SlideShare a Scribd company logo
1 of 85
1
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
MỞ ĐẦU
1. Tính cấpthiết của đề tài nghiên cứu
Đổi mới doanh nghiệp nhà nước là vấn đề mang tính phổ biến của nhiều
nước trên thế giới đang trong giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển.
Việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước được thực hiện bằng nhiều giải pháp, trong
đó cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một giải pháp quan trọng. Ở nước ta, cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước.
Cùng với quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, việc kiểm toán báo
cáo tài chính của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa cũng như
kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa cũng được hình thành vì
xác định giá trị doanh nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình cổ phần
hóa doanh nghiệp nhà nước. Việc xác định đúng giá trị doanh nghiệp giúp doanh
nghiệp lập được hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp một cách chính xác và đúng
đắn, giúp cơ quan có thẩm quyền có cơ sở để xác định quy mô vốn điều lệ, cơ cấu
cổ phần phát hành lần đầu và giá khởi điểm để thực hiện đấu giá cổ phần. Để làm
hiểu rõ quá trình kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong quá trình cổ
phần hóa, cần phải nghiên cứu một cách toàn diện về quy trình và phương pháp
kiểm toán, tìm ra những nguyên nhân và các vấn đề tồn tại để đề xuất các giải pháp
có tính khả thi để đẩy nhanh và có hiệu quả quá trình kiểm toán việc xác định giá
trị doanh nghiệp của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, em chọn đề tài: “Kiểm toán việc xác
định giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ phần
hoá”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về doanh nghiệp nhà nước, việc kiểm toán xác định giá trị doanh
nghiệp khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Từ đó làm rõ thực trạng kiểm toán
cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đề xuất những phương hướng, giải pháp để
hoàn thiện quá trình kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.
3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình xác định giá trị doanh nghiệp, quá trình kiểm toán cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước thông qua là các cơ chế, chính sách có liên quan
đến việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, các tài liệu thực tế có liên quan
đến quá trình kiểm toán xác định GTDN để cổ phần hóa. Nghiên cứu ở mức độ
nhất định về kết quả quá trình cổ phần hóa và kiểm toán việc xác định giá trị doanh
nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ cơ chế, chính sách tài chính có liên quan đến cổ phần hóa từ thời kỳ
thí điểm cho đến nay. Kết quả thực hiện cổ phần hóa và việc kiểm toán việc xác
định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa.
4. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về xác định giá trị doanh nghiệp
khi tiến hành cổ phần hóa, việc kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần
hóa
Về mặt thực tiễn:
- Đánh giá những mặt được và chưa được của quá trình cổ phần hóa, xác
định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa, kiểm toán quá trình xác định
giá trị doanh nghiệp kh cổ phần hóa trong thời gian qua.
- Đề ra phương hướng và những giải pháp thúc đẩy quá trình kiểm toán xác
định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa một cách nhanh chóng và hiệu
quả hơn.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, đề tài nghiên cứu có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Doanh nghiệp Nhà nước và kiểm toán doanh nghiệp Nhà nước
khi thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
Chương 2: Thực trạng kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước khi
thực hiện cổ phần hoá
Chương 3: Những kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thịên kiểm toán quá trình cổ
phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
3
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
CHƯƠNG I
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ KIỂM TOÁN DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC KHI THỰC HIỆN CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1.1. Doanh nghiệp Nhà nước và sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh
nghiệp Nhà nước.
1.1.1. Doanh nghiệp Nhà nước và những đặc điểm cơ bản của doanh
nghiệp Nhà nước.
1.1.1.1. Doanh nghiệp nhà nước
Theo Luật doanh nghiệp thì: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế riêng, có tài
sản, trụ sở giao dịch được đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật nhằm
mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.”
Doanh nghiệp Nhà nước là do Nhà nước thành lập trong các ngành, lĩnh vực
cung cấp những hàng hoá và dịch vụ có tính chất nhạy cảm hoặc giữ vị trí quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân. (Luật DNNN)
Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn
điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà
nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (Luật DNNN)
Hoặc: Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu
trên 50% vốn điều lệ. (Điều 4 mục 22 – Luật DN).
Một tổ chức kinh tế chỉ được gọi là “ Doanh nghiệp ” nếu nó được thừa nhận
về mặt pháp luật trên một số tiêu chuẩn cơ bản như:
- Vốn pháp định (Là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật
để thành lập doanh nghiệp).
- Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
- Ngành nghề kinh doanh.
- Địa điểm trụ sở và tư cách công dân đứng ra kinh doanh…
4
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
Để từ đó Nhà nước có cơ sở trao cho những tổ chức kinh tế này những quyền
lợi và nghĩa vụ trên môt tư cách mới đó là “ Doanh nghiệp ” .
1.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước
Về sở hữu: DNNN là DN do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, có tư
cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ
hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do DN quản lý (trách nhiệm hữu hạn).
Ở nước ta, DNNN mang đầy đủ bản chất quan hệ sản xuất XHCN, là tài sản của
toàn dân mà NN là người đại diện đứng ra thực hiện quyền sở hữu, tổ chức và quản
lý nhằm đem lại lợi ích cho toàn xã hội. Tuy nhiên, do đặc điểm sở hữu nói trên mà
DNNN thường bị động về vốn, không tự chủ về tài chính nên không tự chủ trong
kinh doanh, không chủ động sắp xếp lao động vì Nhà nước chưa đủ các chính sách
phù hợp để giải quyết việc làm và đời sống cho số lao động dư thừa.
Về lĩnh vực kinh doanh: DNNN tập trung vào những ngành, lĩnh vực then
chốt, đặc biệt là các DN thuộc các ngành công nghiệp mũi nhọn, có quy mô lớn, kỹ
thuật hiện đại.
+ Ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội
+ Ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển nhanh
cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi đầu tư lớn
+ Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà các thành phần
kinh tế khác không đầu tư.
1.1.2. Giá trị doanh nghiệp và định giá doanh nghiệp Nhà nước
Giá trị Doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập mà DN
mang lại cho nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh. Để hiểu rõ khái niệm về Giá trị
DN ở trên ta xét từ các khía cạnh sau:
Thứ nhất : DN là một tổ chức, một đơn vị kinh tế chứ không giống như
những “ tài sản ” thông thường. Nó là một thực thể hoạt động, thông qua sự hoạt
động mà người ta nhận dạng ra doanh nghiệp, DN không phải là một tập hợp các
loại tài sản vào với nhau. Khi thực hiện phá sản, DN không còn tồn tại với tư cách
của một tổ chức kinh doanh nữa. Khi đó, nó chỉ đơn giản là một sự hỗn hợp các
5
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
loại tài sản đơn lẻ, rời rạc mà người ta có thể thanh lý, phát mãi từng thứ riêng biệt
như những hàng hóa thông thường – nó không còn đầy đủ ý nghĩa của một DN. Do
vậy, giá trị DN là một khái niệm chỉ được dùng cho những DN đang còn hoạt động
và sẵn sàng hoạt động.
Thứ hai: DN là một tổ chức, một đơn vị kinh doanh, nhưng đồng thời cũng
là một hàng hóa. Chúng có thể được trao đổi, mua bán như những hàng hóa thông
thường khác. Khái niệm “ Doanh nghiệp ” cũng như khái niệm về “ giá trị Doanh
nghiệp ” là những khái niệm thuộc phạm trù của kinh tế thị trường. Và vì vậy, quan
niệm về giá trị, cũng như các tiêu chuẩn để nhận biết giá trị như đã nêu ở phần trên,
hoàn toàn có thể sử dụng được để đánh giá Doanh nghiệp.
Thứ ba: DN là một tổ chức, một đơn vị, một hệ thống và đồng thời cũng là
một phần tử trong hệ thống lớn – nền kinh tế. Do đó, sự tồn tại của DN là ở mối
quan hệ của nó với các phần tử khác của hệ thống, tức mối quan hệ với các đơn vị,
thể nhân và pháp nhân kinh tế khác. Sự tồn tại của DN không chỉ được quyết định
bởi các mối quan hệ bên trong DN mà còn bởi mối quan hệ với các yếu tố bên
ngoài, như: Khách hàng, người cung cấp, người cho vay… Sự phát triển của DN ở
mức độ nào, là tùy thuộc vào mức độ bền chặt của các mối quan hệ đó với môi
trường xung quanh, DN có đạt được mục tiêu lợi nhuận của mình hay không sẽ phụ
thuộc có tính quyết định ở các mối quan hệ đó, chính vì vậy, sự đánh giá về DN đòi
hỏi phải xem xét tất cả các mối quan hệ nói trên. Tức là, đánh giá về DN không chỉ
đơn thuần bao gồm nội dung đánh giá về những tài sản trong Doanh nghiệp mà
điều quan trọng hơn là phải đánh giá nó về mặt tổ chức.
Thứ tư : Các nhà đầu tư thành lập ra DN không nhằm vào việc sở hữu các tài
sản cố định, tài sản lưu động (TSLD) hay sở hữu một bộ máy kinh doanh năng
động mà nhằm vào mục tiêu chủ yếu là tìm kiếm lợi nhuận, tìm kiếm thu nhập.
Tiêu chuẩn để họ đánh giá hiệu quả hoạt động – lợi ích của DN đối với các nhà đầu
tư ở các khoản thu nhập từ hoạt động SXKD. Vì vậy, tại các nước có nền kinh tế
thị trường phát triển, giá trị DN được xác định là các khoản thu nhập trong quá
trình sản xuất kinh doanh, độ lớn của giá trị DN. Theo đó, được đo bằng lượng thu
nhập mà DN có thể mang lại cho các nhà đầu tư. Nói tóm lại: Để xác định giá trị
6
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
doanh nghiệp. Xét về mặt nguyên lý, chỉ có thể tồn tại 2 cách tiếp cận, đó là: Trực
tiếp đánh giá giá trị của các tài sản trong DN và đánh giá giá trị của yếu tố tổ chức.
Hoặc bằng một kỹ thuật nào đó để lượng hóa các khoản thu nhập mà DN có thể
mang lại cho nhà đầu tư. Vì vậy, một phương pháp xác định giá trị DN được gọi là
cơ bản và khoa học, trước hết nó phải thuộc vào một trong hai cách tiếp cận nói
trên.
1.1.3. Cổ phần hoá và sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà
nước.
1.1.3.1. Cổ phần hoá, công ty cổ phần, công ty cổ phần Nhà nước
* Cổ phần hóa:
Cổ phần hóa (CPH) là cách gọi tắt của việc chuyển đổi các DNNN thành
công ty cổ phần ở Việt Nam. Chương trình cổ phần hóa bắt đầu được Việt Nam thử
nghiệm trong các năm 1990-1991 và chính thức được thực hiện từ năm 1992 , được
đẩy mạnh từ năm 1996, dự kiến sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2010. Cổ phần hoá
DNNN là việc chuyển DNNN thành công ty Cổ phần, tức là chuyển đổi loại hình
DN chỉ có một chủ sở hữu là Nhà nước thành loại hình DN có nhiều chủ sở hữu,
trong đó có đông đảo người lao động và tư nhân tham gia. Cổ phần hoá là kết quả
gián tiếp của quá trình cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hỗn hợp Nhà nước –
Tư nhân, là sản phẩm tất yếu của nền sản xuất lớn, ra đời trong nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa nhưng không phải là phạm trù kinh tế riêng của chủ nghĩa Tư bản.
Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, đối tượng của cổ phần
hoá là các DNNN mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn. Các DNNN sẽ được
phân loại chia từng đợt để tiến hành CPH, các DNNN sau cổ phần hoá hoạt động
theo Luật doanh nghiệp. Lý do CPH là để gia tăng giá trị vốn, là chuyển quyền sở
hữu từ khu vực công sang khu vực tư, chứ không phải để thu hồi vốn cho Nhà nước
mà là bán tài sản cho các nhà đầu tư chiến lược với giá trị thị trường. Ở nước ta
hiện nay, so với các loại hình DN khác DN là công ty cổ phần có nhiều lợi thế hơn
hẳn. Lợi thế đó xuất phát từ những lợi ích và đặc điểm pháp lí mà pháp luật quy
định. Trong mô hình công ty cổ phần, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn
trong phần vốn góp, việc chuyển nhượng các phần vốn góp được thực hiện một
7
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
cách tự do thông qua việc bán cổ phần của các cổ đông. Ngoài ra, công ty cổ phần
là loại hình có cấu trúc vốn và tài chính linh hoạt, cơ chế quản lý tập trung cao do
có sự tách biệt vai trò chủ sở hữu với chức năng quản lý. Cũng chính vì những ưu
điểm nổi bật hơn bất kỳ loại hình DN khác đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát
triển hàng lọat các Công ty Cổ phần ở Việt Nam, đặc biệt trong hai năm 2006-2007
khi mà thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam phát triển sôi động và bùng nổ.
Nhiệm vụ của Kế toán định giá DN chính là giúp DN xác định giá trị DN theo giá
trị thị trường tại thời điểm CPH. Từ đó xác định được giá trị vốn của Nhà nước
trong DN khi chuyển đổi hình thức sở hữu. Đây chính là cơ sở giá trị ban đầu để
DN có một bước chuyển quan trọng trong quá trình phát triển, hội nhập với nền
kinh tế trong và ngoài nước.
* Công ty cổ phần
Theo quy định của luật DN thì Công ty cổ phần có 1 đặc trưng là : "Vốn
được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần", như vậy cổ phần là 1 phần
vốn của Công ty cổ phần (lưu ý tính chất bằng nhau về mệnh giá). Ví dụ: Công ty
Cổ phần A có vốn điều lệ là 100 triệu. Số vốn này được chia thành 100 phần bằng
nhau, mỗi phần là 1 triệu, vậy 1 triệu này gọi là cổ phần (Được vật chất hóa bằng
cổ phiếu của công ty). Tổng mệnh giá cổ phần = số cổ phần x mệnh giá.
Công ty cổ phần là một doanh nghiệp, trong đó, các thành viên cùng góp
vốn, cùng hưởng lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần góp vốn và chỉ chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi
phân vốn góp của mình. (Luật DNNN)
Đặc điểm của công ty cổ phần:
Xét về mặt pháp lý : Công ty Cổ phần là một tổ chức kinh doanh có tư cách
pháp nhân độc lập, được hưởng quy chế pháp lý của Nhà nước, có tư cách bên
nguyên để kiện các pháp nhân khác đồng thời cũng có thể bị các pháp nhân khác
kiện. Công ty Cổ phần có vốn kinh doanh do nhiều người đóng góp dưới hình thức
cổ phần. Các cổ đông trong công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
công ty trong phạm vị vốn góp của mình cho công ty chứ không chịu trách nhiệm
vô hạn như hình thức kinh doanh một chủ hay hình thức kinh doanh chung vốn,
8
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
nhờ đó mà khả năng thu hút vốn đầu tư và khả năng mạo hiểm cao hơn. Công ty cổ
phần là một hình thái pháp lý có nhiều thuận lợi trong việc huy động những lượng
vốn lớn trong xã hội. Mệnh giá của cổ phiếu trong công ty Cổ phần thưòng được
định giá thấp để có thể huy động, khai thác ngay cả số tiền tiết kiệm nhỏ nhất trong
công chúng.
Xét về mặt huy động vốn : công ty cổ phần giải quyết hết sức thành công vì
nó tạo điều kiện cho những cá nhân với số tiền nhỏ cũng có cơ hội đầu tư có lợi và
an toàn, bởi vì: Việc mua cổ phiếu không những đem lại cho cổ đông lợi tức cổ
phần , mà còn hứa hẹn mang đến cho họ một khoản thu nhập “ngầm” nhờ sự tăng
giá trị của cổ phiếu khi công ty làm ăn có hiệu quả. Mặt khác các cổ đông có quyền
tham gia quản lý công ty theo điều lệ của công ty Cổ phần và được pháp luật bảo
đảm. Điều lợi nữa là các cổ đông được hưởng ưu đãi trong việc mua những cổ
phiếu mới phát hành của công ty trước khi công ty đem bán rộng rãi cho công
chúng.
Một đặc điểm về vốn của công ty Cổ phần nữa là sự linh hoạt trong việc
chuyển nhượng, mua bán những cổ phiếu tự do. Như vậy sẽ chẳng khó khăn gì cho
những người muốn rút vốn kinh doanh hay muốn tham gia kinh doanh thêm trong
công ty Cổ phần. Nghĩa là việc chuyển từ sở hữu này sang sở hữu khác diễn ra rất
mau lẹ mà guồng máy của công ty vẫn có thể hoạt động bình thường. Cổ tức của
công ty Cổ phần không những là mối quan tâm của các cổ đông trong công ty Cổ
phần, mà còn có tác động rất lớn đến giá trị giao dịch cổ phiếu của thị trường
chứng khoán bởi tâm lý những người góp vốn cổ phần thường muốn thu được lợi
tức cổ phần cao hơn lãi suất trên thị trường vốn.
Xét về mặt sở hữu: Công ty Cổ phần có nhiều chủ sở hữu, chủ sở hữu của
công ty Cổ phần là các cổ đông , song phần lớn các cổ đông của công ty Cổ phần
không tham gia vào quản lý công ty mà giao quyền điều hành và quản lý công ty
cho một bộ phận nhỏ đó là Hội đồng quản trị . Các chủ sở hữu khác chỉ thực hiện
quyền sở hữu của mình trên phương diện thu lợi tức cổ phần thông qua hoạt động
kinh doanh của công ty; tham gia Đại hội đồng cổ đông, quyết định những vấn đề
9
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
có tính chiến lược của công ty như thông qua điều lệ, phương án xây dựng công ty,
quyết toán tài chính, giải thể, bầu cử và ứng cử vào bộ máy lãnh đạo của công ty.
* Công ty cổ phần Nhà nước:
Công ty Nhà nước Là DN do NN sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ
chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật này. Công ty nhà nước
được tổ chức dưới hình thức Công ty Nhà nước độc lập, Tổng công ty Nhà nước.
(Luật DNNN)
Công ty cổ phần Nhà nước Là Công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các
Công ty Nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và
hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp. (Luật DNNN)
1.1.3.2. Sự cần thiết phải cổ phần hoá DNNN
Một là, để đảm bảovai trò của DNNN trong nền kinh tế nhiều thành phần.
Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do nhà nước thành lập và
quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm thực hiện các mục
tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước.
Việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước ở mỗi giai đoạn lịch sử ở mỗi quốc
gia đều khác nhau, thể hiện ở hai hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ
nghĩa khác nhau, tuy nhiên đều có những đặc điểm chung là:
- Để Nhà nước có thể kiểm soát và phát triển các nền kinh tế mũi nhọn mang
tính chiến lược như: Công nghiệp nặng, hàng không, bưu chính viễn thông, hạ tầng
cơ sở…
- Nhà nước chủ động thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, đảm bảo sự phát
triển và ổn định nền kinh tế.
- Tạo công ăn, việc làm cho xã hội, đảm bảo góp phần ổn định đời sống kinh
tế, xã hội cho nhân dân, tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước, cơ sở
vật chất, tài chính cho chính phủ thực hiện các chương trình, mục tiêu kinh tế-xã
hội đã đề ra.
Các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam đều có những đặc điểm chung của
doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước đã chi phối được các ngành, các
10
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
lĩnh vực, sản phẩm then chốt của nền kinh tế, góp phần chủ đạo để kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. Tuy nhiên, hiện nay
hoạt động của nhiều doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả. Mặc dù đã áp dụng
các biện pháp tổ chức lại thông qua việc sáp nhập, giải thể, đăng ký lại, lập các
tổng công ty, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty mẹ, công ty con,
đổi mới cơ chế quản lý, doanh nghiệp nhà nước vẫn còn nhiều yếu kém về cơ cấu
ngành, lĩnh vực, khả năng cạnh tranh, thiếu vốn, hiệu quả hoạt động kinh doanh
giảm, tính độc quyền cao… Vì vậy để đảm bảo vai trò thực sự chủ đạo của doanh
nghiệp nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta thì phải tiến hành cổ
phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Hai là, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước
ngày càng thấp và ngày càng giảm.
Trong thời kỳ những năm 80, đối với các nước có nền kinh tế phát triển cũng
như đang phát triển mà Nhà nước can thiệp thì vai trò của doanh nghiệp nhà nước
đã được khẳng định và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Nhìn về tổng
thể thì có những doanh nghiệp nhà nước hoạt động tốt, hiệu quả kinh tế cao, nhưng
cũng có không ít các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ. Đối
với các loại hình doanh nghiệp này, Nhà nước phải dùng các chính sách kinh tế vĩ
mô để bảo hộ, như: Miễn giảm thuế, cấp vốn ưu đãi đầu tư, bù lỗ…Theo thông báo
hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX đã nhận định: Doanh
nghiệp nhà nước còn có những mặt hạn chế, yếu kém, hiệu quả kinh doanh nhìn
chung còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực đã có và sự trợ giúp của Nhà nước,
công nợ còn nhiều, chậm đổi mới công nghệ, lao động còn dôi dư lớn, chưa thật sự
tự chủ trong kinh doanh, trình độ quản lý còn yếu kém, cơ cấu doanh nghiệp nhà
nước còn nhiều bất hợp lý. (Phụ lục)
* Xét về hiệu quả kinh tế
Theo nghĩa rộng, hiệu quả kinh tế là sự kết hợp giữa khả năng sinh lời, gắn
với mục tiêu tối đa hóa về lợi nhuận của doanh nghiệp, gắn với khả năng cạnh tranh
trên thị trường, khả năng sản xuất, tính hiệu suất kỹ thuật, giá thành sản phẩm thấp
có tính cạnh tranh cao, chất lượng sản phẩm cao, số lượng lao động, phân phối
11
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
công bằng thu nhập cho người lao động, có khả năng tái đầu tư, có chiến lược phát
triển, chỉ số nợ, thị phần phân phối sản phẩm trên thị trường trong nước và nước
ngoài.
Tại Hội nghị toàn quốc đổi mới doanh nghiệp tháng 3 năm 2004, Thủ tướng
chính phủ đã chỉ rõ những yếu kém của doanh nghiệp nhà nước, trong đó hiệu quả
làm ăn thấp đang là một thách thức lớn khi Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế.
Thu nhập của doanh nghiệp chỉ đạt 8000 tỷ đồng trong tổng số 87.000 tỷ đồng nộp
ngân sách nhà nước (chiếm tỷ lệ 9.19%) trong khi đó tổng số nợ phải thu, phải trả
của khối này lên tới 300.000 tỷ đồng. Mặt khác, sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Nhà nước còn rất yếu. Trong khối ASEAN, Việt Nam thuộc nhóm nước có sức
cạnh tranh kém phát triển. Khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, nếu
các doanh nghiệp nhà nước không được hưởng ưu tiên thì khu vực này khó có thể
cạnh tranh thắng lợi với các doanh nghiệp thuộc khu vực phi nhà nước, bởi đội ngũ
quản lý doanh nghiệp yếu kém, trình độ công nghệ lạc hậu, năng suất lao động
thấp. Thủ tướng chính phủ lấy ví dụ: Chi phí vận chuyển công ten nơ từ khu công
nghiệp Bình Dương đến cảng Vũng Tàu còn cao hơn từ Vũng Tàu đi Singapore.
Ba là, Nhà nước giảm dần bao cấp đối với doanh nghiệp nhà nước.
Từ đầu những năm 1980, trong bối cảnh trí thức phát triển, nền kinh tế và
tình hình tài chính thế giới có những thay đổi đã tạo ra những khó khăn cho các
doanh nghiệp nhà nước. Các nước phương tây đã phải dao động giữa thời kỳ vững
trãi của những thành công của khu vực kinh tế nhà nước và sự phát triển của khu
vực phi nhà nước cũng như việc mở rộng thị trường. Sự hoài nghi đối với sự can
thiệp và quản lý của Nhà nước ngày càng trở nên rõ rệt hơn. Mặt khác, tỷ lệ lạm
phát và nợ của Nhà nước ngày càng tăng đã làm cho nhiều chính phủ phải tự xem
lại chính sách kinh tế của mình.
Mặc dù Nhà nước đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đánh giá lại những lĩnh
vực công nghiệp độc quyền mang tính chiến lược như: Bưu chính viễn thông, giao
thông đường sắt, khí đốt, điện hoặc trong lĩnh vực công nghiệp có tính rủi ro cao
nhưng cần đầu tư lớn mà lợi nhuận lại thấp. Nhưng trước sự tiến bộ của khoa học
12
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
công nghệ đã từng bước làm giảm dần tính độc quyền trong một số ngành công
nghiệp của Nhà nước, như trong ngành bưu chính viễn thông.
Bốn là, tăng cường khả năng khai thác nguồn vốn đầu tư
Trước những hạn chế của khu vực doanh nghiệp nhà nước và đảm bảo tính
công bằng trong cạnh tranh, Nhà nước giảm dần vốn đầu tư cho doanh nghiệp. Nhu
cầu đầu tư của các doanh nghiệp ngày càng cao mà nguồn từ ngân sách nhà nước
lại giảm dần nên doanh nghiệp phải tăng cường huy động vốn từ các nguồn khác
như: đầu tư nước ngoài, nguồn vốn từ khu vực phi nhà nước…
Nguồn vốn đầu tư từ dân cư trong nước rât lớn, hiện vẫn còn chưa khai thác
hết, nhưng dân chúng không thể đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước nếu không
được cải tổ và có phương pháp làm ăn hiệu quả. Các tổ chức chính phủ và phi
chính phủ ở nước ngoài không thể đầu tư vào doanh nghiêp nhà nước nếu giữ
nguyên trạng.
Năm là, Nhà nước giảm dần chức năng làm kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, vài trò điều tiết của chính phủ ngày càng trở
nên quan trọng. Tính chất quan trọng này không chỉ là nhận thức của các cơ quan
quản lý nhà nước mà còn bắt nguồn từ nhận thức của các tổ chức kinh tế ở hầu hết
các nước, nhất là những nước có nền kinh tế thị trường phát triển ở trình độ cao.
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước mà đứng đầu là chính phủ: sau quá
trình vận hành quản lý người ta nhận ra hiệu lực của quản lý không chỉ ở tiềm lực
kinh tế của chính phủ mà còn ở vai trò xây dựng các thể chế quản lý, tạo lập các
môi trường kinh tế và pháp lý cho sự hoạt động của các đơn vị kinh doanh… Việc
tạo lập môi trường kinh tế và pháp lý đã mang lại những lời ích to lớn cho những
người sản xuất, kinh doanh đã là sợi dây liên kết các đơn vị, cá nhân thành hệ thống
kinh tế bao gồm những thành phần kinh tế, những ngành, những lĩnh vực kinh tế
với nhau. Chúng vừa cạnh tranh với nhau, nhưng lại thống nhất với nhau.
Vì vậy, vai trò của các DNNN với tư cách là bộ phận kinh tế của nhà nước
tạo nên sức mạnh kinh tế của nhà nước thực hiện các chức năng quản lý nhà nước
về kinh tế dễ bị suy giảm. Quản lý nhà nước thông qua hệ thống pháp luật đồng bộ,
13
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
hoàn chỉnh và các chính sách kinh tế hướng tới tạo lập môi trường kinh tế và pháp
lý thuận lợi cho doanh nghiệp ngày càng phát huy tác dụng và trở thành những
công cụ quản lý chủ yếu. Tiềm lực kinh tế của nhà nước trong điều kiện đó được
xác lập bằng chính sự đóng góp của các doanh nghiệp thay cho ciệc thành lập các
DNNN hoạt động kém hiệu quả. Tiềm lực đó được sử udngj vào những hoạt động
mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, vì vậy việc tạo lập ngày càng trở nên dễ dàng
hơn.
Ngoài ra trong nền kinh tế thị trường, sự đan xen của các thành phần kinh tế
ngày càng trở nên phổ biến, trong đó mô hnhf kinh tế hỗn hợp giữa khu vực kinh tế
nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân đã làm cho nhận thức về vai trò của DNNN
trong nền kinh tế có những thay đổi.
Đối với các tổ chức kinh tế, trước hết là các doanh nghiệp: trong điều kiện
nền kinh tế thị trường, giao thương quốc tế ngày càng mở rộng và khi các vấn đề
chính trị ngày càng chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động kinh tế..., người ta càng
nhận ra vai trò quan trọng của nhà nước đối với quản lý kinh tế.
Sáu là, sức hấp dẫn của công ty cổ phần trong hệ thống các doanh nghiệp
hoạt động trong nền kinh tế thị trường.
Công ty cổ phần với hình thức thu hút vốn đa dạng, với cách thức tổ chức và
quản lý một mặt phát huy sự lãnh đạo tập thể của Hội đồng quản trị, sự chịu trách
nhiệm trực tiếp của giám đốc; mặt khác phát huy vai trò tự chủ của đơn vị thành
viên nên có sức sống mạnh hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn. Vì vậy, công ty cổ phần
đã trở thành hình thức doanh nghiệp phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Trong
bối cảnh cần phải đổi mới DNNN, việc chuyển từ DNNN sang công ty cổ phần
thông qua cổ phần hóa các DNNN đã trở thành tất yếu.
1.1.3.2. Quy trình cổ phần hoá DNNN theo quy định của Chính phủ
Quy trình chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần
bao gồm các bước công việc sau:
Bước 1. Xây dựng Phương án cổ phần hoá.
1. Thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá và tổ giúp việc.
14
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
1.1. Cơ quan quyết định cổ phần hoá ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo cổ
phần hoá đồng thời với Quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp.
1.2. Trưởng Ban chỉ đạo lựa chọn và ra quyết định thành lập Tổ giúp việc cổ
phần hoá trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thành lập Ban
chỉ đạo cổ phần hoá.
2. Chuẩn bị hồ sơ tài liệu:
Trong thời gian tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thành lập
Tổ giúp việc cổ phần hoá, Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo Tổ giúp việc cùng
với doanh nghiệp tiến hành:
2.1. Lựa chọn phương pháp, hình thức xác định giá trị doanh nghiệp, lựa
chọn thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của doanh
nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến cổ phần hoá.
2.2. Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau:
- Các Hồ sơ pháp lý về thành lập doanh nghiệp.
- Các Hồ sơ pháp lý về tài sản của doanh nghiệp (bao gồm cả diện tích đất
được giao hoặc thuê).
- Hồ sơ về công nợ (đặc biệt là các khoản nợ tồn đọng, các khoản nợ đã xử lý
theo chế độ trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp).
- Hồ sơ về tài sản không cần dùng, vật tư, hàng hoá ứ đọng, kém, mất phẩm
chất (nếu có), tài sản hình thành từ nguồn quỹ khen thưởng phúc lợi.
- Hồ sơ về các công trình đầu tư xây dựng cơ bản dở dang (kể cả các công
trình đã có quyết định đình hoãn).
- Hồ sơ về các khoản vốn đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác như: góp
vốn liên doanh, góp vốn cổ phần, góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn
và các hình thức đầu tư dài hạn khác.
- Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế của công ty đến thời điểm xác
định giá trị doanh nghiệp.
- Lập dự toán chi phí cổ phần hóa theo chế độ quy định.
15
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
3. Kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh
nghiệp:
Tổ giúp việc, doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) tiến hành:
3.1. Kiểm kê, phân loại tài sản và quyết toán tài chính, quyết toán thuế, phối
hợp với các cơ quan có liên quan xử lý những vấn đề về tài chính đến thời điểm xác
định giá trị doanh nghiệp.
3.2. Xác định giá trị doanh nghiệp:
Ban chỉ đạo cổ phần hoá lựa chọn (hoặc đấu thấu lựa chọn) tổ chức định giá
để giao cho doanh nghiệp ký kết hợp đồng định giá hoặc giao cho Tổ giúp việc,
doanh nghiệp tự xác định giá trị doanh nghiệp.
Trường hợp Tổ chức tư vấn có chức năng định giá thì có thể thuê trọn gói:
lập phương án cổ phần hoá, xác định giá trị doanh nghiệp, tổ chức bán cổ phần.
3.3. Ban chỉ đạo thẩm tra kết quả kiểm kê, phân loại tài sản và kết quả xác
định giá trị doanh nghiệp, báo cáo cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp và Bộ
Tài chính.
Thời gian để hoàn tất các công việc tại điểm 3.1, 3.2, 3.3 không quá 90 ngày
làm việc kể từ ngày chuẩn bị xong hồ sơ tài liệu đối với các tập đoàn kinh tế, tổng
công ty, công ty mẹ; không quá 60 ngày đối với các trường hợp còn lại.
3.4. Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp:
Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo
của Ban chỉ đạo cổ phần hoá, cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp phải ra quyết
định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
4. Căn cứ thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp
lập:
- Danh sách người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh
nghiệp tại thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp để xác định số cổ
phần dự kiến người lao động được mua ưu đãi.
- Lập danh sách lao động thường xuyên làm việc tại công ty tại thời điểm
quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, phân loại lao động theo các đối tượng:
16
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn từ 1-3 năm, danh sách lao
động dôi dư…
5. Hoàn tất Phương án cổ phần hoá:
5.1. Lập Phương án cổ phần hoá:
Căn cứ quy định hiện hành và tình hình thực tế của doanh nghiệp, Ban chỉ
đạo xem xét quyết định thuê tổ chức tư vấn hoặc giao cho Tổ giúp việc và doanh
nghiệp lập Phương án cổ phần hoá với các nội dung chính sau:
a) Giới thiệu về công ty, trong đó mô tả khái quát về quá trình thành lập công
ty và mô hình tổ chức của công ty; tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty trong 3 - 5 năm liền kề trước khi cổ phần hoá.
b) Đánh giá thực trạng của công ty ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp,
bao gồm:
- Thực trạng về tài sản (bao gồm cả diện tích đất được giao hoặc thuê).
- Thực trạng về tài chính, công nợ.
- Thực trạng về lao động.
- Những vấn đề cần tiếp tục xử lý.
c) Phương án sắp xếp lại lao động:
- Số lao động có tên trong danh sách thường xuyên ở thời điểm có quyết định
công bố giá trị doanh nghiệp.
- Số lao động tiếp tục tuyển dụng.
- Số lao động dôi dư và phương án giải quyết theo từng đối tượng.
d) Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 - 5 năm tiếp theo, trong
đó nêu rõ:
- Phương án cơ cấu lại doanh nghiệp khi chuyển thành công ty cổ phần: sắp
xếp lại các bộ phận trong doanh nghiệp, đổi mới ngành nghề kinh doanh; đầu tư đổi
mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.
17
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh của các năm tiếp theo về sản phẩm, sản
lượng, thị trường, lợi nhuận … và các giải pháp về vốn, nguyên liệu, tổ chức sản
xuất, lao động tiền lương, …
đ) Phương án cổ phần hoá :
- Hình thức cổ phần hoá và vốn điều lệ theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty cổ phần.
- Dự kiến cơ cấu vốn điều lệ: số cổ phần nhà nước nắm giữ, số cổ phần bán
ưu đãi cho người lao động (kèm theo danh sách đăng ký mua cổ phần của người lao
động), số cổ phần bán cho tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp, số cổ phần bán cho
các nhà đầu tư chiến lược (kèm theo danh sách) và số cổ phần dự kiến bán đấu giá
cho các nhà đầu tư thông thường.
- Phương thức phát hành cổ phiếu theo quy định (đấu giá trực tiếp tại công
ty, hoặc đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian, hoặc đấu giá tại trung tâm giao
dịch chứng khoán).
e) Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần theo các quy
định của Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành.
5.2. Hoàn thiện Phương án cổ phần hoá.
a) Căn cứ quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, Tổ giúp việc
cùng với doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) hoàn thiện Phương án
cổ phần hoá và gửi tới từng bộ phận trong công ty để nghiên cứu trước khi tổ chức
hội nghị công nhân viên chức (bất thường).
b) Tổ chức Hội nghị công nhân viên chức (bất thường) để lấy ý kiến hoàn
thiện phương án cổ phần hoá.
c) Sau Hội nghị công nhân viên chức, Tổ giúp việc, doanh nghiệp phối hợp
với tổ chức tư vấn (nếu có) hoàn thiện Phương án cổ phần hoá để trình cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt.
d) Ban chỉ đạo thẩm định phương án cổ phần hoá báo cáo cơ quan quyết định
cổ phần hoá phê duyệt.
18
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
Thời gian để hoàn tất các nội dung quy định tại điểm 5.2 bước này không
quá 20 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ
phần hoá.
5.3. Phê duyệt phương án cổ phần hoá.
Cơ quan quyết định cổ phần hoá xem xét ra quyết định phê duyệt phương án
cổ phần hoá trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo
cáo của Ban chỉ đạo.
Bước 2. Tổ chức bán cổ phần.
1. Ban chỉ đạo cổ phần hoá lựa chọn phương thức bán cổ phần theo quy định.
2. Tổ chức bán cổ phần:
2.1. Tổ chức bán đấu giá cho các nhà đầu tư thông thường:
a) Đối với trường hợp bán đấu giá trực tiếp tại doanh nghiệp:
Ban chỉ đạo cổ phần hoá và doanh nghiệp tổ chức bán đấu giá cổ phần cho
nhà đầu tư.
b) Đối với trường hợp bán cổ phần tại tổ chức tài chính trung gian:
- Ban chỉ đạo lựa chọn tổ chức tài chính trung gian giao cho doanh nghiệp ký
hợp đồng.
- Ban chỉ đạo và doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tài chính trung gian thực
hiện việc bán cổ phần theo quy định.
c) Đối với trường hợp bán cổ phần tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm
giao dịch chứng khoán.
Ban chỉ đạo cổ phần hóa được quyền đăng ký với cơ quan quyết định cổ
phần hoá về thời gian dự kiến bán cổ phần, số lượng cổ phần dự kiến bán để cơ
quan quyết định cổ phần hoá quyết định việc lựa chọn tổ chức bán cổ phần, đăng
ký kế hoạch đấu giá với Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng
khoán.đồng thời báo cáo Bộ Tài chính để quyết định thời gian đấu giá cổ phần của
doanh nghiệp.
19
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
2.2. Trên cơ sở giá đấu thành công bình quân của các nhà đầu tư thông
thường, Ban chỉ đạo cổ phần hoá:
- Chỉ đạo doanh nghiệp bán cổ phần ưu đãi cho người lao động và tổ chức
công đoàn tại doanh nghiệp (nếu có).
- Tiến hành bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược hoặc thương thảo với các
nhà đầu tư chiến lược đã được lựa chọn.
3. Tổng hợp kết quả bán cổ phần báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá.
4. Báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá ra quyết định điều chỉnh quy mô,
cơ cấu cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hoá đối với trường hợp không bán cổ
phần cho các đối tượng theo đúng phương án cổ phần hoá được duyệt.
(Thời gian thực hiện Bước 2 không quá 3 tháng kể từ khí có quyết định phê
duyệt phương án cổ phần hoá)
Bước 3. Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần.
1. Đại Hội đồng cổ đông lần thứ nhất.
Ban Chỉ đạo cổ phần hoá chỉ đạo Tổ giúp việc và doanh nghiệp tổ chức Đại
Hội đồng cổ đông lần thứ nhất để thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương
án sản xuất kinh doanh, bầu Hội đồng quản trị, ban Kiểm soát và bộ máy điều hành
công ty cổ phần.
2. Căn cứ vào kết quả Đại Hội đồng cổ đông lần thứ nhất, Hội đồng quản trị
công ty cổ phần thực hiện đăng ký kinh doanh, nộp condấu của doanh nghiệp cũ và
xin khắc dấu của công ty cổ phần.
(Thời gian để hoàn tất các nội dung quy định tại điểm 1, điểm 2 Bước 3
không quá 30 ngày )
3. Lập báo cáo tài chính tại thời điểm công ty cổ phần được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh lần đầu, thực hiện quyết toán thuế, quyết toán chi phí cổ
phần hoá, báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá.
20
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
Nộp tiền thu từ cổ phần hoá về Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty mẹ,
công ty nhà nước hoặc Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng công ty Đầu tư
và kinh doanh vốn nhà nước.
4. Công ty cổ phần mua hoặc in tờ cổ phiếu cấp cho các cổ đông theo quy
định hiện hành.
5. Tổ chức ra mắt công ty cổ phần và thực hiện bố cáo trên phương tiện
thông tin đại chúng theo quy định.
Trường hợp doanh nghiệp xác định sẽ thực hiện niêm yết ngay trên thị
trường chứng khoán thì lập bộ hồ sơ xin cấp phép niêm yết gửi Bộ Tài chính (Uỷ
ban chứng khoán Nhà nước) theo quy định hiện hành.
6. Tổ chức bàn giao giữa doanh nghiệp và công ty cổ phần.
Trong quá trình thực hiện, cơ quan quyết định cổ phần hoá, Ban chỉ đạo cổ
phần hoá, Tổ giúp việc và doanh nghiệp có thể tiến hành đồng thời nhiều bước một
lúc để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá công ty nhà nước.
2.2. Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước khi thực hiện cổ
phần hoá.
2.2.1. Kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp Nhà nước khi thực hiện
cổ phần hoá.
Xác định giá trị doanh nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình cổ
phần hóa. Muốn xác định giá trị doanh nghiệp cần dựa vào báo cáo tài chính đã
được kiểm toán. Việc kiểm toán báo cáo tài chính của DNNN khi thực hiện cổ phần
hóa cơ bản được thực hiện giống như kiểm toán báo cáo tài chính của DNNN khi
kết thúc niên độ kế toán hoặc cuối mỗi quý.
2.2.2. Kiểm toán quá trình định giá doanh nghiệp Nhà nước
2.2.1.1.Kiểm toán quá trình định giá DN theo phương pháp tài sản
* Mục tiêu
Phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo
hướng tiếp cận trực tiếp, dễ áp dụng và hiện đang được áp dụng phổ biến đối với
21
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
các doanh nghiệp của Việt nam. Thông thường, giá trị doanh nghiệp bao gồm 03 bộ
phận chính là: Giá trị tài sản hữu hình, giá trị tài sản vô hình, giá trị quyền sử dụng
đất và lượng hóa giá trị của các nhân tố phi kinh tế như địa điểm hoạt động, bộ máy
tỏ chức, danh tiếng, uy tín của doanh nghiệp. Kiểm toán quá trình định giá doanh
nghiệp theo phương pháp tài sản sẽ giúp doanh nghiệp lập được hồ sơ xác định giá
trị doanh nghiệp một cách chính xác và đúng đắn, theo đúng trình tự, thủ tục và các
quy định có liên quan, từ đó giúp cơ quan có thẩm quyền có cơ sở để xác định quy
mô vốn điều lệ, cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu và giá khởi điểm để thực hiện
đấu giá cổ phần.
* Phương pháp kiểm toán
Phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở
đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác
định giá trị doanh nghiệp.
Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của
doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp có tính đến khả năng sinh
lời của doanh nghiệp.
Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp bằng tổng giá trị thực tế
của doanh nghiệp trừ (-) các khoản nợ thực tế phải trả, số dư Quỹ phúc lợi, khen
thưởng và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có). Trong đó, nợ thực tế phải trả là
tổng giá trị các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp trừ (-) các khoản nợ không phải
thanh toán.
Để xác định giá trị thực tế của phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trước hết
phải xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp. Giá trị thực tế của doanh nghiệp bao
gồm các khoản:
- Giá trị thực tề tài sản là hiện vật
- Giá trị thực tế tài sản bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi và các giấy tờ có giá
(tín phiếu, trái phiếu,...)
- Giá trị thực tế các khoản nợ phải thu
- Giá trị thực tế chi phí dở dang
- Giá trị thực tế các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn
22
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
- Giá trị tài sản vô hình
- Giá trị lợi thế kinh doanh
- Giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp tại các doanh nghiệp khác
- Giá trị quyền sử dụng đất
Giá trị thực tế của doanh nghiệp không bao gồm các khoản:
- Giá trị tài sản thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết, tài sản không
cần dùng, tài sản được đầu tư bằng Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi
- Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi.
- Chiphí xâydựngcơ bảndở dangcủanhững công trình đã có quyết định đình
hoãn của cấp có thẩm quyền trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
- Các khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác trong trường hợp doanh
nghiệp cổ phần hóa không kế thừa các khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác
chuyển giao được cho doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn khác làm đối
tác.
Việc kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp được thực tế là việc kiểm tóan
giá trị thực tế của doanh nghiệp thông qua việc kiểm toán giá trị 09 khoản giá trị
nêu trên.
2.2.1.2. Kiểm toán quá trình định giá DN theo phương pháp dòng tiền chiết
khấu
- Mục tiêu
Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) là phương pháp xác định giá trị
doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai.
Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chủ yếu
trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn, thiết kế xây dựng,
tin học và chuyển giao công nghệ, có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước
bình quân 5 năm liền kề trước khi cổ phần hoá cao hơn lãi suất của trái phiếu Chính
phủ có kỳ hạn 5 năm tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh
nghiệp. Cũng giống như kiểm toán quá trình định giá doanh nghiệp theo phương
23
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
pháp tài sản, kiểm toán quá trình định giá doanh nghiệp theo phương pháp dòng
tiền chiết khấu sẽ giúp doanh nghiệp xác định giá trị doanh nghiệp một cách đúng
đắn, từ đó giúp các cơ quan có thẩm quyền xác định quy mô vốn điều lệ, cơ cấu cổ
phần phát hành lần đầu và giá khởi điểm thực hiện đấu giá cổ phần. Ngoài ra, giá
trị doanh nghiệp xác định theo phương pháp này còn thể hiện được sát hơn mục
đích của nhà đầu tư, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ.
- Phương pháp kiểm toán
Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) là phương pháp xác định giá trị
doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai.
Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chủ yếu
trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn, thiết kế xây dựng,
tin học và chuyển giao công nghệ, có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước
bình quân 5 năm liền kề trước khi cổ phần hoá cao hơn lãi suất của trái phiếu Chính
phủ có kỳ hạn 5 năm tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh
nghiệp.
Việc xử lý các khoản dự phòng theo quy định tại Điều 17 Nghị định số
109/2007/NĐ-CP thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành
công ty cổ phần.
Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được xác định như sau:
Giá trị thực tế
phần vốn nhà
nước
=  ni
i
i
K
D
1 )1( +
P
K
n
n
( )1 +
Chênh lệch về giá trị quyền
sử dụng đất đã nhận giao,
nhận thuê
Trong đó:
- Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo quy định tại
theo quy định tại điểm 5 phần A Mục III Thông tư 146/2007/TT-BTC
Di
(1+ K)i
: là Giá trị hiện tại của cổ tức năm thứ i
24
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
Pn
(1+ K)n
: là Giá trị hiện tại của phần vốn Nhà nước năm thứ n
i : thứ tự các năm kế tiếp kể từ năm xác định giá trị doanh nghiệp (i:1 n).
Di : Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức năm thứ i.
n : Là số năm tương lai được lựa chọn (3 - 5 năm).
Pn : Giá trị phần vốn nhà nước năm thứ n và được xác định theo công thức:
D n+1
Pn =
K – g
D n+1: Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức dự kiến của năm thứ
n+1
K : Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết của các nhà đầu tư khi mua
cổ phần và được xác định theo công thức:
K = Rf + Rp
Rf : Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro được tính
bằng lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm ở thời điểm gần nhất với
thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Rp : Tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư mua cổ phần của các công ty ở Việt Nam
được xác định theo bảng chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán quốc tế tại niên giám
định giá hoặc do các công ty định giá xác định cho từng doanh nghiệp nhưng không
vượt quá tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro (Rf).
g: tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức và được xác định như sau:
g = b x R
Trong đó: b là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế để lại bổ sung vốn.
25
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
R là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của các năm
tương lai.
Giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm định giá theo phương pháp
DCF được xác định như sau:
Giá trị
thực tế
doanh
nghiệp
=
Giá trị
thực tế
phần vốn
nhà nước
+
Nợ
thực tế
phải trả
+
Số dư quỹ
khen thưởng,
phúc lợi
+
Nguồn kinh
phí sự
nghiệp
Trong đó:
Nợ thực tế phải trả = Tổng nợ phải trả trên sổ kế toán trừ (-) Giá trị các
khoản nợ không phải thanh toán cộng (+) Giá trị quyền sử dụng đất của diện tích
đất được giao
- Việc kiểm toán nợ thực tế phải trả, số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi, nguồn
kinh phí sự nghiệp được thực hiện giống như kiểm toán quá trình định giá doanh
nghiệp theo phương pháp tài sản.
- Tính toán chênh lệch tăng của vốn nhà nước giữa giá trị thực tế và giá trị
ghi trên sổ kế toán, xem đơn vị có hạch toán như một khoản lợi thế kinh doanh của
doanh nghiệp, được ghi nhận là tài sản và được phân bổ dần vào chi phí sản xuất
kinh doanh không quá 10 năm kể từ thời điểm chính thức chuyển đổi sang công ty
cổ phần hay không.
26
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC KHI THỰC HIỆN CỔ PHẦN HÓA
2.1. Thực trạng việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay
2.1.1. Những thành tựu đạt được
- Số lượng doanh nghiệp CPH tăng mạnh, chiếm khoảng 24% trong tổng sổ
doanh nghiệp khi chưa tiến hành sắp xếp lại: tính đến 31/6/2006, cả nước đã CPH
được 3.365 doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp, trong đó chỉ tính riêng năm 2005
thực hiện cơ chế CPH theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP đã có 967 đơn vị được phê
duyệt phương án CPH.
- Về mục tiêu huy động vốn phát triển sản xuất kinh doanh: Qua việc thực
hiện cổ phần hóa, vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp được đánh giá lại chính xác
hơn và Nhà nước thu về được một phần vốn để thực hiện những mục tiêu đầu tư
khác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp huy động thêm được vốn của người lao động
trong doanh nghiệp, các thể nhân và pháp nhân ngoài doanh nghiệp để đầu tư nhằm
đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh. Việc tiến hành cổ phần hóa các
doanh nghiệp nhà nước tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển thị trường chứng
khoán. Sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán, một mặt trở thành trợ
lực hữu hiệu cho việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, mặt khác lại góp
phần tạo thêm hàng hóa cho thị trường chứng khoán phát triển mạnh hơn. Trong
những năm gần đây, nhờ có thị trường chứng khoán mà việc điều chỉnh mệnh giá
cổ phần, quy định số lượng cổ phần tối thiểu phải đấu giá công khai, xóa bỏ cơ chế
bán cổ phần theo mệnh giá chuyển sang phương thức bán đấu giá cổ phần lần đầu
tại các tổ chức trung gian tài chính đã góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch
trong quá trình CPH doanh nghiệp nhà nước, khắc phục cơ bản tình trạng CPH
khép kín trong nội bộ doanh nghiệp, gắn CPH với việc phát triển thị trường chứng
khoán, giảm áp lực cho công tác định giá, giảm tổn thất cho Nhà nước. Thông qua
đấu giá, hầu hết các doanh nghiệp đều bán được cổ phần cao hơn mệnh giá. Với
việc bán cổ phần ra bên ngoài, doanh nghiệp CPH đã chủ động lựa chọn được nhà
27
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
đầu tư chiến lược cho mình và tạo điều kiện để các nhà đầu tư chiến lược tham gia
góp vốn quản lý doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp CPH có quy mô ngày càng lớn hơn trước đây: Trong số 967
đơn vị đã được phê duyệt trong phương án CPH trong năm 2005 có tới 310 đơn vị
có số vốn trên 10 tỷ đồng (chiếm 32%) trong đó có gần 10 doanh nghiệp có vốn
nhà nước trên 300 tỷ đồng. Việc đẩy mạnh CPH doanh nghiệp có quy mô lớn, hiệu
quả cao gắn liền với việc thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch tại Trung tâm
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
đã tạo đà cho thị trường chứng khoán phát triển. Tính đến nay, tổng số doanh
nghiệp đã niêm yết, đăng ký giao dịch tại các trung tâm giao dịch chứng khoán là
57, trong đó có tới 49 doanh nghiệp được hình thành từ CPH DNNN với tổng số
vốn điều lệ đăng ký giao dịch, niêm yết lên tới trên 9.100 tỷ đồng.
Quy mô vốn các DNNN cổ phần hóa ở Việt Nam
Quy mô vốn nhà
nước
Số lượng DN CPH (tính
đến 31/12/2004)
Tỷ lệ (%)
Dưới 5 tỷ đồng 1.327 59.2
Từ 5 - 10 tỷ đồng 500 22.3
Trên 10 tỷ đồng 415 18.5
Nguồn:Ban Chỉđạo Đổi mới và pháttriển doanh nghiệp TW, tháng 2/2005
- Về cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh: Sau cổ phần hóa, các chủ
thể sở hữu cụ thể về vốn và tài sản của các doanh nghiệp (công ty cổ phần) đã được
xác định. Cơ chế chủ quản đối với các doanh nghiệp này về cơ bản đã được xóa bỏ,
quyền chủ động và tính tự chịu trách nhiệm được nâng cao, cơ chế hoạt động linh
hoạt và thích ứng hơn với điều kiện của thị trường. Công tác quản trị đối với doanh
nghiệp có nhiều đổi mới vì vậy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng
cao hơn. Qua số liệu điều tra 850 doanh nghiệp cổ phần hóa đã hoạt động trên 1
năm cho thấy: vốn điều lệ bình quân tăng 44%, doanh thu tăng 23%, lợi nhuận tăng
28
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
139,76%, nộp ngân sách tăng 24,9%, thu nhập người lao động tăng 12%, cổ tức đạt
17,11%.
- Quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp CPH được đảm bảo: Cán
bộ công nhân viên trong đơn vị cổ phần được mua cổ phần ưu đãi giảm giá 40% so
với giá đấu thầu bình quân thành công. Trong số 967 đơn vị CPH năm 2005, theo
phương án được duyệt thì người lao động được mua ưu đãi giảm giá tới 260 triệu
cổ phần. Lao động dôidư ở các đơn vị cổ phần được hưởng chính sách trợ cấp theo
quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP, được hỗ trợ đào tạo nghề mới cho phù
hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh. Riêng năm 2005 có trên 85.000 lao động dôi
dư do sắp xếp lại được hưởng chính sách này, bình quân mỗi lao động dôi dư được
hỗ trợ 32 triệu đồng/người. Nhờ có chính sách hợp lý quyền lợi của người lao động
được đảm bảo, góp phần quyết định trong tiến trình CPH, ổn định xã hội.
Với những kết quả đạt được chứng tỏ tư duy cải cách DNNN đã có sự
chuyển biến, sự quyết tâm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DNN đã tăng lên. Tuy
đại bộ phận các doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoạt động hiệu quả hơn, sản xuất
kinh doanh có sự tăng trưởng, vốn điều lệ và nộp ngân sách tăng, đảm bảo được
việc làm cho bộ phân lao động hiện có của doanh nghiệp và có thu hút thêm lao
động ở một số doanh nghiệp, thu nhập của các cổ đông và người lao động tăng.
2.1.2. Những hạn chế tồn tại
- Tiến độ cổ phần hóa diễn ra còn chậm trễ. Gần như chưa có năm nào kế
hoạch cổ phần hóa được hoàn thành theo đúng đề án sắp xếp lại doanh nghiệp nhà
nước đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Đối tượng CPH còn hạn chế chưa
đáp ứng yêu cầu tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công tác CPH theo Nghị quyết Trung
ướng 9 khóa IX. Vẫn còn hiện tượng các tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước
mà theo tiêu chí phân loại không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn
chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty TNHH nhà
nước một thành viên để tránh CPH.
- Số lượng các đơn vị được cổ phần hóa tuy lớn, nhưng phần nhiều là các
doanh nghiệp cso quy mô nhỏ vì vậy tỷ trọng phần vốn Nhà nước được chuyển
sang hình thức công ty cổ phần không cao. Chúng ta đã CPH và sắp xếp lại được
khá nhiều doanh nghiệp nhưng xét về tiêu chí vốn nhà nước đã CPH thì vẫn chưa
29
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
tới 10%. Hơn nữa trong số các DNNN CPH có tới 29% số doanh nghiệp ở đó Nhà
nước vẫn giữ lượng cổ phần chi phối (trên 51%. Thực chất mới chỉ có 8% vốn kinh
doanh của các DNNN đã CPH thuộc về chủ sở hữu khác – chủ yều là người lao
động trong các doanh nghiệp này. Con số này quá ít thể hiện tiến trình cổ phần hóa
diễn ra còn chậm chạp, vì CPH chỉ tiêu chủ yếu nhất là CPH vốn kinh doanh.
- Về vai trò của Nhà nước: Hiện nay các doanh nghiệp đã được CPH thì Nhà
nước đang còn nắm khá nhiều vốn thể hiện sự chi phối, ảnh hưởng của Nhà nước
vẫn ở mức độ lớn. Điều này dẫn đến trong nhiều doanh nghiệp chưa thấy có những
sự thay đổi về tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh theo mô hình mới của công
ty cổ phần thực sự. Các doanh nghiệp chưa có hay rất thiếu các cổ đông chiến lược,
có quyền lực manh. Việc Nhà nước còn nắm giữ các cổ phần chi phối trong nhiều
doanh nghiệp thể hiện Nhà nước còn đầu tư dàn trải trên nhiều lĩnh vực và phạm vi
hoạt động kinh doanh.
- Chính sách hỗ trợ lao động dôi dư theo Nghị định 41 đã thúc đẩy nhanh
tiến trình CPH nhưng kể từ khi hêt nguồn vốn hỗ trợ, kết thúc ngày 31/12/2005, tốc
độ CPH đã bị chững lại. Cơ chế hỗ trợ theo Nghị định 41 chưa thống nhất với quy
định của Bộ Luật lao động và Luật Ngân sách nên gây khó khăn về nguồn.
Đây là những vấn đề nằm ngoài khả năng của doanh nghiệp. Do vậy, nếu nhà
nước không giải quyết triệt để các vấn đề này sẽ không đẩy mạnh được tiến trình
CPH.
Những tồn tại, bất cập được nêu ở trên bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ
yếu sau:
- Thứ nhất, nhận thức về cổ phần hóa còn những vướng mắc. Một số lo ngại
sự “chệch hướng xã hội chủ nghĩa” vì cho rằng: nếu thúc đẩy nhanh quá trình cổ
phần hóa sẽ thu hẹp phạm vi các DNNN, kinh tế nhà nước suy yếu đi, vai trò điều
tiết theo định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ bị giảm sút, các thành phần kinh tế khác sẽ
lấn át. Người lao động trong DNNN lại lo sợ sự xáo trộn có thể xảy ra khi cổ phần
hóa, việc làm thu nhập bị ảnh hưởng xấu. Cán bộ lãnh đạo DNNN e ngại vì sợ mất
quyền lợi liên quan đến cương vị đang nắm giữ. Cán bộ cấp trên doanh nghiệp e
ngại mất đi quyền lực với DNNN và các lợi ích cá nhân gắn với DNNN trực thuộc.
Những vấn đề trên dẫn đến những thái độ thờ ơ, chạy trốn cổ phần hòa bằng nhiều
30
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
cách khác nhau, ví dụ như sáp nhập vào DNNN khác khi doanh nghiệp nằm trong
danh sách phải cổ phần hóa.
- Thứ hai, còncó những vướng mắc về cơ chế chính sách cổ phần hóa. Trong
16 năm triển khai cổ phần hóa các DNNN có nhiều văn bản được ban hành. Từ Chỉ
thị 202/TTg năm 1992, Nghị định 28/CP năm 1996, Nghị định 44/CP năm 1998,
Nghị định 41/2002/NĐ-CP, Nghị định 155/2004/NĐ-CP, Nghị định 170/2004/NĐ-
CP đến Nghị định 187/2004/NĐ-CP, Nghị định 199/2004/NĐ-CP, Nghị định
200/2004/NĐ-CP, Nghị định 109/2007/NĐ-CP… cơ chế chính sách về cổ phần hóa
đã được cải thiện, bổ sung theo hướng tạo những điều kiện rõ ràng và thông thoáng
hơn cho các DNNN tiến hành cổ phần hóa. Tuy nhiên, thực hiện các văn bản trên
trong thực tế vẫn còn những vướng mắc chưa hoàn toàn được tháo gỡ. Ví dụ như
chính sách về cổ đông chiến lược còn sự cách biệt giữa nhà đầu tư trong nước và
nước ngoài, chưa tạo điều kiện để thu hút và gắn kết giữa hoạt động đầu tư của nhà
đầu tư chiến lược với sự phát triển của doanh nghiệp CPH. Cơ chế bán cổ phần còn
chưa phù hớp với các doanh nghiệp cổ phần có quy mô lớn như các nhà máy xi
măng, nhà máy điện… Chưa có quy định cho phép các nhà đầu tư chiến lược được
quyền mua lô lớn với sổ cổ phần bán ra tại một công ty cổ phần để được tham gia
quản lý, điều hành doanh nghiệp sau khi CPH. Chưa có cơ chế giám sát, tạo ra sự
gắn kết giữa trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức trung gian với kết quả bán
đấu giá cổ phần. Một số tổ chức trung gian định giá doanh nghiệp CPH chưa sát và
phù hợp với thực tế dẫn tới các Ban chỉ đạo CPH doanh nghiệp phải yêu cầu giải
trình, chỉnh sửa nhiều lần làm thời gian CPH kéo dài.
- Thứ ba, việc xác định giá trị doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến
tính toán không chính xác, tình trạng CPH khép kín những năm trước đây cũng để
lại những hậu quả không nhỏ sau CPH. Điều này bộc lộ rất rõ trong việc xác định
giá trị quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp CPH chưa có hướng dẫn cụ thể trong
các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai, đặc biệt là mức giá áp dụng, trình tự
thủ tục… Thực tế hầu như các đơn vị đều lựa chọn hình thức thuê đất không lựa
chọn hình thức giao đất vì giá thuê đất do các địa phương ban hành còn chưa sát
với giá thị trường hoặc chưa được điều chỉnh kịp thời với sự biến động trên thị
trường; nếu thực hiện giao đất thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị
31
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
doanh nghiệp, tăng quy mô vốn Nhà nước tại đơn vị CPH quá lớn ảnh hưởng đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau CPH và không hấp dẫn nhà
đầu tư. Trên thực tế, việc xác định chưa chính xác trong định giá doanh nghiệp
không chỉ có nguyên nhân từ việc quy định không rõ rang về tính giá trị quyền sử
dụng đất mà còn biểu hiện ở quy định về vai trò, chức trách của Hội đồng định gái
và phương thức phát hành cổ hiếu. Hội đồng định giá được tổ chức từ càn bộ của
nhiều cơ quan, nên không có tính chuyên nghiệp, do vậy tính chính xác của định
giá không cao. Hơn nữa, số cổ phần bán ra ngoài quá ít và không bắt buộc bán đấu
giá nên giá trị thực của doanh nghiệp không xác định được. Một ví dụ về việc
doanh nghiệp cổ phần hóa khép kín làm giảm tác dụng của cổ phần hóa là Công ty
Pin ắc quy miền Nam cổ phần Nhà nước nắm giữ lên tới 90,15%, Công ty Bóng
đèn phích nước Rạng Đông 91,91%.
- Thứ tư, có những vướng mắc trong triển khai thực hiện cổ phần hóa các
DNNN. Cổ phần hóa là nhiệm vụ quan trong của các cơ quan quản lý nhà nước,
nhưng trên thực tế, công tác này vẫn do các cán bộ kiêm nhiệm thực hiện, mặc dù
có thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa. Tính chuyên môn hóa thấp trong quản lý nhà
nước đã dẫn đến việc đôn đốc kiểm tra và trợ giúp các doanh nghiệp trong cổ phần
hóa kém hiệu quả.
2.2. Thực trạng việc xác định trị giá doanh nghiệp Nhà nước khi thực
hiện cổ phần hoá hiện nay.
Đây là một khâu quan trọng và thường chiếm nhiều thời gian, công sức
nhất trong quá trình Cổ phần hoá. Thực tế việc Cổ phần hoá các doanh nghiệp
cho thấy, các doanh nghiệp đăng ký Cổ phần hoá thường có xu hướng định thấp
giá trị doanh nghiệp, thông qua việc khai báo không chính xác như khai thấp giá
trị TSCĐ của doanh nghiệp, khai không đúng lượng vốn…từ đó ảnh hưởng tiêu
cực đến việc định giá trị doanh nghiệp và gây thiệt hại cho Nhà nước. Ngược
lại, hiện tượng cơ quan kiểm toán định giá cao hơn giá trị thực của doanh nghiệp
lại có thể làm thiệt hại cho người mua cổ phần.
2.2.1. Những thuận lợi
Hệ thống văn bản về xác định giá trị doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện
32
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
Trong Nghị định 187, cụ thể là Thông tư số 126/2004/TT-BTC, do Bộ Tài
chính ban hành ngày 12/10/2006 về sửa đổi, bổ sung hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 187/2004/NĐ-CP về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, nếu
doanh nghiệp đang thuê thì không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, trong Nghị định 109/2007/NĐ-BTC mới ban hành, trường hợp
thuê đất cũng được xem xét để tính vào giá trị doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo nên
những thay đổi lớn đối với nhiều trường hợp giá trị doanh nghiệp không tính đến
nguồn lợi cực lớn khi được thuê đất giá rẻ trong thời hạn lâu dài, gây thất thoát vốn
của Nhà nước.
Cụ thể, Nghị định 109 nêu rõ: Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá được
giao đất (kể cả diện tích đất Nhà nước đã giao cho doanh nghiệp xây dựng nhà để
bán hoặc cho thuê kinh doanh khách sạn, kinh doanh thương mại dịch vụ; xây dựng
kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê) thì phải tính giá trị quyền sử
dụng đất vào giá trị doanh nghiệp theo giá đất đã được UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất được giao) quy định và công
bố. Riêng với trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá chọn hình thức thuê đất được
xác định theo hai cách:
Thứ nhất, đối với những doanh nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm thì không
tính tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp;
Thứ hai, những doanh nghiệp trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian
thuê đất thì tính tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp theo giá sát với giá thị trường
tại thời điểm định giá.
Trường hợp giá đất làm căn cứ để xác định giá trị quyền sử dụng đất, tiền
thuê đất chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường
trong điều kiện bình thường tại thời điểm cổ phần hoá thì UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương quyết định giá đất cụ thể cho phù hợp. Trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày gửi đủ hồ sơ, nếu chưa nhận được văn bản của UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương về giá đất thì cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị
doanh nghiệp được quyền tính giá trị quyền sử dụng đất, giá tiền thuê đất vào giá
trị doanh nghiệp theo phương án doanh nghiệp đã đề nghị nhưng không thấp hơn
33
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
giá trị quyền sử dụng đất, giá thuê đất tính theo giá đất được công bố.
Ngoài ra, Nghị định 109 cũng xác định đưa giá trị lợi thế kinh doanh của doanh
nghiệp và định giá. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hoá gồm
giá trị lợi thế về vị trí địa lý, giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển.
Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hoá do cơ quan có thẩm quyền
quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp xem xét, quyết định nhưng không thấp hơn
giá trị lợi thế kinh doanh được xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Trình độ của đội ngũ cán bộ định giá trị doanh nghiệp ngày càng cao
Hiện nay, đội ngũ cán bộ xác định giá trị doanh nghiệp ngày càng tăng cả
về số lượng và chất lượng. Các cán bộ định giá được đào tạo nâng cao về
chuyên môn thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn, cập nhật kiến thức về các văn
bản pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp… góp phần nâng cao chất lượng
kết quả xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.
2.2.2. Những tồn tại trong việc xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay tại
Việt Nam
 Về cách thức định giá doanh nghiệp
Hạn chế về xử lý tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp
Việc xử lý các khoản nợ tồn đọng còn nhiều khó khăn. Tính đế ngày
31/12/2005, dư nợ cho vay đối với các công ty cổ phần vào khoảng 51.603 tỉ đồng.
Đặc biệt, việc xử lý nợ xấu đã mất rất nhiều thời gian do thiếu sự phối hợp chặt
chẽ, đồng bộ giữa các ngành ngân hàng, thuế, tài chính.
Mặc dù đã có nhiều văn bản hướng dẫn về tài chính khi chuyển doanh
nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa được
giải quyết triệt để như quy định nợ từ 2 năm trở lên thì doanh nghiệp mới được
trích dự phòng hoặc nợ từ 3 năm trở lên mới coi là nợ không thu được; Quy định về
xử lý nợ còn phức tạp, yêu cầu phải có đủ tài liệu chứng minh như: quy định doanh
nghiệp khi xử lý nợ phải thu không có khả năng thanh toán phải có xác nhận cauar
cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức về việc doanh nghiệp, tổ
chức đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả. Trường hợp này, cơ quan
hành chính Nhà nước các cấp chỉ có thể xác nhận doanh nghiệp đó không còn hoạt
34
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
động tại địa bàn đó, còn về khả năng chi trả có hay không thì không thể xác nhận
được.
Nợ phải thu khó đòi, quy định doanh nghiệp chỉ được trích lập dự phòng tối
đa 20% tổng nợ phải thu. Do đó đối với doanh nghiệp có khả năng tài chính nhưng
bị hạn chế về việc trích lập dự phòng, không phản ánh đúng thực trạng tài chính
của doanh nghiệp. Mặc khác, doanh nghiệp sợ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
trong kỳ: bị giảm lãi hoặc đang từ lãi chuyển thành lỗ hoặc tăng lỗ nên không chủ
động xử lý nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo quy định như trên hoặc
không trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Thực tế, phần lớn doanh nghiệp có
nợ tồn đọng đều là những doanh nghiệp có khó khăn về tài chính.
Các khoản nợ tồn đọng, dây dưa khó đòi qua nhiều năm, tài sản không cần
dùng, vật tư hàng hóa tồn kho lâu ngày, trải qua nhiều đời giám đốc không còn
chứng từ, sổ sách và thực trạng tài chính của doanh nghiệp thiếu lành mạnh, minh
bạch. Nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện tồn tại, có nguy cơ phá sản vẫn đưa
vào diện CPH, làm cho quá trình cổ phần hóa phức tạp, kéo dài, đặc biệt phỉa xử lý
những tồn tại về mặt tài chính. Cơ chế hiện hành quy định hội đồng quản trị hoặc
giám đốc doanh nghiệp đối với doanh nghiệp không có hội đồng quản trị phải có
trách nhiệm trước pháp luật về việc xử lý nợ. Tuy nhiên, cơ chế chưa có quy định
cụ thể chế tài khi người có trách nhiệm không thực hiện xử lý nợ thậm chí còn để
phát sinh nợ tồn đọng mới.
Chưa có các quy định trong việc lựa chọn tổ chức định giá doanh nghiệp
Chất lượng định giá doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của các
tổ chức định giá doanh nghiệp. Hiện nay có nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ định
giá doanh nghiệp tuy nhiên chưa có quy định hay tiêu thức để đánh giá chất lượng,
chưa có quy chế lựa chọn, giám sát hoạt động tư vấn định giá doanh nghiệp, chưa
gắn trách nhiệm của tổ chức tư vấn, định giá với việc bán cổ phần.
Từ năm 2003-2006, Bộ Tài chính đã có văn bản công bố danh sách các công
ty chứng khoán, doanh nghiệp kiểm toán được thực hiện dịch vụ định giá doanh
nghiệp CPH để lựa chọn chỉ định tổ chức tư vấn và định giá doanh nghiệp CPH.
Tuy nhiên, các tiêu chuẩn để lựa chọn còn thấp. Thực tiễn cho thấy nhiều tổ chức
tuy có chức năng định giá trong giấy phép kinh doanh nhưng lại thiếu năng lực
35
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
định giá, ảnh hưởng lớn tới độ chính xác trong tư vấn, đánh giá, tính toán giá trị
doanh nghiệp CPH. Ví dụ như muốn xác định chất lượng kỹ thuật còn lại của khối
máy móc thiết bị chuyên ngành trong các loại hình doanh nghiệp như nhiệt điện,
thủy điện, giao thông, điện tử, công nghiệp thực phẩm… để từ đó xác định đúng
giá trị doanh nghiệp CPH đòi hỏi các tổ chức tư vấn và định giá doanh nghiệp được
lựa chọn phỉa có các kỹ sư thiết bị chuyên ngành, nếu không rất dễ dẫn đến việc
thẩm định theo cảm tính, có tính thủ tục hình thức, dễ thống nhất với doanh nghiệp
CPH để trình cấp trên phê duyệt.
 Về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp:
Quá trình CPH nói chung và phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nói
riêng ở Việt Nam là một quá trình vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Do vậy trong
khoảng thời gian ngắn nhưng đã có rất nhiều các văn bản pháp quy ban hành để
điều chỉnh các hoạt động đó: Nghị định 64/2002/NĐ-CP, Thông tư 76/2002/TT-
BTC, Thông tư 79/2002/TT-BTC hướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp khi
chuyển DNNN thành công ty cổ phần, Nghị định 187/2004/NĐ-CP và Thông tư số
126/2004/TT-BTC… Về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay,
Nghị định 106/2007/NĐ-CP và Thông tư số 146/2007/TT-BTC quy định cụ thể hai
phương pháp là phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu, ngoài ra
doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp khác sau khi thỏa thuận với Bộ Tài
chính.
Phương pháp tài sản: Đây là phương pháp dễ áp dụng và hiện đang được áp
dụng phổ biến đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên việc áp dụng
phương pháp tải sản trên thực tế cho thấy vẫn còn một số vướng mắc:
- Đối với TSCĐ: Khi tiến hành xác định giá trị của TSCĐ hữu hình thì cả 2
yếu tố của quá trình định giá là nguyên giá và giá trị còn lại đều rất khó xác định.
Sở dĩ như vậy là vì: Máy móc thiết bị hiện đại đang sử dụng trong các DNNN là
các máy chuyên dụng thuộc các thế hệ công nghệ khác nhau, do nhiều nhà cung
cấp khác nhau, thông thường là đã lạc hậu và các nhà sản xuất không còn cung cấp
chủng loại đó trên thị trường hiện tại. Còn nếu dựa vào tính năng, công dụng tương
tự thì các máy móc thiết bị thời nay thuộc các thế hệ mới, tiên tiến hơn, tiện ích hơn
nên nguyên giá của chúng thường rất khác nhau. Trong trường hợp hy hữu, nếu lựa
36
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
chọn được một sản phẩm có cùng công suất, tính năng và tác dụng nhưng do các
nhà sản xuất khác nhau thì cũng không thể so sánh với nhau được (Một chiếc xe
Dream Trung Quốc không thể so sánh nguyên giá với một chiếc xe Dream Thái
Lan hoặc Việt Nam được cho dù đó là hai sản phẩm tương đương). Với những khó
khăn trên, phần lớn TSCĐ không có được cơ sở tham chiếu để tham khảo giá trị thị
trường hiện tại mà được xác định lại theo nguyên giá ghi sổ kế toán của đơn vị. Giá
trị còn lại của TSCĐ cũng là một yếu tố rất khó xác định bởi về mặt nguyên tắc, giá
trị còn lại của tài sản được xác định dựa vào giá trị còn lại của các kết cấu chính
nhưng cơ sở để xác định giá trị còn lại của các kết cấu chính lại thường không
thuyết phục. Do vậy, tỷ lệ % giá trị còn lại được đưa ra mang nhiều tính chất chủ
quan và luôn theo chiều hướng giằng xé về mặt lợi ích: doanh nghiệp muốn đánh
giá thấp, Nhà nước muốn đánh giá cao. Vì vậy luôn xảy ra tranh chấp trong việc
thống nhất số liệu.
- Đối với vật tư, hàng hóa, thành phẩm: Do thời điểm thực tế kiểm kê, xác
định giá trị doanh nghiệp thường chậm hơn thời điểm lựa chọn làm mốc để xác
định giá trị, nên tại thời điểm kê thực tế, vật tư, hàng hóa, thành phẩm đã có nhiều
biến động cả về số lượng, chất lượng và phẩm cấp so với thời điểm được lựa chọn
làm mốc. Về mặt nguyên tắc, số lượng của hàng tồn kho phải được tính toán trên
cơ sở số lượng thực tế kiểm kê sau khi đã điều chỉnh lại ảnh hưởng của các khoản
nhập xuất trong suốt giai đoạn từ thời điểm lựa chọn đến thời điểm thực tế kiểm kê.
Tuy nhiên, trên thực tế việc này là không tưởng mà đôi khi bản thân các phiếu
nhập, phiếu xuất trong kỳ cũng không đảm bảo được độ chính xác của nó. Do vậy,
hầu hết số lượng, chủng loại và chất lượng của vật tư hàng hóa được lấy theo số
liệu báo cáo của đơn vị nên tính thuyết phục không cao.
- Đối với các tài sản vô hình: Nghị định quy định tất cả các yếu tố vô hình
chưa được xác định giá trị sẽ được thể hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận siêu ngạch,
còn các tài sản vô hình đã được xác định giá trị thì lấy theo số dư còn lại trên sổ kế
toán tại thời điểm lựa chọn để đưa vào xác định giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên,
giá trị các tài sản vô hình đó có được tính toán có cơ sở và hợp lý, hợp lệ hay không
thì không được quy định cụ thể. Ngoài ra, với các ngành kinh doanh đặc thù như
khai thác khoáng sản thì giá trị doanh nghiệp được xác định phần lớn dựa vào trữ
37
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
lượng và chất lượng khoáng sản tiềm tàng chưa được khai thác chứ ít phụ thuộc
vào các tài sản nằm trên nó. Do vậy, quyền được khai thác khoáng sản và đánh giá
trữ lượng còn lại của mỏ là các yếu tố được nhà đầu tư quan tâm hơn là những tài
sản hiện có tại mỏ. Tuy nhiên đánh giá giá trị của các tài sản vô hình đó như thế
nào lại không được chính phủ hướng dẫn xác định, gây ra nhiều lúng túng trong
việc xác định giá trị của tài sản vô hình.
- Đối với một số khoản mục như TSCĐ vô hình, chi phí sản xuất kinh doanh
dở dang, chi phí chờ phân bổ… do quy định không phải xác định lại giá trị mà lấy
theo số dư trên sổ kế toán, nhiều doanh nghiệp đã tìm cách ẩn tiền của Nhà nước
vào các khoản mục này, thực hiện các giao dịch kinh tế để đẩy nó vào chi phí xác
định lãi, lỗ trong năm trước khi CPH. Với các cách thức như trên, tài sản của Nhà
nước sẽ không còn trên thực tế khi kiểm kê xác định giá trị doanh nghiệp hoặc nếu
có cũng chỉ là những giá trị khống khi đưa số dư các khoản mục chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang, chi phí chờ kết chuyển hay TSCĐ vô hình vào xác định giá trị
doanh nghiệp.
- Về việc xác định của các khoản công nợ phải thu, phải trả: Nguyên tắc
chung là các khoản công nợ phải được xác nhận rõ ràng, đầy dduer, chính xác và
chỉ đưa vào xác định giá trị doanh nghiệp đối với các khoản công nợ đã được xác
nhận. Các khoản công nợ “xấu” còn lại cần được xử lý trước khi cổ phần hóa. Tuy
nhiên thực tế tồn tại rất nhiều khoản công nợ không được xác nhận vì các lý do rất
khác nhau hoặc có nhiều khoản công nợ không đòi được nhưng chưa có bằng
chứng để doanh nghiệp đưa “con nợ” vào danh sách để xử lý tài chính. Vì vậy,
nhiều doanh nghiệp phỉa chấp nhận giá trị ảo của những khoản nợ trên, và thiệt thòi
nhất là những người lao động sau khi mua cổ phiếu của công ty CPH.
- Vấn đề đất và giá trị quyền sử dụng đất vẫn là những vấn đề vướng mắc
trong các quy định của Nhà nước.
Kể từ năm 2008, khi cổ phần hóa, các doanh nghiệp có diện tích đất nằm ở vị
trí đắc địa trong các khu đô thị phải xác định thêm giá trị lợi thế vị trí địa lý về đất
để tính vào giá trị doanh nghiệp. Phương pháp tính liên quan cũng đã được Bộ Tài
chính quy định; lợi thế vị trí địa lý được xác định bằng chênh lệch giữa giá thị
trường và giá do UBND cấp tỉnh quy định hàng năm.
38
Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01
Theo đánh giá trong báo cáo của Chính phủ về tình hình cổ phần hóa,
phương pháp tính nói trên của Bộ Tài chính “là chặt chẽ, về cơ bản khắc phục được
bất cập giữa chính sách giao đất và thuê đất hiện nay”. Tuy nhiên, việc thực hiện
quy định trên, cũng như phương pháp tính liên quan, trên thực tế vấp phải nhiều
khó khăn.
Theo báo cáo của Chính phủ, khó khăn nhất hiện nay là UBND cấp tỉnh
không xác định được giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường theo quy định
của pháp luật về đất đai để các doanh nghiệp có căn cứ xác định giá trị lợi thế vị trí
địa lý.
Phân tích của Đoàn giám sát (theo chuyên đề “Việc thực hiện chính sách,
pháp luật về xử lý đất đai và mua bán cổ phiếu trong thực hiện cổ phần hóa doanh
nghiệp Nhà nước”) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho thấy việc thực hiện
các quy định nói trên trên thực tế là rất khó khăn. Trong việc xác định giá trị lợi thế
vị trí địa lý như quy định tại Thông tư 146/2007/TT-BTC ngày 6/12/2007 của Bộ
Tài chính cũng có một số điểm thiếu cụ thể. Thông tư này yêu cầu xác định giá trị
lợi thế vị trí địa lý vào giá trị doanh nghiệp khi thuê đất bằng cách xác định chênh
lệch giữa giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường
với giá do địa phương công bố vào ngày 1/1 hàng năm. Điều kiện này khó thực
hiện vì không có tiêu chí để xác định thế nào là điều kiện “bình thường”. Mặc khác,
do chưa hình thành thị trường đất đai một cách đầy đủ, chưa có tổ chức điều tra
khảo sát và công bố giá đất giao dịch theo khu vực và mục đích sử dụng một cách
chính thống, nên việc xác định giá trị lợi thế do chênh lệch giá trị như nêu trên là
gần như không thực hiện được.
Theo Đoàn giám sát, quy định đó còn bất cập trong trường hợp giá trị lợi thế
vị trí địa lý quá cao làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn do kinh doanh không thể
hiệu quả (giá trị doanh nghiệp khi xác định theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP
thường tăng từ 30% -300%, nhưng tính theo Thông tư 146/2007/TT-BTC riêng giá
trị lợi thế vị trí địa lý đã làm tăng hàng chục đến hàng trăm lần).
Thực tế giám sát cho thấy có những doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa có
giá trị lợi thế đất ở mức “không tưởng” và không doanh nghiệp nào hạch toán có lãi
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ

More Related Content

What's hot

bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfLuanvan84
 
Phần1
Phần1Phần1
Phần1Vu Huy
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfLuanvan84
 
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...Thu Vien Luan Van
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Quản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệpQuản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệpCrapme Love
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfLuanvan84
 
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamĐề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính Hiếu Kều
 
Giao trinh quan tri doanh nghiep
Giao trinh quan tri doanh nghiepGiao trinh quan tri doanh nghiep
Giao trinh quan tri doanh nghiepNhu Thanh Dinh
 
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngbáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngNhân Bống
 

What's hot (20)

bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdf
 
Đề tài: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty máy tính Dương Thư
Đề tài: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty máy tính Dương ThưĐề tài: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty máy tính Dương Thư
Đề tài: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty máy tính Dương Thư
 
Phần1
Phần1Phần1
Phần1
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdf
 
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...
 
32175 5 chuong_2_8_z2oe_20130819042848
32175 5 chuong_2_8_z2oe_2013081904284832175 5 chuong_2_8_z2oe_20130819042848
32175 5 chuong_2_8_z2oe_20130819042848
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
 
Quản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệpQuản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdf
 
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamĐề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
 
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
 
Giao trinh quan tri doanh nghiep
Giao trinh quan tri doanh nghiepGiao trinh quan tri doanh nghiep
Giao trinh quan tri doanh nghiep
 
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngbáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAYĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
 
bao cao thuc tap
bao cao thuc tap bao cao thuc tap
bao cao thuc tap
 
25859 osz3 meb_ogm_20140722112112_65671
25859 osz3 meb_ogm_20140722112112_6567125859 osz3 meb_ogm_20140722112112_65671
25859 osz3 meb_ogm_20140722112112_65671
 
1 282
1 2821 282
1 282
 
Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép ViệtNâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
 
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đĐề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
 
Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty, 9đ
Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty, 9đĐề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty, 9đ
Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty, 9đ
 

Similar to Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ

Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngDương Hà
 
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài  Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...Đề tài  Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
C1 tổng quan
C1  tổng quanC1  tổng quan
C1 tổng quanNgoc Tu
 
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tai chinh doanh nghiep
Tai chinh doanh nghiepTai chinh doanh nghiep
Tai chinh doanh nghiepbimatlathutinh
 
Khoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-anKhoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-anphuonglien1392
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt NamHoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Namluanvantrust
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện iPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện ihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...sividocz
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakRoyal Scent
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfLuanvan84
 
Cơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhCơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhanhtuan24
 

Similar to Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ (20)

Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOTĐề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
 
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chínhĐề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
 
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài  Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...Đề tài  Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
 
C1 tổng quan
C1  tổng quanC1  tổng quan
C1 tổng quan
 
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
 
Tai chinh doanh nghiep
Tai chinh doanh nghiepTai chinh doanh nghiep
Tai chinh doanh nghiep
 
Khoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-anKhoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-an
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
 
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt NamHoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện iPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.doc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.docPhân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.doc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.doc
 
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
 
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệpKhoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
 
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdf
 
Cơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhCơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chính
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xây dựng
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xây dựngNâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xây dựng
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xây dựng
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ

  • 1. 1 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 MỞ ĐẦU 1. Tính cấpthiết của đề tài nghiên cứu Đổi mới doanh nghiệp nhà nước là vấn đề mang tính phổ biến của nhiều nước trên thế giới đang trong giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển. Việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước được thực hiện bằng nhiều giải pháp, trong đó cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một giải pháp quan trọng. Ở nước ta, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Cùng với quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, việc kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa cũng như kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa cũng được hình thành vì xác định giá trị doanh nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Việc xác định đúng giá trị doanh nghiệp giúp doanh nghiệp lập được hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp một cách chính xác và đúng đắn, giúp cơ quan có thẩm quyền có cơ sở để xác định quy mô vốn điều lệ, cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu và giá khởi điểm để thực hiện đấu giá cổ phần. Để làm hiểu rõ quá trình kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa, cần phải nghiên cứu một cách toàn diện về quy trình và phương pháp kiểm toán, tìm ra những nguyên nhân và các vấn đề tồn tại để đề xuất các giải pháp có tính khả thi để đẩy nhanh và có hiệu quả quá trình kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, em chọn đề tài: “Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá” 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu về doanh nghiệp nhà nước, việc kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Từ đó làm rõ thực trạng kiểm toán cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đề xuất những phương hướng, giải pháp để hoàn thiện quá trình kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa. 3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
  • 2. 2 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu quá trình xác định giá trị doanh nghiệp, quá trình kiểm toán cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thông qua là các cơ chế, chính sách có liên quan đến việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, các tài liệu thực tế có liên quan đến quá trình kiểm toán xác định GTDN để cổ phần hóa. Nghiên cứu ở mức độ nhất định về kết quả quá trình cổ phần hóa và kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Toàn bộ cơ chế, chính sách tài chính có liên quan đến cổ phần hóa từ thời kỳ thí điểm cho đến nay. Kết quả thực hiện cổ phần hóa và việc kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa. 4. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài Về mặt lý luận: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa, việc kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa Về mặt thực tiễn: - Đánh giá những mặt được và chưa được của quá trình cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa, kiểm toán quá trình xác định giá trị doanh nghiệp kh cổ phần hóa trong thời gian qua. - Đề ra phương hướng và những giải pháp thúc đẩy quá trình kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, đề tài nghiên cứu có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Doanh nghiệp Nhà nước và kiểm toán doanh nghiệp Nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước Chương 2: Thực trạng kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá Chương 3: Những kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thịên kiểm toán quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
  • 3. 3 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 CHƯƠNG I DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ KIỂM TOÁN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC KHI THỰC HIỆN CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.1. Doanh nghiệp Nhà nước và sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. 1.1.1. Doanh nghiệp Nhà nước và những đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp Nhà nước. 1.1.1.1. Doanh nghiệp nhà nước Theo Luật doanh nghiệp thì: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch được đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.” Doanh nghiệp Nhà nước là do Nhà nước thành lập trong các ngành, lĩnh vực cung cấp những hàng hoá và dịch vụ có tính chất nhạy cảm hoặc giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. (Luật DNNN) Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (Luật DNNN) Hoặc: Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. (Điều 4 mục 22 – Luật DN). Một tổ chức kinh tế chỉ được gọi là “ Doanh nghiệp ” nếu nó được thừa nhận về mặt pháp luật trên một số tiêu chuẩn cơ bản như: - Vốn pháp định (Là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp). - Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. - Ngành nghề kinh doanh. - Địa điểm trụ sở và tư cách công dân đứng ra kinh doanh…
  • 4. 4 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 Để từ đó Nhà nước có cơ sở trao cho những tổ chức kinh tế này những quyền lợi và nghĩa vụ trên môt tư cách mới đó là “ Doanh nghiệp ” . 1.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước Về sở hữu: DNNN là DN do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do DN quản lý (trách nhiệm hữu hạn). Ở nước ta, DNNN mang đầy đủ bản chất quan hệ sản xuất XHCN, là tài sản của toàn dân mà NN là người đại diện đứng ra thực hiện quyền sở hữu, tổ chức và quản lý nhằm đem lại lợi ích cho toàn xã hội. Tuy nhiên, do đặc điểm sở hữu nói trên mà DNNN thường bị động về vốn, không tự chủ về tài chính nên không tự chủ trong kinh doanh, không chủ động sắp xếp lao động vì Nhà nước chưa đủ các chính sách phù hợp để giải quyết việc làm và đời sống cho số lao động dư thừa. Về lĩnh vực kinh doanh: DNNN tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt, đặc biệt là các DN thuộc các ngành công nghiệp mũi nhọn, có quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại. + Ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội + Ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi đầu tư lớn + Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư. 1.1.2. Giá trị doanh nghiệp và định giá doanh nghiệp Nhà nước Giá trị Doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập mà DN mang lại cho nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh. Để hiểu rõ khái niệm về Giá trị DN ở trên ta xét từ các khía cạnh sau: Thứ nhất : DN là một tổ chức, một đơn vị kinh tế chứ không giống như những “ tài sản ” thông thường. Nó là một thực thể hoạt động, thông qua sự hoạt động mà người ta nhận dạng ra doanh nghiệp, DN không phải là một tập hợp các loại tài sản vào với nhau. Khi thực hiện phá sản, DN không còn tồn tại với tư cách của một tổ chức kinh doanh nữa. Khi đó, nó chỉ đơn giản là một sự hỗn hợp các
  • 5. 5 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 loại tài sản đơn lẻ, rời rạc mà người ta có thể thanh lý, phát mãi từng thứ riêng biệt như những hàng hóa thông thường – nó không còn đầy đủ ý nghĩa của một DN. Do vậy, giá trị DN là một khái niệm chỉ được dùng cho những DN đang còn hoạt động và sẵn sàng hoạt động. Thứ hai: DN là một tổ chức, một đơn vị kinh doanh, nhưng đồng thời cũng là một hàng hóa. Chúng có thể được trao đổi, mua bán như những hàng hóa thông thường khác. Khái niệm “ Doanh nghiệp ” cũng như khái niệm về “ giá trị Doanh nghiệp ” là những khái niệm thuộc phạm trù của kinh tế thị trường. Và vì vậy, quan niệm về giá trị, cũng như các tiêu chuẩn để nhận biết giá trị như đã nêu ở phần trên, hoàn toàn có thể sử dụng được để đánh giá Doanh nghiệp. Thứ ba: DN là một tổ chức, một đơn vị, một hệ thống và đồng thời cũng là một phần tử trong hệ thống lớn – nền kinh tế. Do đó, sự tồn tại của DN là ở mối quan hệ của nó với các phần tử khác của hệ thống, tức mối quan hệ với các đơn vị, thể nhân và pháp nhân kinh tế khác. Sự tồn tại của DN không chỉ được quyết định bởi các mối quan hệ bên trong DN mà còn bởi mối quan hệ với các yếu tố bên ngoài, như: Khách hàng, người cung cấp, người cho vay… Sự phát triển của DN ở mức độ nào, là tùy thuộc vào mức độ bền chặt của các mối quan hệ đó với môi trường xung quanh, DN có đạt được mục tiêu lợi nhuận của mình hay không sẽ phụ thuộc có tính quyết định ở các mối quan hệ đó, chính vì vậy, sự đánh giá về DN đòi hỏi phải xem xét tất cả các mối quan hệ nói trên. Tức là, đánh giá về DN không chỉ đơn thuần bao gồm nội dung đánh giá về những tài sản trong Doanh nghiệp mà điều quan trọng hơn là phải đánh giá nó về mặt tổ chức. Thứ tư : Các nhà đầu tư thành lập ra DN không nhằm vào việc sở hữu các tài sản cố định, tài sản lưu động (TSLD) hay sở hữu một bộ máy kinh doanh năng động mà nhằm vào mục tiêu chủ yếu là tìm kiếm lợi nhuận, tìm kiếm thu nhập. Tiêu chuẩn để họ đánh giá hiệu quả hoạt động – lợi ích của DN đối với các nhà đầu tư ở các khoản thu nhập từ hoạt động SXKD. Vì vậy, tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, giá trị DN được xác định là các khoản thu nhập trong quá trình sản xuất kinh doanh, độ lớn của giá trị DN. Theo đó, được đo bằng lượng thu nhập mà DN có thể mang lại cho các nhà đầu tư. Nói tóm lại: Để xác định giá trị
  • 6. 6 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 doanh nghiệp. Xét về mặt nguyên lý, chỉ có thể tồn tại 2 cách tiếp cận, đó là: Trực tiếp đánh giá giá trị của các tài sản trong DN và đánh giá giá trị của yếu tố tổ chức. Hoặc bằng một kỹ thuật nào đó để lượng hóa các khoản thu nhập mà DN có thể mang lại cho nhà đầu tư. Vì vậy, một phương pháp xác định giá trị DN được gọi là cơ bản và khoa học, trước hết nó phải thuộc vào một trong hai cách tiếp cận nói trên. 1.1.3. Cổ phần hoá và sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. 1.1.3.1. Cổ phần hoá, công ty cổ phần, công ty cổ phần Nhà nước * Cổ phần hóa: Cổ phần hóa (CPH) là cách gọi tắt của việc chuyển đổi các DNNN thành công ty cổ phần ở Việt Nam. Chương trình cổ phần hóa bắt đầu được Việt Nam thử nghiệm trong các năm 1990-1991 và chính thức được thực hiện từ năm 1992 , được đẩy mạnh từ năm 1996, dự kiến sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2010. Cổ phần hoá DNNN là việc chuyển DNNN thành công ty Cổ phần, tức là chuyển đổi loại hình DN chỉ có một chủ sở hữu là Nhà nước thành loại hình DN có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động và tư nhân tham gia. Cổ phần hoá là kết quả gián tiếp của quá trình cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hỗn hợp Nhà nước – Tư nhân, là sản phẩm tất yếu của nền sản xuất lớn, ra đời trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nhưng không phải là phạm trù kinh tế riêng của chủ nghĩa Tư bản. Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, đối tượng của cổ phần hoá là các DNNN mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn. Các DNNN sẽ được phân loại chia từng đợt để tiến hành CPH, các DNNN sau cổ phần hoá hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Lý do CPH là để gia tăng giá trị vốn, là chuyển quyền sở hữu từ khu vực công sang khu vực tư, chứ không phải để thu hồi vốn cho Nhà nước mà là bán tài sản cho các nhà đầu tư chiến lược với giá trị thị trường. Ở nước ta hiện nay, so với các loại hình DN khác DN là công ty cổ phần có nhiều lợi thế hơn hẳn. Lợi thế đó xuất phát từ những lợi ích và đặc điểm pháp lí mà pháp luật quy định. Trong mô hình công ty cổ phần, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp, việc chuyển nhượng các phần vốn góp được thực hiện một
  • 7. 7 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 cách tự do thông qua việc bán cổ phần của các cổ đông. Ngoài ra, công ty cổ phần là loại hình có cấu trúc vốn và tài chính linh hoạt, cơ chế quản lý tập trung cao do có sự tách biệt vai trò chủ sở hữu với chức năng quản lý. Cũng chính vì những ưu điểm nổi bật hơn bất kỳ loại hình DN khác đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển hàng lọat các Công ty Cổ phần ở Việt Nam, đặc biệt trong hai năm 2006-2007 khi mà thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam phát triển sôi động và bùng nổ. Nhiệm vụ của Kế toán định giá DN chính là giúp DN xác định giá trị DN theo giá trị thị trường tại thời điểm CPH. Từ đó xác định được giá trị vốn của Nhà nước trong DN khi chuyển đổi hình thức sở hữu. Đây chính là cơ sở giá trị ban đầu để DN có một bước chuyển quan trọng trong quá trình phát triển, hội nhập với nền kinh tế trong và ngoài nước. * Công ty cổ phần Theo quy định của luật DN thì Công ty cổ phần có 1 đặc trưng là : "Vốn được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần", như vậy cổ phần là 1 phần vốn của Công ty cổ phần (lưu ý tính chất bằng nhau về mệnh giá). Ví dụ: Công ty Cổ phần A có vốn điều lệ là 100 triệu. Số vốn này được chia thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần là 1 triệu, vậy 1 triệu này gọi là cổ phần (Được vật chất hóa bằng cổ phiếu của công ty). Tổng mệnh giá cổ phần = số cổ phần x mệnh giá. Công ty cổ phần là một doanh nghiệp, trong đó, các thành viên cùng góp vốn, cùng hưởng lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần góp vốn và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi phân vốn góp của mình. (Luật DNNN) Đặc điểm của công ty cổ phần: Xét về mặt pháp lý : Công ty Cổ phần là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân độc lập, được hưởng quy chế pháp lý của Nhà nước, có tư cách bên nguyên để kiện các pháp nhân khác đồng thời cũng có thể bị các pháp nhân khác kiện. Công ty Cổ phần có vốn kinh doanh do nhiều người đóng góp dưới hình thức cổ phần. Các cổ đông trong công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vị vốn góp của mình cho công ty chứ không chịu trách nhiệm vô hạn như hình thức kinh doanh một chủ hay hình thức kinh doanh chung vốn,
  • 8. 8 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 nhờ đó mà khả năng thu hút vốn đầu tư và khả năng mạo hiểm cao hơn. Công ty cổ phần là một hình thái pháp lý có nhiều thuận lợi trong việc huy động những lượng vốn lớn trong xã hội. Mệnh giá của cổ phiếu trong công ty Cổ phần thưòng được định giá thấp để có thể huy động, khai thác ngay cả số tiền tiết kiệm nhỏ nhất trong công chúng. Xét về mặt huy động vốn : công ty cổ phần giải quyết hết sức thành công vì nó tạo điều kiện cho những cá nhân với số tiền nhỏ cũng có cơ hội đầu tư có lợi và an toàn, bởi vì: Việc mua cổ phiếu không những đem lại cho cổ đông lợi tức cổ phần , mà còn hứa hẹn mang đến cho họ một khoản thu nhập “ngầm” nhờ sự tăng giá trị của cổ phiếu khi công ty làm ăn có hiệu quả. Mặt khác các cổ đông có quyền tham gia quản lý công ty theo điều lệ của công ty Cổ phần và được pháp luật bảo đảm. Điều lợi nữa là các cổ đông được hưởng ưu đãi trong việc mua những cổ phiếu mới phát hành của công ty trước khi công ty đem bán rộng rãi cho công chúng. Một đặc điểm về vốn của công ty Cổ phần nữa là sự linh hoạt trong việc chuyển nhượng, mua bán những cổ phiếu tự do. Như vậy sẽ chẳng khó khăn gì cho những người muốn rút vốn kinh doanh hay muốn tham gia kinh doanh thêm trong công ty Cổ phần. Nghĩa là việc chuyển từ sở hữu này sang sở hữu khác diễn ra rất mau lẹ mà guồng máy của công ty vẫn có thể hoạt động bình thường. Cổ tức của công ty Cổ phần không những là mối quan tâm của các cổ đông trong công ty Cổ phần, mà còn có tác động rất lớn đến giá trị giao dịch cổ phiếu của thị trường chứng khoán bởi tâm lý những người góp vốn cổ phần thường muốn thu được lợi tức cổ phần cao hơn lãi suất trên thị trường vốn. Xét về mặt sở hữu: Công ty Cổ phần có nhiều chủ sở hữu, chủ sở hữu của công ty Cổ phần là các cổ đông , song phần lớn các cổ đông của công ty Cổ phần không tham gia vào quản lý công ty mà giao quyền điều hành và quản lý công ty cho một bộ phận nhỏ đó là Hội đồng quản trị . Các chủ sở hữu khác chỉ thực hiện quyền sở hữu của mình trên phương diện thu lợi tức cổ phần thông qua hoạt động kinh doanh của công ty; tham gia Đại hội đồng cổ đông, quyết định những vấn đề
  • 9. 9 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 có tính chiến lược của công ty như thông qua điều lệ, phương án xây dựng công ty, quyết toán tài chính, giải thể, bầu cử và ứng cử vào bộ máy lãnh đạo của công ty. * Công ty cổ phần Nhà nước: Công ty Nhà nước Là DN do NN sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật này. Công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức Công ty Nhà nước độc lập, Tổng công ty Nhà nước. (Luật DNNN) Công ty cổ phần Nhà nước Là Công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các Công ty Nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp. (Luật DNNN) 1.1.3.2. Sự cần thiết phải cổ phần hoá DNNN Một là, để đảm bảovai trò của DNNN trong nền kinh tế nhiều thành phần. Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do nhà nước thành lập và quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước. Việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước ở mỗi giai đoạn lịch sử ở mỗi quốc gia đều khác nhau, thể hiện ở hai hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa khác nhau, tuy nhiên đều có những đặc điểm chung là: - Để Nhà nước có thể kiểm soát và phát triển các nền kinh tế mũi nhọn mang tính chiến lược như: Công nghiệp nặng, hàng không, bưu chính viễn thông, hạ tầng cơ sở… - Nhà nước chủ động thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, đảm bảo sự phát triển và ổn định nền kinh tế. - Tạo công ăn, việc làm cho xã hội, đảm bảo góp phần ổn định đời sống kinh tế, xã hội cho nhân dân, tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước, cơ sở vật chất, tài chính cho chính phủ thực hiện các chương trình, mục tiêu kinh tế-xã hội đã đề ra. Các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam đều có những đặc điểm chung của doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước đã chi phối được các ngành, các
  • 10. 10 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 lĩnh vực, sản phẩm then chốt của nền kinh tế, góp phần chủ đạo để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động của nhiều doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả. Mặc dù đã áp dụng các biện pháp tổ chức lại thông qua việc sáp nhập, giải thể, đăng ký lại, lập các tổng công ty, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty mẹ, công ty con, đổi mới cơ chế quản lý, doanh nghiệp nhà nước vẫn còn nhiều yếu kém về cơ cấu ngành, lĩnh vực, khả năng cạnh tranh, thiếu vốn, hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm, tính độc quyền cao… Vì vậy để đảm bảo vai trò thực sự chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta thì phải tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Hai là, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước ngày càng thấp và ngày càng giảm. Trong thời kỳ những năm 80, đối với các nước có nền kinh tế phát triển cũng như đang phát triển mà Nhà nước can thiệp thì vai trò của doanh nghiệp nhà nước đã được khẳng định và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Nhìn về tổng thể thì có những doanh nghiệp nhà nước hoạt động tốt, hiệu quả kinh tế cao, nhưng cũng có không ít các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ. Đối với các loại hình doanh nghiệp này, Nhà nước phải dùng các chính sách kinh tế vĩ mô để bảo hộ, như: Miễn giảm thuế, cấp vốn ưu đãi đầu tư, bù lỗ…Theo thông báo hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX đã nhận định: Doanh nghiệp nhà nước còn có những mặt hạn chế, yếu kém, hiệu quả kinh doanh nhìn chung còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực đã có và sự trợ giúp của Nhà nước, công nợ còn nhiều, chậm đổi mới công nghệ, lao động còn dôi dư lớn, chưa thật sự tự chủ trong kinh doanh, trình độ quản lý còn yếu kém, cơ cấu doanh nghiệp nhà nước còn nhiều bất hợp lý. (Phụ lục) * Xét về hiệu quả kinh tế Theo nghĩa rộng, hiệu quả kinh tế là sự kết hợp giữa khả năng sinh lời, gắn với mục tiêu tối đa hóa về lợi nhuận của doanh nghiệp, gắn với khả năng cạnh tranh trên thị trường, khả năng sản xuất, tính hiệu suất kỹ thuật, giá thành sản phẩm thấp có tính cạnh tranh cao, chất lượng sản phẩm cao, số lượng lao động, phân phối
  • 11. 11 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 công bằng thu nhập cho người lao động, có khả năng tái đầu tư, có chiến lược phát triển, chỉ số nợ, thị phần phân phối sản phẩm trên thị trường trong nước và nước ngoài. Tại Hội nghị toàn quốc đổi mới doanh nghiệp tháng 3 năm 2004, Thủ tướng chính phủ đã chỉ rõ những yếu kém của doanh nghiệp nhà nước, trong đó hiệu quả làm ăn thấp đang là một thách thức lớn khi Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế. Thu nhập của doanh nghiệp chỉ đạt 8000 tỷ đồng trong tổng số 87.000 tỷ đồng nộp ngân sách nhà nước (chiếm tỷ lệ 9.19%) trong khi đó tổng số nợ phải thu, phải trả của khối này lên tới 300.000 tỷ đồng. Mặt khác, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước còn rất yếu. Trong khối ASEAN, Việt Nam thuộc nhóm nước có sức cạnh tranh kém phát triển. Khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, nếu các doanh nghiệp nhà nước không được hưởng ưu tiên thì khu vực này khó có thể cạnh tranh thắng lợi với các doanh nghiệp thuộc khu vực phi nhà nước, bởi đội ngũ quản lý doanh nghiệp yếu kém, trình độ công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp. Thủ tướng chính phủ lấy ví dụ: Chi phí vận chuyển công ten nơ từ khu công nghiệp Bình Dương đến cảng Vũng Tàu còn cao hơn từ Vũng Tàu đi Singapore. Ba là, Nhà nước giảm dần bao cấp đối với doanh nghiệp nhà nước. Từ đầu những năm 1980, trong bối cảnh trí thức phát triển, nền kinh tế và tình hình tài chính thế giới có những thay đổi đã tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp nhà nước. Các nước phương tây đã phải dao động giữa thời kỳ vững trãi của những thành công của khu vực kinh tế nhà nước và sự phát triển của khu vực phi nhà nước cũng như việc mở rộng thị trường. Sự hoài nghi đối với sự can thiệp và quản lý của Nhà nước ngày càng trở nên rõ rệt hơn. Mặt khác, tỷ lệ lạm phát và nợ của Nhà nước ngày càng tăng đã làm cho nhiều chính phủ phải tự xem lại chính sách kinh tế của mình. Mặc dù Nhà nước đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đánh giá lại những lĩnh vực công nghiệp độc quyền mang tính chiến lược như: Bưu chính viễn thông, giao thông đường sắt, khí đốt, điện hoặc trong lĩnh vực công nghiệp có tính rủi ro cao nhưng cần đầu tư lớn mà lợi nhuận lại thấp. Nhưng trước sự tiến bộ của khoa học
  • 12. 12 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 công nghệ đã từng bước làm giảm dần tính độc quyền trong một số ngành công nghiệp của Nhà nước, như trong ngành bưu chính viễn thông. Bốn là, tăng cường khả năng khai thác nguồn vốn đầu tư Trước những hạn chế của khu vực doanh nghiệp nhà nước và đảm bảo tính công bằng trong cạnh tranh, Nhà nước giảm dần vốn đầu tư cho doanh nghiệp. Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp ngày càng cao mà nguồn từ ngân sách nhà nước lại giảm dần nên doanh nghiệp phải tăng cường huy động vốn từ các nguồn khác như: đầu tư nước ngoài, nguồn vốn từ khu vực phi nhà nước… Nguồn vốn đầu tư từ dân cư trong nước rât lớn, hiện vẫn còn chưa khai thác hết, nhưng dân chúng không thể đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước nếu không được cải tổ và có phương pháp làm ăn hiệu quả. Các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở nước ngoài không thể đầu tư vào doanh nghiêp nhà nước nếu giữ nguyên trạng. Năm là, Nhà nước giảm dần chức năng làm kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, vài trò điều tiết của chính phủ ngày càng trở nên quan trọng. Tính chất quan trọng này không chỉ là nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước mà còn bắt nguồn từ nhận thức của các tổ chức kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là những nước có nền kinh tế thị trường phát triển ở trình độ cao. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước mà đứng đầu là chính phủ: sau quá trình vận hành quản lý người ta nhận ra hiệu lực của quản lý không chỉ ở tiềm lực kinh tế của chính phủ mà còn ở vai trò xây dựng các thể chế quản lý, tạo lập các môi trường kinh tế và pháp lý cho sự hoạt động của các đơn vị kinh doanh… Việc tạo lập môi trường kinh tế và pháp lý đã mang lại những lời ích to lớn cho những người sản xuất, kinh doanh đã là sợi dây liên kết các đơn vị, cá nhân thành hệ thống kinh tế bao gồm những thành phần kinh tế, những ngành, những lĩnh vực kinh tế với nhau. Chúng vừa cạnh tranh với nhau, nhưng lại thống nhất với nhau. Vì vậy, vai trò của các DNNN với tư cách là bộ phận kinh tế của nhà nước tạo nên sức mạnh kinh tế của nhà nước thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế dễ bị suy giảm. Quản lý nhà nước thông qua hệ thống pháp luật đồng bộ,
  • 13. 13 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 hoàn chỉnh và các chính sách kinh tế hướng tới tạo lập môi trường kinh tế và pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp ngày càng phát huy tác dụng và trở thành những công cụ quản lý chủ yếu. Tiềm lực kinh tế của nhà nước trong điều kiện đó được xác lập bằng chính sự đóng góp của các doanh nghiệp thay cho ciệc thành lập các DNNN hoạt động kém hiệu quả. Tiềm lực đó được sử udngj vào những hoạt động mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, vì vậy việc tạo lập ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra trong nền kinh tế thị trường, sự đan xen của các thành phần kinh tế ngày càng trở nên phổ biến, trong đó mô hnhf kinh tế hỗn hợp giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân đã làm cho nhận thức về vai trò của DNNN trong nền kinh tế có những thay đổi. Đối với các tổ chức kinh tế, trước hết là các doanh nghiệp: trong điều kiện nền kinh tế thị trường, giao thương quốc tế ngày càng mở rộng và khi các vấn đề chính trị ngày càng chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động kinh tế..., người ta càng nhận ra vai trò quan trọng của nhà nước đối với quản lý kinh tế. Sáu là, sức hấp dẫn của công ty cổ phần trong hệ thống các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Công ty cổ phần với hình thức thu hút vốn đa dạng, với cách thức tổ chức và quản lý một mặt phát huy sự lãnh đạo tập thể của Hội đồng quản trị, sự chịu trách nhiệm trực tiếp của giám đốc; mặt khác phát huy vai trò tự chủ của đơn vị thành viên nên có sức sống mạnh hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn. Vì vậy, công ty cổ phần đã trở thành hình thức doanh nghiệp phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Trong bối cảnh cần phải đổi mới DNNN, việc chuyển từ DNNN sang công ty cổ phần thông qua cổ phần hóa các DNNN đã trở thành tất yếu. 1.1.3.2. Quy trình cổ phần hoá DNNN theo quy định của Chính phủ Quy trình chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần bao gồm các bước công việc sau: Bước 1. Xây dựng Phương án cổ phần hoá. 1. Thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá và tổ giúp việc.
  • 14. 14 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 1.1. Cơ quan quyết định cổ phần hoá ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá đồng thời với Quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp. 1.2. Trưởng Ban chỉ đạo lựa chọn và ra quyết định thành lập Tổ giúp việc cổ phần hoá trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá. 2. Chuẩn bị hồ sơ tài liệu: Trong thời gian tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thành lập Tổ giúp việc cổ phần hoá, Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo Tổ giúp việc cùng với doanh nghiệp tiến hành: 2.1. Lựa chọn phương pháp, hình thức xác định giá trị doanh nghiệp, lựa chọn thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến cổ phần hoá. 2.2. Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau: - Các Hồ sơ pháp lý về thành lập doanh nghiệp. - Các Hồ sơ pháp lý về tài sản của doanh nghiệp (bao gồm cả diện tích đất được giao hoặc thuê). - Hồ sơ về công nợ (đặc biệt là các khoản nợ tồn đọng, các khoản nợ đã xử lý theo chế độ trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp). - Hồ sơ về tài sản không cần dùng, vật tư, hàng hoá ứ đọng, kém, mất phẩm chất (nếu có), tài sản hình thành từ nguồn quỹ khen thưởng phúc lợi. - Hồ sơ về các công trình đầu tư xây dựng cơ bản dở dang (kể cả các công trình đã có quyết định đình hoãn). - Hồ sơ về các khoản vốn đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác như: góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần, góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn và các hình thức đầu tư dài hạn khác. - Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế của công ty đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. - Lập dự toán chi phí cổ phần hóa theo chế độ quy định.
  • 15. 15 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 3. Kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp: Tổ giúp việc, doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) tiến hành: 3.1. Kiểm kê, phân loại tài sản và quyết toán tài chính, quyết toán thuế, phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý những vấn đề về tài chính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. 3.2. Xác định giá trị doanh nghiệp: Ban chỉ đạo cổ phần hoá lựa chọn (hoặc đấu thấu lựa chọn) tổ chức định giá để giao cho doanh nghiệp ký kết hợp đồng định giá hoặc giao cho Tổ giúp việc, doanh nghiệp tự xác định giá trị doanh nghiệp. Trường hợp Tổ chức tư vấn có chức năng định giá thì có thể thuê trọn gói: lập phương án cổ phần hoá, xác định giá trị doanh nghiệp, tổ chức bán cổ phần. 3.3. Ban chỉ đạo thẩm tra kết quả kiểm kê, phân loại tài sản và kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, báo cáo cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp và Bộ Tài chính. Thời gian để hoàn tất các công việc tại điểm 3.1, 3.2, 3.3 không quá 90 ngày làm việc kể từ ngày chuẩn bị xong hồ sơ tài liệu đối với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ; không quá 60 ngày đối với các trường hợp còn lại. 3.4. Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp: Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Ban chỉ đạo cổ phần hoá, cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp phải ra quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá. 4. Căn cứ thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp lập: - Danh sách người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp để xác định số cổ phần dự kiến người lao động được mua ưu đãi. - Lập danh sách lao động thường xuyên làm việc tại công ty tại thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, phân loại lao động theo các đối tượng:
  • 16. 16 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn từ 1-3 năm, danh sách lao động dôi dư… 5. Hoàn tất Phương án cổ phần hoá: 5.1. Lập Phương án cổ phần hoá: Căn cứ quy định hiện hành và tình hình thực tế của doanh nghiệp, Ban chỉ đạo xem xét quyết định thuê tổ chức tư vấn hoặc giao cho Tổ giúp việc và doanh nghiệp lập Phương án cổ phần hoá với các nội dung chính sau: a) Giới thiệu về công ty, trong đó mô tả khái quát về quá trình thành lập công ty và mô hình tổ chức của công ty; tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 - 5 năm liền kề trước khi cổ phần hoá. b) Đánh giá thực trạng của công ty ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, bao gồm: - Thực trạng về tài sản (bao gồm cả diện tích đất được giao hoặc thuê). - Thực trạng về tài chính, công nợ. - Thực trạng về lao động. - Những vấn đề cần tiếp tục xử lý. c) Phương án sắp xếp lại lao động: - Số lao động có tên trong danh sách thường xuyên ở thời điểm có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp. - Số lao động tiếp tục tuyển dụng. - Số lao động dôi dư và phương án giải quyết theo từng đối tượng. d) Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 - 5 năm tiếp theo, trong đó nêu rõ: - Phương án cơ cấu lại doanh nghiệp khi chuyển thành công ty cổ phần: sắp xếp lại các bộ phận trong doanh nghiệp, đổi mới ngành nghề kinh doanh; đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.
  • 17. 17 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 - Kế hoạch sản xuất kinh doanh của các năm tiếp theo về sản phẩm, sản lượng, thị trường, lợi nhuận … và các giải pháp về vốn, nguyên liệu, tổ chức sản xuất, lao động tiền lương, … đ) Phương án cổ phần hoá : - Hình thức cổ phần hoá và vốn điều lệ theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần. - Dự kiến cơ cấu vốn điều lệ: số cổ phần nhà nước nắm giữ, số cổ phần bán ưu đãi cho người lao động (kèm theo danh sách đăng ký mua cổ phần của người lao động), số cổ phần bán cho tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp, số cổ phần bán cho các nhà đầu tư chiến lược (kèm theo danh sách) và số cổ phần dự kiến bán đấu giá cho các nhà đầu tư thông thường. - Phương thức phát hành cổ phiếu theo quy định (đấu giá trực tiếp tại công ty, hoặc đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian, hoặc đấu giá tại trung tâm giao dịch chứng khoán). e) Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần theo các quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành. 5.2. Hoàn thiện Phương án cổ phần hoá. a) Căn cứ quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, Tổ giúp việc cùng với doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) hoàn thiện Phương án cổ phần hoá và gửi tới từng bộ phận trong công ty để nghiên cứu trước khi tổ chức hội nghị công nhân viên chức (bất thường). b) Tổ chức Hội nghị công nhân viên chức (bất thường) để lấy ý kiến hoàn thiện phương án cổ phần hoá. c) Sau Hội nghị công nhân viên chức, Tổ giúp việc, doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) hoàn thiện Phương án cổ phần hoá để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. d) Ban chỉ đạo thẩm định phương án cổ phần hoá báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá phê duyệt.
  • 18. 18 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 Thời gian để hoàn tất các nội dung quy định tại điểm 5.2 bước này không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá. 5.3. Phê duyệt phương án cổ phần hoá. Cơ quan quyết định cổ phần hoá xem xét ra quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Ban chỉ đạo. Bước 2. Tổ chức bán cổ phần. 1. Ban chỉ đạo cổ phần hoá lựa chọn phương thức bán cổ phần theo quy định. 2. Tổ chức bán cổ phần: 2.1. Tổ chức bán đấu giá cho các nhà đầu tư thông thường: a) Đối với trường hợp bán đấu giá trực tiếp tại doanh nghiệp: Ban chỉ đạo cổ phần hoá và doanh nghiệp tổ chức bán đấu giá cổ phần cho nhà đầu tư. b) Đối với trường hợp bán cổ phần tại tổ chức tài chính trung gian: - Ban chỉ đạo lựa chọn tổ chức tài chính trung gian giao cho doanh nghiệp ký hợp đồng. - Ban chỉ đạo và doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tài chính trung gian thực hiện việc bán cổ phần theo quy định. c) Đối với trường hợp bán cổ phần tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán. Ban chỉ đạo cổ phần hóa được quyền đăng ký với cơ quan quyết định cổ phần hoá về thời gian dự kiến bán cổ phần, số lượng cổ phần dự kiến bán để cơ quan quyết định cổ phần hoá quyết định việc lựa chọn tổ chức bán cổ phần, đăng ký kế hoạch đấu giá với Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.đồng thời báo cáo Bộ Tài chính để quyết định thời gian đấu giá cổ phần của doanh nghiệp.
  • 19. 19 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 2.2. Trên cơ sở giá đấu thành công bình quân của các nhà đầu tư thông thường, Ban chỉ đạo cổ phần hoá: - Chỉ đạo doanh nghiệp bán cổ phần ưu đãi cho người lao động và tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp (nếu có). - Tiến hành bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược hoặc thương thảo với các nhà đầu tư chiến lược đã được lựa chọn. 3. Tổng hợp kết quả bán cổ phần báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá. 4. Báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá ra quyết định điều chỉnh quy mô, cơ cấu cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hoá đối với trường hợp không bán cổ phần cho các đối tượng theo đúng phương án cổ phần hoá được duyệt. (Thời gian thực hiện Bước 2 không quá 3 tháng kể từ khí có quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá) Bước 3. Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần. 1. Đại Hội đồng cổ đông lần thứ nhất. Ban Chỉ đạo cổ phần hoá chỉ đạo Tổ giúp việc và doanh nghiệp tổ chức Đại Hội đồng cổ đông lần thứ nhất để thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương án sản xuất kinh doanh, bầu Hội đồng quản trị, ban Kiểm soát và bộ máy điều hành công ty cổ phần. 2. Căn cứ vào kết quả Đại Hội đồng cổ đông lần thứ nhất, Hội đồng quản trị công ty cổ phần thực hiện đăng ký kinh doanh, nộp condấu của doanh nghiệp cũ và xin khắc dấu của công ty cổ phần. (Thời gian để hoàn tất các nội dung quy định tại điểm 1, điểm 2 Bước 3 không quá 30 ngày ) 3. Lập báo cáo tài chính tại thời điểm công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu, thực hiện quyết toán thuế, quyết toán chi phí cổ phần hoá, báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá.
  • 20. 20 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 Nộp tiền thu từ cổ phần hoá về Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty mẹ, công ty nhà nước hoặc Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. 4. Công ty cổ phần mua hoặc in tờ cổ phiếu cấp cho các cổ đông theo quy định hiện hành. 5. Tổ chức ra mắt công ty cổ phần và thực hiện bố cáo trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp xác định sẽ thực hiện niêm yết ngay trên thị trường chứng khoán thì lập bộ hồ sơ xin cấp phép niêm yết gửi Bộ Tài chính (Uỷ ban chứng khoán Nhà nước) theo quy định hiện hành. 6. Tổ chức bàn giao giữa doanh nghiệp và công ty cổ phần. Trong quá trình thực hiện, cơ quan quyết định cổ phần hoá, Ban chỉ đạo cổ phần hoá, Tổ giúp việc và doanh nghiệp có thể tiến hành đồng thời nhiều bước một lúc để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá công ty nhà nước. 2.2. Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá. 2.2.1. Kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp Nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá. Xác định giá trị doanh nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình cổ phần hóa. Muốn xác định giá trị doanh nghiệp cần dựa vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Việc kiểm toán báo cáo tài chính của DNNN khi thực hiện cổ phần hóa cơ bản được thực hiện giống như kiểm toán báo cáo tài chính của DNNN khi kết thúc niên độ kế toán hoặc cuối mỗi quý. 2.2.2. Kiểm toán quá trình định giá doanh nghiệp Nhà nước 2.2.1.1.Kiểm toán quá trình định giá DN theo phương pháp tài sản * Mục tiêu Phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo hướng tiếp cận trực tiếp, dễ áp dụng và hiện đang được áp dụng phổ biến đối với
  • 21. 21 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 các doanh nghiệp của Việt nam. Thông thường, giá trị doanh nghiệp bao gồm 03 bộ phận chính là: Giá trị tài sản hữu hình, giá trị tài sản vô hình, giá trị quyền sử dụng đất và lượng hóa giá trị của các nhân tố phi kinh tế như địa điểm hoạt động, bộ máy tỏ chức, danh tiếng, uy tín của doanh nghiệp. Kiểm toán quá trình định giá doanh nghiệp theo phương pháp tài sản sẽ giúp doanh nghiệp lập được hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp một cách chính xác và đúng đắn, theo đúng trình tự, thủ tục và các quy định có liên quan, từ đó giúp cơ quan có thẩm quyền có cơ sở để xác định quy mô vốn điều lệ, cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu và giá khởi điểm để thực hiện đấu giá cổ phần. * Phương pháp kiểm toán Phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp bằng tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp trừ (-) các khoản nợ thực tế phải trả, số dư Quỹ phúc lợi, khen thưởng và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có). Trong đó, nợ thực tế phải trả là tổng giá trị các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp trừ (-) các khoản nợ không phải thanh toán. Để xác định giá trị thực tế của phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trước hết phải xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp. Giá trị thực tế của doanh nghiệp bao gồm các khoản: - Giá trị thực tề tài sản là hiện vật - Giá trị thực tế tài sản bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi và các giấy tờ có giá (tín phiếu, trái phiếu,...) - Giá trị thực tế các khoản nợ phải thu - Giá trị thực tế chi phí dở dang - Giá trị thực tế các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn
  • 22. 22 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 - Giá trị tài sản vô hình - Giá trị lợi thế kinh doanh - Giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp tại các doanh nghiệp khác - Giá trị quyền sử dụng đất Giá trị thực tế của doanh nghiệp không bao gồm các khoản: - Giá trị tài sản thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết, tài sản không cần dùng, tài sản được đầu tư bằng Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi - Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi. - Chiphí xâydựngcơ bảndở dangcủanhững công trình đã có quyết định đình hoãn của cấp có thẩm quyền trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. - Các khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác trong trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa không kế thừa các khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác chuyển giao được cho doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn khác làm đối tác. Việc kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp được thực tế là việc kiểm tóan giá trị thực tế của doanh nghiệp thông qua việc kiểm toán giá trị 09 khoản giá trị nêu trên. 2.2.1.2. Kiểm toán quá trình định giá DN theo phương pháp dòng tiền chiết khấu - Mục tiêu Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai. Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn, thiết kế xây dựng, tin học và chuyển giao công nghệ, có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 5 năm liền kề trước khi cổ phần hoá cao hơn lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Cũng giống như kiểm toán quá trình định giá doanh nghiệp theo phương
  • 23. 23 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 pháp tài sản, kiểm toán quá trình định giá doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu sẽ giúp doanh nghiệp xác định giá trị doanh nghiệp một cách đúng đắn, từ đó giúp các cơ quan có thẩm quyền xác định quy mô vốn điều lệ, cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu và giá khởi điểm thực hiện đấu giá cổ phần. Ngoài ra, giá trị doanh nghiệp xác định theo phương pháp này còn thể hiện được sát hơn mục đích của nhà đầu tư, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ. - Phương pháp kiểm toán Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai. Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn, thiết kế xây dựng, tin học và chuyển giao công nghệ, có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 5 năm liền kề trước khi cổ phần hoá cao hơn lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Việc xử lý các khoản dự phòng theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được xác định như sau: Giá trị thực tế phần vốn nhà nước =  ni i i K D 1 )1( + P K n n ( )1 + Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất đã nhận giao, nhận thuê Trong đó: - Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo quy định tại theo quy định tại điểm 5 phần A Mục III Thông tư 146/2007/TT-BTC Di (1+ K)i : là Giá trị hiện tại của cổ tức năm thứ i
  • 24. 24 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 Pn (1+ K)n : là Giá trị hiện tại của phần vốn Nhà nước năm thứ n i : thứ tự các năm kế tiếp kể từ năm xác định giá trị doanh nghiệp (i:1 n). Di : Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức năm thứ i. n : Là số năm tương lai được lựa chọn (3 - 5 năm). Pn : Giá trị phần vốn nhà nước năm thứ n và được xác định theo công thức: D n+1 Pn = K – g D n+1: Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức dự kiến của năm thứ n+1 K : Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết của các nhà đầu tư khi mua cổ phần và được xác định theo công thức: K = Rf + Rp Rf : Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro được tính bằng lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm ở thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Rp : Tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư mua cổ phần của các công ty ở Việt Nam được xác định theo bảng chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán quốc tế tại niên giám định giá hoặc do các công ty định giá xác định cho từng doanh nghiệp nhưng không vượt quá tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro (Rf). g: tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức và được xác định như sau: g = b x R Trong đó: b là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế để lại bổ sung vốn.
  • 25. 25 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 R là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của các năm tương lai. Giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm định giá theo phương pháp DCF được xác định như sau: Giá trị thực tế doanh nghiệp = Giá trị thực tế phần vốn nhà nước + Nợ thực tế phải trả + Số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi + Nguồn kinh phí sự nghiệp Trong đó: Nợ thực tế phải trả = Tổng nợ phải trả trên sổ kế toán trừ (-) Giá trị các khoản nợ không phải thanh toán cộng (+) Giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất được giao - Việc kiểm toán nợ thực tế phải trả, số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi, nguồn kinh phí sự nghiệp được thực hiện giống như kiểm toán quá trình định giá doanh nghiệp theo phương pháp tài sản. - Tính toán chênh lệch tăng của vốn nhà nước giữa giá trị thực tế và giá trị ghi trên sổ kế toán, xem đơn vị có hạch toán như một khoản lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp, được ghi nhận là tài sản và được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh không quá 10 năm kể từ thời điểm chính thức chuyển đổi sang công ty cổ phần hay không.
  • 26. 26 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC KHI THỰC HIỆN CỔ PHẦN HÓA 2.1. Thực trạng việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay 2.1.1. Những thành tựu đạt được - Số lượng doanh nghiệp CPH tăng mạnh, chiếm khoảng 24% trong tổng sổ doanh nghiệp khi chưa tiến hành sắp xếp lại: tính đến 31/6/2006, cả nước đã CPH được 3.365 doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp, trong đó chỉ tính riêng năm 2005 thực hiện cơ chế CPH theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP đã có 967 đơn vị được phê duyệt phương án CPH. - Về mục tiêu huy động vốn phát triển sản xuất kinh doanh: Qua việc thực hiện cổ phần hóa, vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp được đánh giá lại chính xác hơn và Nhà nước thu về được một phần vốn để thực hiện những mục tiêu đầu tư khác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp huy động thêm được vốn của người lao động trong doanh nghiệp, các thể nhân và pháp nhân ngoài doanh nghiệp để đầu tư nhằm đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh. Việc tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán. Sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán, một mặt trở thành trợ lực hữu hiệu cho việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, mặt khác lại góp phần tạo thêm hàng hóa cho thị trường chứng khoán phát triển mạnh hơn. Trong những năm gần đây, nhờ có thị trường chứng khoán mà việc điều chỉnh mệnh giá cổ phần, quy định số lượng cổ phần tối thiểu phải đấu giá công khai, xóa bỏ cơ chế bán cổ phần theo mệnh giá chuyển sang phương thức bán đấu giá cổ phần lần đầu tại các tổ chức trung gian tài chính đã góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch trong quá trình CPH doanh nghiệp nhà nước, khắc phục cơ bản tình trạng CPH khép kín trong nội bộ doanh nghiệp, gắn CPH với việc phát triển thị trường chứng khoán, giảm áp lực cho công tác định giá, giảm tổn thất cho Nhà nước. Thông qua đấu giá, hầu hết các doanh nghiệp đều bán được cổ phần cao hơn mệnh giá. Với việc bán cổ phần ra bên ngoài, doanh nghiệp CPH đã chủ động lựa chọn được nhà
  • 27. 27 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 đầu tư chiến lược cho mình và tạo điều kiện để các nhà đầu tư chiến lược tham gia góp vốn quản lý doanh nghiệp. - Doanh nghiệp CPH có quy mô ngày càng lớn hơn trước đây: Trong số 967 đơn vị đã được phê duyệt trong phương án CPH trong năm 2005 có tới 310 đơn vị có số vốn trên 10 tỷ đồng (chiếm 32%) trong đó có gần 10 doanh nghiệp có vốn nhà nước trên 300 tỷ đồng. Việc đẩy mạnh CPH doanh nghiệp có quy mô lớn, hiệu quả cao gắn liền với việc thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch tại Trung tâm chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã tạo đà cho thị trường chứng khoán phát triển. Tính đến nay, tổng số doanh nghiệp đã niêm yết, đăng ký giao dịch tại các trung tâm giao dịch chứng khoán là 57, trong đó có tới 49 doanh nghiệp được hình thành từ CPH DNNN với tổng số vốn điều lệ đăng ký giao dịch, niêm yết lên tới trên 9.100 tỷ đồng. Quy mô vốn các DNNN cổ phần hóa ở Việt Nam Quy mô vốn nhà nước Số lượng DN CPH (tính đến 31/12/2004) Tỷ lệ (%) Dưới 5 tỷ đồng 1.327 59.2 Từ 5 - 10 tỷ đồng 500 22.3 Trên 10 tỷ đồng 415 18.5 Nguồn:Ban Chỉđạo Đổi mới và pháttriển doanh nghiệp TW, tháng 2/2005 - Về cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh: Sau cổ phần hóa, các chủ thể sở hữu cụ thể về vốn và tài sản của các doanh nghiệp (công ty cổ phần) đã được xác định. Cơ chế chủ quản đối với các doanh nghiệp này về cơ bản đã được xóa bỏ, quyền chủ động và tính tự chịu trách nhiệm được nâng cao, cơ chế hoạt động linh hoạt và thích ứng hơn với điều kiện của thị trường. Công tác quản trị đối với doanh nghiệp có nhiều đổi mới vì vậy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng cao hơn. Qua số liệu điều tra 850 doanh nghiệp cổ phần hóa đã hoạt động trên 1 năm cho thấy: vốn điều lệ bình quân tăng 44%, doanh thu tăng 23%, lợi nhuận tăng
  • 28. 28 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 139,76%, nộp ngân sách tăng 24,9%, thu nhập người lao động tăng 12%, cổ tức đạt 17,11%. - Quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp CPH được đảm bảo: Cán bộ công nhân viên trong đơn vị cổ phần được mua cổ phần ưu đãi giảm giá 40% so với giá đấu thầu bình quân thành công. Trong số 967 đơn vị CPH năm 2005, theo phương án được duyệt thì người lao động được mua ưu đãi giảm giá tới 260 triệu cổ phần. Lao động dôidư ở các đơn vị cổ phần được hưởng chính sách trợ cấp theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP, được hỗ trợ đào tạo nghề mới cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh. Riêng năm 2005 có trên 85.000 lao động dôi dư do sắp xếp lại được hưởng chính sách này, bình quân mỗi lao động dôi dư được hỗ trợ 32 triệu đồng/người. Nhờ có chính sách hợp lý quyền lợi của người lao động được đảm bảo, góp phần quyết định trong tiến trình CPH, ổn định xã hội. Với những kết quả đạt được chứng tỏ tư duy cải cách DNNN đã có sự chuyển biến, sự quyết tâm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DNN đã tăng lên. Tuy đại bộ phận các doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoạt động hiệu quả hơn, sản xuất kinh doanh có sự tăng trưởng, vốn điều lệ và nộp ngân sách tăng, đảm bảo được việc làm cho bộ phân lao động hiện có của doanh nghiệp và có thu hút thêm lao động ở một số doanh nghiệp, thu nhập của các cổ đông và người lao động tăng. 2.1.2. Những hạn chế tồn tại - Tiến độ cổ phần hóa diễn ra còn chậm trễ. Gần như chưa có năm nào kế hoạch cổ phần hóa được hoàn thành theo đúng đề án sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Đối tượng CPH còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công tác CPH theo Nghị quyết Trung ướng 9 khóa IX. Vẫn còn hiện tượng các tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước mà theo tiêu chí phân loại không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty TNHH nhà nước một thành viên để tránh CPH. - Số lượng các đơn vị được cổ phần hóa tuy lớn, nhưng phần nhiều là các doanh nghiệp cso quy mô nhỏ vì vậy tỷ trọng phần vốn Nhà nước được chuyển sang hình thức công ty cổ phần không cao. Chúng ta đã CPH và sắp xếp lại được khá nhiều doanh nghiệp nhưng xét về tiêu chí vốn nhà nước đã CPH thì vẫn chưa
  • 29. 29 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 tới 10%. Hơn nữa trong số các DNNN CPH có tới 29% số doanh nghiệp ở đó Nhà nước vẫn giữ lượng cổ phần chi phối (trên 51%. Thực chất mới chỉ có 8% vốn kinh doanh của các DNNN đã CPH thuộc về chủ sở hữu khác – chủ yều là người lao động trong các doanh nghiệp này. Con số này quá ít thể hiện tiến trình cổ phần hóa diễn ra còn chậm chạp, vì CPH chỉ tiêu chủ yếu nhất là CPH vốn kinh doanh. - Về vai trò của Nhà nước: Hiện nay các doanh nghiệp đã được CPH thì Nhà nước đang còn nắm khá nhiều vốn thể hiện sự chi phối, ảnh hưởng của Nhà nước vẫn ở mức độ lớn. Điều này dẫn đến trong nhiều doanh nghiệp chưa thấy có những sự thay đổi về tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh theo mô hình mới của công ty cổ phần thực sự. Các doanh nghiệp chưa có hay rất thiếu các cổ đông chiến lược, có quyền lực manh. Việc Nhà nước còn nắm giữ các cổ phần chi phối trong nhiều doanh nghiệp thể hiện Nhà nước còn đầu tư dàn trải trên nhiều lĩnh vực và phạm vi hoạt động kinh doanh. - Chính sách hỗ trợ lao động dôi dư theo Nghị định 41 đã thúc đẩy nhanh tiến trình CPH nhưng kể từ khi hêt nguồn vốn hỗ trợ, kết thúc ngày 31/12/2005, tốc độ CPH đã bị chững lại. Cơ chế hỗ trợ theo Nghị định 41 chưa thống nhất với quy định của Bộ Luật lao động và Luật Ngân sách nên gây khó khăn về nguồn. Đây là những vấn đề nằm ngoài khả năng của doanh nghiệp. Do vậy, nếu nhà nước không giải quyết triệt để các vấn đề này sẽ không đẩy mạnh được tiến trình CPH. Những tồn tại, bất cập được nêu ở trên bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau: - Thứ nhất, nhận thức về cổ phần hóa còn những vướng mắc. Một số lo ngại sự “chệch hướng xã hội chủ nghĩa” vì cho rằng: nếu thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa sẽ thu hẹp phạm vi các DNNN, kinh tế nhà nước suy yếu đi, vai trò điều tiết theo định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ bị giảm sút, các thành phần kinh tế khác sẽ lấn át. Người lao động trong DNNN lại lo sợ sự xáo trộn có thể xảy ra khi cổ phần hóa, việc làm thu nhập bị ảnh hưởng xấu. Cán bộ lãnh đạo DNNN e ngại vì sợ mất quyền lợi liên quan đến cương vị đang nắm giữ. Cán bộ cấp trên doanh nghiệp e ngại mất đi quyền lực với DNNN và các lợi ích cá nhân gắn với DNNN trực thuộc. Những vấn đề trên dẫn đến những thái độ thờ ơ, chạy trốn cổ phần hòa bằng nhiều
  • 30. 30 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 cách khác nhau, ví dụ như sáp nhập vào DNNN khác khi doanh nghiệp nằm trong danh sách phải cổ phần hóa. - Thứ hai, còncó những vướng mắc về cơ chế chính sách cổ phần hóa. Trong 16 năm triển khai cổ phần hóa các DNNN có nhiều văn bản được ban hành. Từ Chỉ thị 202/TTg năm 1992, Nghị định 28/CP năm 1996, Nghị định 44/CP năm 1998, Nghị định 41/2002/NĐ-CP, Nghị định 155/2004/NĐ-CP, Nghị định 170/2004/NĐ- CP đến Nghị định 187/2004/NĐ-CP, Nghị định 199/2004/NĐ-CP, Nghị định 200/2004/NĐ-CP, Nghị định 109/2007/NĐ-CP… cơ chế chính sách về cổ phần hóa đã được cải thiện, bổ sung theo hướng tạo những điều kiện rõ ràng và thông thoáng hơn cho các DNNN tiến hành cổ phần hóa. Tuy nhiên, thực hiện các văn bản trên trong thực tế vẫn còn những vướng mắc chưa hoàn toàn được tháo gỡ. Ví dụ như chính sách về cổ đông chiến lược còn sự cách biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, chưa tạo điều kiện để thu hút và gắn kết giữa hoạt động đầu tư của nhà đầu tư chiến lược với sự phát triển của doanh nghiệp CPH. Cơ chế bán cổ phần còn chưa phù hớp với các doanh nghiệp cổ phần có quy mô lớn như các nhà máy xi măng, nhà máy điện… Chưa có quy định cho phép các nhà đầu tư chiến lược được quyền mua lô lớn với sổ cổ phần bán ra tại một công ty cổ phần để được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp sau khi CPH. Chưa có cơ chế giám sát, tạo ra sự gắn kết giữa trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức trung gian với kết quả bán đấu giá cổ phần. Một số tổ chức trung gian định giá doanh nghiệp CPH chưa sát và phù hợp với thực tế dẫn tới các Ban chỉ đạo CPH doanh nghiệp phải yêu cầu giải trình, chỉnh sửa nhiều lần làm thời gian CPH kéo dài. - Thứ ba, việc xác định giá trị doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến tính toán không chính xác, tình trạng CPH khép kín những năm trước đây cũng để lại những hậu quả không nhỏ sau CPH. Điều này bộc lộ rất rõ trong việc xác định giá trị quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp CPH chưa có hướng dẫn cụ thể trong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai, đặc biệt là mức giá áp dụng, trình tự thủ tục… Thực tế hầu như các đơn vị đều lựa chọn hình thức thuê đất không lựa chọn hình thức giao đất vì giá thuê đất do các địa phương ban hành còn chưa sát với giá thị trường hoặc chưa được điều chỉnh kịp thời với sự biến động trên thị trường; nếu thực hiện giao đất thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị
  • 31. 31 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 doanh nghiệp, tăng quy mô vốn Nhà nước tại đơn vị CPH quá lớn ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau CPH và không hấp dẫn nhà đầu tư. Trên thực tế, việc xác định chưa chính xác trong định giá doanh nghiệp không chỉ có nguyên nhân từ việc quy định không rõ rang về tính giá trị quyền sử dụng đất mà còn biểu hiện ở quy định về vai trò, chức trách của Hội đồng định gái và phương thức phát hành cổ hiếu. Hội đồng định giá được tổ chức từ càn bộ của nhiều cơ quan, nên không có tính chuyên nghiệp, do vậy tính chính xác của định giá không cao. Hơn nữa, số cổ phần bán ra ngoài quá ít và không bắt buộc bán đấu giá nên giá trị thực của doanh nghiệp không xác định được. Một ví dụ về việc doanh nghiệp cổ phần hóa khép kín làm giảm tác dụng của cổ phần hóa là Công ty Pin ắc quy miền Nam cổ phần Nhà nước nắm giữ lên tới 90,15%, Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông 91,91%. - Thứ tư, có những vướng mắc trong triển khai thực hiện cổ phần hóa các DNNN. Cổ phần hóa là nhiệm vụ quan trong của các cơ quan quản lý nhà nước, nhưng trên thực tế, công tác này vẫn do các cán bộ kiêm nhiệm thực hiện, mặc dù có thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa. Tính chuyên môn hóa thấp trong quản lý nhà nước đã dẫn đến việc đôn đốc kiểm tra và trợ giúp các doanh nghiệp trong cổ phần hóa kém hiệu quả. 2.2. Thực trạng việc xác định trị giá doanh nghiệp Nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá hiện nay. Đây là một khâu quan trọng và thường chiếm nhiều thời gian, công sức nhất trong quá trình Cổ phần hoá. Thực tế việc Cổ phần hoá các doanh nghiệp cho thấy, các doanh nghiệp đăng ký Cổ phần hoá thường có xu hướng định thấp giá trị doanh nghiệp, thông qua việc khai báo không chính xác như khai thấp giá trị TSCĐ của doanh nghiệp, khai không đúng lượng vốn…từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến việc định giá trị doanh nghiệp và gây thiệt hại cho Nhà nước. Ngược lại, hiện tượng cơ quan kiểm toán định giá cao hơn giá trị thực của doanh nghiệp lại có thể làm thiệt hại cho người mua cổ phần. 2.2.1. Những thuận lợi Hệ thống văn bản về xác định giá trị doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện
  • 32. 32 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 Trong Nghị định 187, cụ thể là Thông tư số 126/2004/TT-BTC, do Bộ Tài chính ban hành ngày 12/10/2006 về sửa đổi, bổ sung hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, nếu doanh nghiệp đang thuê thì không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong Nghị định 109/2007/NĐ-BTC mới ban hành, trường hợp thuê đất cũng được xem xét để tính vào giá trị doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo nên những thay đổi lớn đối với nhiều trường hợp giá trị doanh nghiệp không tính đến nguồn lợi cực lớn khi được thuê đất giá rẻ trong thời hạn lâu dài, gây thất thoát vốn của Nhà nước. Cụ thể, Nghị định 109 nêu rõ: Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá được giao đất (kể cả diện tích đất Nhà nước đã giao cho doanh nghiệp xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê kinh doanh khách sạn, kinh doanh thương mại dịch vụ; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê) thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp theo giá đất đã được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất được giao) quy định và công bố. Riêng với trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá chọn hình thức thuê đất được xác định theo hai cách: Thứ nhất, đối với những doanh nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm thì không tính tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp; Thứ hai, những doanh nghiệp trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian thuê đất thì tính tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp theo giá sát với giá thị trường tại thời điểm định giá. Trường hợp giá đất làm căn cứ để xác định giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường tại thời điểm cổ phần hoá thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giá đất cụ thể cho phù hợp. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi đủ hồ sơ, nếu chưa nhận được văn bản của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về giá đất thì cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp được quyền tính giá trị quyền sử dụng đất, giá tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp theo phương án doanh nghiệp đã đề nghị nhưng không thấp hơn
  • 33. 33 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 giá trị quyền sử dụng đất, giá thuê đất tính theo giá đất được công bố. Ngoài ra, Nghị định 109 cũng xác định đưa giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp và định giá. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hoá gồm giá trị lợi thế về vị trí địa lý, giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hoá do cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp xem xét, quyết định nhưng không thấp hơn giá trị lợi thế kinh doanh được xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Trình độ của đội ngũ cán bộ định giá trị doanh nghiệp ngày càng cao Hiện nay, đội ngũ cán bộ xác định giá trị doanh nghiệp ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Các cán bộ định giá được đào tạo nâng cao về chuyên môn thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn, cập nhật kiến thức về các văn bản pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp… góp phần nâng cao chất lượng kết quả xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa. 2.2.2. Những tồn tại trong việc xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam  Về cách thức định giá doanh nghiệp Hạn chế về xử lý tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp Việc xử lý các khoản nợ tồn đọng còn nhiều khó khăn. Tính đế ngày 31/12/2005, dư nợ cho vay đối với các công ty cổ phần vào khoảng 51.603 tỉ đồng. Đặc biệt, việc xử lý nợ xấu đã mất rất nhiều thời gian do thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành ngân hàng, thuế, tài chính. Mặc dù đã có nhiều văn bản hướng dẫn về tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để như quy định nợ từ 2 năm trở lên thì doanh nghiệp mới được trích dự phòng hoặc nợ từ 3 năm trở lên mới coi là nợ không thu được; Quy định về xử lý nợ còn phức tạp, yêu cầu phải có đủ tài liệu chứng minh như: quy định doanh nghiệp khi xử lý nợ phải thu không có khả năng thanh toán phải có xác nhận cauar cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả. Trường hợp này, cơ quan hành chính Nhà nước các cấp chỉ có thể xác nhận doanh nghiệp đó không còn hoạt
  • 34. 34 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 động tại địa bàn đó, còn về khả năng chi trả có hay không thì không thể xác nhận được. Nợ phải thu khó đòi, quy định doanh nghiệp chỉ được trích lập dự phòng tối đa 20% tổng nợ phải thu. Do đó đối với doanh nghiệp có khả năng tài chính nhưng bị hạn chế về việc trích lập dự phòng, không phản ánh đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Mặc khác, doanh nghiệp sợ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ: bị giảm lãi hoặc đang từ lãi chuyển thành lỗ hoặc tăng lỗ nên không chủ động xử lý nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo quy định như trên hoặc không trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Thực tế, phần lớn doanh nghiệp có nợ tồn đọng đều là những doanh nghiệp có khó khăn về tài chính. Các khoản nợ tồn đọng, dây dưa khó đòi qua nhiều năm, tài sản không cần dùng, vật tư hàng hóa tồn kho lâu ngày, trải qua nhiều đời giám đốc không còn chứng từ, sổ sách và thực trạng tài chính của doanh nghiệp thiếu lành mạnh, minh bạch. Nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện tồn tại, có nguy cơ phá sản vẫn đưa vào diện CPH, làm cho quá trình cổ phần hóa phức tạp, kéo dài, đặc biệt phỉa xử lý những tồn tại về mặt tài chính. Cơ chế hiện hành quy định hội đồng quản trị hoặc giám đốc doanh nghiệp đối với doanh nghiệp không có hội đồng quản trị phải có trách nhiệm trước pháp luật về việc xử lý nợ. Tuy nhiên, cơ chế chưa có quy định cụ thể chế tài khi người có trách nhiệm không thực hiện xử lý nợ thậm chí còn để phát sinh nợ tồn đọng mới. Chưa có các quy định trong việc lựa chọn tổ chức định giá doanh nghiệp Chất lượng định giá doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của các tổ chức định giá doanh nghiệp. Hiện nay có nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ định giá doanh nghiệp tuy nhiên chưa có quy định hay tiêu thức để đánh giá chất lượng, chưa có quy chế lựa chọn, giám sát hoạt động tư vấn định giá doanh nghiệp, chưa gắn trách nhiệm của tổ chức tư vấn, định giá với việc bán cổ phần. Từ năm 2003-2006, Bộ Tài chính đã có văn bản công bố danh sách các công ty chứng khoán, doanh nghiệp kiểm toán được thực hiện dịch vụ định giá doanh nghiệp CPH để lựa chọn chỉ định tổ chức tư vấn và định giá doanh nghiệp CPH. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn để lựa chọn còn thấp. Thực tiễn cho thấy nhiều tổ chức tuy có chức năng định giá trong giấy phép kinh doanh nhưng lại thiếu năng lực
  • 35. 35 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 định giá, ảnh hưởng lớn tới độ chính xác trong tư vấn, đánh giá, tính toán giá trị doanh nghiệp CPH. Ví dụ như muốn xác định chất lượng kỹ thuật còn lại của khối máy móc thiết bị chuyên ngành trong các loại hình doanh nghiệp như nhiệt điện, thủy điện, giao thông, điện tử, công nghiệp thực phẩm… để từ đó xác định đúng giá trị doanh nghiệp CPH đòi hỏi các tổ chức tư vấn và định giá doanh nghiệp được lựa chọn phỉa có các kỹ sư thiết bị chuyên ngành, nếu không rất dễ dẫn đến việc thẩm định theo cảm tính, có tính thủ tục hình thức, dễ thống nhất với doanh nghiệp CPH để trình cấp trên phê duyệt.  Về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp: Quá trình CPH nói chung và phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nói riêng ở Việt Nam là một quá trình vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Do vậy trong khoảng thời gian ngắn nhưng đã có rất nhiều các văn bản pháp quy ban hành để điều chỉnh các hoạt động đó: Nghị định 64/2002/NĐ-CP, Thông tư 76/2002/TT- BTC, Thông tư 79/2002/TT-BTC hướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển DNNN thành công ty cổ phần, Nghị định 187/2004/NĐ-CP và Thông tư số 126/2004/TT-BTC… Về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay, Nghị định 106/2007/NĐ-CP và Thông tư số 146/2007/TT-BTC quy định cụ thể hai phương pháp là phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu, ngoài ra doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp khác sau khi thỏa thuận với Bộ Tài chính. Phương pháp tài sản: Đây là phương pháp dễ áp dụng và hiện đang được áp dụng phổ biến đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp tải sản trên thực tế cho thấy vẫn còn một số vướng mắc: - Đối với TSCĐ: Khi tiến hành xác định giá trị của TSCĐ hữu hình thì cả 2 yếu tố của quá trình định giá là nguyên giá và giá trị còn lại đều rất khó xác định. Sở dĩ như vậy là vì: Máy móc thiết bị hiện đại đang sử dụng trong các DNNN là các máy chuyên dụng thuộc các thế hệ công nghệ khác nhau, do nhiều nhà cung cấp khác nhau, thông thường là đã lạc hậu và các nhà sản xuất không còn cung cấp chủng loại đó trên thị trường hiện tại. Còn nếu dựa vào tính năng, công dụng tương tự thì các máy móc thiết bị thời nay thuộc các thế hệ mới, tiên tiến hơn, tiện ích hơn nên nguyên giá của chúng thường rất khác nhau. Trong trường hợp hy hữu, nếu lựa
  • 36. 36 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 chọn được một sản phẩm có cùng công suất, tính năng và tác dụng nhưng do các nhà sản xuất khác nhau thì cũng không thể so sánh với nhau được (Một chiếc xe Dream Trung Quốc không thể so sánh nguyên giá với một chiếc xe Dream Thái Lan hoặc Việt Nam được cho dù đó là hai sản phẩm tương đương). Với những khó khăn trên, phần lớn TSCĐ không có được cơ sở tham chiếu để tham khảo giá trị thị trường hiện tại mà được xác định lại theo nguyên giá ghi sổ kế toán của đơn vị. Giá trị còn lại của TSCĐ cũng là một yếu tố rất khó xác định bởi về mặt nguyên tắc, giá trị còn lại của tài sản được xác định dựa vào giá trị còn lại của các kết cấu chính nhưng cơ sở để xác định giá trị còn lại của các kết cấu chính lại thường không thuyết phục. Do vậy, tỷ lệ % giá trị còn lại được đưa ra mang nhiều tính chất chủ quan và luôn theo chiều hướng giằng xé về mặt lợi ích: doanh nghiệp muốn đánh giá thấp, Nhà nước muốn đánh giá cao. Vì vậy luôn xảy ra tranh chấp trong việc thống nhất số liệu. - Đối với vật tư, hàng hóa, thành phẩm: Do thời điểm thực tế kiểm kê, xác định giá trị doanh nghiệp thường chậm hơn thời điểm lựa chọn làm mốc để xác định giá trị, nên tại thời điểm kê thực tế, vật tư, hàng hóa, thành phẩm đã có nhiều biến động cả về số lượng, chất lượng và phẩm cấp so với thời điểm được lựa chọn làm mốc. Về mặt nguyên tắc, số lượng của hàng tồn kho phải được tính toán trên cơ sở số lượng thực tế kiểm kê sau khi đã điều chỉnh lại ảnh hưởng của các khoản nhập xuất trong suốt giai đoạn từ thời điểm lựa chọn đến thời điểm thực tế kiểm kê. Tuy nhiên, trên thực tế việc này là không tưởng mà đôi khi bản thân các phiếu nhập, phiếu xuất trong kỳ cũng không đảm bảo được độ chính xác của nó. Do vậy, hầu hết số lượng, chủng loại và chất lượng của vật tư hàng hóa được lấy theo số liệu báo cáo của đơn vị nên tính thuyết phục không cao. - Đối với các tài sản vô hình: Nghị định quy định tất cả các yếu tố vô hình chưa được xác định giá trị sẽ được thể hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận siêu ngạch, còn các tài sản vô hình đã được xác định giá trị thì lấy theo số dư còn lại trên sổ kế toán tại thời điểm lựa chọn để đưa vào xác định giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá trị các tài sản vô hình đó có được tính toán có cơ sở và hợp lý, hợp lệ hay không thì không được quy định cụ thể. Ngoài ra, với các ngành kinh doanh đặc thù như khai thác khoáng sản thì giá trị doanh nghiệp được xác định phần lớn dựa vào trữ
  • 37. 37 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 lượng và chất lượng khoáng sản tiềm tàng chưa được khai thác chứ ít phụ thuộc vào các tài sản nằm trên nó. Do vậy, quyền được khai thác khoáng sản và đánh giá trữ lượng còn lại của mỏ là các yếu tố được nhà đầu tư quan tâm hơn là những tài sản hiện có tại mỏ. Tuy nhiên đánh giá giá trị của các tài sản vô hình đó như thế nào lại không được chính phủ hướng dẫn xác định, gây ra nhiều lúng túng trong việc xác định giá trị của tài sản vô hình. - Đối với một số khoản mục như TSCĐ vô hình, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chi phí chờ phân bổ… do quy định không phải xác định lại giá trị mà lấy theo số dư trên sổ kế toán, nhiều doanh nghiệp đã tìm cách ẩn tiền của Nhà nước vào các khoản mục này, thực hiện các giao dịch kinh tế để đẩy nó vào chi phí xác định lãi, lỗ trong năm trước khi CPH. Với các cách thức như trên, tài sản của Nhà nước sẽ không còn trên thực tế khi kiểm kê xác định giá trị doanh nghiệp hoặc nếu có cũng chỉ là những giá trị khống khi đưa số dư các khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chi phí chờ kết chuyển hay TSCĐ vô hình vào xác định giá trị doanh nghiệp. - Về việc xác định của các khoản công nợ phải thu, phải trả: Nguyên tắc chung là các khoản công nợ phải được xác nhận rõ ràng, đầy dduer, chính xác và chỉ đưa vào xác định giá trị doanh nghiệp đối với các khoản công nợ đã được xác nhận. Các khoản công nợ “xấu” còn lại cần được xử lý trước khi cổ phần hóa. Tuy nhiên thực tế tồn tại rất nhiều khoản công nợ không được xác nhận vì các lý do rất khác nhau hoặc có nhiều khoản công nợ không đòi được nhưng chưa có bằng chứng để doanh nghiệp đưa “con nợ” vào danh sách để xử lý tài chính. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp phỉa chấp nhận giá trị ảo của những khoản nợ trên, và thiệt thòi nhất là những người lao động sau khi mua cổ phiếu của công ty CPH. - Vấn đề đất và giá trị quyền sử dụng đất vẫn là những vấn đề vướng mắc trong các quy định của Nhà nước. Kể từ năm 2008, khi cổ phần hóa, các doanh nghiệp có diện tích đất nằm ở vị trí đắc địa trong các khu đô thị phải xác định thêm giá trị lợi thế vị trí địa lý về đất để tính vào giá trị doanh nghiệp. Phương pháp tính liên quan cũng đã được Bộ Tài chính quy định; lợi thế vị trí địa lý được xác định bằng chênh lệch giữa giá thị trường và giá do UBND cấp tỉnh quy định hàng năm.
  • 38. 38 Chuyên để cuối khóa Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Thanh Vân Lớp:CQ44/22.01 Theo đánh giá trong báo cáo của Chính phủ về tình hình cổ phần hóa, phương pháp tính nói trên của Bộ Tài chính “là chặt chẽ, về cơ bản khắc phục được bất cập giữa chính sách giao đất và thuê đất hiện nay”. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định trên, cũng như phương pháp tính liên quan, trên thực tế vấp phải nhiều khó khăn. Theo báo cáo của Chính phủ, khó khăn nhất hiện nay là UBND cấp tỉnh không xác định được giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường theo quy định của pháp luật về đất đai để các doanh nghiệp có căn cứ xác định giá trị lợi thế vị trí địa lý. Phân tích của Đoàn giám sát (theo chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về xử lý đất đai và mua bán cổ phiếu trong thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước”) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho thấy việc thực hiện các quy định nói trên trên thực tế là rất khó khăn. Trong việc xác định giá trị lợi thế vị trí địa lý như quy định tại Thông tư 146/2007/TT-BTC ngày 6/12/2007 của Bộ Tài chính cũng có một số điểm thiếu cụ thể. Thông tư này yêu cầu xác định giá trị lợi thế vị trí địa lý vào giá trị doanh nghiệp khi thuê đất bằng cách xác định chênh lệch giữa giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường với giá do địa phương công bố vào ngày 1/1 hàng năm. Điều kiện này khó thực hiện vì không có tiêu chí để xác định thế nào là điều kiện “bình thường”. Mặc khác, do chưa hình thành thị trường đất đai một cách đầy đủ, chưa có tổ chức điều tra khảo sát và công bố giá đất giao dịch theo khu vực và mục đích sử dụng một cách chính thống, nên việc xác định giá trị lợi thế do chênh lệch giá trị như nêu trên là gần như không thực hiện được. Theo Đoàn giám sát, quy định đó còn bất cập trong trường hợp giá trị lợi thế vị trí địa lý quá cao làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn do kinh doanh không thể hiệu quả (giá trị doanh nghiệp khi xác định theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP thường tăng từ 30% -300%, nhưng tính theo Thông tư 146/2007/TT-BTC riêng giá trị lợi thế vị trí địa lý đã làm tăng hàng chục đến hàng trăm lần). Thực tế giám sát cho thấy có những doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa có giá trị lợi thế đất ở mức “không tưởng” và không doanh nghiệp nào hạch toán có lãi