SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự
giúp đỡ của các giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, số liệu, tư liệu, đưa ra trong
luận án được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng
hợp của cá nhân bảo đảm tính khách quan và trung thực.
Tác giả
Lưu Thái Bình
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình và lời chỉ bảo chân tình của tập thể và các cá nhân, các cơ quan trong và ngoài
trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Trước tiên tôi xin cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Quốc Khánh và PGS.TS.
Phạm Văn Khôi là những thầy giáo trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt
để hoàn thành luận án tiến sĩ kinh tế này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Hà Nội, Ban Chủ nhiệm Khoa và tập thể cán bộ giáo viên Khoa Bất Động sản và
Kinh tế Tài nguyên, Ban Lãnh đạo và tập thể cán bộ Viện Đào tạo Sau Đại học, bạn
bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất và thời gian để tôi hoàn thành
quá trình học tập và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Nông nghiệp và
PTNT Thái Nguyên, các Phòng Nông nghiệp của các huyện thuộc tỉnh Thái
Nguyên, Chi Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, một số Sở Ban ngành thuộc tỉnh Thái
Nguyên, các cơ quan, tổ chức, cá nhân..., đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thu thập số
liệu, tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan Đại học Thái Nguyên, Ban Giám Hiệu và
các cán bộ viên chức Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, nơi tôi công tác đã
ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận án.
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè, luôn động viên,
ủng hộ giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành bản luận án của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, tháng 03 năm 2012
Tác giả
Lưu Thái Bình
i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ...............................................vii
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT,
CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ RAU TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP.............................11
1.1. Vai trò và đặc điểm của sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau.....................................11
1.1.1. Vai trò của rau xanh và sản xuất rau xanh............................................11
1.1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau .............12
1.2. Những vấn đề về tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau...............18
1.2.1. Khái niệm về tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau................18
1.2.2. Nội dung tổ chức và quản lý của Nhà nước đối với ngành hàng rau trên
địa bàn tỉnh ...................................................................................................20
1.2.3. Một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ......................28
1.2.4. Lý thuyết về chuỗi giá trị trong tổ chức và quản lý ngành hàng rau .....32
1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến,
tiêu thụ rau ........................................................................................................41
1.3.1. Nhóm nhân tố về thị trường.................................................................41
1.3.2. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên ....................................................43
1.3.3. Nhóm nhân tố về công nghệ và kỹ thuật..................................................44
1.3.4. Nhóm nhân tố về tổ chức và quản lý ngành rau........................................45
1.3.5. Nhóm nhân tố quản lý nhà nước đối với ngành rau..............................46
1.3.6. Nhóm nhân tố khuyến nông và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực......48
1.4. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau
trong điều kiện hội nhập và những yêu cầu đặt ra.................................................49
1.4.1. Những cơ hội và sự thuận lợi đối với sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau
trong điều kiện hội nhập................................................................................49
1.4.2. Những yếu tố thách thức và khó khăn đối với sản xuất, chế biến, tiêu thụ
rau trong điều kiện hội nhập..........................................................................50
ii
1.4.3. Những yêu cầu đặt ra trong tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu
thụ rau trong điều kiện hội nhập....................................................................51
1.5. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và ở Việt Nam trong tổ chức và quản lý
sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ............................................................................52
1.5.1. Kinh nghiệm tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau của một số
nước trên thế giới............................................................................................52
1.5.2. Kinh nghiệm tổ chức vàquản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở Việt Nam..58
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT, CHẾ
BIẾN, TIÊU THỤ RAU Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI
NHẬP............................................................................................................................63
2.1. Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ảnh hưởng đến tổ
chức và quản lý sản xuất rau ở tỉnh Thái Nguyên ..............................................63
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................63
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên ..........................................66
2.1.3. Đánh giá các ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến tổ
chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau.............................................71
2.2. Thực trạng về tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở tỉnh Thái
Nguyên..............................................................................................................74
2.2.1. Chính sách, chủ trương của Nhà nước và của tỉnh Thái Nguyên về tổ
chức và quản lý ngành hàng rau ....................................................................74
2.2.2. Khái quát tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở tỉnh Thái Nguyên ...79
2.2.3. Công tác quy hoạch sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau.............................85
2.2.4. Tổ chức và quản lý sản xuất rau ..........................................................90
2.2.5. Tổ chức và quản lý chế biến rau ..........................................................98
2.2.6. Tổ chức và quản lý tiêu thụ rau..........................................................100
2.2.7. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ ngành hàng rau..................108
2.2.8. Khuyến nông và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ ngành rau...112
2.2.9. Hiệu quả sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau........................................113
2.3. Đánh giá chung thực trạng về công tác tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến,
tiêu thụ rau ở tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập................................123
2.3.1. Đánh giá chung về chính sách, chủ trương, giải pháp tổ chức và quản lý
của tỉnh Thái Nguyên đối với ngành rau......................................................123
2.3.2. Đánh giá chung thực trạng tổ chức và quản lý sản xuất rau................124
2.3.3. Đánh giá chung thực trạng tổ chức và quản lý chế biến rau ...............126
2.3.4. Đánh giá chung thực trạng tổ chức và quản lý tiêu thụ rau.................127
iii
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ
QUẢN LÝ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ RAU Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP...........................................................................129
3.1. Những quan điểm, căn cứ, định hướng và mục tiêu hoàn thiện công tác tổ
chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở tỉnh Thái Nguyên trong điều
kiện hội nhập...................................................................................................129
3.1.1. Quan điểm về tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở tỉnh
Thái Nguyên ...............................................................................................129
3.1.2. Những căn cứ chủ yếu đểtổ chứcvàquản lý sản xuất, chếbiến, tiêu thụ rau ...131
3.1.3. Định hướng và mục tiêu tổ chức, quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau
ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 ..............................................................137
3.2. Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến,
tiêu thụ rau của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020..................................................139
3.2.1. Tổ chức và quản lý quy hoạch sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau...........139
3.2.2. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ ngành hàng rau.....................144
3.2.3. Hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý sản xuất rau..........................145
khẩu rau. .....................................................................................................145
3.2.4. Hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý công nghiệp chế biến rau......149
3.2.5. Hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý tiêu thụ sản phẩm rau ...........152
3.2.6. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ ngành rau......157
3.2.7. Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ và công tác khuyến nông
phục vụ ngành rau.......................................................................................158
3.2.8. Hoàn thiện chính sách và biện pháp vĩ mô.........................................161
3.2.9. Đề xuất một số mô hình tổ chức quản lý sản xuất, chếbiến và tiêu thụ rau...168
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................180
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
* Danh mục các từ viết tắt tiếng Việt
ĐVT Đơn vị tính
BVTV Bảo vệ thực vật
GS.TS Giáo sư, Tiến sỹ
GTGT Giá trị gia tăng
GTSX Giá trị sản xuất
Ha Hecta
HQKT Hiệu quả kinh tế
HTX Hợp tác xã
KHCN Khoa học công nghệ
KNXK Kim ngạch xuất khẩu
NBB Nhà (người) bán buôn
NBL Nhà (người) bán lẻ
NTG Nhà (người) thu gom
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PGS.TS Phó Giáo sư, Tiến sỹ
RAT Rau an toàn
RCB Rau chế biến
RCC Rau cao cấp
RHC Rau hữu cơ
RT Rau thường
SX-CB Sản xuất, chế biến
SX-CB-TT Sản xuất, chế biến, tiêu thụ
SXKD Sản xuất kinh doanh
SX-TT Sản xuất, tiêu thụ
TS Tiến sỹ
UBND Uỷ ban nhân dân
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
v
* Danh mục các từ viết tắt tiếng Anh
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of
Southeast Asian Nations)
AVRDC Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau châu Á (Asian
Vegetable Research and Development Center)
EU Cộng đồng kinh tế Châu Âu (European Union)
FAO Tổ chức nông lương Thế giới (Food and Agriculture
Organisation)
FAVRI Viện Nghiên cứu Rau Quả (Fruit and Vegetable
Research Institute)
GAP Chu trình sản xuất nông nghiệp tiên tiến (Good
Agricultural Practices)
GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
GlobalGap Bộ tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt trên toàn cầu
(Global Good Agricultural Practices)
GNP Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product)
GO Tổng giá trị sản xuất (Gross Output)
IC Chi phí trung gian (Intermediate Cost)
IPM Phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp
(Integrated Pest Management)
ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế về chất lượng
(Internation Standard Organisation)
MFN Chế độ đãi ngộ Tối huệ quốc (The Most Favoured
Nation)
MI Thu nhập hỗn hợp (Mixed Income)
NT Chế độ Đãi ngộ quốc gia (National Treatment)
PRA Phương pháp đáng giá nhanh nông thôn có sự tham gia
(Participatory Rapid Assessment)
RRA Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural
Appraisal)
SPS Quản lý vấn đề VSATTP và kiểm dịch động thực vật
vi
SWOT Ma trận kết hợp phân tích chiến lược bên trong và
bên ngoài (Strengths/Weaknes/Opportunies/Threats)
TC Tổng chi phí sản xuất (Total cost)
TPr Tổng lợi nhuận (Total Profit)
USD Đồng đô la Mỹ (United States Dollar)
VA Giá trị gia tăng (Value Added)
VEGETEXCO Tổng Công ty Rau quả, nông sản Việt Nam
(Vietnam National Vegetable, Fruit and Agricultural
Product Corporation)
VietGap Sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả Việt Nam
(Vietnamese Good Agricultural Practices)
VND Đồng Việt Nam (Vietnam dong)
WHO Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization)
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Danh mục các bảng
Bảng 2.1: Sản lượng rau tỉnh Thái Nguyên năm 2007 - 2010........................... 86
Bảng 2.2: Hình thức tiêu thụ rau .................................................................. 103
Bảng 2.3: Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân tiêu thụ rau tính trên
1.000 kg bắp cải tại tỉnh Thái Nguyên năm 2010 .......................................... 117
Bảng 2.4: Giá trị, cơ cấu VA, MI, TPr của một số tác nhân tiêu thụ trong chuỗi
giá trị tiêu thụ tính trên 1.000 kg bắp cải tại tỉnh Thái Nguyên năm 2010....... 118
Bảng 2.5: Phân tích hiệu quả kinh tế chuỗi giá trị sản xuất và chế biến rau tại các
mức giá bán khác nhau ở trên thị trường năm 2010....................................... 119
Bảng 2.6: Bảng phân tích hiệu quả kinh tế chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ rau ở
các mức giá thị trường khác nhau năm 2010 ................................................. 121
Bảng 2.7: Bảng phân tích hiệu quả kinh tế chuỗi giá trị sản phẩm tính trên 1 kg
rau súp lơ năm 2010 .................................................................................... 122
Bảng 2.8: Bảng phân tích tổng thu nhập và tổng lợi nhuận chuỗi giá trị sản phẩm
rau súp lơ tỉnh Thái Nguyên năm 2010......................................................... 123
Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu tiêu dùng rau của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 133
Bảng 3.2: Dự kiến quy mô sản xuất rau ở các vùng của tỉnh Thái Nguyên đến
năm 2020 .................................................................................................... 141
Bảng 3.3: Dự kiến cơ cấu, chủng loại rau tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.... 142
Bảng 3.4: Dự kiến cơ cấu diện tích rau theo mùa vụ của tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2011-2020........................................................................................... 143
viii
Danh mục các đồ thị, hình, sơ đồ
Đồ thị 2.1: Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Thái Nguyên (theo
giá so sánh năm 1994)...........................................................................................70
Đồ thị 2.2: Diễn biến diện tích rau trồng tỉnh Thái Nguyên....................................80
Đồ thị 2.3: Diễn biến năng suất rau tỉnh Thái Nguyên ...........................................81
Đồ thị 2.4: Diễn biến sản lượng rau tỉnh Thái Nguyên...........................................82
Đồ thị 2.5: Diễn biến giá bán buôn rau ăn quả các tháng trong năm 2010 ...........107
Hình 1.1: Chuỗi giá trị [113]...............................................................................................33
Sơ đồ 2.1: Tổ chức và quản lý nhà nước về ngành rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên...78
Sơ đồ 2.2: Tổ chức tiêu thụ rau ở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên..............................102
Sơ đồ 2.3: Các kênh tiêu thụ rau của tỉnh Thái Nguyên ..............................................105
Sơ đồ 2.4: Hệ thống tổ chức công tác khuyến nông của tỉnh Thái Nguyên.............112
Sơ đồ 2.5: Chuỗi giá trị gia tăng (VA), thu nhập hỗn hợp (MI), lợi nhuận (TPr) của
một số tác nhân tính trên 1.000 kg rau bắp cải tiêu thụ tại tỉnh Thái Nguyên năm
2010........................................................................................................................................118
Sơ đồ 3.1: Mô hình sản xuất - tiêu thụ rau ....................................................................169
Sơ đồ 3.2: Mô hình sản xuất - chế biến - tiêu thụ rau với sản xuất là trung tâm.....170
Sơ đồ 3.3: Mô hình sản xuất - chế biến - tiêu thụ rau với chế biến - tiêu thụ là trung tâm...173
Sơ đồ 3.4: Mô hình chiến lược đầu tư, xâm nhập thị trường ......................................175
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Việt Nam là một trong số các quốc gia có lợi thế về phát triển nông sản trong
đó có ngành hàng rau. Nhưng trên thực tế sản phẩm rau chưa đáp ứng được nhu cầu
tiêu dùng ngày càng cao của từng vùng, vẫn phải vận chuyển từ các vùng xa xôi của
đất nước, hoặc phải nhập khẩu rau. Trong điều kiện nước ta đang từng bước hội
nhập với nền kinh tế quốc tế thì việc tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ
nông sản nói chung; tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau nói riêng
trên địa bàn các tỉnh, thành phố cũng như trên phạm vi cả nước đang được đặt ra
cấp thiết bởi những bất cập của hệ thống tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu
thụ rau chủ yếu tự phát, manh mún, chắp vá, tính liên kết chưa cao, chưa đáp ứng
được các yêu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế - xã hội.
Trong sản xuất nông nghiệp, cây rau có vai trò rất quan trọng. Rau là một
trong những loại thực phẩm có giá trị và là mặt hàng thiết yếu của con người. Việc
tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau theo lãnh thổ trên địa bàn tỉnh
nhằm sắp xếp, bố trí và phối hợp các chủ thể sản xuất một cách hợp lý, khai thác lợi
thế các nguồn lực tự nhiên, cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ và nguồn nhân lực sẽ
đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Thực tiễn trên đặt ra yêu cầu nghiên cứu tổng
kết thực tiễn một cách đồng bộ về hệ thống tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu
thụ rau trên địa bàn tỉnh, đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy ngành
hàng rau phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, đang trong quá trình đẩy nhanh tốc độ đô
thị hóa và công nghiệp hóa, trên địa bàn Tỉnh nhiều khu đô thị, khu công nghiệp đã
hình thành, có nhiều trường học và khu du lịch... Tất cả các yếu tố đó làm cho nhu
cầu tiêu dùng rau trong Tỉnh ngày càng cao. Trong những năm qua, sản xuất nông
nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực,
trong đó ngành rau cũng có những bước tăng trưởng không ngừng cả về diện tích
sản xuất, chủng loại và sản lượng rau cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên công tác
tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau còn nhiều bất cập cần được khắc
phục và điều chỉnh: Chất lượng sản phẩm rau chưa được quan tâm; các quy trình kỹ
thuật sản xuất rau an toàn vẫn chưa được áp dụng thường xuyên và phổ biến; sản
2
xuất rau vẫn còn mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ; công nghiệp chế biến rau
còn nhiều hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng của ngành; vấn đề tiêu thụ các
sản phẩm rau trong Tỉnh và hướng tới xuất khẩu trong điều kiện hội nhập còn gặp
phải khó khăn và thách thức; công tác quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ
ngành rau chưa được đầu tư đúng mức; công tác tổ chức và quản lý của nhà nước
đối với ngành rau, việc xây dựng các cơ chế chính sách nhà nước đối với ngành rau
còn nhiều bất cập và vướng mắc cần phải được xem, giải quyết. Để tổ chức và quản
lý tốt ngành hàng rau thì việc nghiên cứu đề tài “Tổ chức và quản lý sản xuất, chế
biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập” là cần
thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, nâng cao giá trị
sản xuất và nâng cao thu nhập của người dân.
2. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu của đề tài
2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Các tác giả Nicolas Bricas, Paule Mousier và Vincent Baron [103, tr.14-27]
ở Pháp, với đề tài "Nghiên cứu thương mại hóa sản phẩm của nghề làm vườn" trong
đó có sản phẩm rau tại nước Pháp đã chỉ ra rằng giá trị sản phẩm được tăng lên rất
nhiều khi sản phẩm được bán trên thị trường so với giá trị sản phẩm đó được bán
ngay tại vườn. Kết quả nghiên cứu về tiêu dùng và nhận thức về thị trường rau, đã
chỉ ra sự đặc trưng về việc tiêu dùng rau cũng như những nhận thức về thị trường
của người dân tại đây.
Kết quả nghiên cứu của Chung, H.W. và Kim, I.S [104] ở Hàn Quốc cho
thấy Chính phủ Hàn Quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc bình ổn giá rau
thông qua các hợp đồng sản xuất và thu mua rau đối với nông dân hoặc hình thức
nhập khẩu rau. Nghiên cứu tập trung vào các vấn đề tìm cách ổn định giá rau, làm
thế nào để người nông dân sản xuất ra những loại rau phù hợp với yêu cầu và sở
thích của người tiêu dùng và làm thế nào để người nông dân giảm giá thành sản
xuất rau, đứng vững được trong cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập
kinh tế quốc tế.
Tác giả Darmawan và cộng sự [105, tr.144-150] ở Inđônêxia, trong nghiên
cứu đã chỉ ra những khó khăn trong quản lý sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau ở
3
Inđônêxia là do sự quan liêu của chính quyền quản lý, buông lỏng trong quản lý,
thiếu thông tin thị trường, thiếu các quy định về quản lý, thiếu chính sách phát
triển rau. Để giải quyết khó khăn trên tác giả cho rằng Inđônêxia muốn phát triển
sản xuất rau thì công tác khuyến nông đối với cây rau cần được quan tâm được
chú trọng hơn; chính quyền địa phương cần phải xây dựng hệ thống dịch vụ thông
tin thị trường về rau, dịch vụ này cung cấp thông tin về giá hàng ngày cho nông
dân, tư thương và người tiêu dùng.
Tác giả S. R. Subramanian và S. Varadarajan [114] ở Ấn Độ, cho thấy chính
sách của Ấn Độ là tập trung nghiên cứu phát triển giống chống chịu phù hợp với
từng vùng, cung cấp giống tốt, nghiên cứu phát triển công nghệ sau thu hoạch thích
hợp để giảm tỉ lệ hư hao, chính phủ cần quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cần
thiết và trang thiết bị phục vụ chế biến rau.
Các nhà nghiên cứu ở Mailaixia cho rằng [109, tr197-230] tổ chức sản xuất
rau phân tán, manh mún, diện tích đất trồng rau nhỏ hẹp không tập trung đã gây khó
khăn cho việc thu gom sản phẩm rau mang đi tiêu thụ, thị trường độc quyền đã làm
ảnh hưởng đến doanh thu của người sản xuất rau và người phân phối lưu thông, lạm
phát làm cho giá rau tăng hơn so với mức lạm phát chung. Để điều chỉnh giá rau thì
cần điều chỉnh thị trường bán buôn rau như tăng cường các giao dịch thị trường,
tăng khối lượng rau giao dịch, tăng nguồn cung ứng rau, ổn định cung rau thông qua
kế hoạch quy hoạch sản xuất và dự trữ rau, giảm chi phí sản xuất rau, cải tiến hệ
thống thông tin thị trường, khuyến khích phát triển sản xuất rau an toàn (RAT).
2.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu của Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế, năm 2002
đã tập trung nghiên cứu đề tài: "Ngành rau quả ở Việt Nam: Tăng giá trị từ khâu
sản xuất đến tiêu dùng" [93]. Đây là nghiên cứu rất quy mô về toàn ngành rau quả
Việt Nam. Đề tài tiến hành khảo sát từ người sản xuất, buôn bán, chế biến, xuất
khẩu trên các vùng sản xuất. Nghiên cứu phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ
của dân cư Việt Nam, đánh giá tác động của giá và chi tiêu tới cầu của hàng hóa.
Nhìn chung đây là một đề tài nghiên cứu rất công phu của Việt Nam, đề cập xuyên
suốt ngành hàng rau quả Việt Nam từ sản xuất tới tiêu dùng. Tuy nhiên việc nghiên
cứu tổ chức và quản lý mang tính chất quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với SX-CB-
4
TT rau trong điều kiện Việt Nam hội nhập; vai trò điều hành của các cơ quan chức
năng Nhà nước thì chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều.
PGS.TS. Trần Khắc Thi [71] và cộng sự trong nghiên cứu "Kỹ thuật trồng và
công nghệ bảo quản, chế biến một số loại rau, hoa xuất khẩu", năm 2003. Đây là
công trình nghiên cứu công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và
sản phẩm chủ lực, xác định giống và kỹ thuật thâm canh một số loại rau. Đề tài cũng
đưa ra một số quy trình công nghệ sau thu hoạch với một số sản phẩm rau và hoa cho
xuất khẩu, đưa ra các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm rau,
phát triển vùng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên việc nghiên cứu về công tác quy
hoạch ngành hàng rau, quy hoạch lãnh thổ, tổ chức ngành hàng và các can thiệp của
hệ thống chính sách phát triển SX-CB-TT rau chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều.
TS.Bùi Thị Gia [25] trong nghiên cứu "Những biện pháp chủ yếu nhằm phát
triển rau ở huyện Gia Lâm, Hà Nội" năm 2001, đã tập trung nghiên cứu một số lý
luận về phát triển rau, nghiên cứu thực trạng phát triển rau và đề xuất một số biện
pháp phát triển rau ở huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu chỉ
trong một huyện, tập trung nghiên cứu vào các biện pháp phát triển rau và tại thời
điểm đó nước ta chưa hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nên cần có những
nghiên cứu tiếp theo trên phạm vi rộng hơn trên phạm vi một tỉnh gồm cả về sản
xuất, chế biến và tiêu thụ rau trong điều kiện hội nhập.
TS.Trương Đức Lực [46] trong nghiên cứu "Phát triển công nghiệp chế biến
rau quả ở Việt Nam trong quá trình hội nhập" năm 2006, đã khái quát một số lý
luận về phát triển công nghiệp chế biến rau quả trong điều kiện hội nhập, trong đó
tác giả đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển công nghiệp rau quả,
phân tích thực trạng phát triển công nghiệp chế biến rau quả ở Việt Nam, đề xuất
một số biện pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến rau quả trước những yêu
cầu hội nhập hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu mới tập trung vào phát
triển công nghiệp chế biến rau quả nên cần có những nghiên cứu tổng thể hơn bao
gồm từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ rau trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay ở nước ta.
TS.Hoàng Bằng An [1] trong "Nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ rau xanh ở
Hà Nội" năm 2008, đã khái quát một số lý luận về sản xuất và tiêu thụ rau xanh ở
5
các đô thị lớn, nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau xanh ở Hà Nội và đề
xuất một số giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ (SX-TT) rau nhằm đáp ứng nhu
cầu rau xanh ở thủ đô Hà Nội đến năm 2010. Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu
mới tập trung nghiên cứu vào các lĩnh vực SX-TT rau xanh tại thủ độ Hà Nội nên
cần có những nghiên cứu tiếp theo ở góc độ nhìn rộng hơn, trên khía cạnh tổ chức
và quản lý sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau trong điều kiện hội nhập trên địa bàn
một tỉnh.
PGS.TS. Ngô Thị Thuận và Trần Công Thắng [81] trong nghiên cứu "Báo cáo
nền ngành rau quả Việt Nam " năm 2003, đã đưa ra một bức tranh chung về ngành rau
quả Việt Nam từ sản xuất, chế biến, tiếp thị trong nước tới xuất khẩu, kế hoạch và triển
vọng. Nghiên cứu cũng phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại như: năng lực
sản xuất, sản lượng rau thấp so với các nước khác trong khu vực, sự phát triển sản xuất
rau trong thời gian qua phần nào mang tính tự phát của người dân, năng suất rau trồng
của Việt Nam còn thấp; cơ cấu chi phí và giá cả cao; chất lượng thấp; tính đa dạng của
sản phẩm rau còn ít... Từ đó nghiên cứu đưa ra một số gợi ý về chính sách như: ưu tiên
đầu tư nghiên cứu về rau quả, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, hỗ trợ tín dụng, phát triển
thị trường, xúc tiến thương mại, cải cách doanh nghiệp, phát triển công nghệ và thông
tin, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Đây là một báo cáo ngành hàng rất công
phu của Việt Nam, đề cập ngành rau quả Việt Nam từ sản xuất, chế biến, tới tiêu dùng.
Tuy nhiên việc nghiên cứu tổ chức và quản lý SX-CB-TT rau trong điều kiện hội nhập
thì chưa được các tác giả quan tâm nghiên cứu nhiều.
Tóm lại, các đề tài trên là các công trình khoa học đã nghiên cứu và được
công bố, chúng thuộc những đề tài cụ thể khác nhau ở khía cạnh này hay khía cạnh
khác của loại chủ đề nghiên cứu về ngành hàng rau. Tuy nhiên việc nghiên cứu tổ
chức và quản lý SX-CB-TT rau trong cách nhìn rộng hơn, trong những bối cảnh
mới của nền kinh tế mở, khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế với mức độ cạnh
tranh ngày càng quyết liệt về sản phẩm nông nghiệp trong đó có sản phẩm rau thì
chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu nhiều. Hơn nữa yêu cầu của tổ chức
và quản lý SX-CB-TT rau trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, theo yêu cầu về
nâng cao chất lượng sản phẩm, những nghiên cứu sâu về chuỗi giá trị ngành hàng
rau, tìm các biện pháp gia tăng giá trị của chuỗi sản phẩm rau, gia tăng liên kết giữa
6
các khâu sản xuất-chế biến-tiêu thụ rau, vấn đề VSATTP, phân tích hiệu quả kinh tế
(HQKT) của ngành hàng rau, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường, tìm các biện
pháp quản lý nhà nước có tầm chiến lược lâu dài để phát triển ngành hàng rau một
cách nhanh và bền vững cũng chưa được đề cập đến nhiều.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
3.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý sản xuất,
chế biến và tiêu thụ rau, từ đó đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công
tác tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên trong điều kiện hội nhập theo hướng bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá và làm rõ hơn những vấn đề lý luận trên lĩnh vực tổ
chức và quản lý ngành hàng rau trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng công tác tổ chức và quản lý sản xuất,
chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá rõ sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức và
quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất các định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác
tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhằm
đáp ứng nhu cầu rau xanh, rau chế biến cho người tiêu dùng về số lượng, chất lượng và
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về tổ chức và quản lý sản
xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu chủ yếu những vấn đề về
tổ chức và quản lý của Nhà nước đối với sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Phạm vi không gian: Luận án tập trung chủ yếu ở 4 đơn vị hành chính thuộc
tỉnh Thái Nguyên được chọn làm điểm nghiên cứu là Thành phố Thái Nguyên, huyện
Đại Từ, huyện Đồng Hỷ, huyện Phổ Yên. Các điểm nghiên cứu này là đại diện cho
7
các vùng sinh thái và có quy mô sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau lớn, người nông dân có
kinh nghiệm trong ngành hàng rau. Luận án cũng tập trung chọn một số cơ sở SX-CB-
TT rau như hợp tác xã, doanh nghiệp, trang trại,… để nghiên cứu.
+ Phạm vi thời gian: số liệu và các tư liệu nghiên cứu chủ yếu được thu thập
trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến nay. Số liệu điều tra hộ, hợp tác xã, trang
trại, doanh nghiệp, cơ sở chế biến rau, người tiêu dùng… tập trung vào năm 2010 là
chủ yếu. Các giải pháp đề xuất đến 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận xuyên suốt quá trình nghiên cứu là phép duy vật biện
chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử. Hai phương pháp trên được coi là
phương pháp luận để triển khai các phương pháp nghiên cứu cụ thể. Ngoài ra, luận
án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Các phương pháp tiếp cận:
+ Tiếp cận chuỗi giá trị ngành hàng rau được sử dụng xuyên suốt trong việc
phân tích ba khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, được sử dụng ở các hoạt động
nghiên cứu đề tài luận án. Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị trong ngành hàng rau
được sử dụng một cách linh hoạt, trong đó tác giả có đề cập đến phương pháp tiếp
cận toàn cầu, tiếp cận quốc gia, tiếp cận vùng đối với ngành hàng rau, phân tích,
xem xét sự liên kết giữa ba khâu SX-CB-TT rau, cách thức để ngành hàng rau ở
một địa phương xâm nhập vào thị trường rau trong khu vực và thế giới.
+ Tiếp cận có sự tham gia được sử dụng ở các khâu, các hoạt động nghiên
cứu. Khi nghiên cứu tác giả luận án sử dụng các phương pháp đánh giá nhanh nông
thôn (RRA), phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) để tiếp
cận vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đàm thoại, gặp gỡ các
hộ, trang trại, doanh nghiệp, các chủ cơ sở SX-CB-TT rau, các cán bộ quản lý tại
địa phương, các cơ sở hỗ trợ dịch vụ sản xuất rau… để thu thập những thông tin và
nhận xét về những nét cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương,
phân tích thực trạng SX-CB-TT rau, đời sống người dân; những cơ hội, sự thuận
lợi, tiềm năng; những khó khăn thách thức nhằm đánh giá đúng thực trạng tình hình
tổ chức và quản lý ngành hàng rau của tỉnh.
+ Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng,
8
tác động đến hoạt động tổ chức và quản lý ngành hàng rau như: môi trường thể chế,
chính sách, tổ chức và quản lý, quy hoạch, kết cấu hạ tầng, trình độ nguồn nhân lực,
khoa học công nghệ, dịch vụ đầu vào, vốn, tín dụng, chất lượng và giá cả của sản
phẩm, các tác nhân tham gia SX-CB-TT rau, người tiêu dùng, tập quán canh tác,
truyền thống văn hóa, sự hợp tác liên doanh liên kết, hình thức tổ chức SX-CB-TT
rau, kiểm tra, giám sát, thông tin tuyên truyền.
+ Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp tiếp cận theo điều kiện vùng, điều
kiện địa lý và địa hình, tiếp cận theo hình thức sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau…
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu:
+ Sử dụng phương pháp chọn mẫu tại 4 đơn vị điển hình của tỉnh Thái Nguyên
là thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, huyện Đồng Hỷ, huyện Phổ Yên. Đây là
các địa phương có quy mô diện tích sản xuất - chế biến - tiêu thụ rau lớn, có các hình
thức SX-CB-TT rau, có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức và quản lý ngành hàng rau.
Tại 4 địa phương này chọn ra 3 đơn vị để nghiên cứu, cụ thể là:
Thành phố Thái Nguyên gồm các xã: Tân Cương, Đồng Bẩm và Quyết Thắng
Huyện Đại Từ gồm các xã: Hùng Sơn, Bình Thuận, Yên Lãng
Huyện Đồng Hỷ gồm các xã: Linh Sơn, Hóa Thượng, Quang Sơn
Huyện Phổ Yên gồm các xã: Đồng Tiến, Phúc Thuận, Trung Thành
Ở mỗi đơn vị trên sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nhằm chọn ra
các cơ sở SX-CB-TT rau (bao gồm: các hộ, Tổ hợp tác, HTX, trang trại, doanh
nghiệp, siêu thị, cửa hàng, các tác nhân tham gia vào các khâu SX-CB-TT), các cơ
quan quản lý nhà nước, người tiêu dùng rau. Các đơn vị được điều tra là những đơn
vị có quy mô SX-CB-TT rau lớn và đại diện cho các vùng khác nhau của địa phương.
Số mẫu điều tra, phỏng vấn được phân bổ cho từng nhóm đối tượng như sau: Đối với
khâu sản xuất rau số mẫu điều tra là 4 địa phương (gồm có 03 huyện, và 01 thành
phố) x 30 cơ sở sản xuất rau, tổng số là 120 mẫu. Đối với khâu chế biến rau số mẫu
điều tra là 4 địa phương x 30 cơ sở chế biến rau, tổng số là 120 mẫu. Đối với khâu
tiêu thụ rau số mẫu điều tra là 4 địa phương x 30 cơ sở tiêu thụ rau (các tác nhân tham
gia vào khâu tiêu thụ rau), tổng số là 120 mẫu. Cơ quan nhà nước và các nhà quản lý
SX-CB-TT rau với số mẫu điều tra là 4 địa phương x 30 cá nhân/đơn vị, tổng số là
120 mẫu. Tổng cộng số mẫu điều tra trên toàn địa bàn tỉnh Thái Nguyên là 480 mẫu.
9
- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu:
+ Thu thập, nghiên cứu nguồn tài liệu thứ cấp cả trong nước và ngoài nước
như sách, tạp chí, các báo cáo của phòng thống kế, các báo cáo của các cơ quan
quản lý ngành hàng rau. Nguồn tài liệu thứ cấp được sắp xếp, phân tổ theo các chủ
đề phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
+ Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Thông tin sơ cấp được thu thập từ
việc điều tra, khảo sát, phỏng vấn trực tiếp thông qua hệ thống bảng câu hỏi điều
tra, phiếu phỏng vấn. Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt và thành
thạo các dạng câu hỏi có liên quan đến SX-CB-TT rau.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin:
+ Các tài liệu thứ cấp được sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu của đề tài
Các số liệu điều tra được xử lý qua phần mềm Excel. Phương pháp thống kê mô tả,
thống kê phân tích (phân tổ, so sánh, phân tích, đối chiếu, tổng hợp), phân tích
SWOT, phương pháp điển cứu, phương pháp toán tài chính, phương pháp dự báo
ngắn hạn… được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận án để xác định xu hướng,
mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên
cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như
giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những
nội dung cần nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận án
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận chung về tổ
chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trong điều kiện hội nhập. Luận án đã
áp dụng khung phân tích chuỗi giá trị trong vấn đề tiếp cận vùng, quốc gia, toàn cầu
về phân tích ngành hàng rau tại một địa phương.
- Trên cơ sở xem xét các yếu tố tác động ảnh hưởng chủ yếu tới công tác tổ
chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau; đặc biệt là xem xét những hạn chế
và thách thức trong từng công đoạn sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở tỉnh Thái
Nguyên; cũng như mối liên hệ giữa các khâu trong chuỗi giá trị ngành hàng rau ở
tỉnh Thái Nguyên để từ đó thấy được sự cần thiết phải tổ chức phối hợp các khâu
trong chuỗi liên kết giá trị ngành hàng rau ở tỉnh Thái Nguyên.
10
- Đề xuất những định hướng và hệ thống các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn
thiện công tác tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Luận án là tài liệu giúp Ủy Ban nhân dân, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở
Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương và các Sở, Ban, Ngành có liên quan của
tỉnh Thái Nguyên thấy được thực trạng tổ chức và quản lý ngành hàng rau của tỉnh.
Trên cơ sở khoa học và thực trạng để đưa ra được những chủ trương, chính sách và
giải pháp quản lý phù hợp với thực tế của từng địa phương, từng vùng, từng cơ sở tổ
chức kinh tế SX-CB-TT rau ở Tỉnh nhằm hoàn thiện tổ chức và quản lý ngành hàng
rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 54137
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOTĐề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOT
 
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí ...Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí ...
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
 
Đề tài: Quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai đến 2030
Đề tài: Quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai đến 2030Đề tài: Quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai đến 2030
Đề tài: Quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai đến 2030
 
Nghiên cứu sản xuất dấm từ chuối tây
Nghiên cứu sản xuất dấm từ chuối tâyNghiên cứu sản xuất dấm từ chuối tây
Nghiên cứu sản xuất dấm từ chuối tây
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
 
Đề tài: Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất thử nghiệm mứt nhuyễn bí đỏ đón...
Đề tài: Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất thử nghiệm mứt nhuyễn bí đỏ đón...Đề tài: Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất thử nghiệm mứt nhuyễn bí đỏ đón...
Đề tài: Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất thử nghiệm mứt nhuyễn bí đỏ đón...
 
Nghiên cứu bảo tồn loài xá xị (cinnamomum parthenoxylon(jack) meisn)
Nghiên cứu bảo tồn loài xá xị (cinnamomum parthenoxylon(jack) meisn)Nghiên cứu bảo tồn loài xá xị (cinnamomum parthenoxylon(jack) meisn)
Nghiên cứu bảo tồn loài xá xị (cinnamomum parthenoxylon(jack) meisn)
 
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã cù vân, hu...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã cù vân, hu...đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã cù vân, hu...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã cù vân, hu...
 
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAYBiện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu xác định hàm lượng nitrate trong rau tại vùng sản xuất rau...
Đề tài: Nghiên cứu xác định hàm lượng nitrate trong rau tại vùng sản xuất rau...Đề tài: Nghiên cứu xác định hàm lượng nitrate trong rau tại vùng sản xuất rau...
Đề tài: Nghiên cứu xác định hàm lượng nitrate trong rau tại vùng sản xuất rau...
 
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...
 
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
 
Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây keo tai tượng tại vườn ươm trườn...
Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây keo tai tượng tại vườn ươm trườn...Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây keo tai tượng tại vườn ươm trườn...
Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây keo tai tượng tại vườn ươm trườn...
 
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
 
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
 
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
 

Similar to Đề tài: Tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập

Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập (20)

Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dânLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
 
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAYLuận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTLuận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
 
Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở Phú Thọ
Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở Phú Thọ Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở Phú Thọ
Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở Phú Thọ
 
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAYLuận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
 
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
 
[123doc] - dieu-tra-va-khao-sat-hien-tuong-roi-loan-sinh-ly-va-cac-yeu-to-lie...
[123doc] - dieu-tra-va-khao-sat-hien-tuong-roi-loan-sinh-ly-va-cac-yeu-to-lie...[123doc] - dieu-tra-va-khao-sat-hien-tuong-roi-loan-sinh-ly-va-cac-yeu-to-lie...
[123doc] - dieu-tra-va-khao-sat-hien-tuong-roi-loan-sinh-ly-va-cac-yeu-to-lie...
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái NguyênLuận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
 
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAYLuận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
 
Luận văn: Xây dựng quy trình công nghệ thu nhận tinh dầu từ lá tía tô
Luận văn: Xây dựng quy trình công nghệ thu nhận tinh dầu từ lá tía tôLuận văn: Xây dựng quy trình công nghệ thu nhận tinh dầu từ lá tía tô
Luận văn: Xây dựng quy trình công nghệ thu nhận tinh dầu từ lá tía tô
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
 
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAYBón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
 
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bảnKhảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
 
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
 
Khóa luận kinh tế nông nghiệp.
Khóa luận kinh tế nông nghiệp.Khóa luận kinh tế nông nghiệp.
Khóa luận kinh tế nông nghiệp.
 
Luan van thac si kinh te (28)
Luan van thac si kinh te (28)Luan van thac si kinh te (28)
Luan van thac si kinh te (28)
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú ThọLuận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 

Đề tài: Tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập

  • 1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ của các giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, số liệu, tư liệu, đưa ra trong luận án được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân bảo đảm tính khách quan và trung thực. Tác giả Lưu Thái Bình
  • 2. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và lời chỉ bảo chân tình của tập thể và các cá nhân, các cơ quan trong và ngoài trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Trước tiên tôi xin cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Quốc Khánh và PGS.TS. Phạm Văn Khôi là những thầy giáo trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành luận án tiến sĩ kinh tế này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Ban Chủ nhiệm Khoa và tập thể cán bộ giáo viên Khoa Bất Động sản và Kinh tế Tài nguyên, Ban Lãnh đạo và tập thể cán bộ Viện Đào tạo Sau Đại học, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất và thời gian để tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên, các Phòng Nông nghiệp của các huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên, Chi Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, một số Sở Ban ngành thuộc tỉnh Thái Nguyên, các cơ quan, tổ chức, cá nhân..., đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thu thập số liệu, tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan Đại học Thái Nguyên, Ban Giám Hiệu và các cán bộ viên chức Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, nơi tôi công tác đã ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè, luôn động viên, ủng hộ giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành bản luận án của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, tháng 03 năm 2012 Tác giả Lưu Thái Bình
  • 3. i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ...............................................vii MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ RAU TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP.............................11 1.1. Vai trò và đặc điểm của sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau.....................................11 1.1.1. Vai trò của rau xanh và sản xuất rau xanh............................................11 1.1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau .............12 1.2. Những vấn đề về tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau...............18 1.2.1. Khái niệm về tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau................18 1.2.2. Nội dung tổ chức và quản lý của Nhà nước đối với ngành hàng rau trên địa bàn tỉnh ...................................................................................................20 1.2.3. Một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ......................28 1.2.4. Lý thuyết về chuỗi giá trị trong tổ chức và quản lý ngành hàng rau .....32 1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ........................................................................................................41 1.3.1. Nhóm nhân tố về thị trường.................................................................41 1.3.2. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên ....................................................43 1.3.3. Nhóm nhân tố về công nghệ và kỹ thuật..................................................44 1.3.4. Nhóm nhân tố về tổ chức và quản lý ngành rau........................................45 1.3.5. Nhóm nhân tố quản lý nhà nước đối với ngành rau..............................46 1.3.6. Nhóm nhân tố khuyến nông và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực......48 1.4. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau trong điều kiện hội nhập và những yêu cầu đặt ra.................................................49 1.4.1. Những cơ hội và sự thuận lợi đối với sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trong điều kiện hội nhập................................................................................49 1.4.2. Những yếu tố thách thức và khó khăn đối với sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trong điều kiện hội nhập..........................................................................50
  • 4. ii 1.4.3. Những yêu cầu đặt ra trong tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trong điều kiện hội nhập....................................................................51 1.5. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và ở Việt Nam trong tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ............................................................................52 1.5.1. Kinh nghiệm tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau của một số nước trên thế giới............................................................................................52 1.5.2. Kinh nghiệm tổ chức vàquản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở Việt Nam..58 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ RAU Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP............................................................................................................................63 2.1. Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ảnh hưởng đến tổ chức và quản lý sản xuất rau ở tỉnh Thái Nguyên ..............................................63 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................63 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên ..........................................66 2.1.3. Đánh giá các ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau.............................................71 2.2. Thực trạng về tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở tỉnh Thái Nguyên..............................................................................................................74 2.2.1. Chính sách, chủ trương của Nhà nước và của tỉnh Thái Nguyên về tổ chức và quản lý ngành hàng rau ....................................................................74 2.2.2. Khái quát tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở tỉnh Thái Nguyên ...79 2.2.3. Công tác quy hoạch sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau.............................85 2.2.4. Tổ chức và quản lý sản xuất rau ..........................................................90 2.2.5. Tổ chức và quản lý chế biến rau ..........................................................98 2.2.6. Tổ chức và quản lý tiêu thụ rau..........................................................100 2.2.7. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ ngành hàng rau..................108 2.2.8. Khuyến nông và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ ngành rau...112 2.2.9. Hiệu quả sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau........................................113 2.3. Đánh giá chung thực trạng về công tác tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập................................123 2.3.1. Đánh giá chung về chính sách, chủ trương, giải pháp tổ chức và quản lý của tỉnh Thái Nguyên đối với ngành rau......................................................123 2.3.2. Đánh giá chung thực trạng tổ chức và quản lý sản xuất rau................124 2.3.3. Đánh giá chung thực trạng tổ chức và quản lý chế biến rau ...............126 2.3.4. Đánh giá chung thực trạng tổ chức và quản lý tiêu thụ rau.................127
  • 5. iii CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ RAU Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP...........................................................................129 3.1. Những quan điểm, căn cứ, định hướng và mục tiêu hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập...................................................................................................129 3.1.1. Quan điểm về tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở tỉnh Thái Nguyên ...............................................................................................129 3.1.2. Những căn cứ chủ yếu đểtổ chứcvàquản lý sản xuất, chếbiến, tiêu thụ rau ...131 3.1.3. Định hướng và mục tiêu tổ chức, quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 ..............................................................137 3.2. Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020..................................................139 3.2.1. Tổ chức và quản lý quy hoạch sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau...........139 3.2.2. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ ngành hàng rau.....................144 3.2.3. Hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý sản xuất rau..........................145 khẩu rau. .....................................................................................................145 3.2.4. Hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý công nghiệp chế biến rau......149 3.2.5. Hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý tiêu thụ sản phẩm rau ...........152 3.2.6. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ ngành rau......157 3.2.7. Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ và công tác khuyến nông phục vụ ngành rau.......................................................................................158 3.2.8. Hoàn thiện chính sách và biện pháp vĩ mô.........................................161 3.2.9. Đề xuất một số mô hình tổ chức quản lý sản xuất, chếbiến và tiêu thụ rau...168 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................180 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC PHỤ LỤC
  • 6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT * Danh mục các từ viết tắt tiếng Việt ĐVT Đơn vị tính BVTV Bảo vệ thực vật GS.TS Giáo sư, Tiến sỹ GTGT Giá trị gia tăng GTSX Giá trị sản xuất Ha Hecta HQKT Hiệu quả kinh tế HTX Hợp tác xã KHCN Khoa học công nghệ KNXK Kim ngạch xuất khẩu NBB Nhà (người) bán buôn NBL Nhà (người) bán lẻ NTG Nhà (người) thu gom NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn PGS.TS Phó Giáo sư, Tiến sỹ RAT Rau an toàn RCB Rau chế biến RCC Rau cao cấp RHC Rau hữu cơ RT Rau thường SX-CB Sản xuất, chế biến SX-CB-TT Sản xuất, chế biến, tiêu thụ SXKD Sản xuất kinh doanh SX-TT Sản xuất, tiêu thụ TS Tiến sỹ UBND Uỷ ban nhân dân VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
  • 7. v * Danh mục các từ viết tắt tiếng Anh ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) AVRDC Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau châu Á (Asian Vegetable Research and Development Center) EU Cộng đồng kinh tế Châu Âu (European Union) FAO Tổ chức nông lương Thế giới (Food and Agriculture Organisation) FAVRI Viện Nghiên cứu Rau Quả (Fruit and Vegetable Research Institute) GAP Chu trình sản xuất nông nghiệp tiên tiến (Good Agricultural Practices) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GlobalGap Bộ tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt trên toàn cầu (Global Good Agricultural Practices) GNP Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product) GO Tổng giá trị sản xuất (Gross Output) IC Chi phí trung gian (Intermediate Cost) IPM Phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management) ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế về chất lượng (Internation Standard Organisation) MFN Chế độ đãi ngộ Tối huệ quốc (The Most Favoured Nation) MI Thu nhập hỗn hợp (Mixed Income) NT Chế độ Đãi ngộ quốc gia (National Treatment) PRA Phương pháp đáng giá nhanh nông thôn có sự tham gia (Participatory Rapid Assessment) RRA Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural Appraisal) SPS Quản lý vấn đề VSATTP và kiểm dịch động thực vật
  • 8. vi SWOT Ma trận kết hợp phân tích chiến lược bên trong và bên ngoài (Strengths/Weaknes/Opportunies/Threats) TC Tổng chi phí sản xuất (Total cost) TPr Tổng lợi nhuận (Total Profit) USD Đồng đô la Mỹ (United States Dollar) VA Giá trị gia tăng (Value Added) VEGETEXCO Tổng Công ty Rau quả, nông sản Việt Nam (Vietnam National Vegetable, Fruit and Agricultural Product Corporation) VietGap Sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả Việt Nam (Vietnamese Good Agricultural Practices) VND Đồng Việt Nam (Vietnam dong) WHO Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization) WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Danh mục các bảng Bảng 2.1: Sản lượng rau tỉnh Thái Nguyên năm 2007 - 2010........................... 86 Bảng 2.2: Hình thức tiêu thụ rau .................................................................. 103 Bảng 2.3: Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân tiêu thụ rau tính trên 1.000 kg bắp cải tại tỉnh Thái Nguyên năm 2010 .......................................... 117 Bảng 2.4: Giá trị, cơ cấu VA, MI, TPr của một số tác nhân tiêu thụ trong chuỗi giá trị tiêu thụ tính trên 1.000 kg bắp cải tại tỉnh Thái Nguyên năm 2010....... 118 Bảng 2.5: Phân tích hiệu quả kinh tế chuỗi giá trị sản xuất và chế biến rau tại các mức giá bán khác nhau ở trên thị trường năm 2010....................................... 119 Bảng 2.6: Bảng phân tích hiệu quả kinh tế chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ rau ở các mức giá thị trường khác nhau năm 2010 ................................................. 121 Bảng 2.7: Bảng phân tích hiệu quả kinh tế chuỗi giá trị sản phẩm tính trên 1 kg rau súp lơ năm 2010 .................................................................................... 122 Bảng 2.8: Bảng phân tích tổng thu nhập và tổng lợi nhuận chuỗi giá trị sản phẩm rau súp lơ tỉnh Thái Nguyên năm 2010......................................................... 123 Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu tiêu dùng rau của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 133 Bảng 3.2: Dự kiến quy mô sản xuất rau ở các vùng của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 .................................................................................................... 141 Bảng 3.3: Dự kiến cơ cấu, chủng loại rau tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.... 142 Bảng 3.4: Dự kiến cơ cấu diện tích rau theo mùa vụ của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2020........................................................................................... 143
  • 10. viii Danh mục các đồ thị, hình, sơ đồ Đồ thị 2.1: Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Thái Nguyên (theo giá so sánh năm 1994)...........................................................................................70 Đồ thị 2.2: Diễn biến diện tích rau trồng tỉnh Thái Nguyên....................................80 Đồ thị 2.3: Diễn biến năng suất rau tỉnh Thái Nguyên ...........................................81 Đồ thị 2.4: Diễn biến sản lượng rau tỉnh Thái Nguyên...........................................82 Đồ thị 2.5: Diễn biến giá bán buôn rau ăn quả các tháng trong năm 2010 ...........107 Hình 1.1: Chuỗi giá trị [113]...............................................................................................33 Sơ đồ 2.1: Tổ chức và quản lý nhà nước về ngành rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên...78 Sơ đồ 2.2: Tổ chức tiêu thụ rau ở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên..............................102 Sơ đồ 2.3: Các kênh tiêu thụ rau của tỉnh Thái Nguyên ..............................................105 Sơ đồ 2.4: Hệ thống tổ chức công tác khuyến nông của tỉnh Thái Nguyên.............112 Sơ đồ 2.5: Chuỗi giá trị gia tăng (VA), thu nhập hỗn hợp (MI), lợi nhuận (TPr) của một số tác nhân tính trên 1.000 kg rau bắp cải tiêu thụ tại tỉnh Thái Nguyên năm 2010........................................................................................................................................118 Sơ đồ 3.1: Mô hình sản xuất - tiêu thụ rau ....................................................................169 Sơ đồ 3.2: Mô hình sản xuất - chế biến - tiêu thụ rau với sản xuất là trung tâm.....170 Sơ đồ 3.3: Mô hình sản xuất - chế biến - tiêu thụ rau với chế biến - tiêu thụ là trung tâm...173 Sơ đồ 3.4: Mô hình chiến lược đầu tư, xâm nhập thị trường ......................................175
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Việt Nam là một trong số các quốc gia có lợi thế về phát triển nông sản trong đó có ngành hàng rau. Nhưng trên thực tế sản phẩm rau chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của từng vùng, vẫn phải vận chuyển từ các vùng xa xôi của đất nước, hoặc phải nhập khẩu rau. Trong điều kiện nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế quốc tế thì việc tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản nói chung; tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau nói riêng trên địa bàn các tỉnh, thành phố cũng như trên phạm vi cả nước đang được đặt ra cấp thiết bởi những bất cập của hệ thống tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau chủ yếu tự phát, manh mún, chắp vá, tính liên kết chưa cao, chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế - xã hội. Trong sản xuất nông nghiệp, cây rau có vai trò rất quan trọng. Rau là một trong những loại thực phẩm có giá trị và là mặt hàng thiết yếu của con người. Việc tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau theo lãnh thổ trên địa bàn tỉnh nhằm sắp xếp, bố trí và phối hợp các chủ thể sản xuất một cách hợp lý, khai thác lợi thế các nguồn lực tự nhiên, cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ và nguồn nhân lực sẽ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Thực tiễn trên đặt ra yêu cầu nghiên cứu tổng kết thực tiễn một cách đồng bộ về hệ thống tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh, đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy ngành hàng rau phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, đang trong quá trình đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa, trên địa bàn Tỉnh nhiều khu đô thị, khu công nghiệp đã hình thành, có nhiều trường học và khu du lịch... Tất cả các yếu tố đó làm cho nhu cầu tiêu dùng rau trong Tỉnh ngày càng cao. Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, trong đó ngành rau cũng có những bước tăng trưởng không ngừng cả về diện tích sản xuất, chủng loại và sản lượng rau cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên công tác tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau còn nhiều bất cập cần được khắc phục và điều chỉnh: Chất lượng sản phẩm rau chưa được quan tâm; các quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn vẫn chưa được áp dụng thường xuyên và phổ biến; sản
  • 12. 2 xuất rau vẫn còn mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ; công nghiệp chế biến rau còn nhiều hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng của ngành; vấn đề tiêu thụ các sản phẩm rau trong Tỉnh và hướng tới xuất khẩu trong điều kiện hội nhập còn gặp phải khó khăn và thách thức; công tác quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ ngành rau chưa được đầu tư đúng mức; công tác tổ chức và quản lý của nhà nước đối với ngành rau, việc xây dựng các cơ chế chính sách nhà nước đối với ngành rau còn nhiều bất cập và vướng mắc cần phải được xem, giải quyết. Để tổ chức và quản lý tốt ngành hàng rau thì việc nghiên cứu đề tài “Tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập” là cần thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, nâng cao giá trị sản xuất và nâng cao thu nhập của người dân. 2. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu của đề tài 2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới Các tác giả Nicolas Bricas, Paule Mousier và Vincent Baron [103, tr.14-27] ở Pháp, với đề tài "Nghiên cứu thương mại hóa sản phẩm của nghề làm vườn" trong đó có sản phẩm rau tại nước Pháp đã chỉ ra rằng giá trị sản phẩm được tăng lên rất nhiều khi sản phẩm được bán trên thị trường so với giá trị sản phẩm đó được bán ngay tại vườn. Kết quả nghiên cứu về tiêu dùng và nhận thức về thị trường rau, đã chỉ ra sự đặc trưng về việc tiêu dùng rau cũng như những nhận thức về thị trường của người dân tại đây. Kết quả nghiên cứu của Chung, H.W. và Kim, I.S [104] ở Hàn Quốc cho thấy Chính phủ Hàn Quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc bình ổn giá rau thông qua các hợp đồng sản xuất và thu mua rau đối với nông dân hoặc hình thức nhập khẩu rau. Nghiên cứu tập trung vào các vấn đề tìm cách ổn định giá rau, làm thế nào để người nông dân sản xuất ra những loại rau phù hợp với yêu cầu và sở thích của người tiêu dùng và làm thế nào để người nông dân giảm giá thành sản xuất rau, đứng vững được trong cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Tác giả Darmawan và cộng sự [105, tr.144-150] ở Inđônêxia, trong nghiên cứu đã chỉ ra những khó khăn trong quản lý sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau ở
  • 13. 3 Inđônêxia là do sự quan liêu của chính quyền quản lý, buông lỏng trong quản lý, thiếu thông tin thị trường, thiếu các quy định về quản lý, thiếu chính sách phát triển rau. Để giải quyết khó khăn trên tác giả cho rằng Inđônêxia muốn phát triển sản xuất rau thì công tác khuyến nông đối với cây rau cần được quan tâm được chú trọng hơn; chính quyền địa phương cần phải xây dựng hệ thống dịch vụ thông tin thị trường về rau, dịch vụ này cung cấp thông tin về giá hàng ngày cho nông dân, tư thương và người tiêu dùng. Tác giả S. R. Subramanian và S. Varadarajan [114] ở Ấn Độ, cho thấy chính sách của Ấn Độ là tập trung nghiên cứu phát triển giống chống chịu phù hợp với từng vùng, cung cấp giống tốt, nghiên cứu phát triển công nghệ sau thu hoạch thích hợp để giảm tỉ lệ hư hao, chính phủ cần quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết và trang thiết bị phục vụ chế biến rau. Các nhà nghiên cứu ở Mailaixia cho rằng [109, tr197-230] tổ chức sản xuất rau phân tán, manh mún, diện tích đất trồng rau nhỏ hẹp không tập trung đã gây khó khăn cho việc thu gom sản phẩm rau mang đi tiêu thụ, thị trường độc quyền đã làm ảnh hưởng đến doanh thu của người sản xuất rau và người phân phối lưu thông, lạm phát làm cho giá rau tăng hơn so với mức lạm phát chung. Để điều chỉnh giá rau thì cần điều chỉnh thị trường bán buôn rau như tăng cường các giao dịch thị trường, tăng khối lượng rau giao dịch, tăng nguồn cung ứng rau, ổn định cung rau thông qua kế hoạch quy hoạch sản xuất và dự trữ rau, giảm chi phí sản xuất rau, cải tiến hệ thống thông tin thị trường, khuyến khích phát triển sản xuất rau an toàn (RAT). 2.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam Nghiên cứu của Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế, năm 2002 đã tập trung nghiên cứu đề tài: "Ngành rau quả ở Việt Nam: Tăng giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu dùng" [93]. Đây là nghiên cứu rất quy mô về toàn ngành rau quả Việt Nam. Đề tài tiến hành khảo sát từ người sản xuất, buôn bán, chế biến, xuất khẩu trên các vùng sản xuất. Nghiên cứu phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ của dân cư Việt Nam, đánh giá tác động của giá và chi tiêu tới cầu của hàng hóa. Nhìn chung đây là một đề tài nghiên cứu rất công phu của Việt Nam, đề cập xuyên suốt ngành hàng rau quả Việt Nam từ sản xuất tới tiêu dùng. Tuy nhiên việc nghiên cứu tổ chức và quản lý mang tính chất quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với SX-CB-
  • 14. 4 TT rau trong điều kiện Việt Nam hội nhập; vai trò điều hành của các cơ quan chức năng Nhà nước thì chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. PGS.TS. Trần Khắc Thi [71] và cộng sự trong nghiên cứu "Kỹ thuật trồng và công nghệ bảo quản, chế biến một số loại rau, hoa xuất khẩu", năm 2003. Đây là công trình nghiên cứu công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm chủ lực, xác định giống và kỹ thuật thâm canh một số loại rau. Đề tài cũng đưa ra một số quy trình công nghệ sau thu hoạch với một số sản phẩm rau và hoa cho xuất khẩu, đưa ra các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm rau, phát triển vùng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên việc nghiên cứu về công tác quy hoạch ngành hàng rau, quy hoạch lãnh thổ, tổ chức ngành hàng và các can thiệp của hệ thống chính sách phát triển SX-CB-TT rau chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. TS.Bùi Thị Gia [25] trong nghiên cứu "Những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển rau ở huyện Gia Lâm, Hà Nội" năm 2001, đã tập trung nghiên cứu một số lý luận về phát triển rau, nghiên cứu thực trạng phát triển rau và đề xuất một số biện pháp phát triển rau ở huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu chỉ trong một huyện, tập trung nghiên cứu vào các biện pháp phát triển rau và tại thời điểm đó nước ta chưa hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nên cần có những nghiên cứu tiếp theo trên phạm vi rộng hơn trên phạm vi một tỉnh gồm cả về sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau trong điều kiện hội nhập. TS.Trương Đức Lực [46] trong nghiên cứu "Phát triển công nghiệp chế biến rau quả ở Việt Nam trong quá trình hội nhập" năm 2006, đã khái quát một số lý luận về phát triển công nghiệp chế biến rau quả trong điều kiện hội nhập, trong đó tác giả đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển công nghiệp rau quả, phân tích thực trạng phát triển công nghiệp chế biến rau quả ở Việt Nam, đề xuất một số biện pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến rau quả trước những yêu cầu hội nhập hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu mới tập trung vào phát triển công nghiệp chế biến rau quả nên cần có những nghiên cứu tổng thể hơn bao gồm từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ rau trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở nước ta. TS.Hoàng Bằng An [1] trong "Nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ rau xanh ở Hà Nội" năm 2008, đã khái quát một số lý luận về sản xuất và tiêu thụ rau xanh ở
  • 15. 5 các đô thị lớn, nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau xanh ở Hà Nội và đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ (SX-TT) rau nhằm đáp ứng nhu cầu rau xanh ở thủ đô Hà Nội đến năm 2010. Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu mới tập trung nghiên cứu vào các lĩnh vực SX-TT rau xanh tại thủ độ Hà Nội nên cần có những nghiên cứu tiếp theo ở góc độ nhìn rộng hơn, trên khía cạnh tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau trong điều kiện hội nhập trên địa bàn một tỉnh. PGS.TS. Ngô Thị Thuận và Trần Công Thắng [81] trong nghiên cứu "Báo cáo nền ngành rau quả Việt Nam " năm 2003, đã đưa ra một bức tranh chung về ngành rau quả Việt Nam từ sản xuất, chế biến, tiếp thị trong nước tới xuất khẩu, kế hoạch và triển vọng. Nghiên cứu cũng phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại như: năng lực sản xuất, sản lượng rau thấp so với các nước khác trong khu vực, sự phát triển sản xuất rau trong thời gian qua phần nào mang tính tự phát của người dân, năng suất rau trồng của Việt Nam còn thấp; cơ cấu chi phí và giá cả cao; chất lượng thấp; tính đa dạng của sản phẩm rau còn ít... Từ đó nghiên cứu đưa ra một số gợi ý về chính sách như: ưu tiên đầu tư nghiên cứu về rau quả, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, hỗ trợ tín dụng, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, cải cách doanh nghiệp, phát triển công nghệ và thông tin, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Đây là một báo cáo ngành hàng rất công phu của Việt Nam, đề cập ngành rau quả Việt Nam từ sản xuất, chế biến, tới tiêu dùng. Tuy nhiên việc nghiên cứu tổ chức và quản lý SX-CB-TT rau trong điều kiện hội nhập thì chưa được các tác giả quan tâm nghiên cứu nhiều. Tóm lại, các đề tài trên là các công trình khoa học đã nghiên cứu và được công bố, chúng thuộc những đề tài cụ thể khác nhau ở khía cạnh này hay khía cạnh khác của loại chủ đề nghiên cứu về ngành hàng rau. Tuy nhiên việc nghiên cứu tổ chức và quản lý SX-CB-TT rau trong cách nhìn rộng hơn, trong những bối cảnh mới của nền kinh tế mở, khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế với mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt về sản phẩm nông nghiệp trong đó có sản phẩm rau thì chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu nhiều. Hơn nữa yêu cầu của tổ chức và quản lý SX-CB-TT rau trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, theo yêu cầu về nâng cao chất lượng sản phẩm, những nghiên cứu sâu về chuỗi giá trị ngành hàng rau, tìm các biện pháp gia tăng giá trị của chuỗi sản phẩm rau, gia tăng liên kết giữa
  • 16. 6 các khâu sản xuất-chế biến-tiêu thụ rau, vấn đề VSATTP, phân tích hiệu quả kinh tế (HQKT) của ngành hàng rau, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường, tìm các biện pháp quản lý nhà nước có tầm chiến lược lâu dài để phát triển ngành hàng rau một cách nhanh và bền vững cũng chưa được đề cập đến nhiều. 3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 3.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau, từ đó đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập theo hướng bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá và làm rõ hơn những vấn đề lý luận trên lĩnh vực tổ chức và quản lý ngành hàng rau trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng công tác tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá rõ sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất các định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu rau xanh, rau chế biến cho người tiêu dùng về số lượng, chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu chủ yếu những vấn đề về tổ chức và quản lý của Nhà nước đối với sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. + Phạm vi không gian: Luận án tập trung chủ yếu ở 4 đơn vị hành chính thuộc tỉnh Thái Nguyên được chọn làm điểm nghiên cứu là Thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, huyện Đồng Hỷ, huyện Phổ Yên. Các điểm nghiên cứu này là đại diện cho
  • 17. 7 các vùng sinh thái và có quy mô sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau lớn, người nông dân có kinh nghiệm trong ngành hàng rau. Luận án cũng tập trung chọn một số cơ sở SX-CB- TT rau như hợp tác xã, doanh nghiệp, trang trại,… để nghiên cứu. + Phạm vi thời gian: số liệu và các tư liệu nghiên cứu chủ yếu được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến nay. Số liệu điều tra hộ, hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp, cơ sở chế biến rau, người tiêu dùng… tập trung vào năm 2010 là chủ yếu. Các giải pháp đề xuất đến 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận xuyên suốt quá trình nghiên cứu là phép duy vật biện chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử. Hai phương pháp trên được coi là phương pháp luận để triển khai các phương pháp nghiên cứu cụ thể. Ngoài ra, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Các phương pháp tiếp cận: + Tiếp cận chuỗi giá trị ngành hàng rau được sử dụng xuyên suốt trong việc phân tích ba khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, được sử dụng ở các hoạt động nghiên cứu đề tài luận án. Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị trong ngành hàng rau được sử dụng một cách linh hoạt, trong đó tác giả có đề cập đến phương pháp tiếp cận toàn cầu, tiếp cận quốc gia, tiếp cận vùng đối với ngành hàng rau, phân tích, xem xét sự liên kết giữa ba khâu SX-CB-TT rau, cách thức để ngành hàng rau ở một địa phương xâm nhập vào thị trường rau trong khu vực và thế giới. + Tiếp cận có sự tham gia được sử dụng ở các khâu, các hoạt động nghiên cứu. Khi nghiên cứu tác giả luận án sử dụng các phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA), phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) để tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đàm thoại, gặp gỡ các hộ, trang trại, doanh nghiệp, các chủ cơ sở SX-CB-TT rau, các cán bộ quản lý tại địa phương, các cơ sở hỗ trợ dịch vụ sản xuất rau… để thu thập những thông tin và nhận xét về những nét cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, phân tích thực trạng SX-CB-TT rau, đời sống người dân; những cơ hội, sự thuận lợi, tiềm năng; những khó khăn thách thức nhằm đánh giá đúng thực trạng tình hình tổ chức và quản lý ngành hàng rau của tỉnh. + Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng,
  • 18. 8 tác động đến hoạt động tổ chức và quản lý ngành hàng rau như: môi trường thể chế, chính sách, tổ chức và quản lý, quy hoạch, kết cấu hạ tầng, trình độ nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, dịch vụ đầu vào, vốn, tín dụng, chất lượng và giá cả của sản phẩm, các tác nhân tham gia SX-CB-TT rau, người tiêu dùng, tập quán canh tác, truyền thống văn hóa, sự hợp tác liên doanh liên kết, hình thức tổ chức SX-CB-TT rau, kiểm tra, giám sát, thông tin tuyên truyền. + Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp tiếp cận theo điều kiện vùng, điều kiện địa lý và địa hình, tiếp cận theo hình thức sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau… - Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: + Sử dụng phương pháp chọn mẫu tại 4 đơn vị điển hình của tỉnh Thái Nguyên là thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, huyện Đồng Hỷ, huyện Phổ Yên. Đây là các địa phương có quy mô diện tích sản xuất - chế biến - tiêu thụ rau lớn, có các hình thức SX-CB-TT rau, có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức và quản lý ngành hàng rau. Tại 4 địa phương này chọn ra 3 đơn vị để nghiên cứu, cụ thể là: Thành phố Thái Nguyên gồm các xã: Tân Cương, Đồng Bẩm và Quyết Thắng Huyện Đại Từ gồm các xã: Hùng Sơn, Bình Thuận, Yên Lãng Huyện Đồng Hỷ gồm các xã: Linh Sơn, Hóa Thượng, Quang Sơn Huyện Phổ Yên gồm các xã: Đồng Tiến, Phúc Thuận, Trung Thành Ở mỗi đơn vị trên sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nhằm chọn ra các cơ sở SX-CB-TT rau (bao gồm: các hộ, Tổ hợp tác, HTX, trang trại, doanh nghiệp, siêu thị, cửa hàng, các tác nhân tham gia vào các khâu SX-CB-TT), các cơ quan quản lý nhà nước, người tiêu dùng rau. Các đơn vị được điều tra là những đơn vị có quy mô SX-CB-TT rau lớn và đại diện cho các vùng khác nhau của địa phương. Số mẫu điều tra, phỏng vấn được phân bổ cho từng nhóm đối tượng như sau: Đối với khâu sản xuất rau số mẫu điều tra là 4 địa phương (gồm có 03 huyện, và 01 thành phố) x 30 cơ sở sản xuất rau, tổng số là 120 mẫu. Đối với khâu chế biến rau số mẫu điều tra là 4 địa phương x 30 cơ sở chế biến rau, tổng số là 120 mẫu. Đối với khâu tiêu thụ rau số mẫu điều tra là 4 địa phương x 30 cơ sở tiêu thụ rau (các tác nhân tham gia vào khâu tiêu thụ rau), tổng số là 120 mẫu. Cơ quan nhà nước và các nhà quản lý SX-CB-TT rau với số mẫu điều tra là 4 địa phương x 30 cá nhân/đơn vị, tổng số là 120 mẫu. Tổng cộng số mẫu điều tra trên toàn địa bàn tỉnh Thái Nguyên là 480 mẫu.
  • 19. 9 - Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: + Thu thập, nghiên cứu nguồn tài liệu thứ cấp cả trong nước và ngoài nước như sách, tạp chí, các báo cáo của phòng thống kế, các báo cáo của các cơ quan quản lý ngành hàng rau. Nguồn tài liệu thứ cấp được sắp xếp, phân tổ theo các chủ đề phục vụ cho quá trình nghiên cứu. + Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Thông tin sơ cấp được thu thập từ việc điều tra, khảo sát, phỏng vấn trực tiếp thông qua hệ thống bảng câu hỏi điều tra, phiếu phỏng vấn. Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi có liên quan đến SX-CB-TT rau. - Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin: + Các tài liệu thứ cấp được sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu của đề tài Các số liệu điều tra được xử lý qua phần mềm Excel. Phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích (phân tổ, so sánh, phân tích, đối chiếu, tổng hợp), phân tích SWOT, phương pháp điển cứu, phương pháp toán tài chính, phương pháp dự báo ngắn hạn… được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận án để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu. 6. Đóng góp của luận án - Góp phần hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận chung về tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trong điều kiện hội nhập. Luận án đã áp dụng khung phân tích chuỗi giá trị trong vấn đề tiếp cận vùng, quốc gia, toàn cầu về phân tích ngành hàng rau tại một địa phương. - Trên cơ sở xem xét các yếu tố tác động ảnh hưởng chủ yếu tới công tác tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau; đặc biệt là xem xét những hạn chế và thách thức trong từng công đoạn sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở tỉnh Thái Nguyên; cũng như mối liên hệ giữa các khâu trong chuỗi giá trị ngành hàng rau ở tỉnh Thái Nguyên để từ đó thấy được sự cần thiết phải tổ chức phối hợp các khâu trong chuỗi liên kết giá trị ngành hàng rau ở tỉnh Thái Nguyên.
  • 20. 10 - Đề xuất những định hướng và hệ thống các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. - Luận án là tài liệu giúp Ủy Ban nhân dân, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương và các Sở, Ban, Ngành có liên quan của tỉnh Thái Nguyên thấy được thực trạng tổ chức và quản lý ngành hàng rau của tỉnh. Trên cơ sở khoa học và thực trạng để đưa ra được những chủ trương, chính sách và giải pháp quản lý phù hợp với thực tế của từng địa phương, từng vùng, từng cơ sở tổ chức kinh tế SX-CB-TT rau ở Tỉnh nhằm hoàn thiện tổ chức và quản lý ngành hàng rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 54137 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562