SlideShare a Scribd company logo
1 of 102
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến
đáng kể, tốc độ tăng GDP luôn ở mức cao. Giai đoạn 2005-2010 theo dự
báo, GDP sẽ dao động trong khoảng 8-8,5%. Theo xu hướng toàn cầu hoá,
Việt Nam đã gia nhập WTO hứa hẹn một thời kỳ phát triển thịnh vượng.
Đây cũng là thời điểm bùng nổ của thị trường chứng khoán, một số lượng
lớn công ty đã niêm yết hoặc có cổ phiếu giao dịch trên các sàn giao dịch,
thị trường chứng khoán thực sự trở thành kênh huy động vốn hấp dẫn cho
các doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, nhu
cầu cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, nhu cầu mua bán, sát nhập,
nhu cầu định giá cổ phiếu… đang tăng lên khiến nhu cầu định giá doanh
nghiệp trở thành vấn đề vô cùng cần thiết. Trên thế giới đã hình thành rất
nhiều phương pháp khác nhau để xác định giá trị doanh nghiệp. Nhưng
trong điều kiện của Việt Nam hiện nay xác định giá trị doanh nghiệp như
thế nào và các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được sử dụng vẫn
còn rất nhiều điều phải bàn cãi.
Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần định giá và dịch
vụ tài chính Việt Nam (VVFC), em đã tìm hiểu, nghiên cứu và lựa chọn đề
tài cho luận văn tốt nghiệp là:
“Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty cổ
phần định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC)”
Đề tài tập trung nghiên cứu các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
thực tế được sử dụng tại công ty VVFC thông qua một trường hợp minh họa
cụ thể, từ đó phân tích các thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn
thiện hơn các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp của em sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp dựa
trên những số liệu, tài liệu cụ thể được cung cấp trên công ty kết hợp với
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
2
những kiến thức em học ở trường, kinh nghiệm thực tế khi thực tập tại công
ty VVFC và những nghiên cứu từ các nguồn thông tin khác.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, Luận văn tốt nghiệp của em gồm các chương:
Chương 1_ Lý thuyết về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
Chương 2_Thực trạng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại
công ty VVFC.
Chương 3_ Giải pháp hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh
nghiệp tại Công tyVVFC.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Minh Hoàng và các anh chị
trong công ty VVFC đã giúp đỡ em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của
mình.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
3
Chương 1
LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ
DOANH NGHIỆP
1.1 Giá trị doanh nghiệp
1.1.1 Doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp
Xét theo lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, doanh nghiệp là chủ thể kinh tế
độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm
làm tăng giá trị của chủ sở hữu.
Trong nền kinh tế, doanh nghiệp là chủ thể quan trọng thực hiện các hoạt
động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. Con người sở hữu
doanh nghiệp, chính là sở hữu cách thức và phương tiện tạo ra lợi nhuận.
Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp được coi là một loại tài sản. Cũng
giống như các loại tài sản khác, doanh nghiệp cũng được đem ra mua bán,
hợp nhất, chia nhỏ… Do đó, doanh nghiệp cũng không nằm ngoài sự chi
phối của các quy luật thị trường, trong đó có quy luật giá trị. Giá cả của
doanh nghiệp cũng phải tuân theo quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh.
Tuy nhiên khác với tài sản thông thường, doanh nghiệp không phải là một
kho hàng, doanh nghiệp còn là một tổ chức kinh tế, một thực thể đang hoạt
động. Do vậy, không chỉ gồm các tài sản hữu hình, doanh nghiệp thực sự sở
hữu các tài sản vô hình khác như giá trị thương hiệu, bí quyết kinh doanh,
quyền khai thác, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai… Vì
thế khái niệm giá trị doanh nghiệp phải dựa trên tài sản là doanh nghiệp
đang hoạt động, mà mỗi bộ phận tài sản cấu thành nên doanh nghiệp đó
không thể tách rời, các yếu tố cấu thành hữu hình và vô hình là một thể
thống nhất.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
4
1.1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của giá trị doanh nghiệp
Giá trị doanh nghiệp được định nghĩa là sự biểu hiện bằng tiền tại một thời
điểm nhất định về các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang lại cho
các nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh.
Giá trị thực sự của doanh nghiệp phụ thuộc vào những quan niệm về giá trị
doanh nghiệp khác nhau của từng đối tượng khác nhau.
Một cách chung nhất, giá trị doanh nghiệp được đo bằng độ lớn của các
khoản thu nhập mà DN đem lại cho nhà đầu tư. Do đó giá trị doanh nghiệp
khác với giá bán doanh nghiệp_được đo bằng cung, cầu “hàng hoá DN”.
Giá trị doanh nghiệp vẫn tồn tại ngay cả khi không có hoạt động mua- bán
DN, mà nó chủ yếu được coi như một tiêu chí đánh giá các khoản thu nhập
DN có khả năng đưa lại. Giá trị doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều
yếu tố, trong đó nhiều nhân tố đòi hỏi sự đánh giá chủ quan, biến động, khó
định lượng.
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp
Giá trị doanh nghiệp bị ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, bao gồm:
1.1.2.1 Yếu tố môi trường
 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô:
- Môi trường kinh tế:
Doanh nghiệp luôn tồn tại trong một bối cảnh kinh tế cụ thể. Bối cảnh kinh
tế đó được nhìn nhận thông qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: tốc độ tăng
trưởng kinh tế, chỉ số giá cả, tỷ lệ ngoại tệ, tỷ suất đầu tư, các chỉ số trên thị
trường chứng khoán… Mặc dù môi trường kinh tế mang tính chất như yếu
tố khách quan nhưng ảnh hưởng của chúng tới giá trị doanh nghiệp lại là sự
tác động trực tiếp. Một sự thay đổi nhỏ của mỗi yếu tố này bao giờ cũng ảnh
hưởng tới sự đánh giá về doanh nghiệp. Trong mỗi trường hợp, sự đánh giá
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
5
về doanh nghiệp, trong đó có giá trị doanh nghiệp sẽ khác nhau, và có khi bị
đảo lộn hoàn toàn.
- Môi trường chính trị:
Sản xuất kinh doanh chỉ có thể ổn định và phát triển trong môi trường có sự
ổn định về chính trị ở mức độ nhất định. Chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn
giáo, tính thiếu minh bạch và công bằng trong cơ chế vận hành cũng như
các yếu tố trật tự an toàn xã hội khác bao giờ cũng có những tác động xấu
đến mọi mặt của đời sống xã hội chứ không riêng gì đối với sản xuất kinh
doanh.
- Môi trường văn hoá xã hội:
Môi trường văn hoá được đặc trưng bởi những quan niệm, hệ tư tưởng của
cộng đồng về lối sống, đạo đức… được thể hiện trong quan niệm về “chân,
thiện, mỹ”; quan niệm về nhân cách, văn minh xã hội thể hiện trong tập
quán sinh hoạt và tiêu dùng.
Môi trường xã hội thể hiện ở số lượng và cơ cấu dân cư, giới tính, độ tuổi,
mật độ , sự gia tăng dân số, thu nhập bình quân đầu người và hàng loạt các
vấn đề nảy sinh như ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt…
Trên phương diện xã hội, doanh nghiệp ra đời là để đáp ứng những đòi hỏi
ngày càng cao trong đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng nơi doanh
nghiệp đang hoạt động. Chính vì thế, đánh giá về doanh nghiệp không thể
bỏ qua những yếu tố, những đòi hỏi bức xúc của môi trường văn hoá xã hội
trong hiện tại mà còn phải thực hiện dự báo được sự ảnh hưởng của yếu tố
này đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.
- Môi trường khoa học công nghệ:
Sự tác động của kỹ thuật công nghệ đang làm thay đổi một cách căn bản các
điều kiện về quy trình công nghệ và phương thức tổ chức sản xuất kinh
doanh trong các doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, sự biến đổi về khoa
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
6
học và công nghệ không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức đối với sự tồn tại
của mỗi doanh nghiệp. Sự thiếu nhạy bén trong việc chiếm lĩnh những thành
tựu khoa học mới nhất có thể là nguyên nhân đưa doanh nghiệp mau chóng
đến chỗ phá sản. Chính vì thế, khi đánh giá về doanh nghiệp, đòi hỏi phải
chỉ ra mức độ tác động của môi trường này đến sản xuất kinh doanh và khả
năng thích ứng của doanh nghiệp trước những bước phát triển mới của khoa
học công nghệ.
 Các yếu tố thuộc môi trường ngành:
- Quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng:
Thị trường là yếu tố quyết định đầu ra đối với sản phẩm của doanh nghiệp,
hay chính là quyết định khả năng phát triển, mở rộng sản xuất của doanh
nghiệp. Thị trường của doanh nghiệp được duy trì và phát triển khi mà mức
độ bền vững và uy tín của doanh nghiệp với khách hàng được đảm bảo. Do
vậy muốn đánh giá khả năng phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp cần phải xác định tính chất mức độ bền vững và uy tín của
doanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng, được đánh giá qua các yếu tố
như sự trung thành và thái độ của khách hàng, số lượng và chất lượng
khách hàng…Căn cứ có sức thuyết phục cao nhất là thị phần hiện tại, thị
phần tương lai, doanh số bán ra và tốc độ tiến triển của các chỉ tiêu qua các
thời kỳ kinh doanh khác nhau.
- Quan hệ doanh nghiệp với nhà cung cấp:
Doanh nghiệp phải trông đợi sự cung cấp từ phía bên ngoài các loại hàng
hoá, nguyên vật liệu, dịch vụ điện nước, thông tin, tư vấn… Tính ổn định
của nguồn cung cấp có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo cho sản xuất và tiêu thụ
được thực hiện theo yêu cầu mà doanh nghiệp định ra.
- Các hãng cạnh tranh:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
7
Đối thủ cạnh tranh chính là nguy cơ trực tiếp đến sự tồn tại của doanh
nghiệp. Sự quyết liệt trong môi trường cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải
có những chính sách thích hợp để củng cố vị trí của mình trên thương
trường. Đồng thời phải có khả năng dự báo về việc xuất hiện các đối thủ
cạnh tranh mới trong tương lai.
- Các cơ quan Nhà nước:
Sự hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào luôn phải đặt dưới sự kiểm tra
giám sát của các cơ quan nhà nước, bao gồm cơ quan thuế, cơ quan thanh
tra, cơ quan môi trường…Doanh nghiệp có quan hệ tốt đẹp với các tổ chức
này tức là đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đối với xã hội và cũng là
biểu hiện doanh nghiệp có tiềm lực tài chính vững mạnh, lợi nhuận thu được
chính đáng, có ảnh hưởng tích cực tới giá trị của doanh nghiệp.
1.1.2.2 Yếu tố nội tại DN
 Hiện trạng về tài sản trong doanh nghiệp
Tài sản của doanh nghiệp là biểu hiện của yếu tố vật chất cần thiết, tối thiểu
đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Số lượng, chất lượng, trình độ kỹ
thuật và tính đồng bộ của các loại tài sản là yếu tố quyết định đến số lượng
và chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. Nói cách khác, khả
năng cạnh tranh và thu lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc trực tiếp và có
tính chất quyết định vào yếu tố này.
Mặt khác, giá trị các tài sản của doanh nghiệp được coi là một căn cứ và là
một sự đảm bảo rõ ràng nhất về giá trị của doanh nghiệp. Vì thay cho việc
dự báo các khoản thu nhập tiềm năng thì người sở hữu có thể bán chúng bất
cứ lúc nào để nhận về một khoản thu nhập từ những tài sản đó.
 Vị trí kinh doanh
Vị trí kinh doanh được đặc trưng bởi các yếu tố: địa điểm, diện tích, các chi
nhánh, yếu tố địa hình, thời tiết… Với vị trí thuận lợi doanh nghiệp có thể
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
8
giảm được nhiều khoản mục chi phí, đồng thời tiếp cận và nắm bắt nhanh
chóng nhu cầu thị hiếu của thị trường, thực hiện tốt các dịch vụ hậu mãi…
Trong thực tế, do sự khác nhau về vị trí kinh doanh mà có sự chênh lệch rất
lớn khi đánh giá về giá trị doanh nghiệp.
 Uy tín kinh doanh- thương hiệu
Uy tín kinh doanh là sự đánh giá của khách hàng về sản phẩm của doanh
nghiệp, được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau trong doanh nghiệp: chất
lượng sản phẩm, trình độ và năng lực quản trị kinh doanh, thái độ phục vụ
tận tình của nhân viên… Cùng sản xuất một loại sản phẩm nhưng doanh
nghiệp do có uy tín lớn có thể định giá cao cho sản phẩm của mình so với
sản phẩm của các doanh nghiệp khác không có được lợi thế này.
Có thể nói, khi đã xây dựng được uy tín-thương hiệu thì đó được coi như
một tài sản của doanh nghiệp vì nó góp phần tạo nên lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Tài sản uy tín-thương hiệu có một giá trị nhất định. Vì vậy, uy tín-
thương hiệu của doanh nghiệp được thừa nhận như một yếu tố quan trọng
cấu thành nên giá trị của doanh nghiệp.
 Chất lượng lao động
Trình độ và chất lượng của lao động là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp
đến chất lượng sản phẩm. Đồng thời, nhờ chất lượng lao động cao, doanh
nghiệp còn có thể giảm được chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí đào tạo,
bồi dưỡng… góp phần nâng cao thu nhập.
Vì vậy, khi đánh giá khả năng tồn tại, phát triển và tạo ra lợi nhuận của
doanh nghiệp cần thiết phải xem xét đến yếu tố chất lượng lao động, coi đó
như là yếu tố nội tại quyết định đến giá trị doanh nghiệp.
 Năng lực quản trị kinh doanh
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài phải có một bộ máy
quản lý đủ mạnh để có thể sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tận dụng mọi
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
9
tiềm năng và cơ hội nảy sinh, biến thách thức thành cơ hội, ứng phó linh
hoạt với những biến động của môi trường kinh doanh. Năng lực quản trị
kinh doanh tổng hợp của doanh nghiệp có thể thể hiện qua hệ thống các chỉ
tiêu tài chính doanh nghiệp. Vì vậy việc phân tích một cách toàn diện tình
hình tài chính doanh nghiệp sẽ trợ giúp cho việc đưa ra các kết luận về giá
trị doanh nghiệp.
1.2 Xác định giá trị doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm xác định giá trị doanh nghiệp:
Doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, mục đích sở hữu doanh
nghiệp vì thế cũng là vì mục tiêu lợi nhuận. Tiêu chuẩn để nhà đầu tư quyết
định bỏ vốn là đánh giá hiệu quả hoạt động, đánh giá các khoản thu nhập mà
doanh nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai hay chính là
việc xác định giá trị doanh nghiệp. Vậy xác định giá trị doanh nghiệp là sự
ước tính với độ tin cậy cao nhất các khoản thu nhập mà DN có thể tạo ra
trong quá trình sản xuất kinh doanh, làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch
thông thường của thị trường tại một thời điểm nhất định.
Xác định giá trị doanh nghiệp là công việc ước tính. Điều nay cho thấy
không thể có được giá trị doanh nghiệp chính xác một cách tuyệt đối. Giá trị
doanh nghiệp chỉ ở mức hợp lý nhất trong điều kiện các thông tin, bằng
chứng thu thập được phục vụ cho việc phân tích đưa ra các phương pháp
xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với những thông tin đó.
1.2.2 Sự cần thiết của việc xác định giá trị doanh nghiệp
Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu định giá doanh nghiệp ngày càng
nảy sinh một cách tự nhiên từ nhiều đối tượng trong nền kinh tế. Trên thế
giới xuất phát ban đầu của nhu cầu định giá doanh nghiệp là từ quá trình
mua bán, sát nhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp. Giống như mua
bán một mặt hàng bình thường, người ta phải xác định giá trị của nó để có
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
10
được giá cả phù hợp. Đây là giao dịch diễn ra có tính chất thường xuyên và
phổ biến trong cơ chế thị trường, phản ánh nhu cầu về đầu tư trực tiếp vào
sản xuất kinh doanh, cũng như nhu cầu để tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Trong môi trường tự do cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể liên kết
với nhau, sát nhập hoặc chia tách để tận dụng lợi thế của nhau về thị trường,
nhân lực, vốn… để vững chắc và lớn mạnh trên thị trường. Giá trị của
doanh nghiệp được đánh giá trên một phạm vi lớn có tính đến tất cả các yếu
tố tác động tới doanh nghiệp. Vụ mua bán sát nhập chia tách diễn ra dựa
trên cơ sở giá trị doanh nghiệp đã thương thuyết giữa các bên.
Đặc biệt trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, xác định giá trị
doanh nghiệp còn là một bước đi quan trọng để các quốc gia tiến hành
chuyển đổi loại hình sở hữu như cổ phần hoá, sát nhập, hợp nhất, giao bán,
khoán và cho thuê.
Xét sự cần thiết của định giá từ các đối tượng trong nền kinh tế có liên quan
đến nhu cầu định giá doanh nghiệp, đó là những nhà đầu tư, người cung cấp,
bản thân nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà hoạch định kinh tế vĩ mô.
- Đối với nhà đầu tư, người cung cấp:
Thông tin về giá trị doanh nghiệp cho sự đánh giá tổng quát về khả năng tài
chính, uy tín kinh doanh, rủi ro và vị thế tín dụng. Từ đó nhà đầu tư có
quyết định có tiếp tục đầu tư, nhà cung cấp có tiếp tục cung cấp các yếu tố
đầu vào, cấp tín dụng cho doanh nghiệp nữa hay không. Giá trị doanh
nghiệp quyết định giá cả cổ phiếu trên thị trường. Nếu nhà đầu tư định giá
được đúng giá trị của doanh nghiệp thì sẽ thu được lợi suất đầu tư mong
muốn.
- Đối với nhà quản trị doanh nghiệp:
Thông tin về giá trị doanh nghiệp giúp các nhà quản trị phân tích đánh giá
trước khi đưa ra các quyết định về kinh doanh và tài chính có liên quan đến
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
11
doanh nghiệp. Từ giá trị doanh nghiệp của mình họ sẽ có cơ sở để so sánh
giá trị đó với doanh nghiệp khác, từ đó thấy được vị trí và khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Quyết định kinh doanh đúng đắn của
các nhà quản trị phải dựa trên nhận thức sâu sắc về vị trí và những điểm
mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình.
- Đối với các nhà quản lý, hoạch định kinh tế vĩ mô:
Trên phương diện quản lí vĩ mô, thông tin về giá trị doanh nghiệp là một
căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức đánh giá
tính ổn định của nền kinh tế, của thị trường, nhận dạng hiện tượng đầu cơ,
thao túng thị trường… Theo dõi sự biến đổi giá trị doanh nghiệp sẽ rất hữu
ích trong việc dự báo sự thay đổi của thị trường.
Như vậy định giá doanh nghiệp đang ngày càng trở nên không thể thiếu
trước sự tăng trưởng kinh tế, khi mà số lượng các doanh nghiệp mua bán,
sát nhập, cổ phần hoá đang nhiều dần lên cùng với nhu cầu thông tin từ
nhiều đối tượng trong nền kinh tế.
1.2.3 Các phương pháp chung để xác định giá trị doanh nghiệp
Xác định giá trị doanh nghiệp là gì tuỳ thuộc vào từng quan niệm về giá trị.
Xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay có thể sử dụng nhiều phương pháp,
nhưng điểm chung là các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp đều
phải có cơ sở khoa học, chặt chẽ và có thể chấp nhận được. Nhìn chung các
phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay dựa trên một trong hai
cách tiếp cận là:
+ Đánh giá giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp trong điều kiện
doanh nghiệp còn tiếp tục hoạt động, do đó có tính đến khả năng sinh lời
của tài sản trong tương lai.
+ Lượng hoá các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư,
người cho vay.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
12
Sau đây là các phương pháp chung để xác định giá trị doanh nghiệp:
1.2.3.1 Phương pháp giá trị tài sản thuần
 Cơ sở lý luận:
Lý luận thực tiễn cho rằng nếu giá trị doanh nghiệp cao hơn giá trị đầu tư
cần thiết để xây dựng nên nó thì các chủ đầu tư sẽ lựa chọn phương án xây
dựng mới doanh nghiệp thay vì mua lại doanh nghiệp đó. Từ đó các nhà
định giá đã đề ra nguyên lý chung cho phương pháp định giá theo giá trị tài
sản: “Giá trị của một doanh nghiệp bằng với giá trị đầu tư cần thiết (hữu
hình và vô hình) để lập nên doanh nghiệp đó”.
Trong các phương pháp định giá doanh nghiệp theo giá trị tài sản thì
phương pháp giá trị tài sản ròng (NAV) được sử dụng phổ biến và dựa trên
cơ sở là:
- Doanh nghiệp về cơ bản giống như một loại tài sản thông thường.
- Sự hoạt động của doanh nghiệp bao giờ cũng được tiến hành dựa trên cơ
sở một lượng tài sản có thực. Những tài sản đó là sự hiện diện rõ ràng và cụ
thể cho sự tồn tại của doanh nghiệp, cấu thành nên thực thể của doanh
nghiệp.
- Tài sản của doanh nghiệp được hình thành bởi sự tài trợ vốn của các nhà
đầu tư khi thành lập và tiếp tục được bổ sung trong quá trình hoạt động. Cơ
cấu nguồn tài trợ để hình thành tài sản là sự khẳng định và thừa nhận về mặt
pháp lý các quyền sở hữu và lợi ích của các nhà đầu tư đối với tài sản đó.
Vì vậy giá trị doanh nghiệp được tính bằng tổng giá trị thị trường của số tài
sản mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh.
 Phương pháp xác định:
 Phương pháp 1:
Vo=Vt-Vn
Trong đó:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
13
Vo: giá trị tài sản thuần thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp
Vt: tổng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào sản xuất kinh
doanh.
Vn: giá trị các khoản nợ.
Giá trị tài sảnthuần(Vo) có thể được tính theo hai cách:
Cách 1: Căn cứ vào giá trị sổ sách
Vo = Tổng giá trị tài sản có - Tổng các khoản nợ phải trả
 Đánh giá
Ưu điểm và hạn chế:
- Đây là một cách tính toán đơn giản, dễ dàng. Nếu như việc ghi chép
phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,doanh nghiệpchấp hành tốt
các quy định của chế độ kế toán thì giá trị tài sản thuần tính toán được sẽ là
số liệu có độ tin cậy về số vốn theo sổ sách của chủ sở hữu đang được huy
động vào SXKD. Nó chỉ ra mức độ độc lập về mặt tài chính, khả năng tự
chủ trong điều hành SXKD của chủ doanh nghiệp, là căn cứ thích hợp để
các nhà tài trợ đánh giá khả năng an toàn của đồng vốn đầu tư, đánh giá vị
thế tín dụng của doanh nghiệp.
- Mặc dù người ta có thể đánh giá giá trị doanh nghiệp theo nhiều cách
khác nhau. Song, theo cách này nó cũng minh chứng cho các bên liên quan
thấy được rằng: đầu tư vào doanh nghiệp luôn luôn được đảm bảo bằng giá
trị của các tài sản hiện cs trong doanh nghiệp, chứ không phải bằng cái “có
thể ”như nhiều phương pháp khác.
- Tuy nhiên, giá trị doanh nghiệp xác định theo phương pháp này cũng chỉ
là những thông tin, số liệu mang tính lịch sử có tính chất tham khảo trong
quá trình vận dụng các phương pháp khác nhằm định ra giá trị doanh nghiệp
một cách sát đúng hơn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
14
Cách 2: Xác định giá trị tài sản thuần theo giá trị thị trường
Ngay cả khi doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ kế toán do nhà nước quy
định thì số liệu trên bảng cân đối kế toán được lập vào một thời điểm nào đó
cũng không phản ánh đúng giá trị thị trường của toàn bộ số tài sản trong
doanh nghiệp, vì các lý do sau:
Toàn bộ giá trị của các tài sản phản ánh trên bảng cân đối kế toán là những
số liệu được tập hợp từ các sổ kế toán, các bảng kê………Các số liệu này
phản ánh trung thực các chi phí phát sinh tại thời điểm những chi phí mang
tính lịch sử, không còn phù hợp ở thời điểm định giá doanh nghiệp, ngay cả
khi không có lạm phát.
Giá trị còn lại của TSCĐ phản ánh trên sổ kế toán cao hay thấp phụ thuộc
vào việc doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao nào, phụ thuộc vào
thời điểm mà doanh nghệip xác định nguyên giá và sự lựa chọn tuổi thọ
kinh tế của TSCĐ. Vì vậy, giá trị TSCĐ phản ánh trên sổ kế toán thường
không phù hợp với giá trị thị trường tại thời điểm xác định giá trị doanh
nghiệp.
Trị giá hàng hóa, vật tư, công cụ lao động…tồn kho hoặc đang dùng trong
sản xuất, một mặt phụ thuộc vào cách sử dụng giá hạch toán là giá mua đầu
kỳ, cuối kỳ hay giá thực tế bình quân. Mặt khác, còn phụ thuộc vào sự lựa
chọn các tiêu thức phân bổ chi phí khác nhau cho số hàng hóa dự trữ. Do
vậy, số liệu kế toán phản ánh giá trị của loại tài sản đó cũng được coi là
không có đủ độ tin cậy ở thời điểm đánh giá doanh nghiệp.
Đó là một số lý do cơ bản, nhưng cũng đủ để giải thích: vì sao trị giá tài sản
phản ánh trên bảng cân đối kế toán chỉ được coi là tài sản tham khảo trong
quá trình đánh giá lại toàn bộ tài sản theo giá thị trường tại thời điểm xác
định giá trị doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
15
Để xác định giá trị tài sản ròng theo giá thị trường,trước hết người ta sẽ loại
khỏi danh mục định giá những tài sản không cần thiết và không có khả năng
đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất kinh doanh. Sau đó, công việc định giá sẽ
được tiến hành:
- Đối với TSCĐ và TSLĐ là hiện vật thì đánh giá theo giá thị trường nếu
trên thị trường hiện có bán những tài sản như vậy. Trong thực tế thường
không tồn tại thị trường TSCĐ cũ, đã qua sử dụng ở nhiều mức độ khác
nhau. Khi đó người ta dựa theo công dụng hay khả năng phục vụ sản xuất
của tài sản để áp dụng một tỷ lệ khấu trừ dựa trên giá trị của TSCĐ mới. Đối
với những TSCĐ không còn tồn tại trên thị trường thì nhà định giá sẽ áp
dụng một hệ số quy đổi so với những TSCĐ khác loại nhưng có tính năng
tương đương.
- Các tài sản bằng tiền được xác định bằng cách kiểm quỹ, đối chiếu số dư
trên tài khoản. Nếu là ngoại tệ sẽ được quy đổi về đồng nội tệ theo tỷ giá thị
trường tại thời điểm định giá. Các loại tài sản như vàng, kim loại quý, đá
quý… cũng được tính toán tương tự.
- Các khoản phải thu: Do khả năng thu hồi của các khoản này là không đồng
nhất nên ta phải tìm cách loại bỏ những khoản nợ không có khả năng thu hồi
hay khả năng thu hồi là quá mong manh bằng việc: đối chiếu công nợ, xác
minh tính pháp lý, đánh giá độ tin cậy của từng khoản phải thu.
- Đối với các khoản đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp: Nếu khoản đầu tư
không quá lớn, có thể dựa trên giá tri chứng khoán, hoặc dựa theo số liệu
của bên đối tác liên doanh. Nếu khoản đầu tư khá lớn, cần thực hiện đánh
giá một cách toàn diện về giá trị của khoản đầu tư đó trong việc tạo nên giá
trị doanh nghiệp.
- Đối với tài sản cho thuê và quyền thuê bất động sản: tính theo phương
pháp chiết khấu dòng thu nhập trong tương lai.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
16
- các tài sản vô hình: Theo phương pháp này người ta chỉ thừa nhận giá trị
của các tài sản vô hình đã được xác định trên sổ kế toán và thường không
tính đến các lợi thế thương mại của doanh nghiệp.
Sau cùng, giá trị tài sản thuần được tính bằng cách lấy tổng giá trị của các
tài sản đã được xác định trừ đi các khoản nợ phản ánh ở bên nguồn vốn của
bảng cân đối kế toán và khoản tiền thuế tính trên giá trị tăng thêm của số tài
sản được đánh giá lại tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
 Đánh giá phương pháp giá trị tài sản thuần:
Hạn chế:
- Theo cách này, giá trị doanh nghiệp chỉ thuần tuý là một phép cộng
tổng các tài sản bên trong doanh nghiệp tại thời điểm tính giá trị. Phương
pháp này đã đánh giá doanh nghiệp ở một trạng thái tĩnh, doanh nghiệp
không được coi như một thực thể, một tổ chức đang tồn tại và có thể hoàn
chỉnh và phát triển trong tương lai. Vì vậy mà nó không phù hợp với một
tầm nhìn chiến lược về doanh nghiệp. Bởi động cơ của người mua doanh
nghiệp là nhằm sở hữu các khoản thu nhập trong tương lai, chứ không phải
để bán lại ngay những tài sản hiện thời.
- Phương pháp giá trị tài sản thuần đã không cung cấp và xây dựng được
những cơ sở thông tin cần thiết để các bên có liên quan đánh giá về triển
vọng sinh lời của doanh nghiệp. Đó cũng là lý do mà khi sử dụng phương
pháp này, người ta khó có thể giải thích vì sao cùng một giá trị tài sản thuần
như nhau, nhưng doanh nghiệp này lại có giá bán cao hơn doanh nghiệp kia,
ngay cả khi không có sự tác động của yếu tố cạnh tranh.
- Phương pháp giá trị tài sản thuần đã bỏ qua phần lớn các yếu tố phi vật
chất nhưng lại có giá trị thực sự và nhiều khi chiếm giá trị rất lớn trong giá
trị doanh nghiệp, đó là trình độ quản lý, trình độ công nhân, uy tín, thị
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
17
phần… của doanh nghiệp. Đó có thể là những doanh nghiệp có tài sản
không đáng kể nhưng triển vọng sinh lời lại rất cao.
- Trong nhiều trường hợp, xác định giá trị tài sản thuần lại trở nên quá
phức tạp. Chẳng hạn như khi một tập đoàn có nhiều chi nhánh, hay một số
loại tài sản không có trên thị trường, thì sẽ khó khăn trong định giá. Lúc này
công việc đánh giá đòi hỏi sự dàn trải, tốn kém thời gian, chi phí, sai số
đánh giá đối với các tài sản có tính đặc thù trong sản xuất kinh doanh do các
chuyên gia trong ngành đưa ra.
Ưu điểm:
- Phương pháp giá trị tài sản thuần chỉ ra giá trị của những tài sản cụ thể
cấu thành doanh nghiệp. Giá trị tài sản đó là căn cứ cụ thể, có tính pháp lý
rõ ràng nhất về khoản thu nhập mà người mua chắc chắn nhận được khi sở
hữu doanh nghiệp hay số tiền mà người mua bỏ ra luôn được đảm bảo bằng
một lượng tài sản có thật.
- Phương pháp này cho ta thấy giá trị thị trường của tài sản có thể bán
rời tại thời điểm đánh giá. Đây cũng là mức giá thấp nhất, là cơ sở đầu tiên
để các bên liên quan đưa ra trong quá trình giao dịch và đàm phán về giá
bán doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp nhỏ có số lượng tài sản không quá khổng lồ,
không yêu cầu những kỹ thuật phức tạp trong định giá, giá trị yếu tố vô hình
không đáng kể, chiến lược kinh doanh không rõ ràng, thiếu căn cứ xác định
các khoản thu nhập trong tương lai thì đây là một phương pháp khá thích
hợp để đưa ra giá trị cơ bản trong bước đầu đàm phán, thương lượng, mua
bán doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
18
1.2.3.2 Phương pháp hiện tại hoá các nguồn tài chính tương lai
Cơ sở lý thuyết của phương pháp xuất phát từ quan niệm: giá trị của một
doanh nghiệp được đo bằng độ lớn của các khoản thu nhập mà doanh
nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai. Song do khái niệm
“giá trị thời gian của tiền” nên người ta phải thực hiện quy đổi các khoản
thu nhập về cùng một thời điểm hiện tại. Theo đó, giá trị doanh nghiệp được
xác định dựa trên công thức tổng quát:
  

n
t
t
t
i
F
V
1
0
1
o Vo: Giá trị doanh nghiệp
o Ft: Luồng tiền đem lại cho nhà đầu tư ở năm thứ t
o i: Tỷ suất hiện tại hoá ( Tỷ suất chiết khấu)
o n: số năm nhận được thu nhập
Xuất phát từ công thức trên, tuỳ theo chiến lược của mỗi nhà đầu tư khác
nhau mà người ta phát triển và vận dụng công thức trên theo nhiều cách
khác nhau. Bởi vậy nguyên lý trên có thể triển khai theo một trong nhiều
phương pháp cụ thể sau:
a. Phương pháp định giá chứng khoán
 Quan điểm cơ bản:
Năm 1962, M.I.Gordon đã đưa ra công thức lượng giá chứng khoán vô cùng
nổi tiếng. Ý nghĩa của công thức đó là: Nhà đầu tư bỏ tiền ra mua chứng
khoán không phải là để đổi lấy những tài sản hiện có trong doanh nghiệp mà
để đổi lấy những khoản thu nhập trong tương lai.
Giá trị thực sự của một chứng khoán phải được đánh giá bằng độ lớn của
khoản thu nhập mà nhà đầu tư chắc chắn sẽ nhận được từ chính doanh
nghiệp đó, không phải do yếu tố đầu cơ chứng khoán.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
19
Giá trị doanh nghiệp sẽ bằng tổng giá trị các loại chứng khoán mà doanh
nghiệp đã phát hành.
 Phương pháp xác định:
Công thức tổng quát xác định giá trị thực của các loại chứng khoán:
       









n
t
t
t
t
t
i
R
i
R
i
R
i
R
PV
1
2
21
0
11
...
11
o PVo : giá trị thực của một chứng khoán
o Rt : thu nhập của một chứng khoán ở năm thứ t
o i : tỷ số hiện tại hóa
o n : số năm nhận được thu nhập
 Xác định giá trị thực của trái phiếu:
Trái phiếu là một loại chứng chỉ vay nợ, thể hiện nghĩa vụ của người phát
hành trả nợ cho người nắm giữ trái phiếu một số tiền lãi nhất định và khoản
tiền gốc khi đến hạn.
Trái phiếu có nhiều loại khác nhau song đặc điểm chung của các loại trái
phiếu là: lợi tức cố định, có giá trị đáo hạn, thời hạn và thời điểm hoàn trả
tiền lãi, gốc thường được xác định từ trước.
Ta có thể triển khai công thức tính giá trị trái phiếu như sau:
       
n
n
n
n
i
P
i
R
i
R
i
R
PV













11
...
11 2
21
0
o Pn : mệnh giá trái phiếu phải trả vào năm thứ n
Vì mức lợi tức trái phiếu thường được coi là ổn định hàng năm, tức là:
RRRRR nt  ......21
Vì thế ta có công thức như sau :
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
20
   
 
 n
n
n
n
n
n
t
t
t
i
P
i
i
R
i
P
i
R
PV







  1
11
111
0
Trong công thức trên,
 
i
i
n
 11
được coi là thừa số hiện tại hoá, và bằng
tổng của một cấp số nhân có công bội  n
i1
1
 Xác định giá trị cổ phiếu:
Cổ phiếu là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông với công ty cổ
phần.
Cổ phiếu có một số điểm khác biệt so với trái phiếu là:
- Không thể xác định trước các khoản lợi tức cổ phần hàng năm.
- Không có thời điểm đáo hạn
- Cổ đông chỉ có thể nhận về phần vốn của mình khi doanh nghiệp bị
thanh lý, phá sản hoặc bán lại cổ phiếu của mình vào một thời điểm trong
tương lai.
Do vậy xuất hiện những khó khăn cơ bản khi áp dụng công thức tổng quát ở
trên, đó là:
- Phải dự báo được các khoản thu nhập (Rt) dưới hình thức lợi tức cổ
phần hàng năm và giá trị bán lại của cổ phiếu hoặc giá trị cổ phiếu tại thời
điểm thanh lý, phá sản doanh nghiệp trong tương lai.
- Đầu tư cổ phiếu là loại đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro, vì thế không
thể sử dụng tỷ suất hiện tại hoá (i) như đối với trái phiếu.
- Công thức tổng quát làm nên một tổng không xác định do cổ phiếu là
một loại chứng khoán không có thời điểm đáo hạn.
Vì những khó khăn cơ bản như trên mà công thức tổng quát không mang
tính thực tiễn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
21
 Lý thuyết được xây dựng thêm để khắc phục khó khăn:
 Giả định 1 : doanh nghiệp có thể chi trả lợi tức cổ phần ổn định
hàng năm là d
    



n
t
t
n
t
t
t
i
d
i
R
PV
11
0
)1(
1
1
Cho t , ta có:
i
d
i
i
i
d
PV 








1
1
1
)1(
1
1
1
0
 Giả định 2 : lợi tức cổ phiếu chi trả hàng năm tăng một cách đều
đặn theo một tỷ lệ ổn định là k (k < i ).
n
n
i
d
i
d
i
d
PV
)1(
...
)1()1( 2
21
0






n
n
i
kd
i
kd
i
d
PV
)1(
)1(
...
)1(
)1(
)1(
)1(
1
2
11
0

























 

1
1
2
2
1
0
)1(
)1(
...
)1(
)1(
1
1
1
)1( n
n
i
k
i
k
i
k
i
d
PV
Cho t ta có:
ki
d
i
k
k
i
k
i
d
PV
n
n






















 11
0
1
1
1
)1(
)1(
1
)1(
Công thức cuối cùng trên dựa trên lập luận rằng: tăng trưởng và phát triển là
động cơ mà mọi doanh nghiệp phải đi theo, nhất là tăng trưởng một cách
đều đặn và vững chắc. Vì vậy giả định lợi tức cổ phần tăng một cách đều
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
22
đặn hàng năm là sự phản ánh khuynh hướng và thực trạng có thật trong
nhiều doanh nghiệp.
 Giả định 3 : Lợi tức cổ phiếu hàng năm tăng không đều đặn
Tăng trưởng và phát triển là xu hướng chung của các doanh nghiệp, song đó
chỉ là xu hướng. Cho dù các doanh nghiệp có duy trì chính sách phân chia
lợi tức cổ phần một cách ổn định thì trong thực tế lợi nhuận thuần và lợi tức
cổ phần giữa các năm đạt được cũng thường không đều nhau.
Giả định trong n năm đầu doanh nghiệp đạt tỷ lệ tăng lợi tức cổ phần là k
(k>i), còn từ năm thứ n+1 trở đi thì tăng với tỷ lệ k’(k’<i)
Ta có công thức cuối cùng như sau:















t
tnnn
n
k
kk
ik
ik
i
d
PV
1
)1()1()1()1(
)1(
1
1
0
 Đánh giá:
Ưu điểm:
- Phương pháp định giá chứng khoán có thể đánh giá được giá cả chứng
khoán trên thị trường có đi quá xa so với giá trị thực hay không.
- Phương pháp định giá chứng khoán đặc biệt phù hợp với quan điểm
nhìn nhận và đánh giá về giá trị doanh nghiệp của các nhà đầu tư thiểu số.
Trong thực tế, nhà đầu tư thiểu số có thể trông thấy những triển vọng tiềm
ẩn lớn lao về khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Song do tính chất thiểu
số, họ không thể can thiệp vào những vấn đề có ảnh hưởng lớn tới doanh
nghiệp. Do vậy giá trị của một nhà đầu tư thiểu số được tính bằng giá trị
hiện tại của các khoản lợi tức cổ phần mà doanh nghiệp sẽ trả trong tương
lai.
- Phương pháp này tỏ ra thích hợp với những doanh nghiệp có chứng
khoán được giao dịch trên thị trường và việc xác định giá trị doanh nghiệp
bằng những phương pháp khác gặp nhiều khó khăn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
23
Hạn chế:
- Đối với cổ phiếu, mặc dù đã xây dựng một hệ thống các lý thuyết dựa
trên các giả định song việc dự báo lợi tức cổ phần không phải là dễ dàng. Cổ
phiếu là loại chứng khoán chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Vì thế giả thuyết về
sự tăng trưởng ổn định không thuyết phục được các nhà thực hành.
- Để xác định lợi tức cổ phần còn phải xây dựng được một lý thuyết
định hướng phân chia lợi tức cổ phần trong tương lai. Chính sách phân chia
lợi tức cổ phần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: nhu cầu đầu tư, nhu cầu trả
nợ, khả năng tích lũy từ khấu hao, chính sách thuế thu nhập của nhà
nước…Việc tính toán đến các yếu tố này cũng không đơn giản, nhất là khi
các nhà đầu tư lại là cổ đông thiểu số, không có quyền quyết định tới chính
sách phân chia lợi tức cổ phần.
- Việc định lượng tham số t bằng cách cho t nói chung là không
đúng trong thực tế.
b. Phương pháp hiện tại hoá lợi nhuận thuần
 Cơ sở lý luận:
Phương pháp hiện tại hoá lợi nhuận thuần là phương pháp xác định giá trị
doanh nghiệp trên cơ sở quan niệm đầu tư vào doanh nghiệp giống như đầu
tư vào một dự án, tức là đầu tư quản lý doanh nghiệp trên góc độ của nhà
đầu tư đa số - người có quyền kiểm soát doanh nghiệp.
Quá trình SXKD là quá trình phát sinh các dòng tiền vào và ra được biểu
diễn như sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
24
(+A) (+A) (+A)
(+A) ……. (+A)
(+A) dòng tiền vào
TGian
(-A) (-A) (-A) dòng tiền ra
(-A)
Sơ đồ biểu diễn dòng tiền của dự án đầu tư.
 Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp:
Nếu Pr1 = Pr2 = …. = Prn và khi n ─> ∞ thì
1
1 Pr
V Pr
(1 )t
t i i


 


Trong đó
o V: Giá trị doanh nghiệp
o Pr: Lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm dự tính thu được
o i : tỷ suất hiện tại hoá
 Đánh giá:
Ưu điểm:
- Hoàn toàn phù hợp với quan điểm GTDN được xác định bằng giá trị
hiện tại của khoản lợi nhuận sau thuế thu nhập.
 







n
t
t
i
i1
n
n
2
21
)1(
Pr
i)(1
Pr
.....
i)(1
Pr
)i(1
Pr
V
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
25
- Có khả năng ứng dụng cao với các DN có nhiều tài sản để khấu hao,
khả năng tích lũy vốn từ KH và lợi nhuận để lại là không đáng kể, DN chưa
định hướng đầu tư trong tương lai, LNST chủ yếu được chia cho các nhà
đầu tư.
- Định lượng LNST trong tương lai dễ dàng hơn dự báo lợi tức cổ phần.
Hạn chế:
- LN ở đây đã được hiệu chỉnh kế toán nên không phù hợp với cách nhìn
chiến lược về DN cũng như quan điểm nhìn nhận về dòng tiền của nhà đầu
tư đa số.
- Việc n ─> ∞ là chưa hợp lý.
c. Phương pháp hiện tại hoá dòng tiền thuần
 Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp:
n
n
n
1k
k
i)(1
V
)1(
T
V



 
k
i
Trong đó
o V: Giá trị doanh nghiệp
o Tk: Dòng thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai (bao gồm
lợi nhuận sau thuế và tiền khấu hao thu được) = Dòng tiền vào – Đầu tư bổ
sung vào TSCĐ ± Chênh lệch về VLĐ thường xuyên.
o Vn: Giá trị doanh nghiệp ở cuối chu kỳ đầu tư (năm thứ n)
o i : Tỷ suất hiện tại hoá
 Đánh giá:
Ưu điểm:
- Việc sử dụng dòng thu nhập của doanh nghiệp = LNST + Khấu hao
giúp loại bỏ ảnh hưởng của việc điều chỉnh số liệu kế toán sao cho phản ánh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
26
đúng thời điểm phát sinh các khoản tiền như điều chỉnh doanh thu, đặc biệt
là tác động của khấu hao đến lợi nhuận sau thuế.
- Đây là phương pháp tiếp cận từ góc nhìn của các nhà đầu tư đa số:
Công thức tổng quát được xây dựng đòi hỏi phải đề cập và lượng hóa toàn
bộ các yếu tố tác động tới doanh nghiệp như: Doanh thu, chi phí, thuế thu
nhập, vốn đầu tư, chu kì đầu tư, giá trị cuối cùng và tỷ suất hiện tại hóa. Tức
là nó đã chỉ ra những cơ sở để nhà đầu tư có thể tùy phát triển những ý
tưởng của mình khi sở hữu doanh nghiệp, hàm ý rằng giá trị doanh nghiệp
có thể thay đổi rất lớn tùy theo những trù định của nhà quản lý.
Hạn chế:
- Đối với doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh xác định thì
phương pháp này khó áp dụng. Việc dự báo dòng tiền vào, ra làm phức tạp
thêm quy trình đánh giá.
- Đòi hỏi người định giá phải chuyên môn trong lĩnh vực thẩm định dự
án đầu tư, điều này không phải nhà đầu tư nào cũng có.
- Đòi hỏi độ tin cậy cần thiết của các thông tin cung cấp, một lượng
thông tin lớn để đánh giá các yếu tố môi trường vĩ mô, vi mô. Cũng giống
như phương pháp định giá chứng khoán, hiện tại hóa lợi nhuận thuần,
phương pháp này cũng gặp khó khăn trong việc xác định tỷ suất hiện tại
hóa.
1.2.3.3 Phương pháp định lượng Goodwill
 Cơ sở lý luận:
Hai doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong cùng một ngành,
nhưng lại có sự khác biệt về khả năng sinh lời. Nguyên nhân có thể do vị trí
kinh doanh, chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý, mạng lưới phân phối
hàng hoá, uy tín, thương hiệu hay bí quyết công nghệ…Tất cả những yếu tố
vô hình trên tập hợp lại và tạo nên khoản lợi nhuận vượt trội giữa doanh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
27
nghiệp có khả năng sinh lời lớn hơn với doanh nghiệp có khả năng sinh lời
thấp hơn, gọi là lợi thế thương mại. Khoản lợi nhuận vượt trội so với mức
trung bình mà doanh nghiệp tạo ra được gọi là siêu lợi nhuận.
Từ đây, giá trị tài sản vô hình được tính bằng giá trị hiện tại của các khoản
thu nhập do tài sản vô hình tạo ra, hay chính là giá trị hiện tại của các khoản
siêu lợi nhuận.
 Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp:
Vo=ANC+GW (1)
o Vo : giá trị của doanh nghiệp
o ANC : giá trị tài sản thuần
o GW : giá trị tài sản vô hình (lợi thế thương mại)
 

n
1i
t
i)(1
rAt-Bt
GW (2)
o Bt: lợi nhuận năm t
o At : giá trị tài sản đưa vào kinh doanh
o r : tỷ suất lợi nhuận trung bình của tài sản đưa vào kinh doanh
o r.At : lợi nhuận bình thường của tài sản năm t
o Bt- rAt : siêu lợi nhuận năm t
Xuất phát từ công thức (2) các nhà kinh tế có quan điểm khác nhau trong
việc lựa chọn tham số Bt, At, r. Bảng 1.1 thể hiện sự khác biệt đó:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
28
Bảng 1.1. Đánh giá doanh nghiệp
Tên phương
pháp
Tỷ suất sinh lợi
bình thường của TS
(r)
Lợi nhuận
(Bt)
TS đầu tư vào
kinh doanh (At)
UEC (Hiệp
hôi chuyên
gia kế toán
châu Âu)
Chi phí sử dụng vốn
trung bình
Lợi nhuận
sau thuế
trước lãi
vay.
Tổng giá trị tài
sản (ko phân biệt
TS được tài trợ
bằng nguồn nào)
Anglo-
saxons
Chi phí sử dụng vốn
chủ sở hữu
Lợi nhuận
thuần
Giá trị tài sản
thuần được đánh
giá lại
CPNE (Vốn
thường
xuyên cần
thiết cho
kinh doanh)
Chi phí sử dụng vốn
trung bình tính
riêng cho nguồn tài
trợ trung và dài hạn
Lợi nhuận
sau thuế
trước lãi
vay trung
và dài hạn
Vốn thường
xuyên được tài
trợ bằng nguồn
ổn định (dài hạn
và trung hạn).
 Phương pháp UEC:
Để lý giải cho sự lựa chọn các tham số này, các chuyên gia kế toán cho
rằng: Tài sản của doanh nghiệp được tài trợ một phần bởi các khoản nợ. Do
đó người sử dụng vốn hay chủ doanh nghiệp phải tạo ra tỷ suất lợi nhuận tối
thiểu, phản ánh chi phí cơ hội của các nhà đầu tư. Phải trả được lãi vay và
mức tối thiểu các cổ đông đòi hỏi. Từ đó, tỷ suất sinh lãi cơ bản cần được
lựa chọn là chí phí sử dụng vốn trung bình của DN (WACC). Chi phí sử
dụng vốn trung bình của doanh nghiệp là sự phản ánh mức sinh lời tối thiểu
mà các nhà đầu tư đòi hỏi ở doanh nghiệp tương ứng với một cơ cấu nợ nhất
định. Khoản lợi nhuận vượt trội so với mức sinh lời tối thiểu đó mới được
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
29
coi là siêu lợi nhuận. Bt cần được tính bằng lợi nhuận sau thuế trước lãi, bởi
đó là khoản lợi nhuận sinh ra do các yếu tố vô hình và hữu hình của DN,
chứa đựng lợi nhuận cơ bản và siêu lợi nhuận.
 Phương pháp Anglo-saxons:
Lựa chọn các tham số có nhấn mạnh đến các yếu tố rủi ro: ít có doanh
nghiệp nào được tài trợ bởi 100% vốn chủ sở hữu. Trong cơ cấu vốn, nợ
tăng tức là rủi ro tài chính tăng. Do đó, tỷ suất sinh lời tối thiểu trên vốn chủ
sở hữu đầu tư một lượng vốn tương ứng với giá trị tài sản thuần được đánh
giá lại, thì tỷ suất sinh lời tối thiểu đối với số vốn này phải là chi phí sử
dụng vốn chủ sở hữu. Khoản lợi nhuận thuần mà doanh nghiệp tạo ra vượt
trên mức sinh lời đòi hỏi của chủ sở hữu sẽ được coi là siêu lợi nhuận.
 Phương pháp CPNE:
Xem xét doanh nghiệp như một dự án đầu tư nhằm thu lợi nhuận. Các hoạt
động đầu tư dài hạn vào TSCĐ và TSLĐ thường xuyên phải được tài trợ
bằng nguồn tài trợ ổn định (dài hạn và trung hạn). Lợi nhuận của doanh
nghiệp đạt được chủ yếu phụ thuộc vào những tính toán về đầu tư dài hạn
vào những tài sản thường xuyên. Do đó, tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp
tối thiểu phải đủ bù đắp chi phí sử dụng vốn trung và dài hạn. Và kết quả
hoạt động đầu tư nếu cao hơn mức sinh lời tối thiểu sẽ được coi là siêu lợi
nhuận. Như vậy, mỗi phương pháp tính toán khác sẽ cho ra một giá trị vô
hình cá biệt tương ứng. Nguyên nhân xuất phát từ quan niệm về chi phí cơ
hội của các nhà đầu tư là khác nhau.
 Đánh giá:
Ưu điểm:
- Phương pháp định lượng Goodwill là một trong những phương pháp
hiếm hoi xác định giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp đồng thời có cơ
sở lý luận đáng tin cậy. Cách thức tính toán này nêu bật lên quan điểm cho
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
30
rằng doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh được cấu thành từ hai yếu tố:
yếu tố vô hình và yếu tố hữu hình. Thật vậy, nếu không tính đến giá trị vô
hình của doanh nghiệp sẽ là một thiếu sót.
- Dựa trên công thức ta có thể nhận thấy nhà định giá có thể bù trừ sai
sót có thể xảy ra khi đánh giá lại giá trị tài sản thuần. Vì nếu NAV được
đánh giá cao sẽ làm giảm giá trị GW và ngược lại, nếu đánh giá thấp giá trị
của các tài sản thì sẽ được bù đắp một phần bằng giá trị GW tăng lên.
- Phương pháp này dựa trên cơ sở có tính đến cả lợi ích của người mua
và người bán. Công thức tính toán hàm chứa một điều: người mua doanh
nghiệp là nhằm thu được khoản lợi nhuận cao hơn mức sinh lời bình thường
của một tài sản, chứ không phải mua lấy những tài sản hiện hành. Bao hàm
trong đó là quan niệm về mức sinh lời tối thiểu của một đồng vốn đưa vào
đầu tư. Đó là cơ sở cho mọi quyết định đầu tư.
Hạn chế:
- Siêu lợi nhuận chỉ ra khả năng sinh lời có thực của nhiều doanh
nghiệp. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường, dưới tác động của quy luật cạnh
tranh, quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân thì doanh nghiệp khó có thể duy
trì lợi thế đó một cách lâu dài. Tức là ta sẽ gặp khó khăn trong việc dự đoán
độ dài thời gian thu được siêu lợi nhuận. Tác động bên ngoài doanh nghiệp
như: xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới, thay đổi công nghệ…có nguy cơ làm
mất siêu lợi nhuận của doanh nghiệp là khó dự đoán.
- Do đây là sự kết hợp giữa xác định giá trị tài sản thuần NAV và giá trị
lợi thế thương mại nên cũng không thể tránh khỏi những hạn chế vốn có.
- Sử dụng công thức tính toán ta cần có sự thận trọng khi xác định r. Vì
khi thay đổi r thì lợi nhuận sẽ thay đổi lớn bởi một lượng At thay đổi theo.
Nói cách khác, GW có biên độ dao động lớn trước r. Sự thận trọng khi sử
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
31
dụng công thức sẽ tránh dẫn đến kết luận sai lầm về giá trị tài sản vô hình
của doanh nghiệp.
Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau trong việc lựa chọn các tham số
để định lượng giá trị tài sản vô hình. Mỗi phương pháp khác nhau sẽ cho ra
một giá trị vô hình khác nhau.
Phương pháp Goodwill cho thấy ngoài các khó khăn trong việc xác định các
tham số tỷ suất hiện đại hóa (i), thời hạn (n) như các phương pháp hiện tại
hóa nguồn tài chính tương lai; còn phải có sự phức tạp khi xác định chi phí
cơ hội của nhà đầu tư và sự biến động của tài sản doanh nghiệp (At) trong
tương lai. Nên có thể đơn giản hóa bằng cách: chọn tỷ suất sinh lời bình
thường của tài sản bằng tỷ suất lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp
cùng ngành kinh doanh, hoặc bằng nghịch đảo tỷ số PER của các doanh
nghiệp tham gia thị trường chứng khoán mà có điều kiện sản xuất kinh
doanh tương tự. Giá trị tài sản đưa vào kinh doanh (At) có thể đánh giá lại
theo thị trường theo phương pháp giá trị tài sản thuần. Còn tỷ suất hiện tại
hóa được xác định dựa vào lãi suất chính phủ rồi tính thêm tỷ lệ % rủi ro.
1.2.3.4 Phương pháp định giá dựa vào chỉ số PER.
Đây là một phương pháp mang nặng tính kinh nghiệm nhưng lại được sử
dụng một cách phổ biến trên các thị trường tài chính thế giới để ước lượng
nhanh giá trị của một chứng khoán.
 Bản chất của tỷ số PER
Giá cả chứng khoán chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau: cung cầu
chứng khoán, đầu cơ, các động thái với mục đích thâu tóm… Vì vậy, giá cả
chứng khoán thường không phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp.
Trong thị trường chứng khoán hoàn hảo, giá cả chứng khoán chỉ phản ánh
cung cầu thuần tuý thì có thể sử dụng để ước lượng giá trị của doanh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
32
nghiệp. Lúc này giá cả chứng khoán là sự đánh giá của thị trường về khả
năng sinh lời của doanh nghiệp.
Nguời ta bỏ tiền ra mua cổ phiếu là để đánh đổi lấy các khoản lợi tức do cổ
phiếu của doanh nghiệp mang lại.
n
n
n
n
i
V
i
d
i
d
i
d
V
)1()1(
...
)1()1( 2
21
0








o dn: cổ tức thu được hàng năm
o Vn: giá trị bán lại cổ phiếu vào năm n
Giả sử doanh nghiệp thu lợi nhuận là P hàng năm và dùng toàn bộ để chi trả
cổ tức, ta có:
n
n
n
i
V
i
P
i
P
i
P
V
)1()1(
...
)1()1( 20








Cho n ta có:
iP
V
i
P
i
P
V
11 0
0 
Tỷ số P
V0
được gọi là tỷ số giá lợi nhuận, viết tắt là PER, và bằng nghịch
đảo của tỷ suất hiện tại hoá i:
iP
V
PE
1
R 0

PER thể hiện mối tương quan giữa giá giao dịch cổ phiếu trên thị trường với
số lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư.
 Phương pháp xác định:
Theo những nhận định trên, nếu thị trường chứng khoán là một thị trường
hoàn hảo, PER phản ánh trung thực đáng tin cậy mối tương quan giữa giá trị
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
33
hợp lý của một cổ phần với số lợi nhuận của doanh nghiệp thì giá trị doanh
nghiệp có thể tính qua:
Giá trị doanh nghiệp = Lợi nhuận dự kiến đạt được * PER ( quá khứ)
Trong đó, PER có thể là thông tin của những công ty lớn được công bố
thường xuyên trên thị trường, là tỷ số trung bình của các doanh nghiệp cùng
một lĩnh vực kinh doanh có chứng khoán giao dịch trên thị trường. Và PER
kà con số của kỳ trước hay trong quá khứ.
Thực tế là không có thị trường chứng khoán hoàn hảo hay thoả mãn các yêu
cầu đề ra. Nhà đầu tư cũng không chỉ có khoản thu nhập là cổ tức, còn có
chênh lệch giá…Do đó để phương pháp này đem lại hiệu quả cao hơn, các
nhà kinh tế khuyến cáo nên sử dụng kết hợp các chỉ số khác ở những doanh
nghiệp có chứng khoán giao dịch trên thị trường và điều kiện sản xuất kinh
doanh tương tự.
 Đánh giá:
Hạn chế:
- Thiếu cơ sở lý thuyết rõ ràng, mang nặng tính kinh nghiệm, do đó,
thiếu tính thuyết phục: giá cả giao dịch là mức giá trả cho lợi nhuận từ
doanh nghiệp, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố đầu cơ. Và vì vậy, giá trị tính
được không có độ tin cậy cao.
- Tỷ số PER của các doanh nghiệp khác nhau, ở doanh nghiệp này là 20,
tức là được trả với giá gấp 20 lần, ở doanh nghiệp khác lại là 30. Và ta
không lý giải được vì sao!
- Phương pháp này không đưa ra được cơ sở để các nhà đầu tư phân
tích, đánh giá về khả năng tăng trưởng và rủi ro tác động tới giá trị doanh
nghiệp.
Ưu điểm:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
34
- Tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển, đây là một phương
pháp định giá khá phổ biến. Tính phổ biến này là do nó cho phép ước lượng
tương đối nhanh chóng giá trị doanh nghiệp, đảm bảo tính kịp thời trong
việc ra quyết định của nhà đầu tư thiểu số trên thị trường cấp hai.
- Bản chất của phương pháp này là sử dụng giá trị thị trường, so sánh
trực tiếp để ước lượng giá trị doanh nghiệp. Đây hoàn toàn có thể là một
phương pháp hiệu quả nếu thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, các
yếu tố đầu cơ có thể giảm tới mức thấp nhất.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp xác định
giá trị doanh nghiệp
Mỗi phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp có những ưu và nhược điểm
riêng, nhược điểm của phương pháp này có thể sẽ được bù đắp bởi ưu điểm
của phương pháp khác. Trong thực tế, việc lựa chọn phương pháp xác định
giá trị doanh nghiệp nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện cụ thể.
1.3.1 Trình độ phát triển kinh tế của từng nước.
Phương pháp tài sản thường được áp dụng phổ biến tại các nước mà có thị
trường chứng khoán chưa phát triển mạnh mẽ như ở Việt nam, được dùng
để xác định giá trị cho các doanh nghiệp ngoài dịch vụ. Tuy nhiên giá trị tài
sản ròng của công ty dù được định giá chính xác đến đâu cũng chỉ thể hiện
giá trị thanh lý của công ty, trong khi đó đối với người đầu tư mua cổ phiếu
thì tương lai của cổ phiếu mới là điều đáng quan tâm hơn cả.
Phương pháp dòng tiền được áp dụng phổ biến ở những nước mà thị trường
chứng khoán phát triển, nơi có đầy đủ thông tin về lịch sử cũng như thông
tin hiện tại và dự báo hợp lý về tình hình tài chính và rủi ro của doanh
nghiệp. Hiện nay áp dụng công thức này ở Việt nam được nhiều người chấp
nhận bởi giá cổ phiếu theo phương pháp này phản ánh được tương đối đầy
đủ mọi mặt bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty so với các
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
35
phương pháp khác và đứng trên quan điểm của nhà đầu tư thì, ngoài việc
tính toán phương pháp đơn giản, nó còn đáp ứng đúng suy nghĩ, nguyện
vọng của họ khi đầu tư vào một doanh nghiệp.
Tuy nhiên tại Việt Nam áp dụng công thức này có một số khó khăn làm cho
việc ước tính nguồn thu trong tương lai của các công ty khó có thể chính xác
như: tình hình môi trường kinh doanh có nhiều biến động; các doanh nghiệp
Việt Nam chưa quen với việc lập kế hoạch kinh doanh dài hạn ,đặc biệt xa
lạ với việc dự báo chi tiết luồng tiền dài hạn ra, vào các công ty… các chỉ số
tài chính của ngành và nền kinh tế còn nhiều bất cập, không phản ánh đẩy
đủ và chính xác.
1.3.2 Mục đích định giá
Phương pháp chiết khấu dòng tiền áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư
muốn đầu tư lâu dài vì các nhà đầu tư kì vọng vào thu nhập thu được trong
tương lai của doanh nghiệp. Nếu người mua mua doanh nghiệp với mục
đích đầu tư lâu dài thì sẽ quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp
trong tương lai. Còn đối với người bán, nếu muốn tìm kiếm các khoản đầu
tư dài hạn, muốn tìm đối tác chiến lược để tranh thủ sự đầu tư và ảnh hưởng
của đối tác đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương
lai thì đương nhiên sẽ quan tâm đến các yếu tố sinh lợi trong tương lai.
Đối với ngân hàng, ngân hàng sẽ định giá doanh nghiệp theo phương pháp
chiết khấu dòng tiền để xác định khả năng chi trả lãi, gốc cho ngân hàng.
Tuy nhiên khi dòng thu nhập trong tương lai không đủ để chi trả lãi, gốc cho
ngân hàng hoặc để thế chấp, cầm cố tài sản của doanh nghiệp, ngân hàng sẽ
sử dụng phương pháp tài sản ròng hoặc phương pháp nào đó khác.
Trong trường hợp người mua chỉ quan tâm đến doanh nghiệp với mục đích
chỉ để bán những tài sản hiện có hoặc cả người bán, người mua đều không
hề có ý định tiếp tục vận hành, đầu tư hoặc trong quá trình kinh doanh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
36
doanh nghiệp không đem lại lợi nhuận thì không thể sử dụng phương pháp
dòng tiền chiết khấu.
1.3.3 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Phương pháp dòng tiền thích hợp với những doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực dịch vụ, tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn thiết kế xây dựng,
các ngành lĩnh vực phát triển công nghệ cao như phần mềm tin học, chuyển
giao công nghệ... Đây là những doanh nghiệp có giá trị tài sản không đáng
kể, nếu dùng phương pháp tài sản sẽ bộc lộ nhiều thiếu sót, không phản ánh
đúng tiềm năng phát triển thực của doanh nghiệp. Ngược lại, đối với những
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, công nghiệp, thương mại…
giá trị doanh nghiệp tập trung ở tài sản đồng thời bảng cân đối kế toán của
những doanh nghiệp này phản ánh đầy đủ các hoạt động thì phương pháp tài
sản là phương pháp thích hợp. Bên cạnh đó, phương pháp P/E là phương
pháp tính toán nhanh và phù hợp với mọi loại hình công ty cổ phần. Phương
pháp này phụ thuộc vào việc lựa chọn một hệ số P/E ngành hợp lý, tương
đương với hệ số P/E của doanh nghiệp. Kết quả xác định giá trị doanh
nghiệp theo phương pháp này mang tính chất tương đối do được suy ra từ hệ
số P/E của ngành và P/E của các công ty tương đương. Do tính chất nhanh
chóng và thuận tiện nên nó phù hợp với phân tích của các nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán hơn là dùng để xác định giá trị doanh nghiệp dùng cho
mua bán, sát nhập, cổ phần hoá. Đối với những thị trường chứng khoán mới
phát triển , chỉ số ngành nghề là chưa đủ nên rất khó áp dụng.
Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố không chắc chắn trong tương lai, không có khả năng dự báo
được chính xác kết quả hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định
thì kết quả định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền sẽ không đáng
tin cậy, người thực hiện định giá nên dùng phương pháp định giá theo tài
sản hoặc một phương pháp khác.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
37
Đối với những doanh nghiệp không chi trả cổ tức (hay D=0), áp dụng
phương pháp chiết khấu cổ tức DDM là không thể thực hiện được do dòng
cổ tức quy về hiện tại sẽ bằng 0. Thật ra việc không chi trả cổ tức nằm trong
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn giữ lại toàn
bộ phần thu nhập của chủ sở hữu để thực hiện tái đầu tư sản xuất, điều này
sẽ là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp. Do vậy
đối với doanh nghiệp loại này tốt nhất phản ánh đúng chính xác giá trị thực
doanh nghiệp và giá trị vốn chủ sở hữu là áp dụng phương pháp dòng tiền
DCF.
Dù thế nào thì xác định giá trị doanh nghiệp luôn phải dựa trên những quy
định của luật phát do cơ quan thẩm quyền ban hành bởi vì nó phù hợp với
chuẩn mực kế toán của từng quốc gia. Do vậy đây chỉ là cơ sở lý thuyết ban
đầu để mỗi quốc gia sẽ tự xây dựng những cách thức xác định giá trị doanh
nghiệp sao cho phù hợp với mức độ phát triển của thị trường chứng khoán
và thị trường tài chính.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
38
Chương 2:
THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP TÀI SẢN TRONG
VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI
CÔNG TY VVFC
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty cổ phần Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC)
được chuyển đổi từ trung tâm Thẩm định giá-Bộ Tài chính, với hơn 12 năm
kinh nghiệm hoạt động và là đơn vị Thẩm định giá đầu tiên được thành lập
và hoạt động có uy tín nhât với số lượng Thẩm định viên về giá nhiều nhất
tại Việt Nam
Tên giao dịch bằng
tiếng Việt
CÔNG TY ĐỊNH GIÁ VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
VIỆT NAM
Tên giao dịch bằng
tiếng Anh
VIET NAM VALUATION AND FINANCE
CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY
(VVFC)
Địa chỉ trụ sở
chính
Số 3 Thụy Khuê - Quận Tây Hồ - Hà Nội
Điện thoại 080 44186, 080 43139, 04.8432171, 0422424092
Fax 04.8472271 (Văn phòng)/ 04.37281550 (Phòng Nghiệp
vụ)
2.1.1Quá trình hình thành và phát triển:
Được sự đồng ý của Thủ tướng chính phủ và Ban Tổ chức Chính Phủ,
tháng 02 năm 1998 Trưởng Ban vật giá Chính Phủ quyết định thành lập
Trung tâm Thẩm định giá tại Quyết định số 14/1998-QĐ-BVGCP.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
39
Ngày 19 tháng 9 năm 2002, Thủ tướng chính phủ có quyết định số
122/2002/QĐ-TT sát nhập Ban Vật giá Chính phủ vào Bộ Tài chính. Ngày
25 tháng 7 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký quyết định số
122/2003/QĐ-BTC chuyển trung tâm thẩm định giá thành đơn vị trực thuộc
Bộ Tài chính.
Thực hiện nghị định 101/2005/NĐ-CP về thẩm định giá và văn bản chỉ
đạo của thủ tướng chính phủ, tháng 12/2007 trung tâm thẩm định giá-Bộ tài
chính chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần Định giá Dịch vụ tài
chính Việt Nam theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103021238
ngày 10/12/2007 do sở kế hoạch và đầu tư TP.Hà Nội cấp.
2.1.2. Hệ thống Chi nhánh và Văn phòng đại diện của VVFC:
- Trung tâm Bất động sản và Đấu giá Quốc gia
Địa chỉ: 03 Thụy Khuê, Phường Thuỵ Khuê, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà
Nội
Điện thoại: 04.37281917- 37281918 Fax:08.8472271
- Chi nhánh Khu vực miền Nam:
Địa chỉ: Lầu 7, 49 Pasteur, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.8218874, 08.9142930. Fax: 08.8218901
- Chi nhánh Khu vực Hải Phòng:
Địa chỉ: 25 Nguyên Hồng, Phường Lam Sơn, Quận Lê Chân, Tp Hải Phòng.
Điện thoại: 031.3715127 Fax: 031.3715129
- Chi nhánh Khu vực Miền Trung và Tây Nguyên:
Địa chỉ 1: Số 6/1 Nguyễn Thiện Thuật, thành phố Nha Trang
Điện thoại: 058 6250999/ 058 6250279, Fax 058 6252108
Địa chỉ 2: Số 280 Hoàng Diệu, phường Thành Công, Tp. Buôn Ma Thuột,
tỉnh Đắc Lắc.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
40
Điện thoại: 0500.843.383 Fax : 0500.843.382
- Chi nhánh Khu vực Việt Bắc:
Địa chỉ: 63 Đường Hoàng Văn Thụ, Tp. Thái Nguyên.
Điện thoại: 0280.655285. Fax: 0280.655284
- Chi nhánh tại Phú Thọ
Địa chỉ: Số 36 đường Kim Đồng, phường Gia Cẩm, Tp. Việt Trì, tỉnh Phú
Thọ
Điện thoại: 0210.846533 Fax: 0210.846533
- Chi nhánh tại Thanh Hóa
Địa chỉ: Tầng 4, Tòa Nhà VCCI, 597 Nguyễn Chí Thanh, TP. Thanh Hóa
tỉnh Thanh Hòa
Điện thoại: 0373.720.628 Fax: 0210.846533
- Văn phòng đại diện Khu vực Tây Bắc:
Địa chỉ: Sở Tài chính Điện Biên, Phường Mường Thanh,Thành phố Điện
Biên
Điện thoại: 023.831615 Fax: 023.831615
- Văn phòng đại diện tại Quảng Ninh:
Địa chỉ: 10 ngõ 35, đường Nguyễn Văn Cừ, tổ 10, khu 3, phường
Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại/ fax : 033 3820358
- Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng:
Địa chỉ: 249 Đường Trần Phú, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu,
Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3565045 Fax: 0511.3565045
- Văn phòng đại diện tại Lạng Sơn :
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
41
Địa chỉ: Số 26, đường Lý Thái Tổ, phường Đông Kinh, thành phố Lạng
Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Điện thoại/ fax : (025)3719993/ (025)3719992
- Văn phòng đại diện tại Vũng Tàu
Địa chỉ: 28 Trương Văn Bang, Vũng Tàu
Điện thoại/fax: (064).3601212/(064).3574283
- Văn phòng đại diện tại Quảng Bình
Địa chỉ: Số 3 Nguyễn Trãi, Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình
Điện thoại/fax : (052).6500550/ (052).6273772
- Văn phòng đại diện tại Sơn La
Địa chỉ: Số 116 Chu Văn Thịnh, TP. Sơn La, tỉnh Sơn La.
Điện thoại: (022).3857 039 Fax : (022).3750 777
- Văn phòng đại diện tại Lào Cai
Địa chỉ : Số 94 Duyên Hà, Phường Duyên Hải, TP.Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Điện thoại/ fax : (020) 3826 149
- Văn phòng đại diện tại Phú Yên
Địa chỉ : Số 68 Trần Phú, Phường 2, TP.Tuy Hòa ,
Điện thoại/ fax : (057).3836 944
VVFC đang tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động, phát triển thông qua
việc xúc tiến thành lập các Chi nhánh, Văn phòng đại diện tại các địa
phương khác.
Hiện nay, VVFC tham gia Ban chấp hành của Hội thẩm định giá Việt
Nam (VVA), Chủ tịch HĐQT VVFC đồng thời là Phó chủ tịch thường trực
Hội TĐG Việt Nam. VVFC còn là thành viên Hiệp hội Thẩm định giá
ASEAN (AVA) và Uỷ ban Chuẩn mực quốc tế về thẩm định giá (IVSC) với
tư cách là hội viên thông tấn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
42
Công ty CP Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam đã được Tổ chức
Chứng nhận Chất lượng quốc tế của Vương quốc Anh (UKAS) cấp chứng
nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000
vào tháng 10 năm 2005 và cấp lần 2 vào tháng 10 năm 2008. VVFC là đơn
vị tư vấn tài chính duy nhất nhận danh hiệu “Cúp vàng chất lượng ISO” năm
2008 do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp. Năm 2009, VVFC được nhận cúp
vàng “Doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam” và cúp vàng “Lãnh đạo xuất
sắc” được phối hợp bởi 05 bộ và các tổ chức cùng phối hợp bình chọn và
trao tặng. Đặc biệt , VVFC vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng 02
Huân chương Lao động hạng III (01 cho VVFC và 01 cho Chủ tịch
HĐQT kiêm Tổng giám đốc) vì đã có thành tích xuất sắc góp phần vào sự
nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Năm 2010, VVFC
vinh dự nhận Cờ thi đua của Chính phủ đã hoàn thành xuất sắc toàn diện
nhiệm vụ công tác dẫn đầu phong trào thi đua năm 2009 của Bộ Tài chính.
2.2 CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
- Định Giá (thẩm định giá) các tài sản, hàng hoá và dự án (động sản,
bất động sản) của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Đánh giá uy tín doanh nghiệp;
- Định giá giá trị tài sản vô hình, giá trị thương hiệu, lợi thế kinh
doanh;
- Xác định giá trị doanh nghiệp;
- Bán đấu giá tài sản, hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng;
- Kinh doanh, môi giới kinh doanh tài sản (động sản, doanh nghiệp);
- Tổ chức điều tra (trừ lĩnh vực Nhà nước cấm điều tra), nghiên cứu
ứng dụng, hội thảo khoa học về xã hội, thị trường giá cả, định giá, kinh tế tài
chính theo quy định của pháp luật;
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
43
- Xây dựng phương án xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn cổ phần
hoá;
- Tư vấn đầu tư, kinh doanh, mua – bán doanh nghiệp (không bao gồm
tư vấn pháp luật và tài chính);
- Tư vấn đấu giá tài sản;
- Tư vấn marketing;
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
- Dịch vụ Giám định hàng hóa tài sản là Động sản, Bất động sản;
- Dịch vụ tư vấn đấu thầu; Tư vấn dự án và lập dự án đầu tư;
- Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức và đào tạo nhân lực trong lĩnh vực
xây dựng;
- Kinh doanh Bất động sản;
- Dịch vụ Tư vấn, môi giới, quản lý Bất động sản;
- Dịch vụ sàn giao dịch Bất động sản;
- Định giá xây dựng;
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
44
2.3 Tổ chức Hệ thống của VVFC
2.3.1 Mô hình tổ chức hệ thống VVFC:
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
Phã Tæng
gi¸m ®èc
Ban kiÓm so¸t
Phßng
NV3
V¨n
phßng
Tµi
chÝnh
kÕ to¸n
Phßng
NV2
Phßng
NV4
HÖ thèng C¸c
Chi nh¸nh
HÖ thèng C¸c
VP §¹i diÖn
Phã Tæng
gi¸m ®èc
TT B§S vµ ®Êu
gi¸ quèc gia
C¸c
phßng
kh¸c
Tæng gi¸m ®èc
Phßng
NV1
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
45
2.3.2 Một số lĩnh vực hoạt động chính
2.3.2.1 Dịchvụ Định giá doanh nghiệp, đánh giá uy tín doanh nghiệp:
Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính, xu hướng toàn
cầu hoa đang diễn ra sôi động ở các cấp độ khác nhau, cùng với trào lưu hợp
nhất, sát nhập, thôn tính, tiếp quản…….thì xác định giá trị doanh nghiệp
ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nó cung cấp bức tranh
tổng quát về giá trị của một doanh nghiệp, là cơ sở quan trọng phục vụ cho
quá trình đưa ra quyết định đầu tư, tín dụng, mua bán doanh nghiệp, cổ phần
hóa……..
VVFC là một trong số các đơn vị được Bộ Tài chính công nhận đầu tiên
đủ điều kiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp theo thông tư số
126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính
phủ. Đến nay, VVFC tiếp tục được Bộ Tài chính lựa chọn đủ điều kiện cung
cấp dịch vụ định giá doanh nghiệp hàng năm phải đáp ứng các tiêu chuẩn và
điều kiện lựa chọn rất ngheiem ngặt tại quyết định số 100/2007/QĐ-BTC
ngày 6/12/2007 của Bộ Tài chính.
VVFC đã thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp cho hàng trăm doanh
nghiệp nhằm mục đích cổ phần hóa, sát nhập, mua bán doanh nghiệp, xác
định năng lực tài chính bảo đảm vốn vay ngân hàng, danh sách các đơn vị
đại diện đã được VVFC cung cáp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và
đánh giá năng lực doanh nghiệp như Phụ lục kèm theo.
Ngoài ra VVFC còncung cấp dịch vụ tư vấn cổ phần hóa trọn gói: VVFC
tư vấn xây dựng phương án cổ phần hóa cho hàng chục đơn vị ( lựa chọn
phương pháp, hình thức, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp
với điều kiện doanh ngheịep và các văn bản hướng dẫn có liên quan ), tư
vấn chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ tài liệu ( về thành lập doanh nghiệp, tài sản,
công nợ, báo cáo tài chính…), tư vấn kiểm kê phân loại tài sản, xác định giá
trị doanh nghiệp, tư vấn lập phương án cổ phần hóa ( giới thiệu công ty,
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
46
đánh giá thực trạng công ty, phương án sắp xếp lại lao động, phương án
hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3-5 năm tiếp theo, tư vấn phương án cổ
phần hóa), tư vấn xây dựng Điều lệ Công ty cổ phần, tổ chức Hội nghị công
nhân viên chức, tư vấn bán cổ phần lần đầu….
Trong 5 năm kể từ khi được công nhận đủ điều kiện tư vấn xác định giá
trị doanh nghiệp, VVFC đã cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp
cho nhiều Tập đoàn, Tổng công ty 91, 90 và UBND các tỉnh, TP. Đặc biệt,
VVFC đã và đang tham gia xác định giá trị doanh nghiệp một số Tập đoàn,
Tổng công ty Nhà nước như: Tổng công ty xăng dầu petrolimex ( Tổng
công ty 91); Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam; Tổng công ty Thủy
tinh và Gốm xây dựng ( VIGLACERA) ( Tổng công ty 90); Tổng công ty
Giấy Việt Nam ( Tổng công ty 91); Tổng công ty Đầu tư xây dựng cấp thoát
nước và Môi trường Việt Nam ( VIWASEEN); Ngân hàng Công Thương
Việt Nam; Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng ( BDCC); Công ty Thông tin
Di động (VMS) thuộc tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)…
Danh sách khách hàng tiêu biểu đã được VVFC cung cấp dịch vụ xác
định giá trị doanh nghiệp như phụ lục kèm theo.
Ngoài ra, VVFC còn cung cấp dịch vụ tư vấn cổ phần hóa trọn gói:
- Tư vấn chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ tài liệu ( về thành lập doanh nghiệp,
tài sản, công nợ, báo cáo tài chính….) để cổ phần hóa.
- Tư vấn kiểm kê phân loại tài sản, tư vấn xử lý tài chính.
- Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp.
- Tư vấn phương án cổ phần hóa ( giới thiệu công ty, đánh giá thực trạng
công ty, phương án sắp xếp lại lao động, phương án hoạt động sản xuất kinh
doanh trong 3-5 năm tiếp theo, tư vấn phương án cổ phần hóa).
- Tư vấn xây dựng Điều lệ công ty cổ phần, tổ chức Hội nghị công nhân
viên chức, tư vấn bán đấu giá bán cổ phần lần đầu (IPO).
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
47
Các thẩm định viên về giá, kế toán viên, chuyên gia tài chính kinh tế- kỹ
thuật của VVFC có các chứng chỉ về chứng khoán, định giá và môi giới bất
động sản, định giá xây dựng, am hiểu về tài chính, kỹ thuật và có khả năng
phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm cung cấp dịch vụ định
giá doanh nghiệp tốt nhất.
Sự kết hợp cùng một lúc hai chức năng xác định giá trị doanh nghiệp và
thẩm định giá tài sản tại VVFC làm cho khách hàng thuận lợi nhất khi lựa
chọn VVFC là nhà cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ
phần hóa theo quy định của nhà nước.
2.3.2.2 Dịch vụ Thẩm định giá Bất động sản:
Dịch vụ thẩm định giá Bất động sản là một trong những hoạt động chính của
VVFC chiếm 60% giá trị thẩm định giá hàng năm. Cùng với đà tăng trưởng
kinh tế, nhu cầu thẩm định giá bất động sản ngày càng đa dạng:
- Thẩm định giá bất động sản phục vụ mục đích đàm phán chuyển
nhượng;
- Phục vụ mục đích thế chấp vay vốn;
- Phục vụ mục đích góp vốn liên doanh;
- Phục vụ mục đích tư pháp;
- Phục vụ mục đích xác định giá trị tài sản để chuyển đổi từ công ty
TNHH sang công ty cổ phần;
- Phục vụ mục đích cổ phần hóa doanh nghiệp.
- Phục vụ mục đích cho chính quyền địa phương thu tiền sử dụng đất, tiền
thuê đất.
- Phục vụ mục đích chứng minh năng lực tài chính.
- Phục vụ mục đích đền bù giải tỏa mặt bằng, hỗ trợ di dời.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
48
Hiện nay, theo xu hướng quốc tế, các giao dịch bất động sản đều được một
tổ chức tư vấn độc lập tư vấn thẩm định giá để đảm bảo tính khách quan,
minh bạch trong quá trình chuyển nhượng, góp vốn.
Công ty có đội ngũ chuyên gia am hiểu thị trường bất động sản, có khả
năng phân tích, đánh giá các động thái của thị trường, kết hợp với các
chuyên gia về đầu tư xây dựng, VVFC có thể đưa ra một báo cáo tổng thể
không những chỉ về giá trị tài sản thẩm định giá, mà cả tình hình bất động
sản toàn khu vực nói chung tại các thời kỳ trước, trong và sau thời điểm
thẩm định giá, cũng như xu hướng biến động của tài sản thẩm định giá trong
tương lai.
2.3.2.3 Dịch vụ thẩm định giá Động sản và tài sản vô hình:
Tài sản là máy, thiết bị được đầu tư mua sắm, nhập khẩu hoặc sản xuất
trong nước…. Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, máy thiết bị
thay đổi nhanh chóng về kiểu mẫu, hình dáng, tiêu chuẩn kỹ thuật, về chức
năng… sản xuất từ nhiều hãng, nhiều nước khác nhau do đó mức giá hình
thành cũng khác nhau. Điều này dẫn đến nhu cầu thẩm định giá không chỉ
lớn về số lượng mà còn rất đa dạng, đòi hỏi các Thẩm định viên về máy,
thiết bị của VVFC phải có kiến thức, kinh nghiệm và có trình độ hiểu biết
về máy, thiết bị và không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức bắt kịp với trình
độ phát triển về khoa học kỹ thuật tiên tiến. Vì vậy, hầu hết các kết quả
thẩm định giá đã được khách hàng tin tưởng và chấp nhận. Chúng tôi đã
thực hiện thẩm định giá trong các lĩnh vực như: Thiết bị y tế, thiết bị khoa
học, thiết bị giáo dục, thiết bị phát thanh truyền hình, thiết bị văn hóa, thiết
bị thể dục thể thao, thiết bị mạng và phần mềm tin học, thiết bị nội thất, vật
tư và thiết bị xây dựng, thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiết bị phát hành
thẻ, hệ điều khiển lò hạt nhân, hệ thống kiểm tra an toàn bức xạ hạt nhân, tài
sản vô hình, thương hiệu……
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
49
Riêng đối với việc Thẩm định giá thiết bị và phần mềm tin học ngành tài
chính ngân hàng, thời gian qua VVFC đã thực hiện rất nhiều hợp đồng thẩm
định giá cho nhiều dự án mua sắm mới, đầu tư, nâng cấp hiện đại hóa tin
học cho các đơn vị như : Ngân hàng nhà nước, ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát triển, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt
Nam, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Hải Quan…. Chi tiết phụ lục kèm theo.
Địa điểm thẩm định giá của VVFC không những tại Việt Nam mà cả
ngoài lãnh thổ Việt Nam, VVFC đã thực hiện thẩm định giá tài sản cho các
tổ chức quốc tế như: Nhà máy đóng tàu Amur Shirbulding- Nga, Công ty
Bất động sản Gamuda-Malaysia, Công ty Plastic Chemical- Thái Lan; Tập
đoàn Marubeni- Nhật Bản, Công ty Siam Steet Việt Nam- tại Trung Quốc,
Tập đoàn Z-TE-Trung Quốc, Công ty Thép Trung Việt- Trung Quốc…
2.3.2.4 Dịch vụ kinh doanh, sàn giao dịch BĐS và Bán Đấu giá tài sản:
Trung tâm Bất động sản và Đấu giá Quốc gia (NRA) là đơn vị trực thuộc
Công ty cổ phần định giá và dịch vụ Tài chính Việt Nam ( VVFC ), có con
dấu và tài khoản riêng. Các dịch vụ chính của Trung tâm Đấu giá và Dịch
vụ Tài chính Quốc gia là: Quản l ý và điều hành sàn giao dịch BĐS, Môi
giới BĐS, Quảng cáo BĐS, Định giá BĐS, Thẩm định giá Tài sản, Tư vấn
cho khách hàng về BĐS, Tư vấn đấu giá, Tư vấn đấu thầu, bán cổ phiếu
phát hành lần đầu ( IPO).
Thực hiện Luật Kinh doanh BĐS, dịch vụ sàn giao dịch BĐS hợp chuẩn
của VVFC đã và đang có uy tín trong thị trường BĐS lành mạnh của Việt
Nam. VVFC đã và sẽ là nhà môi giới, quản lý chuyên nghiệp các dự án
BĐS tại các thành phố lớn trong cả nước như Hà Nội, HCM, Hải Phòng,
Nha Trang…….
Trong thời gian qua, Trung tâm Bất Động Sản và Đấu giá Quốc gia đã
thực hiện rất nhiều phiên đấu giá lớn trong các lĩnh vực như bán cổ phần lần
đầu, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá tài sản thanh lý, đấu giá tài sản xử
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01
50
lý rủi ro…. Cho các cơ quan như: Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, Tổng công ty Hàng Không việt Nam, Văn phòng Trung ương Hội
Nông dân Việt Nam; Ban Quản lý dự án Trung ương, Dự án Thủy lợi; Viện
kkhoa học và xã hội Việt Nam; Sở tài nguyên môi trường thành phố Hà nội;
Tổng công ty đường sắt Việt Nam; Tổng công ty xây dựng đường thủy; Cục
dự trữ Quốc gia; Công ty Bảo hiểm Bảo Việt; Ngân hàng Đầu tư và phát
triển Việt Nam (BIDV); thi hành án dân sự… Trung tâm ngày càng nhận
được sự tín nhiệm cao của khách hàng trong cả nước, tài sản đấu giá ngày
càng đa dạng và phong phú như: Quyền sử dụng đất, nhà cửa vật kiến trúc,
nhà máy, mỏ quặng, dây chuyền sản xuất, tàu trọng tải lớn, phương tiện vận
tải, cho đến gạo thóc dự trữ quốc gia. Thực hiện thành công IPO cho Xí
Nghiệp sản xuất phốt pho vàng thuộc công ty TNHH một thành viên Apatit
Việt Nam. Phần lớn các cuộc ủy quyền bán đấu giá đều thành công và đạt
được mức giá kỳ vọng.
2.3.2.5 Các dịch vụ khác:
VVFC là đơn vị hàng đào tạo kiến thức chuyên ngành về Thẩm định giá
tài sản và Định giá bất động sản môi giới BĐS và điều hành sàn giao dịch
BĐS, kết hợp lý thuyết và thực tiễn hoạt động. Tính đến hết tháng 06/2009
VVFC đã đào tạo gần 20 khóa học được hơn 1.000 học viên TĐG và 24
khóa với hơn 2.000 học viên Môi giới, Định giá, Quản lý và điều hành sàn
giao dịch BĐS.
Bên cạnh các dịch vụ nói trên, VVFC còn tham gia thực hiện tổ chức thu
thập, xử lý, cung cấp thông tin và tư vấn về thị trường về giá đất, bất động
sản, động sản theo đề nghị của khách hàng; nghiên cứu khoa học về định
giá, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, tài sản sở hữu trí tuệ, kinh tế thị trường
giá cả; tham gia với các bộ xây dựng hệ thông văn bản pháp luật chuyên
ngành, tổ chức hội thảo; phổ biến kiến thức; nâng cao trình độ về nghiệp vụ
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính

More Related Content

What's hot

Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpKim Trương
 
đề Tài lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầng
đề Tài lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầngđề Tài lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầng
đề Tài lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầngHoatigôn Khócvôlệ
 
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ | Bankaz.vn
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ | Bankaz.vnPhương thức thanh toán tín dụng chứng từ | Bankaz.vn
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ | Bankaz.vnBankaz Vietnam
 
Đề tài: Định giá bất động sản tại Trung tâm thẩm định giá và đấu giá - ...
Đề tài: Định giá bất động sản tại Trung tâm thẩm định giá và đấu giá - ...Đề tài: Định giá bất động sản tại Trung tâm thẩm định giá và đấu giá - ...
Đề tài: Định giá bất động sản tại Trung tâm thẩm định giá và đấu giá - ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản trị chiến lược HSG - pptx
Quản trị chiến lược HSG - pptxQuản trị chiến lược HSG - pptx
Quản trị chiến lược HSG - pptxDat Le Tan
 
Chương 1: Quản trị chất lượng
Chương 1: Quản trị chất lượngChương 1: Quản trị chất lượng
Chương 1: Quản trị chất lượngLe Nguyen Truong Giang
 
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.netLập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.netLap Du An A Chau
 
Bai 8 phan tich tai chinh tap doan ton hoa sen
Bai 8 phan tich tai chinh tap doan ton hoa senBai 8 phan tich tai chinh tap doan ton hoa sen
Bai 8 phan tich tai chinh tap doan ton hoa senthesharingbankers
 
Bài giảng thanh toán quốc tế
Bài giảng thanh toán quốc tếBài giảng thanh toán quốc tế
Bài giảng thanh toán quốc tếDư Chí
 
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tếCách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tếHọc Huỳnh Bá
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiNhí Minh
 

What's hot (20)

Vận dụng mô hình APT trong đo lường rủi ro hệ thống của cổ phiếu
 Vận dụng mô hình APT trong đo lường rủi ro hệ thống của cổ phiếu Vận dụng mô hình APT trong đo lường rủi ro hệ thống của cổ phiếu
Vận dụng mô hình APT trong đo lường rủi ro hệ thống của cổ phiếu
 
Đề tài: Thẩm định giá bất động sản bằng phương pháp sánh, HAY
Đề tài: Thẩm định giá bất động sản bằng phương pháp sánh, HAY Đề tài: Thẩm định giá bất động sản bằng phương pháp sánh, HAY
Đề tài: Thẩm định giá bất động sản bằng phương pháp sánh, HAY
 
Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tư
Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tưBài giảng lập và quản lý dự án đầu tư
Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tư
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
 
đề Tài lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầng
đề Tài lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầngđề Tài lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầng
đề Tài lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầng
 
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ | Bankaz.vn
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ | Bankaz.vnPhương thức thanh toán tín dụng chứng từ | Bankaz.vn
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ | Bankaz.vn
 
Đề tài: Định giá bất động sản tại Trung tâm thẩm định giá và đấu giá - ...
Đề tài: Định giá bất động sản tại Trung tâm thẩm định giá và đấu giá - ...Đề tài: Định giá bất động sản tại Trung tâm thẩm định giá và đấu giá - ...
Đề tài: Định giá bất động sản tại Trung tâm thẩm định giá và đấu giá - ...
 
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp trong tư vấn cổ phần hoá
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp trong tư vấn cổ phần hoáĐề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp trong tư vấn cổ phần hoá
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp trong tư vấn cổ phần hoá
 
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
 
Quản trị chiến lược HSG - pptx
Quản trị chiến lược HSG - pptxQuản trị chiến lược HSG - pptx
Quản trị chiến lược HSG - pptx
 
đáP án tcdn
đáP án tcdnđáP án tcdn
đáP án tcdn
 
Chương 1: Quản trị chất lượng
Chương 1: Quản trị chất lượngChương 1: Quản trị chất lượng
Chương 1: Quản trị chất lượng
 
Luận văn: Xây dựng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, HAY
Luận văn: Xây dựng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, HAYLuận văn: Xây dựng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, HAY
Luận văn: Xây dựng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, HAY
 
Bài giảng kế toán quản trị
Bài giảng kế toán quản trịBài giảng kế toán quản trị
Bài giảng kế toán quản trị
 
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.netLập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.net
 
Bai 8 phan tich tai chinh tap doan ton hoa sen
Bai 8 phan tich tai chinh tap doan ton hoa senBai 8 phan tich tai chinh tap doan ton hoa sen
Bai 8 phan tich tai chinh tap doan ton hoa sen
 
Bài giảng thanh toán quốc tế
Bài giảng thanh toán quốc tếBài giảng thanh toán quốc tế
Bài giảng thanh toán quốc tế
 
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tếCách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tế
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giai
 
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giảiĐề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
 

Similar to Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính

Phần1
Phần1Phần1
Phần1Vu Huy
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamĐề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tiểu luận hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tiểu luận hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpTiểu luận hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tiểu luận hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpcVngTrung1
 
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakRoyal Scent
 
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty may Đức...
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công  ty may Đức...Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công  ty may Đức...
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty may Đức...luanvantrust
 

Similar to Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính (20)

Phần1
Phần1Phần1
Phần1
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
 
Cơ sơ lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docx
Cơ sơ lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docxCơ sơ lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docx
Cơ sơ lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docx
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...
 
Đề tài: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty xăng dầu Lào Cai
Đề tài: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty xăng dầu Lào CaiĐề tài: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty xăng dầu Lào Cai
Đề tài: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty xăng dầu Lào Cai
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAYĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
 
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đKiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, 9đ
 
bao cao thuc tap
bao cao thuc tap bao cao thuc tap
bao cao thuc tap
 
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamĐề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
 
Tiểu luận hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tiểu luận hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpTiểu luận hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tiểu luận hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
 
Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty, 9đ
Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty, 9đĐề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty, 9đ
Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty, 9đ
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
 
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
 
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩmĐề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
 
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
 
Đề tài: Kế toán thành phẩm tiêu thụ tại công ty dịch vụ thương mại
Đề tài: Kế toán thành phẩm tiêu thụ tại công ty dịch vụ thương mạiĐề tài: Kế toán thành phẩm tiêu thụ tại công ty dịch vụ thương mại
Đề tài: Kế toán thành phẩm tiêu thụ tại công ty dịch vụ thương mại
 
Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
 
QT100.doc
QT100.docQT100.doc
QT100.doc
 
Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty May
Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty MayĐề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty May
Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty May
 
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty may Đức...
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công  ty may Đức...Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công  ty may Đức...
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty may Đức...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 

Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, tốc độ tăng GDP luôn ở mức cao. Giai đoạn 2005-2010 theo dự báo, GDP sẽ dao động trong khoảng 8-8,5%. Theo xu hướng toàn cầu hoá, Việt Nam đã gia nhập WTO hứa hẹn một thời kỳ phát triển thịnh vượng. Đây cũng là thời điểm bùng nổ của thị trường chứng khoán, một số lượng lớn công ty đã niêm yết hoặc có cổ phiếu giao dịch trên các sàn giao dịch, thị trường chứng khoán thực sự trở thành kênh huy động vốn hấp dẫn cho các doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, nhu cầu cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, nhu cầu mua bán, sát nhập, nhu cầu định giá cổ phiếu… đang tăng lên khiến nhu cầu định giá doanh nghiệp trở thành vấn đề vô cùng cần thiết. Trên thế giới đã hình thành rất nhiều phương pháp khác nhau để xác định giá trị doanh nghiệp. Nhưng trong điều kiện của Việt Nam hiện nay xác định giá trị doanh nghiệp như thế nào và các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được sử dụng vẫn còn rất nhiều điều phải bàn cãi. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC), em đã tìm hiểu, nghiên cứu và lựa chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp là: “Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty cổ phần định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC)” Đề tài tập trung nghiên cứu các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp thực tế được sử dụng tại công ty VVFC thông qua một trường hợp minh họa cụ thể, từ đó phân tích các thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp. Luận văn tốt nghiệp của em sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp dựa trên những số liệu, tài liệu cụ thể được cung cấp trên công ty kết hợp với
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 2 những kiến thức em học ở trường, kinh nghiệm thực tế khi thực tập tại công ty VVFC và những nghiên cứu từ các nguồn thông tin khác. Ngoài phần mở đầu, kết luận, Luận văn tốt nghiệp của em gồm các chương: Chương 1_ Lý thuyết về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp Chương 2_Thực trạng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty VVFC. Chương 3_ Giải pháp hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại Công tyVVFC. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Minh Hoàng và các anh chị trong công ty VVFC đã giúp đỡ em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình.
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 3 Chương 1 LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP 1.1 Giá trị doanh nghiệp 1.1.1 Doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp Xét theo lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu. Trong nền kinh tế, doanh nghiệp là chủ thể quan trọng thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. Con người sở hữu doanh nghiệp, chính là sở hữu cách thức và phương tiện tạo ra lợi nhuận. Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp được coi là một loại tài sản. Cũng giống như các loại tài sản khác, doanh nghiệp cũng được đem ra mua bán, hợp nhất, chia nhỏ… Do đó, doanh nghiệp cũng không nằm ngoài sự chi phối của các quy luật thị trường, trong đó có quy luật giá trị. Giá cả của doanh nghiệp cũng phải tuân theo quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Tuy nhiên khác với tài sản thông thường, doanh nghiệp không phải là một kho hàng, doanh nghiệp còn là một tổ chức kinh tế, một thực thể đang hoạt động. Do vậy, không chỉ gồm các tài sản hữu hình, doanh nghiệp thực sự sở hữu các tài sản vô hình khác như giá trị thương hiệu, bí quyết kinh doanh, quyền khai thác, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai… Vì thế khái niệm giá trị doanh nghiệp phải dựa trên tài sản là doanh nghiệp đang hoạt động, mà mỗi bộ phận tài sản cấu thành nên doanh nghiệp đó không thể tách rời, các yếu tố cấu thành hữu hình và vô hình là một thể thống nhất.
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 4 1.1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của giá trị doanh nghiệp Giá trị doanh nghiệp được định nghĩa là sự biểu hiện bằng tiền tại một thời điểm nhất định về các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang lại cho các nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh. Giá trị thực sự của doanh nghiệp phụ thuộc vào những quan niệm về giá trị doanh nghiệp khác nhau của từng đối tượng khác nhau. Một cách chung nhất, giá trị doanh nghiệp được đo bằng độ lớn của các khoản thu nhập mà DN đem lại cho nhà đầu tư. Do đó giá trị doanh nghiệp khác với giá bán doanh nghiệp_được đo bằng cung, cầu “hàng hoá DN”. Giá trị doanh nghiệp vẫn tồn tại ngay cả khi không có hoạt động mua- bán DN, mà nó chủ yếu được coi như một tiêu chí đánh giá các khoản thu nhập DN có khả năng đưa lại. Giá trị doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó nhiều nhân tố đòi hỏi sự đánh giá chủ quan, biến động, khó định lượng. 1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp Giá trị doanh nghiệp bị ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, bao gồm: 1.1.2.1 Yếu tố môi trường  Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô: - Môi trường kinh tế: Doanh nghiệp luôn tồn tại trong một bối cảnh kinh tế cụ thể. Bối cảnh kinh tế đó được nhìn nhận thông qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá cả, tỷ lệ ngoại tệ, tỷ suất đầu tư, các chỉ số trên thị trường chứng khoán… Mặc dù môi trường kinh tế mang tính chất như yếu tố khách quan nhưng ảnh hưởng của chúng tới giá trị doanh nghiệp lại là sự tác động trực tiếp. Một sự thay đổi nhỏ của mỗi yếu tố này bao giờ cũng ảnh hưởng tới sự đánh giá về doanh nghiệp. Trong mỗi trường hợp, sự đánh giá
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 5 về doanh nghiệp, trong đó có giá trị doanh nghiệp sẽ khác nhau, và có khi bị đảo lộn hoàn toàn. - Môi trường chính trị: Sản xuất kinh doanh chỉ có thể ổn định và phát triển trong môi trường có sự ổn định về chính trị ở mức độ nhất định. Chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo, tính thiếu minh bạch và công bằng trong cơ chế vận hành cũng như các yếu tố trật tự an toàn xã hội khác bao giờ cũng có những tác động xấu đến mọi mặt của đời sống xã hội chứ không riêng gì đối với sản xuất kinh doanh. - Môi trường văn hoá xã hội: Môi trường văn hoá được đặc trưng bởi những quan niệm, hệ tư tưởng của cộng đồng về lối sống, đạo đức… được thể hiện trong quan niệm về “chân, thiện, mỹ”; quan niệm về nhân cách, văn minh xã hội thể hiện trong tập quán sinh hoạt và tiêu dùng. Môi trường xã hội thể hiện ở số lượng và cơ cấu dân cư, giới tính, độ tuổi, mật độ , sự gia tăng dân số, thu nhập bình quân đầu người và hàng loạt các vấn đề nảy sinh như ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt… Trên phương diện xã hội, doanh nghiệp ra đời là để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao trong đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Chính vì thế, đánh giá về doanh nghiệp không thể bỏ qua những yếu tố, những đòi hỏi bức xúc của môi trường văn hoá xã hội trong hiện tại mà còn phải thực hiện dự báo được sự ảnh hưởng của yếu tố này đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. - Môi trường khoa học công nghệ: Sự tác động của kỹ thuật công nghệ đang làm thay đổi một cách căn bản các điều kiện về quy trình công nghệ và phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, sự biến đổi về khoa
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 6 học và công nghệ không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức đối với sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Sự thiếu nhạy bén trong việc chiếm lĩnh những thành tựu khoa học mới nhất có thể là nguyên nhân đưa doanh nghiệp mau chóng đến chỗ phá sản. Chính vì thế, khi đánh giá về doanh nghiệp, đòi hỏi phải chỉ ra mức độ tác động của môi trường này đến sản xuất kinh doanh và khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước những bước phát triển mới của khoa học công nghệ.  Các yếu tố thuộc môi trường ngành: - Quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng: Thị trường là yếu tố quyết định đầu ra đối với sản phẩm của doanh nghiệp, hay chính là quyết định khả năng phát triển, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp. Thị trường của doanh nghiệp được duy trì và phát triển khi mà mức độ bền vững và uy tín của doanh nghiệp với khách hàng được đảm bảo. Do vậy muốn đánh giá khả năng phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xác định tính chất mức độ bền vững và uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng, được đánh giá qua các yếu tố như sự trung thành và thái độ của khách hàng, số lượng và chất lượng khách hàng…Căn cứ có sức thuyết phục cao nhất là thị phần hiện tại, thị phần tương lai, doanh số bán ra và tốc độ tiến triển của các chỉ tiêu qua các thời kỳ kinh doanh khác nhau. - Quan hệ doanh nghiệp với nhà cung cấp: Doanh nghiệp phải trông đợi sự cung cấp từ phía bên ngoài các loại hàng hoá, nguyên vật liệu, dịch vụ điện nước, thông tin, tư vấn… Tính ổn định của nguồn cung cấp có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo cho sản xuất và tiêu thụ được thực hiện theo yêu cầu mà doanh nghiệp định ra. - Các hãng cạnh tranh:
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 7 Đối thủ cạnh tranh chính là nguy cơ trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Sự quyết liệt trong môi trường cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chính sách thích hợp để củng cố vị trí của mình trên thương trường. Đồng thời phải có khả năng dự báo về việc xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới trong tương lai. - Các cơ quan Nhà nước: Sự hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào luôn phải đặt dưới sự kiểm tra giám sát của các cơ quan nhà nước, bao gồm cơ quan thuế, cơ quan thanh tra, cơ quan môi trường…Doanh nghiệp có quan hệ tốt đẹp với các tổ chức này tức là đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đối với xã hội và cũng là biểu hiện doanh nghiệp có tiềm lực tài chính vững mạnh, lợi nhuận thu được chính đáng, có ảnh hưởng tích cực tới giá trị của doanh nghiệp. 1.1.2.2 Yếu tố nội tại DN  Hiện trạng về tài sản trong doanh nghiệp Tài sản của doanh nghiệp là biểu hiện của yếu tố vật chất cần thiết, tối thiểu đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Số lượng, chất lượng, trình độ kỹ thuật và tính đồng bộ của các loại tài sản là yếu tố quyết định đến số lượng và chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. Nói cách khác, khả năng cạnh tranh và thu lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc trực tiếp và có tính chất quyết định vào yếu tố này. Mặt khác, giá trị các tài sản của doanh nghiệp được coi là một căn cứ và là một sự đảm bảo rõ ràng nhất về giá trị của doanh nghiệp. Vì thay cho việc dự báo các khoản thu nhập tiềm năng thì người sở hữu có thể bán chúng bất cứ lúc nào để nhận về một khoản thu nhập từ những tài sản đó.  Vị trí kinh doanh Vị trí kinh doanh được đặc trưng bởi các yếu tố: địa điểm, diện tích, các chi nhánh, yếu tố địa hình, thời tiết… Với vị trí thuận lợi doanh nghiệp có thể
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 8 giảm được nhiều khoản mục chi phí, đồng thời tiếp cận và nắm bắt nhanh chóng nhu cầu thị hiếu của thị trường, thực hiện tốt các dịch vụ hậu mãi… Trong thực tế, do sự khác nhau về vị trí kinh doanh mà có sự chênh lệch rất lớn khi đánh giá về giá trị doanh nghiệp.  Uy tín kinh doanh- thương hiệu Uy tín kinh doanh là sự đánh giá của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp, được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau trong doanh nghiệp: chất lượng sản phẩm, trình độ và năng lực quản trị kinh doanh, thái độ phục vụ tận tình của nhân viên… Cùng sản xuất một loại sản phẩm nhưng doanh nghiệp do có uy tín lớn có thể định giá cao cho sản phẩm của mình so với sản phẩm của các doanh nghiệp khác không có được lợi thế này. Có thể nói, khi đã xây dựng được uy tín-thương hiệu thì đó được coi như một tài sản của doanh nghiệp vì nó góp phần tạo nên lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tài sản uy tín-thương hiệu có một giá trị nhất định. Vì vậy, uy tín- thương hiệu của doanh nghiệp được thừa nhận như một yếu tố quan trọng cấu thành nên giá trị của doanh nghiệp.  Chất lượng lao động Trình độ và chất lượng của lao động là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Đồng thời, nhờ chất lượng lao động cao, doanh nghiệp còn có thể giảm được chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí đào tạo, bồi dưỡng… góp phần nâng cao thu nhập. Vì vậy, khi đánh giá khả năng tồn tại, phát triển và tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp cần thiết phải xem xét đến yếu tố chất lượng lao động, coi đó như là yếu tố nội tại quyết định đến giá trị doanh nghiệp.  Năng lực quản trị kinh doanh Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài phải có một bộ máy quản lý đủ mạnh để có thể sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tận dụng mọi
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 9 tiềm năng và cơ hội nảy sinh, biến thách thức thành cơ hội, ứng phó linh hoạt với những biến động của môi trường kinh doanh. Năng lực quản trị kinh doanh tổng hợp của doanh nghiệp có thể thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp. Vì vậy việc phân tích một cách toàn diện tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ trợ giúp cho việc đưa ra các kết luận về giá trị doanh nghiệp. 1.2 Xác định giá trị doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm xác định giá trị doanh nghiệp: Doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, mục đích sở hữu doanh nghiệp vì thế cũng là vì mục tiêu lợi nhuận. Tiêu chuẩn để nhà đầu tư quyết định bỏ vốn là đánh giá hiệu quả hoạt động, đánh giá các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai hay chính là việc xác định giá trị doanh nghiệp. Vậy xác định giá trị doanh nghiệp là sự ước tính với độ tin cậy cao nhất các khoản thu nhập mà DN có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch thông thường của thị trường tại một thời điểm nhất định. Xác định giá trị doanh nghiệp là công việc ước tính. Điều nay cho thấy không thể có được giá trị doanh nghiệp chính xác một cách tuyệt đối. Giá trị doanh nghiệp chỉ ở mức hợp lý nhất trong điều kiện các thông tin, bằng chứng thu thập được phục vụ cho việc phân tích đưa ra các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với những thông tin đó. 1.2.2 Sự cần thiết của việc xác định giá trị doanh nghiệp Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu định giá doanh nghiệp ngày càng nảy sinh một cách tự nhiên từ nhiều đối tượng trong nền kinh tế. Trên thế giới xuất phát ban đầu của nhu cầu định giá doanh nghiệp là từ quá trình mua bán, sát nhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp. Giống như mua bán một mặt hàng bình thường, người ta phải xác định giá trị của nó để có
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 10 được giá cả phù hợp. Đây là giao dịch diễn ra có tính chất thường xuyên và phổ biến trong cơ chế thị trường, phản ánh nhu cầu về đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, cũng như nhu cầu để tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong môi trường tự do cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau, sát nhập hoặc chia tách để tận dụng lợi thế của nhau về thị trường, nhân lực, vốn… để vững chắc và lớn mạnh trên thị trường. Giá trị của doanh nghiệp được đánh giá trên một phạm vi lớn có tính đến tất cả các yếu tố tác động tới doanh nghiệp. Vụ mua bán sát nhập chia tách diễn ra dựa trên cơ sở giá trị doanh nghiệp đã thương thuyết giữa các bên. Đặc biệt trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, xác định giá trị doanh nghiệp còn là một bước đi quan trọng để các quốc gia tiến hành chuyển đổi loại hình sở hữu như cổ phần hoá, sát nhập, hợp nhất, giao bán, khoán và cho thuê. Xét sự cần thiết của định giá từ các đối tượng trong nền kinh tế có liên quan đến nhu cầu định giá doanh nghiệp, đó là những nhà đầu tư, người cung cấp, bản thân nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà hoạch định kinh tế vĩ mô. - Đối với nhà đầu tư, người cung cấp: Thông tin về giá trị doanh nghiệp cho sự đánh giá tổng quát về khả năng tài chính, uy tín kinh doanh, rủi ro và vị thế tín dụng. Từ đó nhà đầu tư có quyết định có tiếp tục đầu tư, nhà cung cấp có tiếp tục cung cấp các yếu tố đầu vào, cấp tín dụng cho doanh nghiệp nữa hay không. Giá trị doanh nghiệp quyết định giá cả cổ phiếu trên thị trường. Nếu nhà đầu tư định giá được đúng giá trị của doanh nghiệp thì sẽ thu được lợi suất đầu tư mong muốn. - Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Thông tin về giá trị doanh nghiệp giúp các nhà quản trị phân tích đánh giá trước khi đưa ra các quyết định về kinh doanh và tài chính có liên quan đến
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 11 doanh nghiệp. Từ giá trị doanh nghiệp của mình họ sẽ có cơ sở để so sánh giá trị đó với doanh nghiệp khác, từ đó thấy được vị trí và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Quyết định kinh doanh đúng đắn của các nhà quản trị phải dựa trên nhận thức sâu sắc về vị trí và những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình. - Đối với các nhà quản lý, hoạch định kinh tế vĩ mô: Trên phương diện quản lí vĩ mô, thông tin về giá trị doanh nghiệp là một căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức đánh giá tính ổn định của nền kinh tế, của thị trường, nhận dạng hiện tượng đầu cơ, thao túng thị trường… Theo dõi sự biến đổi giá trị doanh nghiệp sẽ rất hữu ích trong việc dự báo sự thay đổi của thị trường. Như vậy định giá doanh nghiệp đang ngày càng trở nên không thể thiếu trước sự tăng trưởng kinh tế, khi mà số lượng các doanh nghiệp mua bán, sát nhập, cổ phần hoá đang nhiều dần lên cùng với nhu cầu thông tin từ nhiều đối tượng trong nền kinh tế. 1.2.3 Các phương pháp chung để xác định giá trị doanh nghiệp Xác định giá trị doanh nghiệp là gì tuỳ thuộc vào từng quan niệm về giá trị. Xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay có thể sử dụng nhiều phương pháp, nhưng điểm chung là các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp đều phải có cơ sở khoa học, chặt chẽ và có thể chấp nhận được. Nhìn chung các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay dựa trên một trong hai cách tiếp cận là: + Đánh giá giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp trong điều kiện doanh nghiệp còn tiếp tục hoạt động, do đó có tính đến khả năng sinh lời của tài sản trong tương lai. + Lượng hoá các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư, người cho vay.
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 12 Sau đây là các phương pháp chung để xác định giá trị doanh nghiệp: 1.2.3.1 Phương pháp giá trị tài sản thuần  Cơ sở lý luận: Lý luận thực tiễn cho rằng nếu giá trị doanh nghiệp cao hơn giá trị đầu tư cần thiết để xây dựng nên nó thì các chủ đầu tư sẽ lựa chọn phương án xây dựng mới doanh nghiệp thay vì mua lại doanh nghiệp đó. Từ đó các nhà định giá đã đề ra nguyên lý chung cho phương pháp định giá theo giá trị tài sản: “Giá trị của một doanh nghiệp bằng với giá trị đầu tư cần thiết (hữu hình và vô hình) để lập nên doanh nghiệp đó”. Trong các phương pháp định giá doanh nghiệp theo giá trị tài sản thì phương pháp giá trị tài sản ròng (NAV) được sử dụng phổ biến và dựa trên cơ sở là: - Doanh nghiệp về cơ bản giống như một loại tài sản thông thường. - Sự hoạt động của doanh nghiệp bao giờ cũng được tiến hành dựa trên cơ sở một lượng tài sản có thực. Những tài sản đó là sự hiện diện rõ ràng và cụ thể cho sự tồn tại của doanh nghiệp, cấu thành nên thực thể của doanh nghiệp. - Tài sản của doanh nghiệp được hình thành bởi sự tài trợ vốn của các nhà đầu tư khi thành lập và tiếp tục được bổ sung trong quá trình hoạt động. Cơ cấu nguồn tài trợ để hình thành tài sản là sự khẳng định và thừa nhận về mặt pháp lý các quyền sở hữu và lợi ích của các nhà đầu tư đối với tài sản đó. Vì vậy giá trị doanh nghiệp được tính bằng tổng giá trị thị trường của số tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh.  Phương pháp xác định:  Phương pháp 1: Vo=Vt-Vn Trong đó:
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 13 Vo: giá trị tài sản thuần thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp Vt: tổng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Vn: giá trị các khoản nợ. Giá trị tài sảnthuần(Vo) có thể được tính theo hai cách: Cách 1: Căn cứ vào giá trị sổ sách Vo = Tổng giá trị tài sản có - Tổng các khoản nợ phải trả  Đánh giá Ưu điểm và hạn chế: - Đây là một cách tính toán đơn giản, dễ dàng. Nếu như việc ghi chép phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,doanh nghiệpchấp hành tốt các quy định của chế độ kế toán thì giá trị tài sản thuần tính toán được sẽ là số liệu có độ tin cậy về số vốn theo sổ sách của chủ sở hữu đang được huy động vào SXKD. Nó chỉ ra mức độ độc lập về mặt tài chính, khả năng tự chủ trong điều hành SXKD của chủ doanh nghiệp, là căn cứ thích hợp để các nhà tài trợ đánh giá khả năng an toàn của đồng vốn đầu tư, đánh giá vị thế tín dụng của doanh nghiệp. - Mặc dù người ta có thể đánh giá giá trị doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau. Song, theo cách này nó cũng minh chứng cho các bên liên quan thấy được rằng: đầu tư vào doanh nghiệp luôn luôn được đảm bảo bằng giá trị của các tài sản hiện cs trong doanh nghiệp, chứ không phải bằng cái “có thể ”như nhiều phương pháp khác. - Tuy nhiên, giá trị doanh nghiệp xác định theo phương pháp này cũng chỉ là những thông tin, số liệu mang tính lịch sử có tính chất tham khảo trong quá trình vận dụng các phương pháp khác nhằm định ra giá trị doanh nghiệp một cách sát đúng hơn.
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 14 Cách 2: Xác định giá trị tài sản thuần theo giá trị thị trường Ngay cả khi doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ kế toán do nhà nước quy định thì số liệu trên bảng cân đối kế toán được lập vào một thời điểm nào đó cũng không phản ánh đúng giá trị thị trường của toàn bộ số tài sản trong doanh nghiệp, vì các lý do sau: Toàn bộ giá trị của các tài sản phản ánh trên bảng cân đối kế toán là những số liệu được tập hợp từ các sổ kế toán, các bảng kê………Các số liệu này phản ánh trung thực các chi phí phát sinh tại thời điểm những chi phí mang tính lịch sử, không còn phù hợp ở thời điểm định giá doanh nghiệp, ngay cả khi không có lạm phát. Giá trị còn lại của TSCĐ phản ánh trên sổ kế toán cao hay thấp phụ thuộc vào việc doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao nào, phụ thuộc vào thời điểm mà doanh nghệip xác định nguyên giá và sự lựa chọn tuổi thọ kinh tế của TSCĐ. Vì vậy, giá trị TSCĐ phản ánh trên sổ kế toán thường không phù hợp với giá trị thị trường tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Trị giá hàng hóa, vật tư, công cụ lao động…tồn kho hoặc đang dùng trong sản xuất, một mặt phụ thuộc vào cách sử dụng giá hạch toán là giá mua đầu kỳ, cuối kỳ hay giá thực tế bình quân. Mặt khác, còn phụ thuộc vào sự lựa chọn các tiêu thức phân bổ chi phí khác nhau cho số hàng hóa dự trữ. Do vậy, số liệu kế toán phản ánh giá trị của loại tài sản đó cũng được coi là không có đủ độ tin cậy ở thời điểm đánh giá doanh nghiệp. Đó là một số lý do cơ bản, nhưng cũng đủ để giải thích: vì sao trị giá tài sản phản ánh trên bảng cân đối kế toán chỉ được coi là tài sản tham khảo trong quá trình đánh giá lại toàn bộ tài sản theo giá thị trường tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 15 Để xác định giá trị tài sản ròng theo giá thị trường,trước hết người ta sẽ loại khỏi danh mục định giá những tài sản không cần thiết và không có khả năng đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất kinh doanh. Sau đó, công việc định giá sẽ được tiến hành: - Đối với TSCĐ và TSLĐ là hiện vật thì đánh giá theo giá thị trường nếu trên thị trường hiện có bán những tài sản như vậy. Trong thực tế thường không tồn tại thị trường TSCĐ cũ, đã qua sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau. Khi đó người ta dựa theo công dụng hay khả năng phục vụ sản xuất của tài sản để áp dụng một tỷ lệ khấu trừ dựa trên giá trị của TSCĐ mới. Đối với những TSCĐ không còn tồn tại trên thị trường thì nhà định giá sẽ áp dụng một hệ số quy đổi so với những TSCĐ khác loại nhưng có tính năng tương đương. - Các tài sản bằng tiền được xác định bằng cách kiểm quỹ, đối chiếu số dư trên tài khoản. Nếu là ngoại tệ sẽ được quy đổi về đồng nội tệ theo tỷ giá thị trường tại thời điểm định giá. Các loại tài sản như vàng, kim loại quý, đá quý… cũng được tính toán tương tự. - Các khoản phải thu: Do khả năng thu hồi của các khoản này là không đồng nhất nên ta phải tìm cách loại bỏ những khoản nợ không có khả năng thu hồi hay khả năng thu hồi là quá mong manh bằng việc: đối chiếu công nợ, xác minh tính pháp lý, đánh giá độ tin cậy của từng khoản phải thu. - Đối với các khoản đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp: Nếu khoản đầu tư không quá lớn, có thể dựa trên giá tri chứng khoán, hoặc dựa theo số liệu của bên đối tác liên doanh. Nếu khoản đầu tư khá lớn, cần thực hiện đánh giá một cách toàn diện về giá trị của khoản đầu tư đó trong việc tạo nên giá trị doanh nghiệp. - Đối với tài sản cho thuê và quyền thuê bất động sản: tính theo phương pháp chiết khấu dòng thu nhập trong tương lai.
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 16 - các tài sản vô hình: Theo phương pháp này người ta chỉ thừa nhận giá trị của các tài sản vô hình đã được xác định trên sổ kế toán và thường không tính đến các lợi thế thương mại của doanh nghiệp. Sau cùng, giá trị tài sản thuần được tính bằng cách lấy tổng giá trị của các tài sản đã được xác định trừ đi các khoản nợ phản ánh ở bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán và khoản tiền thuế tính trên giá trị tăng thêm của số tài sản được đánh giá lại tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.  Đánh giá phương pháp giá trị tài sản thuần: Hạn chế: - Theo cách này, giá trị doanh nghiệp chỉ thuần tuý là một phép cộng tổng các tài sản bên trong doanh nghiệp tại thời điểm tính giá trị. Phương pháp này đã đánh giá doanh nghiệp ở một trạng thái tĩnh, doanh nghiệp không được coi như một thực thể, một tổ chức đang tồn tại và có thể hoàn chỉnh và phát triển trong tương lai. Vì vậy mà nó không phù hợp với một tầm nhìn chiến lược về doanh nghiệp. Bởi động cơ của người mua doanh nghiệp là nhằm sở hữu các khoản thu nhập trong tương lai, chứ không phải để bán lại ngay những tài sản hiện thời. - Phương pháp giá trị tài sản thuần đã không cung cấp và xây dựng được những cơ sở thông tin cần thiết để các bên có liên quan đánh giá về triển vọng sinh lời của doanh nghiệp. Đó cũng là lý do mà khi sử dụng phương pháp này, người ta khó có thể giải thích vì sao cùng một giá trị tài sản thuần như nhau, nhưng doanh nghiệp này lại có giá bán cao hơn doanh nghiệp kia, ngay cả khi không có sự tác động của yếu tố cạnh tranh. - Phương pháp giá trị tài sản thuần đã bỏ qua phần lớn các yếu tố phi vật chất nhưng lại có giá trị thực sự và nhiều khi chiếm giá trị rất lớn trong giá trị doanh nghiệp, đó là trình độ quản lý, trình độ công nhân, uy tín, thị
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 17 phần… của doanh nghiệp. Đó có thể là những doanh nghiệp có tài sản không đáng kể nhưng triển vọng sinh lời lại rất cao. - Trong nhiều trường hợp, xác định giá trị tài sản thuần lại trở nên quá phức tạp. Chẳng hạn như khi một tập đoàn có nhiều chi nhánh, hay một số loại tài sản không có trên thị trường, thì sẽ khó khăn trong định giá. Lúc này công việc đánh giá đòi hỏi sự dàn trải, tốn kém thời gian, chi phí, sai số đánh giá đối với các tài sản có tính đặc thù trong sản xuất kinh doanh do các chuyên gia trong ngành đưa ra. Ưu điểm: - Phương pháp giá trị tài sản thuần chỉ ra giá trị của những tài sản cụ thể cấu thành doanh nghiệp. Giá trị tài sản đó là căn cứ cụ thể, có tính pháp lý rõ ràng nhất về khoản thu nhập mà người mua chắc chắn nhận được khi sở hữu doanh nghiệp hay số tiền mà người mua bỏ ra luôn được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thật. - Phương pháp này cho ta thấy giá trị thị trường của tài sản có thể bán rời tại thời điểm đánh giá. Đây cũng là mức giá thấp nhất, là cơ sở đầu tiên để các bên liên quan đưa ra trong quá trình giao dịch và đàm phán về giá bán doanh nghiệp. - Đối với doanh nghiệp nhỏ có số lượng tài sản không quá khổng lồ, không yêu cầu những kỹ thuật phức tạp trong định giá, giá trị yếu tố vô hình không đáng kể, chiến lược kinh doanh không rõ ràng, thiếu căn cứ xác định các khoản thu nhập trong tương lai thì đây là một phương pháp khá thích hợp để đưa ra giá trị cơ bản trong bước đầu đàm phán, thương lượng, mua bán doanh nghiệp.
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 18 1.2.3.2 Phương pháp hiện tại hoá các nguồn tài chính tương lai Cơ sở lý thuyết của phương pháp xuất phát từ quan niệm: giá trị của một doanh nghiệp được đo bằng độ lớn của các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai. Song do khái niệm “giá trị thời gian của tiền” nên người ta phải thực hiện quy đổi các khoản thu nhập về cùng một thời điểm hiện tại. Theo đó, giá trị doanh nghiệp được xác định dựa trên công thức tổng quát:     n t t t i F V 1 0 1 o Vo: Giá trị doanh nghiệp o Ft: Luồng tiền đem lại cho nhà đầu tư ở năm thứ t o i: Tỷ suất hiện tại hoá ( Tỷ suất chiết khấu) o n: số năm nhận được thu nhập Xuất phát từ công thức trên, tuỳ theo chiến lược của mỗi nhà đầu tư khác nhau mà người ta phát triển và vận dụng công thức trên theo nhiều cách khác nhau. Bởi vậy nguyên lý trên có thể triển khai theo một trong nhiều phương pháp cụ thể sau: a. Phương pháp định giá chứng khoán  Quan điểm cơ bản: Năm 1962, M.I.Gordon đã đưa ra công thức lượng giá chứng khoán vô cùng nổi tiếng. Ý nghĩa của công thức đó là: Nhà đầu tư bỏ tiền ra mua chứng khoán không phải là để đổi lấy những tài sản hiện có trong doanh nghiệp mà để đổi lấy những khoản thu nhập trong tương lai. Giá trị thực sự của một chứng khoán phải được đánh giá bằng độ lớn của khoản thu nhập mà nhà đầu tư chắc chắn sẽ nhận được từ chính doanh nghiệp đó, không phải do yếu tố đầu cơ chứng khoán.
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 19 Giá trị doanh nghiệp sẽ bằng tổng giá trị các loại chứng khoán mà doanh nghiệp đã phát hành.  Phương pháp xác định: Công thức tổng quát xác định giá trị thực của các loại chứng khoán:                  n t t t t t i R i R i R i R PV 1 2 21 0 11 ... 11 o PVo : giá trị thực của một chứng khoán o Rt : thu nhập của một chứng khoán ở năm thứ t o i : tỷ số hiện tại hóa o n : số năm nhận được thu nhập  Xác định giá trị thực của trái phiếu: Trái phiếu là một loại chứng chỉ vay nợ, thể hiện nghĩa vụ của người phát hành trả nợ cho người nắm giữ trái phiếu một số tiền lãi nhất định và khoản tiền gốc khi đến hạn. Trái phiếu có nhiều loại khác nhau song đặc điểm chung của các loại trái phiếu là: lợi tức cố định, có giá trị đáo hạn, thời hạn và thời điểm hoàn trả tiền lãi, gốc thường được xác định từ trước. Ta có thể triển khai công thức tính giá trị trái phiếu như sau:         n n n n i P i R i R i R PV              11 ... 11 2 21 0 o Pn : mệnh giá trái phiếu phải trả vào năm thứ n Vì mức lợi tức trái phiếu thường được coi là ổn định hàng năm, tức là: RRRRR nt  ......21 Vì thế ta có công thức như sau :
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 20        n n n n n n t t t i P i i R i P i R PV          1 11 111 0 Trong công thức trên,   i i n  11 được coi là thừa số hiện tại hoá, và bằng tổng của một cấp số nhân có công bội  n i1 1  Xác định giá trị cổ phiếu: Cổ phiếu là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông với công ty cổ phần. Cổ phiếu có một số điểm khác biệt so với trái phiếu là: - Không thể xác định trước các khoản lợi tức cổ phần hàng năm. - Không có thời điểm đáo hạn - Cổ đông chỉ có thể nhận về phần vốn của mình khi doanh nghiệp bị thanh lý, phá sản hoặc bán lại cổ phiếu của mình vào một thời điểm trong tương lai. Do vậy xuất hiện những khó khăn cơ bản khi áp dụng công thức tổng quát ở trên, đó là: - Phải dự báo được các khoản thu nhập (Rt) dưới hình thức lợi tức cổ phần hàng năm và giá trị bán lại của cổ phiếu hoặc giá trị cổ phiếu tại thời điểm thanh lý, phá sản doanh nghiệp trong tương lai. - Đầu tư cổ phiếu là loại đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro, vì thế không thể sử dụng tỷ suất hiện tại hoá (i) như đối với trái phiếu. - Công thức tổng quát làm nên một tổng không xác định do cổ phiếu là một loại chứng khoán không có thời điểm đáo hạn. Vì những khó khăn cơ bản như trên mà công thức tổng quát không mang tính thực tiễn.
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 21  Lý thuyết được xây dựng thêm để khắc phục khó khăn:  Giả định 1 : doanh nghiệp có thể chi trả lợi tức cổ phần ổn định hàng năm là d         n t t n t t t i d i R PV 11 0 )1( 1 1 Cho t , ta có: i d i i i d PV          1 1 1 )1( 1 1 1 0  Giả định 2 : lợi tức cổ phiếu chi trả hàng năm tăng một cách đều đặn theo một tỷ lệ ổn định là k (k < i ). n n i d i d i d PV )1( ... )1()1( 2 21 0       n n i kd i kd i d PV )1( )1( ... )1( )1( )1( )1( 1 2 11 0                             1 1 2 2 1 0 )1( )1( ... )1( )1( 1 1 1 )1( n n i k i k i k i d PV Cho t ta có: ki d i k k i k i d PV n n                        11 0 1 1 1 )1( )1( 1 )1( Công thức cuối cùng trên dựa trên lập luận rằng: tăng trưởng và phát triển là động cơ mà mọi doanh nghiệp phải đi theo, nhất là tăng trưởng một cách đều đặn và vững chắc. Vì vậy giả định lợi tức cổ phần tăng một cách đều
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 22 đặn hàng năm là sự phản ánh khuynh hướng và thực trạng có thật trong nhiều doanh nghiệp.  Giả định 3 : Lợi tức cổ phiếu hàng năm tăng không đều đặn Tăng trưởng và phát triển là xu hướng chung của các doanh nghiệp, song đó chỉ là xu hướng. Cho dù các doanh nghiệp có duy trì chính sách phân chia lợi tức cổ phần một cách ổn định thì trong thực tế lợi nhuận thuần và lợi tức cổ phần giữa các năm đạt được cũng thường không đều nhau. Giả định trong n năm đầu doanh nghiệp đạt tỷ lệ tăng lợi tức cổ phần là k (k>i), còn từ năm thứ n+1 trở đi thì tăng với tỷ lệ k’(k’<i) Ta có công thức cuối cùng như sau:                t tnnn n k kk ik ik i d PV 1 )1()1()1()1( )1( 1 1 0  Đánh giá: Ưu điểm: - Phương pháp định giá chứng khoán có thể đánh giá được giá cả chứng khoán trên thị trường có đi quá xa so với giá trị thực hay không. - Phương pháp định giá chứng khoán đặc biệt phù hợp với quan điểm nhìn nhận và đánh giá về giá trị doanh nghiệp của các nhà đầu tư thiểu số. Trong thực tế, nhà đầu tư thiểu số có thể trông thấy những triển vọng tiềm ẩn lớn lao về khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Song do tính chất thiểu số, họ không thể can thiệp vào những vấn đề có ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp. Do vậy giá trị của một nhà đầu tư thiểu số được tính bằng giá trị hiện tại của các khoản lợi tức cổ phần mà doanh nghiệp sẽ trả trong tương lai. - Phương pháp này tỏ ra thích hợp với những doanh nghiệp có chứng khoán được giao dịch trên thị trường và việc xác định giá trị doanh nghiệp bằng những phương pháp khác gặp nhiều khó khăn.
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 23 Hạn chế: - Đối với cổ phiếu, mặc dù đã xây dựng một hệ thống các lý thuyết dựa trên các giả định song việc dự báo lợi tức cổ phần không phải là dễ dàng. Cổ phiếu là loại chứng khoán chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Vì thế giả thuyết về sự tăng trưởng ổn định không thuyết phục được các nhà thực hành. - Để xác định lợi tức cổ phần còn phải xây dựng được một lý thuyết định hướng phân chia lợi tức cổ phần trong tương lai. Chính sách phân chia lợi tức cổ phần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: nhu cầu đầu tư, nhu cầu trả nợ, khả năng tích lũy từ khấu hao, chính sách thuế thu nhập của nhà nước…Việc tính toán đến các yếu tố này cũng không đơn giản, nhất là khi các nhà đầu tư lại là cổ đông thiểu số, không có quyền quyết định tới chính sách phân chia lợi tức cổ phần. - Việc định lượng tham số t bằng cách cho t nói chung là không đúng trong thực tế. b. Phương pháp hiện tại hoá lợi nhuận thuần  Cơ sở lý luận: Phương pháp hiện tại hoá lợi nhuận thuần là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở quan niệm đầu tư vào doanh nghiệp giống như đầu tư vào một dự án, tức là đầu tư quản lý doanh nghiệp trên góc độ của nhà đầu tư đa số - người có quyền kiểm soát doanh nghiệp. Quá trình SXKD là quá trình phát sinh các dòng tiền vào và ra được biểu diễn như sau:
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 24 (+A) (+A) (+A) (+A) ……. (+A) (+A) dòng tiền vào TGian (-A) (-A) (-A) dòng tiền ra (-A) Sơ đồ biểu diễn dòng tiền của dự án đầu tư.  Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp: Nếu Pr1 = Pr2 = …. = Prn và khi n ─> ∞ thì 1 1 Pr V Pr (1 )t t i i       Trong đó o V: Giá trị doanh nghiệp o Pr: Lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm dự tính thu được o i : tỷ suất hiện tại hoá  Đánh giá: Ưu điểm: - Hoàn toàn phù hợp với quan điểm GTDN được xác định bằng giá trị hiện tại của khoản lợi nhuận sau thuế thu nhập.          n t t i i1 n n 2 21 )1( Pr i)(1 Pr ..... i)(1 Pr )i(1 Pr V
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 25 - Có khả năng ứng dụng cao với các DN có nhiều tài sản để khấu hao, khả năng tích lũy vốn từ KH và lợi nhuận để lại là không đáng kể, DN chưa định hướng đầu tư trong tương lai, LNST chủ yếu được chia cho các nhà đầu tư. - Định lượng LNST trong tương lai dễ dàng hơn dự báo lợi tức cổ phần. Hạn chế: - LN ở đây đã được hiệu chỉnh kế toán nên không phù hợp với cách nhìn chiến lược về DN cũng như quan điểm nhìn nhận về dòng tiền của nhà đầu tư đa số. - Việc n ─> ∞ là chưa hợp lý. c. Phương pháp hiện tại hoá dòng tiền thuần  Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp: n n n 1k k i)(1 V )1( T V      k i Trong đó o V: Giá trị doanh nghiệp o Tk: Dòng thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai (bao gồm lợi nhuận sau thuế và tiền khấu hao thu được) = Dòng tiền vào – Đầu tư bổ sung vào TSCĐ ± Chênh lệch về VLĐ thường xuyên. o Vn: Giá trị doanh nghiệp ở cuối chu kỳ đầu tư (năm thứ n) o i : Tỷ suất hiện tại hoá  Đánh giá: Ưu điểm: - Việc sử dụng dòng thu nhập của doanh nghiệp = LNST + Khấu hao giúp loại bỏ ảnh hưởng của việc điều chỉnh số liệu kế toán sao cho phản ánh
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 26 đúng thời điểm phát sinh các khoản tiền như điều chỉnh doanh thu, đặc biệt là tác động của khấu hao đến lợi nhuận sau thuế. - Đây là phương pháp tiếp cận từ góc nhìn của các nhà đầu tư đa số: Công thức tổng quát được xây dựng đòi hỏi phải đề cập và lượng hóa toàn bộ các yếu tố tác động tới doanh nghiệp như: Doanh thu, chi phí, thuế thu nhập, vốn đầu tư, chu kì đầu tư, giá trị cuối cùng và tỷ suất hiện tại hóa. Tức là nó đã chỉ ra những cơ sở để nhà đầu tư có thể tùy phát triển những ý tưởng của mình khi sở hữu doanh nghiệp, hàm ý rằng giá trị doanh nghiệp có thể thay đổi rất lớn tùy theo những trù định của nhà quản lý. Hạn chế: - Đối với doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh xác định thì phương pháp này khó áp dụng. Việc dự báo dòng tiền vào, ra làm phức tạp thêm quy trình đánh giá. - Đòi hỏi người định giá phải chuyên môn trong lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư, điều này không phải nhà đầu tư nào cũng có. - Đòi hỏi độ tin cậy cần thiết của các thông tin cung cấp, một lượng thông tin lớn để đánh giá các yếu tố môi trường vĩ mô, vi mô. Cũng giống như phương pháp định giá chứng khoán, hiện tại hóa lợi nhuận thuần, phương pháp này cũng gặp khó khăn trong việc xác định tỷ suất hiện tại hóa. 1.2.3.3 Phương pháp định lượng Goodwill  Cơ sở lý luận: Hai doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong cùng một ngành, nhưng lại có sự khác biệt về khả năng sinh lời. Nguyên nhân có thể do vị trí kinh doanh, chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý, mạng lưới phân phối hàng hoá, uy tín, thương hiệu hay bí quyết công nghệ…Tất cả những yếu tố vô hình trên tập hợp lại và tạo nên khoản lợi nhuận vượt trội giữa doanh
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 27 nghiệp có khả năng sinh lời lớn hơn với doanh nghiệp có khả năng sinh lời thấp hơn, gọi là lợi thế thương mại. Khoản lợi nhuận vượt trội so với mức trung bình mà doanh nghiệp tạo ra được gọi là siêu lợi nhuận. Từ đây, giá trị tài sản vô hình được tính bằng giá trị hiện tại của các khoản thu nhập do tài sản vô hình tạo ra, hay chính là giá trị hiện tại của các khoản siêu lợi nhuận.  Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp: Vo=ANC+GW (1) o Vo : giá trị của doanh nghiệp o ANC : giá trị tài sản thuần o GW : giá trị tài sản vô hình (lợi thế thương mại)    n 1i t i)(1 rAt-Bt GW (2) o Bt: lợi nhuận năm t o At : giá trị tài sản đưa vào kinh doanh o r : tỷ suất lợi nhuận trung bình của tài sản đưa vào kinh doanh o r.At : lợi nhuận bình thường của tài sản năm t o Bt- rAt : siêu lợi nhuận năm t Xuất phát từ công thức (2) các nhà kinh tế có quan điểm khác nhau trong việc lựa chọn tham số Bt, At, r. Bảng 1.1 thể hiện sự khác biệt đó:
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 28 Bảng 1.1. Đánh giá doanh nghiệp Tên phương pháp Tỷ suất sinh lợi bình thường của TS (r) Lợi nhuận (Bt) TS đầu tư vào kinh doanh (At) UEC (Hiệp hôi chuyên gia kế toán châu Âu) Chi phí sử dụng vốn trung bình Lợi nhuận sau thuế trước lãi vay. Tổng giá trị tài sản (ko phân biệt TS được tài trợ bằng nguồn nào) Anglo- saxons Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu Lợi nhuận thuần Giá trị tài sản thuần được đánh giá lại CPNE (Vốn thường xuyên cần thiết cho kinh doanh) Chi phí sử dụng vốn trung bình tính riêng cho nguồn tài trợ trung và dài hạn Lợi nhuận sau thuế trước lãi vay trung và dài hạn Vốn thường xuyên được tài trợ bằng nguồn ổn định (dài hạn và trung hạn).  Phương pháp UEC: Để lý giải cho sự lựa chọn các tham số này, các chuyên gia kế toán cho rằng: Tài sản của doanh nghiệp được tài trợ một phần bởi các khoản nợ. Do đó người sử dụng vốn hay chủ doanh nghiệp phải tạo ra tỷ suất lợi nhuận tối thiểu, phản ánh chi phí cơ hội của các nhà đầu tư. Phải trả được lãi vay và mức tối thiểu các cổ đông đòi hỏi. Từ đó, tỷ suất sinh lãi cơ bản cần được lựa chọn là chí phí sử dụng vốn trung bình của DN (WACC). Chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp là sự phản ánh mức sinh lời tối thiểu mà các nhà đầu tư đòi hỏi ở doanh nghiệp tương ứng với một cơ cấu nợ nhất định. Khoản lợi nhuận vượt trội so với mức sinh lời tối thiểu đó mới được
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 29 coi là siêu lợi nhuận. Bt cần được tính bằng lợi nhuận sau thuế trước lãi, bởi đó là khoản lợi nhuận sinh ra do các yếu tố vô hình và hữu hình của DN, chứa đựng lợi nhuận cơ bản và siêu lợi nhuận.  Phương pháp Anglo-saxons: Lựa chọn các tham số có nhấn mạnh đến các yếu tố rủi ro: ít có doanh nghiệp nào được tài trợ bởi 100% vốn chủ sở hữu. Trong cơ cấu vốn, nợ tăng tức là rủi ro tài chính tăng. Do đó, tỷ suất sinh lời tối thiểu trên vốn chủ sở hữu đầu tư một lượng vốn tương ứng với giá trị tài sản thuần được đánh giá lại, thì tỷ suất sinh lời tối thiểu đối với số vốn này phải là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu. Khoản lợi nhuận thuần mà doanh nghiệp tạo ra vượt trên mức sinh lời đòi hỏi của chủ sở hữu sẽ được coi là siêu lợi nhuận.  Phương pháp CPNE: Xem xét doanh nghiệp như một dự án đầu tư nhằm thu lợi nhuận. Các hoạt động đầu tư dài hạn vào TSCĐ và TSLĐ thường xuyên phải được tài trợ bằng nguồn tài trợ ổn định (dài hạn và trung hạn). Lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được chủ yếu phụ thuộc vào những tính toán về đầu tư dài hạn vào những tài sản thường xuyên. Do đó, tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp tối thiểu phải đủ bù đắp chi phí sử dụng vốn trung và dài hạn. Và kết quả hoạt động đầu tư nếu cao hơn mức sinh lời tối thiểu sẽ được coi là siêu lợi nhuận. Như vậy, mỗi phương pháp tính toán khác sẽ cho ra một giá trị vô hình cá biệt tương ứng. Nguyên nhân xuất phát từ quan niệm về chi phí cơ hội của các nhà đầu tư là khác nhau.  Đánh giá: Ưu điểm: - Phương pháp định lượng Goodwill là một trong những phương pháp hiếm hoi xác định giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp đồng thời có cơ sở lý luận đáng tin cậy. Cách thức tính toán này nêu bật lên quan điểm cho
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 30 rằng doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh được cấu thành từ hai yếu tố: yếu tố vô hình và yếu tố hữu hình. Thật vậy, nếu không tính đến giá trị vô hình của doanh nghiệp sẽ là một thiếu sót. - Dựa trên công thức ta có thể nhận thấy nhà định giá có thể bù trừ sai sót có thể xảy ra khi đánh giá lại giá trị tài sản thuần. Vì nếu NAV được đánh giá cao sẽ làm giảm giá trị GW và ngược lại, nếu đánh giá thấp giá trị của các tài sản thì sẽ được bù đắp một phần bằng giá trị GW tăng lên. - Phương pháp này dựa trên cơ sở có tính đến cả lợi ích của người mua và người bán. Công thức tính toán hàm chứa một điều: người mua doanh nghiệp là nhằm thu được khoản lợi nhuận cao hơn mức sinh lời bình thường của một tài sản, chứ không phải mua lấy những tài sản hiện hành. Bao hàm trong đó là quan niệm về mức sinh lời tối thiểu của một đồng vốn đưa vào đầu tư. Đó là cơ sở cho mọi quyết định đầu tư. Hạn chế: - Siêu lợi nhuận chỉ ra khả năng sinh lời có thực của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường, dưới tác động của quy luật cạnh tranh, quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân thì doanh nghiệp khó có thể duy trì lợi thế đó một cách lâu dài. Tức là ta sẽ gặp khó khăn trong việc dự đoán độ dài thời gian thu được siêu lợi nhuận. Tác động bên ngoài doanh nghiệp như: xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới, thay đổi công nghệ…có nguy cơ làm mất siêu lợi nhuận của doanh nghiệp là khó dự đoán. - Do đây là sự kết hợp giữa xác định giá trị tài sản thuần NAV và giá trị lợi thế thương mại nên cũng không thể tránh khỏi những hạn chế vốn có. - Sử dụng công thức tính toán ta cần có sự thận trọng khi xác định r. Vì khi thay đổi r thì lợi nhuận sẽ thay đổi lớn bởi một lượng At thay đổi theo. Nói cách khác, GW có biên độ dao động lớn trước r. Sự thận trọng khi sử
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 31 dụng công thức sẽ tránh dẫn đến kết luận sai lầm về giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp. Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau trong việc lựa chọn các tham số để định lượng giá trị tài sản vô hình. Mỗi phương pháp khác nhau sẽ cho ra một giá trị vô hình khác nhau. Phương pháp Goodwill cho thấy ngoài các khó khăn trong việc xác định các tham số tỷ suất hiện đại hóa (i), thời hạn (n) như các phương pháp hiện tại hóa nguồn tài chính tương lai; còn phải có sự phức tạp khi xác định chi phí cơ hội của nhà đầu tư và sự biến động của tài sản doanh nghiệp (At) trong tương lai. Nên có thể đơn giản hóa bằng cách: chọn tỷ suất sinh lời bình thường của tài sản bằng tỷ suất lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành kinh doanh, hoặc bằng nghịch đảo tỷ số PER của các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán mà có điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự. Giá trị tài sản đưa vào kinh doanh (At) có thể đánh giá lại theo thị trường theo phương pháp giá trị tài sản thuần. Còn tỷ suất hiện tại hóa được xác định dựa vào lãi suất chính phủ rồi tính thêm tỷ lệ % rủi ro. 1.2.3.4 Phương pháp định giá dựa vào chỉ số PER. Đây là một phương pháp mang nặng tính kinh nghiệm nhưng lại được sử dụng một cách phổ biến trên các thị trường tài chính thế giới để ước lượng nhanh giá trị của một chứng khoán.  Bản chất của tỷ số PER Giá cả chứng khoán chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau: cung cầu chứng khoán, đầu cơ, các động thái với mục đích thâu tóm… Vì vậy, giá cả chứng khoán thường không phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp. Trong thị trường chứng khoán hoàn hảo, giá cả chứng khoán chỉ phản ánh cung cầu thuần tuý thì có thể sử dụng để ước lượng giá trị của doanh
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 32 nghiệp. Lúc này giá cả chứng khoán là sự đánh giá của thị trường về khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nguời ta bỏ tiền ra mua cổ phiếu là để đánh đổi lấy các khoản lợi tức do cổ phiếu của doanh nghiệp mang lại. n n n n i V i d i d i d V )1()1( ... )1()1( 2 21 0         o dn: cổ tức thu được hàng năm o Vn: giá trị bán lại cổ phiếu vào năm n Giả sử doanh nghiệp thu lợi nhuận là P hàng năm và dùng toàn bộ để chi trả cổ tức, ta có: n n n i V i P i P i P V )1()1( ... )1()1( 20         Cho n ta có: iP V i P i P V 11 0 0  Tỷ số P V0 được gọi là tỷ số giá lợi nhuận, viết tắt là PER, và bằng nghịch đảo của tỷ suất hiện tại hoá i: iP V PE 1 R 0  PER thể hiện mối tương quan giữa giá giao dịch cổ phiếu trên thị trường với số lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư.  Phương pháp xác định: Theo những nhận định trên, nếu thị trường chứng khoán là một thị trường hoàn hảo, PER phản ánh trung thực đáng tin cậy mối tương quan giữa giá trị
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 33 hợp lý của một cổ phần với số lợi nhuận của doanh nghiệp thì giá trị doanh nghiệp có thể tính qua: Giá trị doanh nghiệp = Lợi nhuận dự kiến đạt được * PER ( quá khứ) Trong đó, PER có thể là thông tin của những công ty lớn được công bố thường xuyên trên thị trường, là tỷ số trung bình của các doanh nghiệp cùng một lĩnh vực kinh doanh có chứng khoán giao dịch trên thị trường. Và PER kà con số của kỳ trước hay trong quá khứ. Thực tế là không có thị trường chứng khoán hoàn hảo hay thoả mãn các yêu cầu đề ra. Nhà đầu tư cũng không chỉ có khoản thu nhập là cổ tức, còn có chênh lệch giá…Do đó để phương pháp này đem lại hiệu quả cao hơn, các nhà kinh tế khuyến cáo nên sử dụng kết hợp các chỉ số khác ở những doanh nghiệp có chứng khoán giao dịch trên thị trường và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự.  Đánh giá: Hạn chế: - Thiếu cơ sở lý thuyết rõ ràng, mang nặng tính kinh nghiệm, do đó, thiếu tính thuyết phục: giá cả giao dịch là mức giá trả cho lợi nhuận từ doanh nghiệp, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố đầu cơ. Và vì vậy, giá trị tính được không có độ tin cậy cao. - Tỷ số PER của các doanh nghiệp khác nhau, ở doanh nghiệp này là 20, tức là được trả với giá gấp 20 lần, ở doanh nghiệp khác lại là 30. Và ta không lý giải được vì sao! - Phương pháp này không đưa ra được cơ sở để các nhà đầu tư phân tích, đánh giá về khả năng tăng trưởng và rủi ro tác động tới giá trị doanh nghiệp. Ưu điểm:
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 34 - Tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển, đây là một phương pháp định giá khá phổ biến. Tính phổ biến này là do nó cho phép ước lượng tương đối nhanh chóng giá trị doanh nghiệp, đảm bảo tính kịp thời trong việc ra quyết định của nhà đầu tư thiểu số trên thị trường cấp hai. - Bản chất của phương pháp này là sử dụng giá trị thị trường, so sánh trực tiếp để ước lượng giá trị doanh nghiệp. Đây hoàn toàn có thể là một phương pháp hiệu quả nếu thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, các yếu tố đầu cơ có thể giảm tới mức thấp nhất. 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp Mỗi phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp có những ưu và nhược điểm riêng, nhược điểm của phương pháp này có thể sẽ được bù đắp bởi ưu điểm của phương pháp khác. Trong thực tế, việc lựa chọn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện cụ thể. 1.3.1 Trình độ phát triển kinh tế của từng nước. Phương pháp tài sản thường được áp dụng phổ biến tại các nước mà có thị trường chứng khoán chưa phát triển mạnh mẽ như ở Việt nam, được dùng để xác định giá trị cho các doanh nghiệp ngoài dịch vụ. Tuy nhiên giá trị tài sản ròng của công ty dù được định giá chính xác đến đâu cũng chỉ thể hiện giá trị thanh lý của công ty, trong khi đó đối với người đầu tư mua cổ phiếu thì tương lai của cổ phiếu mới là điều đáng quan tâm hơn cả. Phương pháp dòng tiền được áp dụng phổ biến ở những nước mà thị trường chứng khoán phát triển, nơi có đầy đủ thông tin về lịch sử cũng như thông tin hiện tại và dự báo hợp lý về tình hình tài chính và rủi ro của doanh nghiệp. Hiện nay áp dụng công thức này ở Việt nam được nhiều người chấp nhận bởi giá cổ phiếu theo phương pháp này phản ánh được tương đối đầy đủ mọi mặt bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty so với các
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 35 phương pháp khác và đứng trên quan điểm của nhà đầu tư thì, ngoài việc tính toán phương pháp đơn giản, nó còn đáp ứng đúng suy nghĩ, nguyện vọng của họ khi đầu tư vào một doanh nghiệp. Tuy nhiên tại Việt Nam áp dụng công thức này có một số khó khăn làm cho việc ước tính nguồn thu trong tương lai của các công ty khó có thể chính xác như: tình hình môi trường kinh doanh có nhiều biến động; các doanh nghiệp Việt Nam chưa quen với việc lập kế hoạch kinh doanh dài hạn ,đặc biệt xa lạ với việc dự báo chi tiết luồng tiền dài hạn ra, vào các công ty… các chỉ số tài chính của ngành và nền kinh tế còn nhiều bất cập, không phản ánh đẩy đủ và chính xác. 1.3.2 Mục đích định giá Phương pháp chiết khấu dòng tiền áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư muốn đầu tư lâu dài vì các nhà đầu tư kì vọng vào thu nhập thu được trong tương lai của doanh nghiệp. Nếu người mua mua doanh nghiệp với mục đích đầu tư lâu dài thì sẽ quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai. Còn đối với người bán, nếu muốn tìm kiếm các khoản đầu tư dài hạn, muốn tìm đối tác chiến lược để tranh thủ sự đầu tư và ảnh hưởng của đối tác đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai thì đương nhiên sẽ quan tâm đến các yếu tố sinh lợi trong tương lai. Đối với ngân hàng, ngân hàng sẽ định giá doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền để xác định khả năng chi trả lãi, gốc cho ngân hàng. Tuy nhiên khi dòng thu nhập trong tương lai không đủ để chi trả lãi, gốc cho ngân hàng hoặc để thế chấp, cầm cố tài sản của doanh nghiệp, ngân hàng sẽ sử dụng phương pháp tài sản ròng hoặc phương pháp nào đó khác. Trong trường hợp người mua chỉ quan tâm đến doanh nghiệp với mục đích chỉ để bán những tài sản hiện có hoặc cả người bán, người mua đều không hề có ý định tiếp tục vận hành, đầu tư hoặc trong quá trình kinh doanh
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 36 doanh nghiệp không đem lại lợi nhuận thì không thể sử dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu. 1.3.3 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp Phương pháp dòng tiền thích hợp với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn thiết kế xây dựng, các ngành lĩnh vực phát triển công nghệ cao như phần mềm tin học, chuyển giao công nghệ... Đây là những doanh nghiệp có giá trị tài sản không đáng kể, nếu dùng phương pháp tài sản sẽ bộc lộ nhiều thiếu sót, không phản ánh đúng tiềm năng phát triển thực của doanh nghiệp. Ngược lại, đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, công nghiệp, thương mại… giá trị doanh nghiệp tập trung ở tài sản đồng thời bảng cân đối kế toán của những doanh nghiệp này phản ánh đầy đủ các hoạt động thì phương pháp tài sản là phương pháp thích hợp. Bên cạnh đó, phương pháp P/E là phương pháp tính toán nhanh và phù hợp với mọi loại hình công ty cổ phần. Phương pháp này phụ thuộc vào việc lựa chọn một hệ số P/E ngành hợp lý, tương đương với hệ số P/E của doanh nghiệp. Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp này mang tính chất tương đối do được suy ra từ hệ số P/E của ngành và P/E của các công ty tương đương. Do tính chất nhanh chóng và thuận tiện nên nó phù hợp với phân tích của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán hơn là dùng để xác định giá trị doanh nghiệp dùng cho mua bán, sát nhập, cổ phần hoá. Đối với những thị trường chứng khoán mới phát triển , chỉ số ngành nghề là chưa đủ nên rất khó áp dụng. Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố không chắc chắn trong tương lai, không có khả năng dự báo được chính xác kết quả hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định thì kết quả định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền sẽ không đáng tin cậy, người thực hiện định giá nên dùng phương pháp định giá theo tài sản hoặc một phương pháp khác.
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 37 Đối với những doanh nghiệp không chi trả cổ tức (hay D=0), áp dụng phương pháp chiết khấu cổ tức DDM là không thể thực hiện được do dòng cổ tức quy về hiện tại sẽ bằng 0. Thật ra việc không chi trả cổ tức nằm trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn giữ lại toàn bộ phần thu nhập của chủ sở hữu để thực hiện tái đầu tư sản xuất, điều này sẽ là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp. Do vậy đối với doanh nghiệp loại này tốt nhất phản ánh đúng chính xác giá trị thực doanh nghiệp và giá trị vốn chủ sở hữu là áp dụng phương pháp dòng tiền DCF. Dù thế nào thì xác định giá trị doanh nghiệp luôn phải dựa trên những quy định của luật phát do cơ quan thẩm quyền ban hành bởi vì nó phù hợp với chuẩn mực kế toán của từng quốc gia. Do vậy đây chỉ là cơ sở lý thuyết ban đầu để mỗi quốc gia sẽ tự xây dựng những cách thức xác định giá trị doanh nghiệp sao cho phù hợp với mức độ phát triển của thị trường chứng khoán và thị trường tài chính.
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 38 Chương 2: THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP TÀI SẢN TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY VVFC 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty cổ phần Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC) được chuyển đổi từ trung tâm Thẩm định giá-Bộ Tài chính, với hơn 12 năm kinh nghiệm hoạt động và là đơn vị Thẩm định giá đầu tiên được thành lập và hoạt động có uy tín nhât với số lượng Thẩm định viên về giá nhiều nhất tại Việt Nam Tên giao dịch bằng tiếng Việt CÔNG TY ĐỊNH GIÁ VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VIỆT NAM Tên giao dịch bằng tiếng Anh VIET NAM VALUATION AND FINANCE CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY (VVFC) Địa chỉ trụ sở chính Số 3 Thụy Khuê - Quận Tây Hồ - Hà Nội Điện thoại 080 44186, 080 43139, 04.8432171, 0422424092 Fax 04.8472271 (Văn phòng)/ 04.37281550 (Phòng Nghiệp vụ) 2.1.1Quá trình hình thành và phát triển: Được sự đồng ý của Thủ tướng chính phủ và Ban Tổ chức Chính Phủ, tháng 02 năm 1998 Trưởng Ban vật giá Chính Phủ quyết định thành lập Trung tâm Thẩm định giá tại Quyết định số 14/1998-QĐ-BVGCP.
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 39 Ngày 19 tháng 9 năm 2002, Thủ tướng chính phủ có quyết định số 122/2002/QĐ-TT sát nhập Ban Vật giá Chính phủ vào Bộ Tài chính. Ngày 25 tháng 7 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký quyết định số 122/2003/QĐ-BTC chuyển trung tâm thẩm định giá thành đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính. Thực hiện nghị định 101/2005/NĐ-CP về thẩm định giá và văn bản chỉ đạo của thủ tướng chính phủ, tháng 12/2007 trung tâm thẩm định giá-Bộ tài chính chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần Định giá Dịch vụ tài chính Việt Nam theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103021238 ngày 10/12/2007 do sở kế hoạch và đầu tư TP.Hà Nội cấp. 2.1.2. Hệ thống Chi nhánh và Văn phòng đại diện của VVFC: - Trung tâm Bất động sản và Đấu giá Quốc gia Địa chỉ: 03 Thụy Khuê, Phường Thuỵ Khuê, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội Điện thoại: 04.37281917- 37281918 Fax:08.8472271 - Chi nhánh Khu vực miền Nam: Địa chỉ: Lầu 7, 49 Pasteur, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh Điện thoại: 08.8218874, 08.9142930. Fax: 08.8218901 - Chi nhánh Khu vực Hải Phòng: Địa chỉ: 25 Nguyên Hồng, Phường Lam Sơn, Quận Lê Chân, Tp Hải Phòng. Điện thoại: 031.3715127 Fax: 031.3715129 - Chi nhánh Khu vực Miền Trung và Tây Nguyên: Địa chỉ 1: Số 6/1 Nguyễn Thiện Thuật, thành phố Nha Trang Điện thoại: 058 6250999/ 058 6250279, Fax 058 6252108 Địa chỉ 2: Số 280 Hoàng Diệu, phường Thành Công, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc.
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 40 Điện thoại: 0500.843.383 Fax : 0500.843.382 - Chi nhánh Khu vực Việt Bắc: Địa chỉ: 63 Đường Hoàng Văn Thụ, Tp. Thái Nguyên. Điện thoại: 0280.655285. Fax: 0280.655284 - Chi nhánh tại Phú Thọ Địa chỉ: Số 36 đường Kim Đồng, phường Gia Cẩm, Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Điện thoại: 0210.846533 Fax: 0210.846533 - Chi nhánh tại Thanh Hóa Địa chỉ: Tầng 4, Tòa Nhà VCCI, 597 Nguyễn Chí Thanh, TP. Thanh Hóa tỉnh Thanh Hòa Điện thoại: 0373.720.628 Fax: 0210.846533 - Văn phòng đại diện Khu vực Tây Bắc: Địa chỉ: Sở Tài chính Điện Biên, Phường Mường Thanh,Thành phố Điện Biên Điện thoại: 023.831615 Fax: 023.831615 - Văn phòng đại diện tại Quảng Ninh: Địa chỉ: 10 ngõ 35, đường Nguyễn Văn Cừ, tổ 10, khu 3, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Điện thoại/ fax : 033 3820358 - Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Địa chỉ: 249 Đường Trần Phú, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng Điện thoại: 0511.3565045 Fax: 0511.3565045 - Văn phòng đại diện tại Lạng Sơn :
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 41 Địa chỉ: Số 26, đường Lý Thái Tổ, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Điện thoại/ fax : (025)3719993/ (025)3719992 - Văn phòng đại diện tại Vũng Tàu Địa chỉ: 28 Trương Văn Bang, Vũng Tàu Điện thoại/fax: (064).3601212/(064).3574283 - Văn phòng đại diện tại Quảng Bình Địa chỉ: Số 3 Nguyễn Trãi, Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình Điện thoại/fax : (052).6500550/ (052).6273772 - Văn phòng đại diện tại Sơn La Địa chỉ: Số 116 Chu Văn Thịnh, TP. Sơn La, tỉnh Sơn La. Điện thoại: (022).3857 039 Fax : (022).3750 777 - Văn phòng đại diện tại Lào Cai Địa chỉ : Số 94 Duyên Hà, Phường Duyên Hải, TP.Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Điện thoại/ fax : (020) 3826 149 - Văn phòng đại diện tại Phú Yên Địa chỉ : Số 68 Trần Phú, Phường 2, TP.Tuy Hòa , Điện thoại/ fax : (057).3836 944 VVFC đang tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động, phát triển thông qua việc xúc tiến thành lập các Chi nhánh, Văn phòng đại diện tại các địa phương khác. Hiện nay, VVFC tham gia Ban chấp hành của Hội thẩm định giá Việt Nam (VVA), Chủ tịch HĐQT VVFC đồng thời là Phó chủ tịch thường trực Hội TĐG Việt Nam. VVFC còn là thành viên Hiệp hội Thẩm định giá ASEAN (AVA) và Uỷ ban Chuẩn mực quốc tế về thẩm định giá (IVSC) với tư cách là hội viên thông tấn.
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 42 Công ty CP Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam đã được Tổ chức Chứng nhận Chất lượng quốc tế của Vương quốc Anh (UKAS) cấp chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 vào tháng 10 năm 2005 và cấp lần 2 vào tháng 10 năm 2008. VVFC là đơn vị tư vấn tài chính duy nhất nhận danh hiệu “Cúp vàng chất lượng ISO” năm 2008 do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp. Năm 2009, VVFC được nhận cúp vàng “Doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam” và cúp vàng “Lãnh đạo xuất sắc” được phối hợp bởi 05 bộ và các tổ chức cùng phối hợp bình chọn và trao tặng. Đặc biệt , VVFC vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng 02 Huân chương Lao động hạng III (01 cho VVFC và 01 cho Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc) vì đã có thành tích xuất sắc góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Năm 2010, VVFC vinh dự nhận Cờ thi đua của Chính phủ đã hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác dẫn đầu phong trào thi đua năm 2009 của Bộ Tài chính. 2.2 CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CHÍNH: - Định Giá (thẩm định giá) các tài sản, hàng hoá và dự án (động sản, bất động sản) của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; - Đánh giá uy tín doanh nghiệp; - Định giá giá trị tài sản vô hình, giá trị thương hiệu, lợi thế kinh doanh; - Xác định giá trị doanh nghiệp; - Bán đấu giá tài sản, hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng; - Kinh doanh, môi giới kinh doanh tài sản (động sản, doanh nghiệp); - Tổ chức điều tra (trừ lĩnh vực Nhà nước cấm điều tra), nghiên cứu ứng dụng, hội thảo khoa học về xã hội, thị trường giá cả, định giá, kinh tế tài chính theo quy định của pháp luật;
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 43 - Xây dựng phương án xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hoá; - Tư vấn đầu tư, kinh doanh, mua – bán doanh nghiệp (không bao gồm tư vấn pháp luật và tài chính); - Tư vấn đấu giá tài sản; - Tư vấn marketing; - Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh. - Dịch vụ Giám định hàng hóa tài sản là Động sản, Bất động sản; - Dịch vụ tư vấn đấu thầu; Tư vấn dự án và lập dự án đầu tư; - Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức và đào tạo nhân lực trong lĩnh vực xây dựng; - Kinh doanh Bất động sản; - Dịch vụ Tư vấn, môi giới, quản lý Bất động sản; - Dịch vụ sàn giao dịch Bất động sản; - Định giá xây dựng;
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 44 2.3 Tổ chức Hệ thống của VVFC 2.3.1 Mô hình tổ chức hệ thống VVFC: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Phã Tæng gi¸m ®èc Ban kiÓm so¸t Phßng NV3 V¨n phßng Tµi chÝnh kÕ to¸n Phßng NV2 Phßng NV4 HÖ thèng C¸c Chi nh¸nh HÖ thèng C¸c VP §¹i diÖn Phã Tæng gi¸m ®èc TT B§S vµ ®Êu gi¸ quèc gia C¸c phßng kh¸c Tæng gi¸m ®èc Phßng NV1
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 45 2.3.2 Một số lĩnh vực hoạt động chính 2.3.2.1 Dịchvụ Định giá doanh nghiệp, đánh giá uy tín doanh nghiệp: Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính, xu hướng toàn cầu hoa đang diễn ra sôi động ở các cấp độ khác nhau, cùng với trào lưu hợp nhất, sát nhập, thôn tính, tiếp quản…….thì xác định giá trị doanh nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nó cung cấp bức tranh tổng quát về giá trị của một doanh nghiệp, là cơ sở quan trọng phục vụ cho quá trình đưa ra quyết định đầu tư, tín dụng, mua bán doanh nghiệp, cổ phần hóa…….. VVFC là một trong số các đơn vị được Bộ Tài chính công nhận đầu tiên đủ điều kiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp theo thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ. Đến nay, VVFC tiếp tục được Bộ Tài chính lựa chọn đủ điều kiện cung cấp dịch vụ định giá doanh nghiệp hàng năm phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện lựa chọn rất ngheiem ngặt tại quyết định số 100/2007/QĐ-BTC ngày 6/12/2007 của Bộ Tài chính. VVFC đã thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp cho hàng trăm doanh nghiệp nhằm mục đích cổ phần hóa, sát nhập, mua bán doanh nghiệp, xác định năng lực tài chính bảo đảm vốn vay ngân hàng, danh sách các đơn vị đại diện đã được VVFC cung cáp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và đánh giá năng lực doanh nghiệp như Phụ lục kèm theo. Ngoài ra VVFC còncung cấp dịch vụ tư vấn cổ phần hóa trọn gói: VVFC tư vấn xây dựng phương án cổ phần hóa cho hàng chục đơn vị ( lựa chọn phương pháp, hình thức, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với điều kiện doanh ngheịep và các văn bản hướng dẫn có liên quan ), tư vấn chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ tài liệu ( về thành lập doanh nghiệp, tài sản, công nợ, báo cáo tài chính…), tư vấn kiểm kê phân loại tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn lập phương án cổ phần hóa ( giới thiệu công ty,
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 46 đánh giá thực trạng công ty, phương án sắp xếp lại lao động, phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3-5 năm tiếp theo, tư vấn phương án cổ phần hóa), tư vấn xây dựng Điều lệ Công ty cổ phần, tổ chức Hội nghị công nhân viên chức, tư vấn bán cổ phần lần đầu…. Trong 5 năm kể từ khi được công nhận đủ điều kiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, VVFC đã cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp cho nhiều Tập đoàn, Tổng công ty 91, 90 và UBND các tỉnh, TP. Đặc biệt, VVFC đã và đang tham gia xác định giá trị doanh nghiệp một số Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước như: Tổng công ty xăng dầu petrolimex ( Tổng công ty 91); Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam; Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng ( VIGLACERA) ( Tổng công ty 90); Tổng công ty Giấy Việt Nam ( Tổng công ty 91); Tổng công ty Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam ( VIWASEEN); Ngân hàng Công Thương Việt Nam; Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng ( BDCC); Công ty Thông tin Di động (VMS) thuộc tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)… Danh sách khách hàng tiêu biểu đã được VVFC cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp như phụ lục kèm theo. Ngoài ra, VVFC còn cung cấp dịch vụ tư vấn cổ phần hóa trọn gói: - Tư vấn chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ tài liệu ( về thành lập doanh nghiệp, tài sản, công nợ, báo cáo tài chính….) để cổ phần hóa. - Tư vấn kiểm kê phân loại tài sản, tư vấn xử lý tài chính. - Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp. - Tư vấn phương án cổ phần hóa ( giới thiệu công ty, đánh giá thực trạng công ty, phương án sắp xếp lại lao động, phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3-5 năm tiếp theo, tư vấn phương án cổ phần hóa). - Tư vấn xây dựng Điều lệ công ty cổ phần, tổ chức Hội nghị công nhân viên chức, tư vấn bán đấu giá bán cổ phần lần đầu (IPO).
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 47 Các thẩm định viên về giá, kế toán viên, chuyên gia tài chính kinh tế- kỹ thuật của VVFC có các chứng chỉ về chứng khoán, định giá và môi giới bất động sản, định giá xây dựng, am hiểu về tài chính, kỹ thuật và có khả năng phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm cung cấp dịch vụ định giá doanh nghiệp tốt nhất. Sự kết hợp cùng một lúc hai chức năng xác định giá trị doanh nghiệp và thẩm định giá tài sản tại VVFC làm cho khách hàng thuận lợi nhất khi lựa chọn VVFC là nhà cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa theo quy định của nhà nước. 2.3.2.2 Dịch vụ Thẩm định giá Bất động sản: Dịch vụ thẩm định giá Bất động sản là một trong những hoạt động chính của VVFC chiếm 60% giá trị thẩm định giá hàng năm. Cùng với đà tăng trưởng kinh tế, nhu cầu thẩm định giá bất động sản ngày càng đa dạng: - Thẩm định giá bất động sản phục vụ mục đích đàm phán chuyển nhượng; - Phục vụ mục đích thế chấp vay vốn; - Phục vụ mục đích góp vốn liên doanh; - Phục vụ mục đích tư pháp; - Phục vụ mục đích xác định giá trị tài sản để chuyển đổi từ công ty TNHH sang công ty cổ phần; - Phục vụ mục đích cổ phần hóa doanh nghiệp. - Phục vụ mục đích cho chính quyền địa phương thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. - Phục vụ mục đích chứng minh năng lực tài chính. - Phục vụ mục đích đền bù giải tỏa mặt bằng, hỗ trợ di dời.
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 48 Hiện nay, theo xu hướng quốc tế, các giao dịch bất động sản đều được một tổ chức tư vấn độc lập tư vấn thẩm định giá để đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong quá trình chuyển nhượng, góp vốn. Công ty có đội ngũ chuyên gia am hiểu thị trường bất động sản, có khả năng phân tích, đánh giá các động thái của thị trường, kết hợp với các chuyên gia về đầu tư xây dựng, VVFC có thể đưa ra một báo cáo tổng thể không những chỉ về giá trị tài sản thẩm định giá, mà cả tình hình bất động sản toàn khu vực nói chung tại các thời kỳ trước, trong và sau thời điểm thẩm định giá, cũng như xu hướng biến động của tài sản thẩm định giá trong tương lai. 2.3.2.3 Dịch vụ thẩm định giá Động sản và tài sản vô hình: Tài sản là máy, thiết bị được đầu tư mua sắm, nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước…. Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, máy thiết bị thay đổi nhanh chóng về kiểu mẫu, hình dáng, tiêu chuẩn kỹ thuật, về chức năng… sản xuất từ nhiều hãng, nhiều nước khác nhau do đó mức giá hình thành cũng khác nhau. Điều này dẫn đến nhu cầu thẩm định giá không chỉ lớn về số lượng mà còn rất đa dạng, đòi hỏi các Thẩm định viên về máy, thiết bị của VVFC phải có kiến thức, kinh nghiệm và có trình độ hiểu biết về máy, thiết bị và không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức bắt kịp với trình độ phát triển về khoa học kỹ thuật tiên tiến. Vì vậy, hầu hết các kết quả thẩm định giá đã được khách hàng tin tưởng và chấp nhận. Chúng tôi đã thực hiện thẩm định giá trong các lĩnh vực như: Thiết bị y tế, thiết bị khoa học, thiết bị giáo dục, thiết bị phát thanh truyền hình, thiết bị văn hóa, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị mạng và phần mềm tin học, thiết bị nội thất, vật tư và thiết bị xây dựng, thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiết bị phát hành thẻ, hệ điều khiển lò hạt nhân, hệ thống kiểm tra an toàn bức xạ hạt nhân, tài sản vô hình, thương hiệu……
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 49 Riêng đối với việc Thẩm định giá thiết bị và phần mềm tin học ngành tài chính ngân hàng, thời gian qua VVFC đã thực hiện rất nhiều hợp đồng thẩm định giá cho nhiều dự án mua sắm mới, đầu tư, nâng cấp hiện đại hóa tin học cho các đơn vị như : Ngân hàng nhà nước, ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Hải Quan…. Chi tiết phụ lục kèm theo. Địa điểm thẩm định giá của VVFC không những tại Việt Nam mà cả ngoài lãnh thổ Việt Nam, VVFC đã thực hiện thẩm định giá tài sản cho các tổ chức quốc tế như: Nhà máy đóng tàu Amur Shirbulding- Nga, Công ty Bất động sản Gamuda-Malaysia, Công ty Plastic Chemical- Thái Lan; Tập đoàn Marubeni- Nhật Bản, Công ty Siam Steet Việt Nam- tại Trung Quốc, Tập đoàn Z-TE-Trung Quốc, Công ty Thép Trung Việt- Trung Quốc… 2.3.2.4 Dịch vụ kinh doanh, sàn giao dịch BĐS và Bán Đấu giá tài sản: Trung tâm Bất động sản và Đấu giá Quốc gia (NRA) là đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần định giá và dịch vụ Tài chính Việt Nam ( VVFC ), có con dấu và tài khoản riêng. Các dịch vụ chính của Trung tâm Đấu giá và Dịch vụ Tài chính Quốc gia là: Quản l ý và điều hành sàn giao dịch BĐS, Môi giới BĐS, Quảng cáo BĐS, Định giá BĐS, Thẩm định giá Tài sản, Tư vấn cho khách hàng về BĐS, Tư vấn đấu giá, Tư vấn đấu thầu, bán cổ phiếu phát hành lần đầu ( IPO). Thực hiện Luật Kinh doanh BĐS, dịch vụ sàn giao dịch BĐS hợp chuẩn của VVFC đã và đang có uy tín trong thị trường BĐS lành mạnh của Việt Nam. VVFC đã và sẽ là nhà môi giới, quản lý chuyên nghiệp các dự án BĐS tại các thành phố lớn trong cả nước như Hà Nội, HCM, Hải Phòng, Nha Trang……. Trong thời gian qua, Trung tâm Bất Động Sản và Đấu giá Quốc gia đã thực hiện rất nhiều phiên đấu giá lớn trong các lĩnh vực như bán cổ phần lần đầu, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá tài sản thanh lý, đấu giá tài sản xử
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Nguyễn thị thủy CQ:45/16.01 50 lý rủi ro…. Cho các cơ quan như: Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng công ty Hàng Không việt Nam, Văn phòng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Ban Quản lý dự án Trung ương, Dự án Thủy lợi; Viện kkhoa học và xã hội Việt Nam; Sở tài nguyên môi trường thành phố Hà nội; Tổng công ty đường sắt Việt Nam; Tổng công ty xây dựng đường thủy; Cục dự trữ Quốc gia; Công ty Bảo hiểm Bảo Việt; Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV); thi hành án dân sự… Trung tâm ngày càng nhận được sự tín nhiệm cao của khách hàng trong cả nước, tài sản đấu giá ngày càng đa dạng và phong phú như: Quyền sử dụng đất, nhà cửa vật kiến trúc, nhà máy, mỏ quặng, dây chuyền sản xuất, tàu trọng tải lớn, phương tiện vận tải, cho đến gạo thóc dự trữ quốc gia. Thực hiện thành công IPO cho Xí Nghiệp sản xuất phốt pho vàng thuộc công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam. Phần lớn các cuộc ủy quyền bán đấu giá đều thành công và đạt được mức giá kỳ vọng. 2.3.2.5 Các dịch vụ khác: VVFC là đơn vị hàng đào tạo kiến thức chuyên ngành về Thẩm định giá tài sản và Định giá bất động sản môi giới BĐS và điều hành sàn giao dịch BĐS, kết hợp lý thuyết và thực tiễn hoạt động. Tính đến hết tháng 06/2009 VVFC đã đào tạo gần 20 khóa học được hơn 1.000 học viên TĐG và 24 khóa với hơn 2.000 học viên Môi giới, Định giá, Quản lý và điều hành sàn giao dịch BĐS. Bên cạnh các dịch vụ nói trên, VVFC còn tham gia thực hiện tổ chức thu thập, xử lý, cung cấp thông tin và tư vấn về thị trường về giá đất, bất động sản, động sản theo đề nghị của khách hàng; nghiên cứu khoa học về định giá, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, tài sản sở hữu trí tuệ, kinh tế thị trường giá cả; tham gia với các bộ xây dựng hệ thông văn bản pháp luật chuyên ngành, tổ chức hội thảo; phổ biến kiến thức; nâng cao trình độ về nghiệp vụ