SlideShare a Scribd company logo
1 of 23
1
MỤC LỤC
Nội dung Trang
PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lời giới thiệu 3
1.1. Lý do chọn đề tài 3
1.2. Mục tiêu của đề tài 3
2. Tên sáng kiến 3
3. Tác giả sáng kiến 3
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 4
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 4
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu 4
7. Mô tả bản chất của sáng kiến 4
Phần I: NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
I. Lý luận chung về từ vựng 4
I.1. Định nghĩa về từ vựng 4
I.2. Tầm quan trọng của từ vựng 4
I.3. Các loại từ vựng 5
Chương II: CƠ SỞ THỰC TIỄN
II.1. Về giáo viên 6-7
II.2. Về học sinh 7-8
Chương III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY VÀ HỌC NHẰM
NÂNG CAO VỐN TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHO HỌC SINH
LỚP 10 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO 9
III.1. Đối với giáo viên: 9
1. Sử dụng các phương tiện trợ giảng( Visual aids) 9-15
2. Dạy từ dựa vào văn cảnh 15-16
III.2. Đối với học sinh: 16-18
Chương IV: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Kết quả của đề tài 19
Chương V: PHỤ LỤC( Tổng hợp phiếu điều tra học sinh) 20
8. Những thông tin cần bảo mật(nếu có) 21
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 21
2
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến
21-22
11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoạc
áp dụng sáng kiến lần đầu.
22
Tài liệu tham khảo 23
3
PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lời giới thiệu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ quốc tế, được sử dụng
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để làm chủ được ngôn ngữ này người
học cần phải có vốn từ vựng phong phú và đa dạng. Do đó , xây dựng vốn từ
vựng cơ bản cho học sinh nói chung và đặc biệt học sinh yếu kém nói riêng luôn
là một nhu cầu thiết yếu đối với công tác dạy và học tiếng Anh ở trường phổ
thông. Tuy nhiên trên thực tế, vốn từ vựng tiếng Anh của học sinh trung học phổ
thông vẫn còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được yêu cầu của bậc học. Nhiều học
sinh không có được vốn từ vựng cơ bản nhất sau nhiều năm học Tiếng Anh ở
bậc tiểu học và trung học cơ sở. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng
này, trong đó nguyên nhân chủ yếu là giáo viên và học sinh chưa có phương
pháp dạy và học thích hợp. Bởi vậy tôi đã chọn đề tài này với mong muốn tìm
tòi, nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần giúp cho giáo viên
giảng dạy từ vựng một cách hiệu quả nhất; đồng thời giúp cho học sinh lớp 10,
đặc biệt là học sinh yếu kém có thể tích lũy cho bản thân vốn từ vựng cơ bản,
đáp ứng yêu cầu của bậc học. Nếu đề tài thành công sẽ không chỉ là cơ sở cho
giáo viên dạy tốt hơn mà còn giúp cho học sinh sử dụng vốn từ vựng có hiệu quả
hơn.
1.2. Mục tiêu của đề tài:
1.2.1. Khảo sát và đánh giá thực trạng dạy và học từ vựng tiếng Anh lớp 10 ở
trường THPT Trần Hưng Đạo huyện Tam Dương.
1.2.2. Đề xuất một số biện pháp dạy và học giúp nâng cao vốn từ vựng tiếng
Anh cơ bản cho học sinh lớp 10 THPT, đặc biệt là học sinh yếu kém.
2. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY VÀ HỌC NHẰM NÂNG CAO VỐN TỪ
VỰNG TIẾNG ANH CƠ BẢN CHO HỌC SINH YẾU- KÉM LỚP 10 TRƯỜNG THPT
TRẦN HƯNG ĐẠO
3. Tên tác giả:
- Đào Thị Hường – giáo viên Tiếng Anh- Trường THPT Trần Hưng Đạo
4
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Đào Thị Hường – giáo viên Tiếng Anh- Trường THPT Trần Hưng Đạo
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Anh- lớp 10
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 11/ 2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Phần I. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỪ VỰNG:
I.1. Định nghĩa về từ vựng:
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về từ vựng. Mỗi nhà ngôn ngữ học lại
đưa ra một định nghĩa riêng về từ vựng dựa trên tiêu chí mà họ cho là quan trọng
nhất về mặt ngôn ngữ, ngữ nghĩa, từ vựng. Trong cuốn sách của mình mang tên
“ A Course in Language Teaching” , Penny Ur đã định nghĩa từ vựng là “ những
từ thuộc tiếng nước ngoài mà chúng ta dạy cho người học”. Tuy nhiên, ông cũng
chấp nhận ý kiến rằng “ từ vựng không chỉ là một từ đơn lẻ mà cũng có thể là từ
ghép của hai hay ba từ khác hoặc là những thành ngữ bao gồm nhiều từ”. Pyles
và Algeo đã nói rằng “ Sự thật thì từ vựng là trọng tâm của ngôn ngữ với dạng
âm thanh và ngữ nghĩa của nó, cái mà đan xen với nhau cho phép chúng ta giao
tiếp với người khác”.
Trong cuốn sách “ A Course in TEFL Theory and Practice II”, Nguyễn
Bàng và Nguyễn Bá Ngọc cho rằng “ Từ vựng của một ngôn ngữ là tất cả những
từ đơn, từ ghép, các thành ngữ được sử dụng để chuyển tải và tiếp nhận thông
tin thông qua hình thức nói và viết”.
I.2. Tầm quan trọng của từ vựng:
Từ vựng thường được coi là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của một
ngôn ngữ. Wilkins, một nhà ngôn ngữ học ứng dụng nổi tiếng người Anh đã
nhấn mạnh tầm quan trọng của từ vựng khi nói rằng “ Nếu không có ngữ pháp,
rất ít thông tin được chuyển tải, nhưng nếu không có từ vựng thì chúng ta sẽ
không thể chuyển tải được điều gì”. Pyles và Algeo cũng ủng hộ ý kiến này với
nhận định “ Khi chúng ta đề cập đến ngôn ngữ, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến
5
là từ vựng. Nhờ có từ vựng, chúng ta có thể tạo nên câu, bài hội thoại và các
hình thức giao tiếp khác bằng ngôn ngữ. Từ những ý kiến này, chúng ta có thể
kết luận rằng từ vựng là yếu tố quyết định trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Tất cả những điều này đúng với người học ngoại ngữ. Nếu người học có vốn từ
vựng tiếng Anh phong phú, anh ta có thể làm cho người khác hiểu mình cũng
như hiểu được người khác nói gì một cách dễ dàng. Ngược lại, nếu như vốn từ
vựng của một người nghèo nàn, chắc chắn anh ta sẽ gặp khó khăn trong việc
giao tiếp. Và như vậy, trong việc học tiếng Anh, từ vựng là một yếu tố bắt buộc
phải được xây dựng đối với tất cả những người học ngoại ngữ.
I.3. Các loại từ vựng:
Nhìn chung, từ loại có thể được phân loại bằng nhiều cách: Về mặt ngữ
nghĩa, từ vựng được phân làm hai loại là “những từ biểu đạt ý nghĩa” và “những
từ chức năng”. Phần lớn từ vựng là từ biểu đạt ý nghĩa, chúng gọi tên những đồ
vật, hành động, chất lượng và mang ý nghĩa tự thân. Chúng có thể là danh từ,
tính từ, động từ, trạng từ. Những từ chức năng là những từ chỉ mang ý nghĩa về
mặt ngữ pháp, chúng chỉ có nghĩa khi đi cùng với những từ khác. Chúng là
những quán từ, mạo từ và giới từ. Về mặt ngữ pháp, từ vựng được phân chia
thành danh từ, động từ, tính từ và trạng từ. Tuy nhiên, về mặt học thuật, từ vựng
của người học ngoại ngữ được phân chia thành hai loại là nhóm từ chủ động và
nhóm từ bị động. Nhóm từ chủ động là những từ mà người học có thể hiểu và
phát âm đúng, sử dụng một cách có hiệu quả trong khi nói và viết. Nhóm từ bị
động là những từ mà người học có thể nhận ra và hiểu khi chúng xuất hiện trong
văn cảnh nhưng lại không thể tự mình sử dụng được. Một giáo viên dạy ngoại
ngữ nên biết những cách phân loại trên. Nhưng điều quan trọng nhất là làm thế
nào để giúp học sinh mở rộng vốn từ vựng, tăng cường những từ chủ động.
6
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tôi đã thực hiện việc phát phiếu
điều tra cho 180 học sinh lớp 10 trường THPT Trần Hưng Đạo, huyện Tam
Dương để lấy ý kiến của các em về những vấn đề có liên quan đến việc dạy và
học từ vựng. Sau khi sử dụng phương pháp toán thống kê và sử lí số liệu, tôi đã
rút ra được một số nhận xét như sau:
II.1. VỀ GIÁO VIÊN:
Qua quá trình quan sát và phỏng vấn 5 giáo viên dạy môn tiếng Anh , tôi
đã ghi nhận được một số vấn đề sau:
1- Số lượng từ trong một bài giảng:
Với thời lượng giờ học hiện nay, các giáo viên đều cho rằng số lượng từ
vựng trong một bài giảng là quá nhiều, họ không có đủ thời gian để hướng dẫn,
chuyển tải đến học sinh đầy đủ các khía cạnh của từ, những mối liên hệ nội tại
trong từ, các từ đồng nghĩa, trái nghĩa…., luyện cho học sinh cách phát âm, cách
sử dụng. Điều này gây không ít khó khăn cho học sinh trong việc học từ vựng.
2- Phương pháp dạy từ vựng:
Đây là phần quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dạy và học
của cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, qua khảo sát tôi thấy rằng các phương
pháp của giáo viên vẫn còn nghèo nàn. Phương pháp chủ yếu mà giáo viên sử
dụng là dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Do vậy việc học sinh cảm thấy nhàm
chán trong việc học từ vựng là điều không thể tránh khỏi. Điều này có ảnh
hưởng không tốt đến khả năng tiếp thu từ mới của học sinh. Các em có thể nhớ
từ khi giáo viên dịch nghĩa tiếng Việt của nó nhưng lại quên đi nhanh chóng và
không biết từ đó được sử dụng và phát âm như thế nào, học sinh lại không được
luyện tập và sử dụng từ mới thường xuyên do đó từ vựng của học sinh dần dần
trở thành những từ chết và khi gặp lại từ đó học sinh lại coi đó như là những từ
hoàn toàn mới.
3- Những khía cạnh thường được giáo viên chú ý trong quá trình dạy từ
vựng:
7
Trong các khía cạnh của từ như nghĩa của từ, cách sử dụng từ, hình thức
của từ thì cách sử dụng từ là quan trọng nhất. Tuy nhiên, trong quá trình dạy từ
vựng giáo viên chủ yếu chỉ chú trọng vào việc dạy nghĩa của từ đang được sử
dụng trong bài học mà ít quan tâm nghĩa của từ trong những văn cảnh khác hay
giáo viên thường chỉ dạy cho học sinh nghĩa biểu vật mà quên đi một nét nghĩa
khác cũng rất quan trọng đó là nghĩa biểu cảm của từ. Cách dạy này đã gây nên
rất nhiều khó khăn trong học sinh trong quá trình học từ vựng. Học sinh không
thể phát âm từ một cách chính xác, không biết cách sử dụng từ trong những văn
cảnh khác ngoài văn cảnh đã được học ở trong bài.
4- Những phương tiện thường được sử dụng trong quá trình dạy từ vựng:
Trong quá trình dạy từ vựng, có rất nhiều phương tiện trợ giảng có thể
giúp giáo viên dạy có hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay giáo viên chỉ sử dụng một số
tranh , ảnh hay đài cassettes. Mặc dù vậy việc sử dụng những phương tiện trợ
giảng này là không thường xuyên.
II.2. VỀ HỌC SINH:
1- Về việc học từ vựng:
Hơn nửa số học sinh được điều tra có ý kiến cho rằng việc học từ vựng rất
khó khăn. Các em gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp thu và vận dụng từ mới học.
Các học sinh được hỏi cũng cho rằng số lượng từ mới trong một bài hiện nay là
quá nhiều, các em phải chịu áp lực phải nhớ quá nhiều từ trong một bài học. Rất
ít em trong số học sinh lớp 10 của trường cho rằng việc học từ vựng là dễ dàng,
các em này không phải chịu nhiều áp lực trong khi học.
2- Về cách học:
Theo số liệu thu được, tôi nhận thấy phần lớn học sinh học từ vựng theo cả
hai cách: Học từ riêng lẻ cũng như đặt từ vào câu cụ thể. Tuy nhiên số học sinh
chỉ học từ bằng cách học riêng lẻ chiếm tỷ lệ khá lớn, tương ứng với 58,3%.
Điều này thể hiện các em chưa nhận thức rõ, chưa tìm được cách học phù hợp để
đạt được hiệu quả cao. Hiển nhiên đây là một yếu tố gây cản trở lớn đến khả
năng học và hiệu quả học từ của học sinh.
8
3- Về thời gian học từ mới của một bài:
Với số lượng từ trong một bài nhiều như hiện nay, phần lớn học sinh đều
có ý thức dành thời gian để tìm hiểu, ghi nhớ và luyện tập từ. Cụ thể, số học sinh
dành hơn 60 phút để học từ mới của một bài là 18 em, chiếm tỷ lệ 10% trong
tổng số học sinh được điều tra. Số các em dành khoảng 60 phút để học từ mới là
52 em chiếm 28,9%. Tuy nhiên, bên cạnh những em có ý thức đầu tư thời gian
và công sức cho việc học từ vẫn còn một số em không học từ mới của bài, số
học sinh này gồm 30 em, chiếm 16,7%.
9
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY VÀ HỌC NHẰM NÂNG CAO
VỐN TỪ VỰNG TIẾNG ANH CƠ BẢN CHO HỌC SINH YẾU- KÉM
LỚP 10 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
Sau khi nghiên cứu lý luận việc dạy và học từ vựng, đồng thời căn cứ vào
kết quả khảo sát thực tế việc dạy và học từ vựng ở trường THPT Trần Hưng
Đạo, tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao vốn từ vựng cho các em
học sinh lớp 10 như sau:
III.1. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN:
1- Sử dụng các phương tiện trợ giảng (Visual aids):
Muốn sử dụng các phương tiện trợ giảng đạt hiệu quả cao trong việc dạy
học nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh giáo viên cần:
Trước hết phải chọn những phương tiện trợ giảng mà bản thân chúng phải
chứa đựng những câu hỏi, những bài tập nghiên cứu , các tư liệu để phân tích và
trình bày các thông tin kiến thức một cách nêu vấn đề; đồng thời thiết lập mối
liên hệ bên trong và bên ngoài của các phương tiện đó với kiến thức kỹ năng, kỹ
xảo đã có của học sinh, với các phương án có thể tiến hành được của công tác tự
lập và sáng tạo của học sinh trong các giai đoạn sau.
Sử dụng phối hợp các loại phương tiện dạy học khác nhau trong một giờ
học nhằm huy động nhiều cơ quan cảm giác tham gia vào quá trình nhận thức.
Điều này sẽ góp phần phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh.
Khi sử dụng phối hợp cần chú ý tập trung vào những điểm bản chất nhất, có tác
dụng mạnh nhất khi nó diễn tả đúng nội dung chính của bài học, đồng thời phải
sử dụng tập hợp thành bộ phương tiện dạy học tối ưu.
Cần phối hợp một cách khéo léo, chính xác lời nói của giáo viên mang tính
chất khơi gọi hướng dẫn học sinh với việc biểu diễn các phương tiện dạy học
hoặc học sinh tiến hành quan sát, sử dụng trực tiếp các phương tiện trực quan.
Điều kiện tốt nhất, thích hợp nhất để tiến hành một cách có hiệu quả nhất
các phương tiện dạy học để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh là phải
10
có đầy đủ các dụng cụ dạy học, trong điều kiện có thể nhà trường nên đầu tư xây
dựng hệ thống phòng học bộ môn.
1.1 Sử dụng bảng:
1.1.1. Dạy nghĩa của từ bằng việc sử dụng bảng:
Việc sử dụng bảng là một trong những kỹ thuật hữu ích nhất mà giáo viên
có thể sử dụng để giới thiệu từ mới cho học sinh bởi nó đóng vai trò quan trọng
đối với sự thành công của một bài giảng. Giáo viên có thể vẽ lên bảng những
bức tranh như hình que, hình mặt…
a. Sử dụng hình que ( Stick figures):
Bằng cách vẽ một hình que cơ bản với những đường nét đơn giản, giáo
viên có thể dễ dàng chỉ ra nghĩa của từ cho học sinh. Hơn nữa qua việc sử dụng
hình que giáo viên còn kích thích được hứng thú học tập của học sinh.
Ví dụ: Để dạy nghĩa của động từ “to run”, giáo viên có thể vẽ một hình người
đang chạy rồi nói:
GV: Look, there is a boy. What is he doing?
HS: He is running.
GV: Yes, he is running. To run. Can you say it?
HS: To run, to run.
GV: Very good. But why is he running?
HS: Có thể nghĩ ra một lý do, tuy nhiên họ không thể diễn đạt bằng tiếng Anh.
GV: Ah, he may be late for school or go to school late. He is in a big hurry.
(Giáo viên cũng có thể nghĩ gia một lý do khác nữa)
Như ví dụ trên, chúng ta thấy nhờ việc sử dụng hình que giáo viên không
chỉ dạy cho học sinh từ mới mà còn giới thiệu cho các em những cấu trúc ngữ
pháp hoặc một câu trọn vẹn có chứa từ cần dạy.
b. Sử dụng cách vẽ khuôn mặt (faces):
Việc dạy nghĩa của từ bằng cách vẽ khuôn mặt với từng trạng thái khác
nhau là một cách rất đơn giản và hiệu quả, đặc biệt là trong việc diễn tả nghĩa
11
của từ thuộc về tình cảm. Hình khuôn mặt thường có hình tròn hoặc hình quả
trứng.Trên khuôn mặt đôi mắt và miệng là những chi tiết có tầm quan trọng rất
lớn trong việc biểu đạt.
Giáo viên cũng có thể thể hiện giới tính, tuổi tác bằng cách thay đổi kiểu
tóc theo từng khuôn mặt.
c. Vẽ đồ vật( Objects):
Giáo viên nên vẽ những đồ vật phổ biến, thân thuộc trong cuộc sống hằng
ngày lên bảng để giúp học sinh nhận biết. Bản vẽ không cần phải chính xác
nhưng nó phải đầy đủ, rõ ràng để học sinh có thể nhận ra đó là vật gì. Chính vì
vậy, giáo viên cần phải tập vẽ vài lần trước khi giảng để có thể vẽ những hình dễ
hiểu nhất và nhanh nhất.
d. Sử dụng biểu đồ ( Word- field diagram):
Việc sử dụng biểu đồ là một cách rất hiệu quả để dạy cho học sinh những
từ có liên quan tới nhau qua một chủ đề nhất định. Nó giúp cho học sinh nhớ từ
nhanh hơn.
Ví dụ: Để dạy những từ thuộc về gia đình, giáo viên có thể sử dụng biểu đồ sau:
1.1.2. Dạy hình thức và cách sử dụng của từ bằng cách sử dụng bảng:
a. Dạy hình thức của từ:
Trong quá trình học từ mới, học sinh cần biết cách phân loại những từ mà
họ học thành những từ loại khác nhau như danh từ, động từ, tính từ và trạng từ.
Family
Son Father niece
grandmother
daughterMother
Children grandfather
12
Ví dụ : Khi giáo viên muốn giúp học sinh luyện tập một số từ về những chủ đề
như cảm giác, sự đo lường, nghề nghiệp… thì ta có thể làm theo những bước
sau:
- Bước 1: Giáo viên viết các từ lên bảng:
length happy police short
angry long cheerful teacher
worker wide width sad
- Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh nghĩ ra càng nhiều cách nhóm từ vào cùng
một loại càng tốt và giải thích lí do tại sao lại nhóm như thế. Ví dụ như từ có thể
được nhóm theo ngữ nghĩa, ngữ pháp, theo cách phân loại…..Ví dụ, theo cách
phân loại các từ có thể được nhóm như sau:
+ Nouns: police, worker, length, width, teacher
+ Adjectives: happy, angry, sad, short, wide, cheerful, long
- Bước 3: Giáo viên nên khuyến khích học sinh đóng góp một vài từ mà họ đã
học vào từng nhóm.
b. Dạy cách sử dụng của từ:
Khi dạy cách sử dụng của từ giáo viên nên gạch chân vào những phần
quan trọng của từ bằng cách sử dụng những phấn màu khác nhau.
Ví dụ: success successful unsuccessful
Công việc này giúp học sinh chú ý vào thành phần cấu tạo nên từ loại cũng
như ngữ nghĩa của từ. Hơn nữa, trong khi dạy giáo viên cũng cần cung cấp cho
học sinh những bộ từ đồng nghĩa và hướng dẫn cách sử dụng trong những văn
cảnh khác nhau.
Ví dụ: Uncle Ho passed away in 1969.
( ở đây từ “pass away” sẽ mang thái độ kính trọng hơn là từ “die”.
1.2. Sử dụng tranh:
1.2.1. Tranh tường ( Wall Pictures).
13
Tranh tường là các tranh cắt ra từ báo hoặc tạp chí và được treo trên tường
hoặc trên bảng. Giáo viên phải lựa chọn những bức tranh phù hợp với mục đích
của bài học. Quan trọng hơn, những bức tranh này phải đủ lớn để tất cả các học
sinh đều có thể nhìn thấy rõ.
1.2.2. Thẻ ghi chú ( Flash cards).
Thẻ ghi chú là những tấm thẻ được in và viết những chữ, câu, hình ảnh lên
trên. Chúng có thể được chia thành 2 loại chính là thẻ hình và thẻ chữ.
* Một vài hoạt động gợi ý trong việc sử dụng thẻ để làm cho học sinh hiểu rõ
các từ và nhớ chúng lâu hơn:
- Gọi tên ( Name it):
Chia học sinh thành từng nhóm 5- 10 người. Các tấm thẻ được bày úp trên
mặt bàn. Trên mỗi tấm thẻ đều có 1 từ mới. Người chơi thứ nhất nhặt 1 tấm thẻ
và nhắc lại từ được ghi trên tấm thẻ đó, đưa ra một câu hoàn chỉnh dựa trên trình
độ hoặc nhu cầu đặc biệt nào đó của người chơi. Nếu câu văn của người chơi là
đúng, người đó có thể giữ tấm thẻ. Nếu không, người chơi đặt úp tấm thẻ lên
bàn và người tiếp theo tiếp tục lượt chơi. Giáo viên cũng có thể giúp học sinh
nhắc lại từ hoặc đặt câu với từ đó nếu như không có học sinh nào đưa ra được
đáp án đúng.
- 20 câu hỏi ( Twenty questions):
Các học sinh chơi theo nhóm từ 10-20 người. Giáo viên chọn 1 tấm thẻ
trong số thẻ đã chuẩn bị. Các học sinh lần lượt cố gắng đoán từ đó là gì bằng
việc hỏi các câu hỏi “ Yes/No question”.
Ví dụ: “ Is it an animal? Is it big? Does it live in jungle? Học sinh đoán đúng từ
được giữ tấm thẻ hoặc thay thế vị trí của người giáo viên.
- Bỏ từ khác biệt ( Odd man out):
Giáo viên đưa ra một bộ thẻ gồm 5-7 tấm cho mỗi nhóm hoặc cá nhân.
Học sinh phải quyết định xem tấm thẻ nào không thuộc trong nhóm và đưa ra lý
do tại sao. Học sinh có thể giải thích sơ lược về từ mà họ chọn.
14
Ví dụ: Để luyện tập các từ nói về các loài hoa, giáo viên có thể đưa cho học sinh
một số thẻ như sau:
rose daisy sunflower queen
Câu trả lời phù hợp là “ Queen” vì từ này gợi nhắc tới con người trong khi các
từ khác liên hệ đến một số loài hoa.
1.2.3. Dạy hình thức của từ bằng tranh:
Hoạt động này rất hữu ích trong việc luyện tập cấu trúc của từ. Giáo viên
có thể trưng bày một vài bức tranh trên bảng và yêu cầu học sinh viết câu với
bức tranh.
Ví dụ: Để luyện tập động từ “ Run” giáo viên có thể sử dụng bức tranh vẽ hình
hai người đang chạy và yêu cầu học sinh đặt câu với bức tranh đó.
HS1: They are running toghether.
HS2: They like running very much.
1.2.4. Dạy cách sử dụng của từ:
a. Dạy cách sử dụng của từ bằng cách sử dụng tranh:
a.1. Ghép từ hoặc câu với tranh:
Giáo viên đưa ra một bộ tranh và một danh sách các từ hoặc câu tương
ứng với những bức tranh này. Sau đó yêu cầu học sinh ghép các bức tranh với
những từ, câu đó.
a.2. Mô tả tranh:
Giáo viên dán một bức tranh lấy từ sách hoặc báo và yêu cầu học sinh mô
tả bức tranh đó bằng cách đưa ra một vài câu hỏi định hướng. Khi học sinh đã
hoàn thành việc mô tả tranh, giáo viên có thể yêu cầu mô tả lại một lần nữa hoặc
làm theo cặp, nhóm. Trong cặp và nhóm học sinh kể với bạn nội dung của bức
tranh.
b. Dạy cách sử dụng của từ bằng cách sử dụng các tấm thẻ:
Để giúp học sinh luyện tập cách sử dụng của các giới từ, giáo viên đưa ra
các tấm thẻ và yêu cầu học sinh làm theo nội dung ghi trong thẻ.
15
Ví dụ: Set 1 Set 2
Put your book in the bag
Put your shoes under the table
Put your paper on the desk
1.3. Sử dụng vật thật ( Real objects):
Trong rất nhiều trường hợp những vật thật là loại phương tiện trợ giảng
đơn giản nhất ở trong lớp bởi chúng không cần phải có sự chuẩn bị đặc biệt hay
những nguyên liệu đặc biệt. Lớp học là một phần của thế giới thực. Ở mỗi lớp
học đều có những đồ đạc như bàn ghế, bóng đèn, cửa….Giáo viên có thể yêu
cầu học sinh nêu tên các đồ vật và miêu tả những tính chất của nó. Giáo viên
cũng có thể mang một vài vật thật đến lớp như chìa khóa, quả táo, sách báo….
Giáo viên sẽ cầm từng loại vật thật đó và yêu cầu học sinh đưa ra một vài lời
bình luận về vật đó.
2. Dạy từ dựa vào văn cảnh:
Khi gặp 1 bài đọc, học sinh và giáo viên sẽ thấy có rất nhiều từ mới. Do có
quá nhiều từ mới, giáo viên phải quyết định xem từ nào cần phải dạy và thời
gian thích hợp để dạy các từ đó. Có 4 loại từ mới như được tóm tắt dưới dây:
1. Unknown words: những từ quan
trọng để hiểu được một bài đọc. Đầu
tiên yêu vầu học sinh đoán từ, sau đó
giáo viên dạy từ.
2. Unknown words: những từ không
quan trọng để hiểu được một bài đọc.
giáo viên nên dạy sau hoặc không
dạy.
3. Known words: những từ học sinh
đã biết, giáo viên không cần dạy.
4. Known words: những từ học sinh
biết nhưng không hiểu vì mang nghĩa
bóng. Giaó viên chỉ nên dạy từ đó
khi nó được sử dụng phổ biến.
-> 1. Đối với những từ mới cần thiết cho việc hiểu bài đọc: Trước tiên giáo viên
nên cho học sinh đoán nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh hoặc ngữ pháp, nếu học
16
sinh không thể đoán được giáo viên nên dạy từ đó cho học sinh trước khi học bài
đọc.
-> 2. Đối với những từ mà không cần thiết cho việc hiểu bài đọc, giáo viên nên
chọn 1 trong 2 cách sau:
- Nếu đó là những từ phổ biến, học sinh có thể học trong quá trình học sau này,
giáo viên nên dạy nghĩa của từ khi đã học bài đọc.
- Nếu đó là một từ lạ hoặc không phổ biến, giáo viên có thể không cần thiết phải
dạy từ đó.
-> 3. Đối với những từ học sinh đã biết, tất nhiên không cần phải dạy nghĩa của
chúng. Nếu có quá nhiều từ học sinh không biết, bài đọc đó có thể quá khó với
trình độ tiếng Anh của học sinh.
-> 4. Trong một vài cụm từ học sinh có thể hiểu tất cả những từ riêng lẻ nhưng
lại không thể hiểu nghĩa của cả cụm từ. Ví dụ: Học sinh có thể hiểu nghĩa của
các từ “ Stick”, “in”, “the” và “mud” nhưng lại không thể hiểu được thành ngữ “
stick in the mud” có nghĩa là “ a person who does not like to have fun”. Đối với
những từ được sử dụng trong thành ngữ giáo viên phải quyết định xem chúng có
quan trọng hay không. Ở trình độ thấp việc giải thích các thành ngữ nên được
giới hạn hoặc để đến sau bài học. Nếu đó là một thành ngữ thông dụng, học sinh
có thể gặp thường xuyên trong quá trình học tiếng Anh, sau khi học sinh đã cố
gắng đoán nghĩa, giáo viên nên dạy cho học sinh nghĩa của những thành ngữ đó.
Tuy nhiên không nên tốn quá nhiều thời gian vào các thành ngữ.
III.2. ĐỐI VỚI HỌC SINH:
Quá trình học tập từ vựng là một hoạt động phức tạp. Nó phụ thuộc vào
nhiều điều kiện khách quan như cơ sở vật chất của nhà trường, chất lượng giảng
dạy của đội ngũ giáo viên, nội dung của chương trình đào tạo. Nhưng trong đó
yếu tố tích cực hoạt động của mỗi cá nhân học sinh là điều kiện có tác dụng
quyết định quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Trước hết muốn đạt được kết quả cao học sinh phải hiểu được mục đích
của môn học một cách rõ ràng, phải vạch ra phương hướng hành động cụ thể.
17
Đối với việc học từ vựng tiếng Anh cũng vậy, học sinh phải tự đặt ra cho mình
những câu hỏi như: “Học cái gì?”, “ Học như thế nào?”, “ Học để phục vụ cho
việc gì?”. Xác định được mục đích học tập tức là hiểu được mình cần phải rèn
luyện như thế nào để có được vốn từ vựng phong phú.
Từ việc xác định được mục đích học tập của mình, học sinh cần phải có
thái độ học tập đúng đắn, phải có tinh thần say sưa học tập, ý thức tự giác, chủ
động trong học tập.
Để lĩnh hội được tất cả những kiến thức mà giáo viên truyền tải trên lớp,
học sinh cần phải chú ý tới bài giảng, tập trung lắng nghe và phải tích cực suy
nghĩ trong khi nghe để nắm được những kiến thức cơ bản về từ vựng, phải ghi
chép đầy đủ, rõ ràng để lấy đó làm tư liệu học tập ở nhà. Hơn nữa, phải tích cực
hoạt động theo cặp, nhóm.
* Một số cách giúp học sinh học từ vựng tốt hơn:
- Đặt câu với những từ đã học ở trên lớp để biết được cách sử dụng của từ.
- Thường xuyên nghe băng, đài hoặc các bài hát tiếng Anh để nhận biết từ qua
cách phát âm.
- Tập đọc sách, báo, truyện có nội dung đơn giản để biết được cách sử dụng của
từ trong những văn cảnh khác nhau.
- Sử dụng giấy ghi nhớ để ghi chép những từ đã được học và dán vào bất cứ chỗ
nào dễ nhìn thấy nhất.
- Khi đứng trước những vật thật hãy cố gắng liên tưởng đến từ tương đương
trong tiếng Anh. Ví dụ: Đồ đạc trong gia đình, tên các loại hoa quả, tên các loại
động vật nuôi trong gia đình…..
- Học từ vựng Tiếng Anh qua tên các loại hàng hóa, vật phẩm sử dụng hàng
ngày.Ví dụ: Tên các loại bánh kẹo, đồ uống,…..
- Gắn từ vựng Tiếng Anh với những kỷ niệm đáng nhớ của bản thân, hay những
điều hài hước để nhớ từ vựng lâu hơn.
- Đối với những từ khó nên ghi chép vào một cuốn sổ nhỏ theo thứ tự A, B, C…
với tất cả nhứng khía cạnh có liên quan đến từ để tiện tra cứu khi cần.
18
- Luyện tập theo nhóm ở nhà bằng cách chơi trò chơi hoặc nói tự do về những
chủ đề đơn giản. Từ đó có thể giải đáp cho nhau những vấn đề chưa hiểu, kiểm
tra vốn từ vựng của từng người, thảo luận những phần cơ bản, trọng tâm của bài
học, tìm ra cách học hiệu quả nhất cho từng từ.
- Cách đọc tài liệu: Trong khi đọc tài liệu học sinh cần xác định cho mình những
nhiệm vụ cụ thể. Một là phải hiểu và nắm nội dung đã đọc. Hai là suy nghĩ về
những điều đã đọc. Ba là ghi chép những điều cần nghi nhớ. Bốn là cần phải suy
nghĩ xem những kiến thức vừa đọc có gì mới mẻ không.
- Cách ghi chép tài liệu một trong những khâu quan trọng để nâng cao việc học
từ vựng là trong khi đọc tài liệu bao giờ cũng phải có bút, sách vở để ghi chép
lại những kiến thức quan trọng. Chính việc này càng làm tăng thêm sự tập trung
trong lúc đọc.
- Điều quan trọng trong việc học tập nói chung và trong việc học từ vựng nói
riêng là học sinh cần phải chú ý rằng đó là một quá trình liên tục, lâu dài đòi hỏi
mỗi học sinh phải có tinh thần học tập không biết mệt mỏi, phải biết học tập ở
mọi lúc, mọi nơi có thể.
19
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau khi nghiên cứu, tìm tòi tôi đã áp dụng những phương pháp dạy và học
nêu trên ở lớp 10A5 ( 36 học sinh) từ tháng 11/2019. Sau đó tiến hành các bài
khảo sát liên quan đến từ vựng và cách sử dụng từ và kết quả đạt được được thể
hiện chi tiết trong bảng dưới đây:
Phương pháp truyền
thống
(9/2019 - 10/2019).
Các phương pháp mới
(11/2019 – 2/2020)
Số học sinh đạt từ 8-10 điểm: 02 – 5,6% 08 – 22,2%
Số học sinh đạt từ 5-7 điểm: 10 – 27,8% 18 – 50%
Số học sinh đạt từ 3-5 điểm: 15 – 41,7% 08 – 22,2%
Số học sinh đạt điểm <3: 09 – 25% 02 – 5,6%
- Nhìn vào bảng số liệu trên đây có thể thấy rằng kết quả nghiên cứu của đề tài
này đã góp phần nâng cao vốn từ vựng cho các em học sinh lớp 10A5 của
Trường THPT Trần Hưng Đạo. Do đó nó không chỉ áp dụng cho việc dạy và
học tiếng Anh cho học sinh lớp 10 mà còn có thể áp dụng cho học sinh các khối
lớp khác.
- Đối với bản thân tôi, kết quả của đề tài này đã giúp tôi bước đầu làm quen với
công tác nghiên cứu. Hơn nữa nó còn là động lực mạnh mẽ thôi thúc tôi không
ngừng tìm tòi, học hỏi để tìm ra những phương pháp phù hợp cho công việc
giảng dạy nhằm giúp học sinh đạt được kết quả cao nhất trong việc học tập bộ
môn tiếng Anh để các em có thể sử dụng và làm chủ ngôn ngữ quốc tế này.
Phương pháp
Thang điểm
20
CHƯƠNG V. PHỤ LỤC
TỔNG HỢP
PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH LỚP 10 THPT VỀ VIỆC
DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH
Tổng số học sinh được điều tra: 180 sinh lớp 10 thuộc trường THPT Trần Hưng
Đạo ( huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc)
1. Em thấy việc học từ vựng có khó không?
a. Khó 112 = 62,2%
b. Bình thường 57 = 31,7%
c. Dễ 11 = 6,1%
2. Em học từ vựng bằng cách nào?
a. Riêng lẻ 105 = 58,3%
b. Trong câu 32 = 17,8%
c. Cả hai cách 43= 23,9%
3. Em dành bao nhiêu thời gian để học từ mới của một bài?
a. Không học 30 = 16,7%
b. Khoảng 60 phút 52 = 28,9%
c. Dưới 60 phút 80 = 44,4%
d. Trên 60 phút 18 = 10%
4. Trong khi học từ vựng, em tập trung vào khía cạnh nào của từ?
a. Nghĩa của từ 62 = 34,4%
b. Cách sử dụng của từ 17 = 9,4%
c. Cách phát âm của từ 25 = 13,9%
d. Tất cả các khía cạnh trên 76 = 42,2%
5. Theo em để nhớ từ mới, cách tốt nhất để học là gì?
a. Học ngay sau khi lên lớp 59 = 32,8%
b. Học khi có bài mới 65 = 36,1%
c. Cả hai cáchtrên 56 = 31,1%
6. Em thấy các thầy, cô giáo đã dạy từ mới qua các cáchnào sau đây?
a. Phương tiện nhìn ( tranh vẽ, phim ảnh, băng hình…) 65 = 36,1%
b. Minh họa bằng vật thật 58 = 32,2%
c. Đưa ra tình huống hoặc lời giải thích 74 = 41,1%
d. Sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa 35 = 19,4%
e. Đưa ra ví dụ minh họa 69 = 38,3%
f. Dịch sang tiếng Việt 147 = 81,7%
21
8. Những thông tin cần bảo mật( nếu có)
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Giáo viên: Nhiệt tình, có trách nhiệm cao, đầu tư chuyên môn, thực hiện các
phương pháp giảng dạy phong phú, phù hợp với trình độ học sinh.
- Học sinh: Có thái độ tích cực trong việc học từ vựng, áp dụng các cách học
phù hợp với trình độ nhận thức của bản thân.
- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, giấy A0, A3, A4, bút dạ, sách giáo
khoa…
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiếncó thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia
áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung
sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
Như vậy, từ vựng là phần cốt lõi của ngôn ngữ nói chung và của tiếng Anh
nói riêng. Chính vì thế, việc dạy và học từ vựng là một việc rất quan trọng, là
yếu tố bắt buộc đối với tất cả giáo viên và học sinh học tiếng Anh. Các hình
thức, khía cạnh của từ vựng rất phong phú và đa dạng. Chính vì vậy chúng ta
cũng có nhiều nguyên lí, kỹ thuật dạy và học từ vựng. Tùy từng điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể mà giáo viên và học sinh có thể áp dụng chúng cho phù hợp nhằm
đạt được hiệu quả dạy và học cao nhất.
Qua điều tra, khảo sát thực trạng dạy và học từ vựng ở một số trường THPT
trong địa bàn huyện Tam Dương tôi nhận thấy một số giáo viên đã bước đầu sử
dụng các phương tiện trợ giảng cũng như kỹ thuật dạy từ trong từng văn cảnh
trong việc dạy tiếng Anh nói chung và việc dạy từ vựng nói riêng. Những biện
pháp này được học sinh đón nhận một cách hào hứng, các em học từ một cách
thích thú và chăm chỉ. Một số học sinh đã biết cách sử dụng từ theo từng văn
cảnh, biết được một số khía cạnh liên quan đến từ. Tuy nhiên, phần lớn giáo
viên vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống là dịch từ tiếng
Anh sang tiếng Việt. Đối với học sinh, các em chủ yếu học từ theo cách đơn lẻ,
không gắn với từng tình huống cụ thể. Do đó, chất lượng dạy và học vẫn còn
nhiều bất cập. Qua nghiên cứu tôi đã đưa ra vài phương pháp dạy và học từ vựng
22
trên đây với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học từ vựng, làm
giàu vốn từ vựng cho học sinh.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Đề tài nghiên cứu có tính khả thi, và ứng dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu
quả cao trong giờ học Tiếng Anh ở trường phổ thông.
Giúp học sinh có niềm say mê và hứng thú với môn học đồng thời khắc sâu
được kiến thức.
Với sáng kiến nhỏ này, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng
nghiệp nhằm bổ sung cho đề tài được sâu sắc và thiết thực hơn.
Tôixin chân thành cảm ơn!
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu:
Số
TT
Tên tổ
chức/cá
nhân
Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1 Lớp 10a5 Trường THPT Trần
Hưng Đạo - Tam Dương
- Vĩnh Phúc
Dạy và học từ vựng Tiếng
Anh cho học sinh yếu- kém
lớp 10 ở trường phổ thông
Tam Dương, ngày….tháng02 năm 2020
Thủ trưởng đơn vị/
(Ký tên, đóng dấu)
Tam Dương, ngày 23 tháng 2 năm 2020
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Đào Thị Hường
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adrian Doff Teach English( A Training Course for Teacher) T’s Workbook.
2. Đỗ Đăng Cao- Director Language Teaching Techniques
3. Michael McCarthy, Felicity O’Dell English Vocabulary in Use
4. Nation Techniques for Teaching Vocabulary
5. Nguyễn Bàng và Nguyễn Bá Ngọc A Course in TEFL Theory and Practice II
6. Penny Ur A Course in Language Teaching
7. Richards, Jack The Role of Vocabulary Teaching
8. Ron Forseth, Carol Forseth, Ta Tien Hung, Nguyen Van Do Methodology
Handbook for English Teachers in Vietnam

More Related Content

What's hot

DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG Lê Thương
 
BÁO CÁO THỰC TẬP: CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIÁO...
BÁO CÁO THỰC TẬP: CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIÁO...BÁO CÁO THỰC TẬP: CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIÁO...
BÁO CÁO THỰC TẬP: CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIÁO...OnTimeVitThu
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt NghiệpBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệpnguyeminh thai
 
Một vài biện pháp rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học
Một vài biện pháp rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu họcMột vài biện pháp rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học
Một vài biện pháp rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu họcYenPhuong16
 
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáoĐặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáoTrang Le
 
Dia ly 11 - Australia
Dia ly 11 - AustraliaDia ly 11 - Australia
Dia ly 11 - Australiajangvi
 
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh trường đh công nghiệp tphc...
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh trường đh công nghiệp tphc...Hướng dẫn viết báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh trường đh công nghiệp tphc...
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh trường đh công nghiệp tphc...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
SKKN Rèn Luyện Kỹ Năng Nói Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 6 -7
SKKN Rèn Luyện Kỹ Năng Nói Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 6 -7 SKKN Rèn Luyện Kỹ Năng Nói Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 6 -7
SKKN Rèn Luyện Kỹ Năng Nói Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 6 -7 nataliej4
 

What's hot (20)

Đề tài: Báo cáo thực tập tại trung tâm anh ngữ, HAY
Đề tài: Báo cáo thực tập tại trung tâm anh ngữ, HAYĐề tài: Báo cáo thực tập tại trung tâm anh ngữ, HAY
Đề tài: Báo cáo thực tập tại trung tâm anh ngữ, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Anh Ngữ, HAY
Báo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Anh Ngữ, HAYBáo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Anh Ngữ, HAY
Báo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Anh Ngữ, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Tiếng Trung.doc
Báo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Tiếng Trung.docBáo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Tiếng Trung.doc
Báo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Tiếng Trung.doc
 
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG
 
Báo cáo thực tập ngôn ngữ anh tại công ty xây dựng, ĐIỂM CAO
Báo cáo thực tập ngôn ngữ anh tại công ty xây dựng, ĐIỂM CAOBáo cáo thực tập ngôn ngữ anh tại công ty xây dựng, ĐIỂM CAO
Báo cáo thực tập ngôn ngữ anh tại công ty xây dựng, ĐIỂM CAO
 
BÁO CÁO THỰC TẬP: CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIÁO...
BÁO CÁO THỰC TẬP: CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIÁO...BÁO CÁO THỰC TẬP: CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIÁO...
BÁO CÁO THỰC TẬP: CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIÁO...
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Biên Dịch, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Biên Dịch, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Biên Dịch, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Biên Dịch, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt NghiệpBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
 
Một vài biện pháp rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học
Một vài biện pháp rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu họcMột vài biện pháp rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học
Một vài biện pháp rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học
 
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáoĐặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo
 
Dia ly 11 - Australia
Dia ly 11 - AustraliaDia ly 11 - Australia
Dia ly 11 - Australia
 
Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!
Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!
Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!
 
Nhật ký thực tập tại công ty tnhh thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu minh hòa ...
Nhật ký thực tập tại công ty tnhh thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu minh hòa ...Nhật ký thực tập tại công ty tnhh thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu minh hòa ...
Nhật ký thực tập tại công ty tnhh thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu minh hòa ...
 
Phương pháp dạy học theo nhóm
Phương pháp dạy học theo nhómPhương pháp dạy học theo nhóm
Phương pháp dạy học theo nhóm
 
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh trường đh công nghiệp tphc...
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh trường đh công nghiệp tphc...Hướng dẫn viết báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh trường đh công nghiệp tphc...
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh trường đh công nghiệp tphc...
 
SKKN Rèn Luyện Kỹ Năng Nói Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 6 -7
SKKN Rèn Luyện Kỹ Năng Nói Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 6 -7 SKKN Rèn Luyện Kỹ Năng Nói Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 6 -7
SKKN Rèn Luyện Kỹ Năng Nói Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 6 -7
 
Luận án: Hoạt động ngôn ngữ nhằm phát triển năng lực của sinh viên
Luận án: Hoạt động ngôn ngữ nhằm phát triển năng lực của sinh viênLuận án: Hoạt động ngôn ngữ nhằm phát triển năng lực của sinh viên
Luận án: Hoạt động ngôn ngữ nhằm phát triển năng lực của sinh viên
 
Mẫu báo cáo thực tập ngành Tiếng Hàn, Ngôn ngữ Hàn , 9đ
Mẫu báo cáo thực tập ngành Tiếng Hàn, Ngôn ngữ Hàn , 9đMẫu báo cáo thực tập ngành Tiếng Hàn, Ngôn ngữ Hàn , 9đ
Mẫu báo cáo thực tập ngành Tiếng Hàn, Ngôn ngữ Hàn , 9đ
 
Bài Mẫu BÁO CÁO THỰC TẬP TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI - ZALO 0362 073 722
Bài Mẫu BÁO CÁO THỰC TẬP TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI - ZALO 0362 073 722Bài Mẫu BÁO CÁO THỰC TẬP TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI - ZALO 0362 073 722
Bài Mẫu BÁO CÁO THỰC TẬP TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI - ZALO 0362 073 722
 
Đề tài: A study on common methods to translate Marketing terms - Gửi miễn phí...
Đề tài: A study on common methods to translate Marketing terms - Gửi miễn phí...Đề tài: A study on common methods to translate Marketing terms - Gửi miễn phí...
Đề tài: A study on common methods to translate Marketing terms - Gửi miễn phí...
 

Similar to Đề tài: Nâng cao vốn từ vựng tiếng anh cơ bản cho học sinh yếu- kém lớp 10

CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...nataliej4
 
Skkn day tu vung tieng anh
Skkn day tu vung tieng anhSkkn day tu vung tieng anh
Skkn day tu vung tieng anhmrwindy_3282
 
Skkn day tu vung tieng anh
Skkn day tu vung tieng anhSkkn day tu vung tieng anh
Skkn day tu vung tieng anhmrwindy_3282
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCSSáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCSHọc Tập Long An
 
Kinh nghiệm học tiếng Anh hiệu quả
Kinh nghiệm học tiếng Anh hiệu quảKinh nghiệm học tiếng Anh hiệu quả
Kinh nghiệm học tiếng Anh hiệu quảanhnguquocte
 
Kinh nghiệm học tiếng Anh hiệu quả
Kinh nghiệm học tiếng Anh hiệu quảKinh nghiệm học tiếng Anh hiệu quả
Kinh nghiệm học tiếng Anh hiệu quảanhnguquocte
 
[Du hoc Philippines - Phil English] Wales2017 brochure(vn)
[Du hoc Philippines - Phil English] Wales2017 brochure(vn)[Du hoc Philippines - Phil English] Wales2017 brochure(vn)
[Du hoc Philippines - Phil English] Wales2017 brochure(vn)Phil English Vietnam
 
Tham luận nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng anh
Tham luận nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng anhTham luận nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng anh
Tham luận nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng anhjackjohn45
 
Brochure trường Anh ngữ Wales, Baguio, Philippines
Brochure trường Anh ngữ Wales, Baguio, PhilippinesBrochure trường Anh ngữ Wales, Baguio, Philippines
Brochure trường Anh ngữ Wales, Baguio, Philippineswales-philenter
 
Brochure trường Anh ngữ Wales, Baguio, Philippines - Philenter
Brochure trường Anh ngữ Wales, Baguio, Philippines - PhilenterBrochure trường Anh ngữ Wales, Baguio, Philippines - Philenter
Brochure trường Anh ngữ Wales, Baguio, Philippines - PhilenterPHILENTER
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Phương pháp dạy Nghe Giáo Trình tactics for listening
Phương pháp dạy Nghe Giáo Trình tactics for listeningPhương pháp dạy Nghe Giáo Trình tactics for listening
Phương pháp dạy Nghe Giáo Trình tactics for listeningNguyễn Hà
 

Similar to Đề tài: Nâng cao vốn từ vựng tiếng anh cơ bản cho học sinh yếu- kém lớp 10 (20)

Luận án: Các bài tập học tích hợp về hình thái học và cú pháp
Luận án: Các bài tập học tích hợp về hình thái học và cú phápLuận án: Các bài tập học tích hợp về hình thái học và cú pháp
Luận án: Các bài tập học tích hợp về hình thái học và cú pháp
 
Đề tài: Phương pháp giúp học sinh sử dụng đúng trọng âm của từ Tiếng Anh
Đề tài: Phương pháp giúp học sinh sử dụng đúng trọng âm của từ Tiếng AnhĐề tài: Phương pháp giúp học sinh sử dụng đúng trọng âm của từ Tiếng Anh
Đề tài: Phương pháp giúp học sinh sử dụng đúng trọng âm của từ Tiếng Anh
 
Phương pháp giúp học sinh sử dụng đúng trọng âm của từ Tiếng Anh, HAY
Phương pháp giúp học sinh sử dụng đúng trọng âm của từ Tiếng Anh, HAYPhương pháp giúp học sinh sử dụng đúng trọng âm của từ Tiếng Anh, HAY
Phương pháp giúp học sinh sử dụng đúng trọng âm của từ Tiếng Anh, HAY
 
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
 
Skkn day tu vung tieng anh
Skkn day tu vung tieng anhSkkn day tu vung tieng anh
Skkn day tu vung tieng anh
 
Skkn day tu vung tieng anh
Skkn day tu vung tieng anhSkkn day tu vung tieng anh
Skkn day tu vung tieng anh
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCSSáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS
 
Phương pháp nhằm giúp học sinh làm tốt kỹ năng đọc hiểu trong bài thi Tiếng Anh
Phương pháp nhằm giúp học sinh làm tốt kỹ năng đọc hiểu trong bài thi Tiếng AnhPhương pháp nhằm giúp học sinh làm tốt kỹ năng đọc hiểu trong bài thi Tiếng Anh
Phương pháp nhằm giúp học sinh làm tốt kỹ năng đọc hiểu trong bài thi Tiếng Anh
 
Kinh nghiệm học tiếng Anh hiệu quả
Kinh nghiệm học tiếng Anh hiệu quảKinh nghiệm học tiếng Anh hiệu quả
Kinh nghiệm học tiếng Anh hiệu quả
 
Kinh nghiệm học tiếng Anh hiệu quả
Kinh nghiệm học tiếng Anh hiệu quảKinh nghiệm học tiếng Anh hiệu quả
Kinh nghiệm học tiếng Anh hiệu quả
 
[Du hoc Philippines - Phil English] Wales2017 brochure(vn)
[Du hoc Philippines - Phil English] Wales2017 brochure(vn)[Du hoc Philippines - Phil English] Wales2017 brochure(vn)
[Du hoc Philippines - Phil English] Wales2017 brochure(vn)
 
TRƯỜNG ANH NGỮ TARGET - CEBU
TRƯỜNG ANH NGỮ TARGET - CEBUTRƯỜNG ANH NGỮ TARGET - CEBU
TRƯỜNG ANH NGỮ TARGET - CEBU
 
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viênLuận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
 
Tham luận nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng anh
Tham luận nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng anhTham luận nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng anh
Tham luận nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng anh
 
Tài liệu cho 3 kĩ năng nghe, nói và đọc tiếng anh cho sinh viên, HAY
Tài liệu cho 3 kĩ năng nghe, nói và đọc tiếng anh cho sinh viên, HAYTài liệu cho 3 kĩ năng nghe, nói và đọc tiếng anh cho sinh viên, HAY
Tài liệu cho 3 kĩ năng nghe, nói và đọc tiếng anh cho sinh viên, HAY
 
Brochure trường Anh ngữ Wales, Baguio, Philippines
Brochure trường Anh ngữ Wales, Baguio, PhilippinesBrochure trường Anh ngữ Wales, Baguio, Philippines
Brochure trường Anh ngữ Wales, Baguio, Philippines
 
Brochure trường Anh ngữ Wales, Baguio, Philippines - Philenter
Brochure trường Anh ngữ Wales, Baguio, Philippines - PhilenterBrochure trường Anh ngữ Wales, Baguio, Philippines - Philenter
Brochure trường Anh ngữ Wales, Baguio, Philippines - Philenter
 
Luận án: Nhu cầu về tiểu kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh của sinh viên
Luận án: Nhu cầu về tiểu kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh của sinh viênLuận án: Nhu cầu về tiểu kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh của sinh viên
Luận án: Nhu cầu về tiểu kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh của sinh viên
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Phương pháp dạy Nghe Giáo Trình tactics for listening
Phương pháp dạy Nghe Giáo Trình tactics for listeningPhương pháp dạy Nghe Giáo Trình tactics for listening
Phương pháp dạy Nghe Giáo Trình tactics for listening
 

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 

Recently uploaded (20)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 

Đề tài: Nâng cao vốn từ vựng tiếng anh cơ bản cho học sinh yếu- kém lớp 10

  • 1. 1 MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lời giới thiệu 3 1.1. Lý do chọn đề tài 3 1.2. Mục tiêu của đề tài 3 2. Tên sáng kiến 3 3. Tác giả sáng kiến 3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 4 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 4 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu 4 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 4 Phần I: NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN I. Lý luận chung về từ vựng 4 I.1. Định nghĩa về từ vựng 4 I.2. Tầm quan trọng của từ vựng 4 I.3. Các loại từ vựng 5 Chương II: CƠ SỞ THỰC TIỄN II.1. Về giáo viên 6-7 II.2. Về học sinh 7-8 Chương III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY VÀ HỌC NHẰM NÂNG CAO VỐN TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO 9 III.1. Đối với giáo viên: 9 1. Sử dụng các phương tiện trợ giảng( Visual aids) 9-15 2. Dạy từ dựa vào văn cảnh 15-16 III.2. Đối với học sinh: 16-18 Chương IV: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Kết quả của đề tài 19 Chương V: PHỤ LỤC( Tổng hợp phiếu điều tra học sinh) 20 8. Những thông tin cần bảo mật(nếu có) 21 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 21
  • 2. 2 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến 21-22 11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoạc áp dụng sáng kiến lần đầu. 22 Tài liệu tham khảo 23
  • 3. 3 PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lời giới thiệu 1.1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay, tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ quốc tế, được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để làm chủ được ngôn ngữ này người học cần phải có vốn từ vựng phong phú và đa dạng. Do đó , xây dựng vốn từ vựng cơ bản cho học sinh nói chung và đặc biệt học sinh yếu kém nói riêng luôn là một nhu cầu thiết yếu đối với công tác dạy và học tiếng Anh ở trường phổ thông. Tuy nhiên trên thực tế, vốn từ vựng tiếng Anh của học sinh trung học phổ thông vẫn còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được yêu cầu của bậc học. Nhiều học sinh không có được vốn từ vựng cơ bản nhất sau nhiều năm học Tiếng Anh ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó nguyên nhân chủ yếu là giáo viên và học sinh chưa có phương pháp dạy và học thích hợp. Bởi vậy tôi đã chọn đề tài này với mong muốn tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần giúp cho giáo viên giảng dạy từ vựng một cách hiệu quả nhất; đồng thời giúp cho học sinh lớp 10, đặc biệt là học sinh yếu kém có thể tích lũy cho bản thân vốn từ vựng cơ bản, đáp ứng yêu cầu của bậc học. Nếu đề tài thành công sẽ không chỉ là cơ sở cho giáo viên dạy tốt hơn mà còn giúp cho học sinh sử dụng vốn từ vựng có hiệu quả hơn. 1.2. Mục tiêu của đề tài: 1.2.1. Khảo sát và đánh giá thực trạng dạy và học từ vựng tiếng Anh lớp 10 ở trường THPT Trần Hưng Đạo huyện Tam Dương. 1.2.2. Đề xuất một số biện pháp dạy và học giúp nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh cơ bản cho học sinh lớp 10 THPT, đặc biệt là học sinh yếu kém. 2. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY VÀ HỌC NHẰM NÂNG CAO VỐN TỪ VỰNG TIẾNG ANH CƠ BẢN CHO HỌC SINH YẾU- KÉM LỚP 10 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO 3. Tên tác giả: - Đào Thị Hường – giáo viên Tiếng Anh- Trường THPT Trần Hưng Đạo
  • 4. 4 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: - Đào Thị Hường – giáo viên Tiếng Anh- Trường THPT Trần Hưng Đạo 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Anh- lớp 10 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 11/ 2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: Phần I. NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỪ VỰNG: I.1. Định nghĩa về từ vựng: Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về từ vựng. Mỗi nhà ngôn ngữ học lại đưa ra một định nghĩa riêng về từ vựng dựa trên tiêu chí mà họ cho là quan trọng nhất về mặt ngôn ngữ, ngữ nghĩa, từ vựng. Trong cuốn sách của mình mang tên “ A Course in Language Teaching” , Penny Ur đã định nghĩa từ vựng là “ những từ thuộc tiếng nước ngoài mà chúng ta dạy cho người học”. Tuy nhiên, ông cũng chấp nhận ý kiến rằng “ từ vựng không chỉ là một từ đơn lẻ mà cũng có thể là từ ghép của hai hay ba từ khác hoặc là những thành ngữ bao gồm nhiều từ”. Pyles và Algeo đã nói rằng “ Sự thật thì từ vựng là trọng tâm của ngôn ngữ với dạng âm thanh và ngữ nghĩa của nó, cái mà đan xen với nhau cho phép chúng ta giao tiếp với người khác”. Trong cuốn sách “ A Course in TEFL Theory and Practice II”, Nguyễn Bàng và Nguyễn Bá Ngọc cho rằng “ Từ vựng của một ngôn ngữ là tất cả những từ đơn, từ ghép, các thành ngữ được sử dụng để chuyển tải và tiếp nhận thông tin thông qua hình thức nói và viết”. I.2. Tầm quan trọng của từ vựng: Từ vựng thường được coi là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của một ngôn ngữ. Wilkins, một nhà ngôn ngữ học ứng dụng nổi tiếng người Anh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của từ vựng khi nói rằng “ Nếu không có ngữ pháp, rất ít thông tin được chuyển tải, nhưng nếu không có từ vựng thì chúng ta sẽ không thể chuyển tải được điều gì”. Pyles và Algeo cũng ủng hộ ý kiến này với nhận định “ Khi chúng ta đề cập đến ngôn ngữ, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến
  • 5. 5 là từ vựng. Nhờ có từ vựng, chúng ta có thể tạo nên câu, bài hội thoại và các hình thức giao tiếp khác bằng ngôn ngữ. Từ những ý kiến này, chúng ta có thể kết luận rằng từ vựng là yếu tố quyết định trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ. Tất cả những điều này đúng với người học ngoại ngữ. Nếu người học có vốn từ vựng tiếng Anh phong phú, anh ta có thể làm cho người khác hiểu mình cũng như hiểu được người khác nói gì một cách dễ dàng. Ngược lại, nếu như vốn từ vựng của một người nghèo nàn, chắc chắn anh ta sẽ gặp khó khăn trong việc giao tiếp. Và như vậy, trong việc học tiếng Anh, từ vựng là một yếu tố bắt buộc phải được xây dựng đối với tất cả những người học ngoại ngữ. I.3. Các loại từ vựng: Nhìn chung, từ loại có thể được phân loại bằng nhiều cách: Về mặt ngữ nghĩa, từ vựng được phân làm hai loại là “những từ biểu đạt ý nghĩa” và “những từ chức năng”. Phần lớn từ vựng là từ biểu đạt ý nghĩa, chúng gọi tên những đồ vật, hành động, chất lượng và mang ý nghĩa tự thân. Chúng có thể là danh từ, tính từ, động từ, trạng từ. Những từ chức năng là những từ chỉ mang ý nghĩa về mặt ngữ pháp, chúng chỉ có nghĩa khi đi cùng với những từ khác. Chúng là những quán từ, mạo từ và giới từ. Về mặt ngữ pháp, từ vựng được phân chia thành danh từ, động từ, tính từ và trạng từ. Tuy nhiên, về mặt học thuật, từ vựng của người học ngoại ngữ được phân chia thành hai loại là nhóm từ chủ động và nhóm từ bị động. Nhóm từ chủ động là những từ mà người học có thể hiểu và phát âm đúng, sử dụng một cách có hiệu quả trong khi nói và viết. Nhóm từ bị động là những từ mà người học có thể nhận ra và hiểu khi chúng xuất hiện trong văn cảnh nhưng lại không thể tự mình sử dụng được. Một giáo viên dạy ngoại ngữ nên biết những cách phân loại trên. Nhưng điều quan trọng nhất là làm thế nào để giúp học sinh mở rộng vốn từ vựng, tăng cường những từ chủ động.
  • 6. 6 CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tôi đã thực hiện việc phát phiếu điều tra cho 180 học sinh lớp 10 trường THPT Trần Hưng Đạo, huyện Tam Dương để lấy ý kiến của các em về những vấn đề có liên quan đến việc dạy và học từ vựng. Sau khi sử dụng phương pháp toán thống kê và sử lí số liệu, tôi đã rút ra được một số nhận xét như sau: II.1. VỀ GIÁO VIÊN: Qua quá trình quan sát và phỏng vấn 5 giáo viên dạy môn tiếng Anh , tôi đã ghi nhận được một số vấn đề sau: 1- Số lượng từ trong một bài giảng: Với thời lượng giờ học hiện nay, các giáo viên đều cho rằng số lượng từ vựng trong một bài giảng là quá nhiều, họ không có đủ thời gian để hướng dẫn, chuyển tải đến học sinh đầy đủ các khía cạnh của từ, những mối liên hệ nội tại trong từ, các từ đồng nghĩa, trái nghĩa…., luyện cho học sinh cách phát âm, cách sử dụng. Điều này gây không ít khó khăn cho học sinh trong việc học từ vựng. 2- Phương pháp dạy từ vựng: Đây là phần quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dạy và học của cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, qua khảo sát tôi thấy rằng các phương pháp của giáo viên vẫn còn nghèo nàn. Phương pháp chủ yếu mà giáo viên sử dụng là dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Do vậy việc học sinh cảm thấy nhàm chán trong việc học từ vựng là điều không thể tránh khỏi. Điều này có ảnh hưởng không tốt đến khả năng tiếp thu từ mới của học sinh. Các em có thể nhớ từ khi giáo viên dịch nghĩa tiếng Việt của nó nhưng lại quên đi nhanh chóng và không biết từ đó được sử dụng và phát âm như thế nào, học sinh lại không được luyện tập và sử dụng từ mới thường xuyên do đó từ vựng của học sinh dần dần trở thành những từ chết và khi gặp lại từ đó học sinh lại coi đó như là những từ hoàn toàn mới. 3- Những khía cạnh thường được giáo viên chú ý trong quá trình dạy từ vựng:
  • 7. 7 Trong các khía cạnh của từ như nghĩa của từ, cách sử dụng từ, hình thức của từ thì cách sử dụng từ là quan trọng nhất. Tuy nhiên, trong quá trình dạy từ vựng giáo viên chủ yếu chỉ chú trọng vào việc dạy nghĩa của từ đang được sử dụng trong bài học mà ít quan tâm nghĩa của từ trong những văn cảnh khác hay giáo viên thường chỉ dạy cho học sinh nghĩa biểu vật mà quên đi một nét nghĩa khác cũng rất quan trọng đó là nghĩa biểu cảm của từ. Cách dạy này đã gây nên rất nhiều khó khăn trong học sinh trong quá trình học từ vựng. Học sinh không thể phát âm từ một cách chính xác, không biết cách sử dụng từ trong những văn cảnh khác ngoài văn cảnh đã được học ở trong bài. 4- Những phương tiện thường được sử dụng trong quá trình dạy từ vựng: Trong quá trình dạy từ vựng, có rất nhiều phương tiện trợ giảng có thể giúp giáo viên dạy có hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay giáo viên chỉ sử dụng một số tranh , ảnh hay đài cassettes. Mặc dù vậy việc sử dụng những phương tiện trợ giảng này là không thường xuyên. II.2. VỀ HỌC SINH: 1- Về việc học từ vựng: Hơn nửa số học sinh được điều tra có ý kiến cho rằng việc học từ vựng rất khó khăn. Các em gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp thu và vận dụng từ mới học. Các học sinh được hỏi cũng cho rằng số lượng từ mới trong một bài hiện nay là quá nhiều, các em phải chịu áp lực phải nhớ quá nhiều từ trong một bài học. Rất ít em trong số học sinh lớp 10 của trường cho rằng việc học từ vựng là dễ dàng, các em này không phải chịu nhiều áp lực trong khi học. 2- Về cách học: Theo số liệu thu được, tôi nhận thấy phần lớn học sinh học từ vựng theo cả hai cách: Học từ riêng lẻ cũng như đặt từ vào câu cụ thể. Tuy nhiên số học sinh chỉ học từ bằng cách học riêng lẻ chiếm tỷ lệ khá lớn, tương ứng với 58,3%. Điều này thể hiện các em chưa nhận thức rõ, chưa tìm được cách học phù hợp để đạt được hiệu quả cao. Hiển nhiên đây là một yếu tố gây cản trở lớn đến khả năng học và hiệu quả học từ của học sinh.
  • 8. 8 3- Về thời gian học từ mới của một bài: Với số lượng từ trong một bài nhiều như hiện nay, phần lớn học sinh đều có ý thức dành thời gian để tìm hiểu, ghi nhớ và luyện tập từ. Cụ thể, số học sinh dành hơn 60 phút để học từ mới của một bài là 18 em, chiếm tỷ lệ 10% trong tổng số học sinh được điều tra. Số các em dành khoảng 60 phút để học từ mới là 52 em chiếm 28,9%. Tuy nhiên, bên cạnh những em có ý thức đầu tư thời gian và công sức cho việc học từ vẫn còn một số em không học từ mới của bài, số học sinh này gồm 30 em, chiếm 16,7%.
  • 9. 9 CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY VÀ HỌC NHẰM NÂNG CAO VỐN TỪ VỰNG TIẾNG ANH CƠ BẢN CHO HỌC SINH YẾU- KÉM LỚP 10 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Sau khi nghiên cứu lý luận việc dạy và học từ vựng, đồng thời căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế việc dạy và học từ vựng ở trường THPT Trần Hưng Đạo, tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao vốn từ vựng cho các em học sinh lớp 10 như sau: III.1. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN: 1- Sử dụng các phương tiện trợ giảng (Visual aids): Muốn sử dụng các phương tiện trợ giảng đạt hiệu quả cao trong việc dạy học nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh giáo viên cần: Trước hết phải chọn những phương tiện trợ giảng mà bản thân chúng phải chứa đựng những câu hỏi, những bài tập nghiên cứu , các tư liệu để phân tích và trình bày các thông tin kiến thức một cách nêu vấn đề; đồng thời thiết lập mối liên hệ bên trong và bên ngoài của các phương tiện đó với kiến thức kỹ năng, kỹ xảo đã có của học sinh, với các phương án có thể tiến hành được của công tác tự lập và sáng tạo của học sinh trong các giai đoạn sau. Sử dụng phối hợp các loại phương tiện dạy học khác nhau trong một giờ học nhằm huy động nhiều cơ quan cảm giác tham gia vào quá trình nhận thức. Điều này sẽ góp phần phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh. Khi sử dụng phối hợp cần chú ý tập trung vào những điểm bản chất nhất, có tác dụng mạnh nhất khi nó diễn tả đúng nội dung chính của bài học, đồng thời phải sử dụng tập hợp thành bộ phương tiện dạy học tối ưu. Cần phối hợp một cách khéo léo, chính xác lời nói của giáo viên mang tính chất khơi gọi hướng dẫn học sinh với việc biểu diễn các phương tiện dạy học hoặc học sinh tiến hành quan sát, sử dụng trực tiếp các phương tiện trực quan. Điều kiện tốt nhất, thích hợp nhất để tiến hành một cách có hiệu quả nhất các phương tiện dạy học để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh là phải
  • 10. 10 có đầy đủ các dụng cụ dạy học, trong điều kiện có thể nhà trường nên đầu tư xây dựng hệ thống phòng học bộ môn. 1.1 Sử dụng bảng: 1.1.1. Dạy nghĩa của từ bằng việc sử dụng bảng: Việc sử dụng bảng là một trong những kỹ thuật hữu ích nhất mà giáo viên có thể sử dụng để giới thiệu từ mới cho học sinh bởi nó đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của một bài giảng. Giáo viên có thể vẽ lên bảng những bức tranh như hình que, hình mặt… a. Sử dụng hình que ( Stick figures): Bằng cách vẽ một hình que cơ bản với những đường nét đơn giản, giáo viên có thể dễ dàng chỉ ra nghĩa của từ cho học sinh. Hơn nữa qua việc sử dụng hình que giáo viên còn kích thích được hứng thú học tập của học sinh. Ví dụ: Để dạy nghĩa của động từ “to run”, giáo viên có thể vẽ một hình người đang chạy rồi nói: GV: Look, there is a boy. What is he doing? HS: He is running. GV: Yes, he is running. To run. Can you say it? HS: To run, to run. GV: Very good. But why is he running? HS: Có thể nghĩ ra một lý do, tuy nhiên họ không thể diễn đạt bằng tiếng Anh. GV: Ah, he may be late for school or go to school late. He is in a big hurry. (Giáo viên cũng có thể nghĩ gia một lý do khác nữa) Như ví dụ trên, chúng ta thấy nhờ việc sử dụng hình que giáo viên không chỉ dạy cho học sinh từ mới mà còn giới thiệu cho các em những cấu trúc ngữ pháp hoặc một câu trọn vẹn có chứa từ cần dạy. b. Sử dụng cách vẽ khuôn mặt (faces): Việc dạy nghĩa của từ bằng cách vẽ khuôn mặt với từng trạng thái khác nhau là một cách rất đơn giản và hiệu quả, đặc biệt là trong việc diễn tả nghĩa
  • 11. 11 của từ thuộc về tình cảm. Hình khuôn mặt thường có hình tròn hoặc hình quả trứng.Trên khuôn mặt đôi mắt và miệng là những chi tiết có tầm quan trọng rất lớn trong việc biểu đạt. Giáo viên cũng có thể thể hiện giới tính, tuổi tác bằng cách thay đổi kiểu tóc theo từng khuôn mặt. c. Vẽ đồ vật( Objects): Giáo viên nên vẽ những đồ vật phổ biến, thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày lên bảng để giúp học sinh nhận biết. Bản vẽ không cần phải chính xác nhưng nó phải đầy đủ, rõ ràng để học sinh có thể nhận ra đó là vật gì. Chính vì vậy, giáo viên cần phải tập vẽ vài lần trước khi giảng để có thể vẽ những hình dễ hiểu nhất và nhanh nhất. d. Sử dụng biểu đồ ( Word- field diagram): Việc sử dụng biểu đồ là một cách rất hiệu quả để dạy cho học sinh những từ có liên quan tới nhau qua một chủ đề nhất định. Nó giúp cho học sinh nhớ từ nhanh hơn. Ví dụ: Để dạy những từ thuộc về gia đình, giáo viên có thể sử dụng biểu đồ sau: 1.1.2. Dạy hình thức và cách sử dụng của từ bằng cách sử dụng bảng: a. Dạy hình thức của từ: Trong quá trình học từ mới, học sinh cần biết cách phân loại những từ mà họ học thành những từ loại khác nhau như danh từ, động từ, tính từ và trạng từ. Family Son Father niece grandmother daughterMother Children grandfather
  • 12. 12 Ví dụ : Khi giáo viên muốn giúp học sinh luyện tập một số từ về những chủ đề như cảm giác, sự đo lường, nghề nghiệp… thì ta có thể làm theo những bước sau: - Bước 1: Giáo viên viết các từ lên bảng: length happy police short angry long cheerful teacher worker wide width sad - Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh nghĩ ra càng nhiều cách nhóm từ vào cùng một loại càng tốt và giải thích lí do tại sao lại nhóm như thế. Ví dụ như từ có thể được nhóm theo ngữ nghĩa, ngữ pháp, theo cách phân loại…..Ví dụ, theo cách phân loại các từ có thể được nhóm như sau: + Nouns: police, worker, length, width, teacher + Adjectives: happy, angry, sad, short, wide, cheerful, long - Bước 3: Giáo viên nên khuyến khích học sinh đóng góp một vài từ mà họ đã học vào từng nhóm. b. Dạy cách sử dụng của từ: Khi dạy cách sử dụng của từ giáo viên nên gạch chân vào những phần quan trọng của từ bằng cách sử dụng những phấn màu khác nhau. Ví dụ: success successful unsuccessful Công việc này giúp học sinh chú ý vào thành phần cấu tạo nên từ loại cũng như ngữ nghĩa của từ. Hơn nữa, trong khi dạy giáo viên cũng cần cung cấp cho học sinh những bộ từ đồng nghĩa và hướng dẫn cách sử dụng trong những văn cảnh khác nhau. Ví dụ: Uncle Ho passed away in 1969. ( ở đây từ “pass away” sẽ mang thái độ kính trọng hơn là từ “die”. 1.2. Sử dụng tranh: 1.2.1. Tranh tường ( Wall Pictures).
  • 13. 13 Tranh tường là các tranh cắt ra từ báo hoặc tạp chí và được treo trên tường hoặc trên bảng. Giáo viên phải lựa chọn những bức tranh phù hợp với mục đích của bài học. Quan trọng hơn, những bức tranh này phải đủ lớn để tất cả các học sinh đều có thể nhìn thấy rõ. 1.2.2. Thẻ ghi chú ( Flash cards). Thẻ ghi chú là những tấm thẻ được in và viết những chữ, câu, hình ảnh lên trên. Chúng có thể được chia thành 2 loại chính là thẻ hình và thẻ chữ. * Một vài hoạt động gợi ý trong việc sử dụng thẻ để làm cho học sinh hiểu rõ các từ và nhớ chúng lâu hơn: - Gọi tên ( Name it): Chia học sinh thành từng nhóm 5- 10 người. Các tấm thẻ được bày úp trên mặt bàn. Trên mỗi tấm thẻ đều có 1 từ mới. Người chơi thứ nhất nhặt 1 tấm thẻ và nhắc lại từ được ghi trên tấm thẻ đó, đưa ra một câu hoàn chỉnh dựa trên trình độ hoặc nhu cầu đặc biệt nào đó của người chơi. Nếu câu văn của người chơi là đúng, người đó có thể giữ tấm thẻ. Nếu không, người chơi đặt úp tấm thẻ lên bàn và người tiếp theo tiếp tục lượt chơi. Giáo viên cũng có thể giúp học sinh nhắc lại từ hoặc đặt câu với từ đó nếu như không có học sinh nào đưa ra được đáp án đúng. - 20 câu hỏi ( Twenty questions): Các học sinh chơi theo nhóm từ 10-20 người. Giáo viên chọn 1 tấm thẻ trong số thẻ đã chuẩn bị. Các học sinh lần lượt cố gắng đoán từ đó là gì bằng việc hỏi các câu hỏi “ Yes/No question”. Ví dụ: “ Is it an animal? Is it big? Does it live in jungle? Học sinh đoán đúng từ được giữ tấm thẻ hoặc thay thế vị trí của người giáo viên. - Bỏ từ khác biệt ( Odd man out): Giáo viên đưa ra một bộ thẻ gồm 5-7 tấm cho mỗi nhóm hoặc cá nhân. Học sinh phải quyết định xem tấm thẻ nào không thuộc trong nhóm và đưa ra lý do tại sao. Học sinh có thể giải thích sơ lược về từ mà họ chọn.
  • 14. 14 Ví dụ: Để luyện tập các từ nói về các loài hoa, giáo viên có thể đưa cho học sinh một số thẻ như sau: rose daisy sunflower queen Câu trả lời phù hợp là “ Queen” vì từ này gợi nhắc tới con người trong khi các từ khác liên hệ đến một số loài hoa. 1.2.3. Dạy hình thức của từ bằng tranh: Hoạt động này rất hữu ích trong việc luyện tập cấu trúc của từ. Giáo viên có thể trưng bày một vài bức tranh trên bảng và yêu cầu học sinh viết câu với bức tranh. Ví dụ: Để luyện tập động từ “ Run” giáo viên có thể sử dụng bức tranh vẽ hình hai người đang chạy và yêu cầu học sinh đặt câu với bức tranh đó. HS1: They are running toghether. HS2: They like running very much. 1.2.4. Dạy cách sử dụng của từ: a. Dạy cách sử dụng của từ bằng cách sử dụng tranh: a.1. Ghép từ hoặc câu với tranh: Giáo viên đưa ra một bộ tranh và một danh sách các từ hoặc câu tương ứng với những bức tranh này. Sau đó yêu cầu học sinh ghép các bức tranh với những từ, câu đó. a.2. Mô tả tranh: Giáo viên dán một bức tranh lấy từ sách hoặc báo và yêu cầu học sinh mô tả bức tranh đó bằng cách đưa ra một vài câu hỏi định hướng. Khi học sinh đã hoàn thành việc mô tả tranh, giáo viên có thể yêu cầu mô tả lại một lần nữa hoặc làm theo cặp, nhóm. Trong cặp và nhóm học sinh kể với bạn nội dung của bức tranh. b. Dạy cách sử dụng của từ bằng cách sử dụng các tấm thẻ: Để giúp học sinh luyện tập cách sử dụng của các giới từ, giáo viên đưa ra các tấm thẻ và yêu cầu học sinh làm theo nội dung ghi trong thẻ.
  • 15. 15 Ví dụ: Set 1 Set 2 Put your book in the bag Put your shoes under the table Put your paper on the desk 1.3. Sử dụng vật thật ( Real objects): Trong rất nhiều trường hợp những vật thật là loại phương tiện trợ giảng đơn giản nhất ở trong lớp bởi chúng không cần phải có sự chuẩn bị đặc biệt hay những nguyên liệu đặc biệt. Lớp học là một phần của thế giới thực. Ở mỗi lớp học đều có những đồ đạc như bàn ghế, bóng đèn, cửa….Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu tên các đồ vật và miêu tả những tính chất của nó. Giáo viên cũng có thể mang một vài vật thật đến lớp như chìa khóa, quả táo, sách báo…. Giáo viên sẽ cầm từng loại vật thật đó và yêu cầu học sinh đưa ra một vài lời bình luận về vật đó. 2. Dạy từ dựa vào văn cảnh: Khi gặp 1 bài đọc, học sinh và giáo viên sẽ thấy có rất nhiều từ mới. Do có quá nhiều từ mới, giáo viên phải quyết định xem từ nào cần phải dạy và thời gian thích hợp để dạy các từ đó. Có 4 loại từ mới như được tóm tắt dưới dây: 1. Unknown words: những từ quan trọng để hiểu được một bài đọc. Đầu tiên yêu vầu học sinh đoán từ, sau đó giáo viên dạy từ. 2. Unknown words: những từ không quan trọng để hiểu được một bài đọc. giáo viên nên dạy sau hoặc không dạy. 3. Known words: những từ học sinh đã biết, giáo viên không cần dạy. 4. Known words: những từ học sinh biết nhưng không hiểu vì mang nghĩa bóng. Giaó viên chỉ nên dạy từ đó khi nó được sử dụng phổ biến. -> 1. Đối với những từ mới cần thiết cho việc hiểu bài đọc: Trước tiên giáo viên nên cho học sinh đoán nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh hoặc ngữ pháp, nếu học
  • 16. 16 sinh không thể đoán được giáo viên nên dạy từ đó cho học sinh trước khi học bài đọc. -> 2. Đối với những từ mà không cần thiết cho việc hiểu bài đọc, giáo viên nên chọn 1 trong 2 cách sau: - Nếu đó là những từ phổ biến, học sinh có thể học trong quá trình học sau này, giáo viên nên dạy nghĩa của từ khi đã học bài đọc. - Nếu đó là một từ lạ hoặc không phổ biến, giáo viên có thể không cần thiết phải dạy từ đó. -> 3. Đối với những từ học sinh đã biết, tất nhiên không cần phải dạy nghĩa của chúng. Nếu có quá nhiều từ học sinh không biết, bài đọc đó có thể quá khó với trình độ tiếng Anh của học sinh. -> 4. Trong một vài cụm từ học sinh có thể hiểu tất cả những từ riêng lẻ nhưng lại không thể hiểu nghĩa của cả cụm từ. Ví dụ: Học sinh có thể hiểu nghĩa của các từ “ Stick”, “in”, “the” và “mud” nhưng lại không thể hiểu được thành ngữ “ stick in the mud” có nghĩa là “ a person who does not like to have fun”. Đối với những từ được sử dụng trong thành ngữ giáo viên phải quyết định xem chúng có quan trọng hay không. Ở trình độ thấp việc giải thích các thành ngữ nên được giới hạn hoặc để đến sau bài học. Nếu đó là một thành ngữ thông dụng, học sinh có thể gặp thường xuyên trong quá trình học tiếng Anh, sau khi học sinh đã cố gắng đoán nghĩa, giáo viên nên dạy cho học sinh nghĩa của những thành ngữ đó. Tuy nhiên không nên tốn quá nhiều thời gian vào các thành ngữ. III.2. ĐỐI VỚI HỌC SINH: Quá trình học tập từ vựng là một hoạt động phức tạp. Nó phụ thuộc vào nhiều điều kiện khách quan như cơ sở vật chất của nhà trường, chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên, nội dung của chương trình đào tạo. Nhưng trong đó yếu tố tích cực hoạt động của mỗi cá nhân học sinh là điều kiện có tác dụng quyết định quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập. Trước hết muốn đạt được kết quả cao học sinh phải hiểu được mục đích của môn học một cách rõ ràng, phải vạch ra phương hướng hành động cụ thể.
  • 17. 17 Đối với việc học từ vựng tiếng Anh cũng vậy, học sinh phải tự đặt ra cho mình những câu hỏi như: “Học cái gì?”, “ Học như thế nào?”, “ Học để phục vụ cho việc gì?”. Xác định được mục đích học tập tức là hiểu được mình cần phải rèn luyện như thế nào để có được vốn từ vựng phong phú. Từ việc xác định được mục đích học tập của mình, học sinh cần phải có thái độ học tập đúng đắn, phải có tinh thần say sưa học tập, ý thức tự giác, chủ động trong học tập. Để lĩnh hội được tất cả những kiến thức mà giáo viên truyền tải trên lớp, học sinh cần phải chú ý tới bài giảng, tập trung lắng nghe và phải tích cực suy nghĩ trong khi nghe để nắm được những kiến thức cơ bản về từ vựng, phải ghi chép đầy đủ, rõ ràng để lấy đó làm tư liệu học tập ở nhà. Hơn nữa, phải tích cực hoạt động theo cặp, nhóm. * Một số cách giúp học sinh học từ vựng tốt hơn: - Đặt câu với những từ đã học ở trên lớp để biết được cách sử dụng của từ. - Thường xuyên nghe băng, đài hoặc các bài hát tiếng Anh để nhận biết từ qua cách phát âm. - Tập đọc sách, báo, truyện có nội dung đơn giản để biết được cách sử dụng của từ trong những văn cảnh khác nhau. - Sử dụng giấy ghi nhớ để ghi chép những từ đã được học và dán vào bất cứ chỗ nào dễ nhìn thấy nhất. - Khi đứng trước những vật thật hãy cố gắng liên tưởng đến từ tương đương trong tiếng Anh. Ví dụ: Đồ đạc trong gia đình, tên các loại hoa quả, tên các loại động vật nuôi trong gia đình….. - Học từ vựng Tiếng Anh qua tên các loại hàng hóa, vật phẩm sử dụng hàng ngày.Ví dụ: Tên các loại bánh kẹo, đồ uống,….. - Gắn từ vựng Tiếng Anh với những kỷ niệm đáng nhớ của bản thân, hay những điều hài hước để nhớ từ vựng lâu hơn. - Đối với những từ khó nên ghi chép vào một cuốn sổ nhỏ theo thứ tự A, B, C… với tất cả nhứng khía cạnh có liên quan đến từ để tiện tra cứu khi cần.
  • 18. 18 - Luyện tập theo nhóm ở nhà bằng cách chơi trò chơi hoặc nói tự do về những chủ đề đơn giản. Từ đó có thể giải đáp cho nhau những vấn đề chưa hiểu, kiểm tra vốn từ vựng của từng người, thảo luận những phần cơ bản, trọng tâm của bài học, tìm ra cách học hiệu quả nhất cho từng từ. - Cách đọc tài liệu: Trong khi đọc tài liệu học sinh cần xác định cho mình những nhiệm vụ cụ thể. Một là phải hiểu và nắm nội dung đã đọc. Hai là suy nghĩ về những điều đã đọc. Ba là ghi chép những điều cần nghi nhớ. Bốn là cần phải suy nghĩ xem những kiến thức vừa đọc có gì mới mẻ không. - Cách ghi chép tài liệu một trong những khâu quan trọng để nâng cao việc học từ vựng là trong khi đọc tài liệu bao giờ cũng phải có bút, sách vở để ghi chép lại những kiến thức quan trọng. Chính việc này càng làm tăng thêm sự tập trung trong lúc đọc. - Điều quan trọng trong việc học tập nói chung và trong việc học từ vựng nói riêng là học sinh cần phải chú ý rằng đó là một quá trình liên tục, lâu dài đòi hỏi mỗi học sinh phải có tinh thần học tập không biết mệt mỏi, phải biết học tập ở mọi lúc, mọi nơi có thể.
  • 19. 19 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau khi nghiên cứu, tìm tòi tôi đã áp dụng những phương pháp dạy và học nêu trên ở lớp 10A5 ( 36 học sinh) từ tháng 11/2019. Sau đó tiến hành các bài khảo sát liên quan đến từ vựng và cách sử dụng từ và kết quả đạt được được thể hiện chi tiết trong bảng dưới đây: Phương pháp truyền thống (9/2019 - 10/2019). Các phương pháp mới (11/2019 – 2/2020) Số học sinh đạt từ 8-10 điểm: 02 – 5,6% 08 – 22,2% Số học sinh đạt từ 5-7 điểm: 10 – 27,8% 18 – 50% Số học sinh đạt từ 3-5 điểm: 15 – 41,7% 08 – 22,2% Số học sinh đạt điểm <3: 09 – 25% 02 – 5,6% - Nhìn vào bảng số liệu trên đây có thể thấy rằng kết quả nghiên cứu của đề tài này đã góp phần nâng cao vốn từ vựng cho các em học sinh lớp 10A5 của Trường THPT Trần Hưng Đạo. Do đó nó không chỉ áp dụng cho việc dạy và học tiếng Anh cho học sinh lớp 10 mà còn có thể áp dụng cho học sinh các khối lớp khác. - Đối với bản thân tôi, kết quả của đề tài này đã giúp tôi bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu. Hơn nữa nó còn là động lực mạnh mẽ thôi thúc tôi không ngừng tìm tòi, học hỏi để tìm ra những phương pháp phù hợp cho công việc giảng dạy nhằm giúp học sinh đạt được kết quả cao nhất trong việc học tập bộ môn tiếng Anh để các em có thể sử dụng và làm chủ ngôn ngữ quốc tế này. Phương pháp Thang điểm
  • 20. 20 CHƯƠNG V. PHỤ LỤC TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH LỚP 10 THPT VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH Tổng số học sinh được điều tra: 180 sinh lớp 10 thuộc trường THPT Trần Hưng Đạo ( huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) 1. Em thấy việc học từ vựng có khó không? a. Khó 112 = 62,2% b. Bình thường 57 = 31,7% c. Dễ 11 = 6,1% 2. Em học từ vựng bằng cách nào? a. Riêng lẻ 105 = 58,3% b. Trong câu 32 = 17,8% c. Cả hai cách 43= 23,9% 3. Em dành bao nhiêu thời gian để học từ mới của một bài? a. Không học 30 = 16,7% b. Khoảng 60 phút 52 = 28,9% c. Dưới 60 phút 80 = 44,4% d. Trên 60 phút 18 = 10% 4. Trong khi học từ vựng, em tập trung vào khía cạnh nào của từ? a. Nghĩa của từ 62 = 34,4% b. Cách sử dụng của từ 17 = 9,4% c. Cách phát âm của từ 25 = 13,9% d. Tất cả các khía cạnh trên 76 = 42,2% 5. Theo em để nhớ từ mới, cách tốt nhất để học là gì? a. Học ngay sau khi lên lớp 59 = 32,8% b. Học khi có bài mới 65 = 36,1% c. Cả hai cáchtrên 56 = 31,1% 6. Em thấy các thầy, cô giáo đã dạy từ mới qua các cáchnào sau đây? a. Phương tiện nhìn ( tranh vẽ, phim ảnh, băng hình…) 65 = 36,1% b. Minh họa bằng vật thật 58 = 32,2% c. Đưa ra tình huống hoặc lời giải thích 74 = 41,1% d. Sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa 35 = 19,4% e. Đưa ra ví dụ minh họa 69 = 38,3% f. Dịch sang tiếng Việt 147 = 81,7%
  • 21. 21 8. Những thông tin cần bảo mật( nếu có) 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Giáo viên: Nhiệt tình, có trách nhiệm cao, đầu tư chuyên môn, thực hiện các phương pháp giảng dạy phong phú, phù hợp với trình độ học sinh. - Học sinh: Có thái độ tích cực trong việc học từ vựng, áp dụng các cách học phù hợp với trình độ nhận thức của bản thân. - Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, giấy A0, A3, A4, bút dạ, sách giáo khoa… 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiếncó thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Như vậy, từ vựng là phần cốt lõi của ngôn ngữ nói chung và của tiếng Anh nói riêng. Chính vì thế, việc dạy và học từ vựng là một việc rất quan trọng, là yếu tố bắt buộc đối với tất cả giáo viên và học sinh học tiếng Anh. Các hình thức, khía cạnh của từ vựng rất phong phú và đa dạng. Chính vì vậy chúng ta cũng có nhiều nguyên lí, kỹ thuật dạy và học từ vựng. Tùy từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà giáo viên và học sinh có thể áp dụng chúng cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả dạy và học cao nhất. Qua điều tra, khảo sát thực trạng dạy và học từ vựng ở một số trường THPT trong địa bàn huyện Tam Dương tôi nhận thấy một số giáo viên đã bước đầu sử dụng các phương tiện trợ giảng cũng như kỹ thuật dạy từ trong từng văn cảnh trong việc dạy tiếng Anh nói chung và việc dạy từ vựng nói riêng. Những biện pháp này được học sinh đón nhận một cách hào hứng, các em học từ một cách thích thú và chăm chỉ. Một số học sinh đã biết cách sử dụng từ theo từng văn cảnh, biết được một số khía cạnh liên quan đến từ. Tuy nhiên, phần lớn giáo viên vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống là dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Đối với học sinh, các em chủ yếu học từ theo cách đơn lẻ, không gắn với từng tình huống cụ thể. Do đó, chất lượng dạy và học vẫn còn nhiều bất cập. Qua nghiên cứu tôi đã đưa ra vài phương pháp dạy và học từ vựng
  • 22. 22 trên đây với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học từ vựng, làm giàu vốn từ vựng cho học sinh. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Đề tài nghiên cứu có tính khả thi, và ứng dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả cao trong giờ học Tiếng Anh ở trường phổ thông. Giúp học sinh có niềm say mê và hứng thú với môn học đồng thời khắc sâu được kiến thức. Với sáng kiến nhỏ này, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp nhằm bổ sung cho đề tài được sâu sắc và thiết thực hơn. Tôixin chân thành cảm ơn! 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Lớp 10a5 Trường THPT Trần Hưng Đạo - Tam Dương - Vĩnh Phúc Dạy và học từ vựng Tiếng Anh cho học sinh yếu- kém lớp 10 ở trường phổ thông Tam Dương, ngày….tháng02 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị/ (Ký tên, đóng dấu) Tam Dương, ngày 23 tháng 2 năm 2020 Tác giả sáng kiến (Ký, ghi rõ họ tên) Đào Thị Hường
  • 23. 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adrian Doff Teach English( A Training Course for Teacher) T’s Workbook. 2. Đỗ Đăng Cao- Director Language Teaching Techniques 3. Michael McCarthy, Felicity O’Dell English Vocabulary in Use 4. Nation Techniques for Teaching Vocabulary 5. Nguyễn Bàng và Nguyễn Bá Ngọc A Course in TEFL Theory and Practice II 6. Penny Ur A Course in Language Teaching 7. Richards, Jack The Role of Vocabulary Teaching 8. Ron Forseth, Carol Forseth, Ta Tien Hung, Nguyen Van Do Methodology Handbook for English Teachers in Vietnam