SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ KIM HỒNG
VÊN §Ò Tù DO Vµ TR¸CH NHIÖM §¹O §øC
TRONG HO¹T §éNG KHOA HäC, C¤NG NGHÖ
Vµ BµI HäC §èI VíI VIÖT NAM HIÖN NAY
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02
HÀ NỘI - 2018
Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn
2. TS. Phan Mạnh Toàn
Phản biện 1: ...........................................................
...........................................................
Phản biện 2: ...........................................................
...........................................................
Phản biện 3: ...........................................................
...........................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, con người
đang phải quan tâm đến những vấn đề lớn như ô nhiễm, hủy hoại môi
trường, nghịch lý giữa các thành tựu công nghệ với thái độ ứng xử đạo đức
của con người, hay những tác động của toàn cầu hóa đến tiến bộ khoa học,
công nghệ và đến đời sống của con người… Tất cả đều đang đặt ra những
nhiệm vụ nghiên cứu lý luận và giải quyết thực tiễn. Nổi lên hàng đầu
trong số đó là các vấn đề đạo đức nói chung, và tự do, trách nhiệm của con
người trong sự phát triển khoa học, công nghệ nói riêng.
Bước sang thế kỷ XXI, khoa học và công nghệ hiện đại đã có những
bước phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Song, còn đó
những hiểm họa của việc ngày càng gia tăng những tác động xấu đến con
người và xã hội từ những mặt trái của chính sự phát triển đó. Điều này đã
đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách cần giải quyết, trong đó
phải trả lời được cho câu hỏi: làm sao có thể kết hợp hài hòa giữa tự do
sáng tạo và trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm đạo đức của các chủ thể
trong các hoạt động khoa học, công nghệ, vì một sự phát triển lành mạnh
của khoa học, công nghệ - nơi con người có thể bộc lộ hết các khả năng
của mình, cũng như sự phát triển chung của xã hội loài người?
Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, và hội nhập
quốc tế, Việt Nam đã cố gắng tiếp thu và ứng dụng nhiều thành tựu khoa
học, công nghệ của thế giới, dành nhiều nguồn lực đầu tư phát triển nghiên
cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. Những thành tựu tuy còn ít ỏi của
khoa học, công nghệ nước nhà đã tạo đà cho đất nước phát triển trên nhiều
mặt từ kinh tế đến chính trị, văn hóa,... Tuy nhiên, bên cạnh việc nhận thức
được vai trò to lớn của khoa học, công nghệ đối với sự phát triển đất nước,
2
thì chúng ta rất cần hiểu sâu sắc những vấn đề nảy sinh trong hoạt động
khoa học, công nghệ, cần được giải quyết như vấn đề quyền tự do, môi
trường tự do... trong sáng tạo và ứng dụng khoa học vào sản xuất và đời
sống; vấn đề xử lý trách nhiệm của các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực
khoa học, công nghệ như thế nào? Phải có những biện pháp cụ thể nào để
có thể phát huy tối đa sức mạnh của khoa học, công nghệ mà vẫn đảm bảo
kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức hoạt
động trong lĩnh vực này?
Với ý nghĩa đó, chúng tôi cho rằng, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài
"Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công
nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay" là một việc làm có ý nghĩa lý
luận chung không chỉ góp phần làm rõ hơn mối quan hệ biện chứng giữa
tự do và trách nhiệm trong hoạt động khoa học, công nghệ, mà còn có ý
nghĩa thực tiễn đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ đất nước ta
trong bối cảnh chúng ta đang tiến vào kinh tế tri thức và cách mạng 4.0.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án phân tích những nội dung cơ bản của vấn đề tự do và trách
nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam hiện nay nói riêng; từ đó rút ra những bài học cho
Việt Nam hiện nay trong việc kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm
đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, tổng quan các công trình nghiên cứu về tự do và trách nhiệm
đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ.
Hai là, làm rõ những vấn đề lý luận chung về tự do và trách nhiệm
đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ.
Ba là, phân tích những nội dung cơ bản về tự do và trách nhiệm đạo
đức trong hoạt động khoa học, công nghệ.
3
Bốn là, khái quát những vấn đề đặt ra và rút ra những bài học cho
Việt Nam hiện nay trong việc kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm
đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề tự do và trách nhiệm đạo
đức trong hoạt động khoa học, công nghệ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu những nội dung cơ bản
của vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động nghiên cứu khoa
học và hoạt động ứng dụng công nghệ. Từ việc phân tích những nội dung
cơ bản đó, luận án rút ra một số bài học đối với Việt Nam hiện nay trong
việc kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong lĩnh vực hoạt
động này.
- Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu: Tự do và trách nhiệm
đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ ở Việt Nam từ năm 2007
đến nay - năm đánh dấu Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận triết học Mác - Lênin
về quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng, về bản chất và chức năng của các hình thái
ý thức xã hội như khoa học và đạo đức. Luận án cũng quán triệt chủ
trương, đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam
về vai trò của khoa học, công nghệ trong tiến trình phát triển của đất nước.
Ngoài ra, luận án được thực hiện trên cơ sở tiếp thu kết quả của
những công trình khoa học trong và ngoài nước thời gian qua có liên quan
đến đề tài.
4
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận biện
chứng duy vật, sử dụng các phương pháp như trừu tượng hóa khoa học,
thống nhất lịch sử - lôgic, thống nhất phân tích - tổng hợp, diễn dịch - quy
nạp, các phương pháp đối chiếu, so sánh, thống kê...
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án phân tích có hệ thống các quan niệm về tự do và trách
nhiệm đạo đức cũng như mối quan hệ giữa chúng trong lịch sử tư tưởng
triết học phương Tây.
- Luận án phân tích sự biểu hiện của tự do và trách nhiệm đạo đức
trong hoạt động khoa học, công nghệ trên thế giới nói chung, ở Việt Nam
nói riêng. Từ đó, luận án khái quát những vấn đề đặt ra và rút ra một số bài
học đối với Việt Nam hiện nay trong việc kết hợp hài hòa giữa tự do và
trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
Những vấn đề mà luận án đề cập và giải quyết sẽ góp phần làm sáng
tỏ lý luận về vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa
học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Luận án có thể làm tư liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học
và những người quan tâm nghiên cứu đạo đức học, các vấn đề lý luận và
thực tiễn phát triển khoa học, công nghệ trên thế giới và Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 4 chương, 12 tiết.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những công trình nghiên cứu lý luận chung về tự do và trách
nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ
1.1.1. Những nghiên cứu lý luận chung về tự do và trách nhiệm
đạo đức
Tự do và trách nhiệm, được nhìn nhận dưới nhiều giác độ khác nhau
bởi các nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau như:
triết học, đạo đức học, chính trị học, văn hóa học… Có thể kể đến một số
tác giả và công trình nghiên cứu tiêu biểu nhất như sau.
- Một số nghiên cứu tập trung riêng vào khái niệm tự do của E.
Fromm; K. Jaspers; E.V. Zolotukhiana-Abolina; John Stuart Mill; Vũ
Trọng Dung;… cho thấy phần các tác giả đều thống nhất rằng “Tự do là tài
sản quý giá nhất; nó không bao giờ tự đến và không được giữ lại một cách
tự động. Con người chỉ có thể giữ gìn tự do ở nơi mà nó được ý thức và
con người cảm nhận thấy phải có trách nhiệm về nó”. Là một phạm trù lịch
sử - tự do được nhận thức và lý giải theo tiến trình phát triển của lịch sử
nhân loại.
Theo Nguyễn Trần Bạt “Tự do là quá trình dịch chuyển song song
của ý nghĩ và hành vi”; Đinh Ngọc Thạch chỉ rõ “tự do là giá trị thiêng
liêng và là đặc tính bản chất của con người, là cơ sở bản thể luận của đời
sống. Phạm trù “Tự do” dùng để chỉ nhu cầu và khả năng của con người
trong những hoạt động phù hợp với những lợi ích và mục tiêu của mình,
không cần sự can thiệp hay cản trở từ bên ngoài”.
6
- Một số nghiên cứu nghiêng nhiều hơn về khái niệm trách nhiệm
của Nguyễn Văn Thức; Trần Đức Cường; Nguyễn Thị Lan Hương…
cũng khá nhất trí cho rằng trách nhiệm là khả năng con người ý thức được
những kết quả hoạt động của mình trong mối quan hệ giữa cá thể này với
cá thể khác và với cộng đồng, cũng như với môi trường sống xung quanh.
Đó là những ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm làm
đúng đắn, nếu sai trái thì phải chịu hậu quả và có nghĩa vụ, bổn phận khắc
phục hậu quả đó.
1.1.2. Những nghiên cứu lý luận về hoạt động khoa học, công nghệ
Tài liệu về hoạt động khoa học, công nghệ hàng đầu phải kể đến là
Luật khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2013. Luật đã giải thích các
thuật ngữ “khoa học”, “công nghệ”, “nghiên cứu khoa học”, “phát triển
công nghệ”…; Các khái niệm này và một số khác cũng được đề cập đến
trong tài liệu Hướng dẫn điền phiếu thu thập thông tin về nghiên cứu và
phát triển năm 2012; Các tác giả ít nhiều có nghiên cứu về hoạt động khoa
học, công nghệ như Phan Xuân Dũng; Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Thái
Sơn,… đều có ý kiến chung là: khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên,
xã hội, tư duy được tích lũy trong quá trình lịch sử. Khoa học là cuộc tổng
kết sự phát triển lâu dài của tri thức. Mục đích của khoa học là phát hiện ra
bản chất và các quy luật khách quan của các đối tượng và giải thích chúng.
Khoa học là bộ phận quan trọng nhất của văn hóa tinh thần, là hiện tượng
mang tính lịch sử, xã hội xuất hiện trong đời sống con người, là một hình
thái ý thức xã hội quan trọng. Còn công nghệ là tổng thể nói chung các
phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình
dáng nguyên vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất
để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
7
1.1.3. Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa tự do và trách
nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong
hoạt động khoa học, công nghệ có trong một số giáo trình đạo đức học và
công trình của các tác giả như Nguyễn Đình Hòa; Nguyễn Văn Phúc…,
trong đó nhấn mạnh khoa học và công nghệ có vị trí, vai trò cực kỳ quan
trọng. Tuy nhiên, những tác động của nền kinh tế thị trường đến hoạt động
khoa học, kỹ thuật và công nghệ thường theo hai chiều cả tích cực lẫn tiêu
cực. Đến lượt mình, hoạt động khoa học, công nghệ cũng có tác động hai
mặt tới sự phát triển xã hội, tới lĩnh vực đạo đức. Trong mối quan hệ đó,
“khoa học, kỹ thuật và công nghệ cùng với những thành tựu của nó luôn là
cơ sở, là nền tảng cho sự hình thành, phát triển các giá trị đạo đức thực sự,
chân chính của con người” và “sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ hiện đại cùng với việc nó đang từng bước trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp không chỉ làm thay đổi vị trí của con người trong
quá trình sản xuất, mà hơn thế, còn làm thay đổi căn bản chính nền sản
xuất xã hội. Do đó, khoa học, công nghệ cũng tác động mạnh mẽ đến sự
phát triển của đạo đức, làm thay đổi thang giá trị và những nguyên tắc chi
phối hoạt động của con người, của xã hội”. Song xã hội và đạo đức của nó
cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực mà các nhà khoa học có
công trình được tổng quan đã bước đầu chỉ ra.
1.2. Những công trình nghiên cứu về nội dung của vấn đề tự do
và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ
Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công
nghệ nói riêng và hoạt động lao động, sản xuất của con người nói chung
đang được sự quan tâm của toàn xã hội. Nhìn nhận tầm quan trọng của
8
khoa học, công nghệ trong đời sống xã hội, nhờ có những tiến bộ khoa
học, công nghệ mà con người ngày càng hiểu được thế giới vô hạn và từng
bước giải phóng sức lao động, chuyển từ lao động chân tay sang sử dụng
các phương tiện máy móc, lao động trí óc… Các ngành khoa học cũng đã
cung cấp cho con người những tri thức mới như từng bước khám phá vũ
trụ, khám phá thế giới tự nhiên, cung cấp kiến thức hữu ích cho con người.
Trong hoạt động khoa học, công nghệ, vấn đề quan hệ giữa tự do và trách
nhiệm đạo đức cũng đã được quan tâm nghiên cứu trong các công trình
của các tác giả tiêu biểu như: Thomas Kuhn; Vương Thị Bích Thủy;
Nguyễn Văn Việt; Nguyễn Trọng Chuẩn; Nguyễn Thái Sơn…
1.3. Những công trình nghiên cứu về bài học trong việc kết hợp
hài hòa giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học,
công nghệ ở Việt Nam hiện nay
Để đưa ra bài học cụ thể đối với Việt Nam trong việc kết hợp hài hòa
giữa phát triển tự do và nâng cao trách nhiệm đạo đức trong hoạt động
khoa học, công nghệ, tác giả luận án đã tìm hiểu một số nghiên cứu của
các tác giả như: Nguyễn Thị Lan Hương; Phạm Văn Đức; Lê Thi; Nguyễn
Văn Việt; Nguyễn Văn Phúc; Nguyễn Thái Sơn… Trong các nghiên cứu
này, các tác giả ít nhiều có bàn đến giải pháp để con người có trách nhiệm
hơn đối với các hậu quả do hoạt động khoa học, công nghệ của mình gây
nên như: giải pháp đối với vấn đề môi trường, đối với các vấn đề của công
nghệ y - sinh học… Nhưng có thể nói: Lời giải cho câu hỏi: làm thế nào để
có thể kết hợp hài hòa giữa phát triển tự do, đồng thời nâng cao trách
nhiệm đạo đức của các chủ thể trong hoạt động khoa học, công nghệ ở
Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tuy là cần thiết,
nhưng cho đến nay, tác giả luận án chưa tìm thấy một nghiên cứu nào về
9
vấn đề này ở Việt Nam. Có thể nói, đây là một khoảng trống lớn cần
nghiên cứu.
1.4. Giá trị của những công trình được tổng quan và những vấn
đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm
1.4.1. Giá trị những công trình được tổng quan
Thứ nhất, những công trình nghiên cứu tiêu biểu trên đã đề cập đến
những khía cạnh quan trọng của khái niệm tự do, khái niệm trách nhiệm,
trách nhiệm đạo đức; hoạt động khoa học, công nghệ; mối quan hệ giữa tự
do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ.
Thứ hai, những công trình nghiên cứu trên ở những góc độ nhất định
đã phân tích được những nội dung cơ bản của vấn đề tự do và trách nhiệm
đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ nói chung và trong hoạt
động khoa học, công nghệ ở Việt Nam hiện nay nói riêng.
Thứ ba, những công trình nghiên cứu trên là những gợi ý cho tác giả
luận án rút ra những bài học đối với Việt Nam hiện nay trong việc kết
hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học,
công nghệ.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, có hệ
thống từ góc độ lý luận cho đến nội dung và bài học nhằm phát triển tự do
và nâng cao trách nhiệm đạo đức của con người trong hoạt động khoa học,
công nghệ nói chung và ở Việt Nam hiện nay nói riêng, đó là khoảng trống
lớn để tác giả luận án thực hiện đề tài.
1.4.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng
tỏ thêm
Một là, tiếp tục nghiên cứu làm rõ về mặt lý luận các quan điểm về
tự do và trách nhiệm, trách nhiệm đạo đức. Đặc biệt, luận án cần làm sáng
10
tỏ một cách có hệ thống quan hệ giữa tự do và trách nhiệm được thể hiện
như thế nào..
Tiếp đến, về mặt lý luận, luận án cần làm rõ nội hàm của khái niệm
hoạt động khoa học, công nghệ và xác định rõ, tự do và trách nhiệm đạo
đức trong hoạt động khoa học, công nghệ là gì?
Hai là, phân tích những nội dung cơ bản của vấn đề tự do và trách
nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và nhận diện một số
vấn đề đặt ra hiện nay đối với Việt Nam trong lĩnh vực này.
Ba là, rút ra được những bài học chủ yếu đối với Việt Nam hiện nay
trong việc kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt
động khoa học, công nghệ.
Như vậy, có thể nói, đề tài luận án là sự kế thừa kết quả của các
nghiên cứu lý luận đi trước về những vấn đề về tự do và trách nhiệm
trong hoạt động khoa học, công nghệ. Tuy nhiên, những khoảng trống lý
luận và thực tiễn trong các nghiên cứu đó và tầm quan trọng của việc
góp phần khắc phục khỏng trống đó ở Việt Nam trong tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã thôi thúc tôi lựa chọn “Vấn đề tự
do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và
bài học đối với Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu trong Luận
án của mình.
11
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỰ DO
VÀ TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG
KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ
2.1. Quan niệm về tự do và trách nhiệm đạo đức
2.1.1. Quan niệm về tự do
Tự do là sự nhận thức được các quy luật khách quan và buộc hoạt
động của chủ thể nương theo những quy luật đó nhằm đạt được những mục
đích của mình một cách hiệu quả, tối ưu nhất.
Tự do được bàn đến trong xã hội, trong hệ thống các quan hệ giữa
người với người. Tự do cần cho con người trong việc tạo ra các giá trị vật
chất và giá trị tinh thần để thông qua đó, mỗi cá nhân bộc lộ toàn bộ khả
năng và thiên hướng của mình.
Tự do biểu hiện một cách tập trung và thực tế ở các quyền cơ bản của
con người. Tự do nghĩa là con người có những quyền - những quyền này là
bất khả xâm phạm. Sự phát triển và sự phong phú các quyền, cũng như
những đảm bảo xã hội cho sự thực hiện các quyền đó trở thành tiêu chí của
sự phát triển tự do và tiến bộ xã hội.
2.1.2. Quan niệm về trách nhiệm, trách nhiệm đạo đức
- Khái niệm trách nhiệm
Trách nhiệm là những việc con người phải làm, không thể lảng tránh
được. Cho nên, nó còn là khả năng con người ý thức được những kết quả
hoạt động của mình, đồng thời, là thái độ của con người trong việc thực
hiện nghĩa vụ do xã hội đặt ra. Thái độ này thể hiện ở mức độ hoàn thành
nghĩa vụ đạo đức và các quy định pháp luật.
- Trách nhiệm đạo đức - Ethical Responsibilities
Xét về mặt khái niệm, có thể hiểu trách nhiệm đạo đức là tổng hợp
những nguyên tắc, chuẩn mực được xã hội thừa nhận, nhưng chưa được
12
(hay không cần) luật pháp quy định. Nhờ đó mà con người tự giác điều
chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của người
khác và tiến bộ xã hội.
Trách nhiệm đạo đức là hình thức đích thực nhất của trách nhiệm. Nó
cao hơn, và bao hàm trong đó cả trách nhiệm pháp lý. Bởi vì, con người ở
bất cứ đâu, ở môi trường làm việc, sinh sống nào, thì trách nhiệm đạo đức,
sự đòi hỏi của chính lương tâm luôn thúc đẩy cá nhân họ phải làm
tròn nghĩa vụ được giao phó và làm tròn trách nhiệm pháp lý yêu cầu.
Đồng thời, họ được hưởng thụ các quyền lợi vật chất, tinh thần đã được
nhà nước ban hành và các tổ chức quần chúng chính trị - xã hội quy định.
2.1.3. Mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm đạo đức
Tự do và trách nhiệm có nội dung phong phú và khác biệt. Nhưng
chính sự khác biệt của chúng lại ẩn chứa một mối liên hệ không thể tách rời,
thống nhất và bổ sung cho nhau. Không thể có trách nhiệm mà không được
tự do trong lựa chọn giá trị và hoạt động, cũng như không thể có tự do
thuần túy không liên quan gì đến trách nhiệm đối với người khác, đối với xã
hội. Chỉ cá nhân tự do và trách nhiệm mới có thể hiện thực hóa hết mình
trong hành động xã hội và chỉ như vậy mới khai mở hết năng lực của mình.
2.2. Tự do, trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học,
công nghệ
2.2.1. Khái niệm hoạt động khoa học, công nghệ
Hoạt động khoa học, công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học,
nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng
công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt
động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.
2.2.2. Khái niệm tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ
Tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ là khả năng của các chủ
thể hoạt động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ hiểu được ranh giới
13
pháp luật cho phép và ranh giới đạo đức cho phép để các chủ thể ấy có thể
hành động với mục tiêu vì con người, vì sự phát triển chung của toàn nhân
loại. Như vậy, tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ không đơn
thuần là trạng trái tinh thần - trạng thái tự do của các nhà khoa học trong
nghiên cứu và ứng dụng khoa học mà cao hơn thế nó chính là quá trình mà
các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu tìm ra được đúng quy luật vận động
và phát triển của sự vật, hiện tượng để từ đó đề ra được những giải pháp
(phát minh) nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Có nghĩa là, những khám phá,
phát minh khoa học của các nhà khoa học được ứng dụng vào thực tiễn và
được thực tiễn kiểm nghiệm tính đúng đắn của chúng chính là tự do chân
chính của hoạt động khoa học, công nghệ.
2.2.3. Khái niệm trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học,
công nghệ
Có thể hiểu trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công
nghệ là thái độ, hành vi, nhận thức của các chủ thể hoạt động trong lĩnh
vực này. Đó là trách nhiệm đạo đức của nhà khoa học trong quá trình
nghiên cứu khoa học của mình. Đó là trách nhiệm đạo đức của các chủ thể
trong ứng dụng các thành quả nghiên cứu khoa học vào trong thực tiễn đời
sống. Sự thiếu trách nhiệm thể hiện rõ nhất ở hành vi của các cá nhân, tổ
chức sử dụng các sản phẩm khoa học, công nghệ lạc hậu, không còn phù
hợp với tiêu chuẩn sống của con người để duy trì và phát triển sản xuất
nhằm thu lợi cho mình, gây ra những hệ lụy cho xã hội. Sau trách nhiệm
của doanh nghiệp, phải kể đến trách nhiệm của nhà nước trong quản lý
hoạt động khoa học, công nghệ.
2.3. Mối quan hệ giữa đạo đức và khoa học, công nghệ
Mối quan hệ giữa đạo đức với khoa học là một trong những vấn đề
quan trọng của cuộc sống con người. Xã hội càng phát triển, khoa học
càng đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhân loại càng cần đến đạo đức.
14
Quan hệ giữa khoa học với đạo đức là quan hệ giữa cái chân với cái thiện.
Lý tưởng của khoa học và lý tưởng của đạo đức là thống nhất với nhau.
Trong cái thiện (đạo đức) đã bao hàm cái chân (chân lý khoa học) và trong
cái chân lý đã bao hàm cái thiện. Khoa học chân chính không thể thù địch
với đạo đức tiến bộ. Không một phát minh khoa học chân chính nào không
đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. Tri thức khoa học còn giúp
cho chủ thể đạo đức nhận thức, lựa chọn, đánh giá đúng đắn các giá trị đạo
đức. Đến lượt mình, chính ý thức đạo đức, đặc biệt là lý tưởng đạo đức,
đóng vai trò không nhỏ tạo ra một trong những động lực của sự phát triển
khoa học, của sự tìm tòi chân lý.
Tóm lại, ở chương này, tác giả luận án đã tập trung làm rõ các khái
niệm: tự do, trách nhiệm, tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ, trách
nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ, cũng như mối quan
hệ giữa đạo đức và khoa học, công nghệ.
Chương 3
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM
ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ
3.1. Tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ
3.1.1. Biểu hiện của tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ
* Tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ được minh chứng bằng
thực tế là những khám phá, phát minh của con người ngày càng tăng lên
Những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ
hiện đại - kết quả của sự phát triển vượt bậc trong hoạt động khoa học,
công nghệ là những minh chứng tuyệt vời, chứng minh rằng các nhà khoa
học đã càng ngày càng đạt đến tự do khi nghiên cứu và ứng dụng thành
công các phát minh, khám phá khoa học của mình vào thực tiễn, phục vụ
15
cho nhu cầu cuộc sống ngày càng phát triển của con người. Các thành tựu
của hoạt động khoa học, công nghệ có mặt ở mọi lĩnh vực nghiên cứu như:
kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ y - sinh học…
* Tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ với tư cách là quyền
con người
Phát triển vừa là hệ quả của tự do, đồng thời cũng là tiền đề để con
người tự do nhiều hơn. Và, tự do đã trở thành điều kiện cho sự phát triển
khoa học và công nghệ hiện đại. Tự do trong hoạt động khoa học, công
nghệ không những phát huy sức sáng tạo của cá nhân, tổ chức mà còn phát
huy sức mạnh tổng thể từ những cái đã có, để sáng tạo ra những cái cần có.
Do đó, xã hội cần tạo mọi điều kiện và cho phép các nhà khoa học được tự
do nghiên cứu, tự do ứng dụng các thành quả nghiên cứu khoa học đến
đâu, trong phạm vi nào. Thêm vào đó, mỗi quốc gia cũng tự xây dựng cho
mình chiến lược phát triển khoa học, công nghệ riêng.
3.1.2. Giới hạn của tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ
* Những hậu quả tiêu cực trong hoạt động khoa học, công nghệ là
một trong những giới hạn của tự do của con người trong hoạt động này
Sự phát triển kinh tế, công nghệ tạo điều kiện cho sự phát triển con
người thông qua việc đáp ứng ngày một đầy đủ hơn các nhu cầu về vật
chất, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giải trí... Tất cả những điều đó làm cho
sự lựa chọn giá trị cũng như hoạt động của con người ngày càng tự do hơn,
được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, khoa học, công nghệ với đỉnh cao là cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và hiện nay nhân loại đang
bước vào cách mạng công nghệ 4.0, với nhiều mặt trái của nó như: môi
trường sinh thái bị ô nhiễm, hậu quả tiêu cực của Cuộc cách mạng thông
tin - công nghệ như tội phạm mạng máy tính, những hệ lụy chưa giải đáp
được do Công nghệ y - sinh học gây ra, như hậu quả của công nghệ hạt
nhân nguyên tử, công nghệ vũ trụ, công nghệ vật liệu mới… Như vậy,
16
những hậu quả tiêu cực và những thách thức từ các thành tựu của khoa học
và công nghệ còn rất nhiều. Những gì nêu trên đây mới chỉ là những ví dụ
cụ thể trong một số công nghệ điển hình hiện nay. Điều đó nói lên con
người (trong đó có ở Việt Nam) chưa thể làm chủ được quá trình sử dụng
công nghệ phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất nước. Nó cũng là giới hạn
của tự do của con người trong hoạt động khoa học, công nghệ.
* Trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm đạo đức cũng là ranh giới
của tự do lựa chọn trong nghiên cứu của các nhà khoa học
Tự do trong nghiên cứu khoa học là quá trình các nhà khoa học nhận
thức được các quy luật khách quan để chủ động và tích cực cải tạo xã hội
phát triển. Khi khoa học, công nghệ ngày càng phát triển thì tự do đó của
con người lại càng có điều kiện được nâng lên nhưng nó không đơn thuần
ở lĩnh vực nhận thức sự vật, hiện tượng mà theo đó là hàng loạt những vấn
đề về đạo đức được đặt ra. Do vậy, trong lĩnh vực hoạt động này, tự do của
con người là tự do có giới hạn - tự do tương đối.
3.2. Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ
3.2.1. Trách nhiệm đạo đức của các nhà khoa học trong nghiên
cứu khoa học
* Trách nhiệm đạo đức của nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu
Nhà khoa học có trách nhiệm đạo đức là nhà khoa học đặt ra câu hỏi
nghiên cứu đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức, trong quy trình làm thí
nghiệm hay thu thập dữ liệu, trách nhiệm đạo đức đòi hỏi nhà nghiên cứu
tuân thủ các quy tắc như tôn trọng quyền của đối tượng tham gia nghiên
cứu, và trung thực như không được thay đổi và ngụy tạo dữ liệu. Trong
giai đoạn công bố kết quả nghiên cứu, trách nhiệm đạo đức của nhà nghiên
cứu đòi hỏi họ phải báo cáo đầy đủ và chính xác dữ liệu thu thập được, và
phải tôn trọng các tiêu chuẩn về đứng tên tác giả bài báo khoa học. Có như
vậy thì khoa học, cũng như văn hóa trong nghiên cứu khoa học mới có thể
tồn tại được.
17
* Trách nhiệm đạo đức của nhà khoa học trước những hệ quả xấu do
những nghiên cứu của họ gián tiếp gây ra
Những hậu quả do hoạt động khoa học, công nghệ hiện nay gây ra
đối với cuộc sống con người là không thể xem nhẹ. Vậy các nhà khoa học
có phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng và truyền bá các kết quả nghiên
cứu của mình không? Đây là câu hỏi xuyên suốt tiến trình phát triển của
khoa học - công nghệ.
3.2.2. Trách nhiệm đạo đức của các cá nhân, tổ chức trong ứng
dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống
Trách nhiệm này trước hết đòi hỏi các tổ chức, cá nhân cần ưu tiên
đầu tư cho sản xuất các công nghệ mới, thiết bị mới, sản phẩm thân thiện
với môi trường, sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu, năng lượng, tìm
kiếm các vật liệu mới trong sản xuất, để hạn chế rác thải ra môi trường.
Một là, trách nhiệm của các chủ thể trong hoạt động khoa học, công
nghệ trước những vấn đề về môi trường sinh thái.
Hai là, trách nhiệm đạo đức của các tổ chức, cá nhân ứng dụng công
nghệ vào sản xuất và đời sống đối với sự tồn tại và phát triển của chính
bản thân con người.
Minh họa điển hình nhất có thể tìm thấy trong lĩnh vực công nghệ
sinh học.
Trong công nghệ sinh học cuộc “cách mạng xanh” diễn ra vào những
năm 60 - 70 của thế kỷ XX đã từng cứu nhiều nước châu Á và Mỹ Latinh
thoát khỏi nạn đói, đặc biệt là ở Braxin và Ấn Độ. Bắt đầu từ những năm
80, nhân loại bước vào giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng này, tập
trung vào phát triển, lai tạo các giống mới có năng suất cao, xây dựng hệ
thống tưới tiêu hiện đại, tăng luân canh và tìm ra những loại hóa chất mới
đảm bảo cho cây trồng phát triển. Song, chỉ sau đó thôi, con người lại phải
gánh chịu hậu quả nặng nề về ô nhiễm môi trường và về vệ sinh, an toàn
lương thực, thực phẩm cũng do chính công nghệ gen cùng với các công
18
nghệ khác mang lại. Tác hại của các sản phẩm chuyển đổi gen đối với con
người là chưa thể lường hết, do đó cũng là thách thức lớn đối với con
người; Các nghiên cứu trong lĩnh vực nhân bản vô tính sẽ có nguy cơ bị
lạm dụng vào các mục đích phi nhân tính.
Tóm lại, ở chương này, tác giả luận án đã tập trung phân tích những
nội dung cơ bản của vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động
khoa học, công nghệ. Trả lời các câu hỏi: biểu hiện của tự do trong hoạt
động khoa học, công nghệ là gì? Trách nhiệm đạo đức của các chủ thể
trong hoạt động khoa học, công nghệ là gì?
Chương 4
TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC
TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ: MỘT SỐ
VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. Một số vấn đề về tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt
động khoa học, công nghệ được đặt ra hiện nay
4.1.1. Vấn đề đặt ra đối với các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên
cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ
Thứ nhất, tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học,
công nghệ đặt ra vấn đề giới hạn của những sáng tạo khoa học, công nghệ.
Thứ hai, tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học,
công nghệ đặt ra vấn đề cơ sở đạo đức của hoạt động khoa học, công nghệ.
4.1.2. Vấn đề đặt ra đối với chủ thể quản lý hoạt động khoa học,
công nghệ
Thứ nhất, vấn đề gian lận trong nghiên cứu khoa học có xu hướng
gia tăng.
Đặt ra vấn đề là chủ thể quản lý các cấp từ cơ sở đến nhà nước trung
ương phải ngăn ngừa, đối phó với các hình thức gian lận trong hoạt động
19
khoa học như thế nào cho hữu hiệu để khoa học thực sự phát triển mang lại
lợi ích cho xã hội và làm sáng thêm nhân cách của nhà khoa học?
Thứ hai, nền tảng sở hữu trí tuệ trong hoạt động khoa học, công nghệ
chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ và không vững chắc.
Thứ ba, đảm bảo thực hành dân chủ thực chất trong hoạt động khoa
học, công nghệ.
Thứ tư, sự quản lý, điều phối hoạt động khoa học, công nghệ bằng
các công cụ pháp luật còn thiếu và yếu, không nhất quán và thiếu triệt để.
4.2. Bài học đối với các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và
ứng dụng khoa học, công nghệ
4.2.1. Các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và ứng dụng
khoa học, công nghệ cần xác định rõ giới hạn của những sáng tạo khoa
học, công nghệ
Việc xác định ngưỡng của tự do trong sáng tạo khoa học vô cùng cần
thiết bởi tự nó sẽ quyết định tính hướng đích của kết quả nghiên cứu. Tự
do trong sáng tạo khoa học, công nghệ chính là sự “làm chủ” những sáng
tạo của mình ở khía cạnh tích cực. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt
động khoa học, công nghệ cần phải lựa chọn dứt khoát rằng: con người
nắm lấy khoa học, công nghệ chứ không phải là ngược lại.
4.2.2. Các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và ứng dụng
khoa học, công nghệ cần nhận thức rõ cơ sở đạo đức của những sáng
tạo khoa học, công nghệ
Xét ở khía cạnh đạo đức học, đặc biệt là từ mối quan hệ của tự do và
trách nhiệm trong đạo đức học, có thể khẳng định rằng, vấn đề kiểm soát
mặt trái, những khía cạnh tiêu cực của hoạt động khoa học, công nghệ đã
trở thành một vấn đề toàn cầu. Giải quyết những vấn đề toàn cầu đã trở
thành nhiệm vụ cấp bách của thời đại hiện nay, thu hút sự quan tâm của
20
hầu hết giới khoa học và các chính phủ trên thế giới. Trong tính “tự do”
của mình, sự phát triển của khoa học, công nghệ đặt ra yêu cầu cần phải
được “dẫn dắt” bởi những can thiệp kịp thời thông qua một số biện pháp
để con đường phát triển không chệch quy luật của sự phát triển bền vững.
4.3. Bài học đối với Nhà nước Việt Nam trong việc quản lý hoạt
động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ hiện nay
4.3.1. Giải quyết vấn đề gian lận trong nghiên cứu khoa học hiện nay
Tệ nạn gian lận trong nghiên cứu khoa học đang ngày càng phổ biến
trên thế giới và Việt Nam không thuộc trường hợp loại trừ với nhiều hình
thức biểu hiện khác nhau. Kinh nghiệm từ nước ngoài cung cấp cho chúng
ta một số bài học về cách thức giải quyết vấn đề này cho các trường đại
học ở nước ta.
Thứ nhất, Bộ Khoa học và Công nghệ cần phải có một đơn vị để đối
phó và xử lí với các trường hợp gian lận trong khoa học.
Thứ hai, giáo dục đạo đức khoa học cho trí thức từ khi họ còn là
sinh viên
Thứ ba, ở nước ta, gian lận trong nghiên cứu khoa học có biểu hiện
nhiều nhất ở nạn đạo văn. Theo chúng tôi, ngoài việc dạy cho học sinh,
sinh viên phân biệt được thế nào là đạo văn và thế nào là trích dẫn một
cách đàng hoàng, trung thực, bao quát để giải quyết tận gốc nạn đạo văn,
hay rõ hơn là “đạo” tri thức ở nước ta, thì cần cải tổ từ hệ thống giáo dục.
4.3.2. Tăng cường công tác sở hữu trí tuệ trong hoạt động khoa
học, công nghệ
Sở hữu trí tuệ là sở hữu các sáng tạo của trí tuệ. Do đó, đảm bảo
quyền sở hữu trí tuệ là việc của Nhà nước dành cho các cá nhân sự kiểm
soát độc quyền các sản phẩm trí tuệ của họ trong một thời hạn nhất định,
nhằm ngăn ngừa sự khai thác các sản phẩm đó một cách tự do. Sở hữu trí
21
tuệ trong hoạt động khoa học, công nghệ thường được hiểu gồm các
quyền: sở hữu công nghiệp; quyền tác giả và các quyền có liên quan đến
quyền tác giả; quyền đối với giống cây trồng.
4.3.3. Xây dựng môi trường dân chủ trong hoạt động khoa học,
công nghệ
Dân chủ hoá trong việc ra các quyết định về khoa học, công nghệ sẽ
là là điều kiện cần thiết để đảm bảo được sự kiểm soát của xã hội đối với
các thành tựu khoa học và công nghệ.
Một là, dân chủ đối với các chủ thể tham gia nghiên cứu khoa học.
Hai là, dân chủ trong xác định, tuyển chọn nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học.
Ba là, dân chủ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.
Bốn là, dân chủ trong đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm
vụ nghiên cứu khoa học.
Năm là, dân chủ (công bằng quyền - nghĩa vụ) về lợi ích trong
nghiên cứu khoa học.
4.3.4. Luật hoá một số trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa
học, công nghệ
Để hạn chế một cách có hiệu quả những mặt trái của sự phát triển
khoa học, công nghệ, các phát minh khoa học và việc sử dụng chúng cần
phải có sự ràng buộc về mặt pháp lý mới đủ hiệu lực làm cho trách nhiệm
của nhà khoa học và người sử dụng kết quả khoa học được thực hiện một
cách triệt để và nghiêm túc nhất.
Tóm lại, ở chương này, tác giả luận án đã khái quát những vấn đề về
tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ được
đặt ra đối với Việt Nam hiện này. Từ đó, tác giả rút ra những bài học đối
với Việt Nam hiện nay trong vấn đề này.
22
KẾT LUẬN
Ngày nay, cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra trên quy mô
toàn cầu, đã và đang làm cho tự do và trách nhiệm của con người được
nâng cao và phong phú hơn bao giờ hết. Những nhân tố cơ bản nhất quy
định quá trình hiện đại hoá xã hội, như kinh tế thị trường, tiến bộ công
nghệ, dân chủ hoá, toàn cầu hoá... đang thúc đẩy mạnh mẽ, nhưng đồng
thời cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với sự phát triển tự do và
trách nhiệm của con người. Chính những nhân tố này đang tạo ra những
điều kiện, những đảm bảo ngày một tốt hơn cả về mặt vật chất lẫn về
mặt tinh thần cho sự phát triển tự do và trách nhiệm của con người. Sự
phát triển kinh tế, công nghệ tạo điều kiện cho sự phát triển con người
thông qua việc đáp ứng ngày một đầy đủ hơn các nhu cầu về vật chất,
chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giải trí... Sự phát triển của dân chủ tạo
điều kiện mở rộng các quyền của con người: quyền tự do kinh doanh, tự
do cư trú, tự do hoạt động tôn giáo, tự do lập hiệp hội, tự do tham gia
rộng rãi vào đời sống chính trị, văn hóa, xã hội... Tất cả những điều đó
làm cho sự lựa chọn giá trị cũng như hoạt động của con người ngày càng
tự do hơn, được đảm bảo hơn. Đồng thời, thông qua những hoạt động tự
do đó, trách nhiệm của con người đối với cộng đồng, với xã hội và với
nhân loại cũng ngày càng được mở rộng và nâng cao. Tuy nhiên, trong
bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, với sự xuất hiện và ngày một gia tăng
mức trầm trọng của những vấn đề toàn cầu thì tự do và trách nhiệm của
con người cũng đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng. Tính
mạng của con người, tức là quyền sống cũng như các quyền tự do khác
23
của con người, đang bị đe doạ bởi đại dịch AIDS, chủ nghĩa khủng bố,
chiến tranh khu vực, ô nhiễm môi trường...
Những vấn đề đó và hàng loạt những vấn đề khác nữa đang đòi hỏi
phải có sự nâng cao trách nhiệm không chỉ của các tổ chức quốc tế, các
quốc gia, các dân tộc, mà còn của toàn nhân loại. Và, cũng chính trong
việc nâng cao trách nhiệm nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh từ quá
trình hiện đại hóa, toàn cầu hoá, tự do của mỗi người và của loài người
được nâng lên một tầm cao mới.
Trong quá trình biến đổi, cải tạo tự nhiên, cải tạo bản thân mình,
con người luôn đụng độ với những vấn đề hết sức phức tạp, nan giải mà
ở đó, cái đúng, cái sai, cái phúc, cái họa đan xen với nhau một cách khó
lường. Những gì đang diễn ra hôm nay trong lĩnh vực khoa học và công
nghệ đang đặt ra cho con người trước một thách thức rất lớn về sự phát
triển của chính bản thân mình và xã hội. Điều đó đòi hỏi phải có một
chiến lược phát triển lâu dài cho xã hội. Bài học kinh nghiệm xương
máu về việc con người tàn phá môi trường khi lạm dụng thành tựu của
cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật vẫn còn đó. Tuy ngày nay, con
người đang thực hiện chiến lược phát triển lâu bền nhưng những hậu quả
tiêu cực vẫn đang tiếp tục diễn ra theo chiều hướng xấu. Những hậu quả
đó đang tiếp tục tác động lên chính bản thân con người và xã hội loài
người. Con người không thể ngồi yên chờ tai họa đổ xuống đầu mình.
Hơn nữa, những tai họa đó lại do chính con người tạo ra. Phải làm gì để
con người và xã hội loài người có thể tiếp tục phát triển?
Có lẽ câu trả lời chung nhất cho chiến lược phát triển khoa học
công nghệ là phải hướng theo mục tiêu cao nhất: vì sự sống của con
24
người với tư cách là một thực thể sinh học xã hội và vì sự phát triển của
xã hội với tư cách là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống tự
nhiên - xã hội. Mọi sự phát triển của khoa học và công nghệ, hay sự
sáng tạo của con người sẽ trở nên vô nghĩa, nếu sự phát triển đó lại
xâm hại đến con người và môi trường sống của nó. Do vậy, trong chiến
lược phát triển lâu bền của xã hội loài người hiện nay, còn cần phải tính
toán một cách đầy đủ và nghiêm túc đến sự an toàn cho bản tính tự
nhiên và bản tính xã hội của con người. Điều này chỉ có thể làm được
chừng nào mà những người có trách nhiệm trong các cộng đồng xã hội
đề ra được và kiểm soát được những chính sách, những bộ luật đúng
đắn, mang tính nhân văn sâu sắc. Còn đối với những người sáng tạo và
ứng dụng khoa học và công nghệ cần phải biết gắn lợi ích cá nhân
trước mắt của bản thân mình với lợi ích lâu dài của cộng đồng, nhận rõ
trách nhiệm nhân loại, trách nhiệm công dân, lương tâm nghề nghiệp
trong công việc mình đang làm. Xã hội tương lai thế nào đang nằm
trong tay các thế hệ hôm nay.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Kim Hồng (2013), "Tự do trong cách mạng khoa học - công
nghệ hiện đại", Tạp chí Khoa học - Công nghệ Hàng Hải, (35).
2. Nguyễn Thị Kim Hồng (2016), "Bàn về hai tiếng “trách nhiệm”, Trong
sách Nghiên cứu triết học ở Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lý
luận, Khoa Triết học - trường Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật,
Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Kim Hồng (2017), "Vấn đề tự do trong nghiên cứu khoa
học", Tạp chí Giáo dục & Xã hội, (76).
4. Nguyễn Thị Kim Hồng (2017), "Trách nhiệm đạo đức của các nhà khoa
học trong nghiên cứu khoa học", Tạp chí Giáo dục & Xã hội, (8).
5. Nguyễn Thị Kim Hồng (2017), "Vấn đề trách nhiệm đạo đức trong
nghiên cứu khoa học", Tạp chí Giáo dục lý luận, (264).
6. Nguyễn Thị Kim Hồng (2017), "Quan điểm của C.Mác về vai trò của
khoa học, công nghệ trong phát triển sản xuất và sự vận dụng của
Đảng ta", Tạp chí Mặt trận, (169).

More Related Content

Similar to Luận án: Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ

Noi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuNoi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuu
CR Trai
 

Similar to Luận án: Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ (20)

Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
 
CHƯƠNG 1.ppt
CHƯƠNG 1.pptCHƯƠNG 1.ppt
CHƯƠNG 1.ppt
 
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).pptSlide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
 
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.docNguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
 
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdttPp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
 
Bai 1.pplnckh
Bai 1.pplnckhBai 1.pplnckh
Bai 1.pplnckh
 
Noi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuNoi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuu
 
Ndtnc
NdtncNdtnc
Ndtnc
 
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
 
Đại cương về Xã hội học.pdf
Đại cương về Xã hội học.pdfĐại cương về Xã hội học.pdf
Đại cương về Xã hội học.pdf
 
Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tien
Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tienChu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tien
Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tien
 
Sinh học và mối quan hệ với triết học
Sinh học và mối quan hệ với triết học Sinh học và mối quan hệ với triết học
Sinh học và mối quan hệ với triết học
 
Dvhnn nang luc-nckh
Dvhnn nang luc-nckhDvhnn nang luc-nckh
Dvhnn nang luc-nckh
 
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
 
Quan Điểm Tự Do Trong Triết Học Hiện Sinh Giá Tr Ị Và H Ạn Chế.doc
Quan Điểm Tự Do Trong Triết Học Hiện Sinh Giá Tr Ị Và H Ạn Chế.docQuan Điểm Tự Do Trong Triết Học Hiện Sinh Giá Tr Ị Và H Ạn Chế.doc
Quan Điểm Tự Do Trong Triết Học Hiện Sinh Giá Tr Ị Và H Ạn Chế.doc
 
Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh Giá trị và hạn chế.doc
Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh Giá trị và hạn chế.docQuan điểm tự do trong triết học hiện sinh Giá trị và hạn chế.doc
Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh Giá trị và hạn chế.doc
 
Triet hoc (sđh)
Triet hoc (sđh)Triet hoc (sđh)
Triet hoc (sđh)
 
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáoĐề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 

Luận án: Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM HỒNG VÊN §Ò Tù DO Vµ TR¸CH NHIÖM §¹O §øC TRONG HO¹T §éNG KHOA HäC, C¤NG NGHÖ Vµ BµI HäC §èI VíI VIÖT NAM HIÖN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 HÀ NỘI - 2018
  • 2. Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn 2. TS. Phan Mạnh Toàn Phản biện 1: ........................................................... ........................................................... Phản biện 2: ........................................................... ........................................................... Phản biện 3: ........................................................... ........................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  • 3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, con người đang phải quan tâm đến những vấn đề lớn như ô nhiễm, hủy hoại môi trường, nghịch lý giữa các thành tựu công nghệ với thái độ ứng xử đạo đức của con người, hay những tác động của toàn cầu hóa đến tiến bộ khoa học, công nghệ và đến đời sống của con người… Tất cả đều đang đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu lý luận và giải quyết thực tiễn. Nổi lên hàng đầu trong số đó là các vấn đề đạo đức nói chung, và tự do, trách nhiệm của con người trong sự phát triển khoa học, công nghệ nói riêng. Bước sang thế kỷ XXI, khoa học và công nghệ hiện đại đã có những bước phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Song, còn đó những hiểm họa của việc ngày càng gia tăng những tác động xấu đến con người và xã hội từ những mặt trái của chính sự phát triển đó. Điều này đã đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách cần giải quyết, trong đó phải trả lời được cho câu hỏi: làm sao có thể kết hợp hài hòa giữa tự do sáng tạo và trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm đạo đức của các chủ thể trong các hoạt động khoa học, công nghệ, vì một sự phát triển lành mạnh của khoa học, công nghệ - nơi con người có thể bộc lộ hết các khả năng của mình, cũng như sự phát triển chung của xã hội loài người? Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã cố gắng tiếp thu và ứng dụng nhiều thành tựu khoa học, công nghệ của thế giới, dành nhiều nguồn lực đầu tư phát triển nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. Những thành tựu tuy còn ít ỏi của khoa học, công nghệ nước nhà đã tạo đà cho đất nước phát triển trên nhiều mặt từ kinh tế đến chính trị, văn hóa,... Tuy nhiên, bên cạnh việc nhận thức được vai trò to lớn của khoa học, công nghệ đối với sự phát triển đất nước,
  • 4. 2 thì chúng ta rất cần hiểu sâu sắc những vấn đề nảy sinh trong hoạt động khoa học, công nghệ, cần được giải quyết như vấn đề quyền tự do, môi trường tự do... trong sáng tạo và ứng dụng khoa học vào sản xuất và đời sống; vấn đề xử lý trách nhiệm của các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ như thế nào? Phải có những biện pháp cụ thể nào để có thể phát huy tối đa sức mạnh của khoa học, công nghệ mà vẫn đảm bảo kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này? Với ý nghĩa đó, chúng tôi cho rằng, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài "Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay" là một việc làm có ý nghĩa lý luận chung không chỉ góp phần làm rõ hơn mối quan hệ biện chứng giữa tự do và trách nhiệm trong hoạt động khoa học, công nghệ, mà còn có ý nghĩa thực tiễn đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ đất nước ta trong bối cảnh chúng ta đang tiến vào kinh tế tri thức và cách mạng 4.0. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án phân tích những nội dung cơ bản của vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam hiện nay nói riêng; từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam hiện nay trong việc kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, tổng quan các công trình nghiên cứu về tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ. Hai là, làm rõ những vấn đề lý luận chung về tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ. Ba là, phân tích những nội dung cơ bản về tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ.
  • 5. 3 Bốn là, khái quát những vấn đề đặt ra và rút ra những bài học cho Việt Nam hiện nay trong việc kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu những nội dung cơ bản của vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động ứng dụng công nghệ. Từ việc phân tích những nội dung cơ bản đó, luận án rút ra một số bài học đối với Việt Nam hiện nay trong việc kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong lĩnh vực hoạt động này. - Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu: Tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ ở Việt Nam từ năm 2007 đến nay - năm đánh dấu Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận triết học Mác - Lênin về quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, về bản chất và chức năng của các hình thái ý thức xã hội như khoa học và đạo đức. Luận án cũng quán triệt chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về vai trò của khoa học, công nghệ trong tiến trình phát triển của đất nước. Ngoài ra, luận án được thực hiện trên cơ sở tiếp thu kết quả của những công trình khoa học trong và ngoài nước thời gian qua có liên quan đến đề tài.
  • 6. 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật, sử dụng các phương pháp như trừu tượng hóa khoa học, thống nhất lịch sử - lôgic, thống nhất phân tích - tổng hợp, diễn dịch - quy nạp, các phương pháp đối chiếu, so sánh, thống kê... 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án phân tích có hệ thống các quan niệm về tự do và trách nhiệm đạo đức cũng như mối quan hệ giữa chúng trong lịch sử tư tưởng triết học phương Tây. - Luận án phân tích sự biểu hiện của tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng. Từ đó, luận án khái quát những vấn đề đặt ra và rút ra một số bài học đối với Việt Nam hiện nay trong việc kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án Những vấn đề mà luận án đề cập và giải quyết sẽ góp phần làm sáng tỏ lý luận về vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Luận án có thể làm tư liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và những người quan tâm nghiên cứu đạo đức học, các vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển khoa học, công nghệ trên thế giới và Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 12 tiết.
  • 7. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu lý luận chung về tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ 1.1.1. Những nghiên cứu lý luận chung về tự do và trách nhiệm đạo đức Tự do và trách nhiệm, được nhìn nhận dưới nhiều giác độ khác nhau bởi các nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau như: triết học, đạo đức học, chính trị học, văn hóa học… Có thể kể đến một số tác giả và công trình nghiên cứu tiêu biểu nhất như sau. - Một số nghiên cứu tập trung riêng vào khái niệm tự do của E. Fromm; K. Jaspers; E.V. Zolotukhiana-Abolina; John Stuart Mill; Vũ Trọng Dung;… cho thấy phần các tác giả đều thống nhất rằng “Tự do là tài sản quý giá nhất; nó không bao giờ tự đến và không được giữ lại một cách tự động. Con người chỉ có thể giữ gìn tự do ở nơi mà nó được ý thức và con người cảm nhận thấy phải có trách nhiệm về nó”. Là một phạm trù lịch sử - tự do được nhận thức và lý giải theo tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Theo Nguyễn Trần Bạt “Tự do là quá trình dịch chuyển song song của ý nghĩ và hành vi”; Đinh Ngọc Thạch chỉ rõ “tự do là giá trị thiêng liêng và là đặc tính bản chất của con người, là cơ sở bản thể luận của đời sống. Phạm trù “Tự do” dùng để chỉ nhu cầu và khả năng của con người trong những hoạt động phù hợp với những lợi ích và mục tiêu của mình, không cần sự can thiệp hay cản trở từ bên ngoài”.
  • 8. 6 - Một số nghiên cứu nghiêng nhiều hơn về khái niệm trách nhiệm của Nguyễn Văn Thức; Trần Đức Cường; Nguyễn Thị Lan Hương… cũng khá nhất trí cho rằng trách nhiệm là khả năng con người ý thức được những kết quả hoạt động của mình trong mối quan hệ giữa cá thể này với cá thể khác và với cộng đồng, cũng như với môi trường sống xung quanh. Đó là những ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm làm đúng đắn, nếu sai trái thì phải chịu hậu quả và có nghĩa vụ, bổn phận khắc phục hậu quả đó. 1.1.2. Những nghiên cứu lý luận về hoạt động khoa học, công nghệ Tài liệu về hoạt động khoa học, công nghệ hàng đầu phải kể đến là Luật khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2013. Luật đã giải thích các thuật ngữ “khoa học”, “công nghệ”, “nghiên cứu khoa học”, “phát triển công nghệ”…; Các khái niệm này và một số khác cũng được đề cập đến trong tài liệu Hướng dẫn điền phiếu thu thập thông tin về nghiên cứu và phát triển năm 2012; Các tác giả ít nhiều có nghiên cứu về hoạt động khoa học, công nghệ như Phan Xuân Dũng; Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Thái Sơn,… đều có ý kiến chung là: khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tư duy được tích lũy trong quá trình lịch sử. Khoa học là cuộc tổng kết sự phát triển lâu dài của tri thức. Mục đích của khoa học là phát hiện ra bản chất và các quy luật khách quan của các đối tượng và giải thích chúng. Khoa học là bộ phận quan trọng nhất của văn hóa tinh thần, là hiện tượng mang tính lịch sử, xã hội xuất hiện trong đời sống con người, là một hình thái ý thức xã hội quan trọng. Còn công nghệ là tổng thể nói chung các phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
  • 9. 7 1.1.3. Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ có trong một số giáo trình đạo đức học và công trình của các tác giả như Nguyễn Đình Hòa; Nguyễn Văn Phúc…, trong đó nhấn mạnh khoa học và công nghệ có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, những tác động của nền kinh tế thị trường đến hoạt động khoa học, kỹ thuật và công nghệ thường theo hai chiều cả tích cực lẫn tiêu cực. Đến lượt mình, hoạt động khoa học, công nghệ cũng có tác động hai mặt tới sự phát triển xã hội, tới lĩnh vực đạo đức. Trong mối quan hệ đó, “khoa học, kỹ thuật và công nghệ cùng với những thành tựu của nó luôn là cơ sở, là nền tảng cho sự hình thành, phát triển các giá trị đạo đức thực sự, chân chính của con người” và “sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại cùng với việc nó đang từng bước trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp không chỉ làm thay đổi vị trí của con người trong quá trình sản xuất, mà hơn thế, còn làm thay đổi căn bản chính nền sản xuất xã hội. Do đó, khoa học, công nghệ cũng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của đạo đức, làm thay đổi thang giá trị và những nguyên tắc chi phối hoạt động của con người, của xã hội”. Song xã hội và đạo đức của nó cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực mà các nhà khoa học có công trình được tổng quan đã bước đầu chỉ ra. 1.2. Những công trình nghiên cứu về nội dung của vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ nói riêng và hoạt động lao động, sản xuất của con người nói chung đang được sự quan tâm của toàn xã hội. Nhìn nhận tầm quan trọng của
  • 10. 8 khoa học, công nghệ trong đời sống xã hội, nhờ có những tiến bộ khoa học, công nghệ mà con người ngày càng hiểu được thế giới vô hạn và từng bước giải phóng sức lao động, chuyển từ lao động chân tay sang sử dụng các phương tiện máy móc, lao động trí óc… Các ngành khoa học cũng đã cung cấp cho con người những tri thức mới như từng bước khám phá vũ trụ, khám phá thế giới tự nhiên, cung cấp kiến thức hữu ích cho con người. Trong hoạt động khoa học, công nghệ, vấn đề quan hệ giữa tự do và trách nhiệm đạo đức cũng đã được quan tâm nghiên cứu trong các công trình của các tác giả tiêu biểu như: Thomas Kuhn; Vương Thị Bích Thủy; Nguyễn Văn Việt; Nguyễn Trọng Chuẩn; Nguyễn Thái Sơn… 1.3. Những công trình nghiên cứu về bài học trong việc kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ ở Việt Nam hiện nay Để đưa ra bài học cụ thể đối với Việt Nam trong việc kết hợp hài hòa giữa phát triển tự do và nâng cao trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ, tác giả luận án đã tìm hiểu một số nghiên cứu của các tác giả như: Nguyễn Thị Lan Hương; Phạm Văn Đức; Lê Thi; Nguyễn Văn Việt; Nguyễn Văn Phúc; Nguyễn Thái Sơn… Trong các nghiên cứu này, các tác giả ít nhiều có bàn đến giải pháp để con người có trách nhiệm hơn đối với các hậu quả do hoạt động khoa học, công nghệ của mình gây nên như: giải pháp đối với vấn đề môi trường, đối với các vấn đề của công nghệ y - sinh học… Nhưng có thể nói: Lời giải cho câu hỏi: làm thế nào để có thể kết hợp hài hòa giữa phát triển tự do, đồng thời nâng cao trách nhiệm đạo đức của các chủ thể trong hoạt động khoa học, công nghệ ở Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tuy là cần thiết, nhưng cho đến nay, tác giả luận án chưa tìm thấy một nghiên cứu nào về
  • 11. 9 vấn đề này ở Việt Nam. Có thể nói, đây là một khoảng trống lớn cần nghiên cứu. 1.4. Giá trị của những công trình được tổng quan và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm 1.4.1. Giá trị những công trình được tổng quan Thứ nhất, những công trình nghiên cứu tiêu biểu trên đã đề cập đến những khía cạnh quan trọng của khái niệm tự do, khái niệm trách nhiệm, trách nhiệm đạo đức; hoạt động khoa học, công nghệ; mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ. Thứ hai, những công trình nghiên cứu trên ở những góc độ nhất định đã phân tích được những nội dung cơ bản của vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ nói chung và trong hoạt động khoa học, công nghệ ở Việt Nam hiện nay nói riêng. Thứ ba, những công trình nghiên cứu trên là những gợi ý cho tác giả luận án rút ra những bài học đối với Việt Nam hiện nay trong việc kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống từ góc độ lý luận cho đến nội dung và bài học nhằm phát triển tự do và nâng cao trách nhiệm đạo đức của con người trong hoạt động khoa học, công nghệ nói chung và ở Việt Nam hiện nay nói riêng, đó là khoảng trống lớn để tác giả luận án thực hiện đề tài. 1.4.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ thêm Một là, tiếp tục nghiên cứu làm rõ về mặt lý luận các quan điểm về tự do và trách nhiệm, trách nhiệm đạo đức. Đặc biệt, luận án cần làm sáng
  • 12. 10 tỏ một cách có hệ thống quan hệ giữa tự do và trách nhiệm được thể hiện như thế nào.. Tiếp đến, về mặt lý luận, luận án cần làm rõ nội hàm của khái niệm hoạt động khoa học, công nghệ và xác định rõ, tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ là gì? Hai là, phân tích những nội dung cơ bản của vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và nhận diện một số vấn đề đặt ra hiện nay đối với Việt Nam trong lĩnh vực này. Ba là, rút ra được những bài học chủ yếu đối với Việt Nam hiện nay trong việc kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ. Như vậy, có thể nói, đề tài luận án là sự kế thừa kết quả của các nghiên cứu lý luận đi trước về những vấn đề về tự do và trách nhiệm trong hoạt động khoa học, công nghệ. Tuy nhiên, những khoảng trống lý luận và thực tiễn trong các nghiên cứu đó và tầm quan trọng của việc góp phần khắc phục khỏng trống đó ở Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã thôi thúc tôi lựa chọn “Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu trong Luận án của mình.
  • 13. 11 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ 2.1. Quan niệm về tự do và trách nhiệm đạo đức 2.1.1. Quan niệm về tự do Tự do là sự nhận thức được các quy luật khách quan và buộc hoạt động của chủ thể nương theo những quy luật đó nhằm đạt được những mục đích của mình một cách hiệu quả, tối ưu nhất. Tự do được bàn đến trong xã hội, trong hệ thống các quan hệ giữa người với người. Tự do cần cho con người trong việc tạo ra các giá trị vật chất và giá trị tinh thần để thông qua đó, mỗi cá nhân bộc lộ toàn bộ khả năng và thiên hướng của mình. Tự do biểu hiện một cách tập trung và thực tế ở các quyền cơ bản của con người. Tự do nghĩa là con người có những quyền - những quyền này là bất khả xâm phạm. Sự phát triển và sự phong phú các quyền, cũng như những đảm bảo xã hội cho sự thực hiện các quyền đó trở thành tiêu chí của sự phát triển tự do và tiến bộ xã hội. 2.1.2. Quan niệm về trách nhiệm, trách nhiệm đạo đức - Khái niệm trách nhiệm Trách nhiệm là những việc con người phải làm, không thể lảng tránh được. Cho nên, nó còn là khả năng con người ý thức được những kết quả hoạt động của mình, đồng thời, là thái độ của con người trong việc thực hiện nghĩa vụ do xã hội đặt ra. Thái độ này thể hiện ở mức độ hoàn thành nghĩa vụ đạo đức và các quy định pháp luật. - Trách nhiệm đạo đức - Ethical Responsibilities Xét về mặt khái niệm, có thể hiểu trách nhiệm đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, chuẩn mực được xã hội thừa nhận, nhưng chưa được
  • 14. 12 (hay không cần) luật pháp quy định. Nhờ đó mà con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của người khác và tiến bộ xã hội. Trách nhiệm đạo đức là hình thức đích thực nhất của trách nhiệm. Nó cao hơn, và bao hàm trong đó cả trách nhiệm pháp lý. Bởi vì, con người ở bất cứ đâu, ở môi trường làm việc, sinh sống nào, thì trách nhiệm đạo đức, sự đòi hỏi của chính lương tâm luôn thúc đẩy cá nhân họ phải làm tròn nghĩa vụ được giao phó và làm tròn trách nhiệm pháp lý yêu cầu. Đồng thời, họ được hưởng thụ các quyền lợi vật chất, tinh thần đã được nhà nước ban hành và các tổ chức quần chúng chính trị - xã hội quy định. 2.1.3. Mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm đạo đức Tự do và trách nhiệm có nội dung phong phú và khác biệt. Nhưng chính sự khác biệt của chúng lại ẩn chứa một mối liên hệ không thể tách rời, thống nhất và bổ sung cho nhau. Không thể có trách nhiệm mà không được tự do trong lựa chọn giá trị và hoạt động, cũng như không thể có tự do thuần túy không liên quan gì đến trách nhiệm đối với người khác, đối với xã hội. Chỉ cá nhân tự do và trách nhiệm mới có thể hiện thực hóa hết mình trong hành động xã hội và chỉ như vậy mới khai mở hết năng lực của mình. 2.2. Tự do, trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ 2.2.1. Khái niệm hoạt động khoa học, công nghệ Hoạt động khoa học, công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ. 2.2.2. Khái niệm tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ Tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ là khả năng của các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ hiểu được ranh giới
  • 15. 13 pháp luật cho phép và ranh giới đạo đức cho phép để các chủ thể ấy có thể hành động với mục tiêu vì con người, vì sự phát triển chung của toàn nhân loại. Như vậy, tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ không đơn thuần là trạng trái tinh thần - trạng thái tự do của các nhà khoa học trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học mà cao hơn thế nó chính là quá trình mà các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu tìm ra được đúng quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng để từ đó đề ra được những giải pháp (phát minh) nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Có nghĩa là, những khám phá, phát minh khoa học của các nhà khoa học được ứng dụng vào thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm tính đúng đắn của chúng chính là tự do chân chính của hoạt động khoa học, công nghệ. 2.2.3. Khái niệm trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ Có thể hiểu trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ là thái độ, hành vi, nhận thức của các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực này. Đó là trách nhiệm đạo đức của nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu khoa học của mình. Đó là trách nhiệm đạo đức của các chủ thể trong ứng dụng các thành quả nghiên cứu khoa học vào trong thực tiễn đời sống. Sự thiếu trách nhiệm thể hiện rõ nhất ở hành vi của các cá nhân, tổ chức sử dụng các sản phẩm khoa học, công nghệ lạc hậu, không còn phù hợp với tiêu chuẩn sống của con người để duy trì và phát triển sản xuất nhằm thu lợi cho mình, gây ra những hệ lụy cho xã hội. Sau trách nhiệm của doanh nghiệp, phải kể đến trách nhiệm của nhà nước trong quản lý hoạt động khoa học, công nghệ. 2.3. Mối quan hệ giữa đạo đức và khoa học, công nghệ Mối quan hệ giữa đạo đức với khoa học là một trong những vấn đề quan trọng của cuộc sống con người. Xã hội càng phát triển, khoa học càng đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhân loại càng cần đến đạo đức.
  • 16. 14 Quan hệ giữa khoa học với đạo đức là quan hệ giữa cái chân với cái thiện. Lý tưởng của khoa học và lý tưởng của đạo đức là thống nhất với nhau. Trong cái thiện (đạo đức) đã bao hàm cái chân (chân lý khoa học) và trong cái chân lý đã bao hàm cái thiện. Khoa học chân chính không thể thù địch với đạo đức tiến bộ. Không một phát minh khoa học chân chính nào không đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. Tri thức khoa học còn giúp cho chủ thể đạo đức nhận thức, lựa chọn, đánh giá đúng đắn các giá trị đạo đức. Đến lượt mình, chính ý thức đạo đức, đặc biệt là lý tưởng đạo đức, đóng vai trò không nhỏ tạo ra một trong những động lực của sự phát triển khoa học, của sự tìm tòi chân lý. Tóm lại, ở chương này, tác giả luận án đã tập trung làm rõ các khái niệm: tự do, trách nhiệm, tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ, trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ, cũng như mối quan hệ giữa đạo đức và khoa học, công nghệ. Chương 3 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ 3.1. Tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ 3.1.1. Biểu hiện của tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ * Tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ được minh chứng bằng thực tế là những khám phá, phát minh của con người ngày càng tăng lên Những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại - kết quả của sự phát triển vượt bậc trong hoạt động khoa học, công nghệ là những minh chứng tuyệt vời, chứng minh rằng các nhà khoa học đã càng ngày càng đạt đến tự do khi nghiên cứu và ứng dụng thành công các phát minh, khám phá khoa học của mình vào thực tiễn, phục vụ
  • 17. 15 cho nhu cầu cuộc sống ngày càng phát triển của con người. Các thành tựu của hoạt động khoa học, công nghệ có mặt ở mọi lĩnh vực nghiên cứu như: kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ y - sinh học… * Tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ với tư cách là quyền con người Phát triển vừa là hệ quả của tự do, đồng thời cũng là tiền đề để con người tự do nhiều hơn. Và, tự do đã trở thành điều kiện cho sự phát triển khoa học và công nghệ hiện đại. Tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ không những phát huy sức sáng tạo của cá nhân, tổ chức mà còn phát huy sức mạnh tổng thể từ những cái đã có, để sáng tạo ra những cái cần có. Do đó, xã hội cần tạo mọi điều kiện và cho phép các nhà khoa học được tự do nghiên cứu, tự do ứng dụng các thành quả nghiên cứu khoa học đến đâu, trong phạm vi nào. Thêm vào đó, mỗi quốc gia cũng tự xây dựng cho mình chiến lược phát triển khoa học, công nghệ riêng. 3.1.2. Giới hạn của tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ * Những hậu quả tiêu cực trong hoạt động khoa học, công nghệ là một trong những giới hạn của tự do của con người trong hoạt động này Sự phát triển kinh tế, công nghệ tạo điều kiện cho sự phát triển con người thông qua việc đáp ứng ngày một đầy đủ hơn các nhu cầu về vật chất, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giải trí... Tất cả những điều đó làm cho sự lựa chọn giá trị cũng như hoạt động của con người ngày càng tự do hơn, được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, khoa học, công nghệ với đỉnh cao là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và hiện nay nhân loại đang bước vào cách mạng công nghệ 4.0, với nhiều mặt trái của nó như: môi trường sinh thái bị ô nhiễm, hậu quả tiêu cực của Cuộc cách mạng thông tin - công nghệ như tội phạm mạng máy tính, những hệ lụy chưa giải đáp được do Công nghệ y - sinh học gây ra, như hậu quả của công nghệ hạt nhân nguyên tử, công nghệ vũ trụ, công nghệ vật liệu mới… Như vậy,
  • 18. 16 những hậu quả tiêu cực và những thách thức từ các thành tựu của khoa học và công nghệ còn rất nhiều. Những gì nêu trên đây mới chỉ là những ví dụ cụ thể trong một số công nghệ điển hình hiện nay. Điều đó nói lên con người (trong đó có ở Việt Nam) chưa thể làm chủ được quá trình sử dụng công nghệ phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất nước. Nó cũng là giới hạn của tự do của con người trong hoạt động khoa học, công nghệ. * Trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm đạo đức cũng là ranh giới của tự do lựa chọn trong nghiên cứu của các nhà khoa học Tự do trong nghiên cứu khoa học là quá trình các nhà khoa học nhận thức được các quy luật khách quan để chủ động và tích cực cải tạo xã hội phát triển. Khi khoa học, công nghệ ngày càng phát triển thì tự do đó của con người lại càng có điều kiện được nâng lên nhưng nó không đơn thuần ở lĩnh vực nhận thức sự vật, hiện tượng mà theo đó là hàng loạt những vấn đề về đạo đức được đặt ra. Do vậy, trong lĩnh vực hoạt động này, tự do của con người là tự do có giới hạn - tự do tương đối. 3.2. Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ 3.2.1. Trách nhiệm đạo đức của các nhà khoa học trong nghiên cứu khoa học * Trách nhiệm đạo đức của nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu Nhà khoa học có trách nhiệm đạo đức là nhà khoa học đặt ra câu hỏi nghiên cứu đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức, trong quy trình làm thí nghiệm hay thu thập dữ liệu, trách nhiệm đạo đức đòi hỏi nhà nghiên cứu tuân thủ các quy tắc như tôn trọng quyền của đối tượng tham gia nghiên cứu, và trung thực như không được thay đổi và ngụy tạo dữ liệu. Trong giai đoạn công bố kết quả nghiên cứu, trách nhiệm đạo đức của nhà nghiên cứu đòi hỏi họ phải báo cáo đầy đủ và chính xác dữ liệu thu thập được, và phải tôn trọng các tiêu chuẩn về đứng tên tác giả bài báo khoa học. Có như vậy thì khoa học, cũng như văn hóa trong nghiên cứu khoa học mới có thể tồn tại được.
  • 19. 17 * Trách nhiệm đạo đức của nhà khoa học trước những hệ quả xấu do những nghiên cứu của họ gián tiếp gây ra Những hậu quả do hoạt động khoa học, công nghệ hiện nay gây ra đối với cuộc sống con người là không thể xem nhẹ. Vậy các nhà khoa học có phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng và truyền bá các kết quả nghiên cứu của mình không? Đây là câu hỏi xuyên suốt tiến trình phát triển của khoa học - công nghệ. 3.2.2. Trách nhiệm đạo đức của các cá nhân, tổ chức trong ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống Trách nhiệm này trước hết đòi hỏi các tổ chức, cá nhân cần ưu tiên đầu tư cho sản xuất các công nghệ mới, thiết bị mới, sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu, năng lượng, tìm kiếm các vật liệu mới trong sản xuất, để hạn chế rác thải ra môi trường. Một là, trách nhiệm của các chủ thể trong hoạt động khoa học, công nghệ trước những vấn đề về môi trường sinh thái. Hai là, trách nhiệm đạo đức của các tổ chức, cá nhân ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống đối với sự tồn tại và phát triển của chính bản thân con người. Minh họa điển hình nhất có thể tìm thấy trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Trong công nghệ sinh học cuộc “cách mạng xanh” diễn ra vào những năm 60 - 70 của thế kỷ XX đã từng cứu nhiều nước châu Á và Mỹ Latinh thoát khỏi nạn đói, đặc biệt là ở Braxin và Ấn Độ. Bắt đầu từ những năm 80, nhân loại bước vào giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng này, tập trung vào phát triển, lai tạo các giống mới có năng suất cao, xây dựng hệ thống tưới tiêu hiện đại, tăng luân canh và tìm ra những loại hóa chất mới đảm bảo cho cây trồng phát triển. Song, chỉ sau đó thôi, con người lại phải gánh chịu hậu quả nặng nề về ô nhiễm môi trường và về vệ sinh, an toàn lương thực, thực phẩm cũng do chính công nghệ gen cùng với các công
  • 20. 18 nghệ khác mang lại. Tác hại của các sản phẩm chuyển đổi gen đối với con người là chưa thể lường hết, do đó cũng là thách thức lớn đối với con người; Các nghiên cứu trong lĩnh vực nhân bản vô tính sẽ có nguy cơ bị lạm dụng vào các mục đích phi nhân tính. Tóm lại, ở chương này, tác giả luận án đã tập trung phân tích những nội dung cơ bản của vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ. Trả lời các câu hỏi: biểu hiện của tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ là gì? Trách nhiệm đạo đức của các chủ thể trong hoạt động khoa học, công nghệ là gì? Chương 4 TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1. Một số vấn đề về tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ được đặt ra hiện nay 4.1.1. Vấn đề đặt ra đối với các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ Thứ nhất, tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ đặt ra vấn đề giới hạn của những sáng tạo khoa học, công nghệ. Thứ hai, tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ đặt ra vấn đề cơ sở đạo đức của hoạt động khoa học, công nghệ. 4.1.2. Vấn đề đặt ra đối với chủ thể quản lý hoạt động khoa học, công nghệ Thứ nhất, vấn đề gian lận trong nghiên cứu khoa học có xu hướng gia tăng. Đặt ra vấn đề là chủ thể quản lý các cấp từ cơ sở đến nhà nước trung ương phải ngăn ngừa, đối phó với các hình thức gian lận trong hoạt động
  • 21. 19 khoa học như thế nào cho hữu hiệu để khoa học thực sự phát triển mang lại lợi ích cho xã hội và làm sáng thêm nhân cách của nhà khoa học? Thứ hai, nền tảng sở hữu trí tuệ trong hoạt động khoa học, công nghệ chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ và không vững chắc. Thứ ba, đảm bảo thực hành dân chủ thực chất trong hoạt động khoa học, công nghệ. Thứ tư, sự quản lý, điều phối hoạt động khoa học, công nghệ bằng các công cụ pháp luật còn thiếu và yếu, không nhất quán và thiếu triệt để. 4.2. Bài học đối với các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ 4.2.1. Các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ cần xác định rõ giới hạn của những sáng tạo khoa học, công nghệ Việc xác định ngưỡng của tự do trong sáng tạo khoa học vô cùng cần thiết bởi tự nó sẽ quyết định tính hướng đích của kết quả nghiên cứu. Tự do trong sáng tạo khoa học, công nghệ chính là sự “làm chủ” những sáng tạo của mình ở khía cạnh tích cực. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động khoa học, công nghệ cần phải lựa chọn dứt khoát rằng: con người nắm lấy khoa học, công nghệ chứ không phải là ngược lại. 4.2.2. Các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ cần nhận thức rõ cơ sở đạo đức của những sáng tạo khoa học, công nghệ Xét ở khía cạnh đạo đức học, đặc biệt là từ mối quan hệ của tự do và trách nhiệm trong đạo đức học, có thể khẳng định rằng, vấn đề kiểm soát mặt trái, những khía cạnh tiêu cực của hoạt động khoa học, công nghệ đã trở thành một vấn đề toàn cầu. Giải quyết những vấn đề toàn cầu đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của thời đại hiện nay, thu hút sự quan tâm của
  • 22. 20 hầu hết giới khoa học và các chính phủ trên thế giới. Trong tính “tự do” của mình, sự phát triển của khoa học, công nghệ đặt ra yêu cầu cần phải được “dẫn dắt” bởi những can thiệp kịp thời thông qua một số biện pháp để con đường phát triển không chệch quy luật của sự phát triển bền vững. 4.3. Bài học đối với Nhà nước Việt Nam trong việc quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ hiện nay 4.3.1. Giải quyết vấn đề gian lận trong nghiên cứu khoa học hiện nay Tệ nạn gian lận trong nghiên cứu khoa học đang ngày càng phổ biến trên thế giới và Việt Nam không thuộc trường hợp loại trừ với nhiều hình thức biểu hiện khác nhau. Kinh nghiệm từ nước ngoài cung cấp cho chúng ta một số bài học về cách thức giải quyết vấn đề này cho các trường đại học ở nước ta. Thứ nhất, Bộ Khoa học và Công nghệ cần phải có một đơn vị để đối phó và xử lí với các trường hợp gian lận trong khoa học. Thứ hai, giáo dục đạo đức khoa học cho trí thức từ khi họ còn là sinh viên Thứ ba, ở nước ta, gian lận trong nghiên cứu khoa học có biểu hiện nhiều nhất ở nạn đạo văn. Theo chúng tôi, ngoài việc dạy cho học sinh, sinh viên phân biệt được thế nào là đạo văn và thế nào là trích dẫn một cách đàng hoàng, trung thực, bao quát để giải quyết tận gốc nạn đạo văn, hay rõ hơn là “đạo” tri thức ở nước ta, thì cần cải tổ từ hệ thống giáo dục. 4.3.2. Tăng cường công tác sở hữu trí tuệ trong hoạt động khoa học, công nghệ Sở hữu trí tuệ là sở hữu các sáng tạo của trí tuệ. Do đó, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ là việc của Nhà nước dành cho các cá nhân sự kiểm soát độc quyền các sản phẩm trí tuệ của họ trong một thời hạn nhất định, nhằm ngăn ngừa sự khai thác các sản phẩm đó một cách tự do. Sở hữu trí
  • 23. 21 tuệ trong hoạt động khoa học, công nghệ thường được hiểu gồm các quyền: sở hữu công nghiệp; quyền tác giả và các quyền có liên quan đến quyền tác giả; quyền đối với giống cây trồng. 4.3.3. Xây dựng môi trường dân chủ trong hoạt động khoa học, công nghệ Dân chủ hoá trong việc ra các quyết định về khoa học, công nghệ sẽ là là điều kiện cần thiết để đảm bảo được sự kiểm soát của xã hội đối với các thành tựu khoa học và công nghệ. Một là, dân chủ đối với các chủ thể tham gia nghiên cứu khoa học. Hai là, dân chủ trong xác định, tuyển chọn nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Ba là, dân chủ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Bốn là, dân chủ trong đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Năm là, dân chủ (công bằng quyền - nghĩa vụ) về lợi ích trong nghiên cứu khoa học. 4.3.4. Luật hoá một số trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ Để hạn chế một cách có hiệu quả những mặt trái của sự phát triển khoa học, công nghệ, các phát minh khoa học và việc sử dụng chúng cần phải có sự ràng buộc về mặt pháp lý mới đủ hiệu lực làm cho trách nhiệm của nhà khoa học và người sử dụng kết quả khoa học được thực hiện một cách triệt để và nghiêm túc nhất. Tóm lại, ở chương này, tác giả luận án đã khái quát những vấn đề về tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ được đặt ra đối với Việt Nam hiện này. Từ đó, tác giả rút ra những bài học đối với Việt Nam hiện nay trong vấn đề này.
  • 24. 22 KẾT LUẬN Ngày nay, cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra trên quy mô toàn cầu, đã và đang làm cho tự do và trách nhiệm của con người được nâng cao và phong phú hơn bao giờ hết. Những nhân tố cơ bản nhất quy định quá trình hiện đại hoá xã hội, như kinh tế thị trường, tiến bộ công nghệ, dân chủ hoá, toàn cầu hoá... đang thúc đẩy mạnh mẽ, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với sự phát triển tự do và trách nhiệm của con người. Chính những nhân tố này đang tạo ra những điều kiện, những đảm bảo ngày một tốt hơn cả về mặt vật chất lẫn về mặt tinh thần cho sự phát triển tự do và trách nhiệm của con người. Sự phát triển kinh tế, công nghệ tạo điều kiện cho sự phát triển con người thông qua việc đáp ứng ngày một đầy đủ hơn các nhu cầu về vật chất, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giải trí... Sự phát triển của dân chủ tạo điều kiện mở rộng các quyền của con người: quyền tự do kinh doanh, tự do cư trú, tự do hoạt động tôn giáo, tự do lập hiệp hội, tự do tham gia rộng rãi vào đời sống chính trị, văn hóa, xã hội... Tất cả những điều đó làm cho sự lựa chọn giá trị cũng như hoạt động của con người ngày càng tự do hơn, được đảm bảo hơn. Đồng thời, thông qua những hoạt động tự do đó, trách nhiệm của con người đối với cộng đồng, với xã hội và với nhân loại cũng ngày càng được mở rộng và nâng cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, với sự xuất hiện và ngày một gia tăng mức trầm trọng của những vấn đề toàn cầu thì tự do và trách nhiệm của con người cũng đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng. Tính mạng của con người, tức là quyền sống cũng như các quyền tự do khác
  • 25. 23 của con người, đang bị đe doạ bởi đại dịch AIDS, chủ nghĩa khủng bố, chiến tranh khu vực, ô nhiễm môi trường... Những vấn đề đó và hàng loạt những vấn đề khác nữa đang đòi hỏi phải có sự nâng cao trách nhiệm không chỉ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia, các dân tộc, mà còn của toàn nhân loại. Và, cũng chính trong việc nâng cao trách nhiệm nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh từ quá trình hiện đại hóa, toàn cầu hoá, tự do của mỗi người và của loài người được nâng lên một tầm cao mới. Trong quá trình biến đổi, cải tạo tự nhiên, cải tạo bản thân mình, con người luôn đụng độ với những vấn đề hết sức phức tạp, nan giải mà ở đó, cái đúng, cái sai, cái phúc, cái họa đan xen với nhau một cách khó lường. Những gì đang diễn ra hôm nay trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đang đặt ra cho con người trước một thách thức rất lớn về sự phát triển của chính bản thân mình và xã hội. Điều đó đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển lâu dài cho xã hội. Bài học kinh nghiệm xương máu về việc con người tàn phá môi trường khi lạm dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật vẫn còn đó. Tuy ngày nay, con người đang thực hiện chiến lược phát triển lâu bền nhưng những hậu quả tiêu cực vẫn đang tiếp tục diễn ra theo chiều hướng xấu. Những hậu quả đó đang tiếp tục tác động lên chính bản thân con người và xã hội loài người. Con người không thể ngồi yên chờ tai họa đổ xuống đầu mình. Hơn nữa, những tai họa đó lại do chính con người tạo ra. Phải làm gì để con người và xã hội loài người có thể tiếp tục phát triển? Có lẽ câu trả lời chung nhất cho chiến lược phát triển khoa học công nghệ là phải hướng theo mục tiêu cao nhất: vì sự sống của con
  • 26. 24 người với tư cách là một thực thể sinh học xã hội và vì sự phát triển của xã hội với tư cách là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống tự nhiên - xã hội. Mọi sự phát triển của khoa học và công nghệ, hay sự sáng tạo của con người sẽ trở nên vô nghĩa, nếu sự phát triển đó lại xâm hại đến con người và môi trường sống của nó. Do vậy, trong chiến lược phát triển lâu bền của xã hội loài người hiện nay, còn cần phải tính toán một cách đầy đủ và nghiêm túc đến sự an toàn cho bản tính tự nhiên và bản tính xã hội của con người. Điều này chỉ có thể làm được chừng nào mà những người có trách nhiệm trong các cộng đồng xã hội đề ra được và kiểm soát được những chính sách, những bộ luật đúng đắn, mang tính nhân văn sâu sắc. Còn đối với những người sáng tạo và ứng dụng khoa học và công nghệ cần phải biết gắn lợi ích cá nhân trước mắt của bản thân mình với lợi ích lâu dài của cộng đồng, nhận rõ trách nhiệm nhân loại, trách nhiệm công dân, lương tâm nghề nghiệp trong công việc mình đang làm. Xã hội tương lai thế nào đang nằm trong tay các thế hệ hôm nay.
  • 27. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Kim Hồng (2013), "Tự do trong cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại", Tạp chí Khoa học - Công nghệ Hàng Hải, (35). 2. Nguyễn Thị Kim Hồng (2016), "Bàn về hai tiếng “trách nhiệm”, Trong sách Nghiên cứu triết học ở Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lý luận, Khoa Triết học - trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Kim Hồng (2017), "Vấn đề tự do trong nghiên cứu khoa học", Tạp chí Giáo dục & Xã hội, (76). 4. Nguyễn Thị Kim Hồng (2017), "Trách nhiệm đạo đức của các nhà khoa học trong nghiên cứu khoa học", Tạp chí Giáo dục & Xã hội, (8). 5. Nguyễn Thị Kim Hồng (2017), "Vấn đề trách nhiệm đạo đức trong nghiên cứu khoa học", Tạp chí Giáo dục lý luận, (264). 6. Nguyễn Thị Kim Hồng (2017), "Quan điểm của C.Mác về vai trò của khoa học, công nghệ trong phát triển sản xuất và sự vận dụng của Đảng ta", Tạp chí Mặt trận, (169).