SlideShare a Scribd company logo
1 of 76
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đợt thực tập cuối khoá cũng như bài khoá luận với đề tài
“Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ NHCSXH huyện
Phong Điền” ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự góp sức của rất nhiều
người. Vì vậy:
Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo trường Đại học
Kinh tế Huế đã tận tình giảng dạy trong suốt thời gian tôi học tập ở trường. Đặc
biệt xin chân thành cảm ơn thạc sĩ Nguyễn Ngọc Châu đã trực tiếp hướng dẫn
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành bài khoá luận tốt
nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể các anh chị cán bộ
Ngân hàng CSXH huyện Phong Điền đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi và
giúp đỡ tôi về mọi mặt trong thời gian thực tập.
Xin gửi đến các hộ nghèo xã Phong Chương, Phong Xuân và Điền Môn
lời cảm ơn chân thành, những người đã góp phần vào thành công của khoá luận
này.
Cuối cùng xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bè bạn, những
người đã luôn bên tôi, động viên để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của
mình, đặc biệt là trong đợt thực tập cuối khoá này.
Tuy nhiên, do hạn chế về điều kiện và thời gian cũng như khả năng của
bản thân, nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự thông
cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo để khoá luận được hoàn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Lê Hải Yến
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................ 1
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU.............................................................................. 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.................................................................... 5
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ.............................................................................. 6
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ............................................... 7
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 8
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................... 11
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................ 11
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................... 11
1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về nghèo đói ..................................................... 11
1.1.1.1. Khái niệm.......................................................................................... 11
1.1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói....................................................... 12
1.1.1.3. Đặc điểm của hộ nghèo..................................................................... 13
1.1.2. Một số vấn đề về tín dụng.................................................................... 14
1.1.2.1. Khái niệm.......................................................................................... 14
1.1.2.2. Vai trò của tín dụng đối với người nghèo......................................... 14
1.1.2.3. Sự cần thiết phải hỗ trợ người nghèo................................................ 15
1.1.3. Khái quát về NHCSXH........................................................................ 15
1.1.3.1. Sự ra đời của ngân hàng chính sách xã hội....................................... 15
1.1.3.2. Một số nghiệp vụ cho vay hộ nghèo ................................................. 16
1.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn.............. 20
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN............................................................................... 22
1.2.1. Tình hình nghèo đói ở Việt Nam ......................................................... 22
1.2.2. Tình hình về hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH................... 24
Chương 2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN CỦA CÁC
HỘ NGHÈO TỪ NHCSXH........................................................................... 27
2.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu và NHCSXH huyện Phong Điền....... 27
2.1.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu......................................................... 27
2.1.1.1. Tình hình về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Phong Điền27
2.1.1.2. Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện ........................................... 28
2
2.1.2. Giới thiệu về NHCSXH huyện Phong Điền ........................................ 29
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy ..................................................................... 29
2.1.2.2. Tình hình nguồn vốn......................................................................... 30
2.1.2.3. Tình hình lao động............................................................................ 32
2.1.2.4. Địa bàn hoạt động ............................................................................. 32
2.2. Đánh giá từ hoạt động cho vay hộ nghèo của ngân hàng ....................... 33
2.2.1. Đánh giá về các chương trình cho vay của ngân hàng qua 3 năm....... 33
2.2.2.Đánh giá về số lượng khách hàng từ chương trình cho vay hộ nghèo.. 37
2.2.3. Đánh giá về quy mô món vay .............................................................. 40
2.3. Đánh giá tình hình vay vốn của các hộ điều tra tại NHCSXH ............... 42
2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra.................................................. 42
2.3.1.1. Thông tin về lao động và nhân khẩu................................................. 42
2.3.1.2. Tình hình về đất đai .......................................................................... 43
2.3.1.3. Tình hình về tư liệu sản xuất............................................................. 44
2.3.2. Tình hình vay vốn của các hộ điều tra ................................................. 45
2.3.3. Tình hình vay vốn tại NHCSXH.......................................................... 47
2.3.3.1. Quy mô số tiền vay theo yêu cầu của các hộ.................................... 47
2.3.3.2. Quy mô số tiền được vay của các hộ ................................................ 48
2.3.3.3. Mức độ đáp ứng nhu cầu về vốn vay của các hộ điều tra................. 49
2.4. Đánh giá của hộ về hoạt động cho vay của ngân hàng qua các yếu tố43
2.4.1. Thủ tục, giấy tờ, quy trình cho vay của ngân hàng.............................. 50
2.4.2. Lãi suất cho vay của ngân hàng ........................................................... 51
2.4.3. Thái độ của cán bộ tín dụng ngân hàng ............................................... 52
2.4.4. Mức cho vay của ngân hàng ................................................................ 53
2.4.5. Điều kiện được vay vốn....................................................................... 55
2.4.6. Thời hạn vay ........................................................................................ 56
2.4.7. Địa điểm giao dịch............................................................................... 57
2.4.8. Thông tin về các chương trình vay vốn dành cho hộ nghèo................ 58
2.4.9. Thời gian từ khi nộp đơn đến khi nhận được tiền vay......................... 59
2.4.10. Đánh giá của hộ về kết quả đạt được từ nguồn vốn vay.................... 60
3
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP
CẬN NGUỒN VỐN CHO CÁC HỘ NGHÈO.............................................. 62
3.1. Giải pháp cho hộ nghèo .......................................................................... 62
3.2. Giải pháp cho ngân hàng......................................................................... 62
3.3. Giải pháp cho tổ TK&VV....................................................................... 63
3.4. Giải pháp cho chính quyền địa phương .................................................. 65
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 66
1. Kết luận...................................................................................................... 66
2. Kiến nghị.................................................................................................... 66
2.1. Đối với NHCSXH huyện Phong Điền .................................................... 67
2.2. Đối với chính quyền địa phương............................................................. 67
2.3. Đối với các tổ chức đoàn thể................................................................... 67
PHỤ LỤC....................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 74
4
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong thời gian thực tập tại ngân hàng CSXH huyện Phong Điền tôi đã
chọn đề tài: “Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ
NHCSXH huyện Phong Điền ” cho bài khoá luận tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu chính của đề tài:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về tín dụng và nghèo đói.
- Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ NHCSXH
huyện Phong Điền thông qua đánh giá từ hoạt động cho vay của ngân hàng qua
3 năm 2007-2009, đánh giá từ phía hộ điều tra.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn cho hộ
nghèo.
Dữ liệu phục vụ:
- Thu thập số liệu từ các báo cáo có liên quan đến đề tài và số liệu điều tra
mới.
- Tham khảo sách, luận văn, các bài viết trên internet…có liên quan đến
đề tài
Phương pháp sử dụng:
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu
- Phương pháp điều tra chọn mẫu
- Phương pháp kiểm định thống kê
Kết quả đạt được:
- Biết được tình hình vay vốn của hộ nghèo như về nguồn vay, số lượng
vay, mức vay…hay nói cách khác đó chính là khả năng tiếp cận nguồn vốn của
hộ nghèo.
- Biết được đánh giá của hộ nghèo về hoạt động cho vay của ngân hàng
CSXH huyện Phong Điền thông qua các yếu tố.
- Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề còn vướng
mắc cho cả hộ nghèo và ngân hàng để người nghèo có được nguồn vốn mà
mình mong muốn và đem lại hiệu quả cao.
5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng Tên Trang
1 Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện ............................................ 28
2 Tình hình nguồn vốn.......................................................................... 31
3 Tình hình về nhà ở của các hộ nghèo................................................. 35
4 Doanh số cho vay theo chương trình qua 3 năm 2007-2009 ............ 36
5 Số lượng khách hàng từ chương trình cho vay hộ nghèo qua 3 năm
2007-2009 ...................................................................................................... 38
6 Tình hình vay vốn của các hộ điều tra ............................................... 39
7 Quy mô món vay tính theo doanh số cho vay.................................... 41
8 Tình hình nhân khẩu và lao động....................................................... 42
9 Tình hình đất đai ................................................................................ 44
10 Tình hình tư liệu sản xuất .................................................................. 44
11 Quy mô tiền vay theo yêu cầu của các hộ điều tra ............................ 47
12 Quy mô số tiền được vay của các hộ điều tra .................................... 48
13 Mức độ đáp ứng nhu cầu về vốn vay của các hộ điều tra.................. 49
14 Đánh giá về thủ tục, giấy tờ, quy trình cho vay của ngân hàng......... 51
15 Đánh giá lãi suất cho vay của ngân hàng........................................... 52
16 Đánh giá về thái độ của cán bộ tín dụng............................................ 53
17 Đánh giá mức cho vay của ngân hàng ............................................... 54
18 Đánh giá về việc tham gia vào các tổ chức đoàn thể......................... 55
19 Đánh giá điều kiện được vay vốn ...................................................... 56
20 Đánh giá thời hạn vay ........................................................................ 57
21 Đánh giá địa điểm giao dịch .............................................................. 58
22 Đánh giá việc nắm bắt thông tin về các chương trình vay vốn.......... 59
23 Đánh giá thời gian từ khi nộp đơn đến khi nhận được tiền vay......... 60
24 Đánh giá của hộ về sự tăng lên của các yếu tố .................................. 61
6
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ Tên Trang
1 Quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ nghèo.................................. 20
2 Cơ cấu tổ chức bộ máy NHCSXH huyện Phong Điền ..................... 29
7
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
XĐGN Xoá đói giảm nghèo
NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội
TW Trung ương
TK&VV Tiết kiệm và vay vốn
Tr.đ Triệu đồng
TLSX Tư liệu sản xuất
_ Giá trị không xác định
8
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,
nhiều chính sách được đổi mới, nên nền kinh tế nước ta ngày càng tăng trưởng
nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân đã được tăng lên một cách rõ rệt. Song,
một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt dân cư ở vùng cao, vùng sâu, vùng
xa…đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu
của cuộc sống. Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra mạnh, là vấn đề xã hội
cần được quan tâm.
Nói đến đói nghèo – đây là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, không
chỉ có Việt Nam mà hiện hữu trên khắp thế giới. Nói đến người nghèo là nói
đến sự thiếu thốn mọi thứ, đôi khi cả về mặt tinh thần – đó là sự tự ti, mất niềm
tin… Vậy làm sao có thể giúp người nghèo thoát nghèo? Đó không phải là số
tiền để cho họ dùng trong ngày một, ngày hai rồi thôi, mà phải làm sao để có
thể duy trì đảm bảo được cuộc sống hàng ngày, bởi vì cái người nghèo cần
không phải là con cá mà chính là cái cần câu. Cái cần câu ở đây đó chính là
nguồn vốn. Vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp của người dân, đặc biệt là các hộ nghèo. Bởi có nhiều nguyên nhân dẫn
tới đói nghèo, trong đó nguyên nhân quan trọng là thiếu vốn sản xuất kinh
doanh. Như vậy vấn đề ở đây là cần phải tạo điều kiện để người nghèo được
vay vốn làm ăn.
Từ thực tế đó, nhiều tổ chức hoạt động vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo đã
ra đời để giúp các hộ nghèo có được nguồn vốn cần thiết. Giờ đây, người
nghèo có thể tiếp cận tín dụng thông qua nhiều tổ chức mà điển hình đó là từ
ngân hàng chính sách xã hội, điều này đã giúp cho các hộ nghèo có điều kiện
để tiến hành sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc
sống.
Phong Điền là một huyện nghèo của tỉnh Thừa Thiên Huế, thu nhập của
đa số người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lại nằm trong dải đất miền
Trung chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của thời tiết nên đời sống của người dân ở
đây khá bấp bênh, nhất là đối với các hộ nghèo. Tuy nhiên, được sự quan tâm
9
của các cấp lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là sự ra đời của chi nhánh
NHCSXH huyện Phong Điền đã góp phần giúp người nghèo ở đây từng bước
xoá đói giảm nghèo nhờ được vay vốn ưu đãi. Chính từ nguồn vốn này các hộ
nghèo có cơ hội đầu tư vào các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất kinh
doanh, điều quan trọng là hạn chế được tình trạng vay tư nhân với lãi suất cao.
Được vay vốn của NHCSXH là niềm mong mỏi của nhiều hộ nghèo thế
nhưng thực tế vẫn còn những hộ không có nhu cầu vay, hay hoạt động của
ngân hàng là nhằm phục vụ người nghèo, nhưng không phải tất cả người nghèo
đều được vay vốn, hay ngân hàng có đáp ứng đúng số tiền vay theo yêu cầu của
người nghèo không?
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “Đánh giá khả
năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ Ngân hàng CSXH huyện Phong
Điền”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Mục tiêu của đề tài là đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ
nghèo từ NHCSXH huyện Phong Điền, tức là xem xét người nghèo đã thực sự
được tạo mọi điều kiện để có được nguồn vốn hay chưa, được vay theo mức
yêu cầu không. Biết được nguyên nhân của các vấn đề trên, nguyện vọng của
các hộ nghèo để từ đó đưa ra giải pháp thích đáng.
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần tập trung nghiên cứu những nội dung
cơ bản sau:
+ Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về tín dụng và nghèo đói.
+ Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ NHCSXH
huyện Phong Điền thông qua đánh giá từ hoạt động cho vay của ngân hàng qua
3 năm 2007-2009, đánh giá từ phía hộ điều tra.
+ Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn cho hộ
nghèo.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: để biết được tình hình tiếp cận
nguồn vốn của các hộ nghèo từ ngân hàng qua 3 năm 2007-2009.
10
- Phương pháp điều tra chọn mẫu: mẫu điều tra gồm 60 hộ nghèo từ 3 xã
là Phong Chương, Phong Xuân và Điền Môn.
- Phương pháp kiểm định thống kê: Sử dụng kiểm định One-Sample T test
để khẳng định xem ý kiến thu thập được từ các hộ có ý nghĩa thống kê hay
không.
Giả thiết cần kiểm định là Ho: µ = Test value, H1: µ ≠ Test value.
α là mức ý nghĩa của kiểm định, đó là xác suất bác bỏ Ho khi Ho đúng, α =
0,05. Nếu sig > 0,05 giả thiết Ho được chấp nhận, nếu sig < 0,05 giả thiết Ho bị
bác bỏ.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các hộ nghèo trên địa bàn huyện Phong Điền.
- Phạm vi nghiên cứu: tình hình cho vay các hộ nghèo từ ngân hàng chính
sách huyện Phong Điền qua 3 năm 2007-2009 và tình hình vay vốn của các hộ
điều tra của 3 xã là Phong Chương, Phong Xuân và Điền Môn.
11
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về nghèo đói
1.1.1.1. Khái niệm
Nghèo được xác định dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân, nghèo không
chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận các
dịch vụ như giáo dục, văn hóa, thuốc men, không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu
những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống mà còn thiếu thể chế kinh tế thị trường
hiệu quả, trong đó có các thị trường đất đai, vốn và lao động cũng như các thể
chế nhà nước được cải thiện có trách nhiệm giải trình và vận hành trong khuôn
khổ pháp lý minh bạch cũng như một môi trường kinh doanh thuận lợi. Mức
nghèo còn là tình trạng đe dọa bị mất những phẩm chất quý giá, đó là lòng tin
và lòng tự trọng.
Việt Nam đã thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống
đói nghèo khu vực Châu á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng
Cốc, Thái Lan tháng 9/1993: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không
được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu
này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và
phong tục tập quán của địa phương. Các nhu cầu cơ bản của con người được
nói ở đây là nhu cầu ăn, mặc, ở, học hành”.
Có hai khái niệm được đưa ra là:
- Nghèo đói tuyệt đối: xảy ra khi thu nhập hoặc mức tiêu dùng của một
người hoặc một hộ gia đình giảm xuống thấp hơn giới hạn nghèo đói (tiêu chí
nghèo đói) được định nghĩa là: “Một điều kiện sống đặc trưng bởi sự suy dinh
dưỡng, mù chữ và bệnh tật đến nỗi thấp hơn mức được cho là hợp lý của một
con người” (Theo ngân hàng thế giới).
12
- Nghèo đói tương đối: tức là cảm giác bị thua thiệt khi so sánh cuộc sống
với những người xung quanh (về mức sống, về hưởng thụ). Nghèo đói tương
đối mang tính chất tâm lý.
Đánh giá nghèo đói phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và giải pháp của
từng nơi. Ngày nay nghèo đói tương đối được chú trọng nhiều hơn để có giải
pháp thu hẹp khoảng cách giữa giàu và nghèo.
Do vậy, từ năm 1993 đến cuối năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã bốn lần
nâng mức chuẩn nghèo. Ngày 27/9/2001 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định
số 143/2001/QĐ-TTg trong đó phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia xóa
đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005", những hộ gia đình có thu nhập bình
quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000
đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực
nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ
100.000 đồng/người/tháng (1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo,
ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000
đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8
tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-
2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000
đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm)trở xuống là hộ nghèo, ở khu
vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng
(dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
1.1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói
Đối với đất nước Việt Nam chúng ta, nguyên nhân gây ra đói nghèo có
nhiều, cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
- Nguyên nhân khách quan: đất nước trải qua cuộc chiến tranh lâu dài và
ác liệt, khu vực nhiều thiên tai, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, thiếu việc
làm do ít hoặc không đất sản xuất, sự phát triển không cân đối giữa các vùng,
dân số tăng nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế...
- Nguyên nhân chủ quan như: trình độ học vấn thấp, lười lao động, ham
cờ bạc, nghiện hút, không biết tính toán làm ăn, không biết tiết kiệm chi tiêu,
13
sinh nhiều con (đẻ nhiều hơn 2 con - việc này thường đi liền với tư tưởng trọng
nam khinh nữ, “phải có con trai” và đông con cho vui cửa vui nhà). Những
điều này thường xảy ra ở nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở
những địa bàn vùng sâu, vùng xa.
Như vậy, có thể khái quát nguyên nhân dẫn đến đói nghèo thành các
nhóm nguyên nhân cơ bản sau:
- Do điều kiện địa lý, nơi sinh sống và lao động sản xuất: như là hậu quả
của chiến tranh, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, dịch bệnh…
- Do chính bản thân của những hộ nghèo: trình độ thấp, thiếu kiến thức,
đông con, hay thái độ ỷ lại, lười lao động…
- Do hệ thống cơ chế chính sách vẫn còn thiếu đồng bộ.
1.1.1.3. Đặc điểm của hộ nghèo
Nhắc đến người nghèo ta không chỉ nghĩ đến họ có mức thu nhập thấp mà
họ còn thiếu thốn cả trong việc tiếp cận dịch vụ, như giáo dục, văn hóa, thuốc
men, không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống.
Nghèo còn là tình trạng đe dọa bị mất những phẩm chất quý giá, đó là lòng tin
và lòng tự trọng. Người nghèo chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn miền
núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Xét một cách chung nhất thì hộ nghèo có những đặc điểm sau:
- Hộ nghèo thường có thu nhập thấp, không ổn định, không có việc làm
thường xuyên.
- Hộ nghèo thường có ít lao động chính và nhiều người ăn theo.
- Hộ nghèo thường thiếu tài sản lẫn thu nhập phụ.
- Hộ nghèo thường có trình độ học vấn thấp hơn đại bộ phận dân cư.
- Hộ nghèo đói thường thiếu khả năng để phát triển kinh tế.
- Cuộc sống của những hộ nghèo đói thường phụ thuộc vào người khác,
thường phải vay vốn với lãi suất cao chỉ để thoã mãn những nhu cầu tối thiểu.
- Hộ nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn mang tính thời vụ và
những biến động bất thường xảy ra đối với gia đình hay cộng đồng, các hộ
nghèo có thể bị cách biệt về địa lý và xã hội.
- Hộ nghèo dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bệnh tật, …
14
1.1.2. Một số vấn đề về tín dụng
1.1.2.1. Khái niệm
Tín dụng là một phạm trù kinh tế thể hiện quan hệ chuyển nhượng quyền
sử dụng tư bản giữa người cho vay và người đi vay trên ba nguyên tắc: có hoàn
trả, có thời hạn và có đền bù.
Có hoàn trả: người đi vay phải hoàn trả vốn cam kết trong hợp đồng tín
dụng, mượn gì trả đó.
Có thời hạn: sau một thời gian sử dụng vốn cam kết trong hợp đồng tín
dụng, nguồn vốn sau một chu kỳ sản xuất phải được hoàn trả lại cho người đi
vay.
Có đền bù: người vay phải trả một khoản lãi đền bù cho sự sụt giảm sức
mua của đồng tiền, hoặc sự hy sinh của bên cho vay về việc tạm thời mất
quyền sử dụng tài sản hoặc là việc trả giá cho việc vay vốn thiện chí về việc
sẵn lòng chấp nhận rủi ro tín dụng phát sinh từ việc vay vốn.
Đối tượng tín dụng là vốn vay, chủ thể tham gia tín dụng bao gồm các cá
nhân và tổ chức hợp pháp đóng vai trò bên đi vay hoặc bên cho vay.
1.1.2.2. Vai trò của tín dụng đối với người nghèo
Nhờ có nguồn vốn tín dụng, người nghèo có được cơ hội đầu tư sản xuất
vào những lĩnh vực có hiệu quả kinh tế cao, tạo ra sản phẩm hàng hoá đáp ứng
nhu cầu trong gia đình cũng như buôn bán tạo nguồn thu ban đầu, tích luỹ vốn
đầu tư cho những năm tiếp theo.
Đối với những vùng đất nghèo khó khăn và ít tiềm năng, thu nhập chính
từ sản xuất nông nghiệp thấp, thiếu vốn sản xuất, nguồn vốn tích luỹ chưa có
hoặc mong manh, việc thực hiện chủ trương đường lối XĐGN của Đảng và nhà
nước thực sự gặp nhiều khó khăn. Hoạt động và mở rộng hoạt động tín dụng
trong nông nghiệp nông thôn chính là một giải pháp hữu hiệu để đáp ứng việc
thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng thu nhập, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng
cho nông nghiệp nông thôn.
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về vốn để mở rộng sản xuất và kinh
doanh của các hộ nghèo.
15
Tạo điều kiện khai thác tiềm năng về lao động và đất đai một cách hợp lý,
tăng thu nhập và cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình XĐGN
một cách có hiệu quả.
Như vậy, vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, và nó quan trọng hơn đối với người nghèo trong việc đảm bảo và nâng
cao hơn nữa chất lượng cuộc sống.
1.1.2.3. Sự cần thiết phải hỗ trợ người nghèo
Đa số những hộ nghèo đều không có ruộng đất canh tác, thiếu vốn sản
xuất và con đông…Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo do thiếu vốn đầu tư sản xuất
chiếm cao nhất. Thực tế cho thấy, đã có nhiều gia đình thoát nghèo chỉ nhờ vào
vài triệu đồng hỗ trợ đã giúp họ có vốn đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, mở
mang ngành nghề dịch vụ…
Tuy nhiên, nếu chỉ được hỗ trợ vốn thôi thì vẫn chưa đủ nếu không có sự
phấn đấu tự vươn lên của chính bản thân người nghèo thì rất khó thoát khỏi
cảnh nghèo. Sự chịu khó, cần cù của người nghèo mới là yếu tố quan trọng.
Thực tế cho thấy, đại bộ phận những gia đình nghèo, gia đình có hoàn
cảnh khó khăn đều có khả năng và chăm chỉ lao động sản xuất. Tuy nhiên, do
xuất phát điểm thấp, một số hộ sống tại các vùng khó khăn, chậm được tiếp cận
KHKT… nên hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp chưa cao.
Chính vì vậy, nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng đối với các hộ nghèo.
Nó giúp người nghèo có điều kiện để đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo thu nhập,
đồng thời cũng tạo cho họ niềm tin vào cuộc sống, không ngừng phấn đấu
vươn lên thoát nghèo, điều này được minh chứng thông qua hàng ngàn gia đình
nghèo được thoát nghèo nhờ vào nguồn vốn.
1.1.3. Khái quát về ngân hàng chính sách xã hội
1.1.3.1. Sự ra đời của ngân hàng chính sách xã hội
Ngân hàng CSXH là một hệ quả của cuộc cải cách hệ thống ngân hàng
cho phù hợp với tiến độ hội nhập kinh tế của Việt Nam nói chung cũng như
ngân hàng nói riêng với mục đích khắc phục những nhược điểm của ngân hàng
người nghèo, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi hệ thống ngân hàng thương mại và
tập trung tín dụng ưu đãi vào một tổ chức tín dụng đó là ngân hàng chính sách
16
xã hội, gồm ngân hàng người nghèo và chương trình tín dụng cho vay theo
quyết định số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của hội đồng bộ trưởng nay là chính
phủ (gọi là chương trình cho vay giải quyết việc làm); chương trình phát triển
các vùng đặc biệt, khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa gọi là chương trình
135 và các đối tượng chính sách khác tại kho bạc nhà nước Việt Nam. Ngân
hàng chính sách xã hội ra đời đã đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với các hộ
nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Sau một thời gian hoạt động với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng,
NHCSXH bước đầu đã tạo dựng được cho mình nền tảng vững chắc với hệ
thống mạng lưới trải đều từ Trung ương đến cơ sở, thu hút được sức mạnh về
nhân tài, vật lực trong xã hội để từng bước xã hội hoá kênh tín dụng chính sách
ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, kế thừa những thành
quả từ ngân hàng phục vụ người nghèo.
1.1.3.2. Một số nghiệp vụ cho vay hộ nghèo
a. Nguyên tắc cho vay
Cho vay vốn để phát triển kinh doanh đến các hộ nghèo là phù hợp với tất
yếu lịch sử trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt, bảo
đảm bảo toàn nguồn vốn cũng như tăng nhanh tốc độ lưu chuyển vốn thì yêu
cầu cho vay đến hộ nghèo phải dựa trên những nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc thứ nhất: Cho vay phải đảm bảo sự hài hoà giữa phương
hướng mục tiêu kế hoạch sản xuất của người vay với kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội của đất nước.
Nguyên tắc thứ hai: Cho vay phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi. Nguyên tắc này
đòi hỏi các khoản tiền cho vay sau khi đã sử dụng vào mục đích sản xuất kinh
doanh phải hoàn trả cho ngân hàng theo đúng hạn quy định cộng thêm một
khoản lợi tức nhất định (lãi suất).
Nguyên tắc thứ ba: Cho vay phải đề phòng và có biện pháp tránh rủi ro.
Đây là nguyên tắc có ý nghĩa quan trọng.
17
b. Mục đích cho vay và đối tượng áp dụng
Mục đích cho vay: NHCSXH cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ
sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia về XĐGN và tạo việc làm ổn định xã hội.
Đối tượng áp dụng: Sở giao dịch, các chi nhánh, đơn vị thuộc hệ thống
NHCSXH và các tổ chức nhận uỷ thác cho vay của NHCSXH (sau đây viết tắt
là bên cho vay). Khách hàng vay vốn là hộ nghèo.
c. Nguyên tắc và điều kiện vay vốn
Nguyên tắc vay vốn: Hộ nghèo vay vốn phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã thoả thuận.
Điều kiện vay vốn:
- Hộ nghèo phải có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại
địa phương nơi cho vay.
- Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn
nghèo do Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ.
- Hộ nghèo vay vốn không phải thế chấp tài sản, được miễn lệ phí làm thủ
tục vay vốn nhưng phải là thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn có xác nhận của
UBND xã, phường, thị trấn.
- Chủ hộ hoặc người thừa kế được uỷ quyền giao dịch là người đại diện hộ
gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với ngân hàng chính sách xã hội,
là người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ ngân hàng chính sách
xã hội
d. Thời hạn cho vay và mức cho vay
Thời hạn cho vay gồm có:
- Cho vay ngắn hạn: Cho vay đến 12 tháng (1 năm).
- Cho vay trung hạn: Cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng (5 năm).
- Cho vay dài hạn: Cho vay trên 60 tháng.
Mức cho vay:
Mức cho vay được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả
năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mức cho vay tối đa đối với một hộ do Hội đồng
18
quản trị NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ. Hiện mức vay tối đa đối
với một hộ nghèo như sau:
- Cho vay để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Tối đa không quá
30 triệu đồng.
- Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về: Nhà ở, nước sạch,
điện thắp sáng và chi phí học tập, gồm:
- Cho vay sửa nhà ở: Tối đa không quá 3 triệu đồng/hộ.
- Cho vay điện thắp sáng: Tối đa không quá 1,5 triệu đồng/hộ.
- Cho vay NS&VSMTNT: Tối đa không quá 4 triệu đồng/hộ.
- Cho vay hỗ trợ một phần chi phí học tập cho con em hộ nghèo theo học
tại các cấp phổ thông: Tổng giám đốc uỷ quyền cho Giám đốc chi nhánh các
tỉnh, thành phố quyết định trên cơ sở 4 khoản chi bao gồm: Tiền học phí, tiền
xây dựng trường, tiền sách giáo khoa và tiền quần áo đồng phục.
Bên cho vay và hộ vay có thoả thuận về thời hạn và mức cho vay căn cứ
vào:
- Mục đích sử dụng vốn vay
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh
- Khả năng trả nợ của hộ vay
- Nguồn vốn cho vay của NHCSXH
e. Lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết
định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước, mức lãi suất
cho vay cụ thể sẽ có thông báo riêng của NHCSXH.
- Ngoài lãi suất và nợ gốc, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm một
khoản chi phí nào khác.
- Lãi suất nợ quá hạn: Bằng 130% lãi suất trong hạn.
f. Quy trình thủ tục vay vốn
- Bước 1:
+ Người vay tự nguyện gia nhập Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại nơi
sinh sống.
19
+ Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay
(mẫu số 01/TD) gửi Tổ trưởng Tổ TK&VV.
- Bước 2:
+ Tổ TK&VV nhận Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay
(mẫu số 01/TD) của tổ viên, tiến hành tổ chức họp Tổ để bình xét cho vay,
kiểm tra các yếu tố trên Giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu với đối tượng xin vay
đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ. Nếu hồ sơ vay vốn chưa đúng thì
hướng dẫn người vay làm lại. Sau đó lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay
vốn (mẫu số 03/TD) kèm Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn
vay (mẫu số 01/TD) của các tổ viên trình UBND cấp xã.
+ UBND cấp xã xác nhận các hộ xin vay đúng là những hộ thuộc diện hộ
nghèo theo quy định và hiện đang cư trú hợp pháp tại xã trên Danh sách hộ gia
đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu 03/TD).
+ Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ TK&VV có trách nhiệm gửi
bộ hồ sơ xin vay tới NHCSXH cấp huyện để làm thủ tục phê duyệt cho vay.
- Bước 3:
+ NHCSXH nhận bộ hồ sơ vay vốn tiến hành xem xét, phê duyệt cho vay.
+ Sau khi phê duyệt, NHCSXH gửi Thông báo kết quả phê duyệt cho vay
(mẫu số 04/TD) tới UBND cấp xã.
- Bước 4:
UBND cấp xã thông báo đến tổ Hội nhận uỷ thác cấp xã để thông báo tới
Tổ TK&VV và Tổ thông báo đến người vay kết quả phê duyệt danh sách cho
các hộ được vay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân tới từng hộ nghèo.
- Cùng ngân hàng giải ngân trực tiếp tới từng hộ vay vốn.
Những hộ nghèo không được vay vốn
Những hộ không còn sức lao động, những hộ độc thân đang trong thời
gian thi hành án hoặc những hộ nghèo được chính quyền địa phương xác nhận
loại ra khỏi danh sách vay vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười
biếng không chịu lao động.
Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như: Già cả neo đơn, tàn
tật, thiếu ăn do ngân sách Nhà nước trợ cấp.
20
Sơ đồ 1- Quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ nghèo
Chú thích:
1. Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn gửi Tổ TK&VV
2. Tổ TK&VV bình xét hộ nghèo được vay và gửi danh sách hộ nghèo đề
nghị vay vốn lên Ban Xoá đói giảm nghèo và UBND xã.
3. Ban Xoá đói giảm nghèo xã, UBND xã xác nhận và chuyển danh sách
lên ngân hàng.
4. Ngân hàng xét duyệt và thông báo danh sách các hộ được vay, lịch giải
ngân, địa điểm giải ngân cho UBND xã.
5. UBND xã thông báo kết quả phê duyệt của ngân hàng đến tổ chức
chính trị - xã hội.
6. Tổ chức chính trị - xã hội thông báo kết quả phê duyệt đến Tổ TK&VV.
7. Tổ TK&VV thông báo cho hộ vay biết kết quả phê duyệt của Ngân
hàng, thông báo thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ vay vốn.
8. Ngân hàng cùng Tổ TK&VV giải ngân đến từng hộ gia đình được vay
vốn.
1.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn
Khả năng tiếp cận tín dụng đó chính là khả năng mà các hộ nghèo được
vay vốn, mức vốn được vay so với yêu cầu. Như trên đã nói thì nguồn vốn có
vai trò rất quan trọng, đặc biệt là với các hộ nghèo, và từ nhiều năm qua cũng
đã chứng minh được rằng nhiều hộ nghèo đã thoát nghèo nhờ vào nguồn vốn
21
nhỏ. Như vậy, có được nguồn vốn hay là tiếp cận được với tín dụng có ý nghĩa
rất lớn.
Với mục tiêu là đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo
từ NHCSXH, hay nói cách khác là xem xét tình hình vay vốn của các hộ nghèo
từ NHCSXH như có phải tất cả các hộ nghèo trên địa bàn hoạt động của ngân
hàng đều được vay hay không, hay họ có được đáp ứng đúng mức vốn như yêu
cầu không, tôi sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:
- Tỉ lệ hộ được vay vốn: được tính theo 2 công thức
+ Công thức 1:
Số hộ được vay
Tỉ lệ hộ được vay vốn = (x100)
Tổng số hộ nghèo
Tỉ số này cho biết số hộ được vay vốn chiếm bao nhiêu % so với tổng số
hộ nghèo, hay số hộ được vay vốn từ chương trình cho vay hộ nghèo là nhiều
hay ít.
+ Công thức 2:
Số hộ được vay
Tỉ lệ hộ được vay vốn = (x100)
Tổng số hộ đăng ký và nộp đơn xin vay
Công thức này thể hiện số hộ được bình chọn và phê duyệt cho vay từ tổ
TK&VV và NHCSXH. Khi tỉ số này bằng 1 là một điều rất tốt chứng tỏ tất cả
các hộ đều đáp ứng được những yêu cầu của ngân hàng. Nhưng thực tế thì nó
luôn nhỏ hơn 1 vì năng lực của hộ nghèo còn nhiều hạn chế và khó khăn về
nguồn vốn nên rất khó đáp ứng được cho tất cả.
- Quy mô món vay là kết quả của doanh số cho vay trên số hộ nghèo được
vay. Quy mô món vay cho biết số tiền mà hộ nghèo nhận được tính bình quân 1
hộ được vay, hay nói cách khác bình quân 1 hộ được vay bao nhiêu, nhiều hay
ít.
Doanh số cho vay hộ nghèo
Quy mô món vay =
Số hộ nghèo được vay
22
Với doanh số cho vay phản ánh số lượng tiền mà ngân hàng đã cho khách
hàng vay trong một thời gian nhất định, thể hiện mức độ tiếp cận vốn vay của
hộ nghèo.
- Tỉ lệ vốn so với nhu cầu là tỉ số của tổng số tiền vay nhận được và tổng
số tiền mà hộ nghèo yêu cầu, nó cho biết bao nhiêu % số tiền hộ nghèo yêu cầu
vay được đáp ứng.
Tổng số tiền vay được
Tỷ lệ vốn so với nhu cầu = x 100
Tổng số tiền yêu cầu
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Tình hình nghèo đói ở Việt Nam
Đói nghèo mang tính chất vùng rõ rệt. Ở các vùng núi cao, vùng sâu, vùng
xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người sinh sống, có tỷ lệ đói nghèo khá
cao. Đây là những vùng có điều kiện sống khó khăn, địa lý cách biệt, khả năng
tiếp cận với các điều kiện, dịch vụ còn nhiều hạn chế, cơ sở hạ tầng còn kém
phát triển, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thiên tai xảy ra thường xuyên.
Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo của của Đảng và Nhà nước, của các tổ
chức ban ngành, đặc biệt là sự nổ lực cố gắng vươn lên của chính các hộ nghèo
nên tiến trình xoá đói giảm nghèo ở nước ta trong những năm qua đã đạt được
những kết quả khả quan, tỉ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt. Tuy nhiên nếu xét một cách
toàn diện thì Việt Nam vẫn đang là một trong nhiều nước nghèo trên thế giới.
Bên cạnh những kết quả đạt được, chương trình xóa đói giảm nghèo có những
hạn chế, bất cập như một bộ phận không nhỏ người nghèo, xã nghèo vẫn còn tư
tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động vươn lên xóa
đói, giảm nghèo. Một số địa phương đã khống chế tỷ lệ đói nghèo thấp hơn so
với thực tế dẫn đến một bộ phận người nghèo chưa được tiếp cận các chủ
trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Khoảng cách giàu nghèo ngày
càng gia tăng, thành tựu xóa đói, giảm nghèo chưa bền vững, tính dễ bị tổn
thương rất lớn, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn
23
cao. Nguồn lực huy động cho chương trình còn hạn chế, chưa đáp ứng được
mục tiêu đề ra. Đội ngũ xóa đói, giảm nghèo thiếu và yếu về năng lực...
Từ năm 1992 đến 2004, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 30%
xuống còn 8,3%. Tính đến tháng 12-2004, trên địa bàn cả nước có 2 tỉnh và
thành phố cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn; có 18 tỉnh tỷ lệ nghèo
chiếm 3-5%; 24 tỉnh có tỷ lệ nghèo chiếm 5-10%... Đáng kể trong chương trình
XĐGN là những xã nằm trong diện 135 (xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn) đã có
những thay đổi biến chuyển rõ nét. Nếu năm 1992, có tới 60-70% số xã nghèo
trong diện 135, thì đến năm 2004 giảm xuống còn khoảng 20-25%.
Sự thay đổi ở những khu vực xã nghèo khá toàn diện: cơ sở hạ tầng
(đường giao thông, điện, nước, trường học, trạm xá...) được đầu tư làm mới
hoặc nâng cấp; các hoạt động phát triển sản xuất có hiệu quả; đời sống của số
đông người dân được nâng cao hơn hẳn so với trước đó (cả về học hành, chăm
sóc sức khỏe, hưởng thụ văn hóa...). Có thể nói, Đảng và Chính phủ Việt Nam
đã rất quan tâm đến chiến lược XĐGN và phát triển bền vững. Điều này được
thể hiện qua nhiều chương trình với số vốn đầu tư khá lớn của Nhà nước, như
chương trình 135, chương trình 130, chương trình 661, chương trình 134,
chương trình 186... Các chương trình này đã, đang hoạt động có hiệu quả, đi
đúng hướng và có sự tham gia của người dân. Thông qua các chương trình này,
đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở những vùng, miền khó khăn
được nâng lên. Người dân từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu,
chậm phát triển..., hòa nhập vào sự đổi thay đi lên của đất nước. Những khu
vực được đầu tư theo chương trình XĐGN đã bước đầu hình thành thị trường
hàng hóa.
Việc xây dựng chuẩn nghèo qua từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế-xã
hội đã được thay đổi nâng lên. Chuẩn nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010
là 200.000đ/người/tháng đối với vùng nông thôn; 260.000đ/người/tháng đối
với vùng thành thị. Theo chuẩn này, Việt Nam sẽ có khoảng 4,6 triệu hộ nghèo,
chiếm 26% tổng số hộ toàn quốc. Tỷ lệ nghèo giữa các vùng, miền có sự chênh
lệch đáng kể...
24
Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta.
Trong những năm gần đây, chương trình này đã thu được nhiều kết quả đáng
khích lệ. Tuy nhiên, trước xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế cũng như mặt
bằng thu nhập trong xã hội không ngừng tăng lên và Việt Nam đang đẩy mạnh
hội nhập kinh tế quốc tế, mức chuẩn nghèo dự kiến sẽ tăng lên gấp đôi hiện
nay. Và do vậy “cuộc chiến” XĐGN ở Việt Nam vẫn tiếp tục là mục tiêu tiến
công mạnh mẽ.
Phía trước sẽ còn rất nhiều khó khăn, thách thức không thể một sớm một
chiều tháo gỡ được ngay. Nhưng với sự tập trung đầu tư, tiếp tục đổi mới cơ
chế chính sách; khuyến khích cộng đồng tham gia các chương trình, dự án tất
cả vì người nghèo; thực hiện đa dạng hóa các nguồn lực cho Chương trình
giảm nghèo; tăng cường đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ nhận thức cho người
nghèo, giúp đỡ họ cách làm ăn, tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo... sẽ cho
chúng ta tin tưởng, hy vọng “cuộc chiến” giảm nghèo ở Việt Nam trong thời
gian tới sẽ thu được nhiều thành công và “về đích” vững chắc.
1.2.2. Tình hình về hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH
Thấy được nguyên nhân quan trọng dẫn tới đói nghèo là thiếu vốn sản
xuất kinh doanh, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định tín dụng Ngân
hàng là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống các chính sách phát triển
kinh tế xã hội xoá đói giảm nghèo của Việt Nam.
Xuất phát từ yêu cầu này, ngày 4 tháng 10 năm 2002 Thủ tướng Chính
phủ đã có quyết định số 131/TTg thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội,
nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức
lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ
Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về “xoá đói giảm
nghèo”.
Hoạt động của NHCSXH là không vì mục tiêu lợi nhuận. Sự ra đời của
NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi
của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo điều
kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và
25
Nhà nước; các hộ nghèo, hộ chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan ở
địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn.
Từ khi thành lập, chỉ có 3 chương trình tín dụng, nay đã được Chính phủ
giao 17 chương trình tín dụng, mà chương trình nào cũng thiết thực, ý nghĩa.
Trong đó có 13 chương trình trong nước và 4 chương trình nhận ủy thác nước
ngoài. Đây thật sự là niềm vui đối với các đối tượng chính sách vì họ tiếp tục
có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính thức của Nhà nước, nhất là dựa trên
tiền đề thành công của 7 năm hoạt động Ngân hàng phục vụ người nghèo.
Hoạt động của NHCSXH đang từng bước được xã hội hoá, ngoài số cán bộ
trong biên chế đang thực hiện nhiệm vụ trong hệ thống NHCSXH từ Trung
ương đến tỉnh, huyện còn có sự phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể (Hội
Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên), thực hiện
nhiệm vụ uỷ thác cho vay vốn thông qua trên 200 ngàn Tổ Tiết kiệm và vay
vốn tại khắp thôn, bản trong cả nước, với hàng trăm ngàn cán bộ không biên
chế đang sát cánh cùng ngân hàng trong công cuộc “xóa đói giảm nghèo”
Chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách
khác đã đến với 100% số xã trong cả nước. Số khách hàng có dư nợ với
NHCSXH là hơn 7 triệu khách hàng, tăng 4,5 triệu khách hàng so với 7 năm
hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo. Dư nợ bình quân cho vay hộ
nghèo tăng từ 2,5 triệu đồng/hộ (năm 2002) lên trên 7 triệu đồng/hộ (năm
2009).
Vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần giúp trên 1,2 triệu hộ thoát khỏi ngưỡng
nghèo, thu hút được gần 2 triệu lao động có việc làm mới, xây dựng được gần 1
triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; cải thiện đời sống
của một bộ phận dân cư, đặc biệt là dân cư tại các vùng khó khăn, miền núi,
vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới và đồng bào dân tộc thiểu số; nợ xấu (nợ
quá hạn và nợ khoanh) giảm dần từ 13,75% khi nhận bàn giao (theo kết quả
kiểm kê nợ), xuống còn 1,6% vào giữa năm 2009.
Hiện nay, NHCSXH đã có quan hệ, hợp tác với nhiều tổ chức tài chính và
phát triển quốc tế (Chính phủ, phi Chính phủ) trên thế giới như: UNICEF,
OPEC, IFAD, WB…thu hút vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Kết quả về xóa đói
26
giảm nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Với mục
tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ đói nghèo xuống dưới 16% vào năm 2010, NHCSXH
phối hợp với các cấp, các ngành và các hội, đoàn thể, từng bước xã hội hoá
hoạt động của NHCSXH, góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu
quốc gia về “xóa đói giảm nghèo” và tạo việc làm giai đoạn 2006 - 2010, quyết
tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực sự trở thành lực lượng kinh tế hữu
hiệu nhằm ổn định chính trị, xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một bộ phận hộ nghèo chưa tiếp cận được
nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn
trong thực hiện vai trò của mình còn hạn chế, chỉ làm đầu mối cho các thành
viên trong tổ vay vốn, chưa thật sự làm đầu mối hướng dẫn tổ viên cách làm ăn
(SXKD), sử dụng vốn đúng mục đích, phát huy hiệu quả và đôn đốc trả nợ
đúng hạn; còn số ít hộ nghèo có khả năng trả nhưng cố tình dây dưa không trả
nợ khi đến hạn; cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức đoàn thể với quy
mô lớn về nguồn vốn và số lượng Tổ tiết kiệm và vay vốn nhưng chậm sơ tổng
kết mô hình để rút kinh nghiệm và sự kết hợp của Ngân hàng Chính sách xã hội
đối với các tổ chức đoàn thể ở một số địa phương chưa được chặt chẽ; một số
thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp chưa
thật sự quan tâm đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
27
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN
CỦA CÁC HỘ NGHÈO TỪ NHCSXH
2.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ NHCSXH HUYỆN
PHONG ĐIỀN
2.1.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
2.1.1.1. Tình hình về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Phong Điền
Phong Điền là huyện phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố
Huế 30km. Toàn huyện được tổ chức thành 15 xã và một thị trấn với tổng diện
tích tự nhiên 95375ha, dân số 107000 người. Địa hình khá đa dạng có vùng đồi
núi, đồng bằng, đầm phá và bờ biển. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa,
Phong Điền chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc
và miền Nam nóng ẩm có hai mùa nắng mưa rõ rệt. Sông ngòi có đặc điểm là
ngắn và dốc, lắm thác ghềnh, cửa sông hẹp. Điều đặc biệt là thiên nhiên đã ban
tặng cho người dân và mảnh đất Phong Điền dòng suối nước nóng tự nhiên,
hình thành nên khu du lịch nước nóng Thanh Tân. Ngoài ra còn có các khe suối
tự nhiên như suối A Đon, Khe Me…
Mặc dù vẫn còn là một huyện nghèo của tỉnh nhưng trong những năm qua
tình hình về kinh tế xã hội của huyện có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều
nhà máy công nghiệp được xây dựng trên địa bàn huyện, nhiều ngành nghề
được mở rộng, các ngành nghề truyền thống được quan tâm và dần khôi phục,
trình độ thâm canh cây trồng vật nuôi của nông dân đã nâng lên đáng kể, huyện
đã kết hợp được nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình
phúc lợi. Nhìn chung nền kinh tế của huyện đang trên đà phát triển, đời sống
người dân được cải thiện rõ rệt, tình hình an ninh chính trị, trật tự được giữ
vững. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh đã
gây không ít khó khăn dẫn đến mất mùa, thua lỗ trong sản xuất kinh doanh cho
bà con ở đây, đặc biệt là hộ nghèo. Nên nền kinh tế vẫn còn nghèo khó, đời
sống của các hộ gia đình gặp nhiều khó khăn. Điều này đòi hỏi cán bộ và nhân
28
dân trên toàn địa bàn phải đồng sức, đồng lòng cùng nhau từng bước thực hiện
mục tiêu quốc gia “xoá đói giảm nghèo”.
2.1.1.2. Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện
Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp các ngành,
bằng nhiều hình thức, nhiều chương trình dự án như: xây dựng nhà tình thương
cho hộ nghèo, cấp thẻ BHYT, trợ cấp xã hội và một số trợ cấp khác…đặc biệt
với chương trình cho vay hộ nghèo từ NHCSXH đã giúp các hộ nghèo từng
bước vượt lên khó khăn, xóa đói giảm nghèo…Đây là những việc làm thiết
thực và có hiệu quả cao.
Bảng 1- Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện
(Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh xã hội)
Qua bảng 1 ta thấy công tác XĐGN trên địa bàn huyện trong 3 năm qua
đã đạt được những kết quả quan trọng. Cụ thể, số hộ nghèo năm 2007 là 2441
hộ, chiếm 11,3% trong tổng số hộ, đây là một tỷ lệ cũng không phải là thấp.
Tuy nhiên, sang năm 2008 thì số hộ nghèo giảm xuống còn 1965 hộ, chiếm
8,61%, tương ứng giảm 476 hộ với tỷ lệ giảm là 19,5%. Đến năm 2009 số hộ
nghèo tiếp tục giảm còn 1399 hộ, chiếm 6,04%, tương ứng giảm 566 hộ với tỷ
lệ giảm là 28,8%. Đây được xem là thành công lớn của lãnh đạo và nhân dân
toàn huyện. Có được kết quả như vậy là nhờ sự chỉ đạo thường xuyên của các
cấp lãnh đạo, các ban ngành, đoàn thể, là sự nổ lực phấn đấu vươn lên của các
hộ nghèo trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, và một phần không nhỏ đó là sự
góp sức của NHCSXH trong việc cung cấp nguồn vốn cho các hộ nghèo để
người nghèo có cơ hội đầu tư sản xuất tạo việc làm tăng thu nhập. Song bên
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
2008/2007 2009/2008
+/- % +/- %
1. Tổng số hộ Hộ 21604 22811 23172 1207 5,59 361 1,58
2. Số hộ nghèo Hộ 2441 1965 1399 -476 -19,50 -566 -28,80
3. Tỉ lệ hộ nghèo % 11,3 8,61 6,04 -269 -23,81 -257 -29,85
4. Số hộ nghèo thoát nghèo Hộ 626 818 956 192 30,67 138 16,87
29
cạnh đó vẫn còn nhiều hộ chưa thoát được nghèo, nguyên nhân bao gồm các
yếu tố khách quan và chủ quan như sau:
- Về khách quan: do thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng
rất lớn đến việc chăn nuôi, trồng trọt của bà con nhân dân nói chung và các hộ
nghèo nói riêng.
- Về chủ quan: một số mô hình đầu tư đang dàn trãi, việc phối hợp để
chăm sóc, theo dõi các mô hình đầu tư thiếu thường xuyên và đang bỏ ngõ cho
người dân. Một số người nghèo chưa chịu khó làm ăn, đang trông chờ ỷ lại,
thiếu trách nhiệm, có nhiều trường hợp sau khi được đầu tư không nuôi, không
trồng mà đem bán. Vì vậy vừa làm thất thoát kinh phí vừa làm ảnh hưởng đến
sự đầu tư của các chương trình.
Như vậy, công cuộc XĐGN vẫn còn rất dài và rất cần sự hợp tác, phấn
đấu của tất cả các bên, để thực hiện được mục tiêu XĐGN bền vững.
2.1.2. Giới thiệu về NHCSXH huyện Phong Điền
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Sơ đồ 2- Cơ cấu tổ chức bộ máy NHCSXH huyện Phong Điền
Đứng đầu bộ máy NHCSXH huyện Phong Điền là Ban lãnh đạo thực hiện
nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp đến các bộ phận là: bộ phận kế hoạch và bộ phận kế
toán ngân quỹ, cụ thể như sau:
- Ban lãnh đạo có nhiệm vụ truyền đạt những thông tin, văn bản chủ
trương, những quy định, … của ngành cũng như của Nhà nước cho các cán bộ.
Giám sát toàn bộ hoạt động, trực tiếp giải quyết những vấn đề cấp bách nhất
của phòng giao dịch. Từ năm 2010, ban lãnh đạo của ngân hàng được bổ nhiệm
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KẾ HOẠCH
NGHIỆP VỤ
PHÒNG
KẾ TOÁN
NGÂN QUỸ
30
thêm 1 phó giám đốc, tạo nhiều thuận lợi cho việc chỉ đạo các nhiệm vụ, theo
dõi các hoạt động của ngân hàng.
- Bộ phận kế hoạch - nghiệp vụ có nhiệm vụ đề xuất các chiến lược huy
động vốn, vay vốn của các tổ chức. Thực hiện việc thẩm định, xét duyệt cho
vay đến khách hàng và tiến hành lập hồ sơ vay vốn. Hàng tháng cán bộ thuộc
bộ phận này phải về các xã để trực tiếp giao dịch với khách hàng.
- Bộ phận kế toán – ngân quỹ trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống
kê, thanh toán theo quy định của ngân hàng, giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính,
quyết toán thu chi tài chính, quyết toán các khoản tiền lương với cán bộ, nhân
viên ngân hàng.
Mỗi bộ phận thực hiện một nhiệm vụ riêng, tuy nhiên mỗi cán bộ đều
được đào tạo các nghiệp vụ. Chính điều này giúp các cán bộ có thể làm công
việc của nhau khi ai đó không có mặt. Với mô hình tổ chức bộ máy quản lý,
điều hành gọn nhẹ, phương thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức đoàn thể đã
tiết kiệm tối đa chi phí và nhân lực cho NHCSXH và người vay vốn.
2.1.2.2. Tình hình nguồn vốn
Nguồn vốn có vai trò vô cùng quan trọng và có tính quyết định đối với
hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung và của NHCSXH huyện Phong
Điền nói riêng. Qua 3 năm tổng nguồn vốn của ngân hàng có xu hướng tăng
lên, cụ thể năm 2007 đạt 60787 tr.đ, năm 2008 đạt 83951 tr.đ, tăng lên so với
năm 2007 giá trị là 23164 tr.đ tương ứng với tỉ lệ tăng là 38,12%. Đến năm
2009, tổng nguồn vốn tăng lên 101395 tr.đ, so với năm 2008 giá trị tăng thêm
là 17444 tr.đ, với tỉ lệ tăng là 20,78%. Có được điều này là nhờ vào sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước, của các cấp chính quyền. Với sự tăng lên về nguồn
vốn đã tạo điều kiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách được nhiều
hơn, hay mức cho vay cao hơn. Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn ta thấy nguồn vốn
của NHCSXH huyện Phong Điền được huy động chủ yếu từ nguồn vốn của
Trung ương, qua 3 năm nó luôn chiếm hơn 85 %, đây là nguồn vốn chủ lực của
ngân hàng.
31
Bảng 2- Tình hình nguồn vốn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Bộ phận kế hoạch nghiệp vụ - Ngân hàng CSXH huyện Phong Điền )
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
1. Tổng nguồn vốn 62889 100,00 85462 100,00 103161 100,00 22573 35,89 17699 20,71
- Vốn từ TW 54250 86,26 74167 86,78 89209 86,48 19917 36,71 15042 20,28
- Vốn huy động tại địa
phương được TW cấp bù
2102 3,34 1511 1,77 1817 1,76 -591 -28,12 306 20,25
- Vốn ngân sách địa
phương
866 1,38 866 1,01 866 0,84 0 0 0 0
- ODA 2442 3,88 2603 3,05 2603 2,52 161 6,59 0 0
- WB3 3229 5,14 6315 7,39 8252 8,00 3086 95,57 1937 30,67
- DWF 0 0 0 0 414 0,40 0 _ 0 _
2. Dư nợ 69435 _ 95638 _ 116836 _ 26203 37,74 21198 22,16
- Nợ quá hạn 822 _ 690 _ 1996 _ -132 -16,06 1306 189,28
Khoá luận tốt nghiệp
Lê Hải Yến 32
Ngoài nguồn vốn từ TW rót về, ngân hàng còn được sự hỗ trợ từ phía địa
phương chính từ ngân sách của địa phương và vốn huy động tại địa phương
được TW cấp bù. Mặc dù giá trị của nó không nhiều, chỉ chiếm từ 1-3,5%
trong tổng nguồn vốn nhưng thể hiện sự quan tâm, chung tay góp sức thực hiện
mục tiêu XĐGN của chính quyền địa phương và nhiều tổ chức trong nước cũng
như quốc tế như nguồn vốn từ ODA, WB3, DWF.
Qua bảng ta cũng thấy dư nợ tăng qua các năm, trong đó nợ quá hạn
chiếm 1 tỉ lệ khá nhỏ, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng phần nào đến việc thu hồi
vốn để cho vay những khách hàng tiếp theo và khả năng được vay tiếp của
khách hàng đang vay. Theo như tìm hiểu thì nguyên nhân nợ quá hạn chủ yếu
là do rủi ro về thiên tai, dịch bệnh…; ngoài ra một phần nhỏ là do sản xuất kinh
doanh thua lỗ hay tổ trưởng tổ TK&VV (Chủ dự án) chiếm dụng. Để tăng khả
năng tiếp cận nguồn vốn cho hộ nghèo thì những nguyên nhân này cần phải
được khắc phục.
2.1.2.3. Tình hình lao động
Qua 3 năm ta thấy tình hình về cán bộ công nhân viên của NHCSXH
huyện Phong Điền không có sự thay đổi lớn về số lượng, trình độ cũng như là
cán bộ trong biên chế. Tổng số nhân viên của ngân hàng gồm 8 cán bộ công
nhân viên (1 giám đốc, 3 cán bộ cho mỗi bộ phận và 1 bảo vệ làm việc hợp
đồng). Đồng thời cũng không có sự thuyên chuyển lớn các cán bộ giữa các chi
nhánh với nhau, điều này tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình làm việc của
cán bộ và khách hàng, việc cho vay sẽ dễ dàng hơn nhiều khi cán bộ ngân hàng
đã hiểu rõ về địa bàn mình phụ trách.
Tuy nhiên ta cũng thấy rằng, với số lượng cán bộ công nhân viên như hiện
nay là khá ít. Điều này cũng gây không ít khó khăn, trở ngại trong quá trình
làm việc, như khi lượng khách hàng nhiều thì phải kéo dài thời gian giải ngân,
cán bộ tín dụng phải làm thêm giờ…
2.1.2.4. Địa bàn hoạt động
Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, Ban - ngành, các tổ chức
đoàn thể, hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong
Điền đã có những bước phát triển, trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của
Khoá luận tốt nghiệp
Lê Hải Yến 33
đội ngũ cán bộ, nhân viên được nâng lên, đối tượng, mức cho vay được mở
rộng và nâng lên; hình thức cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức đoàn
thể Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp, với trên 500 Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt
động có hiệu quả; công tác giám sát và kiểm tra của Ban Đại diện HĐQT Ngân
hàng Chính sách xã hội các cấp được tăng cường; vốn tín dụng của Chi nhánh
Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư cho vay hộ nghèo và các chương trình tín
dụng chính sách khác tăng lên qua các năm đã góp phần tích cực trong thực
hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Hiện nay điểm giao dịch của ngân hàng đã
được mở rộng trên cả 15 xã và 1 thị trấn, tạo điều kiện cho bà con vùng sâu
vùng xa đến được với ngân hàng.
2.2. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN
HÀNG
2.2.1. Đánh giá về các chương trình cho vay của ngân hàng qua 3 năm
Xoá đói giảm nghèo là một sự nghiệp hết sức quan trọng, một mình người
nghèo không thể tự vươn lên để thoát nghèo mà họ rất cần đến sự quan tâm của
toàn xã hội, của các tổ chức. Trong đó NHCSXH là một ngân hàng đặc thù
được giao nhiệm vụ cung cấp các nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo
và các đối tượng chính sách khác đã góp phần thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia về XĐGN của Chính phủ. Trong những năm qua, NHCSXH đã góp
sức đem lại niềm vui cho hàng triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên
toàn quốc.
Trong tất cả các chương trình cho vay, chương trình cho vay hộ nghèo là
chương trình cho vay mang tính chủ lực của NHCSXH, chiếm tỷ trọng lớn
trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đây là chương trình nhận được sự ủng
hộ của toàn thể hộ nghèo và các ĐTCS trên địa bàn, góp phần thể hiện sự đúng
đắn trong chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Qua bảng 4 ta thấy, trong số các chương trình cho vay của ngân hàng,
chương trình cho vay hộ nghèo chiếm tỷ trọng nhiều nhất, năm 2007 và năm
2008 luốn chiếm hơn 50%, năm 2009 là 48,89%, doanh số cho vay của chương
trình cho vay hộ nghèo giảm qua các năm cụ thể, năm 2007 giá trị là 33879
Khoá luận tốt nghiệp
Lê Hải Yến 34
triệu đồng, năm 2008 giảm còn 29151 tr.đ tương ứng với giảm một lượng là
4728 tr.đ và tỷ lệ giảm là 13,96%. Đến năm 2009 giảm còn 25613 tr.đ, tức là
giảm 3538 tr.đ tương ứng với tỉ lệ giảm là 12,14% so với năm 2008. Qua 3 năm
thì doanh số cho vay hộ nghèo có xu hướng giảm dần nguyên nhân là do khách
hàng còn dư nợ nên chưa được vay mới, số khách hàng vay giảm,
Chương trình tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã
hội từ lâu đã đồng hành cùng người dân và dành được sự quan tâm đặc biệt của
các cấp chính quyền địa phương. Nhờ nguồn vốn tích cực này, không ít gia
đình khó khăn về kinh tế đã có điều kiện vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính
đáng, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
Cùng với chương trình cho vay hộ nghèo, doanh số cho vay của chương
trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn chiếm tỷ trọng cũng khá cao. Năm
2007 doanh số cho vay đạt 5674 tr.đ chiếm 12,99% trong tổng doanh số cho
vay của các chương trình, năm 2008 đạt 7068 tr.đ chiếm 14,04% và đến năm
2009 doanh số này tăng lên giá trị là 12497 tr.đ chiếm 23,85% trong tổng
doanh số cho vay. Như vậy so với năm 2007, doanh số cho vay năm 2008 tăng
lên 1394 tr.đ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 24,57%. Và năm 2009 so với năm
2008 doanh số cho vay này tăng 5429 tr.đ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 76,81%.
Chương trình cho vay này đã giảm bớt một phần nào gánh nặng trang trải chi
phí học tập cho con em có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên có một điều là các
hộ nghèo thường đông con, nên việc nuôi con ăn học hết bậc phổ thông là rất
khó khăn, do đó không nhiều hộ có con học đến đại học, cao đẳng…Vấn đề đặt
ra ở đây là làm sao để tất cả con em của các hộ nghèo đều có cơ hội đến
trường, không phải bỏ học dở dang do không có tiền.
Đặc biệt, trong năm 2009 có một chương trình cho vay mới đó là chương
trình cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167, tuy nguồn vốn hỗ trợ ban
đầu chỉ có 744 tr.đ chiếm 1,42% trong tổng doanh số cho vay của các chương
trình nhưng nó đã góp phần xoá nhà tạm cho các hộ nghèo. Qua điều tra ta thấy
trong 60 hộ chỉ còn 3 hộ hiện đang sống nhà tạm, trong đó xã Phong Chương
có 2 hộ và xã Điền Môn 1 hộ. Có 22 hộ chiếm 36,67% có nhà bán kiên cố và
35 hộ chiếm 58,33% đã có nhà kiên cố (bảng 3). Chính từ những hoạt động
Khoá luận tốt nghiệp
Lê Hải Yến 35
thiết thực như xây dựng nhà tình thương, cho vay hỗ trợ nhà ở của NHCSXH
huyện Phong Điền đã giúp người nghèo có được mái nhà vững chắc, tránh mưa
tránh bão, yên tâm sản xuất.
Bảng 3- Tình hình về nhà ở của các hộ nghèo
Chỉ tiêu
Tổng
số hộ
%
Trong đó
Phong Xuân Phong Chương Điền Môn
Số hộ % Số hộ % Số hộ %
Nhà tạm 3 5 0 0 2 3,33 1 1,67
Nhà bán kiên cố 22 36,67 5 8,33 8 13,33 9 15,00
Nhà kiên cố 35 58,33 15 25,00 10 16,67 10 16,67
Tổng số hộ 60 100 20 33,33 20 33,33 20 33,34
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010)
Khoá luận tốt nghiệp
Lê Hải Yến 36
Bảng 4- Doanh số cho vay theo chương trình qua 3 năm 2007-2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Bộ phận kế hoạch nghiệp vụ - Ngân hàng CSXH huyện Phong Điền)
Chương trình cho vay
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008
Giá
trị
%
Giá
trị
%
Giá
trị
% +/- % +/- %
1. Hộ nghèo 33879 77,54 29151 57,92 25613 48,89 -4728 -13,96 -3538 -12,14
2. Giải quyết việc làm 2441 5,59 1800 3,58 3336 6,37 -641 -26,26 1536 85,33
3. HSSV có hoàn cảnh khó khăn 5674 12,99 7068 14,04 12497 23,85 1394 24,57 5429 76,81
4. Các ĐTCS đi LĐ có thời hạn ở NN 236 0,54 137 0,27 64 0,12 -99 -41,95 -73 -53,28
5. Các hộ SXKD, các TCKT ở vùng nghèo 0 0 6321 12,56 7638 14,58 6321 _ 1317 20,84
6. Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo QĐ 167 0 0 0 0 744 1,42 0 _ 744 _
7. Cho vay NS&VSMTNT 552 1,26 2212 4,39 84 0,16 1660 300,72 -2128 -96,20
8. Cho vay dự án KFW 0 0 0 0 0 0 0 _ 0 _
9. Cho vay dự án phát triển lâm nghiệp 810 1,85 3536 7,03 2349 4,48 2726 336,54 -1187 -33,57
10. Cho vay khác 100 0,23 105 0,21 70 0,13 5 5,00 -35 -33,33
Tổng cộng 43692 100 50330 100 52395 100 6638 15,19 2065 4,10
Khoá luận tốt nghiệp
Lê Hải Yến 37
2.2.2. Đánh giá về số lượng khách hàng từ chương trình cho vay hộ nghèo
NHCSXH ra đời là niềm vui lớn của đông đảo bà con nghèo khó, ngân
hàng đã thực sự giúp họ được vay vốn và hỗ trợ kiến thức làm ăn, góp phần tạo
điều kiện để họ thoát khỏi cảnh nghèo đói, đây chính là cánh tay đắc lực cho
các hộ nghèo. Với nguồn vốn được vay, người nghèo có điều kiện tham gia,
mở rộng sản xuất. Đây là một việc làm có ý nghĩa đối với hộ nghèo. Nhờ được
sự quan tâm của chính quyền địa phương, các tổ chức, đặc biệt là hoạt động
của NHCSXH huyện Phong Điền, đã góp phần không nhỏ vào công tác xoá đói
giảm nghèo của huyện. Nhiều hộ nghèo đã và đang lần lượt vay vốn tại
NHCSXH. Và cơ hội này không chỉ dành riêng cho hộ nghèo mà cả hộ cận
nghèo và vừa mới thoát nghèo. Điều này được chứng tỏ qua bảng sau:
Nhìn vào bảng ta thấy, số khách hàng được vay nhiều hơn số hộ nghèo
trên địa bàn huyện, điều này được giải thích, khi xét thấy các hộ cận nghèo và
các hộ vừa mới thoát nghèo có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo thì cũng được xem
xét để được vay. Như vậy, khách hàng của chương trình cho vay hộ nghèo
dược mở rộng cho cả hộ cận nghèo và vừa mới thoát nghèo. Những năm gần
đây, trên địa bàn huyện thường xuyên xảy ra thiên tai, dịch bệnh. Nó đã gây
không ít khó khăn cho bà con ở đây, đặc biệt là các hộ nghèo. Ngoài ra, một
phần không nhỏ hộ cận nghèo và vừa mới thoát nghèo rơi vào cảnh tái nghèo.
Tuy nhiên được sự quan tâm hỗ trợ từ phía NHCSXH nên những hộ này được
xem xét cho vay. Việc làm này nhận được rất nhiều sự ủng hộ của bà con và
chính quyền địa phương. Như vậy là ngân hàng mở rộng đối tượng của mình
trong những trường hợp cần thiết là rất đáng được ghi nhận.
Ngoài ra ta còn thấy, tỉ số giữa số hộ được vay và tổng số hộ nộp đơn và
đăng ký đều đạt trên dưới 90%, đây là một tỉ lệ cũng khá cao. Ta thấy rằng tỉ số
này luôn nhỏ hơn 1 hay số hộ được vay luôn ít hơn tổng số hộ đăng ký và nộp
đơn xin vay vì nhiều lý do như khi đăng ký ở tổ TK&VV thì không được bình
chọn vì gia đình chưa đảm bảo được khả năng trả nợ, hay kể cả khi tổ đưa danh
sách đã xét duyệt mà ngân hàng xét thấy tổ phê duyệt không đúng đối tượng,
sai phạm về hồ sơ hay cho vay không đúng quy trình, không đủ điều kiện để
vay thì cũng sẽ bị gạch bỏ.
Khoá luận tốt nghiệp
Lê Hải Yến 38
Bảng 5- Số lượng khách hàng từ chương trình cho vay hộ nghèo qua 3 năm 2007-2009
(Nguồn: Bộ phận kế hoạch nghiệp vụ - Ngân hàng CSXH huyện Phong Điền)
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
2008/2007 2009/2008
-/+ % -/+ %
Tổng số hộ nghèo Hộ 2441 1965 1399 -476 -19,50 -566 -28,80
Tổng số hộ đăng ký và nộp đơn xin vay Hộ 5177 4011 2965 -1166 -22,52 -1046 -26,08
Số hộ được vay Hộ 4820 3470 2640 -1350 -28,01 -830 -23,92
Số hộ được vay/Tổng số hộ đăng ký và nộp đơn
Lần 0,93 0,87 0,89 -0,06 -6,45 0,02 2,30
% 93,10 87,51 89,04 -5,59 -6,00 1,53 1,75
Số hộ được vay/Số hộ nghèo
Lần 1,97 1,77 1,89 -0,20 -10,15 0,12 6,78
% 197,46 176,59 188,71 -20,87 -10,57 12,12 6,86
Khoá luận tốt nghiệp
Lê Hải Yến 39
Qua 3 năm ta thấy số khách hàng được vay giảm dần cụ thể, năm 2007 là
4820 hộ, sang năm 2008 số khách hàng giảm còn 3470 hộ tương ứng với giảm
một lượng là 1350 hộ và tỷ lệ giảm là 28,01%. Khách hàng tiếp tục giảm đến
năm 2009 có 2640 hộ, giảm một lượng so với năm 2008 là 830 hộ tương ứng
với tỉ lệ giảm là 23,92%. Ta thấy rằng trong năm 2007 số khách hàng vay rất
nhiều bởi lúc này số hộ nghèo trên toàn địa bàn còn cao, công tác xoá đói giảm
nghèo còn gặp nhiều khó khăn, thiên tai, dịch bệnh xảy ra cũng không ít nên
không chỉ hộ nghèo mà cả hộ cận nghèo, hộ vừa mới thoát nghèo cũng muốn
được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH. Vì thế số khách hàng năm 2007 khá nhiều.
Cũng chính điều này nên số khách hàng vay năm 2008 và 2009 giảm. Mặt khác
do sự phân bổ nguồn vốn không đồng đều giữa các năm, phân bổ nhiều thì cho
vay nhiều, phân bổ ít thì cho vay ít. Chính điều này cũng ảnh hưởng đến số
khách hàng cho vay là nhiều hay ít.
Mặc dù số khách hàng là nhiều như vậy, nhưng không phải tất cả các hộ
nghèo trên toàn địa bàn đều được vay. Kết quả điều tra của 60 hộ trên đã cho
thấy điều đó
Bảng 6- Tình hình vay vốn của các hộ điều tra
Chỉ tiêu
Tổng cộng
Trong đó
Phong Chương Điền Môn Phong Xuân
Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ %
Chưa từng vay
vốn
3 5,00 1 1,66 1 1,67 1 1,67
Đã từng vay
vốn
10 16,67 3 5,00 3 5,00 4 6,67
Hiện đang vay
vốn
47 78,33 16 26,67 16 28,33 15 23,33
Tổng cộng 60 100,00 20 33,33 20 33,33 20 33,33
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010)
Khoá luận tốt nghiệp
Lê Hải Yến 40
Có 3 trong 60 hộ điều tra chiếm 5% là chưa từng vay vốn. Có 1 hộ thì
không muốn vay do già cả, neo đơn, không còn sức lao động, 1 hộ là không
muốn vay vì không biết vay để làm gì, còn 1 hộ thì rất mong muốn được vay
nhưng vì con đông, chồng thì suốt ngày rượu chè không chịu làm ăn nên không
được bình xét cho vay. Như vậy, đây là những trường hợp không chỉ cần được
sự quan tâm của NHCSXH mà cả chính quyền địa phương, các tổ chức khác.
Đặc biệt là đối với NHCSXH phải làm sao để thực sự là ngân hàng hoạt động
vì người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Ngoài ra có đến 10 hộ đã
từng vay vốn nhưng từ năm 2007 trở lại đây chưa vay vì không có nhu cầu và
một số do còn nợ nên chưa được vay mới. Vấn đề ở đây đặt ra cho ngân hàng
phải khuyến khích tạo điều kiện để các hộ không có nhu cầu này trở thành có
nhu cầu vay vốn, mở rộng sản xuất, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm
nghèo trên toàn địa bàn.
Qua đánh giá về số lượng hộ nghèo được vay vốn ta đánh giá cao vai trò
hoạt động của NHCSXH, nó không chỉ giúp hộ nghèo vay vốn, tạo việc làm,
tăng thu nhập, từng bước thoát nghèo, mà còn giúp cả hộ cận nghèo và hộ vừa
mới thoát ngoài vượt qua trong những lúc khó khăn, để hộ cận nghèo không rơi
vào cảnh nghèo và hộ vừa mới thoát nghèo có thể thoát nghèo bền vững. Song
vấn đề đặt ra ở đây là ngân hàng cần tạo nhiều điều kiện hơn nữa để tăng việc
tiếp cận nguồn vốn từ NHCSXH cho những hộ không có nhu cầu vì lý do là
không biết vay để làm gì.
2.2.3. Đánh giá về quy mô món vay
Quy mô món vay đó là số tiền mà hộ nghèo nhận được tính bình quân 1
hộ. Số tiền vay này trên cơ sở khách hàng yêu cầu, cán bộ tín dụng thẩm định,
kiểm tra dựa vào mục đích vay, hoàn cảnh của khách hàng, từ đó mà xét duyệt
mức vay và thời hạn vay hợp lý nhất. Và NHCSXH luôn cố gắng làm sao để
khách hàng được vay khoản tiền phù hợp với năng lực của mỗi hộ.
Kết quả từ bảng 7 cho thấy, năm 2007 quy mô món vay đạt 7,03 tr.đ/hộ
thì sang năm 2008 tăng lên 8,4 tr.đ/hộ, tức là tăng một lượng là 1,37 tr.đ/hộ
tương ứng với tăng 19,49%. Đến năm 2009 quy mô món vay tiếp tục tăng đạt
giá trị là 9,7 tr.đ/hộ, so với năm 2008 thì tăng một lượng là 1,3 tr.đ/hộ tương
Khoá luận tốt nghiệp
Lê Hải Yến 41
ứng tỉ lệ tăng là 15,48%. Như vậy là quy mô món vay ngày càng được tăng lên,
đây một mặt là do ảnh hưởng của lạm phát, mặt khác là năng lực hộ nghèo
ngày càng tăng lên nhờ vào sự cố gắng học hỏi, tham gia các lớp tập huấn do
các hội, đoàn thể tổ chức đã tạo được niềm tin ở cán bộ khi vay với khoản tiền
lớn. Đây là điều đáng được khích lệ để hộ nghèo ngày càng cố gắng hơn nữa,
góp phần đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững.
Bảng 7 – Quy mô món vay tính theo doanh số cho vay
(Nguồn: Bộ phận kế hoạch nghiệp vụ - Ngân hàng CSXH huyện Phong Điền)
Vấn đề ở đây là không chỉ ngân hàng mà cả chính quyền địa phương kết
hợp với các tổ chức đoàn thể làm thế nào để nâng cao năng lực cho hộ nghèo,
giúp đỡ họ những kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, biết mạnh dạn đầu tư sản
xuất kinh doanh, mở rộng quy mô. Không chỉ là những kiến thức ban đầu mà
cần theo sát, hướng dẫn giúp đỡ thường xuyên cho họ vững vàng, tự tin trên
con đường thoát nghèo đầy gian khó. Điều này không những có ý nghĩa về việc
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn mà điều quan trọng là tạo được niềm tin
của cán bộ tín dụng vào hộ nghèo để có thể cho họ vay những khoản tiền lớn
theo đúng nhu cầu.
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
2008/2007 2009/2008
-/+ % -/+ %
Doanh số cho
vay
Tr.đồng 33879 29151 25613 -4728 -13,96 3538 -12,14
Số khách hàng
được vay
Hộ 4820 3470 2640 1350 -28,01 -830 -23,92
Quy mô món
vay
Tr.đ/hộ 7,03 8,40 9,70 1,37 19,49 1,30 15,48
Khoá luận tốt nghiệp
Lê Hải Yến 42
2.3. Đánh giá tình hình vay vốn của các hộ điều tra tại NHCSXH huyện
Phong Điền
2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra
Để hiểu rõ hơn về tình hình của các hộ nghèo địa bàn huyện Phong Điền,
tiến hành điều tra ngẫu nhiên 60 hộ nghèo ở 3 xã là Phong Chương, Phong
Xuân và Điền Môn.
2.3.1.1. Thông tin về lao động và nhân khẩu
Con người luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, đây là
yếu tố cơ bản nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Trong nông nghiệp, nó là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp, mang tính
quyết định đối với sản xuất nông nghiệp và sự biến động lao động sẽ ảnh
hưởng đến cơ cấu sản xuất cũng như năng suất lao động. Vì vậy trong điều kiện
hiện nay việc sử dụng hợp lý cũng như việc nâng cao chất lượng lao động là
một vấn đề hết sức quan trọng, là cơ sở để tăng khả năng tiếp cận tín dụng, tăng
thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân đặc biệt cho người nghèo. Để
hiểu rõ hơn về tình hình lao động và nhân khẩu của các hộ nghèo ta đi vào
phân tích bảng 8:
Qua điều tra ta thấy rằng, phần lớn chủ hộ là trên 40 tuổi, lại xuất thân từ
nông thôn nên vấn đề về trình độ văn hoá còn thấp, đa số thì họ học vừa đủ để
biết chữ, hạn chế này là một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến đói nghèo.
Bảng 8- Tình hình nhân khẩu và lao động
Chỉ tiêu ĐVT BQC
Phong
Xuân
Phong
Chương
Điền
Môn
1. Tổng số hộ điều tra Hộ 60 20 20 20
2. Bình quân nhân khẩu/hộ Khẩu 4,05 3,95 4,85 3,2
3. Bình quân lao động/hộ Lao động 1,77 1,75 2 1,45
4. Bình quân nhân khẩu/lao
động
Khẩu 2,36 2,26 2,43 2,2
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010)
43
Qua bảng 8 thấy rằng, bình quân nhân khẩu/hộ là không cao lắm bình
quân chung là 4,05. Tuy nhiên giữa các xã thì có sự chênh lệch, thấp nhất là ở
xã Điền Môn với bình quân nhân khẩu/hộ chỉ là 3,2; đến xã Phong Xuân là
3,95 khẩu/hộ và cao nhất là xã Phong Chương với 4,85 khẩu/hộ. Trong 3 xã
này thì Phong Chương là xã nghèo nhất, tỷ lệ hộ nghèo khá cao, đa số các hộ
này đều đông con và chúng đang còn trong độ tuổi đi học, nên dẫn đến bình
quân nhân khẩu/lao động ở xã là 2,43 cao nhất trong 3 xã, điều này có nghĩa là
1 người lao động thì có 2,43 người ăn theo, chính điều này gây thêm khó khăn
cho nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo.
Như vậy qua đây ta thấy là các hộ nghèo tại huyện chủ yếu rơi vào những
gia đình con đông, lao động ít, hay thuộc hộ già cả neo đơn không đủ sức lao
động.
Đây là những hộ cần được sự quan tâm giúp đỡ nhiều của các tổ chức hoạt
động vì mục tiêu phát triển xã hội, không vì lợi nhuận.
2.3.1.2. Tình hình về đất đai
Đất đai là TLSX chủ yếu và đặc biệt, không thể thay thế được, nó vừa là
đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trực tiếp tham gia vào quá trình ản
xuất. Mặc dù có giới hạn vè mặt không gian nhưng nếu biết cách sử dụng hợp
lý thì đất đai sẽ đem lại khả năng sản xuất vô hạn.
Kết quả từ bảng 9 cho thấy, diện tích nhà ở, vườn tạp và diện tích đất
trồng cây hàng năm của các hộ khá cao, bình quân chung tính cho cả 3 xã lần
lượt là 306m2
/hộ và 2062m2
/hộ. Trong đó, Phong Chương là xã có diện tích đất
trồng cây hàng năm tính bình quân một hộ rất cao đạt 3035m2
. Thế nhưng do
trình độ người dân ở đây còn thấp và hạn chế về những điều kiện khác nên
chưa tận dụng được lợi thế của mình. Vì vậy nên với nguồn đất khá phong phú
như vậy, nhưng người dân ở đây mới chỉ biết dùng nó cho việc trồng lúa nên
hiệu quả chưa cao. Qua bảng ta cũng thấy rằng, Phong Xuân là một xã miền
núi nên thuận lợi cho việc trồng cây lâu năm như cao su, nên diện tích đất trồng
cây lâu năm của xã đạt 302m2
/hộ, riêng 2 xã còn lại không có diện tích đất
trồng cây lâu năm, mà diện tích đất chủ yếu dành cho việc trồng lúa.
44
Không ai hiểu mảnh đất của mình bằng chính người dân nên các hộ cần
phải tìm hiểu nghiên cứu, kết hợp với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương,
phòng khuyến nông để có thể tìm ra được các loài cây mang lại giá trị kinh tế
lớn hơn.
Bảng 9- Tình hình đất đai
Đơn vị tính: m2
/hộ
Chỉ tiêu BQC
Phong
Xuân
Phong
Chương
Điền
Môn
1. Diện tích nhà ở và vườn tạp/hộ 306 353 271 295
2. Diện tích đất trồng cây hàng năm/hộ 2062 1435 3035 915
3. Diện tích đất trồng cây lâu năm/hộ 101 302 0 0
4. Diện tích ao hồ/hộ 83 83 0 0
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010)
2.3.1.3. Tình hình về tư liệu sản xuất
Tư liệu sản xuất là một trong những yếu tố không thể thiếu để phục vụ sản
xuất, đặc biệt là trong nông nghiệp. Nó có tác dụng trong việc nâng cao chất
lượng cây trồng vật nuôi tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Nghiên cứu bảng 10 thấy rằng:
Bảng 10- Tình hình tư liệu sản xuất
Chỉ tiêu ĐVT BQC
Phong
Xuân
Phong
Chương
Điền
Môn
1. Gia súc Con 1,80 2,35 1,55 1,50
2. Gia cầm Con 11,65 14,00 10,70 10,25
3. Máy cày Chiếc 0,05 0,05 0,10 0
4. Máy xay Cái 0,017 0,05 0 0
5. Bình bơm thuốc trừ sâu Bình 0,50 0,30 0,75 0,45
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010)
Các hộ nghèo ở đây đã từng bước chú trọng đến việc trang bị TLSX,
nhưng vẫn còn ở mức thấp. Những TLSX đắt tiền như máy cày chỉ có ở 1 vài
hộ gia đình ở xã Phong Chương và Phong Xuân, bình quân trên hộ tính cả 3 xã
45
chỉ có 0,05 chiếc. Các loại máy như máy xay cũng rất ít, bình quân chung chỉ
có 0,017 chiếc. Gia súc ở đây bao gồm trâu, bò, lợn, theo điều tra thì các hộ
nghèo vay vốn chủ yếu là để xây chuồng nuôi lợn, số khác mua trâu, bò phục
vụ cho việc cày bừa. Tuy nhiên, những năm qua do dịch lở mồm long móng ở
trâu bò, dịch tai xanh ở lợn, dịch cúm gia cầm, nên hiện nay số lượng các loài
vật nuôi trong gia đình khá ít, về gia súc chỉ có 1,8con/hộ, còn gia cầm là
11,65con/hộ.
* Như vậy, qua điều tra về tình hình lao động, đất đai và tư liệu sản xuất
của các hộ nghèo, hiện lên một nét là các hộ nghèo vẫn sống chủ yếu dựa vào
nông nghiệp, mà điển hình là từ việc làm ruộng. Đây là công việc mang tính
thời vụ, lại phụ thuộc vào thiên nhiên nên thu nhập rất bấp bênh. Điều này là
một trở ngại hạn chế các hộ nghèo được tiếp cận nguồn từ ngân hàng thương
mại hay người nghèo không có điều kiện để được vay vốn đầu tư sản xuất kinh
doanh.
Những khó khăn mà nơi đây còn gặp phải đó là:
- Đa số các hộ nghèo làm nghề nông, có thu nhập thấp, bấp bênh.
- Ngành nghề phụ còn quá ít.
- Người nghèo ít được học hành nên việc nắm bắt tiếp thu những tiến bộ
khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế.
- Thiên tai, dịch hoạ xảy ra thường xuyên, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán,
dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở lợn đã ảnh hưởng rất lớn đến việc chăn nuôi,
trồng trọt, gây không ít khó khăn cho sự phát triển kinh tế đối với hộ nghèo.
- Vẫn còn một số hộ nghèo có tâm lý trông chờ, ỷ lại, lười biếng lao động,
chưa tận dụng được những tiềm năng lợi thế của địa phương.
2.3.2. Tình hình vay vốn của các hộ điều tra
Từ kết quả ở bảng 8, ta thấy rằng, qua điều tra 60 hộ ở 3 xã là Phong
Chương, Phong Xuân và Điền Môn tương ứng với mỗi xã là 20 hộ thì có đến 3
hộ (mỗi xã 1 hộ) chưa từng vay vốn từ một nguồn nào và họ cũng không tham
gia vào một tổ chức hội nào. Khi hỏi vì sao hộ chưa từng tham gia vay mượn
thì có hộ thì không muốn vay, hộ muốn vay thì không được vay vì gia đình
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY
Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY

More Related Content

What's hot

Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hà...
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hà...Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hà...
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hà...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG ...
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG ...GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG ...
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG ...nataliej4
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBquản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBngocmylk
 
Dự án Bệnh Viện Đa khoa - Nghỉ Dưỡng Quốc Tế Phương Đông | Dịch vụ Lập dự án ...
Dự án Bệnh Viện Đa khoa - Nghỉ Dưỡng Quốc Tế Phương Đông | Dịch vụ Lập dự án ...Dự án Bệnh Viện Đa khoa - Nghỉ Dưỡng Quốc Tế Phương Đông | Dịch vụ Lập dự án ...
Dự án Bệnh Viện Đa khoa - Nghỉ Dưỡng Quốc Tế Phương Đông | Dịch vụ Lập dự án ...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...Man_Ebook
 
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAYLuận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015Nguyen Thai Binh
 
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hà...
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hà...Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hà...
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hà...
 
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG ...
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG ...GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG ...
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG ...
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOT
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOTĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOT
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOT
 
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
 
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hộiLuận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
 
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBquản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
 
Dự án Bệnh Viện Đa khoa - Nghỉ Dưỡng Quốc Tế Phương Đông | Dịch vụ Lập dự án ...
Dự án Bệnh Viện Đa khoa - Nghỉ Dưỡng Quốc Tế Phương Đông | Dịch vụ Lập dự án ...Dự án Bệnh Viện Đa khoa - Nghỉ Dưỡng Quốc Tế Phương Đông | Dịch vụ Lập dự án ...
Dự án Bệnh Viện Đa khoa - Nghỉ Dưỡng Quốc Tế Phương Đông | Dịch vụ Lập dự án ...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại AgribankLuận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank
 
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
 
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZAL...
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZAL...GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZAL...
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZAL...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng Techcombank
Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng TechcombankNâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng Techcombank
Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng Techcombank
 
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAYLuận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
 
Đề tài: Quy trình cấp tín dụng sản phẩm cho vay mua xe ô tô tại VIB
Đề tài: Quy trình cấp tín dụng sản phẩm cho vay mua xe ô tô tại VIBĐề tài: Quy trình cấp tín dụng sản phẩm cho vay mua xe ô tô tại VIB
Đề tài: Quy trình cấp tín dụng sản phẩm cho vay mua xe ô tô tại VIB
 
Đề tài: Biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, HAY
Đề tài: Biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, HAYĐề tài: Biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, HAY
Đề tài: Biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, HAY
 
Lv: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP, HAY!
Lv: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP, HAY!Lv: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP, HAY!
Lv: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP, HAY!
 
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
 
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất nước tinh khiết
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất nước tinh khiếtDự án đầu tư nhà máy sản xuất nước tinh khiết
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất nước tinh khiết
 

Similar to Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA UBN...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA UBN...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA UBN...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA UBN...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của UBN...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của UBN...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của UBN...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của UBN...nataliej4
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.
Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.
Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

Similar to Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY (20)

Đề tài: Năng lực quản lý của Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, HAY
Đề tài: Năng lực quản lý của Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, HAYĐề tài: Năng lực quản lý của Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, HAY
Đề tài: Năng lực quản lý của Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, HAY
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA UBN...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA UBN...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA UBN...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA UBN...
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của UBN...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của UBN...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của UBN...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của UBN...
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...
 
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
 
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình SơnĐề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
 
Luận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu học
Luận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu họcLuận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu học
Luận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu học
 
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thôngLuận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...
 
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAY
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAYCải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAY
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAY
 
Đề tài: Chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, HOTĐề tài: Chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, HOT
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.
Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.
Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận án: Nhân tố liên kết các địa phương trong vùng ở Việt Nam
Luận án: Nhân tố liên kết các địa phương trong vùng ở Việt NamLuận án: Nhân tố liên kết các địa phương trong vùng ở Việt Nam
Luận án: Nhân tố liên kết các địa phương trong vùng ở Việt Nam
 
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của...
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
 
Hoàn thiện và một số kiến nghị về nghiệp vụ cấp tín dụng cho khách hàng cá nh...
Hoàn thiện và một số kiến nghị về nghiệp vụ cấp tín dụng cho khách hàng cá nh...Hoàn thiện và một số kiến nghị về nghiệp vụ cấp tín dụng cho khách hàng cá nh...
Hoàn thiện và một số kiến nghị về nghiệp vụ cấp tín dụng cho khách hàng cá nh...
 
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTĐề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Đề tài: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo huyện Phong Điền, HAY

  • 1. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đợt thực tập cuối khoá cũng như bài khoá luận với đề tài “Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ NHCSXH huyện Phong Điền” ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự góp sức của rất nhiều người. Vì vậy: Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình giảng dạy trong suốt thời gian tôi học tập ở trường. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn thạc sĩ Nguyễn Ngọc Châu đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể các anh chị cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Phong Điền đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt trong thời gian thực tập. Xin gửi đến các hộ nghèo xã Phong Chương, Phong Xuân và Điền Môn lời cảm ơn chân thành, những người đã góp phần vào thành công của khoá luận này. Cuối cùng xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bè bạn, những người đã luôn bên tôi, động viên để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình, đặc biệt là trong đợt thực tập cuối khoá này. Tuy nhiên, do hạn chế về điều kiện và thời gian cũng như khả năng của bản thân, nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo để khoá luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2010 Sinh viên thực hiện Lê Hải Yến
  • 2. 1 MỤC LỤC MỤC LỤC........................................................................................................ 1 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU.............................................................................. 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.................................................................... 5 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ.............................................................................. 6 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ............................................... 7 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 8 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................... 11 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................ 11 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................... 11 1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về nghèo đói ..................................................... 11 1.1.1.1. Khái niệm.......................................................................................... 11 1.1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói....................................................... 12 1.1.1.3. Đặc điểm của hộ nghèo..................................................................... 13 1.1.2. Một số vấn đề về tín dụng.................................................................... 14 1.1.2.1. Khái niệm.......................................................................................... 14 1.1.2.2. Vai trò của tín dụng đối với người nghèo......................................... 14 1.1.2.3. Sự cần thiết phải hỗ trợ người nghèo................................................ 15 1.1.3. Khái quát về NHCSXH........................................................................ 15 1.1.3.1. Sự ra đời của ngân hàng chính sách xã hội....................................... 15 1.1.3.2. Một số nghiệp vụ cho vay hộ nghèo ................................................. 16 1.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn.............. 20 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN............................................................................... 22 1.2.1. Tình hình nghèo đói ở Việt Nam ......................................................... 22 1.2.2. Tình hình về hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH................... 24 Chương 2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN CỦA CÁC HỘ NGHÈO TỪ NHCSXH........................................................................... 27 2.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu và NHCSXH huyện Phong Điền....... 27 2.1.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu......................................................... 27 2.1.1.1. Tình hình về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Phong Điền27 2.1.1.2. Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện ........................................... 28
  • 3. 2 2.1.2. Giới thiệu về NHCSXH huyện Phong Điền ........................................ 29 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy ..................................................................... 29 2.1.2.2. Tình hình nguồn vốn......................................................................... 30 2.1.2.3. Tình hình lao động............................................................................ 32 2.1.2.4. Địa bàn hoạt động ............................................................................. 32 2.2. Đánh giá từ hoạt động cho vay hộ nghèo của ngân hàng ....................... 33 2.2.1. Đánh giá về các chương trình cho vay của ngân hàng qua 3 năm....... 33 2.2.2.Đánh giá về số lượng khách hàng từ chương trình cho vay hộ nghèo.. 37 2.2.3. Đánh giá về quy mô món vay .............................................................. 40 2.3. Đánh giá tình hình vay vốn của các hộ điều tra tại NHCSXH ............... 42 2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra.................................................. 42 2.3.1.1. Thông tin về lao động và nhân khẩu................................................. 42 2.3.1.2. Tình hình về đất đai .......................................................................... 43 2.3.1.3. Tình hình về tư liệu sản xuất............................................................. 44 2.3.2. Tình hình vay vốn của các hộ điều tra ................................................. 45 2.3.3. Tình hình vay vốn tại NHCSXH.......................................................... 47 2.3.3.1. Quy mô số tiền vay theo yêu cầu của các hộ.................................... 47 2.3.3.2. Quy mô số tiền được vay của các hộ ................................................ 48 2.3.3.3. Mức độ đáp ứng nhu cầu về vốn vay của các hộ điều tra................. 49 2.4. Đánh giá của hộ về hoạt động cho vay của ngân hàng qua các yếu tố43 2.4.1. Thủ tục, giấy tờ, quy trình cho vay của ngân hàng.............................. 50 2.4.2. Lãi suất cho vay của ngân hàng ........................................................... 51 2.4.3. Thái độ của cán bộ tín dụng ngân hàng ............................................... 52 2.4.4. Mức cho vay của ngân hàng ................................................................ 53 2.4.5. Điều kiện được vay vốn....................................................................... 55 2.4.6. Thời hạn vay ........................................................................................ 56 2.4.7. Địa điểm giao dịch............................................................................... 57 2.4.8. Thông tin về các chương trình vay vốn dành cho hộ nghèo................ 58 2.4.9. Thời gian từ khi nộp đơn đến khi nhận được tiền vay......................... 59 2.4.10. Đánh giá của hộ về kết quả đạt được từ nguồn vốn vay.................... 60
  • 4. 3 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN CHO CÁC HỘ NGHÈO.............................................. 62 3.1. Giải pháp cho hộ nghèo .......................................................................... 62 3.2. Giải pháp cho ngân hàng......................................................................... 62 3.3. Giải pháp cho tổ TK&VV....................................................................... 63 3.4. Giải pháp cho chính quyền địa phương .................................................. 65 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 66 1. Kết luận...................................................................................................... 66 2. Kiến nghị.................................................................................................... 66 2.1. Đối với NHCSXH huyện Phong Điền .................................................... 67 2.2. Đối với chính quyền địa phương............................................................. 67 2.3. Đối với các tổ chức đoàn thể................................................................... 67 PHỤ LỤC....................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 74
  • 5. 4 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Trong thời gian thực tập tại ngân hàng CSXH huyện Phong Điền tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ NHCSXH huyện Phong Điền ” cho bài khoá luận tốt nghiệp của mình. Mục tiêu chính của đề tài: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về tín dụng và nghèo đói. - Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ NHCSXH huyện Phong Điền thông qua đánh giá từ hoạt động cho vay của ngân hàng qua 3 năm 2007-2009, đánh giá từ phía hộ điều tra. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn cho hộ nghèo. Dữ liệu phục vụ: - Thu thập số liệu từ các báo cáo có liên quan đến đề tài và số liệu điều tra mới. - Tham khảo sách, luận văn, các bài viết trên internet…có liên quan đến đề tài Phương pháp sử dụng: - Phương pháp thống kê xử lý số liệu - Phương pháp điều tra chọn mẫu - Phương pháp kiểm định thống kê Kết quả đạt được: - Biết được tình hình vay vốn của hộ nghèo như về nguồn vay, số lượng vay, mức vay…hay nói cách khác đó chính là khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ nghèo. - Biết được đánh giá của hộ nghèo về hoạt động cho vay của ngân hàng CSXH huyện Phong Điền thông qua các yếu tố. - Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề còn vướng mắc cho cả hộ nghèo và ngân hàng để người nghèo có được nguồn vốn mà mình mong muốn và đem lại hiệu quả cao.
  • 6. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng Tên Trang 1 Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện ............................................ 28 2 Tình hình nguồn vốn.......................................................................... 31 3 Tình hình về nhà ở của các hộ nghèo................................................. 35 4 Doanh số cho vay theo chương trình qua 3 năm 2007-2009 ............ 36 5 Số lượng khách hàng từ chương trình cho vay hộ nghèo qua 3 năm 2007-2009 ...................................................................................................... 38 6 Tình hình vay vốn của các hộ điều tra ............................................... 39 7 Quy mô món vay tính theo doanh số cho vay.................................... 41 8 Tình hình nhân khẩu và lao động....................................................... 42 9 Tình hình đất đai ................................................................................ 44 10 Tình hình tư liệu sản xuất .................................................................. 44 11 Quy mô tiền vay theo yêu cầu của các hộ điều tra ............................ 47 12 Quy mô số tiền được vay của các hộ điều tra .................................... 48 13 Mức độ đáp ứng nhu cầu về vốn vay của các hộ điều tra.................. 49 14 Đánh giá về thủ tục, giấy tờ, quy trình cho vay của ngân hàng......... 51 15 Đánh giá lãi suất cho vay của ngân hàng........................................... 52 16 Đánh giá về thái độ của cán bộ tín dụng............................................ 53 17 Đánh giá mức cho vay của ngân hàng ............................................... 54 18 Đánh giá về việc tham gia vào các tổ chức đoàn thể......................... 55 19 Đánh giá điều kiện được vay vốn ...................................................... 56 20 Đánh giá thời hạn vay ........................................................................ 57 21 Đánh giá địa điểm giao dịch .............................................................. 58 22 Đánh giá việc nắm bắt thông tin về các chương trình vay vốn.......... 59 23 Đánh giá thời gian từ khi nộp đơn đến khi nhận được tiền vay......... 60 24 Đánh giá của hộ về sự tăng lên của các yếu tố .................................. 61
  • 7. 6 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ Tên Trang 1 Quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ nghèo.................................. 20 2 Cơ cấu tổ chức bộ máy NHCSXH huyện Phong Điền ..................... 29
  • 8. 7 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT XĐGN Xoá đói giảm nghèo NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội TW Trung ương TK&VV Tiết kiệm và vay vốn Tr.đ Triệu đồng TLSX Tư liệu sản xuất _ Giá trị không xác định
  • 9. 8 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chính sách được đổi mới, nên nền kinh tế nước ta ngày càng tăng trưởng nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân đã được tăng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt dân cư ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa…đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra mạnh, là vấn đề xã hội cần được quan tâm. Nói đến đói nghèo – đây là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, không chỉ có Việt Nam mà hiện hữu trên khắp thế giới. Nói đến người nghèo là nói đến sự thiếu thốn mọi thứ, đôi khi cả về mặt tinh thần – đó là sự tự ti, mất niềm tin… Vậy làm sao có thể giúp người nghèo thoát nghèo? Đó không phải là số tiền để cho họ dùng trong ngày một, ngày hai rồi thôi, mà phải làm sao để có thể duy trì đảm bảo được cuộc sống hàng ngày, bởi vì cái người nghèo cần không phải là con cá mà chính là cái cần câu. Cái cần câu ở đây đó chính là nguồn vốn. Vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân, đặc biệt là các hộ nghèo. Bởi có nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, trong đó nguyên nhân quan trọng là thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Như vậy vấn đề ở đây là cần phải tạo điều kiện để người nghèo được vay vốn làm ăn. Từ thực tế đó, nhiều tổ chức hoạt động vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo đã ra đời để giúp các hộ nghèo có được nguồn vốn cần thiết. Giờ đây, người nghèo có thể tiếp cận tín dụng thông qua nhiều tổ chức mà điển hình đó là từ ngân hàng chính sách xã hội, điều này đã giúp cho các hộ nghèo có điều kiện để tiến hành sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Phong Điền là một huyện nghèo của tỉnh Thừa Thiên Huế, thu nhập của đa số người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lại nằm trong dải đất miền Trung chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của thời tiết nên đời sống của người dân ở đây khá bấp bênh, nhất là đối với các hộ nghèo. Tuy nhiên, được sự quan tâm
  • 10. 9 của các cấp lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là sự ra đời của chi nhánh NHCSXH huyện Phong Điền đã góp phần giúp người nghèo ở đây từng bước xoá đói giảm nghèo nhờ được vay vốn ưu đãi. Chính từ nguồn vốn này các hộ nghèo có cơ hội đầu tư vào các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất kinh doanh, điều quan trọng là hạn chế được tình trạng vay tư nhân với lãi suất cao. Được vay vốn của NHCSXH là niềm mong mỏi của nhiều hộ nghèo thế nhưng thực tế vẫn còn những hộ không có nhu cầu vay, hay hoạt động của ngân hàng là nhằm phục vụ người nghèo, nhưng không phải tất cả người nghèo đều được vay vốn, hay ngân hàng có đáp ứng đúng số tiền vay theo yêu cầu của người nghèo không? Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ Ngân hàng CSXH huyện Phong Điền” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Mục tiêu của đề tài là đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ NHCSXH huyện Phong Điền, tức là xem xét người nghèo đã thực sự được tạo mọi điều kiện để có được nguồn vốn hay chưa, được vay theo mức yêu cầu không. Biết được nguyên nhân của các vấn đề trên, nguyện vọng của các hộ nghèo để từ đó đưa ra giải pháp thích đáng. Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản sau: + Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về tín dụng và nghèo đói. + Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ NHCSXH huyện Phong Điền thông qua đánh giá từ hoạt động cho vay của ngân hàng qua 3 năm 2007-2009, đánh giá từ phía hộ điều tra. + Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn cho hộ nghèo. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: để biết được tình hình tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ ngân hàng qua 3 năm 2007-2009.
  • 11. 10 - Phương pháp điều tra chọn mẫu: mẫu điều tra gồm 60 hộ nghèo từ 3 xã là Phong Chương, Phong Xuân và Điền Môn. - Phương pháp kiểm định thống kê: Sử dụng kiểm định One-Sample T test để khẳng định xem ý kiến thu thập được từ các hộ có ý nghĩa thống kê hay không. Giả thiết cần kiểm định là Ho: µ = Test value, H1: µ ≠ Test value. α là mức ý nghĩa của kiểm định, đó là xác suất bác bỏ Ho khi Ho đúng, α = 0,05. Nếu sig > 0,05 giả thiết Ho được chấp nhận, nếu sig < 0,05 giả thiết Ho bị bác bỏ. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: các hộ nghèo trên địa bàn huyện Phong Điền. - Phạm vi nghiên cứu: tình hình cho vay các hộ nghèo từ ngân hàng chính sách huyện Phong Điền qua 3 năm 2007-2009 và tình hình vay vốn của các hộ điều tra của 3 xã là Phong Chương, Phong Xuân và Điền Môn.
  • 12. 11 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về nghèo đói 1.1.1.1. Khái niệm Nghèo được xác định dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân, nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận các dịch vụ như giáo dục, văn hóa, thuốc men, không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống mà còn thiếu thể chế kinh tế thị trường hiệu quả, trong đó có các thị trường đất đai, vốn và lao động cũng như các thể chế nhà nước được cải thiện có trách nhiệm giải trình và vận hành trong khuôn khổ pháp lý minh bạch cũng như một môi trường kinh doanh thuận lợi. Mức nghèo còn là tình trạng đe dọa bị mất những phẩm chất quý giá, đó là lòng tin và lòng tự trọng. Việt Nam đã thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương. Các nhu cầu cơ bản của con người được nói ở đây là nhu cầu ăn, mặc, ở, học hành”. Có hai khái niệm được đưa ra là: - Nghèo đói tuyệt đối: xảy ra khi thu nhập hoặc mức tiêu dùng của một người hoặc một hộ gia đình giảm xuống thấp hơn giới hạn nghèo đói (tiêu chí nghèo đói) được định nghĩa là: “Một điều kiện sống đặc trưng bởi sự suy dinh dưỡng, mù chữ và bệnh tật đến nỗi thấp hơn mức được cho là hợp lý của một con người” (Theo ngân hàng thế giới).
  • 13. 12 - Nghèo đói tương đối: tức là cảm giác bị thua thiệt khi so sánh cuộc sống với những người xung quanh (về mức sống, về hưởng thụ). Nghèo đói tương đối mang tính chất tâm lý. Đánh giá nghèo đói phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và giải pháp của từng nơi. Ngày nay nghèo đói tương đối được chú trọng nhiều hơn để có giải pháp thu hẹp khoảng cách giữa giàu và nghèo. Do vậy, từ năm 1993 đến cuối năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã bốn lần nâng mức chuẩn nghèo. Ngày 27/9/2001 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg trong đó phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005", những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng (1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000 đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006- 2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm)trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. 1.1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói Đối với đất nước Việt Nam chúng ta, nguyên nhân gây ra đói nghèo có nhiều, cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. - Nguyên nhân khách quan: đất nước trải qua cuộc chiến tranh lâu dài và ác liệt, khu vực nhiều thiên tai, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, thiếu việc làm do ít hoặc không đất sản xuất, sự phát triển không cân đối giữa các vùng, dân số tăng nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế... - Nguyên nhân chủ quan như: trình độ học vấn thấp, lười lao động, ham cờ bạc, nghiện hút, không biết tính toán làm ăn, không biết tiết kiệm chi tiêu,
  • 14. 13 sinh nhiều con (đẻ nhiều hơn 2 con - việc này thường đi liền với tư tưởng trọng nam khinh nữ, “phải có con trai” và đông con cho vui cửa vui nhà). Những điều này thường xảy ra ở nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa. Như vậy, có thể khái quát nguyên nhân dẫn đến đói nghèo thành các nhóm nguyên nhân cơ bản sau: - Do điều kiện địa lý, nơi sinh sống và lao động sản xuất: như là hậu quả của chiến tranh, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, dịch bệnh… - Do chính bản thân của những hộ nghèo: trình độ thấp, thiếu kiến thức, đông con, hay thái độ ỷ lại, lười lao động… - Do hệ thống cơ chế chính sách vẫn còn thiếu đồng bộ. 1.1.1.3. Đặc điểm của hộ nghèo Nhắc đến người nghèo ta không chỉ nghĩ đến họ có mức thu nhập thấp mà họ còn thiếu thốn cả trong việc tiếp cận dịch vụ, như giáo dục, văn hóa, thuốc men, không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống. Nghèo còn là tình trạng đe dọa bị mất những phẩm chất quý giá, đó là lòng tin và lòng tự trọng. Người nghèo chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xét một cách chung nhất thì hộ nghèo có những đặc điểm sau: - Hộ nghèo thường có thu nhập thấp, không ổn định, không có việc làm thường xuyên. - Hộ nghèo thường có ít lao động chính và nhiều người ăn theo. - Hộ nghèo thường thiếu tài sản lẫn thu nhập phụ. - Hộ nghèo thường có trình độ học vấn thấp hơn đại bộ phận dân cư. - Hộ nghèo đói thường thiếu khả năng để phát triển kinh tế. - Cuộc sống của những hộ nghèo đói thường phụ thuộc vào người khác, thường phải vay vốn với lãi suất cao chỉ để thoã mãn những nhu cầu tối thiểu. - Hộ nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn mang tính thời vụ và những biến động bất thường xảy ra đối với gia đình hay cộng đồng, các hộ nghèo có thể bị cách biệt về địa lý và xã hội. - Hộ nghèo dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bệnh tật, …
  • 15. 14 1.1.2. Một số vấn đề về tín dụng 1.1.2.1. Khái niệm Tín dụng là một phạm trù kinh tế thể hiện quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng tư bản giữa người cho vay và người đi vay trên ba nguyên tắc: có hoàn trả, có thời hạn và có đền bù. Có hoàn trả: người đi vay phải hoàn trả vốn cam kết trong hợp đồng tín dụng, mượn gì trả đó. Có thời hạn: sau một thời gian sử dụng vốn cam kết trong hợp đồng tín dụng, nguồn vốn sau một chu kỳ sản xuất phải được hoàn trả lại cho người đi vay. Có đền bù: người vay phải trả một khoản lãi đền bù cho sự sụt giảm sức mua của đồng tiền, hoặc sự hy sinh của bên cho vay về việc tạm thời mất quyền sử dụng tài sản hoặc là việc trả giá cho việc vay vốn thiện chí về việc sẵn lòng chấp nhận rủi ro tín dụng phát sinh từ việc vay vốn. Đối tượng tín dụng là vốn vay, chủ thể tham gia tín dụng bao gồm các cá nhân và tổ chức hợp pháp đóng vai trò bên đi vay hoặc bên cho vay. 1.1.2.2. Vai trò của tín dụng đối với người nghèo Nhờ có nguồn vốn tín dụng, người nghèo có được cơ hội đầu tư sản xuất vào những lĩnh vực có hiệu quả kinh tế cao, tạo ra sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu trong gia đình cũng như buôn bán tạo nguồn thu ban đầu, tích luỹ vốn đầu tư cho những năm tiếp theo. Đối với những vùng đất nghèo khó khăn và ít tiềm năng, thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp thấp, thiếu vốn sản xuất, nguồn vốn tích luỹ chưa có hoặc mong manh, việc thực hiện chủ trương đường lối XĐGN của Đảng và nhà nước thực sự gặp nhiều khó khăn. Hoạt động và mở rộng hoạt động tín dụng trong nông nghiệp nông thôn chính là một giải pháp hữu hiệu để đáp ứng việc thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng thu nhập, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp nông thôn. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về vốn để mở rộng sản xuất và kinh doanh của các hộ nghèo.
  • 16. 15 Tạo điều kiện khai thác tiềm năng về lao động và đất đai một cách hợp lý, tăng thu nhập và cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình XĐGN một cách có hiệu quả. Như vậy, vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, và nó quan trọng hơn đối với người nghèo trong việc đảm bảo và nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống. 1.1.2.3. Sự cần thiết phải hỗ trợ người nghèo Đa số những hộ nghèo đều không có ruộng đất canh tác, thiếu vốn sản xuất và con đông…Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo do thiếu vốn đầu tư sản xuất chiếm cao nhất. Thực tế cho thấy, đã có nhiều gia đình thoát nghèo chỉ nhờ vào vài triệu đồng hỗ trợ đã giúp họ có vốn đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, mở mang ngành nghề dịch vụ… Tuy nhiên, nếu chỉ được hỗ trợ vốn thôi thì vẫn chưa đủ nếu không có sự phấn đấu tự vươn lên của chính bản thân người nghèo thì rất khó thoát khỏi cảnh nghèo. Sự chịu khó, cần cù của người nghèo mới là yếu tố quan trọng. Thực tế cho thấy, đại bộ phận những gia đình nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn đều có khả năng và chăm chỉ lao động sản xuất. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, một số hộ sống tại các vùng khó khăn, chậm được tiếp cận KHKT… nên hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp chưa cao. Chính vì vậy, nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng đối với các hộ nghèo. Nó giúp người nghèo có điều kiện để đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo thu nhập, đồng thời cũng tạo cho họ niềm tin vào cuộc sống, không ngừng phấn đấu vươn lên thoát nghèo, điều này được minh chứng thông qua hàng ngàn gia đình nghèo được thoát nghèo nhờ vào nguồn vốn. 1.1.3. Khái quát về ngân hàng chính sách xã hội 1.1.3.1. Sự ra đời của ngân hàng chính sách xã hội Ngân hàng CSXH là một hệ quả của cuộc cải cách hệ thống ngân hàng cho phù hợp với tiến độ hội nhập kinh tế của Việt Nam nói chung cũng như ngân hàng nói riêng với mục đích khắc phục những nhược điểm của ngân hàng người nghèo, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi hệ thống ngân hàng thương mại và tập trung tín dụng ưu đãi vào một tổ chức tín dụng đó là ngân hàng chính sách
  • 17. 16 xã hội, gồm ngân hàng người nghèo và chương trình tín dụng cho vay theo quyết định số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của hội đồng bộ trưởng nay là chính phủ (gọi là chương trình cho vay giải quyết việc làm); chương trình phát triển các vùng đặc biệt, khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa gọi là chương trình 135 và các đối tượng chính sách khác tại kho bạc nhà nước Việt Nam. Ngân hàng chính sách xã hội ra đời đã đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Sau một thời gian hoạt động với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, NHCSXH bước đầu đã tạo dựng được cho mình nền tảng vững chắc với hệ thống mạng lưới trải đều từ Trung ương đến cơ sở, thu hút được sức mạnh về nhân tài, vật lực trong xã hội để từng bước xã hội hoá kênh tín dụng chính sách ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, kế thừa những thành quả từ ngân hàng phục vụ người nghèo. 1.1.3.2. Một số nghiệp vụ cho vay hộ nghèo a. Nguyên tắc cho vay Cho vay vốn để phát triển kinh doanh đến các hộ nghèo là phù hợp với tất yếu lịch sử trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt, bảo đảm bảo toàn nguồn vốn cũng như tăng nhanh tốc độ lưu chuyển vốn thì yêu cầu cho vay đến hộ nghèo phải dựa trên những nguyên tắc sau đây: Nguyên tắc thứ nhất: Cho vay phải đảm bảo sự hài hoà giữa phương hướng mục tiêu kế hoạch sản xuất của người vay với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nguyên tắc thứ hai: Cho vay phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi. Nguyên tắc này đòi hỏi các khoản tiền cho vay sau khi đã sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh phải hoàn trả cho ngân hàng theo đúng hạn quy định cộng thêm một khoản lợi tức nhất định (lãi suất). Nguyên tắc thứ ba: Cho vay phải đề phòng và có biện pháp tránh rủi ro. Đây là nguyên tắc có ý nghĩa quan trọng.
  • 18. 17 b. Mục đích cho vay và đối tượng áp dụng Mục đích cho vay: NHCSXH cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN và tạo việc làm ổn định xã hội. Đối tượng áp dụng: Sở giao dịch, các chi nhánh, đơn vị thuộc hệ thống NHCSXH và các tổ chức nhận uỷ thác cho vay của NHCSXH (sau đây viết tắt là bên cho vay). Khách hàng vay vốn là hộ nghèo. c. Nguyên tắc và điều kiện vay vốn Nguyên tắc vay vốn: Hộ nghèo vay vốn phải bảo đảm các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay. - Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã thoả thuận. Điều kiện vay vốn: - Hộ nghèo phải có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay. - Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn nghèo do Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ. - Hộ nghèo vay vốn không phải thế chấp tài sản, được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn. - Chủ hộ hoặc người thừa kế được uỷ quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với ngân hàng chính sách xã hội, là người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ ngân hàng chính sách xã hội d. Thời hạn cho vay và mức cho vay Thời hạn cho vay gồm có: - Cho vay ngắn hạn: Cho vay đến 12 tháng (1 năm). - Cho vay trung hạn: Cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng (5 năm). - Cho vay dài hạn: Cho vay trên 60 tháng. Mức cho vay: Mức cho vay được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mức cho vay tối đa đối với một hộ do Hội đồng
  • 19. 18 quản trị NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ. Hiện mức vay tối đa đối với một hộ nghèo như sau: - Cho vay để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Tối đa không quá 30 triệu đồng. - Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về: Nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng và chi phí học tập, gồm: - Cho vay sửa nhà ở: Tối đa không quá 3 triệu đồng/hộ. - Cho vay điện thắp sáng: Tối đa không quá 1,5 triệu đồng/hộ. - Cho vay NS&VSMTNT: Tối đa không quá 4 triệu đồng/hộ. - Cho vay hỗ trợ một phần chi phí học tập cho con em hộ nghèo theo học tại các cấp phổ thông: Tổng giám đốc uỷ quyền cho Giám đốc chi nhánh các tỉnh, thành phố quyết định trên cơ sở 4 khoản chi bao gồm: Tiền học phí, tiền xây dựng trường, tiền sách giáo khoa và tiền quần áo đồng phục. Bên cho vay và hộ vay có thoả thuận về thời hạn và mức cho vay căn cứ vào: - Mục đích sử dụng vốn vay - Chu kỳ sản xuất kinh doanh - Khả năng trả nợ của hộ vay - Nguồn vốn cho vay của NHCSXH e. Lãi suất cho vay - Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước, mức lãi suất cho vay cụ thể sẽ có thông báo riêng của NHCSXH. - Ngoài lãi suất và nợ gốc, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm một khoản chi phí nào khác. - Lãi suất nợ quá hạn: Bằng 130% lãi suất trong hạn. f. Quy trình thủ tục vay vốn - Bước 1: + Người vay tự nguyện gia nhập Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại nơi sinh sống.
  • 20. 19 + Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) gửi Tổ trưởng Tổ TK&VV. - Bước 2: + Tổ TK&VV nhận Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) của tổ viên, tiến hành tổ chức họp Tổ để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên Giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ. Nếu hồ sơ vay vốn chưa đúng thì hướng dẫn người vay làm lại. Sau đó lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (mẫu số 03/TD) kèm Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) của các tổ viên trình UBND cấp xã. + UBND cấp xã xác nhận các hộ xin vay đúng là những hộ thuộc diện hộ nghèo theo quy định và hiện đang cư trú hợp pháp tại xã trên Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu 03/TD). + Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ TK&VV có trách nhiệm gửi bộ hồ sơ xin vay tới NHCSXH cấp huyện để làm thủ tục phê duyệt cho vay. - Bước 3: + NHCSXH nhận bộ hồ sơ vay vốn tiến hành xem xét, phê duyệt cho vay. + Sau khi phê duyệt, NHCSXH gửi Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD) tới UBND cấp xã. - Bước 4: UBND cấp xã thông báo đến tổ Hội nhận uỷ thác cấp xã để thông báo tới Tổ TK&VV và Tổ thông báo đến người vay kết quả phê duyệt danh sách cho các hộ được vay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân tới từng hộ nghèo. - Cùng ngân hàng giải ngân trực tiếp tới từng hộ vay vốn. Những hộ nghèo không được vay vốn Những hộ không còn sức lao động, những hộ độc thân đang trong thời gian thi hành án hoặc những hộ nghèo được chính quyền địa phương xác nhận loại ra khỏi danh sách vay vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười biếng không chịu lao động. Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như: Già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăn do ngân sách Nhà nước trợ cấp.
  • 21. 20 Sơ đồ 1- Quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ nghèo Chú thích: 1. Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn gửi Tổ TK&VV 2. Tổ TK&VV bình xét hộ nghèo được vay và gửi danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn lên Ban Xoá đói giảm nghèo và UBND xã. 3. Ban Xoá đói giảm nghèo xã, UBND xã xác nhận và chuyển danh sách lên ngân hàng. 4. Ngân hàng xét duyệt và thông báo danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân, địa điểm giải ngân cho UBND xã. 5. UBND xã thông báo kết quả phê duyệt của ngân hàng đến tổ chức chính trị - xã hội. 6. Tổ chức chính trị - xã hội thông báo kết quả phê duyệt đến Tổ TK&VV. 7. Tổ TK&VV thông báo cho hộ vay biết kết quả phê duyệt của Ngân hàng, thông báo thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ vay vốn. 8. Ngân hàng cùng Tổ TK&VV giải ngân đến từng hộ gia đình được vay vốn. 1.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn Khả năng tiếp cận tín dụng đó chính là khả năng mà các hộ nghèo được vay vốn, mức vốn được vay so với yêu cầu. Như trên đã nói thì nguồn vốn có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là với các hộ nghèo, và từ nhiều năm qua cũng đã chứng minh được rằng nhiều hộ nghèo đã thoát nghèo nhờ vào nguồn vốn
  • 22. 21 nhỏ. Như vậy, có được nguồn vốn hay là tiếp cận được với tín dụng có ý nghĩa rất lớn. Với mục tiêu là đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ NHCSXH, hay nói cách khác là xem xét tình hình vay vốn của các hộ nghèo từ NHCSXH như có phải tất cả các hộ nghèo trên địa bàn hoạt động của ngân hàng đều được vay hay không, hay họ có được đáp ứng đúng mức vốn như yêu cầu không, tôi sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau: - Tỉ lệ hộ được vay vốn: được tính theo 2 công thức + Công thức 1: Số hộ được vay Tỉ lệ hộ được vay vốn = (x100) Tổng số hộ nghèo Tỉ số này cho biết số hộ được vay vốn chiếm bao nhiêu % so với tổng số hộ nghèo, hay số hộ được vay vốn từ chương trình cho vay hộ nghèo là nhiều hay ít. + Công thức 2: Số hộ được vay Tỉ lệ hộ được vay vốn = (x100) Tổng số hộ đăng ký và nộp đơn xin vay Công thức này thể hiện số hộ được bình chọn và phê duyệt cho vay từ tổ TK&VV và NHCSXH. Khi tỉ số này bằng 1 là một điều rất tốt chứng tỏ tất cả các hộ đều đáp ứng được những yêu cầu của ngân hàng. Nhưng thực tế thì nó luôn nhỏ hơn 1 vì năng lực của hộ nghèo còn nhiều hạn chế và khó khăn về nguồn vốn nên rất khó đáp ứng được cho tất cả. - Quy mô món vay là kết quả của doanh số cho vay trên số hộ nghèo được vay. Quy mô món vay cho biết số tiền mà hộ nghèo nhận được tính bình quân 1 hộ được vay, hay nói cách khác bình quân 1 hộ được vay bao nhiêu, nhiều hay ít. Doanh số cho vay hộ nghèo Quy mô món vay = Số hộ nghèo được vay
  • 23. 22 Với doanh số cho vay phản ánh số lượng tiền mà ngân hàng đã cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định, thể hiện mức độ tiếp cận vốn vay của hộ nghèo. - Tỉ lệ vốn so với nhu cầu là tỉ số của tổng số tiền vay nhận được và tổng số tiền mà hộ nghèo yêu cầu, nó cho biết bao nhiêu % số tiền hộ nghèo yêu cầu vay được đáp ứng. Tổng số tiền vay được Tỷ lệ vốn so với nhu cầu = x 100 Tổng số tiền yêu cầu 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Tình hình nghèo đói ở Việt Nam Đói nghèo mang tính chất vùng rõ rệt. Ở các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người sinh sống, có tỷ lệ đói nghèo khá cao. Đây là những vùng có điều kiện sống khó khăn, địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận với các điều kiện, dịch vụ còn nhiều hạn chế, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thiên tai xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo của của Đảng và Nhà nước, của các tổ chức ban ngành, đặc biệt là sự nổ lực cố gắng vươn lên của chính các hộ nghèo nên tiến trình xoá đói giảm nghèo ở nước ta trong những năm qua đã đạt được những kết quả khả quan, tỉ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt. Tuy nhiên nếu xét một cách toàn diện thì Việt Nam vẫn đang là một trong nhiều nước nghèo trên thế giới. Bên cạnh những kết quả đạt được, chương trình xóa đói giảm nghèo có những hạn chế, bất cập như một bộ phận không nhỏ người nghèo, xã nghèo vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động vươn lên xóa đói, giảm nghèo. Một số địa phương đã khống chế tỷ lệ đói nghèo thấp hơn so với thực tế dẫn đến một bộ phận người nghèo chưa được tiếp cận các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng, thành tựu xóa đói, giảm nghèo chưa bền vững, tính dễ bị tổn thương rất lớn, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn
  • 24. 23 cao. Nguồn lực huy động cho chương trình còn hạn chế, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Đội ngũ xóa đói, giảm nghèo thiếu và yếu về năng lực... Từ năm 1992 đến 2004, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 30% xuống còn 8,3%. Tính đến tháng 12-2004, trên địa bàn cả nước có 2 tỉnh và thành phố cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn; có 18 tỉnh tỷ lệ nghèo chiếm 3-5%; 24 tỉnh có tỷ lệ nghèo chiếm 5-10%... Đáng kể trong chương trình XĐGN là những xã nằm trong diện 135 (xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn) đã có những thay đổi biến chuyển rõ nét. Nếu năm 1992, có tới 60-70% số xã nghèo trong diện 135, thì đến năm 2004 giảm xuống còn khoảng 20-25%. Sự thay đổi ở những khu vực xã nghèo khá toàn diện: cơ sở hạ tầng (đường giao thông, điện, nước, trường học, trạm xá...) được đầu tư làm mới hoặc nâng cấp; các hoạt động phát triển sản xuất có hiệu quả; đời sống của số đông người dân được nâng cao hơn hẳn so với trước đó (cả về học hành, chăm sóc sức khỏe, hưởng thụ văn hóa...). Có thể nói, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm đến chiến lược XĐGN và phát triển bền vững. Điều này được thể hiện qua nhiều chương trình với số vốn đầu tư khá lớn của Nhà nước, như chương trình 135, chương trình 130, chương trình 661, chương trình 134, chương trình 186... Các chương trình này đã, đang hoạt động có hiệu quả, đi đúng hướng và có sự tham gia của người dân. Thông qua các chương trình này, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở những vùng, miền khó khăn được nâng lên. Người dân từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển..., hòa nhập vào sự đổi thay đi lên của đất nước. Những khu vực được đầu tư theo chương trình XĐGN đã bước đầu hình thành thị trường hàng hóa. Việc xây dựng chuẩn nghèo qua từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế-xã hội đã được thay đổi nâng lên. Chuẩn nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 là 200.000đ/người/tháng đối với vùng nông thôn; 260.000đ/người/tháng đối với vùng thành thị. Theo chuẩn này, Việt Nam sẽ có khoảng 4,6 triệu hộ nghèo, chiếm 26% tổng số hộ toàn quốc. Tỷ lệ nghèo giữa các vùng, miền có sự chênh lệch đáng kể...
  • 25. 24 Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trong những năm gần đây, chương trình này đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trước xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế cũng như mặt bằng thu nhập trong xã hội không ngừng tăng lên và Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, mức chuẩn nghèo dự kiến sẽ tăng lên gấp đôi hiện nay. Và do vậy “cuộc chiến” XĐGN ở Việt Nam vẫn tiếp tục là mục tiêu tiến công mạnh mẽ. Phía trước sẽ còn rất nhiều khó khăn, thách thức không thể một sớm một chiều tháo gỡ được ngay. Nhưng với sự tập trung đầu tư, tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách; khuyến khích cộng đồng tham gia các chương trình, dự án tất cả vì người nghèo; thực hiện đa dạng hóa các nguồn lực cho Chương trình giảm nghèo; tăng cường đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ nhận thức cho người nghèo, giúp đỡ họ cách làm ăn, tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo... sẽ cho chúng ta tin tưởng, hy vọng “cuộc chiến” giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian tới sẽ thu được nhiều thành công và “về đích” vững chắc. 1.2.2. Tình hình về hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH Thấy được nguyên nhân quan trọng dẫn tới đói nghèo là thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định tín dụng Ngân hàng là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội xoá đói giảm nghèo của Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu này, ngày 4 tháng 10 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 131/TTg thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội, nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về “xoá đói giảm nghèo”. Hoạt động của NHCSXH là không vì mục tiêu lợi nhuận. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và
  • 26. 25 Nhà nước; các hộ nghèo, hộ chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan ở địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn. Từ khi thành lập, chỉ có 3 chương trình tín dụng, nay đã được Chính phủ giao 17 chương trình tín dụng, mà chương trình nào cũng thiết thực, ý nghĩa. Trong đó có 13 chương trình trong nước và 4 chương trình nhận ủy thác nước ngoài. Đây thật sự là niềm vui đối với các đối tượng chính sách vì họ tiếp tục có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính thức của Nhà nước, nhất là dựa trên tiền đề thành công của 7 năm hoạt động Ngân hàng phục vụ người nghèo. Hoạt động của NHCSXH đang từng bước được xã hội hoá, ngoài số cán bộ trong biên chế đang thực hiện nhiệm vụ trong hệ thống NHCSXH từ Trung ương đến tỉnh, huyện còn có sự phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên), thực hiện nhiệm vụ uỷ thác cho vay vốn thông qua trên 200 ngàn Tổ Tiết kiệm và vay vốn tại khắp thôn, bản trong cả nước, với hàng trăm ngàn cán bộ không biên chế đang sát cánh cùng ngân hàng trong công cuộc “xóa đói giảm nghèo” Chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã đến với 100% số xã trong cả nước. Số khách hàng có dư nợ với NHCSXH là hơn 7 triệu khách hàng, tăng 4,5 triệu khách hàng so với 7 năm hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo. Dư nợ bình quân cho vay hộ nghèo tăng từ 2,5 triệu đồng/hộ (năm 2002) lên trên 7 triệu đồng/hộ (năm 2009). Vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần giúp trên 1,2 triệu hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo, thu hút được gần 2 triệu lao động có việc làm mới, xây dựng được gần 1 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; cải thiện đời sống của một bộ phận dân cư, đặc biệt là dân cư tại các vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới và đồng bào dân tộc thiểu số; nợ xấu (nợ quá hạn và nợ khoanh) giảm dần từ 13,75% khi nhận bàn giao (theo kết quả kiểm kê nợ), xuống còn 1,6% vào giữa năm 2009. Hiện nay, NHCSXH đã có quan hệ, hợp tác với nhiều tổ chức tài chính và phát triển quốc tế (Chính phủ, phi Chính phủ) trên thế giới như: UNICEF, OPEC, IFAD, WB…thu hút vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Kết quả về xóa đói
  • 27. 26 giảm nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Với mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ đói nghèo xuống dưới 16% vào năm 2010, NHCSXH phối hợp với các cấp, các ngành và các hội, đoàn thể, từng bước xã hội hoá hoạt động của NHCSXH, góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về “xóa đói giảm nghèo” và tạo việc làm giai đoạn 2006 - 2010, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực sự trở thành lực lượng kinh tế hữu hiệu nhằm ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một bộ phận hộ nghèo chưa tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn trong thực hiện vai trò của mình còn hạn chế, chỉ làm đầu mối cho các thành viên trong tổ vay vốn, chưa thật sự làm đầu mối hướng dẫn tổ viên cách làm ăn (SXKD), sử dụng vốn đúng mục đích, phát huy hiệu quả và đôn đốc trả nợ đúng hạn; còn số ít hộ nghèo có khả năng trả nhưng cố tình dây dưa không trả nợ khi đến hạn; cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức đoàn thể với quy mô lớn về nguồn vốn và số lượng Tổ tiết kiệm và vay vốn nhưng chậm sơ tổng kết mô hình để rút kinh nghiệm và sự kết hợp của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các tổ chức đoàn thể ở một số địa phương chưa được chặt chẽ; một số thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp chưa thật sự quan tâm đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
  • 28. 27 CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN CỦA CÁC HỘ NGHÈO TỪ NHCSXH 2.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ NHCSXH HUYỆN PHONG ĐIỀN 2.1.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu 2.1.1.1. Tình hình về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Phong Điền Phong Điền là huyện phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 30km. Toàn huyện được tổ chức thành 15 xã và một thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 95375ha, dân số 107000 người. Địa hình khá đa dạng có vùng đồi núi, đồng bằng, đầm phá và bờ biển. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, Phong Điền chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nóng ẩm có hai mùa nắng mưa rõ rệt. Sông ngòi có đặc điểm là ngắn và dốc, lắm thác ghềnh, cửa sông hẹp. Điều đặc biệt là thiên nhiên đã ban tặng cho người dân và mảnh đất Phong Điền dòng suối nước nóng tự nhiên, hình thành nên khu du lịch nước nóng Thanh Tân. Ngoài ra còn có các khe suối tự nhiên như suối A Đon, Khe Me… Mặc dù vẫn còn là một huyện nghèo của tỉnh nhưng trong những năm qua tình hình về kinh tế xã hội của huyện có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều nhà máy công nghiệp được xây dựng trên địa bàn huyện, nhiều ngành nghề được mở rộng, các ngành nghề truyền thống được quan tâm và dần khôi phục, trình độ thâm canh cây trồng vật nuôi của nông dân đã nâng lên đáng kể, huyện đã kết hợp được nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi. Nhìn chung nền kinh tế của huyện đang trên đà phát triển, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, tình hình an ninh chính trị, trật tự được giữ vững. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh đã gây không ít khó khăn dẫn đến mất mùa, thua lỗ trong sản xuất kinh doanh cho bà con ở đây, đặc biệt là hộ nghèo. Nên nền kinh tế vẫn còn nghèo khó, đời sống của các hộ gia đình gặp nhiều khó khăn. Điều này đòi hỏi cán bộ và nhân
  • 29. 28 dân trên toàn địa bàn phải đồng sức, đồng lòng cùng nhau từng bước thực hiện mục tiêu quốc gia “xoá đói giảm nghèo”. 2.1.1.2. Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp các ngành, bằng nhiều hình thức, nhiều chương trình dự án như: xây dựng nhà tình thương cho hộ nghèo, cấp thẻ BHYT, trợ cấp xã hội và một số trợ cấp khác…đặc biệt với chương trình cho vay hộ nghèo từ NHCSXH đã giúp các hộ nghèo từng bước vượt lên khó khăn, xóa đói giảm nghèo…Đây là những việc làm thiết thực và có hiệu quả cao. Bảng 1- Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện (Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh xã hội) Qua bảng 1 ta thấy công tác XĐGN trên địa bàn huyện trong 3 năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng. Cụ thể, số hộ nghèo năm 2007 là 2441 hộ, chiếm 11,3% trong tổng số hộ, đây là một tỷ lệ cũng không phải là thấp. Tuy nhiên, sang năm 2008 thì số hộ nghèo giảm xuống còn 1965 hộ, chiếm 8,61%, tương ứng giảm 476 hộ với tỷ lệ giảm là 19,5%. Đến năm 2009 số hộ nghèo tiếp tục giảm còn 1399 hộ, chiếm 6,04%, tương ứng giảm 566 hộ với tỷ lệ giảm là 28,8%. Đây được xem là thành công lớn của lãnh đạo và nhân dân toàn huyện. Có được kết quả như vậy là nhờ sự chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo, các ban ngành, đoàn thể, là sự nổ lực phấn đấu vươn lên của các hộ nghèo trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, và một phần không nhỏ đó là sự góp sức của NHCSXH trong việc cung cấp nguồn vốn cho các hộ nghèo để người nghèo có cơ hội đầu tư sản xuất tạo việc làm tăng thu nhập. Song bên Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % 1. Tổng số hộ Hộ 21604 22811 23172 1207 5,59 361 1,58 2. Số hộ nghèo Hộ 2441 1965 1399 -476 -19,50 -566 -28,80 3. Tỉ lệ hộ nghèo % 11,3 8,61 6,04 -269 -23,81 -257 -29,85 4. Số hộ nghèo thoát nghèo Hộ 626 818 956 192 30,67 138 16,87
  • 30. 29 cạnh đó vẫn còn nhiều hộ chưa thoát được nghèo, nguyên nhân bao gồm các yếu tố khách quan và chủ quan như sau: - Về khách quan: do thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng rất lớn đến việc chăn nuôi, trồng trọt của bà con nhân dân nói chung và các hộ nghèo nói riêng. - Về chủ quan: một số mô hình đầu tư đang dàn trãi, việc phối hợp để chăm sóc, theo dõi các mô hình đầu tư thiếu thường xuyên và đang bỏ ngõ cho người dân. Một số người nghèo chưa chịu khó làm ăn, đang trông chờ ỷ lại, thiếu trách nhiệm, có nhiều trường hợp sau khi được đầu tư không nuôi, không trồng mà đem bán. Vì vậy vừa làm thất thoát kinh phí vừa làm ảnh hưởng đến sự đầu tư của các chương trình. Như vậy, công cuộc XĐGN vẫn còn rất dài và rất cần sự hợp tác, phấn đấu của tất cả các bên, để thực hiện được mục tiêu XĐGN bền vững. 2.1.2. Giới thiệu về NHCSXH huyện Phong Điền 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Sơ đồ 2- Cơ cấu tổ chức bộ máy NHCSXH huyện Phong Điền Đứng đầu bộ máy NHCSXH huyện Phong Điền là Ban lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp đến các bộ phận là: bộ phận kế hoạch và bộ phận kế toán ngân quỹ, cụ thể như sau: - Ban lãnh đạo có nhiệm vụ truyền đạt những thông tin, văn bản chủ trương, những quy định, … của ngành cũng như của Nhà nước cho các cán bộ. Giám sát toàn bộ hoạt động, trực tiếp giải quyết những vấn đề cấp bách nhất của phòng giao dịch. Từ năm 2010, ban lãnh đạo của ngân hàng được bổ nhiệm GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH NGHIỆP VỤ PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ
  • 31. 30 thêm 1 phó giám đốc, tạo nhiều thuận lợi cho việc chỉ đạo các nhiệm vụ, theo dõi các hoạt động của ngân hàng. - Bộ phận kế hoạch - nghiệp vụ có nhiệm vụ đề xuất các chiến lược huy động vốn, vay vốn của các tổ chức. Thực hiện việc thẩm định, xét duyệt cho vay đến khách hàng và tiến hành lập hồ sơ vay vốn. Hàng tháng cán bộ thuộc bộ phận này phải về các xã để trực tiếp giao dịch với khách hàng. - Bộ phận kế toán – ngân quỹ trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, thanh toán theo quy định của ngân hàng, giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính, quyết toán các khoản tiền lương với cán bộ, nhân viên ngân hàng. Mỗi bộ phận thực hiện một nhiệm vụ riêng, tuy nhiên mỗi cán bộ đều được đào tạo các nghiệp vụ. Chính điều này giúp các cán bộ có thể làm công việc của nhau khi ai đó không có mặt. Với mô hình tổ chức bộ máy quản lý, điều hành gọn nhẹ, phương thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức đoàn thể đã tiết kiệm tối đa chi phí và nhân lực cho NHCSXH và người vay vốn. 2.1.2.2. Tình hình nguồn vốn Nguồn vốn có vai trò vô cùng quan trọng và có tính quyết định đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung và của NHCSXH huyện Phong Điền nói riêng. Qua 3 năm tổng nguồn vốn của ngân hàng có xu hướng tăng lên, cụ thể năm 2007 đạt 60787 tr.đ, năm 2008 đạt 83951 tr.đ, tăng lên so với năm 2007 giá trị là 23164 tr.đ tương ứng với tỉ lệ tăng là 38,12%. Đến năm 2009, tổng nguồn vốn tăng lên 101395 tr.đ, so với năm 2008 giá trị tăng thêm là 17444 tr.đ, với tỉ lệ tăng là 20,78%. Có được điều này là nhờ vào sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các cấp chính quyền. Với sự tăng lên về nguồn vốn đã tạo điều kiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách được nhiều hơn, hay mức cho vay cao hơn. Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn ta thấy nguồn vốn của NHCSXH huyện Phong Điền được huy động chủ yếu từ nguồn vốn của Trung ương, qua 3 năm nó luôn chiếm hơn 85 %, đây là nguồn vốn chủ lực của ngân hàng.
  • 32. 31 Bảng 2- Tình hình nguồn vốn Đơn vị tính: Triệu đồng Đơn vị tính: Triệu đồng (Nguồn: Bộ phận kế hoạch nghiệp vụ - Ngân hàng CSXH huyện Phong Điền ) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % 1. Tổng nguồn vốn 62889 100,00 85462 100,00 103161 100,00 22573 35,89 17699 20,71 - Vốn từ TW 54250 86,26 74167 86,78 89209 86,48 19917 36,71 15042 20,28 - Vốn huy động tại địa phương được TW cấp bù 2102 3,34 1511 1,77 1817 1,76 -591 -28,12 306 20,25 - Vốn ngân sách địa phương 866 1,38 866 1,01 866 0,84 0 0 0 0 - ODA 2442 3,88 2603 3,05 2603 2,52 161 6,59 0 0 - WB3 3229 5,14 6315 7,39 8252 8,00 3086 95,57 1937 30,67 - DWF 0 0 0 0 414 0,40 0 _ 0 _ 2. Dư nợ 69435 _ 95638 _ 116836 _ 26203 37,74 21198 22,16 - Nợ quá hạn 822 _ 690 _ 1996 _ -132 -16,06 1306 189,28
  • 33. Khoá luận tốt nghiệp Lê Hải Yến 32 Ngoài nguồn vốn từ TW rót về, ngân hàng còn được sự hỗ trợ từ phía địa phương chính từ ngân sách của địa phương và vốn huy động tại địa phương được TW cấp bù. Mặc dù giá trị của nó không nhiều, chỉ chiếm từ 1-3,5% trong tổng nguồn vốn nhưng thể hiện sự quan tâm, chung tay góp sức thực hiện mục tiêu XĐGN của chính quyền địa phương và nhiều tổ chức trong nước cũng như quốc tế như nguồn vốn từ ODA, WB3, DWF. Qua bảng ta cũng thấy dư nợ tăng qua các năm, trong đó nợ quá hạn chiếm 1 tỉ lệ khá nhỏ, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng phần nào đến việc thu hồi vốn để cho vay những khách hàng tiếp theo và khả năng được vay tiếp của khách hàng đang vay. Theo như tìm hiểu thì nguyên nhân nợ quá hạn chủ yếu là do rủi ro về thiên tai, dịch bệnh…; ngoài ra một phần nhỏ là do sản xuất kinh doanh thua lỗ hay tổ trưởng tổ TK&VV (Chủ dự án) chiếm dụng. Để tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn cho hộ nghèo thì những nguyên nhân này cần phải được khắc phục. 2.1.2.3. Tình hình lao động Qua 3 năm ta thấy tình hình về cán bộ công nhân viên của NHCSXH huyện Phong Điền không có sự thay đổi lớn về số lượng, trình độ cũng như là cán bộ trong biên chế. Tổng số nhân viên của ngân hàng gồm 8 cán bộ công nhân viên (1 giám đốc, 3 cán bộ cho mỗi bộ phận và 1 bảo vệ làm việc hợp đồng). Đồng thời cũng không có sự thuyên chuyển lớn các cán bộ giữa các chi nhánh với nhau, điều này tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình làm việc của cán bộ và khách hàng, việc cho vay sẽ dễ dàng hơn nhiều khi cán bộ ngân hàng đã hiểu rõ về địa bàn mình phụ trách. Tuy nhiên ta cũng thấy rằng, với số lượng cán bộ công nhân viên như hiện nay là khá ít. Điều này cũng gây không ít khó khăn, trở ngại trong quá trình làm việc, như khi lượng khách hàng nhiều thì phải kéo dài thời gian giải ngân, cán bộ tín dụng phải làm thêm giờ… 2.1.2.4. Địa bàn hoạt động Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, Ban - ngành, các tổ chức đoàn thể, hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền đã có những bước phát triển, trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của
  • 34. Khoá luận tốt nghiệp Lê Hải Yến 33 đội ngũ cán bộ, nhân viên được nâng lên, đối tượng, mức cho vay được mở rộng và nâng lên; hình thức cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức đoàn thể Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp, với trên 500 Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động có hiệu quả; công tác giám sát và kiểm tra của Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp được tăng cường; vốn tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư cho vay hộ nghèo và các chương trình tín dụng chính sách khác tăng lên qua các năm đã góp phần tích cực trong thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Hiện nay điểm giao dịch của ngân hàng đã được mở rộng trên cả 15 xã và 1 thị trấn, tạo điều kiện cho bà con vùng sâu vùng xa đến được với ngân hàng. 2.2. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG 2.2.1. Đánh giá về các chương trình cho vay của ngân hàng qua 3 năm Xoá đói giảm nghèo là một sự nghiệp hết sức quan trọng, một mình người nghèo không thể tự vươn lên để thoát nghèo mà họ rất cần đến sự quan tâm của toàn xã hội, của các tổ chức. Trong đó NHCSXH là một ngân hàng đặc thù được giao nhiệm vụ cung cấp các nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN của Chính phủ. Trong những năm qua, NHCSXH đã góp sức đem lại niềm vui cho hàng triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên toàn quốc. Trong tất cả các chương trình cho vay, chương trình cho vay hộ nghèo là chương trình cho vay mang tính chủ lực của NHCSXH, chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đây là chương trình nhận được sự ủng hộ của toàn thể hộ nghèo và các ĐTCS trên địa bàn, góp phần thể hiện sự đúng đắn trong chủ trương của Đảng và Nhà nước. Qua bảng 4 ta thấy, trong số các chương trình cho vay của ngân hàng, chương trình cho vay hộ nghèo chiếm tỷ trọng nhiều nhất, năm 2007 và năm 2008 luốn chiếm hơn 50%, năm 2009 là 48,89%, doanh số cho vay của chương trình cho vay hộ nghèo giảm qua các năm cụ thể, năm 2007 giá trị là 33879
  • 35. Khoá luận tốt nghiệp Lê Hải Yến 34 triệu đồng, năm 2008 giảm còn 29151 tr.đ tương ứng với giảm một lượng là 4728 tr.đ và tỷ lệ giảm là 13,96%. Đến năm 2009 giảm còn 25613 tr.đ, tức là giảm 3538 tr.đ tương ứng với tỉ lệ giảm là 12,14% so với năm 2008. Qua 3 năm thì doanh số cho vay hộ nghèo có xu hướng giảm dần nguyên nhân là do khách hàng còn dư nợ nên chưa được vay mới, số khách hàng vay giảm, Chương trình tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội từ lâu đã đồng hành cùng người dân và dành được sự quan tâm đặc biệt của các cấp chính quyền địa phương. Nhờ nguồn vốn tích cực này, không ít gia đình khó khăn về kinh tế đã có điều kiện vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của xã hội. Cùng với chương trình cho vay hộ nghèo, doanh số cho vay của chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn chiếm tỷ trọng cũng khá cao. Năm 2007 doanh số cho vay đạt 5674 tr.đ chiếm 12,99% trong tổng doanh số cho vay của các chương trình, năm 2008 đạt 7068 tr.đ chiếm 14,04% và đến năm 2009 doanh số này tăng lên giá trị là 12497 tr.đ chiếm 23,85% trong tổng doanh số cho vay. Như vậy so với năm 2007, doanh số cho vay năm 2008 tăng lên 1394 tr.đ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 24,57%. Và năm 2009 so với năm 2008 doanh số cho vay này tăng 5429 tr.đ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 76,81%. Chương trình cho vay này đã giảm bớt một phần nào gánh nặng trang trải chi phí học tập cho con em có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên có một điều là các hộ nghèo thường đông con, nên việc nuôi con ăn học hết bậc phổ thông là rất khó khăn, do đó không nhiều hộ có con học đến đại học, cao đẳng…Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để tất cả con em của các hộ nghèo đều có cơ hội đến trường, không phải bỏ học dở dang do không có tiền. Đặc biệt, trong năm 2009 có một chương trình cho vay mới đó là chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167, tuy nguồn vốn hỗ trợ ban đầu chỉ có 744 tr.đ chiếm 1,42% trong tổng doanh số cho vay của các chương trình nhưng nó đã góp phần xoá nhà tạm cho các hộ nghèo. Qua điều tra ta thấy trong 60 hộ chỉ còn 3 hộ hiện đang sống nhà tạm, trong đó xã Phong Chương có 2 hộ và xã Điền Môn 1 hộ. Có 22 hộ chiếm 36,67% có nhà bán kiên cố và 35 hộ chiếm 58,33% đã có nhà kiên cố (bảng 3). Chính từ những hoạt động
  • 36. Khoá luận tốt nghiệp Lê Hải Yến 35 thiết thực như xây dựng nhà tình thương, cho vay hỗ trợ nhà ở của NHCSXH huyện Phong Điền đã giúp người nghèo có được mái nhà vững chắc, tránh mưa tránh bão, yên tâm sản xuất. Bảng 3- Tình hình về nhà ở của các hộ nghèo Chỉ tiêu Tổng số hộ % Trong đó Phong Xuân Phong Chương Điền Môn Số hộ % Số hộ % Số hộ % Nhà tạm 3 5 0 0 2 3,33 1 1,67 Nhà bán kiên cố 22 36,67 5 8,33 8 13,33 9 15,00 Nhà kiên cố 35 58,33 15 25,00 10 16,67 10 16,67 Tổng số hộ 60 100 20 33,33 20 33,33 20 33,34 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010)
  • 37. Khoá luận tốt nghiệp Lê Hải Yến 36 Bảng 4- Doanh số cho vay theo chương trình qua 3 năm 2007-2009 Đơn vị tính: Triệu đồng (Nguồn: Bộ phận kế hoạch nghiệp vụ - Ngân hàng CSXH huyện Phong Điền) Chương trình cho vay Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % 1. Hộ nghèo 33879 77,54 29151 57,92 25613 48,89 -4728 -13,96 -3538 -12,14 2. Giải quyết việc làm 2441 5,59 1800 3,58 3336 6,37 -641 -26,26 1536 85,33 3. HSSV có hoàn cảnh khó khăn 5674 12,99 7068 14,04 12497 23,85 1394 24,57 5429 76,81 4. Các ĐTCS đi LĐ có thời hạn ở NN 236 0,54 137 0,27 64 0,12 -99 -41,95 -73 -53,28 5. Các hộ SXKD, các TCKT ở vùng nghèo 0 0 6321 12,56 7638 14,58 6321 _ 1317 20,84 6. Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo QĐ 167 0 0 0 0 744 1,42 0 _ 744 _ 7. Cho vay NS&VSMTNT 552 1,26 2212 4,39 84 0,16 1660 300,72 -2128 -96,20 8. Cho vay dự án KFW 0 0 0 0 0 0 0 _ 0 _ 9. Cho vay dự án phát triển lâm nghiệp 810 1,85 3536 7,03 2349 4,48 2726 336,54 -1187 -33,57 10. Cho vay khác 100 0,23 105 0,21 70 0,13 5 5,00 -35 -33,33 Tổng cộng 43692 100 50330 100 52395 100 6638 15,19 2065 4,10
  • 38. Khoá luận tốt nghiệp Lê Hải Yến 37 2.2.2. Đánh giá về số lượng khách hàng từ chương trình cho vay hộ nghèo NHCSXH ra đời là niềm vui lớn của đông đảo bà con nghèo khó, ngân hàng đã thực sự giúp họ được vay vốn và hỗ trợ kiến thức làm ăn, góp phần tạo điều kiện để họ thoát khỏi cảnh nghèo đói, đây chính là cánh tay đắc lực cho các hộ nghèo. Với nguồn vốn được vay, người nghèo có điều kiện tham gia, mở rộng sản xuất. Đây là một việc làm có ý nghĩa đối với hộ nghèo. Nhờ được sự quan tâm của chính quyền địa phương, các tổ chức, đặc biệt là hoạt động của NHCSXH huyện Phong Điền, đã góp phần không nhỏ vào công tác xoá đói giảm nghèo của huyện. Nhiều hộ nghèo đã và đang lần lượt vay vốn tại NHCSXH. Và cơ hội này không chỉ dành riêng cho hộ nghèo mà cả hộ cận nghèo và vừa mới thoát nghèo. Điều này được chứng tỏ qua bảng sau: Nhìn vào bảng ta thấy, số khách hàng được vay nhiều hơn số hộ nghèo trên địa bàn huyện, điều này được giải thích, khi xét thấy các hộ cận nghèo và các hộ vừa mới thoát nghèo có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo thì cũng được xem xét để được vay. Như vậy, khách hàng của chương trình cho vay hộ nghèo dược mở rộng cho cả hộ cận nghèo và vừa mới thoát nghèo. Những năm gần đây, trên địa bàn huyện thường xuyên xảy ra thiên tai, dịch bệnh. Nó đã gây không ít khó khăn cho bà con ở đây, đặc biệt là các hộ nghèo. Ngoài ra, một phần không nhỏ hộ cận nghèo và vừa mới thoát nghèo rơi vào cảnh tái nghèo. Tuy nhiên được sự quan tâm hỗ trợ từ phía NHCSXH nên những hộ này được xem xét cho vay. Việc làm này nhận được rất nhiều sự ủng hộ của bà con và chính quyền địa phương. Như vậy là ngân hàng mở rộng đối tượng của mình trong những trường hợp cần thiết là rất đáng được ghi nhận. Ngoài ra ta còn thấy, tỉ số giữa số hộ được vay và tổng số hộ nộp đơn và đăng ký đều đạt trên dưới 90%, đây là một tỉ lệ cũng khá cao. Ta thấy rằng tỉ số này luôn nhỏ hơn 1 hay số hộ được vay luôn ít hơn tổng số hộ đăng ký và nộp đơn xin vay vì nhiều lý do như khi đăng ký ở tổ TK&VV thì không được bình chọn vì gia đình chưa đảm bảo được khả năng trả nợ, hay kể cả khi tổ đưa danh sách đã xét duyệt mà ngân hàng xét thấy tổ phê duyệt không đúng đối tượng, sai phạm về hồ sơ hay cho vay không đúng quy trình, không đủ điều kiện để vay thì cũng sẽ bị gạch bỏ.
  • 39. Khoá luận tốt nghiệp Lê Hải Yến 38 Bảng 5- Số lượng khách hàng từ chương trình cho vay hộ nghèo qua 3 năm 2007-2009 (Nguồn: Bộ phận kế hoạch nghiệp vụ - Ngân hàng CSXH huyện Phong Điền) Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 -/+ % -/+ % Tổng số hộ nghèo Hộ 2441 1965 1399 -476 -19,50 -566 -28,80 Tổng số hộ đăng ký và nộp đơn xin vay Hộ 5177 4011 2965 -1166 -22,52 -1046 -26,08 Số hộ được vay Hộ 4820 3470 2640 -1350 -28,01 -830 -23,92 Số hộ được vay/Tổng số hộ đăng ký và nộp đơn Lần 0,93 0,87 0,89 -0,06 -6,45 0,02 2,30 % 93,10 87,51 89,04 -5,59 -6,00 1,53 1,75 Số hộ được vay/Số hộ nghèo Lần 1,97 1,77 1,89 -0,20 -10,15 0,12 6,78 % 197,46 176,59 188,71 -20,87 -10,57 12,12 6,86
  • 40. Khoá luận tốt nghiệp Lê Hải Yến 39 Qua 3 năm ta thấy số khách hàng được vay giảm dần cụ thể, năm 2007 là 4820 hộ, sang năm 2008 số khách hàng giảm còn 3470 hộ tương ứng với giảm một lượng là 1350 hộ và tỷ lệ giảm là 28,01%. Khách hàng tiếp tục giảm đến năm 2009 có 2640 hộ, giảm một lượng so với năm 2008 là 830 hộ tương ứng với tỉ lệ giảm là 23,92%. Ta thấy rằng trong năm 2007 số khách hàng vay rất nhiều bởi lúc này số hộ nghèo trên toàn địa bàn còn cao, công tác xoá đói giảm nghèo còn gặp nhiều khó khăn, thiên tai, dịch bệnh xảy ra cũng không ít nên không chỉ hộ nghèo mà cả hộ cận nghèo, hộ vừa mới thoát nghèo cũng muốn được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH. Vì thế số khách hàng năm 2007 khá nhiều. Cũng chính điều này nên số khách hàng vay năm 2008 và 2009 giảm. Mặt khác do sự phân bổ nguồn vốn không đồng đều giữa các năm, phân bổ nhiều thì cho vay nhiều, phân bổ ít thì cho vay ít. Chính điều này cũng ảnh hưởng đến số khách hàng cho vay là nhiều hay ít. Mặc dù số khách hàng là nhiều như vậy, nhưng không phải tất cả các hộ nghèo trên toàn địa bàn đều được vay. Kết quả điều tra của 60 hộ trên đã cho thấy điều đó Bảng 6- Tình hình vay vốn của các hộ điều tra Chỉ tiêu Tổng cộng Trong đó Phong Chương Điền Môn Phong Xuân Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % Chưa từng vay vốn 3 5,00 1 1,66 1 1,67 1 1,67 Đã từng vay vốn 10 16,67 3 5,00 3 5,00 4 6,67 Hiện đang vay vốn 47 78,33 16 26,67 16 28,33 15 23,33 Tổng cộng 60 100,00 20 33,33 20 33,33 20 33,33 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010)
  • 41. Khoá luận tốt nghiệp Lê Hải Yến 40 Có 3 trong 60 hộ điều tra chiếm 5% là chưa từng vay vốn. Có 1 hộ thì không muốn vay do già cả, neo đơn, không còn sức lao động, 1 hộ là không muốn vay vì không biết vay để làm gì, còn 1 hộ thì rất mong muốn được vay nhưng vì con đông, chồng thì suốt ngày rượu chè không chịu làm ăn nên không được bình xét cho vay. Như vậy, đây là những trường hợp không chỉ cần được sự quan tâm của NHCSXH mà cả chính quyền địa phương, các tổ chức khác. Đặc biệt là đối với NHCSXH phải làm sao để thực sự là ngân hàng hoạt động vì người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Ngoài ra có đến 10 hộ đã từng vay vốn nhưng từ năm 2007 trở lại đây chưa vay vì không có nhu cầu và một số do còn nợ nên chưa được vay mới. Vấn đề ở đây đặt ra cho ngân hàng phải khuyến khích tạo điều kiện để các hộ không có nhu cầu này trở thành có nhu cầu vay vốn, mở rộng sản xuất, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo trên toàn địa bàn. Qua đánh giá về số lượng hộ nghèo được vay vốn ta đánh giá cao vai trò hoạt động của NHCSXH, nó không chỉ giúp hộ nghèo vay vốn, tạo việc làm, tăng thu nhập, từng bước thoát nghèo, mà còn giúp cả hộ cận nghèo và hộ vừa mới thoát ngoài vượt qua trong những lúc khó khăn, để hộ cận nghèo không rơi vào cảnh nghèo và hộ vừa mới thoát nghèo có thể thoát nghèo bền vững. Song vấn đề đặt ra ở đây là ngân hàng cần tạo nhiều điều kiện hơn nữa để tăng việc tiếp cận nguồn vốn từ NHCSXH cho những hộ không có nhu cầu vì lý do là không biết vay để làm gì. 2.2.3. Đánh giá về quy mô món vay Quy mô món vay đó là số tiền mà hộ nghèo nhận được tính bình quân 1 hộ. Số tiền vay này trên cơ sở khách hàng yêu cầu, cán bộ tín dụng thẩm định, kiểm tra dựa vào mục đích vay, hoàn cảnh của khách hàng, từ đó mà xét duyệt mức vay và thời hạn vay hợp lý nhất. Và NHCSXH luôn cố gắng làm sao để khách hàng được vay khoản tiền phù hợp với năng lực của mỗi hộ. Kết quả từ bảng 7 cho thấy, năm 2007 quy mô món vay đạt 7,03 tr.đ/hộ thì sang năm 2008 tăng lên 8,4 tr.đ/hộ, tức là tăng một lượng là 1,37 tr.đ/hộ tương ứng với tăng 19,49%. Đến năm 2009 quy mô món vay tiếp tục tăng đạt giá trị là 9,7 tr.đ/hộ, so với năm 2008 thì tăng một lượng là 1,3 tr.đ/hộ tương
  • 42. Khoá luận tốt nghiệp Lê Hải Yến 41 ứng tỉ lệ tăng là 15,48%. Như vậy là quy mô món vay ngày càng được tăng lên, đây một mặt là do ảnh hưởng của lạm phát, mặt khác là năng lực hộ nghèo ngày càng tăng lên nhờ vào sự cố gắng học hỏi, tham gia các lớp tập huấn do các hội, đoàn thể tổ chức đã tạo được niềm tin ở cán bộ khi vay với khoản tiền lớn. Đây là điều đáng được khích lệ để hộ nghèo ngày càng cố gắng hơn nữa, góp phần đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững. Bảng 7 – Quy mô món vay tính theo doanh số cho vay (Nguồn: Bộ phận kế hoạch nghiệp vụ - Ngân hàng CSXH huyện Phong Điền) Vấn đề ở đây là không chỉ ngân hàng mà cả chính quyền địa phương kết hợp với các tổ chức đoàn thể làm thế nào để nâng cao năng lực cho hộ nghèo, giúp đỡ họ những kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, biết mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô. Không chỉ là những kiến thức ban đầu mà cần theo sát, hướng dẫn giúp đỡ thường xuyên cho họ vững vàng, tự tin trên con đường thoát nghèo đầy gian khó. Điều này không những có ý nghĩa về việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn mà điều quan trọng là tạo được niềm tin của cán bộ tín dụng vào hộ nghèo để có thể cho họ vay những khoản tiền lớn theo đúng nhu cầu. Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 -/+ % -/+ % Doanh số cho vay Tr.đồng 33879 29151 25613 -4728 -13,96 3538 -12,14 Số khách hàng được vay Hộ 4820 3470 2640 1350 -28,01 -830 -23,92 Quy mô món vay Tr.đ/hộ 7,03 8,40 9,70 1,37 19,49 1,30 15,48
  • 43. Khoá luận tốt nghiệp Lê Hải Yến 42 2.3. Đánh giá tình hình vay vốn của các hộ điều tra tại NHCSXH huyện Phong Điền 2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra Để hiểu rõ hơn về tình hình của các hộ nghèo địa bàn huyện Phong Điền, tiến hành điều tra ngẫu nhiên 60 hộ nghèo ở 3 xã là Phong Chương, Phong Xuân và Điền Môn. 2.3.1.1. Thông tin về lao động và nhân khẩu Con người luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, đây là yếu tố cơ bản nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong nông nghiệp, nó là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp, mang tính quyết định đối với sản xuất nông nghiệp và sự biến động lao động sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất cũng như năng suất lao động. Vì vậy trong điều kiện hiện nay việc sử dụng hợp lý cũng như việc nâng cao chất lượng lao động là một vấn đề hết sức quan trọng, là cơ sở để tăng khả năng tiếp cận tín dụng, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân đặc biệt cho người nghèo. Để hiểu rõ hơn về tình hình lao động và nhân khẩu của các hộ nghèo ta đi vào phân tích bảng 8: Qua điều tra ta thấy rằng, phần lớn chủ hộ là trên 40 tuổi, lại xuất thân từ nông thôn nên vấn đề về trình độ văn hoá còn thấp, đa số thì họ học vừa đủ để biết chữ, hạn chế này là một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến đói nghèo. Bảng 8- Tình hình nhân khẩu và lao động Chỉ tiêu ĐVT BQC Phong Xuân Phong Chương Điền Môn 1. Tổng số hộ điều tra Hộ 60 20 20 20 2. Bình quân nhân khẩu/hộ Khẩu 4,05 3,95 4,85 3,2 3. Bình quân lao động/hộ Lao động 1,77 1,75 2 1,45 4. Bình quân nhân khẩu/lao động Khẩu 2,36 2,26 2,43 2,2 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010)
  • 44. 43 Qua bảng 8 thấy rằng, bình quân nhân khẩu/hộ là không cao lắm bình quân chung là 4,05. Tuy nhiên giữa các xã thì có sự chênh lệch, thấp nhất là ở xã Điền Môn với bình quân nhân khẩu/hộ chỉ là 3,2; đến xã Phong Xuân là 3,95 khẩu/hộ và cao nhất là xã Phong Chương với 4,85 khẩu/hộ. Trong 3 xã này thì Phong Chương là xã nghèo nhất, tỷ lệ hộ nghèo khá cao, đa số các hộ này đều đông con và chúng đang còn trong độ tuổi đi học, nên dẫn đến bình quân nhân khẩu/lao động ở xã là 2,43 cao nhất trong 3 xã, điều này có nghĩa là 1 người lao động thì có 2,43 người ăn theo, chính điều này gây thêm khó khăn cho nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo. Như vậy qua đây ta thấy là các hộ nghèo tại huyện chủ yếu rơi vào những gia đình con đông, lao động ít, hay thuộc hộ già cả neo đơn không đủ sức lao động. Đây là những hộ cần được sự quan tâm giúp đỡ nhiều của các tổ chức hoạt động vì mục tiêu phát triển xã hội, không vì lợi nhuận. 2.3.1.2. Tình hình về đất đai Đất đai là TLSX chủ yếu và đặc biệt, không thể thay thế được, nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trực tiếp tham gia vào quá trình ản xuất. Mặc dù có giới hạn vè mặt không gian nhưng nếu biết cách sử dụng hợp lý thì đất đai sẽ đem lại khả năng sản xuất vô hạn. Kết quả từ bảng 9 cho thấy, diện tích nhà ở, vườn tạp và diện tích đất trồng cây hàng năm của các hộ khá cao, bình quân chung tính cho cả 3 xã lần lượt là 306m2 /hộ và 2062m2 /hộ. Trong đó, Phong Chương là xã có diện tích đất trồng cây hàng năm tính bình quân một hộ rất cao đạt 3035m2 . Thế nhưng do trình độ người dân ở đây còn thấp và hạn chế về những điều kiện khác nên chưa tận dụng được lợi thế của mình. Vì vậy nên với nguồn đất khá phong phú như vậy, nhưng người dân ở đây mới chỉ biết dùng nó cho việc trồng lúa nên hiệu quả chưa cao. Qua bảng ta cũng thấy rằng, Phong Xuân là một xã miền núi nên thuận lợi cho việc trồng cây lâu năm như cao su, nên diện tích đất trồng cây lâu năm của xã đạt 302m2 /hộ, riêng 2 xã còn lại không có diện tích đất trồng cây lâu năm, mà diện tích đất chủ yếu dành cho việc trồng lúa.
  • 45. 44 Không ai hiểu mảnh đất của mình bằng chính người dân nên các hộ cần phải tìm hiểu nghiên cứu, kết hợp với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, phòng khuyến nông để có thể tìm ra được các loài cây mang lại giá trị kinh tế lớn hơn. Bảng 9- Tình hình đất đai Đơn vị tính: m2 /hộ Chỉ tiêu BQC Phong Xuân Phong Chương Điền Môn 1. Diện tích nhà ở và vườn tạp/hộ 306 353 271 295 2. Diện tích đất trồng cây hàng năm/hộ 2062 1435 3035 915 3. Diện tích đất trồng cây lâu năm/hộ 101 302 0 0 4. Diện tích ao hồ/hộ 83 83 0 0 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010) 2.3.1.3. Tình hình về tư liệu sản xuất Tư liệu sản xuất là một trong những yếu tố không thể thiếu để phục vụ sản xuất, đặc biệt là trong nông nghiệp. Nó có tác dụng trong việc nâng cao chất lượng cây trồng vật nuôi tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu bảng 10 thấy rằng: Bảng 10- Tình hình tư liệu sản xuất Chỉ tiêu ĐVT BQC Phong Xuân Phong Chương Điền Môn 1. Gia súc Con 1,80 2,35 1,55 1,50 2. Gia cầm Con 11,65 14,00 10,70 10,25 3. Máy cày Chiếc 0,05 0,05 0,10 0 4. Máy xay Cái 0,017 0,05 0 0 5. Bình bơm thuốc trừ sâu Bình 0,50 0,30 0,75 0,45 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010) Các hộ nghèo ở đây đã từng bước chú trọng đến việc trang bị TLSX, nhưng vẫn còn ở mức thấp. Những TLSX đắt tiền như máy cày chỉ có ở 1 vài hộ gia đình ở xã Phong Chương và Phong Xuân, bình quân trên hộ tính cả 3 xã
  • 46. 45 chỉ có 0,05 chiếc. Các loại máy như máy xay cũng rất ít, bình quân chung chỉ có 0,017 chiếc. Gia súc ở đây bao gồm trâu, bò, lợn, theo điều tra thì các hộ nghèo vay vốn chủ yếu là để xây chuồng nuôi lợn, số khác mua trâu, bò phục vụ cho việc cày bừa. Tuy nhiên, những năm qua do dịch lở mồm long móng ở trâu bò, dịch tai xanh ở lợn, dịch cúm gia cầm, nên hiện nay số lượng các loài vật nuôi trong gia đình khá ít, về gia súc chỉ có 1,8con/hộ, còn gia cầm là 11,65con/hộ. * Như vậy, qua điều tra về tình hình lao động, đất đai và tư liệu sản xuất của các hộ nghèo, hiện lên một nét là các hộ nghèo vẫn sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, mà điển hình là từ việc làm ruộng. Đây là công việc mang tính thời vụ, lại phụ thuộc vào thiên nhiên nên thu nhập rất bấp bênh. Điều này là một trở ngại hạn chế các hộ nghèo được tiếp cận nguồn từ ngân hàng thương mại hay người nghèo không có điều kiện để được vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh. Những khó khăn mà nơi đây còn gặp phải đó là: - Đa số các hộ nghèo làm nghề nông, có thu nhập thấp, bấp bênh. - Ngành nghề phụ còn quá ít. - Người nghèo ít được học hành nên việc nắm bắt tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế. - Thiên tai, dịch hoạ xảy ra thường xuyên, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán, dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở lợn đã ảnh hưởng rất lớn đến việc chăn nuôi, trồng trọt, gây không ít khó khăn cho sự phát triển kinh tế đối với hộ nghèo. - Vẫn còn một số hộ nghèo có tâm lý trông chờ, ỷ lại, lười biếng lao động, chưa tận dụng được những tiềm năng lợi thế của địa phương. 2.3.2. Tình hình vay vốn của các hộ điều tra Từ kết quả ở bảng 8, ta thấy rằng, qua điều tra 60 hộ ở 3 xã là Phong Chương, Phong Xuân và Điền Môn tương ứng với mỗi xã là 20 hộ thì có đến 3 hộ (mỗi xã 1 hộ) chưa từng vay vốn từ một nguồn nào và họ cũng không tham gia vào một tổ chức hội nào. Khi hỏi vì sao hộ chưa từng tham gia vay mượn thì có hộ thì không muốn vay, hộ muốn vay thì không được vay vì gia đình