SlideShare a Scribd company logo
1 of 49
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
NGUYỄN ĐOÀN VĂN PHÚ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỀU TRỊ PHẪU
THUẬT THOÁT VỊ BẸN BẰNG TẤM LƯỚI
NHÂN TẠO CÓ NÚT (MESH-PLUG)
Chuyên ngành : Ngoại tiêu hoá
Mã số : 62.72.01.25
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Huế - 2015
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y
DƯỢC HUẾ - ĐẠI HỌC HUẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. LÊ LỘC
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn cấp trường
vào hồi: giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện quốc gia
2. Thư viện trường Đại học Y Dược Huế
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, mổ thoát vị bẹn vẫn còn là một vấn đề đang
được các nhà Ngoại khoa quan tâm. Bằng chứng hơn 130 năm
qua, dựa vào kỹ thuật mổ của Bassini đã có hơn 100 loại phẫu
thuật cải biên khác của nhiều tác giả được áp dụng trên khắp thế
giới nhằm mục đích chọn ra được một phương pháp tối ưu mang
lại kết quả điều trị tốt nhất
Các phẫu thuật tái tạo thành bụng để điều trị thoát vị bẹn có
sử dụng cấu trúc giải phẫu là phương pháp xuất hiện và phổ biến
rộng rãi đầu tiên trong lịch sử. Tuy nhiên, các loại phẫu thuật sử dụng
cấu trúc giải phẫu này vẫn còn gặp không ít khó khăn trong những
trường hợp thoát vị bẹn mà cấu trúc các thành của ống bẹn bị phá
hủy, hư hại và biến đổi nhiều. Hơn thế nữa, sức căng của đường khâu
gây đau kéo dài sau mổ và đôi khi gây ra sự thiếu máu làm các tổ
chức liền không tốt có thể dẫn tới nguy cơ tái phát.
Để loại bỏ sự căng của đường khâu tái tạo thành bụng bằng mô
tự thân một cách có hiệu quả người ta dùng tấm lưới nhân tạo vá vào
chổ yếu của thành sau ống bẹn. Vì vậy, người ta chấp nhận sử dụng
tấm lưới nhân tạo trong điều trị thoát vị bẹn, đây là phẫu thuật không
tạo nên sức căng của các cấu trúc thành ống bẹn. Năm 1965, Rives
sau đó là Détrie rồi Stoppa, Rotkow, Robbins đã tiến hành mổ thoát
vị bẹn bằng phương pháp đặt tấm lưới nhân tạo cho kết quả tỉ lệ tái
phát thấp: kỹ thuật Stoppa, kỹ thuật Rives (1,6%), kỹ thuật
Lichtenstein (<1%). Năm 1989, Lichtenstein I.L., Shulman A.G.,
Amid P.K. và Montlor M.M. đã dùng tấm lưới nhân tạo có nút
(Mesh-Plug) để tái tạo sự khiếm khuyết của sàn ống bẹn. Sau đó lần
lượt Gilbert năm 1992, Rutkow và Robbins năm 1993, đã áp dụng kỹ
thuật này thường quy vì có nhiều ưu điểm nổi bật.
Phương pháp phẫu thuật dùng tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-
Plug) ở Việt Nam hiện còn mới mẻ, chưa được áp dụng một cách
rộng rãi. Tuy nhiên, với nhiều ưu điểm như các tác giả trên thế giới
đã ghi nhận, chúng tôi mạnh dạn tiến hành công trình nghiên cứu về
phương pháp phẫu thuật này đối với người Việt Nam. Đồng thời góp
phần làm phong phú thêm các phương pháp mổ điều trị thoát vị bẹn ở
Việt Nam.
2
2. Mục tiêu đề tài
- Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chỉ định điều
trị và đặc điểm phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo
có nút (Mesh-Plug).
- Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn bằng tấm
lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug).
3. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài
Thoát vị bẹn là bệnh thường gặp, điều trị phẫu thuật là chủ
yếu, mổ tái tạo thành bụng bằng mô tự thân và tấm lưới nhân tạo.
Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng và có tỉ lệ biến
chứng và tái phát nhất định. Trong các phương pháp tái tạo thành
bụng không căng, kỹ thuật dùng tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-
Plug) được đánh giá tốt. Do đó, việc tiến hành nghiên cứu và đánh
giá kết quả điều trị phương pháp phẫu thuật này là cần thiết.
Nghiên cứu cho thấy: một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm
sàng của bệnh lý thoát vị bẹn giúp phát hiện bệnh sớm, chọn lựa
phương pháp điều trị hợp lý mang lại kết quả tốt.
Kết quả nghiên cứu đánh giá được ưu điểm của kỹ thuật
dùng tấm lưới nhân tạo có nút. Biến chứng: tụ dịch 2,7%, tụ máu 0%,
nhiễm trùng vết mổ 0%, tỉ lệ tái phát 1,2%. Kết quả phẫu thuật thành
công là đóng góp rất có giá trị khi tiến hành dùng tấm lưới nhân tạo
có nút (Mesh-Plug) để điều trị bệnh nhân bị thoát vị bẹn.
4. Cấu trúc luận án
Luận án được trình bày trong 125 trang (không kể tài liệu
tham khảo và phụ lục)
Luận án được chia ra:
+ Đặt vấn đề 2 trang
+ Chương 1: Tổng quan tài liệu 36 trang
+ Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 21 trang
+ Chương 3: Kết quả nghiên cứu 23 trang
+ Chương 4: Bàn luận 41 trang
+ Kết luận 2 trang
Luận án gồm 33 bảng, 10 biểu đồ, và 123 tài liệu tham khảo
trong đó có 26 tài liệu tiếng Việt, 88 tài liệu tiếng Anh, 9 tài liệu
tiếng Pháp.
Phụ lục gồm các công trình nghiên cứu, tài liệu tham khảo,
một số hình ảnh minh họa, phiếu nghiên cứu, danh sách bệnh nhân.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. LỊCH SỬ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1. Lịch sử điều trị thoát vị bẹn bằng mô tự thân
1.1.2. Lịch sử điều trị thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo
Lịch sử điều trị thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo mổ mở.
Lịch sử điều trị thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo mổ nội soi.
1.2. PHÔI THAI HỌC VÀ GIẢI PHẪU HỌC
1.2.1. Phôi thai học
Khi tinh hoàn xuống bìu, một túi phôi mạc song song đi
cùng và tạo nên ống phúc tinh mạc. Ống phúc tinh mạc về sau bít tắc
ở đoạn trong thừng tinh tạo nên dây chằng phúc tinh mạc (dây chằng
Cloquet) ngăn cách ổ phúc mạc ở trên và ổ tinh mạc ở dưới.
1.2.2. Giải phẫu học ống bẹn
Ống bẹn là khe nằm giữa các lớp của thành bụng, dài từ 4 - 6
cm, gồm bốn thành: trước, trên, sau, dưới ống bẹn và hai lỗ bẹn sâu,
và lỗ bẹn nông. Dây chằng bẹn, dây chằng gian hố, dây chằng lược, dải
chậu mu, liềm bẹn.
1.3. NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN BỆNH LÝ THOÁT VỊ BẸN
Thoát vị bẹn, có hai nguyên nhân chính: bẩm sinh và mắc phải.
1.3.1. Nguyên nhân bẩm sinh
Nguyên nhân đưa đến thoát vị bẹn gián tiếp ở trẻ em là do tồn
tại của ống phúc tinh mạc sau khi sinh.
1.3.2. Nguyên nhân mắc phải
- Sự gắng sức liên quan đến bệnh lý thoát vị bẹn.
- Các bệnh lý trong ổ bụng đưa đến bệnh lý thoát vị bẹn.
- Thoát vị bẹn: ở bệnh nhân sau mổ cắt ruột thừa mở…
- Yếu tố di truyền, yếu tố dịch tể học và yếu tố mô bệnh học.
1.4. LÂM SÀNG, PHÂN LOẠI, BIẾN CHỨNG THOÁTVỊ BẸN
1.4.1. Lâm sàng thoát vị bẹn
Khai thác bệnh sử và khám kỹ lâm sàng là hai phương thức
tốt nhất để chẩn đoán thoát vị bẹn.
1.4.2. Phân loại thoát vị bẹn
- Thoát vị bẹn được phân loại theo vị trí (thoát vị gián tiếp,
trực tiếp hoặc phối hợp); theo nguyên nhân (bẩm sin, mắc phải); theo
giai đoạn (đẩy lên được hay không); theo mối tương quan với phúc
mạc (thoát vị trước phúc mạc, kẻ, trượt).
4
- Phân loại thoát vị bẹn theo Nyhus và Champault (1996): loại I,
II, IIIA, IIIB, IIIC, IVA, IVB, IVC và IVD.
1.4.3. Biến chứng thoát vị bẹn
Nghẽn ruột, tắc ruột và nghẹt ruột.
1.5. SIÊU ÂM, CHỤP CẮT LỚP VÀ CHỤP CỘNG
HƯỞNG TỪ VÙNG BẸN-BÌU
Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh giúp xác định
về mặt chẩn đoán, đánh giá mức độ và thành phần chứa
đựng trong túi thoát vị.
1.6. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN Ở
NGƯỜI LỚN
1.6.1. Điều trị bảo tồn bằng cách đeo băng treo (Truss)
1.6.2. Điều trị phẫu thuật
- Chỉ định:
Theo Lenilman và Roslin: “Kết quả trở nên mỹ mãn khi chọn
đúng thời điểm và áp dụng đúng kỹ thuật mổ trong bệnh lý thoát vị
bẹn...” và “cần tránh mổ cấp cứu thoát vị bẹn nếu được”.
- Nguyên tắc phẫu thuật thoát vị bẹn
Bóc tách cẩn thận, cột, cắt cao cổ túi thoát vị tránh làm tổn
thương các cơ quan lân cận. Phục hồi thành bụng dựa theo 2 phương
pháp chính: không phục hồi thành sau ống bẹn và có phục hồi thành
sau ống bẹn. Tăng cường sự vững chắc của các thành ống bẹn bằng
cách đặt tấm nhân tạo (Mesh, Plug...).
- Các phương pháp phẫu thuật mở
+ Dùng mô tự thân để tái tạo thành bụng trong điều trị thoát
vị bẹn: phương pháp Bassini, Shouldice, Mc-Vay…
+ Phẫu thuật mở đặt tấm lưới nhân tạo: Phương pháp đặt tấm
lưới nhân tạo của Lichtenstein, Mesh-Plug của Rutkow và Robbins...
+ Phẫu thuật nội soi: đặt tấm lưới xuyên qua ổ bụng ngoài
phúc mạc, trong phúc mạc, và hoàn toàn ngoài phúc mạc.
1.6.3. Yêu cầu kỹ thuật của một tấm lưới nhân tạo
Một tấm lưới nhân tạo lý tưởng như: không bị biến đổi về
mặt vật lý học bởi dịch mô, trơ về mặt hoá học, không gây phản ứng
loại bỏ tấm lưới, chịu đựng được lực căng cơ học…
1.7. TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT THOÁT VỊ BẸN
1.7.1. Tai biến trong khi phẫu thuật
Tổn thương: thần kinh chậu bẹn-chậu hạ vị, ống dẫn tinh,
tạng trong túi thoát vị, bàng quang, bó mạch thượng vị dưới…
5
1.7.2. Biến chứng sớm sau phẫu thuật
Chảy máu hoặc tụ máu vết mổ, tụ máu vùng bẹn-bìu, tụ dịch
vết mổ, nhiễm trùng vết mổ, bí tiểu, tiểu khó.
1.7.3. Biến chứng muộn
Thoát vị tái phát, đau mạn tính sau mổ, teo tinh hoàn, sa tinh
hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn, rối loạn cảm giác vùng bẹn-bìu.
1.7.4. Biến chứng do tấm lưới
Tấm lưới di chuyển, nhiễm khuẩn tấm lưới, tấm lưới gây
thủng nội tạng.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm 135 bệnh nhân với 149 trường hợp chẩn đoán xác định
thoát vị bẹn và được tiến hành phẫu thuật bằng phương pháp đặt tấm
lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) tại hai Bệnh viện: Bệnh viện Trung
Ương Huế và Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế.
Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 11 năm 2011 đến
tháng 10 năm 2014. Các bệnh nhân được phẫu thuật trong khoảng
thời gian từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 8 năm 2014.
- Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân nam, tuổi từ 18 tuổi trở lên; thoát vị bẹn lần đầu
một bên hoặc hai bên; thoát vị bẹn thể trực tiếp, gián tiếp, phối hợp
và tái phát. Được phẫu thuật theo chương trình. ASA ≤ III.
- Tiêu chuẩn loại trừ
Thoát vị bẹn nghẹt; các bệnh nhân có bệnh nội khoa nặng kèm
theo; các bệnh nhân bị tăng áp lực ổ bụng thường xuyên.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Là một nghiên cứu lâm sàng mô tả, tiến cứu, có can thiệp,
không so sánh và theo dõi dọc.
- Ứng dụng công thức tính cỡ mẫu như sau:
Trong đó:
n: số bệnh nhân tối thiểu. P: tỉ lệ tái phát, dựa theo y văn,chúng tôi
chọn P=3%. α: mức ý nghĩa thống kê α=0,05 thì Z1-α/2 = 1,96. Δ:
khoảng sai lệch mong muốn, chọn Δ= 0,03.
Thay vào công thức, tính ra chúng tôi được n ≥ 124 bệnh nhân.
6
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm chung bệnh nhân thoát vị bẹn
Mỗi bệnh nhân được ghi nhận: tuổi; địa dư; nghề nghiệp; lý
do vào viện; thời gian mắc bệnh tính từ khi có triệu chứng của thoát vị
cho đến lúc mổ. Trọng lượng cơ thể: dựa vào chỉ số BMI.
2.2.2. Nghiên cứu tiền sử của bệnh nhân thoát vị bẹn
- Tiền sử nội khoa: tim mạch; hô hấp; tăng áp lực ổ bụng…
- Tiền sử ngoại khoa: Mổ thoát vị bẹn; mổ u xơ tiền liệt tuyến;
mổ mở cắt ruột thừa viêm; mổ bụng đường giữa trên rốn...
2.2.3. Nghiên cứu lâm sàng thoát vị bẹn
Để hoàn thiện cách phân loại thoát vị bẹn, chúng tôi dựa theo
phân loại của Nyhus: loại II; IIIA, IIIB, IIIC; loại IVA; IVB.
2.2.4. Nghiên cứu cận lâm sàng thoát vị bẹn
Kiểm tra chức năng tim mạch; chức năng hô hấp; các xét
nghiệm tiền phẫu thường quy; siêu âm vùng bẹn-bìu.
2.2.5. Phân độ sức khỏe bệnh nhân theo ASA
2.2.6. Chỉ định đặt tấm lưới nhân tạo có nút trong phẫu thuật
thoát vị bẹn
Tấm lưới nhân tạo có nút được sử dụng cho bệnh nhân theo
phân loại của Nyhus là bệnh nhân: loại II, IIIA, IIIB, IVA và IVB.
- Kích cỡ tấm lưới nhân tạo có nút : chúng tôi thống nhất vớí
các tác giả nếu đường kính <2 cm sử dụng cỡ nhỏ, đường kính 2- <3
cm sử dụng cỡ vừa, đường kính 3- <4 cm sử dụng cỡ lớn.
2.2.7. Phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo
có nút (Mesh-Plug)
2.2.7.1. Kỹ thuật mổ đặt tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug)
Thì 1.
Bước 1. Đường mổ: Rạch da song song với dây chằng bẹn dài
2-6cm.
Bước 2. Rạch cân cơ chéo bụng ngoài từ lỗ bẹn nông đến lỗ
bẹn sâu. Bóc tách và bảo tồn thần kinh chậu-bẹn, chậu-hạ vị.
Bước 3. Rạch dọc thừng tinh tìm túi thoát vị.
Bước 4:
- Đối với loại thoát vị gián tiếp: Bóc tách túi thoát vị tới lỗ
bẹn sâu. Đo kích thước lỗ bẹn sâu, lộn túi vào khoang phúc mạc.
Thì 2. Đặt tấm nhân tạo có nút (Plug)
Plug được đặt theo trục của túi thoát vị để bít kín hoàn toàn lỗ
bẹn sâu. Plug được cố định vào cơ bằng 4 mũi chỉ prolène 2.0 ở vị trí
12giờ, 3giờ, 6giờ và 9giờ.
7
Thì 3. Đặt tấm lưới phẳng
Đặt vào thành sau ống bẹn sau thừng tinh. Khâu cố định một
mũi chỉ phía 2 cánh. Với những trường hợp thành sau ống bẹn yếu
nên khâu cố định chu vi của tấm nhân tạo bằng những mũi chỉ rời.
Thì 4. Khâu cân cơ chéo bụng ngoài và khâu da.
- Đối với thoát vị loại trực tiếp: mạc ngang được cắt theo chu
vi của túi thoát vị để lộ lớp mỡ trước phúc mạc. Đặt Plug, khâu cố
định Plug bằng 4 mũi chỉ như trên. Sau đó đặt tấm lưới phẳng.
Khâu cân cơ chéo bụng ngoài và khâu da.
2.2.7.2. Thời gian phẫu thuật: được tính bằng phút (<30 phút, 30-50
phút, 51-70 phút).
2.2.8. Phương pháp đánh giá kết quả nghiên cứu
2.2.8.1. Đánh giá kết quả phẫu thuật
Để thống nhất cách đánh giá kết quả trước mắt và kết quả lâu
dài chúng tôi đã dựa vào cách đánh giá của các tác giả trong nước
như: Bùi Đức Phú, Nguyễn Lương Tấn, Tạ Xuân Sơn, Khương Thiện
Văn, Nguyễn Văn Liễu.
2.2.8.2. Theo dõi và kết quả sớm
Tất cả 135 bệnh nhân với 149 trường hợp được mổ thoát vị
bẹn từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 8 năm 2014. Chúng tôi ghi nhận
những tai biến và biến chứng do gây mê, do kỹ thuật mổ: chảy máu
do làm thương tổn các nhánh động mạch bịt, bó mạch thượng vị
dưới…; tổn thương các dây thần kinh: chậu bẹn, chậu hạ vị…; tổn
thương các tạng thoát vị; tụ máu vết mổ; nhiễm trùng vết mổ và tử
vong do các nguyên nhân khác nhau.
Tiêu chuẩn đánh gía:
- Tốt: không có tai biến và biến chứng trong khi phẫu thuật.
Trong thời gian hậu phẫu sưng bìu nhẹ không cần điều trị kháng
viêm; đau vết mổ nhẹ không cần dùng thuốc giảm đau sau 24 giờ.
- Khá: sưng bìu và tinh hoàn đòi hỏi phải điều trị kháng viêm ,
đau nhiều vết mổ phải dùng thuốc giảm đau 2,3 ngày.
- Trung bình: tụ máu vùng bìu, nhiễm trùng vết mổ.
- Kém: tử vong.
2.2.8.3. Đánh giá đau sau mổ
Dựa vào thước đo cảm giác đau và mô tả đau của bệnh nhân.
2.2.8.4.Thời gian dùng thuốc giảm đau dạng tiêm sau phẫu thuật:
được tính bằng ngày (1 ngày, 2 ngày, 3 ngày và 4 ngày)
8
2.2.8.5. Thời gian trung tiện sau phẫu thuật: được tính bằng giờ
(12-24 giờ, >24-48 giờ, >48-72 giờ).
2.2.8.6. Thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sau phẫu thuật:
chúng tôi tính thời gian từ khi kết thúc cuộc mổ cho đến khi bệnh
nhân tự đứng dậy, đi lại được không cần người trợ giúp.
2.2.8.7. Thời gian sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật: được tính
bằng ngày (2-3 ngày, 4-5 ngày và 6 ngày).
2.2.8.8. Theo dõi và lấy kết quả trung hạn và dài hạn
- Cách theo dõi:
Tiến hành theo dõi bằng 3 cách: 1) Điện thoại trực tiếp 2)
Gửi thư mời đến tái khám 3) Yêu cầu trả lời các câu hỏi của phiếu
theo dõi. Các vấn đề cần được đánh giá qua theo dõi:
+ Tái phát; nhiễm trùng vết mổ kéo dài; đau vết mổ kéo dài; sa
tinh hoàn; rối loạn sự phóng tinh...
+ Khảo sát hình ảnh học bằng siêu âm, chụp cộng hưởng từ.
- Tiêu chuẩn đánh giá:
+ Tốt: không có biến chứng.
+ Khá: không tái phát nhưng có kèm theo đau, tê vùng bẹn bìu, sa
tinh hoàn.
+ Trung bình: không tái phát nhưng có teo tinh hoàn, nhiễm
trùng vết mổ kéo dài.
+ Kém: tái phát.
2.2.8.9. Khảo sát hình ảnh học của vùng bẹn sau khi đặt tấm lưới
nhân tạo qua siêu âm và cộng hưởng từ
- Khảo sát hình ảnh học vùng bẹn qua siêu âm:
Mục đích của siêu âm sau phẫu thuật nhằm phát hiện: tụ máu,
tụ dịch sau mổ, thoát vị tái phát, tấm lưới nằm đúng vị trí hay di lệch,
mô bao phủ tấm lưới dày hay mỏng.
- Khảo sát hình ảnh học vùng bẹn qua chụp cộng hưởng từ:
Trên hình ảnh cộng hưởng từ cho thấy rõ những dấu hiệu
giảm tín hiệu T1, tín hiệu trung gian hoặc thấp, tín hiệu ngấm thuốc
đối quang từ của tấm nhân tạo Mesh-Plug. Ngoài ra, còn cho phát
hiện những tổn thương khác đi kèm hoặc tấm nhân tạo di chuyển.
2.2.9. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học dựa trên
các phần mềm nghiên cứu thống kê y học SPSS 15.0 for Windows.
9
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 8 năm 2014, chúng tôi đã
tiến hành trên 135 bệnh nhân nam với 149 phẫu thuật thoát vị bẹn
bằng phương pháp đặt tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug), thu
được các kết quả như sau
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
3.1.1. Tuổi
15 16 16
12
28
20
28
0
5
10
15
20
25
30
<=20 21-30 31-40 41-50 51-60 61-70 >70
<=20 21-30 31-40 41-50 51-60 61-70 >70
Số bệnh nhân
Tuổi
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Bệnh nhân tuổi nhỏ nhất là 18 tuổi và lớn nhất là 85 tuổi. Tuổi trung
bình 50,3 ± 20,1. Từ 51 tuổi đến 85 tuổi có 76 bệnh nhân (56,3%).
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo địa dư
Có 101 bệnh nhân sống ở nông thôn và miền núi chiếm tỉ lệ
74,8% (P <0,01).
3.1.3. Phân bố nghề nghiệp.
Số bệnh nhân lao động nặng và quá tuổi lao động bị thoát vị
bẹn chiếm ưu thế với tỉ lệ 80,0% (P <0,05).
3.1.4. Lý do vào viện
Số bệnh nhân vào viện có khốiphồngvùngbẹn chiếmtỉ lệ 63,1%. Số
bệnhnhânvàoviệncókhốiphồngvùngbẹn–bìuchiếmtỉlệ36,9%.
3.1.5. Thời gian từ khi mắc bệnh đến khi phẫu thuật
Bệnh nhân có thời gian mắc bệnh từ 1 đến 5 năm chiếm
45,9%. Thời gian mắc bệnh ngắn nhất là 0,3 tháng và dài nhất là 40
năm, trung bình là 3,5 năm (42,6 tháng).
10
3.1.6. Phân bố theo BMI
Bệnh nhân có thể trạng trung bình là 114 (84,4%) (P<0,01).
3.1.7. Tiền sử bệnh lý nội khoa
Bệnh lý tim mạch chiếm tỉ lệ 15,5%. Xét về yếu tố thuận lợi:
có 15 bệnh nhân (11,1%). Tiền sử bệnh lý nội khoa chiếm tỉ lệ 26,6%.
3.1.8. Tiền sử phẫu thuật
Tiền sử mổ cắt ruột thừa (đường mổ Mc-Burney) có 7 bệnh
nhân (5,2%). Tiền sử mổ mổ thoát vị bẹn bên đối diện có 05 bệnh
nhân (3,7%).
3.1.9. Tiền sử mổ thoát vị bẹn bằng các phương pháp
Bệnh nhân có tiền sử mổ thoát vị bẹn không rõ phương pháp
chiếm tỉ lệ 75,0%.
3.1.10. Phân độ ASA
Số bệnh nhân có ASA độ I chiếm tỉ lệ cao nhất có 105 trường
hợp (77,8%). Số bệnh nhân có ASA độ III chiếm tỉ lệ thấp nhất có 2
trường hợp (1,5%).
3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ PHÂN LOẠI THOÁT VỊ
3.2.1. Thoát vị bẹn nguyên phát và thoát vị bẹn tái phát
Thoát vị bẹn nguyên phát có 133 bệnh nhân (89,2%). Thoát
vị bẹn tái phát có 16 bệnh nhân (10,8 %).
3.2.2. Vị trí thoát vị
Thoát vị bên phải là 75 bệnh nhân (55,5%). Thoát vị bên trái
là 46 bệnh nhân (34,1%). Thoát vị hai bên là 14 bệnh nhân (10,4%).
3.2.3. Phân theo thể thoát vị
Thoát vị bẹn thể gián tiếp 109 trường hợp (73,2%). Thoát vị
bẹn thể trực tiếp 31 trường hợp (20,8%). Thoát vị bẹn thể phối hợp 9
trường hợp (6,0 %).
3.2.4. Phân loại thoát vị theo Nyhus
Thoát vị bẹn loại IIIA có 25 trường hợp (16,8%). Thoát vị bẹn
loại IIIB có 81 trường hợp (54,3%). Thoát vị bẹn loại IVA có 6
trường hợp (4,1%). Thoát vị bẹn loại IVB có 10 trường hợp (6,7%).
3.2.5. Kết quả siêu âm vùng bẹn – bìu
Không có tạng thoát vị 36 trường hợp (24,2%). Có tạng thoát
vị 113 trường hợp (75,8%). Ruột non là tạng thường gặp có 78 trường
hợp (52,3%).
3.3. ĐẶC ĐIỂM PHẪU THUẬT
3.3.1. Phương pháp vô cảm (số bệnh nhân)
Gây tê tủy sống có 131 bệnh nhân (97,0%). Gây mê nội khí
quản có 4 bệnh nhân (3,0%).
11
3.3.2. Tạng thoát vị khi phẫu thuật
Không có tạng thoát vị 139 trường hợp chiếm 93,3%. Mạc nối
lớn 8 trường hợp chiếm 5,4%. Ruột non 2 trường hợp chiếm 1,3%.
3.3.3. Kích thước lỗ thoát vị (số trường hợp)
Lỗ thoát vị có đường kính nhỏ nhất là 1,2 cm lớn nhất 3,3 cm.
Kích thước trung bình của lỗ thoát vị là 2,20 ± 0,49 cm.
3.3.4. Kích cỡ tấm lưới có nút (số trường hợp)
Tấm lưới cỡ nhỏ có 30 trường hợp chiếm 20,1%. Tấm lưới cỡ
trung bình có 105 trường hợp (70,5%). Tấm lưới cỡ lớn có 14 trường
hợp (9,4%).
3.3.5. Thời gian phẫu thuật
Thời gian mổ thoát vị bẹn từ 30 - 50 phút chiếm ưu thế với 123
trường hợp (82,6%). Thời gian mổ ngắn nhất 20 phút, thời gian mổ
dài nhất 62 phút, thời gian mổ trung bình 38,3 ± 8,7 phút.
3.3.6. Tai biến trong mổ
Không có tai biến gây mê, không có tai biến xảy ra trong khi
phẫu thuật như: tổn thương động mạch thượng vị dưới, tổn thương
ống dẫn tinh, tổn thương bàng quang, tổn thương tạng thoát vị…
3.4. DIỄN BIẾN SAU PHẪU THUẬT
3.4.1. Biến chứng vô cảm
Bí tiểu có 5 bệnh nhân chiếm 3,7%. Tiểu khó có 12 bệnh nhân
chiếm 8,9%.
3.4.2. Biến chứng sau mổ
Tụ dịch vết mổ 4 trường hợp chiếm 2,7%. Sưng vùng bìu (có
điều trị kháng viêm) 7 trường hợp chiếm 4,7%.
3.4.3. Thời gian trung tiện sau mổ
- Thời gian trung tiện 12 - 24 giờ có 122 bệnh nhân chiếm
90,4%. Thời gian trung tiện 24 - 48 giờ có 13 bệnh nhân chiếm 9,6%.
Không có bệnh nhân có thời gian trung tiện 48 - 72 giờ.
3.4.4. Đánh giá mức độ đau sau mổ
105 bệnh nhân đau nhẹ chiếm tỉ lệ cao nhất 77,8%. 5 bệnh
nhân đau rất nhẹ 3,7% và 4 bệnh nhân đau nhiều chiếmtỉ lệ thấp nhất 3%.
3.4.5. Thời gian dùng giảm đau sau mổ
Thời gian dùng giảm đau 1 ngày có 38 bệnh nhân (28,1%),
giảm đau 4 ngày có 8 bệnh nhân (5,9%).Thoát vị một bên thời gian
sử dụng giảm đau ngắn nhất 1 ngày, dài nhất 4 ngày và trung bình 2,0
± 0,8 ngày. Thoát vị hai bên thời gian sử dụng giảm đau ngắn nhất 1
ngày, dài nhất 4 ngày và trung bình 2,0 ± 0,9 ngày.
12
3.4.6. Thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sau mổ
- Thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân 6 - 12 giờ, có 91 bệnh
nhân chiếm ưu thế với tỉ lệ 67,5%. Thoát vị một bên thời gian phục hồi
sinh hoạt cá nhân trung bình 10,8 ± 4,6 giờ. Thoát vị hai bên thời gian
phục hồi sinh hoạt cá nhân trung bình 14,6 ± 5,0 giờ.
3.4.7. Thời gian sử dụng kháng sinh sau mổ
Thời gian dùng kháng sinh nhóm 2 - 5 ngày có 121 bệnh
nhân (89,6%). Thời gian dùng kháng sinh nhóm ≥6 ngày có 14 bệnh
nhân (10,4%). Thoát vị một bên thời gian sử dụng kháng sinh trung
bình 3,9 ± 1,1 ngày. Thoát vị hai bên thời gian sử dụng kháng sinh
trung bình 4,0 ± 1,4 ngày.
3.4.8. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật
Thời gian nằm viện từ 2-3 ngày có 49 bệnh nhân (36,3%). Thoát
vị một bên thời gian nằm viện ngắn nhất 2 ngày, dài nhất 8 ngày và
trung bình 4,0±1,2 ngày. Thoát vị hai bên thời gian nằm viện ngắn
nhất 2 ngày, dài nhất 6 ngày và trung bình 4,2±1,3 ngày.
3.4.9. Đánh giá kết quả trong khi mổ và thời kỳ hậu phẫu
135 bệnh nhân với 149 phẫu thuật thoát vị bẹn được đánh giá dựa
vào cách đánh giá của các tác giả trong nước có kết quả như sau
(bảng 3.1):
Bảng 3.1. Đánh giá kết quả sau phẫu thuật
Đánh giá sau mổ Số trường hợp thoát vị bẹn Tỉ lệ (%)
Tốt 138 92,6
Khá 7 4,7
Trung bình 4 2,7
Kém 0 0
Tổng 149 100
Kết quả tốt 138 trường hợp (92,6%), khá 7 trường hợp (4,7%), trung
bình 4 trường hợp (2,7%) và không có trường hợp nào kém.
3.5. THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRUNG HẠN, DÀI HẠN
3.5.1. Cách theo dõi và lấy kết quả
28 bệnh nhân theo dõi qua điện thoại (20,7%), 96 bệnh nhân
gửi thư mời đến tái khám (71,2%) và 11 bệnh nhân trả lời vào phiếu
theo dõi sau đó gửi trả lại cho chúng tôi (8,1%).
13
3.5.2. Thời gian trở lại hoạt động bình thường
Thời gian trở lại hoạt động 10 - 20 ngày có 75 bệnh nhân chiếm ưu
thế với tỉ lệ 55,5%. 21 - 30 ngày có 56 bệnh nhân (41,5%). Sau 30
ngày có 4 bệnh nhân (3,0%). Thoát vị một bên: thời gian trở lại hoạt
động sớm nhất 6 ngày, muộn nhất 32 ngày và trung bình 20,2 ± 5,4
ngày. Thoát vị hai bên: thời gian trở lại hoạt động sớm nhất 7 ngày,
muộn nhất 36 ngày và trung bình 20,9 ± 5,9 ngày.
3.5.3. Theo dõi kết quả 1 tháng sau phẫu thuật
135 bệnh nhân với 149 trường hợp thoát vị bẹn được phẫu
thuật, theo dõi được 131 bệnh nhân với 145 trường hợp thoát vị bẹn
với tỉ lệ theo dõi được là 97,0%. Có kết quả: Tê vùng bẹn – bìu và rối
loạn cảm giác vùng trên xương mu có 16 trường hợp chiếm 11,1%.
3.5.4. Đánh giá kết quả 1 tháng sau phẫu thuật (bảng 3.2).
Bảng 3.2. Đánh giá kết quả 1 tháng sau phẫu thuật
Đánh giá sau 1
tháng
Số trường hợp thoát vị bẹn
theo dõi được
Tỉ lệ
(%)
Tốt 129 88,9
Khá 16 11,1
Trung bình 0 0
Kém 0 0
Tổng 145 100
Tốt có 129 trường hợp chiếm 88,9%, khá có 16 trường hợp
chiếm 11,1%, trung bình và kém không có trường hợp nào.
3.5.5. Kết quả hình ảnh học của mô xơ quanh tấm lưới nhân tạo
có nút dưới siêu âm và chụp cộng hưởng từ
- Kết quả hình ảnh học của mô xơ quanh tấm lưới nhân tạo
có nút dưới siêu âm
- Mô xơ quanh tấm lưới phẳng dày 81 trường hợp chiếm 100%
khôngcótrườnghợpnàomôxơmỏng.
- Nút nhân tạo nằm đúng vị trí và được tổ chức xơ hóa 81 trường hợp
chiếm100%,khôngcótrườnghợpnàobịdilệchnútnhântạo.
14
Hình 3.1. Hình ảnh siêu âm nút nhân tạo, tấm lưới nhân tạo. Bệnh
nhân: Đinh Văn L., giới: nam, 75 tuổi. Mổ ngày 23/3/2013
- Kết quả hình ảnh học của mô xơ quanh tấm lưới nhân tạo
có nút dưới chụp cộng hưởng từ
Khảo sát quanh tấm lưới nhân tạo của 5 trường hợp điều trị thoát vị
bẹn bằng phương pháp đặt tấm lưới nhân tạo có nút. Qua chụp cộng hưởng từ
táikhámsau 12 thángcho kết quả: nút nhân tạo nằm đúng vị trí ở lỗ bẹn sâu.
Có nhiều mô xơ ở vùng bẹn phải..
Bệnh nhân Hoàng Ngọc Tr., giới nam, 75 tuổi. Mổ ngày
03/9/2012. Tái khàm sau 22 tháng.
Hình 3.2.Mặt cắt đứng dọc Hình 3.3.Mặt cắt đứng ngang
bn Hoàng NgọcTr bn Hoàng Ngọc Tr.
3.5.6. Theo dõi kết quả 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng và 24
tháng sau phẫu thuật
Với 121 trường hợp được theo dõi sau phẫu thuật 3 tháng, tỉ lệ
theo dõi được là 89,6%. Có 4 trường hợp (3,0%) biểu hiện rối loạn
cảm giác vùng bẹn-bìu, gốc dương vật và trên xương mu và có 1
trường hợp sa tinh hoàn (0,7%). Với 102 trường hợp được theo dõi
15
sau phẫu thuật 6 tháng chiếm tỉ lệ 87,9%. Có biểu hiện rối loạn cảm
giác vùng bẹn-bìu gốc dương vật và trên xương mu có 1 trường hợp
(0,9%) và có 3 trường hợp sa tinh hoàn (2,6%). Với 81 trường hợp
được theo dõi phẫu thuật 12 tháng chiếm tỉ lệ 83,5%. Có 3 trường
hợp sa tinh hoàn (3,1%) và tái phát có 1 trường hợp (1,2%).Với 59
trường hợp được theo dõi phẫu thuật 18 tháng chiếm tỉ lệ 78,6%. Có
2 trường hợp sa tinh hoàn (2,7%). Với 41 trường hợp được theo dõi
phẫu thuật 24 tháng chiếm tỉ lệ 74,5%. Có 1 trường hợp sa tinh hoàn
(1,8%). Những biến chứng khác chúng tôi chưa gặp.
3.5.7. Theo dõi những bệnh nhân bị rối loạn cảm giác do làm tổn
thương hoặc do chèn ép thần kinh chậu bẹn và chậu hạ vị
Rối loạn cảm giác vùng bẹn-bìu, gốc dương vật và rối loạn
cảm giác vùng trên xương mu sau khi mổ đến 3 tháng có 4 trường
hợp. 6 tháng có 1 trường hợp. Sau 6 tháng không có trường hợp nào.
3.5.8. Phân tích trường hợp tái phát (bảng 3.3).
Bảng 3.3. Phân tích trường hợp tái phát
Họ và tên
bệnh nhân
Tuổi
Loại thoát vị đã
mổ trước đó
Thời
gian tái
phát
Kỹ thuật
mổ lại
Nguyễn H. 63 Thoát vị bẹn trái
gián tiếp, loại IIIB
8 tháng Mesh-Plug
- Mổ tái phát thoát vị trực tiếp, loại IVA.Trường hợp tái phát có
thành sau ống bẹn yếu, mạc ngang thụng nhiều, tổ chức mô lỏng lẻo.
3.5.9. Đánh giá kết quả 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng và 24
tháng sau phẫu thuật
Đánh giá kết quả lâu dài sau mổ:
- Đánh giá kết quả 3 tháng sau phẫu thuật: tốt : 95,8%, khá:
4,2%, trung bình và kém không có.
- Đánh giá kết quả 6 tháng sau phẫu thuật: tốt : 97,1%, khá:
2,9%, trung bình và kém không có.
- Đánh giá kết quả 12 tháng tháng sau phẫu thuật: tốt :
95,1%, khá: 3,7%, kém 1,2 % và trung bình không có.
- Đánh giá kết quả 18 tháng sau phẫu thuật: tốt : 96,6%, khá:
3,4%, trung bình và kém không có.
- Đánh giá kết quả 24 tháng sau phẫu thuật: tốt : 97,6%, khá:
2,4%, trung bình và kém không có.
16
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
4.1.1. Về tuổi
Qua công trình nghiên cứu này, chúng tôi đã phẫu thuật 149
trường hợp thoát vị bẹn trên 135 bệnh nhân bằng phương pháp đặt
tấm lưới nhân tạo có nút tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện
Trường Đại học Y Dược Huế, cho kết quả: tuổi trung bình là 50,3 ±
20,1. Nhỏ nhất là 18 và lớn nhất là 85 tuổi. Theo Vương Thừa Đức,
Nguyễn Văn Liễu, Khương Thiện Văn cho thấy tuổi trung bình của
bệnh nhân thoát vị bẹn tương đương nhau. Điều này cho thấy tuổi
càng lớn thì càng dễ mắc bệnh lý thoát vị bẹn.
4.1.2. Địa dư và nghề nghiệp
Trong nghiên cứu này, bệnh nhân ở nông thôn và miền núi
chiếm ưu thế với tỉ lệ 74,8%, số bệnh nhân ở thành phố chỉ chiếm
25,2%. Bệnh nhân lao động nhẹ chỉ chiếm 20%, Số bệnh nhân lao
động nặng và quá tuổi lao động chiếm tỉ lệ 80%.
Theo nghiên cứu của Fasik, Salman, và Nguyễn Văn Liễu
có kết quả tương tự. Như vậy,bệnh lý thoát vị bẹn liên quan đến công
việc nặng nhọc, gắng sức làm gia tăng áp lực ổ phúc mạc.
4.1.3. Thời gian mắc bệnh
Theo nghiên cứu này, từ khi phát hiện bệnh đến lúc được
điều trị phẫu thuật. Số bệnh nhân mắc bệnh thoát vị bẹn dưới một
năm chiếm 38,5%. Từ 1-5 năm chiếm 45,9%. Đặc biệt trên 5 năm
chiếm 15,6%. Như vậy, số bệnh nhân từ khi mắc bệnh đến khi được
phẫu thuật với thời gian kéo dài trên 1 năm chiếm 61,5%.
Theo Nguyễn Văn Liễu, Trịnh Văn Thảo cho kết quả tương
tự. Điều này chứng tỏ xu hướng của bệnh nhân đến khám bệnh để
được điều trị sớm chưa được hình thành.
4.1.4. Các bệnh lý nội khoa kèm theo
Với bệnh lý nội khoa kèm theo có 36 trường hợp (26,6%).
Trong 135 bệnh nhân bị thoát vị bẹn chúng tôi đã mổ cho thấy:
4 bệnh nhân bị lao phổi (2,9%) đã được điều trị ổn định, 5 bệnh nhân
bị bệnh lý về phế quản (3,7%) và có 6 bệnh nhân bị u xơ tuyến tiền
liệt (4,5%) điều trị nội đáp ứng. Như vậy, nếu xét về yếu tố thuận lợi
theo công trình của chúng tôi có 15 bệnh nhân (11,1%).
Một số công trình của các tác giả khác như: Nguyễn Văn Liễu,
Trịnh Văn Thảo, Bin Tayair, Neumayer… đã đề cập đến tiền sử
bệnh lý nội khoa có nguy cơ tạo điều kiện cho thoát vị bẹn dễ xảy ra.
17
4.1.5. Tiền sử phẫu thuật ngoại khoa
Qua kết quả của công trình này cho thấy: 135 bệnh nhân
thoát vị bẹn gồm 20 bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật chiếm 14,7%.
Trong đó, 7 bệnh nhân (5,2%) mổ ruột thừa đường Mc-Burney và mổ
thoát vị bẹn bên đối diện có 5 bệnh nhân (3,7%).
Theo Nguyễn Văn Liễu 27 bệnh nhân đã mổ mở u xơ tiền
liệt tuyến (13,04%), 7 bệnh nhân cắt ruột thừa đường mổ Mc-Burney
(3,38%), mổ thoát vị bẹn bên đối diện 9 bệnh nhân (4,34%). Tác giả
Thomas, cắt ruột thừa mở 11,9%, mổ u xơ tiền liệt tuyến 1,49%.
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
4.2.1. Thoát vị nguyên phát - tái phát
Theo Salman, thoát vị bẹn nguyên phát 89,5%, thoát vị bẹn tái
phát 10,5%. Theo tác giả Fasih, thoát vị bẹn nguyên phát 90,0%, thoát
vị bẹn tái phát 10,0%. Với công trình nghiên cứu của tác giả Beltrán,
thoát vị bẹn nguyên phát 87,8%, thoát vị bẹn tái phát 12,2%. Với nghiên
cứu này đã cho kết quả: thoát vị bẹn nguyên phát 89,2%, thoát vị bẹn tái
phát 10,8%. Từ các nghiên cứu trên của các tác giả cho thấy: thoát vị
bẹn tái phát thay đổi từ 10,0% - 14,8%.
4.2.2. Vị trí thoát vị
Qua công trình nghiên cứu này cho kết quả: thoát vị bẹn phải
55,5%, thoát vị bẹn trái 34,1%, thoát vị bẹn hai bên 10,4%. Thoát vị
một bên chiếm 89,6% và thoát vị hai bên chỉ chiếm tỉ lệ 10,4%. Theo
Trịnh Văn Thảo và Khang cũng cho những kết quả tương đương
4.2.3. Phân theo thể thoát vị.
Nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào khám lâm sàng và kết
hợp đánh giá tổn thương giải phẫu xếp thành 3 thể như sau: thoát vị
bẹn thể gián tiếp, trực tiếp và phối hợp (Bảng 4.1).
Bảng 4.1. Kết quả phân theo thể thoát vị của các tác giả.
Tác giả
Thoát vị
gián tiếp
Thoát vị
trực tiếp
Thoát vị
phối hợp
Nguyễn Văn Liễu 68,1% 22,3% 9,6%
Ngô Viết Tuấn 70,3% 24,07% 5,6%
Trịnh Văn Thảo 72,3% 25,3% 2,4%
Alam A. et al. 62,7% 32,3% 5%
Desarda M. P. 74% 25% 1%
Gong K. [59] 70% 21% 8,5%
Nghiên cứu này 73,2% 20,8% 6,0%
18
Với kết quả của các tác giả ở bảng trên phần nào cho thấy
nghiên cứu của chúng tôi tương đương với các công trình của các tác
giả trong và ngoài nước.
4.2.4. Phân loại thoát vị theo Nyhus
Sự phân loại của Nyhus và Champault chúng tôi thấy phù hợp
đối với hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Bởi vì, theo công trình nghiên
cứu của chúng tôi đa số bệnh nhân thoát vị bẹn 133/149 trường hợp
(89,2%) nhập viện để mổ với phân loại theo Nyhus là loại II, IIIA và
IIIB. Như vậy, chúng tôi chọn phẫu thuật dùng tấm lưới nhân tạo có
nút (Mesh-Plug) để mổ cho bệnh nhân thoát vị bẹn với loại II, IIIA,
IIIB, IVA và IVB là hoàn toàn phù hợp lý.
4.2.5. Hình ảnh của siêu âm trước mổ
Siêu âm trước mổ giúp ích nhiều trong chẩn đoán phân biệt,
hoặc giúp phát hiện các bệnh lý kèm theo. Ngoài ra, trong thoát vị bẹn,
trên siêu âm có thể thấy hình ảnh của tạng trong túi thoát vị. Nghiên cứu này,
với 149 trường hợp thoát vị bẹn được siêu âm trước mổ cho kết quả:
không có tạng thoát vị 36 trường hợp (24,2%). Có tạng thoát vị 113
trường hợp (75,8%).
4.3. VỀ PHÂN ĐỘ ASA VÀ PHƯƠNG PHÁP VÔ CẢM
4.3.1. Về phân độ ASA
Phân độ ASA theo kết quả nghiên cứu của các tác giả như
sau: Tác giả Dalenbäck, độ I: 85,3%, độ II: 14,1%, độ III: 0,6%.
Tác giả Bringman, độ I: 80,8%, độ II: 17,5%, độ III: 1,7%.
Theo công trình nghiên cứu của chúng tôi, có kết quả như sau: phân
độ ASA: độ I 77,8%, độ II 20,7% và độ III 1,5%. Như vậy, các công trình
nghiên cứu trên, chọn bênh nhân theo phân độ ASA, độ I và độ II
chiếm ưu thế.
4.3.2. Về phương pháp vô cảm
Vấn đề gây tê vùng (tê tuỷ sống hoặc tê ngoài màng cứng),
cũng được các chuyên gia trong lĩnh vực mổ thoát vị bẹn đề cập đến.
Ở Việt Nam, dạng giảm đau thông dụng được áp dụng là gây
tê tuỷ sống. Theo Ngô Viết Tuấn, Vương Thừa Đức chủ trương sử
dụng gây tê tủy sống để phẫu thuật thoát vị bẹn. Công trình của
chúng tôi số bệnh nhân gây tê tủy sống là 131 chiếm 97,0%, số bệnh
nhân gây mê nội khí quản là 04 bệnh nhân chiếm 3,0%.
19
4.4. KÍCH THƯỚC, KỸ THUẬT, CHỈ ĐỊNH ĐẶT TẤM LƯỚI
NHÂN TẠO CÓ NÚT (MESH-PLUG) Ở BỆNH NHÂN THOÁT
VỊ BẸN
4.4.1. Kích thước và tấm lưới nhân tạo Premilene Mesh-Plug của
hãng B/BRAUN
4.4.1.1. Xác định kích thước và chuẩn bị tấm lưới nhân tạo có nút
Premilene Mesh-Plug
Theo Lichtenstein, Rutkow, Robbin, Salman, Fasih. Tùy theo
đường kính đo được để sử dụng kích cỡ nút. Nguyên tắc khi đặt tấm
lưới nút nhân tạo bắt buộc phải chọn nút có kích thước phù hợp để
che phủ và tạo nên nút chặn tại lỗ bẹn sâu. Khi đặt tấm lưới nhân tạo
phẳng cần có kích thước đủ rộng để che phủ thành sau ống bẹn.
4.4.1.2. Sử dụng tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) trong phẫu
thuật điều trị thoát vị bẹn
Hiện nay, kỹ thuật đặt tấm lưới theo Rutkow và Robbins sử
dụng tốt cho thoát vị gián tiếp, trực tiếp, phối hợp và tái phát. Nghiên
cứu này, chúng tôi chỉ sử dụng một loại tấm lưới nhân tạo có nút
Premilene Mesh-Plug của hãng B/Braun cho 149 trường hợp với: tấm
lưới cỡ nhỏ có 30 trường hợp chiếm 20,1%, tấm lưới cỡ trung bình
có 105 trường hợp chiếm 70,5%, tấm lưới cỡ lớn có 14 trường hợp
chiếm 9,4% và cỡ cực lớn không có trường hợp nào. Kết quả này phù
hợp với Robbin, Salman.
4.4.2. Kỹ thuật đặt tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug)
Với kỹ thuật này không phức tạp, dễ thực hiện, thời gian huấn
luyện ngắn.
- Kỹ thuật cố định tấm lưới nút: sau khi bóc tách túi thoát vị
gián tiếp tới lỗ bẹn sâu, lộn ngược túi thoát vị vào khoang trước phúc
mạc và đặt tấm lưới nhân tạo có nút vào chỗ khiếm khuyết. Cố định
tấm lưới bằng 4 mũi chỉ khâu ở 4 vị trí: 3, 6, 9 và 12 giờ. Đối với
thoát vị trực tiếp cần chú ý mũi ngoài cố định tấm lưới với dây chằng
bẹn, mũi phía dưới lấy bờ của tấm lưới khâu với dây chằng lược.
- Kỹ thuật cố định tấm lưới phẳng: tấm lưới phẳng được đặt
vào thành sau ống bẹn sau thừng tinh. Khâu đính một mũi chỉ ở phía
2 cánh để ôm chặt thừng tinh.
4.4.3. Chỉ định đặt tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug)
Trong nghiên cứu này, chỉ định phẫu thuật đặt tấm lưới nhân
tạo có nút (Mesh-Plug) để điều trị: thoát vị bẹn lần đầu một bên;
thoát vị bẹn lần đầu hai bên và thoát vị bẹn tái phát.
20
Tương ứng với phân loại của Nyhus, lỗ bẹn sâu dãn và có
cấu trúc thành sau ống bẹn yếu, tổ chức mạc ngang lỏng lẻo: loại II,
IIIA, IIIB, IVA và độ IVB.
4.5. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THỜI GIAN TRONG
PHẪU THUẬT THOÁT VỊ BẸN
4.5.1. Thời gian phẫu thuật
Trong nghiên cứu này, thời gian mổ thoát vị bẹn từ 30 - 50
phút chiếm ưu thế với 123 trường hợp chiếm tỉ lệ 82,6%. Thời gian
mổ ngắn nhất 20 phút, thời gian mổ dài nhất 62 phút, thời gian mổ
trung bình 38,3 ± 8,7 phút. Theo Bringman thời gian mổ ngắn nhất
19 phút, dài nhất 88 phút, thời gian mổ trung bình 36 phút. Theo
Saad thời gian mổ ngắn nhất 21 phút, mổ dài nhất 95 phút, thời
gian mổ trung bình 38 phút. Như vậy, thời gian mổ của chúng tôi so
với các tác giả trên gần tương đương nhau.
4.5.2. Thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sau mổ
Nghiên cứu này, thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sau mổ
từ 6 - 12 giờ (67,5%), từ 13 - 18 giờ (22,9%), 19 – 24 giờ (9,6%), sau
24 giờ (0%). Thoát vị một bên trung bình 10,8 ± 4,6 giờ, thoát vị hai
bên trung bình 14,6 ± 5,0 giờ. Nghiên cứu của Vương Thừa Đức, thời
gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sau mổ <12 giờ (26%), từ 12 giờ đến
24 giờ (73%), >24 giờ (0%). Trung bình là 16,4 giờ.
Kết quả này cho thấy thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân
trong nghiên cứu này có phần nào sớm hơn tác giả Vương Thừa Đức.
4.5.3. Thời gian nằm viện
Với nghiên cứu này, thoát vị bẹn một bên, thời gian nằm viện
ngắn nhất là 2 ngày, dài nhất là 8 ngày, trung bình là 4,0±1,2 ngày.
Thoát vị bẹn hai bên, thời gian nằm viện ngắn nhất là 2 ngày, dài
nhất là 6 ngày, trung bình là 4,2±1,3 ngày. Theo Miyazaki so sánh
thời gian nằm viện của phương pháp Mesh-Plug là 4,3±2,7 ngày và
phương pháp Bassini là 8,2±2,0 ngày. Theo Zieren, bệnh nhân mổ
theo phương pháp Mesh-Plug có thời gian nằm viện 2 ± 1 ngày và
theo phương pháp Shouldice có thời gian nằm viện 4 ± 2 ngày. Với
kết quả của các nghiên cứu trên, chúng tôi thấy thời gian nằm viện
của kỹ thuật sử dụng tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) có thời
gian nằm viện ngắn hơn kỹ thuật sử dụng mô tự thân.
4.5.4. Thời gian trở lại hoạt động bình thường
Nghiên cứu này, thời gian trở lại hoạt động bình thường từ 10 -
20 ngày có 75 bệnh nhân (55,5%). Thời gian trở lại trở lại hoạt động bình
21
thường từ 21 - 30 ngày có 56 bệnh nhân (41,5%). Thời gian trở lại trở
lại hoạt động bình thường sau 30 ngày có 4 bệnh nhân (3,0%). Với
công trình của Saad, Zieren cho thấy điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu
thuật mở đặt tấm lưới nhân tạo bệnh nhân có thời gian trở lại lao
động bình thường sớm hơn loại phẫu thuật tái tạo thành bụng bằng
mô tự thân.
4.6. ĐÁNH GIÁ ĐAU THỜI KỲ HẬU PHẪU VÀ ĐAU KÉO
DÀI SAU PHẪU THUẬT
4.6.1. Đánh giá đau thời kỳ hậu phẫu
Qua công trình này, chúng tôi đánh giá đau trong vòng 24
giờ đầu sau phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn bằng phương pháp đặt
tấm nhân tạo có nút với 135 bệnh nhân cho kết quả như sau: đau rất
nhẹ 5 bệnh nhân (3,7%), đau nhẹ 101 bệnh nhân (77,8%), đau vừa 21
bệnh nhân (15,5%), đau nhiều 4 bệnh nhân (3,0%), và đau rất nhiều 0
bệnh nhân (0%). Theo nghiên cứu của Salman, của Fasih cho kết quả
tương tự. Như vậy, điều trị thoát vị bẹn bằng kỹ thuật đặt tấm nhân
tạo có nút ít đau sau mổ hơn dùng mô tự thân.
4.6.2. Đau, tê vùng bẹn-bìu, gốc dương vật và rối loạn cảm giác
vùng trên xương mu kéo dài sau phẫu thuật
4.6.2.1. Tỉ lệ đau kéo dài của các tác giả
Nghiên cứu của Salman và Pavlidis bệnh nhân đau kéo dài
sau phẫu thuật đặt tấm nhân tạo có nút có tỉ lệ từ 0,9%-1,2%. Trong
nghiên cứu này chưa gặp bệnh nhân nào đau kéo dài sau mổ.
4.6.2.2. Rối loạn cảm giác vùng bẹn-bìu, gốc dương vật và vùng
trên xương mu do tổn thương dây thần kinh chậu-bẹn,chậu-hạ vị
135 bệnh nhân với 149 phẫu thuật thoát vị bẹn đã được theo
dõi tái khám sau 1 tháng được 131 bệnh nhân với 145 trường hợp
thoát vị bẹn có 16 trường hợp rối loạn cảm giác vùng bẹn-bìu, gốc
dương vật và vùng trên xương mu (11,1%). Tái khám 6 tháng chỉ còn
1 trường hợp và tái khám sau 1 năm chúng tôi ghi nhận không có
trường hợp nào. Điều này, đã được Nyhus giải thích với những
trường hợp sau mổ có rối loạn cảm giác vùng bẹn-bìu gây khó chịu
cho bệnh nhân. Nhưng sau đó vài tháng, những cảm giác khó chịu
không còn. Mặc dù, số bệnh nhân đó không được điều trị gì.
4.7. Vấn đề tái phát.
Trong điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật. Vấn đề tái phát
được xem như là biến chứng hàng đầu.
22
Qua công trình này, chúng tôi tái khám 86 trường hợp được
theo dõi sau mổ 08 tháng chúng tôi gặp 1 trường hợp tái phát (1,2%).
Tháng 4 năm 2011 Salman A. H. đã tổng hợp nhiều công trình khác
nhau của nhiều tác giả trên thế giới về thời gian theo dõi cũng như tỉ
lệ tái phát ỡ bệnh nhân thoát vị bẹn được điều trị phẫu thuật bằng
phương pháp đặt tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) (bảng 4.2).
Bảng 4.2. Tỉ lệ tái phát ở bệnh nhân thoát vị bẹn được điều trị phẫu
thuật bằng phương pháp đặt tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug)
Tác giả Năm
Số trường
hợp
Thời gian
theo dõi
Tỉ lệ tái
phát
Isemer F.E.et al. 2004 766 1 – 6 năm 1,8%
Bringman S. 2003 104 1 – 5 năm 1,9%
Nienhuijs S.W. 2004 113 1 – 5 năm 0,9%
Gra A. 2000 1573 1 – 4 năm 1,4%
Sing B. Et al. 2003 50 1 – 2 năm 0%
Yermouk A. 2009 62 1 – 3 năm 0%
Tỉ lệ tái phát còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, cơ sở
phẫu thuật và đội ngũ phẫu thuật viên được nhiều tác giả đề cập tới
nhiều hơn hết.
4.8. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRƯỚC MẮT VÀ LÂU DÀI
4.8.1. Kết quả trước mắt
Với kết quả nghiên cứu này, chúng tôi có: xếp loại tốt 138
trường hợp (92,6%), khá có 7 trường hợp (4,7%), trung bình có 4
trường hợp (2,7%) và không có trường hợp kém. Vậy, với cách đánh
giá kết quả trước mắt loại tốt và khá có 145 trường hợp (97,3%).
4.8.2. Kết quả trung hạn và dài hạn
Qua 135 bệnh nhân được mổ thoát vị bẹn với 149 lần mổ bằng
phương pháp đặt tấm lưới nhân tạo có nút tại Bệnh viện Trung ương
Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế với thời gian tái
khám sau mổ 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng và 24 tháng chúng
tôi có kết quả: đánh giá kết quả 3 tháng sau phẫu thuật: tốt : 95,8%,
khá: 4,2%, trung bình và kém không có. Đánh giá kết quả 6 tháng sau
phẫu thuật: tốt : 97,1%, khá: 2,9%, trung bình và kém không có.
Đánh giá kết quả 12 tháng tháng sau phẫu thuật: tốt : 95,1%, khá:
3,7%, kém 1,2 % và trung bình không có. Đánh giá kết quả 18 tháng
sau phẫu thuật: tốt : 96,6%, khá: 3,4%, trung bình và kém không có.
Đánh giá kết quả 24 tháng sau phẫu thuật: tốt : 97,6%, khá: 2,4%,
trung bình và kém không có.
Phải chăng đây là một kết quả bước đầu khá khả quan.
23
KẾT LUẬN
Qua công trình nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật điều trị bằng
tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) cho 135 bệnh nhân với 149
phẫu thuật thoát vị bẹn, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Bệnh thoát vị bẹn gặp ở lứa tuổi trung bình 50,3  20,1
tuổi. Sống ở nông thôn và miền núi chiếm tỉ lệ 74,8% (P<0,01).
Lao động nặng và quá tuổi lao động chiếm 80,0%. Số bệnh nhân
vào viện với khối phồng vùng bẹn chiếm tỉ lệ 63,1%. Thời gian
mắc bệnh đến khi được phẫu thuật trung bình là 3,5 năm (42,6
tháng), từ 1 năm đến 5 năm chiếm 45,9%. Điều này cho thấy bệnh
nhân thoát vị bẹn đến khám bệnh để được điều trị phẫu thuật còn
muộn. Phân bố theo BMI bệnh nhân có thể trạng trung bình chiếm
ưu thế 84,4%. Xét về yếu tố thuận lợi các bệnh lý có liên quan với
bệnh thoát vị bẹn chiếm (11,1%). Siêu âm túi thoát vị có chứa
tạng thoát vị là 75,8%, trong đó ruột non chiếm ưu thế 52,3%.
-Vị trí, phân loại, phân độ, chỉ định
+ Thoát vị bên phải 55,5%, thoát vị bên trái 34,1%, thoát vị hai
bên 10,4%.
+ Thoát vị bẹn thể gián tiếp 73,2%, thoát vị bẹn thể trực tiếp
20,8%, thoát vị bẹn thể phối hợp 6,0%.
+ Phân loại thoát vị theo Nyhus: loại II có 27 trường hợp
(18,1%), loại IIIA có 25 trường hợp (16,8%), loại IIIB có 81 trường
hợp (54,3%), loại IVA có 6 trường hợp (4,1%) và loại IVB có 10
trường hợp (6,7%).
+ Chỉ định phẫu thuật: thoát vị bẹn lần đầu 89,2%, thoát vị bẹn
tái phát 10,8%. Đáng lưu ý phẫu thuật đặt tấm lưới nhân tạo có nút
(Mesh-Plug) đa số được chỉ định cho các trường hợp thoát vị bẹn có
thành sau yếu 81,9% (Nyhus III và IV), thoát vị bẹn tái phát (10,8%)
và thoát vị bẹn ở người trên 50 tuổi (56,3%).
- Không có tai biến gây mê, tai biến trong quá trình phẫu thuật.
- Trong kỹ thuật cố định tấm lưới phẳng: với những trường
hợp thành sau ống bẹn yếu nên khâu cố định chu vi của tấm lưới
nhân tạo bằng những mũi chỉ rời để làm vững chắc thêm thành sau
ống bẹn.
- Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật (n=149): kết quả tốt
92,6%, khá 4,7%, trung bình 2,7% và không có trường hợp nào kém.
24
2. Với thời gian theo dõi sau mổ từ 1 tháng đến 33 tháng, cho
các kết quả bước đầu trong mổ thoát vị bẹn bằng phương pháp đặt
tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) như sau:
- Siêu âm và chụp cộng hưởng từ sau phẫu thuật cho thấy nút
nhân tạo và tấm lưới phẳng nằmđúng vị trí và đượctổ chức xơ hóa.Không
cótrườnghợpnàobịdilệchnútnhântạovàtấmlướiphẳngnhântạo.
- Kết quả 1 tháng sau phẫu thuật (n=145, tỉ lệ theo dõi được
97,0%): tốt có 129 trường hợp 88,9%, khá có 16 trường hợp 11,1%,
trung bình và kém không có trường hợp nào.
- Kết quả 6 tháng sau phẫu thuật (n=102, tỉ lệ theo dõi được
87,9%): tốt có 99 trường hợp (97,1%), khá có 3 trường hợp (2,9%),
trung bình và kém không có trường hợp nào.
- Kết quả 12 tháng sau phẫu thuật (n=81, tỉ lệ theo dõi được
83,5%)): tốt có 77 trường hợp (95,1%), khá có 3 trường hợp (3,7%),
trung bình không có trường hợp nào và kém có 1 trường hợp (1,2%).
- Kết quả 24 tháng sau phẫu thuật (n=41, tỉ lệ theo dõi được
74,5%): tốt có 40 trường hợp (97,6%), khá có 1 trường hợp (2,4%),
trung bình và kém không có trường hợp nào.
Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy phẫu thuật bằng phương
pháp đặt tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) là một phẫu thuật có
giá trị, an toàn và hiệu quả để điều trị thoát vị bẹn ở người lớn.
25
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN
ĐÃ CÔNG BỐ
1. Lê Quốc Phong, Nguyễn Văn Liễu, Lê Lộc, Nguyễn Đoàn Văn
Phú (2011), “Nghiên cứu ứng dụng tấm lưới nhân tạo Polypropylene
điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân trung niên và lớn tuổi”, Y họcViệt
Nam, 385, tr. 316-323.
2. Nguyễn Đoàn Văn Phú, Lê Lộc, Nguyễn Văn Liễu (2012),
“Đánh giá kết quả sớm trong điều trị thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân
tạo có nút (Mesh-Plug)”, Tạp Chí Y Dược Học Trường Đại Học Y
Dược Huế, 11, tr. 43-51.
3. Nguyễn Đoàn Văn Phú, Lê Lộc, Nguyễn Văn Liễu (2013),
“Điều trị thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug)”,
Tạp Chí Y Dược Học Trường Đại Học Y Dược Huế, 18, tr. 40-46.
4. Nguyễn Đoàn Văn Phú, Lê Lộc (2014), “Điều trị thoát vị bẹn
bằng tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug)”, Hội nghị Khoa học –
Công nghệ Tuổi trẻ các Trường Đại học, Cao đẳng Y – Dược Việt
Nam lần thứ XVII, tr. 82-89.
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
HUE UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY
NGUYỄN ĐOÀN VĂN PHÚ
APPLIED RESEARCH IN SURGICAL
TREATMENT OF INGUINAL HERNIA
UTILIZING MESH-PLUG
Specialty : Adominal surgery
Code : 62.72.01.25
SUMMARY OF DOCTOR OF PHYLOSOPHY THESIS IN MEDICINE
Hue – 2015
The thesis implemented at
HUE MEDICO-PHARMACY COLLEGE
Scientific supervisors:
Assoc/Prof. LE LOC
Reviewers 1:
Reviewers 2:
Reviewers 3:
The thesis will be presented before jury board
At……… hour …/…/ …
The thesis can be found at:
1. The National Library
2. The Library of Hue University of Medicine and Pharmacy
3. Hue Central Hospital Library
1
INTRODUCTION
1. Rationale of the Research topic
Currently, surgical treatment of inguinal hernia is still a topic of interest by surgeons.
Evidence shows that over the past 130 years, based on surgical techniques suggested by
Bassini, over 100 different types of surgeries, improved and modified by many other
surgeons have applied all over the world, aimed at selecting an optimal method which can
offer the best treatment results.
The reconstructive surgery of the abdominal wall to treat inguinal hernia using
anatomical structures is the first and most commonly used method in history. However,
these types of surgery using anatomical structures are still facing many difficulties in the
cases of inguinal hernia in which structures of the inguinal canal are destroyed, damaged
and greatly changed. Moreover, the tension of the sutures causes prolonged postoperative
pain and sometimes insufficient blood supply, resulting in incomplete healing of tissue
which may lead to high risks of recurrence.
To effectively remove the tension of the sutures in abdominal wall reconstruction by
means of autologous tissue regeneration, a surgical mesh is grafted to the weak spot of the
posterior wall of the inguinal canal. Therefore, it is acceptable to use surgical mesh in
treating inguinal hernia to make the surgery free from creating tension of the structures of
the inguinal canal wall. In 1965, Rives followed by Detrie and then Stoppa, Rotkow,
Robbins performed repair of inguinal hernia by using surgical mesh with low recurrence
rates: Stoppa’s technique anf Rives’ technique (1.6% ), Lichtenstein’s technique (<1%). In
1989, Lichtenstein IL, Shulman AG, Amid PK and Montlor M.M. used Mesh-Plug to
reconstruct the defective inguinal canal floor. Then Gilbert in 1992, and Rutkow and
Robbins in 1993, applied this technique routinely because of its outstanding advantages.
Surgical treatment using Mesh-Plug in Vietnam remains a new method, not widely
applied. However, with its so many advantages as recognized by many surgeons in the
world, we tried our best to carry out the study of this surgical approach to apply to
Vietnamese patients, as well as contributing to the wealth of surgical treatment methods for
inguinal hernia in Vietnam.
2. Objectives of the study
- To investigate clinical characteristics, preclinical, treatment indications and
characteristics of surgery for inguinal hernias treatment by Mesh-Plug.
- To evaluate the results of surgical treatment for inguinal hernia by using Mesh-
Plug.
3. Practical significance and contributions of the study
Inguinal hernia is a common disease, whose treatment is primarily surgical -
abdominal wall reconstruction using autologous tissue and surgical mesh. Each method has
its advantages and disadvantages and possesses certain rate of complications and recurrence.
In the methods of reconstructive surgery for abdominal wall, the technique used artificial
mesh node (Mesh-Plug) are rated good. That is why, It is necessary to conduct the research
and assess the treatment outcomes of this surgical approach.
The research shows that: some clinical and preclinical characteristics of inguinal
hernia pathology help detect the disease at an early stage, which facilitates the choice of an
appropriate treatment promising good results.
The research results help assess the technical advantages of using Mesh-Plug.
Complications: seroma 2.7%, hematoma 0%, wound infection 0%, recurrence rates 1.2%.
2
Successful results from the surgery is valuable contribution of using Mesh-Plug to
treat patients with inguinal hernia.
4. Structure of the thesis
The thesis comprises 125 pages (not including references and appendices)
The thesis is divided into:
+ Introduction 2 pages
+ Chapter 1: Overview 36 pages
+ Chapter 2: Objects and methods of research 21 pages
+ Chapter 3: Research Results and Findings 23 pages
+ Chapter 4: Discussion 41 pages
+ Conclusion 2 pages
The thesis includes 33 tables, 10 charts, and 123 references including 26 in
Vietnamese, 88 in English, and 9 in French.
The Appendices include research works, illustrating images, research forms, patients
list.
Chapter 1
OVERVIEW
1.1. HISTORY OF INGUINAL HERNIA TREATMENT IN THE WORLD
1.1.1. History inguinal hernia treatment with autologous tissue
1.1.2. History inguinal hernias treatment by means of surgical mesh
History of inguinal hernia treatment by means of open surgery with surgical mesh.
History inguinal hernias treatment by endoscopic surgery with surgical mesh.
1.2. EMBRYOLOGY AND ANATOMY
1.2.1. Embryology
When the testicles pass down into the scrotum, they are accompanied by a blastocyst
and form a processus vaginalis peritonnei; this tube will be obstructed in the spermatic cord
to form ligament of Cloquet separating peritoneal cavity above and spermatic cavity below.
1.2.2. Anatomy of inguinal canal
Inguinal canal is a passage between the layers of the abdominal wall, from 4 to 6 cm
in length, consisting of four walls: anterior, superior, (roof) posterior, and inferior (floor)
with two inguinal rings: deep and superficial, and inguinal ligament, interfoveolar ligament,
iliopectinal ligament (cooper ligament), iliopubic tract, inguinal falx.
1.3. CAUSES OF INGUINAL HERNIA
Inguinal hernia is due to two major groups of causes: congenital and acquired.
1.3.1. Congenital causes
The cause leading to indirect inguinal hernia in children is due to existence of
processus vaginalis peritonnei after birth.
1.3.2. Acquired Causes
- Physically strenuous activities leading to inguinal hernia.
- The intra-abdominal pathology leading to inguinal hernia.
- Inguinal hernia in patients after open appendectomy
- Genetic factors, epidemiologic factors and histopathologic factors.
1.4. CLINICAL PRESENTATION CLASSIFICATION AND COMPLICATIONS OF
INGUINAL HERNIA
1.4.1. Clinical presentation of inguinal hernia
3
The history and clinical examination are the best methods to diagnose inguinal
hernia.
1.4.2. Classification of inguinal hernia
- Inguinal hernia is classified by location (indirect hernia, direct or combined); by
cause (congenital sin, acquired); by stage (whether to be pushed back up or not); in relation
to the peritoneum (anterioperitoneal, strangulated, sliding).
- Classification of inguinal hernia suggested by Nyhus and Champault (1996): Type
I, II, IIIA, IIIB, IIIC, IVA, IVB, IVC and IVD.
1.4.3. Complications of inguinal hernia
Bowel stricture, bowel obstruction and bowel strangulation.
1.5. ULTRASOUND, TOMOGRAPHY AND MRI OF INGUINAL AND SCROTAL
REGIONS
Means of diagnostic imaging helps diagnostically identify, and assess the amount of
the hernia sac contents.
1.6. METHODS OF TREATMENT OF INGUINAL HERNIA IN ADULTS
1.6.1. Conservative treatment by wearing a sling (Truss)
1.6.2. Surgical treatment
- Indication:
According to Lenilman and Roslin: "The result becomes fair when surgical
techniques are timely and properly applied in inguinal hernia pathology..." and "try to avoid
emergency surgery of inguinal hernia if possible".
- Principles of inguinal hernia surgery
Careful dissection, ties, high cut of the neck of hernia sac to avoid damaging the
adjacent organs. Reconstruction of the abdominal wall based 2 main methods: with
reconstruction of the posterior wall of the inguinal canal and without reconstruction of the
posterior wall of the inguinal canal. Strengthening the firmness of the walls of inguinal
canal by placing surgical mesh (Mesh- Plug...).
- The open surgical approach
+ Using autologous tissue to reconstruct the abdominal wall in treating inguinal
hernias: such methods as Bassini, Shouldice, Mc-Vay...
+ Open surgery using surgical mesh suggested by Lichtenstein (mesh), and by
Rutkow and Robbins (Mesh-Plug)
+ Laparoscopy: the mesh is placed trough the abdominal cavity, outside the
peritoneum, in the peritoneum, and completely outside the peritoneum.
1.6.3. Technical requirements of an surgical mesh
An ideal surgical mesh: not being physically modified by tissue fluid, chemically
inert, non-rejectable, withstanding mechanical tension...
1.7. HAZARDS AND COMPLICATIONS OF INGUIBAL HERNIA SURGERY
1.7.1. Complications during surgery
Damage: to inguinal-iliac nerve and iliohypogastric nerve, vas deferens, organs in
hernia sac, bladder, inferior epigastric artery…
1.7.2. Early postoperative complications
Wound bleeding or wound hematoma, hematoma in the groin-scrotal region, wound
seroma, wound infection, urinary retention, dysuria.
1.7.3. Late complications
Hernia recurrence, chronic postoperative pain, testicular atrophy, testicle hernia,
hydrocele, sensory disturbances in the groin-scrotal region.
1.7.4. Complications induced by the mesh
4
Mesh migration, infection, visceral perforation caused by mesh.
Chapter 2
STUDY SUBJECTS AND RESEARCH METHODS
2.1. STUDY SUBJECTS
Study subjects included 135 patients with 149 cases diagnosed inguinal hernia and
surgery was conducted with Mesh-Plug at two hospitals: Hue Central Hospital and Hospital
of Hue University of Medicine and Pharmacy.
Duration of the study: from November 2011 to October 2014. These patients
underwent surgery in the period from November 2011 to August 2014.
- Inclusion criteria
Male patients, aged 18 or older; first-time inguinal hernia, one side or both sides;
direct, indirect or combined inguinal hernia, and recurrent hernia; programmed surgery.
ASA ≤ III.
- Exclusion criteria
Stuffy inguinal hernia; patients with severe medical conditions; patients with regular
intra-abdominal hyperpressure.
2.2. RESEARCH METHODS
- A clinical, descriptive, prospective, interventive study, non-comparative, and non-
retrospective.
- Sample size formula is as follows:
where:
n: minimum number of patients. P: recurrence rate, chosen based on the literature, P
= 3%. α: statistical significance level, if α = 0.05, then Z1-α / 2 = 1.96. Δ: desirable deviation,
Δ = 0.03.
Calculation based on this formula showed n ≥ 124 patients.
2.2.1. Investigating common characteristic of inguinal hernia patients
For each patient, the following were recorded: age; residence address; occupation;
reason for hospital admission; disease duration from the onset of symptoms until the hernia
surgery. Body weight: based on BMI.
2.2.2. Investigating history of patients with inguinal hernia
- Medical history: cardiovascular; respiratory; increased abdominal pressure
- History of surgery: inguinal hernia surgery; benign prostatic hyperplasia surgery;
open appendectomy; midline supraumbilical laparotomy…
2.2.3. Clinical Investigation of inguinal hernia
The classification of inguinal hernia in this study was based on Nyhus classification: type II;
IIIA, IIIB, IIIC; type IVA; IVB.
2.2.4. Preclinical Investigation of inguinal hernia
Checking cardiovascular function; respiratory function; routine preoperative tests;
groin-scrotal ultrasound.
2.2.5. ASA physical status classification
2.2.6. Indications of Mesh-Plug in inguinal hernia surgery
Mesh-Plug is used for patients classified by Nyhus as type II, IIIA, IIIB, IVA and
IVB.
- Size artificial mesh node: we agreed with
5
If the diameter is <2 cm, small size Mesh-Plug is used, diameter 2 to <3 cm, medium
size, and diameter 3 to <4 cm large size.
2.2.7. Surgical treatment of inguinal hernia utilizing Mesh-Plug
2.2.7.1. Surgical techniques for placing Mesh-Plug
Phase 1.
Step 1. operation line: skin incision parallel to the inguinal ligament, 2-6cm long.
Step 2. Incision of the fascia of the external oblique muscle from the superficial
inguinal ring to deep inguinal ring. Dissection and preservation of pelvic-inguinal, pelvic-
hypogastric nerves.
Step 3. Incision along the spermatic cord to find the hernia sac.
Step 4:
- For indirect hernia: dissection of hernia sac to the deep inguinal ring. Measure the
size of the deep inguinal ring, turning the sac inside out into the peritoneal cavity.
Phase 2. Placing the Mesh-Plug
The Mesh-Plug is placed in the axis of the hernia sac to seal completely the deep
inguinal ring. The Mesh-Plug is fixed to muscle by 4 stitches of 2.0 propylene suture in
positions 12h, 3h, 6h and 9h.
Phase 3. Place the flat mesh
Placing the flat mesh in the posterior wall of the inguinal canal behind the spermatic
cord. Fixing it with a stitch at the 2 wings. In case the posterior wall of the inguinal canal is
weak, sew the perimeter of the mesh with separated sutures.
Phase 4. Sewing the fascia of the external oblique muscle and the skin.
- For direct hernia: transversalis fascia is cut in the perimeter of the hernia sac to
expose the fat layer before the peritoneum. Place the Mesh-Plug, fixing it with 4 stitches as
mentioned above. Then place the flat mesh.
Sewing the fascia of the external oblique muscle and the skin
2.2.7.2. Surgical time: in minute (<30 minutes, 30-50 minutes, 51-70 minutes).
2.2.8. Methods to evaluate of research findings
2.2.8.1. Evaluate surgical results
In order to reach an agreement on assessment of immediate results and long-term
results of surgery, we rely on assessments by Vietnamese authors such as Bui Duc Phu,
Nguyen Luong Tan, Ta Xuan Son, Khuong Thien Van, and Nguyen Van Lieu .
2.2.8.2. Follow-up and preliminary results
All the 135 patients were treated with 149 cases of inguinal hernia surgery from
November 2014 to August 2014. We recorded accidents and complications resulting from
anesthesia, surgical techniques such as bleeding due to injury to branches of the obturator
artery, inferior epigastric artery…; damage to such nerves as: ilio-iguinal nerve, ilio-
hypogastric nerve...; damage to herniated organs, wound hematoma; wound infection and
death from other causes.
Evaluation criteria:
- Excellent: no accidents, n complications during surgery. During postoperative
period: mild scrotal swelling requiring no treatment of anti-inflammatory drugs; slight
incision pain requiring no analgesia after 24 hours.
- Good: swelling of the scrotum and testicles requiring anti-inflammatory therapy,
wound pain requiring medications for 2 to 3 days.
- Fair: scrotal hematoma, wound infection.
- Poor: death.
2.2.8.3. Postoperative assessment
6
Based on the measurement of pain and the patient's complaints of pain.
2.2.8.4. Duration of using injectable pain killer after surgery: in day (1 day, 2 days, 3 days
and 4 days)
2.2.8.5. Time of flatus occurring after surgery: in hour (12-24 hours,> 24-48 hours,> 48-72
hours).
2.2.8.6. Time of recovering personal activities after surgery: from completion of surgery
until the patient can stand up, walk again without helpers.
2.2.8.7. Duration of administering antibiotics after surgery: in day (2-3 days, 4-5 days and
6 days).
2.2.8.8. Follow-up for mid-term and long-term results
- How to do:
Conducting follow-up in 3 ways: 1) by telephone 2) by invitation to re-examination
and 3) by questionnaire.
The issues to be assessed through follow-up:
+ Recurrence; prolonged wound infection; prolapsed testicles; ejaculatory disorders...
+ Survey using ultrasound imaging, magnetic resonance imaging.
- Evaluation criteria:
+ Excellent: no complications.
+ Good: no recurrence, but with accompanying pain, numbness in the groin-scrotal
region, prolapsed testicles.
+ Fair: no recurrence but with testicular atrophy, prolonged wound infection.
+ Poor: recurrence.
2.2.8.9. Survey using images of the inguinal region from ultrasound and magnetic
resonance after placing surgical mesh
- Survey using ultrasound imaging of the groin:
The purpose of postoperative ultrasound is to detect: hematoma, seroma after
surgery, hernia recurrence, mesh displacement, thickness of tissue covering the mesh.
- Survey using magnetic resonance images of the groin:
Magnetic resonance images showed clear signs of T1 hypointense, moderate or low
signals, signals of enhancement after contrast administration of Mesh-Plug, as well as
detecting other lesions associated with the displacement of the mesh.
2.2.9. Methods of data processing
The data is processed by means of statistical methods based on software for medical
statistics SPSS 15.0 for Windows.
Chapter 3
RESEARCH RESULTS
From November 2011 to August 2014, 149 cases of inguinal hernia surgery were
performed on 135 male patients, utilizing Mesh-Plug, whose results are as follows.
3.1. GENERAL FEATURES
3.1.1. Age
7
Figure 3.1. The distribution of patients by age
The youngest patient was 18 years old and the oldest is 85 years old. The mean age
was 50.3 ± 20.1 years. 76 patients (56.3%) were between 51 and 85 years old
3.1.2. Distribution of patients according to locality
There are 101 patients living in rural and mountainous areas accounting for 74.8% (P
<0.01).
3.1.3. Distribution by profession.
The number of senior patients doing manual work with inguinal hernia accounted for
80.0% (P <0.05).
3.1.4. Reasons for admission to hospital
The number of hospitalized patients with swelling in the groin accounted for 63.1%.
The number of hospitalized patients with groin-scrotal swelling accounted for 36.9%.
3.1.5. The duration between the disease onset and surgery
The number of patients with disease duration from 1 to 5 years accounted for 45.9%.
The shortest disease duration was 0.3 months and the longest one was 40 years, the mean
duration was 3.5 years (42.6 months).
3.1.6. Distribution by BMI
The number of patients with medium build was 114 (84.4%) (P <0.01).
3.1.7. History of medical conditions
Cardiovascular diseases accounted for 15.5% ratio. In terms of favorable factors: 15
patients (11.1%). Patients with medical conditions history accounted for 26.6%.
3.1.8. Surgical History
The number of patients with history of appendectomy surgery (Mc-Burney incision)
was 7 (5.2%). The number of patients with history of contralateral inguinal hernia surgery
was 5 (3.7%).
3.1.9. History of inguinal hernia surgery by method
Patients with a history of inguinal hernia surgery by means of unknown method
accounted for 75.0%.
3.1.10. Grading ASA
The number of patients with ASA score of I accounted for the highest proportion
with 105 cases (77.8%). The number of patients with ASA score of III was the lowest with
only 2 cases (1.5%).
3.2. MORPHOLOGICAL CHARACTERISTICS AND HERNIA CLASSIFICATION
3.2.1. Primary inguinal hernia and recurrent inguinal hernia
8
Primary inguinal hernia was found in 133 patients (89.2%). Recurrent inguinal hernia
was found in 16 patients (10.8%).
3.2.2. Location of hernia
Hernia on the right side was found in 75 patients (55.5%). Hernia on the left side was
found in 46 patients (34.1%). Hernia on both side was found in 14 patients (10.4%).
3.2.3. Types of hernia
Indirect inguinal hernia was recorded in 109 cases (73.2%). Direct inguinal hernia
was recorded in 31 cases (20.8%). Combined inguinal hernia was recorded in 9 cases
(6.0%).
3.2.4. Classification of inguinal hernia based on Nyhus
Type IIIA inguinal hernia was found in 25 cases (16.8%). Type IIIB inguinal hernia
was found in 81 cases (54.3%). Type IVA inguinal hernia was found in 6 cases (4.1%).
Type IVB was found in 10 cases (6.7%).
3.2.5. Results of groin-scrotum ultrasound
No visceral herniation was found in 36 cases (24.2%). Visceral hernia was found in
113 cases (75.8%). The small intestine is the common organ hernia with 78 cases (52.3%).
3.3. CHARACTERISTICS OF SURGERY
3.3.1. Anesthesia (number of patients)
Spinal anesthesia with 131 patients (97.0%). Endotracheal anesthesia with 4 patients
(3.0%).
3.3.2. Visceral hernia during surgery
No visceral hernia was found in 139 cases, accounting for 93.3%. Omentum hernia
was found in 8 case, accounting for 5.4%. The small intestine 2 cases, accounted for 1.3%.
3.3.3. Hernia hole size (number of cases)
Hernia hole with the smallest diameter of 1.2 cm, the largest diameter of 3.3 cm. The
average size of the hernia hole was 2.20 ± 0.49 cm.
3.3.4. Mesh-Plug size (number of cases)
Small size Mesh-Plug was used in 30 cases, accounting for 20.1%. Medium size
Mesh-Plug was used in 105 cases (70.5%). Large size Mesh-Plug was used in 14 cases
(9.4%).
3.3.5. Surgery Duration
Inguinal hernia operations lasted from 30 to 50 minutes in 123 cases (82.6%). The
shortest duration was 20 minutes, the longest 62 minutes, so the mean surgery duration was
38.3 ± 8.7 minutes.
3.3.6. Perioperative accidents
Neither anesthetic accidents, nor other accidents such as damage to lower epigastric
artery, vas deferens, bladder, herniated organs occurred during surgery.
3.4. POSTOPERATIVE DEVELOPMENTS
3.4.1. Senselessnees as complication
5 patients with urinary retention accounted for 3.7%. Dysuria was found in 12
patients, accounting for 8.9%.
3.4.2. Postoperative Complications
Wound seroma was found in 4 case accounting for 2.7%. Scrotal swelling (dealt with
anti-inflammatory treatment) 7 cases, accounting for 4.7%.
3.4.3. First flatus time after surgery
- First flatus time after surgery was recorded at 12-24 hours in 122 patients,
accounting for 90.4%. First flatus time after surgery was recorded at 24-48 hours in 13
patients, accounting for 9.6%. No patient had first flatus after 48-72 hours of surgery.
9
3.4.4. Assessing postoperative pain levels
105 patients with mild pain accounted for the highest percentage of 77.8%, 5 patients
with very slight pain, accounting for 3.7% and 4 patients with severe pain accounting for the
lowest percentage of 3%.
3.4.5. The duration of administration of postoperative analgesics
The duration of administering analgesics for 1 day was in 38 patients (28.1%), for 4
days in 8 patients (5.9%). One-sided hernia patients required the shortest use of analgesics
for only one day, the longest use was 4 days and the mean duration was 2.0 ± 0.8 days.
Two-sided hernia patients required the shortest use of analgesics for only one day, the
longest use was 4 days and the mean duration was 2.0 ± 0.9 days..
3.4.6. Post-operative Recovery of personal daily activities
- Personal daily activities were resumed after 6-12 hours in 91 patients, accounting
for 67.5%. One-sided hernia required an average of 10.8 ± 4.6 hours for recovery of
personal daily activities. Two-sided hernia required an average of 14,6 ± 5,0 hours for
recovery of personal daily activities.
3.4.7. Duration of administering antibiotics after surgery
Antibiotics for 2-5 days in 121 patients (89.6%); antibiotics for ≥6 day in 14 patients
(10.4%); Duration of administering antibiotics for one-sided hernia was 3.9 ± 1.1 days, on
average, for two-sided hernia sides 4.0 ± 1.4 days.
3.4.8. Length of hospital stay after surgery
49 patients needed hospital stay of 2-3 days (36.3%). One-sided hernia required the
shortest hospital stay of 2 days, and the longest of 8 days or 4.0 ± 1.2 days, on average.
Two-sided hernia required the shortest hospital stay of 2 days, and the longest 6 days or 4.2
± 1.3 days, on average.
3.4.9. Assessment of the results during intra-operative and postoperative periods
135 patients with 149 inguinal hernia were evaluated based on the evaluation criteria
suggested by Vietnamese authors as shown in the following results (Table 3.1):
Table 3.1. Evaluation of the results after surgery
Evaluation
after surgery
Number of
hernia
cases
Percentage (%)
Excellent 138 92.6
Good 7 4.7
Fair 4 2.7
Poor 0 0
Total 149 100
Excellent results were recorded in 138 cases (92.6%), Good in 7 cases (4.7%), fair in
4 cases (2.7%) and no cases of poor result.
3.5. MONITORING, ASSESSMENT OF MID-TERM AND LONG TERM RESULTS
3.5.1. How to track and retrieve results
28 patients with follow-up by telephone (20.7%), 96 patients by invitations to
hospital (71.2%) and 11 patients answering the questionnaire then sending back to us
(8,1%).
3.5.2. Recovery time before back to normal life
10
Recovery time before back to normal life was 10-20 days in 75 patients, accounting
for 55.5%; 21-30 days in 56 patients (41.5%); more than 30 days in 4 patients (3.0%). One-
sided hernias required at least 6 days, and at most 32 days, or 20.2 ± 5.4 days, on average.
Two-sided hernia required at least 7 days, and at most 36 days, or 20.9 ± 5.9 days, on
average.
3.5.3. Investigating results 1 month after surgery
Of 135 patients with 149 cases of inguinal hernia surgery, there were 131 patients
with 145 cases of inguinal hernia whose result 1 month after surgery were investigated,
accounting for 97.0%. Results: Numbness in the groin – scrotal area and sensory
disturbances in the pubic region recorded in 16 cases, accounting for 11.1%.
3.5.4. Assessment of the results 1 month after surgery (Table 3.2).
Table 3.2. Assessment results 1 month after surgery
Result Assessment Number of inguinal hernia
Percentage
(%)
Excellent 129 88.9
Good 16 11.1
Fair 0 0
Poor 0 0
Total 145 100
Assessed results were excellent in 129 cases, accounting for 88.9%; good in 16 cases,
accounting for 11.1%, fair or poor results were not found in any cases.
3.5.5. Results of surveying images of fibrous tissue surrounding the Mesh-Plug from
ultrasound and magnetic resonance imaging
Results of surveying images of fibrous tissue surrounding the Mesh-Plug from
ultrasound.
- Fibrous tissue surrounding the Mesh-Plug were in 81 cases, accounting for 100%.
There is no case with thin fibrous tissue.
- The Plug was in proper place and was held by fibrous tissue in 81 cases, accounting
for 100%. No cases of displaced Plug were found.
Figure 3.1. Ultrasound Imaging of surgical mesh and plug. Patient: Dinh Van L., gender:
male, 75 years old. Surgery Date 23/03/2013
Results of surveying images of fibrous tissue surrounding the Mesh-Plug from MRI
11
Surveying the surgical mesh of 5 cases of inguinal hernias treated by means of Mesh-Plug.
Follow-up MRI after 12 months of surgery gave the result: Mesh-Plug was in the proper
place at the deep inguinal ring. There are fibrous tissue in the right groin area.
Patient: Hoang Ngoc Tr., male, 75 years old. Operated on 03/9/2012. Re-examination after
22 months.
Pictures 3.2. Sagittal section
Patient Hoang Ngoc Tr
Pictures 3.3. Coronal section
Patient Hoang Ngoc Tr
3.5.6. Investigating results at 3 months, 6 months, 12 months, 18 months and 24
months after surgery
121 cases, accounting for 89.6%, were monitored for 3 months after surgery, in
which there were 4 cases (3.0%) with sensory disturbances in the groin-scrotum, penis root
and the pubic bone and 1 case of testicular drop (0.7%). 102 cases, accounting for 87.9%,
were monitored for 6 months after surgery, in which there was 1 case (0.9%) with sensory
disturbances in the groin-scrotum, penis root and the pubic bone and 3 cases of testicular
drops (2.6%). 81 cases, accounting for 83.5%, was monitored for 12-month after surgery, in
which there were 3 cases of testicular drops (3.1%) and 1 case of hernia recurrence (1.2%).
59 cases, accounting for 78.6%, were monitored for 18 months after surgery, in which there
were two cases of testicular drops (2.7%). 41 cases, accounting for 74.5%, were monitored
for 24 months after surgery, in which there was one case of testicular drop (1.8%). Other
complications than above mentioned ones were not found.
3.5.7. Monitoring patients for sensory disturbances due to damage caused by
decompression of ilio-inguinal and ilio-hypogastric nerves.
Sensory disturbances in the groin-scrotum, root of the penis and pubic bone from the
surgery to the third month after the surgery were found in 4 cases, the sixth month 1 case
and after 6 months no cases.
3.5.8. Analysis of cases of hernia recurrence (Table 3.3).
Table 3.3. Analysis of recurrent cases
12
Patient’s full
names
Age
Previously treated
hernia
Time of
recurrence
Surgical
technique for
treating
recurrence
Nguyen H. 63 Left-sided inguinal
hernia, indirect, type IIIB
8 months Mesh-Plug
- Surgery for type IVA recurrent direct inguinal hernia was performed when there
was a weak posterior wall of the inguinal canal, sagging transversalis fascia, loose tissue
organization.
3.5.9. Evaluating the results at month 3, month 6, month 12, month 18 and month 24
after surgery
Evaluating long-term results after surgery:
- Evaluate the results 3 months after surgery: excellent: 95.8%, good: 4.2%, fair and
poor: none.
- Evaluate the results 6 months after surgery: excellent: 97.1%, good: 2.9%, fair and
poor: none.
- Evaluation of the results 12 months after surgery: excellent: 95.1%, good: 3.7%,
poor:1.2% and fair: none.
- Evaluation of the results 18 months after surgery: excellent: 96.6%, good: 3.4%,
and fair and poor: none.
- Evaluation of the results 24 months after surgery: excellent: 97.6%, good: 2.4%,
and fair and poor: none.
Chapter 4
DISCUSSION
4.1. GENERAL FEATURES
4.1.1. Age
149 cases of surgical inguinal hernia was performed on 135 patients utilizing Mesh-
Plug at Hue Central Hospital and the Hospital of Hue University of Medicine and
Pharmacy. The patients’ average age was 50.3 ± 20.1. The youngest was 18 and the oldest
was 85 years old. The studies done by Vuong Thua Duc, Nguyen Van Lieu, Khuong Thien
Van, showed similar data: the average age of patients with inguinal hernias were similar.
This suggests that the older the patients are, the more susceptible they are to inguinal hernia.
4.1.2. Locality and career
In this study, most the patients were from rural and mountainous areas, accounting
for 74.8%. while patients from urban areas accounted for only 25.2%. Patients with mild
labor accounts for 20%, whereas patients with hard labor and senior labourers accounted for
80%.
Studies by Fasik, Salman, and Nguyen Van Lieu gave similar results. Thus, inguinal
hernia pathology involves hard work, strenous exercise resulting in increased pressure in
peritoneal cavity.
4.1.3. Disease duration
Disease duration, as used in this study, is the time from the detection of the disease
till the time of surgical treatment. The number of patients with inguinal hernias with disease
duration of less than a year accounted for 38.5%, 1-5 years 45.9%, over 5 years 15.6%.
Thus, the number of patients with disease duration of over 1 year accounted for 61.5%.
13
Studies by Nguyen Van Lieu, Trinh Van Thao give similar results. This proves that the
tendency of patients going to the clinic for early treatment has not been established.
4.1.4. The accompanying medical conditions
Accompanying medical conditions were recorded in 36 cases (26.6%).
In 135 patients with inguinal hernia surgically treated, the following accompanying medical
conditions were detected: 4 patients with pulmonary tuberculosis (2.9%), which was
effectively treated, and 5 patients with bronchial pathology (3.7%) and 6 patients with
prostate fibrosis (4.5%), responding to treatment. Thus, in terms of facilitating factors, there
were 15 patients (11.1%).
Some works of other authors such as Nguyen Van Lieu, Trinh Van Thao, Bin Tayair,
Neumayer... mentioned medical conditions facilitating inguinal hernia.
4.1.5. Prehistoric surgical procedures
Of 135 patients with inguinal hernia there were 20 patients with a history of surgery,
accounting for 14.7%. Of these, 7 patients (5.2%), experienced Mc-Burney appendicitis
surgery and repair of inguinal hernia on the opposite side in 5 patients (3.7%).
In a study by Nguyen Van Lieu there were 27 patients undergoing previous open
surgery for benign prostatic hyperplasia (13.04%), 7 patients with appendectomy (Mc-
Burney incision) (3.38%), 9 patients with repair of inguinal hernia on the opposite side in
(4.34%). According to Thomas, open appendectomy accounted for 11.9%, benign prostatic
hyperplasia surgery 1.49%.
4.2. CLINICAL AND PRECLINICAL FEATURES
4.2.1. Primary and recurrent hernia
According to Salman, primary inguinal hernia accounted for 89.5%, and recurrent
hernia 10.5%. Fasih showed primary inguinal hernia accounted for 90.0%, and recurrent
hernia 10.0%. A study by Beltrán indicated that primary inguinal hernia accounted for
87.8%, and recurrent hernia 12.2%. In this study, primary inguinal hernia accounted for
89.2%, while recurrent hernia was only 10.8%. From the above mentioned studies, it can be
concluded that inguinal hernia recurrence ranged from 10.0% - 14.8%.
4.2.2. By location of hernia
In this research, right inguinal hernia accounted for 55.5%, and left inguinal hernia
34.1%. One-sided inguinal hernia accounted for 89.6%, and two-sided only 10.4%. Similar
results are found in studies by Trinh Van Thao and Khang.
4.2.3. By type of hernia
In this study, we rely on clinical examination and assessment of anatomical lesions to
classify hernia into 3 types as follows: indirect inguinal hernia, direct and combined (Table
4.1).
Table 4.1. Results by type of hernia by authors
Author Indirect hernia Direct hernia
Nguyen Van Lieu 68.1% 22.3%
Ngo Viet Tuan 70.3% 24.07%
Trinh Van Thao 72.3% 25.3%
Alam A. et al. 62.7% 32.3%
Desarda M. P. 74% 25%
Gong K. [59] 70% 21%
This study 73.2% 20.8%
The results achieved by the author of this studies prove to be similar to those by
others, domestic and foreign authors.
14
4.2.4. Classification of hernia suggested by Nyhus
The classification suggested by Nyhus and Champault proves to be appropriate for
specific circumstances in Vietnam. In our study, the majority of patients with inguinal
hernia, 133/149 cases (89.2%) were hospitalized for surgery with Nyhus types of II, IIIA
and IIIB. Thus, our choice of surgery utilizing Mesh-Plug for patients with type II, IIIA,
IIIB, IVA and IVB was totally reasonable.
4.2.5. Preoperative ultrasound imaging
Preoperative ultrasonography greatly helped in differential diagnosis, or help detect
accompanying problems. Also, in inguinal hernia, ultrasonography can show images of
viscera in the hernia sac. In this study’s 149 cases of inguinal hernia, preoperative
ultrasound showed the following: no visceral hernia in 36 cases (24.2%), and visceral hernia
in 113 cases (75.8%).
4.3. THE ASA CLASSIFICATION AND ANESTHESIA
4.3.1. On division of ASA
ASA grading from the research results by Dalenback was as follows: Level I: 85.3%,
Level II: 14.1%, level III: 0.6%. ASA grading from the research results by Bringman was as
follows: Level I: 80.8%, Level II: 17.5%, level III: 1.7%.
ASA grading from this study was as follows: Level I: 77.8%, level II: 20.7% and level III:
1.5%. Thus, according to the ASA classification, the patients of grade I and grade II
predominate.
4.3.2. Method of anesthesia
Regional anesthesia (spinal or epidural), have been mentioned by experts in the field
of repair of inguinal hernia.
In Vietnam, the most common form is spinal anesthetic. Ngo Viet Tuan, Vuong Thua
Duc advocate using spinal anesthesia for inguinal hernia surgery. In our study, spinal
anesthesia was done in131 patients, accounting for 97.0%, while endotracheal anesthesia
was done in 4 patients, accounting for 3.0%.
4.4. SIZE, TECHNIQUE, AND INDICATION OF PLACING MESH-PLUG IN
PATIENTS WITH INGUINAL HERNIA
4.4.1. Size and surgical mesh of Premilene Mesh-Plug manufactured by B/BRAUN
4.4.1.1. Determining the size and preparing Premilene Mesh-Plug
According to Lichtenstein, Rutkow, Robbin, Salman, Fasih, the size of the plug to be
used is determined depending on the diameter measured. The principle is when placing the
Mesh-Plug the size of the selected plug must be large enough to cover and make a stopper at
the deep inguinal ring. The flat surgical mesh size should be large enough to cover the
posterior wall of the inguinal canal.
4.4.1.2. Using Mesh-Plug in surgical treatment of inguinal hernia
Currently used technique to place the surgical mesh suggested by Rutkow and
Robbins works well for indirect, direct, combined and recurrent hernias. In this study, we
use only one type of surgical mesh, that is, Premilene Mesh-Plug manufactured by B/Braun
for 149 cases including: small-size mesh for 30 cases, accounting for 20.1%, medium-sized
mesh for 105 cases, accounting for 70.5%, large-sized mesh for 14 cases, accounting for
9.4%, and extra-large sizes for no case. This result is similar to those by Robbin and
Salman.
4.4.2. Technique for placing Mesh-Plug
This technique is not complicated, easy to do, and does take too much time short to
training.
15
- The technique for fixing the Mesh-Plug: after dissecting the indirect hernia sac upto
the deep inguinal ring, turn inside out the hernia sac into the peritoneal cavity and placing
the Mesh-Plug into the defective spot. The mesh is fixed with 4 stitches at 4 positions: 3, 6,
9 and 12 hours. For direct hernia, the outer stitch attaches the mesh to the inguinal ligament;
the lower stitch linked the edge of the mesh with the cooper ligament.
- The technique for fixing the flat mesh: the mesh is placed on the posterior wall of
the inguinal canal, behind the spermatic cord after. Sew a stitch in the two wings to embrace
the spermatic cord.
4.4.3. Indication of Mesh-Plug
In this study, surgery utilizing Mesh-Plug were indicated for treatment of primary
unilateral inguinal hernia, primary bilateral inguinal hernia and recurrent inguinal hernia.
These corresponded to Nyhus classification: dilation of deep inguinal ring and weak
structure of the posterior wall of the inguinal canal, loosely organized transversalis fascia:
type II, IIIA, IIIB, IVA and IVB.
4.5. TIME-RELATED ISSUES IN INGUINAL HERNIA SURGERY
4.5.1. Surgery duration
In this study, time for repair of inguinal hernia was from 30 - 50 minutes in 123
cases, accounting for 82.6%. The shortest surgery duration was 20 minutes, and the longest
was 62 minutes, so the mean time was 38.3 ± 8.7 minute. According to Bringman, the
shortest surgery duration was 19 minutes, the longest was 88 minutes, and the average
duration was 36 minutes. According to Saad the shortest was 21 minutes, the longest 95
minutes, and the mean was 38 minutes. Thus, our surgery duration was similar, compared
with these authors’ results.
4.5.2. Time of recovering personal activities after surgery
In this study, the recovery times after surgery to resume personal activities were from
6-12 hours in 67.5% cases, from 13-18 hours in 22.9% cases, 19-24 hours in 9.6% cases,
over 24 hours in no cases. Unilateral hernia required 10.8 ± 4.6 hours, on average, and
bilateral hernia required 14.6 ± 5.0 hours, on average. In the study by Vuong Thua Duc, the
recovery times after surgery were as follows: <12 hours in 26% cases, from 12 hours to 24
hours in 73% cases, >24 hours in no cases. The average time was 16.4 hours.
This study shows the recovery time for personal activity is somewhat shorter than in
Vuong Thua Ducs’s study.
4.5.3. Length of hospital stay
In this study, for unilateral inguinal hernia, the shortest length of hospital stay was 2
days, the longest was 8 days, that is, 4.0 ± 1.2 days, on average. For bilateral inguinal
hernia, the shortest length of hospital stay was 2 days, the longest was 6 days, that is, 4.2 ±
1.3 days, on average. According to Miyazaki’s comparison of hospital stay for Mesh-Plug
method was 4.3 ± 2.7 days, and for Bassini method was 8.2 ± 2.0 days. According to Zieren,
surgical patients utilizing Mesh-Plug method were hospitalized for 2 ± 1 days and for
Shouldice method hospitalization was 4 ± 2 days. Comparing the results of these studies, we
have found that the hospital stay when using Mesh-Plug is shorter than when techniques
using autologous tissue are applied.
4.5.4. Time for patients to back to normal life
In this study, time requirements for patients to return to normal activities were 10 -
20 days in 75 patients (55.5%), from 21-30 days in 56 patients (41.5%), more than 30 days
in 4 patients (3.0%). The studies by Saad, and Zieren show that inguinal hernia repaired by
open surgery utilizing Mesh-Plug helped patients to resume their normal labor activities
earlier than the reconstructive surgery of the abdominal wall using autologous tissue.
Luận án: Điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo
Luận án: Điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo
Luận án: Điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo
Luận án: Điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo

More Related Content

What's hot

Lập kế hoạch xạ trị ung thư họng miệng
Lập kế hoạch xạ trị ung thư họng miệngLập kế hoạch xạ trị ung thư họng miệng
Lập kế hoạch xạ trị ung thư họng miệngTRAN Bach
 
Danh gia ket qua phau thuat dieu tri hep nieu dao sau do vo xuong chau tai be...
Danh gia ket qua phau thuat dieu tri hep nieu dao sau do vo xuong chau tai be...Danh gia ket qua phau thuat dieu tri hep nieu dao sau do vo xuong chau tai be...
Danh gia ket qua phau thuat dieu tri hep nieu dao sau do vo xuong chau tai be...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Soi buong tu cung trong chan doan va xu tri mot so ton thuong tai buong tu cu...
Soi buong tu cung trong chan doan va xu tri mot so ton thuong tai buong tu cu...Soi buong tu cung trong chan doan va xu tri mot so ton thuong tai buong tu cu...
Soi buong tu cung trong chan doan va xu tri mot so ton thuong tai buong tu cu...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Ung thư thân tử cung
Ung thư thân tử cungUng thư thân tử cung
Ung thư thân tử cungSoM
 
TÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNG
TÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNGTÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNG
TÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNGSoM
 
Phết tế bào cổ tử cung (xét nghiệm Pap smear)
Phết tế bào cổ tử cung (xét nghiệm Pap smear) Phết tế bào cổ tử cung (xét nghiệm Pap smear)
Phết tế bào cổ tử cung (xét nghiệm Pap smear) nataliej4
 
Câu hỏi trắc nghiệm giải phẩu bệnh
Câu hỏi trắc nghiệm giải phẩu bệnhCâu hỏi trắc nghiệm giải phẩu bệnh
Câu hỏi trắc nghiệm giải phẩu bệnhCường Ballad
 
NGHIÊN CỨU PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ U BUỒNG TRỨNG LÀNH TÍNH TẠI BỆNH...
NGHIÊN CỨU PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ U BUỒNG TRỨNG LÀNH TÍNH TẠI BỆNH...NGHIÊN CỨU PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ U BUỒNG TRỨNG LÀNH TÍNH TẠI BỆNH...
NGHIÊN CỨU PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ U BUỒNG TRỨNG LÀNH TÍNH TẠI BỆNH...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Vai tro cua manh gheppolypropylene trong dieu tri thoat vi vet mo thanh bung
Vai tro cua manh gheppolypropylene trong dieu tri thoat vi vet mo thanh bungVai tro cua manh gheppolypropylene trong dieu tri thoat vi vet mo thanh bung
Vai tro cua manh gheppolypropylene trong dieu tri thoat vi vet mo thanh bungLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cungUng thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cungSoM
 
Danh gia ket qua phau thuat noi soi sau phuc mac tao hinh khuc noi nieu quan ...
Danh gia ket qua phau thuat noi soi sau phuc mac tao hinh khuc noi nieu quan ...Danh gia ket qua phau thuat noi soi sau phuc mac tao hinh khuc noi nieu quan ...
Danh gia ket qua phau thuat noi soi sau phuc mac tao hinh khuc noi nieu quan ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

What's hot (18)

Lập kế hoạch xạ trị ung thư họng miệng
Lập kế hoạch xạ trị ung thư họng miệngLập kế hoạch xạ trị ung thư họng miệng
Lập kế hoạch xạ trị ung thư họng miệng
 
Danh gia ket qua phau thuat dieu tri hep nieu dao sau do vo xuong chau tai be...
Danh gia ket qua phau thuat dieu tri hep nieu dao sau do vo xuong chau tai be...Danh gia ket qua phau thuat dieu tri hep nieu dao sau do vo xuong chau tai be...
Danh gia ket qua phau thuat dieu tri hep nieu dao sau do vo xuong chau tai be...
 
Luận án: Phẫu thuật nội soi một cổng khâu lỗ thủng loét tá tràng
Luận án: Phẫu thuật nội soi một cổng khâu lỗ thủng loét tá tràngLuận án: Phẫu thuật nội soi một cổng khâu lỗ thủng loét tá tràng
Luận án: Phẫu thuật nội soi một cổng khâu lỗ thủng loét tá tràng
 
Luận án: Mô bệnh học bệnh ung thư vú hạch nách dương tính
Luận án: Mô bệnh học bệnh ung thư vú hạch nách dương tínhLuận án: Mô bệnh học bệnh ung thư vú hạch nách dương tính
Luận án: Mô bệnh học bệnh ung thư vú hạch nách dương tính
 
Soi buong tu cung trong chan doan va xu tri mot so ton thuong tai buong tu cu...
Soi buong tu cung trong chan doan va xu tri mot so ton thuong tai buong tu cu...Soi buong tu cung trong chan doan va xu tri mot so ton thuong tai buong tu cu...
Soi buong tu cung trong chan doan va xu tri mot so ton thuong tai buong tu cu...
 
Vuquangtoan la
Vuquangtoan laVuquangtoan la
Vuquangtoan la
 
Ung thư thân tử cung
Ung thư thân tử cungUng thư thân tử cung
Ung thư thân tử cung
 
TÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNG
TÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNGTÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNG
TÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNG
 
Phết tế bào cổ tử cung (xét nghiệm Pap smear)
Phết tế bào cổ tử cung (xét nghiệm Pap smear) Phết tế bào cổ tử cung (xét nghiệm Pap smear)
Phết tế bào cổ tử cung (xét nghiệm Pap smear)
 
T-vec
T-vec T-vec
T-vec
 
Luận án: Yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung, HAY
Luận án: Yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung, HAYLuận án: Yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung, HAY
Luận án: Yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung, HAY
 
Sự thay đổi dự trữ buồng trứng bằng Anti - Mullerian Hormone
Sự thay đổi dự trữ buồng trứng bằng Anti - Mullerian HormoneSự thay đổi dự trữ buồng trứng bằng Anti - Mullerian Hormone
Sự thay đổi dự trữ buồng trứng bằng Anti - Mullerian Hormone
 
Câu hỏi trắc nghiệm giải phẩu bệnh
Câu hỏi trắc nghiệm giải phẩu bệnhCâu hỏi trắc nghiệm giải phẩu bệnh
Câu hỏi trắc nghiệm giải phẩu bệnh
 
NGHIÊN CỨU PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ U BUỒNG TRỨNG LÀNH TÍNH TẠI BỆNH...
NGHIÊN CỨU PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ U BUỒNG TRỨNG LÀNH TÍNH TẠI BỆNH...NGHIÊN CỨU PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ U BUỒNG TRỨNG LÀNH TÍNH TẠI BỆNH...
NGHIÊN CỨU PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ U BUỒNG TRỨNG LÀNH TÍNH TẠI BỆNH...
 
Vai tro cua manh gheppolypropylene trong dieu tri thoat vi vet mo thanh bung
Vai tro cua manh gheppolypropylene trong dieu tri thoat vi vet mo thanh bungVai tro cua manh gheppolypropylene trong dieu tri thoat vi vet mo thanh bung
Vai tro cua manh gheppolypropylene trong dieu tri thoat vi vet mo thanh bung
 
Nghien cuu vo sinh do tac voi tu cung duoc phau thuat noi soi
Nghien cuu vo sinh do tac voi tu cung duoc phau thuat noi soiNghien cuu vo sinh do tac voi tu cung duoc phau thuat noi soi
Nghien cuu vo sinh do tac voi tu cung duoc phau thuat noi soi
 
Ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cungUng thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cung
 
Danh gia ket qua phau thuat noi soi sau phuc mac tao hinh khuc noi nieu quan ...
Danh gia ket qua phau thuat noi soi sau phuc mac tao hinh khuc noi nieu quan ...Danh gia ket qua phau thuat noi soi sau phuc mac tao hinh khuc noi nieu quan ...
Danh gia ket qua phau thuat noi soi sau phuc mac tao hinh khuc noi nieu quan ...
 

Similar to Luận án: Điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo

Danh gia ket qua dieu tri benh co that tam vi bang phau thuat heller
Danh gia ket qua dieu tri benh co that tam vi bang phau thuat hellerDanh gia ket qua dieu tri benh co that tam vi bang phau thuat heller
Danh gia ket qua dieu tri benh co that tam vi bang phau thuat hellerLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Luận án: Điều trị vi phẫu thuật u màng não lều tiểu não, HAY
Luận án: Điều trị vi phẫu thuật u màng não lều tiểu não, HAYLuận án: Điều trị vi phẫu thuật u màng não lều tiểu não, HAY
Luận án: Điều trị vi phẫu thuật u màng não lều tiểu não, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng và một số phương pháp xử trí đặt nội...
Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng và một số phương pháp xử trí đặt nội...Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng và một số phương pháp xử trí đặt nội...
Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng và một số phương pháp xử trí đặt nội...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghien cuu ung dung ong nong trong phau thuat thoat vi dia dem don tang cot s...
Nghien cuu ung dung ong nong trong phau thuat thoat vi dia dem don tang cot s...Nghien cuu ung dung ong nong trong phau thuat thoat vi dia dem don tang cot s...
Nghien cuu ung dung ong nong trong phau thuat thoat vi dia dem don tang cot s...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghiên cứu phẫu thuật nội soi ổ bụng điều trị một số bệnh do còn ống tinh mạc...
Nghiên cứu phẫu thuật nội soi ổ bụng điều trị một số bệnh do còn ống tinh mạc...Nghiên cứu phẫu thuật nội soi ổ bụng điều trị một số bệnh do còn ống tinh mạc...
Nghiên cứu phẫu thuật nội soi ổ bụng điều trị một số bệnh do còn ống tinh mạc...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
tạo hình niệu quản sau tĩnh mạch chủ
tạo hình niệu quản sau tĩnh mạch chủtạo hình niệu quản sau tĩnh mạch chủ
tạo hình niệu quản sau tĩnh mạch chủPham Khiet
 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SA BÀNG QUANG Ở PHỤ NỮ BẰNG GIÁ ĐỠ TỔNG HỢP QUA LỖ ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SA BÀNG QUANG Ở PHỤ NỮ BẰNG GIÁ ĐỠ TỔNG HỢP QUA LỖ ...ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SA BÀNG QUANG Ở PHỤ NỮ BẰNG GIÁ ĐỠ TỔNG HỢP QUA LỖ ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SA BÀNG QUANG Ở PHỤ NỮ BẰNG GIÁ ĐỠ TỔNG HỢP QUA LỖ ...NuioKila
 
Nghien cuu chan doan va dieu tri tui phinh dong mach canh trong
Nghien cuu chan doan va dieu tri tui phinh dong mach canh trongNghien cuu chan doan va dieu tri tui phinh dong mach canh trong
Nghien cuu chan doan va dieu tri tui phinh dong mach canh trongLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
đáNh giá kết quả điều trị hẹp niệu quản bằng laser holmium tại bệnh viện việt...
đáNh giá kết quả điều trị hẹp niệu quản bằng laser holmium tại bệnh viện việt...đáNh giá kết quả điều trị hẹp niệu quản bằng laser holmium tại bệnh viện việt...
đáNh giá kết quả điều trị hẹp niệu quản bằng laser holmium tại bệnh viện việt...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt chỏm nang đơn thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt chỏm nang đơn thậnđáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt chỏm nang đơn thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt chỏm nang đơn thậnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghien cuu ket qua phau thuat noi soi u buong trung tai benh vien dai hoc y h...
Nghien cuu ket qua phau thuat noi soi u buong trung tai benh vien dai hoc y h...Nghien cuu ket qua phau thuat noi soi u buong trung tai benh vien dai hoc y h...
Nghien cuu ket qua phau thuat noi soi u buong trung tai benh vien dai hoc y h...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Danh gia ket qua phau thuat soi tui mat o nguoi cao tuoi tai benh vien bach mai
Danh gia ket qua phau thuat soi tui mat o nguoi cao tuoi tai benh vien bach maiDanh gia ket qua phau thuat soi tui mat o nguoi cao tuoi tai benh vien bach mai
Danh gia ket qua phau thuat soi tui mat o nguoi cao tuoi tai benh vien bach maiLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật cong dương vật bẩm sinh bằng phương pháp yachia
đáNh giá kết quả phẫu thuật cong dương vật bẩm sinh bằng phương pháp yachiađáNh giá kết quả phẫu thuật cong dương vật bẩm sinh bằng phương pháp yachia
đáNh giá kết quả phẫu thuật cong dương vật bẩm sinh bằng phương pháp yachiaTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ứng dụng phân loại mô b...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ứng dụng phân loại mô b...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ứng dụng phân loại mô b...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ứng dụng phân loại mô b...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận án: Điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo (20)

Phương pháp Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân từ 40 tuổi
Phương pháp Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân từ 40 tuổiPhương pháp Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân từ 40 tuổi
Phương pháp Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân từ 40 tuổi
 
Danh gia ket qua dieu tri benh co that tam vi bang phau thuat heller
Danh gia ket qua dieu tri benh co that tam vi bang phau thuat hellerDanh gia ket qua dieu tri benh co that tam vi bang phau thuat heller
Danh gia ket qua dieu tri benh co that tam vi bang phau thuat heller
 
Luận án: Điều trị vi phẫu thuật u màng não lều tiểu não, HAY
Luận án: Điều trị vi phẫu thuật u màng não lều tiểu não, HAYLuận án: Điều trị vi phẫu thuật u màng não lều tiểu não, HAY
Luận án: Điều trị vi phẫu thuật u màng não lều tiểu não, HAY
 
Luận án: Phương pháp xử trí đặt nội khí quản khó trên bệnh nhân
Luận án: Phương pháp xử trí đặt nội khí quản khó trên bệnh nhânLuận án: Phương pháp xử trí đặt nội khí quản khó trên bệnh nhân
Luận án: Phương pháp xử trí đặt nội khí quản khó trên bệnh nhân
 
Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng và một số phương pháp xử trí đặt nội...
Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng và một số phương pháp xử trí đặt nội...Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng và một số phương pháp xử trí đặt nội...
Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng và một số phương pháp xử trí đặt nội...
 
Nghien cuu ung dung ong nong trong phau thuat thoat vi dia dem don tang cot s...
Nghien cuu ung dung ong nong trong phau thuat thoat vi dia dem don tang cot s...Nghien cuu ung dung ong nong trong phau thuat thoat vi dia dem don tang cot s...
Nghien cuu ung dung ong nong trong phau thuat thoat vi dia dem don tang cot s...
 
Nghiên cứu phẫu thuật nội soi ổ bụng điều trị một số bệnh do còn ống tinh mạc...
Nghiên cứu phẫu thuật nội soi ổ bụng điều trị một số bệnh do còn ống tinh mạc...Nghiên cứu phẫu thuật nội soi ổ bụng điều trị một số bệnh do còn ống tinh mạc...
Nghiên cứu phẫu thuật nội soi ổ bụng điều trị một số bệnh do còn ống tinh mạc...
 
tạo hình niệu quản sau tĩnh mạch chủ
tạo hình niệu quản sau tĩnh mạch chủtạo hình niệu quản sau tĩnh mạch chủ
tạo hình niệu quản sau tĩnh mạch chủ
 
Nghien cuu chan doan dieu tri buou diep the vu
Nghien cuu chan doan dieu tri buou diep the vuNghien cuu chan doan dieu tri buou diep the vu
Nghien cuu chan doan dieu tri buou diep the vu
 
Luận án: Điều trị ung thư dạ dày 1/3 dưới bằng phẫu thuật triệt căn
Luận án: Điều trị ung thư dạ dày 1/3 dưới bằng phẫu thuật triệt cănLuận án: Điều trị ung thư dạ dày 1/3 dưới bằng phẫu thuật triệt căn
Luận án: Điều trị ung thư dạ dày 1/3 dưới bằng phẫu thuật triệt căn
 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SA BÀNG QUANG Ở PHỤ NỮ BẰNG GIÁ ĐỠ TỔNG HỢP QUA LỖ ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SA BÀNG QUANG Ở PHỤ NỮ BẰNG GIÁ ĐỠ TỔNG HỢP QUA LỖ ...ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SA BÀNG QUANG Ở PHỤ NỮ BẰNG GIÁ ĐỠ TỔNG HỢP QUA LỖ ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SA BÀNG QUANG Ở PHỤ NỮ BẰNG GIÁ ĐỠ TỔNG HỢP QUA LỖ ...
 
Nghien cuu chan doan va dieu tri tui phinh dong mach canh trong
Nghien cuu chan doan va dieu tri tui phinh dong mach canh trongNghien cuu chan doan va dieu tri tui phinh dong mach canh trong
Nghien cuu chan doan va dieu tri tui phinh dong mach canh trong
 
đáNh giá kết quả điều trị hẹp niệu quản bằng laser holmium tại bệnh viện việt...
đáNh giá kết quả điều trị hẹp niệu quản bằng laser holmium tại bệnh viện việt...đáNh giá kết quả điều trị hẹp niệu quản bằng laser holmium tại bệnh viện việt...
đáNh giá kết quả điều trị hẹp niệu quản bằng laser holmium tại bệnh viện việt...
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt chỏm nang đơn thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt chỏm nang đơn thậnđáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt chỏm nang đơn thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt chỏm nang đơn thận
 
Nghien cuu ket qua phau thuat noi soi u buong trung tai benh vien dai hoc y h...
Nghien cuu ket qua phau thuat noi soi u buong trung tai benh vien dai hoc y h...Nghien cuu ket qua phau thuat noi soi u buong trung tai benh vien dai hoc y h...
Nghien cuu ket qua phau thuat noi soi u buong trung tai benh vien dai hoc y h...
 
Danh gia ket qua phau thuat soi tui mat o nguoi cao tuoi tai benh vien bach mai
Danh gia ket qua phau thuat soi tui mat o nguoi cao tuoi tai benh vien bach maiDanh gia ket qua phau thuat soi tui mat o nguoi cao tuoi tai benh vien bach mai
Danh gia ket qua phau thuat soi tui mat o nguoi cao tuoi tai benh vien bach mai
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật cong dương vật bẩm sinh bằng phương pháp yachia
đáNh giá kết quả phẫu thuật cong dương vật bẩm sinh bằng phương pháp yachiađáNh giá kết quả phẫu thuật cong dương vật bẩm sinh bằng phương pháp yachia
đáNh giá kết quả phẫu thuật cong dương vật bẩm sinh bằng phương pháp yachia
 
Luận án: Mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến phế quản, HAY
Luận án: Mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến phế quản, HAYLuận án: Mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến phế quản, HAY
Luận án: Mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến phế quản, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ứng dụng phân loại mô b...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ứng dụng phân loại mô b...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ứng dụng phân loại mô b...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ứng dụng phân loại mô b...
 
Luận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng
Luận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràngLuận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng
Luận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (20)

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Luận án: Điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN ĐOÀN VĂN PHÚ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT THOÁT VỊ BẸN BẰNG TẤM LƯỚI NHÂN TẠO CÓ NÚT (MESH-PLUG) Chuyên ngành : Ngoại tiêu hoá Mã số : 62.72.01.25 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Huế - 2015
  • 2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ - ĐẠI HỌC HUẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. LÊ LỘC Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn cấp trường vào hồi: giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện quốc gia 2. Thư viện trường Đại học Y Dược Huế
  • 3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, mổ thoát vị bẹn vẫn còn là một vấn đề đang được các nhà Ngoại khoa quan tâm. Bằng chứng hơn 130 năm qua, dựa vào kỹ thuật mổ của Bassini đã có hơn 100 loại phẫu thuật cải biên khác của nhiều tác giả được áp dụng trên khắp thế giới nhằm mục đích chọn ra được một phương pháp tối ưu mang lại kết quả điều trị tốt nhất Các phẫu thuật tái tạo thành bụng để điều trị thoát vị bẹn có sử dụng cấu trúc giải phẫu là phương pháp xuất hiện và phổ biến rộng rãi đầu tiên trong lịch sử. Tuy nhiên, các loại phẫu thuật sử dụng cấu trúc giải phẫu này vẫn còn gặp không ít khó khăn trong những trường hợp thoát vị bẹn mà cấu trúc các thành của ống bẹn bị phá hủy, hư hại và biến đổi nhiều. Hơn thế nữa, sức căng của đường khâu gây đau kéo dài sau mổ và đôi khi gây ra sự thiếu máu làm các tổ chức liền không tốt có thể dẫn tới nguy cơ tái phát. Để loại bỏ sự căng của đường khâu tái tạo thành bụng bằng mô tự thân một cách có hiệu quả người ta dùng tấm lưới nhân tạo vá vào chổ yếu của thành sau ống bẹn. Vì vậy, người ta chấp nhận sử dụng tấm lưới nhân tạo trong điều trị thoát vị bẹn, đây là phẫu thuật không tạo nên sức căng của các cấu trúc thành ống bẹn. Năm 1965, Rives sau đó là Détrie rồi Stoppa, Rotkow, Robbins đã tiến hành mổ thoát vị bẹn bằng phương pháp đặt tấm lưới nhân tạo cho kết quả tỉ lệ tái phát thấp: kỹ thuật Stoppa, kỹ thuật Rives (1,6%), kỹ thuật Lichtenstein (<1%). Năm 1989, Lichtenstein I.L., Shulman A.G., Amid P.K. và Montlor M.M. đã dùng tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) để tái tạo sự khiếm khuyết của sàn ống bẹn. Sau đó lần lượt Gilbert năm 1992, Rutkow và Robbins năm 1993, đã áp dụng kỹ thuật này thường quy vì có nhiều ưu điểm nổi bật. Phương pháp phẫu thuật dùng tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh- Plug) ở Việt Nam hiện còn mới mẻ, chưa được áp dụng một cách rộng rãi. Tuy nhiên, với nhiều ưu điểm như các tác giả trên thế giới đã ghi nhận, chúng tôi mạnh dạn tiến hành công trình nghiên cứu về phương pháp phẫu thuật này đối với người Việt Nam. Đồng thời góp phần làm phong phú thêm các phương pháp mổ điều trị thoát vị bẹn ở Việt Nam.
  • 4. 2 2. Mục tiêu đề tài - Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chỉ định điều trị và đặc điểm phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug). - Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug). 3. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài Thoát vị bẹn là bệnh thường gặp, điều trị phẫu thuật là chủ yếu, mổ tái tạo thành bụng bằng mô tự thân và tấm lưới nhân tạo. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng và có tỉ lệ biến chứng và tái phát nhất định. Trong các phương pháp tái tạo thành bụng không căng, kỹ thuật dùng tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh- Plug) được đánh giá tốt. Do đó, việc tiến hành nghiên cứu và đánh giá kết quả điều trị phương pháp phẫu thuật này là cần thiết. Nghiên cứu cho thấy: một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh lý thoát vị bẹn giúp phát hiện bệnh sớm, chọn lựa phương pháp điều trị hợp lý mang lại kết quả tốt. Kết quả nghiên cứu đánh giá được ưu điểm của kỹ thuật dùng tấm lưới nhân tạo có nút. Biến chứng: tụ dịch 2,7%, tụ máu 0%, nhiễm trùng vết mổ 0%, tỉ lệ tái phát 1,2%. Kết quả phẫu thuật thành công là đóng góp rất có giá trị khi tiến hành dùng tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) để điều trị bệnh nhân bị thoát vị bẹn. 4. Cấu trúc luận án Luận án được trình bày trong 125 trang (không kể tài liệu tham khảo và phụ lục) Luận án được chia ra: + Đặt vấn đề 2 trang + Chương 1: Tổng quan tài liệu 36 trang + Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 21 trang + Chương 3: Kết quả nghiên cứu 23 trang + Chương 4: Bàn luận 41 trang + Kết luận 2 trang Luận án gồm 33 bảng, 10 biểu đồ, và 123 tài liệu tham khảo trong đó có 26 tài liệu tiếng Việt, 88 tài liệu tiếng Anh, 9 tài liệu tiếng Pháp. Phụ lục gồm các công trình nghiên cứu, tài liệu tham khảo, một số hình ảnh minh họa, phiếu nghiên cứu, danh sách bệnh nhân.
  • 5. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. LỊCH SỬ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN TRÊN THẾ GIỚI 1.1.1. Lịch sử điều trị thoát vị bẹn bằng mô tự thân 1.1.2. Lịch sử điều trị thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo Lịch sử điều trị thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo mổ mở. Lịch sử điều trị thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo mổ nội soi. 1.2. PHÔI THAI HỌC VÀ GIẢI PHẪU HỌC 1.2.1. Phôi thai học Khi tinh hoàn xuống bìu, một túi phôi mạc song song đi cùng và tạo nên ống phúc tinh mạc. Ống phúc tinh mạc về sau bít tắc ở đoạn trong thừng tinh tạo nên dây chằng phúc tinh mạc (dây chằng Cloquet) ngăn cách ổ phúc mạc ở trên và ổ tinh mạc ở dưới. 1.2.2. Giải phẫu học ống bẹn Ống bẹn là khe nằm giữa các lớp của thành bụng, dài từ 4 - 6 cm, gồm bốn thành: trước, trên, sau, dưới ống bẹn và hai lỗ bẹn sâu, và lỗ bẹn nông. Dây chằng bẹn, dây chằng gian hố, dây chằng lược, dải chậu mu, liềm bẹn. 1.3. NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN BỆNH LÝ THOÁT VỊ BẸN Thoát vị bẹn, có hai nguyên nhân chính: bẩm sinh và mắc phải. 1.3.1. Nguyên nhân bẩm sinh Nguyên nhân đưa đến thoát vị bẹn gián tiếp ở trẻ em là do tồn tại của ống phúc tinh mạc sau khi sinh. 1.3.2. Nguyên nhân mắc phải - Sự gắng sức liên quan đến bệnh lý thoát vị bẹn. - Các bệnh lý trong ổ bụng đưa đến bệnh lý thoát vị bẹn. - Thoát vị bẹn: ở bệnh nhân sau mổ cắt ruột thừa mở… - Yếu tố di truyền, yếu tố dịch tể học và yếu tố mô bệnh học. 1.4. LÂM SÀNG, PHÂN LOẠI, BIẾN CHỨNG THOÁTVỊ BẸN 1.4.1. Lâm sàng thoát vị bẹn Khai thác bệnh sử và khám kỹ lâm sàng là hai phương thức tốt nhất để chẩn đoán thoát vị bẹn. 1.4.2. Phân loại thoát vị bẹn - Thoát vị bẹn được phân loại theo vị trí (thoát vị gián tiếp, trực tiếp hoặc phối hợp); theo nguyên nhân (bẩm sin, mắc phải); theo giai đoạn (đẩy lên được hay không); theo mối tương quan với phúc mạc (thoát vị trước phúc mạc, kẻ, trượt).
  • 6. 4 - Phân loại thoát vị bẹn theo Nyhus và Champault (1996): loại I, II, IIIA, IIIB, IIIC, IVA, IVB, IVC và IVD. 1.4.3. Biến chứng thoát vị bẹn Nghẽn ruột, tắc ruột và nghẹt ruột. 1.5. SIÊU ÂM, CHỤP CẮT LỚP VÀ CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ VÙNG BẸN-BÌU Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh giúp xác định về mặt chẩn đoán, đánh giá mức độ và thành phần chứa đựng trong túi thoát vị. 1.6. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN Ở NGƯỜI LỚN 1.6.1. Điều trị bảo tồn bằng cách đeo băng treo (Truss) 1.6.2. Điều trị phẫu thuật - Chỉ định: Theo Lenilman và Roslin: “Kết quả trở nên mỹ mãn khi chọn đúng thời điểm và áp dụng đúng kỹ thuật mổ trong bệnh lý thoát vị bẹn...” và “cần tránh mổ cấp cứu thoát vị bẹn nếu được”. - Nguyên tắc phẫu thuật thoát vị bẹn Bóc tách cẩn thận, cột, cắt cao cổ túi thoát vị tránh làm tổn thương các cơ quan lân cận. Phục hồi thành bụng dựa theo 2 phương pháp chính: không phục hồi thành sau ống bẹn và có phục hồi thành sau ống bẹn. Tăng cường sự vững chắc của các thành ống bẹn bằng cách đặt tấm nhân tạo (Mesh, Plug...). - Các phương pháp phẫu thuật mở + Dùng mô tự thân để tái tạo thành bụng trong điều trị thoát vị bẹn: phương pháp Bassini, Shouldice, Mc-Vay… + Phẫu thuật mở đặt tấm lưới nhân tạo: Phương pháp đặt tấm lưới nhân tạo của Lichtenstein, Mesh-Plug của Rutkow và Robbins... + Phẫu thuật nội soi: đặt tấm lưới xuyên qua ổ bụng ngoài phúc mạc, trong phúc mạc, và hoàn toàn ngoài phúc mạc. 1.6.3. Yêu cầu kỹ thuật của một tấm lưới nhân tạo Một tấm lưới nhân tạo lý tưởng như: không bị biến đổi về mặt vật lý học bởi dịch mô, trơ về mặt hoá học, không gây phản ứng loại bỏ tấm lưới, chịu đựng được lực căng cơ học… 1.7. TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT THOÁT VỊ BẸN 1.7.1. Tai biến trong khi phẫu thuật Tổn thương: thần kinh chậu bẹn-chậu hạ vị, ống dẫn tinh, tạng trong túi thoát vị, bàng quang, bó mạch thượng vị dưới…
  • 7. 5 1.7.2. Biến chứng sớm sau phẫu thuật Chảy máu hoặc tụ máu vết mổ, tụ máu vùng bẹn-bìu, tụ dịch vết mổ, nhiễm trùng vết mổ, bí tiểu, tiểu khó. 1.7.3. Biến chứng muộn Thoát vị tái phát, đau mạn tính sau mổ, teo tinh hoàn, sa tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn, rối loạn cảm giác vùng bẹn-bìu. 1.7.4. Biến chứng do tấm lưới Tấm lưới di chuyển, nhiễm khuẩn tấm lưới, tấm lưới gây thủng nội tạng. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Gồm 135 bệnh nhân với 149 trường hợp chẩn đoán xác định thoát vị bẹn và được tiến hành phẫu thuật bằng phương pháp đặt tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) tại hai Bệnh viện: Bệnh viện Trung Ương Huế và Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế. Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 10 năm 2014. Các bệnh nhân được phẫu thuật trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 8 năm 2014. - Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân nam, tuổi từ 18 tuổi trở lên; thoát vị bẹn lần đầu một bên hoặc hai bên; thoát vị bẹn thể trực tiếp, gián tiếp, phối hợp và tái phát. Được phẫu thuật theo chương trình. ASA ≤ III. - Tiêu chuẩn loại trừ Thoát vị bẹn nghẹt; các bệnh nhân có bệnh nội khoa nặng kèm theo; các bệnh nhân bị tăng áp lực ổ bụng thường xuyên. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Là một nghiên cứu lâm sàng mô tả, tiến cứu, có can thiệp, không so sánh và theo dõi dọc. - Ứng dụng công thức tính cỡ mẫu như sau: Trong đó: n: số bệnh nhân tối thiểu. P: tỉ lệ tái phát, dựa theo y văn,chúng tôi chọn P=3%. α: mức ý nghĩa thống kê α=0,05 thì Z1-α/2 = 1,96. Δ: khoảng sai lệch mong muốn, chọn Δ= 0,03. Thay vào công thức, tính ra chúng tôi được n ≥ 124 bệnh nhân.
  • 8. 6 2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm chung bệnh nhân thoát vị bẹn Mỗi bệnh nhân được ghi nhận: tuổi; địa dư; nghề nghiệp; lý do vào viện; thời gian mắc bệnh tính từ khi có triệu chứng của thoát vị cho đến lúc mổ. Trọng lượng cơ thể: dựa vào chỉ số BMI. 2.2.2. Nghiên cứu tiền sử của bệnh nhân thoát vị bẹn - Tiền sử nội khoa: tim mạch; hô hấp; tăng áp lực ổ bụng… - Tiền sử ngoại khoa: Mổ thoát vị bẹn; mổ u xơ tiền liệt tuyến; mổ mở cắt ruột thừa viêm; mổ bụng đường giữa trên rốn... 2.2.3. Nghiên cứu lâm sàng thoát vị bẹn Để hoàn thiện cách phân loại thoát vị bẹn, chúng tôi dựa theo phân loại của Nyhus: loại II; IIIA, IIIB, IIIC; loại IVA; IVB. 2.2.4. Nghiên cứu cận lâm sàng thoát vị bẹn Kiểm tra chức năng tim mạch; chức năng hô hấp; các xét nghiệm tiền phẫu thường quy; siêu âm vùng bẹn-bìu. 2.2.5. Phân độ sức khỏe bệnh nhân theo ASA 2.2.6. Chỉ định đặt tấm lưới nhân tạo có nút trong phẫu thuật thoát vị bẹn Tấm lưới nhân tạo có nút được sử dụng cho bệnh nhân theo phân loại của Nyhus là bệnh nhân: loại II, IIIA, IIIB, IVA và IVB. - Kích cỡ tấm lưới nhân tạo có nút : chúng tôi thống nhất vớí các tác giả nếu đường kính <2 cm sử dụng cỡ nhỏ, đường kính 2- <3 cm sử dụng cỡ vừa, đường kính 3- <4 cm sử dụng cỡ lớn. 2.2.7. Phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) 2.2.7.1. Kỹ thuật mổ đặt tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) Thì 1. Bước 1. Đường mổ: Rạch da song song với dây chằng bẹn dài 2-6cm. Bước 2. Rạch cân cơ chéo bụng ngoài từ lỗ bẹn nông đến lỗ bẹn sâu. Bóc tách và bảo tồn thần kinh chậu-bẹn, chậu-hạ vị. Bước 3. Rạch dọc thừng tinh tìm túi thoát vị. Bước 4: - Đối với loại thoát vị gián tiếp: Bóc tách túi thoát vị tới lỗ bẹn sâu. Đo kích thước lỗ bẹn sâu, lộn túi vào khoang phúc mạc. Thì 2. Đặt tấm nhân tạo có nút (Plug) Plug được đặt theo trục của túi thoát vị để bít kín hoàn toàn lỗ bẹn sâu. Plug được cố định vào cơ bằng 4 mũi chỉ prolène 2.0 ở vị trí 12giờ, 3giờ, 6giờ và 9giờ.
  • 9. 7 Thì 3. Đặt tấm lưới phẳng Đặt vào thành sau ống bẹn sau thừng tinh. Khâu cố định một mũi chỉ phía 2 cánh. Với những trường hợp thành sau ống bẹn yếu nên khâu cố định chu vi của tấm nhân tạo bằng những mũi chỉ rời. Thì 4. Khâu cân cơ chéo bụng ngoài và khâu da. - Đối với thoát vị loại trực tiếp: mạc ngang được cắt theo chu vi của túi thoát vị để lộ lớp mỡ trước phúc mạc. Đặt Plug, khâu cố định Plug bằng 4 mũi chỉ như trên. Sau đó đặt tấm lưới phẳng. Khâu cân cơ chéo bụng ngoài và khâu da. 2.2.7.2. Thời gian phẫu thuật: được tính bằng phút (<30 phút, 30-50 phút, 51-70 phút). 2.2.8. Phương pháp đánh giá kết quả nghiên cứu 2.2.8.1. Đánh giá kết quả phẫu thuật Để thống nhất cách đánh giá kết quả trước mắt và kết quả lâu dài chúng tôi đã dựa vào cách đánh giá của các tác giả trong nước như: Bùi Đức Phú, Nguyễn Lương Tấn, Tạ Xuân Sơn, Khương Thiện Văn, Nguyễn Văn Liễu. 2.2.8.2. Theo dõi và kết quả sớm Tất cả 135 bệnh nhân với 149 trường hợp được mổ thoát vị bẹn từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 8 năm 2014. Chúng tôi ghi nhận những tai biến và biến chứng do gây mê, do kỹ thuật mổ: chảy máu do làm thương tổn các nhánh động mạch bịt, bó mạch thượng vị dưới…; tổn thương các dây thần kinh: chậu bẹn, chậu hạ vị…; tổn thương các tạng thoát vị; tụ máu vết mổ; nhiễm trùng vết mổ và tử vong do các nguyên nhân khác nhau. Tiêu chuẩn đánh gía: - Tốt: không có tai biến và biến chứng trong khi phẫu thuật. Trong thời gian hậu phẫu sưng bìu nhẹ không cần điều trị kháng viêm; đau vết mổ nhẹ không cần dùng thuốc giảm đau sau 24 giờ. - Khá: sưng bìu và tinh hoàn đòi hỏi phải điều trị kháng viêm , đau nhiều vết mổ phải dùng thuốc giảm đau 2,3 ngày. - Trung bình: tụ máu vùng bìu, nhiễm trùng vết mổ. - Kém: tử vong. 2.2.8.3. Đánh giá đau sau mổ Dựa vào thước đo cảm giác đau và mô tả đau của bệnh nhân. 2.2.8.4.Thời gian dùng thuốc giảm đau dạng tiêm sau phẫu thuật: được tính bằng ngày (1 ngày, 2 ngày, 3 ngày và 4 ngày)
  • 10. 8 2.2.8.5. Thời gian trung tiện sau phẫu thuật: được tính bằng giờ (12-24 giờ, >24-48 giờ, >48-72 giờ). 2.2.8.6. Thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sau phẫu thuật: chúng tôi tính thời gian từ khi kết thúc cuộc mổ cho đến khi bệnh nhân tự đứng dậy, đi lại được không cần người trợ giúp. 2.2.8.7. Thời gian sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật: được tính bằng ngày (2-3 ngày, 4-5 ngày và 6 ngày). 2.2.8.8. Theo dõi và lấy kết quả trung hạn và dài hạn - Cách theo dõi: Tiến hành theo dõi bằng 3 cách: 1) Điện thoại trực tiếp 2) Gửi thư mời đến tái khám 3) Yêu cầu trả lời các câu hỏi của phiếu theo dõi. Các vấn đề cần được đánh giá qua theo dõi: + Tái phát; nhiễm trùng vết mổ kéo dài; đau vết mổ kéo dài; sa tinh hoàn; rối loạn sự phóng tinh... + Khảo sát hình ảnh học bằng siêu âm, chụp cộng hưởng từ. - Tiêu chuẩn đánh giá: + Tốt: không có biến chứng. + Khá: không tái phát nhưng có kèm theo đau, tê vùng bẹn bìu, sa tinh hoàn. + Trung bình: không tái phát nhưng có teo tinh hoàn, nhiễm trùng vết mổ kéo dài. + Kém: tái phát. 2.2.8.9. Khảo sát hình ảnh học của vùng bẹn sau khi đặt tấm lưới nhân tạo qua siêu âm và cộng hưởng từ - Khảo sát hình ảnh học vùng bẹn qua siêu âm: Mục đích của siêu âm sau phẫu thuật nhằm phát hiện: tụ máu, tụ dịch sau mổ, thoát vị tái phát, tấm lưới nằm đúng vị trí hay di lệch, mô bao phủ tấm lưới dày hay mỏng. - Khảo sát hình ảnh học vùng bẹn qua chụp cộng hưởng từ: Trên hình ảnh cộng hưởng từ cho thấy rõ những dấu hiệu giảm tín hiệu T1, tín hiệu trung gian hoặc thấp, tín hiệu ngấm thuốc đối quang từ của tấm nhân tạo Mesh-Plug. Ngoài ra, còn cho phát hiện những tổn thương khác đi kèm hoặc tấm nhân tạo di chuyển. 2.2.9. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học dựa trên các phần mềm nghiên cứu thống kê y học SPSS 15.0 for Windows.
  • 11. 9 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 8 năm 2014, chúng tôi đã tiến hành trên 135 bệnh nhân nam với 149 phẫu thuật thoát vị bẹn bằng phương pháp đặt tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug), thu được các kết quả như sau 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 3.1.1. Tuổi 15 16 16 12 28 20 28 0 5 10 15 20 25 30 <=20 21-30 31-40 41-50 51-60 61-70 >70 <=20 21-30 31-40 41-50 51-60 61-70 >70 Số bệnh nhân Tuổi Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi Bệnh nhân tuổi nhỏ nhất là 18 tuổi và lớn nhất là 85 tuổi. Tuổi trung bình 50,3 ± 20,1. Từ 51 tuổi đến 85 tuổi có 76 bệnh nhân (56,3%). 3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo địa dư Có 101 bệnh nhân sống ở nông thôn và miền núi chiếm tỉ lệ 74,8% (P <0,01). 3.1.3. Phân bố nghề nghiệp. Số bệnh nhân lao động nặng và quá tuổi lao động bị thoát vị bẹn chiếm ưu thế với tỉ lệ 80,0% (P <0,05). 3.1.4. Lý do vào viện Số bệnh nhân vào viện có khốiphồngvùngbẹn chiếmtỉ lệ 63,1%. Số bệnhnhânvàoviệncókhốiphồngvùngbẹn–bìuchiếmtỉlệ36,9%. 3.1.5. Thời gian từ khi mắc bệnh đến khi phẫu thuật Bệnh nhân có thời gian mắc bệnh từ 1 đến 5 năm chiếm 45,9%. Thời gian mắc bệnh ngắn nhất là 0,3 tháng và dài nhất là 40 năm, trung bình là 3,5 năm (42,6 tháng).
  • 12. 10 3.1.6. Phân bố theo BMI Bệnh nhân có thể trạng trung bình là 114 (84,4%) (P<0,01). 3.1.7. Tiền sử bệnh lý nội khoa Bệnh lý tim mạch chiếm tỉ lệ 15,5%. Xét về yếu tố thuận lợi: có 15 bệnh nhân (11,1%). Tiền sử bệnh lý nội khoa chiếm tỉ lệ 26,6%. 3.1.8. Tiền sử phẫu thuật Tiền sử mổ cắt ruột thừa (đường mổ Mc-Burney) có 7 bệnh nhân (5,2%). Tiền sử mổ mổ thoát vị bẹn bên đối diện có 05 bệnh nhân (3,7%). 3.1.9. Tiền sử mổ thoát vị bẹn bằng các phương pháp Bệnh nhân có tiền sử mổ thoát vị bẹn không rõ phương pháp chiếm tỉ lệ 75,0%. 3.1.10. Phân độ ASA Số bệnh nhân có ASA độ I chiếm tỉ lệ cao nhất có 105 trường hợp (77,8%). Số bệnh nhân có ASA độ III chiếm tỉ lệ thấp nhất có 2 trường hợp (1,5%). 3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ PHÂN LOẠI THOÁT VỊ 3.2.1. Thoát vị bẹn nguyên phát và thoát vị bẹn tái phát Thoát vị bẹn nguyên phát có 133 bệnh nhân (89,2%). Thoát vị bẹn tái phát có 16 bệnh nhân (10,8 %). 3.2.2. Vị trí thoát vị Thoát vị bên phải là 75 bệnh nhân (55,5%). Thoát vị bên trái là 46 bệnh nhân (34,1%). Thoát vị hai bên là 14 bệnh nhân (10,4%). 3.2.3. Phân theo thể thoát vị Thoát vị bẹn thể gián tiếp 109 trường hợp (73,2%). Thoát vị bẹn thể trực tiếp 31 trường hợp (20,8%). Thoát vị bẹn thể phối hợp 9 trường hợp (6,0 %). 3.2.4. Phân loại thoát vị theo Nyhus Thoát vị bẹn loại IIIA có 25 trường hợp (16,8%). Thoát vị bẹn loại IIIB có 81 trường hợp (54,3%). Thoát vị bẹn loại IVA có 6 trường hợp (4,1%). Thoát vị bẹn loại IVB có 10 trường hợp (6,7%). 3.2.5. Kết quả siêu âm vùng bẹn – bìu Không có tạng thoát vị 36 trường hợp (24,2%). Có tạng thoát vị 113 trường hợp (75,8%). Ruột non là tạng thường gặp có 78 trường hợp (52,3%). 3.3. ĐẶC ĐIỂM PHẪU THUẬT 3.3.1. Phương pháp vô cảm (số bệnh nhân) Gây tê tủy sống có 131 bệnh nhân (97,0%). Gây mê nội khí quản có 4 bệnh nhân (3,0%).
  • 13. 11 3.3.2. Tạng thoát vị khi phẫu thuật Không có tạng thoát vị 139 trường hợp chiếm 93,3%. Mạc nối lớn 8 trường hợp chiếm 5,4%. Ruột non 2 trường hợp chiếm 1,3%. 3.3.3. Kích thước lỗ thoát vị (số trường hợp) Lỗ thoát vị có đường kính nhỏ nhất là 1,2 cm lớn nhất 3,3 cm. Kích thước trung bình của lỗ thoát vị là 2,20 ± 0,49 cm. 3.3.4. Kích cỡ tấm lưới có nút (số trường hợp) Tấm lưới cỡ nhỏ có 30 trường hợp chiếm 20,1%. Tấm lưới cỡ trung bình có 105 trường hợp (70,5%). Tấm lưới cỡ lớn có 14 trường hợp (9,4%). 3.3.5. Thời gian phẫu thuật Thời gian mổ thoát vị bẹn từ 30 - 50 phút chiếm ưu thế với 123 trường hợp (82,6%). Thời gian mổ ngắn nhất 20 phút, thời gian mổ dài nhất 62 phút, thời gian mổ trung bình 38,3 ± 8,7 phút. 3.3.6. Tai biến trong mổ Không có tai biến gây mê, không có tai biến xảy ra trong khi phẫu thuật như: tổn thương động mạch thượng vị dưới, tổn thương ống dẫn tinh, tổn thương bàng quang, tổn thương tạng thoát vị… 3.4. DIỄN BIẾN SAU PHẪU THUẬT 3.4.1. Biến chứng vô cảm Bí tiểu có 5 bệnh nhân chiếm 3,7%. Tiểu khó có 12 bệnh nhân chiếm 8,9%. 3.4.2. Biến chứng sau mổ Tụ dịch vết mổ 4 trường hợp chiếm 2,7%. Sưng vùng bìu (có điều trị kháng viêm) 7 trường hợp chiếm 4,7%. 3.4.3. Thời gian trung tiện sau mổ - Thời gian trung tiện 12 - 24 giờ có 122 bệnh nhân chiếm 90,4%. Thời gian trung tiện 24 - 48 giờ có 13 bệnh nhân chiếm 9,6%. Không có bệnh nhân có thời gian trung tiện 48 - 72 giờ. 3.4.4. Đánh giá mức độ đau sau mổ 105 bệnh nhân đau nhẹ chiếm tỉ lệ cao nhất 77,8%. 5 bệnh nhân đau rất nhẹ 3,7% và 4 bệnh nhân đau nhiều chiếmtỉ lệ thấp nhất 3%. 3.4.5. Thời gian dùng giảm đau sau mổ Thời gian dùng giảm đau 1 ngày có 38 bệnh nhân (28,1%), giảm đau 4 ngày có 8 bệnh nhân (5,9%).Thoát vị một bên thời gian sử dụng giảm đau ngắn nhất 1 ngày, dài nhất 4 ngày và trung bình 2,0 ± 0,8 ngày. Thoát vị hai bên thời gian sử dụng giảm đau ngắn nhất 1 ngày, dài nhất 4 ngày và trung bình 2,0 ± 0,9 ngày.
  • 14. 12 3.4.6. Thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sau mổ - Thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân 6 - 12 giờ, có 91 bệnh nhân chiếm ưu thế với tỉ lệ 67,5%. Thoát vị một bên thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân trung bình 10,8 ± 4,6 giờ. Thoát vị hai bên thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân trung bình 14,6 ± 5,0 giờ. 3.4.7. Thời gian sử dụng kháng sinh sau mổ Thời gian dùng kháng sinh nhóm 2 - 5 ngày có 121 bệnh nhân (89,6%). Thời gian dùng kháng sinh nhóm ≥6 ngày có 14 bệnh nhân (10,4%). Thoát vị một bên thời gian sử dụng kháng sinh trung bình 3,9 ± 1,1 ngày. Thoát vị hai bên thời gian sử dụng kháng sinh trung bình 4,0 ± 1,4 ngày. 3.4.8. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật Thời gian nằm viện từ 2-3 ngày có 49 bệnh nhân (36,3%). Thoát vị một bên thời gian nằm viện ngắn nhất 2 ngày, dài nhất 8 ngày và trung bình 4,0±1,2 ngày. Thoát vị hai bên thời gian nằm viện ngắn nhất 2 ngày, dài nhất 6 ngày và trung bình 4,2±1,3 ngày. 3.4.9. Đánh giá kết quả trong khi mổ và thời kỳ hậu phẫu 135 bệnh nhân với 149 phẫu thuật thoát vị bẹn được đánh giá dựa vào cách đánh giá của các tác giả trong nước có kết quả như sau (bảng 3.1): Bảng 3.1. Đánh giá kết quả sau phẫu thuật Đánh giá sau mổ Số trường hợp thoát vị bẹn Tỉ lệ (%) Tốt 138 92,6 Khá 7 4,7 Trung bình 4 2,7 Kém 0 0 Tổng 149 100 Kết quả tốt 138 trường hợp (92,6%), khá 7 trường hợp (4,7%), trung bình 4 trường hợp (2,7%) và không có trường hợp nào kém. 3.5. THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRUNG HẠN, DÀI HẠN 3.5.1. Cách theo dõi và lấy kết quả 28 bệnh nhân theo dõi qua điện thoại (20,7%), 96 bệnh nhân gửi thư mời đến tái khám (71,2%) và 11 bệnh nhân trả lời vào phiếu theo dõi sau đó gửi trả lại cho chúng tôi (8,1%).
  • 15. 13 3.5.2. Thời gian trở lại hoạt động bình thường Thời gian trở lại hoạt động 10 - 20 ngày có 75 bệnh nhân chiếm ưu thế với tỉ lệ 55,5%. 21 - 30 ngày có 56 bệnh nhân (41,5%). Sau 30 ngày có 4 bệnh nhân (3,0%). Thoát vị một bên: thời gian trở lại hoạt động sớm nhất 6 ngày, muộn nhất 32 ngày và trung bình 20,2 ± 5,4 ngày. Thoát vị hai bên: thời gian trở lại hoạt động sớm nhất 7 ngày, muộn nhất 36 ngày và trung bình 20,9 ± 5,9 ngày. 3.5.3. Theo dõi kết quả 1 tháng sau phẫu thuật 135 bệnh nhân với 149 trường hợp thoát vị bẹn được phẫu thuật, theo dõi được 131 bệnh nhân với 145 trường hợp thoát vị bẹn với tỉ lệ theo dõi được là 97,0%. Có kết quả: Tê vùng bẹn – bìu và rối loạn cảm giác vùng trên xương mu có 16 trường hợp chiếm 11,1%. 3.5.4. Đánh giá kết quả 1 tháng sau phẫu thuật (bảng 3.2). Bảng 3.2. Đánh giá kết quả 1 tháng sau phẫu thuật Đánh giá sau 1 tháng Số trường hợp thoát vị bẹn theo dõi được Tỉ lệ (%) Tốt 129 88,9 Khá 16 11,1 Trung bình 0 0 Kém 0 0 Tổng 145 100 Tốt có 129 trường hợp chiếm 88,9%, khá có 16 trường hợp chiếm 11,1%, trung bình và kém không có trường hợp nào. 3.5.5. Kết quả hình ảnh học của mô xơ quanh tấm lưới nhân tạo có nút dưới siêu âm và chụp cộng hưởng từ - Kết quả hình ảnh học của mô xơ quanh tấm lưới nhân tạo có nút dưới siêu âm - Mô xơ quanh tấm lưới phẳng dày 81 trường hợp chiếm 100% khôngcótrườnghợpnàomôxơmỏng. - Nút nhân tạo nằm đúng vị trí và được tổ chức xơ hóa 81 trường hợp chiếm100%,khôngcótrườnghợpnàobịdilệchnútnhântạo.
  • 16. 14 Hình 3.1. Hình ảnh siêu âm nút nhân tạo, tấm lưới nhân tạo. Bệnh nhân: Đinh Văn L., giới: nam, 75 tuổi. Mổ ngày 23/3/2013 - Kết quả hình ảnh học của mô xơ quanh tấm lưới nhân tạo có nút dưới chụp cộng hưởng từ Khảo sát quanh tấm lưới nhân tạo của 5 trường hợp điều trị thoát vị bẹn bằng phương pháp đặt tấm lưới nhân tạo có nút. Qua chụp cộng hưởng từ táikhámsau 12 thángcho kết quả: nút nhân tạo nằm đúng vị trí ở lỗ bẹn sâu. Có nhiều mô xơ ở vùng bẹn phải.. Bệnh nhân Hoàng Ngọc Tr., giới nam, 75 tuổi. Mổ ngày 03/9/2012. Tái khàm sau 22 tháng. Hình 3.2.Mặt cắt đứng dọc Hình 3.3.Mặt cắt đứng ngang bn Hoàng NgọcTr bn Hoàng Ngọc Tr. 3.5.6. Theo dõi kết quả 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng và 24 tháng sau phẫu thuật Với 121 trường hợp được theo dõi sau phẫu thuật 3 tháng, tỉ lệ theo dõi được là 89,6%. Có 4 trường hợp (3,0%) biểu hiện rối loạn cảm giác vùng bẹn-bìu, gốc dương vật và trên xương mu và có 1 trường hợp sa tinh hoàn (0,7%). Với 102 trường hợp được theo dõi
  • 17. 15 sau phẫu thuật 6 tháng chiếm tỉ lệ 87,9%. Có biểu hiện rối loạn cảm giác vùng bẹn-bìu gốc dương vật và trên xương mu có 1 trường hợp (0,9%) và có 3 trường hợp sa tinh hoàn (2,6%). Với 81 trường hợp được theo dõi phẫu thuật 12 tháng chiếm tỉ lệ 83,5%. Có 3 trường hợp sa tinh hoàn (3,1%) và tái phát có 1 trường hợp (1,2%).Với 59 trường hợp được theo dõi phẫu thuật 18 tháng chiếm tỉ lệ 78,6%. Có 2 trường hợp sa tinh hoàn (2,7%). Với 41 trường hợp được theo dõi phẫu thuật 24 tháng chiếm tỉ lệ 74,5%. Có 1 trường hợp sa tinh hoàn (1,8%). Những biến chứng khác chúng tôi chưa gặp. 3.5.7. Theo dõi những bệnh nhân bị rối loạn cảm giác do làm tổn thương hoặc do chèn ép thần kinh chậu bẹn và chậu hạ vị Rối loạn cảm giác vùng bẹn-bìu, gốc dương vật và rối loạn cảm giác vùng trên xương mu sau khi mổ đến 3 tháng có 4 trường hợp. 6 tháng có 1 trường hợp. Sau 6 tháng không có trường hợp nào. 3.5.8. Phân tích trường hợp tái phát (bảng 3.3). Bảng 3.3. Phân tích trường hợp tái phát Họ và tên bệnh nhân Tuổi Loại thoát vị đã mổ trước đó Thời gian tái phát Kỹ thuật mổ lại Nguyễn H. 63 Thoát vị bẹn trái gián tiếp, loại IIIB 8 tháng Mesh-Plug - Mổ tái phát thoát vị trực tiếp, loại IVA.Trường hợp tái phát có thành sau ống bẹn yếu, mạc ngang thụng nhiều, tổ chức mô lỏng lẻo. 3.5.9. Đánh giá kết quả 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng và 24 tháng sau phẫu thuật Đánh giá kết quả lâu dài sau mổ: - Đánh giá kết quả 3 tháng sau phẫu thuật: tốt : 95,8%, khá: 4,2%, trung bình và kém không có. - Đánh giá kết quả 6 tháng sau phẫu thuật: tốt : 97,1%, khá: 2,9%, trung bình và kém không có. - Đánh giá kết quả 12 tháng tháng sau phẫu thuật: tốt : 95,1%, khá: 3,7%, kém 1,2 % và trung bình không có. - Đánh giá kết quả 18 tháng sau phẫu thuật: tốt : 96,6%, khá: 3,4%, trung bình và kém không có. - Đánh giá kết quả 24 tháng sau phẫu thuật: tốt : 97,6%, khá: 2,4%, trung bình và kém không có.
  • 18. 16 Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 4.1.1. Về tuổi Qua công trình nghiên cứu này, chúng tôi đã phẫu thuật 149 trường hợp thoát vị bẹn trên 135 bệnh nhân bằng phương pháp đặt tấm lưới nhân tạo có nút tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, cho kết quả: tuổi trung bình là 50,3 ± 20,1. Nhỏ nhất là 18 và lớn nhất là 85 tuổi. Theo Vương Thừa Đức, Nguyễn Văn Liễu, Khương Thiện Văn cho thấy tuổi trung bình của bệnh nhân thoát vị bẹn tương đương nhau. Điều này cho thấy tuổi càng lớn thì càng dễ mắc bệnh lý thoát vị bẹn. 4.1.2. Địa dư và nghề nghiệp Trong nghiên cứu này, bệnh nhân ở nông thôn và miền núi chiếm ưu thế với tỉ lệ 74,8%, số bệnh nhân ở thành phố chỉ chiếm 25,2%. Bệnh nhân lao động nhẹ chỉ chiếm 20%, Số bệnh nhân lao động nặng và quá tuổi lao động chiếm tỉ lệ 80%. Theo nghiên cứu của Fasik, Salman, và Nguyễn Văn Liễu có kết quả tương tự. Như vậy,bệnh lý thoát vị bẹn liên quan đến công việc nặng nhọc, gắng sức làm gia tăng áp lực ổ phúc mạc. 4.1.3. Thời gian mắc bệnh Theo nghiên cứu này, từ khi phát hiện bệnh đến lúc được điều trị phẫu thuật. Số bệnh nhân mắc bệnh thoát vị bẹn dưới một năm chiếm 38,5%. Từ 1-5 năm chiếm 45,9%. Đặc biệt trên 5 năm chiếm 15,6%. Như vậy, số bệnh nhân từ khi mắc bệnh đến khi được phẫu thuật với thời gian kéo dài trên 1 năm chiếm 61,5%. Theo Nguyễn Văn Liễu, Trịnh Văn Thảo cho kết quả tương tự. Điều này chứng tỏ xu hướng của bệnh nhân đến khám bệnh để được điều trị sớm chưa được hình thành. 4.1.4. Các bệnh lý nội khoa kèm theo Với bệnh lý nội khoa kèm theo có 36 trường hợp (26,6%). Trong 135 bệnh nhân bị thoát vị bẹn chúng tôi đã mổ cho thấy: 4 bệnh nhân bị lao phổi (2,9%) đã được điều trị ổn định, 5 bệnh nhân bị bệnh lý về phế quản (3,7%) và có 6 bệnh nhân bị u xơ tuyến tiền liệt (4,5%) điều trị nội đáp ứng. Như vậy, nếu xét về yếu tố thuận lợi theo công trình của chúng tôi có 15 bệnh nhân (11,1%). Một số công trình của các tác giả khác như: Nguyễn Văn Liễu, Trịnh Văn Thảo, Bin Tayair, Neumayer… đã đề cập đến tiền sử bệnh lý nội khoa có nguy cơ tạo điều kiện cho thoát vị bẹn dễ xảy ra.
  • 19. 17 4.1.5. Tiền sử phẫu thuật ngoại khoa Qua kết quả của công trình này cho thấy: 135 bệnh nhân thoát vị bẹn gồm 20 bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật chiếm 14,7%. Trong đó, 7 bệnh nhân (5,2%) mổ ruột thừa đường Mc-Burney và mổ thoát vị bẹn bên đối diện có 5 bệnh nhân (3,7%). Theo Nguyễn Văn Liễu 27 bệnh nhân đã mổ mở u xơ tiền liệt tuyến (13,04%), 7 bệnh nhân cắt ruột thừa đường mổ Mc-Burney (3,38%), mổ thoát vị bẹn bên đối diện 9 bệnh nhân (4,34%). Tác giả Thomas, cắt ruột thừa mở 11,9%, mổ u xơ tiền liệt tuyến 1,49%. 4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 4.2.1. Thoát vị nguyên phát - tái phát Theo Salman, thoát vị bẹn nguyên phát 89,5%, thoát vị bẹn tái phát 10,5%. Theo tác giả Fasih, thoát vị bẹn nguyên phát 90,0%, thoát vị bẹn tái phát 10,0%. Với công trình nghiên cứu của tác giả Beltrán, thoát vị bẹn nguyên phát 87,8%, thoát vị bẹn tái phát 12,2%. Với nghiên cứu này đã cho kết quả: thoát vị bẹn nguyên phát 89,2%, thoát vị bẹn tái phát 10,8%. Từ các nghiên cứu trên của các tác giả cho thấy: thoát vị bẹn tái phát thay đổi từ 10,0% - 14,8%. 4.2.2. Vị trí thoát vị Qua công trình nghiên cứu này cho kết quả: thoát vị bẹn phải 55,5%, thoát vị bẹn trái 34,1%, thoát vị bẹn hai bên 10,4%. Thoát vị một bên chiếm 89,6% và thoát vị hai bên chỉ chiếm tỉ lệ 10,4%. Theo Trịnh Văn Thảo và Khang cũng cho những kết quả tương đương 4.2.3. Phân theo thể thoát vị. Nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào khám lâm sàng và kết hợp đánh giá tổn thương giải phẫu xếp thành 3 thể như sau: thoát vị bẹn thể gián tiếp, trực tiếp và phối hợp (Bảng 4.1). Bảng 4.1. Kết quả phân theo thể thoát vị của các tác giả. Tác giả Thoát vị gián tiếp Thoát vị trực tiếp Thoát vị phối hợp Nguyễn Văn Liễu 68,1% 22,3% 9,6% Ngô Viết Tuấn 70,3% 24,07% 5,6% Trịnh Văn Thảo 72,3% 25,3% 2,4% Alam A. et al. 62,7% 32,3% 5% Desarda M. P. 74% 25% 1% Gong K. [59] 70% 21% 8,5% Nghiên cứu này 73,2% 20,8% 6,0%
  • 20. 18 Với kết quả của các tác giả ở bảng trên phần nào cho thấy nghiên cứu của chúng tôi tương đương với các công trình của các tác giả trong và ngoài nước. 4.2.4. Phân loại thoát vị theo Nyhus Sự phân loại của Nyhus và Champault chúng tôi thấy phù hợp đối với hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Bởi vì, theo công trình nghiên cứu của chúng tôi đa số bệnh nhân thoát vị bẹn 133/149 trường hợp (89,2%) nhập viện để mổ với phân loại theo Nyhus là loại II, IIIA và IIIB. Như vậy, chúng tôi chọn phẫu thuật dùng tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) để mổ cho bệnh nhân thoát vị bẹn với loại II, IIIA, IIIB, IVA và IVB là hoàn toàn phù hợp lý. 4.2.5. Hình ảnh của siêu âm trước mổ Siêu âm trước mổ giúp ích nhiều trong chẩn đoán phân biệt, hoặc giúp phát hiện các bệnh lý kèm theo. Ngoài ra, trong thoát vị bẹn, trên siêu âm có thể thấy hình ảnh của tạng trong túi thoát vị. Nghiên cứu này, với 149 trường hợp thoát vị bẹn được siêu âm trước mổ cho kết quả: không có tạng thoát vị 36 trường hợp (24,2%). Có tạng thoát vị 113 trường hợp (75,8%). 4.3. VỀ PHÂN ĐỘ ASA VÀ PHƯƠNG PHÁP VÔ CẢM 4.3.1. Về phân độ ASA Phân độ ASA theo kết quả nghiên cứu của các tác giả như sau: Tác giả Dalenbäck, độ I: 85,3%, độ II: 14,1%, độ III: 0,6%. Tác giả Bringman, độ I: 80,8%, độ II: 17,5%, độ III: 1,7%. Theo công trình nghiên cứu của chúng tôi, có kết quả như sau: phân độ ASA: độ I 77,8%, độ II 20,7% và độ III 1,5%. Như vậy, các công trình nghiên cứu trên, chọn bênh nhân theo phân độ ASA, độ I và độ II chiếm ưu thế. 4.3.2. Về phương pháp vô cảm Vấn đề gây tê vùng (tê tuỷ sống hoặc tê ngoài màng cứng), cũng được các chuyên gia trong lĩnh vực mổ thoát vị bẹn đề cập đến. Ở Việt Nam, dạng giảm đau thông dụng được áp dụng là gây tê tuỷ sống. Theo Ngô Viết Tuấn, Vương Thừa Đức chủ trương sử dụng gây tê tủy sống để phẫu thuật thoát vị bẹn. Công trình của chúng tôi số bệnh nhân gây tê tủy sống là 131 chiếm 97,0%, số bệnh nhân gây mê nội khí quản là 04 bệnh nhân chiếm 3,0%.
  • 21. 19 4.4. KÍCH THƯỚC, KỸ THUẬT, CHỈ ĐỊNH ĐẶT TẤM LƯỚI NHÂN TẠO CÓ NÚT (MESH-PLUG) Ở BỆNH NHÂN THOÁT VỊ BẸN 4.4.1. Kích thước và tấm lưới nhân tạo Premilene Mesh-Plug của hãng B/BRAUN 4.4.1.1. Xác định kích thước và chuẩn bị tấm lưới nhân tạo có nút Premilene Mesh-Plug Theo Lichtenstein, Rutkow, Robbin, Salman, Fasih. Tùy theo đường kính đo được để sử dụng kích cỡ nút. Nguyên tắc khi đặt tấm lưới nút nhân tạo bắt buộc phải chọn nút có kích thước phù hợp để che phủ và tạo nên nút chặn tại lỗ bẹn sâu. Khi đặt tấm lưới nhân tạo phẳng cần có kích thước đủ rộng để che phủ thành sau ống bẹn. 4.4.1.2. Sử dụng tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) trong phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn Hiện nay, kỹ thuật đặt tấm lưới theo Rutkow và Robbins sử dụng tốt cho thoát vị gián tiếp, trực tiếp, phối hợp và tái phát. Nghiên cứu này, chúng tôi chỉ sử dụng một loại tấm lưới nhân tạo có nút Premilene Mesh-Plug của hãng B/Braun cho 149 trường hợp với: tấm lưới cỡ nhỏ có 30 trường hợp chiếm 20,1%, tấm lưới cỡ trung bình có 105 trường hợp chiếm 70,5%, tấm lưới cỡ lớn có 14 trường hợp chiếm 9,4% và cỡ cực lớn không có trường hợp nào. Kết quả này phù hợp với Robbin, Salman. 4.4.2. Kỹ thuật đặt tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) Với kỹ thuật này không phức tạp, dễ thực hiện, thời gian huấn luyện ngắn. - Kỹ thuật cố định tấm lưới nút: sau khi bóc tách túi thoát vị gián tiếp tới lỗ bẹn sâu, lộn ngược túi thoát vị vào khoang trước phúc mạc và đặt tấm lưới nhân tạo có nút vào chỗ khiếm khuyết. Cố định tấm lưới bằng 4 mũi chỉ khâu ở 4 vị trí: 3, 6, 9 và 12 giờ. Đối với thoát vị trực tiếp cần chú ý mũi ngoài cố định tấm lưới với dây chằng bẹn, mũi phía dưới lấy bờ của tấm lưới khâu với dây chằng lược. - Kỹ thuật cố định tấm lưới phẳng: tấm lưới phẳng được đặt vào thành sau ống bẹn sau thừng tinh. Khâu đính một mũi chỉ ở phía 2 cánh để ôm chặt thừng tinh. 4.4.3. Chỉ định đặt tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) Trong nghiên cứu này, chỉ định phẫu thuật đặt tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) để điều trị: thoát vị bẹn lần đầu một bên; thoát vị bẹn lần đầu hai bên và thoát vị bẹn tái phát.
  • 22. 20 Tương ứng với phân loại của Nyhus, lỗ bẹn sâu dãn và có cấu trúc thành sau ống bẹn yếu, tổ chức mạc ngang lỏng lẻo: loại II, IIIA, IIIB, IVA và độ IVB. 4.5. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THỜI GIAN TRONG PHẪU THUẬT THOÁT VỊ BẸN 4.5.1. Thời gian phẫu thuật Trong nghiên cứu này, thời gian mổ thoát vị bẹn từ 30 - 50 phút chiếm ưu thế với 123 trường hợp chiếm tỉ lệ 82,6%. Thời gian mổ ngắn nhất 20 phút, thời gian mổ dài nhất 62 phút, thời gian mổ trung bình 38,3 ± 8,7 phút. Theo Bringman thời gian mổ ngắn nhất 19 phút, dài nhất 88 phút, thời gian mổ trung bình 36 phút. Theo Saad thời gian mổ ngắn nhất 21 phút, mổ dài nhất 95 phút, thời gian mổ trung bình 38 phút. Như vậy, thời gian mổ của chúng tôi so với các tác giả trên gần tương đương nhau. 4.5.2. Thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sau mổ Nghiên cứu này, thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sau mổ từ 6 - 12 giờ (67,5%), từ 13 - 18 giờ (22,9%), 19 – 24 giờ (9,6%), sau 24 giờ (0%). Thoát vị một bên trung bình 10,8 ± 4,6 giờ, thoát vị hai bên trung bình 14,6 ± 5,0 giờ. Nghiên cứu của Vương Thừa Đức, thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sau mổ <12 giờ (26%), từ 12 giờ đến 24 giờ (73%), >24 giờ (0%). Trung bình là 16,4 giờ. Kết quả này cho thấy thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân trong nghiên cứu này có phần nào sớm hơn tác giả Vương Thừa Đức. 4.5.3. Thời gian nằm viện Với nghiên cứu này, thoát vị bẹn một bên, thời gian nằm viện ngắn nhất là 2 ngày, dài nhất là 8 ngày, trung bình là 4,0±1,2 ngày. Thoát vị bẹn hai bên, thời gian nằm viện ngắn nhất là 2 ngày, dài nhất là 6 ngày, trung bình là 4,2±1,3 ngày. Theo Miyazaki so sánh thời gian nằm viện của phương pháp Mesh-Plug là 4,3±2,7 ngày và phương pháp Bassini là 8,2±2,0 ngày. Theo Zieren, bệnh nhân mổ theo phương pháp Mesh-Plug có thời gian nằm viện 2 ± 1 ngày và theo phương pháp Shouldice có thời gian nằm viện 4 ± 2 ngày. Với kết quả của các nghiên cứu trên, chúng tôi thấy thời gian nằm viện của kỹ thuật sử dụng tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) có thời gian nằm viện ngắn hơn kỹ thuật sử dụng mô tự thân. 4.5.4. Thời gian trở lại hoạt động bình thường Nghiên cứu này, thời gian trở lại hoạt động bình thường từ 10 - 20 ngày có 75 bệnh nhân (55,5%). Thời gian trở lại trở lại hoạt động bình
  • 23. 21 thường từ 21 - 30 ngày có 56 bệnh nhân (41,5%). Thời gian trở lại trở lại hoạt động bình thường sau 30 ngày có 4 bệnh nhân (3,0%). Với công trình của Saad, Zieren cho thấy điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật mở đặt tấm lưới nhân tạo bệnh nhân có thời gian trở lại lao động bình thường sớm hơn loại phẫu thuật tái tạo thành bụng bằng mô tự thân. 4.6. ĐÁNH GIÁ ĐAU THỜI KỲ HẬU PHẪU VÀ ĐAU KÉO DÀI SAU PHẪU THUẬT 4.6.1. Đánh giá đau thời kỳ hậu phẫu Qua công trình này, chúng tôi đánh giá đau trong vòng 24 giờ đầu sau phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn bằng phương pháp đặt tấm nhân tạo có nút với 135 bệnh nhân cho kết quả như sau: đau rất nhẹ 5 bệnh nhân (3,7%), đau nhẹ 101 bệnh nhân (77,8%), đau vừa 21 bệnh nhân (15,5%), đau nhiều 4 bệnh nhân (3,0%), và đau rất nhiều 0 bệnh nhân (0%). Theo nghiên cứu của Salman, của Fasih cho kết quả tương tự. Như vậy, điều trị thoát vị bẹn bằng kỹ thuật đặt tấm nhân tạo có nút ít đau sau mổ hơn dùng mô tự thân. 4.6.2. Đau, tê vùng bẹn-bìu, gốc dương vật và rối loạn cảm giác vùng trên xương mu kéo dài sau phẫu thuật 4.6.2.1. Tỉ lệ đau kéo dài của các tác giả Nghiên cứu của Salman và Pavlidis bệnh nhân đau kéo dài sau phẫu thuật đặt tấm nhân tạo có nút có tỉ lệ từ 0,9%-1,2%. Trong nghiên cứu này chưa gặp bệnh nhân nào đau kéo dài sau mổ. 4.6.2.2. Rối loạn cảm giác vùng bẹn-bìu, gốc dương vật và vùng trên xương mu do tổn thương dây thần kinh chậu-bẹn,chậu-hạ vị 135 bệnh nhân với 149 phẫu thuật thoát vị bẹn đã được theo dõi tái khám sau 1 tháng được 131 bệnh nhân với 145 trường hợp thoát vị bẹn có 16 trường hợp rối loạn cảm giác vùng bẹn-bìu, gốc dương vật và vùng trên xương mu (11,1%). Tái khám 6 tháng chỉ còn 1 trường hợp và tái khám sau 1 năm chúng tôi ghi nhận không có trường hợp nào. Điều này, đã được Nyhus giải thích với những trường hợp sau mổ có rối loạn cảm giác vùng bẹn-bìu gây khó chịu cho bệnh nhân. Nhưng sau đó vài tháng, những cảm giác khó chịu không còn. Mặc dù, số bệnh nhân đó không được điều trị gì. 4.7. Vấn đề tái phát. Trong điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật. Vấn đề tái phát được xem như là biến chứng hàng đầu.
  • 24. 22 Qua công trình này, chúng tôi tái khám 86 trường hợp được theo dõi sau mổ 08 tháng chúng tôi gặp 1 trường hợp tái phát (1,2%). Tháng 4 năm 2011 Salman A. H. đã tổng hợp nhiều công trình khác nhau của nhiều tác giả trên thế giới về thời gian theo dõi cũng như tỉ lệ tái phát ỡ bệnh nhân thoát vị bẹn được điều trị phẫu thuật bằng phương pháp đặt tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) (bảng 4.2). Bảng 4.2. Tỉ lệ tái phát ở bệnh nhân thoát vị bẹn được điều trị phẫu thuật bằng phương pháp đặt tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) Tác giả Năm Số trường hợp Thời gian theo dõi Tỉ lệ tái phát Isemer F.E.et al. 2004 766 1 – 6 năm 1,8% Bringman S. 2003 104 1 – 5 năm 1,9% Nienhuijs S.W. 2004 113 1 – 5 năm 0,9% Gra A. 2000 1573 1 – 4 năm 1,4% Sing B. Et al. 2003 50 1 – 2 năm 0% Yermouk A. 2009 62 1 – 3 năm 0% Tỉ lệ tái phát còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, cơ sở phẫu thuật và đội ngũ phẫu thuật viên được nhiều tác giả đề cập tới nhiều hơn hết. 4.8. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRƯỚC MẮT VÀ LÂU DÀI 4.8.1. Kết quả trước mắt Với kết quả nghiên cứu này, chúng tôi có: xếp loại tốt 138 trường hợp (92,6%), khá có 7 trường hợp (4,7%), trung bình có 4 trường hợp (2,7%) và không có trường hợp kém. Vậy, với cách đánh giá kết quả trước mắt loại tốt và khá có 145 trường hợp (97,3%). 4.8.2. Kết quả trung hạn và dài hạn Qua 135 bệnh nhân được mổ thoát vị bẹn với 149 lần mổ bằng phương pháp đặt tấm lưới nhân tạo có nút tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế với thời gian tái khám sau mổ 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng và 24 tháng chúng tôi có kết quả: đánh giá kết quả 3 tháng sau phẫu thuật: tốt : 95,8%, khá: 4,2%, trung bình và kém không có. Đánh giá kết quả 6 tháng sau phẫu thuật: tốt : 97,1%, khá: 2,9%, trung bình và kém không có. Đánh giá kết quả 12 tháng tháng sau phẫu thuật: tốt : 95,1%, khá: 3,7%, kém 1,2 % và trung bình không có. Đánh giá kết quả 18 tháng sau phẫu thuật: tốt : 96,6%, khá: 3,4%, trung bình và kém không có. Đánh giá kết quả 24 tháng sau phẫu thuật: tốt : 97,6%, khá: 2,4%, trung bình và kém không có. Phải chăng đây là một kết quả bước đầu khá khả quan.
  • 25. 23 KẾT LUẬN Qua công trình nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật điều trị bằng tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) cho 135 bệnh nhân với 149 phẫu thuật thoát vị bẹn, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 1. Bệnh thoát vị bẹn gặp ở lứa tuổi trung bình 50,3  20,1 tuổi. Sống ở nông thôn và miền núi chiếm tỉ lệ 74,8% (P<0,01). Lao động nặng và quá tuổi lao động chiếm 80,0%. Số bệnh nhân vào viện với khối phồng vùng bẹn chiếm tỉ lệ 63,1%. Thời gian mắc bệnh đến khi được phẫu thuật trung bình là 3,5 năm (42,6 tháng), từ 1 năm đến 5 năm chiếm 45,9%. Điều này cho thấy bệnh nhân thoát vị bẹn đến khám bệnh để được điều trị phẫu thuật còn muộn. Phân bố theo BMI bệnh nhân có thể trạng trung bình chiếm ưu thế 84,4%. Xét về yếu tố thuận lợi các bệnh lý có liên quan với bệnh thoát vị bẹn chiếm (11,1%). Siêu âm túi thoát vị có chứa tạng thoát vị là 75,8%, trong đó ruột non chiếm ưu thế 52,3%. -Vị trí, phân loại, phân độ, chỉ định + Thoát vị bên phải 55,5%, thoát vị bên trái 34,1%, thoát vị hai bên 10,4%. + Thoát vị bẹn thể gián tiếp 73,2%, thoát vị bẹn thể trực tiếp 20,8%, thoát vị bẹn thể phối hợp 6,0%. + Phân loại thoát vị theo Nyhus: loại II có 27 trường hợp (18,1%), loại IIIA có 25 trường hợp (16,8%), loại IIIB có 81 trường hợp (54,3%), loại IVA có 6 trường hợp (4,1%) và loại IVB có 10 trường hợp (6,7%). + Chỉ định phẫu thuật: thoát vị bẹn lần đầu 89,2%, thoát vị bẹn tái phát 10,8%. Đáng lưu ý phẫu thuật đặt tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) đa số được chỉ định cho các trường hợp thoát vị bẹn có thành sau yếu 81,9% (Nyhus III và IV), thoát vị bẹn tái phát (10,8%) và thoát vị bẹn ở người trên 50 tuổi (56,3%). - Không có tai biến gây mê, tai biến trong quá trình phẫu thuật. - Trong kỹ thuật cố định tấm lưới phẳng: với những trường hợp thành sau ống bẹn yếu nên khâu cố định chu vi của tấm lưới nhân tạo bằng những mũi chỉ rời để làm vững chắc thêm thành sau ống bẹn. - Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật (n=149): kết quả tốt 92,6%, khá 4,7%, trung bình 2,7% và không có trường hợp nào kém.
  • 26. 24 2. Với thời gian theo dõi sau mổ từ 1 tháng đến 33 tháng, cho các kết quả bước đầu trong mổ thoát vị bẹn bằng phương pháp đặt tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) như sau: - Siêu âm và chụp cộng hưởng từ sau phẫu thuật cho thấy nút nhân tạo và tấm lưới phẳng nằmđúng vị trí và đượctổ chức xơ hóa.Không cótrườnghợpnàobịdilệchnútnhântạovàtấmlướiphẳngnhântạo. - Kết quả 1 tháng sau phẫu thuật (n=145, tỉ lệ theo dõi được 97,0%): tốt có 129 trường hợp 88,9%, khá có 16 trường hợp 11,1%, trung bình và kém không có trường hợp nào. - Kết quả 6 tháng sau phẫu thuật (n=102, tỉ lệ theo dõi được 87,9%): tốt có 99 trường hợp (97,1%), khá có 3 trường hợp (2,9%), trung bình và kém không có trường hợp nào. - Kết quả 12 tháng sau phẫu thuật (n=81, tỉ lệ theo dõi được 83,5%)): tốt có 77 trường hợp (95,1%), khá có 3 trường hợp (3,7%), trung bình không có trường hợp nào và kém có 1 trường hợp (1,2%). - Kết quả 24 tháng sau phẫu thuật (n=41, tỉ lệ theo dõi được 74,5%): tốt có 40 trường hợp (97,6%), khá có 1 trường hợp (2,4%), trung bình và kém không có trường hợp nào. Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy phẫu thuật bằng phương pháp đặt tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) là một phẫu thuật có giá trị, an toàn và hiệu quả để điều trị thoát vị bẹn ở người lớn.
  • 27. 25 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ 1. Lê Quốc Phong, Nguyễn Văn Liễu, Lê Lộc, Nguyễn Đoàn Văn Phú (2011), “Nghiên cứu ứng dụng tấm lưới nhân tạo Polypropylene điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân trung niên và lớn tuổi”, Y họcViệt Nam, 385, tr. 316-323. 2. Nguyễn Đoàn Văn Phú, Lê Lộc, Nguyễn Văn Liễu (2012), “Đánh giá kết quả sớm trong điều trị thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug)”, Tạp Chí Y Dược Học Trường Đại Học Y Dược Huế, 11, tr. 43-51. 3. Nguyễn Đoàn Văn Phú, Lê Lộc, Nguyễn Văn Liễu (2013), “Điều trị thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug)”, Tạp Chí Y Dược Học Trường Đại Học Y Dược Huế, 18, tr. 40-46. 4. Nguyễn Đoàn Văn Phú, Lê Lộc (2014), “Điều trị thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug)”, Hội nghị Khoa học – Công nghệ Tuổi trẻ các Trường Đại học, Cao đẳng Y – Dược Việt Nam lần thứ XVII, tr. 82-89.
  • 28. MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING HUE UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY NGUYỄN ĐOÀN VĂN PHÚ APPLIED RESEARCH IN SURGICAL TREATMENT OF INGUINAL HERNIA UTILIZING MESH-PLUG Specialty : Adominal surgery Code : 62.72.01.25 SUMMARY OF DOCTOR OF PHYLOSOPHY THESIS IN MEDICINE Hue – 2015
  • 29. The thesis implemented at HUE MEDICO-PHARMACY COLLEGE Scientific supervisors: Assoc/Prof. LE LOC Reviewers 1: Reviewers 2: Reviewers 3: The thesis will be presented before jury board At……… hour …/…/ … The thesis can be found at: 1. The National Library 2. The Library of Hue University of Medicine and Pharmacy 3. Hue Central Hospital Library
  • 30.
  • 31. 1 INTRODUCTION 1. Rationale of the Research topic Currently, surgical treatment of inguinal hernia is still a topic of interest by surgeons. Evidence shows that over the past 130 years, based on surgical techniques suggested by Bassini, over 100 different types of surgeries, improved and modified by many other surgeons have applied all over the world, aimed at selecting an optimal method which can offer the best treatment results. The reconstructive surgery of the abdominal wall to treat inguinal hernia using anatomical structures is the first and most commonly used method in history. However, these types of surgery using anatomical structures are still facing many difficulties in the cases of inguinal hernia in which structures of the inguinal canal are destroyed, damaged and greatly changed. Moreover, the tension of the sutures causes prolonged postoperative pain and sometimes insufficient blood supply, resulting in incomplete healing of tissue which may lead to high risks of recurrence. To effectively remove the tension of the sutures in abdominal wall reconstruction by means of autologous tissue regeneration, a surgical mesh is grafted to the weak spot of the posterior wall of the inguinal canal. Therefore, it is acceptable to use surgical mesh in treating inguinal hernia to make the surgery free from creating tension of the structures of the inguinal canal wall. In 1965, Rives followed by Detrie and then Stoppa, Rotkow, Robbins performed repair of inguinal hernia by using surgical mesh with low recurrence rates: Stoppa’s technique anf Rives’ technique (1.6% ), Lichtenstein’s technique (<1%). In 1989, Lichtenstein IL, Shulman AG, Amid PK and Montlor M.M. used Mesh-Plug to reconstruct the defective inguinal canal floor. Then Gilbert in 1992, and Rutkow and Robbins in 1993, applied this technique routinely because of its outstanding advantages. Surgical treatment using Mesh-Plug in Vietnam remains a new method, not widely applied. However, with its so many advantages as recognized by many surgeons in the world, we tried our best to carry out the study of this surgical approach to apply to Vietnamese patients, as well as contributing to the wealth of surgical treatment methods for inguinal hernia in Vietnam. 2. Objectives of the study - To investigate clinical characteristics, preclinical, treatment indications and characteristics of surgery for inguinal hernias treatment by Mesh-Plug. - To evaluate the results of surgical treatment for inguinal hernia by using Mesh- Plug. 3. Practical significance and contributions of the study Inguinal hernia is a common disease, whose treatment is primarily surgical - abdominal wall reconstruction using autologous tissue and surgical mesh. Each method has its advantages and disadvantages and possesses certain rate of complications and recurrence. In the methods of reconstructive surgery for abdominal wall, the technique used artificial mesh node (Mesh-Plug) are rated good. That is why, It is necessary to conduct the research and assess the treatment outcomes of this surgical approach. The research shows that: some clinical and preclinical characteristics of inguinal hernia pathology help detect the disease at an early stage, which facilitates the choice of an appropriate treatment promising good results. The research results help assess the technical advantages of using Mesh-Plug. Complications: seroma 2.7%, hematoma 0%, wound infection 0%, recurrence rates 1.2%.
  • 32. 2 Successful results from the surgery is valuable contribution of using Mesh-Plug to treat patients with inguinal hernia. 4. Structure of the thesis The thesis comprises 125 pages (not including references and appendices) The thesis is divided into: + Introduction 2 pages + Chapter 1: Overview 36 pages + Chapter 2: Objects and methods of research 21 pages + Chapter 3: Research Results and Findings 23 pages + Chapter 4: Discussion 41 pages + Conclusion 2 pages The thesis includes 33 tables, 10 charts, and 123 references including 26 in Vietnamese, 88 in English, and 9 in French. The Appendices include research works, illustrating images, research forms, patients list. Chapter 1 OVERVIEW 1.1. HISTORY OF INGUINAL HERNIA TREATMENT IN THE WORLD 1.1.1. History inguinal hernia treatment with autologous tissue 1.1.2. History inguinal hernias treatment by means of surgical mesh History of inguinal hernia treatment by means of open surgery with surgical mesh. History inguinal hernias treatment by endoscopic surgery with surgical mesh. 1.2. EMBRYOLOGY AND ANATOMY 1.2.1. Embryology When the testicles pass down into the scrotum, they are accompanied by a blastocyst and form a processus vaginalis peritonnei; this tube will be obstructed in the spermatic cord to form ligament of Cloquet separating peritoneal cavity above and spermatic cavity below. 1.2.2. Anatomy of inguinal canal Inguinal canal is a passage between the layers of the abdominal wall, from 4 to 6 cm in length, consisting of four walls: anterior, superior, (roof) posterior, and inferior (floor) with two inguinal rings: deep and superficial, and inguinal ligament, interfoveolar ligament, iliopectinal ligament (cooper ligament), iliopubic tract, inguinal falx. 1.3. CAUSES OF INGUINAL HERNIA Inguinal hernia is due to two major groups of causes: congenital and acquired. 1.3.1. Congenital causes The cause leading to indirect inguinal hernia in children is due to existence of processus vaginalis peritonnei after birth. 1.3.2. Acquired Causes - Physically strenuous activities leading to inguinal hernia. - The intra-abdominal pathology leading to inguinal hernia. - Inguinal hernia in patients after open appendectomy - Genetic factors, epidemiologic factors and histopathologic factors. 1.4. CLINICAL PRESENTATION CLASSIFICATION AND COMPLICATIONS OF INGUINAL HERNIA 1.4.1. Clinical presentation of inguinal hernia
  • 33. 3 The history and clinical examination are the best methods to diagnose inguinal hernia. 1.4.2. Classification of inguinal hernia - Inguinal hernia is classified by location (indirect hernia, direct or combined); by cause (congenital sin, acquired); by stage (whether to be pushed back up or not); in relation to the peritoneum (anterioperitoneal, strangulated, sliding). - Classification of inguinal hernia suggested by Nyhus and Champault (1996): Type I, II, IIIA, IIIB, IIIC, IVA, IVB, IVC and IVD. 1.4.3. Complications of inguinal hernia Bowel stricture, bowel obstruction and bowel strangulation. 1.5. ULTRASOUND, TOMOGRAPHY AND MRI OF INGUINAL AND SCROTAL REGIONS Means of diagnostic imaging helps diagnostically identify, and assess the amount of the hernia sac contents. 1.6. METHODS OF TREATMENT OF INGUINAL HERNIA IN ADULTS 1.6.1. Conservative treatment by wearing a sling (Truss) 1.6.2. Surgical treatment - Indication: According to Lenilman and Roslin: "The result becomes fair when surgical techniques are timely and properly applied in inguinal hernia pathology..." and "try to avoid emergency surgery of inguinal hernia if possible". - Principles of inguinal hernia surgery Careful dissection, ties, high cut of the neck of hernia sac to avoid damaging the adjacent organs. Reconstruction of the abdominal wall based 2 main methods: with reconstruction of the posterior wall of the inguinal canal and without reconstruction of the posterior wall of the inguinal canal. Strengthening the firmness of the walls of inguinal canal by placing surgical mesh (Mesh- Plug...). - The open surgical approach + Using autologous tissue to reconstruct the abdominal wall in treating inguinal hernias: such methods as Bassini, Shouldice, Mc-Vay... + Open surgery using surgical mesh suggested by Lichtenstein (mesh), and by Rutkow and Robbins (Mesh-Plug) + Laparoscopy: the mesh is placed trough the abdominal cavity, outside the peritoneum, in the peritoneum, and completely outside the peritoneum. 1.6.3. Technical requirements of an surgical mesh An ideal surgical mesh: not being physically modified by tissue fluid, chemically inert, non-rejectable, withstanding mechanical tension... 1.7. HAZARDS AND COMPLICATIONS OF INGUIBAL HERNIA SURGERY 1.7.1. Complications during surgery Damage: to inguinal-iliac nerve and iliohypogastric nerve, vas deferens, organs in hernia sac, bladder, inferior epigastric artery… 1.7.2. Early postoperative complications Wound bleeding or wound hematoma, hematoma in the groin-scrotal region, wound seroma, wound infection, urinary retention, dysuria. 1.7.3. Late complications Hernia recurrence, chronic postoperative pain, testicular atrophy, testicle hernia, hydrocele, sensory disturbances in the groin-scrotal region. 1.7.4. Complications induced by the mesh
  • 34. 4 Mesh migration, infection, visceral perforation caused by mesh. Chapter 2 STUDY SUBJECTS AND RESEARCH METHODS 2.1. STUDY SUBJECTS Study subjects included 135 patients with 149 cases diagnosed inguinal hernia and surgery was conducted with Mesh-Plug at two hospitals: Hue Central Hospital and Hospital of Hue University of Medicine and Pharmacy. Duration of the study: from November 2011 to October 2014. These patients underwent surgery in the period from November 2011 to August 2014. - Inclusion criteria Male patients, aged 18 or older; first-time inguinal hernia, one side or both sides; direct, indirect or combined inguinal hernia, and recurrent hernia; programmed surgery. ASA ≤ III. - Exclusion criteria Stuffy inguinal hernia; patients with severe medical conditions; patients with regular intra-abdominal hyperpressure. 2.2. RESEARCH METHODS - A clinical, descriptive, prospective, interventive study, non-comparative, and non- retrospective. - Sample size formula is as follows: where: n: minimum number of patients. P: recurrence rate, chosen based on the literature, P = 3%. α: statistical significance level, if α = 0.05, then Z1-α / 2 = 1.96. Δ: desirable deviation, Δ = 0.03. Calculation based on this formula showed n ≥ 124 patients. 2.2.1. Investigating common characteristic of inguinal hernia patients For each patient, the following were recorded: age; residence address; occupation; reason for hospital admission; disease duration from the onset of symptoms until the hernia surgery. Body weight: based on BMI. 2.2.2. Investigating history of patients with inguinal hernia - Medical history: cardiovascular; respiratory; increased abdominal pressure - History of surgery: inguinal hernia surgery; benign prostatic hyperplasia surgery; open appendectomy; midline supraumbilical laparotomy… 2.2.3. Clinical Investigation of inguinal hernia The classification of inguinal hernia in this study was based on Nyhus classification: type II; IIIA, IIIB, IIIC; type IVA; IVB. 2.2.4. Preclinical Investigation of inguinal hernia Checking cardiovascular function; respiratory function; routine preoperative tests; groin-scrotal ultrasound. 2.2.5. ASA physical status classification 2.2.6. Indications of Mesh-Plug in inguinal hernia surgery Mesh-Plug is used for patients classified by Nyhus as type II, IIIA, IIIB, IVA and IVB. - Size artificial mesh node: we agreed with
  • 35. 5 If the diameter is <2 cm, small size Mesh-Plug is used, diameter 2 to <3 cm, medium size, and diameter 3 to <4 cm large size. 2.2.7. Surgical treatment of inguinal hernia utilizing Mesh-Plug 2.2.7.1. Surgical techniques for placing Mesh-Plug Phase 1. Step 1. operation line: skin incision parallel to the inguinal ligament, 2-6cm long. Step 2. Incision of the fascia of the external oblique muscle from the superficial inguinal ring to deep inguinal ring. Dissection and preservation of pelvic-inguinal, pelvic- hypogastric nerves. Step 3. Incision along the spermatic cord to find the hernia sac. Step 4: - For indirect hernia: dissection of hernia sac to the deep inguinal ring. Measure the size of the deep inguinal ring, turning the sac inside out into the peritoneal cavity. Phase 2. Placing the Mesh-Plug The Mesh-Plug is placed in the axis of the hernia sac to seal completely the deep inguinal ring. The Mesh-Plug is fixed to muscle by 4 stitches of 2.0 propylene suture in positions 12h, 3h, 6h and 9h. Phase 3. Place the flat mesh Placing the flat mesh in the posterior wall of the inguinal canal behind the spermatic cord. Fixing it with a stitch at the 2 wings. In case the posterior wall of the inguinal canal is weak, sew the perimeter of the mesh with separated sutures. Phase 4. Sewing the fascia of the external oblique muscle and the skin. - For direct hernia: transversalis fascia is cut in the perimeter of the hernia sac to expose the fat layer before the peritoneum. Place the Mesh-Plug, fixing it with 4 stitches as mentioned above. Then place the flat mesh. Sewing the fascia of the external oblique muscle and the skin 2.2.7.2. Surgical time: in minute (<30 minutes, 30-50 minutes, 51-70 minutes). 2.2.8. Methods to evaluate of research findings 2.2.8.1. Evaluate surgical results In order to reach an agreement on assessment of immediate results and long-term results of surgery, we rely on assessments by Vietnamese authors such as Bui Duc Phu, Nguyen Luong Tan, Ta Xuan Son, Khuong Thien Van, and Nguyen Van Lieu . 2.2.8.2. Follow-up and preliminary results All the 135 patients were treated with 149 cases of inguinal hernia surgery from November 2014 to August 2014. We recorded accidents and complications resulting from anesthesia, surgical techniques such as bleeding due to injury to branches of the obturator artery, inferior epigastric artery…; damage to such nerves as: ilio-iguinal nerve, ilio- hypogastric nerve...; damage to herniated organs, wound hematoma; wound infection and death from other causes. Evaluation criteria: - Excellent: no accidents, n complications during surgery. During postoperative period: mild scrotal swelling requiring no treatment of anti-inflammatory drugs; slight incision pain requiring no analgesia after 24 hours. - Good: swelling of the scrotum and testicles requiring anti-inflammatory therapy, wound pain requiring medications for 2 to 3 days. - Fair: scrotal hematoma, wound infection. - Poor: death. 2.2.8.3. Postoperative assessment
  • 36. 6 Based on the measurement of pain and the patient's complaints of pain. 2.2.8.4. Duration of using injectable pain killer after surgery: in day (1 day, 2 days, 3 days and 4 days) 2.2.8.5. Time of flatus occurring after surgery: in hour (12-24 hours,> 24-48 hours,> 48-72 hours). 2.2.8.6. Time of recovering personal activities after surgery: from completion of surgery until the patient can stand up, walk again without helpers. 2.2.8.7. Duration of administering antibiotics after surgery: in day (2-3 days, 4-5 days and 6 days). 2.2.8.8. Follow-up for mid-term and long-term results - How to do: Conducting follow-up in 3 ways: 1) by telephone 2) by invitation to re-examination and 3) by questionnaire. The issues to be assessed through follow-up: + Recurrence; prolonged wound infection; prolapsed testicles; ejaculatory disorders... + Survey using ultrasound imaging, magnetic resonance imaging. - Evaluation criteria: + Excellent: no complications. + Good: no recurrence, but with accompanying pain, numbness in the groin-scrotal region, prolapsed testicles. + Fair: no recurrence but with testicular atrophy, prolonged wound infection. + Poor: recurrence. 2.2.8.9. Survey using images of the inguinal region from ultrasound and magnetic resonance after placing surgical mesh - Survey using ultrasound imaging of the groin: The purpose of postoperative ultrasound is to detect: hematoma, seroma after surgery, hernia recurrence, mesh displacement, thickness of tissue covering the mesh. - Survey using magnetic resonance images of the groin: Magnetic resonance images showed clear signs of T1 hypointense, moderate or low signals, signals of enhancement after contrast administration of Mesh-Plug, as well as detecting other lesions associated with the displacement of the mesh. 2.2.9. Methods of data processing The data is processed by means of statistical methods based on software for medical statistics SPSS 15.0 for Windows. Chapter 3 RESEARCH RESULTS From November 2011 to August 2014, 149 cases of inguinal hernia surgery were performed on 135 male patients, utilizing Mesh-Plug, whose results are as follows. 3.1. GENERAL FEATURES 3.1.1. Age
  • 37. 7 Figure 3.1. The distribution of patients by age The youngest patient was 18 years old and the oldest is 85 years old. The mean age was 50.3 ± 20.1 years. 76 patients (56.3%) were between 51 and 85 years old 3.1.2. Distribution of patients according to locality There are 101 patients living in rural and mountainous areas accounting for 74.8% (P <0.01). 3.1.3. Distribution by profession. The number of senior patients doing manual work with inguinal hernia accounted for 80.0% (P <0.05). 3.1.4. Reasons for admission to hospital The number of hospitalized patients with swelling in the groin accounted for 63.1%. The number of hospitalized patients with groin-scrotal swelling accounted for 36.9%. 3.1.5. The duration between the disease onset and surgery The number of patients with disease duration from 1 to 5 years accounted for 45.9%. The shortest disease duration was 0.3 months and the longest one was 40 years, the mean duration was 3.5 years (42.6 months). 3.1.6. Distribution by BMI The number of patients with medium build was 114 (84.4%) (P <0.01). 3.1.7. History of medical conditions Cardiovascular diseases accounted for 15.5% ratio. In terms of favorable factors: 15 patients (11.1%). Patients with medical conditions history accounted for 26.6%. 3.1.8. Surgical History The number of patients with history of appendectomy surgery (Mc-Burney incision) was 7 (5.2%). The number of patients with history of contralateral inguinal hernia surgery was 5 (3.7%). 3.1.9. History of inguinal hernia surgery by method Patients with a history of inguinal hernia surgery by means of unknown method accounted for 75.0%. 3.1.10. Grading ASA The number of patients with ASA score of I accounted for the highest proportion with 105 cases (77.8%). The number of patients with ASA score of III was the lowest with only 2 cases (1.5%). 3.2. MORPHOLOGICAL CHARACTERISTICS AND HERNIA CLASSIFICATION 3.2.1. Primary inguinal hernia and recurrent inguinal hernia
  • 38. 8 Primary inguinal hernia was found in 133 patients (89.2%). Recurrent inguinal hernia was found in 16 patients (10.8%). 3.2.2. Location of hernia Hernia on the right side was found in 75 patients (55.5%). Hernia on the left side was found in 46 patients (34.1%). Hernia on both side was found in 14 patients (10.4%). 3.2.3. Types of hernia Indirect inguinal hernia was recorded in 109 cases (73.2%). Direct inguinal hernia was recorded in 31 cases (20.8%). Combined inguinal hernia was recorded in 9 cases (6.0%). 3.2.4. Classification of inguinal hernia based on Nyhus Type IIIA inguinal hernia was found in 25 cases (16.8%). Type IIIB inguinal hernia was found in 81 cases (54.3%). Type IVA inguinal hernia was found in 6 cases (4.1%). Type IVB was found in 10 cases (6.7%). 3.2.5. Results of groin-scrotum ultrasound No visceral herniation was found in 36 cases (24.2%). Visceral hernia was found in 113 cases (75.8%). The small intestine is the common organ hernia with 78 cases (52.3%). 3.3. CHARACTERISTICS OF SURGERY 3.3.1. Anesthesia (number of patients) Spinal anesthesia with 131 patients (97.0%). Endotracheal anesthesia with 4 patients (3.0%). 3.3.2. Visceral hernia during surgery No visceral hernia was found in 139 cases, accounting for 93.3%. Omentum hernia was found in 8 case, accounting for 5.4%. The small intestine 2 cases, accounted for 1.3%. 3.3.3. Hernia hole size (number of cases) Hernia hole with the smallest diameter of 1.2 cm, the largest diameter of 3.3 cm. The average size of the hernia hole was 2.20 ± 0.49 cm. 3.3.4. Mesh-Plug size (number of cases) Small size Mesh-Plug was used in 30 cases, accounting for 20.1%. Medium size Mesh-Plug was used in 105 cases (70.5%). Large size Mesh-Plug was used in 14 cases (9.4%). 3.3.5. Surgery Duration Inguinal hernia operations lasted from 30 to 50 minutes in 123 cases (82.6%). The shortest duration was 20 minutes, the longest 62 minutes, so the mean surgery duration was 38.3 ± 8.7 minutes. 3.3.6. Perioperative accidents Neither anesthetic accidents, nor other accidents such as damage to lower epigastric artery, vas deferens, bladder, herniated organs occurred during surgery. 3.4. POSTOPERATIVE DEVELOPMENTS 3.4.1. Senselessnees as complication 5 patients with urinary retention accounted for 3.7%. Dysuria was found in 12 patients, accounting for 8.9%. 3.4.2. Postoperative Complications Wound seroma was found in 4 case accounting for 2.7%. Scrotal swelling (dealt with anti-inflammatory treatment) 7 cases, accounting for 4.7%. 3.4.3. First flatus time after surgery - First flatus time after surgery was recorded at 12-24 hours in 122 patients, accounting for 90.4%. First flatus time after surgery was recorded at 24-48 hours in 13 patients, accounting for 9.6%. No patient had first flatus after 48-72 hours of surgery.
  • 39. 9 3.4.4. Assessing postoperative pain levels 105 patients with mild pain accounted for the highest percentage of 77.8%, 5 patients with very slight pain, accounting for 3.7% and 4 patients with severe pain accounting for the lowest percentage of 3%. 3.4.5. The duration of administration of postoperative analgesics The duration of administering analgesics for 1 day was in 38 patients (28.1%), for 4 days in 8 patients (5.9%). One-sided hernia patients required the shortest use of analgesics for only one day, the longest use was 4 days and the mean duration was 2.0 ± 0.8 days. Two-sided hernia patients required the shortest use of analgesics for only one day, the longest use was 4 days and the mean duration was 2.0 ± 0.9 days.. 3.4.6. Post-operative Recovery of personal daily activities - Personal daily activities were resumed after 6-12 hours in 91 patients, accounting for 67.5%. One-sided hernia required an average of 10.8 ± 4.6 hours for recovery of personal daily activities. Two-sided hernia required an average of 14,6 ± 5,0 hours for recovery of personal daily activities. 3.4.7. Duration of administering antibiotics after surgery Antibiotics for 2-5 days in 121 patients (89.6%); antibiotics for ≥6 day in 14 patients (10.4%); Duration of administering antibiotics for one-sided hernia was 3.9 ± 1.1 days, on average, for two-sided hernia sides 4.0 ± 1.4 days. 3.4.8. Length of hospital stay after surgery 49 patients needed hospital stay of 2-3 days (36.3%). One-sided hernia required the shortest hospital stay of 2 days, and the longest of 8 days or 4.0 ± 1.2 days, on average. Two-sided hernia required the shortest hospital stay of 2 days, and the longest 6 days or 4.2 ± 1.3 days, on average. 3.4.9. Assessment of the results during intra-operative and postoperative periods 135 patients with 149 inguinal hernia were evaluated based on the evaluation criteria suggested by Vietnamese authors as shown in the following results (Table 3.1): Table 3.1. Evaluation of the results after surgery Evaluation after surgery Number of hernia cases Percentage (%) Excellent 138 92.6 Good 7 4.7 Fair 4 2.7 Poor 0 0 Total 149 100 Excellent results were recorded in 138 cases (92.6%), Good in 7 cases (4.7%), fair in 4 cases (2.7%) and no cases of poor result. 3.5. MONITORING, ASSESSMENT OF MID-TERM AND LONG TERM RESULTS 3.5.1. How to track and retrieve results 28 patients with follow-up by telephone (20.7%), 96 patients by invitations to hospital (71.2%) and 11 patients answering the questionnaire then sending back to us (8,1%). 3.5.2. Recovery time before back to normal life
  • 40. 10 Recovery time before back to normal life was 10-20 days in 75 patients, accounting for 55.5%; 21-30 days in 56 patients (41.5%); more than 30 days in 4 patients (3.0%). One- sided hernias required at least 6 days, and at most 32 days, or 20.2 ± 5.4 days, on average. Two-sided hernia required at least 7 days, and at most 36 days, or 20.9 ± 5.9 days, on average. 3.5.3. Investigating results 1 month after surgery Of 135 patients with 149 cases of inguinal hernia surgery, there were 131 patients with 145 cases of inguinal hernia whose result 1 month after surgery were investigated, accounting for 97.0%. Results: Numbness in the groin – scrotal area and sensory disturbances in the pubic region recorded in 16 cases, accounting for 11.1%. 3.5.4. Assessment of the results 1 month after surgery (Table 3.2). Table 3.2. Assessment results 1 month after surgery Result Assessment Number of inguinal hernia Percentage (%) Excellent 129 88.9 Good 16 11.1 Fair 0 0 Poor 0 0 Total 145 100 Assessed results were excellent in 129 cases, accounting for 88.9%; good in 16 cases, accounting for 11.1%, fair or poor results were not found in any cases. 3.5.5. Results of surveying images of fibrous tissue surrounding the Mesh-Plug from ultrasound and magnetic resonance imaging Results of surveying images of fibrous tissue surrounding the Mesh-Plug from ultrasound. - Fibrous tissue surrounding the Mesh-Plug were in 81 cases, accounting for 100%. There is no case with thin fibrous tissue. - The Plug was in proper place and was held by fibrous tissue in 81 cases, accounting for 100%. No cases of displaced Plug were found. Figure 3.1. Ultrasound Imaging of surgical mesh and plug. Patient: Dinh Van L., gender: male, 75 years old. Surgery Date 23/03/2013 Results of surveying images of fibrous tissue surrounding the Mesh-Plug from MRI
  • 41. 11 Surveying the surgical mesh of 5 cases of inguinal hernias treated by means of Mesh-Plug. Follow-up MRI after 12 months of surgery gave the result: Mesh-Plug was in the proper place at the deep inguinal ring. There are fibrous tissue in the right groin area. Patient: Hoang Ngoc Tr., male, 75 years old. Operated on 03/9/2012. Re-examination after 22 months. Pictures 3.2. Sagittal section Patient Hoang Ngoc Tr Pictures 3.3. Coronal section Patient Hoang Ngoc Tr 3.5.6. Investigating results at 3 months, 6 months, 12 months, 18 months and 24 months after surgery 121 cases, accounting for 89.6%, were monitored for 3 months after surgery, in which there were 4 cases (3.0%) with sensory disturbances in the groin-scrotum, penis root and the pubic bone and 1 case of testicular drop (0.7%). 102 cases, accounting for 87.9%, were monitored for 6 months after surgery, in which there was 1 case (0.9%) with sensory disturbances in the groin-scrotum, penis root and the pubic bone and 3 cases of testicular drops (2.6%). 81 cases, accounting for 83.5%, was monitored for 12-month after surgery, in which there were 3 cases of testicular drops (3.1%) and 1 case of hernia recurrence (1.2%). 59 cases, accounting for 78.6%, were monitored for 18 months after surgery, in which there were two cases of testicular drops (2.7%). 41 cases, accounting for 74.5%, were monitored for 24 months after surgery, in which there was one case of testicular drop (1.8%). Other complications than above mentioned ones were not found. 3.5.7. Monitoring patients for sensory disturbances due to damage caused by decompression of ilio-inguinal and ilio-hypogastric nerves. Sensory disturbances in the groin-scrotum, root of the penis and pubic bone from the surgery to the third month after the surgery were found in 4 cases, the sixth month 1 case and after 6 months no cases. 3.5.8. Analysis of cases of hernia recurrence (Table 3.3). Table 3.3. Analysis of recurrent cases
  • 42. 12 Patient’s full names Age Previously treated hernia Time of recurrence Surgical technique for treating recurrence Nguyen H. 63 Left-sided inguinal hernia, indirect, type IIIB 8 months Mesh-Plug - Surgery for type IVA recurrent direct inguinal hernia was performed when there was a weak posterior wall of the inguinal canal, sagging transversalis fascia, loose tissue organization. 3.5.9. Evaluating the results at month 3, month 6, month 12, month 18 and month 24 after surgery Evaluating long-term results after surgery: - Evaluate the results 3 months after surgery: excellent: 95.8%, good: 4.2%, fair and poor: none. - Evaluate the results 6 months after surgery: excellent: 97.1%, good: 2.9%, fair and poor: none. - Evaluation of the results 12 months after surgery: excellent: 95.1%, good: 3.7%, poor:1.2% and fair: none. - Evaluation of the results 18 months after surgery: excellent: 96.6%, good: 3.4%, and fair and poor: none. - Evaluation of the results 24 months after surgery: excellent: 97.6%, good: 2.4%, and fair and poor: none. Chapter 4 DISCUSSION 4.1. GENERAL FEATURES 4.1.1. Age 149 cases of surgical inguinal hernia was performed on 135 patients utilizing Mesh- Plug at Hue Central Hospital and the Hospital of Hue University of Medicine and Pharmacy. The patients’ average age was 50.3 ± 20.1. The youngest was 18 and the oldest was 85 years old. The studies done by Vuong Thua Duc, Nguyen Van Lieu, Khuong Thien Van, showed similar data: the average age of patients with inguinal hernias were similar. This suggests that the older the patients are, the more susceptible they are to inguinal hernia. 4.1.2. Locality and career In this study, most the patients were from rural and mountainous areas, accounting for 74.8%. while patients from urban areas accounted for only 25.2%. Patients with mild labor accounts for 20%, whereas patients with hard labor and senior labourers accounted for 80%. Studies by Fasik, Salman, and Nguyen Van Lieu gave similar results. Thus, inguinal hernia pathology involves hard work, strenous exercise resulting in increased pressure in peritoneal cavity. 4.1.3. Disease duration Disease duration, as used in this study, is the time from the detection of the disease till the time of surgical treatment. The number of patients with inguinal hernias with disease duration of less than a year accounted for 38.5%, 1-5 years 45.9%, over 5 years 15.6%. Thus, the number of patients with disease duration of over 1 year accounted for 61.5%.
  • 43. 13 Studies by Nguyen Van Lieu, Trinh Van Thao give similar results. This proves that the tendency of patients going to the clinic for early treatment has not been established. 4.1.4. The accompanying medical conditions Accompanying medical conditions were recorded in 36 cases (26.6%). In 135 patients with inguinal hernia surgically treated, the following accompanying medical conditions were detected: 4 patients with pulmonary tuberculosis (2.9%), which was effectively treated, and 5 patients with bronchial pathology (3.7%) and 6 patients with prostate fibrosis (4.5%), responding to treatment. Thus, in terms of facilitating factors, there were 15 patients (11.1%). Some works of other authors such as Nguyen Van Lieu, Trinh Van Thao, Bin Tayair, Neumayer... mentioned medical conditions facilitating inguinal hernia. 4.1.5. Prehistoric surgical procedures Of 135 patients with inguinal hernia there were 20 patients with a history of surgery, accounting for 14.7%. Of these, 7 patients (5.2%), experienced Mc-Burney appendicitis surgery and repair of inguinal hernia on the opposite side in 5 patients (3.7%). In a study by Nguyen Van Lieu there were 27 patients undergoing previous open surgery for benign prostatic hyperplasia (13.04%), 7 patients with appendectomy (Mc- Burney incision) (3.38%), 9 patients with repair of inguinal hernia on the opposite side in (4.34%). According to Thomas, open appendectomy accounted for 11.9%, benign prostatic hyperplasia surgery 1.49%. 4.2. CLINICAL AND PRECLINICAL FEATURES 4.2.1. Primary and recurrent hernia According to Salman, primary inguinal hernia accounted for 89.5%, and recurrent hernia 10.5%. Fasih showed primary inguinal hernia accounted for 90.0%, and recurrent hernia 10.0%. A study by Beltrán indicated that primary inguinal hernia accounted for 87.8%, and recurrent hernia 12.2%. In this study, primary inguinal hernia accounted for 89.2%, while recurrent hernia was only 10.8%. From the above mentioned studies, it can be concluded that inguinal hernia recurrence ranged from 10.0% - 14.8%. 4.2.2. By location of hernia In this research, right inguinal hernia accounted for 55.5%, and left inguinal hernia 34.1%. One-sided inguinal hernia accounted for 89.6%, and two-sided only 10.4%. Similar results are found in studies by Trinh Van Thao and Khang. 4.2.3. By type of hernia In this study, we rely on clinical examination and assessment of anatomical lesions to classify hernia into 3 types as follows: indirect inguinal hernia, direct and combined (Table 4.1). Table 4.1. Results by type of hernia by authors Author Indirect hernia Direct hernia Nguyen Van Lieu 68.1% 22.3% Ngo Viet Tuan 70.3% 24.07% Trinh Van Thao 72.3% 25.3% Alam A. et al. 62.7% 32.3% Desarda M. P. 74% 25% Gong K. [59] 70% 21% This study 73.2% 20.8% The results achieved by the author of this studies prove to be similar to those by others, domestic and foreign authors.
  • 44. 14 4.2.4. Classification of hernia suggested by Nyhus The classification suggested by Nyhus and Champault proves to be appropriate for specific circumstances in Vietnam. In our study, the majority of patients with inguinal hernia, 133/149 cases (89.2%) were hospitalized for surgery with Nyhus types of II, IIIA and IIIB. Thus, our choice of surgery utilizing Mesh-Plug for patients with type II, IIIA, IIIB, IVA and IVB was totally reasonable. 4.2.5. Preoperative ultrasound imaging Preoperative ultrasonography greatly helped in differential diagnosis, or help detect accompanying problems. Also, in inguinal hernia, ultrasonography can show images of viscera in the hernia sac. In this study’s 149 cases of inguinal hernia, preoperative ultrasound showed the following: no visceral hernia in 36 cases (24.2%), and visceral hernia in 113 cases (75.8%). 4.3. THE ASA CLASSIFICATION AND ANESTHESIA 4.3.1. On division of ASA ASA grading from the research results by Dalenback was as follows: Level I: 85.3%, Level II: 14.1%, level III: 0.6%. ASA grading from the research results by Bringman was as follows: Level I: 80.8%, Level II: 17.5%, level III: 1.7%. ASA grading from this study was as follows: Level I: 77.8%, level II: 20.7% and level III: 1.5%. Thus, according to the ASA classification, the patients of grade I and grade II predominate. 4.3.2. Method of anesthesia Regional anesthesia (spinal or epidural), have been mentioned by experts in the field of repair of inguinal hernia. In Vietnam, the most common form is spinal anesthetic. Ngo Viet Tuan, Vuong Thua Duc advocate using spinal anesthesia for inguinal hernia surgery. In our study, spinal anesthesia was done in131 patients, accounting for 97.0%, while endotracheal anesthesia was done in 4 patients, accounting for 3.0%. 4.4. SIZE, TECHNIQUE, AND INDICATION OF PLACING MESH-PLUG IN PATIENTS WITH INGUINAL HERNIA 4.4.1. Size and surgical mesh of Premilene Mesh-Plug manufactured by B/BRAUN 4.4.1.1. Determining the size and preparing Premilene Mesh-Plug According to Lichtenstein, Rutkow, Robbin, Salman, Fasih, the size of the plug to be used is determined depending on the diameter measured. The principle is when placing the Mesh-Plug the size of the selected plug must be large enough to cover and make a stopper at the deep inguinal ring. The flat surgical mesh size should be large enough to cover the posterior wall of the inguinal canal. 4.4.1.2. Using Mesh-Plug in surgical treatment of inguinal hernia Currently used technique to place the surgical mesh suggested by Rutkow and Robbins works well for indirect, direct, combined and recurrent hernias. In this study, we use only one type of surgical mesh, that is, Premilene Mesh-Plug manufactured by B/Braun for 149 cases including: small-size mesh for 30 cases, accounting for 20.1%, medium-sized mesh for 105 cases, accounting for 70.5%, large-sized mesh for 14 cases, accounting for 9.4%, and extra-large sizes for no case. This result is similar to those by Robbin and Salman. 4.4.2. Technique for placing Mesh-Plug This technique is not complicated, easy to do, and does take too much time short to training.
  • 45. 15 - The technique for fixing the Mesh-Plug: after dissecting the indirect hernia sac upto the deep inguinal ring, turn inside out the hernia sac into the peritoneal cavity and placing the Mesh-Plug into the defective spot. The mesh is fixed with 4 stitches at 4 positions: 3, 6, 9 and 12 hours. For direct hernia, the outer stitch attaches the mesh to the inguinal ligament; the lower stitch linked the edge of the mesh with the cooper ligament. - The technique for fixing the flat mesh: the mesh is placed on the posterior wall of the inguinal canal, behind the spermatic cord after. Sew a stitch in the two wings to embrace the spermatic cord. 4.4.3. Indication of Mesh-Plug In this study, surgery utilizing Mesh-Plug were indicated for treatment of primary unilateral inguinal hernia, primary bilateral inguinal hernia and recurrent inguinal hernia. These corresponded to Nyhus classification: dilation of deep inguinal ring and weak structure of the posterior wall of the inguinal canal, loosely organized transversalis fascia: type II, IIIA, IIIB, IVA and IVB. 4.5. TIME-RELATED ISSUES IN INGUINAL HERNIA SURGERY 4.5.1. Surgery duration In this study, time for repair of inguinal hernia was from 30 - 50 minutes in 123 cases, accounting for 82.6%. The shortest surgery duration was 20 minutes, and the longest was 62 minutes, so the mean time was 38.3 ± 8.7 minute. According to Bringman, the shortest surgery duration was 19 minutes, the longest was 88 minutes, and the average duration was 36 minutes. According to Saad the shortest was 21 minutes, the longest 95 minutes, and the mean was 38 minutes. Thus, our surgery duration was similar, compared with these authors’ results. 4.5.2. Time of recovering personal activities after surgery In this study, the recovery times after surgery to resume personal activities were from 6-12 hours in 67.5% cases, from 13-18 hours in 22.9% cases, 19-24 hours in 9.6% cases, over 24 hours in no cases. Unilateral hernia required 10.8 ± 4.6 hours, on average, and bilateral hernia required 14.6 ± 5.0 hours, on average. In the study by Vuong Thua Duc, the recovery times after surgery were as follows: <12 hours in 26% cases, from 12 hours to 24 hours in 73% cases, >24 hours in no cases. The average time was 16.4 hours. This study shows the recovery time for personal activity is somewhat shorter than in Vuong Thua Ducs’s study. 4.5.3. Length of hospital stay In this study, for unilateral inguinal hernia, the shortest length of hospital stay was 2 days, the longest was 8 days, that is, 4.0 ± 1.2 days, on average. For bilateral inguinal hernia, the shortest length of hospital stay was 2 days, the longest was 6 days, that is, 4.2 ± 1.3 days, on average. According to Miyazaki’s comparison of hospital stay for Mesh-Plug method was 4.3 ± 2.7 days, and for Bassini method was 8.2 ± 2.0 days. According to Zieren, surgical patients utilizing Mesh-Plug method were hospitalized for 2 ± 1 days and for Shouldice method hospitalization was 4 ± 2 days. Comparing the results of these studies, we have found that the hospital stay when using Mesh-Plug is shorter than when techniques using autologous tissue are applied. 4.5.4. Time for patients to back to normal life In this study, time requirements for patients to return to normal activities were 10 - 20 days in 75 patients (55.5%), from 21-30 days in 56 patients (41.5%), more than 30 days in 4 patients (3.0%). The studies by Saad, and Zieren show that inguinal hernia repaired by open surgery utilizing Mesh-Plug helped patients to resume their normal labor activities earlier than the reconstructive surgery of the abdominal wall using autologous tissue.