SlideShare a Scribd company logo
1 of 130
Hoa Huệ Giữa Chông Gai
Những Câu Chuyện Làm Chứng Về Anh Hùng Đức Tin Tại Trung
Quốc
Thưa các bạn tín hữu
"Hoa Huệ Giữa Chông Gai" là một tác phẩm gồm 8 câu chuyện làm
chứng về những anh hùng đức tin tại Trung Quốc. Đức Chúa trời đã
dùng những con người tầm thường để hoàn thành những công việc
vĩ đại của Ngài tại Trung Quốc. Đó là công việc rao truyền ơn cứu rỗi
cho các dân tộc duới ách thống trị của nhà cầm quyền cộng sản vô
thần tại Trung Quốc, và thống nhất Hội Thánh Chúa trên đất nước
rộng lớn này.
Tám câu chuyện là những lời chứng được đóng dấu bằng máu và
nước mắt, nhưng không kém phần hùng tráng. Từ trong tối tăm của
sự đọa đày và nhục hình, những địa ngục trần gian, phát lên những
lời nguyện cầu, những tiếng hát từ những con tim đã hiến dâng trọn
vẹn cho Chúa, vượt không gian đến tận Ngôi Thánh của Đức Chúa
Trời, làm thứ hương thơm dâng lên cho Ngài, và vượt cả thời gian
chạm đến hàng triệu con tim của các thánh đồ để minh chứng rằng:
"Sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết, sẽ giữ gìn
lòng và ý tưởng anh em trong Chúa Giêxu Christ." (Philip 4:7).
Câu chuyện thứ l
CÂY BÁCH CỦA RỪNG LIBAN
Mao tiên sinh ra đời năm 1916. Lúc còn trẻ, anh chống đối đạo Chúa
kịch liệt. Anh khinh bỉ Cơ Đốc Giáo và dùng mọi cơ hội để phỉ báng
những người tin Chúa.
Vào đầu năm 1948, anh bị một căn bệnh vô phương cứu chữa, anh
đã làm tất cả những gì mình có thể làm, để được chữa lành. Khi các
bác sĩ ở quê anh đã bó tay, anh đi lên bịnh viện lớn nhất ở tỉnh. dốc
hết tiền vào sự chữa chạy. Nhưng chỉ vài tuần sau thì họ cho anh
về, vì họ cũng không giúp gì được cho anh.
Anh nằm ở nhà tuyệt vọng chờ chết, thì có người bà con đến thăm
anh, và giục lòng anh tin Chúa Giêxu. Đang trong lúc tuyệt vọng,
Mao đã bám vào cọng rơm duy nhất còn lại này vì nó còn có thể
mang hy vọng đến cho anh. Sau vài lần nói chuyện với người bà
con, anh đã quyết định: Nếu như Giêxu này có thể giúp anh thực
sự, thì anh sẽ từ bỏ tất cả những thái độ chống đối Cơ Đốc Giáo.
Bây giờ, nó liên hệ đến sự sống còn của anh, và anh cũng chẳng
mất mát gì.
Nên anh đã quyết định làm một thử nghiệm là cầu nguyện với Chúa
Giêxu, Khi anh hứa rằng anh bắt đầu một cuộc sống mới với Chúa
Giêxu, thì anh đã nói bằng sự nghiêm túc và chân thành. Ngay lập
tức anh kinh nghiệm được một sự bình an mới mẻ trong tâm hồn và
xua tan mọi sự sợ chết đang dày vò. Trong những ngày kế tiếp, tình
trạng sức khoẻ của anh tiến triển khá hơn. Bây giờ anh muốn biết
ông Giêxu này là ai mà lại giúp đỡ anh quá rõ ràng, mặc dù từ trước
tới giờ anh toàn chống đối Ngài. Anh tận dụng mọi cơ hội để tìm
hiểu thêm về Đức Chúa Trời và Thánh Kinh. Mấy ngày sau đó, anh
hoàn toàn bình phục. Kể từ lúc đó, không có gì làm anh say mê hơn
là gần gũi Chúa và Lời của Ngài.
Chỉ bảy tuần lễ sau, anh được một mục sư cử đi giảng ở một vùng
nọ. Đó là bắt đầu của cuộc đời làm mục sư và rao truyền Tin Lành.
Anh đã hầu việc Chúa rất tận tụy. Anh càng nhận biết Ngài thì càng
yêu mến Ngài hơn, và càng kinh nghiệm quyền năng và sự gần gũi
Chúa nhiều hơn. Anh không hề sợ hãi trước những sự tấn công và
bắt bớ vì đức tin.
Sáu năm sau vào mùa đông năm 1954, Mao bị mời lên chính quyền
địa phương. Những người trong quân đội nhân dân và công an đả
kích anh kịch liệt và tìm cách cải tạo anh. Người chỉ huy hỏi cung
anh là một cán bộ đảng địa phương, giải thích cho anh về những
điều then chốt của chính sách tôn giáo: "Niềm tin vào Chúa Giêxu là
nọc độc của chủ nghĩa đế quốc và phương tiện của phản động nước
ngoài. Dân tộc chúng ta chỉ tin vào chủ nghĩa Mác-xít. Chúng tôi
nghiêm cấm anh tin vào Chúa Giêxu, nếu anh còn tiếp tục tin, thì
anh sẽ bị coi là phản cách mạng...". Sau khi người cán bộ nói xong,
thì ra lệnh cho Mao phải từ bỏ đức tin mình, và phải viết một tờ
tuyên bố ly khai với nhà thờ.
Mao trả lời bằng giọng điềm tĩnh: "Chúa Giêxu là Đấng Cứu Rỗi đời
sống tôi, nếu không có Ngài thì chắc hôm nay tôi không còn nữa.
Trong khi tôi bị bệnh chỉ còn chờ chết, thì Ngài đã đến chữa lành tôi.
Nếu tôi chối bỏ Ngài, thì tôi thật vô ơn với Ngài. Tôi không thể làm
theo lệnh của các ông được." Khi những người công an nghe những
lời đó thì họ giận dữ, và bắt đầu đấm đá anh túi bụi. Mao đã cầu
nguyện khẩn thiết, xin Chúa giúp sức cho mình, để khỏi phải sợ hãi
trước những đau đớn. Anh không thể nào muốn phản bội niềm tin
của mình, nhưng với sức lực con người thì khó có thể chịu đựng nổi
cuộc tra tấn này. Và khi những đòn tra tấn đổ xuống trên thân thể
anh, anh kinh nghiệm được sự vui mừng siêu nhiên, càng ngày càng
đầy dẫy anh càng thêm. Anh cảm nhận Đức Thánh Linh gần gủi
mình và rất dễ chịu. Mặc dù những kẻ tra tấn dùng đủ biện pháp,
cũng không đạt được ý nguyện là khuất phục ý chí của Mao. Họ gán
cho anh là phản Phát-xít và nổi loạn chống "chủ tịch vĩ đại". Anh bị
chụp mũ là tên phản cách mạng và bị công an canh giữ. Ít lâu sau
đó, chính quyền lên án anh đã cấu kết với các tổ chức phản động
nước ngoài. Mấy ngày sau đó anh bị bắt giam. Vào khoảng cuối năm
1954, anh bị kết án 5 năm tù và phải bị đi cải tạo ở một trại cải tạo
thuộc tỉnh H là vùng lạnh nhất Trung Quốc. Ở đó, anh đã trung
thành với niềm tin và còn làm chứng cho bạn tù về Chúa Giêxu. Vì
vậy án tù của anh đã tăng lên 10 năm. Vậy là anh phải chịu 15 năm
sống trong trại tù cải tạo và lao động ở miền đông bắc Trung Quốc.
Đó không phải là thời gian nhẹ nhàng. Anh ở trong một trại tù vô
nhân đạo, nền đất quanh năm phủ tuyết băng giá. Anh thường
xuyên bị tên cai ngục đánh bằng roi da hay phải bị tra khảo không
ngớt. Tại nơi quê nhà xa xôi anh không còn cha mẹ, anh chị em hay
Hội Thánh đứng đằng sau mình. Niềm an ủi duy nhất của anh, đó là
lời cầu nguyện của người vợ trẻ và những lời khích lệ trong những lá
thư chung thủy và dạt dào tình cảm.
Vào năm tù thứ hai, anh phải nói với người vợ trẻ yêu dấu của mình
là anh đã phải bị tăng án tù từ 5 năm lên đến 15 năm. Anh cảm
thấy lo lắng cho vợ mình, nàng sẽ chịu đựng ra sao khi nghe cái
hung tin này ? Một thời gian lâu, anh không nhận được thư trả lời
của vợ. Sau cùng, lá thư đã đến, đó là một sự chấn động kinh
hoàng, sự đau đớn nhất mà anh chưa từng thấy. Sau khi vợ anh
nghe tin án tù của anh đã tăng lên 15 năm, đó là thời gian dài, sự
lạnh giá, và đói khát, thì nàng đã từ bỏ niềm hy vọng được nhìn
thấy chồng mình, nên đã yêu cầu Mao đồng ý cho nàng ly dị.
Mao vừa đọc xong lá thư, anh vẫn còn chưa tin ở mắt mình, sau khi
người đề nghị ly dị đó lại là vợ mình, thì một sự hốt hoảng đã ập
đến anh, khiến anh bị ngất đi. Về sau, anh suy nghĩ về hoàn cảnh
của mình, anh mới cảm thấy đau đớn, vì bây giờ anh không còn ai ở
bên cạnh nữa, cả người vợ yêu dấu của anh cũng bỏ anh, nàng là
người duy nhất trên trần gian này, là người giúp đỡ và cầu nguyện
cho anh.
Anh cảm thấy mình bị bỏ rơi và bất hạnh, anh không còn biết gì đến
sự lạnh giá, anh đã mở toang cánh cửa phòng và chạy ra một khu
rừng nhỏ, ở đó anh quỳ xuống cầu nguyện và khóc sướt mướt với
Chúa. Nỗi đau đớn đầy trong anh, đến nỗi không thể nói thành lời
được. Anh cứ để cho nước mắt mình trào ra. Rồi bỗng nhiên anh
nghe thấy tiếng êm dịu của Đức Thánh Linh phán rằng: "Con phải
nhịn nhục để làm trọn ý muốn của Đức Chúa Trời, sau đó con sẽ
nhận ra lời hứa." Liền tức thì, anh nhớ đến Thi Thiên 73:25 : "Ở trên
trời tôi có ai trừ ra Chúa, còn ở dưới đất tôi chẳng ước ao người nào
khác hơn Chúa."
Sự hiện diện của Đức Chúa Trời dần dần an ủi anh, và nỗi đau đớn
anh tan dần. Sau khi anh trút hết tấm lòng mình cho Chúa, thì anh
bắt đầu hát bài này:
" Gia đình tôi đã ngoảnh mặt khỏi tôi. Các bạn bè tôi chế nhạo tôi.
Ngài ban cho tôi sự nhịn nhục và kiên trì. Để chịu đựng sự nhục
nhã. Chúa ơi, con yêu Ngài với tất cả trái tim. Con yêu Ngài hết lòng
bây giờ và mãi mãi. Cho dù biển cạn và đá ghềnh tan nát. Chúa ơi,
con yêu Ngài với tất cả trái tim."
Sự gần gũi và êm ái của Thánh Linh bao phủ anh, Đức Chúa Trời
của anh sẽ không bao giờ lìa bỏ anh như lời Ngài đã hứa. Bằng một
giọng nhỏ nhẹ anh cảm tạ ơn Ngài, vì tình yêu vĩnh cửu của Ngài.
Ngài thật xứng đáng dể phó thác mọi sự trong tay Ngài. Nếu giả sử
không còn ai cầu nguyện cho anh thì Chúa Giêxu luôn ở bên Cha để
cầu nguyện cho anh. Đức Thánh Linh nhắc nhở cho anh nhớ lại tất
cả những lời an ủi trong Thánh Kinh, để cho anh thấy tình yêu cao
cả của Chúa, dần dần anh trở nên bình tĩnh. Anh có thể tha thứ cho
người vợ của mình, có thể chúc phước cho cô, và anh cảm tạ Đức
Chúa Trời là Đấng săn sóc anh bằng sự an ủi và động viên anh trong
những năm tháng sắp đến ở trước mặt anh. Anh từ từ đứng lên trở
về phòng giam. Ngay trong buổi tối hôm đó, anh đã viết bức thư
cho vợ mình, tuyên bố mình đồng ý ly dị.
Ở trong trại cải tạo lao động trong đó có tất cả 1,300 tù nhân,
nhưng số người tin Chúa rất ít. Bởi vì Mao là tín dồ, nên anh thường
xuyên bị theo dõi. Những công an chìm trà trộn khắp mọi nơi,
không rời mắt khỏi anh. Vào một ngày kia, anh đang làm chứng cho
các bạn tù về Chúa Giêxu, thì có những kẻ giám sát rình nghe trộm
được. Nhiều lính canh xông vào trói anh, rồi đem lên phòng quản lý
nhà tù. Ở đó, chúng bắt anh quỳ trên một chiếc ghế gỗ có bề ngang
chỉ bằng bốn ngón tay. Chúng thay phiên nhau xông vào đấm vào
mặt anh, nhổ vào mặt anh và lấy làm thích thú nói :" Đấng Cứu Thế
của mày ở đâu rồi hả, hãy nói với Ngài đến mà báo thù chúng tao."
Mao quỳ trên ghế gỗ và cứ để cho điều đó diễn ra mà không trả lời
một tiếng nào. Trong lòng anh cầu nguyện không thôi. Anh tha thứ
cho những kẻ hành hạ mình, và xin Thánh Linh ban sức lực cần thiết
cho anh. Sự hiện diện của Chúa đã đưa anh khỏi cơn gian nguy này,
trong lòng anh đầy sự bình an và vui mừng vì kinh nghiêm được sự
gần gũi Chúa hơn mọi sự tấn công và đau đớn. Hằng giờ đồng hồ
qua, những giây trói gắn chặt vào tay chân anh bị tê dại, cuối cùng
anh thấy tối sầm ngã quị xuống đất và ngất đi.
Có lần chúng đeo lên cổ anh một tấm vỉ sắt của lò sưởi bằng gang,
nặng hơn 20 cân, trên đó chúng gắn một tấm bảng đề là: " Mao,
tên cầm đầu mê tín dị đoan, phản cách mạng." Anh phải đeo nó đi
vòng quanh ngoài nhà tù. Khi chúng cảm thấy tất cả những thứ đó
chẳng ích gì, và dường như Mao thà chết còn hơn là từ bỏ niêm tin,
thi chúng dùng đến biện pháp cứng rắn nhất. Chúng xiềng tay anh
lại và trói chân anh vào một khúc gỗ bị chôn chặt dưới đất, và anh
cứ phải ở yên như vậy trong mấy tháng liền trong một xà lim cá
nhân không có cửa sổ. Nhưng điều đó cũng không thể khuất phục
được đức tin của Mao, vì Chúa luôn ở bên anh, và những sự đày đọa
bên ngoài không thể so sánh được với sự tốt lành của Chúa ở bên
trong mà anh kinh nghiệm dược.
Vào một mùa đông buốt giá, nhiệt độ ở khắp tỉnh H giảm xuống 45
độ. Nhiều người già và yếu bị chết cóng. Đồng thời có một bịnh
truyền nhiễm lan tràn trong vòng trại tù. Những tù nhân mắc bệnh
bị sốt cao và chân tay run rẫy, rồi chết. Đó là một cảnh tượng đầy
tang thương. Trong vòng ít ngày đã có 1,050 người chết trong số
1,300 tù nhân. Những người có trách nhiệm, đã cho đào một hố lớn,
và cho xe tải chở xác chết đẩy xuống hố chôn người tập thể.
Mao cũng bị chứng bịnh kinh khủng đó. Khi người bác sĩ đã kiệt sức
và thiếu ngủ đến khám cho anh và lắc đầu nói với những người
đứng canh chung quanh: " Lại thêm một người nửa." Chúng đem
anh vào một phòng riêng cất xác người trước khi chở ra xe đẩy
xuống hố chôn tập thể. Vậy anh nằm ở đó nửa sống nửa chết ở giữa
các xác chết. Nhưng tâm linh anh vẫn tỉnh táo, anh cầu nguyện với
Chúa rằng:" Chúa ơi, xin Ngài hãy cứu sống con, đừng để con chết ở
chỗ vô thần này, Hãy chữa lành con và đem con trở về bình an, con
nguyện sẽ hầu việc Ngài mỗi ngày còn lại của đời con, con muốn
rao truyền Tin Lành cho Ngài như Ngài đã cho phép con." Ngay lúc
đó có một Thiên sứ hiện ra trước mặt Mao, Thiên sứ mặc áo trắng
và gương mặt ngài tỏa chiếu vinh quang của Chúa. Trên lưng ngài
đeo theo một túi y tế, mang hình thập tự giá, ngài nói với Mao một
giọng rất êm dịu: " Anh là Mao phải không ? Đừng sợ, hãy tin mà
thôi." Rồi thiên sứ giơ tay phải ra nắm lấy tay Mao và đem ra khỏi
căn nhà. Thiên sứ đem anh đến một phòng rất đẹp, căn phòng có
màu trắng không thể tả được, và ngài đặt anh ngồi trên một ghế
màu trắng. Thiên sứ cầm lấy ống nghe bịnh, đem bỏ vào đó một
bịch thuốc màu trắng, và thổi qua ông nghe bịnh đó. Trong lúc đó
Mao có cảm giác lành lạnh dễ chịu và bắt đầu thấy tươi tỉnh. Sau khi
anh tỉnh lại thì căn bịnh đã rời khỏi anh. Lập tức anh quỳ xuống giữa
những xác chết nằm ngổng ngang trên mặt đất mà tạ ơn Đức Chúa
Trời. Anh lại hứa nguyện dâng đời sống mình cho Chúa và để Ngài
sử dụng anh vô điều kiện. Sau đó, anh nhanh chóng rời khỏi nhà
xác và chạy đến gặp bác sĩ. Khi bác sĩ thấy anh đi vào thì toát mồ
hôi lạnh, hoảng sợ, nói ú ớ: " Anh...anh...anh là một con ma!". Xin
ông đừng sợ, tôi là Mao đây, Đức Chúa Trời đã chữa lành cho tôi,
Chúa Giêxu đã cứu tôi thoát chết, Ngài đã sai tôi đến chỉ cho ông
con đường đến với Chúa, xin ông hãy tiếp nhận Chúa Giêxu đi."
Người bác sĩ nghe thấy điều đó, lập tức quỳ xuống và nói: "Đức
Chúa Trời của anh là có thật. Chúa Giêxu là Chúa hằng sống. Bây
giờ tôi cũng muốn tin Ngài, xin Ngài tiếp nhận tôi."
Mao đã nhiều lần chứng kiến Chúa cứu anh khỏi nanh vuốt của tử
thần ra sao. Ở một miền đất không có sự sống, đầy băng tuyết,
phải chịu đựng 15 năm ròng rã, bị phó cho những sự tra tấn đầy
đọa dã man, anh còn sống được thì đó là một phép lạ. Đa số những
người bị đem đến trại cải tạo H đều chết trong những năm đầu tiên.
Nhưng trong thời gian dài bi tù đày ở H, làm thế nào mà Mao có thể
sống sót được?. Khu rừng nhỏ bên cạnh đó là điều bí mật của anh.
Bất cứ lúc nào thuận tiện anh đều rút vào khung trời tự do nhỏ bé
này, hầu hết là vào ban đêm, khi tất cả mọi người đã ngủ hết thì
anh ra đó cầu nguyện, và anh đã nhận được sức mới từ Đức Chúa
Trời, một sức mạnh thậm chí vượt qua khỏi sự chết và sống một đời
sống đắc thắng trong những hoàn cảnh kinh khủng.
Rồi ngày Mao tiên sinh được thả ra đến,15 năm ở trong trại lao
động cải tạo lùi lại sau lưng Mao như một cơn ác mộng. Lúc ông
ngồi trong toa tàu vào năm 1969, chở ông về tỉnh nhà, trong lúc
suy nghĩ, ông tràn đầy sự biết ơn, dù rằng nhớ lại những đau
thưong, trong đó có cả máu và nước mắt, ông đã kinh nghiệm được
sự gần gũi của Đức Chúa Trời, và sự nương náu trong Ngài. Đồng
thời, sự suy nghĩ của ông cũng vượt nhanh hơn chuyến tàu. Ông
không ngớt nghĩ đến cảnh gặp gỡ anh chi em con cái Chúa, và
những điều mình sẽ kể cho họ nghe. Có biết bao nhiêu phép lạ mà
ông đã kinh nghiệm trong những năm qua. Ông vui mừng vì sẽ được
chia xẻ cùng các bạn bè ở quê hương về những kinh nghiệm này.
Nhưng ông chưa biết là thời kỳ hoạn nạn của ông chưa chấm dứt,
đang còn những sự bắt bớ tiếp tục chờ đợi ông.
Trong khi Mao tiên sinh còn ở trên chuyến tàu dài ngày, và cuối
cùng đến tới mảnh đất quen thuộc trước đây từng là quê hương
mình, thì ông chưa thể hình dung hết những điều gì đã xảy ra ở
dưới cuộc cách mạng văn hóa. Ông không biết rằng cuộc cách mạng
này đã lan tràn khắp nơi, và đến cả những nơi xa xôi hẻo lánh nhất.
Những công nhân viên và quan chức của chế độ cũ bị nghi ngờ, đều
được giải đi công khai trên đường phố để đến các cuộc đấu tố. Đó là
những chuyện xảy ra ở thời kỳ cách mạng văn hóa. Họ bị tra khảo,
bị mắng chửi, bị đánh đập, và bị bắt ép như tự tố giác mình. Và
cuộc sống của những người xưng nhận niềm tin công khai lại càng ở
trong sự bắt bớ nguy hiểm.
Khi Mao tiên sinh vừa đặt chân đến chỗ ở mới của mình, thì ông bị
chính quyền địa phương mời lên. Những cán bộ hỏi ông: "Sau khi
ông đã ở trong trại cải tạo 15 năm, ông có từ bỏ niềm tin của mình
không ?" Mao suy nghĩ về sự hiện diện của Chúa mà ông đã thường
xuyên kinh nghiệm trong suốt 15 năm qua, cho dù ông cảm thấy
yếu đuối và cho dù sự tấn công có điên cuồng và tàn bạo đến đâu,
thì ông đã được kinh nghiệm và quyền phép của Đức Thánh Linh
một cách đặc biệt. Nhưng làm sao ông có thể giải thích cho những
người này hiểu được là sống trong sự tương giao với Chúa là tuyệt
vời dường nào!. Ông cảm thấy vài cặp mắt long sòng sọc như muốn
ăn tươi nuốt sống ông, và ông trả lời một cách quả quyết: "15 năm
qua sống trong trại lao động cải tạo đã không làm cho niềm tin của
tôi yếu đi, trái lại nó đã góp phần làm cho mối quan hệ của tôi với
Chúa Giêxu càng khắng khít hơn, và niềm tin tôi càng mạnh mẽ hơn
bao giờ hết."
Ngay lập tức, Mao tiên sinh tuy vừa mới ra tù lại bị đánh đập túi bụi
bằng đấm đá và gậy gộc. Vào năm 1970, chính quyền địa phương
lại ra lệnh bắt giam ông, và bắt ông phải tham gia một khóa huấn
luyện cải tạo. Tham gia khóa này, phần lớn là đầu trộm, đuôi cướp,
chủ chứa, chủ sòng và những thành phần không muốn hội nhập vào
trong xã hội. Những người này hay bộc lộ sự cứng cỏi và bản lãnh
của mình. Nhưng giờ đây đối diện với bạo lực chuyên chính của nhà
nước, thì trông họ như những võ sĩ bại trận nhục nhã. Họ đi lướt
thước với đôi vai thòng xuống, và một sự bạc nhược tràn ngập trên
họ. Mao phải sống chung với họ suốt 73 ngày, và dù họ có thường
xuyên khiêu khích ông, hay thậm chí đánh đập ông, nhưng ông
không để bị mất tinh thần. Bất cứ lúc nào thuận tiện, ông đã hát và
cầu nguyện nho nhỏ. Có khi ông đang nhắm mắt cầu nguyện tạ ơn
trước bát cơm, thì đã có người lén lấy cắp của ông. Nhiều cú đấm
của sự điên cuồng và khiêu khích do bị dồn chứa lâu ngày đổ lên
đầu và thân thể gầy còm của ông.
Một ngày kia có một tu sĩ Phật giáo nổi tiếng bị bắt giam và ở cùng
một lớp huấn luyện với ông. Ông tu sĩ này bị rơi vào tình trạng
khủng hoảng tột độ, hết sức tuyệt vọng và nản chí, đến nỗi ông đã
nghĩ đến chuyện tự tử. Một lần nữa, các tù nhân bị bắt buộc phải
tham gia một cuộc diễn hành trên đường phố. Trong khi Mao đã
nhiều lần tham gia rồi, còn đối với tu sĩ này là lần đầu tiên phải
tham gia một cuộc diễn hành như vậy. Trong những ngày đó những
cuộc đấu tố thường xảy ra. Một cái mũ dài thòn như mũ thằng hề
được đem đội trên đầu các tù nhân. Cứ như vậy họ phải đi đi lại lại
trong các đường phố tư sáng đến chiều tối. Trên mũ đề tất cả các
tội phạm có thễ có của người đó. Dân làng thường là những hàng
xóm và bạn thân của nạn nhân hô lên những lời đấu tố họ. Người ta
xui trẻ con ném đá vào những kẻ tội phạm đã thú tội. Tiếng hoan hô
reo hò nổi lên. Khi có một đứa trẻ chạy ra giữa đường đánh vào tù
nhân, hay ném rác vào mặt họ. Đó là những giờ phút nhục nhã mà
các tù nhân phải chịu đựng.
Vào buổi tối, khi mọi người trở về nơi mình bị nhốt, thì người Phật tử
bắt chuyện với Mao và hỏi :"Hôm nay tôi quan sát ông trên đường
phố, trông ông bước đi dõng dạc và hiên ngang, làm sao ông có thể
quên được điều đang xảy ra quanh mình ? Mao tươi cười trả lời: "Tôi
là người theo Chúa Giêxu, Chúa của tôi đã sống lại từ cõi chết, Ngài
có thật, và tôi đi đâu thì Ngài cũng đi với tôi. Nhờ được ở bên cạnh
Ngài, tôi có sự bình an lớn, và sự vui mừng vô biên. Đối với ông
không như vậy sao ? Vì ông là người theo Phật Thích ca, thì chắc
ngài phải đến và an ủi ông?. Người Phật tử không đáp lại lời đó
được.
Vào một buổi chiều đặc biệt nóng bức, không một làn gió, sức gió
như đè lên mọi người. Mao phải cùng với các tù nhân khác tham gia
một cuộc đấu tố. Những cán bộ ra lệnh cho một vài tù nhân đi trói
những người được đem lên buổi meetting hôm nay. Số tù nhân đi
trói tỏ vẻ khoái chí khi được thi thố bạo lực. Chúng siết dây trói thật
chặt, đến nỗi làm người bị trói phải kêu la. Rồi họ được xe tải đem
đến một chỗ đấu tố.
Bên cạnh những cuộc cổ võ rầm rộ, thì đây là một phương tiện
thường được dùng trong những cuộc cách mạng văn hóa, để chống
lại tất cả các Phật tử khả nghi của cách mạng, hay đơn giản chỉ vì
họ quá giàu, hay học vấn quá cao. Nhưng các Cơ Đốc Nhân cũng
đặc biệt hay bị lâm vào vụ này. Nếu có một cuộc đấu tố được tổ
chức, thì trước đó hàng giờ đồng hồ các xe tải chạy qua các đường
phố phát loa phóng thanh, thông báo về thời gian của buổi đấu tố.
Sự tham gia là nghĩa vụ của mọi người. Những bục khán đài được
dựng lên tại những nơi xa xôi nhất, ở trong những làng mạc hẻo
lánh nhất. Các tội đã thú nhận của các nạn nhân đã được đọc lên
cho công chúng nghe. Nó có thể liên quan đến việc chứa chấp một
đĩa nhạc Beethoven, một cái quần ngoài tiêu chuẩn, hay một thái độ
mập mờ chống đối đảng. Chiếu theo những lời đó, lính hồng vệ binh
hô to lời tuyên án. Những người trong công chúng được yêu cầu
bước lên để vạch mặt "phần tử tội phạm".
Có những cha mẹ bị con trai hay con gái mình đấu tố. Có những học
sinh gán cho các thày cô giáo mọi tội tùy ý thích, như một sự trả
thù của bản thân, có lẽ vì thày cô đã có lần đánh trượt chúng, hay
là trong quá khứ đã làm chúng bị mất mặt với bạn bè.
Vào giờ khắc được ấn định trước, có tiếng hô từ trong đám đông: "
Đủ rồi, chúng tôi muốn sự công bình. "Những người khác hùa theo,
rồi tất cả cùng la to: "Sự công bình, sự công bình." Một cán bộ hỏi
qua loa phóng thanh đặt ở trên xe tải: "Có tội hay không có tội."
Khung cảnh diễn ra giống như một sự đánh cá cược, xem ai là tội to
nhất?. Chính mình mà không tham gia vào, cũng phải bị quỳ lên
khán đài trước đám đông để tiếp nhận sự công bình.
Mao và các tù nhân khác được chở trên xe thùng đến chỗ đấu tố.
Ông và mọi người cùng đi để nhìn thấy từ xa một số đông người
đang tụ tập chung quanh một khán đài được dựng gấp lên bằng
những tấm ván. Theo thứ tự, Mao là người đầu tiên bị kéo xệch lên
trên một cách dã man. Những cán bộ đảng từng người một bước ra,
và gán cho ông những tội phạm hung bạo và ghê tởm nhất. Sau đó
họ yêu cầu ông phải tuyên bố ly khai khỏi niềm tin của mình, và
chối bỏ sự thực hữu của Chúa Giêxu trước đám đông đang tụ tập tại
đó. Hơn nữa, họ còn đe dọa ông rằng: "Nếu ông còn tiếp tục giử
niềm tin vào Chúa Giêxu, thì hôm nay chúng tôi sẽ đánh ông cho
đến chết."
Mao tiên sinh vươn thẳng người lên và nhìn vào quần chúng đang
chờ đợi, ông im lặng trong giây lát để cầu xin Đức Thánh Linh ban
cho mình những lời cần thiết để ông nói cùng thính giả: "Thưa Đức
Thánh Linh yêu dấu, con xin Ngài hãy nhận trách nhiệm về mọi sự
bây giờ sẽ diễn ra." Đó là những lời cầu nguyện thầm của ông, sau
đó ông tập trung vào đám đông trước mặt, ánh mắt ông sáng ngời
và ông nói bằng một giọng dõng dạc vào micro: "Kính thưa bà con
cô bác, bởi vì tôi tin Chúa Giêxu, nên tôi đã phải chịu 15 năm trong
trại cải tạo lao động ở H. Ở đó tôi đã thường xuyên bị đánh đập, và
tôi đã kinh nhiệm qua những buổi đấu tố như thế này. Dù vậy thì
đức tin tôi qua đó càng vững chắc hơn. Quý vị muốn biết vì sao
không?. Chúa Giêxu là Đấng tôi tin, Ngài là Đức Chúa Trời có thật
và hằng sống. Ngài là Con Đức Chúa Trời, và Ngài đã dựng nên trời
đất. Ngài được sinh ra như một con người vì cớ chúng ta, và vì tội
lỗi chúng ta nên Ngài bị giết trên thập tự giá. Qua đó Ngài đã mở
cho chúng ta một con đường đến với Thượng Đế, xuất phát từ tình
yêu của Ngài đối với chúng ta. Bởi vì Thượng Đế muốn cứu vớt mọi
người chúng ta. Quý vị hãy quên các thần tượng của mình đi, và
hãy tin vào Chúa Giêxu, thì Ngài sẽ ban cho quý vị sự sống đời đời."
Khi những kẻ kết án ông thấy vậy thì họ đâm bổ vào ông một cách
điên cuồng như dã thú. Cùng một lúc 19 tên đấm đá ông liên hồi.
Một số kẻ khác liên tục đánh vào mặt, vào đầu ông. Còn kẻ khác
đánh trên thân thể ông. Những kẻ khác dùng giầy đạp lên thân và
lên ngực ông. Bỗng nhiên mấy người chung quanh nghe tiếng Mao
vang lên rõ ràng: "Chúa ơi, hãy tha tội cho họ. Chúa ơi, con xin giao
linh hồn trong tay Ngài." Rồi ông từ từ ngã gục xuống trên khán đài.
Mặc dù bị chấn thương nặng, nhưng Mao không chết. Trong vài tuần
sau ông được hồi phục. Quê cha của Mao vốn ở một làng nhỏ trên
núi, là nơi hầu hết những bà con đang sinh sống. Khi họ hàng nghe
tin ông sống không xa họ lắm, và chỗ ông ở thường xuyên bị công
an chính quyền tấn công, thì họ xin cho ông được về ở cùng chỗ với
quê cha ông. Dù được chấp thuận cho chuyển chỗ ở, Nhưng không
phải vì vậy mà ông thoát khỏi sự bắt bớ.
Chỉ ít ngày sau khi chuyển về chỗ ở mới, ông đã bị bắt giam và giải
đến chính quyền địa phương. Ông bị giam giữ và tra khảo trong
nhiều ngày liền. Họ muốn biết kết quả của sự cải tạo ông về chính
trị và tôn giáo đã đi đến đâu. Kết quả đã khiến cho cấp lảnh đạo
không hài lòng. Một cuộc vận động quần chúng công khai được tổ
chức ngay trong sân làng. Cả làng phải đến dự từ khi sáng sớm.
Những cán bộ tường thuật về quá khứ phản cách mạng của Mao.
Sau đó họ tuyên bố thời gian của cuộc đấu tố rằng: "Vào lúc 8 giờ
sáng mai, sẽ có buổi họp đấu tố ở điểm D. Chúng tôi muốn tất cả
dân làng phải có mặt."
Ở vùng này, đã có nhiều Hội Thánh Cơ Đốc lớn mạnh từ nhiều năm
nay. Những Cơ Đốc Nhân đã trải qua nhiều sự bắt bớ, dù vậy không
làm lu mờ tình yêu nhiệt thành của họ đối với Chúa Giêxu. Bây giờ
khi họ nghe rằng con người của Đức Chúa Trời này đang đứng trước
một cuộc đấu tố, thì họ lập tức bắt đầu cầu nguyện và kiêng ăn ráo
riết cho anh. Họ quyết định sáng ngày mai sẽ có mặt ở buổi đấu tố,
để ủng hộ ông bằng sự cầu nguyện và sự có mặt của họ. Vì thế,
sáng sớm hôm sau, trước giờ khai mạc rất lâu, đã có một đám đông
tụ tập quanh khán đài là nơi sẽ xảy ra màn kịch khi những công an
đem phạm nhân đến.
Sau đó, những người tổ chức màn kịch đã đến. Họ giải theo ông
Mao bị trói chặt, cùng với súng ống đã lên đạn sẵn sàng. Họ đem
ông lên khán đài. Khi Mao nhìn lướt qua chung quanh, ông kinh
ngạc nhận ra nhiều khuôn mặt trìu mến và quen thuộc đứng quanh
mình. Những người chờ đợi chung quanh không phải là những người
buộc tội và thanh trừng ông, mà đó là những anh chị em cùng đức
tin. Vị mục sư ngồi ngay hàng ghế đầu tiên, ông gật đầu chào Mao,
ánh mắt ông chan chứa sự an ủi, và thông cảm.
Mao cảm nhận được uy quyền và sự hiện diện của Đức Chúa Trời,
khi anh nhìn vào ánh mắt của vị mục sư, dường như họ ngầm báo
tin cho nhau. Không, chúng ta không lẻ loi và vô vọng đâu. Đức
Chúa Trời ở cùng chúng ta, nếu có ai tấn công chúng ta thì sẽ không
thành công, vì nó xảy ra ngoài ý muốn của Chúa. Nếu ai tấn công
chúng ta thì rơi vào sự tấn công Chúa. Những vũ khí chống lại
chúng ta sẽ vô hiệu quả. Chúng ta sẽ định tội mọi đầu lưỡi dấy lên
kiện cáo chúng ta (Êsai 54). Mao nhướng thẳng người lên, ông cảm
nhận được quyền năng và sự xức dầu của Đức Thánh Linh đến trên
mình, và mạnh hơn tất cả những người có thể làm hại anh.
Một tên lính xô Mao lên phía trước, giơ cao tay phải hắn lên và hô to
khẩu hiệu: "Đả đảo Mao là tên phản cách mạng. Chúng ta không
dung chứa một sự mê tín dị đoan và tôn giáo nào. "Nhưng chỉ có vài
giọng rời rạc trong đám đông cùng hô khẩu hiệu với hắn. Điều sau
đó giống như những buổi đấu tố trước mà Mao phải trải qua. Trước
hết một viên chỉ huy bắt đầu chửi rủa nhà thờ. Hắn kết tội Mao đội
lốt tôn giáo phản cách mạng, và sau đó ra lệnh cho ông nhận tội và
tuyên bố bỏ Chúa Giêxu. Những Cơ Đốc Nhân nhìn thấy kinh ngạc,
vì một ánh hào quang của Đức Chúa Trời chiếu trên gương mặt của
Mao. Ông từ từ bước lên micro và bắt đầu nói :"Tại sao các ông
không lấy dao mà moi trái tim của tôi ra, thì các ông có thể thấy
được thật cái gì đã chứa đựng trong nơi sâu thẳm nhất của lòng tôi."
Sau lời nói đó, ông bắt đầu hát lên với giọng trong trẻo, loa phóng
thanh phát ra xa ngoài sân làng, hầu như cả làng đều nghe thấy,
những con cái Chúa trước khán đài nhận thấy sự hiện diện của Đức
Chúa Trời ở trên sân bãi và nhiều người bắt đầu khóc, và sau đó tất
cả đồng thanh hát như một ca đoàn vĩ đại. Họ cùng nhau hát :
"Tôi muốn trung thành với điều được giao cho tôi. Tôi muốn trung
thành với Chúa yêu dấu của tôi. Hãy ban cho con sức mạnh để con
trung thành với Ngài. Cho dù không còn ai nữa đi theo Ngài. Và con
đường tôi đi qua những sự gian khổ, thì tôi vẫn đứng vững bên cạnh
Chúa tôi. Chúa của tôi luôn luôn muốn thấy tôi trung tín.
Khi những người công an nhận định được tình hình, thì trước hết họ
bối rối, và không biết nên xử trí ra sao. Họ không những đã nhìn
thấy và nghe lời hát của những người mà đáng lẽ sẽ nguyền rủa và
lên án tù nhân, mà còn cảm thấy bầu không khí của sự bình an, sự
hiệp một và tình yêu. Đó là điều khiến họ không chịu được nổi.
Những tên lính vũ trang trên khán đài chờ đợi cách vô vọng, xem sẽ
có ai can thiệp vào. Thật là nhục nhã ! Mồ hôi tuôn đổ trên trán họ.
Nếu rốt cuộc có sự gì đó xảy ra thì điều đó cũng như một sự giải
cứu, tức là khi có một vài người có trách nhiệm gạt đám đông đi lên,
đẩy Mao xuống khỏi khán đài, và dẫn ông đến văn phòng và trung
tâm chính quyền địa phương. Nhưng con cái Chúa nhóm lại cảm tạ
Đức Chúa Trời vì sự can thiệp của Ngài. Họ nghĩ rằng sự việc chắc
đã qua đi và ai nấy trở về nhà mình.
Nhưng phòng công an an ninh vẫn chưa xong kế hoạch của họ. Các
cán bộ an ninh sôi sục sự giận dữ và căm thù. Dám cả gan làm mất
mặt họ giữa thanh thiên bạch nhật. Mao đã khiến họ trở thành trò
hề. Bọn họ chắc chắn sẽ không chịu ngồi yên vì chuyện này. Họ
nghĩ rằng dù sao đi nữa thì rốt cuộc họ vẫn là những người cầm
đằng chuôi. Vậy thì tên Cơ Đốc Nhân này đừng hòng sống sót được.
Vào buổi chiều cùng ngày hôm đó, Mao bị trói chặt bằng một sợi
dây nylon mỏng tanh. Những tên công an đã dùng hết sức bình sinh
mà siết sợi dây thật chặt, đến nỗi nó cứa đứt khắp người ông. Mao
bủn rủn vì đau đớn, bây giờ sẽ diễn ra một cuộc diễn hành. Mao
phải đội một cái mũ hề nhọn đầu, bị giải đi qua các đường phố, có
các công an vũ trang vây chung quanh, Có nhiều kẻ hiếu kỳ tham
gia vào đoàn người. Nhưng không có ai trong số họ là Cơ Đốc Nhân,
Những học sinh của trường phổ thông cơ sở và trung học đang trên
đường về nhà, đều theo sau Mao cùng tung hô khẩu hiệu:
"Đả đảo mọi kẻ thù giai cấp. Hãy diệt trừ Mao, tên chống cộng.
Tước quyền những phần tử phản động. Đảng cộng sản muôn năm."
Mao bước đi hiên ngang và đàng hoàng giữa đám đông hỗn loạn.
Trong ý thức ông biết chắc mình không đơn độc, vì có Chúa đi cùng
ông. Sau khi họ đã nhiều lần đi qua đi lại trong vùng, thì những viên
chỉ huy hỏi ông :"Ông có tiếp tục tin Chúa Giêxu hay không ?" Mao
đã trả lời không hề lưỡng lự :"Tôi tin và tôi sẽ còn tin cho đến hết
cuộc đời tôi." Ngay khi ông nói chưa dứt câu thì đã có kẻ dùng búa
đập lên đầu ông. Máu chảy ra từ vết thương, chảy lên tóc và lên áo
ông. Sau vài bước, bọn chúng lại hỏi ông :" Ông muốn tin đến bao
giờ? "Ông trả lời sang sảng và dõng dạc: "Tôi tin và dù các ông có
đánh tôi chết, tôi vẫn tin. Những tên lính lại đánh ông bằng búa, và
các bướu to tiếp tục sưng lên trên đầu ông. Trong khi ông bước đi,
bọn họ đánh ông không ngừng. Chẳng mấy chốc trên đầu ông đầy
những thương tích và khối u.
Sau khi đoàn người bước đi như vậy chừng nửa cây số thì đầu ông
sưng to, và máu khô đọng cứng lại. Bởi những trận đòn đến nỗi mắt
ông hầu như không mở lên được, vì mặt đã sưng vù.
Cứ như thế đoàn người đi qua một quầy hàng. Trước cửa quầy hàng
đó là một đống đá xanh chất cao lởm chởm. Các tên chỉ huy dùng
dao nhọn chọc sau lưng bắt ông phải đi tới, trèo qua đống đá đó mà
đi. Nhưng vì hai tay Mao bị trói chặt, nên ông bị mất thăng bằng và
trượt ngã trên những hàng đá nhọn, không có gì chống đỡ, khiến
ông bị gẫy vài cái xương sườn. Những kẻ hành hạ anh lại lôi anh
đứng dậy, và bắt anh đi tiếp tục. Bây giờ khuôn mặt ông đã ước
đẫm mồi hôi, trở nên trắng bạch, anh thở hổn hển và máu trào ra từ
miệng. Ông phải đi tiếp như vậy dưới những trận đòn. Đoàn người đi
qua một hố sí công cộng. Thật ra những người có trách nhiệm muốn
ném ông xuống hố phân sâu hơn hai mét đó. Nhưng vì cớ đoàn
người đi xem đã trở nên rất đông, nên họ không dám làm điều đó,
thay vào đó họ ném mũ của Mao xuống hố phân, rồi họ dùng một
gậy tre tẩm nó trong phân người và đội nó trên đầu Mao, đang
mang đầy các thương tích. Phân người và nước tiểu chảy lên đầu
tràn trên gương mặt và trên lưng ông, cho đến khi các áo sơ mi
cũng bị ước sũng.
Trong khi tiếp tục giải ông đi như vậy. Một tên công an lấy hai cây
tre gắp phân chó và tìm cách nhét vào miệng Mao. Bởi vì ông ngậm
chặt miệng nên hắn đã bôi trét phân chó hôi thối lên trên mồm và
môi của ông. Khi Mao mở miệng để thở lấy hơi, thì một ngụm máu
tươi đã trào ra khỏi miệng ông. Không biết con người còn có khả
năng tàn bạo đến đâu nữa.
Cuối cùng họ đem Mao đến một gốc cây cổ thụ và treo ông tít lên
cao, ném đá vào ông, sỉ nhục ông, nguyền rủa ông, nhưng lúc ấy
Mao đã bất tỉnh rồi. Khi trời gần tối, họ đem ông xuống khỏi cây,
ném thân thể không còn động đậy gì nữa của ông bên vệ đường, và
ai về nhà nấy.
Mao nằm đó bất động và trơ trọi. Những tia nắng cuối cùng trong
ngày chiếu trên mặt ông. Khuôn mặt bị hành hạ đến nỗi không còn
nhận dạng được nữa. Nhưng trên những đường nét của nó vẫn còn
có thể thấy sự cương quyết không thỏa hiệp còn động lại.
Lúc trời đã tối, những tín dồ trong làng mới nghe tin, đã vội vã chạy
đến tìm Mao. Họ đem ông vẫn còn bất tỉnh về nhà trong một gia
đình trong Hội Thánh. Họ cẩn thận lau rửa những vết thương cho
ông, và đặt ông trên chiếc giường êm nhất của họ. Có nhiều tín đồ
đã đến và đứng khóc trong phòng. Họ cùng nhau cầu nguyện, xin
Chúa cứu sống con người lão thành và bất khuất này.
Đến khoảng nửa đêm, Mao dần dần tỉnh lại. Tuy ông không mở mắt
lên được, nhưng ông nghe thấy tiếng khóc và cầu nguyện vây
quanh mình. Ông cố gắng nói một cách khó nhọc : "Anh chị em
thân yêu, xin đừng khóc cho tôi. Nhưng hãy khóc vì sự chống nghịch
của nhân dân ta. Hãy khóc cho đồng bào của ta còn vô tín. Khóc
cho những người lãnh đạo của chúng ta còn vô thần." Những lời nói
của ông làm cho các tín đồ xúc động sâu sắc, khiến họ càng cầu
nguyện khẩn thiết hơn nữa.
Trong những tuần lễ kế tiếp, Mao được phòng công an để cho yên.
Cộng với những lời cầu nguyện, và sự săn sóc ân cần của con cái
Chúa, mà ông được bình phục trở lại. Còn 18 năm nữa đang chờ
ông. Trong những năm sau đó, ông đi hầu việc Chúa không mệt
mỏi. Ông đến thăm các Hội Thánh để khích lệ các con cái Chúa, và
đem những người chưa biết Chúa đến với tình yêu của Ngài.
Cuộc đời của Mao tiên sinh không những đánh dấu bằng những biến
cố đau thương, những chịu đựng gian khổ, nhưng trước hết còn
được đánh dấu bằng sự kính sợ của ông đối với Đức Chúa Trời Hằng
Sống, qua sự trung tín và niềm vui dạt dào bên trong. Kể từ thời
gian ông ở trại lao động khổ sai ở miền bắc Trung Quốc, ông đã có
thói quen thức dậy mổi sáng để cầu nguyện cho đất nước, cho đồng
bào, và cho Hội Thánh mình. Ngay cả trong những năm ở quê nhà,
khi phải chịu đựng nhiều bắt bớ, ông vẫn trung tín với thói quen
này, cho đến lúc chết, người ta có thể thấy ông cầu nguyện trước
khi mặt trời mọc. Sau giờ cầu thay, ông dành nhiều thời gian từ buổi
sáng này qua buổi sáng khác để đọc Thánh Kinh dưới ánh sáng yếu
ớt của ngọn đèn dầu. Nhiều đêm ông không muốn đi nằm. Ông
thường bỏ những buổi ăn để có thể đọc Thánh Kinh, vì ông đã dành
nhiều thời gian cho việc học hỏi Lời Chúa, nên ông rất thông thạo và
thuộc lòng rất nhiều đoạn Thánh Kinh dài. Dầu vậy, ông không bao
giờ thỏa mãn với điều gì mình đã biết từ Thánh Kinh, ông còn lợi
dụng cơ hội để học hỏi nơi các tín đồ khác bằng sự hạ mình.
Thỉnh thoảng nếu trong khi học Thánh Kinh, có một chương đoạn
nào đặc biệt cảm động ông, Đức Thánh Linh giải thích Lời Ngài cho
ông và làm cho lời đó trở nên sống động, thì ông mừng rỡ đến nỗi
nhảy tung lên, và bắt giọng một bài thánh ca, và nhảy múa vòng
quanh phòng.
Mặc dù ông không lấy vợ sau lần ly hôn, và chưa hề có con, và mặc
dù đời sống ông trong những năm tháng ở trại lao động khổ sai
không phải là nhẹ nhàng, và sau đó ông cũng hay đi công tác hầu
việc Chúa khắp nơi trong nước như những người rao giảng Tin Lành,
mặc dù nhiều lần bị đe dọa bắt giam, lại mọi sự bắt bớ trong gian
nguy luôn rình rập ông, mặc dù vậy, cuộc đời ông vẫn được đánh
dấu bằng niềm vui lớn.
Nếu ông là khách ở bất cứ đâu, thì những người hàng xóm ở đó có
thể nghe thấy ông hát. Khi ông càng già, giọng ông càng dõng dạc
hơn. Ông là con người có thể khóc cười bằng cả trái tim. Cùng là
một người bà con cũng là tín đồ, và là bạn thân của ông. Cả hai có
thể thức thâu đêm đến sáng. Sau đó họ kể cho nhau nghe những gì
mình đã kinh nghiệm về Đức Chúa Trời, khích lệ lẫn nhau và cùng
nhau đọc Thánh Kinh, cùng nhau hát ngợi khen Chúa. Bài hát mà họ
ưa thích thường cùng nhau hát đi hát lại hằng tiếng đồng hồ. Có
những lời như sau :
"Khi tôi đắm chìm trong biển đời tội lỗi, trong sóng cuồng khổ đau,
mưa tuôn buồn bã. Những đêm đầy tiếng hú chó rừng, thì trái tim
tôi đầy sợ hãi. Tôi tê dại vì nỗi kinh hoàng, đầy bụi gai khô, những
rừng núi hoang vu, thung lũng ngàn trùng heo hút. Tôi mong mỏi
trở về đàn. Tình Yêu Diệu Kỳ đã tìm và gặp tôi. Huyết báu Diệu Kỳ
đã rửa sạch tôi. Ân Điển Diệu Kỳ đã đem tôi trở về đàn."
Những Chúa Nhật đối với Mao là những ngày hội, ông thường dùng
những ngày này cho sự tương giao với Đức Chúa Trời, với Lời Ngài
và với những tín đồ khác. Trong toàn bộ cuộc đời theo Chúa của
ông, chỉ có 4 lần ông không đi thờ phượng Chúa. Tất nhiên ngoại trừ
15 năm ông ở trong trại tù khổ sai.
Trong vòng 18 năm cuối đời, cuộc sống của Mao tiên sinh trở nên
bớt căng thẳng hơn, nên ông có thể dành nhiều thời gian và sức lực
vào việc truyền bá Tin Lành. Trong tất cả mọi việc, ông được mọi
người tín nhiệm. Ông thường đặt mình xuống dưới sự hướng dẫn
của Đức Thánh Linh và dưới sự vâng phục của Hội Thánh. Nếu Chúa
bảo ông đi đến một vùng nào đó thì ông luôn luôn lên đường ngay,
cho dù đó là những vùng đất xa xôi hiểm trở. Nhiều năm liền ông đả
đi đến những địa phương thuộc rừng núi V là nơi không chỉ khó
khăn đi lại, mà còn nguy hiểm nữa. Nhất là vào mùa đông, những
con đường nhỏ cheo leo trên dốc núi bị phủ băng tuyết. Nhưng ông
không quản ngại gian khổ, lúc bão tuyết, ông cũng lên đường thăm
viếng các con cái Chúa, và giảng cho họ về Lời Chúa, nên Tin Lành
lan rộng trên miền rừng núi V, và có nhiều Hội Thánh mới mọc lên
khắp nơi.
Ông rất kỷ luật và cẩn thận về những điều ông nói và làm. Ông ghét
mọi loại tội lỗi, và ông là một tấm gương trong mọi việc cho các tín
đồ. Nếp sống của ông rất bình dị, ông không bao giờ thích sự nhàn
rỗi hoặc sự tán gẫu. Ông ăn uống rất đơn giản, khoai lang và rau
quả. Ông ăn mặc không cầu kỳ, và sống trong một túp nhà nhỏ đơn
sơ. Dù vậy, ông vẩn cho cách sống của mình như vậy là lãng phí khi
so với sự đói khổ của bao người dân Trung Quốc.
Ông mang một tình yêu sâu đậm đối với con cái Chúa trong Hội
Thánh. Ông quan tâm đến các gia đình họ, sự lớn lên về thuộc linh
của họ trong đời sống hàng ngày. Ông nhắc nhở họ bằng tình yêu
thương. Ông săn sóc họ và thấy mình có trách nhiệm đối với họ.
Trước khi Mao tiên sinh qua đời, ông nằm liệt giường 80 ngày. Hằng
ngày mọi con cái Chúa từ mọi nơi đến thăm ông. Mặc dù ông không
có con theo xác thịt, nhưng ông là người cha thuộc linh của rất
nhiều nguời. Những đứa con đó đã khiến cho đời sống ông đầy sự
vui mừng. Ông về với Chúa vào ngày 17 tháng 10 năm 1989. Một
cuộc đời hạnh phúc trọn vẹn và rất thành công. Hơn ngàn người đã
dự đám an táng của ông, tất cả họ đều yêu mến ông, và muốn noi
gương ông. Khi họ thả chiếc quan tài xuông huyệt, thì tất cả cùng
dồng thanh hát bài thánh ca:
"Chúng ta vui mừng đón Chúa Giêxu đến. Cuộc hội ngộ long trọng
thay ! Tiếng hát những người yêu mến con người của Đức Chúa Trời
này vang vọng toàn thung lũng. Khi các môn đệ của Chúa Giêxu rời
khỏi đất thì họ về nhà. Bạn bè họ thương khóc, còn họ sung sướng
nhất. Chúa Giêxu gánh tội lỗi họ. Ngài đổ huyết mình. Và Ngài sẽ
trở lại. Ôi, sự hội ngộ thật long trọng thay. Chúng ta chỉ chia ly giờ
đây. Không phải là mãi mãi. Rồi chúng ta sẽ ở cùng nhau.”
KẾT LUẬN
Câu chuyện cuộc đời theo Chúa của Mao tiên sinh đến đây là hết.
Thật là một câu chuyện cảm động và đầy sự khích lệ thuộc linh. Đây
là tấm gương đáng cho những con cái Chúa phải noi gương theo.
Trên bước đường theo Chúa, chúng ta có thể quả quyết là trong
vòng chúng ta không có ai có sự bắt bớ nào có thể so sánh với sự
bắt bớ tàn bạo như của Mao tiên sinh.Vậy hãy cứ vững lòng chịu
khổ mà theo Chúa cho đến cuối cùng, bạn nhé. Xin hẹn tái ngộ với
các bạn trong câu chuyện anh hùng đức tin Trung Quốc kế tiếp.
HẾT
Người công dân Thiên quốc
Đó là vào đầu tháng hai năm 2001: chúng tôi cầu nguyện, và trông mong tin tức về
“Người công dân thiên quốc”. Vào tháng mười hai, anh đã bay đến một nước á châu,
để đón gia đình sang Đức. Những tin tức đáng lo ngại đã khiến chúng tôi đến với sự
cầu nguyện: Vào ngày mười một tháng hai, anh Yun bị biệt tăm. Đã bay, nhưng không
đến nơi. Vào ngày mười hai tháng hai: Yun bị bắt! Anh mang theo người những hộ
chiếu và giấy tờ cần thiết của gia đình, để từ đó anh cùng gia đình bay sang Đức. Ngày
mười ba tháng hai: anh bị nguy cơ bị bắt tù từ một đến ba năm và bị trao trả lại Trung
Quốc. Điều đó chắc chắn sẽ là một án tử hình. Mỗi ngày chúng tôi chờ đợi tin tức về
“người công dân thiên quốc”, là người mà quyền công dân ở dưới đất đã bị khước từ.
Bây giờ anh ở đâu? anh cảm nhận và suy nghĩ gì? Lại phải chia ly với gia đình và bị
vào tù, lại phải gặp những nguy nan. Dẫu vậy, chúng tôi tin rằng Đức Chúa Trời cầm
giữ tất cả trong tay Ngài và mở một lối ra.
Đôi điều sơ qua về bối cảnh hiện tại. “Người công dân thiên quốc” này là ai? Tôi được
vinh dự làm quen với “người công dân thiên quốc” ở vùng hoạt động của anh vào trong
những năm chín mươi. Đó là ở nơi hoang vu của rừng núi Trung Quốc, trong một hang
động.
1. Một giáo sĩ Phần Lan đã mời Erwin Wendland và tôi làm một chuyến đi vào Trung
hoa nội địa. Chúng tôi đã đợi ở một sân bay Trung Quốc để bay tiếp, đang trong lúc đó
chúng tôi đã lấy đồ ăn ra và ăn. Xung quanh chúng tôi có nhiều người bản xứ, họ kinh
ngạc nhìn chúng tôi ăn bánh mì đen Đức. Chúng tôi đã mời họ nếm thử. Họ ăn loại
bánh mì lạ đó, nhưng người dẫn đường chúng tôi cho biết rằng sau đó đã có vài người
biến mất, để đến chỗ kín mà làm nhẹ bụng.
Cuối cùng, chúng tôi đã đến nơi. Những anh em Trung Quốc đã đón chúng tôi bằng
một chiếc gọi là “xe chở bánh mì” Erwin và tôi phải ngồi vào hàng ghế trong cùng của
chiếc xe mi-ni bus. Có người đưa cho chúng tôi chăn đắp, không phải để đắp vào
những ngày cao điểm giữa mùa hạ này, nhưng để trốn trong đó. Tôi nhớ đó là một
chuyến đi đêm hối hả. Chúng tôi luôn luôn được nhắc nhở là phải im lặng, đặc biệt khi
đi qua những đoạn đường có trạm gác công an. Vào gần sáng, chúng tôi đến một
thành phố lớn. chúng tôi dừng ở bên một khách sạn tương đối tồi tàn, đổ nát. Vì mệt,
nên chẳng mấy chốc tôi đã ngủ say. Sau đó, khi chúng tôi đi bách bộ qua những đường
phố, tôi ngạc nhiên vì nghe nói rằng ở đây có đến nhiều con cái Chúa như vậy. Tôi tự
hỏi, những người Trung Quốc mà tôi gặp ở đó có phải là anh chị em hay không?. Nghe
lời người dẫn đường, chúng tôi cẩn trọng và không muốn làm hại cho ai.
Cuối cùng, trời đã tối, và trong buổi tối đó, chúng tôi sẽ gặp người anh em Yun. Tôi còn
nhớ, mình đã hồi hộp chờ đợi và lúc chúng tôi chuẩn bị lên đường, ánh trăng đêm mờ
nhạt chiếu thật huyền ảo trên cảnh vật ra sao. Những chiếc xe vận tải chở đá nặng nề
chạy vù qua và quấn theo bụi mù mịt. Chúng tôi đi qua những chỗ đổ nát và những nơi
có lấp lánh ánh đèn và cuối cùng đến một ngôi nhà nhỏ. Trong một phòng con, có vài
anh chị em đang đợi chúng tôi.
ở đây, lần đầu tiên tôi gặp anh. Một người đàn ông nhỏ nhắn và rạng rỡ đến chào đón
chúng tôi bằng một sự niềm nở, mà người ta ít khi gặp trong những cuộc gặp gỡ lần
đầu tiên ở nơi xứ lạ. Tất nhiên, chúng tôi rất hồi hộp và trông mong quá chừng. ở nơi
hoang vu hiu quạnh này có một Đại hội Mục sư? ở đây chúng tôi phải nói chuyện với
các anh chị em lãnh đạo, là những người dẫn dắt hàng chục nghìn người? Trong tâm
tư, tôi tự hỏi, buổi nhóm sẽ họp ở đâu vậy kìa? Đây là sự tiếp xúc đầu tiên của tôi với
nhà thờ bí mật. Tôi đã vài lần ở Trung Quốc và đã được nghe đây đó những lời làm
chứng về những người tử đạo, tôi đã gặp những người nam nữ, từng ở tù hai mươi
năm và nhiều hơn vì cớ Chúa Giê-xu, chịu nhiều đau đớn trong tù. Nhưng những buổi
nhóm như thế thường ở một khách sạn hay ở trong một nhà riêng.
Lần này sẽ là một buổi họp có nhiều Mục sư đến dự. Yun niềm nở nói với chúng tôi
trước hết nên ăn một chút gì đã. Có một bữa ăn thịnh soạn bằng sự hiếu khách của
người Trung Quốc, mà vợ tôi Kriemhilde yêu thích những món ăn được dọn ra hơn là
tôi. Điều đáng chú ý là bầu không khí tôi được chứng kiến ở đây. Ngưòi tây phương,
chúng ta thường có những quan niệm sai lầm về sự bắt bớ của những cơ đốc nhân
trong nơi dầu sôi lửa bỏng. Tại đây, tôi kinh nghiệm ở giữa sự hoạn nạn, bắt bớ, một
niềm vui, sự niềm nở và tiếng cười trong sự thông công với một người đã từng bị trên
dưới mười lăm lần bị bắt và hàng năm ròng phải ở tù. Anh thật vui vẻ và cười nói hồn
nhiên làm sao.
Cuối cùng, sau khi chúng tôi đã ăn uống và đã nói chuyện xong, Yun nói, “Bây giờ
chúng ta sẽ đến chỗ nhóm”. Erwin và tôi đi theo anh. Cái sân mờ mờ dưới ánh trăng.
Trong bóng tối, một lúc lâu sau chúng tôi mới có thể quen được với các vật xung
quanh. Trong sân có nhà và chòi rơm. Phía đằng xa, người ta nghe thấy tiếng máy
công nghiệp mạnh mẽ chạy. Đi được vài bước, chúng tôi đứng trước một bức tường,
có một lỗ thủng. Chúng tôi khom người đi vào. Dưới ánh đèn pin, chúng tôi nhận ra đó
là lối đi xuống một hang đá. Sau một lúc đi vòng vèo, có thể nghe thấy tiếng hát vọng ra
từ đâu đó. Sau này chúng tôi mới khám phá ra, trong thời gian bị cải tạo lao động ở một
núi đá, Yun đã học được nghề đục đá, để xây dựng hang đá trong những phiến đá. Lúc
đó anh đã kêu than vì cực khổ: “Chúa ơi, tại sao con phải làm công việc nặng nhọc
này?”. Nhưng chương trình Đức Chúa Trời là để anh học cho về sau. Sau khi được giải
thoát, anh đã vận dụng điều đã học và tạo nên hang động này, ở một nơi an toàn, để
có thể tổ chức Đại hội các Mục sư.
Bây giờ, chúng tôi được phép đi thăm chỗ đó. Trong lúc đó, tiếng hát càng to hơn, cùng
với những tiếng vỗ tay nhịp nhàng. Khi chúng tôi bước vào phòng, chúng tôi thấy
những gương mặt rạng rỡ. Đối với tôi, đó là khoảnh khắc cao đẹp nhất mà tôi từng
được chứng kiến trong một buổi nhóm. Điều đáng ngạc nhiên là có ít nhất một nửa số
những người tham dự là những thanh niên trẻ tuổi, đa số đó lại là những cô gái trẻ. Họ
là những người dẫn dắt nhà thờ bí mật Trung Quốc, những người lãnh đạo nhà thờ tư
gia Trung Quốc sao?.
Đây là những “anh hùng của Đức Chúa Trời”, mỗi ngày sẵn sàng liều mạng để dẫn dắt,
an ủi, nhắc nhở, động viên, sửa đổi và gây dựng dân sự Đức Chúa Trời. Tôi thấy mình
thật nhỏ bé và không xứng đáng để phục vụ những anh hùng đức tin này. Tôi sẽ phải
nói với họ điều gì đây? Về phía họ, tôi cảm nhận một sự mong đợi. Chúng tôi thuộc
trong số ít người tây phương, được họ tin tưởng tiếp nhận giữa vòng họ. Về điều đó,
chúng tôi biết ơn người bạn cùng đi của chúng tôi, là người đã nhiều năm có kinh
nghiệm ở á châu và nói thông thạo tiếng Trung Quốc.
Sau đó, Đức Chúa Trời đã cho tôi một Lời cho những con người này, mà cho đến hôm
nay tôi vẫn còn ngỡ ngàng kinh ngạc. Tôi nói về những anh em đã dòng Phao-lô chạy
trốn qua tường thành Đa-mách và đã cứu ông khỏi bị giết. Tôi nói về sự quan trọng,
nắm giữ sợi dây của Đức Chúa Trời, để những người được sự kêu gọi của Ngài có thể
tiếp tục rao giảng tin lành. Lời đó được tiếp nhận nồng nhiệt, và qua đó Đức Chúa Trời
đã an ủi và khích lệ những người nghe.
Đó là sự tiếp xúc đầu tiên của AVC (Uỷ ban hành động vì những cơ đốc nhân bị bắt bớ)
với những người lãnh đạo nhà thờ ở nơi bí mật. Kể từ thời điểm đó, mối liên lạc trực
tiếp với nhà thờ tư gia Trung Quốc được xiết chặt, trong khi trước kia, chúng tôi đóng
góp phục vụ cho Trung Quốc qua những tổ chức truyền giáo khác.
Trong những chuyến đi của tôi ở nước ngoài tôi thường có thói quen thăm hỏi về
những nhu cầu thiết yếu. Cũng giống như ở đây, tôi nghĩ rằng họ sẽ xin tiếp trợ Kinh
Thánh và lời cầu nguyện. Nên tôi càng ngạc nhiên hơn, khi nghe lời đề nghị của Yun.
Đó là anh xin một chiếc máy gặt. Anh cần máy gặt để làm gì vậy?
Và anh đã giải thích cho tôi: “Những người truyền giảng tin lành như chúng tôi thường
đi công tác mười một tháng trong năm. Khi họ có một tháng nghỉ ở nhà, thì họ dùng
thời gian này để gặt vụ mùa, hầu cho gia đình họ được nuôi sống. Vậy nên, tuy những
nhà truyền giảng nghỉ ở nhà, nhưng họ phải làm việc. Với một cái máy, việc thu hoạch
có thể được hoàn tất trong hai đến ba ngày. Điều đó nghe sáng tỏ. Giá tiền một vài
nghìn Mác cũng có thể xoay sở được. Tôi đã hứa sẽ lo liệu. Bằng cách đó, những nhà
truyền giảng có thể dành thời gian quí báu nghỉ ngơi với gia đình. Có điều tôi không
biết: đó là qua công trình này, Yun được Đức Chúa Trời cho thấy một khải tượng đặc
biệt. Anh nhìn thấy rằng, một ngày kia, Đức Chúa Trời sẽ ban cho anh một máy gặt
thuộc linh, để thu hoạch mùa gặt linh hồn ở một qui mô rộng lớn và nhanh chóng hơn
những công việc thủ công khó nhọc. Yun nhận được khải tượng rằng anh sẽ truyền
giảng tin lành trên thế giới cũng như ở Tây phương bằng một máy gặt lớn. Và khải
tượng đã thành hiện thực. Trước đây hai năm, trong một Đại hội nhân sự của chúng tôi
ở Norddeich, tôi có gặp lại Yun. Trong lúc đó, anh đã được giải cứu khỏi nhà tù một
cách khác thường, như về sau chúng ta sẽ rõ. Một phép lạ của Đức Chúa Trời, mà
chúng ta chỉ thấy có ở trong Công vụ các sứ đồ. Phép lạ thứ hai là, do sự giúp đỡ của
một người bạn, sống ở Đức, anh đã làm một chuyến đi nguy hiểm từ Trung Quốc sang
Đức và cuối cùng đã đến nơi. Đầu tiên anh đã sống bí mật và im lặng. Nhưng sau đó,
đã có cuộc gặp ở Norddeich như đã nói ở trên. Chúng tôi, với tư cách là một Uỷ ban
Quốc tế vừa họp lại cùng với một vài khách mời. Lúc đó vẫn còn sự đề phòng, anh
chưa nên lộ diện công khai. Khi Yun bắt đầu cầu nguyện, không một cặp mắt nào còn
khô ráo được. Tất cả đều bị sự hiện diện của Đức Chúa Trời đụng chạm bởi lời cầu
nguyện đơn sơ và rúng động của người anh em. Khi anh gặp tôi, bày tỏ tình yêu chan
chứa và sự kính trọng của anh, và gọi tôi bằng “Papa” làm tôi không tài nào quên
được.
Và bây giờ trở lại với câu hỏi: “người công dân Thiên Quốc” đó là ai? Khi anh đến chỗ
chúng tôi và sống với chúng tôi, anh đã kể cho chúng tôi câu chuyện của mình lại một
cách trực tiếp. Chính sách tuyên truyền của Trung Quốc về sự tự do tôn giáo ngày
càng gia tăng, ngay cả ở Tây phương, cũng có những người giống như những “Ăng-
ten” cho Trung Quốc (funfte Kolonne) đi gieo rắc những điều này. Có thể là do Trung
Quốc là một đất nước rộng lớn. Điều ở một vùng là đúng, thì ở một vùng khác có thể
hoàn toàn là bịa đặt. Điều có thể được phép ở một vùng, thì ở một nơi khác có nghĩa là
án tử hình. Đúng là cho đến hôm nay những người cộng sản không những đã khống
chế nhà thờ ba tự túc chính qui bằng tư tưởng vô thần của họ, mà thực tế họ đã lãnh
đạo.
Đúng là có mười hai triệu Kinh Thánh được in ấn ở Trung Quốc hợp pháp. Nhưng điều
đó không có nghĩa là mười hai triệu Kinh Thánh đó được phân phát trong đất nước.
Chúng được đem đi xuất khẩu để lấy ngoại tệ. Những hàng hoá về Kinh Thánh của
Trung Quốc như vậy, tương đối rẻ, chính tôi đã nhìn thấy ở Nga, bằng tiếng Nga.
Đúng là, ở đây, hay ở đó có những giấy cho phép xây dựng nhà thờ công khai. Nhưng
mặt khác những nhà thờ hiện có bị phá huỷ. Có nơi, thậm chí có cả những Seminar
(lớp về Thần học), nhưng cũng đúng là còn có những Mục sư nhà thờ tư gia bị bắt
giam, bị truy lùng và bị tra tấn trong tù, bị đánh đập và bị bắn. Bằng mọi cố gắng họ bị
“làm việc”, để khiến họ phải lìa bỏ niềm tin vào Chúa Giê-xu. Bằng mọi quyền lực người
ta tìm cách phá huỷ những công việc Hội thánh.
Yun được gọt đẽo ra từ loại “gỗ” nào và được tôi luyện trong loại “lửa” gì, để đức tin trở
nên mạnh mẽ, tôi luyện cứng như thép, thì bạn sẽ đọc sau đây.
Trước đây hơn một trăm năm, những Giáo sĩ từ Tây phương đã tìm đường đến Trung
Quốc. Hồi đó họ thường đi bằng đường biển. Khi gặp dân bản xứ, họ đụng độ phải sự
kháng cự, phải vật lộn với những hoàn cảnh sống thiếu thốn và tệ mạt, hết sức cố gắng
họ đã học một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ và gánh chịu nhiều đau khổ vì cớ đức tin.
Nhiều người trong số họ cũng đã phải trả một giá cao nhất – sự sống của mình.
Trong lúc họ đã gieo bằng giọt lệ, họ chưa biết được rằng nhiều năm sau đó, tại những
nơi họ đã phục vụ, có vô số những linh hồn quí báu được bước vào nước trời. Hôm
nay, sự phấn hưng ở Trung Quốc được nhiều người cho rằng đó là mùa gặt thuộc linh
lớn nhất kể từ thời kỳ Công vụ các sứ đồ. Những cơ đốc nhân Trung Quốc đi gặt hái
nhiều bông trái bằng sự vui mừng (Thi Thiên 126, 5 – 6).
Nhiều người lãnh đạo truyền giáo ở Phương tây ngày nay đang ngóng đợi sự mở cửa
ở Trung Quốc, để những Giáo sĩ Tây phương có thể trở lại phục vụ ở đất nước rộng
lớn này. Tôi cho rằng dịp tiện đó đã đi qua.
Thiên kỷ mới đã trình báo bằng những sự thay đổi kinh khủng. Chính những nhà truyền
giáo Trung Quốc hôm nay đang chuẩn bị từ quê hương họ đi đến những nước khác.
Hàng nghìn người, trong số họ đã nhận được sự kêu gọi thánh, rời khỏi Trung Quốc và
đi rao truyền tin lành cho thế giới. Họ sẵn sàng lên đường, sau khi họ đã được tôi luyện
và được nhào nặn trong những ngọn lửa của sự bắt bớ khốc liệt và những sự gian khó.
Đó không phải là một sự phát triển mới – trên một nghìn năm, Đức Chúa Trời đã chuẩn
bị nhà thờ Trung Quốc cho giờ phút như thế này.
Họ đã nhận được một sự kêu gọi Thiên thượng, để đem tin lành đến thế giới phật giáo,
ấn độ giáo và hồi giáo.
“Người công dân thiên quốc” đứng ở tuyến đầu trong phong trào truyền giáo này. Anh
là một cơ đố nhân thuộc thế hệ thứ hai. Mẹ anh, qua lời làm chứng của một nữ Giáo sĩ
người Na-uy đã trở lại tin Chúa. Hôm nay, chính “người trời” đã thăm thế giới Tây
phương, để qua đó biết ơn những Giáo sĩ trước kia trong công tác tiên phong của họ
đã hết lòng hy sinh vì nhiệm vụ của mình và đã gieo những hạt giống. Anh đã thách
thức những cơ đốc nhân ngày hôm nay, hãy cùng đứng với những anh chị em Trung
Quốc, trong nhiệm vụ dùng tin lành đột phá thế giới. Nhiệm vụ của họ là, đem tin lành
“trở về Giê-ru-sa-lem”, có thể nói rõ hơn: trải qua những khu vực rộng lớn của thế giới,
ở đó, hầu như chưa hề được nghe về tin lành.
Câu chuyện này muốn thách thức và động viên, và có thể sẽ làm cho người này người
kia thấy nặng trĩu trong lòng khi họ đọc về những sự bắt bớ cực khổ mà nhà thờ Tư gia
ở Trung Quốc phải chịu ngày nay.
Xin bạn hãy can đảm, cùng đứng chung và ủng hộ những anh chị em Trung Quốc của
chúng ta, để đem tin lành “trở về Giê-ru-sa-lem”.
1. Quyển Kinh Thánh do một sứ giả của Chúa đưa đến.
Yun sinh năm 1958, mười năm sau khi dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, người
cộng sản, sáng lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. 1958 là khởi đầu của một
thời kỳ rất khó khăn cho người Trung Quốc. Lúc đó Mao bắt đầu một trong những thí
nghiệm vĩ đại của mình, để hiện đại hoá Trung Quốc. Ông gọi đó là “bước đại nhảy
vọt”.
Những tư tưởng kỳ quoặc càng ngày càng thâm nhập vào trong đời sống hàng ngày.
Những bác nông dân được khuyến khích hãy mua cho mình những lò đúc kim loại để
sản xuất sắt thép cho Trung Quốc, góp phần vào sự phát triển kinh tế Trung Quốc.
Những sáng kiến như vậy đã hoàn toàn bị thất bại. Sắt được luyện trong những lò
luyện thô sơ như vậy, không sử dụng được. Hàng triệu người Trung Quốc đã lãng phí
biết bao giờ làm việc quý giá, để sản xuất những loại sắt thiếu chất lượng đó. Bước đại
nhảy vọt đã trở thành một bước thụt lùi to lớn. Chính quyền dưới thời Mao đòi hỏi nhiều
sự hy sinh của quần chúng. Đáng buồn là những người được chủ nghĩa cộng sản giải
phóng lại trở thành những người phải trả gía cho những giấc mơ không tưởng của sự
lãnh đạo của họ.
Bước đại nhảy vọt dẫn đến một nạn đói lan tràn toàn khắp Trung Quốc. Yun còn nhớ,
lúc còn nhỏ anh đã phải ăn xin ra sao. Hồi đó, ở Henan có những người ăn cỏ và vỏ
cây để sinh tồn, không phải là chuyện không bình thường. Vào trong những năm lúc
Yun từ một đến bốn tuổi, có khoảng tám triệu người bị chết đói ở Henan.
Lúc Yun lên tám tuổi, Mao Trạch Đông bắt đầu một thí nghiệm khác - cuộc “cách mạng
văn hoá”. Quyển sách nhỏ màu đỏ của Mao Trạch Đông đại diện cho nguyện vọng của
người dân Trung Quốc, được giải phóng khỏi tất cả mọi sự ràng buộc của xã hội,
những khái niệm, tư tưởng văn hoá, phong tục tập quán và truyền thống lâu đời. Hàng
triệu những thanh niên trẻ, nổi tiếng là những “Hồng vệ binh” được thả ra, để đi giải
phóng nhân dân. Nhưng họ càng đem lại sự đau khổ và cực hình cho nhân dân. Những
trường học và đại học bị đóng cửa, và cả cuộc sống của Yun cũng bị ảnh hưởng qua
đó. Anh chỉ đi học có ba năm phổ thông. Cuộc cách mạng văn hoá đối với các cơ đốc
nhân đồng nghĩa với sự bị bắt bớ nhiều lần hơn. Tất cả các nhà thờ bị đóng cửa và các
cơ đốc nhân bị cấm đi cầu nguyện hay nhóm lại để thông công. Tất cả những “hoạt
động mê tín dị đoan”, trong số đó cơ đốc giáo cũng bị liệt vào, đều bị bài trừ triệt để, và
thậm chí còn mạnh hơn bao giờ hết. ở giữa những sự biến động này, các tín đồ đã
buộc phải nhóm bí mật. Nhưng tuy nhiên, vào thời gian này, có nhiều người đã được
thêm vào Hội thánh của của Đấng Christ.
Yun được cứu khi lên mười sáu tuổi. Mẹ của anh là một cơ đốc nhân; bà đến với Chúa
lúc còn rất trẻ. Trong thời gian cách mạng văn hoá, những Giáo sĩ bị bắt bớ và buộc
phải rời khỏi Trung Quốc, nên có nhiều con chiên bị bỏ lại không có một người chăn.
Vào thời gian khó khăn đó, mẹ của Yun đã xa cách Chúa.
Khi anh lên mười sáu tuổi, vào năm 1974, cha anh bị bệnh rất nặng. Ông bị hen suyễn
và đã phát triển thành ung thư phổi, rồi lan xuống dạ dày. Bác sĩ nói không còn hy vọng
gì nữa. Chứng ung thư chỉ còn có một kết quả là cái chết. Nhưng sự mê tín cổ truyền
vẫn còn lại trong gia đình Yun. Nên bố anh đã mời ông thầy Pháp trong làng đến để
đuổi ma ung thư ra khỏi ông. Bố của Yun, tin vào quyền lực của các thầy Pháp thậm
chí đã khuyến khích con mình hãy trở thành học trò của ông thầy Pháp, để học được
môn phép thuật đó. Theo truyền thống, Yun cũng như đa số những thanh niên ở Trung
Quốc đều sẵn sàng đi theo nguyện vọng của bố mình. Trung Quốc bị ảnh hưởng về
đạo lý Khổng tử trên hai nghìn năm, đòi hỏi phải vâng lời bố mẹ và những đấng bậc
trong xã hội. Nên cậu thanh niên Yun mười sáu tuổi đã sẵn sàng học môn phép thuật
phù thuỷ. Bệnh tình của bố đã làm một gánh nặng cho gia đình. Không chỉ họ không có
đủ thức ăn, mà còn không có đủ tiền. Mẹ anh đã bán hầu hết những tài sản trong nhà
để chạy chọt thuốc men. Bà biết rằng, chẳng bao lâu bà sẽ trở thành goá phụ. Tất cả
những suy nghĩ của bà bị dồn ép bởi câu hỏi khủng khiếp, gia đình mình sẽ sống ra sao
đây nếu không có người đàn ông trụ cột trong gia đình. Trong những chuỗi ngày đó,
vào một buổi tối, mẹ của Yun nghe thấy một giọng êm dịu nói với mình, “Chúa Giê-xu
vẫn luôn luôn yêu thương”. Bà đã được Chúa đánh thức dậy. Bà đã dậy và quì gối cầu
nguyện. Một lần nữa bà đã ăn năn tội lỗi mình và đã tái dâng mình cho Chúa. Rất đáng
ngạc nhiên là ngày hôm sau, bố của Yun đã được chữa lành. Yun nhận thấy rằng đó là
Chúa Giê-xu đã chữa lành bố mình, nên anh cũng đã tiếp nhận Chúa. Trong lòng anh
đã hứa nguyện dâng mình để phục vụ Chúa Giê-xu.
Sau đó, mẹ anh đã nói là tất cả những sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu được viết lại trong
Kinh Thánh. Kể từ ngày đó, Yun ước ao được nhìn thấy quyển Kinh Thánh. Anh hỏi
thăm những tín đồ Kinh Thánh trông ra sao. Nhưng không ai trong số họ nhìn thấy Kinh
Thánh bao giờ.
Nên một ngày kia, Yun phải lăn lội gần năm mươi cây số để đến thăm một người kia
mà người ta nói là người giảng đạo. Khi đến nơi, Yun nói cho ông mục đích của chuyến
đi. Ông thấy anh còn trẻ quá nên không giám đưa Kinh Thánh cho anh xem. Ông nói,
“Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời; đó là quyển sách từ trên trời. Không ai có thể có
Kinh Thánh được. Nhưng nếu anh thực sự muốn có một quyển, anh có thể cầu xin Đức
Chúa Trời ban cho”. Nên ông đã bảo Yun hãy kiêng ăn và cầu nguyện. Yun thì không
biết kiêng ăn và cầu nguyện như thế nào. Ông mục sư đã giải thích cho Yun, “kiêng ăn
là không ăn. Cho đến khi thời gian kiêng ăn đã hết thì Chúa sẽ ban cho anh một quyển
Kinh Thánh”. Yun trở về nhà và kiêng ăn, cầu nguyện hai tháng liền. Mỗi lần anh cầu
nguyện, anh đều nói, “Chúa ơi, xin cho con một quyển Kinh Thánh” Amen!” Hai tháng
trôi qua. Không có điều gì xảy ra. Yun vẫn chưa nhận được quyển Kinh Thánh. Nên
anh đã lặn lội đến gặp ông Mục sư lần nữa. Ông Mục sư nói, “Khi anh cầu xin Chúa
một quyển Kinh Thánh, anh đừng chỉ quì gối và cầu nguyện. Anh còn phải than khóc
trước Chúa nữa. Anh càng tha thiết cầu khẩn bao nhiêu, anh càng sớm nhận được bấy
nhiêu”. Lần này, anh chỉ ăn một bữa trong ngày và cầu nguyện và than khóc trước
Chúa. Nhiều tháng trôi qua, vào một buổi sáng sớm kia, khi Yun còn đang ngủ, anh mơ
thấy một ông già. Ông cụ hỏi Yun, “Anh Yun này, anh có gì ăn không?”
Yun trả lời, “Không”
Sau đó, ông cụ đã đưa cho anh một chiếc bánh mì nho. Yun đưa tay ra nhận, thì nó
biến thành một quyển Kinh Thánh. Yun quì gối xuống nói “Đáng ngợi khen Danh Chúa!
Ngài đã nghe lời cầu nguyện của tôi và đã ban cho tôi một quyển sách!”
Sau đó Yun đã thức dậy. Tiếng khóc của anh cũng đã đánh thức bố mẹ. Khi họ nghe
thấy anh kêu to như vậy, họ nghĩ rằng anh bị thần kinh. Yun nói cho họ về giấc mơ,
nhưng họ đều cho là anh sắp mất trí. Ngay lúc đó, cánh cửa đột nhiên mở ra và có hai
người bước vào. Họ không quen biết Yun, nhưng họ được Đức Thánh Linh dẫn dắt
đến để đưa cho Yun một quyển Kinh Thánh. Đó là anh Vang và anh Song, đến từ một
làng cách xa đó. Họ kể cho Yun rằng, có một Giáo sĩ, sau một thời gian cầu nguyện
được Đức Thánh Linh dẫn dắt đem cho Yun một quyển Kinh Thánh. Hai anh em mang
sách đến cho anh là những người chuyển tin. Kể từ ngày hôm đó, Yun đã học thuộc
lòng mỗi ngày một chương Kinh Thánh. Vào một ngày kia, khi Yun đang đọc sách Công
vụ các sứ đồ, Chúa đã hiện đến với anh trong một khải tượng. Ngài nói với anh ba lần
hãy ra đi và rao giảng tin lành. Chúa cũng nói chính xác cho anh địa điểm mà anh đến
để phục vụ Ngài. Nhiều năm sau, sự kiện đó đã được ứng nghiệm. Có một lần, anh đọc
một câu Kinh Thánh trong Công vụ các sứ đồ, anh đã chợt ngừng lại để tiếp nhận vào
lòng. “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy
quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri,
cho đến cùng trái đất”.
“Đức Thánh Linh - Đó là ai vậy?” Khi anh hỏi mẹ, thì bà khó nhọc giải thích cho anh về
những gì bà biết về Đức Thánh Linh. Nhưng câu trả lời của mẹ chỉ càng làm cho anh
bối rối thêm. Cuối cùng, Yun cầu nguyện y như đã chép trong câu Kinh Thánh đó và
cầu xin Đức Chúa Trời ban cho Đức Thánh Linh. “Lạy Chúa Giê-xu yêu dấu. Con cầu
Đức Thánh Linh. Xin hãy ban cho con quyền phép của Ngài, con sẵn sàng làm nhân
chứng cho Ngài”. Bỗng nhiên có điều đã xảy ra. Một tình yêu không tả xiết và sự mặc
thị về bản thân Đức Chúa Trời đã tràn ngập con người anh. Những bài hát mà anh
chưa từng hát bao giờ, đã tuôn trào ra từ trong anh như một dòng sông chảy cuồn
cuộn. Những bài hát này, ngày nay còn được hay hát trong những nhà thờ tư gia ở
Trung Quốc. Đó là một trong những biến cố quyết định trong cuộc đời của thanh niên
Yun trẻ tuổi, vừa mới tin Chúa, trước khi Đức Chúa Trời kêu gọi anh làm nhà truyền
giảng tin lành. Bây giờ, chúng ta hãy đi tiếp những sự kiện đã được nói đến ở trên, khi
Yun nhận được sự kêu gọi bắt đầu chuyến đi đầu tiên đến miền Tây và miền Nam.
2. Hãy đi về phía Tây và phía Nam
Vào thời kỳ bắt đầu cuộc cách mạng văn hoá. Chủ tịch Mao Trạch Đông đã thành lập
đội “Hồng vệ binh” bất khả chiến bại. Gần một thập kỷ, bất kỳ nơi nào ở Trung Quốc họ
đặt chân qua, họ đều để lại đằng sau một sự hoang vu, rộng lớn. Trong mọi lĩnh vực
của xã hội đều chế ngự một sự rối loạn về kinh tế và chính trị. Mọi người sống trong sự
sợ hãi, chỉ được cung cấp tạm sống và không ai biết được điều gì sẽ diễn ra tiếp theo.
Tuy nhiên họ đã dần dần làm quen với điều đó ngay cả trước khi Mao Chủ tịch lên nắm
quyền năm 1949. Những trận lụt lội dữ dội, hạn hán và đặc biệt là những sự tranh chấp
giữa những băng đảng, những chủ nông và những nhóm cách mạng, càng ngày càng
trở nên bánh ăn hàng ngày. Người dân Trung Quốc đã sống hàng thế kỷ như vậy dưới
những điều kiện bất ổn.
Vào một buổi tối năm 1975, khoảng mười giờ đêm, đa số những người dân của một thị
trấn nhỏ ở Trung tâm đất nước Trung Quốc đã lên giường đi ngủ. Cũng giống như hầu
hết mọi người họ đều đi qua một ngày làm việc mệt nhọc. Nên họ mong được nghỉ
ngơi.
Cả chàng thanh niên Yun cũng đã nằm trên giường. Theo như thói quen của mình, Yun
đã cầu nguyện một lúc lâu, trước khi đi ngủ. Yun thường dành nhiều thời gian để cầu
nguyện và đọc Kinh Thánh, một món quà quý giá mà trước đây một thời gian anh đã
nhận được. Yun là một trong số ít người ở quê hương anh có Kinh Thánh. Cách thức
anh nhận được Kinh Thánh cũng đã gây cho nhiều cơ đốc nhân phải kinh ngạc, quyển
Kinh Thánh thật sự là quý báu đối với Yun. Anh mang theo nó cả ngày, tại nơi làm cũng
như ở nhà. Và khi đã lên giường, anh đặt nó lên ngực. Không những Yun đọc Kinh
Thánh – thậm chí anh có thể thuộc lòng một phần lớn, trong số đó là tin lành Ma-thi-ơ
và Công vụ các sứ đồ. Anh đã mong đợi với sự hy vọng đầy tràn rằng Đức Chúa Trời
sẽ sai anh đi, làm một chứng nhân cho Ngài.
Trong buổi tối hôm đó, Yun vừa ngả lưng, thì anh lại thình lình ngồi bật dậy và xuống
khỏi giường. Anh chạy sang chỗ bố mẹ, lúc đó chưa ngủ, và hỏi mẹ: “Mẹ có gọi con
phải không? Con có cần làm gì không?”.
Mẹ anh trả lời: “Không, tại sao?”
Yun trả lời ngạc nhiên: “Nhưng có ai đã gọi con và đã nói tên con? Ai đã chạm vào
con?” Mẹ của anh cũng không kém phần kinh ngạc, nói với anh, “bố và mẹ không nói gì
với con cả. Không có ai gọi con. Hãy lên giường đi ngủ đi”. Bà bảo anh.
Nửa tiếng đồng hồ sau, anh lại nghe thấy tiếng đó. Lần này rất rõ ràng. “Yun, con phải
đi về phía Tây và sau đó đi về phía Nam và rao truyền tin lành! Con phải làm nhân
chứng cho ta!”.
Và anh lại đến với mẹ và kể cho bà về điều mình đã nghe thấy. Bà rất sửng sốt và sợ là
con trai mình bị mất trí. Nên anh lại lên giường, quì gối và cầu nguyện: “Chúa ơi, nếu
Ngài đã kêu gọi con, thì hãy nói cho con biết điều Ngài muốn. Con sẵn sàng là một
chứng nhân cho Ngài”.
Vào đêm hôm đó, khoảng bốn giờ sáng, Yun có một khải tượng. Anh nhìn thấy một ông
già, mà trước đó anh đã nhìn thấy trong một giấc mơ. Lần này ông già đến với anh và
nhắc lại những lời mà Yun đã nghe trong tối qua. “Trước tiên anh sẽ đi về phía Tây và
sau đó là về phía Đông. Anh sẽ truyền giảng tin lành và làm chứng nhân cho ta”.
Sau đó, bức tranh thay đổi và bỗng nhiên Yun thấy một đoàn người đông. Ông già, một
người có uy quyền tỏa ra, đến nói với Yun hãy làm chứng cho họ. Yun lưỡng lự một
lúc. Sau đó ông già đã bảo Yun hãy cầu nguyện cho một phụ nữ đang ở trong đoàn
người. Bà bị một tà linh áp chế. Anh vâng lời làm theo. Bà ta vật lộn như sắp chết.
Nhưng sau một hồi lâu cầu nguyện bà hoàn toàn được giải phóng khỏi tà linh.
Mọi người thấy điều đó đều kinh ngạc. Một thanh niên trẻ từ trong đoàn người đến với
anh và hỏi, anh có phải là Yun không. Người đó đã nói rằng, những anh chị em ở làng
họ đã cầu nguyện và kiêng ăn ba ngày liền để anh đến và giảng tin lành cho họ.
Yun hỏi người thanh niên, đến từ đâu, “Em đến từ miền Nam”. Sau đó giới thiệu tên
cho Yun và tên làng mình. Yun có ấn tượng sâu sắc trước sự nghiêm túc của con
người này và hứa ngày hôm sau sẽ đến.
Khi Yun tỉnh lại khỏi giấc mơ và khải tượng, anh biết chắc là Đức Chúa Trời đã kêu gọi
anh để truyền giảng tin lành ở miền Tây cũng như ở miền Nam.
Yun (tên người đã thay đổi) xuất thân từ tỉnh Henan, một địa phận ở trung tâm Trung
Quốc.
Có rất nhiều Giáo sĩ người Na-uy đã làm việc ở đó từ trước thế chiến thứ hai cho đến
năm 1950. Họ đã để lại những dấu ấn thuộc linh trong vùng này. Nhiều người Trung
Quốc đã được biết về Chúa Giê-xu và đã tiếp nhận Ngài làm cứu Chúa của mình.
So với các tỉnh khác của Trung Quốc, ở quê hương của Yun có nhiều cơ đốc nhân. Mẹ
của Yun là một người trong số họ. Trong những năm bốn mươi, bà đã tin Chúa Giê-xu
Christ. Nhưng đến khi những người cộng sản lên nắm quyền, đa số những người lãnh
đạo cơ đốc nhân bị bắt và bị kết án nhiều năm ở tù hay ở trại cải tạo lao động. Có nhiều
người đã bị giết. Vào thời gian đó, trong số tất cả các tôn giáo ở Trung Quốc, thì cơ đốc
giáo bị bài trừ nhiều nhất. Nó được xem như một thứ tôn giáo của Tây phương, đạo
của Mỹ muốn đồng hoá dân Trung Quốc. Những sứ giả, những Giáo sĩ, bị coi như
những gián điệp của chủ nghĩa đế quốc Tây phương và của chủ nghĩa thuộc địa, muốn
phủi sạch Trung Quốc. Dưới những điều kiện như vậy, có nhiều tín đồ Trung Hoa đã
bắt buộc phải đi vào bí mật. Họ không được tự do thông công với những cơ đốc nhân
khác hay học hỏi Lời Đức Chúa Trời. Thật nguy hiểm, nếu ai đó bày tỏ công khai mình
là cơ đốc nhân, tin Chúa Giê-xu Christ.
Mẹ của Yun tuy không chối bỏ Chúa, nhưng do nhiều hoàn cảnh khác nhau, mối tương
giao của bà với Chúa đã bị nguội lạnh. Điều này thường xảy ra trong số các cơ đốc
nhân ở Trung Quốc thời gian đó.
3. Chuyến công tác đầu tiên về phía Tây và phía Nam
Sau khi Đức Chúa Trời đã nói vào đời sống anh, Yun đã nói cho bố mẹ biết rằng Đức
Chúa Trời đã kêu gọi mình làm một nhân chứng cho Chúa Giê-xu cho toàn đất nước
Trung Quốc. Mẹ anh muốn biết Đức Chúa Trời sẽ sai anh đi đâu bây giờ. Yun chỉ biết
trả lời, rằng Đức Chúa Trời gọi anh đi đến miền Tây và đến miền Nam để rao truyền tin
lành.
Yun đã kể cho bố mẹ về giấc mơ của mình. Anh giải thích cho họ, rằng sau chuyến đi
của anh đến miền Tây, vào ngay buổi tối hôm đó sẽ có một thanh niên trẻ đến nhà
mình. Yun miêu tả người thanh niên trẻ trông giống như một người đến từ hướng Nam
và mặc một chiếc áo trắng và quần nâu có miếng vá ở đầu gối.
“Nếu bố mẹ gặp, thì hãy nói chàng thanh niên đó nán lại cho đến khi con trở về”. Yun
nói với mẹ: “những người trong làng họ đã kiêng ăn và cầu nguyện ba ngày để con đến
làm chứng chỗ họ và giảng tin lành. Thanh niên đó có tên là Jing Cai Yu”. Cảm nhận
rằng Đức Chúa Trời đã sai con minh đi, bà cầu nguyện xin sự che chở, mặc dù bà
hoàn toàn không hiểu về điều cậu con trai nói là gì.
Khi Yun quay về hướng tây, anh không biết đến làng nào. Nên anh cứ đi tiếp tục. Anh
đi qua một con sông, ở đó anh gặp một người anh em tên là Young. Người đó hỏi anh
đi đâu. Yun đáp là Đức Chúa Trời đã sai anh đi về phía tây và sau đó về phía nam, để
làm chứng nhân cho Ngài và truyền giảng tin lành khi Young nghe câu chuyện của Yun,
anh rất cảm động và nói: “Tôi đến để gặp anh và đưa anh về làng chúng tôi, làng có tên
là “làng miền tây”. Những anh chị em ở đó đã được nghe câu chuyện anh đã cầu
nguyện một thời gian dài để được một quyển Kinh Thánh, và Đức Chúa Trời đã đáp lời
cầu nguyện của anh ra sao. Họ mời anh hãy đến chỗ họ để giảng tin lành và đọc Kinh
Thánh cho họ”.
Khi Yun đến làng, thì lúc đó là mùa gặt. Những người nông dân ngoài đồng vừa nghe
nói Yun đến, họ đã bỏ liềm cuốc xuống và chạy về nhà, nơi Yun đang ở đó. Họ muốn
nhìn xem quyển Kinh Thánh của anh và lắng nghe anh. Những người trẻ, già, nam nữ,
tất cả đều chạy nhanh đến, vì cả đời họ chưa hề nhìn thấy tận mắt một quyển Kinh
Thánh bao giờ. Khi Yun thấy sự đói khát Lời Đức Chúa Trời của họ, anh bắt đầu hát
những bài hát, mà Đức Thánh Linh đã ban cho mình. Những giọt nước mắt lăn trên đôi
gò má, khi họ lắng nghe. Họ nài Yun hãy để lại nội dung bài hát cho họ và giục anh hãy
đọc Kinh Thánh cho họ.
Trong khi anh cầm lấy quyển Kinh Thánh, anh giải thích cho họ, đã kiêng ăn và cầu
nguyện ra sao cho đến khi Đức Chúa Trời đã nhận lời cầu nguyện của anh. Vì anh
không biết phải giảng ra sao, anh cứ bắt đầu đọc lại trong trí nhớ cả sách tin làng Ma-
thi-ơ: từ đầu đến cuối. Từng chương, từng chương, tuôn ra từ trong anh. Những thiếu
niên, hầu như không hiểu điều anh nói là gì, và cả người nghe cũng không hiểu nữa.
Nhưng thần Đức Chúa Trời đã giáng xuống, và Lời Đức Chúa Trời đã đem lại bông trái.
Những tấm lòng của họ được dụng chạm bởi Lời Đức Chúa Trời và bởi chân lý trong
những lời nói của Yun.
Cuối cùng, khi anh đọc đến tin lành Ma-thi-ơ chương hai mươi tám, thì anh đứng lên,
và đến lúc anh phải rời khỏi làng. Nhưng mà họ muốn thêm hơn, và anh đã tiếp tục,
đọc cho họ từ trong Công vụ các sứ đồ. Mười hai chương đầu tiên đã tuôn trào ra từ
trong anh.
Khi Yun đến, ở làng đó chỉ có ít cơ đốc nhân, nhưng khi anh chia tay, số tín đồ đã tăng
lên đáng kể. Đó là lần đầu tiên Yun nói về nước Đức Chúa Trời – ở tuổi mười bảy.
Anh kể cho những dân làng, rằng anh phải đi về miền nam, có những người ở đó đang
đợi anh. Một phụ nữ đã hỏi anh, anh sẽ đi đến làng nào, anh đáp, anh sẽ gặp một
người và anh đã nói tên người đó. Người phụ nữ đã kinh ngạc nói: “Anh cũng biết
người này sao?” Phải, trong một chừng mực nào đó, anh biết người đó. Anh đã gặp
người đó trong những giấc mơ vào buổi sáng, khi anh hứa là sẽ đến đó làm chứng và
giảng tin lành. Người phụ nữ tư lự một hồi, nước mắt rưng rưng “người đó là em trai
tôi”, người phụ nữ nói:
Người phụ nữ đó đã lớn lên trong làng mà Yun có ý định muốn đi đến đó. Bà đã kể về
Chúa Giê-xu, và nhiều người đã tiếp nhận Ngài làm cứu Chúa của mình. Bà cũng đã kể
là Yun đã nhận được Kinh Thánh ra sao. Trong làng có nhiều người đã kiêng ăn và cầu
nguyện cho Yun có thể đến giảng.
Khi Yun bắ đầu lên đường trở về, có một phép lạ xảy ra, giống như Phi-líp trong Công
vụ các sứ đồ đã kinh nghiệm. Yun sống cách xa làng miền tây đó khoảng chừng hai
tiếng đồng hồ. Khi anh lên đường trở về, thì anh bỗng nhiên không mất một chút thời
gian nào - đã về đến làng bố mẹ mình.
Khi bước vào nhà, mẹ anh vui mừng sung sướng gặp lại con. “Ngay sau khi con vừa đi
xong, có một người mà con đã nói rằng sẽ đến. Người đó giống như con đã kể. Mẹ hỏi
anh ta, có phải tên anh là Yu phải không, và anh đến từ miền nam. Anh hết sức ngạc
nhiên vì những điều đó đều đúng. Mẹ đã hỏi có phải những người ở đó đã kiêng ăn và
cầu nguyện ba ngày để cho con trai tôi đến đó và đọc trong Kinh Thánh cho họ nghe
không? Khi anh nghe không những ngạc nhiên mà còn có một sự kính sợ”.
Anh ta đáp “Làm sao bác biết tất cả những điều đó? Cháu chưa gặp bác trước đó một
lần nào”.
Mẹ đã kể cho anh ta nghe là Đức Chúa Trời đã báo cho con trai tôi trong một giấc mơ.
mẹ cũng nói là con đã hứa, khi trở về sẽ đến làng họ.
Yun hỏi mẹ, người đó bây giờ ở đâu rồi. “Anh ta không ở đây”, mẹ anh nói. “Mẹ đã hỏi
anh có muốn uống gì không, nhưng anh đã về ngay lập tức, để nói mọi điều đó cho
những cơ đốc nhân khác ở làng mình, và nói với họ Đức Chúa Trời đã nhận lời cầu
nguyện của họ. Anh quá bất ngờ, đến nỗi đã bỏ quên chiếc mũ rơm lại”.
Trong khi Yun còn nói chuyện với mẹ, thì Yu đã đến, mệt đừ vì vừa quay lại. Mồ hôi
chảy ròng rã. Yun cầm lấy tay Yu và nhìn kỹ anh. Vì sao? Bởi vì người đó trông giống
hệt như người anh đã thấy trong giấc mơ. Yun nói: “anh là anh Yu. Anh và những
người khác trong làng anh đã cầu nguyện ba ngày, để em có thể đến chỗ các anh. Tất
cả những điều đó em đã thấy trong giấc mơ đêm qua, Chúa Giê-xu yêu anh”. Yu ôm
chầm lấy Yun và khóc. Bây giờ mẹ của Yun bắt đầu hiểu là con trai mình hoàn toàn
bình thường và những khải tượng của nó không phải là một dạng bệnh thần kinh. Nên
bà đã chúc phước cho con trai và người khách. Cả hai đã lên đường về hướng Nam.
Lúc đó, trời đã xế tà.
Đó là lần đầu tiên Yun đi về hướng tây và hướng nam, để làm chứng về Chúa Giê-xu.
Ngọn lửa tin lành đã nhanh chóng lan tràn rộng rãi – bằng những dấu kỳ và phép lạ.
Vừa bước vào tuổi thanh niên, Yun khái niệm về “hướng tây và hướng nam”, đó là
những vùng lân cận của làng anh. Càng về sau, hai mươi lăm năm tiếp theo, khái niệm
đó đã mở mang đến những khu vực trong toàn cõi Trung Quốc, và bây giờ đã vượt ra
ngoài biên giới Trung Quốc.
Mỗi một giây phút rảnh rỗi, Yun đọc Kinh Thánh. Mặc dù anh không học một trường
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai

More Related Content

What's hot

Chuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 new
Chuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 newChuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 new
Chuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 newThe Golden Ages
 
Sự thật về hiện tượng nói tiếng lạ
Sự thật về hiện tượng nói tiếng lạSự thật về hiện tượng nói tiếng lạ
Sự thật về hiện tượng nói tiếng lạAndy Truong
 
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...Nguyễn Bá Quý
 
Loi ngo tu coi tam linh a5new
Loi ngo tu coi tam linh a5newLoi ngo tu coi tam linh a5new
Loi ngo tu coi tam linh a5newThe Golden Ages
 
Doi thoai voi thuong de full (tap 1 tap 2 - tap 3)
Doi thoai voi thuong de full (tap 1   tap 2 - tap 3)Doi thoai voi thuong de full (tap 1   tap 2 - tap 3)
Doi thoai voi thuong de full (tap 1 tap 2 - tap 3)Minh Le
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songco_doc_nhan
 
http://crador3s.blogspot.com/
http://crador3s.blogspot.com/http://crador3s.blogspot.com/
http://crador3s.blogspot.com/Daiquyetd Ha
 

What's hot (13)

Ephata 608
Ephata 608Ephata 608
Ephata 608
 
Báo ứng Hiện Đời Tập 3
Báo ứng Hiện Đời Tập 3Báo ứng Hiện Đời Tập 3
Báo ứng Hiện Đời Tập 3
 
Chuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 new
Chuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 newChuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 new
Chuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 new
 
Sự thật về hiện tượng nói tiếng lạ
Sự thật về hiện tượng nói tiếng lạSự thật về hiện tượng nói tiếng lạ
Sự thật về hiện tượng nói tiếng lạ
 
Đối thoại với Thượng đế-tập 7
Đối thoại với Thượng đế-tập 7Đối thoại với Thượng đế-tập 7
Đối thoại với Thượng đế-tập 7
 
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
 
Loi ngo tu coi tam linh a5new
Loi ngo tu coi tam linh a5newLoi ngo tu coi tam linh a5new
Loi ngo tu coi tam linh a5new
 
Doi thoai voi thuong de full (tap 1 tap 2 - tap 3)
Doi thoai voi thuong de full (tap 1   tap 2 - tap 3)Doi thoai voi thuong de full (tap 1   tap 2 - tap 3)
Doi thoai voi thuong de full (tap 1 tap 2 - tap 3)
 
Ephata 616
Ephata 616Ephata 616
Ephata 616
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Ephata 604
Ephata 604Ephata 604
Ephata 604
 
http://crador3s.blogspot.com/
http://crador3s.blogspot.com/http://crador3s.blogspot.com/
http://crador3s.blogspot.com/
 
Ephata 612
Ephata 612Ephata 612
Ephata 612
 

Similar to Hoa huệ giữa chông gai

Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia ngucDem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia ngucLong Do Hoang
 
5 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_0420145 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_042014gxduchoa
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucLong Do Hoang
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaLong Do Hoang
 
Noi chuyen ve song comentaries on living-j.krishnamurti-www.khotrithuc.com
Noi chuyen ve song comentaries on living-j.krishnamurti-www.khotrithuc.comNoi chuyen ve song comentaries on living-j.krishnamurti-www.khotrithuc.com
Noi chuyen ve song comentaries on living-j.krishnamurti-www.khotrithuc.comSnoozeloop AF
 
Thọ khang bảo giám
Thọ khang bảo giámThọ khang bảo giám
Thọ khang bảo giámlyquochoang
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayLong Do Hoang
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayco_doc_nhan
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songLong Do Hoang
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Doi thoai voi thuong de cuon 1
Doi thoai voi thuong de  cuon 1Doi thoai voi thuong de  cuon 1
Doi thoai voi thuong de cuon 1The Golden Ages
 
Doi thoai voi thuong de cuon 1
Doi thoai voi thuong de  cuon 1Doi thoai voi thuong de  cuon 1
Doi thoai voi thuong de cuon 1Nguyen Ha Linh
 
100620.dieu uoc cuoi cung
100620.dieu uoc cuoi cung100620.dieu uoc cuoi cung
100620.dieu uoc cuoi cungThuong HL
 

Similar to Hoa huệ giữa chông gai (20)

Duc tin nang dong
Duc tin nang dongDuc tin nang dong
Duc tin nang dong
 
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia ngucDem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
 
5 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_0420145 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_042014
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phuc
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
 
SỐNG LẠI.docx
SỐNG LẠI.docxSỐNG LẠI.docx
SỐNG LẠI.docx
 
Noi chuyen ve song comentaries on living-j.krishnamurti-www.khotrithuc.com
Noi chuyen ve song comentaries on living-j.krishnamurti-www.khotrithuc.comNoi chuyen ve song comentaries on living-j.krishnamurti-www.khotrithuc.com
Noi chuyen ve song comentaries on living-j.krishnamurti-www.khotrithuc.com
 
So 183
So 183So 183
So 183
 
Thọ khang bảo giám
Thọ khang bảo giámThọ khang bảo giám
Thọ khang bảo giám
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
 
Ephata 600
Ephata 600Ephata 600
Ephata 600
 
Hay dendethay
Hay dendethayHay dendethay
Hay dendethay
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Gmd.141.10 than tri nao tac dong ta
Gmd.141.10   than tri nao tac dong taGmd.141.10   than tri nao tac dong ta
Gmd.141.10 than tri nao tac dong ta
 
Ephata 629
Ephata 629Ephata 629
Ephata 629
 
Doi thoai voi thuong de cuon 1
Doi thoai voi thuong de  cuon 1Doi thoai voi thuong de  cuon 1
Doi thoai voi thuong de cuon 1
 
Doi thoai voi thuong de cuon 1
Doi thoai voi thuong de  cuon 1Doi thoai voi thuong de  cuon 1
Doi thoai voi thuong de cuon 1
 
100620.dieu uoc cuoi cung
100620.dieu uoc cuoi cung100620.dieu uoc cuoi cung
100620.dieu uoc cuoi cung
 

Hoa huệ giữa chông gai

  • 1. Hoa Huệ Giữa Chông Gai Những Câu Chuyện Làm Chứng Về Anh Hùng Đức Tin Tại Trung Quốc Thưa các bạn tín hữu "Hoa Huệ Giữa Chông Gai" là một tác phẩm gồm 8 câu chuyện làm chứng về những anh hùng đức tin tại Trung Quốc. Đức Chúa trời đã dùng những con người tầm thường để hoàn thành những công việc vĩ đại của Ngài tại Trung Quốc. Đó là công việc rao truyền ơn cứu rỗi cho các dân tộc duới ách thống trị của nhà cầm quyền cộng sản vô thần tại Trung Quốc, và thống nhất Hội Thánh Chúa trên đất nước rộng lớn này. Tám câu chuyện là những lời chứng được đóng dấu bằng máu và nước mắt, nhưng không kém phần hùng tráng. Từ trong tối tăm của sự đọa đày và nhục hình, những địa ngục trần gian, phát lên những lời nguyện cầu, những tiếng hát từ những con tim đã hiến dâng trọn vẹn cho Chúa, vượt không gian đến tận Ngôi Thánh của Đức Chúa Trời, làm thứ hương thơm dâng lên cho Ngài, và vượt cả thời gian chạm đến hàng triệu con tim của các thánh đồ để minh chứng rằng: "Sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết, sẽ giữ gìn lòng và ý tưởng anh em trong Chúa Giêxu Christ." (Philip 4:7). Câu chuyện thứ l CÂY BÁCH CỦA RỪNG LIBAN Mao tiên sinh ra đời năm 1916. Lúc còn trẻ, anh chống đối đạo Chúa kịch liệt. Anh khinh bỉ Cơ Đốc Giáo và dùng mọi cơ hội để phỉ báng những người tin Chúa. Vào đầu năm 1948, anh bị một căn bệnh vô phương cứu chữa, anh đã làm tất cả những gì mình có thể làm, để được chữa lành. Khi các bác sĩ ở quê anh đã bó tay, anh đi lên bịnh viện lớn nhất ở tỉnh. dốc hết tiền vào sự chữa chạy. Nhưng chỉ vài tuần sau thì họ cho anh về, vì họ cũng không giúp gì được cho anh.
  • 2. Anh nằm ở nhà tuyệt vọng chờ chết, thì có người bà con đến thăm anh, và giục lòng anh tin Chúa Giêxu. Đang trong lúc tuyệt vọng, Mao đã bám vào cọng rơm duy nhất còn lại này vì nó còn có thể mang hy vọng đến cho anh. Sau vài lần nói chuyện với người bà con, anh đã quyết định: Nếu như Giêxu này có thể giúp anh thực sự, thì anh sẽ từ bỏ tất cả những thái độ chống đối Cơ Đốc Giáo. Bây giờ, nó liên hệ đến sự sống còn của anh, và anh cũng chẳng mất mát gì. Nên anh đã quyết định làm một thử nghiệm là cầu nguyện với Chúa Giêxu, Khi anh hứa rằng anh bắt đầu một cuộc sống mới với Chúa Giêxu, thì anh đã nói bằng sự nghiêm túc và chân thành. Ngay lập tức anh kinh nghiệm được một sự bình an mới mẻ trong tâm hồn và xua tan mọi sự sợ chết đang dày vò. Trong những ngày kế tiếp, tình trạng sức khoẻ của anh tiến triển khá hơn. Bây giờ anh muốn biết ông Giêxu này là ai mà lại giúp đỡ anh quá rõ ràng, mặc dù từ trước tới giờ anh toàn chống đối Ngài. Anh tận dụng mọi cơ hội để tìm hiểu thêm về Đức Chúa Trời và Thánh Kinh. Mấy ngày sau đó, anh hoàn toàn bình phục. Kể từ lúc đó, không có gì làm anh say mê hơn là gần gũi Chúa và Lời của Ngài. Chỉ bảy tuần lễ sau, anh được một mục sư cử đi giảng ở một vùng nọ. Đó là bắt đầu của cuộc đời làm mục sư và rao truyền Tin Lành. Anh đã hầu việc Chúa rất tận tụy. Anh càng nhận biết Ngài thì càng yêu mến Ngài hơn, và càng kinh nghiệm quyền năng và sự gần gũi Chúa nhiều hơn. Anh không hề sợ hãi trước những sự tấn công và bắt bớ vì đức tin. Sáu năm sau vào mùa đông năm 1954, Mao bị mời lên chính quyền địa phương. Những người trong quân đội nhân dân và công an đả kích anh kịch liệt và tìm cách cải tạo anh. Người chỉ huy hỏi cung anh là một cán bộ đảng địa phương, giải thích cho anh về những điều then chốt của chính sách tôn giáo: "Niềm tin vào Chúa Giêxu là nọc độc của chủ nghĩa đế quốc và phương tiện của phản động nước ngoài. Dân tộc chúng ta chỉ tin vào chủ nghĩa Mác-xít. Chúng tôi nghiêm cấm anh tin vào Chúa Giêxu, nếu anh còn tiếp tục tin, thì anh sẽ bị coi là phản cách mạng...". Sau khi người cán bộ nói xong, thì ra lệnh cho Mao phải từ bỏ đức tin mình, và phải viết một tờ tuyên bố ly khai với nhà thờ.
  • 3. Mao trả lời bằng giọng điềm tĩnh: "Chúa Giêxu là Đấng Cứu Rỗi đời sống tôi, nếu không có Ngài thì chắc hôm nay tôi không còn nữa. Trong khi tôi bị bệnh chỉ còn chờ chết, thì Ngài đã đến chữa lành tôi. Nếu tôi chối bỏ Ngài, thì tôi thật vô ơn với Ngài. Tôi không thể làm theo lệnh của các ông được." Khi những người công an nghe những lời đó thì họ giận dữ, và bắt đầu đấm đá anh túi bụi. Mao đã cầu nguyện khẩn thiết, xin Chúa giúp sức cho mình, để khỏi phải sợ hãi trước những đau đớn. Anh không thể nào muốn phản bội niềm tin của mình, nhưng với sức lực con người thì khó có thể chịu đựng nổi cuộc tra tấn này. Và khi những đòn tra tấn đổ xuống trên thân thể anh, anh kinh nghiệm được sự vui mừng siêu nhiên, càng ngày càng đầy dẫy anh càng thêm. Anh cảm nhận Đức Thánh Linh gần gủi mình và rất dễ chịu. Mặc dù những kẻ tra tấn dùng đủ biện pháp, cũng không đạt được ý nguyện là khuất phục ý chí của Mao. Họ gán cho anh là phản Phát-xít và nổi loạn chống "chủ tịch vĩ đại". Anh bị chụp mũ là tên phản cách mạng và bị công an canh giữ. Ít lâu sau đó, chính quyền lên án anh đã cấu kết với các tổ chức phản động nước ngoài. Mấy ngày sau đó anh bị bắt giam. Vào khoảng cuối năm 1954, anh bị kết án 5 năm tù và phải bị đi cải tạo ở một trại cải tạo thuộc tỉnh H là vùng lạnh nhất Trung Quốc. Ở đó, anh đã trung thành với niềm tin và còn làm chứng cho bạn tù về Chúa Giêxu. Vì vậy án tù của anh đã tăng lên 10 năm. Vậy là anh phải chịu 15 năm sống trong trại tù cải tạo và lao động ở miền đông bắc Trung Quốc. Đó không phải là thời gian nhẹ nhàng. Anh ở trong một trại tù vô nhân đạo, nền đất quanh năm phủ tuyết băng giá. Anh thường xuyên bị tên cai ngục đánh bằng roi da hay phải bị tra khảo không ngớt. Tại nơi quê nhà xa xôi anh không còn cha mẹ, anh chị em hay Hội Thánh đứng đằng sau mình. Niềm an ủi duy nhất của anh, đó là lời cầu nguyện của người vợ trẻ và những lời khích lệ trong những lá thư chung thủy và dạt dào tình cảm. Vào năm tù thứ hai, anh phải nói với người vợ trẻ yêu dấu của mình là anh đã phải bị tăng án tù từ 5 năm lên đến 15 năm. Anh cảm thấy lo lắng cho vợ mình, nàng sẽ chịu đựng ra sao khi nghe cái hung tin này ? Một thời gian lâu, anh không nhận được thư trả lời của vợ. Sau cùng, lá thư đã đến, đó là một sự chấn động kinh hoàng, sự đau đớn nhất mà anh chưa từng thấy. Sau khi vợ anh nghe tin án tù của anh đã tăng lên 15 năm, đó là thời gian dài, sự
  • 4. lạnh giá, và đói khát, thì nàng đã từ bỏ niềm hy vọng được nhìn thấy chồng mình, nên đã yêu cầu Mao đồng ý cho nàng ly dị. Mao vừa đọc xong lá thư, anh vẫn còn chưa tin ở mắt mình, sau khi người đề nghị ly dị đó lại là vợ mình, thì một sự hốt hoảng đã ập đến anh, khiến anh bị ngất đi. Về sau, anh suy nghĩ về hoàn cảnh của mình, anh mới cảm thấy đau đớn, vì bây giờ anh không còn ai ở bên cạnh nữa, cả người vợ yêu dấu của anh cũng bỏ anh, nàng là người duy nhất trên trần gian này, là người giúp đỡ và cầu nguyện cho anh. Anh cảm thấy mình bị bỏ rơi và bất hạnh, anh không còn biết gì đến sự lạnh giá, anh đã mở toang cánh cửa phòng và chạy ra một khu rừng nhỏ, ở đó anh quỳ xuống cầu nguyện và khóc sướt mướt với Chúa. Nỗi đau đớn đầy trong anh, đến nỗi không thể nói thành lời được. Anh cứ để cho nước mắt mình trào ra. Rồi bỗng nhiên anh nghe thấy tiếng êm dịu của Đức Thánh Linh phán rằng: "Con phải nhịn nhục để làm trọn ý muốn của Đức Chúa Trời, sau đó con sẽ nhận ra lời hứa." Liền tức thì, anh nhớ đến Thi Thiên 73:25 : "Ở trên trời tôi có ai trừ ra Chúa, còn ở dưới đất tôi chẳng ước ao người nào khác hơn Chúa." Sự hiện diện của Đức Chúa Trời dần dần an ủi anh, và nỗi đau đớn anh tan dần. Sau khi anh trút hết tấm lòng mình cho Chúa, thì anh bắt đầu hát bài này: " Gia đình tôi đã ngoảnh mặt khỏi tôi. Các bạn bè tôi chế nhạo tôi. Ngài ban cho tôi sự nhịn nhục và kiên trì. Để chịu đựng sự nhục nhã. Chúa ơi, con yêu Ngài với tất cả trái tim. Con yêu Ngài hết lòng bây giờ và mãi mãi. Cho dù biển cạn và đá ghềnh tan nát. Chúa ơi, con yêu Ngài với tất cả trái tim." Sự gần gũi và êm ái của Thánh Linh bao phủ anh, Đức Chúa Trời của anh sẽ không bao giờ lìa bỏ anh như lời Ngài đã hứa. Bằng một giọng nhỏ nhẹ anh cảm tạ ơn Ngài, vì tình yêu vĩnh cửu của Ngài. Ngài thật xứng đáng dể phó thác mọi sự trong tay Ngài. Nếu giả sử không còn ai cầu nguyện cho anh thì Chúa Giêxu luôn ở bên Cha để cầu nguyện cho anh. Đức Thánh Linh nhắc nhở cho anh nhớ lại tất cả những lời an ủi trong Thánh Kinh, để cho anh thấy tình yêu cao cả của Chúa, dần dần anh trở nên bình tĩnh. Anh có thể tha thứ cho
  • 5. người vợ của mình, có thể chúc phước cho cô, và anh cảm tạ Đức Chúa Trời là Đấng săn sóc anh bằng sự an ủi và động viên anh trong những năm tháng sắp đến ở trước mặt anh. Anh từ từ đứng lên trở về phòng giam. Ngay trong buổi tối hôm đó, anh đã viết bức thư cho vợ mình, tuyên bố mình đồng ý ly dị. Ở trong trại cải tạo lao động trong đó có tất cả 1,300 tù nhân, nhưng số người tin Chúa rất ít. Bởi vì Mao là tín dồ, nên anh thường xuyên bị theo dõi. Những công an chìm trà trộn khắp mọi nơi, không rời mắt khỏi anh. Vào một ngày kia, anh đang làm chứng cho các bạn tù về Chúa Giêxu, thì có những kẻ giám sát rình nghe trộm được. Nhiều lính canh xông vào trói anh, rồi đem lên phòng quản lý nhà tù. Ở đó, chúng bắt anh quỳ trên một chiếc ghế gỗ có bề ngang chỉ bằng bốn ngón tay. Chúng thay phiên nhau xông vào đấm vào mặt anh, nhổ vào mặt anh và lấy làm thích thú nói :" Đấng Cứu Thế của mày ở đâu rồi hả, hãy nói với Ngài đến mà báo thù chúng tao." Mao quỳ trên ghế gỗ và cứ để cho điều đó diễn ra mà không trả lời một tiếng nào. Trong lòng anh cầu nguyện không thôi. Anh tha thứ cho những kẻ hành hạ mình, và xin Thánh Linh ban sức lực cần thiết cho anh. Sự hiện diện của Chúa đã đưa anh khỏi cơn gian nguy này, trong lòng anh đầy sự bình an và vui mừng vì kinh nghiêm được sự gần gũi Chúa hơn mọi sự tấn công và đau đớn. Hằng giờ đồng hồ qua, những giây trói gắn chặt vào tay chân anh bị tê dại, cuối cùng anh thấy tối sầm ngã quị xuống đất và ngất đi. Có lần chúng đeo lên cổ anh một tấm vỉ sắt của lò sưởi bằng gang, nặng hơn 20 cân, trên đó chúng gắn một tấm bảng đề là: " Mao, tên cầm đầu mê tín dị đoan, phản cách mạng." Anh phải đeo nó đi vòng quanh ngoài nhà tù. Khi chúng cảm thấy tất cả những thứ đó chẳng ích gì, và dường như Mao thà chết còn hơn là từ bỏ niêm tin, thi chúng dùng đến biện pháp cứng rắn nhất. Chúng xiềng tay anh lại và trói chân anh vào một khúc gỗ bị chôn chặt dưới đất, và anh cứ phải ở yên như vậy trong mấy tháng liền trong một xà lim cá nhân không có cửa sổ. Nhưng điều đó cũng không thể khuất phục được đức tin của Mao, vì Chúa luôn ở bên anh, và những sự đày đọa bên ngoài không thể so sánh được với sự tốt lành của Chúa ở bên trong mà anh kinh nghiệm dược.
  • 6. Vào một mùa đông buốt giá, nhiệt độ ở khắp tỉnh H giảm xuống 45 độ. Nhiều người già và yếu bị chết cóng. Đồng thời có một bịnh truyền nhiễm lan tràn trong vòng trại tù. Những tù nhân mắc bệnh bị sốt cao và chân tay run rẫy, rồi chết. Đó là một cảnh tượng đầy tang thương. Trong vòng ít ngày đã có 1,050 người chết trong số 1,300 tù nhân. Những người có trách nhiệm, đã cho đào một hố lớn, và cho xe tải chở xác chết đẩy xuống hố chôn người tập thể. Mao cũng bị chứng bịnh kinh khủng đó. Khi người bác sĩ đã kiệt sức và thiếu ngủ đến khám cho anh và lắc đầu nói với những người đứng canh chung quanh: " Lại thêm một người nửa." Chúng đem anh vào một phòng riêng cất xác người trước khi chở ra xe đẩy xuống hố chôn tập thể. Vậy anh nằm ở đó nửa sống nửa chết ở giữa các xác chết. Nhưng tâm linh anh vẫn tỉnh táo, anh cầu nguyện với Chúa rằng:" Chúa ơi, xin Ngài hãy cứu sống con, đừng để con chết ở chỗ vô thần này, Hãy chữa lành con và đem con trở về bình an, con nguyện sẽ hầu việc Ngài mỗi ngày còn lại của đời con, con muốn rao truyền Tin Lành cho Ngài như Ngài đã cho phép con." Ngay lúc đó có một Thiên sứ hiện ra trước mặt Mao, Thiên sứ mặc áo trắng và gương mặt ngài tỏa chiếu vinh quang của Chúa. Trên lưng ngài đeo theo một túi y tế, mang hình thập tự giá, ngài nói với Mao một giọng rất êm dịu: " Anh là Mao phải không ? Đừng sợ, hãy tin mà thôi." Rồi thiên sứ giơ tay phải ra nắm lấy tay Mao và đem ra khỏi căn nhà. Thiên sứ đem anh đến một phòng rất đẹp, căn phòng có màu trắng không thể tả được, và ngài đặt anh ngồi trên một ghế màu trắng. Thiên sứ cầm lấy ống nghe bịnh, đem bỏ vào đó một bịch thuốc màu trắng, và thổi qua ông nghe bịnh đó. Trong lúc đó Mao có cảm giác lành lạnh dễ chịu và bắt đầu thấy tươi tỉnh. Sau khi anh tỉnh lại thì căn bịnh đã rời khỏi anh. Lập tức anh quỳ xuống giữa những xác chết nằm ngổng ngang trên mặt đất mà tạ ơn Đức Chúa Trời. Anh lại hứa nguyện dâng đời sống mình cho Chúa và để Ngài sử dụng anh vô điều kiện. Sau đó, anh nhanh chóng rời khỏi nhà xác và chạy đến gặp bác sĩ. Khi bác sĩ thấy anh đi vào thì toát mồ hôi lạnh, hoảng sợ, nói ú ớ: " Anh...anh...anh là một con ma!". Xin ông đừng sợ, tôi là Mao đây, Đức Chúa Trời đã chữa lành cho tôi, Chúa Giêxu đã cứu tôi thoát chết, Ngài đã sai tôi đến chỉ cho ông con đường đến với Chúa, xin ông hãy tiếp nhận Chúa Giêxu đi."
  • 7. Người bác sĩ nghe thấy điều đó, lập tức quỳ xuống và nói: "Đức Chúa Trời của anh là có thật. Chúa Giêxu là Chúa hằng sống. Bây giờ tôi cũng muốn tin Ngài, xin Ngài tiếp nhận tôi." Mao đã nhiều lần chứng kiến Chúa cứu anh khỏi nanh vuốt của tử thần ra sao. Ở một miền đất không có sự sống, đầy băng tuyết, phải chịu đựng 15 năm ròng rã, bị phó cho những sự tra tấn đầy đọa dã man, anh còn sống được thì đó là một phép lạ. Đa số những người bị đem đến trại cải tạo H đều chết trong những năm đầu tiên. Nhưng trong thời gian dài bi tù đày ở H, làm thế nào mà Mao có thể sống sót được?. Khu rừng nhỏ bên cạnh đó là điều bí mật của anh. Bất cứ lúc nào thuận tiện anh đều rút vào khung trời tự do nhỏ bé này, hầu hết là vào ban đêm, khi tất cả mọi người đã ngủ hết thì anh ra đó cầu nguyện, và anh đã nhận được sức mới từ Đức Chúa Trời, một sức mạnh thậm chí vượt qua khỏi sự chết và sống một đời sống đắc thắng trong những hoàn cảnh kinh khủng. Rồi ngày Mao tiên sinh được thả ra đến,15 năm ở trong trại lao động cải tạo lùi lại sau lưng Mao như một cơn ác mộng. Lúc ông ngồi trong toa tàu vào năm 1969, chở ông về tỉnh nhà, trong lúc suy nghĩ, ông tràn đầy sự biết ơn, dù rằng nhớ lại những đau thưong, trong đó có cả máu và nước mắt, ông đã kinh nghiệm được sự gần gũi của Đức Chúa Trời, và sự nương náu trong Ngài. Đồng thời, sự suy nghĩ của ông cũng vượt nhanh hơn chuyến tàu. Ông không ngớt nghĩ đến cảnh gặp gỡ anh chi em con cái Chúa, và những điều mình sẽ kể cho họ nghe. Có biết bao nhiêu phép lạ mà ông đã kinh nghiệm trong những năm qua. Ông vui mừng vì sẽ được chia xẻ cùng các bạn bè ở quê hương về những kinh nghiệm này. Nhưng ông chưa biết là thời kỳ hoạn nạn của ông chưa chấm dứt, đang còn những sự bắt bớ tiếp tục chờ đợi ông. Trong khi Mao tiên sinh còn ở trên chuyến tàu dài ngày, và cuối cùng đến tới mảnh đất quen thuộc trước đây từng là quê hương mình, thì ông chưa thể hình dung hết những điều gì đã xảy ra ở dưới cuộc cách mạng văn hóa. Ông không biết rằng cuộc cách mạng này đã lan tràn khắp nơi, và đến cả những nơi xa xôi hẻo lánh nhất. Những công nhân viên và quan chức của chế độ cũ bị nghi ngờ, đều được giải đi công khai trên đường phố để đến các cuộc đấu tố. Đó là những chuyện xảy ra ở thời kỳ cách mạng văn hóa. Họ bị tra khảo,
  • 8. bị mắng chửi, bị đánh đập, và bị bắt ép như tự tố giác mình. Và cuộc sống của những người xưng nhận niềm tin công khai lại càng ở trong sự bắt bớ nguy hiểm. Khi Mao tiên sinh vừa đặt chân đến chỗ ở mới của mình, thì ông bị chính quyền địa phương mời lên. Những cán bộ hỏi ông: "Sau khi ông đã ở trong trại cải tạo 15 năm, ông có từ bỏ niềm tin của mình không ?" Mao suy nghĩ về sự hiện diện của Chúa mà ông đã thường xuyên kinh nghiệm trong suốt 15 năm qua, cho dù ông cảm thấy yếu đuối và cho dù sự tấn công có điên cuồng và tàn bạo đến đâu, thì ông đã được kinh nghiệm và quyền phép của Đức Thánh Linh một cách đặc biệt. Nhưng làm sao ông có thể giải thích cho những người này hiểu được là sống trong sự tương giao với Chúa là tuyệt vời dường nào!. Ông cảm thấy vài cặp mắt long sòng sọc như muốn ăn tươi nuốt sống ông, và ông trả lời một cách quả quyết: "15 năm qua sống trong trại lao động cải tạo đã không làm cho niềm tin của tôi yếu đi, trái lại nó đã góp phần làm cho mối quan hệ của tôi với Chúa Giêxu càng khắng khít hơn, và niềm tin tôi càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết." Ngay lập tức, Mao tiên sinh tuy vừa mới ra tù lại bị đánh đập túi bụi bằng đấm đá và gậy gộc. Vào năm 1970, chính quyền địa phương lại ra lệnh bắt giam ông, và bắt ông phải tham gia một khóa huấn luyện cải tạo. Tham gia khóa này, phần lớn là đầu trộm, đuôi cướp, chủ chứa, chủ sòng và những thành phần không muốn hội nhập vào trong xã hội. Những người này hay bộc lộ sự cứng cỏi và bản lãnh của mình. Nhưng giờ đây đối diện với bạo lực chuyên chính của nhà nước, thì trông họ như những võ sĩ bại trận nhục nhã. Họ đi lướt thước với đôi vai thòng xuống, và một sự bạc nhược tràn ngập trên họ. Mao phải sống chung với họ suốt 73 ngày, và dù họ có thường xuyên khiêu khích ông, hay thậm chí đánh đập ông, nhưng ông không để bị mất tinh thần. Bất cứ lúc nào thuận tiện, ông đã hát và cầu nguyện nho nhỏ. Có khi ông đang nhắm mắt cầu nguyện tạ ơn trước bát cơm, thì đã có người lén lấy cắp của ông. Nhiều cú đấm của sự điên cuồng và khiêu khích do bị dồn chứa lâu ngày đổ lên đầu và thân thể gầy còm của ông. Một ngày kia có một tu sĩ Phật giáo nổi tiếng bị bắt giam và ở cùng một lớp huấn luyện với ông. Ông tu sĩ này bị rơi vào tình trạng
  • 9. khủng hoảng tột độ, hết sức tuyệt vọng và nản chí, đến nỗi ông đã nghĩ đến chuyện tự tử. Một lần nữa, các tù nhân bị bắt buộc phải tham gia một cuộc diễn hành trên đường phố. Trong khi Mao đã nhiều lần tham gia rồi, còn đối với tu sĩ này là lần đầu tiên phải tham gia một cuộc diễn hành như vậy. Trong những ngày đó những cuộc đấu tố thường xảy ra. Một cái mũ dài thòn như mũ thằng hề được đem đội trên đầu các tù nhân. Cứ như vậy họ phải đi đi lại lại trong các đường phố tư sáng đến chiều tối. Trên mũ đề tất cả các tội phạm có thễ có của người đó. Dân làng thường là những hàng xóm và bạn thân của nạn nhân hô lên những lời đấu tố họ. Người ta xui trẻ con ném đá vào những kẻ tội phạm đã thú tội. Tiếng hoan hô reo hò nổi lên. Khi có một đứa trẻ chạy ra giữa đường đánh vào tù nhân, hay ném rác vào mặt họ. Đó là những giờ phút nhục nhã mà các tù nhân phải chịu đựng. Vào buổi tối, khi mọi người trở về nơi mình bị nhốt, thì người Phật tử bắt chuyện với Mao và hỏi :"Hôm nay tôi quan sát ông trên đường phố, trông ông bước đi dõng dạc và hiên ngang, làm sao ông có thể quên được điều đang xảy ra quanh mình ? Mao tươi cười trả lời: "Tôi là người theo Chúa Giêxu, Chúa của tôi đã sống lại từ cõi chết, Ngài có thật, và tôi đi đâu thì Ngài cũng đi với tôi. Nhờ được ở bên cạnh Ngài, tôi có sự bình an lớn, và sự vui mừng vô biên. Đối với ông không như vậy sao ? Vì ông là người theo Phật Thích ca, thì chắc ngài phải đến và an ủi ông?. Người Phật tử không đáp lại lời đó được. Vào một buổi chiều đặc biệt nóng bức, không một làn gió, sức gió như đè lên mọi người. Mao phải cùng với các tù nhân khác tham gia một cuộc đấu tố. Những cán bộ ra lệnh cho một vài tù nhân đi trói những người được đem lên buổi meetting hôm nay. Số tù nhân đi trói tỏ vẻ khoái chí khi được thi thố bạo lực. Chúng siết dây trói thật chặt, đến nỗi làm người bị trói phải kêu la. Rồi họ được xe tải đem đến một chỗ đấu tố. Bên cạnh những cuộc cổ võ rầm rộ, thì đây là một phương tiện thường được dùng trong những cuộc cách mạng văn hóa, để chống lại tất cả các Phật tử khả nghi của cách mạng, hay đơn giản chỉ vì họ quá giàu, hay học vấn quá cao. Nhưng các Cơ Đốc Nhân cũng đặc biệt hay bị lâm vào vụ này. Nếu có một cuộc đấu tố được tổ
  • 10. chức, thì trước đó hàng giờ đồng hồ các xe tải chạy qua các đường phố phát loa phóng thanh, thông báo về thời gian của buổi đấu tố. Sự tham gia là nghĩa vụ của mọi người. Những bục khán đài được dựng lên tại những nơi xa xôi nhất, ở trong những làng mạc hẻo lánh nhất. Các tội đã thú nhận của các nạn nhân đã được đọc lên cho công chúng nghe. Nó có thể liên quan đến việc chứa chấp một đĩa nhạc Beethoven, một cái quần ngoài tiêu chuẩn, hay một thái độ mập mờ chống đối đảng. Chiếu theo những lời đó, lính hồng vệ binh hô to lời tuyên án. Những người trong công chúng được yêu cầu bước lên để vạch mặt "phần tử tội phạm". Có những cha mẹ bị con trai hay con gái mình đấu tố. Có những học sinh gán cho các thày cô giáo mọi tội tùy ý thích, như một sự trả thù của bản thân, có lẽ vì thày cô đã có lần đánh trượt chúng, hay là trong quá khứ đã làm chúng bị mất mặt với bạn bè. Vào giờ khắc được ấn định trước, có tiếng hô từ trong đám đông: " Đủ rồi, chúng tôi muốn sự công bình. "Những người khác hùa theo, rồi tất cả cùng la to: "Sự công bình, sự công bình." Một cán bộ hỏi qua loa phóng thanh đặt ở trên xe tải: "Có tội hay không có tội." Khung cảnh diễn ra giống như một sự đánh cá cược, xem ai là tội to nhất?. Chính mình mà không tham gia vào, cũng phải bị quỳ lên khán đài trước đám đông để tiếp nhận sự công bình. Mao và các tù nhân khác được chở trên xe thùng đến chỗ đấu tố. Ông và mọi người cùng đi để nhìn thấy từ xa một số đông người đang tụ tập chung quanh một khán đài được dựng gấp lên bằng những tấm ván. Theo thứ tự, Mao là người đầu tiên bị kéo xệch lên trên một cách dã man. Những cán bộ đảng từng người một bước ra, và gán cho ông những tội phạm hung bạo và ghê tởm nhất. Sau đó họ yêu cầu ông phải tuyên bố ly khai khỏi niềm tin của mình, và chối bỏ sự thực hữu của Chúa Giêxu trước đám đông đang tụ tập tại đó. Hơn nữa, họ còn đe dọa ông rằng: "Nếu ông còn tiếp tục giử niềm tin vào Chúa Giêxu, thì hôm nay chúng tôi sẽ đánh ông cho đến chết." Mao tiên sinh vươn thẳng người lên và nhìn vào quần chúng đang chờ đợi, ông im lặng trong giây lát để cầu xin Đức Thánh Linh ban cho mình những lời cần thiết để ông nói cùng thính giả: "Thưa Đức Thánh Linh yêu dấu, con xin Ngài hãy nhận trách nhiệm về mọi sự
  • 11. bây giờ sẽ diễn ra." Đó là những lời cầu nguyện thầm của ông, sau đó ông tập trung vào đám đông trước mặt, ánh mắt ông sáng ngời và ông nói bằng một giọng dõng dạc vào micro: "Kính thưa bà con cô bác, bởi vì tôi tin Chúa Giêxu, nên tôi đã phải chịu 15 năm trong trại cải tạo lao động ở H. Ở đó tôi đã thường xuyên bị đánh đập, và tôi đã kinh nhiệm qua những buổi đấu tố như thế này. Dù vậy thì đức tin tôi qua đó càng vững chắc hơn. Quý vị muốn biết vì sao không?. Chúa Giêxu là Đấng tôi tin, Ngài là Đức Chúa Trời có thật và hằng sống. Ngài là Con Đức Chúa Trời, và Ngài đã dựng nên trời đất. Ngài được sinh ra như một con người vì cớ chúng ta, và vì tội lỗi chúng ta nên Ngài bị giết trên thập tự giá. Qua đó Ngài đã mở cho chúng ta một con đường đến với Thượng Đế, xuất phát từ tình yêu của Ngài đối với chúng ta. Bởi vì Thượng Đế muốn cứu vớt mọi người chúng ta. Quý vị hãy quên các thần tượng của mình đi, và hãy tin vào Chúa Giêxu, thì Ngài sẽ ban cho quý vị sự sống đời đời." Khi những kẻ kết án ông thấy vậy thì họ đâm bổ vào ông một cách điên cuồng như dã thú. Cùng một lúc 19 tên đấm đá ông liên hồi. Một số kẻ khác liên tục đánh vào mặt, vào đầu ông. Còn kẻ khác đánh trên thân thể ông. Những kẻ khác dùng giầy đạp lên thân và lên ngực ông. Bỗng nhiên mấy người chung quanh nghe tiếng Mao vang lên rõ ràng: "Chúa ơi, hãy tha tội cho họ. Chúa ơi, con xin giao linh hồn trong tay Ngài." Rồi ông từ từ ngã gục xuống trên khán đài. Mặc dù bị chấn thương nặng, nhưng Mao không chết. Trong vài tuần sau ông được hồi phục. Quê cha của Mao vốn ở một làng nhỏ trên núi, là nơi hầu hết những bà con đang sinh sống. Khi họ hàng nghe tin ông sống không xa họ lắm, và chỗ ông ở thường xuyên bị công an chính quyền tấn công, thì họ xin cho ông được về ở cùng chỗ với quê cha ông. Dù được chấp thuận cho chuyển chỗ ở, Nhưng không phải vì vậy mà ông thoát khỏi sự bắt bớ. Chỉ ít ngày sau khi chuyển về chỗ ở mới, ông đã bị bắt giam và giải đến chính quyền địa phương. Ông bị giam giữ và tra khảo trong nhiều ngày liền. Họ muốn biết kết quả của sự cải tạo ông về chính trị và tôn giáo đã đi đến đâu. Kết quả đã khiến cho cấp lảnh đạo không hài lòng. Một cuộc vận động quần chúng công khai được tổ chức ngay trong sân làng. Cả làng phải đến dự từ khi sáng sớm. Những cán bộ tường thuật về quá khứ phản cách mạng của Mao.
  • 12. Sau đó họ tuyên bố thời gian của cuộc đấu tố rằng: "Vào lúc 8 giờ sáng mai, sẽ có buổi họp đấu tố ở điểm D. Chúng tôi muốn tất cả dân làng phải có mặt." Ở vùng này, đã có nhiều Hội Thánh Cơ Đốc lớn mạnh từ nhiều năm nay. Những Cơ Đốc Nhân đã trải qua nhiều sự bắt bớ, dù vậy không làm lu mờ tình yêu nhiệt thành của họ đối với Chúa Giêxu. Bây giờ khi họ nghe rằng con người của Đức Chúa Trời này đang đứng trước một cuộc đấu tố, thì họ lập tức bắt đầu cầu nguyện và kiêng ăn ráo riết cho anh. Họ quyết định sáng ngày mai sẽ có mặt ở buổi đấu tố, để ủng hộ ông bằng sự cầu nguyện và sự có mặt của họ. Vì thế, sáng sớm hôm sau, trước giờ khai mạc rất lâu, đã có một đám đông tụ tập quanh khán đài là nơi sẽ xảy ra màn kịch khi những công an đem phạm nhân đến. Sau đó, những người tổ chức màn kịch đã đến. Họ giải theo ông Mao bị trói chặt, cùng với súng ống đã lên đạn sẵn sàng. Họ đem ông lên khán đài. Khi Mao nhìn lướt qua chung quanh, ông kinh ngạc nhận ra nhiều khuôn mặt trìu mến và quen thuộc đứng quanh mình. Những người chờ đợi chung quanh không phải là những người buộc tội và thanh trừng ông, mà đó là những anh chị em cùng đức tin. Vị mục sư ngồi ngay hàng ghế đầu tiên, ông gật đầu chào Mao, ánh mắt ông chan chứa sự an ủi, và thông cảm. Mao cảm nhận được uy quyền và sự hiện diện của Đức Chúa Trời, khi anh nhìn vào ánh mắt của vị mục sư, dường như họ ngầm báo tin cho nhau. Không, chúng ta không lẻ loi và vô vọng đâu. Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta, nếu có ai tấn công chúng ta thì sẽ không thành công, vì nó xảy ra ngoài ý muốn của Chúa. Nếu ai tấn công chúng ta thì rơi vào sự tấn công Chúa. Những vũ khí chống lại chúng ta sẽ vô hiệu quả. Chúng ta sẽ định tội mọi đầu lưỡi dấy lên kiện cáo chúng ta (Êsai 54). Mao nhướng thẳng người lên, ông cảm nhận được quyền năng và sự xức dầu của Đức Thánh Linh đến trên mình, và mạnh hơn tất cả những người có thể làm hại anh. Một tên lính xô Mao lên phía trước, giơ cao tay phải hắn lên và hô to khẩu hiệu: "Đả đảo Mao là tên phản cách mạng. Chúng ta không dung chứa một sự mê tín dị đoan và tôn giáo nào. "Nhưng chỉ có vài giọng rời rạc trong đám đông cùng hô khẩu hiệu với hắn. Điều sau
  • 13. đó giống như những buổi đấu tố trước mà Mao phải trải qua. Trước hết một viên chỉ huy bắt đầu chửi rủa nhà thờ. Hắn kết tội Mao đội lốt tôn giáo phản cách mạng, và sau đó ra lệnh cho ông nhận tội và tuyên bố bỏ Chúa Giêxu. Những Cơ Đốc Nhân nhìn thấy kinh ngạc, vì một ánh hào quang của Đức Chúa Trời chiếu trên gương mặt của Mao. Ông từ từ bước lên micro và bắt đầu nói :"Tại sao các ông không lấy dao mà moi trái tim của tôi ra, thì các ông có thể thấy được thật cái gì đã chứa đựng trong nơi sâu thẳm nhất của lòng tôi." Sau lời nói đó, ông bắt đầu hát lên với giọng trong trẻo, loa phóng thanh phát ra xa ngoài sân làng, hầu như cả làng đều nghe thấy, những con cái Chúa trước khán đài nhận thấy sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở trên sân bãi và nhiều người bắt đầu khóc, và sau đó tất cả đồng thanh hát như một ca đoàn vĩ đại. Họ cùng nhau hát : "Tôi muốn trung thành với điều được giao cho tôi. Tôi muốn trung thành với Chúa yêu dấu của tôi. Hãy ban cho con sức mạnh để con trung thành với Ngài. Cho dù không còn ai nữa đi theo Ngài. Và con đường tôi đi qua những sự gian khổ, thì tôi vẫn đứng vững bên cạnh Chúa tôi. Chúa của tôi luôn luôn muốn thấy tôi trung tín. Khi những người công an nhận định được tình hình, thì trước hết họ bối rối, và không biết nên xử trí ra sao. Họ không những đã nhìn thấy và nghe lời hát của những người mà đáng lẽ sẽ nguyền rủa và lên án tù nhân, mà còn cảm thấy bầu không khí của sự bình an, sự hiệp một và tình yêu. Đó là điều khiến họ không chịu được nổi. Những tên lính vũ trang trên khán đài chờ đợi cách vô vọng, xem sẽ có ai can thiệp vào. Thật là nhục nhã ! Mồ hôi tuôn đổ trên trán họ. Nếu rốt cuộc có sự gì đó xảy ra thì điều đó cũng như một sự giải cứu, tức là khi có một vài người có trách nhiệm gạt đám đông đi lên, đẩy Mao xuống khỏi khán đài, và dẫn ông đến văn phòng và trung tâm chính quyền địa phương. Nhưng con cái Chúa nhóm lại cảm tạ Đức Chúa Trời vì sự can thiệp của Ngài. Họ nghĩ rằng sự việc chắc đã qua đi và ai nấy trở về nhà mình. Nhưng phòng công an an ninh vẫn chưa xong kế hoạch của họ. Các cán bộ an ninh sôi sục sự giận dữ và căm thù. Dám cả gan làm mất mặt họ giữa thanh thiên bạch nhật. Mao đã khiến họ trở thành trò hề. Bọn họ chắc chắn sẽ không chịu ngồi yên vì chuyện này. Họ nghĩ rằng dù sao đi nữa thì rốt cuộc họ vẫn là những người cầm
  • 14. đằng chuôi. Vậy thì tên Cơ Đốc Nhân này đừng hòng sống sót được. Vào buổi chiều cùng ngày hôm đó, Mao bị trói chặt bằng một sợi dây nylon mỏng tanh. Những tên công an đã dùng hết sức bình sinh mà siết sợi dây thật chặt, đến nỗi nó cứa đứt khắp người ông. Mao bủn rủn vì đau đớn, bây giờ sẽ diễn ra một cuộc diễn hành. Mao phải đội một cái mũ hề nhọn đầu, bị giải đi qua các đường phố, có các công an vũ trang vây chung quanh, Có nhiều kẻ hiếu kỳ tham gia vào đoàn người. Nhưng không có ai trong số họ là Cơ Đốc Nhân, Những học sinh của trường phổ thông cơ sở và trung học đang trên đường về nhà, đều theo sau Mao cùng tung hô khẩu hiệu: "Đả đảo mọi kẻ thù giai cấp. Hãy diệt trừ Mao, tên chống cộng. Tước quyền những phần tử phản động. Đảng cộng sản muôn năm." Mao bước đi hiên ngang và đàng hoàng giữa đám đông hỗn loạn. Trong ý thức ông biết chắc mình không đơn độc, vì có Chúa đi cùng ông. Sau khi họ đã nhiều lần đi qua đi lại trong vùng, thì những viên chỉ huy hỏi ông :"Ông có tiếp tục tin Chúa Giêxu hay không ?" Mao đã trả lời không hề lưỡng lự :"Tôi tin và tôi sẽ còn tin cho đến hết cuộc đời tôi." Ngay khi ông nói chưa dứt câu thì đã có kẻ dùng búa đập lên đầu ông. Máu chảy ra từ vết thương, chảy lên tóc và lên áo ông. Sau vài bước, bọn chúng lại hỏi ông :" Ông muốn tin đến bao giờ? "Ông trả lời sang sảng và dõng dạc: "Tôi tin và dù các ông có đánh tôi chết, tôi vẫn tin. Những tên lính lại đánh ông bằng búa, và các bướu to tiếp tục sưng lên trên đầu ông. Trong khi ông bước đi, bọn họ đánh ông không ngừng. Chẳng mấy chốc trên đầu ông đầy những thương tích và khối u. Sau khi đoàn người bước đi như vậy chừng nửa cây số thì đầu ông sưng to, và máu khô đọng cứng lại. Bởi những trận đòn đến nỗi mắt ông hầu như không mở lên được, vì mặt đã sưng vù. Cứ như thế đoàn người đi qua một quầy hàng. Trước cửa quầy hàng đó là một đống đá xanh chất cao lởm chởm. Các tên chỉ huy dùng dao nhọn chọc sau lưng bắt ông phải đi tới, trèo qua đống đá đó mà đi. Nhưng vì hai tay Mao bị trói chặt, nên ông bị mất thăng bằng và trượt ngã trên những hàng đá nhọn, không có gì chống đỡ, khiến ông bị gẫy vài cái xương sườn. Những kẻ hành hạ anh lại lôi anh đứng dậy, và bắt anh đi tiếp tục. Bây giờ khuôn mặt ông đã ước đẫm mồi hôi, trở nên trắng bạch, anh thở hổn hển và máu trào ra từ
  • 15. miệng. Ông phải đi tiếp như vậy dưới những trận đòn. Đoàn người đi qua một hố sí công cộng. Thật ra những người có trách nhiệm muốn ném ông xuống hố phân sâu hơn hai mét đó. Nhưng vì cớ đoàn người đi xem đã trở nên rất đông, nên họ không dám làm điều đó, thay vào đó họ ném mũ của Mao xuống hố phân, rồi họ dùng một gậy tre tẩm nó trong phân người và đội nó trên đầu Mao, đang mang đầy các thương tích. Phân người và nước tiểu chảy lên đầu tràn trên gương mặt và trên lưng ông, cho đến khi các áo sơ mi cũng bị ước sũng. Trong khi tiếp tục giải ông đi như vậy. Một tên công an lấy hai cây tre gắp phân chó và tìm cách nhét vào miệng Mao. Bởi vì ông ngậm chặt miệng nên hắn đã bôi trét phân chó hôi thối lên trên mồm và môi của ông. Khi Mao mở miệng để thở lấy hơi, thì một ngụm máu tươi đã trào ra khỏi miệng ông. Không biết con người còn có khả năng tàn bạo đến đâu nữa. Cuối cùng họ đem Mao đến một gốc cây cổ thụ và treo ông tít lên cao, ném đá vào ông, sỉ nhục ông, nguyền rủa ông, nhưng lúc ấy Mao đã bất tỉnh rồi. Khi trời gần tối, họ đem ông xuống khỏi cây, ném thân thể không còn động đậy gì nữa của ông bên vệ đường, và ai về nhà nấy. Mao nằm đó bất động và trơ trọi. Những tia nắng cuối cùng trong ngày chiếu trên mặt ông. Khuôn mặt bị hành hạ đến nỗi không còn nhận dạng được nữa. Nhưng trên những đường nét của nó vẫn còn có thể thấy sự cương quyết không thỏa hiệp còn động lại. Lúc trời đã tối, những tín dồ trong làng mới nghe tin, đã vội vã chạy đến tìm Mao. Họ đem ông vẫn còn bất tỉnh về nhà trong một gia đình trong Hội Thánh. Họ cẩn thận lau rửa những vết thương cho ông, và đặt ông trên chiếc giường êm nhất của họ. Có nhiều tín đồ đã đến và đứng khóc trong phòng. Họ cùng nhau cầu nguyện, xin Chúa cứu sống con người lão thành và bất khuất này. Đến khoảng nửa đêm, Mao dần dần tỉnh lại. Tuy ông không mở mắt lên được, nhưng ông nghe thấy tiếng khóc và cầu nguyện vây quanh mình. Ông cố gắng nói một cách khó nhọc : "Anh chị em thân yêu, xin đừng khóc cho tôi. Nhưng hãy khóc vì sự chống nghịch của nhân dân ta. Hãy khóc cho đồng bào của ta còn vô tín. Khóc
  • 16. cho những người lãnh đạo của chúng ta còn vô thần." Những lời nói của ông làm cho các tín đồ xúc động sâu sắc, khiến họ càng cầu nguyện khẩn thiết hơn nữa. Trong những tuần lễ kế tiếp, Mao được phòng công an để cho yên. Cộng với những lời cầu nguyện, và sự săn sóc ân cần của con cái Chúa, mà ông được bình phục trở lại. Còn 18 năm nữa đang chờ ông. Trong những năm sau đó, ông đi hầu việc Chúa không mệt mỏi. Ông đến thăm các Hội Thánh để khích lệ các con cái Chúa, và đem những người chưa biết Chúa đến với tình yêu của Ngài. Cuộc đời của Mao tiên sinh không những đánh dấu bằng những biến cố đau thương, những chịu đựng gian khổ, nhưng trước hết còn được đánh dấu bằng sự kính sợ của ông đối với Đức Chúa Trời Hằng Sống, qua sự trung tín và niềm vui dạt dào bên trong. Kể từ thời gian ông ở trại lao động khổ sai ở miền bắc Trung Quốc, ông đã có thói quen thức dậy mổi sáng để cầu nguyện cho đất nước, cho đồng bào, và cho Hội Thánh mình. Ngay cả trong những năm ở quê nhà, khi phải chịu đựng nhiều bắt bớ, ông vẫn trung tín với thói quen này, cho đến lúc chết, người ta có thể thấy ông cầu nguyện trước khi mặt trời mọc. Sau giờ cầu thay, ông dành nhiều thời gian từ buổi sáng này qua buổi sáng khác để đọc Thánh Kinh dưới ánh sáng yếu ớt của ngọn đèn dầu. Nhiều đêm ông không muốn đi nằm. Ông thường bỏ những buổi ăn để có thể đọc Thánh Kinh, vì ông đã dành nhiều thời gian cho việc học hỏi Lời Chúa, nên ông rất thông thạo và thuộc lòng rất nhiều đoạn Thánh Kinh dài. Dầu vậy, ông không bao giờ thỏa mãn với điều gì mình đã biết từ Thánh Kinh, ông còn lợi dụng cơ hội để học hỏi nơi các tín đồ khác bằng sự hạ mình. Thỉnh thoảng nếu trong khi học Thánh Kinh, có một chương đoạn nào đặc biệt cảm động ông, Đức Thánh Linh giải thích Lời Ngài cho ông và làm cho lời đó trở nên sống động, thì ông mừng rỡ đến nỗi nhảy tung lên, và bắt giọng một bài thánh ca, và nhảy múa vòng quanh phòng. Mặc dù ông không lấy vợ sau lần ly hôn, và chưa hề có con, và mặc dù đời sống ông trong những năm tháng ở trại lao động khổ sai không phải là nhẹ nhàng, và sau đó ông cũng hay đi công tác hầu việc Chúa khắp nơi trong nước như những người rao giảng Tin Lành, mặc dù nhiều lần bị đe dọa bắt giam, lại mọi sự bắt bớ trong gian
  • 17. nguy luôn rình rập ông, mặc dù vậy, cuộc đời ông vẫn được đánh dấu bằng niềm vui lớn. Nếu ông là khách ở bất cứ đâu, thì những người hàng xóm ở đó có thể nghe thấy ông hát. Khi ông càng già, giọng ông càng dõng dạc hơn. Ông là con người có thể khóc cười bằng cả trái tim. Cùng là một người bà con cũng là tín đồ, và là bạn thân của ông. Cả hai có thể thức thâu đêm đến sáng. Sau đó họ kể cho nhau nghe những gì mình đã kinh nghiệm về Đức Chúa Trời, khích lệ lẫn nhau và cùng nhau đọc Thánh Kinh, cùng nhau hát ngợi khen Chúa. Bài hát mà họ ưa thích thường cùng nhau hát đi hát lại hằng tiếng đồng hồ. Có những lời như sau : "Khi tôi đắm chìm trong biển đời tội lỗi, trong sóng cuồng khổ đau, mưa tuôn buồn bã. Những đêm đầy tiếng hú chó rừng, thì trái tim tôi đầy sợ hãi. Tôi tê dại vì nỗi kinh hoàng, đầy bụi gai khô, những rừng núi hoang vu, thung lũng ngàn trùng heo hút. Tôi mong mỏi trở về đàn. Tình Yêu Diệu Kỳ đã tìm và gặp tôi. Huyết báu Diệu Kỳ đã rửa sạch tôi. Ân Điển Diệu Kỳ đã đem tôi trở về đàn." Những Chúa Nhật đối với Mao là những ngày hội, ông thường dùng những ngày này cho sự tương giao với Đức Chúa Trời, với Lời Ngài và với những tín đồ khác. Trong toàn bộ cuộc đời theo Chúa của ông, chỉ có 4 lần ông không đi thờ phượng Chúa. Tất nhiên ngoại trừ 15 năm ông ở trong trại tù khổ sai. Trong vòng 18 năm cuối đời, cuộc sống của Mao tiên sinh trở nên bớt căng thẳng hơn, nên ông có thể dành nhiều thời gian và sức lực vào việc truyền bá Tin Lành. Trong tất cả mọi việc, ông được mọi người tín nhiệm. Ông thường đặt mình xuống dưới sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh và dưới sự vâng phục của Hội Thánh. Nếu Chúa bảo ông đi đến một vùng nào đó thì ông luôn luôn lên đường ngay, cho dù đó là những vùng đất xa xôi hiểm trở. Nhiều năm liền ông đả đi đến những địa phương thuộc rừng núi V là nơi không chỉ khó khăn đi lại, mà còn nguy hiểm nữa. Nhất là vào mùa đông, những con đường nhỏ cheo leo trên dốc núi bị phủ băng tuyết. Nhưng ông không quản ngại gian khổ, lúc bão tuyết, ông cũng lên đường thăm viếng các con cái Chúa, và giảng cho họ về Lời Chúa, nên Tin Lành lan rộng trên miền rừng núi V, và có nhiều Hội Thánh mới mọc lên khắp nơi.
  • 18. Ông rất kỷ luật và cẩn thận về những điều ông nói và làm. Ông ghét mọi loại tội lỗi, và ông là một tấm gương trong mọi việc cho các tín đồ. Nếp sống của ông rất bình dị, ông không bao giờ thích sự nhàn rỗi hoặc sự tán gẫu. Ông ăn uống rất đơn giản, khoai lang và rau quả. Ông ăn mặc không cầu kỳ, và sống trong một túp nhà nhỏ đơn sơ. Dù vậy, ông vẩn cho cách sống của mình như vậy là lãng phí khi so với sự đói khổ của bao người dân Trung Quốc. Ông mang một tình yêu sâu đậm đối với con cái Chúa trong Hội Thánh. Ông quan tâm đến các gia đình họ, sự lớn lên về thuộc linh của họ trong đời sống hàng ngày. Ông nhắc nhở họ bằng tình yêu thương. Ông săn sóc họ và thấy mình có trách nhiệm đối với họ. Trước khi Mao tiên sinh qua đời, ông nằm liệt giường 80 ngày. Hằng ngày mọi con cái Chúa từ mọi nơi đến thăm ông. Mặc dù ông không có con theo xác thịt, nhưng ông là người cha thuộc linh của rất nhiều nguời. Những đứa con đó đã khiến cho đời sống ông đầy sự vui mừng. Ông về với Chúa vào ngày 17 tháng 10 năm 1989. Một cuộc đời hạnh phúc trọn vẹn và rất thành công. Hơn ngàn người đã dự đám an táng của ông, tất cả họ đều yêu mến ông, và muốn noi gương ông. Khi họ thả chiếc quan tài xuông huyệt, thì tất cả cùng dồng thanh hát bài thánh ca: "Chúng ta vui mừng đón Chúa Giêxu đến. Cuộc hội ngộ long trọng thay ! Tiếng hát những người yêu mến con người của Đức Chúa Trời này vang vọng toàn thung lũng. Khi các môn đệ của Chúa Giêxu rời khỏi đất thì họ về nhà. Bạn bè họ thương khóc, còn họ sung sướng nhất. Chúa Giêxu gánh tội lỗi họ. Ngài đổ huyết mình. Và Ngài sẽ trở lại. Ôi, sự hội ngộ thật long trọng thay. Chúng ta chỉ chia ly giờ đây. Không phải là mãi mãi. Rồi chúng ta sẽ ở cùng nhau.” KẾT LUẬN Câu chuyện cuộc đời theo Chúa của Mao tiên sinh đến đây là hết. Thật là một câu chuyện cảm động và đầy sự khích lệ thuộc linh. Đây là tấm gương đáng cho những con cái Chúa phải noi gương theo. Trên bước đường theo Chúa, chúng ta có thể quả quyết là trong vòng chúng ta không có ai có sự bắt bớ nào có thể so sánh với sự bắt bớ tàn bạo như của Mao tiên sinh.Vậy hãy cứ vững lòng chịu
  • 19. khổ mà theo Chúa cho đến cuối cùng, bạn nhé. Xin hẹn tái ngộ với các bạn trong câu chuyện anh hùng đức tin Trung Quốc kế tiếp. HẾT Người công dân Thiên quốc Đó là vào đầu tháng hai năm 2001: chúng tôi cầu nguyện, và trông mong tin tức về “Người công dân thiên quốc”. Vào tháng mười hai, anh đã bay đến một nước á châu, để đón gia đình sang Đức. Những tin tức đáng lo ngại đã khiến chúng tôi đến với sự cầu nguyện: Vào ngày mười một tháng hai, anh Yun bị biệt tăm. Đã bay, nhưng không đến nơi. Vào ngày mười hai tháng hai: Yun bị bắt! Anh mang theo người những hộ chiếu và giấy tờ cần thiết của gia đình, để từ đó anh cùng gia đình bay sang Đức. Ngày mười ba tháng hai: anh bị nguy cơ bị bắt tù từ một đến ba năm và bị trao trả lại Trung Quốc. Điều đó chắc chắn sẽ là một án tử hình. Mỗi ngày chúng tôi chờ đợi tin tức về “người công dân thiên quốc”, là người mà quyền công dân ở dưới đất đã bị khước từ. Bây giờ anh ở đâu? anh cảm nhận và suy nghĩ gì? Lại phải chia ly với gia đình và bị vào tù, lại phải gặp những nguy nan. Dẫu vậy, chúng tôi tin rằng Đức Chúa Trời cầm giữ tất cả trong tay Ngài và mở một lối ra. Đôi điều sơ qua về bối cảnh hiện tại. “Người công dân thiên quốc” này là ai? Tôi được vinh dự làm quen với “người công dân thiên quốc” ở vùng hoạt động của anh vào trong những năm chín mươi. Đó là ở nơi hoang vu của rừng núi Trung Quốc, trong một hang động. 1. Một giáo sĩ Phần Lan đã mời Erwin Wendland và tôi làm một chuyến đi vào Trung hoa nội địa. Chúng tôi đã đợi ở một sân bay Trung Quốc để bay tiếp, đang trong lúc đó chúng tôi đã lấy đồ ăn ra và ăn. Xung quanh chúng tôi có nhiều người bản xứ, họ kinh ngạc nhìn chúng tôi ăn bánh mì đen Đức. Chúng tôi đã mời họ nếm thử. Họ ăn loại bánh mì lạ đó, nhưng người dẫn đường chúng tôi cho biết rằng sau đó đã có vài người biến mất, để đến chỗ kín mà làm nhẹ bụng. Cuối cùng, chúng tôi đã đến nơi. Những anh em Trung Quốc đã đón chúng tôi bằng một chiếc gọi là “xe chở bánh mì” Erwin và tôi phải ngồi vào hàng ghế trong cùng của chiếc xe mi-ni bus. Có người đưa cho chúng tôi chăn đắp, không phải để đắp vào những ngày cao điểm giữa mùa hạ này, nhưng để trốn trong đó. Tôi nhớ đó là một chuyến đi đêm hối hả. Chúng tôi luôn luôn được nhắc nhở là phải im lặng, đặc biệt khi đi qua những đoạn đường có trạm gác công an. Vào gần sáng, chúng tôi đến một thành phố lớn. chúng tôi dừng ở bên một khách sạn tương đối tồi tàn, đổ nát. Vì mệt, nên chẳng mấy chốc tôi đã ngủ say. Sau đó, khi chúng tôi đi bách bộ qua những đường phố, tôi ngạc nhiên vì nghe nói rằng ở đây có đến nhiều con cái Chúa như vậy. Tôi tự hỏi, những người Trung Quốc mà tôi gặp ở đó có phải là anh chị em hay không?. Nghe lời người dẫn đường, chúng tôi cẩn trọng và không muốn làm hại cho ai.
  • 20. Cuối cùng, trời đã tối, và trong buổi tối đó, chúng tôi sẽ gặp người anh em Yun. Tôi còn nhớ, mình đã hồi hộp chờ đợi và lúc chúng tôi chuẩn bị lên đường, ánh trăng đêm mờ nhạt chiếu thật huyền ảo trên cảnh vật ra sao. Những chiếc xe vận tải chở đá nặng nề chạy vù qua và quấn theo bụi mù mịt. Chúng tôi đi qua những chỗ đổ nát và những nơi có lấp lánh ánh đèn và cuối cùng đến một ngôi nhà nhỏ. Trong một phòng con, có vài anh chị em đang đợi chúng tôi. ở đây, lần đầu tiên tôi gặp anh. Một người đàn ông nhỏ nhắn và rạng rỡ đến chào đón chúng tôi bằng một sự niềm nở, mà người ta ít khi gặp trong những cuộc gặp gỡ lần đầu tiên ở nơi xứ lạ. Tất nhiên, chúng tôi rất hồi hộp và trông mong quá chừng. ở nơi hoang vu hiu quạnh này có một Đại hội Mục sư? ở đây chúng tôi phải nói chuyện với các anh chị em lãnh đạo, là những người dẫn dắt hàng chục nghìn người? Trong tâm tư, tôi tự hỏi, buổi nhóm sẽ họp ở đâu vậy kìa? Đây là sự tiếp xúc đầu tiên của tôi với nhà thờ bí mật. Tôi đã vài lần ở Trung Quốc và đã được nghe đây đó những lời làm chứng về những người tử đạo, tôi đã gặp những người nam nữ, từng ở tù hai mươi năm và nhiều hơn vì cớ Chúa Giê-xu, chịu nhiều đau đớn trong tù. Nhưng những buổi nhóm như thế thường ở một khách sạn hay ở trong một nhà riêng. Lần này sẽ là một buổi họp có nhiều Mục sư đến dự. Yun niềm nở nói với chúng tôi trước hết nên ăn một chút gì đã. Có một bữa ăn thịnh soạn bằng sự hiếu khách của người Trung Quốc, mà vợ tôi Kriemhilde yêu thích những món ăn được dọn ra hơn là tôi. Điều đáng chú ý là bầu không khí tôi được chứng kiến ở đây. Ngưòi tây phương, chúng ta thường có những quan niệm sai lầm về sự bắt bớ của những cơ đốc nhân trong nơi dầu sôi lửa bỏng. Tại đây, tôi kinh nghiệm ở giữa sự hoạn nạn, bắt bớ, một niềm vui, sự niềm nở và tiếng cười trong sự thông công với một người đã từng bị trên dưới mười lăm lần bị bắt và hàng năm ròng phải ở tù. Anh thật vui vẻ và cười nói hồn nhiên làm sao. Cuối cùng, sau khi chúng tôi đã ăn uống và đã nói chuyện xong, Yun nói, “Bây giờ chúng ta sẽ đến chỗ nhóm”. Erwin và tôi đi theo anh. Cái sân mờ mờ dưới ánh trăng. Trong bóng tối, một lúc lâu sau chúng tôi mới có thể quen được với các vật xung quanh. Trong sân có nhà và chòi rơm. Phía đằng xa, người ta nghe thấy tiếng máy công nghiệp mạnh mẽ chạy. Đi được vài bước, chúng tôi đứng trước một bức tường, có một lỗ thủng. Chúng tôi khom người đi vào. Dưới ánh đèn pin, chúng tôi nhận ra đó là lối đi xuống một hang đá. Sau một lúc đi vòng vèo, có thể nghe thấy tiếng hát vọng ra từ đâu đó. Sau này chúng tôi mới khám phá ra, trong thời gian bị cải tạo lao động ở một núi đá, Yun đã học được nghề đục đá, để xây dựng hang đá trong những phiến đá. Lúc đó anh đã kêu than vì cực khổ: “Chúa ơi, tại sao con phải làm công việc nặng nhọc này?”. Nhưng chương trình Đức Chúa Trời là để anh học cho về sau. Sau khi được giải thoát, anh đã vận dụng điều đã học và tạo nên hang động này, ở một nơi an toàn, để có thể tổ chức Đại hội các Mục sư. Bây giờ, chúng tôi được phép đi thăm chỗ đó. Trong lúc đó, tiếng hát càng to hơn, cùng với những tiếng vỗ tay nhịp nhàng. Khi chúng tôi bước vào phòng, chúng tôi thấy những gương mặt rạng rỡ. Đối với tôi, đó là khoảnh khắc cao đẹp nhất mà tôi từng
  • 21. được chứng kiến trong một buổi nhóm. Điều đáng ngạc nhiên là có ít nhất một nửa số những người tham dự là những thanh niên trẻ tuổi, đa số đó lại là những cô gái trẻ. Họ là những người dẫn dắt nhà thờ bí mật Trung Quốc, những người lãnh đạo nhà thờ tư gia Trung Quốc sao?. Đây là những “anh hùng của Đức Chúa Trời”, mỗi ngày sẵn sàng liều mạng để dẫn dắt, an ủi, nhắc nhở, động viên, sửa đổi và gây dựng dân sự Đức Chúa Trời. Tôi thấy mình thật nhỏ bé và không xứng đáng để phục vụ những anh hùng đức tin này. Tôi sẽ phải nói với họ điều gì đây? Về phía họ, tôi cảm nhận một sự mong đợi. Chúng tôi thuộc trong số ít người tây phương, được họ tin tưởng tiếp nhận giữa vòng họ. Về điều đó, chúng tôi biết ơn người bạn cùng đi của chúng tôi, là người đã nhiều năm có kinh nghiệm ở á châu và nói thông thạo tiếng Trung Quốc. Sau đó, Đức Chúa Trời đã cho tôi một Lời cho những con người này, mà cho đến hôm nay tôi vẫn còn ngỡ ngàng kinh ngạc. Tôi nói về những anh em đã dòng Phao-lô chạy trốn qua tường thành Đa-mách và đã cứu ông khỏi bị giết. Tôi nói về sự quan trọng, nắm giữ sợi dây của Đức Chúa Trời, để những người được sự kêu gọi của Ngài có thể tiếp tục rao giảng tin lành. Lời đó được tiếp nhận nồng nhiệt, và qua đó Đức Chúa Trời đã an ủi và khích lệ những người nghe. Đó là sự tiếp xúc đầu tiên của AVC (Uỷ ban hành động vì những cơ đốc nhân bị bắt bớ) với những người lãnh đạo nhà thờ ở nơi bí mật. Kể từ thời điểm đó, mối liên lạc trực tiếp với nhà thờ tư gia Trung Quốc được xiết chặt, trong khi trước kia, chúng tôi đóng góp phục vụ cho Trung Quốc qua những tổ chức truyền giáo khác. Trong những chuyến đi của tôi ở nước ngoài tôi thường có thói quen thăm hỏi về những nhu cầu thiết yếu. Cũng giống như ở đây, tôi nghĩ rằng họ sẽ xin tiếp trợ Kinh Thánh và lời cầu nguyện. Nên tôi càng ngạc nhiên hơn, khi nghe lời đề nghị của Yun. Đó là anh xin một chiếc máy gặt. Anh cần máy gặt để làm gì vậy? Và anh đã giải thích cho tôi: “Những người truyền giảng tin lành như chúng tôi thường đi công tác mười một tháng trong năm. Khi họ có một tháng nghỉ ở nhà, thì họ dùng thời gian này để gặt vụ mùa, hầu cho gia đình họ được nuôi sống. Vậy nên, tuy những nhà truyền giảng nghỉ ở nhà, nhưng họ phải làm việc. Với một cái máy, việc thu hoạch có thể được hoàn tất trong hai đến ba ngày. Điều đó nghe sáng tỏ. Giá tiền một vài nghìn Mác cũng có thể xoay sở được. Tôi đã hứa sẽ lo liệu. Bằng cách đó, những nhà truyền giảng có thể dành thời gian quí báu nghỉ ngơi với gia đình. Có điều tôi không biết: đó là qua công trình này, Yun được Đức Chúa Trời cho thấy một khải tượng đặc biệt. Anh nhìn thấy rằng, một ngày kia, Đức Chúa Trời sẽ ban cho anh một máy gặt thuộc linh, để thu hoạch mùa gặt linh hồn ở một qui mô rộng lớn và nhanh chóng hơn những công việc thủ công khó nhọc. Yun nhận được khải tượng rằng anh sẽ truyền giảng tin lành trên thế giới cũng như ở Tây phương bằng một máy gặt lớn. Và khải tượng đã thành hiện thực. Trước đây hai năm, trong một Đại hội nhân sự của chúng tôi ở Norddeich, tôi có gặp lại Yun. Trong lúc đó, anh đã được giải cứu khỏi nhà tù một cách khác thường, như về sau chúng ta sẽ rõ. Một phép lạ của Đức Chúa Trời, mà chúng ta chỉ thấy có ở trong Công vụ các sứ đồ. Phép lạ thứ hai là, do sự giúp đỡ của
  • 22. một người bạn, sống ở Đức, anh đã làm một chuyến đi nguy hiểm từ Trung Quốc sang Đức và cuối cùng đã đến nơi. Đầu tiên anh đã sống bí mật và im lặng. Nhưng sau đó, đã có cuộc gặp ở Norddeich như đã nói ở trên. Chúng tôi, với tư cách là một Uỷ ban Quốc tế vừa họp lại cùng với một vài khách mời. Lúc đó vẫn còn sự đề phòng, anh chưa nên lộ diện công khai. Khi Yun bắt đầu cầu nguyện, không một cặp mắt nào còn khô ráo được. Tất cả đều bị sự hiện diện của Đức Chúa Trời đụng chạm bởi lời cầu nguyện đơn sơ và rúng động của người anh em. Khi anh gặp tôi, bày tỏ tình yêu chan chứa và sự kính trọng của anh, và gọi tôi bằng “Papa” làm tôi không tài nào quên được. Và bây giờ trở lại với câu hỏi: “người công dân Thiên Quốc” đó là ai? Khi anh đến chỗ chúng tôi và sống với chúng tôi, anh đã kể cho chúng tôi câu chuyện của mình lại một cách trực tiếp. Chính sách tuyên truyền của Trung Quốc về sự tự do tôn giáo ngày càng gia tăng, ngay cả ở Tây phương, cũng có những người giống như những “Ăng- ten” cho Trung Quốc (funfte Kolonne) đi gieo rắc những điều này. Có thể là do Trung Quốc là một đất nước rộng lớn. Điều ở một vùng là đúng, thì ở một vùng khác có thể hoàn toàn là bịa đặt. Điều có thể được phép ở một vùng, thì ở một nơi khác có nghĩa là án tử hình. Đúng là cho đến hôm nay những người cộng sản không những đã khống chế nhà thờ ba tự túc chính qui bằng tư tưởng vô thần của họ, mà thực tế họ đã lãnh đạo. Đúng là có mười hai triệu Kinh Thánh được in ấn ở Trung Quốc hợp pháp. Nhưng điều đó không có nghĩa là mười hai triệu Kinh Thánh đó được phân phát trong đất nước. Chúng được đem đi xuất khẩu để lấy ngoại tệ. Những hàng hoá về Kinh Thánh của Trung Quốc như vậy, tương đối rẻ, chính tôi đã nhìn thấy ở Nga, bằng tiếng Nga. Đúng là, ở đây, hay ở đó có những giấy cho phép xây dựng nhà thờ công khai. Nhưng mặt khác những nhà thờ hiện có bị phá huỷ. Có nơi, thậm chí có cả những Seminar (lớp về Thần học), nhưng cũng đúng là còn có những Mục sư nhà thờ tư gia bị bắt giam, bị truy lùng và bị tra tấn trong tù, bị đánh đập và bị bắn. Bằng mọi cố gắng họ bị “làm việc”, để khiến họ phải lìa bỏ niềm tin vào Chúa Giê-xu. Bằng mọi quyền lực người ta tìm cách phá huỷ những công việc Hội thánh. Yun được gọt đẽo ra từ loại “gỗ” nào và được tôi luyện trong loại “lửa” gì, để đức tin trở nên mạnh mẽ, tôi luyện cứng như thép, thì bạn sẽ đọc sau đây. Trước đây hơn một trăm năm, những Giáo sĩ từ Tây phương đã tìm đường đến Trung Quốc. Hồi đó họ thường đi bằng đường biển. Khi gặp dân bản xứ, họ đụng độ phải sự kháng cự, phải vật lộn với những hoàn cảnh sống thiếu thốn và tệ mạt, hết sức cố gắng họ đã học một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ và gánh chịu nhiều đau khổ vì cớ đức tin. Nhiều người trong số họ cũng đã phải trả một giá cao nhất – sự sống của mình. Trong lúc họ đã gieo bằng giọt lệ, họ chưa biết được rằng nhiều năm sau đó, tại những nơi họ đã phục vụ, có vô số những linh hồn quí báu được bước vào nước trời. Hôm
  • 23. nay, sự phấn hưng ở Trung Quốc được nhiều người cho rằng đó là mùa gặt thuộc linh lớn nhất kể từ thời kỳ Công vụ các sứ đồ. Những cơ đốc nhân Trung Quốc đi gặt hái nhiều bông trái bằng sự vui mừng (Thi Thiên 126, 5 – 6). Nhiều người lãnh đạo truyền giáo ở Phương tây ngày nay đang ngóng đợi sự mở cửa ở Trung Quốc, để những Giáo sĩ Tây phương có thể trở lại phục vụ ở đất nước rộng lớn này. Tôi cho rằng dịp tiện đó đã đi qua. Thiên kỷ mới đã trình báo bằng những sự thay đổi kinh khủng. Chính những nhà truyền giáo Trung Quốc hôm nay đang chuẩn bị từ quê hương họ đi đến những nước khác. Hàng nghìn người, trong số họ đã nhận được sự kêu gọi thánh, rời khỏi Trung Quốc và đi rao truyền tin lành cho thế giới. Họ sẵn sàng lên đường, sau khi họ đã được tôi luyện và được nhào nặn trong những ngọn lửa của sự bắt bớ khốc liệt và những sự gian khó. Đó không phải là một sự phát triển mới – trên một nghìn năm, Đức Chúa Trời đã chuẩn bị nhà thờ Trung Quốc cho giờ phút như thế này. Họ đã nhận được một sự kêu gọi Thiên thượng, để đem tin lành đến thế giới phật giáo, ấn độ giáo và hồi giáo. “Người công dân thiên quốc” đứng ở tuyến đầu trong phong trào truyền giáo này. Anh là một cơ đố nhân thuộc thế hệ thứ hai. Mẹ anh, qua lời làm chứng của một nữ Giáo sĩ người Na-uy đã trở lại tin Chúa. Hôm nay, chính “người trời” đã thăm thế giới Tây phương, để qua đó biết ơn những Giáo sĩ trước kia trong công tác tiên phong của họ đã hết lòng hy sinh vì nhiệm vụ của mình và đã gieo những hạt giống. Anh đã thách thức những cơ đốc nhân ngày hôm nay, hãy cùng đứng với những anh chị em Trung Quốc, trong nhiệm vụ dùng tin lành đột phá thế giới. Nhiệm vụ của họ là, đem tin lành “trở về Giê-ru-sa-lem”, có thể nói rõ hơn: trải qua những khu vực rộng lớn của thế giới, ở đó, hầu như chưa hề được nghe về tin lành. Câu chuyện này muốn thách thức và động viên, và có thể sẽ làm cho người này người kia thấy nặng trĩu trong lòng khi họ đọc về những sự bắt bớ cực khổ mà nhà thờ Tư gia ở Trung Quốc phải chịu ngày nay. Xin bạn hãy can đảm, cùng đứng chung và ủng hộ những anh chị em Trung Quốc của chúng ta, để đem tin lành “trở về Giê-ru-sa-lem”. 1. Quyển Kinh Thánh do một sứ giả của Chúa đưa đến. Yun sinh năm 1958, mười năm sau khi dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, người cộng sản, sáng lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. 1958 là khởi đầu của một thời kỳ rất khó khăn cho người Trung Quốc. Lúc đó Mao bắt đầu một trong những thí nghiệm vĩ đại của mình, để hiện đại hoá Trung Quốc. Ông gọi đó là “bước đại nhảy vọt”. Những tư tưởng kỳ quoặc càng ngày càng thâm nhập vào trong đời sống hàng ngày. Những bác nông dân được khuyến khích hãy mua cho mình những lò đúc kim loại để
  • 24. sản xuất sắt thép cho Trung Quốc, góp phần vào sự phát triển kinh tế Trung Quốc. Những sáng kiến như vậy đã hoàn toàn bị thất bại. Sắt được luyện trong những lò luyện thô sơ như vậy, không sử dụng được. Hàng triệu người Trung Quốc đã lãng phí biết bao giờ làm việc quý giá, để sản xuất những loại sắt thiếu chất lượng đó. Bước đại nhảy vọt đã trở thành một bước thụt lùi to lớn. Chính quyền dưới thời Mao đòi hỏi nhiều sự hy sinh của quần chúng. Đáng buồn là những người được chủ nghĩa cộng sản giải phóng lại trở thành những người phải trả gía cho những giấc mơ không tưởng của sự lãnh đạo của họ. Bước đại nhảy vọt dẫn đến một nạn đói lan tràn toàn khắp Trung Quốc. Yun còn nhớ, lúc còn nhỏ anh đã phải ăn xin ra sao. Hồi đó, ở Henan có những người ăn cỏ và vỏ cây để sinh tồn, không phải là chuyện không bình thường. Vào trong những năm lúc Yun từ một đến bốn tuổi, có khoảng tám triệu người bị chết đói ở Henan. Lúc Yun lên tám tuổi, Mao Trạch Đông bắt đầu một thí nghiệm khác - cuộc “cách mạng văn hoá”. Quyển sách nhỏ màu đỏ của Mao Trạch Đông đại diện cho nguyện vọng của người dân Trung Quốc, được giải phóng khỏi tất cả mọi sự ràng buộc của xã hội, những khái niệm, tư tưởng văn hoá, phong tục tập quán và truyền thống lâu đời. Hàng triệu những thanh niên trẻ, nổi tiếng là những “Hồng vệ binh” được thả ra, để đi giải phóng nhân dân. Nhưng họ càng đem lại sự đau khổ và cực hình cho nhân dân. Những trường học và đại học bị đóng cửa, và cả cuộc sống của Yun cũng bị ảnh hưởng qua đó. Anh chỉ đi học có ba năm phổ thông. Cuộc cách mạng văn hoá đối với các cơ đốc nhân đồng nghĩa với sự bị bắt bớ nhiều lần hơn. Tất cả các nhà thờ bị đóng cửa và các cơ đốc nhân bị cấm đi cầu nguyện hay nhóm lại để thông công. Tất cả những “hoạt động mê tín dị đoan”, trong số đó cơ đốc giáo cũng bị liệt vào, đều bị bài trừ triệt để, và thậm chí còn mạnh hơn bao giờ hết. ở giữa những sự biến động này, các tín đồ đã buộc phải nhóm bí mật. Nhưng tuy nhiên, vào thời gian này, có nhiều người đã được thêm vào Hội thánh của của Đấng Christ. Yun được cứu khi lên mười sáu tuổi. Mẹ của anh là một cơ đốc nhân; bà đến với Chúa lúc còn rất trẻ. Trong thời gian cách mạng văn hoá, những Giáo sĩ bị bắt bớ và buộc phải rời khỏi Trung Quốc, nên có nhiều con chiên bị bỏ lại không có một người chăn. Vào thời gian khó khăn đó, mẹ của Yun đã xa cách Chúa. Khi anh lên mười sáu tuổi, vào năm 1974, cha anh bị bệnh rất nặng. Ông bị hen suyễn và đã phát triển thành ung thư phổi, rồi lan xuống dạ dày. Bác sĩ nói không còn hy vọng gì nữa. Chứng ung thư chỉ còn có một kết quả là cái chết. Nhưng sự mê tín cổ truyền vẫn còn lại trong gia đình Yun. Nên bố anh đã mời ông thầy Pháp trong làng đến để đuổi ma ung thư ra khỏi ông. Bố của Yun, tin vào quyền lực của các thầy Pháp thậm chí đã khuyến khích con mình hãy trở thành học trò của ông thầy Pháp, để học được môn phép thuật đó. Theo truyền thống, Yun cũng như đa số những thanh niên ở Trung Quốc đều sẵn sàng đi theo nguyện vọng của bố mình. Trung Quốc bị ảnh hưởng về đạo lý Khổng tử trên hai nghìn năm, đòi hỏi phải vâng lời bố mẹ và những đấng bậc trong xã hội. Nên cậu thanh niên Yun mười sáu tuổi đã sẵn sàng học môn phép thuật phù thuỷ. Bệnh tình của bố đã làm một gánh nặng cho gia đình. Không chỉ họ không có đủ thức ăn, mà còn không có đủ tiền. Mẹ anh đã bán hầu hết những tài sản trong nhà
  • 25. để chạy chọt thuốc men. Bà biết rằng, chẳng bao lâu bà sẽ trở thành goá phụ. Tất cả những suy nghĩ của bà bị dồn ép bởi câu hỏi khủng khiếp, gia đình mình sẽ sống ra sao đây nếu không có người đàn ông trụ cột trong gia đình. Trong những chuỗi ngày đó, vào một buổi tối, mẹ của Yun nghe thấy một giọng êm dịu nói với mình, “Chúa Giê-xu vẫn luôn luôn yêu thương”. Bà đã được Chúa đánh thức dậy. Bà đã dậy và quì gối cầu nguyện. Một lần nữa bà đã ăn năn tội lỗi mình và đã tái dâng mình cho Chúa. Rất đáng ngạc nhiên là ngày hôm sau, bố của Yun đã được chữa lành. Yun nhận thấy rằng đó là Chúa Giê-xu đã chữa lành bố mình, nên anh cũng đã tiếp nhận Chúa. Trong lòng anh đã hứa nguyện dâng mình để phục vụ Chúa Giê-xu. Sau đó, mẹ anh đã nói là tất cả những sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu được viết lại trong Kinh Thánh. Kể từ ngày đó, Yun ước ao được nhìn thấy quyển Kinh Thánh. Anh hỏi thăm những tín đồ Kinh Thánh trông ra sao. Nhưng không ai trong số họ nhìn thấy Kinh Thánh bao giờ. Nên một ngày kia, Yun phải lăn lội gần năm mươi cây số để đến thăm một người kia mà người ta nói là người giảng đạo. Khi đến nơi, Yun nói cho ông mục đích của chuyến đi. Ông thấy anh còn trẻ quá nên không giám đưa Kinh Thánh cho anh xem. Ông nói, “Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời; đó là quyển sách từ trên trời. Không ai có thể có Kinh Thánh được. Nhưng nếu anh thực sự muốn có một quyển, anh có thể cầu xin Đức Chúa Trời ban cho”. Nên ông đã bảo Yun hãy kiêng ăn và cầu nguyện. Yun thì không biết kiêng ăn và cầu nguyện như thế nào. Ông mục sư đã giải thích cho Yun, “kiêng ăn là không ăn. Cho đến khi thời gian kiêng ăn đã hết thì Chúa sẽ ban cho anh một quyển Kinh Thánh”. Yun trở về nhà và kiêng ăn, cầu nguyện hai tháng liền. Mỗi lần anh cầu nguyện, anh đều nói, “Chúa ơi, xin cho con một quyển Kinh Thánh” Amen!” Hai tháng trôi qua. Không có điều gì xảy ra. Yun vẫn chưa nhận được quyển Kinh Thánh. Nên anh đã lặn lội đến gặp ông Mục sư lần nữa. Ông Mục sư nói, “Khi anh cầu xin Chúa một quyển Kinh Thánh, anh đừng chỉ quì gối và cầu nguyện. Anh còn phải than khóc trước Chúa nữa. Anh càng tha thiết cầu khẩn bao nhiêu, anh càng sớm nhận được bấy nhiêu”. Lần này, anh chỉ ăn một bữa trong ngày và cầu nguyện và than khóc trước Chúa. Nhiều tháng trôi qua, vào một buổi sáng sớm kia, khi Yun còn đang ngủ, anh mơ thấy một ông già. Ông cụ hỏi Yun, “Anh Yun này, anh có gì ăn không?” Yun trả lời, “Không” Sau đó, ông cụ đã đưa cho anh một chiếc bánh mì nho. Yun đưa tay ra nhận, thì nó biến thành một quyển Kinh Thánh. Yun quì gối xuống nói “Đáng ngợi khen Danh Chúa! Ngài đã nghe lời cầu nguyện của tôi và đã ban cho tôi một quyển sách!” Sau đó Yun đã thức dậy. Tiếng khóc của anh cũng đã đánh thức bố mẹ. Khi họ nghe thấy anh kêu to như vậy, họ nghĩ rằng anh bị thần kinh. Yun nói cho họ về giấc mơ, nhưng họ đều cho là anh sắp mất trí. Ngay lúc đó, cánh cửa đột nhiên mở ra và có hai người bước vào. Họ không quen biết Yun, nhưng họ được Đức Thánh Linh dẫn dắt đến để đưa cho Yun một quyển Kinh Thánh. Đó là anh Vang và anh Song, đến từ một làng cách xa đó. Họ kể cho Yun rằng, có một Giáo sĩ, sau một thời gian cầu nguyện được Đức Thánh Linh dẫn dắt đem cho Yun một quyển Kinh Thánh. Hai anh em mang
  • 26. sách đến cho anh là những người chuyển tin. Kể từ ngày hôm đó, Yun đã học thuộc lòng mỗi ngày một chương Kinh Thánh. Vào một ngày kia, khi Yun đang đọc sách Công vụ các sứ đồ, Chúa đã hiện đến với anh trong một khải tượng. Ngài nói với anh ba lần hãy ra đi và rao giảng tin lành. Chúa cũng nói chính xác cho anh địa điểm mà anh đến để phục vụ Ngài. Nhiều năm sau, sự kiện đó đã được ứng nghiệm. Có một lần, anh đọc một câu Kinh Thánh trong Công vụ các sứ đồ, anh đã chợt ngừng lại để tiếp nhận vào lòng. “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất”. “Đức Thánh Linh - Đó là ai vậy?” Khi anh hỏi mẹ, thì bà khó nhọc giải thích cho anh về những gì bà biết về Đức Thánh Linh. Nhưng câu trả lời của mẹ chỉ càng làm cho anh bối rối thêm. Cuối cùng, Yun cầu nguyện y như đã chép trong câu Kinh Thánh đó và cầu xin Đức Chúa Trời ban cho Đức Thánh Linh. “Lạy Chúa Giê-xu yêu dấu. Con cầu Đức Thánh Linh. Xin hãy ban cho con quyền phép của Ngài, con sẵn sàng làm nhân chứng cho Ngài”. Bỗng nhiên có điều đã xảy ra. Một tình yêu không tả xiết và sự mặc thị về bản thân Đức Chúa Trời đã tràn ngập con người anh. Những bài hát mà anh chưa từng hát bao giờ, đã tuôn trào ra từ trong anh như một dòng sông chảy cuồn cuộn. Những bài hát này, ngày nay còn được hay hát trong những nhà thờ tư gia ở Trung Quốc. Đó là một trong những biến cố quyết định trong cuộc đời của thanh niên Yun trẻ tuổi, vừa mới tin Chúa, trước khi Đức Chúa Trời kêu gọi anh làm nhà truyền giảng tin lành. Bây giờ, chúng ta hãy đi tiếp những sự kiện đã được nói đến ở trên, khi Yun nhận được sự kêu gọi bắt đầu chuyến đi đầu tiên đến miền Tây và miền Nam. 2. Hãy đi về phía Tây và phía Nam Vào thời kỳ bắt đầu cuộc cách mạng văn hoá. Chủ tịch Mao Trạch Đông đã thành lập đội “Hồng vệ binh” bất khả chiến bại. Gần một thập kỷ, bất kỳ nơi nào ở Trung Quốc họ đặt chân qua, họ đều để lại đằng sau một sự hoang vu, rộng lớn. Trong mọi lĩnh vực của xã hội đều chế ngự một sự rối loạn về kinh tế và chính trị. Mọi người sống trong sự sợ hãi, chỉ được cung cấp tạm sống và không ai biết được điều gì sẽ diễn ra tiếp theo. Tuy nhiên họ đã dần dần làm quen với điều đó ngay cả trước khi Mao Chủ tịch lên nắm quyền năm 1949. Những trận lụt lội dữ dội, hạn hán và đặc biệt là những sự tranh chấp giữa những băng đảng, những chủ nông và những nhóm cách mạng, càng ngày càng trở nên bánh ăn hàng ngày. Người dân Trung Quốc đã sống hàng thế kỷ như vậy dưới những điều kiện bất ổn. Vào một buổi tối năm 1975, khoảng mười giờ đêm, đa số những người dân của một thị trấn nhỏ ở Trung tâm đất nước Trung Quốc đã lên giường đi ngủ. Cũng giống như hầu hết mọi người họ đều đi qua một ngày làm việc mệt nhọc. Nên họ mong được nghỉ ngơi. Cả chàng thanh niên Yun cũng đã nằm trên giường. Theo như thói quen của mình, Yun đã cầu nguyện một lúc lâu, trước khi đi ngủ. Yun thường dành nhiều thời gian để cầu
  • 27. nguyện và đọc Kinh Thánh, một món quà quý giá mà trước đây một thời gian anh đã nhận được. Yun là một trong số ít người ở quê hương anh có Kinh Thánh. Cách thức anh nhận được Kinh Thánh cũng đã gây cho nhiều cơ đốc nhân phải kinh ngạc, quyển Kinh Thánh thật sự là quý báu đối với Yun. Anh mang theo nó cả ngày, tại nơi làm cũng như ở nhà. Và khi đã lên giường, anh đặt nó lên ngực. Không những Yun đọc Kinh Thánh – thậm chí anh có thể thuộc lòng một phần lớn, trong số đó là tin lành Ma-thi-ơ và Công vụ các sứ đồ. Anh đã mong đợi với sự hy vọng đầy tràn rằng Đức Chúa Trời sẽ sai anh đi, làm một chứng nhân cho Ngài. Trong buổi tối hôm đó, Yun vừa ngả lưng, thì anh lại thình lình ngồi bật dậy và xuống khỏi giường. Anh chạy sang chỗ bố mẹ, lúc đó chưa ngủ, và hỏi mẹ: “Mẹ có gọi con phải không? Con có cần làm gì không?”. Mẹ anh trả lời: “Không, tại sao?” Yun trả lời ngạc nhiên: “Nhưng có ai đã gọi con và đã nói tên con? Ai đã chạm vào con?” Mẹ của anh cũng không kém phần kinh ngạc, nói với anh, “bố và mẹ không nói gì với con cả. Không có ai gọi con. Hãy lên giường đi ngủ đi”. Bà bảo anh. Nửa tiếng đồng hồ sau, anh lại nghe thấy tiếng đó. Lần này rất rõ ràng. “Yun, con phải đi về phía Tây và sau đó đi về phía Nam và rao truyền tin lành! Con phải làm nhân chứng cho ta!”. Và anh lại đến với mẹ và kể cho bà về điều mình đã nghe thấy. Bà rất sửng sốt và sợ là con trai mình bị mất trí. Nên anh lại lên giường, quì gối và cầu nguyện: “Chúa ơi, nếu Ngài đã kêu gọi con, thì hãy nói cho con biết điều Ngài muốn. Con sẵn sàng là một chứng nhân cho Ngài”. Vào đêm hôm đó, khoảng bốn giờ sáng, Yun có một khải tượng. Anh nhìn thấy một ông già, mà trước đó anh đã nhìn thấy trong một giấc mơ. Lần này ông già đến với anh và nhắc lại những lời mà Yun đã nghe trong tối qua. “Trước tiên anh sẽ đi về phía Tây và sau đó là về phía Đông. Anh sẽ truyền giảng tin lành và làm chứng nhân cho ta”. Sau đó, bức tranh thay đổi và bỗng nhiên Yun thấy một đoàn người đông. Ông già, một người có uy quyền tỏa ra, đến nói với Yun hãy làm chứng cho họ. Yun lưỡng lự một lúc. Sau đó ông già đã bảo Yun hãy cầu nguyện cho một phụ nữ đang ở trong đoàn người. Bà bị một tà linh áp chế. Anh vâng lời làm theo. Bà ta vật lộn như sắp chết. Nhưng sau một hồi lâu cầu nguyện bà hoàn toàn được giải phóng khỏi tà linh. Mọi người thấy điều đó đều kinh ngạc. Một thanh niên trẻ từ trong đoàn người đến với anh và hỏi, anh có phải là Yun không. Người đó đã nói rằng, những anh chị em ở làng họ đã cầu nguyện và kiêng ăn ba ngày liền để anh đến và giảng tin lành cho họ. Yun hỏi người thanh niên, đến từ đâu, “Em đến từ miền Nam”. Sau đó giới thiệu tên cho Yun và tên làng mình. Yun có ấn tượng sâu sắc trước sự nghiêm túc của con người này và hứa ngày hôm sau sẽ đến.
  • 28. Khi Yun tỉnh lại khỏi giấc mơ và khải tượng, anh biết chắc là Đức Chúa Trời đã kêu gọi anh để truyền giảng tin lành ở miền Tây cũng như ở miền Nam. Yun (tên người đã thay đổi) xuất thân từ tỉnh Henan, một địa phận ở trung tâm Trung Quốc. Có rất nhiều Giáo sĩ người Na-uy đã làm việc ở đó từ trước thế chiến thứ hai cho đến năm 1950. Họ đã để lại những dấu ấn thuộc linh trong vùng này. Nhiều người Trung Quốc đã được biết về Chúa Giê-xu và đã tiếp nhận Ngài làm cứu Chúa của mình. So với các tỉnh khác của Trung Quốc, ở quê hương của Yun có nhiều cơ đốc nhân. Mẹ của Yun là một người trong số họ. Trong những năm bốn mươi, bà đã tin Chúa Giê-xu Christ. Nhưng đến khi những người cộng sản lên nắm quyền, đa số những người lãnh đạo cơ đốc nhân bị bắt và bị kết án nhiều năm ở tù hay ở trại cải tạo lao động. Có nhiều người đã bị giết. Vào thời gian đó, trong số tất cả các tôn giáo ở Trung Quốc, thì cơ đốc giáo bị bài trừ nhiều nhất. Nó được xem như một thứ tôn giáo của Tây phương, đạo của Mỹ muốn đồng hoá dân Trung Quốc. Những sứ giả, những Giáo sĩ, bị coi như những gián điệp của chủ nghĩa đế quốc Tây phương và của chủ nghĩa thuộc địa, muốn phủi sạch Trung Quốc. Dưới những điều kiện như vậy, có nhiều tín đồ Trung Hoa đã bắt buộc phải đi vào bí mật. Họ không được tự do thông công với những cơ đốc nhân khác hay học hỏi Lời Đức Chúa Trời. Thật nguy hiểm, nếu ai đó bày tỏ công khai mình là cơ đốc nhân, tin Chúa Giê-xu Christ. Mẹ của Yun tuy không chối bỏ Chúa, nhưng do nhiều hoàn cảnh khác nhau, mối tương giao của bà với Chúa đã bị nguội lạnh. Điều này thường xảy ra trong số các cơ đốc nhân ở Trung Quốc thời gian đó. 3. Chuyến công tác đầu tiên về phía Tây và phía Nam Sau khi Đức Chúa Trời đã nói vào đời sống anh, Yun đã nói cho bố mẹ biết rằng Đức Chúa Trời đã kêu gọi mình làm một nhân chứng cho Chúa Giê-xu cho toàn đất nước Trung Quốc. Mẹ anh muốn biết Đức Chúa Trời sẽ sai anh đi đâu bây giờ. Yun chỉ biết trả lời, rằng Đức Chúa Trời gọi anh đi đến miền Tây và đến miền Nam để rao truyền tin lành. Yun đã kể cho bố mẹ về giấc mơ của mình. Anh giải thích cho họ, rằng sau chuyến đi của anh đến miền Tây, vào ngay buổi tối hôm đó sẽ có một thanh niên trẻ đến nhà mình. Yun miêu tả người thanh niên trẻ trông giống như một người đến từ hướng Nam và mặc một chiếc áo trắng và quần nâu có miếng vá ở đầu gối. “Nếu bố mẹ gặp, thì hãy nói chàng thanh niên đó nán lại cho đến khi con trở về”. Yun nói với mẹ: “những người trong làng họ đã kiêng ăn và cầu nguyện ba ngày để con đến làm chứng chỗ họ và giảng tin lành. Thanh niên đó có tên là Jing Cai Yu”. Cảm nhận rằng Đức Chúa Trời đã sai con minh đi, bà cầu nguyện xin sự che chở, mặc dù bà hoàn toàn không hiểu về điều cậu con trai nói là gì.
  • 29. Khi Yun quay về hướng tây, anh không biết đến làng nào. Nên anh cứ đi tiếp tục. Anh đi qua một con sông, ở đó anh gặp một người anh em tên là Young. Người đó hỏi anh đi đâu. Yun đáp là Đức Chúa Trời đã sai anh đi về phía tây và sau đó về phía nam, để làm chứng nhân cho Ngài và truyền giảng tin lành khi Young nghe câu chuyện của Yun, anh rất cảm động và nói: “Tôi đến để gặp anh và đưa anh về làng chúng tôi, làng có tên là “làng miền tây”. Những anh chị em ở đó đã được nghe câu chuyện anh đã cầu nguyện một thời gian dài để được một quyển Kinh Thánh, và Đức Chúa Trời đã đáp lời cầu nguyện của anh ra sao. Họ mời anh hãy đến chỗ họ để giảng tin lành và đọc Kinh Thánh cho họ”. Khi Yun đến làng, thì lúc đó là mùa gặt. Những người nông dân ngoài đồng vừa nghe nói Yun đến, họ đã bỏ liềm cuốc xuống và chạy về nhà, nơi Yun đang ở đó. Họ muốn nhìn xem quyển Kinh Thánh của anh và lắng nghe anh. Những người trẻ, già, nam nữ, tất cả đều chạy nhanh đến, vì cả đời họ chưa hề nhìn thấy tận mắt một quyển Kinh Thánh bao giờ. Khi Yun thấy sự đói khát Lời Đức Chúa Trời của họ, anh bắt đầu hát những bài hát, mà Đức Thánh Linh đã ban cho mình. Những giọt nước mắt lăn trên đôi gò má, khi họ lắng nghe. Họ nài Yun hãy để lại nội dung bài hát cho họ và giục anh hãy đọc Kinh Thánh cho họ. Trong khi anh cầm lấy quyển Kinh Thánh, anh giải thích cho họ, đã kiêng ăn và cầu nguyện ra sao cho đến khi Đức Chúa Trời đã nhận lời cầu nguyện của anh. Vì anh không biết phải giảng ra sao, anh cứ bắt đầu đọc lại trong trí nhớ cả sách tin làng Ma- thi-ơ: từ đầu đến cuối. Từng chương, từng chương, tuôn ra từ trong anh. Những thiếu niên, hầu như không hiểu điều anh nói là gì, và cả người nghe cũng không hiểu nữa. Nhưng thần Đức Chúa Trời đã giáng xuống, và Lời Đức Chúa Trời đã đem lại bông trái. Những tấm lòng của họ được dụng chạm bởi Lời Đức Chúa Trời và bởi chân lý trong những lời nói của Yun. Cuối cùng, khi anh đọc đến tin lành Ma-thi-ơ chương hai mươi tám, thì anh đứng lên, và đến lúc anh phải rời khỏi làng. Nhưng mà họ muốn thêm hơn, và anh đã tiếp tục, đọc cho họ từ trong Công vụ các sứ đồ. Mười hai chương đầu tiên đã tuôn trào ra từ trong anh. Khi Yun đến, ở làng đó chỉ có ít cơ đốc nhân, nhưng khi anh chia tay, số tín đồ đã tăng lên đáng kể. Đó là lần đầu tiên Yun nói về nước Đức Chúa Trời – ở tuổi mười bảy. Anh kể cho những dân làng, rằng anh phải đi về miền nam, có những người ở đó đang đợi anh. Một phụ nữ đã hỏi anh, anh sẽ đi đến làng nào, anh đáp, anh sẽ gặp một người và anh đã nói tên người đó. Người phụ nữ đã kinh ngạc nói: “Anh cũng biết người này sao?” Phải, trong một chừng mực nào đó, anh biết người đó. Anh đã gặp người đó trong những giấc mơ vào buổi sáng, khi anh hứa là sẽ đến đó làm chứng và giảng tin lành. Người phụ nữ tư lự một hồi, nước mắt rưng rưng “người đó là em trai tôi”, người phụ nữ nói: Người phụ nữ đó đã lớn lên trong làng mà Yun có ý định muốn đi đến đó. Bà đã kể về
  • 30. Chúa Giê-xu, và nhiều người đã tiếp nhận Ngài làm cứu Chúa của mình. Bà cũng đã kể là Yun đã nhận được Kinh Thánh ra sao. Trong làng có nhiều người đã kiêng ăn và cầu nguyện cho Yun có thể đến giảng. Khi Yun bắ đầu lên đường trở về, có một phép lạ xảy ra, giống như Phi-líp trong Công vụ các sứ đồ đã kinh nghiệm. Yun sống cách xa làng miền tây đó khoảng chừng hai tiếng đồng hồ. Khi anh lên đường trở về, thì anh bỗng nhiên không mất một chút thời gian nào - đã về đến làng bố mẹ mình. Khi bước vào nhà, mẹ anh vui mừng sung sướng gặp lại con. “Ngay sau khi con vừa đi xong, có một người mà con đã nói rằng sẽ đến. Người đó giống như con đã kể. Mẹ hỏi anh ta, có phải tên anh là Yu phải không, và anh đến từ miền nam. Anh hết sức ngạc nhiên vì những điều đó đều đúng. Mẹ đã hỏi có phải những người ở đó đã kiêng ăn và cầu nguyện ba ngày để cho con trai tôi đến đó và đọc trong Kinh Thánh cho họ nghe không? Khi anh nghe không những ngạc nhiên mà còn có một sự kính sợ”. Anh ta đáp “Làm sao bác biết tất cả những điều đó? Cháu chưa gặp bác trước đó một lần nào”. Mẹ đã kể cho anh ta nghe là Đức Chúa Trời đã báo cho con trai tôi trong một giấc mơ. mẹ cũng nói là con đã hứa, khi trở về sẽ đến làng họ. Yun hỏi mẹ, người đó bây giờ ở đâu rồi. “Anh ta không ở đây”, mẹ anh nói. “Mẹ đã hỏi anh có muốn uống gì không, nhưng anh đã về ngay lập tức, để nói mọi điều đó cho những cơ đốc nhân khác ở làng mình, và nói với họ Đức Chúa Trời đã nhận lời cầu nguyện của họ. Anh quá bất ngờ, đến nỗi đã bỏ quên chiếc mũ rơm lại”. Trong khi Yun còn nói chuyện với mẹ, thì Yu đã đến, mệt đừ vì vừa quay lại. Mồ hôi chảy ròng rã. Yun cầm lấy tay Yu và nhìn kỹ anh. Vì sao? Bởi vì người đó trông giống hệt như người anh đã thấy trong giấc mơ. Yun nói: “anh là anh Yu. Anh và những người khác trong làng anh đã cầu nguyện ba ngày, để em có thể đến chỗ các anh. Tất cả những điều đó em đã thấy trong giấc mơ đêm qua, Chúa Giê-xu yêu anh”. Yu ôm chầm lấy Yun và khóc. Bây giờ mẹ của Yun bắt đầu hiểu là con trai mình hoàn toàn bình thường và những khải tượng của nó không phải là một dạng bệnh thần kinh. Nên bà đã chúc phước cho con trai và người khách. Cả hai đã lên đường về hướng Nam. Lúc đó, trời đã xế tà. Đó là lần đầu tiên Yun đi về hướng tây và hướng nam, để làm chứng về Chúa Giê-xu. Ngọn lửa tin lành đã nhanh chóng lan tràn rộng rãi – bằng những dấu kỳ và phép lạ. Vừa bước vào tuổi thanh niên, Yun khái niệm về “hướng tây và hướng nam”, đó là những vùng lân cận của làng anh. Càng về sau, hai mươi lăm năm tiếp theo, khái niệm đó đã mở mang đến những khu vực trong toàn cõi Trung Quốc, và bây giờ đã vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc. Mỗi một giây phút rảnh rỗi, Yun đọc Kinh Thánh. Mặc dù anh không học một trường