SlideShare a Scribd company logo
1 of 34
Download to read offline
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, chính vì vậy mà trong những năm
qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm hoàn thiện chính sách và cơ chế thu thuế xuất khẩu
(XK), thuế nhập khẩu (NK) để đáp yêu cầu mới của sự phát triển đất nước trong giai đoạn hiện
nay, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước ổn định tình hình kinh tế - xã hội, tạo ra những tiền
đề cần thiết để chuyển nền kinh tế sang một thời kỳ phát triển mới thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thời gian qua thu thuế XK, thuế NK ở nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ; tuy nhiên vẫn còn những tồn tại như: tình
trạng trốn thuế, nợ đọng thuế và gian lận thương mại còn khá phổ biến; hoạt động kiểm tra, kiểm
soát việc chấp hành chính sách thuế hàng hoá XK, NK chưa được coi trọng đúng mức gây thất
thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó sự bình đẳng và công bằng về nghĩa vụ thuế cũng
chưa được đảm bảo…
Xuất phát từ những tồn tại trong thu thuế XK, thuế NK nêu trên đòi hỏi phải luôn quan
tâm hoàn thiện. Để đạt hiệu quả cao, đây là yêu cầu cấp bách nhằm tăng thu cho ngân sách Nhà
nước, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển. Ninh Bình là một tỉnh phía Nam đồng bằng sông
Hồng, điều kiện kinh tế - xã hội còn chậm phát triển, nguồn thu từ thuế XK, thuế NK là một
trong những nguồn thu chủ yếu trên địa bàn. Vì vậy, thu thuế XK, thuế NK là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của tỉnh. Trong bối cảnh đó, tác giả đã chọn nghiên cứu đề
tài: “Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”, để đáp ứng được yêu
cầu cấp thiết từ thực tế thu thuế XK, thuế NK trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện
nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đề tài về thu thuế XK, thuế NK nói chung đã và đang được nhiều tổ chức, cá nhân liên
quan nghiên cứu đến ở nhiều góc độ khác nhau như:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Tổng cục thuế về “Chiến lược cải cách hệ
thống thuế giai đoạn 2001-2010”;
- Đề tài: “Hải quan Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế”, Luận
án tiến sỹ Kinh tế chính trị của Lê Văn Tới, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2005;
- Đề tài: “Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu ngành Hải
quan”, Luận văn thạc sỹ Kinh tế của Dương Phú Đông, Đại học Kinh tế quốc dân năm 2008;
- Đề tài: “Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá Hải quan Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sỹ Kinh tế của Nguyễn Ngọc Túc, Trường Đại học Ngoại thương
Hà Nội năm 2007;
- Đề tài: “Các giải pháp tăng cường quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong tiến
trình gia nhập AFTA của Việt nam”, Luận án tiến sỹ Kinh tế của Nguyễn Danh Hưng, Học viện
Tài chính năm 2003.
- Đề tài: “Đổi mới quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của ngành Hải quan hiện
nay”, Luận án thạc sỹ Kinh tế của Trần Thành Tô, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
năm 2006.
- Đề tài: “Một số giải pháp về quản lý chống thất thu thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng”, Luận án thạc sỹ Kinh tế của Phan Duy Bình, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh năm 2000.
- Đề tài: “Quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hải
Phòng”, Luận văn thạc sỹ Kinh tế của Đặng Văn Dũng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh năm 2011.
Nhìn chung, các đề tài và tài liệu trên đều có đề cập ở những mức độ nhất định về Thuế,
quản lý thuế, chống thất thu thuế XK, thuế NK của ngành Hải quan. Tuy nhiên, chưa có công
trình khoa học nào dưới dạng luận văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ nghiên cứu một cách đầy đủ,
toàn diện về đề tài thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay ở góc
độ kinh tế chính trị. Do vậy, tác giả đã chọn đề tài làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế
chính trị.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn chọn lọc và hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về thuế XK, thuế NK; Phân
tích, đánh giá thực trạng thu thuế XK, thuế NK ở Ninh Bình thời gian qua và từ đó đề xuất giải
pháp góp phần thu thuế XK, thuế NK hiệu quả trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ vai trò của thuế XK, thuế NK đối với phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) và
nội dung của thu thuế XK, thuế NK.
- Phân tích đánh giá thực trạng thu thuế XK, thuế NK trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, rút ra
những thành công, hạn chế và nguyên nhân.
2
- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị cơ bản nhằm hoàn thiện thu thuế XK, thuế NK
hiệu quả trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về thu thuế XK, thuế NK trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thu thuế XK, thuế NK trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ
năm 2006 - 2011.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận: Đề tài thực hiện dựa trên cơ sở duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, nhà nước về quản
lý nhà nước về Thuế và Hải quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng đồng bộ các phương pháp tổng hợp,
thống kê, so sánh, phân tích. Lý luận kết hợp với thực tiễn để nghiên cứu, gắn nghiên cứu lý luận
với tổng kết thực tiễn, bám sát quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước. Đồng thời
tham khảo có chọn lọc, kế thừa các công trình khoa học đã công bố của các tác giả có liên quan
đến đề tài.
6. Những đóng góp khoa học của luận văn
- Tìm hiểu kinh nghiệm thu thuế XK, thuế NK của một số tỉnh trong nước và rút ra bài
học kinh nghiệm trong thu thuế XK, thuế NK cho tỉnh Ninh Bình.
- Đánh giá toàn diện thực trạng thu thuế XK, thuế NK trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai
đoạn 2006 - 2011.
- Nêu lên những quan điểm cơ bản cần quán triệt trong thu thuế XK, thuế NK hiện nay
- Đề xuất các giải pháp cơ bản và kiến nghị nhằm hoàn thiện thu thuế XK, thuế NK hiệu
quả trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết
cấu gồm 3 chương, 8 tiết.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Chương 2: Thực trạng về thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp cơ bản và kiến nghị nhằm hoàn thiện thu thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiệu quả trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
3
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ THU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU
1.1.1. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1.1.1.1. Khái niệm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có một khái niệm đồng nhất về thuế XK, thuế NK.
Thuế XK, thuế NK thường có tên gọi chung là thuế quan (Custom duty). Đây là loại thuế
mà các nước dùng để đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu nhằm huy động nguồn thu
cho ngân sách Nhà nước (NSNN), bảo hộ sản xuất và can thiệp vào quá trình hoạt động ngoại
thương, buôn bán trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia.
Giáo trình thuế của Học viện Tài chính định nghĩa: Thuế XK, thuế NK là sắc thuế đánh
vào hàng hoá XK, NK theo quy định của pháp luật Việt Nam [33, tr 104]
Theo từ điển Kinh tế học (Anh - Việt giải thích): “Thuế nhập khẩu (Impoprt duty) là
khoản thuế mà Chính phủ đánh vào sản phẩm nhập khẩu. Thuế nhập khẩu được sử dụng để tăng
nguồn thu cho Chính phủ và bảo vệ các ngành sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh của nước
ngoài” [46, tr 439].
Trên cơ sở nghiên cứu sự ra đời của thuế XK, thuế NK cùng như các quan niệm về thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu ở các góc độ nghiên cứu khác nhau, có thể hiểu khái niệm chung về thuế XK,
thuế NK như sau: Thuế XK, thuế NK là một phần thu nhập được tạo ra từ các hoạt động XK, NK
hàng hoá mà các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải đóng góp cho Nhà nước theo quy định của Pháp
luật thuế XK, thuế NK nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
1.1.1.2. Đặc điểm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Từ khái niệm về thuế XK, thuế NK cho thấy, thuế XK, thuế NK cũng có những đặc điểm
của thuế nói chung đó là:
Thứ nhất, thuế mang tính quyền lực Nhà nước. Nhà nước là người duy nhất có quyền đặt
ra thuế XK, thuế NK qua đó để kiểm soát và điều tiết đối với hoạt động XK, NK hàng hoá và
bảo hộ nền sản xuất trong nước, đồng thời để tạo nguồn thu cho NSNN.
Thứ hai, thuế mang tính pháp lý cao. Thuế là khoản đóng góp bắt buộc cho Nhà nước mà
không có sự bồi hoàn trực tiếp nào, việc nộp thuế được thể chế bằng pháp luật mà mọi pháp nhân
và thể nhân phải tuân theo.
4
Thứ ba, thuế chứa đựng các yếu tố KT - XH. Điều này được thể hiện ở chỗ thuế XK, thuế
NK là một phần của cải của xã hội, mức huy động thuế XK, thuế NK vào ngân sách Nhà nước
phụ thuộc vào mức tăng trưởng kinh tế của đất nước, nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và các mục
tiêu KT - XH của đất nước đặt ra trong mỗi thời kỳ.
Ngoài những đặc điểm chung, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu còn có đặc điểm riêng là:
- Thuế XK, thuế NK chỉ đánh vào hàng hoá được phép XK, NK qua biên giới của một
nước, kể cả hàng hoá được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi
thuế quan đưa vào tiêu thụ trong nước.
- Thuế XK, thuế NK là một loại thuế gián thu. Nhà nước sử dụng thuế XK, thuế NK để điều
chỉnh hoạt động ngoại thương thông qua việc tác động vào cơ cấu giá cả của hàng hóa XK, NK. Vì
vậy, thuế XK, thuế NK là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa XK, NK, người nộp thuế là
người thực hiện hoạt động XK, NK hàng hóa; người chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa XK, NK.
Nhà nước thu thuế XK, thuế NK của người tiêu dùng gián tiếp thông qua người cung cấp hàng hóa
XK, NK.
1.1.1.3. Vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Một là, nó tạo nguồn thu cho NSNN. Thuế XK, thuế NK là một nguồn thu quan trọng
của NSNN. Thông qua thuế XK, thuế NK Nhà nước huy động một phần thu nhập được tạo ra từ
hoạt động XK, NK hàng hoá để tập trung vào ngân sách. Tùy thuộc vào từng thời kỳ, giai đoạn
lịch sử khác nhau, sự phát triển kinh tế đối ngoại và quan điểm sử dụng mà thuế XK, thuế NK có
vai trò khác nhau ở những quốc gia khác nhau trong việc tạo lập nguồn thu cho NSNN. Đối với
các nước phát triển, số thu từ thuế XK, thuế NK chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong tổng
thu NSNN. Còn ở các nước đang phát triển, thuế XK, thuế NK luôn chiếm tỷ trọng đáng kể
trong tổng thu ngân sách. Ở Việt Nam trong những năm qua, thuế XK, thuế NK chiếm khoảng
25 - 30% trong tổng thu về thuế. Tuy nhiên, kể từ khi thực hiện chủ trương cải cách thuế bước II
và thực hiện các cam kết cắt giảm thuế: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên
minh Châu ÂU (EU)... nguồn thu về thuế XK, thuế NK giảm dần trong tổng thu về thuế.
Tuy nhiên để thực sự phát huy vai trò tạo nguồn thu NSNN, thuế XK, thuế NK phải bao
quát hết các hoạt động kinh doanh XK, NK hàng hoá của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo thu
đúng, thu đủ và nộp kịp thời tiền thuế XK, thuế NK vào NSNN.
Hai là, góp phần để Nhà nước kiểm soát và điều tiết đối với hoạt động XK, NK hàng
hoá: Trong nền kinh tế thị trường hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá diễn ra ở hầu khắp các
nước, dưới nhiều hình thức đa dạng về chủng loại hàng hoá, có hàng hoá phục vụ an ninh quốc
phòng, có hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, có loại hàng hoá xâm hại đến chủ
quyền an ninh quốc gia, đời sống nhân dân như ma tuý, vũ khí, văn hoá phẩm đồi truỵ …
5
Thông qua việc kiểm tra hàng hóa và thu thuế đối với hàng hoá XK, NK các cơ quan chức
năng nắm được thực trạng hàng hoá XK, NK: loại hàng gì ? số lượng bao nhiêu ? XK đi nước
nào ?,... qua đó Nhà nước kiểm soát được toàn bộ các loại hàng hoá XK, NK, để có những điều
chỉnh chính sách đối với hàng hoá XK, NK phù hợp thực tiễn.
Để điều tiết hoạt động XK, NK hàng hoá ngoài các biện pháp phi thuế quan như hạn
ngạch, giấy phép, cấp phép tự động,… thì biện pháp sử dụng công cụ thuế XK, thuế NK được các
nước áp dụng một cách phổ biến. Thông qua công cụ thuế XK, thuế NK, Nhà nước khuyến khích
hay hạn chế hoạt động XK, NK đối với từng loại hàng hoá chẳng hạn: để khuyến khích XK sản
phẩm hoàn chỉnh, Nhà nước quy định thuế suất thuế XK cao đối với nguyên liệu thô, sản phẩm
chưa qua chế biến nhằm hạn chế XK những nguyên liệu và sản phẩm này. Đối với nguyên liệu NK
cần cho sản xuất nội địa mà trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất được nhưng chưa đủ
đáp ứng được nhu cầu thì Nhà nước quy định mức thuế NK thấp thậm chí bằng 0% để khuyến
khích NK cho phát triển sản xuất trong nước. Đối với những sản phẩm mà đã được sản xuất trong
nước và đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa hoặc những sản phẩm tiêu dùng cao cấp (ô tô, điều
hoà…), thuế suất thuế NK thường được quy định ở mức thuế cao để hạn chế NK và hạn chế tiêu
dùng. Như vậy, thông qua công cụ thuế XK, thuế NK, Nhà nước thực hiện điều tiết đối với hoạt
động XK, NK hàng hoá.
Ba là, bảo hộ sản xuất trong nước. Thuế XK, thuế NK mà đặc biệt là thuế NK tác động
trực tiếp vào giá cả hàng hoá NK trên thị trường, vì vậy thuế XK, thuế NK là một trong những
công cụ của Nhà nước để bảo hộ sản xuất trong nước. Đối với những hàng hoá NK là những sản
phẩm mà trong nước đã sản xuất được hoặc những mặt hàng cần bảo hộ, Nhà nước đánh thuế
NK cao sẽ hạn chế tiêu dùng hàng NK, khuyến khích tiêu dùng sản phẩm trong nước. Nhờ đó,
hàng sản xuất trong nước sẽ có điều kiện cạnh tranh so với hàng NK nhờ giá bán sản phẩm thấp
hơn. Mặt khác, khi đánh thuế NK hàng hóa thấp, tức là Nhà nước không hạn chế NK mặt hàng
NK đó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp (DN) trong nước cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, kiện
toàn tổ chức, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng
ngoại nhập. Đối với hàng hoá là đầu vào của các ngành sản xuất trong nước, hàng là máy móc
thiết bị phục vụ cho sản xuất trong nước, việc đánh thuế NK thấp sẽ góp phần giảm giá thành sản
phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước. Như vậy, thông qua công
cụ thuế XK, thuế NK Nhà nước thể hiện quan điểm bảo hộ sản xuất trong nước, định hướng tiêu
dùng và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế, các cam kết quốc tế về cắt
giảm thuế NK được thực hiện thì vai trò bảo hộ của thuế NK phần nào bị hạn chế. Bên cạnh đó,
việc quá nhấn mạnh đến vai trò bảo hộ của thuế NK sẽ làm cho nền sản xuất trong nước trở nên
trì trệ kém phát triển do sự ỷ lại của các DN trong nước vào sự bảo hộ của Nhà nước. Vì vậy, để
6
phát huy tốt vai trò bảo hộ của thuế NK buộc phải có sự lựa chọn những ngành nghề phù hợp với
tình hình thực tiễn của đất nước, đồng thời buộc các ngành được bảo hộ phải có chiến lược đầu
tư đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá
thành, chủ động trong cạnh tranh với hàng NK khi hết thời hạn bảo hộ.
Bốn là, khẳng định chủ quyền quốc gia và chống phân biệt đối xử trong thương mại quốc
tế. Vai trò này của công cụ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được thể hiện ở chỗ, bất kể một loại
hàng hoá nào khi nhập khẩu vào Việt Nam đều phải khai báo, xuất trình để kiểm tra và nộp thuế
(nếu có), mọi hành động phân biệt đối xử của nước ngoài đối với hàng hoá của Việt Nam nếu
làm tổn hại đến nền sản xuất trong nước thì đều phải chịu các biện pháp trả đũa thông qua việc
áp dụng chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bổ sung, thuế chống bán phá giá… Nhưng để
làm được điều này trong nền kinh tế của Việt Nam hiện nay quả thật rất khó.
Trong nền cơ chế thị trường, với sự trao đổi giao lưu kinh tế ngày càng mở rộng, vai trò
của thuế XK, thuế NK trở nên vô cùng quan trọng được thể hiện trên các mặt sau đây:
Thứ nhất về tài chính: Thuế XK, thuế NK là một nguồn thu lớn trong tổng thu NSNN.
Hoạt động XK, NK phát triển càng mạnh thì số thuế thu được càng nhiều. Trong điều kiện kinh
tế thị trường các hình thức XK, NK ngày càng phong phú đa dạng, do vậy thuế XK, thuế NK
luôn được coi là một nguồn thu lớn trong tổng thu NSNN.
Thứ hai về kinh tế: Thuế XK, thuế NK là công cụ góp phần quản lý điều tiết vĩ mô hoạt
động XK, NK, vừa kích thích định hướng hoạt động XK, NK, vừa hướng dẫn tiêu dùng. Thông
qua chính sách thuế suất thích hợp đối với từng loại hàng hoá XK, NK, Nhà nước có thể thực
hiện việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế cho phù hợp với đường lối phát triển từng giai đoạn nhất
định.
Thứ ba về mặt xã hội: Thuế XK, thuế NK góp phần thực hiện công bằng và bình đẳng xã
hội, góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và tạo điều kiện mở cửa nền
kinh tế.
1.1.2. Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1.1.2.1. Khái niệm thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Theo Điều 11 Luật Hải quan (đã được sửa đổi bổ sung) [37], Điều 27 Luật Thuế XK,
thuế NK [38] và Điều 2 Luật Quản lý thuế [39] thì cơ quan hải quan có nhiệm vụ tổ chức thực
hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá XK, NK; kiểm tra và thu thuế XK, thuế NK.
Thu thuế XK, thuế NK là kết quả của một chuỗi công việc bao gồm kiểm tra hồ sơ khai
thuế, các chứng từ liên quan và việc kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải (nếu có)…
7
do cơ quan thuế thực hiện để xác định đúng số thuế đối tượng nộp thuế phải nộp và chuyển số
thuế đó vào ngân sách Nhà nước đúng quy định.
Do việc xác định số thuế phải thu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ chế chính sách,
chủng loại của hàng hoá, trình độ của công chức, trang thiết bị kỹ thuật, thái độ tuân thủ pháp
luật về thuế của đối tượng nộp thuế,… nên có thể thu đúng, cũng có thể thu thiếu, thu thừa hoặc
bỏ sót thuế.
1.1.2.2. Phương pháp thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Người nộp thuế nộp tiền thuế đối với hàng hoá XK, NK trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước
(KBNN) hoặc thông qua Ngân hàng thương mại, Tổ chức tín dụng và Tổ chức dịch vụ khác theo
quy định tại khoản 13, Điều 1, Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ.
- Trường hợp người nộp thuế nộp bằng tiền mặt nhưng KBNN không tổ chức điểm thu
tại địa điểm làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện thu số
tiền thuế do người nộp thuế nộp và chuyển toàn bộ số tiền thuế đã thu vào KBNN theo quy định.
- Trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người nộp thuế có nợ tiền thuế, nợ
tiền phạt tại các cơ quan hải quan khác và muốn nộp ngay số tiền nợ đó tại cơ quan hải quan nơi
đang làm thủ tục hải quan thì người nộp thuế tự khai báo và nộp tiền tại điểm thu của KBNN
hoặc nộp cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nếu KBNN không bố trí điểm thu.
- Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, Tổ chức tín dụng và Tổ chức dịch vụ khác
có trách nhiệm cấp giấy nộp tiền vào NSNN cho người nộp thuế theo mẫu quy định của Bộ Tài
chính.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm cấp biên lai thu cho người nộp thuế theo mẫu quy định của
Bộ Tài chính trong trường hợp thu thuế bằng tiền mặt. Trường hợp thu hộ tiền thuế, Chi cục Hải
quan nơi thu hộ có trách nhiệm Fax biên lai thu thuế cho Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp nợ thuế
để Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp nợ thuế có văn bản nhờ thu hộ và xử lý theo quy định.
- Trong thời hạn 8 giờ làm việc, kể từ khi thu tiền thuế của người nộp thuế, KBNN, Ngân
hàng thương mại, Tổ chức tín dụng và Tổ chức dịch vụ khác, Cơ quan hải quan phải thực hiện
chuyển số tiền thuế đã thu của người nộp thuế vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại
KBNN đối với số tiền thuế của nguyên liệu NK để sản xuất hàng XK, hoặc nộp vào NSNN đối
với các trường hợp khác.
Trường hợp thu thuế bằng tiền mặt tại vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đi lại khó khăn
thì thời hạn nêu trên là năm ngày làm việc, kể từ khi thu tiền thuế của người nộp thuế.
Đối với số tiền thuế đã nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà
nước, quá 135 (một trăm ba mươi lăm) ngày kể từ ngày đã thực hiện nộp thuế nhưng người nộp
8
thuế chưa nộp hồ sơ thanh khoản, thì cơ quan hải quan làm thủ tục chuyển tiền vào NSNN theo
quy định.
1.1.2.3. Quy trình thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Nói chung quy trình thu thuế có thể chia làm hai cơ chế cơ bản như sau:
- Cơ quan hải quan tính thuế và ra thông báo số thuế phải nộp. Đây là một quy trình nộp
thuế truyền thống. Định kì theo thời gian hoặc theo chuyến hàng, trên cơ sở những quy định
trong luật thuế và các hoạt động sản xuất kinh doanh, các đối tượng nộp thuế phải kê khai thuế
và nộp tờ khai thuế cho cơ quan hải quan.
- Đối tượng nộp thuế phải tự kê khai, tự tính thuế và nộp thuế. Cơ chế này hoạt động khá
hiệu quả nếu có sự giám sát và hướng dẫn một cách chặt chẽ. Số thuế phải nộp căn cứ vào thông
báo nộp thuế của các cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra sự chính xác
trong kê khai và tính thuế của đối tượng nộp thuế, trên cơ sở đó phát hành thông báo thuế.
Theo cơ chế này, người nộp thuế XK, thuế NK có trách nhiệm kê khai thuế ngay trên tờ
khai hải quan và nộp tờ khai hải quan cho cơ quan hải quan. Việc kê khai thuế phải đầy đủ, chính
xác, minh bạch. Người nộp thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai [38, tr 12]
Tại thời điểm tính thuế XK, thuế NK là thời điểm người nộp thuế đăng ký tờ khai hải
quan. Thuế XK, thuế NK được tính theo thuế suất, giá tính thuế, tỷ giá tính thuế tại thời điểm
tính thuế.
Thời hạn nộp thuế: đối với hàng hoá XK thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày
người nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan; đối với hàng hoá NK có nhiều thời hạn nộp thuế khác
nhau tuỳ thuộc vào mặt hàng nhập khẩu, người nộp thuế (chấp hành tốt pháp luật về thuế hay
không chấp hành tốt pháp luật về thuế). Việc này được quy định cụ thể tại Điều 18, Thông tư
194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính [09, tr 24].
Khi thu thuế của người nộp thuế, cơ quan thu thuế sẽ cấp biên lai thu thuế cho người nộp
thuế. Cơ quan hải quan căn cứ vào biên lai nộp thuế để xoá nợ thuế cho người nộp thuế trên hệ
thống kế toán thuế của cơ quan hải quan. Nếu người nộp thuế không nộp thuế đúng thời hạn cơ
quan hải quan xử phạt chậm nộp thuế 0,05%/ngày theo quy định tại Nghị định 97/2007/NĐ-CP
ngày 07/06/2007 của Chính phủ [17].
1.1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Thu thuế XK, thuế NK chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, nhưng có thể khái quát ở
những nhân tố cơ bản sau đây:
9
Nhân tố chủ quan: Các nhân tố nội tại này góp phần tạo nên hiệu quả trong thu thuế XK,
thuế NK; tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi cơ quan hải quan. Về cơ bản thu
thuế XK, thuế NK đều chịu tác động của những nhân tố chủ quan sau:
Thứ nhất: Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ hải quan
Con người luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và thực thi chính sách.
Trình độ, năng lực của cán bộ hải quan không chỉ ảnh hưởng đến việc tham mưu, xây dựng và
hoạch định chính sách thuế quyết định hiệu quả thực hiện chính sách thuế. Trong thời đại ngày
nay, việc xây dựng chính sách thuế không những phải đảm bảo phù hợp với cam kết quốc tế mà
còn phải phù hợp với điều kiện trong nước. Cán bộ thu thuế XK, thuế NK vừa là người tiếp xúc
trực tiếp với đối tượng nộp thuế (những người có nhiều thủ đoạn trốn thuế) vừa phải triển khai
thực hiện các nội dung của chính sách thuế XK, thuế NK, phải giải quyết trực tiếp các vướng
mắc của đối tượng nộp thuế. Chính vì thế, đội ngũ cán bộ nếu không có phẩm chất đạo đức tốt,
trình độ chuyên môn cao thì mọi chính sách dù có tốt đến đâu cũng bị vô hiệu hoá và chính sách
ban hành sẽ không phát huy được tác dụng, bị lợi dụng, trốn thuế gây thất thu cho ngân sách Nhà
nước. Bên cạnh đó, việc xây dựng, thực thi chính sách còn phụ thuộc vào trình độ của đối tượng
nộp thuế (ĐTNT). Nếu chính sách ban hành không phù hợp với trình độ của đối tượng nộp thuế
thì chính sách không thể đi vào cuộc sống.
Thứ hai: Tổ chức và giám sát thực hiện quy trình, thủ tục hải quan
Cơ quan hải quan là nơi triển khai các quy trình, thủ tục hải quan cho hàng hoá XK,
NK. Do vậy, công tác thu thuế XK, thuế NK luôn phải hướng tớí đổi mới trong việc tổ chức
thực hiện và có sự giám sát chặt chẽ, thường xuyên để tạo nên sự thuận lợi cho DN làm thủ tục
hải quan, hạn chế tối đa tình trạng gian lận thuế XK, thuế NK.
Đồng thời, cơ quan hải quan phải tổ chức thực hiện sao cho thủ tục hành chính ít cửa
nhất, ít giấy tờ nhất, rút ngắn thời gian làm thủ tục và thông quan hàng hoá, chi phí làm thủ tục
hải quan thấp nhất, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong hoạt động thương mại.
Hiện nay, ngành Hải quan đã áp dụng hình thức người khai hải quan phải tự khai báo, tính thuế
và tự chịu trách nhiệm pháp lý đã góp phần rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá quy trình, thủ
tục hải quan.
Thứ ba: Mức độ trang bị phương tiện kỹ thuật của cơ quan hải quan
Mức độ trang bị phương tiện kỹ thuật của cơ quan hải quan ảnh hưởng lớn đến hoạt
động thu thuế XK, thuế NK của cán bộ hải quan. Do vậy, yêu cầu đối với phương tiện kỹ
thuật của cán bộ hải quan hiện nay là nâng cao tính năng, tác dụng của trang thiết bị kỹ thuật
trong giám sát, kiểm tra hải quan; Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho việc kiểm tra hàng
hoá XK, NK, hành lý của khách xuất nhập cảnh phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa
10
bàn; Trang bị kỹ thuật đầy đủ cho cán bộ kiểm hoá; Trang bị đồng bộ máy soi hiện đại, quy
trình nghiệp vụ hoàn chỉnh cho các điểm thông quan; Hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ
hoạt động kiểm soát chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm và các loại tội phạm mới.
Tin học hoá: Hoàn thiện hệ thống máy tính nối mạng trong cơ quan hải quan và giữa cơ
quan hải quan với các cơ quan liên quan; Xây dựng trung tâm tự động hoá có hệ thống trang thiết
bị máy tính và các thiết bị phụ trợ có khả năng tiếp nhận và xử lý giao dịch điện tử phát sinh từ
khâu tiếp nhận lược khai, khai báo hải quan, tính thuế, thu thuế, giải phóng hàng, giám sát cảng và
kho; Tin học hóa hỗ trợ cải cách thủ tục hải quan với môi trường không giấy tờ.
Tự động hoá: Thực hiện tự động hóa thủ tục hải quan ở tất cả các địa bàn trọng điểm, ở
các cửa khẩu. Phấn đấu tự động hóa quy trình thủ tục hải quan đối với 95% lượng hàng hóa XK,
NK trên địa bàn cả nước. Tự động hóa công tác kiểm tra giám sát hải quan. Tăng nhanh khả
năng thông quan hàng hóa.
Về khai hải quan: khai hải quan được chủ yếu thực hiện qua mạng tin học. Người làm thủ
tục hải quan chủ yếu là các đại lý làm thủ tục hải quan.
Giám sát hải quan: chủ yếu thực hiện thông qua thiết bị kỹ thuật hiện đại như: camera; hệ
thống định vị toàn cầu...
Thứ tư: Sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan
Thu thuế XK, thuế NK liên quan đến nhiều lĩnh vực nên ngoài việc phối hợp trong nội bộ
ngành đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng như: Thuế, Kho bạc,
Ngân hàng, Tài chính, Công an, các Hiệp hội ngành nghề... Mối liên hệ khăng khít giữa cơ quan
hải quan với các cơ quan, tổ chức này tạo nên sự ràng buộc không thể thiếu trong thu thuế XK,
thuế NK. Ngoài ra, sự phối hợp này không chỉ nằm trong biên giới quốc gia mà phải kể đến Hải
quan các nước, Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO)... nhằm trao đổi thông tin nghiệp vụ, học tập
kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong thương mại quốc tế.
Như vậy, các nhân tố đã nêu trên sẽ là những nhân tố chủ yếu quyết định đến sự thành
công của cơ quan hải quan trong việc đạt mục tiêu tạo một môi trường thuế minh bạch, lành
mạnh.
Nhân tố khách quan: Đây là những nhân tố được coi là mang tính khách quan ở tầm vĩ
mô thuộc về cơ chế, chính sách của Nhà nước có liên quan tới hoạt động thu thuế XK, thuế NK
của cơ quan hải quan.
Thứ nhất: Hệ thống thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của quốc gia
Hệ thống thuế XK, thuế NK là tổng hợp các văn bản pháp luật quy định về các sắc thuế
khác nhau mà giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau nhằm vào hàng hoá XK, NK và hệ
11
thống cơ quan thu thuế XK, thuế NK (Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Chi cục
Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố)
Hệ thống thuế XK, thuế NK của quốc gia phải trải qua thời gian và nhiều lần cải cách thì
mới hoàn thiện, đầy đủ và đảm bảo những nguyên tắc của hệ thống thuế XK, thuế NK tối ưu,
thực hiện những mục tiêu mà Nhà nước đặt ra. Đi cùng với quá trình đổi mới hệ thống thuế XK,
thuế NK, hoạt động quản lý của cơ quan Hải quan cũng cần được cải tiến cho phù hợp với yêu
cầu của WCO và tiến trình tự do hoá thương mại trên thế giới.
Thứ hai: Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước
Chính sách bảo hộ là những biện pháp của Chính phủ nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong
nước trước sự cạnh tranh với nước ngoài. Mục tiêu bảo hộ giữa các quốc gia là rất đa dạng. Đối
với các nước phát triển thì mục tiêu chính của việc bảo hộ là nhằm duy trì việc làm cho những
nhóm lớn người lao động có kỹ năng tương đối thấp. Trong khi đó, đối với các nước có trình độ
phát triển trung bình và thấp, gặp khó khăn trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như nội
địa mà nguyên nhân sâu xa là thiếu vốn, nhân lực, quản lý không hiệu quả... Chính sách bảo hộ
nhằm mục tiêu duy trì và phát triển một số ngành sản xuất quan trọng và có nhiều tiềm năng trở
thành ngành cạnh tranh trong tương lai. Chẳng hạn, Malaysia bảo hộ ngành sản xuất ô tô; Thái
Lan duy trì bảo hộ ở mức cao một số ngành điện tử, cơ khí, đường; Trung Quốc lại theo đuổi
mục tiêu bảo hộ sản xuất ô tô, thép, thuốc lá...
Một lý do riêng đối với việc bảo hộ của các nước đang phát triển và chậm phát triển là
việc các nước này phải thường xuyên duy trì cán cân thanh toán có lợi và cải thiện nguồn ngân
sách. Các nước đang phát triển và chậm phát triển thường bị thâm hụt cán cân thanh toán, nguồn
ngân sách hạn hẹp, để tránh tình trạng này các quốc gia có thể áp dụng nhiều hình thức bảo hộ
khác nhau nhằm phát triển những ngành hàng thay thế NK hoặc hướng về XK, hạn chế NK
những mặt hàng không cần thiết từ đó hạn chế chi ngoại tệ cho ngân sách thông qua XK, NK
như: Hàng rào thuế quan (Tariff Barriers); Hàng rào phi thuế quan (Non-Tariff Barriers)
Hàng rào thuế quan: Đây là biện pháp mà Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho phép
sử dụng để bảo hộ thị trường trong nước nhưng phải cam kết ràng buộc với một mức thuế trần nhất
định và có lịch trình cắt giảm. Sự tự do hoá biểu hiện thông qua các chính sách về quy chế tối huệ
quốc, chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập, hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung của các khối
liên kết kinh tế như Liên minh Châu Âu (EU), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc
(ACFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái bình Dương (APEC)... Các biện pháp thuế quan
thường được áp dụng để bảo hộ sản xuất trong nước là: Thuế nhập khẩu, thuế chống bán phá giá,
thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ thương mại, hạn ngạch thuế quan. Hiện nay, số lượng hạn ngạch
12
thuế quan được các nước thuộc WTO sử dụng lên đến 1.425 và số thành viên sử dụng là 43 nước
(Phụ lục số 1, 2).
Hàng rào phi thuế quan: Các biện pháp phi thuế quan cũng được áp dụng để hạn chế NK
trong những trường hợp cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia, văn hoá truyền thống, môi
trường, sức khoẻ con người... Có thể phân chia thành các nhóm lớn sau:
+ Các biện pháp hạn chế định lượng như: cấm XK, NK; hạn ngạch; giấy phép.
+ Các biện pháp quản lý giá như: trị giá hải quan bao gồm trị giá giao dịch của hàng NK
tương tự, trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ, trị giá tính thuế theo trị giá tính toán, hay xác định
theo phương pháp suy luận.
+ Các biện pháp liên quan đến DN: DN thương mại nhà nước; quyền kinh doanh
+ Các biện pháp kỹ thuật: các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn và thủ tục xác định sự phù
hợp; kiểm dịch động vật và thực vật.
+ Các biện pháp thương mại tạm thời như: trợ cấp và các biện pháp đối kháng bao gồm
trợ cấp đèn đỏ, trợ cấp đèn vàng, trợ cấp đèn xanh; quy định về chống bán phá.
+ Các biện pháp liên quan đến đầu tư như: tỷ lệ nội địa hoá; hạn chế tiếp cận ngoại tệ;
yêu cầu XK, ưu đãi gắn với thành tích XK ...
+ Các biện pháp khác như: yêu cầu đảm bảo thanh toán; yêu cầu nối; thủ tục hành chính;
thủ tục Hải quan; mua sắm Chính phủ; quy tắc xuất xứ ...
Hàng rào thuế quan và phi thuế quan là hai công cụ bảo hộ sản xuất quan trọng đối với
mọi quốc gia. Do mỗi công cụ đều có điểm mạnh, điểm yếu đặc thù nên chúng thường được sử
dụng để bổ sung lẫn nhau nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Mức độ hiệu quả của bảo hộ có tăng
lên nhiều hay không phụ thuộc vào tính linh hoạt, có chọn lọc, có định hướng của Chính phủ các
nước trong việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan để bổ trợ cho biện pháp thuế quan.
Thứ ba: Các hiệp định, cam kết quốc tế
Trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thì không có quốc gia nào có
thể tách riêng độc lập trong thương mại quốc tế. Thu thuế XK, thuế NK của mỗi quốc gia cũng
gián tiếp chịu ảnh hưởng của quá trình hội nhập này. Hệ thống thuế quan chịu ảnh hưởng rất lớn
bởi các quy định, luật lệ, cam kết quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. Theo phạm vi tác động
có thể chia ra ba nhóm tác động như sau:
+ Ảnh hưởng của các hiệp định, cam kết chung (hiệp định, cam kết của WTO tới hệ
thống thuế quan của một nước). Hiện nay WTO đã có hơn 150 thành viên nên việc điều chỉnh
thuế quan của một quốc gia sẽ ảnh hưởng tới nhiều quốc gia khác. Hải quan Việt Nam cũng là
thành viên của WCO nên phải tuân thủ những hiệp định, cam kết đã ký kết.
13
+ Ảnh hưởng của các hiệp định, cam kết khu vực, liên kết kinh tế tới hệ thống thuế quan
của một quốc gia. Do phạm vi tác động của các hiệp định, cam kết chỉ giới hạn trong phạm vi
các nước tham gia liên kết kinh tế, nên việc xây dựng hệ thống thuế quan của một nước sẽ chịu
ảnh hưởng chủ yếu bởi các yếu tố trong khu vực.
+ Ảnh hưởng của các hiệp định, cam kết song phương tới hệ thống thuế quan của
quốc gia đó. Do phạm vi tác động của nó chỉ diễn ra giữa hai quốc gia nên việc xây dựng hệ
thống thuế quan thường chú trọng vào việc đảm bảo hài hoà lợi ích quốc gia với lợi ích của
đối tác. Việc điều chỉnh thuế quan nhiều khi cũng chỉ diễn ra ở một số ngành, lĩnh vực mà cả
hai cùng quan tâm.
Tóm lại, hệ thống thuế XK, thuế NK hay chính sách bảo hộ sản xuất của một quốc gia sẽ
ảnh hưởng gián tiếp đến thu thuế XK, thuế NK của cơ quan hải quan.
1.2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA THU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP
KHẨU
1.2.1. Đối tượng chịu thuế và nộp thuế
1.2.1.1. Đối tượng chịu thuế
Hàng hoá trong các trường hợp sau đây là đối tượng chịu thuế XK, thuế NK:
- Hàng hóa XK, NK qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm: Hàng hoá XK, NK qua
cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu
điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
- Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế
quan vào thị trường trong nước. Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, DN chế xuất, kho
bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các
khu kinh tế khác được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán
trao đổi hàng hoá giữa khu này với bên ngoài là quan hệ XK, NK.
- Hàng hoá mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Trừ các trường hợp sau đây:
- Hàng hoá vận chuyển quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của
pháp luật.
- Hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, các tổ
chức thuộc Liên hiệp quốc, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài, các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại,
nhằm phát triển KT - XH, hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn
14
kiện chính thức giữa hai bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp nhân đạo,
cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.
- Hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra ngước ngoài; hàng hoá nhập khẩu từ nước
ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hoá từ khu phi thuế
quan này sang khu phi thuế quan khác.
- Hàng hoá là dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.
1.2.1.2. Đối tượng nộp thuế
- Chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tổ chức nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
- Cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh, gửi hoặc nhận
hàng qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
1.2.2. Phương pháp và căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1.2.2.1. Các phương pháp tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Có nhiều phương pháp tính thuế đối với hàng hoá XK, NK, nói chung các phương pháp
sau đây thường được áp dụng:
- Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ: Là phương pháp tính thuế mà số thuế XK, thuế NK
được ấn định theo tỷ lệ % của trị giá hàng xuất khẩu, nhập khẩu; tỷ lệ % ở đây được quy định
cao hay thấp tuỳ theo từng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Phương pháp tính thuế theo đơn vị hàng hoá (thuế tuyệt đối): Là phương pháp tính thuế
mà số thuế XK thuế NK được ấn định cụ thể trên một đơn vị hàng hoá XK, NK, đơn vị có thể là
chiếc, cái, tấn, m3
… mà không quan tâm đến trị giá mua của hàng hoá XK, NK đó. Ví dụ như:
15.000 USD/chiếc xe tô tô đã qua sử dụng…
- Phương pháp tính thuế kết hợp: Là phương pháp tính thuế kết hợp giữa phương pháp
tính thuế theo tỷ lệ và phương pháp tính theo đơn vị hàng hoá XK, NK. Theo phương pháp này
thì ngoài việc phải nộp thuế theo tỷ lệ % của trị giá hàng hoá XK, NK còn phải nộp một khoản
thuế theo đơn vị của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
1.2.2.2. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
* Đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%), căn cứ tính thuế là số
lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XK, NK ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế từng mặt
hàng và thuế suất từng mặt hàng.
- Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: là số lượng mặt hàng thực tế XK, NK. Số
lượng này được xác định dựa vào tờ khai hải quan của các tổ chức, cá nhân có hàng hoá XK,
NK.
15
- Giá tính thuế:
Đối với hàng XK là giá bán tại cửa khẩu xuất theo hợp đồng (giá FOB, giá DAF), không
bao gồm phí vận tải (F) và bảo hiểm (I)
Đối với hàng NK là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, được
xác định bằng cách áp dụng tuần tự 06 phương pháp xác định trị giá tính thuế và dừng ngay ở
phương pháp xác định được trị giá tính thuế
06 phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu bao gồm:
- Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu;
- Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt;
- Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự;
- Phương pháp trị giá khấu trừ;
- Phương pháp trị giá tính toán;
- Phương pháp suy luận.
- Thuế suất của hàng hoá
Thuế suất đối với hàng hoá XK được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế
XK.
Thuế suất đối với hàng hoá NK được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, gồm: thuế suất ưu
đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường.
+ Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hoá NK có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc
vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất
ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế ưu đãi do Bộ Tài chính ban hành.
+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hoá NK có xuất xứ từ nước, nhóm nước
hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt nam theo
thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh quan thuế hoặc để tạo thuận lợi cho việc giao lưu
thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.
+ Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hoá NK có xuất xứ từ nước, nhóm
nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc
biệt về thuế NK đối với Việt nam. Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng
150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại biểu thuế NK ưu đãi.
* Đối với hàng hoá áp dụng mức thuế suất tuyệt đối
Căn cứ tính thuế là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XK, NK ghi trong tờ khai hải quan
và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa.
16
Số lượng hàng hoá XK, NK làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng thực tế XK,
NK trong tờ khai hải quan thuộc danh mục hàng hoá áp dụng thuế suất tuyệt đối.
1.2.3. Đăng ký kê khai, nộp thuế, hoàn thuế
1.2.3.1. Đăng ký kê khai thuế
Các chứng từ kèm theo tờ khai hải quan thường bao gồm: Hợp đồng mua bán hàng hoá;
Hoá đơn thương mại (invoice); Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O); Bảng kê chi tiết hàng
hoá đối với lô hàng nhiều chủng loại (Packing list); Giấy phép xuất khẩu hoặc giấy phép NK
(nếu có); Tờ khai trị giá hàng NK đối với hàng hoá thuộc diện phải khai tờ khai trị giá theo quy
định của Bộ Tài chính…
Theo quy định hiện hành, người nộp thuế có những trách nhiệm sau trong việc khai thuế
XK, thuế NK:
- Tự kê khai đầy đủ, chính xác, trung thực các tiêu chí trên tờ khai, các yếu tố làm căn
cứ tính thuế hoặc miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, xét hoàn thuế, không thu thuế XK,
thuế NK, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng.
- Tự xác định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai số tiền thuế phải nộp; số
tiền thuế được miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, xét hoàn thuế, không thu thuế XK, thuế
NK, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng theo đúng quy định của pháp luật; kê khai số tiền
thuế phải nộp trên một giấy nộp tiền cho toàn bộ số tiền thuế của tờ khai hải quan.
Để người nộp thuế hoàn thành trách nhiệm của mình theo đúng quy định của pháp luật,
cơ quan hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục hải quan, cung cấp
thông tin tài liệu, công khai các thủ tục hải quan, thủ tục thuế. Ngoài ra cơ quan hải quan, công
chức hải quan thực hiện trách nhiệm và quyền hạn quy định tại Điều 27, Luật Hải quan [36];
Điều 8, 9, Luật Quản lý thuế [39]; Điều 57, Nghị định 154/2005/NĐ-CP [14].
Căn cứ vào thủ tục khai báo hải quan của đối tượng nộp thuế tại tờ khai hải quan, cơ quan
hải quan phải thực hiện kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan để kiểm tra tính
chính xác các nội dung tờ khai hải quan. Cụ thể: kiểm tra các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan (số
lượng, chủng loại chứng từ, tính hợp pháp của chứng từ, kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản
lý XK, NK, chính sách thuế và các quy định khác của pháp luật), kiểm tra nội dung khai hải
quan, đối chiếu nội dung khai hải quan với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan...
Trong quy trình quản lý rủi ro hiện nay, hồ sơ hải quan sẽ được phân thành ba luồng:
xanh, vàng, đỏ. Mục đích của việc phân thành ba luồng là nhằm quản lý được thuận lợi, chặt chẽ,
đồng thời đảm bảo thực hiện nhanh chóng, đơn giản hoá các thủ tục hải quan, giảm bớt các thủ
tục không cần thiết, phân loại được đối tượng cần quản lý qua đó khuyến khích ý thức chấp hành
pháp luật hải quan của người nộp thuế. Việc phân luồng do hệ thống quản lý rủi ro của hải quan
17
thực hiện dựa trên các tiêu chí do lường mức độ rủi ro của hàng hoá XK, NK, người nộp thuế.
Trong quá trình làm thủ tục hải quan cho lô hàng XK, NK, căn cứ vào tình hình thực tế của lô
hàng và thông tin mới thu nhận được, lãnh đạo Cục Hải quan, Chi cục Hải quan quyết định thay
đổi hình thức mức độ kiểm tra do hệ thống quản lý rủi ro xác định và chịu trách nhiệm về việc
thay đổi quyết định hình thức, mức độ kiểm tra.
1.2.3.2. Thu nộp tiền thuế
Bên cạnh việc đẩy mạnh quá trình cải cách thủ tục hành chính: Tự kê khai, tính và nộp
thuế của đối tượng nộp thuế thì cơ quan hải quan cần tổ chức tốt khâu tổ chức thu nộp. Mối quan
hệ giữa cơ quan hải quan, Thuế, Kho bạc, các Ngân hàng phải được tăng cường để thuận lợi cho
quá trình trao đổi thông tin, đảm bảo việc thanh khoản, xác định nộp thuế đúng hạn.
Thu, nộp tiền thuế là khâu sau của quy trình thủ tục hải quan nhưng có ý nghĩa vô cùng
quan trọng, bởi lẽ việc tổ chức thu, nộp thuế đúng thời hạn, đủ số tiền, hạn chế nợ đọng thì có thể
đánh giá hiệu quả của công tác thu thuế XK, thuế NK của cơ quan hải quan.
Ngoài ra, cơ quan hải quan cần tập trung quản lý chặt chẽ các đối tượng nộp thuế để đảm
bảo đôn đốc, thu nộp thuế; tránh tình trạng nợ đọng, gian lận thuế trong hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu; phát hiện các trường hợp vi phạm... từ đó áp dụng các biện pháp xử lý triệt để.
1.2.3.3. Hoàn thuế
Hoàn thuế cho DN xuất nhập khẩu cũng là thể hiện trách nhiệm của cơ quan hải quan
trong việc tạo thuận lợi cho DN để tái sản xuất, kinh doanh khi họ đã thực hiện nghĩa vụ nộp
thuế nay chính đáng được hưởng quyền lợi hoàn thuế. Các trường hợp được hoàn thuế, thủ tục
hoàn thuế được quy định cụ thể tại mục 6, phần V, Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009
của Bộ Tài chính [6] nay là mục 6, phần V, Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của
Bộ Tài chính [9]
1.2.4. Chế độ miễn, giảm thuế
Chính sách miễn, giảm nhằm thực hiện các mục tiêu ưu đãi thuế của Nhà nước đối với
một số đối tượng và đảm bảo thực hiện đúng các thông lệ, tập quán thương mại quốc tế. Miễn
thuế là hình thức ưu đãi thuế mà Chính phủ cho phép cơ sở kinh doanh có hoạt động nằm trong
quy định miễn thuế không phải trả thuế cho hoạt động này.
Các trường hợp được miễn thuế, xét miễn thuế, thủ tục miễn thuế, thủ tục xét miễn thuế;
các trường hợp được xét giảm thuế, thủ tục xét giảm thuế; các trường hợp được hoàn thuế, thủ
tục hoàn thuế được quy định cụ thể tại mục 3,4,5 phần V Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày
20/4/2009 của Bộ Tài chính [6] nay là mục 3,4,5 phần V, Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày
06/12/2010 của Bộ Tài chính [9] .
1.2.5. Kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế
18
Mục đích: Kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế nhằm xác định mức độ chính xác,
trung thực của việc kê khai về hàng hoá, tự tính và nộp thuế, mức độ chấp hành pháp luật của
DN, làm cơ sở cho việc truy thu, truy hoàn tiền thuế, xác định mức độ ưu tiên trong quản lý của
Hải quan đối với hàng hoá XK, NK của DN và xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
Trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến đối tượng nộp thuế, xác minh và thu
thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Căn cứ vào kết quả kiểm tra sau
thông quan, thanh tra thuế, cơ quan hải quan xử lý các hành vi vi phạm theo quy định.
Công tác kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế được quy định cụ thể tại phần VI,
Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính [6] nay là phần VI, Thông tư
194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính [9] .
1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TỈNH TRONG NƯỚC VỀ THU THUẾ XUẤT
KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU
1.3.1. Kinh nghiệm thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Cục Hải quan Đồng
Nai.
Hải quan Đồng Nai là một Cục Hải quan lớn của Việt Nam, với địa bàn hoạt động rộng,
có 19 đơn vị trực thuộc, làm thủ tục cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và tỉnh
Bình Thuận với lượng hàng hóa có giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm gần 10% tổng kim
ngạch của cả nước, số thu thuế xuất nhập khẩu luôn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Trong thời gian qua, dù gặp phải không ít khó khăn nhưng tập thể cán bộ công chức Cục Hải
quan Đồng Nai đã nỗ lực đoàn kết, phát huy sức mạnh, trí tuệ tập thể để vững bước đi lên. Với
quyết tâm không ngừng đổi mới để phát triển, từ một đơn vị “sinh sau đẻ muộn” của ngành Hải
quan, Cục Hải quan Đồng Nai đã từng bước khẳng định mình và đã ghi được những dấu ấn quan
trọng trong quá trình phát triển, được xem là một trong các đơn vị tiên phong của ngành Hải
quan trong ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho hoạt
động xuất nhập khẩu.
Để hoàn thành công tác thu thuế XK, thuế NK của mình, Cục Hải quan Đồng Nai đã chủ
động, sáng tạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn. Trong
thời gian qua, Cục Hải quan Đồng Nai đã xây dựng thành công trang Website phục vụ cộng
đồng doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ công chức của Cục có nguồn tra cứu văn
bản, biểu thuế ... phục vụ công tác nghiệp vụ. Trang Web này luôn được cập nhật văn bản và có
hệ thống, các văn bản được lưu trữ một cách khoa học, logic, dễ tra cứu. Trên trang Web còn có
diễn đàn trao đổi vướng mắc khi thực hiện thủ tục hải quan giữa doanh nghiệp và Cục Hải quan
19
Đồng Nai. Nhờ đó mà Cục Hải quan Đồng Nai đã nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các
doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp để quản lý tốt
hơn, được cộng đồng doanh nghiệp ca ngợi là điểm sáng trong cải các thủ tục hành chính. Cũng
qua trang Web này, cán bộ công chức của Cục Hải quan Đồng Nai luôn nắm vững chế độ chính
sách của Nhà nước về thuế XK, thuế NK, nhờ đó mà triển khai các nghiệp vụ một cách tự tin,
các trường hợp thu nhầm hoặc bỏ sót thuế rất ít xảy ra.
1.3.2. Kinh nghiệm thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục Hải quan Nam
Định.
Chi cục Hải quan Nam Định là một đơn vị Hải quan thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về hải quan trên địa bàn tỉnh Nam Định, thực hiện công việc chiếm tới 40% khối lượng
công việc, số thu ngân sách đạt gần 20% số thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong Cục Hải
quan Thanh Hóa. Bộ máy tổ chức của Chi cục Hải quan Nam Định được chưa thành hai Đội, Đội
Tổng hợp và Đội nghiệp vụ, gồm 31 người.
Hiện nay, Chi Cục Hải quan Nam Định đang cố gắng phấn đấu thực hiện được chiến lược
của Đảng là hiện đại hoá hải quan theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng nguồn thu cũng như hiệu quả
trong khâu kiểm soát cửa khẩu với phương châm hành động của Ngành là: “chuyên nghiệp –
minh bạch – hiệu quả”. Trong dài hạn, Chi cục đang cố gắng thực hiện theo phương hướng, tầm
nhìn, chiến lược, tuyên ngôn mà toàn ngành đã đề ra: Quản lý hải quan hướng tới tạo điều kiện
cho hoạt động XK, NK, đầu tư và dịch vụ; thực hiện hải quan điện tử, cơ quan hải quan hoạt
động có tính chuyên nghiệp, minh bạch và liêm chính; Quản lý có hiệu quả các hoạt động xuất
nhập khẩu và giao lưu quốc tế, tạo điều kiện cho thương mại và sản xuất phát triển; Bảo vệ và
góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế thế giới; Đảm bảo nguồn thu cho
ngân sách; Chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng; Góp phần bảo
vệ chủ quyền kinh tế, an ninh quốc gia, an toàn xã hội; Phục vụ quản lý kinh tế xã hội. Về mục
tiêu trong ngắn hạn của Hải quan Nam Định là từng bước hiện đại hoá các thủ tục hải quan, đào
tạo một lớp đội ngũ cán bộ đầy đủ năng lực… thông qua các chương trình dự án như: thủ tục hải
quan “một cửa”, khai hải quan từ xa thông qua mạng Internet… nhằm thu hút các doanh nghiệp
mở tờ khai, cũng như xuất nhập hàng hoá qua cửa khẩu hoàn thành tốt chỉ tiêu mà nhà nước đã
đặt ra.
Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, Chi cục Hải quan Nam định luôn chủ động, sáng
tạo trong tổ chức công việc nghiệp vụ, động viên, khích lệ, tạo niềm tin cho cán bộ công
chức trong toàn Chi cục. Đoàn viên thanh niên của Chi cục ngoài việc tạo thuận lợi đối với
các DN đang làm thủ tục tại Chi cục, còn được giao nhiệm vụ khảo sát các DN có hoạt động
xuất nhập khẩu trên địa bàn đang làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu, các tỉnh khác ... để
động viên về làm thủ tục tại Chi cục nhằm làm tăng nguồn thu nộp ngân sách trên địa bàn
20
quản lý. Đồng thời đoàn viên thanh niên của Chi cục còn được giao nhiệm vụ tìm kiếm giá
các mặt hàng mới trên Internet để quy đổi ra giá CIF Việt Nam nhằm bổ sung vào danh mục
hàng nhập khẩu trọng điểm cấp Cục. Ngoài ra trong các năm qua, Chi cục Hải quan Nam
Định luôn có số thuế truy thu qua tham vấn giá là rất lớn. Bằng cách này Hải quan Nam Định
đã chủ động được nguồn thu thuế và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu thuế của mình.
1.3.3. Kinh nghiệm thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục Hải quan Quản
lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam
Chi cục Hải quan Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam là một đơn vị Hải quan trực
thuộc Cục Hải quan Thanh Hoá, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn
tỉnh Hà Nam. Mặc dù mới được thành lập từ năm 2007 đến nay, nhưng Chi cục đã được cộng
đồng DN có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Nam đồng tình ủng hộ nhất là các
DN có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 61% tổng số doanh nghiệp làm thủ tục tại Chi cục.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, ngay từ đầu năm Chi cục đã đề ra các biện pháp
như: Công khai, minh bạch các chế độ chính sách về quy trình thủ tục hải quan, về thuế XK,
thuế NK, các chính sách khác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu thông qua các phương
tiện thông tin đại chúng, cũng như niêm yết tại trụ sở Chi cục. Để các doanh nghiệp nắm được
chế độ chính sách về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai
báo được kịp thời và chính xác, cũng như tránh được những vướng mắc có thể xảy ra trong quá
trình khai báo làm thủ tục hải quan và nộp thuế của mình. Đồng thời, Chi cục thường xuyên tăng
cường công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, hiện đại hóa thủ tục hải quan
bằng việc áp dụng khai báo thủ tục hải quan thông qua phần mềm khai báo từ xa, cũng như quản
lý các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu bằng các phần mềm quản
lý của Ngành, phần mềm số liệu xuất nhập khẩu, xử lý vi phạm …; Chi cục tăng cường công tác
kiểm tra, tự kiểm tra để tránh các sai sót trong quá trình làm thủ tục hải quan có thể xảy ra, gây
thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước; Thường xuyên làm việc với các cơ quan có liên quan như
Ban quản lý các Khu công nghiệp, Sở Công thương, Sở Kế hoach và Đầu tư để nắm bắt các DN
mới được cấp phép cũng như đang làm thủ tục XK, NK hàng hóa ở các cửa khẩu khác về làm
thủ tục tại Chi cục …
Từ kinh nghiệm của các địa phương trong việc thu thuế XK, thuế NK có thể rút ra cho
Chi cục Hải quan Ninh Bình một số bài học sau:
Một là: Tạo mọi điều kiện thuận lợi đối với hoạt động XK, NK, nhưng không được
buông lỏng quản lý, phải đảm bảo khả năng kiểm tra, kiểm soát và chống gian lận thương mại,
trốn thuế và tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế. Đồng thời thành lập
21
Website và thông báo rộng rãi địa chỉ trang Web trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua
diễn đàn trên trang Web cơ quan Hải quan sẽ kịp thời giải đáp các thắc mắc của các DN. Trang
Web cần được cập nhật và lưu trữ các văn bản có hệ thống, dễ tra cứu, dễ sử dụng. Đặc biệt là
trong giai đoạn hiện nay, khi biểu thuế thường xuyên thay đổi mức thuế suất, nhiều doanh nghiệp
rất khó cập nhật qua các kênh thông tin khác, dẫn đến xác định không đúng số thuế phải nộp.
Cục Hải quan Đồng Nai khai thác hiệu quả các tính năng ưu việt của Website vào khâu thu thuế
là một minh chứng cho cách làm hiệu quả này.
Hai là: Minh bạch hoá và công khai các chế độ chính sách về thuế XK, thuế NK cho
cộng đồng DN trên địa bàn để họ có cơ sở tính toán trước lượng thuế phải nộp, chủ động trong
việc lập phương án kinh doanh, tạo sự phối hợp tốt hơn giữa đối tượng nộp thuế và cơ quan hải
quan, giảm thiểu các xung đột, tranh chấp không đáng có, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin vào hoạt động quản lý của cơ quan hải quan thông qua phần mềm khai báo từ xa,
góp phần giảm thiểu tối đa thời gian thông quan cho một lô hàng xuất nhập khẩu. Hệ thống này
hạn chế sự tiếp xúc giữa cơ quan hải quan với DN, vừa giảm thiểu được tiêu cưc, vừa giảm chi
phí đi lại không cần thiết, đồng thời giảm được biên chế cũng như chi phí quản lý cho DN. Đây
là kinh nghiệm rất đáng học hỏi của Chi cục Hải quan Hà Nam. Nhờ những giải pháp này, Chi
cục Hải quan Hà Nam có thể kiểm soát chặt chẽ lưu lượng hàng hoá XK, NK, đồng thời vẫn đảm
bảo sự thông thoáng trong thông quan hàng hoá.
Ba là: Phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể trong việc thu thuế XK, thuế NK.
Kinh nghiệm tham gia của tổ chức Đoàn thanh niên ở Chi cục Hải quan Nam Định cũng là một
cách nâng cao hiệu quả công tác thu thuế, góp phần làm tăng số thuế năm sau cao hơn năm
trước. Đoàn thanh niên là tổ chức sôi nổi, nhiệt huyết, hơn nữa đây là một tập hợp những người
trẻ có kiến thức về tin học, Internet nên khi giao công việc tra cứu giá các mặt hàng trên Internet
để bổ sung vào dữ liệu giá tính thuế là rất phù hợp và bước đầu đã tỏ ra có hiệu quả, đảm bảo
chủ động hơn trong khâu xác định trị giá tính thuế, tránh thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước
và khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn để động viên họ về làm thủ tục là rất hiệu quả, đảm
bảo chủ động được nguồn thu thuế.
22
Chương 2
THỰC TRẠNG THU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH THỜI GIAN QUA
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH NINH
BÌNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU
2.1.1. Những đặc điểm tự nhiên của tỉnh Ninh Bình
Tỉnh Ninh Bình nằm ở vùng cực nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh
Hà Nam, phía Tây giáp 2 tỉnh Hoà Bình và Thanh Hoá, phía Đông giáp tỉnh Nam Định, phía
Nam giáp biển Đông. Ninh Bình có diện tích tự nhiên hơn 1.400 km², với bờ biển dài hơn 15 km.
Toàn tỉnh có 67.000 ha đất nông nghiệp, trong đó đất canh tác 55.000 ha; đất lâm nghiệp 12.000
ha; rừng tự nhiên 10.400 ha và trên 20.000 ha diện tích núi đá vôi trữ lượng hàng chục tỉ m³ đá
vôi; rừng núi chiếm 22% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao luu kinh tế và văn hoá giữa
lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc bộ với rừng núi rộng Tây
Bắc của Tổ quốc. Trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10; 12A; 12B và đường sắt Bắc
Nam chạy qua cùng hệ thống sông ngòi dày đặc nhu: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn,
sông Vạc, Sông Vân... trở thành mạng lưới giao thông thuỷ, bộ rất thuận tiện cho giao luu phát
triển kinh tế trong và ngoài tỉnh.
Địa hình Ninh Bình phân chia thành ba vùng tương đối rõ nét, vùng đồi núi ở phía Tây và
Tây Bắc; vùng đồng bằng và vùng ven biển phía Đông và phía Nam. Do phù sa bồi đắp hàng
năm, đồng bằng tiến ra biển từ 80 - 100 m, tạo nên vùng đất mới phì nhiêu, màu mỡ. Mỗi vùng
có tiềm năng và thế mạnh riêng, song ba vùng có thể bổ sung hỗ trợ nhau để phát triển nền kinh
tế hàng hoá toàn diện có cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ, hải sản,
công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Cùng với tiềm năng
về công, nông, lâm nghiệp, Ninh Bình còn có thế mạnh phát triển đa dạng các loại hình du lịch.
Ninh Bình có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như: Cố đô Hoa Lư
(xã Trường Yên- Hoa Lư) là kinh đô của Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở Việt Nam,
23
hiện nơi đây có đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành; khu du lịch Tam Cốc- Bích
Động (xã Ninh Hải - Hoa Lư) đã được tặng chỉ: "Nam thiên đệ nhị động" hay "Vịnh Hạ long
cạn"; Vườn Quốc gia Cúc Phương (thuộc huyện Nho Quan) với diện tích rừng nguyên sinh
khoảng 22.000 ha, có nhiều động thực vật quý hiếm, có cây Chò ngàn năm tuổi, có động Người
xưa; khu hang động Tràng An - chùa Bái Đính, Nhà thờ đá Phát Diệm,... rất hấp dẫn khách du
lịch.
Vùng đất Ninh Bình thời xa xưa phần lớn là vùng ngập mặn thuộc huyện Chu Diên, quận
Giao Chỉ. Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, Ninh Bình có nhiều tên gọi khác nhau như: Thế
kỉ thứ X gọi là châu Trường Yên; thể kỉ XIII gọi là phố Trường Yên; thế kỉ XVIII (thời Hậu Lê)
gọi là Thanh Hoa Ngoại Trấn; dưới triều nhà Nguyễn, thế kỉ XIX năm Gia Long thứ năm (1806),
gọi là đạo Thanh Bình; năm Minh Mệnh thứ mười (1829) gọi là trấn Ninh Bình; năm Minh
Mệnh thứ mười hai (1831) gọi là tỉnh Ninh Bình; năm 1976, tỉnh Ninh Bình hợp nhất với tỉnh
Nam Hà thành tỉnh Hà Nam Ninh; năm 1992, tỉnh Ninh Bình được tái lập. Hiện nay, tỉnh Ninh
Bình có 6 huyện là Gia Viễn, Nho Quan, Kim Sơn, Hoa Lư, Yên Khánh, Yên Mô; một thị xã là
Tam Điệp và một thành phố Ninh Bình với tổng số 144 xã, phường, thị trấn. Dân số toàn tỉnh
hơn 90 vạn người, trong đó có 15% đồng bào theo đạo Thiên chúa, 2% đồng bào dân tộc. Tỉnh
Ninh Bình có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Nhân dân Ninh Bình sống chủ
yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài ra còn
làm các nghề truyền thống như: thêu ren ở Hoa Lư, dệt chiếu và làm hàng cói mỹ nghệ ở Kim
Sơn, Yên Khánh.. [48].
2.1.2. Những đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình
2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Kinh tế tỉnh Ninh Bình tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo hướng tích cực. Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 11,9%/năm, gấp
gần 3 lần giai đoạn 1996 - 2000, cao hơn mức bình quân chung cả nước (7,5). Giai đoạn 2006 -
1010, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16,5%. Tăng trưởng bình quân của giá trị sản
xuất các ngành đạt cao: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 4,3%, công nghiệp - xây dựng đạt
28,4% và dịch vụ đạt 19,1%. Cơ cấu kinh tế: công nghiệp - xây dựng: 48,9%, Dịch vụ: 35,3% và
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 15,8%. Bình quân GDP/người năm 2005 gấp 2,1 lần năm 2000, đạt
5,6 triệu đồng, nhưng chỉ bằng 53% so với mức chung của cả nước và bằng 54,2% của vùng
đồng bằng sông Hồng. Giai đoạn 2006 - 2010, GDP/người tăng mạnh do quy mô nền kinh tế
tăng nhanh và thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình. Năm 2010 GDP/người đạt mức 20,9 triệu
đồng, gấp 2,5 lần so với năm 2005, bằng 92% bình quân vùng đồng bằng sông Hồng và bằng
94% bình quân chung của cả nước
24
Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu và suy giảm kinh tế trong nước đã ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội địa phương trong những tháng cuối năm 2008
và đầu năm 2009. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế năm 2009 xuống thấp, chỉ đạt 15,4% (thấp nhất
trong giai đoạn) nhưng hiện nay đang được phục hồi, tạo tiền đề để tiếp tục tăng cao trong các
năm tiếp theo.
Bảng 2.1. GDP tỉnh Ninh Bình so với đồng bằng Sông Hồng và cả nước
Năm Ninh Bình ĐBSH Cả nước
2000 9,6 % 9,4 % 6,9%
2005 11,9 % 11,0 % 7,5%
2010 16,5 % 10,5 % 6,9%
Nguồn: UBND tỉnh Ninh Bình [48]
Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 32,9%/năm giai đoạn 2001 - 2005 ; giai đoạn
2006 - 2010 tăng bình quân 41,2%/năm, năm 2010 thu ngân sách đạt 3.100 tỷ đồng, gấp 5,6 lần
so với năm 2005 qua đó đưa Ninh Bình trở thành tỉnh có mức thu khá trong cả nước. Tuy nhiên,
thu chưa đáp ứng được nhu cầu chi (năm 2010 chi ngân sách là 5.200 tỷ đồng) [48].
Ngành công nghiệp giai đoạn 2001 - 2010 đã có bước phát triển nhanh, năm 2010 giá trị
sản xuất đạt 10,61 nghìn tỷ đồng, gấp 11,4 lần so với năm 2000 (bình quân tăng 27,6%/năm).
Trong đó giai đoạn 2006 - 2010 đã tăng mạnh hơn nhiều giai đoạn trước với tốc độ tăng bình
quân 28,4%/năm - một kỷ lục trong phát triển của tỉnh. Tỷ trọng GDP của khu vực công nghiệp
đã tăng mạnh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh (tăng từ 15,5% năm 2000 lên 32,4% năm 2010) nhờ
mở rộng quy mô và nâng cao năng suất. Tuy nhiên, năng suất lao động ngành công nghiệp vẫn
còn thấp so với tiềm năng do trình độ, kỹ năng của người lao động và việc ứng dụng khoa học
công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu.
Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất các ngành dịch vụ giai đoạn 2001 - 2010 đạt trên
15,5%, trong đó giai đoạn 2006 - 2010 tăng 19,12%. Đến năm 2010, giá trị sản xuất cố định của
các ngành dịch vụ đạt gần 3.485 tỷ đồng, gấp hơn 4,2% so với năm 2000. Thương mại phát triển
mạnh, giai đoạn 2006 - 2010, tổng mức bán lẻ hàng hoá trên địa bàn tăng bình quân 27%/năm.
Dịch vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách tăng khoảng 10%/năm. Hạ tầng các ngành dịch vụ
được đầu tư mạnh, nhất là tại các khu du lịch trọng điểm như: khu du lịch sinh thái Tràng An,
núi chùa Bái Đính, Tam Cốc, Bích Động ... Năng lực, kết cấu hạ tầng các lĩnh vực tài chính,
ngân hàng, bưu chính viễn thông, kho tàng, bến bãi được tăng cường đáng kể, góp phần vào tăng
trưởng nhanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đã có bước phát triển mới, hàng hoá nông
sản được thị trường trong nước và nước ngoài chấp nhận; đảm bảo yêu cầu về an ninh lương
thực, tạo nền tảng để ổn định xã hội và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp còn
25
phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết; chưa tạo được chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu nội ngành và
khu vực nông thôn; sản xuất thuỷ sản còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi
trường, dịch bệnh ... Đến nay, trong cơ cấu giá trị sản xuất thì nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ
đạo, chiếm tỷ trọng khoảng 85,2%, thuỷ sản đang có chiều hướng tăng mạnh nhưng chiếm tỷ
trọng 12,9%, lâm nghiệp cơ bản duy trì giá trị sản xuất và hiện chiếm gần 1,9%.
2.1.2.2. Đặc điểm văn hoá - xã hội
Tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở từ tháng
12/2002; có 7/8 huyện, thị xã và thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi;
100% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh có trường học cao tầng, kiên cố; 3 trường mầm non, 106
trường tiểu học và trường trung học cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn
quốc gia. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế; có 49,7% trạm y tế có bác sĩ. Có
1622/1622 thôn, bản, phố xây dựng được hương ước, quy ước; có 4.192 gia đình văn hóa, 130
làng văn hoá và 90 cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hoá. Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát
triển rộng khắp, có 17% dân số tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên; 12% số hộ đạt
tiêu chuẩn gia đình thể thao, có 320 câu lạc bộ thể dục thể thao hoạt động thường xuyên; tại Đại
hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VI, đoàn vận động viên của Ninh Bình xếp thứ 24/64 đoàn
tham gia. Việc thực hiện các chính sách xã hội đã có nhiều cố gắng, trong 2 năm qua, tỉnh đã đào
tạo truyền nghề cho 58.000 người; giải quyết việc làm cho 38.625 lượt người, góp phần giảm tỷ
lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm được 1,8%.
Cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu
quả của cơ quan hành chính các cấp. ủy ban nhân dân tỉnh đã tích cực chỉ đạo các ngành, các
đơn vị thực hiện thống kê, rà soát thủ tục hành chính theo Quyết định số 30/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ. Tiến hành rà soát và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế "một cửa", tổ
chức triển khai cơ chế "một cửa liên thông" trong một số lĩnh vực có đủ điều kiện. Kết quả là
thủ tục hành chính ở nhiều cơ quan, đơn vị đã từng bước được đơn giản hoá, thời gian giải
quyết công việc được rút ngắn, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức thực thi công vụ
được nâng lên, bộ máy vận hành nhịp nhàng, thông suốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho người
dân và DN.
Tóm lại, kinh tế của tỉnh Ninh Bình tiếp tục được duy trì và phát triển với nhịp độ tăng
trưởng khá; năng lực và trình độ của nhiều lĩnh vực kinh tế đã tăng lên đáng kể; cơ cấu kinh tế có
sự chuyển dịch đúng hướng, từng bước khai thác và phát huy được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
Tuy vậy, Ninh Bình vẫn là một tỉnh nghèo, tốc độ đô thị hóa còn chậm, sản xuất công nghiệp
nhỏ bé so với khu vực và cả nước, các hiện tượng như buôn lậu, gian lận thương mại còn diễn
biến phức tạp, thu nhập bình quân đầu người chưa cao... Những vấn đề trên đã tác động không
26
nhỏ đến công tác thu thuế XK, thuếNK trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Yêu cầu đặt ra cho cơ quan
hải quan làm sao để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, chống thất thu cho NSNN [48].
2.2. THỰC TRẠNG THU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA
BÀN TÌNH NINH BÌNH
Công tác thu thuế XK, thuế NK trên địa bàn tỉnh Ninh Bình do Chi cục Hải quan Ninh
Bình tổ chức thực hiện và thu nộp thuế vào NSNN.
Chi cục Hải quan Ninh Bình là trực thuộc Cục Hải quan Thanh Hoá, Chi cục được thành
lập ngày 19 tháng 5 năm 1995 theo Quyết định số 198/QĐ-TCHQ của Tổng cục trưởng Tổng
cục Hải quan với chức năng, nhiệm vụ là quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình. Biên chế của Chi cục Hải quan Ninh Bình hiện nay có 20 người trong đó có 18 người làm
công tác nghiệp vụ, 01 lái xe và 01 làm công tác tạp vụ. Theo quy trình nghiệp vụ hải quan, đơn
vị phân chia theo các bộ phận sau: bộ phận tiếp nhận và đăng ký tờ khai, bộ phận kiểm tra thực
tế hàng hoá, bộ phận tính thuế và bộ phận phúc tập hồ sơ hải quan.
Hiện nay, Chi cục Hải quan Ninh Bình được trang bị 20 máy vi tính, đảm bảo mỗi công
chức nghiệp vụ có 1 máy vi tính để thực hiện nhiệm vụ công vụ (trong đó 18 máy vi tính để bàn
và 02 máy tính xách tay). Chi cục được trang bị trụ sở để làm việc, nhà công vụ để ở, hệ thống
thông tin tiên tiến phục vụ khai báo từ xa và tiến tới năm 2012 thông quan điện tử. Chi cục được
trang bị một máy chủ, một mạng nội bộ LAN phục vụ cho tra cứu văn bản toàn ngành, kết nối số
liệu kế toán, số liệu về giá các mặt hàng, quản lý rủi ro... giữa các đơn vị trong toàn ngành, có
đường truyền internet phục vụ nghiệp vụ chuyên môn sâu.
Là một Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, thủ tục hải quan của các doanh nghiệp có hoạt
động XK, NK là hàng hoá chuyển cửa khẩu, vì thế hoạt động XNK rất phức tạp và đa dạng có
rất nhiều loại hình như: đầu tư, gia công, sản xuất xuất khẩu, kinh doanh, nhập trở lại, tạm nhập
tái xuất ... mà khu vực kiểm tra thực tế hàng hoá là chân công trình, nơi sản xuất, vì thế việc
quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Một điểm nữa là Biểu thuế, giá tính thuế
chưa được có sự thống nhất, luôn có sự thay đổi, bổ sung dẫn đến khó khăn cho công tác cập
nhật và xác định thuế suất và giá tính thuế. Việc áp dụng Biểu thuế có trường hợp có thể áp dụng
nhiều thuế suất khác nhau cho một mặt hàng. Trong khi đó thị trường Ninh Bình lại nhỏ, đang
kêu gọi nguồn thu nên có doanh nghiệp ở ngoài tỉnh về làm thủ tục hải quan để nộp thuế cho tỉnh
nhà lại đang gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ hàng hoá dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế, có
doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu có phát sinh thuế không mang hàng về địa phương tiêu
thụ. Có hai doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang nợ đọng thuế lại lâm vào tình trạng phá
27
sản, giải thể. Do đó việc thu thuế XK, thuế NK, đôn đốc nợ đọng thuế, chống gian lận thương
mại trên địa bàn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Ngoài những khó khăn trên, Chi cục Hải quan Ninh Bình cũng có những thuận lợi
nhất định. Về cơ bản lực lượng hải quan đã được đào tạo cơ bản qua trường lớp nghiệp vụ
hải quan, trình độ giác ngộ cao, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, bên cạnh đó được sự
quan tâm của lãnh đạo chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành có liên quan và nhất
là sự kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo của lãnh đạo Cục Hải quan Thanh Hoá cộng với sự đồng
tình ủng hộ về công tác thu nộp thuế XK, thuế NK của các DN trong và ngoài tỉnh.
2.2.1. Đối tượng nộp thuế
Nhằm tăng cường hoạt động quản lý ĐTNT, Chi cục Hải quan Ninh Bình đã xây dựng
cơ sở dữ liệu về hệ thống thông tin của ĐTNT và quá trình chấp hành pháp luật về hải quan
của ĐTNT. Hệ thống dữ liệu bao gồm: danh sách các DN bị cưỡng chế làm thủ tục hải quan;
danh sách các DN nợ thuế quá hạn, cưỡng chế; thời gian hoạt động xuất nhập khẩu của DN;
mặt hàng kinh doanh; thông tin vi phạm pháp luật về hải quan của các DN: trốn thuế, gian
lận thuế, buôn lậu...
Sau khi có Luật Quản lý thuế, Luật Thuế XK, thuế NK và các Nghị định của Chính
phủ, cùng các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành có trách nhiệm, Chi cục Hải quan
Ninh Bình đã tích cực tổ chức cho cán bộ tập huấn nghiệp vụ theo quy định mới. Nhờ có
chuẩn bị tốt cho hoạt động quản lý ở khâu kê khai thuế XK, thuế NK nên công việc ở đây đã
đi vào nề nếp. Cụ thể là: theo quy trình, khi tiếp nhận hồ sơ khai báo thuế của người nộp
thuế, lãnh đạo Chi cục căn cứ tính chất của bộ hồ sơ khai thuế, trình độ năng lực của công
chức thừa hành để phân công công việc tiếp nhận hồ sơ.
Theo khoản 4, Điều 3, Thông tư số 194/2010/TT-BTC, công chức hải quan xác định
đối tượng chịu thuế (hàng hoá xuất nhập khẩu), để xác định thời hạn nộp thuế theo Điều 18
của Thông tư số 194/2010/TT-BTC; thứ tự thanh toán tiền thuế theo Điều 42, Luật Quản lý
thuế; cưỡng chế thuế làm thủ tục hải quan theo Điều 93, Luật Quản lý thuế. Khi đối tượng đủ
điều kiện để đăng ký tờ khai hải quan thì công chức hải quan kiểm tra sơ bộ hồ sơ khai thuế,
nếu thấy hợp lệ thì chấp nhận khai báo của người nộp thuế trên hệ thống máy tính của cơ
quan hải quan, còn nếu thấy bộ hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì yêu cầu người nộp
thuế bổ sung hoặc khai báo lại. Khi công chức hải quan chấp nhận khai báo của người nộp
thuế, hệ thống quản lý rủi ro sẽ tự động cấp số tờ khai hải quan cho hồ sơ khai thuế của
ĐTNT và phân luồng ở một trong ba mức : xanh, vàng, đỏ. Sau khi có số tờ khai và hệ thống
quản lý rủi ro đã phân luồng thì công chức hải quan ra chứng từ ghi số thuế phải thu và thời
hạn nộp thuế lưu cùng bộ hồ sơ khai thuế.
28
Luồng xanh: Công chức hải quan kiểm tra sơ bộ, chấp nhận thông quan hàng hoá trên cơ
sở thông tin khai hải quan của DN;
Luồng vàng: Công chức hải quan kiểm tra chi tiết chứng từ giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan
trước khi thông quan hàng hoá. Công chức hải quan kiểm tra nội dung khai của người khai hải
quan, kiểm tra số lượng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, tính đồng bộ giữa các chứng từ
trong hồ sơ hải quan; kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý XK, NK, chính sách thuế và các
quy định khác của pháp luật.
Luồng đỏ: Công chức hải quan kiểm tra chi tiết chứng từ giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan và
kiểm tra thực tế hàng hoá. Công chức hải quan kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan,
kiểm tra số lượng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, tính đồng bộ giữa các chứng từ trong
hồ sơ hải quan; kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý XK, NK, chính sách thuế và các quy
định khác của pháp luật; Kiểm tra thực tế hàng hoá: kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng
lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ của hàng hoá. Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế
hàng hoá với hồ sơ hải quan.
Trên thực tế, mặc dù đã được cơ quan hải quan phân luồng hồ sơ khai thuế để phân biệt
mức độ kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra hàng hoá, nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp lợi
dụng sự phân luồng hồ sơ khai thuế để gian lận, trốn thuế. Chính vì thế, thông qua công tác thu
thập và quản lý thông tin rủi ro, Chi cục Hải quan Ninh Bình đã thực hiện việc chuyển luồng từ
luồng xanh sang luồng vàng, từ luồng vàng sang luồng đỏ hoặc từ luồng xanh sang luồng đỏ. Kết
quả việc chuyển luồng đã phát hiện và ngăn chặn được biểu hiện vi phạm của các DN.
* Hàng hoá xuất nhập khẩu làm thủ tục tại Chi cục Hải quan Ninh Bình
Trong những năm gần đây hoạt động XK, NK trên địa bàn Ninh Bình có sự tăng trưởng
khá mạnh mẽ, kể cả về số lượng hàng hoá và kim ngạch XK, NK. Tổng kim ngạch hàng hoá XK,
NK làm thủ tục tại Chi cục Hải quan Ninh Bình trong những năm gần đây được thể hiện trong
bảng 2.2:
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu từ năm 2006 - 2011
Đơn vị tính: triệu USD
Năm Kim ngach
XK
Kim ngach
NK
Tổng kim
ngạch XNK
So sánh với năm trước
2006 20,6 69,7 90,3 121,3%
2007 42,9 81,6 124,5 137,8%
2008 44 127,1 171,1 137,4%
2009 38,4 247,3 285,7 167%
2010 84,2 396,6 480,8 168,3%
2011 143,5 288,7 432,2 90%
Nguồn: Số liệu báo cáo của Chi cục Hải quan Ninh Bình [18]
29
Qua số liệu ở bảng 2.2 ta thấy kim ngạch xuất nhập khẩu năm sau cao hơn năm trước,
điều đó phù hợp với xu thế phát triển chung, chứng tỏ việc mở rộng giao lưu hàng hoá với các
nước ngày càng phát triển. Trong các năm 2006, 2007 và 2008 kim ngạch xuất nhập khẩu đều
tăng ở mức trên 20%/năm, nhưng số tăng không đột biến. Giai đoạn 2009 đến 2010 kim ngạch
tăng rất mạnh, đặc biệt là năm 2009 tăng 67% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 68,3% so với
năm 2009. Nguyên nhân của sự tăng đột biến này là cuối năm 2008 tỉnh Ninh Bình phê duyệt
xây dựng 03 nhà máy xi măng và nhà máy đạm Ninh Bình.
Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu qua Chi cục Hải quan Ninh Bình như sau:
- Hàng xuất khẩu: hàng nông sản thực phẩm; hàng gia công xuất khẩu; hàng mây tre đan;
hàng thêu ren, khoáng sản …
- Hàng nhập khẩu: phôi thép; máy móc thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định; hàng lâm sản; ô
tô, xe máy nguyên chiếc; nguyên liệu phục vụ ngành may...
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Ninh Bình ngày càng tăng, điều đó
chứng tỏ rằng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu qua chi cục ngoài cửa khẩu tăng, Hải quan Ninh
Bình đã có những biện pháp đúng đắn để thu hút DN về làm thủ tục. Song điều này cũng đặt ra
một vấn đề quan trọng đó là làm thế nào để quản lý tốt số thuế xuất nhập khẩu, đảm bảo thu
đúng, thu đủ thì chắc chắn sẽ mang lại số thu lớn cho NSNN trên địa bàn tỉnh.
* Số lượng doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn
Trong giai đoạn 2006 - 2011 số lượng DN tham gia hoạt động xuất nhập khẩu qua địa
bàn tỉnh Ninh Bình không ngừng tăng nhanh. Có 103 DN thường xuyên làm thủ tục xuất nhập
khẩu tại Chi cục, trong đó 13 DN nước ngoài chiếm 13 % và 90 DN trong nước chiếm 87 %,
như:
- Nhà máy ô tô Thành Công
- Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường
- Nhà máy xi măng The Vissai
- Nhà máy đạm Ninh Bình
- Nhà máy xi măng Duyên Hà
- Nhà máy xi măng Hướng Dương
- Nhà máy xi măng Hệ Dưỡng
- Công ty TNHH ADM 21
- …
2.2.2. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
30
Đề tài Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Đề tài Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Đề tài Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Đề tài Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

More Related Content

What's hot

Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nayVai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
lenazuki
 
Tai lieutonghop.com --tinh-hinh_thuc_hien_luat_thue_gtgt_tai_cong_ty_co_phan_...
Tai lieutonghop.com --tinh-hinh_thuc_hien_luat_thue_gtgt_tai_cong_ty_co_phan_...Tai lieutonghop.com --tinh-hinh_thuc_hien_luat_thue_gtgt_tai_cong_ty_co_phan_...
Tai lieutonghop.com --tinh-hinh_thuc_hien_luat_thue_gtgt_tai_cong_ty_co_phan_...
Thao Vy
 
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vy Vu Vơ
 

What's hot (20)

Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nayVai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
 
Đề tài kế toán thuế tại doanh nghiệp sản xuất hay 2017
Đề tài  kế toán thuế tại doanh nghiệp sản xuất hay 2017 Đề tài  kế toán thuế tại doanh nghiệp sản xuất hay 2017
Đề tài kế toán thuế tại doanh nghiệp sản xuất hay 2017
 
Luận văn: Thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại huyện Vũng Liêm
Luận văn: Thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại huyện Vũng LiêmLuận văn: Thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại huyện Vũng Liêm
Luận văn: Thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại huyện Vũng Liêm
 
Luận án: Thuế đối với phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Thuế đối với phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Vĩnh PhúcLuận án: Thuế đối với phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Thuế đối với phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc
 
Tai chinh cong
Tai chinh congTai chinh cong
Tai chinh cong
 
Bài 8
Bài 8Bài 8
Bài 8
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế, 9đLuận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế, 9đ
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Bà...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Bà...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Bà...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Bà...
 
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
 
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty vật tư thép, HAY
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty vật tư thép, HAYĐề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty vật tư thép, HAY
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty vật tư thép, HAY
 
Đề tài: Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể, HAY
Đề tài: Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể, HAYĐề tài: Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể, HAY
Đề tài: Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể, HAY
 
Luận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOTLuận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về thuế nhập khẩu từ Chi cục Hải quan, 9d
Luận văn: Pháp luật về thuế nhập khẩu từ Chi cục Hải quan, 9dLuận văn: Pháp luật về thuế nhập khẩu từ Chi cục Hải quan, 9d
Luận văn: Pháp luật về thuế nhập khẩu từ Chi cục Hải quan, 9d
 
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAYLuận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
 
Tai lieutonghop.com --tinh-hinh_thuc_hien_luat_thue_gtgt_tai_cong_ty_co_phan_...
Tai lieutonghop.com --tinh-hinh_thuc_hien_luat_thue_gtgt_tai_cong_ty_co_phan_...Tai lieutonghop.com --tinh-hinh_thuc_hien_luat_thue_gtgt_tai_cong_ty_co_phan_...
Tai lieutonghop.com --tinh-hinh_thuc_hien_luat_thue_gtgt_tai_cong_ty_co_phan_...
 
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
 
Đề tài: Các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế nhập khẩu, HOT
Đề tài: Các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế nhập khẩu, HOTĐề tài: Các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế nhập khẩu, HOT
Đề tài: Các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế nhập khẩu, HOT
 
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh XuânĐề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân
 
Luận án: Hợp tác quốc tế về thuế trong điều kiện hiện nay của Việt Nam
Luận án: Hợp tác quốc tế về thuế trong điều kiện hiện nay của Việt NamLuận án: Hợp tác quốc tế về thuế trong điều kiện hiện nay của Việt Nam
Luận án: Hợp tác quốc tế về thuế trong điều kiện hiện nay của Việt Nam
 
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
 

Similar to Đề tài Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

khóa luận kiểm soát thuế TNDN
khóa luận kiểm soát thuế TNDNkhóa luận kiểm soát thuế TNDN
khóa luận kiểm soát thuế TNDN
Phan Vũ
 

Similar to Đề tài Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (20)

Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y tỉnh K...
Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y tỉnh K...Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y tỉnh K...
Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y tỉnh K...
 
Luận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk LắkLuận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk Lắk
 
Luận Văn Quản lý Nhà nước về thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế huyện...
Luận Văn Quản lý Nhà nước về thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế huyện...Luận Văn Quản lý Nhà nước về thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế huyện...
Luận Văn Quản lý Nhà nước về thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế huyện...
 
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon TumLuận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
 
Luận văn: Công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂMLuận văn: Công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
 
Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại tỉnh Attapeu, Nước cộng hòa dân chủ nhân dân ...
Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại tỉnh Attapeu, Nước cộng hòa dân chủ nhân dân ...Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại tỉnh Attapeu, Nước cộng hòa dân chủ nhân dân ...
Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại tỉnh Attapeu, Nước cộng hòa dân chủ nhân dân ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂMLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
 
Hoàn Thiện Quản Lý Thuế Xuất Nhập Khẩu Tại Thành Phố Đà Nẵng.doc
Hoàn Thiện Quản Lý Thuế Xuất Nhập Khẩu Tại Thành Phố Đà Nẵng.docHoàn Thiện Quản Lý Thuế Xuất Nhập Khẩu Tại Thành Phố Đà Nẵng.doc
Hoàn Thiện Quản Lý Thuế Xuất Nhập Khẩu Tại Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum.doc
Quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum.docQuản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum.doc
Quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum.doc
 
Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn hu...
Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn hu...Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn hu...
Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn hu...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huy...
Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huy...Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huy...
Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huy...
 
Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, tỉ...
Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, tỉ...Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, tỉ...
Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, tỉ...
 
Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - TẢI FREE ZALO:...
Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - TẢI FREE ZALO:...Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - TẢI FREE ZALO:...
Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - TẢI FREE ZALO:...
 
Khóa luận: Thực trạng công tác kiểm tra thuê, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Thực trạng công tác kiểm tra thuê, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận: Thực trạng công tác kiểm tra thuê, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Thực trạng công tác kiểm tra thuê, HAY, 9 ĐIỂM
 
Thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỉnh Thừa Thiên Hu...Thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỉnh Thừa Thiên Hu...
 
Quản Lý Thu Thuế Gtgt Tại Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
Quản Lý Thu Thuế Gtgt Tại Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.docQuản Lý Thu Thuế Gtgt Tại Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
Quản Lý Thu Thuế Gtgt Tại Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhânLuận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
 
Luận án: Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay
Luận án: Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nayLuận án: Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay
Luận án: Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay
 
khóa luận kiểm soát thuế TNDN
khóa luận kiểm soát thuế TNDNkhóa luận kiểm soát thuế TNDN
khóa luận kiểm soát thuế TNDN
 
Đề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAY
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Đề tài Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

  • 1. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, chính vì vậy mà trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm hoàn thiện chính sách và cơ chế thu thuế xuất khẩu (XK), thuế nhập khẩu (NK) để đáp yêu cầu mới của sự phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước ổn định tình hình kinh tế - xã hội, tạo ra những tiền đề cần thiết để chuyển nền kinh tế sang một thời kỳ phát triển mới thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Thời gian qua thu thuế XK, thuế NK ở nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ; tuy nhiên vẫn còn những tồn tại như: tình trạng trốn thuế, nợ đọng thuế và gian lận thương mại còn khá phổ biến; hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chính sách thuế hàng hoá XK, NK chưa được coi trọng đúng mức gây thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó sự bình đẳng và công bằng về nghĩa vụ thuế cũng chưa được đảm bảo… Xuất phát từ những tồn tại trong thu thuế XK, thuế NK nêu trên đòi hỏi phải luôn quan tâm hoàn thiện. Để đạt hiệu quả cao, đây là yêu cầu cấp bách nhằm tăng thu cho ngân sách Nhà nước, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển. Ninh Bình là một tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng, điều kiện kinh tế - xã hội còn chậm phát triển, nguồn thu từ thuế XK, thuế NK là một trong những nguồn thu chủ yếu trên địa bàn. Vì vậy, thu thuế XK, thuế NK là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của tỉnh. Trong bối cảnh đó, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài: “Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”, để đáp ứng được yêu cầu cấp thiết từ thực tế thu thuế XK, thuế NK trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đề tài về thu thuế XK, thuế NK nói chung đã và đang được nhiều tổ chức, cá nhân liên quan nghiên cứu đến ở nhiều góc độ khác nhau như: - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Tổng cục thuế về “Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2001-2010”; - Đề tài: “Hải quan Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế”, Luận án tiến sỹ Kinh tế chính trị của Lê Văn Tới, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2005;
  • 2. - Đề tài: “Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu ngành Hải quan”, Luận văn thạc sỹ Kinh tế của Dương Phú Đông, Đại học Kinh tế quốc dân năm 2008; - Đề tài: “Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá Hải quan Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sỹ Kinh tế của Nguyễn Ngọc Túc, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội năm 2007; - Đề tài: “Các giải pháp tăng cường quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong tiến trình gia nhập AFTA của Việt nam”, Luận án tiến sỹ Kinh tế của Nguyễn Danh Hưng, Học viện Tài chính năm 2003. - Đề tài: “Đổi mới quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của ngành Hải quan hiện nay”, Luận án thạc sỹ Kinh tế của Trần Thành Tô, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2006. - Đề tài: “Một số giải pháp về quản lý chống thất thu thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Luận án thạc sỹ Kinh tế của Phan Duy Bình, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2000. - Đề tài: “Quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng”, Luận văn thạc sỹ Kinh tế của Đặng Văn Dũng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh năm 2011. Nhìn chung, các đề tài và tài liệu trên đều có đề cập ở những mức độ nhất định về Thuế, quản lý thuế, chống thất thu thuế XK, thuế NK của ngành Hải quan. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào dưới dạng luận văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về đề tài thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay ở góc độ kinh tế chính trị. Do vậy, tác giả đã chọn đề tài làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: 3.1. Mục đích nghiên cứu: Luận văn chọn lọc và hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về thuế XK, thuế NK; Phân tích, đánh giá thực trạng thu thuế XK, thuế NK ở Ninh Bình thời gian qua và từ đó đề xuất giải pháp góp phần thu thuế XK, thuế NK hiệu quả trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ vai trò của thuế XK, thuế NK đối với phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) và nội dung của thu thuế XK, thuế NK. - Phân tích đánh giá thực trạng thu thuế XK, thuế NK trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân. 2
  • 3. - Đề xuất những giải pháp và kiến nghị cơ bản nhằm hoàn thiện thu thuế XK, thuế NK hiệu quả trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về thu thuế XK, thuế NK trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thu thuế XK, thuế NK trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ năm 2006 - 2011. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận: Đề tài thực hiện dựa trên cơ sở duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, nhà nước về quản lý nhà nước về Thuế và Hải quan. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng đồng bộ các phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích. Lý luận kết hợp với thực tiễn để nghiên cứu, gắn nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, bám sát quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước. Đồng thời tham khảo có chọn lọc, kế thừa các công trình khoa học đã công bố của các tác giả có liên quan đến đề tài. 6. Những đóng góp khoa học của luận văn - Tìm hiểu kinh nghiệm thu thuế XK, thuế NK của một số tỉnh trong nước và rút ra bài học kinh nghiệm trong thu thuế XK, thuế NK cho tỉnh Ninh Bình. - Đánh giá toàn diện thực trạng thu thuế XK, thuế NK trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 - 2011. - Nêu lên những quan điểm cơ bản cần quán triệt trong thu thuế XK, thuế NK hiện nay - Đề xuất các giải pháp cơ bản và kiến nghị nhằm hoàn thiện thu thuế XK, thuế NK hiệu quả trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 8 tiết. Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Chương 2: Thực trạng về thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Chương 3: Phương hướng, giải pháp cơ bản và kiến nghị nhằm hoàn thiện thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiệu quả trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 3
  • 4. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU 1.1.1. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 1.1.1.1. Khái niệm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có một khái niệm đồng nhất về thuế XK, thuế NK. Thuế XK, thuế NK thường có tên gọi chung là thuế quan (Custom duty). Đây là loại thuế mà các nước dùng để đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước (NSNN), bảo hộ sản xuất và can thiệp vào quá trình hoạt động ngoại thương, buôn bán trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia. Giáo trình thuế của Học viện Tài chính định nghĩa: Thuế XK, thuế NK là sắc thuế đánh vào hàng hoá XK, NK theo quy định của pháp luật Việt Nam [33, tr 104] Theo từ điển Kinh tế học (Anh - Việt giải thích): “Thuế nhập khẩu (Impoprt duty) là khoản thuế mà Chính phủ đánh vào sản phẩm nhập khẩu. Thuế nhập khẩu được sử dụng để tăng nguồn thu cho Chính phủ và bảo vệ các ngành sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài” [46, tr 439]. Trên cơ sở nghiên cứu sự ra đời của thuế XK, thuế NK cùng như các quan niệm về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở các góc độ nghiên cứu khác nhau, có thể hiểu khái niệm chung về thuế XK, thuế NK như sau: Thuế XK, thuế NK là một phần thu nhập được tạo ra từ các hoạt động XK, NK hàng hoá mà các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải đóng góp cho Nhà nước theo quy định của Pháp luật thuế XK, thuế NK nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. 1.1.1.2. Đặc điểm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Từ khái niệm về thuế XK, thuế NK cho thấy, thuế XK, thuế NK cũng có những đặc điểm của thuế nói chung đó là: Thứ nhất, thuế mang tính quyền lực Nhà nước. Nhà nước là người duy nhất có quyền đặt ra thuế XK, thuế NK qua đó để kiểm soát và điều tiết đối với hoạt động XK, NK hàng hoá và bảo hộ nền sản xuất trong nước, đồng thời để tạo nguồn thu cho NSNN. Thứ hai, thuế mang tính pháp lý cao. Thuế là khoản đóng góp bắt buộc cho Nhà nước mà không có sự bồi hoàn trực tiếp nào, việc nộp thuế được thể chế bằng pháp luật mà mọi pháp nhân và thể nhân phải tuân theo. 4
  • 5. Thứ ba, thuế chứa đựng các yếu tố KT - XH. Điều này được thể hiện ở chỗ thuế XK, thuế NK là một phần của cải của xã hội, mức huy động thuế XK, thuế NK vào ngân sách Nhà nước phụ thuộc vào mức tăng trưởng kinh tế của đất nước, nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và các mục tiêu KT - XH của đất nước đặt ra trong mỗi thời kỳ. Ngoài những đặc điểm chung, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu còn có đặc điểm riêng là: - Thuế XK, thuế NK chỉ đánh vào hàng hoá được phép XK, NK qua biên giới của một nước, kể cả hàng hoá được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan đưa vào tiêu thụ trong nước. - Thuế XK, thuế NK là một loại thuế gián thu. Nhà nước sử dụng thuế XK, thuế NK để điều chỉnh hoạt động ngoại thương thông qua việc tác động vào cơ cấu giá cả của hàng hóa XK, NK. Vì vậy, thuế XK, thuế NK là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa XK, NK, người nộp thuế là người thực hiện hoạt động XK, NK hàng hóa; người chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa XK, NK. Nhà nước thu thuế XK, thuế NK của người tiêu dùng gián tiếp thông qua người cung cấp hàng hóa XK, NK. 1.1.1.3. Vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Một là, nó tạo nguồn thu cho NSNN. Thuế XK, thuế NK là một nguồn thu quan trọng của NSNN. Thông qua thuế XK, thuế NK Nhà nước huy động một phần thu nhập được tạo ra từ hoạt động XK, NK hàng hoá để tập trung vào ngân sách. Tùy thuộc vào từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử khác nhau, sự phát triển kinh tế đối ngoại và quan điểm sử dụng mà thuế XK, thuế NK có vai trò khác nhau ở những quốc gia khác nhau trong việc tạo lập nguồn thu cho NSNN. Đối với các nước phát triển, số thu từ thuế XK, thuế NK chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong tổng thu NSNN. Còn ở các nước đang phát triển, thuế XK, thuế NK luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu ngân sách. Ở Việt Nam trong những năm qua, thuế XK, thuế NK chiếm khoảng 25 - 30% trong tổng thu về thuế. Tuy nhiên, kể từ khi thực hiện chủ trương cải cách thuế bước II và thực hiện các cam kết cắt giảm thuế: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên minh Châu ÂU (EU)... nguồn thu về thuế XK, thuế NK giảm dần trong tổng thu về thuế. Tuy nhiên để thực sự phát huy vai trò tạo nguồn thu NSNN, thuế XK, thuế NK phải bao quát hết các hoạt động kinh doanh XK, NK hàng hoá của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời tiền thuế XK, thuế NK vào NSNN. Hai là, góp phần để Nhà nước kiểm soát và điều tiết đối với hoạt động XK, NK hàng hoá: Trong nền kinh tế thị trường hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá diễn ra ở hầu khắp các nước, dưới nhiều hình thức đa dạng về chủng loại hàng hoá, có hàng hoá phục vụ an ninh quốc phòng, có hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, có loại hàng hoá xâm hại đến chủ quyền an ninh quốc gia, đời sống nhân dân như ma tuý, vũ khí, văn hoá phẩm đồi truỵ … 5
  • 6. Thông qua việc kiểm tra hàng hóa và thu thuế đối với hàng hoá XK, NK các cơ quan chức năng nắm được thực trạng hàng hoá XK, NK: loại hàng gì ? số lượng bao nhiêu ? XK đi nước nào ?,... qua đó Nhà nước kiểm soát được toàn bộ các loại hàng hoá XK, NK, để có những điều chỉnh chính sách đối với hàng hoá XK, NK phù hợp thực tiễn. Để điều tiết hoạt động XK, NK hàng hoá ngoài các biện pháp phi thuế quan như hạn ngạch, giấy phép, cấp phép tự động,… thì biện pháp sử dụng công cụ thuế XK, thuế NK được các nước áp dụng một cách phổ biến. Thông qua công cụ thuế XK, thuế NK, Nhà nước khuyến khích hay hạn chế hoạt động XK, NK đối với từng loại hàng hoá chẳng hạn: để khuyến khích XK sản phẩm hoàn chỉnh, Nhà nước quy định thuế suất thuế XK cao đối với nguyên liệu thô, sản phẩm chưa qua chế biến nhằm hạn chế XK những nguyên liệu và sản phẩm này. Đối với nguyên liệu NK cần cho sản xuất nội địa mà trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất được nhưng chưa đủ đáp ứng được nhu cầu thì Nhà nước quy định mức thuế NK thấp thậm chí bằng 0% để khuyến khích NK cho phát triển sản xuất trong nước. Đối với những sản phẩm mà đã được sản xuất trong nước và đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa hoặc những sản phẩm tiêu dùng cao cấp (ô tô, điều hoà…), thuế suất thuế NK thường được quy định ở mức thuế cao để hạn chế NK và hạn chế tiêu dùng. Như vậy, thông qua công cụ thuế XK, thuế NK, Nhà nước thực hiện điều tiết đối với hoạt động XK, NK hàng hoá. Ba là, bảo hộ sản xuất trong nước. Thuế XK, thuế NK mà đặc biệt là thuế NK tác động trực tiếp vào giá cả hàng hoá NK trên thị trường, vì vậy thuế XK, thuế NK là một trong những công cụ của Nhà nước để bảo hộ sản xuất trong nước. Đối với những hàng hoá NK là những sản phẩm mà trong nước đã sản xuất được hoặc những mặt hàng cần bảo hộ, Nhà nước đánh thuế NK cao sẽ hạn chế tiêu dùng hàng NK, khuyến khích tiêu dùng sản phẩm trong nước. Nhờ đó, hàng sản xuất trong nước sẽ có điều kiện cạnh tranh so với hàng NK nhờ giá bán sản phẩm thấp hơn. Mặt khác, khi đánh thuế NK hàng hóa thấp, tức là Nhà nước không hạn chế NK mặt hàng NK đó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp (DN) trong nước cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, kiện toàn tổ chức, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Đối với hàng hoá là đầu vào của các ngành sản xuất trong nước, hàng là máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất trong nước, việc đánh thuế NK thấp sẽ góp phần giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước. Như vậy, thông qua công cụ thuế XK, thuế NK Nhà nước thể hiện quan điểm bảo hộ sản xuất trong nước, định hướng tiêu dùng và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế, các cam kết quốc tế về cắt giảm thuế NK được thực hiện thì vai trò bảo hộ của thuế NK phần nào bị hạn chế. Bên cạnh đó, việc quá nhấn mạnh đến vai trò bảo hộ của thuế NK sẽ làm cho nền sản xuất trong nước trở nên trì trệ kém phát triển do sự ỷ lại của các DN trong nước vào sự bảo hộ của Nhà nước. Vì vậy, để 6
  • 7. phát huy tốt vai trò bảo hộ của thuế NK buộc phải có sự lựa chọn những ngành nghề phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước, đồng thời buộc các ngành được bảo hộ phải có chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, chủ động trong cạnh tranh với hàng NK khi hết thời hạn bảo hộ. Bốn là, khẳng định chủ quyền quốc gia và chống phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế. Vai trò này của công cụ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được thể hiện ở chỗ, bất kể một loại hàng hoá nào khi nhập khẩu vào Việt Nam đều phải khai báo, xuất trình để kiểm tra và nộp thuế (nếu có), mọi hành động phân biệt đối xử của nước ngoài đối với hàng hoá của Việt Nam nếu làm tổn hại đến nền sản xuất trong nước thì đều phải chịu các biện pháp trả đũa thông qua việc áp dụng chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bổ sung, thuế chống bán phá giá… Nhưng để làm được điều này trong nền kinh tế của Việt Nam hiện nay quả thật rất khó. Trong nền cơ chế thị trường, với sự trao đổi giao lưu kinh tế ngày càng mở rộng, vai trò của thuế XK, thuế NK trở nên vô cùng quan trọng được thể hiện trên các mặt sau đây: Thứ nhất về tài chính: Thuế XK, thuế NK là một nguồn thu lớn trong tổng thu NSNN. Hoạt động XK, NK phát triển càng mạnh thì số thuế thu được càng nhiều. Trong điều kiện kinh tế thị trường các hình thức XK, NK ngày càng phong phú đa dạng, do vậy thuế XK, thuế NK luôn được coi là một nguồn thu lớn trong tổng thu NSNN. Thứ hai về kinh tế: Thuế XK, thuế NK là công cụ góp phần quản lý điều tiết vĩ mô hoạt động XK, NK, vừa kích thích định hướng hoạt động XK, NK, vừa hướng dẫn tiêu dùng. Thông qua chính sách thuế suất thích hợp đối với từng loại hàng hoá XK, NK, Nhà nước có thể thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế cho phù hợp với đường lối phát triển từng giai đoạn nhất định. Thứ ba về mặt xã hội: Thuế XK, thuế NK góp phần thực hiện công bằng và bình đẳng xã hội, góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và tạo điều kiện mở cửa nền kinh tế. 1.1.2. Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 1.1.2.1. Khái niệm thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Theo Điều 11 Luật Hải quan (đã được sửa đổi bổ sung) [37], Điều 27 Luật Thuế XK, thuế NK [38] và Điều 2 Luật Quản lý thuế [39] thì cơ quan hải quan có nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá XK, NK; kiểm tra và thu thuế XK, thuế NK. Thu thuế XK, thuế NK là kết quả của một chuỗi công việc bao gồm kiểm tra hồ sơ khai thuế, các chứng từ liên quan và việc kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải (nếu có)… 7
  • 8. do cơ quan thuế thực hiện để xác định đúng số thuế đối tượng nộp thuế phải nộp và chuyển số thuế đó vào ngân sách Nhà nước đúng quy định. Do việc xác định số thuế phải thu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ chế chính sách, chủng loại của hàng hoá, trình độ của công chức, trang thiết bị kỹ thuật, thái độ tuân thủ pháp luật về thuế của đối tượng nộp thuế,… nên có thể thu đúng, cũng có thể thu thiếu, thu thừa hoặc bỏ sót thuế. 1.1.2.2. Phương pháp thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Người nộp thuế nộp tiền thuế đối với hàng hoá XK, NK trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước (KBNN) hoặc thông qua Ngân hàng thương mại, Tổ chức tín dụng và Tổ chức dịch vụ khác theo quy định tại khoản 13, Điều 1, Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ. - Trường hợp người nộp thuế nộp bằng tiền mặt nhưng KBNN không tổ chức điểm thu tại địa điểm làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện thu số tiền thuế do người nộp thuế nộp và chuyển toàn bộ số tiền thuế đã thu vào KBNN theo quy định. - Trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người nộp thuế có nợ tiền thuế, nợ tiền phạt tại các cơ quan hải quan khác và muốn nộp ngay số tiền nợ đó tại cơ quan hải quan nơi đang làm thủ tục hải quan thì người nộp thuế tự khai báo và nộp tiền tại điểm thu của KBNN hoặc nộp cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nếu KBNN không bố trí điểm thu. - Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, Tổ chức tín dụng và Tổ chức dịch vụ khác có trách nhiệm cấp giấy nộp tiền vào NSNN cho người nộp thuế theo mẫu quy định của Bộ Tài chính. Cơ quan hải quan có trách nhiệm cấp biên lai thu cho người nộp thuế theo mẫu quy định của Bộ Tài chính trong trường hợp thu thuế bằng tiền mặt. Trường hợp thu hộ tiền thuế, Chi cục Hải quan nơi thu hộ có trách nhiệm Fax biên lai thu thuế cho Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp nợ thuế để Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp nợ thuế có văn bản nhờ thu hộ và xử lý theo quy định. - Trong thời hạn 8 giờ làm việc, kể từ khi thu tiền thuế của người nộp thuế, KBNN, Ngân hàng thương mại, Tổ chức tín dụng và Tổ chức dịch vụ khác, Cơ quan hải quan phải thực hiện chuyển số tiền thuế đã thu của người nộp thuế vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại KBNN đối với số tiền thuế của nguyên liệu NK để sản xuất hàng XK, hoặc nộp vào NSNN đối với các trường hợp khác. Trường hợp thu thuế bằng tiền mặt tại vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đi lại khó khăn thì thời hạn nêu trên là năm ngày làm việc, kể từ khi thu tiền thuế của người nộp thuế. Đối với số tiền thuế đã nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, quá 135 (một trăm ba mươi lăm) ngày kể từ ngày đã thực hiện nộp thuế nhưng người nộp 8
  • 9. thuế chưa nộp hồ sơ thanh khoản, thì cơ quan hải quan làm thủ tục chuyển tiền vào NSNN theo quy định. 1.1.2.3. Quy trình thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Nói chung quy trình thu thuế có thể chia làm hai cơ chế cơ bản như sau: - Cơ quan hải quan tính thuế và ra thông báo số thuế phải nộp. Đây là một quy trình nộp thuế truyền thống. Định kì theo thời gian hoặc theo chuyến hàng, trên cơ sở những quy định trong luật thuế và các hoạt động sản xuất kinh doanh, các đối tượng nộp thuế phải kê khai thuế và nộp tờ khai thuế cho cơ quan hải quan. - Đối tượng nộp thuế phải tự kê khai, tự tính thuế và nộp thuế. Cơ chế này hoạt động khá hiệu quả nếu có sự giám sát và hướng dẫn một cách chặt chẽ. Số thuế phải nộp căn cứ vào thông báo nộp thuế của các cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra sự chính xác trong kê khai và tính thuế của đối tượng nộp thuế, trên cơ sở đó phát hành thông báo thuế. Theo cơ chế này, người nộp thuế XK, thuế NK có trách nhiệm kê khai thuế ngay trên tờ khai hải quan và nộp tờ khai hải quan cho cơ quan hải quan. Việc kê khai thuế phải đầy đủ, chính xác, minh bạch. Người nộp thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai [38, tr 12] Tại thời điểm tính thuế XK, thuế NK là thời điểm người nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan. Thuế XK, thuế NK được tính theo thuế suất, giá tính thuế, tỷ giá tính thuế tại thời điểm tính thuế. Thời hạn nộp thuế: đối với hàng hoá XK thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày người nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan; đối với hàng hoá NK có nhiều thời hạn nộp thuế khác nhau tuỳ thuộc vào mặt hàng nhập khẩu, người nộp thuế (chấp hành tốt pháp luật về thuế hay không chấp hành tốt pháp luật về thuế). Việc này được quy định cụ thể tại Điều 18, Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính [09, tr 24]. Khi thu thuế của người nộp thuế, cơ quan thu thuế sẽ cấp biên lai thu thuế cho người nộp thuế. Cơ quan hải quan căn cứ vào biên lai nộp thuế để xoá nợ thuế cho người nộp thuế trên hệ thống kế toán thuế của cơ quan hải quan. Nếu người nộp thuế không nộp thuế đúng thời hạn cơ quan hải quan xử phạt chậm nộp thuế 0,05%/ngày theo quy định tại Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ [17]. 1.1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Thu thuế XK, thuế NK chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, nhưng có thể khái quát ở những nhân tố cơ bản sau đây: 9
  • 10. Nhân tố chủ quan: Các nhân tố nội tại này góp phần tạo nên hiệu quả trong thu thuế XK, thuế NK; tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi cơ quan hải quan. Về cơ bản thu thuế XK, thuế NK đều chịu tác động của những nhân tố chủ quan sau: Thứ nhất: Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ hải quan Con người luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và thực thi chính sách. Trình độ, năng lực của cán bộ hải quan không chỉ ảnh hưởng đến việc tham mưu, xây dựng và hoạch định chính sách thuế quyết định hiệu quả thực hiện chính sách thuế. Trong thời đại ngày nay, việc xây dựng chính sách thuế không những phải đảm bảo phù hợp với cam kết quốc tế mà còn phải phù hợp với điều kiện trong nước. Cán bộ thu thuế XK, thuế NK vừa là người tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nộp thuế (những người có nhiều thủ đoạn trốn thuế) vừa phải triển khai thực hiện các nội dung của chính sách thuế XK, thuế NK, phải giải quyết trực tiếp các vướng mắc của đối tượng nộp thuế. Chính vì thế, đội ngũ cán bộ nếu không có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao thì mọi chính sách dù có tốt đến đâu cũng bị vô hiệu hoá và chính sách ban hành sẽ không phát huy được tác dụng, bị lợi dụng, trốn thuế gây thất thu cho ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, việc xây dựng, thực thi chính sách còn phụ thuộc vào trình độ của đối tượng nộp thuế (ĐTNT). Nếu chính sách ban hành không phù hợp với trình độ của đối tượng nộp thuế thì chính sách không thể đi vào cuộc sống. Thứ hai: Tổ chức và giám sát thực hiện quy trình, thủ tục hải quan Cơ quan hải quan là nơi triển khai các quy trình, thủ tục hải quan cho hàng hoá XK, NK. Do vậy, công tác thu thuế XK, thuế NK luôn phải hướng tớí đổi mới trong việc tổ chức thực hiện và có sự giám sát chặt chẽ, thường xuyên để tạo nên sự thuận lợi cho DN làm thủ tục hải quan, hạn chế tối đa tình trạng gian lận thuế XK, thuế NK. Đồng thời, cơ quan hải quan phải tổ chức thực hiện sao cho thủ tục hành chính ít cửa nhất, ít giấy tờ nhất, rút ngắn thời gian làm thủ tục và thông quan hàng hoá, chi phí làm thủ tục hải quan thấp nhất, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong hoạt động thương mại. Hiện nay, ngành Hải quan đã áp dụng hình thức người khai hải quan phải tự khai báo, tính thuế và tự chịu trách nhiệm pháp lý đã góp phần rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá quy trình, thủ tục hải quan. Thứ ba: Mức độ trang bị phương tiện kỹ thuật của cơ quan hải quan Mức độ trang bị phương tiện kỹ thuật của cơ quan hải quan ảnh hưởng lớn đến hoạt động thu thuế XK, thuế NK của cán bộ hải quan. Do vậy, yêu cầu đối với phương tiện kỹ thuật của cán bộ hải quan hiện nay là nâng cao tính năng, tác dụng của trang thiết bị kỹ thuật trong giám sát, kiểm tra hải quan; Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho việc kiểm tra hàng hoá XK, NK, hành lý của khách xuất nhập cảnh phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa 10
  • 11. bàn; Trang bị kỹ thuật đầy đủ cho cán bộ kiểm hoá; Trang bị đồng bộ máy soi hiện đại, quy trình nghiệp vụ hoàn chỉnh cho các điểm thông quan; Hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm soát chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm và các loại tội phạm mới. Tin học hoá: Hoàn thiện hệ thống máy tính nối mạng trong cơ quan hải quan và giữa cơ quan hải quan với các cơ quan liên quan; Xây dựng trung tâm tự động hoá có hệ thống trang thiết bị máy tính và các thiết bị phụ trợ có khả năng tiếp nhận và xử lý giao dịch điện tử phát sinh từ khâu tiếp nhận lược khai, khai báo hải quan, tính thuế, thu thuế, giải phóng hàng, giám sát cảng và kho; Tin học hóa hỗ trợ cải cách thủ tục hải quan với môi trường không giấy tờ. Tự động hoá: Thực hiện tự động hóa thủ tục hải quan ở tất cả các địa bàn trọng điểm, ở các cửa khẩu. Phấn đấu tự động hóa quy trình thủ tục hải quan đối với 95% lượng hàng hóa XK, NK trên địa bàn cả nước. Tự động hóa công tác kiểm tra giám sát hải quan. Tăng nhanh khả năng thông quan hàng hóa. Về khai hải quan: khai hải quan được chủ yếu thực hiện qua mạng tin học. Người làm thủ tục hải quan chủ yếu là các đại lý làm thủ tục hải quan. Giám sát hải quan: chủ yếu thực hiện thông qua thiết bị kỹ thuật hiện đại như: camera; hệ thống định vị toàn cầu... Thứ tư: Sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan Thu thuế XK, thuế NK liên quan đến nhiều lĩnh vực nên ngoài việc phối hợp trong nội bộ ngành đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng như: Thuế, Kho bạc, Ngân hàng, Tài chính, Công an, các Hiệp hội ngành nghề... Mối liên hệ khăng khít giữa cơ quan hải quan với các cơ quan, tổ chức này tạo nên sự ràng buộc không thể thiếu trong thu thuế XK, thuế NK. Ngoài ra, sự phối hợp này không chỉ nằm trong biên giới quốc gia mà phải kể đến Hải quan các nước, Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO)... nhằm trao đổi thông tin nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong thương mại quốc tế. Như vậy, các nhân tố đã nêu trên sẽ là những nhân tố chủ yếu quyết định đến sự thành công của cơ quan hải quan trong việc đạt mục tiêu tạo một môi trường thuế minh bạch, lành mạnh. Nhân tố khách quan: Đây là những nhân tố được coi là mang tính khách quan ở tầm vĩ mô thuộc về cơ chế, chính sách của Nhà nước có liên quan tới hoạt động thu thuế XK, thuế NK của cơ quan hải quan. Thứ nhất: Hệ thống thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của quốc gia Hệ thống thuế XK, thuế NK là tổng hợp các văn bản pháp luật quy định về các sắc thuế khác nhau mà giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau nhằm vào hàng hoá XK, NK và hệ 11
  • 12. thống cơ quan thu thuế XK, thuế NK (Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố) Hệ thống thuế XK, thuế NK của quốc gia phải trải qua thời gian và nhiều lần cải cách thì mới hoàn thiện, đầy đủ và đảm bảo những nguyên tắc của hệ thống thuế XK, thuế NK tối ưu, thực hiện những mục tiêu mà Nhà nước đặt ra. Đi cùng với quá trình đổi mới hệ thống thuế XK, thuế NK, hoạt động quản lý của cơ quan Hải quan cũng cần được cải tiến cho phù hợp với yêu cầu của WCO và tiến trình tự do hoá thương mại trên thế giới. Thứ hai: Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước Chính sách bảo hộ là những biện pháp của Chính phủ nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh với nước ngoài. Mục tiêu bảo hộ giữa các quốc gia là rất đa dạng. Đối với các nước phát triển thì mục tiêu chính của việc bảo hộ là nhằm duy trì việc làm cho những nhóm lớn người lao động có kỹ năng tương đối thấp. Trong khi đó, đối với các nước có trình độ phát triển trung bình và thấp, gặp khó khăn trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như nội địa mà nguyên nhân sâu xa là thiếu vốn, nhân lực, quản lý không hiệu quả... Chính sách bảo hộ nhằm mục tiêu duy trì và phát triển một số ngành sản xuất quan trọng và có nhiều tiềm năng trở thành ngành cạnh tranh trong tương lai. Chẳng hạn, Malaysia bảo hộ ngành sản xuất ô tô; Thái Lan duy trì bảo hộ ở mức cao một số ngành điện tử, cơ khí, đường; Trung Quốc lại theo đuổi mục tiêu bảo hộ sản xuất ô tô, thép, thuốc lá... Một lý do riêng đối với việc bảo hộ của các nước đang phát triển và chậm phát triển là việc các nước này phải thường xuyên duy trì cán cân thanh toán có lợi và cải thiện nguồn ngân sách. Các nước đang phát triển và chậm phát triển thường bị thâm hụt cán cân thanh toán, nguồn ngân sách hạn hẹp, để tránh tình trạng này các quốc gia có thể áp dụng nhiều hình thức bảo hộ khác nhau nhằm phát triển những ngành hàng thay thế NK hoặc hướng về XK, hạn chế NK những mặt hàng không cần thiết từ đó hạn chế chi ngoại tệ cho ngân sách thông qua XK, NK như: Hàng rào thuế quan (Tariff Barriers); Hàng rào phi thuế quan (Non-Tariff Barriers) Hàng rào thuế quan: Đây là biện pháp mà Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho phép sử dụng để bảo hộ thị trường trong nước nhưng phải cam kết ràng buộc với một mức thuế trần nhất định và có lịch trình cắt giảm. Sự tự do hoá biểu hiện thông qua các chính sách về quy chế tối huệ quốc, chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập, hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung của các khối liên kết kinh tế như Liên minh Châu Âu (EU), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái bình Dương (APEC)... Các biện pháp thuế quan thường được áp dụng để bảo hộ sản xuất trong nước là: Thuế nhập khẩu, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ thương mại, hạn ngạch thuế quan. Hiện nay, số lượng hạn ngạch 12
  • 13. thuế quan được các nước thuộc WTO sử dụng lên đến 1.425 và số thành viên sử dụng là 43 nước (Phụ lục số 1, 2). Hàng rào phi thuế quan: Các biện pháp phi thuế quan cũng được áp dụng để hạn chế NK trong những trường hợp cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia, văn hoá truyền thống, môi trường, sức khoẻ con người... Có thể phân chia thành các nhóm lớn sau: + Các biện pháp hạn chế định lượng như: cấm XK, NK; hạn ngạch; giấy phép. + Các biện pháp quản lý giá như: trị giá hải quan bao gồm trị giá giao dịch của hàng NK tương tự, trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ, trị giá tính thuế theo trị giá tính toán, hay xác định theo phương pháp suy luận. + Các biện pháp liên quan đến DN: DN thương mại nhà nước; quyền kinh doanh + Các biện pháp kỹ thuật: các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn và thủ tục xác định sự phù hợp; kiểm dịch động vật và thực vật. + Các biện pháp thương mại tạm thời như: trợ cấp và các biện pháp đối kháng bao gồm trợ cấp đèn đỏ, trợ cấp đèn vàng, trợ cấp đèn xanh; quy định về chống bán phá. + Các biện pháp liên quan đến đầu tư như: tỷ lệ nội địa hoá; hạn chế tiếp cận ngoại tệ; yêu cầu XK, ưu đãi gắn với thành tích XK ... + Các biện pháp khác như: yêu cầu đảm bảo thanh toán; yêu cầu nối; thủ tục hành chính; thủ tục Hải quan; mua sắm Chính phủ; quy tắc xuất xứ ... Hàng rào thuế quan và phi thuế quan là hai công cụ bảo hộ sản xuất quan trọng đối với mọi quốc gia. Do mỗi công cụ đều có điểm mạnh, điểm yếu đặc thù nên chúng thường được sử dụng để bổ sung lẫn nhau nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Mức độ hiệu quả của bảo hộ có tăng lên nhiều hay không phụ thuộc vào tính linh hoạt, có chọn lọc, có định hướng của Chính phủ các nước trong việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan để bổ trợ cho biện pháp thuế quan. Thứ ba: Các hiệp định, cam kết quốc tế Trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thì không có quốc gia nào có thể tách riêng độc lập trong thương mại quốc tế. Thu thuế XK, thuế NK của mỗi quốc gia cũng gián tiếp chịu ảnh hưởng của quá trình hội nhập này. Hệ thống thuế quan chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các quy định, luật lệ, cam kết quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. Theo phạm vi tác động có thể chia ra ba nhóm tác động như sau: + Ảnh hưởng của các hiệp định, cam kết chung (hiệp định, cam kết của WTO tới hệ thống thuế quan của một nước). Hiện nay WTO đã có hơn 150 thành viên nên việc điều chỉnh thuế quan của một quốc gia sẽ ảnh hưởng tới nhiều quốc gia khác. Hải quan Việt Nam cũng là thành viên của WCO nên phải tuân thủ những hiệp định, cam kết đã ký kết. 13
  • 14. + Ảnh hưởng của các hiệp định, cam kết khu vực, liên kết kinh tế tới hệ thống thuế quan của một quốc gia. Do phạm vi tác động của các hiệp định, cam kết chỉ giới hạn trong phạm vi các nước tham gia liên kết kinh tế, nên việc xây dựng hệ thống thuế quan của một nước sẽ chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các yếu tố trong khu vực. + Ảnh hưởng của các hiệp định, cam kết song phương tới hệ thống thuế quan của quốc gia đó. Do phạm vi tác động của nó chỉ diễn ra giữa hai quốc gia nên việc xây dựng hệ thống thuế quan thường chú trọng vào việc đảm bảo hài hoà lợi ích quốc gia với lợi ích của đối tác. Việc điều chỉnh thuế quan nhiều khi cũng chỉ diễn ra ở một số ngành, lĩnh vực mà cả hai cùng quan tâm. Tóm lại, hệ thống thuế XK, thuế NK hay chính sách bảo hộ sản xuất của một quốc gia sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến thu thuế XK, thuế NK của cơ quan hải quan. 1.2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA THU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU 1.2.1. Đối tượng chịu thuế và nộp thuế 1.2.1.1. Đối tượng chịu thuế Hàng hoá trong các trường hợp sau đây là đối tượng chịu thuế XK, thuế NK: - Hàng hóa XK, NK qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm: Hàng hoá XK, NK qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, DN chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu kinh tế khác được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa khu này với bên ngoài là quan hệ XK, NK. - Hàng hoá mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Trừ các trường hợp sau đây: - Hàng hoá vận chuyển quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật. - Hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hiệp quốc, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại, nhằm phát triển KT - XH, hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn 14
  • 15. kiện chính thức giữa hai bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. - Hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra ngước ngoài; hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hoá từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác. - Hàng hoá là dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu. 1.2.1.2. Đối tượng nộp thuế - Chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. - Tổ chức nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá. - Cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh, gửi hoặc nhận hàng qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. 1.2.2. Phương pháp và căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 1.2.2.1. Các phương pháp tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Có nhiều phương pháp tính thuế đối với hàng hoá XK, NK, nói chung các phương pháp sau đây thường được áp dụng: - Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ: Là phương pháp tính thuế mà số thuế XK, thuế NK được ấn định theo tỷ lệ % của trị giá hàng xuất khẩu, nhập khẩu; tỷ lệ % ở đây được quy định cao hay thấp tuỳ theo từng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. - Phương pháp tính thuế theo đơn vị hàng hoá (thuế tuyệt đối): Là phương pháp tính thuế mà số thuế XK thuế NK được ấn định cụ thể trên một đơn vị hàng hoá XK, NK, đơn vị có thể là chiếc, cái, tấn, m3 … mà không quan tâm đến trị giá mua của hàng hoá XK, NK đó. Ví dụ như: 15.000 USD/chiếc xe tô tô đã qua sử dụng… - Phương pháp tính thuế kết hợp: Là phương pháp tính thuế kết hợp giữa phương pháp tính thuế theo tỷ lệ và phương pháp tính theo đơn vị hàng hoá XK, NK. Theo phương pháp này thì ngoài việc phải nộp thuế theo tỷ lệ % của trị giá hàng hoá XK, NK còn phải nộp một khoản thuế theo đơn vị của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 1.2.2.2. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu * Đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%), căn cứ tính thuế là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XK, NK ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế từng mặt hàng và thuế suất từng mặt hàng. - Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: là số lượng mặt hàng thực tế XK, NK. Số lượng này được xác định dựa vào tờ khai hải quan của các tổ chức, cá nhân có hàng hoá XK, NK. 15
  • 16. - Giá tính thuế: Đối với hàng XK là giá bán tại cửa khẩu xuất theo hợp đồng (giá FOB, giá DAF), không bao gồm phí vận tải (F) và bảo hiểm (I) Đối với hàng NK là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, được xác định bằng cách áp dụng tuần tự 06 phương pháp xác định trị giá tính thuế và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế 06 phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu bao gồm: - Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu; - Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt; - Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự; - Phương pháp trị giá khấu trừ; - Phương pháp trị giá tính toán; - Phương pháp suy luận. - Thuế suất của hàng hoá Thuế suất đối với hàng hoá XK được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế XK. Thuế suất đối với hàng hoá NK được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, gồm: thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường. + Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hoá NK có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế ưu đãi do Bộ Tài chính ban hành. + Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hoá NK có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh quan thuế hoặc để tạo thuận lợi cho việc giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác. + Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hoá NK có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế NK đối với Việt nam. Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại biểu thuế NK ưu đãi. * Đối với hàng hoá áp dụng mức thuế suất tuyệt đối Căn cứ tính thuế là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XK, NK ghi trong tờ khai hải quan và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa. 16
  • 17. Số lượng hàng hoá XK, NK làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng thực tế XK, NK trong tờ khai hải quan thuộc danh mục hàng hoá áp dụng thuế suất tuyệt đối. 1.2.3. Đăng ký kê khai, nộp thuế, hoàn thuế 1.2.3.1. Đăng ký kê khai thuế Các chứng từ kèm theo tờ khai hải quan thường bao gồm: Hợp đồng mua bán hàng hoá; Hoá đơn thương mại (invoice); Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O); Bảng kê chi tiết hàng hoá đối với lô hàng nhiều chủng loại (Packing list); Giấy phép xuất khẩu hoặc giấy phép NK (nếu có); Tờ khai trị giá hàng NK đối với hàng hoá thuộc diện phải khai tờ khai trị giá theo quy định của Bộ Tài chính… Theo quy định hiện hành, người nộp thuế có những trách nhiệm sau trong việc khai thuế XK, thuế NK: - Tự kê khai đầy đủ, chính xác, trung thực các tiêu chí trên tờ khai, các yếu tố làm căn cứ tính thuế hoặc miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, xét hoàn thuế, không thu thuế XK, thuế NK, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng. - Tự xác định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, xét hoàn thuế, không thu thuế XK, thuế NK, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng theo đúng quy định của pháp luật; kê khai số tiền thuế phải nộp trên một giấy nộp tiền cho toàn bộ số tiền thuế của tờ khai hải quan. Để người nộp thuế hoàn thành trách nhiệm của mình theo đúng quy định của pháp luật, cơ quan hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục hải quan, cung cấp thông tin tài liệu, công khai các thủ tục hải quan, thủ tục thuế. Ngoài ra cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện trách nhiệm và quyền hạn quy định tại Điều 27, Luật Hải quan [36]; Điều 8, 9, Luật Quản lý thuế [39]; Điều 57, Nghị định 154/2005/NĐ-CP [14]. Căn cứ vào thủ tục khai báo hải quan của đối tượng nộp thuế tại tờ khai hải quan, cơ quan hải quan phải thực hiện kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan để kiểm tra tính chính xác các nội dung tờ khai hải quan. Cụ thể: kiểm tra các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan (số lượng, chủng loại chứng từ, tính hợp pháp của chứng từ, kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý XK, NK, chính sách thuế và các quy định khác của pháp luật), kiểm tra nội dung khai hải quan, đối chiếu nội dung khai hải quan với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan... Trong quy trình quản lý rủi ro hiện nay, hồ sơ hải quan sẽ được phân thành ba luồng: xanh, vàng, đỏ. Mục đích của việc phân thành ba luồng là nhằm quản lý được thuận lợi, chặt chẽ, đồng thời đảm bảo thực hiện nhanh chóng, đơn giản hoá các thủ tục hải quan, giảm bớt các thủ tục không cần thiết, phân loại được đối tượng cần quản lý qua đó khuyến khích ý thức chấp hành pháp luật hải quan của người nộp thuế. Việc phân luồng do hệ thống quản lý rủi ro của hải quan 17
  • 18. thực hiện dựa trên các tiêu chí do lường mức độ rủi ro của hàng hoá XK, NK, người nộp thuế. Trong quá trình làm thủ tục hải quan cho lô hàng XK, NK, căn cứ vào tình hình thực tế của lô hàng và thông tin mới thu nhận được, lãnh đạo Cục Hải quan, Chi cục Hải quan quyết định thay đổi hình thức mức độ kiểm tra do hệ thống quản lý rủi ro xác định và chịu trách nhiệm về việc thay đổi quyết định hình thức, mức độ kiểm tra. 1.2.3.2. Thu nộp tiền thuế Bên cạnh việc đẩy mạnh quá trình cải cách thủ tục hành chính: Tự kê khai, tính và nộp thuế của đối tượng nộp thuế thì cơ quan hải quan cần tổ chức tốt khâu tổ chức thu nộp. Mối quan hệ giữa cơ quan hải quan, Thuế, Kho bạc, các Ngân hàng phải được tăng cường để thuận lợi cho quá trình trao đổi thông tin, đảm bảo việc thanh khoản, xác định nộp thuế đúng hạn. Thu, nộp tiền thuế là khâu sau của quy trình thủ tục hải quan nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi lẽ việc tổ chức thu, nộp thuế đúng thời hạn, đủ số tiền, hạn chế nợ đọng thì có thể đánh giá hiệu quả của công tác thu thuế XK, thuế NK của cơ quan hải quan. Ngoài ra, cơ quan hải quan cần tập trung quản lý chặt chẽ các đối tượng nộp thuế để đảm bảo đôn đốc, thu nộp thuế; tránh tình trạng nợ đọng, gian lận thuế trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu; phát hiện các trường hợp vi phạm... từ đó áp dụng các biện pháp xử lý triệt để. 1.2.3.3. Hoàn thuế Hoàn thuế cho DN xuất nhập khẩu cũng là thể hiện trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc tạo thuận lợi cho DN để tái sản xuất, kinh doanh khi họ đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nay chính đáng được hưởng quyền lợi hoàn thuế. Các trường hợp được hoàn thuế, thủ tục hoàn thuế được quy định cụ thể tại mục 6, phần V, Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính [6] nay là mục 6, phần V, Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính [9] 1.2.4. Chế độ miễn, giảm thuế Chính sách miễn, giảm nhằm thực hiện các mục tiêu ưu đãi thuế của Nhà nước đối với một số đối tượng và đảm bảo thực hiện đúng các thông lệ, tập quán thương mại quốc tế. Miễn thuế là hình thức ưu đãi thuế mà Chính phủ cho phép cơ sở kinh doanh có hoạt động nằm trong quy định miễn thuế không phải trả thuế cho hoạt động này. Các trường hợp được miễn thuế, xét miễn thuế, thủ tục miễn thuế, thủ tục xét miễn thuế; các trường hợp được xét giảm thuế, thủ tục xét giảm thuế; các trường hợp được hoàn thuế, thủ tục hoàn thuế được quy định cụ thể tại mục 3,4,5 phần V Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính [6] nay là mục 3,4,5 phần V, Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính [9] . 1.2.5. Kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế 18
  • 19. Mục đích: Kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế nhằm xác định mức độ chính xác, trung thực của việc kê khai về hàng hoá, tự tính và nộp thuế, mức độ chấp hành pháp luật của DN, làm cơ sở cho việc truy thu, truy hoàn tiền thuế, xác định mức độ ưu tiên trong quản lý của Hải quan đối với hàng hoá XK, NK của DN và xử lý vi phạm pháp luật về thuế. Trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến đối tượng nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Căn cứ vào kết quả kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế, cơ quan hải quan xử lý các hành vi vi phạm theo quy định. Công tác kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế được quy định cụ thể tại phần VI, Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính [6] nay là phần VI, Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính [9] . 1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TỈNH TRONG NƯỚC VỀ THU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU 1.3.1. Kinh nghiệm thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Cục Hải quan Đồng Nai. Hải quan Đồng Nai là một Cục Hải quan lớn của Việt Nam, với địa bàn hoạt động rộng, có 19 đơn vị trực thuộc, làm thủ tục cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Thuận với lượng hàng hóa có giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm gần 10% tổng kim ngạch của cả nước, số thu thuế xuất nhập khẩu luôn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao. Trong thời gian qua, dù gặp phải không ít khó khăn nhưng tập thể cán bộ công chức Cục Hải quan Đồng Nai đã nỗ lực đoàn kết, phát huy sức mạnh, trí tuệ tập thể để vững bước đi lên. Với quyết tâm không ngừng đổi mới để phát triển, từ một đơn vị “sinh sau đẻ muộn” của ngành Hải quan, Cục Hải quan Đồng Nai đã từng bước khẳng định mình và đã ghi được những dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển, được xem là một trong các đơn vị tiên phong của ngành Hải quan trong ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Để hoàn thành công tác thu thuế XK, thuế NK của mình, Cục Hải quan Đồng Nai đã chủ động, sáng tạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn. Trong thời gian qua, Cục Hải quan Đồng Nai đã xây dựng thành công trang Website phục vụ cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ công chức của Cục có nguồn tra cứu văn bản, biểu thuế ... phục vụ công tác nghiệp vụ. Trang Web này luôn được cập nhật văn bản và có hệ thống, các văn bản được lưu trữ một cách khoa học, logic, dễ tra cứu. Trên trang Web còn có diễn đàn trao đổi vướng mắc khi thực hiện thủ tục hải quan giữa doanh nghiệp và Cục Hải quan 19
  • 20. Đồng Nai. Nhờ đó mà Cục Hải quan Đồng Nai đã nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp để quản lý tốt hơn, được cộng đồng doanh nghiệp ca ngợi là điểm sáng trong cải các thủ tục hành chính. Cũng qua trang Web này, cán bộ công chức của Cục Hải quan Đồng Nai luôn nắm vững chế độ chính sách của Nhà nước về thuế XK, thuế NK, nhờ đó mà triển khai các nghiệp vụ một cách tự tin, các trường hợp thu nhầm hoặc bỏ sót thuế rất ít xảy ra. 1.3.2. Kinh nghiệm thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục Hải quan Nam Định. Chi cục Hải quan Nam Định là một đơn vị Hải quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn tỉnh Nam Định, thực hiện công việc chiếm tới 40% khối lượng công việc, số thu ngân sách đạt gần 20% số thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong Cục Hải quan Thanh Hóa. Bộ máy tổ chức của Chi cục Hải quan Nam Định được chưa thành hai Đội, Đội Tổng hợp và Đội nghiệp vụ, gồm 31 người. Hiện nay, Chi Cục Hải quan Nam Định đang cố gắng phấn đấu thực hiện được chiến lược của Đảng là hiện đại hoá hải quan theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng nguồn thu cũng như hiệu quả trong khâu kiểm soát cửa khẩu với phương châm hành động của Ngành là: “chuyên nghiệp – minh bạch – hiệu quả”. Trong dài hạn, Chi cục đang cố gắng thực hiện theo phương hướng, tầm nhìn, chiến lược, tuyên ngôn mà toàn ngành đã đề ra: Quản lý hải quan hướng tới tạo điều kiện cho hoạt động XK, NK, đầu tư và dịch vụ; thực hiện hải quan điện tử, cơ quan hải quan hoạt động có tính chuyên nghiệp, minh bạch và liêm chính; Quản lý có hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu và giao lưu quốc tế, tạo điều kiện cho thương mại và sản xuất phát triển; Bảo vệ và góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế thế giới; Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách; Chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng; Góp phần bảo vệ chủ quyền kinh tế, an ninh quốc gia, an toàn xã hội; Phục vụ quản lý kinh tế xã hội. Về mục tiêu trong ngắn hạn của Hải quan Nam Định là từng bước hiện đại hoá các thủ tục hải quan, đào tạo một lớp đội ngũ cán bộ đầy đủ năng lực… thông qua các chương trình dự án như: thủ tục hải quan “một cửa”, khai hải quan từ xa thông qua mạng Internet… nhằm thu hút các doanh nghiệp mở tờ khai, cũng như xuất nhập hàng hoá qua cửa khẩu hoàn thành tốt chỉ tiêu mà nhà nước đã đặt ra. Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, Chi cục Hải quan Nam định luôn chủ động, sáng tạo trong tổ chức công việc nghiệp vụ, động viên, khích lệ, tạo niềm tin cho cán bộ công chức trong toàn Chi cục. Đoàn viên thanh niên của Chi cục ngoài việc tạo thuận lợi đối với các DN đang làm thủ tục tại Chi cục, còn được giao nhiệm vụ khảo sát các DN có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn đang làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu, các tỉnh khác ... để động viên về làm thủ tục tại Chi cục nhằm làm tăng nguồn thu nộp ngân sách trên địa bàn 20
  • 21. quản lý. Đồng thời đoàn viên thanh niên của Chi cục còn được giao nhiệm vụ tìm kiếm giá các mặt hàng mới trên Internet để quy đổi ra giá CIF Việt Nam nhằm bổ sung vào danh mục hàng nhập khẩu trọng điểm cấp Cục. Ngoài ra trong các năm qua, Chi cục Hải quan Nam Định luôn có số thuế truy thu qua tham vấn giá là rất lớn. Bằng cách này Hải quan Nam Định đã chủ động được nguồn thu thuế và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu thuế của mình. 1.3.3. Kinh nghiệm thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục Hải quan Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam Chi cục Hải quan Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam là một đơn vị Hải quan trực thuộc Cục Hải quan Thanh Hoá, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Mặc dù mới được thành lập từ năm 2007 đến nay, nhưng Chi cục đã được cộng đồng DN có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Nam đồng tình ủng hộ nhất là các DN có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 61% tổng số doanh nghiệp làm thủ tục tại Chi cục. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, ngay từ đầu năm Chi cục đã đề ra các biện pháp như: Công khai, minh bạch các chế độ chính sách về quy trình thủ tục hải quan, về thuế XK, thuế NK, các chính sách khác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như niêm yết tại trụ sở Chi cục. Để các doanh nghiệp nắm được chế độ chính sách về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai báo được kịp thời và chính xác, cũng như tránh được những vướng mắc có thể xảy ra trong quá trình khai báo làm thủ tục hải quan và nộp thuế của mình. Đồng thời, Chi cục thường xuyên tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, hiện đại hóa thủ tục hải quan bằng việc áp dụng khai báo thủ tục hải quan thông qua phần mềm khai báo từ xa, cũng như quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu bằng các phần mềm quản lý của Ngành, phần mềm số liệu xuất nhập khẩu, xử lý vi phạm …; Chi cục tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra để tránh các sai sót trong quá trình làm thủ tục hải quan có thể xảy ra, gây thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước; Thường xuyên làm việc với các cơ quan có liên quan như Ban quản lý các Khu công nghiệp, Sở Công thương, Sở Kế hoach và Đầu tư để nắm bắt các DN mới được cấp phép cũng như đang làm thủ tục XK, NK hàng hóa ở các cửa khẩu khác về làm thủ tục tại Chi cục … Từ kinh nghiệm của các địa phương trong việc thu thuế XK, thuế NK có thể rút ra cho Chi cục Hải quan Ninh Bình một số bài học sau: Một là: Tạo mọi điều kiện thuận lợi đối với hoạt động XK, NK, nhưng không được buông lỏng quản lý, phải đảm bảo khả năng kiểm tra, kiểm soát và chống gian lận thương mại, trốn thuế và tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế. Đồng thời thành lập 21
  • 22. Website và thông báo rộng rãi địa chỉ trang Web trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua diễn đàn trên trang Web cơ quan Hải quan sẽ kịp thời giải đáp các thắc mắc của các DN. Trang Web cần được cập nhật và lưu trữ các văn bản có hệ thống, dễ tra cứu, dễ sử dụng. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi biểu thuế thường xuyên thay đổi mức thuế suất, nhiều doanh nghiệp rất khó cập nhật qua các kênh thông tin khác, dẫn đến xác định không đúng số thuế phải nộp. Cục Hải quan Đồng Nai khai thác hiệu quả các tính năng ưu việt của Website vào khâu thu thuế là một minh chứng cho cách làm hiệu quả này. Hai là: Minh bạch hoá và công khai các chế độ chính sách về thuế XK, thuế NK cho cộng đồng DN trên địa bàn để họ có cơ sở tính toán trước lượng thuế phải nộp, chủ động trong việc lập phương án kinh doanh, tạo sự phối hợp tốt hơn giữa đối tượng nộp thuế và cơ quan hải quan, giảm thiểu các xung đột, tranh chấp không đáng có, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý của cơ quan hải quan thông qua phần mềm khai báo từ xa, góp phần giảm thiểu tối đa thời gian thông quan cho một lô hàng xuất nhập khẩu. Hệ thống này hạn chế sự tiếp xúc giữa cơ quan hải quan với DN, vừa giảm thiểu được tiêu cưc, vừa giảm chi phí đi lại không cần thiết, đồng thời giảm được biên chế cũng như chi phí quản lý cho DN. Đây là kinh nghiệm rất đáng học hỏi của Chi cục Hải quan Hà Nam. Nhờ những giải pháp này, Chi cục Hải quan Hà Nam có thể kiểm soát chặt chẽ lưu lượng hàng hoá XK, NK, đồng thời vẫn đảm bảo sự thông thoáng trong thông quan hàng hoá. Ba là: Phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể trong việc thu thuế XK, thuế NK. Kinh nghiệm tham gia của tổ chức Đoàn thanh niên ở Chi cục Hải quan Nam Định cũng là một cách nâng cao hiệu quả công tác thu thuế, góp phần làm tăng số thuế năm sau cao hơn năm trước. Đoàn thanh niên là tổ chức sôi nổi, nhiệt huyết, hơn nữa đây là một tập hợp những người trẻ có kiến thức về tin học, Internet nên khi giao công việc tra cứu giá các mặt hàng trên Internet để bổ sung vào dữ liệu giá tính thuế là rất phù hợp và bước đầu đã tỏ ra có hiệu quả, đảm bảo chủ động hơn trong khâu xác định trị giá tính thuế, tránh thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước và khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn để động viên họ về làm thủ tục là rất hiệu quả, đảm bảo chủ động được nguồn thu thuế. 22
  • 23. Chương 2 THỰC TRẠNG THU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH THỜI GIAN QUA 2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH NINH BÌNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU 2.1.1. Những đặc điểm tự nhiên của tỉnh Ninh Bình Tỉnh Ninh Bình nằm ở vùng cực nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp 2 tỉnh Hoà Bình và Thanh Hoá, phía Đông giáp tỉnh Nam Định, phía Nam giáp biển Đông. Ninh Bình có diện tích tự nhiên hơn 1.400 km², với bờ biển dài hơn 15 km. Toàn tỉnh có 67.000 ha đất nông nghiệp, trong đó đất canh tác 55.000 ha; đất lâm nghiệp 12.000 ha; rừng tự nhiên 10.400 ha và trên 20.000 ha diện tích núi đá vôi trữ lượng hàng chục tỉ m³ đá vôi; rừng núi chiếm 22% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao luu kinh tế và văn hoá giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc bộ với rừng núi rộng Tây Bắc của Tổ quốc. Trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10; 12A; 12B và đường sắt Bắc Nam chạy qua cùng hệ thống sông ngòi dày đặc nhu: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, Sông Vân... trở thành mạng lưới giao thông thuỷ, bộ rất thuận tiện cho giao luu phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh. Địa hình Ninh Bình phân chia thành ba vùng tương đối rõ nét, vùng đồi núi ở phía Tây và Tây Bắc; vùng đồng bằng và vùng ven biển phía Đông và phía Nam. Do phù sa bồi đắp hàng năm, đồng bằng tiến ra biển từ 80 - 100 m, tạo nên vùng đất mới phì nhiêu, màu mỡ. Mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng, song ba vùng có thể bổ sung hỗ trợ nhau để phát triển nền kinh tế hàng hoá toàn diện có cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ, hải sản, công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Cùng với tiềm năng về công, nông, lâm nghiệp, Ninh Bình còn có thế mạnh phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Ninh Bình có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như: Cố đô Hoa Lư (xã Trường Yên- Hoa Lư) là kinh đô của Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, 23
  • 24. hiện nơi đây có đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành; khu du lịch Tam Cốc- Bích Động (xã Ninh Hải - Hoa Lư) đã được tặng chỉ: "Nam thiên đệ nhị động" hay "Vịnh Hạ long cạn"; Vườn Quốc gia Cúc Phương (thuộc huyện Nho Quan) với diện tích rừng nguyên sinh khoảng 22.000 ha, có nhiều động thực vật quý hiếm, có cây Chò ngàn năm tuổi, có động Người xưa; khu hang động Tràng An - chùa Bái Đính, Nhà thờ đá Phát Diệm,... rất hấp dẫn khách du lịch. Vùng đất Ninh Bình thời xa xưa phần lớn là vùng ngập mặn thuộc huyện Chu Diên, quận Giao Chỉ. Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, Ninh Bình có nhiều tên gọi khác nhau như: Thế kỉ thứ X gọi là châu Trường Yên; thể kỉ XIII gọi là phố Trường Yên; thế kỉ XVIII (thời Hậu Lê) gọi là Thanh Hoa Ngoại Trấn; dưới triều nhà Nguyễn, thế kỉ XIX năm Gia Long thứ năm (1806), gọi là đạo Thanh Bình; năm Minh Mệnh thứ mười (1829) gọi là trấn Ninh Bình; năm Minh Mệnh thứ mười hai (1831) gọi là tỉnh Ninh Bình; năm 1976, tỉnh Ninh Bình hợp nhất với tỉnh Nam Hà thành tỉnh Hà Nam Ninh; năm 1992, tỉnh Ninh Bình được tái lập. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình có 6 huyện là Gia Viễn, Nho Quan, Kim Sơn, Hoa Lư, Yên Khánh, Yên Mô; một thị xã là Tam Điệp và một thành phố Ninh Bình với tổng số 144 xã, phường, thị trấn. Dân số toàn tỉnh hơn 90 vạn người, trong đó có 15% đồng bào theo đạo Thiên chúa, 2% đồng bào dân tộc. Tỉnh Ninh Bình có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Nhân dân Ninh Bình sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài ra còn làm các nghề truyền thống như: thêu ren ở Hoa Lư, dệt chiếu và làm hàng cói mỹ nghệ ở Kim Sơn, Yên Khánh.. [48]. 2.1.2. Những đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình 2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế Kinh tế tỉnh Ninh Bình tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 11,9%/năm, gấp gần 3 lần giai đoạn 1996 - 2000, cao hơn mức bình quân chung cả nước (7,5). Giai đoạn 2006 - 1010, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16,5%. Tăng trưởng bình quân của giá trị sản xuất các ngành đạt cao: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 4,3%, công nghiệp - xây dựng đạt 28,4% và dịch vụ đạt 19,1%. Cơ cấu kinh tế: công nghiệp - xây dựng: 48,9%, Dịch vụ: 35,3% và nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 15,8%. Bình quân GDP/người năm 2005 gấp 2,1 lần năm 2000, đạt 5,6 triệu đồng, nhưng chỉ bằng 53% so với mức chung của cả nước và bằng 54,2% của vùng đồng bằng sông Hồng. Giai đoạn 2006 - 2010, GDP/người tăng mạnh do quy mô nền kinh tế tăng nhanh và thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình. Năm 2010 GDP/người đạt mức 20,9 triệu đồng, gấp 2,5 lần so với năm 2005, bằng 92% bình quân vùng đồng bằng sông Hồng và bằng 94% bình quân chung của cả nước 24
  • 25. Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu và suy giảm kinh tế trong nước đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội địa phương trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế năm 2009 xuống thấp, chỉ đạt 15,4% (thấp nhất trong giai đoạn) nhưng hiện nay đang được phục hồi, tạo tiền đề để tiếp tục tăng cao trong các năm tiếp theo. Bảng 2.1. GDP tỉnh Ninh Bình so với đồng bằng Sông Hồng và cả nước Năm Ninh Bình ĐBSH Cả nước 2000 9,6 % 9,4 % 6,9% 2005 11,9 % 11,0 % 7,5% 2010 16,5 % 10,5 % 6,9% Nguồn: UBND tỉnh Ninh Bình [48] Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 32,9%/năm giai đoạn 2001 - 2005 ; giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 41,2%/năm, năm 2010 thu ngân sách đạt 3.100 tỷ đồng, gấp 5,6 lần so với năm 2005 qua đó đưa Ninh Bình trở thành tỉnh có mức thu khá trong cả nước. Tuy nhiên, thu chưa đáp ứng được nhu cầu chi (năm 2010 chi ngân sách là 5.200 tỷ đồng) [48]. Ngành công nghiệp giai đoạn 2001 - 2010 đã có bước phát triển nhanh, năm 2010 giá trị sản xuất đạt 10,61 nghìn tỷ đồng, gấp 11,4 lần so với năm 2000 (bình quân tăng 27,6%/năm). Trong đó giai đoạn 2006 - 2010 đã tăng mạnh hơn nhiều giai đoạn trước với tốc độ tăng bình quân 28,4%/năm - một kỷ lục trong phát triển của tỉnh. Tỷ trọng GDP của khu vực công nghiệp đã tăng mạnh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh (tăng từ 15,5% năm 2000 lên 32,4% năm 2010) nhờ mở rộng quy mô và nâng cao năng suất. Tuy nhiên, năng suất lao động ngành công nghiệp vẫn còn thấp so với tiềm năng do trình độ, kỹ năng của người lao động và việc ứng dụng khoa học công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu. Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất các ngành dịch vụ giai đoạn 2001 - 2010 đạt trên 15,5%, trong đó giai đoạn 2006 - 2010 tăng 19,12%. Đến năm 2010, giá trị sản xuất cố định của các ngành dịch vụ đạt gần 3.485 tỷ đồng, gấp hơn 4,2% so với năm 2000. Thương mại phát triển mạnh, giai đoạn 2006 - 2010, tổng mức bán lẻ hàng hoá trên địa bàn tăng bình quân 27%/năm. Dịch vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách tăng khoảng 10%/năm. Hạ tầng các ngành dịch vụ được đầu tư mạnh, nhất là tại các khu du lịch trọng điểm như: khu du lịch sinh thái Tràng An, núi chùa Bái Đính, Tam Cốc, Bích Động ... Năng lực, kết cấu hạ tầng các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, kho tàng, bến bãi được tăng cường đáng kể, góp phần vào tăng trưởng nhanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đã có bước phát triển mới, hàng hoá nông sản được thị trường trong nước và nước ngoài chấp nhận; đảm bảo yêu cầu về an ninh lương thực, tạo nền tảng để ổn định xã hội và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp còn 25
  • 26. phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết; chưa tạo được chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu nội ngành và khu vực nông thôn; sản xuất thuỷ sản còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh ... Đến nay, trong cơ cấu giá trị sản xuất thì nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng khoảng 85,2%, thuỷ sản đang có chiều hướng tăng mạnh nhưng chiếm tỷ trọng 12,9%, lâm nghiệp cơ bản duy trì giá trị sản xuất và hiện chiếm gần 1,9%. 2.1.2.2. Đặc điểm văn hoá - xã hội Tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở từ tháng 12/2002; có 7/8 huyện, thị xã và thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 100% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh có trường học cao tầng, kiên cố; 3 trường mầm non, 106 trường tiểu học và trường trung học cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế; có 49,7% trạm y tế có bác sĩ. Có 1622/1622 thôn, bản, phố xây dựng được hương ước, quy ước; có 4.192 gia đình văn hóa, 130 làng văn hoá và 90 cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hoá. Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển rộng khắp, có 17% dân số tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên; 12% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao, có 320 câu lạc bộ thể dục thể thao hoạt động thường xuyên; tại Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VI, đoàn vận động viên của Ninh Bình xếp thứ 24/64 đoàn tham gia. Việc thực hiện các chính sách xã hội đã có nhiều cố gắng, trong 2 năm qua, tỉnh đã đào tạo truyền nghề cho 58.000 người; giải quyết việc làm cho 38.625 lượt người, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm được 1,8%. Cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả của cơ quan hành chính các cấp. ủy ban nhân dân tỉnh đã tích cực chỉ đạo các ngành, các đơn vị thực hiện thống kê, rà soát thủ tục hành chính theo Quyết định số 30/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiến hành rà soát và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế "một cửa", tổ chức triển khai cơ chế "một cửa liên thông" trong một số lĩnh vực có đủ điều kiện. Kết quả là thủ tục hành chính ở nhiều cơ quan, đơn vị đã từng bước được đơn giản hoá, thời gian giải quyết công việc được rút ngắn, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức thực thi công vụ được nâng lên, bộ máy vận hành nhịp nhàng, thông suốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và DN. Tóm lại, kinh tế của tỉnh Ninh Bình tiếp tục được duy trì và phát triển với nhịp độ tăng trưởng khá; năng lực và trình độ của nhiều lĩnh vực kinh tế đã tăng lên đáng kể; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, từng bước khai thác và phát huy được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Tuy vậy, Ninh Bình vẫn là một tỉnh nghèo, tốc độ đô thị hóa còn chậm, sản xuất công nghiệp nhỏ bé so với khu vực và cả nước, các hiện tượng như buôn lậu, gian lận thương mại còn diễn biến phức tạp, thu nhập bình quân đầu người chưa cao... Những vấn đề trên đã tác động không 26
  • 27. nhỏ đến công tác thu thuế XK, thuếNK trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Yêu cầu đặt ra cho cơ quan hải quan làm sao để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, chống thất thu cho NSNN [48]. 2.2. THỰC TRẠNG THU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TÌNH NINH BÌNH Công tác thu thuế XK, thuế NK trên địa bàn tỉnh Ninh Bình do Chi cục Hải quan Ninh Bình tổ chức thực hiện và thu nộp thuế vào NSNN. Chi cục Hải quan Ninh Bình là trực thuộc Cục Hải quan Thanh Hoá, Chi cục được thành lập ngày 19 tháng 5 năm 1995 theo Quyết định số 198/QĐ-TCHQ của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan với chức năng, nhiệm vụ là quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Biên chế của Chi cục Hải quan Ninh Bình hiện nay có 20 người trong đó có 18 người làm công tác nghiệp vụ, 01 lái xe và 01 làm công tác tạp vụ. Theo quy trình nghiệp vụ hải quan, đơn vị phân chia theo các bộ phận sau: bộ phận tiếp nhận và đăng ký tờ khai, bộ phận kiểm tra thực tế hàng hoá, bộ phận tính thuế và bộ phận phúc tập hồ sơ hải quan. Hiện nay, Chi cục Hải quan Ninh Bình được trang bị 20 máy vi tính, đảm bảo mỗi công chức nghiệp vụ có 1 máy vi tính để thực hiện nhiệm vụ công vụ (trong đó 18 máy vi tính để bàn và 02 máy tính xách tay). Chi cục được trang bị trụ sở để làm việc, nhà công vụ để ở, hệ thống thông tin tiên tiến phục vụ khai báo từ xa và tiến tới năm 2012 thông quan điện tử. Chi cục được trang bị một máy chủ, một mạng nội bộ LAN phục vụ cho tra cứu văn bản toàn ngành, kết nối số liệu kế toán, số liệu về giá các mặt hàng, quản lý rủi ro... giữa các đơn vị trong toàn ngành, có đường truyền internet phục vụ nghiệp vụ chuyên môn sâu. Là một Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, thủ tục hải quan của các doanh nghiệp có hoạt động XK, NK là hàng hoá chuyển cửa khẩu, vì thế hoạt động XNK rất phức tạp và đa dạng có rất nhiều loại hình như: đầu tư, gia công, sản xuất xuất khẩu, kinh doanh, nhập trở lại, tạm nhập tái xuất ... mà khu vực kiểm tra thực tế hàng hoá là chân công trình, nơi sản xuất, vì thế việc quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Một điểm nữa là Biểu thuế, giá tính thuế chưa được có sự thống nhất, luôn có sự thay đổi, bổ sung dẫn đến khó khăn cho công tác cập nhật và xác định thuế suất và giá tính thuế. Việc áp dụng Biểu thuế có trường hợp có thể áp dụng nhiều thuế suất khác nhau cho một mặt hàng. Trong khi đó thị trường Ninh Bình lại nhỏ, đang kêu gọi nguồn thu nên có doanh nghiệp ở ngoài tỉnh về làm thủ tục hải quan để nộp thuế cho tỉnh nhà lại đang gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ hàng hoá dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế, có doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu có phát sinh thuế không mang hàng về địa phương tiêu thụ. Có hai doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang nợ đọng thuế lại lâm vào tình trạng phá 27
  • 28. sản, giải thể. Do đó việc thu thuế XK, thuế NK, đôn đốc nợ đọng thuế, chống gian lận thương mại trên địa bàn còn gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài những khó khăn trên, Chi cục Hải quan Ninh Bình cũng có những thuận lợi nhất định. Về cơ bản lực lượng hải quan đã được đào tạo cơ bản qua trường lớp nghiệp vụ hải quan, trình độ giác ngộ cao, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, bên cạnh đó được sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành có liên quan và nhất là sự kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo của lãnh đạo Cục Hải quan Thanh Hoá cộng với sự đồng tình ủng hộ về công tác thu nộp thuế XK, thuế NK của các DN trong và ngoài tỉnh. 2.2.1. Đối tượng nộp thuế Nhằm tăng cường hoạt động quản lý ĐTNT, Chi cục Hải quan Ninh Bình đã xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống thông tin của ĐTNT và quá trình chấp hành pháp luật về hải quan của ĐTNT. Hệ thống dữ liệu bao gồm: danh sách các DN bị cưỡng chế làm thủ tục hải quan; danh sách các DN nợ thuế quá hạn, cưỡng chế; thời gian hoạt động xuất nhập khẩu của DN; mặt hàng kinh doanh; thông tin vi phạm pháp luật về hải quan của các DN: trốn thuế, gian lận thuế, buôn lậu... Sau khi có Luật Quản lý thuế, Luật Thuế XK, thuế NK và các Nghị định của Chính phủ, cùng các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành có trách nhiệm, Chi cục Hải quan Ninh Bình đã tích cực tổ chức cho cán bộ tập huấn nghiệp vụ theo quy định mới. Nhờ có chuẩn bị tốt cho hoạt động quản lý ở khâu kê khai thuế XK, thuế NK nên công việc ở đây đã đi vào nề nếp. Cụ thể là: theo quy trình, khi tiếp nhận hồ sơ khai báo thuế của người nộp thuế, lãnh đạo Chi cục căn cứ tính chất của bộ hồ sơ khai thuế, trình độ năng lực của công chức thừa hành để phân công công việc tiếp nhận hồ sơ. Theo khoản 4, Điều 3, Thông tư số 194/2010/TT-BTC, công chức hải quan xác định đối tượng chịu thuế (hàng hoá xuất nhập khẩu), để xác định thời hạn nộp thuế theo Điều 18 của Thông tư số 194/2010/TT-BTC; thứ tự thanh toán tiền thuế theo Điều 42, Luật Quản lý thuế; cưỡng chế thuế làm thủ tục hải quan theo Điều 93, Luật Quản lý thuế. Khi đối tượng đủ điều kiện để đăng ký tờ khai hải quan thì công chức hải quan kiểm tra sơ bộ hồ sơ khai thuế, nếu thấy hợp lệ thì chấp nhận khai báo của người nộp thuế trên hệ thống máy tính của cơ quan hải quan, còn nếu thấy bộ hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì yêu cầu người nộp thuế bổ sung hoặc khai báo lại. Khi công chức hải quan chấp nhận khai báo của người nộp thuế, hệ thống quản lý rủi ro sẽ tự động cấp số tờ khai hải quan cho hồ sơ khai thuế của ĐTNT và phân luồng ở một trong ba mức : xanh, vàng, đỏ. Sau khi có số tờ khai và hệ thống quản lý rủi ro đã phân luồng thì công chức hải quan ra chứng từ ghi số thuế phải thu và thời hạn nộp thuế lưu cùng bộ hồ sơ khai thuế. 28
  • 29. Luồng xanh: Công chức hải quan kiểm tra sơ bộ, chấp nhận thông quan hàng hoá trên cơ sở thông tin khai hải quan của DN; Luồng vàng: Công chức hải quan kiểm tra chi tiết chứng từ giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan trước khi thông quan hàng hoá. Công chức hải quan kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, kiểm tra số lượng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, tính đồng bộ giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan; kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý XK, NK, chính sách thuế và các quy định khác của pháp luật. Luồng đỏ: Công chức hải quan kiểm tra chi tiết chứng từ giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hoá. Công chức hải quan kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, kiểm tra số lượng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, tính đồng bộ giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan; kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý XK, NK, chính sách thuế và các quy định khác của pháp luật; Kiểm tra thực tế hàng hoá: kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ của hàng hoá. Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hoá với hồ sơ hải quan. Trên thực tế, mặc dù đã được cơ quan hải quan phân luồng hồ sơ khai thuế để phân biệt mức độ kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra hàng hoá, nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp lợi dụng sự phân luồng hồ sơ khai thuế để gian lận, trốn thuế. Chính vì thế, thông qua công tác thu thập và quản lý thông tin rủi ro, Chi cục Hải quan Ninh Bình đã thực hiện việc chuyển luồng từ luồng xanh sang luồng vàng, từ luồng vàng sang luồng đỏ hoặc từ luồng xanh sang luồng đỏ. Kết quả việc chuyển luồng đã phát hiện và ngăn chặn được biểu hiện vi phạm của các DN. * Hàng hoá xuất nhập khẩu làm thủ tục tại Chi cục Hải quan Ninh Bình Trong những năm gần đây hoạt động XK, NK trên địa bàn Ninh Bình có sự tăng trưởng khá mạnh mẽ, kể cả về số lượng hàng hoá và kim ngạch XK, NK. Tổng kim ngạch hàng hoá XK, NK làm thủ tục tại Chi cục Hải quan Ninh Bình trong những năm gần đây được thể hiện trong bảng 2.2: Bảng 2.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu từ năm 2006 - 2011 Đơn vị tính: triệu USD Năm Kim ngach XK Kim ngach NK Tổng kim ngạch XNK So sánh với năm trước 2006 20,6 69,7 90,3 121,3% 2007 42,9 81,6 124,5 137,8% 2008 44 127,1 171,1 137,4% 2009 38,4 247,3 285,7 167% 2010 84,2 396,6 480,8 168,3% 2011 143,5 288,7 432,2 90% Nguồn: Số liệu báo cáo của Chi cục Hải quan Ninh Bình [18] 29
  • 30. Qua số liệu ở bảng 2.2 ta thấy kim ngạch xuất nhập khẩu năm sau cao hơn năm trước, điều đó phù hợp với xu thế phát triển chung, chứng tỏ việc mở rộng giao lưu hàng hoá với các nước ngày càng phát triển. Trong các năm 2006, 2007 và 2008 kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng ở mức trên 20%/năm, nhưng số tăng không đột biến. Giai đoạn 2009 đến 2010 kim ngạch tăng rất mạnh, đặc biệt là năm 2009 tăng 67% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 68,3% so với năm 2009. Nguyên nhân của sự tăng đột biến này là cuối năm 2008 tỉnh Ninh Bình phê duyệt xây dựng 03 nhà máy xi măng và nhà máy đạm Ninh Bình. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu qua Chi cục Hải quan Ninh Bình như sau: - Hàng xuất khẩu: hàng nông sản thực phẩm; hàng gia công xuất khẩu; hàng mây tre đan; hàng thêu ren, khoáng sản … - Hàng nhập khẩu: phôi thép; máy móc thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định; hàng lâm sản; ô tô, xe máy nguyên chiếc; nguyên liệu phục vụ ngành may... Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Ninh Bình ngày càng tăng, điều đó chứng tỏ rằng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu qua chi cục ngoài cửa khẩu tăng, Hải quan Ninh Bình đã có những biện pháp đúng đắn để thu hút DN về làm thủ tục. Song điều này cũng đặt ra một vấn đề quan trọng đó là làm thế nào để quản lý tốt số thuế xuất nhập khẩu, đảm bảo thu đúng, thu đủ thì chắc chắn sẽ mang lại số thu lớn cho NSNN trên địa bàn tỉnh. * Số lượng doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Trong giai đoạn 2006 - 2011 số lượng DN tham gia hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Ninh Bình không ngừng tăng nhanh. Có 103 DN thường xuyên làm thủ tục xuất nhập khẩu tại Chi cục, trong đó 13 DN nước ngoài chiếm 13 % và 90 DN trong nước chiếm 87 %, như: - Nhà máy ô tô Thành Công - Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường - Nhà máy xi măng The Vissai - Nhà máy đạm Ninh Bình - Nhà máy xi măng Duyên Hà - Nhà máy xi măng Hướng Dương - Nhà máy xi măng Hệ Dưỡng - Công ty TNHH ADM 21 - … 2.2.2. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 30