SlideShare a Scribd company logo
1 of 170
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT
GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC"
CỦA ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN NĂM 2020
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ NĂNG MỀM ĐẾN
CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ
TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội
Hà Nội, năm 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT
GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC"
CỦA ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN NĂM 2020
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ NĂNG MỀM ĐẾN
CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ
TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
Nhóm sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Hồng Nhung (trưởng nhóm) MSV: 11173618 Giới tính: Nữ
Nguyễn Thị Giang MSV: 11171181 Giới tính: Nữ
Nguyễn Thị Thủy MSV: 11174658 Giới tính: Nữ
Lê Mai Trang MSV: 11174825 Giới tính: Nữ
Nguyễn Thị Hồng Vân MSV: 11175255 Giới tính: Nữ
Khoa/Viện: Viện Kế toán – Kiểm toán
Người hướng dẫn khoa học: ThS. Phạm Trần Minh Trang
Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Ý nghĩa
1 KMO Hệ số thể hiện mức độ thích hợp của tương quan nội tại các biến
quan sát
2 EFA Phân tích nhân tố khám phá
3 SPSS Phần mềm thống kê dành cho nghiên cứu xã hội học
4 ANOVA Phương pháp phân tích phương sai
5 TMCP Thương mại cổ phần
6 VP BANK Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
7 CMCN Cách mạng công nghệ
8 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
9 KDQT Kinh doanh quốc tế
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
1.2 Tổng quan nghiên cứu .........................................................................................3
1.2.1 Tổng quan nghiên cứu trên thế giới.................................................................3
1.2.2 Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam................................................................6
1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .....................................................9
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................9
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................10
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................11
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................11
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................11
1.5 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................11
1.6 Cấu trúc đề tài...................................................................................................12
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...........................................................13
2.1 Các khái niệm liên quan ....................................................................................13
2.1.1 Kỹ năng mềm và cách mạng công nghiệp 4.0...............................................13
2.1.1.1 Cuộc cách mạng cộng công nghiệp 4.0 ..................................................13
2.1.1.2 Kỹ năng..................................................................................................14
2.1.1.3 Kỹ năng mềm.........................................................................................17
2.1.1.4 Mối quan hệ giữa kỹ năng mềm và Cách mạng Công nghiệp 4.0..........24
2.1.2 Cơ hội việc làm và cơ hội việc làm trong thời đại công nghệ 4.0.................26
_Toc42863056
2.1.2.1 Cơ hội việc làm.......................................................................................27
2.1.2.2 Mối quan hệ giữa cơ hội làm việc và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 32
2.2 Các lý thuyết có liên quan .................................................................................35
2.2.1 Mô hình “Những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cơ hội việc làm” ........35
2.2.2 Các nghiên cứu có liên quan..........................................................................38
2.2.2.1. Nghiên cứu “Ảnh hưởng của kiến thức và kỹ năng đến cơ hội viêc làm”
bởi CBI và các trường Đại học ở Anh quốc(2007).............................................38
2.2.2.2 Các bài báo và các tổ chức chính phủ.....................................................39
2.3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ....................................................................43
2.3.1 Mô hình nghiên cứu.......................................................................................43
2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu....................................................................................43
2.3.1 Các biến độc lập.............................................................................................44
2.3.1.1 Kĩ năng “Sáng tạo” .................................................................................44
2.3.1.2 Kĩ năng “Thích nghi”..............................................................................46
2.3.1.3 Kỹ năng “Làm việc nhóm” ....................................................................48
2.3.1.4 Kỹ năng công nghệ ................................................................................49
2.3.1.6 Trí thông minh cảm xúc.........................................................................53
2.3.2 Biến phụ thuộc...............................................................................................55
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................57
3.1 Quy trình nghiên cứu.........................................................................................57
3.2 Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................................58
3.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp................................................................................58
3.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp..................................................................................59
3.2.2.1 Xác định đối tượng khảo sát ...................................................................59
3.2.2.1.1 Đối tượng khảo sát “Ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm
của sinh viên ngành Kinh tế đã tốt nghiệp trong vòng 1-2 năm’’ ......................59
3.2.1.1.2 Đối tượng khảo sát: “Thực trạng và nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của
sinh viên ngành Kinh tế trên địa bàn Hà Nội”....................................................59
3.2.2.2 Xác định quy mô mẫu và phương pháp chọn mẫu .................................60
3.2.2.2.1 Quy mô mẫu và phương pháp chọn mẫu của khảo sát nghiên cứu “Ảnh
hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm của sinh viên ngành Kinh tế đã tốt
nghiệp trong vòng 1-2 năm ’’ .............................................................................60
3.2.2.2.2 Quy mô mẫu và phương pháp chọn mẫu của khảo sát nghiên cứu
3.2.2.3 Phỏng vấn sâu .........................................................................................61
3.2.2.4 Thiết kế điều tra ......................................................................................63
3.2.2.4.1 Thiết kế điều tra khảo sát “Ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội
việc làm của sinh viên ngành Kinh tế đã tốt nghiệp trong vòng 1-2 năm”.........63
3.2.2.4.2 Thiết kế điều tra khảo sát “Khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo về
kỹ năng mềm của sinh viên”...............................................................................66
3.2.2.5 Khảo sát thử nghiệm ...............................................................................66
3.2.2.6 Điều chỉnh lại bảng hỏi...........................................................................66
3.2.2.7 Khảo sát chính thức.................................................................................66
3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu .....................................................................67
3.3.1 Phân tích dữ liệu thứ cấp ...............................................................................67
3.3.2 Phân tích dữ liệu sơ cấp.................................................................................67
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU..................69
4.1 Kết quả nghiên cứu và phân tích dữ liệu của khảo sát ảnh hưởng của kỹ
năng mềm đến cơ hội việc làm của sinh viên khối ngành kinh tế đã tốt nghiệp
trong vòng 1-2 năm ..................................................................................................69
4.1.1 Thống kê mô tả các biến quan sát..................................................................69
4.1.1.1 Mẫu nghiên cứu theo giới tính................................................................69
4.1.1.2 Mẫu nghiên cứu theo các trường đại học................................................70
4.1.1.3 Mẫu nghiên cứu theo ngành học.............................................................71
4.1.1.4 Mẫu nghiên cứu theo mức lương khởi điểm...........................................72
4.1.1.5 Mẫu nghiên cứu theo vị trí đảm nhiệm...................................................73
4.1.2 Kiểm định độ tin cậy......................................................................................74
4.1.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo .........................................................74
4.1.2.1.1 Nhân tố “Làm việc nhóm” ...................................................................74
4.1.2.1.2 Nhân tố “Trí thông minh cảm xúc”.....................................................75
4.1.2.1.3 Nhân tố “Giao tiếp”.............................................................................76
4.1.2.1.4 Nhân tố “Công nghệ”..........................................................................76
4.1.2.1.5 Nhân tố “Sáng tạo” .............................................................................77
4.1.3 Phân tích nhân tố khám phá nhóm EFA........................................................78
4.1.3.1 Phân tích nhân tố EFA các biến độc lập .................................................79
4.1.5 Kết quả phân tích tương quan........................................................................82
4.1.6 Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết.................................83
4.1.6.1 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính......................................................83
4.7 Kết quả kiểm định sự khác biệt về thời gian có việc làm giữa các nhóm sinh
viên và kiểm định giả thuyết ...................................................................................90
4.7.1 Phân tích sự khác biệt về thời gian có việc làm của sinh viên theo giới tính .......90
4.7.2 Phân tích sự khác biệt về thời gian có việc làm của sinh viên theo ngành học.......91
4.7.3 Phân tích sự khác biệt về hành vi có việc làm của sinh viên theo trường học ..96
4.7.8 Tổng hợp kết quả phân tích ANOVA và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu...99
4.2 Kết quả nghiên cứu khảo sát thực trạng và nhu cầu đạo tạo kỹ năng mềm
của sinh viên............................................................................................................100
4.2.1. Đặc điểm nhân khẩu học.............................................................................100
4.2.2 Đánh giá mức độ thành thạo kỹ năng mềm của sinh viên...........................101
4.2.3 Đánh giá về sự cần thiết của kỹ năng mềm .................................................103
4.2.4 Các cách rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên..........................................104
4.2.5 Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về việc đào tạo kỹ năng mềm ở trường
Đại học..................................................................................................................105
4.2.6 Mong muốn của sinh viên về hình thức đào tạo kỹ năng mềm ở trường Đại học106
4.2.7. Đánh giá các kỹ năng được nhà tuyển dụng đánh giá cao..........................106
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................108
5.1. Luận bàn về kết quả nghiên cứu....................................................................108
5.1.1. Tóm tắt và đánh giá kết quả nghiên cứu.....................................................108
5.2 Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai ................109
5.2.1. Hạn chế của đề tài.......................................................................................109
5.2.2. Định hướng cho cac nghên cứu khác nhau.................................................109
5.3 Thực trạng và nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm...............................................113
5.4 Một số giải pháp, kiến nghị .............................................................................118
5.4. 1 Đối với nhà trường......................................................................................118
5.4.2. Đối với sinh viên........................................................................................122
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................124
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ
Bảng 2.1: Thang đo kỹ năng “Sáng tạo”.......................................................................45
Bảng 2.2: Thang đo kỹ năng “Thích nghi”....................................................................47
Bảng 2.3: Thang đo kỹ năng “Làm việc nhóm”............................................................48
Bảng 2.4: Thang đo kỹ năng “Công nghệ”....................................................................50
Bảng 2.5: Thang đo kỹ năng “Giao tiếp” ......................................................................52
Bảng 2.6: Thang đo kỹ năng “Cảm xúc”.......................................................................54
Bảng 3.1: Quy mô mẫu điều tra bằng phương pháp lấy mẫu xác suất..........................61
Bảng 3.2: Cấu trúc câu hỏi (Chi tiết ở phục lục 2)........................................................65
Bảng 4.1 Cơ cấu mẫu sinh viên đã tốt nghiệp theo giới tính ........................................69
Bảng 4.2 Cơ cấu mẫu sinh viên đã tốt nghiệp theo trường học ....................................70
Bảng 4.3 Cơ cấu mẫu sinh viên đã tốt nghiệp theo ngành học .....................................71
Bảng 4.4 Cơ cấu mẫu sinh viên đã tốt nghiệp theo mức lương khởi điểm ...................72
Bảng 4.5 Cơ cấu mẫu sinh viên đã tốt nghiệp theo vị trí đảm nhiệm ...........................73
Bảng 4.6 Kiểm định độ tin cậy nhân tố “Làm việc nhóm” ...........................................74
Bảng 4.7 Kiểm định độ tin cậy nhân tố “Trí thông minh cảm xúc”..............................75
Bảng 4.8 Kiểm định độ tin cậy nhân tố “Giao tiếp”......................................................76
Bảng 4.9 Kiểm định độ tin cậy nhân tố “Công nghệ”...................................................77
Bảng 4.10 Kiểm định độ tin cậy nhân tố “Sáng tạo” ....................................................77
Bảng 4.11 Phân tích nhân tố EFA các biến độc lập ......................................................79
Bảng 4.12 Kiểm định độ tin cậy nhân tố mới “Giao tiếp và tạo lập mối quan hệ”..............81
Bảng 4.13 Hệ số tương quan giữa các nhóm nhân tố....................................................83
Bảng 4.14 Bảng sơ lược mô hình hồi quy các nhân tố..................................................84
Bảng 4.15 Kết quả phân tích ANOVA của hồi quy tuyến tính bội...............................85
Bảng 4.16 Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa .....................................................................85
Bảng 4.17: Hệ số hồi quy chuẩn hóa............................................................................88
Bảng 4.18 Kiểm định các giả thuyết chính....................................................................89
Bảng 4.17 Kết quả kiểm định T-test so sánh sự khác biệt thời gian có việc làm như kỳ
vọng của sinh viên theo giới tính...................................................................................90
Bảng 4.18 Kết quả One-way ANOVA so sánh thời gian có việc làm như kỳ vọng của
sinh viên theo nhóm ngành............................................................................................92
Bảng 4.19 Kết quả kiểm định Welch so sánh về thời gian có việc làm như kỳ vọng của
sinh viên theo trường học ..............................................................................................96
TG..................................................................................................................................96
Bảng 4.20 Tổng hợp kết quả phân tích ANOVA và kiểm định các giả thuyết nghiên
cứu .................................................................................................................................99
Bảng 4.21 Cơ cấu mẫu sinh viên theo các trường Đại học .........................................100
Bảng 4.22 Cơ cấu mẫu sinh viên theo năm học ..........................................................101
Bảng 4.23 Mức độ thành thạo kỹ năng mềm của sinh viên ........................................102
Bảng 4.24 Đánh giá sự cần thiết của kỹ năng mềm của sinh viên ..............................103
Bảng 4.25 Cách rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên ..............................................104
Bảng 4.26 Sự hài lòng của sinh viên về việc đào tạo kỹ năng mềm ở trường Đại học
.....................................................................................................................................105
Bảng 4.27 Các kỹ năng sinh viên cho rằng nhà tuyển dụng đánh giá cao ..................106
Hình 2.1 Mô hình “Những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cơ hội việc làm” bởi
Dacre Pool và Sewell (2007).........................................................................................36
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................43
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.....................................................................................57
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng và toàn diện
trên quy mô toàn cầu, với sự chuyển dịch mang tính nền tảng về nguồn vốn, lao động,
phương thức sản xuất và mô hình tăng trưởng. Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai
đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào công nghệ và đổi mới, sáng tạo. Đây chính là những
động lực không giới hạn thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên,
sử dụng vốn, lao động phổ thông - là những yếu tố đầu vào luôn có giới hạn. Nhiều mô
hình kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ mới đã được ra đời, tận dụng triệt để trí
tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), Internet vạn vật (Internet of things, dữ liệu lớn
(Big Data), chia sẻ dữ liệu (Blockchain)…dự báo sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống sản
xuất và quản lý trên toàn thế giới, thúc đẩy sản xuất, tăng năng suất, tính linh hoạt và
hiệu quả, giảm đáng kể các loại chi phí, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường,
qua đó làm giảm giá cả hàng hóa, dịch vụ và tăng mức độ cạnh tranh sản phẩm. Sự
thay đổi và xuất hiện các mô hình kinh doanh mới cũng có tác động sâu sắc đến bối
cảnh công việc và tất yếu sẽ dẫn đến thay đổi trong yêu cầu phát triển nguồn nhân lực.
Tại Việt Nam, cụm từ "kinh tế chia sẻ" được nhắc tới khá nhiều trong vài năm
trở lại đây. Mô hình này được gắn với các tên tuổi từ các doanh nghiệp và tổ chức
nước ngoài như: Uber, Grab, Airbnb. Tiếp đó là sự xuất hiện của hàng loạt start-up
trong nước như: Ahamove, jupviec.vn, Cơm mẹ nấu hay Luxstay. Kết quả của các mô
hình trên đã và đang cho thấy cơ hội và khả năng phát triển mô hình kinh tế chia sẻ tại
Việt Nam. Loại hình dịch vụ mới này được cho là nguyên nhân khiến các hãng taxi
truyền thống lao đao. Trong đó, “nạn nhân” lớn nhất là Công ty Cổ phần Ánh Dương
Việt Nam (Vinasun) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh (Mai Linh).
Nhiều lĩnh vực kinh tế khác cũng không nằm ngoài tác động của cách mạng
công nghiệp 4.0. Fintech (Financial technology) đã góp phần làm thay đổi sâu sắc diện
mạo của ngành tài chính – ngân hàng ở Việt Nam. Những hệ thống này giúp giảm chi
2
phí của các dịch vụ tài chính, loại bỏ các khâu trung gian và giúp các dịch vụ tài chính
đạt đến mức độ hiệu quả nhất. Theo thống kê ngân hàng VP BANK năm 2019 có
khoảng 96% lượng giao dịch được thực hiện qua các ứng dụng ngân hàng điện tử và
hệ thống ngân hàng tự động và khoảng 4% lượng giao dịch là trực tiếp ở các quầy giao
dịch. Tại ngân hàng VPBank trong năm 2019, đã có hơn 2.000 nhân sự bị cắt giảm,
chiếm gần 20% tổng số nhân viên so với hồi đầu năm. Không chỉ VPBank, số lượng
nhân viên cắt giảm tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) năm qua cũng tới hơn
1.400 người, chiếm tỷ lệ gần 20% nhân sự của ngân hàng. Ngoài 2 cái tên nêu trên,
nhiều ngân hàng thương mại như Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
(VietinBank), Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB), Ngân hàng TMCP Á Châu
(ACB)... năm qua cũng đã cắt giảm từ 200-300 nhân viên. Tính chung trong hệ thống,
số lượng nhân viên các ngân hàng này cắt giảm năm qua lên tới hơn 4.000 người. Sự
thay đổi nhu cầu nhân sự cho thấy, các ngân hàng đang có chính sách điều chỉnh
nguồn nhân lực theo hướng tăng nhân lực mảng công nghệ, tư vấn, ra quyết định và
giảm nhân lực trong các lĩnh vực tác nghiệp, các lĩnh vực tự động hóa - nơi máy móc
có thể làm tốt hơn con người.
Nguồn lao động của Việt Nam tương đối dồi dào nhưng chủ yếu là lao động
tay nghề thấp, vì vậy dễ dàng bị thay thế bởi máy móc. Thực tế, tuy Việt Nam đang ở
trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, thời kỳ mà dân số trong độ tuổi lao động cao nhất(
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2019 ước tính là 48,8 triệu người,
chiếm khoảng 50,8% tổng dân số) nhưng nguồn nhân lực của nước ta, nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao lại thiếu hụt về số lượng, hạn chế về chất lượng và bất cập về
cơ cấu. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp của những người đã qua đào tạo nghề nghiệp,
đặc biệt của những người có trình độ Đại học lại không phải là thấp. Đây có thể coi là
một nghịch lý tồn tại trong một nền kinh tế khi nguồn nhân lực đã qua đào tạo trở nên
dôi dư khi nhu cầu vẫn còn rất lớn. Điều này cho thấy sự mất cân bằng giữa cung và
cầu của bậc giáo dục Đại học. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động của năm
2019 ước tính gần 1,1 triệu người, thất nghiệp của lao động thanh niên trong độ tuổi
lao động 15-24 ước khoảng 428,5 nghìn người, chiếm 38,7% tổng số lao động thất
nghiệp, cao gấp 3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung.
3
Có thể nói Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội nhưng đồng
thời cũng đặt ra vô số thách thức trong vấn đề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Trước thực trạng vấn đề này, người lao động phải luôn theo kịp xu hướng, tập trung
học hỏi để đáp ứng yêu cầu không chỉ về trình độ chuyên môn mà còn phải trau dồi về
ngoại ngữ, kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng hợp tác, sáng tạo hay nhiều kỹ năng
mềm khác. Sự tiến bộ trong công nghệ dù mang có đến hiệu suất công việc cao hơn,
tuy nhiên robot cũng có những đặc thù không thể thay thế hoàn toàn được con người.
Chẳng hạn như các ngành nghề yêu cầu sự sáng tạo và trí tưởng tượng cao như thiết
kế thời trang, đồ họa, lập trình… là những ngành đòi hỏi bộ óc bàn tay và khối óc sáng
tạo của con người. Ở một khía cạnh khác, robot hoàn toàn không có khả năng thấu
hiểu con người, không một robot nào có thể thay thế được bác sĩ tâm lý để tư vấn cho
bệnh nhân, những vị trí nghề nghiệp đòi hỏi phải tiếp xúc với nhiều người như chuyên
viên tuyển dụng, nhà hoạch định chiến lược, giáo viên… đòi hỏi bộ óc linh hoạt, khéo
léo. Nhà kinh tế học Chris Delon của Deloitte dự đoán, trong tương lai, hơn 80% công
việc vẫn sẽ cần đến con người. Yêu cầu đặt ra là lực lượng lao động phải không ngừng
nâng cao các kỹ năng để sẵn sàng theo kịp những đổi mới trong công nghệ
Trường Đại học là nơi dẫn dắt tư duy và tạo động lực cho sinh viên cùng kết
nối với thị trường và doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu nhân lực, các trường phải
thích ứng và thay đổi hoạt động đào tạo. Xuất phát từ những lý do trên, nhóm nghiên
cứu đã chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm của
sinh viên ngành kinh trong thời đại công nghiệp 4.0 trên địa bàn thành phố Hà
Nội.” Nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần hữu ích giúp các trường Đại học có định
hướng cải thiện và nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên, đặc biệt là những kỹ năng
được đánh giá cao và xem là thiết yếu trong thời đại công nghệ 4.0, góp phần nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nền kinh tế đất nước trong bối cảnh hội nhập.
1.2 Tổng quan nghiên cứu
1.2.1 Tổng quan nghiên cứu trên thế giới
4
Nghiên cứu về tương lai của công việc năm 2018 của Diễn đàn Kinh tế Thế
khảo sát hơn 350 giám đốc và giám đốc điều hành trong 9 ngành công nghiệp lớn nhất
thế giới đã kết luận rằng kỹ năng mềm cần thiết trong cả hai ngành nghề cũ và mới sẽ
thay đổi trong hầu hết các ngành công nghiệp và thay đổi cách thức và nơi mọi người
làm việc. Báo cáo nghiên cứu liệt kê 10 kỹ năng mà họ cảm thấy cần thiết cho tương
lai. Theo báo cáo, "Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ gây ra sự gián đoạn
rộng rãi không chỉ cho các mô hình kinh doanh mà còn cho thị trường lao động trong
năm năm tới, với sự thay đổi to lớn được dự đoán trong bộ kỹ năng cần thiết để phát
triển mạnh trong bối cảnh mới. Bộ 3 kỹ năng hàng đầu mà họ tin rằng sẽ cần có bao
gồm kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp, kỹ năng tư duy phê phán và kỹ năng sáng
tạo’’. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh sự tự động hóa và công nghệ
AI (Artificial Intelligence) đang ngày càng chiếm ưu thế mạnh mẽ, kỹ năng sáng tạo,
kỹ năng tư duy phản biện và kỹ năng giao tiếp chính là những kỹ năng giúp thế hệ
nhân lực tiếp theo vượt trội hơn máy móc. Đồng quan điểm với các nhà tuyển dụng,
hơn 90% chuyên gia giáo dục tin rằng việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ những kỹ năng mới
là vô cùng cần thiết.
Cũng nghiên cứu tương tự, năm 2018 được đưa ra bởi tác giả Cinda Daly hiện
là Giám đốc điều hành của Knowledge Workers Pro tổng hợp 6 kỹ năng hàng đầu đối
với người lao động để nâng cao hiệu suất lao động trong thời đại cách mạng số là kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thích nghi,
kỹ năng tổ chức, kỹ năng giải quyết xung đột.
Năm 2018 tập đoàn Deloitte và Manufacturing Institute đã nghiên cứu về
“Khoảng cách kỹ năng’’và kết quả cho thấy khoảng cách về kỹ năng có thể khiến
khoảng 2,4 triệu việc làm được ra đời trong khoảng thời gian từ 2018 đến 2028, với tác
động kinh tế tiềm năng là 2,5 nghìn tỷ. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy rằng các vị trí
liên quan đến tài năng kỹ thuật số, sản xuất có kỹ năng và các nhà quản lý vận hành có
thể khó gấp ba lần trong ba năm tới.Tuy nhiên, để có thể nắm bắt cơ hội, người lao
động cần rút ngắn sự chênh lệch về năng suất lao động trước máy móc. Nghiên cứu
còn đưa ra dẫn chứng về những tiêu chuẩn mà nhà tuyển dụng yêu cầu ở một ứng viên
5
tương lai, cụ thể, có đến 2/3 nhà quản trị mong muốn nhân viên của mình có “khả
năng thích nghi và tích lũy’’ những kỹ năng mới để đáp ứng nhu cầu công việc.
Bên cạnh đó một số nghiên cứu nhận thức của các sinh viên về vấn đề kỹ năng
mềm và cơ hội việc làm, Ainol Mardhiyah Rahmatc và các cộng sự đã điều tra nhận
thức sinh viên các trường Đại học Malaysia về các kỹ năng Công nghiệp 4.0 và sự
chuẩn bị sẵn sàng cho nghề nghiệp trong tương lai dựa trên các kỹ năng quan trọng mà
họ có. Các sinh viên được hỏi đại diện cho sinh viên năm cuối ở các trường Đại học
Malaysia. Kết quả cho thấy, một số kỹ năng đã quen thuộc với người được hỏi, nhưng
một số người được hỏi cho biết họ không quen thuộc với nhiều kỹ năng mà nhóm
nguyên cứu đã chia sẻ bao gồm các kĩ năng là: giải quyết vấn đề phức tạp, tư duy phê
phán, tư duy sáng tạo, quản lý nhân dân, phối hợp với người khác, trí tuệ cảm xúc, ra
quyết định, định hướng dịch vụ, đàm phán và nhận thức. Điều này đặt ra câu hỏi về
mức độ sẵn sàng nghề nghiệp thực tế của sinh viên các trường Đại học Malaysia liên
quan đến kỷ nguyên Công nghiệp 4.0 và thế giới công việc trong tương lai. Những kỹ
năng quan trọng này là thách thức cho thế hệ trẻ có được mà không cần nỗ lực lâu dài
và có định hướng. Hơn nữa, việc không có được những kỹ năng này sẽ làm giảm mức
độ sẵn sàng nghề nghiệp của thế hệ lao động trẻ trong tương lai. Sự sẵn sàng nghề
nghiệp là cầu nối hoặc giai đoạn chuẩn bị báo hiệu sự giao thoa từ “cuộc sống từ
khuôn viên nhà trường” vào thế giới công việc. Rất có khả năng sinh viên Đại học
chưa sẵn sàng cho sự nghiệp trong tương lai sẽ phải chịu số phận nằm dưới đáy của thị
trường việc làm trong tương lai.
Ann-Marie Claudia Williams (2015) đã thực hiện nghiên cứu điều tra nhận thức
của sinh viên và người tuyển dụng liên quan đến các kỹ năng mềm cần thiết để thành
công trong việc làm trong tương lai. Các cuộc phỏng vấn trực tiếp cá nhân đã được sử
dụng để thu thập dữ liệu từ 12 sinh viên kinh doanh và 7 nhà tuyển dụng. Kết quả chỉ
ra rằng những kỹ năng mềm quan trọng trong đó kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan
trọng nhất mà hầu hết các sinh viên cần cải thiện. Một nghiên cứu khác điều tra nhận
thức của sinh viên về c kỹ năng này, Shaheen Majid và cộng sự (2012) đã điều tra
nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của các kỹ năng mềm đối với giáo dục và
việc làm của họ. Một bảng câu hỏi đã được sử dụng để thu thập dữ liệu và sinh viên
6
quản lý kinh doanh từ bốn trường Đại học ở Singapore đã tham gia vào nghiên cứu
này. Kết quả cho thấy, nhìn chung các sinh viên ngành quản lý kinh doanh tại
Singapore đã nhận thức được tầm quan trọng của các kỹ năng mềm đối với việc làm và
thăng tiến nghề nghiệp. Tuy nhiên, kỹ năng giao tiếp được các sinh viên nhận thấy là ít
quan trọng nhất và có lẽ đó là lý do tại sao họ không cố gắng cải thiện các kỹ năng
này. Đây là một vấn đề đáng quan tâm vì nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng kỹ
năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm mà nhà tuyển dụng mong muốn nhất.
Do đó, cần phải tạo ra nhận thức trong các sinh viên về tầm quan trọng của các kỹ
năng giao tiếp đối với sự thăng tiến nghề nghiệp và cách phát triển và thực hành các kỹ
năng đó. Một phát hiện khác có liên quan là phần lớn các sinh viên bày tỏ quan điểm
rằng mong muốn rằng các trường Đại học nên xem xét cẩn thận và kết hợp các kỹ
năng mềm vào chương trình giảng dạy một cách phù hợp.
Có thể nhận thấy, các nghiên cứu đều nhấn mạnh sự ảnh hưởng của CMCN 4.0 đến
việc làm tương lai và thị trường lao động . Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng sinh
viên có thể nhận thức tầm quan trọng của kỹ năng mềm, tuy nhiên, họ chỉ mới dừng lại
ở mức độ hiểu trên lý thuyết chứ chưa thực sự nhận thức ứng dụng của kỹ năng mềm
vào việc làm tương lai, đặc biệt là việc làm trong thời đại CMCN 4.0. Trong khi kỹ
năng giao tiếp được đánh giá là một trong số những kỹ năng quan trọng nhưng có
nhóm sinh viên cho rằng đây là kỹ năng ít quan trọng nhất. Do vậy nhóm nghiên cứu
tiến nghiên cứu những kỹ năng mềm sẽ được đánh giá là quan trọng và cần thiết cho
việc làm trong thời đại số hóa bởi nhà tuyển dụng và điều tra nhận thức cũng như mực
độ thành thạo kỹ năng mềm của sinh viên. Từ đó các trường Đại học có thể giúp các
trường xây dựng chương trình đào tạo đảm bảo chất lượng đầu ra lao động theo nhu
cầu.
1.2.2 Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam
Năm 2016, Phan Thị Ngọc Khuyên và Nguyễn Huy Hoàng với nghiên cứu
hiện trạng việc làm và các nhân tố kỹ năng cần thiết cho việc làm sau tốt nghiệp của
sinh viên ngành kinh doanh quốc tế trường Đại học Cần Thơ đã cho thấy hiện trạng
việc làm của sinh viên ngành kinh doanh quốc tế sau khi tốt đã đề xuất bộ tiêu chí bao
7
gồm 36 kỹ năng. Để đánh giá sự cần thiết của các kỹ năng, 36 kỹ năng nêu ra trong mô
hình đều đạt được ý nghĩa là cần thiết cho công việc. Từ kết quả ma trận xoay các
nhân tố, các tiêu chí kỹ năng được gom thành 8 nhóm với hệ số điểm nhân tố và đặt
tên lại, cụ thể là: “Kỹ năng bán hàng, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao dịch, kỹ năng
nghiệp vụ ngoại thương, kỹ năng ứng dụng tin học, kỹ năng hợp tác và tự làm việc, kỹ
năng tự chủ và thích ứng, kỹ năng giao tiếp”. Ba nhóm nhân tố kỹ năng là kỹ năng
bán hàng, kỹ năng ứng dụng tin học và kỹ năng hợp tác và tự làm việc có ý nghĩa
thống kê đến khả năng có được việc làm của cử nhân KDQT trong khi kỹ năng nghiệp
vụ ngoại thương lại không có ý nghĩa. Ngoài ra, các nhân tố kỹ năng trong kết quả
nghiên cứu còn đại diện cho các tiêu chí kỹ năng được sắp xếp mang tính thực tiễn
cao, có thể tham khảo để xây dựng thành các học phần trong chương trình đào tạo.
Tuy nhiên, bên cạnh những kĩ năng cơ bản như kỹ năng hợp tác, giao tiếp hay thích
ứng, một số kỹ năng còn lại có tính chất đặc thù chuyên ngành. Bên cạnh đó nghiên
cứu cũng chưa đề cập được đến vấn đề thay đổi việc làm trong thời đại công nghiệp
4.0 là một số những kỹ năng truyền thống có thể bị thay thế bởi một số kỹ năng mới.
Năm 2018, Lê Thị Hoài Lan đã nghiên cứu phát triển kỹ năng mềm cho sinh
viên khoa kinh tế theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Theo quy chế đào tạo Đại học của Đại
học Quốc gia Hà Nội, chuẩn đầu ra là những quy định về nội dung kiến thức, kỹ năng,
thái độ ý thức và phẩm chất của người học, công việc mà người học có thể đảm nhận
được sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ đào tạo và
hệ thống văn bằng. Tiếp cận chuẩn đầu ra là phát triển chương trình đào tạo, tổ chức
quá trình đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo, hướng người học sau khi tốt nghiệp đạt tới
các chuẩn mực hành nghề (chuẩn đầu ra) và đáp ứng yêu cầu xã hội. Qua nghiên cứu
cho thấy vai trò của kỹ năng mềm trong nghề nghiệp và cuộc sống con người đã được
đa số sinh viên nhận thức một cách tương đối đầy đủ và được coi trọng đối với công
việc và cuộc sống của họ trong học tập rèn luyện tại trường cũng như nghề nghiệp và
cuộc sống sau khi ra trường, đây chính là thuận lợi và là tiền đề cơ bản, quan trọng cho
hoạt động phát triển kỹ năng mềm. Bài nghiên cứu đã đề xuất 10 kỹ năng mềm được
xem cần thiết cho quá trình hình thành năng lực thực hiện cho sinh viên sau khi ra
trường bao gồm: “Kỹ năng thuyết phục, kỹ năng trả lời phỏng vấn, kỹ năng giao tiếp,
8
kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng, kỹ năng lập kế hoạch
và tổ chức công việc, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng xác
định giá trị và gìn giữ giá trị đã lựa chọn, kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá
nhân”. Kết quả nghiên cứu cho thấy thông qua hoạt động đào tạo kỹ năng mềm của
nhà trường tiếp cận theo chuẩn đầu ra, một số kỹ năng được giảng viên và sinh viên
đánh giá kết quả thực hiện với điểm trung bình cao: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc. 4 kỹ
năng có điểm trung bình thấp là: kỹ năng xác định giá trị và giữ gìn giá trị đã lựa chọn;
kỹ năng trả lời phỏng vấn, kỹ năng tư duy sáng tạo; đặc biệt kỹ năng đàm phán và ký
kết hợp đồng có điểm trung bình thấp nhất. Như vậy, từ kết quả khảo sát và phân tích
trên có thể đưa ra nhận định: Một số kỹ năng mềm đã được tích hợp trong chuẩn đầu
ra của các ngành ngoài sư phạm. Tuy nhiên, các kỹ năng mềm tích hợp trong chuẩn
đầu ra chưa đầy đủ, chỉ tập trung phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên phục vụ
các hoạt động giáo dục và đào tạo, chưa thực sự hiệu quả trong việc đào tạo những kỹ
năng mềm bổ trợ hoạt động nghề nghiệp, đặc biệt là những kỹ năng đòi hỏi sự linh
hoạt, nhanh nhẹn, nhạy bén.
Cũng năm 2018, nhóm nghiên cứu Nguyễn Bá Hân và Bùi Thị Ngọc Hoa tại
trường Đại học Lâm nghiệp. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng
và nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh ,
trường Đại học Lâm nghiệp. Kết quả khảo sát ngẫu nhiên 318 sinh viên đang học tập
tại trường bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu cho thấy, hiện nay hầu hết sinh viên còn
khó khăn, lúng túng khi thực hành các kỹ năng mềm, chưa có định hướng đúng đắn
cho việc phát triển và hoàn thiện kỹ năng mềm mặc dù Nhà trường đã chú trọng đến
việc đào tạo và rèn luyện kỹ năng cho sinh viên. Đánh giá về chất lượng công tác đào
tạo kỹ năng mềm cho thấy có phần lớn số sinh viên được hỏi đánh giá việc giảng dạy
các môn học liên quan trực tiếp đến kỹ năng mềm ở trên lớp ở trên mức trung bình. Về
hoạt động tình nguyện, đoàn hội được đánh giá tốt hơn. Sinh viên cho rằng hoạt động
đó là khá thành công và cho rằng hoạt động tình nguyện đã được tổ chức tốt, đáp ứng
được nhu cầu nâng cao kỹ năng mềm của sinh viên. Nguyên nhân là do quan điểm,
nhận thức và ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên, cùng với những khó khăn
9
và hạn chế về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho đào tạo kỹ
năng mềm của Nhà trường.
Có thể nhận thấy, các nghiên cứu trên đều có kết quả cho thấy phần lớn sinh
viên đều nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong cuộc sống và trong
công việc tuy nhiên khi tự đánh giá về mức độ thành thạo kỹ năng mềm của bản thân
thì chỉ ở mức trung bình hoặc dưới mức trung bình. Nhận thức của sinh viên chưa đủ
lớn để tạo động lực giúp họ chủ động tìm kiếm các cơ hội tích lũy, trau dồi kỹ năng
mềm. Hơn nữa cũng thấy rằng đánh giá chất lượng đào tạo kỹ năng mềm ở trường dù
có tích cực hơn ở một số kỹ năng tuy nhiên những kỹ năng đòi hỏi tính sáng tạo, linh
hoạt mà có thể được đánh giá cao trong thời đại CMCN 4.0 thì vẫn còn nhiều hạn chế.
Nhà trường nên có sự định hướng những kỹ năng mềm quan trọng cho sinh viên và có
thiết kế chương trình đào tạo tích hợp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên để đáp
ứng nhu cầu nhân lực trong thời đại số.
Các bài nghiên cứu trên chỉ nghiên thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên hoặc
nghiên cứu kỹ năng mềm như một nhân tố ảnh hưởng đến cơ hội được tuyển dụng sau
tốt nghiệp mà chưa nghiên cứu cụ thể ảnh hưởng của từng kỹ năng đến cơ hội việc làm
sau tốt nghiệp của sinh viên. Ngoài ra những nghiên cứu trên chỉ khảo sát trong phạm
vi tại một ngành, một trường hoặc một khu vực cụ thể chưa có sự nghiên cứu ảnh
hưởng tới đối tượng sinh viên giữa các trường học, ngành học. Bộ kỹ năng mà các
nghiên cứu đề xuất chỉ cho đối tượng sinh viên thuộc cụ thể một số ngành cụ thể và
cũng là những kỹ năng truyền thống. Do vậy, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu
ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm của sinh viên ngành kinh tế trên địa
bàn Hà Nội, từ đó có thể đưa ra bộ kỹ năng mềm cần thiết cho việc làm của sinh viên
ngành kinh tế nói chung đồng thời đánh giá thực trạng đào tạo kỹ năng mềm ở các
trường Đại học, giữa các trường Đại học đào tạo Kinh tế trên địa bàn Hà Nội.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu
10
Thứ nhất, đưa ra bộ kỹ năng mềm cần thiết và có ảnh hưởng quyết định tới cơ
hội việc làm của sinh viên khối ngành kinh tế sau khi tốt nghiệp trong thời đại Công
nghiệp 4.0.
Thứ hai, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của từng kỹ năng mềm đến cơ hội
việc làm của sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội.
Thứ ba, đánh giá thực trạng và nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên khối
ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội.
Thứ tư, chỉ ra khoảng cách giữa thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên chưa tốt
nghiệp với yêu cầu về các kỹ năng mềm cần có khi tuyển dụng.
Thứ năm, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo
kỹ năng mềm ở các trường Đại học, đồng thời đưa ra các phương pháp giúp sinh viên
hoàn thiện và phát triển kỹ năng mềm của bản thân.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện những mục tiêu trên, nhóm nghiên cứu cần phải trả lời các câu hỏi
nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến yêu cầu nguồn nhân
lực là như thế nào ?
Thứ hai, những kỹ năng mềm nào có ảnh hưởng quan trọng đến việc làm trong
thời đại 4.0 và sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao ?
Thứ ba, mức tác động của từng kỹ năng đến cơ hội việc làm sẽ như thế nào ?
Thứ tư, có hay không sự khác biệt về cơ hội việc làm giữa các nhóm sinh viên
thuộc các trường Đại học khác nhau ?
Thứ năm, có hay không sự khác biệt về cơ hội việc làm giữa các nhóm sinh
viên thuộc các ngành học khác nhau ?
Thứ sáu, có hay không sự khác biệt về cơ hội việc làm giữa các nhóm sinh viên
có giới tính khác nhau ?
Thứ bảy, mức độ thành thạo kỹ năng mềm của sinh viên hiện nay có đạt so với
yêu cầu khi tuyển dụng hay không ?
11
Thứ tám, những thách thức mà sinh viên khối ngành kinh tế phải đối mặt so với
những khối ngành khác là gì ?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu “Ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm của
sinh viên ngành Kinh tế đã tốt nghiệp trong vòng 1-2 năm ’’: Cơ hội việc làm của
sinh viên ngành Kinh tế đã tốt nghiệp trong vòng 1-2 năm.
Đối tượng nghiên cứu “Thực trạng và nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của sinh
viên ngành Kinh tế”: Thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên ngành Kinh tế và thực
trạng đào tạo kỹ năng mềm ở các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nhóm nghiên cứu lựa chọn thực hiện ở 4 trường Đại học đào
tạo ngành Kinh tế lớn tại Hà Nội là trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại
thương, Học viện Ngân hàng và HVtài chính .
Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ 15/1/2020- 15/4/2020.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nhằm mục tiêu đánh giá đúng ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội việc
làm và thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hà
Nội, nhóm nghiên cứu sử dụng kết hợp linh hoạt giữa hai hương pháp nghiên cứu định
tính và định lượng. Nhóm nghiên cứu sử dụng nghiên cứu định tính với mục đích với
mục đích khai thác sâu hơn góc nhìn cũng như điều chỉnh và bổ sung cho các vấn đề
cần khảo sát. Nghiên cứu định lượng được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết và dữ
liệu thu thập được từ nghiên cứu định tính trước đó Sau khi xây dựng khung nghiên
cứu lý huyết, nhóm tiến hành quá trình thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua sách, báo,
các công trình nghiên cứu có liên quan; thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách phát phiếu
khảo sát tớisinh viên đã tốt nghiệp trong vòng 1-2 năm đổ lại và sinh viên của bốn
trường: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương và HVNgân hàng và HVtài
chính, từ đó tiến hành xử lý dữ liệu và đưa ra kết luận cuối cùng.
Nội dung của phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể ở Chương 3.
12
1.6 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mục lục, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo và
phụ lục, đề tài được kết cấu như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Thực trạng và nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên ngành kinh tế
và một số đóng góp, kiến nghị
13
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1 Kỹ năng mềm và cách mạng công nghiệp 4.0
2.1.1.1 Cuộc cách mạng cộng công nghiệp 4.0
Khái niệm Công nghiệp 4.0 hay nhà máy thông minh lần đầu tiên được đưa ra
tại Hội chợ công nghiệp Hannover tại Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 2011. Cách
mạng Công nghiệp 4.0 nhằm thông minh hóa quá trình sản xuất và quản lý trong
ngành công nghiệp chế tạo. Sự ra đời của Công nghiệp 4.0 tại Đức đã thúc đẩy các
nước tiên tiến khác như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ thúc đẩy phát triển các chương
trình tương tự nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của mình.
Năm 2013, một từ khóa mới là "Công nghiệp 4.0" (Industrie 4.0) bắt đầu nổi
lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới
chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần bất cứ sự tham
gia nào của con người.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 đã chính thức khai mạc tại
thành phố Davos-Klosters của Thụy Sĩ, với chủ đề “Cuộc CMCN lần thứ 4”. GS.
Klaus Schwab, người Đức, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã mang đến cái nhìn
đơn giản hơn về cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau: "Cách mạng công nghiệp
đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách
mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần
3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách
mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công
nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học".
Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện
"không có tiền lệ lịch sử". Khi so sánh nó với các cuộc cách mạng công nghiệp trước
đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải chỉ là tốc độ tuyến
tính. Hơn nữa, nó cũng đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Và
14
chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước được sự chuyển đổi của toàn
bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.
Nối tiếp từ định nghĩa trên của Klaus Schwab, Cách mạng Công nghiệp 4.0
được diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm: Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý.
Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI),
Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Bản chất của
CMCN lần thứ 4 chính là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công
nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình và phương thức sản xuất; nhấn mạnh những
công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất chính là công nghệ in 3D, công nghệ sinh
học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,...
Cuộc CMCN thứ 4 hay Công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện tại của tự động hóa
và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý,
mạng Internet để kết nối vạn vật và điện toán đám mây. Cuộc CMCN lần thứ 4 không
chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn có phạm vi rộng
lớn hơn nhiều. Đồng thời là các làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực
khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới
tính toán lượng tử. Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các "nhà
máy thông minh" hay “nhà máy số”. Trong các nhà máy thông minh này, các hệ thống
vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới
vật lý. Với IoT, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và cả với
con người theo thời gian thực, và thông qua IoS thì người dung cũng sẽ được tham gia
vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này.
Hiện nay, Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như
Mỹ, châu Âu, một phần của châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, Cách mạng Công
nghiệp 4.0 cũng đã đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức cần phải đối mặt.
2.1.1.2 Kỹ năng
Về khái niệm
Theo tác giả Đặng Thành Hưng, kỹ năng là một dạng các hành động được thực
hiện tự giác, dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh
15
học – tâm lý khác của cá nhân (tức chủ thể của kỹ năng đó), như: nhu cầu, tình cảm, ý
chí, tính tích cực cá nhân... để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định,
hoặc mức độ thành công theo chuẩn mực hay quy định.
Nhà tâm lý học người Liên Xô L.D.Leviton thì lại cho rằng “Kỹ năng là sự thực
hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa
chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định”.
Theo ông, người có kỹ năng hành động chính là người nắm được và có thể vận dụng
đúng đắn các cách thức và quy tắc nhằm thực hiện hành động có kết quả. Ông cũng
cho rằng con người có kỹ năng không chỉ là nắm lý thuyết về hành động mà còn phải
biết vận dụng chúng vào thực tế.
Theo tác giả Vũ Dũng thì kỹ năng chính là năng lực vận dụng có kết quả tri
thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ
tương ứng.
Tác giả Thái Duy Tuyên lại định nghĩa kỹ năng chính là sự ứng dụng kiến thức
trong hoạt động. Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành mà
nếu thực hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra cho
hoạt động. Điều đáng chú ý là việc thực hiện một kỹ năng luôn luôn được kiểm tra
bằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kỳ một kỹ năng nào đều nhằm vào một mục
đích nhất định.
Nhìn chung, các tác giả đều cho rằng: kỹ năng là quá trình áp dụng những tri
thức đúng đắn mà một cá nhân tích lũy được để thực hiện mục tiêu đã đề ra.
Về phân loại
 Xét theo tổng quan thì kỹ năng phân ra làm 3 loại: Kỹ năng chuyên môn, kỹ
năng sống và kỹ năng làm việc.
 Xét theo liên đới chuyên môn: kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và kỹ năng hỗn
hợp.
 Xét theo tính hữu ích cộng đồng: hữu ích và phản lợi ích xã hội.
16
Có thể hiểu rằng, kỹ năng mềm hay kỹ năng sống cũng chỉ là một nhóm kỹ
năng với tên gọi khác nhau. Có thể nhận thấy rằng kỹ năng mềm hay kỹ năng sống là
những nhóm kỹ năng thiết yếu giúp cho chủ thể tồn tại và thăng hoa trong cuộc sống.
Hai trong số kỹ năng được quan tâm nhất bởi giới trẻ đó là kỹ năng mềm và kỹ
năng cứng. Kỹ năng cứng thường được hiểu là những kiến thức và thực hành có tính
chất kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp. Kỹ năng cứng thường được đào tạo bài bản tại
các trường học, các viện, thông qua các môn học chính khóa, thường rất dài, bắt đầu từ
những kiến thức kỹ năng cơ bản ở nhà trường phổ thông qua các cấp 1,2,3 như các tư
duy về logic toán học, ngôn ngữ, các định luật về vật lý, hóa học sinh học. Sau đó,
những kiến thức này được phát triển dần lên các mức độ cao hơn, thông qua việc giảng
dạy, thực hành một cách hệ thống tại các trường Cao đẳng, Đại học. Để có một kỹ
năng cứng vững vàng, ngoài việc đào tạo các tư duy ở trường phổ thông, có khi phải
mất 4,5 năm tại trường Đại học như kỹ năng về kiến trúc, nông nghiệp, máy tính, hay
phải mất thêm hàng chục năm như kỹ năng Y khoa. Kỹ năng cứng của người bác sĩ
chính là chuyên môn y khoa để trị bệnh hay cứu sống bệnh nhân. Kỹ năng cứng của
người thợ máy là việc thiết kế, sửa chữa máy móc thiết bị. Do vậy để hình thành được
một kỹ năng cứng, cần có được một chỉ số thông minh (IQ- Intelligent Quotient) nhất
định trong mỗi con người.
Kỹ năng mềm thì lại liên quan đến tính cách con người, không mang tính
chuyên môn, được xem như là khả năng hòa nhập, tương tác với xã hội, cộng đồng,
tập thể. Kỹ năng mềm hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội (có nơi còn gọi là kỹ
năng sống) là tập hợp các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng
làm việc theo nhóm, kỹ năng thương lượng, giải quyết vấn đề, kỹ năng thương thuyết,
quản lý thời gian, chăm sóc khách hàng, trình bày, thư giãn, vượt qua khủng hoảng,
sáng tạo và đổi mới. Các cấp học tại trường thường không dạy học sinh về kỹ năng
mềm. Kỹ năng mềm hình thành một phần do bẩm sinh, nhưng hầu hết là qua quá trình
luyện tập, thực hành trong giao tiếp, tiếp xúc hằng ngày trong công việc và xã hội.
17
Về vai trò
Khi tham gia vào bất cứ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống,
đều đòi hỏi con người phải thỏa mãn những kỹ năng tương ứng. Ví dụ: Nghề tư vấn thì
cần tương ứng là nhà tư vấn phải có kỹ năng tư vấn, nghề luật sư thì cần phải có kỹ
năng hành nghề luật sư. Như thế bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào mà con người tham
gia thì đều cần phải đáp ứng những kỹ năng mà hoạt động hay nghề nghiệp đó đòi hỏi
nếu không sẽ không thể tham gia cuộc chơi.
2.1.1.3 Kỹ năng mềm
Khái niệm
Có khá nhiều quan niệm hay định nghĩa khác nhau về kỹ năng mềm tùy theo
lĩnh vực nghề nghiệp, góc nhìn chuyên môn, ngữ cảnh, phát biểu và thậm chí là việc
đặt thuật ngữ này bên cạnh những thuật ngữ nào.
Hiểu một cách đơn giản "Kỹ năng mềm chính là những kỹ năng con người tích
lũy được để làm cho mình dễ dàng được chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt được
hiệu quả".
Tác giả Forland, Jeremy lại định nghĩa kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về
mặt xã hội: "Kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về mặt xã hội để chỉ những kỹ năng
có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và
hành vi ứng xử hiệu quả trong giao tiếp giữa người với người. Nói khác đi, đó là kỹ
năng liên quan đến việc con người hòa mình, chung sống và tương tác với cá nhân
khác, nhóm, tập thể, tổ chức và cộng đồng".
Nhà nghiên cứu N.J. Pattrick định nghĩa rằng kỹ năng mềm là khả năng, cách
thức chúng ta thích ứng với môi trường: "Kỹ năng mềm là khả năng, là cách thức
chúng ta tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh, không phụ thuộc và trình
độ chuyên môn và kiến thức. Kỹ năng mềm không phải là yếu tố bẩm sinh về tính
cách hay là những kiến thức của sự hiểu biết lý thuyết mà đó là khả năng thích nghi
với môi trường và con người để tạo ra sự tương tác hiệu quả trên bình diện cá nhân và
cả công việc".
18
Tương tự như thế, một vài tác giả với tư cách là người sử dụng lao động hay
huấn luyện cho rằng Kỹ năng mềm chính là kỹ năng đề cập đến khả năng điều chỉnh
chính mình, điều chỉnh những kiến thức và kỹ năng đã có để thích ứng với người khác
và công việc trong hoàn cảnh thực tiễn.
Michal Pollick lại tiếp cận dưới góc nhìn: “Kỹ năng mềm là một năng lực
thuộc về Trí tuệ cảm xúc”. Kỹ năng mềm đề cập đến một con người có biểu hiện của
EQ (Emotion Intelligence Quotient). Đó là những đặc điểm về tính cách, khả năng
giao tiếp, ngôn ngữ, thói quen cá nhân, sự thân thiện, sự lạc quan trong mối quan hệ
với người khác và trong công việc". Kỹ năng mềm là thuộc tính của cá nhân, tăng
cường khả năng tương tác của cá nhân trong thực tế và nó góp phần nâng cao hiệu suất
của công việc và triển vọng nghề nghiệp. Kỹ năng mềm có liên quan đến khả năng
tương tác với người khác mà cụ thể là các khách hàng nội bộ hay khách hàng bên
ngoài để đạt hiệu quả làm việc tốt hơn mà cụ thể là việc vượt chỉ tiêu được giao để góp
phần thành công của tổ chức.
Tác giả Giusoppe Giusti lại cho rằng kỹ năng mềm là những biểu hiện cụ thể
của năng lực hành vi: "Kỹ năng mềm là những biểu hiện cụ thể của năng lực hành vi,
đặc biệt là những kỹ năng cá nhân hay kỹ năng con người. Kỹ năng mềm thường gắn
liền với những thể hiện của tính cách cá nhân trong một tương tác cụ thể, đó là kỹ
năng chuyên biệt rất "người" của con người.
Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Đinh Thị Kim Thoa thì cho rằng kỹ năng "mềm" chính
là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc, những yếu tố ảnh hưởng
đến sự xác lập mối quan hệ với người khác: "Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ
các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc như: một số nét tính cách (quản lí thời gian, thư
giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới), sự tế nhị, kỹ năng ứng xử, thói
quen, sự lạc quan, chân thành, kỹ năng làm việc theo nhóm... Đây là những yếu tố ảnh
hưởng đến sự xác lập mối quan hệ với người khác. Những kỹ năng này là thứ thường
không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không
thể sờ nắm, nhưng không phải là kỹ năng đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính
19
của từng người. Kỹ năng mềm quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu
quả cao trong công việc"
Ở một vài bài viết khác có cùng chủ đề, kỹ năng mềm lại là thuật ngữ dùng để
chỉ các kỹ năng liên quan trực tiếp đến hiệu quả sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập
xã hội, thái độ và hành vi ứng xử áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người. Kỹ
năng mềm là những kỹ năng liên quan đến việc hòa mình vào, sống với, tương tác với
xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức và hướng đến hiệu quả hay đỉnh cao của việc
làm hay nghề nghiệp. Như vậy, có thể nói rằng có khá nhiều định nghĩa khác nhau về
Kỹ năng mềm. Dựa vào những cơ sở phân tích trên và định hướng từ tài liệu "Phát
triển Kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sư phạm", ta có thể định nghĩa Kỹ năng
mềm như sau: "Kỹ năng mềm là khả năng thiên về mặt tinh thần của cá nhân nhằm
đảm bảo cho quá trình thích ứng với người khác, công việc nhằm duy trì tốt mối quan
hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện công việc một cách hiệu quả".
Về đặc điểm
 Kỹ năng mềm không chỉ là biểu hiện của Trí tuệ cảm xúc.
 Kỹ năng mềm không thể "cố định" với những ngành nghề khác nhau.
 Kỹ năng mềm được hình thành bằng con đường trải nghiệm chứ không phải
là sự "nạp" kiến thức đơn thuần.
 Kỹ năng mềm không phải là yếu tố thuộc về bẩm sinh.
 Kỹ năng mềm góp phần hỗ trợ cho kiến thức và kỹ năng chuyên môn, mà
đặc biệt là "Kỹ năng cứng".
Về phân loại
Dễ nhận thấy khi có nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng mềm thì sẽ có
nhiều cách phân loại kỹ năng mềm tương ứng. Điểm qua sự phân loại chung nhất của
nhiều tác giả, có thể khái quát các hướng phân loại cơ bản sau về kỹ năng mềm:
 Hướng thứ nhất cho rằng có thể đề cập đến 2 nhóm sau:
- Nhóm kỹ năng tương tác với con người (Cá nhân với cá nhân; cá nhân với
tổ chức).
20
- Nhóm kỹ năng hỗ trợ cho quá trình làm việc của cá nhân tại một thời điểm,
địa bàn và vị trí cụ thể trong nhóm, tổ chức.
 Hướng thứ hai cho rằng kỹ năng mềm có thể tạm chia thành 2 nhóm như sau:
- Nhóm kỹ năng trong quan hệ với con người.
- Nhóm kỹ năng thuộc về sự tự chủ trong công việc và những hành vi tích
cực trong nghề nghiệp.
 Hướng thứ ba cho rằng kỹ năng mềm bao gồm các nhóm sau:
- Nhóm kỹ năng hướng vào bản thân.
- Nhóm kỹ năng hướng vào người khác.
 Cũng có thể chi tiết hóa về kỹ năng mềm dựa vào những quan điểm cụ thể
của một số tác giả nghiên cứu về kỹ năng mềm dưới các góc độ khác nhau như:
 Ở góc độ khái quát, kỹ năng mềm trong kinh doanh thuộc một trong 3 loại
sau đây:
- Tính tương tác với người khác (Khách hàng & Đồng nghiệp).
- Tính chuyên nghiệp và làm việc có đạo đức.
- Tư duy phê phán và khả năng giải quyết vấn đề.
Trong những loại kỹ năng trên, sẽ có những kỹ năng là cụ thể, tương ứng với
một số nghề nghiệp theo đúng yêu cầu đặc trưng của kỹ năng mềm. Có thể liệt kê các kỹ
năng mềm gắn chặt với các kỹ năng lao động chuyên nghiệp. Theo Bộ Lao động Hoa Kỳ
(The US Department of Labour) cùng với Hiệp hội Đào tạo và phát triển Hoa Kỳ (The
American society of Training and Development) đã nghiên cứu và đưa ra 13 Kỹ năng để
thành công trong công việc và những Kỹ năng mềm đóng vai trò làm trung tâm:
1. Kỹ năng học và tự học (Learning to learn).
2. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills).
3. Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills).
4. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills).
5. Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills).
6. Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self-esteem skills).
21
7. Kỹ năng xác lập mục tiêu/tạo động lực làm việc (Golf setting/Motivation skills).
8. Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills).
9. Kỹ năng giao tiếp và tạo lập mối quan hệ (Interpersonal skills).
10. Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork skills).
11. Kỹ năng thương lượng (Negotiation skills).
12. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organization effectiveness skills).
13. Kỹ năng lãnh đạo (Leadership skills).
 Tài liệu "Kỹ năng hành nghề cho tương lai" xuất bản tại Úc có sự tham gia
của nhiều tổ chức chuyên môn thì cho rằng: có 8 Kỹ năng hành nghề như sau:
1. Kỹ năng giao tiếp (Communication skills).
2. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork skills).
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills).
4. Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills).
5. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills).
6. Kỹ năng quản lý bản thân (Self-management skills).
7. Kỹ năng học tập (Learning skills).
8. Kỹ năng về công nghệ (Technology skills).
 Bộ Phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng Canada (Human resources and
skills Development Canada- HRSĐC) cũng phân loại về Kỹ năng mềm theo hướng
liệt kê những Kỹ năng cần thiết:
1. Kỹ năng giao tiếp (Communication skills).
2. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills).
3. Kỹ năng tư duy và hành vi tích cực (Positive attitudes and behaviours skills).
4. Kỹ năng thích ứng (Adaptability skills).
5. Kỹ năng làm việc với con người (Working with others skills).
6. Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán (Science, technology and
mathematics skills).
22
Ngoài ra, kỹ năng quản lý cảm xúc cũng là một trong những kỹ năng quan trọng
trong những môi trường làm việc có nhiều căng thẳng và áp lực công việc lớn. Nhìn
chung, trên đây là các hướng phân loại kỹ năng mềm theo một số lượng nhất định. Có
thể thay đổi theo từng nghề nghiệp và công việc khác nhau, nhưng rõ ràng rằng, trong
những kỹ năng đã được nêu trên có những kỹ năng trở thành kỹ năng nghề nghiệp của
một số ngành nghề nhất định.
Về vai trò đối với sinh viên
 Vai trò của kỹ năng mềm trong công việc học tập
Trong môi trường Đại học, sinh viên cần vận dụng rất nhiều kỹ năng mềm khác
nhau để phục vụ công việc học tập và các hoạt động của lớp, đoàn, đội, hội, nhóm.
Theo kết quả nghiên cứu thì hơn 90% sinh viên có học lực giỏi, xuất sắc trong
phương pháp học tập có khả năng vận dụng kỹ năng mềm vào các môn học và khi
tham gia các phong trào. Kỹ năng đầu tiên cần phải kể đến chính là kỹ năng học và tự
học. Khi đào tạo theo chương trình hệ đại học, sinh viên phải tiếp thu một khối lượng
kiến thức rất lớn, cũng như việc nghiên cứu tài liệu cả trong và ngoài nước, nên việc
xây dựng cho mình một phương pháp học tập hợp lí là hết sức quan trọng. Vậy nên,
vấn đề hình thành một kế hoạch học tập khoa học, khả năng tra cứu tài liệu, tìm kiếm
thông tin hiệu quả là yêu cầu bắt buộc phải có.
Công việc học tập kết hợp với áp lực của những kì thi bên cạnh các hoạt động
của trường, lớp khối lượng công việc là không hề nhỏ. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để
không bị quá tải cho sinh viên mà vẫn đảm bảo đạt được kết quả tốt. Muốn giải quyết
tình trạng này, sinh viên cần biết cân đối giữa học tập và tham gia các hoạt động của
trường, lớp đảm bảo hiệu quả công việc và sức khỏe cho mình. Để thực hiện được điều
đó, việc trang bị kỹ năng quản lí thời gian cũng đóng vai trò then chốt. Sinh viên cần
phải phân chia thời gian hợp lí cho từng công việc nhằm đảm bảo được tính khoa học
và đạt hiệu quả cao.
Như vậy, có thể thấy rằng kỹ năng mềm chính là công cụ đắc lực giúp sinh
viên học tập tốt hơn, giúp việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức của sinh viên đạt hiệu quả cao.
Đồng thời cũng là yếu tố quan trọng, giúp sinh viên thuận lợi hơn khi tham gia các
23
hoạt động, phong trào của trường, lớp. Quá trình rèn luyện, tích lũy kỹ năng của sinh
viên tại trường đại học là rất quan trọng. Đó chính là hành trang không thể thiếu khi
sinh viên ra trường, bước chân vào môi trường làm việc.
 Vai trò của kỹ năng mềm trong lao động
Theo UNESCO mục đích học tập chính là: “Học để biết, học để làm, học để
chung sống, học để tự khẳng định mình”. Như vậy, theo quan điểm trên, việc học tập
không chỉ là để biết, có nhận thức đúng về bản chất sự việc mà còn đòi hỏi phải biết
vận dụng những kiến thức đó vào việc làm, xây dựng văn hóa ứng xử tốt đẹp để chung
sống và có thể tự khẳng định chính bản thân.
Quá trình sinh viên tích lũy vốn kỹ năng cho mình có ý nghĩa rất lớn trong quá
trình lao động vì chỉ khi sở hữu được kỹ năng tốt thì công việc mới thuận lợi hơn.
Người lao động sẽ đạt hiệu quả công việc cao hơn nếu biết vận dụng các kỹ năng, kỹ
xảo của mình trong lao động. Có thể thấy rằng, khi tuyển dụng, người sử dụng lao
động không chỉ nhìn vào bằng cấp, bảng điểm của các ứng viên mà họ còn quan tâm
đến kỹ năng của người lao động như sự nhạy bén, khả năng ứng biến để giải quyết vấn
đề. Thực tế cho thấy, kỹ năng mềm quyết định hơn 75% sự thành công và kỹ năng
mềm chính là vấn đề thường xuyên được nhắc đến khi các doanh nhân chia sẻ bí quyết
thành công của họ.
Khi dấn thân vào môi trường làm việc, các nhân viên không chỉ vận dụng các
kỹ năng nghề nghiệp để phục vụ cho công việc mà còn cần phải phát huy tối đa kỹ
năng mềm đã tích lũy; không ngừng học hỏi, rèn luyện thêm những kỹ năng mới. Việc
một nhân viên có được “sếp” đánh giá cao hay không, không chỉ quyết định ở hiệu quả
công việc mà còn dựa vào cách họ cư xử với khách hàng, đồng nghiệp và cấp trên.
Cũng vì vậy mà năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức,
kỹ năng và thái độ. Đối với những ngành mà kỹ năng mềm trở thành kỹ năng nghề
như: Tư vấn viên pháp lý, nhân viên pháp chế hay luật sư thì kỹ năng mềm giữ vai trò
then chốt. Đó là lúc mà những kỹ năng như: giao tiếp, ứng xử; giải quyết vấn đề; lập
luận phản biện,...phải được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, thành thục.
24
Từ những luận điểm nêu trên, có thể kết luận rằng kỹ năng mềm có tầm quan
trọng đặc biệt đối với thành công của mỗi người. Sinh viên muốn chớp lấy những cơ
hội tốt để tạo dựng sự nghiệp thì cần phải nỗ lực rèn luyện một cách toàn diện từ kiến
thức, kỹ năng đến thái độ trong công việc và cuộc sống. Bên cạnh đó cũng cần tích cực
phát huy tính chủ động, ham học hỏi và không ngừng nâng cao năng lực tư duy, sáng
tạo của bản thân.
2.1.1.4 Mối quan hệ giữa kỹ năng mềm và Cách mạng Công nghiệp 4.0
Những yếu tố của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đã đặt con người
trước cuộc cạnh tranh việc làm và chinh phục trí tuệ nhân tạo, robot. Để có thể đương
đầu được với những thách thức khi thực sự bước vào cuộc cách mạng công nghiệp
này, tất cả mọi người nói chung và sinh viên nói riêng đều cần phải chuẩn bị cho mình
những tri thức về công nghệ thông tin và trình độ ngoại ngữ tốt, kỹ năng mềm thành
thạo và kinh nghiệm làm việc thực tế để có thể mở ra cánh cửa bước vào sân chơi toàn
cầu hóa.
Bên cạnh đó, nhược điểm của các ứng dụng công nghệ điện toán đã được công
nhận. Việc lạm dụng các ứng dụng công nghệ điện toán tại nơi làm việc và ở trường
học được xem là cản trở sự phát triển kỹ năng mềm và trong một trường hợp được báo
cáo dẫn đến thiếu đạo đức kinh doanh. Việc cân bằng các hoạt động không dựa trên
máy tính và dựa trên máy tính là quan trọng cùng với việc giáo dục sinh viên và nhân
viên về các tác động xấu của công nghệ điện toán.
Nghiên cứu được công bố vào năm 2015 của Ann-Marie Claudia Williams đến
từ Đại học Walden, Mỹ đã chỉ ra được những kỹ năng mềm theo cả sinh viên và nhà
tuyển dụng cho rằng cần thiết cho khả năng được tuyển dụng của sinh viên mới tốt
nghiệp. Dữ liệu sử dụng được thu thập từ các cuộc phỏng vấn trực tiếp, bán cấu trúc
các sinh viên kinh doanh, máy tình và nhiều nhà tuyển dụng. Theo những phát hiện
mới nổi từ những người tham gia này: đối với các công việc mới bắt đầu, giao tiếp là
kỹ năng mềm quan trọng nhất và thiếu nhất. Các khuyến nghị đã thông báo việc tạo ra
một chương trình đào tạo phát triển chuyên nghiệp 3 ngày bắt buộc, được phát triển để
giúp sinh viên tăng cường các kỹ năng mềm trước khi bước vào nghề nghiệp tương lai.
25
Nita Chhinzer, Anna Maria Russo (2017) đến từ Canada lại điều tra nhận thức
của nhà tuyển dụng về khả năng được tuyển dụng của sinh viên tốt nghiệp. Các tác giả
đã phân tích 122 sinh viên tốt nghiệp tại một trường Đại học Canada đã hoàn thành
nhiệm kỳ làm việc với nhà tuyển dụng vào năm 2014 hoặc 2015. Kết quả cho thấy
rằng sự trưởng thành một cách chuyên nghiệp, kỹ năng mềm và giải quyết vấn đề, sự
không ngừng học hỏi và thành tích học tập đảm bảo mối quan hệ tích cực với nhận
thức của nhà tuyển dụng về sinh viên mới tốt nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng
cho thấy các nhà tuyển dụng xem xét các kỹ năng chung (quản lý thời gian, làm việc,
chú ý đến chi tiết), khả năng tinh thần chung, kiến thức chuyên môn, sẵn sàng làm
việc, thái độ và hành vi và phản ứng với phản hồi khi đánh giá khả năng tuyển dụng
của sinh viên tốt nghiệp.
Nghiên cứu từ Đại học Newcastle, Australia được công bố vào tháng 1 năm
2018 của Thi Thu Hang Truong, Ronald S. Laura & Kylie Shaw đã chỉ ra tầm quan
trọng của việc phát triển các bộ kỹ năng mềm cho việc làm của sinh viên tốt nghiệp
khối ngành kinh tế tại Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra rằng có một mối quan tâm ngày
càng tăng giữa các nhà tuyển dụng tại Việt Nam rằng sinh viên tốt nghiệp khối kinh tế
có các kỹ năng mềm cần thiết để có thể cạnh tranh tại nơi làm việc.
Và gần đây là nghiên cứu vào năm 2019 của Le Thai Hung và Pham Thi Anh
Phuong đến từ Đại học quốc gia Hà Nội và Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng về Kỹ năng
mềm và cơ hội tuyển dụng của sinh viên. Nghiên cứu được thu thập dữ liệu từ 490
sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ và kết quả chỉ ra rằng sinh viên cần có một số kỹ
năng để thành công trong việc tìm kiếm việc làm. Trong số các kỹ năng được đề cập
trong khảo sát, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thích ứng, kỹ năng lắng nghe
người khác, kỹ năng chấp nhận rủi ro, kỹ năng nói trước công chúng và kỹ năng tư
duy phản biện là những yếu tố góp phần hiệu quả hơn vào việc làm so với những kỹ
năng khác.
Như vậy, càng về sau, các nghiên cứu về ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ
hội tìm kiếm việc làm của sinh viên chỉ ra mối quan hệ tương quan khá rõ nét giữa hai
yếu tố này trong thời đại công nghệ 4.0.
26
2.1.2 Cơ hội việc làm và cơ hội việc làm trong thời đại công nghệ 4.0
2.1.2.1 Việc làm
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm việc làm: Việc làm là những
hoạt động lao động được trả công bằng tiền hoặc hiện vật.
Theo điều 33 của Bộ luật lao động Việt Nam: Khái niệm việc làm là những hoạt
động có ích không bị pháp luật ngăn cấm và đem lại thu nhập cho người lao động.
Việc làm là nhu cầu, quyền lợi nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ và trách nhiệm đối
với mọi người.
Việc làm hay công việc là một hoạt động được thường xuyên thực hiện để đổi
lấy việc thanh toán hoặc tiền công, thường là nghề nghiệp của một người. Một người
thường bắt đầu một công việc bằng cách trở thành một nhân viên, người tình nguyện,
hoặc bắt đầu việc buôn bán. Thời hạn cho một công việc có thể nằm trong khoảng từ
một giờ (trong trường hợp các công việc lặt vặt) hoặc cả đời (trong trường hợp của các
thẩm phán). Nếu một người được đào tạo cho một loại công việc nhất định, họ có thể
có một nghề nghiệp. Tập hợp hàng loạt các công việc của một người trong cả cuộc đời
là sự nghiệp của họ.
Khái niệm về việc làm được áp dụng trong một phạm vi bối cảnh khác nhau và
cho cả những người đang có công việc và những người tìm kiếm công việc. Việc đi
đến một định nghĩa làm việc là rất xa và quá trình phức tạp hơn. Có lẽ dễ hiểu, các nhà
tuyển dụng có xu hướng xem việc làm chủ yếu là một đặc điểm của cá nhân. Liên
đoàn Anh Công nghiệp (CBI) đã xác định “Khả năng có việc làm là sở hữu của một cá
nhân về phẩm chất và năng lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường sử
dụng lao động và khách hàng và để thực hiện khát vọng và tiềm năng của mình trong
công việc” (CBI, 1999, trang 1).
Chính phủ Anh đã đưa ra một định nghĩa, trong khi ngụ ý rằng phát triển việc
làm là ưu tiên của chính phủ, một lần nữa đặt các kỹ năng cá nhân vào trung tâm của
khái niệm “Việc làm có nghĩa là sự phát triển của kỹ năng và lực lượng lao động thích
ứng trong đó tất cả những người có khả năng làm việc đều được khuyến khích để phát
27
triển các kỹ năng, kiến thức, công nghệ và khả năng thích ứng để cho phép họ đưa vào
và duy trì việc làm trong suốt cuộc đời làm việc của họ” (Kho bạc của HM,1997, tr. 1).
Những nỗ lực khác để định nghĩa khái niệm này có gợi ý về một cách tiếp cận toàn
diện hơn, nhấn mạnh tác động của cả đặc điểm cá nhân và điều kiện thị trường lao
động, cả hai yếu tố cung và cầu lao động. Các lực lượng lao động chính phủ Canada
phát triển đưa ra những định nghĩa sau đây: “Khả năng có việc làm là khả năng tương
đối của một cá nhân để đạt được việc làm có ý nghĩa với sự tương tác của hoàn cảnh
cá nhân và thị trường lao động (Phát triển lực lượng lao động Canada Hội đồng quản
trị, 1994, tr. viii). Tương tự, nghiên cứu Bắc Ireland đã đề nghị rõ ràng một cách rộng
rãi định nghĩa của việc làm là: “Khả năng có việc làm là khả năng di chuyển vào và
trong thị trường lao động và nhận ra tiềm năng thông qua bền vững và dễ tiếp cận việc
làm. Đối với cá nhân, việc làm phụ thuộc vào: kiến thức và kỹ năng họ sở hữu, và thái
độ của họ; các thuộc tính cá nhân được trình bày trong thị trường lao động; môi trường
và bối cảnh xã hội trong đó công việc là tìm kiếm; và bối cảnh kinh tế trong công việc
nào được tìm kiếm”.
2.1.2.1 Cơ hội việc làm
Việc làm
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm việc làm: Việc làm là những
hoạt động lao động được trả công bằng tiền hoặc hiện vật.
Theo điều 33 của Bộ luật lao động Việt Nam: Khái niệm việc làm là những hoạt
động có ích không bị pháp luật ngăn cấm và đem lại thu nhập cho người lao động.
Việc làm là nhu cầu, quyền lợi nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ và trách nhiệm đối
với mọi người.
Việc làm hay công việc là một hoạt động được thường xuyên thực hiện để đổi
lấy việc thanh toán hoặc tiền công, thường là nghề nghiệp của một người. Một người
thường bắt đầu một công việc bằng cách trở thành một nhân viên, người tình nguyện,
hoặc bắt đầu việc buôn bán. Thời hạn cho một công việc có thể nằm trong khoảng từ
một giờ (trong trường hợp các công việc lặt vặt) hoặc cả đời (trong trường hợp của các
thẩm phán). Nếu một người được đào tạo cho một loại công việc nhất định, họ có thể
28
có một nghề nghiệp. Tập hợp hàng loạt các công việc của một người trong cả cuộc đời
là sự nghiệp của họ.
Khái niệm về việc làm được áp dụng trong một phạm vi bối cảnh khác nhau và
cho cả những người đang có công việc và những người tìm kiếm công việc. Việc đi
đến một định nghĩa làm việc là rất xa và quá trình phức tạp hơn. Có lẽ dễ hiểu, các nhà
tuyển dụng có xu hướng xem việc làm chủ yếu là một đặc điểm của cá nhân. Liên
đoàn Anh Công nghiệp (CBI) đã xác định “Khả năng có việc làm là sở hữu của một cá
nhân về phẩm chất và năng lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường sử
dụng lao động và khách hàng và để thực hiện khát vọng và tiềm năng của mình trong
công việc”.
Cơ hội việc làm
Theo từ điển Cambridge cơ hội là một dịp hoặc một tình huống khiến bạn có
thể làm điều gì đó mà bạn muốn làm hoặc phải làm và khả năng thực hiện điều gì đó.
Cơ hội việc làm là một dịp hoặc một tình huống, điều kiện thuận lợi mà bạn có
thể có được một công việc mà mình mong muốn. Yorke (2004, trang 8) định nghĩa cơ
hội việc làm là một tập hợp các thành tựu, kỹ năng, hiểu biết và cá nhân hóa, giúp sinh
viên tốt nghiệp có nhiều khả năng kiếm được việc làm và thành công trong nghề
nghiệp của mình, điều đó mang lại lợi ích cho chính họ, lực lượng lao động, cộng đồng
và nền kinh tế.
Các định nghĩa về cơ hội việc làm khác nhau đều bắt nguồn từ việc tập trung
vào khả năng thích ứng của sinh viên và sử dụng các kỹ năng cá nhân và học tập
(Knight và Yorke, 2004) để đo lường kết quả hữu hình hơn liên quan đến việc làm sau
tốt nghiệp với việc thống kê việc làm sau tốt nghiệp của Vương quốc Anh (Smith và
cộng sự, 2000, Harvey 2002). Khi phân tích số liệu thống kê “điểm đến đầu
tiên’’(Smith, 2000), ở cấp độ cá nhân, xác suất thất nghiệp hoặc không hoạt động sau
sáu tháng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi lớp bằng cấp cá nhân, môn học được nghiên cứu,
sơ tuyển và nền tảng lớp xã hội. Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng gần một
phần ba của tất cả các vị trí tuyển dụng tốt nghiệp dành cho sinh viên tốt nghiệp từ bất
kỳ ngành học nào với các loại kỹ năng cần thiết phụ thuộc vào vai trò được thực hiện
29
trong một tổ chức cụ thể (Raybould và Sheard, 2005). Trong khi Hội đồng Tài trợ
Giáo dục Đại học Anh (HEFCE) tài trợ nghiên cứu liên kết việc làm với kinh nghiệm
học tập dựa trên công việc đạt được trên các khóa học sandwich (Mason et al., 2003)
vừa khó xác định vừa xác định. Tuy nhiên, bằng cách tổng hợp các tài liệu có sẵn, có
thể xác định các kỹ năng mềm và khả năng cạnh tranh chính có thể chuyển đổi thành
khả năng tuyển dụng sau đại học:
• Tính chuyên nghiệp
• Độ tin cậy
• Khả năng đối phó với sự không chắc chắn
• Khả năng làm việc dưới áp lực; lập kế hoạch và suy nghĩ chiến lược
• Khả năng giao tiếp và tương tác với người khác, trong nhóm hoặc qua mạng
• Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói
• Kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông
• Sáng tạo và tự tin
• Tự quản lý tốt và thời gian
• Kỹ năng quản lý
• Sẵn sàng học hỏi và chấp nhận trách nhiệm
Sử dụng và hợp nhất các kỹ năng và năng lực trên cho các mục đích từ việc xác
định việc làm sau đại học, mối liên hệ nội tại giữa kỹ năng và năng lực sau đại học và
nhu cầu của thị trường lao động (Trunk 2006) được coi là rất quan trọng. Do đó, các
tính năng chính của việc làm sau đại học được xác định đã hình thành nên cơ sở của
các cuộc phỏng vấn nghiên cứu. Mỗi sinh viên tốt nghiệp và nhà tuyển dụng được
phỏng vấn đều có cơ hội nêu ra những vấn đề mà họ cho là quan trọng.
Có một nhận thức ngày càng tăng ở Anh và lục địa châu Âu về tầm quan trọng
của giáo dục ở đại học để phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức. Các trường đại học
trên toàn cầu ngày càng được yêu cầu tạo ra những sinh viên tốt nghiệp có tay nghề
cao, những người có khả năng đáp ứng với sự thay đổi không ngừng và nhu cầu phức
tạp của nơi làm việc đương đại (Weil, 1999; Sleezer et al., 2004). Thêm vào đó, sự mở
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx

More Related Content

What's hot

Luận văn Cao học nang cao chat luong dich vu thanh toan dien tu one pay
Luận văn Cao học  nang cao chat luong dich vu thanh toan dien tu one payLuận văn Cao học  nang cao chat luong dich vu thanh toan dien tu one pay
Luận văn Cao học nang cao chat luong dich vu thanh toan dien tu one payGiang Coffee
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trườ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trườ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trườ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trườ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua lập lại sản phẩm sữa rửa mặt của người t...
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua lập lại sản phẩm sữa rửa mặt của người t...Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua lập lại sản phẩm sữa rửa mặt của người t...
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua lập lại sản phẩm sữa rửa mặt của người t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái HòaHoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái HòaDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vận dụng mô hình KirkPatrick đánh giá hiệu quả đào tạo tại công ty ...
Luận văn: Vận dụng mô hình KirkPatrick đánh giá hiệu quả đào tạo tại công ty ...Luận văn: Vận dụng mô hình KirkPatrick đánh giá hiệu quả đào tạo tại công ty ...
Luận văn: Vận dụng mô hình KirkPatrick đánh giá hiệu quả đào tạo tại công ty ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAYĐề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyếnLuận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyếnViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Giá trị thương hiệu FPT Telecom qua ý kiến đánh giá khách hàng, HAY
Đề tài: Giá trị thương hiệu FPT Telecom qua ý kiến đánh giá khách hàng, HAYĐề tài: Giá trị thương hiệu FPT Telecom qua ý kiến đánh giá khách hàng, HAY
Đề tài: Giá trị thương hiệu FPT Telecom qua ý kiến đánh giá khách hàng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty viễn thông mobifone - sdt/ ZALO 09...
Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty viễn thông mobifone - sdt/ ZALO 09...Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty viễn thông mobifone - sdt/ ZALO 09...
Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty viễn thông mobifone - sdt/ ZALO 09...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Luận văn Cao học nang cao chat luong dich vu thanh toan dien tu one pay
Luận văn Cao học  nang cao chat luong dich vu thanh toan dien tu one payLuận văn Cao học  nang cao chat luong dich vu thanh toan dien tu one pay
Luận văn Cao học nang cao chat luong dich vu thanh toan dien tu one pay
 
Đề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAYĐề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAY
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Viễn Thông Di Đông Của Vietel
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Viễn Thông Di Đông Của VietelLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Viễn Thông Di Đông Của Vietel
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Viễn Thông Di Đông Của Vietel
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trườ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trườ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trườ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trườ...
 
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghệ thông tin
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghệ thông tinTham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghệ thông tin
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghệ thông tin
 
Tải Luận Văn Bachelor Thesis Major International Business, 10 Điểm
Tải Luận Văn Bachelor Thesis Major International Business, 10 ĐiểmTải Luận Văn Bachelor Thesis Major International Business, 10 Điểm
Tải Luận Văn Bachelor Thesis Major International Business, 10 Điểm
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua lập lại sản phẩm sữa rửa mặt của người t...
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua lập lại sản phẩm sữa rửa mặt của người t...Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua lập lại sản phẩm sữa rửa mặt của người t...
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua lập lại sản phẩm sữa rửa mặt của người t...
 
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái HòaHoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
 
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, HAY
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, HAY200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, HAY
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, HAY
 
Đề tài: Xây dựng phân tích và đánh giá hiệu quả dự án đầu tư, HOT
Đề tài: Xây dựng phân tích và đánh giá hiệu quả dự án đầu tư, HOTĐề tài: Xây dựng phân tích và đánh giá hiệu quả dự án đầu tư, HOT
Đề tài: Xây dựng phân tích và đánh giá hiệu quả dự án đầu tư, HOT
 
Luận văn: Vận dụng mô hình KirkPatrick đánh giá hiệu quả đào tạo tại công ty ...
Luận văn: Vận dụng mô hình KirkPatrick đánh giá hiệu quả đào tạo tại công ty ...Luận văn: Vận dụng mô hình KirkPatrick đánh giá hiệu quả đào tạo tại công ty ...
Luận văn: Vận dụng mô hình KirkPatrick đánh giá hiệu quả đào tạo tại công ty ...
 
Luận văn: Dịch vụ di động trả trước của mạng di động Mobifone
Luận văn: Dịch vụ di động trả trước của mạng di động MobifoneLuận văn: Dịch vụ di động trả trước của mạng di động Mobifone
Luận văn: Dịch vụ di động trả trước của mạng di động Mobifone
 
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAYĐề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ tại trường đại học Kinh tế Huế, HAY
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ tại trường đại học Kinh tế Huế, HAYBài mẫu Luận văn thạc sĩ tại trường đại học Kinh tế Huế, HAY
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ tại trường đại học Kinh tế Huế, HAY
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyếnLuận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến
 
Đề tài: Giá trị thương hiệu FPT Telecom qua ý kiến đánh giá khách hàng, HAY
Đề tài: Giá trị thương hiệu FPT Telecom qua ý kiến đánh giá khách hàng, HAYĐề tài: Giá trị thương hiệu FPT Telecom qua ý kiến đánh giá khách hàng, HAY
Đề tài: Giá trị thương hiệu FPT Telecom qua ý kiến đánh giá khách hàng, HAY
 
Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty viễn thông mobifone - sdt/ ZALO 09...
Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty viễn thông mobifone - sdt/ ZALO 09...Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty viễn thông mobifone - sdt/ ZALO 09...
Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty viễn thông mobifone - sdt/ ZALO 09...
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 

Similar to 46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx

Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...Man_Ebook
 
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAY
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAYẢnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAY
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaLuận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công TyLuận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công TyViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công TyLuận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công TyViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kiểm Toán Nội Bộ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kiểm Toán Nội BộLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kiểm Toán Nội Bộ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kiểm Toán Nội BộViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...huyendv
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Giáo Viên.
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Giáo Viên.Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Giáo Viên.
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Giáo Viên.Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công ViệcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công ViệcHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdfNuioKila
 

Similar to 46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx (20)

Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
 
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAY
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAYẢnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAY
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAY
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
 
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệĐề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
 
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
 
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
 
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaLuận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
 
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
 
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công TyLuận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
 
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công TyLuận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kiểm Toán Nội Bộ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kiểm Toán Nội BộLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kiểm Toán Nội Bộ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kiểm Toán Nội Bộ
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Giáo Viên.
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Giáo Viên.Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Giáo Viên.
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Giáo Viên.
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công ViệcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
 
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
 
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEANLuận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
 

46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành-kinh-tế-trong-thời-đại-CMCN-4.0-trên-địa-bàn-thành-phố-Hà-Nội.docx

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC" CỦA ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN NĂM 2020 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ NĂNG MỀM ĐẾN CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội
  • 2. Hà Nội, năm 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC" CỦA ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN NĂM 2020 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ NĂNG MỀM ĐẾN CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung (trưởng nhóm) MSV: 11173618 Giới tính: Nữ Nguyễn Thị Giang MSV: 11171181 Giới tính: Nữ Nguyễn Thị Thủy MSV: 11174658 Giới tính: Nữ Lê Mai Trang MSV: 11174825 Giới tính: Nữ Nguyễn Thị Hồng Vân MSV: 11175255 Giới tính: Nữ Khoa/Viện: Viện Kế toán – Kiểm toán Người hướng dẫn khoa học: ThS. Phạm Trần Minh Trang Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội
  • 3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Ý nghĩa 1 KMO Hệ số thể hiện mức độ thích hợp của tương quan nội tại các biến quan sát 2 EFA Phân tích nhân tố khám phá 3 SPSS Phần mềm thống kê dành cho nghiên cứu xã hội học 4 ANOVA Phương pháp phân tích phương sai 5 TMCP Thương mại cổ phần 6 VP BANK Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng 7 CMCN Cách mạng công nghệ 8 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc 9 KDQT Kinh doanh quốc tế
  • 4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 1.2 Tổng quan nghiên cứu .........................................................................................3 1.2.1 Tổng quan nghiên cứu trên thế giới.................................................................3 1.2.2 Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam................................................................6 1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .....................................................9 1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................9 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................10 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................11 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................11 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................11 1.5 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................11 1.6 Cấu trúc đề tài...................................................................................................12 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...........................................................13 2.1 Các khái niệm liên quan ....................................................................................13 2.1.1 Kỹ năng mềm và cách mạng công nghiệp 4.0...............................................13 2.1.1.1 Cuộc cách mạng cộng công nghiệp 4.0 ..................................................13 2.1.1.2 Kỹ năng..................................................................................................14 2.1.1.3 Kỹ năng mềm.........................................................................................17 2.1.1.4 Mối quan hệ giữa kỹ năng mềm và Cách mạng Công nghiệp 4.0..........24 2.1.2 Cơ hội việc làm và cơ hội việc làm trong thời đại công nghệ 4.0.................26 _Toc42863056
  • 5. 2.1.2.1 Cơ hội việc làm.......................................................................................27 2.1.2.2 Mối quan hệ giữa cơ hội làm việc và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 32 2.2 Các lý thuyết có liên quan .................................................................................35 2.2.1 Mô hình “Những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cơ hội việc làm” ........35 2.2.2 Các nghiên cứu có liên quan..........................................................................38 2.2.2.1. Nghiên cứu “Ảnh hưởng của kiến thức và kỹ năng đến cơ hội viêc làm” bởi CBI và các trường Đại học ở Anh quốc(2007).............................................38 2.2.2.2 Các bài báo và các tổ chức chính phủ.....................................................39 2.3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ....................................................................43 2.3.1 Mô hình nghiên cứu.......................................................................................43 2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu....................................................................................43 2.3.1 Các biến độc lập.............................................................................................44 2.3.1.1 Kĩ năng “Sáng tạo” .................................................................................44 2.3.1.2 Kĩ năng “Thích nghi”..............................................................................46 2.3.1.3 Kỹ năng “Làm việc nhóm” ....................................................................48 2.3.1.4 Kỹ năng công nghệ ................................................................................49 2.3.1.6 Trí thông minh cảm xúc.........................................................................53 2.3.2 Biến phụ thuộc...............................................................................................55 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................57 3.1 Quy trình nghiên cứu.........................................................................................57 3.2 Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................................58 3.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp................................................................................58 3.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp..................................................................................59 3.2.2.1 Xác định đối tượng khảo sát ...................................................................59
  • 6. 3.2.2.1.1 Đối tượng khảo sát “Ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm của sinh viên ngành Kinh tế đã tốt nghiệp trong vòng 1-2 năm’’ ......................59 3.2.1.1.2 Đối tượng khảo sát: “Thực trạng và nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên ngành Kinh tế trên địa bàn Hà Nội”....................................................59 3.2.2.2 Xác định quy mô mẫu và phương pháp chọn mẫu .................................60 3.2.2.2.1 Quy mô mẫu và phương pháp chọn mẫu của khảo sát nghiên cứu “Ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm của sinh viên ngành Kinh tế đã tốt nghiệp trong vòng 1-2 năm ’’ .............................................................................60 3.2.2.2.2 Quy mô mẫu và phương pháp chọn mẫu của khảo sát nghiên cứu 3.2.2.3 Phỏng vấn sâu .........................................................................................61 3.2.2.4 Thiết kế điều tra ......................................................................................63 3.2.2.4.1 Thiết kế điều tra khảo sát “Ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm của sinh viên ngành Kinh tế đã tốt nghiệp trong vòng 1-2 năm”.........63 3.2.2.4.2 Thiết kế điều tra khảo sát “Khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo về kỹ năng mềm của sinh viên”...............................................................................66 3.2.2.5 Khảo sát thử nghiệm ...............................................................................66 3.2.2.6 Điều chỉnh lại bảng hỏi...........................................................................66 3.2.2.7 Khảo sát chính thức.................................................................................66 3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu .....................................................................67 3.3.1 Phân tích dữ liệu thứ cấp ...............................................................................67 3.3.2 Phân tích dữ liệu sơ cấp.................................................................................67 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU..................69 4.1 Kết quả nghiên cứu và phân tích dữ liệu của khảo sát ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm của sinh viên khối ngành kinh tế đã tốt nghiệp trong vòng 1-2 năm ..................................................................................................69 4.1.1 Thống kê mô tả các biến quan sát..................................................................69
  • 7. 4.1.1.1 Mẫu nghiên cứu theo giới tính................................................................69 4.1.1.2 Mẫu nghiên cứu theo các trường đại học................................................70 4.1.1.3 Mẫu nghiên cứu theo ngành học.............................................................71 4.1.1.4 Mẫu nghiên cứu theo mức lương khởi điểm...........................................72 4.1.1.5 Mẫu nghiên cứu theo vị trí đảm nhiệm...................................................73 4.1.2 Kiểm định độ tin cậy......................................................................................74 4.1.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo .........................................................74 4.1.2.1.1 Nhân tố “Làm việc nhóm” ...................................................................74 4.1.2.1.2 Nhân tố “Trí thông minh cảm xúc”.....................................................75 4.1.2.1.3 Nhân tố “Giao tiếp”.............................................................................76 4.1.2.1.4 Nhân tố “Công nghệ”..........................................................................76 4.1.2.1.5 Nhân tố “Sáng tạo” .............................................................................77 4.1.3 Phân tích nhân tố khám phá nhóm EFA........................................................78 4.1.3.1 Phân tích nhân tố EFA các biến độc lập .................................................79 4.1.5 Kết quả phân tích tương quan........................................................................82 4.1.6 Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết.................................83 4.1.6.1 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính......................................................83 4.7 Kết quả kiểm định sự khác biệt về thời gian có việc làm giữa các nhóm sinh viên và kiểm định giả thuyết ...................................................................................90 4.7.1 Phân tích sự khác biệt về thời gian có việc làm của sinh viên theo giới tính .......90 4.7.2 Phân tích sự khác biệt về thời gian có việc làm của sinh viên theo ngành học.......91 4.7.3 Phân tích sự khác biệt về hành vi có việc làm của sinh viên theo trường học ..96 4.7.8 Tổng hợp kết quả phân tích ANOVA và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu...99 4.2 Kết quả nghiên cứu khảo sát thực trạng và nhu cầu đạo tạo kỹ năng mềm của sinh viên............................................................................................................100
  • 8. 4.2.1. Đặc điểm nhân khẩu học.............................................................................100 4.2.2 Đánh giá mức độ thành thạo kỹ năng mềm của sinh viên...........................101 4.2.3 Đánh giá về sự cần thiết của kỹ năng mềm .................................................103 4.2.4 Các cách rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên..........................................104 4.2.5 Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về việc đào tạo kỹ năng mềm ở trường Đại học..................................................................................................................105 4.2.6 Mong muốn của sinh viên về hình thức đào tạo kỹ năng mềm ở trường Đại học106 4.2.7. Đánh giá các kỹ năng được nhà tuyển dụng đánh giá cao..........................106 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................108 5.1. Luận bàn về kết quả nghiên cứu....................................................................108 5.1.1. Tóm tắt và đánh giá kết quả nghiên cứu.....................................................108 5.2 Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai ................109 5.2.1. Hạn chế của đề tài.......................................................................................109 5.2.2. Định hướng cho cac nghên cứu khác nhau.................................................109 5.3 Thực trạng và nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm...............................................113 5.4 Một số giải pháp, kiến nghị .............................................................................118 5.4. 1 Đối với nhà trường......................................................................................118 5.4.2. Đối với sinh viên........................................................................................122 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................124
  • 9. DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ Bảng 2.1: Thang đo kỹ năng “Sáng tạo”.......................................................................45 Bảng 2.2: Thang đo kỹ năng “Thích nghi”....................................................................47 Bảng 2.3: Thang đo kỹ năng “Làm việc nhóm”............................................................48 Bảng 2.4: Thang đo kỹ năng “Công nghệ”....................................................................50 Bảng 2.5: Thang đo kỹ năng “Giao tiếp” ......................................................................52 Bảng 2.6: Thang đo kỹ năng “Cảm xúc”.......................................................................54 Bảng 3.1: Quy mô mẫu điều tra bằng phương pháp lấy mẫu xác suất..........................61 Bảng 3.2: Cấu trúc câu hỏi (Chi tiết ở phục lục 2)........................................................65 Bảng 4.1 Cơ cấu mẫu sinh viên đã tốt nghiệp theo giới tính ........................................69 Bảng 4.2 Cơ cấu mẫu sinh viên đã tốt nghiệp theo trường học ....................................70 Bảng 4.3 Cơ cấu mẫu sinh viên đã tốt nghiệp theo ngành học .....................................71 Bảng 4.4 Cơ cấu mẫu sinh viên đã tốt nghiệp theo mức lương khởi điểm ...................72 Bảng 4.5 Cơ cấu mẫu sinh viên đã tốt nghiệp theo vị trí đảm nhiệm ...........................73 Bảng 4.6 Kiểm định độ tin cậy nhân tố “Làm việc nhóm” ...........................................74 Bảng 4.7 Kiểm định độ tin cậy nhân tố “Trí thông minh cảm xúc”..............................75 Bảng 4.8 Kiểm định độ tin cậy nhân tố “Giao tiếp”......................................................76 Bảng 4.9 Kiểm định độ tin cậy nhân tố “Công nghệ”...................................................77 Bảng 4.10 Kiểm định độ tin cậy nhân tố “Sáng tạo” ....................................................77 Bảng 4.11 Phân tích nhân tố EFA các biến độc lập ......................................................79 Bảng 4.12 Kiểm định độ tin cậy nhân tố mới “Giao tiếp và tạo lập mối quan hệ”..............81 Bảng 4.13 Hệ số tương quan giữa các nhóm nhân tố....................................................83 Bảng 4.14 Bảng sơ lược mô hình hồi quy các nhân tố..................................................84 Bảng 4.15 Kết quả phân tích ANOVA của hồi quy tuyến tính bội...............................85 Bảng 4.16 Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa .....................................................................85 Bảng 4.17: Hệ số hồi quy chuẩn hóa............................................................................88
  • 10. Bảng 4.18 Kiểm định các giả thuyết chính....................................................................89 Bảng 4.17 Kết quả kiểm định T-test so sánh sự khác biệt thời gian có việc làm như kỳ vọng của sinh viên theo giới tính...................................................................................90 Bảng 4.18 Kết quả One-way ANOVA so sánh thời gian có việc làm như kỳ vọng của sinh viên theo nhóm ngành............................................................................................92 Bảng 4.19 Kết quả kiểm định Welch so sánh về thời gian có việc làm như kỳ vọng của sinh viên theo trường học ..............................................................................................96 TG..................................................................................................................................96 Bảng 4.20 Tổng hợp kết quả phân tích ANOVA và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................................................99 Bảng 4.21 Cơ cấu mẫu sinh viên theo các trường Đại học .........................................100 Bảng 4.22 Cơ cấu mẫu sinh viên theo năm học ..........................................................101 Bảng 4.23 Mức độ thành thạo kỹ năng mềm của sinh viên ........................................102 Bảng 4.24 Đánh giá sự cần thiết của kỹ năng mềm của sinh viên ..............................103 Bảng 4.25 Cách rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên ..............................................104 Bảng 4.26 Sự hài lòng của sinh viên về việc đào tạo kỹ năng mềm ở trường Đại học .....................................................................................................................................105 Bảng 4.27 Các kỹ năng sinh viên cho rằng nhà tuyển dụng đánh giá cao ..................106 Hình 2.1 Mô hình “Những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cơ hội việc làm” bởi Dacre Pool và Sewell (2007).........................................................................................36 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................43 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.....................................................................................57
  • 11. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng và toàn diện trên quy mô toàn cầu, với sự chuyển dịch mang tính nền tảng về nguồn vốn, lao động, phương thức sản xuất và mô hình tăng trưởng. Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào công nghệ và đổi mới, sáng tạo. Đây chính là những động lực không giới hạn thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, sử dụng vốn, lao động phổ thông - là những yếu tố đầu vào luôn có giới hạn. Nhiều mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ mới đã được ra đời, tận dụng triệt để trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), Internet vạn vật (Internet of things, dữ liệu lớn (Big Data), chia sẻ dữ liệu (Blockchain)…dự báo sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất và quản lý trên toàn thế giới, thúc đẩy sản xuất, tăng năng suất, tính linh hoạt và hiệu quả, giảm đáng kể các loại chi phí, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, qua đó làm giảm giá cả hàng hóa, dịch vụ và tăng mức độ cạnh tranh sản phẩm. Sự thay đổi và xuất hiện các mô hình kinh doanh mới cũng có tác động sâu sắc đến bối cảnh công việc và tất yếu sẽ dẫn đến thay đổi trong yêu cầu phát triển nguồn nhân lực. Tại Việt Nam, cụm từ "kinh tế chia sẻ" được nhắc tới khá nhiều trong vài năm trở lại đây. Mô hình này được gắn với các tên tuổi từ các doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài như: Uber, Grab, Airbnb. Tiếp đó là sự xuất hiện của hàng loạt start-up trong nước như: Ahamove, jupviec.vn, Cơm mẹ nấu hay Luxstay. Kết quả của các mô hình trên đã và đang cho thấy cơ hội và khả năng phát triển mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam. Loại hình dịch vụ mới này được cho là nguyên nhân khiến các hãng taxi truyền thống lao đao. Trong đó, “nạn nhân” lớn nhất là Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh (Mai Linh). Nhiều lĩnh vực kinh tế khác cũng không nằm ngoài tác động của cách mạng công nghiệp 4.0. Fintech (Financial technology) đã góp phần làm thay đổi sâu sắc diện mạo của ngành tài chính – ngân hàng ở Việt Nam. Những hệ thống này giúp giảm chi
  • 12. 2 phí của các dịch vụ tài chính, loại bỏ các khâu trung gian và giúp các dịch vụ tài chính đạt đến mức độ hiệu quả nhất. Theo thống kê ngân hàng VP BANK năm 2019 có khoảng 96% lượng giao dịch được thực hiện qua các ứng dụng ngân hàng điện tử và hệ thống ngân hàng tự động và khoảng 4% lượng giao dịch là trực tiếp ở các quầy giao dịch. Tại ngân hàng VPBank trong năm 2019, đã có hơn 2.000 nhân sự bị cắt giảm, chiếm gần 20% tổng số nhân viên so với hồi đầu năm. Không chỉ VPBank, số lượng nhân viên cắt giảm tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) năm qua cũng tới hơn 1.400 người, chiếm tỷ lệ gần 20% nhân sự của ngân hàng. Ngoài 2 cái tên nêu trên, nhiều ngân hàng thương mại như Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)... năm qua cũng đã cắt giảm từ 200-300 nhân viên. Tính chung trong hệ thống, số lượng nhân viên các ngân hàng này cắt giảm năm qua lên tới hơn 4.000 người. Sự thay đổi nhu cầu nhân sự cho thấy, các ngân hàng đang có chính sách điều chỉnh nguồn nhân lực theo hướng tăng nhân lực mảng công nghệ, tư vấn, ra quyết định và giảm nhân lực trong các lĩnh vực tác nghiệp, các lĩnh vực tự động hóa - nơi máy móc có thể làm tốt hơn con người. Nguồn lao động của Việt Nam tương đối dồi dào nhưng chủ yếu là lao động tay nghề thấp, vì vậy dễ dàng bị thay thế bởi máy móc. Thực tế, tuy Việt Nam đang ở trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, thời kỳ mà dân số trong độ tuổi lao động cao nhất( Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2019 ước tính là 48,8 triệu người, chiếm khoảng 50,8% tổng dân số) nhưng nguồn nhân lực của nước ta, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao lại thiếu hụt về số lượng, hạn chế về chất lượng và bất cập về cơ cấu. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp của những người đã qua đào tạo nghề nghiệp, đặc biệt của những người có trình độ Đại học lại không phải là thấp. Đây có thể coi là một nghịch lý tồn tại trong một nền kinh tế khi nguồn nhân lực đã qua đào tạo trở nên dôi dư khi nhu cầu vẫn còn rất lớn. Điều này cho thấy sự mất cân bằng giữa cung và cầu của bậc giáo dục Đại học. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động của năm 2019 ước tính gần 1,1 triệu người, thất nghiệp của lao động thanh niên trong độ tuổi lao động 15-24 ước khoảng 428,5 nghìn người, chiếm 38,7% tổng số lao động thất nghiệp, cao gấp 3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung.
  • 13. 3 Có thể nói Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra vô số thách thức trong vấn đề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Trước thực trạng vấn đề này, người lao động phải luôn theo kịp xu hướng, tập trung học hỏi để đáp ứng yêu cầu không chỉ về trình độ chuyên môn mà còn phải trau dồi về ngoại ngữ, kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng hợp tác, sáng tạo hay nhiều kỹ năng mềm khác. Sự tiến bộ trong công nghệ dù mang có đến hiệu suất công việc cao hơn, tuy nhiên robot cũng có những đặc thù không thể thay thế hoàn toàn được con người. Chẳng hạn như các ngành nghề yêu cầu sự sáng tạo và trí tưởng tượng cao như thiết kế thời trang, đồ họa, lập trình… là những ngành đòi hỏi bộ óc bàn tay và khối óc sáng tạo của con người. Ở một khía cạnh khác, robot hoàn toàn không có khả năng thấu hiểu con người, không một robot nào có thể thay thế được bác sĩ tâm lý để tư vấn cho bệnh nhân, những vị trí nghề nghiệp đòi hỏi phải tiếp xúc với nhiều người như chuyên viên tuyển dụng, nhà hoạch định chiến lược, giáo viên… đòi hỏi bộ óc linh hoạt, khéo léo. Nhà kinh tế học Chris Delon của Deloitte dự đoán, trong tương lai, hơn 80% công việc vẫn sẽ cần đến con người. Yêu cầu đặt ra là lực lượng lao động phải không ngừng nâng cao các kỹ năng để sẵn sàng theo kịp những đổi mới trong công nghệ Trường Đại học là nơi dẫn dắt tư duy và tạo động lực cho sinh viên cùng kết nối với thị trường và doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu nhân lực, các trường phải thích ứng và thay đổi hoạt động đào tạo. Xuất phát từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm của sinh viên ngành kinh trong thời đại công nghiệp 4.0 trên địa bàn thành phố Hà Nội.” Nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần hữu ích giúp các trường Đại học có định hướng cải thiện và nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên, đặc biệt là những kỹ năng được đánh giá cao và xem là thiết yếu trong thời đại công nghệ 4.0, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nền kinh tế đất nước trong bối cảnh hội nhập. 1.2 Tổng quan nghiên cứu 1.2.1 Tổng quan nghiên cứu trên thế giới
  • 14. 4 Nghiên cứu về tương lai của công việc năm 2018 của Diễn đàn Kinh tế Thế khảo sát hơn 350 giám đốc và giám đốc điều hành trong 9 ngành công nghiệp lớn nhất thế giới đã kết luận rằng kỹ năng mềm cần thiết trong cả hai ngành nghề cũ và mới sẽ thay đổi trong hầu hết các ngành công nghiệp và thay đổi cách thức và nơi mọi người làm việc. Báo cáo nghiên cứu liệt kê 10 kỹ năng mà họ cảm thấy cần thiết cho tương lai. Theo báo cáo, "Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ gây ra sự gián đoạn rộng rãi không chỉ cho các mô hình kinh doanh mà còn cho thị trường lao động trong năm năm tới, với sự thay đổi to lớn được dự đoán trong bộ kỹ năng cần thiết để phát triển mạnh trong bối cảnh mới. Bộ 3 kỹ năng hàng đầu mà họ tin rằng sẽ cần có bao gồm kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp, kỹ năng tư duy phê phán và kỹ năng sáng tạo’’. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh sự tự động hóa và công nghệ AI (Artificial Intelligence) đang ngày càng chiếm ưu thế mạnh mẽ, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng tư duy phản biện và kỹ năng giao tiếp chính là những kỹ năng giúp thế hệ nhân lực tiếp theo vượt trội hơn máy móc. Đồng quan điểm với các nhà tuyển dụng, hơn 90% chuyên gia giáo dục tin rằng việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ những kỹ năng mới là vô cùng cần thiết. Cũng nghiên cứu tương tự, năm 2018 được đưa ra bởi tác giả Cinda Daly hiện là Giám đốc điều hành của Knowledge Workers Pro tổng hợp 6 kỹ năng hàng đầu đối với người lao động để nâng cao hiệu suất lao động trong thời đại cách mạng số là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thích nghi, kỹ năng tổ chức, kỹ năng giải quyết xung đột. Năm 2018 tập đoàn Deloitte và Manufacturing Institute đã nghiên cứu về “Khoảng cách kỹ năng’’và kết quả cho thấy khoảng cách về kỹ năng có thể khiến khoảng 2,4 triệu việc làm được ra đời trong khoảng thời gian từ 2018 đến 2028, với tác động kinh tế tiềm năng là 2,5 nghìn tỷ. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy rằng các vị trí liên quan đến tài năng kỹ thuật số, sản xuất có kỹ năng và các nhà quản lý vận hành có thể khó gấp ba lần trong ba năm tới.Tuy nhiên, để có thể nắm bắt cơ hội, người lao động cần rút ngắn sự chênh lệch về năng suất lao động trước máy móc. Nghiên cứu còn đưa ra dẫn chứng về những tiêu chuẩn mà nhà tuyển dụng yêu cầu ở một ứng viên
  • 15. 5 tương lai, cụ thể, có đến 2/3 nhà quản trị mong muốn nhân viên của mình có “khả năng thích nghi và tích lũy’’ những kỹ năng mới để đáp ứng nhu cầu công việc. Bên cạnh đó một số nghiên cứu nhận thức của các sinh viên về vấn đề kỹ năng mềm và cơ hội việc làm, Ainol Mardhiyah Rahmatc và các cộng sự đã điều tra nhận thức sinh viên các trường Đại học Malaysia về các kỹ năng Công nghiệp 4.0 và sự chuẩn bị sẵn sàng cho nghề nghiệp trong tương lai dựa trên các kỹ năng quan trọng mà họ có. Các sinh viên được hỏi đại diện cho sinh viên năm cuối ở các trường Đại học Malaysia. Kết quả cho thấy, một số kỹ năng đã quen thuộc với người được hỏi, nhưng một số người được hỏi cho biết họ không quen thuộc với nhiều kỹ năng mà nhóm nguyên cứu đã chia sẻ bao gồm các kĩ năng là: giải quyết vấn đề phức tạp, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, quản lý nhân dân, phối hợp với người khác, trí tuệ cảm xúc, ra quyết định, định hướng dịch vụ, đàm phán và nhận thức. Điều này đặt ra câu hỏi về mức độ sẵn sàng nghề nghiệp thực tế của sinh viên các trường Đại học Malaysia liên quan đến kỷ nguyên Công nghiệp 4.0 và thế giới công việc trong tương lai. Những kỹ năng quan trọng này là thách thức cho thế hệ trẻ có được mà không cần nỗ lực lâu dài và có định hướng. Hơn nữa, việc không có được những kỹ năng này sẽ làm giảm mức độ sẵn sàng nghề nghiệp của thế hệ lao động trẻ trong tương lai. Sự sẵn sàng nghề nghiệp là cầu nối hoặc giai đoạn chuẩn bị báo hiệu sự giao thoa từ “cuộc sống từ khuôn viên nhà trường” vào thế giới công việc. Rất có khả năng sinh viên Đại học chưa sẵn sàng cho sự nghiệp trong tương lai sẽ phải chịu số phận nằm dưới đáy của thị trường việc làm trong tương lai. Ann-Marie Claudia Williams (2015) đã thực hiện nghiên cứu điều tra nhận thức của sinh viên và người tuyển dụng liên quan đến các kỹ năng mềm cần thiết để thành công trong việc làm trong tương lai. Các cuộc phỏng vấn trực tiếp cá nhân đã được sử dụng để thu thập dữ liệu từ 12 sinh viên kinh doanh và 7 nhà tuyển dụng. Kết quả chỉ ra rằng những kỹ năng mềm quan trọng trong đó kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng nhất mà hầu hết các sinh viên cần cải thiện. Một nghiên cứu khác điều tra nhận thức của sinh viên về c kỹ năng này, Shaheen Majid và cộng sự (2012) đã điều tra nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của các kỹ năng mềm đối với giáo dục và việc làm của họ. Một bảng câu hỏi đã được sử dụng để thu thập dữ liệu và sinh viên
  • 16. 6 quản lý kinh doanh từ bốn trường Đại học ở Singapore đã tham gia vào nghiên cứu này. Kết quả cho thấy, nhìn chung các sinh viên ngành quản lý kinh doanh tại Singapore đã nhận thức được tầm quan trọng của các kỹ năng mềm đối với việc làm và thăng tiến nghề nghiệp. Tuy nhiên, kỹ năng giao tiếp được các sinh viên nhận thấy là ít quan trọng nhất và có lẽ đó là lý do tại sao họ không cố gắng cải thiện các kỹ năng này. Đây là một vấn đề đáng quan tâm vì nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm mà nhà tuyển dụng mong muốn nhất. Do đó, cần phải tạo ra nhận thức trong các sinh viên về tầm quan trọng của các kỹ năng giao tiếp đối với sự thăng tiến nghề nghiệp và cách phát triển và thực hành các kỹ năng đó. Một phát hiện khác có liên quan là phần lớn các sinh viên bày tỏ quan điểm rằng mong muốn rằng các trường Đại học nên xem xét cẩn thận và kết hợp các kỹ năng mềm vào chương trình giảng dạy một cách phù hợp. Có thể nhận thấy, các nghiên cứu đều nhấn mạnh sự ảnh hưởng của CMCN 4.0 đến việc làm tương lai và thị trường lao động . Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng sinh viên có thể nhận thức tầm quan trọng của kỹ năng mềm, tuy nhiên, họ chỉ mới dừng lại ở mức độ hiểu trên lý thuyết chứ chưa thực sự nhận thức ứng dụng của kỹ năng mềm vào việc làm tương lai, đặc biệt là việc làm trong thời đại CMCN 4.0. Trong khi kỹ năng giao tiếp được đánh giá là một trong số những kỹ năng quan trọng nhưng có nhóm sinh viên cho rằng đây là kỹ năng ít quan trọng nhất. Do vậy nhóm nghiên cứu tiến nghiên cứu những kỹ năng mềm sẽ được đánh giá là quan trọng và cần thiết cho việc làm trong thời đại số hóa bởi nhà tuyển dụng và điều tra nhận thức cũng như mực độ thành thạo kỹ năng mềm của sinh viên. Từ đó các trường Đại học có thể giúp các trường xây dựng chương trình đào tạo đảm bảo chất lượng đầu ra lao động theo nhu cầu. 1.2.2 Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam Năm 2016, Phan Thị Ngọc Khuyên và Nguyễn Huy Hoàng với nghiên cứu hiện trạng việc làm và các nhân tố kỹ năng cần thiết cho việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên ngành kinh doanh quốc tế trường Đại học Cần Thơ đã cho thấy hiện trạng việc làm của sinh viên ngành kinh doanh quốc tế sau khi tốt đã đề xuất bộ tiêu chí bao
  • 17. 7 gồm 36 kỹ năng. Để đánh giá sự cần thiết của các kỹ năng, 36 kỹ năng nêu ra trong mô hình đều đạt được ý nghĩa là cần thiết cho công việc. Từ kết quả ma trận xoay các nhân tố, các tiêu chí kỹ năng được gom thành 8 nhóm với hệ số điểm nhân tố và đặt tên lại, cụ thể là: “Kỹ năng bán hàng, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao dịch, kỹ năng nghiệp vụ ngoại thương, kỹ năng ứng dụng tin học, kỹ năng hợp tác và tự làm việc, kỹ năng tự chủ và thích ứng, kỹ năng giao tiếp”. Ba nhóm nhân tố kỹ năng là kỹ năng bán hàng, kỹ năng ứng dụng tin học và kỹ năng hợp tác và tự làm việc có ý nghĩa thống kê đến khả năng có được việc làm của cử nhân KDQT trong khi kỹ năng nghiệp vụ ngoại thương lại không có ý nghĩa. Ngoài ra, các nhân tố kỹ năng trong kết quả nghiên cứu còn đại diện cho các tiêu chí kỹ năng được sắp xếp mang tính thực tiễn cao, có thể tham khảo để xây dựng thành các học phần trong chương trình đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh những kĩ năng cơ bản như kỹ năng hợp tác, giao tiếp hay thích ứng, một số kỹ năng còn lại có tính chất đặc thù chuyên ngành. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng chưa đề cập được đến vấn đề thay đổi việc làm trong thời đại công nghiệp 4.0 là một số những kỹ năng truyền thống có thể bị thay thế bởi một số kỹ năng mới. Năm 2018, Lê Thị Hoài Lan đã nghiên cứu phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khoa kinh tế theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Theo quy chế đào tạo Đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội, chuẩn đầu ra là những quy định về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ ý thức và phẩm chất của người học, công việc mà người học có thể đảm nhận được sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ đào tạo và hệ thống văn bằng. Tiếp cận chuẩn đầu ra là phát triển chương trình đào tạo, tổ chức quá trình đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo, hướng người học sau khi tốt nghiệp đạt tới các chuẩn mực hành nghề (chuẩn đầu ra) và đáp ứng yêu cầu xã hội. Qua nghiên cứu cho thấy vai trò của kỹ năng mềm trong nghề nghiệp và cuộc sống con người đã được đa số sinh viên nhận thức một cách tương đối đầy đủ và được coi trọng đối với công việc và cuộc sống của họ trong học tập rèn luyện tại trường cũng như nghề nghiệp và cuộc sống sau khi ra trường, đây chính là thuận lợi và là tiền đề cơ bản, quan trọng cho hoạt động phát triển kỹ năng mềm. Bài nghiên cứu đã đề xuất 10 kỹ năng mềm được xem cần thiết cho quá trình hình thành năng lực thực hiện cho sinh viên sau khi ra trường bao gồm: “Kỹ năng thuyết phục, kỹ năng trả lời phỏng vấn, kỹ năng giao tiếp,
  • 18. 8 kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng xác định giá trị và gìn giữ giá trị đã lựa chọn, kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân”. Kết quả nghiên cứu cho thấy thông qua hoạt động đào tạo kỹ năng mềm của nhà trường tiếp cận theo chuẩn đầu ra, một số kỹ năng được giảng viên và sinh viên đánh giá kết quả thực hiện với điểm trung bình cao: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc. 4 kỹ năng có điểm trung bình thấp là: kỹ năng xác định giá trị và giữ gìn giá trị đã lựa chọn; kỹ năng trả lời phỏng vấn, kỹ năng tư duy sáng tạo; đặc biệt kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng có điểm trung bình thấp nhất. Như vậy, từ kết quả khảo sát và phân tích trên có thể đưa ra nhận định: Một số kỹ năng mềm đã được tích hợp trong chuẩn đầu ra của các ngành ngoài sư phạm. Tuy nhiên, các kỹ năng mềm tích hợp trong chuẩn đầu ra chưa đầy đủ, chỉ tập trung phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên phục vụ các hoạt động giáo dục và đào tạo, chưa thực sự hiệu quả trong việc đào tạo những kỹ năng mềm bổ trợ hoạt động nghề nghiệp, đặc biệt là những kỹ năng đòi hỏi sự linh hoạt, nhanh nhẹn, nhạy bén. Cũng năm 2018, nhóm nghiên cứu Nguyễn Bá Hân và Bùi Thị Ngọc Hoa tại trường Đại học Lâm nghiệp. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng và nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh , trường Đại học Lâm nghiệp. Kết quả khảo sát ngẫu nhiên 318 sinh viên đang học tập tại trường bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu cho thấy, hiện nay hầu hết sinh viên còn khó khăn, lúng túng khi thực hành các kỹ năng mềm, chưa có định hướng đúng đắn cho việc phát triển và hoàn thiện kỹ năng mềm mặc dù Nhà trường đã chú trọng đến việc đào tạo và rèn luyện kỹ năng cho sinh viên. Đánh giá về chất lượng công tác đào tạo kỹ năng mềm cho thấy có phần lớn số sinh viên được hỏi đánh giá việc giảng dạy các môn học liên quan trực tiếp đến kỹ năng mềm ở trên lớp ở trên mức trung bình. Về hoạt động tình nguyện, đoàn hội được đánh giá tốt hơn. Sinh viên cho rằng hoạt động đó là khá thành công và cho rằng hoạt động tình nguyện đã được tổ chức tốt, đáp ứng được nhu cầu nâng cao kỹ năng mềm của sinh viên. Nguyên nhân là do quan điểm, nhận thức và ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên, cùng với những khó khăn
  • 19. 9 và hạn chế về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho đào tạo kỹ năng mềm của Nhà trường. Có thể nhận thấy, các nghiên cứu trên đều có kết quả cho thấy phần lớn sinh viên đều nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong cuộc sống và trong công việc tuy nhiên khi tự đánh giá về mức độ thành thạo kỹ năng mềm của bản thân thì chỉ ở mức trung bình hoặc dưới mức trung bình. Nhận thức của sinh viên chưa đủ lớn để tạo động lực giúp họ chủ động tìm kiếm các cơ hội tích lũy, trau dồi kỹ năng mềm. Hơn nữa cũng thấy rằng đánh giá chất lượng đào tạo kỹ năng mềm ở trường dù có tích cực hơn ở một số kỹ năng tuy nhiên những kỹ năng đòi hỏi tính sáng tạo, linh hoạt mà có thể được đánh giá cao trong thời đại CMCN 4.0 thì vẫn còn nhiều hạn chế. Nhà trường nên có sự định hướng những kỹ năng mềm quan trọng cho sinh viên và có thiết kế chương trình đào tạo tích hợp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong thời đại số. Các bài nghiên cứu trên chỉ nghiên thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên hoặc nghiên cứu kỹ năng mềm như một nhân tố ảnh hưởng đến cơ hội được tuyển dụng sau tốt nghiệp mà chưa nghiên cứu cụ thể ảnh hưởng của từng kỹ năng đến cơ hội việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên. Ngoài ra những nghiên cứu trên chỉ khảo sát trong phạm vi tại một ngành, một trường hoặc một khu vực cụ thể chưa có sự nghiên cứu ảnh hưởng tới đối tượng sinh viên giữa các trường học, ngành học. Bộ kỹ năng mà các nghiên cứu đề xuất chỉ cho đối tượng sinh viên thuộc cụ thể một số ngành cụ thể và cũng là những kỹ năng truyền thống. Do vậy, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm của sinh viên ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội, từ đó có thể đưa ra bộ kỹ năng mềm cần thiết cho việc làm của sinh viên ngành kinh tế nói chung đồng thời đánh giá thực trạng đào tạo kỹ năng mềm ở các trường Đại học, giữa các trường Đại học đào tạo Kinh tế trên địa bàn Hà Nội. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu
  • 20. 10 Thứ nhất, đưa ra bộ kỹ năng mềm cần thiết và có ảnh hưởng quyết định tới cơ hội việc làm của sinh viên khối ngành kinh tế sau khi tốt nghiệp trong thời đại Công nghiệp 4.0. Thứ hai, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của từng kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm của sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội. Thứ ba, đánh giá thực trạng và nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội. Thứ tư, chỉ ra khoảng cách giữa thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên chưa tốt nghiệp với yêu cầu về các kỹ năng mềm cần có khi tuyển dụng. Thứ năm, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo kỹ năng mềm ở các trường Đại học, đồng thời đưa ra các phương pháp giúp sinh viên hoàn thiện và phát triển kỹ năng mềm của bản thân. 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện những mục tiêu trên, nhóm nghiên cứu cần phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau: Thứ nhất, sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến yêu cầu nguồn nhân lực là như thế nào ? Thứ hai, những kỹ năng mềm nào có ảnh hưởng quan trọng đến việc làm trong thời đại 4.0 và sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao ? Thứ ba, mức tác động của từng kỹ năng đến cơ hội việc làm sẽ như thế nào ? Thứ tư, có hay không sự khác biệt về cơ hội việc làm giữa các nhóm sinh viên thuộc các trường Đại học khác nhau ? Thứ năm, có hay không sự khác biệt về cơ hội việc làm giữa các nhóm sinh viên thuộc các ngành học khác nhau ? Thứ sáu, có hay không sự khác biệt về cơ hội việc làm giữa các nhóm sinh viên có giới tính khác nhau ? Thứ bảy, mức độ thành thạo kỹ năng mềm của sinh viên hiện nay có đạt so với yêu cầu khi tuyển dụng hay không ?
  • 21. 11 Thứ tám, những thách thức mà sinh viên khối ngành kinh tế phải đối mặt so với những khối ngành khác là gì ? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu “Ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm của sinh viên ngành Kinh tế đã tốt nghiệp trong vòng 1-2 năm ’’: Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Kinh tế đã tốt nghiệp trong vòng 1-2 năm. Đối tượng nghiên cứu “Thực trạng và nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên ngành Kinh tế”: Thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên ngành Kinh tế và thực trạng đào tạo kỹ năng mềm ở các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nhóm nghiên cứu lựa chọn thực hiện ở 4 trường Đại học đào tạo ngành Kinh tế lớn tại Hà Nội là trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng và HVtài chính . Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ 15/1/2020- 15/4/2020. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Nhằm mục tiêu đánh giá đúng ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm và thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhóm nghiên cứu sử dụng kết hợp linh hoạt giữa hai hương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nhóm nghiên cứu sử dụng nghiên cứu định tính với mục đích với mục đích khai thác sâu hơn góc nhìn cũng như điều chỉnh và bổ sung cho các vấn đề cần khảo sát. Nghiên cứu định lượng được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết và dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu định tính trước đó Sau khi xây dựng khung nghiên cứu lý huyết, nhóm tiến hành quá trình thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua sách, báo, các công trình nghiên cứu có liên quan; thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách phát phiếu khảo sát tớisinh viên đã tốt nghiệp trong vòng 1-2 năm đổ lại và sinh viên của bốn trường: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương và HVNgân hàng và HVtài chính, từ đó tiến hành xử lý dữ liệu và đưa ra kết luận cuối cùng. Nội dung của phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể ở Chương 3.
  • 22. 12 1.6 Cấu trúc đề tài Ngoài phần mục lục, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Thực trạng và nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên ngành kinh tế và một số đóng góp, kiến nghị
  • 23. 13 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Các khái niệm liên quan 2.1.1 Kỹ năng mềm và cách mạng công nghiệp 4.0 2.1.1.1 Cuộc cách mạng cộng công nghiệp 4.0 Khái niệm Công nghiệp 4.0 hay nhà máy thông minh lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ công nghiệp Hannover tại Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 2011. Cách mạng Công nghiệp 4.0 nhằm thông minh hóa quá trình sản xuất và quản lý trong ngành công nghiệp chế tạo. Sự ra đời của Công nghiệp 4.0 tại Đức đã thúc đẩy các nước tiên tiến khác như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ thúc đẩy phát triển các chương trình tương tự nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của mình. Năm 2013, một từ khóa mới là "Công nghiệp 4.0" (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần bất cứ sự tham gia nào của con người. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 đã chính thức khai mạc tại thành phố Davos-Klosters của Thụy Sĩ, với chủ đề “Cuộc CMCN lần thứ 4”. GS. Klaus Schwab, người Đức, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã mang đến cái nhìn đơn giản hơn về cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau: "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học". Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện "không có tiền lệ lịch sử". Khi so sánh nó với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải chỉ là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó cũng đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Và
  • 24. 14 chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước được sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Nối tiếp từ định nghĩa trên của Klaus Schwab, Cách mạng Công nghiệp 4.0 được diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm: Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Bản chất của CMCN lần thứ 4 chính là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình và phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất chính là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,... Cuộc CMCN thứ 4 hay Công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet để kết nối vạn vật và điện toán đám mây. Cuộc CMCN lần thứ 4 không chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Đồng thời là các làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử. Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các "nhà máy thông minh" hay “nhà máy số”. Trong các nhà máy thông minh này, các hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý. Với IoT, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và cả với con người theo thời gian thực, và thông qua IoS thì người dung cũng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này. Hiện nay, Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần của châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, Cách mạng Công nghiệp 4.0 cũng đã đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức cần phải đối mặt. 2.1.1.2 Kỹ năng Về khái niệm Theo tác giả Đặng Thành Hưng, kỹ năng là một dạng các hành động được thực hiện tự giác, dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh
  • 25. 15 học – tâm lý khác của cá nhân (tức chủ thể của kỹ năng đó), như: nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân... để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn mực hay quy định. Nhà tâm lý học người Liên Xô L.D.Leviton thì lại cho rằng “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định”. Theo ông, người có kỹ năng hành động chính là người nắm được và có thể vận dụng đúng đắn các cách thức và quy tắc nhằm thực hiện hành động có kết quả. Ông cũng cho rằng con người có kỹ năng không chỉ là nắm lý thuyết về hành động mà còn phải biết vận dụng chúng vào thực tế. Theo tác giả Vũ Dũng thì kỹ năng chính là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng. Tác giả Thái Duy Tuyên lại định nghĩa kỹ năng chính là sự ứng dụng kiến thức trong hoạt động. Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành mà nếu thực hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra cho hoạt động. Điều đáng chú ý là việc thực hiện một kỹ năng luôn luôn được kiểm tra bằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kỳ một kỹ năng nào đều nhằm vào một mục đích nhất định. Nhìn chung, các tác giả đều cho rằng: kỹ năng là quá trình áp dụng những tri thức đúng đắn mà một cá nhân tích lũy được để thực hiện mục tiêu đã đề ra. Về phân loại  Xét theo tổng quan thì kỹ năng phân ra làm 3 loại: Kỹ năng chuyên môn, kỹ năng sống và kỹ năng làm việc.  Xét theo liên đới chuyên môn: kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và kỹ năng hỗn hợp.  Xét theo tính hữu ích cộng đồng: hữu ích và phản lợi ích xã hội.
  • 26. 16 Có thể hiểu rằng, kỹ năng mềm hay kỹ năng sống cũng chỉ là một nhóm kỹ năng với tên gọi khác nhau. Có thể nhận thấy rằng kỹ năng mềm hay kỹ năng sống là những nhóm kỹ năng thiết yếu giúp cho chủ thể tồn tại và thăng hoa trong cuộc sống. Hai trong số kỹ năng được quan tâm nhất bởi giới trẻ đó là kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Kỹ năng cứng thường được hiểu là những kiến thức và thực hành có tính chất kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp. Kỹ năng cứng thường được đào tạo bài bản tại các trường học, các viện, thông qua các môn học chính khóa, thường rất dài, bắt đầu từ những kiến thức kỹ năng cơ bản ở nhà trường phổ thông qua các cấp 1,2,3 như các tư duy về logic toán học, ngôn ngữ, các định luật về vật lý, hóa học sinh học. Sau đó, những kiến thức này được phát triển dần lên các mức độ cao hơn, thông qua việc giảng dạy, thực hành một cách hệ thống tại các trường Cao đẳng, Đại học. Để có một kỹ năng cứng vững vàng, ngoài việc đào tạo các tư duy ở trường phổ thông, có khi phải mất 4,5 năm tại trường Đại học như kỹ năng về kiến trúc, nông nghiệp, máy tính, hay phải mất thêm hàng chục năm như kỹ năng Y khoa. Kỹ năng cứng của người bác sĩ chính là chuyên môn y khoa để trị bệnh hay cứu sống bệnh nhân. Kỹ năng cứng của người thợ máy là việc thiết kế, sửa chữa máy móc thiết bị. Do vậy để hình thành được một kỹ năng cứng, cần có được một chỉ số thông minh (IQ- Intelligent Quotient) nhất định trong mỗi con người. Kỹ năng mềm thì lại liên quan đến tính cách con người, không mang tính chuyên môn, được xem như là khả năng hòa nhập, tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể. Kỹ năng mềm hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội (có nơi còn gọi là kỹ năng sống) là tập hợp các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thương lượng, giải quyết vấn đề, kỹ năng thương thuyết, quản lý thời gian, chăm sóc khách hàng, trình bày, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới. Các cấp học tại trường thường không dạy học sinh về kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm hình thành một phần do bẩm sinh, nhưng hầu hết là qua quá trình luyện tập, thực hành trong giao tiếp, tiếp xúc hằng ngày trong công việc và xã hội.
  • 27. 17 Về vai trò Khi tham gia vào bất cứ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống, đều đòi hỏi con người phải thỏa mãn những kỹ năng tương ứng. Ví dụ: Nghề tư vấn thì cần tương ứng là nhà tư vấn phải có kỹ năng tư vấn, nghề luật sư thì cần phải có kỹ năng hành nghề luật sư. Như thế bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào mà con người tham gia thì đều cần phải đáp ứng những kỹ năng mà hoạt động hay nghề nghiệp đó đòi hỏi nếu không sẽ không thể tham gia cuộc chơi. 2.1.1.3 Kỹ năng mềm Khái niệm Có khá nhiều quan niệm hay định nghĩa khác nhau về kỹ năng mềm tùy theo lĩnh vực nghề nghiệp, góc nhìn chuyên môn, ngữ cảnh, phát biểu và thậm chí là việc đặt thuật ngữ này bên cạnh những thuật ngữ nào. Hiểu một cách đơn giản "Kỹ năng mềm chính là những kỹ năng con người tích lũy được để làm cho mình dễ dàng được chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt được hiệu quả". Tác giả Forland, Jeremy lại định nghĩa kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về mặt xã hội: "Kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về mặt xã hội để chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử hiệu quả trong giao tiếp giữa người với người. Nói khác đi, đó là kỹ năng liên quan đến việc con người hòa mình, chung sống và tương tác với cá nhân khác, nhóm, tập thể, tổ chức và cộng đồng". Nhà nghiên cứu N.J. Pattrick định nghĩa rằng kỹ năng mềm là khả năng, cách thức chúng ta thích ứng với môi trường: "Kỹ năng mềm là khả năng, là cách thức chúng ta tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh, không phụ thuộc và trình độ chuyên môn và kiến thức. Kỹ năng mềm không phải là yếu tố bẩm sinh về tính cách hay là những kiến thức của sự hiểu biết lý thuyết mà đó là khả năng thích nghi với môi trường và con người để tạo ra sự tương tác hiệu quả trên bình diện cá nhân và cả công việc".
  • 28. 18 Tương tự như thế, một vài tác giả với tư cách là người sử dụng lao động hay huấn luyện cho rằng Kỹ năng mềm chính là kỹ năng đề cập đến khả năng điều chỉnh chính mình, điều chỉnh những kiến thức và kỹ năng đã có để thích ứng với người khác và công việc trong hoàn cảnh thực tiễn. Michal Pollick lại tiếp cận dưới góc nhìn: “Kỹ năng mềm là một năng lực thuộc về Trí tuệ cảm xúc”. Kỹ năng mềm đề cập đến một con người có biểu hiện của EQ (Emotion Intelligence Quotient). Đó là những đặc điểm về tính cách, khả năng giao tiếp, ngôn ngữ, thói quen cá nhân, sự thân thiện, sự lạc quan trong mối quan hệ với người khác và trong công việc". Kỹ năng mềm là thuộc tính của cá nhân, tăng cường khả năng tương tác của cá nhân trong thực tế và nó góp phần nâng cao hiệu suất của công việc và triển vọng nghề nghiệp. Kỹ năng mềm có liên quan đến khả năng tương tác với người khác mà cụ thể là các khách hàng nội bộ hay khách hàng bên ngoài để đạt hiệu quả làm việc tốt hơn mà cụ thể là việc vượt chỉ tiêu được giao để góp phần thành công của tổ chức. Tác giả Giusoppe Giusti lại cho rằng kỹ năng mềm là những biểu hiện cụ thể của năng lực hành vi: "Kỹ năng mềm là những biểu hiện cụ thể của năng lực hành vi, đặc biệt là những kỹ năng cá nhân hay kỹ năng con người. Kỹ năng mềm thường gắn liền với những thể hiện của tính cách cá nhân trong một tương tác cụ thể, đó là kỹ năng chuyên biệt rất "người" của con người. Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Đinh Thị Kim Thoa thì cho rằng kỹ năng "mềm" chính là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc, những yếu tố ảnh hưởng đến sự xác lập mối quan hệ với người khác: "Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc như: một số nét tính cách (quản lí thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới), sự tế nhị, kỹ năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, chân thành, kỹ năng làm việc theo nhóm... Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sự xác lập mối quan hệ với người khác. Những kỹ năng này là thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, nhưng không phải là kỹ năng đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính
  • 29. 19 của từng người. Kỹ năng mềm quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc" Ở một vài bài viết khác có cùng chủ đề, kỹ năng mềm lại là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng liên quan trực tiếp đến hiệu quả sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người. Kỹ năng mềm là những kỹ năng liên quan đến việc hòa mình vào, sống với, tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức và hướng đến hiệu quả hay đỉnh cao của việc làm hay nghề nghiệp. Như vậy, có thể nói rằng có khá nhiều định nghĩa khác nhau về Kỹ năng mềm. Dựa vào những cơ sở phân tích trên và định hướng từ tài liệu "Phát triển Kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sư phạm", ta có thể định nghĩa Kỹ năng mềm như sau: "Kỹ năng mềm là khả năng thiên về mặt tinh thần của cá nhân nhằm đảm bảo cho quá trình thích ứng với người khác, công việc nhằm duy trì tốt mối quan hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện công việc một cách hiệu quả". Về đặc điểm  Kỹ năng mềm không chỉ là biểu hiện của Trí tuệ cảm xúc.  Kỹ năng mềm không thể "cố định" với những ngành nghề khác nhau.  Kỹ năng mềm được hình thành bằng con đường trải nghiệm chứ không phải là sự "nạp" kiến thức đơn thuần.  Kỹ năng mềm không phải là yếu tố thuộc về bẩm sinh.  Kỹ năng mềm góp phần hỗ trợ cho kiến thức và kỹ năng chuyên môn, mà đặc biệt là "Kỹ năng cứng". Về phân loại Dễ nhận thấy khi có nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng mềm thì sẽ có nhiều cách phân loại kỹ năng mềm tương ứng. Điểm qua sự phân loại chung nhất của nhiều tác giả, có thể khái quát các hướng phân loại cơ bản sau về kỹ năng mềm:  Hướng thứ nhất cho rằng có thể đề cập đến 2 nhóm sau: - Nhóm kỹ năng tương tác với con người (Cá nhân với cá nhân; cá nhân với tổ chức).
  • 30. 20 - Nhóm kỹ năng hỗ trợ cho quá trình làm việc của cá nhân tại một thời điểm, địa bàn và vị trí cụ thể trong nhóm, tổ chức.  Hướng thứ hai cho rằng kỹ năng mềm có thể tạm chia thành 2 nhóm như sau: - Nhóm kỹ năng trong quan hệ với con người. - Nhóm kỹ năng thuộc về sự tự chủ trong công việc và những hành vi tích cực trong nghề nghiệp.  Hướng thứ ba cho rằng kỹ năng mềm bao gồm các nhóm sau: - Nhóm kỹ năng hướng vào bản thân. - Nhóm kỹ năng hướng vào người khác.  Cũng có thể chi tiết hóa về kỹ năng mềm dựa vào những quan điểm cụ thể của một số tác giả nghiên cứu về kỹ năng mềm dưới các góc độ khác nhau như:  Ở góc độ khái quát, kỹ năng mềm trong kinh doanh thuộc một trong 3 loại sau đây: - Tính tương tác với người khác (Khách hàng & Đồng nghiệp). - Tính chuyên nghiệp và làm việc có đạo đức. - Tư duy phê phán và khả năng giải quyết vấn đề. Trong những loại kỹ năng trên, sẽ có những kỹ năng là cụ thể, tương ứng với một số nghề nghiệp theo đúng yêu cầu đặc trưng của kỹ năng mềm. Có thể liệt kê các kỹ năng mềm gắn chặt với các kỹ năng lao động chuyên nghiệp. Theo Bộ Lao động Hoa Kỳ (The US Department of Labour) cùng với Hiệp hội Đào tạo và phát triển Hoa Kỳ (The American society of Training and Development) đã nghiên cứu và đưa ra 13 Kỹ năng để thành công trong công việc và những Kỹ năng mềm đóng vai trò làm trung tâm: 1. Kỹ năng học và tự học (Learning to learn). 2. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills). 3. Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills). 4. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills). 5. Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills). 6. Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self-esteem skills).
  • 31. 21 7. Kỹ năng xác lập mục tiêu/tạo động lực làm việc (Golf setting/Motivation skills). 8. Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills). 9. Kỹ năng giao tiếp và tạo lập mối quan hệ (Interpersonal skills). 10. Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork skills). 11. Kỹ năng thương lượng (Negotiation skills). 12. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organization effectiveness skills). 13. Kỹ năng lãnh đạo (Leadership skills).  Tài liệu "Kỹ năng hành nghề cho tương lai" xuất bản tại Úc có sự tham gia của nhiều tổ chức chuyên môn thì cho rằng: có 8 Kỹ năng hành nghề như sau: 1. Kỹ năng giao tiếp (Communication skills). 2. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork skills). 3. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills). 4. Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills). 5. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills). 6. Kỹ năng quản lý bản thân (Self-management skills). 7. Kỹ năng học tập (Learning skills). 8. Kỹ năng về công nghệ (Technology skills).  Bộ Phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng Canada (Human resources and skills Development Canada- HRSĐC) cũng phân loại về Kỹ năng mềm theo hướng liệt kê những Kỹ năng cần thiết: 1. Kỹ năng giao tiếp (Communication skills). 2. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills). 3. Kỹ năng tư duy và hành vi tích cực (Positive attitudes and behaviours skills). 4. Kỹ năng thích ứng (Adaptability skills). 5. Kỹ năng làm việc với con người (Working with others skills). 6. Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán (Science, technology and mathematics skills).
  • 32. 22 Ngoài ra, kỹ năng quản lý cảm xúc cũng là một trong những kỹ năng quan trọng trong những môi trường làm việc có nhiều căng thẳng và áp lực công việc lớn. Nhìn chung, trên đây là các hướng phân loại kỹ năng mềm theo một số lượng nhất định. Có thể thay đổi theo từng nghề nghiệp và công việc khác nhau, nhưng rõ ràng rằng, trong những kỹ năng đã được nêu trên có những kỹ năng trở thành kỹ năng nghề nghiệp của một số ngành nghề nhất định. Về vai trò đối với sinh viên  Vai trò của kỹ năng mềm trong công việc học tập Trong môi trường Đại học, sinh viên cần vận dụng rất nhiều kỹ năng mềm khác nhau để phục vụ công việc học tập và các hoạt động của lớp, đoàn, đội, hội, nhóm. Theo kết quả nghiên cứu thì hơn 90% sinh viên có học lực giỏi, xuất sắc trong phương pháp học tập có khả năng vận dụng kỹ năng mềm vào các môn học và khi tham gia các phong trào. Kỹ năng đầu tiên cần phải kể đến chính là kỹ năng học và tự học. Khi đào tạo theo chương trình hệ đại học, sinh viên phải tiếp thu một khối lượng kiến thức rất lớn, cũng như việc nghiên cứu tài liệu cả trong và ngoài nước, nên việc xây dựng cho mình một phương pháp học tập hợp lí là hết sức quan trọng. Vậy nên, vấn đề hình thành một kế hoạch học tập khoa học, khả năng tra cứu tài liệu, tìm kiếm thông tin hiệu quả là yêu cầu bắt buộc phải có. Công việc học tập kết hợp với áp lực của những kì thi bên cạnh các hoạt động của trường, lớp khối lượng công việc là không hề nhỏ. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để không bị quá tải cho sinh viên mà vẫn đảm bảo đạt được kết quả tốt. Muốn giải quyết tình trạng này, sinh viên cần biết cân đối giữa học tập và tham gia các hoạt động của trường, lớp đảm bảo hiệu quả công việc và sức khỏe cho mình. Để thực hiện được điều đó, việc trang bị kỹ năng quản lí thời gian cũng đóng vai trò then chốt. Sinh viên cần phải phân chia thời gian hợp lí cho từng công việc nhằm đảm bảo được tính khoa học và đạt hiệu quả cao. Như vậy, có thể thấy rằng kỹ năng mềm chính là công cụ đắc lực giúp sinh viên học tập tốt hơn, giúp việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức của sinh viên đạt hiệu quả cao. Đồng thời cũng là yếu tố quan trọng, giúp sinh viên thuận lợi hơn khi tham gia các
  • 33. 23 hoạt động, phong trào của trường, lớp. Quá trình rèn luyện, tích lũy kỹ năng của sinh viên tại trường đại học là rất quan trọng. Đó chính là hành trang không thể thiếu khi sinh viên ra trường, bước chân vào môi trường làm việc.  Vai trò của kỹ năng mềm trong lao động Theo UNESCO mục đích học tập chính là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Như vậy, theo quan điểm trên, việc học tập không chỉ là để biết, có nhận thức đúng về bản chất sự việc mà còn đòi hỏi phải biết vận dụng những kiến thức đó vào việc làm, xây dựng văn hóa ứng xử tốt đẹp để chung sống và có thể tự khẳng định chính bản thân. Quá trình sinh viên tích lũy vốn kỹ năng cho mình có ý nghĩa rất lớn trong quá trình lao động vì chỉ khi sở hữu được kỹ năng tốt thì công việc mới thuận lợi hơn. Người lao động sẽ đạt hiệu quả công việc cao hơn nếu biết vận dụng các kỹ năng, kỹ xảo của mình trong lao động. Có thể thấy rằng, khi tuyển dụng, người sử dụng lao động không chỉ nhìn vào bằng cấp, bảng điểm của các ứng viên mà họ còn quan tâm đến kỹ năng của người lao động như sự nhạy bén, khả năng ứng biến để giải quyết vấn đề. Thực tế cho thấy, kỹ năng mềm quyết định hơn 75% sự thành công và kỹ năng mềm chính là vấn đề thường xuyên được nhắc đến khi các doanh nhân chia sẻ bí quyết thành công của họ. Khi dấn thân vào môi trường làm việc, các nhân viên không chỉ vận dụng các kỹ năng nghề nghiệp để phục vụ cho công việc mà còn cần phải phát huy tối đa kỹ năng mềm đã tích lũy; không ngừng học hỏi, rèn luyện thêm những kỹ năng mới. Việc một nhân viên có được “sếp” đánh giá cao hay không, không chỉ quyết định ở hiệu quả công việc mà còn dựa vào cách họ cư xử với khách hàng, đồng nghiệp và cấp trên. Cũng vì vậy mà năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Đối với những ngành mà kỹ năng mềm trở thành kỹ năng nghề như: Tư vấn viên pháp lý, nhân viên pháp chế hay luật sư thì kỹ năng mềm giữ vai trò then chốt. Đó là lúc mà những kỹ năng như: giao tiếp, ứng xử; giải quyết vấn đề; lập luận phản biện,...phải được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, thành thục.
  • 34. 24 Từ những luận điểm nêu trên, có thể kết luận rằng kỹ năng mềm có tầm quan trọng đặc biệt đối với thành công của mỗi người. Sinh viên muốn chớp lấy những cơ hội tốt để tạo dựng sự nghiệp thì cần phải nỗ lực rèn luyện một cách toàn diện từ kiến thức, kỹ năng đến thái độ trong công việc và cuộc sống. Bên cạnh đó cũng cần tích cực phát huy tính chủ động, ham học hỏi và không ngừng nâng cao năng lực tư duy, sáng tạo của bản thân. 2.1.1.4 Mối quan hệ giữa kỹ năng mềm và Cách mạng Công nghiệp 4.0 Những yếu tố của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đã đặt con người trước cuộc cạnh tranh việc làm và chinh phục trí tuệ nhân tạo, robot. Để có thể đương đầu được với những thách thức khi thực sự bước vào cuộc cách mạng công nghiệp này, tất cả mọi người nói chung và sinh viên nói riêng đều cần phải chuẩn bị cho mình những tri thức về công nghệ thông tin và trình độ ngoại ngữ tốt, kỹ năng mềm thành thạo và kinh nghiệm làm việc thực tế để có thể mở ra cánh cửa bước vào sân chơi toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, nhược điểm của các ứng dụng công nghệ điện toán đã được công nhận. Việc lạm dụng các ứng dụng công nghệ điện toán tại nơi làm việc và ở trường học được xem là cản trở sự phát triển kỹ năng mềm và trong một trường hợp được báo cáo dẫn đến thiếu đạo đức kinh doanh. Việc cân bằng các hoạt động không dựa trên máy tính và dựa trên máy tính là quan trọng cùng với việc giáo dục sinh viên và nhân viên về các tác động xấu của công nghệ điện toán. Nghiên cứu được công bố vào năm 2015 của Ann-Marie Claudia Williams đến từ Đại học Walden, Mỹ đã chỉ ra được những kỹ năng mềm theo cả sinh viên và nhà tuyển dụng cho rằng cần thiết cho khả năng được tuyển dụng của sinh viên mới tốt nghiệp. Dữ liệu sử dụng được thu thập từ các cuộc phỏng vấn trực tiếp, bán cấu trúc các sinh viên kinh doanh, máy tình và nhiều nhà tuyển dụng. Theo những phát hiện mới nổi từ những người tham gia này: đối với các công việc mới bắt đầu, giao tiếp là kỹ năng mềm quan trọng nhất và thiếu nhất. Các khuyến nghị đã thông báo việc tạo ra một chương trình đào tạo phát triển chuyên nghiệp 3 ngày bắt buộc, được phát triển để giúp sinh viên tăng cường các kỹ năng mềm trước khi bước vào nghề nghiệp tương lai.
  • 35. 25 Nita Chhinzer, Anna Maria Russo (2017) đến từ Canada lại điều tra nhận thức của nhà tuyển dụng về khả năng được tuyển dụng của sinh viên tốt nghiệp. Các tác giả đã phân tích 122 sinh viên tốt nghiệp tại một trường Đại học Canada đã hoàn thành nhiệm kỳ làm việc với nhà tuyển dụng vào năm 2014 hoặc 2015. Kết quả cho thấy rằng sự trưởng thành một cách chuyên nghiệp, kỹ năng mềm và giải quyết vấn đề, sự không ngừng học hỏi và thành tích học tập đảm bảo mối quan hệ tích cực với nhận thức của nhà tuyển dụng về sinh viên mới tốt nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy các nhà tuyển dụng xem xét các kỹ năng chung (quản lý thời gian, làm việc, chú ý đến chi tiết), khả năng tinh thần chung, kiến thức chuyên môn, sẵn sàng làm việc, thái độ và hành vi và phản ứng với phản hồi khi đánh giá khả năng tuyển dụng của sinh viên tốt nghiệp. Nghiên cứu từ Đại học Newcastle, Australia được công bố vào tháng 1 năm 2018 của Thi Thu Hang Truong, Ronald S. Laura & Kylie Shaw đã chỉ ra tầm quan trọng của việc phát triển các bộ kỹ năng mềm cho việc làm của sinh viên tốt nghiệp khối ngành kinh tế tại Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra rằng có một mối quan tâm ngày càng tăng giữa các nhà tuyển dụng tại Việt Nam rằng sinh viên tốt nghiệp khối kinh tế có các kỹ năng mềm cần thiết để có thể cạnh tranh tại nơi làm việc. Và gần đây là nghiên cứu vào năm 2019 của Le Thai Hung và Pham Thi Anh Phuong đến từ Đại học quốc gia Hà Nội và Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng về Kỹ năng mềm và cơ hội tuyển dụng của sinh viên. Nghiên cứu được thu thập dữ liệu từ 490 sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ và kết quả chỉ ra rằng sinh viên cần có một số kỹ năng để thành công trong việc tìm kiếm việc làm. Trong số các kỹ năng được đề cập trong khảo sát, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thích ứng, kỹ năng lắng nghe người khác, kỹ năng chấp nhận rủi ro, kỹ năng nói trước công chúng và kỹ năng tư duy phản biện là những yếu tố góp phần hiệu quả hơn vào việc làm so với những kỹ năng khác. Như vậy, càng về sau, các nghiên cứu về ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội tìm kiếm việc làm của sinh viên chỉ ra mối quan hệ tương quan khá rõ nét giữa hai yếu tố này trong thời đại công nghệ 4.0.
  • 36. 26 2.1.2 Cơ hội việc làm và cơ hội việc làm trong thời đại công nghệ 4.0 2.1.2.1 Việc làm Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm việc làm: Việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền hoặc hiện vật. Theo điều 33 của Bộ luật lao động Việt Nam: Khái niệm việc làm là những hoạt động có ích không bị pháp luật ngăn cấm và đem lại thu nhập cho người lao động. Việc làm là nhu cầu, quyền lợi nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với mọi người. Việc làm hay công việc là một hoạt động được thường xuyên thực hiện để đổi lấy việc thanh toán hoặc tiền công, thường là nghề nghiệp của một người. Một người thường bắt đầu một công việc bằng cách trở thành một nhân viên, người tình nguyện, hoặc bắt đầu việc buôn bán. Thời hạn cho một công việc có thể nằm trong khoảng từ một giờ (trong trường hợp các công việc lặt vặt) hoặc cả đời (trong trường hợp của các thẩm phán). Nếu một người được đào tạo cho một loại công việc nhất định, họ có thể có một nghề nghiệp. Tập hợp hàng loạt các công việc của một người trong cả cuộc đời là sự nghiệp của họ. Khái niệm về việc làm được áp dụng trong một phạm vi bối cảnh khác nhau và cho cả những người đang có công việc và những người tìm kiếm công việc. Việc đi đến một định nghĩa làm việc là rất xa và quá trình phức tạp hơn. Có lẽ dễ hiểu, các nhà tuyển dụng có xu hướng xem việc làm chủ yếu là một đặc điểm của cá nhân. Liên đoàn Anh Công nghiệp (CBI) đã xác định “Khả năng có việc làm là sở hữu của một cá nhân về phẩm chất và năng lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường sử dụng lao động và khách hàng và để thực hiện khát vọng và tiềm năng của mình trong công việc” (CBI, 1999, trang 1). Chính phủ Anh đã đưa ra một định nghĩa, trong khi ngụ ý rằng phát triển việc làm là ưu tiên của chính phủ, một lần nữa đặt các kỹ năng cá nhân vào trung tâm của khái niệm “Việc làm có nghĩa là sự phát triển của kỹ năng và lực lượng lao động thích ứng trong đó tất cả những người có khả năng làm việc đều được khuyến khích để phát
  • 37. 27 triển các kỹ năng, kiến thức, công nghệ và khả năng thích ứng để cho phép họ đưa vào và duy trì việc làm trong suốt cuộc đời làm việc của họ” (Kho bạc của HM,1997, tr. 1). Những nỗ lực khác để định nghĩa khái niệm này có gợi ý về một cách tiếp cận toàn diện hơn, nhấn mạnh tác động của cả đặc điểm cá nhân và điều kiện thị trường lao động, cả hai yếu tố cung và cầu lao động. Các lực lượng lao động chính phủ Canada phát triển đưa ra những định nghĩa sau đây: “Khả năng có việc làm là khả năng tương đối của một cá nhân để đạt được việc làm có ý nghĩa với sự tương tác của hoàn cảnh cá nhân và thị trường lao động (Phát triển lực lượng lao động Canada Hội đồng quản trị, 1994, tr. viii). Tương tự, nghiên cứu Bắc Ireland đã đề nghị rõ ràng một cách rộng rãi định nghĩa của việc làm là: “Khả năng có việc làm là khả năng di chuyển vào và trong thị trường lao động và nhận ra tiềm năng thông qua bền vững và dễ tiếp cận việc làm. Đối với cá nhân, việc làm phụ thuộc vào: kiến thức và kỹ năng họ sở hữu, và thái độ của họ; các thuộc tính cá nhân được trình bày trong thị trường lao động; môi trường và bối cảnh xã hội trong đó công việc là tìm kiếm; và bối cảnh kinh tế trong công việc nào được tìm kiếm”. 2.1.2.1 Cơ hội việc làm Việc làm Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm việc làm: Việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền hoặc hiện vật. Theo điều 33 của Bộ luật lao động Việt Nam: Khái niệm việc làm là những hoạt động có ích không bị pháp luật ngăn cấm và đem lại thu nhập cho người lao động. Việc làm là nhu cầu, quyền lợi nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với mọi người. Việc làm hay công việc là một hoạt động được thường xuyên thực hiện để đổi lấy việc thanh toán hoặc tiền công, thường là nghề nghiệp của một người. Một người thường bắt đầu một công việc bằng cách trở thành một nhân viên, người tình nguyện, hoặc bắt đầu việc buôn bán. Thời hạn cho một công việc có thể nằm trong khoảng từ một giờ (trong trường hợp các công việc lặt vặt) hoặc cả đời (trong trường hợp của các thẩm phán). Nếu một người được đào tạo cho một loại công việc nhất định, họ có thể
  • 38. 28 có một nghề nghiệp. Tập hợp hàng loạt các công việc của một người trong cả cuộc đời là sự nghiệp của họ. Khái niệm về việc làm được áp dụng trong một phạm vi bối cảnh khác nhau và cho cả những người đang có công việc và những người tìm kiếm công việc. Việc đi đến một định nghĩa làm việc là rất xa và quá trình phức tạp hơn. Có lẽ dễ hiểu, các nhà tuyển dụng có xu hướng xem việc làm chủ yếu là một đặc điểm của cá nhân. Liên đoàn Anh Công nghiệp (CBI) đã xác định “Khả năng có việc làm là sở hữu của một cá nhân về phẩm chất và năng lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường sử dụng lao động và khách hàng và để thực hiện khát vọng và tiềm năng của mình trong công việc”. Cơ hội việc làm Theo từ điển Cambridge cơ hội là một dịp hoặc một tình huống khiến bạn có thể làm điều gì đó mà bạn muốn làm hoặc phải làm và khả năng thực hiện điều gì đó. Cơ hội việc làm là một dịp hoặc một tình huống, điều kiện thuận lợi mà bạn có thể có được một công việc mà mình mong muốn. Yorke (2004, trang 8) định nghĩa cơ hội việc làm là một tập hợp các thành tựu, kỹ năng, hiểu biết và cá nhân hóa, giúp sinh viên tốt nghiệp có nhiều khả năng kiếm được việc làm và thành công trong nghề nghiệp của mình, điều đó mang lại lợi ích cho chính họ, lực lượng lao động, cộng đồng và nền kinh tế. Các định nghĩa về cơ hội việc làm khác nhau đều bắt nguồn từ việc tập trung vào khả năng thích ứng của sinh viên và sử dụng các kỹ năng cá nhân và học tập (Knight và Yorke, 2004) để đo lường kết quả hữu hình hơn liên quan đến việc làm sau tốt nghiệp với việc thống kê việc làm sau tốt nghiệp của Vương quốc Anh (Smith và cộng sự, 2000, Harvey 2002). Khi phân tích số liệu thống kê “điểm đến đầu tiên’’(Smith, 2000), ở cấp độ cá nhân, xác suất thất nghiệp hoặc không hoạt động sau sáu tháng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi lớp bằng cấp cá nhân, môn học được nghiên cứu, sơ tuyển và nền tảng lớp xã hội. Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng gần một phần ba của tất cả các vị trí tuyển dụng tốt nghiệp dành cho sinh viên tốt nghiệp từ bất kỳ ngành học nào với các loại kỹ năng cần thiết phụ thuộc vào vai trò được thực hiện
  • 39. 29 trong một tổ chức cụ thể (Raybould và Sheard, 2005). Trong khi Hội đồng Tài trợ Giáo dục Đại học Anh (HEFCE) tài trợ nghiên cứu liên kết việc làm với kinh nghiệm học tập dựa trên công việc đạt được trên các khóa học sandwich (Mason et al., 2003) vừa khó xác định vừa xác định. Tuy nhiên, bằng cách tổng hợp các tài liệu có sẵn, có thể xác định các kỹ năng mềm và khả năng cạnh tranh chính có thể chuyển đổi thành khả năng tuyển dụng sau đại học: • Tính chuyên nghiệp • Độ tin cậy • Khả năng đối phó với sự không chắc chắn • Khả năng làm việc dưới áp lực; lập kế hoạch và suy nghĩ chiến lược • Khả năng giao tiếp và tương tác với người khác, trong nhóm hoặc qua mạng • Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói • Kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông • Sáng tạo và tự tin • Tự quản lý tốt và thời gian • Kỹ năng quản lý • Sẵn sàng học hỏi và chấp nhận trách nhiệm Sử dụng và hợp nhất các kỹ năng và năng lực trên cho các mục đích từ việc xác định việc làm sau đại học, mối liên hệ nội tại giữa kỹ năng và năng lực sau đại học và nhu cầu của thị trường lao động (Trunk 2006) được coi là rất quan trọng. Do đó, các tính năng chính của việc làm sau đại học được xác định đã hình thành nên cơ sở của các cuộc phỏng vấn nghiên cứu. Mỗi sinh viên tốt nghiệp và nhà tuyển dụng được phỏng vấn đều có cơ hội nêu ra những vấn đề mà họ cho là quan trọng. Có một nhận thức ngày càng tăng ở Anh và lục địa châu Âu về tầm quan trọng của giáo dục ở đại học để phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức. Các trường đại học trên toàn cầu ngày càng được yêu cầu tạo ra những sinh viên tốt nghiệp có tay nghề cao, những người có khả năng đáp ứng với sự thay đổi không ngừng và nhu cầu phức tạp của nơi làm việc đương đại (Weil, 1999; Sleezer et al., 2004). Thêm vào đó, sự mở