SlideShare a Scribd company logo
1 of 107
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế,
việc phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề là vấn đề hết sức cần
thiết và có ý nghĩa trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giữ gìn và phát
huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Ngành nghề thủ công truyền
thống, trong đó thủ công mỹ nghệ là bộ phận quan trọng đã hình thành và tồn tại
trong suốt quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói
riêng. Ngành nghề thủ công mỹ nghệ luôn gắn liền với những ngành nghề, phố nghề
sản xuất các sản phẩm thủ công để phục vụ cho các mục đích sử dụng của đời sống
xã hội. Trải qua thăng trầm của thời gian, cho đến nay ngành nghề thủ công mỹ
nghệ vẫn có một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội tại tỉnh Quảng
Trị. Góp phần phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo
ra nhiều việc làm cho lao động, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn,
đóng góp chung và việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong những năm qua, ngành nghề thủ công mỹ nghệ ở Quảng Trị đã giải
quyết việc làm cho hơn 600 hộ gia đình, góp phần nâng cao đời sống cho người dân
ở vùng nông thôn. Đối với Quảng Trị, quá trình hình thành và phát triển của ngành
nghề thủ công mỹ nghệ ngoài những nét chung như bao miền khác trên đất nước thì
có những nét đặc thù riêng của vùng đất này. Theo thống kê, Quảng Trị có hơn 10
làng nghề thủ công mỹ nghệ. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề đều
có bề dày lịch sử lâu đời với lớp nghệ nhân có tay nghề điêu luyện, đóng góp nhiều
đến quá trình bảo tồn và phát huy những giá trị của nghề thủ công truyền thống.
Một số nghề và làng nghề phát triển mạnh vừa cung cấp sản phẩm cho đời sống xã
hội, vừa thu hút khách du lịch như: nón lá Trà Lộc, thêu ren Văn Qũy, đan lát Lan
Đình, dệt thổ cẩm A Bung…tạo nên những sản phẩm đặc trưng góp phần khẳng
định bản sắc văn hóa của vùng đất Quảng Trị.
Bên cạnh những kết quả đạt được, làng nghề vẫn còn nhiều hạn chế như chưa
có quy hoạch, chưa có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm,
quy mô nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở vật chất kỹ thuật phần lớn còn lạc hậu, đa số sử
dụng công cụ thủ công truyền thống, sản phẩm chủ yếu là tự cung tự cấp, tính cạnh
tranh thấp, nhiều ngành nghề truyền thống sản xuất cầm chừng, có nguy cơ mai một
và mất đi…Trong các ngành nghề thủ công truyền thống, ngành nghề thủ công mỹ
nghệ là một trong những nhóm ngành có thế mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên đối với thị
trường xuất khẩu trực tiếp chúng ta vẫn chưa khai thác được do sản phẩm chưa đáp
ứng được nhu cầu của thị trường thế giới, thua kém trong tiếp cận thị trường về mẫu
mã sản phẩm, giá thành, kinh nghiệm thương trường, chưa có các thương nhân lớn
hoạt động trên các lĩnh vực kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.
Để thúc đẩy các ngành tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển bền vững,
tăng khả năng cạnh tranh và đứng vững trong nền kinh tế thị trường, Quảng Trị cần
tìm ra các giải pháp cho các cơ sở sản xuất ở các làng nghề về cách tiếp cận thị
trường, xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm. Đây là yêu cầu vừa cấp thiết
vừa lâu dài nhằm phát huy tiềm năng của ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn
tỉnh Quảng Trị. Xuất phát từ tính cấp thiết đó, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp phát
triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề tỉnh Quảng Trị” làm luận
văn của mình.
2. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng phát triển đối với hàng thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề tỉnh
Quảng Trị ?
- Định hướng phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ này như thế nào ?
- Để phát triển nó cần đưa ra những giải pháp gì ?
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về sản phẩm thủ công mỹ nghệ và làng nghề,
phân tích đánh giá thực trạng đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề,
để đề xuất ra giải pháp nhằm phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng
nghề tỉnh Quảng Trị.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu (lý luận về sản phẩm
thủ công mỹ nghệ, làng nghề,…)
+ Phân tích đánh giá thực trạng phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại
các làng nghề, xác định được các nhân tố cơ bản tác động; xác định nguyên nhân
rào cản làm hạn chế sự phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề
ở Quảng Trị.
+ Đề xuất ra giải pháp, các chính sách nhằm phát triển các sản phẩm thủ công
mỹ nghệ tại các làng nghề tỉnh Quảng Trị.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các hộ gia đình,
cơ sở sản xuất tại các làng nghề tỉnh Quảng Trị.
+ Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: tập trung nghiên cứu một số làng nghề và làng nghề
truyền thống sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, từ đó rút ra được các yếu tố tác
động chủ yếu và đưa ra giải pháp phát triển các sản phẩm tại các làng nghề này.
- Phạm vi không gian: nghiên cứu các làng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Phạm vi thời gian: Các dữ liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2010 - 2014,
các dữ liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2014. Thời gian thực hiện từ ngày
20/09/2014 đến 30/05/2015
5. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu và chọn mẫu điều tra:
- Đối với số liệu thứ cấp: Tôi tiến hành thu thập số liệu từ phòng ban các cơ
quan của sở ban ngành. Sau khi thu thập đầy đủ số liệu, tôi đã tiến hành xử lý và phân
tích các chỉ tiêu ảnh hưởng đến sự phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các
làng nghề.
- Đối với số liệu sơ cấp: Những thông tin này được thu thập thông qua khảo
sát điều tra thực tế tại các làng nghề, phỏng vấn trực tiếp các nghệ nhân trong làng
nghề. Quá trình khảo sát được thực hiện bằng nhiều phương pháp: điều tra trực tiếp,
phỏng vấn các cơ sở sản xuất kinh doanh, các nhà quản lý tại các địa phương có sản
xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở các làng nghề.
Phương pháp xử lý số liệu:
Trên cơ sở điều tra, khảo sát phỏng vấn sẽ xử lý số liệu bằng phương pháp:
phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh... kết hợp với lý luận thực tế.
6. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển sản phẩm thủ công mỹ
nghệ tại các làng nghề
Chương 2: Thực trạng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề
tỉnh Quảng Trị
Chương 3: Định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển sản phẩm thủ công mỹ
nghệ tại các làng nghề tỉnh Quảng Trị
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÁC LÀNG NGHỀ
1.1. Những vấn đề cơ bản về sản phẩm thủ công mỹ nghệ và làng nghề
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến sản phẩm TCMN và làng nghề
1.1.1.1. Làng nghề
Đã có những công trình nghiên cứu về nghề và làng nghề của các nhà kinh tế,
văn hóa, sử học với những quan niệm khác nhàu về làng nghề.
Ở làng nghề, mặc dù vẫn có các hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt,
chăn nuôi…) nhưng đã nổi trội một nghề cổ truyền tính xảo với một tầng lớp thợ
thủ công có cơ cấu tổ chức, có quy trình công nghệ nhất định, chuyên tâm làm nghề,
sống chủ yếu được bằng nghề đó với những sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang tính
hàng hóa.
“LN là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu
tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định. Trong đó, bao gồm
nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết
chặt chẽ về kinh tế - xã hội và văn hoá” [1].
Theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì “làng nghề là một làng tuy vẫn còn trồng
trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan
lát, gốm sứ, làm tương... song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tính xảo với một tầng
lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ
chức), có ông trùm, ông cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy
trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tính, nhất thân
vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công,
những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hóa và có
quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị
và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài”[2].
Như vậy, khái niệm LN được hiểu là những làng ở nông thôn có các ngành
nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và tỷ trọng thu nhập.
1.1.1.2. Làng nghề truyền thống
Theo GS. Hoàng Văn Châu và nhiều người khác [3]: LNTT trước hết là LN
được tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, gồm một hoặc nhiều nghề thủ công
truyền thống, truyền tải giá trị về văn hóa, kỹ thuật, mỹ thuật độc đáo của địa
phương và mang tính lịch sử. LNTT hội tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ thủ công
chuyên nghiệp, có phường nghề, có quy trình công nghệ, có mức độ tinh xảo nhất
định và phần lớn dân làng sống chủ yếu bằng nghề đó. Họ có cùng tổ nghề và đặc
biệt các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc. Ở các LN,
vẫn tồn tại bộ phận sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, nghề thủ công đã tách hẳn ra
khỏi nông nghiệp và thể hiện tính độc lập tương đối của nó.
Ngoài các LNTT, trong thực tế còn có các LN mới du nhập gọi tắt là LN mới.
Đây là những LN có ngành nghề phát triển trong những năm gần đây, chủ yếu do sự
lan toả từ LN truyền thống hoặc do sự du nhập nghề trong quá trình hội nhập giữa
các vùng, các địa phương trong nước và giữa các nước. Ngay các LN truyền thống
cũng có sự đan xen giữa các nghề mới và nghề truyền thống.
1.1.1.3. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Ngành nghề thủ công mỹ nghệ là một bộ phận quan trọng của ngành nghề thủ
công truyền thống. Ngành nghề TCMN có vài trò rất lớn trong quá trình phát triển
ngành nghề TCTT của Việt Nam, sản phẩm tủ công mỹ nghệ là loại sản phẩm nghệ
thuật, kết tinh từ những thành tựu kỹ thuật - công nghệ truyền thống, phương pháp
thủ công tinh xảo với đầu óc sáng tạo nghệ thuật.
Theo Trần Văn Kinh, 2002[4], hàng thủ công là loại sản phẩm nghệ thuật, kết
tinh từ những thành tựu kỹ thuật - công nghệ truyền thống, phương pháp thủ công
tinh xảo, với đầu óc sáng tạo nghệ thuật. Mô hình của ông Trần Văn Kinh được
biểu diễn như sau:
Phương pháp
thủ công tính xảo
+
Sự sáng tạo
nghệ thuật
- >
Hàng thủ công
mỹ nghệ
Hàng TCMN/sản phẩm TCMN được hiểu là một loại hàng thủ công/sản phẩm
thủ công được dùng cho mục đích thưởng thức nghệ thuật và trang trí nhà cửa, nội
thất của khách hàng. [5]
Ngành nghề TCMN bên cạnh các yếu tố cấu thành nó có những nét đặc thù
riêng, đó là: sản phẩm tiêu biểu và đọc đáo của Việt Nam, có giá trị và chất lượng
rất cao, vừa là hàng hóa, vừa là sản phẩm văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật thậm chí trở
thành các di sản văn hóa của dân tộc, mang bản sắc văn hóa Việt Nam. Chính yếu tố
nghệ thuật, văn hóa vật thể là một đặc thù hết sức quan trọng của hàng thủ công mỹ
nghệ. Sự kết hợp giữa phương pháp thủ công tinh xảo và sự sáng tạo nghệ thuật của
nghệ nhân và thợ thủ công để tạo ra hàng thủ công mỹ nghệ đã kéo theo những đặc
thù khác trong sự phát triển của ngành nghề TCMN và được xem như những tiêu
chí của ngành nghề này:
- Tính riêng, đơn chiếc mạnh hơn tính đồng loạt
- Chiều sâu nhiều hơn chiều rộng, mang tính trường phái, giữ bí quyết trong
sáng tạo hơn là sự phổ cập, phổ biến rộng rãi
- Đầy chất trí tuệ, tri thức tích tụ lâu đời
- Sử dụng hàng thủ công đồng thời thưởng thức nó nữa (thưởng tức nghệ thuật
và tư tưởng, trí tuệ)
1.1.2. Đặc điểm và vài trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế xã hội
1.1.2.1. Đặc điểm
- Đặc điểm nổi bật nhất của các làng nghề là tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ
với nông nghiệp. Các làng nghề xuất hiện trong từng làng - xã ở nông thôn sau đó
các ngành nghề thủ công nghiệp được tách dần nhưng không rời khỏi nông thôn,
sản xuất nông nghiệp và sản xuất - kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề
đan xen lẫn nhau, người thợ thủ công trước hết và đồng thời là người nông dân.
- Công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt là các làng
nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu.
Công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ thủ công, công nghệ sản
xuất mang tính đơn chiếc. Nhiều loại sản phẩm có công nghệ - kỹ thuật hoàn toàn
phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí
hóa và điện khí hóa từng bước trong sản xuất, song cũng chỉ có một số không nhiều
nghề có khả năng cơ giới hóa được một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm.
- Đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chổ, hầu hết các
làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn có của nguồn nguyên
liệu sẵn có tại chổ, trên địa bàn địa phương, cũng có thể có một số nguyên liệu phải
nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài như một số loại chỉ thêu, thuốc nhuộm...
song không nhiều.
- Phần đông lao động trong các làng nghề là lao động thủ công, nhờ vào kỹ thuật
khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo của người thợ,
của các nghệ nhân. Trước kia, do trình độ khoa học và công nghệ chưa phát triển thì
hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều là thủ công, giản đơn. Ngày nay,
cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ, việc ứng dụng khoa học - công
nghệ mới vào nhiều công đoạn trong sản xuất của làng nghề đã giảm bớt được
lượng lao động thủ công, giản đơn. Tuy nhiên, một số loại sản phẩm còn có một số
công đoạn trong quy trình sản xuất vẩn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ công tinh
xảo. Việc dạy nghề trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong các gia
đình từ đời nay sang đời khác và chỉ khuôn lại trong từng làng. Sau này, nhiều cơ sở
quốc doanh và hợp tác xã làm nghề thủ công truyền thống ra đời, làm cho phương
thức truyền nghề và dạy nghề đã có nhiều thay đổi, mang tính đa dạng và phong
phú hơn.
- Sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề mang tính đơn chiếc, có tính mỹ
thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Các sản phẩm làng nghề truyền thống
vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vì nhiều loại sản phẩm vừa phục
vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa, công sở nhà nước...
Các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng
tạo nghệ thuật.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang tính địa phương,
tại chỗ và nhỏ hẹp. Bởi sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền
thống, là xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng tại chỗ của các địa
phương. Ở mỗi một làng nghề hoặc một cụm làng nghề đều có các chợ dùng làm
nơi trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề. Cho đến nay, thị
trường làng nghề về cơ bản vẫn là các thị trường địa phương, là tỉnh hay liên tỉnh và
một phần cho xuất khẩu.
- Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là ở quy mô hộ gia
đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân.
1.1.2.2. Vai trò
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đa dạng hóa
kinh tế nông thôn
Quá trình phát triển các làng nghề đã có vai trò tích cực góp phần tăng tỷ trọng
sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng sản xuất
nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất có thu nhập còn rất thấp sang ngành nghề
phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Như vậy, khi ngành nghề thủ công hình thành
và phát triển thì kinh tế nông thôn không chỉ có ngành nông nghiệp thuần nhất mà
bên cạnh là các ngành thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại phát
triển.
Nếu xem xét trên góc độ của sự phân công lao động thì các LN đã có tác động
tích cực tới sản xuất nông nghiệp. Khi các ngành nghề chế biến phát triển, yêu cầu
nguyên liệu từ nông nghiệp nhiều hơn, đa dạng hơn và chất lượng cao hơn. Do đó,
trong nông nghiệp hình thành những bộ phận nông nghiệp chuyên canh hóa, tạo ra
năng suất lao động cao và nhiều sản phẩm hàng hóa [9]. Đồng thời, người nông dân
trước yêu cầu tăng lên của sản xuất sẽ tự tìm thấy nên đầu tư vào lĩnh vực nào có lợi
nhất. Như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã được thực
hiện dưới tác động của sản xuất và nhu cầu thị trường.
- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp chuyển dịch lao
động nông nghiệp sang các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
Yêu cầu phát triển toàn diện kinh tế - xã hội ở nông thôn, tạo việc làm nâng
cao đời sống cho dân cư ở nông thôn là vấn đề quan trọng hiện nay ở nước ta. Do
diện tích đất bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở
khu vực nông thôn trở nên hết sức cấp bách, đòi hỏi sự hỗ trợ về nhiều mặt và đồng
bộ của các ngành nghề và lĩnh vực.
- Cung cấp một khối lượng hàng hóa cho xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế
Khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn sẽ tạo điều kiện cho việc huy
động một cách tối đa mọi nguồn lực sẵn có ở khu vực nông thôn như nguồn lực tự
nhiên, nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật, tiềm năng vốn, các nguyên liệu sẵn có ở
địa phương phục vụ cho sản suất. Do đó, sản xuất được đẩy mạnh và tạo ra nhiều
hàng hóa có chất lượng cao, đa dạng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Măt
khác, sản xuất trong các làng nghề thường tương đối năng động và gắn chặt với nhu
cầu thị trường, vì vậy mà sản xuất của làng nghề mang tính chuyên môn hóa và đa
dạng hóa cao hơn so với sản xuất nông nghiệp. Điều này dẫn đến tỷ trọng sản phẩm
hàng hóa ở các làng nghề thường cao hơn rất nhiều so với các làng thuần nông và
khối lượng sản xuất hàng hóa sản xuất ra cũng lớn hơn nhiều.
Sản phẩm của làng nghề có giá trị kinh tế và xuất khẩu, nên việc phát triển
làng nghề góp phần cùng sản xuất nông nghiệp làm tăng trưởng kinh tế ở nông thôn.
Cho nên phát triển làng nghề là thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo trong
nông thôn.
- Tận dụng nguồn lực, phát huy thế mạnh nội lực của địa phương
Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng của sự phát triển.
Nguồn lực của làng nghề bao gồm những nghệ nhân, những người thợ thủ công và
những chủ cơ sở sản xuất kinh doanh. Khả năng cạnh tranh, sức sống của không ít
sản phẩm như: dệt thổ cẩm, mộc dân dụng, tơ lụa…đều dựa vào tay nghề của người
lao động.
Mỗi làng nghề có những thợ cả, nghệ nhân bậc thầy, họ giữ vai trò quan trọng
trong việc giữ nghề, truyền nghề. Tuy nhiên, số lượng những người giỏi nghề ngày
một ít đi. Trong khi đó kinh nghiệm nghề nghiệp được coi là bí mật, chỉ được
truyền cho con cháu trong gia đình, dòng họ [8]. Điều này làm cản trở không nhỏ
đến chất lượng và khả năng cạnh tranh sản phẩm. Bên cạnh đó, các nghề thủ công
cho phép khai thác triệt để hơn các nguồn lực của địa phương, cụ thể là nguồn lao
động, tiền vốn.
Một khi làng nghề phát triển mạnh, nó sẽ tạo ra một đội ngũ lao động có tay
nghề cao và lớp nghệ nhân mới. Thông qua lực lượng này để tiếp thu những tiến bộ
kỹ thuật và công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản suất, làm cho sản phẩm có chất
lượng cao, giá thành giảm, khả năng cạnh tranh thị trường lớn. Như vậy, các nghề
thủ công phát triển mạnh nó càng có điều kiện để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở
nông thôn. Hơn nữa, khi cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường và hiện đại, chính
là tạo điều kiện cho đội ngũ lao động thích ứng với tác phong công nghiệp, nâng
cao tính tổ chức, tính kỹ luật. Đồng thời, trình độ văn hóa của người lao động nâng
cao, lại là cơ sở thuận lợi cho việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào
lĩnh vực sản xuất và hoạt động dịch vụ trong làng nghề. Bởi vậy, phát triển làng
nghề trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tùy thuộc vào việc xây dựng đội ngũ
nghệ nhân, thợ giỏi và việc truyền nghề cho những lao động trẻ tuổi.
- Khôi phục và phát triển làng nghề góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc
của địa phương
Khai thác được tiềm năng cũng như phát huy được lợi thế so sánh, lợi thế nhờ
quy mô ở từng vùng, từng địa phương góp phần thực hiện thành công sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước nói chung và CNH, HĐH nông thôn nói riêng.
Như vậy, làng nghề không chỉ là nơi sản xuất ra hàng hóa mà còn chứa đựng
những tiềm ẩn giá trị văn hóa tinh thần, truyền thống văn hóa của dân tộc được lưu
truyền bao đời nay. Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc phát
triển làng nghề còn là cơ sở để tổ chức du lịch làng nghề thu lợi nhuận cao, có khả
năng thu hút đông đảo du khách tìm hiểu, chiêm ngưỡng những nét văn hóa, những
sản phẩm truyền thống của dân tộc.
1.1.3. Sự cần thiết phải phát triển sản phẩm TCMN tại các làng nghề
Trong giai đoạn nền kinh tế kế hoạch, tập trung bao cấp do cơ chế quản lý, các
hộ gia đình, các làng nghề không được tự do kinh doanh, sản xuất mà phải gia nhập
các HTX tiểu thủ công nghiệp. Vì thế, LN không được phát triển và có phần mai
một, hệ thống HTX tiểu thủ công nghiệp hoạt động kém hiệu quả và bắt đầu đổi
mới nền kinh tế.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, cá nhân, hộ gia đình được tự do đầu tư và
sản xuất kinh doanh những sản phẩm mà pháp luật không cấm; được bình đẳng
trước pháp luật. Nhiều LN được khôi phục và phát triển mạnh mẽ, trở thành một xu
hướng phát triển tất yếu do:
- Môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, cơ chế quản lý của nhà nước thay
đổi đã cho phép mọi cá nhân, hộ gia đình tự do đầu tư sản xuất kinh doanh, các
thành phần kinh tế được bình đẳng trước pháp luật; Do đó, các DNTN, Công ty
TNHH, CTCP được ra đời và phát triển hệ thống pháp luật được xây dựng và hoàn
thiện đã cởi trói cho cá nhân và doanh nghiệp, mở đường cho sản xuất phát triển
dẫn đến LNTT ở nông thôn cũng được phát triển. Nhà nước đầu tư cơ sỏ hạ tầng
như đường giao thông, cầu cống điện nước, bưu chính viễn thông, trường học, trạm
y tế … tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu trao đổi hàng hóa, mở rộng các loại thị
trường hàng hóa, lao động, tài chính …
- Phát triển LN gắn với lợi ích, đời sống thiết thực của nông dân. Xuất phát từ
lợi ích cá nhân, hộ gia đình vì mục tiêu lợi nhuận mà bản thân LN tự nó phát triển.
Mặt khác, trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, Đảng và nhà nước đã
quan tâm nhiều đến sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó có LN nhằm mục
đích nhanh chóng nâng cao đời sống của nông dân, giảm nhành khoảng cách giàu
nghèo giữa nông thôn và thành thị. Những chủ trương, đường lối, chính sách đó là
động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển, đa dạng hóa sản xuất kinh doanh, đa dạng
hóa sản phẩm của LN. Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, tiến bộ
KHCN, máy móc hiện đại được được đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp,
sản xuất ngành nghề, góp phần giải phóng sức lao động, nâng cao trình độ sản xuất
và năng suất lao động. Từ đó, tạo ra một bộ phận lao động, một bộ phận thời gian
dư thừa trong nông nghiệp, đòi hỏi phải giải quyết công ăn việc làm cho bộ phận dư
thừa đó. Phát triển sản xuất kinh doanh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp , là cơ
sở để phát triển công nghiệp nông thôn, hình thành các khu đô thị góp phần thay đỏi
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từng bước chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền
kinh tế chủ yếu là công nghiệp.
- Gắn liền với việc giữ gìn thương hiệu sản phẩm, giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc, bởi vì: Lịch sử phát triển kinh tế cũng như lịch sử của nền văn hóa Việt Nam
luôn gắn liền với lịch sử phát triển làng nghề, mỗi một làng nghề là một địa chỉ văn
hóa nó phản ánh nét văn hóa độc đáo của từng địa phương, từng vùng. LN thể hiện
những nét văn hóa độc đáo qua từng sản phẩm, qua các lễ hội và phong tục tập
quán. Bởi làng nghề có những sản phẩm bằng tay, chất liệu, kiểu dáng và từng chi
tiết khéo léo tinh xảo trên các sản phẩm thủ công chính là nơi chuyển tải các sắc
thái văn hóa địa phương góp phần làm nên bản sắc văn hóa dân tộc.
1.2. Các yếu tố tác động đến sự phát triển đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ
tại các làng nghề
Những yếu tố ảnh hướng đến sự phát triển của làng nghề truyền thống
quatrình phát triển làng nghề truyền thống chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác
nhau. Ở mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi làng nghề do có những đặc điểm khác nhau
về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa nên sự tác động của các yếu tố không
giống nhau. Tuy nhiên hiểu một cách tổng quát chúng gồm các yếu tố sau:
* Yếu tố chủ trương, chính sách của nhà nước
Các làng nghề thủ công, trên thực tế bao giờ cũng hoạt động trong một môi
trường thể chế. Nói cách khác môi trường thể chế luôn tác động trực tiếp đến hoạt
động sản xuất kinh doanh ở các làng nghề. Môi trường thể chế bảo đảm cho làng
nghề phát triển bền vững, phát huy được các giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội các giá
trị đạo đức, tín nhiệm và lương tâm người thợ thông qua chất lương sản phẩm được
làm ra. Môi trường thể chế gồm quy chế của làng và chính sách pháp luật của nhà
nước.
Trong hầu hết các làng nghề thủ công truyền thống, nổi tiếng ở nước ta, đều có
quy chế về nghề thủ công, hoặc thành văn bản riêng hoặc trong một số điều của
Hương ước. Thậm chí mỗi phường nghề trong cùng một nghề ở cùng một làng cũng
có quy chế riêng, dưới dạng “lời thề”, “lời nguyền”. Những quy chế này truyền từ
đời này sang đời khác, bắt buộc các thành viên trong gia tộc, trong phường hội phải
tuân theo, thực hiện một cách khá nghiêm ngặt.
Những quy định nghiêm ngặt trong các làng nghề là biện pháp giữ bí mật và bí
quyết nghề nghiệp của những người thợ trong các làng nghề. Điều đó có tác dụng
tích cực đối với việc duy trì lâu dài hoạt động sản xuất của mỗi làng nghề. Tuy
nhiên, sự độc quyền của các thế hệ thợ thủ công trong mỗi làng nghề như thế đã
kìm hãm sự phát triển của nghề trong phạm vi cả nước. Sau này, khi các trường dạy
nghề mở ra, cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ thì những hạn chế trên đây
thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển hay suy vong của các làng nghề. Thời kỳ trước đổi mới, trong chính sách
đối với các thành phần kinh tế, chúng ta chỉ tập trung phát triền kinh tế quốc doanh
và kinh tế tập thể, không chấp nhận kinh tế tư nhân, cá thể, nên các làng nghề theo
nghĩa là đơn vị kinh tế độc lập đã chuyển thành hợp tác xã, hoặc các tổ, đội ngành
nghề phụ trong các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, làm cho các nghề phụ không
phát triển được. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, khi hộ gia đình được
công nhận là chủ thể kinh tế độc lập tự chủ cho nông thôn, các doanh nghiệp tư
nhân được phép phát triển chính thức, thì các làng đã có điều kiện phục hồi và phát
triển mạnh.
Trong các kỳ Đại hội Đảng gần đây, vấn đề công nghiệp hóa nông nghiệp
nông thôn đã được quan tâm đặc biệt. Đây chính là nội dung cơ bản của quá trình
công nghiệp hóa đất nước nhằm đạt mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp vào năm 2020. Chính vì vậy, các chính sách về doanh nghiệp, vốn,
thuế, đào tạo nguồn nhân lực, quản lý thị trường… Là động lực thúc đẩy quá trình
phát triển kinh tế nông thôn nói chung và làng nghề nước ta nói riêng. Nếu không
có các chính sách phát triển hợp lý đối với sự kết hợp giữa đại công nghiệp với tiểu
thủ công nghiệp thì các làng nghề cũng khó có điều kiện phát triển.
* Yếu tố kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng trước hết là giao thông, điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn
thông… có sự ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp rất lớn tới sự hình thành tồn tại và
phát triển của làng nghề, trong đó giao thông vận tải là yếu tố quan trọng nhất. Nhờ
có giao thông phát triển mà nguyên liệu và sản phẩm được giao lưu dễ dàng hơn
phục vụ tốt hơn việc đáp ứng các nhu cầu của thị trường. Làng nghề phát triển tốt là
đều có giao thông thuận tiện, đây là điều kiện quan trọng vì nếu không tiện đường
giao thông thì làng nghề khó tồn tại lâu dài.
Điện có nhiều tác dụng trong đó đặc biệt là đáp ứng nhu cầu cơ khí hóa trước
hết là cơ giờ hóa ở một số khâu, công đoạn trong quá trình sản xuất áp dụng công
nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩn trên thị
trường.
Thông tin là cầu nối để người sản xuất nắm bắt được nhu cầu sở thích của
khách hàng từ đó ra quyết định về mẫu mã sản phẩm, giá bán đồng thời thông tin
còn giúp cho chủ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm tiêu thụ sản phẩm.
* Yếu tố thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề
Sự tồn tại và phát triển của làng nghề truyền thống phục thuộc rất lớn vào thị
trường và sự biến động của nó. Sản xuất càng phát triển càng thể hiện rõ sự chi phối
của quan hệ cung – cầu và quy luật cạnh tranh. Những làng nghề có khả năng thích
ứng với sự thay đổi của nhu cầu thị trường thường có tốc độ phát triển nhanh. Đó là
những làng nghề mà sản phẩm của nó có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và luôn
đổi mới cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của xã hội. Điều này được
chứng minh ở sự phát triển mạnh của một số làng nghề truyền thống gồm sứ mỹ
nghệ, chạm, khắc gỗ. Ngược lại một số làng nghề không phát triển được, ngày càng
bị mai một có nguy cơ bị mất đi vì những lý do: Không đáp ứng được những đòi hỏi
khắt khe của thị trường, hoặc nhu cầu của thị trường, hoặc nhu cầu của thị trường
không cần đến loại sản phẩm đó nữa.
* Yếu tố nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất
Trong bất kỳ một cơ sở sản xuất nào số lượng nguyên liệu dự trữ trong kho bãi
hay đang trên đường về nhà đóng một vai trò quan trọng quyết định trong chiến
luôn đầu tư sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất cả cơ sở. Chủng loại nguyên liệu,
chất lượng, giá cả các nguyên liệu còn ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả sản
phẩm, hàng hóa sản xuất ra. Chất lượng sản phẩm tốt được đảm bảo, càng thu hút
được người tiêu dùng và nâng cao được thị phần sản phẩm của các làng nghề trên
thị trường.
Trong thời kỳ phương tiện giao thông và phương tiện kỹ thuật chưa phát triển,
thì gần các vùng nguyên liệu được coi là một trong những điều kiện tạo nên sự hình
thành và phát triển các làng nghề truyền thống. Hiện nay, các nguyên liệu khai thác
phục vụ cho các làng nghề chủ yếu từ môi trường tự nhiên nên vùng nghuyên liệu
ngày càng suy giảm (như gỗ…), gây khó khăn cho sản xuất vì nguyên liệu đang bị
cạn kiệt. Do vậy khối lượng, chất lượng, chủng loại, khoảng cách của các nguồn
nguyên liệu có ảnh hưởng tới chất lượng và giá thành sản phẩm.
* Yếu tố môi trường trong làng nghề
Môi trường lao động ảnh hưởng đến hoạt động sinh lí, sức khỏe bệnh tật của
người lao động. Với điều kiện thời tiết khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của nước ta, lại
cộng thêm tác động của các yếu tố độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất như
hơi khí độc, cường độ ồn, bụi…sẽ có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người
lao động. Trong những điều kiện như thế, người lao động sẽ bị ảnh hưởng về thần
kinh, tâm lí và dẫn đến rối loạn sinh lí, suy giảm sức khỏe, suy giảm khả năng lao
động, tăng ốm đau, bệnh tật, bệnh nghề nghiệp. Tất cả những điều đó sẽ ảnh hưởng
đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Mặt khác, ô nhiễm môi trường lao
động cũng sẽ lan tỏa gây ô nhiễm các khu vực lân cận, ảnh hưởng đến đời sống của
người dân.
Việc phát triển các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở vùng nông
thôn nước ta lại sử dụng công nghệ lạc hậu, trang thiết bị cũ kỹ cũng làm cho vấn đề
ô nhiễm môi trường sống ở làng nghề nông thôn ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ô
nhiễm môi trường do công nghiệp nông thôn tạo ra rất đa dạng, đó là chất thải rắn,
khí thải, bụi, tiếng ồn…
Làng nghề càng phát triển thì nguy cơ ô nhiễm cũng ngày càng gia tăng do các
tác động từ nhiệt độ cao, bụi, tiếng ồn hoặc mặt bằng nhà xưởng. Nếu làm việc
trong môi trường độc hại, nhiều nguy hiểm, người lao động sẽ chịu hậu quả là làm
giảm năng suất lao động, suy giảm về sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh tật, điều
này tăng chí phí khám chữa bệnh, giảm thu nhập của người lao động, càng gây khó
khăn hơn cho cuộc sống sinh hoạt của mỗi gia đình, đồng thời lan tỏa ảnh hưởng
đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy môi trường cũng là một yếu
tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề.
* Yếu tố nguồn vốn đầu tư và phát triển
Vốn là yếu tố, là nguồn lực quan trọng đối với bất kỳ quá trình sản xuất – kinh
doanh nào. Sự phát triển thịnh vượng của các làng nghề cũng không nằm ngoài sự
ảnh hưởng của nhân tố vốn sản xuất. Trước đây, vốn của các hộ sản xuất – kinh
doanh trong các làng nghề rất nhỏ, thường là vốn tự có của từng gia đình hoặc vay
mượn bà con họ hàng, láng giềng, nên quy mô sản xuất không mở rộng được. Ngày
nay, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhu cầu về vốn
rất lớn, đòi hỏi các hộ sản xuất – kinh doanh trong các làng nghề phải có đủ lượng
vốn để đầu tư cải tiến công nghệ, đưa thiết bị, máy móc tiên tiến vào một số khâu,
công đoạn, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu
cầu của thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
* Yếu tố nguồn lao động
Lao động trong các làng nghề chủ yếu là lao động sáng tạo. Các sản phẩm của
làng nghề là nơi gửi gắm tâm hồn, sự sáng tạo của nghệ nhân. Các sản phẩm thủ
công vừa phải đảm bảo có giá trị sử dụng nhưng cũng phải có tính nghệ thuật cao,
chứa đựng phong cách riêng. Thực tế để tạo ra được những sản phẩm tinh xảo thì
ngoài năng khiếu bẩm sinh, người lao động cần trải qua một thời gian đào tạo lâu
dài mà nhiều khi họ không đủ kiên nhẫn để theo đuổi đến cùng. Bên cạnh đó, với
phương thức đào tạo theo kiểu nghề truyền thống như hiện nay, những kỹ năng bí
quyết nghề nghiệp nhiều khi chỉ truyền lại cho gia đình. Chính điều này đã làm cho
số lượng thợ cả, nghệ nhân mới ngày càng hạn chế trong khi đó những nghệ nhân
cũ ngày càng mất đi, như vậy những tinh hoa của làng nghề ngày càng bị mai một.
Ngày nay, khi làng nghề tồn tại trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì ngoài
kỹ năng, bí quyết riêng của người thợ, sự phát triển của làng nghề đòi hỏi người sản
xuất, nhất là các chủ hộ phải có kiến thức kinh doanh như quản lý sản xuất, tổ chức
tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật
còn nhiều hạn chế, chất lượng nguồn lao động chưa cao, trình độ chuyên môn và
văn hóa thấp, nhất là đối với các chủ doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của thị trường trong nước cũng như quốc tế.
* Yếu tố khoa học công nghệ và thiết bị sản xuất
Công nghệ là một nhân tố quan trọng chi phối các hoạt động sản xuất. Trong
các làng nghề bao giờ cũng có nghệ nhân có tay nghề cao, có kinh nghiệm sản xuất,
tâm huyết với nghề, là những hạt nhân duy trì nét độc đáo của làng nghề, đó là sự
khác biệt của các sản phẩm làng nghề.
Tuy nhiên, chỉ có kinh nghiệm cổ truyền thôi chưa đủ mà phải có khoa học
công nghệ hiện đại, đó là mặt tiêu cực của yếu tố truyền thống. Đồng thời những
quy tắc khắt khe, hạn chế trong luật nghề, lệ làng đã cản trở không nhỏ đến việc mở
rộng sản xuất - kinh doanh của làng nghề.
Trong cơ chế thị trường phát triển của làng nghề đã thể hiện cuộc cạnh tranh
gay gắt về năng suất, chất lượng, giá cả, sản phẩm sản xuất ra chịu sự cạnh tranh
của những sản phẩm cùng loại trong nước cũng như nhập khẩu. Đặc biệt trong giai
đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, giao lưu thương mại mang tính toàn
cầu thì việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ càng có tác động to lớn
đến khả năng cạnh tranh, tăng năng suất lao động và chất lượng của sản phẩm.
1.3. Kinh nghiệm quốc tế, trong nước về việc phát triển sản phẩm thủ công
mỹ nghệ tại các làng nghề
1.3.1. Trên thế giới
- Nhật bản
Tuy CNH diễn ra và phát triển mạnh, song làng nghề vẫn tồn tại, các nghề thủ
công vẫn được mở mang. Họ không những duy trì và phát triển các ngành nghề cổ
truyền mà còn mở mang một số ngành nghề mới. Đồng thời, Nhật Bản cũng rất chú
trọng đến việc hình thành xí nghiệp vừa và nhỏ ở thị trấn, thị tứ ở nông thôn để làm
vệ tinh cho những xí nghiệp lớn ở đô thị .
Ngành nghề TTCN Nhật Bản bao gồm: chế biến lương thực, thực phẩm, nghề
đan lát, nghề dệt chiếu, nghề dệt lụa, nghề rèn công cụ…Đầu thế kỷ thứ XX , Nhật
bản hiện còn 867 nghề thủ công cổ truyền hoạt động. Năm 1992 đã có 2.640 lượt
người qua 62 nước trong đó có Trung Quốc, Malaysia, Anh, Pháp tới thăm TCNN
của Nhật.
Trong các ngành nghề nổi lên có nghề rèn là nghề thủ công cổ truyền phát
triền ở nhiều làng nghề và thị trấn của Nhật. Thị trấn Takeo tỉnh Gi Fu là một trong
những địa phương có nhiều nghề cổ truyền từ 700 năm đến 800 năm, đến nay vẫn
tiếp tục hoạt động, hiện nay cả thị trấn có khoảng 200 hộ gia đình với 1000 lao động
là thợ thủ công chuyên nghiệp, hằng năm sản xuất ra 9 – 10 triệu nông cụ các loại,
với chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Điều đáng chú ý là công nghệ chế tạo nông cụ ở
Nhật Bản từ thủ công dần được HĐH với các máy gia công tiến bộ và kỹ thuật tiên
tiến. Thị trấn Takeo có trung tâm nghiên cứu mẫu mã và chất lượng công cụ với đầy
đủ thiết bị đo lường hiện đại theo tiêu chuẩn quốc gia. Mặc dù, hiện nay Nhật Bản
đã trang bị đầy đủ máy móc nông nghiệp và đạt trình độ cơ giới hóa các khâu canh
tác dưới 95% nhưng nghề sản xuất công cụ vẫn không giảm sút nhiều. Nông cụ
Nhật Bản với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, không chỉ tiêu thụ ở trong nước mà xản
xuất ra nước ngoài.
Năm 1979, Chính phủ Nhật Bản đã phát động phong trào “Mỗi làng một sản
phẩm”, với ý tưởng làm sống lại các ngành nghề thủ công truyền thống. Phong trào
này bắt đầu từ tỉnh Oita với khẩu hiệu nổi tiếng là: “Nghĩ về tổng thể, hành động ở
địa phương” và “ Độc lập và sáng tạo”. Nhờ phong trào này, một số sản phẩm
truyền thống của Oita trở nên nổi tiếng không chỉ ở Nhật Bản, mà còn cả trên thị
trường nhiều nước.
Từ thành công của tỉnh Oita, sau 5 năm phát động, cả nước Nhật Bản đã có 20
tỉnh hưởng ứng với các dự án tương tự như: “ Sản phẩm của làng”, “chương trình
phát triển thành phố quê hương”…Tinh thần của phong trào này còn hấp dẫn nhiều
nước trong khu vực và trên thế giới.
Ngoài ra, Chính phủ cũng có các chính sách hỗ trợ phát triển cụ thể như:
Chính sách đào tạo lực lượng kế tục, chính sách marketing, xây dựng nhà triển lãm
nghề thủ công ở các địa phương có nghề, các chính sách về nghiên cứu nguyên vật
liệu thay thế và sử dụng lao động tại địa phương. Hiệp hội nghề thủ công truyền
thống được thành lập đóng vai trò khuyến khích phát triển nghề, bảo vệ quyền lợi
cho nghệ nhân và những người theo nghề. Hiệp hội cũng là chiếc cầu nối giữa
người sản xuất và người tiêu dùng. Ngoài ra, hiệp hội còn thực hiện nhiều dự án
khai thác nhu cầu, giáo dục thế hệ trẻ, mở các cuộc thi và khen thưởng công khai,
xây dựng phim truyền hình giới thiệu công nghệ truyền thống.
Bên cạnh đó, Nhật Bản còn xúc tiến thành lập các LN nghệ thuật và LN TCTT
và dành cho các mô hình không gian văn hóa này những điều kiện tốt nhất để có thể
bảo tồn, nuôi dưỡng và phát triển các di sản công nghệ cổ truyền Nhật Bản; phát
triển các nghề thủ công truyền thống kết hợp với việc khai thác dịch vụ du lịch sinh
thái và bán các sản phẩm LN TCTT, góp phần tạo công ăn việc làm tại chỗ, phát
triển bằng nội lực địa phương, bảo tồn nghề truyền thống, bảo vệ môi trường.
Nhật Bản đã xây dựng các mô hình: “Các cơ sở dừng chân dọc đường” từ
những năm 1993 là những mô hình hữu ích và được phổ biến rộng rãi. Với 845 cơ
sở trên 9 vùng toàn quốc, hầu hết được bố trí ở các vùng nông thôn, đóng vai trò
quan trọng trong phát triển du lịch. Ở mỗi cơ sở đều có: bãi đỗ xe, các tiện nghi về
văn hóa, giáo dục, những nhà hàng do chính những người nông dân đứng ra làm
chủ…để quảng bá cho địa phương, tùy từng nơi mà thiết kế cho phù hợp. Những
Logo là những biểu tượng đơn giản mà hiệu quả không thể thiếu được, giới thiệu
các cơ sở. Mỗi cơ sở là những điểm dừng chân thu hút du khách [10].
- Thái Lan
Ở Thái Lan có nhiều ngành nghề TTCN và làng nghề. Các ngành nghề thủ
công truyền thống như chế tác vàng, bạc, đá quý, đồ trang sức được duy trì và phát
triển tạo ra nhiều hàng hóa xuất khẩu đứng vào hàng thứ hai trên thế giới. Do kết
hợp tay nghề của người nghệ nhân tài hoa với công nghệ kỹ thuật tiên tiến, do đó
sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, cạnh tranh được trên thị trường[11].
Thái Lan là nước có ngành du lịch phát triển mạnh ở châu Á. Nên đẩy ý thức
được thế mạnh của truyền thống quốc gia, thể hiện qua các làng nghề,chính phủ đã
đặt ra mục tiêu và xác định việc khai thác nguồn tài nguyên LN là một nhân tố tích
cực thu hút khách du lịch. Vì vậy họ đã xây dựng nhiều chiến lược để kết nối các
hoạt động thương mại, du lịch và sản xuất các LN theo chiến lược tổng thể của đất
nước.
Về phía nhà nước, Chính phủ Thái Lan đã phát động phong trào có tên gọi
“Mỗi làng là một làng nghề sản xuất”. Chương trình này được xây dựng trên ba
nguyên tắc cơ bản: mang tính địa phương nhưng phải tiến ra toàn cầu; phát huy tính
tự lực và sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực.
Dự án có mục tiêu
- Tạo ra sản phẩm riêng biệt cho từng địa phương để tăng doanh số bán ra.
Ngoài ra, để hàng hóa có thể thâm nhập thị trường thế giới cần đáp ứng các tiêu
chuẩn vệ sinh và chất lượng quốc tế.
- Làm sống lại, phục hồi và phát huy các chức năng truyền thống của địa
phương nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Phát huy tri thức địa phương để sáng tạo ra những sản phẩm và hàng hóa có
tính đặc thù.
- Song song phát triển du lịch sinh thái và du lịch tham quan các LN thủ công
mỹ nghệ để tăng thu nhập cho địa phương.
- Xây dựng lòng tự hào dân tộc và xã hội đối với các sản phẩm của Thái Lan.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương phát triển và cạnh tranh trên thị trường
quốc tế thông qua việc hỗ trợ thiết kế và phát triển sản phẩm để theo kịp sự thay đổi
thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng.
Để thực hiện dự án có hiệu quả, Chính phủ Thái Lan đã xây dựng cơ chế thực
hiện dự án, có sự phân rõ trách nhiệm, nhấn mạnh đến vai trò điều phối chính sách
của Chính phủ và vai trò tự quản và thực thi của cấp địa phương đặc biệt là sự tham
gia của mọi tầng lớp nhân dân. Hầu hết các bộ, ngành chủ chốt trong nước tham gia
vào dự án: Văn phòng thủ tướng, Cục phát triển kinh tế - xã hội và kinh tế quốc gia,
Bộ Tài chính, Bộ Thương Mại, Bộ Nông nghiệp, Bộ Công nghiệp, Bộ Y Tế, Tổng
cục du lịch Thái Lan… Việc thực thi cụ thể dự án có sự phối hợp đồng thuận của cả
chính quyền và các tổ chức kinh doanh ở từng địa phương.
Trong thực tế để thực hiện dự án trên, nhiều trung tâm thương mại, dịch vụ,
sản xuất đã hình thành ở địa phương. Chính phủ Thái Lan quy định các công ty tổ
chức đưa đón các đoàn khách du lịch nước ngoài đều phải dừng lại tham quan các
trung tâm thương mại, dịch vụ, các trung tâm sản xuất của mỗi địa phương nằm dọc
tuyến đường giao thông. Đây là hình thức để Thái Lan có thể quảng bá và bán các
loại sản phẩm của các địa phương, các làng. Các vấn đề này đều được các công ty
nước ngoài chấp hành nghiêm chỉnh mà vẫn tạo ra tâm lý thoải mái với khách du
lịch nước ngoài.
- Trung Quốc
Nghề thủ công ở Trung Quốc có từ lâu đời và nổi tiếng như đồ gốm, dệt vải,
dệt tơ lụa, luyện kim, nghề làm giấy…Sang đầu thế kỷ XX Trung Quốc có khoảng
10 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp, không chyên nghiệp làm việc trong các hộ gia
gia đình, trong phường nghề và làng nghề. Sau năm 1954, thủ công nghiệp ở Trung
Quốc được tổ chức thành các hợp tác xã. Từ khi thực hiện cải cách năm 1978 nhiều
hợp tác xã thủ công đã biến thành xí nghiệp. Những năm 80 các xí nghiệp cá thể và
làng nghề phát triển nhanh, đóng góp tích cực trong việc tạo ra 68% giá trị sản
lượng công nghiệp nông thôn và trong số 32% sản lượng công nghiệp nông thôn do
các xí nghiệp cá thể tạo ra có phần đóng góp đáng kể từ làng nghề. Trong các hàng
thủ công xuất khẩu, hàng thảm có vị trí đáng kể (chiếm 75% số lượng thảm ở thị
trường Nhật)[6].
- Malaisia
Nói đến Malaisia là nói đến quốc gia với nhiều sắc tộc khác nhau từ người
Trung Quốc, Ấn Độ... cho đến người Trung Đông đã xuất hiện từ hàng ngàn năm. Ở
đó, các sắc tộc và văn hóa châu Á hòa lẫn và tạo nên Malaisia. Từ xa xưa, các nghề
thủ công truyền thống Malaisia đã rất phát triển như nghề dệt, nghề làm gốm, đúc
đồng... Những nghề rất đặc trưng của các quốc gia châu Á. Chính vì thế “ Truly
Asia in Malaisia” tức là châu Á đích thực ở Malaisia là khẩu hiệu quảng bá mà bất
kỳ khách du lịch nào đến Malaisia thậm chí những người chưa đến cũng khó có thể
quên vì ý nghĩa sâu sắc cuả nó.
Trước nguy cơ mai một của làng nghề truyền thống, Chính phủ Malaisia cũng
xác định rõ: “Nghề thủ công ở Malaisia đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
đất nước, kết hợp được các yếu tố truyền thống và hiện đại, phát triển kinh tế với
bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Chính sự đa dạng về sắc tộc của
Malaisia đã tạo nên sự đa dạng về văn hóa, phản ánh qua các sản phẩm thủ công
truyền thống. Chính phủ Malaisia thông qua tập đoàn phát triển nghề thủ công, trực
thuộc Bộ Văn hóa, Nghệ thuật và Di sản đã thực hiện hàng loạt biện pháp, áp dụng
các sáng kiến, giải pháp để phát triển các nghề thủ công. Đó là cách thức hữu hiệu
để bảo tồn và gìn giữ các làng nghề thủ công truyền thống”.
Ngoài ra chính phủ Malaisia đang còn tái thiết lại 15 làng cổ truyền. Các làng
văn hóa gần đây khá phát triển ở Malaisia, nơi mà các viện bảo tàng từ thời thực
dân vào thế kỷ XIX. Ngôi làng văn hóa đầu tiên có vào năm 1986 mang tên là
“Malaisia nhỏ bé” nằm ở bang Malacca. Năm nay được đánh dấu bằng sự kiện
Chính phủ đã coi du lịch là công cụ để phát triển kinh tế. Bản thân “Malaisia nhỏ
bé” quảng bá cho hình ảnh làng quê văn hóa của Malacca. Nhà ở trong Malaisia nhỏ
bé” là ví dụ tiêu biểu của áp dụng văn hóa và kiến trúc trong nước[3]
1.3.2. Ở Việt Nam
- Tình hình phát triển chung
Việt Nam là một quốc gia có lịch sử và truyền thống phát triển lâu đời. Trên
mảnh đất này đã hình thành, bảo tồn và phát triển hàng ngàn LN. Sự hình thành và
phát triển của LN Việt Nam luôn gắn liền với sự phát triển của nền văn hoá và văn
minh vùng châu thổ Bắc Bộ. Sự xuất hiện của nghề thủ công gắn liền với sự phát
triển của ngành nông nghiệp. Đây là hình thức lao động của người nông dân trong
thời gian nông nhàn, tận dụng các đồ vật sẵn có để tạo nên các sản phẩm thủ công
phục vụ cho đời sống như là những công cụ, những sản phẩm hữu dụng khác. Trải
qua quá trình lịch sử phát triển lâu dài theo sự biến động, thăng trầm của lịch sử đất
nước; hiện nay, Việt Nam có khoảng 2.017 LN, trong đó có khoảng 1.450 LN có
thu nhập chính bằng nghề cổ truyền với hàng nghìn nhân công; có khoảng 140 LN
đã được công nhận là LN TCTT. Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có mật độ LN TCTT khá
cao trong đó có nhiều LN nổi tiếng vẫn giữ được nét truyền thống và ngày càng
phát triển như: gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, tranh Đông Hồ…LN Việt Nam mang
bản sắc văn hoá làng Việt và có một số LN TCTT đã tách ra khỏi nông nghiệp để
sản xuất kinh doanh.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và cuộc sống hiện đại ngày nay, một số
mặt hàng thủ công truyền thống đã không còn phù hợp đủ sức cạnh tranh với các
mặt hàng công nghiệp dẫn đến nhiều LN dần bị mai một hoặc thất truyền. Tuy
nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, Chính phủ và các địa phương đã có nhiều chính
sách khuyến khích bảo tồn và phát triển các LN như một sự giữ gìn những nét văn
hóa truyền thống của dân tộc và tìm lối ra cho các sản phẩm của LN phù hợp với
với cơ chế thị trường.
- Làng gốm Bát Tràng
Làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, nằm bên bờ tả ngạn song Hồng,
cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 10 km về phái Đông Nam. Trải qua nhiều thăng
trầm của lịch sử, gốm Bát Tràng vẫn giữ được sức sống bền bỉ nhờ có một thị
trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí. Hiện
nay, sản phẩm gốm Bát Tràng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài các mặt
hàng truyền thống, các lò gốm Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trong nước như các loại ấm, chén, bát đĩa, lọ hoa…kiểu mới, các
loại vật liệu xây dựng, các loại sứ cách điện…và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn
đặt hàng của nước ngoài. Bát Tràng cuốn hút nhiều nhân lực từ khắp nơi về sáng tác
mẫu mã mới và cải tiến công nghệ sản xuất. Một số nghệ nhân đã bước đầu thành
công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và men sứ
đặc sắc thời Lý, Trần, Lê,...Từ năm 2002, các nghệ nhân Bát Tràng bắt đầu liên kết
để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hiệp hội gốm sứ Bát Tràng. Thông qua
hiệp hội, người Bát Tràng có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt thông tin về thị trường, các
kiến thức mới trong công nghệ sản xuất gốm sứ, phương thức buôn bán thời thương
mại điện tử và cách nâng cao năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp, các cơ sở sản
xuất gốm sứ Bát Tràng đang áp dụng mô hình kinh doanh theo kiểu cộng tác, kiên
kết, thường khoảng 5-7 nhà với nhau để phổ biến kinh nghiệm, tay nghề, bí quyết.
- Tỉnh Hà Tây
Hà Tây đã được mệnh danh là “Đất trăm nghề”. Theo điều tra của Tổ chức
hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), đến nay, trong 1.460 thông làng của Hà Tây thì
đã có gần 80% số làng có nghề, với 411 làng nghề (nhiều nhất toàn quốc, chiếm 1/5
trong 2.017 làng nghề trong cả nước). Hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm làng
nghề của tỉnh Hà Tây thực sự có lợi thế để phát triểu xuất khẩu. Những lợi thế so
sánh của hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm làng nghề của Việt Nam đều hiện
diện ở Hà Tây. Hiện nay, ngoài số 57 hợp tác xã ngành nghề TTCN còn có trên
154.000 hộ tham gia sản xuất TTCN tại các làng nghề, có 305 công ty trách nhiệm
hữu hạn (TNHH, công ty cổ phần sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
(CN)-(TNCN). Tổng vốn đầu tư vào khu vực sản xuất của các làng nghề TTCN
đang ngày càng tăng, trong đó nguồn vốn vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng lên
tới 1.080 tỷ đồng. Giá trị sản xuất (GTSX) từ các khu vực làng nghề trong tỉnh đạt
khoảng 3.000 tỷ đồng/năm, chiếm gần 40% tổng giá trị sản xuất CN -TTCN toàn
tỉnh. Sản phẩm làng nghề Hà Tây đã thâm nhập một số thị trường trọng điểm của
thế giới như Nhật Bản, EU, Mỹ… Có khá nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đạt kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa từ 1 triệu USD trở lên như: các công ty TNHH mây tren
đan Yên-Trường, Tiến Động, Văn Minh, Ngọc Sơn… và có 9 làng nghề có doanh
thu đạt 50 tỷ đồng/năm trở lên, trong đó làng nghề mây tre đan Yên Trường (huyện
Chương Mỹ) đạt doanh thu 70 tỷ đồng/năm; làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Vạn Điểm
(huyện Thường Tín) đạt doanh thu 105 tỷ đồng/năm.
Bên cạnh những điểm mạnh trên, hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm làng
nghề của Hà Tây cũng đang đứng trước những thách thức của cạnh tranh trên thị
trường xuất khẩu. Các vấn đề hạn chế: sản phẩm thủ công mỹ nghệ ít sáng tạo, chủ
yếu làm theo mẫu có sẵn, đơn đặt hàng hoặc làm theo mẫu mã của nước ngoài; số
đông doanh nghiệp tại các làng nghề Hà Tây vẫn phải xuất khẩu sản phẩm qua khâu
trung gian, chưa thâm nhập được kênh phân phối hàng nhập khẩu của nước ngoài.
Khâu xúc tiến thương mại cũng còn nhiều hạn chế, kể cả hoạt động xúc tiến của nhà
nước và hoạt động xác tiến của doanh nghiệp. Các cơ sở sản xuất chưa thực sự coi
trong giá trị của thương hiệu. Điểm yếu nữa là trong cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm
làng nghề Hà Tây thiếu nguồn nguyên liệu được cung cấp ổn đinh, vững chắc.
Tóm lại, ngành nghề TCTT, đặc biệt là ngành nghề TCMN đang có vai trò rất
lớn trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Ngành nghề TCMN đang có
vai trò rất lớn trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Ngành nghề TCMN
tạo việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lớn lao động, đặc biệt là lao động nông
thôn. Phát triển ngành nghề TCMN sẽ tạo ra lợi thế trong xuất khẩu, tăng nguồn thu
ngoại tệ, phát triển ngành du lịch, đồng thời góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa vật
thể và phi vật thể của dân tộc. Tuy nhiên, ngành nghề nay đang đối mặt với nhiều
khó khăn như: cạn kiệt nguồn nguyên liệu, chất lượng nguồn lao động thấp, ô
nhiễm môi trường, mai một các giá trị truyền thông… Do đó, cần có sự chung tay,
chung sức của các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương, khối doanh
nghiệp, các nghệ nhân và người lao động để thiết lập một hệ thống giải pháp toàn
diện mang tính khả thi nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy những tiềm năm
để ngành nghề TCMN tiếp tục tồn tại và đóng góp xứng đáng vào công cuộc phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Tỉnh thừa thiên huế
Với định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Thừa
Thiên- Huế đang phấn đấu thực hiện mục tiêu đề ra: đón ba triệu khách vào năm
2015, trong đó có gần 50% khách quốc tế. Để đạt mục tiêu trên, vấn đề đặt ra là đẩy
mạnh liên doanh, liên kết, tích cực thu hút các nguồn vốn trong nước và ngoài nước
để triển khai lồng ghép các tour, tuyến du lịch gây ấn tượng. Mấy năm gần đây, tỉnh
quan tâm đến tour du lịch làng nghề, xem đây là loại hình du lịch văn hóa tổng hợp
đưa du khách tham quan, thẩm nhận các giá trị văn hóa và mua sắm những hàng hóa
đặc trưng của các làng nghề truyền thống.
Toàn tỉnh hiện có 88 làng nghề, trong đó có 69 làng nghề thủ công truyền
thống có thể xây dựng và phát triển thành các tour du lịch làng nghề với nét đặc
trưng riêng như làng gốm Phước Tích, làng thêu Thuận Lộc, làng nón Phú Cam,
đúc đồng Phường Đúc, điêu khắc Mỹ Xuyên, đan lát Bao La…
Vào những năm lẻ, Thừa Thiên Huế có festival nghề truyền thống là dịp
phô diễn, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Đây cũng là điểm nhấn để hình
thành tour du lịch làng nghề, rất nhiều du khách đã về các làng nón để được tận
mắt chứng kiến và tham gia vào các công đoạn của nghề làm nón. Du khách đã
thật sự bất ngờ, thích thú khi được người thợ nón lưu tên, ảnh của họ vào chiếc
nón bài thơ mang về làm vật kỷ niệm của chuyến du lịch về vùng đất Cố đô Huế.
Qua các kỳ festival, tour du lịch “Hương xưa làng cổ” đã làm sống lại một làng
nghề gốm cổ của làng quê Phước Tích nằm bên dòng sông Ô Lâu hiền hòa thơ
mộng. Làng nghề Phước Tích còn là một ngôi làng cổ độc đáo, cả làng sống nhờ
nghề gốm. Bao nhiêu năm khó khăn do nghề gốm trên đường mai một, nay tuyến
du lịch “Hương xưa làng cổ” đang mở ra cơ hội mới phục hồi làng nghề Phước
Tích.
- Tỉnh Quảng Bình
Nhằm thúc đẩy nghề và làng nghề phát triển, tỉnh Quảng Bình đã tiến hành
quy hoạch cụ thể xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu làng nghề tiểu thủ
công nghiệp, chú trọng đầu tư những ngành nghề có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ,
trong đó, ưu tiên, khuyến khích phát triển mạnh những cơ sở chế biến các sản phẩm
có nguyên liệu từ nông-lâm-thuỷ sản, sản xuất mỹ nghệ, hàng lưu niệm phục vụ du
lịch và xuất khẩu.
Tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung bao gồm 10.000
ha cao su, 15.000 ha nhựa thông, 5000 ha cây công nghiệp ngắn ngày, 1000 ha dâu
tằm.v.v.. Bên cạnh đó, tỉnh đã ban hành các chính sách hỗ trợ một phần kinh phí
cho các cơ sở sản xuất tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, hình
thành trung tâm xúc tiến thương mại du lịch để hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp
thông tin về giá cả, thị truờng tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề. Hỗ trợ một phần
kinh phí cho các các làng nghề trong tỉnh đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ thiết
bị, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất theo phương châm
kết hợp công nghệ tiên tiến, hiện đại với kinh nghiệm truyền thống để nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả của sức cạnh tranh trên thị trường.
Ngoài việc tăng cường bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật, quản lý cho các chủ
làng nghề, các trường quản lý, trường dạy nghề của tỉnh đổi mới phương thức dạy
và học, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động. Ngoài việc tổ chức
các làng nghề đi tham quan, học tập, hàng năm, tỉnh và các huyện, thành phố trong
tỉnh có kế hoạch mời các chuyên gia giỏi, các nghệ nhân có kinh nghiệm truyền
nghề ở các tỉnh bạn về dạy nghề và truyền nghề cho lao động tại địa phương.
- Tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam hiện có 61 làng nghề, đa dạng về quy mô và loại nghề truyền
thống. Những làng nghề này sau khi khôi phục hoạt động khá tốt còn trở thành
những điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Làng rau Trà Quế (thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An) là một
trường hợp điển hình. Cũng những công việc hàng ngày như cuốc đất, vun luống,
bón phân, gieo hạt, trồng rau… nhưng ngoài thu hoạch sản phẩm, nhà vườn ở đây
còn có nguồn thu đáng kể từ du lịch. Từ năm 2003, khi tour "Một ngày làm cư dân
phố cổ" ra đời, nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, đã đến thăm Trà
Quế và trực tiếp tham gia việc trồng rau với các nhà vườn. Sau gần 5 năm đưa vào
khai thác, đến nay đã có hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đến thăm làng rau
Trà Quế và tỏ ra rất thích thú với điểm đến du lịch này.
Tại làng gốm Thanh Hà, nằm bên bờ sông Thu Bồn, thuộc xã Cẩm Hà, cách
phố cổ Hội An khoảng 2km về hướng Tây, người dân nơi đây đã mở ra các dịch vụ
như hướng dẫn du khách cách làm gốm từ khâu nhào đất sét, nắn hình thù đến cách
nung sao cho có màu bóng đẹp không bị cháy, bị chai.v.v.
Du khách đến đây, ngoài việc tha hồ lựa chọn các sản phẩm lưu niệm bằng
gốm độc đáo, còn được tận mắt chứng kiến những thao tác điêu luyện từ những bàn
tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề này.
Bên cạnh đó, tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch làng
nghề như tổ chức thành công các Hội chợ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ truyền
thống của tỉnh mỗi năm một lần, tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm, hội chợ du
lịch trong nước và ngoài nước. Giới thiệu thông tin chi tiết về các sản phẩm làng
nghề trên các tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng, các sách báo, ấn phẩm
mà khách du lịch thường quan tâm theo dõi. Ðẩy mạnh việc trưng bày, giới thiệu
sản phẩm ở các thành phố, đô thị lớn là nơi tập trung nhiều du khách. Các cửa hàng
trưng bày này có thể kết hợp giới thiệu về những truyền tích, giai thoại về các vị tổ
sư, những người thợ cùng với kinh nghiệm kết tinh trí tuệ nét đẹp văn hóa của
những làng nghề. Liên kết xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các công ty du lịch
của tỉnh và các địa phương khác để xây dựng sản phẩm, thường xuyên cập nhật
thông tin và có nguồn khách ổn định.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ
NGHỆ TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công
nghiệp - TTCN của tỉnh Quảng Trị
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng trị là tỉnh nằm trong vùng Bắc Trung Bộ, được giới hạn bởi các tọa độ
địa lý: từ 160
18’
23’’ vĩ độ Bắc; từ 1060
30’
51’’
đến 1070
23’
48’’
kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phía đông giáp biển Đông.
- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước CHDCND Lào
Quảng Trị có lợi thế về địa lý – kinh tế, có điều kiện giao thông khá thuận lợi
cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến
giao thông chính như QL1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây),
tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy dọc qua tỉnh và Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á
( là điểm đầu tiên trên tuyến hành làng kinh tế Đông – Tây nối với các nước Lào -
Thái Lan - Myanmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển miền Trung
như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng …). Cảng Cửa Việt là một trong
những cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hóa trong vùng và trung
chuyển hàng hóa qua đường Xuyên Á. Cách không xa trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà có
sân bay Phú Bài – Thừa Thiên Huế (khoảng 80 km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng
(khoảng 150 km).
Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế đang tạo cho Quảng Trị một nền tảng rất
cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong nước và tăng
cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
2.1.1.2.Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Quảng Trị có diện tích đất tự nhiên không lớn, tổng diện tích tự nhiên toàn
tỉnh có gần 474.000 ha (chiếm 1,44% diện tích cả nước). Trong đó, các loại đất chia
theo mục đích sử dụng bao gồm[12]:
* Đất nông nghiệp: Có diện tích 381.008,29 ha, chiếm 80,38% tổng diện tích
đất tự nhiên. Trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: Có diện tích 87.837,86 ha, chiếm 18,53%. Phần
lớn đất sản xuất nông nghiệp là đất trồng cây hàng năm với diện tích 53.276,77 ha
(trong đó đất trồng lúa là 28.480,94 ha, đất cỏ dùng vào chăn nuôi 62,01 ha, đất cây
hàng năm khác 24.733,82 ha). Đất trồng cây lâu năm có 34.561,14 ha chủ yếu trồng
cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả…
- Đất lâm nghiệp có rừng: Có diện tích 290.476,13 ha, chiếm 61,28%, trong đó
đất rừng sản xuất 129.606,49 ha, rừng phòng hộ 94.301,95 ha, rừng đặc dụng
66.567,69 ha.
* Đất phi nông nghiệp: Có diện tích 39.144,83 ha, chiếm 8,26% tổng diện
tích đất tự nhiên. Bao gồm: Đất ở có diện tích 4.287,38 ha (trong đó đất ở tại đô thị
1.334,41 ha, đất ở nông thôn 2.952,97 ha); đất chuyên dùng có diện tích 16.237,74
ha (trong đó đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 245,34 ha; đất an ninh quốc
phòng 1.457,04 ha, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 975,3 ha, đất có mục
đích công cộng 13.560,06 ha); đất tôn giáo, tín ngưỡng có diện tích 392,52 ha; đất
nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích 4.239,84 ha. Đất sông suối và mặt nước chuyên
dùng có diện tích 13.909,31 ha; đất phi nông nghiệp khác 78,04 ha.
* Đất chưa sử dụng: Còn 53.829,12 ha, chiếm 11,36% tổng diện tích đất tự
nhiên. Trong đó: Đất bằng chưa sử dụng 10.299,32 ha, có thể khai thác đưa vào sử
dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp khác. Đất đồi núi chưa
sử dụng 42.800,16 ha, núi đá không có rừng cây 729,64 ha. Đây là tiềm năng lớn
cho phép khai hoang mở rộng quy mô phát triển nông, lâm nghiệp và đưa vào sử
dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Tuy diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều nhưng phần lớn là đất cồn cát, đất
chua mặn, đất đồi núi, cong tầng mỏng dưới 30cm, nhiều diện tích bị kết vón đá
ong, phân bố rải rác, không tập trung và có những vùng còn bom mình chưa được rà
phá.
Tài nguyên rừng và thảm thực vật.
Tính đến cuối năm 2013, trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Trị có 226.121,3 ha đất
lâm nghiệp có rừng với tổng trữ lượng gỗ khoảng 11 triệu m3
. Trong đó rừng trồng
90.781 ha, rừng tự nhiên 135.340,3 ha, độ che phủ của rừng đã tăng lên 46,27%.
Rừng tự nhiên Quảng Trị đều là rừng gỗ với 2 kiểu: Rừng kín thường xanh
mưa ẩm nhiệt đới, ở độ cao dưới 700m và rừng kín thường xanh á nhiệt đới, phân
bố ở độ cao trên 700m. Thực vật rừng tự nhiên đa dạng về thành phần loài, trong đó
chứa đựng nhiều loài có giá trị kinh tế cao, nguồn gen quý hiếm, là nơi giao lưu
giữa nhiều luồng thực vật: luồng thực vật di cư từ phía Nam lên, mang yếu tố
Malaysia - Indonesia, tiêu biểu là các loài thuộc hộ Dầu (Dipterocarpaeae); khu hệ
thực vật Bắc Việt Nam - Trung Hoa, tiêu biểu là các loài họ Dẻ (Fagaceae), họ Re
(Lauraceae), họ Mộc Lan (Mangnoliaceae); luồng thực vật từ phí Tây Bắc xuống
mang các yếu tố ôn đới Vân Nam - Quý Châu và chân dãy Himalaya.
Theo “Báo cáo điều tra Lâm học vùng Bắc Trung Bộ” của Viện Điều Tra Quy
hoạch rừng công bố thì hiện tại rừng Quảng Trị có khoảng trên 1.000 loài thực vật
thuộc 118 họ, trong đó có 175 loài cây gổ. Động vật rừng cũng khá phong phú và đa
dạng, hiện có khoảng 55 loài lớp thú (thuộc 23 họ, 10 bộ), 176 loài chim (thuộc 46
họ, 15 bộ) và 64 loài lớp lưỡng cư bò sát (thuộc 17 họ, 3 bộ) đang sinh sống tại rừng
Quảng Trị.
Trong nhiều năm qua, công tác trồng rừng đã được chú trọng, nhìn chung
rừng trồng chất lượng tốt, tăng trưởng ở mức độ trung bình. Rừng trồng sản xuất
chủ yếu bao gồm các loại keo lá tràm, keo lai tượng, keo lai. Được trồng tập trung
và có yếu tố thâm canh nên hiệu quả kinh tế khá cao. Đã chú trộng du nhập đưa các
cây lâm nghiệp mới vào trồng rừng sản xuất. Một số cây bản địa như Sến, Muồng
Đen, Sao Đen đã được đưa vào trồng rừng phòng hộ.
Tài nguyên biển
Quảng Trị có bờ biển dài 75km với 2 cửa lạch quan trọng là Cửa Việt và Cửa
Tùng lãnh hải đặc quyền kinh tế rộng trên 8.400 km2
, ngư trường đánh bắt rộng lớn,
khá giàu hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, mực nang, cua, hải sâm, tảo và
một số loại cá, san hô quý hiếm. Trữ lượng hải sản vùng biển tỉnh Quảng Trị có
khoảng 60.000 tấn. Khả năng khai thác hàng năm khoảng 17.159,3 tấn (kể cả nuôi
trồng là 24.961,9 tấn). Diện tích vùng bãi bồi ven sông trên 4.000 ha, đặc biệt vùng
ven biển có khoảng 1.000 ha mặt nước và một số diện tích đất bị nhiễm mặn, đất cát
có khả năng chuyển đổi để phát triển nuôi trồng thủy hải sản các loại. Hiện nay một
số vùng ven biển Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh đã đầu tư nuôi tôm thẻ chân
trắng, năng suất bình quân đạt 12 tấn/ha/vụ.
Ngoài khơi cách đất liền 28 hải lý có huyện đảo Cồn Cỏ có vị trí quan trọng về
kinh tế và quốc phòng, hiện đang xây dựng cảng cá và khu du lịch vụ hậu cần nghề
cá Cồn Cỏ để phục vu cho tàu thuyền trong tỉnh và các tỉnh trong vùng. Ven biển có
một số vùng kín gió, thuận lợi cho phát triển cảng, xây dựng các nhà máy đóng tàu
biển và xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền như khu vực Cửa Việt, Cửa Tùng.
Với tiềm năng tài nguyên biển, đảo đa dạng, QuảngTrị có điều kiện đẩy mạnh
phát triển tổng hợp kinh tế biển như đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản; dịch vụ
hậu cần nghề cá; cảng hang hóa vận tải biển; du lịch sinh thái biển, đảo. Trên cơ sở
phát triển hài hòa các ngành kinh tế biển trong sự gắn kết chặt chẻ với định hướng
phát triển chung của cả nước, gắn kết với phát triển kinh tế Đông – Tây nhầm khai
thác hiệu quả tài nguyên biển, đảo, tỉnh đã tiến hành lập đề án và trình chính phủ
thành lập khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị.
Tài nguyên nước
Quảng trị có mật độ lưới sông trung bình 2 km/km2, với 3 hệ thống sông
chính: Thạch Hãn, Ô Lâu và Bến Hải. Ngoài ra còn một số sông suối có lưu vực
nhỏ nằm ở tây nam Trường Sơn thuộc hệ thống sông Mê Kông. Các sông có nhiều
phụ lưu và chỉ lưu, phân bổ chủ yếu phần thượng nguồn rồi hợp lưu uốn khúc trong
nội địa và theo hướng đông ra biển. Đặc điểm sông ngắn, càng về phía tây càng dốc
hẹp, quanh co gấp khúc nhiều đoạn nên vào mùa lũ thường gây ngập úng cục bộ ở
vùng trung lưu và hạ lưu, khô hạn và thiếu nước vào mùa hè. Tổng diện tích lưu vực
của các hệ thống sông khoảng 4.610 km2.
Các kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy Quảng Trị có nguồn nước ngầm tượng đối
dồi dào và chất lượng tốt có thể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của dân cư và bổ sung
nước tưới một phần cho sản xuất. Nước ngầm trong trầm tích và phong hóa phát
triển điạ hình đồi núi thấp ven sông, đây là nguồn cung cấp nước khá quan trọng
cho sản xuất và sinh hoạt. Nước trong tầng đất đỏ phong phú từ đá bazan có chất
lượng tốt theo các chỉ tiêu hóa học... Hình thức khai thác hiện nay chủ yếu là các
giếng đào theo quy mô hộ gia đình với lưu lượng thấp. Tuy nhiên với vùng ven biển
nhiều nơi bị nhiểm mặn; ở vùng đồi núi, nước ngầm phân bổ sâu, do đó để khai thác
cần đầu tư khá đáng kể.
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản tỉnh Quảng Trị khá phong phú và đa dạng, tuy nhiên
trữ lượng tập trung không cao. Đáng kể nhất là nhóm nguyên liệu sản xuất xi măng
và nguyên liệu xây dựng. Đây là điều kiện tỉnh có thể phát triển nghành công
nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng.
Theo tài liệu, trên đại bàn tỉnh Quảng trị có 130 mỏ khoáng sản, trong đó có
86 điểm mỏ vật liệu xây dựng và nguyên liệu sản xuất xi măng với chủ yếu như: đá
vôi, đất sét và chất phụ gia (đá bazan, quặng sắt), sét gạch ngói, cát cuội sỏi, cát
thủy tinh, cao lanh… Ngoài ra còn có các điểm, mỏ khoáng sản khác như vàng,
titan, than bùn, nước khoáng….
Tài nguyên du lịch và nhân văn
Quảng Trị có tài nguyên du lịch và nhân văn khá phong phú, phân bổ rộng
khắp các địa phương trong tỉnh và gần trục giao thông chính nên thuận lợi cho việc
khai thác. Đặc biệt Quảng Trị có hệ thống di tích chiến tranh cách mạng gắn liền
với cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân tộc, trong đó có những địa danh nổi
tiếng thế giới như: Thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc, di tích Hiền Lương,
Cồn Cỏ, Dốc Miếu, Khe Sanh, Làng Vây, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, sân bay
Tà Cơn… Có bờ biển dài với những cảnh đẹp, còn nguyên sơ với những bãi tắm nổi
tiếng như Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy, Triệu Lăng, Cồn Cỏ… để phát triển du
lịch sinh thái biển. Quảng Trị còn là vị trí đầu cầu trên hành lang kinh tế Đông -
Tây, điểm kết nối giữa sản phẩm du lịch Đông - Tây, con đường di sản Miền Trung
và con đường di sản huyền thoại.
Ngoài ra, Quảng Trị còn có những cánh rừng nguyên sinh có các hang động
trên núi đá vôi, suối nước nóng ở Đakarông, khu vực hồ Rào Quán - Khe Sanh, khu
bảo tồn thiên nhiên Đakarông … cho phép phát triển du lịch sinh thái; có tiềm năng
phát triển du lịch nghiên cứu văn hóa dân tộc như lễ hội dân tộc Vân Kiều, Pa Cô, lễ
hội truyền thống cách mạng; du lịch nghiên cứu tâm linh như lễ Kiệu La Vang...
Tiềm năng du lịch cho phép Quảng Trị phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan
trọng trong thời gian tới
2.1.1.3. Tiềm năng nguồn nhân lực
Toàn tỉnh có 345.000 người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 56,2% dân
số, số người trong độ tuổi lao động tăng thêm 12.644 người so với năm 2012. Đội
ngủ lao động được đào tạo, có chuyên môn kỹ thuật của tỉnh còn hạn chế. Số người
đạt trình độ từ sơ cấp, có chính chỉ nghề trở lên chiếm 39,4%(trong đó cao đẳng, đại
học trở lên chiếm 7.3%; trung học chuyên nghiệp 5.4%; công nhân kỹ thuật có bằng
3.9%, công nhân kỹ thuật không bằng 21%, sơ cấp/chứng chỉ nghề 1.8%). Còn lại
phần lớn lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 60,6%. Phần lớn lao động
trên địa bàn tỉnh làm việc tại nông thôn trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
Trong năm 2013, tổng sản phẩm quốc nội đạt 16.467.080 triệu đồng, tăng
1.875.392 triệu đồng so với năm 2012 (cụ thể ngành công nghiệp - xây dựng tăng
787.839 triệu đồng, ngành nông, lâm và thủy sản tăng 167.867 triệu đồng và ngành
dịch vụ tăng 919.623 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm 2013 đạt 6,9 %
giảm 0,2% so với năm 2012. Đối với từng ngành thì tốc độ tăng trưởng có sự thay
đổi, đối với ngành công nghiệp - xây dựng có tăng lên, còn nông lâm thủy sản và
dịch vụ giảm so với năm trước.
Bảng 2.1: Tổng GDP trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
TT Chỉ tiêu (triệu đồng) 2010 2011 2012 2013
1 Tổng GDP 9.821.416 12.730.151 14.591.751 16.467.080
- Công nghiệp - xây dựng 3.486.413 4.669.853 5.450.939 6.238.778
- Nông, lâm, thủy sản 2.841.68 3.636.633 3.743.174 3.911.041
- Dịch vụ 3.493.335 4.423.665 5.397.638 6.317.261
2
Cơ cấu GDP theo các
ngành (%)
100 100 100 100
- Công nghiệp - xây dựng 35,5 36,7 37,3 37,9
- Nông, lâm, thủy sản 28,9 28,6 25,7 23,8
- Dịch vụ 35,6 34,7 37,0 38,3
3
Tốc độ tăng trưởng kinh
tế của tỉnh (%)
10,6 9,5 7,1 6,9
4
Tốc độ tăng trưởng kinh
tế theo các ngành (%)
- Công nghiệp - xây dựng 17,9 14,3 6,9 7,9
- Nông, lâm, thủy sản 3,6 3,2 5,3 3,3
- Dịch vụ 9,1 9,3 8,4 8,3
(Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2013)
Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các
ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tương ứng với ngành nông, lâm,
thủy sản. Ngành công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng, tăng tỷ trọng trong
cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 35,5% năm 2010 lên
37,9% năm 2013; ngành nông, lâm, thủy sản giảm từ 28,9 % năm 2010 xuống
23,8% năm 2013; ngành dịch vụ tăng từ 35,6% năm 2010 lên 38,3% năm 2013.
Trong nội bộ từng ngành kinh tế cũng có sự thay đổi cơ cấu sản xuất theo
hướng tăng hàm lượng sử dụng công nghệ mới, các ngành có giá trị cao, gắn sản
xuất với thị trường.
- Về nông nghiệp: Nền nông nghiệp tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng
chuyên canh hiện đại, giá trị ngành nông - lâm - ngư đạt 5840 tỷ tăng 5%, sản xuất
nông nghiệp đã hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh hàng hóa như
vùng lúa chất lượng cao, vùng cà phê, cau su, chăn nuôi trang trại… Tỉnh đã tích
cực triển khai nhiều biện phát nhằm tăng năng lực tưới tiêu, hệ thống thủy lợi ngày
càng hoàn thiện cung ứng đủ nước cho cây trồng. Tập trung đồn điền chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, chăn nuôi theo hướng khai thác lợi thế của các tiểu vùng và tiềm
năng đất đai, gắn phát triển các vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến, phát
triển ngành nghề nông thôn. Công tác trồng rừng được chú trọng, nhất là trồng rừng
nguyên liệu. Các giống cây trồng, vật nuôi mới, kỹ thuật tiên tiến được áp dụng;
năng suất, sản lượng nhiều loại cây trồng, không ngừng tăng lên; sản lượng lượng
thực có hạt đạt 232.513,1 tấn/năm, đảm bảo nhu cầu lượng thực cho người dân. Các
nguồn lợi thủy sản từng bước được quản lý chặt chẻ và khai thác có hiệu quả. Tỷ lệ
che phủ rừng lên đến 41%. Thành tựu nổi bật của sản xuất nông lâm thủy sản là đã
giải quyết được cơ bản vấn đề lượng thực, góp phần ổn định đời sống dân cư, thu
hút hơn 174 ngàn lao động chiếm 55.8% tổng số lao động toàn tỉnh.
- Công nghiệp : Ngành công nghiệp tiếp tục phát triển, chú trọng đến phát triển
theo chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của
sản phẩm. Ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, một số khu - cụm công
nghiệp được hình thành, đã thu hút nhiều dự án đầu tư phát triển công nghiệp. Bước
đầu chú trọng đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại trong công nghiệp
chế biến gỗ, cao su, cà phê, khai thác đá, khoáng sản, sản xuất VLXD… Kết cấu hạ
tầng có bước phát triển toàn diện trên tất cả các vùng: Đồng bằng, miền núi, ven
biển. Tỷ trọng giá trị công nghiệp và xây dựng trong GDP của tỉnh tăng từ 39,4%
năm 2012 lên 40,4% năm 2013
Sản phẩm công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản chủ yếu: thủy sản đông
lạnh, chế biến thủy hải sản như cá hấp, làm ruốc, nước mắm, gạo ngô xay xát, chế
biến cau su, cà phê hồ tiều, gỗ xẻ, mộc dân dụng, vật liệu xây dựng… Tuy nhiên đa
phần sản phẩm ngành công nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm, tính
cạnh tranh trên thị trường còn thấp.
- Xây dựng: Những năm qua, ngành xây dựng có sự phát triển khá mạnh, hiện
nay có hơn 472 doanh nghiệp hoạt động trong lỉnh vực xây dựng, thu hút lực lượng
lao động thường xuyên là 22.860 người, giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2013
7.268.539 triệu đồng.
- Thương mại - dịch vụ: Trong thời gian qua, các cấp chính quyền tỉnh Quảng
Trị đã thực hiện nhiều giải pháp chỉ đạo cụ thể, tập trung đẩy mạnh sản xuất hàng
hóa trong tỉnh để xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh chủ yếu là mặt hàng
nông lâm sản như cao su, tiêu, cà phê, tinh bột sắn, các sản phẩm khai khoáng như
titan. Tốc độ tăng trưởng giá trị của ngành bình quân năm 2013 đạt 8,3%/năm.
Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các điểm du lịch, dịch vụ ngày
càng phát triển, lưu thông hàng hóa thuận lợi cho các vùng trong toàn tỉnh.
Với vị trí địa lý - kinh tế tương đối thuận lợi tính đa dạng phong phú của tài
nguyên du lịch là tiềm năng lớn để Quảng Trị có thể phát triển mạnh ngành kinh tế
du lịch, đặc biệt gắn liền với các trung tâm du lịch lớn Huế - Đà Nẳng – Quảng
Nam và với Lào – Thái Lan. Những năm qua ngành du lịch đã được chú trọng đầu
tư phát triển, từng bước khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch trên địa bàn.
Giá trị doanh thu từ các hoạt động du lịch theo giá thực tế phân theo thành phần
kinh tế trên 52,9 tỷ đồng.
Ngoài ra, công tác tài chính có nhiều tiến bộ; hệ thống ngân hàng mở rộng và
ngày càng hiện đại hóa; công tác quy hoạch và quản lý được chú trọng, góp phần và
hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đúng định hướng; tổng vốn đầu tư
tăng; các chương trình, dự án phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đã góp
phần tích cực và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi bộ mặt nông thôn…
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân tích chiến lược kinh doanh toàn cầu của tập đoàn toyota
Phân tích chiến lược kinh doanh toàn cầu của tập đoàn toyotaPhân tích chiến lược kinh doanh toàn cầu của tập đoàn toyota
Phân tích chiến lược kinh doanh toàn cầu của tập đoàn toyotanataliej4
 
Tieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
Tieu luan Quản trị Chiến lược VinamilkTieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
Tieu luan Quản trị Chiến lược VinamilkQuang Đại Trần
 
Phần 1 tổng quan về công ty (1)
Phần 1  tổng quan về công ty (1)Phần 1  tổng quan về công ty (1)
Phần 1 tổng quan về công ty (1)Phụ Kiện Xinh
 
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh ĐôHạt Mít
 
Phân đoạn thị trường thị trường xà bông tắm
Phân đoạn thị trường thị trường xà bông tắmPhân đoạn thị trường thị trường xà bông tắm
Phân đoạn thị trường thị trường xà bông tắmGiang Coffee
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Chương 8 Chính sách xúc tiến hỗn hợp
Chương 8 Chính sách xúc tiến hỗn hợpChương 8 Chính sách xúc tiến hỗn hợp
Chương 8 Chính sách xúc tiến hỗn hợpNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếNguyễn Nhật Anh
 
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc teSu khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc teN9uy3n2un9
 
Chương 1: Quản trị chất lượng
Chương 1: Quản trị chất lượngChương 1: Quản trị chất lượng
Chương 1: Quản trị chất lượngLe Nguyen Truong Giang
 
Đề tài: Chiến lược ứng dụng marketing mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sả...
Đề tài: Chiến lược ứng dụng marketing mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sả...Đề tài: Chiến lược ứng dụng marketing mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sả...
Đề tài: Chiến lược ứng dụng marketing mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sả...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN  TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN    TS. BÙI QUANG XUÂNĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN    TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN  TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp Marketing trực tiếp cho dự án huấn luy...
Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp Marketing trực tiếp cho dự án huấn luy...Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp Marketing trực tiếp cho dự án huấn luy...
Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp Marketing trực tiếp cho dự án huấn luy...luanvantrust
 
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
bài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lượcbài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lượcQuách Đại Dương
 
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
 
Giáo trình quản trị chất lượng
Giáo trình quản trị chất lượngGiáo trình quản trị chất lượng
Giáo trình quản trị chất lượng
 
Phân tích chiến lược kinh doanh toàn cầu của tập đoàn toyota
Phân tích chiến lược kinh doanh toàn cầu của tập đoàn toyotaPhân tích chiến lược kinh doanh toàn cầu của tập đoàn toyota
Phân tích chiến lược kinh doanh toàn cầu của tập đoàn toyota
 
Tieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
Tieu luan Quản trị Chiến lược VinamilkTieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
Tieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
 
Phần 1 tổng quan về công ty (1)
Phần 1  tổng quan về công ty (1)Phần 1  tổng quan về công ty (1)
Phần 1 tổng quan về công ty (1)
 
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
 
Phân đoạn thị trường thị trường xà bông tắm
Phân đoạn thị trường thị trường xà bông tắmPhân đoạn thị trường thị trường xà bông tắm
Phân đoạn thị trường thị trường xà bông tắm
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Chương 8 Chính sách xúc tiến hỗn hợp
Chương 8 Chính sách xúc tiến hỗn hợpChương 8 Chính sách xúc tiến hỗn hợp
Chương 8 Chính sách xúc tiến hỗn hợp
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
 
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc teSu khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
 
200 đề tài báo cáo thực tập tại doanh nghiệp sản xuất
200 đề tài báo cáo thực tập tại doanh nghiệp sản xuất200 đề tài báo cáo thực tập tại doanh nghiệp sản xuất
200 đề tài báo cáo thực tập tại doanh nghiệp sản xuất
 
Chương 1: Quản trị chất lượng
Chương 1: Quản trị chất lượngChương 1: Quản trị chất lượng
Chương 1: Quản trị chất lượng
 
Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, HAY, 9 ĐIỂM!
Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, HAY, 9 ĐIỂM!Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, HAY, 9 ĐIỂM!
Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, HAY, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Chiến lược ứng dụng marketing mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sả...
Đề tài: Chiến lược ứng dụng marketing mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sả...Đề tài: Chiến lược ứng dụng marketing mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sả...
Đề tài: Chiến lược ứng dụng marketing mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sả...
 
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN  TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN    TS. BÙI QUANG XUÂNĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN    TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN  TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp Marketing trực tiếp cho dự án huấn luy...
Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp Marketing trực tiếp cho dự án huấn luy...Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp Marketing trực tiếp cho dự án huấn luy...
Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp Marketing trực tiếp cho dự án huấn luy...
 
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
 
bài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lượcbài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lược
 
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
 

Similar to Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!

Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...jackjohn45
 
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdfPhát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdfHanaTiti
 
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...Trịnh Minh Tâm
 
Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...
Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...
Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (38).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (38).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (38).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (38).docNguyễn Công Huy
 
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAYGiải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Một Số Giải Pháp Phát Triển Nghề Truyền Thống Tại Làng Nghề Dệt Lụa Mã Châu, ...
Một Số Giải Pháp Phát Triển Nghề Truyền Thống Tại Làng Nghề Dệt Lụa Mã Châu, ...Một Số Giải Pháp Phát Triển Nghề Truyền Thống Tại Làng Nghề Dệt Lụa Mã Châu, ...
Một Số Giải Pháp Phát Triển Nghề Truyền Thống Tại Làng Nghề Dệt Lụa Mã Châu, ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Phát triển làng nghề gắn với việc phát triển du lịch tại thành phố Hội An..doc
Phát triển làng nghề gắn với việc phát triển du lịch tại thành phố Hội An..docPhát triển làng nghề gắn với việc phát triển du lịch tại thành phố Hội An..doc
Phát triển làng nghề gắn với việc phát triển du lịch tại thành phố Hội An..docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

Similar to Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM! (20)

Luận án: Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập
Luận án: Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhậpLuận án: Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập
Luận án: Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập
 
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...
 
Phát Triển Làng Nghề Gắn Với Việc Phát Triển Du Lịch Tại Thành Phố Hội An.doc
Phát Triển Làng Nghề Gắn Với Việc Phát Triển Du Lịch Tại Thành Phố Hội An.docPhát Triển Làng Nghề Gắn Với Việc Phát Triển Du Lịch Tại Thành Phố Hội An.doc
Phát Triển Làng Nghề Gắn Với Việc Phát Triển Du Lịch Tại Thành Phố Hội An.doc
 
Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
 
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdfPhát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
 
Luận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
 
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
 
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh BìnhĐề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
 
Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...
Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...
Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (38).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (38).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (38).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (38).doc
 
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAYGiải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đLuận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
 
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương MỹLuận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ
 
Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội
Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà NộiPhát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội
Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội
 
Một Số Giải Pháp Phát Triển Nghề Truyền Thống Tại Làng Nghề Dệt Lụa Mã Châu, ...
Một Số Giải Pháp Phát Triển Nghề Truyền Thống Tại Làng Nghề Dệt Lụa Mã Châu, ...Một Số Giải Pháp Phát Triển Nghề Truyền Thống Tại Làng Nghề Dệt Lụa Mã Châu, ...
Một Số Giải Pháp Phát Triển Nghề Truyền Thống Tại Làng Nghề Dệt Lụa Mã Châu, ...
 
Phát triển làng nghề gắn với việc phát triển du lịch tại thành phố Hội An..doc
Phát triển làng nghề gắn với việc phát triển du lịch tại thành phố Hội An..docPhát triển làng nghề gắn với việc phát triển du lịch tại thành phố Hội An..doc
Phát triển làng nghề gắn với việc phát triển du lịch tại thành phố Hội An..doc
 
Phát huy giá trị làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Túc, 9đ
Phát huy giá trị làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Túc, 9đPhát huy giá trị làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Túc, 9đ
Phát huy giá trị làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Túc, 9đ
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!

  • 1. PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề là vấn đề hết sức cần thiết và có ý nghĩa trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Ngành nghề thủ công truyền thống, trong đó thủ công mỹ nghệ là bộ phận quan trọng đã hình thành và tồn tại trong suốt quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng. Ngành nghề thủ công mỹ nghệ luôn gắn liền với những ngành nghề, phố nghề sản xuất các sản phẩm thủ công để phục vụ cho các mục đích sử dụng của đời sống xã hội. Trải qua thăng trầm của thời gian, cho đến nay ngành nghề thủ công mỹ nghệ vẫn có một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội tại tỉnh Quảng Trị. Góp phần phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo ra nhiều việc làm cho lao động, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, đóng góp chung và việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong những năm qua, ngành nghề thủ công mỹ nghệ ở Quảng Trị đã giải quyết việc làm cho hơn 600 hộ gia đình, góp phần nâng cao đời sống cho người dân ở vùng nông thôn. Đối với Quảng Trị, quá trình hình thành và phát triển của ngành nghề thủ công mỹ nghệ ngoài những nét chung như bao miền khác trên đất nước thì có những nét đặc thù riêng của vùng đất này. Theo thống kê, Quảng Trị có hơn 10 làng nghề thủ công mỹ nghệ. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề đều có bề dày lịch sử lâu đời với lớp nghệ nhân có tay nghề điêu luyện, đóng góp nhiều đến quá trình bảo tồn và phát huy những giá trị của nghề thủ công truyền thống. Một số nghề và làng nghề phát triển mạnh vừa cung cấp sản phẩm cho đời sống xã hội, vừa thu hút khách du lịch như: nón lá Trà Lộc, thêu ren Văn Qũy, đan lát Lan Đình, dệt thổ cẩm A Bung…tạo nên những sản phẩm đặc trưng góp phần khẳng định bản sắc văn hóa của vùng đất Quảng Trị.
  • 2. Bên cạnh những kết quả đạt được, làng nghề vẫn còn nhiều hạn chế như chưa có quy hoạch, chưa có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm, quy mô nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở vật chất kỹ thuật phần lớn còn lạc hậu, đa số sử dụng công cụ thủ công truyền thống, sản phẩm chủ yếu là tự cung tự cấp, tính cạnh tranh thấp, nhiều ngành nghề truyền thống sản xuất cầm chừng, có nguy cơ mai một và mất đi…Trong các ngành nghề thủ công truyền thống, ngành nghề thủ công mỹ nghệ là một trong những nhóm ngành có thế mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên đối với thị trường xuất khẩu trực tiếp chúng ta vẫn chưa khai thác được do sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới, thua kém trong tiếp cận thị trường về mẫu mã sản phẩm, giá thành, kinh nghiệm thương trường, chưa có các thương nhân lớn hoạt động trên các lĩnh vực kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Để thúc đẩy các ngành tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranh và đứng vững trong nền kinh tế thị trường, Quảng Trị cần tìm ra các giải pháp cho các cơ sở sản xuất ở các làng nghề về cách tiếp cận thị trường, xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm. Đây là yêu cầu vừa cấp thiết vừa lâu dài nhằm phát huy tiềm năng của ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Xuất phát từ tính cấp thiết đó, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề tỉnh Quảng Trị” làm luận văn của mình. 2. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng phát triển đối với hàng thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề tỉnh Quảng Trị ? - Định hướng phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ này như thế nào ? - Để phát triển nó cần đưa ra những giải pháp gì ? 3. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về sản phẩm thủ công mỹ nghệ và làng nghề, phân tích đánh giá thực trạng đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề,
  • 3. để đề xuất ra giải pháp nhằm phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề tỉnh Quảng Trị. - Mục tiêu cụ thể: + Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu (lý luận về sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề,…) + Phân tích đánh giá thực trạng phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề, xác định được các nhân tố cơ bản tác động; xác định nguyên nhân rào cản làm hạn chế sự phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề ở Quảng Trị. + Đề xuất ra giải pháp, các chính sách nhằm phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề tỉnh Quảng Trị. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các hộ gia đình, cơ sở sản xuất tại các làng nghề tỉnh Quảng Trị. + Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: tập trung nghiên cứu một số làng nghề và làng nghề truyền thống sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, từ đó rút ra được các yếu tố tác động chủ yếu và đưa ra giải pháp phát triển các sản phẩm tại các làng nghề này. - Phạm vi không gian: nghiên cứu các làng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - Phạm vi thời gian: Các dữ liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2010 - 2014, các dữ liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2014. Thời gian thực hiện từ ngày 20/09/2014 đến 30/05/2015 5. Phương pháp nghiên cứu Thu thập số liệu và chọn mẫu điều tra: - Đối với số liệu thứ cấp: Tôi tiến hành thu thập số liệu từ phòng ban các cơ quan của sở ban ngành. Sau khi thu thập đầy đủ số liệu, tôi đã tiến hành xử lý và phân tích các chỉ tiêu ảnh hưởng đến sự phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề.
  • 4. - Đối với số liệu sơ cấp: Những thông tin này được thu thập thông qua khảo sát điều tra thực tế tại các làng nghề, phỏng vấn trực tiếp các nghệ nhân trong làng nghề. Quá trình khảo sát được thực hiện bằng nhiều phương pháp: điều tra trực tiếp, phỏng vấn các cơ sở sản xuất kinh doanh, các nhà quản lý tại các địa phương có sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở các làng nghề. Phương pháp xử lý số liệu: Trên cơ sở điều tra, khảo sát phỏng vấn sẽ xử lý số liệu bằng phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh... kết hợp với lý luận thực tế. 6. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề Chương 2: Thực trạng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề tỉnh Quảng Trị Chương 3: Định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề tỉnh Quảng Trị
  • 5. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÁC LÀNG NGHỀ 1.1. Những vấn đề cơ bản về sản phẩm thủ công mỹ nghệ và làng nghề 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến sản phẩm TCMN và làng nghề 1.1.1.1. Làng nghề Đã có những công trình nghiên cứu về nghề và làng nghề của các nhà kinh tế, văn hóa, sử học với những quan niệm khác nhàu về làng nghề. Ở làng nghề, mặc dù vẫn có các hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi…) nhưng đã nổi trội một nghề cổ truyền tính xảo với một tầng lớp thợ thủ công có cơ cấu tổ chức, có quy trình công nghệ nhất định, chuyên tâm làm nghề, sống chủ yếu được bằng nghề đó với những sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang tính hàng hóa. “LN là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định. Trong đó, bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết chặt chẽ về kinh tế - xã hội và văn hoá” [1]. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì “làng nghề là một làng tuy vẫn còn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan lát, gốm sứ, làm tương... song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tính xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tính, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài”[2]. Như vậy, khái niệm LN được hiểu là những làng ở nông thôn có các ngành
  • 6. nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và tỷ trọng thu nhập. 1.1.1.2. Làng nghề truyền thống Theo GS. Hoàng Văn Châu và nhiều người khác [3]: LNTT trước hết là LN được tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, gồm một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, truyền tải giá trị về văn hóa, kỹ thuật, mỹ thuật độc đáo của địa phương và mang tính lịch sử. LNTT hội tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ thủ công chuyên nghiệp, có phường nghề, có quy trình công nghệ, có mức độ tinh xảo nhất định và phần lớn dân làng sống chủ yếu bằng nghề đó. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc. Ở các LN, vẫn tồn tại bộ phận sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, nghề thủ công đã tách hẳn ra khỏi nông nghiệp và thể hiện tính độc lập tương đối của nó. Ngoài các LNTT, trong thực tế còn có các LN mới du nhập gọi tắt là LN mới. Đây là những LN có ngành nghề phát triển trong những năm gần đây, chủ yếu do sự lan toả từ LN truyền thống hoặc do sự du nhập nghề trong quá trình hội nhập giữa các vùng, các địa phương trong nước và giữa các nước. Ngay các LN truyền thống cũng có sự đan xen giữa các nghề mới và nghề truyền thống. 1.1.1.3. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Ngành nghề thủ công mỹ nghệ là một bộ phận quan trọng của ngành nghề thủ công truyền thống. Ngành nghề TCMN có vài trò rất lớn trong quá trình phát triển ngành nghề TCTT của Việt Nam, sản phẩm tủ công mỹ nghệ là loại sản phẩm nghệ thuật, kết tinh từ những thành tựu kỹ thuật - công nghệ truyền thống, phương pháp thủ công tinh xảo với đầu óc sáng tạo nghệ thuật. Theo Trần Văn Kinh, 2002[4], hàng thủ công là loại sản phẩm nghệ thuật, kết tinh từ những thành tựu kỹ thuật - công nghệ truyền thống, phương pháp thủ công tinh xảo, với đầu óc sáng tạo nghệ thuật. Mô hình của ông Trần Văn Kinh được biểu diễn như sau: Phương pháp thủ công tính xảo + Sự sáng tạo nghệ thuật - > Hàng thủ công mỹ nghệ
  • 7. Hàng TCMN/sản phẩm TCMN được hiểu là một loại hàng thủ công/sản phẩm thủ công được dùng cho mục đích thưởng thức nghệ thuật và trang trí nhà cửa, nội thất của khách hàng. [5] Ngành nghề TCMN bên cạnh các yếu tố cấu thành nó có những nét đặc thù riêng, đó là: sản phẩm tiêu biểu và đọc đáo của Việt Nam, có giá trị và chất lượng rất cao, vừa là hàng hóa, vừa là sản phẩm văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật thậm chí trở thành các di sản văn hóa của dân tộc, mang bản sắc văn hóa Việt Nam. Chính yếu tố nghệ thuật, văn hóa vật thể là một đặc thù hết sức quan trọng của hàng thủ công mỹ nghệ. Sự kết hợp giữa phương pháp thủ công tinh xảo và sự sáng tạo nghệ thuật của nghệ nhân và thợ thủ công để tạo ra hàng thủ công mỹ nghệ đã kéo theo những đặc thù khác trong sự phát triển của ngành nghề TCMN và được xem như những tiêu chí của ngành nghề này: - Tính riêng, đơn chiếc mạnh hơn tính đồng loạt - Chiều sâu nhiều hơn chiều rộng, mang tính trường phái, giữ bí quyết trong sáng tạo hơn là sự phổ cập, phổ biến rộng rãi - Đầy chất trí tuệ, tri thức tích tụ lâu đời - Sử dụng hàng thủ công đồng thời thưởng thức nó nữa (thưởng tức nghệ thuật và tư tưởng, trí tuệ) 1.1.2. Đặc điểm và vài trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế xã hội 1.1.2.1. Đặc điểm - Đặc điểm nổi bật nhất của các làng nghề là tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp. Các làng nghề xuất hiện trong từng làng - xã ở nông thôn sau đó các ngành nghề thủ công nghiệp được tách dần nhưng không rời khỏi nông thôn, sản xuất nông nghiệp và sản xuất - kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn nhau, người thợ thủ công trước hết và đồng thời là người nông dân. - Công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu. Công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc. Nhiều loại sản phẩm có công nghệ - kỹ thuật hoàn toàn
  • 8. phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí hóa và điện khí hóa từng bước trong sản xuất, song cũng chỉ có một số không nhiều nghề có khả năng cơ giới hóa được một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm. - Đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chổ, hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn có của nguồn nguyên liệu sẵn có tại chổ, trên địa bàn địa phương, cũng có thể có một số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài như một số loại chỉ thêu, thuốc nhuộm... song không nhiều. - Phần đông lao động trong các làng nghề là lao động thủ công, nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân. Trước kia, do trình độ khoa học và công nghệ chưa phát triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều là thủ công, giản đơn. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ, việc ứng dụng khoa học - công nghệ mới vào nhiều công đoạn trong sản xuất của làng nghề đã giảm bớt được lượng lao động thủ công, giản đơn. Tuy nhiên, một số loại sản phẩm còn có một số công đoạn trong quy trình sản xuất vẩn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ công tinh xảo. Việc dạy nghề trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong các gia đình từ đời nay sang đời khác và chỉ khuôn lại trong từng làng. Sau này, nhiều cơ sở quốc doanh và hợp tác xã làm nghề thủ công truyền thống ra đời, làm cho phương thức truyền nghề và dạy nghề đã có nhiều thay đổi, mang tính đa dạng và phong phú hơn. - Sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Các sản phẩm làng nghề truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vì nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa, công sở nhà nước... Các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang tính địa phương, tại chỗ và nhỏ hẹp. Bởi sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền
  • 9. thống, là xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng tại chỗ của các địa phương. Ở mỗi một làng nghề hoặc một cụm làng nghề đều có các chợ dùng làm nơi trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề. Cho đến nay, thị trường làng nghề về cơ bản vẫn là các thị trường địa phương, là tỉnh hay liên tỉnh và một phần cho xuất khẩu. - Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân. 1.1.2.2. Vai trò - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đa dạng hóa kinh tế nông thôn Quá trình phát triển các làng nghề đã có vai trò tích cực góp phần tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất có thu nhập còn rất thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Như vậy, khi ngành nghề thủ công hình thành và phát triển thì kinh tế nông thôn không chỉ có ngành nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh là các ngành thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại phát triển. Nếu xem xét trên góc độ của sự phân công lao động thì các LN đã có tác động tích cực tới sản xuất nông nghiệp. Khi các ngành nghề chế biến phát triển, yêu cầu nguyên liệu từ nông nghiệp nhiều hơn, đa dạng hơn và chất lượng cao hơn. Do đó, trong nông nghiệp hình thành những bộ phận nông nghiệp chuyên canh hóa, tạo ra năng suất lao động cao và nhiều sản phẩm hàng hóa [9]. Đồng thời, người nông dân trước yêu cầu tăng lên của sản xuất sẽ tự tìm thấy nên đầu tư vào lĩnh vực nào có lợi nhất. Như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã được thực hiện dưới tác động của sản xuất và nhu cầu thị trường. - Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Yêu cầu phát triển toàn diện kinh tế - xã hội ở nông thôn, tạo việc làm nâng cao đời sống cho dân cư ở nông thôn là vấn đề quan trọng hiện nay ở nước ta. Do
  • 10. diện tích đất bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực nông thôn trở nên hết sức cấp bách, đòi hỏi sự hỗ trợ về nhiều mặt và đồng bộ của các ngành nghề và lĩnh vực. - Cung cấp một khối lượng hàng hóa cho xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế Khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn sẽ tạo điều kiện cho việc huy động một cách tối đa mọi nguồn lực sẵn có ở khu vực nông thôn như nguồn lực tự nhiên, nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật, tiềm năng vốn, các nguyên liệu sẵn có ở địa phương phục vụ cho sản suất. Do đó, sản xuất được đẩy mạnh và tạo ra nhiều hàng hóa có chất lượng cao, đa dạng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Măt khác, sản xuất trong các làng nghề thường tương đối năng động và gắn chặt với nhu cầu thị trường, vì vậy mà sản xuất của làng nghề mang tính chuyên môn hóa và đa dạng hóa cao hơn so với sản xuất nông nghiệp. Điều này dẫn đến tỷ trọng sản phẩm hàng hóa ở các làng nghề thường cao hơn rất nhiều so với các làng thuần nông và khối lượng sản xuất hàng hóa sản xuất ra cũng lớn hơn nhiều. Sản phẩm của làng nghề có giá trị kinh tế và xuất khẩu, nên việc phát triển làng nghề góp phần cùng sản xuất nông nghiệp làm tăng trưởng kinh tế ở nông thôn. Cho nên phát triển làng nghề là thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo trong nông thôn. - Tận dụng nguồn lực, phát huy thế mạnh nội lực của địa phương Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng của sự phát triển. Nguồn lực của làng nghề bao gồm những nghệ nhân, những người thợ thủ công và những chủ cơ sở sản xuất kinh doanh. Khả năng cạnh tranh, sức sống của không ít sản phẩm như: dệt thổ cẩm, mộc dân dụng, tơ lụa…đều dựa vào tay nghề của người lao động. Mỗi làng nghề có những thợ cả, nghệ nhân bậc thầy, họ giữ vai trò quan trọng trong việc giữ nghề, truyền nghề. Tuy nhiên, số lượng những người giỏi nghề ngày một ít đi. Trong khi đó kinh nghiệm nghề nghiệp được coi là bí mật, chỉ được truyền cho con cháu trong gia đình, dòng họ [8]. Điều này làm cản trở không nhỏ đến chất lượng và khả năng cạnh tranh sản phẩm. Bên cạnh đó, các nghề thủ công
  • 11. cho phép khai thác triệt để hơn các nguồn lực của địa phương, cụ thể là nguồn lao động, tiền vốn. Một khi làng nghề phát triển mạnh, nó sẽ tạo ra một đội ngũ lao động có tay nghề cao và lớp nghệ nhân mới. Thông qua lực lượng này để tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản suất, làm cho sản phẩm có chất lượng cao, giá thành giảm, khả năng cạnh tranh thị trường lớn. Như vậy, các nghề thủ công phát triển mạnh nó càng có điều kiện để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Hơn nữa, khi cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường và hiện đại, chính là tạo điều kiện cho đội ngũ lao động thích ứng với tác phong công nghiệp, nâng cao tính tổ chức, tính kỹ luật. Đồng thời, trình độ văn hóa của người lao động nâng cao, lại là cơ sở thuận lợi cho việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào lĩnh vực sản xuất và hoạt động dịch vụ trong làng nghề. Bởi vậy, phát triển làng nghề trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tùy thuộc vào việc xây dựng đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi và việc truyền nghề cho những lao động trẻ tuổi. - Khôi phục và phát triển làng nghề góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc của địa phương Khai thác được tiềm năng cũng như phát huy được lợi thế so sánh, lợi thế nhờ quy mô ở từng vùng, từng địa phương góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung và CNH, HĐH nông thôn nói riêng. Như vậy, làng nghề không chỉ là nơi sản xuất ra hàng hóa mà còn chứa đựng những tiềm ẩn giá trị văn hóa tinh thần, truyền thống văn hóa của dân tộc được lưu truyền bao đời nay. Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc phát triển làng nghề còn là cơ sở để tổ chức du lịch làng nghề thu lợi nhuận cao, có khả năng thu hút đông đảo du khách tìm hiểu, chiêm ngưỡng những nét văn hóa, những sản phẩm truyền thống của dân tộc. 1.1.3. Sự cần thiết phải phát triển sản phẩm TCMN tại các làng nghề Trong giai đoạn nền kinh tế kế hoạch, tập trung bao cấp do cơ chế quản lý, các hộ gia đình, các làng nghề không được tự do kinh doanh, sản xuất mà phải gia nhập các HTX tiểu thủ công nghiệp. Vì thế, LN không được phát triển và có phần mai
  • 12. một, hệ thống HTX tiểu thủ công nghiệp hoạt động kém hiệu quả và bắt đầu đổi mới nền kinh tế. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, cá nhân, hộ gia đình được tự do đầu tư và sản xuất kinh doanh những sản phẩm mà pháp luật không cấm; được bình đẳng trước pháp luật. Nhiều LN được khôi phục và phát triển mạnh mẽ, trở thành một xu hướng phát triển tất yếu do: - Môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, cơ chế quản lý của nhà nước thay đổi đã cho phép mọi cá nhân, hộ gia đình tự do đầu tư sản xuất kinh doanh, các thành phần kinh tế được bình đẳng trước pháp luật; Do đó, các DNTN, Công ty TNHH, CTCP được ra đời và phát triển hệ thống pháp luật được xây dựng và hoàn thiện đã cởi trói cho cá nhân và doanh nghiệp, mở đường cho sản xuất phát triển dẫn đến LNTT ở nông thôn cũng được phát triển. Nhà nước đầu tư cơ sỏ hạ tầng như đường giao thông, cầu cống điện nước, bưu chính viễn thông, trường học, trạm y tế … tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu trao đổi hàng hóa, mở rộng các loại thị trường hàng hóa, lao động, tài chính … - Phát triển LN gắn với lợi ích, đời sống thiết thực của nông dân. Xuất phát từ lợi ích cá nhân, hộ gia đình vì mục tiêu lợi nhuận mà bản thân LN tự nó phát triển. Mặt khác, trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, Đảng và nhà nước đã quan tâm nhiều đến sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó có LN nhằm mục đích nhanh chóng nâng cao đời sống của nông dân, giảm nhành khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị. Những chủ trương, đường lối, chính sách đó là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển, đa dạng hóa sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm của LN. Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, tiến bộ KHCN, máy móc hiện đại được được đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất ngành nghề, góp phần giải phóng sức lao động, nâng cao trình độ sản xuất và năng suất lao động. Từ đó, tạo ra một bộ phận lao động, một bộ phận thời gian dư thừa trong nông nghiệp, đòi hỏi phải giải quyết công ăn việc làm cho bộ phận dư thừa đó. Phát triển sản xuất kinh doanh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp , là cơ sở để phát triển công nghiệp nông thôn, hình thành các khu đô thị góp phần thay đỏi
  • 13. cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từng bước chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế chủ yếu là công nghiệp. - Gắn liền với việc giữ gìn thương hiệu sản phẩm, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bởi vì: Lịch sử phát triển kinh tế cũng như lịch sử của nền văn hóa Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử phát triển làng nghề, mỗi một làng nghề là một địa chỉ văn hóa nó phản ánh nét văn hóa độc đáo của từng địa phương, từng vùng. LN thể hiện những nét văn hóa độc đáo qua từng sản phẩm, qua các lễ hội và phong tục tập quán. Bởi làng nghề có những sản phẩm bằng tay, chất liệu, kiểu dáng và từng chi tiết khéo léo tinh xảo trên các sản phẩm thủ công chính là nơi chuyển tải các sắc thái văn hóa địa phương góp phần làm nên bản sắc văn hóa dân tộc. 1.2. Các yếu tố tác động đến sự phát triển đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề Những yếu tố ảnh hướng đến sự phát triển của làng nghề truyền thống quatrình phát triển làng nghề truyền thống chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Ở mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi làng nghề do có những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa nên sự tác động của các yếu tố không giống nhau. Tuy nhiên hiểu một cách tổng quát chúng gồm các yếu tố sau: * Yếu tố chủ trương, chính sách của nhà nước Các làng nghề thủ công, trên thực tế bao giờ cũng hoạt động trong một môi trường thể chế. Nói cách khác môi trường thể chế luôn tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh ở các làng nghề. Môi trường thể chế bảo đảm cho làng nghề phát triển bền vững, phát huy được các giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội các giá trị đạo đức, tín nhiệm và lương tâm người thợ thông qua chất lương sản phẩm được làm ra. Môi trường thể chế gồm quy chế của làng và chính sách pháp luật của nhà nước. Trong hầu hết các làng nghề thủ công truyền thống, nổi tiếng ở nước ta, đều có quy chế về nghề thủ công, hoặc thành văn bản riêng hoặc trong một số điều của Hương ước. Thậm chí mỗi phường nghề trong cùng một nghề ở cùng một làng cũng có quy chế riêng, dưới dạng “lời thề”, “lời nguyền”. Những quy chế này truyền từ
  • 14. đời này sang đời khác, bắt buộc các thành viên trong gia tộc, trong phường hội phải tuân theo, thực hiện một cách khá nghiêm ngặt. Những quy định nghiêm ngặt trong các làng nghề là biện pháp giữ bí mật và bí quyết nghề nghiệp của những người thợ trong các làng nghề. Điều đó có tác dụng tích cực đối với việc duy trì lâu dài hoạt động sản xuất của mỗi làng nghề. Tuy nhiên, sự độc quyền của các thế hệ thợ thủ công trong mỗi làng nghề như thế đã kìm hãm sự phát triển của nghề trong phạm vi cả nước. Sau này, khi các trường dạy nghề mở ra, cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ thì những hạn chế trên đây thay đổi theo hướng tích cực hơn. Hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển hay suy vong của các làng nghề. Thời kỳ trước đổi mới, trong chính sách đối với các thành phần kinh tế, chúng ta chỉ tập trung phát triền kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, không chấp nhận kinh tế tư nhân, cá thể, nên các làng nghề theo nghĩa là đơn vị kinh tế độc lập đã chuyển thành hợp tác xã, hoặc các tổ, đội ngành nghề phụ trong các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, làm cho các nghề phụ không phát triển được. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, khi hộ gia đình được công nhận là chủ thể kinh tế độc lập tự chủ cho nông thôn, các doanh nghiệp tư nhân được phép phát triển chính thức, thì các làng đã có điều kiện phục hồi và phát triển mạnh. Trong các kỳ Đại hội Đảng gần đây, vấn đề công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn đã được quan tâm đặc biệt. Đây chính là nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hóa đất nước nhằm đạt mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Chính vì vậy, các chính sách về doanh nghiệp, vốn, thuế, đào tạo nguồn nhân lực, quản lý thị trường… Là động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế nông thôn nói chung và làng nghề nước ta nói riêng. Nếu không có các chính sách phát triển hợp lý đối với sự kết hợp giữa đại công nghiệp với tiểu thủ công nghiệp thì các làng nghề cũng khó có điều kiện phát triển.
  • 15. * Yếu tố kết cấu hạ tầng Kết cấu hạ tầng trước hết là giao thông, điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông… có sự ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp rất lớn tới sự hình thành tồn tại và phát triển của làng nghề, trong đó giao thông vận tải là yếu tố quan trọng nhất. Nhờ có giao thông phát triển mà nguyên liệu và sản phẩm được giao lưu dễ dàng hơn phục vụ tốt hơn việc đáp ứng các nhu cầu của thị trường. Làng nghề phát triển tốt là đều có giao thông thuận tiện, đây là điều kiện quan trọng vì nếu không tiện đường giao thông thì làng nghề khó tồn tại lâu dài. Điện có nhiều tác dụng trong đó đặc biệt là đáp ứng nhu cầu cơ khí hóa trước hết là cơ giờ hóa ở một số khâu, công đoạn trong quá trình sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩn trên thị trường. Thông tin là cầu nối để người sản xuất nắm bắt được nhu cầu sở thích của khách hàng từ đó ra quyết định về mẫu mã sản phẩm, giá bán đồng thời thông tin còn giúp cho chủ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm tiêu thụ sản phẩm. * Yếu tố thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Sự tồn tại và phát triển của làng nghề truyền thống phục thuộc rất lớn vào thị trường và sự biến động của nó. Sản xuất càng phát triển càng thể hiện rõ sự chi phối của quan hệ cung – cầu và quy luật cạnh tranh. Những làng nghề có khả năng thích ứng với sự thay đổi của nhu cầu thị trường thường có tốc độ phát triển nhanh. Đó là những làng nghề mà sản phẩm của nó có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và luôn đổi mới cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của xã hội. Điều này được chứng minh ở sự phát triển mạnh của một số làng nghề truyền thống gồm sứ mỹ nghệ, chạm, khắc gỗ. Ngược lại một số làng nghề không phát triển được, ngày càng bị mai một có nguy cơ bị mất đi vì những lý do: Không đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường, hoặc nhu cầu của thị trường, hoặc nhu cầu của thị trường không cần đến loại sản phẩm đó nữa.
  • 16. * Yếu tố nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất Trong bất kỳ một cơ sở sản xuất nào số lượng nguyên liệu dự trữ trong kho bãi hay đang trên đường về nhà đóng một vai trò quan trọng quyết định trong chiến luôn đầu tư sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất cả cơ sở. Chủng loại nguyên liệu, chất lượng, giá cả các nguyên liệu còn ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả sản phẩm, hàng hóa sản xuất ra. Chất lượng sản phẩm tốt được đảm bảo, càng thu hút được người tiêu dùng và nâng cao được thị phần sản phẩm của các làng nghề trên thị trường. Trong thời kỳ phương tiện giao thông và phương tiện kỹ thuật chưa phát triển, thì gần các vùng nguyên liệu được coi là một trong những điều kiện tạo nên sự hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống. Hiện nay, các nguyên liệu khai thác phục vụ cho các làng nghề chủ yếu từ môi trường tự nhiên nên vùng nghuyên liệu ngày càng suy giảm (như gỗ…), gây khó khăn cho sản xuất vì nguyên liệu đang bị cạn kiệt. Do vậy khối lượng, chất lượng, chủng loại, khoảng cách của các nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng tới chất lượng và giá thành sản phẩm. * Yếu tố môi trường trong làng nghề Môi trường lao động ảnh hưởng đến hoạt động sinh lí, sức khỏe bệnh tật của người lao động. Với điều kiện thời tiết khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của nước ta, lại cộng thêm tác động của các yếu tố độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất như hơi khí độc, cường độ ồn, bụi…sẽ có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người lao động. Trong những điều kiện như thế, người lao động sẽ bị ảnh hưởng về thần kinh, tâm lí và dẫn đến rối loạn sinh lí, suy giảm sức khỏe, suy giảm khả năng lao động, tăng ốm đau, bệnh tật, bệnh nghề nghiệp. Tất cả những điều đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Mặt khác, ô nhiễm môi trường lao động cũng sẽ lan tỏa gây ô nhiễm các khu vực lân cận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Việc phát triển các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở vùng nông thôn nước ta lại sử dụng công nghệ lạc hậu, trang thiết bị cũ kỹ cũng làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường sống ở làng nghề nông thôn ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ô
  • 17. nhiễm môi trường do công nghiệp nông thôn tạo ra rất đa dạng, đó là chất thải rắn, khí thải, bụi, tiếng ồn… Làng nghề càng phát triển thì nguy cơ ô nhiễm cũng ngày càng gia tăng do các tác động từ nhiệt độ cao, bụi, tiếng ồn hoặc mặt bằng nhà xưởng. Nếu làm việc trong môi trường độc hại, nhiều nguy hiểm, người lao động sẽ chịu hậu quả là làm giảm năng suất lao động, suy giảm về sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh tật, điều này tăng chí phí khám chữa bệnh, giảm thu nhập của người lao động, càng gây khó khăn hơn cho cuộc sống sinh hoạt của mỗi gia đình, đồng thời lan tỏa ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy môi trường cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề. * Yếu tố nguồn vốn đầu tư và phát triển Vốn là yếu tố, là nguồn lực quan trọng đối với bất kỳ quá trình sản xuất – kinh doanh nào. Sự phát triển thịnh vượng của các làng nghề cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của nhân tố vốn sản xuất. Trước đây, vốn của các hộ sản xuất – kinh doanh trong các làng nghề rất nhỏ, thường là vốn tự có của từng gia đình hoặc vay mượn bà con họ hàng, láng giềng, nên quy mô sản xuất không mở rộng được. Ngày nay, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhu cầu về vốn rất lớn, đòi hỏi các hộ sản xuất – kinh doanh trong các làng nghề phải có đủ lượng vốn để đầu tư cải tiến công nghệ, đưa thiết bị, máy móc tiên tiến vào một số khâu, công đoạn, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh. * Yếu tố nguồn lao động Lao động trong các làng nghề chủ yếu là lao động sáng tạo. Các sản phẩm của làng nghề là nơi gửi gắm tâm hồn, sự sáng tạo của nghệ nhân. Các sản phẩm thủ công vừa phải đảm bảo có giá trị sử dụng nhưng cũng phải có tính nghệ thuật cao, chứa đựng phong cách riêng. Thực tế để tạo ra được những sản phẩm tinh xảo thì ngoài năng khiếu bẩm sinh, người lao động cần trải qua một thời gian đào tạo lâu dài mà nhiều khi họ không đủ kiên nhẫn để theo đuổi đến cùng. Bên cạnh đó, với phương thức đào tạo theo kiểu nghề truyền thống như hiện nay, những kỹ năng bí
  • 18. quyết nghề nghiệp nhiều khi chỉ truyền lại cho gia đình. Chính điều này đã làm cho số lượng thợ cả, nghệ nhân mới ngày càng hạn chế trong khi đó những nghệ nhân cũ ngày càng mất đi, như vậy những tinh hoa của làng nghề ngày càng bị mai một. Ngày nay, khi làng nghề tồn tại trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì ngoài kỹ năng, bí quyết riêng của người thợ, sự phát triển của làng nghề đòi hỏi người sản xuất, nhất là các chủ hộ phải có kiến thức kinh doanh như quản lý sản xuất, tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật còn nhiều hạn chế, chất lượng nguồn lao động chưa cao, trình độ chuyên môn và văn hóa thấp, nhất là đối với các chủ doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước cũng như quốc tế. * Yếu tố khoa học công nghệ và thiết bị sản xuất Công nghệ là một nhân tố quan trọng chi phối các hoạt động sản xuất. Trong các làng nghề bao giờ cũng có nghệ nhân có tay nghề cao, có kinh nghiệm sản xuất, tâm huyết với nghề, là những hạt nhân duy trì nét độc đáo của làng nghề, đó là sự khác biệt của các sản phẩm làng nghề. Tuy nhiên, chỉ có kinh nghiệm cổ truyền thôi chưa đủ mà phải có khoa học công nghệ hiện đại, đó là mặt tiêu cực của yếu tố truyền thống. Đồng thời những quy tắc khắt khe, hạn chế trong luật nghề, lệ làng đã cản trở không nhỏ đến việc mở rộng sản xuất - kinh doanh của làng nghề. Trong cơ chế thị trường phát triển của làng nghề đã thể hiện cuộc cạnh tranh gay gắt về năng suất, chất lượng, giá cả, sản phẩm sản xuất ra chịu sự cạnh tranh của những sản phẩm cùng loại trong nước cũng như nhập khẩu. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, giao lưu thương mại mang tính toàn cầu thì việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ càng có tác động to lớn đến khả năng cạnh tranh, tăng năng suất lao động và chất lượng của sản phẩm.
  • 19. 1.3. Kinh nghiệm quốc tế, trong nước về việc phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề 1.3.1. Trên thế giới - Nhật bản Tuy CNH diễn ra và phát triển mạnh, song làng nghề vẫn tồn tại, các nghề thủ công vẫn được mở mang. Họ không những duy trì và phát triển các ngành nghề cổ truyền mà còn mở mang một số ngành nghề mới. Đồng thời, Nhật Bản cũng rất chú trọng đến việc hình thành xí nghiệp vừa và nhỏ ở thị trấn, thị tứ ở nông thôn để làm vệ tinh cho những xí nghiệp lớn ở đô thị . Ngành nghề TTCN Nhật Bản bao gồm: chế biến lương thực, thực phẩm, nghề đan lát, nghề dệt chiếu, nghề dệt lụa, nghề rèn công cụ…Đầu thế kỷ thứ XX , Nhật bản hiện còn 867 nghề thủ công cổ truyền hoạt động. Năm 1992 đã có 2.640 lượt người qua 62 nước trong đó có Trung Quốc, Malaysia, Anh, Pháp tới thăm TCNN của Nhật. Trong các ngành nghề nổi lên có nghề rèn là nghề thủ công cổ truyền phát triền ở nhiều làng nghề và thị trấn của Nhật. Thị trấn Takeo tỉnh Gi Fu là một trong những địa phương có nhiều nghề cổ truyền từ 700 năm đến 800 năm, đến nay vẫn tiếp tục hoạt động, hiện nay cả thị trấn có khoảng 200 hộ gia đình với 1000 lao động là thợ thủ công chuyên nghiệp, hằng năm sản xuất ra 9 – 10 triệu nông cụ các loại, với chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Điều đáng chú ý là công nghệ chế tạo nông cụ ở Nhật Bản từ thủ công dần được HĐH với các máy gia công tiến bộ và kỹ thuật tiên tiến. Thị trấn Takeo có trung tâm nghiên cứu mẫu mã và chất lượng công cụ với đầy đủ thiết bị đo lường hiện đại theo tiêu chuẩn quốc gia. Mặc dù, hiện nay Nhật Bản đã trang bị đầy đủ máy móc nông nghiệp và đạt trình độ cơ giới hóa các khâu canh tác dưới 95% nhưng nghề sản xuất công cụ vẫn không giảm sút nhiều. Nông cụ Nhật Bản với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, không chỉ tiêu thụ ở trong nước mà xản xuất ra nước ngoài. Năm 1979, Chính phủ Nhật Bản đã phát động phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, với ý tưởng làm sống lại các ngành nghề thủ công truyền thống. Phong trào
  • 20. này bắt đầu từ tỉnh Oita với khẩu hiệu nổi tiếng là: “Nghĩ về tổng thể, hành động ở địa phương” và “ Độc lập và sáng tạo”. Nhờ phong trào này, một số sản phẩm truyền thống của Oita trở nên nổi tiếng không chỉ ở Nhật Bản, mà còn cả trên thị trường nhiều nước. Từ thành công của tỉnh Oita, sau 5 năm phát động, cả nước Nhật Bản đã có 20 tỉnh hưởng ứng với các dự án tương tự như: “ Sản phẩm của làng”, “chương trình phát triển thành phố quê hương”…Tinh thần của phong trào này còn hấp dẫn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, Chính phủ cũng có các chính sách hỗ trợ phát triển cụ thể như: Chính sách đào tạo lực lượng kế tục, chính sách marketing, xây dựng nhà triển lãm nghề thủ công ở các địa phương có nghề, các chính sách về nghiên cứu nguyên vật liệu thay thế và sử dụng lao động tại địa phương. Hiệp hội nghề thủ công truyền thống được thành lập đóng vai trò khuyến khích phát triển nghề, bảo vệ quyền lợi cho nghệ nhân và những người theo nghề. Hiệp hội cũng là chiếc cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Ngoài ra, hiệp hội còn thực hiện nhiều dự án khai thác nhu cầu, giáo dục thế hệ trẻ, mở các cuộc thi và khen thưởng công khai, xây dựng phim truyền hình giới thiệu công nghệ truyền thống. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn xúc tiến thành lập các LN nghệ thuật và LN TCTT và dành cho các mô hình không gian văn hóa này những điều kiện tốt nhất để có thể bảo tồn, nuôi dưỡng và phát triển các di sản công nghệ cổ truyền Nhật Bản; phát triển các nghề thủ công truyền thống kết hợp với việc khai thác dịch vụ du lịch sinh thái và bán các sản phẩm LN TCTT, góp phần tạo công ăn việc làm tại chỗ, phát triển bằng nội lực địa phương, bảo tồn nghề truyền thống, bảo vệ môi trường. Nhật Bản đã xây dựng các mô hình: “Các cơ sở dừng chân dọc đường” từ những năm 1993 là những mô hình hữu ích và được phổ biến rộng rãi. Với 845 cơ sở trên 9 vùng toàn quốc, hầu hết được bố trí ở các vùng nông thôn, đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch. Ở mỗi cơ sở đều có: bãi đỗ xe, các tiện nghi về văn hóa, giáo dục, những nhà hàng do chính những người nông dân đứng ra làm chủ…để quảng bá cho địa phương, tùy từng nơi mà thiết kế cho phù hợp. Những
  • 21. Logo là những biểu tượng đơn giản mà hiệu quả không thể thiếu được, giới thiệu các cơ sở. Mỗi cơ sở là những điểm dừng chân thu hút du khách [10]. - Thái Lan Ở Thái Lan có nhiều ngành nghề TTCN và làng nghề. Các ngành nghề thủ công truyền thống như chế tác vàng, bạc, đá quý, đồ trang sức được duy trì và phát triển tạo ra nhiều hàng hóa xuất khẩu đứng vào hàng thứ hai trên thế giới. Do kết hợp tay nghề của người nghệ nhân tài hoa với công nghệ kỹ thuật tiên tiến, do đó sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, cạnh tranh được trên thị trường[11]. Thái Lan là nước có ngành du lịch phát triển mạnh ở châu Á. Nên đẩy ý thức được thế mạnh của truyền thống quốc gia, thể hiện qua các làng nghề,chính phủ đã đặt ra mục tiêu và xác định việc khai thác nguồn tài nguyên LN là một nhân tố tích cực thu hút khách du lịch. Vì vậy họ đã xây dựng nhiều chiến lược để kết nối các hoạt động thương mại, du lịch và sản xuất các LN theo chiến lược tổng thể của đất nước. Về phía nhà nước, Chính phủ Thái Lan đã phát động phong trào có tên gọi “Mỗi làng là một làng nghề sản xuất”. Chương trình này được xây dựng trên ba nguyên tắc cơ bản: mang tính địa phương nhưng phải tiến ra toàn cầu; phát huy tính tự lực và sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực. Dự án có mục tiêu - Tạo ra sản phẩm riêng biệt cho từng địa phương để tăng doanh số bán ra. Ngoài ra, để hàng hóa có thể thâm nhập thị trường thế giới cần đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng quốc tế. - Làm sống lại, phục hồi và phát huy các chức năng truyền thống của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Phát huy tri thức địa phương để sáng tạo ra những sản phẩm và hàng hóa có tính đặc thù. - Song song phát triển du lịch sinh thái và du lịch tham quan các LN thủ công mỹ nghệ để tăng thu nhập cho địa phương. - Xây dựng lòng tự hào dân tộc và xã hội đối với các sản phẩm của Thái Lan.
  • 22. - Hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương phát triển và cạnh tranh trên thị trường quốc tế thông qua việc hỗ trợ thiết kế và phát triển sản phẩm để theo kịp sự thay đổi thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng. Để thực hiện dự án có hiệu quả, Chính phủ Thái Lan đã xây dựng cơ chế thực hiện dự án, có sự phân rõ trách nhiệm, nhấn mạnh đến vai trò điều phối chính sách của Chính phủ và vai trò tự quản và thực thi của cấp địa phương đặc biệt là sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân. Hầu hết các bộ, ngành chủ chốt trong nước tham gia vào dự án: Văn phòng thủ tướng, Cục phát triển kinh tế - xã hội và kinh tế quốc gia, Bộ Tài chính, Bộ Thương Mại, Bộ Nông nghiệp, Bộ Công nghiệp, Bộ Y Tế, Tổng cục du lịch Thái Lan… Việc thực thi cụ thể dự án có sự phối hợp đồng thuận của cả chính quyền và các tổ chức kinh doanh ở từng địa phương. Trong thực tế để thực hiện dự án trên, nhiều trung tâm thương mại, dịch vụ, sản xuất đã hình thành ở địa phương. Chính phủ Thái Lan quy định các công ty tổ chức đưa đón các đoàn khách du lịch nước ngoài đều phải dừng lại tham quan các trung tâm thương mại, dịch vụ, các trung tâm sản xuất của mỗi địa phương nằm dọc tuyến đường giao thông. Đây là hình thức để Thái Lan có thể quảng bá và bán các loại sản phẩm của các địa phương, các làng. Các vấn đề này đều được các công ty nước ngoài chấp hành nghiêm chỉnh mà vẫn tạo ra tâm lý thoải mái với khách du lịch nước ngoài. - Trung Quốc Nghề thủ công ở Trung Quốc có từ lâu đời và nổi tiếng như đồ gốm, dệt vải, dệt tơ lụa, luyện kim, nghề làm giấy…Sang đầu thế kỷ XX Trung Quốc có khoảng 10 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp, không chyên nghiệp làm việc trong các hộ gia gia đình, trong phường nghề và làng nghề. Sau năm 1954, thủ công nghiệp ở Trung Quốc được tổ chức thành các hợp tác xã. Từ khi thực hiện cải cách năm 1978 nhiều hợp tác xã thủ công đã biến thành xí nghiệp. Những năm 80 các xí nghiệp cá thể và làng nghề phát triển nhanh, đóng góp tích cực trong việc tạo ra 68% giá trị sản lượng công nghiệp nông thôn và trong số 32% sản lượng công nghiệp nông thôn do các xí nghiệp cá thể tạo ra có phần đóng góp đáng kể từ làng nghề. Trong các hàng
  • 23. thủ công xuất khẩu, hàng thảm có vị trí đáng kể (chiếm 75% số lượng thảm ở thị trường Nhật)[6]. - Malaisia Nói đến Malaisia là nói đến quốc gia với nhiều sắc tộc khác nhau từ người Trung Quốc, Ấn Độ... cho đến người Trung Đông đã xuất hiện từ hàng ngàn năm. Ở đó, các sắc tộc và văn hóa châu Á hòa lẫn và tạo nên Malaisia. Từ xa xưa, các nghề thủ công truyền thống Malaisia đã rất phát triển như nghề dệt, nghề làm gốm, đúc đồng... Những nghề rất đặc trưng của các quốc gia châu Á. Chính vì thế “ Truly Asia in Malaisia” tức là châu Á đích thực ở Malaisia là khẩu hiệu quảng bá mà bất kỳ khách du lịch nào đến Malaisia thậm chí những người chưa đến cũng khó có thể quên vì ý nghĩa sâu sắc cuả nó. Trước nguy cơ mai một của làng nghề truyền thống, Chính phủ Malaisia cũng xác định rõ: “Nghề thủ công ở Malaisia đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước, kết hợp được các yếu tố truyền thống và hiện đại, phát triển kinh tế với bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Chính sự đa dạng về sắc tộc của Malaisia đã tạo nên sự đa dạng về văn hóa, phản ánh qua các sản phẩm thủ công truyền thống. Chính phủ Malaisia thông qua tập đoàn phát triển nghề thủ công, trực thuộc Bộ Văn hóa, Nghệ thuật và Di sản đã thực hiện hàng loạt biện pháp, áp dụng các sáng kiến, giải pháp để phát triển các nghề thủ công. Đó là cách thức hữu hiệu để bảo tồn và gìn giữ các làng nghề thủ công truyền thống”. Ngoài ra chính phủ Malaisia đang còn tái thiết lại 15 làng cổ truyền. Các làng văn hóa gần đây khá phát triển ở Malaisia, nơi mà các viện bảo tàng từ thời thực dân vào thế kỷ XIX. Ngôi làng văn hóa đầu tiên có vào năm 1986 mang tên là “Malaisia nhỏ bé” nằm ở bang Malacca. Năm nay được đánh dấu bằng sự kiện Chính phủ đã coi du lịch là công cụ để phát triển kinh tế. Bản thân “Malaisia nhỏ bé” quảng bá cho hình ảnh làng quê văn hóa của Malacca. Nhà ở trong Malaisia nhỏ bé” là ví dụ tiêu biểu của áp dụng văn hóa và kiến trúc trong nước[3]
  • 24. 1.3.2. Ở Việt Nam - Tình hình phát triển chung Việt Nam là một quốc gia có lịch sử và truyền thống phát triển lâu đời. Trên mảnh đất này đã hình thành, bảo tồn và phát triển hàng ngàn LN. Sự hình thành và phát triển của LN Việt Nam luôn gắn liền với sự phát triển của nền văn hoá và văn minh vùng châu thổ Bắc Bộ. Sự xuất hiện của nghề thủ công gắn liền với sự phát triển của ngành nông nghiệp. Đây là hình thức lao động của người nông dân trong thời gian nông nhàn, tận dụng các đồ vật sẵn có để tạo nên các sản phẩm thủ công phục vụ cho đời sống như là những công cụ, những sản phẩm hữu dụng khác. Trải qua quá trình lịch sử phát triển lâu dài theo sự biến động, thăng trầm của lịch sử đất nước; hiện nay, Việt Nam có khoảng 2.017 LN, trong đó có khoảng 1.450 LN có thu nhập chính bằng nghề cổ truyền với hàng nghìn nhân công; có khoảng 140 LN đã được công nhận là LN TCTT. Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có mật độ LN TCTT khá cao trong đó có nhiều LN nổi tiếng vẫn giữ được nét truyền thống và ngày càng phát triển như: gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, tranh Đông Hồ…LN Việt Nam mang bản sắc văn hoá làng Việt và có một số LN TCTT đã tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và cuộc sống hiện đại ngày nay, một số mặt hàng thủ công truyền thống đã không còn phù hợp đủ sức cạnh tranh với các mặt hàng công nghiệp dẫn đến nhiều LN dần bị mai một hoặc thất truyền. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, Chính phủ và các địa phương đã có nhiều chính sách khuyến khích bảo tồn và phát triển các LN như một sự giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc và tìm lối ra cho các sản phẩm của LN phù hợp với với cơ chế thị trường. - Làng gốm Bát Tràng Làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, nằm bên bờ tả ngạn song Hồng, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 10 km về phái Đông Nam. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, gốm Bát Tràng vẫn giữ được sức sống bền bỉ nhờ có một thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí. Hiện
  • 25. nay, sản phẩm gốm Bát Tràng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài các mặt hàng truyền thống, các lò gốm Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước như các loại ấm, chén, bát đĩa, lọ hoa…kiểu mới, các loại vật liệu xây dựng, các loại sứ cách điện…và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Bát Tràng cuốn hút nhiều nhân lực từ khắp nơi về sáng tác mẫu mã mới và cải tiến công nghệ sản xuất. Một số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và men sứ đặc sắc thời Lý, Trần, Lê,...Từ năm 2002, các nghệ nhân Bát Tràng bắt đầu liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hiệp hội gốm sứ Bát Tràng. Thông qua hiệp hội, người Bát Tràng có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt thông tin về thị trường, các kiến thức mới trong công nghệ sản xuất gốm sứ, phương thức buôn bán thời thương mại điện tử và cách nâng cao năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất gốm sứ Bát Tràng đang áp dụng mô hình kinh doanh theo kiểu cộng tác, kiên kết, thường khoảng 5-7 nhà với nhau để phổ biến kinh nghiệm, tay nghề, bí quyết. - Tỉnh Hà Tây Hà Tây đã được mệnh danh là “Đất trăm nghề”. Theo điều tra của Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), đến nay, trong 1.460 thông làng của Hà Tây thì đã có gần 80% số làng có nghề, với 411 làng nghề (nhiều nhất toàn quốc, chiếm 1/5 trong 2.017 làng nghề trong cả nước). Hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm làng nghề của tỉnh Hà Tây thực sự có lợi thế để phát triểu xuất khẩu. Những lợi thế so sánh của hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm làng nghề của Việt Nam đều hiện diện ở Hà Tây. Hiện nay, ngoài số 57 hợp tác xã ngành nghề TTCN còn có trên 154.000 hộ tham gia sản xuất TTCN tại các làng nghề, có 305 công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH, công ty cổ phần sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN)-(TNCN). Tổng vốn đầu tư vào khu vực sản xuất của các làng nghề TTCN đang ngày càng tăng, trong đó nguồn vốn vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng lên tới 1.080 tỷ đồng. Giá trị sản xuất (GTSX) từ các khu vực làng nghề trong tỉnh đạt khoảng 3.000 tỷ đồng/năm, chiếm gần 40% tổng giá trị sản xuất CN -TTCN toàn tỉnh. Sản phẩm làng nghề Hà Tây đã thâm nhập một số thị trường trọng điểm của
  • 26. thế giới như Nhật Bản, EU, Mỹ… Có khá nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ 1 triệu USD trở lên như: các công ty TNHH mây tren đan Yên-Trường, Tiến Động, Văn Minh, Ngọc Sơn… và có 9 làng nghề có doanh thu đạt 50 tỷ đồng/năm trở lên, trong đó làng nghề mây tre đan Yên Trường (huyện Chương Mỹ) đạt doanh thu 70 tỷ đồng/năm; làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Vạn Điểm (huyện Thường Tín) đạt doanh thu 105 tỷ đồng/năm. Bên cạnh những điểm mạnh trên, hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm làng nghề của Hà Tây cũng đang đứng trước những thách thức của cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Các vấn đề hạn chế: sản phẩm thủ công mỹ nghệ ít sáng tạo, chủ yếu làm theo mẫu có sẵn, đơn đặt hàng hoặc làm theo mẫu mã của nước ngoài; số đông doanh nghiệp tại các làng nghề Hà Tây vẫn phải xuất khẩu sản phẩm qua khâu trung gian, chưa thâm nhập được kênh phân phối hàng nhập khẩu của nước ngoài. Khâu xúc tiến thương mại cũng còn nhiều hạn chế, kể cả hoạt động xúc tiến của nhà nước và hoạt động xác tiến của doanh nghiệp. Các cơ sở sản xuất chưa thực sự coi trong giá trị của thương hiệu. Điểm yếu nữa là trong cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm làng nghề Hà Tây thiếu nguồn nguyên liệu được cung cấp ổn đinh, vững chắc. Tóm lại, ngành nghề TCTT, đặc biệt là ngành nghề TCMN đang có vai trò rất lớn trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Ngành nghề TCMN đang có vai trò rất lớn trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Ngành nghề TCMN tạo việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lớn lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. Phát triển ngành nghề TCMN sẽ tạo ra lợi thế trong xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, phát triển ngành du lịch, đồng thời góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc. Tuy nhiên, ngành nghề nay đang đối mặt với nhiều khó khăn như: cạn kiệt nguồn nguyên liệu, chất lượng nguồn lao động thấp, ô nhiễm môi trường, mai một các giá trị truyền thông… Do đó, cần có sự chung tay, chung sức của các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương, khối doanh nghiệp, các nghệ nhân và người lao động để thiết lập một hệ thống giải pháp toàn diện mang tính khả thi nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy những tiềm năm
  • 27. để ngành nghề TCMN tiếp tục tồn tại và đóng góp xứng đáng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - Tỉnh thừa thiên huế Với định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Thừa Thiên- Huế đang phấn đấu thực hiện mục tiêu đề ra: đón ba triệu khách vào năm 2015, trong đó có gần 50% khách quốc tế. Để đạt mục tiêu trên, vấn đề đặt ra là đẩy mạnh liên doanh, liên kết, tích cực thu hút các nguồn vốn trong nước và ngoài nước để triển khai lồng ghép các tour, tuyến du lịch gây ấn tượng. Mấy năm gần đây, tỉnh quan tâm đến tour du lịch làng nghề, xem đây là loại hình du lịch văn hóa tổng hợp đưa du khách tham quan, thẩm nhận các giá trị văn hóa và mua sắm những hàng hóa đặc trưng của các làng nghề truyền thống. Toàn tỉnh hiện có 88 làng nghề, trong đó có 69 làng nghề thủ công truyền thống có thể xây dựng và phát triển thành các tour du lịch làng nghề với nét đặc trưng riêng như làng gốm Phước Tích, làng thêu Thuận Lộc, làng nón Phú Cam, đúc đồng Phường Đúc, điêu khắc Mỹ Xuyên, đan lát Bao La… Vào những năm lẻ, Thừa Thiên Huế có festival nghề truyền thống là dịp phô diễn, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Đây cũng là điểm nhấn để hình thành tour du lịch làng nghề, rất nhiều du khách đã về các làng nón để được tận mắt chứng kiến và tham gia vào các công đoạn của nghề làm nón. Du khách đã thật sự bất ngờ, thích thú khi được người thợ nón lưu tên, ảnh của họ vào chiếc nón bài thơ mang về làm vật kỷ niệm của chuyến du lịch về vùng đất Cố đô Huế. Qua các kỳ festival, tour du lịch “Hương xưa làng cổ” đã làm sống lại một làng nghề gốm cổ của làng quê Phước Tích nằm bên dòng sông Ô Lâu hiền hòa thơ mộng. Làng nghề Phước Tích còn là một ngôi làng cổ độc đáo, cả làng sống nhờ nghề gốm. Bao nhiêu năm khó khăn do nghề gốm trên đường mai một, nay tuyến du lịch “Hương xưa làng cổ” đang mở ra cơ hội mới phục hồi làng nghề Phước Tích.
  • 28. - Tỉnh Quảng Bình Nhằm thúc đẩy nghề và làng nghề phát triển, tỉnh Quảng Bình đã tiến hành quy hoạch cụ thể xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu làng nghề tiểu thủ công nghiệp, chú trọng đầu tư những ngành nghề có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, trong đó, ưu tiên, khuyến khích phát triển mạnh những cơ sở chế biến các sản phẩm có nguyên liệu từ nông-lâm-thuỷ sản, sản xuất mỹ nghệ, hàng lưu niệm phục vụ du lịch và xuất khẩu. Tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung bao gồm 10.000 ha cao su, 15.000 ha nhựa thông, 5000 ha cây công nghiệp ngắn ngày, 1000 ha dâu tằm.v.v.. Bên cạnh đó, tỉnh đã ban hành các chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho các cơ sở sản xuất tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, hình thành trung tâm xúc tiến thương mại du lịch để hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp thông tin về giá cả, thị truờng tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề. Hỗ trợ một phần kinh phí cho các các làng nghề trong tỉnh đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ thiết bị, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất theo phương châm kết hợp công nghệ tiên tiến, hiện đại với kinh nghiệm truyền thống để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả của sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài việc tăng cường bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật, quản lý cho các chủ làng nghề, các trường quản lý, trường dạy nghề của tỉnh đổi mới phương thức dạy và học, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động. Ngoài việc tổ chức các làng nghề đi tham quan, học tập, hàng năm, tỉnh và các huyện, thành phố trong tỉnh có kế hoạch mời các chuyên gia giỏi, các nghệ nhân có kinh nghiệm truyền nghề ở các tỉnh bạn về dạy nghề và truyền nghề cho lao động tại địa phương. - Tỉnh Quảng Nam Quảng Nam hiện có 61 làng nghề, đa dạng về quy mô và loại nghề truyền thống. Những làng nghề này sau khi khôi phục hoạt động khá tốt còn trở thành những điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Làng rau Trà Quế (thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An) là một trường hợp điển hình. Cũng những công việc hàng ngày như cuốc đất, vun luống,
  • 29. bón phân, gieo hạt, trồng rau… nhưng ngoài thu hoạch sản phẩm, nhà vườn ở đây còn có nguồn thu đáng kể từ du lịch. Từ năm 2003, khi tour "Một ngày làm cư dân phố cổ" ra đời, nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, đã đến thăm Trà Quế và trực tiếp tham gia việc trồng rau với các nhà vườn. Sau gần 5 năm đưa vào khai thác, đến nay đã có hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đến thăm làng rau Trà Quế và tỏ ra rất thích thú với điểm đến du lịch này. Tại làng gốm Thanh Hà, nằm bên bờ sông Thu Bồn, thuộc xã Cẩm Hà, cách phố cổ Hội An khoảng 2km về hướng Tây, người dân nơi đây đã mở ra các dịch vụ như hướng dẫn du khách cách làm gốm từ khâu nhào đất sét, nắn hình thù đến cách nung sao cho có màu bóng đẹp không bị cháy, bị chai.v.v. Du khách đến đây, ngoài việc tha hồ lựa chọn các sản phẩm lưu niệm bằng gốm độc đáo, còn được tận mắt chứng kiến những thao tác điêu luyện từ những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề này. Bên cạnh đó, tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch làng nghề như tổ chức thành công các Hội chợ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của tỉnh mỗi năm một lần, tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm, hội chợ du lịch trong nước và ngoài nước. Giới thiệu thông tin chi tiết về các sản phẩm làng nghề trên các tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng, các sách báo, ấn phẩm mà khách du lịch thường quan tâm theo dõi. Ðẩy mạnh việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm ở các thành phố, đô thị lớn là nơi tập trung nhiều du khách. Các cửa hàng trưng bày này có thể kết hợp giới thiệu về những truyền tích, giai thoại về các vị tổ sư, những người thợ cùng với kinh nghiệm kết tinh trí tuệ nét đẹp văn hóa của những làng nghề. Liên kết xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các công ty du lịch của tỉnh và các địa phương khác để xây dựng sản phẩm, thường xuyên cập nhật thông tin và có nguồn khách ổn định.
  • 30. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp - TTCN của tỉnh Quảng Trị 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Quảng trị là tỉnh nằm trong vùng Bắc Trung Bộ, được giới hạn bởi các tọa độ địa lý: từ 160 18’ 23’’ vĩ độ Bắc; từ 1060 30’ 51’’ đến 1070 23’ 48’’ kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. - Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phía đông giáp biển Đông. - Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước CHDCND Lào Quảng Trị có lợi thế về địa lý – kinh tế, có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông chính như QL1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy dọc qua tỉnh và Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á ( là điểm đầu tiên trên tuyến hành làng kinh tế Đông – Tây nối với các nước Lào - Thái Lan - Myanmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng …). Cảng Cửa Việt là một trong những cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hóa trong vùng và trung chuyển hàng hóa qua đường Xuyên Á. Cách không xa trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà có sân bay Phú Bài – Thừa Thiên Huế (khoảng 80 km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 150 km). Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế đang tạo cho Quảng Trị một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
  • 31. 2.1.1.2.Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất Quảng Trị có diện tích đất tự nhiên không lớn, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh có gần 474.000 ha (chiếm 1,44% diện tích cả nước). Trong đó, các loại đất chia theo mục đích sử dụng bao gồm[12]: * Đất nông nghiệp: Có diện tích 381.008,29 ha, chiếm 80,38% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: - Đất sản xuất nông nghiệp: Có diện tích 87.837,86 ha, chiếm 18,53%. Phần lớn đất sản xuất nông nghiệp là đất trồng cây hàng năm với diện tích 53.276,77 ha (trong đó đất trồng lúa là 28.480,94 ha, đất cỏ dùng vào chăn nuôi 62,01 ha, đất cây hàng năm khác 24.733,82 ha). Đất trồng cây lâu năm có 34.561,14 ha chủ yếu trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả… - Đất lâm nghiệp có rừng: Có diện tích 290.476,13 ha, chiếm 61,28%, trong đó đất rừng sản xuất 129.606,49 ha, rừng phòng hộ 94.301,95 ha, rừng đặc dụng 66.567,69 ha. * Đất phi nông nghiệp: Có diện tích 39.144,83 ha, chiếm 8,26% tổng diện tích đất tự nhiên. Bao gồm: Đất ở có diện tích 4.287,38 ha (trong đó đất ở tại đô thị 1.334,41 ha, đất ở nông thôn 2.952,97 ha); đất chuyên dùng có diện tích 16.237,74 ha (trong đó đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 245,34 ha; đất an ninh quốc phòng 1.457,04 ha, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 975,3 ha, đất có mục đích công cộng 13.560,06 ha); đất tôn giáo, tín ngưỡng có diện tích 392,52 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích 4.239,84 ha. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có diện tích 13.909,31 ha; đất phi nông nghiệp khác 78,04 ha. * Đất chưa sử dụng: Còn 53.829,12 ha, chiếm 11,36% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất bằng chưa sử dụng 10.299,32 ha, có thể khai thác đưa vào sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp khác. Đất đồi núi chưa sử dụng 42.800,16 ha, núi đá không có rừng cây 729,64 ha. Đây là tiềm năng lớn cho phép khai hoang mở rộng quy mô phát triển nông, lâm nghiệp và đưa vào sử dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
  • 32. Tuy diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều nhưng phần lớn là đất cồn cát, đất chua mặn, đất đồi núi, cong tầng mỏng dưới 30cm, nhiều diện tích bị kết vón đá ong, phân bố rải rác, không tập trung và có những vùng còn bom mình chưa được rà phá. Tài nguyên rừng và thảm thực vật. Tính đến cuối năm 2013, trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Trị có 226.121,3 ha đất lâm nghiệp có rừng với tổng trữ lượng gỗ khoảng 11 triệu m3 . Trong đó rừng trồng 90.781 ha, rừng tự nhiên 135.340,3 ha, độ che phủ của rừng đã tăng lên 46,27%. Rừng tự nhiên Quảng Trị đều là rừng gỗ với 2 kiểu: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, ở độ cao dưới 700m và rừng kín thường xanh á nhiệt đới, phân bố ở độ cao trên 700m. Thực vật rừng tự nhiên đa dạng về thành phần loài, trong đó chứa đựng nhiều loài có giá trị kinh tế cao, nguồn gen quý hiếm, là nơi giao lưu giữa nhiều luồng thực vật: luồng thực vật di cư từ phía Nam lên, mang yếu tố Malaysia - Indonesia, tiêu biểu là các loài thuộc hộ Dầu (Dipterocarpaeae); khu hệ thực vật Bắc Việt Nam - Trung Hoa, tiêu biểu là các loài họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Mộc Lan (Mangnoliaceae); luồng thực vật từ phí Tây Bắc xuống mang các yếu tố ôn đới Vân Nam - Quý Châu và chân dãy Himalaya. Theo “Báo cáo điều tra Lâm học vùng Bắc Trung Bộ” của Viện Điều Tra Quy hoạch rừng công bố thì hiện tại rừng Quảng Trị có khoảng trên 1.000 loài thực vật thuộc 118 họ, trong đó có 175 loài cây gổ. Động vật rừng cũng khá phong phú và đa dạng, hiện có khoảng 55 loài lớp thú (thuộc 23 họ, 10 bộ), 176 loài chim (thuộc 46 họ, 15 bộ) và 64 loài lớp lưỡng cư bò sát (thuộc 17 họ, 3 bộ) đang sinh sống tại rừng Quảng Trị. Trong nhiều năm qua, công tác trồng rừng đã được chú trọng, nhìn chung rừng trồng chất lượng tốt, tăng trưởng ở mức độ trung bình. Rừng trồng sản xuất chủ yếu bao gồm các loại keo lá tràm, keo lai tượng, keo lai. Được trồng tập trung và có yếu tố thâm canh nên hiệu quả kinh tế khá cao. Đã chú trộng du nhập đưa các cây lâm nghiệp mới vào trồng rừng sản xuất. Một số cây bản địa như Sến, Muồng Đen, Sao Đen đã được đưa vào trồng rừng phòng hộ.
  • 33. Tài nguyên biển Quảng Trị có bờ biển dài 75km với 2 cửa lạch quan trọng là Cửa Việt và Cửa Tùng lãnh hải đặc quyền kinh tế rộng trên 8.400 km2 , ngư trường đánh bắt rộng lớn, khá giàu hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, mực nang, cua, hải sâm, tảo và một số loại cá, san hô quý hiếm. Trữ lượng hải sản vùng biển tỉnh Quảng Trị có khoảng 60.000 tấn. Khả năng khai thác hàng năm khoảng 17.159,3 tấn (kể cả nuôi trồng là 24.961,9 tấn). Diện tích vùng bãi bồi ven sông trên 4.000 ha, đặc biệt vùng ven biển có khoảng 1.000 ha mặt nước và một số diện tích đất bị nhiễm mặn, đất cát có khả năng chuyển đổi để phát triển nuôi trồng thủy hải sản các loại. Hiện nay một số vùng ven biển Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh đã đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng, năng suất bình quân đạt 12 tấn/ha/vụ. Ngoài khơi cách đất liền 28 hải lý có huyện đảo Cồn Cỏ có vị trí quan trọng về kinh tế và quốc phòng, hiện đang xây dựng cảng cá và khu du lịch vụ hậu cần nghề cá Cồn Cỏ để phục vu cho tàu thuyền trong tỉnh và các tỉnh trong vùng. Ven biển có một số vùng kín gió, thuận lợi cho phát triển cảng, xây dựng các nhà máy đóng tàu biển và xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền như khu vực Cửa Việt, Cửa Tùng. Với tiềm năng tài nguyên biển, đảo đa dạng, QuảngTrị có điều kiện đẩy mạnh phát triển tổng hợp kinh tế biển như đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản; dịch vụ hậu cần nghề cá; cảng hang hóa vận tải biển; du lịch sinh thái biển, đảo. Trên cơ sở phát triển hài hòa các ngành kinh tế biển trong sự gắn kết chặt chẻ với định hướng phát triển chung của cả nước, gắn kết với phát triển kinh tế Đông – Tây nhầm khai thác hiệu quả tài nguyên biển, đảo, tỉnh đã tiến hành lập đề án và trình chính phủ thành lập khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị. Tài nguyên nước Quảng trị có mật độ lưới sông trung bình 2 km/km2, với 3 hệ thống sông chính: Thạch Hãn, Ô Lâu và Bến Hải. Ngoài ra còn một số sông suối có lưu vực nhỏ nằm ở tây nam Trường Sơn thuộc hệ thống sông Mê Kông. Các sông có nhiều phụ lưu và chỉ lưu, phân bổ chủ yếu phần thượng nguồn rồi hợp lưu uốn khúc trong nội địa và theo hướng đông ra biển. Đặc điểm sông ngắn, càng về phía tây càng dốc
  • 34. hẹp, quanh co gấp khúc nhiều đoạn nên vào mùa lũ thường gây ngập úng cục bộ ở vùng trung lưu và hạ lưu, khô hạn và thiếu nước vào mùa hè. Tổng diện tích lưu vực của các hệ thống sông khoảng 4.610 km2. Các kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy Quảng Trị có nguồn nước ngầm tượng đối dồi dào và chất lượng tốt có thể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của dân cư và bổ sung nước tưới một phần cho sản xuất. Nước ngầm trong trầm tích và phong hóa phát triển điạ hình đồi núi thấp ven sông, đây là nguồn cung cấp nước khá quan trọng cho sản xuất và sinh hoạt. Nước trong tầng đất đỏ phong phú từ đá bazan có chất lượng tốt theo các chỉ tiêu hóa học... Hình thức khai thác hiện nay chủ yếu là các giếng đào theo quy mô hộ gia đình với lưu lượng thấp. Tuy nhiên với vùng ven biển nhiều nơi bị nhiểm mặn; ở vùng đồi núi, nước ngầm phân bổ sâu, do đó để khai thác cần đầu tư khá đáng kể. Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản tỉnh Quảng Trị khá phong phú và đa dạng, tuy nhiên trữ lượng tập trung không cao. Đáng kể nhất là nhóm nguyên liệu sản xuất xi măng và nguyên liệu xây dựng. Đây là điều kiện tỉnh có thể phát triển nghành công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Theo tài liệu, trên đại bàn tỉnh Quảng trị có 130 mỏ khoáng sản, trong đó có 86 điểm mỏ vật liệu xây dựng và nguyên liệu sản xuất xi măng với chủ yếu như: đá vôi, đất sét và chất phụ gia (đá bazan, quặng sắt), sét gạch ngói, cát cuội sỏi, cát thủy tinh, cao lanh… Ngoài ra còn có các điểm, mỏ khoáng sản khác như vàng, titan, than bùn, nước khoáng…. Tài nguyên du lịch và nhân văn Quảng Trị có tài nguyên du lịch và nhân văn khá phong phú, phân bổ rộng khắp các địa phương trong tỉnh và gần trục giao thông chính nên thuận lợi cho việc khai thác. Đặc biệt Quảng Trị có hệ thống di tích chiến tranh cách mạng gắn liền với cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân tộc, trong đó có những địa danh nổi tiếng thế giới như: Thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc, di tích Hiền Lương, Cồn Cỏ, Dốc Miếu, Khe Sanh, Làng Vây, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, sân bay
  • 35. Tà Cơn… Có bờ biển dài với những cảnh đẹp, còn nguyên sơ với những bãi tắm nổi tiếng như Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy, Triệu Lăng, Cồn Cỏ… để phát triển du lịch sinh thái biển. Quảng Trị còn là vị trí đầu cầu trên hành lang kinh tế Đông - Tây, điểm kết nối giữa sản phẩm du lịch Đông - Tây, con đường di sản Miền Trung và con đường di sản huyền thoại. Ngoài ra, Quảng Trị còn có những cánh rừng nguyên sinh có các hang động trên núi đá vôi, suối nước nóng ở Đakarông, khu vực hồ Rào Quán - Khe Sanh, khu bảo tồn thiên nhiên Đakarông … cho phép phát triển du lịch sinh thái; có tiềm năng phát triển du lịch nghiên cứu văn hóa dân tộc như lễ hội dân tộc Vân Kiều, Pa Cô, lễ hội truyền thống cách mạng; du lịch nghiên cứu tâm linh như lễ Kiệu La Vang... Tiềm năng du lịch cho phép Quảng Trị phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng trong thời gian tới 2.1.1.3. Tiềm năng nguồn nhân lực Toàn tỉnh có 345.000 người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 56,2% dân số, số người trong độ tuổi lao động tăng thêm 12.644 người so với năm 2012. Đội ngủ lao động được đào tạo, có chuyên môn kỹ thuật của tỉnh còn hạn chế. Số người đạt trình độ từ sơ cấp, có chính chỉ nghề trở lên chiếm 39,4%(trong đó cao đẳng, đại học trở lên chiếm 7.3%; trung học chuyên nghiệp 5.4%; công nhân kỹ thuật có bằng 3.9%, công nhân kỹ thuật không bằng 21%, sơ cấp/chứng chỉ nghề 1.8%). Còn lại phần lớn lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 60,6%. Phần lớn lao động trên địa bàn tỉnh làm việc tại nông thôn trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế Trong năm 2013, tổng sản phẩm quốc nội đạt 16.467.080 triệu đồng, tăng 1.875.392 triệu đồng so với năm 2012 (cụ thể ngành công nghiệp - xây dựng tăng 787.839 triệu đồng, ngành nông, lâm và thủy sản tăng 167.867 triệu đồng và ngành dịch vụ tăng 919.623 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm 2013 đạt 6,9 % giảm 0,2% so với năm 2012. Đối với từng ngành thì tốc độ tăng trưởng có sự thay
  • 36. đổi, đối với ngành công nghiệp - xây dựng có tăng lên, còn nông lâm thủy sản và dịch vụ giảm so với năm trước. Bảng 2.1: Tổng GDP trên địa bàn tỉnh Quảng Trị TT Chỉ tiêu (triệu đồng) 2010 2011 2012 2013 1 Tổng GDP 9.821.416 12.730.151 14.591.751 16.467.080 - Công nghiệp - xây dựng 3.486.413 4.669.853 5.450.939 6.238.778 - Nông, lâm, thủy sản 2.841.68 3.636.633 3.743.174 3.911.041 - Dịch vụ 3.493.335 4.423.665 5.397.638 6.317.261 2 Cơ cấu GDP theo các ngành (%) 100 100 100 100 - Công nghiệp - xây dựng 35,5 36,7 37,3 37,9 - Nông, lâm, thủy sản 28,9 28,6 25,7 23,8 - Dịch vụ 35,6 34,7 37,0 38,3 3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh (%) 10,6 9,5 7,1 6,9 4 Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo các ngành (%) - Công nghiệp - xây dựng 17,9 14,3 6,9 7,9 - Nông, lâm, thủy sản 3,6 3,2 5,3 3,3 - Dịch vụ 9,1 9,3 8,4 8,3 (Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2013) Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tương ứng với ngành nông, lâm, thủy sản. Ngành công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng, tăng tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 35,5% năm 2010 lên 37,9% năm 2013; ngành nông, lâm, thủy sản giảm từ 28,9 % năm 2010 xuống 23,8% năm 2013; ngành dịch vụ tăng từ 35,6% năm 2010 lên 38,3% năm 2013.
  • 37. Trong nội bộ từng ngành kinh tế cũng có sự thay đổi cơ cấu sản xuất theo hướng tăng hàm lượng sử dụng công nghệ mới, các ngành có giá trị cao, gắn sản xuất với thị trường. - Về nông nghiệp: Nền nông nghiệp tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng chuyên canh hiện đại, giá trị ngành nông - lâm - ngư đạt 5840 tỷ tăng 5%, sản xuất nông nghiệp đã hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh hàng hóa như vùng lúa chất lượng cao, vùng cà phê, cau su, chăn nuôi trang trại… Tỉnh đã tích cực triển khai nhiều biện phát nhằm tăng năng lực tưới tiêu, hệ thống thủy lợi ngày càng hoàn thiện cung ứng đủ nước cho cây trồng. Tập trung đồn điền chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chăn nuôi theo hướng khai thác lợi thế của các tiểu vùng và tiềm năng đất đai, gắn phát triển các vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến, phát triển ngành nghề nông thôn. Công tác trồng rừng được chú trọng, nhất là trồng rừng nguyên liệu. Các giống cây trồng, vật nuôi mới, kỹ thuật tiên tiến được áp dụng; năng suất, sản lượng nhiều loại cây trồng, không ngừng tăng lên; sản lượng lượng thực có hạt đạt 232.513,1 tấn/năm, đảm bảo nhu cầu lượng thực cho người dân. Các nguồn lợi thủy sản từng bước được quản lý chặt chẻ và khai thác có hiệu quả. Tỷ lệ che phủ rừng lên đến 41%. Thành tựu nổi bật của sản xuất nông lâm thủy sản là đã giải quyết được cơ bản vấn đề lượng thực, góp phần ổn định đời sống dân cư, thu hút hơn 174 ngàn lao động chiếm 55.8% tổng số lao động toàn tỉnh. - Công nghiệp : Ngành công nghiệp tiếp tục phát triển, chú trọng đến phát triển theo chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, một số khu - cụm công nghiệp được hình thành, đã thu hút nhiều dự án đầu tư phát triển công nghiệp. Bước đầu chú trọng đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại trong công nghiệp chế biến gỗ, cao su, cà phê, khai thác đá, khoáng sản, sản xuất VLXD… Kết cấu hạ tầng có bước phát triển toàn diện trên tất cả các vùng: Đồng bằng, miền núi, ven biển. Tỷ trọng giá trị công nghiệp và xây dựng trong GDP của tỉnh tăng từ 39,4% năm 2012 lên 40,4% năm 2013
  • 38. Sản phẩm công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản chủ yếu: thủy sản đông lạnh, chế biến thủy hải sản như cá hấp, làm ruốc, nước mắm, gạo ngô xay xát, chế biến cau su, cà phê hồ tiều, gỗ xẻ, mộc dân dụng, vật liệu xây dựng… Tuy nhiên đa phần sản phẩm ngành công nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm, tính cạnh tranh trên thị trường còn thấp. - Xây dựng: Những năm qua, ngành xây dựng có sự phát triển khá mạnh, hiện nay có hơn 472 doanh nghiệp hoạt động trong lỉnh vực xây dựng, thu hút lực lượng lao động thường xuyên là 22.860 người, giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2013 7.268.539 triệu đồng. - Thương mại - dịch vụ: Trong thời gian qua, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Trị đã thực hiện nhiều giải pháp chỉ đạo cụ thể, tập trung đẩy mạnh sản xuất hàng hóa trong tỉnh để xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh chủ yếu là mặt hàng nông lâm sản như cao su, tiêu, cà phê, tinh bột sắn, các sản phẩm khai khoáng như titan. Tốc độ tăng trưởng giá trị của ngành bình quân năm 2013 đạt 8,3%/năm. Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các điểm du lịch, dịch vụ ngày càng phát triển, lưu thông hàng hóa thuận lợi cho các vùng trong toàn tỉnh. Với vị trí địa lý - kinh tế tương đối thuận lợi tính đa dạng phong phú của tài nguyên du lịch là tiềm năng lớn để Quảng Trị có thể phát triển mạnh ngành kinh tế du lịch, đặc biệt gắn liền với các trung tâm du lịch lớn Huế - Đà Nẳng – Quảng Nam và với Lào – Thái Lan. Những năm qua ngành du lịch đã được chú trọng đầu tư phát triển, từng bước khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch trên địa bàn. Giá trị doanh thu từ các hoạt động du lịch theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế trên 52,9 tỷ đồng. Ngoài ra, công tác tài chính có nhiều tiến bộ; hệ thống ngân hàng mở rộng và ngày càng hiện đại hóa; công tác quy hoạch và quản lý được chú trọng, góp phần và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đúng định hướng; tổng vốn đầu tư tăng; các chương trình, dự án phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đã góp phần tích cực và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi bộ mặt nông thôn…