SlideShare a Scribd company logo
ĐIỆN TÂM ĐỒ BÌNH THƯỜNG
&
MỘT SỐ RỐI LOẠN NHỊP TIM
THƯỜNG GẶP
TS. LÊ CÔNG TẤN
BM NỘI – ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH
THÁNG 6 - 2019
Bình thường, chủ nhịp của
tim là nút xoang (nên gọi là nhịp
xoang). Xung động được phát ra
từ nút xoang khởi đầu cho một
chu chuyển tim:
→ Khử cực nhĩ (Sóng P)
→ Khử cực nút nhĩ thất
→ bó His
→ nhánh (P) và nhánh (T)
→ mạng lưới Purkinje
→ Khử cực thất (phức bộ QRS)
→ Tái cực thất (sóng T)
HỆ THỐNG ĐIỆN HỌC CỦA TIM
1. CÁC CHUYỂN ĐẠO ĐIỆN TÂM ĐỒ
Có 12 chuyển đạo mẫu để ghi một bảng điện
tâm đồ thường qui, gồm:
 Mặt phẳng trán: gồm 6 chuyển đạo chi:
 3 chuyển đạo lưỡng cực chi: DI, DII, DIII.
 3 chuyển đạo đơn cực chi: aVR, aVL, aVF.
 Mặt phẳng ngang: gồm 6 chuyển đạo trước tim:
từ V1 đến V6.
Ngoài ra, còn có một số chuyển đạo khác được
thực hiện trong một số bệnh cảnh lâm sàng cụ thể.
Cách mắc các chuyển đạo DI, DII, DIII.
Ba chuyển đạo lưỡng cực chi
và Tam giác Einthoven
A. Tam giác Einthoven
B. Liên quan giữa tam giác Einthoven với tim
Cách mắc các chuyển đạo aVR, aVL, aVF.
Tam trục kép Bailey và quy luật vuông góc
DI vuông góc với aVF
DII vuông góc với aVL
DIII vuông góc với aVR
Cách mắc các chuyển đạo V1 – V6.
Tùy theo tình trạng bệnh lý lâm sàng, có thể chỉ định
khảo sát thêm một số chuyển đạo đặc biệt khác như: V3R,
V4R, V5R, V7, V8, V9.
Một số chuyển đạo đặc biệt:
- V1: Khoang liên sườn 4 cạnh ức phải
- V2: Khoang liên sườn 4 cạnh ức trái
- V3: Điểm giữa đường nối giữa V2 và V4
- V4: Giao điểm của đường giữa đòn trái với đường ngang qua mỏm
tim
- V5: Giao điểm đường nách trước và đường ngang qua V4
- V6: Giao điểm của đường nách giữa với đường ngang qua V4, V5
- V7: ở liên sườn 5 trên đường nách sau
- V8: giữa đường xương vai
- V9: cạnh đường liên gai sống trái
- V4R: đường giữa đòn phải ở khoang liên sườn 5
- V3R: ở giữa V1 và V4R
- V5R: giao điểm của đường nách trước bên phải với đường ngang
qua V4R
Vị trí đặt điện cực các chuyển đạo trước tim
LEADS GROUPS
V1 – V2 – V3 – V4
DI, aVL, V5, V6
DII – aVF - DIII
Thành trước
Thành bên trái.
Thành dưới.
Liên quan giữa các chuyển đạo ECG
với các thành của tim.
CÁC SÓNG ĐIỆN TÂM ĐỒ BÌNH THƯỜNG
Có 9 bước cơ bản để phân tích một điện
tâm đồ:
1.Tần số và tính đều đặn
2.Sóng P
3.Khoảng PR
4.Phức bộ QRS
5.Đoạn ST
6.Sóng T
7.Sóng U
8.Khoảng QTc
9.Nhịp
3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
Với các máy đo điện tâm đồ, thường mặc định:
- Vận tốc chạy giấy chuẩn 25 mm/sec
→ 1 ô nhỏ # 0,04 sec và 1 ô lớn # 0,2 sec.
- Biên độ sóng cao 1 mm # 0,1 mV
3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
3.1. Tần số và tính đều đặn
TS tim = 300/số ô lớn
Hoặc = 1500/số ô nhỏ
300
150 75
60
50
40
100
3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
3.1.Tần số và tính đều đặn
+ Trường hợp bình thường, dẫn truyền 1:1 (1 nhĩ : 1 thất)
hay không có rối loạn nhịp: thường tính TS thất vì sóng R
thường có biên độ lớn nhất (cũng là TS nhĩ). Đếm số ô
giữa 2 đỉnh sóng R liên tiếp:
TS tim = 300/số ô lớn
Hoặc = 1500/số ô nhỏ
+ Trường hợp có rối loạn nhịp: thường tính tần số thất, tùy
trường hợp phải tính cả tần số nhĩ (tần số sóng P, P’, hoặc
sóng f, F).
Cách tính: đếm tần số trong một đơn vị thời gian (6s,
10s, 20s, 30, 60s) rồi nhân với hệ số (10, 6, 3, 2,1) cho đủ
1 phút.
3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
3.2. Sóng P
+ P xoang: trục 0o → + 90° , (+)/DI, DII , aVF; (-)/aVR
Biên độ: 1,2 mm (0,5 – 2 mm)
Thời gian: 0,08s (0,05 – 0,11s)
Hình dạng: giống nhau trên cùng chuyển đạo.
+ P không phải xoang có hình dạng và trục thay đổi
gọi là P’ (phát nhịp từ ở ngoại vị trong khối cơ nhĩ hoặc
từ bộ nối)
3.3. Khoảng PR: 0,12 – 0,20 s
+ PR ngắn: Hội chứng kích thích sớm
+ PR dài: Block AV độ I
3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
3.4. Phức bộ QRS
Cách đặt tên trong phức bộ khử cực thất
• Sóng âm đầu tiên: Q.
•Sóng dương đầu tiên: R.
•Nếu có sóng dương thứ 2: R’.
So sánh 2 sóng dương về biên độ, nếu sóng nào lớn
hơn thì đặt là R, sóng nhỏ hơn thì là r.
•Sóng âm đầu tiên sau sóng dương: S.
•Nếu chỉ có sóng âm: QS.
3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
3.4. Phức bộ QRS
+ Hình dạng phức bộ QRS
3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
3.4. Phức bộ QRS
+ Sóng Q: nhỏ, hẹp, nông ở DI, aVL, aVF, V5 và có khi ở cả
V6, với các tiêu chuẩn sau:
- Thời gian: từ 0,02s đến dưới 0,03s
- Biên độ: >1 mm
Sóng Q sâu ≥3 mm, rộng ≥0,03s: nghi bệnh lý.
Nếu sóng Q rộng ≥0,04s: chắc chắn bệnh lý, riêng ở DIII
và aVF phải ≥0,05s mới chắc chắn là bệnh lý.
Sóng Q sâu do tư thế tim sẽ giảm hoặc mất đi khi bệnh
nhân hít sâu nhịn thở.
+ Sóng R: ở các chuyển đạo trước tim, sóng R tăng dần biên
độ và thời gian từ V1 đến V4 hoặc V5.
+ Sóng S: thường có biên độ nhỏ, thời gian ngắn.
3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
3.4. Phức bộ QRS
Khi phân tích phức bộ QRS, cần xem xét tương
quan giữa biên độ của sóng R và sóng S ở các chuyển
đạo trước tim để đánh giá chiều xoay của tư thế tim. Bình
thường ở V1, V2 phức bộ thất có dạng rS; và ở V5, V6 có
dạng qR. Còn ở V3, V4 phức bộ QRS có biên độ tuyệt đối
của sóng R và sóng S xấp xỉ bằng nhau → được gọi là
vùng chuyển tiếp
3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
+ Xác định trục QRS
- Bước 1: Nhìn vào 6 chuyển đạo ngoại biên, tìm chuyển đạo
có phức bộ QRS có tổng đại số các sóng là nhỏ nhất (chuyển
đạo A)
- Bước 2: Đối chiếu trên tam trục kép Bayley:
+ DI vuông góc với aVF
+ DII vuông góc với aVL
+ DIII vuông góc với aVR
Trục điện tim (B) sẽ trùng với chuyển đạo vuông góc với (A)
- Bước 3: Nhìn vào phức bộ QRS của (B), nếu dương thì trục
điện tim theo chiều dương, nếu âm thì trục theo chiều âm.
- Bước 4: Hiệu chỉnh bằng cách nhìn lại phức bộ QRS ở
chuyển đạo (A), nếu dương thì trục B chuyển về hướng dương
và ngược lại. Nếu = 0 thì không hiệu chình gì.
Góc α là góc giữa trục điện tim và chuyển đạo DI.
3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
• Nhánh nội điện:
- Khái niệm: Là nhánh xuống của sóng R hoặc R’, R” tức là
các nhánh sóng từ chữ a đến chữ b trong hình sau. Nó
xuất hiện lúc xung động khử cực đi qua vùng cơ tim mà
trên đó ta đặt điện cực thăm dò.
Vị trí nhánh nội điện ở các dạng khác nhau của phức bộ QRS
3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
Bình thường:
- Ở V1, V2 <0,035s
- Ở V5, V6 <0,045s
Thời gian nhánh nội
điện kéo dài trong:
- Dày thất.
- Chậm dẫn truyền
trong thất.
+Thời gian xuất hiện nhánh nội điện (Intrinsicoid Deflection =
Ventricular Activating Time: VAT): là khoảng thời gian cần thiết để
khử cực thất từ nội tâm mạc ra tới ngoại tâm mạc.
VAT của một phức bộ QRS trước tim được đo từ khởi điểm
phức bộ đó đến điểm hình chiếu của đỉnh sóng R xuống đường đẳng
điện. Nếu phức bộ đó có nhiều sóng dương (R’, R”…) thì lấy hình
chiếu của đỉnh sóng dương cuối cùng
3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
3.5. Đoạn ST:
thường đẳng
điện, có thể
chênh lên
không quá
1 mm hoặc
chênh xuống
không quá 0,5
mm (đánh giá
dựa vào vị trí
điểm J so với
đường đẳng
điện).
3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
3.6. Sóng T
+ Biên độ: không quá 5mm ở các chuyển đạo chi.
không quá 10 mm ở các chuyển đạo trước tim.
+ Sóng T dương ở DI, DII, aVF và từ V2 – V6,
+ Sóng T âm ở aVR
+ Sóng T cao nhọn: - Tăng kali máu
- Nhồi máu cơ tim cấp
+ Sóng T âm:- Tăng gánh thất
- Tác dụng của thuốc (Digitalis)
- Hạ kali, calci máu
- Tăng áp lực nội sọ
3.7. Sóng U
Thường không thấy hoặc hiện diện như một sóng tròn nhỏ
cùng chiều với sóng T và có biên độ thấp hơn sóng T (<1/4 sóng T)
+ Sóng U nhô cao khi hạ kali máu
+ Sóng U đảo khi thiếu máu cơ tim.
3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
3.8. Khoảng QTc
3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
Nhưng bình thường khoảng QT sẽ ngắn lại khi tần số tim tăng
lên → phải tính QTc (Corrected QT) theo tần số tim.
Khi TS tim 90 ck/phút,
nếu khoảng QT # 400 ms,
ta nói là QT bình thường.
3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
Công thức tính QTc (Corrected QT) theo tần số tim.
3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
Khi tần số tim 90 ck/phút, nếu khoảng QT # 400 ms, đã là QT dài.
3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
3.8. Khoảng QTc bình thường < 50% RR.
 QT dài:
– Bẩm sinh
– Hạ kali máu, hạ Mg máu
– Do thuốc: Quinidin, Procainamid, thuốc chống trầm
cảm 3 vòng.
 QT ngắn:
– Do thuốc Digitalis
– Tăng calci máu, kali máu
3.9. Xác định nhịp: xoang hay không phải xoang (nhịp
nhĩ, nhịp bộ nối, nhịp thất …)
4. RỐI LOẠN NHỊP XOANG
+ Nhịp nhanh xoang.
+ Nhịp chậm xoang.
+ Nghỉ xoang hay ngưng xoang.
2.1. NHỊP NHANH XOANG
(Sinus tachycardia)
Ở người lớn, chẩn đoán nhịp nhanh xoang khi TS
tim ≥100 ck/ph, có những trường hợp nhịp nhanh xoang
lên đến 180 ck/ph. Nút xoang hiếm khi phát quá 200
ck/ph.
- Phức bộ P QRS T hoàn toàn bình thường.
- Sóng P đi trước QRS, dẫn truyền 1:1
- Nhịp nhĩ và thất đều.
2.1. NHỊP NHANH XOANG
(Sinus tachycardia)
- Nhịp tim lúc nghỉ hoặc khi vận động rất nhẹ (thay
đổi tư thế, đi bộ chậm …) ≥100 ck/ph.
- Hình dạng và trục sóng P hoàn toàn bình thường.
- Không thấy nguyên nhân thứ phát gây nhịp
nhanh.
- Kèm theo các triệu chứng: hồi hộp đánh trống
ngực, gần ngất hoặc cả hai. Các dấu hiệu trên được
chứng minh là có liên quan đến nhịp nhanh xoang lúc
nghỉ, tốt nhất là được theo dõi Holter ECG 24 giờ.
2.2. NHỊP NHANH XOANG KHÔNG THÍCH HỢP
(Inappropriate Sinus Tachycardia)
- Nhịp xoang đều, tần số <60 ck/ph
- Dẫn truyền nhĩ thất 1:1
- PR thường >0,12 s
- QRS: 0,04 – 0,10 s
- QT: 0,32 – 0,44 s
- Thường có loạn nhịp xoang đi kèm (khi hiệu số
của chu kỳ dài nhất và chu kỳ ngắn nhất ≥0,14 giây)
2.3. NHỊP CHẬM XOANG
(Sinus Bradycardia)
Nhịp thoát bộ nối
Khi xung động từ nút xoang phát ra quá
chậm, nút nhĩ thất nắm quyền chủ nhịp chỉ
huy thất được gọi là nhịp thoát bộ nối hay còn
gọi là nhịp nút (junctional rhythm).
2.3. NHỊP CHẬM XOANG
(Sinus Bradycardia)
Xảy ra khi nút xoang mất khả năng phát
xung → trên điện tâm đồ mất hẳn một hoặc
nhiều phức bộ P-QRS-T.
3.4. NGHỈ XOANG HOẶC NGỪNG XOANG
(Sinus pause or arrest)
4. RỐI LOẠN NHỊP NHĨ
+ Ngoại tâm thu nhĩ.
+ Nhịp nhanh nhĩ.
+ Rung nhĩ.
Là nhát bóp được
tạo nên bởi một xung
“ngoại lai” (không phải
xung của nút xoang),
phát ra ở tầng nhĩ hoặc
vùng phụ cận của nút
nhĩ thất, đến sớm và
kích hoạt thất theo
đường dẫn truyền
chính thống (qua bó
His → xuống khử cực 2
thất cùng lúc)
3.1. NGOẠI TÂM THU NHĨ
(Atrial premature beats)
Điện tâm đồ
- Sóng P’ đến sớm và có hình dạng không bình
thường vì không phải P xoang (có móc, dẹt, âm).
- Phức bộ QRS hoàn toàn bình thường (có thể
giãn rộng khi có dẫn truyền lệch hướng).
- Thường không có khoảng nghỉ bù sau NTT nhĩ.
3.1. NGOẠI TÂM THU NHĨ
(Atrial premature beats)
3.1. NGOẠI TÂM THU NHĨ
(Atrial premature beats)
+ Sóng P’ của cơn tim nhanh khác với sóng P lúc
nhịp xoang. P’ (+) ở V1: ổ phát nhịp ở nhĩ trái, nếu P’ (+)
ở aVL: ổ ngoại vị ở nhĩ phải.
+ Tần số nhĩ khoảng 150 - 200 ck/ph, QRS thanh
mảnh.
+ Có blốc nhĩ thất đi kèm: 2:1, 3:1 (nên còn gọi là
nhịp nhanh nhĩ bị blốc)
3.2. NHỊP NHANH NHĨ
(Atrial Tachycardia)
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp trên thất được đặc
trưng bởi sự hoạt hóa vô tổ chức của tâm nhĩ với hệ quả
là sự suy giảm chức năng cơ học của các tâm nhĩ.
3.3. RUNG NHĨ
- RN thường nhìn rõ ở V1 do RN thường phát sinh ở nhĩ trái.
- Đáp ứng thất hoàn toàn không đều.
- Không có sóng P mà thay bằng sóng f, hoàn toàn khác nhau
về biên độ, thời gian và hình dạng, TS: 400–600 ck/ph.
+RN sóng nhỏ (fine AF) biên độ sóng f <0,5mm thường
gặp trong BTTMCB mạn tính.
+ RN sóng lớn (coarse AF) biên độ sóng f ≥0,5 – 1mm,
thường gặp trong bệnh van tim do thấp (hẹp van 2 lá …)
- RN không được điều trị đáp ứng thất thường 110 – 130
lần/phút.
- RN đáp ứng thất chậm (<40 lần/phút) và đều: thường là RN
bị block nhĩ thất độ III (có thể do ngộ đôc Digitalis …)
3.3. RUNG NHĨ
3.3. RUNG NHĨ
Bệnh Bouveret với biểu hiện: có từng cơn nhịp
nhanh trên thất, với đa số là đơn độc (nghĩa là không
kèm một tổn thương tim nào khác), do đó thường có
tiên lượng tốt.
Khoảng 20 – 30% các trường hợp có kèm một
bệnh tim, ví dụ như: thấp tim có tổn thương van 2 lá,
bệnh động mạch vành, cường giáp. Cũng có khi do
nhiễm độc, rối loạn thần kinh, rối loạn tiêu hóa hoặc
làm việc mệt nhọc …
3.4. Bệnh Bouveret
Đặc điểm ECG:
• Tần số tim rất nhanh, từ 140 đến 220 ck/ph và rất đều.
• QRS có hình dạng bình thường, có thể thấy đoạn ST
chênh xuống, sóng T âm ngay trong cơn hay sau cơn
và mất đi vài ngày sau cơn.
• Đôi khi QRS giãn rộng (thường giống kểu blốc nhánh
phải): đây là loại nhịp nhanh trên thất có dẫn truyền
lệch hướng rất khó phân biệt với nhịp nhanh thất.
• Sóng P rất khó thấy vì lẫn vào thất đồ. Một vài trường
hợp thấy được thì P có dạng khác với P ngoài cơn.
• Cơn nhịp nhanh bắt đầu rất đột ngột. Cơn kết thúc
cũng đột ngột và thường tiếp vào đó có một đoạn
ngừng tim khoảng vài giây trước khi trở về nhịp xoang.
3.4. Bệnh Bouveret
3.4. Bệnh Bouveret
Bệnh Bouveret với cơn nhịp nhanh trên thất
4. RỐI LOẠN NHỊP THẤT
-Ngoại tâm thu thất
-Nhịp nhanh thất
4.1. NGOẠI TÂM THU THẤT
(Ventricular Premature Beats)
Điện tâm đồ:
- Phức bộ QRS: đến sớm, giãn rộng, biến
dạng so với bình thường
- ST-T thay đổi ngược chiều với QRS (QRS
dương → ST chênh xuống, T âm và ngược lại).
- Thường có khoảng nghỉ bù:
RR’R = 2RR.
Khoảng RR’ gọi là khoảng ghép, còn R’R gọi
là khoảng nghỉ bù.
4.1. NGOẠI TÂM THU THẤT
(Ventricular Premature Beats)
Ngoại tâm thu thất: phức bộ QRS đến sớm, rộng; Sóng T theo sau
phức bộ QRS đến sớm có hướng ngược với hướng của QRS; Thời
gian nghỉ bù hoàn toàn
4.1. NGOẠI TÂM THU THẤT
(Ventricular Premature Beats)
NTT/T xen kẽ: trong trường hợp nhịp chậm, thường
không có nghỉ bù, mà khoảng RR’R cũng chỉ bằng một
khoảng RR cơ sở, được gọi là NTT/T xen kẽ vào 2 nhát
bóp xoang.
4.1. NGOẠI TÂM THU THẤT
(Ventricular Premature Beats)
Kiểu dạng NTT/T:
- NTT/T nhịp đôi: một nhát xoang – một nhát NTT/T.
- NTT/T nhịp ba: hai nhát xoang – một nhát NTT/T.
- NTT/T cặp đôi: khi có hai NTT/T đi liền nhau.
- Khi có ≥3 NTT/T đi liền nhau: cơn nhịp nhanh thất.
- NTT/T dạng R/T: (từ đỉnh sóng T đến sườn xuống
của sóng T: thời kỳ dễ đả kích), là NTT/T nguy hiểm
nhất, dễ đưa đến nhịp nhanh thất, rung thất.
4.1. NGOẠI TÂM THU THẤT
(Ventricular Premature Beats)
NTT/T nhịp đôi: một nhát xoang – một nhát NTT/T
NTT/T nhịp ba: hai nhát xoang – một nhát NTT/T
4.1. NGOẠI TÂM THU THẤT
(Ventricular Premature Beats)
NTT/T nhịp bốn: ba nhát xoang – một nhát NTT/T
4.1. NGOẠI TÂM THU THẤT
(Ventricular Premature Beats)
NTT/T cặp đôi: khi có hai NTT/T đi liền nhau
4.1. NGOẠI TÂM THU THẤT
(Ventricular Premature Beats)
NTT/T cặp ba: khi có ba NTT/T đi liền nhau
4.1. NGOẠI TÂM THU THẤT
(Ventricular Premature Beats)
NTT/T dạng R/T → nhịp nhanh thất, rung thất.
4.1. NGOẠI TÂM THU THẤT
(Ventricular Premature Beats)
ECG:
- Tần số từ 120 - 240 ck/ph
- QRS giãn rộng >0,12s, biến dạng và có thay đổi thứ
phát ST-T, các phức bộ QRS tương đối đều.
Tuy nhiên có khoảng 5% cơn nhịp nhanh thất có QRS
hẹp do ổ phát nhịp nằm trên cao phần vách liên thất dễ
nhầm với cơn nhịp nhanh trên thất.
- P có tần số chậm hơn QRS (60 - 100 ck/ph) và không
có liên hệ với QRS, đây chính là dấu hiệu phân ly nhĩ thất
rất quan trọng trong chẩn đoán nhanh thất.
4.2. NHỊP NHANH THẤT
(Ventricular Tachycardia)
Là một dạng rối loạn nhịp nhanh có nguồn gốc từ
tâm thất (từ chỗ phân nhánh bó His trở xuống).
Nhịp nhanh thất: NTT/T khởi phát cơn nhanh thất. Khi có
≥3 NTT/T liên tiếp xảy ra được gọi là nhịp nhanh thất. Nhịp
nhanh thất kéo dài có thể làm rối loạn huyết động - tụt HA.
4.2. NHỊP NHANH THẤT
(Ventricular Tachycardia)
4.2. NHỊP NHANH THẤT
(Ventricular Tachycardia)
QRS đồng hướng dương ở các chuyển đạo trước
tim  nghĩ nhiều đến nhanh thất).
4.2. NHỊP NHANH THẤT
(Ventricular Tachycardia)
Một số điểm lưu ý:
- Cơn tim nhanh thất xảy ra thường bệnh
nhân có cảm giác khó thở tức ép ở ngực, có thể tụt
huyết áp, mất mạch.
- Cơn tim nhanh thất kéo dài >30s gọi là nhịp
nhanh thất bền bỉ (sustained VT), nếu ≤30s gọi là
nhịp nhanh thất không bền bỉ (non-sustained VT).
4.2. NHỊP NHANH THẤT
(Ventricular Tachycardia)
Nhịp nhanh thất đa dạng
4.2. NHỊP NHANH THẤT
(Ventricular Tachycardia)
Xoắn đỉnh
4.2. NHỊP NHANH THẤT
(Ventricular Tachycardia)
4.3. CUỒNG THẤT VÀ RUNG THẤT
(Ventricular Flutter and Fibrilation)
Cuồng thất (ventricular flutter) và rung thất
(ventricular fibrilation) là những rối loạn nhịp tim
ác tính, BN có thể tử vong trong vòng 3-5 phút
nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. BN
thường mất ý thức, hôn mê và co giật, suy hô
hấp, mất mạch và huyết áp.
4.3. CUỒNG THẤT VÀ RUNG THẤT
(Ventricular Flutter and Fibrilation)
Điện tâm đồ:
- Cuồng thất: thể hiện bằng những dao động
hình sin, khá đều, tần số 150-300 ck/ph, đôi khi
khó phân biệt với nhịp nhanh thất có tần số
nhanh.
- Rung thất: nhịp hoàn toàn không đều về
thời gian, biên độ và hình dạng, khó phân biệt
đâu là P, QRS, T. Rung thất sóng nhỏ (< 2mm) rất
dễ nhầm với vô tâm thu, đây là tình huống có tiên
lượng xấu.
Cuồng thất
4.3. CUỒNG THẤT VÀ RUNG THẤT
(Ventricular Flutter and Fibrilation)
Rung thất
4.3. CUỒNG THẤT VÀ RUNG THẤT
(Ventricular Flutter and Fibrilation)
5. RỐI LOẠN DẪN TRUYỀN
Bình thường xung
điện được phát ra từ nút
xoang (khử cực nhĩ) →
xuống nút nhĩ thất (A-V
node) → bó His → nhánh
(P) và nhánh (T) → mạng
lưới Purkinje (khử cực
thất).
Bất kỳ một cản trở
nào làm chậm hay gây tắc
nghẽn quá trình dẫn truyền
trên đều được gọi là Block
dẫn truyền.
5.1. BLOCK NHĨ THẤT ĐỘ I
- Vị trí block: thường ở nút nhĩ thất hay bó His.
- Hình ảnh ECG:
+ Sóng P bình thường, đứng trước QRS và dẫn truyền 1:1.
+ Khoảng PR kéo dài > 0,20 sec và không thay đổi.
+ Phức bộ QRS bình thường về hình dạng và trục.
- Vị trí block: thường ngay trong nút nhĩ thất.
- Hình ảnh ECG:
+ Sóng P hình dạng bình thường, đều, tần số nhiều hơn QRS.
+ Phức bộ QRS hình dạng bình thường, không đều nhưng có quy luật
(gọi là nhát bóp theo nhóm: grouped beating), tần số QRS ít hơn tần số
sóng P.
+ Khoảng PR tăng dần cho đến khi không dẫn, tiếp đến một chu kỳ mới.
+ Khoảng RR (có nhát không dẫn) <2 RR (ngắn nhất)
5.2. BLOCK NHĨ THẤT ĐỘ II – Mobitz I
5.2. BLOCK NHĨ THẤT ĐỘ II – Mobitz I
5.3. BLOCK NHĨ THẤT ĐỘ II – Mobitz II
- Vị trí block: thường dưới nút nhĩ thất, trong hoặc dưới bó His.
- Hình ảnh ECG:
+ Sóng P hình dạng bình thường, đều, tần số nhiều hơn QRS.
+ Phức bộ QRS không đều (đều khi Block 2:1), hình dạng
thường giãn rộng >0,1s cũng có thể bình thường.
+ Khoảng PR không thay đổi: có thể bình thường hoặc >0,2s.
+ Dạng 2: dẫn truyền 2:1, QRS có thể hẹp hoặc giãn rộng.
Thường có 2 dạng:
+ Dạng 1: thỉnh thoảng có những nhát không dẫn
(dropped beat), QRS có thể hẹp hoặc giãn rộng.
5.3. BLOCK NHĨ THẤT ĐỘ II – Mobitz II
5.4. BLOCK NHĨ THẤT ĐỘ III
- Vị trí block có thể ở 3 nơi:
+ Bó His
+ Nhánh P+T
+ Hoặc phân nhánh T trước + phân nhánh T sau + nhánh P.
Còn Block nhĩ thất bẩm sinh thì Block ngay nút nhĩ thất, có
thể lành tính hơn vì ở trên cao.
- Hình ảnh ECG:
+ Sóng P: hình dạng bình thường, nhịp đều, TS 60-100 ck/ph.
+ Phức bộ QRS:
* TS khoảng 40 ck/ph nếu ổ phát nhịp cao (phần trên bó
His); <40 ch/ph nếu ở thấp (dưới bó His)
* Hình dạng: QRS hẹp <0,12s nếu ổ phát xung cao trên
chỗ phân nhánh bó His; rộng >0,12s nếu ở dưới thấp (có thể ở
mạng Purkinje).
* Nhịp: Nhịp nhĩ đều, nhịp thất đều; TS nhĩ nhanh hơn TS
thất; nhĩ và thất không liên hệ gì với nhau.
5.4. BLOCK NHĨ THẤT ĐỘ III
KẾT LUẬN
+ Khi tiếp cận một ECG có bất thường, bác sĩ
cần kết hợp với bệnh cảnh lâm sàng (đặc biệt
tình trạng rối loạn huyết động và ý thức) để kịp
thời phát hiện những tình huống cấp cứu cần xử
lý ngay hay có thể trì hoãn.
+ Một số điểm cần lưu ý ngay khi đọc ECG:
- Tần số: quá nhanh hoặc quá chậm? Đều
hay không đều?.
- Có phải nhịp xoang hay không?
- Phức bộ QRS có rộng không?

More Related Content

What's hot

NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT VÀ CÁC HỘI CHỨNG KÍCH THÍCH SỚM
NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT VÀ CÁC HỘI CHỨNG KÍCH THÍCH SỚMNHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT VÀ CÁC HỘI CHỨNG KÍCH THÍCH SỚM
NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT VÀ CÁC HỘI CHỨNG KÍCH THÍCH SỚM
SoM
 
MgSO4 trong cấp cứu cơn hen phế quản
MgSO4 trong cấp cứu cơn hen phế quảnMgSO4 trong cấp cứu cơn hen phế quản
MgSO4 trong cấp cứu cơn hen phế quản
Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
 
Parkinson's plus syndromes
Parkinson's plus syndromesParkinson's plus syndromes
Parkinson's plus syndromes
Quang Hạ Trần
 
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG ĐIỆN TÂM ĐỒ LÂM SÀNG
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG ĐIỆN TÂM ĐỒ LÂM SÀNG NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG ĐIỆN TÂM ĐỒ LÂM SÀNG
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG ĐIỆN TÂM ĐỒ LÂM SÀNG
Great Doctor
 
điện tâm đồ.pdf
điện tâm đồ.pdfđiện tâm đồ.pdf
điện tâm đồ.pdf
SoM
 
NGUYÊN LÝ ECG
NGUYÊN LÝ ECGNGUYÊN LÝ ECG
NGUYÊN LÝ ECG
SoM
 
Bài giảng tiếp cận điện tâm đồ ECG
Bài giảng tiếp cận điện tâm đồ ECGBài giảng tiếp cận điện tâm đồ ECG
Bài giảng tiếp cận điện tâm đồ ECG
youngunoistalented1995
 
ĐIỆN TÂM ĐỒ BÌNH THƯỜNG VÀ MỘT SỐ BỆNH LÝ
ĐIỆN TÂM ĐỒ BÌNH THƯỜNG VÀ MỘT SỐ BỆNH LÝĐIỆN TÂM ĐỒ BÌNH THƯỜNG VÀ MỘT SỐ BỆNH LÝ
ĐIỆN TÂM ĐỒ BÌNH THƯỜNG VÀ MỘT SỐ BỆNH LÝ
SoM
 
Bai 14-nhip-nhanh-qrs-rong-pham-nguyen-vinh
Bai 14-nhip-nhanh-qrs-rong-pham-nguyen-vinhBai 14-nhip-nhanh-qrs-rong-pham-nguyen-vinh
Bai 14-nhip-nhanh-qrs-rong-pham-nguyen-vinh
Vinh Pham Nguyen
 
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT NHỊP NHANH THẤT VỚI NHỊP NHANH TRÊN THẤT DẪN TRUYỀN LỆCH ...
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT NHỊP NHANH THẤT VỚI NHỊP NHANH TRÊN THẤT DẪN TRUYỀN LỆCH ...CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT NHỊP NHANH THẤT VỚI NHỊP NHANH TRÊN THẤT DẪN TRUYỀN LỆCH ...
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT NHỊP NHANH THẤT VỚI NHỊP NHANH TRÊN THẤT DẪN TRUYỀN LỆCH ...
SoM
 
Phân tích CLS rung nhĩ
Phân tích CLS rung nhĩPhân tích CLS rung nhĩ
Phân tích CLS rung nhĩ
HA VO THI
 
ĐIỆN TÂM ĐỒ NHỊP NHANH THẤT
ĐIỆN TÂM ĐỒ NHỊP NHANH THẤTĐIỆN TÂM ĐỒ NHỊP NHANH THẤT
ĐIỆN TÂM ĐỒ NHỊP NHANH THẤT
SoM
 
ECG BLOCK DẪN TRUYỀN
ECG BLOCK DẪN TRUYỀNECG BLOCK DẪN TRUYỀN
ECG BLOCK DẪN TRUYỀN
SoM
 
bai_giang_hoa_sinh_bai_12_chuyen_hoa_protid_7546.ppt
bai_giang_hoa_sinh_bai_12_chuyen_hoa_protid_7546.pptbai_giang_hoa_sinh_bai_12_chuyen_hoa_protid_7546.ppt
bai_giang_hoa_sinh_bai_12_chuyen_hoa_protid_7546.ppt
DngTrn603952
 
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÁY TẠO NHỊP VÀ CÁC NHẬN BIẾT ĐIỆN TÂM ĐỒ MÁY TẠO NHỊP
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÁY TẠO NHỊP VÀ CÁC NHẬN BIẾT ĐIỆN TÂM ĐỒ MÁY TẠO NHỊPCÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÁY TẠO NHỊP VÀ CÁC NHẬN BIẾT ĐIỆN TÂM ĐỒ MÁY TẠO NHỊP
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÁY TẠO NHỊP VÀ CÁC NHẬN BIẾT ĐIỆN TÂM ĐỒ MÁY TẠO NHỊP
SoM
 
3. HỘI CHỨNG KÍCH THÍCH SỚM.ppt
3.  HỘI CHỨNG KÍCH THÍCH SỚM.ppt3.  HỘI CHỨNG KÍCH THÍCH SỚM.ppt
3. HỘI CHỨNG KÍCH THÍCH SỚM.ppt
SoM
 
ĐIỆN TÂM ĐỒ TRONG RỐI LOẠN NHỊP TIM CHẬM
ĐIỆN TÂM ĐỒ TRONG RỐI LOẠN NHỊP TIM CHẬMĐIỆN TÂM ĐỒ TRONG RỐI LOẠN NHỊP TIM CHẬM
ĐIỆN TÂM ĐỒ TRONG RỐI LOẠN NHỊP TIM CHẬM
SoM
 
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIMHOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
SoM
 
ECG RỐI LOẠN NHỊP
ECG RỐI LOẠN NHỊPECG RỐI LOẠN NHỊP
ECG RỐI LOẠN NHỊP
SoM
 
ECG DÀY THẤT, DÀY NHĨ VÀ THIẾU MÁU CƠ TIM
ECG DÀY THẤT, DÀY NHĨ VÀ THIẾU MÁU CƠ TIMECG DÀY THẤT, DÀY NHĨ VÀ THIẾU MÁU CƠ TIM
ECG DÀY THẤT, DÀY NHĨ VÀ THIẾU MÁU CƠ TIM
SoM
 

What's hot (20)

NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT VÀ CÁC HỘI CHỨNG KÍCH THÍCH SỚM
NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT VÀ CÁC HỘI CHỨNG KÍCH THÍCH SỚMNHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT VÀ CÁC HỘI CHỨNG KÍCH THÍCH SỚM
NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT VÀ CÁC HỘI CHỨNG KÍCH THÍCH SỚM
 
MgSO4 trong cấp cứu cơn hen phế quản
MgSO4 trong cấp cứu cơn hen phế quảnMgSO4 trong cấp cứu cơn hen phế quản
MgSO4 trong cấp cứu cơn hen phế quản
 
Parkinson's plus syndromes
Parkinson's plus syndromesParkinson's plus syndromes
Parkinson's plus syndromes
 
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG ĐIỆN TÂM ĐỒ LÂM SÀNG
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG ĐIỆN TÂM ĐỒ LÂM SÀNG NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG ĐIỆN TÂM ĐỒ LÂM SÀNG
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG ĐIỆN TÂM ĐỒ LÂM SÀNG
 
điện tâm đồ.pdf
điện tâm đồ.pdfđiện tâm đồ.pdf
điện tâm đồ.pdf
 
NGUYÊN LÝ ECG
NGUYÊN LÝ ECGNGUYÊN LÝ ECG
NGUYÊN LÝ ECG
 
Bài giảng tiếp cận điện tâm đồ ECG
Bài giảng tiếp cận điện tâm đồ ECGBài giảng tiếp cận điện tâm đồ ECG
Bài giảng tiếp cận điện tâm đồ ECG
 
ĐIỆN TÂM ĐỒ BÌNH THƯỜNG VÀ MỘT SỐ BỆNH LÝ
ĐIỆN TÂM ĐỒ BÌNH THƯỜNG VÀ MỘT SỐ BỆNH LÝĐIỆN TÂM ĐỒ BÌNH THƯỜNG VÀ MỘT SỐ BỆNH LÝ
ĐIỆN TÂM ĐỒ BÌNH THƯỜNG VÀ MỘT SỐ BỆNH LÝ
 
Bai 14-nhip-nhanh-qrs-rong-pham-nguyen-vinh
Bai 14-nhip-nhanh-qrs-rong-pham-nguyen-vinhBai 14-nhip-nhanh-qrs-rong-pham-nguyen-vinh
Bai 14-nhip-nhanh-qrs-rong-pham-nguyen-vinh
 
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT NHỊP NHANH THẤT VỚI NHỊP NHANH TRÊN THẤT DẪN TRUYỀN LỆCH ...
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT NHỊP NHANH THẤT VỚI NHỊP NHANH TRÊN THẤT DẪN TRUYỀN LỆCH ...CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT NHỊP NHANH THẤT VỚI NHỊP NHANH TRÊN THẤT DẪN TRUYỀN LỆCH ...
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT NHỊP NHANH THẤT VỚI NHỊP NHANH TRÊN THẤT DẪN TRUYỀN LỆCH ...
 
Phân tích CLS rung nhĩ
Phân tích CLS rung nhĩPhân tích CLS rung nhĩ
Phân tích CLS rung nhĩ
 
ĐIỆN TÂM ĐỒ NHỊP NHANH THẤT
ĐIỆN TÂM ĐỒ NHỊP NHANH THẤTĐIỆN TÂM ĐỒ NHỊP NHANH THẤT
ĐIỆN TÂM ĐỒ NHỊP NHANH THẤT
 
ECG BLOCK DẪN TRUYỀN
ECG BLOCK DẪN TRUYỀNECG BLOCK DẪN TRUYỀN
ECG BLOCK DẪN TRUYỀN
 
bai_giang_hoa_sinh_bai_12_chuyen_hoa_protid_7546.ppt
bai_giang_hoa_sinh_bai_12_chuyen_hoa_protid_7546.pptbai_giang_hoa_sinh_bai_12_chuyen_hoa_protid_7546.ppt
bai_giang_hoa_sinh_bai_12_chuyen_hoa_protid_7546.ppt
 
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÁY TẠO NHỊP VÀ CÁC NHẬN BIẾT ĐIỆN TÂM ĐỒ MÁY TẠO NHỊP
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÁY TẠO NHỊP VÀ CÁC NHẬN BIẾT ĐIỆN TÂM ĐỒ MÁY TẠO NHỊPCÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÁY TẠO NHỊP VÀ CÁC NHẬN BIẾT ĐIỆN TÂM ĐỒ MÁY TẠO NHỊP
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÁY TẠO NHỊP VÀ CÁC NHẬN BIẾT ĐIỆN TÂM ĐỒ MÁY TẠO NHỊP
 
3. HỘI CHỨNG KÍCH THÍCH SỚM.ppt
3.  HỘI CHỨNG KÍCH THÍCH SỚM.ppt3.  HỘI CHỨNG KÍCH THÍCH SỚM.ppt
3. HỘI CHỨNG KÍCH THÍCH SỚM.ppt
 
ĐIỆN TÂM ĐỒ TRONG RỐI LOẠN NHỊP TIM CHẬM
ĐIỆN TÂM ĐỒ TRONG RỐI LOẠN NHỊP TIM CHẬMĐIỆN TÂM ĐỒ TRONG RỐI LOẠN NHỊP TIM CHẬM
ĐIỆN TÂM ĐỒ TRONG RỐI LOẠN NHỊP TIM CHẬM
 
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIMHOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
 
ECG RỐI LOẠN NHỊP
ECG RỐI LOẠN NHỊPECG RỐI LOẠN NHỊP
ECG RỐI LOẠN NHỊP
 
ECG DÀY THẤT, DÀY NHĨ VÀ THIẾU MÁU CƠ TIM
ECG DÀY THẤT, DÀY NHĨ VÀ THIẾU MÁU CƠ TIMECG DÀY THẤT, DÀY NHĨ VÀ THIẾU MÁU CƠ TIM
ECG DÀY THẤT, DÀY NHĨ VÀ THIẾU MÁU CƠ TIM
 

Similar to BG LÝ THUYẾT CECIS ECG Y3 2020 rút gọn.ppt

ECG Y2 Y3VĐ.pptx
ECG Y2 Y3VĐ.pptxECG Y2 Y3VĐ.pptx
ECG Y2 Y3VĐ.pptx
VinhNguyenPhuc3
 
[YhocData.com] Bản Dịch 11 Bước Đọc ECG
[YhocData.com] Bản Dịch 11 Bước Đọc ECG[YhocData.com] Bản Dịch 11 Bước Đọc ECG
[YhocData.com] Bản Dịch 11 Bước Đọc ECG
YhocData Tài Liệu
 
Bai 1-khai-niem-co-ban-ecg-pham-nguyen-vinh
Bai 1-khai-niem-co-ban-ecg-pham-nguyen-vinhBai 1-khai-niem-co-ban-ecg-pham-nguyen-vinh
Bai 1-khai-niem-co-ban-ecg-pham-nguyen-vinh
Vinh Pham Nguyen
 
CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ.pptx
CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ.pptxCÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ.pptx
CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ.pptx
BiThanhHuyn5
 
Điện tâm đồ cơ bản- bác sĩ lương quốc việt
Điện tâm đồ cơ bản- bác sĩ lương quốc việtĐiện tâm đồ cơ bản- bác sĩ lương quốc việt
Điện tâm đồ cơ bản- bác sĩ lương quốc việt
Nam Lê
 
CÁC BƯỚC ĐỌC ECG
CÁC BƯỚC ĐỌC ECGCÁC BƯỚC ĐỌC ECG
CÁC BƯỚC ĐỌC ECG
SoM
 
Dai nam. DIEN TAM DO. 2022 - Copy.ppt
Dai nam. DIEN TAM DO. 2022 - Copy.pptDai nam. DIEN TAM DO. 2022 - Copy.ppt
Dai nam. DIEN TAM DO. 2022 - Copy.ppt
Hanoi medical university
 
Các bước đọc điện tâm đồ ECG
Các bước đọc điện tâm đồ ECGCác bước đọc điện tâm đồ ECG
Các bước đọc điện tâm đồ ECG
youngunoistalented1995
 
Cac chi-so-can-lam-sang
Cac chi-so-can-lam-sangCac chi-so-can-lam-sang
Cac chi-so-can-lam-sang
cuong trieu
 
ĐIỆN TÂM ĐỒ CƠ BẢN
ĐIỆN TÂM ĐỒ CƠ BẢNĐIỆN TÂM ĐỒ CƠ BẢN
ĐIỆN TÂM ĐỒ CƠ BẢN
SoM
 
Điện tâm đồ cơ bản
Điện tâm đồ cơ bảnĐiện tâm đồ cơ bản
Điện tâm đồ cơ bản
SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
ECG CƠ BẢN
ECG CƠ BẢNECG CƠ BẢN
Điện tâm đồ cơ bản
Điện tâm đồ cơ bảnĐiện tâm đồ cơ bản
Điện tâm đồ cơ bản
youngunoistalented1995
 
7. RỐI LOẠN NHỊP THẤT.ppt
7. RỐI LOẠN NHỊP THẤT.ppt7. RỐI LOẠN NHỊP THẤT.ppt
7. RỐI LOẠN NHỊP THẤT.ppt
SoM
 
chuyên-đề-nhịp-nhanh-thất-..pptx
chuyên-đề-nhịp-nhanh-thất-..pptxchuyên-đề-nhịp-nhanh-thất-..pptx
chuyên-đề-nhịp-nhanh-thất-..pptx
TnNguyn732622
 
CÁC RỐI LOẠN NHỊP THẤT
CÁC RỐI LOẠN NHỊP THẤTCÁC RỐI LOẠN NHỊP THẤT
CÁC RỐI LOẠN NHỊP THẤT
SoM
 
CÁC BƯỚC ĐỌC ECG
CÁC BƯỚC ĐỌC ECGCÁC BƯỚC ĐỌC ECG
CÁC BƯỚC ĐỌC ECG
SoM
 
6. RỐI LOẠN NHỊP TRÊN THẤT.ppt
6. RỐI LOẠN NHỊP TRÊN THẤT.ppt6. RỐI LOẠN NHỊP TRÊN THẤT.ppt
6. RỐI LOẠN NHỊP TRÊN THẤT.ppt
SoM
 
Các Chỉ số cận lâm sàng
Các Chỉ số cận lâm sàngCác Chỉ số cận lâm sàng
Các Chỉ số cận lâm sàng
Cường Võ Tấn
 
Dien sinh ly_tim
Dien sinh ly_timDien sinh ly_tim
Dien sinh ly_tim
Văn Bình Hồ
 

Similar to BG LÝ THUYẾT CECIS ECG Y3 2020 rút gọn.ppt (20)

ECG Y2 Y3VĐ.pptx
ECG Y2 Y3VĐ.pptxECG Y2 Y3VĐ.pptx
ECG Y2 Y3VĐ.pptx
 
[YhocData.com] Bản Dịch 11 Bước Đọc ECG
[YhocData.com] Bản Dịch 11 Bước Đọc ECG[YhocData.com] Bản Dịch 11 Bước Đọc ECG
[YhocData.com] Bản Dịch 11 Bước Đọc ECG
 
Bai 1-khai-niem-co-ban-ecg-pham-nguyen-vinh
Bai 1-khai-niem-co-ban-ecg-pham-nguyen-vinhBai 1-khai-niem-co-ban-ecg-pham-nguyen-vinh
Bai 1-khai-niem-co-ban-ecg-pham-nguyen-vinh
 
CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ.pptx
CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ.pptxCÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ.pptx
CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ.pptx
 
Điện tâm đồ cơ bản- bác sĩ lương quốc việt
Điện tâm đồ cơ bản- bác sĩ lương quốc việtĐiện tâm đồ cơ bản- bác sĩ lương quốc việt
Điện tâm đồ cơ bản- bác sĩ lương quốc việt
 
CÁC BƯỚC ĐỌC ECG
CÁC BƯỚC ĐỌC ECGCÁC BƯỚC ĐỌC ECG
CÁC BƯỚC ĐỌC ECG
 
Dai nam. DIEN TAM DO. 2022 - Copy.ppt
Dai nam. DIEN TAM DO. 2022 - Copy.pptDai nam. DIEN TAM DO. 2022 - Copy.ppt
Dai nam. DIEN TAM DO. 2022 - Copy.ppt
 
Các bước đọc điện tâm đồ ECG
Các bước đọc điện tâm đồ ECGCác bước đọc điện tâm đồ ECG
Các bước đọc điện tâm đồ ECG
 
Cac chi-so-can-lam-sang
Cac chi-so-can-lam-sangCac chi-so-can-lam-sang
Cac chi-so-can-lam-sang
 
ĐIỆN TÂM ĐỒ CƠ BẢN
ĐIỆN TÂM ĐỒ CƠ BẢNĐIỆN TÂM ĐỒ CƠ BẢN
ĐIỆN TÂM ĐỒ CƠ BẢN
 
Điện tâm đồ cơ bản
Điện tâm đồ cơ bảnĐiện tâm đồ cơ bản
Điện tâm đồ cơ bản
 
ECG CƠ BẢN
ECG CƠ BẢNECG CƠ BẢN
ECG CƠ BẢN
 
Điện tâm đồ cơ bản
Điện tâm đồ cơ bảnĐiện tâm đồ cơ bản
Điện tâm đồ cơ bản
 
7. RỐI LOẠN NHỊP THẤT.ppt
7. RỐI LOẠN NHỊP THẤT.ppt7. RỐI LOẠN NHỊP THẤT.ppt
7. RỐI LOẠN NHỊP THẤT.ppt
 
chuyên-đề-nhịp-nhanh-thất-..pptx
chuyên-đề-nhịp-nhanh-thất-..pptxchuyên-đề-nhịp-nhanh-thất-..pptx
chuyên-đề-nhịp-nhanh-thất-..pptx
 
CÁC RỐI LOẠN NHỊP THẤT
CÁC RỐI LOẠN NHỊP THẤTCÁC RỐI LOẠN NHỊP THẤT
CÁC RỐI LOẠN NHỊP THẤT
 
CÁC BƯỚC ĐỌC ECG
CÁC BƯỚC ĐỌC ECGCÁC BƯỚC ĐỌC ECG
CÁC BƯỚC ĐỌC ECG
 
6. RỐI LOẠN NHỊP TRÊN THẤT.ppt
6. RỐI LOẠN NHỊP TRÊN THẤT.ppt6. RỐI LOẠN NHỊP TRÊN THẤT.ppt
6. RỐI LOẠN NHỊP TRÊN THẤT.ppt
 
Các Chỉ số cận lâm sàng
Các Chỉ số cận lâm sàngCác Chỉ số cận lâm sàng
Các Chỉ số cận lâm sàng
 
Dien sinh ly_tim
Dien sinh ly_timDien sinh ly_tim
Dien sinh ly_tim
 

Recently uploaded

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 

Recently uploaded (12)

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 

BG LÝ THUYẾT CECIS ECG Y3 2020 rút gọn.ppt

  • 1. ĐIỆN TÂM ĐỒ BÌNH THƯỜNG & MỘT SỐ RỐI LOẠN NHỊP TIM THƯỜNG GẶP TS. LÊ CÔNG TẤN BM NỘI – ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH THÁNG 6 - 2019
  • 2. Bình thường, chủ nhịp của tim là nút xoang (nên gọi là nhịp xoang). Xung động được phát ra từ nút xoang khởi đầu cho một chu chuyển tim: → Khử cực nhĩ (Sóng P) → Khử cực nút nhĩ thất → bó His → nhánh (P) và nhánh (T) → mạng lưới Purkinje → Khử cực thất (phức bộ QRS) → Tái cực thất (sóng T) HỆ THỐNG ĐIỆN HỌC CỦA TIM
  • 3. 1. CÁC CHUYỂN ĐẠO ĐIỆN TÂM ĐỒ Có 12 chuyển đạo mẫu để ghi một bảng điện tâm đồ thường qui, gồm:  Mặt phẳng trán: gồm 6 chuyển đạo chi:  3 chuyển đạo lưỡng cực chi: DI, DII, DIII.  3 chuyển đạo đơn cực chi: aVR, aVL, aVF.  Mặt phẳng ngang: gồm 6 chuyển đạo trước tim: từ V1 đến V6. Ngoài ra, còn có một số chuyển đạo khác được thực hiện trong một số bệnh cảnh lâm sàng cụ thể.
  • 4. Cách mắc các chuyển đạo DI, DII, DIII.
  • 5. Ba chuyển đạo lưỡng cực chi và Tam giác Einthoven A. Tam giác Einthoven B. Liên quan giữa tam giác Einthoven với tim
  • 6. Cách mắc các chuyển đạo aVR, aVL, aVF.
  • 7. Tam trục kép Bailey và quy luật vuông góc DI vuông góc với aVF DII vuông góc với aVL DIII vuông góc với aVR
  • 8. Cách mắc các chuyển đạo V1 – V6.
  • 9. Tùy theo tình trạng bệnh lý lâm sàng, có thể chỉ định khảo sát thêm một số chuyển đạo đặc biệt khác như: V3R, V4R, V5R, V7, V8, V9. Một số chuyển đạo đặc biệt:
  • 10. - V1: Khoang liên sườn 4 cạnh ức phải - V2: Khoang liên sườn 4 cạnh ức trái - V3: Điểm giữa đường nối giữa V2 và V4 - V4: Giao điểm của đường giữa đòn trái với đường ngang qua mỏm tim - V5: Giao điểm đường nách trước và đường ngang qua V4 - V6: Giao điểm của đường nách giữa với đường ngang qua V4, V5 - V7: ở liên sườn 5 trên đường nách sau - V8: giữa đường xương vai - V9: cạnh đường liên gai sống trái - V4R: đường giữa đòn phải ở khoang liên sườn 5 - V3R: ở giữa V1 và V4R - V5R: giao điểm của đường nách trước bên phải với đường ngang qua V4R Vị trí đặt điện cực các chuyển đạo trước tim
  • 11. LEADS GROUPS V1 – V2 – V3 – V4 DI, aVL, V5, V6 DII – aVF - DIII Thành trước Thành bên trái. Thành dưới. Liên quan giữa các chuyển đạo ECG với các thành của tim.
  • 12. CÁC SÓNG ĐIỆN TÂM ĐỒ BÌNH THƯỜNG
  • 13. Có 9 bước cơ bản để phân tích một điện tâm đồ: 1.Tần số và tính đều đặn 2.Sóng P 3.Khoảng PR 4.Phức bộ QRS 5.Đoạn ST 6.Sóng T 7.Sóng U 8.Khoảng QTc 9.Nhịp 3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
  • 14. Với các máy đo điện tâm đồ, thường mặc định: - Vận tốc chạy giấy chuẩn 25 mm/sec → 1 ô nhỏ # 0,04 sec và 1 ô lớn # 0,2 sec. - Biên độ sóng cao 1 mm # 0,1 mV 3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
  • 15. 3.1. Tần số và tính đều đặn TS tim = 300/số ô lớn Hoặc = 1500/số ô nhỏ 300 150 75 60 50 40 100 3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
  • 16. 3.1.Tần số và tính đều đặn + Trường hợp bình thường, dẫn truyền 1:1 (1 nhĩ : 1 thất) hay không có rối loạn nhịp: thường tính TS thất vì sóng R thường có biên độ lớn nhất (cũng là TS nhĩ). Đếm số ô giữa 2 đỉnh sóng R liên tiếp: TS tim = 300/số ô lớn Hoặc = 1500/số ô nhỏ + Trường hợp có rối loạn nhịp: thường tính tần số thất, tùy trường hợp phải tính cả tần số nhĩ (tần số sóng P, P’, hoặc sóng f, F). Cách tính: đếm tần số trong một đơn vị thời gian (6s, 10s, 20s, 30, 60s) rồi nhân với hệ số (10, 6, 3, 2,1) cho đủ 1 phút. 3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
  • 17. 3.2. Sóng P + P xoang: trục 0o → + 90° , (+)/DI, DII , aVF; (-)/aVR Biên độ: 1,2 mm (0,5 – 2 mm) Thời gian: 0,08s (0,05 – 0,11s) Hình dạng: giống nhau trên cùng chuyển đạo. + P không phải xoang có hình dạng và trục thay đổi gọi là P’ (phát nhịp từ ở ngoại vị trong khối cơ nhĩ hoặc từ bộ nối) 3.3. Khoảng PR: 0,12 – 0,20 s + PR ngắn: Hội chứng kích thích sớm + PR dài: Block AV độ I 3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
  • 18. 3.4. Phức bộ QRS Cách đặt tên trong phức bộ khử cực thất • Sóng âm đầu tiên: Q. •Sóng dương đầu tiên: R. •Nếu có sóng dương thứ 2: R’. So sánh 2 sóng dương về biên độ, nếu sóng nào lớn hơn thì đặt là R, sóng nhỏ hơn thì là r. •Sóng âm đầu tiên sau sóng dương: S. •Nếu chỉ có sóng âm: QS. 3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
  • 19. 3.4. Phức bộ QRS + Hình dạng phức bộ QRS 3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
  • 20. 3.4. Phức bộ QRS + Sóng Q: nhỏ, hẹp, nông ở DI, aVL, aVF, V5 và có khi ở cả V6, với các tiêu chuẩn sau: - Thời gian: từ 0,02s đến dưới 0,03s - Biên độ: >1 mm Sóng Q sâu ≥3 mm, rộng ≥0,03s: nghi bệnh lý. Nếu sóng Q rộng ≥0,04s: chắc chắn bệnh lý, riêng ở DIII và aVF phải ≥0,05s mới chắc chắn là bệnh lý. Sóng Q sâu do tư thế tim sẽ giảm hoặc mất đi khi bệnh nhân hít sâu nhịn thở. + Sóng R: ở các chuyển đạo trước tim, sóng R tăng dần biên độ và thời gian từ V1 đến V4 hoặc V5. + Sóng S: thường có biên độ nhỏ, thời gian ngắn. 3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
  • 21. 3.4. Phức bộ QRS Khi phân tích phức bộ QRS, cần xem xét tương quan giữa biên độ của sóng R và sóng S ở các chuyển đạo trước tim để đánh giá chiều xoay của tư thế tim. Bình thường ở V1, V2 phức bộ thất có dạng rS; và ở V5, V6 có dạng qR. Còn ở V3, V4 phức bộ QRS có biên độ tuyệt đối của sóng R và sóng S xấp xỉ bằng nhau → được gọi là vùng chuyển tiếp 3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
  • 22. + Xác định trục QRS - Bước 1: Nhìn vào 6 chuyển đạo ngoại biên, tìm chuyển đạo có phức bộ QRS có tổng đại số các sóng là nhỏ nhất (chuyển đạo A) - Bước 2: Đối chiếu trên tam trục kép Bayley: + DI vuông góc với aVF + DII vuông góc với aVL + DIII vuông góc với aVR Trục điện tim (B) sẽ trùng với chuyển đạo vuông góc với (A) - Bước 3: Nhìn vào phức bộ QRS của (B), nếu dương thì trục điện tim theo chiều dương, nếu âm thì trục theo chiều âm. - Bước 4: Hiệu chỉnh bằng cách nhìn lại phức bộ QRS ở chuyển đạo (A), nếu dương thì trục B chuyển về hướng dương và ngược lại. Nếu = 0 thì không hiệu chình gì. Góc α là góc giữa trục điện tim và chuyển đạo DI. 3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
  • 23. 3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
  • 24. 3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
  • 25. 3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
  • 26. 3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
  • 27. • Nhánh nội điện: - Khái niệm: Là nhánh xuống của sóng R hoặc R’, R” tức là các nhánh sóng từ chữ a đến chữ b trong hình sau. Nó xuất hiện lúc xung động khử cực đi qua vùng cơ tim mà trên đó ta đặt điện cực thăm dò. Vị trí nhánh nội điện ở các dạng khác nhau của phức bộ QRS 3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
  • 28. Bình thường: - Ở V1, V2 <0,035s - Ở V5, V6 <0,045s Thời gian nhánh nội điện kéo dài trong: - Dày thất. - Chậm dẫn truyền trong thất. +Thời gian xuất hiện nhánh nội điện (Intrinsicoid Deflection = Ventricular Activating Time: VAT): là khoảng thời gian cần thiết để khử cực thất từ nội tâm mạc ra tới ngoại tâm mạc. VAT của một phức bộ QRS trước tim được đo từ khởi điểm phức bộ đó đến điểm hình chiếu của đỉnh sóng R xuống đường đẳng điện. Nếu phức bộ đó có nhiều sóng dương (R’, R”…) thì lấy hình chiếu của đỉnh sóng dương cuối cùng 3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
  • 29. 3.5. Đoạn ST: thường đẳng điện, có thể chênh lên không quá 1 mm hoặc chênh xuống không quá 0,5 mm (đánh giá dựa vào vị trí điểm J so với đường đẳng điện). 3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
  • 30. 3.6. Sóng T + Biên độ: không quá 5mm ở các chuyển đạo chi. không quá 10 mm ở các chuyển đạo trước tim. + Sóng T dương ở DI, DII, aVF và từ V2 – V6, + Sóng T âm ở aVR + Sóng T cao nhọn: - Tăng kali máu - Nhồi máu cơ tim cấp + Sóng T âm:- Tăng gánh thất - Tác dụng của thuốc (Digitalis) - Hạ kali, calci máu - Tăng áp lực nội sọ 3.7. Sóng U Thường không thấy hoặc hiện diện như một sóng tròn nhỏ cùng chiều với sóng T và có biên độ thấp hơn sóng T (<1/4 sóng T) + Sóng U nhô cao khi hạ kali máu + Sóng U đảo khi thiếu máu cơ tim. 3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
  • 31. 3.8. Khoảng QTc 3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
  • 32. Nhưng bình thường khoảng QT sẽ ngắn lại khi tần số tim tăng lên → phải tính QTc (Corrected QT) theo tần số tim. Khi TS tim 90 ck/phút, nếu khoảng QT # 400 ms, ta nói là QT bình thường. 3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
  • 33. Công thức tính QTc (Corrected QT) theo tần số tim. 3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
  • 34. Khi tần số tim 90 ck/phút, nếu khoảng QT # 400 ms, đã là QT dài. 3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ
  • 35. 3. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ 3.8. Khoảng QTc bình thường < 50% RR.  QT dài: – Bẩm sinh – Hạ kali máu, hạ Mg máu – Do thuốc: Quinidin, Procainamid, thuốc chống trầm cảm 3 vòng.  QT ngắn: – Do thuốc Digitalis – Tăng calci máu, kali máu 3.9. Xác định nhịp: xoang hay không phải xoang (nhịp nhĩ, nhịp bộ nối, nhịp thất …)
  • 36. 4. RỐI LOẠN NHỊP XOANG + Nhịp nhanh xoang. + Nhịp chậm xoang. + Nghỉ xoang hay ngưng xoang.
  • 37. 2.1. NHỊP NHANH XOANG (Sinus tachycardia) Ở người lớn, chẩn đoán nhịp nhanh xoang khi TS tim ≥100 ck/ph, có những trường hợp nhịp nhanh xoang lên đến 180 ck/ph. Nút xoang hiếm khi phát quá 200 ck/ph. - Phức bộ P QRS T hoàn toàn bình thường. - Sóng P đi trước QRS, dẫn truyền 1:1 - Nhịp nhĩ và thất đều.
  • 38. 2.1. NHỊP NHANH XOANG (Sinus tachycardia)
  • 39. - Nhịp tim lúc nghỉ hoặc khi vận động rất nhẹ (thay đổi tư thế, đi bộ chậm …) ≥100 ck/ph. - Hình dạng và trục sóng P hoàn toàn bình thường. - Không thấy nguyên nhân thứ phát gây nhịp nhanh. - Kèm theo các triệu chứng: hồi hộp đánh trống ngực, gần ngất hoặc cả hai. Các dấu hiệu trên được chứng minh là có liên quan đến nhịp nhanh xoang lúc nghỉ, tốt nhất là được theo dõi Holter ECG 24 giờ. 2.2. NHỊP NHANH XOANG KHÔNG THÍCH HỢP (Inappropriate Sinus Tachycardia)
  • 40. - Nhịp xoang đều, tần số <60 ck/ph - Dẫn truyền nhĩ thất 1:1 - PR thường >0,12 s - QRS: 0,04 – 0,10 s - QT: 0,32 – 0,44 s - Thường có loạn nhịp xoang đi kèm (khi hiệu số của chu kỳ dài nhất và chu kỳ ngắn nhất ≥0,14 giây) 2.3. NHỊP CHẬM XOANG (Sinus Bradycardia)
  • 41. Nhịp thoát bộ nối Khi xung động từ nút xoang phát ra quá chậm, nút nhĩ thất nắm quyền chủ nhịp chỉ huy thất được gọi là nhịp thoát bộ nối hay còn gọi là nhịp nút (junctional rhythm). 2.3. NHỊP CHẬM XOANG (Sinus Bradycardia)
  • 42. Xảy ra khi nút xoang mất khả năng phát xung → trên điện tâm đồ mất hẳn một hoặc nhiều phức bộ P-QRS-T. 3.4. NGHỈ XOANG HOẶC NGỪNG XOANG (Sinus pause or arrest)
  • 43. 4. RỐI LOẠN NHỊP NHĨ + Ngoại tâm thu nhĩ. + Nhịp nhanh nhĩ. + Rung nhĩ.
  • 44. Là nhát bóp được tạo nên bởi một xung “ngoại lai” (không phải xung của nút xoang), phát ra ở tầng nhĩ hoặc vùng phụ cận của nút nhĩ thất, đến sớm và kích hoạt thất theo đường dẫn truyền chính thống (qua bó His → xuống khử cực 2 thất cùng lúc) 3.1. NGOẠI TÂM THU NHĨ (Atrial premature beats)
  • 45. Điện tâm đồ - Sóng P’ đến sớm và có hình dạng không bình thường vì không phải P xoang (có móc, dẹt, âm). - Phức bộ QRS hoàn toàn bình thường (có thể giãn rộng khi có dẫn truyền lệch hướng). - Thường không có khoảng nghỉ bù sau NTT nhĩ. 3.1. NGOẠI TÂM THU NHĨ (Atrial premature beats)
  • 46. 3.1. NGOẠI TÂM THU NHĨ (Atrial premature beats)
  • 47. + Sóng P’ của cơn tim nhanh khác với sóng P lúc nhịp xoang. P’ (+) ở V1: ổ phát nhịp ở nhĩ trái, nếu P’ (+) ở aVL: ổ ngoại vị ở nhĩ phải. + Tần số nhĩ khoảng 150 - 200 ck/ph, QRS thanh mảnh. + Có blốc nhĩ thất đi kèm: 2:1, 3:1 (nên còn gọi là nhịp nhanh nhĩ bị blốc) 3.2. NHỊP NHANH NHĨ (Atrial Tachycardia)
  • 48. Rung nhĩ là một rối loạn nhịp trên thất được đặc trưng bởi sự hoạt hóa vô tổ chức của tâm nhĩ với hệ quả là sự suy giảm chức năng cơ học của các tâm nhĩ. 3.3. RUNG NHĨ
  • 49. - RN thường nhìn rõ ở V1 do RN thường phát sinh ở nhĩ trái. - Đáp ứng thất hoàn toàn không đều. - Không có sóng P mà thay bằng sóng f, hoàn toàn khác nhau về biên độ, thời gian và hình dạng, TS: 400–600 ck/ph. +RN sóng nhỏ (fine AF) biên độ sóng f <0,5mm thường gặp trong BTTMCB mạn tính. + RN sóng lớn (coarse AF) biên độ sóng f ≥0,5 – 1mm, thường gặp trong bệnh van tim do thấp (hẹp van 2 lá …) - RN không được điều trị đáp ứng thất thường 110 – 130 lần/phút. - RN đáp ứng thất chậm (<40 lần/phút) và đều: thường là RN bị block nhĩ thất độ III (có thể do ngộ đôc Digitalis …) 3.3. RUNG NHĨ
  • 51. Bệnh Bouveret với biểu hiện: có từng cơn nhịp nhanh trên thất, với đa số là đơn độc (nghĩa là không kèm một tổn thương tim nào khác), do đó thường có tiên lượng tốt. Khoảng 20 – 30% các trường hợp có kèm một bệnh tim, ví dụ như: thấp tim có tổn thương van 2 lá, bệnh động mạch vành, cường giáp. Cũng có khi do nhiễm độc, rối loạn thần kinh, rối loạn tiêu hóa hoặc làm việc mệt nhọc … 3.4. Bệnh Bouveret
  • 52. Đặc điểm ECG: • Tần số tim rất nhanh, từ 140 đến 220 ck/ph và rất đều. • QRS có hình dạng bình thường, có thể thấy đoạn ST chênh xuống, sóng T âm ngay trong cơn hay sau cơn và mất đi vài ngày sau cơn. • Đôi khi QRS giãn rộng (thường giống kểu blốc nhánh phải): đây là loại nhịp nhanh trên thất có dẫn truyền lệch hướng rất khó phân biệt với nhịp nhanh thất. • Sóng P rất khó thấy vì lẫn vào thất đồ. Một vài trường hợp thấy được thì P có dạng khác với P ngoài cơn. • Cơn nhịp nhanh bắt đầu rất đột ngột. Cơn kết thúc cũng đột ngột và thường tiếp vào đó có một đoạn ngừng tim khoảng vài giây trước khi trở về nhịp xoang. 3.4. Bệnh Bouveret
  • 53. 3.4. Bệnh Bouveret Bệnh Bouveret với cơn nhịp nhanh trên thất
  • 54. 4. RỐI LOẠN NHỊP THẤT -Ngoại tâm thu thất -Nhịp nhanh thất
  • 55. 4.1. NGOẠI TÂM THU THẤT (Ventricular Premature Beats)
  • 56. Điện tâm đồ: - Phức bộ QRS: đến sớm, giãn rộng, biến dạng so với bình thường - ST-T thay đổi ngược chiều với QRS (QRS dương → ST chênh xuống, T âm và ngược lại). - Thường có khoảng nghỉ bù: RR’R = 2RR. Khoảng RR’ gọi là khoảng ghép, còn R’R gọi là khoảng nghỉ bù. 4.1. NGOẠI TÂM THU THẤT (Ventricular Premature Beats)
  • 57. Ngoại tâm thu thất: phức bộ QRS đến sớm, rộng; Sóng T theo sau phức bộ QRS đến sớm có hướng ngược với hướng của QRS; Thời gian nghỉ bù hoàn toàn 4.1. NGOẠI TÂM THU THẤT (Ventricular Premature Beats)
  • 58. NTT/T xen kẽ: trong trường hợp nhịp chậm, thường không có nghỉ bù, mà khoảng RR’R cũng chỉ bằng một khoảng RR cơ sở, được gọi là NTT/T xen kẽ vào 2 nhát bóp xoang. 4.1. NGOẠI TÂM THU THẤT (Ventricular Premature Beats)
  • 59. Kiểu dạng NTT/T: - NTT/T nhịp đôi: một nhát xoang – một nhát NTT/T. - NTT/T nhịp ba: hai nhát xoang – một nhát NTT/T. - NTT/T cặp đôi: khi có hai NTT/T đi liền nhau. - Khi có ≥3 NTT/T đi liền nhau: cơn nhịp nhanh thất. - NTT/T dạng R/T: (từ đỉnh sóng T đến sườn xuống của sóng T: thời kỳ dễ đả kích), là NTT/T nguy hiểm nhất, dễ đưa đến nhịp nhanh thất, rung thất. 4.1. NGOẠI TÂM THU THẤT (Ventricular Premature Beats)
  • 60. NTT/T nhịp đôi: một nhát xoang – một nhát NTT/T NTT/T nhịp ba: hai nhát xoang – một nhát NTT/T 4.1. NGOẠI TÂM THU THẤT (Ventricular Premature Beats)
  • 61. NTT/T nhịp bốn: ba nhát xoang – một nhát NTT/T 4.1. NGOẠI TÂM THU THẤT (Ventricular Premature Beats)
  • 62. NTT/T cặp đôi: khi có hai NTT/T đi liền nhau 4.1. NGOẠI TÂM THU THẤT (Ventricular Premature Beats)
  • 63. NTT/T cặp ba: khi có ba NTT/T đi liền nhau 4.1. NGOẠI TÂM THU THẤT (Ventricular Premature Beats)
  • 64. NTT/T dạng R/T → nhịp nhanh thất, rung thất. 4.1. NGOẠI TÂM THU THẤT (Ventricular Premature Beats)
  • 65. ECG: - Tần số từ 120 - 240 ck/ph - QRS giãn rộng >0,12s, biến dạng và có thay đổi thứ phát ST-T, các phức bộ QRS tương đối đều. Tuy nhiên có khoảng 5% cơn nhịp nhanh thất có QRS hẹp do ổ phát nhịp nằm trên cao phần vách liên thất dễ nhầm với cơn nhịp nhanh trên thất. - P có tần số chậm hơn QRS (60 - 100 ck/ph) và không có liên hệ với QRS, đây chính là dấu hiệu phân ly nhĩ thất rất quan trọng trong chẩn đoán nhanh thất. 4.2. NHỊP NHANH THẤT (Ventricular Tachycardia) Là một dạng rối loạn nhịp nhanh có nguồn gốc từ tâm thất (từ chỗ phân nhánh bó His trở xuống).
  • 66. Nhịp nhanh thất: NTT/T khởi phát cơn nhanh thất. Khi có ≥3 NTT/T liên tiếp xảy ra được gọi là nhịp nhanh thất. Nhịp nhanh thất kéo dài có thể làm rối loạn huyết động - tụt HA. 4.2. NHỊP NHANH THẤT (Ventricular Tachycardia)
  • 67. 4.2. NHỊP NHANH THẤT (Ventricular Tachycardia)
  • 68. QRS đồng hướng dương ở các chuyển đạo trước tim  nghĩ nhiều đến nhanh thất). 4.2. NHỊP NHANH THẤT (Ventricular Tachycardia)
  • 69. Một số điểm lưu ý: - Cơn tim nhanh thất xảy ra thường bệnh nhân có cảm giác khó thở tức ép ở ngực, có thể tụt huyết áp, mất mạch. - Cơn tim nhanh thất kéo dài >30s gọi là nhịp nhanh thất bền bỉ (sustained VT), nếu ≤30s gọi là nhịp nhanh thất không bền bỉ (non-sustained VT). 4.2. NHỊP NHANH THẤT (Ventricular Tachycardia)
  • 70. Nhịp nhanh thất đa dạng 4.2. NHỊP NHANH THẤT (Ventricular Tachycardia)
  • 71. Xoắn đỉnh 4.2. NHỊP NHANH THẤT (Ventricular Tachycardia)
  • 72. 4.3. CUỒNG THẤT VÀ RUNG THẤT (Ventricular Flutter and Fibrilation) Cuồng thất (ventricular flutter) và rung thất (ventricular fibrilation) là những rối loạn nhịp tim ác tính, BN có thể tử vong trong vòng 3-5 phút nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. BN thường mất ý thức, hôn mê và co giật, suy hô hấp, mất mạch và huyết áp.
  • 73. 4.3. CUỒNG THẤT VÀ RUNG THẤT (Ventricular Flutter and Fibrilation) Điện tâm đồ: - Cuồng thất: thể hiện bằng những dao động hình sin, khá đều, tần số 150-300 ck/ph, đôi khi khó phân biệt với nhịp nhanh thất có tần số nhanh. - Rung thất: nhịp hoàn toàn không đều về thời gian, biên độ và hình dạng, khó phân biệt đâu là P, QRS, T. Rung thất sóng nhỏ (< 2mm) rất dễ nhầm với vô tâm thu, đây là tình huống có tiên lượng xấu.
  • 74. Cuồng thất 4.3. CUỒNG THẤT VÀ RUNG THẤT (Ventricular Flutter and Fibrilation)
  • 75. Rung thất 4.3. CUỒNG THẤT VÀ RUNG THẤT (Ventricular Flutter and Fibrilation)
  • 76. 5. RỐI LOẠN DẪN TRUYỀN Bình thường xung điện được phát ra từ nút xoang (khử cực nhĩ) → xuống nút nhĩ thất (A-V node) → bó His → nhánh (P) và nhánh (T) → mạng lưới Purkinje (khử cực thất). Bất kỳ một cản trở nào làm chậm hay gây tắc nghẽn quá trình dẫn truyền trên đều được gọi là Block dẫn truyền.
  • 77. 5.1. BLOCK NHĨ THẤT ĐỘ I - Vị trí block: thường ở nút nhĩ thất hay bó His. - Hình ảnh ECG: + Sóng P bình thường, đứng trước QRS và dẫn truyền 1:1. + Khoảng PR kéo dài > 0,20 sec và không thay đổi. + Phức bộ QRS bình thường về hình dạng và trục.
  • 78. - Vị trí block: thường ngay trong nút nhĩ thất. - Hình ảnh ECG: + Sóng P hình dạng bình thường, đều, tần số nhiều hơn QRS. + Phức bộ QRS hình dạng bình thường, không đều nhưng có quy luật (gọi là nhát bóp theo nhóm: grouped beating), tần số QRS ít hơn tần số sóng P. + Khoảng PR tăng dần cho đến khi không dẫn, tiếp đến một chu kỳ mới. + Khoảng RR (có nhát không dẫn) <2 RR (ngắn nhất) 5.2. BLOCK NHĨ THẤT ĐỘ II – Mobitz I
  • 79. 5.2. BLOCK NHĨ THẤT ĐỘ II – Mobitz I
  • 80. 5.3. BLOCK NHĨ THẤT ĐỘ II – Mobitz II - Vị trí block: thường dưới nút nhĩ thất, trong hoặc dưới bó His. - Hình ảnh ECG: + Sóng P hình dạng bình thường, đều, tần số nhiều hơn QRS. + Phức bộ QRS không đều (đều khi Block 2:1), hình dạng thường giãn rộng >0,1s cũng có thể bình thường. + Khoảng PR không thay đổi: có thể bình thường hoặc >0,2s.
  • 81. + Dạng 2: dẫn truyền 2:1, QRS có thể hẹp hoặc giãn rộng. Thường có 2 dạng: + Dạng 1: thỉnh thoảng có những nhát không dẫn (dropped beat), QRS có thể hẹp hoặc giãn rộng. 5.3. BLOCK NHĨ THẤT ĐỘ II – Mobitz II
  • 82. 5.4. BLOCK NHĨ THẤT ĐỘ III - Vị trí block có thể ở 3 nơi: + Bó His + Nhánh P+T + Hoặc phân nhánh T trước + phân nhánh T sau + nhánh P. Còn Block nhĩ thất bẩm sinh thì Block ngay nút nhĩ thất, có thể lành tính hơn vì ở trên cao.
  • 83. - Hình ảnh ECG: + Sóng P: hình dạng bình thường, nhịp đều, TS 60-100 ck/ph. + Phức bộ QRS: * TS khoảng 40 ck/ph nếu ổ phát nhịp cao (phần trên bó His); <40 ch/ph nếu ở thấp (dưới bó His) * Hình dạng: QRS hẹp <0,12s nếu ổ phát xung cao trên chỗ phân nhánh bó His; rộng >0,12s nếu ở dưới thấp (có thể ở mạng Purkinje). * Nhịp: Nhịp nhĩ đều, nhịp thất đều; TS nhĩ nhanh hơn TS thất; nhĩ và thất không liên hệ gì với nhau. 5.4. BLOCK NHĨ THẤT ĐỘ III
  • 84. KẾT LUẬN + Khi tiếp cận một ECG có bất thường, bác sĩ cần kết hợp với bệnh cảnh lâm sàng (đặc biệt tình trạng rối loạn huyết động và ý thức) để kịp thời phát hiện những tình huống cấp cứu cần xử lý ngay hay có thể trì hoãn. + Một số điểm cần lưu ý ngay khi đọc ECG: - Tần số: quá nhanh hoặc quá chậm? Đều hay không đều?. - Có phải nhịp xoang hay không? - Phức bộ QRS có rộng không?