SlideShare a Scribd company logo
1 of 54
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***---------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM
VÀO NGA: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Văn Mạnh
Mã sinh viên : 1111110156
Lớp : Anh 6 - Khối 2 KT
Khóa : 50
Người hướng dẫn khoa học : TS. Vũ Thành Toàn
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN NGA.....................3
1.1. Khái quát chung về thị trường Nga ..............................................................3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội ..........................................................................3
1.1.2. Điều kiện kinh tế ........................................................................................4
1.2. Đặc điểm thị trường tiêu thụ thuỷ sản trong nước của Nga.......................6
1.2.1. Nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản của người dân Nga.........................................6
1.2.2. Thị hiếu tiêu dùng thuỷ sản của người dân Nga.........................................7
1.2.2.1. Tiêu chí lựa chọn thuỷ sản của người tiêu dùng Nga..............................7
1.2.3. Hệ thống kênh phân phối thuỷ sản...........................................................16
1.3. Thị trường thuỷ sản Nga..............................................................................18
1.3.1. Hoạt động đánh bắt thuỷ sản....................................................................18
1.3.2. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản .................................................................21
1.3.3. Hoạt động chế biến thuỷ sản ....................................................................23
1.4. Hoạt động nhập khẩu thuỷ sản của Nga.....................................................24
1.4.1. Kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nga..................................................24
1.4.2. Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu ......................................................25
1.4.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu và sản phẩm nhập khẩu chính từ các thị
trường này...........................................................................................................27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM
SANG NGA NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ...............................................................30
2.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.........................30
2.1.1. Vị thế ngành thuỷ sản Việt Nam trong tổng thể nền kinh tế quốc dân ....30
2.1.2. Tình hình sản xuất thuỷ sản của Việt Nam ..............................................31
2.1.3. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam............................................37
2.2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Liên bang Nga ..........41
2.2.1. Những nét chính trong thương mại Việt Nam – Liên bang Nga..............41
2.2.2. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nga.........42
2.3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nga...........55
2.3.1. Những yếu tố thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
sang Nga.............................................................................................................55
2.3.2. Những khó khăn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang Nga ..61
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN
VÀO THỊ TRƯỜNG NGA.....................................................................................72
3.1. Dự báo nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Nga trong thời gian tới...........72
3.2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường
Nga trong thời gian tới ........................................................................................73
3.2.1. Tạo nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng cao ..................................73
3.2.2. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa mặt hàng thủy sản .........................80
3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại ...............................................84
KẾT LUẬN..............................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ASEAN The Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
BAP Best Aquaculture Practices Thực hành nuôi trồng
thuỷ sản tốt nhất
CAGR Compound Annual Growth Rate Tỷ lệ tăng trưởng kép
hàng năm
CIA Central Intelligence Agency Cơ quan tình báo trung
ương
CV Cheval Vapeur Công suất
EU European Union Liên minh châu Âu
FAO Food and Agriculture Organization of
the United Nations
Tổ chức lương thực và
nông nghiệp Liên Hợp
Quốc
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ Quốc tế
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GMP Good Manufacturing Practices Hướng dẫn thực hành sản
xuất tốt
HACCP Hazard Analysis and Critical Control
Points
Phân tích mối nguy và
điểm kiểm soát tới hạn
NAFIQACEN Trung tâm kiểm tra chất
lượng và vệ sinh thuỷ sản
NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính
thức
SSOP Sanitation Standard Operating
Procedures
Quy phạm vệ sinh
TAC Total allowable catch Tổng sản lượng đánh bắt
cho phép
USDA GAIN United States Department of
Agriculture: Global Agriculture
Information Network
Cục thông tin nông
nghiệp toàn cầu, bộ Nông
nghiệp Hoa Kỳ
VASEP Vietnam association of seafood
exporters and producers
Hiệp hội chế biến và xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam
VietGAP Vietnamese Good Agricultural
Practices
Thực hành sản xuất Nông
nghiệp tốt ở Việt Nam
VPSS Veterinary and Phytosanitary
Surveillance Service
Cục kiểm dịch động thực
vật Liên bang Nga
WB World Bank Ngân hàng thế giới
XTTM Xúc tiến thương mại
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng
Bảng 1.1: Lượng thuỷ sản tươi sống tiêu thụ tại Nga qua các năm..........................10
Bảng 1.2: Lượng thuỷ sản tươi sống tiêu thụ bình quân đầu người theo nhóm qua
các năm......................................................................................................................12
Bảng 1.3: Dự báo tăng trưởng của từng loại thuỷ sản tươi sống, 2012 - 2017.........13
Bảng 1.4: Lượng thuỷ sản đóng gói được tiêu thụ qua các năm tại Nga..................13
Bảng 1.5: Lượng thuỷ sản đóng gói tiêu thụ bình quân đầu người theo từng nhóm
qua các năm tại Nga ..................................................................................................15
Bảng 1.6: Dự báo tăng trưởng của từng nhóm thuỷ sản đóng gói 2012 - 2017.......16
Bảng 1.7: Top 5 nhà bán lẻ lớn nhất tại thị trường thuỷ sản Nga, 2012...................17
Bảng 1.8: Lượng thuỷ sản nhập khẩu phân theo nhóm sản phẩm của Nga giai đoạn
2009 – 2013...............................................................................................................25
Bảng 2.1: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản phân theo vùng miền.................................35
Biểu đồ
Biểu đồ 1.1: GDP tính theo ngang giá sức mua của Nga qua các năm.......................4
Biểu đồ 1.2: Tỉ trọng từng nhóm thuỷ sản tươi sống................................................11
Biểu đồ 1.3: Tỉ trọng từng nhóm sản phẩm thuỷ sản đóng gói qua các năm............14
Biểu đồ 1.4: Sản lượng thuỷ sản khai thác tự nhiên tại Nga các năm gần đây.........18
Biểu đồ 1.5: Sản lượng đánh bắt theo từng loại thuỷ sản trong giai đoạn 2012 - 2013
...................................................................................................................................19
Biểu đồ 1.6: Tỉ lệ Khai thác thuỷ sản theo khu vực tại Nga năm 2013 ....................20
Biểu đồ 1.7: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tại Nga những năm gần đây ................22
Biểu đồ 1.8: Sản lượng thuỷ sản nhập khẩu của Nga trong thời gian qua................24
Biểu đồ 1.8: Các loại thuỷ sản được nhập khẩu chủ yếu ..........................................26
Biểu đồ 1.9: Giá trị nhập khẩu thuỷ sản từ các thị trường chính của Nga năm 2012 -
2013...........................................................................................................................27
Biểu đồ 2.1: Sản lượng thuỷ sản Việt Nam những năm gần đây..............................32
Biểu đồ 2.2: Sản lượng thuỷ sản khai thác theo ngành hoạt động............................33
Biểu đồ 2.3: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản..............................................................34
Biểu đồ 2.4: Kim ngạch và tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản..............................38
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng đóng góp trong tổng kim ngạch của từng loại thuỷ sản năm
2014 .......................................................................................................................39
Biểu đồ 2.6: Kim ngạch XNK Việt Nam - Liên bang Nga.......................................42
Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nga giai đoạn 2009
- 2014.........................................................................................................................43
Biểu đồ 2.8: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Nga năm 2014 theo tháng ..........44
Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong tổng kim ngạch xuất
khẩu sang Nga...........................................................................................................45
Biểu đồ 2.10: Sản lượng xuất khẩu thuỷ sản ............................................................46
Biểu đồ 2.11: cơ cấu thuỷ sản xuất khẩu sang nga, 2009 - T10/2013 ......................47
Biểu đồ 2.12: Sản lượng xuất khẩu cá phi lê sang Nga ...........................................48
Biểu đồ 2.12: Tỷ trọng của cá phi lê trong cơ cấu thuỷ sản xuất khẩu sang Nga.....49
Biểu đồ 2.13: Sản lượng xuất khẩu cá khô/ướp muối sang thị trường Nga..............49
Biểu đồ 2.14: Tỷ trọng cá khô/ướp muối trong cơ cấu thuỷ sản xuất khẩu..............50
Biểu đồ 2.15: Sản lượng xuất khẩu nhuyễn thể sang thị trường Nga .......................51
Biểu đồ 2.16: Tỷ trọng nhuyễn thể trong cơ cấu thuỷ sản xuất khẩu .......................51
Biểu đồ 2.17: Sản lượng xuất khẩu nhuyễn thể sang thị trường Nga .......................52
Biểu đồ 2.18: Tỷ trọng nhuyễn thể trong cơ cấu thuỷ sản xuất khẩu .......................53
Biểu đồ 2.19: Sản lượng xuất khẩu cá đông lạnh sang thị trường Nga ....................53
Biểu đồ 2.20: Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thuỷ sản chính sang thị trường Nga
...................................................................................................................................54
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Hệ thống kênh phân phối thuỷ sản tại Nga..............................................16
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, vai trò của
hoạt động xuất khẩu ngày càng trở nên quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Trong
hoạt động xuất khẩu của nước ta hiện nay, thủy sản vốn là mặt hàng đóng vai trò
chủ lực, cùng với những nhóm hàng trọng yếu khác như hàng điện tử, dệt may, giày
dép, đã và đang đóng góp đáng kể cho tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với
bờ biển dài trên 3000 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang),
trong vùng biển Việt Nam có trên 400 hòn đảo lớn nhỏ, là nơi có thể cung cấp các
dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sản phẩm khai thác, đánh bắt, đồng thời làm
nơi neo đậu cho tàu thuyền trong những chuyến ra khơi. Biển Việt Nam có nhiều
vịnh, đầm phá, cửa sông, là tiềm năng để Việt Nam phát triển hoạt động khai thác
và nuôi trồng thủy hải sản. Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm,
nguồn nhân lực dồi dào, cũng là những thuận lợi để ngành thủy sản Việt phát triển.
Nhờ những nỗ lực phát triển thị trường và đa dạng hóa sản phẩm, hàng thủy
sản Việt Nam đã có mặt trên rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. So với các thị
trường trọng điểm của thủy sản Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, có
thể nói, thị trường Nga là thị trường mới và tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam, tuy nhiên đây cũng là thị trường khó tính, với những yêu cầu rất khắt
khe, đặc biệt là về vấn đề chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, mặc dù tại thị trường
này, thời gian qua, chúng ta giành được những thành công nhất định trong xuất
khẩu nhưng đây cũng chính là một trong những thị trường mà hàng thủy sản của
Việt Nam gặp nhiều khó khăn nhất.
Thực tiễn hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam trong thời gian
gần đây, cùng với những tiềm năng và lợi thế về phát triển thủy sản của nước ta,
đang đặt ra cho chúng ta yêu cầu cần tiếp tục xây dựng những chương trình, đề ra
những chính sách cụ thể cho ngành thủy sản; bên cạnh đó, cần có những nghiên cứu
sâu để đánh giá chính xác thị trường thủy sản Nga trong những năm tới. Bởi đó, đề
tài : "Xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam vào Nga: Thực trạng và giải
pháp" được đưa ra nhằm góp phần nghiên cứu và xác định những căn cứ quan
2
trọng về xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường này; trên cơ sở đó, đề
tài góp phần đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản
sang thị trường Nga.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài: “Xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam vào Nga: Thực
trạng và giải pháp" được chọn nghiên cứu nhằm tìm hiểu thị trường Nga đầy tiềm
năng của Việt Nam trong những năm tiếp theo, từ đó tìm hiểu những thực trạng,
những khó khăn, những thách thức cũng như cơ hội cho ngành sản xuất xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất xuất
khẩu mặt hàng thủy sản sang thị trường này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị
trường Nga.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nga trong giai đoạn 2009 - 2014,
từ đó đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản
Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê,
phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp quy nạp, diễn dịch để giải quyết vấn
đề đặt ra.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục kèm theo, nội dung nghiên cứu
kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan thị trường thuỷ sản Nga
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nga
những năm gần đây
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
sang thị trường Nga trong thời gian tới
3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN
NGA
1.1. Khái quát chung về thị trường Nga
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội
Nga có tên đầy đủ là Liên bang Nga là một quốc gia nằm ở phía bắc lục địa
Á - Âu, thủ đô là Moskva. Nga là nước rộng lớn nhất thế giới, với diện tích
17.098.242 km², bao phủ hơn một phần chín diện tích lục địa Trái Đất. Lãnh thổ
nước Nga kéo dài toàn bộ phần phía bắc châu Á và 40% châu Âu, trải rộng trên 11
múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường khí hậu và địa hình (theo CIA, 2014). Lợi
thế đặc biệt về lãnh thổ giúp cho Nga trở thành nước có trữ lượng khoáng sản và
năng lượng lớn nhất thế giới, và được coi là một siêu cường năng lượng. Ngoài ra,
nước này có trữ lượng rừng lớn nhất thế giới và các hồ của Nga chứa xấp xỉ một
phần tư lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới.
Tính đến thời điểm ngày 1/7/2014, Nga là quốc gia đông dân thứ 9 trên thế
giới với 142.470.272 người, chiếm 2,03% dân số thế giới (theo CIA, 2014). Liên
bang Nga là một xã hội đa sắc tộc, là nơi sinh sống trên 190 nhóm sắc tộc và người
bản xứ khác nhau (theo Tổng điều tra dân số Nga, 2010). Tron đó, người Nga chiếm
77,7% dân số, người Tatar chiếm 3,7%, người Ukraina chiếm 1,4% (theo CIA,
2014). Mặc dù dân số Nga khá lớn, tuy nhiên mật độ dân số lại thấp bởi diện tích vĩ
đại của nước này. Dân cư tập trung đông nhất tại vùng châu Âu của Nga, gần dãy
Ural, và ở phía tây nam Siberia. Tại Nga, hiện có 73,8% dân số sống tại các khu vực
đô thị, và lượng cư dân thành thì tăng khoảng 0,13%/năm (theo CIA, 2014). Bên
cạnh đó, Nga cũng là một quốc gia đa tôn giáo. Cơ Đốc giáo, Hồi giáo, Do Thái
giáo và Phật giáo là các tôn giáo truyền thống của Nga. Chính điều này đã tạo cho
trường văn hoá Nga vô cùng phong phú và đa dạng.
Theo Hiến pháp năm 1993, Nga là Nhà nước Pháp quyền Dân chủ liên bang,
được cấu thành bởi 83 chủ thể là các khu vực lãnh thổ - hành chính gồm: 1 nước
cộng hoà, 46 tỉnh, 01 tỉnh tự trị, 09 vùng, 4 khu tự trị, 02 thành phố trực thuộc trung
ương là Moskva và Sankt-Peterburg (theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, 2012). Bộ máy
nhà nước được tổ chức theo hình thức Cộng hòa Tổng thống. Nga theo chế độ đa
đảng với 4 đảng phái lớn là đảng Nước Nga thống nhất, đảng Cộng sản Liên bang
4
Nga, đảng Dân chủ tự do Nga và đảng Nước Nga công bằng. Trong đó, đảng Nước
Nga thống nhất liên tục cầm quyền và chiếm ưu thế trong những năm gần đây.
1.1.2. Điều kiện kinh tế
Nga là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới với tổng giá trị sản phẩm quốc nội
(GDP), tính theo ngang giá sức mua, năm 2014 đạt 3559 tỷ USD (theo IMF, 2014).
Tính đến hết năm 2013, ngành nông nghiệp chiếm 3,9%, công nghiệp chiếm 36,3%
và dịch vụ giữ 59,8% trong tổng giá trị GDP (theo WB, 2013). Bình quân GDP đầu
người, tính theo ngang giá sức mua, đạt khoảng 25 nghìn USD/người.
Nguồn: IMF World Economic Outlook, October 2014
Thời gian vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga đang chậm lại. Trong
giai đoạn 2010 - 2012, GDP của Nga tăng trung bình khoảng 5,96%/năm. Đến năm
2014, do tác động của việc sụt giảm mạnh giá dầu thô và cấm vận kinh tế từ Mỹ và
EU dẫn đến tốc độ tăng trưởng GDP của Nga, tính theo ngang giá sức mua, chỉ còn
0,2%. Một điểm cần lưu ý khác là chỉ số lạm phát của nền kinh tế Nga đang tăng
cao trong vòng 3 tháng trở lại đây (theo trang thống kê điện tử Inflation.eu, 2015).
Theo trang tin của ngân hàng Trung ương Nga (2015), đến tháng 2/2015, chỉ số lạm
phát của Nga đang ở mức cao đột biến 16,2%, điều này làm giảm giá trị đồng rúp
Nga và đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập không tăng kịp mức
tăng của giá cả, đặc biệt là những người sống bằng thu nhập cố định như là những
người hưởng lương hưu hay công chức. Phúc lợi và mức sống của họ sẽ bị giảm đi.
3031
3227
3396
3492
3559
2600
2800
3000
3200
3400
3600
2010 2011 2012 2013 2014
GDP
(đơn
vị:
tỉ
USD)
Biểu đồ 1.1: GDP tính theo ngang giá sức mua của Nga qua
các năm
GDP
5
Bên cạnh đó, theo trang tin điện tử của cơ quan thống kê Liên bang Nga gks.ru
(2015), tỷ lệ thất nghiệp tại thời điểm tháng 1/2015 ở Nga đang ở mức 5,5% (không
trừ các yếu tố mùa vụ). Như vậy, có thể thấy tỷ lệ thất nghiệp ở Nga đang có xu
hướng tăng nhẹ so với mức trung bình 5,2% của năm 2014.
Xét về thương mại, chính sách thương mại của Nga vẫn mang tính bảo hộ
cao, đặc biệt đối với các mặt hàng nhạy cảm như ô tô, sắt, thép và nông sản… Năm
2014, tổng kim ngạch thương mại của Nga đạt 804,7 tỷ USD, chiếm 39,1% GDP
(tính theo giá hiện hành); giảm 6,9% so với kim ngạch năm 2013 (theo trang tin
điện tử gks.ru, 2014). Trong đó xuất khẩu đạt 496,7 tỷ USD, giảm 5,1% so với năm
2013; với các mặt hàng chính là dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ, khí tự nhiên,
kim loại, gỗ và sản phẩm gỗ, vũ khí, hóa chất. Theo số liệu thống kê của CIA
(2012), đối tác xuất khẩu chính của Nga là Hà Lan (chiếm 14,2% tổng giá trị xuất
khẩu), Trung Quốc (6,8%), Đức (6,8%). Nhập khẩu của Nga năm 2014 đạt 308,0 tỷ
USD, giảm 9,8% so với năm 2013; với các sản phẩm chính là máy móc và thiết bị,
ô tô, nông sản, hàng may mặc, hàng thuỷ sản. Các bạn hàng nhập khẩu lớn của Nga
gồm Trung Quốc (chiếm 16,6% tổng kim ngạch nhập khẩu), Đức (12,2%), Nhật
Bản (5%).
Một đặc điểm dễ nhận thấy trong nền thương mại của Nga qua giai đoạn
2013 - 2014 cũng như các giai đoạn trước, đó là kim ngạch xuất nhập khẩu luôn
chiếm tỉ trọng cao trong GDP (năm 2014 là 39,1%, năm 2013 là 41%) và cán cân
thương mại Nga thường xuyên thặng dư. Năm 2014, mức thặng dư là 188,7 tỷ USD,
tăng 3,7% so với năm 2013. Điều này chứng tỏ ngoại thương của Liên bang Nga đã
đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Các kết quả trên có được là nhờ vào một
loạt các chính sách của Chính phủ Nga về việc dỡ bỏ dần các rào cản đối với đầu tư
nước ngoài vào Nga, giảm dần hàng rào thuế quan vào Nga và đẩy mạnh việc xuất
khẩu hàng hoá, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Trong năm 2014, đồng rúp Nga trượt
giá khiến tổng giá trị xuất khẩu giảm sút so với năm 2013, tuy nhiên, cũng vì lí do
này, Nga hạn chế nhập khẩu hàng hoá hơn để tránh thâm hụt nguồn dự trữ ngoại tệ,
do đó, cán cân thương mại của Nga vẫn thặng dư với tỉ lệ tăng so với năm trước.
Vấn đề hạn chế nhập khẩu này có thể coi là một thách thức không nhỏ đối với các
bạn hàng nhập khẩu của Nga. Mặt khác, việc Nga cấm vận Mỹ và EU đối với một
6
số mặt hàng, trong đó có thuỷ sản lại là một cơ hội không nhỏ đối với các thị trường
xuất khẩu khác, bao gồm Việt Nam.
1.2. Đặc điểm thị trường tiêu thụ thuỷ sản trong nước của Nga
1.2.1. Nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản của người dân Nga
Thủy sản là thực phẩm phổ biến và được người tiêu dùng ưa thích tại Liên
bang Nga. Dựa trên kết quả nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA,
2014), tiêu thụ thủy sản bình quân của người dân Nga là khoảng 22 kg/người/năm.
Như một kết quả của các sáng kiến của Chính phủ Nga trong các quy định về ngành
thuỷ sản, cùng với những nỗ lực để tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản, mức tiêu
thụ nêu trên ở Nga được dự báo sẽ đạt 28 kg vào năm 2020. Theo báo cáo của
Honkanen (2010), khoảng 20% người tiêu dùng Nga (trong số những người được
hỏi) thích thực phẩm thủy sản. Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại
nước này đang có xu hướng tăng lên. Theo nghiên cứu của tổ chức Irish Food
Board (2014), thị phần của lượng thuỷ sản tiêu thụ tại Nga so với toàn ngành bán lẻ
đã tăng từ 7,4% của năm 2011 đến 8,2% vào năm 2012. Một trong những nguyên
nhân của sự gia tăng trên là do người tiêu dùng ngày càng chú ý hơn đến an toàn
thực phẩm. Bởi lẽ, người tiêu dùng Nga tin rằng, thuỷ sản tốt cho sức khoẻ hơn
những sản phẩm khác từ chăn nuôi. Thuỷ sản không chỉ đem hương vị thơm ngon
mà còn cung cấp nguồn giá trị dinh dưỡng cao. Thuỷ sản, cụ thể là cá không những
cung cấp nhiều đạm, vitamin và khoáng chất mà còn ít lượng mỡ béo chứa
cholesterol vốn có nhiều trong các loại thịt, không tốt cho tim mạch, đặc biệt với
người già. Ngoài ra, trong một số loại thuỷ sản như cá hồi, có chứa nhiều axit béo
Omega – 3, là loại axit béo lành mạnh vốn đã được chứng minh có tác dụng tốt cho
hệ tuần hoàn và não bộ, ức chế sự hình thành máu đông, cải thiện thị lực… Bên
cạnh đó, sự phong phú và đa dạng của thuỷ - hải sản cộng thêm việc chế biến trong
các món ăn khác nhau có thể thoả mãn khẩu vị của người tiêu dùng.
Ngoài ra, sự xuất hiện của những căn bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm
trong những năm trở lại đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người dân
Nga tăng dần lượng thuỷ sản tiêu thụ trong khẩu phần ăn của mình. Tuy nhiên, cũng
phải nói thêm rằng, việc tiêu thụ thuỷ sản tại Nga cũng như những quốc gia khác
7
trên thế giới vẫn chịu sự phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập của hộ gia đình cũng như
giá cả của các loại thuỷ sản.
1.2.2. Thị hiếu tiêu dùng thuỷ sản của người dân Nga
Nhắc đến khía cạnh này, có thể hiểu thị hiếu một cách đơn giản là xu hướng
ham thích, ưa chuộng, thường là của một số đông người và trong một thời kì nhất
định về một lối, một kiểu nào đó đối với những hàng hoá sử dụng hoặc thưởng thức
hằng ngày. Và trong trường hợp này, hàng hoá ở đây là thuỷ sản.
Thị hiếu của người tiêu dùng Nga đối với các sản phẩm thuỷ sản rất đa dạng
và phong phú, bởi lẽ, sản phẩm thuỷ sản được tiêu thụ ở Nga gồm nhiều loại, từ sản
phẩm rẻ tiền đến các sản phẩm đắt tiền, từ thuỷ sản tươi sống đến thuỷ sản đông
lạnh và thuỷ sản khô, từ thuỷ sản đóng hộp hay đóng túi, thuỷ sản được cắt khúc
trong sơ chế hay để nguyên con…
1.2.2.1. Tiêu chí lựa chọn thuỷ sản của người tiêu dùng Nga
Theo báo cáo tháng 1 năm 2011 về khảo sát người tiêu dùng thực phẩm Nga
của tổ chức Agriculture and Agri-food Canada, ước tính Nga có khoảng gần 140
triệu người tiêu dùng. Cũng theo báo cáo trên, tiêu chí tiêu dùng thực phẩm nói
chung và tiêu chí tiêu dùng thuỷ sản nói riêng mà đại bộ phận người tiêu dùng Nga
quan tâm đến đầu tiên là chất lượng sản phẩm mà không phải là giá cả, đặc biệt là
các sản phẩm nhập khẩu. Nguyên nhân là do Nga có khoảng 73% dân số sống ở
thành thị với nguồn thu nhập nhìn chung là cao và ổn định, họ mong muốn sản
phẩm có chất lượng cao để xứng đáng với đồng tiền họ phải trả và phải tốt cho sức
khoẻ khi tiêu dùng. Chất lượng của sản phẩm được xác định trên danh tiếng của sản
phẩm in trên nhãn mác hay xuất xứ của sản phẩm. Nói một cách cụ thể, các sản
phẩm thuỷ sản được nhập khẩu từ các nước xuất khẩu truyền thống hay được sản
xuất, phân phối từ những nhà chế biến, phân phối hàng đầu, hiển nhiên luôn có
được sự đón nhận của người tiêu dùng Nga và được tiêu thụ nhiều hơn. Chẳng hạn
như, sản phẩm cá hồi được nhập khẩu từ thị trường cá hồi truyền thống Na Uy - vốn
là đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất sang Nga trước khi bị cấm vận vào 8/2014,
luôn được ưa chuộng hơn và tin tưởng hơn về chất lượng so với sản phẩm cá hồi
được nhập khẩu từ Việt Nam.
8
Tiêu chí lựa chọn thuỷ sản tiêu dùng thứ hai mà người Nga quan tâm đó là
giá cả, nhất là với khoảng 27% dân số Nga sống ở khu vực nông thôn, thu nhập thấp
và không ổn định, và đặc biệt với 11,2% dân số sống dưới mức nghèo khổ ở Nga
(theo báo điện tử Rbth, 2012). Trong vòng 1 năm qua, nền kinh tế Nga có dấu hiệu
sụt giảm. Từ đầu năm 2014 là giai đoạn khó khăn của Nga khi đất nước này liên tục
đối mặt với những bất ổn: những lệnh trừng phạt từ phương Tây, giá dầu và khí đốt
giảm, đồng nội tệ lao dốc… Nội tệ mất giá đã khiến giá cả hàng hoá leo thang, nhất
là với những mặt hàng nhập khẩu trong đó có hàng thuỷ sản. Điều đó khiến cho giá
cả trở thành tiêu chí được người tiêu dùng Nga ngày một quan tâm nhiều hơn. Theo
đó, các hàng hoá nói chung và sản phẩm thuỷ sản nói riêng có nhãn hiệu ít nổi tiếng
hơn nhưng chất lượng đảm bảo và giá cả phải chăng đang và sẽ dần được lựa chọn
nhiều hơn tại các siêu thị hay cửa hàng bán lẻ.
Cũng theo báo cáo khảo sát của tổ chức Agriculture and Agri-Food Canada
(2011), một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng Nga sẵn sàng thay đổi thương hiệu
hàng hoá họ sử dụng theo những đợt giảm giá, khuyến mại. Đây sẽ lần một điểm
cần lưu ý cho các doanh nghiệp khi lựa chọn hình thức xúc tiến thương mại cho sản
phẩm của mình tại Nga.
1.2.2.2. Địa điểm mua sắm thuỷ sản
Theo báo cáo của tổ chức Agriculture and Agi-Food Canada (2011), việc
mua sắm tại các siêu thị, đại siêu thị đã trở nên phổ biến tại Nga, nhất là đối với khu
vực thành thị, nơi sinh sống của hơn 73% dân số Nga. Như vậy, có thể nói rằng địa
điểm mua sắm hàng hoá nói chung và thuỷ sản nói riêng hàng đầu của người dân
Nga phải kể đến là hệ thống các siêu thị lớn nhỏ rộng khắp cả nước. Siêu thị là nơi
mua sắm thuỷ sản nhằm phục vụ mực đích tự nấu nướng cho gia đình, bạn bè, trong
các bữa tiệc, ngày lễ, hay các nhà hàng mua nguyên liệu về để chế biến. Người dân
Nga cũng như các nước phương Tây, thường rất tin tưởng vào hệ thống phân phối,
bán lẻ qua các siêu thị, trung tâm mua sắm lớn về mặt chất lượng sản phẩm. Bởi lẽ,
ở Nga, Mỹ hay các nước châu Âu, các mặt hàng thuỷ sản cũng như thực phẩm khác,
trước khi được đưa vào các địa điểm tiêu thụ nói trên đều phải trải qua việc kiểm tra
vệ sinh an toàn thực phẩm, vốn luôn được thực hiện rất nghiêm ngặt và chặt chẽ.
Hơn nữa người dân Nga, nhất là người dân sống ở thành thị, với một cuộc sống bận
9
rộn, họ rất quý trọng thời gian, siêu thị là nơi họ có thể lựa chọn nhiều loại sản
phẩm cùng lúc một cách nhanh nhất. Tại đó, các sản phẩm thuỷ sản từ dạng tươi
sống, đông lạnh, đóng hộp hay đóng túi, cá, tôm hay nhuyễn thể, đều được bày bán
và sắp xếp ngăn nắp tại khu vực riêng của các siêu thị này với hệ thống làm lạnh,
bảo quản hiện đại, tạo ra sự tiện lợi tối đa cho người tiêu dùng.
Nếu như đại siêu thị và siêu thị đã trở thành phổ biến trong các đô thị, thì tại
các khu vực khác, nơi người tiêu dùng chủ yếu có mức thu thập dưới trung bình và
thấp, họ thường đến các cửa hàng bán lẻ, nhất là trong các dịp giảm giá, khuyến mại
để mua sắm. Dĩ nhiên, các sản phẩm thuỷ sản tại đây có mức giá phù hợp hơn với
túi tiền của họ.
Bên cạnh đó, cũng theo báo cáo của tổ chức Agriculture and Agri-Food
Canada (2011), trong thời gian vừa qua, việc bán thực phẩm qua mạng Internet (bao
gồm một số các mặt hàng thuỷ sản) đã gặt hái được những thành công nhất định,
đặc biệt là tại những thành phố lớn như Moskva hay Sankt-Peterburg, nơi ùn tắc
giao thông từ lâu đã trở thành một vấn đề phiền toái, phần nào khiến người tiêu
dùng ngại phải trực tiếp đi mua sắm ở các siêu thị - những nơi vốn đã rất đông đúc.
Hình thức mua sắm này tương đối tiện lợi khi người tiêu dùng chỉ việc chọn lựa sản
phẩm mình muốn trên website bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên, hình thức này cũng
có hạn chế khi nó chưa bao gồm các loại thuỷ sản tươi sống, mà chủ yếu là các loại
thuỷ sản đóng hộp, đóng túi.
1.2.2.3. Các loại thuỷ sản và nhóm sản phẩm thuỷ sản được ưa chuộng tại Nga
Theo báo cáo của USDA (2014), những loại thuỷ sản được ưa chuộng của
người dân Nga gần như vẫn giữ nguyên trong những năm qua và bao gồm cá trích,
cá minh thái, cá thu, cá hồi, cá hương và cá tầm (nuôi lấy trứng hoặc làm thương
phẩm). Những loại thuỷ sản ở phân khúc giá thấp như cá trích, cá minh thái…,
thường được tiêu thụ chủ yếu bởi những người có thu nhập trung bình và thấp ở khu
vực nông thôn. Trong khi đó, người tiêu dùng thành thị với mức thu nhập cao, lại ưa
chuộng những thuỷ sản cao cấp hơn như cá thu, cá hồi, cá tầm, tôm thương phẩm…
Theo nghiên cứu của Agriculture and Agri-Food Canada (2012), các loại thuỷ sản
cao cấp thường được người tiêu dùng thu nhập cao tiêu thụ từ một đến hai lần một
tuần, còn đối với người dân có thu nhập trung bình hoặc thấp, họ thường chỉ sử
10
dụng chúng làm thức ăn cho những ngày lễ tết hay các dịp đặc biệt, cụ thể là ở mức
trung bình một lần trong khoảng thời gian từ ba đến bốn tháng.
Một điểm quan trọng cần phải nhắc đến, đó là sự đa dạng và chất lượng sản
phẩm thuỷ sản ngày càng trở nên quan trọng đối với người tiêu dùng Nga. Để đáp
ứng nhu cầu này, các nhà cung cấp và phân phối, hệ thống các siêu thị, cửa hàng
bán lẻ đã cung cấp cho người dân một sự lựa chọn rộng rãi, bao gồm cả các loại
thuỷ sản truyền thống cũng như các mặt hàng ngoại lai. Nói cách khác, ngoài các
sản phẩm thường thấy như cá trích, cá thu, cá hồi, người tiêu dùng bây giờ có thể
thoải mái lựa chọn các loại thuỷ sản khác như các loại mực, ốc, sò, hàu…
Trên đây là các loại thuỷ sản được ưa chuộng tại Nga. Xét về nhóm sản
phẩm thuỷ sản được tiêu dùng tại thị trường này, ta có thể phân chia thành hai loại
hình sản phẩm chính đó là sản phẩm tươi sống (fresh) và sản phẩm đóng gói
(packaged).
Đối với nhóm các sản phẩm tươi sống (Fress fish and seafood), dựa trên báo
của Agriculture and Agri-Food Canada (2013), bảng dưới đây cho biết lượng tiêu
thụ cụ thể của nhóm này qua các năm (từ năm 2010 đến năm 2012 là số liệu thực tế,
từ năm 2013 đến năm 2017 là số liệu dự tính):
Bảng 1.1: Lượng thuỷ sản tươi sống tiêu thụ tại Nga qua các năm
(đơn vị: nghìn tấn)
2010 2011 2012 2013* 2014* 2015* 2016* 2017*
Loài giáp
xác
28,2 27,8 22,2 22,6 23,1 23,9 25,1 26,5
Các loại cá 2.115,8 2.274,5 2.383,7 2.490,9 2.590,6 2.720,1 2.869,7 3.033,3
Nhuyễn thể,
thân mềm
24,3 25,2 24,9 25,0 25,4 25,9 26,6 27,1
Tổng 2.168,3 2.327,5 2.430,8 2.538,6 2.639,1 2.769,9 2.921,4 3.086,9
(Lưu ý: *: năm dự tính)
Nguồn: Agriculture and Agri-Food Canada, 2013
11
Như vậy, có thể thấy rằng, những năm gần đây, các loại cá vẫn là lựa chọn
được ưu ái nhất, vượt trội hơn hẳn về mặt số lượng trong các loại thuỷ sản tươi sống
được tiêu thụ của người tiêu dùng Nga. Lượng cá tiêu thụ liên tục tăng qua các năm,
đồng thời, tỉ trọng nhóm sản phẩm cá luôn đạt ở mức rất cao và có xu hướng tăng
dần. Cụ thể, tỉ trọng của nhóm này đạt 97,6% vào năm 2010, đến năm 2012, con số
này tăng đến 98,06%, và được dự đoán sẽ dừng lại ở mức 98,26% vào năm 2017.
Bên cạnh đó, hai nhóm sản phẩm tươi sống còn lại là giáp xác và nhuyễn thể, thân
mềm có vẻ như chưa chiếm được thị hiếu của người tiêu dùng khi mức tiêu thụ gần
như không thay đổi trong những năm vừa qua, thậm chí còn giảm đối với nhóm
giáp xác. Cụ thể, lượng tiêu thụ các loại thuỷ sản giáp xác đã liên tục giảm từ 28,2
nghìn tấn (năm 2010) xuống còn 22,2 nghìn tấn (năm 2012). Cùng với sự gia tăng tỉ
trọng của nhóm sản phẩm cá là sự giảm xút tỉ trọng của hai nhóm thuỷ sản còn lại,
đó là mức giảm 0,39% từ 1,3% (năm 2010) xuống 0,91 (năm 2012) của nhóm giáp
xác và mức giảm 0,1% từ 1,1% (năm 2010) xuống 1% (năm 2012) của nhóm
nhuyễn thể, thân mềm. Mặc dù lượng tiêu thụ của hai nhóm thuỷ sản này được dự
báo sẽ có xu hướng tăng nhẹ trong thời gian tới, tuy nhiên do mức tăng còn thấp
hơn so với mức tăng của các sản phẩm cá nên tỉ lệ nêu trên có thể còn tiếp tục giảm
trong tương lai.
Nguồn: tác giả tự tổng hợp, 2015
Xét trên phương diện lượng tiêu thụ bình quân đầu người của người dân Nga
đối với từng nhóm thuỷ sản tươi sống ta có bảng số liệu sau đây:
0
20
40
60
80
100
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tỉ
lệ
%
Thời gian
Biểu đồ 1.2: Tỉ trọng từng nhóm thuỷ sản tươi sống
Giáp xác Cá Nhuyễn thể, thân mềm
12
Bảng 1.2: Lượng thuỷ sản tươi sống tiêu thụ bình quân đầu người theo nhóm
qua các năm
(đơn vị: kg/người)
2010 2011 2012 2013* 2014* 2015* 2016* 2017*
Loài giáp xác 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2
Các loại cá 14,8 15,9 16,7 17,4 18,0 18,9 19,9 21,0
Nhuyễn thể, thân
mềm
0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2
Tổng 15,2 16,3 17,1 17,8 18,4 19,3 20,3 21,4
(Lưu ý: *: năm dự tính)
Nguồn: Agriculture and Agri-Food Canada, 2013
Bảng số liệu trên đã thể hiện một cách chi tiết hơn lượng thuỷ sản tươi sống
trung bình được tiêu thụ theo từng loại của một người dân Nga. Theo đó, lượng cá
tiêu thụ bình quân đầu người tăng đều qua các năm trong giai đoạn từ 2010 – 2012,
và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Trong vòng 3 năm, lượng cá
trung bình mà một người dân Nga tiêu thụ đã tăng 1,9 kg. Điều này cho thấy người
tiêu dùng Nga ngày càng ưa chuộng hơn và nhận thấy rõ hơn giá trị của nhóm thuỷ
sản giàu dinh dưỡng này. Bên cạnh đó, thống kê cho thấy, lượng tiêu thụ bình quân
đầu người của các loại thuỷ sản giáp xác và nhuyễn thể, thân mềm không có sự thay
đổi trong thời gian vừa qua, cũng chưa có những dự báo cho những tín hiệu tích cực
hơn của tình trạng này trong những năm tiếp theo.
Tỷ lệ tăng trưởng của từng loại thuỷ sản tươi sống nêu trên trong giai đoạn
2012 – 2017 được dự báo cụ thể trong bảng sau:
13
Bảng 1.3: Dự báo tăng trưởng của từng loại thuỷ sản tươi sống, 2012 - 2017
(đơn vị: %)
Giáp
xác
Cá
Nhuyễn thể, thân
mềm
Tổng
Tỉ lệ tăng trưởng của cả giai đoạn
2012 – 2017
19,4 27,3 9,0 27,0
Tỉ lệ tăng trưởng kép (CAGR) 3,6 5,0 1,7 4,9
Nguồn: Agriculture and Agri-Food Canada, 2013
Có thể thấy rằng, theo dự tính, tỉ lệ tăng trưởng chung cho cả giai đoạn 2012
– 2017 cũng như tỉ lệ tăng trưởng kép, nhìn chung là tương đối cao, nhất là đối với
sản phẩm cá. Đây cũng là một điểm đáng chú ý trong khâu nghiên cứu thị trường
cho các nhà đầu tư cũng như các nhà xuất khẩu muốn thâm nhập thị trường này.
Đối với nhóm các sản phẩm đóng gói (Packaged fish and seafood) , bảng
dưới đây cho thấy số liệu thực tế trong giai đoạn 2010 – 2012 và số liệu dự báo
trong giai đoạn 2013 – 2017 về lượng thuỷ sản đóng gói được tiêu thụ tại Nga:
Bảng 1.4: Lượng thuỷ sản đóng gói được tiêu thụ qua các năm tại Nga
(đơn vị: nghìn tấn)
2010 2011 2012 2013* 2014* 2015* 2016* 2017*
Thuỷ sản ướp lạnh 282,8 290,5 298,3 305,6 314,2 323,3 331,1 343,3
Thuỷ sản đóng hộp/
được bảo quản 207,2 213,7 216,9 220,0 223,0 225,8 228,5 231,0
Thuỷ sản đông lạnh
đã qua chế biến
105,3 109,5 112,9 117,5 123,1 130,3 137,1 144,1
Tổng 595,3 613,7 628,1 643,1 660,3 679,4 698,7 718,4
(Lưu ý: *: năm dự tính)
Nguồn: Agriculture and Agri-food Canada, 2013
Trong giai đoạn 2010 – 2012, có thể thấy rằng tổng lượng thuỷ sản đóng gói
được tiêu thụ tại Nga liên tục tăng nhẹ. Tính riêng năm 2012, đã có 628,1 nghìn tấn
14
thuỷ sản đóng gói được tiêu thụ tại thị trường Nga, tăng 32,8 ngìn tấn (5,5%) so với
năm 2010. Tuy nhiên, khi so sánh tương quan giữa lượng thuỷ sản tươi sống và
thuỷ sản đóng gói được tiêu dùng tại Nga, rõ ràng, lượng thuỷ sản tươi sống luôn
nhiều gấp gần 4 lần so với lượng thuỷ sản đóng gói, và tỉ lệ này đang có xu hướng
tiến gần về 4 hơn. Cụ thể, hết năm 2010, lượng thuỷ sản tươi sống bán ra nhiều gấp
3,64 lần lượng thuỷ sản đóng gói; con số này đạt 3,87 tại thời điểm cuối năm 2012.
Điều này cho thấy, mặc dù người tiêu dùng Nga đã có xu hướng tiêu thụ nhiều hơn
đối với cả hai nhóm sản phẩm thuỷ sản, tuy nhiên, rõ ràng thuỷ sản tươi sống vẫn
được họ ưu tiên lựa chọn hơn.
Nếu như trong nhóm thuỷ sản tươi sống, các sản phẩm cá chiếm ưu thế gần
như tuyệt đối, đạt 98% (năm 2012), trong nhóm thuỷ sản đóng gói, tỉ trọng từng
nhóm sản phẩm lại được phân bổ đồng đều hơn trong những năm qua và trạng thái
ổn định này được dự tính sẽ được duy trì trong giai đoạn sắp tới. Ta có thể thấy điều
nay qua biểu bồ dưới đây:
Nguồn: tác giả tự tổng hợp, 2015
Như vậy, trong các sản phẩm đóng gói, nhóm sản phẩm ướp lạnh (Chilled)
được người tiêu dùng ưa chuộng nhất với tỉ trọng 47,5% (năm 2012), nhóm sản
phẩm đóng hộp/được bảo quản (Canned/preserved) là sự lựa chọn thứ hai với
35,5% (năm 2012) và nhóm sản phẩm đông lạnh đã qua chế biến (Frozen
47,5 47,33 47,49 47,52 47,58 47,59 47,67 47,79
34,8 34,82 34,53 34,21 33,77 33,25 32,7 32,15
17,7 17,85 17,98 18,27 18,65 19,16 19,63 20,06
0
10
20
30
40
50
60
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tỉ
lệ
%
Năm
Biểu đồ 1.3: Tỉ trọng từng nhóm sản phẩm thuỷ sản đóng gói
qua các năm
Ướp lạnh Đóng gói/ướp muối Đông lạnh/được chế biến
15
processed) được tiêu thụ ít hơn cả với 18% (2012). Trong giai đoạn tiếp theo 2013 –
2017, thị trường thuỷ sản đóng gói được dự tính sẽ chứng kiến sự giảm nhẹ trong tỉ
trọng của nhóm thuỷ sản ướp lạnh, đồng thời là sự đi lên của nhóm thuỷ sản đông
lạnh đã qua chế biến, trong khi đó các loại thuỷ sản đóng hộp/được bảo quản gần
như không có sự thay đổi trong tỉ trọng.
Sự ổn định của thị trường thuỷ sản đóng gói Nga được thể hiện chi tiết hơn
qua số liệu về lượng tiêu thụ bình quân đầu người trong bảng dưới đây:
Bảng 1.5: Lượng thuỷ sản đóng gói tiêu thụ bình quân đầu người theo từng
nhóm qua các năm tại Nga
(đơn vị: kg)
2010 2011 2012 2013* 2014* 2015* 2016* 2017*
Thuỷ sản ướp lạnh 2,0 2,0 2,1 2,1 2,2 2,3 2,3 2,4
Thuỷ sản đóng hộp/
được bảo quản 1,4 1,5 1,5 1,5 1,6 1,6 1,6 1,6
Thuỷ sản đông lạnh
đã qua chế biến
0,7 0,8 0,8 0,8 0,9 0,9 1,0 1,0
Tổng 4,1 4,3 4,3 4,4 4,7 4,8 4,9 5,0
(Lưu ý: *: năm dự tính)
Nguồn: Agriculture and Agri-Food Canada, 2013
Ta thấy rằng, trên phương diện bình quân đầu người, cả 3 nhóm thuỷ sản
đóng gói, nhìn chung đều có sự nhích lên về mặt số lượng. Sự tăng lên này, dù là
thực tế trong cả giai đoạn vừa qua (2010 – 2012) hay dự báo trong giai đoạn sau
(2013 – 2017) đều chưa thực sự đáng kể.
Cũng theo Agriculture and Agri-Food Canada (2013), tỉ lệ tăng trưởng bình
quân và chỉ số tăng trưởng kép trong giai đoạn 2012 – 2017 được ước tính như sau:
16
Bảng 1.6: Dự báo tăng trưởng của từng nhóm thuỷ sản đóng gói 2012 - 2017
(đơn vị: %)
Ướp
lạnh
Đóng hộp/được
bảo quản
Đông lạnh đã
qua chế biến
Tổng
Tỉ lệ tăng trưởng của cả giai
đoạn 2012 – 2017
15,1 6,5 27,6 14,4
Tỉ lệ tăng trưởng kép
(CAGR)
2,9 1,3 5,0 2,7
Nguồn: Agriculture and Agri-Food Canada, 2013
Kết thúc giai đoạn 2012 – 2017, tổng lượng thuỷ sản đóng gói được tiêu thụ
ước tính sẽ tăng trưởng với tỉ lệ tăng trưởng kép (CAGR) là 2,7%, đạt 718,4 nghìn
tấn. Nhìn chung, tỉ lệ này vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức 5% của nhóm thuỷ
sản tươi sống. Trong nhóm này, tuy rằng được dự tính vẫn chiếm thị phần nhỏ nhất
nhưng thuỷ sản đông lạnh đã qua chế biến lại có khả năng phát triển nhanh nhất với
tỉ lệ tăng trưởng kép đạt 5%. Giải thích cho điều này nằm ở xu hướng tiêu thụ thuỷ
sản hướng tới những sản phẩm tiện lợi hơn của người tiêu dùng thành thị, cụ thể
nhất phải kể đến 2 thành phố lớn là Moskva và Sankt-Peterburg, nơi mà những loại
thuỷ sản đã qua chế biến đã trở nên rất phổ biến.
1.2.3. Hệ thống kênh phân phối thuỷ sản
Theo báo cáo về thị trường thuỷ sản Nga của Bộ Thương mại và Đầu tư Anh
(2012), hệ thống kênh phân phối thuỷ sản của Nga bao gồm các nhà nhập khẩu, các
nhà phân phối (hay các nhà bán buôn) và các kênh bán lẻ. Cách thức hoạt động của
hệ thống phân phối theo sơ đồ như sau:
Sơ đồ 1.1: Hệ thống kênh phân phối thuỷ sản tại Nga
Nguồn: Bộ Thương mại và Đầu tư Anh, 2012
Nhà nhập khẩu
Nhà phân phối/
bán buôn
Nhà bán lẻ
17
Thông thường, các nhà phân phối sẽ là các công ty riêng biệt với các nhà
nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với một vài nhà nhập khẩu lớn, thuỷ sản sẽ được trực tiếp
chuyển đến các kênh bán lẻ mà không qua các nhà phân phối khác. Tại thời điểm
năm 2012, ước tính có khoảng 1500 công ty tham gia vào việc nhập khẩu và phân
phối thuỷ sản tại Nga. Phần lớn các công ty này đều tập trung tại thủ đô Moskva -
điểm trung chuyển chính của đất nước. Bên cạnh đó, tại vùng Viễn Đông, thành phố
cảng Vladivostok sẽ là địa điểm phân phối chính.
Hệ thống các kênh bán lẻ là phương thức mà qua đó phần lớn lượng thuỷ sản
được bán ra tại Nga. Theo nghiên cứu của tổ chức Agriculture and Agri-Food
Canada (2013), xét trên phương diện số lượng, các nhà bán lẻ đóng góp 88% trong
tổng số lượng thuỷ sản bán ra của toàn thị trường Nga trong năm 2012. Trong khi
đó, dịch vụ ăn uống (nhà hàng, quán ăn) và các cửa hàng nhỏ lẻ giữ thị phần lần
lượt là 9,2% và 2,8%.
Mặc dù, về mặt tổng thể, có thể nói các nhà bán lẻ đang chiếm lĩnh thị
trường thuỷ sản Nga, tuy nhiên, về mặt đơn lẻ, không có nhà bán lẻ nào đang giữ
thế độc quyền trong ngành công nghiệp bán lẻ này. Nói cách khác, lĩnh vực phân
phối thuỷ sản tại Nga tương đối phân mảnh. Tổng thị phần của 5 nhà bán lẻ lớn nhất
chỉ chiếm 16,1% thị phần toàn ngành, cụ thể như trong bảng dưới đây:
Bảng 1.7: Top 5 nhà bán lẻ lớn nhất tại thị trường thuỷ sản Nga, 2012
Nhà bán lẻ
Tổng số cửa hàng
(nghìn cửa hàng)
Thị phần
(%)
X5 Retail Group 3.790 5,8
Magnit 6.884 5,3
Auchan 128 2,3
Dixy Group 1498 1,7
Metro Group 87 1,0
Tổng 6.749 16,1
Nguồn: Agriculture and Agri-Food Canada, 2013
18
1.3. Thị trường thuỷ sản Nga
1.3.1. Hoạt động đánh bắt thuỷ sản
Theo Globlefish (2005), trước khi Liên bang Xô Viết tan rã, ngành thuỷ sản
của Nga lớn thứ tư trên thế giới sau Nhật Bản, Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong đó,
Nga đóng góp một phần tư sản lượng thuỷ sản tươi sống và đông lạnh của thế giới
và khoảng một phần ba sản lượng cá đóng hộp. Theo FAO (2014), xét theo sản
lượng đánh bắt thuỷ sản, Nga hiện đang đứng thứ 5 thế giới về sản lượng thuỷ sản
đánh bắt trên biển (Marine capture fisheries) - hải sản và thứ 11 về sản lượng thuỷ
sản đánh bắt trong đất liền (Inland capture fisheries). Ngày nay, ngay cả khi xem xét
thực tế rằng Nga có một lãnh thổ nhỏ hơn đáng kể so với Liên Xô, Nga vẫn sở hữu
tiềm năng rất lớn cho ngành thuỷ sản phát triển khi có đường bở biển dài tới 37.653
km, kéo dài từ biển Baltic tới Thái Bình Dương và từ Bắc Băng Dương tới Biển
Đen. Nga tiếp giáp và có quyền khai khác với 12 biển và vùng biển, bao gồm: biển
Azov, biển Đen, biển Baltic, biển Barents, biển Trắng, biển Kara, biển Laptev, vùng
biển phía đông biển Siberi và Chukchi ở Bắc Băng Dương, biển Bering, vùng biển
Okhotsk và biển Nhật Bản ở Thái Bình Dương, biển Thái Bình Dương, và biển
Caspian. Ngoài ra, Nga có diện tích mặt nước rộng lớn, lên đến 720.500 km² cũng
là lợi thế đặc biệt cho ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản nước ngọt (CIA World
Factbook).
Nguồn: tổng hợp dữ liệu từ báo cáo của USDA
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA, 2014), sản lượng thủy
sản đánh bắt tự nhiên năm 2013 của Nga là tương đối ổn định ở mức 4,15 triệu tấn;
3,7
4
4,3
4,1 4,15
3
3,5
4
4,5
2009 2010 2011 2012 2013
triệu
tấn
Năm
Biểu đồ 1.4: Sản lượng thuỷ sản khai thác tự nhiên tại Nga
các năm gần đây (đơn vị: triệu tấn)
Sản lượng cá đánh bắt
19
thấp hơn 0,15 triệu tấn so với năm 2011. Tuy nhiên, mức này đã tăng nhẹ, cụ thể là
50 nghìn tấn so với mức 4,1 triệu tấn của năm 2012. Mặc dù, có sự ổn định xét về
mặt tổng sản lượng thuỷ sản đánh bắt đánh bắt tự nhiên tại Nga, tuy nhiên, sản
lượng đánh bắt theo từng loại thuỷ sản chủ chốt lại có sự thay đổi đáng kể trong
năm 2013, cụ thể sản lượng cá tuyết và cá trích tăng mạnh, mức tăng tương ứng là
54% và 60%, trong khi sản lượng cá hồi lại giảm 20% và sản lượng cá minh thái
giảm gần 5%.
Nguồn: USDA, 2014
Có thể thấy rằng, trong những năm vừa qua, cá minh thái, cá tuyết, cá trích
và cá hồi vẫn là 4 nhóm thuỷ sản hàng đầu của Nga về sản lượng khai thác tự nhiên.
Trong năm 2013, mặc dù có sự sụt giảm về sản lượng, cá minh thái vẫn đóng góp
37,5% tổng sản lượng đánh bắt thuỷ sản tự nhiên của Nga. Vị trí tiếp theo lần lượt
thuộc về cá tuyết Đại Tây Dương và Thái Bình Dương với 12,3% và cá trích với
11,4%. Cá hồi vốn là loại thuỷ sản được khai thác nhiều thứ 2 trong năm 2012, hiện
chỉ đứng thứ tư với 8,7%, tuy nhiên nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong ngành thuỷ
sản của Nga nhờ giá trị kinh tế cao mà nó mang lại. Bên cạnh đó, một số loại thuỷ
sản quan trọng khác như cá thu, cá ốt vảy nhỏ, cá thu đao Thái Bình Dương, cá
chim lớn, cá tuyết chấm đen và cua chiếm khoảng 23% tổng sản lượng.
1633
331 296
452
1398
1556
510 474
360
1252
0
500
1000
1500
2000
Cá minh thái Cá tuyết Cá trích Cá hồi Các loại thuỷ
sản khác
Nghìn
tấn
Biểu đồ 1.5: Sản lượng đánh bắt theo từng loại thuỷ sản trong
giai đoạn 2012 - 2013 (đơn vị: nghìn tấn)
2012 2013
20
Nguồn: USDA, 2014
Sản lượng khai thác tự nhiên thuỷ sản của Nga không chỉ có sự thay đổi
trong từng loại thuỷ sản chủ yếu mà còn thay đổi theo các khu vực đánh bắt chính.
Tại lưu vực Viễn Đông, năm 2013, ngư dân Nga đã đánh bắt được 2,805 triệu tấn cá
và thủy sản các loại, ít hơn 81.500 tấn so với năm 2012. Nguyên nhân của tình trạng
này này là do sự sụt giảm trong sản lượng đánh bắt cá hồi cũng như tổng sản lượng
đánh bắt cho phép (Total Allowable Catch - TAC) đối với cá minh thái ở biển
Okhotsk, biển Bering và biển Nhật Bản. Tuy nhiên, đây vẫn là khu vực đóng góp
lượng thuỷ sản đánh bắt nhiều nhất cho ngành thuỷ sản Nga, với xấp xỉ 68%.
Bên cạnh đó, tại lưu vực phía Bắc, sản lượng đánh bắt năm 2013 ước tính đạt
605.400 tấn, cao hơn 40.300 tấn so với năm 2012 nhờ sự gia tăng về sản lượng khai
thác cá tuyết và cá tuyết chấm đen.
Trong vùng biển Baltic, do sự sụt giảm trong sản lượng đánh bắt của loại cá
trích cơm và cá trích Baltic, sản lượng đánh bắt tự nhiên đã có sự giảm nhẹ trong
năm 2013 và ước tính đạt khoảng 40.100 tấn.
Điều kiện thời tiết thuận lợi từ đầu năm 2013 đã giúp sản lượng đánh bắt tại
biển Azov, biển Đen và biển Caspian tăng lên. Cụ thể, sản lượng tại biển Azov và
biển Đen ước tính đạt 29.900 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2012 và sản lượng
tại lưu vực biển Caspi là 39.600 tấn, tăng 4.400 tấn so với năm 2012.
Lưu vực Viễn
Đông, 68%
Lưu vực Bắc
Đại Tây
Dương, 12,5%
Các vùng đặc
quyền kinh tế
và vùng theo
quy định của
Công ước,
14,4%
Các lưu vực
nước ngọt, 3%
Các lưu vực
khác, 2,1%
BIỂU ĐỒ 1.6: TỈ LỆ KHAI THÁC THUỶ SẢN THEO KHU VỰC
TẠI NGA NĂM 2013 (ĐƠN VỊ: %)
21
Ngoài ra, tại các vùng khai thác của quốc gia khác (được điều chỉnh bởi
Công ước), ngư dân Nga đánh bắt khoảng 443.900 tấn thủy sản các loại, tăng
69.300 tấn so với năm 2012. Tại các vùng biển ngoài khơi mở, lượng khai thác tăng
21,5% so với năm 2012 và đạt mức 170.700 tấn.
1.3.2. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
Theo FAO, dựa trên địa điểm nuôi trồng thuỷ sản, Nga có 2 loại hình, đó là
nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt (Freshwater Aquaculture) và nuôi trồng thuỷ sản ven
biển (Marine Aquaculture – Mariculture). Diện tích mặt nước của Nga rất lớn, bao
gồm 22,5 triệu ha tổng diện tích các hồ, 4,3 triệu ha diện tích ao chứa nước, 960
nghìn ha hồ chứa nông nghiệp, 142,9 ha ao đầm, 523 nghìn km sông suối,… phù
hợp cho nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Tuy nhiên, thực tế việc nuôi trồng được tập
trung chủ yếu tại phần lãnh thổ Nga thuộc châu Âu (đặc biệt là khu vực phía tây
bắc, nơi nuôi trồng cá hương phát triển mạnh), phía nam Siberia, và vùng Viễn
Đông.
Vùng biển Nhật Bản, tỉnh Primorye là nơi có sản lượng nuôi trồng hải sản
lớn nhất của Nga. Ngoài vùng này, việc nuôi trồng hải sản cũng được tập trung phát
triển ở khu vực thuộc châu Âu, tương tự như đối với nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt;
cụ thể là ở khu vực biển Barents, biển Trắng và biển Đen, với các loại hải sản như
cá hồi, cá hương biển và vẹm vỏ xanh.
Cũng theo FAO, tại Liên Nga, có 4 loại hình hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
đó là: nuôi trồng thuỷ sản giống, nuôi trong ao đầm, nuôi trồng công nghiệp và nuôi
trồng với mục đích giải trí. Nuôi trồng thuỷ sản giống thực chất là tạo ra sự sinh sản
nhân tạo của cá và thuỷ sản khác trong điều kiện được kiểm soát và đưa những con
giống khả thi vào các vùng biển và vùng nước ngọt. Các loài thuỷ sản quan trọng
nhất được nuôi giống là các loại cua, các loại cá thịt trắng (như cá tuyết, các tuyết
chấm đen), cá hồi, một số loại cá ăn thực vật (như cá mè, cá trắm cỏ…) và tầm.
Loại hình nuôi trồng này đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp đáng kể vào tổng sản
lượng thuỷ sản đánh bắt hàng năm của Nga.
Loại hình nuôi trồng trong ao đầm vốn đóng vai trò chính yếu trong ngành
nuôi trồng thuỷ sản tại Nga. Loại hình này tập trung nhiều nhất ở miền Nam và
miền Trung của vùng liên bang Volga.
22
Lồng và bể với là những đơn vị sản xuất cho việc nuôi thuỷ sản công nghiệp.
Hình thức nuôi trồng này phát triển mạnh ở Cộng hoà Kareliya và vùng Leningrad
với Cá hương và cá tầm là hai loại thuỷ sản chính.
Việc nuôi thuỷ sản cho mục đích giải trí tại Nga thường được thực hiện trên
diện tích mặt nước nhỏ hơn 1 ha tại những nơi gần các thành phố lớn. Hiệu quả của
việc nuôi trồng này không nằm ở sản lượng cá mà được quyết định bởi doanh thu
dịch vụ mà nó mang lại.
Xét về tình hình cụ thể, theo số liệu của FAO (2014), sản lượng nuôi trồng
thuỷ sản toàn thế giới năm 2012 đạt 90,4 triệu tấn, giá trị 144,4 tỉ USD; trong đó có
23,8 triệu tấn các loại rong tảo. Nếu như ngành đánh bắt thuỷ sản của Nga đóng vai
trò quan trọng trong toàn ngành đánh bắt thuỷ sản của thế giới thì ngành nuôi trồng
thuỷ sản của Nga lại chưa làm được điều này. Năm 2012, sản lượng nuôi trồng thuỷ
sản của Nga chỉ đạt 146.455 tấn, chiếm khoảng 0,16% của toàn thế giới, với giá trị
490,3 triệu USD (FAO).
Nguồn: dữ liệu tổng hợp từ FAO
Nhìn chung, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tại Nga có xu hướng tăng dần
trong giai đoạn 2008 – 2012. Trong năm 2012, sản lượng nuôi trồng đã tăng đáng
kể, ở mức 16,8 nghìn tấn, tương đương với 13% so với năm 2011. Đây có thể coi là
dấu hiệu tích cực cho ngành nuôi trồng thuỷ sản Nga.
115,8 117,3 121
129,7
146,5
0
50
100
150
200
2008 2009 2010 2011 2012
Sản
lượng
nuôi
trồng
Năm
Biểu đồ 1.7: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tại Nga những
năm gần đây (đơn vị: nghìn tấn)
Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản
23
1.3.3. Hoạt động chế biến thuỷ sản
Theo báo cáo của cục thông tin nông nghiệp toàn cầu, bộ Nông nghiệp Hoa
kỳ (USDA GAIN, 2013), Ngành chế biến thủy sản của Nga vẫn chưa thực sự phát
triển, và điều này là một trong những nguyên nhân của sự sự gia tăng nhập khẩu các
sản phẩm thủy sản của Nga thời gian qua. Hệ thống cơ sở chế biến còn trong điều
kiện nghèo nàn, lạc hậu đã khiến cho Nga ở vị thế bất lợi khi cạnh tranh với những
nước sản xuất khác trên thế giới. Trong thực tế, một số lượng đáng kể các loại thuỷ
sản nhập khẩu vào Nga từ Trung Quốc đã thực sự được bắt ở Nga và sau đó được
vận chuyển đến Trung Quốc để chế biến. Chính phủ Nga đã cố gắng kiểm soát các
hoạt chế biến thuỷ sản tại nước ngoài này bằng cách đưa ra dự luật yêu cầu tất cả
thuỷ sản đánh bắt trong phạm vi lãnh thổ của Nga phải được thông quan bởi hải
quan Nga tại cảng, thay vì được phép vận chuyển trực tiếp từ các tàu biển. Thực tế
đã cho thấy hiệu quả của yêu cầu này khi sản lượng đánh bắt trở về cảng nhiều hơn,
và do đó đã làm lợi cho nhà chế biến tại các thành phố cảng như Vladivostok,
những nơi được báo cáo về sự gia tăng tính sẵn có cũng như sự giảm giá thành của
các sản phẩm thủy sản. Bên cạnh đó, ngày 7/3/2013, chính phủ Nga đã thông qua
nghị định đưa ra một chương trình để phát triển ngành thuỷ sản của Nga (Theo Irish
Food Board, 2014). Chương trình được lên kế hoạch trong giai đoạn 2013-2020 với
mục tiêu thay đổi trọng tâm của ngành thuỷ sản từ sản xuất và xuất khẩu nguyên
liệu thô thuần tuý sang tập trung vào tăng giá trị cho sản phẩm thuỷ sản, đưa vào
các công nghệ mới và khai thác bền vững.
Cũng theo USDA GAIN (2013), tại thời điểm tháng 11/2013, có 680 công ty
thuỷ sản lớn, trung bình và nhỏ đang hoạt động tại Nga. Cơ sở chế biến thủy sản lớn
nhất của Nga được đặt tại ở lưu vực Viễn Đông, nơi đóng góp 55% trong tổng năng
suất chế biến thuỷ sản cho nước này. Khoảng 19% sản lượng tiếp theo nằm tại lưu
vực phía Bắc, trong khi các lưu vực phía Đông và biển Caspia giữ 12% sản lượng
chế biến, và các lưu vực phía Nam chỉ chiếm 2%.
Ngoài ra, USDA GAIN (2013) cũng chỉ ra, trong năm 2012, sản lượng chế
biến thuỷ sản của Nga, bao gồm cả các sản phẩm đóng hộp đạt 3,6 triệu tấn, giảm
nhẹ 0,4% so với năm 2011. Trong đó, thuỷ sản đông lạnh chiếm ưu thế với 62,6%
(tương đương 2,2 triệu tấn); theo sau là các loại sản phẩm thuỷ sản khác với 21%,
24
thuỷ sản đóng hộp chiếm 4%, cá phi lê đông lạnh chiếm 2,5%, các sản phẩm thuỷ
sản mang tính ẩm thực (culinary products) và các loại thuỷ sản ướp muối
(preserves) với 1,1%.
Bên cạnh đó, trong năm 2012, sản lượng của nhóm thuỷ sản tươi sống và
ướp lạnh đạt 1,4 triệu tấn, giảm 1,2% so với năm 2011. Ba vùng liên bang Viễn
Đông, Đông Bắc và miền Nam đóng góp 95,2% vào sản lượng nêu trên với 1,3 triệu
tấn.
Tại thời điểm 2013, tuy rằng tỉ trọng trong tổng sản lượng chế biến còn thấp,
tuy nhiên phải kể đến nhóm sản phẩm cá phi lê với mức tăng trưởng cao nhất, ở
mức hơn 20% trong vòng 2 năm gần nhất; trứng cá và gan cá đông lạnh cũng tăng
trưởng tương đối cao ở mức 15% trong cùng khoảng thời gian trên (USDA GAIN,
2013). Nguyên nhân là do thói quen tiêu thụ thay đổi khi người tiêu dùng ngày càng
hướng đến những sản phẩm tốt cho sức khoẻ hơn.
1.4. Hoạt động nhập khẩu thuỷ sản của Nga
1.4.1. Kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nga
Theo Irish Food Board (2014), trong năm 2012, Nga nhập khẩu 2,55 tỉ USD
tổng giá trị thuỷ sản các loại, trở thành nhà nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 16 toàn thế
giới. Đến năm 2013, kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nga đạt 3 tỉ USD, tăng 450
triệu USD so năm 2012, tương đương với tỉ lệ tăng 17,6% (theo USDA GAIN, 2013
– 2014).
Về mặt sản lượng thuỷ sản nhập khẩu của Nga, nhìn chung, trong thời gian
qua, con số này có xu hướng tăng lên.
Nguồn: Nguyễn Văn Ngọc - Phạm Hồng Mạnh, 2014
2,026 2,081
2,656 2,781
1,765
2,71
27,63
4,71
0
10
20
30
0
1
2
3
2009 2010 2011 2012 10T/2013
%
Triệu
tấn
Biểu đồ 1.8: Sản lượng thuỷ sản nhập khẩu của Nga
trong thời gian qua
Sản lượng Tỷ lệ tăng trưởng
25
Trong khoảng thời gian 2009 - 2012, lượng thuỷ sản Nga nhập khẩu từ các
thị trường đã tăng 755 nghìn tấn, từ mức 2026 nghìn tấn (năm 2009) lên mức 2781
nghìn tấn (năm 2012), tương ứng với tỷ lệ tăng 37,26%. Tính trung bình, sản lượng
này tăng 9,32% mỗi năm. Xét riêng trong từng năm, tỷ lệ nói trên lại không có được
sự ổn định. Cụ thể, năm 2011, dễ thấy, là năm hoạt động nhập khẩu thuỷ sản vào
Nga tăng mạnh nhất với tỷ lệ tăng hơn 27%. Các năm còn lại, lượng thuỷ sản nhập
khẩu chỉ tăng trong khoảng từ 3% đến 5%.
1.4.2. Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu
Xét theo cơ cấu nhóm sản phẩm, trong giai đoạn từ năm 2009 đến tháng 10
năm 2013, các nhóm sản phẩm thuỷ sản Nga nhập khẩu chủ yếu bao gồm cá đông
lạnh, cá phi lê, cá tươi/ướp lạnh, tôm và nhuyễn thể (theo Nguyễn Văn Ngọc và
Phạm Hồng Mạnh, 2014).
Bảng 1.8: Lượng thuỷ sản nhập khẩu phân theo nhóm sản phẩm của
Nga giai đoạn 2009 – 2013
(đơn vị: tấn)
Năm 2009 2010 2011 2012 10 tháng đầu 2013
Cá sống 237 451 367 495 569
Cá tươi/
ướp lạnh
97.841 114.480 142.474 204.499 131.890
Cá đông lạnh 1.587.691 1.666.191 2.149.185 2.210.023 1.386.746
Cá phi lê 214.529 175.917 185.916 184.419 129.786
Cá khô/
muối
22.291 16.451 18.067 21.348 16.576
Tôm 64.224 74.021 86.894 83.359 68.571
Nhuyễn thể 39.373 33.805 72.946 76.655 30.424
Tổng 2.026.189 2.081.318 2.655.852 2.780.696 1.764.557
Nguồn: Nguyễn Văn Ngọc và Phạm Hồng Mạnh, 2014
Giai đoạn 2009 – 2013, nhìn chung, lượng nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản
đều có xu hướng tăng lên, trong đó, các sản phẩm cá đông lạnh luôn được Nga nhập
khẩu nhiều nhất và chiếm ưu thế hơn hẳn so với những sản phẩm còn lại. Cụ thể,
năm 2012, trong tổng số 2.780.696 tấn thuỷ sản được nhập khẩu vào Nga, có đến
26
2.210.023 tấn cá đông lạnh các loại, tương đương với 79,5% (giảm nhẹ 0,6% so với
năm 2011). Các sản phẩm cá tươi/ướp lạnh, cá phi lê, tôm và nhuyễn thể đóng góp
vào tổng sản lượng nhập khẩu với tỉ trọng là 7,4%, 6,6%, 3% và 2,8%. Khối lượng
nhập khẩu của nhóm các sản phẩm cá khô/muối chỉ chiếm khoảng 0,8%. Các nhóm
sản phẩm còn lại như các loại cá sống, giữ tỉ trọng rất nhỏ trong sản lượng nhập
khẩu thuỷ sản của Nga. Trong 10 tháng đầu năm 2013, tỉ trọng của từng nhóm sản
phẩm thuỷ sản nêu trên cũng không có sự thay đổi đáng kể.
Bên cạnh đó, báo cáo của cục thông tin nông nghiệp toàn cầu, bộ Nông
nghiệp Hoa kỳ (USDA GAIN, 2013) đã cho thấy sản lượng nhập khẩu các loài thuỷ
sản chính vào Nga trong giai đoạn 2011 - 2012, cụ thể như trong biểu đồ sau:
Nguồn: USDA GAIN, 2013
Như vậy, có thể thấy, các loại thuỷ sản được nhập khẩu nhiều nhất tại Nga
trong giai đoạn 2011 – 2012 là cá hồi và cái hương Thái Bình Dương, cá trích đông
lạnh, cá ốt vây nhỏ đông lạnh, cá mòi đông lạnh và cá thu đông lạnh. Trong đó, cá
hồi và cá hương Thái Bình Dương được nhập với khối lượng nhiều nhất và có sự
tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong vòng 2 năm. Cụ thể, lượng nhập cá này đã tăng 74
nghìn tấn từ 139 nghìn tấn của năm 2011 đến 213 nghìn tấn của năm 2012, tương
đương với tỉ lệ tăng rất cao ở mức hơn 53%.
Bên cạnh đó, lượng cá thu đông lạnh lại có xu hướng giảm rõ rệt nhất với
mức giảm 21 nghìn tấn, tương đương với mức giảm 20%. Ngoài ra, lượng cá trích
và cá mòi đông lạnh được nhập vào thị trường Nga trong năm 2012 cũng giảm hơn
139
107
45
69
106
213
96
50 62
85
0
50
100
150
200
250
Cá hồi và cá
hương Thái
Bình Dương
Cá trích đông
lạnh
Cá ốt vây nhỏ
đông lạnh
Cá mòi đông
lạnh
Cá thu đông
lạnh
Nghìn
tấn
Biểu đồ 1.8: Các loại thuỷ sản được nhập khẩu chủ yếu
2011 2012
27
10% so với năm 2011. Loại thuỷ sản đứng thứ 5 về sản lượng nhập khẩu là cá ốt
vây nhỏ đông lạnh lại chứng kiến sự tăng trưởng 11% cũng trong giai đoạn trên.
1.4.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu và sản phẩm nhập khẩu chính từ các thị trường
này
Về cơ cấu thị trường, theo báo cáo của USDA GAIN (2013, 2014), Na Uy,
Trung Quốc, Chile và Iceland vẫn là những quốc gia xuất khẩu nhiều thuỷ sản nhất
vào Nga trong giai đoạn vừa qua.
Nguồn: tổng hợp số liệu từ USDA GAIN, 2012 – 2013
Trong giai đoạn 2012 – 2013, Na Uy là quốc gia xuất khẩu nhiều thuỷ sản
vào Nga nhất, kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỉ USD vào năm 2012. Trong năm 2013,
kim ngạch đã tăng thêm 100 triệu USD, đạt 1,1 tỉ USD, tương đương với tỉ lệ tăng
10%. Tổng giá trị thuỷ sản nhập khẩu từ Na Uy của Nga năm 2012 chiếm 39,2%
tổng kim ngạch nhập khẩu của Nga. Đến năm 2013, tỉ lệ nêu trên giảm xuống chỉ
còn 36,7% do sự tăng mạnh giá trị trong nhập khẩu thuỷ sản của Nga từ một số thị
trường khác như Chile, Hoa Kỳ,… Theo Agriculture and Agri-food Canada (2013),
trong các loại thuỷ sản nhập khẩu của Nga từ Na Uy năm 2012, kim ngạch nhập
khẩu cá hồi tươi/ướp lạnh là lớn nhất, đạt 606,1 triệu đô la Canada (CAD), tương
đương với hơn 60% đóng góp vào tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Nga từ nước
này và tương đương với 22,9% tổng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nga. Kim
ngạch nhập khẩu cá hồi vân (cá hương) tươi/ướp lạnh từ Na Uy cũng tương đối
đáng kể khi ở mức 156,2 triệu CAD. Hiển nhiên, Na Uy là bạn hàng nhập khẩu
1000
298,1
125,6 158,1
1100
326,7 273,2
172,2
0
500
1000
1500
Na Uy Trung Quốc Chile Iceland
triệu
USD
Biểu đồ 1.9: Giá trị nhập khẩu thuỷ sản từ các thị trường chính
của Nga năm 2012 - 2013 (đơn vị: triệu USD)
2012 2013
28
chính của Nga đối với 2 loại thuỷ sản này. Bên cạnh đó, các loại thuỷ sản khác của
Na Uy như cá trích, cá thu hay các sản phẩm thịt cá đông lạnh cũng được xuất khẩu
nhiều sang Nga trong thời gian qua.
Đối tác nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 2 của Nga trong giai đoạn vừa qua là
Trung Quốc. Kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nga từ Trung Quốc đạt 298,1 triệu
USD năm 2012, chiếm 11,2% tổng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nga. Trong
năm 2013, kim ngạch nói trên tăng đến 326,7 triệu USD, đồng thời thị phần trong
tổng kim ngạch cũng tăng lên 12,8%. Trong các loại thuỷ sản xuất khẩu vào Nga
của Trung Quốc, nổi bật nhất là các loại tôm và cá phi lê đông lạnh với giá trị xuất
khẩu lần lượt là 59,6 triệu CAD và 48,2 triệu CAD (theo Agriculture and Agri-Food
Canada, 2013). Trong giai đoạn 2012 – 2013, Trung Quốc là nguồn cung cấp lớn
nhất của Nga đối với mặt hàng cá phi lê đông lạnh, và lớn thứ hai đối với tôm đông
lạnh (sau Canada). Tuy nhiên cũng cần nhắc lại rằng, một số lượng đáng kể các loại
thuỷ sản được đánh bắt tại Nga sau đó được chế biến tại Trung Quốc và nhập khẩu
trở lại Nga.
Năm 2013 đánh dấu sự tăng mạnh về kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nga
từ Chile khi kim ngạch này đã tăng 118% từ con số 125,6 triệu USD vào năm 2012
lên 273,2 triệu USD trong năm 2013, đưa nước này trở thành bạn hàng nhập khẩu
thuỷ sản lớn thứ 3 của Nga. Phần lớn lượng cá hồi vân và cá hồi đông lạnh được
nhập khẩu vào Nga có xuất xứ Chile.
Iceland là quốc gia xuất khẩu nhiều cá thu đông lạnh nhất vào Nga trong giai
đoạn vừa qua, với giá trị đạt 67,9 triệu CAD trong năm 2012 (theo Agriculture and
Agri-Food Canada, 2013). Từ 2012 – 2013, tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản từ nước
này của Nga đã từ mức 158,1 triệu USD, tăng 14,1 triệu USD lên mức 172,2 triệu
USD vào năm 2013, tương đương tỉ lệ tăng 9%.
Trong những năm vừa qua Việt Nam liên tục đứng trong top 10 đối tác nhập
khẩu thuỷ sản lớn nhất của Nga, cụ thể, Việt Nam đứng thứ 6 trong trong danh sách
này năm 2012 và đứng thứ 7 vào năm 2013 (theo Irish Food Board, 2014). Trong
đó, Việt Nam dẫn đầu về sản lượng cá tra phi lê đông lạnh xuất khẩu sang thị
trường này.
29
Ngoài ra, mặc dù, trước năm 2014, Na Uy là bạn hàng nhập khẩu thuỷ sản
hàng đầu của Nga, tuy nhiên trong năm 2014 đã có nhiều biến động xấu đối với các
mặt hàng thuỷ sản được Nga nhập khẩu từ nước này. Từ ngày 1/1/2014, hơn 90%
các nhà cung cấp được đăng ký của nước này đã bị cấm xuất khẩu một số loại thuỷ
sản (chủ yếu là hải sản, không bao gồm cá hồi) sang Nga (theo Irish Food Board,
2014). Nga đưa ra lệnh cấm này là do sự lo ngại về độ an toàn của thuỷ sản xuất
khẩu từ Na Uy khi trước đó đã phát hiện thấy các vi phạm trong quá trình kiểm tra,
cụ thể là nhiều sản phẩm xuất xứ từ Na Uy không ghi rõ nguồn gốc và thời gian sản
xuất đã được đưa vào Nga, hơn nữa phía Na Uy cũng phát hiện ra phần lớn các cơ
sở chế biến cá tuyết, cá tuyết chấm đen không đạt các yêu cầu về vệ sinh của nước
này (Báo điện tử Vietfish.org, 12/2013). Trong khi đó, nhập khẩu cá hồi không bị
cấm vì theo Cục Giám sát Kiểm dịch Thực vật và Thú y Liên Bang Nga
(Rosselkhoznadzor), các sản phẩm không đáp ứng được tiêu chuẩn đã bị tiêu huỷ.
The Washington Post (2014) cũng cho hay, đến ngày 7/8/2014, Nga đã chính
thức thông qua lệnh cấm vận đối với Mỹ, EU, Na Uy, Canada và Úc; theo đó, Nga
sẽ tạm ngừng nhập khẩu tất cả các loại thịt, thuỷ sản, rau củ, hoa quả và sữa từ các
quốc gia này trong vòng một năm. Đây chắc chắn sẽ là cơ hội lớn cho các sản phẩm
nêu trên từ những quốc gia khác được nhập khẩu vào Nga hoặc tăng thị phần tại thị
trường này, trong đó có các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam.
30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA
VIỆT NAM SANG NGA NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
2.1.1. Vị thế ngành thuỷ sản Việt Nam trong tổng thể nền kinh tế quốc dân
Để nói về vị thế ngành thuỷ sản Việt Nam trong tổng thể nền kinh tế quốc
dân có lẽ phải nhắc đến những dấu mốc quan trọng trải dài theo quá trình phát triển
của ngành, bởi lẽ sự hình thành và phát triển ngày một vững mạng của vị thế ấy
cũng được chứng kiến bởi chính những dấu mốc này.
Mặc dù nghề cá Việt Nam được ra đời từ rất sớm, tuy nhiên đến những năm
giữa thế kỷ trước, dấu ấn đậm nét nhất của nó vẫn chỉ là một loại hình hoạt động
kinh tế tự nhiên với bản chất tự cấp, tự túc, cùng trình độ sản xuất còn lạc hậu, thủ
công. Nghề cá lúc này mới chỉ được xem như một nghề phụ trong sản xuất nông
nghiệp.
Giai đoạn sau những năm 1950 đã đánh dấu một cái nhìn khác về nghề cá
khi Đảng và Nhà nước ta đã bắt đầu quan tâm đến việc phát triển nghề cá và hình
thành các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, do nhận thức được vị trí
ngày càng đáng kể và sự đóng góp mà nghề cá có thể mang lại cho nền kinh tế quốc
dân cũng như quá trình khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc lúc bấy giờ. Tuy
nhiên, thời kỳ này, do cơ chế quản lý còn nhiều bất cập đã làm giảm động lực thúc
đẩy sản xuất thuỷ sản, điều này khiến kinh tế thuỷ sản rơi vào tình trạng sa sút
nghiêm trọng vào cuối những năm 70 (theo Tổng cục thuỷ sản, 2014).
Phải nói rằng, ngành thuỷ sản Việt nam thực sự bắt đầu bước vào giai đoạn
phát triển toàn diện và khởi sắc từ trong giai đoạn những năm 1980 cho đến nay.
Ngay từ Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VII đã xác định
xây dựng thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Từ khâu khai thác,
nuôi trồng, chế biến đến xuất khẩu thuỷ sản hay việc nghiên cứu, áp dụng các thành
tựu khoa học công nghệ, vấn đề mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế đều được quan
tâm, chú trọng. Có thể nói chính điều này đã tạo ra bước ngoặt quyết định cho sự
phát triển của kinh tế thuỷ sản, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng liên tục của ngành. Cụ
thể là, trong nhiều năm qua, ngành thuỷ sản đã có những bước tiến nhanh và ổn
định, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Thực tế cho
31
thấy, tỷ trọng của thuỷ sản trong khối nông – lâm – ngư nghiệp và trong nền kinh tế
nói chung có xu hướng tăng dần qua các năm. Theo báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản
(2012), trong nội bộ ngành Nông nghiệp (nông – lâm – ngư nghiệp), tỷ trọng thuỷ
sản tăng từ 19,06% năm 2001 đến 21,3% năm 2011. Cũng trong giai đoạn 2001 –
2011, ngành Thuỷ sản đóng góp vào GDP lần lượt là 2,55% (năm 2001) và 2,6%
(năm 2011) theo giá so sánh.
Có thể nói rằng, ngành thuỷ sản đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng,
góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, giải quyết việc làm, tham gia
xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của cộng động dân cư, không chỉ đối với
ngư dân ven biển, mà cả ở các vùng núi, trung du và Tây nguyên. Trong giai đoạn
2001 – 2011, bình quân, ngành thuỷ sản đã giải quyết được 150.000 việc làm cho
người lao động mỗi năm, trong đó, lao động khai thác thuỷ sản chiếm 9,55%, lao
động nuôi trồng thuỷ sản 40,52%, lao động chế biến thuỷ sản 19,38%, lao động hậu
cần dịch vụ nghề cá khoảng 10,55% (theo Tổng cục Thuỷ sản, 2012).
Bên cạnh đó, sự hiện diện dân sự của tàu thuyền khai thác hải sản trên biển
đã đóng góp vào việc giữ gìn an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo của Tổ quốc.
Ngoài ra, không thể phủ nhận, sự tăng trưởng ổn định của ngành thuỷ sản thời gian
vừa qua đã giữ vững vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế khi Việt Nam liên tục
lọt vào danh sách cường quốc thuỷ sản trên thế giới, đặc biệt trong năm 2014 vừa
qua nước ta đã được tạp chí thuỷ sản Seafood International xếp ở vị trí thứ 8 trong
danh sách trên (theo báo điện tử thuysanvietnam.com.vn, 2015).
2.1.2. Tình hình sản xuất thuỷ sản của Việt Nam
2.1.2.1. Tình hình chung của ngành thuỷ sản Việt Nam
Trong những năm qua, ngành thuỷ sản Việt Nam đã đạt được những thành
công đáng kể khi tổng sản lượng cũng như giá trị sản xuất thuỷ sản liên tục tăng
nhanh. Cơ cấu sản phẩm của kinh tế thuỷ sản đã và đang được thay đổi mạnh mẽ
theo huownsg tăng tỷ trọng nuôi trồng, tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao và đặc
biệt là sản phẩm xuất khẩu.
32
Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê (2014) và Tổng cục Thuỷ sản (2015)
Theo số liệu từ Tổng cục Thuỷ sản, tổng sản lượng thuỷ sản đã lần lượt vượt
qua ngưỡng 1 triệu tấn vào năm 1990, đạt 2 triệu tấn năm 2000, vượt ngưỡng 5 triệu
tấn trong năm 2010 và gần đây nhất, năm 2014, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 6,3
triệu tấn, tăng 4,4% so với năm 2013 và đã vượt kế hoạch đề ra 1,7%. Bên cạnh đó,
ước tính giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 (tính theo giá so sánh 2010) ước đạt gần
188 nghìn tỷ đồng, tăng 6,5% từ mức 176,5 nghìn tỷ đồng của năm ngoái.
2.1.2.1. Hoạt động khai thác thuỷ sản tự nhiên
Từ khi ngành thuỷ sản Việt Nam ra đời, hoạt động khai thác thuỷ sản tự
nhiên đã luôn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành. Theo báo cáo
của FAO (2014), theo sản lượng năm 2012, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 9 về sản
lượng khai thác hải sản và đứng thứ 15 về sản lượng khai thác thuỷ sản nội địa.
Trong giai đoạn 2011 – 2013, có thể thấy, sản lượng khai thác có xu hướng tăng
dần, tuy nhiên tốc độ tăng giảm dần. Đến năm 2014, sản lượng khai thác giảm 4,2%
còn 2,68 triệu tần từ mức 2,8 triệu tấn của năm 2013. Bên cạnh đó, tỉ trọng của khai
thác thuỷ sản cũng giảm đi trong tổng sản lượng thuỷ sản toàn ngành, cụ thể giảm
từ mức 46,1% (năm 2011) xuống còn mức 42,6% (năm 2014). Một nguyên nhân có
thể kể đến đó là do sự phát triển nhanh hơn của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Mặc
dù vậy, giá trị mà hoạt động khai thác thuỷ sản mang lại vẫn tăng lên tương đối ổn
định, cụ thể, ở giai đoạn 2011 – 2014, giá trị khai thác thuỷ sản tăng từ mức 61,4
nghìn tỷ đồng năm 2011, chạm ngưỡng 70 nghìn tỷ năm 2013 và đạt 73 nghìn tỳ
trong năm 2014.
4870,3 5142,7 5447,4 5820,7 6019,8 6304
0
2000
4000
6000
8000
2009 2010 2011 2012 2013 2014
Nghìn
tấn
Biểu đồ 2.1: Sản lượng thuỷ sản Việt Nam những năm gần
đây
Sản lượng thuỷ sản
33
Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê (2014) và Tổng cục Thuỷ Sản (2015)
Theo phương diện ngành hoạt động, khai thác thuỷ sản ở nước ta bao gồm
khai thác biển (hải sản) và khai thác nội địa, trong đó, khai thác biển giữ vị trí trọng
yếu và cá biển là loại thuỷ sản được đánh bắt nhiều nhất . Tỷ trọng của khai thác hải
sản có xu hướng tăng dần, trong khoảng từ 91,8% đến 93% trong giai đoạn 2011 –
2014. Lí giải cho điều này có thể kể đến sự chênh lệch về phương tiện đánh thuỷ
sản; cụ thể, trong hoạt động khai thác biển, phương tiện đánh bắt thuỷ sản là các
loại tàu thuyền đa dạng về công suất với số lượng ngày một tăng lên, đối nghịch với
điều này là những phương tiện rất thô sơ, chủ yếu là các công cụ khai thác truyền
thống như chài, lưới, đăng, đó… ở hoạt động khai thác thuỷ sản nội địa. Ngoài ra,
tình trạng suy giảm nguồn lợi thuỷ sản trên các sông ngòi do bị khai thác quá mức,
khai thác huỷ diệt hay đặc biệt là do ô nhiễm môi trường, nguồn nước cũng là lí do
cho sự giảm dần về mặt sản lượng và tỉ trọng của khai thác thuỷ sản nội địa thời
gian qua.
Xét về sản lượng khai thác của 6 vùng miền khai theo địa lý (bao gồm khu
vực Đồng bằng sông Hồng, khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ, khu vực Bắc
Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, khu vực Tây Nguyên, khu vực Đông Nam Bộ
và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long), khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp nhiều vào tổng sản lượng
khai thác của cả nước hơn cả. Theo số liệu Tổng cục Thống kê, năm 2013, sản
2514
2705 2803 2684
2308
2510 2608 2495
206 194 195 189
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
2011 2012 2013 2014
Nghìn
tấn
Biểu đồ 2.2: Sản lượng thuỷ sản khai thác theo ngành hoạt
động
Tổng sản lượng khai thác tự nhiên Khai thác biển Khai thác nội địa
34
lượng của 2 khu vực kể trên lần lượt đạt 1,11 triệu tấn và 1,15 triệu tấn; tổng tỷ
trọng hai khu vực chiếm khoảng 80,7% toàn ngành.
2.1.2.2. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
Khai thác thuỷ sản tự nhiên, rõ ràng, luôn chịu sự phụ thuộc lớn vào các yếu
tố tự nhiên như tình hình thời tiết hay trữ lượng thuỷ sản tự nhiên,… do đó, khó có
thể đảm bảo mức tăng trưởng ổn định tương ứng với nhu cầu thị trường cũng như
đẩy nhanh sự phát triển của ngành thuỷ sản. Chính vì vậy, thời gian vừa qua, hoạt
động nuôi trồng thuỷ sản luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng đầu tư. Kết quả
đạt được là sự gia tăng về sản lượng nuôi trồng trong những năm gần đây.
Nguồn: tổng hợp từ Tổng cục Thống kê (2014) và Tổng cục Thuỷ sản (2015)
Có thể thấy rằng, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trong vòng 5 năm qua đã
tăng lên liên tục, với tỷ lệ tăng trung bình đạt 7,4%/năm., nổi bất nhất là năm 2014,
với tỷ lệ tăng hơn 12%. Bên cạnh sự gia tăng về sản lượng, giá trị nuôi trồng thuỷ
sản cũng tăng lên liên tục. Điển hình là năm 2014, khi tổng giá trị các loại thuỷ sản
nuôi trồng đạt 115 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2013.
Thành công của hoạt động nuôi trồng, ngoài việc áp dụng khoa học kỹ thuật,
cần phải kể đến sự mở rộng diện tích mặt nước nuôi trồng. Theo số liệu từ Tổng cục
Thống kê, năm 2013, diện tích nuôi trồng thuỷ sản cả nước là 1.046,4 nghìn ha, bao
gồm 756,2 nghìn ha diện tích nước lợ, mặn; 286,8 nghìn ha diện tích nước ngọt và
3,4 nghìn ha diện tích ươm, nuôi giống thuỷ sản.
2728,3 2933,1 3115,3 3215,9
3620
0
1000
2000
3000
4000
2010 2011 2012 2013 2014
Nghìn
tấn
Biểu đồ 2.3: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản
Sản lượng nuôi trồng
35
Bảng 2.1: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản phân theo vùng miền
(đơn vị: nghìn ha)
2010 2011 2012 Sơ bộ 2013
CẢ NƯỚC 1.052,6 1.040,5 1.038,9 1.046,4
Đồng bằng sông Hồng 124,5 124,8 134,3 125,9
Trung du và miền núi phía Bắc 40,8 41,3 41,3 42,9
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 79,9 80,8 86,5 82,8
Tây Nguyên 13,0 12,1 13,5 13,9
Đông Nam Bộ 51,7 52,2 29,1 27,4
Đồng bằng sông Cửu Long 742,7 729,3 734,1 753,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2014
Xét trên phương diện vùng miền địa lý, nhìn chung, ngoại trừ khu vực Đông
Nam Bộ được chủ trương tập phát triển công nghiệp và dịch vụ, có thể thấy rằng,
các khu vực khác đều có xu hướng tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong những
năm gần đây. Trong đó, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích nuôi
trồng lớn nhất cả nước, chiếm hơn 70% diện tích nuôi trồng cả nước. Đồng bằng
sông Hồng và Bắc Trung du và Duyên hải miền Trung là hai khu vực đứng tiếp
theo.
Tương ứng với diện tích nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng nuôi trồng của Đồng
bằng sông Cửu Long đóng góp hàng đầu vào tổng sản lượng nuôi trồng nước nhà
với 2,26 triệu tấn (năm 2013), chiếm 70% sản lượng nuôi trồng cả nước. Đồng bằng
sông Hồng và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có sản lượng lần lượt là
520,7 nghìn tấn và 207,2 nghìn tấn (theo Tổng cục thống kê, 2014).
Về loại thuỷ sản nuôi trồng, có thể nói, cá và tôm là hai nhóm thuỷ sản chủ
đạo trong hoạt động nuôi trồng ở nước ta. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê
(2014), nhìn chung, sản lượng nuôi trồng của các loại cá và tôm đều có xu hướng
tăng trong thời gian vừa qua. Cụ thể, sản lượng nuôi trồng các loại cá đã tăng từ
36
mức 2,1 triệu tấn năm 2011 đến 2,35 triệu tấn năm 2013. Trong đó, cá tra vẫn luôn
là loại thuỷ sản mũi nhọn của nhóm này với sản lượng ước đạt 1,17 triệu tấn năm
2013 (theo báo điện tử chinhphu.vn, 2014). Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục
Thuỷ sản cho thấy, sản lượng cá tra năm 2014 có nhẹ 0,07 triệu tấn so với năm
2013 và đạt mức 1,1 triệu tấn, tuy nhiên vẫn đạt 100% kế hoạch đề ra của ngành.
Bên cạnh đó, sản lượng tôm nuôi trồng đã tăng từ 478,7 nghìn tấn năm 2011 đến
560,5 nghìn tấn năm 2013 và đạt 660 nghìn tấn năm 2014 (theo Tổng cục Thống kê,
2014 và Tổng cục Thuỷ sản, 2015). Có thể thấy, thu hoạch tôm nuôi trồng tăng
mạnh trong năm 2014 với tỉ lệ tăng xấp xỉ 18% so với năm 2013. Nguyên nhân là
do sự gia tăng đột biến trong sản lượng của tôm thẻ khi đạt mức 400 nghìn tấn, tăng
120 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước (theo Tống cục Thuỷ sản, 2015). Mặc dù
vậy, ngoài những kết quả đạt được, vấn đề dịch bệnh, biến động thị trường hay tình
trạng ô nhiễm nguồn nước do việc thả tôm ồ ạt chắc chắn sẽ là các vấn đề cần được
quan tâm để phát triển ổn định ngành nuôi tôm trong thời gian tới.
2.1.2.3. Hoạt động chế biến thuỷ sản
Hoạt động chế biến thuỷ sản ở nước ta bao gồm chế biến thuỷ sản xuất khẩu
và chế biến thuỷ sản nội địa, trong đó, lĩnh vực chế biến xuất khẩu luôn được ưu
tiên chú trọng đầu tư hơn trong giai đoạn vừa qua và có vai trò đặc biệt quan trọng
trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản nói riêng và sự phát triển của ngành thuỷ sản
Việt Nam nói chung.
Nhờ được chú trọng đầu tư, hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản đã phát
triển rất nhanh và đã tiếp cận với trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến của khu
vực, thế giới. Do đó, sản phẩm xuất khẩu đảm bảo chất lượng và có tính cạnh tranh,
có được uy tín trên thị trường thế giới. Các cơ sở sản xuất chế biến xuất khẩu cũng
theo đà được gia tăng về số lượng, được đầu tư, đổi mới. Theo báo cáo của Viện
Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản, Tổng cục Thuỷ sản (2012), tính đến hết năm 2011,
cả nước có 564 cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu, trong đó có 429 cơ sở chế biến
thuỷ sản đông lạnh với công suất 7.870 tấn/ngày đêm (năm 2002 con số này chỉ là
3.147 tấn/ngày đêm), 104 cơ sở chế biến thuỷ sản khô (năm 2002 có 62 doanh
nghiệp) với năng lực sản xuất đạt từ 70 – 80 nghìn tấn/năm. Đến thời điểm tháng
4/2015, số lượng các doanh nghiệp nêu trên đã lên đến 627 doanh nghiệp (Cục quản
Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga
Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga
Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga
Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga
Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga
Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga
Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga
Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga
Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga
Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga
Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga

More Related Content

What's hot

Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀ
Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀPhát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀ
Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀQuý Phi Hoà
 
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...KhoTi1
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
“Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...
“Giải pháp đẩy mạnh  xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...“Giải pháp đẩy mạnh  xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...
“Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...Cerberus Kero
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ
Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa KỳKhóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ
Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa KỳDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EUYếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EUDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2022.pdf
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2022.pdfBÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2022.pdf
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2022.pdfDoan Tran Ngocvu
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...hieu anh
 
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công tyBáo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công tyDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa KỳChiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳluanvantrust
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMCerberus Kero
 

What's hot (20)

Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀ
Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀPhát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀ
Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀ
 
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
 
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAYĐề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
 
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt NamYếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
 
Đề tài thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển rất hay
Đề tài  thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển  rất hayĐề tài  thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển  rất hay
Đề tài thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển rất hay
 
Luận văn: Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, HOT
Luận văn: Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, HOTLuận văn: Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, HOT
Luận văn: Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, HOT
 
Hoàn Thiện Quy Trình Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Nguyên Container....
Hoàn Thiện Quy Trình Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Nguyên Container....Hoàn Thiện Quy Trình Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Nguyên Container....
Hoàn Thiện Quy Trình Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Nguyên Container....
 
“Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...
“Giải pháp đẩy mạnh  xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...“Giải pháp đẩy mạnh  xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...
“Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...
 
Luận văn: Phân tích tình hình sản xuất của công ty thủy sản, HAY
Luận văn: Phân tích tình hình sản xuất của công ty thủy sản, HAYLuận văn: Phân tích tình hình sản xuất của công ty thủy sản, HAY
Luận văn: Phân tích tình hình sản xuất của công ty thủy sản, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ
Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa KỳKhóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ
Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ
 
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EUYếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
 
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2022.pdf
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2022.pdfBÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2022.pdf
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2022.pdf
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
 
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công tyBáo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty
 
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa KỳChiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
 
Luận văn: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược phẩm, 9đ
Luận văn: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược phẩm, 9đLuận văn: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược phẩm, 9đ
Luận văn: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược phẩm, 9đ
 
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EUĐề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
 
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm caoĐề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
 

Similar to Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga

Luận án: Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong hội nhập - Gửi miễn p...
Luận án: Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong hội nhập - Gửi miễn p...Luận án: Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong hội nhập - Gửi miễn p...
Luận án: Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong hội nhập - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG LIÊN BANG N...
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG LIÊN BANG N...CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG LIÊN BANG N...
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG LIÊN BANG N...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...KhoTi1
 
Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh long an
Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh long anGiải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh long an
Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh long annataliej4
 
Báo cáo Tổng hợp Quy hoạch thủy sản QN nam 2020 đến 2030 (1).doc
Báo cáo Tổng hợp Quy hoạch thủy sản QN nam 2020 đến 2030 (1).docBáo cáo Tổng hợp Quy hoạch thủy sản QN nam 2020 đến 2030 (1).doc
Báo cáo Tổng hợp Quy hoạch thủy sản QN nam 2020 đến 2030 (1).docNguyenXuanThang2
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Phục Hồi Kinh Tế Liên Bang Nga Dưới Thời Tổng Thống V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Phục Hồi Kinh Tế Liên Bang Nga Dưới Thời Tổng Thống V...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Phục Hồi Kinh Tế Liên Bang Nga Dưới Thời Tổng Thống V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Phục Hồi Kinh Tế Liên Bang Nga Dưới Thời Tổng Thống V...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh HóaLuận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh HóaViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga (20)

Luận án: Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong hội nhập - Gửi miễn p...
Luận án: Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong hội nhập - Gửi miễn p...Luận án: Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong hội nhập - Gửi miễn p...
Luận án: Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong hội nhập - Gửi miễn p...
 
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG LIÊN BANG N...
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG LIÊN BANG N...CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG LIÊN BANG N...
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG LIÊN BANG N...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về nông sản, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về nông sản, 9 ĐIỂM, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về nông sản, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về nông sản, 9 ĐIỂM, HAY
 
Luận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung, HAYLuận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung, HAY
 
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
 
Luận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung (Tỉnh Quảng Ninh)
Luận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung (Tỉnh Quảng Ninh)Luận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung (Tỉnh Quảng Ninh)
Luận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung (Tỉnh Quảng Ninh)
 
Đề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAY
Đề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAYĐề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAY
Đề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAY
 
Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vậtQuản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
 
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAYLuận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh long an
Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh long anGiải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh long an
Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh long an
 
Báo cáo Tổng hợp Quy hoạch thủy sản QN nam 2020 đến 2030 (1).doc
Báo cáo Tổng hợp Quy hoạch thủy sản QN nam 2020 đến 2030 (1).docBáo cáo Tổng hợp Quy hoạch thủy sản QN nam 2020 đến 2030 (1).doc
Báo cáo Tổng hợp Quy hoạch thủy sản QN nam 2020 đến 2030 (1).doc
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Phục Hồi Kinh Tế Liên Bang Nga Dưới Thời Tổng Thống V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Phục Hồi Kinh Tế Liên Bang Nga Dưới Thời Tổng Thống V...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Phục Hồi Kinh Tế Liên Bang Nga Dưới Thời Tổng Thống V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Phục Hồi Kinh Tế Liên Bang Nga Dưới Thời Tổng Thống V...
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAYLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
 
Đề Án Môn Học Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường Eu
Đề Án Môn Học Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường EuĐề Án Môn Học Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường Eu
Đề Án Môn Học Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường Eu
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên biền, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên biền, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên biền, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên biền, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh HóaLuận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình ĐịnhLuận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
 
Đề tài: Quản lý khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn, Bình Định
Đề tài: Quản lý khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn, Bình ĐịnhĐề tài: Quản lý khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn, Bình Định
Đề tài: Quản lý khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn, Bình Định
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---------***--------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO NGA: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Họ và tên sinh viên : Nguyễn Văn Mạnh Mã sinh viên : 1111110156 Lớp : Anh 6 - Khối 2 KT Khóa : 50 Người hướng dẫn khoa học : TS. Vũ Thành Toàn Hà Nội, tháng 5 năm 2015
  • 2. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN NGA.....................3 1.1. Khái quát chung về thị trường Nga ..............................................................3 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội ..........................................................................3 1.1.2. Điều kiện kinh tế ........................................................................................4 1.2. Đặc điểm thị trường tiêu thụ thuỷ sản trong nước của Nga.......................6 1.2.1. Nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản của người dân Nga.........................................6 1.2.2. Thị hiếu tiêu dùng thuỷ sản của người dân Nga.........................................7 1.2.2.1. Tiêu chí lựa chọn thuỷ sản của người tiêu dùng Nga..............................7 1.2.3. Hệ thống kênh phân phối thuỷ sản...........................................................16 1.3. Thị trường thuỷ sản Nga..............................................................................18 1.3.1. Hoạt động đánh bắt thuỷ sản....................................................................18 1.3.2. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản .................................................................21 1.3.3. Hoạt động chế biến thuỷ sản ....................................................................23 1.4. Hoạt động nhập khẩu thuỷ sản của Nga.....................................................24 1.4.1. Kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nga..................................................24 1.4.2. Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu ......................................................25 1.4.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu và sản phẩm nhập khẩu chính từ các thị trường này...........................................................................................................27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM SANG NGA NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ...............................................................30 2.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.........................30 2.1.1. Vị thế ngành thuỷ sản Việt Nam trong tổng thể nền kinh tế quốc dân ....30 2.1.2. Tình hình sản xuất thuỷ sản của Việt Nam ..............................................31 2.1.3. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam............................................37
  • 3. 2.2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Liên bang Nga ..........41 2.2.1. Những nét chính trong thương mại Việt Nam – Liên bang Nga..............41 2.2.2. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nga.........42 2.3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nga...........55 2.3.1. Những yếu tố thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nga.............................................................................................................55 2.3.2. Những khó khăn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang Nga ..61 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG NGA.....................................................................................72 3.1. Dự báo nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Nga trong thời gian tới...........72 3.2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nga trong thời gian tới ........................................................................................73 3.2.1. Tạo nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng cao ..................................73 3.2.2. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa mặt hàng thủy sản .........................80 3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại ...............................................84 KẾT LUẬN..............................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91
  • 4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ASEAN The Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BAP Best Aquaculture Practices Thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt nhất CAGR Compound Annual Growth Rate Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm CIA Central Intelligence Agency Cơ quan tình báo trung ương CV Cheval Vapeur Công suất EU European Union Liên minh châu Âu FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ Quốc tế GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GMP Good Manufacturing Practices Hướng dẫn thực hành sản xuất tốt HACCP Hazard Analysis and Critical Control Points Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn NAFIQACEN Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức SSOP Sanitation Standard Operating Procedures Quy phạm vệ sinh
  • 5. TAC Total allowable catch Tổng sản lượng đánh bắt cho phép USDA GAIN United States Department of Agriculture: Global Agriculture Information Network Cục thông tin nông nghiệp toàn cầu, bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ VASEP Vietnam association of seafood exporters and producers Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam VietGAP Vietnamese Good Agricultural Practices Thực hành sản xuất Nông nghiệp tốt ở Việt Nam VPSS Veterinary and Phytosanitary Surveillance Service Cục kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga WB World Bank Ngân hàng thế giới XTTM Xúc tiến thương mại
  • 6. DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng Bảng 1.1: Lượng thuỷ sản tươi sống tiêu thụ tại Nga qua các năm..........................10 Bảng 1.2: Lượng thuỷ sản tươi sống tiêu thụ bình quân đầu người theo nhóm qua các năm......................................................................................................................12 Bảng 1.3: Dự báo tăng trưởng của từng loại thuỷ sản tươi sống, 2012 - 2017.........13 Bảng 1.4: Lượng thuỷ sản đóng gói được tiêu thụ qua các năm tại Nga..................13 Bảng 1.5: Lượng thuỷ sản đóng gói tiêu thụ bình quân đầu người theo từng nhóm qua các năm tại Nga ..................................................................................................15 Bảng 1.6: Dự báo tăng trưởng của từng nhóm thuỷ sản đóng gói 2012 - 2017.......16 Bảng 1.7: Top 5 nhà bán lẻ lớn nhất tại thị trường thuỷ sản Nga, 2012...................17 Bảng 1.8: Lượng thuỷ sản nhập khẩu phân theo nhóm sản phẩm của Nga giai đoạn 2009 – 2013...............................................................................................................25 Bảng 2.1: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản phân theo vùng miền.................................35 Biểu đồ Biểu đồ 1.1: GDP tính theo ngang giá sức mua của Nga qua các năm.......................4 Biểu đồ 1.2: Tỉ trọng từng nhóm thuỷ sản tươi sống................................................11 Biểu đồ 1.3: Tỉ trọng từng nhóm sản phẩm thuỷ sản đóng gói qua các năm............14 Biểu đồ 1.4: Sản lượng thuỷ sản khai thác tự nhiên tại Nga các năm gần đây.........18 Biểu đồ 1.5: Sản lượng đánh bắt theo từng loại thuỷ sản trong giai đoạn 2012 - 2013 ...................................................................................................................................19 Biểu đồ 1.6: Tỉ lệ Khai thác thuỷ sản theo khu vực tại Nga năm 2013 ....................20 Biểu đồ 1.7: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tại Nga những năm gần đây ................22 Biểu đồ 1.8: Sản lượng thuỷ sản nhập khẩu của Nga trong thời gian qua................24 Biểu đồ 1.8: Các loại thuỷ sản được nhập khẩu chủ yếu ..........................................26 Biểu đồ 1.9: Giá trị nhập khẩu thuỷ sản từ các thị trường chính của Nga năm 2012 - 2013...........................................................................................................................27 Biểu đồ 2.1: Sản lượng thuỷ sản Việt Nam những năm gần đây..............................32 Biểu đồ 2.2: Sản lượng thuỷ sản khai thác theo ngành hoạt động............................33 Biểu đồ 2.3: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản..............................................................34 Biểu đồ 2.4: Kim ngạch và tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản..............................38 Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng đóng góp trong tổng kim ngạch của từng loại thuỷ sản năm 2014 .......................................................................................................................39 Biểu đồ 2.6: Kim ngạch XNK Việt Nam - Liên bang Nga.......................................42 Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nga giai đoạn 2009 - 2014.........................................................................................................................43 Biểu đồ 2.8: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Nga năm 2014 theo tháng ..........44 Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nga...........................................................................................................45
  • 7. Biểu đồ 2.10: Sản lượng xuất khẩu thuỷ sản ............................................................46 Biểu đồ 2.11: cơ cấu thuỷ sản xuất khẩu sang nga, 2009 - T10/2013 ......................47 Biểu đồ 2.12: Sản lượng xuất khẩu cá phi lê sang Nga ...........................................48 Biểu đồ 2.12: Tỷ trọng của cá phi lê trong cơ cấu thuỷ sản xuất khẩu sang Nga.....49 Biểu đồ 2.13: Sản lượng xuất khẩu cá khô/ướp muối sang thị trường Nga..............49 Biểu đồ 2.14: Tỷ trọng cá khô/ướp muối trong cơ cấu thuỷ sản xuất khẩu..............50 Biểu đồ 2.15: Sản lượng xuất khẩu nhuyễn thể sang thị trường Nga .......................51 Biểu đồ 2.16: Tỷ trọng nhuyễn thể trong cơ cấu thuỷ sản xuất khẩu .......................51 Biểu đồ 2.17: Sản lượng xuất khẩu nhuyễn thể sang thị trường Nga .......................52 Biểu đồ 2.18: Tỷ trọng nhuyễn thể trong cơ cấu thuỷ sản xuất khẩu .......................53 Biểu đồ 2.19: Sản lượng xuất khẩu cá đông lạnh sang thị trường Nga ....................53 Biểu đồ 2.20: Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thuỷ sản chính sang thị trường Nga ...................................................................................................................................54 Sơ đồ Sơ đồ 1.1: Hệ thống kênh phân phối thuỷ sản tại Nga..............................................16
  • 8. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, vai trò của hoạt động xuất khẩu ngày càng trở nên quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Trong hoạt động xuất khẩu của nước ta hiện nay, thủy sản vốn là mặt hàng đóng vai trò chủ lực, cùng với những nhóm hàng trọng yếu khác như hàng điện tử, dệt may, giày dép, đã và đang đóng góp đáng kể cho tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với bờ biển dài trên 3000 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), trong vùng biển Việt Nam có trên 400 hòn đảo lớn nhỏ, là nơi có thể cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sản phẩm khai thác, đánh bắt, đồng thời làm nơi neo đậu cho tàu thuyền trong những chuyến ra khơi. Biển Việt Nam có nhiều vịnh, đầm phá, cửa sông, là tiềm năng để Việt Nam phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy hải sản. Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nguồn nhân lực dồi dào, cũng là những thuận lợi để ngành thủy sản Việt phát triển. Nhờ những nỗ lực phát triển thị trường và đa dạng hóa sản phẩm, hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. So với các thị trường trọng điểm của thủy sản Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, có thể nói, thị trường Nga là thị trường mới và tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tuy nhiên đây cũng là thị trường khó tính, với những yêu cầu rất khắt khe, đặc biệt là về vấn đề chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, mặc dù tại thị trường này, thời gian qua, chúng ta giành được những thành công nhất định trong xuất khẩu nhưng đây cũng chính là một trong những thị trường mà hàng thủy sản của Việt Nam gặp nhiều khó khăn nhất. Thực tiễn hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam trong thời gian gần đây, cùng với những tiềm năng và lợi thế về phát triển thủy sản của nước ta, đang đặt ra cho chúng ta yêu cầu cần tiếp tục xây dựng những chương trình, đề ra những chính sách cụ thể cho ngành thủy sản; bên cạnh đó, cần có những nghiên cứu sâu để đánh giá chính xác thị trường thủy sản Nga trong những năm tới. Bởi đó, đề tài : "Xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam vào Nga: Thực trạng và giải pháp" được đưa ra nhằm góp phần nghiên cứu và xác định những căn cứ quan
  • 9. 2 trọng về xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường này; trên cơ sở đó, đề tài góp phần đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nga. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài: “Xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam vào Nga: Thực trạng và giải pháp" được chọn nghiên cứu nhằm tìm hiểu thị trường Nga đầy tiềm năng của Việt Nam trong những năm tiếp theo, từ đó tìm hiểu những thực trạng, những khó khăn, những thách thức cũng như cơ hội cho ngành sản xuất xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang thị trường này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Nga. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nga trong giai đoạn 2009 - 2014, từ đó đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp quy nạp, diễn dịch để giải quyết vấn đề đặt ra. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục kèm theo, nội dung nghiên cứu kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan thị trường thuỷ sản Nga Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nga những năm gần đây Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nga trong thời gian tới
  • 10. 3 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN NGA 1.1. Khái quát chung về thị trường Nga 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội Nga có tên đầy đủ là Liên bang Nga là một quốc gia nằm ở phía bắc lục địa Á - Âu, thủ đô là Moskva. Nga là nước rộng lớn nhất thế giới, với diện tích 17.098.242 km², bao phủ hơn một phần chín diện tích lục địa Trái Đất. Lãnh thổ nước Nga kéo dài toàn bộ phần phía bắc châu Á và 40% châu Âu, trải rộng trên 11 múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường khí hậu và địa hình (theo CIA, 2014). Lợi thế đặc biệt về lãnh thổ giúp cho Nga trở thành nước có trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới, và được coi là một siêu cường năng lượng. Ngoài ra, nước này có trữ lượng rừng lớn nhất thế giới và các hồ của Nga chứa xấp xỉ một phần tư lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới. Tính đến thời điểm ngày 1/7/2014, Nga là quốc gia đông dân thứ 9 trên thế giới với 142.470.272 người, chiếm 2,03% dân số thế giới (theo CIA, 2014). Liên bang Nga là một xã hội đa sắc tộc, là nơi sinh sống trên 190 nhóm sắc tộc và người bản xứ khác nhau (theo Tổng điều tra dân số Nga, 2010). Tron đó, người Nga chiếm 77,7% dân số, người Tatar chiếm 3,7%, người Ukraina chiếm 1,4% (theo CIA, 2014). Mặc dù dân số Nga khá lớn, tuy nhiên mật độ dân số lại thấp bởi diện tích vĩ đại của nước này. Dân cư tập trung đông nhất tại vùng châu Âu của Nga, gần dãy Ural, và ở phía tây nam Siberia. Tại Nga, hiện có 73,8% dân số sống tại các khu vực đô thị, và lượng cư dân thành thì tăng khoảng 0,13%/năm (theo CIA, 2014). Bên cạnh đó, Nga cũng là một quốc gia đa tôn giáo. Cơ Đốc giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo và Phật giáo là các tôn giáo truyền thống của Nga. Chính điều này đã tạo cho trường văn hoá Nga vô cùng phong phú và đa dạng. Theo Hiến pháp năm 1993, Nga là Nhà nước Pháp quyền Dân chủ liên bang, được cấu thành bởi 83 chủ thể là các khu vực lãnh thổ - hành chính gồm: 1 nước cộng hoà, 46 tỉnh, 01 tỉnh tự trị, 09 vùng, 4 khu tự trị, 02 thành phố trực thuộc trung ương là Moskva và Sankt-Peterburg (theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, 2012). Bộ máy nhà nước được tổ chức theo hình thức Cộng hòa Tổng thống. Nga theo chế độ đa đảng với 4 đảng phái lớn là đảng Nước Nga thống nhất, đảng Cộng sản Liên bang
  • 11. 4 Nga, đảng Dân chủ tự do Nga và đảng Nước Nga công bằng. Trong đó, đảng Nước Nga thống nhất liên tục cầm quyền và chiếm ưu thế trong những năm gần đây. 1.1.2. Điều kiện kinh tế Nga là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới với tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP), tính theo ngang giá sức mua, năm 2014 đạt 3559 tỷ USD (theo IMF, 2014). Tính đến hết năm 2013, ngành nông nghiệp chiếm 3,9%, công nghiệp chiếm 36,3% và dịch vụ giữ 59,8% trong tổng giá trị GDP (theo WB, 2013). Bình quân GDP đầu người, tính theo ngang giá sức mua, đạt khoảng 25 nghìn USD/người. Nguồn: IMF World Economic Outlook, October 2014 Thời gian vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga đang chậm lại. Trong giai đoạn 2010 - 2012, GDP của Nga tăng trung bình khoảng 5,96%/năm. Đến năm 2014, do tác động của việc sụt giảm mạnh giá dầu thô và cấm vận kinh tế từ Mỹ và EU dẫn đến tốc độ tăng trưởng GDP của Nga, tính theo ngang giá sức mua, chỉ còn 0,2%. Một điểm cần lưu ý khác là chỉ số lạm phát của nền kinh tế Nga đang tăng cao trong vòng 3 tháng trở lại đây (theo trang thống kê điện tử Inflation.eu, 2015). Theo trang tin của ngân hàng Trung ương Nga (2015), đến tháng 2/2015, chỉ số lạm phát của Nga đang ở mức cao đột biến 16,2%, điều này làm giảm giá trị đồng rúp Nga và đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập không tăng kịp mức tăng của giá cả, đặc biệt là những người sống bằng thu nhập cố định như là những người hưởng lương hưu hay công chức. Phúc lợi và mức sống của họ sẽ bị giảm đi. 3031 3227 3396 3492 3559 2600 2800 3000 3200 3400 3600 2010 2011 2012 2013 2014 GDP (đơn vị: tỉ USD) Biểu đồ 1.1: GDP tính theo ngang giá sức mua của Nga qua các năm GDP
  • 12. 5 Bên cạnh đó, theo trang tin điện tử của cơ quan thống kê Liên bang Nga gks.ru (2015), tỷ lệ thất nghiệp tại thời điểm tháng 1/2015 ở Nga đang ở mức 5,5% (không trừ các yếu tố mùa vụ). Như vậy, có thể thấy tỷ lệ thất nghiệp ở Nga đang có xu hướng tăng nhẹ so với mức trung bình 5,2% của năm 2014. Xét về thương mại, chính sách thương mại của Nga vẫn mang tính bảo hộ cao, đặc biệt đối với các mặt hàng nhạy cảm như ô tô, sắt, thép và nông sản… Năm 2014, tổng kim ngạch thương mại của Nga đạt 804,7 tỷ USD, chiếm 39,1% GDP (tính theo giá hiện hành); giảm 6,9% so với kim ngạch năm 2013 (theo trang tin điện tử gks.ru, 2014). Trong đó xuất khẩu đạt 496,7 tỷ USD, giảm 5,1% so với năm 2013; với các mặt hàng chính là dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ, khí tự nhiên, kim loại, gỗ và sản phẩm gỗ, vũ khí, hóa chất. Theo số liệu thống kê của CIA (2012), đối tác xuất khẩu chính của Nga là Hà Lan (chiếm 14,2% tổng giá trị xuất khẩu), Trung Quốc (6,8%), Đức (6,8%). Nhập khẩu của Nga năm 2014 đạt 308,0 tỷ USD, giảm 9,8% so với năm 2013; với các sản phẩm chính là máy móc và thiết bị, ô tô, nông sản, hàng may mặc, hàng thuỷ sản. Các bạn hàng nhập khẩu lớn của Nga gồm Trung Quốc (chiếm 16,6% tổng kim ngạch nhập khẩu), Đức (12,2%), Nhật Bản (5%). Một đặc điểm dễ nhận thấy trong nền thương mại của Nga qua giai đoạn 2013 - 2014 cũng như các giai đoạn trước, đó là kim ngạch xuất nhập khẩu luôn chiếm tỉ trọng cao trong GDP (năm 2014 là 39,1%, năm 2013 là 41%) và cán cân thương mại Nga thường xuyên thặng dư. Năm 2014, mức thặng dư là 188,7 tỷ USD, tăng 3,7% so với năm 2013. Điều này chứng tỏ ngoại thương của Liên bang Nga đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Các kết quả trên có được là nhờ vào một loạt các chính sách của Chính phủ Nga về việc dỡ bỏ dần các rào cản đối với đầu tư nước ngoài vào Nga, giảm dần hàng rào thuế quan vào Nga và đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Trong năm 2014, đồng rúp Nga trượt giá khiến tổng giá trị xuất khẩu giảm sút so với năm 2013, tuy nhiên, cũng vì lí do này, Nga hạn chế nhập khẩu hàng hoá hơn để tránh thâm hụt nguồn dự trữ ngoại tệ, do đó, cán cân thương mại của Nga vẫn thặng dư với tỉ lệ tăng so với năm trước. Vấn đề hạn chế nhập khẩu này có thể coi là một thách thức không nhỏ đối với các bạn hàng nhập khẩu của Nga. Mặt khác, việc Nga cấm vận Mỹ và EU đối với một
  • 13. 6 số mặt hàng, trong đó có thuỷ sản lại là một cơ hội không nhỏ đối với các thị trường xuất khẩu khác, bao gồm Việt Nam. 1.2. Đặc điểm thị trường tiêu thụ thuỷ sản trong nước của Nga 1.2.1. Nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản của người dân Nga Thủy sản là thực phẩm phổ biến và được người tiêu dùng ưa thích tại Liên bang Nga. Dựa trên kết quả nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA, 2014), tiêu thụ thủy sản bình quân của người dân Nga là khoảng 22 kg/người/năm. Như một kết quả của các sáng kiến của Chính phủ Nga trong các quy định về ngành thuỷ sản, cùng với những nỗ lực để tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản, mức tiêu thụ nêu trên ở Nga được dự báo sẽ đạt 28 kg vào năm 2020. Theo báo cáo của Honkanen (2010), khoảng 20% người tiêu dùng Nga (trong số những người được hỏi) thích thực phẩm thủy sản. Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại nước này đang có xu hướng tăng lên. Theo nghiên cứu của tổ chức Irish Food Board (2014), thị phần của lượng thuỷ sản tiêu thụ tại Nga so với toàn ngành bán lẻ đã tăng từ 7,4% của năm 2011 đến 8,2% vào năm 2012. Một trong những nguyên nhân của sự gia tăng trên là do người tiêu dùng ngày càng chú ý hơn đến an toàn thực phẩm. Bởi lẽ, người tiêu dùng Nga tin rằng, thuỷ sản tốt cho sức khoẻ hơn những sản phẩm khác từ chăn nuôi. Thuỷ sản không chỉ đem hương vị thơm ngon mà còn cung cấp nguồn giá trị dinh dưỡng cao. Thuỷ sản, cụ thể là cá không những cung cấp nhiều đạm, vitamin và khoáng chất mà còn ít lượng mỡ béo chứa cholesterol vốn có nhiều trong các loại thịt, không tốt cho tim mạch, đặc biệt với người già. Ngoài ra, trong một số loại thuỷ sản như cá hồi, có chứa nhiều axit béo Omega – 3, là loại axit béo lành mạnh vốn đã được chứng minh có tác dụng tốt cho hệ tuần hoàn và não bộ, ức chế sự hình thành máu đông, cải thiện thị lực… Bên cạnh đó, sự phong phú và đa dạng của thuỷ - hải sản cộng thêm việc chế biến trong các món ăn khác nhau có thể thoả mãn khẩu vị của người tiêu dùng. Ngoài ra, sự xuất hiện của những căn bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm trong những năm trở lại đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người dân Nga tăng dần lượng thuỷ sản tiêu thụ trong khẩu phần ăn của mình. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, việc tiêu thụ thuỷ sản tại Nga cũng như những quốc gia khác
  • 14. 7 trên thế giới vẫn chịu sự phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập của hộ gia đình cũng như giá cả của các loại thuỷ sản. 1.2.2. Thị hiếu tiêu dùng thuỷ sản của người dân Nga Nhắc đến khía cạnh này, có thể hiểu thị hiếu một cách đơn giản là xu hướng ham thích, ưa chuộng, thường là của một số đông người và trong một thời kì nhất định về một lối, một kiểu nào đó đối với những hàng hoá sử dụng hoặc thưởng thức hằng ngày. Và trong trường hợp này, hàng hoá ở đây là thuỷ sản. Thị hiếu của người tiêu dùng Nga đối với các sản phẩm thuỷ sản rất đa dạng và phong phú, bởi lẽ, sản phẩm thuỷ sản được tiêu thụ ở Nga gồm nhiều loại, từ sản phẩm rẻ tiền đến các sản phẩm đắt tiền, từ thuỷ sản tươi sống đến thuỷ sản đông lạnh và thuỷ sản khô, từ thuỷ sản đóng hộp hay đóng túi, thuỷ sản được cắt khúc trong sơ chế hay để nguyên con… 1.2.2.1. Tiêu chí lựa chọn thuỷ sản của người tiêu dùng Nga Theo báo cáo tháng 1 năm 2011 về khảo sát người tiêu dùng thực phẩm Nga của tổ chức Agriculture and Agri-food Canada, ước tính Nga có khoảng gần 140 triệu người tiêu dùng. Cũng theo báo cáo trên, tiêu chí tiêu dùng thực phẩm nói chung và tiêu chí tiêu dùng thuỷ sản nói riêng mà đại bộ phận người tiêu dùng Nga quan tâm đến đầu tiên là chất lượng sản phẩm mà không phải là giá cả, đặc biệt là các sản phẩm nhập khẩu. Nguyên nhân là do Nga có khoảng 73% dân số sống ở thành thị với nguồn thu nhập nhìn chung là cao và ổn định, họ mong muốn sản phẩm có chất lượng cao để xứng đáng với đồng tiền họ phải trả và phải tốt cho sức khoẻ khi tiêu dùng. Chất lượng của sản phẩm được xác định trên danh tiếng của sản phẩm in trên nhãn mác hay xuất xứ của sản phẩm. Nói một cách cụ thể, các sản phẩm thuỷ sản được nhập khẩu từ các nước xuất khẩu truyền thống hay được sản xuất, phân phối từ những nhà chế biến, phân phối hàng đầu, hiển nhiên luôn có được sự đón nhận của người tiêu dùng Nga và được tiêu thụ nhiều hơn. Chẳng hạn như, sản phẩm cá hồi được nhập khẩu từ thị trường cá hồi truyền thống Na Uy - vốn là đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất sang Nga trước khi bị cấm vận vào 8/2014, luôn được ưa chuộng hơn và tin tưởng hơn về chất lượng so với sản phẩm cá hồi được nhập khẩu từ Việt Nam.
  • 15. 8 Tiêu chí lựa chọn thuỷ sản tiêu dùng thứ hai mà người Nga quan tâm đó là giá cả, nhất là với khoảng 27% dân số Nga sống ở khu vực nông thôn, thu nhập thấp và không ổn định, và đặc biệt với 11,2% dân số sống dưới mức nghèo khổ ở Nga (theo báo điện tử Rbth, 2012). Trong vòng 1 năm qua, nền kinh tế Nga có dấu hiệu sụt giảm. Từ đầu năm 2014 là giai đoạn khó khăn của Nga khi đất nước này liên tục đối mặt với những bất ổn: những lệnh trừng phạt từ phương Tây, giá dầu và khí đốt giảm, đồng nội tệ lao dốc… Nội tệ mất giá đã khiến giá cả hàng hoá leo thang, nhất là với những mặt hàng nhập khẩu trong đó có hàng thuỷ sản. Điều đó khiến cho giá cả trở thành tiêu chí được người tiêu dùng Nga ngày một quan tâm nhiều hơn. Theo đó, các hàng hoá nói chung và sản phẩm thuỷ sản nói riêng có nhãn hiệu ít nổi tiếng hơn nhưng chất lượng đảm bảo và giá cả phải chăng đang và sẽ dần được lựa chọn nhiều hơn tại các siêu thị hay cửa hàng bán lẻ. Cũng theo báo cáo khảo sát của tổ chức Agriculture and Agri-Food Canada (2011), một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng Nga sẵn sàng thay đổi thương hiệu hàng hoá họ sử dụng theo những đợt giảm giá, khuyến mại. Đây sẽ lần một điểm cần lưu ý cho các doanh nghiệp khi lựa chọn hình thức xúc tiến thương mại cho sản phẩm của mình tại Nga. 1.2.2.2. Địa điểm mua sắm thuỷ sản Theo báo cáo của tổ chức Agriculture and Agi-Food Canada (2011), việc mua sắm tại các siêu thị, đại siêu thị đã trở nên phổ biến tại Nga, nhất là đối với khu vực thành thị, nơi sinh sống của hơn 73% dân số Nga. Như vậy, có thể nói rằng địa điểm mua sắm hàng hoá nói chung và thuỷ sản nói riêng hàng đầu của người dân Nga phải kể đến là hệ thống các siêu thị lớn nhỏ rộng khắp cả nước. Siêu thị là nơi mua sắm thuỷ sản nhằm phục vụ mực đích tự nấu nướng cho gia đình, bạn bè, trong các bữa tiệc, ngày lễ, hay các nhà hàng mua nguyên liệu về để chế biến. Người dân Nga cũng như các nước phương Tây, thường rất tin tưởng vào hệ thống phân phối, bán lẻ qua các siêu thị, trung tâm mua sắm lớn về mặt chất lượng sản phẩm. Bởi lẽ, ở Nga, Mỹ hay các nước châu Âu, các mặt hàng thuỷ sản cũng như thực phẩm khác, trước khi được đưa vào các địa điểm tiêu thụ nói trên đều phải trải qua việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vốn luôn được thực hiện rất nghiêm ngặt và chặt chẽ. Hơn nữa người dân Nga, nhất là người dân sống ở thành thị, với một cuộc sống bận
  • 16. 9 rộn, họ rất quý trọng thời gian, siêu thị là nơi họ có thể lựa chọn nhiều loại sản phẩm cùng lúc một cách nhanh nhất. Tại đó, các sản phẩm thuỷ sản từ dạng tươi sống, đông lạnh, đóng hộp hay đóng túi, cá, tôm hay nhuyễn thể, đều được bày bán và sắp xếp ngăn nắp tại khu vực riêng của các siêu thị này với hệ thống làm lạnh, bảo quản hiện đại, tạo ra sự tiện lợi tối đa cho người tiêu dùng. Nếu như đại siêu thị và siêu thị đã trở thành phổ biến trong các đô thị, thì tại các khu vực khác, nơi người tiêu dùng chủ yếu có mức thu thập dưới trung bình và thấp, họ thường đến các cửa hàng bán lẻ, nhất là trong các dịp giảm giá, khuyến mại để mua sắm. Dĩ nhiên, các sản phẩm thuỷ sản tại đây có mức giá phù hợp hơn với túi tiền của họ. Bên cạnh đó, cũng theo báo cáo của tổ chức Agriculture and Agri-Food Canada (2011), trong thời gian vừa qua, việc bán thực phẩm qua mạng Internet (bao gồm một số các mặt hàng thuỷ sản) đã gặt hái được những thành công nhất định, đặc biệt là tại những thành phố lớn như Moskva hay Sankt-Peterburg, nơi ùn tắc giao thông từ lâu đã trở thành một vấn đề phiền toái, phần nào khiến người tiêu dùng ngại phải trực tiếp đi mua sắm ở các siêu thị - những nơi vốn đã rất đông đúc. Hình thức mua sắm này tương đối tiện lợi khi người tiêu dùng chỉ việc chọn lựa sản phẩm mình muốn trên website bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên, hình thức này cũng có hạn chế khi nó chưa bao gồm các loại thuỷ sản tươi sống, mà chủ yếu là các loại thuỷ sản đóng hộp, đóng túi. 1.2.2.3. Các loại thuỷ sản và nhóm sản phẩm thuỷ sản được ưa chuộng tại Nga Theo báo cáo của USDA (2014), những loại thuỷ sản được ưa chuộng của người dân Nga gần như vẫn giữ nguyên trong những năm qua và bao gồm cá trích, cá minh thái, cá thu, cá hồi, cá hương và cá tầm (nuôi lấy trứng hoặc làm thương phẩm). Những loại thuỷ sản ở phân khúc giá thấp như cá trích, cá minh thái…, thường được tiêu thụ chủ yếu bởi những người có thu nhập trung bình và thấp ở khu vực nông thôn. Trong khi đó, người tiêu dùng thành thị với mức thu nhập cao, lại ưa chuộng những thuỷ sản cao cấp hơn như cá thu, cá hồi, cá tầm, tôm thương phẩm… Theo nghiên cứu của Agriculture and Agri-Food Canada (2012), các loại thuỷ sản cao cấp thường được người tiêu dùng thu nhập cao tiêu thụ từ một đến hai lần một tuần, còn đối với người dân có thu nhập trung bình hoặc thấp, họ thường chỉ sử
  • 17. 10 dụng chúng làm thức ăn cho những ngày lễ tết hay các dịp đặc biệt, cụ thể là ở mức trung bình một lần trong khoảng thời gian từ ba đến bốn tháng. Một điểm quan trọng cần phải nhắc đến, đó là sự đa dạng và chất lượng sản phẩm thuỷ sản ngày càng trở nên quan trọng đối với người tiêu dùng Nga. Để đáp ứng nhu cầu này, các nhà cung cấp và phân phối, hệ thống các siêu thị, cửa hàng bán lẻ đã cung cấp cho người dân một sự lựa chọn rộng rãi, bao gồm cả các loại thuỷ sản truyền thống cũng như các mặt hàng ngoại lai. Nói cách khác, ngoài các sản phẩm thường thấy như cá trích, cá thu, cá hồi, người tiêu dùng bây giờ có thể thoải mái lựa chọn các loại thuỷ sản khác như các loại mực, ốc, sò, hàu… Trên đây là các loại thuỷ sản được ưa chuộng tại Nga. Xét về nhóm sản phẩm thuỷ sản được tiêu dùng tại thị trường này, ta có thể phân chia thành hai loại hình sản phẩm chính đó là sản phẩm tươi sống (fresh) và sản phẩm đóng gói (packaged). Đối với nhóm các sản phẩm tươi sống (Fress fish and seafood), dựa trên báo của Agriculture and Agri-Food Canada (2013), bảng dưới đây cho biết lượng tiêu thụ cụ thể của nhóm này qua các năm (từ năm 2010 đến năm 2012 là số liệu thực tế, từ năm 2013 đến năm 2017 là số liệu dự tính): Bảng 1.1: Lượng thuỷ sản tươi sống tiêu thụ tại Nga qua các năm (đơn vị: nghìn tấn) 2010 2011 2012 2013* 2014* 2015* 2016* 2017* Loài giáp xác 28,2 27,8 22,2 22,6 23,1 23,9 25,1 26,5 Các loại cá 2.115,8 2.274,5 2.383,7 2.490,9 2.590,6 2.720,1 2.869,7 3.033,3 Nhuyễn thể, thân mềm 24,3 25,2 24,9 25,0 25,4 25,9 26,6 27,1 Tổng 2.168,3 2.327,5 2.430,8 2.538,6 2.639,1 2.769,9 2.921,4 3.086,9 (Lưu ý: *: năm dự tính) Nguồn: Agriculture and Agri-Food Canada, 2013
  • 18. 11 Như vậy, có thể thấy rằng, những năm gần đây, các loại cá vẫn là lựa chọn được ưu ái nhất, vượt trội hơn hẳn về mặt số lượng trong các loại thuỷ sản tươi sống được tiêu thụ của người tiêu dùng Nga. Lượng cá tiêu thụ liên tục tăng qua các năm, đồng thời, tỉ trọng nhóm sản phẩm cá luôn đạt ở mức rất cao và có xu hướng tăng dần. Cụ thể, tỉ trọng của nhóm này đạt 97,6% vào năm 2010, đến năm 2012, con số này tăng đến 98,06%, và được dự đoán sẽ dừng lại ở mức 98,26% vào năm 2017. Bên cạnh đó, hai nhóm sản phẩm tươi sống còn lại là giáp xác và nhuyễn thể, thân mềm có vẻ như chưa chiếm được thị hiếu của người tiêu dùng khi mức tiêu thụ gần như không thay đổi trong những năm vừa qua, thậm chí còn giảm đối với nhóm giáp xác. Cụ thể, lượng tiêu thụ các loại thuỷ sản giáp xác đã liên tục giảm từ 28,2 nghìn tấn (năm 2010) xuống còn 22,2 nghìn tấn (năm 2012). Cùng với sự gia tăng tỉ trọng của nhóm sản phẩm cá là sự giảm xút tỉ trọng của hai nhóm thuỷ sản còn lại, đó là mức giảm 0,39% từ 1,3% (năm 2010) xuống 0,91 (năm 2012) của nhóm giáp xác và mức giảm 0,1% từ 1,1% (năm 2010) xuống 1% (năm 2012) của nhóm nhuyễn thể, thân mềm. Mặc dù lượng tiêu thụ của hai nhóm thuỷ sản này được dự báo sẽ có xu hướng tăng nhẹ trong thời gian tới, tuy nhiên do mức tăng còn thấp hơn so với mức tăng của các sản phẩm cá nên tỉ lệ nêu trên có thể còn tiếp tục giảm trong tương lai. Nguồn: tác giả tự tổng hợp, 2015 Xét trên phương diện lượng tiêu thụ bình quân đầu người của người dân Nga đối với từng nhóm thuỷ sản tươi sống ta có bảng số liệu sau đây: 0 20 40 60 80 100 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tỉ lệ % Thời gian Biểu đồ 1.2: Tỉ trọng từng nhóm thuỷ sản tươi sống Giáp xác Cá Nhuyễn thể, thân mềm
  • 19. 12 Bảng 1.2: Lượng thuỷ sản tươi sống tiêu thụ bình quân đầu người theo nhóm qua các năm (đơn vị: kg/người) 2010 2011 2012 2013* 2014* 2015* 2016* 2017* Loài giáp xác 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 Các loại cá 14,8 15,9 16,7 17,4 18,0 18,9 19,9 21,0 Nhuyễn thể, thân mềm 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 Tổng 15,2 16,3 17,1 17,8 18,4 19,3 20,3 21,4 (Lưu ý: *: năm dự tính) Nguồn: Agriculture and Agri-Food Canada, 2013 Bảng số liệu trên đã thể hiện một cách chi tiết hơn lượng thuỷ sản tươi sống trung bình được tiêu thụ theo từng loại của một người dân Nga. Theo đó, lượng cá tiêu thụ bình quân đầu người tăng đều qua các năm trong giai đoạn từ 2010 – 2012, và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Trong vòng 3 năm, lượng cá trung bình mà một người dân Nga tiêu thụ đã tăng 1,9 kg. Điều này cho thấy người tiêu dùng Nga ngày càng ưa chuộng hơn và nhận thấy rõ hơn giá trị của nhóm thuỷ sản giàu dinh dưỡng này. Bên cạnh đó, thống kê cho thấy, lượng tiêu thụ bình quân đầu người của các loại thuỷ sản giáp xác và nhuyễn thể, thân mềm không có sự thay đổi trong thời gian vừa qua, cũng chưa có những dự báo cho những tín hiệu tích cực hơn của tình trạng này trong những năm tiếp theo. Tỷ lệ tăng trưởng của từng loại thuỷ sản tươi sống nêu trên trong giai đoạn 2012 – 2017 được dự báo cụ thể trong bảng sau:
  • 20. 13 Bảng 1.3: Dự báo tăng trưởng của từng loại thuỷ sản tươi sống, 2012 - 2017 (đơn vị: %) Giáp xác Cá Nhuyễn thể, thân mềm Tổng Tỉ lệ tăng trưởng của cả giai đoạn 2012 – 2017 19,4 27,3 9,0 27,0 Tỉ lệ tăng trưởng kép (CAGR) 3,6 5,0 1,7 4,9 Nguồn: Agriculture and Agri-Food Canada, 2013 Có thể thấy rằng, theo dự tính, tỉ lệ tăng trưởng chung cho cả giai đoạn 2012 – 2017 cũng như tỉ lệ tăng trưởng kép, nhìn chung là tương đối cao, nhất là đối với sản phẩm cá. Đây cũng là một điểm đáng chú ý trong khâu nghiên cứu thị trường cho các nhà đầu tư cũng như các nhà xuất khẩu muốn thâm nhập thị trường này. Đối với nhóm các sản phẩm đóng gói (Packaged fish and seafood) , bảng dưới đây cho thấy số liệu thực tế trong giai đoạn 2010 – 2012 và số liệu dự báo trong giai đoạn 2013 – 2017 về lượng thuỷ sản đóng gói được tiêu thụ tại Nga: Bảng 1.4: Lượng thuỷ sản đóng gói được tiêu thụ qua các năm tại Nga (đơn vị: nghìn tấn) 2010 2011 2012 2013* 2014* 2015* 2016* 2017* Thuỷ sản ướp lạnh 282,8 290,5 298,3 305,6 314,2 323,3 331,1 343,3 Thuỷ sản đóng hộp/ được bảo quản 207,2 213,7 216,9 220,0 223,0 225,8 228,5 231,0 Thuỷ sản đông lạnh đã qua chế biến 105,3 109,5 112,9 117,5 123,1 130,3 137,1 144,1 Tổng 595,3 613,7 628,1 643,1 660,3 679,4 698,7 718,4 (Lưu ý: *: năm dự tính) Nguồn: Agriculture and Agri-food Canada, 2013 Trong giai đoạn 2010 – 2012, có thể thấy rằng tổng lượng thuỷ sản đóng gói được tiêu thụ tại Nga liên tục tăng nhẹ. Tính riêng năm 2012, đã có 628,1 nghìn tấn
  • 21. 14 thuỷ sản đóng gói được tiêu thụ tại thị trường Nga, tăng 32,8 ngìn tấn (5,5%) so với năm 2010. Tuy nhiên, khi so sánh tương quan giữa lượng thuỷ sản tươi sống và thuỷ sản đóng gói được tiêu dùng tại Nga, rõ ràng, lượng thuỷ sản tươi sống luôn nhiều gấp gần 4 lần so với lượng thuỷ sản đóng gói, và tỉ lệ này đang có xu hướng tiến gần về 4 hơn. Cụ thể, hết năm 2010, lượng thuỷ sản tươi sống bán ra nhiều gấp 3,64 lần lượng thuỷ sản đóng gói; con số này đạt 3,87 tại thời điểm cuối năm 2012. Điều này cho thấy, mặc dù người tiêu dùng Nga đã có xu hướng tiêu thụ nhiều hơn đối với cả hai nhóm sản phẩm thuỷ sản, tuy nhiên, rõ ràng thuỷ sản tươi sống vẫn được họ ưu tiên lựa chọn hơn. Nếu như trong nhóm thuỷ sản tươi sống, các sản phẩm cá chiếm ưu thế gần như tuyệt đối, đạt 98% (năm 2012), trong nhóm thuỷ sản đóng gói, tỉ trọng từng nhóm sản phẩm lại được phân bổ đồng đều hơn trong những năm qua và trạng thái ổn định này được dự tính sẽ được duy trì trong giai đoạn sắp tới. Ta có thể thấy điều nay qua biểu bồ dưới đây: Nguồn: tác giả tự tổng hợp, 2015 Như vậy, trong các sản phẩm đóng gói, nhóm sản phẩm ướp lạnh (Chilled) được người tiêu dùng ưa chuộng nhất với tỉ trọng 47,5% (năm 2012), nhóm sản phẩm đóng hộp/được bảo quản (Canned/preserved) là sự lựa chọn thứ hai với 35,5% (năm 2012) và nhóm sản phẩm đông lạnh đã qua chế biến (Frozen 47,5 47,33 47,49 47,52 47,58 47,59 47,67 47,79 34,8 34,82 34,53 34,21 33,77 33,25 32,7 32,15 17,7 17,85 17,98 18,27 18,65 19,16 19,63 20,06 0 10 20 30 40 50 60 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tỉ lệ % Năm Biểu đồ 1.3: Tỉ trọng từng nhóm sản phẩm thuỷ sản đóng gói qua các năm Ướp lạnh Đóng gói/ướp muối Đông lạnh/được chế biến
  • 22. 15 processed) được tiêu thụ ít hơn cả với 18% (2012). Trong giai đoạn tiếp theo 2013 – 2017, thị trường thuỷ sản đóng gói được dự tính sẽ chứng kiến sự giảm nhẹ trong tỉ trọng của nhóm thuỷ sản ướp lạnh, đồng thời là sự đi lên của nhóm thuỷ sản đông lạnh đã qua chế biến, trong khi đó các loại thuỷ sản đóng hộp/được bảo quản gần như không có sự thay đổi trong tỉ trọng. Sự ổn định của thị trường thuỷ sản đóng gói Nga được thể hiện chi tiết hơn qua số liệu về lượng tiêu thụ bình quân đầu người trong bảng dưới đây: Bảng 1.5: Lượng thuỷ sản đóng gói tiêu thụ bình quân đầu người theo từng nhóm qua các năm tại Nga (đơn vị: kg) 2010 2011 2012 2013* 2014* 2015* 2016* 2017* Thuỷ sản ướp lạnh 2,0 2,0 2,1 2,1 2,2 2,3 2,3 2,4 Thuỷ sản đóng hộp/ được bảo quản 1,4 1,5 1,5 1,5 1,6 1,6 1,6 1,6 Thuỷ sản đông lạnh đã qua chế biến 0,7 0,8 0,8 0,8 0,9 0,9 1,0 1,0 Tổng 4,1 4,3 4,3 4,4 4,7 4,8 4,9 5,0 (Lưu ý: *: năm dự tính) Nguồn: Agriculture and Agri-Food Canada, 2013 Ta thấy rằng, trên phương diện bình quân đầu người, cả 3 nhóm thuỷ sản đóng gói, nhìn chung đều có sự nhích lên về mặt số lượng. Sự tăng lên này, dù là thực tế trong cả giai đoạn vừa qua (2010 – 2012) hay dự báo trong giai đoạn sau (2013 – 2017) đều chưa thực sự đáng kể. Cũng theo Agriculture and Agri-Food Canada (2013), tỉ lệ tăng trưởng bình quân và chỉ số tăng trưởng kép trong giai đoạn 2012 – 2017 được ước tính như sau:
  • 23. 16 Bảng 1.6: Dự báo tăng trưởng của từng nhóm thuỷ sản đóng gói 2012 - 2017 (đơn vị: %) Ướp lạnh Đóng hộp/được bảo quản Đông lạnh đã qua chế biến Tổng Tỉ lệ tăng trưởng của cả giai đoạn 2012 – 2017 15,1 6,5 27,6 14,4 Tỉ lệ tăng trưởng kép (CAGR) 2,9 1,3 5,0 2,7 Nguồn: Agriculture and Agri-Food Canada, 2013 Kết thúc giai đoạn 2012 – 2017, tổng lượng thuỷ sản đóng gói được tiêu thụ ước tính sẽ tăng trưởng với tỉ lệ tăng trưởng kép (CAGR) là 2,7%, đạt 718,4 nghìn tấn. Nhìn chung, tỉ lệ này vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức 5% của nhóm thuỷ sản tươi sống. Trong nhóm này, tuy rằng được dự tính vẫn chiếm thị phần nhỏ nhất nhưng thuỷ sản đông lạnh đã qua chế biến lại có khả năng phát triển nhanh nhất với tỉ lệ tăng trưởng kép đạt 5%. Giải thích cho điều này nằm ở xu hướng tiêu thụ thuỷ sản hướng tới những sản phẩm tiện lợi hơn của người tiêu dùng thành thị, cụ thể nhất phải kể đến 2 thành phố lớn là Moskva và Sankt-Peterburg, nơi mà những loại thuỷ sản đã qua chế biến đã trở nên rất phổ biến. 1.2.3. Hệ thống kênh phân phối thuỷ sản Theo báo cáo về thị trường thuỷ sản Nga của Bộ Thương mại và Đầu tư Anh (2012), hệ thống kênh phân phối thuỷ sản của Nga bao gồm các nhà nhập khẩu, các nhà phân phối (hay các nhà bán buôn) và các kênh bán lẻ. Cách thức hoạt động của hệ thống phân phối theo sơ đồ như sau: Sơ đồ 1.1: Hệ thống kênh phân phối thuỷ sản tại Nga Nguồn: Bộ Thương mại và Đầu tư Anh, 2012 Nhà nhập khẩu Nhà phân phối/ bán buôn Nhà bán lẻ
  • 24. 17 Thông thường, các nhà phân phối sẽ là các công ty riêng biệt với các nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với một vài nhà nhập khẩu lớn, thuỷ sản sẽ được trực tiếp chuyển đến các kênh bán lẻ mà không qua các nhà phân phối khác. Tại thời điểm năm 2012, ước tính có khoảng 1500 công ty tham gia vào việc nhập khẩu và phân phối thuỷ sản tại Nga. Phần lớn các công ty này đều tập trung tại thủ đô Moskva - điểm trung chuyển chính của đất nước. Bên cạnh đó, tại vùng Viễn Đông, thành phố cảng Vladivostok sẽ là địa điểm phân phối chính. Hệ thống các kênh bán lẻ là phương thức mà qua đó phần lớn lượng thuỷ sản được bán ra tại Nga. Theo nghiên cứu của tổ chức Agriculture and Agri-Food Canada (2013), xét trên phương diện số lượng, các nhà bán lẻ đóng góp 88% trong tổng số lượng thuỷ sản bán ra của toàn thị trường Nga trong năm 2012. Trong khi đó, dịch vụ ăn uống (nhà hàng, quán ăn) và các cửa hàng nhỏ lẻ giữ thị phần lần lượt là 9,2% và 2,8%. Mặc dù, về mặt tổng thể, có thể nói các nhà bán lẻ đang chiếm lĩnh thị trường thuỷ sản Nga, tuy nhiên, về mặt đơn lẻ, không có nhà bán lẻ nào đang giữ thế độc quyền trong ngành công nghiệp bán lẻ này. Nói cách khác, lĩnh vực phân phối thuỷ sản tại Nga tương đối phân mảnh. Tổng thị phần của 5 nhà bán lẻ lớn nhất chỉ chiếm 16,1% thị phần toàn ngành, cụ thể như trong bảng dưới đây: Bảng 1.7: Top 5 nhà bán lẻ lớn nhất tại thị trường thuỷ sản Nga, 2012 Nhà bán lẻ Tổng số cửa hàng (nghìn cửa hàng) Thị phần (%) X5 Retail Group 3.790 5,8 Magnit 6.884 5,3 Auchan 128 2,3 Dixy Group 1498 1,7 Metro Group 87 1,0 Tổng 6.749 16,1 Nguồn: Agriculture and Agri-Food Canada, 2013
  • 25. 18 1.3. Thị trường thuỷ sản Nga 1.3.1. Hoạt động đánh bắt thuỷ sản Theo Globlefish (2005), trước khi Liên bang Xô Viết tan rã, ngành thuỷ sản của Nga lớn thứ tư trên thế giới sau Nhật Bản, Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong đó, Nga đóng góp một phần tư sản lượng thuỷ sản tươi sống và đông lạnh của thế giới và khoảng một phần ba sản lượng cá đóng hộp. Theo FAO (2014), xét theo sản lượng đánh bắt thuỷ sản, Nga hiện đang đứng thứ 5 thế giới về sản lượng thuỷ sản đánh bắt trên biển (Marine capture fisheries) - hải sản và thứ 11 về sản lượng thuỷ sản đánh bắt trong đất liền (Inland capture fisheries). Ngày nay, ngay cả khi xem xét thực tế rằng Nga có một lãnh thổ nhỏ hơn đáng kể so với Liên Xô, Nga vẫn sở hữu tiềm năng rất lớn cho ngành thuỷ sản phát triển khi có đường bở biển dài tới 37.653 km, kéo dài từ biển Baltic tới Thái Bình Dương và từ Bắc Băng Dương tới Biển Đen. Nga tiếp giáp và có quyền khai khác với 12 biển và vùng biển, bao gồm: biển Azov, biển Đen, biển Baltic, biển Barents, biển Trắng, biển Kara, biển Laptev, vùng biển phía đông biển Siberi và Chukchi ở Bắc Băng Dương, biển Bering, vùng biển Okhotsk và biển Nhật Bản ở Thái Bình Dương, biển Thái Bình Dương, và biển Caspian. Ngoài ra, Nga có diện tích mặt nước rộng lớn, lên đến 720.500 km² cũng là lợi thế đặc biệt cho ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản nước ngọt (CIA World Factbook). Nguồn: tổng hợp dữ liệu từ báo cáo của USDA Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA, 2014), sản lượng thủy sản đánh bắt tự nhiên năm 2013 của Nga là tương đối ổn định ở mức 4,15 triệu tấn; 3,7 4 4,3 4,1 4,15 3 3,5 4 4,5 2009 2010 2011 2012 2013 triệu tấn Năm Biểu đồ 1.4: Sản lượng thuỷ sản khai thác tự nhiên tại Nga các năm gần đây (đơn vị: triệu tấn) Sản lượng cá đánh bắt
  • 26. 19 thấp hơn 0,15 triệu tấn so với năm 2011. Tuy nhiên, mức này đã tăng nhẹ, cụ thể là 50 nghìn tấn so với mức 4,1 triệu tấn của năm 2012. Mặc dù, có sự ổn định xét về mặt tổng sản lượng thuỷ sản đánh bắt đánh bắt tự nhiên tại Nga, tuy nhiên, sản lượng đánh bắt theo từng loại thuỷ sản chủ chốt lại có sự thay đổi đáng kể trong năm 2013, cụ thể sản lượng cá tuyết và cá trích tăng mạnh, mức tăng tương ứng là 54% và 60%, trong khi sản lượng cá hồi lại giảm 20% và sản lượng cá minh thái giảm gần 5%. Nguồn: USDA, 2014 Có thể thấy rằng, trong những năm vừa qua, cá minh thái, cá tuyết, cá trích và cá hồi vẫn là 4 nhóm thuỷ sản hàng đầu của Nga về sản lượng khai thác tự nhiên. Trong năm 2013, mặc dù có sự sụt giảm về sản lượng, cá minh thái vẫn đóng góp 37,5% tổng sản lượng đánh bắt thuỷ sản tự nhiên của Nga. Vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về cá tuyết Đại Tây Dương và Thái Bình Dương với 12,3% và cá trích với 11,4%. Cá hồi vốn là loại thuỷ sản được khai thác nhiều thứ 2 trong năm 2012, hiện chỉ đứng thứ tư với 8,7%, tuy nhiên nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong ngành thuỷ sản của Nga nhờ giá trị kinh tế cao mà nó mang lại. Bên cạnh đó, một số loại thuỷ sản quan trọng khác như cá thu, cá ốt vảy nhỏ, cá thu đao Thái Bình Dương, cá chim lớn, cá tuyết chấm đen và cua chiếm khoảng 23% tổng sản lượng. 1633 331 296 452 1398 1556 510 474 360 1252 0 500 1000 1500 2000 Cá minh thái Cá tuyết Cá trích Cá hồi Các loại thuỷ sản khác Nghìn tấn Biểu đồ 1.5: Sản lượng đánh bắt theo từng loại thuỷ sản trong giai đoạn 2012 - 2013 (đơn vị: nghìn tấn) 2012 2013
  • 27. 20 Nguồn: USDA, 2014 Sản lượng khai thác tự nhiên thuỷ sản của Nga không chỉ có sự thay đổi trong từng loại thuỷ sản chủ yếu mà còn thay đổi theo các khu vực đánh bắt chính. Tại lưu vực Viễn Đông, năm 2013, ngư dân Nga đã đánh bắt được 2,805 triệu tấn cá và thủy sản các loại, ít hơn 81.500 tấn so với năm 2012. Nguyên nhân của tình trạng này này là do sự sụt giảm trong sản lượng đánh bắt cá hồi cũng như tổng sản lượng đánh bắt cho phép (Total Allowable Catch - TAC) đối với cá minh thái ở biển Okhotsk, biển Bering và biển Nhật Bản. Tuy nhiên, đây vẫn là khu vực đóng góp lượng thuỷ sản đánh bắt nhiều nhất cho ngành thuỷ sản Nga, với xấp xỉ 68%. Bên cạnh đó, tại lưu vực phía Bắc, sản lượng đánh bắt năm 2013 ước tính đạt 605.400 tấn, cao hơn 40.300 tấn so với năm 2012 nhờ sự gia tăng về sản lượng khai thác cá tuyết và cá tuyết chấm đen. Trong vùng biển Baltic, do sự sụt giảm trong sản lượng đánh bắt của loại cá trích cơm và cá trích Baltic, sản lượng đánh bắt tự nhiên đã có sự giảm nhẹ trong năm 2013 và ước tính đạt khoảng 40.100 tấn. Điều kiện thời tiết thuận lợi từ đầu năm 2013 đã giúp sản lượng đánh bắt tại biển Azov, biển Đen và biển Caspian tăng lên. Cụ thể, sản lượng tại biển Azov và biển Đen ước tính đạt 29.900 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2012 và sản lượng tại lưu vực biển Caspi là 39.600 tấn, tăng 4.400 tấn so với năm 2012. Lưu vực Viễn Đông, 68% Lưu vực Bắc Đại Tây Dương, 12,5% Các vùng đặc quyền kinh tế và vùng theo quy định của Công ước, 14,4% Các lưu vực nước ngọt, 3% Các lưu vực khác, 2,1% BIỂU ĐỒ 1.6: TỈ LỆ KHAI THÁC THUỶ SẢN THEO KHU VỰC TẠI NGA NĂM 2013 (ĐƠN VỊ: %)
  • 28. 21 Ngoài ra, tại các vùng khai thác của quốc gia khác (được điều chỉnh bởi Công ước), ngư dân Nga đánh bắt khoảng 443.900 tấn thủy sản các loại, tăng 69.300 tấn so với năm 2012. Tại các vùng biển ngoài khơi mở, lượng khai thác tăng 21,5% so với năm 2012 và đạt mức 170.700 tấn. 1.3.2. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản Theo FAO, dựa trên địa điểm nuôi trồng thuỷ sản, Nga có 2 loại hình, đó là nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt (Freshwater Aquaculture) và nuôi trồng thuỷ sản ven biển (Marine Aquaculture – Mariculture). Diện tích mặt nước của Nga rất lớn, bao gồm 22,5 triệu ha tổng diện tích các hồ, 4,3 triệu ha diện tích ao chứa nước, 960 nghìn ha hồ chứa nông nghiệp, 142,9 ha ao đầm, 523 nghìn km sông suối,… phù hợp cho nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Tuy nhiên, thực tế việc nuôi trồng được tập trung chủ yếu tại phần lãnh thổ Nga thuộc châu Âu (đặc biệt là khu vực phía tây bắc, nơi nuôi trồng cá hương phát triển mạnh), phía nam Siberia, và vùng Viễn Đông. Vùng biển Nhật Bản, tỉnh Primorye là nơi có sản lượng nuôi trồng hải sản lớn nhất của Nga. Ngoài vùng này, việc nuôi trồng hải sản cũng được tập trung phát triển ở khu vực thuộc châu Âu, tương tự như đối với nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt; cụ thể là ở khu vực biển Barents, biển Trắng và biển Đen, với các loại hải sản như cá hồi, cá hương biển và vẹm vỏ xanh. Cũng theo FAO, tại Liên Nga, có 4 loại hình hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đó là: nuôi trồng thuỷ sản giống, nuôi trong ao đầm, nuôi trồng công nghiệp và nuôi trồng với mục đích giải trí. Nuôi trồng thuỷ sản giống thực chất là tạo ra sự sinh sản nhân tạo của cá và thuỷ sản khác trong điều kiện được kiểm soát và đưa những con giống khả thi vào các vùng biển và vùng nước ngọt. Các loài thuỷ sản quan trọng nhất được nuôi giống là các loại cua, các loại cá thịt trắng (như cá tuyết, các tuyết chấm đen), cá hồi, một số loại cá ăn thực vật (như cá mè, cá trắm cỏ…) và tầm. Loại hình nuôi trồng này đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp đáng kể vào tổng sản lượng thuỷ sản đánh bắt hàng năm của Nga. Loại hình nuôi trồng trong ao đầm vốn đóng vai trò chính yếu trong ngành nuôi trồng thuỷ sản tại Nga. Loại hình này tập trung nhiều nhất ở miền Nam và miền Trung của vùng liên bang Volga.
  • 29. 22 Lồng và bể với là những đơn vị sản xuất cho việc nuôi thuỷ sản công nghiệp. Hình thức nuôi trồng này phát triển mạnh ở Cộng hoà Kareliya và vùng Leningrad với Cá hương và cá tầm là hai loại thuỷ sản chính. Việc nuôi thuỷ sản cho mục đích giải trí tại Nga thường được thực hiện trên diện tích mặt nước nhỏ hơn 1 ha tại những nơi gần các thành phố lớn. Hiệu quả của việc nuôi trồng này không nằm ở sản lượng cá mà được quyết định bởi doanh thu dịch vụ mà nó mang lại. Xét về tình hình cụ thể, theo số liệu của FAO (2014), sản lượng nuôi trồng thuỷ sản toàn thế giới năm 2012 đạt 90,4 triệu tấn, giá trị 144,4 tỉ USD; trong đó có 23,8 triệu tấn các loại rong tảo. Nếu như ngành đánh bắt thuỷ sản của Nga đóng vai trò quan trọng trong toàn ngành đánh bắt thuỷ sản của thế giới thì ngành nuôi trồng thuỷ sản của Nga lại chưa làm được điều này. Năm 2012, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của Nga chỉ đạt 146.455 tấn, chiếm khoảng 0,16% của toàn thế giới, với giá trị 490,3 triệu USD (FAO). Nguồn: dữ liệu tổng hợp từ FAO Nhìn chung, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tại Nga có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2008 – 2012. Trong năm 2012, sản lượng nuôi trồng đã tăng đáng kể, ở mức 16,8 nghìn tấn, tương đương với 13% so với năm 2011. Đây có thể coi là dấu hiệu tích cực cho ngành nuôi trồng thuỷ sản Nga. 115,8 117,3 121 129,7 146,5 0 50 100 150 200 2008 2009 2010 2011 2012 Sản lượng nuôi trồng Năm Biểu đồ 1.7: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tại Nga những năm gần đây (đơn vị: nghìn tấn) Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản
  • 30. 23 1.3.3. Hoạt động chế biến thuỷ sản Theo báo cáo của cục thông tin nông nghiệp toàn cầu, bộ Nông nghiệp Hoa kỳ (USDA GAIN, 2013), Ngành chế biến thủy sản của Nga vẫn chưa thực sự phát triển, và điều này là một trong những nguyên nhân của sự sự gia tăng nhập khẩu các sản phẩm thủy sản của Nga thời gian qua. Hệ thống cơ sở chế biến còn trong điều kiện nghèo nàn, lạc hậu đã khiến cho Nga ở vị thế bất lợi khi cạnh tranh với những nước sản xuất khác trên thế giới. Trong thực tế, một số lượng đáng kể các loại thuỷ sản nhập khẩu vào Nga từ Trung Quốc đã thực sự được bắt ở Nga và sau đó được vận chuyển đến Trung Quốc để chế biến. Chính phủ Nga đã cố gắng kiểm soát các hoạt chế biến thuỷ sản tại nước ngoài này bằng cách đưa ra dự luật yêu cầu tất cả thuỷ sản đánh bắt trong phạm vi lãnh thổ của Nga phải được thông quan bởi hải quan Nga tại cảng, thay vì được phép vận chuyển trực tiếp từ các tàu biển. Thực tế đã cho thấy hiệu quả của yêu cầu này khi sản lượng đánh bắt trở về cảng nhiều hơn, và do đó đã làm lợi cho nhà chế biến tại các thành phố cảng như Vladivostok, những nơi được báo cáo về sự gia tăng tính sẵn có cũng như sự giảm giá thành của các sản phẩm thủy sản. Bên cạnh đó, ngày 7/3/2013, chính phủ Nga đã thông qua nghị định đưa ra một chương trình để phát triển ngành thuỷ sản của Nga (Theo Irish Food Board, 2014). Chương trình được lên kế hoạch trong giai đoạn 2013-2020 với mục tiêu thay đổi trọng tâm của ngành thuỷ sản từ sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu thô thuần tuý sang tập trung vào tăng giá trị cho sản phẩm thuỷ sản, đưa vào các công nghệ mới và khai thác bền vững. Cũng theo USDA GAIN (2013), tại thời điểm tháng 11/2013, có 680 công ty thuỷ sản lớn, trung bình và nhỏ đang hoạt động tại Nga. Cơ sở chế biến thủy sản lớn nhất của Nga được đặt tại ở lưu vực Viễn Đông, nơi đóng góp 55% trong tổng năng suất chế biến thuỷ sản cho nước này. Khoảng 19% sản lượng tiếp theo nằm tại lưu vực phía Bắc, trong khi các lưu vực phía Đông và biển Caspia giữ 12% sản lượng chế biến, và các lưu vực phía Nam chỉ chiếm 2%. Ngoài ra, USDA GAIN (2013) cũng chỉ ra, trong năm 2012, sản lượng chế biến thuỷ sản của Nga, bao gồm cả các sản phẩm đóng hộp đạt 3,6 triệu tấn, giảm nhẹ 0,4% so với năm 2011. Trong đó, thuỷ sản đông lạnh chiếm ưu thế với 62,6% (tương đương 2,2 triệu tấn); theo sau là các loại sản phẩm thuỷ sản khác với 21%,
  • 31. 24 thuỷ sản đóng hộp chiếm 4%, cá phi lê đông lạnh chiếm 2,5%, các sản phẩm thuỷ sản mang tính ẩm thực (culinary products) và các loại thuỷ sản ướp muối (preserves) với 1,1%. Bên cạnh đó, trong năm 2012, sản lượng của nhóm thuỷ sản tươi sống và ướp lạnh đạt 1,4 triệu tấn, giảm 1,2% so với năm 2011. Ba vùng liên bang Viễn Đông, Đông Bắc và miền Nam đóng góp 95,2% vào sản lượng nêu trên với 1,3 triệu tấn. Tại thời điểm 2013, tuy rằng tỉ trọng trong tổng sản lượng chế biến còn thấp, tuy nhiên phải kể đến nhóm sản phẩm cá phi lê với mức tăng trưởng cao nhất, ở mức hơn 20% trong vòng 2 năm gần nhất; trứng cá và gan cá đông lạnh cũng tăng trưởng tương đối cao ở mức 15% trong cùng khoảng thời gian trên (USDA GAIN, 2013). Nguyên nhân là do thói quen tiêu thụ thay đổi khi người tiêu dùng ngày càng hướng đến những sản phẩm tốt cho sức khoẻ hơn. 1.4. Hoạt động nhập khẩu thuỷ sản của Nga 1.4.1. Kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nga Theo Irish Food Board (2014), trong năm 2012, Nga nhập khẩu 2,55 tỉ USD tổng giá trị thuỷ sản các loại, trở thành nhà nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 16 toàn thế giới. Đến năm 2013, kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nga đạt 3 tỉ USD, tăng 450 triệu USD so năm 2012, tương đương với tỉ lệ tăng 17,6% (theo USDA GAIN, 2013 – 2014). Về mặt sản lượng thuỷ sản nhập khẩu của Nga, nhìn chung, trong thời gian qua, con số này có xu hướng tăng lên. Nguồn: Nguyễn Văn Ngọc - Phạm Hồng Mạnh, 2014 2,026 2,081 2,656 2,781 1,765 2,71 27,63 4,71 0 10 20 30 0 1 2 3 2009 2010 2011 2012 10T/2013 % Triệu tấn Biểu đồ 1.8: Sản lượng thuỷ sản nhập khẩu của Nga trong thời gian qua Sản lượng Tỷ lệ tăng trưởng
  • 32. 25 Trong khoảng thời gian 2009 - 2012, lượng thuỷ sản Nga nhập khẩu từ các thị trường đã tăng 755 nghìn tấn, từ mức 2026 nghìn tấn (năm 2009) lên mức 2781 nghìn tấn (năm 2012), tương ứng với tỷ lệ tăng 37,26%. Tính trung bình, sản lượng này tăng 9,32% mỗi năm. Xét riêng trong từng năm, tỷ lệ nói trên lại không có được sự ổn định. Cụ thể, năm 2011, dễ thấy, là năm hoạt động nhập khẩu thuỷ sản vào Nga tăng mạnh nhất với tỷ lệ tăng hơn 27%. Các năm còn lại, lượng thuỷ sản nhập khẩu chỉ tăng trong khoảng từ 3% đến 5%. 1.4.2. Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu Xét theo cơ cấu nhóm sản phẩm, trong giai đoạn từ năm 2009 đến tháng 10 năm 2013, các nhóm sản phẩm thuỷ sản Nga nhập khẩu chủ yếu bao gồm cá đông lạnh, cá phi lê, cá tươi/ướp lạnh, tôm và nhuyễn thể (theo Nguyễn Văn Ngọc và Phạm Hồng Mạnh, 2014). Bảng 1.8: Lượng thuỷ sản nhập khẩu phân theo nhóm sản phẩm của Nga giai đoạn 2009 – 2013 (đơn vị: tấn) Năm 2009 2010 2011 2012 10 tháng đầu 2013 Cá sống 237 451 367 495 569 Cá tươi/ ướp lạnh 97.841 114.480 142.474 204.499 131.890 Cá đông lạnh 1.587.691 1.666.191 2.149.185 2.210.023 1.386.746 Cá phi lê 214.529 175.917 185.916 184.419 129.786 Cá khô/ muối 22.291 16.451 18.067 21.348 16.576 Tôm 64.224 74.021 86.894 83.359 68.571 Nhuyễn thể 39.373 33.805 72.946 76.655 30.424 Tổng 2.026.189 2.081.318 2.655.852 2.780.696 1.764.557 Nguồn: Nguyễn Văn Ngọc và Phạm Hồng Mạnh, 2014 Giai đoạn 2009 – 2013, nhìn chung, lượng nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản đều có xu hướng tăng lên, trong đó, các sản phẩm cá đông lạnh luôn được Nga nhập khẩu nhiều nhất và chiếm ưu thế hơn hẳn so với những sản phẩm còn lại. Cụ thể, năm 2012, trong tổng số 2.780.696 tấn thuỷ sản được nhập khẩu vào Nga, có đến
  • 33. 26 2.210.023 tấn cá đông lạnh các loại, tương đương với 79,5% (giảm nhẹ 0,6% so với năm 2011). Các sản phẩm cá tươi/ướp lạnh, cá phi lê, tôm và nhuyễn thể đóng góp vào tổng sản lượng nhập khẩu với tỉ trọng là 7,4%, 6,6%, 3% và 2,8%. Khối lượng nhập khẩu của nhóm các sản phẩm cá khô/muối chỉ chiếm khoảng 0,8%. Các nhóm sản phẩm còn lại như các loại cá sống, giữ tỉ trọng rất nhỏ trong sản lượng nhập khẩu thuỷ sản của Nga. Trong 10 tháng đầu năm 2013, tỉ trọng của từng nhóm sản phẩm thuỷ sản nêu trên cũng không có sự thay đổi đáng kể. Bên cạnh đó, báo cáo của cục thông tin nông nghiệp toàn cầu, bộ Nông nghiệp Hoa kỳ (USDA GAIN, 2013) đã cho thấy sản lượng nhập khẩu các loài thuỷ sản chính vào Nga trong giai đoạn 2011 - 2012, cụ thể như trong biểu đồ sau: Nguồn: USDA GAIN, 2013 Như vậy, có thể thấy, các loại thuỷ sản được nhập khẩu nhiều nhất tại Nga trong giai đoạn 2011 – 2012 là cá hồi và cái hương Thái Bình Dương, cá trích đông lạnh, cá ốt vây nhỏ đông lạnh, cá mòi đông lạnh và cá thu đông lạnh. Trong đó, cá hồi và cá hương Thái Bình Dương được nhập với khối lượng nhiều nhất và có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong vòng 2 năm. Cụ thể, lượng nhập cá này đã tăng 74 nghìn tấn từ 139 nghìn tấn của năm 2011 đến 213 nghìn tấn của năm 2012, tương đương với tỉ lệ tăng rất cao ở mức hơn 53%. Bên cạnh đó, lượng cá thu đông lạnh lại có xu hướng giảm rõ rệt nhất với mức giảm 21 nghìn tấn, tương đương với mức giảm 20%. Ngoài ra, lượng cá trích và cá mòi đông lạnh được nhập vào thị trường Nga trong năm 2012 cũng giảm hơn 139 107 45 69 106 213 96 50 62 85 0 50 100 150 200 250 Cá hồi và cá hương Thái Bình Dương Cá trích đông lạnh Cá ốt vây nhỏ đông lạnh Cá mòi đông lạnh Cá thu đông lạnh Nghìn tấn Biểu đồ 1.8: Các loại thuỷ sản được nhập khẩu chủ yếu 2011 2012
  • 34. 27 10% so với năm 2011. Loại thuỷ sản đứng thứ 5 về sản lượng nhập khẩu là cá ốt vây nhỏ đông lạnh lại chứng kiến sự tăng trưởng 11% cũng trong giai đoạn trên. 1.4.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu và sản phẩm nhập khẩu chính từ các thị trường này Về cơ cấu thị trường, theo báo cáo của USDA GAIN (2013, 2014), Na Uy, Trung Quốc, Chile và Iceland vẫn là những quốc gia xuất khẩu nhiều thuỷ sản nhất vào Nga trong giai đoạn vừa qua. Nguồn: tổng hợp số liệu từ USDA GAIN, 2012 – 2013 Trong giai đoạn 2012 – 2013, Na Uy là quốc gia xuất khẩu nhiều thuỷ sản vào Nga nhất, kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỉ USD vào năm 2012. Trong năm 2013, kim ngạch đã tăng thêm 100 triệu USD, đạt 1,1 tỉ USD, tương đương với tỉ lệ tăng 10%. Tổng giá trị thuỷ sản nhập khẩu từ Na Uy của Nga năm 2012 chiếm 39,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nga. Đến năm 2013, tỉ lệ nêu trên giảm xuống chỉ còn 36,7% do sự tăng mạnh giá trị trong nhập khẩu thuỷ sản của Nga từ một số thị trường khác như Chile, Hoa Kỳ,… Theo Agriculture and Agri-food Canada (2013), trong các loại thuỷ sản nhập khẩu của Nga từ Na Uy năm 2012, kim ngạch nhập khẩu cá hồi tươi/ướp lạnh là lớn nhất, đạt 606,1 triệu đô la Canada (CAD), tương đương với hơn 60% đóng góp vào tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Nga từ nước này và tương đương với 22,9% tổng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nga. Kim ngạch nhập khẩu cá hồi vân (cá hương) tươi/ướp lạnh từ Na Uy cũng tương đối đáng kể khi ở mức 156,2 triệu CAD. Hiển nhiên, Na Uy là bạn hàng nhập khẩu 1000 298,1 125,6 158,1 1100 326,7 273,2 172,2 0 500 1000 1500 Na Uy Trung Quốc Chile Iceland triệu USD Biểu đồ 1.9: Giá trị nhập khẩu thuỷ sản từ các thị trường chính của Nga năm 2012 - 2013 (đơn vị: triệu USD) 2012 2013
  • 35. 28 chính của Nga đối với 2 loại thuỷ sản này. Bên cạnh đó, các loại thuỷ sản khác của Na Uy như cá trích, cá thu hay các sản phẩm thịt cá đông lạnh cũng được xuất khẩu nhiều sang Nga trong thời gian qua. Đối tác nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 2 của Nga trong giai đoạn vừa qua là Trung Quốc. Kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nga từ Trung Quốc đạt 298,1 triệu USD năm 2012, chiếm 11,2% tổng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nga. Trong năm 2013, kim ngạch nói trên tăng đến 326,7 triệu USD, đồng thời thị phần trong tổng kim ngạch cũng tăng lên 12,8%. Trong các loại thuỷ sản xuất khẩu vào Nga của Trung Quốc, nổi bật nhất là các loại tôm và cá phi lê đông lạnh với giá trị xuất khẩu lần lượt là 59,6 triệu CAD và 48,2 triệu CAD (theo Agriculture and Agri-Food Canada, 2013). Trong giai đoạn 2012 – 2013, Trung Quốc là nguồn cung cấp lớn nhất của Nga đối với mặt hàng cá phi lê đông lạnh, và lớn thứ hai đối với tôm đông lạnh (sau Canada). Tuy nhiên cũng cần nhắc lại rằng, một số lượng đáng kể các loại thuỷ sản được đánh bắt tại Nga sau đó được chế biến tại Trung Quốc và nhập khẩu trở lại Nga. Năm 2013 đánh dấu sự tăng mạnh về kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nga từ Chile khi kim ngạch này đã tăng 118% từ con số 125,6 triệu USD vào năm 2012 lên 273,2 triệu USD trong năm 2013, đưa nước này trở thành bạn hàng nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 3 của Nga. Phần lớn lượng cá hồi vân và cá hồi đông lạnh được nhập khẩu vào Nga có xuất xứ Chile. Iceland là quốc gia xuất khẩu nhiều cá thu đông lạnh nhất vào Nga trong giai đoạn vừa qua, với giá trị đạt 67,9 triệu CAD trong năm 2012 (theo Agriculture and Agri-Food Canada, 2013). Từ 2012 – 2013, tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản từ nước này của Nga đã từ mức 158,1 triệu USD, tăng 14,1 triệu USD lên mức 172,2 triệu USD vào năm 2013, tương đương tỉ lệ tăng 9%. Trong những năm vừa qua Việt Nam liên tục đứng trong top 10 đối tác nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của Nga, cụ thể, Việt Nam đứng thứ 6 trong trong danh sách này năm 2012 và đứng thứ 7 vào năm 2013 (theo Irish Food Board, 2014). Trong đó, Việt Nam dẫn đầu về sản lượng cá tra phi lê đông lạnh xuất khẩu sang thị trường này.
  • 36. 29 Ngoài ra, mặc dù, trước năm 2014, Na Uy là bạn hàng nhập khẩu thuỷ sản hàng đầu của Nga, tuy nhiên trong năm 2014 đã có nhiều biến động xấu đối với các mặt hàng thuỷ sản được Nga nhập khẩu từ nước này. Từ ngày 1/1/2014, hơn 90% các nhà cung cấp được đăng ký của nước này đã bị cấm xuất khẩu một số loại thuỷ sản (chủ yếu là hải sản, không bao gồm cá hồi) sang Nga (theo Irish Food Board, 2014). Nga đưa ra lệnh cấm này là do sự lo ngại về độ an toàn của thuỷ sản xuất khẩu từ Na Uy khi trước đó đã phát hiện thấy các vi phạm trong quá trình kiểm tra, cụ thể là nhiều sản phẩm xuất xứ từ Na Uy không ghi rõ nguồn gốc và thời gian sản xuất đã được đưa vào Nga, hơn nữa phía Na Uy cũng phát hiện ra phần lớn các cơ sở chế biến cá tuyết, cá tuyết chấm đen không đạt các yêu cầu về vệ sinh của nước này (Báo điện tử Vietfish.org, 12/2013). Trong khi đó, nhập khẩu cá hồi không bị cấm vì theo Cục Giám sát Kiểm dịch Thực vật và Thú y Liên Bang Nga (Rosselkhoznadzor), các sản phẩm không đáp ứng được tiêu chuẩn đã bị tiêu huỷ. The Washington Post (2014) cũng cho hay, đến ngày 7/8/2014, Nga đã chính thức thông qua lệnh cấm vận đối với Mỹ, EU, Na Uy, Canada và Úc; theo đó, Nga sẽ tạm ngừng nhập khẩu tất cả các loại thịt, thuỷ sản, rau củ, hoa quả và sữa từ các quốc gia này trong vòng một năm. Đây chắc chắn sẽ là cơ hội lớn cho các sản phẩm nêu trên từ những quốc gia khác được nhập khẩu vào Nga hoặc tăng thị phần tại thị trường này, trong đó có các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam.
  • 37. 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM SANG NGA NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 2.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 2.1.1. Vị thế ngành thuỷ sản Việt Nam trong tổng thể nền kinh tế quốc dân Để nói về vị thế ngành thuỷ sản Việt Nam trong tổng thể nền kinh tế quốc dân có lẽ phải nhắc đến những dấu mốc quan trọng trải dài theo quá trình phát triển của ngành, bởi lẽ sự hình thành và phát triển ngày một vững mạng của vị thế ấy cũng được chứng kiến bởi chính những dấu mốc này. Mặc dù nghề cá Việt Nam được ra đời từ rất sớm, tuy nhiên đến những năm giữa thế kỷ trước, dấu ấn đậm nét nhất của nó vẫn chỉ là một loại hình hoạt động kinh tế tự nhiên với bản chất tự cấp, tự túc, cùng trình độ sản xuất còn lạc hậu, thủ công. Nghề cá lúc này mới chỉ được xem như một nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn sau những năm 1950 đã đánh dấu một cái nhìn khác về nghề cá khi Đảng và Nhà nước ta đã bắt đầu quan tâm đến việc phát triển nghề cá và hình thành các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, do nhận thức được vị trí ngày càng đáng kể và sự đóng góp mà nghề cá có thể mang lại cho nền kinh tế quốc dân cũng như quá trình khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc lúc bấy giờ. Tuy nhiên, thời kỳ này, do cơ chế quản lý còn nhiều bất cập đã làm giảm động lực thúc đẩy sản xuất thuỷ sản, điều này khiến kinh tế thuỷ sản rơi vào tình trạng sa sút nghiêm trọng vào cuối những năm 70 (theo Tổng cục thuỷ sản, 2014). Phải nói rằng, ngành thuỷ sản Việt nam thực sự bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển toàn diện và khởi sắc từ trong giai đoạn những năm 1980 cho đến nay. Ngay từ Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VII đã xác định xây dựng thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Từ khâu khai thác, nuôi trồng, chế biến đến xuất khẩu thuỷ sản hay việc nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ, vấn đề mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế đều được quan tâm, chú trọng. Có thể nói chính điều này đã tạo ra bước ngoặt quyết định cho sự phát triển của kinh tế thuỷ sản, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng liên tục của ngành. Cụ thể là, trong nhiều năm qua, ngành thuỷ sản đã có những bước tiến nhanh và ổn định, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Thực tế cho
  • 38. 31 thấy, tỷ trọng của thuỷ sản trong khối nông – lâm – ngư nghiệp và trong nền kinh tế nói chung có xu hướng tăng dần qua các năm. Theo báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản (2012), trong nội bộ ngành Nông nghiệp (nông – lâm – ngư nghiệp), tỷ trọng thuỷ sản tăng từ 19,06% năm 2001 đến 21,3% năm 2011. Cũng trong giai đoạn 2001 – 2011, ngành Thuỷ sản đóng góp vào GDP lần lượt là 2,55% (năm 2001) và 2,6% (năm 2011) theo giá so sánh. Có thể nói rằng, ngành thuỷ sản đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, giải quyết việc làm, tham gia xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của cộng động dân cư, không chỉ đối với ngư dân ven biển, mà cả ở các vùng núi, trung du và Tây nguyên. Trong giai đoạn 2001 – 2011, bình quân, ngành thuỷ sản đã giải quyết được 150.000 việc làm cho người lao động mỗi năm, trong đó, lao động khai thác thuỷ sản chiếm 9,55%, lao động nuôi trồng thuỷ sản 40,52%, lao động chế biến thuỷ sản 19,38%, lao động hậu cần dịch vụ nghề cá khoảng 10,55% (theo Tổng cục Thuỷ sản, 2012). Bên cạnh đó, sự hiện diện dân sự của tàu thuyền khai thác hải sản trên biển đã đóng góp vào việc giữ gìn an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo của Tổ quốc. Ngoài ra, không thể phủ nhận, sự tăng trưởng ổn định của ngành thuỷ sản thời gian vừa qua đã giữ vững vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế khi Việt Nam liên tục lọt vào danh sách cường quốc thuỷ sản trên thế giới, đặc biệt trong năm 2014 vừa qua nước ta đã được tạp chí thuỷ sản Seafood International xếp ở vị trí thứ 8 trong danh sách trên (theo báo điện tử thuysanvietnam.com.vn, 2015). 2.1.2. Tình hình sản xuất thuỷ sản của Việt Nam 2.1.2.1. Tình hình chung của ngành thuỷ sản Việt Nam Trong những năm qua, ngành thuỷ sản Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể khi tổng sản lượng cũng như giá trị sản xuất thuỷ sản liên tục tăng nhanh. Cơ cấu sản phẩm của kinh tế thuỷ sản đã và đang được thay đổi mạnh mẽ theo huownsg tăng tỷ trọng nuôi trồng, tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao và đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu.
  • 39. 32 Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê (2014) và Tổng cục Thuỷ sản (2015) Theo số liệu từ Tổng cục Thuỷ sản, tổng sản lượng thuỷ sản đã lần lượt vượt qua ngưỡng 1 triệu tấn vào năm 1990, đạt 2 triệu tấn năm 2000, vượt ngưỡng 5 triệu tấn trong năm 2010 và gần đây nhất, năm 2014, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 6,3 triệu tấn, tăng 4,4% so với năm 2013 và đã vượt kế hoạch đề ra 1,7%. Bên cạnh đó, ước tính giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 (tính theo giá so sánh 2010) ước đạt gần 188 nghìn tỷ đồng, tăng 6,5% từ mức 176,5 nghìn tỷ đồng của năm ngoái. 2.1.2.1. Hoạt động khai thác thuỷ sản tự nhiên Từ khi ngành thuỷ sản Việt Nam ra đời, hoạt động khai thác thuỷ sản tự nhiên đã luôn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành. Theo báo cáo của FAO (2014), theo sản lượng năm 2012, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 9 về sản lượng khai thác hải sản và đứng thứ 15 về sản lượng khai thác thuỷ sản nội địa. Trong giai đoạn 2011 – 2013, có thể thấy, sản lượng khai thác có xu hướng tăng dần, tuy nhiên tốc độ tăng giảm dần. Đến năm 2014, sản lượng khai thác giảm 4,2% còn 2,68 triệu tần từ mức 2,8 triệu tấn của năm 2013. Bên cạnh đó, tỉ trọng của khai thác thuỷ sản cũng giảm đi trong tổng sản lượng thuỷ sản toàn ngành, cụ thể giảm từ mức 46,1% (năm 2011) xuống còn mức 42,6% (năm 2014). Một nguyên nhân có thể kể đến đó là do sự phát triển nhanh hơn của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Mặc dù vậy, giá trị mà hoạt động khai thác thuỷ sản mang lại vẫn tăng lên tương đối ổn định, cụ thể, ở giai đoạn 2011 – 2014, giá trị khai thác thuỷ sản tăng từ mức 61,4 nghìn tỷ đồng năm 2011, chạm ngưỡng 70 nghìn tỷ năm 2013 và đạt 73 nghìn tỳ trong năm 2014. 4870,3 5142,7 5447,4 5820,7 6019,8 6304 0 2000 4000 6000 8000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nghìn tấn Biểu đồ 2.1: Sản lượng thuỷ sản Việt Nam những năm gần đây Sản lượng thuỷ sản
  • 40. 33 Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê (2014) và Tổng cục Thuỷ Sản (2015) Theo phương diện ngành hoạt động, khai thác thuỷ sản ở nước ta bao gồm khai thác biển (hải sản) và khai thác nội địa, trong đó, khai thác biển giữ vị trí trọng yếu và cá biển là loại thuỷ sản được đánh bắt nhiều nhất . Tỷ trọng của khai thác hải sản có xu hướng tăng dần, trong khoảng từ 91,8% đến 93% trong giai đoạn 2011 – 2014. Lí giải cho điều này có thể kể đến sự chênh lệch về phương tiện đánh thuỷ sản; cụ thể, trong hoạt động khai thác biển, phương tiện đánh bắt thuỷ sản là các loại tàu thuyền đa dạng về công suất với số lượng ngày một tăng lên, đối nghịch với điều này là những phương tiện rất thô sơ, chủ yếu là các công cụ khai thác truyền thống như chài, lưới, đăng, đó… ở hoạt động khai thác thuỷ sản nội địa. Ngoài ra, tình trạng suy giảm nguồn lợi thuỷ sản trên các sông ngòi do bị khai thác quá mức, khai thác huỷ diệt hay đặc biệt là do ô nhiễm môi trường, nguồn nước cũng là lí do cho sự giảm dần về mặt sản lượng và tỉ trọng của khai thác thuỷ sản nội địa thời gian qua. Xét về sản lượng khai thác của 6 vùng miền khai theo địa lý (bao gồm khu vực Đồng bằng sông Hồng, khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ, khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, khu vực Tây Nguyên, khu vực Đông Nam Bộ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long), khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp nhiều vào tổng sản lượng khai thác của cả nước hơn cả. Theo số liệu Tổng cục Thống kê, năm 2013, sản 2514 2705 2803 2684 2308 2510 2608 2495 206 194 195 189 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2011 2012 2013 2014 Nghìn tấn Biểu đồ 2.2: Sản lượng thuỷ sản khai thác theo ngành hoạt động Tổng sản lượng khai thác tự nhiên Khai thác biển Khai thác nội địa
  • 41. 34 lượng của 2 khu vực kể trên lần lượt đạt 1,11 triệu tấn và 1,15 triệu tấn; tổng tỷ trọng hai khu vực chiếm khoảng 80,7% toàn ngành. 2.1.2.2. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản Khai thác thuỷ sản tự nhiên, rõ ràng, luôn chịu sự phụ thuộc lớn vào các yếu tố tự nhiên như tình hình thời tiết hay trữ lượng thuỷ sản tự nhiên,… do đó, khó có thể đảm bảo mức tăng trưởng ổn định tương ứng với nhu cầu thị trường cũng như đẩy nhanh sự phát triển của ngành thuỷ sản. Chính vì vậy, thời gian vừa qua, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng đầu tư. Kết quả đạt được là sự gia tăng về sản lượng nuôi trồng trong những năm gần đây. Nguồn: tổng hợp từ Tổng cục Thống kê (2014) và Tổng cục Thuỷ sản (2015) Có thể thấy rằng, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trong vòng 5 năm qua đã tăng lên liên tục, với tỷ lệ tăng trung bình đạt 7,4%/năm., nổi bất nhất là năm 2014, với tỷ lệ tăng hơn 12%. Bên cạnh sự gia tăng về sản lượng, giá trị nuôi trồng thuỷ sản cũng tăng lên liên tục. Điển hình là năm 2014, khi tổng giá trị các loại thuỷ sản nuôi trồng đạt 115 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2013. Thành công của hoạt động nuôi trồng, ngoài việc áp dụng khoa học kỹ thuật, cần phải kể đến sự mở rộng diện tích mặt nước nuôi trồng. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năm 2013, diện tích nuôi trồng thuỷ sản cả nước là 1.046,4 nghìn ha, bao gồm 756,2 nghìn ha diện tích nước lợ, mặn; 286,8 nghìn ha diện tích nước ngọt và 3,4 nghìn ha diện tích ươm, nuôi giống thuỷ sản. 2728,3 2933,1 3115,3 3215,9 3620 0 1000 2000 3000 4000 2010 2011 2012 2013 2014 Nghìn tấn Biểu đồ 2.3: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản Sản lượng nuôi trồng
  • 42. 35 Bảng 2.1: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản phân theo vùng miền (đơn vị: nghìn ha) 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013 CẢ NƯỚC 1.052,6 1.040,5 1.038,9 1.046,4 Đồng bằng sông Hồng 124,5 124,8 134,3 125,9 Trung du và miền núi phía Bắc 40,8 41,3 41,3 42,9 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 79,9 80,8 86,5 82,8 Tây Nguyên 13,0 12,1 13,5 13,9 Đông Nam Bộ 51,7 52,2 29,1 27,4 Đồng bằng sông Cửu Long 742,7 729,3 734,1 753,5 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2014 Xét trên phương diện vùng miền địa lý, nhìn chung, ngoại trừ khu vực Đông Nam Bộ được chủ trương tập phát triển công nghiệp và dịch vụ, có thể thấy rằng, các khu vực khác đều có xu hướng tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong những năm gần đây. Trong đó, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích nuôi trồng lớn nhất cả nước, chiếm hơn 70% diện tích nuôi trồng cả nước. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung du và Duyên hải miền Trung là hai khu vực đứng tiếp theo. Tương ứng với diện tích nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng nuôi trồng của Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp hàng đầu vào tổng sản lượng nuôi trồng nước nhà với 2,26 triệu tấn (năm 2013), chiếm 70% sản lượng nuôi trồng cả nước. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có sản lượng lần lượt là 520,7 nghìn tấn và 207,2 nghìn tấn (theo Tổng cục thống kê, 2014). Về loại thuỷ sản nuôi trồng, có thể nói, cá và tôm là hai nhóm thuỷ sản chủ đạo trong hoạt động nuôi trồng ở nước ta. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2014), nhìn chung, sản lượng nuôi trồng của các loại cá và tôm đều có xu hướng tăng trong thời gian vừa qua. Cụ thể, sản lượng nuôi trồng các loại cá đã tăng từ
  • 43. 36 mức 2,1 triệu tấn năm 2011 đến 2,35 triệu tấn năm 2013. Trong đó, cá tra vẫn luôn là loại thuỷ sản mũi nhọn của nhóm này với sản lượng ước đạt 1,17 triệu tấn năm 2013 (theo báo điện tử chinhphu.vn, 2014). Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Thuỷ sản cho thấy, sản lượng cá tra năm 2014 có nhẹ 0,07 triệu tấn so với năm 2013 và đạt mức 1,1 triệu tấn, tuy nhiên vẫn đạt 100% kế hoạch đề ra của ngành. Bên cạnh đó, sản lượng tôm nuôi trồng đã tăng từ 478,7 nghìn tấn năm 2011 đến 560,5 nghìn tấn năm 2013 và đạt 660 nghìn tấn năm 2014 (theo Tổng cục Thống kê, 2014 và Tổng cục Thuỷ sản, 2015). Có thể thấy, thu hoạch tôm nuôi trồng tăng mạnh trong năm 2014 với tỉ lệ tăng xấp xỉ 18% so với năm 2013. Nguyên nhân là do sự gia tăng đột biến trong sản lượng của tôm thẻ khi đạt mức 400 nghìn tấn, tăng 120 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước (theo Tống cục Thuỷ sản, 2015). Mặc dù vậy, ngoài những kết quả đạt được, vấn đề dịch bệnh, biến động thị trường hay tình trạng ô nhiễm nguồn nước do việc thả tôm ồ ạt chắc chắn sẽ là các vấn đề cần được quan tâm để phát triển ổn định ngành nuôi tôm trong thời gian tới. 2.1.2.3. Hoạt động chế biến thuỷ sản Hoạt động chế biến thuỷ sản ở nước ta bao gồm chế biến thuỷ sản xuất khẩu và chế biến thuỷ sản nội địa, trong đó, lĩnh vực chế biến xuất khẩu luôn được ưu tiên chú trọng đầu tư hơn trong giai đoạn vừa qua và có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản nói riêng và sự phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam nói chung. Nhờ được chú trọng đầu tư, hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản đã phát triển rất nhanh và đã tiếp cận với trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến của khu vực, thế giới. Do đó, sản phẩm xuất khẩu đảm bảo chất lượng và có tính cạnh tranh, có được uy tín trên thị trường thế giới. Các cơ sở sản xuất chế biến xuất khẩu cũng theo đà được gia tăng về số lượng, được đầu tư, đổi mới. Theo báo cáo của Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản, Tổng cục Thuỷ sản (2012), tính đến hết năm 2011, cả nước có 564 cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu, trong đó có 429 cơ sở chế biến thuỷ sản đông lạnh với công suất 7.870 tấn/ngày đêm (năm 2002 con số này chỉ là 3.147 tấn/ngày đêm), 104 cơ sở chế biến thuỷ sản khô (năm 2002 có 62 doanh nghiệp) với năng lực sản xuất đạt từ 70 – 80 nghìn tấn/năm. Đến thời điểm tháng 4/2015, số lượng các doanh nghiệp nêu trên đã lên đến 627 doanh nghiệp (Cục quản