SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
1
MỤC LỤC
Stt Nội dung Trang
1 MỤC LỤC 1
2 A. PHẦN MỞ ĐẦU 2
3 B. PHẦN NỘI DUNG 4
4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
AN NINH QUỐC PHÒNG Ở CƠ SỞ
4
1.1. Các khái niệm cơ bản 4
1.2. Quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng ở cơ sở 6
1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng ở cơ sở 8
5
Chương 2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH
QUỐC PHÒNG Ở SỞ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG TỈNH
VĨNH LONG
11
2.1. Khái quát về Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Vĩnh Long 11
2.2. Thực trạng côngtác quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng
ở Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Vĩnh Long
15
2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về
an ninh quốc phòng của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh
Long
17
6 C. PHẦN KẾT LUẬN 20
2
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng là một bộ phận rất quan trọng
trong tổng thể quản lý quốc gia của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Quản lý nhà
nước về quốc phòngkhông phải chỉ là công việc của Bộ Quốc phòng, mà là của
các bộ, ngành và chính quyền từ trung ương đến các địa phương. Chất lượng,
hiệu quả quản lý nhà nước về quốc phòng có vai trò hết sức quan trọng đối với
sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn
mới. Quản lý nhà nước về quốc phòng là quá trình điều hành mọi hoạt động
quốc phòng bằng pháp luật, chính sách, kế hoạch và các công cụ khác của Nhà
nước trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động xã hội có quan hệ đến nhiệm vụ bảo vệ
tổ quốc, do hệ thống các cơ quan của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở
tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn của mồi cơ quan, đơn
vị. Chủ thể quản lý nhà nước về quốc phòng bao gồm tổng thể các cơ quan nhà
nước, từ trung ương đến cơ sở, trong đó nòng cốt là các cơ quan quản lý nhà
nước. Khách thể quản lý nhà nước về quốc phòng bao gồm tổng thể các lĩnh
vực, các hoạt động xây dựng nền quốc phòng toàn dân, tất cả các hoạt động xã
hội có quan hệ đến các cơ quan nhà nước và của toàn dân. Toàndân và các đoàn
thể quần chúng tích cực tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước về quốc
phòng dưới nhiều hình thức khác nhau theo cơ chế chung Đảng lẫnh đạo, Nhà
nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Như vậy, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về quốc phòng và an ninh
phải được coilà một trong những bài học giữ nước của dân tộc ta hiện nay, dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộngsản Việt Nam. Đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước sẽ ngày càng làm cho "Dân giàu, nước mạnh", và quá trình đó
càng được phát triển trong một môi trường đất nước hòa bình, ổn định, ý thức
và kiến thức quốc phòngcủamồi người dân càng được nâng cao, mọi người đều
sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Nhận thức được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý nhà
nước về an ninh quốc phòngcủa Đảng và Nhà nước ta, tôi chọn đề tài “Quản lý
3
nhà nước về an ninh quốc phòng ở Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh
Long” làm đề tài tiểu luận của mình.
4
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
AN NINH QUỐC PHÒNG Ở CƠ SỞ
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm quốc phòng
Quốc phòng là công cuộc giữ nước của một quốc gia gồm tổng thể các
hoạt động đối nội, đối ngoại về kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học... của Nhà
nước để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh toàn diện trong đó sức mạnh
quân sự là nòng cốt để giữ vững hoà bình, đẩy lùi và ngăn chặn các hoạt động
chống đối của kẻ thù, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới bất cứ
hình thức và quy mô nào.
Trong công tác quốc phòngphải đặc biệt chăm lo xây dựng lực lượng lực
lượng quân đội chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
Hai khái niệm an ninh và quốc phòng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
vì an ninh, quốc phòng là hai mặt của sự nghiệp bảo vệ đất nước. Quốc phòng
mạnh là điều kiện tốt nhất để giữ vững an ninh bên trong, ngược lại an ninh tốt
là điều kiện để ổn định chính trị, xã hội, củng cố quốc phòng.
Quản lý nhà nước về quốc phòng là vấn đề hệ trọng đối với một quốc gia
độc lập có chủ quyền, nhằm bảo vệ Tổ quốc XHCN bằng sức mạnh tổng hợp
của khối đại đoàn kết toàn dân, của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của
Đảng.
Các Đại hội của Đảng đều khẳng định: Bảo vệ Tổ quốc XHCN là bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh
quốc gia, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ
XHCN, bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc. Nội dung này thể
hiện tổng hợp chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh của Đảng và Nhà
nước ta. Nội dung bảo vệ Tổ quốc XHCN bao gồm các nội dung sau:
- Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh
quốc gia, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội.
5
- Bảo vệ Tổ quốc XHCN là bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ nhân dân và
chế độ XHCN, bảo vệ sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN.
- Bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc.
1.1.2. Khái niệm an ninh quốc phòng
1.1.2.1. An ninh
An ninh là trạng thái bình yên của xã hội, của nhà nước, sự ổn định vững
chắc của chế độ chính trị xã hội. An ninh quốc gia bao gồm an ninh đối nội, an
ninh đối ngoại, an ninh về tất cả các lĩnh vực chính trị kinh tế, quốc phòng, văn
hóa, xã hội,… trong đó chủ yếu có an ninh chủ quyền độc lập, an ninh lãnh thổ,
… Các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia được quy định là các tội nguy hiểm
nhất trong các tội hình sự và có khung hình phạt cao nhất.
1.1.2.2. An ninh quốc phòng
Quốc phòng là hoạt động tổ chức và thực hiện các biện pháp phòng vệ
của một quốc gia, nhằm bảo vệ, ngăn chặn mọi nguy cơ xâm lược từ bên ngoài
vào. Cơ quan tối cao của nhà nước chuyên đặc trách các vấn đề quốc phòng là
Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là chức vụ nắm giữ vai trò cao
nhất.
Quốc phòng là hoạt động đảm bảo an toàn và tồn vong của một quốc gia
dân tộc. Quốc phòng được phản ánh như hoạt động chính đáng và hợp pháp của
một quốc gia. Thông thường luật pháp quốc tế không công nhận tán công trước
biện minh phòng vệ, nhưng dễ dàng được đồng thuận khi một quốc gia bị tấn
công từ bên ngoài, họ được quyền tự vệ chính đáng, bao gồm một cuộc phản
công trả đũa. Năm 1979, Việt Nam đã thực hiện phản công trong chiến tranh
Tây Nam, đánh bại hoàn toàn Khmer Đỏ.
Liên Hiệp quốc công nhận quyền tự vệ, Chương VII, Điều 51 của HIến
chương Liên hiệp quốc
Điều 51:Không có điều nào trong Hiến chương hiện hành làm giảm quyền
sở hữu tập thể hoặc tự vệ cá nhân nếu một cuộc tấn công vũ trang xảy ra chống
lại một thành viên của Liên hợp quốc, cho đến khi Hội đồng Bảo an thực hiện
các biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Các biện pháp
6
của các thành viên trong việc thực hiện quyền tự vệ này sẽ được báo cáo ngay
cho Hội đồng Bảo an và không ảnh hưởng đến quyền hạn và trách nhiệm của
Hội đồng Bảo an theo Điều lệ hiện hành bất cứ lúc nào cần thiết để duy trì hoặc
khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế.
Một số quốc gia có quy mô diện tích và dân số nhỏ, thường có những thỏa
thuận ủy thác quốc phòng cho một nước khác có sức mạnh quân sự, bao gồm
láng giềng. Hoặc, họ thường chọn chính sách trung lập.
Quốc phòng chính là công cuộc sử dụng sức mạng của toàn dân tộc để
xây dựng, giữ nước. Lực lượng vũ trang của cả nước đều được xây dựng dưa
trên cơ sở nòng cốt là sức mạnh cũng với phương châm do dân, vì dân và của
dân. Cùng với đó là sức mạnh quốc phòng của đất nước ta đều được xây dựng
trên nguồn vật lực, nhân lực cùng với sự tự chủ tự cường và tinh thần toàn diện
của toàn dân.
Khi quốc phòng của một quốc gia vững mạnh thì cũng là lúc giữ vững
được sự ổn định đất nước, hòa bình và không bị đánh bại bởi những kẻ xấu có ý
đồ xâm lược, phản động.
CònAn ninh, là từ được sửdụng để nói lên trạng thái bìnhyên, sựổn định
cũng như vững chắc của chế độ chính trị của một quốc gia. Sâu xa hơn thì nó là
sự nghiệp của toàn dân, do dân thực hiện. An ninh Tổ quốc được bảo vệ dưới sự
kết hợp giữa nhân dân cùng với nghiệp vụ của lực lượng an ninh nhân dân
chuyên trách, đạp tan được những âm mưu cũng như hành động không lành
mạnh như phản động, xâm phạm, phạm pháp… gây mất trật tự an ninh xã hội.
An ninh nhân dâncủa mộtquốc gia có nhiệm vụ đấu tranh và không ngừng
củng cố sức mạnh cho sự phát triển cho đất nước, từ sự đoàn kết, tinh dần dân
tộc và vật chất được xây dựng dựa trên nền an ninh vững chắc.
Như vậy, Quốc phòng an ninh chính là hai yếu tố cần phải được xây dựng
một cách ổn định, vững chắc. Khi kết hợp giữa an ninh cùng với quốc phòng,
dường như đã là sự hiển nhiên, rất khách quan và nó giúp cho công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước được hoàn thiện hơn. Mặc dù là hai phạm trù phát triển
7
độc lập những lại cùng có mục tiêu chung, cùng nhau hỗ trợ và thúc đẩy nhau,
nhằm mang lại cuộc sống bình yên, hòa bình và văn minh cho người dân.
1.2. Quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng ở cơ sở
Quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh là quá trình nắm và điều hành
bằng pháp luật, chính sách, kế hoạch và các công cụ khác của Quốc hội và Nhà
nước trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt độngxã hội, có quan hệ đến việc giữ gìn, bảo
vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, do hệ thống các
cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của bộ máy nhà nước từ trung ương đến
cơ sở tiến hành theo chức năng nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn của mỗi cơ quan.
Chủ thể quản lý nhà nước về quốc phòng- an ninh bao gồm tổng thể các cơ quan
nhà nước, từ trung ương đến cơ sở. Trong đó, nòng cốt là các cơ quan quản lý
nhà nước. Khách thể quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh bao gồm tổng
thể các lĩnh vực, các hoạt động xây dựng nền an ninh và đấu tranh an ninh, tất
cả các hoạt động xã hội có quan hệ đến việc giữ gìn, bảo vệ độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia của các cơ quan nhà nước, của toàn dân.
Toàn dân và các đoàn thể quần chúng tích cực tham gia các hoạt động quản lý
nhà nước về quốc phòng - an ninh dưới nhiều hình thức khác nhau theo cơ chế
chung: Đảng lãnh đạo, Nhà nước điều hành, nhân dân làm chủ. Lĩnh vực quốc
phòng - an ninh có những nét đặc thù riêng như: tính nghiêm túc, khẩn trương,
tính thống nhất, tập trung, tính bí mật cao, tính biến động, phức tạp lớn, tính đối
kháng quyết liệt, tính pháp lệnh cao. Các đặc điểm trên đòihỏi việc quản lý nhà
nước phải hết sức khoa học, đồng bộ, cụ thể, chặt chẽ, nghiêm túc.
Quốc phòng - an ninh được thể hiện ở đây có rất nhiều nội dung, nhiều
công việc. Đây là lĩnh vực trực tiếp diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh
dân tộc hết sức quyết liệt, phức tạp. Bản thân quốc phòng - an ninh mang bản
chất chính trị, giai cấp sâu sắc. Chính vì vậy, quản lý nhà nước về quốc phòng -
an ninh cũng mang bản chất giai cấp sâu sắc. Đó là bản chất của giai cấp công
nhân, do các cơ quan nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thực hiện, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộngsản Việt Nam. Trong giai đoạn cách
mạng hiện nay, bản chất đó được biểuhiện ở mục tiêu, nhiệm vụ củaquốc phòng
8
- an ninh là: “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa,
giữ vững hòa bình, ổn định chínhtrị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn
xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá
của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”. Đây là
nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó:
“Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại, có số lượng hợp lý, với chất lượng tổng hợp và sức
chiến đấu cao”.
Như vậy, quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh là vấn đề rất quan
trọng của sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị và của toàn Đảng, toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an
nhân dân có vai trò đặc biệt quan trọng. Căn cứ vào nhiệm vụ quản lý nhà nước
về quốc phòng - an ninh, công tác tuyên truyền, giáo dục cần được triển khai,
tiến hành sâu, rộng trong toàn xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất nhận thức, thấy
rõ mục tiêu và nhiệm vụ chung của việc quản lý nhà nước về quốc phòng - an
ninh là yêu cầu khách quan có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp cách mạng nước
ta hiện nay; cũng như tuyên truyền giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc,
trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền lợi ích quốc gia và kiến thức quốc
phòng - an ninh. Đồng thời, làm cho mọi người hiểu rõ những thách thức lớn tác
động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới như: chiến
tranh bằng vũ khí công nghệ cao, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, vùng trời,
“diễn biến hòa bình”, bạo loạn chính trị, khủng bố, tội phạm công nghệ cao, tội
phạm xuyên quốc gia.
1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng ở cơ sở
- Một là: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh,
phải luôn quán triệt, các quan điểm, đường lối của Đảng trong toàn bộ quá trình
quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh, đó là cơ sở của mọi hoạt động quốc
phòng - an ninh. Đường lối quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, hai nhiệm
vụ chiến lược và kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng xã hội và
9
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đường lối xây dựng nền quốc phòng
toàn dân, nền an ninh nhân dân, kết hợp kinh tế, quốc phòng - an ninh với đối
ngoại,... luôn cần được quán triệt, cụ thể hóa, thể chế hóa trong mọi hoạt động
quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh. Đồng thời, phải được kết hợp một
cách chặt chẽ với tổ chức, quản lý cũng như các mặt, các lĩnh vực khác trong xã
hội.
- Hai là: Từ mối quan hệ biện chứng giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; mối liên hệ mật thiết giữa quốc phòng -
an ninh với kinh tế, chínhtrị, văn hóa, với đối ngoại và với tất cả các ngành, các
lĩnh vực hoạt động khác của xã hội; từ quan điểm về sức mạnh tổng hợp của đất
nước là cơ sở của nền quốc phòng - an ninh, là sản phẩm tổng hợp của sự kết
hợp các tiềm lực của đất nước... dẫn đến yêu cầu khách quan đòihỏi quản lý nhà
nước về quốc phòng - an ninh phải được thường xuyên kết hợp một cách chặt
chẽ với tổ chức, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực khác của xã hội (kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội...). Sự kết hợp đó thể hiện tính đồng bộ của quản lý
nhà nước nói chung, biểu hiện trong chỉ đạo chiến lược, trong hệ thống pháp
luật, trong từng chủ trương, chính sáchcụ thể ở mỗi lĩnh vực, trong mối quan hệ
giữa các ngành, các cấp, các địa phương trong xây dựng nền quốc phòng toàn
dân, nền an ninh nhân dân trên cơ sở quan điểm, đường lối, chủ trương, chính
sách chung của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Ba là: Quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh phải nhằm bảo đảm
cho đất nước hòa bình, ổn định trên mọi lĩnh vực, “không để bị động, bất ngờ
trong mọi tình huống”, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ địch, mọi
cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực phản động đối với nước ta. Các thế
lực thù địch hiện nay đang thực hiện nhiều âm mưu, nhiều thủ đoạn nhằm kìm
hãm sự phát triển của đất nước, phá hoại sự ổn định về chính trị, kinh tế, văn
hóa,... Chúng tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình”, lợi dụng mọi sơ hở của
ta hòng làm suy yếu nội bộ để “tự diễn biến”, tạo nên các tình huống phức tạp,
bất ngờ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” làm mất ổn định chính
trị, gây bạo loạn lật đổ hoặc bất ngờ tiến hành chiến tranh xâm lược.
10
- Bốn là: Hòa bình, ổn định, không bị bất ngờ trong mọi tình huống, có
đủ sức chống lại mọi âm mưu thủ đoạn phá hoại của kẻ địch, đủ sức đánh thắng
mọi cuộc chiến tranh của các thế lực phản động gây ra với đất nước ta luôn là
điều kiện, là yêu cầu đối với toàn Đảng, toàn dân, các lực lượng vũ trang. Đây
cũng là yêu cầu trực tiếp, thường xuyên của quản lý nhà nước về quốc phòng -
an ninh trong tình hình mới.
- Năm là: Quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh phải được thực hiện
trên cơ sở luật pháp, kế hoạch, chính sách thống nhất, có sự phân công, phân
nhiệm rõ ràng ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương. Nhiệm vụ quốc phòng
- an ninh luôn rất nặng nề, rất phức tạp; các lực lượng tham gia công cuộc xây
dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, đấu tranh quốc phòng,
đấu tranh an ninh rất đa dạng, các hoạt động của toàn xã hội trong lĩnh vực này
hết sức phong phú. Điều đó đòi hỏi quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh
phải có tính khoa học, tính đồng bộ, tính pháp lệnh rất cao.
- Sáu là:Tính khoa học, tính đồng bộ, tính pháp lệnh cao của quản lý nhà
nước về quốc phòng - an ninh trước hết thể hiện ở kế hoạch tổng thể, phải được
xác định trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng ngành,
từng địa phương trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật, chính
sách thống nhất của nhà nước; đồng thời phải có sự phân công, phân cấp quản
lý đúng đắn, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng cấp, từng ngành, từng vùng
lãnh thổ. Do tính đặc thù nghiêm ngặt của nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, cần
phải xác định rõ ràng, cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm lãnh đạo, quản lý của từng
cấp, từng ngành, từng vùng; mối quan hệ giữa các cấp, các ngành; cơ chế lãnh
đạo, điều hành, chỉ huy trong các tình huống, trong từng nhiệm vụ;...
11
Chương 2
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH QUỐC PHÒNG Ở
SỞ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG TỈNH VĨNH LONG
2.1. Khái quát về Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Vĩnh Long
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long có trụ sở đặt tại địa chỉ tại:
số 42B đường Phạm Thái Bường, phường 4, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh
Long.
Căn cứ Điều 2 Quyết định số 05/2016/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Long quy
định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Vĩnh Long cụ thể như sau:
- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh các dự thảo
quyết định, chỉ thị liên quan đến công tác tổ chức và quản lý các vấn đề về quy
hoạch, kế hoạch, cơ cấu tổ chức,…
- Tổ chức thực hiện các văn bản quyphạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình, đề án, dự án về tài nguyên và môi trường sau khi được phê
duyệt,…
- Quản lý, tổ chức giám định, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng, chứng
chỉ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý theo phân công, phân cấp hoặc
ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Địa chỉ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long.
2.1.1.1. Về đất đai
- Chủ trì, phốihợp với các cơ quan có liên quan lập, điều chỉnhquy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất của địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh; hướng dẫn,
theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê
duyệt;
- Tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Ủy ban nhân
dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; theo dõi, kiểm tra việc thực
hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện đã được phê duyệt;
12
- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quy định hạn mức giao đất, công
nhận đất ở cho hộ gia đình, cá nhân; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất đối
với trường hợp hộ gia đình, cá nhân tự khai phá đất để sản xuất nông nghiệp;
hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử
dụng cho hộ gia đình, cá nhân; diện tíchtối thiểu được tách thửa và các nội dung
khác theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Tổ chức thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; tổ chức thẩm định
phương án bồithường, hỗ trợ tái định cưtheo thẩm quyền; giúp Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh thực hiện việc trưng dụng đất theo quy định;
- Thực hiện việc đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, ký
hợp đồng thuê đất; lập, quản lý, cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với các
tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư theo quy định;
- Tổ chức thực hiện và hướng dẫn kiểm tra việc điều tra đánh giá tài
nguyên đất; điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá đất đai; lập, chỉnh lý và quản lý
bản đồ địa chính;thống kê, kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sửdụng đất; xây dựng,
vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý, sử dụng đất đai;
- Chủ trì việc tổ chức xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất hàng năm trình
Ủy ban nhân dân tỉnh quy định; lập bản đồ giá đất; tham mưu giải quyết các
trường hợp vướng mắc về giá đất;
- Chủ trì việc tổ chức xác định giá đất cụ thể làm căn cứ để tính thu tiền
sử dụng đất, tiền thuê đất, tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước, tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và các trường
hợp khác theo quy định của pháp luật trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;
- Xây dựng, quản lý, khai thác, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về đất
đai theo quy định;
13
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tổ
chức thực hiện việc bồithường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp bị
thu hồi đất theo quy định của pháp luật;
- Kiểm tra và tổ chức thực hiện việc phát triển quỹ đất; quản lý, khai thác
quỹ đất; tổ chức việc đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.
2.1.1.2. Về đo đạc và bản đồ
- Thẩm định hồ sơ và đề nghị Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam cấp, cấp
bổ sung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức, quản lý việc triển khai các hoạt động đo đạc và bản đồ theo
quy hoạch, kế hoạch; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra, thẩm định chất lượng
các công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ; quản lý hệ thống tư liệu đo đạc và
bản đồ tại địa phương; quản lý việc bảo mật, lưu trữ, cung cấp khai thác sử dụng
thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ;quản lý việc bảo vệ các công trình xây dựng
đo đạc và bản đồ theo quy định;
- Quản lý và tổ chức thực hiện việc xây dựng, cập nhật, khai thác hệ thống
cơ sở hạ tầng kỹ thuật đo đạc và bản đồ tại địa phương;
- Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm bản đồ có sai sót
về thể hiện chủ quyền quốc gia, địa giới hành chính, địa danh thuộc địa phương;
ấn phẩm bản đồ có sai sót về kỹ thuật.
Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long còn có trách
nhiệm và quyền hạn đốivới các hoạtđộngliên quanđến tài nguyên nước, khoáng
sản, môi trường, khí tượng thủy văn, viễn thám, thông tin tư liệu và ứng dụng
công nghệ thông tin.
Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài
nguyên và môi trường đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban
nhân dân cấp huyện, công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (cấp xã).
14
Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của
Sở theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy
ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp,
tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tham gia quản lý tổ chức và hoạt động
của các hội và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố
cáo, phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy
định của pháp luật và phân công, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long cũng thực hiện các nhiệm
vụ khác và theo Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao hoặc
theo quy định của pháp luật.
2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
15
2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng ở
Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Vĩnh Long
2.2.1. Những thành tựu đạt được trong công tác quản lý nhà nước về
an ninh quốc phòng ở Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Vĩnh Long
Quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng là một trong những nội dung
quan trọng luôn được Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện tốt, góp phần bảo đảm cho việc triển khai thực hiện nhiệm
vụ quốc phòng, quân sự trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nhằm đạt hiệu quả thiết
thực, đúng quy định của pháp luật.
Trên cơ sở quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước và các nghị quyết, chỉ thị của trên về công tác an ninh
quốc phòng Đảng ủy Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Vĩnh Long đã ban hành
nghị quyết, lãnh chỉ đạo Cơ quan Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Vĩnh Long
16
thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòngvới mục tiêu, chủ trương, bước đi cụ thể.
Trong đó, tập trung vào xây dựng lực lượng tại chỗ; kết hợp triển khai thực hiện
chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ với với tăng cường an ninh quốc
phòng. Chútrọnghoàn thiện cơ chế, quychế, cụthểhóacác văn bản pháp luật liên
quan đến lĩnh vực an ninh quốc phòngphù hợp với thực tiễn. Tỉnhthường xuyên
nắm chắc tình hình, dự báo tình hình đểban hành văn bản quy phạm pháp luật
thuộc thẩm quyền, tạo cơ sở pháp lý để cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm
vụ quốc phòng theo đúng quy định của pháp luật và hoạch định chủ trương, đối
sáchxử lý các vấn đề về quốc phòng, an ninh, bảo vệ địa bàn, không để bị động,
bất ngờ.
Bên cạnh sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Sở
Tàinguyên và Môi trường tỉnhVĩnh Long đãchỉ đạo các đơnvịtrực thuộc nghiên
cứu, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực quốc phòng
gắn vớicảicáchthủtục hành chínhcủangành Tàinguyên và Môitrường tỉnhVĩnh
Long. Theo đó, việc đổi mới quy trình xây dựng, soạn thảo, thẩm định, kiểm tra
văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực quốc phòng được công khai, dân chủ,
minh bạch. Ngoài những nội dung quan trọng của nhiệm vụ quốc phòng, quânsự
phải tuyệt đốibí mật, như: kế hoạchphòng thủ, phương án tác chiến,... những nội
dung khác tỉnh đã lấy ý kiến tham gia đónggóp của cán bộ côngchức, viên chức,
phản biện từ các đơn vị trực thuộc, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Do đó, các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quốc
phòngcủatỉnh đãđivào cuộc sống,vừalà côngcụquản lý của nhà nước, vừa bảo
đảm cho mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của
mình đốivới nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nhất là các luật, chính sách có đốitượng
điều chỉnhrộng, như: Luật Nghĩa vụ Quân sự, Luật Dân quân tự vệ, Pháp lệnh Dự
bị độngviên, Chínhsáchhậu phươngquân đội... Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Vĩnh Long duy trì chặt chẽ các chế độ thanh tra, kiểm tra, giám sát,
giải quyếtkhiếu nại, tố cáo tronglĩnhvực quốc phòngtheo quyđịnhcủapháp luật;
thường kỳ tổ chức đốithoạigiữa chínhquyền, doanhnghiệp và nhân dân, để cùng
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi thành
17
phần kinh tế tăng cường đầu tư, phát triển sản xuất, giải phóng nguồn lực xã hội,
nâng cao tiềm lực kinh tế - quốc phòng trong phạm vi quản lý của Sở.
Hàng năm, Sở Tàinguyên và Môi trường tỉnhVĩnhLong phốihợp chặtchẽ
với Ban Tổ chức Tỉnh ủy và các sở, ban, ngành, đoàn thể rà soát, quản lý, phân
loại đốitượng, xây dựngkế hoạchtổ chức cáclớp bồidưỡngkiến thức quốc phòng
và an ninh: Trong năm 2021, Tỉnh Vĩnh Long đã mở được 25 lớp giáo dục, bồi
dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho 1.852 cán bộ thuộc các đối tượng,
100% cán bộ quản lý doanhnghiệp trong các khu côngnghiệp và 8.814 học sinh,
sinh viên trên địa bàn.
Nhờ đó, độingũ cán bộ các cấp trêntừng cươngvị, chức tráchđã vận dụng
tốtkiến thức được trangbịvào quá trìnhcôngtác quảnlý nhà nước về quốc phòng
và thực hiện nhiệm vụ quốc phòngvàanninh ở các đơnvịtrực thuộc. Cánbộ công
chức, viên chức trong ngành đều có nhận thức đúng đắn về quan điểm, đường lối
quốc phòng, quânsựcủaĐảng;luôn cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn“diễn
biến hòabình”của các thế lực thù địch; đồngthời, nhận rõ tráchnhiệm và tổ chức
thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự ở địa phương. Cấp uỷ, chính quyền,
các ban, ngành, đoànthể của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long và đội
ngũ cán bộ côngchức, viên chức của Sở chấp hành và thực hiện nghiêm túc công
tác quốc phòng địa phương và đơn vị.
2.2.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lýnhà nước về an
ninhquốc phòng ở Sở Tài nguyênvà Môi trường tỉnhVĩnhLong
Bên cạnh những kết quả đạt được, côngtác quốc phòng, an ninh thời gian
qua vẫn còn những khuyết điểm, hạn chế sau:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Quốc phòng, an
ninh cho các tầng cánbộ, côngchức, viên chức của Sở Tàinguyên và Môitrường
tỉnh Vĩnh Long chưa được duy trì thường xuyên, chưa có chiều sâu do đó một
bộ phận cán bộ, nhận viên trong hệ thống ngành của cơ quan nhận thức cònhạn
chế, nhất là về âm mưu thủ đoạn “âm mưu diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật
đổ”, của các thế lực thù địch; cán bộ cốt cán ở cơ sở. Có thời điểm hoạt động
hiệu quả thấp, khó khăn trong tuyên truyền, vận động thực hiện các chủ trương,
18
chính sách của Đảng, Nhà nước; người dân ở một số địa bàn bị một bộ phận bị
kẻ xấu lợi dụng kíchđộng, lôi kéo tham gia các hoạt động tụ tập gây rối an ninh
trật tự.
- Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh quốc phòngtại một số cơ quan, đơn
vị của Sở còn yếu, chưa phát huy vai trò trong công tác tố giác tội phạm. Công
tác phối hợp giữa các lực lượng, đơn vị có lúc, có nơi chưa được kịp thời, hiệu
quả chưa cao.
- Việc giao ban, hội ý đánh giá tình hình kết quả công tác thực hiện quy
chế phối hợp đảm bảo an ninh quốc phòng cònmột số hạn chế, chất lượng chưa
cao, nhất là giao ban định kỳ hàng tháng.
2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về an
ninh quốc phòng của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long
2.3.1. Nâng cao chất lượng công tác giáodụcchính trị tư tưởng, tuyên
truyền, phổ biến, giáodụcpháp luật cho đội ngũ cán bộcông chức, viên chức
của Sở và nhân dân trên địa bàn
Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư
tưởng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và chủ động cung cấp thông
tin định hướng tư tưởng cho cán bộ công chức, viên chức, đảng viên, đoàn viên,
hội viên và nhân dân; làm chuyển biến rõ nét về nhận thức, ý thức trách nhiệm
trong chấp hành pháp luật, nêu cao cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn “Diễn
biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, kích động biểu tình, gây rối an ninh trật tự của
các thế lực thù địch, các tổ chức phản động, các đối tượng cực đoan, nhất là trên
không gian mạng.
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long, thủ trưởng các
đơn vị trực thuộc phối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung đổi mới
trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận, đảm bảo hiệu quả, phù hợp với tình
hình thực tiễn; trong đó, lực lượng dự bị vũ trang phải thực sự là nòng cốt trong
công tác dân vận tại đơn vị; chủ động đối thoại với người dân, thường xuyên
kiểm tra, đôn đốc, xử lý kịp thời những bức xúc, phức tạp có thể dẫn tới mất an
ninh, trật tự ở cơ sở; người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, Thủ trưởng cơ
19
quan đơn vị phải chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra xử lý những vấn
đề liên quan đến quốc phòng, an ninh trong cơ quan, đơn vị thuộc Sở.
2.3.2. Công tác quán triệt các văn bản chỉ đạo về công tác đảm bảoan
ninhquốc phòng của cấp trên gắn với việcthực hiện Nghị quyết Trung ương
4 khóa XII
Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long nâng cao vai trò,
tổ chức, quán triệt, tuyên truyền và tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả
Nghị quyết số 28 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình
mới; Nghị quyết số 28 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Chiến
lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết số 33 của Bộ Chính trị về
“Chiến lược bảo vệ Biên giới quốc gia”; Chỉ thị số 46 của Bộ Chính trị về “Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đốivới côngtác đảm bảo an ninh, trật tự trong tình
hình mới”; Nghị quyết số 02 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường lãnh
đạo công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, an toàn giao thông trong tình hình
mới”; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-
2025, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Vĩnh Long (nhiệm kỳ 2020 -
2025); các nghị quyết của Đảng ủy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh Vĩnh Long về
lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh giai đoạn 2020-2025.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo côngtác tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang
vững mạnh toàn diện; tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 04 (khóa XII) của Bộ
Chính trị về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ”, gắn với thực hiện Chỉ thị 05 về học tập và làm
theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện có hiệu quả các
phong trào thi đua trong toàn đơn vị.
2.3.3. Công tác chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống
Tiếp tục duy trì nghiêm các chế độ sẵn sàng chiến đấu, tăng cường công
tác tuần tra, kiểm soát, chủ động nâng cao chất lượng công tác nắm, dự báo,
kiểm soát tình hình. Kết hợp với Công an Tỉnh Vĩnh Long, Công an Thành phố
20
Vĩnh Long tíchcực đảm bảo an ninh, an toàn địa bàn, các côngtrình, dự án kinh
tế lớn, những địa bàn trọng điểm, dự án có yếu tố nước ngoài. Tập trung củng
cố hệ thống chínhtrị cơ sở, chú trọng giữ vững an ninh địa bàn trọng điểm, vùng
khó khăn phức tạp.
Thực hiện nghiêm túc việc tiếp côngdân, giải quyết khiếu nại, kiến nghị,
phản ánh của công dân đảm bảo đúng thẩm quyền và thời gian giải quyết của
từng cấp; tập trung rà soát, giải quyết khẩn trương, dứt điểm những vấn đề tồn
đọng kéo dài và kịp thời giải quyết những vấn đề mới phát sinh không để phát
sinh điểm nóng trong địa bàn và trong ngành.
Làm tốtmọi côngtác chuẩn bịvà tổ chức thực hành diễn tập phòng, chống
“diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Chủ động, tích cực phối hợp với
các ngành chức năng triển khai thực hiện đồngbộ, quyếtliệt các giải pháp phòng
ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; làm giảm tội phạm; kiên
quyết không để hình thành các băng, ổ nhóm tội phạm nguy hiểm; đấu tranh
ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, côngcụ
hỗ trợ,...
C. PHẦN KẾT LUẬN
Bản thân tôi nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác quản lý
nhà nước về an ninh quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Là một công dân Viêt Nam tôi hiểu rằng bản thân mình cần phải nỗ lực học tập
và rèn luyện tốt để cống hiến sức lực và tri thức cho đất nước. Nêu cao tinh thần
cảnh giác với các thế lực thù địch, không để những cám dỗ về vật chất tác động
đến bản thân, làm suy giảm lòng tin vào Đảng, Nhà nước. Giữ vững ổn định về
tư tưởng chính trị, không để các thế lực thù địch có cơ hội dụ dỗ, lôi kéo. Đấu
tranh phòng ngừa, phát hiện những âm mưu, thủ đoạncủa cá thế lực chống phá.
Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn và bản lĩnh chính trị, kiên
định với đường lối xã hội chủ nghĩa, với lý tưởng của Đảng, với niềm tin của
nhân dân. Thường xuyên nâng cao hiểu biết, nhận thức về chủ nghĩa Mác –
21
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh. Đóng góp hết khả năng của mình vào công cuộc phát triển kinh tế, xây
dựng đất nước trong thời đại mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ của một công dân,
chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật của Đảng, Nhà nước. Vận động
nhân dân và người thân chấp hành các quy định của pháp luật, không tham gia
vào các tệ nạn xã hội, không để kẻ xấu lợi dụng lôi kéo, làm suy thoái tư tưởng
chính trị. Phát hiện, tố cáo các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, làm nguy
hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Cảnh giác với âm mưu, thủ
đoạn diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, kiên định về tư tưởng, lập
trường, ngăn chặn quá trình tự diễn biến, tự chuyển hóa trong tư tưởng, lối sống.
Xây dựng ý chí tự lực, tự cường và lòng tự hào dân tộc, phát triển kinh tế địa
phương đi đối với giữ gìn văn hóa dân tộc và các giá trị truyền thống tốt đẹp.

More Related Content

Similar to 2. noi dung ANQP Ở CƠ SỞ - V2.docx

đườNg lối quân sự của đảng
đườNg lối quân sự của đảngđườNg lối quân sự của đảng
đườNg lối quân sự của đảng
Công Thành
 
Cơ sở lý luận về sự tham gia vào quản lý nhà nƣớc của mặt trận tổ quốc Việt N...
Cơ sở lý luận về sự tham gia vào quản lý nhà nƣớc của mặt trận tổ quốc Việt N...Cơ sở lý luận về sự tham gia vào quản lý nhà nƣớc của mặt trận tổ quốc Việt N...
Cơ sở lý luận về sự tham gia vào quản lý nhà nƣớc của mặt trận tổ quốc Việt N...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
Man_Ebook
 
Bai du thi hien phap
Bai du thi hien phapBai du thi hien phap
Bai du thi hien phap
Dung Le
 

Similar to 2. noi dung ANQP Ở CƠ SỞ - V2.docx (20)

Luận văn: Pháp luật về quốc phòng của UBND cấp xã Tp Đà Nẵng
Luận văn: Pháp luật về quốc phòng của UBND cấp xã Tp Đà NẵngLuận văn: Pháp luật về quốc phòng của UBND cấp xã Tp Đà Nẵng
Luận văn: Pháp luật về quốc phòng của UBND cấp xã Tp Đà Nẵng
 
đườNg lối quân sự của đảng
đườNg lối quân sự của đảngđườNg lối quân sự của đảng
đườNg lối quân sự của đảng
 
Tiểu Luận Đường Lối Quốc Phòng Và An Ninh, 9 Điểm.doc
Tiểu Luận Đường Lối Quốc Phòng Và An Ninh, 9 Điểm.docTiểu Luận Đường Lối Quốc Phòng Và An Ninh, 9 Điểm.doc
Tiểu Luận Đường Lối Quốc Phòng Và An Ninh, 9 Điểm.doc
 
Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ
Xây dựng lực lượng dân quân tự vệXây dựng lực lượng dân quân tự vệ
Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ
 
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA...
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA...LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA...
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị tại Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị tại Hà Nội
 
Luận án: Quản lý về an ninh trật tự đô thị tại TP Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý về an ninh trật tự đô thị tại TP Hà Nội, HAYLuận án: Quản lý về an ninh trật tự đô thị tại TP Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý về an ninh trật tự đô thị tại TP Hà Nội, HAY
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
 
Báo Cáo Thực Tập Tổ Chức Thực Hiện Luật Dân Quân Tự Vệ.doc
Báo Cáo Thực Tập Tổ Chức Thực Hiện Luật Dân Quân Tự Vệ.docBáo Cáo Thực Tập Tổ Chức Thực Hiện Luật Dân Quân Tự Vệ.doc
Báo Cáo Thực Tập Tổ Chức Thực Hiện Luật Dân Quân Tự Vệ.doc
 
Cơ sở lý luận về sự tham gia vào quản lý nhà nƣớc của mặt trận tổ quốc Việt N...
Cơ sở lý luận về sự tham gia vào quản lý nhà nƣớc của mặt trận tổ quốc Việt N...Cơ sở lý luận về sự tham gia vào quản lý nhà nƣớc của mặt trận tổ quốc Việt N...
Cơ sở lý luận về sự tham gia vào quản lý nhà nƣớc của mặt trận tổ quốc Việt N...
 
Hiến pháp nước chxhcn vn năm 1992
Hiến pháp nước chxhcn vn năm 1992Hiến pháp nước chxhcn vn năm 1992
Hiến pháp nước chxhcn vn năm 1992
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG ĐỐI TƯỢNG 4
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG ĐỐI TƯỢNG 4 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG ĐỐI TƯỢNG 4
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG ĐỐI TƯỢNG 4
 
Hien phap 92
Hien phap 92Hien phap 92
Hien phap 92
 
Luận án: Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng C...
Luận án: Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng C...Luận án: Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng C...
Luận án: Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng C...
 
Vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an
Vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công anVận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an
Vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an
 
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
 
Bai du thi hien phap
Bai du thi hien phapBai du thi hien phap
Bai du thi hien phap
 
05. Quản lý Nhá nước - Ôn thi Công chức Thuế 2020
05. Quản lý Nhá nước - Ôn thi Công chức Thuế 202005. Quản lý Nhá nước - Ôn thi Công chức Thuế 2020
05. Quản lý Nhá nước - Ôn thi Công chức Thuế 2020
 
Cau 1-bien-phap-cu-the-de-phat-trien-kinh-te-ket-hop-qpan-copy (1)
Cau 1-bien-phap-cu-the-de-phat-trien-kinh-te-ket-hop-qpan-copy (1)Cau 1-bien-phap-cu-the-de-phat-trien-kinh-te-ket-hop-qpan-copy (1)
Cau 1-bien-phap-cu-the-de-phat-trien-kinh-te-ket-hop-qpan-copy (1)
 
Đề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAY
Đề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAYĐề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAY
Đề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAY
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
HuyBo25
 

Recently uploaded (20)

TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 

2. noi dung ANQP Ở CƠ SỞ - V2.docx

  • 1. 1 MỤC LỤC Stt Nội dung Trang 1 MỤC LỤC 1 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU 2 3 B. PHẦN NỘI DUNG 4 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH QUỐC PHÒNG Ở CƠ SỞ 4 1.1. Các khái niệm cơ bản 4 1.2. Quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng ở cơ sở 6 1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng ở cơ sở 8 5 Chương 2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH QUỐC PHÒNG Ở SỞ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG TỈNH VĨNH LONG 11 2.1. Khái quát về Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Vĩnh Long 11 2.2. Thực trạng côngtác quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng ở Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Vĩnh Long 15 2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long 17 6 C. PHẦN KẾT LUẬN 20
  • 2. 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU Quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng là một bộ phận rất quan trọng trong tổng thể quản lý quốc gia của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Quản lý nhà nước về quốc phòngkhông phải chỉ là công việc của Bộ Quốc phòng, mà là của các bộ, ngành và chính quyền từ trung ương đến các địa phương. Chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về quốc phòng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Quản lý nhà nước về quốc phòng là quá trình điều hành mọi hoạt động quốc phòng bằng pháp luật, chính sách, kế hoạch và các công cụ khác của Nhà nước trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động xã hội có quan hệ đến nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, do hệ thống các cơ quan của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn của mồi cơ quan, đơn vị. Chủ thể quản lý nhà nước về quốc phòng bao gồm tổng thể các cơ quan nhà nước, từ trung ương đến cơ sở, trong đó nòng cốt là các cơ quan quản lý nhà nước. Khách thể quản lý nhà nước về quốc phòng bao gồm tổng thể các lĩnh vực, các hoạt động xây dựng nền quốc phòng toàn dân, tất cả các hoạt động xã hội có quan hệ đến các cơ quan nhà nước và của toàn dân. Toàndân và các đoàn thể quần chúng tích cực tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước về quốc phòng dưới nhiều hình thức khác nhau theo cơ chế chung Đảng lẫnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Như vậy, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về quốc phòng và an ninh phải được coilà một trong những bài học giữ nước của dân tộc ta hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộngsản Việt Nam. Đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ ngày càng làm cho "Dân giàu, nước mạnh", và quá trình đó càng được phát triển trong một môi trường đất nước hòa bình, ổn định, ý thức và kiến thức quốc phòngcủamồi người dân càng được nâng cao, mọi người đều sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật xã hội chủ nghĩa. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước về an ninh quốc phòngcủa Đảng và Nhà nước ta, tôi chọn đề tài “Quản lý
  • 3. 3 nhà nước về an ninh quốc phòng ở Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long” làm đề tài tiểu luận của mình.
  • 4. 4 B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH QUỐC PHÒNG Ở CƠ SỞ 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm quốc phòng Quốc phòng là công cuộc giữ nước của một quốc gia gồm tổng thể các hoạt động đối nội, đối ngoại về kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học... của Nhà nước để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh toàn diện trong đó sức mạnh quân sự là nòng cốt để giữ vững hoà bình, đẩy lùi và ngăn chặn các hoạt động chống đối của kẻ thù, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới bất cứ hình thức và quy mô nào. Trong công tác quốc phòngphải đặc biệt chăm lo xây dựng lực lượng lực lượng quân đội chính quy, tinh nhuệ và hiện đại. Hai khái niệm an ninh và quốc phòng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì an ninh, quốc phòng là hai mặt của sự nghiệp bảo vệ đất nước. Quốc phòng mạnh là điều kiện tốt nhất để giữ vững an ninh bên trong, ngược lại an ninh tốt là điều kiện để ổn định chính trị, xã hội, củng cố quốc phòng. Quản lý nhà nước về quốc phòng là vấn đề hệ trọng đối với một quốc gia độc lập có chủ quyền, nhằm bảo vệ Tổ quốc XHCN bằng sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các Đại hội của Đảng đều khẳng định: Bảo vệ Tổ quốc XHCN là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN, bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc. Nội dung này thể hiện tổng hợp chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh của Đảng và Nhà nước ta. Nội dung bảo vệ Tổ quốc XHCN bao gồm các nội dung sau: - Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội.
  • 5. 5 - Bảo vệ Tổ quốc XHCN là bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ nhân dân và chế độ XHCN, bảo vệ sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN. - Bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc. 1.1.2. Khái niệm an ninh quốc phòng 1.1.2.1. An ninh An ninh là trạng thái bình yên của xã hội, của nhà nước, sự ổn định vững chắc của chế độ chính trị xã hội. An ninh quốc gia bao gồm an ninh đối nội, an ninh đối ngoại, an ninh về tất cả các lĩnh vực chính trị kinh tế, quốc phòng, văn hóa, xã hội,… trong đó chủ yếu có an ninh chủ quyền độc lập, an ninh lãnh thổ, … Các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia được quy định là các tội nguy hiểm nhất trong các tội hình sự và có khung hình phạt cao nhất. 1.1.2.2. An ninh quốc phòng Quốc phòng là hoạt động tổ chức và thực hiện các biện pháp phòng vệ của một quốc gia, nhằm bảo vệ, ngăn chặn mọi nguy cơ xâm lược từ bên ngoài vào. Cơ quan tối cao của nhà nước chuyên đặc trách các vấn đề quốc phòng là Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là chức vụ nắm giữ vai trò cao nhất. Quốc phòng là hoạt động đảm bảo an toàn và tồn vong của một quốc gia dân tộc. Quốc phòng được phản ánh như hoạt động chính đáng và hợp pháp của một quốc gia. Thông thường luật pháp quốc tế không công nhận tán công trước biện minh phòng vệ, nhưng dễ dàng được đồng thuận khi một quốc gia bị tấn công từ bên ngoài, họ được quyền tự vệ chính đáng, bao gồm một cuộc phản công trả đũa. Năm 1979, Việt Nam đã thực hiện phản công trong chiến tranh Tây Nam, đánh bại hoàn toàn Khmer Đỏ. Liên Hiệp quốc công nhận quyền tự vệ, Chương VII, Điều 51 của HIến chương Liên hiệp quốc Điều 51:Không có điều nào trong Hiến chương hiện hành làm giảm quyền sở hữu tập thể hoặc tự vệ cá nhân nếu một cuộc tấn công vũ trang xảy ra chống lại một thành viên của Liên hợp quốc, cho đến khi Hội đồng Bảo an thực hiện các biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Các biện pháp
  • 6. 6 của các thành viên trong việc thực hiện quyền tự vệ này sẽ được báo cáo ngay cho Hội đồng Bảo an và không ảnh hưởng đến quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng Bảo an theo Điều lệ hiện hành bất cứ lúc nào cần thiết để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. Một số quốc gia có quy mô diện tích và dân số nhỏ, thường có những thỏa thuận ủy thác quốc phòng cho một nước khác có sức mạnh quân sự, bao gồm láng giềng. Hoặc, họ thường chọn chính sách trung lập. Quốc phòng chính là công cuộc sử dụng sức mạng của toàn dân tộc để xây dựng, giữ nước. Lực lượng vũ trang của cả nước đều được xây dựng dưa trên cơ sở nòng cốt là sức mạnh cũng với phương châm do dân, vì dân và của dân. Cùng với đó là sức mạnh quốc phòng của đất nước ta đều được xây dựng trên nguồn vật lực, nhân lực cùng với sự tự chủ tự cường và tinh thần toàn diện của toàn dân. Khi quốc phòng của một quốc gia vững mạnh thì cũng là lúc giữ vững được sự ổn định đất nước, hòa bình và không bị đánh bại bởi những kẻ xấu có ý đồ xâm lược, phản động. CònAn ninh, là từ được sửdụng để nói lên trạng thái bìnhyên, sựổn định cũng như vững chắc của chế độ chính trị của một quốc gia. Sâu xa hơn thì nó là sự nghiệp của toàn dân, do dân thực hiện. An ninh Tổ quốc được bảo vệ dưới sự kết hợp giữa nhân dân cùng với nghiệp vụ của lực lượng an ninh nhân dân chuyên trách, đạp tan được những âm mưu cũng như hành động không lành mạnh như phản động, xâm phạm, phạm pháp… gây mất trật tự an ninh xã hội. An ninh nhân dâncủa mộtquốc gia có nhiệm vụ đấu tranh và không ngừng củng cố sức mạnh cho sự phát triển cho đất nước, từ sự đoàn kết, tinh dần dân tộc và vật chất được xây dựng dựa trên nền an ninh vững chắc. Như vậy, Quốc phòng an ninh chính là hai yếu tố cần phải được xây dựng một cách ổn định, vững chắc. Khi kết hợp giữa an ninh cùng với quốc phòng, dường như đã là sự hiển nhiên, rất khách quan và nó giúp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước được hoàn thiện hơn. Mặc dù là hai phạm trù phát triển
  • 7. 7 độc lập những lại cùng có mục tiêu chung, cùng nhau hỗ trợ và thúc đẩy nhau, nhằm mang lại cuộc sống bình yên, hòa bình và văn minh cho người dân. 1.2. Quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng ở cơ sở Quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh là quá trình nắm và điều hành bằng pháp luật, chính sách, kế hoạch và các công cụ khác của Quốc hội và Nhà nước trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt độngxã hội, có quan hệ đến việc giữ gìn, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, do hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành theo chức năng nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn của mỗi cơ quan. Chủ thể quản lý nhà nước về quốc phòng- an ninh bao gồm tổng thể các cơ quan nhà nước, từ trung ương đến cơ sở. Trong đó, nòng cốt là các cơ quan quản lý nhà nước. Khách thể quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh bao gồm tổng thể các lĩnh vực, các hoạt động xây dựng nền an ninh và đấu tranh an ninh, tất cả các hoạt động xã hội có quan hệ đến việc giữ gìn, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia của các cơ quan nhà nước, của toàn dân. Toàn dân và các đoàn thể quần chúng tích cực tham gia các hoạt động quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh dưới nhiều hình thức khác nhau theo cơ chế chung: Đảng lãnh đạo, Nhà nước điều hành, nhân dân làm chủ. Lĩnh vực quốc phòng - an ninh có những nét đặc thù riêng như: tính nghiêm túc, khẩn trương, tính thống nhất, tập trung, tính bí mật cao, tính biến động, phức tạp lớn, tính đối kháng quyết liệt, tính pháp lệnh cao. Các đặc điểm trên đòihỏi việc quản lý nhà nước phải hết sức khoa học, đồng bộ, cụ thể, chặt chẽ, nghiêm túc. Quốc phòng - an ninh được thể hiện ở đây có rất nhiều nội dung, nhiều công việc. Đây là lĩnh vực trực tiếp diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc hết sức quyết liệt, phức tạp. Bản thân quốc phòng - an ninh mang bản chất chính trị, giai cấp sâu sắc. Chính vì vậy, quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh cũng mang bản chất giai cấp sâu sắc. Đó là bản chất của giai cấp công nhân, do các cơ quan nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộngsản Việt Nam. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, bản chất đó được biểuhiện ở mục tiêu, nhiệm vụ củaquốc phòng
  • 8. 8 - an ninh là: “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hòa bình, ổn định chínhtrị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”. Đây là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó: “Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có số lượng hợp lý, với chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao”. Như vậy, quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh là vấn đề rất quan trọng của sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn Đảng, toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân có vai trò đặc biệt quan trọng. Căn cứ vào nhiệm vụ quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh, công tác tuyên truyền, giáo dục cần được triển khai, tiến hành sâu, rộng trong toàn xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất nhận thức, thấy rõ mục tiêu và nhiệm vụ chung của việc quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh là yêu cầu khách quan có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay; cũng như tuyên truyền giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền lợi ích quốc gia và kiến thức quốc phòng - an ninh. Đồng thời, làm cho mọi người hiểu rõ những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới như: chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, vùng trời, “diễn biến hòa bình”, bạo loạn chính trị, khủng bố, tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia. 1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng ở cơ sở - Một là: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh, phải luôn quán triệt, các quan điểm, đường lối của Đảng trong toàn bộ quá trình quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh, đó là cơ sở của mọi hoạt động quốc phòng - an ninh. Đường lối quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, hai nhiệm vụ chiến lược và kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng xã hội và
  • 9. 9 bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đường lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, kết hợp kinh tế, quốc phòng - an ninh với đối ngoại,... luôn cần được quán triệt, cụ thể hóa, thể chế hóa trong mọi hoạt động quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh. Đồng thời, phải được kết hợp một cách chặt chẽ với tổ chức, quản lý cũng như các mặt, các lĩnh vực khác trong xã hội. - Hai là: Từ mối quan hệ biện chứng giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; mối liên hệ mật thiết giữa quốc phòng - an ninh với kinh tế, chínhtrị, văn hóa, với đối ngoại và với tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội; từ quan điểm về sức mạnh tổng hợp của đất nước là cơ sở của nền quốc phòng - an ninh, là sản phẩm tổng hợp của sự kết hợp các tiềm lực của đất nước... dẫn đến yêu cầu khách quan đòihỏi quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh phải được thường xuyên kết hợp một cách chặt chẽ với tổ chức, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực khác của xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...). Sự kết hợp đó thể hiện tính đồng bộ của quản lý nhà nước nói chung, biểu hiện trong chỉ đạo chiến lược, trong hệ thống pháp luật, trong từng chủ trương, chính sáchcụ thể ở mỗi lĩnh vực, trong mối quan hệ giữa các ngành, các cấp, các địa phương trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân trên cơ sở quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách chung của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Ba là: Quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh phải nhằm bảo đảm cho đất nước hòa bình, ổn định trên mọi lĩnh vực, “không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống”, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ địch, mọi cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực phản động đối với nước ta. Các thế lực thù địch hiện nay đang thực hiện nhiều âm mưu, nhiều thủ đoạn nhằm kìm hãm sự phát triển của đất nước, phá hoại sự ổn định về chính trị, kinh tế, văn hóa,... Chúng tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình”, lợi dụng mọi sơ hở của ta hòng làm suy yếu nội bộ để “tự diễn biến”, tạo nên các tình huống phức tạp, bất ngờ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” làm mất ổn định chính trị, gây bạo loạn lật đổ hoặc bất ngờ tiến hành chiến tranh xâm lược.
  • 10. 10 - Bốn là: Hòa bình, ổn định, không bị bất ngờ trong mọi tình huống, có đủ sức chống lại mọi âm mưu thủ đoạn phá hoại của kẻ địch, đủ sức đánh thắng mọi cuộc chiến tranh của các thế lực phản động gây ra với đất nước ta luôn là điều kiện, là yêu cầu đối với toàn Đảng, toàn dân, các lực lượng vũ trang. Đây cũng là yêu cầu trực tiếp, thường xuyên của quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh trong tình hình mới. - Năm là: Quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh phải được thực hiện trên cơ sở luật pháp, kế hoạch, chính sách thống nhất, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương. Nhiệm vụ quốc phòng - an ninh luôn rất nặng nề, rất phức tạp; các lực lượng tham gia công cuộc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, đấu tranh quốc phòng, đấu tranh an ninh rất đa dạng, các hoạt động của toàn xã hội trong lĩnh vực này hết sức phong phú. Điều đó đòi hỏi quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh phải có tính khoa học, tính đồng bộ, tính pháp lệnh rất cao. - Sáu là:Tính khoa học, tính đồng bộ, tính pháp lệnh cao của quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh trước hết thể hiện ở kế hoạch tổng thể, phải được xác định trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng ngành, từng địa phương trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách thống nhất của nhà nước; đồng thời phải có sự phân công, phân cấp quản lý đúng đắn, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng cấp, từng ngành, từng vùng lãnh thổ. Do tính đặc thù nghiêm ngặt của nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, cần phải xác định rõ ràng, cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm lãnh đạo, quản lý của từng cấp, từng ngành, từng vùng; mối quan hệ giữa các cấp, các ngành; cơ chế lãnh đạo, điều hành, chỉ huy trong các tình huống, trong từng nhiệm vụ;...
  • 11. 11 Chương 2 CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH QUỐC PHÒNG Ở SỞ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG TỈNH VĨNH LONG 2.1. Khái quát về Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Vĩnh Long 2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long có trụ sở đặt tại địa chỉ tại: số 42B đường Phạm Thái Bường, phường 4, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Căn cứ Điều 2 Quyết định số 05/2016/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Long quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long cụ thể như sau: - Trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh các dự thảo quyết định, chỉ thị liên quan đến công tác tổ chức và quản lý các vấn đề về quy hoạch, kế hoạch, cơ cấu tổ chức,… - Tổ chức thực hiện các văn bản quyphạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về tài nguyên và môi trường sau khi được phê duyệt,… - Quản lý, tổ chức giám định, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng, chứng chỉ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Địa chỉ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long. 2.1.1.1. Về đất đai - Chủ trì, phốihợp với các cơ quan có liên quan lập, điều chỉnhquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; - Tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện đã được phê duyệt;
  • 12. 12 - Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quy định hạn mức giao đất, công nhận đất ở cho hộ gia đình, cá nhân; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân tự khai phá đất để sản xuất nông nghiệp; hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân; diện tíchtối thiểu được tách thửa và các nội dung khác theo quy định của pháp luật về đất đai; - Tổ chức thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; tổ chức thẩm định phương án bồithường, hỗ trợ tái định cưtheo thẩm quyền; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc trưng dụng đất theo quy định; - Thực hiện việc đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, ký hợp đồng thuê đất; lập, quản lý, cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với các tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư theo quy định; - Tổ chức thực hiện và hướng dẫn kiểm tra việc điều tra đánh giá tài nguyên đất; điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá đất đai; lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính;thống kê, kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sửdụng đất; xây dựng, vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý, sử dụng đất đai; - Chủ trì việc tổ chức xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định; lập bản đồ giá đất; tham mưu giải quyết các trường hợp vướng mắc về giá đất; - Chủ trì việc tổ chức xác định giá đất cụ thể làm căn cứ để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; - Xây dựng, quản lý, khai thác, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về đất đai theo quy định;
  • 13. 13 - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện việc bồithường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật; - Kiểm tra và tổ chức thực hiện việc phát triển quỹ đất; quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức việc đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định. 2.1.1.2. Về đo đạc và bản đồ - Thẩm định hồ sơ và đề nghị Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam cấp, cấp bổ sung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật; - Tổ chức, quản lý việc triển khai các hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy hoạch, kế hoạch; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra, thẩm định chất lượng các công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ; quản lý hệ thống tư liệu đo đạc và bản đồ tại địa phương; quản lý việc bảo mật, lưu trữ, cung cấp khai thác sử dụng thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ;quản lý việc bảo vệ các công trình xây dựng đo đạc và bản đồ theo quy định; - Quản lý và tổ chức thực hiện việc xây dựng, cập nhật, khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đo đạc và bản đồ tại địa phương; - Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm bản đồ có sai sót về thể hiện chủ quyền quốc gia, địa giới hành chính, địa danh thuộc địa phương; ấn phẩm bản đồ có sai sót về kỹ thuật. Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long còn có trách nhiệm và quyền hạn đốivới các hoạtđộngliên quanđến tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, viễn thám, thông tin tư liệu và ứng dụng công nghệ thông tin. Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (cấp xã).
  • 14. 14 Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tham gia quản lý tổ chức và hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và phân công, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long cũng thực hiện các nhiệm vụ khác và theo Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật. 2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
  • 15. 15 2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng ở Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Vĩnh Long 2.2.1. Những thành tựu đạt được trong công tác quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng ở Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Vĩnh Long Quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng là một trong những nội dung quan trọng luôn được Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt, góp phần bảo đảm cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nhằm đạt hiệu quả thiết thực, đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nghị quyết, chỉ thị của trên về công tác an ninh quốc phòng Đảng ủy Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Vĩnh Long đã ban hành nghị quyết, lãnh chỉ đạo Cơ quan Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Vĩnh Long
  • 16. 16 thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòngvới mục tiêu, chủ trương, bước đi cụ thể. Trong đó, tập trung vào xây dựng lực lượng tại chỗ; kết hợp triển khai thực hiện chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ với với tăng cường an ninh quốc phòng. Chútrọnghoàn thiện cơ chế, quychế, cụthểhóacác văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực an ninh quốc phòngphù hợp với thực tiễn. Tỉnhthường xuyên nắm chắc tình hình, dự báo tình hình đểban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, tạo cơ sở pháp lý để cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo đúng quy định của pháp luật và hoạch định chủ trương, đối sáchxử lý các vấn đề về quốc phòng, an ninh, bảo vệ địa bàn, không để bị động, bất ngờ. Bên cạnh sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Sở Tàinguyên và Môi trường tỉnhVĩnh Long đãchỉ đạo các đơnvịtrực thuộc nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực quốc phòng gắn vớicảicáchthủtục hành chínhcủangành Tàinguyên và Môitrường tỉnhVĩnh Long. Theo đó, việc đổi mới quy trình xây dựng, soạn thảo, thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực quốc phòng được công khai, dân chủ, minh bạch. Ngoài những nội dung quan trọng của nhiệm vụ quốc phòng, quânsự phải tuyệt đốibí mật, như: kế hoạchphòng thủ, phương án tác chiến,... những nội dung khác tỉnh đã lấy ý kiến tham gia đónggóp của cán bộ côngchức, viên chức, phản biện từ các đơn vị trực thuộc, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Do đó, các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quốc phòngcủatỉnh đãđivào cuộc sống,vừalà côngcụquản lý của nhà nước, vừa bảo đảm cho mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đốivới nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nhất là các luật, chính sách có đốitượng điều chỉnhrộng, như: Luật Nghĩa vụ Quân sự, Luật Dân quân tự vệ, Pháp lệnh Dự bị độngviên, Chínhsáchhậu phươngquân đội... Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long duy trì chặt chẽ các chế độ thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo tronglĩnhvực quốc phòngtheo quyđịnhcủapháp luật; thường kỳ tổ chức đốithoạigiữa chínhquyền, doanhnghiệp và nhân dân, để cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi thành
  • 17. 17 phần kinh tế tăng cường đầu tư, phát triển sản xuất, giải phóng nguồn lực xã hội, nâng cao tiềm lực kinh tế - quốc phòng trong phạm vi quản lý của Sở. Hàng năm, Sở Tàinguyên và Môi trường tỉnhVĩnhLong phốihợp chặtchẽ với Ban Tổ chức Tỉnh ủy và các sở, ban, ngành, đoàn thể rà soát, quản lý, phân loại đốitượng, xây dựngkế hoạchtổ chức cáclớp bồidưỡngkiến thức quốc phòng và an ninh: Trong năm 2021, Tỉnh Vĩnh Long đã mở được 25 lớp giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho 1.852 cán bộ thuộc các đối tượng, 100% cán bộ quản lý doanhnghiệp trong các khu côngnghiệp và 8.814 học sinh, sinh viên trên địa bàn. Nhờ đó, độingũ cán bộ các cấp trêntừng cươngvị, chức tráchđã vận dụng tốtkiến thức được trangbịvào quá trìnhcôngtác quảnlý nhà nước về quốc phòng và thực hiện nhiệm vụ quốc phòngvàanninh ở các đơnvịtrực thuộc. Cánbộ công chức, viên chức trong ngành đều có nhận thức đúng đắn về quan điểm, đường lối quốc phòng, quânsựcủaĐảng;luôn cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn“diễn biến hòabình”của các thế lực thù địch; đồngthời, nhận rõ tráchnhiệm và tổ chức thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự ở địa phương. Cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, đoànthể của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long và đội ngũ cán bộ côngchức, viên chức của Sở chấp hành và thực hiện nghiêm túc công tác quốc phòng địa phương và đơn vị. 2.2.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lýnhà nước về an ninhquốc phòng ở Sở Tài nguyênvà Môi trường tỉnhVĩnhLong Bên cạnh những kết quả đạt được, côngtác quốc phòng, an ninh thời gian qua vẫn còn những khuyết điểm, hạn chế sau: - Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Quốc phòng, an ninh cho các tầng cánbộ, côngchức, viên chức của Sở Tàinguyên và Môitrường tỉnh Vĩnh Long chưa được duy trì thường xuyên, chưa có chiều sâu do đó một bộ phận cán bộ, nhận viên trong hệ thống ngành của cơ quan nhận thức cònhạn chế, nhất là về âm mưu thủ đoạn “âm mưu diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, của các thế lực thù địch; cán bộ cốt cán ở cơ sở. Có thời điểm hoạt động hiệu quả thấp, khó khăn trong tuyên truyền, vận động thực hiện các chủ trương,
  • 18. 18 chính sách của Đảng, Nhà nước; người dân ở một số địa bàn bị một bộ phận bị kẻ xấu lợi dụng kíchđộng, lôi kéo tham gia các hoạt động tụ tập gây rối an ninh trật tự. - Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh quốc phòngtại một số cơ quan, đơn vị của Sở còn yếu, chưa phát huy vai trò trong công tác tố giác tội phạm. Công tác phối hợp giữa các lực lượng, đơn vị có lúc, có nơi chưa được kịp thời, hiệu quả chưa cao. - Việc giao ban, hội ý đánh giá tình hình kết quả công tác thực hiện quy chế phối hợp đảm bảo an ninh quốc phòng cònmột số hạn chế, chất lượng chưa cao, nhất là giao ban định kỳ hàng tháng. 2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long 2.3.1. Nâng cao chất lượng công tác giáodụcchính trị tư tưởng, tuyên truyền, phổ biến, giáodụcpháp luật cho đội ngũ cán bộcông chức, viên chức của Sở và nhân dân trên địa bàn Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và chủ động cung cấp thông tin định hướng tư tưởng cho cán bộ công chức, viên chức, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân; làm chuyển biến rõ nét về nhận thức, ý thức trách nhiệm trong chấp hành pháp luật, nêu cao cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, kích động biểu tình, gây rối an ninh trật tự của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động, các đối tượng cực đoan, nhất là trên không gian mạng. Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc phối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận, đảm bảo hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn; trong đó, lực lượng dự bị vũ trang phải thực sự là nòng cốt trong công tác dân vận tại đơn vị; chủ động đối thoại với người dân, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, xử lý kịp thời những bức xúc, phức tạp có thể dẫn tới mất an ninh, trật tự ở cơ sở; người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, Thủ trưởng cơ
  • 19. 19 quan đơn vị phải chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra xử lý những vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh trong cơ quan, đơn vị thuộc Sở. 2.3.2. Công tác quán triệt các văn bản chỉ đạo về công tác đảm bảoan ninhquốc phòng của cấp trên gắn với việcthực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long nâng cao vai trò, tổ chức, quán triệt, tuyên truyền và tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 28 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; Nghị quyết số 28 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết số 33 của Bộ Chính trị về “Chiến lược bảo vệ Biên giới quốc gia”; Chỉ thị số 46 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đốivới côngtác đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới”; Nghị quyết số 02 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường lãnh đạo công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, an toàn giao thông trong tình hình mới”; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020- 2025, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Vĩnh Long (nhiệm kỳ 2020 - 2025); các nghị quyết của Đảng ủy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh Vĩnh Long về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh giai đoạn 2020-2025. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo côngtác tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện; tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 04 (khóa XII) của Bộ Chính trị về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, gắn với thực hiện Chỉ thị 05 về học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua trong toàn đơn vị. 2.3.3. Công tác chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống Tiếp tục duy trì nghiêm các chế độ sẵn sàng chiến đấu, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, chủ động nâng cao chất lượng công tác nắm, dự báo, kiểm soát tình hình. Kết hợp với Công an Tỉnh Vĩnh Long, Công an Thành phố
  • 20. 20 Vĩnh Long tíchcực đảm bảo an ninh, an toàn địa bàn, các côngtrình, dự án kinh tế lớn, những địa bàn trọng điểm, dự án có yếu tố nước ngoài. Tập trung củng cố hệ thống chínhtrị cơ sở, chú trọng giữ vững an ninh địa bàn trọng điểm, vùng khó khăn phức tạp. Thực hiện nghiêm túc việc tiếp côngdân, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, phản ánh của công dân đảm bảo đúng thẩm quyền và thời gian giải quyết của từng cấp; tập trung rà soát, giải quyết khẩn trương, dứt điểm những vấn đề tồn đọng kéo dài và kịp thời giải quyết những vấn đề mới phát sinh không để phát sinh điểm nóng trong địa bàn và trong ngành. Làm tốtmọi côngtác chuẩn bịvà tổ chức thực hành diễn tập phòng, chống “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Chủ động, tích cực phối hợp với các ngành chức năng triển khai thực hiện đồngbộ, quyếtliệt các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; làm giảm tội phạm; kiên quyết không để hình thành các băng, ổ nhóm tội phạm nguy hiểm; đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, côngcụ hỗ trợ,... C. PHẦN KẾT LUẬN Bản thân tôi nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là một công dân Viêt Nam tôi hiểu rằng bản thân mình cần phải nỗ lực học tập và rèn luyện tốt để cống hiến sức lực và tri thức cho đất nước. Nêu cao tinh thần cảnh giác với các thế lực thù địch, không để những cám dỗ về vật chất tác động đến bản thân, làm suy giảm lòng tin vào Đảng, Nhà nước. Giữ vững ổn định về tư tưởng chính trị, không để các thế lực thù địch có cơ hội dụ dỗ, lôi kéo. Đấu tranh phòng ngừa, phát hiện những âm mưu, thủ đoạncủa cá thế lực chống phá. Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn và bản lĩnh chính trị, kiên định với đường lối xã hội chủ nghĩa, với lý tưởng của Đảng, với niềm tin của nhân dân. Thường xuyên nâng cao hiểu biết, nhận thức về chủ nghĩa Mác –
  • 21. 21 Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đóng góp hết khả năng của mình vào công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng đất nước trong thời đại mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ của một công dân, chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật của Đảng, Nhà nước. Vận động nhân dân và người thân chấp hành các quy định của pháp luật, không tham gia vào các tệ nạn xã hội, không để kẻ xấu lợi dụng lôi kéo, làm suy thoái tư tưởng chính trị. Phát hiện, tố cáo các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, làm nguy hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Cảnh giác với âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, kiên định về tư tưởng, lập trường, ngăn chặn quá trình tự diễn biến, tự chuyển hóa trong tư tưởng, lối sống. Xây dựng ý chí tự lực, tự cường và lòng tự hào dân tộc, phát triển kinh tế địa phương đi đối với giữ gìn văn hóa dân tộc và các giá trị truyền thống tốt đẹp.