đô Hà Nội 1.532 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 198 km về phía Nam [5]. Diện tích tự nhiên của tỉnh Bình Thuận là 781.282 ha. Địa hình Bình Thuận chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình chính gồm đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22%, đồng bằng phù sa chiếm 9,43%, vùng đồi gò chiếm 31,65% và vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên (núi cao nhất với độ cao 1.642m ở tại huyện Đức Linh, còn phần lớn là núi thấp có độ cao dưới 750m) [5].
  • 41. 34 Bình Thuận có 7 con sông chính: sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cái, sông Quao, sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh. Phần lớn các con sông ở Bình Thuận đều ngắn, hẹp, độ dốc cao nên mùa nắng thường khô hạn, mùa mưa lại chảy xiết, không thuận tiện cho giao thông đường thủy và sản xuất nông nghiệp cũng như cung cấp nước sinh hoạt cho bà con [5]. Là tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước. Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 26 - 27o C. Lượng mưa trung bình là 1.024mm, độ ẩm tương đối cao khoảng 79%. Tổng số giờ nắng trong năm là 2.459, ít bị ảnh hưởng bởi mưa bão và động đất [0]. Đặc biệt, thời gian gần đây, do diện tích trồng thanh long mở rộng, nhu cầu thiếu nước sản xuất lớn, bà con nông dân đã đẩy mạnh việc khoan giếng, làm ảnh hưởng đến lượng nước ngầm của địa phương. Cùng với tình hình hạn hán kéo dài và việc khai thác nước ngầm không theo quy hoạch, Bình Thuận trở thành một trong những địa phương khá khô hạn trong cả nước. Bình Thuận có mối liên hệ chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực ảnh hưởng cuả địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 198 km, cách thành phố Nha Trang 250 km. Có quốc lộ IA, đường sắt Bắc Nam chạy qua; quốc lộ 28 nối liền Bình Thuận với các tỉnh Nam Tây Nguyên; quốc lộ 55 nối liền với Trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Vũng Tàu [5]. Tỉnh Bình Thuận có nhiều đảo; trong đó, có một số đảo ven bờ như Cù lao Câu, Hòn Nghề, Hòn Lao, Hòn Bà. Đặc biệt, có huyện đảo Phú Quý với 10 đảo nhỏ bao bọc chung quanh, cách đảo lớn từ 1 đến 63 km với diện tích khoảng 32 km2 , cách đất liền 56,7 hải lý, là một đảo tiền tiêu quan trọng góp phần bảo vệ bờ cõi, biên cương của Tổ quốc.
  • 42. 35 Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính: thành phố Phan Thiết, thị xã Lagi và 8 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh và Phú Quý với 127 xã, phường, thị trấn [5]. Với vị trí địa lý như trên, bên cạnh mối quan hệ kinh tế truyền thống với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Thuận có điều kiện mở rộng mối quan hệ giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên và cả nước. Sức hút của các thành phố và các trung tâm phát triển như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Nha Trang tạo điều kiện cho tỉnh đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, đồng thời cũng là một thách thức lớn đặt ra cho Bình Thuận phải phát triển nhanh nền kinh tế, nhất là những lĩnh vực thế mạnh, những sản phẩm đặc thù để mở rộng liên kết và phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để không bị tụt hậu so với khu vực và cả nước. 2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận Dân số toàn tỉnh là 1,3 triệu người, lực lượng lao động 734.500 người. Tỉnh có 35 dân tộc cùng sinh sống; trong đó, đông nhất là dân tộc Kinh; tiếp đến là các dân tộc Chăm (tập trung ở một số xã của huyện Bắc Bình, huyện Tuy Phong), Hoa (tập trung nhiều ở phường Đức Nghĩa - thành phố Phan Thiết), Tày, Chơ Ro, Nùng, Mường, Ra Glai [5]. Dân số thành thị chiếm khoảng 30% và dân số nông thôn chiếm khoảng 70%. Với cơ cấu dân số trẻ nên nguồn lao động của tỉnh khá dồi dào. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo bằng các hình thức từ 28% (năm 2010) tăng lên gần 55% (năm 2015), góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việc gắn kết giữa đào tạo và giải quyết việc làm có chuyển biến tích cực [5]. Đa số cư dân hiện nay của Bình Thuận vẫn là cư dân nông, ngư nghiệp; chủ yếu sống gần biển và nông thôn. Cộng đồng các dân tộc sống xen kẽ nhau, chỉ có vài xã thuần đồng bào dân tộc nhưng hiện nay đã có sự sinh sống xen kẽ của người Kinh. Kinh tế Bình Thuận phát triển với tốc độ khá. Trong công nghiệp, cùng với đẩy mạnh công nghiệp chế biến, tiềm năng về công nghiệp năng lượng
  • 43. 36 của tỉnh đang được khai thác tích cực, hứa hẹn trở thành trung tâm năng lượng quốc gia với phong điện, nhiệt điện, thủy điện. Với vùng biển đang quản lý khai thác rộng 52.000 km2 , biển Bình Thuận là một trong 3 ngư trường lớn nhất của Việt Nam, trữ lượng hải sản từ 220 đến 240 ngàn tấn, phong phú về chủng loại với nhiều loại hải đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Toàn tỉnh có trên 8.043 tàu thuyền có động cơ với tổng công suất 678.176CV, sản lượng hải sản khai thác hàng năm đạt trên 120.000 tấn. Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, vùng ven biển của tỉnh rất phù hợp để nuôi trồng thủy sản, hiện nay đã có hơn 2.509 ha mặt nước nuôi trồng. Huyện đảo Phú Quý trên biển Đông rất gần đường hàng hải quốc tế, là tụ điểm giao lưu Bắc - Nam và ngư trường Trường Sa, đảo Phú Quý là tụ điểm thuận lợi cho phát triển ngành khai thác, chế biến hải sản, phát triển dịch vụ hàng hải, du lịch và ngành dầu khí [5]. Toàn tỉnh có 282.902 ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó có trên 54.700 ha đất lúa. Chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển. Hiện nay, đang hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả như thanh long, điều, bông vải, cao su, tiêu, nho... Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển các ngành công nghiệp chế biến. Trong đó, cây thanh long đã phát triển thành cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thay đổi đáng kể đời sống nông dân và bộ mặt nông thôn của tỉnh nhà. Hệ thống các công trình thủy lợi được quan tâm đầu tư, việc "nối mạng" liên thông giữa các hồ chứa nước đã phần nào tháo gỡ được sự khó khăn trong thiếu nước tưới [5]. 2.1.2. Về cơ cấu, chất lƣợng đại biểu HĐND tỉnh Bình Thuận Tổng số đại biểu HĐND tỉnh Bình Thuận được bầu từ đầu nhiệm kỳ là 52 đại biểu. Trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn của đại biểu HĐND tỉnh Bình Thuận trong nhiệm kỳ này được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ đại biểu có trình độ chuyên môn đại học và sau đại học đạt 96,2% (tăng 3,9% so với nhiệm kỳ 2004 - 2011), trình độ lý luận chính trị cử nhân - cao cấp đạt
  • 44. 37 86,5% (tăng 7,7% so với nhiệm kỳ 2004 - 2011). Số lượng đại biểu HĐND tỉnh hoạt động chuyên trách là 08 đại biểu, chiếm tỷ lệ 15,4% (tăng 03 đại biểu so với nhiệm kỳ trước). Cơ cấu, thành phần đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 được bố trí khá hợp lý, bảo đảm được tính đại diện của HĐND tỉnh. Đại biểu là nữ chiếm tỷ lệ 19,2% (tăng 3,8% so với nhiệm kỳ trước); đại biểu là người ngoài Đảng chiếm 1,9%; đại biểu là người dân tộc thiểu số chiếm 3,8%; đại biểu là đại diện tôn giáo chiếm 3,8%; đại biểu nhiệm kỳ trước tái cử chiếm 36,5%. Cơ cấu Thường trực, các Ban HĐND tỉnh như sau: + Thường trực HĐND tỉnh gồm 03 người là Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh. Trong đó, Chủ tịch HĐND tỉnh là đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiêm nhiệm, đến tháng 4 năm 2015 đảm nhiệm chức danh Bí thư Tỉnh ủy, do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy được Trung ương điều động giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 01 Phó Chủ tịch (cuối năm 2011 mới nhận nhiệm vụ chuyên trách) và 01 Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh hoạt động chuyên trách. Đến tháng 3/2014, đồng chí Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh nghỉ hưu theo chế độ. Đến tháng 12/2014, HĐND tỉnh đã bầu cử bổ sung chức danh Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh. Việc bố trí cán bộ chủ chốt của Đảng giữ chức vụ Chủ tịch HĐND cùng cấp đã tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với hoạt động của HĐND, nâng cao vai trò, vị thế chính trị của HĐND, giúp cho việc cụ thể hóa chủ trương của cấp ủy Đảng vào hoạt động của HĐND các cấp kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của HĐND. + HĐND tỉnh thành lập 3 Ban (không có Ban Dân tộc), gồm: Ban Kinh tế và Ngân sách có 07 thành viên; Ban Văn hóa - Xã hội có 09 thành viên; Ban Pháp chế có 07 thành viên. Đến tháng 7/2013, các Ban HĐND tỉnh đều có
  • 45. 38 Trưởng Ban, một Phó trưởng Ban hoạt động chuyên trách. Tuy nhiên, đến ngày 01/5/2014, Ban Kinh tế và Ngân sách chỉ còn 01 lãnh đạo chuyên trách (01 nghỉ hưu theo chế độ) và đến ngày 01/3/2015, Ban Pháp chế chỉ còn 01 lãnh đạo chuyên trách (01 đã nghỉ hưu theo chế độ). Các đồng chí đã nghỉ hưu tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của đại biểu và vẫn là thành viên của Ban HĐND tỉnh. + HĐND tỉnh thành lập 09 Tổ đại biểu/10 đơn vị bầu cử (riêng đơn vị huyện Phú Quý chỉ có 01 đại biểu nên không thành lập Tổ đại biểu). [17] 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND TỈNH BÌNH THUẬN 2.2.1. Kết quả đạt đƣợc 2.2.1.1. Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận - Giám sát thông qua các báo cáo tại kì họp Hoạt động xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp được thực hiện theo định kỳ tại các kỳ họp HĐND. Thông qua hoạt động này, HĐND đã kịp thời phát hiện những thiếu sót, bất cập trong công tác của các cơ quan chịu sự giám sát; từ đó, thảo luận, kiến nghị các giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương. Đồng thời, hoạt động giám sát tại kỳ họp là cơ sở đảm bảo cho HĐND ban hành nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - xã hội và các nghị quyết chuyên đề đúng chính sách, pháp luật, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao. - Giám sát thông qua hoạt động chất vấn Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp từng bước đi vào nề nếp, chất lượng ngày càng được nâng lên, trở thành một trong những nội dung trọng tâm của kỳ họp, được cử tri quan tâm. Thường trực HĐND các cấp đã chủ động làm tốt công tác chuẩn bị và dành thời gian hợp lý của kỳ họp cho hoạt động này; đồng thời, yêu cầu các cơ quan chức năng chuẩn bị
  • 46. 39 chu đáo nội dung trả lời theo yêu cầu của đại biểu HĐND. Số lượng và chất lượng câu hỏi chất vấn tăng lên, đề cập đến các vấn đề bức xúc, dư luận quan tâm, phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của cử tri địa phương. Bình quân mỗi kỳ họp có từ 10-12 lượt đại biểu chất vấn. Không khí phiên chất vấn và trả lời chất vấn bảo đảm dân chủ, nghiêm túc, thẳng thắn, công khai, có tranh luận trên tinh thần xây dựng. Chủ tọa kỳ họp cũng đã có nhận xét, đánh giá đối với từng nội dung trả lời chất vấn của thủ trưởng các cơ quan và kết luận chỉ đạo phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Đồng thời, đối với cấp tỉnh, dù không ban hành nghị quyết về phiên họp chất vấn nhưng sau mỗi kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh đều có văn bản yêu cầu UBND tỉnh và thủ trưởng các cơ quan liên quan chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung kết luận của Chủ tọa kỳ họp đối với các vấn đề đã được trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp và cả những vấn đề đã trả lời bằng văn bản để báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp tiếp theo; đồng thời, đề nghị các Ban HĐND, đại biểu HĐND tiếp tục giám sát việc thực hiện các nội dung đã trả lời chất vấn. Qua hoạt động chất vấn, người đứng đầu các ngành chức năng đã nhận rõ trách nhiệm và đề ra được nhiều giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém trong hoạt động của ngành, tạo sự chuyển biến tích cực so với trước. - Giám sát thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu Nhiệm kì 2011-2016, thực hiện Nghị quyết số 35/2012/QH13 ngày 21/11/2012 của Quốc hội và Nghị quyết số 561/2013/UBTVQH13 ngày 16/01/2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, HĐND tỉnh đã tổ chức 02 đợt lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu tại kỳ họp giữa năm 2013 và kỳ họp cuối năm 2014 bảo đảm dân chủ, khách quan, nghiêm túc, công khai, theo đúng quy trình, thủ tục quy định. Ở cả 02 lần lấy phiếu tín nhiệm nói trên, không có người nào có tỷ lệ phiếu tín nhiệm
  • 47. 40 thấp trên 50%. Kết quả đó đã phản ánh đúng tình hình hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương, cũng như năng lực thực tiễn, sự tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong công tác của những người được lấy phiếu tín nhiệm. - Giám sát thông qua việc xem xét văn bản quy phạm pháp luật Nhận thấy hình thức giám sát này có thể thực hiện thường xuyên thông qua chế độ báo cáo của UBND tỉnh và HĐND cấp dưới gửi đến Thường trực HĐND mà không nhất thiết tổ chức họp chuyên đề, Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo phân luồng chuyển các Ban HĐND tỉnh để thường xuyên xem xét, giám sát văn bản trên các lĩnh vực. Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế cho thấy, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND và Nghị quyết của HĐND cấp dưới chưa phát hiện văn bản nào có dấu hiệu trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND tỉnh. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đảm bảo về trình tự, thủ tục, đúng thẩm quyền ban hành, nội dung không trái với Luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp. Đạt được kết quả như trên được HĐND xác định là do UBND các cấp đã quan tâm đến công tác tự kiểm tra văn bản theo quy định tại Nghị định số 135/2003/NĐ-CP và Nghị định số 40/2010/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Mặt khác các cơ quan của HĐND tham gia góp ý ngay từ đầu đối với văn bản quy phạm pháp luật do UBND tỉnh ban hành, do đó, đã góp phần với UBND trong việc ban hành các văn bản đúng với các quy định của pháp luật, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương. Ngoài việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật, HĐND còn chủ động giám sát đối với một số văn bản không phải văn bản quy phạm pháp luật nhưng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và
  • 48. 41 công dân, như: quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân hoặc các quyết định hành chính khác liên quan đến người dân. - Giám sát giữa hai kỳ họp Hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp đã được tăng cường thực hiện theo chương trình, kế hoạch hàng năm được HĐND tỉnh thông qua, đạt nhiều kết quả tích cực. Nội dung giám sát tập trung vào việc triển khai thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh, những vấn đề trọng tâm, trọng điểm trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự và những vấn đề, lĩnh vực nhạy cảm, bức xúc, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng mà cử tri và Nhân dân ở địa phương quan tâm, như: Xây dựng cơ bản, thu chi ngân sách; quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường, quản lý, bảo vệ rừng; phòng, chống tham nhũng, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri; công tác cải cách tư pháp, cải cách thủ tục hành chính; thực hiện các chính sách an sinh xã hội, y tế, giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm… Hình thức giám sát có nhiều đổi mới, đã kết hợp giữa giám sát thường xuyên với giám sát chuyên đề, giám sát với khảo sát thực tế ở cơ sở, lấy phiếu thăm dò ý kiến của doanh nghiệp và người dân; ngoài ra còn yêu cầu các cơ quan chức năng gửi báo cáo thường kỳ, báo cáo chuyên đề của cơ quan, ngành mình cho Thường trực HĐND tỉnh và Ban HĐND tỉnh liên quan theo dõi, giám sát. Đồng thời, có sự phối hợp giữa HĐND tỉnh với Đoàn ĐBQH tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh và HĐND cấp huyện trong hoạt động giám sát, khảo sát thực tiễn. Qua giám sát, Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh đã chỉ ra được những tồn tại, thiếu sót và có nhiều kiến nghị thiết thực, xác đáng để UBND tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát nghiên cứu khắc phục. Sau mỗi đợt giám sát chuyên đề, Thường trực HĐND tỉnh đều tổ chức họp với UBND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các ngành