SlideShare a Scribd company logo
1 of 18
Download to read offline
Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH
~ 1 ~
Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH
~ 2 ~
GIVE AWAY KHUÊ VĂN CÁC
Quý độc giả của Khuê Văn Các thân mến,
Những ngày vừa qua, ban biên tập Khuê Văn Các đã hoàn
thành xong tài liệu Give Away. Đây là tất cả những tâm
huyết, là những gửi gắm chân thành mà chúng mình muốn
gửi đến quý bạn đọc thân mến - những người bạn luôn theo
dõi, luôn ủng hộ, luôn cạnh bên Khuê Văn Các chúng mình từ
ngày mới thành lập cho đến ngày hôm nay.
Là lần thứ hai gửi tặng tài liệu Giveaway
nên chúng mình có thể có những sai sót, hy vọng rằng sẽ nhận được những góp ý chân
thành từ các bạn độc giả. Bên cạnh đó, tài liệu chúng mình biên soạn không nhằm vào
bất kì mục đích mua bán, trao đổi, và vui lòng không copy tài liệu của @khuevancac
bằng bất cứ hình thức nào.
Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã ở đây và vẫn luôn ở đây, đồng hành và đi cùng chúng
mình trên hành trình này.
Thương chúc các bạn mọi sự đều như ý!
Mọi thông tin đóng góp xin vui lòng gửi về địa chỉ:
• Instagram: Khuê Văn Các
• Gmail: khuevancac0@gmail.com
Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH
~ 3 ~
// Dưới đây những bài viết vô cùng nóng hổi và mang tính thực tiễn về giá trị của văn
chương trong bối cảnh hiện nay. Không đem đến những kiến thức lí luận văn học thông
thường, chúng mình hướng đến việc giúp đỡ các bạn hiểu rõ, hiểu sâu và hiểu mới mẻ
về vị thế của văn chương trong thời đại của văn hóa nghe nhìn lên ngôi.
Mong rằng sẽ giúp các bạn có một chút vốn liếng độc đáo cho riêng mình nhé. //
1. Con người là đích đến của văn chương
Mọi công dân đều phải có trách nhiệm đối với đất nước, với dân tộc mình và nhà văn –
bằng lao động sáng tạo của mình – không thể đứng ngoài những vấn đề lớn lao của đất
nước, của dân tộc, không thể đứng ngoài những vận hội, những biến cố có thể xảy đến
của thời cuộc, không thể đứng ngoài những ngóc ngách của đời sống xã hội, của thân
phận con người. Văn chương trước hết và luôn luôn phải viết về cuộc sống và về con
người! Mối bận tâm lớn nhất, chính yếu nhất của nhà văn là gì nếu không phải là toàn
tâm, toàn ý viết cho cuộc sống, viết cho con người? Không thể hình dung một nhà văn
có trách nhiệm với cuộc sống lại không khát khao sáng tạo để có những tác phẩm giúp
con người tự khám phá, hiểu biết, nâng cao niềm tin vào bản thân, hướng tới chân lý,
hướng tới cái đẹp của cuộc đời. Con người là giá trị văn hóa cao nhất, giá trị của mọi giá
trị và hoàn thiện nhân cách, nhân tính của con người chính là sứ mệnh cao cả của văn
học, là nỗ lực cao nhất mà người cầm bút cần đạt đến.
2. Văn học nhân đạo hóa con người
Bằng đặc trưng nghệ thuật của mình, văn học lay động đến tận nơi sâu kín, tiềm ẩn
trong con người. Những giọt nước mắt khóc thương cho cuộc đời đau khổ, cho số phận
bị biến dạng sẽ làm cho hồn người trong sạch hơn lên, tư tưởng được nâng cao về chất
để có thể vượt qua những nhỏ nhặt tầm thường của cái vị kỷ, để hòa nhập với đời sống
tâm hồn của đồng loại, để đồng cảm với họ, cùng chiến đấu cho sự hoàn thiện, cho
người gần người hơn. Đó chính là chức năng nhân đạo hóa cao quý của văn học.
Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH
~ 4 ~
3. Tiếng nói văn chương
Từ những hình ảnh được gom nhặt từ thực tế, văn chương chọn cách lên tiếng. Cái tiếng
vọng thâm trầm vọng ra từ cõi lòng rung động thúc đẩy. Cái tiếng bất thần thét lên từ số
phận nghẹn ngào, uất ức. Những tiếng nói ấy làm ta kinh hoàng vùng tỉnh dậy, tiếp lên
sức, xắn tay áo ta lên, hăm hở giục ta bước vào cuộc đời tranh đấu cho loài người.
4. Văn chương trước những thách thức thời cuộc?
Cuộc sống luôn chờ đợi những tác phẩm có giá trị. Nhất là hiện nay, khi đời sống của
con người phải đối mặt với quá nhiều thách thức, quá nhiều những bất trắc, âu lo thì
người đọc càng mong chờ những tác phẩm đi sâu vào thân phận con người – những tác
phẩm mà số phận nhân vật có thể chạm đến nơi sâu nhất của trái tim mỗi người.
Những tác phẩm cho con người, vì phẩm giá con người chính là những viên gạch xây
đắp và kết nối tình yêu thương, lòng nhân ái giữa con người với con người trong xã
hội. Thông qua những tác phẩm đó, nhà văn khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, khát
vọng khôi phục và bảo vệ cái cao cả, cái tốt đẹp của cuộc đời, ý thức phản kháng cái ác.
5. Văn chương và những giá trị cao quý
Văn chương cũng như nghệ thuật không thể thay thế cho kinh tế, chính trị và những
lĩnh vực quan trọng khác của đời sống xã hội. Nhưng ngược lại, cũng không một lĩnh
vực nào có thể thay thế được văn chương trong việc giúp con người hiểu cuộc sống và
hiểu chính mình, sống có tình thương, có đạo lý, có văn hóa, vượt qua cái tầm
thường, phàm tục, giả dối, để thăng hoa, để ước mơ, vươn đến chân, thiện, mỹ…
Trong thế giới hiện nay, khi con người luôn bị lôi ra bên ngoài, bị cuốn vào đám đông
và bị nhu cầu vật chất cám dỗ dữ dội, thì thi ca, văn chương lại càng cần thiết. Tiếp
xúc với văn thơ, con người có điều kiện giao lưu với những giá trị tinh thần, suy
ngẫm, chiêm nghiệm về những vấn đề nhân bản, nhân văn, không phải giữa đám
đông, hay trong lúc bận rộn bởi bao điều rắc rối, phiền toái ở đời này, mà tương đối
thanh thản, ở tư thế một mình, chỉ riêng mình trò chuyện với tác giả, riêng mình đối
diện với lương tri, với cái phần người nhất của chính mình. Những khoảnh khắc đó
thật đáng quý cho con người trong thời buổi này để bảo tồn và phát huy phẩm giá và
năng lực làm người.
Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH
~ 5 ~
6. Tác dụng chiều sâu của văn học trong việc xây dựng cốt cách văn hóa
Văn học có tác dụng to lớn và sâu sắc giúp cho con người hiểu được chính mình. Khoa
học khai hoá nhận thức về tự nhiên, về xã hội và con người nói chung. Nhưng trong đời
sống tâm hồn và tâm lý của con người ngày càng trở nên phức tạp có những mảng,
những lớp chiều sâu, những uẩn khúc chỉ có văn học và nghệ thuật mới soi thấu chuẩn bị
cho sự tự ý thức. Trái tim của con người có những lý riêng mà lý trí của khoa học khó
nắm bắt. Có những, tác phẩm đọc xong ta thấy bàng hoàng: Lần đầu tiên ta nhận ra được
con người thật của mình. "Người cao thượng không phải là không bao giờ đê tiện, người
cao thượng biết rằng mình có những lúc đê tiện" (Biêlinxki). Stendhal cũng đã từng nói
đến tác động của văn học, tới sự tự kỉ ý thức tiếp thu đạo đức. Đến đây có thể thấy rõ
hơn vai trò của văn nghệ trong đời sống đạo đức: nó giúp cho con người tự biết mình, cả
những mặt yếu lẫn mặt mạnh, những tiềm lực lớn lao ta không ngờ đến. Tác động gián
tiếp này nhiều khi còn mạnh mẽ hơn sự "cải tạo" trực tiếp. quan niệm truyền thống về văn
học coi trọng tác dụng trực tiếp của văn học. Nhưng có một quan niệm khác về chức
năng giáo dục của văn học. Triết gia Seneca (khoảng 4 TCN - 65) là người thấu hiểu
điều này: "Vấn đề không phải là ở chỗ văn học nghệ thuật có thể cung cấp đạo đức mà
ở chỗ chúng chuẩn bị tâm hồn cho sự tiếp thu đạo đức". Những tác phẩm cổ điển bao
giờ cũng có giá trị tâm lý sâu sắc, phát huy sự tự ý thức của người đọc và đây là một sự
chuẩn bị quan trọng cho sự hoàn thiện đạo đức.
7. Văn chương và lòng hiếu sinh - Nguyễn Thanh Tâm
Chúng ta không ngạc nhiên khi văn học nghệ thuật và các ngành khoa học dần chú ý
nhiều hơn đến những tiếng nói từ tự nhiên, diễn giải tự nhiên và tôn trọng tự nhiên. Bởi
lẽ, tự nhiên chính là môi trường sống, là ngôi nhà chung của tất thảy. Với những gì
đang diễn ra, thực tại cảnh báo những tác động theo hướng tiêu cực từ sự phát triển của
xã hội loài người đến ngôi nhà chung của thế giới. Văn chương từ trong bản thể của
mình cất lời về tình trạng ấy, để tham dự và hòa giải, để vẫy gọi và kiến tạo thế giới
cộng sinh hòa hợp. Xuất phát từ lòng hiếu sinh, xem văn chương như là một cách để
thức tỉnh con người, Nguyễn Văn Học có chủ ý xây dựng một tiểu thuyết về sinh thái
dựa trên cuộc đối đầu giữa loài chim cùng những người bảo vệ tự nhiên với những thế
lực đang tâm tàn phá, triệt hạ, hủy diệt các loài dã điểu. Có khá nhiều luận đề liên quan
đến môi trường được Nguyễn Văn Học xây dựng, như là những trụ cột của diễn giải
Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH
~ 6 ~
trong tiểu thuyết "Linh điểu": đời sống tự nhiên của các loài dã điểu; sự tàn sát của con
người đối với tự nhiên; hậu quả của việc môi trường sống bị đầu độc đến hình hài, thân
phận con người; ý thức bảo vệ sinh thái; sự tuyệt vọng (có cánh mà không bay được -
hình tượng Diệp Vân). Các trụ cột này giống như những vệ tinh xoay quanh hạt nhân là
cuộc đời của Diệp Vân và đời sống luôn bị đe dọa của loài cò trong khu vườn tự nhiên.
Hãy nhìn cách con người tiếp cận loài vật để có cách tiếp cận và đánh giá đối với
con người. Những mục đích giải trí, thương mại (ẩm thực, du lịch, buôn bán) dựa trên
khả năng huấn luyện hay thói quen săn bắt, tàn sát động vật của con người sự thực lại
ẩn ngầm một lời cảnh báo về nhân tính và các nguy cơ hiểm họa. Sự thực là, ngay cả
các loài thú trong vườn bách thú, những con thú cưng được chăm bẵm chiều chuộng tại
nhà, những con vật nhảy nhót làm trò trong rạp xiếc… không phải là tự nhiên. Đó là
một sự phóng chiếu tâm tính, thói quen, sở thích, nhu cầu của con người thông qua loài
vật. Đến khi nào một con người thấy mình lạc lõng trong vườn thú và các con vật đang
quan sát mình, khi ấy anh ta mới thấu hiểu đời sống vườn thú. Đến khi nào con người
cảm thấy chỉ có thể chiêm ngưỡng các loài động vật từ trong bảo tàng anh ta mới thấm
thía sự cô đơn, vắng lặng của xung quanh? Con người sẽ mất đi quy chiếu về mình khi
không còn những loài vật khác. Diệp Vân bị xua đuổi, bị đe dọa; các loài dã điểu đang
từng ngày bị rình rập, bị săn bắn làm mồi nhậu cho các quán đặc sản; không gian tự
nhiên bị tàn phá; những cánh đồng, dòng sông hay lòng đất đang bị bức tử, đó là dấu
hiệu khởi đầu cho một tương lai u ám của loài người. Dường như, là một sự bất lực, khi
tiểu thuyết của Nguyễn Văn Học đưa những lực lượng bảo vệ tự nhiên vào thế yếu. Ở
phía kia, những kẻ mang dã tâm hủy hoại môi trường, tàn sát muôn thú lại dữ dằn, táo
tợn hơn. Đã có người ngã xuống vì không gian sinh tồn của loài cò (bà ngoại của Diệp
Vân), những con người sinh ra dị dạng, hỏa hoạn bùng lên khốc liệt, sự hóa thân của
Diệp Vân… có thể ngăn lại những âm mưu tàn hủy? Mọi thứ cho đến cuối cùng vẫn
như một niềm hy vọng.
Một câu hỏi được đặt ra ở cuối tiểu thuyết: “… một mai không còn loài chim nào
trên trái đất, con người sẽ ra sao?”. Câu hỏi ấy có thể mở rộng ra, nếu một mai không
còn loài vật, tự nhiên bị tàn phá hoàn toàn, con người sẽ ra sao? Tương lai mang hình
hài tận thế được gợi lên từ tiếng kêu cứu của chim muông, vạn vật, của những cánh
Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH
~ 7 ~
rừng, bầu trời, dòng sông và biển cả. Minh triết của tự nhiên là minh triết của sự sống.
Bởi vậy, cứu lấy tự nhiên là cứu lấy sự sống. "Linh điểu" kết thúc bằng giấc mơ của
chim cu gáy về một thế giới được cứu rỗi, nơi muôn loài sống hòa hợp với nhau (Khải
huyền). Trong giấc mơ, Diệp Vân tung đôi cánh trắng tinh tuyền, hót như loài chim rộn
rã. Hình tượng ấy đã kết tinh bản chất của sự gắn kết con người với tự nhiên, vốn đã
từng có từ thơ ấu loài người, nhưng dần biến mất khi con người rời bỏ ấu thơ của mình.
Xuất phát từ lòng hiếu sinh, từ nỗi ám ảnh thường trực về tự nhiên đang bị hủy
hoại, "Linh điểu" là một cuốn tiểu thuyết hướng sự chú ý vào vấn đề bảo vệ môi trường,
bảo tồn các loài dã điểu. Tính luận đề của tiểu thuyết như thế là khá rõ. Kết thúc trong
một giấc mơ có phần không tưởng, "Linh điểu" giữ lại nguyên vẹn lời chất vấn với
chúng ta về cung cách ứng xử và tiếp cận với tự nhiên. Là một thành viên của tự nhiên,
con người cần phải xem trách nhiệm của mình với tự nhiên như một “hành vi đạo đức”
(Richard Kerridge). Để có thể thực hiện trách nhiệm đó, để tránh rơi vào những mơ hồ
hoặc ảo tưởng về sinh thái, điều căn bản nhất chính là phát huy đức hiếu sinh ở mỗi con
người. "Linh điểu" của Nguyễn Văn Học, trong ý nghĩa đó, là một lời vẫy gọi xây dựng
cộng đồng hiếu sinh, vì một thế giới hài hòa.
8. Bây giờ văn chương thì để làm gì? - Trần Khanh
Sự thui chột thói quen đọc sách, trong đó có sách văn chương, ở một bộ phận lớn
độc giả tiềm năng - mà giới truyền thông Việt Nam ngày nay thường gọi là “sự khủng
hoảng của văn hóa đọc” - cần phải được cắt nghĩa vượt qua và nhiều hơn một tình trạng
“suy bại tinh thần xã hội” hay “học phong đình đốn” dễ dãi nào đó. Vậy thì: Đọc tác
phẩm văn chương để được cái gì?
Có thể nhiều người sẽ thấy: ngoài sự hoài nghi, còn thoáng một nỗi bi quan cho
vận mệnh của văn chương, cho lý do thực sự mà nhờ đó văn chương trụ lại được trong
dòng đời sống ngày hôm nay. Nỗi bi quan ấy có nguyên cớ của nó. Sự thui chột thói
quen đọc sách, trong đó có sách văn chương, ở một bộ phận lớn độc giả tiềm năng - mà
giới truyền thông Việt Nam ngày nay thường gọi là “sự khủng hoảng của văn hóa đọc”
- cần phải được cắt nghĩa vượt qua và nhiều hơn một tình trạng “suy bại tinh thần xã
hội” hay “học phong đình đốn” dễ dãi nào đó. Vậy thì: Đọc tác phẩm văn chương để
được cái gì?
Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH
~ 8 ~
Cách đây một thế kỷ, thậm chí chỉ nửa thế kỷ thôi, câu trả lời sẽ đến rất nhanh: Để
được biết nhiều hơn về thế giới này. Người trả lời có thể diễn giải như sau: Tạo Hóa
nặn ra con người với tư cách là một sinh vật bất toàn, một sinh vật bị đóng khung trong
cái bi kịch của sự giằng xé giữa hữu hạn và vô hạn, nhưng lại luôn thường trực niềm
ham muốn được trải nghiệm đời sống của mình ở mọi nơi, mọi lúc. Chỉ có một cây cầu
để đưa nó đi từ bờ hữu hạn sang tới miền vô hạn thôi, đó là văn chương. Đọc tác phẩm
văn chương, con người được lên rừng, xuống biển, vào lòng đất, ra sa mạc, tới thảo
nguyên, đang ở hiện tại bỗng trở về quá khứ rồi thoắt cái lại nhảy vọt đến tương lai.
Trong những cuộc dịch chuyển tọa độ không gian/ thời gian ấy, tri giác địa - lịch sử của
người đọc được mở rộng, mà kiến văn về địa - nhân học, về địa - văn hóa của anh ta
cũng trở nên dày dặn thêm... Biết được nhiều hơn về thế giới này cũng có nghĩa là biết
được nhiều hơn về chính mình, biết được những khả năng cùng những giới hạn, những
sức níu và những sức vươn nằm trong bản thân mình, một hạt bụi người trong thế giới.
Tất cả những điều đó, người đọc có được là nhờ tác phẩm văn chương. Nhưng, trong
điều kiện của đời sống xã hội ngày nay, sức mạnh ấy của văn chương chừng đã không
còn nguyên vẹn như trước? Liệu có thể có những loại hình khác sẽ đảm nhận công việc
với hiệu quả cao hơn, và bởi thế, chúng sẽ đẩy văn chương xuống “bàn hai”?
Có. Báo chí, truyền hình, điện ảnh đã và đang là những thế lực biến văn chương
thành kẻ “ở chiếu dưới” trong việc giúp con người hiểu biết nhiều hơn về thế giới này.
Chúng mang cái thế giới rộng lớn, đa chiều và dồn dập các sự kiện đến với con người
nhanh hơn, cụ thể hơn, sống động hơn nhiều so với điều tác phẩm văn chương có thể
đem lại. Chỉ cần một cái nhấp chuột hay một cái nhấn nút chuyển kênh, ngay lập tức ta
đã có thể biết những chuyển động ở thì hiện tại (hoặc quá khứ rất gần) trong thế giới mà
ta đang sống. Sự lệch pha về thời gian giữa “sự kiện đang diễn ra” và “sự kiện đang
được chứng kiến” là rất không đáng kể, và đó là điều mà tác phẩm văn chương không
có cách gì giải quyết được. Hoặc giả, một cách chậm rãi hơn, nếu ta muốn biết về
phong tục tập quán, đời sống xã hội, các thiết chế và giá trị văn hóa của một cộng đồng
người nào đó ở một vùng đất nào đó trên bề mặt quả địa cầu này, rõ ràng là những
chương trình truyền hình thực tế hoặc những bộ phim tài liệu khoa học sẽ thỏa mãn nhu
cầu ấy tốt hơn nhiều so với một tác phẩm văn chương. Chẳng cần so với truyền hình và
điện ảnh, trong trường hợp này, một tác phẩm văn chương tốt nhất cũng không thể hơn
Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH
~ 9 ~
được một ghi chép dân tộc học vào loại “cẩn thận”. Tôi không tin khi đọc một tác phẩm
văn chương nào đó về đời sống của người Mường, tôi sẽ biết về người Mường nhiều
hơn khi tôi đọc cuốn “Người Mường ở Hòa Bình” của Trần Từ, tức nhà dân tộc học Từ
Chi.
Cách đây không lâu, khi nhìn vào những thành tựu của nền văn học cách mạng
Việt Nam, khi phải cắt nghĩa giá trị của một số tác phẩm, chúng ta thường nhấn mạnh
đến khả năng thâm nhập hiện thực của tác giả, cái cách anh ta sống cùng hiện thực,
khám phá nó, rút tỉa nó, để từ hiện thực ấy làm nên một hiện thực khác, chân thật hơn,
sống động hơn trong cuốn sách của mình. Những tác phẩm viết về đời sống của người
dân công giáo vùng duyên hải Bắc Bộ của Nguyễn Khải vài chục năm trước là ví dụ
khá tốt cho câu chuyện này. Thời đó, khi mới ra đời, các tác phẩm loại này của Nguyễn
Khải được đón nhận rất nồng nhiệt, mà một trong những lý do chủ yếu là chúng đã mở
ra trước mắt người đọc cả một mảng đời sống phức tạp, có phong vị rất riêng, mảng đời
sống mà lúc ấy không phải ai cũng dễ dàng có điều kiện thâm nhập và trải nghiệm. Một
tác giả ở tạp chí Văn nghệ Quân đội, khi nói về người tiền bối của mình, đã có nhận xét
khá tinh: Lúc đó, nhà văn không chỉ là nhà văn, mà còn gánh luôn công việc của nhà
báo, tác phẩm của nhà văn là thông điệp nghệ thuật, và tác phẩm ấy cũng kiêm luôn
chức năng của thông tin báo chí. Vài chục năm trước là thế, còn hiện nay, khi báo chí
đã phát triển mạnh đến vậy, lại được sự hỗ trợ tối đa của công nghệ hiện đại, nó sẽ vượt
trên văn chương rất xa trong việc đem lại cho con người những hình ảnh nóng ấm, tươi
rói và hết sức cụ thể về thế giới này.
Không phải là nhà văn đã hết việc cũng có nghĩa là hết lý do để tồn tại, nhưng một
cái nhìn khác đi về chức năng của văn chương theo cách như vậy là cần thiết, nhất là
khi vài ba năm trở lại đây “bỗng dưng” ở ta lại rộ lên việc tổ chức thảo luận “văn học
phản ánh hiện thực đất nước hôm nay”. Đã có hẳn mấy cuộc hội thảo, đại loại như “Văn
học với đề tài nông nghiệp, nông thôn”, “Văn học với doanh nhân”, v.v... Một mặt, có
thể xem điều đó như một nỗ lực nhận diện, đánh giá văn chương đương đại, nhưng mặt
khác, động thái ấy chính là lời thúc giục, là sự yêu cầu người sáng tác văn chương phải
lao mình vào những “dòng chảy lớn” của đất nước hôm nay, phải viết về nó, phải biến
“văn học” thành nơi in đậm hình ảnh của “xã hội”. Có hai vấn đề cần phải/ đáng được
Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH
~ 10 ~
bình luận ở sự yêu cầu này. Thứ nhất, đang xuất hiện xu hướng coi văn chương như
những tràng vỗ tay rộn rã trong các cuộc mít-tinh, lễ động thổ, khai mạc, khai trương...
mà nhà văn là người phải vỗ tay một khi anh đã chứng kiến, bất kể anh có cảm thấy đủ
niềm hân hoan để làm điều đó hay không. Việt Nam ta chẳng phải là đất nước mà nông
nghiệp chiếm một vị trí tối quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nông thôn phủ trên
đa phần diện tích lãnh thổ và trong mỗi người dân - dù là thị dân nhiều đời - đều sống
một “người nhà quê” đó sao? Vậy tại sao nhà văn không viết về đề tài đó, nhất là khi
nông thôn đang chuyển mình mạnh mẽ dưới sự tác động tích cực của những chương
trình hành động lớn? Doanh nhân ư? Đó chẳng phải “một anh hùng của thời đại chúng
ta”, một mẫu người mới, mẫu người mang lại sự giàu có cho quốc gia, bởi thế rất đáng
biểu dương sao? Vậy vì cớ gì nhà văn chưa hăm hở viết về mẫu người này như trước
đây đã từng hăm hở viết về các nhân vật công – nông - binh? Yêu cầu được luận chứng
rất hợp lý, chỉ có một chi tiết dường như chưa được tính đến (hoặc cố tình bị bỏ qua):
nhà văn cần được hoàn toàn tự do trong việc tiếp cận với đề tài, và thực ra thì anh ta
cũng chẳng “dại gì” không viết nếu đó là một đề tài hấp dẫn và người viết tự thấy bản
thân mình có đủ năng lực để giải quyết nó. Thứ hai, đặt ra yêu cầu công việc cho văn
chương trước “hiện thực đất nước hôm nay”, trước “sự kiện đang diễn ra” chính là yêu
cầu nhà văn phải trở thành nhà báo, trong khi, như đã nói ở trên, phương tiện tác nghiệp
báo chí của nhà văn cùn nhụt hơn rất nhiều so với phương tiện tác nghiệp báo chí của
nhà báo “thứ thiệt” trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay.
Nói cách khác, đó là cách tốt nhất để đưa nhà văn, đưa văn chương vào tuyệt lộ.
Vậy nhà văn đành quay lưng ngoảnh mặt trước “hiện thực đất nước hôm nay”
chăng? Tôi không mấy tin vào cái kịch bản buồn bã này. Dù thế nào đi chăng nữa, dù
theo đường thẳng hay đường vòng, dù hữu ý hay vô ý, thế nào “hiện thực đất nước hôm
nay” cũng in dấu vết và lưu vọng âm của nó trong sáng tác của các nhà văn đương đại.
Ngay ở một cuốn tiểu thuyết tình rất “sến”, đọc kỹ, ta sẽ thấy có những vấn đề của cuộc
sống đương đại, những vấn đề trong cách nghĩ và trong tình cảm của một bộ phận
người trẻ tuổi hôm nay. Mặt khác, tôi tin rằng văn chương ngày nay, cũng như văn
chương muôn đời trong mai hậu, không bao giờ hết việc để làm nếu nó nhắm đúng
miền xác định của mình, cái miền mà báo chí chỉ có thể khoan thủng ở vùng ven. Đó là
thân phận Con Người, tạo vật bất toàn trong bàn tay của Chúa, con người như là nguyên
Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH
~ 11 ~
nhân và kết quả của các thiết chế xã hội, là sự bất mãn khôn nguôi trước hiện thực, con
người với những giới hạn không thể vượt qua, với sự giằng xé thường trực giữa các
ham muốn, với những nỗi đau có thật, có lời và không lời. Văn chương vẫn còn có thể
làm được điều gì đó có ý nghĩa thực sự nếu như nó bước thật chắc chân trên con đường
độc đạo, giữa hai bờ vực: một bên là thứ văn chương của những tràng vỗ tay tán dương
tuyên truyền, bên kia là thứ văn chương trưởng giả đầy những tình cảm xa hoa điêu trá.
9. Văn chương để làm gì? - Phạm Quang Long (Văn nghệ 2020)
Có người sẽ nói: đến bây giờ mà còn đặt vấn đề văn chương để làm gì thì có lẽ
cũng là chuyện không bình thường, vì nếu xếp những cuốn sách mà nhân loại đã viết về
vấn đề này thì độ dày của nó cũng phải tính bằng kilomet.
Vâng, đúng như vậy, có những điều không bình thường trong văn chương và có
cả những điều không bình thường ở ngoài đời có nguyên nhân từ văn chương. Về một
phương diện nào đó, văn chương là một hiện tượng xã hội, một phần của văn hóa
“không bình thường” hiện nay. Như vậy, vấn đề văn chương để làm gì lại là chuyện của
đời sống và cần phải được nêu ra, trao đổi trở lại từ những vấn đề căn bản của nó.
Có một thời, ở ta văn chương được coi như một thứ hoạt động tinh thần cao quí,
không phải người nào cũng có đủ phẩm chất và năng lực để bước chân vào địa hạt này.
Dường như nó chỉ là lãnh vực của những tài năng, những nhà tư tưởng, những người có
sứ mệnh dẫn đạo xã hội. Nhưng dù, ở vào thời kỳ nào, được trân trọng hay không thì
văn chương vẫn cứ tồn tại cùng với con người, là diện mạo tinh thần của thời đại ấy, xã
hội ấy. Câu nói giản dị nhưng đầy minh triết của Hồ Chí Minh là “xã hội thế nào, văn
nghệ thế ấy” đã khái quát hết những mối quan hệ qua lại giữa đời sống và văn chương.
Văn chương là ánh phản tinh thần của con người, là tiếng lòng của một dân tộc, một
thời đại dù khi người cất lên tiếng nói, nó chỉ là của cá nhân. Tư tưởng triết học nào
cũng phải giải quyết vấn đề cơ bản của con người mà văn chương lại là cái phần kết
tinh, chắt lọc nhất những suy tư, tìm kiếm của con người về chính họ. Dù nói theo cách
nào thì trong “giọt nước cá nhân” ấy có cái phần chung của “biển cả nhân dân”. Không
lý thuyết nào có thể nói khác được điều giản dị này. Văn chương là chuyện cuộc đời,
vậy thì khi tìm đến một cuộc đời khác ở văn chương, người đọc phải học được điều gì
trong đó thì văn chương mới cần cho con người. Người đọc thấy trong văn chương
những cái hay, cái đẹp để học, để sửa mình theo chính đạo, đọc sách phải theo đòi nghĩa
Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH
~ 12 ~
sách, cụ Nguyễn Trãi chả dạy thế là gì?
2.
Trong lịch sử, nhà cầm quyền nào cũng muốn nắm văn chương trong quỹ đạo tư
tưởng của mình bằng nhiều cách, trong đó có đề cao vai trò của văn chương. Điều đó
bình thường. Nhưng điều bất bình thường trong quá trình nắm giữ này là đã can thiệp
vào hoạt động văn chương ở ngoài mức cần thiết, nằm ngoài những nhu cầu phát triển
tự thân của nó. Không ai ngây thơ cho rằng văn chương luôn cần sự tự do tuyệt đối bởi
thứ nhất, trong thực tế không tồn tại thứ tự do ấy, thứ hai, không có nhà cầm quyền nào
bỏ tiền ra để nuôi dưỡng những người làm văn chương nhưng lại không sử dụng họ vào
công việc gì có lợi cho cá nhân hay chính thể mà họ là đại diện. Song văn chương dù bị
phụ thuộc vào chính thể đã nuôi dưỡng đến thế nào thì vẫn có những qui luật của nó.
Nó luôn song hành cùng với thời cuộc, bị ràng buộc bởi thời cuộc và luôn có xu hướng
vượt ra khỏi những giới hạn ràng buộc mình, vươn tới cái vĩnh cửu, trở thành tài sản
chung của mọi thời đại, vươn tới những cái thuộc về con người. Nó là sự đòi hỏi tự
nhiên của con người và những khao khát ấy kết tinh lại ở vẻ đẹp của chân, thiện, mỹ.
Nhân loại khi nhìn lại lịch sử tâm hồn mình, thấy được những bước đi của mình từ
mông muội đến văn minh từ nhiều nguồn nhưng chỉ có qua văn chương, nghệ thuật mới
thấy được hạnh phúc và đau khổ, khát vọng và những tìm kiếm đến sự hoàn thiện nhân
cách một cách trực tiếp, tươi mới và lay động nhiều nhất. Không có lĩnh vực nào có thể
tái hiện lại những thời kỳ đã qua tỉ mỉ, sâu sắc và cặn kẽ như văn chương. Văn chương
nâng con người lên tầm tự giác, giúp cho con người hoàn thiện mình và làm cho họ
xích lại gần nhau hơn trong cuộc đấu tranh chống lại cái ác. Cái đẹp cứu rỗi con người
không phải chỉ là trong tư duy mà đó là điều có thực trong cuộc đời. Không gì làm điều
này tốt hơn văn chương và những người cầm bút ý thức được thiên chức của mình ở sứ
mệnh đó, văn chương cần cho cuộc đời là vì thế. Khi người làm văn chương rẻ rúng
thiên chức của mình và tâm hồn con người bị tha hóa bởi văn chương cũng là lúc báo
hiệu một sự sụp đổ của nhân cách – cả phía người hưởng thụ lẫn người mang sản phẩm
của mình đến cho con người.
3.
Một khi văn chương xa rời sứ mệnh của mình là văn chương đã đánh mất vị trí trong
xã hội. Văn chương trở thành một phương tiện giải trí, thành trò chơi ngôn ngữ của
Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH
~ 13 ~
người cầm bút thì văn chương không còn là văn chương theo đúng nghĩa chân chính
của từ này. Trong cuộc sống luôn tồn tại những cái cao cả bên những cái thấp hèn và
tâm hồn con người cũng luôn đấu tranh để chiến thắng cái thấp hèn ở trong mình và
xung quanh mình. Người nào vượt lên được trong cuộc đấu tranh này sẽ trở thành
người hơn và ngược lại. Chả thế mà M.Gorki đã từng khuyên một nữ văn sĩ trẻ cần phải
vượt lên trên những cái tầm thường, vụn vặt để viết về những cái lớn lao hơn và đừng
biến văn chương thành những thứ tầm thường, đừng làm cuộc đời xấu hơn vì những gì
mình viết. Không ít lần những người cầm bút đã thấy chán nản khi văn chương bị
người đời quay lưng nhưng lúc đó cũng không phải là thời khắc báo tử của hoạt động
tinh thần này mà chỉ là những chệch choạc do cách nhìn, do những cách viết không còn
hợp thời nữa. Văn chương thay đổi góc nhìn của mình cho phù hợp với thời cuộc nhưng
chưa bao giờ văn chương xa rời những nguyên lí về chân, thiện, mỹ mà lại có thể đẻ ra
được những tác phẩm để đời. Còn nhớ có cả một tổ chức do người đứng đầu thể chế
nâng đỡ như Tao đàn nhị thập bát tú, trong đó có nhiều tài năng nhưng nhìn lại dường
như không có những thành tựu văn chương gì đáng kể bởi tính chất thù tạc, ngâm vịnh
tâng bốc lẫn nhau đã “ngấm” vào cả tâm thế lẫn kĩ thuật viết rồi. Thế mà vào thời xã
hội suy vi như cuối Lê đầu Nguyễn lại xuất hiện những đỉnh cao như Nguyễn Du,
Nguyễn Công Trứ, Ngô Thì Nhậm, Cao Bá Quát, Ngô gia văn phái… Bây giờ, chúng ta
có đủ độ lùi về thời gian và các yếu tố khác để nhìn lại trước tác của các tác giả trên và
càng minh định được rằng văn chương chỉ gắn với cuộc đời, vì cuộc đời, giúp cho con
người vươn tới sự hoàn thiện nhân cách mới có thể là nguyên cớ cho sự xuất hiện của
những tác phẩm lớn, những tác giả lớn. Một khi người cầm bút đã xa rời văn chương, vì
những cái khác vốn xa lạ với văn chương thì không gì có thể làm cho tác phẩm của họ
đến được với con người.
4.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, số lượng sách vở hiện nay xuất bản nhiều đến
mức không một người đọc chuyên cần nào có thể đọc hết được những tác phẩm thuộc
lĩnh vực chuyên môn của mình chứ chưa nói đến những thứ khác. Điều này vừa đáng
mừng, vừa đáng lo. Đáng mừng trước hết vì tính dân chủ trong hoạt động xuất bản
ngày một mở rộng hơn, nhu cầu của xã hội cũng ngày càng được đáp ứng hơn, có nhiều
thứ để lựa chọn chứ không “đói” sách, không monotone như nhiều năm trước. Nhưng
Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH
~ 14 ~
đáng lo là những tác phẩm hay ngày càng ít thấy xuất hiện. Tính chất giải trí, sự tầm
thường ngày càng đậm nét hơn và, dù muốn cưỡng lại cũng khó vì những công ty sách,
những “đầu nậu” là nguyên nhân chính tạo nên tình trạng này hết sức chuyên nghiệp và
bài bản trong việc chiếm lĩnh thị trường giải trí. Họ kích vào nhu cầu dễ dãi của người
đọc và mục tiêu hàng đầu của những người làm kinh tế trong lĩnh vực này là lợi nhuận
nên rất nhiều sách bán chạy không phải là sách hay. Sách bán chạy là những sách “có
vấn đề”, gắn với những scandal về chính trị hay đời tư của một nhân vật nào đó, gợi
những tò mò của độc giả về những chuyện lạ, quá nhiều sex, quá nhiều luẩn quẩn xung
quanh những điều vụn vặt, tầm thường, vô bổ núp dưới áo khoác “con người nhìn từ
những góc khuất” và nói chung những sách như vậy có chung một căn bệnh là “suy tư
tưởng”. Thị trường sách đa dạng, đa chủng loại nhưng giá trị thì khó có thể hài lòng và
nhìn vào các đầu sách thì thấy thị hiếu đọc đang có những nhiễu loạn. Cái nguy của tình
trạng này ở chỗ nó làm nhiễu loạn thông tin, nhiễu loạn giá trị, khiến người ta thờ ơ với
cả những tác phẩm có giá trị. Tệ nhất là nhiều người viết chuyên nghiệp đã lựa chọn cơ
chế thị trường để hoạt động: họ viết vì những độc giả thích đọc, tung hô, chiều theo thị
hiếu của độc giả dễ dãi và họ bán chữ lấy tiền, lấy giải thưởng, danh vọng chứ không
phải vì văn chương. Đó cũng là một trong những lí do làm cho tính tinh hoa của văn
chương giảm đi đáng kể trong thời gian vài chục năm nay. Cơ quan chức năng đã bỏ
ngỏ phần việc này, để thị trường tự điều chỉnh. Để chiều lòng khán giả nên những cuốn
sách viết ra cứ xa dần những tiêu chí chân, thiện, mĩ và văn chương đã tuồn vào cuộc
đời những sản phẩm thứ cấp. Chỉ xã hội là chịu thiệt và văn chương thì đánh mất dần vị
trí trong đời sống của mình. Sự dối trá trong xã hội ùa cả vào văn chương. Văn chương
tự dối mình và dối xã hội. Tại ai? câu hỏi này có lẽ cần được bàn bạc tận bờ sát góc hơn
chứ không nên tránh né như hiện nay.
10. Văn chương phải nâng đỡ con người, nâng cao phẩm giá dân tộc - PGS, TS
NGUYỄN THANH TÚ
1.
Gần đây, trên thế giới, lý thuyết mô hình về tác phẩm văn học có tính ứng dụng khá
rộng rãi cho rằng, về bản chất văn học sáng tạo ra một “cuộc sống thứ hai” thoát thai từ
đời sống thực.
Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH
~ 15 ~
Nhưng đó chỉ là mô hình về đời sống chứ không phải bản thân đời sống. Có bao
nhiêu tác phẩm là có bấy nhiêu mô hình, có cái giống, có cái khác, có cái xa lạ, thậm
chí ngược với đời sống. Tác giả là người có quyền năng tuyệt đối trong việc thiết kế, thi
công cái mô hình ấy. Thước đo nhà văn là tác phẩm thì thước đo tác phẩm chính là mô
hình tức là cả một thế giới do nhà văn tưởng tượng ra, rộng lớn hay nhỏ bé, xôn xao,
sinh động hay vắng lặng, u ám... Đã hết cái thời coi mô hình tác phẩm phải giống với
bản thân đời sống, tức sự sao chép nguyên si hiện thực. Xu hướng chung của văn
chương hôm nay là đa dạng hóa cách tiếp cận để tạo ra sự đa dạng hóa về mô hình tác
phẩm. Trong các giáo trình văn chương hầu như ít đề cập đến phương pháp sáng tác bởi
sự hỗn dung, giao thoa, trộn lẫn, phối hợp, khó tìm ra dòng chủ lưu. Ngày nay người ta
nói nhiều đến “liên văn bản”, “liên văn hóa”... là có lý do ấy.
Tiếp nhận văn học nghệ thuật vốn đã phức tạp, nay càng phức tạp hơn. Vì mỗi cá
nhân, bằng vốn sống, sự trải nghiệm, quan niệm và trường tri thức khi tiếp nhận cũng tạo
cho riêng mình một mô hình về tác phẩm. Sự đồng sáng tạo này góp phần tạo ra sự đa
dạng, làm phong phú, giàu có thêm ý nghĩa cho văn chương. Tác phẩm nào có tranh
luận, có phủ định, khẳng định tức là có biểu hiện bước đầu của một sức sống, một ý
nghĩa, một đóng góp. Còn gì buồn hơn cho những tác phẩm không có độc giả quan tâm.
Nhưng cũng vì thế mà có mô hình tác phẩm bị ngợi ca vô lối, có mô hình bị hiểu sai,
có cái bị lợi dụng. Không ngẫu nhiên, không chỉ ở ta mà cả thế giới, tiểu thuyết/văn xuôi
lịch sử, văn chương phi hư cấu đang lên ngôi.
2.
Dù phức tạp thế nào thì con người vẫn có một hướng đi tích cực nhất. Người ta nhận
thấy, dù muôn nghìn hiện trạng của mô hình tác phẩm thì con đường ký hiệu học là khả
dĩ. Nói tới ký hiệu là nói tới biểu tượng, mà biểu tượng là sự kết tinh giá trị mang bản sắc
văn hóa. Trong thời buổi hội nhập toàn cầu, biểu tượng mang tính thông điệp rất rõ. Chỉ
một ký hiệu biểu tượng trên bàn tay của một vị đại sứ nước nọ trên diễn đàn Liên hợp
quốc cũng gây ra sự chia rẽ của cả thế giới, đồng tình, ủng hộ hay phản đối, cự tuyệt...
Là thành tố cơ bản, là hạt nhân của văn hóa nên tìm hiểu, nghiên cứu biểu tượng
Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH
~ 16 ~
người ta sẽ thấy một cách toàn vẹn, trung thực, rõ ràng hơn bản sắc văn hóa. Thế giới sẽ
biết và hiểu Việt Nam hơn qua biểu tượng nón lá, áo dài, qua mái đình làng, qua cây đa
cổ thụ... Người ta cũng dựa vào biểu tượng, một phạm trù đã ổn định để cắt nghĩa, lý giải
ý nghĩa hình tượng văn chương. Hiểu sâu sắc biểu tượng, người ta sẽ tránh bị sa vào
tranh cãi không hồi kết thế nào là một tiểu thuyết lịch sử, phải hư cấu bao nhiêu phần
trăm, sự thật bao nhiêu phần trăm... Vì làm sao mà định lượng được? Tha hồ tưởng
tượng mà viết về Quang Trung nhưng làm sao phải để bạn đọc nhận thấy đấy vẫn đích
thực là vua Quang Trung-một biểu tượng của quyết chiến quyết thắng, của lòng yêu
nước, của tinh thần tự chủ... Có nhà văn tưởng tượng ra chi tiết với dụng ý miêu tả
Quang Trung cũng là con người bình thường, nhưng không tương ứng nên chi tiết ấy lại
tạo ra sự vi phạm cấu trúc biểu tượng. Độc giả phản ứng là hợp lý. Có một so sánh thi vị
cho rằng, tiểu thuyết lịch sử như con chim đại bàng có hai cánh khỏe khoắn là sự thật và
hư cấu bay theo đường bay lịch sử hướng người đọc về chân trời sự thật và cái đẹp. Đó
là một ý rất đáng tham khảo!
Gần đây, một tiểu thuyết lại có ý “giải thiêng” hai chữ “đồng bào” với cái nhìn phản
truyền thống. Đưa ra một quan niệm mới, cái nhìn mới tiến bộ là điều đáng khuyến
khích. Nhưng theo hướng cực đoan thì rất đáng bàn để làm rõ. Theo "Từ điển Hán-Việt"
của Thiều Chửu thì “đồng bào” có nghĩa cùng là con cháu một ông tổ sinh ra. Nhiều ý
kiến nhận định truyền thuyết "Lạc Long Quân và Âu Cơ" xuất hiện từ thời Xích Quỷ.
Khoảng 2.200 năm trước công nguyên, do nhà Hạ lấn chiếm, nhà nước Xích Quỷ tan rã,
bộ phận người Việt vẫn giữ nguồn gốc “đồng bào” của mình. Hiểu theo lối chiết tự vẫn
phổ biến hơn, "đồng" nghĩa là "cùng", "bào" nghĩa là "bọc". “Đồng bào” gắn liền với
thần thoại cổ xưa ca ngợi nòi giống cao quý của tổ tiên dân tộc Việt: Lạc Long Quân
giống rồng kết duyên cùng Âu Cơ giống tiên. Truyền thuyết nhắc nhở cháu con dù nơi
miền biển, dù trên núi cao đều là con Hồng cháu Lạc chung một nguồn cội. Để rồi Việt
Nam hôm nay tự hào là nước duy nhất trên thế giới có tín ngưỡng thờ vua Tổ: “Dù ai đi
ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”. Nhờ tinh thần đoàn kết “đồng
bào” muôn người như một mà dân tộc Việt đã viết nên những trang sử chói lọi bằng
vàng. Trong những ngày này, nhờ truyền thống cố kết cộng đồng ấy mà chúng ta vượt
qua đại dịch Covid-19 như một kỳ tích được thế giới nể phục.
Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH
~ 17 ~
Thế mà trong một tiểu thuyết vừa xuất bản gần đây, bạn đọc lại thấy “đồng bào” sao
lại dã man thế, có thể hại nhau, giết nhau... một cách bình thường như vậy? Liệu có phù
hợp với biểu tượng lớn lao đáng ca ngợi, đáng tôn thờ không?
3.
Hiểu sâu sắc nền văn học nhân đạo nước nhà, cụ Đồ Chiểu có câu thơ nổi tiếng: “Chở
bao nhiêu đạo thuyền không khẳm”. Con thuyền văn chương có chở bao nhiêu đạo lý
yêu nước và đạo lý làm người thì cũng không bao giờ chìm đắm. Vừa mang tính tổng kết
khái quát vừa mở ra một sứ mệnh, câu thơ xứng đáng là viên ngọc sáng soi đường cho
văn học hiện tại và mai sau. Thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 là thời của vi điện tử,
của kết nối vạn vật, của người máy... con người đứng trước cơ hội được thụ hưởng
những văn minh mới mẻ nhưng cũng phải đối mặt với những thử thách ghê gớm: Nạn
thất nghiệp, ô nhiễm môi sinh, dịch bệnh... Trước sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền
kinh tế ngày càng lớn, con người càng phải cần đến nhau hơn, để đoàn kết, tương trợ,
giúp đỡ, san sẻ. Chưa kể, đứng trước sự can thiệp lạnh lùng của máy móc, công nghệ,
của văn minh phi truyền thống, con người phải đối mặt với trạng thái stress, sự vô cảm,
chai lì cảm xúc... dễ phát sinh những hành động khó kiểm soát. Đấy cũng là một trong
những nguyên nhân gây nên tình trạng đạo đức suy thoái, và sẽ nguy hiểm hơn nếu
không có sự chung tay ngăn chặn của toàn xã hội. Trong đó, trách nhiệm của đội ngũ văn
nghệ sĩ là rất lớn lao và nặng nề.
Thiên chức cao quý của văn học, xét đến cùng là nhân đạo hóa con người. Bên
cạnh dòng chủ lưu viết về cái tốt đẹp nhân văn để khẳng định, ngợi ca để nhân lên và lan
tỏa thì văn chương cần phải viết về cái ác để con người hiểu, cảnh giác, đề phòng, bài
trừ. Văn học hiện thực phê phán 1930-1945 với những đỉnh cao Nguyễn Công Hoan, Vũ
Trọng Phụng, Nam Cao... đã dựng lên cả một thế giới của những con người xấu xí, con
người vô luân, con người phi nhân tính... Nhờ cái gốc là tình yêu thương con người sâu
nặng, các nhà văn viết về cái xấu, cái ác để phơi bày, tố cáo, lên án trạng thái phi nhân
tính, qua đó đòi cho con người phải có một trạng thái có nhân tính để con người được
đích thực là người. Đọc những trang văn ấy, người ta muốn nóng lòng hành động để góp
phần thay đổi cả một hiện thực bất công của xã hội.
Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH
~ 18 ~
Trong tiểu thuyết nói trên cũng viết nhiều về cái ác nhưng lại chỉ làm cho độc giả
thêm bi quan, ghê sợ về con người. Tại sao vậy? Có thể vì ngược với quan niệm nhân
văn truyền thống “Thương người như thể thương thân”? Có thể vì cái nhìn của nhà văn
không thấy trạng thái xã hội hôm nay, về cơ bản là trạng thái có nhân tính? Dù vẫn có cái
xấu này, các ác kia nhưng không phải là phổ biến. Trân trọng sức lao động nghệ thuật
miệt mài, công phu, khổ ải; ghi nhận tâm huyết thiết tha sự đổi mới của các nhà văn
nhưng độc giả cũng đòi hỏi ở họ sáng tạo ra những áng văn chương đích thực hướng tới
những ý nghĩa phổ quát vì con người, nâng đỡ con người.
Nghệ thuật hiện đại quan niệm nhà văn là người sáng tạo ra các mã văn hóa (tác
phẩm). Nếu hình tượng nghệ thuật-mã hạt nhân, đạt tới mẫu số chung của văn hóa nhân
loại thì tác phẩm sẽ trở thành “sứ giả” trong cuộc giao lưu hội nhập toàn cầu. Đào sâu tri
thức văn hóa truyền thống dân tộc, chắt lọc những giá trị tinh hoa của nhân loại để xây
những bệ đỡ văn hóa đưa con người bước vào bầu trời văn minh là sứ mệnh cao cả, lớn
lao của mỗi văn nghệ sĩ.

More Related Content

Similar to TÀI-LIỆU-LLVH.dWGWgdgsWDerfwFwefrwefreawrfqa

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdfVăn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdfNuioKila
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfjackjohn45
 
The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038
The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038
The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038Garment Space Blog0
 
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gianSkkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân giannataliej4
 
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdfCƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...NuioKila
 
Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12
Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12
Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 121kmn;l'
 
Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11
Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11
Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 111kmn;l'
 
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docx
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docxCHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docx
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docxTRNH287864
 
1.nguyen hoa
1.nguyen hoa1.nguyen hoa
1.nguyen hoaanthao1
 
Mở bài
Mở bài Mở bài
Mở bài TrnNgcLy
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NGỮ VĂN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NGỮ VĂN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NGỮ VĂN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NGỮ VĂN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.comGiáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to TÀI-LIỆU-LLVH.dWGWgdgsWDerfwFwefrwefreawrfqa (20)

Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAYLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
 
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
 
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdfVăn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
 
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
 
The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038
The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038
The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038
 
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gianSkkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
 
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdfCƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
 
Tư Tưởng Nho Giáo Trong Truyện Lục Vân Tiên Của Nguyễn Đình Chiểu.doc
Tư Tưởng Nho Giáo Trong Truyện Lục Vân Tiên Của Nguyễn Đình Chiểu.docTư Tưởng Nho Giáo Trong Truyện Lục Vân Tiên Của Nguyễn Đình Chiểu.doc
Tư Tưởng Nho Giáo Trong Truyện Lục Vân Tiên Của Nguyễn Đình Chiểu.doc
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
 
Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12
Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12
Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12
 
Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11
Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11
Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11
 
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docx
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docxCHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docx
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docx
 
1.nguyen hoa
1.nguyen hoa1.nguyen hoa
1.nguyen hoa
 
Mở bài
Mở bài Mở bài
Mở bài
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
 
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NGỮ VĂN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NGỮ VĂN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NGỮ VĂN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NGỮ VĂN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.comGiáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
 
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
 

TÀI-LIỆU-LLVH.dWGWgdgsWDerfwFwefrwefreawrfqa

  • 1. Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH ~ 1 ~
  • 2. Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH ~ 2 ~ GIVE AWAY KHUÊ VĂN CÁC Quý độc giả của Khuê Văn Các thân mến, Những ngày vừa qua, ban biên tập Khuê Văn Các đã hoàn thành xong tài liệu Give Away. Đây là tất cả những tâm huyết, là những gửi gắm chân thành mà chúng mình muốn gửi đến quý bạn đọc thân mến - những người bạn luôn theo dõi, luôn ủng hộ, luôn cạnh bên Khuê Văn Các chúng mình từ ngày mới thành lập cho đến ngày hôm nay. Là lần thứ hai gửi tặng tài liệu Giveaway nên chúng mình có thể có những sai sót, hy vọng rằng sẽ nhận được những góp ý chân thành từ các bạn độc giả. Bên cạnh đó, tài liệu chúng mình biên soạn không nhằm vào bất kì mục đích mua bán, trao đổi, và vui lòng không copy tài liệu của @khuevancac bằng bất cứ hình thức nào. Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã ở đây và vẫn luôn ở đây, đồng hành và đi cùng chúng mình trên hành trình này. Thương chúc các bạn mọi sự đều như ý! Mọi thông tin đóng góp xin vui lòng gửi về địa chỉ: • Instagram: Khuê Văn Các • Gmail: khuevancac0@gmail.com
  • 3. Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH ~ 3 ~ // Dưới đây những bài viết vô cùng nóng hổi và mang tính thực tiễn về giá trị của văn chương trong bối cảnh hiện nay. Không đem đến những kiến thức lí luận văn học thông thường, chúng mình hướng đến việc giúp đỡ các bạn hiểu rõ, hiểu sâu và hiểu mới mẻ về vị thế của văn chương trong thời đại của văn hóa nghe nhìn lên ngôi. Mong rằng sẽ giúp các bạn có một chút vốn liếng độc đáo cho riêng mình nhé. // 1. Con người là đích đến của văn chương Mọi công dân đều phải có trách nhiệm đối với đất nước, với dân tộc mình và nhà văn – bằng lao động sáng tạo của mình – không thể đứng ngoài những vấn đề lớn lao của đất nước, của dân tộc, không thể đứng ngoài những vận hội, những biến cố có thể xảy đến của thời cuộc, không thể đứng ngoài những ngóc ngách của đời sống xã hội, của thân phận con người. Văn chương trước hết và luôn luôn phải viết về cuộc sống và về con người! Mối bận tâm lớn nhất, chính yếu nhất của nhà văn là gì nếu không phải là toàn tâm, toàn ý viết cho cuộc sống, viết cho con người? Không thể hình dung một nhà văn có trách nhiệm với cuộc sống lại không khát khao sáng tạo để có những tác phẩm giúp con người tự khám phá, hiểu biết, nâng cao niềm tin vào bản thân, hướng tới chân lý, hướng tới cái đẹp của cuộc đời. Con người là giá trị văn hóa cao nhất, giá trị của mọi giá trị và hoàn thiện nhân cách, nhân tính của con người chính là sứ mệnh cao cả của văn học, là nỗ lực cao nhất mà người cầm bút cần đạt đến. 2. Văn học nhân đạo hóa con người Bằng đặc trưng nghệ thuật của mình, văn học lay động đến tận nơi sâu kín, tiềm ẩn trong con người. Những giọt nước mắt khóc thương cho cuộc đời đau khổ, cho số phận bị biến dạng sẽ làm cho hồn người trong sạch hơn lên, tư tưởng được nâng cao về chất để có thể vượt qua những nhỏ nhặt tầm thường của cái vị kỷ, để hòa nhập với đời sống tâm hồn của đồng loại, để đồng cảm với họ, cùng chiến đấu cho sự hoàn thiện, cho người gần người hơn. Đó chính là chức năng nhân đạo hóa cao quý của văn học.
  • 4. Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH ~ 4 ~ 3. Tiếng nói văn chương Từ những hình ảnh được gom nhặt từ thực tế, văn chương chọn cách lên tiếng. Cái tiếng vọng thâm trầm vọng ra từ cõi lòng rung động thúc đẩy. Cái tiếng bất thần thét lên từ số phận nghẹn ngào, uất ức. Những tiếng nói ấy làm ta kinh hoàng vùng tỉnh dậy, tiếp lên sức, xắn tay áo ta lên, hăm hở giục ta bước vào cuộc đời tranh đấu cho loài người. 4. Văn chương trước những thách thức thời cuộc? Cuộc sống luôn chờ đợi những tác phẩm có giá trị. Nhất là hiện nay, khi đời sống của con người phải đối mặt với quá nhiều thách thức, quá nhiều những bất trắc, âu lo thì người đọc càng mong chờ những tác phẩm đi sâu vào thân phận con người – những tác phẩm mà số phận nhân vật có thể chạm đến nơi sâu nhất của trái tim mỗi người. Những tác phẩm cho con người, vì phẩm giá con người chính là những viên gạch xây đắp và kết nối tình yêu thương, lòng nhân ái giữa con người với con người trong xã hội. Thông qua những tác phẩm đó, nhà văn khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, khát vọng khôi phục và bảo vệ cái cao cả, cái tốt đẹp của cuộc đời, ý thức phản kháng cái ác. 5. Văn chương và những giá trị cao quý Văn chương cũng như nghệ thuật không thể thay thế cho kinh tế, chính trị và những lĩnh vực quan trọng khác của đời sống xã hội. Nhưng ngược lại, cũng không một lĩnh vực nào có thể thay thế được văn chương trong việc giúp con người hiểu cuộc sống và hiểu chính mình, sống có tình thương, có đạo lý, có văn hóa, vượt qua cái tầm thường, phàm tục, giả dối, để thăng hoa, để ước mơ, vươn đến chân, thiện, mỹ… Trong thế giới hiện nay, khi con người luôn bị lôi ra bên ngoài, bị cuốn vào đám đông và bị nhu cầu vật chất cám dỗ dữ dội, thì thi ca, văn chương lại càng cần thiết. Tiếp xúc với văn thơ, con người có điều kiện giao lưu với những giá trị tinh thần, suy ngẫm, chiêm nghiệm về những vấn đề nhân bản, nhân văn, không phải giữa đám đông, hay trong lúc bận rộn bởi bao điều rắc rối, phiền toái ở đời này, mà tương đối thanh thản, ở tư thế một mình, chỉ riêng mình trò chuyện với tác giả, riêng mình đối diện với lương tri, với cái phần người nhất của chính mình. Những khoảnh khắc đó thật đáng quý cho con người trong thời buổi này để bảo tồn và phát huy phẩm giá và năng lực làm người.
  • 5. Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH ~ 5 ~ 6. Tác dụng chiều sâu của văn học trong việc xây dựng cốt cách văn hóa Văn học có tác dụng to lớn và sâu sắc giúp cho con người hiểu được chính mình. Khoa học khai hoá nhận thức về tự nhiên, về xã hội và con người nói chung. Nhưng trong đời sống tâm hồn và tâm lý của con người ngày càng trở nên phức tạp có những mảng, những lớp chiều sâu, những uẩn khúc chỉ có văn học và nghệ thuật mới soi thấu chuẩn bị cho sự tự ý thức. Trái tim của con người có những lý riêng mà lý trí của khoa học khó nắm bắt. Có những, tác phẩm đọc xong ta thấy bàng hoàng: Lần đầu tiên ta nhận ra được con người thật của mình. "Người cao thượng không phải là không bao giờ đê tiện, người cao thượng biết rằng mình có những lúc đê tiện" (Biêlinxki). Stendhal cũng đã từng nói đến tác động của văn học, tới sự tự kỉ ý thức tiếp thu đạo đức. Đến đây có thể thấy rõ hơn vai trò của văn nghệ trong đời sống đạo đức: nó giúp cho con người tự biết mình, cả những mặt yếu lẫn mặt mạnh, những tiềm lực lớn lao ta không ngờ đến. Tác động gián tiếp này nhiều khi còn mạnh mẽ hơn sự "cải tạo" trực tiếp. quan niệm truyền thống về văn học coi trọng tác dụng trực tiếp của văn học. Nhưng có một quan niệm khác về chức năng giáo dục của văn học. Triết gia Seneca (khoảng 4 TCN - 65) là người thấu hiểu điều này: "Vấn đề không phải là ở chỗ văn học nghệ thuật có thể cung cấp đạo đức mà ở chỗ chúng chuẩn bị tâm hồn cho sự tiếp thu đạo đức". Những tác phẩm cổ điển bao giờ cũng có giá trị tâm lý sâu sắc, phát huy sự tự ý thức của người đọc và đây là một sự chuẩn bị quan trọng cho sự hoàn thiện đạo đức. 7. Văn chương và lòng hiếu sinh - Nguyễn Thanh Tâm Chúng ta không ngạc nhiên khi văn học nghệ thuật và các ngành khoa học dần chú ý nhiều hơn đến những tiếng nói từ tự nhiên, diễn giải tự nhiên và tôn trọng tự nhiên. Bởi lẽ, tự nhiên chính là môi trường sống, là ngôi nhà chung của tất thảy. Với những gì đang diễn ra, thực tại cảnh báo những tác động theo hướng tiêu cực từ sự phát triển của xã hội loài người đến ngôi nhà chung của thế giới. Văn chương từ trong bản thể của mình cất lời về tình trạng ấy, để tham dự và hòa giải, để vẫy gọi và kiến tạo thế giới cộng sinh hòa hợp. Xuất phát từ lòng hiếu sinh, xem văn chương như là một cách để thức tỉnh con người, Nguyễn Văn Học có chủ ý xây dựng một tiểu thuyết về sinh thái dựa trên cuộc đối đầu giữa loài chim cùng những người bảo vệ tự nhiên với những thế lực đang tâm tàn phá, triệt hạ, hủy diệt các loài dã điểu. Có khá nhiều luận đề liên quan đến môi trường được Nguyễn Văn Học xây dựng, như là những trụ cột của diễn giải
  • 6. Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH ~ 6 ~ trong tiểu thuyết "Linh điểu": đời sống tự nhiên của các loài dã điểu; sự tàn sát của con người đối với tự nhiên; hậu quả của việc môi trường sống bị đầu độc đến hình hài, thân phận con người; ý thức bảo vệ sinh thái; sự tuyệt vọng (có cánh mà không bay được - hình tượng Diệp Vân). Các trụ cột này giống như những vệ tinh xoay quanh hạt nhân là cuộc đời của Diệp Vân và đời sống luôn bị đe dọa của loài cò trong khu vườn tự nhiên. Hãy nhìn cách con người tiếp cận loài vật để có cách tiếp cận và đánh giá đối với con người. Những mục đích giải trí, thương mại (ẩm thực, du lịch, buôn bán) dựa trên khả năng huấn luyện hay thói quen săn bắt, tàn sát động vật của con người sự thực lại ẩn ngầm một lời cảnh báo về nhân tính và các nguy cơ hiểm họa. Sự thực là, ngay cả các loài thú trong vườn bách thú, những con thú cưng được chăm bẵm chiều chuộng tại nhà, những con vật nhảy nhót làm trò trong rạp xiếc… không phải là tự nhiên. Đó là một sự phóng chiếu tâm tính, thói quen, sở thích, nhu cầu của con người thông qua loài vật. Đến khi nào một con người thấy mình lạc lõng trong vườn thú và các con vật đang quan sát mình, khi ấy anh ta mới thấu hiểu đời sống vườn thú. Đến khi nào con người cảm thấy chỉ có thể chiêm ngưỡng các loài động vật từ trong bảo tàng anh ta mới thấm thía sự cô đơn, vắng lặng của xung quanh? Con người sẽ mất đi quy chiếu về mình khi không còn những loài vật khác. Diệp Vân bị xua đuổi, bị đe dọa; các loài dã điểu đang từng ngày bị rình rập, bị săn bắn làm mồi nhậu cho các quán đặc sản; không gian tự nhiên bị tàn phá; những cánh đồng, dòng sông hay lòng đất đang bị bức tử, đó là dấu hiệu khởi đầu cho một tương lai u ám của loài người. Dường như, là một sự bất lực, khi tiểu thuyết của Nguyễn Văn Học đưa những lực lượng bảo vệ tự nhiên vào thế yếu. Ở phía kia, những kẻ mang dã tâm hủy hoại môi trường, tàn sát muôn thú lại dữ dằn, táo tợn hơn. Đã có người ngã xuống vì không gian sinh tồn của loài cò (bà ngoại của Diệp Vân), những con người sinh ra dị dạng, hỏa hoạn bùng lên khốc liệt, sự hóa thân của Diệp Vân… có thể ngăn lại những âm mưu tàn hủy? Mọi thứ cho đến cuối cùng vẫn như một niềm hy vọng. Một câu hỏi được đặt ra ở cuối tiểu thuyết: “… một mai không còn loài chim nào trên trái đất, con người sẽ ra sao?”. Câu hỏi ấy có thể mở rộng ra, nếu một mai không còn loài vật, tự nhiên bị tàn phá hoàn toàn, con người sẽ ra sao? Tương lai mang hình hài tận thế được gợi lên từ tiếng kêu cứu của chim muông, vạn vật, của những cánh
  • 7. Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH ~ 7 ~ rừng, bầu trời, dòng sông và biển cả. Minh triết của tự nhiên là minh triết của sự sống. Bởi vậy, cứu lấy tự nhiên là cứu lấy sự sống. "Linh điểu" kết thúc bằng giấc mơ của chim cu gáy về một thế giới được cứu rỗi, nơi muôn loài sống hòa hợp với nhau (Khải huyền). Trong giấc mơ, Diệp Vân tung đôi cánh trắng tinh tuyền, hót như loài chim rộn rã. Hình tượng ấy đã kết tinh bản chất của sự gắn kết con người với tự nhiên, vốn đã từng có từ thơ ấu loài người, nhưng dần biến mất khi con người rời bỏ ấu thơ của mình. Xuất phát từ lòng hiếu sinh, từ nỗi ám ảnh thường trực về tự nhiên đang bị hủy hoại, "Linh điểu" là một cuốn tiểu thuyết hướng sự chú ý vào vấn đề bảo vệ môi trường, bảo tồn các loài dã điểu. Tính luận đề của tiểu thuyết như thế là khá rõ. Kết thúc trong một giấc mơ có phần không tưởng, "Linh điểu" giữ lại nguyên vẹn lời chất vấn với chúng ta về cung cách ứng xử và tiếp cận với tự nhiên. Là một thành viên của tự nhiên, con người cần phải xem trách nhiệm của mình với tự nhiên như một “hành vi đạo đức” (Richard Kerridge). Để có thể thực hiện trách nhiệm đó, để tránh rơi vào những mơ hồ hoặc ảo tưởng về sinh thái, điều căn bản nhất chính là phát huy đức hiếu sinh ở mỗi con người. "Linh điểu" của Nguyễn Văn Học, trong ý nghĩa đó, là một lời vẫy gọi xây dựng cộng đồng hiếu sinh, vì một thế giới hài hòa. 8. Bây giờ văn chương thì để làm gì? - Trần Khanh Sự thui chột thói quen đọc sách, trong đó có sách văn chương, ở một bộ phận lớn độc giả tiềm năng - mà giới truyền thông Việt Nam ngày nay thường gọi là “sự khủng hoảng của văn hóa đọc” - cần phải được cắt nghĩa vượt qua và nhiều hơn một tình trạng “suy bại tinh thần xã hội” hay “học phong đình đốn” dễ dãi nào đó. Vậy thì: Đọc tác phẩm văn chương để được cái gì? Có thể nhiều người sẽ thấy: ngoài sự hoài nghi, còn thoáng một nỗi bi quan cho vận mệnh của văn chương, cho lý do thực sự mà nhờ đó văn chương trụ lại được trong dòng đời sống ngày hôm nay. Nỗi bi quan ấy có nguyên cớ của nó. Sự thui chột thói quen đọc sách, trong đó có sách văn chương, ở một bộ phận lớn độc giả tiềm năng - mà giới truyền thông Việt Nam ngày nay thường gọi là “sự khủng hoảng của văn hóa đọc” - cần phải được cắt nghĩa vượt qua và nhiều hơn một tình trạng “suy bại tinh thần xã hội” hay “học phong đình đốn” dễ dãi nào đó. Vậy thì: Đọc tác phẩm văn chương để được cái gì?
  • 8. Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH ~ 8 ~ Cách đây một thế kỷ, thậm chí chỉ nửa thế kỷ thôi, câu trả lời sẽ đến rất nhanh: Để được biết nhiều hơn về thế giới này. Người trả lời có thể diễn giải như sau: Tạo Hóa nặn ra con người với tư cách là một sinh vật bất toàn, một sinh vật bị đóng khung trong cái bi kịch của sự giằng xé giữa hữu hạn và vô hạn, nhưng lại luôn thường trực niềm ham muốn được trải nghiệm đời sống của mình ở mọi nơi, mọi lúc. Chỉ có một cây cầu để đưa nó đi từ bờ hữu hạn sang tới miền vô hạn thôi, đó là văn chương. Đọc tác phẩm văn chương, con người được lên rừng, xuống biển, vào lòng đất, ra sa mạc, tới thảo nguyên, đang ở hiện tại bỗng trở về quá khứ rồi thoắt cái lại nhảy vọt đến tương lai. Trong những cuộc dịch chuyển tọa độ không gian/ thời gian ấy, tri giác địa - lịch sử của người đọc được mở rộng, mà kiến văn về địa - nhân học, về địa - văn hóa của anh ta cũng trở nên dày dặn thêm... Biết được nhiều hơn về thế giới này cũng có nghĩa là biết được nhiều hơn về chính mình, biết được những khả năng cùng những giới hạn, những sức níu và những sức vươn nằm trong bản thân mình, một hạt bụi người trong thế giới. Tất cả những điều đó, người đọc có được là nhờ tác phẩm văn chương. Nhưng, trong điều kiện của đời sống xã hội ngày nay, sức mạnh ấy của văn chương chừng đã không còn nguyên vẹn như trước? Liệu có thể có những loại hình khác sẽ đảm nhận công việc với hiệu quả cao hơn, và bởi thế, chúng sẽ đẩy văn chương xuống “bàn hai”? Có. Báo chí, truyền hình, điện ảnh đã và đang là những thế lực biến văn chương thành kẻ “ở chiếu dưới” trong việc giúp con người hiểu biết nhiều hơn về thế giới này. Chúng mang cái thế giới rộng lớn, đa chiều và dồn dập các sự kiện đến với con người nhanh hơn, cụ thể hơn, sống động hơn nhiều so với điều tác phẩm văn chương có thể đem lại. Chỉ cần một cái nhấp chuột hay một cái nhấn nút chuyển kênh, ngay lập tức ta đã có thể biết những chuyển động ở thì hiện tại (hoặc quá khứ rất gần) trong thế giới mà ta đang sống. Sự lệch pha về thời gian giữa “sự kiện đang diễn ra” và “sự kiện đang được chứng kiến” là rất không đáng kể, và đó là điều mà tác phẩm văn chương không có cách gì giải quyết được. Hoặc giả, một cách chậm rãi hơn, nếu ta muốn biết về phong tục tập quán, đời sống xã hội, các thiết chế và giá trị văn hóa của một cộng đồng người nào đó ở một vùng đất nào đó trên bề mặt quả địa cầu này, rõ ràng là những chương trình truyền hình thực tế hoặc những bộ phim tài liệu khoa học sẽ thỏa mãn nhu cầu ấy tốt hơn nhiều so với một tác phẩm văn chương. Chẳng cần so với truyền hình và điện ảnh, trong trường hợp này, một tác phẩm văn chương tốt nhất cũng không thể hơn
  • 9. Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH ~ 9 ~ được một ghi chép dân tộc học vào loại “cẩn thận”. Tôi không tin khi đọc một tác phẩm văn chương nào đó về đời sống của người Mường, tôi sẽ biết về người Mường nhiều hơn khi tôi đọc cuốn “Người Mường ở Hòa Bình” của Trần Từ, tức nhà dân tộc học Từ Chi. Cách đây không lâu, khi nhìn vào những thành tựu của nền văn học cách mạng Việt Nam, khi phải cắt nghĩa giá trị của một số tác phẩm, chúng ta thường nhấn mạnh đến khả năng thâm nhập hiện thực của tác giả, cái cách anh ta sống cùng hiện thực, khám phá nó, rút tỉa nó, để từ hiện thực ấy làm nên một hiện thực khác, chân thật hơn, sống động hơn trong cuốn sách của mình. Những tác phẩm viết về đời sống của người dân công giáo vùng duyên hải Bắc Bộ của Nguyễn Khải vài chục năm trước là ví dụ khá tốt cho câu chuyện này. Thời đó, khi mới ra đời, các tác phẩm loại này của Nguyễn Khải được đón nhận rất nồng nhiệt, mà một trong những lý do chủ yếu là chúng đã mở ra trước mắt người đọc cả một mảng đời sống phức tạp, có phong vị rất riêng, mảng đời sống mà lúc ấy không phải ai cũng dễ dàng có điều kiện thâm nhập và trải nghiệm. Một tác giả ở tạp chí Văn nghệ Quân đội, khi nói về người tiền bối của mình, đã có nhận xét khá tinh: Lúc đó, nhà văn không chỉ là nhà văn, mà còn gánh luôn công việc của nhà báo, tác phẩm của nhà văn là thông điệp nghệ thuật, và tác phẩm ấy cũng kiêm luôn chức năng của thông tin báo chí. Vài chục năm trước là thế, còn hiện nay, khi báo chí đã phát triển mạnh đến vậy, lại được sự hỗ trợ tối đa của công nghệ hiện đại, nó sẽ vượt trên văn chương rất xa trong việc đem lại cho con người những hình ảnh nóng ấm, tươi rói và hết sức cụ thể về thế giới này. Không phải là nhà văn đã hết việc cũng có nghĩa là hết lý do để tồn tại, nhưng một cái nhìn khác đi về chức năng của văn chương theo cách như vậy là cần thiết, nhất là khi vài ba năm trở lại đây “bỗng dưng” ở ta lại rộ lên việc tổ chức thảo luận “văn học phản ánh hiện thực đất nước hôm nay”. Đã có hẳn mấy cuộc hội thảo, đại loại như “Văn học với đề tài nông nghiệp, nông thôn”, “Văn học với doanh nhân”, v.v... Một mặt, có thể xem điều đó như một nỗ lực nhận diện, đánh giá văn chương đương đại, nhưng mặt khác, động thái ấy chính là lời thúc giục, là sự yêu cầu người sáng tác văn chương phải lao mình vào những “dòng chảy lớn” của đất nước hôm nay, phải viết về nó, phải biến “văn học” thành nơi in đậm hình ảnh của “xã hội”. Có hai vấn đề cần phải/ đáng được
  • 10. Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH ~ 10 ~ bình luận ở sự yêu cầu này. Thứ nhất, đang xuất hiện xu hướng coi văn chương như những tràng vỗ tay rộn rã trong các cuộc mít-tinh, lễ động thổ, khai mạc, khai trương... mà nhà văn là người phải vỗ tay một khi anh đã chứng kiến, bất kể anh có cảm thấy đủ niềm hân hoan để làm điều đó hay không. Việt Nam ta chẳng phải là đất nước mà nông nghiệp chiếm một vị trí tối quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nông thôn phủ trên đa phần diện tích lãnh thổ và trong mỗi người dân - dù là thị dân nhiều đời - đều sống một “người nhà quê” đó sao? Vậy tại sao nhà văn không viết về đề tài đó, nhất là khi nông thôn đang chuyển mình mạnh mẽ dưới sự tác động tích cực của những chương trình hành động lớn? Doanh nhân ư? Đó chẳng phải “một anh hùng của thời đại chúng ta”, một mẫu người mới, mẫu người mang lại sự giàu có cho quốc gia, bởi thế rất đáng biểu dương sao? Vậy vì cớ gì nhà văn chưa hăm hở viết về mẫu người này như trước đây đã từng hăm hở viết về các nhân vật công – nông - binh? Yêu cầu được luận chứng rất hợp lý, chỉ có một chi tiết dường như chưa được tính đến (hoặc cố tình bị bỏ qua): nhà văn cần được hoàn toàn tự do trong việc tiếp cận với đề tài, và thực ra thì anh ta cũng chẳng “dại gì” không viết nếu đó là một đề tài hấp dẫn và người viết tự thấy bản thân mình có đủ năng lực để giải quyết nó. Thứ hai, đặt ra yêu cầu công việc cho văn chương trước “hiện thực đất nước hôm nay”, trước “sự kiện đang diễn ra” chính là yêu cầu nhà văn phải trở thành nhà báo, trong khi, như đã nói ở trên, phương tiện tác nghiệp báo chí của nhà văn cùn nhụt hơn rất nhiều so với phương tiện tác nghiệp báo chí của nhà báo “thứ thiệt” trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay. Nói cách khác, đó là cách tốt nhất để đưa nhà văn, đưa văn chương vào tuyệt lộ. Vậy nhà văn đành quay lưng ngoảnh mặt trước “hiện thực đất nước hôm nay” chăng? Tôi không mấy tin vào cái kịch bản buồn bã này. Dù thế nào đi chăng nữa, dù theo đường thẳng hay đường vòng, dù hữu ý hay vô ý, thế nào “hiện thực đất nước hôm nay” cũng in dấu vết và lưu vọng âm của nó trong sáng tác của các nhà văn đương đại. Ngay ở một cuốn tiểu thuyết tình rất “sến”, đọc kỹ, ta sẽ thấy có những vấn đề của cuộc sống đương đại, những vấn đề trong cách nghĩ và trong tình cảm của một bộ phận người trẻ tuổi hôm nay. Mặt khác, tôi tin rằng văn chương ngày nay, cũng như văn chương muôn đời trong mai hậu, không bao giờ hết việc để làm nếu nó nhắm đúng miền xác định của mình, cái miền mà báo chí chỉ có thể khoan thủng ở vùng ven. Đó là thân phận Con Người, tạo vật bất toàn trong bàn tay của Chúa, con người như là nguyên
  • 11. Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH ~ 11 ~ nhân và kết quả của các thiết chế xã hội, là sự bất mãn khôn nguôi trước hiện thực, con người với những giới hạn không thể vượt qua, với sự giằng xé thường trực giữa các ham muốn, với những nỗi đau có thật, có lời và không lời. Văn chương vẫn còn có thể làm được điều gì đó có ý nghĩa thực sự nếu như nó bước thật chắc chân trên con đường độc đạo, giữa hai bờ vực: một bên là thứ văn chương của những tràng vỗ tay tán dương tuyên truyền, bên kia là thứ văn chương trưởng giả đầy những tình cảm xa hoa điêu trá. 9. Văn chương để làm gì? - Phạm Quang Long (Văn nghệ 2020) Có người sẽ nói: đến bây giờ mà còn đặt vấn đề văn chương để làm gì thì có lẽ cũng là chuyện không bình thường, vì nếu xếp những cuốn sách mà nhân loại đã viết về vấn đề này thì độ dày của nó cũng phải tính bằng kilomet. Vâng, đúng như vậy, có những điều không bình thường trong văn chương và có cả những điều không bình thường ở ngoài đời có nguyên nhân từ văn chương. Về một phương diện nào đó, văn chương là một hiện tượng xã hội, một phần của văn hóa “không bình thường” hiện nay. Như vậy, vấn đề văn chương để làm gì lại là chuyện của đời sống và cần phải được nêu ra, trao đổi trở lại từ những vấn đề căn bản của nó. Có một thời, ở ta văn chương được coi như một thứ hoạt động tinh thần cao quí, không phải người nào cũng có đủ phẩm chất và năng lực để bước chân vào địa hạt này. Dường như nó chỉ là lãnh vực của những tài năng, những nhà tư tưởng, những người có sứ mệnh dẫn đạo xã hội. Nhưng dù, ở vào thời kỳ nào, được trân trọng hay không thì văn chương vẫn cứ tồn tại cùng với con người, là diện mạo tinh thần của thời đại ấy, xã hội ấy. Câu nói giản dị nhưng đầy minh triết của Hồ Chí Minh là “xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy” đã khái quát hết những mối quan hệ qua lại giữa đời sống và văn chương. Văn chương là ánh phản tinh thần của con người, là tiếng lòng của một dân tộc, một thời đại dù khi người cất lên tiếng nói, nó chỉ là của cá nhân. Tư tưởng triết học nào cũng phải giải quyết vấn đề cơ bản của con người mà văn chương lại là cái phần kết tinh, chắt lọc nhất những suy tư, tìm kiếm của con người về chính họ. Dù nói theo cách nào thì trong “giọt nước cá nhân” ấy có cái phần chung của “biển cả nhân dân”. Không lý thuyết nào có thể nói khác được điều giản dị này. Văn chương là chuyện cuộc đời, vậy thì khi tìm đến một cuộc đời khác ở văn chương, người đọc phải học được điều gì trong đó thì văn chương mới cần cho con người. Người đọc thấy trong văn chương những cái hay, cái đẹp để học, để sửa mình theo chính đạo, đọc sách phải theo đòi nghĩa
  • 12. Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH ~ 12 ~ sách, cụ Nguyễn Trãi chả dạy thế là gì? 2. Trong lịch sử, nhà cầm quyền nào cũng muốn nắm văn chương trong quỹ đạo tư tưởng của mình bằng nhiều cách, trong đó có đề cao vai trò của văn chương. Điều đó bình thường. Nhưng điều bất bình thường trong quá trình nắm giữ này là đã can thiệp vào hoạt động văn chương ở ngoài mức cần thiết, nằm ngoài những nhu cầu phát triển tự thân của nó. Không ai ngây thơ cho rằng văn chương luôn cần sự tự do tuyệt đối bởi thứ nhất, trong thực tế không tồn tại thứ tự do ấy, thứ hai, không có nhà cầm quyền nào bỏ tiền ra để nuôi dưỡng những người làm văn chương nhưng lại không sử dụng họ vào công việc gì có lợi cho cá nhân hay chính thể mà họ là đại diện. Song văn chương dù bị phụ thuộc vào chính thể đã nuôi dưỡng đến thế nào thì vẫn có những qui luật của nó. Nó luôn song hành cùng với thời cuộc, bị ràng buộc bởi thời cuộc và luôn có xu hướng vượt ra khỏi những giới hạn ràng buộc mình, vươn tới cái vĩnh cửu, trở thành tài sản chung của mọi thời đại, vươn tới những cái thuộc về con người. Nó là sự đòi hỏi tự nhiên của con người và những khao khát ấy kết tinh lại ở vẻ đẹp của chân, thiện, mỹ. Nhân loại khi nhìn lại lịch sử tâm hồn mình, thấy được những bước đi của mình từ mông muội đến văn minh từ nhiều nguồn nhưng chỉ có qua văn chương, nghệ thuật mới thấy được hạnh phúc và đau khổ, khát vọng và những tìm kiếm đến sự hoàn thiện nhân cách một cách trực tiếp, tươi mới và lay động nhiều nhất. Không có lĩnh vực nào có thể tái hiện lại những thời kỳ đã qua tỉ mỉ, sâu sắc và cặn kẽ như văn chương. Văn chương nâng con người lên tầm tự giác, giúp cho con người hoàn thiện mình và làm cho họ xích lại gần nhau hơn trong cuộc đấu tranh chống lại cái ác. Cái đẹp cứu rỗi con người không phải chỉ là trong tư duy mà đó là điều có thực trong cuộc đời. Không gì làm điều này tốt hơn văn chương và những người cầm bút ý thức được thiên chức của mình ở sứ mệnh đó, văn chương cần cho cuộc đời là vì thế. Khi người làm văn chương rẻ rúng thiên chức của mình và tâm hồn con người bị tha hóa bởi văn chương cũng là lúc báo hiệu một sự sụp đổ của nhân cách – cả phía người hưởng thụ lẫn người mang sản phẩm của mình đến cho con người. 3. Một khi văn chương xa rời sứ mệnh của mình là văn chương đã đánh mất vị trí trong xã hội. Văn chương trở thành một phương tiện giải trí, thành trò chơi ngôn ngữ của
  • 13. Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH ~ 13 ~ người cầm bút thì văn chương không còn là văn chương theo đúng nghĩa chân chính của từ này. Trong cuộc sống luôn tồn tại những cái cao cả bên những cái thấp hèn và tâm hồn con người cũng luôn đấu tranh để chiến thắng cái thấp hèn ở trong mình và xung quanh mình. Người nào vượt lên được trong cuộc đấu tranh này sẽ trở thành người hơn và ngược lại. Chả thế mà M.Gorki đã từng khuyên một nữ văn sĩ trẻ cần phải vượt lên trên những cái tầm thường, vụn vặt để viết về những cái lớn lao hơn và đừng biến văn chương thành những thứ tầm thường, đừng làm cuộc đời xấu hơn vì những gì mình viết. Không ít lần những người cầm bút đã thấy chán nản khi văn chương bị người đời quay lưng nhưng lúc đó cũng không phải là thời khắc báo tử của hoạt động tinh thần này mà chỉ là những chệch choạc do cách nhìn, do những cách viết không còn hợp thời nữa. Văn chương thay đổi góc nhìn của mình cho phù hợp với thời cuộc nhưng chưa bao giờ văn chương xa rời những nguyên lí về chân, thiện, mỹ mà lại có thể đẻ ra được những tác phẩm để đời. Còn nhớ có cả một tổ chức do người đứng đầu thể chế nâng đỡ như Tao đàn nhị thập bát tú, trong đó có nhiều tài năng nhưng nhìn lại dường như không có những thành tựu văn chương gì đáng kể bởi tính chất thù tạc, ngâm vịnh tâng bốc lẫn nhau đã “ngấm” vào cả tâm thế lẫn kĩ thuật viết rồi. Thế mà vào thời xã hội suy vi như cuối Lê đầu Nguyễn lại xuất hiện những đỉnh cao như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Ngô Thì Nhậm, Cao Bá Quát, Ngô gia văn phái… Bây giờ, chúng ta có đủ độ lùi về thời gian và các yếu tố khác để nhìn lại trước tác của các tác giả trên và càng minh định được rằng văn chương chỉ gắn với cuộc đời, vì cuộc đời, giúp cho con người vươn tới sự hoàn thiện nhân cách mới có thể là nguyên cớ cho sự xuất hiện của những tác phẩm lớn, những tác giả lớn. Một khi người cầm bút đã xa rời văn chương, vì những cái khác vốn xa lạ với văn chương thì không gì có thể làm cho tác phẩm của họ đến được với con người. 4. Theo thống kê của cơ quan chức năng, số lượng sách vở hiện nay xuất bản nhiều đến mức không một người đọc chuyên cần nào có thể đọc hết được những tác phẩm thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình chứ chưa nói đến những thứ khác. Điều này vừa đáng mừng, vừa đáng lo. Đáng mừng trước hết vì tính dân chủ trong hoạt động xuất bản ngày một mở rộng hơn, nhu cầu của xã hội cũng ngày càng được đáp ứng hơn, có nhiều thứ để lựa chọn chứ không “đói” sách, không monotone như nhiều năm trước. Nhưng
  • 14. Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH ~ 14 ~ đáng lo là những tác phẩm hay ngày càng ít thấy xuất hiện. Tính chất giải trí, sự tầm thường ngày càng đậm nét hơn và, dù muốn cưỡng lại cũng khó vì những công ty sách, những “đầu nậu” là nguyên nhân chính tạo nên tình trạng này hết sức chuyên nghiệp và bài bản trong việc chiếm lĩnh thị trường giải trí. Họ kích vào nhu cầu dễ dãi của người đọc và mục tiêu hàng đầu của những người làm kinh tế trong lĩnh vực này là lợi nhuận nên rất nhiều sách bán chạy không phải là sách hay. Sách bán chạy là những sách “có vấn đề”, gắn với những scandal về chính trị hay đời tư của một nhân vật nào đó, gợi những tò mò của độc giả về những chuyện lạ, quá nhiều sex, quá nhiều luẩn quẩn xung quanh những điều vụn vặt, tầm thường, vô bổ núp dưới áo khoác “con người nhìn từ những góc khuất” và nói chung những sách như vậy có chung một căn bệnh là “suy tư tưởng”. Thị trường sách đa dạng, đa chủng loại nhưng giá trị thì khó có thể hài lòng và nhìn vào các đầu sách thì thấy thị hiếu đọc đang có những nhiễu loạn. Cái nguy của tình trạng này ở chỗ nó làm nhiễu loạn thông tin, nhiễu loạn giá trị, khiến người ta thờ ơ với cả những tác phẩm có giá trị. Tệ nhất là nhiều người viết chuyên nghiệp đã lựa chọn cơ chế thị trường để hoạt động: họ viết vì những độc giả thích đọc, tung hô, chiều theo thị hiếu của độc giả dễ dãi và họ bán chữ lấy tiền, lấy giải thưởng, danh vọng chứ không phải vì văn chương. Đó cũng là một trong những lí do làm cho tính tinh hoa của văn chương giảm đi đáng kể trong thời gian vài chục năm nay. Cơ quan chức năng đã bỏ ngỏ phần việc này, để thị trường tự điều chỉnh. Để chiều lòng khán giả nên những cuốn sách viết ra cứ xa dần những tiêu chí chân, thiện, mĩ và văn chương đã tuồn vào cuộc đời những sản phẩm thứ cấp. Chỉ xã hội là chịu thiệt và văn chương thì đánh mất dần vị trí trong đời sống của mình. Sự dối trá trong xã hội ùa cả vào văn chương. Văn chương tự dối mình và dối xã hội. Tại ai? câu hỏi này có lẽ cần được bàn bạc tận bờ sát góc hơn chứ không nên tránh né như hiện nay. 10. Văn chương phải nâng đỡ con người, nâng cao phẩm giá dân tộc - PGS, TS NGUYỄN THANH TÚ 1. Gần đây, trên thế giới, lý thuyết mô hình về tác phẩm văn học có tính ứng dụng khá rộng rãi cho rằng, về bản chất văn học sáng tạo ra một “cuộc sống thứ hai” thoát thai từ đời sống thực.
  • 15. Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH ~ 15 ~ Nhưng đó chỉ là mô hình về đời sống chứ không phải bản thân đời sống. Có bao nhiêu tác phẩm là có bấy nhiêu mô hình, có cái giống, có cái khác, có cái xa lạ, thậm chí ngược với đời sống. Tác giả là người có quyền năng tuyệt đối trong việc thiết kế, thi công cái mô hình ấy. Thước đo nhà văn là tác phẩm thì thước đo tác phẩm chính là mô hình tức là cả một thế giới do nhà văn tưởng tượng ra, rộng lớn hay nhỏ bé, xôn xao, sinh động hay vắng lặng, u ám... Đã hết cái thời coi mô hình tác phẩm phải giống với bản thân đời sống, tức sự sao chép nguyên si hiện thực. Xu hướng chung của văn chương hôm nay là đa dạng hóa cách tiếp cận để tạo ra sự đa dạng hóa về mô hình tác phẩm. Trong các giáo trình văn chương hầu như ít đề cập đến phương pháp sáng tác bởi sự hỗn dung, giao thoa, trộn lẫn, phối hợp, khó tìm ra dòng chủ lưu. Ngày nay người ta nói nhiều đến “liên văn bản”, “liên văn hóa”... là có lý do ấy. Tiếp nhận văn học nghệ thuật vốn đã phức tạp, nay càng phức tạp hơn. Vì mỗi cá nhân, bằng vốn sống, sự trải nghiệm, quan niệm và trường tri thức khi tiếp nhận cũng tạo cho riêng mình một mô hình về tác phẩm. Sự đồng sáng tạo này góp phần tạo ra sự đa dạng, làm phong phú, giàu có thêm ý nghĩa cho văn chương. Tác phẩm nào có tranh luận, có phủ định, khẳng định tức là có biểu hiện bước đầu của một sức sống, một ý nghĩa, một đóng góp. Còn gì buồn hơn cho những tác phẩm không có độc giả quan tâm. Nhưng cũng vì thế mà có mô hình tác phẩm bị ngợi ca vô lối, có mô hình bị hiểu sai, có cái bị lợi dụng. Không ngẫu nhiên, không chỉ ở ta mà cả thế giới, tiểu thuyết/văn xuôi lịch sử, văn chương phi hư cấu đang lên ngôi. 2. Dù phức tạp thế nào thì con người vẫn có một hướng đi tích cực nhất. Người ta nhận thấy, dù muôn nghìn hiện trạng của mô hình tác phẩm thì con đường ký hiệu học là khả dĩ. Nói tới ký hiệu là nói tới biểu tượng, mà biểu tượng là sự kết tinh giá trị mang bản sắc văn hóa. Trong thời buổi hội nhập toàn cầu, biểu tượng mang tính thông điệp rất rõ. Chỉ một ký hiệu biểu tượng trên bàn tay của một vị đại sứ nước nọ trên diễn đàn Liên hợp quốc cũng gây ra sự chia rẽ của cả thế giới, đồng tình, ủng hộ hay phản đối, cự tuyệt... Là thành tố cơ bản, là hạt nhân của văn hóa nên tìm hiểu, nghiên cứu biểu tượng
  • 16. Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH ~ 16 ~ người ta sẽ thấy một cách toàn vẹn, trung thực, rõ ràng hơn bản sắc văn hóa. Thế giới sẽ biết và hiểu Việt Nam hơn qua biểu tượng nón lá, áo dài, qua mái đình làng, qua cây đa cổ thụ... Người ta cũng dựa vào biểu tượng, một phạm trù đã ổn định để cắt nghĩa, lý giải ý nghĩa hình tượng văn chương. Hiểu sâu sắc biểu tượng, người ta sẽ tránh bị sa vào tranh cãi không hồi kết thế nào là một tiểu thuyết lịch sử, phải hư cấu bao nhiêu phần trăm, sự thật bao nhiêu phần trăm... Vì làm sao mà định lượng được? Tha hồ tưởng tượng mà viết về Quang Trung nhưng làm sao phải để bạn đọc nhận thấy đấy vẫn đích thực là vua Quang Trung-một biểu tượng của quyết chiến quyết thắng, của lòng yêu nước, của tinh thần tự chủ... Có nhà văn tưởng tượng ra chi tiết với dụng ý miêu tả Quang Trung cũng là con người bình thường, nhưng không tương ứng nên chi tiết ấy lại tạo ra sự vi phạm cấu trúc biểu tượng. Độc giả phản ứng là hợp lý. Có một so sánh thi vị cho rằng, tiểu thuyết lịch sử như con chim đại bàng có hai cánh khỏe khoắn là sự thật và hư cấu bay theo đường bay lịch sử hướng người đọc về chân trời sự thật và cái đẹp. Đó là một ý rất đáng tham khảo! Gần đây, một tiểu thuyết lại có ý “giải thiêng” hai chữ “đồng bào” với cái nhìn phản truyền thống. Đưa ra một quan niệm mới, cái nhìn mới tiến bộ là điều đáng khuyến khích. Nhưng theo hướng cực đoan thì rất đáng bàn để làm rõ. Theo "Từ điển Hán-Việt" của Thiều Chửu thì “đồng bào” có nghĩa cùng là con cháu một ông tổ sinh ra. Nhiều ý kiến nhận định truyền thuyết "Lạc Long Quân và Âu Cơ" xuất hiện từ thời Xích Quỷ. Khoảng 2.200 năm trước công nguyên, do nhà Hạ lấn chiếm, nhà nước Xích Quỷ tan rã, bộ phận người Việt vẫn giữ nguồn gốc “đồng bào” của mình. Hiểu theo lối chiết tự vẫn phổ biến hơn, "đồng" nghĩa là "cùng", "bào" nghĩa là "bọc". “Đồng bào” gắn liền với thần thoại cổ xưa ca ngợi nòi giống cao quý của tổ tiên dân tộc Việt: Lạc Long Quân giống rồng kết duyên cùng Âu Cơ giống tiên. Truyền thuyết nhắc nhở cháu con dù nơi miền biển, dù trên núi cao đều là con Hồng cháu Lạc chung một nguồn cội. Để rồi Việt Nam hôm nay tự hào là nước duy nhất trên thế giới có tín ngưỡng thờ vua Tổ: “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”. Nhờ tinh thần đoàn kết “đồng bào” muôn người như một mà dân tộc Việt đã viết nên những trang sử chói lọi bằng vàng. Trong những ngày này, nhờ truyền thống cố kết cộng đồng ấy mà chúng ta vượt qua đại dịch Covid-19 như một kỳ tích được thế giới nể phục.
  • 17. Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH ~ 17 ~ Thế mà trong một tiểu thuyết vừa xuất bản gần đây, bạn đọc lại thấy “đồng bào” sao lại dã man thế, có thể hại nhau, giết nhau... một cách bình thường như vậy? Liệu có phù hợp với biểu tượng lớn lao đáng ca ngợi, đáng tôn thờ không? 3. Hiểu sâu sắc nền văn học nhân đạo nước nhà, cụ Đồ Chiểu có câu thơ nổi tiếng: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm”. Con thuyền văn chương có chở bao nhiêu đạo lý yêu nước và đạo lý làm người thì cũng không bao giờ chìm đắm. Vừa mang tính tổng kết khái quát vừa mở ra một sứ mệnh, câu thơ xứng đáng là viên ngọc sáng soi đường cho văn học hiện tại và mai sau. Thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 là thời của vi điện tử, của kết nối vạn vật, của người máy... con người đứng trước cơ hội được thụ hưởng những văn minh mới mẻ nhưng cũng phải đối mặt với những thử thách ghê gớm: Nạn thất nghiệp, ô nhiễm môi sinh, dịch bệnh... Trước sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng lớn, con người càng phải cần đến nhau hơn, để đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ, san sẻ. Chưa kể, đứng trước sự can thiệp lạnh lùng của máy móc, công nghệ, của văn minh phi truyền thống, con người phải đối mặt với trạng thái stress, sự vô cảm, chai lì cảm xúc... dễ phát sinh những hành động khó kiểm soát. Đấy cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đạo đức suy thoái, và sẽ nguy hiểm hơn nếu không có sự chung tay ngăn chặn của toàn xã hội. Trong đó, trách nhiệm của đội ngũ văn nghệ sĩ là rất lớn lao và nặng nề. Thiên chức cao quý của văn học, xét đến cùng là nhân đạo hóa con người. Bên cạnh dòng chủ lưu viết về cái tốt đẹp nhân văn để khẳng định, ngợi ca để nhân lên và lan tỏa thì văn chương cần phải viết về cái ác để con người hiểu, cảnh giác, đề phòng, bài trừ. Văn học hiện thực phê phán 1930-1945 với những đỉnh cao Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao... đã dựng lên cả một thế giới của những con người xấu xí, con người vô luân, con người phi nhân tính... Nhờ cái gốc là tình yêu thương con người sâu nặng, các nhà văn viết về cái xấu, cái ác để phơi bày, tố cáo, lên án trạng thái phi nhân tính, qua đó đòi cho con người phải có một trạng thái có nhân tính để con người được đích thực là người. Đọc những trang văn ấy, người ta muốn nóng lòng hành động để góp phần thay đổi cả một hiện thực bất công của xã hội.
  • 18. Biên soạn: Tài liệu thuộc quyền sở hữu KHUÊ VĂN CÁC | BÀI VIẾT LLVH ~ 18 ~ Trong tiểu thuyết nói trên cũng viết nhiều về cái ác nhưng lại chỉ làm cho độc giả thêm bi quan, ghê sợ về con người. Tại sao vậy? Có thể vì ngược với quan niệm nhân văn truyền thống “Thương người như thể thương thân”? Có thể vì cái nhìn của nhà văn không thấy trạng thái xã hội hôm nay, về cơ bản là trạng thái có nhân tính? Dù vẫn có cái xấu này, các ác kia nhưng không phải là phổ biến. Trân trọng sức lao động nghệ thuật miệt mài, công phu, khổ ải; ghi nhận tâm huyết thiết tha sự đổi mới của các nhà văn nhưng độc giả cũng đòi hỏi ở họ sáng tạo ra những áng văn chương đích thực hướng tới những ý nghĩa phổ quát vì con người, nâng đỡ con người. Nghệ thuật hiện đại quan niệm nhà văn là người sáng tạo ra các mã văn hóa (tác phẩm). Nếu hình tượng nghệ thuật-mã hạt nhân, đạt tới mẫu số chung của văn hóa nhân loại thì tác phẩm sẽ trở thành “sứ giả” trong cuộc giao lưu hội nhập toàn cầu. Đào sâu tri thức văn hóa truyền thống dân tộc, chắt lọc những giá trị tinh hoa của nhân loại để xây những bệ đỡ văn hóa đưa con người bước vào bầu trời văn minh là sứ mệnh cao cả, lớn lao của mỗi văn nghệ sĩ.