SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
Download to read offline
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LONG HỒ
TỈNH VĨNH LONG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. LA NGUYỄN THÙY DUNG LÊ HOÀNG OANH
Mã số SV: 4076506
Lớp: Kinh tế nông nghiệp-K33
Cần Thơ - 2011
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày …. tháng ….. năm 2011
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
Lê Hoàng Oanh
LỜI CẢM TẠ

Sau bốn năm dƣới giảng đƣờng trƣờng Đại Học Cần Thơ với những kiến thức
đƣợc tích lũy từ sự giảng dạy, chỉ dẫn nhiệt của quý Thầy Cô của trƣờng nói chung
và quý Thầy Cô Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh nói riêng đã truyền đạt những
kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn vô cùng quý giá. Và với khoảng ba tháng
thực tập đề tài luận văn tốt nghiệp tại chi nhánh NNHo &PTNT huyện Long Hồ,
tỉnh Vĩnh Long nhằm củng cố kiến thức đã học và rút ra những kinh nghiệm thực
tiễn bổ sung cho lý luận, đến nay em đã hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp của
mình.
Em xin chân thành cảm ơn Cô La Nguyễn Thùy Dung hƣớng dẫn em làm đề
tài này hoàn thành. Mặc dù, trong suốt quá trình làm đề cƣơng, bảng nháp, đến hoàn
thành bảng chính em đã có một số thiếu sót về nội dung cũng nhƣ hình thức trình
bày, nhƣng nhờ sự nhiệt tình hƣớng dẫn của Cô em đã khắc phục để hoàn thành luận
văn tốt nghiệp về đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo &
PTNT Chi nhánh huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long”. Em xin chân thành cảm ơn Ban
giám đốc và các cô chú, anh chị trong ngân hàng chỉ dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập vừa qua, đặc biệt là các cô chú, anh
chị trong Phòng tín dụng đã nhiệt tình hƣớng dẫn, giải đáp những thắc mắc, truyền
đạt những kiến thức thực tế bổ ích cho em hoàn thành tốt luận văn này.
Em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh, Ban
giám đốc và các cô chú, anh chị trong NHNo&PTNT Long Hồ dồi dào sức khoẻ,
vui tƣơi, hạnh phúc và thành công trong công việc cũng nhƣ cuộc sống.
Ngày .…. tháng .…. năm 2011
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
Lê Hoàng Oanh
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Ngày ….. tháng ….. năm 2011
Thủ trƣởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

Họ và tên giáo viên hƣớng dẫn: La Nguyễn Thùy Dung
Học vị: Thạc sỹ
Chuyên ngành: Marketing
Cơ quan công tác: Trƣờng Đại học Cần Thơ
Họ và tên sinh viên: Lê Hoàng Oanh
Mã số sinh viên: 4076506
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Tên đề tài: “Phân tích hoạt tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện
Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long”
NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
...................................................................................................................
...................................................................................................................
2. Về hình thức:
...................................................................................................................
...................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn:
...................................................................................................................
...................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
...................................................................................................................
...................................................................................................................
5. Nội dung và kết quả đạt đƣợc:
...................................................................................................................
...................................................................................................................
6. Các nhận xét khác
...................................................................................................................
...................................................................................................................
7. Kết luận
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2011
Giáo viên hƣớng dẫn
(ký và ghi họ tên)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Ngày …. tháng …. năm 2011
Giáo viên phản biện
(ký và ghi họ tên)
MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................................................................1
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu .............................................................................1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn .....................................................................2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .........................................................................3
1.2.1 Mục tiêu chung.........................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................3
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................3
1.3.1 Không gian nghiên cứu..............................................................................3
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................................3
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................3
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....4
Chƣơng 2:PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
........................................................................................................................5
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................5
2.1.1 Khái niệm về hoạt động tín dụng................................................................5
2.1.2 Các khái niệm về hoạt động tín dụng ..........................................................6
2.1.3 Một số quy định trong hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ
........................................................................................................................7
2.1.4 Các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn................................................................9
2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn.....................................11
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................12
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ...................................................................12
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu..................................................................12
Chƣơng 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNo & PTNT
HUYỆN LONG HỒ ....................................................................................14
3.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN LONG HỒ........................................................14
3.2 KHÁI QUÁT CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN LONG HỒ ................14
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long
Hồ .................................................................................................................14
3.2.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng..................................................................15
3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ...............................................15
3.2.4 Những quy định chung về tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT
huyện Long Hồ...............................................................................................17
3.2.5 Quy trình cấp tín dụng ngắn hạn của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long
Hồ ................................................................................................................18
3.3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
QUA 3 NĂM (2008-2010)...............................................................................20
3.3.1 Doanh thu ..............................................................................................22
3.3.2 Chi phí...................................................................................................23
3.3.3 Lợi nhuận...............................................................................................24
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN LONG HỒ .................................26
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA 3 NĂM (2008-2010) CỦA
NHNo HUYỆN LONG HỒ .............................................................................26
4.1.1 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm (2008-2010) ......................26
4.1.2 Phân tích vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm (2008-2010)...................29
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN QUA 3 NĂM (2008-
2010) CỦA NHNo HUYỆN LONG HỒ............................................................34
4.2.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn........................................................34
4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn..........................................................41
4.2.3 Phân tích dƣ nợ tín dụng ngắn hạn............................................................47
4.2.4 Phân tích nợ xấu tín dụng ngắn hạn ..........................................................53
4.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN ...58
Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN LONG
HỒ .............................................................................................................. 61
5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN ..................................................61
5.1.1 Về phía ngân hàng ..................................................................................61
5.1.2 Về phía khách hàng.................................................................................61
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN....
......................................................................................................................62
5.2.1 Đối với công tác huy động vốn.................................................................62
5.2.2 Đối với hoạt động cho vay.......................................................................64
5.2.3 Đối với công tác thu hồi nợ......................................................................64
5.2.4 Một số giải pháp khác .............................................................................65
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................66
6.1 KẾT LUẬN ..............................................................................................66
6.2 KIẾN NGHỊ..............................................................................................66
6.2.1 Đối với NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long ...................................................66
6.2.2 Đối với NHNo & PTNT huyện Long Hồ...................................................67
6.2.3 Đối với chính quyền địa phƣơng ..............................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................68
PHỤ LỤC ....................................................................................................70
PHỤ LỤC BẢNG SỐ LIỆU THEO THỜI HẠN................................................70
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
QUA 3 NĂM (2008-2010)...............................................................................21
Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010) ..
......................................................................................................................27
Bảng 3: VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010).......30
Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010)
......................................................................................................................35
Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THEO NGÀNH KINH TẾ
......................................................................................................................38
Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010) .
......................................................................................................................42
Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG
QUA 3 NĂM (2008-2010)...............................................................................45
Bảng 8: DƢ NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010).......................48
Bảng 9: DƢ NỢ THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3
NĂM (2008-2010) ..........................................................................................51
Bảng 10: NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010)...................54
Bảng 11: NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ QUA 3
NĂM (2008-2010) ..........................................................................................56
Bảng 12: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
QUA 3 NĂM (2008-2010)...............................................................................58
DANH MỤC HÌNH
Trang
Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Long Hồ .................16
Sơ đồ 2. Quy trình cấp tín dụng của NHNo&PTNT huyện Long Hồ ....................18
Hình 1: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo huyện Long Hồ giai đoạn
(2008-2010)....................................................................................................25
Hình 2: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của NHNo huyện Long Hồ giai đoạn (2008-
2010) .............................................................................................................28
Hình 3: Nguồn vốn huy động của NHNo huyện Long Hồ 3 năm (2008-2010) .....33
Hình 4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của NHNo huyện Long Hồ giai
đoạn (2008-2010)............................................................................................37
Hình 5: Doanh số cho vay của NHNo huyện Long Hồ theo ngành kinh tế giai đoạn
(2008-2010)....................................................................................................41
Hình 6: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của NHNo huyện Long Hồ giai
đoạn (2008-2010)............................................................................................44
Hình 7: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của NHNo huyện Long Hồ giai đoạn
(2008-2010)....................................................................................................47
Hình 8: Dƣ nợ theo thành phần kinh tế của NHNo huyện Long Hồ giai đoạn (2008-
2010) .............................................................................................................49
Hình 9: Dƣ nợ theo ngành kinh tế của NHNo huyện Long Hồ giai đoạn (2008-2010)
......................................................................................................................53
Hình 10: Nợ xấu theo thành phần kinh tế của NHNo huyện Long Hồ giai đoạn
(2008-2010)....................................................................................................55
Hình 11: Nợ xấu theo ngành kinh tế của NHNo huyện Long Hồ giai đoạn (2008-
2010) .............................................................................................................57
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
  
NHNo & PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NHNN: Ngân hàng Nhà nƣớc
HĐTD: Hoạt động tín dụng
HĐDV: Hoạt động dịch vụ
CNV: Công nhân viên
NN: Nhà nƣớc
CN: Công nghiệp
TM-DV: Thƣơng mại dịch vụ
Chƣơng 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Nền kinh tế nƣớc ta xuất phát điểm từ nền kinh tế nông nghiệp. Cho nên có thể
nói rằng nông nghiệp nƣớc ta vẫn luôn là mặt trận hàng đầu, có tầm quan trọng
chiến lƣợc. Ổn định sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống nông thôn, tăng thu
nhập cho nông dân có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của đất nƣớc. Chính vì lẽ
đó mà chủ trƣơng phát triển nông nghiệp, nông thôn là một trong những vấn đề luôn
đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay nhằm từng
bƣớc cải thiện bộ mặt nông thôn Việt Nam trong tiến trình thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hóa đất nƣớc.
Một trong những trở ngại lớn nhất trong việc phát triển nông nghiệp, nông
thôn của cả nƣớc nói chung và huyện Long Hồ nói riêng là vấn đề về vốn. Nhu cầu
vốn vào cây trồng vật nuôi, chẳng hạn đối với cây lúa mỗi khi vào vụ. Hơn 10 năm
thực hiện chính đổi mới kinh tế (1999-2009), thực hiện “Quyết định 67/QĐ/TTg về
chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn”, sản xuất nông nghiệp ngày
càng phát triển, tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 5,6%/năm. Từ một nƣớc thiếu
lƣơng thực, trở thành nƣớc thứ 2 Thế giới về xuất khẩu lƣơng thực, các sản phẩm
nông, lâm, thuỷ hải sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Có
nhiều yếu tố góp vào thành công đó, trong đó tín dụng có một đóng góp hết sức to
cho nông nghiệp, nông thôn qua kênh tín dụng Ngân hàng tăng 30 - 40%/năm. Một
trong những thay đổi cơ bản trong tín dụng Ngân hàng cho nông nghiệp, nông thôn
là chuyển hƣớng cho vay hộ nông dân. Vốn tín dụng Ngân hàng đầu tƣ cho kinh tế
hộ chiếm khoảng 60 - 70 % (2010) tổng dƣ nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn. Cơ
chế cho vay đối tƣợng này ngày càng đƣợc hoàn thiện. Chính sách của Đảng, Chính
Phủ ngày càng cởi mở và sát với thực tiễn, đƣợc NHNN cụ thể bằng các cơ chế và
NHNo&PTNT hƣớng dẫn trong các quy định cho vay. Có thể nói, việc mở rộng cho
vay kinh tế hộ đã giúp cho hàng triệu hộ nông dân đƣợc tiếp cận với tín dụng Ngân
hàng, có nhiều cơ hội để xoá đói, giảm nghèo và làm giàu, làm thay đổi cuộc sống
ngƣời dân và bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.
Huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long là vùng đất giàu tiềm năng phát triển. Thế
mạnh kinh tế của Long Hồ là nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp là ngành chuyên
gặp rủi ro do thiên tai, lũ lụt và giá cả nông sản. Tuy nhiên, trong quá trình Ngân
hàng vận động, phát triển của kinh tế thị trƣờng, quan hệ tín dụng nông dân ngày
càng bộc lộ nhiều vƣớng mắc. Việc nâng cao chất lƣợng cho vay không phải lúc nào
cũng thuận lợi, dễ dàng. Các thủ tục, quy trình cho vay luôn đòi hỏi phải cải tiến,
vừa đảm bảo tiện ích cho dân nhƣng cũng phải đảm bảo an toàn vốn cho Ngân hàng.
Vì thế, NHNo & PTNT huyện Long Hồ có vai trò quan trọng trong việc giúp vốn
cho nông dân tiếp tục sản xuất đảm bảo sản xuất và tái sản xuất, thực hiện chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Thêm vào đó, góp phần thực hiện chính sách của
huyện nâng cao đời sống ngƣời dân địa phƣơng và cải thiện bộ mặt nông thôn phát
triển giàu đẹp. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại
chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Hồ, tỉnh
Vĩnh Long” là hết sức cần thiết nhằm đƣa ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả
hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Tín dụng là lĩnh vực hoạt động chủ đạo của ngân hàng NHNo&PTNT huyện
Long Hồ, do đó hoạt động này sẽ ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Đồng thời, nó cũng ảnh hƣởng một cách gián tiếp hiệu quả sử dụng vốn vay của
khách hàng. Trong công cuộc đổi mới ngày nay, ngân hàng thật sự là nhân tố quyết
định hàng đầu cho sự phát triển kinh tế và đã trở thành ngƣời bạn thân thiết của
ngƣời dân. Điều đó, đƣợc thể hiện qua quá trình giúp vốn cho nông dân đẩy mạnh
sản xuất và tái sản xuất trong nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống, giải quyết việc
làm cho số lƣợng lớn lao động ở nông thôn góp phần xóa dần tình trạng đói nghèo ở
nông thôn. Tuy nhiên, nhu cầu vốn của ngƣời nông dân ngày càng cao nên
NHNo&PTNT Long Hồ đã đặt ra cho mình một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là
phải nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của mình bằng cách đẩy mạnh và mở
rộng các phƣơng thức huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng một cách
hợp lý nhất và đồng thời thu hồi vốn một cách cách hiệu quả nhất.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh
NHNo&PTNT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long nhằm đƣa ra các giải pháp nâng cao
hơn nữa chất lƣợng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Phân tích tình hình kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long
Hồ để đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động của chi nhánh từ năm 2008 đến năm 2010.
 Phân tích tình hình nguồn vốn, huy động vốn, tình hình hoạt động tín dụng
ngắn hạn nhƣ doanh số cho vay, thu nợ, dƣ nợ, nợ xấu theo thành phần kinh tế, theo
ngành nghề từ năm 2008 đến 2010.
 Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn.
 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NHNo& PTNT
huyện Long Hồ. Địa chỉ tại Khóm 5 – Thị Trấn Long Hồ, Huyện Long Hồ, Tỉnh
Vĩnh Long.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Thông tin số liệu đƣợc sử dụng cho luận văn là thông tin số liệu từ năm 2008
đến năm 2010.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động tín dụng ngắn hạn. Là các số liệu, thông tin
liên quan đến hoạt động tín dụng ngắn hạn lấy từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh, báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT
huyện Long Hồ qua 3 năm (2008-2010) và các nguồn thông tin xác thực có liên
quan đến hoạt động tín dụng tại ngân hàng.
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này, em có tham khảo những bài luận
văn tốt nghiệp nhƣ sau:
Nguyễn Văn Thiện (2007), Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay hộ nông dân
tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, Tủ sách ĐHCT. Nội
dung là tìm ra những nhân tố ảnh hƣởng đến việc huy động vốn tại Ngân hàng nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động cũng nhƣ đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn vay cho hộ nông
dân, đề tài đi vào phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn của Ngân hàng.
Từ đó kiến nghị giải pháp để khắc phục những vấn đề tồn động trong huy động vốn
và cho vay vốn của Ngân hàng.
Đinh Hồng Phƣợng (2008), Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo
& PTNT huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, Tủ sách ĐHCT. Nội dung phân tích hoạt
động tín dụng gồm có phân tích doanh số cho vay, thu nợ, dƣ nợ, nợ quá hạn phân
theo thời hạn, theo đối tƣợng cho vay, theo thành phần kinh tế thông qua các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng nhƣ tổng dƣ nợ trên nguồn vốn huy động, nợ
xấu trên tổng dƣ nợ, hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng. Đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng.
Nguyễn Thị Vĩnh An (2009), Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông
nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, Tủ sách
ĐHCT. Đề tài phân tích, đánh giá tổng quát hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông
nghiệp thông qua phân tích nguồn vốn, vốn huy động, tình hình cho vay, thu nợ, dƣ
nợ, nợ quá hạn để thấy rõ thực trạng tín dụng đồng thời đề xuất giải pháp mở rộng
và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng. Trên cơ sở
đó sẽ là nền tảng cho đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh
NHNo&PTNT huyện Long Hồ” đƣợc phân tích ở đây sẽ làm rõ về hoạt động tín
dụng ngắn hạn của Ngân hàng trong thời gian qua, cũng nhƣ đƣa ra những giải pháp
phù hợp để nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng tại ngân hàng.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm về hoạt động tín dụng
2.1.1.1 Khái niệm
Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát
triển của sản xuất hàng hóa. Tín dụng là quan hệ kinh tế thể hiện dƣới hình thức vay
mƣợn và hoàn trả. Tín dụng là quan hệ kinh tế đƣợc biểu hiện dƣới hình thái tiền tệ
và hiện vật, trong đó ngƣời đi vay phải trả cho ngƣời cho vay cả gốc và lãi sau một
thời kỳ nhất định.
2.1.1.2 Chức năng của tín dụng
Trong nền kinh tế thị trƣờng tín dụng có hai chức năng sau:
 Chức năng phân phối lại tài nguyên: Tín dụng là sự chuyển nhƣợng vốn từ
chủ thể này sang chủ thể khác. Thông qua sự chuyển nhƣợng này tín dụng góp phần
phân phối lại tài nguyên, thể hiện ở chỗ:
- Ngƣời cho vay có một số tài nguyên tạm thời chƣa dùng đến, thông qua tín
dụng, số tài nguyên đó đƣợc phân phối lại cho ngƣời đi vay.
- Ngƣợc lại, ngƣời đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận đƣợc phần tài
nguyên đƣợc phân phối lại.
 Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển sản xuất: Nhờ tín
dụng mà quá trình chu chuyển tuần hoàn vốn trong từng đơn vị nói riêng và trong
toàn bộ nền kinh tế nói chung đựơc thực hiện một cách bình thƣờng và liên tục. Do
đó, tín dụng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và lƣu thông hàng hoá.
2.1.1.3 Phân loại tín dụng
Tín dụng phân loại theo tiêu thức thời hạn có ba loại:
 Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dƣới 12 tháng, đƣợc xác định
phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, loại tín
dụng này chiếm chủ yếu trong Ngân hàng. Tín dụng ngắn hạn thƣờng đƣợc dùng để
cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lƣu động và cho vay phục vụ nhu cầu sinh
hoạt cá nhân.
 Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 12 đến 60 tháng dùng để
cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây
dựng các công trình nhỏ.
 Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng đƣợc sử dụng để
cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.
2.1.2 Các khái niệm về hoạt động tín dụng
 Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân
hàng phát vay trong một khoảng thời gian nhất định không kể món vay đó đã thu
hồi hay chƣa, thƣờng xác định theo tháng, quý, hoặc năm.
 Doanh số thu nợ: Là tất cả các món nợ mà ngân hàng đã thu hồi từ các khoản
cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trƣớc đó.
 Dư nợ tín dụng: Dƣ nợ chịu tác động bởi doanh số cho vay và doanh số thu
nợ; nói cách khác, các chỉ tiêu này có quan hệ chặt chẽ, mật thiết. Công thức tính:
Dƣ nợ Năm X = Dƣ nợ Năm X-1 + Doanh số cho vay Năm X – Doanh số thu nợ Năm X
- Là số tiền còn lại lũy kế của những năm trƣớc chƣa thu hồi và số dƣ phát sinh
trong năm hiện hành, là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm nào đó ngân hàng cho
vay bao nhiêu và đây cũng chính là khoản mà ngân hàng cần thu về.
 Dư nợ bình quân: Là số tiền mà ngân hàng cho vay trung bình trong kỳ. Dƣ
nợ bình quân cao thì hoạt động của ngân hàng càng phát triển, song song đi kèm
theo đó là tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng. Do đó đòi hỏi ngân hàng phải biết lƣờng
trƣớc đƣợc những rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp phòng ngừa thích hợp vừa
nâng cao hiệu quả tín dụng vừa tránh đƣợc rủi ro.
 Nợ xấu: Là những khoản tín dụng bao gồm cả gốc và lãi hoặc gốc hoặc lãi
không thu đƣợc khi đến hạn.
 Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay đƣợc tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận
vốn vay cho đến khi trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng
tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng.
2.1.3 Một số quy định trong hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện
Long Hồ
2.1.5.1 Điều kiện cấp tín dụng
Điều kiện cấp tín là những yêu cầu của ngân hàng đối với ngƣời vay để làm cơ
sở xem xét ra quyết định cho vay hay không cho vay. Các khách hàng muốn đƣợc
ngân hàng cho vay vốn thì phải có những điều kiện cơ bản sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết:
+ Có vốn tự có tham gia vào dự án, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
đời sống. Mức vốn tự có tối thiểu là 10% trong tổng nhu cầu vốn đối với cho vay
ngắn hạn, 15% trong tổng nhu cầu vốn đối với cho vay trung và dài hạn.
+ Kinh doanh có hiệu quả: Có lãi, trƣờng hợp lỗ thì phải có phƣơng án khả thi
khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Đối với khách hàng vay vốn
phục vụ nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu ổn định để trả nợ ngân hàng.
+ Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 06 tháng tại NHNo&PTNT Việt
Nam.
- Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi và có hiệu
quả hoặc có dự án đầu tƣ, phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của
pháp luật.
- Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân
hàng Nhà nƣớc Việt Nam và hƣớng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Các điều kiện cho vay có thể đƣợc từng ngân hàng cụ thể hóa tùy thuộc vào
đặc điểm hoạt động của khách hàng, đặc điểm của từng khoản vay, tùy thuộc vào
môi trƣờng kinh doanh…
2.1.5.2 Đối tƣợng cấp tín dụng
- Đối tƣợng mà ngân hàng cho vay là những khoản chi phí vốn cần thiết để
hình thành tài sản cố định, tài sản lƣu động và các khoản chi phí phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh của ngân hàng trong một thời kỳ nào đó. Ngân hàng cho
vay với các đối tƣợng sau:
+ Giá trị vật tƣ, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực
hiện các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tƣ phát triển sản xuất.
+ Số tiền vay trả cho tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chƣa bàn giao và
đƣa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung và dài hạn để đầu tƣ vào tài
sản cố định mà khoản lãi đƣợc tính trong giá trị tài sản cố định đó.
2.1.5.3 Thời hạn tín dụng
- Thời hạn cho vay: Là khoảng thời gian mà ngƣời đi vay đƣợc quyền sử dụng
vốn vay. Thời hạn tín dụng đƣợc tính từ khi ngƣời đi vay rút khoản tiền vay đầu tiên
đến khi trả hết nợ. Thời hạn tín dụng đƣợc xác định dựa trên chu kỳ sản xuất kinh
doanh của ngƣời đi vay, thời gian đầu tƣ của dự án vay vốn và khả năng cho vay
cũng nhƣ khả năng trả nợ của ngƣời vay vốn.
2.1.5.4 Đảm bảo tín dụng
- Đảm bảo tín dụng là phƣơng tiện tạo cho ngân hàng có sự đảm bảo rằng sẽ có
một nguồn tiền khác để hoàn trả nợ vay cho mình khi ngƣời đi vay không có khả
năng hoặc không trả nợ. Các loại đảm bảo tín dụng:
 Đảm bảo đối vật là hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản là vật chất của
ngƣời vay nhằm xác định những cơ sở pháp lý để ngân hàng có đƣợc những quyền
hạn nhất định đối với tài sản của ngƣời vay nhằm tạo ra nguồn thu thứ hai khi ngƣời
mắc nợ không có khả năng trả nợ. Tài sản để đảm bảo trả nợ của ngân hàng nông
nghiệp Long Hồ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản gắn liền với
đất, các loại xe, các tài sản khác hình thành từ vốn vay.
 Đảm bảo đối nhân (bảo lãnh) là một hợp đồng qua đó một ngƣời bảo lãnh
cam kết với ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng trong trƣờng hợp
khách hàng vay vốn mất khả năng thanh toán. Căn cứ vào độ an toàn của bảo lãnh,
ngƣời ta chia thành 2 loại:
 Bảo lãnh không có tài sản đảm bảo: thƣờng dùng cho những doanh nghiệp
hay cá nhân có khả năng tài chính vững mạnh và có uy tín trên thƣơng trƣờng hay
đối với ngân hàng.
 Bảo lãnh bằng tài sản của ngƣời bảo lãnh: Khi ngân hàng không quen biết
ngƣời bảo lãnh hoặc không tin tƣởng ở uy tín của ngƣời này, ngân hàng yêu cầu
ngƣời bảo lãnh phải thế chấp tài sản của mình để đảm bảo việc thi hành nghĩa vụ
bảo lãnh. Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp ngƣời bảo lãnh không trả nợ thay cho ngƣời
đƣợc bảo lãnh, ngân hàng vẫn có thể phát mãi tài sản này để thu hồi nợ.
2.1.5.5 Lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay là tỷ lệ % giữa số lợi tức thu đƣợc trong kỳ so với số vốn
phát ra trong một thời kỳ nhất định. Lãi là cơ sở để tính giá trị thu hồi đƣợc của vốn
vay sau một thời gian nhất định, tiền lãi mà bên vay phải trả đƣợc tính trên số tiền
vay theo lãi suất và theo số dƣ hàng ngày của tiền vay trên cơ sở một năm.
- Hiện nay, trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành Ngân
hàng nói riêng, lãi suất cơ bản, lãi suất huy động vốn thay đổi thƣờng xuyên. Vì vậy,
để hạn chế rủi ro về lãi suất NHNo&PTNT huyện Long Hồ áp dụng lãi suất thỏa
thuận biến đổi trong suốt thời gian cho vay: Khi lãi suất cho vay tăng hoặc giảm thì
lãi suất trong hợp đồng tín dụng sẽ điều chỉnh tăng hoặc giảm tƣơng ứng (Theo quy
định của NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long). Thỏa thuận nói trên đƣợc ghi vào hợp
đồng tín dụng khi cho vay.
2.1.4 Các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn là những khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng giúp khách
hàng là các doanh nghiệp và cá nhân tăng cƣờng vốn lƣu động tạm thời thiếu hụt
trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Sau đây một số hình thức cấp tín dụng phổ
biến của ngân hàng.
2.1.6.1 Nghiệp vụ cho vay từng lần theo món
- Hình thức cho vay từng lần theo món là phƣơng thức cho vay mà mỗi lần vay
vốn khách hàng và ngân hàng phải lảm thủ tục cần thiết và kí kết hợp đồng tín dụng.
- Hình thức cho vay từng lần đƣợc áp dụng đối với những khách hàng sau:
 Khách hàng có nhu cầu vay vốn không thƣờng xuyên hoặc vay vốn theo thời
vụ.
 Cho vay vốn lƣu động, cho vay bù đắp những thiếu hụt tài chính tạm thời của
các doanh nghiệp.
2.1.6.2 Nghiệp vụ cho vay theo hạn mức tín dụng
- Cho vay theo hạn mức tín dụng là phƣơng thức cho vay mà ngân hàng và
khách hàng thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian
nhất định.
- Hình thức cho vay này áp dụng đối với những khách hàng sau:
 Khách hàng có quan hệ tín dụng thƣờng xuyên với ngân hàng.
 Khách hàng có đặc điểm sản xuất kinh doanh và luân chuyển vốn không phù
hợp với phƣơng thức cho vay từng lần theo món.
2.1.6.3 Nghiệp vụ cho vay theo hạn mức thấu chi
- Thấu chi là một nghiệp vụ cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lƣu động nhằm cân
đối ngân quỹ hàng ngày trên tài khoản vãng lai của khách hàng.
- Nghiệp vụ thấu chi là hình thức cho vay mà ngân hàng thỏa thuận cho phép
khách hàng đƣợc chi vƣợt số dƣ trên tài khoản tiền gửi một hạn mức tín dụng nhất
định và trong một thời gian nhất định (tháng, quý, năm).
- Đối tƣợng áp dụng của nghiệp vụ thấu chi:
 Khách hàng có quan hệ giao dịch thƣờng xuyên với ngân hàng.
 Khách hàng có uy tín và có khả năng tài chính, đƣợc ngân hàng tín nhiệm ở
một mức độ nhất định.
2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn
 Tổng dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động (%,lần)
Dƣ nợ ngắn hạn
Tổng dƣ nợ ngắn hạn / Nguồn vốn huy động = x100%
Nguồn vốn huy động
Chỉ số này giúp ta xác định hiệu quả đầu tƣ của một đồng vốn huy động. Nó
giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy
động.
 Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn (%)
Tổng dƣ nợ ngắn hạn
Tổng dƣ nợ ngắn hạn / Tổng nguồn vốn = x100%
Tổng nguồn vốn
Đây là chỉ số tính toán của một đồng vốn. Ngoài ra, chỉ số này giúp nhà
phân tích xác định quy mô hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
 Nợ xấu ngắn hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn (%)
Nợ xấu ngắn hạn
Nợ xấu ngắn hạn / Tổng dƣ nợ ngắn hạn = x100%
Tổng dƣ nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả tín dụng của ngân hàng, tỷ lệ càng thấp thì
chất lƣợng tín dụng càng cao. Nợ xấu chứa đựng những rủi ro cho ngân hàng; thực
vậy, tỷ lệ trên cho thấy khả năng trả nợ của khách hàng (cao hay thấp). Nếu tỷ số
này bằng khoảng 2% thì ngân hàng hoạt động ở mức bình thƣờng.
 Hệ số thu nợ (%)
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Hệ số thu nợ ngắn hạn = x100%
Doanh số cho vay ngắn hạn
Phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định. Hệ số
này càng lớn thì càng tốt, chứng tỏ công tác thu hồi vốn của ngân hàng có hiệu quả,
mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.
 Vòng quay vốn tín dụng (vòng)
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Vòng quay vốn tín dụng =
Dƣ nợ ngắn hạn bình quân
Vòng quay vốn tín dụng thể hiện tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân
hàng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Vì thế, vòng quay vốn tín dụng càng
nhanh thì hoạt động đƣa vốn vào cho vay càng hiệu quả.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Nguồn số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập chủ yếu từ các báo cáo tài
chính, báo cáo hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện
Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long từ năm 2008 đến năm 2010.
- Tổng hợp các thông tin từ tạp chí Ngân hàng, Báo chí Ngân hàng, những tƣ
liệu tín dụng tại Ngân hàng, sách báo về Ngân hàng.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
- Mục tiêu (1) và (2) sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp so
sánh số tƣơng đối, phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối, phƣơng pháp tỷ trọng.
 Phƣơng pháp thống kê mô tả: Là phƣơng pháp có liên quan đến thu thập số
liệu, tóm tắt trình bày và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng
quát đối tƣợng nghiên cứu.
 Phƣơng pháp so sánh:
+Số tuyệt đối: So sánh hai chỉ tiêu kinh tế cùng loại hay khác loại về quy mô,
khối lƣợng, giá trị trong một khoản thời gian, địa điểm cụ thể.
01 yyy 
Trong đó:
y : là phần chênh lệch tăng, giảm giữa các chỉ tiêu kinh tế
0y : chỉ tiêu kỳ trƣớc; 1y :chỉ tiêu kỳ sau
+Số tương đối: So sánh hai chỉ tiêu kinh tế cùng loại hay khác loại để đánh
giá sự tăng lên hay giảm xuống về tỷ lệ, phần trăm trong một khoản thời gian, địa
điểm cụ thể.
%100
0
01



y
yy
y
Trong đó:
y : là phần chênh lệch tăng, giảm giữa các chỉ tiêu kinh tế
0y : chỉ tiêu kỳ trƣớc
1y : chỉ tiêu kỳ sau
- Mục tiêu (3) và (4) sử dụng các phƣơng pháp nhƣ sau:
+ Sử dụng phƣơng pháp bình quân số học để xác định số dƣ cuối kỳ và đầu
kỳ.
+ Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng ngắn hạn của
ngân hàng.
Chƣơng 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LONG HỒ
3.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN LONG HỒ
Long Hồ là một huyện vùng ven bao quanh thành phố Vĩnh Long, cách trung
tâm thành phố 8km, huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Vĩnh Long; Bắc giáp
huyện Cái Bè của tỉnh Tiền Giang; Nam giáp huyện Tam Bình cùng tỉnh; Tây giáp
thành phố Vĩnh Long và huyện Châu Thành của tỉnh Đồng Tháp; Đông giáp huyện
Chợ Lách của tỉnh Bến Tre và huyện Mang Thít cùng tỉnh.
Về hành chánh, huyện bao gồm thị trấn Long Hồ và 14 xã: Long An, Phú Đức,
An Bình, Bình Hoà Phƣớc, Hoà Ninh, Đồng Phú, Tân Hạnh, Thanh Đức, Phƣớc
Hậu, Lộc Hoà, Hoà Phú, Long Phƣớc, Phú Quới, Thạnh Quới. Trong đó, 04 xã An
Bình, Bình Hoà Phƣớc, Hoà Ninh, Đồng Phú là các xã cù lao nằm trên sông Tiền.
Trong những năm qua tình hình kinh tế huyện Long Hồ đã có bƣớc chuyển dịch
về cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực, các ngành kinh tế trọng điểm có mức tăng
trƣởng cao cơ cấu của ngành sản xuất nông nghiệp nhƣ cây lúa, cây ăn trái, chăn
nuôi… Huyện Long Hồ đã và đang thu hút đƣợc nhiều các dự án đầu tƣ lớn vào các
khu công nghiệp nhƣ khu công nghiệp Hòa Phú, tuyến công nghiệp Bắc Cổ Chiên
và nhiều cụm tuyến dân cƣ.
Ngày 30/04/2009 thành lập Thành phố Vĩnh Long là thành phố trực thuộc tỉnh
trên cơ sở của Thị xã Vĩnh Long (thành lập theo Nghị định số 16/NĐ-CP của Chính
phủ ký ngày 10/4/2009).Là bƣớc ngoặc quan trọng đóng góp to lớn vào sự phát triển
kinh tế thành phố Vĩnh Long nói chung và huyện Long Hồ nói riêng.
3.2 KHÁI QUÁT CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LONG HỒ
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT huyện
Long Hồ
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đƣợc thành lập theo
Quyết định 400/CP của thủ tƣớng Chính Phủ. Ngân hàng đƣợc thành lập
100% vốn ngân sách cấp là ngân hàng quốc doanh đa năng, hiện nay là
NHNo&PTNT Việt Nam có trụ sở chính đặt tại Hà Nội, mỗi thành phố, mỗi tỉnh đều
có chi nhánh trực thuộc khu vực, ban lãnh đạo và điều hành trong các chi nhánh do
NHNo&PTNT Việt Nam bổ nhiệm chỉ đạo quản lý.
- Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam (tên giao dịch
quốc tế là Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development, tên viết tắt là
AGRIBANK).
- Trƣớc ngày 30/04/1975, NHNo&PTNT huyện Long Hồ có tên gọi là “Ngân
hàng Phát triển Nông thôn” là một ngân hàng tƣ nhân, hoạt động dƣới hình thức đi
vay để cho vay.
- Sau ngày 30/04/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Ngân hàng Phát triển
Nông thôn trở thành một chi nhánh của NHNo&PTNT với tên gọi là “Ngân hàng
Nông nghiệp huyện Long Hồ”. Năm 1997 đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn huyện Long Hồ.
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Long Hồ là chi nhánh
cấp 2 trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long.
Chi nhánh ngân hàng hoạt động trên địa bàn 11 xã và 1 thị trấn. Mọi hoạt động của
ngân hàng do NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long điều hành.
- Từ ngày 30/08/2008, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Long Hồ hoạt động trên
địa bàn 14 xã và 1 thị trấn với hệ thống phát triển rộng gồm 1 trung tâm và 4 phòng
giao dịch tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân đến giao dịch với chi nhánh.
3.2.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long có trụ sở chính đặt tại
Khóm 5 - Thị Trấn Long Hồ huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, có 04 phòng giao
dịch: Hòa Ninh, An Bình, Thanh Đức, Phú Quới. Số lƣợng cán bộ toàn chi nhánh là
50 cán bộ, tại trung tâm có 25 cán bộ và phòng giao dịch có 25 cán bộ.
Bộ máy tổ chức của NHNo & PTNT huyện Long Hồ
Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Hồ
3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
 Ban giám đốc: Gồm 03 cán bộ:
- Lãnh đạo trực tiếp mọi hoạt động của chi nhánh, đề ra chiến lƣợc hoạt động
kinh doanh, định hƣớng phát triển, quy định nhiệm vụ và quản lý phòng nghiệp vụ.
+ Giám đốc: Quản lý chung, điều hành chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động của ngân
hàng và các phòng giao dịch.
+ 02 phó giám đốc: Giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh
doanh của chi nhánh mà giám đốc giao phó. Thay mặt giám đốc giải quyết các công
việc khi giám đốc đi vắng.
GIÁM ĐỐC
PHÓ
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KẾ TOÁN
NGÂN QUỸ
BỘ PHẬN
KIỂM SOÁT
NỘI BỘ
BỘ PHẬN
HÀNH CHÁNH
NHÂN SỰ
PHÒNG
GIAO DỊCH
HÒA NINH
PHÒNG
GIAO DỊCH
AN BÌNH
PHÒNG
GIAO DỊCH
THANH ĐỨC
PHÒNG
GIAO DỊCH
PHÚ QUỚI
PHÒNG
KINH
DOANH
TÍN DỤNG
 Phòng kinh doanh tín dụng: Gồm có 08 cán bộ với 01 trƣởng phòng, 01
phó phòng, 05 cán bộ phụ trách tín dụng gồm phó phòng và 02 giao dịch viên với
nhiệm vụ:
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
theo định hƣớng kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long cũng nhƣ
NHNo&PTNT Việt Nam.
 Về cán bộ tín dụng: Chịu trách nhiệm hƣớng dẫn, thẩm định, quản lý, theo
dõi các khoản vay của khách hàng tại địa bàn phụ trách.
 Về cán bộ giao dịch: Trực tiếp giao dịch với khách hàng, thu lãi và nợ gốc,
tất toán hợp đồng tín dụng.
 Kế toán ngân quỹ: Gồm có 10 cán bộ, 01 trƣởng phòng, 01 phó phòng, 05
giao dịch viên, 03 nhân viên phụ trách kho quỹ.
- Thực hịên kế hoạch tài vụ, quản lý tài sản của nhà nƣớc và khách hàng.
- Thực hiện hoạch toán thống kê theo quy định.
- Thƣờng xuyên cung cấp thông tin, báo cáo về cho chi nhánh cấp trên.
 Bộ phận kiểm soát nội bộ: Có chức năng kiểm soát kiểm tra nội bộ tại Ngân
hàng trong quá trình thực hiện chế độ theo quy chế của pháp luật.
 Bộ phận hành chánh nhân sự: Quản lý nhân sự, hành chánh và đời sống của
cán bộ trong chi nhánh.
 Các phòng giao dịch: Chịu sự quản lý điều hành của chi nhánh
NHNo&PTNT huyện Long Hồ, trực tiếp là giám đốc chi nhánh và thực hiện các
nghiệp vụ kinh doanh giống nhƣ trung tâm chi nhánh tại trụ sở của phòng giao dịch,
thƣờng xuyên báo cáo mọi hoạt động về trung tâm chi nhánh.
3.2.4 Những quy định chung về tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh
NHNo&PTNT huyện Long Hồ
Quy trình cho vay tại NHNo&PTNT huyện Long Hồ bao gồm các bƣớc nhƣ sau:
Sơ đồ 2. Quy trình cấp tín dụng của NHNo & PTNT huyện Long Hồ
3.2.5 Quy trình cấp tín dụng của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Hồ
 Bƣớc 1: Tiếp nhận và hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng sẽ liên hệ với Ngân hàng và đƣợc hƣớng
dẫn về thủ tục vay vốn gồm:
- Hồ sơ pháp lý.
- Dự án sản xuất kinh doanh.
- Hồ sơ bảo đảm tiền vay.
 Bƣớc 2: Cán bộ tín dụng thẩm định các chỉ tiêu
Cán bộ tín dụng sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn tiến hành thẩm định tính đầy
đủ, đúng đắn và hợp lý của hồ sơ cũng nhƣ khả năng trả nợ của khách hàng. Từ đó,
có thể kiểm tra quan sát trực tiếp tại địa bàn nơi đơn vị vay vốn có trụ sở hoạt động.
KHÁCH
HÀNG
CÁN BỘ TÍN
DỤNG
GIÁM ĐỐCTRƢỞNG
PHÒNG TD
THU HỒI NỢ
GỐC VÀ LÃI
KIỂM TRAGIẢI NGÂN TẤT TOÁN
HỢP ĐỒNG
TỪ CHỐI
CHO VAY
1
2
6
5
3
4
8 9 10
7
 Bƣớc 3: Trình Trƣởng Phòng Tín Dụng
Sau khi thẩm định Cán bộ tín dụng nêu rõ ý kiến của mình cho vay hay không
cho vay, trình trƣởng Phòng tín dụng xem xét, kiểm tra, kiểm soát lại toàn bộ hồ sơ,
tài liệu điều kiện tín dụng trong quá trình xét duyệt của cán bộ tín dụng.
Trƣởng Phòng xem xét hồ sơ xong có thể tái thẩm định nếu cần thiết. Sau đó ghi
rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý cho vay. Nếu cho vay thì trình cho Giám Đốc
xem xét và ký duyệt.
 Bƣớc 4: Trình Giám Đốc
Giám Đốc là ngƣời có trách nhiệm cuối cùng quyết định việc cho vay hay không
cho vay vốn. Giám Đốc hoặc Phó Giám Đốc sẽ ký duyệt theo quy định của
NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long.
 Bƣớc 5: Nếu có vấn đề gì trong khi kiểm tra thì Giám Đốc có thể từ chối cho
vay.
 Bƣớc 6: Giám Đốc hoặc Phó giám đốc sẽ trả hồ sơ cho Cán bộ tín dụng nếu
quyết định đồng ý cho vay.
 Bƣớc 7: Giải ngân
Căn cứ trên hồ sơ đƣợc xét duyệt Cán bộ tín dụng hƣớng dẫn khách hàng lập hồ
sơ xin vay vốn và lý hợp đồng tín dụng, khế ƣớc nhận nợ vay cho phòng kế toán
kiểm tra phần xét duyệt theo quy định.
 Bƣớc 8: Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh
Cán bộ tín dụng phải thƣờng xuyên theo dõi hoạt động sử dụng vốn của khách
hàng vay vốn để thực hiện tốt công nợ và tác thu lãi đúng hạn.
Trƣờng hợp do nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà khách hàng không trả
đƣợc nợ đúng hạn thì Cán bộ tín dụng phải biết rõ lý do để có biện pháp xử lý. Nếu
khách hàng vay vốn gặp khó khăn thực sự thì phải làm đơn xin gia hạn nợ gửi đến
Ngân hàng.
 Bƣớc 9: Kiểm tra, đánh giá hiệu quả cho vay
Khi hợp đồng tín dụng kết thúc, khách hàng vay vốn hoàn thành trách nhiệm với
Ngân hàng và Cán bộ tín dụng phải phân tích, đánh giá hiệu quả của việc đầu tƣ tín
dụng đối với hoạt động kinh doanh của khách hàng. Từ đó, rút ra kinh nghiệm trong
cho vay nhằm quyết định mở rộng hay thu hẹp quan hệ tín dụng.
 Bƣớc 10: Tất toán hợp đồng tín dụng.
3.3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010)
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ
ngân hàng. Nó cũng giống nhƣ những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác luôn
có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố then chốt, nói lên kết quả
hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi
phí. Để gia tăng lợi nhuận ngân hàng cần phải quản lý tốt các khoản mục tài sản có,
nhất là khoản mục cho vay và đầu tƣ; giảm thiểu chi phí trong đó quản lý chặt chẽ
việc chi tiêu, mua sắm, công tác phí, tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo
cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Sau đây là bảng số liệu về tình hình kết quả
hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm (2008-2010).
Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010)
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn:Phòng Kế toán-Ngân quỹ tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ)
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
2009/2008 2010/2009
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền % Số tiền %
1. Tổng doanh thu 49.408 100,00 46.582 100,00 54.799 100,00 -2.827 -5,72 8.217 17,64
Thu từ HĐTD 43.990 89,03 37.824 81,20 53.463 97,56 -6.166 -14,02 15.639 41,35
Thu từ HĐDV 212 0,43 370 0,79 677 1,24 158 74,53 307 82,97
Thu khác 5.206 10,54 8.388 18,01 659 1,20 3.182 61,12 -7.729 -92,14
2. Tổng chi phí 50.706 100,00 41.467 100,00 48.599 100,00 -9.239 -18,22 7.132 17,20
Chi cho HĐTD 39.120 77,15 27.782 67,00 40.001 82,31 -11.338 -28,98 12.219 43,98
Chi cho HĐDV 404 0,80 597 1,44 600 1,23 193 47,77 3 0,50
Chi cho CNV & quản lý 5.110 10,08 4.753 11,46 5.002 10,29 -357 -6,99 249 5,24
Chi phí khác 6.072 11,97 8.335 20,10 2.996 6,16 2.263 37,27 -5.339 -64,06
3. Lợi nhuận -1.298 100,00 5.115 100,00 6.200 100,00 6.413 -494,07 1.085 21,21
3.3.1 Doanh thu
Doanh thu trong năm 2009 đạt 46.582 triệu đồng giảm so với năm 2008 với số
tiền là 2.827 triệu đồng tƣơng ứng giảm 5,72%. Sang năm 2010 doanh thu tăng trở
lại đạt 54.799 triệu đồng với mức tăng là 8.217 triệu đồng tƣơng ứng tăng 17,64%
so với năm 2009. Để biết đƣợc nguồn thu của ngân hàng phát sinh từ đâu ta đi vào
phân tích những chỉ tiêu chi tiết hơn của doanh thu.
Khi đi vào phân tích từng chỉ tiêu cụ thể ta thấy thu từ hoạt động tín dụng là cao
nhất. Mặc dù nguồn thu tại NHNo&PTNT huyện Long Hồ chƣa có sự phân tán, còn
quá tập trung vào thu lãi tiền vay nhƣng vẫn có sự đóng góp từ các hoạt động khác
nhƣ thu từ hoạt động dịch vụ và các khoản thu khác. Dù hiện tại các khoản thu này
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu nhƣng có tốc độ tăng tƣơng đối nhanh nhất
là khoản thu từ hoạt động dịch vụ đánh dấu một mở đầu tốt tạo điều kiện thuận lợi
cho sự đa dạng nguồn thu sau này.
Đối với hoạt động tín dụng trong năm 2009 đạt 37.824 triệu đồng giảm 6.166
triệu đồng tƣơng ứng giảm 14,02% so với năm 2008, và chiếm tỷ trọng là 81,20% vì
vào thời gian quý IV/2008 phòng giao dịch Cầu Đôi tách ra khỏi chi nhánh NHNo
huyện Long Hồ làm cho địa bàn hoạt động bị thu hẹp lại làm cho doanh thu ngân
hàng giảm, sang năm 2010 doanh thu ngân hàng tăng trở lại đạt 53.463 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng 97,56% với mức tăng 15.639 triệu đồng tƣơng ứng tăng 41,35% so
với năm 2009.
Ngoài nguồn thu chính từ hoạt động tín dụng, ngân hàng còn có các khoản thu từ
hoạt động dịch vụ, thu khác. Do ngƣời dân chƣa quen sử dụng các dịch vụ ngân
hàng nên tỷ trọng đóng góp vào doanh thu của hoạt động dịch vụ luôn thấp hơn 1%
nhƣng nhìn chung doanh thu từ hoạt động này tăng trƣởng rất nhanh từ năm 2008
đến 2010. Năm 2009, thu từ hoạt động dịch vụ đạt 370 triệu đồng, tăng 74,53%
tƣơng ứng tăng 158 triệu đồng so với năm 2008. Đến năm 2010 số tiền là 677 triệu
đồng tăng 307 triệu đồng tƣơng ứng tăng 82,97% so với năm 2009.
Nguồn thu tiếp theo của ngân hàng là các khoản thu khác nhƣ thu từ kinh doanh
ngoại tệ và các nguồn thu nhập bất thƣờng. Năm 2009, doanh thu khác đạt 8.388
triệu đồng tăng 3.182 triệu đồng tƣơng ứng tăng 61,12% so với năm 2008. Năm
2010, nguồn thu này đạt 659 triệu đồng giảm 7.729 triệu đồng tƣơng ứng giảm
92,14% so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong năm ngân hàng chú trọng công
tác tín dụng đƣợc vì tình hình kinh tế ổn định trở lại, hoạt động sản xuất trên địa bàn
huyện Long Hồ chuyển biến khả quan hơn.
 Tóm lại, qua phân tích ta thấy doanh thu của ngân hàng tăng giảm không đều
qua 3 năm. Doanh thu chiếm tỷ trọng lớn nhất là thu từ hoạt động tín dụng do ngân
hàng cho vay để thu lãi là chủ yếu, các khoản thu còn lại chiếm tỷ trọng thấp nhƣng
góp phần đa dạng nguồn thu của ngân hàng.
3.3.2 Chi phí
Thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu lớn nhất và quan trọng nhất của ngân
hàng nên chi phí hoạt động tín dụng là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng chi phí. Nhƣ năm 2009, tổng chi phí hoạt động là 41.467 triệu đồng giảm 9.239
triệu đồng tƣơng ứng giảm 18,22% so với năm 2008. Vào năm 2010 tổng chi phí là
48.599 triệu đồng, tăng so với năm 2009 là 7.132 triệu đồng tƣơng ứng tăng
17,20%. Bao gồm các khoản chi phí phát sinh nhƣ sau:
Tín dụng là nghiệp vụ chính của ngân hàng cho nên để có nguồn vốn kinh doanh
thì nghiệp vụ huy động vốn là một nghiệp vụ quan trọng song song với nghiệp vụ
tín dụng. Do đó, chi phí hoạt động tín dụng là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng chi phí hoạt động của ngân hàng. Vào năm 2009, chi phí cho hoạt động
tín dụng là 27.782 triệu đồng giảm 11.338 triệu đồng tƣơng ứng giảm 28,98% so với
năm 2008, và chiếm tỷ trọng là 67% trong tổng chi phí. Năm 2010, chi phí hoạt
động tín dụng đạt 40.001 triệu đồng tăng 12.219 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là
82,31% tƣơng ứng tăng 43,98% so với năm 2009. Nguyên nhân là do nguồn vốn
huy động tăng lên, thêm vào đó chi phí hoạt động tín dụng tăng lên một phần do giá
vàng tăng nên một số khách hàng chuyển sang hình thức đầu tƣ gửi tiết kiệm vàng.
Chi phí trả cho hình thức gửi tiết kiệm này tăng. Bên cạnh đó, một số khách hàng lại
có xu hƣớng rút tiền gửi tiết kiệm ra để mua vàng dự trữ, đầu cơ. Do đó, ngân hàng
muốn huy động đƣợc vốn thì phải tăng lãi suất lên dẫn đến chi phí cho huy động
vốn tăng lên.
Đối với chi phí cho hoạt động dịch vụ, ta thấy tăng qua các năm do ngân hàng
tăng cƣờng hoạt động dịch vụ, nâng cao sự cạnh tranh với các ngân hàng khác. Chi
từ hoạt động dịch vụ liên tục tăng trong thời gian qua với tốc độ tăng trong năm
2009 là 597 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 193 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng
47,77% so với năm 2008 và năm 2010 so với năm 2009 không đáng kể. Năm 2010,
chi phí hoạt động tín dụng đạt 600 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 3 triệu với tỷ lệ tăng
so với năm 2009 là 0,50%.
Đối với chi phí cho CNV & quản lý: đây là khoản chi tƣơng đối ít biến động.
Năm 2009 với số tiền là 4.753 triệu đồng, giảm 6,99% so với năm 2008. Năm 2010,
chi phí này tăng 5.002 triệu đồng tƣơng ứng tăng 249 triệu đồng với tỷ lệ tăng tƣơng
ứng là 5,24%. Do mức sống ngày càng cao nên chi phí cho CNV và quản lý ngày
càng tăng để đảm bảo cho nhu cầu cuộc sống hằng ngày và phục vụ tốt cho công
việc.
Đối với chi phí khác: có sự biến động mạnh, trong năm 2009 khoản chi này là
8.335 triệu đồng tăng 2.263 triệu đồng tƣơng ứng tăng 37,27% so với năm 2008,
sang năm 2010 khoản chi này giảm xuống còn 2.996 triệu đồng với tỷ lệ giảm là
64,06% tƣơng ứng giảm 5.339 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân làm cho
chi phí khác tăng mạnh là do phát sinh thêm các khoản chi phí tách phòng giao dịch
Cầu Đôi và chi nhánh dời trụ sở từ khóm 5 sang khóm 1 Thị Trấn Long Hồ để xây
dựng lại trụ sở.
 Tóm lại, chi phí của ngân hàng qua 3 năm tăng giảm không đều nhau, chi cho
hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất. Hàng năm ngân hàng chi cho hoạt động
tín dụng là nhiều nhất vì đây là nguồn thu chủ yếu tạo ra thu nhập của ngân hàng.
3.3.3 Lợi nhuận
Từ doanh thu và chi phí nhƣ trên làm cho lợi nhuận của ngân hàng qua 3 năm
(2008-2010) thay đổi, nguyên nhân là do doanh thu và chi phí tăng giảm không theo
xu hƣớng rõ ràng. Vào năm 2009 lợi nhuận đạt 5.115 triệu đồng, tƣơng ứng tăng
6.413 triệu đồng so với năm 2008. Trong năm 2008, nếu xét về phƣơng pháp kế
toán lợi nhuận ngân hàng âm, nhƣng nếu đi sâu phân tích bản chất của những khoản
mục chi phí thì ta thấy ngân hàng không phải kinh doanh thua lỗ mà số liệu thể hiện
bị âm, mà do khoản chi phí trong năm 2008 quá lớn. Trong năm 2008 có sự thay đổi
về cơ cấu tổ chức 1 phòng giao dịch đã tách riêng độc lập với chi nhánh huyện, việc
chia cắt vào cuối năm 2008 nên khoản chi phí chung vẫn chƣa đƣợc tách ra chính vì
vậy mà chi phí rất cao. Năm 2009, tình hình kinh tế đã ổn định trở lại nhờ vào
chính sách kích cầu của chính phủ đƣa ra vào đầu năm 2009 phát huy tác dụng; sang
năm 2010, lợi nhuận ngân hàng đạt 6.200 triệu đồng tƣơng ứng tăng 1.085 triệu
đồng so với năm 2009. Thêm vào đó, cùng với sự nổ lực của tập thể cán bộ công
nhân viên ngân hàng làm cho tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu
quả hơn.
 Tóm lại, lợi nhuận của ngân hàng tăng qua các năm. Đây là thành tựu đạt
đƣợc thể hiện sự phấn đấu của Ban lãnh đạo ngân hàng và toàn thể cán bộ nhân viên
trong ngân hàng.
-10.000
0
10.000
20.000
30.000
40.000
50.000
60.000
Triệu đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Lợi nhuận
Hình 1: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo Long Hồ giai đoạn
(2008-2010)
Chƣơng 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN LONG HỒ
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA 3 NĂM (2008-2010)
CỦA NHNo HUYỆN LONG HỒ
4.1.1 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm (2008 – 2010)
NHNo&PTNT huyện Long Hồ là ngân hàng chuyên phục vụ, đáp ứng nhu cầu
vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. Trong những năm
qua hoạt động tín dụng của ngân hàng tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã
hội của địa phƣơng. Nhƣng để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng đa dạng của quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn đã đặt ra một vấn đề hết sức cấp thiết
cho ngân hàng là phải thực hiện tốt công tác huy động vốn.
Do nằm trong hệ thống nên việc điều tiết cân đối vốn huy động và cho vay đƣợc
dễ dàng hơn, nếu ngân hàng chi nhánh huy động đƣợc vốn cao hơn nhu cầu cho vay
thì phần chênh lệch sẽ điều chuyển về ngân hàng cấp trên theo quy định. Ngƣợc lại,
nếu ngân hàng chi nhánh huy động vốn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay thì ngân
hàng cấp trên sẽ hỗ trợ vốn cho ngân hàng chi nhánh, do đó nguồn vốn để ngân
hàng kinh doanh chủ yếu là vốn huy động và vốn điều chuyển của cấp trên.
Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
2009/2008 2010/2009
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền % Số tiền %
Tổng nguồn vốn 315.683 100,00 364.815 100,00 432.434 100,00 49.132 15,56 67.619 18,54
- Vốn huy động 171.835 54,43 197.811 54,22 246.975 57,11 25.976 15,12 49.164 24,85
- Vốn điều chuyển 143.848 45,57 167.004 45,78 185.459 42,89 23.156 16,10 18.455 11,05
(Nguồn: Phòng Kế toán – Ngân quỹ tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ)
Trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhƣ vốn huy động ở
năm 2010 đã tăng lên và vốn điều chuyển giảm xuống.Cụ thể: Năm 2009, vốn huy
động đạt 197.811 chiếm tỷ trọng 54,22% triệu đồng tăng 25.976 triệu đồng tăng
15,12% so với năm 2008; vốn điều chuyển năm 2009 là 167.004 triệu đồng chiếm tỷ
trọng 45,78% so với năm 2008 tăng 16,10% tƣơng ứng tăng 23.156 triệu đồng. Đến
năm 2010, vốn huy động đạt 246.975 triệu đồng chiếm tỷ trọng 57,11% tƣơng ứng
tăng 49.164 triệu đồng tăng 24,85% so với năm 2009, tiếp theo là vốn điều chuyển
cũng tăng tƣơng ứng là 18.455 triệu đồng đạt 185.459 triệu đồng chiếm tỷ trọng
42,89% tăng 11,05% so với năm trƣớc. Vốn huy động tăng dần qua các năm. Phần
lớn thì ngân hàng chi nhánh điều nhận đƣợc vốn điều chuyển khi mà thiếu hụt vốn
khi có nghiệp vụ phát sinh, do nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vay
của khách hàng, nhƣng khi nhận vốn từ ngân hàng cấp trên thì ngân hàng sẽ bị động
và phụ thuộc vào ngân hàng cấp trên nên chủ trƣơng của ngân hàng là cố gắng nâng
cao vốn huy động của ngân hàng mình lên và ngân hàng đã làm đƣợc trong năm
2010 vốn huy động đã nhiều hơn vốn điều chuyển. Đó là nhờ sự nhiệt tình và gắng
bó với công việc của tập thể cán bộ công nhân viên trong ngân hàng, họ luôn rèn
luyện tác phong của mình. Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn của ngân hàng
trong 3 năm ta đi vào phân tích kỹ hơn từng khoản mục nguồn vốn huy động.
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
350.000
400.000
450.000
Triệu đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Năm
Vốn điều chuyển
Vốn huy động
Hình 2: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của NHNo Long Hồ giai đoạn (2008-2010)
 Tóm lại, qua phân tích cho thấy ngân hàng đã nổ lực hết mình trong công
tác huy động vốn nhằm tăng tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn và giảm
vốn điều chuyển từ hội sở.
4.1.2 Phân tích vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm (2008-2010)
Để cho quá trình hoạt động đƣợc lƣu thông thì trƣớc tiên phải đảm bảo nguồn tài
chính dồi dào, nguồn tài chính này sẽ giúp cho ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn của
khách hàng và sự tự tin về sức mạnh của mình khi đƣợc sự tín nhiệm của khách
hàng. Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm cụ thể nhƣ sau:
Bảng 3: VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
2009/2008 2010/2009
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền % Số tiền %
Tổng vốn huy động 171.835 100,00 197.811 100,00 246.975 100,00 25.976 15,12 49.164 24,85
-Tiền gửi kho bạc NN 43.041 25,05 28.982 14,65 19.382 7,85 -14.059 -32,66 -9.600 -33,12
-Tiền gửi khách hàng 6.482 3,77 14.148 7,15 22.844 9,25 7.666 118,27 8.696 61,46
-Tiền gửi tổ chức tín dụng 208 0,12 255 0,13 399 0,16 47 22,60 144 56,47
-Tiền gửi tiết kiệm 118.408 68,91 149.253 75,45 191.123 77,39 30.845 26,05 41.870 28,05
-Phát hành giấy tờ có giá 3.696 2,15 5.173 2,62 13.227 5,36 1.477 39,96 8.054 155,69
(Nguồn: Phòng Kế toán – Ngân quỹ tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ)
 Tiền gửi kho bạc Nhà nƣớc
Tiền gửi Kho bạc là những khoản tiền thuế, phí, lệ phí của dân cƣ, các tổ chức
kinh tế, cá nhân nộp vào ngân sách Nhà nƣớc nhƣng còn gửi tại ngân hàng để đảm
bảo an toàn và sinh lời. Năm 2009 là 28.982 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14,65%
tƣơng ứng giảm 14.059 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 32,66% so với năm 2008. Sang
năm 2010 với số tiền là 19.382 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 7,85% tƣơng ứng giảm
9.600 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 33,12% so với năm 2009. Tiền gửi Kho bạc trong
thời gian qua chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động nhƣng tỷ trọng này
có xu hƣớng giảm dần. Nguyên nhân tiền gửi Kho bạc giảm là vì lãi suất cho khoản
tiền gửi này có mức lãi suất thấp. Vì thế, Ngân hàng cần có mức lãi suất hợp lý
nhằm ổn định nguồn vốn huy động này trong những năm tiếp theo.
 Tiền gửi khách hàng
Bên cạnh nguồn tiền gửi Kho bạc thì tiền gửi khách hàng cũng là nguồn vốn huy
động khá lớn tại ngân hàng chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi chuyên
dùng chiếm tỷ trọng chỉ từ 3% đến 9% trong tổng vốn huy động của ngân hàng qua
3 năm. Tiền gửi của khách hàng tăng qua các năm nhƣ sau: Năm 2009 số tiền là
14.148 triệu đồng tăng 118,27% so với năm 2008. Số tiền tiếp tục tăng vào năm
2010 là 22.844 triệu đồng tăng 61,46% so với năm 2009. Loại tiền này không vì
mục đích sinh lời mà nhằm để thanh toán, chi trả trong kinh doanh.
 Tiền gửi tổ chức tín dụng
Đây là loại tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp. Nhìn chung, tiền gửi
này tăng qua các năm, cụ thể năm 2009 là 255 triệu đồng tăng 22,60% so với năm
2008. Đến năm 2010 là 399 triệu đồng tăng 56,47% so với năm 2009. Nguyên nhân
loại tiền gửi này tăng là do ngân hàng mở rộng mạng lƣới thanh toán, chuyển tiền
qua mạng vi tính, chuyển tiền điện tử đáp ứng nhanh, kịp thời cho việc chi trả tiền
hàng, thuận tiện cho thanh toán không dùng tiền mặt, thu hút nhiều doanh nghiệp
mở tài khoản thanh toán.
 Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm có hai loại là tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn.
Mục đích của loại tiền gửi này của công chúng là nhằm để sinh lời từ tiền nhàn rỗi
của mình vừa an toàn, ít rủi ro và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho khách hàng.
Nhìn chung, tiền gửi tiết kiệm tăng trƣởng qua các năm, năm 2009 số tiền tiết kiệm
huy động là 149.253 triệu đồng chiếm tỷ trọng 75,45%, tăng 26,05% tƣơng ứng tăng
30.845 triệu đồng so với năm 2008. Đến năm 2010 là 191.123 triệu đồng chiếm
77,39% tăng 28,05% tƣơng ứng tăng 41.870 triệu đồng so với năm 2009. Tiền gửi
tiết kiệm của dân cƣ rất cao qua 3 năm chứng minh đƣợc ngân hàng đã khai thác
nguồn vốn từ dân cƣ rất hiệu quả, luôn quan tâm tới khách hàng và tƣ vấn khi họ
cần thiết tạo đƣợc niềm tin cho khách hàng, tìm hiểu và theo dõi việc kinh doanh
của họ đã tạo thuận lợi cho khách hàng. Hiểu rõ về khách hàng của mình đây cũng
là một lợi thế của ngân hàng trong huy động vốn mà còn nắm đƣợc tình hình tài
chính của khách hàng để có biện pháp tác động giữ chân khách hàng cho phù hợp.
Và công tác này ngân hàng đã làm rất tốt đây là phƣơng châm mục tiêu phấn đấu để
tăng nguồn vốn huy động lên, tự chủ về nguồn vốn.
 Phát hành giấy tờ có giá
Qua bảng trên ta thấy, phát hành giấy tờ có giá nhƣ kỳ phiếu, trái phiếu ngân
hàng thì ngƣợc lại với tiền gửi Kho bạc, phát hành giấy tờ có giá tăng qua các năm.
Cụ thể là năm 2009 là 5.173 triệu đồng tăng 39,96% so với năm 2008. Sang năm
2010 số tiền này là 13.227 triệu đồng tăng 155,69% so với năm 2009. Nguyên nhân
dẫn đến việc tăng lên của giấy tờ có giá do ngân hàng đƣa ra các mức lãi suất phù
hợp nên thu hút đƣợc một nguồn vốn huy động tăng đáng kể. Phát hành kỳ phiếu,
trái phiếu cũng là một hình thức huy động vốn có hiệu quả và cũng là một hình thức
quảng cáo góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng cần tiếp tục hình thức huy động
vốn này.
 Tóm lại, vốn huy động của ngân hàng đạt hiệu quả qua 3 năm, do đó ngân
hàng cần tiếp tục giữ vững và phát huy hơn nữa nguồn vốn huy động nhằm đáp ứng
hoạt động ngày càng đa dạng của ngân hàng.
Tình hình huy động vốn năm 2008
Năm 2008
0%
2%
69%
25%
4%
Tiền gửi kho bạc Nhà nước
Tiền gửi khách hàng
Tiền gửi tổ chức tín dụng
Tiền gửi tiết kiệm
Phát hành giấy tờ có giá
Tình hình huy động vốn năm 2009
Năm 2009
0%
7%
15%3%
75%
Tiền gửi kho bạc Nhà nước
Tiền gửi khách hàng
Tiền gửi tổ chức tín dụng
Tiền gửi tiết kiệm
Phát hành giấy tờ có giá
Tình hình huy động vốn năm 2010
Năm 2010
0%
9%
8%5%
78%
Tiền gửi kho bạc Nhà nước
Tiền gửi khách hàng
Tiền gửi tổ chức tín dụng
Tiền gửi tiết kiệm
Phát hành giấy tờ có giá
Hình 3: Nguồn vốn huy động của NHNo Long Hồ 3 năm (2008-2010)
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN QUA 3 NĂM (2008-
2010) CỦA NHNo&PTNT HUYỆN LONG HỒ
Hiện nay, hoạt động tín dụng quan trọng nhất của chi nhánh NHNo huyện Long
Hồ vẫn là hoạt động tín dụng. Trong đó, đối tƣợng chính là hộ sản xuất do chu kỳ
sản xuất kinh doanh của đối tƣợng này ngắn nên thời hạn vay vốn chủ yếu là ngắn
hạn. Nhờ vậy, ngân hàng có thể đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích
khoản vay làm tăng khả năng thu hồi vốn gốc và lãi. Đây cũng là lý do giải thích tại
sao tỷ trọng cho vay đối tƣợng doanh nghiệp và cho vay trung - dài hạn rất thấp. Do
đó, để tìm hiểu kỹ hơn về tình hình tín dụng của ngân hàng ta sẽ xem xét theo thành
phần kinh tế và theo ngành kinh tế.
4.2.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn của NHNo&PTNT huyện Long
Hồ
4.2.1.1 Tình hình cho vay của ngân hàng theo thành phần kinh tế qua 3
năm (2008-2010)
Nếu xét theo thành phần kinh tế thì đƣợc chia thành hai thành phần đó là hộ
sản xuất và doanh nghiệp. Hai thành phần này là hai thành phần không thể thiếu
trong hoạt động kinh tế của huyện Long Hồ do đây là huyện vừa có sản xuất nông
nghiệp vừa có các hình thức kinh doanh khác. NHNo&PTNT huyện Long Hồ giữ
vai trò đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất. Nhờ vậy, hai thành phần này
gắn chặt với nhau và làm cho kinh tế và cuộc sống của ngƣời dân trong huyện ngày
càng phát triển. Ta thấy rõ hơn ở bảng sau:
Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM (2008-2010)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
2009/2008 2010/2009
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền % Số tiền %
TỔNG CỘNG 434.438 100,00 457.649 100,00 558.553 100,00 23.211 5,34 100.904 22,05
- Doanh nghiệp 46.396 10,68 38.128 8,33 86.620 15,51 -8.268 -17,82 48.492 127,18
- Hộ sản xuất 388.042 89,32 419.521 91,67 471.933 84,49 31.479 8,11 52.412 12,49
(Nguồn: Phòng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ)
Qua bảng số liệu trên phản ánh thực trạng chung về hoạt động tín dụng của chi
nhánh, cho thấy chi nhánh khá thành công trong lĩnh vực cho vay. Do đặc thù của
Huyện Long Hồ là một huyện nông thôn nên phần lớn ngƣời dân sống bằng nghề
nông gồm có cây lúa, cây ăn trái, chăn nuôi...Trong những năm qua nền kinh tế địa
phƣơng ngày càng phát triển nên nhu cầu vốn vay của ngƣời dân để phục vụ cho
việc mở rộng sản xuất ngày càng tăng lên, chính vì vậy mà Ngân hàng Nông nghiệp
và PTNT Huyện Long Hồ luôn mở rộng các hình thức cho vay để đáp ứng nhu cầu
của ngƣời dân.
Trong đó, tổng doanh số cho vay của Ngân hàng thì doanh số cho vay ngắn hạn
năm 2009 đạt 457.649 triệu đồng chiếm 89,72% tổng doanh số cho vay, hay tăng
23.211 triệu đồng tức tăng 5,34% so với năm 2008. Sang năm 2010, doanh số cho
vay là 558.553 triệu đồng chiếm 87,93% tổng doanh số cho vay tăng là 100.904
triệu đồng tức tăng 22,05% so với năm 2009. Nguyên nhân làm cho doanh số cho
vay của chi nhánh tăng là trong những năm qua với phƣơng châm đẩy mạnh hoạt
động tín dụng, chi nhánh chú trọng vào việc nâng cao chất lƣợng tín dụng mở rộng
mạng lƣới kinh doanh xuống các xã vùng sâu của huyện vì thời gian qua ngân hàng
chú trọng mở rộng cho vay ngắn hạn để đảm bảo thu hồi nợ nhanh, chất lƣợng tín
dụng đảm bảo, nhất là trong điều kiện khó khăn nhƣ hiện nay.
Qua bảng 4, năm 2009 doanh số cho vay hộ sản xuất chiếm 91,67% tổng doanh
số cho vay tƣơng đƣơng 419.521 triệu đồng tăng 31.479 triệu đồng so với năm 2008
với tỷ lệ tăng 8,11%. So với năm 2009 thì doanh số cho vay hộ sản xuất năm 2010
chiếm 84,49% số tiền là 471.933 triệu đồng tăng 12,49% tƣơng ứng tăng 52.412
triệu đồng. Qua số liệu của 3 năm cho thấy, nhu cầu vay vốn của ngƣời dân ngày
càng nhiều, đồng thời Ngân hàng cũng mở rộng hình thức vay vốn nên thu hút nhiều
khách hàng. Nguyên nhân là do chu kỳ sản xuất kinh doanh của ngƣời dân chủ yếu
là trong thời gian ngắn, ngƣời dân có phƣơng án, dự án cụ thể khi vay vốn.
Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp trong năm 2009 so với năm 2008 giảm
17,82% tƣơng đƣơng với số tiền là 38.128 triệu đồng tƣơng ứng giảm 8.268 triệu
đồng; năm 2010 doanh số cho vay là 86.620 triệu đồng tăng 127,18% với số tiền
tăng thêm là 48.492 triệu đồng so với năm 2009. Số tiền cho vay trong năm 2009
giảm do giá các yếu tố đầu vào tăng vọt, các doanh nghiệp ngại đầu tƣ do dễ dẫn
đến thua lỗ mất khả năng trả vốn cho ngân hàng.
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
350.000
400.000
450.000
500.000
Triệu đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm
Doanh nghiệp
Hộ sản xuất
Hình 4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của NHNo huyện Long Hồ
giai đoạn (2008-2010)
 Tóm lại, cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay có lợi cho Ngân hàng và
khách hàng, vì Ngân hàng sớm thu hồi đƣợc vốn, làm cho đồng vốn thu hồi đƣợc
nhiều mở rộng đầu tƣ cho những lĩnh vực khác, về phía ngƣời vay, chịu lãi suất thấp
phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Hơn Ngân hàng còn bám sâu
vào mục tiêu của Huyện về phát triển nông nghiệp nông thôn, nhất là việc cho vay
chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp theo từng cụm, từng tuyết dân
cƣ làm tăng thêm thu nhập cho ngƣời dân, đảm bảo cuộc sống và tích lũy để trả nợ.
Đây là những điều kiện để góp phần làm giảm rủi ro trong đầu tƣ tín dụng.
4.2.1.2 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế
Để chi tiết hơn là hộ sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề gì
thì ta phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế. Theo ngành kinh tế gồm các
ngành nhƣ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ và ngành khác.
Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 3 NĂM (2008-2010)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
2009/2008 2010/2009
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền % Số tiền %
TỔNG CỘNG 434.438 100,00 457.649 100,00 558.553 100,00 23.211 5,34 100.904 22,05
- Nông nghiệp 253.062 58,25 243.472 53,20 286.322 51,26 -9.590 -3,79 42.850 17,60
- Tiểu thủ CN 31.018 7,14 19.390 4,24 35.529 6,36 -11.628 -37,49 16.139 83,23
- TM – DV 122.976 28,31 163.064 35,63 180.560 32,33 40.088 32,60 17.496 10,73
- Khác 27.382 6,30 31.723 6,93 56.142 10,05 4.341 15,85 24.419 76,98
(Nguồn: Phòng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ)
 Ngành nông nghiệp
Ngành nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của đồng bằng sông Cửu Long
cũng nhƣ ở huyện Long Hồ. Hoạt động trên một huyện có diện tích nông nghiệp
chiếm 75% và có hơn 70% hộ sống bằng nghề nông, do vậy nông nghiệp là lĩnh vực
phục vụ chủ yếu và NHNo&PTNT huyện Long Hồ cũng đã tập trung cho vay chủ
yếu vào nông nghiệp nhƣ cho vay trồng trọt, chăm sóc vƣờn, chăn nuôi… Từ đó,
làm cho doanh số cho vay vào đối tƣợng này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng
doanh số cho vay của ngân hàng. Trong ba năm doanh số cho vay ngành nông
nghiệp biến động cụ thể nhƣ năm 2009 doanh số cho vay là 243.472 triệu đồng
chiếm tỷ trọng 53,20% tức giảm 3,79% so với năm 2008 tƣơng ứng giảm 9.590 triệu
đồng. Sang năm 2010 doanh số cho vay về ngành nông nghiệp là 286.322 triệu đồng
chiếm 51,26% tổng doanh số cho tƣơng ứng tăng 42.850 triệu đồng tức tăng 17,60%
so với năm 2009. Nguyên nhân là do những năm qua giá lúa gạo tăng cao và sản
lƣợng xuất khẩu lúa gạo trong nƣớc tăng, các loại trái cây nông sản cũng đƣợc xuất
khẩu ra nƣớc ngoài nhiều hơn trƣớc từ đó khuyến khích nông dân sản xuất, kinh
doanh nên nhu cầu về vốn cũng tăng theo làm doanh số cho vay của ngân hàng cũng
tăng. Bên cạnh đó, sự quan tâm sâu sắc của Ban lãnh đạo Ngân hàng cùng với tận
tụy trong công việc của cán bộ tín dụng luôn tìm kiếm khách hàng mới.
 Ngành tiểu thủ công nghiệp
Bên cạnh Ngân hàng cho vay ngành nông nghiệp thì cũng tập trung cho vay
tiểu thủ CN vì có nhiều ngành nghề truyền thống trên địa bàn huyện. Đây là lĩnh vực
rất phát triển của huyện do nơi đây có nhiều ngành nghề truyền thống nhƣ làm gốm,
đan chiếu, đan thảm… Trong năm 2009 doanh số cho vay là chỉ đạt 19.390 triệu
đồng chiếm 4,24% tƣơng ứng giảm 11.628 triệu đồng tức tăng 37,49% so với năm
2008. Sang năm 2010 doanh số cho vay đạt 35.529 triệu đồng chiếm 6,36% tổng
doanh số cho vay tức tăng 83,23% tăng thêm 16.139 triệu đồng so với năm 2009.
Nguyên nhân doanh số cho vay ngành tiểu thủ CN biến động là do năm 2009 do các
ngành nghề không mở rộng đầu tƣ lớn hơn vì nền kinh tế có nhiều biến động về giá
cả hàng hóa và chi phí.
 Ngành thƣơng mại dịch vụ
Tiếp theo, ngành thƣơng mại dịch vụ năm 2009 doanh số cho vay đạt đƣợc
163.064 triệu đồng, chiếm 35,63% trong tổng số cho vay, tăng lên 40.088 triệu đồng
tức tăng 13,60% so với năm 2008. Sang năm 2010 doanh số cho vay đạt đƣợc
180.560 triệu đồng chiếm 32,33% trong tổng doanh số cho vay tăng 17.496 triệu
đồng tức tăng 10,73% so với năm 2009. Nguyên nhân là do huyện tiếp tục đầu tƣ
phát triển chợ, nâng cấp sửa chửa và đƣa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng
hóa của ngƣời dân trong và ngoài huyện tốt hơn góp phần quan trọng vào việc thay
đổi bộ mặt nông thôn. Đồng thời, do ảnh hƣởng của việc đầu tƣ thị xã Vĩnh Long
thành đô thị loại III mà cho các hộ dân trong vùng chủ yếu là những hộ sống ở thị
trấn Long Hồ, vùng ven thị xã… đầu tƣ cơ sở hoạt động kinh doanh, quán xá, cửa
hàng…mọc lên, dẫn đến hoạt động thƣơng mại dịch vụ phát triển cao.
 Ngành khác
Cho vay cán bộ công nhân viên, cầm cố, bất động sản…Năm 2009 doanh số
cho vay của các ngành khác đạt 31.723 triệu đồng chiếm 6,93 tƣơng ứng tăng 4.341
triệu đồng tức tăng 15,85% so với năm 2008. Sang năm 2010 doanh số cho vay của
các ngành khác đạt 56.142 triệu đồng chiếm 10,05% tƣơng ứng tăng 24.419 triệu
đồng tức tăng 76,98% so với năm 2009. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số
cho vay theo ngành kinh tế nhƣng góp phần đáng kể trong doanh số cho vay của
ngân hàng qua các năm.
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
Triệu đồng
Nông nghiệp Tiểu thủ CN TM-DV Khác Năm
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Hình 5: Doanh số cho vay NHNo huyện Long Hồ theo ngành nghề kinh tế giai
đoạn (2008-2010)
 Tóm lại, doanh số cho vay các ngành kinh tế của ngân hàng tăng qua các năm
đối với các ngành nông nghiệp, thƣơng mại dịch vụ; riêng đối với ngành tiểu thủ
công nghiệp và ngành khác tăng không đáng kể.
4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn
4.2.2.1 Tình hình thu nợ của ngân hàng theo thành phần kinh tế qua 3
năm (2008-2010)
Thu nợ là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả các ngân hàng.
Việc thu hồi nợ tốt hay không là do mỗi ngân hàng biết tính toán và tránh đƣợc
những rủi ro có thể xảy ra, từ đó việc thu hồi nợ mới đúng hạn và nhanh chóng.
Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng
thời phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm có sự tăng trƣởng khá tốt. Sự
tăng lên của doanh số cho vay làm cho doanh số thu nợ cũng tăng theo. Để thấy
đƣợc tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế có hiệu quả hay không ta tiến hành
phân tích số liệu sau:
Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM (2008-2010)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
2009/2008 2010/2009
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền % Số tiền %
TỔNG CỘNG 451.621 100,00 427.726 100,00 529.123 100,00 -23.895 -5,29 101.397 23,71
- Doanh nghiệp 36.336 8,05 22.318 5,22 74.555 14,09 -14.018 -38,58 52.237 234,06
- Hộ sản xuất 415.285 91,95 405.408 94,78 454.568 85,91 -9.877 -2,38 49.160 12,13
(Nguồn: Phòng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ)
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ

More Related Content

What's hot

Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...PinkHandmade
 
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAYLuận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phương thức tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại thư viện tạ qu...
Phương thức tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại thư viện tạ qu...Phương thức tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại thư viện tạ qu...
Phương thức tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại thư viện tạ qu...nataliej4
 
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...nataliej4
 
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019PinkHandmade
 
SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ...
SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ...SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ...
SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ...nataliej4
 

What's hot (13)

Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
 
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAYLuận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
 
Phương thức tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại thư viện tạ qu...
Phương thức tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại thư viện tạ qu...Phương thức tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại thư viện tạ qu...
Phương thức tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại thư viện tạ qu...
 
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...
 
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
 
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toán
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toánLuận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toán
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toán
 
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019
 
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thôngLuận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
 
SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ...
SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ...SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ...
SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ...
 
Lv (31)
Lv (31)Lv (31)
Lv (31)
 
Luận văn: Đánh giá hiểu biết của học sinh lớp 10 về thống kê cơ bản
Luận văn: Đánh giá hiểu biết của học sinh lớp 10 về thống kê cơ bảnLuận văn: Đánh giá hiểu biết của học sinh lớp 10 về thống kê cơ bản
Luận văn: Đánh giá hiểu biết của học sinh lớp 10 về thống kê cơ bản
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học viên trường Cảnh sát, HAY
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học viên trường Cảnh sát, HAYLuận văn: Kỹ năng giao tiếp của học viên trường Cảnh sát, HAY
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học viên trường Cảnh sát, HAY
 
Ảnh hưởng của phương pháp dạy học theo vấn đề đến kiến thức khái niệm
Ảnh hưởng của phương pháp dạy học theo vấn đề đến kiến thức khái niệmẢnh hưởng của phương pháp dạy học theo vấn đề đến kiến thức khái niệm
Ảnh hưởng của phương pháp dạy học theo vấn đề đến kiến thức khái niệm
 

Similar to Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ

Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...
Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...
Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Chuyên đề môn học tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014
Chuyên đề môn học   tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014Chuyên đề môn học   tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014
Chuyên đề môn học tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014https://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn LâmKhóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn LâmDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Huyện Mù Cang Chải – Yên...
Khóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Huyện Mù Cang Chải – Yên...Khóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Huyện Mù Cang Chải – Yên...
Khóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Huyện Mù Cang Chải – Yên...sividocz
 
Mô hình đếm và phân loại sản phẩm theo chiều cao.pdf
Mô hình đếm và phân loại sản phẩm theo chiều cao.pdfMô hình đếm và phân loại sản phẩm theo chiều cao.pdf
Mô hình đếm và phân loại sản phẩm theo chiều cao.pdfMan_Ebook
 
Mô hình đếm và phân loại sản phẩm theo chiều cao.pdf
Mô hình đếm và phân loại sản phẩm theo chiều cao.pdfMô hình đếm và phân loại sản phẩm theo chiều cao.pdf
Mô hình đếm và phân loại sản phẩm theo chiều cao.pdfMan_Ebook
 

Similar to Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ (20)

Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh ...
Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh ...Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh ...
Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh ...
 
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành động
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành độngLuận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành động
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành động
 
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...
 
Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...
Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...
Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
 
Phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học theo chương Halogen
Phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học theo chương HalogenPhát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học theo chương Halogen
Phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học theo chương Halogen
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học theo chủ ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học theo chủ ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học theo chủ ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học theo chủ ...
 
Chuyên đề môn học tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014
Chuyên đề môn học   tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014Chuyên đề môn học   tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014
Chuyên đề môn học tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014
 
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Việc Làm
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Việc LàmLuận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Việc Làm
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Việc Làm
 
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
 
Các Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docx
Các Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docxCác Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docx
Các Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docx
 
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn LâmKhóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
 
Luận văn: Phát triển năng lực thực hành cho học sinh thông qua hoạt động ngoạ...
Luận văn: Phát triển năng lực thực hành cho học sinh thông qua hoạt động ngoạ...Luận văn: Phát triển năng lực thực hành cho học sinh thông qua hoạt động ngoạ...
Luận văn: Phát triển năng lực thực hành cho học sinh thông qua hoạt động ngoạ...
 
Phát triển năng lực thực hành qua hoạt động ngoại khóa chương Từ trường
Phát triển năng lực thực hành qua hoạt động ngoại khóa chương Từ trườngPhát triển năng lực thực hành qua hoạt động ngoại khóa chương Từ trường
Phát triển năng lực thực hành qua hoạt động ngoại khóa chương Từ trường
 
Khóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Huyện Mù Cang Chải – Yên...
Khóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Huyện Mù Cang Chải – Yên...Khóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Huyện Mù Cang Chải – Yên...
Khóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Huyện Mù Cang Chải – Yên...
 
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
 
Mô hình đếm và phân loại sản phẩm theo chiều cao.pdf
Mô hình đếm và phân loại sản phẩm theo chiều cao.pdfMô hình đếm và phân loại sản phẩm theo chiều cao.pdf
Mô hình đếm và phân loại sản phẩm theo chiều cao.pdf
 
Mô hình đếm và phân loại sản phẩm theo chiều cao.pdf
Mô hình đếm và phân loại sản phẩm theo chiều cao.pdfMô hình đếm và phân loại sản phẩm theo chiều cao.pdf
Mô hình đếm và phân loại sản phẩm theo chiều cao.pdf
 
Đề Tài Đối Thoại Trong Xét Xử Vụ Án Hành Chính Ở Tòa Án.docx
Đề Tài Đối Thoại Trong Xét Xử Vụ Án Hành Chính Ở Tòa Án.docxĐề Tài Đối Thoại Trong Xét Xử Vụ Án Hành Chính Ở Tòa Án.docx
Đề Tài Đối Thoại Trong Xét Xử Vụ Án Hành Chính Ở Tòa Án.docx
 

Recently uploaded

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ

  • 1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LONG HỒ TỈNH VĨNH LONG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. LA NGUYỄN THÙY DUNG LÊ HOÀNG OANH Mã số SV: 4076506 Lớp: Kinh tế nông nghiệp-K33 Cần Thơ - 2011
  • 2. LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày …. tháng ….. năm 2011 Sinh viên thực hiện (ký và ghi họ tên) Lê Hoàng Oanh
  • 3. LỜI CẢM TẠ  Sau bốn năm dƣới giảng đƣờng trƣờng Đại Học Cần Thơ với những kiến thức đƣợc tích lũy từ sự giảng dạy, chỉ dẫn nhiệt của quý Thầy Cô của trƣờng nói chung và quý Thầy Cô Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh nói riêng đã truyền đạt những kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn vô cùng quý giá. Và với khoảng ba tháng thực tập đề tài luận văn tốt nghiệp tại chi nhánh NNHo &PTNT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long nhằm củng cố kiến thức đã học và rút ra những kinh nghiệm thực tiễn bổ sung cho lý luận, đến nay em đã hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn Cô La Nguyễn Thùy Dung hƣớng dẫn em làm đề tài này hoàn thành. Mặc dù, trong suốt quá trình làm đề cƣơng, bảng nháp, đến hoàn thành bảng chính em đã có một số thiếu sót về nội dung cũng nhƣ hình thức trình bày, nhƣng nhờ sự nhiệt tình hƣớng dẫn của Cô em đã khắc phục để hoàn thành luận văn tốt nghiệp về đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long”. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các cô chú, anh chị trong ngân hàng chỉ dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập vừa qua, đặc biệt là các cô chú, anh chị trong Phòng tín dụng đã nhiệt tình hƣớng dẫn, giải đáp những thắc mắc, truyền đạt những kiến thức thực tế bổ ích cho em hoàn thành tốt luận văn này. Em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh, Ban giám đốc và các cô chú, anh chị trong NHNo&PTNT Long Hồ dồi dào sức khoẻ, vui tƣơi, hạnh phúc và thành công trong công việc cũng nhƣ cuộc sống. Ngày .…. tháng .…. năm 2011 Sinh viên thực hiện (ký và ghi họ tên) Lê Hoàng Oanh
  • 4. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... Ngày ….. tháng ….. năm 2011 Thủ trƣởng đơn vị (ký tên và đóng dấu)
  • 5. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN  Họ và tên giáo viên hƣớng dẫn: La Nguyễn Thùy Dung Học vị: Thạc sỹ Chuyên ngành: Marketing Cơ quan công tác: Trƣờng Đại học Cần Thơ Họ và tên sinh viên: Lê Hoàng Oanh Mã số sinh viên: 4076506 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Tên đề tài: “Phân tích hoạt tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long” NỘI DUNG NHẬN XÉT  1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ................................................................................................................... ................................................................................................................... 2. Về hình thức: ................................................................................................................... ................................................................................................................... 3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn: ................................................................................................................... ................................................................................................................... 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ................................................................................................................... ................................................................................................................... 5. Nội dung và kết quả đạt đƣợc:
  • 6. ................................................................................................................... ................................................................................................................... 6. Các nhận xét khác ................................................................................................................... ................................................................................................................... 7. Kết luận ................................................................................................................... ................................................................................................................... Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2011 Giáo viên hƣớng dẫn (ký và ghi họ tên)
  • 7. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN  ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... Ngày …. tháng …. năm 2011 Giáo viên phản biện (ký và ghi họ tên)
  • 8. MỤC LỤC Trang Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .................................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................................................................1 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu .............................................................................1 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn .....................................................................2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .........................................................................3 1.2.1 Mục tiêu chung.........................................................................................3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................3 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................3 1.3.1 Không gian nghiên cứu..............................................................................3 1.3.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................................3 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................3 1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....4 Chƣơng 2:PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................................5 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................5 2.1.1 Khái niệm về hoạt động tín dụng................................................................5 2.1.2 Các khái niệm về hoạt động tín dụng ..........................................................6 2.1.3 Một số quy định trong hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ ........................................................................................................................7 2.1.4 Các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn................................................................9 2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn.....................................11 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................12 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ...................................................................12 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu..................................................................12 Chƣơng 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN LONG HỒ ....................................................................................14 3.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN LONG HỒ........................................................14 3.2 KHÁI QUÁT CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN LONG HỒ ................14
  • 9. 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Hồ .................................................................................................................14 3.2.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng..................................................................15 3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ...............................................15 3.2.4 Những quy định chung về tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Hồ...............................................................................................17 3.2.5 Quy trình cấp tín dụng ngắn hạn của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Hồ ................................................................................................................18 3.3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010)...............................................................................20 3.3.1 Doanh thu ..............................................................................................22 3.3.2 Chi phí...................................................................................................23 3.3.3 Lợi nhuận...............................................................................................24 Chƣơng 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN LONG HỒ .................................26 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA 3 NĂM (2008-2010) CỦA NHNo HUYỆN LONG HỒ .............................................................................26 4.1.1 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm (2008-2010) ......................26 4.1.2 Phân tích vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm (2008-2010)...................29 4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN QUA 3 NĂM (2008- 2010) CỦA NHNo HUYỆN LONG HỒ............................................................34 4.2.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn........................................................34 4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn..........................................................41 4.2.3 Phân tích dƣ nợ tín dụng ngắn hạn............................................................47 4.2.4 Phân tích nợ xấu tín dụng ngắn hạn ..........................................................53 4.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN ...58 Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN LONG HỒ .............................................................................................................. 61 5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN ..................................................61
  • 10. 5.1.1 Về phía ngân hàng ..................................................................................61 5.1.2 Về phía khách hàng.................................................................................61 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN.... ......................................................................................................................62 5.2.1 Đối với công tác huy động vốn.................................................................62 5.2.2 Đối với hoạt động cho vay.......................................................................64 5.2.3 Đối với công tác thu hồi nợ......................................................................64 5.2.4 Một số giải pháp khác .............................................................................65 Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................66 6.1 KẾT LUẬN ..............................................................................................66 6.2 KIẾN NGHỊ..............................................................................................66 6.2.1 Đối với NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long ...................................................66 6.2.2 Đối với NHNo & PTNT huyện Long Hồ...................................................67 6.2.3 Đối với chính quyền địa phƣơng ..............................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................68 PHỤ LỤC ....................................................................................................70 PHỤ LỤC BẢNG SỐ LIỆU THEO THỜI HẠN................................................70
  • 11. DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010)...............................................................................21 Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010) .. ......................................................................................................................27 Bảng 3: VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010).......30 Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010) ......................................................................................................................35 Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THEO NGÀNH KINH TẾ ......................................................................................................................38 Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010) . ......................................................................................................................42 Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010)...............................................................................45 Bảng 8: DƢ NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010).......................48 Bảng 9: DƢ NỢ THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010) ..........................................................................................51 Bảng 10: NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010)...................54 Bảng 11: NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ QUA 3 NĂM (2008-2010) ..........................................................................................56 Bảng 12: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010)...............................................................................58
  • 12. DANH MỤC HÌNH Trang Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Long Hồ .................16 Sơ đồ 2. Quy trình cấp tín dụng của NHNo&PTNT huyện Long Hồ ....................18 Hình 1: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo huyện Long Hồ giai đoạn (2008-2010)....................................................................................................25 Hình 2: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của NHNo huyện Long Hồ giai đoạn (2008- 2010) .............................................................................................................28 Hình 3: Nguồn vốn huy động của NHNo huyện Long Hồ 3 năm (2008-2010) .....33 Hình 4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của NHNo huyện Long Hồ giai đoạn (2008-2010)............................................................................................37 Hình 5: Doanh số cho vay của NHNo huyện Long Hồ theo ngành kinh tế giai đoạn (2008-2010)....................................................................................................41 Hình 6: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của NHNo huyện Long Hồ giai đoạn (2008-2010)............................................................................................44 Hình 7: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của NHNo huyện Long Hồ giai đoạn (2008-2010)....................................................................................................47 Hình 8: Dƣ nợ theo thành phần kinh tế của NHNo huyện Long Hồ giai đoạn (2008- 2010) .............................................................................................................49 Hình 9: Dƣ nợ theo ngành kinh tế của NHNo huyện Long Hồ giai đoạn (2008-2010) ......................................................................................................................53 Hình 10: Nợ xấu theo thành phần kinh tế của NHNo huyện Long Hồ giai đoạn (2008-2010)....................................................................................................55 Hình 11: Nợ xấu theo ngành kinh tế của NHNo huyện Long Hồ giai đoạn (2008- 2010) .............................................................................................................57
  • 13. DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT    NHNo & PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NHNN: Ngân hàng Nhà nƣớc HĐTD: Hoạt động tín dụng HĐDV: Hoạt động dịch vụ CNV: Công nhân viên NN: Nhà nƣớc CN: Công nghiệp TM-DV: Thƣơng mại dịch vụ
  • 14. Chƣơng 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu Nền kinh tế nƣớc ta xuất phát điểm từ nền kinh tế nông nghiệp. Cho nên có thể nói rằng nông nghiệp nƣớc ta vẫn luôn là mặt trận hàng đầu, có tầm quan trọng chiến lƣợc. Ổn định sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của đất nƣớc. Chính vì lẽ đó mà chủ trƣơng phát triển nông nghiệp, nông thôn là một trong những vấn đề luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay nhằm từng bƣớc cải thiện bộ mặt nông thôn Việt Nam trong tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nƣớc. Một trong những trở ngại lớn nhất trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn của cả nƣớc nói chung và huyện Long Hồ nói riêng là vấn đề về vốn. Nhu cầu vốn vào cây trồng vật nuôi, chẳng hạn đối với cây lúa mỗi khi vào vụ. Hơn 10 năm thực hiện chính đổi mới kinh tế (1999-2009), thực hiện “Quyết định 67/QĐ/TTg về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn”, sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 5,6%/năm. Từ một nƣớc thiếu lƣơng thực, trở thành nƣớc thứ 2 Thế giới về xuất khẩu lƣơng thực, các sản phẩm nông, lâm, thuỷ hải sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Có nhiều yếu tố góp vào thành công đó, trong đó tín dụng có một đóng góp hết sức to cho nông nghiệp, nông thôn qua kênh tín dụng Ngân hàng tăng 30 - 40%/năm. Một trong những thay đổi cơ bản trong tín dụng Ngân hàng cho nông nghiệp, nông thôn là chuyển hƣớng cho vay hộ nông dân. Vốn tín dụng Ngân hàng đầu tƣ cho kinh tế hộ chiếm khoảng 60 - 70 % (2010) tổng dƣ nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn. Cơ chế cho vay đối tƣợng này ngày càng đƣợc hoàn thiện. Chính sách của Đảng, Chính Phủ ngày càng cởi mở và sát với thực tiễn, đƣợc NHNN cụ thể bằng các cơ chế và NHNo&PTNT hƣớng dẫn trong các quy định cho vay. Có thể nói, việc mở rộng cho vay kinh tế hộ đã giúp cho hàng triệu hộ nông dân đƣợc tiếp cận với tín dụng Ngân
  • 15. hàng, có nhiều cơ hội để xoá đói, giảm nghèo và làm giàu, làm thay đổi cuộc sống ngƣời dân và bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long là vùng đất giàu tiềm năng phát triển. Thế mạnh kinh tế của Long Hồ là nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp là ngành chuyên gặp rủi ro do thiên tai, lũ lụt và giá cả nông sản. Tuy nhiên, trong quá trình Ngân hàng vận động, phát triển của kinh tế thị trƣờng, quan hệ tín dụng nông dân ngày càng bộc lộ nhiều vƣớng mắc. Việc nâng cao chất lƣợng cho vay không phải lúc nào cũng thuận lợi, dễ dàng. Các thủ tục, quy trình cho vay luôn đòi hỏi phải cải tiến, vừa đảm bảo tiện ích cho dân nhƣng cũng phải đảm bảo an toàn vốn cho Ngân hàng. Vì thế, NHNo & PTNT huyện Long Hồ có vai trò quan trọng trong việc giúp vốn cho nông dân tiếp tục sản xuất đảm bảo sản xuất và tái sản xuất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Thêm vào đó, góp phần thực hiện chính sách của huyện nâng cao đời sống ngƣời dân địa phƣơng và cải thiện bộ mặt nông thôn phát triển giàu đẹp. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long” là hết sức cần thiết nhằm đƣa ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn Tín dụng là lĩnh vực hoạt động chủ đạo của ngân hàng NHNo&PTNT huyện Long Hồ, do đó hoạt động này sẽ ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời, nó cũng ảnh hƣởng một cách gián tiếp hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng. Trong công cuộc đổi mới ngày nay, ngân hàng thật sự là nhân tố quyết định hàng đầu cho sự phát triển kinh tế và đã trở thành ngƣời bạn thân thiết của ngƣời dân. Điều đó, đƣợc thể hiện qua quá trình giúp vốn cho nông dân đẩy mạnh sản xuất và tái sản xuất trong nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống, giải quyết việc làm cho số lƣợng lớn lao động ở nông thôn góp phần xóa dần tình trạng đói nghèo ở nông thôn. Tuy nhiên, nhu cầu vốn của ngƣời nông dân ngày càng cao nên NHNo&PTNT Long Hồ đã đặt ra cho mình một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là phải nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của mình bằng cách đẩy mạnh và mở
  • 16. rộng các phƣơng thức huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng một cách hợp lý nhất và đồng thời thu hồi vốn một cách cách hiệu quả nhất. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài tập trung phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long nhằm đƣa ra các giải pháp nâng cao hơn nữa chất lƣợng hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Phân tích tình hình kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Hồ để đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động của chi nhánh từ năm 2008 đến năm 2010.  Phân tích tình hình nguồn vốn, huy động vốn, tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn nhƣ doanh số cho vay, thu nợ, dƣ nợ, nợ xấu theo thành phần kinh tế, theo ngành nghề từ năm 2008 đến 2010.  Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn.  Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NHNo& PTNT huyện Long Hồ. Địa chỉ tại Khóm 5 – Thị Trấn Long Hồ, Huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long. 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Thông tin số liệu đƣợc sử dụng cho luận văn là thông tin số liệu từ năm 2008 đến năm 2010. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động tín dụng ngắn hạn. Là các số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng ngắn hạn lấy từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT
  • 17. huyện Long Hồ qua 3 năm (2008-2010) và các nguồn thông tin xác thực có liên quan đến hoạt động tín dụng tại ngân hàng. 1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này, em có tham khảo những bài luận văn tốt nghiệp nhƣ sau: Nguyễn Văn Thiện (2007), Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay hộ nông dân tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, Tủ sách ĐHCT. Nội dung là tìm ra những nhân tố ảnh hƣởng đến việc huy động vốn tại Ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng nhƣ đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn vay cho hộ nông dân, đề tài đi vào phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn của Ngân hàng. Từ đó kiến nghị giải pháp để khắc phục những vấn đề tồn động trong huy động vốn và cho vay vốn của Ngân hàng. Đinh Hồng Phƣợng (2008), Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, Tủ sách ĐHCT. Nội dung phân tích hoạt động tín dụng gồm có phân tích doanh số cho vay, thu nợ, dƣ nợ, nợ quá hạn phân theo thời hạn, theo đối tƣợng cho vay, theo thành phần kinh tế thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng nhƣ tổng dƣ nợ trên nguồn vốn huy động, nợ xấu trên tổng dƣ nợ, hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Nguyễn Thị Vĩnh An (2009), Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, Tủ sách ĐHCT. Đề tài phân tích, đánh giá tổng quát hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp thông qua phân tích nguồn vốn, vốn huy động, tình hình cho vay, thu nợ, dƣ nợ, nợ quá hạn để thấy rõ thực trạng tín dụng đồng thời đề xuất giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng. Trên cơ sở đó sẽ là nền tảng cho đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Long Hồ” đƣợc phân tích ở đây sẽ làm rõ về hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng trong thời gian qua, cũng nhƣ đƣa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng tại ngân hàng.
  • 18. Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm về hoạt động tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa. Tín dụng là quan hệ kinh tế thể hiện dƣới hình thức vay mƣợn và hoàn trả. Tín dụng là quan hệ kinh tế đƣợc biểu hiện dƣới hình thái tiền tệ và hiện vật, trong đó ngƣời đi vay phải trả cho ngƣời cho vay cả gốc và lãi sau một thời kỳ nhất định. 2.1.1.2 Chức năng của tín dụng Trong nền kinh tế thị trƣờng tín dụng có hai chức năng sau:  Chức năng phân phối lại tài nguyên: Tín dụng là sự chuyển nhƣợng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Thông qua sự chuyển nhƣợng này tín dụng góp phần phân phối lại tài nguyên, thể hiện ở chỗ: - Ngƣời cho vay có một số tài nguyên tạm thời chƣa dùng đến, thông qua tín dụng, số tài nguyên đó đƣợc phân phối lại cho ngƣời đi vay. - Ngƣợc lại, ngƣời đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận đƣợc phần tài nguyên đƣợc phân phối lại.  Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển sản xuất: Nhờ tín dụng mà quá trình chu chuyển tuần hoàn vốn trong từng đơn vị nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung đựơc thực hiện một cách bình thƣờng và liên tục. Do đó, tín dụng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và lƣu thông hàng hoá. 2.1.1.3 Phân loại tín dụng Tín dụng phân loại theo tiêu thức thời hạn có ba loại:  Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dƣới 12 tháng, đƣợc xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, loại tín
  • 19. dụng này chiếm chủ yếu trong Ngân hàng. Tín dụng ngắn hạn thƣờng đƣợc dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lƣu động và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân.  Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 12 đến 60 tháng dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ.  Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng đƣợc sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. 2.1.2 Các khái niệm về hoạt động tín dụng  Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng phát vay trong một khoảng thời gian nhất định không kể món vay đó đã thu hồi hay chƣa, thƣờng xác định theo tháng, quý, hoặc năm.  Doanh số thu nợ: Là tất cả các món nợ mà ngân hàng đã thu hồi từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trƣớc đó.  Dư nợ tín dụng: Dƣ nợ chịu tác động bởi doanh số cho vay và doanh số thu nợ; nói cách khác, các chỉ tiêu này có quan hệ chặt chẽ, mật thiết. Công thức tính: Dƣ nợ Năm X = Dƣ nợ Năm X-1 + Doanh số cho vay Năm X – Doanh số thu nợ Năm X - Là số tiền còn lại lũy kế của những năm trƣớc chƣa thu hồi và số dƣ phát sinh trong năm hiện hành, là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm nào đó ngân hàng cho vay bao nhiêu và đây cũng chính là khoản mà ngân hàng cần thu về.  Dư nợ bình quân: Là số tiền mà ngân hàng cho vay trung bình trong kỳ. Dƣ nợ bình quân cao thì hoạt động của ngân hàng càng phát triển, song song đi kèm theo đó là tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng. Do đó đòi hỏi ngân hàng phải biết lƣờng trƣớc đƣợc những rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp phòng ngừa thích hợp vừa nâng cao hiệu quả tín dụng vừa tránh đƣợc rủi ro.  Nợ xấu: Là những khoản tín dụng bao gồm cả gốc và lãi hoặc gốc hoặc lãi không thu đƣợc khi đến hạn.
  • 20.  Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay đƣợc tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến khi trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. 2.1.3 Một số quy định trong hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Long Hồ 2.1.5.1 Điều kiện cấp tín dụng Điều kiện cấp tín là những yêu cầu của ngân hàng đối với ngƣời vay để làm cơ sở xem xét ra quyết định cho vay hay không cho vay. Các khách hàng muốn đƣợc ngân hàng cho vay vốn thì phải có những điều kiện cơ bản sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết: + Có vốn tự có tham gia vào dự án, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Mức vốn tự có tối thiểu là 10% trong tổng nhu cầu vốn đối với cho vay ngắn hạn, 15% trong tổng nhu cầu vốn đối với cho vay trung và dài hạn. + Kinh doanh có hiệu quả: Có lãi, trƣờng hợp lỗ thì phải có phƣơng án khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Đối với khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu ổn định để trả nợ ngân hàng. + Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 06 tháng tại NHNo&PTNT Việt Nam. - Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc có dự án đầu tƣ, phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. - Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và hƣớng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam.
  • 21. - Các điều kiện cho vay có thể đƣợc từng ngân hàng cụ thể hóa tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động của khách hàng, đặc điểm của từng khoản vay, tùy thuộc vào môi trƣờng kinh doanh… 2.1.5.2 Đối tƣợng cấp tín dụng - Đối tƣợng mà ngân hàng cho vay là những khoản chi phí vốn cần thiết để hình thành tài sản cố định, tài sản lƣu động và các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của ngân hàng trong một thời kỳ nào đó. Ngân hàng cho vay với các đối tƣợng sau: + Giá trị vật tƣ, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tƣ phát triển sản xuất. + Số tiền vay trả cho tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chƣa bàn giao và đƣa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung và dài hạn để đầu tƣ vào tài sản cố định mà khoản lãi đƣợc tính trong giá trị tài sản cố định đó. 2.1.5.3 Thời hạn tín dụng - Thời hạn cho vay: Là khoảng thời gian mà ngƣời đi vay đƣợc quyền sử dụng vốn vay. Thời hạn tín dụng đƣợc tính từ khi ngƣời đi vay rút khoản tiền vay đầu tiên đến khi trả hết nợ. Thời hạn tín dụng đƣợc xác định dựa trên chu kỳ sản xuất kinh doanh của ngƣời đi vay, thời gian đầu tƣ của dự án vay vốn và khả năng cho vay cũng nhƣ khả năng trả nợ của ngƣời vay vốn. 2.1.5.4 Đảm bảo tín dụng - Đảm bảo tín dụng là phƣơng tiện tạo cho ngân hàng có sự đảm bảo rằng sẽ có một nguồn tiền khác để hoàn trả nợ vay cho mình khi ngƣời đi vay không có khả năng hoặc không trả nợ. Các loại đảm bảo tín dụng:  Đảm bảo đối vật là hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản là vật chất của ngƣời vay nhằm xác định những cơ sở pháp lý để ngân hàng có đƣợc những quyền hạn nhất định đối với tài sản của ngƣời vay nhằm tạo ra nguồn thu thứ hai khi ngƣời mắc nợ không có khả năng trả nợ. Tài sản để đảm bảo trả nợ của ngân hàng nông nghiệp Long Hồ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất, các loại xe, các tài sản khác hình thành từ vốn vay.
  • 22.  Đảm bảo đối nhân (bảo lãnh) là một hợp đồng qua đó một ngƣời bảo lãnh cam kết với ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng trong trƣờng hợp khách hàng vay vốn mất khả năng thanh toán. Căn cứ vào độ an toàn của bảo lãnh, ngƣời ta chia thành 2 loại:  Bảo lãnh không có tài sản đảm bảo: thƣờng dùng cho những doanh nghiệp hay cá nhân có khả năng tài chính vững mạnh và có uy tín trên thƣơng trƣờng hay đối với ngân hàng.  Bảo lãnh bằng tài sản của ngƣời bảo lãnh: Khi ngân hàng không quen biết ngƣời bảo lãnh hoặc không tin tƣởng ở uy tín của ngƣời này, ngân hàng yêu cầu ngƣời bảo lãnh phải thế chấp tài sản của mình để đảm bảo việc thi hành nghĩa vụ bảo lãnh. Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp ngƣời bảo lãnh không trả nợ thay cho ngƣời đƣợc bảo lãnh, ngân hàng vẫn có thể phát mãi tài sản này để thu hồi nợ. 2.1.5.5 Lãi suất cho vay - Lãi suất cho vay là tỷ lệ % giữa số lợi tức thu đƣợc trong kỳ so với số vốn phát ra trong một thời kỳ nhất định. Lãi là cơ sở để tính giá trị thu hồi đƣợc của vốn vay sau một thời gian nhất định, tiền lãi mà bên vay phải trả đƣợc tính trên số tiền vay theo lãi suất và theo số dƣ hàng ngày của tiền vay trên cơ sở một năm. - Hiện nay, trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng, lãi suất cơ bản, lãi suất huy động vốn thay đổi thƣờng xuyên. Vì vậy, để hạn chế rủi ro về lãi suất NHNo&PTNT huyện Long Hồ áp dụng lãi suất thỏa thuận biến đổi trong suốt thời gian cho vay: Khi lãi suất cho vay tăng hoặc giảm thì lãi suất trong hợp đồng tín dụng sẽ điều chỉnh tăng hoặc giảm tƣơng ứng (Theo quy định của NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long). Thỏa thuận nói trên đƣợc ghi vào hợp đồng tín dụng khi cho vay. 2.1.4 Các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn Tín dụng ngắn hạn là những khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng giúp khách hàng là các doanh nghiệp và cá nhân tăng cƣờng vốn lƣu động tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Sau đây một số hình thức cấp tín dụng phổ biến của ngân hàng.
  • 23. 2.1.6.1 Nghiệp vụ cho vay từng lần theo món - Hình thức cho vay từng lần theo món là phƣơng thức cho vay mà mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng phải lảm thủ tục cần thiết và kí kết hợp đồng tín dụng. - Hình thức cho vay từng lần đƣợc áp dụng đối với những khách hàng sau:  Khách hàng có nhu cầu vay vốn không thƣờng xuyên hoặc vay vốn theo thời vụ.  Cho vay vốn lƣu động, cho vay bù đắp những thiếu hụt tài chính tạm thời của các doanh nghiệp. 2.1.6.2 Nghiệp vụ cho vay theo hạn mức tín dụng - Cho vay theo hạn mức tín dụng là phƣơng thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. - Hình thức cho vay này áp dụng đối với những khách hàng sau:  Khách hàng có quan hệ tín dụng thƣờng xuyên với ngân hàng.  Khách hàng có đặc điểm sản xuất kinh doanh và luân chuyển vốn không phù hợp với phƣơng thức cho vay từng lần theo món. 2.1.6.3 Nghiệp vụ cho vay theo hạn mức thấu chi - Thấu chi là một nghiệp vụ cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lƣu động nhằm cân đối ngân quỹ hàng ngày trên tài khoản vãng lai của khách hàng. - Nghiệp vụ thấu chi là hình thức cho vay mà ngân hàng thỏa thuận cho phép khách hàng đƣợc chi vƣợt số dƣ trên tài khoản tiền gửi một hạn mức tín dụng nhất định và trong một thời gian nhất định (tháng, quý, năm). - Đối tƣợng áp dụng của nghiệp vụ thấu chi:  Khách hàng có quan hệ giao dịch thƣờng xuyên với ngân hàng.  Khách hàng có uy tín và có khả năng tài chính, đƣợc ngân hàng tín nhiệm ở một mức độ nhất định.
  • 24. 2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn  Tổng dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động (%,lần) Dƣ nợ ngắn hạn Tổng dƣ nợ ngắn hạn / Nguồn vốn huy động = x100% Nguồn vốn huy động Chỉ số này giúp ta xác định hiệu quả đầu tƣ của một đồng vốn huy động. Nó giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động.  Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn (%) Tổng dƣ nợ ngắn hạn Tổng dƣ nợ ngắn hạn / Tổng nguồn vốn = x100% Tổng nguồn vốn Đây là chỉ số tính toán của một đồng vốn. Ngoài ra, chỉ số này giúp nhà phân tích xác định quy mô hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.  Nợ xấu ngắn hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn (%) Nợ xấu ngắn hạn Nợ xấu ngắn hạn / Tổng dƣ nợ ngắn hạn = x100% Tổng dƣ nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh kết quả tín dụng của ngân hàng, tỷ lệ càng thấp thì chất lƣợng tín dụng càng cao. Nợ xấu chứa đựng những rủi ro cho ngân hàng; thực vậy, tỷ lệ trên cho thấy khả năng trả nợ của khách hàng (cao hay thấp). Nếu tỷ số này bằng khoảng 2% thì ngân hàng hoạt động ở mức bình thƣờng.  Hệ số thu nợ (%) Doanh số thu nợ ngắn hạn Hệ số thu nợ ngắn hạn = x100% Doanh số cho vay ngắn hạn Phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định. Hệ số này càng lớn thì càng tốt, chứng tỏ công tác thu hồi vốn của ngân hàng có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.
  • 25.  Vòng quay vốn tín dụng (vòng) Doanh số thu nợ ngắn hạn Vòng quay vốn tín dụng = Dƣ nợ ngắn hạn bình quân Vòng quay vốn tín dụng thể hiện tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Vì thế, vòng quay vốn tín dụng càng nhanh thì hoạt động đƣa vốn vào cho vay càng hiệu quả. 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu - Nguồn số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập chủ yếu từ các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long từ năm 2008 đến năm 2010. - Tổng hợp các thông tin từ tạp chí Ngân hàng, Báo chí Ngân hàng, những tƣ liệu tín dụng tại Ngân hàng, sách báo về Ngân hàng. 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu - Mục tiêu (1) và (2) sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối, phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối, phƣơng pháp tỷ trọng.  Phƣơng pháp thống kê mô tả: Là phƣơng pháp có liên quan đến thu thập số liệu, tóm tắt trình bày và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu.  Phƣơng pháp so sánh: +Số tuyệt đối: So sánh hai chỉ tiêu kinh tế cùng loại hay khác loại về quy mô, khối lƣợng, giá trị trong một khoản thời gian, địa điểm cụ thể. 01 yyy  Trong đó: y : là phần chênh lệch tăng, giảm giữa các chỉ tiêu kinh tế
  • 26. 0y : chỉ tiêu kỳ trƣớc; 1y :chỉ tiêu kỳ sau +Số tương đối: So sánh hai chỉ tiêu kinh tế cùng loại hay khác loại để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống về tỷ lệ, phần trăm trong một khoản thời gian, địa điểm cụ thể. %100 0 01    y yy y Trong đó: y : là phần chênh lệch tăng, giảm giữa các chỉ tiêu kinh tế 0y : chỉ tiêu kỳ trƣớc 1y : chỉ tiêu kỳ sau - Mục tiêu (3) và (4) sử dụng các phƣơng pháp nhƣ sau: + Sử dụng phƣơng pháp bình quân số học để xác định số dƣ cuối kỳ và đầu kỳ. + Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.
  • 27. Chƣơng 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LONG HỒ 3.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN LONG HỒ Long Hồ là một huyện vùng ven bao quanh thành phố Vĩnh Long, cách trung tâm thành phố 8km, huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Vĩnh Long; Bắc giáp huyện Cái Bè của tỉnh Tiền Giang; Nam giáp huyện Tam Bình cùng tỉnh; Tây giáp thành phố Vĩnh Long và huyện Châu Thành của tỉnh Đồng Tháp; Đông giáp huyện Chợ Lách của tỉnh Bến Tre và huyện Mang Thít cùng tỉnh. Về hành chánh, huyện bao gồm thị trấn Long Hồ và 14 xã: Long An, Phú Đức, An Bình, Bình Hoà Phƣớc, Hoà Ninh, Đồng Phú, Tân Hạnh, Thanh Đức, Phƣớc Hậu, Lộc Hoà, Hoà Phú, Long Phƣớc, Phú Quới, Thạnh Quới. Trong đó, 04 xã An Bình, Bình Hoà Phƣớc, Hoà Ninh, Đồng Phú là các xã cù lao nằm trên sông Tiền. Trong những năm qua tình hình kinh tế huyện Long Hồ đã có bƣớc chuyển dịch về cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực, các ngành kinh tế trọng điểm có mức tăng trƣởng cao cơ cấu của ngành sản xuất nông nghiệp nhƣ cây lúa, cây ăn trái, chăn nuôi… Huyện Long Hồ đã và đang thu hút đƣợc nhiều các dự án đầu tƣ lớn vào các khu công nghiệp nhƣ khu công nghiệp Hòa Phú, tuyến công nghiệp Bắc Cổ Chiên và nhiều cụm tuyến dân cƣ. Ngày 30/04/2009 thành lập Thành phố Vĩnh Long là thành phố trực thuộc tỉnh trên cơ sở của Thị xã Vĩnh Long (thành lập theo Nghị định số 16/NĐ-CP của Chính phủ ký ngày 10/4/2009).Là bƣớc ngoặc quan trọng đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế thành phố Vĩnh Long nói chung và huyện Long Hồ nói riêng. 3.2 KHÁI QUÁT CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LONG HỒ 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Long Hồ
  • 28. - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đƣợc thành lập theo Quyết định 400/CP của thủ tƣớng Chính Phủ. Ngân hàng đƣợc thành lập 100% vốn ngân sách cấp là ngân hàng quốc doanh đa năng, hiện nay là NHNo&PTNT Việt Nam có trụ sở chính đặt tại Hà Nội, mỗi thành phố, mỗi tỉnh đều có chi nhánh trực thuộc khu vực, ban lãnh đạo và điều hành trong các chi nhánh do NHNo&PTNT Việt Nam bổ nhiệm chỉ đạo quản lý. - Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development, tên viết tắt là AGRIBANK). - Trƣớc ngày 30/04/1975, NHNo&PTNT huyện Long Hồ có tên gọi là “Ngân hàng Phát triển Nông thôn” là một ngân hàng tƣ nhân, hoạt động dƣới hình thức đi vay để cho vay. - Sau ngày 30/04/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Ngân hàng Phát triển Nông thôn trở thành một chi nhánh của NHNo&PTNT với tên gọi là “Ngân hàng Nông nghiệp huyện Long Hồ”. Năm 1997 đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Hồ. - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Long Hồ là chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long. Chi nhánh ngân hàng hoạt động trên địa bàn 11 xã và 1 thị trấn. Mọi hoạt động của ngân hàng do NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long điều hành. - Từ ngày 30/08/2008, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Long Hồ hoạt động trên địa bàn 14 xã và 1 thị trấn với hệ thống phát triển rộng gồm 1 trung tâm và 4 phòng giao dịch tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân đến giao dịch với chi nhánh. 3.2.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long có trụ sở chính đặt tại Khóm 5 - Thị Trấn Long Hồ huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, có 04 phòng giao dịch: Hòa Ninh, An Bình, Thanh Đức, Phú Quới. Số lƣợng cán bộ toàn chi nhánh là 50 cán bộ, tại trung tâm có 25 cán bộ và phòng giao dịch có 25 cán bộ.
  • 29. Bộ máy tổ chức của NHNo & PTNT huyện Long Hồ Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Hồ 3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban  Ban giám đốc: Gồm 03 cán bộ: - Lãnh đạo trực tiếp mọi hoạt động của chi nhánh, đề ra chiến lƣợc hoạt động kinh doanh, định hƣớng phát triển, quy định nhiệm vụ và quản lý phòng nghiệp vụ. + Giám đốc: Quản lý chung, điều hành chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động của ngân hàng và các phòng giao dịch. + 02 phó giám đốc: Giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh mà giám đốc giao phó. Thay mặt giám đốc giải quyết các công việc khi giám đốc đi vắng. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ BỘ PHẬN KIỂM SOÁT NỘI BỘ BỘ PHẬN HÀNH CHÁNH NHÂN SỰ PHÒNG GIAO DỊCH HÒA NINH PHÒNG GIAO DỊCH AN BÌNH PHÒNG GIAO DỊCH THANH ĐỨC PHÒNG GIAO DỊCH PHÚ QUỚI PHÒNG KINH DOANH TÍN DỤNG
  • 30.  Phòng kinh doanh tín dụng: Gồm có 08 cán bộ với 01 trƣởng phòng, 01 phó phòng, 05 cán bộ phụ trách tín dụng gồm phó phòng và 02 giao dịch viên với nhiệm vụ: - Xây dựng và thực hiện các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo định hƣớng kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long cũng nhƣ NHNo&PTNT Việt Nam.  Về cán bộ tín dụng: Chịu trách nhiệm hƣớng dẫn, thẩm định, quản lý, theo dõi các khoản vay của khách hàng tại địa bàn phụ trách.  Về cán bộ giao dịch: Trực tiếp giao dịch với khách hàng, thu lãi và nợ gốc, tất toán hợp đồng tín dụng.  Kế toán ngân quỹ: Gồm có 10 cán bộ, 01 trƣởng phòng, 01 phó phòng, 05 giao dịch viên, 03 nhân viên phụ trách kho quỹ. - Thực hịên kế hoạch tài vụ, quản lý tài sản của nhà nƣớc và khách hàng. - Thực hiện hoạch toán thống kê theo quy định. - Thƣờng xuyên cung cấp thông tin, báo cáo về cho chi nhánh cấp trên.  Bộ phận kiểm soát nội bộ: Có chức năng kiểm soát kiểm tra nội bộ tại Ngân hàng trong quá trình thực hiện chế độ theo quy chế của pháp luật.  Bộ phận hành chánh nhân sự: Quản lý nhân sự, hành chánh và đời sống của cán bộ trong chi nhánh.  Các phòng giao dịch: Chịu sự quản lý điều hành của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Long Hồ, trực tiếp là giám đốc chi nhánh và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh giống nhƣ trung tâm chi nhánh tại trụ sở của phòng giao dịch, thƣờng xuyên báo cáo mọi hoạt động về trung tâm chi nhánh. 3.2.4 Những quy định chung về tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Long Hồ Quy trình cho vay tại NHNo&PTNT huyện Long Hồ bao gồm các bƣớc nhƣ sau:
  • 31. Sơ đồ 2. Quy trình cấp tín dụng của NHNo & PTNT huyện Long Hồ 3.2.5 Quy trình cấp tín dụng của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Hồ  Bƣớc 1: Tiếp nhận và hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng sẽ liên hệ với Ngân hàng và đƣợc hƣớng dẫn về thủ tục vay vốn gồm: - Hồ sơ pháp lý. - Dự án sản xuất kinh doanh. - Hồ sơ bảo đảm tiền vay.  Bƣớc 2: Cán bộ tín dụng thẩm định các chỉ tiêu Cán bộ tín dụng sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn tiến hành thẩm định tính đầy đủ, đúng đắn và hợp lý của hồ sơ cũng nhƣ khả năng trả nợ của khách hàng. Từ đó, có thể kiểm tra quan sát trực tiếp tại địa bàn nơi đơn vị vay vốn có trụ sở hoạt động. KHÁCH HÀNG CÁN BỘ TÍN DỤNG GIÁM ĐỐCTRƢỞNG PHÒNG TD THU HỒI NỢ GỐC VÀ LÃI KIỂM TRAGIẢI NGÂN TẤT TOÁN HỢP ĐỒNG TỪ CHỐI CHO VAY 1 2 6 5 3 4 8 9 10 7
  • 32.  Bƣớc 3: Trình Trƣởng Phòng Tín Dụng Sau khi thẩm định Cán bộ tín dụng nêu rõ ý kiến của mình cho vay hay không cho vay, trình trƣởng Phòng tín dụng xem xét, kiểm tra, kiểm soát lại toàn bộ hồ sơ, tài liệu điều kiện tín dụng trong quá trình xét duyệt của cán bộ tín dụng. Trƣởng Phòng xem xét hồ sơ xong có thể tái thẩm định nếu cần thiết. Sau đó ghi rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý cho vay. Nếu cho vay thì trình cho Giám Đốc xem xét và ký duyệt.  Bƣớc 4: Trình Giám Đốc Giám Đốc là ngƣời có trách nhiệm cuối cùng quyết định việc cho vay hay không cho vay vốn. Giám Đốc hoặc Phó Giám Đốc sẽ ký duyệt theo quy định của NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long.  Bƣớc 5: Nếu có vấn đề gì trong khi kiểm tra thì Giám Đốc có thể từ chối cho vay.  Bƣớc 6: Giám Đốc hoặc Phó giám đốc sẽ trả hồ sơ cho Cán bộ tín dụng nếu quyết định đồng ý cho vay.  Bƣớc 7: Giải ngân Căn cứ trên hồ sơ đƣợc xét duyệt Cán bộ tín dụng hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay vốn và lý hợp đồng tín dụng, khế ƣớc nhận nợ vay cho phòng kế toán kiểm tra phần xét duyệt theo quy định.  Bƣớc 8: Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh Cán bộ tín dụng phải thƣờng xuyên theo dõi hoạt động sử dụng vốn của khách hàng vay vốn để thực hiện tốt công nợ và tác thu lãi đúng hạn. Trƣờng hợp do nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà khách hàng không trả đƣợc nợ đúng hạn thì Cán bộ tín dụng phải biết rõ lý do để có biện pháp xử lý. Nếu khách hàng vay vốn gặp khó khăn thực sự thì phải làm đơn xin gia hạn nợ gửi đến Ngân hàng.  Bƣớc 9: Kiểm tra, đánh giá hiệu quả cho vay
  • 33. Khi hợp đồng tín dụng kết thúc, khách hàng vay vốn hoàn thành trách nhiệm với Ngân hàng và Cán bộ tín dụng phải phân tích, đánh giá hiệu quả của việc đầu tƣ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của khách hàng. Từ đó, rút ra kinh nghiệm trong cho vay nhằm quyết định mở rộng hay thu hẹp quan hệ tín dụng.  Bƣớc 10: Tất toán hợp đồng tín dụng. 3.3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010) Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Nó cũng giống nhƣ những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố then chốt, nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Để gia tăng lợi nhuận ngân hàng cần phải quản lý tốt các khoản mục tài sản có, nhất là khoản mục cho vay và đầu tƣ; giảm thiểu chi phí trong đó quản lý chặt chẽ việc chi tiêu, mua sắm, công tác phí, tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Sau đây là bảng số liệu về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm (2008-2010).
  • 34.
  • 35. Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010) ĐVT: Triệu đồng (Nguồn:Phòng Kế toán-Ngân quỹ tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Tổng doanh thu 49.408 100,00 46.582 100,00 54.799 100,00 -2.827 -5,72 8.217 17,64 Thu từ HĐTD 43.990 89,03 37.824 81,20 53.463 97,56 -6.166 -14,02 15.639 41,35 Thu từ HĐDV 212 0,43 370 0,79 677 1,24 158 74,53 307 82,97 Thu khác 5.206 10,54 8.388 18,01 659 1,20 3.182 61,12 -7.729 -92,14 2. Tổng chi phí 50.706 100,00 41.467 100,00 48.599 100,00 -9.239 -18,22 7.132 17,20 Chi cho HĐTD 39.120 77,15 27.782 67,00 40.001 82,31 -11.338 -28,98 12.219 43,98 Chi cho HĐDV 404 0,80 597 1,44 600 1,23 193 47,77 3 0,50 Chi cho CNV & quản lý 5.110 10,08 4.753 11,46 5.002 10,29 -357 -6,99 249 5,24 Chi phí khác 6.072 11,97 8.335 20,10 2.996 6,16 2.263 37,27 -5.339 -64,06 3. Lợi nhuận -1.298 100,00 5.115 100,00 6.200 100,00 6.413 -494,07 1.085 21,21
  • 36. 3.3.1 Doanh thu Doanh thu trong năm 2009 đạt 46.582 triệu đồng giảm so với năm 2008 với số tiền là 2.827 triệu đồng tƣơng ứng giảm 5,72%. Sang năm 2010 doanh thu tăng trở lại đạt 54.799 triệu đồng với mức tăng là 8.217 triệu đồng tƣơng ứng tăng 17,64% so với năm 2009. Để biết đƣợc nguồn thu của ngân hàng phát sinh từ đâu ta đi vào phân tích những chỉ tiêu chi tiết hơn của doanh thu. Khi đi vào phân tích từng chỉ tiêu cụ thể ta thấy thu từ hoạt động tín dụng là cao nhất. Mặc dù nguồn thu tại NHNo&PTNT huyện Long Hồ chƣa có sự phân tán, còn quá tập trung vào thu lãi tiền vay nhƣng vẫn có sự đóng góp từ các hoạt động khác nhƣ thu từ hoạt động dịch vụ và các khoản thu khác. Dù hiện tại các khoản thu này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu nhƣng có tốc độ tăng tƣơng đối nhanh nhất là khoản thu từ hoạt động dịch vụ đánh dấu một mở đầu tốt tạo điều kiện thuận lợi cho sự đa dạng nguồn thu sau này. Đối với hoạt động tín dụng trong năm 2009 đạt 37.824 triệu đồng giảm 6.166 triệu đồng tƣơng ứng giảm 14,02% so với năm 2008, và chiếm tỷ trọng là 81,20% vì vào thời gian quý IV/2008 phòng giao dịch Cầu Đôi tách ra khỏi chi nhánh NHNo huyện Long Hồ làm cho địa bàn hoạt động bị thu hẹp lại làm cho doanh thu ngân hàng giảm, sang năm 2010 doanh thu ngân hàng tăng trở lại đạt 53.463 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 97,56% với mức tăng 15.639 triệu đồng tƣơng ứng tăng 41,35% so với năm 2009. Ngoài nguồn thu chính từ hoạt động tín dụng, ngân hàng còn có các khoản thu từ hoạt động dịch vụ, thu khác. Do ngƣời dân chƣa quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng nên tỷ trọng đóng góp vào doanh thu của hoạt động dịch vụ luôn thấp hơn 1% nhƣng nhìn chung doanh thu từ hoạt động này tăng trƣởng rất nhanh từ năm 2008 đến 2010. Năm 2009, thu từ hoạt động dịch vụ đạt 370 triệu đồng, tăng 74,53% tƣơng ứng tăng 158 triệu đồng so với năm 2008. Đến năm 2010 số tiền là 677 triệu đồng tăng 307 triệu đồng tƣơng ứng tăng 82,97% so với năm 2009. Nguồn thu tiếp theo của ngân hàng là các khoản thu khác nhƣ thu từ kinh doanh ngoại tệ và các nguồn thu nhập bất thƣờng. Năm 2009, doanh thu khác đạt 8.388
  • 37. triệu đồng tăng 3.182 triệu đồng tƣơng ứng tăng 61,12% so với năm 2008. Năm 2010, nguồn thu này đạt 659 triệu đồng giảm 7.729 triệu đồng tƣơng ứng giảm 92,14% so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong năm ngân hàng chú trọng công tác tín dụng đƣợc vì tình hình kinh tế ổn định trở lại, hoạt động sản xuất trên địa bàn huyện Long Hồ chuyển biến khả quan hơn.  Tóm lại, qua phân tích ta thấy doanh thu của ngân hàng tăng giảm không đều qua 3 năm. Doanh thu chiếm tỷ trọng lớn nhất là thu từ hoạt động tín dụng do ngân hàng cho vay để thu lãi là chủ yếu, các khoản thu còn lại chiếm tỷ trọng thấp nhƣng góp phần đa dạng nguồn thu của ngân hàng. 3.3.2 Chi phí Thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu lớn nhất và quan trọng nhất của ngân hàng nên chi phí hoạt động tín dụng là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Nhƣ năm 2009, tổng chi phí hoạt động là 41.467 triệu đồng giảm 9.239 triệu đồng tƣơng ứng giảm 18,22% so với năm 2008. Vào năm 2010 tổng chi phí là 48.599 triệu đồng, tăng so với năm 2009 là 7.132 triệu đồng tƣơng ứng tăng 17,20%. Bao gồm các khoản chi phí phát sinh nhƣ sau: Tín dụng là nghiệp vụ chính của ngân hàng cho nên để có nguồn vốn kinh doanh thì nghiệp vụ huy động vốn là một nghiệp vụ quan trọng song song với nghiệp vụ tín dụng. Do đó, chi phí hoạt động tín dụng là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động của ngân hàng. Vào năm 2009, chi phí cho hoạt động tín dụng là 27.782 triệu đồng giảm 11.338 triệu đồng tƣơng ứng giảm 28,98% so với năm 2008, và chiếm tỷ trọng là 67% trong tổng chi phí. Năm 2010, chi phí hoạt động tín dụng đạt 40.001 triệu đồng tăng 12.219 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 82,31% tƣơng ứng tăng 43,98% so với năm 2009. Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động tăng lên, thêm vào đó chi phí hoạt động tín dụng tăng lên một phần do giá vàng tăng nên một số khách hàng chuyển sang hình thức đầu tƣ gửi tiết kiệm vàng. Chi phí trả cho hình thức gửi tiết kiệm này tăng. Bên cạnh đó, một số khách hàng lại có xu hƣớng rút tiền gửi tiết kiệm ra để mua vàng dự trữ, đầu cơ. Do đó, ngân hàng muốn huy động đƣợc vốn thì phải tăng lãi suất lên dẫn đến chi phí cho huy động vốn tăng lên.
  • 38. Đối với chi phí cho hoạt động dịch vụ, ta thấy tăng qua các năm do ngân hàng tăng cƣờng hoạt động dịch vụ, nâng cao sự cạnh tranh với các ngân hàng khác. Chi từ hoạt động dịch vụ liên tục tăng trong thời gian qua với tốc độ tăng trong năm 2009 là 597 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 193 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 47,77% so với năm 2008 và năm 2010 so với năm 2009 không đáng kể. Năm 2010, chi phí hoạt động tín dụng đạt 600 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 3 triệu với tỷ lệ tăng so với năm 2009 là 0,50%. Đối với chi phí cho CNV & quản lý: đây là khoản chi tƣơng đối ít biến động. Năm 2009 với số tiền là 4.753 triệu đồng, giảm 6,99% so với năm 2008. Năm 2010, chi phí này tăng 5.002 triệu đồng tƣơng ứng tăng 249 triệu đồng với tỷ lệ tăng tƣơng ứng là 5,24%. Do mức sống ngày càng cao nên chi phí cho CNV và quản lý ngày càng tăng để đảm bảo cho nhu cầu cuộc sống hằng ngày và phục vụ tốt cho công việc. Đối với chi phí khác: có sự biến động mạnh, trong năm 2009 khoản chi này là 8.335 triệu đồng tăng 2.263 triệu đồng tƣơng ứng tăng 37,27% so với năm 2008, sang năm 2010 khoản chi này giảm xuống còn 2.996 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 64,06% tƣơng ứng giảm 5.339 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân làm cho chi phí khác tăng mạnh là do phát sinh thêm các khoản chi phí tách phòng giao dịch Cầu Đôi và chi nhánh dời trụ sở từ khóm 5 sang khóm 1 Thị Trấn Long Hồ để xây dựng lại trụ sở.  Tóm lại, chi phí của ngân hàng qua 3 năm tăng giảm không đều nhau, chi cho hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất. Hàng năm ngân hàng chi cho hoạt động tín dụng là nhiều nhất vì đây là nguồn thu chủ yếu tạo ra thu nhập của ngân hàng. 3.3.3 Lợi nhuận Từ doanh thu và chi phí nhƣ trên làm cho lợi nhuận của ngân hàng qua 3 năm (2008-2010) thay đổi, nguyên nhân là do doanh thu và chi phí tăng giảm không theo xu hƣớng rõ ràng. Vào năm 2009 lợi nhuận đạt 5.115 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 6.413 triệu đồng so với năm 2008. Trong năm 2008, nếu xét về phƣơng pháp kế toán lợi nhuận ngân hàng âm, nhƣng nếu đi sâu phân tích bản chất của những khoản mục chi phí thì ta thấy ngân hàng không phải kinh doanh thua lỗ mà số liệu thể hiện
  • 39. bị âm, mà do khoản chi phí trong năm 2008 quá lớn. Trong năm 2008 có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức 1 phòng giao dịch đã tách riêng độc lập với chi nhánh huyện, việc chia cắt vào cuối năm 2008 nên khoản chi phí chung vẫn chƣa đƣợc tách ra chính vì vậy mà chi phí rất cao. Năm 2009, tình hình kinh tế đã ổn định trở lại nhờ vào chính sách kích cầu của chính phủ đƣa ra vào đầu năm 2009 phát huy tác dụng; sang năm 2010, lợi nhuận ngân hàng đạt 6.200 triệu đồng tƣơng ứng tăng 1.085 triệu đồng so với năm 2009. Thêm vào đó, cùng với sự nổ lực của tập thể cán bộ công nhân viên ngân hàng làm cho tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả hơn.  Tóm lại, lợi nhuận của ngân hàng tăng qua các năm. Đây là thành tựu đạt đƣợc thể hiện sự phấn đấu của Ban lãnh đạo ngân hàng và toàn thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng. -10.000 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 Triệu đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận Hình 1: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo Long Hồ giai đoạn (2008-2010)
  • 40. Chƣơng 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LONG HỒ 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA 3 NĂM (2008-2010) CỦA NHNo HUYỆN LONG HỒ 4.1.1 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm (2008 – 2010) NHNo&PTNT huyện Long Hồ là ngân hàng chuyên phục vụ, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. Trong những năm qua hoạt động tín dụng của ngân hàng tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Nhƣng để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng đa dạng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn đã đặt ra một vấn đề hết sức cấp thiết cho ngân hàng là phải thực hiện tốt công tác huy động vốn. Do nằm trong hệ thống nên việc điều tiết cân đối vốn huy động và cho vay đƣợc dễ dàng hơn, nếu ngân hàng chi nhánh huy động đƣợc vốn cao hơn nhu cầu cho vay thì phần chênh lệch sẽ điều chuyển về ngân hàng cấp trên theo quy định. Ngƣợc lại, nếu ngân hàng chi nhánh huy động vốn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay thì ngân hàng cấp trên sẽ hỗ trợ vốn cho ngân hàng chi nhánh, do đó nguồn vốn để ngân hàng kinh doanh chủ yếu là vốn huy động và vốn điều chuyển của cấp trên.
  • 41. Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn vốn 315.683 100,00 364.815 100,00 432.434 100,00 49.132 15,56 67.619 18,54 - Vốn huy động 171.835 54,43 197.811 54,22 246.975 57,11 25.976 15,12 49.164 24,85 - Vốn điều chuyển 143.848 45,57 167.004 45,78 185.459 42,89 23.156 16,10 18.455 11,05 (Nguồn: Phòng Kế toán – Ngân quỹ tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ)
  • 42. Trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhƣ vốn huy động ở năm 2010 đã tăng lên và vốn điều chuyển giảm xuống.Cụ thể: Năm 2009, vốn huy động đạt 197.811 chiếm tỷ trọng 54,22% triệu đồng tăng 25.976 triệu đồng tăng 15,12% so với năm 2008; vốn điều chuyển năm 2009 là 167.004 triệu đồng chiếm tỷ trọng 45,78% so với năm 2008 tăng 16,10% tƣơng ứng tăng 23.156 triệu đồng. Đến năm 2010, vốn huy động đạt 246.975 triệu đồng chiếm tỷ trọng 57,11% tƣơng ứng tăng 49.164 triệu đồng tăng 24,85% so với năm 2009, tiếp theo là vốn điều chuyển cũng tăng tƣơng ứng là 18.455 triệu đồng đạt 185.459 triệu đồng chiếm tỷ trọng 42,89% tăng 11,05% so với năm trƣớc. Vốn huy động tăng dần qua các năm. Phần lớn thì ngân hàng chi nhánh điều nhận đƣợc vốn điều chuyển khi mà thiếu hụt vốn khi có nghiệp vụ phát sinh, do nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng, nhƣng khi nhận vốn từ ngân hàng cấp trên thì ngân hàng sẽ bị động và phụ thuộc vào ngân hàng cấp trên nên chủ trƣơng của ngân hàng là cố gắng nâng cao vốn huy động của ngân hàng mình lên và ngân hàng đã làm đƣợc trong năm 2010 vốn huy động đã nhiều hơn vốn điều chuyển. Đó là nhờ sự nhiệt tình và gắng bó với công việc của tập thể cán bộ công nhân viên trong ngân hàng, họ luôn rèn luyện tác phong của mình. Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn của ngân hàng trong 3 năm ta đi vào phân tích kỹ hơn từng khoản mục nguồn vốn huy động. 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 Triệu đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm Vốn điều chuyển Vốn huy động Hình 2: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của NHNo Long Hồ giai đoạn (2008-2010)
  • 43.  Tóm lại, qua phân tích cho thấy ngân hàng đã nổ lực hết mình trong công tác huy động vốn nhằm tăng tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn và giảm vốn điều chuyển từ hội sở. 4.1.2 Phân tích vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm (2008-2010) Để cho quá trình hoạt động đƣợc lƣu thông thì trƣớc tiên phải đảm bảo nguồn tài chính dồi dào, nguồn tài chính này sẽ giúp cho ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng và sự tự tin về sức mạnh của mình khi đƣợc sự tín nhiệm của khách hàng. Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm cụ thể nhƣ sau:
  • 44. Bảng 3: VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Tổng vốn huy động 171.835 100,00 197.811 100,00 246.975 100,00 25.976 15,12 49.164 24,85 -Tiền gửi kho bạc NN 43.041 25,05 28.982 14,65 19.382 7,85 -14.059 -32,66 -9.600 -33,12 -Tiền gửi khách hàng 6.482 3,77 14.148 7,15 22.844 9,25 7.666 118,27 8.696 61,46 -Tiền gửi tổ chức tín dụng 208 0,12 255 0,13 399 0,16 47 22,60 144 56,47 -Tiền gửi tiết kiệm 118.408 68,91 149.253 75,45 191.123 77,39 30.845 26,05 41.870 28,05 -Phát hành giấy tờ có giá 3.696 2,15 5.173 2,62 13.227 5,36 1.477 39,96 8.054 155,69 (Nguồn: Phòng Kế toán – Ngân quỹ tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ)
  • 45.  Tiền gửi kho bạc Nhà nƣớc Tiền gửi Kho bạc là những khoản tiền thuế, phí, lệ phí của dân cƣ, các tổ chức kinh tế, cá nhân nộp vào ngân sách Nhà nƣớc nhƣng còn gửi tại ngân hàng để đảm bảo an toàn và sinh lời. Năm 2009 là 28.982 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14,65% tƣơng ứng giảm 14.059 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 32,66% so với năm 2008. Sang năm 2010 với số tiền là 19.382 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 7,85% tƣơng ứng giảm 9.600 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 33,12% so với năm 2009. Tiền gửi Kho bạc trong thời gian qua chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động nhƣng tỷ trọng này có xu hƣớng giảm dần. Nguyên nhân tiền gửi Kho bạc giảm là vì lãi suất cho khoản tiền gửi này có mức lãi suất thấp. Vì thế, Ngân hàng cần có mức lãi suất hợp lý nhằm ổn định nguồn vốn huy động này trong những năm tiếp theo.  Tiền gửi khách hàng Bên cạnh nguồn tiền gửi Kho bạc thì tiền gửi khách hàng cũng là nguồn vốn huy động khá lớn tại ngân hàng chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi chuyên dùng chiếm tỷ trọng chỉ từ 3% đến 9% trong tổng vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm. Tiền gửi của khách hàng tăng qua các năm nhƣ sau: Năm 2009 số tiền là 14.148 triệu đồng tăng 118,27% so với năm 2008. Số tiền tiếp tục tăng vào năm 2010 là 22.844 triệu đồng tăng 61,46% so với năm 2009. Loại tiền này không vì mục đích sinh lời mà nhằm để thanh toán, chi trả trong kinh doanh.  Tiền gửi tổ chức tín dụng Đây là loại tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp. Nhìn chung, tiền gửi này tăng qua các năm, cụ thể năm 2009 là 255 triệu đồng tăng 22,60% so với năm 2008. Đến năm 2010 là 399 triệu đồng tăng 56,47% so với năm 2009. Nguyên nhân loại tiền gửi này tăng là do ngân hàng mở rộng mạng lƣới thanh toán, chuyển tiền qua mạng vi tính, chuyển tiền điện tử đáp ứng nhanh, kịp thời cho việc chi trả tiền hàng, thuận tiện cho thanh toán không dùng tiền mặt, thu hút nhiều doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán.
  • 46.  Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm có hai loại là tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn. Mục đích của loại tiền gửi này của công chúng là nhằm để sinh lời từ tiền nhàn rỗi của mình vừa an toàn, ít rủi ro và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho khách hàng. Nhìn chung, tiền gửi tiết kiệm tăng trƣởng qua các năm, năm 2009 số tiền tiết kiệm huy động là 149.253 triệu đồng chiếm tỷ trọng 75,45%, tăng 26,05% tƣơng ứng tăng 30.845 triệu đồng so với năm 2008. Đến năm 2010 là 191.123 triệu đồng chiếm 77,39% tăng 28,05% tƣơng ứng tăng 41.870 triệu đồng so với năm 2009. Tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ rất cao qua 3 năm chứng minh đƣợc ngân hàng đã khai thác nguồn vốn từ dân cƣ rất hiệu quả, luôn quan tâm tới khách hàng và tƣ vấn khi họ cần thiết tạo đƣợc niềm tin cho khách hàng, tìm hiểu và theo dõi việc kinh doanh của họ đã tạo thuận lợi cho khách hàng. Hiểu rõ về khách hàng của mình đây cũng là một lợi thế của ngân hàng trong huy động vốn mà còn nắm đƣợc tình hình tài chính của khách hàng để có biện pháp tác động giữ chân khách hàng cho phù hợp. Và công tác này ngân hàng đã làm rất tốt đây là phƣơng châm mục tiêu phấn đấu để tăng nguồn vốn huy động lên, tự chủ về nguồn vốn.  Phát hành giấy tờ có giá Qua bảng trên ta thấy, phát hành giấy tờ có giá nhƣ kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng thì ngƣợc lại với tiền gửi Kho bạc, phát hành giấy tờ có giá tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2009 là 5.173 triệu đồng tăng 39,96% so với năm 2008. Sang năm 2010 số tiền này là 13.227 triệu đồng tăng 155,69% so với năm 2009. Nguyên nhân dẫn đến việc tăng lên của giấy tờ có giá do ngân hàng đƣa ra các mức lãi suất phù hợp nên thu hút đƣợc một nguồn vốn huy động tăng đáng kể. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu cũng là một hình thức huy động vốn có hiệu quả và cũng là một hình thức quảng cáo góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng cần tiếp tục hình thức huy động vốn này.  Tóm lại, vốn huy động của ngân hàng đạt hiệu quả qua 3 năm, do đó ngân hàng cần tiếp tục giữ vững và phát huy hơn nữa nguồn vốn huy động nhằm đáp ứng hoạt động ngày càng đa dạng của ngân hàng.
  • 47. Tình hình huy động vốn năm 2008 Năm 2008 0% 2% 69% 25% 4% Tiền gửi kho bạc Nhà nước Tiền gửi khách hàng Tiền gửi tổ chức tín dụng Tiền gửi tiết kiệm Phát hành giấy tờ có giá Tình hình huy động vốn năm 2009 Năm 2009 0% 7% 15%3% 75% Tiền gửi kho bạc Nhà nước Tiền gửi khách hàng Tiền gửi tổ chức tín dụng Tiền gửi tiết kiệm Phát hành giấy tờ có giá Tình hình huy động vốn năm 2010 Năm 2010 0% 9% 8%5% 78% Tiền gửi kho bạc Nhà nước Tiền gửi khách hàng Tiền gửi tổ chức tín dụng Tiền gửi tiết kiệm Phát hành giấy tờ có giá
  • 48. Hình 3: Nguồn vốn huy động của NHNo Long Hồ 3 năm (2008-2010) 4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN QUA 3 NĂM (2008- 2010) CỦA NHNo&PTNT HUYỆN LONG HỒ Hiện nay, hoạt động tín dụng quan trọng nhất của chi nhánh NHNo huyện Long Hồ vẫn là hoạt động tín dụng. Trong đó, đối tƣợng chính là hộ sản xuất do chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tƣợng này ngắn nên thời hạn vay vốn chủ yếu là ngắn hạn. Nhờ vậy, ngân hàng có thể đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích khoản vay làm tăng khả năng thu hồi vốn gốc và lãi. Đây cũng là lý do giải thích tại sao tỷ trọng cho vay đối tƣợng doanh nghiệp và cho vay trung - dài hạn rất thấp. Do đó, để tìm hiểu kỹ hơn về tình hình tín dụng của ngân hàng ta sẽ xem xét theo thành phần kinh tế và theo ngành kinh tế. 4.2.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn của NHNo&PTNT huyện Long Hồ 4.2.1.1 Tình hình cho vay của ngân hàng theo thành phần kinh tế qua 3 năm (2008-2010) Nếu xét theo thành phần kinh tế thì đƣợc chia thành hai thành phần đó là hộ sản xuất và doanh nghiệp. Hai thành phần này là hai thành phần không thể thiếu trong hoạt động kinh tế của huyện Long Hồ do đây là huyện vừa có sản xuất nông nghiệp vừa có các hình thức kinh doanh khác. NHNo&PTNT huyện Long Hồ giữ vai trò đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất. Nhờ vậy, hai thành phần này gắn chặt với nhau và làm cho kinh tế và cuộc sống của ngƣời dân trong huyện ngày càng phát triển. Ta thấy rõ hơn ở bảng sau:
  • 49. Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM (2008-2010) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % TỔNG CỘNG 434.438 100,00 457.649 100,00 558.553 100,00 23.211 5,34 100.904 22,05 - Doanh nghiệp 46.396 10,68 38.128 8,33 86.620 15,51 -8.268 -17,82 48.492 127,18 - Hộ sản xuất 388.042 89,32 419.521 91,67 471.933 84,49 31.479 8,11 52.412 12,49 (Nguồn: Phòng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ)
  • 50. Qua bảng số liệu trên phản ánh thực trạng chung về hoạt động tín dụng của chi nhánh, cho thấy chi nhánh khá thành công trong lĩnh vực cho vay. Do đặc thù của Huyện Long Hồ là một huyện nông thôn nên phần lớn ngƣời dân sống bằng nghề nông gồm có cây lúa, cây ăn trái, chăn nuôi...Trong những năm qua nền kinh tế địa phƣơng ngày càng phát triển nên nhu cầu vốn vay của ngƣời dân để phục vụ cho việc mở rộng sản xuất ngày càng tăng lên, chính vì vậy mà Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Huyện Long Hồ luôn mở rộng các hình thức cho vay để đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân. Trong đó, tổng doanh số cho vay của Ngân hàng thì doanh số cho vay ngắn hạn năm 2009 đạt 457.649 triệu đồng chiếm 89,72% tổng doanh số cho vay, hay tăng 23.211 triệu đồng tức tăng 5,34% so với năm 2008. Sang năm 2010, doanh số cho vay là 558.553 triệu đồng chiếm 87,93% tổng doanh số cho vay tăng là 100.904 triệu đồng tức tăng 22,05% so với năm 2009. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay của chi nhánh tăng là trong những năm qua với phƣơng châm đẩy mạnh hoạt động tín dụng, chi nhánh chú trọng vào việc nâng cao chất lƣợng tín dụng mở rộng mạng lƣới kinh doanh xuống các xã vùng sâu của huyện vì thời gian qua ngân hàng chú trọng mở rộng cho vay ngắn hạn để đảm bảo thu hồi nợ nhanh, chất lƣợng tín dụng đảm bảo, nhất là trong điều kiện khó khăn nhƣ hiện nay. Qua bảng 4, năm 2009 doanh số cho vay hộ sản xuất chiếm 91,67% tổng doanh số cho vay tƣơng đƣơng 419.521 triệu đồng tăng 31.479 triệu đồng so với năm 2008 với tỷ lệ tăng 8,11%. So với năm 2009 thì doanh số cho vay hộ sản xuất năm 2010 chiếm 84,49% số tiền là 471.933 triệu đồng tăng 12,49% tƣơng ứng tăng 52.412 triệu đồng. Qua số liệu của 3 năm cho thấy, nhu cầu vay vốn của ngƣời dân ngày càng nhiều, đồng thời Ngân hàng cũng mở rộng hình thức vay vốn nên thu hút nhiều khách hàng. Nguyên nhân là do chu kỳ sản xuất kinh doanh của ngƣời dân chủ yếu là trong thời gian ngắn, ngƣời dân có phƣơng án, dự án cụ thể khi vay vốn. Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp trong năm 2009 so với năm 2008 giảm 17,82% tƣơng đƣơng với số tiền là 38.128 triệu đồng tƣơng ứng giảm 8.268 triệu đồng; năm 2010 doanh số cho vay là 86.620 triệu đồng tăng 127,18% với số tiền tăng thêm là 48.492 triệu đồng so với năm 2009. Số tiền cho vay trong năm 2009
  • 51. giảm do giá các yếu tố đầu vào tăng vọt, các doanh nghiệp ngại đầu tƣ do dễ dẫn đến thua lỗ mất khả năng trả vốn cho ngân hàng. 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 500.000 Triệu đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm Doanh nghiệp Hộ sản xuất Hình 4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của NHNo huyện Long Hồ giai đoạn (2008-2010)  Tóm lại, cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay có lợi cho Ngân hàng và khách hàng, vì Ngân hàng sớm thu hồi đƣợc vốn, làm cho đồng vốn thu hồi đƣợc nhiều mở rộng đầu tƣ cho những lĩnh vực khác, về phía ngƣời vay, chịu lãi suất thấp phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Hơn Ngân hàng còn bám sâu vào mục tiêu của Huyện về phát triển nông nghiệp nông thôn, nhất là việc cho vay chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp theo từng cụm, từng tuyết dân cƣ làm tăng thêm thu nhập cho ngƣời dân, đảm bảo cuộc sống và tích lũy để trả nợ. Đây là những điều kiện để góp phần làm giảm rủi ro trong đầu tƣ tín dụng. 4.2.1.2 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế Để chi tiết hơn là hộ sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề gì thì ta phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế. Theo ngành kinh tế gồm các ngành nhƣ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ và ngành khác.
  • 52. Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 3 NĂM (2008-2010) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % TỔNG CỘNG 434.438 100,00 457.649 100,00 558.553 100,00 23.211 5,34 100.904 22,05 - Nông nghiệp 253.062 58,25 243.472 53,20 286.322 51,26 -9.590 -3,79 42.850 17,60 - Tiểu thủ CN 31.018 7,14 19.390 4,24 35.529 6,36 -11.628 -37,49 16.139 83,23 - TM – DV 122.976 28,31 163.064 35,63 180.560 32,33 40.088 32,60 17.496 10,73 - Khác 27.382 6,30 31.723 6,93 56.142 10,05 4.341 15,85 24.419 76,98 (Nguồn: Phòng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ)
  • 53.  Ngành nông nghiệp Ngành nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của đồng bằng sông Cửu Long cũng nhƣ ở huyện Long Hồ. Hoạt động trên một huyện có diện tích nông nghiệp chiếm 75% và có hơn 70% hộ sống bằng nghề nông, do vậy nông nghiệp là lĩnh vực phục vụ chủ yếu và NHNo&PTNT huyện Long Hồ cũng đã tập trung cho vay chủ yếu vào nông nghiệp nhƣ cho vay trồng trọt, chăm sóc vƣờn, chăn nuôi… Từ đó, làm cho doanh số cho vay vào đối tƣợng này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Trong ba năm doanh số cho vay ngành nông nghiệp biến động cụ thể nhƣ năm 2009 doanh số cho vay là 243.472 triệu đồng chiếm tỷ trọng 53,20% tức giảm 3,79% so với năm 2008 tƣơng ứng giảm 9.590 triệu đồng. Sang năm 2010 doanh số cho vay về ngành nông nghiệp là 286.322 triệu đồng chiếm 51,26% tổng doanh số cho tƣơng ứng tăng 42.850 triệu đồng tức tăng 17,60% so với năm 2009. Nguyên nhân là do những năm qua giá lúa gạo tăng cao và sản lƣợng xuất khẩu lúa gạo trong nƣớc tăng, các loại trái cây nông sản cũng đƣợc xuất khẩu ra nƣớc ngoài nhiều hơn trƣớc từ đó khuyến khích nông dân sản xuất, kinh doanh nên nhu cầu về vốn cũng tăng theo làm doanh số cho vay của ngân hàng cũng tăng. Bên cạnh đó, sự quan tâm sâu sắc của Ban lãnh đạo Ngân hàng cùng với tận tụy trong công việc của cán bộ tín dụng luôn tìm kiếm khách hàng mới.  Ngành tiểu thủ công nghiệp Bên cạnh Ngân hàng cho vay ngành nông nghiệp thì cũng tập trung cho vay tiểu thủ CN vì có nhiều ngành nghề truyền thống trên địa bàn huyện. Đây là lĩnh vực rất phát triển của huyện do nơi đây có nhiều ngành nghề truyền thống nhƣ làm gốm, đan chiếu, đan thảm… Trong năm 2009 doanh số cho vay là chỉ đạt 19.390 triệu đồng chiếm 4,24% tƣơng ứng giảm 11.628 triệu đồng tức tăng 37,49% so với năm 2008. Sang năm 2010 doanh số cho vay đạt 35.529 triệu đồng chiếm 6,36% tổng doanh số cho vay tức tăng 83,23% tăng thêm 16.139 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân doanh số cho vay ngành tiểu thủ CN biến động là do năm 2009 do các ngành nghề không mở rộng đầu tƣ lớn hơn vì nền kinh tế có nhiều biến động về giá cả hàng hóa và chi phí.
  • 54.  Ngành thƣơng mại dịch vụ Tiếp theo, ngành thƣơng mại dịch vụ năm 2009 doanh số cho vay đạt đƣợc 163.064 triệu đồng, chiếm 35,63% trong tổng số cho vay, tăng lên 40.088 triệu đồng tức tăng 13,60% so với năm 2008. Sang năm 2010 doanh số cho vay đạt đƣợc 180.560 triệu đồng chiếm 32,33% trong tổng doanh số cho vay tăng 17.496 triệu đồng tức tăng 10,73% so với năm 2009. Nguyên nhân là do huyện tiếp tục đầu tƣ phát triển chợ, nâng cấp sửa chửa và đƣa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của ngƣời dân trong và ngoài huyện tốt hơn góp phần quan trọng vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn. Đồng thời, do ảnh hƣởng của việc đầu tƣ thị xã Vĩnh Long thành đô thị loại III mà cho các hộ dân trong vùng chủ yếu là những hộ sống ở thị trấn Long Hồ, vùng ven thị xã… đầu tƣ cơ sở hoạt động kinh doanh, quán xá, cửa hàng…mọc lên, dẫn đến hoạt động thƣơng mại dịch vụ phát triển cao.  Ngành khác Cho vay cán bộ công nhân viên, cầm cố, bất động sản…Năm 2009 doanh số cho vay của các ngành khác đạt 31.723 triệu đồng chiếm 6,93 tƣơng ứng tăng 4.341 triệu đồng tức tăng 15,85% so với năm 2008. Sang năm 2010 doanh số cho vay của các ngành khác đạt 56.142 triệu đồng chiếm 10,05% tƣơng ứng tăng 24.419 triệu đồng tức tăng 76,98% so với năm 2009. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay theo ngành kinh tế nhƣng góp phần đáng kể trong doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm. 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 Triệu đồng Nông nghiệp Tiểu thủ CN TM-DV Khác Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
  • 55. Hình 5: Doanh số cho vay NHNo huyện Long Hồ theo ngành nghề kinh tế giai đoạn (2008-2010)  Tóm lại, doanh số cho vay các ngành kinh tế của ngân hàng tăng qua các năm đối với các ngành nông nghiệp, thƣơng mại dịch vụ; riêng đối với ngành tiểu thủ công nghiệp và ngành khác tăng không đáng kể. 4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn 4.2.2.1 Tình hình thu nợ của ngân hàng theo thành phần kinh tế qua 3 năm (2008-2010) Thu nợ là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả các ngân hàng. Việc thu hồi nợ tốt hay không là do mỗi ngân hàng biết tính toán và tránh đƣợc những rủi ro có thể xảy ra, từ đó việc thu hồi nợ mới đúng hạn và nhanh chóng. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm có sự tăng trƣởng khá tốt. Sự tăng lên của doanh số cho vay làm cho doanh số thu nợ cũng tăng theo. Để thấy đƣợc tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế có hiệu quả hay không ta tiến hành phân tích số liệu sau:
  • 56. Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM (2008-2010) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % TỔNG CỘNG 451.621 100,00 427.726 100,00 529.123 100,00 -23.895 -5,29 101.397 23,71 - Doanh nghiệp 36.336 8,05 22.318 5,22 74.555 14,09 -14.018 -38,58 52.237 234,06 - Hộ sản xuất 415.285 91,95 405.408 94,78 454.568 85,91 -9.877 -2,38 49.160 12,13 (Nguồn: Phòng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ)