SlideShare a Scribd company logo
1 of 49
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
1.1. Hòa giải ở cơ sở trong hệ thống các phƣơng thức giải quyết tranh chấp
và sự cần thiết giải quyết các tranh chấp, xích mích trong cộng đồng bằng
hòa giải
Trong xã hội, mỗi con người là một cá thể độc lập. Tuy nhiên, C. Mác cho
rằng, bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Trong đời
sống xã hội, mối quan hệ giữa con người với con người rất đa dạng, phong phú,
bao gồm tổng hòa các mối quan hệ xã hội: quan hệ giữa các thành viên trong
gia đình (quan hệ vợ chồng, ông bà, bố mẹ, con cái, anh chị em...), quan hệ giữa
các thành viên trong môi trường giáo dục: quan hệ thầy trò; quan hệ của những
nhóm người trong xã hội: quan hệ đồng nghiệp, quan hệ bạn bè, quan hệ đồng
hương... Các quan hệ này có thể hình thành dưới nhiều góc độ khác nhau như
quan hệ huyết thống được pháp luật quy định (quan hệ gia đình), các quan quan
hệ xã hội khác được hình thành và chi phối bởi các quy phạm đạo đức xã hội
và được tồn tại dưới hình thức khác nhau.
Thực tiễn cho thấy, qua các giai đoạn, qua các thời kỳ lịch sử, trong xã
hội, tồn tại và phổ biến là những quan hệ xã hội tốt đẹp, lành mạnh. Chính
những quan hệ tốt đẹp, lành mạnh đó là nền tảng, là cơ sở, là động lực cho việc
xây dựng lối sống văn hóa, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Tuy nhiên,
bên cạnh những quan hệ tốt đẹp kể trên, còn tồn tại những mối quan hệ không
lành mạnh, tiêu cực, lệch chuẩn, những quan hệ bị biến dạng theo chiều hướng
xấu, thậm chí đi ngược lại với lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. Những
quan hệ đó có thể là những nguyên nhân trực tiếp nảy sinh những hiện tượng
tiêu cực trong xã hội như những tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật thậm chí là
hành vi phạm tội.
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước hòa mình vào trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế, đa dạng hóa các mối quan hệ, chủ động xây dựng kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những thành tựu, kết
quả trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội mà nền kinh tế
thị trường mang lại, sự phát triển của đời sống xã hội trên các lĩnh vực cũng
kéo theo những hạn chế, tiêu cực và những mặt trái của nó: sự xung đột về lợi
ích, sự xuống cấp về đạo đức, lối sống thực dụng...
Chính những yếu tố đó đã trực tiếp hoặc gián tiếp làm ảnh hưởng, biến
dạng những quan hệ truyền thống tốt đẹp vốn có của dân tộc ta. Trong một
chừng mực nào đó, ở những hoàn cảnh cụ thể, quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình, dòng tộc, thầy trò, bạn bè... cũng có những xáo trộn nhất định,
bị chi phối bởi những yếu tố về lợi ích, quan điểm khác nhau, hay có thể gọi
chung là những xung đột xã hội nhỏ.
Như vậy, xung đột xã hội là sự biểu hiện của những mâu thuẫn xã hội
khách quan hoặc chủ quan phản ánh sự đối lập giữa những người đại diện của
chúng. Các xung đột xã hội được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau,
trong đó có các tranh chấp, xích mích ở cộng đồng dân cư. Những va chạm,
xích mích giữa các thành viên trong gia đình, trong cộng đồng là điều không
thể tránh khỏi, có điều kiện nảy sinh tồn tại thậm chí phát triển. Có thể là mâu
thuẫn ngay giữa các thành viên trong gia đình, giữa hai hay nhiều hộ gia đình,
có khi là mâu thuẫn giữa một dòng họ, một dòng tộc, xóm này với xóm kia,
mâu thuẫn giữa làng với làng... Mâu thuẫn đó xảy ra khá đa dạng, phong phú
trên các lĩnh vực kinh tế, dân sự, hôn nhân và gia đình.
Những mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp này dù là nhỏ nhưng nếu không
có biện pháp giải quyết sẽ gây mất ổn định xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển
của xã hội. Khi xung đột xã hội xảy ra có rất nhiều phương thức để giải quyết.
Để giữ gìn trật tự xã hội, việc giải quyết xung đột có thể được tiến
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hành theo năm phương pháp: giải quyết bằng sự tác động của dư luận xã hội,
thông qua hòa giải, giải quyết bằng các phán quyết của trọng tài, bằng quyết
định của cơ quan hành chính và thông qua cách giải quyết của tòa án.
Hòa giải là một trong những phương thức có hiệu quả để giải quyết các
xung đột đó. Thực tế cho thấy, không thể tránh được xung đột xã hội, nhưng
cần thiết phải hạn chế và tránh được những thiệt hại mà xung đột xã hội mang
lại do không được kiểm soát. Hiện nay, ở nước ta có nhiều hình thức hòa giải
với phạm vi, đối tượng, phương pháp, trình tự thủ tục...tiến hành hòa giải khác
nhau như hòa giải tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, hôn
nhân và gia đình, hòa giải các tranh chấp lao động, hòa giải bằng trọng tài kinh
tế, hòa giải ở cơ sở, hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các xã,
phường, thị trấn theo Luật Đất đai, kể cả thỏa thuận trong tố tụng hành chính
và tố tụng dân sự cũng được coi là một biểu hiện của hòa giải.
Hòa giải trong tố tụng dân sự của Tòa án là thủ tục bắt buộc trong quá
trình giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại, lao động. Trong
quá trình giải quyết vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để giúp các đương sự thỏa
thuận với nhau trừ những trường hợp pháp luật quy định không được hòa gải.
Khi không hòa giải được hoặc hòa giải không thành Tòa án mới đưa vụ án ra
xét xử. Trường hợp các bên đương sự thống nhất thỏa thuận với nhau về vấn
đề phải giải quyết trong vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Hết thời
hạn bẩy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự
nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó, thì về nguyên tắc chung Tòa án sẽ ra
quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định này có hiệu
lực pháp luật ngay tại thời điểm ký.
Theo quy định của pháp luật, đối với các ngành luật như dân sự, kinh tế,
lao động, hôn nhân và gia đình, đất đai...hòa giải đều được coi là một nguyên
tắc, một thủ tục bắt buộc khi giải quyết tranh chấp. Theo Điều 12 Bộ luật Dân
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sự quy định về nguyên tắc hòa giải như sau: “Trong quan hệ dân sự, việc hòa
giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích.
Không ai được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực khi tham gia quan hệ dân
sự, giải quyết các tranh chấp dân sự” [42].
Dưới góc độ của Luật hình thức, hòa giải là thủ tục bắt buộc thể hiện thông
qua trách nhiệm hòa giải thuộc về Tòa án. Đây cũng là một nguyên tắc được
quy định tại Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự (được Quốc hội khóa XI, kỳ họp
thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004): “Tòa án có trách nhiệm tiến hành
hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc
giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này” [41].
Hòa giải là hoạt động của Tòa án khi tiến hành giải quyết vụ kiện dân sự.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 180 Bộ luật Tố tụng dân sự, hòa giải là thủ tục
bắt buộc ở thời điểm trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm để giải quyết vụ án
dân sự. Tuy nhiên, không phải tất cả các vụ án Dân sự tòa án đều phải tiến hành
hòa giải. Theo quy định của Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án
không tiến hành thủ tục hòa giải đối với những vụ việc mà nếu hòa giải sẽ trái
với mục đích xét xử của vụ án đó. Đó là những vụ việc được quy định tại Điều
181 Bộ luật Tố tụng dân sự như yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản
của Nhà nước, những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc
trái đạo đức xã hội.
Trong Tố tụng hình sự cũng có những quy định gần với hòa giải. Khoản
1, Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định:
Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều
104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật
Hình sự được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại
diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có
nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất [40].
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Như vậy, không phải mọi trường hợp phạm vào các tội nêu trong điều luật
nói trên đều bị khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Theo quy định, chỉ được
áp dụng việc khởi tố theo yêu cầu của người bị hại trong trường hợp hành vi
phạm tội được nói đến ở khoản 1 của các điều nói trên. Điều đó có nghĩa là việc
khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại chỉ áp dụng trong trường hợp hành
vi phạm tội xảy ra ở mức độ nguy hiểm thấp nhất cho xã hội, tội phạm ít nghiêm
trọng, không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Và khi người bị hại
không yêu cầu khởi tố hoặc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo quy định của
Bộ luật Tố tụng hình sự, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Tòa án nhân dân không
tiếp tục tiến hành tố tụng và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý
vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật thì có thể tự dàn xếp với nhau.
Hòa giải trong tố trụng trọng tài, trong quá trình giải quyết tranh chấp tại
trọng tài, các bên tranh chấp có thể thương lượng, tự hòa giải hoặc đề nghị trọng
tài giúp các bên hòa giải. Trọng tài cũng có thể chủ động tự mình tiến hành hòa
giải các bên. Nếu các bên thông qua hòa giải mà giải quyết tranh chấp thì có thể
yêu cầu trọng tài viên xác nhận sự thỏa thuận đó bằng văn bản, lập biên bản hòa
giải thành và công nhận sự thỏa thuận của các bên. Văn bản này có giá trị như
quyết định trọng tài, có hiệu lực thi hành, không bị kháng cáo.
Hòa giải tranh chấp lao động được Hội đồng trọng tài lao động hoặc Hòa
giải viên lao động của cơ quan lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh tiến hành khi có tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền
lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao
động, thỏa ước lao động tập thể và trong quá trình học nghề giữa người lao
động và người sử dụng lao động.
Hòa giải tranh chấp đất đai được tiến hành bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi có đất tranh chấp. Việc hòa giải này được thực hiện khi nhận được
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đơn của một hoặc hai bên tranh chấp và thời hạn giải quyết không quá 45 ngày
kể từ ngày nhận được đơn, việc hòa giải phải được lập thành văn bản có xác
nhận hòa giải thành hoặc không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Hòa giải
tại Ủy ban nhân dân cấp xã là thủ tục bắt buộc được quy định trong Luật Đất
đai năm 2013, trước khi các bên tranh chấp khỏi kiện ra Tòa án hoặc giải quyết
bởi cơ quan có thẩm quyền
Khác với các loại hình hòa giải nêu trên, hòa giải ở cơ sở không có yếu tố
“tư pháp”, tức là không có sự tham gia của Tòa án mà được thực hiện thông
qua hoạt động của Tổ hòa giải. Pháp luật về hòa giải hiện nay không quy định
về thời hạn tiến hành hòa giải tranh chấp do các Tổ hòa giải tiến hành như các
loại hình hòa giải khác, vì vậy, việc hòa giải chỉ kết thúc khi các bên đạt được
kết quả hòa giải và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó. Khác với các loại hình
hòa giải ở trên, hòa giải ở cơ sở không bắt buộc phải lập thành văn bản. Theo
quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở hiện nay, việc có lập thành văn bản
hay không do các bên tự nguyên, không có giá trị bắt buộc phải thực hiện như
bản án của tòa án, phán quyết trọng tài, biên bản hòa giải tranh chấp đất đai hay
quyết định giải quyết của cơ quan hành chính mà chỉ như một sự ghi nhận thỏa
thuận mang tính đạo lý giữa người với người. Đây là một hình thức giải quyết
rất hiệu quả và đang ngày càng khẳng định được vai trò của nó trong đời sống
xã hội. Góp phần vào việc củng cố khối đại đoàn kết trong cộng đồng, tiết kiệm
thời gian, chi phí cho nhà nước và của nhân dân.
1.2. Khái niệm và đặc điểm cơ bản của hòa giải ở cơ sở:
1.2.1. Khái niệm hòa giải ở cơ sở
Hòa giải ở cơ sở là một hình thức của hòa giải. Vì vậy, để tìm hiểu về hòa
giải ở cơ sở trước hết cần tìm hiểu khái niệm về hòa giải nói chung. Tùy theo
cách tiếp cận phù hợp với từng loại hình hòa giải mà có nhiều quan niệm khác
nhau về hòa giải.
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trong khoa học cũng như trong thực tiễn có nhiều quan niệm khác nhau
về hòa giải tùy theo cách tiếp cận phù hợp với từng loại hình hòa giải. Một số
luật gia cho rằng hòa giải là chế định pháp luật về hòa giải, coi hòa giải như
một nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh tế, lao động của Tòa án. Còn các nhà thực tiễn coi hòa giải là những
hành vi thuyết phục các bên tranh chấp xóa bỏ những tranh chấp, mâu thuẫn,
bất đồng.
Trên thế giới có nhiều quan niệm về hòa giải. Theo từ điển thuật ngữ của
ILO/EASMAT về quan hệ lao động và các vấn đề liên quan coi “Hòa giải là
sự tiếp nối của quá trình thương lượng trong đó các bên cố gắng làm điều hòa
những ý kiến bất đồng. Bên thứ ba đóng vai trò người trung gian hoàn toàn độc
lập với hai bên...không có quyền ắp đặt..., hành động như một người môi giới,
giúp hai bên ngồi lại với nhau và tìm cách đưa các bên tranh chấp tới những
điểm mà họ có thể thỏa thuận được” [33].
Theo hiệp hội hòa giải Hoa Kỳ thì: “Hòa giải là một quá trình, trong đó bên
thứ ba giúp hai bên tranh chấp ngồi lại với nhau để cùng giải quyết vấn đề của
họ”[33]. Theo quan niệm này, người hòa giải không tham gia vào quá trình hoặc
việc thỏa thuận các giải pháp. Vai trò chủ yếu của người hòa giải là người trung
gian giúp cho hai bên tranh chấp tự nguyện ngồi lại với nhau, tạo điều kiện cho họ
duy trì đối thoại và thương lượng giải quyết mâu thuẫn, bất đồng.
Điều 3 Chỉ thị số 2008/52/UC của Liên minh Châu Âu ngày 21 tháng 5
năm 2008 về một số khía cạnh của hòa giải vụ việc dân sự, thương mại định
nghĩa: “Hòa giải là một quy trình có tổ chức, bất kể dưới tên gọi là gì, trong
đó hai hay nhiều bên tranh chấp cố gắng đạt được thỏa thuận dàn xếp tranh
chấp một cách tự nguyện với sự giúp đỡ của Hòa giải viên” [52].
Theo từ điển Luật học của Pháp định nghĩa: “Hòa giải là phương thức giải
quyết tranh chấp với sự giúp đỡ của người trung gian thứ ba (Hòa giải
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
viên) để giúp đỡ các bên đề nghị giải quyết một cách thân thiện” [33].
Trong Luật Hòa giải nhân dân Trung Hoa, thuận ngữ “Hòa giải nhân dân”
là quá trình một hòa giải nhân dân thuyết phục các bên liên quan đến một mâu
thuẫn đạt được một sự thỏa thuận hòa giải trên cơ sở thương lượng bình đẳng
và tự do ý chí và mang lại một kết quả là giải quyết mâu thuẫn giữa các bên.
Mặc dù các định nghĩa trên đây có một số điểm khác nhau, nhưng đều có
điểm chung thể hiện bản chất, đặc trưng của hòa giải, đó là một phương thức
giải quyết tranh chấp có sự tham gia của một bên thứ ba trung gian với vai trò
thúc đẩy, giúp đỡ các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận mang tính tự nguyện
về giải quyết tranh chấp mà không ra quyết định buộc các bên tranh chấp phải
thi hành.
Theo Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 1995 thì
“Hòa giải được hiểu là hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột
hoặc xích mích một cách ổn thỏa” [54]. Quan niệm này nêu lên phương thức
và mục đích của hòa giải nhưng chưa khái quát được bản chất, nội dung và các
yếu tố cấu thành các loại hình hòa giải.
Theo Từ điển Luật học do Nhà xuất bản Tư pháp, Nhà xuất bản Từ điển
Bách Khoa và Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp xuất bản năm
2006 thì “Hòa giải là thuyết phục các bên tranh chấp tự giải quyết tranh chấp
của mình một cách ổn thỏa” [53].
Như vậy, trên thế giới cũng như trong nước, về phương diện lý luận cũng
như trong thực tiễn có rất nhiều quan niệm về hòa giải. Dựa trên những quan
niệm vê hòa giải ở trên cũng như qua thực tiễn hoạt động hòa giải, có thể khái
quát được đặc trưng hòa giải cụ thể như sau: hòa giải là hình thức giải quyết
tranh chấp giữa các bên, trong đó có sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian.
Bên thứ ba này đóng vai trò giúp đỡ, khuyến khích, thúc đẩy các bên
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tranh chấp đạt được sự thỏa thuận, không áp đặt ý chí của mình lên sự thỏa
thuận của hai bên tranh chấp mà chỉ giải thích, thuyết phục, giúp hai bên đạt
được sự thỏa thuận, chấm dứt bất đồng, mâu thuẫn. Sự thỏa thuận đó của hai
bên - Chủ thể của tranh chấp, mâu thuẫn là kết quả được hình thành trên cơ sở
nguyên tắc tự nguyện của mỗi bên, phù hợp với quy định của pháp luật và đạo
đức xã hội.
Trên thực tế cả trong lý luận cũng như trong thực tiến, các luật gia cho rằng
khó có thể đưa ra một khái niệm hòa giải chung cho tất cả các loại hình hòa giải
trong đời sống xã hội vì mỗi loại hình hòa giải đều có đối tượng là các tranh chấp
có tính chất, đặc trưng riêng của mình; trình tự, thủ tục tiến hành hòa gải, chủ thể
tham gia quan hệ hòa giải của mỗi loại hình hòa giải cũng khác nhau, mặc dù các
loại hình hòa giải cũng có một số đặc trưng chung giống nhau.
Tuy nhiên, từ đặc trưng được rút ra ở trên, có thể đưa ra khái niệm về hòa
giải như sau: Hòa giải là một quá trình giải quyết những bất đồng, tranh chấp
giữa các bên, quá trình đó có sự tham gia của bên thứ ba với vai trò trung lập,
giúp các bên đạt được sự thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật, đạo
đức xã hội và tự nguyện thực hiện những thỏa thuận đó.
Hiện nay, ở nước ta có nhiều hình thức hòa giải khác nhau như: Hòa giải
tại Tòa án, Hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã, hòa giải lao
động, hòa giải trọng tài, hòa giải ở cơ sở. Để giữ gìn quan hệ lâu bền, trong mọi
trường hợp hòa giải vẫn được xem là phương án tối ưu để giải quyết xích mích,
mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân....Hòa giải ở cơ
sở là một hình thức của hòa giải đã tồn tại và trở thành truyền thống đạo lý của
dân tộc Việt Nam.
Xã hội cổ truyền Việt Nam được mở rộng theo công thức Nhà - Làng -
Nước: nhiều gia đình gắn kết lại thành làng, rồi các làng liên kết lại thành nước.
Làng là đơn vị cơ sở cấu thành nên quốc gia, nó mang tính khép kín, tự
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
quản rất cao do đặc thù của nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp. “Trong các
làng xã cổ truyền, cả cuộc đời người nông dân quen sống với các mối quan hệ
xóm giềng, huyết thống ràng buôc nhau một cách bền chặt” [22]. Vì vậy, người
Việt rất coi trọng tình làng nghĩa xóm. Tình cảm này gắn kết họ từ khi sinh ra
đến khi từ giã cõi đời. Chính tình làng, nghĩa xóm đã nuôi dưỡng, đùm bọc, chở
che cho họ trước những khó khăn, hoạn nạn, thiên tai, địch họa.
Thêm vào đó, nền kinh tế nông nghiệp lúa nước với nhu cầu làm thủy lợi,
đắp đê, chống lụt cùng với nguy cơ chống giặc ngoại xâm luôn đe dọa đã hình
thành lối sống cộng đồng, cố kết, truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái
trong ý thức của người Việt cổ. Họ nhận thức được rằng, chỉ có sức mạnh đoàn
kết cộng đồng mới có thể đánh bại được thiên tai, địch họa để tồn tại và phát
triển.
Chính từ nhu cầu đoàn kết vì sự tồn tại, phát triển của cá nhân và cộng
đồng, một đạo lý sống, một phương châm sống đã hình thành và tồn tại trong
quan hệ giữa người với người, đó là “ một điều nhịn là chín điều lành”, “chín
bỏ làm mười”, “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, “một điều nhịn, chín điều
lành”, “chín bỏ làm mười”... Đạo lý, phương châm sống ấy đã hình thành cách
ứng xử đẩy bao dung, nhường nhịn, thân ái, nhân văn khi có mâu thuẫn, xích
mích, tranh chấp về quyền và lợi ích giữa các thành viên trong gia đình, dòng
họ, hàng xóm láng giềng. Trong gia đình, đó là “ đóng cửa bảo nhau”, giữa
hoàng xóm thì “tối lửa tắt đèn có nhau”...
Lịch sử cho thấy, trong một cộng đồng làng xã khép kín, người Việt có
thói quen ứng xử theo đạo đức, phong tục tập quán hơn là theo pháp luật, rất
ngại kiện tụng. Họ không sợ đao to búa lơn mà lại e dè sức mạnh của dư luận
xã hội.
Hành vi của cá nhân con người cũng như các mối quan hệ xã
hội của họ luôn chịu sự kiểm soát từ hai phía: dư luận xã hội và
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
lương tâm cá nhân. Người Việt vốn trọng danh dự. Lối sống trong
danh dự đó đã dẫn đến “cơ chế tin đồn”, tạo nên dự luận xã hội như
một thứ vũ khí lợi hại bậc nhất của cộng đồng để duy trì sự ổn định,
đặc biệt là ở buôn làng. Nhà văn Lê Lựu cũng đã viết trong cuốn tiểu
thuyết “Thời xa vắng” của mình rằng: Người ta chỉ dám dựa theo dư
luận mà sống chứ ai dám giẫm lên dư luận mà đi theo ý mình...[49,
tr. 12].
Để giữ gìn quan hệ trong cộng đồng, trong mọi trường hợp, hòa giải vẫn
được xem là phương án tối ưu khi mà trong ý thức, tâm lý của người phương
Đông nói chung, của người Việt Nam nói riêng việc giải quyết tranh chấp, xích
mích và việc việc đến chốn công đường là việc làm bất đắc dĩ. Vì vậy, nhiều
trường hợp, người ta thường dĩ hòa vi quý, hòa giải được xem là phương án tối
ưu. Đây là tiền đề rất quan trọng của việc tồn tại ý thức hòa giải trong tâm lý
của người Việt.
Dưới một góc độ tiếp cận khác, từ những văn bản pháp luật cũng có những
quy định về hòa giải ở cơ sở.
Điều 127 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Ở cơ sở thành lập các tổ chức
thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp
nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật”[39]. Trên cơ sở quy định này
của Hiến pháp, ngày 25/12/1998 Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh
về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở và tại Điều 1 quy định:
Hòa giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các
bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc
vi phạm pháp luật và các tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết
trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo
đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư [62].
Và Điều 2 Nghị định số 160/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10 năm 1999 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Tổ chức và hoạt
động hòa giải ở cơ sở quy định:
Hòa giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các
bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau
những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn
kết trong nội bộ nhân dân, củng cố, phát huy những tình cảm và đạo
lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng
ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
trong cộng đồng dân cư [15].
Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01
năm 2014) tiếp tục kế thừa và phát triển khái niệm hòa giải ở cơ sở. Tại Khoản
1 Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở quy định: “Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải
viên hưỡng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với
nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luât
này” [30].
Từ những quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở có thể nói rằng, hòa
giải ở cơ sở là việc hòa giải viên bằng việc vận dụng những quy định của pháp
luật cũng như quy phạm đạo đức để giải thích, giúp đỡ, thuyết phục các bên
tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc
vi phạm pháp luật và tranh chấp trên cơ sở phù hợp với pháp luật và đạo đức
xã hội góp phần gìn giữ đoàn kết trong nội bộ nhân dân, hàn gắn tình nghĩa
trong gia đình, hạn chế vi phạm pháp luật ở cơ sở, giảm bớt nguyên nhân gia
tăng tội phạm, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần xây dựng đời
sống văn hóa ở thôn, khu dân cư, tổ dân phố tạo điều kiện để phát triển kinh tế,
xã hội, góp phần mở rộng dân chủ ở cơ sở, tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa tiến tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.2. Đặc điểm hòa giải ở cơ sở
Hòa giải ở cơ sở với ý nghĩa là phương thức giúp các bên thỏa thuận, tự
nguyện giải quyết với nhau các vi pham pháp luật và tranh chấp, mâu thuẫn
nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố và phát huy tình cảm,
đạo lý, truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa
và hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong công đồng
dân cư, Hòa giải ở cơ sở có một số đặc trưng sau:
- Hòa giải ở cơ sở là hoạt động thuyết phục vận động, giúp đỡ các bên
tranh chấp thông cảm hiểu nhau hơn, tự dàn xếp, thỏa thuận để xóa bỏ tranh
chấp, nối lại tình cảm gắn bó từ gia đình, xóm giềng, góp phần giữ gìn ổn định,
trật tự an toàn xã hội ở cơ sở.
- Hòa giải ở cơ sở được tiến hành bởi hòa giải viên của tổ hòa giải. Đây là
những người nhiệt tình, tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm cao đối với cộng
đồng, ở nhiều độ tuổi khác nhau, hoạt động không lương, phụ cấp của Nhà nước
khi tham gia hòa giải.
- Phạm vi hòa giải là những tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật
được giới hạn theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
- Hòa giải ở cơ sở thường được thực hiện linh hoạt, có sự kết hợp vận
dụng quy định của pháp luật với phong tục tập quán truyền thống, kinh nghiệm
của dân gian, hiệu quả là có tính thuyết phục cao, mang lại kết quả ổn thỏa, lâu
bền.
- Hòa giải ở cơ sở là một hình thức của tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật đã và đang ngày càng phát huy vai trò quan trọng của nó trong việc
đưa pháp luật vào cuộc sống.
- Hòa giải ở cơ sở là một phương thức thực hiện dân chủ ở làng xã, thể
hiện tư tưởng “lấy dân làm gốc” với phương châm “dễ trăm lần không dân cũng
chịu- khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trong lịch sử nước ta hòa giải được xem như một phương thức
giải quyết có hiệu quả các tranh chấp, mâu thuẫn trong xã hội. Nó
là một hiện tượng xã hội – pháp luật – văn hóa đã thấm vào đời sống
nhân dân ta hàng thế kỷ nay, chi phối và tác động đến nhiều lĩnh vực
hoạt động của xã hội và nhà nước, trở thành một nét văn hóa truyền
thống tốt đẹp của cộng đồng người Việt [52].
Hiện nay, trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, yêu cầu đặt ra cho Nhà nước là cần thay đổi cách thức quản lý
xã hội. Nhà nước cần hạn chế sự can thiệp vào các quan hệ mang tính chất “tư”,
tôn trọng sự tự do thỏa thuận, tự định đoạt của cá nhân, tổ chức. Đây là một
trong những tiền đề quan trọng để cho hòa giải nói chung và hòa giải ở cơ sở
nói riêng phát huy vai trò của nó trong tình hình mới.
Bên cạnh đó, các yếu tố lịch sử - văn hóa, truyền thống, tâm lý dân tộc là
những tiền đề rất quan trọng, là cội nguồn, là mảnh đất cho hòa giải ở cơ sở
hình thành, phát triển và vượt qua được những thay đổi của các thể chế chính
trị và ngày càng khẳng định được vai trò, ý nghĩa to lớn của mình trong đời
sống xã hội. Hay nói cách khác, hòa giải nói chung và hòa giải ở cơ sở nói riêng
được người dân Việt Nam chấp nhận. Bản chất và ý nghĩa nhân đạo sâu sắc vì
con người chính là cội nguồn, mảnh đất cho hòa giải thành và phát triển trường
tồn, vượt qua thử thách của thời gian, những biến cố thăng trầm của lịch sử.
Đây cũng là một trong những đặc điểm của hòa giải ở cơ sở.
Như vậy, có thể thấy, yếu tố lịch sử, truyền thống, tâm lý dân tộc có ảnh
hưởng không nhỏ đến cách hành xử của người Việt khi xảy ra tranh chấp, mâu
thuẫn.
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.3. Vai trò của hòa giải ở cơ sở và sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật
đối với hòa giải ở cơ sở
1.3.1. Vai trò của hòa giải ở cơ sở
Ở Việt Nam, từ lâu, hòa giải đã trở thành một truyền thống tốt đẹp trong
văn hóa, trong đạo lý của dân tộc. Ưu thế của hòa giải là khi giải quyết bất đồng,
xung đột, tranh chấp và xích mích sẽ không có kẻ thắng, người thua, mà sẽ
được giải quyết ổn thỏa, tình lý vẹn toàn, trật tự xã hội được củng cố, đạo lý
truyền thống được giữ gìn. Vì vậy, có thể nói hòa giải ở cơ sở có vai trò quan
trọng trong đời sống xã hội.
Thứ nhất, hòa giải góp phần giải quyết ngay, kịp thời, có hiệu quả các vi
phạm, xích mích, tranh chấp trong nhân dân, tiết kiệm thời gian, chi phí, công
sức của nhân dân cũng như của Nhà nước.
Thực tiễn cho thấy, thông qua hòa giải ở cơ sở, một số lượng lớn các mâu
thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật nhỏ đã được giải quyết kịp thời, nhanh
chóng, giảm bớt khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện của người dân. Mỗi năm,
ở cơ sở hòa giải thành bao nhiêu vụ việc tức là giảm được bấy nhiêu vụ việc
mà các cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết. Ngay cả khi hòa giải không
thành,Tòa án, các cơ quan có thẩm quyền cũng có điều kiện nắm vững nội dung
tranh chấp, tâm tư, nguyện vọng của đương sự để xác định đường lối giải quyết
đúng đắn, ra phán quyết thấu tình đạt lý.
Thứ hai, hòa giải góp phần khôi phục, duy trì, củng cố sự đoàn kết trong
nội bộ nhân dân, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Bởi lẽ, hòa giải là một biện pháp
giải quyết tranh chấp mà mỗi bên đều chấp nhận nhượng bộ một phần quyền
lợi của mình để đạt được sự thỏa thuận. Mặt khác, hòa giải thành là dựa trên sự
tự nguyện của các bên, không do ai áp đặt, cưỡng ép nên các bên sẽ tự giác thực
hiện cam kết của mình. Tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh nếu được giải quyết
bằng con đường hòa giải thì kết quả hòa giải thường
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
mang tính bền vững. Một khi đã xây dựng, củng cố được khối đoàn kết trong
nội bộ nhân dân, ổn định trật tự xã hội thì việc triển khai thực hiện các nhiệm
vụ khác ở địa phương sẽ có nhiều thuận lợi.
Thứ ba, hòa giải góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật
của nhân dân. Khi hòa giải, các hòa giải viên đều phải vận dụng các quy định pháp
luật để giải thích, hướng dẫn, thuyết phục các bên tranh chấp, giúp họ hiểu được
quyền và nghĩa vụ của mình để từ đó có xử sự phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong nhiều trường hợp, tranh chấp phát sinh do các bên không hiểu pháp luật,
nên lầm tưởng rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm hoặc cho rằng hành
vi của mình là đúng pháp luật. Nếu các bên được giải thích pháp luật một cách cặn
kẽ, tranh chấp có thể sẽ được giải quyết dứt điểm và nhanh chóng. Thông qua hòa
giải, ý thức chấp hành pháp luật của người dân sẽ nâng cao. Là một hình thức
tuyên truyền pháp luật mang lại hiệu quả cao để đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước đến với người dân một cách tự nhiên, trực tiếp, có sức
thẩm thấu sâu sắc, sức lan tỏa rộng.
Thứ tư, hòa giải góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản
lý xã hội. Đặc trưng cơ bản của hòa giải là bảo đảm quyền tự định đoạt của các
bên trong giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn. Chính vì vậy, hòa giải là một phương
thức để thực hiện dân chủ. Thông qua hòa giải ở cơ sở, vai trò tự quản của người
dân được tăng cường. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Thứ năm, hòa giải góp phần duy trì và phát huy đạo lý truyền thống tốt
đẹp, thuần phong mỹ tục của dân tộc, thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Khi tiến hành hòa giải, hòa giải
viên không chỉ dựa trên các quy định của pháp luật, mà còn phải dựa vào những
chuẩn mực đạo đức, văn hóa ứng xử, truyền thống để tác động tới các bên tranh
chấp. Và như vậy, hòa giải ở cơ sở đã làm cho các giá trị truyền
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thống được bảo tồn và phát huy.
Thứ sáu, hòa giải nhằm bảo vệ, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của
các cá nhân tại cộng đồng. Khi mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra xâm phạm đến
quyền, lợi ích của cá nhân và hòa giải là hình thức để các bên tự nhận thấy sự
phải, trái, đúng, sai trong hành vi của cá nhân, từ đó có xử sự phù hợp với pháp
luật và đạo đức.
1.3.2. Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với hòa giải ở cơ sở
Xuất phát từ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của hòa giải trong đời sống xã
hội, việc thể chế hóa hoạt động hòa giải đặc biệt là hòa giải ở cơ sở là một nhu
cầu khách quan.
Giáo sư, tiến sĩ khoa học Đào Trí Úc khẳng định:
Nếu khi nhu cầu khách quan của xã hội về kinh tế, chính trị, xã
hội... đã chín muồi thì sự chín muồi đó chính là chân lý, chính là
khuôn mẫu, mô hình cần phải được pháp luật quy phạm hóa...Ta có
thể hình dung pháp luật như hai bờ của dòng sông. Bờ có nhiệm vụ
đi theo dòng chảy, chứ bờ sông không thể thay thế được dòng chảy.
Và nếu không có bờ, nước có thể cứ chảy, nhưng không theo dòng.
Bảo đảm cho các quan hệ xã hội phát triển đúng quy luật. Phù hợp
với lợi ích tiến bộ là thiên chức của pháp luật [60].
Thể chế hóa nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động hòa giải,
thể hiện sự thừa nhận của nhà nước đối với tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ
sở. Xây dựng thể chế chính là khâu đầu tiên rất quan trọng trong quản lý nhà
nước về công tác hòa giải. Tuy nhiên, khi thể chế hóa hoạt động hòa giải, cần
lưu ý rằng hòa giải ở cơ sở là hoạt động mang tính tự quản của nhân dân, quản
lý nhà nước không phải nhằm hành chính hóa hoạt động này, biến Tổ hòa giải
ở cơ sở thành tổ chức của chính quyền mà chủ yếu là chỉ đạo, hướng dẫn, về
chuyên môn nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, bồi dưỡng
kiến thức, cung cấp tài liệu cho hòa giải viên, hỗ trợ kinh phí nhằm
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
khuyến khích, thúc đẩy hoạt động hòa giải phát triển rộng khắp, có hiệu quả
trong cộng đồng dân cư. Hòa giải với tư cách là một khía cạnh, một yếu tố của
đời sống xã hội dân sự chính là ở chỗ đó.
Với ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội của công tác hòa giải
ở cơ sở, Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1997),
Chỉ thị số 30/CT-TƯ ngày 18 tháng 02 năm 1998 của Bộ Chính trị về xây dựng
và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11
ngày 05 tháng 4 năm 2007 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (thay thế
Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 của Chính phủ) đã xác định việc
củng cố tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hòa giải là một trong
những yếu tố quan trọng góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và quản lý nhà nước nói riêng
Mở rộng các hình thức tổ chức tự quản của nhân dân, công
nhân, cán bộ, công chức tự bàn bạc và thực hiện trong khuôn khổ
của pháp luật những công việc mang tính chất xã hội hóa, có sự hỗ
trợ của chính quyền, cơ quan, đơn vị như việc xây dựng Quy ước,
Hương ước, Làng văn hóa, xây dựng Tổ hòa giải [26].
Luật Hòa giải ở cơ sở ra đời đã đặt cơ sở pháp lý quan trọng để công tác
hòa giải ở cơ sở tiếp tục phát triển và phát huy vai trò của mình trong đời sống
xã hội, một mặt tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và thống nhất cho tổ chức và hoạt
động của Tổ hòa giải, mặt khác, tăng cường sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong
cộng đồng dân cư, góp phần giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội, tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
1.4. Nguyên tắc, phạm vi hòa giải ở cơ sở
1.4.1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở
1.4.1.1. Tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không bắt buộc, áp đặt các bên
trong hòa giải ở cơ sở:
Hòa giải ở cơ sở là quá trình giải quyết tranh chấp giữa các bên trong đó
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
có sự tham gia của bên thứ ba - hòa giải viên giữ vai trò làm trung gian, trung
lập. Với vai trò trung gian ấy, hòa giải viên có nhiệm vụ thuyết phục, giúp các
bên tranh chấp tìm được tiếng nói chung để tự dàn xếp mâu thuẫn một cách ổn
thỏa. Vì lẽ đó, trước hết hòa giải viên phải tôn trọng sự tự nguyện của các bên,
tôn trọng ý chí của họ. Hòa giải viên chỉ đóng vai trò là người trung gian hướng
dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa
giải chứ không áp đặt, bắt buộc các bên phải tiến hành hòa giải. Nếu các bên
không chấp nhận việc hòa giải thì hòa giải viên không thể dùng ý chí chủ quan
của mình mà bắt buộc họ phải tiến hành hòa giải. Kể cả trường hợp hòa giải
thành, nếu việc thực hiện thỏa thuận giữa các bên có khó khăn thì hòa giải viên
động viên, thuyết phục các bên thực hiện thỏa thuận; kịp thời thông báo cho tổ
trưởng tổ hòa giải để báo cáo Trưởng ban công tác mặt trận những vấn đề phát
sinh trong quá trình theo dõi, đôn đốc thực hiện. Trưởng ban công tác mặt trận
chủ trì, phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, gia đình, dòng họ, người
có uy tín vận động, thuyết phục mà không áp dụng biện pháp cưỡng chế thi
hành những thỏa thuận của họ. Vì vậy, mọi tác động đến tự do ý chí của các
bên như cưỡng ép, làm cho một trong hai bên bị lừa dối hay nhầm lẫn đều không
thể hiện đầy đủ ý chí tự nguyện của các bên.
1.4.1.2. Bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của nhà nước, đạo đức,
phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết tương
trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng
dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết
tật và người cao tuổi.
Chính sách pháp luật của nhà nước là những định hướng cho các hoạt động
xã hội. Pháp luật của Nhà nước là những quy định chung thể chế hóa đường lối,
chính sách của Đảng, điều chỉnh những mối quan hệ xã hội có tính phổ biến
nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức
và công dân. Các quy phạm đạo đức, phong tục, tập quán tốt đẹp là
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
các quy tắc xử sự có tính truyền thống trong quan hệ xã hội phù hợp với chính
sách, pháp luật của Nhà nước và nguyện vọng của nhân dân. Chính sách pháp
luật của Nhà nước cùng với đạo đức xã hội và phong tục tập quán có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình hòa giải viên thực hiện nhiệm vụ của mình.
Người hòa giải viên nếu biết kết hợp chính sách, pháp luật của Nhà nước với
các chuẩn mực đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc ta sẽ là một
trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của hòa giải.
Để đạt được sự thành công đó, người hòa giải viên phải hiểu, nắm vững
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trước hết, cần nắm
vững các văn bản pháp luật có liên quan mật thiết với công tác hòa giải ở cơ sở
như pháp luật dân sự (quan hệ tài sản, quan hệ hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân
sự, thừa kế...); pháp luật hôn nhân và gia đình (quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng,
quan hệ cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn...); pháp luật đất đai; pháp luật hành
chính, pháp luật hình sự...
Bên cạnh việc nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, hòa giải viên cần nắm vững các phong tục, tập quán tốt đẹp của địa
phương để động viên, khuyên nhủ các bên dàn xếp mâu thuẫn, tranh chấp nhất
là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên việc vận
dụng các phong tục tập quán, câu ca dao, tục ngữ phải có sự chọn lọc cho phù
hợp, tránh giáo lý, hủ tục lạc hậu. Ví dụ, ở Tây Nguyên, hòa giải viên có thể
kết hợp một số quy định tiến bộ trong luật tục Êđê để hòa gải. Cụ thể trong lĩnh
vực hôn nhân và gia đình, luật tục Êđê coi trọng việc “vợ chồng kết hôn ăn ở
bền vững, không bỏ nhau” hoặc luật tục nhấn mạnh trách nhiệm của con cái với
cha mẹ, không có cử chỉ bất kính, vâng lời cha mẹ không bỏ nhà đi lang thang,
có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ, ông bà. Nếu vi phạm quy định của luật tục thì
có thể bị mất quyền thừa kế tài sản.... đây là một số quy định tiến bộ của luật
tục mà hòa giải viên có thể khai thác và vận dụng hợp lý
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vào từng vụ việc cụ thể để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nhằm củng cố
giữ gìn hạnh phúc trong mỗi gia đình, dòng họ.
Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 đã bổ sung điểm mới quan trọng vào
nguyên tắc này. Đó là “phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau
giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến
quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi”.
Bởi vì, người Việt Nam vốn sống trong tình, quan tâm, đùm bọc, kính trên,
nhường dưới, tình cảm gia đình, dòng họ, xóm giềng luôn là thiêng liêng và
gần gũi, nếu hòa giải viên biết phát huy, khơi gợi những tình cảm này sẽ giúp
cho việc hòa giải đạt kết quả mong muốn.
1.4.1.3. Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin
đời tư của các bên.
Khi mâu thuân, tranh chấp xảy ra, mỗi bên đều có lý riêng, tự cho mình là
đúng, không thấy điều sai trái của mình gây ra cho người khác hoặc cố tình bảo
vệ quyền lợi của mình một cách bất hợp pháp. Vì vậy, khi thực hiện hòa giải,
hòa giải viên phải bảo đảm nguyên tắc khách quan, công minh để giải quyết
tranh chấp một cách công bằng, bình đẳng, quan tâm đến lợi ích của các bên
tranh chấp. Là người trung, hòa giải viên không được thiên vị, không định kiến
hay nể nang bên này mà cần phải lắng nghe các bên tranh chấp, đồng thời tôn
trọng sự thật khách quan, công bằng, đề cao lẽ phải, tìm ra cách giải thích, phân
tích cho mỗi bên hiểu rõ đúng, sai, không xuê xoa “dĩ hòa vi quý” cho xong
việc. Hơn nữa, có khách quan, công bằng thì hòa giải viên mới tạo được lòng
tin của các bên, để họ lắng nghe, tiếp thu ý kiến phân tích, giải thích của mình,
từ đó có nhận thức và tự nguyện điều chỉnh hành vi cho phù hợp với quy định
của pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục tập quán.
Thông thường, khi có mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật xảy ra nếu
không được giải quyết kịp thời dễ dẫn đến việc bé xé ra to, việc đơn giản
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thành việc phức tạp, phạm vi ảnh hưởng cũng như hậu quả của các vi phạm pháp
luật và tranh chấp ngày càng lớn. Do đó, đòi hỏi hòa giải viên phải chủ động, kịp
thời tiến hành hòa giải để phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật.
Hoạt động hòa giải ở cơ sở đòi hỏi phải tuân thủ nguyên tắc có lý, có tình,
nghĩa là hòa giải phải dựa trên cơ sở pháp luật và đạo đức xã hội. Trước hết cần
đề cao yếu tố tình cảm, dựa vào đạo đức xã hội để phân tích, khuyên nhủ các
bên ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức: như con cái phải có hiếu với cha
mẹ; anh chị em phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau “như thể tay chân”,
“chị ngã em nâng”, “máu chảy ruột mềm”, “môi hở răng lạnh”; vợ chồng sống
với nhau phải có tình, có nghĩa : “đạo vợ, nghĩa chồng”, “ gái có công chồng
chẳng phụ”, tất cả vì con cái; xóm giềng thì “ tối lửa tắt đèn có nhau”, “ vắng
anh em xa mua láng giềng gần” và “thương người như thể thương thân”...Cùng
với việc giải thích, thuyết phục các bên ứng xử phù hợp với các quy tắc đạo
đức xã hội, hòa giải viên phải dựa vào pháp luật để phân tích, tư vấn pháp luật,
đưa ra những lời khuyên và hướng dẫn các bên thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của mình theo quy định của pháp luật nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ
nhân dân, củng cố và pháp huy những tình cảm, đạo lý truyền thống tốt đẹp
trong gia đình và cộng đồng, phòng ngừa và hạn chế
vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư. Để
thực hiện hòa giải thành, hòa giải viên phải tìm hiểu rõ ngọn ngành
của vụ việc: nguyên nhân phát sinh, diễn biến của vụ việc, thái độ của các
bên...Trong số các thông tin cần thiết đó, đôi khi có những thông tin liên quan
đến bí mật đời tư của các bên tranh chấp. Khi được các bên tranh chấp tin tưởng,
thổ lộ thông tin thầm kín về đời tư của mình cho hòa giải viên thì hòa giải viên
cần tôn trọng và không được phép tiết lộ những thông tin này. Ở đây, cũng cần
phân biệt giữa bí mật thông tin đời tư cá nhân và những thông tin mà các bên
tranh chấp che dấu về hành vi vi phạm pháp luật của mình.
29
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.4.1.4. Tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi
ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích
công cộng
Việc hòa giải phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng,
nghĩa là việc hòa giải không chỉ nhằm giải quyết tranh chấp, bảo vệ, khôi phục
quyền và lợi ích của các bên mà còn phải bảo đảm lợi ích chung của xã hội, của
nhà nước và của người khác. Trong mọi trường hợp, hòa giải viên không chỉ
giúp các bên giải quyết tranh chấp mà còn góp phần giáo dục
ý thức tôn trọng pháp luật của công dân. Khi hướng dẫn các bên thỏa thuận giải
quyết tranh chấp không được trái với quy định của pháp luật và không lợi dụng
hòa giải để làm thiệt hại đến lợi ích của người thứ ba, của nhà nước và lợi ích
công cộng.
Đối với hòa giải ở cơ sở, các xung đột thường là các tranh chấp, xích mích
liên quan đến đời sống hàng ngày trong các lĩnh vực như sử dụng lối đi chung,
sử dụng điện nước sinh hoạt, đổ rác thải làm mất vệ sinh môi trường
xung quanh...trong cộng đồng dân cư thường liên quan đến nhiều người khác
ngoài các bên tranh chấp, hòa giải viên không thể vì mục đích đạt được hòa
giải thành của các bên tranh chấp mà làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp
pháp của bất kỳ người nào khác.
Như vậy, có thể thấy rằng, trong quá trình hòa giải, bên cạnh việc giúp các
bên tranh chấp giải quyết tranh chấp, hòa giải viên đã góp phần nâng cao
ý thức tôn trọng pháp luật của người dân. Hay nói cách khác, hoạt động hòa
giải ở cơ sở chính là một hình thức phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả nhằm
từng bước nâng cao nhận thức pháp luật và giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật
trong cộng đồng.
30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.4.1.5. Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở
Đây là điểm mới của Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 so với Pháp lệnh
về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 1998. Thực tiễn ở nơi này, nơi khác
còn xảy ra tình trạng bất bình đẳng giới, còn ảnh hưởng bởi tư tưởng phong kiến
“trọng nam khinh nữ” gây nhiều khó khăn cho công tác hòa giải ở cơ sở...Xác định
vị trí và tầm quan trọng của việc bảo đảm lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng
và thực thi pháp luật, nhất là đạo luật có nhiều mối liên quan trực tiếp đến người
dân như Luật Hòa giải ở cơ sở, điều này thể hiện như sau:
Đó là bình đẳng giới trong quy định đối với hòa giải viên, tổ trưởng tổ hòa
giải. Về tiêu chuẩn, phương thức bầu hòa giải viên, quyền và nghĩa vụ của hòa
giải viên, tổ hòa giải, tổ trưởng tổ hòa giải đều không phân biệt nam, nữ. Bảo
đảm bình đẳng giới trong tổ chức của tổ hòa giải “Mỗi tổ hòa giải có từ 03 hòa
giải viên trở lên, trong đó có hòa giải viên nữ”[46].
Bình đẳng giới còn được thể hiện trong các quy định về yêu cầu hòa giải,
quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình hòa giải, biên bản hòa giải, thực
hiện các thỏa thuận hòa giải, theo dõi, đôn đốc thực hiện kết quả hòa giải thành
đối với các bên là như nhau không phân biệt nam, nữ.
1.4.2. Phạm vi hòa giải ở cơ sở
Hòa giải ở cơ sở với vai trò là phương thức giải quyết các mâu thuẫn, tranh
chấp, vi phạm pháp luật giữa các bên, giúp các bên thỏa thuận, tự nguyện giải
quyết với nhau nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố phát huy
tình cảm, đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư góp
phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phạm vi hòa giải ở cơ sở
gồm:
1.4.2.1. Các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật được tiến hành hòa giải
Hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi
phạm pháp luật sau đây:
- Mâu thuẫn giữa các bên do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính
31
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung,
sử dụng điện, nước sinh hoạt, giờ giấc sinh hoạt gây mất vệ sinh chung hoặc
các lý do khác...
- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở
hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất.
- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp
phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con, quan hệ giữa
ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh chị em và giữa các thành viên khác
trong gia đình; cấp dưỡng, xác định cha, mẹ, con, nuôi con nuôi, ly hôn.
Khi hòa giải những vụ việc trên, hòa giải viên chỉ có quyền thuyết phục,
giải thích để các bên tranh chấp tự nguyện thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
mình, tổ viên tổ hòa giải không được xem xét giải quyết những vụ việc mà pháp
luật quy định thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước như: chấm dứt nuôi con
nuôi, truy nhận cha, mẹ cho con ngoài giá thú, phân xử việc ly hôn (cho hoặc
không cho ly hôn), ép buộc các bên thực hiện các việc mà Luật Hôn nhân và
gia đình cấm.
- Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm
đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính.
Hòa giải viên thực hiện hòa giải những tranh chấp phát sinh từ vi phạm
pháp luật mà theo quy định những vi phạm đó chưa đến mức bị xử lý bằng biện
pháp hành chính như trộm cắp vặt (rau, quả trong vườn, một số đồ dùng sinh
hoạt có giá trị không lớn), đánh, chửi nhau gây mất trật tự công cộng gây thương
tích nhẹ, lừa đảo, đánh bạc, va quệt xe cộ gây thương tích nhẹ.
- Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp sau đây thì hòa giải
viên có thể tiến hành hòa giải:
+ Trường hợp không bị khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 107 của Bộ
luật Tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi
phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Như vậy, hòa giải viên được tiến
hành hòa giải đối với vi phạm pháp luật hình sự mà không bị khởi tố vụ
32
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
án do có một trong các căn cứ như hành vi không cấu thành tội phạm, người
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình
sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ
án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm
đã được đại xá và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người
bị hại, nhưng người bị hại đã không yêu cầu hoặc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình
sự theo quy định tại khoản 1 Điều 105 của Bộ luật Tố tụng hình sự và không bị
cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo
quy định của pháp luật hình sự gồm: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác (Điều 104), Tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh (Điều 105), Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người
khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 106), Tôi vô
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 108),
Tôi vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi
phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 109), Tội hiếp dâm
(Điều 111), Tội cưỡng dâm (Điều 113), Tội làm nhục người khác (Điều 121),
Tội vu khống (Điều 122), Tội xâm phạm quyền tác giả (Điều 131) và Tội xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171).
+ Vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyêt định của cơ quan tiến
hành tố tụng về đình chỉ điều tra theo quy định tại Khoản 2 Điều 164 Bộ luật
Tố tụng hình sự hoặc đình chỉ vụ án theo quy định tại Khoản 1 Điều 196 Bộ
luật Tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi
phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
33
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trấn theo quy định tại Nghị định số 111/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30
tháng 9 năm 2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo
dục tại xã, phường, thị trấn hoặc có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp thay thế
xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Chương II phần thứ năm của Luật
Xử lý vi phạm hành chính.
- Những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm.
1.4.2.2. Những mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật không hòa giải.
Trong quá trình hòa giải, tổ hòa giải không hòa giải đối với các vụ việc
sau đây:
- Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng.
Đó là các mâu thuẫn, tranh chấp làm tổn hại đến lợi ích chung của nhà nước,
của cộng đồng.
- Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo
quy định của pháp luật Tố tụng dân sự không được hòa giải.
Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp
luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết như kết hôn trái
pháp luật. Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký
kết hôn nhưng vi phạm các điều kiện kết hôn, cụ thể: nam nữ chưa đủ tuổi kết
hôn (nam chưa đủ 20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi); việc kết hôn do một hoặc bên
bị ép buộc, không tự nguyện; việc kết hôn thuộc một trong những trường hợp
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm kết hôn như: kết hôn giả
tạo, bị lừa dối kết hôn; người đang có vợ hoặc có chồng mà kết hôn với người
khác hoặc người chưa có vợ hoặc có chồng mà kết hôn với người đang có vợ
hoặc có chồng; kết hôn giữa những người người cùng dòng máu về trực hệ;
giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
giữa những người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu,
mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng
34
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
của chồng.
Đối với những trường hợp kết hôn trái pháp luật nêu trên, thì hòa giải viên
không được hòa giải để các bên tự giải quyết, duy trì quan hệ hôn nhân và gia
đình trái pháp luật đó. Tòa án sẽ xem xét, quyết định việc hủy kết hôn trái pháp
luật.
Vi phạm pháp luật về giao dịch dân sự không được hòa giải là những vụ
việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo
đức xã hội. Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Điều cấm của pháp
luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những
hành vi nhất định. Như vậy, các giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp
luật như các giao dịch mua bán chất ma túy, mại dâm...thì không được hòa giải
nhằm mục đích để các bên tiếp tục thực hiện giao dịch đó. Đạo đức xã hội là
những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội,
được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
- Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự,
trừ trường hợp mà người bị hại không yêu cầu xử lý về hình sự và không bị cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc,
xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh,
trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp
khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Hành vi vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý hành chính
35
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
bao gồm bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành
chính như giáo dục tại xã phường, thị trấn; đưa vào cơ sở giáo dưỡng; đưa vào
cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính.
- Mâu thuân, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ ở bao gồm: Hòa
giải tranh chấp về thương mại và hòa giải tranh chấp về lao động.
Hòa giải tranh chấp về thương mại được thực hiện theo quy định của Luật
Thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo quy định tại Điều 317
Luật Thương mại năm 2005, hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bao
gồm: “Thương lượng giữa các bên; hòa giải giữa các bên do một hoặc một cơ
quan, tổ chức, cá nhân được các bên chọn làm trung gian hòa giải; giải quyết
tranh chấp tại trọng tài thương mại hoặc tòa án” [43].
Hòa giải tranh chấp lao động thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động
2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo quy định tại Điều 3 Bộ luật Lao
động: “Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích
phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động bao gồm
tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động
và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao
động” [44].
Với mỗi loại tranh chấp lao động lại có các cơ quan giải quyết khác nhau.
Theo đó, Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá
nhân gồm: hòa giải viên lao động và Tòa án nhân dân (Điều 200).
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao đông
tập thể. Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyển do Hòa giải viên lao động,
Tòa án nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh giải quyết (Khoản 1 Điều 203). Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích gồm Hòa giải viên và
Hội đồng trọng tài lao động (Điều 169).
36
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Như vậy, các tranh chấp về lao động và thương mại không thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tổ hòa giải ở thôn, xóm, làng, bản, ấp, tổ dân phố, cụm
dân cư.
1.5. Quá trình hình thành và phát triển của thể chế hòa giải ở cơ sở tại
Việt Nam
1.5.1. Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945
Với bản chất nhân văn sâu sắc, hòa giải ở cơ sở có lịch sử tồn tại và phát
triển lâu đời. Hoạt động hòa giải hình thành và phát triển trường tồn gắn liền
với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, được kế thừa và phát
huy thể hiện truyền thống tốt đẹp hàng ngàn năm của dân tộc ta.
Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, các vị vua rất chú trọng đến việc
đem lại cho người dân cuộc sống bình yên, ổn định bằng con đường hòa giải ở
cơ sở, tránh việc kiện tụng gây mất trật tự, an ninh chính trị. Đời vua Lê Dụ
Tông, trong thể lệ cử kiện có ghi rằng: “Tri huyện là viên quan gần gũi với dân,
khi thấy hai bên nguyên bị mới bắt đầu kiện nhau, thì nên xem xét tất cả, rồi
đem lý lẽ sự việc hiểu khuyên dụ cho họ nghe ra, khuyên đi bảo lại để cảm hóa
họ, hòa giải hai bên” [35].
Trong chỉ dụ của vua Lê Huyền Tông đã ghi:
Riêng các xã trưởng, nếu trong làng có sự tranh tụng phải vô
tư phân xét và hòa giải. Không được xui nguyên giục bị rồi lại tự nắm
lấy việc xử. Cũng không được tự đặt ra những luật lệ riêng rồi dựa
vào những luật lệ ấy mà chiếm đoạt tài sản khiến cho các nạn nhân
phải bán nhà đất cho khánh kiệt, cô lập họ, không cho tham dự các
buổi tập họp, hội hè mà trái phép nước [1].
Thông sức của Ngự Sử Đài năm Vĩnh Thịnh thứ 15(1719) đã quy định:
Các huyện lệnh được trao cho trách nhiệm gần dân, lời kêu
của hai bên lúc đầu đều đã quang minh xét đoán; bấy giờ lòng
37
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tranh tức của hai bên chưa phân, phí tổn theo kiện chưa mấy, còn có
thể đem lẽ phải vạch cho họ hiểu, khuyên đi bảo lại khiến hai bên
hòa giải, đó cũng là một cách làm cho thôi kiện [22].
Trước năm 1945, dưới chế độ phong kiến rồi đến chế độ thực dân nửa
phong kiến, do tính tự quản của làng xã khá cao, việc hòa giải những mâu thuẫn
nhỏ trong nội bộ nhân dân chủ yếu do các hương ước, khoán ước của mỗi làng
quy định. Nghiên cứu hương ước một số làng, có thể thấy vấn đề hòa giải được
quy định khá chặt chẽ. Trong các bản hương ước hay lệ làng đó, xu hướng giải
quyết nội bộ các mâu thuẫn, tranh chấp bằng con đường hòa giải đã trở thành
nguyên tắc của làng, xã Việt Nam.
Trong khoán ước lập ngày 21 tháng 01 năm Vĩnh Hựu (1739) đời vua Lê
Ý Tông của xã Dương Liễu, huyện Đan Phượng, Phủ Quốc Oai (nay thuộc
huyện Đan Phượng, Hà Nội), ở điều khoản thứ 10 có ghi như sau:
Bản xã có người nào đánh nhau, chửi nhau, cho phép trình báo
các chức sắc hàng sắc để khuyên giải phân xử phải trái. Nếu như
người nào không làm theo như thế, mà đem bẩm báo lên nha môn,
khi xét xử thấy đúng như lời khuyên giải phân xử của làng, xã thì bắt
phạt người ấy ba quan tiền cổ. Nếu ai không trình báo với các chức
sắc ở xã để phân xử phải trái, lại bẩm thẳng lên quan trên thì cũng
xử phạt như thế [33].
Trong khoán ước làng Đông Ngạc nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội được
soạn năm 1937 bằng chữ Quốc ngữ dành tới 4 điều quy định về hòa giải. Trong
đó điều thứ 60 và điều 61 quy định:
Trong làng có ai kiện cáo về dân sự hay thương sự trước hết
phải trình hội đồng hòa giải, nếu ai không tuân mà tự tiện vào trình
quan ngay thì hội đồng sẽ phạt. Viên Chánh hương hội tiếp ai trình
thì phải mở hội đồng, lấy lý lẽ chính đáng và tình thân ái hòa giải
38
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cho hai bên, nếu hòa giải xong thì cứ theo trong luật mà làm hòa
giải, chứng thư giao cho lý trưởng trình quan sở tại [33].
Trong bản hương ước của làng Quỳnh Đôi có từ thế kỷ thứ 18, tại điều
73 có ghi:
Trong làng cốt lấy sự không kiện nhau là quý, phàm ai có sự gì
uất ức phải trình làng để làng xét xử, không được đưa nhau đi kiện
ở quan. Nếu làng xét xử không được rõ ràng công bằng thị mới đưa
nhau đến quan xử, quan xử y như làng xử thì làng phạt lợn 1 con giá
3 quan. Nếu không trình làng đi kiện ở quan, làng cũng phạt như vậy
[33].
Thời kỳ Pháp thuộc, trong quá trình giải quyết các việc hộ và thương sự, hòa
giải được xem như một giai đoạn bắt buộc. Chế định hòa giải này được quy định
tại “Bộ Bắc Kỳ pháp viện biên chế”. Khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời, trong thời gian đầu, chế định hòa giải này được phép tạm thời áp dụng trong
quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự và thương sự tại Tòa án theo quy định
tại Sắc lệnh số 90/SL ngày 10 tháng 10 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời
các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành những bộ luật
pháp duy nhất cho toàn quốc: “Cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất
cho toàn cõi nước Việt Nam, các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung và Nam bộ vẫn
tạm thời giữ nguyên như cũ, nếu những luật lệ ấy không trái với những điều thay
đổi ấn định trong sắc lệnh này” [10]. Theo đó, Chánh án tòa án sơ cấp có nhiệm
vụ chính là hòa giải viên và chỉ khi hòa giải không thành mới đưa ra xét xử. Đối
với việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa Đệ nhị cấp thì ông Chánh án tòa án
sơ cấp thử hòa giải, nếu hòa giải không thành thì chuyển hồ sơ lên cho Tòa Đệ nhị
cấp xử.
Như vậy, ngay từ thời phong kiến, hòa giải đã được quan tâm thực hiện
ở làng, xã phù hợp với đặc điểm, truyền thống tâm lý dân tộc Việt Nam, cùng
với sự đổi thay của đất nước, hòa giải vẫn luôn được duy trì và phát triển.
39
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.5.2. Giai đoạn từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1998
Hòa giải ở cơ sở là một hoạt động mang tính chất xã hội tự quản, đã tồn
tại từ lâu đời và trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Do đó sau khi
cách mạng tháng Tám thành công, ngay từ những ngày đầu thiết lập chính
quyền dân chủ nhân dân, nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật quy
định về hòa giải. Các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của hệ thống
tư pháp như Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946, Sắc lệnh số 51/SL ngày
17/4/1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký đã quy định: Ban tư pháp xã có nhiệm
vụ “Hòa giải tất cả các việc về dân sự, thương sự. Nếu hòa giải được, ban tư
pháp có thể lập biên bản hòa giải có các ủy viên và những người đương sự ký”
[11]. Việc quản lý hoạt động hòa giải giai đoạn này thuộc nhiệm vụ của ngành
tư pháp.
Cùng với chế định hòa giải của Ban Tư pháp xã, còn có chế định hòa giải
của Tòa án sơ cấp (trước năm 1950) và của Tòa án nhân dân huyện (sau năm
1950) cũng được quy định trong Sắc lệnh số 51/SL ngày 17 tháng 4 năm 1946.
Theo đó, Thẩm phán sơ cấp khi nhận được đơn kiện về dân sự hay thương sự
phải đòi hai bên đến để thử hòa giải (Điều 9). Các việc về dân sự và thương sự
thuộc thẩm quyền của Tòa án đệ nhị cấp đều phải giao trước về Thẩm phán sơ
cấp thử hòa giải (Điều 12).
Năm 1950, tại Hội nghị tập huấn tư pháp toàn quốc được tổ chức ở Việt
Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:“Xét xử đúng là tốt, nhưng nếu không phải
xét xử thì càng tốt hơn”.
Thực hiện lời dạy của Bác, nhiều văn bản về hòa giải đã được ban hành như
Sắc lệnh số 85/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 về cải cách Bộ máy tư pháp và Luật
tố tụng quy định: “Tòa án nhân dân huyện họp thành Hội đồng hòa giải để thử
hòa giải tất cả các vụ kiện về dân sự và thương sự, kể cả các việc xin ly dị, trừ
những vụ kiện mà theo luật pháp đương sự không có quyền điều đình” [13].
40
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Năm 1961, nhiệm vụ quản lý công tác hòa giải được chuyển sang cho Tòa
án nhân dân Tối cao. Tòa án nhân dân Tối cao đã ra Thông tư số 02-TC ngày
26/02/1964 về việc xây dựng Tổ hòa giải và kiện toàn Tổ tư pháp xã, khu phố.
Thông tư này hướng dẫn cụ thể về tính chất, chức năng của Tổ hòa giải, đó là
một tổ chức xã hội, không phân xử mà chỉ giải thích, thuyết phục để giúp đỡ
các bên tự nguyện giải quyết những xích mích, tranh chấp một cách có tình, có
lý.
Từ 1961-1981, trên cơ sở Hiến pháp năm 1959 và các Luật tổ chức Hội
đồng Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân, các cơ quan Nhà
nước nói chung và bộ máy các cơ quan Tư pháp nói riêng đã được tổ chức, sắp
xếp lại để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của Nhà nước ta trong giai đoạn
mới – giai đoạn miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, miền
Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất
nước nhà. Năm 1961, cùng với việc thành lập Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án
nhân dân tối cao và do những điều kiện lịch sử khác, Bộ Tư pháp giải thể.
Nhiệm vụ quản lý công tác hòa giải của Bộ Tư pháp được chuyển giao sang
cho Tòa án nhân dân tối cao thực hiện. Giai đoạn này, hoạt động hòa giải vẫn
liên tục tồn tại và phát triển, cùng với việc kiện toàn và phát triển của Tòa án
nhân dân các cấp và do Tòa án nhân dân các cấp tổ chức, hướng dẫn và giúp
đỡ hoạt động.
Cuối năm 1981, Bộ Tư pháp được thành lập lại theo Nghị định số
143/HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng được giao nhiệm vụ quản
lý và hướng dẫn hoạt động của Tổ hòa giải từ Tòa án nhân dân tối cao chuyển
sang. Thực hiện nhiệm vụ hòa giải, Bộ Tư pháp đã ra Thông tư số 08/TT ngày
06/01/1982 hướng dẫn xây dựng và kiện toàn hệ thống các cơ quan tư pháp địa
phương, đặc biệt là tư pháp huyện và xã. Các cơ quan tư pháp này trực tiếp
quản lý và hướng dẫn hoạt động hòa giải.
41
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Từ năm 1982 đến năm 1987, các tổ hòa giải đã được thành lập ở các thôn,
xóm, ấp, tổ dân phố...trong phạm vi cả nước. Hoạt động hòa giải trở thành một
phong trào sâu rộng và có hiệu quả tốt, góp phần quan trọng vào việc ngăn ngừa
và giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp ở cơ sở.
Từ năm 1988 đến năm 1992, trong quá trình chuyển đổi cơ chế, tổ chức
và hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở bị giảm sút, có nơi một số tổ hòa giải bị
tan rã và hầu như không hoạt động hoặc có hoạt động nhưng hiệu quả không
cao. Một trong những nguyên nhân về tổ chức, trực tiếp tác động, dẫn đến tình
trạng trên là các Phòng Tư pháp cấp huyện bị giải thể do việc tinh giảm biên
chế. Trong khi đó, Tư pháp xã lại không có cán bộ chuyên trách và Sở tư pháp
không đủ lực lượng cán bộ để đảm đương nhiệm vụ xây dựng tổ chức và hướng
dẫn hoạt động hòa giải đến từng thôn, xã.
Từ năm 1992-1997, hoạt động hòa giải từng bước được củng cố và phát
triển. Chế định hòa giải chính thức được ghi nhận tại điều 127 Hiến pháp 1992
“Ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những vi
phạm pháp luật và những tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của
pháp luật” [39]. Điều 2 Luật Tổ chức tòa án nhân dân ngày 06 tháng 10 năm
1992 cũng quy định: “Ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân
để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân.
Tổ chức và hoạt động của tổ chức này do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy
định” [36].
Ở Trung ương, Bộ tư pháp được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý, chỉ
đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết hoạt động của các Tổ hòa giải (Điều 2 Nghị
định 38/CP ngày 04/6/1993 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp). Ở địa phương, các cơ quan tư
pháp như Sở Tư pháp, Phòng tư pháp, Ban tư pháp được giao
nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các tổ hòa giải trong
42
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
phạm vi địa phương (Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26/7/1993 của Bộ Tư
pháp và Ban tổ chức – Cán bộ Chính phủ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức cơ quan tư pháp địa phương).
Để tiếp tục kiện toàn tổ chức, tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động
của tổ hòa giải, trên cơ sở những văn bản pháp luật mới, Bộ Tư pháp một mặt
chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trước đây giải thể phòng Tư pháp khẩn
trương thành lâp lại, củng cố kiện toàn tư pháp xã để quản lý và hướng dẫn hoạt
động hòa giải ở cơ sở, mặt khác tổ chức Hội nghị chuyên đề toàn quốc (tháng
8/1994) về Tư pháp xã và Tổ hòa giải để tổng kết, đánh giá tình hình tổ chức
và hoạt động hòa giải toàn quốc trong thời gian qua. Đồng thời trao đổi kinh
nghiệm và đề ra giải pháp tiếp tục kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hòa
giải ở các địa phương trong thời kỳ mới- Thời kỳ hệ thống ngành tư pháp lại
được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp, mặc dù chưa có văn bản
hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải thống nhất trong cả nước,
nhưng các cơ quan Tư pháp địa phương, tranh thủ sự quan tâm của cấp uỷ và
chính quyền địa phương, chủ động, sáng tạo tổ chức Hội nghị tổng kết, sơ kết,
trao đổi kinh nghiệm, phát huy những thành tựu trong công tác hoà giải. Theo
báo cáo của địa phương, năm 1997 cả nước đã xây dựng và kiện toàn được hơn
85.000 Tổ hoà giải với tổng số gần 400.000 hoà giải viên. Nhiều tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng được hàng nghìn Tổ hoà giải ở hầu hết
các thôn, xóm, làng, bản, ấp, tổ dân phố…như: Thành phố Hồ Chí Minh có
12.000 tổ với 59.385 tổ viên; thành phố Hà Nội có 2.239 tổ với 11.660 tổ viên;
tỉnh Nghệ An có 4.217 tổ với 16.205 tổ viên... Hàng năm trung bình ở mỗi tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ hoà giải đã hoà giải được 3.000 đến
4.000 vụ, việc với tỷ lệ hoà giải thành từ 70% vụ, việc trở lên xảy ra ở cơ sở,
góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật và giảm
43
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đáng kể các vụ việc phải đưa lên Toà án nhân dân huyện giải quyết, làm lợi cho
Nhà nước nhiều tỷ đồng. Hoạt động của tổ hoà giải đã khẳng định được vị trí,
vai trò của mình trong đời sống xã hội, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân
tộc ta.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác hoà giải ở cơ sở
trong những năm qua cũng đã bộc lộ những hạn chế sau đây:
- Chưa có quy định thống nhất về tổ chức hoà giải ở các địa phương trong
phạm vi cả nước (có nơi thành lập các tổ hoà giải ở thôn, xóm, làng, bản, ấp,
tổ dân phố, có nơi thành lập tổ hòa giải ở xã, phường, thị trấn…);
- Chưa có văn bản pháp luật quy định về phạm vi hoà giải ở cơ sở, trình
tự, thủ tục hoà giải, do đó, nhiều nơi thực hiện còn tuỳ nghi, không thống nhất,
gây nên lúng túng, khó khăn cho công tác hoà giải…
Trước tình hình thực tiễn về hoạt động hòa giải thời gian qua, từ vai trò ý
nghĩa quan trọng của hoạt động hòa giải ở cơ sở, và từ thực trạng pháp luật hiện
hành về lĩnh vực này, cùng với yêu cầu của công cuộc đổi mới và phát triển đất
nước dưới tác động của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
hội nhập quốc tế, cho thấy việc ban hành Pháp lệnh về hòa giải ở cơ sở là cần
thiết nhằm:
- Tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và thống nhất cho việc kiện toàn tổ chức và
hoạt động hòa giải của tổ hòa giải.
- Từng bước kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải
ở cơ sở.
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức xã hội và mọi công dân đối với công tác hòa giải ở cơ sở.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình, tăng cường tình đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn
nhau trong cộng đồng dân cư.
44
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.5.3. Giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2013
Với vị trí vai trò quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở trong thời gian
qua và tình hình thực tiễn công tác hòa giải, ngày 25 tháng 12 năm 1998, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa
giải ở cơ sở, có hiệu lực thi hành từ ngày 08 tháng 01 năm 1999. Ngày 18 tháng
10 năm 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 160/1999/NĐ-CP quy định
chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Đây là hai văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao quy định đầy đủ và đồng
bộ về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở như hình thức, nguyên tắc, phạm
vi hòa giải, vai trò của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành
viên của Mặt trận; các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước,
đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và công dân trong công tác hòa giải; quản
lý nhà nước về công tác hòa giải; các quy định về cơ cấu Tổ hòa giải cũng như
tiêu chuẩn, thủ tục bầu, miễn nhiệm tổ trưởng, tổ viên tổ hòa giải; hoạt động
hòa giải; khen thưởng và xử lý vi phạm.
Sự ra đời của hai văn bản quy phạm pháp luật này thể hiện tính kế thừa,
tính liên tục của truyền thống hòa giải ở nước ta, tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp
tục củng cố tổ chức, xây dựng đội ngũ tổ viên tổ hòa giải và tăng cường vai trò,
trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội khác, cơ quan nhà
nước, đơn vị lực lượng vũ trang và công dân đối với công tác hòa giải ở cơ sở.
Tiếp tục thực hiện Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở và
Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 1999 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Pháp lệnh này, Nhà nước ta cũng ban hành các văn
bản pháp luật có liên quan đến hòa giải ở cơ sở như Luật Mặt trận tổ quốc Việt
Nam ngày 12 tháng 6 năm 1999 quy định vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam
trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quyền làm
45
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.docx

More Related Content

Similar to CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.docx

Bo cau hoi hoi thi hoa giai vien gioi 2016
Bo cau hoi hoi thi hoa giai vien gioi 2016Bo cau hoi hoi thi hoa giai vien gioi 2016
Bo cau hoi hoi thi hoa giai vien gioi 2016Thuy Huynh
 
[Tố Tụng Dân Sự 2005]Tham quyen toa an (file word)
[Tố Tụng Dân Sự 2005]Tham quyen toa an (file word)[Tố Tụng Dân Sự 2005]Tham quyen toa an (file word)
[Tố Tụng Dân Sự 2005]Tham quyen toa an (file word)Le The Ham
 
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...akirahitachi
 
BÀI MẪU Tiểu luận luật: Vấn đề Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự
BÀI MẪU Tiểu luận luật: Vấn đề Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sựBÀI MẪU Tiểu luận luật: Vấn đề Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự
BÀI MẪU Tiểu luận luật: Vấn đề Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sựViết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 

Similar to CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.docx (20)

Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung CưCơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
 
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung CưCơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
 
Thủ tục yêu cầu giải quyết hôn nhân không đăng ký kết hôn
Thủ tục yêu cầu giải quyết hôn nhân không đăng ký kết hônThủ tục yêu cầu giải quyết hôn nhân không đăng ký kết hôn
Thủ tục yêu cầu giải quyết hôn nhân không đăng ký kết hôn
 
Luận văn: Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình, HAY
Luận văn: Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình, HAYLuận văn: Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình, HAY
Luận văn: Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình, HAY
 
Luận Văn Pháp Luật Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Từ Thực Tiễn...
Luận Văn Pháp Luật Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Từ Thực Tiễn...Luận Văn Pháp Luật Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Từ Thực Tiễn...
Luận Văn Pháp Luật Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Từ Thực Tiễn...
 
Tiểu luận nâng cao ý thức pháp luật và chất lượng xây dựng, thực hiện pháp lu...
Tiểu luận nâng cao ý thức pháp luật và chất lượng xây dựng, thực hiện pháp lu...Tiểu luận nâng cao ý thức pháp luật và chất lượng xây dựng, thực hiện pháp lu...
Tiểu luận nâng cao ý thức pháp luật và chất lượng xây dựng, thực hiện pháp lu...
 
Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xét Xử Của Tòa Án.
Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xét Xử Của Tòa Án.Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xét Xử Của Tòa Án.
Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xét Xử Của Tòa Án.
 
Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...
Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...
Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...
 
Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...
Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...
Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...
 
Bo cau hoi hoi thi hoa giai vien gioi 2016
Bo cau hoi hoi thi hoa giai vien gioi 2016Bo cau hoi hoi thi hoa giai vien gioi 2016
Bo cau hoi hoi thi hoa giai vien gioi 2016
 
Cơ sở lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng.docx
Cơ sở lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng.docxCơ sở lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng.docx
Cơ sở lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng.docx
 
[Tố Tụng Dân Sự 2005]Tham quyen toa an (file word)
[Tố Tụng Dân Sự 2005]Tham quyen toa an (file word)[Tố Tụng Dân Sự 2005]Tham quyen toa an (file word)
[Tố Tụng Dân Sự 2005]Tham quyen toa an (file word)
 
Quyền, lợi ích hợp pháp cá nhân trong xét xử vụ án hành chính, 9đ
Quyền, lợi ích hợp pháp cá nhân trong xét xử vụ án hành chính, 9đQuyền, lợi ích hợp pháp cá nhân trong xét xử vụ án hành chính, 9đ
Quyền, lợi ích hợp pháp cá nhân trong xét xử vụ án hành chính, 9đ
 
Huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Bộ Luật Dân Sự 2015.docx
Huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Bộ Luật Dân Sự 2015.docxHuỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Bộ Luật Dân Sự 2015.docx
Huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Bộ Luật Dân Sự 2015.docx
 
Đại Diện Trong Quan Hệ Pháp Luật Dân Sự
Đại Diện Trong Quan Hệ Pháp Luật Dân SựĐại Diện Trong Quan Hệ Pháp Luật Dân Sự
Đại Diện Trong Quan Hệ Pháp Luật Dân Sự
 
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAYLuận văn: Hòa giải ở cơ sở từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY
 
Có được ủy quyền tham gia tố tụng trong vụ án hôn nhân gia đình không?
Có được ủy quyền tham gia tố tụng trong vụ án hôn nhân gia đình không?Có được ủy quyền tham gia tố tụng trong vụ án hôn nhân gia đình không?
Có được ủy quyền tham gia tố tụng trong vụ án hôn nhân gia đình không?
 
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
 
BÀI MẪU Tiểu luận luật: Vấn đề Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự
BÀI MẪU Tiểu luận luật: Vấn đề Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sựBÀI MẪU Tiểu luận luật: Vấn đề Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự
BÀI MẪU Tiểu luận luật: Vấn đề Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Pháp Luật Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Pháp Luật Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Pháp Luật Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Pháp Luật Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docxCơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docxCơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docxCơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docxCơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
 
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
 
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docxCơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
 
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docxCơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
 
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docxCơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
 
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
 
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docxCơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
 

Recently uploaded

Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 

Recently uploaded (20)

Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ 1.1. Hòa giải ở cơ sở trong hệ thống các phƣơng thức giải quyết tranh chấp và sự cần thiết giải quyết các tranh chấp, xích mích trong cộng đồng bằng hòa giải Trong xã hội, mỗi con người là một cá thể độc lập. Tuy nhiên, C. Mác cho rằng, bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Trong đời sống xã hội, mối quan hệ giữa con người với con người rất đa dạng, phong phú, bao gồm tổng hòa các mối quan hệ xã hội: quan hệ giữa các thành viên trong gia đình (quan hệ vợ chồng, ông bà, bố mẹ, con cái, anh chị em...), quan hệ giữa các thành viên trong môi trường giáo dục: quan hệ thầy trò; quan hệ của những nhóm người trong xã hội: quan hệ đồng nghiệp, quan hệ bạn bè, quan hệ đồng hương... Các quan hệ này có thể hình thành dưới nhiều góc độ khác nhau như quan hệ huyết thống được pháp luật quy định (quan hệ gia đình), các quan quan hệ xã hội khác được hình thành và chi phối bởi các quy phạm đạo đức xã hội và được tồn tại dưới hình thức khác nhau. Thực tiễn cho thấy, qua các giai đoạn, qua các thời kỳ lịch sử, trong xã hội, tồn tại và phổ biến là những quan hệ xã hội tốt đẹp, lành mạnh. Chính những quan hệ tốt đẹp, lành mạnh đó là nền tảng, là cơ sở, là động lực cho việc xây dựng lối sống văn hóa, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Tuy nhiên, bên cạnh những quan hệ tốt đẹp kể trên, còn tồn tại những mối quan hệ không lành mạnh, tiêu cực, lệch chuẩn, những quan hệ bị biến dạng theo chiều hướng xấu, thậm chí đi ngược lại với lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. Những quan hệ đó có thể là những nguyên nhân trực tiếp nảy sinh những hiện tượng tiêu cực trong xã hội như những tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật thậm chí là hành vi phạm tội. 8
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước hòa mình vào trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đa dạng hóa các mối quan hệ, chủ động xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những thành tựu, kết quả trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội mà nền kinh tế thị trường mang lại, sự phát triển của đời sống xã hội trên các lĩnh vực cũng kéo theo những hạn chế, tiêu cực và những mặt trái của nó: sự xung đột về lợi ích, sự xuống cấp về đạo đức, lối sống thực dụng... Chính những yếu tố đó đã trực tiếp hoặc gián tiếp làm ảnh hưởng, biến dạng những quan hệ truyền thống tốt đẹp vốn có của dân tộc ta. Trong một chừng mực nào đó, ở những hoàn cảnh cụ thể, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, dòng tộc, thầy trò, bạn bè... cũng có những xáo trộn nhất định, bị chi phối bởi những yếu tố về lợi ích, quan điểm khác nhau, hay có thể gọi chung là những xung đột xã hội nhỏ. Như vậy, xung đột xã hội là sự biểu hiện của những mâu thuẫn xã hội khách quan hoặc chủ quan phản ánh sự đối lập giữa những người đại diện của chúng. Các xung đột xã hội được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có các tranh chấp, xích mích ở cộng đồng dân cư. Những va chạm, xích mích giữa các thành viên trong gia đình, trong cộng đồng là điều không thể tránh khỏi, có điều kiện nảy sinh tồn tại thậm chí phát triển. Có thể là mâu thuẫn ngay giữa các thành viên trong gia đình, giữa hai hay nhiều hộ gia đình, có khi là mâu thuẫn giữa một dòng họ, một dòng tộc, xóm này với xóm kia, mâu thuẫn giữa làng với làng... Mâu thuẫn đó xảy ra khá đa dạng, phong phú trên các lĩnh vực kinh tế, dân sự, hôn nhân và gia đình. Những mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp này dù là nhỏ nhưng nếu không có biện pháp giải quyết sẽ gây mất ổn định xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Khi xung đột xã hội xảy ra có rất nhiều phương thức để giải quyết. Để giữ gìn trật tự xã hội, việc giải quyết xung đột có thể được tiến 9
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hành theo năm phương pháp: giải quyết bằng sự tác động của dư luận xã hội, thông qua hòa giải, giải quyết bằng các phán quyết của trọng tài, bằng quyết định của cơ quan hành chính và thông qua cách giải quyết của tòa án. Hòa giải là một trong những phương thức có hiệu quả để giải quyết các xung đột đó. Thực tế cho thấy, không thể tránh được xung đột xã hội, nhưng cần thiết phải hạn chế và tránh được những thiệt hại mà xung đột xã hội mang lại do không được kiểm soát. Hiện nay, ở nước ta có nhiều hình thức hòa giải với phạm vi, đối tượng, phương pháp, trình tự thủ tục...tiến hành hòa giải khác nhau như hòa giải tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, hôn nhân và gia đình, hòa giải các tranh chấp lao động, hòa giải bằng trọng tài kinh tế, hòa giải ở cơ sở, hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn theo Luật Đất đai, kể cả thỏa thuận trong tố tụng hành chính và tố tụng dân sự cũng được coi là một biểu hiện của hòa giải. Hòa giải trong tố tụng dân sự của Tòa án là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại, lao động. Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để giúp các đương sự thỏa thuận với nhau trừ những trường hợp pháp luật quy định không được hòa gải. Khi không hòa giải được hoặc hòa giải không thành Tòa án mới đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp các bên đương sự thống nhất thỏa thuận với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Hết thời hạn bẩy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó, thì về nguyên tắc chung Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay tại thời điểm ký. Theo quy định của pháp luật, đối với các ngành luật như dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình, đất đai...hòa giải đều được coi là một nguyên tắc, một thủ tục bắt buộc khi giải quyết tranh chấp. Theo Điều 12 Bộ luật Dân 10
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sự quy định về nguyên tắc hòa giải như sau: “Trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích. Không ai được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực khi tham gia quan hệ dân sự, giải quyết các tranh chấp dân sự” [42]. Dưới góc độ của Luật hình thức, hòa giải là thủ tục bắt buộc thể hiện thông qua trách nhiệm hòa giải thuộc về Tòa án. Đây cũng là một nguyên tắc được quy định tại Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự (được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004): “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này” [41]. Hòa giải là hoạt động của Tòa án khi tiến hành giải quyết vụ kiện dân sự. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 180 Bộ luật Tố tụng dân sự, hòa giải là thủ tục bắt buộc ở thời điểm trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm để giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên, không phải tất cả các vụ án Dân sự tòa án đều phải tiến hành hòa giải. Theo quy định của Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án không tiến hành thủ tục hòa giải đối với những vụ việc mà nếu hòa giải sẽ trái với mục đích xét xử của vụ án đó. Đó là những vụ việc được quy định tại Điều 181 Bộ luật Tố tụng dân sự như yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Trong Tố tụng hình sự cũng có những quy định gần với hòa giải. Khoản 1, Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định: Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật Hình sự được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất [40]. 11
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Như vậy, không phải mọi trường hợp phạm vào các tội nêu trong điều luật nói trên đều bị khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Theo quy định, chỉ được áp dụng việc khởi tố theo yêu cầu của người bị hại trong trường hợp hành vi phạm tội được nói đến ở khoản 1 của các điều nói trên. Điều đó có nghĩa là việc khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại chỉ áp dụng trong trường hợp hành vi phạm tội xảy ra ở mức độ nguy hiểm thấp nhất cho xã hội, tội phạm ít nghiêm trọng, không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Và khi người bị hại không yêu cầu khởi tố hoặc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Tòa án nhân dân không tiếp tục tiến hành tố tụng và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật thì có thể tự dàn xếp với nhau. Hòa giải trong tố trụng trọng tài, trong quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài, các bên tranh chấp có thể thương lượng, tự hòa giải hoặc đề nghị trọng tài giúp các bên hòa giải. Trọng tài cũng có thể chủ động tự mình tiến hành hòa giải các bên. Nếu các bên thông qua hòa giải mà giải quyết tranh chấp thì có thể yêu cầu trọng tài viên xác nhận sự thỏa thuận đó bằng văn bản, lập biên bản hòa giải thành và công nhận sự thỏa thuận của các bên. Văn bản này có giá trị như quyết định trọng tài, có hiệu lực thi hành, không bị kháng cáo. Hòa giải tranh chấp lao động được Hội đồng trọng tài lao động hoặc Hòa giải viên lao động của cơ quan lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tiến hành khi có tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và trong quá trình học nghề giữa người lao động và người sử dụng lao động. Hòa giải tranh chấp đất đai được tiến hành bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. Việc hòa giải này được thực hiện khi nhận được 12
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đơn của một hoặc hai bên tranh chấp và thời hạn giải quyết không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn, việc hòa giải phải được lập thành văn bản có xác nhận hòa giải thành hoặc không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã là thủ tục bắt buộc được quy định trong Luật Đất đai năm 2013, trước khi các bên tranh chấp khỏi kiện ra Tòa án hoặc giải quyết bởi cơ quan có thẩm quyền Khác với các loại hình hòa giải nêu trên, hòa giải ở cơ sở không có yếu tố “tư pháp”, tức là không có sự tham gia của Tòa án mà được thực hiện thông qua hoạt động của Tổ hòa giải. Pháp luật về hòa giải hiện nay không quy định về thời hạn tiến hành hòa giải tranh chấp do các Tổ hòa giải tiến hành như các loại hình hòa giải khác, vì vậy, việc hòa giải chỉ kết thúc khi các bên đạt được kết quả hòa giải và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó. Khác với các loại hình hòa giải ở trên, hòa giải ở cơ sở không bắt buộc phải lập thành văn bản. Theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở hiện nay, việc có lập thành văn bản hay không do các bên tự nguyên, không có giá trị bắt buộc phải thực hiện như bản án của tòa án, phán quyết trọng tài, biên bản hòa giải tranh chấp đất đai hay quyết định giải quyết của cơ quan hành chính mà chỉ như một sự ghi nhận thỏa thuận mang tính đạo lý giữa người với người. Đây là một hình thức giải quyết rất hiệu quả và đang ngày càng khẳng định được vai trò của nó trong đời sống xã hội. Góp phần vào việc củng cố khối đại đoàn kết trong cộng đồng, tiết kiệm thời gian, chi phí cho nhà nước và của nhân dân. 1.2. Khái niệm và đặc điểm cơ bản của hòa giải ở cơ sở: 1.2.1. Khái niệm hòa giải ở cơ sở Hòa giải ở cơ sở là một hình thức của hòa giải. Vì vậy, để tìm hiểu về hòa giải ở cơ sở trước hết cần tìm hiểu khái niệm về hòa giải nói chung. Tùy theo cách tiếp cận phù hợp với từng loại hình hòa giải mà có nhiều quan niệm khác nhau về hòa giải. 13
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trong khoa học cũng như trong thực tiễn có nhiều quan niệm khác nhau về hòa giải tùy theo cách tiếp cận phù hợp với từng loại hình hòa giải. Một số luật gia cho rằng hòa giải là chế định pháp luật về hòa giải, coi hòa giải như một nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động của Tòa án. Còn các nhà thực tiễn coi hòa giải là những hành vi thuyết phục các bên tranh chấp xóa bỏ những tranh chấp, mâu thuẫn, bất đồng. Trên thế giới có nhiều quan niệm về hòa giải. Theo từ điển thuật ngữ của ILO/EASMAT về quan hệ lao động và các vấn đề liên quan coi “Hòa giải là sự tiếp nối của quá trình thương lượng trong đó các bên cố gắng làm điều hòa những ý kiến bất đồng. Bên thứ ba đóng vai trò người trung gian hoàn toàn độc lập với hai bên...không có quyền ắp đặt..., hành động như một người môi giới, giúp hai bên ngồi lại với nhau và tìm cách đưa các bên tranh chấp tới những điểm mà họ có thể thỏa thuận được” [33]. Theo hiệp hội hòa giải Hoa Kỳ thì: “Hòa giải là một quá trình, trong đó bên thứ ba giúp hai bên tranh chấp ngồi lại với nhau để cùng giải quyết vấn đề của họ”[33]. Theo quan niệm này, người hòa giải không tham gia vào quá trình hoặc việc thỏa thuận các giải pháp. Vai trò chủ yếu của người hòa giải là người trung gian giúp cho hai bên tranh chấp tự nguyện ngồi lại với nhau, tạo điều kiện cho họ duy trì đối thoại và thương lượng giải quyết mâu thuẫn, bất đồng. Điều 3 Chỉ thị số 2008/52/UC của Liên minh Châu Âu ngày 21 tháng 5 năm 2008 về một số khía cạnh của hòa giải vụ việc dân sự, thương mại định nghĩa: “Hòa giải là một quy trình có tổ chức, bất kể dưới tên gọi là gì, trong đó hai hay nhiều bên tranh chấp cố gắng đạt được thỏa thuận dàn xếp tranh chấp một cách tự nguyện với sự giúp đỡ của Hòa giải viên” [52]. Theo từ điển Luật học của Pháp định nghĩa: “Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự giúp đỡ của người trung gian thứ ba (Hòa giải 14
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 viên) để giúp đỡ các bên đề nghị giải quyết một cách thân thiện” [33]. Trong Luật Hòa giải nhân dân Trung Hoa, thuận ngữ “Hòa giải nhân dân” là quá trình một hòa giải nhân dân thuyết phục các bên liên quan đến một mâu thuẫn đạt được một sự thỏa thuận hòa giải trên cơ sở thương lượng bình đẳng và tự do ý chí và mang lại một kết quả là giải quyết mâu thuẫn giữa các bên. Mặc dù các định nghĩa trên đây có một số điểm khác nhau, nhưng đều có điểm chung thể hiện bản chất, đặc trưng của hòa giải, đó là một phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của một bên thứ ba trung gian với vai trò thúc đẩy, giúp đỡ các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận mang tính tự nguyện về giải quyết tranh chấp mà không ra quyết định buộc các bên tranh chấp phải thi hành. Theo Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 1995 thì “Hòa giải được hiểu là hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa” [54]. Quan niệm này nêu lên phương thức và mục đích của hòa giải nhưng chưa khái quát được bản chất, nội dung và các yếu tố cấu thành các loại hình hòa giải. Theo Từ điển Luật học do Nhà xuất bản Tư pháp, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa và Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp xuất bản năm 2006 thì “Hòa giải là thuyết phục các bên tranh chấp tự giải quyết tranh chấp của mình một cách ổn thỏa” [53]. Như vậy, trên thế giới cũng như trong nước, về phương diện lý luận cũng như trong thực tiễn có rất nhiều quan niệm về hòa giải. Dựa trên những quan niệm vê hòa giải ở trên cũng như qua thực tiễn hoạt động hòa giải, có thể khái quát được đặc trưng hòa giải cụ thể như sau: hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp giữa các bên, trong đó có sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian. Bên thứ ba này đóng vai trò giúp đỡ, khuyến khích, thúc đẩy các bên 15
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tranh chấp đạt được sự thỏa thuận, không áp đặt ý chí của mình lên sự thỏa thuận của hai bên tranh chấp mà chỉ giải thích, thuyết phục, giúp hai bên đạt được sự thỏa thuận, chấm dứt bất đồng, mâu thuẫn. Sự thỏa thuận đó của hai bên - Chủ thể của tranh chấp, mâu thuẫn là kết quả được hình thành trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện của mỗi bên, phù hợp với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Trên thực tế cả trong lý luận cũng như trong thực tiến, các luật gia cho rằng khó có thể đưa ra một khái niệm hòa giải chung cho tất cả các loại hình hòa giải trong đời sống xã hội vì mỗi loại hình hòa giải đều có đối tượng là các tranh chấp có tính chất, đặc trưng riêng của mình; trình tự, thủ tục tiến hành hòa gải, chủ thể tham gia quan hệ hòa giải của mỗi loại hình hòa giải cũng khác nhau, mặc dù các loại hình hòa giải cũng có một số đặc trưng chung giống nhau. Tuy nhiên, từ đặc trưng được rút ra ở trên, có thể đưa ra khái niệm về hòa giải như sau: Hòa giải là một quá trình giải quyết những bất đồng, tranh chấp giữa các bên, quá trình đó có sự tham gia của bên thứ ba với vai trò trung lập, giúp các bên đạt được sự thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật, đạo đức xã hội và tự nguyện thực hiện những thỏa thuận đó. Hiện nay, ở nước ta có nhiều hình thức hòa giải khác nhau như: Hòa giải tại Tòa án, Hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã, hòa giải lao động, hòa giải trọng tài, hòa giải ở cơ sở. Để giữ gìn quan hệ lâu bền, trong mọi trường hợp hòa giải vẫn được xem là phương án tối ưu để giải quyết xích mích, mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân....Hòa giải ở cơ sở là một hình thức của hòa giải đã tồn tại và trở thành truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam. Xã hội cổ truyền Việt Nam được mở rộng theo công thức Nhà - Làng - Nước: nhiều gia đình gắn kết lại thành làng, rồi các làng liên kết lại thành nước. Làng là đơn vị cơ sở cấu thành nên quốc gia, nó mang tính khép kín, tự 16
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 quản rất cao do đặc thù của nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp. “Trong các làng xã cổ truyền, cả cuộc đời người nông dân quen sống với các mối quan hệ xóm giềng, huyết thống ràng buôc nhau một cách bền chặt” [22]. Vì vậy, người Việt rất coi trọng tình làng nghĩa xóm. Tình cảm này gắn kết họ từ khi sinh ra đến khi từ giã cõi đời. Chính tình làng, nghĩa xóm đã nuôi dưỡng, đùm bọc, chở che cho họ trước những khó khăn, hoạn nạn, thiên tai, địch họa. Thêm vào đó, nền kinh tế nông nghiệp lúa nước với nhu cầu làm thủy lợi, đắp đê, chống lụt cùng với nguy cơ chống giặc ngoại xâm luôn đe dọa đã hình thành lối sống cộng đồng, cố kết, truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái trong ý thức của người Việt cổ. Họ nhận thức được rằng, chỉ có sức mạnh đoàn kết cộng đồng mới có thể đánh bại được thiên tai, địch họa để tồn tại và phát triển. Chính từ nhu cầu đoàn kết vì sự tồn tại, phát triển của cá nhân và cộng đồng, một đạo lý sống, một phương châm sống đã hình thành và tồn tại trong quan hệ giữa người với người, đó là “ một điều nhịn là chín điều lành”, “chín bỏ làm mười”, “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, “một điều nhịn, chín điều lành”, “chín bỏ làm mười”... Đạo lý, phương châm sống ấy đã hình thành cách ứng xử đẩy bao dung, nhường nhịn, thân ái, nhân văn khi có mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp về quyền và lợi ích giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ, hàng xóm láng giềng. Trong gia đình, đó là “ đóng cửa bảo nhau”, giữa hoàng xóm thì “tối lửa tắt đèn có nhau”... Lịch sử cho thấy, trong một cộng đồng làng xã khép kín, người Việt có thói quen ứng xử theo đạo đức, phong tục tập quán hơn là theo pháp luật, rất ngại kiện tụng. Họ không sợ đao to búa lơn mà lại e dè sức mạnh của dư luận xã hội. Hành vi của cá nhân con người cũng như các mối quan hệ xã hội của họ luôn chịu sự kiểm soát từ hai phía: dư luận xã hội và 17
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 lương tâm cá nhân. Người Việt vốn trọng danh dự. Lối sống trong danh dự đó đã dẫn đến “cơ chế tin đồn”, tạo nên dự luận xã hội như một thứ vũ khí lợi hại bậc nhất của cộng đồng để duy trì sự ổn định, đặc biệt là ở buôn làng. Nhà văn Lê Lựu cũng đã viết trong cuốn tiểu thuyết “Thời xa vắng” của mình rằng: Người ta chỉ dám dựa theo dư luận mà sống chứ ai dám giẫm lên dư luận mà đi theo ý mình...[49, tr. 12]. Để giữ gìn quan hệ trong cộng đồng, trong mọi trường hợp, hòa giải vẫn được xem là phương án tối ưu khi mà trong ý thức, tâm lý của người phương Đông nói chung, của người Việt Nam nói riêng việc giải quyết tranh chấp, xích mích và việc việc đến chốn công đường là việc làm bất đắc dĩ. Vì vậy, nhiều trường hợp, người ta thường dĩ hòa vi quý, hòa giải được xem là phương án tối ưu. Đây là tiền đề rất quan trọng của việc tồn tại ý thức hòa giải trong tâm lý của người Việt. Dưới một góc độ tiếp cận khác, từ những văn bản pháp luật cũng có những quy định về hòa giải ở cơ sở. Điều 127 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Ở cơ sở thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật”[39]. Trên cơ sở quy định này của Hiến pháp, ngày 25/12/1998 Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở và tại Điều 1 quy định: Hòa giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và các tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư [62]. Và Điều 2 Nghị định số 160/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 18
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 năm 1999 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở quy định: Hòa giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố, phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư [15]. Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014) tiếp tục kế thừa và phát triển khái niệm hòa giải ở cơ sở. Tại Khoản 1 Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở quy định: “Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hưỡng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luât này” [30]. Từ những quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở có thể nói rằng, hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên bằng việc vận dụng những quy định của pháp luật cũng như quy phạm đạo đức để giải thích, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp trên cơ sở phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội góp phần gìn giữ đoàn kết trong nội bộ nhân dân, hàn gắn tình nghĩa trong gia đình, hạn chế vi phạm pháp luật ở cơ sở, giảm bớt nguyên nhân gia tăng tội phạm, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở thôn, khu dân cư, tổ dân phố tạo điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội, góp phần mở rộng dân chủ ở cơ sở, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa tiến tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 19
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.2. Đặc điểm hòa giải ở cơ sở Hòa giải ở cơ sở với ý nghĩa là phương thức giúp các bên thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các vi pham pháp luật và tranh chấp, mâu thuẫn nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố và phát huy tình cảm, đạo lý, truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong công đồng dân cư, Hòa giải ở cơ sở có một số đặc trưng sau: - Hòa giải ở cơ sở là hoạt động thuyết phục vận động, giúp đỡ các bên tranh chấp thông cảm hiểu nhau hơn, tự dàn xếp, thỏa thuận để xóa bỏ tranh chấp, nối lại tình cảm gắn bó từ gia đình, xóm giềng, góp phần giữ gìn ổn định, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở. - Hòa giải ở cơ sở được tiến hành bởi hòa giải viên của tổ hòa giải. Đây là những người nhiệt tình, tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm cao đối với cộng đồng, ở nhiều độ tuổi khác nhau, hoạt động không lương, phụ cấp của Nhà nước khi tham gia hòa giải. - Phạm vi hòa giải là những tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật được giới hạn theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở. - Hòa giải ở cơ sở thường được thực hiện linh hoạt, có sự kết hợp vận dụng quy định của pháp luật với phong tục tập quán truyền thống, kinh nghiệm của dân gian, hiệu quả là có tính thuyết phục cao, mang lại kết quả ổn thỏa, lâu bền. - Hòa giải ở cơ sở là một hình thức của tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đã và đang ngày càng phát huy vai trò quan trọng của nó trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống. - Hòa giải ở cơ sở là một phương thức thực hiện dân chủ ở làng xã, thể hiện tư tưởng “lấy dân làm gốc” với phương châm “dễ trăm lần không dân cũng chịu- khó vạn lần dân liệu cũng xong”. 20
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trong lịch sử nước ta hòa giải được xem như một phương thức giải quyết có hiệu quả các tranh chấp, mâu thuẫn trong xã hội. Nó là một hiện tượng xã hội – pháp luật – văn hóa đã thấm vào đời sống nhân dân ta hàng thế kỷ nay, chi phối và tác động đến nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội và nhà nước, trở thành một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng người Việt [52]. Hiện nay, trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, yêu cầu đặt ra cho Nhà nước là cần thay đổi cách thức quản lý xã hội. Nhà nước cần hạn chế sự can thiệp vào các quan hệ mang tính chất “tư”, tôn trọng sự tự do thỏa thuận, tự định đoạt của cá nhân, tổ chức. Đây là một trong những tiền đề quan trọng để cho hòa giải nói chung và hòa giải ở cơ sở nói riêng phát huy vai trò của nó trong tình hình mới. Bên cạnh đó, các yếu tố lịch sử - văn hóa, truyền thống, tâm lý dân tộc là những tiền đề rất quan trọng, là cội nguồn, là mảnh đất cho hòa giải ở cơ sở hình thành, phát triển và vượt qua được những thay đổi của các thể chế chính trị và ngày càng khẳng định được vai trò, ý nghĩa to lớn của mình trong đời sống xã hội. Hay nói cách khác, hòa giải nói chung và hòa giải ở cơ sở nói riêng được người dân Việt Nam chấp nhận. Bản chất và ý nghĩa nhân đạo sâu sắc vì con người chính là cội nguồn, mảnh đất cho hòa giải thành và phát triển trường tồn, vượt qua thử thách của thời gian, những biến cố thăng trầm của lịch sử. Đây cũng là một trong những đặc điểm của hòa giải ở cơ sở. Như vậy, có thể thấy, yếu tố lịch sử, truyền thống, tâm lý dân tộc có ảnh hưởng không nhỏ đến cách hành xử của người Việt khi xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn. 21
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.3. Vai trò của hòa giải ở cơ sở và sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với hòa giải ở cơ sở 1.3.1. Vai trò của hòa giải ở cơ sở Ở Việt Nam, từ lâu, hòa giải đã trở thành một truyền thống tốt đẹp trong văn hóa, trong đạo lý của dân tộc. Ưu thế của hòa giải là khi giải quyết bất đồng, xung đột, tranh chấp và xích mích sẽ không có kẻ thắng, người thua, mà sẽ được giải quyết ổn thỏa, tình lý vẹn toàn, trật tự xã hội được củng cố, đạo lý truyền thống được giữ gìn. Vì vậy, có thể nói hòa giải ở cơ sở có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Thứ nhất, hòa giải góp phần giải quyết ngay, kịp thời, có hiệu quả các vi phạm, xích mích, tranh chấp trong nhân dân, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của nhân dân cũng như của Nhà nước. Thực tiễn cho thấy, thông qua hòa giải ở cơ sở, một số lượng lớn các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật nhỏ đã được giải quyết kịp thời, nhanh chóng, giảm bớt khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện của người dân. Mỗi năm, ở cơ sở hòa giải thành bao nhiêu vụ việc tức là giảm được bấy nhiêu vụ việc mà các cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết. Ngay cả khi hòa giải không thành,Tòa án, các cơ quan có thẩm quyền cũng có điều kiện nắm vững nội dung tranh chấp, tâm tư, nguyện vọng của đương sự để xác định đường lối giải quyết đúng đắn, ra phán quyết thấu tình đạt lý. Thứ hai, hòa giải góp phần khôi phục, duy trì, củng cố sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Bởi lẽ, hòa giải là một biện pháp giải quyết tranh chấp mà mỗi bên đều chấp nhận nhượng bộ một phần quyền lợi của mình để đạt được sự thỏa thuận. Mặt khác, hòa giải thành là dựa trên sự tự nguyện của các bên, không do ai áp đặt, cưỡng ép nên các bên sẽ tự giác thực hiện cam kết của mình. Tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh nếu được giải quyết bằng con đường hòa giải thì kết quả hòa giải thường 22
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 mang tính bền vững. Một khi đã xây dựng, củng cố được khối đoàn kết trong nội bộ nhân dân, ổn định trật tự xã hội thì việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ khác ở địa phương sẽ có nhiều thuận lợi. Thứ ba, hòa giải góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Khi hòa giải, các hòa giải viên đều phải vận dụng các quy định pháp luật để giải thích, hướng dẫn, thuyết phục các bên tranh chấp, giúp họ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình để từ đó có xử sự phù hợp với quy định của pháp luật. Trong nhiều trường hợp, tranh chấp phát sinh do các bên không hiểu pháp luật, nên lầm tưởng rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm hoặc cho rằng hành vi của mình là đúng pháp luật. Nếu các bên được giải thích pháp luật một cách cặn kẽ, tranh chấp có thể sẽ được giải quyết dứt điểm và nhanh chóng. Thông qua hòa giải, ý thức chấp hành pháp luật của người dân sẽ nâng cao. Là một hình thức tuyên truyền pháp luật mang lại hiệu quả cao để đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân một cách tự nhiên, trực tiếp, có sức thẩm thấu sâu sắc, sức lan tỏa rộng. Thứ tư, hòa giải góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý xã hội. Đặc trưng cơ bản của hòa giải là bảo đảm quyền tự định đoạt của các bên trong giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn. Chính vì vậy, hòa giải là một phương thức để thực hiện dân chủ. Thông qua hòa giải ở cơ sở, vai trò tự quản của người dân được tăng cường. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Thứ năm, hòa giải góp phần duy trì và phát huy đạo lý truyền thống tốt đẹp, thuần phong mỹ tục của dân tộc, thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Khi tiến hành hòa giải, hòa giải viên không chỉ dựa trên các quy định của pháp luật, mà còn phải dựa vào những chuẩn mực đạo đức, văn hóa ứng xử, truyền thống để tác động tới các bên tranh chấp. Và như vậy, hòa giải ở cơ sở đã làm cho các giá trị truyền 23
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thống được bảo tồn và phát huy. Thứ sáu, hòa giải nhằm bảo vệ, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của các cá nhân tại cộng đồng. Khi mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra xâm phạm đến quyền, lợi ích của cá nhân và hòa giải là hình thức để các bên tự nhận thấy sự phải, trái, đúng, sai trong hành vi của cá nhân, từ đó có xử sự phù hợp với pháp luật và đạo đức. 1.3.2. Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với hòa giải ở cơ sở Xuất phát từ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của hòa giải trong đời sống xã hội, việc thể chế hóa hoạt động hòa giải đặc biệt là hòa giải ở cơ sở là một nhu cầu khách quan. Giáo sư, tiến sĩ khoa học Đào Trí Úc khẳng định: Nếu khi nhu cầu khách quan của xã hội về kinh tế, chính trị, xã hội... đã chín muồi thì sự chín muồi đó chính là chân lý, chính là khuôn mẫu, mô hình cần phải được pháp luật quy phạm hóa...Ta có thể hình dung pháp luật như hai bờ của dòng sông. Bờ có nhiệm vụ đi theo dòng chảy, chứ bờ sông không thể thay thế được dòng chảy. Và nếu không có bờ, nước có thể cứ chảy, nhưng không theo dòng. Bảo đảm cho các quan hệ xã hội phát triển đúng quy luật. Phù hợp với lợi ích tiến bộ là thiên chức của pháp luật [60]. Thể chế hóa nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động hòa giải, thể hiện sự thừa nhận của nhà nước đối với tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở. Xây dựng thể chế chính là khâu đầu tiên rất quan trọng trong quản lý nhà nước về công tác hòa giải. Tuy nhiên, khi thể chế hóa hoạt động hòa giải, cần lưu ý rằng hòa giải ở cơ sở là hoạt động mang tính tự quản của nhân dân, quản lý nhà nước không phải nhằm hành chính hóa hoạt động này, biến Tổ hòa giải ở cơ sở thành tổ chức của chính quyền mà chủ yếu là chỉ đạo, hướng dẫn, về chuyên môn nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, bồi dưỡng kiến thức, cung cấp tài liệu cho hòa giải viên, hỗ trợ kinh phí nhằm 24
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 khuyến khích, thúc đẩy hoạt động hòa giải phát triển rộng khắp, có hiệu quả trong cộng đồng dân cư. Hòa giải với tư cách là một khía cạnh, một yếu tố của đời sống xã hội dân sự chính là ở chỗ đó. Với ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội của công tác hòa giải ở cơ sở, Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1997), Chỉ thị số 30/CT-TƯ ngày 18 tháng 02 năm 1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 05 tháng 4 năm 2007 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (thay thế Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 của Chính phủ) đã xác định việc củng cố tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hòa giải là một trong những yếu tố quan trọng góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và quản lý nhà nước nói riêng Mở rộng các hình thức tổ chức tự quản của nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức tự bàn bạc và thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật những công việc mang tính chất xã hội hóa, có sự hỗ trợ của chính quyền, cơ quan, đơn vị như việc xây dựng Quy ước, Hương ước, Làng văn hóa, xây dựng Tổ hòa giải [26]. Luật Hòa giải ở cơ sở ra đời đã đặt cơ sở pháp lý quan trọng để công tác hòa giải ở cơ sở tiếp tục phát triển và phát huy vai trò của mình trong đời sống xã hội, một mặt tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và thống nhất cho tổ chức và hoạt động của Tổ hòa giải, mặt khác, tăng cường sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư, góp phần giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. 1.4. Nguyên tắc, phạm vi hòa giải ở cơ sở 1.4.1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở 1.4.1.1. Tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở: Hòa giải ở cơ sở là quá trình giải quyết tranh chấp giữa các bên trong đó 25
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 có sự tham gia của bên thứ ba - hòa giải viên giữ vai trò làm trung gian, trung lập. Với vai trò trung gian ấy, hòa giải viên có nhiệm vụ thuyết phục, giúp các bên tranh chấp tìm được tiếng nói chung để tự dàn xếp mâu thuẫn một cách ổn thỏa. Vì lẽ đó, trước hết hòa giải viên phải tôn trọng sự tự nguyện của các bên, tôn trọng ý chí của họ. Hòa giải viên chỉ đóng vai trò là người trung gian hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa giải chứ không áp đặt, bắt buộc các bên phải tiến hành hòa giải. Nếu các bên không chấp nhận việc hòa giải thì hòa giải viên không thể dùng ý chí chủ quan của mình mà bắt buộc họ phải tiến hành hòa giải. Kể cả trường hợp hòa giải thành, nếu việc thực hiện thỏa thuận giữa các bên có khó khăn thì hòa giải viên động viên, thuyết phục các bên thực hiện thỏa thuận; kịp thời thông báo cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Trưởng ban công tác mặt trận những vấn đề phát sinh trong quá trình theo dõi, đôn đốc thực hiện. Trưởng ban công tác mặt trận chủ trì, phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, gia đình, dòng họ, người có uy tín vận động, thuyết phục mà không áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành những thỏa thuận của họ. Vì vậy, mọi tác động đến tự do ý chí của các bên như cưỡng ép, làm cho một trong hai bên bị lừa dối hay nhầm lẫn đều không thể hiện đầy đủ ý chí tự nguyện của các bên. 1.4.1.2. Bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của nhà nước, đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi. Chính sách pháp luật của nhà nước là những định hướng cho các hoạt động xã hội. Pháp luật của Nhà nước là những quy định chung thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, điều chỉnh những mối quan hệ xã hội có tính phổ biến nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân. Các quy phạm đạo đức, phong tục, tập quán tốt đẹp là 26
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 các quy tắc xử sự có tính truyền thống trong quan hệ xã hội phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước và nguyện vọng của nhân dân. Chính sách pháp luật của Nhà nước cùng với đạo đức xã hội và phong tục tập quán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình hòa giải viên thực hiện nhiệm vụ của mình. Người hòa giải viên nếu biết kết hợp chính sách, pháp luật của Nhà nước với các chuẩn mực đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc ta sẽ là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của hòa giải. Để đạt được sự thành công đó, người hòa giải viên phải hiểu, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trước hết, cần nắm vững các văn bản pháp luật có liên quan mật thiết với công tác hòa giải ở cơ sở như pháp luật dân sự (quan hệ tài sản, quan hệ hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế...); pháp luật hôn nhân và gia đình (quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng, quan hệ cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn...); pháp luật đất đai; pháp luật hành chính, pháp luật hình sự... Bên cạnh việc nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hòa giải viên cần nắm vững các phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương để động viên, khuyên nhủ các bên dàn xếp mâu thuẫn, tranh chấp nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên việc vận dụng các phong tục tập quán, câu ca dao, tục ngữ phải có sự chọn lọc cho phù hợp, tránh giáo lý, hủ tục lạc hậu. Ví dụ, ở Tây Nguyên, hòa giải viên có thể kết hợp một số quy định tiến bộ trong luật tục Êđê để hòa gải. Cụ thể trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, luật tục Êđê coi trọng việc “vợ chồng kết hôn ăn ở bền vững, không bỏ nhau” hoặc luật tục nhấn mạnh trách nhiệm của con cái với cha mẹ, không có cử chỉ bất kính, vâng lời cha mẹ không bỏ nhà đi lang thang, có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ, ông bà. Nếu vi phạm quy định của luật tục thì có thể bị mất quyền thừa kế tài sản.... đây là một số quy định tiến bộ của luật tục mà hòa giải viên có thể khai thác và vận dụng hợp lý 27
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vào từng vụ việc cụ thể để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nhằm củng cố giữ gìn hạnh phúc trong mỗi gia đình, dòng họ. Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 đã bổ sung điểm mới quan trọng vào nguyên tắc này. Đó là “phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi”. Bởi vì, người Việt Nam vốn sống trong tình, quan tâm, đùm bọc, kính trên, nhường dưới, tình cảm gia đình, dòng họ, xóm giềng luôn là thiêng liêng và gần gũi, nếu hòa giải viên biết phát huy, khơi gợi những tình cảm này sẽ giúp cho việc hòa giải đạt kết quả mong muốn. 1.4.1.3. Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên. Khi mâu thuân, tranh chấp xảy ra, mỗi bên đều có lý riêng, tự cho mình là đúng, không thấy điều sai trái của mình gây ra cho người khác hoặc cố tình bảo vệ quyền lợi của mình một cách bất hợp pháp. Vì vậy, khi thực hiện hòa giải, hòa giải viên phải bảo đảm nguyên tắc khách quan, công minh để giải quyết tranh chấp một cách công bằng, bình đẳng, quan tâm đến lợi ích của các bên tranh chấp. Là người trung, hòa giải viên không được thiên vị, không định kiến hay nể nang bên này mà cần phải lắng nghe các bên tranh chấp, đồng thời tôn trọng sự thật khách quan, công bằng, đề cao lẽ phải, tìm ra cách giải thích, phân tích cho mỗi bên hiểu rõ đúng, sai, không xuê xoa “dĩ hòa vi quý” cho xong việc. Hơn nữa, có khách quan, công bằng thì hòa giải viên mới tạo được lòng tin của các bên, để họ lắng nghe, tiếp thu ý kiến phân tích, giải thích của mình, từ đó có nhận thức và tự nguyện điều chỉnh hành vi cho phù hợp với quy định của pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục tập quán. Thông thường, khi có mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật xảy ra nếu không được giải quyết kịp thời dễ dẫn đến việc bé xé ra to, việc đơn giản 28
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thành việc phức tạp, phạm vi ảnh hưởng cũng như hậu quả của các vi phạm pháp luật và tranh chấp ngày càng lớn. Do đó, đòi hỏi hòa giải viên phải chủ động, kịp thời tiến hành hòa giải để phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật. Hoạt động hòa giải ở cơ sở đòi hỏi phải tuân thủ nguyên tắc có lý, có tình, nghĩa là hòa giải phải dựa trên cơ sở pháp luật và đạo đức xã hội. Trước hết cần đề cao yếu tố tình cảm, dựa vào đạo đức xã hội để phân tích, khuyên nhủ các bên ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức: như con cái phải có hiếu với cha mẹ; anh chị em phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau “như thể tay chân”, “chị ngã em nâng”, “máu chảy ruột mềm”, “môi hở răng lạnh”; vợ chồng sống với nhau phải có tình, có nghĩa : “đạo vợ, nghĩa chồng”, “ gái có công chồng chẳng phụ”, tất cả vì con cái; xóm giềng thì “ tối lửa tắt đèn có nhau”, “ vắng anh em xa mua láng giềng gần” và “thương người như thể thương thân”...Cùng với việc giải thích, thuyết phục các bên ứng xử phù hợp với các quy tắc đạo đức xã hội, hòa giải viên phải dựa vào pháp luật để phân tích, tư vấn pháp luật, đưa ra những lời khuyên và hướng dẫn các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố và pháp huy những tình cảm, đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng, phòng ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư. Để thực hiện hòa giải thành, hòa giải viên phải tìm hiểu rõ ngọn ngành của vụ việc: nguyên nhân phát sinh, diễn biến của vụ việc, thái độ của các bên...Trong số các thông tin cần thiết đó, đôi khi có những thông tin liên quan đến bí mật đời tư của các bên tranh chấp. Khi được các bên tranh chấp tin tưởng, thổ lộ thông tin thầm kín về đời tư của mình cho hòa giải viên thì hòa giải viên cần tôn trọng và không được phép tiết lộ những thông tin này. Ở đây, cũng cần phân biệt giữa bí mật thông tin đời tư cá nhân và những thông tin mà các bên tranh chấp che dấu về hành vi vi phạm pháp luật của mình. 29
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.4.1.4. Tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng Việc hòa giải phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng, nghĩa là việc hòa giải không chỉ nhằm giải quyết tranh chấp, bảo vệ, khôi phục quyền và lợi ích của các bên mà còn phải bảo đảm lợi ích chung của xã hội, của nhà nước và của người khác. Trong mọi trường hợp, hòa giải viên không chỉ giúp các bên giải quyết tranh chấp mà còn góp phần giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật của công dân. Khi hướng dẫn các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp không được trái với quy định của pháp luật và không lợi dụng hòa giải để làm thiệt hại đến lợi ích của người thứ ba, của nhà nước và lợi ích công cộng. Đối với hòa giải ở cơ sở, các xung đột thường là các tranh chấp, xích mích liên quan đến đời sống hàng ngày trong các lĩnh vực như sử dụng lối đi chung, sử dụng điện nước sinh hoạt, đổ rác thải làm mất vệ sinh môi trường xung quanh...trong cộng đồng dân cư thường liên quan đến nhiều người khác ngoài các bên tranh chấp, hòa giải viên không thể vì mục đích đạt được hòa giải thành của các bên tranh chấp mà làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bất kỳ người nào khác. Như vậy, có thể thấy rằng, trong quá trình hòa giải, bên cạnh việc giúp các bên tranh chấp giải quyết tranh chấp, hòa giải viên đã góp phần nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của người dân. Hay nói cách khác, hoạt động hòa giải ở cơ sở chính là một hình thức phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả nhằm từng bước nâng cao nhận thức pháp luật và giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật trong cộng đồng. 30
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.4.1.5. Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở Đây là điểm mới của Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 so với Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 1998. Thực tiễn ở nơi này, nơi khác còn xảy ra tình trạng bất bình đẳng giới, còn ảnh hưởng bởi tư tưởng phong kiến “trọng nam khinh nữ” gây nhiều khó khăn cho công tác hòa giải ở cơ sở...Xác định vị trí và tầm quan trọng của việc bảo đảm lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật, nhất là đạo luật có nhiều mối liên quan trực tiếp đến người dân như Luật Hòa giải ở cơ sở, điều này thể hiện như sau: Đó là bình đẳng giới trong quy định đối với hòa giải viên, tổ trưởng tổ hòa giải. Về tiêu chuẩn, phương thức bầu hòa giải viên, quyền và nghĩa vụ của hòa giải viên, tổ hòa giải, tổ trưởng tổ hòa giải đều không phân biệt nam, nữ. Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức của tổ hòa giải “Mỗi tổ hòa giải có từ 03 hòa giải viên trở lên, trong đó có hòa giải viên nữ”[46]. Bình đẳng giới còn được thể hiện trong các quy định về yêu cầu hòa giải, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình hòa giải, biên bản hòa giải, thực hiện các thỏa thuận hòa giải, theo dõi, đôn đốc thực hiện kết quả hòa giải thành đối với các bên là như nhau không phân biệt nam, nữ. 1.4.2. Phạm vi hòa giải ở cơ sở Hòa giải ở cơ sở với vai trò là phương thức giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật giữa các bên, giúp các bên thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố phát huy tình cảm, đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phạm vi hòa giải ở cơ sở gồm: 1.4.2.1. Các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật được tiến hành hòa giải Hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật sau đây: - Mâu thuẫn giữa các bên do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính 31
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, giờ giấc sinh hoạt gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác... - Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất. - Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con, quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh chị em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng, xác định cha, mẹ, con, nuôi con nuôi, ly hôn. Khi hòa giải những vụ việc trên, hòa giải viên chỉ có quyền thuyết phục, giải thích để các bên tranh chấp tự nguyện thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, tổ viên tổ hòa giải không được xem xét giải quyết những vụ việc mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước như: chấm dứt nuôi con nuôi, truy nhận cha, mẹ cho con ngoài giá thú, phân xử việc ly hôn (cho hoặc không cho ly hôn), ép buộc các bên thực hiện các việc mà Luật Hôn nhân và gia đình cấm. - Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính. Hòa giải viên thực hiện hòa giải những tranh chấp phát sinh từ vi phạm pháp luật mà theo quy định những vi phạm đó chưa đến mức bị xử lý bằng biện pháp hành chính như trộm cắp vặt (rau, quả trong vườn, một số đồ dùng sinh hoạt có giá trị không lớn), đánh, chửi nhau gây mất trật tự công cộng gây thương tích nhẹ, lừa đảo, đánh bạc, va quệt xe cộ gây thương tích nhẹ. - Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp sau đây thì hòa giải viên có thể tiến hành hòa giải: + Trường hợp không bị khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật Tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Như vậy, hòa giải viên được tiến hành hòa giải đối với vi phạm pháp luật hình sự mà không bị khởi tố vụ 32
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 án do có một trong các căn cứ như hành vi không cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. + Trường hợp pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị hại đã không yêu cầu hoặc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 105 của Bộ luật Tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hình sự gồm: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104), Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 105), Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 106), Tôi vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 108), Tôi vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 109), Tội hiếp dâm (Điều 111), Tội cưỡng dâm (Điều 113), Tội làm nhục người khác (Điều 121), Tội vu khống (Điều 122), Tội xâm phạm quyền tác giả (Điều 131) và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171). + Vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyêt định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra theo quy định tại Khoản 2 Điều 164 Bộ luật Tố tụng hình sự hoặc đình chỉ vụ án theo quy định tại Khoản 1 Điều 196 Bộ luật Tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. - Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị 33
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trấn theo quy định tại Nghị định số 111/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Chương II phần thứ năm của Luật Xử lý vi phạm hành chính. - Những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm. 1.4.2.2. Những mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật không hòa giải. Trong quá trình hòa giải, tổ hòa giải không hòa giải đối với các vụ việc sau đây: - Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng. Đó là các mâu thuẫn, tranh chấp làm tổn hại đến lợi ích chung của nhà nước, của cộng đồng. - Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự không được hòa giải. Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết như kết hôn trái pháp luật. Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm các điều kiện kết hôn, cụ thể: nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn (nam chưa đủ 20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi); việc kết hôn do một hoặc bên bị ép buộc, không tự nguyện; việc kết hôn thuộc một trong những trường hợp Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm kết hôn như: kết hôn giả tạo, bị lừa dối kết hôn; người đang có vợ hoặc có chồng mà kết hôn với người khác hoặc người chưa có vợ hoặc có chồng mà kết hôn với người đang có vợ hoặc có chồng; kết hôn giữa những người người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng 34
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 của chồng. Đối với những trường hợp kết hôn trái pháp luật nêu trên, thì hòa giải viên không được hòa giải để các bên tự giải quyết, duy trì quan hệ hôn nhân và gia đình trái pháp luật đó. Tòa án sẽ xem xét, quyết định việc hủy kết hôn trái pháp luật. Vi phạm pháp luật về giao dịch dân sự không được hòa giải là những vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Như vậy, các giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật như các giao dịch mua bán chất ma túy, mại dâm...thì không được hòa giải nhằm mục đích để các bên tiếp tục thực hiện giao dịch đó. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. - Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp mà người bị hại không yêu cầu xử lý về hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành chính theo quy định của pháp luật. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hành vi vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý hành chính 35
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 bao gồm bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính như giáo dục tại xã phường, thị trấn; đưa vào cơ sở giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính. - Mâu thuân, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ ở bao gồm: Hòa giải tranh chấp về thương mại và hòa giải tranh chấp về lao động. Hòa giải tranh chấp về thương mại được thực hiện theo quy định của Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo quy định tại Điều 317 Luật Thương mại năm 2005, hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bao gồm: “Thương lượng giữa các bên; hòa giải giữa các bên do một hoặc một cơ quan, tổ chức, cá nhân được các bên chọn làm trung gian hòa giải; giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại hoặc tòa án” [43]. Hòa giải tranh chấp lao động thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo quy định tại Điều 3 Bộ luật Lao động: “Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động” [44]. Với mỗi loại tranh chấp lao động lại có các cơ quan giải quyết khác nhau. Theo đó, Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân gồm: hòa giải viên lao động và Tòa án nhân dân (Điều 200). Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao đông tập thể. Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyển do Hòa giải viên lao động, Tòa án nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết (Khoản 1 Điều 203). Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích gồm Hòa giải viên và Hội đồng trọng tài lao động (Điều 169). 36
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Như vậy, các tranh chấp về lao động và thương mại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổ hòa giải ở thôn, xóm, làng, bản, ấp, tổ dân phố, cụm dân cư. 1.5. Quá trình hình thành và phát triển của thể chế hòa giải ở cơ sở tại Việt Nam 1.5.1. Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945 Với bản chất nhân văn sâu sắc, hòa giải ở cơ sở có lịch sử tồn tại và phát triển lâu đời. Hoạt động hòa giải hình thành và phát triển trường tồn gắn liền với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, được kế thừa và phát huy thể hiện truyền thống tốt đẹp hàng ngàn năm của dân tộc ta. Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, các vị vua rất chú trọng đến việc đem lại cho người dân cuộc sống bình yên, ổn định bằng con đường hòa giải ở cơ sở, tránh việc kiện tụng gây mất trật tự, an ninh chính trị. Đời vua Lê Dụ Tông, trong thể lệ cử kiện có ghi rằng: “Tri huyện là viên quan gần gũi với dân, khi thấy hai bên nguyên bị mới bắt đầu kiện nhau, thì nên xem xét tất cả, rồi đem lý lẽ sự việc hiểu khuyên dụ cho họ nghe ra, khuyên đi bảo lại để cảm hóa họ, hòa giải hai bên” [35]. Trong chỉ dụ của vua Lê Huyền Tông đã ghi: Riêng các xã trưởng, nếu trong làng có sự tranh tụng phải vô tư phân xét và hòa giải. Không được xui nguyên giục bị rồi lại tự nắm lấy việc xử. Cũng không được tự đặt ra những luật lệ riêng rồi dựa vào những luật lệ ấy mà chiếm đoạt tài sản khiến cho các nạn nhân phải bán nhà đất cho khánh kiệt, cô lập họ, không cho tham dự các buổi tập họp, hội hè mà trái phép nước [1]. Thông sức của Ngự Sử Đài năm Vĩnh Thịnh thứ 15(1719) đã quy định: Các huyện lệnh được trao cho trách nhiệm gần dân, lời kêu của hai bên lúc đầu đều đã quang minh xét đoán; bấy giờ lòng 37
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tranh tức của hai bên chưa phân, phí tổn theo kiện chưa mấy, còn có thể đem lẽ phải vạch cho họ hiểu, khuyên đi bảo lại khiến hai bên hòa giải, đó cũng là một cách làm cho thôi kiện [22]. Trước năm 1945, dưới chế độ phong kiến rồi đến chế độ thực dân nửa phong kiến, do tính tự quản của làng xã khá cao, việc hòa giải những mâu thuẫn nhỏ trong nội bộ nhân dân chủ yếu do các hương ước, khoán ước của mỗi làng quy định. Nghiên cứu hương ước một số làng, có thể thấy vấn đề hòa giải được quy định khá chặt chẽ. Trong các bản hương ước hay lệ làng đó, xu hướng giải quyết nội bộ các mâu thuẫn, tranh chấp bằng con đường hòa giải đã trở thành nguyên tắc của làng, xã Việt Nam. Trong khoán ước lập ngày 21 tháng 01 năm Vĩnh Hựu (1739) đời vua Lê Ý Tông của xã Dương Liễu, huyện Đan Phượng, Phủ Quốc Oai (nay thuộc huyện Đan Phượng, Hà Nội), ở điều khoản thứ 10 có ghi như sau: Bản xã có người nào đánh nhau, chửi nhau, cho phép trình báo các chức sắc hàng sắc để khuyên giải phân xử phải trái. Nếu như người nào không làm theo như thế, mà đem bẩm báo lên nha môn, khi xét xử thấy đúng như lời khuyên giải phân xử của làng, xã thì bắt phạt người ấy ba quan tiền cổ. Nếu ai không trình báo với các chức sắc ở xã để phân xử phải trái, lại bẩm thẳng lên quan trên thì cũng xử phạt như thế [33]. Trong khoán ước làng Đông Ngạc nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội được soạn năm 1937 bằng chữ Quốc ngữ dành tới 4 điều quy định về hòa giải. Trong đó điều thứ 60 và điều 61 quy định: Trong làng có ai kiện cáo về dân sự hay thương sự trước hết phải trình hội đồng hòa giải, nếu ai không tuân mà tự tiện vào trình quan ngay thì hội đồng sẽ phạt. Viên Chánh hương hội tiếp ai trình thì phải mở hội đồng, lấy lý lẽ chính đáng và tình thân ái hòa giải 38
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cho hai bên, nếu hòa giải xong thì cứ theo trong luật mà làm hòa giải, chứng thư giao cho lý trưởng trình quan sở tại [33]. Trong bản hương ước của làng Quỳnh Đôi có từ thế kỷ thứ 18, tại điều 73 có ghi: Trong làng cốt lấy sự không kiện nhau là quý, phàm ai có sự gì uất ức phải trình làng để làng xét xử, không được đưa nhau đi kiện ở quan. Nếu làng xét xử không được rõ ràng công bằng thị mới đưa nhau đến quan xử, quan xử y như làng xử thì làng phạt lợn 1 con giá 3 quan. Nếu không trình làng đi kiện ở quan, làng cũng phạt như vậy [33]. Thời kỳ Pháp thuộc, trong quá trình giải quyết các việc hộ và thương sự, hòa giải được xem như một giai đoạn bắt buộc. Chế định hòa giải này được quy định tại “Bộ Bắc Kỳ pháp viện biên chế”. Khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, trong thời gian đầu, chế định hòa giải này được phép tạm thời áp dụng trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự và thương sự tại Tòa án theo quy định tại Sắc lệnh số 90/SL ngày 10 tháng 10 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn quốc: “Cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn cõi nước Việt Nam, các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung và Nam bộ vẫn tạm thời giữ nguyên như cũ, nếu những luật lệ ấy không trái với những điều thay đổi ấn định trong sắc lệnh này” [10]. Theo đó, Chánh án tòa án sơ cấp có nhiệm vụ chính là hòa giải viên và chỉ khi hòa giải không thành mới đưa ra xét xử. Đối với việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa Đệ nhị cấp thì ông Chánh án tòa án sơ cấp thử hòa giải, nếu hòa giải không thành thì chuyển hồ sơ lên cho Tòa Đệ nhị cấp xử. Như vậy, ngay từ thời phong kiến, hòa giải đã được quan tâm thực hiện ở làng, xã phù hợp với đặc điểm, truyền thống tâm lý dân tộc Việt Nam, cùng với sự đổi thay của đất nước, hòa giải vẫn luôn được duy trì và phát triển. 39
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.5.2. Giai đoạn từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1998 Hòa giải ở cơ sở là một hoạt động mang tính chất xã hội tự quản, đã tồn tại từ lâu đời và trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Do đó sau khi cách mạng tháng Tám thành công, ngay từ những ngày đầu thiết lập chính quyền dân chủ nhân dân, nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật quy định về hòa giải. Các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp như Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946, Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký đã quy định: Ban tư pháp xã có nhiệm vụ “Hòa giải tất cả các việc về dân sự, thương sự. Nếu hòa giải được, ban tư pháp có thể lập biên bản hòa giải có các ủy viên và những người đương sự ký” [11]. Việc quản lý hoạt động hòa giải giai đoạn này thuộc nhiệm vụ của ngành tư pháp. Cùng với chế định hòa giải của Ban Tư pháp xã, còn có chế định hòa giải của Tòa án sơ cấp (trước năm 1950) và của Tòa án nhân dân huyện (sau năm 1950) cũng được quy định trong Sắc lệnh số 51/SL ngày 17 tháng 4 năm 1946. Theo đó, Thẩm phán sơ cấp khi nhận được đơn kiện về dân sự hay thương sự phải đòi hai bên đến để thử hòa giải (Điều 9). Các việc về dân sự và thương sự thuộc thẩm quyền của Tòa án đệ nhị cấp đều phải giao trước về Thẩm phán sơ cấp thử hòa giải (Điều 12). Năm 1950, tại Hội nghị tập huấn tư pháp toàn quốc được tổ chức ở Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:“Xét xử đúng là tốt, nhưng nếu không phải xét xử thì càng tốt hơn”. Thực hiện lời dạy của Bác, nhiều văn bản về hòa giải đã được ban hành như Sắc lệnh số 85/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 về cải cách Bộ máy tư pháp và Luật tố tụng quy định: “Tòa án nhân dân huyện họp thành Hội đồng hòa giải để thử hòa giải tất cả các vụ kiện về dân sự và thương sự, kể cả các việc xin ly dị, trừ những vụ kiện mà theo luật pháp đương sự không có quyền điều đình” [13]. 40
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Năm 1961, nhiệm vụ quản lý công tác hòa giải được chuyển sang cho Tòa án nhân dân Tối cao. Tòa án nhân dân Tối cao đã ra Thông tư số 02-TC ngày 26/02/1964 về việc xây dựng Tổ hòa giải và kiện toàn Tổ tư pháp xã, khu phố. Thông tư này hướng dẫn cụ thể về tính chất, chức năng của Tổ hòa giải, đó là một tổ chức xã hội, không phân xử mà chỉ giải thích, thuyết phục để giúp đỡ các bên tự nguyện giải quyết những xích mích, tranh chấp một cách có tình, có lý. Từ 1961-1981, trên cơ sở Hiến pháp năm 1959 và các Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân, các cơ quan Nhà nước nói chung và bộ máy các cơ quan Tư pháp nói riêng đã được tổ chức, sắp xếp lại để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của Nhà nước ta trong giai đoạn mới – giai đoạn miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà. Năm 1961, cùng với việc thành lập Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao và do những điều kiện lịch sử khác, Bộ Tư pháp giải thể. Nhiệm vụ quản lý công tác hòa giải của Bộ Tư pháp được chuyển giao sang cho Tòa án nhân dân tối cao thực hiện. Giai đoạn này, hoạt động hòa giải vẫn liên tục tồn tại và phát triển, cùng với việc kiện toàn và phát triển của Tòa án nhân dân các cấp và do Tòa án nhân dân các cấp tổ chức, hướng dẫn và giúp đỡ hoạt động. Cuối năm 1981, Bộ Tư pháp được thành lập lại theo Nghị định số 143/HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng được giao nhiệm vụ quản lý và hướng dẫn hoạt động của Tổ hòa giải từ Tòa án nhân dân tối cao chuyển sang. Thực hiện nhiệm vụ hòa giải, Bộ Tư pháp đã ra Thông tư số 08/TT ngày 06/01/1982 hướng dẫn xây dựng và kiện toàn hệ thống các cơ quan tư pháp địa phương, đặc biệt là tư pháp huyện và xã. Các cơ quan tư pháp này trực tiếp quản lý và hướng dẫn hoạt động hòa giải. 41
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Từ năm 1982 đến năm 1987, các tổ hòa giải đã được thành lập ở các thôn, xóm, ấp, tổ dân phố...trong phạm vi cả nước. Hoạt động hòa giải trở thành một phong trào sâu rộng và có hiệu quả tốt, góp phần quan trọng vào việc ngăn ngừa và giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp ở cơ sở. Từ năm 1988 đến năm 1992, trong quá trình chuyển đổi cơ chế, tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở bị giảm sút, có nơi một số tổ hòa giải bị tan rã và hầu như không hoạt động hoặc có hoạt động nhưng hiệu quả không cao. Một trong những nguyên nhân về tổ chức, trực tiếp tác động, dẫn đến tình trạng trên là các Phòng Tư pháp cấp huyện bị giải thể do việc tinh giảm biên chế. Trong khi đó, Tư pháp xã lại không có cán bộ chuyên trách và Sở tư pháp không đủ lực lượng cán bộ để đảm đương nhiệm vụ xây dựng tổ chức và hướng dẫn hoạt động hòa giải đến từng thôn, xã. Từ năm 1992-1997, hoạt động hòa giải từng bước được củng cố và phát triển. Chế định hòa giải chính thức được ghi nhận tại điều 127 Hiến pháp 1992 “Ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những vi phạm pháp luật và những tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật” [39]. Điều 2 Luật Tổ chức tòa án nhân dân ngày 06 tháng 10 năm 1992 cũng quy định: “Ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân. Tổ chức và hoạt động của tổ chức này do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định” [36]. Ở Trung ương, Bộ tư pháp được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết hoạt động của các Tổ hòa giải (Điều 2 Nghị định 38/CP ngày 04/6/1993 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp). Ở địa phương, các cơ quan tư pháp như Sở Tư pháp, Phòng tư pháp, Ban tư pháp được giao nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các tổ hòa giải trong 42
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 phạm vi địa phương (Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26/7/1993 của Bộ Tư pháp và Ban tổ chức – Cán bộ Chính phủ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan tư pháp địa phương). Để tiếp tục kiện toàn tổ chức, tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ hòa giải, trên cơ sở những văn bản pháp luật mới, Bộ Tư pháp một mặt chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trước đây giải thể phòng Tư pháp khẩn trương thành lâp lại, củng cố kiện toàn tư pháp xã để quản lý và hướng dẫn hoạt động hòa giải ở cơ sở, mặt khác tổ chức Hội nghị chuyên đề toàn quốc (tháng 8/1994) về Tư pháp xã và Tổ hòa giải để tổng kết, đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động hòa giải toàn quốc trong thời gian qua. Đồng thời trao đổi kinh nghiệm và đề ra giải pháp tiếp tục kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hòa giải ở các địa phương trong thời kỳ mới- Thời kỳ hệ thống ngành tư pháp lại được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương. Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp, mặc dù chưa có văn bản hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải thống nhất trong cả nước, nhưng các cơ quan Tư pháp địa phương, tranh thủ sự quan tâm của cấp uỷ và chính quyền địa phương, chủ động, sáng tạo tổ chức Hội nghị tổng kết, sơ kết, trao đổi kinh nghiệm, phát huy những thành tựu trong công tác hoà giải. Theo báo cáo của địa phương, năm 1997 cả nước đã xây dựng và kiện toàn được hơn 85.000 Tổ hoà giải với tổng số gần 400.000 hoà giải viên. Nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng được hàng nghìn Tổ hoà giải ở hầu hết các thôn, xóm, làng, bản, ấp, tổ dân phố…như: Thành phố Hồ Chí Minh có 12.000 tổ với 59.385 tổ viên; thành phố Hà Nội có 2.239 tổ với 11.660 tổ viên; tỉnh Nghệ An có 4.217 tổ với 16.205 tổ viên... Hàng năm trung bình ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ hoà giải đã hoà giải được 3.000 đến 4.000 vụ, việc với tỷ lệ hoà giải thành từ 70% vụ, việc trở lên xảy ra ở cơ sở, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật và giảm 43
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đáng kể các vụ việc phải đưa lên Toà án nhân dân huyện giải quyết, làm lợi cho Nhà nước nhiều tỷ đồng. Hoạt động của tổ hoà giải đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác hoà giải ở cơ sở trong những năm qua cũng đã bộc lộ những hạn chế sau đây: - Chưa có quy định thống nhất về tổ chức hoà giải ở các địa phương trong phạm vi cả nước (có nơi thành lập các tổ hoà giải ở thôn, xóm, làng, bản, ấp, tổ dân phố, có nơi thành lập tổ hòa giải ở xã, phường, thị trấn…); - Chưa có văn bản pháp luật quy định về phạm vi hoà giải ở cơ sở, trình tự, thủ tục hoà giải, do đó, nhiều nơi thực hiện còn tuỳ nghi, không thống nhất, gây nên lúng túng, khó khăn cho công tác hoà giải… Trước tình hình thực tiễn về hoạt động hòa giải thời gian qua, từ vai trò ý nghĩa quan trọng của hoạt động hòa giải ở cơ sở, và từ thực trạng pháp luật hiện hành về lĩnh vực này, cùng với yêu cầu của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước dưới tác động của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, cho thấy việc ban hành Pháp lệnh về hòa giải ở cơ sở là cần thiết nhằm: - Tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và thống nhất cho việc kiện toàn tổ chức và hoạt động hòa giải của tổ hòa giải. - Từng bước kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở. - Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và mọi công dân đối với công tác hòa giải ở cơ sở. - Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tăng cường tình đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư. 44
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.5.3. Giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2013 Với vị trí vai trò quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở trong thời gian qua và tình hình thực tiễn công tác hòa giải, ngày 25 tháng 12 năm 1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, có hiệu lực thi hành từ ngày 08 tháng 01 năm 1999. Ngày 18 tháng 10 năm 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 160/1999/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở. Đây là hai văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao quy định đầy đủ và đồng bộ về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở như hình thức, nguyên tắc, phạm vi hòa giải, vai trò của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận; các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và công dân trong công tác hòa giải; quản lý nhà nước về công tác hòa giải; các quy định về cơ cấu Tổ hòa giải cũng như tiêu chuẩn, thủ tục bầu, miễn nhiệm tổ trưởng, tổ viên tổ hòa giải; hoạt động hòa giải; khen thưởng và xử lý vi phạm. Sự ra đời của hai văn bản quy phạm pháp luật này thể hiện tính kế thừa, tính liên tục của truyền thống hòa giải ở nước ta, tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục củng cố tổ chức, xây dựng đội ngũ tổ viên tổ hòa giải và tăng cường vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội khác, cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang và công dân đối với công tác hòa giải ở cơ sở. Tiếp tục thực hiện Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở và Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh này, Nhà nước ta cũng ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến hòa giải ở cơ sở như Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam ngày 12 tháng 6 năm 1999 quy định vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quyền làm 45