SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
Download to read offline
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÓC TRĂNG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PGS.TS.ĐỖ VĂN XÊ LÂM MINH ĐIỀU
MSSV: 4085444
Lớp: Ngoại thương 2, khóa 34
Email:lmdieu44@student.ctu.edu.vn
SĐT: 01.277.277.720
Cần Thơ - 2011
-i-
LỜI CAM ĐOAN
  
Em cam đoan đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả
phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa
học nào.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2011
Sinh viên thực hiện
LÂM MINH ĐIỀU
-ii-
LỜI CẢM TẠ
  
Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này đối với em mang nhiều ý nghĩa. Không chỉ là
sự cố gắng của bản thân, mà còn là những sự giúp đỡ rất nhiệt tình, những lời động viên,
chỉ dẫn của thầy hướng dẫn.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Đỗ Văn Xê, người đã
hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt nhất bài luận văn của
mình.
Xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị trong công ty cổ phần xây dựng Sóc
trăng đã cho em cơ hội dược thực tập tại công ty và cung cấp các số liệu quan trọng để
em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô, những người đã truyền đạt
cho em bao kiến thức quý báu và hữu ích trong suốt năm năm học tập dưới mái trường
Đại học Cần Thơ. Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
công việc!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2011
Sinh viên thực hiện
LÂM MINH ĐIỀU
-iii-
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
  
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………...………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………
Cần Thơ, ngày tháng năm 2011
Thủ trưởng đơn vị
-iv-
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
  
 Họ và tên người hướng dẫn: ĐỖ VĂN XÊ
 Học vị:
 Chuyên ngành:
 Cơ quan công tác:
 Tên sinh viên: LÂM MINH ĐIỀU
 Mã số sinh viên: 4085444
 Chuyên ngành: Kinh tế Ngoại Thương 02 – K34
 Tên đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÓC TRĂNG
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
........................................................................................................
2. Về hình thức
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
........................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
...............................................................................................................................................
.....................................................................................................................
..................................................................................................................................
-v-
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
........................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc (theo mục tiêu nghiên cứu,…)
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...........................................................................................
6. Các nhận xét khác
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
các yêu cầu chỉnh sửa,…)
..................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
.................................................................
Cần Thơ, ngày tháng năm 2011
NGƯỜI NHẬN XÉT
-vi-
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
  
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………………………...……………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………………………………………
Cần Thơ, ngày tháng năm 2011
Giáo viên phản biện
-vii-
MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề..............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ...............................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................2
1.3.1 Phạm vi về không gian ....................................................................2
1.3.2 Phạm vi về thời gian........................................................................2
1.3.3 Phạm vi về nội dung........................................................................2
CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
2.1. Phương pháp luận..................................................................................3
2.1.1. Khái niệm vốn................................................................................3
2.1.2. Vai trò vốn.....................................................................................4
2.1.3. Phân loại vốn ................................................................................5
2.1.3.1. Phân loại vốn theo nguồn hình thành.......................................5
2.1.3.1.1. vốn chủ sở hữu.................................................................5
2.1.3.1.2. Vốn huy động của doanh nghiệp ......................................6
2.1.3.2. Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển ...........................8
2.1.3.2.1. Tài sản cố định.................................................................8
2.1.3.2.2. Vốn lưu động.................................................................10
2.2. Phương pháp thu thập số liệu...............................................................13
2.3. Phương pháp phân tích số liệu.............................................................13
-viii-
Trang
CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2008- 2010
3.1. Khái quát về công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng ..............................19
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng
Sóc Trăng ....................................................................................19
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.............................................20
3.1.3. Sơ đồ tổ chức và chức năng của các phòng ban ............................22
3.1.4. Đặc điểm tình hình và phương hướng phát triển...........................24
3.1.4.1. Thuận lợi...............................................................................24
3.1.4.2. Khó khăn ..............................................................................24
3.2. Thực trạng sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng
giai đoạn 2008- 2010 ..........................................................................25
3.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ................................25
3.2.2. Đánh giá tình hình tài sản của công ty..........................................31
3.2.2.1. Tài sản lưu động....................................................................33
3.2.2.2. Tài sản dài hạn......................................................................37
3.2.3. Đánh giá chung về tình hình nguồn vốn .......................................39
3.2.3.1. Nợ phải trả............................................................................41
3.2.3.2. Vốn chủ sở hữu.....................................................................42
3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty.........................................45
3.3.1. Khả năng thanh khoản..................................................................49
3.3.2. Đánh giá tỷ suất lợi nhuận............................................................52
3.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn qua mô hình Dupont ..................................56
-ix-
Trang
CHƢƠNG IV: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÓC TRĂNG
4.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với công ty
cổ phần xây dựng Sóc Trăng................................................................59
4.1.1. Điểm mạnh...................................................................................59
4.1.2. Điểm yếu......................................................................................59
4.1.3. Cơ hội..........................................................................................59
4.1.4. Thách thức ...................................................................................60
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty.........................62
4.2.1. Nâng cấp, đổi mới tài sản cố định.................................................62
4.2.2. Tiến hành quản lý chặc chẻ tài sản cố định...................................62
4.2.3. Quản lý chặc chẻ hàng tồn kho.....................................................63
4.2.4. Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp ..............................................63
4.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.....................................63
4.2.6. Quản lý chặc chẽ nguồn vốn.........................................................63
4.2.7. Chú trọng tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh khả năng tiêu thụ
sản phẩm......................................................................................64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận .....................................................................................................65
Kiến nghị ...................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................67
-x-
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Các ngành nghề kinh doanh của công ty ........................................21
Bảng 3.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .................................26
Bảng 3.4: Tình hình tài sản của công ty qua 3 năm .......................................32
Bảng 3.5: Tình hình tài sản lưu động..............................................................34
Bảng 3.6 : Tình hình các khoản phải thu qua 3 năm........................................36
Bảng 3.7 :Tình hình biến động tài sản dài hạn qua 3 năm...............................38
Bảng 3.8 : Nợ phải trả ....................................................................................40
Bảng 3.9: Vốn chủ sở hữu..............................................................................43
Bảng 3.10: Các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành xây dựng .........................46
Bảng 3.11: Khả năng quản lý tài sản...............................................................47
Bảng 3.12: Đánh giá khả năng thanh khoản....................................................50
Bảng 3.13. Tỷ suất sinh lời.............................................................................52
-xi-
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty CPXD Sóc Trăng........................22
Hình 3.2: Tình hình DTT của công ty từ 2008- 2010......................................27
Hình 3.3: Doanh thu từ hoạt động tài chính giai đoạn 2008- 2010 ..................28
Hình 3.4: Tình hình lợi nhuận của công ty từ 2008- 2010...............................30
Hình 3.5: Cơ cấu TSLĐ và TSDH trong TTS của công ty qua 3 năm ............32
Hình 3.6 : Lượng tiền của công ty qua 3 năm .................................................35
Hình 3.7: Tình hình NNH qua 3 năm .............................................................41
Hình 3.8: VCSH của công ty CPXD Sóc Trăng qua 3 năm.............................44
Hình 3.9: Tốc độ luân chuyển VLĐ qua 3 năm...............................................48
Hình 3.10: Hệ số đảm nhiệm VLĐ .................................................................49
Hình 3.11: Tỷ số thanh toán hiện thời.............................................................50
Hình 3.12: Tỷ số thanh toán nhanh.................................................................51
Hình 3.13: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)........................................53
Hình 3.14 : Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ...................................54
Hình 3.15: Tỷ suất sinh lợi trên VCSH (ROE)................................................55
Hình 3.16: Sơ đồ Dupont...............................................................................57
Hình 3.17: Ma trận Swot cho công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng................61
-xii-
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VCSH: Vốn chủ sở hữu
TSLĐ: Tài sản lưu động
TSNN: Tài sản ngắn hạn
TSDH: Tài sản dài hạn
KQHĐKD: Kết quả hoạt động kinh doanh
VLĐ: Vốn lưu động
TTS: Tổng tài sản
DDT: Doanh thu thuần
BH & CCDV: Bán hàng và cung cấp dịch vụ
-1-
CHƢƠNG I
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
“Vốn” là yếu tố đầu tiên được biết đến khi một doanh nghiệp muốn tham
gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt nền kinh tế thế giới trong những
năm gần đây đang bị rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng nề. Hệ lụy của nó các
là doanh nghiệp phải đối mặt trực tiếp với sự biến động của thị trường, cùng với
sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước như: hàng hóa
tiêu thụ chậm, lợi nhuận của các doanh nghiệp bị giảm sút, gây nên sức ép cho
các doanh nghiệp trong nước khó có thể dùng nguồn vốn của mình để tiếp thu
khoa học kỹ thuật tiên tiến đã trực tiếp làm giảm nâng lực cạnh trạnh.Yêu cầu
quan trọng và cấp bách là phải sử dụng vốn sao cho hợp lý nhằm mang lại hiệu
quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và làm tăng thêm sức cạnh tranh
của mình. Mặt khác, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp
đều tìm mọi cách để tăng cường nguồn vốn, và do vậy sự cạnh tranh cả trên thị
trường vốn cũng ngày càng trở nên quyết liệt.
Thực tế trong thời gian qua cũng chỉ rõ các doanh nghiệp Việt Nam phụ
thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay, các doanh nghiệp không kiểm soát được
dòng tiền thu về do chạy theo chỉ tiêu doanh thu và dùng vốn ngắn hạn để đầu tư
trung hạn dẫn đến sự mất cân đối về nguồn vốn.
Ngoài ra có một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp dùng quá nhiều vốn tự
có, không chủ động đi vay và huy động từ các nguồn khác nhau, điều này dẫn
đến những hệ quả tiêu cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp đó là không thể đạt được quy mô vốn lớn, từ đó dẫn đến không đủ khả
năng tiếp cận các dự án lớn, kéo theo không có cơ hội để bứt phá và tăng trưởng.
Đặc biệt, tuy hiệu quả sử dụng vốn bị sụt giảm trong thời gian gần đây,
nhưng các doanh nghiệp lớn của Việt Nam vẫn chú trọng nhiều hơn vào việc
tăng vốn, tăng quy mô doanh nghiệp, thay vì chú trọng nâng cao hiệu quả và
năng suất của đồng vốn tại doanh nghiệp.
-2-
Là một công ty đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhưng công ty Cổ
phần xây dựng Sóc Trăng cũng đang gặp những vấn đề khó khăn tương tự như
các doanh nghiệp khác, chính vì vậy cần có một biện pháp cụ thể để nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn cho công ty.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên nên em lựa chọn đề tài “Phân tich
hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng” .
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây
dựng Sóc Trăng và đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua giai đoạn từ
năm 2008 đến năm 2010.
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
- Đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện với số liệu tại công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng.
1.3.2. Phạm vi về thời gian
Số liệu để phân tích trong bài từ năm 2008 đến năm 2010.
1.3.3. Phạm vi về nội dung
Phân tích tình hình sử dụng vốn từ đó đè ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn cho công ty.
-3-
CHƢƠNG II
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
2.1. Phƣơng pháp luận
2.1.1. Khái niệm vốn
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về vốn. Vốn trong doanh nghiệp là một
quỹ tiền tệ đặc biệt nhằm mục đích phục vụ cho việc sản xuất và kinh doanh.
Theo quan điểm của Mark nhìn nhận dưới góc độ sản xuất thì Mark cho
rằng “Vốn chính là tư bản, là yếu tố đem lại thặng dư, là đầu vào của quá trình
sản xuất ”. Tuy nhiên theo quan điểm của Mark thì chỉ có sản xuất mới tạo được
thặng dư trong quá trình sản xuất và sử dụng như đầu vào hữu ích cho quá trình
sản xuất đó.
Theo Paul A. Samuelson, một đại diện tiêu biểu của học thuyết kinh tế
hiện đại cho rằng: “Đất đai và yếu tố lao động ban đầu là sơ khai, còn vốn và
hàng hóa là kết quả của quá trình sản xuất. Vốn bao gồm các loại hàng hóa lâu
bền được sản xuất ra và phục vụ cho quá trình đầu vào của sản xuất một cách
hữu ích”.
Một số hàng hóa vốn có thể tồn tại trong vài năm hoặc lâu hơn nhưng điều
đặc biệt của hàng hóa vốn chính là sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất và
cũng là đầu vào của một quá trình sản xuất.
Trong cuốn kinh tế học của David Begg cho rằng: “Vốn được phân chia
theo hai hình thức: Vốn hiện vật và vốn tài chính” . Trong đó:
- Vốn hiện vật: Là những hàng hóa dự trữ của một quá trình sản xuất để
sản xuất ra một hàng hóa khác.
- Vốn tài chính: Là tiền và tài sản trên giấy của doanh nghiệp
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về vốn nhưng có thể khái quát thành:
T….H( TLLD, TLSX)…SX…H’...T’
-4-
Để các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất thì doanh nghiệp
phải có một lượng tiền ứng trước, lượng tiền ứng trước này được gọi là vốn. Như
vậy “Vốn doanh nghiệp là biểu hiện tiền của, vật tư, tài sản được đầu tư vào
quá trình sản xuất nhằm thu lại lợi nhuận”.
Tiền chỉ có thể trở thành vốn khi nó đáp ứng được các yêu cầu sau:
Thứ nhất: Tiền phải là đại diện cho một loại hành hóa nhất định, đảm bảo
cho một hàng hóa có thực.
Thứ hai: Tiền phải được tích tụ và tập trung ở một mức nhất định.
Thứ ba: Khi có đủ lượng tiền nhất định thì tiền phải vận động để sinh lời
2.1.2. Vai trò vốn
Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh dù với bất kỳ quy mô nào cũng
cần phải có một lượng vốn nhất định, nó là điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát
triển của các doanh nghiêp.
- Về mặt pháp lý: mỗi doanh nghiệp khi muốn thành lập thì điều kiện đầu
tiên doanh nghiệp đó phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó tối thiểu
phải bằng lượng vốn pháp định ( lượng vốn tối thiểu mà pháp luật quy định cho
từng loại hình doanh nghiệp ) khi đó địa vị pháp lý của doanh nghiệp mới được
xác lập. Ngược lại, việc thành lập doanh nghiệp không thể thực hiện được.
Trường hợp trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn của doanh nghiệp không
đạt điều kiện mà pháp luật quy định, doanh nghiệp sẽ bị tuyên bố chấm dứt hoạt
động như phá sản, giải thể, sát nhập…Như vậy, vốn có thể được xem là một
trong những cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của
một doanh nghiệp trước pháp luật.
- Về kinh tế: trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những
yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Vốn không
những đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ để
phục vụ cho quá trình sản xuất mà mà còn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh diễn ra thường xuyên, liên tục.
-5-
Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Điều này
càng thể hiện rõ trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh ngày
càng gay gắt, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đầu
tư hiện đại hoá công nghệ … Tất cả những yếu tố này muốn đạt được thì đòi hỏi
doanh nghiệp phải có một lượng vốn đủ lớn.
Vốn cũng là yếu tố quyết định đến việc mở rộng phạm vi hoạt động của
doanh nghiệp. Để có thể tiến hành tái sản suất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh
doanh, vốn của doanh nghiệp phải sinh lời tức là hoạt động kinh doanh phải có
lãi đảm bảo vốn của doanh nghiệp tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao
uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
Nhận thức được vai trò quan trọng của vốn như vậy thì doanh nghiệp mới
có thể sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả hơn và luôn tìm cách nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn.
2.1.3. Phân loại vốn
2.1.3.1. Phân loại vốn theo nguồn hình thành
2.1.3.1.1. Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn và
doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, do vậy vốn chủ sở hữu không phải
là một khoản nợ. Vốn chủ sở hữu bao gồm:
- Vốn pháp định: Vốn pháp định là số vốn tối thiểu phải có để thành lập
doanh nghiệp do pháp luật quy định đối với từng ngành nghề. Đối với doanh
nghiệp Nhà nước, nguồn vốn này do ngân sách nhà nước cấp.
- Vốn tự bổ sung: Thực chất nguồn vốn này là số lợi nhuận chưa phân
phối ( lợi nhuận lưu giữ ) và các khoản trích hàng năm của doanh nghiệp như các
quỹ xí nghiệp (quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi …)
- Vốn chủ sở hữu khác: Thuộc nguồn này gồm khoản chênh lệch do đánh
giá lại tài sản, do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, do được ngân sách cấp kinh phí, do
các đơn vị phụ thuộc nộp kinh phí quản lý và vốn chuyên dùng xây dựng cơ bản.
-6-
2.1.3.1.2. Vốn huy động của doanh nghiệp
Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, vốn
chủ sở hữu có vai trò rất quan trọng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
nguồn vốn. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải
tăng cường huy động các nguồn vốn khác dưới hình thức vay nợ, liên doanh liên
kết, phát hành trái phiếu và các hình thức khác:
Vốn vay: Doanh nghiệp có thể vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cá
nhân, đơn vị kinh tế để tạo lập hoặc tăng thêm nguồn vốn.
- Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Rất quan trọng đối với các
doanh nghiệp. Nguồn vốn này đáp ứng đúng thời điểm các khoản tín dụng ngắn
hạn hoặc dài hạn tuỳ theo nhu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở các hợp đồng tín
dụng giữa Ngân hàng và Doanh nghiệp,
- Vốn vay trên thị trường chứng khoán: Tại những nền kinh tế có thị
trường chứng khoán phát triển, vay vốn trên thị trường chứng khoán là một hình
thức huy động vốn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu,
đây là một công cụ tài chính quan trọng dễ sử dụng vào mục đích vay dài hạn đáp
ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh. Việc phát hành trái phiếu cho phép doanh
nghiệp có thể thu hút rộng rãi số tiền nhàn rỗi trong xã hội để mở rộng hoạt động
kinh doanh của mình.
- Vốn liên doanh liên kết: Doanh nghiệp có thể kinh doanh, liên kết, hợp
tác với các doanh nghiệp khác để huy động thực hiện mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh. Đây là một hình thức huy động vốn quan trọng vì hoạt động tham
gia góp vốn liên doanh, liên kết gắn liền với việc chuyển giao công nghệ thiết bị
giữa các bên tham gia nhằm đổi mới sản phẩm, khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể tiếp nhận máy móc, thiết bị nếu hợp đồng liên
doanh quy định góp vốn bằng máy móc thiết bị.
- Vốn tín dụng thương mại: Tín dụng thương mại là các khoản mua chịu từ
người cung cấp hoặc ứng trước của khách hàng mà doanh nghiệp tạm thời chiếm
dụng. Tín dụng thương mại luôn gắn với một luồng hàng hoá dịch vụ cụ thể, gắn
với một quan hệ thanh toán cụ thể nên nó chịu tác động của cơ chế thanh toán,
-7-
của chính sách tín dụng khách hàng mà doanh nghiệp được hưởng. Đây là
phương thức tài trợ tiện lợi, linh hoạt trong kinh doanh và nó còn tạo khả năng
mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Tuy nhiên các khoản
tín dụng thương mại thường có thời hạn ngắn nhưng nếu doanh nghiệp biết quản
lý một cách khoa học nó có thể đáp ứng phần nào nhu cầu vốn lưu động cho
doanh nghiệp.
- Vốn tín dụng thuê mua: Trong hoạt động kinh doanh, tín dụng thuê mua
là một phương thức giúp cho các doanh nghiệp thiếu vốn vẫn có được tài sản cần
thiết sử dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Đây là phương thức tài trợ
thông qua hợp đồng thuê giữa người thuê và người cho thuê. Người thuê được sử
dụng tài sản và phải trả tiền thuê cho người cho thuê theo thời hạn mà hai bên
thoả thuận, người cho thuê là người sở hữu tài sản.
Tín dụng thuê mua có hai phƣơng thức giao dịch chủ yếu là thuê vận
hành và thuê tài chính:
Thuê vận hành
Phương thức thuê vận hành ( thuê hoạt động ) là một hình thức thuê ngắn
hạn tài sản. Hình thức thuê này có đặc trưng chủ yếu sau:
- Thời hạn thuê thường rất ngắn so với toàn bộ thời gian tồn tại hữu ích
của tài sản, điều kiện chấm dứt hợp đồng chỉ cần báo trước trong thời gian ngắn.
- Người thuê chỉ phải trả tiền thuê theo thoả thuận, người cho thuê phải
chịu mọi chi phí vận hành của tài sản như chi phí bảo trì, bảo hiểm, thuế tài
sản, … cùng với mọi rủi ro về hao mòn vô hình của tài sản.
- Hình thức này hoàn toàn phù hợp đối với những hoạt động có tính chất
thời vụ và nó đem lại cho bên thuê thuận lợi là không cần phải phản ánh tài sản
loại này vào sổ sách kế toán.
Thuê tài chính:
Thuê tài chính là một phương thức tài trợ tín dụng trung hạn và dài hạn
theo hợp đồng. Theo phương thức này, người cho thuê thường mua tài sản, thiết
-8-
bị mà mà người cần thuê và đã thương lượng từ trước các điều kiện mua tài sản
từ người cho thuê. Thuê tài chính có hai đặc trưng sau:
- Thời hạn thuê tài sản của bên thuê phải chiếm phần lớn hữu ích của tài
sản và hiện giá thuần của toàn bộ các khoản tiền thuê phải đủ để bù đắp những
chi phí mua tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng.
- Ngoài khoản tiền thuê tài sản phải trả cho bên thuê, các loại chi phí bảo
dưỡng vận hành, phí bảo hiểm, thuế tài sản, cũng như các rủi ro khác đối với tài
sản do bên thuê phải chịu cũng tương tự như tài sản Công ty.
Trên đây là cách phân loại vốn theo nguồn hình thành, nó là cơ sở để
doanh nghiệp lựa chọn nguồn tài trợ phù hợp tuỳ theo loại hình sở hữu, ngành
nghề kinh doanh, quy mô trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật cũng như
chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đối
với việc quản lý vốn ở các doanh nghiệp trọng tâm cần đề cập là hoạt động luân
chuyển của vốn, sự ảnh hưởng qua lại của các hình thái khác nhau của tài sản và
hiệu quả quay vòng vốn. Vốn cần được xem xét dưới trạng thái động với quan
điểm hiệu quả.
2.1.3.2. Phân loại vốn theo phƣơng thức chu chuyển
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự vận động của vốn cố định được
gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất của nó là tài sản cố định. Vì vậy, việc
nghiên cứu về nguồn vốn cố định trước hết phải dựa trên cơ sở tìm hiểu về tài sản
cố định.
2.1.3.2.1. Tài sản cố định
Căn cứ vào tính chất và tác dụng trong khi tham gia vào quá trình sản xuất,
tư liệu sản xuất được chia thành hai bộ phận là đối tượng lao động và tư liệu lao
động. Đặc điểm cơ bản của tư liệu lao động là chúng có thể tham gia trực tiếp
hoặc gián tiếp vào chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó, mặc dù tư liệu sản xuất bị
hao mòn nhưng chúng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Chỉ khi nào
chúng bị hư hỏng hoàn toàn hoặc xét thấy không có lợi về kinh tế thì khi đó
chúng mới bị thay thế, đổi mới.
-9-
Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng
dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn
dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh. Khác
với đối tượng lao động, tài sản cố định tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh và giữ
nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng.
Theo chế độ quy định hiện hành những tư liệu lao động nào đảm bảo đủ
hai điều kiện sau đây sẽ được gọi là tài sản cố định:
+ giá trị >= 5.000.000 đồng.
+ thời gian sử dụng >=1 năm.
Để tăng cường công tác quản lý tài sản cố định cũng như vốn cố định và
nâng cao hiệu quả sử dụng của chúng cần thiết phải phân loại tài sản cố định.
Phân loại tài sản cố định
Tài sản dùng cho mục đích kinh doanh. Loại này bao gồm tài sản cố định
hữu hình và tài sản cố định vô hình:
- Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu được biểu
hiện bằng các hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương
tiện vận tải, các vật kiến trúc …Những tài sản cố định này có thể là từng đơn vị
tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết
với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định trong quá trình sản
xuất kinh doanh.
- Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất cụ
thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều
chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí
về đất sử dụng, chi phí mua bằng sáng chế, phát minh hay nhãn hiệu thương
mại …
+ Tài sản dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng.
+ Tài sản cố định mà doanh nghiệp bảo quản và cất giữ hộ Nhà nước.
-10-
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được vị trí và tầm quan
trọng của tài sản cố định dùng vào mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh và có
phương hướng đầu tư vào tài sản hợp lý.
Căn cứ vào tình hình sử dụng thì tài sản cố định của doanh nghiệp được
chia thành các loại sau:
- Tài sản cố định đang sử dụng.
- Tài sản cố định chưa cần dùng.
- Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý.
Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng có hiệu quả các tài sản của
doanh nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử
dụng chúng.
Vốn cố định của doanh nghiệp
Việc đầu tư thành lập một doanh nghiệp bao gồm việc xây dựng nhà
xưởng, nhà làm việc và quản lý, lắp đặt các hệ thống máy móc thiết bị chế tạo
sản phẩm, mua sắm các phương tiện vận tải … Khi các công việc được hoàn
thành và bàn giao thì doanh nghiệp mới có thể bắt đầu tiến hành sản xuất được.
Như vậy vốn đầu tư ban đầu đó đã chuyển thành vốn cố định của doanh nghiệp.
Vậy, vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng
trước về tài sản cố định; đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong
nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết
thời hạn sử dụng. Vốn cố định của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong
sản xuất kinh doanh. Việc đầu tư đúng hướng tài sản cố định sẽ mang lại hiệu
quả và năng suất rất cao trong kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh tốt
hơn và đứng vững trong thị trường.
2.1.3.2.2. Vốn lƣu động
Tài sản lƣu động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh bên cạnh tài sản cố định, doanh
nghiệp luôn có một khối lượng tài sản nhất định nằm rải rác trong các khâu của
-11-
quá trình sản xuất như dự trữ chuẩn bị sản xuất, phục vụ sản xuất, phân phối, tiêu
thụ sản phẩm, đây chính là tài sản lưu động của doanh nghiệp. Đối với các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh, giá trị của tài sản lưu động thường chiếm 50% -70%
tổng giá trị tài sản.
Tài sản lưu động chủ yếu nằm trong quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và là các đối tượng lao động. Đối tượng lao động khi tham gia vào
quá trình sản xuất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu . Bộ phận chủ yếu
của đối tượng lao đông sẽ thông qua quá trình sản xuất tạo thành thực thể của sản
phẩm, bộ phận khác sẽ hao phí mất mát đi trong quá trình sản xuất. Đối tượng lao
động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất do đó toàn bộ giá trị của chúng được
dịch chuyển một lần vào sản phẩm và được thực hiện khi sản phẩm trở thành
hàng hoá.
Đối tượng lao động trong các doanh nghiệp được chia thành hai thành
phần: một bộ phận là những vật tư dự trữ đảm bảo cho quá trình sản xuất được
liên tục, một bộ phận là những vật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩm dở
dang, bán thành phẩm …) cùng với các công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế được
dự trữ hoặc sử dụng, chúng tạo thành tài sản lưu động nằm trong khâu sản xuất
của doanh nghiệp.
Bên cạnh tài sản lưu động nằm trong khâu sản xuất, doanh nghiệp cũng có
một số tài sản lưu động khác nằm trong khâu lưu thông, thanh toán đó là các vật
tư phục vụ quá trình tiêu thụ, là các khoản hàng gửi bán, các khoản phải thu …
Do vậy, trước khi bước vào sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có một
lượng vốn thích đáng để đầu tư vào những tài sản ấy, số tiền ứng trước về tài sản
đó được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Vốn lƣu động
Vốn lưu động luôn được chuyển hoá qua nhiều hình thức khác nhau, bắt
đầu từ hinh thái tiền tệ sang hình thái dự trữ vật tư hàng hoá và lai quay trở về
hình thái tiền tệ ban đầu của nó. Vì quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục
cho nên vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng có tính chất chu kỳ thành sự
chu chuyển của vốn.
-12-
Vậy, vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu
động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện
thường xuyên, liên tục.
Trong doanh nghiệp việc quản lý tốt vốn lưu động có vai trò rất quan
trọng. Một doanh nghiệp được đánh giá là quản lý vốn lưu động có hiệu quả khi
với một khối lượng vốn không lớn doanh nghiệp biết phân bổ hợp lý trên các giai
đoạn luân chuyển vốn để số vốn lưu động đó chuyển biến nhanh từ hình thái này
sang hình thái khác, đáp ứng được các nhu cầu phát sinh. Muốn quản lý tốt vốn
lưu động các doanh nghiệp trước hết phải nhận biết được các bộ phận cấu thành
của vốn lưu động, trên cơ sở đó đề ra được các biện pháp quản lý phù hợp với
từng loại.
Căn cứ vào vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh
doanh vốn lưu động bao gồm
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: là bộ phận vốn dùng để mua
nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế dự trữ và chuẩn bị sản xuất.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho
giai đoạn sản xuất như: sản phẩm dở dang, nửa thành phẩm tự chế, chi phí chờ
phân bổ.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: là bộ phận trực tiếp phục vụ cho
giai đoạn lưu thông như thành phẩm, vốn tiền mặt .
Căn cứ vào hình thái biểu hiện vốn lưu động bao gồm :
- Vốn vật tư hàng hoá: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện
bằng hiện vật cụ thể như nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành
phẩm, thành phẩm.
- Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền
gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư ngắn hạn.
-13-
2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây dựng
Sóc Trăng từ phòng kế toán của công ty cung cấp. Dựa vào các bảng báo cáo tài
chính của công ty từ đó biết được về tình hình tài sản cũng như nguồn vốn để
phân tích được hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty.
2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu
- Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua
giai đoạn 2008- 2010. Dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty từ đó dùng phương pháp so sánh năm 2009 so với năm 2008 và năm
2010 so với năm 2009 cả về tương đối lẫn tuyệt đối để biết được tình hình hình
hoạt động của công ty qua giai đoạn 2008- 2010.
- Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây
dựng Sóc Trăng qua 3 năm.
+ Đánh giá tình hình tài sản của công ty: Dựa vào bảng báo cáo về tình
hình tài sản lưu động và tài sản dài hạn bằng phương pháp so sánh tình hình tài
sản của công ty từ đó rút ra được tình hình tài sản của công ty.
+ Đánh giá tình hình nguồn vốn của công ty: Dựa vào các báo cáo về tình
hình nguồn vốn như nợ phải trả, vốn chủ sở hữu bằng phương pháp so sánh ta
cũng thu về được cơ bản về tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn qua 3 năm.
+ Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn: Dùng các chỉ tiêu tài chính để đánh
giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
-14-
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vcd
D
Hvcd 
Trong đó:
Hvcd: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp
Vcd: Vốn cố định sử dụng bình quân kỳ
D: Doanh thu thuần của doanh nghiệp trong kỳ
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vld
D
Hvld 
Trong đó:
Hvld: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
Vld: Vốn lưu động sử dụng bình quân kỳ
Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cho biết được rằng bỏ ra một đồng vốn
sẽ thu về được bao nhiêu đồng doanh thu tỷ số này càng cao công ty hoạt động
càng hiệu quả.
- Vòng quay khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc
thanh toán các khoản phải thu…, Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn
của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng.
- Vòng quay hàng tồn kho
Là một tiêu chuẩn đánh giá Công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả
như thế nào.
Vòng quay hàng tồn kho =
Doanh thu thuần
Hàng tồn kho
Vòng quay các khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu
-15-
- Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ
C =
Vld
D
Trong đó:
C: Vòng quay vốn lưu động
D: Doanh thu thuần trong kỳ
Vld: Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ rằng vốn lưu động của doanh nghiệp luân
chuyển càng nhanh, hoạt động tài chính tốt công ty bỏ ra ít vốn nhưng thu được
lợi nhuận cao.
- Số ngày luân chuyển
Là số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động
N =
D
TxVld
C
T

Trong đó:
N: Số ngày luân chuyển một vòng quay vốn lưu động
T: Số ngày trong kỳ
- Hệ số đảm nhiệm VLĐ
H =
D
Vld
Chỉ tiêu này cho biết rằng để tạo ra được một đồng doanh thu thì cần bao
nhiêu đồng VLĐ.
-Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ số này nói lên một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn càng cao và hiệu
quả kinh doanh càng lớn.
Doanh thu thuần
Tỷ suất LN/DT =
Lợi nhuận ròng
* 100 %
-16-
- Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE)
Đây là chỉ số mà các nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo
lãi của một đồng vốn mà họ bỏ ra để đầu tư vào Công ty.
- Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
Đo lường khả năng sinh lợi trên một đồng vốn đầu tư vào Công ty.
- Khả năng thanh toán nhanh
- Khả năng thanh toán hiện hành
- Khả năng thanh toán tổng quát
Phân tích hiệu quả thu hồi VCSH bình quân qua 3 năm bằng mô hình
dupont
Phân tích Dupont các chỉ số tài chính. Các chỉ số tài chính được trình bày
ở dạng phân số. Điều đó có nghĩa là mỗi chỉ số tài chính sẽ tăng hay giảm tùy
thuộc vào hai yếu tố là tử số và mẫu số của phân số đó. Hay nói một cách khác,
Vốn cổ phần
Tỷ suất sinh lợi trên VCP
=
Lợi nhuận ròng
* 100 %
Tổng tài sản
Tỷ suất sinh lợi trên TTS
=
Lợi nhuận ròng
* 100 %
Tổng nợ NH
Khả năng thanh toán nhanh =
TSNH - HTK
Tổng nợ NH
Khả năng thanh hiện hành =
TSNH
Tổng nợ phải trả
Khả năng thanh hiện hành =
Tổng tài sản
-17-
lúc này một tỷ số tài chính đã được trình bày bằng tích một vài tỷ số tài chính
khác.
- Mục tiêu 3: Đề ra giải pháp
Phân tích ma trận swot là tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức ảnh hưởng đến vị thế hiện tại và tương lai của công ty, sau đó phân tích để
hình thành nên những chiến lược khả thi có thể lựa chọn.
Các bước lập ma trận SWOT:
- Bước 1: Liệt kê điểm mạnh (S) chủ yếu bên trong công ty.
- Bước 2: Liệt kê những điểm yếu (W) bên trong công ty.
- Bước 3: Liệt kê các cơ hội (O) bên ngoài công ty.
- Bước 4: Liệt kê các mối đe dọa (T) quan trọng bên ngoài công ty.
- Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả
của chiến lược SO vào ô thích hợp.
- Bước 6: Kết hợp những điểm yếu bên trong và cơ hội bên ngoài và ghi kết
quả của chiến lược WO.
SUẤT
SINH
LỢI
CỦA
VỐN
CHỦ
SỞ
HỮU
(ROE)
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sảnVốn chủ sở hữu
Tổng tài sản
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
Doanh thu thuần
x
Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản Doanh thu thuần
-18-
- Bước 7: Kết hợp những điểm mạnh bên trong và mối đe dọa bên ngoài và
ghi kết quả của chiến lược ST.
- Bước 8: Kết hợp những điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi
kết quả của chiến lược WT.
-19-
CHƢƠNG III
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2008- 2010
3.1. Khái quát về công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng
Sóc Trăng
- Năm 1975: Là công ty xây lắp I tỉnh Hậu Giang. Trụ sở chính đặt tại
24C Trần Hưng Đạo, Thị xã Sóc Trăng.
- Năm 1992: Tách Hậu Giang thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Công
ty xây lắp I tỉnh Hậu Giang được đổi thành công ty xây Sóc Trăng. Trụ sở chính
đặt tại 24C Trần Hưng Đạo, Thị xã Sóc Trăng.
- Năm 1993: Công ty xây lắp Sóc Trăng được đổi thành công ty xây dựng
và phát triển nhà tỉnh Sóc Trăng theo quyết định của chủ tịch UBND tỉnh Sóc
Trăng (là một doanh nghiệp nhà nước). Trụ sở chính đặt tại 24C Trần Hưng Đạo,
Thị xã Sóc Trăng.
- Năm 1995: Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng ra quyết định sát nhập 2
công ty: Công ty xây dựng và phát triển nhà tỉnh Sóc Trăng và công ty sản xuất
kinh doanh vật liệu xây dựng tỉnh Sóc Trăng thành công ty xây dựng tỉnh Sóc
Trăng. Trụ sở chính đặt tại 24C Trần Hưng Đạo, Thị xã Sóc Trăng.
- Năm 2005: Công ty xây dựng Sóc Trăng tiến hành cổ phần hóa doanh
nghiệp, ngày 01/12/2005 chủ tịch UBND Sóc Trăng quyết định số 976/QĐ(HC-
CTUBT) trên cơ sở chuyển công ty xây dựng từ loại hình doanh nghiệp nhà nước
thành công ty cổ phần. Giấy phép đăng ký kinh doanh số 5903000038. Trụ sở tại
đường Phạm Hùng, Phường 8, Thành phố Sóc Trăng. Hoạt động cho đến nay
theo ngành nghề nêu trên.
-20-
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng chịu trách nhiệm trước các chủ đầu tư
về kỹ thuật, chất lượng công trình. Công ty thực hiện các hợp đồng do chính đơn
vị ký kết với các chủ đầu tư. Những sản phẩm do công ty làm ra như các công ty
vật tư, kiến trúc….thời gian xây dựng dài, sản phẩm được đặt ra ở một nơi cố
định nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm, mặt dù sản phẩm được đặt cố
định tại một địa điểm nhưng công cụ, dụng cụ, đối tượng lao động và lực lượng
lao động có tính chất lưu thông cao chính vì vậy việc tổ chức công tác kế toán
cũng tương tối phức tạp. Vì thời gian sử dụng sản phẩm là lâu dài nên đòi hỏi các
doanh nghiệp xây lắp trong quá trình xây dựng cũng phải kiểm tra chặt chẽ chất
lượng nguyên vật liệu và chất lượng công trình để đảm bảo an toàn cho người sử
dụng.
-21-
Bảng 3.1: CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
STT TÊN NGÀNH MÃ NGHÀNH
1 Khảo sát thiết kế công trình dân dụng, kỹ thuật hạ tầng,
cấp thoát nước, trang trí nội thất.
M7410
2 Tư vấn xây dựng (lập dự án, quản lý dự án, đấu thầu,
giám sát), khảo sát địa chất thủy văn, quy hoạch xây
dựng đô thị và nông thôn.
M7110
3 Xây dựng công trình dân dụng, công trình kỹ thuật, hạ
tầng kỹ thuật, cấp thoát nước, san lắp mặt bằng, lắp đặt
hệ thống điện và hệ thống cấp thoát nước.
F4290,4312,
4322
4 Khai thác cát, vận tải hàng hóa đường bộ, đường thủy,
bóc dở hàng hóa.
B0810, H4933,
H5022
5 Mua bán vật liệu xây dựng E36600
6 Khoan và khai thác nước ngầm, xử lý nước và nước thải
công nghiệp.
7 Sản xuất kiện bê tông đúc sẵn, kết cấu thép kim loại,
gạch lót nền các loại.
C2395,2511
8 Tư vấn thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, bản vẽ
thi công và dự toán các công trình dân dụng, công
nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật: Tư vấn
lập báo cáo đánh giá tác đông môi trường: tư vấn chứng
nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng:
mua bán văn phòng phẩm: dịch vụ photocopy.
F4321, G4663
Nguồn: phòng kinh doanh
-22-
3.1.3. Sơ đồ tổ chức và chức năng của các phòng ban
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty CPXD Sóc Trăng
Nguồn: http://xaydungsoctrang.com.vn/soctrang/php/introduce.php?option=3
Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phấn xây dựng Sóc Trăng là một hệ thống
phòng ban có liên quan mật thiết với nhau, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của hội đồng
quản trị, ban giám đốc công ty, mô hình được tổ chức trực tuyến. Chủ tịch hội
đồng quản trị là người lãnh đạo cao nhất. Giám đốc công ty được hội đồng quản
trị bổ nhiệm toàn quyền xử lý mọi công việc xảy ra hằng ngày và chịu trách
nhiệm trong công tác quản lý, phân công các trách nhiệm cụ thể cho các xí
nghiệp, phòng ban trực thuộc.
- Giám đốc công ty
Trực tiếp xử lý chung, chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, điều hành nhân lực, tuyển dụng và sa thải, tự chủ về mặt quản lý tài
chính của công ty.
-23-
- Phó giám đốc:
Một phó giám đốc trực tiếp điều hành nhà máy gạch từ khâu vận hành, sản
xuất đến quan hệ mua bán.
Một phó giám đốc phụ trách xí nghiệp thiết kế và xây dựng thực hiện chức
năng thiết kế, giám sát và thi công công trình. Tiếp ban giam đốc kiểm tra đôn
đốc các đơn vị thi công hoàn thành nhiệm vụ của mình.
- Phòng kỹ thuật
Giúp ban giam đốc tham mưu trong công tác quản lý và điều hành công
trình, tổ chức thực hiện và quản lý các mặt công tác kinh tế, kỹ thuật trong toàn
công ty theo đúng như hội dồng quản trị.
- Phòng kinh doanh
Giúp cho ban giám đốc công ty quản lý các hợp đồng kinh tế, quản lý đầu
tư và thiết bị sản xuất, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, giao dịch
với khách hàng, xử lý các thông tin liên quan.
-Phòng tổ chức hành chính
Giúp cho ban giám đốc công ty thống kê quản lý nhân lực, thực hiện
đúng chính sách bảo hiểm theo quy định, kỷ luật khen thưởng kịp thời áp dụng
cho từng hình thức cá nhân cụ thể.
- Phòng kế toán tài vụ
Có chức năng tổ chức vốn phân phối nguồn tài chính, kiểm tra tài chính,
tổ chức bộ máy kế toán thực hiện kế hoạch tài chính và các vấn đề có liên quan.
Phòng kế toán tài vụ thực hiện theo hình thức kế toán tập trung, tất cả các công
việc kế toán như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản ghi
vào sổ chi tiết, tính giá thành, lập báo cáo tài chính và thông tin kinh tế khác đều
được thực hiện tại phòng kế toán công ty.
-24-
3.1.4. Đặc điểm tình hình và phƣơng hƣớng phát triển
3.1.4.1. Thuận lợi
Luôn được chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi, những
năm qua đã xây dựng được mối quan hệ với Đãng, công đoàn, giữa lãnh đạo cấp
trên với lãnh đạo đơn vị, xây dựng khối đại đoàn kết thống nhất, phát huy mạnh
tính dân chủ trong công ty.
Do là công ty có quy mô lớn nên luôn thu hút người có trình độ, học vấn
cao. Đội ngũ cán bộ, kỹ sư trẻ năng động, nhiệt tình với công tác, có nâng lực
quản lý và điều hành tổ chức.
3.1.4.2. Khó khăn
Quá trình thành lập đến phát triển có nhiều sự thay đổi, cơ sở vật chất ban
đầu còn lạc hậu, chính vì vậy mà công ty cần đầu tư một lượng lớn vốn vào việc
hiện đại hóa máy móc, thiết bị, mua sắm tài sản cố định, nhất là đầu tư máy móc
thiết bị cho nhà máy gạch ngói Sóc Trăng. Trong khi đó nguồn vốn lại có hạn
nên đã làm ảnh hưởng đến công tác kế hoạch hoá phục vụ cho nhu cầu công việc
được tốt hơn. Do hạn chế về nguồn vốn nên công ty phải vay từ ngân hàng để
đầu tư, xây dựng các đơn vị trực thuộc vì thế hằng năm công ty phải chi một
lượng tiền không nhỏ trong tổng doanh thu của công ty để trả lãi cho ngân hàng.
Hiện nay dưới sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì công ty cổ phần
xây dựng Sóc Trăng không thể tránh khỏi sự cạnh tranh với các công ty cùng
hoạt động trong ngành.
-25-
3.2. Thực trạng sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng giai
đoạn 2008- 2010
3.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh
tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh
khác nhau trong công ty. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện
nhiệm vụ đối với Nhà nước. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là
nguồn thông tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục
vụ cho công việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời
của công ty.
Phân tích khái quát bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp ta có
cái nhìn khái quát tình hình của công ty về các khoản mục như: doanh thu, chi
phí và lợi nhuận. Có thể biết được lợi nhuận tăng giảm là do doanh thu hay chi
phí. Từ đó biết được tình hình kinh doanh của công ty có khả quan hay không.
-1-
Bảng 3.2: BẢNG PHÂN BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
STT CHỈ TIÊU NĂM 2009/2008 2010/2009
2008 2009 2010 SỐ TIỀN Tỷ lệ(%) SỐ TIỀN Tỷlệ(%)
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 41.038.596.281 62.270.538.221 98.134.292.535 21.231.941.940 52 35.863.754.314 58
2 Các khoản giảm trừ 9.479.600 - - (9.479.600) (100) - -
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 41.030.116.681 62.270.538.221 98.134.292.535 21.240.421.540 52 35.863.754.314 58
4 Giá vốn hàng bán 35.638.641.116 55.338.128.260 85.922.055.987 19.699.487.144 55 30.583.927.727 55
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.391.475.565 6.932.409.961 12.212.236.548 1.540.934.396 29 5.279.826.587 76
6 Doanh thu hoạt động tài chính 35.458.202 225.716.928 345.466.041 190.258.726 537 119.749.113 53
7
Chi phí tài chính (Trong đó: Chi phí lãi vay) - - 1.051.666.500 - - 1.051.666.500 -
8 Chi phí bán hàng 997.561.226 1.251.356.456 1.775.954.051 253.795.230 25 524.597.595 42
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.117.628.962 3.380.708.849 4.750.787.430 263.079.887 8 1.370.078.581 41
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh 1.311.743.579 2.526.061.584 4.979.294.608 1.214.318.005 93 2.453.233.024 97
11 Thu nhập khác 421.984.205 200.174.627 243.177.207 (221.809.578) (53) 43.002.580 21
13 Lợi nhuận khác 421.984.205 - - (421.984205) (100) - -
14 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.733.727.784 2.726.236.211 5.222.471.815 992.508.427 57 2.496.235.604 92
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 173.372.784 681.559.053 1.044.494.363 508.186.269 293 362.935.310 53
17 Lợi nhuận sau thuế 1.560.355.006 2.004.677.158 4.177.977.452 444.322.152 28 2.173.300.294 108
18 Lãi suất cơ bản trên cổ phiếu 2.855 3.741 4.065 886 31 324 9
Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần xây dựng Sóc trăng
Đvt: Đồng
-26-
-27-
- Về tình hình doanh thu:
Doanh thu là chỉ tiêu tài chính quan trọng nó phản ánh qui mô của quá
trình hoạt động kinh doanh của công ty. Doanh thu còn là nguồn thu quan trọng
để đơn vị trang trải các khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh và tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình tái đầu tư. Qua đó có thể nắm bắt được khả
năng tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường và thái độ của khách hàng đối với
những chủng loại sản phẩm mà công ty cung cấp. Doanh thu cao chứng tỏ sản
phẩm của công ty rất được ưa chuộng và chiếm ưu thế hơn so với những sản
phẩm cùng loại khác trên thị trường.
Do vậy, doanh thu là một chỉ tiêu có ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt
động kinh doanh, đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng góp phần đến sự
thành công hay thất bại của đơn vị.
+ Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
Đvt: Tỷ đồng
41
62
98
40
60
80
100
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Hình 3.2: Tình hình DTT của công ty từ 2008- 2010
Nguồn: Tự tổng hợp từ bảng báo cáo tài chính
Dựa vào hình 3.2 sẽ thấy trong những năm gần đây tình hình về doanh thu
của công ty có bước đột phá. Điển hình trong năm 2009 doanh thu về bán hàng
và cung cấp dịch vụ của công ty tăng 52% so với năm 2008. Từ 41,038,596,281
đồng lên 62,270,538,221 đồng. Năm 2010 con số này tiếp tục tăng lên 58% so
-28-
với năm 2009. Với tổng doanh thu năm 2010 là 98,134,292,535 đồng. Doanh thu
của công ty qua 3 năm có được sự tăng trưởng chủ yếu là thu được từ hoạt động
bán hàng và các hợp đồng xây dựng ngày càng nhiều. Điều này càng khẳng định
rằng trong những năm gần đây công ty đã mở rộng được thị phần của mình và
chiếm được lòng tin của khách hàng.
+ Doanh thu từ hoạt động tài chính
Đvt:Triệu đồng
35
225
345
0
100
200
300
400
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Hình 3.3: Doanh thu từ hoạt động tài chính giai đoạn 2008- 2010
Nguồn: Tự tổng hợp từ bảng báo cáo tài chính
Theo hình 3.3 ta thấy tình hình doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty
tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2009 tăng 537% so với năm 2008 từ 35,458,202
đồng lên đến 225,716,928 đồng. Năm 2010 doanh thu này tăng 53% so với năm
2009 tăng về tuyệt đối là 119,749,113 đồng. Nguyên nhân của sự tăng vọt về
doanh thu này trong năm 2008 chủ yếu có được từ tiền gửi ngân hàng và cho vay.
Và lượng tiền gửi này tiếp tục được gia tăng vào năm 2010 đã làm cho doanh thu
từ hoạt động tài chính tiếp tục tăng trưởng.
- Về chi phí: Chi phí nói chung là sự hao phí lao động sống và lao động vật
hóa trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh với mong muốn mang về một
sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo hay một kết quả nhất định. Chi phí phát sinh trong
-29-
các hoạt động sản xuất thương mại nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng
của doanh nghiệp là doanh thu và lợi nhuận. Chi phí có nhiều loại và được phân
loại theo ý muốn chủ quan của con người nhằm để phục vụ các nhu cầu khác
nhau của phân tích. Tùy vào mục đích sử dụng, góc độ nhìn, chi phí được phân
loại theo nhiều tiêu thức khác nhau như chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản xuất,
chi phí thời kỳ, chi phí khả biến, chi phí bất biến, chi phí trực tiếp, chi phí gián
tiếp, chi phí chìm, chi phí cơ hội,...
Chi phí mà công ty phải chịu khi hoạt động sản xuất kinh doanh là: Chi
phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và chi phí thuế TNDN hiện hành.
Chi phí mà công ty phải chịu nhiều nhất đó là chi phí quản lý doanh
nghiệp trong năm 2009 tăng không đáng kể so với năm 2008 về giá trị là
263,079,887 đồng và tăng 8%. Nhưng đến năm 2010 thì chí phí này lại tăng lên
41% so vói năm 2009 đạt 4,750,787,430 đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp
tăng là do công ty mở rộng quy mô đòi hỏi những cán bộ quản lý trong công ty
cần phải nâng cao trình độ, đồng thời cần phải tuyển thêm đội ngũ nhân viên
chính vì vậy đã làm gia tăng chi phí này. Kế đến đó là chi phí bán hàng, Chi phí
chi cho việc bán hàng vào năm 2008 là 997,561,226 đồng và chi phí này tăng lên
25% vào năm 2009 và đạt được giá trị là 1,775,954,051 đồng vào năm 2010 tăng
42%. Chi phí thuế TNDN là một phấn bắt buột phải có và khi hoạt động, doanh
nghiệp hoạt động càng hiệu quả thì chi phí này càng tăng. Có thể nói chi phí này
tỷ lệ thuận với doanh thu mà công ty đạt được. Vào năm 2008 chi phí cho thuế
phải chịu là 173,372,784 đồng và chi phí này đạt đến 681,559,053 đồng vào năm
2009 tăng 293%. Đến năm 2010 thì con số này đạt đến 1,044,494,363 đồng vào
năm 2010 tăng lên 53% so với năm 2009. Nguyên nhân của chi phí bán hàng và
chi phí thuế TNDN tăng là do số lượng hàng hóa được tiêu thụ nhiều hơn nên
doanh thu được tăng lên chính hai điều này đã làm cho chi phí bán hàng và chi
phí thuế TNDN phải tăng theo. Chi phí lãi vay năm 2010 là 1,051,666,500 đồng.
Nguyên nhân chủ yếu là do khi công ty phát triển thì đòi hỏi cần phải có được
nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh mà nguồn vốn tự có thì có giới hạn
chính vì vậy mà doanh nghiệp đã sử dụng biện pháp vay nợ, do đó chi phí phát
sinh của công ty phải tính thêm vào khoản chi phí lãi vay.
-30-
Về lợi nhuận: Là một khoản thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp sau khi
đã khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác, lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa
doanh thu bán hàng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá
vốn hàng bán, chi phí hoạt động của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và
thuế theo quy định của pháp luật.
Dựa vào lợi nhuận của công ty ta có thể biết được tình hình hoạt động của
công ty đang lời hay lỗ từ đó các nhà đầu tư cũng như những nhà chức năng
trong công ty có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
Đvt: Tỷ đồng
Hình 3.4: Tình hình lợi nhuận của công ty từ 2008- 2010
Nguồn: Phòng kế toán
Qua bảng 3.4 cho thấy trong năm 2008 lợi nhuận của công ty đạt
1,560,355,006 đồng và tăng 28% vào năm 2009. Đến năm 2010 có thể thấy được
sự tăng trưởng vượt trội của công ty tăng lên 108% so với năm 2009 đạt mức giá
trị là 4,177,977,452 đồng. Có thể giải thích cho sự gia tăng này là do công ty mở
rộng quy mô đồng thời sự mở rộng này là đúng và công ty hoạt động ngày càng
có hiệu quả và lợi nhuận tăng lên là lẽ đương nhiên. Riêng về năm 2010 công ty
có được sự tăng trưởng vượt trội là do công ty tiết kiệm được chi phí mặt dù là
mở rộng thì đòi hỏi cả doanh thu và chi phí tăng nhưng chi phí này tăng thấp hơn
doanh thu nên kết quả là lợi nhuận của công ty có sự tăng trưởng đột biến.
1
2
3
4
5
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
-31-
Qua phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh cho ta thấy được rằng
công ty đang hoạt động một cách hiệu quả, tình hình doanh thu cũng như lợi
nhuận có sự tăng trưởng đáng kể. Để hiểu rỏ hơn tại sao cần đi sâu vào đánh giá
tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn của công ty là như
thế nào để đạt được lợi nhuận và sự tăng trưởng như thế.
3.2.2. Đánh giá tình hình tài sản của công ty
Trong tình hình sản xuất kinh doanh chung của công ty thì kết cấu tài sản
có sự biến đổi qua các năm. Sự biến đổi này có thể là tăng hoặc giảm nguồn tài
sản của công ty. Đánh giá được tình hình tài sản của công ty có thể cho thấy
được hiệu quả sử dụng tài sản, hao mòn tài sản…., hoặc cũng có thể đánh giá
được sơ lược quy mô hoạt động của công ty.
Qua bảng kết cấu vốn có thể đánh giá quy mô về vốn của doanh nghiệp
tăng hay giảm. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp có được tăng cường hay
không thể hiện qua tình hình tăng thêm tài sản cố định. Đầu tư dài hạn sẽ tạo
nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp.
-1-
Bảng 3.4: TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
Đvt: Đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009
Giá trị % Giá trị %
TSLĐ 98.009.553.448 122.579.828.172 96.363.486.543 24.570.274.724 25,07 (26.216.341.629) (21.39)
TSDH 13.359.189.828 13.014.514.184 10.241.105.384 (344.675.644) (2,58) (2.773.408.800) (21.31)
TTS 111.368.743,276 135.594.342.356 106.604.591.927 24.225.599.080 21,75 (28.989.750.429) (21.38)
TSLĐ, 88
TSDH, 12
90.4
9.6
TSLĐ,
90.39
TSDH,
9.61
Năm 2008
Năm 2010
Năm 2009
Hình 3.5: Cơ cấu TSLĐ và TSDH trong tổng tài sản của công ty qua 3 năm
Nguồn: Phòng kế toán
Nguồn: Phòng kế toán
-32-
-1-
Qua bảng 3.4 và hình 3.5 cho thấy được rằng tình hình tài sản có sự tăng
giảm. Năm 2009 về TSLĐ tăng 25,07% còn về TSDH giảm 2,58% và TTS tăng
21,75%. Đến năm 2010 thì TTS của công ty giảm 21,38% trong đó TSLĐ giảm
21,39% và TSDH giảm 21,31%. Trong cơ cấu tài sản của công ty thì chủ yếu đó
là tài sản lưu động. Về tài sản lưu động qua 3 năm thì có sự gia tăng còn về tài
dài hạn có sự sụt giảm. Tài sản lưu động của công ty năm 2008 chiếm 88% trong
cơ cấu tổng tài sản của công ty, đến năm 2009 là 90,04% và được 90,39% vào
năm 2010. Về TSDH năm 2008 là 12%, năm 2009 là 9,6% và năm 2010 đạt
được 9,61%.
Nhìn chung tình hình tổng tài sản của công ty có sự gia tăng vào năm
2009 và giảm sút vào năm 2010. Để hiểu rỏ nguyên nhân tăng giảm này cần tìm
hiểu từng khoản mục cụ thể về tài sản, nguồn vốn và việc sử dụng chúng.
3.2.2.1. Tài sản lƣu động
Dựa vào bảng 3.5 có thể thấy tình hình tài sản lưu động của công ty phần
lớn là các khoản phải thu khách hàng. Năm 2008 chiếm đến 70.42% trong cơ cấu
tài sản. năm 2009 giảm xuống còn 68.63% và con số này lại tăng lên 70.37% vào
năm 2010. Trong kinh doanh thì việc chiếm dụng vốn qua lại giữa các công ty là
điều hiển nhiên, nhưng chiếm dụng ở mức nào là vừa phải. Ngoài các khoản phải
thu thì công ty còn chịu chi phối bởi lượng tiền, hàng tồn kho…
-1-
Bảng 3.5: TÌNH HÌNH TÀI SẢN LƢU ĐỘNG
Đvt: Đồng
CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
2009/2008 2010/2009
Tỷ lệ(%) theo quy mô
chung
Số tiền Tỷlệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 2008 2009 2010
A. TÀI SẢN LƢU ĐỘNG 98.009.553.448 122.579.828.172 96.363.486.543 24.570.274.724 25,07 (26.216.341.629) (21,39) 88,00 90,40 90,39
1. Tiền 8.609.424.864 6.331.966.974 5.924.775.924 (2.277.457.890) (26,45) (407.191.050) (6,43) 7,73 4,67 5,56
Tiền
8.609.424.864 6.331.966.974 5.924.775.924 (2.277.457.890) (26,45) (407.191.050) (6,43) 7,73 4,67 5,56
2. Khoản phải thu ngắn hạn 78.420.747.333 93.060.698.550 75.016.296.364 14.639.951.217 18,67 (18.044.402.186) (19,39) 70,42 70,73 70,37
- Phải thu khách hàng 8.091.241.939 12.341.078.400 15.522.459.908 4.249.836.461 52,52 3.181.381.508 25,78 7,27 9,10 14,56
-Trả trước cho người bán 48.442.206.267 76.306.900.763 46.122.298.508 27.864.694.496 57,52 (30.184.602.255) (39,56) 43,50 56,28 43,26
- phải thu nội bộ ngắn hạn 18.117.605.345 15.395.339.621 11.119.804.548 (2.722.265.724) (15,03) (4.275.535.073) (27,77) 16,27 11,35 10,43
-Phải thu khác 3.769.693.782 1.358.458.166 2.251.733.400 (2.411.235.616) (63,96) 893.275.234 65,76 3,38 1,00 2,11
3. Hàng tồn kho 10.519.108.664 10.501.284.965 15.222.609.852 (17.823.699) (0,17) 4.721.324.887 44,96 9,45 7,74 14,28
- Hàng tồn kho 10.519.108.664 10.501.284.965 15.222.609.852 (17.823.699) (0,17) 4.721.324.887 44,96 9,45 7,74 14,28
4. Tài sản lƣu động khác 460.272.587 344.799.283 199.804.403 (115.473.304) (25,09) (144.994.880) (42,05) 0,41 0,25 0,19
- Chi phí trả trước ngắn hạn 6.986.294 6.986.294 (66.560.336) - - (73.546.630) (1,05) 0,01 0,01 (0,06)
- Tài sản ngắn hạn khác 453.286.293 337.812.989 266.364.739 (115.473.304) (25,47) (71.448.250) (21,15) 0,41 0,25 0,25
Nguồn: Phòng kế toán
-34-
-35-
- Tiền: là một phần giá trị vốn lưu động, bao gồm tiền mặt tại Công ty và
tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền nhằm chi trả kịp thời cho các
hoạt động thanh toán. Lượng tiền này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán của
Công ty là cao đồng thời cũng phản ánh được tính chủ động trong các tình huống
xảy ra. Tuy nhiên, giá trị vốn lưu động bằng tiền không nên có số dư quá cao mà
nó cần được đưa vào sản xuất kinh doanh để tăng vòng quay của vốn, nâng cao
hiệu quả sử dụng đồng vốn hay dùng để chi trả nợ nhằm giảm chi phí sử dụng
vốn.
Đvt: Tỷ đồng
4
6
8
10
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Hình 3.6 : Lƣợng tiền của công ty qua 3 năm
Nguồn: Phòng kế toán
Qua biểu đồ 3.5 cho ta thấy rằng tình hình tiền mặt của công ty qua 3 năm
có sự giảm xuống do công ty đang hoạt động có hiệu quả cần chi trả tiền mặt cho
một số hoạt động cần thiết cho công ty như mua sắm tài sản, tăng cường nhân
viên cho hoạt động sản xuất bán hàng....Nhằm mở rộng quy mô sản xuất của
công ty. Năm 2008 số tiền có được của công ty chiếm 7.73%, nhưng đến năm
2009 giảm xuống còn 4.67% và năm 2010 tiếp tục giảm còn 5.56% trong cơ cấu
nguồn vốn. Xét về mặt giá trị thì năm 2008 lượng tiền của công ty là
-36-
8,609,424,864 đồng. Năm 2009 còn 6,331,966,974 đồng giảm 26.45%. Đến năm
2010 triếp tục giảm 6.43% so với năm 2009 còn 5,924,775,924 đồng. Nguyên
nhân của lượng tiền giảm qua các năm là do công ty mở rộng quy mô đòi hỏi cần
phải tăng cương các thiết bị, mua sắm thêm tài sản, và chi trả một số khoản chi
phí phát sinh bằng tiền mặt.
- Khoản phải thu ngắn hạn: Giá trị của chỉ tiêu “số vòng quay của các
khoản phải thu” càng lớn càng chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp thu hồi các khoản
nợ càng có hiệu quả. Ngược lại, chỉ tiêu “thời gian của một vòng quay khoản
phải thu” chỉ rõ số ngày cần thiết doanh nghiệp phải sử dụng để có thể thu hồi hết
doanh thu bán chịu trong kỳ, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ công tác thu hồi
công nợ càng kém hiệu quả.
Bảng 3.6 : TÌNH HÌNH CÁC KHOẢN PHẢI THU QUA 3 NĂM
Đvt: Đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Khoản phải thu ngắn hạn 78.420.747.333 93.060.698.550 75.016.296.364
-Phải thu khách hàng 8.091.241.939 12.341.078.400 15.522.459.908
-Trả trước cho người bán 48.442.206.267 76.306.900.763 46.122.298.508
- phải thu nội bộ ngắn hạn 18.117.605.345 15.395.339.621 11.119.804.548
- Phải thu khác 3.769.693.782 1.358.458.166 2.251.733.400
Nguồn: Phòng kế toán
Dựa vào bảng 3.5 và 3.6 cho thấy được rằng các khoản phải thu của công
ty qua ba năm có sự tăng giảm chẳng hạn như năm 2008 các khoản phải thu là
78,420,747,333 đồng chiếm 70.42% trong cơ cấu nguồn vốn của công ty và tăng
lên 93,060,698,550 đồng tăng 18.67% vào năm 2009 nhưng chỉ chiếm 68.63%
trong cơ cấu nguồn vốn điều này thể hiện được rằng công ty mở rộng quy mô,
ngoài ra trong năm 2009 các khoản phải thu ngắn hạn tăng do trả trước cho người
bán tăng lên từ 48,442,206,267 đồng lên 76,306,900,763 đồng tăng 57.52%. và
tiếp theo đó là phải thu khách hàng tăng lên 52.52% so với năm 2008. Nhưng
-37-
đến năm 2010 các khoản phải thu giảm xuống còn 75,016,296,364 đồng giảm
19.39% so với năm 2009 và chiếm 70.37% trong cơ cấu vốn. Riêng về phải thu
nội bộ ngắn hạn và phải thu khác có phần sụt giảm lần lượt là 15.03% và 63.96%.
Các khoản phải thu này đã phản ánh được rằng trong năm 2009 công ty đã quản
lý vốn chưa được hiệu quả, nguồn vốn bị chiếm dụng nằm ở mức cao nhưng đến
năm 2010 tỷ lệ này đã sụt giảm cho thấy rằng công ty đang ngày càng nâng cao
được khả năng sử dụng vốn.
- Hàng tồn kho: Qua bảng 3.5 cho thây trong 3 năm hàng tồn kho chiếm tỷ
trọng tương đối trong cơ cấu tài sản của công ty, điển hình trong năm 2008 hàng
tồn kho chiếm giá trị 10,519,108,664 đồng chiếm 9.45% trong cơ cấu tài sản.
Đến năm 2009 thì công ty đã tiêu thụ được một số lượng hàng tồn kho giảm
0.17% so với năm 2008. Nhưng đến năm 2010 thì hàng tồn kho lại có sự gia tăng
trở lại tăng lên đến 15,222,609,852 đồng tăng 44.96% so với năm 2009 và chiếm
14.28% trong cơ cấu tài sản. Trong khi đó tiền của công ty qua ba năm lại chiếm
tỷ trọng lần lượt là 7.73%, 4.67% và 5.56% trong cơ cấu tài sản. Cho thấy rằng
vốn công ty mất một phần khả năng thanh khoản, vốn bị hàng tồn kho chiếm
dụng.
- Tài sản lưu động khác: Qua bảng 3.5 cho thấy được TSLĐ khác của
Công ty có phần giảm qua các năm, tuy nhiên khoản tài sản này chỉ chiếm tỷ
trọng nhỏ trong tổng vốn lưu động, và nó ít có biến động nên không ảnh hưởng
lớn đến công ty.
Tài sản lưu động công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn
của công ty, trong tài sản ngắn hạn này thì các khoản phải thu lại chiếm đa số
chính vì vậy công ty cần cải thiện lại nguồn vốn bị chiếm dụng để nâng cao được
hiệu quả hoạt động của nguồn vốn.
3.2.2.2. Tài sản dài hạn
Chiếm cơ cấu nhiều nhất trong cơ cấu của tài sản dài hạn đó là tài sản cố
định. Chiếm 6.75% trong cơ cấu tài sản vào năm 2008, 7.97% vào năm 2009 và
9.61% năm 2010.
-1-
Bảng 3.7 : TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN DÀI HẠN QUA 3 NĂM
Đvt: Đồng
CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
2009/2008 2010/2009 Tỷ lệ(%) theo quy mô chung
Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 2008 2009 2010
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 13.359.189.828 13.014.514.184 10.241.105.384 (344.675.644) (2,58) (2.773.408.800) (21,31) 12,00 9,60 9,61
I. Các khoản phải thu dài hạn - - - - - - - - - -
II. Tài sản cố định 7.513.145.256 10.802.698.519 10.241.105.384 3.289.553.263 43,78 (561.593.135) (5,20) 6,75 7,97 9,61
1. TSCĐ hữu hình 4.804.332.965 5.485.662.643 4.924.069.508 681.329.678 14,18 (561.593.135) (10,24) 4,31 4,05 4,62
- Nguyên giá
23.760.928.123 24.852.891.652 25.254.855.288 1.091.963.529 4,60 401.963.636 1,62 21,34 18,33 23,69
- Giá trị hao mòn (18.956.595.158) (19.367.229.009) (20.330.785.780) (410.633.851) 2,17 (963.556.771) 4,98 (17,02) (14,28) (19,07)
2. TSCĐ vô hình 2.091.792.300 4.983.492.300 4.983.492.300 2.891.700.000 138,24 - - 1,88 3,68 4,67
4. Chi phi XDCB dở dang 617.019.991 333.543.576 333.543.576 (283.476.415) (45,94) - - 0,55 0,25 0,31
III. Bất động sản đầu tƣ - - - - - - - - - -
IV. Các khoản đầu tƣ tài
chính dài hạn - - - - - - - - - -
V. Tài sản dài hạn khác 5.846.044.572 2.211.815.665 - (3.634.228.907) (62,17) (2.211.815.665) (100,00) 5,25 1,63 -
1. Chi phí trả trước dài hạn 5.846.044.572 2.211.815.665 - (3.634.228.907) (62,17) (2.211.815.665) (100,00) 5,25 1,63 -
Nguồn:Phòng kế toán
-38-
-39-
Trong tài sản dài hạn thì tài sản cố định hữu hình chiếm 6.75% trong cơ
cấu nguồn vốn trong khi tài sản dài hạn chiếm chỉ có 12% vào năm 2008 trong
cơ cấu nguồn vốn. Trong năm này tài sản cố định của công ty hữu hình đạt
4,804,332,965 đồng và tăng thêm một lượng là 681,329,553,263 đồng tăng
14.18%. Nhưng đến năm 2010 thì lại sụt giảm do khấu hao tài sản cố định hữu
hình tăng tỷ lệ khấu hao vào năm 2010 tăng 4.98% so với năm 2009. Còn về tài
sản cố định vô hình chiếm 1.88% trong cơ cấu nguồn vốn vào năm 2008 và tăng
lên 3.68% và 4.67% lần lượt vào năm 2009, 2010. Về chi phí xây dựng cơ bản dở
dang là 0.55%, 0.25% và 0.31% trong cơ cấu nguồn vốn vào năm 2008, 2009,
2010.
Ngoài ra các nguồn tài sản dài hạn khác cũng chiếm lần lượt là 5.25% và
1.63% vào năm 2008, 2009 trong cơ cấu nguồn vốn của công ty.
Có thể thấy được rằng các tài sản dài hạn do có đặc điểm là thời gian sử
dụng lâu dài và phục vụ quá trình sản xuất nên việc mua săm loại tài sản nay
không được thường xuyên.
3.2.3. Đánh giá chung về tình hình nguồn vốn
Nguồn vốn của doanh nghiệp trước hết được hình thành từ nguồn vốn chủ
sở hữu, sau đó được hình thành từ nguồn vốn vay và nợ và cuối cùng là được
hình thành từ các nguồn khác như đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Để
đánh giá khả năng bảo đảm nguồn vốn kinh doanh của Công ty ta xem xét tỷ suất
tự tài trợ nguồn vốn của đơn vị. Tỷ suất này càng cao thì khả năng đảm bảo
nguồn vốn kinh doanh càng cao, thể hiện tính độc lập về mặt tài chính cũng như
mức độ tự tài trợ của Công ty là rất tốt.
Trong kinh doanh, nguồn vốn một doanh nghiệp bất kỳ luôn được bổ sung
và tăng trưởng theo thời gian. Ngoài việc xem xét tình hình phân bổ vốn, các
doanh nghiệp, các chủ đầu tư và các đối tượng liên quan khác cần phân tích cơ
cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của
doanh nghiệp, tự chủ trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp
phải đương đầu.
-1-
Bảng 3.8 : NỢ PHẢI TRẢ CỦA CÔNG TY
Đvt: Đồng
CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009
Tỷ lệ(%) theo quy mô
chung
Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 2008 2009 2010
A. NỢ PHẢI TRẢ 104.389.131.001 123.394.517.408 89.324.547.568 19.005.386.407 18,21 (34.069.969.840) (27.61) 93,73 91,00 83,79
I. Nợ ngắn hạn 83.938.583.088 106.782.881.495 75.942.911.655 22.844.298.407 27,22 (30.839.969.840) (28.88) 75,37 78,75 71,24
1. Vay ngắn hạn 750.000.000 - 2.500.000.000 (750.000.000) (100,00) 2.500.000.000 - 0,67 - 2,35
2. Phải trả người bán 3.984.754.751 2.300.330.910 6.530.497.747 (1.684.423.841) (42,27) 4.230.166.837 183.89 3,58 1,70 6,13
3. Người mua trả trước 46.855.576.904 83.007.787.229 49.788.754.735 36.152.210.325 77,16 (33.219.032.494) (40.02) 42,07 61,22 46,70
4. Thuế và các khoản phải nộp 213.437.565 195.206.671 309.388.940 (18.230.894) (8,54) 114.182.269 58.49 0,19 0,14 0,29
5. Phải trả người lao động - - 144.473.667 - - 144.473.667 - - - 0,14
6. Chi phí phải trả 327.041.000 1,303,772.403 1.303.772.403 976.731.403 298,66 - - 0,29 0,96 1,22
7. Phải trả nội bộ 18.402.221.229 15.298.420.204 10.761.004.076 (3.103.801.025) (16,87) (4.537.416.128) (29.66) 16,52 11,28 10,09
8. Phải trả theo tiến độ HĐXD 3.855.440.640 1.100.860.675 1.100.860.675 (2.754.579.965) (71,45) - - 3,46 0,81 1,03
9. Phải trả, phải nộp khác 9.550.110.999 3.576.503.403 3.504.159.412 (5.973.607.596) (62,55) (72.343.991) (2.02) 8,58 2,64 3,29
II. Nợ dài hạn 20.450.547.913 16.611.635.913 13.381.635.913 (3.838.912.000) (18,77) (3.230.000.000) (19.44) 18,36 12,25 12,55
- Phải trả dài hạn người bán - - - - - - - - - -
- Phải trả dài hạn khác - - - - - - - - - -
- Vay và nợ dài hạn 20.450.547.913 16.611.635.913 - (3.838.912.000) (18,77) (16.611.635.913) (100.00) 18,36 12,25 -
Nguồn: Phòng kế toán
-40-
-41-
3.2.3.1. Nợ phải trả
- Nợ ngắn hạn: Nợ phải trả chính là các khoản mà Công ty đi chiếm dụng
của công ty khác.
Đvt: Tỷ đồng
84
107
76
60
80
100
120
năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Hình 3.7: Tình hình NNH qua 3 năm
Nguồn: Tự tổng hợp từ bảng báo cáo tài chính công ty
Trong cơ cấu nợ phải trả của công ty thì nợ ngắn hạn chiếm một lượng
tương đối. Có thể nói 2009 công ty hoạt động rất tốt trong lĩnh vực chiếm dụng
vốn. Năm 2009 tăng 27.22% so với năm 2008 đạt giá trị 106,782,882,495 đồng.
Nhưng đến năm 2010 thì công ty lại chi trả rất nhiều cho các khoản nợ này. Tỷ lệ
chiếm dụng nợ của công ty giảm đến 28.88% so với năm 2009.
Nguyên nhân năm 2009 công ty chiếm dụng được vốn nhiều chủ yếu là do
khách hàng trả tiền trước cho công ty tăng vọt từ 46,855,576,904 đồng lên đến
83,0070787,229 đồng tăng 77.16%. Tiếp theo đó là chi phí phải trả, công ty đã
chiếm dụng rất tốt khoản chi phí này. Vào năm 2008 chi phí này chỉ nằm ở mức
327,041,000 đồng nhưng lại tăng vọt lên đến con số 1,303,772,403 đồng vào năm
2009. Còn các khoản còn lại có sự giảm sút hơn so với năm 2008 nhưng giá trị
giảm không đáng kể so với sự chiếm dụng của 2 khoản trên. Đến năm 2010 thì
sức chiếm dụng có phần giảm xuống rỏ rệt nhất là ở người mua trả trước từ
83,0070787,229 đồng giảm xuống còn 499,788,754,735 đồng giảm 40.02%.
Nhưng bù lại công ty lại chiếm dụng được vốn vào năm này ở khoản mục vay
-42-
ngắn hạn đạt 2,500,000,000 đồng vào năm 2010, đồng thời trong năm này khoản
phải trả người bán tăng 183.89% từ 2,300,330,910 đồng lên 6,530,497,747 đồng.
- Nợ dài hạn: Công ty chỉ chiếm dụng khoản vay và nợ dài hạn nhưng
cũng không đạt được hiệu quả cao. Trong năm 2008 tình hình chiếm dụng đạt
20,450,547,913 đồng nhưng đến năm 2009 tỷ lệ này lại giảm xuống
16,611,635,913 đồng giảm 18.77%.
Trong khoản nợ phải trả của công ty chiếm 73.73% trong tổng nguồn vốn
tuy nhiên lại giảm xuống còn 91% vào năm 2009 và 83.79% vào năm 2010.
Nhưng con số này vẫn còn đang ở mức cao nên cho thấy rằng khả năng chiêm
dụng của công ty là khá tốt.
3.2.3.2. Vốn chủ sở hữu
Đây là nguồn vốn đầu tiên khi tham gia vào hoạt động kinh doanh: Bao
gồm nguồn vốn tự có, thặng dư vốn trên cổ phần, các nguồn kinh phí, kinh quỹ.
Nguồn vốn này có ý nghĩa rất lớn với công ty nếu công ty muốn mở rộng quy mô
sản xuất cần phải gia tăng nguồn vốn này đồng thời công ty cần phải quản lý tốt
nguồn vốn này để có thể thu về lợi nhuận cao nhất cho công ty.
Dựa vào bảng 3.7 có thể thấy được nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 6.27% tỷ
trọng trong cơ cấu nguồn vốn vào năm 2008 và nguồn vốn này tiếp tục được bổ
sung vào năm 2009 và 2010 với tỷ lệ lần lượt là 9% và 16.21% trong tổng cơ cấu
nguồn vốn.
-1-
Bảng 3.9: NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
Nguồn: Phòng kế toán
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 % theo quy mô chung
Giá trị % Giá trị % 2008 2009 2010
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 6.979.612.275 12.199.824.948 17.280.094.359 5.220.212.673 74,79 5.080.269.411 41,64 6,27 9,00 16,21
I.Vốn chủ sở hữu 6.750.559.471 11.678.138.544 16.129.984.703 4.927.579.073 73,00 4.451.846.159 38,12 6,06 8,61 15,13
1. Vốn đầu tư chủ sở hữu 5.466.000.000 9.073.560.000 9.073.560.000 3.607.560.000 66,00 - - 4,91 6,69 8,51
2. Thặng dư vốn cổ phần 5.707.990 58.803.073 58.803.073 53.095.083 930,19 - - 0,01 0,04 0,06
3. Vốn khác của chủ sở hữu - 990 990 990 - - - - 0,00 0,00
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản - - - - - - - - - -
7. Quỹ đầu tư phát triển 258.252.804 550.886.402 1.041.318.729 292.633.598 113,31 490.432.327 89,03 0,23 0,41 0,98
8. Quỹ dự phòng tài chính 64.563.201 137.721.600 260.329.682 73.158.399 113,31 122.608.082 89,03 0,06 0,10 0,24
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 956.035.476 1.857.166.479 5.695.972.229 901.131.003 94,26 3.838.80.,750 206,70 0,86 1,37 5,34
II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 229.052.804 521.686.404 1.150.109.656 292.633.600 127,76 628.423.252 120,46 0,21 0,38 1,08
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 229.052.804 521.686.404 1.150.109.656 292.633.600 127,76 628.423.252 120,46 0,21 0,38 1,08
Đvt: Đồng
-43-
-44-
Đvt: Tỷ đồng
7
12
17
6
9
12
15
18
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Hình 3.8: VCSH của công ty CPXD Sóc Trăng qua 3 năm
Nguồn: Tự tổng hợp từ bảng báo cáo tài chính của công ty
Nguồn VCSH được bổ sung liên tục qua 3 năm từ 6,979,612,275 đông
vào năm 2008 tăng lên 12,199,824,948 đồng vào năm 2009 tăng 74.97%. Đến
năm 2010 đạt mức 17,280,094,359 đồng tăng 41.64% so với năm 2009.
Vốn chủ sở hữu tăng là do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng liên tục trong
giai đoạn 2008- 2010. Năm 2008 đạt mức 5,466,000,000 đồng đến năm 2009 là
9,073,560,000 đồng và mức này được duy trì đến năm 2010. Ngoài thặng dư vốn
cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối và quỹ khen thưởng phúc lợi cũng có sự tăng trưởng qua các năm.
Với sự tăng trưởng trên cho thấy được rằng nguồn VCSH ngày càng được
gia tăng nhằm đẩy mạnh cho việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công,
góp phần cho việc tạo ra được lợi nhuận cao.
Phntchhiuqusdngvncacngtycphnxydngsctrng 150129123650-conversion-gate01
Phntchhiuqusdngvncacngtycphnxydngsctrng 150129123650-conversion-gate01
Phntchhiuqusdngvncacngtycphnxydngsctrng 150129123650-conversion-gate01
Phntchhiuqusdngvncacngtycphnxydngsctrng 150129123650-conversion-gate01
Phntchhiuqusdngvncacngtycphnxydngsctrng 150129123650-conversion-gate01
Phntchhiuqusdngvncacngtycphnxydngsctrng 150129123650-conversion-gate01
Phntchhiuqusdngvncacngtycphnxydngsctrng 150129123650-conversion-gate01
Phntchhiuqusdngvncacngtycphnxydngsctrng 150129123650-conversion-gate01
Phntchhiuqusdngvncacngtycphnxydngsctrng 150129123650-conversion-gate01
Phntchhiuqusdngvncacngtycphnxydngsctrng 150129123650-conversion-gate01
Phntchhiuqusdngvncacngtycphnxydngsctrng 150129123650-conversion-gate01
Phntchhiuqusdngvncacngtycphnxydngsctrng 150129123650-conversion-gate01
Phntchhiuqusdngvncacngtycphnxydngsctrng 150129123650-conversion-gate01
Phntchhiuqusdngvncacngtycphnxydngsctrng 150129123650-conversion-gate01
Phntchhiuqusdngvncacngtycphnxydngsctrng 150129123650-conversion-gate01
Phntchhiuqusdngvncacngtycphnxydngsctrng 150129123650-conversion-gate01
Phntchhiuqusdngvncacngtycphnxydngsctrng 150129123650-conversion-gate01
Phntchhiuqusdngvncacngtycphnxydngsctrng 150129123650-conversion-gate01
Phntchhiuqusdngvncacngtycphnxydngsctrng 150129123650-conversion-gate01
Phntchhiuqusdngvncacngtycphnxydngsctrng 150129123650-conversion-gate01
Phntchhiuqusdngvncacngtycphnxydngsctrng 150129123650-conversion-gate01
Phntchhiuqusdngvncacngtycphnxydngsctrng 150129123650-conversion-gate01
Phntchhiuqusdngvncacngtycphnxydngsctrng 150129123650-conversion-gate01

More Related Content

What's hot

Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAYLuận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAYYếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bai luan final
Bai luan finalBai luan final
Bai luan finalBIEN HOC
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...Ngọc Hưng
 
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồPhan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồnhatphuong2710
 
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...PinkHandmade
 
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG_10240...
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG_10240...LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG_10240...
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG_10240...PinkHandmade
 
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (18)

Đề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
Đề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạoĐề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
Đề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
 
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAYLuận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
 
Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAYYếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAY
 
1.luananchinhthuc
1.luananchinhthuc1.luananchinhthuc
1.luananchinhthuc
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...
 
Bai luan final
Bai luan finalBai luan final
Bai luan final
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuếLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
 
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...
 
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồPhan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
 
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
 
Luận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ Yên
Luận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ YênLuận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ Yên
Luận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ Yên
 
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG_10240...
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG_10240...LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG_10240...
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG_10240...
 
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
 
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàngNhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối ...
 
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ...
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ...Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ...
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ...
 
Sự hài lòng công việc người lao động
Sự hài lòng công việc người lao độngSự hài lòng công việc người lao động
Sự hài lòng công việc người lao động
 

Viewers also liked

Beneficios de la actividad física en adultos mayores
Beneficios de la actividad física en adultos mayoresBeneficios de la actividad física en adultos mayores
Beneficios de la actividad física en adultos mayoresFer Mg
 
Vonesili Saysana_11384836_Thesis_Final
Vonesili Saysana_11384836_Thesis_FinalVonesili Saysana_11384836_Thesis_Final
Vonesili Saysana_11384836_Thesis_FinalVonesili Saysana
 
IN LIVING CODING
IN LIVING CODINGIN LIVING CODING
IN LIVING CODINGkdhicks2
 
Final presentation1-research-1
Final presentation1-research-1 Final presentation1-research-1
Final presentation1-research-1 Parizey Ali
 
Bandas des. de desarticuladas 2014
Bandas des. de desarticuladas 2014Bandas des. de desarticuladas 2014
Bandas des. de desarticuladas 2014youangel2001
 
Electronic Systems report
Electronic Systems reportElectronic Systems report
Electronic Systems reportAndrew Dilucia
 
Microelectronics final project report
Microelectronics final project reportMicroelectronics final project report
Microelectronics final project reportAndrew Dilucia
 
Chuyên đề quyền chọn chứng khoán luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp
Chuyên đề quyền chọn chứng khoán   luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệpChuyên đề quyền chọn chứng khoán   luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp
Chuyên đề quyền chọn chứng khoán luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệpViet Aids
 
Tips for handling early year medical expenses
Tips for handling early year medical expensesTips for handling early year medical expenses
Tips for handling early year medical expensesRose McGowan
 
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...Nghiên Cứu Định Lượng
 

Viewers also liked (13)

Beneficios de la actividad física en adultos mayores
Beneficios de la actividad física en adultos mayoresBeneficios de la actividad física en adultos mayores
Beneficios de la actividad física en adultos mayores
 
Activism 15
Activism 15Activism 15
Activism 15
 
Vonesili Saysana_11384836_Thesis_Final
Vonesili Saysana_11384836_Thesis_FinalVonesili Saysana_11384836_Thesis_Final
Vonesili Saysana_11384836_Thesis_Final
 
IN LIVING CODING
IN LIVING CODINGIN LIVING CODING
IN LIVING CODING
 
Final presentation1-research-1
Final presentation1-research-1 Final presentation1-research-1
Final presentation1-research-1
 
Bandas des. de desarticuladas 2014
Bandas des. de desarticuladas 2014Bandas des. de desarticuladas 2014
Bandas des. de desarticuladas 2014
 
Electronic Systems report
Electronic Systems reportElectronic Systems report
Electronic Systems report
 
Ppt sp hdr
Ppt sp hdrPpt sp hdr
Ppt sp hdr
 
mechatronics report
mechatronics reportmechatronics report
mechatronics report
 
Microelectronics final project report
Microelectronics final project reportMicroelectronics final project report
Microelectronics final project report
 
Chuyên đề quyền chọn chứng khoán luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp
Chuyên đề quyền chọn chứng khoán   luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệpChuyên đề quyền chọn chứng khoán   luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp
Chuyên đề quyền chọn chứng khoán luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp
 
Tips for handling early year medical expenses
Tips for handling early year medical expensesTips for handling early year medical expenses
Tips for handling early year medical expenses
 
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
 

Similar to Phntchhiuqusdngvncacngtycphnxydngsctrng 150129123650-conversion-gate01

Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...
Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...
Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...
Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...
Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đO từ trường trái đất
đO từ trường trái đấtđO từ trường trái đất
đO từ trường trái đấtNOT
 
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...Man_Ebook
 
Đề tài: Thực trạng hệ thống phân phối thiết bị đèn đèn điện tại Công ty TNHH ...
Đề tài: Thực trạng hệ thống phân phối thiết bị đèn đèn điện tại Công ty TNHH ...Đề tài: Thực trạng hệ thống phân phối thiết bị đèn đèn điện tại Công ty TNHH ...
Đề tài: Thực trạng hệ thống phân phối thiết bị đèn đèn điện tại Công ty TNHH ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
tailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdf
tailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdftailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdf
tailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdfNguynMai563355
 
Phân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt nam
Phân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt namPhân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt nam
Phân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Thạc Sĩ Vận Dụng Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Với Thực Tiễn Tr...
Luận Văn Thạc Sĩ Vận Dụng Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Với Thực Tiễn Tr...Luận Văn Thạc Sĩ Vận Dụng Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Với Thực Tiễn Tr...
Luận Văn Thạc Sĩ Vận Dụng Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Với Thực Tiễn Tr...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
5 do thithuhang_vhl401
5 do thithuhang_vhl4015 do thithuhang_vhl401
5 do thithuhang_vhl401Tam Hoang
 

Similar to Phntchhiuqusdngvncacngtycphnxydngsctrng 150129123650-conversion-gate01 (20)

Đề tài: Sử dụng bài FCI để khảo sát sai lầm của học sinh, HOT
Đề tài: Sử dụng bài FCI để khảo sát sai lầm của học sinh, HOTĐề tài: Sử dụng bài FCI để khảo sát sai lầm của học sinh, HOT
Đề tài: Sử dụng bài FCI để khảo sát sai lầm của học sinh, HOT
 
Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...
Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...
Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...
 
Đề tài khảo sát học sinh về các định luật của Newton, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài  khảo sát học sinh về các định luật của Newton, ĐIỂM 8, HAYĐề tài  khảo sát học sinh về các định luật của Newton, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài khảo sát học sinh về các định luật của Newton, ĐIỂM 8, HAY
 
Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...
Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...
Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...
 
Lv (19)
Lv (19)Lv (19)
Lv (19)
 
đO từ trường trái đất
đO từ trường trái đấtđO từ trường trái đất
đO từ trường trái đất
 
đO từ trường trái đất
đO từ trường trái đấtđO từ trường trái đất
đO từ trường trái đất
 
đO từ trường trái đất
đO từ trường trái đấtđO từ trường trái đất
đO từ trường trái đất
 
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
 
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
 
Đề tài: Thực trạng hệ thống phân phối thiết bị đèn đèn điện tại Công ty TNHH ...
Đề tài: Thực trạng hệ thống phân phối thiết bị đèn đèn điện tại Công ty TNHH ...Đề tài: Thực trạng hệ thống phân phối thiết bị đèn đèn điện tại Công ty TNHH ...
Đề tài: Thực trạng hệ thống phân phối thiết bị đèn đèn điện tại Công ty TNHH ...
 
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành động
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành độngLuận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành động
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành động
 
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAY
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAYLuận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAY
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAY
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
 
tailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdf
tailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdftailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdf
tailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdf
 
Phân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt nam
Phân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt namPhân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt nam
Phân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt nam
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Vận Dụng Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Với Thực Tiễn Tr...
Luận Văn Thạc Sĩ Vận Dụng Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Với Thực Tiễn Tr...Luận Văn Thạc Sĩ Vận Dụng Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Với Thực Tiễn Tr...
Luận Văn Thạc Sĩ Vận Dụng Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Với Thực Tiễn Tr...
 
Đề tài: Chương trình xét tuyển đại học dựa vào kết quả học tập
Đề tài: Chương trình xét tuyển đại học dựa vào kết quả học tậpĐề tài: Chương trình xét tuyển đại học dựa vào kết quả học tập
Đề tài: Chương trình xét tuyển đại học dựa vào kết quả học tập
 
5 do thithuhang_vhl401
5 do thithuhang_vhl4015 do thithuhang_vhl401
5 do thithuhang_vhl401
 

Phntchhiuqusdngvncacngtycphnxydngsctrng 150129123650-conversion-gate01

  • 1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÓC TRĂNG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: PGS.TS.ĐỖ VĂN XÊ LÂM MINH ĐIỀU MSSV: 4085444 Lớp: Ngoại thương 2, khóa 34 Email:lmdieu44@student.ctu.edu.vn SĐT: 01.277.277.720 Cần Thơ - 2011
  • 2. -i- LỜI CAM ĐOAN    Em cam đoan đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày tháng năm 2011 Sinh viên thực hiện LÂM MINH ĐIỀU
  • 3. -ii- LỜI CẢM TẠ    Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này đối với em mang nhiều ý nghĩa. Không chỉ là sự cố gắng của bản thân, mà còn là những sự giúp đỡ rất nhiệt tình, những lời động viên, chỉ dẫn của thầy hướng dẫn. Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Đỗ Văn Xê, người đã hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt nhất bài luận văn của mình. Xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị trong công ty cổ phần xây dựng Sóc trăng đã cho em cơ hội dược thực tập tại công ty và cung cấp các số liệu quan trọng để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô, những người đã truyền đạt cho em bao kiến thức quý báu và hữu ích trong suốt năm năm học tập dưới mái trường Đại học Cần Thơ. Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc! Cần Thơ, ngày tháng năm 2011 Sinh viên thực hiện LÂM MINH ĐIỀU
  • 4. -iii- NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP    …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………...……………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………… Cần Thơ, ngày tháng năm 2011 Thủ trưởng đơn vị
  • 5. -iv- BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP     Họ và tên người hướng dẫn: ĐỖ VĂN XÊ  Học vị:  Chuyên ngành:  Cơ quan công tác:  Tên sinh viên: LÂM MINH ĐIỀU  Mã số sinh viên: 4085444  Chuyên ngành: Kinh tế Ngoại Thương 02 – K34  Tên đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÓC TRĂNG NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ........................................................................................................ 2. Về hình thức ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ........................................................................................................ 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................................
  • 6. -v- 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ........................................................................................................ 5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc (theo mục tiêu nghiên cứu,…) ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ........................................................................................... 6. Các nhận xét khác .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) .................................................................................................................................. ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ................................................................. Cần Thơ, ngày tháng năm 2011 NGƯỜI NHẬN XÉT
  • 7. -vi- NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN    …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ………………………...…………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………… Cần Thơ, ngày tháng năm 2011 Giáo viên phản biện
  • 8. -vii- MỤC LỤC Trang CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề..............................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung ...............................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................2 1.3.1 Phạm vi về không gian ....................................................................2 1.3.2 Phạm vi về thời gian........................................................................2 1.3.3 Phạm vi về nội dung........................................................................2 CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 2.1. Phương pháp luận..................................................................................3 2.1.1. Khái niệm vốn................................................................................3 2.1.2. Vai trò vốn.....................................................................................4 2.1.3. Phân loại vốn ................................................................................5 2.1.3.1. Phân loại vốn theo nguồn hình thành.......................................5 2.1.3.1.1. vốn chủ sở hữu.................................................................5 2.1.3.1.2. Vốn huy động của doanh nghiệp ......................................6 2.1.3.2. Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển ...........................8 2.1.3.2.1. Tài sản cố định.................................................................8 2.1.3.2.2. Vốn lưu động.................................................................10 2.2. Phương pháp thu thập số liệu...............................................................13 2.3. Phương pháp phân tích số liệu.............................................................13
  • 9. -viii- Trang CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2008- 2010 3.1. Khái quát về công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng ..............................19 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng ....................................................................................19 3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.............................................20 3.1.3. Sơ đồ tổ chức và chức năng của các phòng ban ............................22 3.1.4. Đặc điểm tình hình và phương hướng phát triển...........................24 3.1.4.1. Thuận lợi...............................................................................24 3.1.4.2. Khó khăn ..............................................................................24 3.2. Thực trạng sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng giai đoạn 2008- 2010 ..........................................................................25 3.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ................................25 3.2.2. Đánh giá tình hình tài sản của công ty..........................................31 3.2.2.1. Tài sản lưu động....................................................................33 3.2.2.2. Tài sản dài hạn......................................................................37 3.2.3. Đánh giá chung về tình hình nguồn vốn .......................................39 3.2.3.1. Nợ phải trả............................................................................41 3.2.3.2. Vốn chủ sở hữu.....................................................................42 3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty.........................................45 3.3.1. Khả năng thanh khoản..................................................................49 3.3.2. Đánh giá tỷ suất lợi nhuận............................................................52 3.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn qua mô hình Dupont ..................................56
  • 10. -ix- Trang CHƢƠNG IV: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÓC TRĂNG 4.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng................................................................59 4.1.1. Điểm mạnh...................................................................................59 4.1.2. Điểm yếu......................................................................................59 4.1.3. Cơ hội..........................................................................................59 4.1.4. Thách thức ...................................................................................60 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty.........................62 4.2.1. Nâng cấp, đổi mới tài sản cố định.................................................62 4.2.2. Tiến hành quản lý chặc chẻ tài sản cố định...................................62 4.2.3. Quản lý chặc chẻ hàng tồn kho.....................................................63 4.2.4. Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp ..............................................63 4.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.....................................63 4.2.6. Quản lý chặc chẽ nguồn vốn.........................................................63 4.2.7. Chú trọng tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm......................................................................................64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận .....................................................................................................65 Kiến nghị ...................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................67
  • 11. -x- DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 3.1: Các ngành nghề kinh doanh của công ty ........................................21 Bảng 3.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .................................26 Bảng 3.4: Tình hình tài sản của công ty qua 3 năm .......................................32 Bảng 3.5: Tình hình tài sản lưu động..............................................................34 Bảng 3.6 : Tình hình các khoản phải thu qua 3 năm........................................36 Bảng 3.7 :Tình hình biến động tài sản dài hạn qua 3 năm...............................38 Bảng 3.8 : Nợ phải trả ....................................................................................40 Bảng 3.9: Vốn chủ sở hữu..............................................................................43 Bảng 3.10: Các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành xây dựng .........................46 Bảng 3.11: Khả năng quản lý tài sản...............................................................47 Bảng 3.12: Đánh giá khả năng thanh khoản....................................................50 Bảng 3.13. Tỷ suất sinh lời.............................................................................52
  • 12. -xi- DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty CPXD Sóc Trăng........................22 Hình 3.2: Tình hình DTT của công ty từ 2008- 2010......................................27 Hình 3.3: Doanh thu từ hoạt động tài chính giai đoạn 2008- 2010 ..................28 Hình 3.4: Tình hình lợi nhuận của công ty từ 2008- 2010...............................30 Hình 3.5: Cơ cấu TSLĐ và TSDH trong TTS của công ty qua 3 năm ............32 Hình 3.6 : Lượng tiền của công ty qua 3 năm .................................................35 Hình 3.7: Tình hình NNH qua 3 năm .............................................................41 Hình 3.8: VCSH của công ty CPXD Sóc Trăng qua 3 năm.............................44 Hình 3.9: Tốc độ luân chuyển VLĐ qua 3 năm...............................................48 Hình 3.10: Hệ số đảm nhiệm VLĐ .................................................................49 Hình 3.11: Tỷ số thanh toán hiện thời.............................................................50 Hình 3.12: Tỷ số thanh toán nhanh.................................................................51 Hình 3.13: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)........................................53 Hình 3.14 : Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ...................................54 Hình 3.15: Tỷ suất sinh lợi trên VCSH (ROE)................................................55 Hình 3.16: Sơ đồ Dupont...............................................................................57 Hình 3.17: Ma trận Swot cho công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng................61
  • 13. -xii- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VCSH: Vốn chủ sở hữu TSLĐ: Tài sản lưu động TSNN: Tài sản ngắn hạn TSDH: Tài sản dài hạn KQHĐKD: Kết quả hoạt động kinh doanh VLĐ: Vốn lưu động TTS: Tổng tài sản DDT: Doanh thu thuần BH & CCDV: Bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • 14. -1- CHƢƠNG I GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề “Vốn” là yếu tố đầu tiên được biết đến khi một doanh nghiệp muốn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây đang bị rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng nề. Hệ lụy của nó các là doanh nghiệp phải đối mặt trực tiếp với sự biến động của thị trường, cùng với sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước như: hàng hóa tiêu thụ chậm, lợi nhuận của các doanh nghiệp bị giảm sút, gây nên sức ép cho các doanh nghiệp trong nước khó có thể dùng nguồn vốn của mình để tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến đã trực tiếp làm giảm nâng lực cạnh trạnh.Yêu cầu quan trọng và cấp bách là phải sử dụng vốn sao cho hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và làm tăng thêm sức cạnh tranh của mình. Mặt khác, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều tìm mọi cách để tăng cường nguồn vốn, và do vậy sự cạnh tranh cả trên thị trường vốn cũng ngày càng trở nên quyết liệt. Thực tế trong thời gian qua cũng chỉ rõ các doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay, các doanh nghiệp không kiểm soát được dòng tiền thu về do chạy theo chỉ tiêu doanh thu và dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung hạn dẫn đến sự mất cân đối về nguồn vốn. Ngoài ra có một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp dùng quá nhiều vốn tự có, không chủ động đi vay và huy động từ các nguồn khác nhau, điều này dẫn đến những hệ quả tiêu cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó là không thể đạt được quy mô vốn lớn, từ đó dẫn đến không đủ khả năng tiếp cận các dự án lớn, kéo theo không có cơ hội để bứt phá và tăng trưởng. Đặc biệt, tuy hiệu quả sử dụng vốn bị sụt giảm trong thời gian gần đây, nhưng các doanh nghiệp lớn của Việt Nam vẫn chú trọng nhiều hơn vào việc tăng vốn, tăng quy mô doanh nghiệp, thay vì chú trọng nâng cao hiệu quả và năng suất của đồng vốn tại doanh nghiệp.
  • 15. -2- Là một công ty đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhưng công ty Cổ phần xây dựng Sóc Trăng cũng đang gặp những vấn đề khó khăn tương tự như các doanh nghiệp khác, chính vì vậy cần có một biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên nên em lựa chọn đề tài “Phân tich hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng” . 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng và đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010. - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty. - Đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty. 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện với số liệu tại công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng. 1.3.2. Phạm vi về thời gian Số liệu để phân tích trong bài từ năm 2008 đến năm 2010. 1.3.3. Phạm vi về nội dung Phân tích tình hình sử dụng vốn từ đó đè ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty.
  • 16. -3- CHƢƠNG II PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 2.1. Phƣơng pháp luận 2.1.1. Khái niệm vốn Hiện nay có rất nhiều khái niệm về vốn. Vốn trong doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt nhằm mục đích phục vụ cho việc sản xuất và kinh doanh. Theo quan điểm của Mark nhìn nhận dưới góc độ sản xuất thì Mark cho rằng “Vốn chính là tư bản, là yếu tố đem lại thặng dư, là đầu vào của quá trình sản xuất ”. Tuy nhiên theo quan điểm của Mark thì chỉ có sản xuất mới tạo được thặng dư trong quá trình sản xuất và sử dụng như đầu vào hữu ích cho quá trình sản xuất đó. Theo Paul A. Samuelson, một đại diện tiêu biểu của học thuyết kinh tế hiện đại cho rằng: “Đất đai và yếu tố lao động ban đầu là sơ khai, còn vốn và hàng hóa là kết quả của quá trình sản xuất. Vốn bao gồm các loại hàng hóa lâu bền được sản xuất ra và phục vụ cho quá trình đầu vào của sản xuất một cách hữu ích”. Một số hàng hóa vốn có thể tồn tại trong vài năm hoặc lâu hơn nhưng điều đặc biệt của hàng hóa vốn chính là sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất và cũng là đầu vào của một quá trình sản xuất. Trong cuốn kinh tế học của David Begg cho rằng: “Vốn được phân chia theo hai hình thức: Vốn hiện vật và vốn tài chính” . Trong đó: - Vốn hiện vật: Là những hàng hóa dự trữ của một quá trình sản xuất để sản xuất ra một hàng hóa khác. - Vốn tài chính: Là tiền và tài sản trên giấy của doanh nghiệp Có rất nhiều quan niệm khác nhau về vốn nhưng có thể khái quát thành: T….H( TLLD, TLSX)…SX…H’...T’
  • 17. -4- Để các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất thì doanh nghiệp phải có một lượng tiền ứng trước, lượng tiền ứng trước này được gọi là vốn. Như vậy “Vốn doanh nghiệp là biểu hiện tiền của, vật tư, tài sản được đầu tư vào quá trình sản xuất nhằm thu lại lợi nhuận”. Tiền chỉ có thể trở thành vốn khi nó đáp ứng được các yêu cầu sau: Thứ nhất: Tiền phải là đại diện cho một loại hành hóa nhất định, đảm bảo cho một hàng hóa có thực. Thứ hai: Tiền phải được tích tụ và tập trung ở một mức nhất định. Thứ ba: Khi có đủ lượng tiền nhất định thì tiền phải vận động để sinh lời 2.1.2. Vai trò vốn Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh dù với bất kỳ quy mô nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định, nó là điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiêp. - Về mặt pháp lý: mỗi doanh nghiệp khi muốn thành lập thì điều kiện đầu tiên doanh nghiệp đó phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó tối thiểu phải bằng lượng vốn pháp định ( lượng vốn tối thiểu mà pháp luật quy định cho từng loại hình doanh nghiệp ) khi đó địa vị pháp lý của doanh nghiệp mới được xác lập. Ngược lại, việc thành lập doanh nghiệp không thể thực hiện được. Trường hợp trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn của doanh nghiệp không đạt điều kiện mà pháp luật quy định, doanh nghiệp sẽ bị tuyên bố chấm dứt hoạt động như phá sản, giải thể, sát nhập…Như vậy, vốn có thể được xem là một trong những cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật. - Về kinh tế: trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Vốn không những đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ để phục vụ cho quá trình sản xuất mà mà còn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục.
  • 18. -5- Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Điều này càng thể hiện rõ trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư hiện đại hoá công nghệ … Tất cả những yếu tố này muốn đạt được thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn đủ lớn. Vốn cũng là yếu tố quyết định đến việc mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Để có thể tiến hành tái sản suất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh, vốn của doanh nghiệp phải sinh lời tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo vốn của doanh nghiệp tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Nhận thức được vai trò quan trọng của vốn như vậy thì doanh nghiệp mới có thể sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả hơn và luôn tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2.1.3. Phân loại vốn 2.1.3.1. Phân loại vốn theo nguồn hình thành 2.1.3.1.1. Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn và doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, do vậy vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. Vốn chủ sở hữu bao gồm: - Vốn pháp định: Vốn pháp định là số vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định đối với từng ngành nghề. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn này do ngân sách nhà nước cấp. - Vốn tự bổ sung: Thực chất nguồn vốn này là số lợi nhuận chưa phân phối ( lợi nhuận lưu giữ ) và các khoản trích hàng năm của doanh nghiệp như các quỹ xí nghiệp (quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi …) - Vốn chủ sở hữu khác: Thuộc nguồn này gồm khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, do được ngân sách cấp kinh phí, do các đơn vị phụ thuộc nộp kinh phí quản lý và vốn chuyên dùng xây dựng cơ bản.
  • 19. -6- 2.1.3.1.2. Vốn huy động của doanh nghiệp Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, vốn chủ sở hữu có vai trò rất quan trọng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tăng cường huy động các nguồn vốn khác dưới hình thức vay nợ, liên doanh liên kết, phát hành trái phiếu và các hình thức khác: Vốn vay: Doanh nghiệp có thể vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cá nhân, đơn vị kinh tế để tạo lập hoặc tăng thêm nguồn vốn. - Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Nguồn vốn này đáp ứng đúng thời điểm các khoản tín dụng ngắn hạn hoặc dài hạn tuỳ theo nhu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở các hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng và Doanh nghiệp, - Vốn vay trên thị trường chứng khoán: Tại những nền kinh tế có thị trường chứng khoán phát triển, vay vốn trên thị trường chứng khoán là một hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu, đây là một công cụ tài chính quan trọng dễ sử dụng vào mục đích vay dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh. Việc phát hành trái phiếu cho phép doanh nghiệp có thể thu hút rộng rãi số tiền nhàn rỗi trong xã hội để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. - Vốn liên doanh liên kết: Doanh nghiệp có thể kinh doanh, liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác để huy động thực hiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một hình thức huy động vốn quan trọng vì hoạt động tham gia góp vốn liên doanh, liên kết gắn liền với việc chuyển giao công nghệ thiết bị giữa các bên tham gia nhằm đổi mới sản phẩm, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể tiếp nhận máy móc, thiết bị nếu hợp đồng liên doanh quy định góp vốn bằng máy móc thiết bị. - Vốn tín dụng thương mại: Tín dụng thương mại là các khoản mua chịu từ người cung cấp hoặc ứng trước của khách hàng mà doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng. Tín dụng thương mại luôn gắn với một luồng hàng hoá dịch vụ cụ thể, gắn với một quan hệ thanh toán cụ thể nên nó chịu tác động của cơ chế thanh toán,
  • 20. -7- của chính sách tín dụng khách hàng mà doanh nghiệp được hưởng. Đây là phương thức tài trợ tiện lợi, linh hoạt trong kinh doanh và nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Tuy nhiên các khoản tín dụng thương mại thường có thời hạn ngắn nhưng nếu doanh nghiệp biết quản lý một cách khoa học nó có thể đáp ứng phần nào nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp. - Vốn tín dụng thuê mua: Trong hoạt động kinh doanh, tín dụng thuê mua là một phương thức giúp cho các doanh nghiệp thiếu vốn vẫn có được tài sản cần thiết sử dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Đây là phương thức tài trợ thông qua hợp đồng thuê giữa người thuê và người cho thuê. Người thuê được sử dụng tài sản và phải trả tiền thuê cho người cho thuê theo thời hạn mà hai bên thoả thuận, người cho thuê là người sở hữu tài sản. Tín dụng thuê mua có hai phƣơng thức giao dịch chủ yếu là thuê vận hành và thuê tài chính: Thuê vận hành Phương thức thuê vận hành ( thuê hoạt động ) là một hình thức thuê ngắn hạn tài sản. Hình thức thuê này có đặc trưng chủ yếu sau: - Thời hạn thuê thường rất ngắn so với toàn bộ thời gian tồn tại hữu ích của tài sản, điều kiện chấm dứt hợp đồng chỉ cần báo trước trong thời gian ngắn. - Người thuê chỉ phải trả tiền thuê theo thoả thuận, người cho thuê phải chịu mọi chi phí vận hành của tài sản như chi phí bảo trì, bảo hiểm, thuế tài sản, … cùng với mọi rủi ro về hao mòn vô hình của tài sản. - Hình thức này hoàn toàn phù hợp đối với những hoạt động có tính chất thời vụ và nó đem lại cho bên thuê thuận lợi là không cần phải phản ánh tài sản loại này vào sổ sách kế toán. Thuê tài chính: Thuê tài chính là một phương thức tài trợ tín dụng trung hạn và dài hạn theo hợp đồng. Theo phương thức này, người cho thuê thường mua tài sản, thiết
  • 21. -8- bị mà mà người cần thuê và đã thương lượng từ trước các điều kiện mua tài sản từ người cho thuê. Thuê tài chính có hai đặc trưng sau: - Thời hạn thuê tài sản của bên thuê phải chiếm phần lớn hữu ích của tài sản và hiện giá thuần của toàn bộ các khoản tiền thuê phải đủ để bù đắp những chi phí mua tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng. - Ngoài khoản tiền thuê tài sản phải trả cho bên thuê, các loại chi phí bảo dưỡng vận hành, phí bảo hiểm, thuế tài sản, cũng như các rủi ro khác đối với tài sản do bên thuê phải chịu cũng tương tự như tài sản Công ty. Trên đây là cách phân loại vốn theo nguồn hình thành, nó là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn nguồn tài trợ phù hợp tuỳ theo loại hình sở hữu, ngành nghề kinh doanh, quy mô trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật cũng như chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đối với việc quản lý vốn ở các doanh nghiệp trọng tâm cần đề cập là hoạt động luân chuyển của vốn, sự ảnh hưởng qua lại của các hình thái khác nhau của tài sản và hiệu quả quay vòng vốn. Vốn cần được xem xét dưới trạng thái động với quan điểm hiệu quả. 2.1.3.2. Phân loại vốn theo phƣơng thức chu chuyển Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự vận động của vốn cố định được gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất của nó là tài sản cố định. Vì vậy, việc nghiên cứu về nguồn vốn cố định trước hết phải dựa trên cơ sở tìm hiểu về tài sản cố định. 2.1.3.2.1. Tài sản cố định Căn cứ vào tính chất và tác dụng trong khi tham gia vào quá trình sản xuất, tư liệu sản xuất được chia thành hai bộ phận là đối tượng lao động và tư liệu lao động. Đặc điểm cơ bản của tư liệu lao động là chúng có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó, mặc dù tư liệu sản xuất bị hao mòn nhưng chúng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Chỉ khi nào chúng bị hư hỏng hoàn toàn hoặc xét thấy không có lợi về kinh tế thì khi đó chúng mới bị thay thế, đổi mới.
  • 22. -9- Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh. Khác với đối tượng lao động, tài sản cố định tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng. Theo chế độ quy định hiện hành những tư liệu lao động nào đảm bảo đủ hai điều kiện sau đây sẽ được gọi là tài sản cố định: + giá trị >= 5.000.000 đồng. + thời gian sử dụng >=1 năm. Để tăng cường công tác quản lý tài sản cố định cũng như vốn cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng của chúng cần thiết phải phân loại tài sản cố định. Phân loại tài sản cố định Tài sản dùng cho mục đích kinh doanh. Loại này bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình: - Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu được biểu hiện bằng các hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các vật kiến trúc …Những tài sản cố định này có thể là từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí về đất sử dụng, chi phí mua bằng sáng chế, phát minh hay nhãn hiệu thương mại … + Tài sản dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng. + Tài sản cố định mà doanh nghiệp bảo quản và cất giữ hộ Nhà nước.
  • 23. -10- Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được vị trí và tầm quan trọng của tài sản cố định dùng vào mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh và có phương hướng đầu tư vào tài sản hợp lý. Căn cứ vào tình hình sử dụng thì tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành các loại sau: - Tài sản cố định đang sử dụng. - Tài sản cố định chưa cần dùng. - Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý. Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng có hiệu quả các tài sản của doanh nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng chúng. Vốn cố định của doanh nghiệp Việc đầu tư thành lập một doanh nghiệp bao gồm việc xây dựng nhà xưởng, nhà làm việc và quản lý, lắp đặt các hệ thống máy móc thiết bị chế tạo sản phẩm, mua sắm các phương tiện vận tải … Khi các công việc được hoàn thành và bàn giao thì doanh nghiệp mới có thể bắt đầu tiến hành sản xuất được. Như vậy vốn đầu tư ban đầu đó đã chuyển thành vốn cố định của doanh nghiệp. Vậy, vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định; đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng. Vốn cố định của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Việc đầu tư đúng hướng tài sản cố định sẽ mang lại hiệu quả và năng suất rất cao trong kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn và đứng vững trong thị trường. 2.1.3.2.2. Vốn lƣu động Tài sản lƣu động Trong quá trình sản xuất kinh doanh bên cạnh tài sản cố định, doanh nghiệp luôn có một khối lượng tài sản nhất định nằm rải rác trong các khâu của
  • 24. -11- quá trình sản xuất như dự trữ chuẩn bị sản xuất, phục vụ sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, đây chính là tài sản lưu động của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, giá trị của tài sản lưu động thường chiếm 50% -70% tổng giá trị tài sản. Tài sản lưu động chủ yếu nằm trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là các đối tượng lao động. Đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu . Bộ phận chủ yếu của đối tượng lao đông sẽ thông qua quá trình sản xuất tạo thành thực thể của sản phẩm, bộ phận khác sẽ hao phí mất mát đi trong quá trình sản xuất. Đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất do đó toàn bộ giá trị của chúng được dịch chuyển một lần vào sản phẩm và được thực hiện khi sản phẩm trở thành hàng hoá. Đối tượng lao động trong các doanh nghiệp được chia thành hai thành phần: một bộ phận là những vật tư dự trữ đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, một bộ phận là những vật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩm dở dang, bán thành phẩm …) cùng với các công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế được dự trữ hoặc sử dụng, chúng tạo thành tài sản lưu động nằm trong khâu sản xuất của doanh nghiệp. Bên cạnh tài sản lưu động nằm trong khâu sản xuất, doanh nghiệp cũng có một số tài sản lưu động khác nằm trong khâu lưu thông, thanh toán đó là các vật tư phục vụ quá trình tiêu thụ, là các khoản hàng gửi bán, các khoản phải thu … Do vậy, trước khi bước vào sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có một lượng vốn thích đáng để đầu tư vào những tài sản ấy, số tiền ứng trước về tài sản đó được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Vốn lƣu động Vốn lưu động luôn được chuyển hoá qua nhiều hình thức khác nhau, bắt đầu từ hinh thái tiền tệ sang hình thái dự trữ vật tư hàng hoá và lai quay trở về hình thái tiền tệ ban đầu của nó. Vì quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục cho nên vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng có tính chất chu kỳ thành sự chu chuyển của vốn.
  • 25. -12- Vậy, vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Trong doanh nghiệp việc quản lý tốt vốn lưu động có vai trò rất quan trọng. Một doanh nghiệp được đánh giá là quản lý vốn lưu động có hiệu quả khi với một khối lượng vốn không lớn doanh nghiệp biết phân bổ hợp lý trên các giai đoạn luân chuyển vốn để số vốn lưu động đó chuyển biến nhanh từ hình thái này sang hình thái khác, đáp ứng được các nhu cầu phát sinh. Muốn quản lý tốt vốn lưu động các doanh nghiệp trước hết phải nhận biết được các bộ phận cấu thành của vốn lưu động, trên cơ sở đó đề ra được các biện pháp quản lý phù hợp với từng loại. Căn cứ vào vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động bao gồm - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: là bộ phận vốn dùng để mua nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế dự trữ và chuẩn bị sản xuất. - Vốn lưu động trong khâu sản xuất: là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai đoạn sản xuất như: sản phẩm dở dang, nửa thành phẩm tự chế, chi phí chờ phân bổ. - Vốn lưu động trong khâu lưu thông: là bộ phận trực tiếp phục vụ cho giai đoạn lưu thông như thành phẩm, vốn tiền mặt . Căn cứ vào hình thái biểu hiện vốn lưu động bao gồm : - Vốn vật tư hàng hoá: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm. - Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư ngắn hạn.
  • 26. -13- 2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu Số liệu được thu thập qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng từ phòng kế toán của công ty cung cấp. Dựa vào các bảng báo cáo tài chính của công ty từ đó biết được về tình hình tài sản cũng như nguồn vốn để phân tích được hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty. 2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu - Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua giai đoạn 2008- 2010. Dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ đó dùng phương pháp so sánh năm 2009 so với năm 2008 và năm 2010 so với năm 2009 cả về tương đối lẫn tuyệt đối để biết được tình hình hình hoạt động của công ty qua giai đoạn 2008- 2010. - Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng qua 3 năm. + Đánh giá tình hình tài sản của công ty: Dựa vào bảng báo cáo về tình hình tài sản lưu động và tài sản dài hạn bằng phương pháp so sánh tình hình tài sản của công ty từ đó rút ra được tình hình tài sản của công ty. + Đánh giá tình hình nguồn vốn của công ty: Dựa vào các báo cáo về tình hình nguồn vốn như nợ phải trả, vốn chủ sở hữu bằng phương pháp so sánh ta cũng thu về được cơ bản về tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn qua 3 năm. + Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn: Dùng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
  • 27. -14- - Hiệu quả sử dụng vốn cố định Vcd D Hvcd  Trong đó: Hvcd: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp Vcd: Vốn cố định sử dụng bình quân kỳ D: Doanh thu thuần của doanh nghiệp trong kỳ - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vld D Hvld  Trong đó: Hvld: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Vld: Vốn lưu động sử dụng bình quân kỳ Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cho biết được rằng bỏ ra một đồng vốn sẽ thu về được bao nhiêu đồng doanh thu tỷ số này càng cao công ty hoạt động càng hiệu quả. - Vòng quay khoản phải thu Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán các khoản phải thu…, Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng. - Vòng quay hàng tồn kho Là một tiêu chuẩn đánh giá Công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào. Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần Hàng tồn kho Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Các khoản phải thu
  • 28. -15- - Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ C = Vld D Trong đó: C: Vòng quay vốn lưu động D: Doanh thu thuần trong kỳ Vld: Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ rằng vốn lưu động của doanh nghiệp luân chuyển càng nhanh, hoạt động tài chính tốt công ty bỏ ra ít vốn nhưng thu được lợi nhuận cao. - Số ngày luân chuyển Là số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động N = D TxVld C T  Trong đó: N: Số ngày luân chuyển một vòng quay vốn lưu động T: Số ngày trong kỳ - Hệ số đảm nhiệm VLĐ H = D Vld Chỉ tiêu này cho biết rằng để tạo ra được một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng VLĐ. -Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Tỷ số này nói lên một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn. Doanh thu thuần Tỷ suất LN/DT = Lợi nhuận ròng * 100 %
  • 29. -16- - Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) Đây là chỉ số mà các nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn mà họ bỏ ra để đầu tư vào Công ty. - Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) Đo lường khả năng sinh lợi trên một đồng vốn đầu tư vào Công ty. - Khả năng thanh toán nhanh - Khả năng thanh toán hiện hành - Khả năng thanh toán tổng quát Phân tích hiệu quả thu hồi VCSH bình quân qua 3 năm bằng mô hình dupont Phân tích Dupont các chỉ số tài chính. Các chỉ số tài chính được trình bày ở dạng phân số. Điều đó có nghĩa là mỗi chỉ số tài chính sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào hai yếu tố là tử số và mẫu số của phân số đó. Hay nói một cách khác, Vốn cổ phần Tỷ suất sinh lợi trên VCP = Lợi nhuận ròng * 100 % Tổng tài sản Tỷ suất sinh lợi trên TTS = Lợi nhuận ròng * 100 % Tổng nợ NH Khả năng thanh toán nhanh = TSNH - HTK Tổng nợ NH Khả năng thanh hiện hành = TSNH Tổng nợ phải trả Khả năng thanh hiện hành = Tổng tài sản
  • 30. -17- lúc này một tỷ số tài chính đã được trình bày bằng tích một vài tỷ số tài chính khác. - Mục tiêu 3: Đề ra giải pháp Phân tích ma trận swot là tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến vị thế hiện tại và tương lai của công ty, sau đó phân tích để hình thành nên những chiến lược khả thi có thể lựa chọn. Các bước lập ma trận SWOT: - Bước 1: Liệt kê điểm mạnh (S) chủ yếu bên trong công ty. - Bước 2: Liệt kê những điểm yếu (W) bên trong công ty. - Bước 3: Liệt kê các cơ hội (O) bên ngoài công ty. - Bước 4: Liệt kê các mối đe dọa (T) quan trọng bên ngoài công ty. - Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô thích hợp. - Bước 6: Kết hợp những điểm yếu bên trong và cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO. SUẤT SINH LỢI CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU (ROE) Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sảnVốn chủ sở hữu Tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần x Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản Doanh thu thuần
  • 31. -18- - Bước 7: Kết hợp những điểm mạnh bên trong và mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST. - Bước 8: Kết hợp những điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WT.
  • 32. -19- CHƢƠNG III THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2008- 2010 3.1. Khái quát về công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng - Năm 1975: Là công ty xây lắp I tỉnh Hậu Giang. Trụ sở chính đặt tại 24C Trần Hưng Đạo, Thị xã Sóc Trăng. - Năm 1992: Tách Hậu Giang thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Công ty xây lắp I tỉnh Hậu Giang được đổi thành công ty xây Sóc Trăng. Trụ sở chính đặt tại 24C Trần Hưng Đạo, Thị xã Sóc Trăng. - Năm 1993: Công ty xây lắp Sóc Trăng được đổi thành công ty xây dựng và phát triển nhà tỉnh Sóc Trăng theo quyết định của chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng (là một doanh nghiệp nhà nước). Trụ sở chính đặt tại 24C Trần Hưng Đạo, Thị xã Sóc Trăng. - Năm 1995: Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng ra quyết định sát nhập 2 công ty: Công ty xây dựng và phát triển nhà tỉnh Sóc Trăng và công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng tỉnh Sóc Trăng thành công ty xây dựng tỉnh Sóc Trăng. Trụ sở chính đặt tại 24C Trần Hưng Đạo, Thị xã Sóc Trăng. - Năm 2005: Công ty xây dựng Sóc Trăng tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp, ngày 01/12/2005 chủ tịch UBND Sóc Trăng quyết định số 976/QĐ(HC- CTUBT) trên cơ sở chuyển công ty xây dựng từ loại hình doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Giấy phép đăng ký kinh doanh số 5903000038. Trụ sở tại đường Phạm Hùng, Phường 8, Thành phố Sóc Trăng. Hoạt động cho đến nay theo ngành nghề nêu trên.
  • 33. -20- 3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng chịu trách nhiệm trước các chủ đầu tư về kỹ thuật, chất lượng công trình. Công ty thực hiện các hợp đồng do chính đơn vị ký kết với các chủ đầu tư. Những sản phẩm do công ty làm ra như các công ty vật tư, kiến trúc….thời gian xây dựng dài, sản phẩm được đặt ra ở một nơi cố định nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm, mặt dù sản phẩm được đặt cố định tại một địa điểm nhưng công cụ, dụng cụ, đối tượng lao động và lực lượng lao động có tính chất lưu thông cao chính vì vậy việc tổ chức công tác kế toán cũng tương tối phức tạp. Vì thời gian sử dụng sản phẩm là lâu dài nên đòi hỏi các doanh nghiệp xây lắp trong quá trình xây dựng cũng phải kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên vật liệu và chất lượng công trình để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
  • 34. -21- Bảng 3.1: CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY STT TÊN NGÀNH MÃ NGHÀNH 1 Khảo sát thiết kế công trình dân dụng, kỹ thuật hạ tầng, cấp thoát nước, trang trí nội thất. M7410 2 Tư vấn xây dựng (lập dự án, quản lý dự án, đấu thầu, giám sát), khảo sát địa chất thủy văn, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn. M7110 3 Xây dựng công trình dân dụng, công trình kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật, cấp thoát nước, san lắp mặt bằng, lắp đặt hệ thống điện và hệ thống cấp thoát nước. F4290,4312, 4322 4 Khai thác cát, vận tải hàng hóa đường bộ, đường thủy, bóc dở hàng hóa. B0810, H4933, H5022 5 Mua bán vật liệu xây dựng E36600 6 Khoan và khai thác nước ngầm, xử lý nước và nước thải công nghiệp. 7 Sản xuất kiện bê tông đúc sẵn, kết cấu thép kim loại, gạch lót nền các loại. C2395,2511 8 Tư vấn thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công và dự toán các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật: Tư vấn lập báo cáo đánh giá tác đông môi trường: tư vấn chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng: mua bán văn phòng phẩm: dịch vụ photocopy. F4321, G4663 Nguồn: phòng kinh doanh
  • 35. -22- 3.1.3. Sơ đồ tổ chức và chức năng của các phòng ban Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty CPXD Sóc Trăng Nguồn: http://xaydungsoctrang.com.vn/soctrang/php/introduce.php?option=3 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phấn xây dựng Sóc Trăng là một hệ thống phòng ban có liên quan mật thiết với nhau, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của hội đồng quản trị, ban giám đốc công ty, mô hình được tổ chức trực tuyến. Chủ tịch hội đồng quản trị là người lãnh đạo cao nhất. Giám đốc công ty được hội đồng quản trị bổ nhiệm toàn quyền xử lý mọi công việc xảy ra hằng ngày và chịu trách nhiệm trong công tác quản lý, phân công các trách nhiệm cụ thể cho các xí nghiệp, phòng ban trực thuộc. - Giám đốc công ty Trực tiếp xử lý chung, chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, điều hành nhân lực, tuyển dụng và sa thải, tự chủ về mặt quản lý tài chính của công ty.
  • 36. -23- - Phó giám đốc: Một phó giám đốc trực tiếp điều hành nhà máy gạch từ khâu vận hành, sản xuất đến quan hệ mua bán. Một phó giám đốc phụ trách xí nghiệp thiết kế và xây dựng thực hiện chức năng thiết kế, giám sát và thi công công trình. Tiếp ban giam đốc kiểm tra đôn đốc các đơn vị thi công hoàn thành nhiệm vụ của mình. - Phòng kỹ thuật Giúp ban giam đốc tham mưu trong công tác quản lý và điều hành công trình, tổ chức thực hiện và quản lý các mặt công tác kinh tế, kỹ thuật trong toàn công ty theo đúng như hội dồng quản trị. - Phòng kinh doanh Giúp cho ban giám đốc công ty quản lý các hợp đồng kinh tế, quản lý đầu tư và thiết bị sản xuất, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, giao dịch với khách hàng, xử lý các thông tin liên quan. -Phòng tổ chức hành chính Giúp cho ban giám đốc công ty thống kê quản lý nhân lực, thực hiện đúng chính sách bảo hiểm theo quy định, kỷ luật khen thưởng kịp thời áp dụng cho từng hình thức cá nhân cụ thể. - Phòng kế toán tài vụ Có chức năng tổ chức vốn phân phối nguồn tài chính, kiểm tra tài chính, tổ chức bộ máy kế toán thực hiện kế hoạch tài chính và các vấn đề có liên quan. Phòng kế toán tài vụ thực hiện theo hình thức kế toán tập trung, tất cả các công việc kế toán như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản ghi vào sổ chi tiết, tính giá thành, lập báo cáo tài chính và thông tin kinh tế khác đều được thực hiện tại phòng kế toán công ty.
  • 37. -24- 3.1.4. Đặc điểm tình hình và phƣơng hƣớng phát triển 3.1.4.1. Thuận lợi Luôn được chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi, những năm qua đã xây dựng được mối quan hệ với Đãng, công đoàn, giữa lãnh đạo cấp trên với lãnh đạo đơn vị, xây dựng khối đại đoàn kết thống nhất, phát huy mạnh tính dân chủ trong công ty. Do là công ty có quy mô lớn nên luôn thu hút người có trình độ, học vấn cao. Đội ngũ cán bộ, kỹ sư trẻ năng động, nhiệt tình với công tác, có nâng lực quản lý và điều hành tổ chức. 3.1.4.2. Khó khăn Quá trình thành lập đến phát triển có nhiều sự thay đổi, cơ sở vật chất ban đầu còn lạc hậu, chính vì vậy mà công ty cần đầu tư một lượng lớn vốn vào việc hiện đại hóa máy móc, thiết bị, mua sắm tài sản cố định, nhất là đầu tư máy móc thiết bị cho nhà máy gạch ngói Sóc Trăng. Trong khi đó nguồn vốn lại có hạn nên đã làm ảnh hưởng đến công tác kế hoạch hoá phục vụ cho nhu cầu công việc được tốt hơn. Do hạn chế về nguồn vốn nên công ty phải vay từ ngân hàng để đầu tư, xây dựng các đơn vị trực thuộc vì thế hằng năm công ty phải chi một lượng tiền không nhỏ trong tổng doanh thu của công ty để trả lãi cho ngân hàng. Hiện nay dưới sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng không thể tránh khỏi sự cạnh tranh với các công ty cùng hoạt động trong ngành.
  • 38. -25- 3.2. Thực trạng sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng giai đoạn 2008- 2010 3.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh khác nhau trong công ty. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ đối với Nhà nước. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là nguồn thông tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục vụ cho công việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của công ty. Phân tích khái quát bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp ta có cái nhìn khái quát tình hình của công ty về các khoản mục như: doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Có thể biết được lợi nhuận tăng giảm là do doanh thu hay chi phí. Từ đó biết được tình hình kinh doanh của công ty có khả quan hay không.
  • 39. -1- Bảng 3.2: BẢNG PHÂN BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH STT CHỈ TIÊU NĂM 2009/2008 2010/2009 2008 2009 2010 SỐ TIỀN Tỷ lệ(%) SỐ TIỀN Tỷlệ(%) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 41.038.596.281 62.270.538.221 98.134.292.535 21.231.941.940 52 35.863.754.314 58 2 Các khoản giảm trừ 9.479.600 - - (9.479.600) (100) - - 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 41.030.116.681 62.270.538.221 98.134.292.535 21.240.421.540 52 35.863.754.314 58 4 Giá vốn hàng bán 35.638.641.116 55.338.128.260 85.922.055.987 19.699.487.144 55 30.583.927.727 55 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.391.475.565 6.932.409.961 12.212.236.548 1.540.934.396 29 5.279.826.587 76 6 Doanh thu hoạt động tài chính 35.458.202 225.716.928 345.466.041 190.258.726 537 119.749.113 53 7 Chi phí tài chính (Trong đó: Chi phí lãi vay) - - 1.051.666.500 - - 1.051.666.500 - 8 Chi phí bán hàng 997.561.226 1.251.356.456 1.775.954.051 253.795.230 25 524.597.595 42 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.117.628.962 3.380.708.849 4.750.787.430 263.079.887 8 1.370.078.581 41 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh 1.311.743.579 2.526.061.584 4.979.294.608 1.214.318.005 93 2.453.233.024 97 11 Thu nhập khác 421.984.205 200.174.627 243.177.207 (221.809.578) (53) 43.002.580 21 13 Lợi nhuận khác 421.984.205 - - (421.984205) (100) - - 14 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.733.727.784 2.726.236.211 5.222.471.815 992.508.427 57 2.496.235.604 92 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 173.372.784 681.559.053 1.044.494.363 508.186.269 293 362.935.310 53 17 Lợi nhuận sau thuế 1.560.355.006 2.004.677.158 4.177.977.452 444.322.152 28 2.173.300.294 108 18 Lãi suất cơ bản trên cổ phiếu 2.855 3.741 4.065 886 31 324 9 Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần xây dựng Sóc trăng Đvt: Đồng -26-
  • 40. -27- - Về tình hình doanh thu: Doanh thu là chỉ tiêu tài chính quan trọng nó phản ánh qui mô của quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Doanh thu còn là nguồn thu quan trọng để đơn vị trang trải các khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái đầu tư. Qua đó có thể nắm bắt được khả năng tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường và thái độ của khách hàng đối với những chủng loại sản phẩm mà công ty cung cấp. Doanh thu cao chứng tỏ sản phẩm của công ty rất được ưa chuộng và chiếm ưu thế hơn so với những sản phẩm cùng loại khác trên thị trường. Do vậy, doanh thu là một chỉ tiêu có ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh, đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng góp phần đến sự thành công hay thất bại của đơn vị. + Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ Đvt: Tỷ đồng 41 62 98 40 60 80 100 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hình 3.2: Tình hình DTT của công ty từ 2008- 2010 Nguồn: Tự tổng hợp từ bảng báo cáo tài chính Dựa vào hình 3.2 sẽ thấy trong những năm gần đây tình hình về doanh thu của công ty có bước đột phá. Điển hình trong năm 2009 doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng 52% so với năm 2008. Từ 41,038,596,281 đồng lên 62,270,538,221 đồng. Năm 2010 con số này tiếp tục tăng lên 58% so
  • 41. -28- với năm 2009. Với tổng doanh thu năm 2010 là 98,134,292,535 đồng. Doanh thu của công ty qua 3 năm có được sự tăng trưởng chủ yếu là thu được từ hoạt động bán hàng và các hợp đồng xây dựng ngày càng nhiều. Điều này càng khẳng định rằng trong những năm gần đây công ty đã mở rộng được thị phần của mình và chiếm được lòng tin của khách hàng. + Doanh thu từ hoạt động tài chính Đvt:Triệu đồng 35 225 345 0 100 200 300 400 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hình 3.3: Doanh thu từ hoạt động tài chính giai đoạn 2008- 2010 Nguồn: Tự tổng hợp từ bảng báo cáo tài chính Theo hình 3.3 ta thấy tình hình doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2009 tăng 537% so với năm 2008 từ 35,458,202 đồng lên đến 225,716,928 đồng. Năm 2010 doanh thu này tăng 53% so với năm 2009 tăng về tuyệt đối là 119,749,113 đồng. Nguyên nhân của sự tăng vọt về doanh thu này trong năm 2008 chủ yếu có được từ tiền gửi ngân hàng và cho vay. Và lượng tiền gửi này tiếp tục được gia tăng vào năm 2010 đã làm cho doanh thu từ hoạt động tài chính tiếp tục tăng trưởng. - Về chi phí: Chi phí nói chung là sự hao phí lao động sống và lao động vật hóa trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo hay một kết quả nhất định. Chi phí phát sinh trong
  • 42. -29- các hoạt động sản xuất thương mại nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu và lợi nhuận. Chi phí có nhiều loại và được phân loại theo ý muốn chủ quan của con người nhằm để phục vụ các nhu cầu khác nhau của phân tích. Tùy vào mục đích sử dụng, góc độ nhìn, chi phí được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau như chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản xuất, chi phí thời kỳ, chi phí khả biến, chi phí bất biến, chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí chìm, chi phí cơ hội,... Chi phí mà công ty phải chịu khi hoạt động sản xuất kinh doanh là: Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và chi phí thuế TNDN hiện hành. Chi phí mà công ty phải chịu nhiều nhất đó là chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2009 tăng không đáng kể so với năm 2008 về giá trị là 263,079,887 đồng và tăng 8%. Nhưng đến năm 2010 thì chí phí này lại tăng lên 41% so vói năm 2009 đạt 4,750,787,430 đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là do công ty mở rộng quy mô đòi hỏi những cán bộ quản lý trong công ty cần phải nâng cao trình độ, đồng thời cần phải tuyển thêm đội ngũ nhân viên chính vì vậy đã làm gia tăng chi phí này. Kế đến đó là chi phí bán hàng, Chi phí chi cho việc bán hàng vào năm 2008 là 997,561,226 đồng và chi phí này tăng lên 25% vào năm 2009 và đạt được giá trị là 1,775,954,051 đồng vào năm 2010 tăng 42%. Chi phí thuế TNDN là một phấn bắt buột phải có và khi hoạt động, doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả thì chi phí này càng tăng. Có thể nói chi phí này tỷ lệ thuận với doanh thu mà công ty đạt được. Vào năm 2008 chi phí cho thuế phải chịu là 173,372,784 đồng và chi phí này đạt đến 681,559,053 đồng vào năm 2009 tăng 293%. Đến năm 2010 thì con số này đạt đến 1,044,494,363 đồng vào năm 2010 tăng lên 53% so với năm 2009. Nguyên nhân của chi phí bán hàng và chi phí thuế TNDN tăng là do số lượng hàng hóa được tiêu thụ nhiều hơn nên doanh thu được tăng lên chính hai điều này đã làm cho chi phí bán hàng và chi phí thuế TNDN phải tăng theo. Chi phí lãi vay năm 2010 là 1,051,666,500 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do khi công ty phát triển thì đòi hỏi cần phải có được nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh mà nguồn vốn tự có thì có giới hạn chính vì vậy mà doanh nghiệp đã sử dụng biện pháp vay nợ, do đó chi phí phát sinh của công ty phải tính thêm vào khoản chi phí lãi vay.
  • 43. -30- Về lợi nhuận: Là một khoản thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác, lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật. Dựa vào lợi nhuận của công ty ta có thể biết được tình hình hoạt động của công ty đang lời hay lỗ từ đó các nhà đầu tư cũng như những nhà chức năng trong công ty có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Đvt: Tỷ đồng Hình 3.4: Tình hình lợi nhuận của công ty từ 2008- 2010 Nguồn: Phòng kế toán Qua bảng 3.4 cho thấy trong năm 2008 lợi nhuận của công ty đạt 1,560,355,006 đồng và tăng 28% vào năm 2009. Đến năm 2010 có thể thấy được sự tăng trưởng vượt trội của công ty tăng lên 108% so với năm 2009 đạt mức giá trị là 4,177,977,452 đồng. Có thể giải thích cho sự gia tăng này là do công ty mở rộng quy mô đồng thời sự mở rộng này là đúng và công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả và lợi nhuận tăng lên là lẽ đương nhiên. Riêng về năm 2010 công ty có được sự tăng trưởng vượt trội là do công ty tiết kiệm được chi phí mặt dù là mở rộng thì đòi hỏi cả doanh thu và chi phí tăng nhưng chi phí này tăng thấp hơn doanh thu nên kết quả là lợi nhuận của công ty có sự tăng trưởng đột biến. 1 2 3 4 5 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
  • 44. -31- Qua phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh cho ta thấy được rằng công ty đang hoạt động một cách hiệu quả, tình hình doanh thu cũng như lợi nhuận có sự tăng trưởng đáng kể. Để hiểu rỏ hơn tại sao cần đi sâu vào đánh giá tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn của công ty là như thế nào để đạt được lợi nhuận và sự tăng trưởng như thế. 3.2.2. Đánh giá tình hình tài sản của công ty Trong tình hình sản xuất kinh doanh chung của công ty thì kết cấu tài sản có sự biến đổi qua các năm. Sự biến đổi này có thể là tăng hoặc giảm nguồn tài sản của công ty. Đánh giá được tình hình tài sản của công ty có thể cho thấy được hiệu quả sử dụng tài sản, hao mòn tài sản…., hoặc cũng có thể đánh giá được sơ lược quy mô hoạt động của công ty. Qua bảng kết cấu vốn có thể đánh giá quy mô về vốn của doanh nghiệp tăng hay giảm. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp có được tăng cường hay không thể hiện qua tình hình tăng thêm tài sản cố định. Đầu tư dài hạn sẽ tạo nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp.
  • 45. -1- Bảng 3.4: TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM Đvt: Đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 Giá trị % Giá trị % TSLĐ 98.009.553.448 122.579.828.172 96.363.486.543 24.570.274.724 25,07 (26.216.341.629) (21.39) TSDH 13.359.189.828 13.014.514.184 10.241.105.384 (344.675.644) (2,58) (2.773.408.800) (21.31) TTS 111.368.743,276 135.594.342.356 106.604.591.927 24.225.599.080 21,75 (28.989.750.429) (21.38) TSLĐ, 88 TSDH, 12 90.4 9.6 TSLĐ, 90.39 TSDH, 9.61 Năm 2008 Năm 2010 Năm 2009 Hình 3.5: Cơ cấu TSLĐ và TSDH trong tổng tài sản của công ty qua 3 năm Nguồn: Phòng kế toán Nguồn: Phòng kế toán -32-
  • 46. -1- Qua bảng 3.4 và hình 3.5 cho thấy được rằng tình hình tài sản có sự tăng giảm. Năm 2009 về TSLĐ tăng 25,07% còn về TSDH giảm 2,58% và TTS tăng 21,75%. Đến năm 2010 thì TTS của công ty giảm 21,38% trong đó TSLĐ giảm 21,39% và TSDH giảm 21,31%. Trong cơ cấu tài sản của công ty thì chủ yếu đó là tài sản lưu động. Về tài sản lưu động qua 3 năm thì có sự gia tăng còn về tài dài hạn có sự sụt giảm. Tài sản lưu động của công ty năm 2008 chiếm 88% trong cơ cấu tổng tài sản của công ty, đến năm 2009 là 90,04% và được 90,39% vào năm 2010. Về TSDH năm 2008 là 12%, năm 2009 là 9,6% và năm 2010 đạt được 9,61%. Nhìn chung tình hình tổng tài sản của công ty có sự gia tăng vào năm 2009 và giảm sút vào năm 2010. Để hiểu rỏ nguyên nhân tăng giảm này cần tìm hiểu từng khoản mục cụ thể về tài sản, nguồn vốn và việc sử dụng chúng. 3.2.2.1. Tài sản lƣu động Dựa vào bảng 3.5 có thể thấy tình hình tài sản lưu động của công ty phần lớn là các khoản phải thu khách hàng. Năm 2008 chiếm đến 70.42% trong cơ cấu tài sản. năm 2009 giảm xuống còn 68.63% và con số này lại tăng lên 70.37% vào năm 2010. Trong kinh doanh thì việc chiếm dụng vốn qua lại giữa các công ty là điều hiển nhiên, nhưng chiếm dụng ở mức nào là vừa phải. Ngoài các khoản phải thu thì công ty còn chịu chi phối bởi lượng tiền, hàng tồn kho…
  • 47. -1- Bảng 3.5: TÌNH HÌNH TÀI SẢN LƢU ĐỘNG Đvt: Đồng CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 Tỷ lệ(%) theo quy mô chung Số tiền Tỷlệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 2008 2009 2010 A. TÀI SẢN LƢU ĐỘNG 98.009.553.448 122.579.828.172 96.363.486.543 24.570.274.724 25,07 (26.216.341.629) (21,39) 88,00 90,40 90,39 1. Tiền 8.609.424.864 6.331.966.974 5.924.775.924 (2.277.457.890) (26,45) (407.191.050) (6,43) 7,73 4,67 5,56 Tiền 8.609.424.864 6.331.966.974 5.924.775.924 (2.277.457.890) (26,45) (407.191.050) (6,43) 7,73 4,67 5,56 2. Khoản phải thu ngắn hạn 78.420.747.333 93.060.698.550 75.016.296.364 14.639.951.217 18,67 (18.044.402.186) (19,39) 70,42 70,73 70,37 - Phải thu khách hàng 8.091.241.939 12.341.078.400 15.522.459.908 4.249.836.461 52,52 3.181.381.508 25,78 7,27 9,10 14,56 -Trả trước cho người bán 48.442.206.267 76.306.900.763 46.122.298.508 27.864.694.496 57,52 (30.184.602.255) (39,56) 43,50 56,28 43,26 - phải thu nội bộ ngắn hạn 18.117.605.345 15.395.339.621 11.119.804.548 (2.722.265.724) (15,03) (4.275.535.073) (27,77) 16,27 11,35 10,43 -Phải thu khác 3.769.693.782 1.358.458.166 2.251.733.400 (2.411.235.616) (63,96) 893.275.234 65,76 3,38 1,00 2,11 3. Hàng tồn kho 10.519.108.664 10.501.284.965 15.222.609.852 (17.823.699) (0,17) 4.721.324.887 44,96 9,45 7,74 14,28 - Hàng tồn kho 10.519.108.664 10.501.284.965 15.222.609.852 (17.823.699) (0,17) 4.721.324.887 44,96 9,45 7,74 14,28 4. Tài sản lƣu động khác 460.272.587 344.799.283 199.804.403 (115.473.304) (25,09) (144.994.880) (42,05) 0,41 0,25 0,19 - Chi phí trả trước ngắn hạn 6.986.294 6.986.294 (66.560.336) - - (73.546.630) (1,05) 0,01 0,01 (0,06) - Tài sản ngắn hạn khác 453.286.293 337.812.989 266.364.739 (115.473.304) (25,47) (71.448.250) (21,15) 0,41 0,25 0,25 Nguồn: Phòng kế toán -34-
  • 48. -35- - Tiền: là một phần giá trị vốn lưu động, bao gồm tiền mặt tại Công ty và tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền nhằm chi trả kịp thời cho các hoạt động thanh toán. Lượng tiền này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty là cao đồng thời cũng phản ánh được tính chủ động trong các tình huống xảy ra. Tuy nhiên, giá trị vốn lưu động bằng tiền không nên có số dư quá cao mà nó cần được đưa vào sản xuất kinh doanh để tăng vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn hay dùng để chi trả nợ nhằm giảm chi phí sử dụng vốn. Đvt: Tỷ đồng 4 6 8 10 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hình 3.6 : Lƣợng tiền của công ty qua 3 năm Nguồn: Phòng kế toán Qua biểu đồ 3.5 cho ta thấy rằng tình hình tiền mặt của công ty qua 3 năm có sự giảm xuống do công ty đang hoạt động có hiệu quả cần chi trả tiền mặt cho một số hoạt động cần thiết cho công ty như mua sắm tài sản, tăng cường nhân viên cho hoạt động sản xuất bán hàng....Nhằm mở rộng quy mô sản xuất của công ty. Năm 2008 số tiền có được của công ty chiếm 7.73%, nhưng đến năm 2009 giảm xuống còn 4.67% và năm 2010 tiếp tục giảm còn 5.56% trong cơ cấu nguồn vốn. Xét về mặt giá trị thì năm 2008 lượng tiền của công ty là
  • 49. -36- 8,609,424,864 đồng. Năm 2009 còn 6,331,966,974 đồng giảm 26.45%. Đến năm 2010 triếp tục giảm 6.43% so với năm 2009 còn 5,924,775,924 đồng. Nguyên nhân của lượng tiền giảm qua các năm là do công ty mở rộng quy mô đòi hỏi cần phải tăng cương các thiết bị, mua sắm thêm tài sản, và chi trả một số khoản chi phí phát sinh bằng tiền mặt. - Khoản phải thu ngắn hạn: Giá trị của chỉ tiêu “số vòng quay của các khoản phải thu” càng lớn càng chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp thu hồi các khoản nợ càng có hiệu quả. Ngược lại, chỉ tiêu “thời gian của một vòng quay khoản phải thu” chỉ rõ số ngày cần thiết doanh nghiệp phải sử dụng để có thể thu hồi hết doanh thu bán chịu trong kỳ, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ công tác thu hồi công nợ càng kém hiệu quả. Bảng 3.6 : TÌNH HÌNH CÁC KHOẢN PHẢI THU QUA 3 NĂM Đvt: Đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Khoản phải thu ngắn hạn 78.420.747.333 93.060.698.550 75.016.296.364 -Phải thu khách hàng 8.091.241.939 12.341.078.400 15.522.459.908 -Trả trước cho người bán 48.442.206.267 76.306.900.763 46.122.298.508 - phải thu nội bộ ngắn hạn 18.117.605.345 15.395.339.621 11.119.804.548 - Phải thu khác 3.769.693.782 1.358.458.166 2.251.733.400 Nguồn: Phòng kế toán Dựa vào bảng 3.5 và 3.6 cho thấy được rằng các khoản phải thu của công ty qua ba năm có sự tăng giảm chẳng hạn như năm 2008 các khoản phải thu là 78,420,747,333 đồng chiếm 70.42% trong cơ cấu nguồn vốn của công ty và tăng lên 93,060,698,550 đồng tăng 18.67% vào năm 2009 nhưng chỉ chiếm 68.63% trong cơ cấu nguồn vốn điều này thể hiện được rằng công ty mở rộng quy mô, ngoài ra trong năm 2009 các khoản phải thu ngắn hạn tăng do trả trước cho người bán tăng lên từ 48,442,206,267 đồng lên 76,306,900,763 đồng tăng 57.52%. và tiếp theo đó là phải thu khách hàng tăng lên 52.52% so với năm 2008. Nhưng
  • 50. -37- đến năm 2010 các khoản phải thu giảm xuống còn 75,016,296,364 đồng giảm 19.39% so với năm 2009 và chiếm 70.37% trong cơ cấu vốn. Riêng về phải thu nội bộ ngắn hạn và phải thu khác có phần sụt giảm lần lượt là 15.03% và 63.96%. Các khoản phải thu này đã phản ánh được rằng trong năm 2009 công ty đã quản lý vốn chưa được hiệu quả, nguồn vốn bị chiếm dụng nằm ở mức cao nhưng đến năm 2010 tỷ lệ này đã sụt giảm cho thấy rằng công ty đang ngày càng nâng cao được khả năng sử dụng vốn. - Hàng tồn kho: Qua bảng 3.5 cho thây trong 3 năm hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối trong cơ cấu tài sản của công ty, điển hình trong năm 2008 hàng tồn kho chiếm giá trị 10,519,108,664 đồng chiếm 9.45% trong cơ cấu tài sản. Đến năm 2009 thì công ty đã tiêu thụ được một số lượng hàng tồn kho giảm 0.17% so với năm 2008. Nhưng đến năm 2010 thì hàng tồn kho lại có sự gia tăng trở lại tăng lên đến 15,222,609,852 đồng tăng 44.96% so với năm 2009 và chiếm 14.28% trong cơ cấu tài sản. Trong khi đó tiền của công ty qua ba năm lại chiếm tỷ trọng lần lượt là 7.73%, 4.67% và 5.56% trong cơ cấu tài sản. Cho thấy rằng vốn công ty mất một phần khả năng thanh khoản, vốn bị hàng tồn kho chiếm dụng. - Tài sản lưu động khác: Qua bảng 3.5 cho thấy được TSLĐ khác của Công ty có phần giảm qua các năm, tuy nhiên khoản tài sản này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn lưu động, và nó ít có biến động nên không ảnh hưởng lớn đến công ty. Tài sản lưu động công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, trong tài sản ngắn hạn này thì các khoản phải thu lại chiếm đa số chính vì vậy công ty cần cải thiện lại nguồn vốn bị chiếm dụng để nâng cao được hiệu quả hoạt động của nguồn vốn. 3.2.2.2. Tài sản dài hạn Chiếm cơ cấu nhiều nhất trong cơ cấu của tài sản dài hạn đó là tài sản cố định. Chiếm 6.75% trong cơ cấu tài sản vào năm 2008, 7.97% vào năm 2009 và 9.61% năm 2010.
  • 51. -1- Bảng 3.7 : TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN DÀI HẠN QUA 3 NĂM Đvt: Đồng CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 Tỷ lệ(%) theo quy mô chung Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 2008 2009 2010 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 13.359.189.828 13.014.514.184 10.241.105.384 (344.675.644) (2,58) (2.773.408.800) (21,31) 12,00 9,60 9,61 I. Các khoản phải thu dài hạn - - - - - - - - - - II. Tài sản cố định 7.513.145.256 10.802.698.519 10.241.105.384 3.289.553.263 43,78 (561.593.135) (5,20) 6,75 7,97 9,61 1. TSCĐ hữu hình 4.804.332.965 5.485.662.643 4.924.069.508 681.329.678 14,18 (561.593.135) (10,24) 4,31 4,05 4,62 - Nguyên giá 23.760.928.123 24.852.891.652 25.254.855.288 1.091.963.529 4,60 401.963.636 1,62 21,34 18,33 23,69 - Giá trị hao mòn (18.956.595.158) (19.367.229.009) (20.330.785.780) (410.633.851) 2,17 (963.556.771) 4,98 (17,02) (14,28) (19,07) 2. TSCĐ vô hình 2.091.792.300 4.983.492.300 4.983.492.300 2.891.700.000 138,24 - - 1,88 3,68 4,67 4. Chi phi XDCB dở dang 617.019.991 333.543.576 333.543.576 (283.476.415) (45,94) - - 0,55 0,25 0,31 III. Bất động sản đầu tƣ - - - - - - - - - - IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn - - - - - - - - - - V. Tài sản dài hạn khác 5.846.044.572 2.211.815.665 - (3.634.228.907) (62,17) (2.211.815.665) (100,00) 5,25 1,63 - 1. Chi phí trả trước dài hạn 5.846.044.572 2.211.815.665 - (3.634.228.907) (62,17) (2.211.815.665) (100,00) 5,25 1,63 - Nguồn:Phòng kế toán -38-
  • 52. -39- Trong tài sản dài hạn thì tài sản cố định hữu hình chiếm 6.75% trong cơ cấu nguồn vốn trong khi tài sản dài hạn chiếm chỉ có 12% vào năm 2008 trong cơ cấu nguồn vốn. Trong năm này tài sản cố định của công ty hữu hình đạt 4,804,332,965 đồng và tăng thêm một lượng là 681,329,553,263 đồng tăng 14.18%. Nhưng đến năm 2010 thì lại sụt giảm do khấu hao tài sản cố định hữu hình tăng tỷ lệ khấu hao vào năm 2010 tăng 4.98% so với năm 2009. Còn về tài sản cố định vô hình chiếm 1.88% trong cơ cấu nguồn vốn vào năm 2008 và tăng lên 3.68% và 4.67% lần lượt vào năm 2009, 2010. Về chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 0.55%, 0.25% và 0.31% trong cơ cấu nguồn vốn vào năm 2008, 2009, 2010. Ngoài ra các nguồn tài sản dài hạn khác cũng chiếm lần lượt là 5.25% và 1.63% vào năm 2008, 2009 trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. Có thể thấy được rằng các tài sản dài hạn do có đặc điểm là thời gian sử dụng lâu dài và phục vụ quá trình sản xuất nên việc mua săm loại tài sản nay không được thường xuyên. 3.2.3. Đánh giá chung về tình hình nguồn vốn Nguồn vốn của doanh nghiệp trước hết được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, sau đó được hình thành từ nguồn vốn vay và nợ và cuối cùng là được hình thành từ các nguồn khác như đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Để đánh giá khả năng bảo đảm nguồn vốn kinh doanh của Công ty ta xem xét tỷ suất tự tài trợ nguồn vốn của đơn vị. Tỷ suất này càng cao thì khả năng đảm bảo nguồn vốn kinh doanh càng cao, thể hiện tính độc lập về mặt tài chính cũng như mức độ tự tài trợ của Công ty là rất tốt. Trong kinh doanh, nguồn vốn một doanh nghiệp bất kỳ luôn được bổ sung và tăng trưởng theo thời gian. Ngoài việc xem xét tình hình phân bổ vốn, các doanh nghiệp, các chủ đầu tư và các đối tượng liên quan khác cần phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp, tự chủ trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu.
  • 53. -1- Bảng 3.8 : NỢ PHẢI TRẢ CỦA CÔNG TY Đvt: Đồng CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 Tỷ lệ(%) theo quy mô chung Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 2008 2009 2010 A. NỢ PHẢI TRẢ 104.389.131.001 123.394.517.408 89.324.547.568 19.005.386.407 18,21 (34.069.969.840) (27.61) 93,73 91,00 83,79 I. Nợ ngắn hạn 83.938.583.088 106.782.881.495 75.942.911.655 22.844.298.407 27,22 (30.839.969.840) (28.88) 75,37 78,75 71,24 1. Vay ngắn hạn 750.000.000 - 2.500.000.000 (750.000.000) (100,00) 2.500.000.000 - 0,67 - 2,35 2. Phải trả người bán 3.984.754.751 2.300.330.910 6.530.497.747 (1.684.423.841) (42,27) 4.230.166.837 183.89 3,58 1,70 6,13 3. Người mua trả trước 46.855.576.904 83.007.787.229 49.788.754.735 36.152.210.325 77,16 (33.219.032.494) (40.02) 42,07 61,22 46,70 4. Thuế và các khoản phải nộp 213.437.565 195.206.671 309.388.940 (18.230.894) (8,54) 114.182.269 58.49 0,19 0,14 0,29 5. Phải trả người lao động - - 144.473.667 - - 144.473.667 - - - 0,14 6. Chi phí phải trả 327.041.000 1,303,772.403 1.303.772.403 976.731.403 298,66 - - 0,29 0,96 1,22 7. Phải trả nội bộ 18.402.221.229 15.298.420.204 10.761.004.076 (3.103.801.025) (16,87) (4.537.416.128) (29.66) 16,52 11,28 10,09 8. Phải trả theo tiến độ HĐXD 3.855.440.640 1.100.860.675 1.100.860.675 (2.754.579.965) (71,45) - - 3,46 0,81 1,03 9. Phải trả, phải nộp khác 9.550.110.999 3.576.503.403 3.504.159.412 (5.973.607.596) (62,55) (72.343.991) (2.02) 8,58 2,64 3,29 II. Nợ dài hạn 20.450.547.913 16.611.635.913 13.381.635.913 (3.838.912.000) (18,77) (3.230.000.000) (19.44) 18,36 12,25 12,55 - Phải trả dài hạn người bán - - - - - - - - - - - Phải trả dài hạn khác - - - - - - - - - - - Vay và nợ dài hạn 20.450.547.913 16.611.635.913 - (3.838.912.000) (18,77) (16.611.635.913) (100.00) 18,36 12,25 - Nguồn: Phòng kế toán -40-
  • 54. -41- 3.2.3.1. Nợ phải trả - Nợ ngắn hạn: Nợ phải trả chính là các khoản mà Công ty đi chiếm dụng của công ty khác. Đvt: Tỷ đồng 84 107 76 60 80 100 120 năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hình 3.7: Tình hình NNH qua 3 năm Nguồn: Tự tổng hợp từ bảng báo cáo tài chính công ty Trong cơ cấu nợ phải trả của công ty thì nợ ngắn hạn chiếm một lượng tương đối. Có thể nói 2009 công ty hoạt động rất tốt trong lĩnh vực chiếm dụng vốn. Năm 2009 tăng 27.22% so với năm 2008 đạt giá trị 106,782,882,495 đồng. Nhưng đến năm 2010 thì công ty lại chi trả rất nhiều cho các khoản nợ này. Tỷ lệ chiếm dụng nợ của công ty giảm đến 28.88% so với năm 2009. Nguyên nhân năm 2009 công ty chiếm dụng được vốn nhiều chủ yếu là do khách hàng trả tiền trước cho công ty tăng vọt từ 46,855,576,904 đồng lên đến 83,0070787,229 đồng tăng 77.16%. Tiếp theo đó là chi phí phải trả, công ty đã chiếm dụng rất tốt khoản chi phí này. Vào năm 2008 chi phí này chỉ nằm ở mức 327,041,000 đồng nhưng lại tăng vọt lên đến con số 1,303,772,403 đồng vào năm 2009. Còn các khoản còn lại có sự giảm sút hơn so với năm 2008 nhưng giá trị giảm không đáng kể so với sự chiếm dụng của 2 khoản trên. Đến năm 2010 thì sức chiếm dụng có phần giảm xuống rỏ rệt nhất là ở người mua trả trước từ 83,0070787,229 đồng giảm xuống còn 499,788,754,735 đồng giảm 40.02%. Nhưng bù lại công ty lại chiếm dụng được vốn vào năm này ở khoản mục vay
  • 55. -42- ngắn hạn đạt 2,500,000,000 đồng vào năm 2010, đồng thời trong năm này khoản phải trả người bán tăng 183.89% từ 2,300,330,910 đồng lên 6,530,497,747 đồng. - Nợ dài hạn: Công ty chỉ chiếm dụng khoản vay và nợ dài hạn nhưng cũng không đạt được hiệu quả cao. Trong năm 2008 tình hình chiếm dụng đạt 20,450,547,913 đồng nhưng đến năm 2009 tỷ lệ này lại giảm xuống 16,611,635,913 đồng giảm 18.77%. Trong khoản nợ phải trả của công ty chiếm 73.73% trong tổng nguồn vốn tuy nhiên lại giảm xuống còn 91% vào năm 2009 và 83.79% vào năm 2010. Nhưng con số này vẫn còn đang ở mức cao nên cho thấy rằng khả năng chiêm dụng của công ty là khá tốt. 3.2.3.2. Vốn chủ sở hữu Đây là nguồn vốn đầu tiên khi tham gia vào hoạt động kinh doanh: Bao gồm nguồn vốn tự có, thặng dư vốn trên cổ phần, các nguồn kinh phí, kinh quỹ. Nguồn vốn này có ý nghĩa rất lớn với công ty nếu công ty muốn mở rộng quy mô sản xuất cần phải gia tăng nguồn vốn này đồng thời công ty cần phải quản lý tốt nguồn vốn này để có thể thu về lợi nhuận cao nhất cho công ty. Dựa vào bảng 3.7 có thể thấy được nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 6.27% tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn vào năm 2008 và nguồn vốn này tiếp tục được bổ sung vào năm 2009 và 2010 với tỷ lệ lần lượt là 9% và 16.21% trong tổng cơ cấu nguồn vốn.
  • 56. -1- Bảng 3.9: NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU Nguồn: Phòng kế toán Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 % theo quy mô chung Giá trị % Giá trị % 2008 2009 2010 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 6.979.612.275 12.199.824.948 17.280.094.359 5.220.212.673 74,79 5.080.269.411 41,64 6,27 9,00 16,21 I.Vốn chủ sở hữu 6.750.559.471 11.678.138.544 16.129.984.703 4.927.579.073 73,00 4.451.846.159 38,12 6,06 8,61 15,13 1. Vốn đầu tư chủ sở hữu 5.466.000.000 9.073.560.000 9.073.560.000 3.607.560.000 66,00 - - 4,91 6,69 8,51 2. Thặng dư vốn cổ phần 5.707.990 58.803.073 58.803.073 53.095.083 930,19 - - 0,01 0,04 0,06 3. Vốn khác của chủ sở hữu - 990 990 990 - - - - 0,00 0,00 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản - - - - - - - - - - 7. Quỹ đầu tư phát triển 258.252.804 550.886.402 1.041.318.729 292.633.598 113,31 490.432.327 89,03 0,23 0,41 0,98 8. Quỹ dự phòng tài chính 64.563.201 137.721.600 260.329.682 73.158.399 113,31 122.608.082 89,03 0,06 0,10 0,24 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 956.035.476 1.857.166.479 5.695.972.229 901.131.003 94,26 3.838.80.,750 206,70 0,86 1,37 5,34 II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 229.052.804 521.686.404 1.150.109.656 292.633.600 127,76 628.423.252 120,46 0,21 0,38 1,08 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 229.052.804 521.686.404 1.150.109.656 292.633.600 127,76 628.423.252 120,46 0,21 0,38 1,08 Đvt: Đồng -43-
  • 57. -44- Đvt: Tỷ đồng 7 12 17 6 9 12 15 18 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hình 3.8: VCSH của công ty CPXD Sóc Trăng qua 3 năm Nguồn: Tự tổng hợp từ bảng báo cáo tài chính của công ty Nguồn VCSH được bổ sung liên tục qua 3 năm từ 6,979,612,275 đông vào năm 2008 tăng lên 12,199,824,948 đồng vào năm 2009 tăng 74.97%. Đến năm 2010 đạt mức 17,280,094,359 đồng tăng 41.64% so với năm 2009. Vốn chủ sở hữu tăng là do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng liên tục trong giai đoạn 2008- 2010. Năm 2008 đạt mức 5,466,000,000 đồng đến năm 2009 là 9,073,560,000 đồng và mức này được duy trì đến năm 2010. Ngoài thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và quỹ khen thưởng phúc lợi cũng có sự tăng trưởng qua các năm. Với sự tăng trưởng trên cho thấy được rằng nguồn VCSH ngày càng được gia tăng nhằm đẩy mạnh cho việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công, góp phần cho việc tạo ra được lợi nhuận cao.