SlideShare a Scribd company logo
1 of 114
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
0
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH
DOANH
NGUYỄN BÍCH HỒNG
ĐÁNH GIÁHIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
CÁCPHƢƠNGTHỨCSẢNXUẤT CHÈ TẠI
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN-TỈNH THÁI
NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số:60 - 31 - 10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:T.S. Trần Đại Nghĩa
Thái nguyên, năm 2011
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài nghiên cứu này là do chính bản thân tôi
thực hiện, có sự hỗ trợ của Thầy hướng dẫn khoa học. Các dữ liệu được thu
thập từ những nguồn hợp pháp; nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài
này là trung thực.
TháiNguyên, tháng03 năm2011
Tác giả
NguyễnBíchHồng
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Trần Đại Nghĩa đã tận
tình hướng dẫn,truyền đạtkiến thức, kinh nghiệm chotôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế & QTKD
Thái Nguyên những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong thời
gian học cao học vừa qua. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến bác Nguyễn Thị
Hiệp, cô Nguyễn Thị Nhài ở HTX chè Tân Hương, bác Nguyễn Văn Kim ở
câu lạc bộ chè hữu cơ Nam Thái –Tân Cương đã hỗ trợ, giúp tôi thu thập số
liệu khảo sát và chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích để thực hiện đề tài nghiên
cứu này.
Xin gửi lời biết ơn đến gia đình nhỏ của tôi, nơi đã cho tôi thêm niềm
tin và động lực để tập trung nghiên cứu.
Sau cùng, lời tri ân sâu sắc xin được dành cho bố mẹ, những người đã
nuôi dạy con khôn lớn và hết lòng quan tâm, động viên để con hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
Tácgiả
Nguyễn Bích Hồng
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.....................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................2
3.2.1. Phạm vi về nội dung.................................................................................................2
3.2.2. Phạm vi về không gian.............................................................................................2
3.2.3. Phạm vi thời gian......................................................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài...........................................................................................3
5. Bố cục của đề tài .............................................................................................................3
Chƣơng I:TỔNG QUAN TÀILIỆUNGHIÊN CỨUVÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận về sản xuất nông nghiệp: Hữucơ, antoàn vàtruyền thống..........4
1.1.1.Quan niệm về sản xuấtnông nghiệp hữu cơ và an toàn................................4
1.1.1.1.Sản xuất nông nghiệp hữu cơ...........................................................................4
1.1.1.2.Quản lý dịch hại tổng hợp IPM.......................................................................6
1.1.2.Quan niệm về sản xuấtchè an toàn, sản xuấtchè hữu cơ và sản
xuất chè truyền thống........................................................................................................8
1.1.2.1.Khái niệm chè hữu cơ.........................................................................................8
1.1.2.2.Khái niệm chè an toàn......................................................................................10
1.1.2.3.Khái niệm chè truyền thống (Sản xuất chè thông thường)......................11
1.1.3. Ý nghĩa của sản xuất chè hữu cơ và sản xuất chè an toàn.........................11
1.2. Thực trạngphát triểnnôngnghiệp hữu cơ trênthế giớivàtrong nước...............12
1.2.1.Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới................................12
1.2.2.Thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam............................15
1.3. Tình hình sản xuất chè trên thế giới và trong nước..........................................16
1.3.1.Tình hình sản xuất chè trên thế giới.................................................................16
1.3.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam..................................................................18
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
1.4. Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất...................................................................... 20
1.4.1.Các quan điểm về hiệu quả kinh tế...................................................................20
1.4.2.Phân loại hiệu quả kinh tế..................................................................................23
1.5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................25
1.5.1.Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giảiquyết...................................................25
1.5.2.Phương pháp nghiên cứu....................................................................................25
1.5.2.1.Lựa chọn địa điểm nghiên cứu.......................................................................25
1.5.2.2.Xác định cỡ mẫu................................................................................................26
1.5.2.3.Phương pháp thu thập số liệu.........................................................................27
1.5.2.4.Mô hình lý thuyết sử dụng trong phân tích.................................................27
1.5.2.5.Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................27
1.5.3.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................................27
Chƣơng II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................32
2.1. Điều kiệntự nhiên vàtình hình kinh - xã hộicủathànhphố TháiNguyên............32
2.1.1.Vị trí địa lý.......................................................................................32
2.1.2.Khí hậu và tài nguyên thiên nhiên....................................................................33
2.1.3.Nguồn nhân lực.....................................................................................................34
2.1.4.Hệ thống kết cấu hạ tầng....................................................................................34
2.1.5.Những lợi thế so sánh..........................................................................................35
2.2. Một số nét cơ bản về sản xuất chè an toàn, sản xuất chè hữu cơ và
sản xuất chè truyền thống tại tỉnh Thái Nguyên .......................................................36
2.2.1.Tình hình sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ..............................................36
2.2.1.1.Sản xuất chèan toàn.........................................................................................36
2.2.1.2.Sản xuất chèhữu cơ..........................................................................................37
2.2.2.Tình hình sản xuất chè truyền thống................................................................39
2.3. Tìnhhình sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ tại Thành phố Thái
Nguyên................................................................................................................................39
2.3.1.Tình hình sản xuất chè hữu cơ...........................................................................40
2.3.2.Tình hình sản xuất chè an toàn..........................................................................40
2.4. Đánh giá chung về tình hình sản xuất chè của các hộ điều tra......................41
2.4.1.Đặc điểm chung của hộ nông dân....................................................................41
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
2.4.2.Cơ cấu giống chè của các hộ điều tra............................................................ 43
2.4.3.Mức độ đầu tư thâm canh của hộ.....................................................................44
2.4.4.Tình hình chếbiến chè của hộ...........................................................................49
2.5. Hiệu quả sản xuất chè hữu cơ, chè an toàn và chè truyền thống của
hộ nông dân điều tra ........................................................................................................51
2.5.1.Kết quả, hiệu quả kinh tế của sản xuất chè hữu cơ, chè an toàn và
chè truyền thống...............................................................................................................52
2.5.1.1.Kết quả, hiệu quả kinh tế của sản xuất chè hữu cơ...................................52
2.5.1.2.Kết quả, hiệu quả kinh tế của sản xuất chè an toàn..................................54
2.5.1.3.Kết quả, hiệu quả kinh tế của sản xuất chè truyền thống........................56
2.5.1.4.So sánh hiệu quả kinh tế của chè hữu cơ, chè an toàn với chè
truyền thống.......................................................................................................................58
2.5.2.Hiệu quả xã hội của sản xuất chè.....................................................................63
2.5.3.Hiệu quả môi trường của sản xuất chè............................................................63
2.6. Mô hình hồi quy của các phương thức sản xuất chè.......................................64
2.6.1.Xây dựng mô hình.................................................................................................64
2.6.2.Kết quả mô hình hồi quy.....................................................................................65
2.6.2.1.Đối với các hộ sản xuất chè an toàn.............................................................66
2.6.2.2.Đối với các hộ sản xuất chè hữu cơ..............................................................68
2.6.2.3.Đối với các hộ sản xuất chè truyền thống...................................................69
2.7. Những vấn đề rút ra từ thực trạng sản xuất chè hữu cơ, sản xuất chè
an toàn và sản xuất chè truyền thống...........................................................................71
Chƣơng III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN VÀ SẢN XUẤT CHÈ HỮU CƠ.....................76
3.1. Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả của sản xuất chè an toàn.............76
3.2. Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả của sản xuất chè hữu cơ.............77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................82
1. Kết luận.................................................................................................82
1.1............................................................................................................... V
ấn đề nghiên cứu.......................................................................................................82
1.2. Giới hạn của đề tài..................................................................................................84
2. Kiến nghị.......................................................................................................................85
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
BQLDA Ban quản lý dự án
BVTV Bảo vệ thực vật
CIDSE Tổ chức Hợp tác Quốc tế về Phát triển và Đoàn kết
ĐVT Đơn vị tính
EU Châu Âu
ECOLINK Công ty Liên kết sinh thái Việt Nam
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
FiBL Viện nghiên cứu nông sản hữu cơ
FTO Tổ chức Quốc tế về Thương mại côngbằng
HTX Hợp tác xã
IPM Quản lý dịch hại tổng hợp
IFOAM Hiệp hội phát triển nông nghiệp hữu cơ quốc tế
Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
STT Số thứ tự
TP Thành phố
TPTN Thành phố Thái Nguyên
TX Thị xã
UBND Ủy ban nhân dân
Viện KHKT Viện khoa học kỹ thuật
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng Nội dung bảng Trang
1.1. Tiêu chuẩn cho phép của hàm lượng kim loại nặng trong chè 10
1.2.
Diện tích và nông hộ sản xuất hữu cơ của một số nước trên thế
giới năm 2009
13
1.3. Tiêu chuẩn cho phéptrong sản phẩm chèvàđấtchècủaTrungQuốc 17
2.1. Đặc điểm chung của hộ điều tra 42
2.2. Cơ cấu giống chè của các hộ 43
2.3.
Bình quân đầu tư cho một 1ha chè kinh doanh của hộ nông dân
năm 2010
44
2.4.
So sánh mức đầu tư phân bón thực tế cho 1ha chè an toàn/năm
với định mức kỹ thuật năm 2010
47
2.5.
So sánh mức đầu tư phân bón thực tế cho 1 ha chè truyền
thống/năm với định mức kỹ thuật năm 2010
48
2.6.
So sánh mức đầu tư phân bón thực tế cho 1 sào chè hữu cơ/năm
với định mức kỹ thuật năm 2010
48
2.7. Tình hình sản xuất chè của các hộ điều tra 51
2.8.
So sánh kết quả, hiệu quả sản xuất chè an toàn trước và sau
chuyển đổi
53
2.9.
So sánh kết quả, hiệu quả sản xuất chè an toàn trước và sau
chuyển đổi
55
2.10. Kết quả hiệu quả sản xuất/1ha chè kinh doanh/năm 57
2.11.
So sánh hiệu quả kinh tế của phương thức sản xuất chè an toàn
chè hữu cơ với phương thức sản xuất chè truyền thống
59
2.12. Ý kiến đánh giá của người dân về chất lượng môi trường 64
2.13. Kết quả hồi quy của các phương thức sản xuất chè năm 2010 66
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị Tên đồ thị Trang
1.1. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ các châu lục năm 2008 13
1.2. Tổngnông hộ sản xuất hữu cơ ở các châu lục năm 2008 14
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Cây chè và trồng chè đã gắn bó với lịch sử lâu đời của người Việt Nam.
Ngày nay, người ta coi trà là một thức uống tao nhã và mang nét văn hóa cộng đồng
cao. Uống trà cũng là một một nhu cầu, đã trở thành thói quen của nhiều người. Chè
có tác dụng chữa lành bệnh, bảo vệ và tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, tăng
hiệu quả lao động cho con người [8]. Đặc biệt chè còn là loại cây công nghiệp dài
ngày có giá trị kinh tế cao.
Trong những năm qua, cây chè đã khẳng định vị trí quan trọng trong phát
triển kinh tế của Việt Nam.
Chè không những là mặt hàng xuất khẩu quan trọng tạo ra nguồn thu ngoại tệ
lớn cho ngân sách nhà nước mà còn là loại cây trồng mang lại thu nhập ổn định cho
người sản xuất chè.
Tuy nhiên sản xuất chè hiện nay đang có những bất cập. Đó là, do nhận thức
không đầy đủ, người sản xuất chè đã và đang sử dụng thái quá phân vô cơ và thuốc
bảo vệ thực vật. Chính điều đó không những không làm tăng hiệu quả của sản xuất
mà còn để lại một khối lượng lớn các chất hóa học tồn dư trong đất; nước, làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. Bên cạnh đó, trong bối
cảnh hội nhập hiện nay, thị trường chè ở quốc tế ngày càng yêu cầu sản phẩm chè
với chất lượng ngày một cao.
Trước tình hình đó, sản xuất chè sạch đang nổi lên như một tất yếu trong giai
đoạn hiện nay. Để đáp ứng những nhu cầu đó các nhà khoa học nông nghiệp đã
nghiên cứu và tìm ra những biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cho chè, sản
xuất chè theo phương pháp hữu cơ và sản xuất chè an toàn. Theo đó biện pháp sản
xuất chè hữu cơ và chè an toàn vừa có chất lượng sản phẩm tốt vừa có năng suất ổn
định, không ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đang
trở thành hướng đi chính trong tương lai [8]. Chính vì để đáp ứng nhu cầu thực tiễn
đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương thức
sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè: Hữu cơ, an
toàn và truyền thống nhằm hướng tới một nền nông nghiệp an toàn và bảo vệ môi
trường
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tổng hợp những lý luận về sản xuất chè hữu cơ và chè an toàn
- Đánh giá hiệu quả của các phương thức: sản xuất chè hữu cơ, sản xuất chè
an toàn và sản xuất chè truyền thống.
- Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả của sản xuất chè hữu cơ và chè
an toàn góp phần phát triển bền vững ngành chè Thái Nguyên theo hướng thân thiện
với môi trường.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến quá trình sản xuất và kinh
doanh chè hữu cơ, chè an toàn và chè truyền thống trên giống chè trung du tại các
xã khu vực TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu vấn đề hiệu quả kinh tế của sản xuất chè hữu cơ, sản xuất chè an
toàn và sản xuất chè truyền thống tại tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu tại địa bàn xã Tân Cương và xã Phúc Xuân, thành phố Thái
Nguyên.
3.2.3. Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ 1/9/2010 đến 1/7/2011 với số
liệu nghiên cứu của 5 năm 2005-2010.
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho định hướng phát triển sản xuất chè
ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung theo hướng bền vững bảo vệ
môi trường.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, đề tài có bố cục như sau:
Chƣơng I: Tổng quan tài liệunghiêncứuvà phƣơng pháp nghiêncứu
Chƣơng II: Kết quả nghiêncứu
Chƣơng III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của sản xuất chè an
toàn và sản xuất chè hữu cơ
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Chƣơng I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lýluận về sản xuất nông nghiệp: Hữu cơ, an toàn và truyền thống
1.1.1. Quan niệm về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và an toàn
1.1.1.1. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Cho đến nay, đã có nhiều tài liệu đưa ra khái niệm về nông nghiệp hữu cơ. Về
cơ bản, các tài liệu đều thống nhất rằng, khái niệm nông nghiệp hữu cơ, nông
nghiệp sinh thái hay nông nghiệp sinh học là một. Hiện nay có thể hiểu khái niệm
về nông nghiệp hữu cơ theo hai cách như sau:
“Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm tăng cường
và hỗ trợ gìn giữ bền vững hệ sinh thái, bao gồm các vòng tuần hoàn và chu kỳ sinh
học trong đất. Nông nghiệp hữu cơ dựa trên cơ sở giảm thiểu tối đa các đầu tư từ
bên ngoài nhằm làm giảm ô nhiễm không khí, đất và ô nhiễm nước, không sử dụng
các chất tổng hợp như phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu hoá học. Những người sản
xuất, chế biến và lưu thông các sản phẩm hữu cơ được gắn nhãn mác với các tiêu
chuẩn của sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Mục đích chính của nông nghiệp hữu cơ
là tối ưu hoá tính bền vững và sức sản xuất của các hệ thống sinh thái có quan hệ
chặt chẽ phụ thuộc lẫn nhau như: Đất, cây trồng, động vật và con người” [14].
“Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống đồng bộ hướng tới việc thực hiện các quá
trình sản xuất với kết quả là bảo đảm hệ sinh thái bền vững, an toàn thực phẩm, chất
lượng tốt, đối xử công bằng và chăm sóc chu đáo cây trồng và vật nuôi; là hệ thống
sản xuất không sử dụng các hóa chất nông nghiệp tổng hợp và các chất sinh trưởng
phi hữu cơ, tạo điều kiện cho sự chuyển hoá khép kín trong hệ canh tác, chỉ được sử
dụng các nguồn hiện có trong nông trại và các vật tư theo tiêu chuẩn của quy trình
sản xuất” [2].
Nông nghiệp hữu cơ là một phương thức sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở
sử dụng các chu trình sinh học có trong tự nhiên. Nói một cách khác, phương thức
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một phương thức sản xuất mà trong đó các quá trình
sản xuất đều tuân theo quy luật sinh học tự nhiên vốn có.
Nông nghiệp hữu cơ không chỉ đơn thuần là “nền nông nghiệp không có chất
hoá học”, mà nó còn hội tụ đầy đủ các khía cạnh sinh thái, xã hội và kinh tế bền
vững. Vì vậy nó là một dạng sản xuất bền vững của nông nghiệp. Điều đó có nghĩa
rằng, nông nghiệp hữu cơ là phương thức duy trì sự cân bằng sinh thái trong hệ
thống canh tác và sử dụng nguồn tài nguyên vốn có theo cách bền vững với một sự
chú ý đặc biệt về khía cạnh kinh tế - xã hội của sản xuất. Tái tạo chu trình dinh
dưỡng, sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên sẵn có, đa dạng hoá là các khía cạnh quan
trọng của nông nghiệp hữu cơ. Các đặc điểm kinh tế - xã hội như: an ninh lương
thực, thương mại công bằng, tăng cường nguồn lực… cũng là những khía cạnh rất
quan trọng của nông nghiệp hữu cơ.
*Nông nghiệp hữu cơ có những đặc điểm riêng biệt sau [6]:
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp theo cách thức tự nhiên của hệ thống sinh
thái. Con người, đất đai, cây trồng và vật nuôi là các mặt trong một thể thống nhất,
nó như một thể hữu cơ.
- Ý tưởng cơ bản của nông nghiệp hữu cơ là hoạt động kinh tế phải hài hoà với
thiên nhiên. Vì nếu các hoạt động ấy nằm chệch hướng vận động của các quy luật tự
nhiên thì sẽ tạo ra những hệ quả xấu và tất yếu phát triển sẽ không theo chiều hướng
bền vững.
- Sản xuất sẽ phát triển tốt trên cơ sở sử dụng và tăng cường độ phì nhiêu tự nhiên
củađất cũng như làm tăng sức đề kháng của cây trồng và vật nuôi đối với sâu bệnh.
- Chăn nuôi làmột hợp phần thích ứng quan trọng của nông nghiệp hữu cơ.
- Hệ thống không bị ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lạ ngoài nông trại
như: phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật.
*Nông nghiệp hữu có có những ưu điểm cơ bản sau [6]:
Phương thức sản xuất của nông nghiệp hữu cơ không gây ô nhiễm môi trường
đất, nước và không khí. Vì nông nghiệp hữu cơ không còn sử dụng phân bón vô cơ
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
như: Đạm, kali, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng có nguồn gốc vô
cơ, thức ăn chăn nuôi giàu chất kích thích…
Sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ an toàn cho người sử dụng vì được sản xuất
trong điều kiện gần với tự nhiên nên cây trồng và vật nuôi phát triển theo quy luật tự
nhiên vốn có của nó, an toàn cho sức khỏe của cả người sản xuất và người sử dụng. Sản
xuất nông nghiệp hữu cơ đa dạng, khai thác tối đa nguồn gen bản địa, sử dụng tối đa các
yếutố kỹ thuật tự nhiên, sẽ làmcho cảnh quan đadạng, sinh động và đẹp hơn.
*Những hạn chế của nông nghiệp hữu cơ
Năng suất cây con giảm hơn so với nông nghiệp thâm canh. Khi bắt đầu
chuyển từ nông nghiệp thâm canh sang nông nghiệp hữu cơ năng suất giảm từ 20 –
40%. Tuy nhiên, sau vài năm năng suất sẽ tăng dần nhưng cũng khó có thể đạt bằng
của sản xuất nông nghiệp thâm canh [4] .
Trong trồng trọt, nông nghiệp hữu cơ phụ thuộc rất lớn vào đất và thời tiết khí
hậu. Vì cơ sở sinh trưởng của cây trồng trong nông nghiệp hữu cơ là đất, độ phì của
đất sẽ quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Mặt khác, nông nghiệp hữu cơ
gần với tự nhiên, nên sự thay đổi khí hậu không theo quy luật sẽ ảnh hưởng mạnh
mẽ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng [2].
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không triệt để trong phòng chống sâu bệnh và
dịch bệnh. Vì nông nghiệp hữu cơ quan tâm đến phòng sâu bệnh, dịch bệnh là chính
mà ít quan tâm đến trị bệnh. Vì thế có thể có một số loại sâu bệnh không thể trừ, trị
được. Mẫu mã một số sảnphẩm có thể không đẹp như của nông nghiệp thâm canh [4] .
1.1.1.2. Quản lý dịch hại tổng hợp IPM
Trong sản xuất chè, người trồng chè luôn mong muốn nương chè của mình
phát triển tốt, ít sâu bệnh, năng suất cao, thu được nhiều lợi nhuận. Nhưng điều
mong muốn chính đáng ấy không phải lúc nào cũng trở thành hiện thực. Ngoài sâu
bệnh, cây chè còn chịu tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Thời tiết, đất đai,
phân bón, các cây trồng xung quanh và kể cả sự tác động của con người thông qua
biện pháp đốn hái, chăm sóc… các yếu tố có tác động qua lại lẫn nhau, tạo ra sự cân
bằng ở một mức độ nhất định.
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các nhà khoa học đã nghiên cứu, xây
dựng một phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp cây trồng hay còn gọi là phương
pháp IPM (Integrated Pest Management). Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp
(IPM) trên cây chè đã được triển khai và tập huấn cho hàng trăm lớp nông dân.
Thông qua các tập huấn, người nông dân được học tập và trang bị các kiến thức
tổng hợp về IPM. Trên cơ sở đó họ có thể tự áp dụng trên nương chè của mình,
đồng thời giúp đỡ các nông dân khác biết và làm theo. Vậy thế nào là quản lý dịch
hại tổng hợp (IPM)?
Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): Là việc áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ
thuật trồng trọt, biện pháp sinh học và hoá học, giúp cho cây chè sinh trưởng phát
triển tốt, khoẻ, chống chịu tốt nhất với mọi yếu tố bất lợi của ngoại cảnh, cho năng
suất cao; bảo vệ thiên địch và lợi dụng chúng khống chế các đối tượng dịch hại ở
mức cân bằng không gây thiệt hại về kinh tế cho cây chè và bảo vệ môi trường.
Trong sản xuất chè, các biện pháp IPM được nông dân ứng dụng rộng rãi trong
việc cải tạo chè xuống cấp và sản xuất chè an toàn. Ngoài ra còn áp dụng cho sản
xuất chè hữu cơ tại một số nương chè. Bốn nguyên tắc của IPM là:
1. Trồng cây khoẻ: Áp dụng đúng đắn quy trình kỹ thuật canh tác cây chè
theo quy định của ngành chè, giúp cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt, khoẻ,
chống chịu tốt nhất đối với mọi yếu tố bất lợi của ngoại cảnh, cho năng suất cao.
Đây là biện pháp quan trọng nhất, xuyên suốt toàn bộ quá trình kiến thiết cơ bản,
thời kỳ kinh doanh, cho đến khi chè già cỗi.
2. Bảo tồn thiên địch: Là bảo vệ các loài sinh vật có ích như: Nhện có ích, bọ
rùa, kiến, chuồn chuồn, ếch, nhái… Thiên địch được bảo tồn sẽ phát triển, khống
chế, tiêu diệt sâu hại không để cho phát triển thành dịch, giữ cho hệ sinh thái cân
bằng. Đó là biện pháp bảo vệ cây trồng tiên tiến nhất, khoa học nhất, hiệu quả nhất.
3. Thăm đồng (nƣơng chè) thƣờng xuyên: Thực hiện kiểm tra nương chè
hàng tuần, để nắm được diễn biến sâu bệnh, thiên địch, sinh trưởng, phát triển của
cây, tình trạng của hệ sinh thái, chọn lựa biện pháp tác động kịp thời, hợp lý, có
hiệu quả kinh tế nhất.
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
1. Cấm sử dụng các loại phân bón tổng hợp vô cơ.
2. Cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.
3. Cấm sử dụng hoóc môn tổng hợp (thuốc kích thích).
4. Các thiết bị đã dùng trong canh tác truyền thống không được sử dụng trong canh
tác hữu cơ.
5. Các thiết bị đã dùng trong canh tác truyền thống phải rửa sạch trước khi dùng.
6. Người nông dân phải ghi chép nguồn gốc của tất cả vật tư đầu vào.
7. Cấm sản xuất song song: Các loại cây trồng trong nương hữu cơ phải khác với
nương canh tác truyền thống.
8. Phải có vùng đệm ngăn cách ít nhất là 2m. Nếu ruộng bên cạnh dung các thuốc bị
cấm trong canh tác hữu cơ thì ruộng hữu cơ phải có vùng đệm để tránh xâm nhiễm
4. Nông dân là chuyên gia: Người nông dân hiểu và thực hiện tốt 3 nội dung
công việc trên, chính họ là chuyên gia trên nương chè của mình và là chuyên gia của
cộng đồng. Họ có khả năng vận động nông dân khác cùng làm theo.
1.1.2. Quan niệm về sản xuất chè an toàn, sản xuất chè hữu cơ và sản xuất chè
truyền thống
Thực phẩm an toàn là thực phẩm không chứa các tác nhân hoá học, sinh học
hoặc vật lý quá giới hạn cho phép, không bị hư hỏng biến chất, không bị giảm chất
lượng hoặc chất lượng kém, không gây hại cho người sử dụng.
Trong sản xuất chè, hiện nay có nhiều thuật ngữ khái niệm để gọi các sản phẩm
chè đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như: Chè an toàn, chè “sạch” hay chè hữu cơ.
Mỗi loại có tiêu chuẩn và quy trình sản xuất khác nhau.
1.1.2.1. Khái niệm chè hữu cơ
Chè hữu cơ là chè được sản xuất theo phương thức nông nghiệp hữu cơ. Sản
phẩm được tạo ra bằng phương pháp quản lý và sản xuất đặc biệt trong đó không
được phép sử dụng các hoá chất tổng hợp (kể cả thuốc trừ sâu, phân bón hoá học và
chất kích thích sinh trưởng) và chú trọng đến việc bảo vệ môi trường.
Các tiêu chuẩn và quy định để đảm bảo các sản phẩm chè được công nhận là
chè hữu cơ được công ty Liên kết sinh thái (Ecolink) đưa ra như sau:
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
các chất hoá học.
9. Phải trồng cây để ngăn cảnh sự ô nhiễm khi ruộng bên cạnh phun thuốc hoá học.
Cây trồng ở vùng đệm bắt buộc phải khác với cây chè canh tác hữu cơ. Nếu có
nguy cơ ô nhiễm từ nguồn nước thì phải có bờ đất hoặc mương rãnh để ngăn sự ô
nhiễm chảy qua.
10. Ngăn cấm việc phá rừng nguyên sinh để canh tác chè hữu cơ.
11. Phải có giai đoạn chuyển đổi tối thiểu là 24 tháng từ khi bắt đầu sản xuất chè hữu
cơ đến khi được công nhận.
12. Cấm sử dụng vật tư đầu vào chứa sản phẩm biến đổi gen.
13. Trong điều kiện cho phép, cần sử dụng hạt giống từ các nương chè truyền thống để
trồng cho các nương chè hữu cơ.
VD: Hạt chè được lấy ở các nương chè đã được cấp giấy chứng nhận hữu cơ.
14. Cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý hạt giống trước khi gieo.
15. Phân bón hữu cơ nên bao gồm nhiều loại nguyên liệu khác nhau như phân ủ, phân
chuồng hoại mục, phân vi sinh và chất khoáng khác từ nguồn tự nhiên.
16. Cấm dùng phân bắc (phân người).
17. Chỉ sử dụng phân gia cầm khi chăn thả tự nhiên.
18. Phải có các biện pháp ngăn ngừa xói mòn đất bề mặt và tình trạng nhiễm mặn.
19. Dụng cụ vận chuyển, đựng chè phải sạch và mới.
20. Kho sử dụng chứa sản phẩm phải đảm bảo vệ sinh.
21. Có thể sử dụng thuốc trừ sâu sinh học đã được phép lưu hành.
22. Không được phép sử dụng các loại thuốc trừ sâu cấm sử dụng trong kho chứa nông
sản.
23. Cấm đốt cành cây và rơm rạ, trừ trường hợp đối với kiểu di canh đất dốc.
24. Được phép sử dụng các chế phẩm thực vật đã phê chuẩn như: Các thuốc thảo mộc
tự chế từ lá cơi, rễ xoan, tỏi, ớt…để phòng trừ sâu bệnh.
25. Các tiêu chuẩn được áp dụng trong suốt quá trình sản xuất, bảo quản và tiêu thụ
sản phẩm.
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
1.1.2.2. Khái niệm chè an toàn
Chè an toàn được hiểu là sản phẩm chè được tạo ra trong quá trình sản xuất
thông thường nhưng được kiểm soát và đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản
phẩm đạt các chỉ tiêu như: Chất lượng tốt, dư lượng hoá chất độc hại, hàm lượng
kim loại nặng và các vi sinh vật gây hại trong sản phẩm thấp hơn ngưỡng cho phép.
Ngày 18/4/2002 Bộ y tế đã ban hành quyết định về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm số 1329/2002/QĐ-BYT với 112 chỉ tiêu được kiểm tra thường xuyên,
trong đó quy định 32 chỉ tiêu về cảm quan và thành phần vô cơ, 26 chỉ tiêu về hàm
lượng các chất hữu cơ, 33 chỉ tiêu về hoá chất bảo vệ thực vật, 17 chỉ tiêu về khử
trùng và sản phẩm phụ, 2 chỉ tiêu về mức độ nhiễm xạ, 2 chỉ tiêu sinh vật. Ngoài ra
theo quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 4/4/1998 về tiêu chuẩn vệ sinh đối với
lương thực thực phẩm đã quy định hàm lượng kim loại nặng cho phép trong chè và
các thực phẩm như sau (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn cho phép của hàm lƣợng kim loại nặng trong chè
Tên thực phẩm
Hàm lƣợng kim loại nặng cho phép (mg/kg)
As Pb Cu Sn Zn Hg Cd Sb
Chè 1 2 150 40 40 0.05 1 1
(Nguồn:Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ y tế, 2008)
Chè an toàn được sản xuất theo chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
Đó là chè được sản xuất theo phương pháp sử dụng hợp lý về phân bón, kết hợp các
biện pháp làm cho cây khoẻ, năng suất cao, chống bệnh tốt, không dùng hoặc chỉ
dùng thuốc bảo vệ thực vật khi thực sự cần thiết. Mọi biện pháp xử lý trên nương
chè đều dựa trên cơ sở điều tra phân tích hệ sinh thái cây chè, với mục tiêu an toàn
cho con người, an toàn cho động vật và môi trường sinh thái.
Sản xuất chè an toàn luôn tuân theo 4 nguyên tắc của chương trình IPM: Đảm
bảo cây luôn khoẻ; thăm nương đồi thường xuyên; bảo vệ thiên địch và nông dân
trở thành chuyên gia.
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
1.1.2.3. Khái niệm chè truyền thống (Sản xuất chè thông thường)
Chè truyền thống là chè được chăm sóc theo kinh nghiệm truyền thống của
người trồng chè, không áp đặt các hạn chế trong việc sử dụng phân hóa học, thuốc
bảo vệ thực vật hóa học nhằm đạt năng suất và sản lượng cao. Nói cách khác là sản
xuất chè không áp dụng quy định của sản xuất chè hữu cơ hoặc sản xuất chè an
toàn.
1.1.3. Ý nghĩa của sản xuất chè hữu cơ và sản xuất chè an toàn
Hiện nay diện tích chè trên thế giới khoảng 2,55 triệu ha. Ấn Độ là nước sản
xuất chè lớn nhất đạt 870.000 tấn/năm, nước sản xuất thứ hai là Trung Quốc với
685.000 tấn/năm. Srilanka tiếp tục tăng sản lượng đạt mức kỷ lục trong vài năm trở
lại đây (320 tấn/năm, năm 2002). Kenya đứng thứ tư với mức sản lượng 290.000
tấn, Indonexia là 121.000 tấn, như vậy sản lượng chè thế giới đã đạt mức kỷ lục
trong những năm gần đây, khoảng 3 triệu tấn/ năm [3].
Theo báo cáo của FAO, trong 20 năm gần đây sản xuất chè trên thế giới có xu
hướng tăng, sản lượng chè tăng 65% (từ 1,79 triệu tấn năm 1978 lên tới gần 3 triệu
tấn năm 1998), phần lớn các nước sản xuất chè đều tăng sản lượng. Một trong
những nước sản xuất chè lớn nhất là Trung Quốc tăng gấp đôi sản lượng, Kenya
tăng gấp 3, Ấn Độ, Srilanka là những nước sản xuất chè giàu kinh nghiệm. Các
nước xuất khẩu chè cạnh tranh gay gắt với nhau, cộng thêm sự cạnh tranh truyền
thống giữa chè và cà phê cùng các đồ uống khác làm cho thị trường xuất khẩu chè
thế giới có nhiều biến động. Trong 20 năm thị phần xuất khẩu chè của Châu Á từ
72% đã giảm xuống còn 64% vào năm 1998. Trong khi đó, Châu Phi tăng từ 22%
lên 33% cùng thời gian. Theo ước tính của FAO, xuất khẩu chè thế giới tăng gần
2% trong thập niên qua, đây là mức tăng chậm trong các loại đồ uống [3].
Trong thời gian gần đây, những nghiên cứu của thế giới về lợi ích của uống
chè đối với sức khoẻ, cộng với sự quảng cáo mạnh mẽ của FAO về tầm quan trọng
của chè đối với sức khoẻ con người, đã đặt ra một cái nhìn mới đối với sản xuất chè
trên toàn cầu. Ở các nước phát triển, những nước mà vấn đề sức khoẻ được đặt lên
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
hàng đầu người dân chuyển sang dùng chè ngày càng nhiều hơn theo xu hướng
uống chè phục vụ tăng cường sức khoẻ của con người.
Trước tình hình trên, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu sản
xuất chè an toàn, chè hữu cơ có chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng, bảo vệ
sức khoẻ người tiêu dùng và môi trường từ đó tăng sức cạnh tranh của sản phẩm
trên thị trường chè thế giới. Mặt khác, trước xu thế phát triển sản phẩm chè hữu cơ
trên thế giới, ngay từ những năm 20 của thế kỷ trước, các nước phát triển phương
Tây nhận thức được tầm quan trọng của nông nghiệp hữu cơ. Đến đầu thập niên
70, các nước Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Nam Phi,… bắt đầu xây dựng Liên đoàn
các phong trào nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM), đến nay đã có trên 100
nước và trên 1000 tổ chức tham gia IFOAM. Từ đó IFOAM đã lập ra các tiêu
chuẩn cơ bản cho nông nghiệp hữu cơ và chế biến. Các tiêu chuẩn này cơ bản
phản ánh tình trạng sản xuất nông sản hữu cơ và thực hiện các phương pháp chế
biến trong phong trào nông nghiệp hữu cơ. Đây là một sự đóng góp vào phong
trào canh tác hữu cơ trên thế giới.
1.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và trong nƣớc
1.2.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới
Người ta cho rằng xuất xứ của nông nghiệp hữu cơ là ở Châu Âu từ một
trang trại vào năm 1924. Nhưng thực chất, nông nghiệp hữu cơ phát triển mạnh từ
những năm 80 của thế kỷ trước. Cho đến nay phương thức sản xuất nông nghiệp
hữu cơ đã có mặt ở 141 nước trên thế giới và tất cả các châu lục [15]. Tổng diện
tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ toàn thế giới năm 2009 là hơn 32
triệu ha với tổng số nông hộ là hơn 1,2 triệu hộ (bảng 1.2).
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
Châu Úc 35.00%
Mĩ Latinh 23.00%
Châu Âu 23.00%
Bắc Mĩ 7.00%
Châu Á 9.00%
Châu Phi 3.00%
Bảng: 1.2: Diện tích và số nông hộ sản xuất hữu cơ của một số nƣớc trên
thế giới năm 2009
Tên châu lục Diện tích (ha)
Tỷ lệ so với tổng
DT đất nông nghiệp
(%)
Số nông hộ (hộ)
Toàn thế giới
32.092.149 0.78 1.216.164
Châu Phi
875.370 2.61 529.987
Châu Á
2.900.068 0.56 234.565
Châu Âu
7.627.915 1.02 209.980
Mĩ La Tinh
6.380.996 1.87 222.135
Bắc Mỹ
2.197.042 0.21 12.275
Châu Úc
12.110.758 0.10 7.222
(Nguồn: Organic Agriculture at FAO – Country profiles anh Statistics,2009)
Đất nông nghiệp hữu cơ được phân bố ra ở các châu lục rất khác nhau, phần
lớn tập trung ở Châu Úc, Châu Mĩ Latinh và Châu Âu (Đồ thị 1.1).
3%
9%
7%
23% 23%
35%
Đồ thị 1.1: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ các châu lục năm 2008
(Nguồn: IFOAM FiBL/Survey 2010)
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
19%
1%
Châu Úc 1.00%
Mĩ Latinh 19.00%
Châu Âu 16.00%
Bắc Mĩ 1.00%
Châu Á 29.00%
Châu Phi 34.00%
Điều đáng lưu ý là tỷ lệ nông hộ sản xuất hữu cơ rất khác nhau ở các châu
lục, các châu lục có tỷ lệ này cao là châu Á và châu Phi (Đồ thị 1.2).
1%
34%
16%
29%
Đồ thị 1.2: Tổng nông hộ sản xuất hữu cơ ở các châu lục năm 2008
(Nguồn: IFOAM FiBL/Survey 2010)
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tổ chức, hiệp hội về nông nghiệp hữu cơ.
Tổ chức mang tính chất bao trùm trên cả là Liên đoàn các phong trào nông nghiệp
hữu cơ quốc tế IFOAM (International Federation of Organic Agriculture
Movements). Trụ sở của IFOAM đóng tại Born (Đức) và các đại diện ở hầu hết các
châu lục. IFOAM và các tổ chức nông nghiệp hữu cơ trên thế giới là nơi bảo hành
thương hiệu các sản phẩm hữu cơ của các thành viên trong hiệp hội và đã ra các quy
định về tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ.
Xu hướng phát triển của nông nghiệp hữu cơ trên thế giới: Có thể nói ngày
càng nhiều quốc gia quan tâm đến phương thức này. Tại các nước có phong trào
này sớm, ngày càng nhiều các nông hộ tham gia vào các hiệp hội sản xuất nông
nghiệp hữu cơ. Một số nước đang phát triển, mặc dù hiện nay mới sản xuất tạm đủ
lương thực, thực phẩm nhưng cũng đã xuất hiện các nông hộ bắt đầu tham gia
phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tốc độ phát triển nông nghiệp hữu cơ
mạnh mẽ nhất là từ năm 2000 đến nay. Như vậy, cho thấy khi chúng ta bắt đầu đủ
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
ăn thì nhu cầu sức khoẻ mới thể hiện rõ hơn, người ta cần lương thực, thực phẩm an
toàn hơn. Chính do nhu cầu ngày càng tăng của con người đã tác động tích cực đến
xu hướng phát triển đi lên của nông nghiệp hữu cơ hiện nay và tương lai.
1.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước mới bắt đầu áp dụng phương thức sản
xuất nông nghiệp hữu cơ. Thực ra lúc đầu chỉ là một số hình thức mang tên là “nông
nghiệp sạch”, nhưng chưa thực sự đúng với phương thức sản xuất nông nghiệp hữu
cơ. Ví dụ như một số hình thức sản xuất rau sạch, gà sạch, lợn sạch….
Xuất xứ của sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam chủ yếu lúc đầu là
chúng ta tìm kiếm cơ hội để khai thác thị trường xuất khẩu nông sản. Trước yêu cầu
khắt khe về chất lượng nông sản xuất khẩu, đã xuất hiện các chương trình sản xuất
mà lúc đầu chúng ta thường dùng từ “sạch” để gọi tên nó. Về sau các chương trình
này phát triển đã ảnh hưởng rõ đến nhận thức của mọi người, nhất là các dân cư
sống ở thành phố lớn.
Trước nhu cầu của thị trường trong, ngoài nước và xu thế chung của toàn
cầu, nông nghiệp hữu cơ đã từng bước phát triển ở nước ta. Đến năm 2009, Việt
Nam đã có 12.102 ha đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ [15]. Hiện nay nông nghiệp
hữu cơ ở Việt Nam mới chỉ có ở sản xuất rau, chè, gà và lợn sữa…
Trước mắt, nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam đang có những thách thức cần
được xem xét:
- Nông nghiệp hữu cơ chưa trở thành phong trào vì chưa có cơ chế chính
sách của nhà nước cho nó. Mặt khác, nhu cầu về lương thực, thực phẩm an toàn
chưa phải là cần thiết đối với mọi người dân, nhất là ở vùng sâu vùng xa của Việt
Nam.
- Nông nghiệp hữu cơ mới chỉ tập trung ở một số chương trình hợp tác với
nước ngoài là chủ yếu, mà chưa thành một phương thức chuyển đổi trong sản xuất
nông nghiệp.
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
- Chưa có hoặc có ít tiêu chuẩn quốc gia cũng như giấy chứng nhận sản xuất
nông nghiệp hữu cơ của nhà nước, mà chủ yếu là sử dụng tiêu chuẩn và giấy chứng
nhận của đối tác nước ngoài [8].
1.3. Tình hình sản xuất chè trên thế giới và trong nƣớc
1.3.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới
Tổng sản lượng chè khô thế giới năm 2009 đạt gần 1.275,5 triệu kg [12]. Hiện
nay có 39 nước trồng và chế biến chè nằm ở khắp các châu lục. Những nước có sản
lượng chè lớn trên thế giới là Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanca, Kênya. Việt Nam hiện
đứng hàng thứ 8 về diện tích, thứ 5 về xuất khẩu trong số các nước sản xuất chè.
Châu Âu, Trung Cận Đông là những nơi tiêu thụ chè nhiều nhất thế giới, nhưng lại
sản xuất rất ít vì điều kiện khí hậu, đất đai không thích hợp với việc trồng chè.
Những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và sự tuyên
truyền, quảng cáo của FAO về lợi ích của việc uống chè đối với sức khoẻ, đã đặt ra
một cách nhìn mới đối với chè trên toàn thế giới nhất là ở các nước phát triển. Vì
thế nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm chè an toàn, chè hữu cơ có chất
lượng ngày càng cao.
Chè hữu cơ xuất hiện đầu tiên tại thị trường Anh năm 1989 với những nhãn
hiệu “Natureland” nhu cầu chè hữu cơ mỗi năm tăng 25% và dự đoán là tăng 50%
tổng sản lượng chè thế giới vào đầu thế kỷ 21.
Hiện nay sản lượng chè hữu cơ trên thế giới khoảng trên 6800 tấn khô, được
tiêu thụ chủ yếu ở các thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU và một số nước phát triển khác
với giá bán cao hơn các loại chè thường từ 2 – 4 lần. Các nước Ấn Độ, Nhật Bản,
Srilanka, Trung Quốc…là những nước đang tích cực phát triển chè hữu cơ [8].
Tại Ấn Độ công ty Bombay Burmah đã nghiên cứu sản xuất chè hữu cơ từ
năm 1988 tại đồn điền Oothu, trong quá trình canh tác không dùng bất cứ loại phân
hoá học, thuốc trừ sâu, trừ cỏ và chất kích thích nào.
Tại Nhật Bản chè được trồng tại các vùng núi cao như: Kanaguwa, Shiga,
Migazaki, Shizuoka. Nhật Bản sản xuất chè an toàn dựa trên sự đồng bộ về các giải
pháp kỹ thuật như: Cơ giới hoá, giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thu hoạch và bảo
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
quản chế biến nhằm giảm thiểu dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng trong sản
phẩm chè.
Tại Srilanka mỗi năm sản xuất trên 200 tấn chè hữu cơ.
Tại Trung Quốc từ những năm thập kỷ 90 đã bắt đầu chuyển đổi sang sản
xuất chè hữu cơ, đến nay đã có trên 7000 ha tập trung ở Triết Giang, Giang Tây, An
Huy, Hổ Bắc… với tổng sản lượng trên 4000 tấn xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản,
Mỹ và Châu Âu. Nhằm khuyến khích sản xuất, xuất khẩu chè hữu cơ, chính phủ
Trung Quốc đã ban hành pháp lệnh về tiêu chuẩn chè hữu cơ và có những chính
sách khuyến khích như: Hỗ trợ vay vốn, bù giá những năm đầu, giảm thuế…
Trung Quốc đã xây dựng một số tiêu chuẩn kim loại nặng, dư lượng thuốc
trừ sâu trong sản phẩm chè và trong đất như sau (Bảng 1.3).
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn cho phép trong sản phẩm chè
và đất chè của Trung Quốc
Tên kim loại nặng và
thuốc trừ sâu
Tiêu chuẩn trong sản
phẩm chè (Mg/kg)
Tiêu chuẩn trong đất
chè (Mg/kg)
Cu < 30 < 50
Pb < 2 < 35
Cd - < 0,2
Hg - < 0,15
As - < 15
Cr - < 90
Thuốc trừ sâu Không có Không có
(Nguồn: Công ty Liên kết Sinh thái Việt Nam-Ecolink, 2005)
Các nước nhập khẩu chè ngoài việc xem xét dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
trên sản phẩm chè còn đặc biệt coi trọng hàm lượng chì cho phép, tuỳ theo mỗi
quốc gia mà hàm lượng này có thể giao động từ 2 – 20 mg/kg sản phẩm.
Để xây dựng vùng chè hữu cơ, chè an toàn các nước trên rất coi trọng tiêu
chuẩn an toàn thực phẩm bắt đầu từ nước, không khí, hàm lượng kim loại nặng
trong đất, trong sản phẩm chè….Từ đó chú trọng thành lập các nhà máy chuyên sản
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
xuất phân bón, thuốc trừ sâu sinh học… phục vụ sản xuất chè hữu cơ. Thành lập các
cơ quan nghiên cứu chè hữu cơ, các cơ quan quản lý, thanh tra công nhận chè hữu
cơ có tính quốc gia [8].
1.3.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam
Với hơn 125.000 ha chè, sản lượng khoảng 140.000 tấn, hiện sản phẩm chè
Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó
thương hiệu “Cheviet” đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu
vực. Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và xuất khẩu
chè, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Kenya. Hiện nay nước ta có hơn 150 đầu
mối xuất khẩu chè, chè Việt Nam hiện đã xâm nhập vào thị trường của khoảng 60
quốc gia, trong đó chủ yếu là Irắc, Pakistan và Đài Loan ngoài ra còn có các thị
trường Nga, Mỹ, Nhật Bản… các nhà kinh tế đã dự báo thị trường chè thế giới đã
dần bão hoà, nên các nhà sản xuất kinh doanh phải đẩy mạnh công tác thương mại,
nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, nhất là thị trường chè xanh và chè đặc
sản, chè ướp hương để có cơ cấu chè hợp lý đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của thị
trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Đến nay cả nước có khoảng 635 doanh nghiệp kinh doanh chế biến chè với
quy mô lớn, vừa và nhỏ, hàng năm thu hút khoảng 2 triệu lao động tham gia vào các
lĩnh vực sản xuất chè, chế biến – thương mại và dịch vụ. Có hàng vạn hộ tham gia
sản xuất chế biến chè với sản lượng trên 100 tấn chè búp khô và xuất khẩu được
74.812 tấn. Trong đó, hơn 70% sản lượng là sản phẩm chè đen. Diện tích trồng chè
đạt 108.000 ha. Tuy nhiên, sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều điểm
yếu như: Chất lượng chưa cao, còn có nhiều hạn chế, dư lượng hoá học có trong sản
phẩm và chưa có uy tín trên thị trường thế giới. Giá bán chè tươi của Việt Nam bình
quân chỉ đạt 1 – 1,2 USD/kg, trong đó giá bán chè bình quân các nước khác là từ
1,4 – 1,8 USD/kg [8]. Vì vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm lượng hóa
chất tồn dư, tăng giá trị hàng hoá là vấn đề cấp bách của ngành chè Việt Nam và
của người nông dân trồng chè.
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
Để khắc phục tình trạng trên Bộ NN&PTNT đã đưa ra mục tiêu xây dựng
các mô hình nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm nông nghiệp an toàn trong đó có
chè. Từ mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất công nghệ cao để
nâng cao năng suất chất lượng, tăng sức cạnh tranh xuất khẩu nông sản, đảm bảo an
toàn thực phẩm. Nghiên cứu ứng dụng hoàn thiện quy trình kỹ thuật nông nghiệp
công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực để chuyển giao công nghệ, xây dựng chính
sách công nghệ cao, lựa chọn và nhân rộng các giống chè mới có giá trị kinh tế cao
và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.
Dựa trên các hướng dẫn của tổ chức IFOAM (Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ
quốc tế) Bộ đã soạn thảo tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất và chế biến sản phẩm
nông nghiệp hữu cơ trong đó đề cập đến nhiều vấn đề như phạm vi, tiêu chuẩn, các
yêu cầu về sản xuất như quản lý đất đai, các sản phẩm từ cây trồng, các yêu cầu về
chế biến, đóng gói, lưu kho, vận chuyển; Hệ thống thanh tra và cấp giấy chứng
nhận, nhãn hiệu hàng hoá và khẳng định chất lượng…Đây là những nguyên tắc cơ
bản để vận dụng cho sản xuất chè hữu cơ.
Trong thời gian qua ở Việt Nam đã thực hiện một số dự án nhỏ về sản xuất
chè hữu cơ do một số tổ chức nước ngoài tham gia và tài trợ như: Tổ chức CIDSE,
đại học IGCI (Niu Di Lân).
Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã phối hợp với đại học Waikato
(Niu Di Lân)) và Hiệp hội chè Việt Nam tiến hành nghiên cứu hệ thống sản xuất chè
hữu cơ ở tỉnh Thái Nguyên cho một số hộ nông dân trồng chè vùng Tân Cương và
Sông Cầu có đủ năng lực sản xuất chè sạch, chè hữu cơ đảm bảo nhu cầu thị trường.
Tại Tức Tranh – Phú Lương, Hội làm vườn Việt Nam đã xây dựng mô hình
sản xuất chè hữu cơ nhưng thiếu các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp nên nương
chè sâu bệnh hại nặng, giảm năng suất gần 50%, chất lượng không cao, tiêu dùng
khó khăn lên không thể mở rộng được diện tích.
Tại Phú Thọ tổ chức CIDSE phối hợp với chi cục BVTV tỉnh và viện nghiên
cứu chè Việt Nam tiến hành chương trình các vùng chè sạch với quy mô 38 xã
thuộc 6 huyện của tỉnh. Nội dung chủ yếu là hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho nông dân,
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
hỗ trợ vật tư, phân vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học và bao tiêu sản phẩm. Nhìn chung
còn nhiều hạn chế trong quá trình sản xuất chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
Tại Tuyên Quang, viện nghiên cứu chè Việt Nam đã phối hợp với công ty
chè Mỹ Lâm xây dựng mô hình 5 ha theo hướng không phun thuốc sâu, tăng bón
phân hữu cơ và hỗn hợp, không bón phân hoá học. Tuy vậy mô hình hiện nay vẫn
chưa giải quyết được những vấn đề khoa học công nghệ có tính hệ thống trong sản
xuất chè, sâu bệnh phá hại nặng nhất là bọ xít muỗi, năng suất cây chè giảm đáng
kể, thị trường không ổn định.
Hiện nay chè hữu cơ Việt Nam mới chỉ giới hạn bởi nhóm trồng chè Shan
vùng đồng bào dân tộc có thói quen thu hái tự nhiên không sử dụng thuốc và phân
bón hoá học. Một số tổ chức phi chính phủ đã tiến hành đầu tư thiết bị chế biến chè
quy mô nhỏ, ký hợp đồng với nông dân bao tiêu sản phẩm trên cơ sở các hộ nông
dân cam kết thực hiện các yêu cầu của tổ chức chứng nhận hữu cơ như: tổ chức
SKAL của Hà Lan cùng với sự tư vấn kỹ thuật của cán bộ khoa học, các chuyên gia
về chè trong nước. Mô hình này đang được triển khai tại Yên Trấn – Yên Bái. Mỗi
năm sản xuất và tiêu thụ xuất khẩu trực tiếp từ 20 – 30 tấn sản phẩm [8].
1.4. Cơ sở lýluận về hiệu quả sản xuất
1.4.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất của các hoạt động kinh
tế, quá trình tăng cường và sử dụng những nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích con
người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao hiệu
quả kinh tế là đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội, nó được xuất phát từ
nhu cầu ngày càng tăng của xã hội loài người. Yêu cầu của công tác quản lý kinh tế
đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế do đó xuất hiện phạm
trù hiệu quả kinh tế.
Xuất phát từ các giác độ xem xét, các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều quan điểm
khác nhau về hiệu quả kinh tế.
* Quan điểm thứ nhất: Trước đây người ta coi hiệu quả kinh tế là kết quả đạt
được trong hoạt động kinh tế. Ngày nay, quan điểm này không còn phù hợp, bởi vì
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
nếu cùng một kết quả sản xuất nhưng hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm
này chúng có cùng một hiệu quả.
* Quan điểm thứ hai: Hiệu quả đạt được xác định bằng nhịp độ tăng trưởng sản
phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân, hiệu quả sẽ cao khi nhịp độ tăng của các chỉ tiêu
đó cao. Nhưng nếu chi phí hoặc nguồn lực tăng nhanh thì sao? Hơn nữa, điều kiện sản
xuất mỗi năm một khác, các yếu tố bên trong và bên ngoài của nền kinh tế có những
ảnh hưởng cũng khác nhau. Do đó quan điểm nàythực sự chưa thoả đáng.
* Quan điểm thứ ba: Hiệu quả là mức độ hữu ích của sản phẩm được sản
xuất ra, tức là giá trị sử dụng chứ không phải là giá trị.
* Quan điểm thứ tư: Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi
phí trong một đơn vị kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời
kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội, của nền kinh tế quốc dân.
Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng
hoá mà không cắt sản lượng một loại hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả
nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó. Giới hạn khả năng sản xuất
được đặc trưng bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân tiềm năng (Potential Gross
National Product ) là tổng sản phẩm quốc dân cao nhất có thể đạt được, đó là mức
sản lượng tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
Tỷ lệ giữa tổng sản phẩm quốc dân thực tế và tổng sản phẩm quốc dân tiềm
năng là chỉ tiêu hiệu quả. Chỉ tiêu chênh lệch tuyệt đối giữa sản lượng tiềm năng và
sản lượng thực tế là phần sản lượng tiềm năng mà xã hội không sử dụng được
(phần lãng phí). Tuy nhiên khái niệm tiềm năng phụ thuộc vào lao động tiềm năng.
Lao động tiềm năng là lao động ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Sản lượng tiềm
năng cũng phải ứng với tỷ lệ huy động tài sản cố định nào đó mới hợp lý.
Như vậy, có rất nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế do đó việc xác định
khái niệm hiệu quả kinh tế cần phải xuất phát từ quan điểm triết học Mác xít và
những luận điểm của lý thuyết hệ thống để có cách nhìn nhận và đánh giá đúng đắn.
Một là: Theo quan điểm triết học Mác xít thì bản chất hiệu quả kinh tế là sự
thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian, biểu hiện trình độ sử dụng
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có
tầm quan trọng đặc biệt, tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động
của con người đều quan tâm đến quy luật này, nó quy định động lực phát triển của
lực lượng sản xuất, tao điều kiện phát minh, phát triển xã hội và nâng cao đời sống
của con người qua mọi thời đại.
Hai là: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là một hệ
thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con
người trong quá trình sảnxuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xẫhội.
Việc bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội, đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu
con người là những yếu tố khách quan phản ánh mối liện hệ nhất định của con
người đối với môi trường bên ngoài, đó là quá trình trao đổi vật chất, năng lượng
giữa xã hội và môi trường.
Ba là: Hiệu quả kinh tế không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu
xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế hoạch, hiệu quả là quan hệ so sánh tối
ưu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn nhất thu được với một chi phí nhất định
hoặc một kết quả nhất định với chi phí là nhỏ nhất. Trong phân tích kinh tế, hiệu
quả kinh tế được phản ánh thông qua hệ thống các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đặc
trưng. Nó được xác định bằng các tỷ lệ so sánh giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống
sản xuất xã hội, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực và việc tạo ra lợi ích nhằm đạt
được mục tiêu kinh tế - xã hội.
Từ những quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nói trên ta thấy rằng hiệu
quả là một phạm trù trọng tâm rất cơ bản của hiệu quả kinh tế và quản lý. Hơn nữa
việc xác định hiệu quả rất khó khăn về cả lý luận và thực tiễn. Bản chất của hiệu
quả xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, đó là đáp ứng
ngày càng cao về đời sống vật chất và tinh thần của con người. Muốn vậy sản xuất
phải luôn luôn phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Quan điểm về hiệu quả kinh tế trong điều kiện hiện nay là thoả mãn vấn đề
tiết kiệm thời gian, nguyên liệu trong sản xuất, mang lại lợi ích cho xã hội loài
người và bảo vệ môi trường sinh thái. Chính vì vậy hiệu quả của một quá trình nào
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
đó cần được đánh giá trên cả ba khía cạnh: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu
quả môi trường sinh thái.
1.4.2. Phân loại hiệu quả kinh tế
Mọi hoạt động sản xuất của con người và quá trình áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất đều có mục đích chủ yếu là hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, kết
quả của các hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà đồng thời
còn tạo ra nhiều kết qua có liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của con người.
Những kết quả đạt được đó là: nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết công ăn
việc làm, góp phần ổn định chính trị xã hội, trật tự an ninh, xây dựng xã hội tiên
tiến, cải tạo môi trường sinh thái, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân
tức là đạt hiệu quả về mặt xã hội.
Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp ngoài những hiệu quả về kinh tế xã hội,
còn có hiệu quả lớn về môi trường mà các ngành kinh tế khác không thể có. Cũng
có thể mọi hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cho một cá nhân, một đơn vị, nhưng
xét trên phạm vi toàn xã hội thì nó ảnh hưởng xấu đến lợi ích và hiệu quả chung. Vì
vậy khi đánh giá hiệu quả cần phân loại chúng để có kết luận chính xác.
Căn cứ theo nội dung và bản chất có thể phân thành 3 phạm trù: hiệu quả
kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Ba phạm trù này tuy khác nhau về
nội dung nhưng lại có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Hiệu quả kinh tế được
hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được về mặt kinh tế và chi
phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Khi xác định hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế thường ít nhấn mạng quan
hệ so sánh tương đối mà chỉ quan tâm đến quan hệ so sánh tuyệt đối và chưa xem
xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa đại lượng tương đối và đại lượng
tuyệt đối.
- Hiệu quả kinh tế được thể hiện ở mức đặc trưng quan hệ so sánh giữa lượng
kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Một giải pháp kỹ thuật quản lý có hiệu quả
kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tương đối giữa các kết quả đem
lại và chi phí bỏ ra. Khi xác định hiệu quả kinh tế phải xem xét đầy đủ mối quan hệ
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
chặt chẽ giữa các đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối. Hiệu quả kinh tế ở đây
được biểu hiện bằng tổng giá trị sản phẩm, tổng thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi
nhuận, mối quan hệ đầu vào và đầu ra.
- Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh về mặt xã hội như: Tạo công ăn
việc làm, tạo thu nhập ổn định và tạo ra sự công bằng xã hội trong cộng đồng dân
cư, cải thiện đời sống nông thôn….
- Hiệu quả môi trường, đây là hiệu quả mang tính chất lâu dài, vừa đảm bảo
lơi ích trước mắt, vừa đảm bảo lợi ích lâu dài, nó gắn chặt chẽ với quá trình khai
thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên – nước và môi trường sinh thái.
Có thể nói hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm có vai trò quyết định nhất và
nó được đánh giá một cách đầy đủ nhất là khi kết hợp với hiệu quả kinh tế xã hội.
Để làm rõ phạm trù hiệu quả kinh tế, ta có thể phân loại chúng theo các tiêu thức
nhất định từ đó thấy rõ đươc nội dung nghiên cứu của các loại hiệu quả kinh tế.
Xét trong phạm vi và đối tượng các hoạt động kinh tế, có thể phân chia phạm
trù hiệu quả kinh tế thành:
- Hiệu quả kinh tế theo ngành là hiệu quả kinh tế tính riêng cho từng ngành
sản xuất vật chất như: Công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ … trong
từng ngành lớn có lúc phải phân bố hiệu quả kinh tế cho những ngành hẹp hơn.
- Hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả kinh tế tính chung cho toàn bộ nền
sản xuất xã hội.
- Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp là xem xét cho từng doanh nghiệp, vì mỗi
doanh nghiệp hoạt động theo từng mục đích riêng và lấy lợi nhuận là mục tiêu cao
nhất. Chính vì thế mà nhà nước có các chính sách liên kết vĩ mô với doanh nghiệp.
- Hiệu quả kinh tế khu vực sản xuất: vật chất, phi vật chât và sản xuất dịch vụ.
Căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất và phương hướng tác động vào
sản xuất thì có thể phân chia hiệu quả kinh tế thành:
- Hiệu quả sử dụng vốn.
- Hiệu quả sử dụng lao động.
- Hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
- Hiệu quả sử dụng đất đai, năng lượng…
- Hiệu quả áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.5.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết
- Phương thức sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ có hiệu quả như thế nào
trong quá trình sản xuất thực tế tại các hộ gia đình?
- Phương thức sản xuất chè nào mang lại hiệu quả sản xuất trong 3 phương
thức sản xuất chè nói trên?
- Để tăng hiệu quả của sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ cần có những
giải pháp nào?
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu
1.5.2.1. Lựa chọn địa điểm nghiên cứu
Thái Nguyên là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất trong các tỉnh miền núi
phía Bắc với trên 16.000 ha, năng suất bình quân 80 tạ chè búp tươi trên ha [10].
Đất Thái Nguyên có điều kiện cho cây chè phát triển và nó thực sự trở thành một
sản phẩm mang tính đặc thù của quê hương. Khác với các vùng đất trồng chè khác,
chè Thái Nguyên đã trở thành một “thương hiệu” nổi tiếng được người tiêu dùng
đánh giá cao. Đất Thái Nguyên, đặc biệt là vùng chè đặc sản Tân Cương được coi là
một trong những vùng cung cấp những loại chè ngon nổi tiếng. Vào những năm
1997 – 2003, Thái Nguyên là một trong những tỉnh được Viện Nghiên cứu Chè và
công ty Chè Mỹ Lâm lựa chọn để xây dựng mô hình chè an toàn. Hiện nay, Viện
Nghiên cứu Chè phối hợp với Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã và đang nghiên
cứu mô hình đồng bộ áp dụng phân hữu cơ vi sinh, phân ủ thay thế phân hóa học và
thuốc trừ sâu sinh học giữ vững sản lượng, tạo sản phẩm chè an toàn. Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên đã phối hợp với tổ chức IGCI Niu Di Lân và Tổng
công ty Chè Việt Nam giúp một số hộ trồng chè vùng Tân Cương, Phúc Xuân
(thuộc thành phố Thái Nguyên); Minh Lập; Sông Cầu (thuộc huyện Đồng Hỷ) sản
xuất chè sạch và chè hữu cơ. Tuy nhiên, sau một thời gian sản xuất không có hiệu
quả, các hộ sản xuất chè hữu cơ tại huyện Đồng Hỷ đã quay trở lại sản xuất theo
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
pxi
x
2
phương thức truyền thống. Vì vậy, thành phố Thái Nguyên được lựa chọn là địa
điểm nghiên cứu.
Các hộ đại diện cho phương thức sản xuất chè hữu cơ, chè an toàn và chè
truyền thống được lựa chọn từ nhóm các hộ sản xuất chè tại xã Tân Cương và xã
Phúc Xuân. Tân Cương là nơi có điều kiện địa lý thuận lợi cho việc sản xuất chè và
cũng là vùng có chất lượng chè ngon nhất Việt Nam. Xã có 1.173 hộ trồng chè [10],
trong đó có 21 hộ tham gia vào câu lạc bộ chè hữu cơ [7]. Xã Phúc Xuâncó 1.046 hộ
trồng chè, trong đó 43 hộ tham gia vào hợp tác xã chè an toàn Thanh Hương [10].
1.5.2.2. Xác định cỡ mẫu
Trong quá trình nghiên cứu các vấn đề kinh tế-xã hội, việc chọn mẫu đại
diện và đủ lớn là rất quan trọng. Những nhân tố cần được xem xét để xác định được
cỡ mẫu chính xác cho một cuộc nghiên cứu như : Độ chính xác, chất lượng của số
liệu, chi phí và thời gian cho việc thu thập số liệu….Để có được một kết quả có cơ
sở thống kê và tránh những sai sót đáng tiếc trong quá trình chọn mẫu, Johnson
(1980) và Yamane(1967) đã đưa ra công tính toán cỡ mẫu như sau:
z/ 2
2
n 
 

Trong đó:
(1)
n: Cỡ mẫu,
: Mức ý nghĩa
z: Giá trị z hai đuôi ứng với mức xác suất tương ứng
:Độ lệch chuẩn,
E: Mức độ chính xác tuyệt đối cần thiết
Khi nghiên cứu theo phương thức lấy mẫu thì độ lệch chuẩn được ước lượng
theo công thức sau:
 (2)
Trong đó : p là tỷ lệ của các loại hình sản xuất chè trong mẫu điều tra thử
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
Do các nghiên cứu thuộc lĩnh vực nông nghiệp thường sử dụng khoảng tin
cậy là 95% nên nghiên cứu này cũng sử dụng mức độ tin cậy đó.
1.5.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp : Thông qua các nguồn tài liệu : sách, báo, tạp chí
chuyên ngành, các báo cáo tổng kết của tỉnh; ngành; các cơ quan và các công trình
nghiên cứu có liên quan.
- Thu thập số liệu sơ cấp : Để có số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu,
tôi tiến hành điều tra tại các hộ nông dân. Các hộ được phỏng vấn theo mẫu câu hỏi
sẵn, được lập thành phiếu điều tra nhằm thu thập những thông tin ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất chè trên địa bàn.
1.5.2.4. Mô hình lý thuyết sử dụng trong phân tích
Hàm Cobb-douglas được sử dụng với mô hình tổng quát như sau:
b1 b2 bn
Trong đó:
Y là biến phụ thuộc;
Y=aX1 X2 …. Xn
a là hệ số hồi qui của mô hình;
b1, b2..., bn làhệ số co dãn của biến phụ thuộc đối với các biến độc lập, các
hệ số này được ước lượng bằng phương pháp hồi qui;
X1, ... Xn là các biến độc lập của mô hình.
1.5.2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm STATA 9 và EXCEL 2003.
1.5.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Do tính phức tạp của vấn đề hiệu quả trong nông nghiệp, nên khi đánh giá
hiệu quả kinh tế của mọi hiện tượng kinh tế, quá trình sản xuất kinh doanh thì đòi
hỏi phải có hệ thống chỉ tiêu.
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được các nhu cầu sau:
- Đảm bảo tính thống nhất về nội dung với hệ thống chỉ tiêu kinh tế của nền
kinh tế quốc dân với ngành nông nghiệp.
- Đảm bảo tính toàn diện và hệ thống.
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
- Đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và tính khả thi.
- Phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp ở nước ta, đồng
thời phải có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ kinh tế đối ngoại, nhất là các
sản phẩm có khẳ năng xuất khẩu.
- Kích thích được sản xuất phát triển và tăng cường ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất.
Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế bắt nguồn từ bản chất hiệu quả. Đó là mối
quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra hay giữa chí phí và kết quả thu
được từ chi phí đó, có thể thể hiện chỉ tiêu hiệu quả sau
Công thức 1:
Trong đó:
H: Hiệu quả
H 
Q
C
Q: Kết quả thu được
C: Chi phí bỏ ra
Công thức này phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất. Từ công
thức chung này ta có thể tính đươc các chỉ tiêu tỷ suất như: tỷ suất giá trị sản xuất
tính theo chi phí, chi phí trung gian hay một chi phí yếu tố đầu vào cụ thể nào đó.
Công thức 2:
Trong đó:
H: Hiệu quả
Q: Kết quả thu được
C: Chi phí bỏ ra
H= Q – C
Chỉ tiêu này tính toán cho toàn bộ quá trình sản xuất thì được tổng hiệu quả
kinh tế, chẳng hạn tổng giá trị tăng, tổng thu nhập hỗn hợp hay tổng lãi ròng thu
được. Tuy nhiên, chỉ tiêu này thường được tính cho một đơn vị chi phí bỏ ra như:
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
tổng chi phí, chi phí trung gian, chi phi lao động hoặc chi phí một yếu tố đầu vào cụ
thể nào đó.
Công thức 3:
Cụ thể là:
Hiệu quả = Giá trị tăng thêm – Chi phí tăng thêm
Công thức 4:
H QC
Giá trị tăng thêm
Hiệu quả =
Chi phí tăng thêm
Cụ thể là: H 
Q
C
Công thức này thể hiện mức độ hiệu quả của việc đầu tư thêm chi phí. Nó
thường được sử dụng để xác định hiệu quả kinh tế của đầu tư thêm chiều sâu hoặc
hiệu quả kinh tế của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
* Những chỉ tiêu chủ yếu liên quan tới việc tính toán hiệu quả kinh tế
- Giá trị sản xuất (GO: Gross Output): là giá trị bằng tiền của các loại sản
phẩm trên một diện tích trong một vụ hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Trong đó:
n
GO QiPi
i1
Qi: Khối lượng sản phẩm hay khối lượng công việc thứ i
Pi: Giá cả sản phẩm hay công việc thứ i
- Chi phí trung gian (IC: Intermediate Cost): Là toàn bộ các khoản chi phí
vật chất (trừ phần khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ sản xuất. Trong nông nghiệp,
chi phí trung gian bao gồm các khoản chi nguyên, nhiên vật liệu: giống, phân bón,
thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, công làm đất, hệ thống cung cấp nước.
n
IC C j
i1
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
Trong đó: Các khoản chi phí thứ i trong một chu kỳ sản xuất
- Giá trị gia tăng (Value Added): Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do
các ngành sản xuất sáng tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất. Giá trị gia
tăng được tính bằng công thức sau:
VA GO IC
Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất rất quan tâm đến giá trị gia tăng.
Nó thể hiện kết quả của quá trình đầu tư chi phí vật chất và lao động sống vào quá
trình sản xuất.
- Thu nhập hỗn hợp (MI: Mix Income): Là phần thu nhập thuần tuý của
người sản xuất bao gồm phần trả công lao động và phần lợi nhuận mà họ có thể nhận
được trong một chu kỳ sản xuất. Thu nhập hỗn hợp được tính theo công thức sau:
MI VA(A T)
Trong đó:
VA: Giá trị gia tăng,
MI: Thu nhập hỗn hợp,
A: Là phần giá trị tài sản cố định và chi phí phân bổ,
T: Thuế
- Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí (Ipr): Là tỷ số giữa lợi nhuận thu được trên
tổng chi phí trung gian.
Trong đó:
Pr: Lợi nhuận
IC: Chi phí trung gian
I pr 
Pr
IC
Chỉ tiêu này phản ánh số lần giá trị lợi nhuận thu được so với đầu tư chi phí
trung gian cho sản xuất.
Trên đây là các công thức và chỉ tiêu chủ yếu xác định hiệu quả kinh tế của
sản xuất. Tuy nhiên theo mỗi ngành kinh tế, mỗi lĩnh vực sản xuất đều có đặc điểm
riêng nên khi xác định hiệu quả kinh tế cũng có những net đặc thu riêng.
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
Như vậy:
GO: Là kết quả ban đầu
VA: Là kết quả trung gian
MI: Là kết quả cuối cùng
Tổng chi phí gồm: Chi phí trung gian, khấu hao và thuê sản xuất.
Hệ thống chỉ tiêu này quan tâm nhiều hơn đến chi phí trung gian mà không
quan tâm nhiều đến tổng chi phí.
* Q có thể biểu hiện là:
- Tổng giá trị sản xuất (GO)
- Tổng giá trị gia tăng (VA)
- Lợi nhuận (Pr)
* C có thể biểu hiện là:
- Tổng chi phí sản xuất (TC)
- Chi phí trung gian (IC)
- Chi phí lao động sống (L)
- Đơn vị diện tích đất đai (S)
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất chè
Cây trồng là nguồn lực chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp nên các chỉ tiêu
phải thể hiện được đầy đủ hiệu quả sản xuất kết hợp với hiệu quả sử dụng tổng hợp
các nguồn lực khác.
- Giá trị sản xuất / Chi phí trung gian
- Giá trị gia tăng / Chi phí trung gian
- Thu nhập hỗn hợp / Chi phí trung gian
- Giá trị sản xuất / Công lao động
- Giá trị gia tăng / Công lao động
* Giá trị sử dụng trong tính toán: Tôi sử dụng giá trị bình quân thị trường
trong thời gian nghiên cứu.
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
32
Chƣơng II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh - xã hội của thành phố Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của
tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc.
- Là 1 trong 3 trung tâm giáo dục- đào tạo lớn trong cả nước.
- Đầu mối giao thông trực tiếp với Thủ đô Hà Nội, có đường sắt; đường
sông; quốc lộ số 3 dài 86 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 Km.
- Là cửa ngõ đi các tỉnh phía Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang,
Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang.
- Là thành phố công nghiệp, thành lập từ 1962 (tiền thân là thị xã Thái
Nguyên).
2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Thái
Nguyên là đô thị loại I,
trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hóa, giáo dục, khoa
học - kỹ thuật, y tế, du lịch,
dịch vụ của tỉnh Thái
Nguyên; trung tâm vùng
trung du, miền núi Bắc Bộ,
cách thủ đô Hà Nội 86km.
Nguyên là thủ phủ khu tự
trị Việt Bắc. Tổng diện tích
tự nhiên 177km2, phía Bắc
giáp huyện Đồng Hỷ và
huyện Phú Lương, phía
Đông giáp thị xã Sông Công, phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện
Phổ Yên và huyện Phú Bình.
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
33
2.1.2. Khí hậu và tài nguyên thiên nhiên
Khí hậu Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng
Đông Bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa biến tính, chia làm 2 mùa rõ rệt.
Mùa nóng bắt đầu từ cuối tháng 4, kết thúc vào đầu tháng 10 hàng năm. Trong thời
gian này gió mùa đông nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng ẩm mưa nhiều, tháng nóng
nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 41,50
C, nhiệt độ trung bình 28,50
C.
Mùa lạnh bắt đầu từ gần cuối tháng 11 năm trước đến gần cuối tháng 3 năm sau, gió
mùa đông bắc chiếm ưu thế tuyệt đối, trong thời gian này, lượng mưa ít, thời tiết
hanh khô, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình 15,5o
C, nhiệt độ thấp tuyệt
đối xuống đến 3o
C. Độ ẩm không khí trên địa bàn thành phố khá cao. Mùa nóng độ
ẩm dao động từ 78% đến 86%, mùa lạnh từ 65% đến 70%.
Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng có lượng mưa lớn, lượng mưa trung
bình hàng năm 2.025,3 mm, phân bố theo mùa, và có sự chênh lệch lớn giữa 2 mùa.
Mùa mưa trùng với mùa nóng, lượng mưa chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Số
ngày mưa trên 100mm trong một năm khá lớn. Ngày mưa lớn nhất trong vòng hơn
nửa thế kỷ qua là ngày 25/6/1959, tới 353 mm, làm cho tháng này có lượng mưa kỷ
lục 1.103mm.
Mùa khô trùng với mùa lạnh, thời tiết lạnh và hanh khô. Tổng lượng mưa
mùa khô chỉ chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm (300 mm). Trong đó đầu mùa
khô thời tiết hanh khô có khi cả tháng không có mưa, gây nên tình trạng hạn hán.
Cuối mùa khô không khí lạnh và ẩm do có mưa phùn.
Thành phố Thái Nguyên cónguồn tài nguyênthiênnhiênđadạng và phong phú:
- Tài nguyên đất: So với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa
không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so
với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu có
100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường
Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm
2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
34
sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu
phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6ha,
chiếm 3,08%...
- Tài nguyên rừng: Rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng
trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM cùng với các loại
cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là
cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại
đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua.
- Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông
Công), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn,
đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh
khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than
nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn.
- Nguồn nước: Hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có
lượng nước ngầm phong phú.
2.1.3. Nguồn nhân lực
Thành phố Thái Nguyên có 26 đơn vị hành chính (phường, xã), trong đó có
18 phường và 8 xã, với số dân hơn 290 nghìn người. Trên địa bàn thành phố có
đông đảo đội ngũ sinh viên, học sinh tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học
chuyên nghiệp. Đây là nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phục
vụ sự nghiệp phát triển của thành phố, của tỉnh và cả nước.
2.1.4. Hệ thống kết cấu hạ tầng
- Cấp điện: Nguồn cung cấp điện cho thành phố Thái Nguyên hiện nay là
nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110kV và 220kV thông
qua đường hạ thế xuống 35kV - 12kV - 6kV/380V/220V; 95% các đường phố chính
đó có đèn chiếu sáng ban đêm.
- Cấp nước: Thành phố hiện có hai nhà máy nước là nhà máy nước Thái
Nguyên và nhà máy nước Tích Lương với tổng công suất là 40.000m3/ng/đêm.
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
35
Đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 100lit/người/ngày. Đến
nay, 93% số hộ khu vực nội thành được cấp nước sinh hoạt.
- Giao thông: Tổng diện tích đất dành để xây dựng đường giao thông trên địa
bàn là 1.305ha, chiếm 22% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố.
- Thông tinliên lạc: Thành phố có1 tổng đài điện tử và nhiềutổng đài khu vực.
2.1.5. Những lợi thế so sánh
Lợi thế có tính quyết định và lâu dài tới sự phát triển kinh tế - xã hội Thái
Nguyên là truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết của các dân tộc. Bên cạnh
đó, thành phố Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, có điều
kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và vật nuôi. Có
tiềm năng lớn để phát triển du lịch với Hồ Núi Cốc, di tích lịch sử, cách mạng..., có
khu Gang Thép Thái Nguyên- cái nôi của ngành thép Việt Nam.
Đặc biệt, Thái Nguyên có vùng chè nổi tiếng, đứng thứ hai trong cả nước về
diện tích trồng chè. Thái Nguyên cũng có nhiều loại khoáng sản như: Than, sắt, đá,
vôi, cát, sỏi....Trong đó, than được đánh giá là có trữ lượng lớn thứ hai trong cả
nước, sau Quảng Ninh.
Trên địa bàn thành phố có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp về khai khoáng,
luyện kim, cơ khí, VLXD, hàng tiêu dùng... Khu Gang Thép Thái Nguyên được xây
dựng từ những năm 60 là nơi sản xuất thép từ quặng duy nhất tại Việt Nam và hiện
đang được tiếp tục đầu tư chiều sâu để phát triển. Có nhiều nhà máy Xi măng công
suất lớn đã và đang được tiến hành xây dựng. Thành phố Thái Nguyên có đội ngũ
cán bộ, công nhân có kinh nghiệm, năng lực, trình độ cao và đội ngũ sinh viên tốt
nghiệp hàng năm từ các trường Đại học, chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật trên
địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.
Thành phố đã và đang có những chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp
trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố. Nhằm cải thiện môi trường đầu tư,
UBND thành phố đã tích cực cải tiến các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư tại thành phố theo nguyên tắc “1 cửa”,
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên
Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên

More Related Content

What's hot

Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...Man_Ebook
 
Đề tài: Yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng đối với mặt hàng ra...
Đề tài: Yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng đối với mặt hàng ra...Đề tài: Yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng đối với mặt hàng ra...
Đề tài: Yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng đối với mặt hàng ra...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
Công ty cổ phần sữa Việt Nam VinamilkCông ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
Công ty cổ phần sữa Việt Nam VinamilkPham Mai
 
Phân tích swot của cty vinamilk
Phân tích swot của cty vinamilkPhân tích swot của cty vinamilk
Phân tích swot của cty vinamilknguyenhoa1991
 
Kinh tế vi mô: Tình hình cung cầu sữa
Kinh tế vi mô: Tình hình cung cầu sữaKinh tế vi mô: Tình hình cung cầu sữa
Kinh tế vi mô: Tình hình cung cầu sữaHan Nguyen
 
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty VinamilkThực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty VinamilkYenPhuong16
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkPhân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkbjkaboy
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAYLuận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk Thiên Chi Ngân
 

What's hot (20)

Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
 
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
 
Đề tài: Yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng đối với mặt hàng ra...
Đề tài: Yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng đối với mặt hàng ra...Đề tài: Yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng đối với mặt hàng ra...
Đề tài: Yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng đối với mặt hàng ra...
 
Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
Công ty cổ phần sữa Việt Nam VinamilkCông ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
 
CHIẾN LƯỢC FTG
CHIẾN LƯỢC FTGCHIẾN LƯỢC FTG
CHIẾN LƯỢC FTG
 
Phân tích swot của cty vinamilk
Phân tích swot của cty vinamilkPhân tích swot của cty vinamilk
Phân tích swot của cty vinamilk
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
 
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAYĐề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
 
Kinh tế vi mô: Tình hình cung cầu sữa
Kinh tế vi mô: Tình hình cung cầu sữaKinh tế vi mô: Tình hình cung cầu sữa
Kinh tế vi mô: Tình hình cung cầu sữa
 
Dự án xây dựng trường trung học cơ sở
Dự án xây dựng trường trung học cơ sởDự án xây dựng trường trung học cơ sở
Dự án xây dựng trường trung học cơ sở
 
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty VinamilkThực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
 
Phân tích cơ cấu của Vinamilk
Phân tích cơ cấu của VinamilkPhân tích cơ cấu của Vinamilk
Phân tích cơ cấu của Vinamilk
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...
 
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lạiLuận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
 
Biên bản họp nhóm
Biên bản họp nhómBiên bản họp nhóm
Biên bản họp nhóm
 
Tầm nhìn1.
Tầm nhìn1.Tầm nhìn1.
Tầm nhìn1.
 
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
 
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkPhân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAYLuận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
 
Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
 

Similar to Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên

Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdfNghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdfMan_Ebook
 
Đề tài: Tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh...
Đề tài: Tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh...Đề tài: Tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh...
Đề tài: Tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...nataliej4
 
Đánh Giá Tình Hình Mắc Hội Chứng Tiêu Chảy Ở Lợn Con Từ Sơ Sinh Đến 60 Ngày T...
Đánh Giá Tình Hình Mắc Hội Chứng Tiêu Chảy Ở Lợn Con Từ Sơ Sinh Đến 60 Ngày T...Đánh Giá Tình Hình Mắc Hội Chứng Tiêu Chảy Ở Lợn Con Từ Sơ Sinh Đến 60 Ngày T...
Đánh Giá Tình Hình Mắc Hội Chứng Tiêu Chảy Ở Lợn Con Từ Sơ Sinh Đến 60 Ngày T...nataliej4
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiênNghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiênTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...nataliej4
 
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Nguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (4).pdf
luan van thac si kinh te (4).pdfluan van thac si kinh te (4).pdf
luan van thac si kinh te (4).pdfNguyễn Công Huy
 

Similar to Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên (20)

Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)
 
Lv (27)
Lv (27)Lv (27)
Lv (27)
 
Luan van thac si kinh te (28)
Luan van thac si kinh te (28)Luan van thac si kinh te (28)
Luan van thac si kinh te (28)
 
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdfNghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
 
Đề tài: Tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh...
Đề tài: Tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh...Đề tài: Tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh...
Đề tài: Tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh...
 
Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...
 
Đánh Giá Tình Hình Mắc Hội Chứng Tiêu Chảy Ở Lợn Con Từ Sơ Sinh Đến 60 Ngày T...
Đánh Giá Tình Hình Mắc Hội Chứng Tiêu Chảy Ở Lợn Con Từ Sơ Sinh Đến 60 Ngày T...Đánh Giá Tình Hình Mắc Hội Chứng Tiêu Chảy Ở Lợn Con Từ Sơ Sinh Đến 60 Ngày T...
Đánh Giá Tình Hình Mắc Hội Chứng Tiêu Chảy Ở Lợn Con Từ Sơ Sinh Đến 60 Ngày T...
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiênNghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiên
 
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật chế biến xương cá tra
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật chế biến xương cá traLuận văn: Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật chế biến xương cá tra
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật chế biến xương cá tra
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
 
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
 
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
 
Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...
Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...
Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
 
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
 
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAYLuận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
 
luan van thac si kinh te (4).pdf
luan van thac si kinh te (4).pdfluan van thac si kinh te (4).pdf
luan van thac si kinh te (4).pdf
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái NguyênLuận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
 
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAYBón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 

Luận văn: Hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè Thái Nguyên

  • 1. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN BÍCH HỒNG ĐÁNH GIÁHIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁCPHƢƠNGTHỨCSẢNXUẤT CHÈ TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN-TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số:60 - 31 - 10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:T.S. Trần Đại Nghĩa Thái nguyên, năm 2011
  • 2. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài nghiên cứu này là do chính bản thân tôi thực hiện, có sự hỗ trợ của Thầy hướng dẫn khoa học. Các dữ liệu được thu thập từ những nguồn hợp pháp; nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực. TháiNguyên, tháng03 năm2011 Tác giả NguyễnBíchHồng
  • 3. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Trần Đại Nghĩa đã tận tình hướng dẫn,truyền đạtkiến thức, kinh nghiệm chotôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế & QTKD Thái Nguyên những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học cao học vừa qua. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến bác Nguyễn Thị Hiệp, cô Nguyễn Thị Nhài ở HTX chè Tân Hương, bác Nguyễn Văn Kim ở câu lạc bộ chè hữu cơ Nam Thái –Tân Cương đã hỗ trợ, giúp tôi thu thập số liệu khảo sát và chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích để thực hiện đề tài nghiên cứu này. Xin gửi lời biết ơn đến gia đình nhỏ của tôi, nơi đã cho tôi thêm niềm tin và động lực để tập trung nghiên cứu. Sau cùng, lời tri ân sâu sắc xin được dành cho bố mẹ, những người đã nuôi dạy con khôn lớn và hết lòng quan tâm, động viên để con hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tácgiả Nguyễn Bích Hồng
  • 4. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 MỤC LỤC 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.....................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................2 2.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................2 3.2.1. Phạm vi về nội dung.................................................................................................2 3.2.2. Phạm vi về không gian.............................................................................................2 3.2.3. Phạm vi thời gian......................................................................................................2 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài...........................................................................................3 5. Bố cục của đề tài .............................................................................................................3 Chƣơng I:TỔNG QUAN TÀILIỆUNGHIÊN CỨUVÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................................4 1.1. Cơ sở lý luận về sản xuất nông nghiệp: Hữucơ, antoàn vàtruyền thống..........4 1.1.1.Quan niệm về sản xuấtnông nghiệp hữu cơ và an toàn................................4 1.1.1.1.Sản xuất nông nghiệp hữu cơ...........................................................................4 1.1.1.2.Quản lý dịch hại tổng hợp IPM.......................................................................6 1.1.2.Quan niệm về sản xuấtchè an toàn, sản xuấtchè hữu cơ và sản xuất chè truyền thống........................................................................................................8 1.1.2.1.Khái niệm chè hữu cơ.........................................................................................8 1.1.2.2.Khái niệm chè an toàn......................................................................................10 1.1.2.3.Khái niệm chè truyền thống (Sản xuất chè thông thường)......................11 1.1.3. Ý nghĩa của sản xuất chè hữu cơ và sản xuất chè an toàn.........................11 1.2. Thực trạngphát triểnnôngnghiệp hữu cơ trênthế giớivàtrong nước...............12 1.2.1.Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới................................12 1.2.2.Thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam............................15 1.3. Tình hình sản xuất chè trên thế giới và trong nước..........................................16 1.3.1.Tình hình sản xuất chè trên thế giới.................................................................16 1.3.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam..................................................................18
  • 5. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 1.4. Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất...................................................................... 20 1.4.1.Các quan điểm về hiệu quả kinh tế...................................................................20 1.4.2.Phân loại hiệu quả kinh tế..................................................................................23 1.5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................25 1.5.1.Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giảiquyết...................................................25 1.5.2.Phương pháp nghiên cứu....................................................................................25 1.5.2.1.Lựa chọn địa điểm nghiên cứu.......................................................................25 1.5.2.2.Xác định cỡ mẫu................................................................................................26 1.5.2.3.Phương pháp thu thập số liệu.........................................................................27 1.5.2.4.Mô hình lý thuyết sử dụng trong phân tích.................................................27 1.5.2.5.Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................27 1.5.3.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................................27 Chƣơng II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................32 2.1. Điều kiệntự nhiên vàtình hình kinh - xã hộicủathànhphố TháiNguyên............32 2.1.1.Vị trí địa lý.......................................................................................32 2.1.2.Khí hậu và tài nguyên thiên nhiên....................................................................33 2.1.3.Nguồn nhân lực.....................................................................................................34 2.1.4.Hệ thống kết cấu hạ tầng....................................................................................34 2.1.5.Những lợi thế so sánh..........................................................................................35 2.2. Một số nét cơ bản về sản xuất chè an toàn, sản xuất chè hữu cơ và sản xuất chè truyền thống tại tỉnh Thái Nguyên .......................................................36 2.2.1.Tình hình sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ..............................................36 2.2.1.1.Sản xuất chèan toàn.........................................................................................36 2.2.1.2.Sản xuất chèhữu cơ..........................................................................................37 2.2.2.Tình hình sản xuất chè truyền thống................................................................39 2.3. Tìnhhình sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ tại Thành phố Thái Nguyên................................................................................................................................39 2.3.1.Tình hình sản xuất chè hữu cơ...........................................................................40 2.3.2.Tình hình sản xuất chè an toàn..........................................................................40 2.4. Đánh giá chung về tình hình sản xuất chè của các hộ điều tra......................41 2.4.1.Đặc điểm chung của hộ nông dân....................................................................41
  • 6. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 2.4.2.Cơ cấu giống chè của các hộ điều tra............................................................ 43 2.4.3.Mức độ đầu tư thâm canh của hộ.....................................................................44 2.4.4.Tình hình chếbiến chè của hộ...........................................................................49 2.5. Hiệu quả sản xuất chè hữu cơ, chè an toàn và chè truyền thống của hộ nông dân điều tra ........................................................................................................51 2.5.1.Kết quả, hiệu quả kinh tế của sản xuất chè hữu cơ, chè an toàn và chè truyền thống...............................................................................................................52 2.5.1.1.Kết quả, hiệu quả kinh tế của sản xuất chè hữu cơ...................................52 2.5.1.2.Kết quả, hiệu quả kinh tế của sản xuất chè an toàn..................................54 2.5.1.3.Kết quả, hiệu quả kinh tế của sản xuất chè truyền thống........................56 2.5.1.4.So sánh hiệu quả kinh tế của chè hữu cơ, chè an toàn với chè truyền thống.......................................................................................................................58 2.5.2.Hiệu quả xã hội của sản xuất chè.....................................................................63 2.5.3.Hiệu quả môi trường của sản xuất chè............................................................63 2.6. Mô hình hồi quy của các phương thức sản xuất chè.......................................64 2.6.1.Xây dựng mô hình.................................................................................................64 2.6.2.Kết quả mô hình hồi quy.....................................................................................65 2.6.2.1.Đối với các hộ sản xuất chè an toàn.............................................................66 2.6.2.2.Đối với các hộ sản xuất chè hữu cơ..............................................................68 2.6.2.3.Đối với các hộ sản xuất chè truyền thống...................................................69 2.7. Những vấn đề rút ra từ thực trạng sản xuất chè hữu cơ, sản xuất chè an toàn và sản xuất chè truyền thống...........................................................................71 Chƣơng III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN VÀ SẢN XUẤT CHÈ HỮU CƠ.....................76 3.1. Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả của sản xuất chè an toàn.............76 3.2. Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả của sản xuất chè hữu cơ.............77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................82 1. Kết luận.................................................................................................82 1.1............................................................................................................... V ấn đề nghiên cứu.......................................................................................................82 1.2. Giới hạn của đề tài..................................................................................................84 2. Kiến nghị.......................................................................................................................85
  • 7. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư. BQLDA Ban quản lý dự án BVTV Bảo vệ thực vật CIDSE Tổ chức Hợp tác Quốc tế về Phát triển và Đoàn kết ĐVT Đơn vị tính EU Châu Âu ECOLINK Công ty Liên kết sinh thái Việt Nam FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc FiBL Viện nghiên cứu nông sản hữu cơ FTO Tổ chức Quốc tế về Thương mại côngbằng HTX Hợp tác xã IPM Quản lý dịch hại tổng hợp IFOAM Hiệp hội phát triển nông nghiệp hữu cơ quốc tế Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn STT Số thứ tự TP Thành phố TPTN Thành phố Thái Nguyên TX Thị xã UBND Ủy ban nhân dân Viện KHKT Viện khoa học kỹ thuật
  • 8. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Nội dung bảng Trang 1.1. Tiêu chuẩn cho phép của hàm lượng kim loại nặng trong chè 10 1.2. Diện tích và nông hộ sản xuất hữu cơ của một số nước trên thế giới năm 2009 13 1.3. Tiêu chuẩn cho phéptrong sản phẩm chèvàđấtchècủaTrungQuốc 17 2.1. Đặc điểm chung của hộ điều tra 42 2.2. Cơ cấu giống chè của các hộ 43 2.3. Bình quân đầu tư cho một 1ha chè kinh doanh của hộ nông dân năm 2010 44 2.4. So sánh mức đầu tư phân bón thực tế cho 1ha chè an toàn/năm với định mức kỹ thuật năm 2010 47 2.5. So sánh mức đầu tư phân bón thực tế cho 1 ha chè truyền thống/năm với định mức kỹ thuật năm 2010 48 2.6. So sánh mức đầu tư phân bón thực tế cho 1 sào chè hữu cơ/năm với định mức kỹ thuật năm 2010 48 2.7. Tình hình sản xuất chè của các hộ điều tra 51 2.8. So sánh kết quả, hiệu quả sản xuất chè an toàn trước và sau chuyển đổi 53 2.9. So sánh kết quả, hiệu quả sản xuất chè an toàn trước và sau chuyển đổi 55 2.10. Kết quả hiệu quả sản xuất/1ha chè kinh doanh/năm 57 2.11. So sánh hiệu quả kinh tế của phương thức sản xuất chè an toàn chè hữu cơ với phương thức sản xuất chè truyền thống 59 2.12. Ý kiến đánh giá của người dân về chất lượng môi trường 64 2.13. Kết quả hồi quy của các phương thức sản xuất chè năm 2010 66
  • 9. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị Tên đồ thị Trang 1.1. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ các châu lục năm 2008 13 1.2. Tổngnông hộ sản xuất hữu cơ ở các châu lục năm 2008 14
  • 10. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Cây chè và trồng chè đã gắn bó với lịch sử lâu đời của người Việt Nam. Ngày nay, người ta coi trà là một thức uống tao nhã và mang nét văn hóa cộng đồng cao. Uống trà cũng là một một nhu cầu, đã trở thành thói quen của nhiều người. Chè có tác dụng chữa lành bệnh, bảo vệ và tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, tăng hiệu quả lao động cho con người [8]. Đặc biệt chè còn là loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Trong những năm qua, cây chè đã khẳng định vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Chè không những là mặt hàng xuất khẩu quan trọng tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nước mà còn là loại cây trồng mang lại thu nhập ổn định cho người sản xuất chè. Tuy nhiên sản xuất chè hiện nay đang có những bất cập. Đó là, do nhận thức không đầy đủ, người sản xuất chè đã và đang sử dụng thái quá phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật. Chính điều đó không những không làm tăng hiệu quả của sản xuất mà còn để lại một khối lượng lớn các chất hóa học tồn dư trong đất; nước, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, thị trường chè ở quốc tế ngày càng yêu cầu sản phẩm chè với chất lượng ngày một cao. Trước tình hình đó, sản xuất chè sạch đang nổi lên như một tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Để đáp ứng những nhu cầu đó các nhà khoa học nông nghiệp đã nghiên cứu và tìm ra những biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cho chè, sản xuất chè theo phương pháp hữu cơ và sản xuất chè an toàn. Theo đó biện pháp sản xuất chè hữu cơ và chè an toàn vừa có chất lượng sản phẩm tốt vừa có năng suất ổn định, không ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đang trở thành hướng đi chính trong tương lai [8]. Chính vì để đáp ứng nhu cầu thực tiễn đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”
  • 11. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè: Hữu cơ, an toàn và truyền thống nhằm hướng tới một nền nông nghiệp an toàn và bảo vệ môi trường 2.2. Mục tiêu cụ thể - Tổng hợp những lý luận về sản xuất chè hữu cơ và chè an toàn - Đánh giá hiệu quả của các phương thức: sản xuất chè hữu cơ, sản xuất chè an toàn và sản xuất chè truyền thống. - Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả của sản xuất chè hữu cơ và chè an toàn góp phần phát triển bền vững ngành chè Thái Nguyên theo hướng thân thiện với môi trường. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến quá trình sản xuất và kinh doanh chè hữu cơ, chè an toàn và chè truyền thống trên giống chè trung du tại các xã khu vực TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về nội dung Nghiên cứu vấn đề hiệu quả kinh tế của sản xuất chè hữu cơ, sản xuất chè an toàn và sản xuất chè truyền thống tại tỉnh Thái Nguyên. 3.2.2. Phạm vi về không gian Nghiên cứu tại địa bàn xã Tân Cương và xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên. 3.2.3. Phạm vi thời gian Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ 1/9/2010 đến 1/7/2011 với số liệu nghiên cứu của 5 năm 2005-2010.
  • 12. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài Kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho định hướng phát triển sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung theo hướng bền vững bảo vệ môi trường. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, đề tài có bố cục như sau: Chƣơng I: Tổng quan tài liệunghiêncứuvà phƣơng pháp nghiêncứu Chƣơng II: Kết quả nghiêncứu Chƣơng III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của sản xuất chè an toàn và sản xuất chè hữu cơ
  • 13. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Chƣơng I TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lýluận về sản xuất nông nghiệp: Hữu cơ, an toàn và truyền thống 1.1.1. Quan niệm về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và an toàn 1.1.1.1. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ Cho đến nay, đã có nhiều tài liệu đưa ra khái niệm về nông nghiệp hữu cơ. Về cơ bản, các tài liệu đều thống nhất rằng, khái niệm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái hay nông nghiệp sinh học là một. Hiện nay có thể hiểu khái niệm về nông nghiệp hữu cơ theo hai cách như sau: “Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm tăng cường và hỗ trợ gìn giữ bền vững hệ sinh thái, bao gồm các vòng tuần hoàn và chu kỳ sinh học trong đất. Nông nghiệp hữu cơ dựa trên cơ sở giảm thiểu tối đa các đầu tư từ bên ngoài nhằm làm giảm ô nhiễm không khí, đất và ô nhiễm nước, không sử dụng các chất tổng hợp như phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu hoá học. Những người sản xuất, chế biến và lưu thông các sản phẩm hữu cơ được gắn nhãn mác với các tiêu chuẩn của sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Mục đích chính của nông nghiệp hữu cơ là tối ưu hoá tính bền vững và sức sản xuất của các hệ thống sinh thái có quan hệ chặt chẽ phụ thuộc lẫn nhau như: Đất, cây trồng, động vật và con người” [14]. “Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống đồng bộ hướng tới việc thực hiện các quá trình sản xuất với kết quả là bảo đảm hệ sinh thái bền vững, an toàn thực phẩm, chất lượng tốt, đối xử công bằng và chăm sóc chu đáo cây trồng và vật nuôi; là hệ thống sản xuất không sử dụng các hóa chất nông nghiệp tổng hợp và các chất sinh trưởng phi hữu cơ, tạo điều kiện cho sự chuyển hoá khép kín trong hệ canh tác, chỉ được sử dụng các nguồn hiện có trong nông trại và các vật tư theo tiêu chuẩn của quy trình sản xuất” [2]. Nông nghiệp hữu cơ là một phương thức sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở sử dụng các chu trình sinh học có trong tự nhiên. Nói một cách khác, phương thức
  • 14. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một phương thức sản xuất mà trong đó các quá trình sản xuất đều tuân theo quy luật sinh học tự nhiên vốn có. Nông nghiệp hữu cơ không chỉ đơn thuần là “nền nông nghiệp không có chất hoá học”, mà nó còn hội tụ đầy đủ các khía cạnh sinh thái, xã hội và kinh tế bền vững. Vì vậy nó là một dạng sản xuất bền vững của nông nghiệp. Điều đó có nghĩa rằng, nông nghiệp hữu cơ là phương thức duy trì sự cân bằng sinh thái trong hệ thống canh tác và sử dụng nguồn tài nguyên vốn có theo cách bền vững với một sự chú ý đặc biệt về khía cạnh kinh tế - xã hội của sản xuất. Tái tạo chu trình dinh dưỡng, sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên sẵn có, đa dạng hoá là các khía cạnh quan trọng của nông nghiệp hữu cơ. Các đặc điểm kinh tế - xã hội như: an ninh lương thực, thương mại công bằng, tăng cường nguồn lực… cũng là những khía cạnh rất quan trọng của nông nghiệp hữu cơ. *Nông nghiệp hữu cơ có những đặc điểm riêng biệt sau [6]: - Hoạt động sản xuất nông nghiệp theo cách thức tự nhiên của hệ thống sinh thái. Con người, đất đai, cây trồng và vật nuôi là các mặt trong một thể thống nhất, nó như một thể hữu cơ. - Ý tưởng cơ bản của nông nghiệp hữu cơ là hoạt động kinh tế phải hài hoà với thiên nhiên. Vì nếu các hoạt động ấy nằm chệch hướng vận động của các quy luật tự nhiên thì sẽ tạo ra những hệ quả xấu và tất yếu phát triển sẽ không theo chiều hướng bền vững. - Sản xuất sẽ phát triển tốt trên cơ sở sử dụng và tăng cường độ phì nhiêu tự nhiên củađất cũng như làm tăng sức đề kháng của cây trồng và vật nuôi đối với sâu bệnh. - Chăn nuôi làmột hợp phần thích ứng quan trọng của nông nghiệp hữu cơ. - Hệ thống không bị ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lạ ngoài nông trại như: phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật. *Nông nghiệp hữu có có những ưu điểm cơ bản sau [6]: Phương thức sản xuất của nông nghiệp hữu cơ không gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Vì nông nghiệp hữu cơ không còn sử dụng phân bón vô cơ
  • 15. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 như: Đạm, kali, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng có nguồn gốc vô cơ, thức ăn chăn nuôi giàu chất kích thích… Sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ an toàn cho người sử dụng vì được sản xuất trong điều kiện gần với tự nhiên nên cây trồng và vật nuôi phát triển theo quy luật tự nhiên vốn có của nó, an toàn cho sức khỏe của cả người sản xuất và người sử dụng. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đa dạng, khai thác tối đa nguồn gen bản địa, sử dụng tối đa các yếutố kỹ thuật tự nhiên, sẽ làmcho cảnh quan đadạng, sinh động và đẹp hơn. *Những hạn chế của nông nghiệp hữu cơ Năng suất cây con giảm hơn so với nông nghiệp thâm canh. Khi bắt đầu chuyển từ nông nghiệp thâm canh sang nông nghiệp hữu cơ năng suất giảm từ 20 – 40%. Tuy nhiên, sau vài năm năng suất sẽ tăng dần nhưng cũng khó có thể đạt bằng của sản xuất nông nghiệp thâm canh [4] . Trong trồng trọt, nông nghiệp hữu cơ phụ thuộc rất lớn vào đất và thời tiết khí hậu. Vì cơ sở sinh trưởng của cây trồng trong nông nghiệp hữu cơ là đất, độ phì của đất sẽ quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Mặt khác, nông nghiệp hữu cơ gần với tự nhiên, nên sự thay đổi khí hậu không theo quy luật sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng [2]. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không triệt để trong phòng chống sâu bệnh và dịch bệnh. Vì nông nghiệp hữu cơ quan tâm đến phòng sâu bệnh, dịch bệnh là chính mà ít quan tâm đến trị bệnh. Vì thế có thể có một số loại sâu bệnh không thể trừ, trị được. Mẫu mã một số sảnphẩm có thể không đẹp như của nông nghiệp thâm canh [4] . 1.1.1.2. Quản lý dịch hại tổng hợp IPM Trong sản xuất chè, người trồng chè luôn mong muốn nương chè của mình phát triển tốt, ít sâu bệnh, năng suất cao, thu được nhiều lợi nhuận. Nhưng điều mong muốn chính đáng ấy không phải lúc nào cũng trở thành hiện thực. Ngoài sâu bệnh, cây chè còn chịu tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Thời tiết, đất đai, phân bón, các cây trồng xung quanh và kể cả sự tác động của con người thông qua biện pháp đốn hái, chăm sóc… các yếu tố có tác động qua lại lẫn nhau, tạo ra sự cân bằng ở một mức độ nhất định.
  • 16. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các nhà khoa học đã nghiên cứu, xây dựng một phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp cây trồng hay còn gọi là phương pháp IPM (Integrated Pest Management). Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây chè đã được triển khai và tập huấn cho hàng trăm lớp nông dân. Thông qua các tập huấn, người nông dân được học tập và trang bị các kiến thức tổng hợp về IPM. Trên cơ sở đó họ có thể tự áp dụng trên nương chè của mình, đồng thời giúp đỡ các nông dân khác biết và làm theo. Vậy thế nào là quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)? Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): Là việc áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, biện pháp sinh học và hoá học, giúp cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt, khoẻ, chống chịu tốt nhất với mọi yếu tố bất lợi của ngoại cảnh, cho năng suất cao; bảo vệ thiên địch và lợi dụng chúng khống chế các đối tượng dịch hại ở mức cân bằng không gây thiệt hại về kinh tế cho cây chè và bảo vệ môi trường. Trong sản xuất chè, các biện pháp IPM được nông dân ứng dụng rộng rãi trong việc cải tạo chè xuống cấp và sản xuất chè an toàn. Ngoài ra còn áp dụng cho sản xuất chè hữu cơ tại một số nương chè. Bốn nguyên tắc của IPM là: 1. Trồng cây khoẻ: Áp dụng đúng đắn quy trình kỹ thuật canh tác cây chè theo quy định của ngành chè, giúp cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt, khoẻ, chống chịu tốt nhất đối với mọi yếu tố bất lợi của ngoại cảnh, cho năng suất cao. Đây là biện pháp quan trọng nhất, xuyên suốt toàn bộ quá trình kiến thiết cơ bản, thời kỳ kinh doanh, cho đến khi chè già cỗi. 2. Bảo tồn thiên địch: Là bảo vệ các loài sinh vật có ích như: Nhện có ích, bọ rùa, kiến, chuồn chuồn, ếch, nhái… Thiên địch được bảo tồn sẽ phát triển, khống chế, tiêu diệt sâu hại không để cho phát triển thành dịch, giữ cho hệ sinh thái cân bằng. Đó là biện pháp bảo vệ cây trồng tiên tiến nhất, khoa học nhất, hiệu quả nhất. 3. Thăm đồng (nƣơng chè) thƣờng xuyên: Thực hiện kiểm tra nương chè hàng tuần, để nắm được diễn biến sâu bệnh, thiên địch, sinh trưởng, phát triển của cây, tình trạng của hệ sinh thái, chọn lựa biện pháp tác động kịp thời, hợp lý, có hiệu quả kinh tế nhất.
  • 17. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 1. Cấm sử dụng các loại phân bón tổng hợp vô cơ. 2. Cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. 3. Cấm sử dụng hoóc môn tổng hợp (thuốc kích thích). 4. Các thiết bị đã dùng trong canh tác truyền thống không được sử dụng trong canh tác hữu cơ. 5. Các thiết bị đã dùng trong canh tác truyền thống phải rửa sạch trước khi dùng. 6. Người nông dân phải ghi chép nguồn gốc của tất cả vật tư đầu vào. 7. Cấm sản xuất song song: Các loại cây trồng trong nương hữu cơ phải khác với nương canh tác truyền thống. 8. Phải có vùng đệm ngăn cách ít nhất là 2m. Nếu ruộng bên cạnh dung các thuốc bị cấm trong canh tác hữu cơ thì ruộng hữu cơ phải có vùng đệm để tránh xâm nhiễm 4. Nông dân là chuyên gia: Người nông dân hiểu và thực hiện tốt 3 nội dung công việc trên, chính họ là chuyên gia trên nương chè của mình và là chuyên gia của cộng đồng. Họ có khả năng vận động nông dân khác cùng làm theo. 1.1.2. Quan niệm về sản xuất chè an toàn, sản xuất chè hữu cơ và sản xuất chè truyền thống Thực phẩm an toàn là thực phẩm không chứa các tác nhân hoá học, sinh học hoặc vật lý quá giới hạn cho phép, không bị hư hỏng biến chất, không bị giảm chất lượng hoặc chất lượng kém, không gây hại cho người sử dụng. Trong sản xuất chè, hiện nay có nhiều thuật ngữ khái niệm để gọi các sản phẩm chè đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như: Chè an toàn, chè “sạch” hay chè hữu cơ. Mỗi loại có tiêu chuẩn và quy trình sản xuất khác nhau. 1.1.2.1. Khái niệm chè hữu cơ Chè hữu cơ là chè được sản xuất theo phương thức nông nghiệp hữu cơ. Sản phẩm được tạo ra bằng phương pháp quản lý và sản xuất đặc biệt trong đó không được phép sử dụng các hoá chất tổng hợp (kể cả thuốc trừ sâu, phân bón hoá học và chất kích thích sinh trưởng) và chú trọng đến việc bảo vệ môi trường. Các tiêu chuẩn và quy định để đảm bảo các sản phẩm chè được công nhận là chè hữu cơ được công ty Liên kết sinh thái (Ecolink) đưa ra như sau:
  • 18. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 các chất hoá học. 9. Phải trồng cây để ngăn cảnh sự ô nhiễm khi ruộng bên cạnh phun thuốc hoá học. Cây trồng ở vùng đệm bắt buộc phải khác với cây chè canh tác hữu cơ. Nếu có nguy cơ ô nhiễm từ nguồn nước thì phải có bờ đất hoặc mương rãnh để ngăn sự ô nhiễm chảy qua. 10. Ngăn cấm việc phá rừng nguyên sinh để canh tác chè hữu cơ. 11. Phải có giai đoạn chuyển đổi tối thiểu là 24 tháng từ khi bắt đầu sản xuất chè hữu cơ đến khi được công nhận. 12. Cấm sử dụng vật tư đầu vào chứa sản phẩm biến đổi gen. 13. Trong điều kiện cho phép, cần sử dụng hạt giống từ các nương chè truyền thống để trồng cho các nương chè hữu cơ. VD: Hạt chè được lấy ở các nương chè đã được cấp giấy chứng nhận hữu cơ. 14. Cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý hạt giống trước khi gieo. 15. Phân bón hữu cơ nên bao gồm nhiều loại nguyên liệu khác nhau như phân ủ, phân chuồng hoại mục, phân vi sinh và chất khoáng khác từ nguồn tự nhiên. 16. Cấm dùng phân bắc (phân người). 17. Chỉ sử dụng phân gia cầm khi chăn thả tự nhiên. 18. Phải có các biện pháp ngăn ngừa xói mòn đất bề mặt và tình trạng nhiễm mặn. 19. Dụng cụ vận chuyển, đựng chè phải sạch và mới. 20. Kho sử dụng chứa sản phẩm phải đảm bảo vệ sinh. 21. Có thể sử dụng thuốc trừ sâu sinh học đã được phép lưu hành. 22. Không được phép sử dụng các loại thuốc trừ sâu cấm sử dụng trong kho chứa nông sản. 23. Cấm đốt cành cây và rơm rạ, trừ trường hợp đối với kiểu di canh đất dốc. 24. Được phép sử dụng các chế phẩm thực vật đã phê chuẩn như: Các thuốc thảo mộc tự chế từ lá cơi, rễ xoan, tỏi, ớt…để phòng trừ sâu bệnh. 25. Các tiêu chuẩn được áp dụng trong suốt quá trình sản xuất, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
  • 19. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 1.1.2.2. Khái niệm chè an toàn Chè an toàn được hiểu là sản phẩm chè được tạo ra trong quá trình sản xuất thông thường nhưng được kiểm soát và đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm đạt các chỉ tiêu như: Chất lượng tốt, dư lượng hoá chất độc hại, hàm lượng kim loại nặng và các vi sinh vật gây hại trong sản phẩm thấp hơn ngưỡng cho phép. Ngày 18/4/2002 Bộ y tế đã ban hành quyết định về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm số 1329/2002/QĐ-BYT với 112 chỉ tiêu được kiểm tra thường xuyên, trong đó quy định 32 chỉ tiêu về cảm quan và thành phần vô cơ, 26 chỉ tiêu về hàm lượng các chất hữu cơ, 33 chỉ tiêu về hoá chất bảo vệ thực vật, 17 chỉ tiêu về khử trùng và sản phẩm phụ, 2 chỉ tiêu về mức độ nhiễm xạ, 2 chỉ tiêu sinh vật. Ngoài ra theo quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 4/4/1998 về tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực thực phẩm đã quy định hàm lượng kim loại nặng cho phép trong chè và các thực phẩm như sau (Bảng 1.1). Bảng 1.1. Tiêu chuẩn cho phép của hàm lƣợng kim loại nặng trong chè Tên thực phẩm Hàm lƣợng kim loại nặng cho phép (mg/kg) As Pb Cu Sn Zn Hg Cd Sb Chè 1 2 150 40 40 0.05 1 1 (Nguồn:Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ y tế, 2008) Chè an toàn được sản xuất theo chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Đó là chè được sản xuất theo phương pháp sử dụng hợp lý về phân bón, kết hợp các biện pháp làm cho cây khoẻ, năng suất cao, chống bệnh tốt, không dùng hoặc chỉ dùng thuốc bảo vệ thực vật khi thực sự cần thiết. Mọi biện pháp xử lý trên nương chè đều dựa trên cơ sở điều tra phân tích hệ sinh thái cây chè, với mục tiêu an toàn cho con người, an toàn cho động vật và môi trường sinh thái. Sản xuất chè an toàn luôn tuân theo 4 nguyên tắc của chương trình IPM: Đảm bảo cây luôn khoẻ; thăm nương đồi thường xuyên; bảo vệ thiên địch và nông dân trở thành chuyên gia.
  • 20. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 1.1.2.3. Khái niệm chè truyền thống (Sản xuất chè thông thường) Chè truyền thống là chè được chăm sóc theo kinh nghiệm truyền thống của người trồng chè, không áp đặt các hạn chế trong việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học nhằm đạt năng suất và sản lượng cao. Nói cách khác là sản xuất chè không áp dụng quy định của sản xuất chè hữu cơ hoặc sản xuất chè an toàn. 1.1.3. Ý nghĩa của sản xuất chè hữu cơ và sản xuất chè an toàn Hiện nay diện tích chè trên thế giới khoảng 2,55 triệu ha. Ấn Độ là nước sản xuất chè lớn nhất đạt 870.000 tấn/năm, nước sản xuất thứ hai là Trung Quốc với 685.000 tấn/năm. Srilanka tiếp tục tăng sản lượng đạt mức kỷ lục trong vài năm trở lại đây (320 tấn/năm, năm 2002). Kenya đứng thứ tư với mức sản lượng 290.000 tấn, Indonexia là 121.000 tấn, như vậy sản lượng chè thế giới đã đạt mức kỷ lục trong những năm gần đây, khoảng 3 triệu tấn/ năm [3]. Theo báo cáo của FAO, trong 20 năm gần đây sản xuất chè trên thế giới có xu hướng tăng, sản lượng chè tăng 65% (từ 1,79 triệu tấn năm 1978 lên tới gần 3 triệu tấn năm 1998), phần lớn các nước sản xuất chè đều tăng sản lượng. Một trong những nước sản xuất chè lớn nhất là Trung Quốc tăng gấp đôi sản lượng, Kenya tăng gấp 3, Ấn Độ, Srilanka là những nước sản xuất chè giàu kinh nghiệm. Các nước xuất khẩu chè cạnh tranh gay gắt với nhau, cộng thêm sự cạnh tranh truyền thống giữa chè và cà phê cùng các đồ uống khác làm cho thị trường xuất khẩu chè thế giới có nhiều biến động. Trong 20 năm thị phần xuất khẩu chè của Châu Á từ 72% đã giảm xuống còn 64% vào năm 1998. Trong khi đó, Châu Phi tăng từ 22% lên 33% cùng thời gian. Theo ước tính của FAO, xuất khẩu chè thế giới tăng gần 2% trong thập niên qua, đây là mức tăng chậm trong các loại đồ uống [3]. Trong thời gian gần đây, những nghiên cứu của thế giới về lợi ích của uống chè đối với sức khoẻ, cộng với sự quảng cáo mạnh mẽ của FAO về tầm quan trọng của chè đối với sức khoẻ con người, đã đặt ra một cái nhìn mới đối với sản xuất chè trên toàn cầu. Ở các nước phát triển, những nước mà vấn đề sức khoẻ được đặt lên
  • 21. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 hàng đầu người dân chuyển sang dùng chè ngày càng nhiều hơn theo xu hướng uống chè phục vụ tăng cường sức khoẻ của con người. Trước tình hình trên, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ có chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và môi trường từ đó tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường chè thế giới. Mặt khác, trước xu thế phát triển sản phẩm chè hữu cơ trên thế giới, ngay từ những năm 20 của thế kỷ trước, các nước phát triển phương Tây nhận thức được tầm quan trọng của nông nghiệp hữu cơ. Đến đầu thập niên 70, các nước Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Nam Phi,… bắt đầu xây dựng Liên đoàn các phong trào nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM), đến nay đã có trên 100 nước và trên 1000 tổ chức tham gia IFOAM. Từ đó IFOAM đã lập ra các tiêu chuẩn cơ bản cho nông nghiệp hữu cơ và chế biến. Các tiêu chuẩn này cơ bản phản ánh tình trạng sản xuất nông sản hữu cơ và thực hiện các phương pháp chế biến trong phong trào nông nghiệp hữu cơ. Đây là một sự đóng góp vào phong trào canh tác hữu cơ trên thế giới. 1.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và trong nƣớc 1.2.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới Người ta cho rằng xuất xứ của nông nghiệp hữu cơ là ở Châu Âu từ một trang trại vào năm 1924. Nhưng thực chất, nông nghiệp hữu cơ phát triển mạnh từ những năm 80 của thế kỷ trước. Cho đến nay phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã có mặt ở 141 nước trên thế giới và tất cả các châu lục [15]. Tổng diện tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ toàn thế giới năm 2009 là hơn 32 triệu ha với tổng số nông hộ là hơn 1,2 triệu hộ (bảng 1.2).
  • 22. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 Châu Úc 35.00% Mĩ Latinh 23.00% Châu Âu 23.00% Bắc Mĩ 7.00% Châu Á 9.00% Châu Phi 3.00% Bảng: 1.2: Diện tích và số nông hộ sản xuất hữu cơ của một số nƣớc trên thế giới năm 2009 Tên châu lục Diện tích (ha) Tỷ lệ so với tổng DT đất nông nghiệp (%) Số nông hộ (hộ) Toàn thế giới 32.092.149 0.78 1.216.164 Châu Phi 875.370 2.61 529.987 Châu Á 2.900.068 0.56 234.565 Châu Âu 7.627.915 1.02 209.980 Mĩ La Tinh 6.380.996 1.87 222.135 Bắc Mỹ 2.197.042 0.21 12.275 Châu Úc 12.110.758 0.10 7.222 (Nguồn: Organic Agriculture at FAO – Country profiles anh Statistics,2009) Đất nông nghiệp hữu cơ được phân bố ra ở các châu lục rất khác nhau, phần lớn tập trung ở Châu Úc, Châu Mĩ Latinh và Châu Âu (Đồ thị 1.1). 3% 9% 7% 23% 23% 35% Đồ thị 1.1: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ các châu lục năm 2008 (Nguồn: IFOAM FiBL/Survey 2010)
  • 23. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 19% 1% Châu Úc 1.00% Mĩ Latinh 19.00% Châu Âu 16.00% Bắc Mĩ 1.00% Châu Á 29.00% Châu Phi 34.00% Điều đáng lưu ý là tỷ lệ nông hộ sản xuất hữu cơ rất khác nhau ở các châu lục, các châu lục có tỷ lệ này cao là châu Á và châu Phi (Đồ thị 1.2). 1% 34% 16% 29% Đồ thị 1.2: Tổng nông hộ sản xuất hữu cơ ở các châu lục năm 2008 (Nguồn: IFOAM FiBL/Survey 2010) Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tổ chức, hiệp hội về nông nghiệp hữu cơ. Tổ chức mang tính chất bao trùm trên cả là Liên đoàn các phong trào nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAM (International Federation of Organic Agriculture Movements). Trụ sở của IFOAM đóng tại Born (Đức) và các đại diện ở hầu hết các châu lục. IFOAM và các tổ chức nông nghiệp hữu cơ trên thế giới là nơi bảo hành thương hiệu các sản phẩm hữu cơ của các thành viên trong hiệp hội và đã ra các quy định về tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ. Xu hướng phát triển của nông nghiệp hữu cơ trên thế giới: Có thể nói ngày càng nhiều quốc gia quan tâm đến phương thức này. Tại các nước có phong trào này sớm, ngày càng nhiều các nông hộ tham gia vào các hiệp hội sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Một số nước đang phát triển, mặc dù hiện nay mới sản xuất tạm đủ lương thực, thực phẩm nhưng cũng đã xuất hiện các nông hộ bắt đầu tham gia phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tốc độ phát triển nông nghiệp hữu cơ mạnh mẽ nhất là từ năm 2000 đến nay. Như vậy, cho thấy khi chúng ta bắt đầu đủ
  • 24. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 ăn thì nhu cầu sức khoẻ mới thể hiện rõ hơn, người ta cần lương thực, thực phẩm an toàn hơn. Chính do nhu cầu ngày càng tăng của con người đã tác động tích cực đến xu hướng phát triển đi lên của nông nghiệp hữu cơ hiện nay và tương lai. 1.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam Việt Nam là một trong những nước mới bắt đầu áp dụng phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Thực ra lúc đầu chỉ là một số hình thức mang tên là “nông nghiệp sạch”, nhưng chưa thực sự đúng với phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Ví dụ như một số hình thức sản xuất rau sạch, gà sạch, lợn sạch…. Xuất xứ của sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam chủ yếu lúc đầu là chúng ta tìm kiếm cơ hội để khai thác thị trường xuất khẩu nông sản. Trước yêu cầu khắt khe về chất lượng nông sản xuất khẩu, đã xuất hiện các chương trình sản xuất mà lúc đầu chúng ta thường dùng từ “sạch” để gọi tên nó. Về sau các chương trình này phát triển đã ảnh hưởng rõ đến nhận thức của mọi người, nhất là các dân cư sống ở thành phố lớn. Trước nhu cầu của thị trường trong, ngoài nước và xu thế chung của toàn cầu, nông nghiệp hữu cơ đã từng bước phát triển ở nước ta. Đến năm 2009, Việt Nam đã có 12.102 ha đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ [15]. Hiện nay nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam mới chỉ có ở sản xuất rau, chè, gà và lợn sữa… Trước mắt, nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam đang có những thách thức cần được xem xét: - Nông nghiệp hữu cơ chưa trở thành phong trào vì chưa có cơ chế chính sách của nhà nước cho nó. Mặt khác, nhu cầu về lương thực, thực phẩm an toàn chưa phải là cần thiết đối với mọi người dân, nhất là ở vùng sâu vùng xa của Việt Nam. - Nông nghiệp hữu cơ mới chỉ tập trung ở một số chương trình hợp tác với nước ngoài là chủ yếu, mà chưa thành một phương thức chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp.
  • 25. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 - Chưa có hoặc có ít tiêu chuẩn quốc gia cũng như giấy chứng nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của nhà nước, mà chủ yếu là sử dụng tiêu chuẩn và giấy chứng nhận của đối tác nước ngoài [8]. 1.3. Tình hình sản xuất chè trên thế giới và trong nƣớc 1.3.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới Tổng sản lượng chè khô thế giới năm 2009 đạt gần 1.275,5 triệu kg [12]. Hiện nay có 39 nước trồng và chế biến chè nằm ở khắp các châu lục. Những nước có sản lượng chè lớn trên thế giới là Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanca, Kênya. Việt Nam hiện đứng hàng thứ 8 về diện tích, thứ 5 về xuất khẩu trong số các nước sản xuất chè. Châu Âu, Trung Cận Đông là những nơi tiêu thụ chè nhiều nhất thế giới, nhưng lại sản xuất rất ít vì điều kiện khí hậu, đất đai không thích hợp với việc trồng chè. Những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và sự tuyên truyền, quảng cáo của FAO về lợi ích của việc uống chè đối với sức khoẻ, đã đặt ra một cách nhìn mới đối với chè trên toàn thế giới nhất là ở các nước phát triển. Vì thế nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm chè an toàn, chè hữu cơ có chất lượng ngày càng cao. Chè hữu cơ xuất hiện đầu tiên tại thị trường Anh năm 1989 với những nhãn hiệu “Natureland” nhu cầu chè hữu cơ mỗi năm tăng 25% và dự đoán là tăng 50% tổng sản lượng chè thế giới vào đầu thế kỷ 21. Hiện nay sản lượng chè hữu cơ trên thế giới khoảng trên 6800 tấn khô, được tiêu thụ chủ yếu ở các thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU và một số nước phát triển khác với giá bán cao hơn các loại chè thường từ 2 – 4 lần. Các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Srilanka, Trung Quốc…là những nước đang tích cực phát triển chè hữu cơ [8]. Tại Ấn Độ công ty Bombay Burmah đã nghiên cứu sản xuất chè hữu cơ từ năm 1988 tại đồn điền Oothu, trong quá trình canh tác không dùng bất cứ loại phân hoá học, thuốc trừ sâu, trừ cỏ và chất kích thích nào. Tại Nhật Bản chè được trồng tại các vùng núi cao như: Kanaguwa, Shiga, Migazaki, Shizuoka. Nhật Bản sản xuất chè an toàn dựa trên sự đồng bộ về các giải pháp kỹ thuật như: Cơ giới hoá, giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thu hoạch và bảo
  • 26. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 quản chế biến nhằm giảm thiểu dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng trong sản phẩm chè. Tại Srilanka mỗi năm sản xuất trên 200 tấn chè hữu cơ. Tại Trung Quốc từ những năm thập kỷ 90 đã bắt đầu chuyển đổi sang sản xuất chè hữu cơ, đến nay đã có trên 7000 ha tập trung ở Triết Giang, Giang Tây, An Huy, Hổ Bắc… với tổng sản lượng trên 4000 tấn xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu. Nhằm khuyến khích sản xuất, xuất khẩu chè hữu cơ, chính phủ Trung Quốc đã ban hành pháp lệnh về tiêu chuẩn chè hữu cơ và có những chính sách khuyến khích như: Hỗ trợ vay vốn, bù giá những năm đầu, giảm thuế… Trung Quốc đã xây dựng một số tiêu chuẩn kim loại nặng, dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm chè và trong đất như sau (Bảng 1.3). Bảng 1.3: Tiêu chuẩn cho phép trong sản phẩm chè và đất chè của Trung Quốc Tên kim loại nặng và thuốc trừ sâu Tiêu chuẩn trong sản phẩm chè (Mg/kg) Tiêu chuẩn trong đất chè (Mg/kg) Cu < 30 < 50 Pb < 2 < 35 Cd - < 0,2 Hg - < 0,15 As - < 15 Cr - < 90 Thuốc trừ sâu Không có Không có (Nguồn: Công ty Liên kết Sinh thái Việt Nam-Ecolink, 2005) Các nước nhập khẩu chè ngoài việc xem xét dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm chè còn đặc biệt coi trọng hàm lượng chì cho phép, tuỳ theo mỗi quốc gia mà hàm lượng này có thể giao động từ 2 – 20 mg/kg sản phẩm. Để xây dựng vùng chè hữu cơ, chè an toàn các nước trên rất coi trọng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm bắt đầu từ nước, không khí, hàm lượng kim loại nặng trong đất, trong sản phẩm chè….Từ đó chú trọng thành lập các nhà máy chuyên sản
  • 27. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 xuất phân bón, thuốc trừ sâu sinh học… phục vụ sản xuất chè hữu cơ. Thành lập các cơ quan nghiên cứu chè hữu cơ, các cơ quan quản lý, thanh tra công nhận chè hữu cơ có tính quốc gia [8]. 1.3.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam Với hơn 125.000 ha chè, sản lượng khoảng 140.000 tấn, hiện sản phẩm chè Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu “Cheviet” đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực. Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và xuất khẩu chè, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Kenya. Hiện nay nước ta có hơn 150 đầu mối xuất khẩu chè, chè Việt Nam hiện đã xâm nhập vào thị trường của khoảng 60 quốc gia, trong đó chủ yếu là Irắc, Pakistan và Đài Loan ngoài ra còn có các thị trường Nga, Mỹ, Nhật Bản… các nhà kinh tế đã dự báo thị trường chè thế giới đã dần bão hoà, nên các nhà sản xuất kinh doanh phải đẩy mạnh công tác thương mại, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, nhất là thị trường chè xanh và chè đặc sản, chè ướp hương để có cơ cấu chè hợp lý đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đến nay cả nước có khoảng 635 doanh nghiệp kinh doanh chế biến chè với quy mô lớn, vừa và nhỏ, hàng năm thu hút khoảng 2 triệu lao động tham gia vào các lĩnh vực sản xuất chè, chế biến – thương mại và dịch vụ. Có hàng vạn hộ tham gia sản xuất chế biến chè với sản lượng trên 100 tấn chè búp khô và xuất khẩu được 74.812 tấn. Trong đó, hơn 70% sản lượng là sản phẩm chè đen. Diện tích trồng chè đạt 108.000 ha. Tuy nhiên, sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều điểm yếu như: Chất lượng chưa cao, còn có nhiều hạn chế, dư lượng hoá học có trong sản phẩm và chưa có uy tín trên thị trường thế giới. Giá bán chè tươi của Việt Nam bình quân chỉ đạt 1 – 1,2 USD/kg, trong đó giá bán chè bình quân các nước khác là từ 1,4 – 1,8 USD/kg [8]. Vì vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm lượng hóa chất tồn dư, tăng giá trị hàng hoá là vấn đề cấp bách của ngành chè Việt Nam và của người nông dân trồng chè.
  • 28. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 Để khắc phục tình trạng trên Bộ NN&PTNT đã đưa ra mục tiêu xây dựng các mô hình nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm nông nghiệp an toàn trong đó có chè. Từ mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất công nghệ cao để nâng cao năng suất chất lượng, tăng sức cạnh tranh xuất khẩu nông sản, đảm bảo an toàn thực phẩm. Nghiên cứu ứng dụng hoàn thiện quy trình kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực để chuyển giao công nghệ, xây dựng chính sách công nghệ cao, lựa chọn và nhân rộng các giống chè mới có giá trị kinh tế cao và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Dựa trên các hướng dẫn của tổ chức IFOAM (Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ quốc tế) Bộ đã soạn thảo tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong đó đề cập đến nhiều vấn đề như phạm vi, tiêu chuẩn, các yêu cầu về sản xuất như quản lý đất đai, các sản phẩm từ cây trồng, các yêu cầu về chế biến, đóng gói, lưu kho, vận chuyển; Hệ thống thanh tra và cấp giấy chứng nhận, nhãn hiệu hàng hoá và khẳng định chất lượng…Đây là những nguyên tắc cơ bản để vận dụng cho sản xuất chè hữu cơ. Trong thời gian qua ở Việt Nam đã thực hiện một số dự án nhỏ về sản xuất chè hữu cơ do một số tổ chức nước ngoài tham gia và tài trợ như: Tổ chức CIDSE, đại học IGCI (Niu Di Lân). Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã phối hợp với đại học Waikato (Niu Di Lân)) và Hiệp hội chè Việt Nam tiến hành nghiên cứu hệ thống sản xuất chè hữu cơ ở tỉnh Thái Nguyên cho một số hộ nông dân trồng chè vùng Tân Cương và Sông Cầu có đủ năng lực sản xuất chè sạch, chè hữu cơ đảm bảo nhu cầu thị trường. Tại Tức Tranh – Phú Lương, Hội làm vườn Việt Nam đã xây dựng mô hình sản xuất chè hữu cơ nhưng thiếu các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp nên nương chè sâu bệnh hại nặng, giảm năng suất gần 50%, chất lượng không cao, tiêu dùng khó khăn lên không thể mở rộng được diện tích. Tại Phú Thọ tổ chức CIDSE phối hợp với chi cục BVTV tỉnh và viện nghiên cứu chè Việt Nam tiến hành chương trình các vùng chè sạch với quy mô 38 xã thuộc 6 huyện của tỉnh. Nội dung chủ yếu là hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho nông dân,
  • 29. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 hỗ trợ vật tư, phân vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học và bao tiêu sản phẩm. Nhìn chung còn nhiều hạn chế trong quá trình sản xuất chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Tại Tuyên Quang, viện nghiên cứu chè Việt Nam đã phối hợp với công ty chè Mỹ Lâm xây dựng mô hình 5 ha theo hướng không phun thuốc sâu, tăng bón phân hữu cơ và hỗn hợp, không bón phân hoá học. Tuy vậy mô hình hiện nay vẫn chưa giải quyết được những vấn đề khoa học công nghệ có tính hệ thống trong sản xuất chè, sâu bệnh phá hại nặng nhất là bọ xít muỗi, năng suất cây chè giảm đáng kể, thị trường không ổn định. Hiện nay chè hữu cơ Việt Nam mới chỉ giới hạn bởi nhóm trồng chè Shan vùng đồng bào dân tộc có thói quen thu hái tự nhiên không sử dụng thuốc và phân bón hoá học. Một số tổ chức phi chính phủ đã tiến hành đầu tư thiết bị chế biến chè quy mô nhỏ, ký hợp đồng với nông dân bao tiêu sản phẩm trên cơ sở các hộ nông dân cam kết thực hiện các yêu cầu của tổ chức chứng nhận hữu cơ như: tổ chức SKAL của Hà Lan cùng với sự tư vấn kỹ thuật của cán bộ khoa học, các chuyên gia về chè trong nước. Mô hình này đang được triển khai tại Yên Trấn – Yên Bái. Mỗi năm sản xuất và tiêu thụ xuất khẩu trực tiếp từ 20 – 30 tấn sản phẩm [8]. 1.4. Cơ sở lýluận về hiệu quả sản xuất 1.4.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất của các hoạt động kinh tế, quá trình tăng cường và sử dụng những nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế là đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội, nó được xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng của xã hội loài người. Yêu cầu của công tác quản lý kinh tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế do đó xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế. Xuất phát từ các giác độ xem xét, các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. * Quan điểm thứ nhất: Trước đây người ta coi hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế. Ngày nay, quan điểm này không còn phù hợp, bởi vì
  • 30. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 nếu cùng một kết quả sản xuất nhưng hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này chúng có cùng một hiệu quả. * Quan điểm thứ hai: Hiệu quả đạt được xác định bằng nhịp độ tăng trưởng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân, hiệu quả sẽ cao khi nhịp độ tăng của các chỉ tiêu đó cao. Nhưng nếu chi phí hoặc nguồn lực tăng nhanh thì sao? Hơn nữa, điều kiện sản xuất mỗi năm một khác, các yếu tố bên trong và bên ngoài của nền kinh tế có những ảnh hưởng cũng khác nhau. Do đó quan điểm nàythực sự chưa thoả đáng. * Quan điểm thứ ba: Hiệu quả là mức độ hữu ích của sản phẩm được sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng chứ không phải là giá trị. * Quan điểm thứ tư: Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội, của nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá mà không cắt sản lượng một loại hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó. Giới hạn khả năng sản xuất được đặc trưng bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân tiềm năng (Potential Gross National Product ) là tổng sản phẩm quốc dân cao nhất có thể đạt được, đó là mức sản lượng tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tỷ lệ giữa tổng sản phẩm quốc dân thực tế và tổng sản phẩm quốc dân tiềm năng là chỉ tiêu hiệu quả. Chỉ tiêu chênh lệch tuyệt đối giữa sản lượng tiềm năng và sản lượng thực tế là phần sản lượng tiềm năng mà xã hội không sử dụng được (phần lãng phí). Tuy nhiên khái niệm tiềm năng phụ thuộc vào lao động tiềm năng. Lao động tiềm năng là lao động ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Sản lượng tiềm năng cũng phải ứng với tỷ lệ huy động tài sản cố định nào đó mới hợp lý. Như vậy, có rất nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế do đó việc xác định khái niệm hiệu quả kinh tế cần phải xuất phát từ quan điểm triết học Mác xít và những luận điểm của lý thuyết hệ thống để có cách nhìn nhận và đánh giá đúng đắn. Một là: Theo quan điểm triết học Mác xít thì bản chất hiệu quả kinh tế là sự thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian, biểu hiện trình độ sử dụng
  • 31. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt, tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều quan tâm đến quy luật này, nó quy định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tao điều kiện phát minh, phát triển xã hội và nâng cao đời sống của con người qua mọi thời đại. Hai là: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sảnxuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xẫhội. Việc bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội, đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu con người là những yếu tố khách quan phản ánh mối liện hệ nhất định của con người đối với môi trường bên ngoài, đó là quá trình trao đổi vật chất, năng lượng giữa xã hội và môi trường. Ba là: Hiệu quả kinh tế không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế hoạch, hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn nhất thu được với một chi phí nhất định hoặc một kết quả nhất định với chi phí là nhỏ nhất. Trong phân tích kinh tế, hiệu quả kinh tế được phản ánh thông qua hệ thống các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đặc trưng. Nó được xác định bằng các tỷ lệ so sánh giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống sản xuất xã hội, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực và việc tạo ra lợi ích nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội. Từ những quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nói trên ta thấy rằng hiệu quả là một phạm trù trọng tâm rất cơ bản của hiệu quả kinh tế và quản lý. Hơn nữa việc xác định hiệu quả rất khó khăn về cả lý luận và thực tiễn. Bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, đó là đáp ứng ngày càng cao về đời sống vật chất và tinh thần của con người. Muốn vậy sản xuất phải luôn luôn phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Quan điểm về hiệu quả kinh tế trong điều kiện hiện nay là thoả mãn vấn đề tiết kiệm thời gian, nguyên liệu trong sản xuất, mang lại lợi ích cho xã hội loài người và bảo vệ môi trường sinh thái. Chính vì vậy hiệu quả của một quá trình nào
  • 32. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 đó cần được đánh giá trên cả ba khía cạnh: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường sinh thái. 1.4.2. Phân loại hiệu quả kinh tế Mọi hoạt động sản xuất của con người và quá trình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đều có mục đích chủ yếu là hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, kết quả của các hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà đồng thời còn tạo ra nhiều kết qua có liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của con người. Những kết quả đạt được đó là: nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết công ăn việc làm, góp phần ổn định chính trị xã hội, trật tự an ninh, xây dựng xã hội tiên tiến, cải tạo môi trường sinh thái, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân tức là đạt hiệu quả về mặt xã hội. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp ngoài những hiệu quả về kinh tế xã hội, còn có hiệu quả lớn về môi trường mà các ngành kinh tế khác không thể có. Cũng có thể mọi hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cho một cá nhân, một đơn vị, nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội thì nó ảnh hưởng xấu đến lợi ích và hiệu quả chung. Vì vậy khi đánh giá hiệu quả cần phân loại chúng để có kết luận chính xác. Căn cứ theo nội dung và bản chất có thể phân thành 3 phạm trù: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Ba phạm trù này tuy khác nhau về nội dung nhưng lại có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Khi xác định hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế thường ít nhấn mạng quan hệ so sánh tương đối mà chỉ quan tâm đến quan hệ so sánh tuyệt đối và chưa xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối. - Hiệu quả kinh tế được thể hiện ở mức đặc trưng quan hệ so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Một giải pháp kỹ thuật quản lý có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tương đối giữa các kết quả đem lại và chi phí bỏ ra. Khi xác định hiệu quả kinh tế phải xem xét đầy đủ mối quan hệ
  • 33. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 chặt chẽ giữa các đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối. Hiệu quả kinh tế ở đây được biểu hiện bằng tổng giá trị sản phẩm, tổng thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, mối quan hệ đầu vào và đầu ra. - Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh về mặt xã hội như: Tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập ổn định và tạo ra sự công bằng xã hội trong cộng đồng dân cư, cải thiện đời sống nông thôn…. - Hiệu quả môi trường, đây là hiệu quả mang tính chất lâu dài, vừa đảm bảo lơi ích trước mắt, vừa đảm bảo lợi ích lâu dài, nó gắn chặt chẽ với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên – nước và môi trường sinh thái. Có thể nói hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm có vai trò quyết định nhất và nó được đánh giá một cách đầy đủ nhất là khi kết hợp với hiệu quả kinh tế xã hội. Để làm rõ phạm trù hiệu quả kinh tế, ta có thể phân loại chúng theo các tiêu thức nhất định từ đó thấy rõ đươc nội dung nghiên cứu của các loại hiệu quả kinh tế. Xét trong phạm vi và đối tượng các hoạt động kinh tế, có thể phân chia phạm trù hiệu quả kinh tế thành: - Hiệu quả kinh tế theo ngành là hiệu quả kinh tế tính riêng cho từng ngành sản xuất vật chất như: Công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ … trong từng ngành lớn có lúc phải phân bố hiệu quả kinh tế cho những ngành hẹp hơn. - Hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả kinh tế tính chung cho toàn bộ nền sản xuất xã hội. - Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp là xem xét cho từng doanh nghiệp, vì mỗi doanh nghiệp hoạt động theo từng mục đích riêng và lấy lợi nhuận là mục tiêu cao nhất. Chính vì thế mà nhà nước có các chính sách liên kết vĩ mô với doanh nghiệp. - Hiệu quả kinh tế khu vực sản xuất: vật chất, phi vật chât và sản xuất dịch vụ. Căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất và phương hướng tác động vào sản xuất thì có thể phân chia hiệu quả kinh tế thành: - Hiệu quả sử dụng vốn. - Hiệu quả sử dụng lao động. - Hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.
  • 34. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 - Hiệu quả sử dụng đất đai, năng lượng… - Hiệu quả áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.5.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết - Phương thức sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ có hiệu quả như thế nào trong quá trình sản xuất thực tế tại các hộ gia đình? - Phương thức sản xuất chè nào mang lại hiệu quả sản xuất trong 3 phương thức sản xuất chè nói trên? - Để tăng hiệu quả của sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ cần có những giải pháp nào? 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu 1.5.2.1. Lựa chọn địa điểm nghiên cứu Thái Nguyên là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất trong các tỉnh miền núi phía Bắc với trên 16.000 ha, năng suất bình quân 80 tạ chè búp tươi trên ha [10]. Đất Thái Nguyên có điều kiện cho cây chè phát triển và nó thực sự trở thành một sản phẩm mang tính đặc thù của quê hương. Khác với các vùng đất trồng chè khác, chè Thái Nguyên đã trở thành một “thương hiệu” nổi tiếng được người tiêu dùng đánh giá cao. Đất Thái Nguyên, đặc biệt là vùng chè đặc sản Tân Cương được coi là một trong những vùng cung cấp những loại chè ngon nổi tiếng. Vào những năm 1997 – 2003, Thái Nguyên là một trong những tỉnh được Viện Nghiên cứu Chè và công ty Chè Mỹ Lâm lựa chọn để xây dựng mô hình chè an toàn. Hiện nay, Viện Nghiên cứu Chè phối hợp với Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã và đang nghiên cứu mô hình đồng bộ áp dụng phân hữu cơ vi sinh, phân ủ thay thế phân hóa học và thuốc trừ sâu sinh học giữ vững sản lượng, tạo sản phẩm chè an toàn. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã phối hợp với tổ chức IGCI Niu Di Lân và Tổng công ty Chè Việt Nam giúp một số hộ trồng chè vùng Tân Cương, Phúc Xuân (thuộc thành phố Thái Nguyên); Minh Lập; Sông Cầu (thuộc huyện Đồng Hỷ) sản xuất chè sạch và chè hữu cơ. Tuy nhiên, sau một thời gian sản xuất không có hiệu quả, các hộ sản xuất chè hữu cơ tại huyện Đồng Hỷ đã quay trở lại sản xuất theo
  • 35. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 pxi x 2 phương thức truyền thống. Vì vậy, thành phố Thái Nguyên được lựa chọn là địa điểm nghiên cứu. Các hộ đại diện cho phương thức sản xuất chè hữu cơ, chè an toàn và chè truyền thống được lựa chọn từ nhóm các hộ sản xuất chè tại xã Tân Cương và xã Phúc Xuân. Tân Cương là nơi có điều kiện địa lý thuận lợi cho việc sản xuất chè và cũng là vùng có chất lượng chè ngon nhất Việt Nam. Xã có 1.173 hộ trồng chè [10], trong đó có 21 hộ tham gia vào câu lạc bộ chè hữu cơ [7]. Xã Phúc Xuâncó 1.046 hộ trồng chè, trong đó 43 hộ tham gia vào hợp tác xã chè an toàn Thanh Hương [10]. 1.5.2.2. Xác định cỡ mẫu Trong quá trình nghiên cứu các vấn đề kinh tế-xã hội, việc chọn mẫu đại diện và đủ lớn là rất quan trọng. Những nhân tố cần được xem xét để xác định được cỡ mẫu chính xác cho một cuộc nghiên cứu như : Độ chính xác, chất lượng của số liệu, chi phí và thời gian cho việc thu thập số liệu….Để có được một kết quả có cơ sở thống kê và tránh những sai sót đáng tiếc trong quá trình chọn mẫu, Johnson (1980) và Yamane(1967) đã đưa ra công tính toán cỡ mẫu như sau: z/ 2 2 n     Trong đó: (1) n: Cỡ mẫu, : Mức ý nghĩa z: Giá trị z hai đuôi ứng với mức xác suất tương ứng :Độ lệch chuẩn, E: Mức độ chính xác tuyệt đối cần thiết Khi nghiên cứu theo phương thức lấy mẫu thì độ lệch chuẩn được ước lượng theo công thức sau:  (2) Trong đó : p là tỷ lệ của các loại hình sản xuất chè trong mẫu điều tra thử
  • 36. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 Do các nghiên cứu thuộc lĩnh vực nông nghiệp thường sử dụng khoảng tin cậy là 95% nên nghiên cứu này cũng sử dụng mức độ tin cậy đó. 1.5.2.3. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu thứ cấp : Thông qua các nguồn tài liệu : sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo tổng kết của tỉnh; ngành; các cơ quan và các công trình nghiên cứu có liên quan. - Thu thập số liệu sơ cấp : Để có số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu, tôi tiến hành điều tra tại các hộ nông dân. Các hộ được phỏng vấn theo mẫu câu hỏi sẵn, được lập thành phiếu điều tra nhằm thu thập những thông tin ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất chè trên địa bàn. 1.5.2.4. Mô hình lý thuyết sử dụng trong phân tích Hàm Cobb-douglas được sử dụng với mô hình tổng quát như sau: b1 b2 bn Trong đó: Y là biến phụ thuộc; Y=aX1 X2 …. Xn a là hệ số hồi qui của mô hình; b1, b2..., bn làhệ số co dãn của biến phụ thuộc đối với các biến độc lập, các hệ số này được ước lượng bằng phương pháp hồi qui; X1, ... Xn là các biến độc lập của mô hình. 1.5.2.5. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm STATA 9 và EXCEL 2003. 1.5.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Do tính phức tạp của vấn đề hiệu quả trong nông nghiệp, nên khi đánh giá hiệu quả kinh tế của mọi hiện tượng kinh tế, quá trình sản xuất kinh doanh thì đòi hỏi phải có hệ thống chỉ tiêu. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được các nhu cầu sau: - Đảm bảo tính thống nhất về nội dung với hệ thống chỉ tiêu kinh tế của nền kinh tế quốc dân với ngành nông nghiệp. - Đảm bảo tính toàn diện và hệ thống.
  • 37. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 - Đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và tính khả thi. - Phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp ở nước ta, đồng thời phải có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ kinh tế đối ngoại, nhất là các sản phẩm có khẳ năng xuất khẩu. - Kích thích được sản xuất phát triển và tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế bắt nguồn từ bản chất hiệu quả. Đó là mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra hay giữa chí phí và kết quả thu được từ chi phí đó, có thể thể hiện chỉ tiêu hiệu quả sau Công thức 1: Trong đó: H: Hiệu quả H  Q C Q: Kết quả thu được C: Chi phí bỏ ra Công thức này phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất. Từ công thức chung này ta có thể tính đươc các chỉ tiêu tỷ suất như: tỷ suất giá trị sản xuất tính theo chi phí, chi phí trung gian hay một chi phí yếu tố đầu vào cụ thể nào đó. Công thức 2: Trong đó: H: Hiệu quả Q: Kết quả thu được C: Chi phí bỏ ra H= Q – C Chỉ tiêu này tính toán cho toàn bộ quá trình sản xuất thì được tổng hiệu quả kinh tế, chẳng hạn tổng giá trị tăng, tổng thu nhập hỗn hợp hay tổng lãi ròng thu được. Tuy nhiên, chỉ tiêu này thường được tính cho một đơn vị chi phí bỏ ra như:
  • 38. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 tổng chi phí, chi phí trung gian, chi phi lao động hoặc chi phí một yếu tố đầu vào cụ thể nào đó. Công thức 3: Cụ thể là: Hiệu quả = Giá trị tăng thêm – Chi phí tăng thêm Công thức 4: H QC Giá trị tăng thêm Hiệu quả = Chi phí tăng thêm Cụ thể là: H  Q C Công thức này thể hiện mức độ hiệu quả của việc đầu tư thêm chi phí. Nó thường được sử dụng để xác định hiệu quả kinh tế của đầu tư thêm chiều sâu hoặc hiệu quả kinh tế của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. * Những chỉ tiêu chủ yếu liên quan tới việc tính toán hiệu quả kinh tế - Giá trị sản xuất (GO: Gross Output): là giá trị bằng tiền của các loại sản phẩm trên một diện tích trong một vụ hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong đó: n GO QiPi i1 Qi: Khối lượng sản phẩm hay khối lượng công việc thứ i Pi: Giá cả sản phẩm hay công việc thứ i - Chi phí trung gian (IC: Intermediate Cost): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất (trừ phần khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ sản xuất. Trong nông nghiệp, chi phí trung gian bao gồm các khoản chi nguyên, nhiên vật liệu: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, công làm đất, hệ thống cung cấp nước. n IC C j i1
  • 39. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 Trong đó: Các khoản chi phí thứ i trong một chu kỳ sản xuất - Giá trị gia tăng (Value Added): Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành sản xuất sáng tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất. Giá trị gia tăng được tính bằng công thức sau: VA GO IC Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất rất quan tâm đến giá trị gia tăng. Nó thể hiện kết quả của quá trình đầu tư chi phí vật chất và lao động sống vào quá trình sản xuất. - Thu nhập hỗn hợp (MI: Mix Income): Là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất bao gồm phần trả công lao động và phần lợi nhuận mà họ có thể nhận được trong một chu kỳ sản xuất. Thu nhập hỗn hợp được tính theo công thức sau: MI VA(A T) Trong đó: VA: Giá trị gia tăng, MI: Thu nhập hỗn hợp, A: Là phần giá trị tài sản cố định và chi phí phân bổ, T: Thuế - Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí (Ipr): Là tỷ số giữa lợi nhuận thu được trên tổng chi phí trung gian. Trong đó: Pr: Lợi nhuận IC: Chi phí trung gian I pr  Pr IC Chỉ tiêu này phản ánh số lần giá trị lợi nhuận thu được so với đầu tư chi phí trung gian cho sản xuất. Trên đây là các công thức và chỉ tiêu chủ yếu xác định hiệu quả kinh tế của sản xuất. Tuy nhiên theo mỗi ngành kinh tế, mỗi lĩnh vực sản xuất đều có đặc điểm riêng nên khi xác định hiệu quả kinh tế cũng có những net đặc thu riêng.
  • 40. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 Như vậy: GO: Là kết quả ban đầu VA: Là kết quả trung gian MI: Là kết quả cuối cùng Tổng chi phí gồm: Chi phí trung gian, khấu hao và thuê sản xuất. Hệ thống chỉ tiêu này quan tâm nhiều hơn đến chi phí trung gian mà không quan tâm nhiều đến tổng chi phí. * Q có thể biểu hiện là: - Tổng giá trị sản xuất (GO) - Tổng giá trị gia tăng (VA) - Lợi nhuận (Pr) * C có thể biểu hiện là: - Tổng chi phí sản xuất (TC) - Chi phí trung gian (IC) - Chi phí lao động sống (L) - Đơn vị diện tích đất đai (S) * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất chè Cây trồng là nguồn lực chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp nên các chỉ tiêu phải thể hiện được đầy đủ hiệu quả sản xuất kết hợp với hiệu quả sử dụng tổng hợp các nguồn lực khác. - Giá trị sản xuất / Chi phí trung gian - Giá trị gia tăng / Chi phí trung gian - Thu nhập hỗn hợp / Chi phí trung gian - Giá trị sản xuất / Công lao động - Giá trị gia tăng / Công lao động * Giá trị sử dụng trong tính toán: Tôi sử dụng giá trị bình quân thị trường trong thời gian nghiên cứu.
  • 41. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 Chƣơng II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh - xã hội của thành phố Thái Nguyên Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc. - Là 1 trong 3 trung tâm giáo dục- đào tạo lớn trong cả nước. - Đầu mối giao thông trực tiếp với Thủ đô Hà Nội, có đường sắt; đường sông; quốc lộ số 3 dài 86 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 Km. - Là cửa ngõ đi các tỉnh phía Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang. - Là thành phố công nghiệp, thành lập từ 1962 (tiền thân là thị xã Thái Nguyên). 2.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 86km. Nguyên là thủ phủ khu tự trị Việt Bắc. Tổng diện tích tự nhiên 177km2, phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía Đông giáp thị xã Sông Công, phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình.
  • 42. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 2.1.2. Khí hậu và tài nguyên thiên nhiên Khí hậu Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa biến tính, chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ cuối tháng 4, kết thúc vào đầu tháng 10 hàng năm. Trong thời gian này gió mùa đông nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng ẩm mưa nhiều, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 41,50 C, nhiệt độ trung bình 28,50 C. Mùa lạnh bắt đầu từ gần cuối tháng 11 năm trước đến gần cuối tháng 3 năm sau, gió mùa đông bắc chiếm ưu thế tuyệt đối, trong thời gian này, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình 15,5o C, nhiệt độ thấp tuyệt đối xuống đến 3o C. Độ ẩm không khí trên địa bàn thành phố khá cao. Mùa nóng độ ẩm dao động từ 78% đến 86%, mùa lạnh từ 65% đến 70%. Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng có lượng mưa lớn, lượng mưa trung bình hàng năm 2.025,3 mm, phân bố theo mùa, và có sự chênh lệch lớn giữa 2 mùa. Mùa mưa trùng với mùa nóng, lượng mưa chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Số ngày mưa trên 100mm trong một năm khá lớn. Ngày mưa lớn nhất trong vòng hơn nửa thế kỷ qua là ngày 25/6/1959, tới 353 mm, làm cho tháng này có lượng mưa kỷ lục 1.103mm. Mùa khô trùng với mùa lạnh, thời tiết lạnh và hanh khô. Tổng lượng mưa mùa khô chỉ chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm (300 mm). Trong đó đầu mùa khô thời tiết hanh khô có khi cả tháng không có mưa, gây nên tình trạng hạn hán. Cuối mùa khô không khí lạnh và ẩm do có mưa phùn. Thành phố Thái Nguyên cónguồn tài nguyênthiênnhiênđadạng và phong phú: - Tài nguyên đất: So với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có
  • 43. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6ha, chiếm 3,08%... - Tài nguyên rừng: Rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua. - Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn. - Nguồn nước: Hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có lượng nước ngầm phong phú. 2.1.3. Nguồn nhân lực Thành phố Thái Nguyên có 26 đơn vị hành chính (phường, xã), trong đó có 18 phường và 8 xã, với số dân hơn 290 nghìn người. Trên địa bàn thành phố có đông đảo đội ngũ sinh viên, học sinh tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. Đây là nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phục vụ sự nghiệp phát triển của thành phố, của tỉnh và cả nước. 2.1.4. Hệ thống kết cấu hạ tầng - Cấp điện: Nguồn cung cấp điện cho thành phố Thái Nguyên hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110kV và 220kV thông qua đường hạ thế xuống 35kV - 12kV - 6kV/380V/220V; 95% các đường phố chính đó có đèn chiếu sáng ban đêm. - Cấp nước: Thành phố hiện có hai nhà máy nước là nhà máy nước Thái Nguyên và nhà máy nước Tích Lương với tổng công suất là 40.000m3/ng/đêm.
  • 44. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 Đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 100lit/người/ngày. Đến nay, 93% số hộ khu vực nội thành được cấp nước sinh hoạt. - Giao thông: Tổng diện tích đất dành để xây dựng đường giao thông trên địa bàn là 1.305ha, chiếm 22% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố. - Thông tinliên lạc: Thành phố có1 tổng đài điện tử và nhiềutổng đài khu vực. 2.1.5. Những lợi thế so sánh Lợi thế có tính quyết định và lâu dài tới sự phát triển kinh tế - xã hội Thái Nguyên là truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết của các dân tộc. Bên cạnh đó, thành phố Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và vật nuôi. Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với Hồ Núi Cốc, di tích lịch sử, cách mạng..., có khu Gang Thép Thái Nguyên- cái nôi của ngành thép Việt Nam. Đặc biệt, Thái Nguyên có vùng chè nổi tiếng, đứng thứ hai trong cả nước về diện tích trồng chè. Thái Nguyên cũng có nhiều loại khoáng sản như: Than, sắt, đá, vôi, cát, sỏi....Trong đó, than được đánh giá là có trữ lượng lớn thứ hai trong cả nước, sau Quảng Ninh. Trên địa bàn thành phố có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp về khai khoáng, luyện kim, cơ khí, VLXD, hàng tiêu dùng... Khu Gang Thép Thái Nguyên được xây dựng từ những năm 60 là nơi sản xuất thép từ quặng duy nhất tại Việt Nam và hiện đang được tiếp tục đầu tư chiều sâu để phát triển. Có nhiều nhà máy Xi măng công suất lớn đã và đang được tiến hành xây dựng. Thành phố Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ, công nhân có kinh nghiệm, năng lực, trình độ cao và đội ngũ sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ các trường Đại học, chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố. Thành phố đã và đang có những chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố. Nhằm cải thiện môi trường đầu tư, UBND thành phố đã tích cực cải tiến các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư tại thành phố theo nguyên tắc “1 cửa”,