SlideShare a Scribd company logo
1 of 63
PHÍ TẢI TÀI LIỆU 50K / TẢI MIỄN PHÍ LH ZALO: 0936.885.877
DỊCH VỤ LÀM KHÓA LUẬN LUANVANTRITHUC.COM
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CHÈ VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
ĐẾN NĂM 2025

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2019
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................1
CHƯƠNG MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CHÈ................3
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.....................................3
1.1.1. Một số khái niệm về xuất khẩu...................................................................3
1.1.2. Vai trò xuất khẩu mặt hàng chè với Việt Nam ...........................................4
1.1.2.1. Khai thác lợi thế, phát triển có hiệu quả kinh tế trong nước ................4
1.1.2.2. Tạo nguồn vốn ......................................................................................4
1.1.2.3. Góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, giải quyết nhu cầu
việc làm và cải thiện đời sống nhân dân............................................................5
1.1.2.4. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận
lợi .......................................................................................................................5
1.1.2.5. Hàng hóa của Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh tren thị
trường thế giới về giá cả, chất lượng. ................................................................5
1.1.2.6. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản
xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.....................................................5
1.1.2.7. Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng
cao năng lực sản xuất trong nước. .....................................................................6
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu mặt hàng chè .......................................................6
1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp................................................................................6
1.1.3.2. Xuất khẩu gián tiếp...............................................................................6
1.1.3.3. Xuất khẩu ủy thác .................................................................................7
1.1.3.4. Buôn bán đối lưu...................................................................................7
1.1.3.5.Xuất khẩu theo nghị định thư.................................................................7
1.1.3.6. Tạm nhập, Tái xuất ...............................................................................7
1.1.3.7. Tạm xuất, Tái nhập ...............................................................................8
1.1.3.8. Chuyển khẩu .........................................................................................8
1.1.3.9. Quá cảnh hàng hóa................................................................................8
1.1.4. Quy trình hoạt động xuất khẩu chè.............................................................8
1.1.4.1. Bước 1: Nghiên cứu thị trường tìm kiếm đối tác..................................8
1.1.4.2. Bước 2: Lập phương án kinh doanh .....................................................9
1.1.4.3. Bước 3: Đàm phán và kí kết hợp đồng .................................................9
1.1.4.5. Bước 4: Thực hiện hợp đồng ..............................................................11
1.2. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT MẶT HÀNG CHÈ TẠI VIỆT NAM..........13
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của ngành chè ...............................................13
1.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chè thế giới...............................13
1.2.1.2. Quá trình phát triển ngành chè ở Việt Nam........................................13
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất mặt hàng chè.........................15
1.2.3. Năng lực sản xuất hiện tại của ngành chè tại Việt Nam...........................16
1.2.4. Các bài học kinh nghiệm phát triển ngành hàng ở Việt Nam cũng như trên
thế giới ................................................................................................................17
CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HOA KỲ ..................................19
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI ....................................19
2.1.1. Giới thiệu chung về Hoa kỳ......................................................................19
2.1.2. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.....................................................................20
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG HOA KỲ....................................20
2.2.1. Tình hình cung – cầu sản phẩm chè trên thị trường .................................20
2.2.1.1. Nhu cầu mặt hàng chè tại thị trường Hoa Kỳ.....................................20
2.2.2. Tình hình giá cả - chất lượng....................................................................24
2.2.3. Tình hình cạnh tranh trên thị trường.........................................................25
2.2.4. Hệ thống phân phối trên thị trường...........................................................27
2.2.5. Các qui định pháp lý liên quan đến mặt hàng chè ....................................27
2.3. DỰ BÁO TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG TRONG THỜI GIAN ĐẾN 2025 ...31
2.3.1. Dự báo về sự thay đổi nhu cầu, xu hướng giá cả chất lượng, thị hiếu tiêu
dùng.....................................................................................................................31
2.3.1.1. Nhu cầu ...............................................................................................31
2.3.1.2. Giá chè thế giới...................................................................................32
2.3.2. Dự báo về tình hình cạnh tranh.................................................................33
2.3.3. Dự báo về khả năng thay đổi các yêu cầu pháp lý đối với sản phẩm.......34
2.4. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO MẶT HÀNG CHÈ CỦA VIỆT NAM
TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ ...........................................................................34
2.4.1. Cơ hội........................................................................................................34
2.4.2. Thách thức.................................................................................................34
CHƯƠNG 3 – PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CHÈ
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ................................................35
3.1. Thực trạng xuất khẩu ......................................................................................35
3.1.1. Kim nghạch xuất khẩu ..............................................................................35
3.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.......................................................................36
3.1.3. Giá cả- chất lượng xuất khẩu ....................................................................37
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu...........................................38
3.2.1 Các nhân tố bên ngoài................................................................................38
3.2.1.1 Các mục tiêu, chính sách phát triển kinh tế của chính phủ: ................38
3.2.1.2 Môi trường luật pháp: ..........................................................................38
3.2.1.3 Ảnh hưởng của các ngành liên quan như giao thông vận tải, thông tin
liên lạc và tài chính ngân hàng: .......................................................................39
3.2.1.4 Môi trường tự nhiên và văn hóa-xã hội: ..............................................40
3.2.1.5 Các yếu tố khác: công nghệ, cơ sở hạ tầng, nhà cung cấp và cạnh tranh:
..........................................................................................................................40
3.2.2 Các nhân tố bên trong ................................................................................40
3.2.2.1 Bộ máy quản lý:...................................................................................40
3.2.2.2 Nguồn lực nhân sự:..............................................................................41
3.2.2.3 Nguồn lực tài chính:.............................................................................41
3.3. Đánh giá thực trạng vừa qua ...........................................................................41
3.3.1. Điểm mạnh................................................................................................41
3.3.2. Điểm yếu...................................................................................................42
CHƯƠNG 4 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG
CHÈ ĐÊN NĂM 2025 ..............................................................................................43
4.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP....43
4.1.1. Mục tiêu ....................................................................................................43
4.1.2. Định hướng ...............................................................................................43
4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ......................................................................44
4.2.1. Một số giải pháp vi mô cụ thể...................................................................44
4.2.1.1. Nâng cao chất lượng chè và về sinh an toàn thực phẩm.....................44
4.2.1.2. Đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm và hướng đến mặt hàng chè có giá trị
cao....................................................................................................................45
4.2.1.3. Xúc tiến thương mại, đẩy mạnh kênh phân phối sang thị trường Hoa
Kỳ.....................................................................................................................45
4.2.2. Một số giải pháp vĩ mô cụ thể...................................................................46
4.2.2.1 Nâng cao chất lượng chè và về sinh an toàn thực phẩm......................46
4.2.2.2. Đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm và hướng đến mặt hàng chè có giá trị
cao....................................................................................................................47
4.2.2.3 Xúc tiến thương mại, đẩy mạnh kênh phân phối sang thị trường Hoa
Kỳ.....................................................................................................................47
KẾT LUẬN...............................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO:........................................................................................50
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Sản lượng chè búp tươi phân theo địa phương Việt Nam........................17
Bảng 2.2: Danh sách các quốc gia theo mức tiêu thụ chè trên đầu người năm 2016
...................................................................................................................................23
Bảng 2.3: Biểu thuế mặt hàng chè vào Hoa Kỳ........................................................28
Bảng 3.1: Cơ cấu chủng loại chè xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn
2011-2017..................................................................................................................36
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sản lượng chè búp tươi phân theo địa phương Việt NamNhập khẩu chè
trên thế giới năm 2017 tại những quốc gia được lựa chọn, theo tấn.........................22
Hình 2.2: Tiêu thụ chè tại Mỹ theo đầu người từ năm 2000-2016 theo gallons.......22
Hình 2.3: Tăng trưởng thị trường tiêu thụ nước giải khát Hoa Kỳ 2016..................24
Hình 2.4: Giá cả chè trên thế giới từ năm T10/2011-T4/2018..................................24
Hình 2.5: Giá trị nhập khẩu chè vào Hoa Kỳ (ngàn USD) từ 9 nước có giá trị nhập
khẩu lớn nhất giai đoạn 2011-2017...........................................................................25
Hình 2.6: Dự báo số gallons chè tiêu thụ trên đầu người ở Mỹ đến năm 2025........31
Hình 2.7: Tình hình thực tế và dự báo giá chè đến năm 2024..................................32
Hình 3.1: Giá trị xuất khẩu chè Việt Nam sang Hoa Kỳ 2011 –2018 ......................35
1
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
0.1. GIỚI THIỆU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh toàn cầu hóa vẫn đang là một chủ đề nóng và gia nhập kinh tế toàn
cầu mang lại nhiều lợi ích thì việc xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là chè lại chưa được
khai thác sâu và có hiệu quả cao ở Việt Nam vì còn nhiều hạn chế, khó khăn về việc
đạt được tiêu chuẩn chất lượng lẫn tạo dựng thương hiệu. Chè của Việt Nam dù đã
xuất khẩu đi hơn 100 nước trên thế giới, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt
khoảng 230 triệu USD/năm, so với các nông sản khác như cà phê, hồ tiêu vẫn còn
khá thấp (Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, 2018)
Chè là cây công nghiệp dài ngày phổ biến ở miền núi, trung du Việt nay và có tiềm
năng xuất khẩu tốt vì nhu cầu của thế giới cao. Hiện nay, cả nước ta hiện có
124.000 ha diện tích trồng chè với hơn 500 cơ sở sản xuất chế biến, công suất đạt
trên 500.000 tấn chè khô mỗi năm, mang lại nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập
cho các hộ nông dân miền núi và trung du. (Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp
miền Nam, 2018). Chè cũng là thức nước uống có nhiều công dụng, vừa giải khát,
vừa bổ sung chất cho cơ thể. Người ta tìm thấy trong chè có tới 20 yếu tố vi lượng
có lợi cho sức khoẻ, ví dụ cafein kích thích hệ thần kinh trung ương, tamin trị các
bệnh đường ruột và một số axit amin cần thiết cho cơ thể (Thư viện Học liệu Mở
Việt Nam VOER, 2001) .Uống chè cũng là một thú vui tao nhã, đầy tính văn hóa và
việc trồng chè giúp phủ xanh đồi trọc, chống xói mòn.
Nhiều nước chưa sản xuất đủ chè cho thị trường nội địa, như Hoa Kỳ. Liên tục từ
năm 2011-2017 Hoa Kỳ là nước đứng thứ 4 thế giới về số lượng chè nhập khẩu
(tấn), chỉ sau Liên Bang Nga, Pakistan và Vương quốc Anh (Trade Map, 4:22,
4/11/2018), (xem phụ lục 1). Hơn nữa chè là mặt hàng được người Hoa Kỳ, đặc biệt
là giới trẻ rất ưa thích (4 trong 5 người tiêu dùng ở Hoa Kỳ uống chè, trong đó có
87% là giới trẻ sinh từ năm 1980 đến những năm đầu thập niên 2000) (Hiệp hội chè
Hoa Kỳ, 2017). Hơn nữa, hiệp định TPP vừa được ký kết giữa 12 nước, trong đó có
Hoa Kỳ và Việt Nam, sẽ làm cho việc xuất khẩu chè từ Việt Nam sang Hoa Kỳ
được thuận lợi hơn do được cắt giảm nhiều hạng mục thuế.
2
Vì những lý do nêu trên, tôi tin rằng việc thúc đẩy thêm xuất khẩu chè từ Việt Nam
sang Hoa Kỳ là có khả năng và nếu thành công sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Vì vậy,
tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu và viết báo cáo về đề tài này cho môn thực hành
nghề nghiệp của mình.
0.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Hiểu sâu sắc thực trạng xuất khẩu chè Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ năm
2010 đến nay, đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu
đến năm 2025.
 Áp dụng kiến thức tiếp thu được vào thực tiễn một cách linh hoạt và chủ động.
0.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Thời gian: Thực trạng ừ năm 2010 đến 5 tháng đầu năm 2019 và Giải pháp đến
năm 2025
 Không gian: Thị trường sản xuất và xuất khẩu chè tại Việt Nam
Thị trường nhập khẩu chè Hoa Kỳ
0.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp chủ yếu như: phương pháp tổng hợp, phương
pháp thống kê và phân tích, phương pháp so sánh. Phương pháp tổng hợp để thu
thập các số liệu, thông tin truyền thông; phương pháp thống kê, phân tích để làm rõ
các vấn đề lý luận và thực trạng xuất khẩu mặt hàng chè của Việt Nam sang thị
trường Hoa Kỳ; phương pháp so sánh được sử dụng để làm sáng tỏ hơn vị thế của
Việt Nam, các kết luận trong từng hoàn cảnh cụ thể.
0.5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
 Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu mặt hàng chè
 Chương 2: Tổng quan về mặt hàng chè ở thị trường Hoa Kỳ
 Chương 3: Phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng chè của Việt Nam sang Hoa
Kỳ
 Chương 4: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chè đến năm 2025
3
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU MẶT
HÀNG CHÈ
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1.1. Một số khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu có rất nhiều khái niệm khác nhau, tùy theo từng trường hợp và từng quan
điểm của tác giả viết sách mà khái niệm của nó có thể sai lệch so với nhau. Sau đây
là một vài khái niệm thường dùng.
Đầu tiên là khái niệm xuất khẩu trong Luật thương Mại Việt Nam 20051.
theo Khoản 1 Điều 27, Luật Thương Mại (2005), mua bns hàng hóa quốc tế được
thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất và tạm xuất
tái nhập.
Theo Khoản 1 Điều 28, Luật Thương Mại (2005), xuất khẩu hàng hóa là việc hàng
hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm
trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy địnhcủa pháp
luật.
Cách định nghĩa thứ hai: “Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ
giữa các nước thông qua hoạt động xuất khẩu (bán) và nhập khẩu (mua)” (Giáo
trình Kinh Tế Quốc Tế - PGS. TS Vũ Thị Bạch Tuyết - PGS. TS Nguyễn Tiến
Thuật - HỌc Viện Tài Chính - NXB Tài Chính).
Cách định nghĩa thứ ba: “ Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước
ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Xuất khẩu là một hoạt
động cơ bản của hoạt động ngoại thương. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi
toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ hàng hóa
hữu hình mà cả hàng hoa vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn” (Luật Thương Mại
Việt Nam(2005)).
Sau khi tìm hiểu và tham khảo các định nghĩa về xuất khẩu đã nêu trên cũng như
những địa nghĩa khác, có thể tổng quát định nghĩa xuất khẩu như sau:
“Xuất khẩu là hoạt động buôn bán knih doanh nhưng phạm vi kinh doanh vượt ra
khỏi biên giới lãnh thổ quốc gia, hay là hoạt động buôn bán với nước ngoài trên
4
phạm vi quốc tế. Nó không phải chỉ là hành vi buôn bns riêng lẽ mà có cả một hệ
thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm
mục tiêu thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định
và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.”
1.1.2. Vai trò xuất khẩu mặt hàng chè với Việt Nam
1.1.2.1. Khai thác lợi thế, phát triển có hiệu quả kinh tế trong nước
Trong thế giới hiện đại không một quốc gia nào bằng chính sách đóng cửa cảu mình
lại phát triển có hiệu quả kinh tế trong nước. Muốn phát triển nhanh đòi hỏi mỗi
quốc gia phải biết tân dụng các thành tựu kinh tế, khoa học kỹ thuật của loài người
để phát triển, chứ không thể chỉ đơn đọc dựa trên nguồn lực của mình. Tong nền
kinh tế “mở cửa”, xuất khẩu đóng vai trò then chốt, mở ra hướng phát triển mới tạo
điều kiện khai thác lợi thế tiềm năng sẵn có trong nước, nhằm sử dụng phân công
lao động quốc tế một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
Đối với những quốc gia mà trình độ phát triển kinh tế còn thấp như Việt Nam,
những nhân tố tiềm năng là tài nguyên thiên nhiên và lao động. Những nhân tố còn
thiếu hụt là vốn, kỹ thuật, thị trường, và kỹ năng quản lý. Xuất khẩu là giải pháp
nhằn tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, kết hợp với tiềm năng lao động và
tài nguyên sẵn có để tạo sự tăng trưởng cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng
cách chênh lệnh với các nước giàu.Nhờ lợi thế đắt đai, khí hậu, kinh nghiệm sản
xuất.
Việt Nam chính thức gia nhập WTO (World Trade Organization) vào ngày
07/01/2007, tạo điều kiện cho Việt Nam tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại,
kho học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Từ đó, Việt Nam có thể học hỏi,
trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, ché biến chè đồng thời mở rộng thị trường,
giao lưu trao đổi mặt hàng chè với các nước trong khu vực và thế giới
1.1.2.2. Tạo nguồn vốn
Quá trình phát triển của nền kinh tế đòi hỏi phải nhập khẩu một lượng ngày càng
nhiều các máy móc, thiết bị và nguyên liệu công nghiệp… Nếu dung các nguồn đầu
5
tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ,… thì bằng cách nay hay cách khác đều phải trả. Chỉ
có xuất khẩu mới là hoạt động có hiệu quả nhất, tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu.
1.1.2.3. Góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, giải quyết nhu cầu
việc làm và cải thiện đời sống nhân dân
Thị trường trong nước nhỏ hẹp không đảm bảo cho sự phát tireenr conog nghiệp với
quy mô lớn, sản xuất hàng loạt do đó không tạo thêm việc làm cho người dân.
Với phạm vi vợt ra ngoài biên giới quốc gia, hoạt động xuất khẩu mở ra một thị
trường tiêu thụ rộng lớn với nhu cầu vô cùng đa dạng của mọi tầng lớp, mọi dân tộc
trên toàn thế giới. Ngành sản xuất các mặt hàng xuất khẩu luôn cần một số lượng
lớn công nhân, vì thế, tạo ra hàng triệu việc làm cho người dân, góp phần giải quyết
vấn nạn thất nghiệp cũng như tăng nhu nhập quốc dân. Xuất khẩu còn tạo ran guồn
vốn để nhập khẩu vạt dụng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày
một phong phú them nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
1.1.2.4. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận
lợi
Trước hết, ngành sản xuất chè xuất khẩu sẽ kéo theo hàng loạt các ngnahf công
nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo máy móc, thúc đẩy các ngành xây dựng cơ
bản như xây dựng đường á, trường, trạm thu mua chè,… Ngoài ra, còn kéo theo
hàng loạt các ngành dịch vụ phát triển theo như: dịch vụ cung cấp giống cây trồng,
thuốc bảo về thực vật, ngân hàng,... Điều này góp phần dẩy nhanh tiến trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa trong nông nghiệp nông thôn.
1.1.2.5. Hàng hóa của Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh tren thị
trường thế giới về giá cả, chất lượng.
Cuộc cạnh tranh đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản
xuất luôn thích nghi với thị trường.
1.1.2.6. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản
xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Hoạt động sản xuất gắn với tìm hiểu thị trường xuất khẩu. Khi xuất khẩu thành công
tức là khi đó ta đã có một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Điều này tọa cho Việt Nam
6
thế chủ động trong sản xuất chè đáp ứng nnhu cầu tiêu dùng trên thế giới. Thị
trường với hơn 100 quốc gia nhập khẩu chè Việt Nam. Trong đó thị trường Hoa kỳ
la một trong những thị trường xuất khẩu lớn của VIệt Nam.
Ngoài ra, sản xuất chè còn tạo điều kiện để mở rộng vốn, công nghệ, trình độ quản
lý, nâng cao đời sống người lao động, đảm bảo khả năng sản xuất và tái sản xuất mở
rộng.
1.1.2.7. Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng
cao năng lực sản xuất trong nước.
Xuất khẩu chè là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật công nghệ từ thế
giới bên ngoài vào Việt Nam. Xuất khẩu chè giúp Việt Nam nắm bắt được công
nghệ tiên tiến của thế giới để áp dụng vào nước mình. Như công nghệ chế biến chè
xuất khẩu, công nghệ phơi sấy, bảo quản sau thu hoạch, ngoài ra còn học hỏi kinh
nghiệm quản lý từ cá quốc gia tiên tiến. Như vậy sẽ nâng cao được năng lực sản
xuất trong nước để phù hợp với trình độ của thế giới.
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu mặt hàng chè
1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp
Là xuất khẩu các hàng hóa, dịch vụ do chín doanh nghiệp sản xuất hoặc mua từ các
doanh nghiệp sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu ra nước ngoài với danh nghĩa
là hàng của mình.
Ưu điểm: Lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu nhận được cao hơn các hình
thức khác vì không phải chia sẻ qua khâu trung gian. Đơn vị ngoại thương cũng có
thể nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế vì là người bán trực tiếp.
Nhược điểm: Đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng trước một lượng vốn khá lớn để sản
xuất hoặc thu mua hàng và có thể gặp rủi ro.
1.1.3.2. Xuất khẩu gián tiếp
Là cung ứng hàng hóa ra nước ngoài thông qua các trung gian xuất khẩu như người
đại lý hoặc người môi giới (các cơ quan, văn phòng đại diện, các công ty ủy thác
xuất nhập khẩu…).
Ưu điểm: Được sử dụng nhiều, đặc biệt ở những nước kém phát triển, vì người
7
trung gian thường hiểu biết rõ thị trường kinh doanh nên có nhiều cơ hội kinh doanh
thuận lợi hơn. Người trung gian có khả năng nhất định về vốn, nhân lực nên nhà sản
xuất có thể khai thác để tiết kiệm phần nào chi phí trong quá trình vận tải.
Nhược điểm: Hạn chế mối liên hệ với bạn hàng của nhà sản xuất, đồng thời nhà sản
xuất phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho người trung gian.
1.1.3.3. Xuất khẩu ủy thác
Là hoạt động xuất khẩu mà các đơn vị nhận giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng để
xuất khẩu cho một đơn vị (bên ủy thác).
Ưu điểm: Độ rủi ro thấp, trách nhiệm ít, người đứng ra xuất khẩu không phải là
người chịu trách nhiệm cuối cùng, đặc biệt là không cần đến vốn để mua hàng, phí
ít nhưng nhận tiền nhanh, ít thủ tục…
Nhược điểm: Hạn chế mối liên hệ với bạn hàng của nhà sản xuất, đồng thời nhà
sản xuất phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho người trung gian.
1.1.3.4. Buôn bán đối lưu
Là hình thức giao dịch mà trong đó, xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu,
người bán đồng thời là người mua và ngược lại, hàng hóa trao đổi có giá trị tương
đương nhau. Mục đích xuất khẩu không phải là thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm
thu về một lượng hàng hóa có giá trị xấp xỉ giá trị lô hàng xuất khẩu.
Trong vòng thập niên 90 của thế kỷ XX, trong buôn bán quốc tế, gần 35% là mua
bán đối lưu, 24% là những hợp đồng bồi hoàn, 9% là những giao dịch có thanh toán
bình hành, 8% là nghiệp vụ chuyển nợ, chỉ có 4% là nghiệp vụ hàng đổi hàng.
1.1.3.5.Xuất khẩu theo nghị định thư
Là hình thức xuất khẩu hàng hóa (thường là trả nợ) được ký theo nghị định thư giữa
hai chính phủ.
Ưu điểm: Khả năng thanh toán chắc chắn (do Nhà nước trả cho đơn vị xuất khẩu),
giá cả tương đối cao, việc sản xuất thu mua có nhiều ưu tiên…
1.1.3.6. Tạm nhập, Tái xuất
Được hiểu là việc mua hàng hóa của một nước để bán cho một nước khác (nước thứ
ba) trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương có làm thủ tục nhập khẩu rồi lại làm
8
các thủ tục xuất khẩu không qua gia công chế biến.
Thời gian hàng hóa kinh doanh theo hình thức tạm nhập tái xuất được lưu chuyển ở
Việt Nam là 60 ngày.
1.1.3.7. Tạm xuất, Tái nhập
Ngược lại với hình thức tạm nhập tái xuất, hình thức này là hàng hóa đưa đi triển
lãm, đi sửa chữa rồi lại mang về.
1.1.3.8. Chuyển khẩu
Là việc mua hàng của một nước (nước xuất khẩu) để bán cho một nước khác(nước
nhập khẩu) nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam cũng như thủ tục
xuất khẩu từ Việt Nam.
1.1.3.9. Quá cảnh hàng hóa
Hàng hóa của một nước được gửi đi tới một nước thứ ba qua lãnh thổ Việt Nam, có
sự cho phép của Chính phủ Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam đều có đủ điều
kiện như quy định của Nhà nước Việt Nam có thể được xem xét cho thực hiện dịch
vụ này để tăng thêm thu nhập.
1.1.4. Quy trình hoạt động xuất khẩu chè
Để đảm bảo cho hoạt đọng xuất khẩu được thực hiện một cahs an toàn và thuận lợi
đòi hỏi mỗi doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải tổ chức tiến hành theo 4 bước cơ bản
sau:
1.1.4.1. Bước 1: Nghiên cứu thị trường tìm kiếm đối tác
Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển và nâng cao hiệu
quả kinh tế. Nghiên cứu thị trường phải trả lời một số câu hỏi sau: xuất khẩu cái gì,
ở thị trường nào, thương nhân giao dịch là ai, giao dịch theo phương thức nào, chiến
lược kinh doanh cho từng giai đoạn để đạt được mục tiêu đề ra. Bao gồm 3 bước
nhỏ như sau:
1. Nắm vững thị trường nước ngoài:
2. Nhận biết mặt hàng kinh doanh trước và lựa chọn mặt hàng kinh doanh
3. Tìm kiếm thương nhân giao dịch
9
1.1.4.2. Bước 2: Lập phương án kinh doanh
Dựa vào kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài,
đơn vị kinh doanh xuất khẩu lập phương án kinh doanh. Bao gồm các bước sau:
Đưa ra được đánh giá tổng quan về thị trường nước ngoài và đánh giá chi tiết đối
với từng phân đoạn thị trường. Đồng thời đưa ra những nhận định cụ thể về thương
nhân nước ngoài mà đơn vị sẽ hợp tác kinh doanh.
+ Lựa chọn mặt hàng thời cơ (chọn mặt hàng có khả năng xuất khẩu mà công ty có
khả năng sản xuất, có nguồn hàng ổn định đảm bảo đáp ứng nhu cầu. Đồng thời xác
định thời cơ: khi nào thì xuất khẩu, khi nào thì dự trữ hàng chờ xuất khẩu…).
+ Lựa chọn phương thức kinh doanh: tùy thuộc vào khả năng của công ty mà lựa
chọn
Đề ra mục tiêu
Trên cơ sở 2 bước trên, đơn vị kinh doanh xuất khẩu đề ra mục tiêu cho từng giai
đoạn cụ thể khác nhau
1. Giai đoạn 1: Bán sản phẩm với giá thấp nhằm cạnh tranh với sản phẩm cùng
loại, tạo điều kiện cho người tiêu dùng có cơ hội dùng thử, chiếm lĩnh thị phần.
2. Giai đoạn 2: Nâng dần mức giá lên để thu lợi nhuận.
 Đề ra biện pháp thực hiện
Giải pháp thực hiện là công cụ giúp công ty kinh doanh thực hiện các mục tiêu đề ra
một cách hiệu quả nhất, nhanh nhất, có lợi nhất cho công ty kinh doanh.
 Đánh giá hiệu quả của việc kinh doanh
Giúp cho công ty đánh giá hiệu quả kinh doanh sau thương vụ. Đồng thời đánh giá
được hiệu quả những khâu công ty đã làm tốt và những khâu còn yếu kém nhằm
giúp công ty hoàn thiện quy trình xuất khẩu.
1.1.4.3. Bước 3: Đàm phán và kí kết hợp đồng
1. Đàm phán
Đàm phán thực chất là việc trao đổi thông tin, vừa mang tính khoa học, vừa mang
tính nghệ thuật để sử dụng các kĩ năng, kĩ sảo trong giao dịch nhằm thuyết phục đi
đến chấp nhận những nội dung mà đôi bên đưa ra.
10
Muốn đàm phán thành công thì khâu chuẩn bị đàm phán đóng một vai trò quan
trọng. Bao gồm: chuẩn bị nội dung và xác định mục tiêu, chuẩn bị dữ liệu thông tin,
chuẩn bị nhân sự đàm phán và chuẩn bị chương trình đàm phán.
Hiện nay, trong đàm phán thương mại thường sử dụng ba hình thức đàm phán cơ
bản là: đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại, đàm phán bằng cách gặp gỡ
trực tiếp. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, hai hình thức là đàm phán qua thư tín và
đàm phán qua điện thoại là được sử dụng phổ biến nhất.
2. Kí kết hợp đồng
Việc kí kết hợp đồng là hết sức quan trọng. Hợp đồng có thể được tiến hành hay
không là phụ thuộc vào các điều khoản mà hai bên đã cam kết trong hợp đồng. Khi
kí kết hợp đồng phải căn cứ vào các điều kiện sau:
Các định hướng kế hoạch và chính sách phát triển của Nhà nước.
Nhu cầu thị trường, đơn đặt hàng, chào hàng của bạn hàng.
Hợp đồng hàng hóa bao gồm những nội dung sau
 Số hợp đồng
 Ngày, tháng, năm và nơi ký kết
 Tên và địa chỉ các bên kí kết
 Các điều khoản bắt buộc của hợp đồng ( Quản trị xuất nhập khẩu – GS. TS
Đoàn Thị Hồng Vân – NXB Tổng hợp TPHCM)
Điều 1: Tên hàng (Commodity)
Điều 2: Chất lượng (Quality)
Điều 3: Số lượng (Quantity)
Điều 4: Giao hàng (Shipment/ Delivery)
Điều 5: Giá cả giao dịch (Price)
Điều 6: Thanh toán (Settlement payment)
Điều 7: Bao bì và mã kí hiệu (Packing and marking)
Điều 8: Bảo hành (Warranty)
Điều 9: Phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty)
Điều 10: Bảo hiểm (Insurance)
11
Điều 11: Bất khả kháng (Force majeure)
Điều 12: Khiếu nại (Claim)
Điều 13: Trọng tài (Arbitration)
1.1.4.5. Bước 4: Thực hiện hợp đồng
Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gồm:
1. Xin giấy phép xuất khẩu
2. Chuẩn bị hàng xuất khẩu
3. Thu gom tập trung từ nhiều chân hàng làm thành lô hàng xuất khẩu
4. Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu và kẻ kí mã hiệu hàng hóa
5. Kiểm tra chất lượng hàng hóa
6. Mua bảo hiểm hàng hóa
Có thể mua bảo hiểm bao:
+ Ký hợp đồng bảo hiểm bao: ngay từ đầu năm để bảo hiểm cho toàn bộ kế hoạch
năm đó
+ Ký hợp đồng bảo hiểm chuyến:
Gồm 3 loại điều kiện bảo hiểm:
Bảo hiểm điều kiện A: bảo hiểm rủi ro
Bảo hiểm điều kiện B: bảo hiểm tổn thất riêng
Bảo hiểm điều kiện C: bảo hiểm miễn tổn thất riêng
7. Thuê phương tiện vận tải
Căn cứ vào các yếu tố sau để cân nhắc thuê phương tiện vận tải nào:
Dựa vào các điều khoản của hợp đồng xuất khẩu hàng hóa: điều kiện xơ sở hàng
hóa, số lượng nhiều hay ít
Dựa vào các đặt điểm hàng hóa xuất khẩu: là loại hàng gì, hàng nhẹ cân hay hàng
nặng cân, hàng dài ngày hay hàng ngắn ngày, điều kiện bảo quản đơn giản hay phức
tạp…
Dựa vào điều kiện vận tải: Đó là hàng rời hay hàng đóng trong container, là hàng
hóa thông dụng hay hàng hóa đặc biệt. Vận chuyển trên tuyến đường bình thường
hay tuyến hàng đặc biệt, vận tải một chiều hay hai chiều, chuyên chở theo chuyến
12
hay chuyên chở liên tục… mà có thể thuê phương tiện đường bộ, đường biển,
đường hàng không hay đường sắt.
8. Làm thủ tục hải quan
Gồm 3 bước:
+ Khai báo hải quan: loại hàng, tên hàng, số lượng, giá trị hàng hóa, phương tiện
hàng hóa, nước nhập khẩu. Tờ khai hải quan được xuất trình cùng một số giấy tờ
khác như: hợp đồng xuất khẩu, giấy phép hóa đơn gói hàng.
+ Xuất trình hàng hóa
+ Thực hiện các quyết định của hải quan.
Giao hàng lên tàu
+ Nếu hàng xuất khẩu được vận chuyển bằng đường biển, chủ hàng làm công việc
sau:
Căn cứ các chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng ký hàng chuyên chở cho nhà vận
tải để đổi lấy hồ sơ xếp hàng.
Trao đổi với các cơ quan điều độ của cảng để biết ngày tàu đến và bốc hàng lên tàu.
Sau khi bốc hàng, nhận biên lai thuyền phó và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn
đường biển có chức năng chứng nhận gửi hàng, hợp đồng vận chuyển.
Chứng từ sở hữu hàng hóa, vận đơn là vận đơn sạch, có khả năng chuyển nhượng
được.
Ngoài ra còn có thể gồm vận đơn sạch con: chứng nhận hàng đầy đủ, hiện trạng bao
bì, chất lượng, số lượng hàng hóa hoàn hảo, giúp cho hàng hóa có thể chuyển
nhượng
+ Nếu hàng hóa được giao bằng container, khi chiếm đủ một container FCI), chủ
hàng hóa ký thuê Container, đóng hàng vào container, lập bảng kê hàng cho
container. Khi hàng không chiếm hết một container, chủ hàng phải lập một bản
“Đăng ký chuyên chở”. Sau khi đăng ký được chấp nhận, chủ hàng giao hàng đến
ga container cho người vận chuyển.
+ Nếu hàng hóa chuyên chở bằng đường sắt, chủ hàng phải đăng ký với cơ quan
đường sắt để xin cấp toa xe phù hợp với tính chất hàng hóa và khối lượng hàng
13
hóa… Sau khi bốc xếp hàng, chủ hàng niêm phong kẹp chì và làm các chứng từ vận
chuyển, nhận vận đơn đường sắt.
9. Làm thủ tục thanh toán
+ Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)
+ Thanh toán bằng phương thức nhờ thu
10. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có)
1.2. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT MẶT HÀNG CHÈ TẠI VIỆT NAM
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của ngành chè
1.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chè thế giới
Theo các tư liệu lịch sử, ngay tư năm 805 sau công nguyên, các nhà sư Nhật Bản tu
hành tại chùa Quốc Thanh (Chiết Giang, Trung Quốc), khi về nước đã mang hạt
giống chè gieo tròng ở Hạ Xuyên (Shiga Ken, Nhật Bản). Từ đó phát triển nhanh
chóng thành nước sản xuất chè lớn nhất trên thế giới.
Từ đó đến nay, lượng tiêu thụ chè ngày càng nhiều, vùng sản xuất chè mở rộng liên
tục, nhà máy chế biến chè tăng nhanh, khoa học kĩ thuật chè phát triển mạnh mẽ,
càng có nhiều thị trường sử dụng chè.
1.2.1.2. Quá trình phát triển ngành chè ở Việt Nam
Chè là cây công nghiệp lâu năm phổ biến ở Việt Nam. Chè được trồng nhiều kỹ
thuật phức tạp, lấy lá được cả xuân hạ thu đông, nhưng phải chừa bớt lá lại. Tùy vào
điều kiện chăm sóc, cây thường mất 3-4 năm mới thu hoạch được, trưởng thành
trong 20-30 năm và già cỗi, ít lá, cần dùng kỹ thuật tạo tán mới kéo dài được tuổi
thọ thêm 5-10 năm. Cây chè cần ánh sáng, nhiệt độ, nước, dinh duwognx đặc biệt
mới có thể phát triển tốt. (theo Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp
nông thôn- Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp,2007)
Chủng loại chè ở Việt Nam:
Theo báo cáo thị trường chè EU (Bộ công thương – Cục xúc tiến thương mại ,2017)
và theo bài viết Giới thiệu chung về các loại chè Việt Nam (Tổng công ty chè Việt
Nam,2012) ở nước ta có sản xuất các loại chè chủ yếu như sau, thực chất phần lớn
14
các loại đều là từ một loại cây chè nhưng do quá trình chế biến khác nhau, mức độ
lên men và oxy hóa khác nhau nên có màu và mùi khác nhau:
 Chè đen: chế biến từ nguyên liệu búp chè 1 tôm 2-3 lá non. Quá trình chế biến
búp chè sử dụng men ở mức độ cao nhất làm biến đổi hầu hết các thành phần
hoá học của lá chè tạo nên hương vị và màu sắc đặc trưng. Màu sắc và vị của
chè được tạo nên bởi catechin trong quá trình lên men cùng với tanin – catechin,
axit amin, gluxit hoà tan, axit arcorbic chlorophyll… Nước chè đen có màu nâu
đỏ tươi, vị dịu, hương thơm nhẹ. Quy trình chế biến: Nguyên liệu → làm héo →
phá vỡ tế bào và tạo hình →lên men → sấy khô →phân loại →bảo quản.
 Chè xanh: chè xanh cũng được chế biến từ nguyên liệu búp chè 1 tôm, 2-3 lá
non.Theo thành phần hóa học, chè xanh rất gần với lá chè tươi. Đó là do chế
biến trong nhiệt độ cao, hoạt động của men trong búp chè bị đình chỉ, do đó các
chất trong búp chè như tannin – catechin không bị biến đổi bởi men oxy hóa.
Tuy nhiên nhiệt độ cao cùng quá trình diệt men và sấy cũng thay đổi thành phần
hóa học, làm tạo nên hương vị và màu sắc của chè xanh. Nước xanh vàng, tươi
sáng, vị chát mạnh, có hậu, hương thơm nồng mùi cốm. Quy trình chế biến:
Nguyên liệu → Diệt men → Vò (tạo hình và làm dập tế bào) → sấy khô →phân
loại →bảo quản
 Chè vàng: Cũng làm từ nguyên liệu búp chè 1 tôm, 2-3 lá thậm chí đến 4 lá từ
giống chè Shan Tuyết của người Dao, Mông. Kỹ thuật sản xuất chè vàng trước
hết men ôxy hóa phát triển sơ bộ để biến đổi hợp chất tanin – catechin, trong
quá trình héo búp chè, sau đó làm đình chỉ men dưới tác dụng nhiệt độ cao cho
nên nước chè vàng có màu vàng đậm hơn chè xanh hoặc màu vàng ánh kim.
Chè vàng là sản phẩm trung gian giữa chè xanh và chè đen, có tính chất gần
giống với chè xanh hơn, nhưng hương vị dịu đượm, tươi mát. Quy trình chế
biến: nguyên liệu → làm héo → diệt men→ vò (tạo hình và làm dập tế bào) →
sấy khô →phân loại →bảo quản.
 Chè Ô long: thuộc loại chè bán lên men, hay lên men yếu đòi hỏi kĩ thuật chế
biến rất công phu với những thiết bị hiện đại. Các loại nhỏ của chè Ô long là do
15
sự ôxy hóa hợp chất tanin – catechin bởi men ở mức độ khác nhau. Chè Ô long
có hương thơm rất độc đáo, mùi hoa ngọc lan hoặc mùi quả chín, hương thơm
tạo ra bền hơn và hấp phụ tốt vào chè. Nước chè màu vàng kim óng ánh. Quy
trình chế biến: nguyên liệu →hong héo và lên hương →diệt men →vò chè →
sấy sơ bộ → hồi ẩm → gia nhiệt, tạo hình và làm khô → phân loại → bảo quản.
 Chè tươi: Chè tươi là chè gồm lá chè non và già, không qua chế biến, chỉ cần
đun nóng với nước là dùng được ngay. Nước xanh tươi màu lục diệp. Chè tươi
là một thức uống chính thống của người Việt Nam đặc biệt ở miền Bắc và khu
vực nông thôn.
 Chè hương và chè hoa: Chè ướp các loại hương như hoa ngâu khô, hoa cúc
khô, hạt mùi, tiểu hồi, đại hồi, cam thảo, quế. Hoặc chè làm từ hoa tươi gồm có:
a-ti-sô, sen, nhài, ngọc lan, cúc, ngâu, sói… Quy trình chế biến chè hương:
chuẩn bị hương liệu→ sao chè → cho hương liệu vào sao → ướp hương trong
thùng. Quy trình chế biến chè hoa: chuẩn bị chè và hoa tươi→ ướp hương (trộn
chè và hoa)→ thông hoa→ sàng hoa→ sấy khô→ để nguội→ để hoa → sàng
hoa→ chè hoa tươi thành phẩm.
Còn về hình thức có các loại : chè pha sẵn đóng chai, chè túi lọc, chè hòa tan, đóng
lon,… Ngoài ra hiện tại trên thị trường còn có chè quảng cáo là có tác dụng giảm
cân nhưng hiệu quả của nó vẫn chưa được kiểm chứng.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất mặt hàng chè
Theo báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 năm 2017 ngành nông nghiệp và
phát triển nông thôn (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn,2017) thì trong những
năm qua, nhiều địa phương đã chú trọng phát triển nhiều giống chè cành, đưa nhiều
giống chè ngoại vào canh tác và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm
canh chè trên diện tích lớn nên diện tích, năng suất và chất lượng chè búp tươi
không ngừng tăng và ngày càng đáp ứng yêu cầu của chế biến trà công nghiệp. Diện
tích chè búp đạt 134,7 nghìn ha, tăng 1,6%; sản lượng đạt trên 1 triệu tấn, tăng 1,9%
so 2016.
16
Cũng theo báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn của bộ này vào tháng 6 năm 2018 (Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn, 2018) thì cây chè đang đang tiếp tục có xu hướng chuyển đổi, cải tạo, thay thế
giống mới tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Lâm Đồng. Diện tích chè búp hiện
có ước đạt 133,3 nghìn ha bằng 100,6%; Sản lượng chè búp tươi ước đạt 454,7
nghìn tấn, bằng 100,4% cùng kỳ năm trước
Tương tự, trong báo cáo tháng 9 năm 2018 (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn,
2018) thì sản lượng chè 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 853 nghìn tấn, tăng 3% so
với cùng kỳ năm 2017.
1.2.3. Năng lực sản xuất hiện tại của ngành chè tại Việt Nam
Theo số liệu về trồng trọt của Bộ Nông nghiệp và phát tiển nông thôn thì theo Tổng
cục thống kê, từ năm 2011 đến 2016, Trung du miền núi phía Bắc là khu vực có sản
lượng chè cao nhất, trung bình từ 570 đến trên 600 ngàn tấn, tiếp đến là Tây
Nguyên với hơn 200 ngàn tấn, cuối cùng là đồng bằng sông Hồng với trên 30 ngàn
tấn. Đặc biệt, Trong Trung du miền núi phía Bắc có Thái Nguyên, Phú Thọ và ở
Tây Nguyên có lâm đồng là các tỉnh có sản lượng chè cao nhất nước (tất cả đều trên
100 ngàn tấn). Cụ thể như sau:
17
Bảng 2.1: Sản lượng chè búp tươi phân theo địa phương Việt Nam
Đơn vị: 1000 tấn
Năm 2011 2012 2015
2016
(sơ bộ)
(Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn,2019)
Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2018 vừa được Bộ Công Thương
công bố, khối lượng xuất khẩu chè năm 2018 đạt 131 nghìn tấn, kim nghạch 217
triệu USD, tăng 5,1% về khối lượng và tăng 2,1% về trị giá so với năm 2017.
1.2.4. Các bài học kinh nghiệm phát triển ngành hàng ở Việt Nam cũng như
trên thế giới
Để ngành chè khức phục được những tồn tại yếu kém, đưa ngành chè Việt Nam
phát triển mạnh mẽ, hơn nữa, nâng cao năng suất, đóng góp thiets thực vào công
cuộc xóa đói giảm nghèo và sự phát triển chung của đất nước, việc tìm hiểu kinh
nghiệm sản xuất chè của nước ngoài là việc làm cần thiết.
 Kinh nghiệm từ Trung Quốc
Ở Trung Quốc có 1.200 loại danh trà, chủng loại đa dạng. Sản lượng chè ngon
CẢ NƯỚC 879,0 909,8 936,3 962,5
Đồng bằng sông Hồng
30,3 30,3 30,0 31,9
Trung du miền núi phía Bắc 576,1
595,3 617,5
637,8
Thái Nguyên 181,0
184,9 193,4
193,0
Phú Thọ 117,1 127,9 136,2 143,2 0
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung
64,0 68,3 70,6 70,8
Tây Nguyên 208,6 215,9 218,2 222,0
Lâm Đồng 202,2 209,4 211,2 215,0
18
chiếm 40% tổng sản lượng chè, nhưng giá trị sản lượng chè này chiếm tới 70%
tổng giá trị sản lượng. Để đạt được kết quả đó, từ khi tiến hành cải cách mở đến
nay, chính phủ Trung quốc rất chú trọng phát triển cây chè, điều này đã làm cho
chè của Trung Quốc không ngừng tăng mạnh, chủ yếu thể hiện ở một số điểm
sau: sản xuất chè được quán triệt thực hiện phương châm phát triển “ một ổn
định, ba nâng cao”- tức là ổn định diện tích, nâng co chất lượng, hiệu quả và sản
lượng trên một đơn vị canh tác; nổ lực mở rộng và xây dựng vương chè tiêu
chuẩn dẫn đến mở rộng nhân giống hệ vô tính cây chè tốt và cải tạo vườn chè
già cỗi và kỹ thuật phòng từ sau bệnh tổng hợp bằng chất không có độc như vật
lý, sinh vật, tăng cường hơn nữa sự an toàn tin cậy cua cơ sở sản xuất chè và nổ
lực nâng cao trình độ sản xuất, chất lượng chè của Trung Quốc. Dần hòa nhập
với thế giới, áp dụng khoa học kỹ thuật để thúc đẩy nâng cao ngàng sản xuất
chè, tăng cường giám sát chaats lượng, định kì kierm tra đối với thị trường này;
nâng cao nhận thức về nhãn hiệu của doanh nghiệp, tăng cường nhãn hiệu hàng
hóa, nâng cao sức cạnh tranh; thông qua việc truyền thông về lợi ích của việc
uống trà đối với sức khỏe.
 Kinh nghiệm từ Malaysia
Malaysia cũng là mộ quốc gia thành công trong sản xuất chè. Để đẩy mạnh phát
triển ngành chè, năm 1995, Hiệp hội Thương mại trà Malaysia được thành lập.
Hiệp hội thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích chung hợp pháp của các thành
viên, bảo vệ và thức đẩy sự phát triển lành mạnh của thương mại chè và giải
quyết các vấn đề mà ngành công nghiệp đang phải đói mặt. Để nâng cao hiệu
quả suất khẩu chè, Malaysia đẩy mạnh khuyến khích người dân của các dân tộc
uống trà bằng cách tư vấn cho mọi người cố gắng sử dụng những loại trà có lợi
cho sức khỏe; tổ chức các hoạt động liên quan đến trà trên ơ sở có sự phối hợp
với các thương gia trà để giúp người dân hiểu rõ hơn về hiệu quả của trà và lợi
ích của việc uống trà. Malaysia cũng hướng tới hỗ trợ các thương gia trà về mặt
tài chính để họ vượt qua những khó khăn, hạn chế và hỗ trợ họ quảng bá thương
hiệu của riêng họ. Điều này đã giúp họ dễ dàng xâm nhập vào thị trường quốc tế
và tăng thu nhập ngoại tệ cho Malaysia.
19
CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1.1. Giới thiệu chung về Hoa kỳ
- Diện tích: 9.372.610 km2
- Dân số: 247,028 triệu (2018)
- Thủ đô: Washington
- Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh
- Quốc khánh: ngày 04/07/1776
- Đơn vị tiền tệ:Đola Mỹ
Hoa Kỳ, gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm hoàn
toàn trong Tây bán cầu: trong đó 48 bang lục địa và thủ đô Washington, D.C, đều
nằm ở vị trí giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Binhd Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở
phía đông, Canad ở phía bắc, và Mexico ở phía nam. Ngoài ra, còn có tiểu bang
Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc mỹ, giáp với Canada ở phía đông.
Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn
gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương. New
York là thành phố lớn nhất Hoa Kỳ.
Hoa kỳ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên
thiên nhiên phong phú và cơ sở hạ tầng phát triển tốt. Mỹ đứng hạng thứ 8 về tổng
sản lượng nội địa trên đầu người và hạng 4 về tổng sản phẩm nội địa trên đồng
người theo sức mua tương đương. Hoa kỳ là nước nhập khẩu và nước xuất khẩu
hàng hóa lớn nhất trên thế giới. Đây cũng là một trong những lý do khiến rất nhiều
người dân trên thế giới muốn tham gia các chương trình định cư Mỹ.
Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng chủng
tộc, truyền thống, và giá trị. Nói đến văn hóa chung của đa số người Hoa Kỳ là có ý
nói đến “văn hóa đại chúng Hoa Kỳ”. Đó là một nền văn hóa Tây phương phần lớn
là sự đức kết từ những truyền thống của các di dân từ Tây Âu, bắt đầu là các dân
định cư người Hà Lan, và người Anh trước tiên. Một số truyền thống của người bản
20
thổ Hoa Kỳ và nhiều đặc điểm văn hóa của nô lệ Tây Phi châu cũng được hấp thụ
vào đại chúng người Hoa Kỳ.
2.1.2. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
- 3/2/1994: Tổng thống Hoa kỳ Bill Clinton thông báo bãi bỏ lệnh cấm vận thương
mại đối với Việt Nam. Thượng viện Hoa Kỳ trước đó 1 tuần đã thông qua quyết
định trên.
- 28/1/1995: Hai nước mở văn phòng liên lạc.
- 11/7/1995: Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt
thông báo quyết định binhd thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
- 25/7/1999: Việt Nam - Hoa Kỳ ký thỏa thuận về nguyên tắc Hiệp định thương mại
song phương tại Hà Nội.
- 13/7/2000: Hai nước ký kết Hiệp định thương mại song phương sau 25 năm kết
thúc cuộc chiến.
- 10/12/2011: Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực
sau khi BTTM Vũ Khoan và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Zoelik trao đổi thư chấp
thuận.
- 31/5/2006: Ký kết hiệp định thương mại song phương về việc Việt Nam gia nhập
Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
- 8/12/2006: Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Luật dành Quy chế thương mại bình thường
vĩnh viễn cho Việt Nam. Dự luật trên sau đó đã được Thượng viện Hoa Kỳ thông
qua ngày 9/12/2006
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
2.2.1. Tình hình cung – cầu sản phẩm chè trên thị trường
2.2.1.1. Nhu cầu mặt hàng chè tại thị trường Hoa Kỳ
Nhu cầu mặt hàng chè của thị trường Mỹ là khá cao và liên tục, kể cả nhu cầu đối
với chè nhập khẩu, điều này được thể hiện qua các thông số sau đây
Theo hiệp hội chè Hoa Kỳ (2017), trà là thức uống được tiêu thụ rộng rãi nhất trên
thế giới bên cạnh nước, và có thể được tìm thấy ở hầu hết 80% của tất cả các hộ gia
đình ở Hoa Kỳ. Trong bất kỳ ngày nào cũng có hơn 158 triệu người Mỹ uống trà.
Tiêu thụ hàng năm ở Mỹ: Trong năm 2017, người Mỹ tiêu thụ hơn 80 tỷ phần nước
trà, hoặc hơn 3,6 tỷ gallon. Khoảng 85% của tất cả các trà tiêu thụ là chè đen, 14%
21
là trà xanh, và số tiền còn lại nhỏ là Ô long, trà trắng và trà đậm (trà lên men). Mỹ
là nhà nhập khẩu lớn thứ ba của chè trên thế giới, sau Nga và Pakistan, và là quốc
gia Tây phương duy nhất có sự tăng trưởng trong nhập khẩu và tiêu thụ chè.
Khoảng bốn trong năm người tiêu dùng uống trà, với thế hệ người trẻ (sinh từ năm
1980 tới những năm đầu thập niên 2000) là uống nhiều nhất (87% người thế hệ trẻ
uống trà).
Tiêu thụ hàng ngày: Ngày nào cũng vậy, hơn một nửa dân số Mỹ uống trà. Theo
vùng thì miền Nam và Đông Bắc có sự tập trung lớn nhất của những người uống trà.
Trà túi lọc, trà thảo mộc và trà không bán trong túi lọc (bán trong gói, thùng,…):
Trong năm 2017, hơn 69% trà nóng mua tại Hoa Kỳ là trà túi lọc, trong khi đó, trà
thảo dược được bán là vào khoảng 30% và các loại trà không bán trong túi lọc chỉ
cấu thành dưới 1% hàng bán. Trà túi lọc, tiếp tục giảm lượng bán với rất ít hoặc
không có tăng trưởng. Thương hiệu cá nhân đang ngày càng tăng cả về khối lượng
và đô la. Tổng số các loại đang tăng theo mức đôla, nhưng sụt giảm về khối lượng.
Trà không bán trong túi lọc tiếp tục phát triển ở cả hai đô la và đơn vị bán.
Trong năm 2017, chè nhập khẩu của Hoa Kỳ là khoảng 285 triệu pounds, với giá trị
ước tính khoảng 11,5 tỷ USD.
Lượng trà bán hiện tại: Trà nóng đã tăng trưởng đều đặn trong 5 năm qua, khi người
tiêu dùng đón nhận những lợi ích sức khỏe của nó. Tổng mức bán loại chè nóng đã
tăng hơn 15% trong vòng 5 năm qua - tuy nhiên tăng trưởng đã chậm lại trong năm
qua.
Thị trường chè đại diện cho 6% hay gần 11 tỷ đô la của người tiêu dùng chi tiêu
trong lĩnh đồ uống được phục vụ vào năm 2016. Từ năm 2010 đến 2017, chè đã
tăng 16% trong số lần xuất hiện trên menu.
Chủng loại: Trà đen, xanh, Ô long, đậm và trắng các loại trà đều đến từ cùng một
cây, một thường xanh trong thời tiết ấm áp có tên là Camellia sinensis. Sự khác biệt
giữa các năm loại quả trà từ các mức độ khác nhau của chế biến và mức độ oxy hóa.
(Chè đen được đầy đủ oxy hóa và các loại trà Ô long bị oxy hóa một phần. Trà xanh
& trắng không bị oxy hóa sau khi thu hoạch lá. Trà Ô long là trà nằm giữa trà đen
và trà xanh trong độ mạnh và màu sắc.)
22
Một nguồn số liệu khác, trang Statista, cho biết nhập khẩu chè trên thế giới của Mỹ
so với một số quốc gia như hình sau:
Hình 2.1: Sản lượng chè búp tươi phân theo địa phương Việt NamNhập khẩu
chè trên thế giới năm 2017 tại những quốc gia được lựa chọn, theo tấn
(Statista, 2018)
Có thể thấy Mỹ nhập khẩu khá nhiều chè so với các nước khác được lựa chọn so
sánh (như đã nói ở trên Mỹ đứng thứ 3 thế giới về nhập khẩu chè). Hơn nữa, mỗi
người Mỹ vào năm 2016 dùng 8,1 gallons chè trong năm, con số này giảm dần từ
lần đạt đỉnh cao 9.3 gallons vào năm 2011
Hình 2.2: Tiêu thụ chè tại Mỹ theo đầu người từ năm 2000-2016 theo gallons
(Statista, 2018)
23
Còn đối với chè khô (chưa pha nước), thì sức tiêu thụ Mỹ năm 2016 đứng thứ 69
thế giới, (đứng đầu là Turkey, Morocco và Ireland). Tiêu thụ ở Mỹ kém trung
bình thế giới 8 ounces (oz) chè khô trên đầu người.. Như vậy tuy chỉ đứng thứ 69
thế giới về mức tiêu thụ chè đầu người, người Mỹ vẫn tiêu thụ chè thường xuyên và
nhập khẩu chè nhiều. Cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Danh sách các quốc gia theo mức tiêu thụ chè trên đầu người năm
2016
Thứ
hạng
Nước
Lượng chè tiêu
thụ
- Thế giới 0.57 kg (20 oz)
1 Turkey 7.54 kg (266 oz)
2 Morocco 4.34 kg (153 oz)
3 Ireland 3.22 kg (114 oz)
3 Mauritania 3.22 kg (114 oz)
5
United
Kingdom
2.74 kg (97 oz)
… … …
69
United
States
0.33 kg (12 oz)
(“Danh sách các quốc gia theo mức tiêu thụ chè trên đầu người”,2018)
So với sự tăng trưởng của các ngành khác, chè pha sẵn (đóng chai) tăng 4% năm
2016, cho thấy mặc dù ở Mỹ, chè chưa được ưa chuộng bằng cà phê pha sẵn, nước
đóng chai, nước tăng lực nhưng vẫn rất có tiềm năng so với đồ uống thể thao, nước
thêm giá trị dinh dưỡng, nước có ga và nước trái cây.
Cụ thể như sau:
24
Hình 2.3: Tăng trưởng thị trường tiêu thụ nước giải khát Hoa Kỳ 2016
(Market Realist, 2017)
2.2.2. Tình hình giá cả - chất lượng
- Giá chè thế giới:
Giá chè thế thới thay đổi liên tục trong gần 5 năm qua, số liệu cụ thể được cho trong
bảng sau
Hình 2.4: Giá cả chè trên thế giới từ năm T10/2011-T4/2018
(Index Mundi, 2018)
25
Đây là một thách thức vì nếu không nắm bắt được giá cả thị trường chè thì khi làm
hợp đồng sẽ rất bất lợi khi thương lượng giá. Giá chè đang giảm thấp so với năm
2017 khi đạt 401,72 cents/kg nhưng lại đang có xu hướng tăng từ điểm thấp nhát
(trên 230 cents/kg tháng 4 năm 2018, vì vậy, chúng ta khó có thể đoán tước giá chè
trong tương lai.
-Theo
- Giá chè xuất khẩu của Việt Nam: Trung tâm Thông tin công nghiệp và Thương
Mại (VITIC) trong báo cáo về một số loại hàng xóa xuất khẩu đạt 69.000 tấn, tăng
gần 5% song về mặt giá trị lại giảm 2% so với cùng kỳ. Đó là do giá chè rong khu
vục, chè Việt Nam đang có giá xuất khẩu thấp nhất, chỉ bằng 60-70% giá chè thế
giới, thị trường lại chưa ổn định. ( VnExxpress,2018). Đây là một thách thức đối với
xuất khẩu chè Việt Nam.
2.2.3. Tình hình cạnh tranh trên thị trường
- Về cạnh tranh nhập khẩu: Việt Nam đứng thứ 9 trong số các nước xuất khẩu chè
nhiều nhất vào hoa kỳ (tính theo trị giá USD) có thể thấy qua bảng sau:
Hình 2.5: Giá trị nhập khẩu chè vào Hoa Kỳ (ngàn USD) từ 9 nước có giá trị nhập
khẩu lớn nhất giai đoạn 2011-2017
(trademap,2019)
26
Có thể thấy người mỹ thường tiêu dnugf chè Trung Quốc, rồi đến chè Argentina,
sau đó là chè Ấn Độ, Nhật, Sri Lanka, Đức, Anh rồi mới đến Việt nam. Ngoài ra
trong danh sách này, Hoa kỳ cò nhập khẩu từ rất nhiều các quốc gia khác trên thế
giới. Hư vậy, chè Vietj Nam dù phải cạnh tranh với rất nhiều quốc gia khi nhập
khẩu vào Hoa Kỳ nhưng hiện tại khả năng cạnh tranh khá tốt, đứng thứ 9 về giá trị
nhập khẩu, thậm chí có xu hướng tăng nhẹ.
- Về cạnh tranh nội địa:
Theo trang Rate (2016) hầu hết trong số hớn 48 tiểu bang không phù hợp để trồng
chè. Ngay cả các bờ biển phía tây, với nhiệt độ trung bình lý tưởng cho các nhà máy
chè, cũng có mô hình lượng mưa thwo mua trái ngược với hầu hêt châu Á, với mùa
đông ẩm ướt và mùa hè khô; trong khi đó chè là một cây thích nghi với một mùa
trồng trọt nóng, ẩm ướt. Hầu hết các phần còn lại của Hoa Kỳ có nhiệt độ quá lạnh
cho các nhà máy chè, trù một khu vực âm ướt, được bảo vệ ở phía tây bắc Thái
Bình Dương, và các khu vực nóng ẩm ở phía đông nam, đó là những khu vực thích
hợp duy nhất. Cũng có khả năng trồng được trà xanh xung quanh bờ biển vịnh với
khí hậu nhiệt đới ôn hòa và ẩm ướt.
Vì vậy cạnh tranh nội địa là không cao, Hoa Kỳ không được biết đến như một vùng
sản xuất chè. Ở Hoa Kỳ, có ít nhất ba khu vực trồng chè cho mục đích thương mại.
Có một đồn điền trà thương mại lớn duy nhất ở Nam Carolina, nay thuộc sở hữu và
do công ty trà Bigelow quản lý. Ngoài ra, còn có hai nơi trồng chè nhỏ, một ở thung
lũng Skagit, tiểu bang Washington, do công ty Sakuma Brothers quản lý. Và thậm
chí ít nổi tiếng hơn cả hai đồn điền trên là một đồn điền trà ở Alabama, gọi là vườn
ươm chè Faifhope, điều hành bởi Donnie Barett. Trà cũng được trồng ở Hawaii.
Như vạy, nếu nhập khẩu chè vào Hoa Kỳ thì hững nơi trồng chè kể trên cihnhs là
những dối thủ cạnh trạnh nội địa chính.
Hoa Kỳ, tuy nhiên, là nhà sản xuất lớn của các loại trà thảo dược. Nhiều nhà máy
được sử dụng sản xuất các laoij trad thảo dược khác nhau có nguồn gốc ở Hoa Kỳ,
và các nhà máy khác cũng trồng thương mại chè. Ty nhiên, nhiều trong số các loại
trà thảo dươcj được trồng ở Hoa Kỳ không bao giờ vào tới thị trường - chúng
27
thường được tiêu thụ tươi bởi người dân trồng chúng trong vườn của họ. Như vây,
nếu ta xuất chè thảo dược như chè bạc hà vào Hoa Kỳ thì đó có thể là quyết định sai
lầm vì hiều người đã tự trồng cây này tại nhà để nấu uống rồi.
2.2.4. Hệ thống phân phối trên thị trường
2.2.5. Các qui định pháp lý liên quan đến mặt hàng chè
Các quy định nhập khẩu và thuế của Hoa Kỳ đối với chè theo Cục Hải quan và Biên
phòng Hoa Kỳ (2017) bao gồm những hạng mục như sau:
a) Nhập khẩu chè phải được xem xét và ra quyết định chấp nhận bởi Cục quản lý
thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ. Đây là một thách thức vì thủ tục rắc rối.
28
b) Không có giới hạn hoặc hạn ngạch cho cà phê, chè, và các loại gia vị cho dù
đóng chai, ủ hoặc đóng gói, có nghĩa là không có giới hạn với số tiền có thể nhập
khẩu vào Mỹ. Tuy nhiên, một số sản phẩm có chứa các mặt hàng này có thể phải
chịu một số hạn chế hoặc nhiệm vụ đặc biệt (ví dụ như nước sốt, xirô, súp,…). Đây
là một cơ hội vì nếu không nhập nước sốt/xi-rô/súp/… vị chè mà chỉ nhập chè khô
như nước ta thường sản xuất thì sẽ không bị giới hạn số lượng.
c) Thuế cho mặt hàng chè với các nước được cho trong bảng sau
Bảng 2.3: Biểu thuế mặt hàng chè vào Hoa Kỳ
(Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ, 2017)
Theo cách hiểu được cho trong biểu thuế này, có thể không quan tâm tới cột
“special” và cột 2 vì Việt Nam không có quan hệ thương mại đặc biệt (FTA,
GSP,…) với Hoa Kỳ. Có thế thấy đối với các nước thông thường, chỉ có chè xanh
không lên men có ướp vị là phải chịu thuế 6,4% còn chè xanh khác (bao gồm chè
xanh nguyên chất) và các loại chè đen được miễn thuế. Như vậy tồn tại cơ hội về
29
mặt thuế cho chè đen và chè xanh nguyên chất (có chứng nhận) đó là được miễn
hoàn toàn. Trong khi đó chè xanh ướp vị sẽ phải chịu một khoản thuế 6,4% khi
nhập vào Hoa Kỳ. Mặt hàng cà phê nhập vào Mỹ được miễn thuế hoàn toàn nên có
thể xem khoản thuế đó là đắt nhưng nếu so với thuế nhập khẩu chè của Việt Nam là
40% và Pakistan (đứng đầu thế giới về nhập khẩu chè) là 11% thì khoản thuế 6,4%
của Mỹ là một cơ hội cho chè xanh ướp vị chứ không hẳn là thách thức. (Pitney
Bowes – Global Trade Solution, 2018)
d) Các quy trình và giấy tờ nhập khẩu chè: (Cục hải quan và biên phòng Hoa Kỳ,
2006)
-Tiếp nhận hàng: Người nhập khẩu phải nộp chứng từ tiếp nhận với người điều
hành cảng tại cảng tiếp nhận. Chứng từ bao gồm giấy đóng gói, hóa đơn, đơn xin
nhập cảnh, và nhiều giấy tờ khác. Hàng hóa nhập khẩu được coi là không hợp pháp
cho đến khi lô hàng đã vào trong cảng nhập cảnh, sự giao hàng của hàng hóa đã
được cấp phép bởi Cục hải quan và biên phòng Mỹ và thuế ước tính đã được trả.
Ngoài ra phải nộp đơn và đợi sự chấp nhận của Cục thực phẩm và thuốc nếu nhập
khẩu thức ăn (Thức ăn được định nghĩa bao gồm hàng hóa dùng cho ăn và uống của
con người, tức là bao gồm chè). Ngoài ra phải gửi giấy thông báo trước khi nhập
cho Cục này nếu không sẽ bị từ chối nhập (giữ tại cảng, giữ trong kho, tái xuất hoặc
tiêu hủy).
-Kiểm tra: Trước khi trả tự do hàng hóa, giám đốc cảng sẽ chỉ định người đại diện
cho việc kiểm tra của nhân viên Hải quan trong các điều kiện mà sẽ bảo vệ các mặt
hàng. Hàng hóa chịu sự giám sát của Cục thực phẩm và thuốc (bao gồm thực phẩm,
tức là bao gồm chè) thì bắt buộc phải được kiểm tra trước nhập khẩu. Hàng thực
phẩm sẽ được Cấm nhập khẩu các hàng hóa được pha trộn hoặc ghi nhãn sai và sản
phẩm có khiếm khuyết, không an toàn, bẩn thỉu, hoặc sản xuất trong điều kiện mất
vệ sinh.Việc ghi nhãn sai hạn bao gồm các báo cáo, thiết kế, hoặc hình ảnh trong
ghi nhãn đó là sai hoặc không cung cấp các thông tin cần thiết trong việc ghi nhãn.
Sản phẩm nhập khẩu theo quy định được kiểm tra tại thời điểm nhập cảnh. Các lô
30
hàng phát hiện không tuân thủ pháp luật và các quy định có thể từ chối; các lô hàng
này phải bắt buộc phải tịch thu, phá hủy, hoặc tái xuất
-Về hóa đơn: Hoá đơn thương mại, có chữ ký của người bán hoặc người giao hàng,
hoặc đại lý, có thể chấp nhận nếu nó được chuẩn bị phù hợp với mục 141,86 và
141,89 của Quy chế CBP, và theo cách thông thường cho một giao dịch thương mại
liên quan đến hàng hoá thuộc loại được bao gồm trong hóa đơn. Hóa đơn phải nêu
đủ 11 nội dung, bao gồm cảng đến, chi tiết hàng hóa, đơn vị tiền tệ, cước phí, xuất
xứ,…
-Thuế: Tất cả các hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải chịu thuế hay miễn thuế
nhập khẩu theo đúng phân loại của chúng theo các mục áp dụng trong Luật thuế
quan của Hoa Kỳ.
-Đánh dấu: luật hải quan Hoa Kỳ yêu cầu mỗi hàng hóa được sản xuất ở nước
ngoài và nhập khẩu vào Hoa Kỳ được đánh dấu với tên tiếng Anh của các nước xuất
xứ để chỉ cho người mua cuối cùng ở Hoa Kỳ những gì đất nước hàng hóa đã được
sản xuất tại
-Gian lận: Mục 592 của Đạo luật Thuế quan năm 1930 nói chung quy định rằng
nhiều người phải chịu một hình phạt tiền nếu họ nhập, giới thiệu hoặc cố gắng để
nhập hoặc giới thiệu hàng hóa vào nền kinh tế của Hoa Kỳ thông qua gian lận, cẩu
thả hoặc sơ suất; bằng cách sử dụng tài liệu và thư điện tử lừa đảo; được viết hoặc
tuyên bố bằng miệng; hoặc bằng văn bản, hành động, hoặc bỏ sót tài liệu. Trong
một số trường hợp hạn chế, hàng hóa của cá nhân đó có thể bị tạm tịch thu để đảm
bảo nộp phạt và bị tước vĩnh viễn nếu hình phạt không được thanh toán.
Nói chung so với thủ tục nhập khẩu vào EU, thay vì cần nhiều giấy tờ chứng nhận
như giấy chứng nhận về chè (Bộ công thương, cục xúc tiến thương mại, 2017) thì
khi nhập vào Mỹ chỉ cần đăng ký hàng hóa được kiểm định và chấp nhận theo luật
của Cục thực phẩm và thuốc của Mỹ nhưng sự kiểm định này là rất khó khăn vì họ
sẽ tính đến cả cây chè được trồng ở đâu, điều kiện vệ sinh ở đó như thế nào,… Đây
rõ ràng là một thách thức lớn cần được chú ý.
31
2.3. DỰ BÁO TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG TRONG THỜI GIAN ĐẾN 2025
2.3.1. Dự báo về sự thay đổi nhu cầu, xu hướng giá cả chất lượng, thị hiếu tiêu
dùng
2.3.1.1. Nhu cầu
Theo phương pháp dự báo bằng mô hình hồi quy tuyến tính, từ số liệu tiêu thụ chè ở
Mỹ theo đầu người từ năm 2000-2016 theo gallons ở trên, ta có thể tính được dự
báo đến năm 2025 như sau:
Hình 2.6: Dự báo số gallons chè tiêu thụ trên đầu người ở Mỹ đến năm 2025
(Tính toán từ số liệu hình H2.3)
Như vậy qua dự báo có thể thấy, dựa trên số liệu quá khứ, nhu cầu tiêu thụ chè ở
Mỹ sẽ có xu hướng tăng nhẹ liên tục từ nay đến năm 2025.
Như đã thảo luận ở phần nhu cầu, có rất nhiều người Mỹ uống chè và họ ngày càng
tiêu thụ nhiều chè vì những xu hướng trong thực phẩm và đồ uống như sau (Hiệp
hội chè Mỹ, 2017)
- Y tế và Sức khỏe: Người tiêu dùng tiếp tục thể hiện một quan tâm đến sức khỏe
và chăm sóc sức khỏe và có một tập trung vào tiêu thụ thực phẩm và đồ uống lảnh
mạnh hơn. Hàng ngàn nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa hàng đầu hỗ trợ các lợi
ích của việc uống trà, và người tiêu dùng tiếp tục uống trà như một sự thay thế đồ
uống lành mạnh hơn cho nước ngọt có ga và nước trái cây đóng chai.
- Sự tiện lợi kết hợp với lành mạnh: Tiện lợi đã được một xu hướng mạnh mẽ một
thời gian tại Mỹ. Bây giờ, với sức khỏe cũng là tâm điểm, người tiêu dùng đang tìm
Dự báo số gallons chè tiêu thụ trên đầu người ở Mỹ đến năm
2025
10,73 11,00 11,27 11,54 11,81 12,08 12,33 12,60 12,87 13,17 13,42
0,00
2,00
4,00
6,00
8,00
10,00
12,00
14,00
16,00
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025
năm
Gallons
Gallons chè trên đầu người
32
kiếm những cách nhanh chóng và lành mạnh để dùng thực phẩm trong cuộc sống
bận rộn của họ. Trà sẵn sàng để uống (trà pha sẵn đóng chai) và máy pha trà (tương
tự máy pha cà phê) thật sự tiện lợi và vì sức khỏe.
- Trải nghiệm: Người tiêu dùng được kích thích bởi những trải nghiệm và khám
phá mới. Điều này bao gồm việc khám phá hương vị, cửa hàng, cách uống, dịp
uống mới và khác biệt. Các cửa hàng trà cung cấp khả năng tiếp cận lớn hơn với
nhiều giống khác nhau và độc đáo của chè. Ngoài ra, người tiêu dùng đã cho thấy
một sự quan tâm lớn hơn trong nguồn gốc sản phẩm và lịch sử, và trà có một câu
chuyện lịch sử tuyệt vời.
- Tự nhiên: Có một nhu cầu về sự tự nhiên hơn có nghĩa là các thực phẩm cần phải
gần hơn với trạng thái tự nhiên của chúng. Chè là một loại thực phẩm tự nhiên, đơn
giản và lành mạnh.
Như vậy trong ngắn hạn, chúng ta có quyền lạc quan về cơ hội của cây chè ở Hoa
Kỳ thể hiện qua xu hướng tiêu dùng trà. Cơ hội mở rộng tiếp tục tại Hoa Kỳ trong
năm 2018 và xa hơn nữa là hoàn toàn có thể trông đợi được.
2.3.1.2. Giá chè thế giới
Theo tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc, tình hình thực tế giá chè
thế giới và tình hình dự báo đến năm 2024 là như sau:
Hình 2.7: Tình hình thực tế và dự báo giá chè đến năm 2024
(Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc, 2018)
33
Trong trung hạn, giá chè năm 2024 được dự báo sẽ ở mức 2,83 USD mỗi kg. Giá
chè có xu hướng đi lên trong thập kỷ qua, từ mức trung bình hàng năm là 1,64 USD
mỗi kg năm 2005 đến 2,65 USD mỗi kg vào năm 2016, với các lần đạt đỉnh là 3.18
USD mỗi kg và 3,00 USD mỗi kg lần lượt vào tháng chín năm 2009 và tháng 12
năm 2012. Mặc dù các dự báo cho thấy sự gia tăng trong giá trị danh nghĩa, trong
thực tế, giá thực sự sẽ giảm trung bình hàng năm 1 phần trăm trong thập kỷ tới. (Giá
trị danh nghĩa là giá trên thị trường vào năm tương ứng, giá trị thực là giá danh
nghĩa được quy về đồng tiền của năm đầu: 2005. Có sự chênh lệch này vì giá của
đồng USD là khác nhau vào các thời điểm khác nhau trong tương lai, hiện tại và
quá khứ).
Như vậy, trên thị trường giá chè sẽ tăng nhẹ theo giá đồng USD, nhưng giá trị thực
sự của nó thì được dự báo là giảm so với thập kỷ hiện tại. Điều này sẽ không ảnh
hưởng xấu đến chè xuất khẩu vào Mỹ của Việt Nam vì mặc dù giá trị thực giảm thì
điều đó cũng không thể nhìn thấy được trên phương diện doanh thu và lợi nhuận
trong tương lai. Vì trên phương diện đó thì ta sẽ được lợi chứ không phải chịu thiệt.
2.3.2. Dự báo về tình hình cạnh tranh
Là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu chè lớn thứ 3 trên thế giới. Nhu cầu đa dạn nên
Hoa Kỳ là thị trường mục tiêu đối với các nước xuất khẩu chè, ngày càng có nhiều
quốc gia xuất khẩu chè sang thị trường này, mức độ cạnh tranh ngày càng tăng. Các
đối thủ cạnh tranh hàng đầu như Trung Quốc, Argentina, Ấn Độ,… đã thâm nhập
vào thị trường Hoa Kỳ từ sớm,tạo dựng được thương hiệu riêng, đã có một thị
trường ổn định về người mua, mối tiêu thụ, thói quen sở thích sản phẩm,… sẽ là
một khó khăn lớn đối với Việt Nam trong việc cạnh tranh. Nhiều nước xuất khẩu
có vị trí địa lý gần Hoa kỳ hơn Việt Nam nên có lợi thế về chi phí vận chuyển, làm
tăng khả tăng cạnh tranh hơn. Có thể nói, các nước cạnh tranh với nhau ngày càng
gay gắt cả về số lượng tham gia lẫn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm,
thương hiệu, cơ cấu cuhngr loại, hình thức,…
34
2.3.3. Dự báo về khả năng thay đổi các yêu cầu pháp lý đối với sản phẩm
Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề đang được chính phủ Hoa Kỳ quan
tâm, và quản lý chặc chẽ. Mới đây, để giảm ruie ro với người tiêu dùng, Hoa Kỳ đã
đưa ra Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (ATTP) (FSMA) hoàn toàn mới, trong
đó có những yêu cầu bắt buộc để phòng ngừa các nguy cơ từ thực phẩm không an
toàn, các tiêu chí sản xuất an toan bắt buộc để doanh nghiệp phải tuân thủ. Điều đó
đặt ra thách thức lớn đối với nền nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng. Vì
hiện tại, nông nghiệp Việt Nam vẫn còn sử dụng sản phẩm thuốc trừ sâu, thuốc bảo
vệ thực vật rất nhiều, với dư lượng cao . Để có thể tăng cao sản lượng nhập khẩu
vào Hoa kỳ đòi hỏi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cùng các cấp ban
ngành phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp và người nông dân để có kết quả tốt
nhất.
2.4. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO MẶT HÀNG CHÈ CỦA VIỆT NAM
TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
2.4.1. Cơ hội
▪ Việt Nam gia nhập tổ chức WTO giúp ta hưởng những ưu đãi tương ứng với
các quốc gia đối thủ khác xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Có cơ hội tiếp cận với những
nguồn đầu tư, tận dụng các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, tiếp thu khoa học
kỹ thuật.
▪ Quân hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng được mở rộng và đẩy mạnh
tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ.
▪ Hoa Kỳ có nhu cầu cao và ổn định.
2.4.2. Thách thức
▪ Hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới khiến Việt Nam chịu tác động nhiều
hơn từ các cuộc khủng khoảng toàn cầu
▪ Mức cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ ngày càng gia tăng
▪ Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ tương đối phức tạp, với nhiều quy định chặt chẽ.
▪ Người tiêu dùng Hoa Kỳ ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng và các dòng
sản phẩm chè mới.
▪ Chênh lệch trình độ giữa hai nước tạo ra những khó khăn đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
35
CHƯƠNG 3 – PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU
MẶT HÀNG CHÈ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
HOA KỲ
3.1. Thực trạng xuất khẩu
3.1.1. Kim nghạch xuất khẩu
Sau đây là giá trị xuất khẩu chè từ Việt Nam sang Hoa Kỳ theo đơn vị ngàn USD từ
năm 2011 đến 9 tháng đầu năm 2018
Hình 3.1: Giá trị xuất khẩu chè Việt Nam sang Hoa Kỳ 2011 –2018
(Trade Map,2018 và Tổng cục thống kê, 2019)
Mặc dù có sự tăng mạnh từ năm 2011-2015, giá trị xuất khẩu chè Việt Nam
sang Mỹ giảm nhẹ vào năm 2016 và tiếp tục sụt giảm vào 2017, năm 2018 chỉ đạt
7495 ngàn USD, giảm gần 20% so với năm 2017. Theo thống kê sơ bộ của Tổng
cục Hải quan về thị trường chè tháng 1 năm 2019, thị trường Hoa Kỳ với trị giá
465.232 USD, tăng 9,31% so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân khách quan là do
nền kinh tế toàn cầu tiếp tục suy thoái, nguyên nhân chủ quan là do những yếu điểm
của ngành chè như doanh nghiệp xuất khẩu chè chưa có vùng nguyên liệu riêng,
khó tìm đủ nguồn hàng, chè chưa có thương hiệu và chưa hấp dẫn người có nhu cầu
mua trong khi yêu cầu của người mua về chất lượng liên tục tăng, và xu hướng tiêu
5034
9015
11680 11499
9428
7495
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
1 2 3 4 5 6
Giá trị xuất khẩu chè Việt Nam sang Hoa Kỳ 2011- 2016
Ngàn USD
36
dùng ở Mỹ hướng đến đồ uống an toàn sức khỏe còn chè Việt Nam lại dùng nhiều
thuốc trừ sâu.
3.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Chè đen và chè xanh chiếm lượng lớn xuất chè Việt Nam sang Hoa Kỳ, các laoij
chè ô long, chè trắng,… chiếm một lượng rất nhỏ còn lại. Cơ cấu chè đen và chè
xanh trong tổng chè xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ như sau:
Bảng 3.1: Cơ cấu chủng loại chè xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn
2011-2017
Đơn vị : Ngàn USD Chủng loại chè xuất khẩu
Sản phẩm 2011 2012 2015 2016 2017
Chè xanh đóng gói nhanh <= 3
kg 119 198 142 205 143
Chè xanh đóng gói nhanh > 3 kg 479 1285 2160 2430 3428
Chè đen lên men hoặc bán lên
men, có hay không có ướp vị,
đóng gói nhanh <= 3kg 285 355 231 372 312
Chè đen lên men hoặc bán lên
men, có hay không có ướp vị,
đóng gói nhanh > 3kg 5113 8809 10132 10867 7229
Chè (tổng) 5996 10646 12665 13873 11113
(Trade Map, 2018)
Như vậy, chè xanh và chè đen là hai mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, các loại chè trắng,
chè Ô long,… chỉ chiếm một lượng không đáng kể. Trong đó, chè đóng trong gói
khối lượng lớn hơn 3kg/gói là chủ yếu, chè đóng gói nhỏ hơn 3kf/gói chiếm tỷ lệ
thấp khoảng dưới 7%. Tỷ trọng chè đen ngày càng giảm so với chè xanh. Đến năm
2017, tỷ trọng chè đen chỉ còn khoảng 67%. Tỷ trọng chè xanh tuy nhỏ, chỉ chiếm
dưới 20% từ năm 2011-2016 nhưng có xu hướng tăng dần và đạt hơn 30% vào năm
2017. Như vây, hai mặt hàng chủ lực là chè xanh và chè đen, cả hai đều có tiềm
năng riêng của chúng, chè đen thì hiện tại đang chiếm ưu thế còn chè xanh thì liên
37
tục tăng tỷ trọng. Nhưng trong tương lai, gành chè Việt Nam cũng không nên bỏ
qua những mặt hàng chè tiềm năng khác có thể phát triển ngang bằng với hai loại
chè này.
Nguyên nhân rất có thể là do hiện nay với sự phát triển của công nghệ khoa học và
thông tin, người ta có thể nghiên cứu các thành phần của chè kỹ lưỡng hơn và dễ
dàng truyền đạt các thông tin này đến công chúng. Chè xanh được nhiều bài báo
cho là có thành phần dinh dưỡng tốt hơn chefd đen. Cụ thể, lượng cafein trong trà
xanh ít hơn, khả năng chống ung thư tốt hơn, lại có chứa chất catechin
epigallocatechin gallate tăng cường trao đổi chất.
3.1.3. Giá cả- chất lượng xuất khẩu
Cũng theo VnExpress (2018) thì cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn) cho biết, theo kết quả điều tra có tới 49% nông dân các vùng trồng chè
được hỏi sử dụng thuốc với nồng độ cao hơn hướng dẫn, 64% nông dân sử dụng
hỗn hợp 2 loại thuốc khi phun và có 14% nông dân trộn 3 loại thuốc khi phun trong
khi bà con không hề biết việc phối trộn này sẽ làm tăng nồng độ thuốc lên nhiều
lần.
Gần 50% nông dân phun trên 7 lần một vụ, gây lãng phí trong sử dụng thuốc, gây ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn tới thiên địch và mất an toàn thực phẩm cho sản
phẩm chè.
Tình trạng sử dụng thuốc tùy tiện, nồng độ cao hơn quy định, việc dùng thuốc ngoài
danh mục được phép sử dụng trên chè là nguyên nhân chính dư lượng thuốc trên
sản phẩm chè cao, khiến nhiều lô hàng chè xuất khẩu của Việt Nam bị đối tác cảnh
báo hoặc trả về.
Nguyên nhân sâu xa hơn là do giá cả thu mua không hợp lý nên không khuyến
khích người sản xuất coi trọng chất lượng nguyên liệu. Tình trạng thu gom nguyên
liệu qua nhiều trung gian không những làm tăng giá mà còn kéo dài thời gian bảo
quản, làm giảm chất lượng nguyên liệu.
38
Như vậy tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng chè ở Việt Nam còn
chưa được giải quyết tốt và còn nhiều vấn đề tồn đọng, đây cũng là thách thức lớn
của ngành chè Việt Nam khi xuất khẩu.
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
Các nhân tố tác động đến xuất khẩu có thể được chia thành các nhân tố bên trong và
bên ngoài doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
3.2.1 Các nhân tố bên ngoài
3.2.1.1 Các mục tiêu, chính sách phát triển kinh tế của chính phủ:
Mọi chính sách của chính phủ doanh nghiệp đều phải tuân thủ vô điều kiện, nếu
chính phủ muốn tạo điều kiện cho xuất khẩu thì sẽ ký kết các hiệp ước kinh tế quốc
tế, đơn giản hóa thủ tục thông quan, điều chỉnh dự trữ tối thiểu tại các ngân hàng,
dùng công cụ trái phiếu, các biện pháp thuế và phi thuế,… để điều chỉnh thuế xuất
khẩu/nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát… tất cả đều ảnh hưởng đến giá
ngoại tệ, lãi suất tại ngân hàng, GDP, tỷ lệ thất nghiệp, thuế quan,… qua đó trực
tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.
Trong đó, các chính sách ảnh hưởng mạnh mẽ đến xuất khẩu nhất là thuế quan, phi
thuế quan và tỷ giá hối đoái. Thuế quan xuất khẩu và nhập khẩu đánh trực tiếp lên
hàng xuất khẩu tại cửa xuất và nhập khẩu tại nước nhập làm tăng giá hàng và khó
cạnh tranh hơn. Trong khi đó các hàng rào phi thuế quan như hạn ngạch hạn chế số
lượng hàng xuất khẩu/nhập khẩu trực tiếp, hay các tiêu chuẩn khoa học kỹ thuật của
một số nước cũng làm khó nhà xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái là tỷ giá giữa đồng nội tệ
và ngoại tệ, nếu tỷ giá này giảm, đồng bản tệ giảm giá trị so với đồng ngoại tệ,
ngoại tệ thu về đổi được nhiều nội tệ hơn, thúc đẩy xuất khẩu và ngược lại.
3.2.1.2 Môi trường luật pháp:
Bao gồm luật quốc gia của các nước nhập và xuất khẩu như luật thương mại 2005
của Việt Nam, Luật hợp đồng của Hoa Kỳ; các công ước quốc tế như CISG 1980,
Genava 1864; tập quán quốc tế như INCOTERMS 2000/2010, UCP 600, ISBP 745,
URC 522,…;luật của các tổ chức quốc tế như WTO, WB,… Quy định chọn luật nào
để áp dụng khi có tranh cãi, thậm chí là quy định về nơi phân xử, trọng tài/tòa án
39
phân xử,… cần được nêu rõ trong hợp đồng để tránh rắc rối từ việc không thống
nhất được cái nội dung này về sau. Luật pháp không minh bạch hoặc dễ gây hiểu
lầm sẽ khiến doanh nghiệp không biết phải làm như thế nào cho đúng. Luật pháp
ràng buộc nhiều mặt khiến cho việc kinh doanh phức tạp thêm và gặp nhiều khó
khăn, cản trở. Luật pháp quy định rất chi tiết dẫn đến các bộ luật rất dài dòng và khó
hiểu, khó nhớ, và chúng lại thường xuyên được cập nhật nên doanh nghiệp khó có
thể nắm bắt tốt, dễ làm sai và chịu thiệt hại lớn.
3.2.1.3 Ảnh hưởng của các ngành liên quan như giao thông vận tải, thông tin
liên lạc và tài chính ngân hàng:
Sự ra đời của công ty SWIFT trụ sở đặt tại Bỉ năm 1973, đã tăng tính bảo mật, chắc
chắn và tăng tốc việc truyền tin giữa các bên trong xuất khẩu. SWIFT chuyên cung
cấp dịch vụ nhắn tin an toàn và phần mềm giao diện cho các thực thể tài chính buôn
bán. Hệ thống này thường được sử dụng để trao đổi các thông tin quan trọng như
thư tín dụng L/C,… là một bước tiến mới, hiện đại hóa ngành thông tin liên lạc tài
chính đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu. Internet, fax và điện thoại di động cũng hỗ
trợ các nhà xuất khẩu rất nhiều trong việc liên lạc với các bên vận tải, khách hàng,
các đối tác khác của mình. Nếu như có sai sót hệ thống thì sẽ rất nguy hại cho
doanh nghiệp. Nhiều nhân viên có thâm niên, thậm chí giám đốc, không có kỹ năng
sử dụng công nghệ thông tin đủ để trực tiếp sử dụng hệ thống SWIFT,… và vì thế
cần thuê người bên ngoài, gây rủi ro sai sót, làm tăng thời gian truyền tin và mất
tính bí mật. Hệ thống thông tin tốt thì sẽ dễ dàng hóa quá trình xuất khẩu rất nhiều.
Ngoài việc quản lý và cung cấp vốn, thì hầu hết các phương thức thanh toán quốc tế
cũng đều cần có sự hỗ trợ của các ngân hàng. Các dịch vụ chuyển tiền, mở thư tín
dụng, mở tài khoản tín thác, thu tiền hộ bằng hối phiếu… được thực hiện một
cách nhanh chóng, chính xác và an toàn cùng với sự phát triển, lan rộng của các hệ
thống ngân hàng trên khắp thế giới đã và đang hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu
rất nhiều. Sự phức tạp và đa dạng của các hình thức này cũng là rắc rối cho doanh
nghiệp, các rủi ro trong mỗi phương thức là có tồn tại. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế
40
cũng rất nặng nề và rối rắm, cần thuê nhân viên chuyên nghiệp và làm tăng chi phí
xuất khẩu của công ty.
3.2.1.4 Môi trường tự nhiên và văn hóa-xã hội:
Điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu: mưa, bão làm cản trở việc thu
hoạch nông sản, mưa dột làm ướt hàng trong kho, ảnh hưởng đến chất lượng, mưa
gió trên biển làm vận chuyển hàng gặp khó khăn, có thể dẫn đến tai nạn chìm tàu.
Nắng gió thất thường cũng làm hoa quả chín nhanh, chín không đều,…
Môi trường văn hóa – xã hội khác nhau giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu
cũng ảnh hưởng đến xu hướng và cách thức tiêu dùng. Ví dụ chè là thức uống
truyền thống trong văn hóa của người Anh, vì vậy chè sẽ bán chạy ở Anh hơn là ở
Brazil, nơi người ta chuộng cà phê hơn (ChartsBin – 2017).
3.2.1.5 Các yếu tố khác: công nghệ, cơ sở hạ tầng, nhà cung cấp và cạnh tranh:
Các nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất tốt, giá thành rẻ, công nghệ sản xuất hiện đại,
nhanh, an toàn, chính xác cũng như cơ sở hạ tầng (đường xá, hệ thống ngân hàng,…)
tốt sẽ làm cho sản xuất, xuất khẩu được dễ dàng hơn. Cạnh tranh nội địa nước nhập
khẩu và hàng nhập khẩu thấp cũng sẽ thúc đẩy xuất khẩu và ngược lại. Công nghệ
sản xuất là một vấn đề cần nhiều công sức nâng cấp, hiện đại hóa, bảo trì từ phía
doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng công cộng nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp
và vì thế phụ thuộc hoàn toàn vào nhà nước. Nhà cung cấp sản phẩm chất lượng và
giá tốt là rất khan hiếm, họ có khả năng chi phối đầu vào của công ty và gây ảnh
hưởng đến xuất khẩu. Cạnh tranh quá gay gắt cũng khiến doanh nghiệp phải giảm
giá, tăng chi phí quảng cáo, tồn đọng hàng, gây khó khăn trong kinh doanh xuất
khẩu.
3.2.2 Các nhân tố bên trong
3.2.2.1 Bộ máy quản lý:
Xuất khẩu là một hoạt động phức tạp đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, sâu sát trong một
khoảng thời gian dài. Vì vậy, những quyết định đúng lúc, sáng suốt từ phía nhà
quản trị là rất cần thiết. Hơn nữa, bộ máy quản trị doanh nghiệp sẽ góp phần tạo ra
không khí làm việc, văn hóa riêng của công ty, nếu văn hóa này là phóng khoáng,
Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ
Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ
Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ
Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ
Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ
Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ
Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ
Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ
Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ
Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ
Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ
Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ
Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ
Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ
Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ
Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ

More Related Content

What's hot

Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài: Hiệu quả kinh doanh trong nhập khẩu tại Công ty Vật tư
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh trong nhập khẩu tại Công ty Vật tưĐề tài: Hiệu quả kinh doanh trong nhập khẩu tại Công ty Vật tư
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh trong nhập khẩu tại Công ty Vật tư
 
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
Đề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAYĐề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
 
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mạiĐề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
 
Đề tài văn hóa doanh nghiệp tại công ty thương mại, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài văn hóa doanh nghiệp tại công ty thương mại, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài văn hóa doanh nghiệp tại công ty thương mại, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài văn hóa doanh nghiệp tại công ty thương mại, ĐIỂM CAO, HOT
 
Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!
 
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt NamYếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
 
Luận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Luận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệLuận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Luận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn ĐộLuận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
 
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm caoĐề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
 
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOTLuận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
 
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOT
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOTChính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOT
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOT
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải hàng hóa, 9đ
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải hàng hóa, 9đNâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải hàng hóa, 9đ
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải hàng hóa, 9đ
 
Đề tài: Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của doanh nghiệp
Đề tài: Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của doanh nghiệpĐề tài: Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của doanh nghiệp
Đề tài: Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của doanh nghiệp
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
 
Luận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng NaiLuận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng Nai
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
 
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOTLuận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
 
QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG ...
QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG ...QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG ...
QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG ...
 
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài GònQuy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
 

Similar to Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ

Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Mặt Hàng Chè Việt Nam Sang Thị Trường Hoa Kỳ.docx
Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Mặt Hàng Chè Việt Nam Sang Thị Trường Hoa Kỳ.docxGiải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Mặt Hàng Chè Việt Nam Sang Thị Trường Hoa Kỳ.docx
Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Mặt Hàng Chè Việt Nam Sang Thị Trường Hoa Kỳ.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hộiBài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hộiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).docNguyễn Công Huy
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...vietlod.com
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...nataliej4
 
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tailieu.vncty.com giai phap thuc day hoat dong sat nhap va mua lai ngan han...
Tailieu.vncty.com   giai phap thuc day hoat dong sat nhap va mua lai ngan han...Tailieu.vncty.com   giai phap thuc day hoat dong sat nhap va mua lai ngan han...
Tailieu.vncty.com giai phap thuc day hoat dong sat nhap va mua lai ngan han...Trần Đức Anh
 

Similar to Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ (20)

Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
 
Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Mặt Hàng Chè Việt Nam Sang Thị Trường Hoa Kỳ.docx
Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Mặt Hàng Chè Việt Nam Sang Thị Trường Hoa Kỳ.docxGiải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Mặt Hàng Chè Việt Nam Sang Thị Trường Hoa Kỳ.docx
Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Mặt Hàng Chè Việt Nam Sang Thị Trường Hoa Kỳ.docx
 
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đ
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đĐề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đ
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho ngân hàng Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho ngân hàng Agribank, HOT
 
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hộiBài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
 
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch t...
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch  t...La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch  t...
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch t...
 
LA01.045_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉ...
LA01.045_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉ...LA01.045_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉ...
LA01.045_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉ...
 
LA01.026_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch t...
LA01.026_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch  t...LA01.026_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch  t...
LA01.026_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch t...
 
Khóa luận Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2020-2030.doc
Khóa luận Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2020-2030.docKhóa luận Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2020-2030.doc
Khóa luận Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2020-2030.doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).doc
 
Luận văn: Chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản góp phần tạo hà...
Luận văn: Chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản góp phần tạo hà...Luận văn: Chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản góp phần tạo hà...
Luận văn: Chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản góp phần tạo hà...
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...
 
La0019
La0019La0019
La0019
 
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
 
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Một số giải phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Luận văn: Một số giải phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp TP. Hồ Chí MinhLuận văn: Một số giải phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Luận văn: Một số giải phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
 
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...
 
Tailieu.vncty.com giai phap thuc day hoat dong sat nhap va mua lai ngan han...
Tailieu.vncty.com   giai phap thuc day hoat dong sat nhap va mua lai ngan han...Tailieu.vncty.com   giai phap thuc day hoat dong sat nhap va mua lai ngan han...
Tailieu.vncty.com giai phap thuc day hoat dong sat nhap va mua lai ngan han...
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 

Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ

  • 1. PHÍ TẢI TÀI LIỆU 50K / TẢI MIỄN PHÍ LH ZALO: 0936.885.877 DỊCH VỤ LÀM KHÓA LUẬN LUANVANTRITHUC.COM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CHÈ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ ĐẾN NĂM 2025  Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2019
  • 2. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................1 CHƯƠNG MỞ ĐẦU ..................................................................................................1 CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CHÈ................3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.....................................3 1.1.1. Một số khái niệm về xuất khẩu...................................................................3 1.1.2. Vai trò xuất khẩu mặt hàng chè với Việt Nam ...........................................4 1.1.2.1. Khai thác lợi thế, phát triển có hiệu quả kinh tế trong nước ................4 1.1.2.2. Tạo nguồn vốn ......................................................................................4 1.1.2.3. Góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, giải quyết nhu cầu việc làm và cải thiện đời sống nhân dân............................................................5 1.1.2.4. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi .......................................................................................................................5 1.1.2.5. Hàng hóa của Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh tren thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. ................................................................5 1.1.2.6. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.....................................................5 1.1.2.7. Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. .....................................................................6 1.1.3. Các hình thức xuất khẩu mặt hàng chè .......................................................6 1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp................................................................................6 1.1.3.2. Xuất khẩu gián tiếp...............................................................................6 1.1.3.3. Xuất khẩu ủy thác .................................................................................7 1.1.3.4. Buôn bán đối lưu...................................................................................7 1.1.3.5.Xuất khẩu theo nghị định thư.................................................................7 1.1.3.6. Tạm nhập, Tái xuất ...............................................................................7 1.1.3.7. Tạm xuất, Tái nhập ...............................................................................8 1.1.3.8. Chuyển khẩu .........................................................................................8 1.1.3.9. Quá cảnh hàng hóa................................................................................8
  • 3. 1.1.4. Quy trình hoạt động xuất khẩu chè.............................................................8 1.1.4.1. Bước 1: Nghiên cứu thị trường tìm kiếm đối tác..................................8 1.1.4.2. Bước 2: Lập phương án kinh doanh .....................................................9 1.1.4.3. Bước 3: Đàm phán và kí kết hợp đồng .................................................9 1.1.4.5. Bước 4: Thực hiện hợp đồng ..............................................................11 1.2. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT MẶT HÀNG CHÈ TẠI VIỆT NAM..........13 1.2.1. Sự hình thành và phát triển của ngành chè ...............................................13 1.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chè thế giới...............................13 1.2.1.2. Quá trình phát triển ngành chè ở Việt Nam........................................13 1.2.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất mặt hàng chè.........................15 1.2.3. Năng lực sản xuất hiện tại của ngành chè tại Việt Nam...........................16 1.2.4. Các bài học kinh nghiệm phát triển ngành hàng ở Việt Nam cũng như trên thế giới ................................................................................................................17 CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HOA KỲ ..................................19 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI ....................................19 2.1.1. Giới thiệu chung về Hoa kỳ......................................................................19 2.1.2. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.....................................................................20 2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG HOA KỲ....................................20 2.2.1. Tình hình cung – cầu sản phẩm chè trên thị trường .................................20 2.2.1.1. Nhu cầu mặt hàng chè tại thị trường Hoa Kỳ.....................................20 2.2.2. Tình hình giá cả - chất lượng....................................................................24 2.2.3. Tình hình cạnh tranh trên thị trường.........................................................25 2.2.4. Hệ thống phân phối trên thị trường...........................................................27 2.2.5. Các qui định pháp lý liên quan đến mặt hàng chè ....................................27 2.3. DỰ BÁO TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG TRONG THỜI GIAN ĐẾN 2025 ...31 2.3.1. Dự báo về sự thay đổi nhu cầu, xu hướng giá cả chất lượng, thị hiếu tiêu dùng.....................................................................................................................31 2.3.1.1. Nhu cầu ...............................................................................................31 2.3.1.2. Giá chè thế giới...................................................................................32
  • 4. 2.3.2. Dự báo về tình hình cạnh tranh.................................................................33 2.3.3. Dự báo về khả năng thay đổi các yêu cầu pháp lý đối với sản phẩm.......34 2.4. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO MẶT HÀNG CHÈ CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ ...........................................................................34 2.4.1. Cơ hội........................................................................................................34 2.4.2. Thách thức.................................................................................................34 CHƯƠNG 3 – PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CHÈ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ................................................35 3.1. Thực trạng xuất khẩu ......................................................................................35 3.1.1. Kim nghạch xuất khẩu ..............................................................................35 3.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.......................................................................36 3.1.3. Giá cả- chất lượng xuất khẩu ....................................................................37 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu...........................................38 3.2.1 Các nhân tố bên ngoài................................................................................38 3.2.1.1 Các mục tiêu, chính sách phát triển kinh tế của chính phủ: ................38 3.2.1.2 Môi trường luật pháp: ..........................................................................38 3.2.1.3 Ảnh hưởng của các ngành liên quan như giao thông vận tải, thông tin liên lạc và tài chính ngân hàng: .......................................................................39 3.2.1.4 Môi trường tự nhiên và văn hóa-xã hội: ..............................................40 3.2.1.5 Các yếu tố khác: công nghệ, cơ sở hạ tầng, nhà cung cấp và cạnh tranh: ..........................................................................................................................40 3.2.2 Các nhân tố bên trong ................................................................................40 3.2.2.1 Bộ máy quản lý:...................................................................................40 3.2.2.2 Nguồn lực nhân sự:..............................................................................41 3.2.2.3 Nguồn lực tài chính:.............................................................................41 3.3. Đánh giá thực trạng vừa qua ...........................................................................41 3.3.1. Điểm mạnh................................................................................................41 3.3.2. Điểm yếu...................................................................................................42
  • 5. CHƯƠNG 4 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CHÈ ĐÊN NĂM 2025 ..............................................................................................43 4.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP....43 4.1.1. Mục tiêu ....................................................................................................43 4.1.2. Định hướng ...............................................................................................43 4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ......................................................................44 4.2.1. Một số giải pháp vi mô cụ thể...................................................................44 4.2.1.1. Nâng cao chất lượng chè và về sinh an toàn thực phẩm.....................44 4.2.1.2. Đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm và hướng đến mặt hàng chè có giá trị cao....................................................................................................................45 4.2.1.3. Xúc tiến thương mại, đẩy mạnh kênh phân phối sang thị trường Hoa Kỳ.....................................................................................................................45 4.2.2. Một số giải pháp vĩ mô cụ thể...................................................................46 4.2.2.1 Nâng cao chất lượng chè và về sinh an toàn thực phẩm......................46 4.2.2.2. Đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm và hướng đến mặt hàng chè có giá trị cao....................................................................................................................47 4.2.2.3 Xúc tiến thương mại, đẩy mạnh kênh phân phối sang thị trường Hoa Kỳ.....................................................................................................................47 KẾT LUẬN...............................................................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO:........................................................................................50
  • 6. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Sản lượng chè búp tươi phân theo địa phương Việt Nam........................17 Bảng 2.2: Danh sách các quốc gia theo mức tiêu thụ chè trên đầu người năm 2016 ...................................................................................................................................23 Bảng 2.3: Biểu thuế mặt hàng chè vào Hoa Kỳ........................................................28 Bảng 3.1: Cơ cấu chủng loại chè xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2011-2017..................................................................................................................36
  • 7. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Sản lượng chè búp tươi phân theo địa phương Việt NamNhập khẩu chè trên thế giới năm 2017 tại những quốc gia được lựa chọn, theo tấn.........................22 Hình 2.2: Tiêu thụ chè tại Mỹ theo đầu người từ năm 2000-2016 theo gallons.......22 Hình 2.3: Tăng trưởng thị trường tiêu thụ nước giải khát Hoa Kỳ 2016..................24 Hình 2.4: Giá cả chè trên thế giới từ năm T10/2011-T4/2018..................................24 Hình 2.5: Giá trị nhập khẩu chè vào Hoa Kỳ (ngàn USD) từ 9 nước có giá trị nhập khẩu lớn nhất giai đoạn 2011-2017...........................................................................25 Hình 2.6: Dự báo số gallons chè tiêu thụ trên đầu người ở Mỹ đến năm 2025........31 Hình 2.7: Tình hình thực tế và dự báo giá chè đến năm 2024..................................32 Hình 3.1: Giá trị xuất khẩu chè Việt Nam sang Hoa Kỳ 2011 –2018 ......................35
  • 8. 1 CHƯƠNG MỞ ĐẦU 0.1. GIỚI THIỆU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong bối cảnh toàn cầu hóa vẫn đang là một chủ đề nóng và gia nhập kinh tế toàn cầu mang lại nhiều lợi ích thì việc xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là chè lại chưa được khai thác sâu và có hiệu quả cao ở Việt Nam vì còn nhiều hạn chế, khó khăn về việc đạt được tiêu chuẩn chất lượng lẫn tạo dựng thương hiệu. Chè của Việt Nam dù đã xuất khẩu đi hơn 100 nước trên thế giới, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt khoảng 230 triệu USD/năm, so với các nông sản khác như cà phê, hồ tiêu vẫn còn khá thấp (Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, 2018) Chè là cây công nghiệp dài ngày phổ biến ở miền núi, trung du Việt nay và có tiềm năng xuất khẩu tốt vì nhu cầu của thế giới cao. Hiện nay, cả nước ta hiện có 124.000 ha diện tích trồng chè với hơn 500 cơ sở sản xuất chế biến, công suất đạt trên 500.000 tấn chè khô mỗi năm, mang lại nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nông dân miền núi và trung du. (Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, 2018). Chè cũng là thức nước uống có nhiều công dụng, vừa giải khát, vừa bổ sung chất cho cơ thể. Người ta tìm thấy trong chè có tới 20 yếu tố vi lượng có lợi cho sức khoẻ, ví dụ cafein kích thích hệ thần kinh trung ương, tamin trị các bệnh đường ruột và một số axit amin cần thiết cho cơ thể (Thư viện Học liệu Mở Việt Nam VOER, 2001) .Uống chè cũng là một thú vui tao nhã, đầy tính văn hóa và việc trồng chè giúp phủ xanh đồi trọc, chống xói mòn. Nhiều nước chưa sản xuất đủ chè cho thị trường nội địa, như Hoa Kỳ. Liên tục từ năm 2011-2017 Hoa Kỳ là nước đứng thứ 4 thế giới về số lượng chè nhập khẩu (tấn), chỉ sau Liên Bang Nga, Pakistan và Vương quốc Anh (Trade Map, 4:22, 4/11/2018), (xem phụ lục 1). Hơn nữa chè là mặt hàng được người Hoa Kỳ, đặc biệt là giới trẻ rất ưa thích (4 trong 5 người tiêu dùng ở Hoa Kỳ uống chè, trong đó có 87% là giới trẻ sinh từ năm 1980 đến những năm đầu thập niên 2000) (Hiệp hội chè Hoa Kỳ, 2017). Hơn nữa, hiệp định TPP vừa được ký kết giữa 12 nước, trong đó có Hoa Kỳ và Việt Nam, sẽ làm cho việc xuất khẩu chè từ Việt Nam sang Hoa Kỳ được thuận lợi hơn do được cắt giảm nhiều hạng mục thuế.
  • 9. 2 Vì những lý do nêu trên, tôi tin rằng việc thúc đẩy thêm xuất khẩu chè từ Việt Nam sang Hoa Kỳ là có khả năng và nếu thành công sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Vì vậy, tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu và viết báo cáo về đề tài này cho môn thực hành nghề nghiệp của mình. 0.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  Hiểu sâu sắc thực trạng xuất khẩu chè Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ năm 2010 đến nay, đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu đến năm 2025.  Áp dụng kiến thức tiếp thu được vào thực tiễn một cách linh hoạt và chủ động. 0.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU  Thời gian: Thực trạng ừ năm 2010 đến 5 tháng đầu năm 2019 và Giải pháp đến năm 2025  Không gian: Thị trường sản xuất và xuất khẩu chè tại Việt Nam Thị trường nhập khẩu chè Hoa Kỳ 0.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sử dụng các phương pháp chủ yếu như: phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê và phân tích, phương pháp so sánh. Phương pháp tổng hợp để thu thập các số liệu, thông tin truyền thông; phương pháp thống kê, phân tích để làm rõ các vấn đề lý luận và thực trạng xuất khẩu mặt hàng chè của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ; phương pháp so sánh được sử dụng để làm sáng tỏ hơn vị thế của Việt Nam, các kết luận trong từng hoàn cảnh cụ thể. 0.5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI  Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu mặt hàng chè  Chương 2: Tổng quan về mặt hàng chè ở thị trường Hoa Kỳ  Chương 3: Phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng chè của Việt Nam sang Hoa Kỳ  Chương 4: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chè đến năm 2025
  • 10. 3 CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CHÈ 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 1.1.1. Một số khái niệm về xuất khẩu Xuất khẩu có rất nhiều khái niệm khác nhau, tùy theo từng trường hợp và từng quan điểm của tác giả viết sách mà khái niệm của nó có thể sai lệch so với nhau. Sau đây là một vài khái niệm thường dùng. Đầu tiên là khái niệm xuất khẩu trong Luật thương Mại Việt Nam 20051. theo Khoản 1 Điều 27, Luật Thương Mại (2005), mua bns hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập. Theo Khoản 1 Điều 28, Luật Thương Mại (2005), xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy địnhcủa pháp luật. Cách định nghĩa thứ hai: “Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước thông qua hoạt động xuất khẩu (bán) và nhập khẩu (mua)” (Giáo trình Kinh Tế Quốc Tế - PGS. TS Vũ Thị Bạch Tuyết - PGS. TS Nguyễn Tiến Thuật - HỌc Viện Tài Chính - NXB Tài Chính). Cách định nghĩa thứ ba: “ Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ hàng hóa hữu hình mà cả hàng hoa vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn” (Luật Thương Mại Việt Nam(2005)). Sau khi tìm hiểu và tham khảo các định nghĩa về xuất khẩu đã nêu trên cũng như những địa nghĩa khác, có thể tổng quát định nghĩa xuất khẩu như sau: “Xuất khẩu là hoạt động buôn bán knih doanh nhưng phạm vi kinh doanh vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ quốc gia, hay là hoạt động buôn bán với nước ngoài trên
  • 11. 4 phạm vi quốc tế. Nó không phải chỉ là hành vi buôn bns riêng lẽ mà có cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.” 1.1.2. Vai trò xuất khẩu mặt hàng chè với Việt Nam 1.1.2.1. Khai thác lợi thế, phát triển có hiệu quả kinh tế trong nước Trong thế giới hiện đại không một quốc gia nào bằng chính sách đóng cửa cảu mình lại phát triển có hiệu quả kinh tế trong nước. Muốn phát triển nhanh đòi hỏi mỗi quốc gia phải biết tân dụng các thành tựu kinh tế, khoa học kỹ thuật của loài người để phát triển, chứ không thể chỉ đơn đọc dựa trên nguồn lực của mình. Tong nền kinh tế “mở cửa”, xuất khẩu đóng vai trò then chốt, mở ra hướng phát triển mới tạo điều kiện khai thác lợi thế tiềm năng sẵn có trong nước, nhằm sử dụng phân công lao động quốc tế một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Đối với những quốc gia mà trình độ phát triển kinh tế còn thấp như Việt Nam, những nhân tố tiềm năng là tài nguyên thiên nhiên và lao động. Những nhân tố còn thiếu hụt là vốn, kỹ thuật, thị trường, và kỹ năng quản lý. Xuất khẩu là giải pháp nhằn tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, kết hợp với tiềm năng lao động và tài nguyên sẵn có để tạo sự tăng trưởng cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệnh với các nước giàu.Nhờ lợi thế đắt đai, khí hậu, kinh nghiệm sản xuất. Việt Nam chính thức gia nhập WTO (World Trade Organization) vào ngày 07/01/2007, tạo điều kiện cho Việt Nam tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, kho học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Từ đó, Việt Nam có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, ché biến chè đồng thời mở rộng thị trường, giao lưu trao đổi mặt hàng chè với các nước trong khu vực và thế giới 1.1.2.2. Tạo nguồn vốn Quá trình phát triển của nền kinh tế đòi hỏi phải nhập khẩu một lượng ngày càng nhiều các máy móc, thiết bị và nguyên liệu công nghiệp… Nếu dung các nguồn đầu
  • 12. 5 tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ,… thì bằng cách nay hay cách khác đều phải trả. Chỉ có xuất khẩu mới là hoạt động có hiệu quả nhất, tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu. 1.1.2.3. Góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, giải quyết nhu cầu việc làm và cải thiện đời sống nhân dân Thị trường trong nước nhỏ hẹp không đảm bảo cho sự phát tireenr conog nghiệp với quy mô lớn, sản xuất hàng loạt do đó không tạo thêm việc làm cho người dân. Với phạm vi vợt ra ngoài biên giới quốc gia, hoạt động xuất khẩu mở ra một thị trường tiêu thụ rộng lớn với nhu cầu vô cùng đa dạng của mọi tầng lớp, mọi dân tộc trên toàn thế giới. Ngành sản xuất các mặt hàng xuất khẩu luôn cần một số lượng lớn công nhân, vì thế, tạo ra hàng triệu việc làm cho người dân, góp phần giải quyết vấn nạn thất nghiệp cũng như tăng nhu nhập quốc dân. Xuất khẩu còn tạo ran guồn vốn để nhập khẩu vạt dụng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú them nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. 1.1.2.4. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi Trước hết, ngành sản xuất chè xuất khẩu sẽ kéo theo hàng loạt các ngnahf công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo máy móc, thúc đẩy các ngành xây dựng cơ bản như xây dựng đường á, trường, trạm thu mua chè,… Ngoài ra, còn kéo theo hàng loạt các ngành dịch vụ phát triển theo như: dịch vụ cung cấp giống cây trồng, thuốc bảo về thực vật, ngân hàng,... Điều này góp phần dẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa trong nông nghiệp nông thôn. 1.1.2.5. Hàng hóa của Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh tren thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi với thị trường. 1.1.2.6. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Hoạt động sản xuất gắn với tìm hiểu thị trường xuất khẩu. Khi xuất khẩu thành công tức là khi đó ta đã có một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Điều này tọa cho Việt Nam
  • 13. 6 thế chủ động trong sản xuất chè đáp ứng nnhu cầu tiêu dùng trên thế giới. Thị trường với hơn 100 quốc gia nhập khẩu chè Việt Nam. Trong đó thị trường Hoa kỳ la một trong những thị trường xuất khẩu lớn của VIệt Nam. Ngoài ra, sản xuất chè còn tạo điều kiện để mở rộng vốn, công nghệ, trình độ quản lý, nâng cao đời sống người lao động, đảm bảo khả năng sản xuất và tái sản xuất mở rộng. 1.1.2.7. Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Xuất khẩu chè là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam. Xuất khẩu chè giúp Việt Nam nắm bắt được công nghệ tiên tiến của thế giới để áp dụng vào nước mình. Như công nghệ chế biến chè xuất khẩu, công nghệ phơi sấy, bảo quản sau thu hoạch, ngoài ra còn học hỏi kinh nghiệm quản lý từ cá quốc gia tiên tiến. Như vậy sẽ nâng cao được năng lực sản xuất trong nước để phù hợp với trình độ của thế giới. 1.1.3. Các hình thức xuất khẩu mặt hàng chè 1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp Là xuất khẩu các hàng hóa, dịch vụ do chín doanh nghiệp sản xuất hoặc mua từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu ra nước ngoài với danh nghĩa là hàng của mình. Ưu điểm: Lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu nhận được cao hơn các hình thức khác vì không phải chia sẻ qua khâu trung gian. Đơn vị ngoại thương cũng có thể nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế vì là người bán trực tiếp. Nhược điểm: Đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng trước một lượng vốn khá lớn để sản xuất hoặc thu mua hàng và có thể gặp rủi ro. 1.1.3.2. Xuất khẩu gián tiếp Là cung ứng hàng hóa ra nước ngoài thông qua các trung gian xuất khẩu như người đại lý hoặc người môi giới (các cơ quan, văn phòng đại diện, các công ty ủy thác xuất nhập khẩu…). Ưu điểm: Được sử dụng nhiều, đặc biệt ở những nước kém phát triển, vì người
  • 14. 7 trung gian thường hiểu biết rõ thị trường kinh doanh nên có nhiều cơ hội kinh doanh thuận lợi hơn. Người trung gian có khả năng nhất định về vốn, nhân lực nên nhà sản xuất có thể khai thác để tiết kiệm phần nào chi phí trong quá trình vận tải. Nhược điểm: Hạn chế mối liên hệ với bạn hàng của nhà sản xuất, đồng thời nhà sản xuất phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho người trung gian. 1.1.3.3. Xuất khẩu ủy thác Là hoạt động xuất khẩu mà các đơn vị nhận giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng để xuất khẩu cho một đơn vị (bên ủy thác). Ưu điểm: Độ rủi ro thấp, trách nhiệm ít, người đứng ra xuất khẩu không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng, đặc biệt là không cần đến vốn để mua hàng, phí ít nhưng nhận tiền nhanh, ít thủ tục… Nhược điểm: Hạn chế mối liên hệ với bạn hàng của nhà sản xuất, đồng thời nhà sản xuất phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho người trung gian. 1.1.3.4. Buôn bán đối lưu Là hình thức giao dịch mà trong đó, xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua và ngược lại, hàng hóa trao đổi có giá trị tương đương nhau. Mục đích xuất khẩu không phải là thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một lượng hàng hóa có giá trị xấp xỉ giá trị lô hàng xuất khẩu. Trong vòng thập niên 90 của thế kỷ XX, trong buôn bán quốc tế, gần 35% là mua bán đối lưu, 24% là những hợp đồng bồi hoàn, 9% là những giao dịch có thanh toán bình hành, 8% là nghiệp vụ chuyển nợ, chỉ có 4% là nghiệp vụ hàng đổi hàng. 1.1.3.5.Xuất khẩu theo nghị định thư Là hình thức xuất khẩu hàng hóa (thường là trả nợ) được ký theo nghị định thư giữa hai chính phủ. Ưu điểm: Khả năng thanh toán chắc chắn (do Nhà nước trả cho đơn vị xuất khẩu), giá cả tương đối cao, việc sản xuất thu mua có nhiều ưu tiên… 1.1.3.6. Tạm nhập, Tái xuất Được hiểu là việc mua hàng hóa của một nước để bán cho một nước khác (nước thứ ba) trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương có làm thủ tục nhập khẩu rồi lại làm
  • 15. 8 các thủ tục xuất khẩu không qua gia công chế biến. Thời gian hàng hóa kinh doanh theo hình thức tạm nhập tái xuất được lưu chuyển ở Việt Nam là 60 ngày. 1.1.3.7. Tạm xuất, Tái nhập Ngược lại với hình thức tạm nhập tái xuất, hình thức này là hàng hóa đưa đi triển lãm, đi sửa chữa rồi lại mang về. 1.1.3.8. Chuyển khẩu Là việc mua hàng của một nước (nước xuất khẩu) để bán cho một nước khác(nước nhập khẩu) nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam cũng như thủ tục xuất khẩu từ Việt Nam. 1.1.3.9. Quá cảnh hàng hóa Hàng hóa của một nước được gửi đi tới một nước thứ ba qua lãnh thổ Việt Nam, có sự cho phép của Chính phủ Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam đều có đủ điều kiện như quy định của Nhà nước Việt Nam có thể được xem xét cho thực hiện dịch vụ này để tăng thêm thu nhập. 1.1.4. Quy trình hoạt động xuất khẩu chè Để đảm bảo cho hoạt đọng xuất khẩu được thực hiện một cahs an toàn và thuận lợi đòi hỏi mỗi doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải tổ chức tiến hành theo 4 bước cơ bản sau: 1.1.4.1. Bước 1: Nghiên cứu thị trường tìm kiếm đối tác Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu thị trường phải trả lời một số câu hỏi sau: xuất khẩu cái gì, ở thị trường nào, thương nhân giao dịch là ai, giao dịch theo phương thức nào, chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn để đạt được mục tiêu đề ra. Bao gồm 3 bước nhỏ như sau: 1. Nắm vững thị trường nước ngoài: 2. Nhận biết mặt hàng kinh doanh trước và lựa chọn mặt hàng kinh doanh 3. Tìm kiếm thương nhân giao dịch
  • 16. 9 1.1.4.2. Bước 2: Lập phương án kinh doanh Dựa vào kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài, đơn vị kinh doanh xuất khẩu lập phương án kinh doanh. Bao gồm các bước sau: Đưa ra được đánh giá tổng quan về thị trường nước ngoài và đánh giá chi tiết đối với từng phân đoạn thị trường. Đồng thời đưa ra những nhận định cụ thể về thương nhân nước ngoài mà đơn vị sẽ hợp tác kinh doanh. + Lựa chọn mặt hàng thời cơ (chọn mặt hàng có khả năng xuất khẩu mà công ty có khả năng sản xuất, có nguồn hàng ổn định đảm bảo đáp ứng nhu cầu. Đồng thời xác định thời cơ: khi nào thì xuất khẩu, khi nào thì dự trữ hàng chờ xuất khẩu…). + Lựa chọn phương thức kinh doanh: tùy thuộc vào khả năng của công ty mà lựa chọn Đề ra mục tiêu Trên cơ sở 2 bước trên, đơn vị kinh doanh xuất khẩu đề ra mục tiêu cho từng giai đoạn cụ thể khác nhau 1. Giai đoạn 1: Bán sản phẩm với giá thấp nhằm cạnh tranh với sản phẩm cùng loại, tạo điều kiện cho người tiêu dùng có cơ hội dùng thử, chiếm lĩnh thị phần. 2. Giai đoạn 2: Nâng dần mức giá lên để thu lợi nhuận.  Đề ra biện pháp thực hiện Giải pháp thực hiện là công cụ giúp công ty kinh doanh thực hiện các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất, nhanh nhất, có lợi nhất cho công ty kinh doanh.  Đánh giá hiệu quả của việc kinh doanh Giúp cho công ty đánh giá hiệu quả kinh doanh sau thương vụ. Đồng thời đánh giá được hiệu quả những khâu công ty đã làm tốt và những khâu còn yếu kém nhằm giúp công ty hoàn thiện quy trình xuất khẩu. 1.1.4.3. Bước 3: Đàm phán và kí kết hợp đồng 1. Đàm phán Đàm phán thực chất là việc trao đổi thông tin, vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật để sử dụng các kĩ năng, kĩ sảo trong giao dịch nhằm thuyết phục đi đến chấp nhận những nội dung mà đôi bên đưa ra.
  • 17. 10 Muốn đàm phán thành công thì khâu chuẩn bị đàm phán đóng một vai trò quan trọng. Bao gồm: chuẩn bị nội dung và xác định mục tiêu, chuẩn bị dữ liệu thông tin, chuẩn bị nhân sự đàm phán và chuẩn bị chương trình đàm phán. Hiện nay, trong đàm phán thương mại thường sử dụng ba hình thức đàm phán cơ bản là: đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại, đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, hai hình thức là đàm phán qua thư tín và đàm phán qua điện thoại là được sử dụng phổ biến nhất. 2. Kí kết hợp đồng Việc kí kết hợp đồng là hết sức quan trọng. Hợp đồng có thể được tiến hành hay không là phụ thuộc vào các điều khoản mà hai bên đã cam kết trong hợp đồng. Khi kí kết hợp đồng phải căn cứ vào các điều kiện sau: Các định hướng kế hoạch và chính sách phát triển của Nhà nước. Nhu cầu thị trường, đơn đặt hàng, chào hàng của bạn hàng. Hợp đồng hàng hóa bao gồm những nội dung sau  Số hợp đồng  Ngày, tháng, năm và nơi ký kết  Tên và địa chỉ các bên kí kết  Các điều khoản bắt buộc của hợp đồng ( Quản trị xuất nhập khẩu – GS. TS Đoàn Thị Hồng Vân – NXB Tổng hợp TPHCM) Điều 1: Tên hàng (Commodity) Điều 2: Chất lượng (Quality) Điều 3: Số lượng (Quantity) Điều 4: Giao hàng (Shipment/ Delivery) Điều 5: Giá cả giao dịch (Price) Điều 6: Thanh toán (Settlement payment) Điều 7: Bao bì và mã kí hiệu (Packing and marking) Điều 8: Bảo hành (Warranty) Điều 9: Phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty) Điều 10: Bảo hiểm (Insurance)
  • 18. 11 Điều 11: Bất khả kháng (Force majeure) Điều 12: Khiếu nại (Claim) Điều 13: Trọng tài (Arbitration) 1.1.4.5. Bước 4: Thực hiện hợp đồng Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gồm: 1. Xin giấy phép xuất khẩu 2. Chuẩn bị hàng xuất khẩu 3. Thu gom tập trung từ nhiều chân hàng làm thành lô hàng xuất khẩu 4. Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu và kẻ kí mã hiệu hàng hóa 5. Kiểm tra chất lượng hàng hóa 6. Mua bảo hiểm hàng hóa Có thể mua bảo hiểm bao: + Ký hợp đồng bảo hiểm bao: ngay từ đầu năm để bảo hiểm cho toàn bộ kế hoạch năm đó + Ký hợp đồng bảo hiểm chuyến: Gồm 3 loại điều kiện bảo hiểm: Bảo hiểm điều kiện A: bảo hiểm rủi ro Bảo hiểm điều kiện B: bảo hiểm tổn thất riêng Bảo hiểm điều kiện C: bảo hiểm miễn tổn thất riêng 7. Thuê phương tiện vận tải Căn cứ vào các yếu tố sau để cân nhắc thuê phương tiện vận tải nào: Dựa vào các điều khoản của hợp đồng xuất khẩu hàng hóa: điều kiện xơ sở hàng hóa, số lượng nhiều hay ít Dựa vào các đặt điểm hàng hóa xuất khẩu: là loại hàng gì, hàng nhẹ cân hay hàng nặng cân, hàng dài ngày hay hàng ngắn ngày, điều kiện bảo quản đơn giản hay phức tạp… Dựa vào điều kiện vận tải: Đó là hàng rời hay hàng đóng trong container, là hàng hóa thông dụng hay hàng hóa đặc biệt. Vận chuyển trên tuyến đường bình thường hay tuyến hàng đặc biệt, vận tải một chiều hay hai chiều, chuyên chở theo chuyến
  • 19. 12 hay chuyên chở liên tục… mà có thể thuê phương tiện đường bộ, đường biển, đường hàng không hay đường sắt. 8. Làm thủ tục hải quan Gồm 3 bước: + Khai báo hải quan: loại hàng, tên hàng, số lượng, giá trị hàng hóa, phương tiện hàng hóa, nước nhập khẩu. Tờ khai hải quan được xuất trình cùng một số giấy tờ khác như: hợp đồng xuất khẩu, giấy phép hóa đơn gói hàng. + Xuất trình hàng hóa + Thực hiện các quyết định của hải quan. Giao hàng lên tàu + Nếu hàng xuất khẩu được vận chuyển bằng đường biển, chủ hàng làm công việc sau: Căn cứ các chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng ký hàng chuyên chở cho nhà vận tải để đổi lấy hồ sơ xếp hàng. Trao đổi với các cơ quan điều độ của cảng để biết ngày tàu đến và bốc hàng lên tàu. Sau khi bốc hàng, nhận biên lai thuyền phó và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển có chức năng chứng nhận gửi hàng, hợp đồng vận chuyển. Chứng từ sở hữu hàng hóa, vận đơn là vận đơn sạch, có khả năng chuyển nhượng được. Ngoài ra còn có thể gồm vận đơn sạch con: chứng nhận hàng đầy đủ, hiện trạng bao bì, chất lượng, số lượng hàng hóa hoàn hảo, giúp cho hàng hóa có thể chuyển nhượng + Nếu hàng hóa được giao bằng container, khi chiếm đủ một container FCI), chủ hàng hóa ký thuê Container, đóng hàng vào container, lập bảng kê hàng cho container. Khi hàng không chiếm hết một container, chủ hàng phải lập một bản “Đăng ký chuyên chở”. Sau khi đăng ký được chấp nhận, chủ hàng giao hàng đến ga container cho người vận chuyển. + Nếu hàng hóa chuyên chở bằng đường sắt, chủ hàng phải đăng ký với cơ quan đường sắt để xin cấp toa xe phù hợp với tính chất hàng hóa và khối lượng hàng
  • 20. 13 hóa… Sau khi bốc xếp hàng, chủ hàng niêm phong kẹp chì và làm các chứng từ vận chuyển, nhận vận đơn đường sắt. 9. Làm thủ tục thanh toán + Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) + Thanh toán bằng phương thức nhờ thu 10. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có) 1.2. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT MẶT HÀNG CHÈ TẠI VIỆT NAM 1.2.1. Sự hình thành và phát triển của ngành chè 1.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chè thế giới Theo các tư liệu lịch sử, ngay tư năm 805 sau công nguyên, các nhà sư Nhật Bản tu hành tại chùa Quốc Thanh (Chiết Giang, Trung Quốc), khi về nước đã mang hạt giống chè gieo tròng ở Hạ Xuyên (Shiga Ken, Nhật Bản). Từ đó phát triển nhanh chóng thành nước sản xuất chè lớn nhất trên thế giới. Từ đó đến nay, lượng tiêu thụ chè ngày càng nhiều, vùng sản xuất chè mở rộng liên tục, nhà máy chế biến chè tăng nhanh, khoa học kĩ thuật chè phát triển mạnh mẽ, càng có nhiều thị trường sử dụng chè. 1.2.1.2. Quá trình phát triển ngành chè ở Việt Nam Chè là cây công nghiệp lâu năm phổ biến ở Việt Nam. Chè được trồng nhiều kỹ thuật phức tạp, lấy lá được cả xuân hạ thu đông, nhưng phải chừa bớt lá lại. Tùy vào điều kiện chăm sóc, cây thường mất 3-4 năm mới thu hoạch được, trưởng thành trong 20-30 năm và già cỗi, ít lá, cần dùng kỹ thuật tạo tán mới kéo dài được tuổi thọ thêm 5-10 năm. Cây chè cần ánh sáng, nhiệt độ, nước, dinh duwognx đặc biệt mới có thể phát triển tốt. (theo Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn- Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp,2007) Chủng loại chè ở Việt Nam: Theo báo cáo thị trường chè EU (Bộ công thương – Cục xúc tiến thương mại ,2017) và theo bài viết Giới thiệu chung về các loại chè Việt Nam (Tổng công ty chè Việt Nam,2012) ở nước ta có sản xuất các loại chè chủ yếu như sau, thực chất phần lớn
  • 21. 14 các loại đều là từ một loại cây chè nhưng do quá trình chế biến khác nhau, mức độ lên men và oxy hóa khác nhau nên có màu và mùi khác nhau:  Chè đen: chế biến từ nguyên liệu búp chè 1 tôm 2-3 lá non. Quá trình chế biến búp chè sử dụng men ở mức độ cao nhất làm biến đổi hầu hết các thành phần hoá học của lá chè tạo nên hương vị và màu sắc đặc trưng. Màu sắc và vị của chè được tạo nên bởi catechin trong quá trình lên men cùng với tanin – catechin, axit amin, gluxit hoà tan, axit arcorbic chlorophyll… Nước chè đen có màu nâu đỏ tươi, vị dịu, hương thơm nhẹ. Quy trình chế biến: Nguyên liệu → làm héo → phá vỡ tế bào và tạo hình →lên men → sấy khô →phân loại →bảo quản.  Chè xanh: chè xanh cũng được chế biến từ nguyên liệu búp chè 1 tôm, 2-3 lá non.Theo thành phần hóa học, chè xanh rất gần với lá chè tươi. Đó là do chế biến trong nhiệt độ cao, hoạt động của men trong búp chè bị đình chỉ, do đó các chất trong búp chè như tannin – catechin không bị biến đổi bởi men oxy hóa. Tuy nhiên nhiệt độ cao cùng quá trình diệt men và sấy cũng thay đổi thành phần hóa học, làm tạo nên hương vị và màu sắc của chè xanh. Nước xanh vàng, tươi sáng, vị chát mạnh, có hậu, hương thơm nồng mùi cốm. Quy trình chế biến: Nguyên liệu → Diệt men → Vò (tạo hình và làm dập tế bào) → sấy khô →phân loại →bảo quản  Chè vàng: Cũng làm từ nguyên liệu búp chè 1 tôm, 2-3 lá thậm chí đến 4 lá từ giống chè Shan Tuyết của người Dao, Mông. Kỹ thuật sản xuất chè vàng trước hết men ôxy hóa phát triển sơ bộ để biến đổi hợp chất tanin – catechin, trong quá trình héo búp chè, sau đó làm đình chỉ men dưới tác dụng nhiệt độ cao cho nên nước chè vàng có màu vàng đậm hơn chè xanh hoặc màu vàng ánh kim. Chè vàng là sản phẩm trung gian giữa chè xanh và chè đen, có tính chất gần giống với chè xanh hơn, nhưng hương vị dịu đượm, tươi mát. Quy trình chế biến: nguyên liệu → làm héo → diệt men→ vò (tạo hình và làm dập tế bào) → sấy khô →phân loại →bảo quản.  Chè Ô long: thuộc loại chè bán lên men, hay lên men yếu đòi hỏi kĩ thuật chế biến rất công phu với những thiết bị hiện đại. Các loại nhỏ của chè Ô long là do
  • 22. 15 sự ôxy hóa hợp chất tanin – catechin bởi men ở mức độ khác nhau. Chè Ô long có hương thơm rất độc đáo, mùi hoa ngọc lan hoặc mùi quả chín, hương thơm tạo ra bền hơn và hấp phụ tốt vào chè. Nước chè màu vàng kim óng ánh. Quy trình chế biến: nguyên liệu →hong héo và lên hương →diệt men →vò chè → sấy sơ bộ → hồi ẩm → gia nhiệt, tạo hình và làm khô → phân loại → bảo quản.  Chè tươi: Chè tươi là chè gồm lá chè non và già, không qua chế biến, chỉ cần đun nóng với nước là dùng được ngay. Nước xanh tươi màu lục diệp. Chè tươi là một thức uống chính thống của người Việt Nam đặc biệt ở miền Bắc và khu vực nông thôn.  Chè hương và chè hoa: Chè ướp các loại hương như hoa ngâu khô, hoa cúc khô, hạt mùi, tiểu hồi, đại hồi, cam thảo, quế. Hoặc chè làm từ hoa tươi gồm có: a-ti-sô, sen, nhài, ngọc lan, cúc, ngâu, sói… Quy trình chế biến chè hương: chuẩn bị hương liệu→ sao chè → cho hương liệu vào sao → ướp hương trong thùng. Quy trình chế biến chè hoa: chuẩn bị chè và hoa tươi→ ướp hương (trộn chè và hoa)→ thông hoa→ sàng hoa→ sấy khô→ để nguội→ để hoa → sàng hoa→ chè hoa tươi thành phẩm. Còn về hình thức có các loại : chè pha sẵn đóng chai, chè túi lọc, chè hòa tan, đóng lon,… Ngoài ra hiện tại trên thị trường còn có chè quảng cáo là có tác dụng giảm cân nhưng hiệu quả của nó vẫn chưa được kiểm chứng. 1.2.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất mặt hàng chè Theo báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 năm 2017 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn,2017) thì trong những năm qua, nhiều địa phương đã chú trọng phát triển nhiều giống chè cành, đưa nhiều giống chè ngoại vào canh tác và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh chè trên diện tích lớn nên diện tích, năng suất và chất lượng chè búp tươi không ngừng tăng và ngày càng đáp ứng yêu cầu của chế biến trà công nghiệp. Diện tích chè búp đạt 134,7 nghìn ha, tăng 1,6%; sản lượng đạt trên 1 triệu tấn, tăng 1,9% so 2016.
  • 23. 16 Cũng theo báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của bộ này vào tháng 6 năm 2018 (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2018) thì cây chè đang đang tiếp tục có xu hướng chuyển đổi, cải tạo, thay thế giống mới tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Lâm Đồng. Diện tích chè búp hiện có ước đạt 133,3 nghìn ha bằng 100,6%; Sản lượng chè búp tươi ước đạt 454,7 nghìn tấn, bằng 100,4% cùng kỳ năm trước Tương tự, trong báo cáo tháng 9 năm 2018 (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2018) thì sản lượng chè 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 853 nghìn tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2017. 1.2.3. Năng lực sản xuất hiện tại của ngành chè tại Việt Nam Theo số liệu về trồng trọt của Bộ Nông nghiệp và phát tiển nông thôn thì theo Tổng cục thống kê, từ năm 2011 đến 2016, Trung du miền núi phía Bắc là khu vực có sản lượng chè cao nhất, trung bình từ 570 đến trên 600 ngàn tấn, tiếp đến là Tây Nguyên với hơn 200 ngàn tấn, cuối cùng là đồng bằng sông Hồng với trên 30 ngàn tấn. Đặc biệt, Trong Trung du miền núi phía Bắc có Thái Nguyên, Phú Thọ và ở Tây Nguyên có lâm đồng là các tỉnh có sản lượng chè cao nhất nước (tất cả đều trên 100 ngàn tấn). Cụ thể như sau:
  • 24. 17 Bảng 2.1: Sản lượng chè búp tươi phân theo địa phương Việt Nam Đơn vị: 1000 tấn Năm 2011 2012 2015 2016 (sơ bộ) (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn,2019) Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2018 vừa được Bộ Công Thương công bố, khối lượng xuất khẩu chè năm 2018 đạt 131 nghìn tấn, kim nghạch 217 triệu USD, tăng 5,1% về khối lượng và tăng 2,1% về trị giá so với năm 2017. 1.2.4. Các bài học kinh nghiệm phát triển ngành hàng ở Việt Nam cũng như trên thế giới Để ngành chè khức phục được những tồn tại yếu kém, đưa ngành chè Việt Nam phát triển mạnh mẽ, hơn nữa, nâng cao năng suất, đóng góp thiets thực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và sự phát triển chung của đất nước, việc tìm hiểu kinh nghiệm sản xuất chè của nước ngoài là việc làm cần thiết.  Kinh nghiệm từ Trung Quốc Ở Trung Quốc có 1.200 loại danh trà, chủng loại đa dạng. Sản lượng chè ngon CẢ NƯỚC 879,0 909,8 936,3 962,5 Đồng bằng sông Hồng 30,3 30,3 30,0 31,9 Trung du miền núi phía Bắc 576,1 595,3 617,5 637,8 Thái Nguyên 181,0 184,9 193,4 193,0 Phú Thọ 117,1 127,9 136,2 143,2 0 Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 64,0 68,3 70,6 70,8 Tây Nguyên 208,6 215,9 218,2 222,0 Lâm Đồng 202,2 209,4 211,2 215,0
  • 25. 18 chiếm 40% tổng sản lượng chè, nhưng giá trị sản lượng chè này chiếm tới 70% tổng giá trị sản lượng. Để đạt được kết quả đó, từ khi tiến hành cải cách mở đến nay, chính phủ Trung quốc rất chú trọng phát triển cây chè, điều này đã làm cho chè của Trung Quốc không ngừng tăng mạnh, chủ yếu thể hiện ở một số điểm sau: sản xuất chè được quán triệt thực hiện phương châm phát triển “ một ổn định, ba nâng cao”- tức là ổn định diện tích, nâng co chất lượng, hiệu quả và sản lượng trên một đơn vị canh tác; nổ lực mở rộng và xây dựng vương chè tiêu chuẩn dẫn đến mở rộng nhân giống hệ vô tính cây chè tốt và cải tạo vườn chè già cỗi và kỹ thuật phòng từ sau bệnh tổng hợp bằng chất không có độc như vật lý, sinh vật, tăng cường hơn nữa sự an toàn tin cậy cua cơ sở sản xuất chè và nổ lực nâng cao trình độ sản xuất, chất lượng chè của Trung Quốc. Dần hòa nhập với thế giới, áp dụng khoa học kỹ thuật để thúc đẩy nâng cao ngàng sản xuất chè, tăng cường giám sát chaats lượng, định kì kierm tra đối với thị trường này; nâng cao nhận thức về nhãn hiệu của doanh nghiệp, tăng cường nhãn hiệu hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh; thông qua việc truyền thông về lợi ích của việc uống trà đối với sức khỏe.  Kinh nghiệm từ Malaysia Malaysia cũng là mộ quốc gia thành công trong sản xuất chè. Để đẩy mạnh phát triển ngành chè, năm 1995, Hiệp hội Thương mại trà Malaysia được thành lập. Hiệp hội thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích chung hợp pháp của các thành viên, bảo vệ và thức đẩy sự phát triển lành mạnh của thương mại chè và giải quyết các vấn đề mà ngành công nghiệp đang phải đói mặt. Để nâng cao hiệu quả suất khẩu chè, Malaysia đẩy mạnh khuyến khích người dân của các dân tộc uống trà bằng cách tư vấn cho mọi người cố gắng sử dụng những loại trà có lợi cho sức khỏe; tổ chức các hoạt động liên quan đến trà trên ơ sở có sự phối hợp với các thương gia trà để giúp người dân hiểu rõ hơn về hiệu quả của trà và lợi ích của việc uống trà. Malaysia cũng hướng tới hỗ trợ các thương gia trà về mặt tài chính để họ vượt qua những khó khăn, hạn chế và hỗ trợ họ quảng bá thương hiệu của riêng họ. Điều này đã giúp họ dễ dàng xâm nhập vào thị trường quốc tế và tăng thu nhập ngoại tệ cho Malaysia.
  • 26. 19 CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1.1. Giới thiệu chung về Hoa kỳ - Diện tích: 9.372.610 km2 - Dân số: 247,028 triệu (2018) - Thủ đô: Washington - Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh - Quốc khánh: ngày 04/07/1776 - Đơn vị tiền tệ:Đola Mỹ Hoa Kỳ, gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm hoàn toàn trong Tây bán cầu: trong đó 48 bang lục địa và thủ đô Washington, D.C, đều nằm ở vị trí giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Binhd Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canad ở phía bắc, và Mexico ở phía nam. Ngoài ra, còn có tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương. New York là thành phố lớn nhất Hoa Kỳ. Hoa kỳ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú và cơ sở hạ tầng phát triển tốt. Mỹ đứng hạng thứ 8 về tổng sản lượng nội địa trên đầu người và hạng 4 về tổng sản phẩm nội địa trên đồng người theo sức mua tương đương. Hoa kỳ là nước nhập khẩu và nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất trên thế giới. Đây cũng là một trong những lý do khiến rất nhiều người dân trên thế giới muốn tham gia các chương trình định cư Mỹ. Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng chủng tộc, truyền thống, và giá trị. Nói đến văn hóa chung của đa số người Hoa Kỳ là có ý nói đến “văn hóa đại chúng Hoa Kỳ”. Đó là một nền văn hóa Tây phương phần lớn là sự đức kết từ những truyền thống của các di dân từ Tây Âu, bắt đầu là các dân định cư người Hà Lan, và người Anh trước tiên. Một số truyền thống của người bản
  • 27. 20 thổ Hoa Kỳ và nhiều đặc điểm văn hóa của nô lệ Tây Phi châu cũng được hấp thụ vào đại chúng người Hoa Kỳ. 2.1.2. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ - 3/2/1994: Tổng thống Hoa kỳ Bill Clinton thông báo bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam. Thượng viện Hoa Kỳ trước đó 1 tuần đã thông qua quyết định trên. - 28/1/1995: Hai nước mở văn phòng liên lạc. - 11/7/1995: Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thông báo quyết định binhd thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước. - 25/7/1999: Việt Nam - Hoa Kỳ ký thỏa thuận về nguyên tắc Hiệp định thương mại song phương tại Hà Nội. - 13/7/2000: Hai nước ký kết Hiệp định thương mại song phương sau 25 năm kết thúc cuộc chiến. - 10/12/2011: Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực sau khi BTTM Vũ Khoan và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Zoelik trao đổi thư chấp thuận. - 31/5/2006: Ký kết hiệp định thương mại song phương về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). - 8/12/2006: Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Luật dành Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam. Dự luật trên sau đó đã được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua ngày 9/12/2006 2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 2.2.1. Tình hình cung – cầu sản phẩm chè trên thị trường 2.2.1.1. Nhu cầu mặt hàng chè tại thị trường Hoa Kỳ Nhu cầu mặt hàng chè của thị trường Mỹ là khá cao và liên tục, kể cả nhu cầu đối với chè nhập khẩu, điều này được thể hiện qua các thông số sau đây Theo hiệp hội chè Hoa Kỳ (2017), trà là thức uống được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới bên cạnh nước, và có thể được tìm thấy ở hầu hết 80% của tất cả các hộ gia đình ở Hoa Kỳ. Trong bất kỳ ngày nào cũng có hơn 158 triệu người Mỹ uống trà. Tiêu thụ hàng năm ở Mỹ: Trong năm 2017, người Mỹ tiêu thụ hơn 80 tỷ phần nước trà, hoặc hơn 3,6 tỷ gallon. Khoảng 85% của tất cả các trà tiêu thụ là chè đen, 14%
  • 28. 21 là trà xanh, và số tiền còn lại nhỏ là Ô long, trà trắng và trà đậm (trà lên men). Mỹ là nhà nhập khẩu lớn thứ ba của chè trên thế giới, sau Nga và Pakistan, và là quốc gia Tây phương duy nhất có sự tăng trưởng trong nhập khẩu và tiêu thụ chè. Khoảng bốn trong năm người tiêu dùng uống trà, với thế hệ người trẻ (sinh từ năm 1980 tới những năm đầu thập niên 2000) là uống nhiều nhất (87% người thế hệ trẻ uống trà). Tiêu thụ hàng ngày: Ngày nào cũng vậy, hơn một nửa dân số Mỹ uống trà. Theo vùng thì miền Nam và Đông Bắc có sự tập trung lớn nhất của những người uống trà. Trà túi lọc, trà thảo mộc và trà không bán trong túi lọc (bán trong gói, thùng,…): Trong năm 2017, hơn 69% trà nóng mua tại Hoa Kỳ là trà túi lọc, trong khi đó, trà thảo dược được bán là vào khoảng 30% và các loại trà không bán trong túi lọc chỉ cấu thành dưới 1% hàng bán. Trà túi lọc, tiếp tục giảm lượng bán với rất ít hoặc không có tăng trưởng. Thương hiệu cá nhân đang ngày càng tăng cả về khối lượng và đô la. Tổng số các loại đang tăng theo mức đôla, nhưng sụt giảm về khối lượng. Trà không bán trong túi lọc tiếp tục phát triển ở cả hai đô la và đơn vị bán. Trong năm 2017, chè nhập khẩu của Hoa Kỳ là khoảng 285 triệu pounds, với giá trị ước tính khoảng 11,5 tỷ USD. Lượng trà bán hiện tại: Trà nóng đã tăng trưởng đều đặn trong 5 năm qua, khi người tiêu dùng đón nhận những lợi ích sức khỏe của nó. Tổng mức bán loại chè nóng đã tăng hơn 15% trong vòng 5 năm qua - tuy nhiên tăng trưởng đã chậm lại trong năm qua. Thị trường chè đại diện cho 6% hay gần 11 tỷ đô la của người tiêu dùng chi tiêu trong lĩnh đồ uống được phục vụ vào năm 2016. Từ năm 2010 đến 2017, chè đã tăng 16% trong số lần xuất hiện trên menu. Chủng loại: Trà đen, xanh, Ô long, đậm và trắng các loại trà đều đến từ cùng một cây, một thường xanh trong thời tiết ấm áp có tên là Camellia sinensis. Sự khác biệt giữa các năm loại quả trà từ các mức độ khác nhau của chế biến và mức độ oxy hóa. (Chè đen được đầy đủ oxy hóa và các loại trà Ô long bị oxy hóa một phần. Trà xanh & trắng không bị oxy hóa sau khi thu hoạch lá. Trà Ô long là trà nằm giữa trà đen và trà xanh trong độ mạnh và màu sắc.)
  • 29. 22 Một nguồn số liệu khác, trang Statista, cho biết nhập khẩu chè trên thế giới của Mỹ so với một số quốc gia như hình sau: Hình 2.1: Sản lượng chè búp tươi phân theo địa phương Việt NamNhập khẩu chè trên thế giới năm 2017 tại những quốc gia được lựa chọn, theo tấn (Statista, 2018) Có thể thấy Mỹ nhập khẩu khá nhiều chè so với các nước khác được lựa chọn so sánh (như đã nói ở trên Mỹ đứng thứ 3 thế giới về nhập khẩu chè). Hơn nữa, mỗi người Mỹ vào năm 2016 dùng 8,1 gallons chè trong năm, con số này giảm dần từ lần đạt đỉnh cao 9.3 gallons vào năm 2011 Hình 2.2: Tiêu thụ chè tại Mỹ theo đầu người từ năm 2000-2016 theo gallons (Statista, 2018)
  • 30. 23 Còn đối với chè khô (chưa pha nước), thì sức tiêu thụ Mỹ năm 2016 đứng thứ 69 thế giới, (đứng đầu là Turkey, Morocco và Ireland). Tiêu thụ ở Mỹ kém trung bình thế giới 8 ounces (oz) chè khô trên đầu người.. Như vậy tuy chỉ đứng thứ 69 thế giới về mức tiêu thụ chè đầu người, người Mỹ vẫn tiêu thụ chè thường xuyên và nhập khẩu chè nhiều. Cụ thể như sau: Bảng 2.2: Danh sách các quốc gia theo mức tiêu thụ chè trên đầu người năm 2016 Thứ hạng Nước Lượng chè tiêu thụ - Thế giới 0.57 kg (20 oz) 1 Turkey 7.54 kg (266 oz) 2 Morocco 4.34 kg (153 oz) 3 Ireland 3.22 kg (114 oz) 3 Mauritania 3.22 kg (114 oz) 5 United Kingdom 2.74 kg (97 oz) … … … 69 United States 0.33 kg (12 oz) (“Danh sách các quốc gia theo mức tiêu thụ chè trên đầu người”,2018) So với sự tăng trưởng của các ngành khác, chè pha sẵn (đóng chai) tăng 4% năm 2016, cho thấy mặc dù ở Mỹ, chè chưa được ưa chuộng bằng cà phê pha sẵn, nước đóng chai, nước tăng lực nhưng vẫn rất có tiềm năng so với đồ uống thể thao, nước thêm giá trị dinh dưỡng, nước có ga và nước trái cây. Cụ thể như sau:
  • 31. 24 Hình 2.3: Tăng trưởng thị trường tiêu thụ nước giải khát Hoa Kỳ 2016 (Market Realist, 2017) 2.2.2. Tình hình giá cả - chất lượng - Giá chè thế giới: Giá chè thế thới thay đổi liên tục trong gần 5 năm qua, số liệu cụ thể được cho trong bảng sau Hình 2.4: Giá cả chè trên thế giới từ năm T10/2011-T4/2018 (Index Mundi, 2018)
  • 32. 25 Đây là một thách thức vì nếu không nắm bắt được giá cả thị trường chè thì khi làm hợp đồng sẽ rất bất lợi khi thương lượng giá. Giá chè đang giảm thấp so với năm 2017 khi đạt 401,72 cents/kg nhưng lại đang có xu hướng tăng từ điểm thấp nhát (trên 230 cents/kg tháng 4 năm 2018, vì vậy, chúng ta khó có thể đoán tước giá chè trong tương lai. -Theo - Giá chè xuất khẩu của Việt Nam: Trung tâm Thông tin công nghiệp và Thương Mại (VITIC) trong báo cáo về một số loại hàng xóa xuất khẩu đạt 69.000 tấn, tăng gần 5% song về mặt giá trị lại giảm 2% so với cùng kỳ. Đó là do giá chè rong khu vục, chè Việt Nam đang có giá xuất khẩu thấp nhất, chỉ bằng 60-70% giá chè thế giới, thị trường lại chưa ổn định. ( VnExxpress,2018). Đây là một thách thức đối với xuất khẩu chè Việt Nam. 2.2.3. Tình hình cạnh tranh trên thị trường - Về cạnh tranh nhập khẩu: Việt Nam đứng thứ 9 trong số các nước xuất khẩu chè nhiều nhất vào hoa kỳ (tính theo trị giá USD) có thể thấy qua bảng sau: Hình 2.5: Giá trị nhập khẩu chè vào Hoa Kỳ (ngàn USD) từ 9 nước có giá trị nhập khẩu lớn nhất giai đoạn 2011-2017 (trademap,2019)
  • 33. 26 Có thể thấy người mỹ thường tiêu dnugf chè Trung Quốc, rồi đến chè Argentina, sau đó là chè Ấn Độ, Nhật, Sri Lanka, Đức, Anh rồi mới đến Việt nam. Ngoài ra trong danh sách này, Hoa kỳ cò nhập khẩu từ rất nhiều các quốc gia khác trên thế giới. Hư vậy, chè Vietj Nam dù phải cạnh tranh với rất nhiều quốc gia khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ nhưng hiện tại khả năng cạnh tranh khá tốt, đứng thứ 9 về giá trị nhập khẩu, thậm chí có xu hướng tăng nhẹ. - Về cạnh tranh nội địa: Theo trang Rate (2016) hầu hết trong số hớn 48 tiểu bang không phù hợp để trồng chè. Ngay cả các bờ biển phía tây, với nhiệt độ trung bình lý tưởng cho các nhà máy chè, cũng có mô hình lượng mưa thwo mua trái ngược với hầu hêt châu Á, với mùa đông ẩm ướt và mùa hè khô; trong khi đó chè là một cây thích nghi với một mùa trồng trọt nóng, ẩm ướt. Hầu hết các phần còn lại của Hoa Kỳ có nhiệt độ quá lạnh cho các nhà máy chè, trù một khu vực âm ướt, được bảo vệ ở phía tây bắc Thái Bình Dương, và các khu vực nóng ẩm ở phía đông nam, đó là những khu vực thích hợp duy nhất. Cũng có khả năng trồng được trà xanh xung quanh bờ biển vịnh với khí hậu nhiệt đới ôn hòa và ẩm ướt. Vì vậy cạnh tranh nội địa là không cao, Hoa Kỳ không được biết đến như một vùng sản xuất chè. Ở Hoa Kỳ, có ít nhất ba khu vực trồng chè cho mục đích thương mại. Có một đồn điền trà thương mại lớn duy nhất ở Nam Carolina, nay thuộc sở hữu và do công ty trà Bigelow quản lý. Ngoài ra, còn có hai nơi trồng chè nhỏ, một ở thung lũng Skagit, tiểu bang Washington, do công ty Sakuma Brothers quản lý. Và thậm chí ít nổi tiếng hơn cả hai đồn điền trên là một đồn điền trà ở Alabama, gọi là vườn ươm chè Faifhope, điều hành bởi Donnie Barett. Trà cũng được trồng ở Hawaii. Như vạy, nếu nhập khẩu chè vào Hoa Kỳ thì hững nơi trồng chè kể trên cihnhs là những dối thủ cạnh trạnh nội địa chính. Hoa Kỳ, tuy nhiên, là nhà sản xuất lớn của các loại trà thảo dược. Nhiều nhà máy được sử dụng sản xuất các laoij trad thảo dược khác nhau có nguồn gốc ở Hoa Kỳ, và các nhà máy khác cũng trồng thương mại chè. Ty nhiên, nhiều trong số các loại trà thảo dươcj được trồng ở Hoa Kỳ không bao giờ vào tới thị trường - chúng
  • 34. 27 thường được tiêu thụ tươi bởi người dân trồng chúng trong vườn của họ. Như vây, nếu ta xuất chè thảo dược như chè bạc hà vào Hoa Kỳ thì đó có thể là quyết định sai lầm vì hiều người đã tự trồng cây này tại nhà để nấu uống rồi. 2.2.4. Hệ thống phân phối trên thị trường 2.2.5. Các qui định pháp lý liên quan đến mặt hàng chè Các quy định nhập khẩu và thuế của Hoa Kỳ đối với chè theo Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (2017) bao gồm những hạng mục như sau: a) Nhập khẩu chè phải được xem xét và ra quyết định chấp nhận bởi Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ. Đây là một thách thức vì thủ tục rắc rối.
  • 35. 28 b) Không có giới hạn hoặc hạn ngạch cho cà phê, chè, và các loại gia vị cho dù đóng chai, ủ hoặc đóng gói, có nghĩa là không có giới hạn với số tiền có thể nhập khẩu vào Mỹ. Tuy nhiên, một số sản phẩm có chứa các mặt hàng này có thể phải chịu một số hạn chế hoặc nhiệm vụ đặc biệt (ví dụ như nước sốt, xirô, súp,…). Đây là một cơ hội vì nếu không nhập nước sốt/xi-rô/súp/… vị chè mà chỉ nhập chè khô như nước ta thường sản xuất thì sẽ không bị giới hạn số lượng. c) Thuế cho mặt hàng chè với các nước được cho trong bảng sau Bảng 2.3: Biểu thuế mặt hàng chè vào Hoa Kỳ (Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ, 2017) Theo cách hiểu được cho trong biểu thuế này, có thể không quan tâm tới cột “special” và cột 2 vì Việt Nam không có quan hệ thương mại đặc biệt (FTA, GSP,…) với Hoa Kỳ. Có thế thấy đối với các nước thông thường, chỉ có chè xanh không lên men có ướp vị là phải chịu thuế 6,4% còn chè xanh khác (bao gồm chè xanh nguyên chất) và các loại chè đen được miễn thuế. Như vậy tồn tại cơ hội về
  • 36. 29 mặt thuế cho chè đen và chè xanh nguyên chất (có chứng nhận) đó là được miễn hoàn toàn. Trong khi đó chè xanh ướp vị sẽ phải chịu một khoản thuế 6,4% khi nhập vào Hoa Kỳ. Mặt hàng cà phê nhập vào Mỹ được miễn thuế hoàn toàn nên có thể xem khoản thuế đó là đắt nhưng nếu so với thuế nhập khẩu chè của Việt Nam là 40% và Pakistan (đứng đầu thế giới về nhập khẩu chè) là 11% thì khoản thuế 6,4% của Mỹ là một cơ hội cho chè xanh ướp vị chứ không hẳn là thách thức. (Pitney Bowes – Global Trade Solution, 2018) d) Các quy trình và giấy tờ nhập khẩu chè: (Cục hải quan và biên phòng Hoa Kỳ, 2006) -Tiếp nhận hàng: Người nhập khẩu phải nộp chứng từ tiếp nhận với người điều hành cảng tại cảng tiếp nhận. Chứng từ bao gồm giấy đóng gói, hóa đơn, đơn xin nhập cảnh, và nhiều giấy tờ khác. Hàng hóa nhập khẩu được coi là không hợp pháp cho đến khi lô hàng đã vào trong cảng nhập cảnh, sự giao hàng của hàng hóa đã được cấp phép bởi Cục hải quan và biên phòng Mỹ và thuế ước tính đã được trả. Ngoài ra phải nộp đơn và đợi sự chấp nhận của Cục thực phẩm và thuốc nếu nhập khẩu thức ăn (Thức ăn được định nghĩa bao gồm hàng hóa dùng cho ăn và uống của con người, tức là bao gồm chè). Ngoài ra phải gửi giấy thông báo trước khi nhập cho Cục này nếu không sẽ bị từ chối nhập (giữ tại cảng, giữ trong kho, tái xuất hoặc tiêu hủy). -Kiểm tra: Trước khi trả tự do hàng hóa, giám đốc cảng sẽ chỉ định người đại diện cho việc kiểm tra của nhân viên Hải quan trong các điều kiện mà sẽ bảo vệ các mặt hàng. Hàng hóa chịu sự giám sát của Cục thực phẩm và thuốc (bao gồm thực phẩm, tức là bao gồm chè) thì bắt buộc phải được kiểm tra trước nhập khẩu. Hàng thực phẩm sẽ được Cấm nhập khẩu các hàng hóa được pha trộn hoặc ghi nhãn sai và sản phẩm có khiếm khuyết, không an toàn, bẩn thỉu, hoặc sản xuất trong điều kiện mất vệ sinh.Việc ghi nhãn sai hạn bao gồm các báo cáo, thiết kế, hoặc hình ảnh trong ghi nhãn đó là sai hoặc không cung cấp các thông tin cần thiết trong việc ghi nhãn. Sản phẩm nhập khẩu theo quy định được kiểm tra tại thời điểm nhập cảnh. Các lô
  • 37. 30 hàng phát hiện không tuân thủ pháp luật và các quy định có thể từ chối; các lô hàng này phải bắt buộc phải tịch thu, phá hủy, hoặc tái xuất -Về hóa đơn: Hoá đơn thương mại, có chữ ký của người bán hoặc người giao hàng, hoặc đại lý, có thể chấp nhận nếu nó được chuẩn bị phù hợp với mục 141,86 và 141,89 của Quy chế CBP, và theo cách thông thường cho một giao dịch thương mại liên quan đến hàng hoá thuộc loại được bao gồm trong hóa đơn. Hóa đơn phải nêu đủ 11 nội dung, bao gồm cảng đến, chi tiết hàng hóa, đơn vị tiền tệ, cước phí, xuất xứ,… -Thuế: Tất cả các hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải chịu thuế hay miễn thuế nhập khẩu theo đúng phân loại của chúng theo các mục áp dụng trong Luật thuế quan của Hoa Kỳ. -Đánh dấu: luật hải quan Hoa Kỳ yêu cầu mỗi hàng hóa được sản xuất ở nước ngoài và nhập khẩu vào Hoa Kỳ được đánh dấu với tên tiếng Anh của các nước xuất xứ để chỉ cho người mua cuối cùng ở Hoa Kỳ những gì đất nước hàng hóa đã được sản xuất tại -Gian lận: Mục 592 của Đạo luật Thuế quan năm 1930 nói chung quy định rằng nhiều người phải chịu một hình phạt tiền nếu họ nhập, giới thiệu hoặc cố gắng để nhập hoặc giới thiệu hàng hóa vào nền kinh tế của Hoa Kỳ thông qua gian lận, cẩu thả hoặc sơ suất; bằng cách sử dụng tài liệu và thư điện tử lừa đảo; được viết hoặc tuyên bố bằng miệng; hoặc bằng văn bản, hành động, hoặc bỏ sót tài liệu. Trong một số trường hợp hạn chế, hàng hóa của cá nhân đó có thể bị tạm tịch thu để đảm bảo nộp phạt và bị tước vĩnh viễn nếu hình phạt không được thanh toán. Nói chung so với thủ tục nhập khẩu vào EU, thay vì cần nhiều giấy tờ chứng nhận như giấy chứng nhận về chè (Bộ công thương, cục xúc tiến thương mại, 2017) thì khi nhập vào Mỹ chỉ cần đăng ký hàng hóa được kiểm định và chấp nhận theo luật của Cục thực phẩm và thuốc của Mỹ nhưng sự kiểm định này là rất khó khăn vì họ sẽ tính đến cả cây chè được trồng ở đâu, điều kiện vệ sinh ở đó như thế nào,… Đây rõ ràng là một thách thức lớn cần được chú ý.
  • 38. 31 2.3. DỰ BÁO TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG TRONG THỜI GIAN ĐẾN 2025 2.3.1. Dự báo về sự thay đổi nhu cầu, xu hướng giá cả chất lượng, thị hiếu tiêu dùng 2.3.1.1. Nhu cầu Theo phương pháp dự báo bằng mô hình hồi quy tuyến tính, từ số liệu tiêu thụ chè ở Mỹ theo đầu người từ năm 2000-2016 theo gallons ở trên, ta có thể tính được dự báo đến năm 2025 như sau: Hình 2.6: Dự báo số gallons chè tiêu thụ trên đầu người ở Mỹ đến năm 2025 (Tính toán từ số liệu hình H2.3) Như vậy qua dự báo có thể thấy, dựa trên số liệu quá khứ, nhu cầu tiêu thụ chè ở Mỹ sẽ có xu hướng tăng nhẹ liên tục từ nay đến năm 2025. Như đã thảo luận ở phần nhu cầu, có rất nhiều người Mỹ uống chè và họ ngày càng tiêu thụ nhiều chè vì những xu hướng trong thực phẩm và đồ uống như sau (Hiệp hội chè Mỹ, 2017) - Y tế và Sức khỏe: Người tiêu dùng tiếp tục thể hiện một quan tâm đến sức khỏe và chăm sóc sức khỏe và có một tập trung vào tiêu thụ thực phẩm và đồ uống lảnh mạnh hơn. Hàng ngàn nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa hàng đầu hỗ trợ các lợi ích của việc uống trà, và người tiêu dùng tiếp tục uống trà như một sự thay thế đồ uống lành mạnh hơn cho nước ngọt có ga và nước trái cây đóng chai. - Sự tiện lợi kết hợp với lành mạnh: Tiện lợi đã được một xu hướng mạnh mẽ một thời gian tại Mỹ. Bây giờ, với sức khỏe cũng là tâm điểm, người tiêu dùng đang tìm Dự báo số gallons chè tiêu thụ trên đầu người ở Mỹ đến năm 2025 10,73 11,00 11,27 11,54 11,81 12,08 12,33 12,60 12,87 13,17 13,42 0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 14,00 16,00 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 năm Gallons Gallons chè trên đầu người
  • 39. 32 kiếm những cách nhanh chóng và lành mạnh để dùng thực phẩm trong cuộc sống bận rộn của họ. Trà sẵn sàng để uống (trà pha sẵn đóng chai) và máy pha trà (tương tự máy pha cà phê) thật sự tiện lợi và vì sức khỏe. - Trải nghiệm: Người tiêu dùng được kích thích bởi những trải nghiệm và khám phá mới. Điều này bao gồm việc khám phá hương vị, cửa hàng, cách uống, dịp uống mới và khác biệt. Các cửa hàng trà cung cấp khả năng tiếp cận lớn hơn với nhiều giống khác nhau và độc đáo của chè. Ngoài ra, người tiêu dùng đã cho thấy một sự quan tâm lớn hơn trong nguồn gốc sản phẩm và lịch sử, và trà có một câu chuyện lịch sử tuyệt vời. - Tự nhiên: Có một nhu cầu về sự tự nhiên hơn có nghĩa là các thực phẩm cần phải gần hơn với trạng thái tự nhiên của chúng. Chè là một loại thực phẩm tự nhiên, đơn giản và lành mạnh. Như vậy trong ngắn hạn, chúng ta có quyền lạc quan về cơ hội của cây chè ở Hoa Kỳ thể hiện qua xu hướng tiêu dùng trà. Cơ hội mở rộng tiếp tục tại Hoa Kỳ trong năm 2018 và xa hơn nữa là hoàn toàn có thể trông đợi được. 2.3.1.2. Giá chè thế giới Theo tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc, tình hình thực tế giá chè thế giới và tình hình dự báo đến năm 2024 là như sau: Hình 2.7: Tình hình thực tế và dự báo giá chè đến năm 2024 (Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc, 2018)
  • 40. 33 Trong trung hạn, giá chè năm 2024 được dự báo sẽ ở mức 2,83 USD mỗi kg. Giá chè có xu hướng đi lên trong thập kỷ qua, từ mức trung bình hàng năm là 1,64 USD mỗi kg năm 2005 đến 2,65 USD mỗi kg vào năm 2016, với các lần đạt đỉnh là 3.18 USD mỗi kg và 3,00 USD mỗi kg lần lượt vào tháng chín năm 2009 và tháng 12 năm 2012. Mặc dù các dự báo cho thấy sự gia tăng trong giá trị danh nghĩa, trong thực tế, giá thực sự sẽ giảm trung bình hàng năm 1 phần trăm trong thập kỷ tới. (Giá trị danh nghĩa là giá trên thị trường vào năm tương ứng, giá trị thực là giá danh nghĩa được quy về đồng tiền của năm đầu: 2005. Có sự chênh lệch này vì giá của đồng USD là khác nhau vào các thời điểm khác nhau trong tương lai, hiện tại và quá khứ). Như vậy, trên thị trường giá chè sẽ tăng nhẹ theo giá đồng USD, nhưng giá trị thực sự của nó thì được dự báo là giảm so với thập kỷ hiện tại. Điều này sẽ không ảnh hưởng xấu đến chè xuất khẩu vào Mỹ của Việt Nam vì mặc dù giá trị thực giảm thì điều đó cũng không thể nhìn thấy được trên phương diện doanh thu và lợi nhuận trong tương lai. Vì trên phương diện đó thì ta sẽ được lợi chứ không phải chịu thiệt. 2.3.2. Dự báo về tình hình cạnh tranh Là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu chè lớn thứ 3 trên thế giới. Nhu cầu đa dạn nên Hoa Kỳ là thị trường mục tiêu đối với các nước xuất khẩu chè, ngày càng có nhiều quốc gia xuất khẩu chè sang thị trường này, mức độ cạnh tranh ngày càng tăng. Các đối thủ cạnh tranh hàng đầu như Trung Quốc, Argentina, Ấn Độ,… đã thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ từ sớm,tạo dựng được thương hiệu riêng, đã có một thị trường ổn định về người mua, mối tiêu thụ, thói quen sở thích sản phẩm,… sẽ là một khó khăn lớn đối với Việt Nam trong việc cạnh tranh. Nhiều nước xuất khẩu có vị trí địa lý gần Hoa kỳ hơn Việt Nam nên có lợi thế về chi phí vận chuyển, làm tăng khả tăng cạnh tranh hơn. Có thể nói, các nước cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt cả về số lượng tham gia lẫn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thương hiệu, cơ cấu cuhngr loại, hình thức,…
  • 41. 34 2.3.3. Dự báo về khả năng thay đổi các yêu cầu pháp lý đối với sản phẩm Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề đang được chính phủ Hoa Kỳ quan tâm, và quản lý chặc chẽ. Mới đây, để giảm ruie ro với người tiêu dùng, Hoa Kỳ đã đưa ra Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (ATTP) (FSMA) hoàn toàn mới, trong đó có những yêu cầu bắt buộc để phòng ngừa các nguy cơ từ thực phẩm không an toàn, các tiêu chí sản xuất an toan bắt buộc để doanh nghiệp phải tuân thủ. Điều đó đặt ra thách thức lớn đối với nền nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng. Vì hiện tại, nông nghiệp Việt Nam vẫn còn sử dụng sản phẩm thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật rất nhiều, với dư lượng cao . Để có thể tăng cao sản lượng nhập khẩu vào Hoa kỳ đòi hỏi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cùng các cấp ban ngành phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp và người nông dân để có kết quả tốt nhất. 2.4. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO MẶT HÀNG CHÈ CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 2.4.1. Cơ hội ▪ Việt Nam gia nhập tổ chức WTO giúp ta hưởng những ưu đãi tương ứng với các quốc gia đối thủ khác xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Có cơ hội tiếp cận với những nguồn đầu tư, tận dụng các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, tiếp thu khoa học kỹ thuật. ▪ Quân hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng được mở rộng và đẩy mạnh tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. ▪ Hoa Kỳ có nhu cầu cao và ổn định. 2.4.2. Thách thức ▪ Hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới khiến Việt Nam chịu tác động nhiều hơn từ các cuộc khủng khoảng toàn cầu ▪ Mức cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ ngày càng gia tăng ▪ Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ tương đối phức tạp, với nhiều quy định chặt chẽ. ▪ Người tiêu dùng Hoa Kỳ ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng và các dòng sản phẩm chè mới. ▪ Chênh lệch trình độ giữa hai nước tạo ra những khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
  • 42. 35 CHƯƠNG 3 – PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CHÈ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 3.1. Thực trạng xuất khẩu 3.1.1. Kim nghạch xuất khẩu Sau đây là giá trị xuất khẩu chè từ Việt Nam sang Hoa Kỳ theo đơn vị ngàn USD từ năm 2011 đến 9 tháng đầu năm 2018 Hình 3.1: Giá trị xuất khẩu chè Việt Nam sang Hoa Kỳ 2011 –2018 (Trade Map,2018 và Tổng cục thống kê, 2019) Mặc dù có sự tăng mạnh từ năm 2011-2015, giá trị xuất khẩu chè Việt Nam sang Mỹ giảm nhẹ vào năm 2016 và tiếp tục sụt giảm vào 2017, năm 2018 chỉ đạt 7495 ngàn USD, giảm gần 20% so với năm 2017. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan về thị trường chè tháng 1 năm 2019, thị trường Hoa Kỳ với trị giá 465.232 USD, tăng 9,31% so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân khách quan là do nền kinh tế toàn cầu tiếp tục suy thoái, nguyên nhân chủ quan là do những yếu điểm của ngành chè như doanh nghiệp xuất khẩu chè chưa có vùng nguyên liệu riêng, khó tìm đủ nguồn hàng, chè chưa có thương hiệu và chưa hấp dẫn người có nhu cầu mua trong khi yêu cầu của người mua về chất lượng liên tục tăng, và xu hướng tiêu 5034 9015 11680 11499 9428 7495 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 1 2 3 4 5 6 Giá trị xuất khẩu chè Việt Nam sang Hoa Kỳ 2011- 2016 Ngàn USD
  • 43. 36 dùng ở Mỹ hướng đến đồ uống an toàn sức khỏe còn chè Việt Nam lại dùng nhiều thuốc trừ sâu. 3.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Chè đen và chè xanh chiếm lượng lớn xuất chè Việt Nam sang Hoa Kỳ, các laoij chè ô long, chè trắng,… chiếm một lượng rất nhỏ còn lại. Cơ cấu chè đen và chè xanh trong tổng chè xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ như sau: Bảng 3.1: Cơ cấu chủng loại chè xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2011-2017 Đơn vị : Ngàn USD Chủng loại chè xuất khẩu Sản phẩm 2011 2012 2015 2016 2017 Chè xanh đóng gói nhanh <= 3 kg 119 198 142 205 143 Chè xanh đóng gói nhanh > 3 kg 479 1285 2160 2430 3428 Chè đen lên men hoặc bán lên men, có hay không có ướp vị, đóng gói nhanh <= 3kg 285 355 231 372 312 Chè đen lên men hoặc bán lên men, có hay không có ướp vị, đóng gói nhanh > 3kg 5113 8809 10132 10867 7229 Chè (tổng) 5996 10646 12665 13873 11113 (Trade Map, 2018) Như vậy, chè xanh và chè đen là hai mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, các loại chè trắng, chè Ô long,… chỉ chiếm một lượng không đáng kể. Trong đó, chè đóng trong gói khối lượng lớn hơn 3kg/gói là chủ yếu, chè đóng gói nhỏ hơn 3kf/gói chiếm tỷ lệ thấp khoảng dưới 7%. Tỷ trọng chè đen ngày càng giảm so với chè xanh. Đến năm 2017, tỷ trọng chè đen chỉ còn khoảng 67%. Tỷ trọng chè xanh tuy nhỏ, chỉ chiếm dưới 20% từ năm 2011-2016 nhưng có xu hướng tăng dần và đạt hơn 30% vào năm 2017. Như vây, hai mặt hàng chủ lực là chè xanh và chè đen, cả hai đều có tiềm năng riêng của chúng, chè đen thì hiện tại đang chiếm ưu thế còn chè xanh thì liên
  • 44. 37 tục tăng tỷ trọng. Nhưng trong tương lai, gành chè Việt Nam cũng không nên bỏ qua những mặt hàng chè tiềm năng khác có thể phát triển ngang bằng với hai loại chè này. Nguyên nhân rất có thể là do hiện nay với sự phát triển của công nghệ khoa học và thông tin, người ta có thể nghiên cứu các thành phần của chè kỹ lưỡng hơn và dễ dàng truyền đạt các thông tin này đến công chúng. Chè xanh được nhiều bài báo cho là có thành phần dinh dưỡng tốt hơn chefd đen. Cụ thể, lượng cafein trong trà xanh ít hơn, khả năng chống ung thư tốt hơn, lại có chứa chất catechin epigallocatechin gallate tăng cường trao đổi chất. 3.1.3. Giá cả- chất lượng xuất khẩu Cũng theo VnExpress (2018) thì cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) cho biết, theo kết quả điều tra có tới 49% nông dân các vùng trồng chè được hỏi sử dụng thuốc với nồng độ cao hơn hướng dẫn, 64% nông dân sử dụng hỗn hợp 2 loại thuốc khi phun và có 14% nông dân trộn 3 loại thuốc khi phun trong khi bà con không hề biết việc phối trộn này sẽ làm tăng nồng độ thuốc lên nhiều lần. Gần 50% nông dân phun trên 7 lần một vụ, gây lãng phí trong sử dụng thuốc, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn tới thiên địch và mất an toàn thực phẩm cho sản phẩm chè. Tình trạng sử dụng thuốc tùy tiện, nồng độ cao hơn quy định, việc dùng thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng trên chè là nguyên nhân chính dư lượng thuốc trên sản phẩm chè cao, khiến nhiều lô hàng chè xuất khẩu của Việt Nam bị đối tác cảnh báo hoặc trả về. Nguyên nhân sâu xa hơn là do giá cả thu mua không hợp lý nên không khuyến khích người sản xuất coi trọng chất lượng nguyên liệu. Tình trạng thu gom nguyên liệu qua nhiều trung gian không những làm tăng giá mà còn kéo dài thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng nguyên liệu.
  • 45. 38 Như vậy tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng chè ở Việt Nam còn chưa được giải quyết tốt và còn nhiều vấn đề tồn đọng, đây cũng là thách thức lớn của ngành chè Việt Nam khi xuất khẩu. 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu Các nhân tố tác động đến xuất khẩu có thể được chia thành các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Cụ thể như sau: 3.2.1 Các nhân tố bên ngoài 3.2.1.1 Các mục tiêu, chính sách phát triển kinh tế của chính phủ: Mọi chính sách của chính phủ doanh nghiệp đều phải tuân thủ vô điều kiện, nếu chính phủ muốn tạo điều kiện cho xuất khẩu thì sẽ ký kết các hiệp ước kinh tế quốc tế, đơn giản hóa thủ tục thông quan, điều chỉnh dự trữ tối thiểu tại các ngân hàng, dùng công cụ trái phiếu, các biện pháp thuế và phi thuế,… để điều chỉnh thuế xuất khẩu/nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát… tất cả đều ảnh hưởng đến giá ngoại tệ, lãi suất tại ngân hàng, GDP, tỷ lệ thất nghiệp, thuế quan,… qua đó trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Trong đó, các chính sách ảnh hưởng mạnh mẽ đến xuất khẩu nhất là thuế quan, phi thuế quan và tỷ giá hối đoái. Thuế quan xuất khẩu và nhập khẩu đánh trực tiếp lên hàng xuất khẩu tại cửa xuất và nhập khẩu tại nước nhập làm tăng giá hàng và khó cạnh tranh hơn. Trong khi đó các hàng rào phi thuế quan như hạn ngạch hạn chế số lượng hàng xuất khẩu/nhập khẩu trực tiếp, hay các tiêu chuẩn khoa học kỹ thuật của một số nước cũng làm khó nhà xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái là tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ, nếu tỷ giá này giảm, đồng bản tệ giảm giá trị so với đồng ngoại tệ, ngoại tệ thu về đổi được nhiều nội tệ hơn, thúc đẩy xuất khẩu và ngược lại. 3.2.1.2 Môi trường luật pháp: Bao gồm luật quốc gia của các nước nhập và xuất khẩu như luật thương mại 2005 của Việt Nam, Luật hợp đồng của Hoa Kỳ; các công ước quốc tế như CISG 1980, Genava 1864; tập quán quốc tế như INCOTERMS 2000/2010, UCP 600, ISBP 745, URC 522,…;luật của các tổ chức quốc tế như WTO, WB,… Quy định chọn luật nào để áp dụng khi có tranh cãi, thậm chí là quy định về nơi phân xử, trọng tài/tòa án
  • 46. 39 phân xử,… cần được nêu rõ trong hợp đồng để tránh rắc rối từ việc không thống nhất được cái nội dung này về sau. Luật pháp không minh bạch hoặc dễ gây hiểu lầm sẽ khiến doanh nghiệp không biết phải làm như thế nào cho đúng. Luật pháp ràng buộc nhiều mặt khiến cho việc kinh doanh phức tạp thêm và gặp nhiều khó khăn, cản trở. Luật pháp quy định rất chi tiết dẫn đến các bộ luật rất dài dòng và khó hiểu, khó nhớ, và chúng lại thường xuyên được cập nhật nên doanh nghiệp khó có thể nắm bắt tốt, dễ làm sai và chịu thiệt hại lớn. 3.2.1.3 Ảnh hưởng của các ngành liên quan như giao thông vận tải, thông tin liên lạc và tài chính ngân hàng: Sự ra đời của công ty SWIFT trụ sở đặt tại Bỉ năm 1973, đã tăng tính bảo mật, chắc chắn và tăng tốc việc truyền tin giữa các bên trong xuất khẩu. SWIFT chuyên cung cấp dịch vụ nhắn tin an toàn và phần mềm giao diện cho các thực thể tài chính buôn bán. Hệ thống này thường được sử dụng để trao đổi các thông tin quan trọng như thư tín dụng L/C,… là một bước tiến mới, hiện đại hóa ngành thông tin liên lạc tài chính đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu. Internet, fax và điện thoại di động cũng hỗ trợ các nhà xuất khẩu rất nhiều trong việc liên lạc với các bên vận tải, khách hàng, các đối tác khác của mình. Nếu như có sai sót hệ thống thì sẽ rất nguy hại cho doanh nghiệp. Nhiều nhân viên có thâm niên, thậm chí giám đốc, không có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin đủ để trực tiếp sử dụng hệ thống SWIFT,… và vì thế cần thuê người bên ngoài, gây rủi ro sai sót, làm tăng thời gian truyền tin và mất tính bí mật. Hệ thống thông tin tốt thì sẽ dễ dàng hóa quá trình xuất khẩu rất nhiều. Ngoài việc quản lý và cung cấp vốn, thì hầu hết các phương thức thanh toán quốc tế cũng đều cần có sự hỗ trợ của các ngân hàng. Các dịch vụ chuyển tiền, mở thư tín dụng, mở tài khoản tín thác, thu tiền hộ bằng hối phiếu… được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn cùng với sự phát triển, lan rộng của các hệ thống ngân hàng trên khắp thế giới đã và đang hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu rất nhiều. Sự phức tạp và đa dạng của các hình thức này cũng là rắc rối cho doanh nghiệp, các rủi ro trong mỗi phương thức là có tồn tại. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế
  • 47. 40 cũng rất nặng nề và rối rắm, cần thuê nhân viên chuyên nghiệp và làm tăng chi phí xuất khẩu của công ty. 3.2.1.4 Môi trường tự nhiên và văn hóa-xã hội: Điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu: mưa, bão làm cản trở việc thu hoạch nông sản, mưa dột làm ướt hàng trong kho, ảnh hưởng đến chất lượng, mưa gió trên biển làm vận chuyển hàng gặp khó khăn, có thể dẫn đến tai nạn chìm tàu. Nắng gió thất thường cũng làm hoa quả chín nhanh, chín không đều,… Môi trường văn hóa – xã hội khác nhau giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu cũng ảnh hưởng đến xu hướng và cách thức tiêu dùng. Ví dụ chè là thức uống truyền thống trong văn hóa của người Anh, vì vậy chè sẽ bán chạy ở Anh hơn là ở Brazil, nơi người ta chuộng cà phê hơn (ChartsBin – 2017). 3.2.1.5 Các yếu tố khác: công nghệ, cơ sở hạ tầng, nhà cung cấp và cạnh tranh: Các nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất tốt, giá thành rẻ, công nghệ sản xuất hiện đại, nhanh, an toàn, chính xác cũng như cơ sở hạ tầng (đường xá, hệ thống ngân hàng,…) tốt sẽ làm cho sản xuất, xuất khẩu được dễ dàng hơn. Cạnh tranh nội địa nước nhập khẩu và hàng nhập khẩu thấp cũng sẽ thúc đẩy xuất khẩu và ngược lại. Công nghệ sản xuất là một vấn đề cần nhiều công sức nâng cấp, hiện đại hóa, bảo trì từ phía doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng công cộng nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp và vì thế phụ thuộc hoàn toàn vào nhà nước. Nhà cung cấp sản phẩm chất lượng và giá tốt là rất khan hiếm, họ có khả năng chi phối đầu vào của công ty và gây ảnh hưởng đến xuất khẩu. Cạnh tranh quá gay gắt cũng khiến doanh nghiệp phải giảm giá, tăng chi phí quảng cáo, tồn đọng hàng, gây khó khăn trong kinh doanh xuất khẩu. 3.2.2 Các nhân tố bên trong 3.2.2.1 Bộ máy quản lý: Xuất khẩu là một hoạt động phức tạp đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, sâu sát trong một khoảng thời gian dài. Vì vậy, những quyết định đúng lúc, sáng suốt từ phía nhà quản trị là rất cần thiết. Hơn nữa, bộ máy quản trị doanh nghiệp sẽ góp phần tạo ra không khí làm việc, văn hóa riêng của công ty, nếu văn hóa này là phóng khoáng,