SlideShare a Scribd company logo
1 of 133
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TEÁ Tp.HCM
---------------
NGUYỄN VĂN BA
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM
GỖ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN, THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Thương mại
Mã số: 60.34.10
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh- Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa Quý thầy cô, Quý bạn đọc!
Em cam đoan rằng đề tài này là do em tự nghiên cứu. Mọi số liệu, bản biểu được
trích dẫn trong khoá luận đều có nguồn gốc rõ ràng. Mọi sai trái em hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
TP. Hồ Chí Minh, năm 2022
Người cam đoan
Nguyễn Văn Ba
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
5. Tính mới của đề tài
6. Bố cục của đề tài
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
KHÓ KHĂN, HƯỚNG TỚI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ
SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1.1. Một số vấn đề về chiến lược và quản trị chiến lược.....................................................1
1.1.1. Các khái niệm cơ bản ...........................................................................................................1
1.1.1.1. Chiến lược..................................................................................................................1
1.1.1.2. Xây dựng chiến lược..............................................................................................2
1.1.1.3. Quản trị chiến lược .................................................................................................2
1.1.2. Nội dung các loại hình chiến lược chủ yếu..................................................................2
1.1.2.1. Các chiến lược kết hợp..........................................................................................2
1.1.2.2. Chiến lược thâm nhập thị trường.......................................................................2
1.1.2.3. Chiến lược phát triển thị trường.........................................................................3
1.1.2.4. Chiến lược phát triển sản phẩm..........................................................................3
1.1.2.5. Chiến lược liên doanh............................................................................................3
1.1.3. Vai trò của chiến lược đối với hoạt động xuất nhập khẩu ......................................3
1.1.4. Quy trình xây dựng chiến lược.........................................................................................3
1.1.4.1. Xác định mục tiêu chiến lược.............................................................................3
1.1.4.2. Nghiên cứu các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến ngành gỗ
xuất khẩu sang Nhật Bản ......................................................................................................3
1.1.4.2.1. Các yếu tố của môi trường vĩ mô.............................................................4
1.1.4.2.2. Các yếu tố của môi trường vi mô.............................................................4
1.1.4.3. Nghiên cứu tình hình nội bộ công ty................................................................5
1.1.5. Xây dựng các phương án chiến lược..............................................................................5
1.1.5.1. Ma trận EFE..............................................................................................................5
1.1.5.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh................................................................................6
1.1.5.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (ma trận IFE) ................................6
1.1.5.4. Ma trận SWOT.........................................................................................................6
1.1.6. Lựa chọn chiến lược..............................................................................................................7
1.2. Giới thiệu tổng quan về thị trường đồ gỗ Nhật Bản .....................................................7
1.2.1. Tiềm năng của thị trường đồ gỗ Nhật Bản.........................................................7
1.2.2. Quy mô thị trường đồ gỗ Nhật Bản......................................................................8
1.2.3. Các kênh phân phối hàng đồ gỗ nhập khẩu của Nhật Bản...........................9
1.2.4. Nguồn nhập khẩu đồ gỗ Nhật Bản........................................................................9
1.2.5. Các định chế và đòi hỏi của thị trường đồ gỗ Nhật Bản.............................10
1.2.5.1. Các quy định pháp luật và thủ tục khi nhập khẩu................................10
1.2.5.2. Các quy định pháp luật khi kinh doanh đồ gỗ.......................................10
1.2.6. Chính sách thuế quan...............................................................................................12
1.2.7. Tình hình thị trường đồ gỗ Nhật Bản.................................................................12
1.2.8. Sở thích của người tiêu dùng Nhật Bản đối với sản phẩm gỗ ..................13
1.3. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản của các doanh
nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp trong nước.................................................................14
1.3.1. Kinh nghiệm xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc .....................14
1.3.2. Kinh nghiệm xuất khẩu của Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành .........16
1.3.3. Bài học rút ra từ việc tham khảo kinh nghiệm xuất khẩu của một
số doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp trong nước...................................16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................................................17
CHUƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Giới thiệu tổng quan về ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam......................................19
2.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản trong năm 2007..............................................................................20
2.2.1. Sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản so với việc xuất sang Mỹ và EU
25
2.2.2. Kim ngạch và tốc độ phát triển xuất sản phẩm gỗ sang Nhật qua các
năm so với Mỹ và EU ..........................................................................................................25
2.2.3. Hình thức xuất khẩu sang Nhật Bản trong thời gian qua ...........................26
2.2.4. Thực trạng về Logistic cho xuất khẩu đồ gỗ trong thời gian qua............27
2.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn- hạn chế, tồn tại, thách thức, triển vọng
của ngành gỗ Việt Nam khi xuất sang Nhật Bản..................................................................28
2.3.1. Những Thuận lợi .......................................................................................................28
2.3.2. Những khó khăn- hạn chế......................................................................................29
2.3.3. Những tồn tại..............................................................................................................31
2.3.4. Những thách thức......................................................................................................31
2.3.5. Triển vọng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
trong năm 2009 và trong những năm sắp tới...............................................................32
2.3.6. Đánh giá về chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại (nay là
Bộ Công thương) và của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ....................33
2.3.6.1. Đánh giá về chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại
(nay là Bộ Công thương)..........................................................................................33
2.3.6.2. Đánh giá thực trạng chiến lược xuất khẩu sản phẩm gỗ sang
Nhật Bản của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ................................34
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đồ gỗ xuất khẩu sang
Nhật Bản..............................................................................................................................................35
2.4.1. Phân tích môi trường bên ngoài ...............................................................
2.4.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô..............................................................................36
2.4.1.1.1. Yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội ...............................................................36
2.4.1.1.2. Yếu tố chính trị, pháp luật, chính phủ ..................................................37
2.4.1.1.3. Yếu tố khoa học, công nghệ.....................................................................39
2.4.1.1.4. Yếu tố môi trường tự nhiên......................................................................40
2.4.1.2. Phân tích môi trường vi mô...............................................................................40
2.4.1.2.1. Các đối thủ cạnh tranh................................................................................40
2.4.1.2.2. Khách hàng.....................................................................................................42
2.4.1.2.3. Nhà cung ứng nguyên liệu........................................................................42
2.4.1.2.4. Sản phẩm thay thế........................................................................................43
2.4.1..3. Ma trận đánh giá các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài
Đến ngành gỗ xuất khẩu sang Nhật (ma trận EFE)...................................................44
2.4.1.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Việt Nam về đồ gỗ xuất khẩu sang
thị trường Nhật Bản so với các đối thủ..........................................................................46
2.4.2. Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp..........................................................47
2.4.2.1. Nguồn nhân lực......................................................................................................48
2.4.2.2. Nguồn vốn................................................................................................................49
2.4.2.3. Nghiên cứu và phát triển.....................................................................................49
2.4.2.4. Công tác Marketing..............................................................................................50
2.4.2.5. Sản xuất, quản lý ...................................................................................................52
2.4.2.6. Công tác thông tin.................................................................................................52
2.4.2.7. Ma trận đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp sản xuất và
xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản (Ma trận IEF) .............................................53
2.4.3. Ma trận SWOT chưa đầy đủ đánh giá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm
gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.........................................................................54
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................................56
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN, HƯỚNG TỚI ĐẨY
MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN.
3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh xuất
khẩu sang thi trường Nhật Bản, hướng phát triển của ngành đồ gỗ xuất khẩu..........58
3.1.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh
xuất khẩu thị trường Nhật Bản..........................................................................................58
3.1.2. Phương hướng phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu .........................................59
3.2. Ma trận SWOT- xây dựng chiến lược..............................................................................60
3.3. Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM).....................................61
3.3.1. Chiến lược phát triển thị trường ..........................................................................62
3.3.1.1. Cơ sở xây dựng chiến lược phát triển thị trường .................................62
3.3.1.2. Nội dung chiến lược phát triển thị trường ..............................................62
3.3.2. Chiến lược phát triển sản phẩm ...........................................................................64
3.3.2.1. Cơ sở xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm ..................................64
3.3.2.2. Nội dung chiến lược phát triển sản phẩm ...............................................65
3.4. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản .. 67
3.4.1. Giải pháp giải quyết khó khăn về vốn, tạo vốn cho sản xuất và xuất
khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản....................................................................................67
3.4.2. Giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất......................................68
3.4.2.1. Nhóm giải pháp Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn 68
3.4.2.2. Nhóm giải pháp cho doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ ..............69
3.4.3. Giải pháp nâng cao, đổi mới công nghệ sản xuất..........................................70
3.4.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực..................................................................70
3.4.5. Giải pháp về Marketing, xây dựng thương hiệu............................................71
3.5. Kiến nghị ....................................................................................................................................73
3.5.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
để giải quyết nguyên liệu cho sản xuất..........................................................................73
3.5.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính, ngân hàng Nhà nước để giải quyết vấn đề
vốn , thuế và nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp............................74
3.5.3. Kiến nghị đối với Bộ Giao thông Vận tải về vấn đề phát triển cơ sở hạ
tầng phục vụ sản xuất xuất khẩu ......................................................................................75
3.5.4. Kiến nghị đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực.....................................................................................................................................76
3.5.5. Kiến nghị với doanh nghiệp..................................................................................76
3.5.6. Kiến nghị đối với các Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, các Hội ở
địa phương................................................................................................................................77
3.6. Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ vào thị
trường Nhật Bản...............................................................................................................................78
3.7. Khuyến nghị cho nghiên cứu tiếp theo............................................................................79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................................................79
KẾT LUẬN........................................................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................83
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BSL: Đối với các sản phẩm không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật JAS và luật JIS.
CIF: Cost Insurance and freight (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí vận tải)
CN: Công nhân
CP: Chính phủ
CSHT: Cơ sở hạ tầng.
DN: Doanh nghiệp
ĐK: Điều kiện
EU: European Union (Liên Minh Châu Âu)
EFE: External factor evaluation (ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài)
EXPO: Hội chợ đồ gỗ và thủ công Mỹ nghệ
FSC: Forest Stewardship Council (Hội đồng quản trị rừng thế giới)
FOB : Free on Board ( giao hàng qua lan can tàu)
FDI: Foreign direct investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
GDP: Gross domestic product: (tổng thu nhập quốc nội)
IFE: Internal factor evaluation (ma trận đánh giá các yếu tố bên trong)
JAS: Luật Về tiêu chuẩn hoá và dán nhãn các nông lâm sản (viết tắt là JAS) của Nhật Bản
JIS: Luật về tiêu chuẩn cơ bản trong công nghiệp (JIS) của Nhật Bản
KT: Kinh tế
NXB: Nhà xuất bản
NB: Nhật Bản
NL: Nguyên liệu
NC: Nghiên cứu
PT: Phát triển
QL: Quản lý
SWOT: Strenghts, weakness, opportunities, Threats (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy
cơ
SGGP: Sài Gòn Giải phóng
SP: Sản phẩm
TTXVN: Thông Tấn xã Việt Nam
TT: Thị trường
USD: United States Dollars (đô la Mỹ)
WTO: World trade organization (Tổ chức Thương mại thế giới)
Vifores: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam
VN: Việt Nam
XK: Xuất khẩu
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng/biểu Trang
Biểu đồ 2.1 Xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Mỹ Trang 20
giai đoạn 2005-2007.
Biểu đồ 2.2 Xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Nhật Trang 22
Bản giai đoạn 2005-2007.
Biểu đồ 2.3 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam Trang 24
sang thị trường Nhật Bản so sánh với thị
trường Mỹ và EU qua các năm.
Bảng 2.1 Một số thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Trang 23
Nam năm 2007.
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam Trang 24
sang thị trường Nhật Bản so sánh với thị
trường Mỹ và EU qua các năm.
DANH MỤC PHỤ LỤC
STT Tên phụ lục Trang
Phụ lục 1 Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu sản phẩm Trang 1
cửa gỗ vào Nhật Bản.
Phụ lục 2 Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam năm 2007 Trang 2
Phụ lục 3 Một số văn bản của Nhà nước có liên quan đến Trang 19
ngành đồ gỗ.
Phụ lục 4 Thống kê rừng và sản lượng gỗ khai thác qua Trang 22
các năm.
Phụ lục 5 Các chỉ tiêu về dân số và lao động sử dụng Trang 22
trong ngành gỗ.
Phụ lục 6 Thống kê nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu của Trang 22
Việt Nam từ các nước.
Phụ lục 7 Tổng quan về việc cổ phần hoá doanh nghiệp Trang 23
và thu hút vốn FDI vào ngành đồ gỗ.
Phụ lục 8 Thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu bốn tháng Trang 24
đầu năm 2008.
Phụ lục 9 Giải thích thêm về ma trận hình ảnh cạnh tranh Trang 25
Phụ lục 10 Danh mục các công ty được chọn lọc phân tích, Trang 27
đánh giá.
Phụ lục 11 Kết quả khảo sát, thống kê. Trang 30
LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2000 trở lại đây, ngành đồ gỗ xuất
khẩu của Việt Nam ta luôn gặt hái được nhiều thành quả rất to lớn, kim ngạch xuất khẩu
năm sau luôn lớn hơn năm trước và đã đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của nền
kinh tế nước nhà. Đối với thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ, Nhật Bản luôn là một trong
ba thị trường xuất khẩu lớn, trọng điểm của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam. Tuy
nhiên, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Nhật Bản này vẫn còn rất khiêm
tốn, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh
xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản còn gặp nhiều khó khăn về
thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất, thiếu vốn, năng lực chế biến của doanh nghiệp còn
yếu… cộng với thách thức về cạnh tranh rất gây gắt trong việc giành thị trường với các
doanh nghiệp cùng ngành của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, thách thức về áp lực
thiếu hụt nguyên liệu.... Đặc biệt, trong năm 2008 và năm 2009
này, sự suy thoái kinh tế thế giới và khủng hoảng tài chính toàn cầu đang tác động xấu
đến xuất khẩu Việt Nam nói chung và mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản nói
riêng. Do đó, việc đưa ra những chiến lược và giải pháp để khắc phục khó khăn, hướng
tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong lúc
này là mang tính cấp bách và rất thiết thực. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé
kiến thức đã học, đã tìm tòi, đã xâm nhập thực tế, em đã mạnh dạng chọn đề tài “Nghiên
cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, thực trạng và giải
pháp” nhằm giúp cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam có
được cái nhìn tổng quát lại toàn cảnh bức tranh của ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam sang
thị trường Nhật Bản. Từ đó nghiên cứu, vận dụng linh hoạt các giải pháp vào điều kiện
thực tiễn, phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp mình, giải quyết khó khăn, tiến tới đẩy
mạnh xuất khẩu và chiếm lĩnh thị trường đồ gỗ Nhật Bản.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về chiến lược, làm nền tảng cho việc đưa ra các
chiến lược và giải pháp để khắc phục khó khăn, hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sản
phẩm gỗ cho các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
- Nghiên cứu kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản của
các doanh nghiệp Trung Quốc, của doanh nghiệp nghiệp Việt Nam, từ đó rút ra những
bài học kinh nghiệm áp dụng vào điều kiện thực tiễn cho các doanh nghiệp sản xuất và
xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam khi xuất sản phẩm đồ gỗ vào Nhật Bản.
- Đánh giá một cách tổng quát về thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua. Rút ra được những giải pháp đẩy mạnh
xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản.
- Nghiên cứu xây dựng đưa ra các chiến lược và giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu
sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam sang Nhật Bản, đưa ra các kiến nghị
đối với Hiệp hội ngành gỗ, kiến nghị với Bộ Công thương, Bộ Giao thông Vận tải, ngân
hàng Nhà nước… trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản cho các
doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở nền tảng lý luận về chiến lược, kết hợp với việc thu thập số liệu sơ
cấp, thứ cấp, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà Quản trị của các công ty
đang sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật, lấy số liệu từ các Niên giám Thống
kê, các tạp chí chuyên ngành đồ gỗ, sách, báo, internet…Ngoài ra, thông qua việc việc đi
khảo sát từ thực tế và bằng phương pháp thống kê, tổng hợp, chọn lọc từ 141 doanh
nghiệp, sử dụng phần mềm Exel phân tích, đánh giá, từ đó tác giả đưa ra chiến lược và
giải pháp (xin xem kết qủa khảo sát nêu ở phụ lục 10, 11).
4. Đối tượng và phạm vi của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Nhật
Bản.
- Phạm vi thời gian: Đề tài được được nghiên cứu dựa trên tình hình xuất nhập
khẩu của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản từ năm 2004 đến nay.
- Phạm vị không gian: Nghiên cứu một số doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu
sản phẩm gỗ ở hai cụm có kim ngạch xuất khẩu cao là cụm Thành Phố Hồ Chí Minh-
Bình Dương- Đồng Nai, cụm Bình Định- Tây Nguyên, nghiên cứu thị trường đồ gỗ Nhật
Bản.
- Trong phạm vi đề tài này, em chỉ tập trung vào nghiên cứu ngành gỗ xuất khẩu
Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, đưa ra chiến lược và các giải pháp mang tính vĩ mô,
để từ đó các doanh nghiệp có thể vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tiễn, phù hợp với
khả năng, thế mạnh, thuận lợi riêng ở mỗi doanh nghiệp.
5. Tính mới của đề tài
Để nghiên cứu đề tài này, tác giả đã nghiên cứu trước các đề tài nghiên cứu của
các tác giả sau đây:
- Nhan Phương Thy (2004), Chiến lược Marketing xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt
Nam sang thị trường EU.
- Đỗ Kim Vũ (2005), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ ở Thành Phố Hồ Chí Minh sang thị trường Hoa Kỳ.
- Đỗ Nguyễn Ngân Tuyền (2006), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho
các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ Thành Phố Hồ Chí Minh sang thị trường
EU.
- Trần Thanh Sơn (2006), Chiến lược phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam
sang thị trường Mỹ đến năm 2015.
- Đỗ Đoan Trang (2007), Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển
ngành đồ gỗ xuất khẩu tại tỉnh Bình Dương sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
- Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), Chiến lược đạt mục tiêu kim ngạch
xuất khẩu 5.56 tỷ USD vào năm 2010 và đạt 7 tỷ USD vào năm 2020.
Các đề tài có liên quan trên chưa đề cập hoặc ít đề cập đến thị trường đồ gỗ Nhật
Bản, chưa đưa ra các chiến lược và giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản cho năm 2009 và cho những năm tới.
Đề tài này được nghiên cứu sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO và sau sự
kiện hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản đã nhấn mạnh quyết tâm đẩy mạnh quan hệ
hai bên “hướng tới xây dựng một đối tác chiến lược vì hoà bình, phồn vinh ở châu Á”
trong năm 2006 và sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang thăm
Nhật Bản vào tháng 11 năm 2007. Tính mới của đề tài so với các đề tài thể hiện qua:
- Đánh giá lại chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại (nay là Bộ
Công thương), của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ sản xuất và xuất khẩu sản
phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản.
- Thông qua việc tổng hợp, phân tích tất cả các khía cạnh, từ những mặt thuận lợi,
khó khăn cũng như các thách thức mà ngành mà ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam ta sang
Nhật Bản đang phải đối mặt, từ đó người viết đưa ra các chiến lược: Chiến lược phát
triển thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm, và những giải pháp cụ thể, chi tiết cho
việc giải quyết vấn đề vốn cho hoạt động sản xuất, giải quyết tình trạng thiếu hụt nguyên
liệu, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới máy móc, công nghệ sản xuất, góp phần với
Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc quản
lý, thúc đẩy sự phát triển của ngành gỗ nói chung và đối với các doanh nghiệp sản xuất
và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản nói riêng, giúp doanh nghiệp khắc phục được
những khó khăn, vượt qua thách thức, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị
trường Nhật Bản.
- Đưa ra các kiến nghị với Chính Phủ, Bộ Công thương, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản
Việt Nam, Bộ Tài chính, góp phần khắc phục những khó khăn, thách thức hiện tại,
hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản cho
năm 2009 và cho những năm sắp tới.
6. Bố cục của đề tài
Đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới
đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật .
Nội dung cơ bản của chương 1: Lấy cơ cở nền tảng khoa học về xây dựng chiến
lược, phân tích thị trường đồ gỗ Nhật Bản từ các khía cạnh tiềm năng, quy mô, các kênh
phân phối, các quy định về luật pháp của Nhật Bản đối với sản phẩm gỗ, phân tích kinh
nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Trung Quốc, của một số
doanh nghiệp trong nước, để từ đó làm nền tảng cho việc xây dựng chiến lược và đưa ra
các giải pháp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản trong thời gian qua.
Nội dung cơ bản của chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của
Việt Nam ta sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua, nhìn lại toàn cảnh bức tranh
xuất khẩu từ tất cả các khía cạnh thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức, đánh giá chiến
lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), đánh giá chiến
lược của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chiến lược xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị
trường Nhật Bản, phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tác động từ môi trường bên ngoài
doanh nghiệp, phân tích các nhân tố tác động từ môi trường bên trong doanh nghiệp. Từ
đó làm cơ sở cho việc đề ra chiến lược, các giải pháp thực thi chiến lược, giải quyết khó
khăn, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản.
Chương 3: Những giải pháp.
Nội dung cơ bản của chương 3: Từ ma trận SWOT, xây dựng nên các chiến lược
xuất khẩu, từ ma trân QSPM lựa chọn chiến lược phát triển thị trường, chiến lược phát
triển sản phẩm. Từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh
xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Đồng thời đưa ra các kiến
nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, kiến nghị với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhằm khắc phục
các khó khăn, giúp ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất, vốn …và tiến tới đẩy mạnh
xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
- 1 -
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHĂC
PHỤC KHÓ KHĂN, HƯỚNG TỚI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM
GỖ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
Để đẩy mạnh xuất khẩu một sản phẩm sang thị trường bất kỳ thì trước hết
cần phải có một chiến luợc khoa học và phù hợp. Qua quá trình nghiên cứu tình
hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, tác giả nhận thấy rằng mặt
dù Nhật Bản luôn được Chính phủ, ngành gỗ xác nhận rằng Nhật Bản luôn là một
trong ba thị trường lớn, xuất khẩu trọng điểm của sản phẩm gỗ Việt Nam trong thời
gian qua và trong những năm tới. Tuy nhiên, mức kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ
sang thị trường này vẫn còn rất khiêm tốn, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng
của ngành. Bên cạnh đó, qua quá trình thu thập dữ liệu, đi khảo sát từ thực tế, tác giả
nhận thấy rất nhiều doanh nghiệP Việt Nam chưa xây dựng được một chiến lược
khoa học và phù hợp để xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường này. Chính vì vậy,
trước khi giới thiệu về thị trường đồ gỗ Nhật Bản, đưa ra các giải pháp, tác giả xin
trình bày một số vấn đề về chiến lược và quản trị chiến lược để làm nền tảng cho
việc đưa ra các giải pháp.
1.1. Một số vấn đề về chiến lược
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Chiến lược
Định nghĩa về chiến lược của Michael E. Porter. Theo ông chiến lược là:
- Sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt.
- Sự chọn lựa, đánh đổi trong cạnh tranh.
- Việc tạo ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt động của công ty.
(nguồn: M.E. Porter (1996), What is Strategy, Havard Business Review).
Theo John I Thompson, chiến lược là sự kết hợp các nguồn lực – môi trường
và các giá trị cần đạt được.
Thông qua việc bàn về một số khái niệm chiến lược của các nhà kinh tế,
chúng ta có thể định nghiã về chiến lược như sau:
Là tổng hợp các động thái cạnh tranh và phương pháp kinh doanh sử dụng
bởi những người quản lý để vận hành công ty.
Là “kế hoạch chơi” của ban quản lý để:
+ Thu hút và hài lòng khách hàng
- 2 -
+ Chiếm giữ một vị trí thị trường
+ Cạnh tranh thành công
+ Tăng trưởng kinh doanh
+ Đạt được mục tiêu đã đề ra
1.1.1.2. Xây dựng chiến lược
Xây dựng chiến lược (hình thành chiến lược) là quá trình thiết lập nhiệm vụ
kinh doanh, thực hiện điều tra nghiên cứu để xác định các khuyết điểm bên trong
doanh nghiệp và các nhân tố tác động bởi môi trường bên ngoài doanh nghiệp, để từ
đó đề ra các mục tiêu dài hạn và lựa chọn những chiến lược thay thế (nguồn: Fred
R. David (2006), Khái luận về Quản trị chiến lược, NXB thống kê, trang 23).
1.1.1.3. Quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và
đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được
những mục tiêu đề ra (nguồn: Fred R. David (2006), Khái luận về Quản trị chiến
lược của, NXB thống kê, trang 9).
Quá trình quản trị chiến lược gồm có ba giai đoạn: Thiết lập chiến lược, thực
hiện chiến lược và đánh giá chiến lược. Giai đoạn thiết lập chiến lược gồm việc phát
triển nhiệm vụ kinh doanh, xác định các cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp bởi
các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp, chỉ rõ các điểm mạnh,
điểm yếu bên trong doanh nghiệp, thiết lập các mục tiêu dài hạn, tạo ra các chiến
lược thay thế và chọn ra các chiến lược đặc thù để theo đuổi (nguồn: Fred R. David
(2006), Khái luận về Quản trị chiến lược , NXB thống kê, trang 9).
1.1.2. Nội dung các loại hình chiến lược chủ yếu
1.1.2.1. Các chiến lược kết hợp: Đó là các chiến lược kết hợp về phía trước, kết
hợp về phía sau, kết hợp theo chiều ngang đôi khi được xem là các chiến lược kết
hợp theo chiều dọc. Các chiến lược kết hợp theo chiều dọc cho phép một công ty có
được sự kiểm soát đối với các nhà phân phối sản phẩm, nhà cung cấp nguyên liệu và
/ hoặc đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
1.1.2.2. Chiến lược thâm nhập thị trường: Chiến lược thâm nhập thị trường nhằm
làm tăng thị phần cho các sản phẩm, dịch vụ hiện có tại các thị trường hiện có bằng
những nỗ lực tiếp thị lớn hơn.
- 3 -
1.1.2.3. Chiến lược phát triển thị trường: Là chiến lược liên quan đến việc đưa
những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có vào những khu vực điạ lý mới.
1.1.2.4. Chiến lược phát triển sản phẩm: Là chiến lược nhằm tăng doanh thu bằng
việc cải tiến hoặc sửa đổi những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại.
1.1.2.5. Chiến lược liên doanh: Chiến lược liên doanh là một chiến lược phổ biến
thường xảy ra khi hai hay nhiều công ty thành lập nên một hợp doanh hay một
congxooxiom tạm thời nhằm mục đích khai thác một cơ hội nào đó. Hay liên doanh
là một chiến lược phổ biến thường xảy ra khi hai hay nhiều công ty thành lập nên
một công ty thứ ba (độc lập với các công ty mẹ) nhằm mục đích khai thác một cơ
hội nào đó.
1.1.3. Vai trò của chiến lược đối với hoạt động xuất nhập khẩu.
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, nếu có một chiến lược đúng sẽ giúp cho các
nhà quản lý doanh nghiệp thấy được hướng đi, hướng phát triển cho tương lai. Từ
đó đề ra các hành động cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra, giúp cho doanh nghiệp
ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, khi có thách thức mới, nguy cơ mới sắp sảy ra,
các nhà quản lý sẽ nhanh chóng đưa ra các quyết định kịp thời, các giải pháp ứng
phó để đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển đi lên.
1.1.4. Quy trình xây dựng chiến lược
1.1.4.1. Xác định mục tiêu chiến lược
Để xây dựng chiến lược, điều quan trọng là xác định mục tiêu cho chiến lược,
xác định mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cho thị trường mà doanh nghiệp sẽ hướng
tới.
1.1.4.2. Nghiên cứu các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp
Khái niệm môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp: Môi trường bên
ngoài tác động đến doanh nghiệp gồm những yếu tố, những lực lượng, những thể
chế… xảy ra ở bên ngoài doanh nghiệp, nhưng ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp.
Theo Fred R. David, các ảnh hưởng của môi trường bên ngoài có tác động
đến doanh nghiệp bao gồm: (1) Ảnh hưởng về kinh tế; (2) ảnh hưởng về văn hoá, xã
hội, địa lý và nhân khẩu; (3) ảnh hưởng của luật pháp, Chính phủ và chính trị; (4)
ảnh hưởng của công nghệ; (5) ảnh hưởng của cạnh tranh.
- 4 -
Môi trường bên ngoài doanh nghiệp được chia thành hai loại: Môi trường vĩ
mô và môi trường vi mô.
1.1.4.2.1. Các yếu tố của môi trường vĩ mô
* Yếu tố kinh tế: Đó là sự tác động của các yếu tố như chu kỳ kinh tế, nạn thất
nghiệp, thu nhập quốc dân và xu hướng thu nhập quốc dân, lạm phát, lãi suất, tỷ giá
hối đoái, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ, thuế …Những diễn biến
của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe dọa khác nhau
đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng
đến chiến lược chung của ngành và doanh nghiệp.
* Yếu tố chính trị và luật pháp: Đó là sự tác động của các quan điểm, đường lối
chính trị của Chính phủ, hệ thống luật hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao
của Chính phủ và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn
thế giới.
* Yếu tố văn hoá xã hội: Bao gồm những chuẩn mực, giá trị mà những chuẩn mực
và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ
thể.
* Yếu tố tự nhiên: Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan
thiên nhiên, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoán sản trong lòng đất, tài
nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường nước và không khí ….
* Yếu tố công nghệ: Các ảnh hưởng của công nghệ cho thấy những vận hội và mối
đe doạ mà chúng phải được xem xét trong việc soạn thảo các chiến lược. Sự tiến bộ
kỹ thuật có thể tác động sâu sắc lên những sản phẩm, dịch vụ, thị trường, nhà cung
cấp, nhà phân phối, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, quá trình sản xuất, thực tiễn tiếp
thị, và vị thế cạnh tranh của những tổ chức.
1.1.4.2.2. Các yếu tố của môi trường vi mô
Có 5 yếu tố cơ bản: Đối thủ cạnh tranh, người mua (khách hàng), nhà cung
cấp, các đối thủ mới tiềm ẩn và sản phẩm thay thế.
* Yếu tố đối thủ cạnh tranh: Đó là những doanh nghiệp kinh doanh những mặt
hàng cùng loại với công ty. Đối thủ cạnh tranh chia sẻ thị phần với công ty, có thể
vươn lên nếu có vị thế cạnh tranh cao hơn. Việc nhận diện được tất cả các đối thủ
cạnh tranh và xác định được các ưu thế, khuyết điểm, khả năng, vận hội, mối đe
- 5 -
dọa, mục tiêu và chiến lược của họ. Thu thập và đánh giá thông tin về đối thủ cạnh
tranh là rất quan trọng để có thể soạn thảo chiến lược thành công.
* Yếu tố khách hàng: Là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp và là nhân tố tạo nên
thị trường. Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ khách hàng của mình.
* Nhà cung cấp: Nhà cung cấp là những cá nhân hoặc tổ chức (doanh nghiệp hoặc
công ty) cung cấp các nguồn lực (sản phẩm, dịch vụ, nguyên nhiên vật liệu, bán
thành phẩm, máy móc, thiết bị, nguồn tài chính, nguồn nhân lực…) cần thiết cho
hoạt động của doanh nghiệp.
* Các đối thủ tiềm ẩn: Các đối thủ tiềm ẩn là những đối thủ cạnh tranh có thể sẽ
tham gia thị trường trong tương lai hình thành những đối thủ cạnh tranh mới.
* Sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế là những sản phẩm khác về tên gọi và
thành phần nhưng đem lại cho người tiêu dùng những lợi ích tương đương như sản
phẩm của doanh nghiệp. Sự xuất hiện của những sản phẩm thay thế có thể dẫn tới
nguy cơ làm giảm giá bán hoặc sụt giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.1.4.3. Nghiên cứu tình hình nội bộ công ty
Khái niệm: Theo Fred R. David, đó là việc tập trung nhận định và đánh giá điểm
mạnh, điểm yếu trong kinh doanh của công ty, bao gồm: Công tác quản trị,
Marketing, tài chính, kế toán, sản xuất / thực hiện, nghiên cứu & phát triển, và hệ
thống thông tin.
1.1.5. Xây dựng các phương án chiến lược
Xây dựng chiến lược được thực hiện trên cơ sở phân tích và đánh giá môi
trường kinh doanh, nhận biết những cơ hội và nguy cơ tác động đến sự tồn tại của
doanh nghiệp. Từ đó xác định các phương án chiến lược để đạt được mục tiêu đề ra.
Việc xây dựng chiến lược phải tạo sự hài hòa và kết hợp cho được các yếu tố tác
động đến chiến lược. Để thực hiện được điều này, có thể áp dụng rất nhiều phương
pháp và công cụ hoạch khác nhau, khoá luận này em chỉ chọn lọc sử dụng các công
cụ được giới thiệu sau đây:
1.1.5.1. Ma trận đánh giá các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài doanh
nghiệp (ma trận EFE)
Qua ma trận EFE, cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các thông
tin kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân khẩu, địa lý, chính trị pháp luật, công nghệ và cạnh
- 6 -
tranh… có tác động, ảnh hưởng đến việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản.
1.1.5.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh:
Trong tất cả các sự kiện và xu hướng môi trường có thể ảnh hưởng đến vị trí
chiến lược của một công ty, ảnh hưởng cạnh tranh thường được xem là quan trọng
nhất. Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùng
những ưu thế và khuyết điểm đặc biệt của họ. Tổng số điểm đánh giá của các đối
thủ cạnh tranh được so với ngành mẫu. Các mức phân loại đặc biệt của những đối
thủ cạnh tranh có thể được đem so sánh với các mức phân loại của ngành mẫu. Việc
phân tích, so sánh này cung cấp các thông tin chiến lược quan trọng cho việc xây
dựng chiến lược.
1.1.5.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong doanh nghiệp (ma trận IFE)
Công cụ hình thành chiến lược này tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và
điểm yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng của công ty, và nó cũng
cung cấp những cơ sở để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này.
1.1.5.4. Ma trận SWOT (Điểm mạnh- Điểm yếu- Cơ hội – Nguy cơ)
SWOT là viết tắt của 4 chữ: Strengths (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu),
Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Ma trận này giúp kết hợp các yếu tố
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đã được đánh giá từ các ma trận EFE, ma
trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận IFE để từ đó thiết lập nên các chiến lược kết
hợp.
Ma trận SWOT là công cụ hình thành chiến lược rất hữu hiệu, từ ma trận này, có
thể lựa chọn các chiến lược thích hợp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Những điểm mạnh- S
1.
2.
3. Liệt kê những điểm mạnh.
……………………………
Các cơ hội – O Các chiến lược SO
1. 1.
Những điểm yếu- W
1.
2.
3. Liệt kê những điểm yêú
……………………………
Các chiến lược WO
1.
- 7 -
2. 2
3. Liệt kê các cơ hội .……………………………
……………………… Sử dụng các điểm mạnh để tận
dụng cơ hội
Các mối đe doạ- T Các chiến lược S-T
1. 1.
2. 2
3. Liệt kê các mối đe .……………………………
dọa Sử dụng các điểm mạnh để
……………………… tránh các mối đe doạ.
2
.……………………………
Vượt qua những điểm yếu
bằng cách tận dụng các cơ
hội.
Các chiến lược W-T
1.
2
.……………………………
Tối thiểu hoá những đểm yếu
và tránh khỏi các mối đe dọa.
1.1.6. Lựa chọn chiến lược
Dựa vào các chiến lược kết hợp lập được từ ma trận SWOT, nhà quản trị xem
xét chiến lược nào phù hợp với năng lực và hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ
chức mình nhất để lựa chọn và đưa ra các giải pháp thực thi.
1.2. Giới thiệu tổng quan về thị trường đồ gỗ Nhật Bản
1.2.1. Tiềm năng của thị trường đồ gỗ Nhật Bản
Với tổng GDP năm 2006 đạt 4.375 tỷ USD, tính theo đầu người là 35.757
USD/người (xếp hạng thứ 14 - những nước có thu nhập GDP/ đầu người cao nhất
trên thế giới) (nguồn: www.vnagency.com.vn).
Với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản những năm gần đây
khoảng 5.2 tỷ USD/ năm, xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam vào Nhật Bản chỉ chiếm
7.3% kim ngạch nhập khẩu của nước này, mức tiêu dùng đối với sản phẩm đồ gỗ
của người Nhật là khoảng 1000 USD/hộ/tháng. Như vậy, với nhu cầu này hàng năm,
Nhật Bản là một trong những thị trường nhập khẩu lớn của thế giới nói chung và đối
với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ Việt Nam sang Nhật nói
riêng.
Năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản đạt 300.6 triệu USD (nguồn: www.vinanet.vn), với mức kim ngạch còn
khiêm tốn này, quả thật đây là một thị trường rất lớn và đầy tiềm năng. Tuy nhiên,
- 8 -
vấn đề là các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam phải có
chiến lược và giải pháp bài bản, phải biết chớp lấy thời cơ, cơ hội thì mới đẩy mạnh,
khai thác mạnh được thị trường đồ gỗ Nhật Bản. Ngược lại, tiềm năng thì cũng chỉ
là tiềm năng và tiềm năng cũng sẽ mất đi vì hiện có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn
như: Trung Quốc, Đài Loan cũng đang xuất sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật.
1.2.2. Quy mô thị trường đồ gỗ Nhật Bản.
Nhật Bản là thị trường mở với quy mô dân số gần 128.5 triệu nguời (năm
2007), có nền công nghiệp phát triển mạnh và đứng hàng đầu thế giới. Người Nhật
có mức sống và thu nhập bình quân đầu người thuộc hạng cao trên thế giới, với tổng
GDP năm 2006 đạt 4.375 tỷ USD, tính theo đầu người là 35.757 USD/người/năm
(xếp hạng thứ 14 - những nước có thu nhập GDP/ đầu người cao nhất trên thế giới).
Với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản những năm gần đây
khoảng 5.2 tỷ USD/năm, mức tiêu dùng cho sản phẩm đồ gỗ tại Nhật Bản sấp xỉ
1000 USD/hộ/tháng. Tính đến thời điểm ngày 7/7/2007, xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt
Nam vào Nhật Bản chiếm chiếm 7.3% thị phần của nước này.
(nguồn: www.taichinhvietnam.com).
Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ việt Nam sang thị trường này 10
tháng năm 2008 đạt 297.5 triệu USD, tăng 14.5% so cùng kỳ năm ngoái và chiếm
12.99% tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ 10 tháng năm 2008
của cả nước đạt 2.29 tỷ USD.
Do đặc điểm về địa lý, Nhật Bản là một trong số những nước rất hiếm về tài
nguyên thiên nhiên, ngoại trừ nguồn hải sản, do đó hầu hết các sản phẩm gia dụng,
trang trí nội, ngoại thất đều phải nhập khẩu. Xu hướng tiêu dùng và sính đồ ngoại
của người Nhật Bản ngày càng gia tăng và sức tiêu thụ của thị trường này rất lớn.
Bên cạnh đó, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn trên thế giới, đặc biệt
trong xã hội công nghiệp với mức độ rất cao như hiện nay, người Nhật ngày càng có
nhu cầu sử dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ thay thế cho vật liệu bằng sắt,
nhôm...(nguồn: www.itpc.hochiminhcity.gov.vn).
Về cơ cấu mặt hàng đồ gỗ nhập khẩu của Nhật Bản khá đa dạng gồm có mặt
hàng ghế gỗ, đồ gỗ sử dụng trong văn phòng, đồ gỗ sử dụng nhà bếp, đồ gỗ sử dụng
trong phòng ngủ…nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau như: Mỹ, Ý, Đức… Những
năm gần đây, Nhật đã chuyển hướng tăng mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài
- 9 -
Loan và một số nước Đông Nam Á như: Malaysia, Thái Lan và Việt Nam… Sản
phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản cũng khá đa dạng
gồm nhiều chủng loaị khác nhau và sản phẩm gỗ Việt Nam đã được người tiêu dùng
Nhật Bản tín nhiệm, ưa thích và đánh giá cao về mặt chất lượng.
1.2.3. Các kênh phân phối hàng đồ gỗ nhập khẩu của Nhật Bản
Hiện tại, Nhật Bản có khoảng trên 6.290 cửa hàng chuyên bán đồ gỗ, trong
đó khoảng 6.000 cửa hàng dạng vừa và nhỏ, với diện tích bán hàng nhỏ hơn 1.500
m2
, 290 cửa hàng còn lại là các cửa hàng lớn có diện tích hơn 1.500 m2
(nguồn:
www.ecvn.com). Đây là đối tượng mà các nhà doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm
đồ gỗ cao cấp cần quan tâm.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần quan tâm tới các cửa hàng
bách khoa tổng hợp cho các mặt hàng chất lượng vừa, hàng đại trà và kể cả hàng
cao cấp. Họ có những khách hàng trung thành, có thu nhập cao và giá cả khá bình
dân nên mặt hàng bày bán khá đa dạng.
Sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản được phân phối
theo ba kênh: (a) nhà xuất khẩu- nhà nhập khẩu-nhà bán lẻ, (b) nhà xuất khẩu-nhà
thiết kế và lắp ráp Nhật-nhà bán lẻ, (c) nhà xuất khẩu-nhà bán lẻ. Tuy nhiên, sản
phẩm gỗ Việt Nam thường được phân phối theo kênh (b) vì theo kênh này các nhà
lắp ráp của Nhật sẽ nhập các bộ phận rời từ các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu
đồ gỗ Việt Nam về để lắp ráp lại thành sản phẩm hoàn chỉnh, sau đó giao lại cho
nhà bán lẻ, theo kênh này họ sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí. Những năm gần đây,
việc xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản qua kênh này luôn
chiếm tỷ trọng rất cao, thuận lợi cho các nhà xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam.
Xem thêm phụ lục 1- những điểm cần lưu ý khi xuất sản phẩm cửa gỗ vào Nhật Bản
1.2.4. Nguồn nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản
Đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản chủ yếu bao gồm đồ gỗ cao cấp
nhập từ Châu Âu,châu Mỹ như: Ý, Đức, Áo, Đan Mạch, Mỹ và một khối lượng từ
các nước ASEAN. Đồ nội thất của Mỹ và Châu Âu (đặc biệt là Ý và Đức) thu hút
người tiêu dùng Nhật Bản do kiểu cách đẹp, chất lượng tốt và uy tín nhãn hiệu hàng
hóa cao. Nhiều sản phẩm nhập từ Châu Á là sản phẩm sản xuất dưới dạng OEM
(còn gọi là “mặt hàng nhập khẩu phát triển”) từ các cơ sở của Nhật đóng gói tại
-10-
nước ngoài. Các sản phẩm này thay đổi ít nhiều về thiết kế so với các sản phẩm sản
xuất tại Nhật.
Trong những năm gần đây, hàng đồ gỗ xuất xứ Trung Quốc và Mỹ tăng đáng
kể ở Nhật Bản. Đài Loan chuyển từ việc xuất khẩu đồ mây tre sang Nhật bằng các
hàng nội thất đắt tiền có chất lượng cao do nguồn mây tre trong nước giảm. Thái
Lan chủ yếu cung cấp hàng đồ gỗ cao su. Các nước ASEAN đã có tiến bộ rất nhiều
về chất lượng và kiểu dáng. Tuy nhiên, các sản phẩm của các nước ASEAN trước
khi nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản vẫn phải trải qua các cuộc kiểm tra khắt khe.
Nói chung, đồ gỗ giá rẻ được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan và các
nước ASEAN, trong khi đó đồ gỗ cao cấp được nhập từ Châu Âu, Mỹ. Nhập khẩu
từ Trung Quốc tăng mạnh trong những năm gần đây, sản phẩm nhập khẩu Thái Lan,
Indonesia, Việt Nam cũng tăng nhanh. Trong số các nước, lãnh thổ xuất khẩu hàng
đầu sản phẩm gỗ vào Nhật Bản gồm Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan
Malaysia…
1.2.5. Những định chế và đòi hỏi của thị trường đồ gỗ Nhật
1.2.5.1. Các quy định pháp luật và thủ tục khi nhập khẩu
Tại thời điểm nhập khẩu không có quy định đặc biệt trừ những đồ đạc sử
dụng những nguyên liệu bằng da của một số loại động vật quý hiếm có thể bị hạn
chế nhập theo các điều khoản của hiệp ước Washington (hiệp ước quốc tế về bán
động thực vật, thực vật quý hiếm).
1.2.5.2. Các quy định pháp luật khi kinh doanh đồ gỗ
Một số sản phẩm đồ gỗ muốn được kinh doanh trên thị trường Nhật Bản phải
đáp ứng được yêu cầu của luật “ Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hoá” và “Luật
an toàn sản phẩm”.
Mã số HS Hàng hóa Các quy định liên quan
9403 Bàn và ghế Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa
9403 Ghế, Sofa Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa
9403 tủ Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa
9403 Giường hai tầng Luật an toàn sản phẩm
9403 Tủ bếp Luật an toàn sản phẩm
9403 Tủ trẻ em Luật an toàn sản phẩm
9403 Cũi trẻ em Luật an toàn sản phẩm
9403 Ghế trẻ em Luật an toàn sản phẩm
-11-
+ Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hoá: Yêu cầu nhà nhập khẩu phải đảm
bảo nhãn hiệu của sản phẩm (như: Bàn, ghế, chạn, bát...) phải có đầy đủ các thông
tin cho người tiêu dùng.
+ Luật an toàn sản phẩm: Một số sản phẩm tiêu dùng mà kết cấu, vật liệu
hoặc cách sử dụng đặt ra vấn đề an toàn đặc biệt được coi là “sản phẩm đặc biệt: Có
quy định tiêu chuẩn cho từng sản phẩm đặc biệt. Luật quy định giường cho trẻ em là
sản phẩm đặc biệt loại 1. Giường phải bảo đảm các tiêu chuẩn này và phải có nhãn
hiệu S đồng thời sẽ được tiến hành kiểm tra xác nhận bởi các cơ quan chuyên trách
của Chính phủ dựa trên các tiêu chí chất lượng do luật đã đề ra. Nhà sản xuất đã
đăng ký phải có trách nhiệm tuân thủ về các quy định an toàn theo luật định, yêu cầu
các cơ quan nhà nước kiểm tra, giữ kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm bồi thường
cho người tiêu dùng nếu hàng hoá bị hư hỏng.
Từ 1/7/2003, các quy định mới về việc thải các chất hoá học dễ bay hơi, về
tiêu chuẩn nhà của Bộ Đất Đai, Cơ sở Hạ tầng và Giao thông được ban hành và có
hiệu lực tác động mạnh tới đồ gỗ nhập khẩu. Đồ gỗ nhập khẩu bắt buộc phải kiểm
tra chất Formaldehyde theo luật JAS (quy định về sản phẩm gỗ), luật JIS (quy định
về chất liệu công nghiệp) và luật BSL (đối với các sản phẩm không thuộc phạm vi
điều chỉnh của luật JAS và luật JIS). Quy định mới này được ban hành do mối lo
ngại của người Nhật về chứng “ nhà bệnh tật”, là hội chứng rối loạn sức khoẻ mà
người mua phàn nàn là do đồ gỗ thải ra quá nhiều hoá chất dễ bay hơi. Nội dung chủ
yếu của quy định mới này là:
Quy định quản lý mới về chất Chlorpyrifos và Formaldehyde trong sản phẩm
(trong tương lai danh sách các chất có thể mở rộng).
Cấm tuyệt đối sử dụng chất Chlorpyrifos.
Những hạn chế đối với việc sử dụng Formaldehyde về mức độ dẫn tới khả
năng gây ô nhiễm và các yêu cầu đối với kiểm tra quy định cho cơ quan kiểm
nghiệm.
+ Tiêu chuẩn công nghiệp tự nguyện: Một số sản phẩm đồ gỗ như: Giường
tủ, tủ đựng cốc chén, chạn đựng bát đĩa, ghế tựa phải tuân theo tiêu chuẩn hàng hoá
an toàn (nhãn hiệu SG). Sản phẩm mang nhãn hiệu SG có lỗi gây thương tích cho
người tiêu dùng thì phải trả một khoản tiền bồi thường là 100 triệu Yên cho một đầu
người.
-12-
Nhãn hiệu theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS: Tiêu chuẩn công
nghiệp Nhật Bản JIS là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi ở Nhật.
Theo quy định của Điều 26 trong luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp, tất cả các cơ quan
của Chính phủ phải ưu tiên đối với sản phẩm được đóng dấu chất lượng JIS khi mua
hàng hoá để phục vụ cho hoạt động.
+ Chính sách thuế quan: Đối với sản phẩm đồ gỗ xuất sang Nhật Bản, hàng
hoá của Việt Nam không gặp nhiều rào cản trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt
khe của Nhật Bản như những mặt hàng khác do Nhật Bản khuyết khích nhập khẩu
đồ gổ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn trong nước. Thuế suất nhập khẩu đối với
hầu hết các mặt hàng đồ gỗ đều bằng 0%. Như vậy, đây là những thuận lợi lớn mà
các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam cần phải tận dụng và
đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.
1.2.6. Chính sách thuế quan
Đối với đồ gỗ xuất sang Nhật Bản, hàng hóa của Việt Nam không gặp nhiều
rào cản trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn quá khắt khe của Nhật Bản như những
mặt hàng khác do Nhật Bản khuyến khích nhập khẩu đồ gỗ nhằm đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ lớn trong nước. Thuế suất nhập khẩu đối với hầu hết các mặt hàng đồ gỗ
đều bằng 0%.
1.2.7. Tình hình thị trường đồ gỗ Nhật Bản
Tờ Japan Lumper Journal có một cuộc thảo luận về triển vọng thị trường các
sản phẩm gỗ trong năm 2008 của Nhật Bản với Giám đốc Chi nhánh Thương mại
các Sản phẩm Gỗ của Tập đoàn Sumitomo Forestry. Theo ông, ba nhân tố lớn tác
động tới vấn đề nhập khẩu gỗ tròn vào thị trường Nhật Bản năm 2007 bao gồm:
Thuế xuất khẩu gỗ tròn của Nga tăng mạnh, cước phí vận chuyển tăng và những khó
khăn trong vận chuyển gỗ tròn Southsea. Theo lời ông, những vấn đề này sẽ tiếp tục
gây ảnh hưởng tới tình hình nhập khẩu gỗ tròn trong năm 2008 của Nhật Bản. Thảo
luận về xu hướng nhập khẩu các sản phẩm gỗ gia tăng kể từ mùa thu năm 2007, ông
cho biết, cơ cấu các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc như gỗ laminated, glulam,
poplar plywood, gỗ laminated và veneer và những sản phẩm khác nữa sẽ không có
nhiều thay đổi trong năm nay. Tuy nhiên, do tác động của việc Trung Quốc tăng
thuế và giá nguyên liệu thô cao, các sản phẩm của Trung Quốc sẽ không còn hấp
dẫn bằng những năm trước và Nhật Bản sẽ phải xem xét lại vị trí về cung cấp các
-13-
sản phẩm gỗ của Trung Quốc trên thị trường của mình. Điều cuối cùng, ông nhấn
mạnh rằng, nhu cầu sử dụng gỗ và thị trường bất động sản chắc chắn sẽ tác động rất
lớn tới thị trường nhập khẩu các sản phẩm gỗ vào thị trường Nhật Bản trong năm
2008.
Cuộc Hội thảo về mối liên hệ giữa cung và cầu mặt hàng gỗ trên thế giới của
Nhật Bản đã thu hút rất nhiều các hiệp hội về nhập khẩu gỗ cùng bàn thảo và đưa ra
dự báo cho năm 2008 về tình hình thị trường đồ gỗ của Nhật Bản. Theo kết quả của
cuộc hội thảo, nhu cầu sử dụng gỗ tròn trong năm 2008 sẽ thấp hơn 6,3% so với
năm 2007, còn nhu cầu sử dụng gỗ xẻ tăng nhẹ 0,6%. Nhu cầu sử dụng gỗ tròn
Southsea làm gỗ plywood sẽ giảm khoảng 6,9% so với năm 2007, và gỗ tròn
Southsea làm gỗ lumber sẽ giảm khoảng 6,8%.
(nguồn: www.thongtinthuongmaivietnam.vn)
1.2.8. Sở thích của người tiêu dùng Nhật Bản đối với sản phẩm gỗ
Đòi hỏi cao về chất lượng: Xét về mặt chất lượng, người tiêu dùng Nhật
Bản có yêu cầu khắt khe nhất. Do sống trong môi trường có mức sống cao nên
người tiêu dùng Nhật Bản đã đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt chính xác về chất
lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn
một chút cho những sản phẩm có chất lượng tốt, yêu cầu này còn bao gồm các dịch
vụ hậu mãi như sự phân phối kịp thời của nhà sản xuất khi một sản phẩm bị trục
trặc, khả năng và thời gian sửa chữa các sản phẩm đó. Những lỗi nhỏ do sơ ý trong
khi vận chuyển cũng có thể dẫn đến tác hại lớn là làm lô hàng khó bán, ảnh hưởng
đến kế hoạch xuất khẩu lâu dài. Bởi vậy, cần có sự quan tâm đúng mức tới khâu
hoàn thiện sản phẩm, bao gói và vận chuyển sản phẩm. Hiện tại, sản phẩm gỗ của
Việt Nam đang được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng và đánh giá cao về mặt
chất lượng, mẫu mã sản phẩm cũng tương đối đa dạng.
Nhạy cảm với giá cả tiêu dùng hàng ngày: Người tiêu dùng Nhật Bản
không chỉ yêu cầu hàng chất lượng cao, bao bì đảm bảo, dịch vụ bán hàng và dịch
vụ sau bán hàng tốt mà còn muốn mua hàng với giá cả hợp lý. Khi có sự tăng giá
của một sản phẩm đã tồn tại trên thị trường, cần phải có những lời giải thích đầy đủ,
nếu không sẽ gây ra những sự hoài nghi dẫn đến giảm sức mua của người tiêu dùng.
Thị hiếu về màu sắc: Thị hiếu về màu sắc phụ thuộc rất nhiều vào lứa tuổi,
giới thanh niên Nhật Bản ngày càng thiên về xu hướng căn cứ vào chất lượng và giá
-14-
cả để mua hàng, còn ở các gia đình truyền thống, người ta thích màu nâu đất của
nệm rơm và sàn nhà. Thị hiếu về màu sắc cũng có sự thay đổi theo mùa. Nhật Bản
có 4 mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông, mùa hè nóng và ẩm ướt, mùa đông lạnh và khô.
Đặc điểm khí hậu ảnh hưởng đến khuynh hướng tiêu dùng và việc bao gói sản phẩm
cũng phải đảm bảo bảo vệ được sản phẩm trong những điều kiện thời tiết khắc
nghiệt nhất.
Người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm: Hàng
hóa có mẫu mã đa dạng phong phú mới thu hút được người tiêu dùng Nhật Bản. Bởi
vậy, nhãn hiệu hàng có kèm theo những thông tin hướng dẫn tiêu dùng là rất quan
trọng để đưa hàng của bạn tới người tiêu dùng. Tuy vậy, người Nhật lại thường chỉ
mua sản phẩm với số lượng ít vì không gian chỗ ở của họ tương đối nhỏ và còn để
tiện thay đổi cho phù hợp mẫu mã mới. Thường người Nhật giờ đây có sở thích rất
đa dạng. Họ thích các kiểu đồ gỗ mở, tức là người sử dụng có thể tùy chọn bọc da
hay bọc vải, có nệm hay không có nệm, kích cỡ có thể thay đổi to hay nhỏ… để phù
hợp với sở thích cá nhân của mình.
1.3. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản của các
doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp trong nước.
Ngày nay, nói đến ngành gỗ là nói đến doanh nghiệp gỗ, Nhà nước đã không
còn thực hiện việc bao cấp cho doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp phải tự thân vận
động, tự tiềm kiếm thị trường đầu vào, thị trường đầu ra cho sản phẩm. Đối với thị
trường đồ gỗ Nhật Bản, là một trong ba thị trường lớn, xuất khẩu trọng điểm của
ngành gỗ xuất khẩu của Việt Nam ta trong thời gian qua và sẽ còn tiếp tục trong
những năm tới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm xuất khẩu của một số
doanh nghiệp Trung Quốc, các doanh nghiệp xuất khẩu thành công sản phẩm gổ
sang thị trường Nhật Bản sẽ là cần thiết và hữu ích.
1.3.1. Kinh nghiệm xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc
* Về xây dựng thương hiệu cho sản phẩm
Các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ Trung Quốc sang thị trường Nhật
Bản luôn hướng đến ngay việc xây dựng thương hiệu riêng cho mình, hầu hết các
sản phẩm của doanh nghiệp họ đều có thương hiệu riêng, các doanh nghiệp sản xuất
và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Trung Quốc đều xuất trực tiếp sang thị trường Nhật
Bản, họ không bán hàng qua nhà phân phối trung gian nước ngoài.
-15-
* Về công nghệ cho sản xuất:
Sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ
Trung Quốc đã biết tận dụng những cơ hội tốt từ việc gia nhập WTO, đồng thời biết
nhanh chóng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, họ chuyển giao máy móc công
nghệ tiên tiến, hiện đại từ chính Nhật Bản, Đức, Ý. Từ đó họ đã sản xuất ra những
sản phẩm vừa có chất lượng tốt, giá thành rẻ, vừa có mẫu mã đẹp, đáp ứng đúng gu
yêu cầu cao về chất lượng của người tiêu dùng Nhật Bản.
* Về sản xuất sản phẩm:
Sản phẩm họ làm ra luôn có sự kết hợp nhiều nguyên liệu khác nhau trên
cùng một sản phẩm. Ví dụ: Bộ ghế Sofa trong phòng khách vừa kết hợp giữa
nguyên liệu chính là gỗ, bên cạnh đó mặt ghế ngồi kết hợp vải bọc nệm, thanh ghế
có kết hợp với inox, làm khách hàng Nhật rất thích thú. Chính vì vậy, mà sản phẩm
của họ vừa tiết kiệm được nguyên liệu, vừa làm tăng tính đa dạng cho sản phẩm.
Đặc biệt, là sản phẩm luôn được cách tân, tiện lợi, nhiều công dụng, mẫu mã đẹp, đa
dạng về chủng loại, thông tin trên sản phẩm được thể hiện rất chi tiết, rõ ràng về
nguyên liệu được sử dụng, điều kiện bảo hành, thời hạn bảo hành và nguôn ngữ luôn
được thể hiện bằng song Ngữ Anh - Nhật, tạo cảm giác thân thiện với người tiêu
dùng Nhật Bản. Bên cạnh đó, sản phẩm gỗ xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung
Quốc xuất sang thị trường Nhật Bản luôn có kích thước nhỏ hơn so với các sản
phẩm cùng loại xuất sang Mỹ và Châu Âu. Mặt khác, sản phẩm gỗ xuất khẩu của họ
sang Nhật Bản luôn đáp ứng đúng theo các quy định của luật pháp Nhật Bản.
* Về giá bán sản phẩm: Các doanh nghiệp Trung Quốc luôn duy trì giá bán ổn
định, rẻ.
* Về công tác Marketing tại thị trường đồ gỗ Nhật Bản
Các doanh nghiệp Trung Quốc luôn theo dõi, thu thập, nắm bắt rất chặt chẽ
sự biến động, thay đổi của thị trường đồ gỗ Nhật Bản trên tất cả các khía cạnh như:
Thị hiếu của người tiêu dùng, các phản ứng của người tiêu dùng, các xu hướng, thị
hiếu mới của khách hàng. Họ thường xuyên tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi khảo
sát thị trường đồ gỗ Nhật Bản. Đặc biệt, đối với các kỳ hội chợ về sản phẩm đồ gỗ
được tổ chức hàng năm, hai năm một lần tổ chức tại Nhật Bản như: Hội chợ về đồ
gỗ nội thất toàn cầu tổ chức hai năm một lần, Hội chợ triển lãm ngành đồ gỗ tổ chức
vào tháng 11 hàng năm, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ của Trung Quốc
-16-
luôn rất tích cực và chuẩn bị rất chu đáo khi tham gia. Bên cạnh đó, các doanh
nghiệp của họ luôn kết hợp và liên kết chặt chẽ với các Hội về đồ gỗ của Nhật Bản
như: Hội Liên hiệp tổng công ty máy móc và chế biến gỗ Nhật Bản, Hội Liên hiệp
tổng công ty máy móc và chế biến gỗ Osaka, Hội phát triển quốc tế về công nghiệp
đồ gỗ của Nhật Bản, Hội Liên đoàn các nhà sản xuất đồ gỗ Nhật Bản, kết hợp với tổ
chức xúc tiến thương mại Jetro của Nhật Bản. Chính sự kết hợp chặt chẽ này mà sản
phẩm gỗ của các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất và khẩu sang thị trường Nhật
Bản luôn đáp ứng đúng gu người tiêu dùng.
1.3.2. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm của Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường
Thành
Đối với thị trường đồ gỗ Nhật Bản, sản phẩm của Trường Thành xuất sang
luôn được thực hiện theo phương châm “Chất lượng cao, giá cạnh tranh, giao
hàng đúng hẹn, luôn cách tân và phục vụ tốt”. Về đáp ứng nguyên liệu cho sản
xuất, họ đã tìm đến các nhà cung cấp gỗ nguyên liệu lớn, ổn định và nguyên liệu
luôn có đầy đủ chúng chỉ FSC như: Hoa Kỳ, Canada... Bên cạnh đó, Tập đoàn Kỹ
nghệ Gỗ Trường Thành cũng đã hướng đến việc tự chủ nguyên liệu cho sản xuất, họ
đã xây dựng dự án với tầm nhìn đến năm 2020 như trồng 40.000 ha rừng tại các
tỉnh, thành trong khu vực và xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Nam Tân
Uyên, Bình Dương với công suất gấp 5 lần nhà máy hiện nay tại huyện Thuận An.
Về giải quyết vấn đề vốn cho sản xuất, bên cạnh việc vay vốn từ các ngân hàng
trong nước, Trường Thành đã nêm yết Cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán
Thành Phố Hồ Chí Minh với mã cổ phiếu TTF, niêm yết cổ phiếu trên cả thị trường
chứng khoán Singapore. Dẫn đến vốn cho sản xuất và xuất khẩu của Trường Thành
luôn luôn mạnh.
1.3.3. Bài học rút ra từ việc tham khảo kinh nghiệm xuất khẩu của các
doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp trong nước
Để đẩy mạnh được việc xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản phải hướng tới việc chủ động phát triển nguồn nguyên liệu trong nước
mới là nền tảng cơ bản, chủ yếu cho sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, duy trì ổn
định việc nhập khẩu nguyên liệu từ các nước cung cấp nguyên liệu ổn định, hoặc
đầu tư, kết hợp trồng rừng ở các nước có địa lý, khí hậu thích hợp với các nước láng
giềng như: Lào, Campuchia.
-17-
Phải xây dựng và phát triển thương hiệu riêng cho sản phẩm mỗi doanh
nghiệp, xây dựng các kênh phân phối sản phẩm trực tiếp, hạn chế xuất khẩu, phân
phối sản phẩm qua các nhà phân phối trung gian nước ngoài.
Đầu tư đổi mới công nghệ, tiếp cận với công nghệ mới để tạo ra các sản
phẩm có chất lượng cao, sản phẩm mang nét đặc thù riêng, mẫu mã đẹp, giá thành
hạ mới có tính cạnh tranh cao với sản phẩm cùng loại các nước. Đối với thị trường
đồ gỗ Nhật Bản- nổi tiếng là khó tính, luôn đòi hỏi chất lượng cao thì cách tốt nhất
là sử dụng công nghệ, máy móc sản xuất của chính Nhật Bản làm ra.
Ngoài sản phẩm làm từ chất liệu gỗ thuần tuý, sản phẩm gỗ xuất khẩu cũng
cần phải có sự kết hợp với các vật liệu khác như: Đay, cối, vải… dồi dào trong
nước, tạo điều kiện để tận dụng, phát triển các ngành phụ trợ có liên quan. Đồng
thời sản phẩm cũng nên kết hợp với các vật liệu bằng kim loại: Như môm, inox…,
sẽ làm nên các sản phẩm vừa có chất lượng vừa có giá bán và lợi nhuận cao.
Về công tác Marketing tại trường đồ gỗ Nhật Bản phải luôn được thực hiện
thường xuyên, liên tục và phải biết gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp, giữa doanh nghiệp với các Tổ chức, Hiệp hội trong nước, liên kết với các
Hiệp hội ngành gỗ của chính Nhật Bản. Đồng thời phải tích cực tham gia các kỳ hội
chợ về sản phẩm gỗ, triển lãm hàng năm tại nước nhà và tại Nhật Bản, thường
xuyên tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường đồ gỗ Nhật Bản để từ
đó sản xuất ra sản phẩm đáp ứng đúng gu tiêu dùng của người Nhật.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Do sự biến động thất thường ngày càng tăng lên trong môi trường kinh doanh
khắp thế giới, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, sự khủng hoảng tài
chính mới đây tại Mỹ, đã lan tỏa nhanh và làm ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt
Nam nói chung và đối với việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản nói
riêng. Do đó, việc nghiên cứu cơ sở khoa học về chiến lược; nghiên cứu các yếu tố
từ môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp như: Các thông tin về kinh tế,
xã hội, văn hoá, nhân khẩu, địa lý, chính trị, xã hội, luật pháp, công nghệ; nghiên
cứu tình hình nội bộ công ty; sử dụng các công cụ ma trận EFE, ma trận hình ảnh
cạnh tranh, ma trân IFE, ma trận SWOT sẽ là những yếu tố nền tảng quan trọng cho
việc xây dựng nên các chiến lược xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản.
-18-
Thông qua việc phân tích về tiềm năng, quy mô, các kênh phân phối hàng đồ
gỗ, nguồn nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ, các định chế và đòi hỏi của thị trường đồ gỗ
Nhật Bản, các chính sách thuế quan, tình hình thị trường, sở thích của người tiêu
dùng đồ gỗ Nhật Bản… ta thấy rằng Nhật Bản là thị trường rất lớn, rất nhiều tiềm
năng đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam mà các doanh nghiệp sản xuất và
xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam cần phải xây dựng những chiến lược và đưa ra
những giải pháp cho sự phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu cho những năm sắp tới.
Qua việc tìm hiểu về thị trường đồ gỗ Nhật Bản, nghiên cứu, phân tích các
kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản của các
doanh nghiệp Trung Quốc và mốt số doanh nghiệp thành công trong nước sẽ rất bổ
ích và là những cơ sở đóng góp cho việc xây dựng chiến lược và đưa ra các giải
pháp khắc phục khó khăn, hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị
trường Nhật Bản cho năm 2009 này và cho những năm sắp tới.
Để hình thành chiến lược cần đánh giá xem tổ chức có thực hiện những biện
pháp đúng đắn hay không và những hoạt động hiện tại của nó có thể thực hiện hiệu
quả hơn bằng cách nào. Một tổ chức không có chiều hướng, chiến lược rõ ràng thì
khó có thể tồn tại và phát triển được trong một ngành mà có sự cạnh tranh rất gây
gắt như ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ hiện nay. Điều này sẽ được phân tích rõ,
chi tiết tại chương 2.
-19-
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA CÁC
DOANH VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG THỜI
GIAN QUA.
2.1. Giới thiệu tổng quan về ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam
Ngày nay, Nhà nước không còn thực hiện việc bao cấp như trước đây, cho
nên nói đến ngành gỗ là nói ngay đến doanh nghiệp. Trong đó Nhà nước chỉ tạo ra
môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động thông qua các Hiệp hội, qua cơ
chế, chính sách…, còn mỗi doanh nghiệp sẽ tự thân vận động. Trước hết, để có
được cái nhìn rõ hơn về ngành gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, chúng ta hãy
cùng nhìn lại tổng quát bức tranh mà ngành gỗ xuất khẩu của Việt Nam ta đã đạt
được trong thời gian qua:
* Chế biến và xuất khẩu đồ gỗ: Khẳng định đẳng cấp quốc tế.
Hiện nay, cả nước có 2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu gỗ, sử
dụng 170.000 lao động. Năng lực sản xuất tăng gấp 4 lần so với năm 2003. Ngành
chế biến gỗ Việt Nam tăng mạnh không chỉ về số lượng nhà máy, quy mô sản xuất
mà còn ở việc đầu tư thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh
trên bình diện quốc tế.
* Bứt phá ngoạn mục
Năm 2004, ngành thương mại trong nước đánh dấu sự bứt phá kỳ diệu của
ngành xuất khẩu đồ gỗ với kim ngạch vượt qua cột mốc 1 tỷ USD, tăng 88% so với
năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ cả năm 2007 đạt 2,364 tỷ USD,
tăng 22,8% so với năm 2006. Các doanh nghiệp trong nước cũng tăng cường quy
mô sản suất với những tên tuổi được nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài biết tới như
Khải Vy, Trường Thành, Tiến Đạt, Đại Thành, Tiến Triển…
* Mở rộng thị trường
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, đồ gỗ Việt Nam đã xuất khẩu vào 120
quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 3 thị trường chính là Hoa Kỳ, EU và Nhật
Bản. Trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn xuất khẩu đồ gỗ trang trí sân
vườn (outdoor), nay đồ gỗ Việt Nam cạnh tranh với đồ gỗ Trung Quốc trên thị
trường xuất khẩu nhóm đồ gỗ trong nhà (indoor) như nội thất nhà ở, văn phòng.
-20-
* Vị thế mới
Trước đây, ít ai nghĩ rằng đồ gỗ Việt Nam có thể chen chân vào các siêu thị
lớn trên thế giới thì nay, hầu hết các siêu thị lớn trên thế giới đều có bán đồ gỗ chế
biến tại Việt Nam. Việc có nhiều nhà nhập khẩu đồ gỗ quốc tế tới tham dự hội chợ
EXPO đồ gỗ hàng năm vào tháng 10 tại TPHCM trong 4 năm qua, để tìm hiểu và ký
kết hợp đồng đã phần nào khẳng định vị thế của công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam
trên thị trường thế giới
Nguồn: www.thongtinthuongmaivietnam.vn
2.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản trong năm 2007.
2.2.1. Sản phẩm, kim ngạch, tốc độ phát triển xuất khẩu sản phẩm gỗ sang
Nhật Bản so với việc xuất sang Mỹ và EU
Về thị trường xuất khẩu: Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất
của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng mạnh được duy trì. Tổng kim ngạch xuất khẩu
sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường này năm 2007 đạt 944,29 triệu USD,
tăng 27,42% so cùng kỳ năm ngoái và chiếm 39,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sản
phẩm gỗ.
Thế mạnh sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong năm
2007 là đồ nội thất dùng trong phòng ngủ như: Giường gỗ, tủ áo, bàn trang điểm, kệ
đầu giường… với mẫu mã phong phú, đa dạng, phù hợp với thị hiếu của khách
hàng. Chất liệu gỗ làm nên sản phẩm gồm nhiều loại là gỗ dâu, gỗ xoan đào, gỗ cao
su, gỗ thông…
-21-
Biểu đồ 2.1
Nguồn: www.thongtinthuongmaivietnam.vn
Tiếp đến là Nhật Bản, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị
trường này năm 2007 đạt 300,6 triệu USD, tăng 6,7% so với năm 2006. Năm
2007, Nhật Bản vẫn duy trì là nhà nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam.
Tốc độ xuất khẩu sang thị trường này sẽ tiếp tục duy trì ổn định trong năm 2008 này
và trong những năm tới.
Thế mạnh sản phẩm xuất khẩu của ta sang thị trường này là các sản phẩm đồ
gỗ nội thất (HS 9403) như: Tủ Buffee, tủ thờ Nhật Bản, tủ bếp, tủ commot, bàn ghế
trong nhà và văn phòng, đồ gỗ mỹ nghệ.
Về chất lượng của sản phẩm gỗ Việt Nam xuất sang Nhật Bản đã được người
tiêu dùng Nhật Bản đánh giá cao về mặt chất lượng, đặc biệt là người tiêu dùng
đánh giá cao và thích thú đối với các sản phẩm có kết hợp nhiều nguyên liệu khác
nhau như: Kết hợp giữa nguyên liệu gỗ với nhôm, inox, mây…trên cùng một sản
phẩm.
Về chủng loại sản phẩm xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật của các doanh
nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam cũng khá đa dạng, gồm nhiều chủng
loại với nhiều mẫu mã khác nhau.
-22-
Về thương hiệu của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản còn
nhiều hạn chế, theo kết quả khảo sát qua thực tế, kết quả: Trừ sản phẩm của các
doanh nghiệp đã có tên tuổi và đã khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới và
tại thị trường Nhật Bản như sản phẩm của Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành, sản
phẩm của công ty Khải Vy…Còn lại sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ chưa khẳng định được tên tuổi tại thị trường Nhật Bản. Một phần là do sản
phẩm họ được làm ra theo bảng thiết kế của các công ty Nhật, hoặc mô phỏng lại từ
các sản phẩm đã có trước đó, sản phẩm của họ thiếu hẳn ấn tượng.
Về khả năng cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam tại thị trường đồ gỗ Nhật
Bản còn yếu so với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài
Loan. Trừ các sản phẩm của các doanh nghiệp của các công ty đã có tên tuổi, sản
phẩm của các công ty lớn, còn lại sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sức
cạnh tranh yếu, nguyên nhân bắt nguồn là do các doanh nghiệp này thiếu vốn, máy
móc, công nghệ còn lạc hậu so với các doanh nghiệp của Đài Loan, Trung Quốc…
Về giá cả xuất khẩu của sản phẩm gỗ Việt Nam: Nhìn chung giá cả của sản
phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tương đối hợp lý, rẻ và có nhiều mức giá khác nhau
tương ứng với từng chủng loại, đáp ứng tốt cho cả tầng lớp dân cư trung lưu và cao
cấp. Trong tháng 8 năm 2008, đơn giá xuất khẩu trung bình hàng đồ nội thất như
mặt hàng bàn trang điểm xuất khẩu vào thị trường Nhật trong tháng 8/2008 đạt 125
USD/chiếc – giá xuất FOB; Mặt hàng tủ quần áo đạt 101 USD/chiếc – FOB; Mặt
hàng tủ đầu giường đạt 55,62 USD/chiếc – FOB; Mặt hàng nôi dùng cho em bé đạt
70 USD/chiếc –FOB…Nhìn chung giá cả của các sản phẩm gỗ Việt Nam tại Nhật
Bản thì có giá ngang bằng với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan.
Về rào cản chứng chỉ rừng: Do Nhật Bản là thị trường luôn đòi hỏi khắc khe
về mặt chất lượng, tất cả nguyên liệu sử dụng phải có đầy đủ chứng chỉ FSC, thì quả
thật đây luôn là khó khăn đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ vì họ
không có nhiều vốn để nhập khẩu ổn định, ký hợp đồng dài hạn từ các nhà cung
cung gỗ nguyên liệu lớn từ Mỹ, Canada, Nga có đầy đủ chứng chỉ FSC.
-23-
Biểu đồ 2.2
Thống kê chung thì kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất đạt kim
ngạch xuất khẩu cao nhất và chiếm tỉ trọng áp đảo (từ 72 – 82% từng năm), đứng
thứ 2 sau Trung Quốc xuất khẩu vào Nhật Bản. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ
sang Nhật Bản đến năm 2010 là khoảng 700 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình
quân 25%/năm. Trong đó nhóm hàng đồ gỗ nội thất khoảng 550 triệu USD, tốc độ
tăng trưởng bình quân 28%/năm.
Tuy nhiên, theo ý kiến của ông Vũ Văn Trung, Tham tán Thương mại Việt
Nam tại Nhật trong cuộc hội thảo “Giao thương doanh nghiệp gỗ Việt Nam - Nhật
Bản” bên lề EXPO 2008 được tổ chức vào chiều 8-10 tại TPHCM, ông cho rằng
“chúng ta chưa có mặt hàng có thế mạnh, mà gọi là các mặt hàng chủ lực trong xuất
khẩu vào Nhật của ta hiện nay”. Do đó, đây là vấn đề mà các doanh nghiệp, Hiệp
hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cần phải gắn kết
chặt chẽ hơn nữa và phải xác định rõ lại rằng “sản phẩm đồ gỗ Việt Nam thật sự đã
có thế mạnh hay chưa? Hay mới chỉ là sản phẩm xuất khẩu chủ lực?”. Để từ đó đưa
ra chiến lược, giải pháp tập trung đẩy mạnh xuất khẩu.
Đứng thứ 3 là thị trường Anh, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
vào thị trường Anh năm 2007 đạt 196,187 triệu USD, tăng 44,81% so với năm 2006,
chiếm 8,28% tỷ trọng. Về chủng loại gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu vào thị trường
-24-
Anh gồm có ghế, sản phẩm nội thất phòng ngủ, sản phẩm mỹ nghệ và nội thất văn
phòng.
Ngoài 3 thị trường kể trên thì một số thị trường khác năm 2007 cũng có mức
tăng trưởng khá so với năm 2006 như Trung Quốc, Nga, Anh…
Bảng 2.1. Một số thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2007
ĐVT: USD
Thị trường 12T/2007 S0 12T/2006 (%)
Mỹ 944.287.533 27,42
Nhật Bản 300.600.797 6,70
Anh 196.187.260 44,81
Đức 96.602.418 38,57
Pháp 91.620.005 10,12
Trung Quốc 168.537.081 78,57
Hà Lan 50.086.217 9,20
Hàn Quốc 83.771.180 27,85
Italy 33.041.336 42,34
Australia 59.909.463 10,65
Tây Ban Nha 34.402.399 23,44
Canada 47.282.187 41,38
Bỉ 35.900.751 24,35
Đài Loan 45.414.715 -9,38
(nguồn: www. Thongtinthuongmaivietnam.vn)
Nhận xét: Nhìn vào bảng 2.1, ta thấy năm 2007, tốc độ tăng trưởng vào thị
trường Nhật Bản chỉ tăng 6.7% so với năm 2006, vẫn còn thấp so với tốc độ tăng
trưởng sang thị trường Mỹ, Anh, Pháp, Đức…. Câu hỏi đặt ra” tại sao Nhật Bản
được xác định là một trong ba thị trường lớn, trọng điểm của sản phẩm gỗ xuất khẩu
Việt Nam hàng năm nhưng lại có tốc độ tăng trưởng thấp? các doanh nghiệp sản
xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam đang gặp khó khăn nào?, sản phẩm gỗ
xuất khẩu Việt Nam còn bị hạn chế ở mặt nào?, sản phẩm gỗ nào thuận lợi, sản
phẩm đang có thế mạnh, sản phẩm gỗ nào đang gặp khó khăn? Hay công tác
-25-
Marketing của doanh nghiệp chưa tốt?...”. Do đó, cần phải nhanh chóng rà soát lại,
đưa ra những chiến lược và giải pháp để khắc phục tồn tại, khó khăn, rồi từ đó đẩy
mạnh xuất khẩu sang thị trường này cho năm 2009 và cho những năm sắp tới.
2.2.2. Kim ngạch và tốc độ phát triển xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản
qua các năm so với Mỹ và EU
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản trong năm 2007 đạt 300,6
triệu USD, tăng 6,7% so với năm 2006. Năm 2007, Nhật Bản vẫn duy trì là nhà
nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam. Tốc độ xuất khẩu sang thị trường
này sẽ tiếp tục duy trì, ổn định trong năm 2008 này và trong những năm tới.
Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ việt Nam sang thị trường này 10
tháng năm 2008 đạt 297.5 triệu USD, tăng 14.5% so cùng kỳ năm ngoái và chiếm
12.99% tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ 10 tháng năm 2008
của cả nước 2.29 tỷ USD. Tỷ trọng, cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường
Nhật Bản năm 2008 đã có sự thay đổi, các sản phẩm gỗ xuất khẩu nghiêng về đồ nội
thất hơn là gỗ nguyên liệu như các năm trước đây. Dự kiến hết năm 2008, kim
ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này sẽ đạt mức 400 triệu USD và tới
năm 2010 là khoảng 700 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 25%/năm. Trong
đó nhóm hàng đồ gỗ nội thất khoảng 550 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân
28%/năm.
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản so sánh với thị trường Mỹ và EU qua các năm
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm 2006 2007 Dự kiến 2008
Thị trường
Mỹ 744 944 1100
EU 500 1119 1500
Nhật 281.7 300.6 400
(nguồn: www.vietfores.com.vn).
Biểu đồ 2.3. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản so sánh với thị trường Mỹ và EU qua các năm.
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp

More Related Content

What's hot

Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYLuận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Nhập Khẩu
Khóa luận tốt nghiệp Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Nhập KhẩuKhóa luận tốt nghiệp Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Nhập Khẩu
Khóa luận tốt nghiệp Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Nhập KhẩuDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMCerberus Kero
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
MÔ HÌNH CHINA SMART OGISTICS CỦA ALIBABA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGH...
MÔ HÌNH CHINA SMART OGISTICS CỦA ALIBABA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGH...MÔ HÌNH CHINA SMART OGISTICS CỦA ALIBABA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGH...
MÔ HÌNH CHINA SMART OGISTICS CỦA ALIBABA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGH...nataliej4
 
Hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần tecomen 5127703
Hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần tecomen 5127703Hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần tecomen 5127703
Hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần tecomen 5127703nataliej4
 
Quản trị Logistic đầu vào của công ty trách nhiệm hữu hạn Fuji Xerox Hải Phòng
Quản trị Logistic đầu vào của công ty trách nhiệm hữu hạn Fuji Xerox Hải PhòngQuản trị Logistic đầu vào của công ty trách nhiệm hữu hạn Fuji Xerox Hải Phòng
Quản trị Logistic đầu vào của công ty trách nhiệm hữu hạn Fuji Xerox Hải Phòngluanvantrust
 
HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀ GIẢI P...
HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀ GIẢI P...HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀ GIẢI P...
HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀ GIẢI P...Tan Le
 

What's hot (20)

Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYLuận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
 
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAYĐề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Nhập Khẩu
Khóa luận tốt nghiệp Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Nhập KhẩuKhóa luận tốt nghiệp Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Nhập Khẩu
Khóa luận tốt nghiệp Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Nhập Khẩu
 
Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 
Luận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng NaiLuận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng Nai
 
Đề tài: Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, HOT!
Đề tài: Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, HOT!Đề tài: Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, HOT!
Đề tài: Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, HOT!
 
Đề tài hoạt động xuất khẩu của công ty gốm sứ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động xuất khẩu của công ty gốm sứ, RẤT HAYĐề tài hoạt động xuất khẩu của công ty gốm sứ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động xuất khẩu của công ty gốm sứ, RẤT HAY
 
MÔ HÌNH CHINA SMART OGISTICS CỦA ALIBABA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGH...
MÔ HÌNH CHINA SMART OGISTICS CỦA ALIBABA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGH...MÔ HÌNH CHINA SMART OGISTICS CỦA ALIBABA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGH...
MÔ HÌNH CHINA SMART OGISTICS CỦA ALIBABA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGH...
 
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOT
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOTChính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOT
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOT
 
Hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần tecomen 5127703
Hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần tecomen 5127703Hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần tecomen 5127703
Hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần tecomen 5127703
 
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOTLuận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
 
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm caoĐề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
 
Đề tài: Xây dựng chiến lược Marketing tại Công ty Ô tô Chiến Thắng
Đề tài: Xây dựng chiến lược Marketing tại Công ty Ô tô Chiến ThắngĐề tài: Xây dựng chiến lược Marketing tại Công ty Ô tô Chiến Thắng
Đề tài: Xây dựng chiến lược Marketing tại Công ty Ô tô Chiến Thắng
 
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
 
Quản trị Logistic đầu vào của công ty trách nhiệm hữu hạn Fuji Xerox Hải Phòng
Quản trị Logistic đầu vào của công ty trách nhiệm hữu hạn Fuji Xerox Hải PhòngQuản trị Logistic đầu vào của công ty trách nhiệm hữu hạn Fuji Xerox Hải Phòng
Quản trị Logistic đầu vào của công ty trách nhiệm hữu hạn Fuji Xerox Hải Phòng
 
HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀ GIẢI P...
HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀ GIẢI P...HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀ GIẢI P...
HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀ GIẢI P...
 
Luận văn: Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản, HOT
Luận văn: Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản, HOTLuận văn: Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản, HOT
Luận văn: Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản, HOT
 

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp

Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở công ty May 10
Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở công ty May 10Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở công ty May 10
Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở công ty May 10luanvantrust
 
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPCÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP. Hồ Chí Minh - ...
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP. Hồ Chí Minh - ...Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP. Hồ Chí Minh - ...
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP. Hồ Chí Minh - ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tailieu.vncty.com giai phap xay dung thuong hieu vifon giai doan 2008 - 2012
Tailieu.vncty.com   giai phap xay dung thuong hieu vifon giai doan 2008 - 2012Tailieu.vncty.com   giai phap xay dung thuong hieu vifon giai doan 2008 - 2012
Tailieu.vncty.com giai phap xay dung thuong hieu vifon giai doan 2008 - 2012Trần Đức Anh
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...NOT
 
Đề tài: Một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất k...
Đề tài: Một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất k...Đề tài: Một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất k...
Đề tài: Một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất k...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần đầ...
Đề tài Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần đầ...Đề tài Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần đầ...
Đề tài Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần đầ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp (20)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển ngành đồ gỗ xuấ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển ngành đồ gỗ xuấ...Luận văn: Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển ngành đồ gỗ xuấ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển ngành đồ gỗ xuấ...
 
Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở công ty May 10
Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở công ty May 10Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở công ty May 10
Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở công ty May 10
 
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPCÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
 
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP. Hồ Chí Minh - ...
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP. Hồ Chí Minh - ...Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP. Hồ Chí Minh - ...
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP. Hồ Chí Minh - ...
 
Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Rau Quả Sang Thị Trường Eu Của Công Ty Đồng Giao.docx
Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Rau Quả Sang Thị Trường Eu Của Công Ty Đồng Giao.docxĐẩy Mạnh Xuất Khẩu Rau Quả Sang Thị Trường Eu Của Công Ty Đồng Giao.docx
Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Rau Quả Sang Thị Trường Eu Của Công Ty Đồng Giao.docx
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu Vifon giai đoạn 2008 – 2012, HAY
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu Vifon giai đoạn 2008 – 2012, HAYLuận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu Vifon giai đoạn 2008 – 2012, HAY
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu Vifon giai đoạn 2008 – 2012, HAY
 
Tailieu.vncty.com giai phap xay dung thuong hieu vifon giai doan 2008 - 2012
Tailieu.vncty.com   giai phap xay dung thuong hieu vifon giai doan 2008 - 2012Tailieu.vncty.com   giai phap xay dung thuong hieu vifon giai doan 2008 - 2012
Tailieu.vncty.com giai phap xay dung thuong hieu vifon giai doan 2008 - 2012
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu VIFON giai đoạn 2008 - 2012
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu VIFON giai đoạn 2008 - 2012Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu VIFON giai đoạn 2008 - 2012
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu VIFON giai đoạn 2008 - 2012
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Đề tài: Một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất k...
Đề tài: Một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất k...Đề tài: Một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất k...
Đề tài: Một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất k...
 
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu ThắmĐề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
 
Đề tài Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần đầ...
Đề tài Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần đầ...Đề tài Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần đầ...
Đề tài Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần đầ...
 
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
 
Đề tài: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng thương mại
Đề tài: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng thương mạiĐề tài: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng thương mại
Đề tài: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng thương mại
 
Đề tài: Thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng
Đề tài: Thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựngĐề tài: Thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng
Đề tài: Thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng
 
Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng
Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựngGiải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng
Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng
 
Đề tài giải pháp xây dựng thương hiệu công ty thương mại,2018
Đề tài giải pháp xây dựng thương hiệu công ty thương mại,2018Đề tài giải pháp xây dựng thương hiệu công ty thương mại,2018
Đề tài giải pháp xây dựng thương hiệu công ty thương mại,2018
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Recently uploaded (20)

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Nhật Bản, Thực Trạng Và Giải Pháp

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TEÁ Tp.HCM --------------- NGUYỄN VĂN BA NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Thương mại Mã số: 60.34.10 NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh- Năm 2022
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Kính thưa Quý thầy cô, Quý bạn đọc! Em cam đoan rằng đề tài này là do em tự nghiên cứu. Mọi số liệu, bản biểu được trích dẫn trong khoá luận đều có nguồn gốc rõ ràng. Mọi sai trái em hoàn toàn chịu trách nhiệm. TP. Hồ Chí Minh, năm 2022 Người cam đoan Nguyễn Văn Ba
  • 3. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5. Tính mới của đề tài 6. Bố cục của đề tài Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN, HƯỚNG TỚI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 1.1. Một số vấn đề về chiến lược và quản trị chiến lược.....................................................1 1.1.1. Các khái niệm cơ bản ...........................................................................................................1 1.1.1.1. Chiến lược..................................................................................................................1 1.1.1.2. Xây dựng chiến lược..............................................................................................2 1.1.1.3. Quản trị chiến lược .................................................................................................2 1.1.2. Nội dung các loại hình chiến lược chủ yếu..................................................................2 1.1.2.1. Các chiến lược kết hợp..........................................................................................2 1.1.2.2. Chiến lược thâm nhập thị trường.......................................................................2 1.1.2.3. Chiến lược phát triển thị trường.........................................................................3 1.1.2.4. Chiến lược phát triển sản phẩm..........................................................................3 1.1.2.5. Chiến lược liên doanh............................................................................................3 1.1.3. Vai trò của chiến lược đối với hoạt động xuất nhập khẩu ......................................3 1.1.4. Quy trình xây dựng chiến lược.........................................................................................3 1.1.4.1. Xác định mục tiêu chiến lược.............................................................................3 1.1.4.2. Nghiên cứu các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến ngành gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản ......................................................................................................3 1.1.4.2.1. Các yếu tố của môi trường vĩ mô.............................................................4 1.1.4.2.2. Các yếu tố của môi trường vi mô.............................................................4
  • 4. 1.1.4.3. Nghiên cứu tình hình nội bộ công ty................................................................5 1.1.5. Xây dựng các phương án chiến lược..............................................................................5 1.1.5.1. Ma trận EFE..............................................................................................................5 1.1.5.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh................................................................................6 1.1.5.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (ma trận IFE) ................................6 1.1.5.4. Ma trận SWOT.........................................................................................................6 1.1.6. Lựa chọn chiến lược..............................................................................................................7 1.2. Giới thiệu tổng quan về thị trường đồ gỗ Nhật Bản .....................................................7 1.2.1. Tiềm năng của thị trường đồ gỗ Nhật Bản.........................................................7 1.2.2. Quy mô thị trường đồ gỗ Nhật Bản......................................................................8 1.2.3. Các kênh phân phối hàng đồ gỗ nhập khẩu của Nhật Bản...........................9 1.2.4. Nguồn nhập khẩu đồ gỗ Nhật Bản........................................................................9 1.2.5. Các định chế và đòi hỏi của thị trường đồ gỗ Nhật Bản.............................10 1.2.5.1. Các quy định pháp luật và thủ tục khi nhập khẩu................................10 1.2.5.2. Các quy định pháp luật khi kinh doanh đồ gỗ.......................................10 1.2.6. Chính sách thuế quan...............................................................................................12 1.2.7. Tình hình thị trường đồ gỗ Nhật Bản.................................................................12 1.2.8. Sở thích của người tiêu dùng Nhật Bản đối với sản phẩm gỗ ..................13 1.3. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp trong nước.................................................................14 1.3.1. Kinh nghiệm xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc .....................14 1.3.2. Kinh nghiệm xuất khẩu của Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành .........16 1.3.3. Bài học rút ra từ việc tham khảo kinh nghiệm xuất khẩu của một số doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp trong nước...................................16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................................................17 CHUƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Giới thiệu tổng quan về ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam......................................19
  • 5. 2.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong năm 2007..............................................................................20 2.2.1. Sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản so với việc xuất sang Mỹ và EU 25 2.2.2. Kim ngạch và tốc độ phát triển xuất sản phẩm gỗ sang Nhật qua các năm so với Mỹ và EU ..........................................................................................................25 2.2.3. Hình thức xuất khẩu sang Nhật Bản trong thời gian qua ...........................26 2.2.4. Thực trạng về Logistic cho xuất khẩu đồ gỗ trong thời gian qua............27 2.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn- hạn chế, tồn tại, thách thức, triển vọng của ngành gỗ Việt Nam khi xuất sang Nhật Bản..................................................................28 2.3.1. Những Thuận lợi .......................................................................................................28 2.3.2. Những khó khăn- hạn chế......................................................................................29 2.3.3. Những tồn tại..............................................................................................................31 2.3.4. Những thách thức......................................................................................................31 2.3.5. Triển vọng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong năm 2009 và trong những năm sắp tới...............................................................32 2.3.6. Đánh giá về chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) và của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ....................33 2.3.6.1. Đánh giá về chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương)..........................................................................................33 2.3.6.2. Đánh giá thực trạng chiến lược xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ................................34 2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản..............................................................................................................................................35 2.4.1. Phân tích môi trường bên ngoài ............................................................... 2.4.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô..............................................................................36 2.4.1.1.1. Yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội ...............................................................36 2.4.1.1.2. Yếu tố chính trị, pháp luật, chính phủ ..................................................37 2.4.1.1.3. Yếu tố khoa học, công nghệ.....................................................................39
  • 6. 2.4.1.1.4. Yếu tố môi trường tự nhiên......................................................................40 2.4.1.2. Phân tích môi trường vi mô...............................................................................40 2.4.1.2.1. Các đối thủ cạnh tranh................................................................................40 2.4.1.2.2. Khách hàng.....................................................................................................42 2.4.1.2.3. Nhà cung ứng nguyên liệu........................................................................42 2.4.1.2.4. Sản phẩm thay thế........................................................................................43 2.4.1..3. Ma trận đánh giá các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài Đến ngành gỗ xuất khẩu sang Nhật (ma trận EFE)...................................................44 2.4.1.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Việt Nam về đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản so với các đối thủ..........................................................................46 2.4.2. Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp..........................................................47 2.4.2.1. Nguồn nhân lực......................................................................................................48 2.4.2.2. Nguồn vốn................................................................................................................49 2.4.2.3. Nghiên cứu và phát triển.....................................................................................49 2.4.2.4. Công tác Marketing..............................................................................................50 2.4.2.5. Sản xuất, quản lý ...................................................................................................52 2.4.2.6. Công tác thông tin.................................................................................................52 2.4.2.7. Ma trận đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản (Ma trận IEF) .............................................53 2.4.3. Ma trận SWOT chưa đầy đủ đánh giá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.........................................................................54 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................................56 CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN, HƯỚNG TỚI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN. 3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu sang thi trường Nhật Bản, hướng phát triển của ngành đồ gỗ xuất khẩu..........58 3.1.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu thị trường Nhật Bản..........................................................................................58 3.1.2. Phương hướng phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu .........................................59
  • 7. 3.2. Ma trận SWOT- xây dựng chiến lược..............................................................................60 3.3. Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM).....................................61 3.3.1. Chiến lược phát triển thị trường ..........................................................................62 3.3.1.1. Cơ sở xây dựng chiến lược phát triển thị trường .................................62 3.3.1.2. Nội dung chiến lược phát triển thị trường ..............................................62 3.3.2. Chiến lược phát triển sản phẩm ...........................................................................64 3.3.2.1. Cơ sở xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm ..................................64 3.3.2.2. Nội dung chiến lược phát triển sản phẩm ...............................................65 3.4. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản .. 67 3.4.1. Giải pháp giải quyết khó khăn về vốn, tạo vốn cho sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản....................................................................................67 3.4.2. Giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất......................................68 3.4.2.1. Nhóm giải pháp Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 68 3.4.2.2. Nhóm giải pháp cho doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ ..............69 3.4.3. Giải pháp nâng cao, đổi mới công nghệ sản xuất..........................................70 3.4.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực..................................................................70 3.4.5. Giải pháp về Marketing, xây dựng thương hiệu............................................71 3.5. Kiến nghị ....................................................................................................................................73 3.5.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để giải quyết nguyên liệu cho sản xuất..........................................................................73 3.5.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính, ngân hàng Nhà nước để giải quyết vấn đề vốn , thuế và nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp............................74 3.5.3. Kiến nghị đối với Bộ Giao thông Vận tải về vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất xuất khẩu ......................................................................................75 3.5.4. Kiến nghị đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.....................................................................................................................................76 3.5.5. Kiến nghị với doanh nghiệp..................................................................................76
  • 8. 3.5.6. Kiến nghị đối với các Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, các Hội ở địa phương................................................................................................................................77 3.6. Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ vào thị trường Nhật Bản...............................................................................................................................78 3.7. Khuyến nghị cho nghiên cứu tiếp theo............................................................................79 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................................................79 KẾT LUẬN........................................................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................83 PHỤ LỤC
  • 9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BSL: Đối với các sản phẩm không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật JAS và luật JIS. CIF: Cost Insurance and freight (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí vận tải) CN: Công nhân CP: Chính phủ CSHT: Cơ sở hạ tầng. DN: Doanh nghiệp ĐK: Điều kiện EU: European Union (Liên Minh Châu Âu) EFE: External factor evaluation (ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài) EXPO: Hội chợ đồ gỗ và thủ công Mỹ nghệ FSC: Forest Stewardship Council (Hội đồng quản trị rừng thế giới) FOB : Free on Board ( giao hàng qua lan can tàu) FDI: Foreign direct investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài. GDP: Gross domestic product: (tổng thu nhập quốc nội) IFE: Internal factor evaluation (ma trận đánh giá các yếu tố bên trong) JAS: Luật Về tiêu chuẩn hoá và dán nhãn các nông lâm sản (viết tắt là JAS) của Nhật Bản JIS: Luật về tiêu chuẩn cơ bản trong công nghiệp (JIS) của Nhật Bản KT: Kinh tế NXB: Nhà xuất bản NB: Nhật Bản NL: Nguyên liệu NC: Nghiên cứu PT: Phát triển QL: Quản lý SWOT: Strenghts, weakness, opportunities, Threats (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ
  • 10. SGGP: Sài Gòn Giải phóng SP: Sản phẩm TTXVN: Thông Tấn xã Việt Nam TT: Thị trường USD: United States Dollars (đô la Mỹ) WTO: World trade organization (Tổ chức Thương mại thế giới) Vifores: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam VN: Việt Nam XK: Xuất khẩu
  • 11. DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng/biểu Trang Biểu đồ 2.1 Xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Mỹ Trang 20 giai đoạn 2005-2007. Biểu đồ 2.2 Xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Nhật Trang 22 Bản giai đoạn 2005-2007. Biểu đồ 2.3 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam Trang 24 sang thị trường Nhật Bản so sánh với thị trường Mỹ và EU qua các năm. Bảng 2.1 Một số thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Trang 23 Nam năm 2007. Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam Trang 24 sang thị trường Nhật Bản so sánh với thị trường Mỹ và EU qua các năm.
  • 12. DANH MỤC PHỤ LỤC STT Tên phụ lục Trang Phụ lục 1 Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu sản phẩm Trang 1 cửa gỗ vào Nhật Bản. Phụ lục 2 Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam năm 2007 Trang 2 Phụ lục 3 Một số văn bản của Nhà nước có liên quan đến Trang 19 ngành đồ gỗ. Phụ lục 4 Thống kê rừng và sản lượng gỗ khai thác qua Trang 22 các năm. Phụ lục 5 Các chỉ tiêu về dân số và lao động sử dụng Trang 22 trong ngành gỗ. Phụ lục 6 Thống kê nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu của Trang 22 Việt Nam từ các nước. Phụ lục 7 Tổng quan về việc cổ phần hoá doanh nghiệp Trang 23 và thu hút vốn FDI vào ngành đồ gỗ. Phụ lục 8 Thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu bốn tháng Trang 24 đầu năm 2008. Phụ lục 9 Giải thích thêm về ma trận hình ảnh cạnh tranh Trang 25 Phụ lục 10 Danh mục các công ty được chọn lọc phân tích, Trang 27 đánh giá. Phụ lục 11 Kết quả khảo sát, thống kê. Trang 30
  • 13. LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài. Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2000 trở lại đây, ngành đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam ta luôn gặt hái được nhiều thành quả rất to lớn, kim ngạch xuất khẩu năm sau luôn lớn hơn năm trước và đã đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà. Đối với thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ, Nhật Bản luôn là một trong ba thị trường xuất khẩu lớn, trọng điểm của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Nhật Bản này vẫn còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản còn gặp nhiều khó khăn về thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất, thiếu vốn, năng lực chế biến của doanh nghiệp còn yếu… cộng với thách thức về cạnh tranh rất gây gắt trong việc giành thị trường với các doanh nghiệp cùng ngành của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, thách thức về áp lực thiếu hụt nguyên liệu.... Đặc biệt, trong năm 2008 và năm 2009 này, sự suy thoái kinh tế thế giới và khủng hoảng tài chính toàn cầu đang tác động xấu đến xuất khẩu Việt Nam nói chung và mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản nói riêng. Do đó, việc đưa ra những chiến lược và giải pháp để khắc phục khó khăn, hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong lúc này là mang tính cấp bách và rất thiết thực. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé kiến thức đã học, đã tìm tòi, đã xâm nhập thực tế, em đã mạnh dạng chọn đề tài “Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, thực trạng và giải pháp” nhằm giúp cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam có được cái nhìn tổng quát lại toàn cảnh bức tranh của ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Từ đó nghiên cứu, vận dụng linh hoạt các giải pháp vào điều kiện thực tiễn, phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp mình, giải quyết khó khăn, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu và chiếm lĩnh thị trường đồ gỗ Nhật Bản. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về chiến lược, làm nền tảng cho việc đưa ra các chiến lược và giải pháp để khắc phục khó khăn, hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ cho các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
  • 14. - Nghiên cứu kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Trung Quốc, của doanh nghiệp nghiệp Việt Nam, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm áp dụng vào điều kiện thực tiễn cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam khi xuất sản phẩm đồ gỗ vào Nhật Bản. - Đánh giá một cách tổng quát về thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua. Rút ra được những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản. - Nghiên cứu xây dựng đưa ra các chiến lược và giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam sang Nhật Bản, đưa ra các kiến nghị đối với Hiệp hội ngành gỗ, kiến nghị với Bộ Công thương, Bộ Giao thông Vận tải, ngân hàng Nhà nước… trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản cho các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên cơ sở nền tảng lý luận về chiến lược, kết hợp với việc thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà Quản trị của các công ty đang sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật, lấy số liệu từ các Niên giám Thống kê, các tạp chí chuyên ngành đồ gỗ, sách, báo, internet…Ngoài ra, thông qua việc việc đi khảo sát từ thực tế và bằng phương pháp thống kê, tổng hợp, chọn lọc từ 141 doanh nghiệp, sử dụng phần mềm Exel phân tích, đánh giá, từ đó tác giả đưa ra chiến lược và giải pháp (xin xem kết qủa khảo sát nêu ở phụ lục 10, 11). 4. Đối tượng và phạm vi của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. - Phạm vi thời gian: Đề tài được được nghiên cứu dựa trên tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ năm 2004 đến nay. - Phạm vị không gian: Nghiên cứu một số doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ ở hai cụm có kim ngạch xuất khẩu cao là cụm Thành Phố Hồ Chí Minh- Bình Dương- Đồng Nai, cụm Bình Định- Tây Nguyên, nghiên cứu thị trường đồ gỗ Nhật Bản.
  • 15. - Trong phạm vi đề tài này, em chỉ tập trung vào nghiên cứu ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, đưa ra chiến lược và các giải pháp mang tính vĩ mô, để từ đó các doanh nghiệp có thể vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tiễn, phù hợp với khả năng, thế mạnh, thuận lợi riêng ở mỗi doanh nghiệp. 5. Tính mới của đề tài Để nghiên cứu đề tài này, tác giả đã nghiên cứu trước các đề tài nghiên cứu của các tác giả sau đây: - Nhan Phương Thy (2004), Chiến lược Marketing xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường EU. - Đỗ Kim Vũ (2005), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ ở Thành Phố Hồ Chí Minh sang thị trường Hoa Kỳ. - Đỗ Nguyễn Ngân Tuyền (2006), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ Thành Phố Hồ Chí Minh sang thị trường EU. - Trần Thanh Sơn (2006), Chiến lược phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ đến năm 2015. - Đỗ Đoan Trang (2007), Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu tại tỉnh Bình Dương sau khi Việt Nam gia nhập WTO. - Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), Chiến lược đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 5.56 tỷ USD vào năm 2010 và đạt 7 tỷ USD vào năm 2020. Các đề tài có liên quan trên chưa đề cập hoặc ít đề cập đến thị trường đồ gỗ Nhật Bản, chưa đưa ra các chiến lược và giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản cho năm 2009 và cho những năm tới. Đề tài này được nghiên cứu sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO và sau sự kiện hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản đã nhấn mạnh quyết tâm đẩy mạnh quan hệ hai bên “hướng tới xây dựng một đối tác chiến lược vì hoà bình, phồn vinh ở châu Á” trong năm 2006 và sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang thăm Nhật Bản vào tháng 11 năm 2007. Tính mới của đề tài so với các đề tài thể hiện qua: - Đánh giá lại chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản.
  • 16. - Thông qua việc tổng hợp, phân tích tất cả các khía cạnh, từ những mặt thuận lợi, khó khăn cũng như các thách thức mà ngành mà ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam ta sang Nhật Bản đang phải đối mặt, từ đó người viết đưa ra các chiến lược: Chiến lược phát triển thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm, và những giải pháp cụ thể, chi tiết cho việc giải quyết vấn đề vốn cho hoạt động sản xuất, giải quyết tình trạng thiếu hụt nguyên liệu, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới máy móc, công nghệ sản xuất, góp phần với Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc quản lý, thúc đẩy sự phát triển của ngành gỗ nói chung và đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản nói riêng, giúp doanh nghiệp khắc phục được những khó khăn, vượt qua thách thức, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản. - Đưa ra các kiến nghị với Chính Phủ, Bộ Công thương, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Bộ Tài chính, góp phần khắc phục những khó khăn, thách thức hiện tại, hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản cho năm 2009 và cho những năm sắp tới. 6. Bố cục của đề tài Đề tài được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật . Nội dung cơ bản của chương 1: Lấy cơ cở nền tảng khoa học về xây dựng chiến lược, phân tích thị trường đồ gỗ Nhật Bản từ các khía cạnh tiềm năng, quy mô, các kênh phân phối, các quy định về luật pháp của Nhật Bản đối với sản phẩm gỗ, phân tích kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Trung Quốc, của một số doanh nghiệp trong nước, để từ đó làm nền tảng cho việc xây dựng chiến lược và đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua. Nội dung cơ bản của chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam ta sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua, nhìn lại toàn cảnh bức tranh xuất khẩu từ tất cả các khía cạnh thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức, đánh giá chiến
  • 17. lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), đánh giá chiến lược của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chiến lược xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tác động từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp, phân tích các nhân tố tác động từ môi trường bên trong doanh nghiệp. Từ đó làm cơ sở cho việc đề ra chiến lược, các giải pháp thực thi chiến lược, giải quyết khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản. Chương 3: Những giải pháp. Nội dung cơ bản của chương 3: Từ ma trận SWOT, xây dựng nên các chiến lược xuất khẩu, từ ma trân QSPM lựa chọn chiến lược phát triển thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm. Từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kiến nghị với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhằm khắc phục các khó khăn, giúp ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất, vốn …và tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
  • 18. - 1 - CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHĂC PHỤC KHÓ KHĂN, HƯỚNG TỚI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN Để đẩy mạnh xuất khẩu một sản phẩm sang thị trường bất kỳ thì trước hết cần phải có một chiến luợc khoa học và phù hợp. Qua quá trình nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, tác giả nhận thấy rằng mặt dù Nhật Bản luôn được Chính phủ, ngành gỗ xác nhận rằng Nhật Bản luôn là một trong ba thị trường lớn, xuất khẩu trọng điểm của sản phẩm gỗ Việt Nam trong thời gian qua và trong những năm tới. Tuy nhiên, mức kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này vẫn còn rất khiêm tốn, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của ngành. Bên cạnh đó, qua quá trình thu thập dữ liệu, đi khảo sát từ thực tế, tác giả nhận thấy rất nhiều doanh nghiệP Việt Nam chưa xây dựng được một chiến lược khoa học và phù hợp để xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường này. Chính vì vậy, trước khi giới thiệu về thị trường đồ gỗ Nhật Bản, đưa ra các giải pháp, tác giả xin trình bày một số vấn đề về chiến lược và quản trị chiến lược để làm nền tảng cho việc đưa ra các giải pháp. 1.1. Một số vấn đề về chiến lược 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Chiến lược Định nghĩa về chiến lược của Michael E. Porter. Theo ông chiến lược là: - Sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt. - Sự chọn lựa, đánh đổi trong cạnh tranh. - Việc tạo ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt động của công ty. (nguồn: M.E. Porter (1996), What is Strategy, Havard Business Review). Theo John I Thompson, chiến lược là sự kết hợp các nguồn lực – môi trường và các giá trị cần đạt được. Thông qua việc bàn về một số khái niệm chiến lược của các nhà kinh tế, chúng ta có thể định nghiã về chiến lược như sau: Là tổng hợp các động thái cạnh tranh và phương pháp kinh doanh sử dụng bởi những người quản lý để vận hành công ty. Là “kế hoạch chơi” của ban quản lý để: + Thu hút và hài lòng khách hàng
  • 19. - 2 - + Chiếm giữ một vị trí thị trường + Cạnh tranh thành công + Tăng trưởng kinh doanh + Đạt được mục tiêu đã đề ra 1.1.1.2. Xây dựng chiến lược Xây dựng chiến lược (hình thành chiến lược) là quá trình thiết lập nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện điều tra nghiên cứu để xác định các khuyết điểm bên trong doanh nghiệp và các nhân tố tác động bởi môi trường bên ngoài doanh nghiệp, để từ đó đề ra các mục tiêu dài hạn và lựa chọn những chiến lược thay thế (nguồn: Fred R. David (2006), Khái luận về Quản trị chiến lược, NXB thống kê, trang 23). 1.1.1.3. Quản trị chiến lược Quản trị chiến lược là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra (nguồn: Fred R. David (2006), Khái luận về Quản trị chiến lược của, NXB thống kê, trang 9). Quá trình quản trị chiến lược gồm có ba giai đoạn: Thiết lập chiến lược, thực hiện chiến lược và đánh giá chiến lược. Giai đoạn thiết lập chiến lược gồm việc phát triển nhiệm vụ kinh doanh, xác định các cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp bởi các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp, chỉ rõ các điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp, thiết lập các mục tiêu dài hạn, tạo ra các chiến lược thay thế và chọn ra các chiến lược đặc thù để theo đuổi (nguồn: Fred R. David (2006), Khái luận về Quản trị chiến lược , NXB thống kê, trang 9). 1.1.2. Nội dung các loại hình chiến lược chủ yếu 1.1.2.1. Các chiến lược kết hợp: Đó là các chiến lược kết hợp về phía trước, kết hợp về phía sau, kết hợp theo chiều ngang đôi khi được xem là các chiến lược kết hợp theo chiều dọc. Các chiến lược kết hợp theo chiều dọc cho phép một công ty có được sự kiểm soát đối với các nhà phân phối sản phẩm, nhà cung cấp nguyên liệu và / hoặc đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 1.1.2.2. Chiến lược thâm nhập thị trường: Chiến lược thâm nhập thị trường nhằm làm tăng thị phần cho các sản phẩm, dịch vụ hiện có tại các thị trường hiện có bằng những nỗ lực tiếp thị lớn hơn.
  • 20. - 3 - 1.1.2.3. Chiến lược phát triển thị trường: Là chiến lược liên quan đến việc đưa những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có vào những khu vực điạ lý mới. 1.1.2.4. Chiến lược phát triển sản phẩm: Là chiến lược nhằm tăng doanh thu bằng việc cải tiến hoặc sửa đổi những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại. 1.1.2.5. Chiến lược liên doanh: Chiến lược liên doanh là một chiến lược phổ biến thường xảy ra khi hai hay nhiều công ty thành lập nên một hợp doanh hay một congxooxiom tạm thời nhằm mục đích khai thác một cơ hội nào đó. Hay liên doanh là một chiến lược phổ biến thường xảy ra khi hai hay nhiều công ty thành lập nên một công ty thứ ba (độc lập với các công ty mẹ) nhằm mục đích khai thác một cơ hội nào đó. 1.1.3. Vai trò của chiến lược đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, nếu có một chiến lược đúng sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp thấy được hướng đi, hướng phát triển cho tương lai. Từ đó đề ra các hành động cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra, giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, khi có thách thức mới, nguy cơ mới sắp sảy ra, các nhà quản lý sẽ nhanh chóng đưa ra các quyết định kịp thời, các giải pháp ứng phó để đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển đi lên. 1.1.4. Quy trình xây dựng chiến lược 1.1.4.1. Xác định mục tiêu chiến lược Để xây dựng chiến lược, điều quan trọng là xác định mục tiêu cho chiến lược, xác định mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cho thị trường mà doanh nghiệp sẽ hướng tới. 1.1.4.2. Nghiên cứu các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp Khái niệm môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp: Môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp gồm những yếu tố, những lực lượng, những thể chế… xảy ra ở bên ngoài doanh nghiệp, nhưng ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo Fred R. David, các ảnh hưởng của môi trường bên ngoài có tác động đến doanh nghiệp bao gồm: (1) Ảnh hưởng về kinh tế; (2) ảnh hưởng về văn hoá, xã hội, địa lý và nhân khẩu; (3) ảnh hưởng của luật pháp, Chính phủ và chính trị; (4) ảnh hưởng của công nghệ; (5) ảnh hưởng của cạnh tranh.
  • 21. - 4 - Môi trường bên ngoài doanh nghiệp được chia thành hai loại: Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. 1.1.4.2.1. Các yếu tố của môi trường vĩ mô * Yếu tố kinh tế: Đó là sự tác động của các yếu tố như chu kỳ kinh tế, nạn thất nghiệp, thu nhập quốc dân và xu hướng thu nhập quốc dân, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ, thuế …Những diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng đến chiến lược chung của ngành và doanh nghiệp. * Yếu tố chính trị và luật pháp: Đó là sự tác động của các quan điểm, đường lối chính trị của Chính phủ, hệ thống luật hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao của Chính phủ và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. * Yếu tố văn hoá xã hội: Bao gồm những chuẩn mực, giá trị mà những chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. * Yếu tố tự nhiên: Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoán sản trong lòng đất, tài nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường nước và không khí …. * Yếu tố công nghệ: Các ảnh hưởng của công nghệ cho thấy những vận hội và mối đe doạ mà chúng phải được xem xét trong việc soạn thảo các chiến lược. Sự tiến bộ kỹ thuật có thể tác động sâu sắc lên những sản phẩm, dịch vụ, thị trường, nhà cung cấp, nhà phân phối, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, quá trình sản xuất, thực tiễn tiếp thị, và vị thế cạnh tranh của những tổ chức. 1.1.4.2.2. Các yếu tố của môi trường vi mô Có 5 yếu tố cơ bản: Đối thủ cạnh tranh, người mua (khách hàng), nhà cung cấp, các đối thủ mới tiềm ẩn và sản phẩm thay thế. * Yếu tố đối thủ cạnh tranh: Đó là những doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng cùng loại với công ty. Đối thủ cạnh tranh chia sẻ thị phần với công ty, có thể vươn lên nếu có vị thế cạnh tranh cao hơn. Việc nhận diện được tất cả các đối thủ cạnh tranh và xác định được các ưu thế, khuyết điểm, khả năng, vận hội, mối đe
  • 22. - 5 - dọa, mục tiêu và chiến lược của họ. Thu thập và đánh giá thông tin về đối thủ cạnh tranh là rất quan trọng để có thể soạn thảo chiến lược thành công. * Yếu tố khách hàng: Là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp và là nhân tố tạo nên thị trường. Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ khách hàng của mình. * Nhà cung cấp: Nhà cung cấp là những cá nhân hoặc tổ chức (doanh nghiệp hoặc công ty) cung cấp các nguồn lực (sản phẩm, dịch vụ, nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, máy móc, thiết bị, nguồn tài chính, nguồn nhân lực…) cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. * Các đối thủ tiềm ẩn: Các đối thủ tiềm ẩn là những đối thủ cạnh tranh có thể sẽ tham gia thị trường trong tương lai hình thành những đối thủ cạnh tranh mới. * Sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế là những sản phẩm khác về tên gọi và thành phần nhưng đem lại cho người tiêu dùng những lợi ích tương đương như sản phẩm của doanh nghiệp. Sự xuất hiện của những sản phẩm thay thế có thể dẫn tới nguy cơ làm giảm giá bán hoặc sụt giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.1.4.3. Nghiên cứu tình hình nội bộ công ty Khái niệm: Theo Fred R. David, đó là việc tập trung nhận định và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong kinh doanh của công ty, bao gồm: Công tác quản trị, Marketing, tài chính, kế toán, sản xuất / thực hiện, nghiên cứu & phát triển, và hệ thống thông tin. 1.1.5. Xây dựng các phương án chiến lược Xây dựng chiến lược được thực hiện trên cơ sở phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh, nhận biết những cơ hội và nguy cơ tác động đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Từ đó xác định các phương án chiến lược để đạt được mục tiêu đề ra. Việc xây dựng chiến lược phải tạo sự hài hòa và kết hợp cho được các yếu tố tác động đến chiến lược. Để thực hiện được điều này, có thể áp dụng rất nhiều phương pháp và công cụ hoạch khác nhau, khoá luận này em chỉ chọn lọc sử dụng các công cụ được giới thiệu sau đây: 1.1.5.1. Ma trận đánh giá các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp (ma trận EFE) Qua ma trận EFE, cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các thông tin kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân khẩu, địa lý, chính trị pháp luật, công nghệ và cạnh
  • 23. - 6 - tranh… có tác động, ảnh hưởng đến việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. 1.1.5.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh: Trong tất cả các sự kiện và xu hướng môi trường có thể ảnh hưởng đến vị trí chiến lược của một công ty, ảnh hưởng cạnh tranh thường được xem là quan trọng nhất. Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùng những ưu thế và khuyết điểm đặc biệt của họ. Tổng số điểm đánh giá của các đối thủ cạnh tranh được so với ngành mẫu. Các mức phân loại đặc biệt của những đối thủ cạnh tranh có thể được đem so sánh với các mức phân loại của ngành mẫu. Việc phân tích, so sánh này cung cấp các thông tin chiến lược quan trọng cho việc xây dựng chiến lược. 1.1.5.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong doanh nghiệp (ma trận IFE) Công cụ hình thành chiến lược này tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và điểm yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng của công ty, và nó cũng cung cấp những cơ sở để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này. 1.1.5.4. Ma trận SWOT (Điểm mạnh- Điểm yếu- Cơ hội – Nguy cơ) SWOT là viết tắt của 4 chữ: Strengths (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Ma trận này giúp kết hợp các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đã được đánh giá từ các ma trận EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận IFE để từ đó thiết lập nên các chiến lược kết hợp. Ma trận SWOT là công cụ hình thành chiến lược rất hữu hiệu, từ ma trận này, có thể lựa chọn các chiến lược thích hợp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Những điểm mạnh- S 1. 2. 3. Liệt kê những điểm mạnh. …………………………… Các cơ hội – O Các chiến lược SO 1. 1. Những điểm yếu- W 1. 2. 3. Liệt kê những điểm yêú …………………………… Các chiến lược WO 1.
  • 24. - 7 - 2. 2 3. Liệt kê các cơ hội .…………………………… ……………………… Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội Các mối đe doạ- T Các chiến lược S-T 1. 1. 2. 2 3. Liệt kê các mối đe .…………………………… dọa Sử dụng các điểm mạnh để ……………………… tránh các mối đe doạ. 2 .…………………………… Vượt qua những điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội. Các chiến lược W-T 1. 2 .…………………………… Tối thiểu hoá những đểm yếu và tránh khỏi các mối đe dọa. 1.1.6. Lựa chọn chiến lược Dựa vào các chiến lược kết hợp lập được từ ma trận SWOT, nhà quản trị xem xét chiến lược nào phù hợp với năng lực và hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức mình nhất để lựa chọn và đưa ra các giải pháp thực thi. 1.2. Giới thiệu tổng quan về thị trường đồ gỗ Nhật Bản 1.2.1. Tiềm năng của thị trường đồ gỗ Nhật Bản Với tổng GDP năm 2006 đạt 4.375 tỷ USD, tính theo đầu người là 35.757 USD/người (xếp hạng thứ 14 - những nước có thu nhập GDP/ đầu người cao nhất trên thế giới) (nguồn: www.vnagency.com.vn). Với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản những năm gần đây khoảng 5.2 tỷ USD/ năm, xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam vào Nhật Bản chỉ chiếm 7.3% kim ngạch nhập khẩu của nước này, mức tiêu dùng đối với sản phẩm đồ gỗ của người Nhật là khoảng 1000 USD/hộ/tháng. Như vậy, với nhu cầu này hàng năm, Nhật Bản là một trong những thị trường nhập khẩu lớn của thế giới nói chung và đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ Việt Nam sang Nhật nói riêng. Năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 300.6 triệu USD (nguồn: www.vinanet.vn), với mức kim ngạch còn khiêm tốn này, quả thật đây là một thị trường rất lớn và đầy tiềm năng. Tuy nhiên,
  • 25. - 8 - vấn đề là các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam phải có chiến lược và giải pháp bài bản, phải biết chớp lấy thời cơ, cơ hội thì mới đẩy mạnh, khai thác mạnh được thị trường đồ gỗ Nhật Bản. Ngược lại, tiềm năng thì cũng chỉ là tiềm năng và tiềm năng cũng sẽ mất đi vì hiện có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như: Trung Quốc, Đài Loan cũng đang xuất sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật. 1.2.2. Quy mô thị trường đồ gỗ Nhật Bản. Nhật Bản là thị trường mở với quy mô dân số gần 128.5 triệu nguời (năm 2007), có nền công nghiệp phát triển mạnh và đứng hàng đầu thế giới. Người Nhật có mức sống và thu nhập bình quân đầu người thuộc hạng cao trên thế giới, với tổng GDP năm 2006 đạt 4.375 tỷ USD, tính theo đầu người là 35.757 USD/người/năm (xếp hạng thứ 14 - những nước có thu nhập GDP/ đầu người cao nhất trên thế giới). Với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản những năm gần đây khoảng 5.2 tỷ USD/năm, mức tiêu dùng cho sản phẩm đồ gỗ tại Nhật Bản sấp xỉ 1000 USD/hộ/tháng. Tính đến thời điểm ngày 7/7/2007, xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam vào Nhật Bản chiếm chiếm 7.3% thị phần của nước này. (nguồn: www.taichinhvietnam.com). Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ việt Nam sang thị trường này 10 tháng năm 2008 đạt 297.5 triệu USD, tăng 14.5% so cùng kỳ năm ngoái và chiếm 12.99% tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ 10 tháng năm 2008 của cả nước đạt 2.29 tỷ USD. Do đặc điểm về địa lý, Nhật Bản là một trong số những nước rất hiếm về tài nguyên thiên nhiên, ngoại trừ nguồn hải sản, do đó hầu hết các sản phẩm gia dụng, trang trí nội, ngoại thất đều phải nhập khẩu. Xu hướng tiêu dùng và sính đồ ngoại của người Nhật Bản ngày càng gia tăng và sức tiêu thụ của thị trường này rất lớn. Bên cạnh đó, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn trên thế giới, đặc biệt trong xã hội công nghiệp với mức độ rất cao như hiện nay, người Nhật ngày càng có nhu cầu sử dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ thay thế cho vật liệu bằng sắt, nhôm...(nguồn: www.itpc.hochiminhcity.gov.vn). Về cơ cấu mặt hàng đồ gỗ nhập khẩu của Nhật Bản khá đa dạng gồm có mặt hàng ghế gỗ, đồ gỗ sử dụng trong văn phòng, đồ gỗ sử dụng nhà bếp, đồ gỗ sử dụng trong phòng ngủ…nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau như: Mỹ, Ý, Đức… Những năm gần đây, Nhật đã chuyển hướng tăng mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài
  • 26. - 9 - Loan và một số nước Đông Nam Á như: Malaysia, Thái Lan và Việt Nam… Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản cũng khá đa dạng gồm nhiều chủng loaị khác nhau và sản phẩm gỗ Việt Nam đã được người tiêu dùng Nhật Bản tín nhiệm, ưa thích và đánh giá cao về mặt chất lượng. 1.2.3. Các kênh phân phối hàng đồ gỗ nhập khẩu của Nhật Bản Hiện tại, Nhật Bản có khoảng trên 6.290 cửa hàng chuyên bán đồ gỗ, trong đó khoảng 6.000 cửa hàng dạng vừa và nhỏ, với diện tích bán hàng nhỏ hơn 1.500 m2 , 290 cửa hàng còn lại là các cửa hàng lớn có diện tích hơn 1.500 m2 (nguồn: www.ecvn.com). Đây là đối tượng mà các nhà doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm đồ gỗ cao cấp cần quan tâm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần quan tâm tới các cửa hàng bách khoa tổng hợp cho các mặt hàng chất lượng vừa, hàng đại trà và kể cả hàng cao cấp. Họ có những khách hàng trung thành, có thu nhập cao và giá cả khá bình dân nên mặt hàng bày bán khá đa dạng. Sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản được phân phối theo ba kênh: (a) nhà xuất khẩu- nhà nhập khẩu-nhà bán lẻ, (b) nhà xuất khẩu-nhà thiết kế và lắp ráp Nhật-nhà bán lẻ, (c) nhà xuất khẩu-nhà bán lẻ. Tuy nhiên, sản phẩm gỗ Việt Nam thường được phân phối theo kênh (b) vì theo kênh này các nhà lắp ráp của Nhật sẽ nhập các bộ phận rời từ các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam về để lắp ráp lại thành sản phẩm hoàn chỉnh, sau đó giao lại cho nhà bán lẻ, theo kênh này họ sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí. Những năm gần đây, việc xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản qua kênh này luôn chiếm tỷ trọng rất cao, thuận lợi cho các nhà xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam. Xem thêm phụ lục 1- những điểm cần lưu ý khi xuất sản phẩm cửa gỗ vào Nhật Bản 1.2.4. Nguồn nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản Đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản chủ yếu bao gồm đồ gỗ cao cấp nhập từ Châu Âu,châu Mỹ như: Ý, Đức, Áo, Đan Mạch, Mỹ và một khối lượng từ các nước ASEAN. Đồ nội thất của Mỹ và Châu Âu (đặc biệt là Ý và Đức) thu hút người tiêu dùng Nhật Bản do kiểu cách đẹp, chất lượng tốt và uy tín nhãn hiệu hàng hóa cao. Nhiều sản phẩm nhập từ Châu Á là sản phẩm sản xuất dưới dạng OEM (còn gọi là “mặt hàng nhập khẩu phát triển”) từ các cơ sở của Nhật đóng gói tại
  • 27. -10- nước ngoài. Các sản phẩm này thay đổi ít nhiều về thiết kế so với các sản phẩm sản xuất tại Nhật. Trong những năm gần đây, hàng đồ gỗ xuất xứ Trung Quốc và Mỹ tăng đáng kể ở Nhật Bản. Đài Loan chuyển từ việc xuất khẩu đồ mây tre sang Nhật bằng các hàng nội thất đắt tiền có chất lượng cao do nguồn mây tre trong nước giảm. Thái Lan chủ yếu cung cấp hàng đồ gỗ cao su. Các nước ASEAN đã có tiến bộ rất nhiều về chất lượng và kiểu dáng. Tuy nhiên, các sản phẩm của các nước ASEAN trước khi nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản vẫn phải trải qua các cuộc kiểm tra khắt khe. Nói chung, đồ gỗ giá rẻ được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN, trong khi đó đồ gỗ cao cấp được nhập từ Châu Âu, Mỹ. Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong những năm gần đây, sản phẩm nhập khẩu Thái Lan, Indonesia, Việt Nam cũng tăng nhanh. Trong số các nước, lãnh thổ xuất khẩu hàng đầu sản phẩm gỗ vào Nhật Bản gồm Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan Malaysia… 1.2.5. Những định chế và đòi hỏi của thị trường đồ gỗ Nhật 1.2.5.1. Các quy định pháp luật và thủ tục khi nhập khẩu Tại thời điểm nhập khẩu không có quy định đặc biệt trừ những đồ đạc sử dụng những nguyên liệu bằng da của một số loại động vật quý hiếm có thể bị hạn chế nhập theo các điều khoản của hiệp ước Washington (hiệp ước quốc tế về bán động thực vật, thực vật quý hiếm). 1.2.5.2. Các quy định pháp luật khi kinh doanh đồ gỗ Một số sản phẩm đồ gỗ muốn được kinh doanh trên thị trường Nhật Bản phải đáp ứng được yêu cầu của luật “ Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hoá” và “Luật an toàn sản phẩm”. Mã số HS Hàng hóa Các quy định liên quan 9403 Bàn và ghế Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa 9403 Ghế, Sofa Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa 9403 tủ Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa 9403 Giường hai tầng Luật an toàn sản phẩm 9403 Tủ bếp Luật an toàn sản phẩm 9403 Tủ trẻ em Luật an toàn sản phẩm 9403 Cũi trẻ em Luật an toàn sản phẩm 9403 Ghế trẻ em Luật an toàn sản phẩm
  • 28. -11- + Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hoá: Yêu cầu nhà nhập khẩu phải đảm bảo nhãn hiệu của sản phẩm (như: Bàn, ghế, chạn, bát...) phải có đầy đủ các thông tin cho người tiêu dùng. + Luật an toàn sản phẩm: Một số sản phẩm tiêu dùng mà kết cấu, vật liệu hoặc cách sử dụng đặt ra vấn đề an toàn đặc biệt được coi là “sản phẩm đặc biệt: Có quy định tiêu chuẩn cho từng sản phẩm đặc biệt. Luật quy định giường cho trẻ em là sản phẩm đặc biệt loại 1. Giường phải bảo đảm các tiêu chuẩn này và phải có nhãn hiệu S đồng thời sẽ được tiến hành kiểm tra xác nhận bởi các cơ quan chuyên trách của Chính phủ dựa trên các tiêu chí chất lượng do luật đã đề ra. Nhà sản xuất đã đăng ký phải có trách nhiệm tuân thủ về các quy định an toàn theo luật định, yêu cầu các cơ quan nhà nước kiểm tra, giữ kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm bồi thường cho người tiêu dùng nếu hàng hoá bị hư hỏng. Từ 1/7/2003, các quy định mới về việc thải các chất hoá học dễ bay hơi, về tiêu chuẩn nhà của Bộ Đất Đai, Cơ sở Hạ tầng và Giao thông được ban hành và có hiệu lực tác động mạnh tới đồ gỗ nhập khẩu. Đồ gỗ nhập khẩu bắt buộc phải kiểm tra chất Formaldehyde theo luật JAS (quy định về sản phẩm gỗ), luật JIS (quy định về chất liệu công nghiệp) và luật BSL (đối với các sản phẩm không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật JAS và luật JIS). Quy định mới này được ban hành do mối lo ngại của người Nhật về chứng “ nhà bệnh tật”, là hội chứng rối loạn sức khoẻ mà người mua phàn nàn là do đồ gỗ thải ra quá nhiều hoá chất dễ bay hơi. Nội dung chủ yếu của quy định mới này là: Quy định quản lý mới về chất Chlorpyrifos và Formaldehyde trong sản phẩm (trong tương lai danh sách các chất có thể mở rộng). Cấm tuyệt đối sử dụng chất Chlorpyrifos. Những hạn chế đối với việc sử dụng Formaldehyde về mức độ dẫn tới khả năng gây ô nhiễm và các yêu cầu đối với kiểm tra quy định cho cơ quan kiểm nghiệm. + Tiêu chuẩn công nghiệp tự nguyện: Một số sản phẩm đồ gỗ như: Giường tủ, tủ đựng cốc chén, chạn đựng bát đĩa, ghế tựa phải tuân theo tiêu chuẩn hàng hoá an toàn (nhãn hiệu SG). Sản phẩm mang nhãn hiệu SG có lỗi gây thương tích cho người tiêu dùng thì phải trả một khoản tiền bồi thường là 100 triệu Yên cho một đầu người.
  • 29. -12- Nhãn hiệu theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS: Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi ở Nhật. Theo quy định của Điều 26 trong luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp, tất cả các cơ quan của Chính phủ phải ưu tiên đối với sản phẩm được đóng dấu chất lượng JIS khi mua hàng hoá để phục vụ cho hoạt động. + Chính sách thuế quan: Đối với sản phẩm đồ gỗ xuất sang Nhật Bản, hàng hoá của Việt Nam không gặp nhiều rào cản trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản như những mặt hàng khác do Nhật Bản khuyết khích nhập khẩu đồ gổ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn trong nước. Thuế suất nhập khẩu đối với hầu hết các mặt hàng đồ gỗ đều bằng 0%. Như vậy, đây là những thuận lợi lớn mà các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam cần phải tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới. 1.2.6. Chính sách thuế quan Đối với đồ gỗ xuất sang Nhật Bản, hàng hóa của Việt Nam không gặp nhiều rào cản trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn quá khắt khe của Nhật Bản như những mặt hàng khác do Nhật Bản khuyến khích nhập khẩu đồ gỗ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn trong nước. Thuế suất nhập khẩu đối với hầu hết các mặt hàng đồ gỗ đều bằng 0%. 1.2.7. Tình hình thị trường đồ gỗ Nhật Bản Tờ Japan Lumper Journal có một cuộc thảo luận về triển vọng thị trường các sản phẩm gỗ trong năm 2008 của Nhật Bản với Giám đốc Chi nhánh Thương mại các Sản phẩm Gỗ của Tập đoàn Sumitomo Forestry. Theo ông, ba nhân tố lớn tác động tới vấn đề nhập khẩu gỗ tròn vào thị trường Nhật Bản năm 2007 bao gồm: Thuế xuất khẩu gỗ tròn của Nga tăng mạnh, cước phí vận chuyển tăng và những khó khăn trong vận chuyển gỗ tròn Southsea. Theo lời ông, những vấn đề này sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng tới tình hình nhập khẩu gỗ tròn trong năm 2008 của Nhật Bản. Thảo luận về xu hướng nhập khẩu các sản phẩm gỗ gia tăng kể từ mùa thu năm 2007, ông cho biết, cơ cấu các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc như gỗ laminated, glulam, poplar plywood, gỗ laminated và veneer và những sản phẩm khác nữa sẽ không có nhiều thay đổi trong năm nay. Tuy nhiên, do tác động của việc Trung Quốc tăng thuế và giá nguyên liệu thô cao, các sản phẩm của Trung Quốc sẽ không còn hấp dẫn bằng những năm trước và Nhật Bản sẽ phải xem xét lại vị trí về cung cấp các
  • 30. -13- sản phẩm gỗ của Trung Quốc trên thị trường của mình. Điều cuối cùng, ông nhấn mạnh rằng, nhu cầu sử dụng gỗ và thị trường bất động sản chắc chắn sẽ tác động rất lớn tới thị trường nhập khẩu các sản phẩm gỗ vào thị trường Nhật Bản trong năm 2008. Cuộc Hội thảo về mối liên hệ giữa cung và cầu mặt hàng gỗ trên thế giới của Nhật Bản đã thu hút rất nhiều các hiệp hội về nhập khẩu gỗ cùng bàn thảo và đưa ra dự báo cho năm 2008 về tình hình thị trường đồ gỗ của Nhật Bản. Theo kết quả của cuộc hội thảo, nhu cầu sử dụng gỗ tròn trong năm 2008 sẽ thấp hơn 6,3% so với năm 2007, còn nhu cầu sử dụng gỗ xẻ tăng nhẹ 0,6%. Nhu cầu sử dụng gỗ tròn Southsea làm gỗ plywood sẽ giảm khoảng 6,9% so với năm 2007, và gỗ tròn Southsea làm gỗ lumber sẽ giảm khoảng 6,8%. (nguồn: www.thongtinthuongmaivietnam.vn) 1.2.8. Sở thích của người tiêu dùng Nhật Bản đối với sản phẩm gỗ Đòi hỏi cao về chất lượng: Xét về mặt chất lượng, người tiêu dùng Nhật Bản có yêu cầu khắt khe nhất. Do sống trong môi trường có mức sống cao nên người tiêu dùng Nhật Bản đã đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt chính xác về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho những sản phẩm có chất lượng tốt, yêu cầu này còn bao gồm các dịch vụ hậu mãi như sự phân phối kịp thời của nhà sản xuất khi một sản phẩm bị trục trặc, khả năng và thời gian sửa chữa các sản phẩm đó. Những lỗi nhỏ do sơ ý trong khi vận chuyển cũng có thể dẫn đến tác hại lớn là làm lô hàng khó bán, ảnh hưởng đến kế hoạch xuất khẩu lâu dài. Bởi vậy, cần có sự quan tâm đúng mức tới khâu hoàn thiện sản phẩm, bao gói và vận chuyển sản phẩm. Hiện tại, sản phẩm gỗ của Việt Nam đang được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng và đánh giá cao về mặt chất lượng, mẫu mã sản phẩm cũng tương đối đa dạng. Nhạy cảm với giá cả tiêu dùng hàng ngày: Người tiêu dùng Nhật Bản không chỉ yêu cầu hàng chất lượng cao, bao bì đảm bảo, dịch vụ bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tốt mà còn muốn mua hàng với giá cả hợp lý. Khi có sự tăng giá của một sản phẩm đã tồn tại trên thị trường, cần phải có những lời giải thích đầy đủ, nếu không sẽ gây ra những sự hoài nghi dẫn đến giảm sức mua của người tiêu dùng. Thị hiếu về màu sắc: Thị hiếu về màu sắc phụ thuộc rất nhiều vào lứa tuổi, giới thanh niên Nhật Bản ngày càng thiên về xu hướng căn cứ vào chất lượng và giá
  • 31. -14- cả để mua hàng, còn ở các gia đình truyền thống, người ta thích màu nâu đất của nệm rơm và sàn nhà. Thị hiếu về màu sắc cũng có sự thay đổi theo mùa. Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông, mùa hè nóng và ẩm ướt, mùa đông lạnh và khô. Đặc điểm khí hậu ảnh hưởng đến khuynh hướng tiêu dùng và việc bao gói sản phẩm cũng phải đảm bảo bảo vệ được sản phẩm trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm: Hàng hóa có mẫu mã đa dạng phong phú mới thu hút được người tiêu dùng Nhật Bản. Bởi vậy, nhãn hiệu hàng có kèm theo những thông tin hướng dẫn tiêu dùng là rất quan trọng để đưa hàng của bạn tới người tiêu dùng. Tuy vậy, người Nhật lại thường chỉ mua sản phẩm với số lượng ít vì không gian chỗ ở của họ tương đối nhỏ và còn để tiện thay đổi cho phù hợp mẫu mã mới. Thường người Nhật giờ đây có sở thích rất đa dạng. Họ thích các kiểu đồ gỗ mở, tức là người sử dụng có thể tùy chọn bọc da hay bọc vải, có nệm hay không có nệm, kích cỡ có thể thay đổi to hay nhỏ… để phù hợp với sở thích cá nhân của mình. 1.3. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp trong nước. Ngày nay, nói đến ngành gỗ là nói đến doanh nghiệp gỗ, Nhà nước đã không còn thực hiện việc bao cấp cho doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp phải tự thân vận động, tự tiềm kiếm thị trường đầu vào, thị trường đầu ra cho sản phẩm. Đối với thị trường đồ gỗ Nhật Bản, là một trong ba thị trường lớn, xuất khẩu trọng điểm của ngành gỗ xuất khẩu của Việt Nam ta trong thời gian qua và sẽ còn tiếp tục trong những năm tới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm xuất khẩu của một số doanh nghiệp Trung Quốc, các doanh nghiệp xuất khẩu thành công sản phẩm gổ sang thị trường Nhật Bản sẽ là cần thiết và hữu ích. 1.3.1. Kinh nghiệm xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc * Về xây dựng thương hiệu cho sản phẩm Các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ Trung Quốc sang thị trường Nhật Bản luôn hướng đến ngay việc xây dựng thương hiệu riêng cho mình, hầu hết các sản phẩm của doanh nghiệp họ đều có thương hiệu riêng, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Trung Quốc đều xuất trực tiếp sang thị trường Nhật Bản, họ không bán hàng qua nhà phân phối trung gian nước ngoài.
  • 32. -15- * Về công nghệ cho sản xuất: Sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Trung Quốc đã biết tận dụng những cơ hội tốt từ việc gia nhập WTO, đồng thời biết nhanh chóng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, họ chuyển giao máy móc công nghệ tiên tiến, hiện đại từ chính Nhật Bản, Đức, Ý. Từ đó họ đã sản xuất ra những sản phẩm vừa có chất lượng tốt, giá thành rẻ, vừa có mẫu mã đẹp, đáp ứng đúng gu yêu cầu cao về chất lượng của người tiêu dùng Nhật Bản. * Về sản xuất sản phẩm: Sản phẩm họ làm ra luôn có sự kết hợp nhiều nguyên liệu khác nhau trên cùng một sản phẩm. Ví dụ: Bộ ghế Sofa trong phòng khách vừa kết hợp giữa nguyên liệu chính là gỗ, bên cạnh đó mặt ghế ngồi kết hợp vải bọc nệm, thanh ghế có kết hợp với inox, làm khách hàng Nhật rất thích thú. Chính vì vậy, mà sản phẩm của họ vừa tiết kiệm được nguyên liệu, vừa làm tăng tính đa dạng cho sản phẩm. Đặc biệt, là sản phẩm luôn được cách tân, tiện lợi, nhiều công dụng, mẫu mã đẹp, đa dạng về chủng loại, thông tin trên sản phẩm được thể hiện rất chi tiết, rõ ràng về nguyên liệu được sử dụng, điều kiện bảo hành, thời hạn bảo hành và nguôn ngữ luôn được thể hiện bằng song Ngữ Anh - Nhật, tạo cảm giác thân thiện với người tiêu dùng Nhật Bản. Bên cạnh đó, sản phẩm gỗ xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc xuất sang thị trường Nhật Bản luôn có kích thước nhỏ hơn so với các sản phẩm cùng loại xuất sang Mỹ và Châu Âu. Mặt khác, sản phẩm gỗ xuất khẩu của họ sang Nhật Bản luôn đáp ứng đúng theo các quy định của luật pháp Nhật Bản. * Về giá bán sản phẩm: Các doanh nghiệp Trung Quốc luôn duy trì giá bán ổn định, rẻ. * Về công tác Marketing tại thị trường đồ gỗ Nhật Bản Các doanh nghiệp Trung Quốc luôn theo dõi, thu thập, nắm bắt rất chặt chẽ sự biến động, thay đổi của thị trường đồ gỗ Nhật Bản trên tất cả các khía cạnh như: Thị hiếu của người tiêu dùng, các phản ứng của người tiêu dùng, các xu hướng, thị hiếu mới của khách hàng. Họ thường xuyên tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường đồ gỗ Nhật Bản. Đặc biệt, đối với các kỳ hội chợ về sản phẩm đồ gỗ được tổ chức hàng năm, hai năm một lần tổ chức tại Nhật Bản như: Hội chợ về đồ gỗ nội thất toàn cầu tổ chức hai năm một lần, Hội chợ triển lãm ngành đồ gỗ tổ chức vào tháng 11 hàng năm, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ của Trung Quốc
  • 33. -16- luôn rất tích cực và chuẩn bị rất chu đáo khi tham gia. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp của họ luôn kết hợp và liên kết chặt chẽ với các Hội về đồ gỗ của Nhật Bản như: Hội Liên hiệp tổng công ty máy móc và chế biến gỗ Nhật Bản, Hội Liên hiệp tổng công ty máy móc và chế biến gỗ Osaka, Hội phát triển quốc tế về công nghiệp đồ gỗ của Nhật Bản, Hội Liên đoàn các nhà sản xuất đồ gỗ Nhật Bản, kết hợp với tổ chức xúc tiến thương mại Jetro của Nhật Bản. Chính sự kết hợp chặt chẽ này mà sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất và khẩu sang thị trường Nhật Bản luôn đáp ứng đúng gu người tiêu dùng. 1.3.2. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm của Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành Đối với thị trường đồ gỗ Nhật Bản, sản phẩm của Trường Thành xuất sang luôn được thực hiện theo phương châm “Chất lượng cao, giá cạnh tranh, giao hàng đúng hẹn, luôn cách tân và phục vụ tốt”. Về đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất, họ đã tìm đến các nhà cung cấp gỗ nguyên liệu lớn, ổn định và nguyên liệu luôn có đầy đủ chúng chỉ FSC như: Hoa Kỳ, Canada... Bên cạnh đó, Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành cũng đã hướng đến việc tự chủ nguyên liệu cho sản xuất, họ đã xây dựng dự án với tầm nhìn đến năm 2020 như trồng 40.000 ha rừng tại các tỉnh, thành trong khu vực và xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, Bình Dương với công suất gấp 5 lần nhà máy hiện nay tại huyện Thuận An. Về giải quyết vấn đề vốn cho sản xuất, bên cạnh việc vay vốn từ các ngân hàng trong nước, Trường Thành đã nêm yết Cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh với mã cổ phiếu TTF, niêm yết cổ phiếu trên cả thị trường chứng khoán Singapore. Dẫn đến vốn cho sản xuất và xuất khẩu của Trường Thành luôn luôn mạnh. 1.3.3. Bài học rút ra từ việc tham khảo kinh nghiệm xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp trong nước Để đẩy mạnh được việc xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản phải hướng tới việc chủ động phát triển nguồn nguyên liệu trong nước mới là nền tảng cơ bản, chủ yếu cho sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, duy trì ổn định việc nhập khẩu nguyên liệu từ các nước cung cấp nguyên liệu ổn định, hoặc đầu tư, kết hợp trồng rừng ở các nước có địa lý, khí hậu thích hợp với các nước láng giềng như: Lào, Campuchia.
  • 34. -17- Phải xây dựng và phát triển thương hiệu riêng cho sản phẩm mỗi doanh nghiệp, xây dựng các kênh phân phối sản phẩm trực tiếp, hạn chế xuất khẩu, phân phối sản phẩm qua các nhà phân phối trung gian nước ngoài. Đầu tư đổi mới công nghệ, tiếp cận với công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, sản phẩm mang nét đặc thù riêng, mẫu mã đẹp, giá thành hạ mới có tính cạnh tranh cao với sản phẩm cùng loại các nước. Đối với thị trường đồ gỗ Nhật Bản- nổi tiếng là khó tính, luôn đòi hỏi chất lượng cao thì cách tốt nhất là sử dụng công nghệ, máy móc sản xuất của chính Nhật Bản làm ra. Ngoài sản phẩm làm từ chất liệu gỗ thuần tuý, sản phẩm gỗ xuất khẩu cũng cần phải có sự kết hợp với các vật liệu khác như: Đay, cối, vải… dồi dào trong nước, tạo điều kiện để tận dụng, phát triển các ngành phụ trợ có liên quan. Đồng thời sản phẩm cũng nên kết hợp với các vật liệu bằng kim loại: Như môm, inox…, sẽ làm nên các sản phẩm vừa có chất lượng vừa có giá bán và lợi nhuận cao. Về công tác Marketing tại trường đồ gỗ Nhật Bản phải luôn được thực hiện thường xuyên, liên tục và phải biết gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các Tổ chức, Hiệp hội trong nước, liên kết với các Hiệp hội ngành gỗ của chính Nhật Bản. Đồng thời phải tích cực tham gia các kỳ hội chợ về sản phẩm gỗ, triển lãm hàng năm tại nước nhà và tại Nhật Bản, thường xuyên tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường đồ gỗ Nhật Bản để từ đó sản xuất ra sản phẩm đáp ứng đúng gu tiêu dùng của người Nhật. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Do sự biến động thất thường ngày càng tăng lên trong môi trường kinh doanh khắp thế giới, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, sự khủng hoảng tài chính mới đây tại Mỹ, đã lan tỏa nhanh và làm ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam nói chung và đối với việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản nói riêng. Do đó, việc nghiên cứu cơ sở khoa học về chiến lược; nghiên cứu các yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp như: Các thông tin về kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân khẩu, địa lý, chính trị, xã hội, luật pháp, công nghệ; nghiên cứu tình hình nội bộ công ty; sử dụng các công cụ ma trận EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trân IFE, ma trận SWOT sẽ là những yếu tố nền tảng quan trọng cho việc xây dựng nên các chiến lược xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản.
  • 35. -18- Thông qua việc phân tích về tiềm năng, quy mô, các kênh phân phối hàng đồ gỗ, nguồn nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ, các định chế và đòi hỏi của thị trường đồ gỗ Nhật Bản, các chính sách thuế quan, tình hình thị trường, sở thích của người tiêu dùng đồ gỗ Nhật Bản… ta thấy rằng Nhật Bản là thị trường rất lớn, rất nhiều tiềm năng đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam mà các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam cần phải xây dựng những chiến lược và đưa ra những giải pháp cho sự phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu cho những năm sắp tới. Qua việc tìm hiểu về thị trường đồ gỗ Nhật Bản, nghiên cứu, phân tích các kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Trung Quốc và mốt số doanh nghiệp thành công trong nước sẽ rất bổ ích và là những cơ sở đóng góp cho việc xây dựng chiến lược và đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản cho năm 2009 này và cho những năm sắp tới. Để hình thành chiến lược cần đánh giá xem tổ chức có thực hiện những biện pháp đúng đắn hay không và những hoạt động hiện tại của nó có thể thực hiện hiệu quả hơn bằng cách nào. Một tổ chức không có chiều hướng, chiến lược rõ ràng thì khó có thể tồn tại và phát triển được trong một ngành mà có sự cạnh tranh rất gây gắt như ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ hiện nay. Điều này sẽ được phân tích rõ, chi tiết tại chương 2.
  • 36. -19- CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA CÁC DOANH VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN QUA. 2.1. Giới thiệu tổng quan về ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam Ngày nay, Nhà nước không còn thực hiện việc bao cấp như trước đây, cho nên nói đến ngành gỗ là nói ngay đến doanh nghiệp. Trong đó Nhà nước chỉ tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động thông qua các Hiệp hội, qua cơ chế, chính sách…, còn mỗi doanh nghiệp sẽ tự thân vận động. Trước hết, để có được cái nhìn rõ hơn về ngành gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, chúng ta hãy cùng nhìn lại tổng quát bức tranh mà ngành gỗ xuất khẩu của Việt Nam ta đã đạt được trong thời gian qua: * Chế biến và xuất khẩu đồ gỗ: Khẳng định đẳng cấp quốc tế. Hiện nay, cả nước có 2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu gỗ, sử dụng 170.000 lao động. Năng lực sản xuất tăng gấp 4 lần so với năm 2003. Ngành chế biến gỗ Việt Nam tăng mạnh không chỉ về số lượng nhà máy, quy mô sản xuất mà còn ở việc đầu tư thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh trên bình diện quốc tế. * Bứt phá ngoạn mục Năm 2004, ngành thương mại trong nước đánh dấu sự bứt phá kỳ diệu của ngành xuất khẩu đồ gỗ với kim ngạch vượt qua cột mốc 1 tỷ USD, tăng 88% so với năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ cả năm 2007 đạt 2,364 tỷ USD, tăng 22,8% so với năm 2006. Các doanh nghiệp trong nước cũng tăng cường quy mô sản suất với những tên tuổi được nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài biết tới như Khải Vy, Trường Thành, Tiến Đạt, Đại Thành, Tiến Triển… * Mở rộng thị trường Theo báo cáo của Bộ Công Thương, đồ gỗ Việt Nam đã xuất khẩu vào 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 3 thị trường chính là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn xuất khẩu đồ gỗ trang trí sân vườn (outdoor), nay đồ gỗ Việt Nam cạnh tranh với đồ gỗ Trung Quốc trên thị trường xuất khẩu nhóm đồ gỗ trong nhà (indoor) như nội thất nhà ở, văn phòng.
  • 37. -20- * Vị thế mới Trước đây, ít ai nghĩ rằng đồ gỗ Việt Nam có thể chen chân vào các siêu thị lớn trên thế giới thì nay, hầu hết các siêu thị lớn trên thế giới đều có bán đồ gỗ chế biến tại Việt Nam. Việc có nhiều nhà nhập khẩu đồ gỗ quốc tế tới tham dự hội chợ EXPO đồ gỗ hàng năm vào tháng 10 tại TPHCM trong 4 năm qua, để tìm hiểu và ký kết hợp đồng đã phần nào khẳng định vị thế của công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới Nguồn: www.thongtinthuongmaivietnam.vn 2.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong năm 2007. 2.2.1. Sản phẩm, kim ngạch, tốc độ phát triển xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản so với việc xuất sang Mỹ và EU Về thị trường xuất khẩu: Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng mạnh được duy trì. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường này năm 2007 đạt 944,29 triệu USD, tăng 27,42% so cùng kỳ năm ngoái và chiếm 39,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ. Thế mạnh sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong năm 2007 là đồ nội thất dùng trong phòng ngủ như: Giường gỗ, tủ áo, bàn trang điểm, kệ đầu giường… với mẫu mã phong phú, đa dạng, phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Chất liệu gỗ làm nên sản phẩm gồm nhiều loại là gỗ dâu, gỗ xoan đào, gỗ cao su, gỗ thông…
  • 38. -21- Biểu đồ 2.1 Nguồn: www.thongtinthuongmaivietnam.vn Tiếp đến là Nhật Bản, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này năm 2007 đạt 300,6 triệu USD, tăng 6,7% so với năm 2006. Năm 2007, Nhật Bản vẫn duy trì là nhà nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam. Tốc độ xuất khẩu sang thị trường này sẽ tiếp tục duy trì ổn định trong năm 2008 này và trong những năm tới. Thế mạnh sản phẩm xuất khẩu của ta sang thị trường này là các sản phẩm đồ gỗ nội thất (HS 9403) như: Tủ Buffee, tủ thờ Nhật Bản, tủ bếp, tủ commot, bàn ghế trong nhà và văn phòng, đồ gỗ mỹ nghệ. Về chất lượng của sản phẩm gỗ Việt Nam xuất sang Nhật Bản đã được người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá cao về mặt chất lượng, đặc biệt là người tiêu dùng đánh giá cao và thích thú đối với các sản phẩm có kết hợp nhiều nguyên liệu khác nhau như: Kết hợp giữa nguyên liệu gỗ với nhôm, inox, mây…trên cùng một sản phẩm. Về chủng loại sản phẩm xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam cũng khá đa dạng, gồm nhiều chủng loại với nhiều mẫu mã khác nhau.
  • 39. -22- Về thương hiệu của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản còn nhiều hạn chế, theo kết quả khảo sát qua thực tế, kết quả: Trừ sản phẩm của các doanh nghiệp đã có tên tuổi và đã khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới và tại thị trường Nhật Bản như sản phẩm của Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành, sản phẩm của công ty Khải Vy…Còn lại sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa khẳng định được tên tuổi tại thị trường Nhật Bản. Một phần là do sản phẩm họ được làm ra theo bảng thiết kế của các công ty Nhật, hoặc mô phỏng lại từ các sản phẩm đã có trước đó, sản phẩm của họ thiếu hẳn ấn tượng. Về khả năng cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam tại thị trường đồ gỗ Nhật Bản còn yếu so với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan. Trừ các sản phẩm của các doanh nghiệp của các công ty đã có tên tuổi, sản phẩm của các công ty lớn, còn lại sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sức cạnh tranh yếu, nguyên nhân bắt nguồn là do các doanh nghiệp này thiếu vốn, máy móc, công nghệ còn lạc hậu so với các doanh nghiệp của Đài Loan, Trung Quốc… Về giá cả xuất khẩu của sản phẩm gỗ Việt Nam: Nhìn chung giá cả của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tương đối hợp lý, rẻ và có nhiều mức giá khác nhau tương ứng với từng chủng loại, đáp ứng tốt cho cả tầng lớp dân cư trung lưu và cao cấp. Trong tháng 8 năm 2008, đơn giá xuất khẩu trung bình hàng đồ nội thất như mặt hàng bàn trang điểm xuất khẩu vào thị trường Nhật trong tháng 8/2008 đạt 125 USD/chiếc – giá xuất FOB; Mặt hàng tủ quần áo đạt 101 USD/chiếc – FOB; Mặt hàng tủ đầu giường đạt 55,62 USD/chiếc – FOB; Mặt hàng nôi dùng cho em bé đạt 70 USD/chiếc –FOB…Nhìn chung giá cả của các sản phẩm gỗ Việt Nam tại Nhật Bản thì có giá ngang bằng với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan. Về rào cản chứng chỉ rừng: Do Nhật Bản là thị trường luôn đòi hỏi khắc khe về mặt chất lượng, tất cả nguyên liệu sử dụng phải có đầy đủ chứng chỉ FSC, thì quả thật đây luôn là khó khăn đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ vì họ không có nhiều vốn để nhập khẩu ổn định, ký hợp đồng dài hạn từ các nhà cung cung gỗ nguyên liệu lớn từ Mỹ, Canada, Nga có đầy đủ chứng chỉ FSC.
  • 40. -23- Biểu đồ 2.2 Thống kê chung thì kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất và chiếm tỉ trọng áp đảo (từ 72 – 82% từng năm), đứng thứ 2 sau Trung Quốc xuất khẩu vào Nhật Bản. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản đến năm 2010 là khoảng 700 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 25%/năm. Trong đó nhóm hàng đồ gỗ nội thất khoảng 550 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 28%/năm. Tuy nhiên, theo ý kiến của ông Vũ Văn Trung, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật trong cuộc hội thảo “Giao thương doanh nghiệp gỗ Việt Nam - Nhật Bản” bên lề EXPO 2008 được tổ chức vào chiều 8-10 tại TPHCM, ông cho rằng “chúng ta chưa có mặt hàng có thế mạnh, mà gọi là các mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu vào Nhật của ta hiện nay”. Do đó, đây là vấn đề mà các doanh nghiệp, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cần phải gắn kết chặt chẽ hơn nữa và phải xác định rõ lại rằng “sản phẩm đồ gỗ Việt Nam thật sự đã có thế mạnh hay chưa? Hay mới chỉ là sản phẩm xuất khẩu chủ lực?”. Để từ đó đưa ra chiến lược, giải pháp tập trung đẩy mạnh xuất khẩu. Đứng thứ 3 là thị trường Anh, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường Anh năm 2007 đạt 196,187 triệu USD, tăng 44,81% so với năm 2006, chiếm 8,28% tỷ trọng. Về chủng loại gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu vào thị trường
  • 41. -24- Anh gồm có ghế, sản phẩm nội thất phòng ngủ, sản phẩm mỹ nghệ và nội thất văn phòng. Ngoài 3 thị trường kể trên thì một số thị trường khác năm 2007 cũng có mức tăng trưởng khá so với năm 2006 như Trung Quốc, Nga, Anh… Bảng 2.1. Một số thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2007 ĐVT: USD Thị trường 12T/2007 S0 12T/2006 (%) Mỹ 944.287.533 27,42 Nhật Bản 300.600.797 6,70 Anh 196.187.260 44,81 Đức 96.602.418 38,57 Pháp 91.620.005 10,12 Trung Quốc 168.537.081 78,57 Hà Lan 50.086.217 9,20 Hàn Quốc 83.771.180 27,85 Italy 33.041.336 42,34 Australia 59.909.463 10,65 Tây Ban Nha 34.402.399 23,44 Canada 47.282.187 41,38 Bỉ 35.900.751 24,35 Đài Loan 45.414.715 -9,38 (nguồn: www. Thongtinthuongmaivietnam.vn) Nhận xét: Nhìn vào bảng 2.1, ta thấy năm 2007, tốc độ tăng trưởng vào thị trường Nhật Bản chỉ tăng 6.7% so với năm 2006, vẫn còn thấp so với tốc độ tăng trưởng sang thị trường Mỹ, Anh, Pháp, Đức…. Câu hỏi đặt ra” tại sao Nhật Bản được xác định là một trong ba thị trường lớn, trọng điểm của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam hàng năm nhưng lại có tốc độ tăng trưởng thấp? các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam đang gặp khó khăn nào?, sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam còn bị hạn chế ở mặt nào?, sản phẩm gỗ nào thuận lợi, sản phẩm đang có thế mạnh, sản phẩm gỗ nào đang gặp khó khăn? Hay công tác
  • 42. -25- Marketing của doanh nghiệp chưa tốt?...”. Do đó, cần phải nhanh chóng rà soát lại, đưa ra những chiến lược và giải pháp để khắc phục tồn tại, khó khăn, rồi từ đó đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này cho năm 2009 và cho những năm sắp tới. 2.2.2. Kim ngạch và tốc độ phát triển xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản qua các năm so với Mỹ và EU Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản trong năm 2007 đạt 300,6 triệu USD, tăng 6,7% so với năm 2006. Năm 2007, Nhật Bản vẫn duy trì là nhà nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam. Tốc độ xuất khẩu sang thị trường này sẽ tiếp tục duy trì, ổn định trong năm 2008 này và trong những năm tới. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ việt Nam sang thị trường này 10 tháng năm 2008 đạt 297.5 triệu USD, tăng 14.5% so cùng kỳ năm ngoái và chiếm 12.99% tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ 10 tháng năm 2008 của cả nước 2.29 tỷ USD. Tỷ trọng, cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản năm 2008 đã có sự thay đổi, các sản phẩm gỗ xuất khẩu nghiêng về đồ nội thất hơn là gỗ nguyên liệu như các năm trước đây. Dự kiến hết năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này sẽ đạt mức 400 triệu USD và tới năm 2010 là khoảng 700 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 25%/năm. Trong đó nhóm hàng đồ gỗ nội thất khoảng 550 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 28%/năm. Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản so sánh với thị trường Mỹ và EU qua các năm Đơn vị tính: Triệu USD Năm 2006 2007 Dự kiến 2008 Thị trường Mỹ 744 944 1100 EU 500 1119 1500 Nhật 281.7 300.6 400 (nguồn: www.vietfores.com.vn). Biểu đồ 2.3. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản so sánh với thị trường Mỹ và EU qua các năm.