SlideShare a Scribd company logo
1 of 33
BÁO CÁO THỰC TẬP
HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THEO LUẬT ĐẤT ĐAI
NĂM 2013, THỰC TRẠNG TẠI PHƯỜNG 15 QUẬN BÌNH
THẠNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt
LĐĐ Luật đất đai
QLNN Quản lý nhà nước
QSDĐ Quyền sử dụng đất
TCĐĐ Tranh chấp đất đai
HGTCĐĐ Hòa giải tranh chấp đất đai
UBND Ủy ban nhân dân
TAND Tòa án nhân dân
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
1.1. Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai
1.1.1. Khái niệm hòa giải tranh chấp đất đai
Hòa giải là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thoả
thuận, tự nguyện giải quyết với nhau nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân
dân, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư. Hòa giải là biện pháp
quan trọng và tích cực nhằm giải quyết các tranh chấp về dân sự nói chung và về
tranh chấp đất đai nói riêng. Hòa giải phát huy truyền thống đoàn kết sẵn có của
dân tộc ta, nâng cao sự hiểu biết về pháp luật của nhân dân, hòa giải còn giúp các
bên tự nguyện thoả thuận với nhau về cách giải quyết tranh chấp mà không phải
khởi kiện ra tòa án nhân dân, đỡ cho các bên phải đi lại tốn kém về tiền bạc, thời
gian, tránh việc phải thi hành án vốn rất khó khăn, phức tạp trong giai đoạn
hiện nay.
Đối với khái niệm về Tranh chấp đai là: Luật Đất đai 2013 nêu lên khái niệm
cơ bản về mặt pháp lý để định nghĩa tranh chấp đất đai như sau: “Tranh chấp đất
đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều
bên trong quan hệ đất đai.” 1
Theo đó, tranh chấp đất đai là việc hai hoặc nhiều chủ thể trong quan hệ đất
đai xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp với nhau về các quyền và nghĩa vụ trong quá trình
sử dụng đất. Các tranh chấp này có thể là tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh
chấp về tài sản gắn liền với đất và tranh chấp về địa giới hành chính (ranh giới
đất).
1
Khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai 2013
Hòa giải tranh chấp đất đai là một cách thức giải quyết các tranh chấp liên
quan đến quyền sử dụng đất, theo đó bên thứ ba độc lập giữ vai trò trung gian
trong việc giúp các bên có tranh chấp tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc
giải quyết các tranh chấp về quyền, lợi ích liên quan đến quyền sử dụng đất và
thương lượng với nhau về việc giải quyết quyền lợi của mình.
Hòa giải tranh chấp về đất đai hiện nay là một thủ tục mà các cơ quan có
thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh và Tòa án nhân dân) giải quyết tranh
chấp đất đai yêu cầu các bên tranh chấp thực hiện trước khi giải quyết tranh chấp.
1.1.2. Đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai
Một số đặc trưng cơ bản của hoà giải bao gồm:
Thứ nhất, hoà giải là một phương thức giải quyết tranh chấp, bất đồng mâu
thuẫn do các bên tranh chấp tiến hành dựa trên việc tự thương lượng, thoả thuận
mang tính chất tự nguyện, tự giác thực hiện.
Thứ hai, chủ thể trung tâm của hoà giải là bên trung gian giúp cho các bên
tranh chấp thoả thuận với nhau về giải quyết tranh chấp. Điều này làm cho hoà giải
có sự khác biệt với thương lượng. Bên trung gian có thể là cá nhân, luật sư, tổ chức
tư vấn hoặc các tổ chức khác do các bên thoả thuận lựa chọn. Người này phải có vị
trí độc lập với các bên và không có lợi ích liên quan đến tranh chấp. Bên thứ ba
làm trung gian không đại diện cho quyền lợi của bất cứ bên nào và không có quyền
đưa ra phán quyết.
Thứ ba, ở Việt Nam, các thoả thuận, cam kết từ kết quả của quá trình hoà
giải không có giá trị bắt buộc cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào thiện chí, sự tự
nguyện của các bên.
Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định: “Hòa giải ở cơ sở là việc
hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải
quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của
Luật này”2
.
Hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở là việc hòa giải viên tại địa phương, địa
bàn dân cư đó hướng dẫn, giúp đỡ các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận về giải
quyết các tranh chấp đất đai phát sinh, không cần thông qua cơ quan nhà nước.
Theo đó, các bên có thể tự tổ chức hoặc không tổ chức việc hòa giải này. Quá trình
hòa giải cơ sở với sự tham gia của các hòa giải viên không cần thiết phải tuân thủ
quy trình, thủ tục và thời hạn luật định. Kết quả hòa giải không nhất thiết phải thể
hiện bằng biên bản, có dấu xác nhận, các bên có thể ngầm công nhận kết quả của
hòa giải cơ sở để tự mỗi bên thực hiện hoặc hành xử đối với vụ việc của mình với
những gì các bên đã lĩnh hội của hòa giải viên và của chính mình thể hiện tại buổi
hòa giải cơ sở đó.
Đây là việc hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất
tranh chấp đối với các tranh chấp về đất đai theo quy định của Luật đất đai 2013 và
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật đất đai. Đây là hình thức hòa giải mà khoá luận sẽ
tập trung nghiên cứu bởi hình thức hòa giải này được pháp luật hiện hành quy định
là bắt buộc khi có tranh chấp đất đai xảy ra. Tranh chấp mà không được tổ chức
hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và không được thể hiện bằng một
biên bản hòa giải không thành thì cơ quan hành chính nhà nước cấp trên hoặc cơ
quan tố tụng tư pháp cũng sẽ từ chối việc tiếp nhận đơn hoặc thụ lý vụ việc để giải
quyết.
2
Điều 2, Luật Hòa giải cơ sở 2013
1.2. Các nguyên tắc cơ bản trong hòa giải tranh chấp đất đai
1.2.1. Hòa giải phải tuân theo pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội,
phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân
Khi giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân nếu như
người hòa giải chỉ căn cứ vào các chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc,
phong tục, tập quán của địa phương, dòng họ để dàn xếp các mâu thuẫn, tranh chấp
thì chưa đủ và không mang lại hiệu quả. Các vụ tranh chấp chỉ dừng lại ở quy
phạm đạo đức để hòa giải thì chưa hẳn đã mang lại hiệu quả tích cực và thỏa đáng.
Một vụviệc chỉ được giải quyết và hiệu quả cao khi người hòa giải bên cạnh việc
căn cứ vào các chuẩn mực đạo đức, phong tục, tập quán còn cần phải nắm vững và
vận dụng tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nhất là
những quy định của pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân. Để
thực hiện nguyên tắc này, tổ viên tổ hòa giải phải nắm vững đường lối, chính sách
của Đảng và nhà nước. Trước hêt, cần nắm vững những quy định của pháp luật
liên quan trực tiếp đến công tác hòa giải ở cơ sở như pháp luật đất đai, dân sự, hôn
nhân gia đình, hành chính Bên cạnh việc nắm vững các quy định của pháp luật thì
hòa giải viên còn phải biết kết hợp vận dụng phong tục tập quán. Tuy nhiên, phong
tục tập quán ở đây phải là phong tục, tập quán tốt đẹp trong nhân dân, không trái
với pháp luật, đạo đức xã hội .
1.2.2. Hòa giải phải khách quan, tôn trọng sự tự nguyện của các bên
Một trong những nguyên tắc quan trọng trong quan hệ dân sự là tôn trọng
quyền tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận của các đương sự và trong tố tụng dân
sự quyền tự định đoạt các đương sự được đề cao. Do vậy, việc xây dựng các quy
định về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai phải thể hiện được là phương
tiện để những đương sự tham gia thực hiện được quyền tự do, tự nguyện cam kết,
thoả thuận và tự định đoạt của mình, xuất phát từ quyền sử dụng đất là một quyền
dân sự được pháp luật thừa nhận, chính chủ thể của quan hệ tranh chấp là chủ thể
có quyền lợi trong vụ việc nên họ có thể thương lượng, thỏa thuận trên cơ sở vai
trò trung gian, hỗ trợ của một bên thứ ba độc lập. Tuy nhiên, các quy định về hòa
giải trong giải quyết tranh chấp đất đai phải thể hiện được việc hòa giải của bên thứ
ba độc lập này hướng tới việc tìm kiếm một thỏa thuận giữa các bên có tranh chấp
đất đai nhưng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã
hội.
1.2.3. Hòa giải phải kịp thời, chủ động, kiên trì
Tranh chấp đất đai thường xuyên diễn ra rất gay gắt và phức tạp. Do đó,
công tác hòa giải tranh chấp đất đai nếu không được thực hiện kịp thời, phù hợp về
pháp lý, hài hòa về tình cảm thì những tranh chấp đất đai đó có thể sẽ trở nên
nghiêm trọng hơn, trở thành các vụ án hình sự nếu các bên không thực sự kìm chế
được cảm xúc, gây mất đoàn kết trong nhân dân, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã
hội. Vì vậy, việc thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai cần phải chủ động, kịp thời
ngăn chặn các hệ quả xấu, phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm hình sự có
thể xảy ra, giữ được tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau
trong cộng đồng dân cư.
1.3. Vai trò hòa giải tranh chấp đất đai
Một là, vai trò hòa giải tranh chấp đất đai đối với các bên tranh chấp. Hòa
giải tranh chấp đất đai trước tiên có ý nghĩa quan trọng đối với chính các bên tranh
chấp, giúp các bên hiểu biết và thông cảm với nhau, góp phần khôi phục tình đoàn
kết láng giềng giữa họ, giúp các bên tranh chấp giải quyết tranh chấp với tinh thần
cởi mở, hòa nhã, hạn chế tối đa mâu thuẫn gay gắt phát sinh.
Hai là, vai trò hòa giải tranh chấp đất đai đối với xã hội. Thực tế cho thấy,
tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp xảy ra phổ biến và rất phức tạp.
Rất khó để hạn chế tranh chấp, mà khi tranh chấp xảy ra rồi thì làm thế nào để
hòa giải nó là vấn đề được nhiều cấp chính quyền quan tâm. Những tranh chấp
đất đai xảy ra ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống. Vì vậy, đòi hỏi phải có một
biện pháp giải quyết tranh chấp đất đai một cách mềm dẻo, linh hoạt vừa giải
thích được cho các bên tranh chấp hiểu quyền và nghĩa vụ của mình, vừa là bước
đầu tìm hiểu nội dung tranh chấp của các bên, hướng các bên đi đúng hướng,
đúng với nguyện vọng và yêu cầu của các bên tranh chấp; đồng thời giảm tải cho
các cơ quan liên quan trong việc giải quyết tiếp theo. Do đó, hòa giải tranh chấp
đất đai là lựa chọn cần thiết và quan trọng trong tiến trình giải quyết tranh chấp
của các bên.
Hòa giải tranh chấp đất đai có lợi cho xã hội vì tạo bình yên trong cuộc sống
vì về nguyên tắc, hòa giải coi như tất cả cùng thắng, có lợi cho các bên tranh chấp
đất đai về cả tinh thần và vật chất. Để hòa nhập với pháp luật thế giới, xuất phát từ
truyền thống lâu đời của dân tộc và thực tiễn xét xử các tranh chấp đất đai, việc
quy định hòa giải trong tranh chấp đất đai đã trở thành một yêu cầu tất yếu, khách
quan và là một vấn đề cần được quan tâm và hoàn thiện hơn nữa.
CHƯƠNG 2: LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013
VỚI VẤN ĐỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
2.1. Quá trình ra đời của Luật Đất đai năm 2013 và các quy định về hòa
giải tranh chấp đất đai
2.1.1. Quá trình ra đời của Luật Đất đai năm 2013
Việc sửa đổi Luật Đất đai cùng lúc với Hiến pháp của đất nước là một dịp
hiếm có trong lịch sử, là một sự kiện quan trọng đánh dấu những đổi mới về chính
sách đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và đảm bảo giữ vững ổn định chính
trị - xã hội của đất nước.
Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều
so với luật hiện hành, các chương tăng mới là các nội dung quản lý Nhà nước về
đất đai trước đây thuộc chương II Luật Đất đai năm 2003 tách ra (có 6 mục chuyển
thành chương và bổ sung thêm một chương có nội dung mới). Luật Đất đai sửa đổi
đã thể chế hóa đúng và đầy đủ những quan điểm, định hướng nêu trong Nghị quyết
số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI,
thể hiện được ý chí, nguyện vọng của đại đa số nhân dân. Luật Đất đai năm 2013
được ban hành ghi nhận nhiều điểm vượt trội tiến bộ khi ghi nhận rõ hơn quyền và
trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn
dân về đất đai, đồng thời mở rộng hơn thời hạn giao, cho thuê đất nông nghiệp cho
hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp; sự biến chuyển này thể hiện rõ ràng
hơn khi đã có những sửa đổi bổ sung liên quan đến Hòa giải tranh chấp đất đai vào
năm 2018 nhằm phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, công tác triển khai cho
thấy, vẫn còn tồn tại một số khái niệm mang tính chưa chuẩn xác. Bên cạnh đó,
nhiều thuật ngữ mang tính phổ biến, thông dụng nhưng chưa được khái quát một
cách tỏ tường, gây khó khăn, nhầm lẫn trong áp dụng thực hiện pháp luật.3
2.1.2. Quá trình ra đời các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai
Một là, giai đoạn Luật Đất đai năm 1987
Hiến pháp 1980 cũng như Luật đất đai 1987 đều khẳng định đất đai thuộc sở
hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Song cácvăn bản pháp luật hướng
dẫn thi hành đã không xác định rõ quyền lợi của người sử dụng đất đã làm hạn chế
hiệu quả sử dụng đất. Vấn đề hòa giải cơ sở trong hòa giải tranh chấp đất dai đất
đai thời kỳ này không được đặt ra, mà các tranh chấp đất đai trong thời kỳ này tuân
theocác quy định về hòa giải và thủ tục hòa giải tại Điều 43, 44 của Pháp lệnh Thủ
tục giải quyết các vụ án dân sự đã được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày
29/11/1989 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1990.4
Hai là, giai đoạn Luật Đất đai năm 1993
Hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở lần đầu tiên được quy định trong Luật
đất đai năm 1993 và tiếp tục được đề cao trong giai đoạn tiền tố tụng, đồng thời có
những quy định mới hợp lý, cụ thể hơn. Theo đó, nhà nước khuyến khích các bên
tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc hòa giải tranh chấp đất dai đất đai thông qua
hòa giải ở cơ sở.5
Ba là, giai đoạn Luật Đất đai năm 2003. Điểm mới của Luật đất đai 2003 so
với Luật đất đai năm 1993 là các bên được tự hòa giải hoặc thông qua tổ chức hòa
giải ở cơ sở để hòa giải tranh chấp đất dai đất đai.Trong trường hợp các bên không
hòa giải được thì gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp yêu
3
Nghiên cứu Hòa giải trong tranh chấp đất đai tại Việt Nam, phân tích pháp luật hiện hành, các thực tiễn và các
khuyến nghị cho cải cách – Báo cáo của Cơ quan phát triển Quốc tế Australia và Quỹ Châu Á
4
Nghiên cứu Hòa giải trong tranh chấp đất đai tại Việt Nam, phân tích pháp luật hiện hành, các thực tiễn và các
khuyến nghị cho cải cách – Báo cáo của Cơ quan phát triển Quốc tế Australia và Quỹ Châu Á
5
Nghiên cứu Hòa giải trong tranh chấp đất đai tại Việt Nam, phân tích pháp luật hiện hành, các thực tiễn và các
khuyến nghị cho cải cách – Báo cáo của Cơ quan phát triển Quốc tế Australia và Quỹ Châu Á
cầu giải quyết. Ủy ban nhân dân cấp xã có tráchnhiệm phối hợp với mặt trận tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức thành viêncủa mặt trận, các tổ chức xã hội khác để
hòa giải tranh chấp đất đai.
Bốn là, giai đoạn Luật Đất đai năm 2013. Luật Đất đai năm 2013 ra đời trên
cơ sở kế thừa các ưu điểm, cũng như khắc phục các hạn chế của Luật Đất đai năm
2003, bổ sung thêm các quy định về thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất dai đất đai,
quy định về việc người có thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất dai đất đai phải ra
quyết định hòa giải tranh chấp đất dai, thay đổi thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai
tại Ủy ban nhân dân cấp xã,…Đồng thời, kể từ Luật Đất đai 2013, thì hòa giải
tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã trở thành thủ tục bắt buộc mà các cơ
quan có thẩm quyền trước khi hòa giải tranh chấp đất dai yêu cầu các bên tranh
chấp phải thực hiện.
2.2. Thực trạng các quy định của Luật Đất đai năm 2013 về hòa giải
tranh chấp đất đai
2.2.1. Nội dung cơ bản các quy định của Luật Đất đai năm 2013 về hòa
giải tranh chấp đất đai
2.2.1.1. Quy định chung về điều kiện thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai
“Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc hòa
giải tranh chấp đất dai đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”6
Nhằm giữ vững tình cảm hàng xóm láng giềng, tối lửa tắt đèn có nhau. Đây
là một truyền thống tốt đẹp, lâu đời của dân tộc ta nên Nhà nước khuyến khích các
bên tranh chấp tự hòa giải, hoặc hòa giải tại cơ sở. Bên cạnh đó, việc các bên tự
hòa giải giúp giảm tải cho cơ quan hành chính trong việc hòa giải tranh chấp đất
dai đất đai đang có xu hướng gia tăng trong bối cảnh xã hội hiện nay.
6
Khoản 1, Điều 202, Luật Đất đai 2013
“Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn
đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”.7
Tranh chấp đất đai về cơ bản là tranh chấp dân sự giữa các bên liên quan đến
quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất. Do đó, pháp luật quy định cơ quan hành chính
cấp xã – đại diện cho Nhà nước – chỉ tiến hành tổ chức hòa giải tranh chấp khi một
trong các bên gửi đơn để yêu cầu hòa giải tranh chấp đất dai. Ủy ban nhân dân cấp
xã chỉ thực hiện khi người dân có yêu cầu. Nếu tranh chấp đất đai có diễn ra nhưng
chưa có đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất dai thì Ủy ban nhân dân cấp xã cũng
không tổ chức việc hòa giải.
2.2.1.2. Thành phần tham dự hòa giải tranh chấp đất đai
Thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai 2013
được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, cụ thể như sau:
“Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải.
Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ
tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ
dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại
diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn
gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã,
phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân,
Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”.8
Về cơ bản thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai
2013 được giữ nguyên so với Luật Đất đai 2003. Điểm mới là việc bổ sung thêm
thành phần là đại diện hội Nông dân, hội Phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên hội đồng (tùy trường hợp cụ thể). Đây là
7
Khoản 2, Điều 202, Luật Đất đai 2013
8
Điểm b, Khoản 1, Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
quy định tiến bộ của Luật Đất đai 2013. Thực tế, hiện nay rất nhiều trường hợp
tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp là thành viên của các tổ chức trên. Quy
định sự có mặt của đại diện các tổ chức trên mang lại ý nghĩa tích cực trong một số
trường hợp. Các thành viên của Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và
Đoàn thanh niên là những người thường xuyên gần gũi, tiếp xúc, giúp đỡ lẫn nhau,
nên việc nắm bắt tình hình thực tế, nội dung mâu thuẫn tranh chấp, ý kiến, nguyện
vọng của các bên được thực hiện dễ dàng và sâu sát hơn.
Thông qua đó, đại diện các tổ chức trên có thể đưa ra những giải pháp hòa
giải phù hợp, làm giảm mâu thuẫn giữa các bên, giúp cho công tác hòa giải được
thực hiện nhanh chóng. Đồng thời, các tổ chức chính trị - xã hội này đối với đoàn
viên, hội viên của mình là bên có uy tín, xây dựng được niềm tin đối với các bên
tranh chấp nên dễ dàng tác động tích cực đến nhận thức của các bên tranh chấp là
đoàn viên, hội viên của tổ chức mình để từ đó các bên có thể thỏa thuận hòa giải
thành công.
Mặc dù quy định về mời đại diện tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Hội
đồng hòa giải không phải là quy định bắt buộc khi tiến hành hòa giải. Nhưng thực
tế trên địa bàn Phường 15 quận Bình Thạnh, hầu hết các trường hợp hòa giải đều
có đại diện của các tổ chức chính trị - xã hội tham dự Hội đồng hòa giải (Hội Liên
hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh). Thông
qua việc góp ý, trao đổi, giải thích của các đại diện các tổ chức chính trị - xã hội
nêu trên, nhiều vụ việc khó khăn, phức tạp, mâu thuẫn gay gắt đã được hòa giải
thành công.
2.2.1.3. Thẩm quyền và phạm vi hòa giải tranh chấp đất đai
Pháp luật quy định trách nhiệm, thẩm quyền tổ chức hòa giải thuộc về Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đây. Đây là quy định hoàn toàn phù hợp, nhằm
nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính cấp xã trong
việc hòa giải tranh chấp, ngăn ngừa tình trạng lãng tránh, sợ chịu trách nhiệm trong
lĩnh vực đất đai đang có nhiều mâu thuẫn gay gắt. Cụ thể:
“Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải
tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải
phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên
của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.”9
Tranh chấp đất đai xảy ra tại địa phương nào thì việc hòa giải được tổ chức
thực hiện tại địa phương đó. Phạm vi hòa giải liên quan đến các mâu thuẫn về
quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tranh chấp trong quá trình sử dụng đất tại địa
phương.
2.2.1.4. Các trường hợp không tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai
Luật Đất đai 2013 không quy định các trường hợp không tiến hành hòa giải
tranh chấp đất đai mặc dù có tranh chấp và có đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất
dai tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Thực tiễn theo Quyết định số 06/2018/QĐ-UBND
ngày 07/3/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định: “Không
được hòa giải các tranh chấp đất đai phát sinh do hành vi vi phạm các quy tắc
quản lý Nhà nước về đất đai mà theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành
chính hoặc hình sự”.10
Bản thân tác giả nhận thấy việc bổ sung quy định về các trường hợp tranh
chấp đất đai không tiến hành hòa giải này là hoàn toàn phù hợp. Các hành vi vi
phạm quy tắc quản lý Nhà nước về đất đai đều là các hành vi vi phạm pháp luật.
Về nguyên tắc, các hành vi vi phạm pháp luật tùy mức độ sẽ tiến hành xử lý hành
chính hoặc xử lý hình sự. Do đó, các tranh chấp có nguồn gốc phát sinh từ các
hành vi này đều không có cơ sở pháp lý để tiến hành hòa giải.
9
Khoản 3, Điều 202, Luật Đất đai 2013
10
Khoản 2, Điều 16, Quyết định số 06/2018/QĐ-UBND
2.2.1.5. Điều kiện mở buổi hòa giải
“Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành
viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường
hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc
hòa giải không thành.”11
Pháp luật hiện hành quy định chỉ tiến hành buổi hòa giải khi có đủ các bên
tranh chấp, không bắt buộc các thành phần khác phải tham dự đầy đủ. Quy định
như vậy là phù hợp, để hòa giải hòa giải tranh chấp đất dai về cơ bản phải có đầy
đủ các bên tranh chấp, có như vậy các mâu thuẫn giữa các bên mới được trình bày
đầy đủ, chính xác. Từ đó, việc hòa giải được tiến hành thuận lợi, có hiệu quả.
Một số ý kiến cho rằng đối với trường hợp một trong các bên tranh chấp
vắng mặt đến lần thứ hai nên bổ sung thêm “trừ trường hợp bất khả kháng” thì việc
hòa giải mới được coi là hòa giải không thành.12
Bản thân tác giả không đồng ý với
quan điểm nêu trên. Việc hòa giải tranh chấp, hướng đến tìm tiếng nói chung giữa
các bên tranh chấp. Các bên phải có thiện chí hợp tác cùng tháo dỡ vướng mắc, bất
đồng. Vì vậy, trong trường hợp vắng mặt, không tham dự được thì bên tranh chấp
đó nên chủ động liên hệ cơ quan chức năng để tiến hành sắp xếp thời gian hòa giải
thích hợp.
Đồng thời, quy định về trường hợp các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ
hai là điểm mới của Luật Đất đai 2013, quy định này khắc phục bất cập trước đây
đối với tình trạng Ủy ban nhân dân cấp xã phải tổ chức buổi hòa giải nhiều lần do
11
Điểm c, Khoản 1, Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
12
Nguyễn Xuân Trọng, Trần Hoài Nam (2010), Vướng mắc về pháp luật liên quan đến giải pháp tranh chấp, khiếu
nại về đất đai, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 16.
các bên vắng mặt, gây lãng phí về thời gian, công sức mà đa số các trường hợp này
đều hòa giải không thành.
2.2.1.6. Trình tự tiến hành buổi hòa giải
Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014 không quy định chi tiết về trình tự
tiến hành buổi hòa giải. Riêng đối đối với thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân
dân thành phố quy định cụ thể vấn đề này tại Quyết định số 60/2018/QĐ-UBND
ngày 07/3/2018, như sau:
“a) Chủ tịch Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai chủ trì cuộc hòa giải.
b) Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành
viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan. Giấy mời phải được cơ quan tổ chức hòa giải gửi trước, ít nhất 03 ngày cho
những người tham gia buổi hòa giải.
c) Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt.
Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là
việc hòa giải không thành.
d) Công chức địa chính báo cáo lại nguồn gốc đất và diễn biến tranh chấp.
đ) Ý kiến của các bên tranh chấp và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
(nếu có).
e) Nội dung trao đổi giữa người chủ trì, thành viên buổi hòa giải với các bên
tranh chấp.
g) Người chủ trì buổi hòa giải căn cứ nguồn gốc diễn biến đất tranh chấp,
điều kiện, hoàn cảnh của các bên để xem xét hòa giải căn cứ vào quy định của
pháp luật trên nguyên tắc công khai, dân chủ..”13
Quy định chi tiết về trình tự tổ chức buổi hòa giải nêu trên là cần thiết, tạo
được sự đồng bộ, thống nhất. Thông qua đó, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành
13
Khoản 3, Điều 19, Quyết định số 06/2018/QĐ-UBND
thực hiện, tránh tình trạng không biết trình tự, phải xin ý kiến của các cơ quan cấp
trên, lãng phí thời gian.
2.2.1.7. Thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai
“Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực
hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa
giải tranh chấp đất đai”.14
Quy định theo Luật Đất đai 2013 về thời gian hòa giải là không quá 45 ngày
là điểm mới so với quy định theo Luật Đất đai 2003 trước đây là 30 ngày. Các
trường hợp tranh chấp đất đai thường phức tạp, đòi hỏi thời gian, công sức thu
thập, xác minh thông tin, tổ chức hòa giải. Do đó, quy định thời gian dài hơn là phù
hợp.
2.2.1.8. Kết quả hòa giải
“Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có
các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa
giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất
đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm
hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được
các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.
Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp
có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của
Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và
lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”15
Pháp luật quy định khi tổ chức hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì phải
lập biên bản hòa giải. Theo đó, biên bản hòa giải phải có đầy đủ nội dung theo quy
14
Khoản 3, Điều 202, Luật Đất đai 2013
15
Khoản 2, Điều 88, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
định, có chữ ký của các bên tham gia buổi hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban
nhân dân cấp xã. Quy định nêu trên nhằm tăng cường giá trị pháp lý của việc hòa
giải, thể hiện rõ việc các bên tranh chấp thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được về
các nội dung tranh chấp, thể hiện việc tranh chấp đã được tổ chức hòa giải tại Ủy
ban nhân dân cấp xã. Căn cứ vào kết quả hòa giải thành hoặc không thành nêu tại
biên bản hòa giải. Các bên có thể thực hiện các bước tiếp theo theo quy định.
* Hiệu lực của biên bản hòa giải tranh chấp đất đai
Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai thể hiện ý chí, nguyện vọng của các bên
tranh chấp về vấn đề tranh chấp đất đai khi được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp
xã. Trong đó, Ủy ban nhân dân cấp xã đóng vai trò trung gian, là cầu nối để các
bên tìm được tiếng nói chung. Khi đạt được thỏa thuận, các bên tranh chấp có thể
thực hiện theo nội dung hòa giải. Tuy nhiên, sau khi hòa giải thành, các bên vẫn có
thể thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải trở thành hòa giải không thành theo quy
định tại Khoản 4, Điều 88, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP như sau: “Trường hợp
hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên
thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa
giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm
quyền hòa giải tranh chấp đất dai tiếp theo.”16
Pháp luật không quy định về các biện pháp đảm bảo thực hiện theo nội dung
Biên bản hòa giải được lập. Vì lẽ đảm bảo nguyên tắc cơ bản của hòa giải là dựa
trên tinh thần tự nguyện, không áp đặt, bắt buộc thực hiện.
Đối với trường hợp các bên tranh chấp sau khi hòa giải mà thay đổi ý kiến
khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành, Nghị định số
01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị
định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, quy định:“Trong thời hạn 10 ngày kể
16
Khoản 4, Điều 88, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản
khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối
với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.”17
Việc thay đổi ý kiến khác về nội dung đã thống nhất, không giống như
trường hợp thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải nêu tại Khoản 4 Điều 88 Nghị định
số 43/2014/NĐ-CP. Vì vậy, có thể tổ chức thực hiện việc hòa giải lần hai để xem
xét giải quyết với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không
thành.
Quy định về thời hạn (10 ngày) trong trường hợp này nhằm mục đích hạn
chế việc một trong các bên tranh chấp lợi dụng việc có ý kiến khác nhằm kéo dài
thời gian hòa giải, gây khó khăn cho việc hòa giải tranh chấp đất dai. Nếu sau thời
hạn này, mà một trong các bên tranh chấp có ý kiến khác thì sẽ dẫn chiếu về trường
hợp hòa giải không thành, không tổ chức lại buổi hòa giải.
2.2.2 Đánh giá thực trạng các quy định của Luật Đất đai 2013 về hoà
giải tranh chấp đất đai và nguyên nhân
* Kết quả đạt được
Trong những năm gần đây, do sự tác động của nền kinh tế thị trường, quá
trình đô thị hóa mạnh mẽ nên nhu cầu sử dụng đất để ở, để sản xuất kinh doanh
ngày càng tăng cao, khi thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất diễn ra sôi
động, kéo theo đó là các dạng tranh chấp về đất đai có sự phân hóa mạnh mẽ. Mặc
dù số lượng các vụ án tranh chấp đất đai nói chung tăng cao, có nhiều vụ hết sức
phức tạp, các đương sự khiếu nại, khiếu kiện nhiều về việc giải quyết của các cơ
quan có thẩm quyền đã tiến hành nhiều biện pháp về HGTCĐĐ để từ đó giảm áp
17
Khoản 3, Điều 88, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
lực cho các cơ quan tư pháp và tạo nền tảng cho sự cố gắng, nổ lực để giải quyết
kịp thời và có hiệu quả, đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Sự ra đời của Luật đất đai năm 2013 là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm góp
phần tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình sử dụng đất nói chung, giải quyết
những mâu thuẫn phát sinh của hoạt động chuyển nhượng đất đai ở nước ta trong
giai đoạn từ khi Luật đất đai 2003 được ban hành và có hiệu lực. Trong đó, vai trò
của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các cơ quan để tăng cường hoạt động
hòa giải và là tiền đề quan trọng để cho quá trình áp dụng quy định về hòa giải cơ
sở.
Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp có giá trị lớn, các bên mâu thuẫn hết
sức gay gắt. Do đó, bằng hoạt động HGCS thì sẽ tạo điều kiện góp phần giải quyết
các vụ án đảm bảo đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi của bên bằng sự thuyết phục
của các bên nhằm tạo tiền đề quan trọng để thực hiện các hoạt động của các cơ
quan tố tụng tiếp theo.
* Các khó khăn, vướng mắc
Trong quá trình áp dụng trong thực tế thì vấn đề HGTCĐĐ còn những khó
khăn, vướng mắc sau:
Một là, trường hợp UBND cấp xã triệu tập nhiều lần nhưng người bị kiện cố
tình không đến, cho nên không thể tiến hành hòa giải được. Như vậy, theo quy
định trước đây thì nếu người bị kiện cố tình trốn tránh việc tham gia hòa giải thì
tranh chấp sẽ kéo dài thời gian hòa giải mà nếu chưa qua hòa giải được ở địa
phương thì Tòa án không thụ lý đơn khởi kiện. Tuy nhiên, hiện tại theo quy định
của Luật Đất đai năm 2013 sau thời gian 45 ngày hòa giải không thành hoặc không
thể tiến hành hòa giải được thì các bên tranh chấp đất đai có quyền yêu cầu cơ
quan nhà nước có thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai cho mình lập một Biên
bản hòa giải không thành để có thể tiến hành các bước tiếp theo, có thể tiếp tục yêu
cầu lên cấp trên hoặc khởi kiện tại Tòa án.
Hai là, trong thực tế, tranh chấp đất đai xảy ra rất nhiều dạng, vậy loại tranh
chấp nào phải qua hòa giải tại cấp xã? Ðây là vấn đề có nhiều cách hiểu khác nhau.
Nơi này thì cho rằng chỉ có loại tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mới
phải qua hòa giải tại cấp xã, còn các tranh chấp về hợp đồng liên quan quyền sử
dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho... và tranh chấp thừa kế quyền
sử dụng thì không bắt buộc phải qua hòa giải tại cơ sở. Ngược lại, ở nơi khác thì lại
khẳng định tất cả các tranh chấp đất đai kể cả các tranh chấp hợp đồng liên quan
quyền sử dụng đất và thừa kế quyền sử dụng đất đều bắt buộc phải qua hòa giải tại
cấp xã trước khi khởi kiện đến Tòa án. Khi đó, ở từng địa phương khác nhau sẽ có
cách giải quyết hòa giải khác nhau.
Ba là, theo quy định tại khoản 3 Ðiều 202 Luật Ðất đai năm 2013 thì UBND
cấp xã phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành
viên của Mặt trận để tiến hành hòa giải. Trong thực tế, do không nắm vững các quy
định của pháp luật cho nên nhiều trường hợp thành phần tham gia hòa giải ở cấp xã
không đúng. Chẳng hạn như không có sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức thành viên của mặt trận mà chỉ có thường trực UBND, cán bộ địa chính, tư
pháp và đại diện một số hội, đoàn thể ở xã mà quên mất thành phần cần có là đại
diện Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Các vụ hoà giải trên đây tuy không đúng
với quy định của Luật Đất đai, song, không có gì đáng nói, nếu đã được hòa giải
thành. Điều đáng nói là, khi các bên tranh chấp hòa giải không thành đã tiến hành
khởi kiện theo trình tự của Bộ luật tố tụng dân sự, do biên bản hòa giải không có
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tham gia hòa giải (áp dụng đối với một số trường hợp bắt
buộc phải tiến hành hòa giải cơ sở) nên Tòa án đã căn cứ điểm b khoản 1 Điều 192
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và được hướng dẫn chi tiết tại khoản 2 Điều 3
Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP để trả lại đơn cho người khởi kiện vì chưa có đủ
điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Bốn là, còn nhiều trường hợp khác là UBND xã tổ chức hòa giải nhưng
không giao biên bản để người khởi kiện nộp cho Tòa án, kéo dài nhiều tháng đến
cả năm. Tranh chấp đất đai bao giờ cũng là cũng chiếm một số lượng lớn trong các
vụ án dân sự ở các địa phương, nhưng trong quan hệ đất đai thường phức tạp do
vậy việc định hướng hòa giải đối với cấp xã đôi khi cũng rất khó khăn, nhưng thực
tế cũng có trường hợp địa phương cố tình hòa giải theo hướng có lợi cho một phía.
– Việc hòa giải không đầy đủ thành phần theo quy định như không có sự
tham gia của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên
của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Không có mặt của Tổ trưởng tổ dân phố,
trưởng thôn, nhất là không có đại diện của một số hộ dân cư sinh sống lâu đời tại
khu vực có đất tranh chấp biết rõ về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất đối với thửa
đất đó. Việc vắng mặt đại diện của một số hộ dân cư sinh sống lâu đời tại khu vực
có đất tranh chấp biết rõ về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất đối với thửa đất trong
quá trình hòa giải có thể nhận thấy nguyên nhân là do thành phần này là những
người không có trách nhiệm công vụ, nên việc họ không tham gia hoặc từ chối
tham gia hội đồng sẽ không có chế tài bắt buộc. Mặt khác, việc xác định được
người sinh sống lâu đời và biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa
đất cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đối với các khu vực đô thị hóa nhanh, các mặt
bằng tái định cư việc thay đổi nhân khẩu trong khu vực này cũng rất thường xuyên,
nên đối tượng sinh sống lâu đời ở các khu vực này rất khó xác định. Đối với khu
vực nông thôn thì có thể xác định được người sinh sống lâu đời và biết rõ về nguồn
gốc thửa đất có tranh chấp, nhưng việc mời đối tượng này tham gia hòa giải tranh
chấp về đất đai cũng không phải dễ, bởi họ ngại va chạm, sợ mất lòng ..
-Công chức địa chính hoặc tư pháp cấp xã chưa tiến hành thẩm tra, xác minh
tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan
do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng
đất.
– Một bên tranh chấp thường vắng mặt nhưng Tổ hòa giải không lập biên
bản về sự vắng mặt của họ cũng như hồ sơ hòa giải không thể hiện được biên bản
giao giấy mời cho chính đương sự vắng mặt.
– Biên bản hòa giải không thể hiện đầy đủ, rõ ràng yêu cầu của người yêu
cầu giải quyết. Từ đó không xác định được yêu cầu tranh chấp đã được tiến hành
hòa giải hay chưa.
– Công chức địa chính không vẽ sơ đồ phác họa phần đất tranh chấp giữa
các bên …
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
THEO LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 15
QUẬN BÌNH THẠNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.
3.1. Khái quát về Ủy ban nhân dân Phường 15 quận Bình Thạnh và kết
quả công tác hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn phường.
3.1.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân
Phường 15 quận Bình Thạnh
Phường 15 quận Bình Thạnh là một trong 322 xã phường thị trấn thuộc
thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập năm 1988 trên cơ sở xác nhập Phường 23
và Phường 15 quận Bình Thạnh. Tổng diện tích là 52.3 ha, được chia thành 04 Khu
phố và 79 Tổ dân phố. Phía bắc giáp Phường 24 quận Bình Thạnh, phía đông giáp
Phường 25 quận Bình Thạnh, phía tây giáp rạch cầu Bông – cầu Sơn, phía Nam
giáp kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Trên địa bàn phường có 05 tuyến đường: Bạch
Đằng, Điện Biên Phủ, Đinh Bộ Lĩnh, Xô Viết Nghệ Tĩnh và Trường Sa.
Theo số liệu điều tra tính đến tháng 12 năm 2018, Phường 15 có 7496 hộ
dân, với tổng số 25.735 nhân khẩu. Mật độ dân số gần 49.206 người/km2, trình độ
dân trí tương đối cao so với mặt bằng chung của cả nước. Dân số chủ yếu là người
Kinh, ngoài ra còn có các dân tộc Hoa, Chăm, Khrme và các dân tộc ít người khác.
Các điều kiện về vị trí địa lý, lịch sử, văn hóa và dân cư là điều kiện thuận
lợi để Phường 15 phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, những
điều kiện trên cũng là nguyên nhân phát sinh các vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn
trong cộng đồng dân cư về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường,... và đặc biệt nổi bật
là vấn đề tranh chấp liên quan đến lĩnh vực đất đai.
3.1.2. Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác hòa giải tranh chấp
đất đai tại Ủy ban nhân dân Phường 15 quận Bình Thạnh
Về số lượng: 05 người, trong đó:
- 01 Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường.
- 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường phụ trách Đô thị - Kinh tế.
- 01 Công chức Tư pháp – Hộ tịch.
- 02 Công chức Địa chính – Xây dựng – Đô thị và Môi trường.
Trình độ học vấn:
- Đại học: 03 người.
- Sau đại học: 02 người (Thạc sỹ).
3.1.3. Kết quả thực hiện công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban
nhân dân Phường 15 quận Bình Thạnh kể từ Luật Đất đai năm 2013
Kể từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực (ngày 01/7/2014) cho đến tháng 12
năm 2018, Ủy ban nhân dân Phường 15 quận Bình Thạnh đã tiến hành hòa giải
tranh chấp đất đai cho tổng cộng 24 vụ việc tranh chấp về quyền và lợi ích của các
chủ thể sử dụng đất. Cụ thể:
Năm 2014: 02 vụ. Trong đó, hòa giải thành 02 vụ, hòa giải không thành 0
vụ.
Năm 2015: 05 vụ. Trong đó, hòa giải thành 03 vụ, hòa giải không thành 02
vụ.
Năm 2016: 04 vụ. Trong đó, hòa giải thành 03 vụ, hòa giải không thành 01
vụ
Năm 2017: 05 vụ. Trong đó, hòa giải thành 04 vụ, hòa giải không thành 01
vụ.
Năm 2018: 07 vụ. Trong đó, hòa giải thành 05 vụ, hòa giải không thành 02
vụ.
Điều này thể hiện qua biểu đồ sau:
Thông qua các số liệu về hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân
Phường 15 quận Bình Thạnh qua các năm thể hiện thực trạng. Thông qua các số
liệu nêu trên, ta nhận thấy số vụ việc yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tăng qua
các năm. Đây là thực trạng xã hội hiện nay: Sự gia tăng các tranh chấp dân sự nói
chung và tranh chấp về đất đai nói riêng theo đà tăng trưởng và phát triển kinh tế
của địa phương. Tuy nhiên, nhờ có sự nỗ lực của chính quyền địa phương vấn đề
này đã được tháo gỡ phần nào thông qua việc hòa giải thành công các tranh chấp
đất đai.
3.2. Thực tiễn triển khai và áp dụng các quy định của Luật Đất đai 2013
về hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân Phường 15 Quận Bình
Thạnh:
3.2.1. Công tác ban hành các hướng dẫn về hòa giải tranh chấp đất đai
theo Luật Đất đai 2013:
Hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn về hòa giải tranh chấp đất đai
trong thực tế. Bên cạnh những đặc điểm thì vai trò quan trọng của hoạt động ban
hành các văn bản hướng dẫn về về hòa giải tranh chấp đất đai là nền tảng cơ bản
0
1
2
3
4
5
6
2014 2015 2016 2017 2018
Số vụ hòa giả thành Số vụ hòa giải không thành
nhằm đảm bảo cho quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về HGTC đất đai.
Đầu tiên là thực hiện tốt các những đề án quan trọng của thành ủy thành phố Hồ
Chí Minh về Đổii mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác triển khai, học tập,
quán triệt nghị quyết của Đảng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, việc học tập,
nghiên cứu nghị quyết của Đảng trên địa bàn tỉnh ngày càng đổi mới, chất lượng
được nâng lên và dảm bảo cho quá trình áp dụng các văn bản về hòa giải tranh
chấp đất đai. Cán bộ, đảng viên tham gia học tập đạt tỷ lệ ngày càng cao. Các tầng
lớp nhân dân tích cực hơn trong việc học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng qua
phương thức truyền hình trực tiếp.
Các quy định về hòa giải tranh là điều kiện thuận lợi tiên quyết cho công tác
nghiên cứu, triển khai thực hiện trong cả nước về giải quyết tranh chấp đất đai nói
chung. Từ kinh nghiệm thu được trong quá trình thực hiện thì các cơ quan có thẩm
quyền đã tổ chức thực hiện nhằm có biện pháp chỉ đạo và xử lý các vướng mắc
phát sinh trong quá trình triển khai tại địa phương.
Với sự ra đời của Hiến pháp 2013, Luật đất đai 2013, Luật hòa giải cơ sở đã
khắc phục được những hạn chế của các văn bản luật trước đó. Đồng thời, với việc
quy định đã thể hiện rõ sự tương thích với các văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất
đai cũng như vấn đề sở hữu toàn dân về đất đai và sự phát triển của thị trường bất
động sản.
Nhiệm vụ theo dõi, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai là nội dung
đổi mới của Luật đất đai năm 2013 nhằm đánh giá đúng tình hình triển khai thi
hành luật, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, hiệu quả sử dụng đất và
tác động của chính sách, pháp luật đất đai đến kinh tế, xã hội và môi trường ở từng
địa phương và trên phạm vi cả nước. Theo Luật đất đai năm 2013, hệ thống theo
dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai nói chung đối với SHTD và giải
quyết tranh chấp đất đai và tiến hành hòa giải tranh chấp là thành phần của hệ
thống thông tin đất đai; được thiết lập thống nhất từ Trung ương tới địa phương và
được công khai trên mạng thông tin quốc gia theo quy định của pháp luật. Hệ
thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai phải phản ánh quy
mô, chất lượng và hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai; tác động của chính sách, pháp
luật về đất đai; mức độ minh bạch và sự tham gia của nhân dân vào quá trình quản
lý và sử dụng đai và giải quyết tranh chấp đất đai trên thực tế.
3.2.2. Công tác hòa giải tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai 2013
* Đối với cơ chế quản lý và thực thi pháp luật về hòa giải tranh chấp đất
đai. Cùng với sự ra đời và áp dụng vào thực tiễn pháp luật về hòa giải tranh
chấp đất đai đã góp phần hình thành các cơ quan NN về quản lý và thực thi pháp
luật về lĩnh vực này. Uỷ ban nhân dân Phường 15 quận Bình Thạnh có nhiệm vụ
quản lý và báo cáo tình hình lên cơ quan cấp trên. Sự ra đời của các cơ quan
chuyên trách nói trên đã góp phần quan trọng trong việc đưa các văn bản pháp luật
về hòa giải tranh chấp đất đai áp dụng vào thực tiễn tại phường 15, quận Bình
Thạnh nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, những buổi tọa đàm về pháp luật BVMT nói chung và xử phạt
VPHC của nước ta là kênh cung cấp thông tin cho các cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tiếp cận và hiểu rõ với hệ thống pháp luật của quốc
gia về lĩnh vực này. Qua đó, trang bị cho các chủ thể những kiến thức cần thiết,
thông tin về pháp luật, thực tiễn về hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn xảy ra.
KẾT LUẬN
Hòa giải tranh chấp đất đai là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học pháp lý,… Xét ở góc độ pháp lý, thế chấp quyền sử dụng đất là tổng hợp
những quy định của Nhà nước về Hòa giải tranh chấp đất đai là nền tảng căn bản
để các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng về quản lý về đất đai trong giai đoạn
hiện nay.Với những chức năng ưu việt là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của
mỗi một quốc gia thì Đất đai đã và đang đóng góp vai trò trong quá trình phục vụ
quá trình sản xuất, kinh doanh, tạo ra lợi ích về mặt kinh tế để phát triển kinh tế -
xã hội. Vì vậy, chính sách về Đất đai là một chính sách có ý nghĩa và tầm quan
trọng đặc biệt lớn và không thể thiếu trong nền kinh tế hiện nay.
Đề tài đã tiến hành nghiên cứu có hệ thống các khái niệm về tranh chấp đất
đai và pháp luật về hòa hòa giải tranh chấp đất đai, khoá luận đã xây dựng một
cách đầy đủ và hoàn chỉnh khái niệm về hòa giải tranh chấp đất đai và các đặc
điểm cơ bản của hòa giải tranh chấp đất đai. Trên cơ sở đó khoá luận cũng đã làm
rõ được ý nghĩa cơ bản của hòa giải tranh chấp đất đai và pháp luật về hòa giải
tranh chấp đất đai. Trên cơ sở lý luận tại chương 1, khoá luận đã khát quát các quy
định của pháp luật hiện hành về thành phần tham gia, trình tự, thủ tục tổ chức, các
yêu cầu về nội dung, hình thức biên bản hòa giải khi tiến hành hòa giải tranh chấp
đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Đồng thời, với các quy định về HGTCĐĐ, tác
giả đã đi sâu nghiên cứu tình hình hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân
Phường 15 quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.bằng việc nghiên cứu đánh
giá thực trạng thi hành pháp luật, khoá luận nêu lên phương hướng, giải pháp về
hoàn thiện pháp luật, giải pháp về tăng cường công tác tổ chức thi hành pháp luật
nhằm nâng cao hiệu quả công tác hòa giải tranh chấp đất tại Ủy ban nhân dân cấp
xã. Trải qua quá trình được ban hành và áp dụng vào thực tiễn có thể khẳng định
Hòa giải tranh chấp đất đai đã thay đổi cơ bản cả về quan điểm, chính sách, cơ chế
tổ chức thực hiện và không ngừng được điều chỉnh, bổ sung để đáp ứng với nhu
cầu đổi mới của đất nước, nhất là từ khi kinh tế nước ta chuyển đổi từ cơ chế tập
trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Luật Đất đai 2013 hiện nay đã thực sự
lớn mạnh và phát triển về mọi mặt, trở thành nòng cốt của hệ thống quản lý Đất đai
ở nước ta, đây cũng là hành lang pháp lý cơ bản, là công cụ đắc lực của Đảng và
Nhà nước ta trong việc phát triển và xây dựng hệ thống quản lý về đất đai trong
giai đoạn mới, góp phần ổn định chính trị - xã hội, tăng trưởng kinh tế, phát triển
đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Hà Nội.
2. Chính phủ (2017), Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa
đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Hà Nội.
3. Hội đồng Nhà nước (1989), Pháp lệnh số 27-LCT/HĐNN8 ngày
07/12/1989 về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Hà Nội.
4. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.
5. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
6. Quốc hội (1987), Luật Đất đai, Hà Nội.
7. Quốc hội (1993), Luật Đất đai, Hà Nội.
8. Quốc hội (1998), Luật về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất
đai, Hà Nội.
9. Quốc hội (2001), Luật về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất
đai, Hà Nội.
10. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.
11. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội.
12. Quốc hội (2013), Luật Hòa giải ở cơ sở, Hà Nội.
13. Quốc hội (2015), Bộ Luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.
14. - Tòa án nhân dân tối cao, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ ( 2002),
Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp
về quyền sử dụng đất tại tòa án nhân dân.
15. - Thanh Tú ( 2002), Vướng mắc khi áp dụng chế định hòa giải trong
quá trình giải quyết các vụ án dân sự, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 7, Hà
Nội.
16. - Trần Văn Quảng (2012), Một số vấn đề về chế định hòa giải trong
pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên
đề pháp luật về hòa giải.
17. - Trần Văn Quảng ( 2008), Các phương thức thương lượng, hòa giải,
trung gian ở Việt Nam của, hội thảo “Giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng tư
pháp – thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế”, Bộ Tư pháp và Tổ chức
phát triển quốc tế Canada ( Dự án hỗ trợ cải cách pháp luật) đồng tổ chức
ngày 23-24/8/2008
18. - Trần Văn Quảng (2004), “Chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng
dân sự Việt Nam – Cơ sở lý luận và thực tiễn”, Luận án tiến sĩ luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội.
19. - Trần Văn Quảng ( 1999), Hòa giải – một phương thức phát huy dân
chủ ở cơ sở, Thông tin khoa học pháp lý số 2, Hà Nội
20.- Nguyễn Thị Minh (2012), Hoà giải trong thương mại, thực trạng hoạt động
và xu hướng phát triển ở Việt Nam, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên
đề pháp luật về hòa giải.
21.- Nguyễn Xuân Trọng, Trần Hoài Nam (2010), Vướng mắc về pháp luật liên
quan đến giải pháp tranh chấp, khiếu nại về đất đai, Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp, Số 16.
22.- Nghiên cứu Hòa giải trong tranh chấp đất đai tại Việt Nam, phân tích pháp
luật hiện hành, các thực tiễn và các khuyến nghị cho cải cách – Báo cáo của
Cơ quan phát triển Quốc tế Australia và Quỹ Châu Á
23.- Mai Thị Tú Oanh năm (2013), Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp
đất đai bằng tòa án ở nước ta” , Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội
24.- Nguyễn Phương Thảo (2012), Quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ
sở, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề pháp luật về hòa giải.
25.- Luận án “Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam hiện
nay” của tác giả Phạm Thị Hương Lan;
26.- Luận án “Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng con
đường Tòa án” của tác giả Mai Thị Tú Oanh (2013)….
27. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2018), Quyết định số
06/2018/QĐ-UBND ngày 07/3/2018 ban hành quy định về giải quyết tranh chấp
và cưỡng chế thực hiện Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực thi
hành trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

More Related Content

What's hot

Luat dat dai
Luat dat daiLuat dat dai
Luat dat dai
N3 Q
 

What's hot (20)

Luận văn: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Luận văn: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đấtLuận văn: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Luận văn: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
 
Luận văn: Giải quyết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Luận văn: Giải quyết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Luận văn: Giải quyết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Luận văn: Giải quyết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
 
Đề tài: Kê biên quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự, HOT
Đề tài: Kê biên quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự, HOTĐề tài: Kê biên quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự, HOT
Đề tài: Kê biên quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự, HOT
 
Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai.doc
Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai.docHòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai.doc
Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai.doc
 
Thực Tiễn Giải Quyết Các Vụ Án Ly Hôn Tại Tòa Án Nhân Dân Quận 5 Tp.Hồ Chí Mi...
Thực Tiễn Giải Quyết Các Vụ Án Ly Hôn Tại Tòa Án Nhân Dân Quận 5 Tp.Hồ Chí Mi...Thực Tiễn Giải Quyết Các Vụ Án Ly Hôn Tại Tòa Án Nhân Dân Quận 5 Tp.Hồ Chí Mi...
Thực Tiễn Giải Quyết Các Vụ Án Ly Hôn Tại Tòa Án Nhân Dân Quận 5 Tp.Hồ Chí Mi...
 
Luat dat dai
Luat dat daiLuat dat dai
Luat dat dai
 
Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...
Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...
Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...
 
Luận Văn Pháp Luật Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai
Luận Văn Pháp Luật Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất ĐaiLuận Văn Pháp Luật Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai
Luận Văn Pháp Luật Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai
 
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại ...
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại ...Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại ...
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại ...
 
Luận văn: Hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sở
Luận văn: Hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sởLuận văn: Hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sở
Luận văn: Hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sở
 
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất lâm nghiệp
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất lâm nghiệpLuận văn: Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất lâm nghiệp
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất lâm nghiệp
 
Luận văn: Pháp luật về định giá đất khi nhà nước thu hồi đất, 9đ
Luận văn: Pháp luật về định giá đất khi nhà nước thu hồi đất, 9đLuận văn: Pháp luật về định giá đất khi nhà nước thu hồi đất, 9đ
Luận văn: Pháp luật về định giá đất khi nhà nước thu hồi đất, 9đ
 
Luận văn: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, HOT
Luận văn: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, HOTLuận văn: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, HOT
Luận văn: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, HOT
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp đất đai ở quận Hải Châu, Đà Nẵng
Luận văn: Giải quyết tranh chấp đất đai ở quận Hải Châu, Đà NẵngLuận văn: Giải quyết tranh chấp đất đai ở quận Hải Châu, Đà Nẵng
Luận văn: Giải quyết tranh chấp đất đai ở quận Hải Châu, Đà Nẵng
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự tại Nghệ An
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự tại Nghệ AnLuận văn: Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự tại Nghệ An
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự tại Nghệ An
 
Luận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAY
Luận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAYLuận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAY
Luận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAY
 
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, ĐÒI LẠI TÀI SẢN” VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ...
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, ĐÒI LẠI TÀI SẢN” VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ...TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, ĐÒI LẠI TÀI SẢN” VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ...
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, ĐÒI LẠI TÀI SẢN” VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ...
 
Đề tài: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở theo pháp luật, HAY
Đề tài: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở theo pháp luật, HAYĐề tài: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở theo pháp luật, HAY
Đề tài: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở theo pháp luật, HAY
 

Similar to Báo Cáo Thực Tập Hòa Giải Tranh Chấp Đất Đai Tại Phường 15 Quận Bình Thạnh

lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...
lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...
lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...
nguyehieu1
 
tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf
tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdftieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf
tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf
LoanNguyn566598
 

Similar to Báo Cáo Thực Tập Hòa Giải Tranh Chấp Đất Đai Tại Phường 15 Quận Bình Thạnh (20)

Báo Cáo Thực Tập Hòa Giải Tranh Chấp Đất Đai Tại Phường 15 Quận Bình Thạnh
Báo Cáo Thực Tập Hòa Giải Tranh Chấp Đất Đai Tại Phường 15 Quận Bình ThạnhBáo Cáo Thực Tập Hòa Giải Tranh Chấp Đất Đai Tại Phường 15 Quận Bình Thạnh
Báo Cáo Thực Tập Hòa Giải Tranh Chấp Đất Đai Tại Phường 15 Quận Bình Thạnh
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Khoá Luận Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Khoá Luận Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Khoá Luận Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Khoá Luận Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp...
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Khoá Luận Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Khoá Luận Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Khoá Luận Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Khoá Luận Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Pháp Luật Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Pháp Luật Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Pháp Luật Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Pháp Luật Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất...
 
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật Đất Đai
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật Đất ĐaiCơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật Đất Đai
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật Đất Đai
 
Luận Văn Pháp Luật Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Từ Thực Tiễn...
Luận Văn Pháp Luật Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Từ Thực Tiễn...Luận Văn Pháp Luật Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Từ Thực Tiễn...
Luận Văn Pháp Luật Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Từ Thực Tiễn...
 
Cơ sở lý luận về hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình.docx
Cơ sở lý luận về hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình.docxCơ sở lý luận về hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình.docx
Cơ sở lý luận về hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình.docx
 
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
 
Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính
Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chínhGiải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính
Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính
 
Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Theo Thủ Tục Hành Chính.doc
Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Theo Thủ Tục Hành Chính.docGiải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Theo Thủ Tục Hành Chính.doc
Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Theo Thủ Tục Hành Chính.doc
 
lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...
lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...
lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...
 
Cơ sở lý luận về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai.docx
Cơ sở lý luận về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai.docxCơ sở lý luận về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai.docx
Cơ sở lý luận về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai.docx
 
Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Tranh Chấp Đất Đai Và Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai....
Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Tranh Chấp Đất Đai Và Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai....Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Tranh Chấp Đất Đai Và Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai....
Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Tranh Chấp Đất Đai Và Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai....
 
Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư.
Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư.Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư.
Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư.
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.docx
 
Các lưu ý khi soạn thảo điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng
Các lưu ý khi soạn thảo điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồngCác lưu ý khi soạn thảo điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng
Các lưu ý khi soạn thảo điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng
 
Công chứng các hợp đồng về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và công chứng...
Công chứng các hợp đồng về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và công chứng...Công chứng các hợp đồng về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và công chứng...
Công chứng các hợp đồng về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và công chứng...
 
tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf
tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdftieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf
tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf
 
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung CưCơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
 
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung CưCơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Báo Cáo Thực Tập Hòa Giải Tranh Chấp Đất Đai Tại Phường 15 Quận Bình Thạnh

  • 1. BÁO CÁO THỰC TẬP HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THEO LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013, THỰC TRẠNG TẠI PHƯỜNG 15 QUẬN BÌNH THẠNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
  • 2. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt LĐĐ Luật đất đai QLNN Quản lý nhà nước QSDĐ Quyền sử dụng đất TCĐĐ Tranh chấp đất đai HGTCĐĐ Hòa giải tranh chấp đất đai UBND Ủy ban nhân dân TAND Tòa án nhân dân
  • 3. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 1.1. Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai 1.1.1. Khái niệm hòa giải tranh chấp đất đai Hòa giải là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thoả thuận, tự nguyện giải quyết với nhau nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư. Hòa giải là biện pháp quan trọng và tích cực nhằm giải quyết các tranh chấp về dân sự nói chung và về tranh chấp đất đai nói riêng. Hòa giải phát huy truyền thống đoàn kết sẵn có của dân tộc ta, nâng cao sự hiểu biết về pháp luật của nhân dân, hòa giải còn giúp các bên tự nguyện thoả thuận với nhau về cách giải quyết tranh chấp mà không phải khởi kiện ra tòa án nhân dân, đỡ cho các bên phải đi lại tốn kém về tiền bạc, thời gian, tránh việc phải thi hành án vốn rất khó khăn, phức tạp trong giai đoạn hiện nay. Đối với khái niệm về Tranh chấp đai là: Luật Đất đai 2013 nêu lên khái niệm cơ bản về mặt pháp lý để định nghĩa tranh chấp đất đai như sau: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.” 1 Theo đó, tranh chấp đất đai là việc hai hoặc nhiều chủ thể trong quan hệ đất đai xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp với nhau về các quyền và nghĩa vụ trong quá trình sử dụng đất. Các tranh chấp này có thể là tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất và tranh chấp về địa giới hành chính (ranh giới đất). 1 Khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai 2013
  • 4. Hòa giải tranh chấp đất đai là một cách thức giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, theo đó bên thứ ba độc lập giữ vai trò trung gian trong việc giúp các bên có tranh chấp tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết các tranh chấp về quyền, lợi ích liên quan đến quyền sử dụng đất và thương lượng với nhau về việc giải quyết quyền lợi của mình. Hòa giải tranh chấp về đất đai hiện nay là một thủ tục mà các cơ quan có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh và Tòa án nhân dân) giải quyết tranh chấp đất đai yêu cầu các bên tranh chấp thực hiện trước khi giải quyết tranh chấp. 1.1.2. Đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Một số đặc trưng cơ bản của hoà giải bao gồm: Thứ nhất, hoà giải là một phương thức giải quyết tranh chấp, bất đồng mâu thuẫn do các bên tranh chấp tiến hành dựa trên việc tự thương lượng, thoả thuận mang tính chất tự nguyện, tự giác thực hiện. Thứ hai, chủ thể trung tâm của hoà giải là bên trung gian giúp cho các bên tranh chấp thoả thuận với nhau về giải quyết tranh chấp. Điều này làm cho hoà giải có sự khác biệt với thương lượng. Bên trung gian có thể là cá nhân, luật sư, tổ chức tư vấn hoặc các tổ chức khác do các bên thoả thuận lựa chọn. Người này phải có vị trí độc lập với các bên và không có lợi ích liên quan đến tranh chấp. Bên thứ ba làm trung gian không đại diện cho quyền lợi của bất cứ bên nào và không có quyền đưa ra phán quyết. Thứ ba, ở Việt Nam, các thoả thuận, cam kết từ kết quả của quá trình hoà giải không có giá trị bắt buộc cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên. Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định: “Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải
  • 5. quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này”2 . Hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở là việc hòa giải viên tại địa phương, địa bàn dân cư đó hướng dẫn, giúp đỡ các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận về giải quyết các tranh chấp đất đai phát sinh, không cần thông qua cơ quan nhà nước. Theo đó, các bên có thể tự tổ chức hoặc không tổ chức việc hòa giải này. Quá trình hòa giải cơ sở với sự tham gia của các hòa giải viên không cần thiết phải tuân thủ quy trình, thủ tục và thời hạn luật định. Kết quả hòa giải không nhất thiết phải thể hiện bằng biên bản, có dấu xác nhận, các bên có thể ngầm công nhận kết quả của hòa giải cơ sở để tự mỗi bên thực hiện hoặc hành xử đối với vụ việc của mình với những gì các bên đã lĩnh hội của hòa giải viên và của chính mình thể hiện tại buổi hòa giải cơ sở đó. Đây là việc hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp đối với các tranh chấp về đất đai theo quy định của Luật đất đai 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai. Đây là hình thức hòa giải mà khoá luận sẽ tập trung nghiên cứu bởi hình thức hòa giải này được pháp luật hiện hành quy định là bắt buộc khi có tranh chấp đất đai xảy ra. Tranh chấp mà không được tổ chức hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và không được thể hiện bằng một biên bản hòa giải không thành thì cơ quan hành chính nhà nước cấp trên hoặc cơ quan tố tụng tư pháp cũng sẽ từ chối việc tiếp nhận đơn hoặc thụ lý vụ việc để giải quyết. 2 Điều 2, Luật Hòa giải cơ sở 2013
  • 6. 1.2. Các nguyên tắc cơ bản trong hòa giải tranh chấp đất đai 1.2.1. Hòa giải phải tuân theo pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân Khi giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân nếu như người hòa giải chỉ căn cứ vào các chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc, phong tục, tập quán của địa phương, dòng họ để dàn xếp các mâu thuẫn, tranh chấp thì chưa đủ và không mang lại hiệu quả. Các vụ tranh chấp chỉ dừng lại ở quy phạm đạo đức để hòa giải thì chưa hẳn đã mang lại hiệu quả tích cực và thỏa đáng. Một vụviệc chỉ được giải quyết và hiệu quả cao khi người hòa giải bên cạnh việc căn cứ vào các chuẩn mực đạo đức, phong tục, tập quán còn cần phải nắm vững và vận dụng tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nhất là những quy định của pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân. Để thực hiện nguyên tắc này, tổ viên tổ hòa giải phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước. Trước hêt, cần nắm vững những quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến công tác hòa giải ở cơ sở như pháp luật đất đai, dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính Bên cạnh việc nắm vững các quy định của pháp luật thì hòa giải viên còn phải biết kết hợp vận dụng phong tục tập quán. Tuy nhiên, phong tục tập quán ở đây phải là phong tục, tập quán tốt đẹp trong nhân dân, không trái với pháp luật, đạo đức xã hội . 1.2.2. Hòa giải phải khách quan, tôn trọng sự tự nguyện của các bên Một trong những nguyên tắc quan trọng trong quan hệ dân sự là tôn trọng quyền tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận của các đương sự và trong tố tụng dân sự quyền tự định đoạt các đương sự được đề cao. Do vậy, việc xây dựng các quy định về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai phải thể hiện được là phương tiện để những đương sự tham gia thực hiện được quyền tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận và tự định đoạt của mình, xuất phát từ quyền sử dụng đất là một quyền
  • 7. dân sự được pháp luật thừa nhận, chính chủ thể của quan hệ tranh chấp là chủ thể có quyền lợi trong vụ việc nên họ có thể thương lượng, thỏa thuận trên cơ sở vai trò trung gian, hỗ trợ của một bên thứ ba độc lập. Tuy nhiên, các quy định về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai phải thể hiện được việc hòa giải của bên thứ ba độc lập này hướng tới việc tìm kiếm một thỏa thuận giữa các bên có tranh chấp đất đai nhưng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội. 1.2.3. Hòa giải phải kịp thời, chủ động, kiên trì Tranh chấp đất đai thường xuyên diễn ra rất gay gắt và phức tạp. Do đó, công tác hòa giải tranh chấp đất đai nếu không được thực hiện kịp thời, phù hợp về pháp lý, hài hòa về tình cảm thì những tranh chấp đất đai đó có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, trở thành các vụ án hình sự nếu các bên không thực sự kìm chế được cảm xúc, gây mất đoàn kết trong nhân dân, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, việc thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai cần phải chủ động, kịp thời ngăn chặn các hệ quả xấu, phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm hình sự có thể xảy ra, giữ được tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư. 1.3. Vai trò hòa giải tranh chấp đất đai Một là, vai trò hòa giải tranh chấp đất đai đối với các bên tranh chấp. Hòa giải tranh chấp đất đai trước tiên có ý nghĩa quan trọng đối với chính các bên tranh chấp, giúp các bên hiểu biết và thông cảm với nhau, góp phần khôi phục tình đoàn kết láng giềng giữa họ, giúp các bên tranh chấp giải quyết tranh chấp với tinh thần cởi mở, hòa nhã, hạn chế tối đa mâu thuẫn gay gắt phát sinh. Hai là, vai trò hòa giải tranh chấp đất đai đối với xã hội. Thực tế cho thấy, tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp xảy ra phổ biến và rất phức tạp. Rất khó để hạn chế tranh chấp, mà khi tranh chấp xảy ra rồi thì làm thế nào để
  • 8. hòa giải nó là vấn đề được nhiều cấp chính quyền quan tâm. Những tranh chấp đất đai xảy ra ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống. Vì vậy, đòi hỏi phải có một biện pháp giải quyết tranh chấp đất đai một cách mềm dẻo, linh hoạt vừa giải thích được cho các bên tranh chấp hiểu quyền và nghĩa vụ của mình, vừa là bước đầu tìm hiểu nội dung tranh chấp của các bên, hướng các bên đi đúng hướng, đúng với nguyện vọng và yêu cầu của các bên tranh chấp; đồng thời giảm tải cho các cơ quan liên quan trong việc giải quyết tiếp theo. Do đó, hòa giải tranh chấp đất đai là lựa chọn cần thiết và quan trọng trong tiến trình giải quyết tranh chấp của các bên. Hòa giải tranh chấp đất đai có lợi cho xã hội vì tạo bình yên trong cuộc sống vì về nguyên tắc, hòa giải coi như tất cả cùng thắng, có lợi cho các bên tranh chấp đất đai về cả tinh thần và vật chất. Để hòa nhập với pháp luật thế giới, xuất phát từ truyền thống lâu đời của dân tộc và thực tiễn xét xử các tranh chấp đất đai, việc quy định hòa giải trong tranh chấp đất đai đã trở thành một yêu cầu tất yếu, khách quan và là một vấn đề cần được quan tâm và hoàn thiện hơn nữa.
  • 9. CHƯƠNG 2: LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013 VỚI VẤN ĐỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 2.1. Quá trình ra đời của Luật Đất đai năm 2013 và các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai 2.1.1. Quá trình ra đời của Luật Đất đai năm 2013 Việc sửa đổi Luật Đất đai cùng lúc với Hiến pháp của đất nước là một dịp hiếm có trong lịch sử, là một sự kiện quan trọng đánh dấu những đổi mới về chính sách đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và đảm bảo giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều so với luật hiện hành, các chương tăng mới là các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trước đây thuộc chương II Luật Đất đai năm 2003 tách ra (có 6 mục chuyển thành chương và bổ sung thêm một chương có nội dung mới). Luật Đất đai sửa đổi đã thể chế hóa đúng và đầy đủ những quan điểm, định hướng nêu trong Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI, thể hiện được ý chí, nguyện vọng của đại đa số nhân dân. Luật Đất đai năm 2013 được ban hành ghi nhận nhiều điểm vượt trội tiến bộ khi ghi nhận rõ hơn quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, đồng thời mở rộng hơn thời hạn giao, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp; sự biến chuyển này thể hiện rõ ràng hơn khi đã có những sửa đổi bổ sung liên quan đến Hòa giải tranh chấp đất đai vào năm 2018 nhằm phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, công tác triển khai cho thấy, vẫn còn tồn tại một số khái niệm mang tính chưa chuẩn xác. Bên cạnh đó,
  • 10. nhiều thuật ngữ mang tính phổ biến, thông dụng nhưng chưa được khái quát một cách tỏ tường, gây khó khăn, nhầm lẫn trong áp dụng thực hiện pháp luật.3 2.1.2. Quá trình ra đời các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai Một là, giai đoạn Luật Đất đai năm 1987 Hiến pháp 1980 cũng như Luật đất đai 1987 đều khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Song cácvăn bản pháp luật hướng dẫn thi hành đã không xác định rõ quyền lợi của người sử dụng đất đã làm hạn chế hiệu quả sử dụng đất. Vấn đề hòa giải cơ sở trong hòa giải tranh chấp đất dai đất đai thời kỳ này không được đặt ra, mà các tranh chấp đất đai trong thời kỳ này tuân theocác quy định về hòa giải và thủ tục hòa giải tại Điều 43, 44 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đã được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 29/11/1989 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1990.4 Hai là, giai đoạn Luật Đất đai năm 1993 Hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở lần đầu tiên được quy định trong Luật đất đai năm 1993 và tiếp tục được đề cao trong giai đoạn tiền tố tụng, đồng thời có những quy định mới hợp lý, cụ thể hơn. Theo đó, nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc hòa giải tranh chấp đất dai đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.5 Ba là, giai đoạn Luật Đất đai năm 2003. Điểm mới của Luật đất đai 2003 so với Luật đất đai năm 1993 là các bên được tự hòa giải hoặc thông qua tổ chức hòa giải ở cơ sở để hòa giải tranh chấp đất dai đất đai.Trong trường hợp các bên không hòa giải được thì gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp yêu 3 Nghiên cứu Hòa giải trong tranh chấp đất đai tại Việt Nam, phân tích pháp luật hiện hành, các thực tiễn và các khuyến nghị cho cải cách – Báo cáo của Cơ quan phát triển Quốc tế Australia và Quỹ Châu Á 4 Nghiên cứu Hòa giải trong tranh chấp đất đai tại Việt Nam, phân tích pháp luật hiện hành, các thực tiễn và các khuyến nghị cho cải cách – Báo cáo của Cơ quan phát triển Quốc tế Australia và Quỹ Châu Á 5 Nghiên cứu Hòa giải trong tranh chấp đất đai tại Việt Nam, phân tích pháp luật hiện hành, các thực tiễn và các khuyến nghị cho cải cách – Báo cáo của Cơ quan phát triển Quốc tế Australia và Quỹ Châu Á
  • 11. cầu giải quyết. Ủy ban nhân dân cấp xã có tráchnhiệm phối hợp với mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viêncủa mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải tranh chấp đất đai. Bốn là, giai đoạn Luật Đất đai năm 2013. Luật Đất đai năm 2013 ra đời trên cơ sở kế thừa các ưu điểm, cũng như khắc phục các hạn chế của Luật Đất đai năm 2003, bổ sung thêm các quy định về thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất dai đất đai, quy định về việc người có thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất dai đất đai phải ra quyết định hòa giải tranh chấp đất dai, thay đổi thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã,…Đồng thời, kể từ Luật Đất đai 2013, thì hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã trở thành thủ tục bắt buộc mà các cơ quan có thẩm quyền trước khi hòa giải tranh chấp đất dai yêu cầu các bên tranh chấp phải thực hiện. 2.2. Thực trạng các quy định của Luật Đất đai năm 2013 về hòa giải tranh chấp đất đai 2.2.1. Nội dung cơ bản các quy định của Luật Đất đai năm 2013 về hòa giải tranh chấp đất đai 2.2.1.1. Quy định chung về điều kiện thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc hòa giải tranh chấp đất dai đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”6 Nhằm giữ vững tình cảm hàng xóm láng giềng, tối lửa tắt đèn có nhau. Đây là một truyền thống tốt đẹp, lâu đời của dân tộc ta nên Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải, hoặc hòa giải tại cơ sở. Bên cạnh đó, việc các bên tự hòa giải giúp giảm tải cho cơ quan hành chính trong việc hòa giải tranh chấp đất dai đất đai đang có xu hướng gia tăng trong bối cảnh xã hội hiện nay. 6 Khoản 1, Điều 202, Luật Đất đai 2013
  • 12. “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”.7 Tranh chấp đất đai về cơ bản là tranh chấp dân sự giữa các bên liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất. Do đó, pháp luật quy định cơ quan hành chính cấp xã – đại diện cho Nhà nước – chỉ tiến hành tổ chức hòa giải tranh chấp khi một trong các bên gửi đơn để yêu cầu hòa giải tranh chấp đất dai. Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ thực hiện khi người dân có yêu cầu. Nếu tranh chấp đất đai có diễn ra nhưng chưa có đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất dai thì Ủy ban nhân dân cấp xã cũng không tổ chức việc hòa giải. 2.2.1.2. Thành phần tham dự hòa giải tranh chấp đất đai Thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai 2013 được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, cụ thể như sau: “Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”.8 Về cơ bản thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai 2013 được giữ nguyên so với Luật Đất đai 2003. Điểm mới là việc bổ sung thêm thành phần là đại diện hội Nông dân, hội Phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên hội đồng (tùy trường hợp cụ thể). Đây là 7 Khoản 2, Điều 202, Luật Đất đai 2013 8 Điểm b, Khoản 1, Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
  • 13. quy định tiến bộ của Luật Đất đai 2013. Thực tế, hiện nay rất nhiều trường hợp tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp là thành viên của các tổ chức trên. Quy định sự có mặt của đại diện các tổ chức trên mang lại ý nghĩa tích cực trong một số trường hợp. Các thành viên của Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên là những người thường xuyên gần gũi, tiếp xúc, giúp đỡ lẫn nhau, nên việc nắm bắt tình hình thực tế, nội dung mâu thuẫn tranh chấp, ý kiến, nguyện vọng của các bên được thực hiện dễ dàng và sâu sát hơn. Thông qua đó, đại diện các tổ chức trên có thể đưa ra những giải pháp hòa giải phù hợp, làm giảm mâu thuẫn giữa các bên, giúp cho công tác hòa giải được thực hiện nhanh chóng. Đồng thời, các tổ chức chính trị - xã hội này đối với đoàn viên, hội viên của mình là bên có uy tín, xây dựng được niềm tin đối với các bên tranh chấp nên dễ dàng tác động tích cực đến nhận thức của các bên tranh chấp là đoàn viên, hội viên của tổ chức mình để từ đó các bên có thể thỏa thuận hòa giải thành công. Mặc dù quy định về mời đại diện tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Hội đồng hòa giải không phải là quy định bắt buộc khi tiến hành hòa giải. Nhưng thực tế trên địa bàn Phường 15 quận Bình Thạnh, hầu hết các trường hợp hòa giải đều có đại diện của các tổ chức chính trị - xã hội tham dự Hội đồng hòa giải (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh). Thông qua việc góp ý, trao đổi, giải thích của các đại diện các tổ chức chính trị - xã hội nêu trên, nhiều vụ việc khó khăn, phức tạp, mâu thuẫn gay gắt đã được hòa giải thành công. 2.2.1.3. Thẩm quyền và phạm vi hòa giải tranh chấp đất đai Pháp luật quy định trách nhiệm, thẩm quyền tổ chức hòa giải thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đây. Đây là quy định hoàn toàn phù hợp, nhằm nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính cấp xã trong
  • 14. việc hòa giải tranh chấp, ngăn ngừa tình trạng lãng tránh, sợ chịu trách nhiệm trong lĩnh vực đất đai đang có nhiều mâu thuẫn gay gắt. Cụ thể: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.”9 Tranh chấp đất đai xảy ra tại địa phương nào thì việc hòa giải được tổ chức thực hiện tại địa phương đó. Phạm vi hòa giải liên quan đến các mâu thuẫn về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tranh chấp trong quá trình sử dụng đất tại địa phương. 2.2.1.4. Các trường hợp không tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai Luật Đất đai 2013 không quy định các trường hợp không tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai mặc dù có tranh chấp và có đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất dai tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Thực tiễn theo Quyết định số 06/2018/QĐ-UBND ngày 07/3/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định: “Không được hòa giải các tranh chấp đất đai phát sinh do hành vi vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước về đất đai mà theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính hoặc hình sự”.10 Bản thân tác giả nhận thấy việc bổ sung quy định về các trường hợp tranh chấp đất đai không tiến hành hòa giải này là hoàn toàn phù hợp. Các hành vi vi phạm quy tắc quản lý Nhà nước về đất đai đều là các hành vi vi phạm pháp luật. Về nguyên tắc, các hành vi vi phạm pháp luật tùy mức độ sẽ tiến hành xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự. Do đó, các tranh chấp có nguồn gốc phát sinh từ các hành vi này đều không có cơ sở pháp lý để tiến hành hòa giải. 9 Khoản 3, Điều 202, Luật Đất đai 2013 10 Khoản 2, Điều 16, Quyết định số 06/2018/QĐ-UBND
  • 15. 2.2.1.5. Điều kiện mở buổi hòa giải “Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.”11 Pháp luật hiện hành quy định chỉ tiến hành buổi hòa giải khi có đủ các bên tranh chấp, không bắt buộc các thành phần khác phải tham dự đầy đủ. Quy định như vậy là phù hợp, để hòa giải hòa giải tranh chấp đất dai về cơ bản phải có đầy đủ các bên tranh chấp, có như vậy các mâu thuẫn giữa các bên mới được trình bày đầy đủ, chính xác. Từ đó, việc hòa giải được tiến hành thuận lợi, có hiệu quả. Một số ý kiến cho rằng đối với trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai nên bổ sung thêm “trừ trường hợp bất khả kháng” thì việc hòa giải mới được coi là hòa giải không thành.12 Bản thân tác giả không đồng ý với quan điểm nêu trên. Việc hòa giải tranh chấp, hướng đến tìm tiếng nói chung giữa các bên tranh chấp. Các bên phải có thiện chí hợp tác cùng tháo dỡ vướng mắc, bất đồng. Vì vậy, trong trường hợp vắng mặt, không tham dự được thì bên tranh chấp đó nên chủ động liên hệ cơ quan chức năng để tiến hành sắp xếp thời gian hòa giải thích hợp. Đồng thời, quy định về trường hợp các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai là điểm mới của Luật Đất đai 2013, quy định này khắc phục bất cập trước đây đối với tình trạng Ủy ban nhân dân cấp xã phải tổ chức buổi hòa giải nhiều lần do 11 Điểm c, Khoản 1, Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP 12 Nguyễn Xuân Trọng, Trần Hoài Nam (2010), Vướng mắc về pháp luật liên quan đến giải pháp tranh chấp, khiếu nại về đất đai, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 16.
  • 16. các bên vắng mặt, gây lãng phí về thời gian, công sức mà đa số các trường hợp này đều hòa giải không thành. 2.2.1.6. Trình tự tiến hành buổi hòa giải Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014 không quy định chi tiết về trình tự tiến hành buổi hòa giải. Riêng đối đối với thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố quy định cụ thể vấn đề này tại Quyết định số 60/2018/QĐ-UBND ngày 07/3/2018, như sau: “a) Chủ tịch Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai chủ trì cuộc hòa giải. b) Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Giấy mời phải được cơ quan tổ chức hòa giải gửi trước, ít nhất 03 ngày cho những người tham gia buổi hòa giải. c) Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành. d) Công chức địa chính báo cáo lại nguồn gốc đất và diễn biến tranh chấp. đ) Ý kiến của các bên tranh chấp và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có). e) Nội dung trao đổi giữa người chủ trì, thành viên buổi hòa giải với các bên tranh chấp. g) Người chủ trì buổi hòa giải căn cứ nguồn gốc diễn biến đất tranh chấp, điều kiện, hoàn cảnh của các bên để xem xét hòa giải căn cứ vào quy định của pháp luật trên nguyên tắc công khai, dân chủ..”13 Quy định chi tiết về trình tự tổ chức buổi hòa giải nêu trên là cần thiết, tạo được sự đồng bộ, thống nhất. Thông qua đó, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành 13 Khoản 3, Điều 19, Quyết định số 06/2018/QĐ-UBND
  • 17. thực hiện, tránh tình trạng không biết trình tự, phải xin ý kiến của các cơ quan cấp trên, lãng phí thời gian. 2.2.1.7. Thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai “Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai”.14 Quy định theo Luật Đất đai 2013 về thời gian hòa giải là không quá 45 ngày là điểm mới so với quy định theo Luật Đất đai 2003 trước đây là 30 ngày. Các trường hợp tranh chấp đất đai thường phức tạp, đòi hỏi thời gian, công sức thu thập, xác minh thông tin, tổ chức hòa giải. Do đó, quy định thời gian dài hơn là phù hợp. 2.2.1.8. Kết quả hòa giải “Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận. Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”15 Pháp luật quy định khi tổ chức hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì phải lập biên bản hòa giải. Theo đó, biên bản hòa giải phải có đầy đủ nội dung theo quy 14 Khoản 3, Điều 202, Luật Đất đai 2013 15 Khoản 2, Điều 88, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
  • 18. định, có chữ ký của các bên tham gia buổi hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã. Quy định nêu trên nhằm tăng cường giá trị pháp lý của việc hòa giải, thể hiện rõ việc các bên tranh chấp thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được về các nội dung tranh chấp, thể hiện việc tranh chấp đã được tổ chức hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Căn cứ vào kết quả hòa giải thành hoặc không thành nêu tại biên bản hòa giải. Các bên có thể thực hiện các bước tiếp theo theo quy định. * Hiệu lực của biên bản hòa giải tranh chấp đất đai Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai thể hiện ý chí, nguyện vọng của các bên tranh chấp về vấn đề tranh chấp đất đai khi được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong đó, Ủy ban nhân dân cấp xã đóng vai trò trung gian, là cầu nối để các bên tìm được tiếng nói chung. Khi đạt được thỏa thuận, các bên tranh chấp có thể thực hiện theo nội dung hòa giải. Tuy nhiên, sau khi hòa giải thành, các bên vẫn có thể thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải trở thành hòa giải không thành theo quy định tại Khoản 4, Điều 88, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP như sau: “Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất dai tiếp theo.”16 Pháp luật không quy định về các biện pháp đảm bảo thực hiện theo nội dung Biên bản hòa giải được lập. Vì lẽ đảm bảo nguyên tắc cơ bản của hòa giải là dựa trên tinh thần tự nguyện, không áp đặt, bắt buộc thực hiện. Đối với trường hợp các bên tranh chấp sau khi hòa giải mà thay đổi ý kiến khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, quy định:“Trong thời hạn 10 ngày kể 16 Khoản 4, Điều 88, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
  • 19. từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.”17 Việc thay đổi ý kiến khác về nội dung đã thống nhất, không giống như trường hợp thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải nêu tại Khoản 4 Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Vì vậy, có thể tổ chức thực hiện việc hòa giải lần hai để xem xét giải quyết với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành. Quy định về thời hạn (10 ngày) trong trường hợp này nhằm mục đích hạn chế việc một trong các bên tranh chấp lợi dụng việc có ý kiến khác nhằm kéo dài thời gian hòa giải, gây khó khăn cho việc hòa giải tranh chấp đất dai. Nếu sau thời hạn này, mà một trong các bên tranh chấp có ý kiến khác thì sẽ dẫn chiếu về trường hợp hòa giải không thành, không tổ chức lại buổi hòa giải. 2.2.2 Đánh giá thực trạng các quy định của Luật Đất đai 2013 về hoà giải tranh chấp đất đai và nguyên nhân * Kết quả đạt được Trong những năm gần đây, do sự tác động của nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ nên nhu cầu sử dụng đất để ở, để sản xuất kinh doanh ngày càng tăng cao, khi thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất diễn ra sôi động, kéo theo đó là các dạng tranh chấp về đất đai có sự phân hóa mạnh mẽ. Mặc dù số lượng các vụ án tranh chấp đất đai nói chung tăng cao, có nhiều vụ hết sức phức tạp, các đương sự khiếu nại, khiếu kiện nhiều về việc giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành nhiều biện pháp về HGTCĐĐ để từ đó giảm áp 17 Khoản 3, Điều 88, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
  • 20. lực cho các cơ quan tư pháp và tạo nền tảng cho sự cố gắng, nổ lực để giải quyết kịp thời và có hiệu quả, đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của các đương sự. Sự ra đời của Luật đất đai năm 2013 là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm góp phần tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình sử dụng đất nói chung, giải quyết những mâu thuẫn phát sinh của hoạt động chuyển nhượng đất đai ở nước ta trong giai đoạn từ khi Luật đất đai 2003 được ban hành và có hiệu lực. Trong đó, vai trò của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các cơ quan để tăng cường hoạt động hòa giải và là tiền đề quan trọng để cho quá trình áp dụng quy định về hòa giải cơ sở. Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp có giá trị lớn, các bên mâu thuẫn hết sức gay gắt. Do đó, bằng hoạt động HGCS thì sẽ tạo điều kiện góp phần giải quyết các vụ án đảm bảo đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi của bên bằng sự thuyết phục của các bên nhằm tạo tiền đề quan trọng để thực hiện các hoạt động của các cơ quan tố tụng tiếp theo. * Các khó khăn, vướng mắc Trong quá trình áp dụng trong thực tế thì vấn đề HGTCĐĐ còn những khó khăn, vướng mắc sau: Một là, trường hợp UBND cấp xã triệu tập nhiều lần nhưng người bị kiện cố tình không đến, cho nên không thể tiến hành hòa giải được. Như vậy, theo quy định trước đây thì nếu người bị kiện cố tình trốn tránh việc tham gia hòa giải thì tranh chấp sẽ kéo dài thời gian hòa giải mà nếu chưa qua hòa giải được ở địa phương thì Tòa án không thụ lý đơn khởi kiện. Tuy nhiên, hiện tại theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 sau thời gian 45 ngày hòa giải không thành hoặc không thể tiến hành hòa giải được thì các bên tranh chấp đất đai có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai cho mình lập một Biên
  • 21. bản hòa giải không thành để có thể tiến hành các bước tiếp theo, có thể tiếp tục yêu cầu lên cấp trên hoặc khởi kiện tại Tòa án. Hai là, trong thực tế, tranh chấp đất đai xảy ra rất nhiều dạng, vậy loại tranh chấp nào phải qua hòa giải tại cấp xã? Ðây là vấn đề có nhiều cách hiểu khác nhau. Nơi này thì cho rằng chỉ có loại tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mới phải qua hòa giải tại cấp xã, còn các tranh chấp về hợp đồng liên quan quyền sử dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho... và tranh chấp thừa kế quyền sử dụng thì không bắt buộc phải qua hòa giải tại cơ sở. Ngược lại, ở nơi khác thì lại khẳng định tất cả các tranh chấp đất đai kể cả các tranh chấp hợp đồng liên quan quyền sử dụng đất và thừa kế quyền sử dụng đất đều bắt buộc phải qua hòa giải tại cấp xã trước khi khởi kiện đến Tòa án. Khi đó, ở từng địa phương khác nhau sẽ có cách giải quyết hòa giải khác nhau. Ba là, theo quy định tại khoản 3 Ðiều 202 Luật Ðất đai năm 2013 thì UBND cấp xã phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận để tiến hành hòa giải. Trong thực tế, do không nắm vững các quy định của pháp luật cho nên nhiều trường hợp thành phần tham gia hòa giải ở cấp xã không đúng. Chẳng hạn như không có sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của mặt trận mà chỉ có thường trực UBND, cán bộ địa chính, tư pháp và đại diện một số hội, đoàn thể ở xã mà quên mất thành phần cần có là đại diện Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Các vụ hoà giải trên đây tuy không đúng với quy định của Luật Đất đai, song, không có gì đáng nói, nếu đã được hòa giải thành. Điều đáng nói là, khi các bên tranh chấp hòa giải không thành đã tiến hành khởi kiện theo trình tự của Bộ luật tố tụng dân sự, do biên bản hòa giải không có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tham gia hòa giải (áp dụng đối với một số trường hợp bắt buộc phải tiến hành hòa giải cơ sở) nên Tòa án đã căn cứ điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và được hướng dẫn chi tiết tại khoản 2 Điều 3
  • 22. Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP để trả lại đơn cho người khởi kiện vì chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật. Bốn là, còn nhiều trường hợp khác là UBND xã tổ chức hòa giải nhưng không giao biên bản để người khởi kiện nộp cho Tòa án, kéo dài nhiều tháng đến cả năm. Tranh chấp đất đai bao giờ cũng là cũng chiếm một số lượng lớn trong các vụ án dân sự ở các địa phương, nhưng trong quan hệ đất đai thường phức tạp do vậy việc định hướng hòa giải đối với cấp xã đôi khi cũng rất khó khăn, nhưng thực tế cũng có trường hợp địa phương cố tình hòa giải theo hướng có lợi cho một phía. – Việc hòa giải không đầy đủ thành phần theo quy định như không có sự tham gia của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Không có mặt của Tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, nhất là không có đại diện của một số hộ dân cư sinh sống lâu đời tại khu vực có đất tranh chấp biết rõ về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất đối với thửa đất đó. Việc vắng mặt đại diện của một số hộ dân cư sinh sống lâu đời tại khu vực có đất tranh chấp biết rõ về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất đối với thửa đất trong quá trình hòa giải có thể nhận thấy nguyên nhân là do thành phần này là những người không có trách nhiệm công vụ, nên việc họ không tham gia hoặc từ chối tham gia hội đồng sẽ không có chế tài bắt buộc. Mặt khác, việc xác định được người sinh sống lâu đời và biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đối với các khu vực đô thị hóa nhanh, các mặt bằng tái định cư việc thay đổi nhân khẩu trong khu vực này cũng rất thường xuyên, nên đối tượng sinh sống lâu đời ở các khu vực này rất khó xác định. Đối với khu vực nông thôn thì có thể xác định được người sinh sống lâu đời và biết rõ về nguồn gốc thửa đất có tranh chấp, nhưng việc mời đối tượng này tham gia hòa giải tranh chấp về đất đai cũng không phải dễ, bởi họ ngại va chạm, sợ mất lòng ..
  • 23. -Công chức địa chính hoặc tư pháp cấp xã chưa tiến hành thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất. – Một bên tranh chấp thường vắng mặt nhưng Tổ hòa giải không lập biên bản về sự vắng mặt của họ cũng như hồ sơ hòa giải không thể hiện được biên bản giao giấy mời cho chính đương sự vắng mặt. – Biên bản hòa giải không thể hiện đầy đủ, rõ ràng yêu cầu của người yêu cầu giải quyết. Từ đó không xác định được yêu cầu tranh chấp đã được tiến hành hòa giải hay chưa. – Công chức địa chính không vẽ sơ đồ phác họa phần đất tranh chấp giữa các bên …
  • 24. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THEO LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 15 QUẬN BÌNH THẠNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 3.1. Khái quát về Ủy ban nhân dân Phường 15 quận Bình Thạnh và kết quả công tác hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn phường. 3.1.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân Phường 15 quận Bình Thạnh Phường 15 quận Bình Thạnh là một trong 322 xã phường thị trấn thuộc thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập năm 1988 trên cơ sở xác nhập Phường 23 và Phường 15 quận Bình Thạnh. Tổng diện tích là 52.3 ha, được chia thành 04 Khu phố và 79 Tổ dân phố. Phía bắc giáp Phường 24 quận Bình Thạnh, phía đông giáp Phường 25 quận Bình Thạnh, phía tây giáp rạch cầu Bông – cầu Sơn, phía Nam giáp kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Trên địa bàn phường có 05 tuyến đường: Bạch Đằng, Điện Biên Phủ, Đinh Bộ Lĩnh, Xô Viết Nghệ Tĩnh và Trường Sa. Theo số liệu điều tra tính đến tháng 12 năm 2018, Phường 15 có 7496 hộ dân, với tổng số 25.735 nhân khẩu. Mật độ dân số gần 49.206 người/km2, trình độ dân trí tương đối cao so với mặt bằng chung của cả nước. Dân số chủ yếu là người Kinh, ngoài ra còn có các dân tộc Hoa, Chăm, Khrme và các dân tộc ít người khác. Các điều kiện về vị trí địa lý, lịch sử, văn hóa và dân cư là điều kiện thuận lợi để Phường 15 phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, những điều kiện trên cũng là nguyên nhân phát sinh các vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường,... và đặc biệt nổi bật là vấn đề tranh chấp liên quan đến lĩnh vực đất đai. 3.1.2. Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân Phường 15 quận Bình Thạnh Về số lượng: 05 người, trong đó:
  • 25. - 01 Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường. - 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường phụ trách Đô thị - Kinh tế. - 01 Công chức Tư pháp – Hộ tịch. - 02 Công chức Địa chính – Xây dựng – Đô thị và Môi trường. Trình độ học vấn: - Đại học: 03 người. - Sau đại học: 02 người (Thạc sỹ). 3.1.3. Kết quả thực hiện công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân Phường 15 quận Bình Thạnh kể từ Luật Đất đai năm 2013 Kể từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực (ngày 01/7/2014) cho đến tháng 12 năm 2018, Ủy ban nhân dân Phường 15 quận Bình Thạnh đã tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai cho tổng cộng 24 vụ việc tranh chấp về quyền và lợi ích của các chủ thể sử dụng đất. Cụ thể: Năm 2014: 02 vụ. Trong đó, hòa giải thành 02 vụ, hòa giải không thành 0 vụ. Năm 2015: 05 vụ. Trong đó, hòa giải thành 03 vụ, hòa giải không thành 02 vụ. Năm 2016: 04 vụ. Trong đó, hòa giải thành 03 vụ, hòa giải không thành 01 vụ Năm 2017: 05 vụ. Trong đó, hòa giải thành 04 vụ, hòa giải không thành 01 vụ. Năm 2018: 07 vụ. Trong đó, hòa giải thành 05 vụ, hòa giải không thành 02 vụ. Điều này thể hiện qua biểu đồ sau:
  • 26. Thông qua các số liệu về hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân Phường 15 quận Bình Thạnh qua các năm thể hiện thực trạng. Thông qua các số liệu nêu trên, ta nhận thấy số vụ việc yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tăng qua các năm. Đây là thực trạng xã hội hiện nay: Sự gia tăng các tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp về đất đai nói riêng theo đà tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, nhờ có sự nỗ lực của chính quyền địa phương vấn đề này đã được tháo gỡ phần nào thông qua việc hòa giải thành công các tranh chấp đất đai. 3.2. Thực tiễn triển khai và áp dụng các quy định của Luật Đất đai 2013 về hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân Phường 15 Quận Bình Thạnh: 3.2.1. Công tác ban hành các hướng dẫn về hòa giải tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai 2013: Hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn về hòa giải tranh chấp đất đai trong thực tế. Bên cạnh những đặc điểm thì vai trò quan trọng của hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn về về hòa giải tranh chấp đất đai là nền tảng cơ bản 0 1 2 3 4 5 6 2014 2015 2016 2017 2018 Số vụ hòa giả thành Số vụ hòa giải không thành
  • 27. nhằm đảm bảo cho quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về HGTC đất đai. Đầu tiên là thực hiện tốt các những đề án quan trọng của thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về Đổii mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác triển khai, học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, việc học tập, nghiên cứu nghị quyết của Đảng trên địa bàn tỉnh ngày càng đổi mới, chất lượng được nâng lên và dảm bảo cho quá trình áp dụng các văn bản về hòa giải tranh chấp đất đai. Cán bộ, đảng viên tham gia học tập đạt tỷ lệ ngày càng cao. Các tầng lớp nhân dân tích cực hơn trong việc học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng qua phương thức truyền hình trực tiếp. Các quy định về hòa giải tranh là điều kiện thuận lợi tiên quyết cho công tác nghiên cứu, triển khai thực hiện trong cả nước về giải quyết tranh chấp đất đai nói chung. Từ kinh nghiệm thu được trong quá trình thực hiện thì các cơ quan có thẩm quyền đã tổ chức thực hiện nhằm có biện pháp chỉ đạo và xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai tại địa phương. Với sự ra đời của Hiến pháp 2013, Luật đất đai 2013, Luật hòa giải cơ sở đã khắc phục được những hạn chế của các văn bản luật trước đó. Đồng thời, với việc quy định đã thể hiện rõ sự tương thích với các văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai cũng như vấn đề sở hữu toàn dân về đất đai và sự phát triển của thị trường bất động sản. Nhiệm vụ theo dõi, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai là nội dung đổi mới của Luật đất đai năm 2013 nhằm đánh giá đúng tình hình triển khai thi hành luật, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, hiệu quả sử dụng đất và tác động của chính sách, pháp luật đất đai đến kinh tế, xã hội và môi trường ở từng địa phương và trên phạm vi cả nước. Theo Luật đất đai năm 2013, hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai nói chung đối với SHTD và giải quyết tranh chấp đất đai và tiến hành hòa giải tranh chấp là thành phần của hệ
  • 28. thống thông tin đất đai; được thiết lập thống nhất từ Trung ương tới địa phương và được công khai trên mạng thông tin quốc gia theo quy định của pháp luật. Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai phải phản ánh quy mô, chất lượng và hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai; tác động của chính sách, pháp luật về đất đai; mức độ minh bạch và sự tham gia của nhân dân vào quá trình quản lý và sử dụng đai và giải quyết tranh chấp đất đai trên thực tế. 3.2.2. Công tác hòa giải tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai 2013 * Đối với cơ chế quản lý và thực thi pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai. Cùng với sự ra đời và áp dụng vào thực tiễn pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai đã góp phần hình thành các cơ quan NN về quản lý và thực thi pháp luật về lĩnh vực này. Uỷ ban nhân dân Phường 15 quận Bình Thạnh có nhiệm vụ quản lý và báo cáo tình hình lên cơ quan cấp trên. Sự ra đời của các cơ quan chuyên trách nói trên đã góp phần quan trọng trong việc đưa các văn bản pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai áp dụng vào thực tiễn tại phường 15, quận Bình Thạnh nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian qua. Bên cạnh đó, những buổi tọa đàm về pháp luật BVMT nói chung và xử phạt VPHC của nước ta là kênh cung cấp thông tin cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tiếp cận và hiểu rõ với hệ thống pháp luật của quốc gia về lĩnh vực này. Qua đó, trang bị cho các chủ thể những kiến thức cần thiết, thông tin về pháp luật, thực tiễn về hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn xảy ra.
  • 29. KẾT LUẬN Hòa giải tranh chấp đất đai là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học pháp lý,… Xét ở góc độ pháp lý, thế chấp quyền sử dụng đất là tổng hợp những quy định của Nhà nước về Hòa giải tranh chấp đất đai là nền tảng căn bản để các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng về quản lý về đất đai trong giai đoạn hiện nay.Với những chức năng ưu việt là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi một quốc gia thì Đất đai đã và đang đóng góp vai trò trong quá trình phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh, tạo ra lợi ích về mặt kinh tế để phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, chính sách về Đất đai là một chính sách có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt lớn và không thể thiếu trong nền kinh tế hiện nay.
  • 30. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu có hệ thống các khái niệm về tranh chấp đất đai và pháp luật về hòa hòa giải tranh chấp đất đai, khoá luận đã xây dựng một cách đầy đủ và hoàn chỉnh khái niệm về hòa giải tranh chấp đất đai và các đặc điểm cơ bản của hòa giải tranh chấp đất đai. Trên cơ sở đó khoá luận cũng đã làm rõ được ý nghĩa cơ bản của hòa giải tranh chấp đất đai và pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai. Trên cơ sở lý luận tại chương 1, khoá luận đã khát quát các quy định của pháp luật hiện hành về thành phần tham gia, trình tự, thủ tục tổ chức, các yêu cầu về nội dung, hình thức biên bản hòa giải khi tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Đồng thời, với các quy định về HGTCĐĐ, tác giả đã đi sâu nghiên cứu tình hình hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân Phường 15 quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.bằng việc nghiên cứu đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, khoá luận nêu lên phương hướng, giải pháp về hoàn thiện pháp luật, giải pháp về tăng cường công tác tổ chức thi hành pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác hòa giải tranh chấp đất tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Trải qua quá trình được ban hành và áp dụng vào thực tiễn có thể khẳng định Hòa giải tranh chấp đất đai đã thay đổi cơ bản cả về quan điểm, chính sách, cơ chế tổ chức thực hiện và không ngừng được điều chỉnh, bổ sung để đáp ứng với nhu cầu đổi mới của đất nước, nhất là từ khi kinh tế nước ta chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Luật Đất đai 2013 hiện nay đã thực sự lớn mạnh và phát triển về mọi mặt, trở thành nòng cốt của hệ thống quản lý Đất đai ở nước ta, đây cũng là hành lang pháp lý cơ bản, là công cụ đắc lực của Đảng và Nhà nước ta trong việc phát triển và xây dựng hệ thống quản lý về đất đai trong giai đoạn mới, góp phần ổn định chính trị - xã hội, tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước.
  • 31. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Hà Nội. 2. Chính phủ (2017), Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Hà Nội. 3. Hội đồng Nhà nước (1989), Pháp lệnh số 27-LCT/HĐNN8 ngày 07/12/1989 về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Hà Nội. 4. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội. 5. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 6. Quốc hội (1987), Luật Đất đai, Hà Nội. 7. Quốc hội (1993), Luật Đất đai, Hà Nội. 8. Quốc hội (1998), Luật về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Hà Nội. 9. Quốc hội (2001), Luật về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Hà Nội. 10. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội. 11. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội. 12. Quốc hội (2013), Luật Hòa giải ở cơ sở, Hà Nội. 13. Quốc hội (2015), Bộ Luật Tố tụng dân sự, Hà Nội. 14. - Tòa án nhân dân tối cao, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ ( 2002), Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất tại tòa án nhân dân.
  • 32. 15. - Thanh Tú ( 2002), Vướng mắc khi áp dụng chế định hòa giải trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 7, Hà Nội. 16. - Trần Văn Quảng (2012), Một số vấn đề về chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề pháp luật về hòa giải. 17. - Trần Văn Quảng ( 2008), Các phương thức thương lượng, hòa giải, trung gian ở Việt Nam của, hội thảo “Giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng tư pháp – thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế”, Bộ Tư pháp và Tổ chức phát triển quốc tế Canada ( Dự án hỗ trợ cải cách pháp luật) đồng tổ chức ngày 23-24/8/2008 18. - Trần Văn Quảng (2004), “Chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Cơ sở lý luận và thực tiễn”, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 19. - Trần Văn Quảng ( 1999), Hòa giải – một phương thức phát huy dân chủ ở cơ sở, Thông tin khoa học pháp lý số 2, Hà Nội 20.- Nguyễn Thị Minh (2012), Hoà giải trong thương mại, thực trạng hoạt động và xu hướng phát triển ở Việt Nam, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề pháp luật về hòa giải. 21.- Nguyễn Xuân Trọng, Trần Hoài Nam (2010), Vướng mắc về pháp luật liên quan đến giải pháp tranh chấp, khiếu nại về đất đai, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 16. 22.- Nghiên cứu Hòa giải trong tranh chấp đất đai tại Việt Nam, phân tích pháp luật hiện hành, các thực tiễn và các khuyến nghị cho cải cách – Báo cáo của Cơ quan phát triển Quốc tế Australia và Quỹ Châu Á 23.- Mai Thị Tú Oanh năm (2013), Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta” , Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội
  • 33. 24.- Nguyễn Phương Thảo (2012), Quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề pháp luật về hòa giải. 25.- Luận án “Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Phạm Thị Hương Lan; 26.- Luận án “Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường Tòa án” của tác giả Mai Thị Tú Oanh (2013)…. 27. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2018), Quyết định số 06/2018/QĐ-UBND ngày 07/3/2018 ban hành quy định về giải quyết tranh chấp và cưỡng chế thực hiện Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực thi hành trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.