SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––
ĐỖ THỊ MINH HOA
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA
CÂY DONG RIỀNG TẠI HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2013
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––
ĐỖ THỊ MINH HOA
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA
CÂY DONG RIỀNG TẠI HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRẦN NGỌC NGOẠN
THÁI NGUYÊN - 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu khoa học nào.
Các thông tin trích dẫn, tài liệu tham khảo sử dụng để hoàn thành luận
văn được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên
Đỗ Thị Minh Hoa
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian tham gia chương trình học thạc sỹ, ngành trồng
trọt, khóa 19 (2011-2013) tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa; bạn bè trong lớp
và các đồng nghiệp nơi tôi công tác.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng cảm ơn Ban giám
hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã cho tôi cơ hội tham gia
khoá học này.
Tôi xin đặc biệt cảm ơn thầy giáo GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn đã
hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo công tác tại Khoa Nông
học, phòng quản lý đào tạo sau Đại học đã giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Cảm ơn Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Bắc Kạn và các
hộ nông dân xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu
và hoàn thành đề tài.
Cảm ơn các đồng nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian cho tôi tham gia và
hoàn thành khóa học này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Minh Hoa
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt...............................................................................vii
Danh mục các bảng ........................................................................................viii
Danh mục các biểu đồ....................................................................................... x
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích của đề tài ....................................................................................... 5
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 7
1.1. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây dong riềng ....... 7
1.1.1. Nguồn gốc ............................................................................................... 7
1.1.2. Phân loại cây dong riềng......................................................................... 8
1.1.3. Phân bố và các giống dong riềng ............................................................ 8
1.1.4. Đặc điểm thực vật học của cây dong riềng............................................. 8
1.1.5. Yêu cầu sinh thái của cây dong riềng ................................................... 10
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng................................................ 11
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng trên thế giới........................ 11
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng tại Việt Nam....................... 12
1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng tại Bắc Kạn......................... 13
1.2.4. Tình hình sản xuất Dong riềng tại Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ...................... 15
1.3. Các kết quả nghiên cứu về cây dong riềng trên thế giới và ở Việt Nam ....... 17
1.3.1. Các kết quả nghiên cứu về cây dong riềng trên thế giới....................... 17
1.3.2. Các kết quả nghiên cứu về cây dong riềng ở Việt Nam ....................... 18
iv
1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu....................... 22
1.5. Đặc điểm khí hậu vùng nghiên cứu ......................................................... 26
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 28
2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 28
2.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài ............................................................... 28
2.2.1. Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ dong riềng
tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn......................................................................... 28
2.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh cây dong riềng....... 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28
2.3.1.Điều tra thu thập số liệu để đánh giá tình hình sản xuất, chế biến,
tiêu thụ dong riềng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ........................................ 28
2.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây dong riềng tại
Mỹ phương, huyện Ba Bể .............................................................................. 29
2.3.2.1. Nghiên cứu về mật độ ........................................................................ 29
2.3.2.2. Nghiên cứu về lượng phân đạm thích hợp......................................... 31
2.3.2.3. Nghiên cứu thời điểm thu hoạch thích hợp đối với giống
dong địa phương............................................................................................ 32
2.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 35
3.1. Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ dong riềng tại huyện Ba Bể tỉnh
Bắc Kạn........................................................................................................... 35
3.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng dong riềng tại huyện Ba Bể (2001 - 2011).... 35
3.1.2. Tình hình chế biến dong riềng tại huyện Ba Bể (2001 - 2011)....... 36
3.1.3. Kết quả Điều tra về thị trường tiêu thụ dong riềng tại huyện Ba Bể
(2001 - 2011)................................................................................................... 37
3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất, chất
lượng của dong riềng....................................................................................... 37
v
3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của cây dong riềng
trên đất đồi tại huyện Ba Bể............................................................................ 37
3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng của cây
dong riềng trên đất đồi tại huyện Ba Bể.......................................................... 40
3.2.3. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các mật độ trồng dong riềng trên đất
đồi.................................................................................................................... 43
3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của cây dong riềng
trên đất vàn cao (ruộng một vụ) tại huyện Ba Bể ........................................... 43
3.2.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng của cây
dong riềng trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Ba Bể ............................................. 46
3.2.6. Hoạch toán hiệu quả kinh tế của các mật độ trồng dong riềng............. 48
3.3. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến sinh trưởng và năng suất, chất
lượng của dong riềng....................................................................................... 49
3.3.1. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến khả năng sinh trưởng của dong
riềng trên đất đồi tại huyện Ba Bể................................................................... 49
3.3.2. Ảnh hưởng của mức bón phân đạm đến năng suất và chất lượng của
cây dong riềng trên đất đồi tại huyện Ba Bể................................................... 52
3.3.3. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các mức bón phân đạm cho dong
riềng trồng trên đất nương rẫy tại huyện Ba Bể.............................................. 54
3.3.4. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến khả năng sinh trưởng của dong
riềng trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Ba Bể ...................................................... 55
3.3.5. Ảnh hưởng của mức bón phân đạm đến năng suất và chất lượng của
cây dong riềng trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Ba Bể....................................... 57
3.3.6. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các mức bón phân đạm cho dong
riềng trồng trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Ba Bể............................................. 59
3.4. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất và chất lượng của
dong riềng trồng tại huyện Ba Bể ................................................................... 60
vi
3.4.1. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất và chất lượng
của dong riềng trên đất đồi tại huyện Ba Bể................................................... 60
3.4.2. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các thời điểm thu hoạch dong riềng
trồng trên đất đồi tại huyện Ba Bể .................................................................. 63
3.4.3. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất và chất lượng
của dong riềng trên đất một vụ tại huyện Ba Bể............................................. 63
3.4.4. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các thời điểm thu hoạch dong riềng
trồng trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Ba Bể...................................................... 65
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................ 66
4.1. Kết luận .................................................................................................... 66
4.2. Đề nghị..................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67
HÌNH ẢNH MINH HỌA.............................................................................. 74
PHỤ LỤC....................................................................................................... 77
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT : Công thức
Đ/C : Đối chứng
HTX : Hợp tác xã
KL : Khối lượng
NS : Năng suất
TL : Tỷ lệ
XDCB : Xây dựng cơ bản
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Diện tích, năng suất, sản lượng dong riềng tại huyện Ba Bể
(2001 - 2011)................................................................................. 35
Bảng 3.2: Kết quả điều tra về tình hình chế biến dong riềng tại huyện Ba Bể
(2001 - 2011)................................................................................... 36
Bảng 3.3: Về thị trường tiêu thụ dong riềng tại huyện Ba Bể (2001 - 2011)......37
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng của cây
dong riềng trên đất đồi tại huyện Ba Bể ......................................... 38
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng của cây
dong riềng trên đất đồi tại huyện Ba Bể ......................................... 41
Bảng 3.6: Kết quả hạch toán kinh tế của các mật độ trồng dong riềng
trong thí nghiệm............................................................................. 43
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng của cây
dong riềng trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Ba Bể............................. 44
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng của cây
dong riềng trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Ba Bể............................. 46
Bảng 3.9: Kết quả hoạch toán kinh tế của các mật độ trồng dong riềng
trong thí nghiệm............................................................................. 48
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của mức bón phân đạm đến khả năng sinh trưởng của
cây dong riềng trên đất đồi tại huyện Ba Bể................................... 50
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của mức bón phân đạm đến năng suất và chất lượng
của cây dong riềng trên đất đồi tại huyện Ba Bể............................ 52
Bảng 3.12: Kết quả hạch toán kinh tế của các mức bón phân đạm trong
thí nghiệm...................................................................................... 54
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của mức bón phân đạm đến khả năng sinh trưởng của
cây dong riềng trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Ba Bể ...................... 55
ix
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của mức bón phân đạm đến năng suất và chất lượng
của cây dong riềng trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Ba Bể................ 57
Bảng 3.15: Kết quả hạch toán kinh tế của các mức bón phân đạm trong
thí nghiệm...................................................................................... 60
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất và chất lượng
của cây dong riềng trên đất đồi tại huyện Ba Bể............................ 61
Bảng 3.17: Kết quả hạch toán kinh tế của các thời điểm thu hoạch trong
thí nghiệm....................................................................................... 63
Biểu 3.18: Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất và chất lượng
của cây dong riềng trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Ba Bể................ 63
Bảng 3.19: Kết quả hạch toán kinh tế của các thời điểm thu hoạch trong
thí nghiệm....................................................................................... 65
x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Năng suất tinh bột khô mật độ trồng trên đất ruộng................... 47
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ tinh bột mức bón phân đạm trên đất đồi ........................... 53
Biểu đồ 3.3. Năng suất, tỷ lệ tinh bột các mức bón phân đạm trên đất ruộng 59
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tinh bột thời điểm thu hoạch trên đất đồi.......................... 62
Biểu đồ 3.5. Năng suất tinh bột các thời điểm thu hoạch trên đất đồi............ 62
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảm bảo an ninh lương thực không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của
các quốc gia nghèo mà nó đã trở thành vấn đề thời sự mang tính toàn cầu. Đặc
biệt trong điều kiện hiện nay nền sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất
cây lương thực nói riêng đang đứng trước nhiều thử thách, như: Biến đổi khí
hậu; dân số gia tăng; diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do đô thị
hóa, công nghiệp hóa ...
Ở một nước nông nghiệp như Việt Nam, an ninh lương thực được coi là
mục tiêu hàng đầu. Kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc cải cách nền
kinh tế, nhờ việc phát triển đúng hướng các ngành kinh tế, trong đó đẩy mạnh
phát triển nông nghiệp và sản xuất lương thực- thực phẩm với mục tiêu đẩy
lùi nạn đói nghèo, mưu sinh bền vững và nâng cao mức sống cho người dân.
An ninh lương thực và mưu sinh bền vững quốc gia đã được thiết lập và đạt
được nhiều thành công. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã tiến
tới đứng hàng thứ hai trên Thế giới về xuất khẩu lúa gạo và đã thoát khỏi
danh sách những quốc gia có mức thu nhập thấp và đứng vào hàng những
quốc gia có mức thu nhập trung bình.
Tuy nhiên, mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực và sinh kế bền vững
cho mọi người, cho mọi đối tượng còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, một bộ phận
dân cư các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người vẫn
còn tình trạng thiếu đói, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo so với khu vực
vùng thấp và đô thị không những không được rút ngắn mà có nguy cơ ngày
càng giãn rộng.
Vùng Trung du miền núi phía bắc Việt Nam gồm 14 tỉnh Cao Bằng,
Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào
2
Cai, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, trung tâm
vùng là thành phố Thái Nguyên. Với tổng diện tích là 95.624,4 km²(chiếm
29% diện tích toàn quốc), tổng dân số năm 2011 là 11.290.500 người (chiếm
12,85% dân số cả nước (trong đó có 40% là người dân tộc thiểu số), mật độ
khoảng 119 người/km².
Đây là vùng địa hình, khí hậu phức tạp và được xác định là vùng có tiềm
năng lớn về phát triển nông lâm nghiệp. Trong những năm qua, nông lâm
nghiệp của vùng này có nhiều thay đổi nhờ các chính sách hỗ trợ phát triển
của của nhà nước và địa phương. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ dân trí,
điều kiện địa lý, giao thông và tập quán canh tác lạc hậu… nên vùng Trung
du, miền núi phía Bắc vẫn là vùng chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo khá cao (
năm 2011 là 29,5%), thu nhập bình quân/người ở mức thấp so với mức thu
nhập trung bình toàn quốc. Hiện nay, vùng đang phải tập trung giải quyết
nhiều lĩnh vực trong phát triển kinh tế như: Vấn đề an toàn lương thực và xoá
đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo tồn phát triển nguồn tài
nguyên về đa dạng sinh học... tiến tới sự phát triển bền vững. Giải quyết vấn
đề trên cần có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó việc phát triển cây trồng có
giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sinh thái và trình độ canh tác của
người dân nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho người dân là
vấn đề được ưu tiên hàng đầu.
Cây dong riềng có tên khoa học là Canna edulis (Indica), họ Dong riềng
(Cannaceae) có nguồn gốc từ Nam mỹ được người Pháp giới thiệu và trồng ở
nước ta vào đầu thế kỷ 19. Dong riềng là cây trồng sinh trưởng phát
triển mạnh, có khả năng thích ứng rộng, trồng được trên nhiều loại đất kể cả
các vùng đất nghèo dinh dưỡng, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất
thuận đặc biệt là chịu hạn, năng suất củ tươi có thể đạt từ 45 - 60 tấn/ha, hàm
lượng tinh bột 13,36- 16,4% (Nguyễn Thiếu Hùng và cs., 2010). Trên thực tế
3
cây Dong riềng có thể cho năng suất củ tươi đạt từ 80 đến 150 tấn/ha và hàm
lượng tinh bột đạt từ 19 đến 24%. Do có hàm lượng tinh bột cao nên củ dong
riềng thường được dùng để chế biến tinh bột, chăn nuôi gia súc, đặc biệt là
được sử dụng để làm miến dong, bánh đa, bánh mì, bánh bao, kẹo...… Ngoài
ra, thân, lá dong riềng còn dùng cho chăn nuôi gia súc nên góp phần tận dụng
thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Theo đánh giá của người dân, dong riềng dễ
trồng, ít tốn công chăm sóc nên trồng dong riềng có hiệu quả kinh tế cao, lãi
xuất có thể đạt 50 – 60 triệu đồng/ha. Trước kia do không thấy được giá trị
của cây dong riềng nên chúng chủ yếu được trồng trên đất cằn cỗi, đất tận
dụng mà các cây khác không phát triển được hoặc trên đất đồi núi. Từ năm
1980 cây dong riềng đã được chú ý phát triển như là cây hàng hóa, có giá trị
kinh tế. Một số địa phương đã chuyển đổi dong riềng thành cây trồng hàng
hóa như Bắc Kạn, Sơn La, Hưng Yên, Hà Nội, Hòa Bình, Quảng Ninh,
Đồng Nai.
Hiện nay dong riềng không được đưa vào danh mục thống kê quốc gia,
tuy vậy một số nhà nghiên cứu cũng đưa ra con số ước đoán về diện tích dong
riềng nước ta những năm gần đây vào khoảng 30 nghìn ha với các giống dong
riềng lấy củ và dong riềng cảnh được trồng phổ biến khắp cả nước, từ vùng
đồng bằng, trung du đến các vùng núi cao như tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Tuyên
Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên... Trong đó Bắc Kạn có diện tích trồng dong
riềng năm 2012 là 1.800 ha, năm 2013 là 2940ha tập trung ở các huyện Na Rì,
Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông; Pác Nặm.
Ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, dong riềng được trồng chủ
yếu trên đất dốc với phương thức canh tác nương rẫy truyền thống, không sử
dụng biện pháp bảo vệ đất, nguy cơ thoái hoá đất xẩy ra ngày càng nghiêm
trọng. Người dân thường trồng mật độ trồng không đồng đều, có nơi trồng
quá thưa nên lãng phí đất, nơi lại trồng quá dày dẫn đến củ nhỏ, năng suất
4
không cao. Phân bón ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của dong
riềng nhưng nông dân thường không bón phân hoặc bón phân theo hình thức
tự phát, không cân đối giữa đạm, lân, kali, đặc biệt phân hữu cơ hầu như
không được sử dụng làm cho đất bị chai cứng, năng suất giảm nhanh sau 1 – 2
vụ trồng.
Huyện Ba Bể nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Kạn có tổng diện tích tự
nhiên là 68.412ha (bằng 14,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn). Nằm
trong toạ độ địa lý 220
27’ đến 220
35’ vĩ độ Bắc và 1050
44’ đến 1050
58’ kinh
độ Đông ranh giới hành chính của huyện như sau:
Trong phát triển sản xuất nông nghiệp, bên cạnh việc phát huy lợi thế đất
rừng để phát triển lâm nghiệp, lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển các
loại cây cao sản, có năng suất, chất lượng và đem lại giá trị kinh tế cao cũng
được chú trọng đầu tư phát triển như cây Dong riềng. Cây Dong riềng là một
trong những cây trồng có tiềm năng, năng suất cao, thích hợp với điều kiện tự
nhiên của huyện Ba Bể, là cây trồng được chọn là cây xoá đói, giảm nghèo và
tiến tới làm giầu cho người dân Ba Bể.
Cây Dong riềng ở Ba Bể đã được người dân trồng từ nhiều năm, nhưng
việc sản xuất Dong riềng hiện nay chủ yếu vẫn là dựa theo kinh nghiệm và
canh tác theo phương thức truyền thống trồng trên đất nương rẫy, không sử
dựng biện pháp bảo vệ đất, nguy cơ thoái hoá đất xẩy ra ngày càng nhiều,
việc áp dụng những biện pháp kỹ thuật thâm canh còn hạn chế đặc biệt là
không sử dụng phân bón và trồng không đảm bảo mật độ dẫn tới năng suất và
chất lượng sản phẩm dong riềng chưa cao. Vì vậy, việc thực hiện đề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và
năng suất của cây dong riềng tại huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn” là cần thiết.
Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác cây
Dong riềng phù hợp cho người dân huyện Ba Bể để sản xuất dong riềng trên
5
địa bàn huyện đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao tạo được vùng nguyên
liệu phục vụ cho mục tiêu chế biến Dong riềng của huyện và tỉnh phát triển ổn
định, bền vững.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp nâng cao năng
suất và chất lượng dong riềng trong sản xuất miến dong.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra xác định được khả năng, chiều hướng phát trển của cây dong
riềng trên địa bàn huyện Ba Bể.
- Xác định được mật độ trồng dong riềng hợp lý.
- Xác định được lượng bón phân đạm phù hợp đối với cây dong riềng
trồng tại huyện Ba Bể.
- Xác định được thời điểm thu hoạch phù hợp.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Xác định cơ sở khoa học cho việc định hướng khu vực trồng và phát
triển dong riềng theo hướng sản xuất chuyên canh.
- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu, và
chuyển giao cho sản xuất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và
năng suất của cây dong riềng tại huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn làm cơ sở xây
dựng các biện pháp kỹ thuật trồng dong riềng, như: mật độ, phân bón thâm
canh tăng năng suất và chất lượng dong riềng để khuyến cáo, phát triển
mở rộng diện tích cây Dong riềng theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung
ổn định, bền vững góp phần xoá đói, giảm nghèo nâng cao đời sống cho
người dân.
6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống dong riềng
địa phương trồng trên đất đồi (nương rẫy) và đất ruộng một vụ tại xã Mỹ
Phương huyện Ba Bể.
- Thời gian thực hiện 12 tháng từ tháng 02 năm 2012 đến tháng 02
năm 2013.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây
dong riềng
1.1.1. Nguồn gốc
Cây dong riềng có tên khoa học Canna edulis Ker. Dong riềng có nguồn
gốc ở Peru, Nam Mỹ. Ngày nay dong riềng được trồng rộng rãi ở các nước
nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới. Nam Mỹ là trung tâm đa dạng của dong
riềng nhưng châu Á, châu Úc và châu Phi là những nơi trồng và sử dụng dong
riềng nhiều nhất (Cecil, 1992; Hermann, 1999). Dong riềng được gọi bằng
một số tên khác nhau như Queenland Arrowroot, Canna Indica (L.), Canna
Edulis (Kerr- Gawl) (Cecil,1992).
Dong riềng được chế biến lấy bột để làm lương thực, thực phẩn là chính
(Mai Thạch Hoành và cs, 2011). Hiện nay, người ta đã xác định được 7 loài
dong riềng nguồn gốc phát sinh ở Nam Mỹ và Trung Quốc (Darlington và
Janaki, 1945) đó là:
- Canna discolor ở Tây Ấn nhiệt đới,
- C. Flauca ở Tây Ấn và Mêhico,
- C. flaccida ở Nam Mỹ,
- C. edulis ở châu Mỹ nhiệt đới,
- C. Indica ở châu Mỹ nhiệt đới,
- C.libata ở Braxin,
- C.humilis ở Trung Quốc.
Ngày nay dong riềng được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới có
khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Trong đó Nam Mỹ là trung tâm đa dạng di
truyền nguồn gen dong riềng, ngoài ra dong riềng được trồng nhiều ở các
nước châu Á, châu Phi, Châu Úc.
8
1.1.2. Phân loại cây dong riềng
- Tên khoa học: Canna Edulis Ker
- Dong riềng thuộc họ chuối hoa Cannacea
- Bộ: Scitaminales
Số lượng nhiễm sắc thể là 9, có 2 dạng nhị bội 2n = 2X = 18 và tam bội
2n = 2X = 27
1.1.3. Phân bố và các giống dong riềng
Trên thế giới dong riềng được trồng ở quy mô thương mại tại các nước
vùng Nam Mỹ, châu Phi, và một số nước nam Thái Bình Dương. Tại châu Á,
dong riềng được trồng tại Thái Lan, Indonesia, Nam Trung Quốc, Úc và Đài
Loan (Hermann, M. et al. 2007).
1.1.4. Đặc điểm thực vật học của cây dong riềng
Là loại cây thân thảo đứng, cao từ 1,2 – 1,5m, màu tía. Thân ngầm
phình to thành củ, chứa nhiều tinh bột. Củ nằm ngay dưới mặt đất. Lá hình
thuôn, dài 50- 60cm, rộng 25-30cm có gân to chính giữa lá.Thời gian sinh
trưởng 10 - 12 tháng: 1 tháng đầu (từ khi cây mọc) là thời kỳ cây con; 5 tháng
tiếp theo là thời kỳ cây đẻ nhánh phát triển hoàn chỉnh về thân lá; 4 - 5 tháng
cuối là thời kỳ củ phình to, tích luỹ tinh bột. Thời kỳ này được nhận biết từ
khi dong riềng đẻ nhánh đông đặc kín đất và cây bắt đầu ra hoa. Sau 12 tháng
cây sinh trưởng trở lại khi đó củ non nảy mầm, hàm lượng tinh bột trong củ
chính sẽ giảm dần. Cụ thể:
Thân: Thân của cây dong riềng gồm 2 loại là thân khí sinh và thân củ.
Thân khí sinh trung bình cao từ 1,2m đến 1,5m có những giống có thể cao
trên 2,5m. Thân cây thường có mầu xanh hoặc xen tím. Thân gồm những lóng
kéo dài, giữa các lóng là các đốt; Thân khí sinh được tính từ đốt tiếp phần củ.
Giải phẫu thân khí sinh cho thấy bên ngoài thân được cấu tạo bởi lớp biểu bì
gồm những tế bào dẹt, dưới biểu bì có những bó cương mô xếp thành những
9
bó tròn có tác dụng chống đỡ cho cây, tiếp đến là những bó libe và mạch gỗ
và trong cùng là nhu mô.
Củ: Củ cây dong riềng hình thành từ thân rễ phình to, những củ to có thể
đạt chiều dài 60 cm. Thân rễ phân thành nhiều nhánh và chứa nhiều tinh bột,
thân rễ nằm trong đất; Thân rễ gồm nhiều đốt, mỗi đốt có một lá vảy, lúc mới
ra lá vảy có hình chóp nhọn dần dần to ra sẽ bị rách và tiêu dần; Trên mỗi đốt
của thân củ có nhiều mầm có thể phát triển thành nhánh, nhánh có thể phân
chia thành các nhánh cấp 1 hay đến cấp 3. Vỏ của thân có thể có màu trắng,
vàng kem đến màu tía hồng. Kích thước củ biến động khá lớn phụ thuộc vào
giống và điều kiện chăm bón. Giải phẫu thân rễ cho thấy phía ngoài cùng của
củ là biểu bì gồm những tế bào dẹt, tiếp là nhu mô bên trong có những bó
cương mô và những bó mạch dẫn libe và gỗ, tiếp là lớp tế bào nhu mô chứa ít
một số hạt tinh bột, vào trong nữa là lớp trụ bì rất rõ và trong cùng là nhu mô
chứa nhiều hạt tinh bột. So với thân khí sinh thân rễ có ít bó cương mô hơn.
Năng suất cây dong riềng rất cao. Nếu trồng ở nơi đất tốt, một khóm
dong riềng có thể thu được 15 – 20kg củ. Trồng thâm canh trên diện tích lớn
dong riềng cho năng suất 50 – 60 tấn/ha
Lá: Lá dong riềng gồm phiến lá và cuống lá với bẹ lá ở phía gốc, lá của
cây dong riềng thuôn dài, mặt trên của lá có màu xanh hoặc xanh lục xen tím,
mặt dưới màu xanh hoặc màu tím. Lá dài khoảng 35 – 60 cm và có chiều rộng
22 – 25cm; Mép lá nguyên, xung quanh mép lá có viền một đường mỏng mầu
tím đỏ hoặc màu trắng trong; Phiến lá có gân giữa to, gân phụ song song, có
màu xanh hoặc tím đỏ; Cuống lá dạng bẹ ôm lấy thân có chiều dài khoảng 8 –
15 cm.
Rễ: Bộ rễ cây dong riềng thuộc loại rễ chùm, rất phát triển; Rễ mọc từ
các đốt của thân củ, từ lớp tế bào trụ bì ở đốt thân củ phát triển ra thành rễ. Rễ
của cây dong riềng phát triển liên tục phân thành rễ cấp 1, cấp 2 và cấp 3 (tùy
10
thuộc vào giống). Do củ phát triển theo chiều ngang nên rễ chỉ ăn sâu vào đất
khoảng 20 - 30cm.
Hoa: Hoa dong riềng xếp thành cụm, cụm hoa dạng chùm, Hoa mọc ở
ngọn cây. Cây thường mang ít hoa lưỡng tính, không đều. Cụm hoa được bao
bởi một mo chung như hoa chuối. Chùm hoa thiết diện hình tam giác, có từ 6
– 8 đốt, mỗi đốt có 2 hoa, đốt dưới cùng và trên cùng có 1 hoa.
Cấu tạo hoa gồm có 3 lá đài hình cánh rời nhau, 3 cánh hoa dài thon
cuộn theo chiều dài. Hoa có 5 nhị đực, ngoài có 3 nhị thì 2 nhị biến thành bản
hình cánh hoa, 1 nhị biến thành cánh môi cuộn lại phía trước. Vòng trong có 2
nhị, trong đó 1 nhị thì chỉ còn vết, nhị kia thì một nửa cánh mang 1 bao phấn,
nửa còn lại cũng biến thành hình cánh. Tất cả các nhị đều có màu sắc sặc sỡ,
màu cánh biến động từ màu đỏ tươi đến màu vàng điểm đỏ. Bầu hoa có 3 ô,
mỗi ô có từ 6 – 8 noãn, phía trên bầu có tuyến tiết mùi. Thời gian từ nụ đến
nở hoa từ 3 – 5 ngày, hoa nở theo thứ tự từ thấp đến cao, từ trong ra ngoài;
Hoa nở vào buổi sáng, mỗi hoa nở từ 1 - 2 ngày.
Quả: Quả của cây dong riềng thuộc dạng qủa nang, hình trứng ngược,
kích thước khoảng 3cm, trên quả nang có nhiều dai mềm.
Hạt: Hạt của cây dong riềng có màu đen, hình tròn đường kính 3,5 – 5
mm. Khối lượng 1000 hạt khoảng 12 - 13g.
1.1.5. Yêu cầu sinh thái của cây dong riềng
Yêu cầu về nhiệt độ: Cây dong riềng thích hợp từ 25-30o
C, điều kiện ấm
áp dong riềng sinh trưởng phát triển khỏe hơn, tốc độ đồng hóa cao và đẩy
nhanh quá trình hình thành thân củ, thời tiết hanh và hơi lạnh đẩy nhanh quá
trình vận chuyển tinh bột từ thân lá xuống củ. Tuy nhiên cây dong riềng chịu
được nhiệt độ cao tới 37-380
C, gió khô và nóng và dong riềng chịu lạnh khá
nên có khả năng trồng ở vùng núi cao có độ cao trên 2.500m so với mặt nước
biển và nhiệt độ mùa đông có nơi xuống dưới 100
C.
11
Yêu cầu ánh sáng: Dong riềng không cần nhiều ánh sáng, nên có thể
trồng dưới tán cây ăn quả, cây sinh trưởng bình thường nơi cớm nắng. Vì vậy
rất thuận lợi cho việc trồng xen với các loại cây khác trong hệ thống canh tác
đất dốc bền vững. Ngày dài có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành củ. Điều
kiện ngày ngắn, cường độ ánh sáng mạnh thúc đẩy sự hình thành phát triển
củ, trong khi ngày dài lại thúc đẩy sự phát triển thân lá.
Yêu cầu đất trồng: Dong riềng là cây có yêu cầu về đất không khắt khe
so với cây trồng khác, nên có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy
nhiên trồng trên đất cát pha, nhiều mùn, đủ ẩm là tốt nhất để cho năng suất
cao. Dong riềng là loại cây chịu úng kém do vậy đất trồng dong riềng phải là
nơi dễ thoát nước. Đất đọng nước làm cho bộ rễ hô hấp kém có thể dẫn đến
thối củ. Là cây có độ che phủ rất lớn trong suốt mùa mưa nên có thể trồng
trên đất dốc núi cao.
Yêu cầu nước: Dong riềng có đặc điểm chịu hạn tốt, có thể bố trí trên đất
có độ dốc trên 15o
, ít ẩm, nhưng dong riềng không chịu được ngập úng, nếu bị
ngập úng cây thường bị vàng lá, thối củ. Vùng trồng dong riềng ở vùng có
lượng mưa thích hợp 900- 1200 mm.
Chất dinh dưỡng: Cũng như các cây có củ khác, dong riềng yêu cầu có
đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng NPK, trong đó K có ý nghĩa trong việc tăng
khối lượng củ. Cây dong riềng yêu cầu đất tốt giàu mùn để cho năng suất cao.
Những nơi đất quá cằn cỗi cần bón thêm phân hữu cơ. Phân bón rất có ý
nghĩa trong việc tăng năng suất củ của cây dong riềng.
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng trên thế giới
Trên thế giới dong riềng được trồng ở quy mô thương mại tại các nước
vùng nam Mỹ, châu Phi, châu Á và một số nước nam Thái Bình Dương. Diện
tích dong riềng trên thế giới khoảng 3.000.000 ha. Năng suất trung bình đạt
30 tấn/ha. Châu Phi là châu lục có diện tích trồng dong riềng lớn nhất thế giới.
12
Tại châu Á, dong riềng được trồng tại Thái Lan, Indonesia, nam Trung
Quốc, Úc, và Đài Loan (Hermann, M. et al. 2007). Trung Quốc là nước có
diện tích dong riềng lớn nhất châu Á.
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng tại Việt Nam
Cây dong riềng chưa được đưa vào các báo cáo số liệu chính thức của
ngành Thống Kê, tuy nhiên trong những năm gần đây dong riềng đang được
phát triển mạnh ở nhiều địa phương, như: Trảng Bom, Đồng Nai; Hướng Hóa,
Quảng Trị; Tam Đường, Sơn La; Bình Liêu, Quảng Ninh; Nguyên Bình, Cao
Bằng; Bắc Kạn; Tuyên Quang; Hà Giang; Hòa Bình; ... Cây dong riềng đã
thực sự trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, được người nông
dân lựa chọn để làm cây trồng xóa đói giảm nghèo. Không chỉ diện tích trồng
dong riềng phát triển mở rộng ra nhiều địa bàn mà các sản phẩm chế biến từ
tinh bột dong riềng cũng đã được nhiều địa phương quan tâm đầu tư, như
Quảng Ninh, Bắc Kạn đã xây dựng thương hiệu cho sản phẩm miến dong và
được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa Học công nhận.
Diện tích dong riềng của Việt Nam đạt khoảng 30.000 ha/năm. Sản
lượng hàng năm đạt khoảng 450.000 tấn củ tươi. Dong riềng được trồng ở
những chân đất khô hạn, trên đất dốc. Các tỉnh trồng nhiều dong riềng để sử
dụng làm miến là Hà Nội, Hưng Yên, Hòa Bình và Đồng Nai. Tại những
vùng có diện tích trồng đáng kể, dong riềng hầu hết được chế biến thành tinh
bột, sau đó làm miến (N. K. Quỳnh và T. V. Hộ, 1996). Tuy nhiên, các quy
trình chế biến miến dong ở nước ta hiện nay vẫn mang tính thủ công chưa
đảm bảo chất lượng và chỉ có một số ít nhà máy sử dụng tinh bột dong để sản
xuất miến ăn liền. Dong riềng hiện nay được chế biến với khối lượng lớn chủ
yếu tại một số làng nghề tại Quốc Oai, Hoài Đức, Ba Vì (Hà Nội), Trảng Bom
(Đồng Nai), Yên Mỹ, Khoái Châu (Hưng Yên). Nhu cầu sử dụng miến ngày
càng tăng, trong khi đó nguồn nguyên liệu cho chế biến lại chưa đủ nên hàng
13
năm nước ta vẫn phải nhập hàng ngàn tấn tinh bột dong ẩm từ tỉnh Vân Nam,
Trung Quốc.
1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng tại Bắc Kạn
Nằm trong khu vực Trung du miền núi phía bắc, Bắc Kạn là tỉnh có địa
hình phức tạp, độ dốc cao, đất sản xuất nông nghiệp ít và manh mún, chủ yếu
đất lâm nghiệp và đất đồi núi. Trong những năm qua tỉnh Bắc Kạn đã ban
hành nhiều chính sách tập trung phát triển nông nghiệp. Tại Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ X, nhiệm kỳ 2010 – 2015 xác định: “Tiếp
tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 ( khóa X) về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn, từng bước xây dựng nông thôn mới theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của người dân, nhất là việc chuyển dịch
cơ cấu sản xuất nông – lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao
giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Xây dựng và nhân rộng các
mô hình sản xuất nông – lâm nghiệp hàng hóa đạt giá trị thu nhập 50 – 70
triệu đồng/ha … phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng và nhu
cầu thị trường” [ trích Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần
thứ X, trang 96- 97]. Thực hiện hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, các
Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ năm 2011, 2012 đều xác định mục
tiêu và giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể phát triển cây dong riềng trở thành cây
trồng hàng hóa trong sản xuất nông – lâm nghiệp của tỉnh. Hội đồng nhân dân
tỉnh ban hành Nghị quyết số 22/2011 về các chính sách hỗ trợ phát triển sản
xuất cây dong riềng. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo nhiều biện pháp để phát
triển sản xuất và chế biến đối với cây dong riềng như, lồng ghép vốn các
chương trình dự án, vốn ngân sách của tỉnh để hỗ trợ giống, lãi suất vay phân
bón trả chậm, hỗ trợ các hợp tác xã các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở
14
chế biến; tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ cho sản xuất và chế biến;
xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm trí tuệ tập thể đối với sản phẩm
miến dong Bắc Kạn; Tham gia các hội chợ thương mại quảng bá giới thiệu
sản phẩm dong riềng đến các thành phố lớn...
Cây dong riềng là cây trồng phù hợp và có khả năng phát triển ở Bắc
Kạn và cho hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo
quyết liệt, sản xuất dong riềng đã tăng cả về diện tích trồng và quy mô chế
biến: năm 2010, toàn tỉnh trồng được 270 ha, năng suất 100 tấn/ha, năm 2011
trồng được 551 ha (tăng 2 lần so với 2010), sản lượng đạt 51.000 tấn củ, năm
2012, diện tích trồng dong riềng của tỉnh tăng lên 1.800 ha (tăng 2,4 lần so
với 2011), năm 2013 diện tích dong riềng toàn tỉnh là 2.940ha.
Để cây dong riềng phát triển bền vững, tỉnh Bắc Kạn tiếp tục tiến hành
đồng loạt nhiều giải pháp, như: quy hoạch vùng trồng dong riềng, thực hiện
các đề tài nghiên cứu để xây dựng quy trình kỹ thuật phù hợp với từng vùng,
từng loại đất đưa vào áp dụng trong sản xuất, đặc biệt giải quyết đầu ra cho
sản phẩm dong riềng, phát triển các cơ sở chế biến dong riềng luôn được tỉnh
chú trọng. Đến hết năm 2013 trên địa bàn tỉnh với gần 90 cơ sở chế biến, tiêu
thụ sản phẩm dong riềng với quy mô từ 5 đến 150 tấn dong riềng/ngày. Tuy
nhiên với diện tích trồng gần 3000ha năm 2013, khả năng chế biến của toàn
bộ các cơ sở trên địa bàn tỉnh chỉ đáp ứng được 70-80% sản lượng củ thu
hoạch. Hiện nay tỉnh đang tập trung thực hiện chính sách hỗ trợ để khuyến
khích một số cơ sở nghiền tinh bột và chế biến miến thành lập mới, các cơ sở
mở rộng quy mô sản xuất để đảm bảo tiêu thụ được hết sản lượng củ dong
riềng cho người dân.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến nay đã có một số cơ sở chế biến tinh bột
và miến dong riềng ở quy mô khá và hiện đại, như: Cơ sở Nhất Thiện tại xã
Mỹ Phương, huyện Ba Bể sản xuất 60 tấn củ và 1,5- 1,8 tấn miến/ ngày; Công
15
ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Giang tại xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể sản xuất
150 tấn củ và 2,5 – 3 tấn miến/ngày; Cơ sở sản xuất miến dong Tân Sơn, Thác
Riềng sản xuất 0,5 – 0,6 tấn miến/ngày; HTX miến dong Côn Minh, Kim Lư,
Cư Lễ, Lạng San huyện Na Rì sản xuất khoảng 1,2 – 1,5 tấn miến/ngày; ngoài
ra còn nhiều cơ sở sản xuất nhỏ khác.
Sản phẩm miến dong tỉnh Bắc Kạn, đã được bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm
trí tuệ tập thể, là một loại hàng hóa có giá trị, có uy tín trên thị trường không
chỉ được thị trường trong nước ưa chuộng, tin dùng vì chất lượng đặc biệt mà
đã bước đầu vươn ra xuất khẩu ra thị trường ngoài nước (cơ sở miến dong
Nhất Thiện cung cấp cho 2 doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh 15
tấn/tháng để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu).
Với kết quả đạt được là nhãn hiệu sản phẩm trí tuệ tập thể sẽ là cơ hội tốt
để bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng, cũng như quảng
bá sản phẩm để có thương hiệu và thị trường tiêu thụ ngày càng lớn hơn. Từ
đó, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, tạo việc làm và tăng thu nhập cho
nhiều lao động tại địa phương, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, góp phần
vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và thực hiện chương
trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đồng thời cũng đặt ra
yêu cầu để bảo vệ được thương hiệu sản phẩm, tỉnh Bắc Kạn cần tăng cường
mạnh công tác tuyên truyền và các giải pháp quản lý, kỹ thuật để gắn kết giữa
nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân cùng xây dựng, bảo vệ
và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm đặc thù của địa phương.
1.2.4. Tình hình sản xuất Dong riềng tại Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Người dân Ba Bể đã trồng cây dong riềng từ khá lâu, khoảng từ những
năm 1985. Ban đầu cây dong riềng chỉ được trồng ở hai thôn người dân tộc
kinh ở Thái Bình lên khai hoang, đó là thôn Bản Lạ, xã Yến Dương và thôn
Tiền Phong, xã Địa Linh. Mục đích những năm đầu người dân trồng giống
16
dong đỏ địa phương trong vườn nhà để ăn củ, sau đó đã tìm được đầu mối tiêu
thụ tinh bột người dân đã mở rộng diện tích, trồng chủ yếu trên nương rẫy và
chế biến tinh bột theo phương pháp thủ công để cung cấp tinh bột cho khu
vực làng nghề chế biến miến xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây
cũ và xã Phú Cường, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Đến năm 2003 diện tích cây dong riềng toàn huyện là 534ha, nhưng do
người dân đã canh tác liên tục nhiều năm mà không có biện pháp bón phân và
phòng trừ sâu bệnh nên năng suất giảm rất nhiều thậm trí nhiều diện tích mất
trắng. Vì vậy diện tích trồng cây trồng này trên địa bàn huyện đã giảm hẳn chỉ
còn giao động trong khoảng từ 30 đến 50ha/năm.
Từ năm 2008, trên địa bàn huyện đã hình thành một số cơ sở sản xuất miến
quy mô hộ gia đình, trong đó điển hình là cơ sở miến Nhất Thiện với công xuất
1,5 – 1,8 tấn miến/ ngày, có chất lượng tốt được thị trường ưa chuộng.
Từ năm 2010 tỉnh Bắc Kạn xác định phát triển cây dong riềng là cây
trồng hàng hóa để giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh, diện tích cây Dong riềng
đã tăng dần. Đến năm 2011 huyện Ba Bể đã trồng 105ha. Năm 2012 diện tích
trồng là 470ha ( Yến Dương 134ha, Mỹ Phương 118ha). Năm 2013 diện tích
trồng là 870 ha.
- Về diện tích, năng suất và sản lượng: Theo kết quả điều tra diện tích
thống kê trồng Dong riềng của huyện Ba Bể trong ba năm gần đây (từ năm
2011 đến năm 2013) như sau:
Diện tích, năng suất, sản lượng dong riềng huyện Ba Bể năm 2011 – 2013.
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 năm 2013
Diện tích (ha) 105 470 870
Năng suất (tạ/ha) 555 650 650
Sản lượng (tấn) 10.555 30.550 56.550
17
Diện tích trồng Dong riềng chủ yếu trên đất nương rẫy, canh tác theo
phức thức truyền thống chiếm trên 90%. Trên đất ruộng, soi bãi, vườn nhà có
khoảng 10% có được đầu tư phân bón. Tuy nhiên lượng phân bón đầu tư còn
thấp và phụ thuộc vào từng hộ gia đình.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có công bố kết quả của chương trình
nghiên cứu nào về cây Dong riềng đối với các biện pháp kỹ thuật canh tác
phù hợp với điều kiện sản xuất tỉnh Bắc Kạn.
1.3. Các kết quả nghiên cứu về cây dong riềng trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Các kết quả nghiên cứu về cây dong riềng trên thế giới.
Nghiên cứu về dong riềng ở các nước còn nhiều hạn chế. Theo Hermann
và CS (năm 2007) cây dong riềng là loài cây triển vọng cho hệ thống nông
lâm kết hợp vì nó có những đặc điểm quí như chịu bóng râm, trồng được
những nơi khó khăn như thiếu nước, thời tiết lạnh. Củ dong riềng có nhiều
công dụng: Luộc để ăn, làm bột, nấu rượu. Bột dong riềng dễ tiêu hoá nên có
thể làm nguồn thức ăn rất tốt cho trẻ nhỏ và người ốm. Bột dong riềng có thể
dùng làm hạt trân châu, miến, bánh đa, bánh mì, bánh bao, mì sợi, kẹo và thức
ăn chăn nuôi. Đối với miền núi, những nơi kinh tế còn khó khăn, dong riềng
cũng là cây có thể đảm bảo an ninh lương thực. Trong thân cây dong riềng có
sợi màu trắng, có thể được sử dụng để chế biến thành sợi dệt thành các loại
bao bì nhỏ. Củ dong riềng có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi, tuy nhiên cả củ,
thân, lá đều dùng được vào mục đích này.
Những vùng có truyền thống trồng dong riềng chế biến thành bột thì bã
có thể dùng để nấu rượu, nấu rượu xong có thể dùng bã rượu (hèm) phục vụ
chăn nuôi. Bã thải của chế biến tinh bột cũng có thể ủ làm phân bón cho cây
trồng và làm giá thể trồng nấm ăn. Ngoài ra, hoa dong riềng có màu sắc sặc sỡ
, bộ lá đẹp nên cũng có thể sử dụng dong riềng làm cây cảnh trong vườn nhà.
Ở Ecuador, dong riềng được trồng trên đất cát pha, ở độ cao 2340m trên
18
mực nước biển, trong điều kiện nhiệt độ bình quân 15-170
C. Trong 6 tháng
đầu người ta trồng xen với khoai tây, sau 12 tháng thu hoạch cho năng suất củ
trung bình 56 tấn/ha, chỉ số thu hoạch 56+8%.
Nghiên cứu đánh giá 26 mẫu giống dong riềng từ ngân hàng gen dong
riềng quốc tế của CIP tại Ecuador, trong nhà lưới ở độ cao 2400m, biên độ 12-
27o
C với mật độ 2cây/m2, trên nền đất cát pha, không bón phân, Hermann và
CS đã thu được kết quả rất thú vị. Năng suất củ tươi đạt từ 17-96 tấn/ha, hàm
lượng tinh bột trong củ tươi đạt 4-22% và đạt 12-31% qui về chất khô, hàm
lượng đường hòa tan trong củ tươi là 5-11 độ Brix.
Nhóm tác giả trong công bố của mình đã kết luận, mặc dù hàm lượng
tinh bột trong củ dong riềng thấp nhưng do năng suất củ rất cao nên vẫn có
năng suất tinh bột đạt 2,8-14,3 tấn/ha và chỉ số thu hoạch cao nên dong riềng
là cây tăng thu nhập của nông dân nghèo ở các vùng cao nhiệt đới. Tuy nhiên
cho đến nay, tại các nước có trồng dong riềng thì vẫn chưa được quan tâm
nghiên cứu. Ở châu Á, Trung Quốc và Việt Nam là những nước trồng và sử
dụng dong riềng hiệu quả nhất (Hermann, M. et al. 2007).
Hiện nay trên thế giới chọn tạo giống dong riềng chủ yếu chọn lọc từ
nguồn gen hoang dại, sau đó tiến hành cải tiến nguồn gen để chọn lọc giống
mới. Nhưng cũng có một số ít công trình đã nghiên cứu chọn giống dong
riềng bằng chỉ thị phân tử.
1.3.2. Các kết quả nghiên cứu về cây dong riềng ở Việt Nam
Dong riềng có nhiều tên địa phương khác nhau như khoai chuối, khoai
lào, dong tây, củ đao, khoai riềng, củ đót, chuối nước.
Dong riềng được nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 19. Năm 1898, người
Pháp đã trồng thử dong riềng ở nước ta nhưng công việc đã bị dừng lại vì thời
đó chưa biết cách chế biến tinh bột dong riềng (Lý Ban, 1963). Từ năm 1961
đến 1965 một số nghiên cứu về nông học với cây dong riềng đã được thực
19
hiện tại Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp (INSA) nhằm mục đích mở rộng
diện tích dong riềng, tuy nhiên vấn đề trồng dong riềng vẫn không được quan
tâm vì thiếu công nghệ chế biến và tiêu thụ thấp. Từ năm 1986 do nhu cầu sản
xuất miến từ bột dong riềng ngày càng tăng nên diện tích loại cây này đã được
người dân tự phát mở rộng. Những địa phương trồng dong riềng với diện tích
lớn là Hoà Bình, Ngoại thành Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hoá, Hưng
Yên, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Đồng Nai.
Dong riềng có sức sống rất mạnh, có khả năng thích nghi cao với điều
kiện ngoại cảnh, có sức chống chịu tốt với sâu bệnh. Cây không có nhu cầu
nhiều về ánh sáng nên có thể sinh trưởng bình thường nơi cớm nắng. Cây
dong riềng có khả năng chống chịu tốt nhiệt độ thấp, có thể trồng ở những nơi
mà khoai lang, sắn không trồng được. Hơn nữa, dong riềng còn là cây trồng
dễ tính, yêu cầu đất không nghiêm khắc nên có thể trồng trên nhiều loại đất
khác nhau như: đồi, sườn núi dốc trên 150
, vườn nhà và bãi cao ven sông vẫn
cho năng suất củ cao. Nếu trồng ở nơi đất tốt, một khóm có thể thu được 15-
20 kg. Trồng trên diện tích lớn dong riềng có thể cho năng suất đạt tới 45-75
tấn củ/ha nếu thâm canh. Với những đặc điểm này, dong riềng đã trở thành
một loại mặt hàng có nhiều triển vọng phát triển ở vùng miền núi nước ta, có
thể phát triển cây dong riềng trên một phạm vi rộng lớn ở nhiều vùng để tăng
nguồn vật liệu cho sản xuất ngành hàng miến, tinh bột và các sản phẩm khác
(Nguyễn Ngọc Huệ, Đinh Thế Lộc, 2005) .
Dong riềng có nhiều đặc tính sinh học quý như kích thước hạt tinh bột
lớn nhất trong nhóm cây có củ, tới 150 micron (tinh bột sắn là 35 micron).
Điều này giúp cho việc tách chiết tinh bột dong riềng dễ dàng hơn so với một
số cây có củ khác. Hàm lượng amiloza trong tinh bột dong riềng cao đạt từ
38% - 41%, gần bằng hàm lượng amiloza trong tinh bột đậu đỗ (46% - 54%)
20
(Lê Ngọc Tú và cs., 1994). Điều này làm cho sợi miến dong riềng dai và giòn
tương tự miến đỗ xanh, trong khi giá thành miến dong chỉ bằng một nửa so
với miến đậu xanh. Đây là lợi thế canh tranh của miến dong so với miến đậu
xanh. Dong riềng chế biến thành bột lãi gấp 2-3 lần trồng lúa trong điều kiện
khó khăn.
Dong riềng đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc xoá đói,
giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn miền núi.
Trong những năm qua, sản xuất dong riềng và các sản phẩm chế biến đã thu
hút nhiều ngày công lao động của nông dân, thợ thủ công, góp phần tạo việc
làm cho nhiều người lao động, đồng thời đã góp một phần quan trọng trong
việc nâng cao nguồn thu cho người sản xuất.
Dong riềng là cây tăng thu nhập cho nông dân tại một số vùng sinh thái
đặc thù như nơi đất khô hạn (vùng đồi núi của Huế, Sơn Tây), đất dốc, khí
hậu lạnh như Mộc Châu, Sơn la, Hòa Bình.... Tuy nhiên trong những năm gần
đây do không có sự đầu tư về chọn lọc, phục tráng giống cũng như các kỹ
thuật canh tác phù hợp, các giống dong riềng có tiềm năng và chất lượng cao
đang bị suy giảm. Bên cạnh đó, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng làm
cho diện tích trồng dong riềng đang có xu hướng giảm khiến cho nguồn cung
cấp nguyên liệu ngày càng bị cạn kiệt trong khi nhu cầu tiêu dùng các sản
phẩm của nó vẫn không ngừng tăng lên ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Tại Việt Nam trong những năm 60 cây dong riềng đã được một số tác giả
nghiên cứu về đặc điểm thực vật học, giải phẫu lá và một số biện pháp kỹ
thuật trồng (Bùi Công Trừng, Nguyễn Hữu Bình, 1963; Tổ nghiên cứu cây có
củ., 1969). Theo Mai Thạch Hoành (2003), nước ta thường trồng 3 nhóm
giống: Nhóm dong đỏ, nếu thâm canh tốt năng suất đạt 40 tấn/ha, bột ướt
chiếm 27% củ tươi, thời gian sinh trưởng 8,5 – 10 tháng; Nhóm dong xanh
năng suất đạt 40-42 tấn/ha nếu thâm canh tốt, bột ướt chiếm từ 25 – 27% củ
21
tươi, thời gian sinh trưởng 9-12 tháng; Nhóm Việt-CIP năng suất đạt trên diện
tích nhỏ thâm canh có thể tới 60 tấn/ha, bột ướt chiếm 23% củ tươi, thời gian
sinh trưởng 7,5 tháng. Những năm 1993-1994, Trung tâm Nghiên cứu khoai
tây rau, nay là Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây có củ với sự hợp tác
tài trợ của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển quốc tế Canada (IDRC), đã
bước đầu thu thập nguồn gen dong riềng tại nhiều vùng sinh thái trong cả
nước, đây là cuộc thu thập có quy mô lớn nhất và rộng nhất từ trước đến nay.
Hiện tại Ngân hàng gen cây trồng quốc gia có 71 mẫu giống dong riềng gồm
cả địa phương và nhập nội từ CIP, tuy nhiên vẫn chưa khai thác hiệu quả tài
nguyên này do điều kiện kinh phí hạn hẹp chỉ đủ cho hoạt động bảo quản lưu
giữ và đánh giá ban đầu (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và Cs, 2006).
Về kỹ thuật trồng dong riềng đạt năng suất cao, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn khuyến cáo: Thời vụ trồng dong riềng từ tháng 1
đến tháng 3 dương lịch, tốt nhất là tháng 2. Mật độ từ 1,6 – 2,5 vạn cây, hàng
cách hàng 0,8 – 1 m, cây cách cây 0,5 – 0,6 m. Phân bón: 15 – 25 tấn phân
hữu cơ + 200 – 400 kg đạm + 500 – 650 kg lân + 200 kg kali. Phân hữu cơ và
lân bón 1 lần trước khi trồng, phân đạm bón 3 lần (trước trồng, sau trồng 1 và
4 – 5 tháng), kali bón 2 lần (sau trồng 1 và 4 – 5 tháng). Làm cỏ và vun gốc 3
lần (sau mọc 1, 2 và 4 – 5 tháng). Thu hoạch sau trồng 10- 11 tháng, nếu thu
sớm củ non giảm năng suất và hàm lượng tinh bột, nếu thu muộn cây có thể ra
mầm mới làm giảm hàm lượng tinh bột.
Theo Nguyễn Thiếu Hùng (2012), dong riềng có thể trồng quanh năm trừ
những tháng quá nóng hoặc quá rét, nhưng thích hợp nhất là từ tháng 2 đến
tháng 5. Dong riềng có thể trồng trên rất nhiều loại đất, từ đất bạc màu, đất
đồi núi, đất mặn… nhưng tốt nhất là đất xốp, nhiều mùn. Nếu trồng dong
riềng trên đất đồi núi, đất đá, bãi thoát nước thì không cần phải làm đất mà
sau khi dọn cỏ, bổ hốc đường kính khoảng 20cm, sâu khoảng 20 đến 25cm
22
sau đó mới trồng. Trồng trên đất ruộng, vườn, bãi đọng nước thì cần lên luống
rộng 1,4 đến 2m; cao 15cm- 20cm và rãnh rạch ngang luống sâu khoảng
15cm. Mật độ trồng từ 4 đến 5 vạn cây/ha, khoảng cách khóm cách khóm là
45 đến 50 cm, hàng cách hàng: 50 cm, nếu trồng xen với ngô và đậu tương thì
giảm mật độ trồng. Lượng phân bón: 10 đến 15 tấn phân hữu cơ + 200 kg N +
100 kg P205 + 200 kg K2O chia làm 3 lần. Bón lót 100% phân hữu cơ + 100%
P205 + 1/3 N; sau trồng 1 tháng bón thúc lần 1: 1/3 N + 1/2 K2O kết hợp với
xới đất và vun nhẹ vào gốc; sau trồng 4 tháng bón lượng phân còn lại kết hợp
với vun cao gốc. Thu hoạch để ăn tươi sau khi trồng 6 đến 8 tháng, còn thu
hoạch để chế biến tinh bột phải sau trồng 10 đến 12 tháng.
Như vậy trên thế giới và ở Việt nam có rất ít các công trình nghiên cứu
về cây dong riềng, đặc biệt là chưa có nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác
tổng hợp và bền vững cho vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Vì vậy việc
điều tra, thu thập, đánh giá và tuyển chọn một số giống dong riềng có năng
suất, chất lượng cao và quy trình kỹ thuật phù hợp với những điều kiện sinh
thái vùng Trung du và miền núi phía Bắc được coi là một giải pháp quan
trọng góp phần vào công tác xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn miền núi đồng
thời từng bước phát triển sản xuất dong riềng tại vùng khô hạn ở Việt Nam.
1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu
* Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. phía bắc giáp
tỉnh Cao Bằng, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp tỉnh Thái
Nguyên và phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang. Dân số tỉnh theo điều tra dân số
ngày 01/04/2009 là 294.660 người, là tỉnh ít dân nhất cả nước.
Tỉnh Bắc Kạn có 1 thị xã và 7 huyện, bao gồm 112 xã, 4 phường và 6
thị trấn.
23
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cao, địa hình bị chi phối bởi những dãy
núi vòng cung quay lưng về phía đông xen lẫn với những thung lũng. Bắc
Kạn có thể phân thành 3 vùng như sau:
• Vùng phía tây và tây-bắc: bao gồm các mạch núi thuộc khu vực huyện
Chợ Đồn, Pác Nặm, Ba Bể chạy theo hướng vòng cung tây bắc–đông
nam, định ra hướng của hệ thống dòng chảy lưu vực sông Cầu. Dãy núi
cao nhất là Phia Bióoc - 1578m.
• Vùng phía đông và đông-bắc: hệ thống núi thuộc cánh cung Ngân Sơn
chạy theo hướng bắc-nam, mở rộng thung lũng về phía đông bắc.
• Vùng trung tâm: vùng địa hình thấp, kẹp giữa một bên là dãy núi cao
thuộc cánh cung sông Gâm ở phía tây, với một bên là cánh cung Ngân
Sơn ở phía đông.
Bắc Kạn Là tỉnh vùng núi cao, có địa hình phức tạp, cơ sở vật chất và
kinh tế chưa phát triển. Tuy nhiên những năm gần đây tỉnh Bắc Kạn đã có 1
số bước phát triển đáng kể. Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh năm 2011: Tổng
giá trị gia tăng (theo giá cố định 1994) ước đạt 1.477.155 triệu đồng, tăng
13% so với năm 2010 (kế hoạch 13,5%), trong đó: Khu vực kinh tế nông,
lâm, ngư nghiệp đạt 551.839 triệu đồng, tăng 11,36% (kế hoạch 7,5%); khu
vực kinh tế công nghiệp - XDCB đạt 298.426 triệu đồng, tăng 2,64% (kế
hoạch 23%); khu vực kinh tế các ngành dịch vụ đạt 626.890 triệu đồng, tăng
20,29% (kế hoạch 14%). Tổng giá trị gia tăng (theo giá thực tế) ước đạt
4.349.665 triệu đồng, tăng 22,81% so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu
người đạt 14,6 triệu đồng, tăng 2,7 triệu đồng so với năm 2010. Cơ cấu kinh
tế: Khu vực nông - lâm nghiệp chiếm 42%; khu vực công nghiệp - xây dựng
cơ bản chiếm 14,2%; khu vực dịch vụ chiếm 43,8%. So với cùng kỳ năm
2010, khu vực kinh tế nông - lâm nghiệp tăng 3,5%, công nghiệp - xây dựng
giảm 3%; dịch vụ tăng 0,4%. Các chương trình, dự án, mô hình giảm nghèo
24
tiếp tục được các cấp, ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện hiệu quả. Tỷ lệ hộ
nghèo năm 2011 con 26,52%.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 37.798 ha đất sản xuất nông
nghiệp, chiếm 7,76% diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất sản xuất
nông nghiệp trên đầu người của tỉnh đạt 1.259 m2
/người, cao hơn của cả
nước (1.150 m2
/người).
Bắc Kạn có 333.058 ha đất lâm nghiệp, chiếm 68,41% diện tích tự
nhiên. Bình quân diện tích đất lâm nghiệp là 1,11 ha/người cao hơn mức bình
quân chung của cả nước (0,15 ha/người).
Bắc Kạn có thế mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến
khoáng sản, vật liệu xây dựng, nông lâm nghiệp và du lịch..
* Điều kiện tự nhiên, kinh tế - huyện Ba Bể
Huyện Ba Bể nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Kạn có tổng diện tích tự
nhiên là 68.412ha (bằng 14,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn). Nằm
trong toạ độ địa lý 220
27’ đến 220
35’ vĩ độ Bắc và 1050
44’ đến 1050
58’ kinh
độ Đông ranh giới hành chính của huyện như sau:
Phía Bắc giáp huyện Pác Nặm và tỉnh Cao Bằng.
Phía Nam giáp huyện Bạch Thông.
Phía Đông giáp huyện Ngân Sơn.
Phía Tây giáp huyện Chợ Đồn và tỉnh Tuyên Quang.
* Về địa hình:
Huyện có địa hình đặc trưng miền núi cao, bị chia cắt mạnh, có độ dốc
lớn, hướng núi không đồng nhất. Độ cao trung bình trên 600m so với mặt
nước biển, nơi có địa hình cao nhất là 1.571m (đỉnh Phja Bjoóc), nghiêng dần
theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và có thể chia làm 3 dạng địa hình chính.
25
* Về đất đai:
- Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện khoảng 6770ha,
chiếm 9,9% tổng diện tích tự nhiên.
- Đất lâm nghiệp toàn huyện là 54.876ha.
* Về dân cư, lao động:
Huyện Ba Bể có 5 dân tộc chính cùng sinh sống trên 16 đơn vị hành
chính xã, thị trấn (202 thôn bản) gồm Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng với
10.052 hộ khoảng 47.000 người. Trong đó dân số nông thôn khoảng 43.545
người (chiếm tỷ lệ 92,7%). Mật độ dân số trung bình là 69 người/km2
.
* Về phát triển kinh tế:
Sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản vẫn là ngành kinh tế chủ lực và có
đóng góp quan trọng nhất vào tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn huyện.
Sản lượng lương thực có hạt năm 2011 đạt trên 27.000 tấn, bình quân
lương thực đầu người đạt 630kg/người/năm. Thu nhập bình quân trên 1ha đạt
khoảng 30 triệu đồng, mô hình nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích đang
được phát triển rộng khắp trong toàn huyện, một số cánh đồng thu nhập đạt từ
50 – 70 triệu đồng trên 1ha.
Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 7 - 8 triệu đồng/người/năm.
Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 còn 29,63% (tỉnh Bắc Kạn là 26,52%, vùng
Tây Bắc là 29,5%)
Huyện có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế -
văn hoá – xã hội với các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Trên địa bàn
huyện cũng được thiên nhiên phú cho nhiều danh lam, thắng cảnh mà điển
hình là Hồ Ba Bể với tiềm năng du lịch rất lớn. Tuy nhiên do cơ sở hạ tầng,
nhất là giao thông chậm phát triển nên chưa khai thác được tiềm năng thế
mạnh của địa phương.
26
Những kiểu địa hình trên tuy có gây khó khăn cho việc phát triển nông
nghiệp nhưng lại là điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng
với nhiều loại cây trồng, vật nuôi tạo điều kiện cho phát triển nông lâm sản
hàng hoá.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, bên cạnh việc phát huy lợi thế đất rừng để
phát triển lâm nghiệp, lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển các loại cây
cao sản, có năng suất, chất lượng và đem lại giá trị kinh tế cao cũng được chú
trọng đầu tư phát triển như cây Dong riềng. Cây Dong riềng là một trong
những cây trồng có tiềm năng, năng suất cao, thích hợp với điều kiện tự nhiên
của huyện Ba Bể, là cây trồng được chọn là cây xoá đói, giảm nghèo và tiến
tới làm giầu cho người dân Ba Bể.
1.5. Đặc điểm khí hậu vùng nghiên cứu
* Kết quả theo dõi 5 năm
Năm
theo dõi
Chỉ tiêu theo dõi
Nhiệt độ TB
(o
c)
Độ ẩm TB
(%)
Tổng lượng
mưa (mm)
Tổng số giờ
nắng (giờ)
2008 21,7 86 1979,1 1321
2009 22,8 84 1337 1508
2010 22,9 85 1416,5 1526
2011 21,5 85 959,8 1290
2012 22,7 86 1390 1286
Nguồn: Số liệu của Trạm Khí tượng thủy văn huyện Ba Bể.
27
* Kết qủa theo dõi năm 2012
Tháng
theo dõi
Chỉ tiêu theo dõi
Nhiệt độ TB
(o
c)
Độ ẩm TB
(%)
Tổng lượng
mưa (mm)
Tổng số giờ
nắng (giờ)
1 13,7 85 377 24
2 15,3 81 29 26
3 19,7 81 46 66
4 25,7 78 567 196
5 27,5 83 2431 172
6 27,9 88 1846 102
7 27,7 90 3628 157
8 27,8 88 2431 196
9 25,4 89 1637 126
10 23,7 89 416 104
11 20,7 90 338 66
12 16,8 88 154 51
Nguồn: Số liệu của Trạm Khí tượng thủy văn huyện Ba Bể
28
Chương 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu sử dụng giống dong lai, nhập từ Hà Tây vào huyện
từ năm 2006 – 2007, hiện nay đang được trồng phổ biến ở địa phương
(Khoảng 95% diện tích).
2.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài
2.2.1. Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ dong riềng
tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
- Điều tra, thu thập số liệu về các giống dong riềng tại huyện Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn.
- Điều tra, đánh giá tình hình phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ
dong riềng.
2.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh cây dong riềng
- Nghiên cứu về mật độ trồng dong riềng thích hợp tại huyện Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn.
- Nghiên cứu về lượng phân đạm bón phù hợp cho dong riềng tại huyện
Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất và chất
lượng của dong riềng trồng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1.Điều tra thu thập số liệu để đánh giá tình hình sản xuất, chế biến, tiêu
thụ dong riềng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
- Điều tra, thu thập số liệu về tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ dong
riềng tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn và đánh giá những thuận lợi, khó khăn,
triển vọng phát triển Dong riềng trên địa bàn huyện.
29
- Niên độ điều tra 10 năm từ 2001 – 2011.
- Địa bàn điều tra 5 xã: Địa Linh, Yến Dương, Mỹ Phương, Chu Hương,
Phúc Lộc.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn thu thập số liệu có liên quan qua phiếu
điều tra, mẫu câu hỏi, thực hiện 30 phiếu điều tra/xã.
2.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây dong riềng tại
Mỹ phương, huyện Ba Bể
2.3.2.1. Nghiên cứu về mật độ
- Các công thức về mật độ gồm 5 công thức được ký hiệu như sau:
+ Công thức 1: 80 x 80 = 15.600 cây/ha;
+ Công thức 2: 80 x 60 = 20.000 cây/ha(đối chứng);
+ Công thức 3: 80 x 50 = 25.000 cây/ha;
+ Công thức 4: 80 x 40 = 30.000 cây/ha;
+ Công thức 5: 80 x 35 = 35.000 cây/ha;
- Bố trí thí nghiệm theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh
(RCBD). Thí nghiệm được bố trí trên đất nương rẫy, đất vàn cao không chủ
động nước tưới (đất ruộng 1 vụ). Mỗi công thức thí nghiệm có diện tích
100m2
/công thức, ba lần nhắc lại.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:
CT 1 CT 2 CT 3 CT4 CT 5
CT 3 CT 5 CT 1 CT 2 CT 4
CT 2 CT 4 CT 5 CT 1 CT 3
- Giống thí nghiệm là giống địa phương đang được trồng đại trà trong
sản xuất.
- Ngày trồng : 20/02/2012.
- Quy trình phân bón (áp dụng theo hướng dẫn kỹ thuật của Sở Nông
nghiệp & PTNT ban hanh với mức bón trung bình):
30
* Lượng bón: 05 tấn phân hữu cơ + 90KgN+80kgP205 + 100K20 (tương
đương với 200 kg Urea + 500kg lân + 200 kg kalyclorua).
* Cách bón:
+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và lân cộng 1/3 lượng đạm.
+ Bón thúc lần 1: sau khi cây mọc 1 tháng nhằm giúp cây đẻ nhánh
nhanh, nhiều: bón 1/3 lượng đạm cộng 1/2 lượng kali.
+ Bón thúc lần 2: sau trồng khoảng 4 - 5 tháng: 1/3 lượng đạm cộng 1/2
lượng kali còn lại, để cây sinh trưởng phát triển tốt và tích lũy đường bột nhiều.
- Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: (do chưa có quy trình của Nhà
nước quy định về phương pháp theo dõi đối với cây dong riềng nên chúng tôi
theo dõi các chỉ tiêu theo một số nội dung và phương pháp trong thí nghiệm
đồng ruộng)
* Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây dong riềng gồm:
- Tỷ lệ mọc: Tỷ lệ mọc của cây dong riềng được tính bằng % số cây mọc
trên tổng số cây trồng.
- Độ đồng đều: Đánh giá ở giai đoạn 50 đến 75 ngày sau trồng với 5 mức
đánh giá bằng cách so sánh theo thang điểm 1 – 9:
Điểm 1. Rất không đồng đều
- 3. Không đồng đều
- 5. Trung bình
- 7. Khá đồng đều
- 9. Rất đồng đều
- Đo chiều cao cây: dùng tay vuốt từ gốc lên trên, lấy lá có dọc dài nhất,
đo từ mặt đất đến hết phần cuống lá, 20 ngày đo một lần đến khi cây ra hoa,
đo mỗi ô 10 cây (dùng thước đo).
- Theo dõi số lá: bằng cách buộc đánh dấu ngày lá bắt đầu xòe của lá đầu
tiên cho đến số lá cuối cùng, 20 ngày đếm 1 lần đến khi cây ra hoa, mỗi ô thí
nghiệm theo dõi 10 cây.
31
- Thời gian sinh trưởng, phát triển của Dong riềng trong các công thức
thí nghiệm (ngày): Được tính từ khi trồng đến khi cây lụi 70 % số lá trên cây
tại thời điểm thu hoạch (hầu hết các lá lụi, chỉ còn 1-2 lá xanh).
* Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Số thân/khóm.
- Khối lượng trung bình của một gốc: Thu hoạch 10 cây liền nhau sau đó
tính trung bình.
- Năng suất thống kê: thu toàn bộ ô thí nghiệm.
- Năng suất ( tấn/ha)
- Tỷ lệ tinh bột ướt, tinh bột khô, năng suất tinh bột ướt, tinh bột khô.
*Phương pháp xác định tỷ lệ tinh bột (tinh bột ướt và tinh bột khô):
Mẫu được rửa sạch, cân chính xác khối lượng (cả vỏ), đem nghiền thành
bột mịn. Sau khi nghiền xong cho vào chậu, đổ nước cất hoà tan đều bột
nghiền rồi lọc qua vải lọc nhiều lần để lấy bã bỏ đi. Nước dịch sau khi đã lọc
qua vải lọc để lắng trong 24 giờ rồi gạn bỏ nước lấy phần lắng đọng trong
chậu. Tiếp tục cho nước cất vào hoà tan phần lắng đọng đó rồi để ngâm tiếp
trong 24 giờ nữa. Làm như vậy 4-5 lần ta sẽ thu được tinh bột ướt. Tinh bột ướt
được lấy ra cho vào giấy thấm để cho thoát nước đến khi nào tay cầm vào thấy
bột mịn không dính tay thì cân để tính tỷ lệ tinh bột ướt.
Tinh bột ướt sau khi cân xong cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 45 - 500
C trong
thời gian 10-12 phút (thử bằng độ bám của bột ở da tay). Cân lại khối lượng,
tính được tỷ lệ tinh bột khô.
2.3.2.2. Nghiên cứu về lượng phân đạm thích hợp
- Các công thức về phân bón gồm 5 công thức được ký hiệu như sau:
+ Công thức 1: 5tấn phân hữu cơ + 70KgN+80kgP205 + 100K20;
+ Công thức 2: 5tấn phân hữu cơ + 90KgN+80kgP205 + 100K20;
+ Công thức 3: 5tấn phân hữu cơ + 110KgN+80kgP205 + 100K20;
32
+ Công thức 4: 5tấn phân hữu cơ + 130KgN+80kgP205 + 100K20;
+ Công thức 5: Bón theo nông dân (đối chứng).
Tương ứng với 25KgN+50kgP205 + 15K20;
- Cách bón thống nhất như nhau:
+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và lân cộng 1/3 lượng đạm.
+ Bón thúc lần 1: sau khi cây mọc 1 tháng nhằm giúp cây đẻ nhánh
nhanh, nhiều: bón 1/3 lượng đạm cộng 1/2 lượng kali.
+ Bón thúc lần 2: sau trồng khoảng 4 - 5 tháng: 1/3 lượng đạm cộng 1/2
lượng kali còn lại, để cây sinh trưởng phát triển tốt và tích lũy đường bột nhiều.
- Bố trí thí nghiệm theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh
(RCBD). Thí nghiệm được bố trí trên đất nương rẫy, đất vàn cao không chủ động
nước tưới. Mỗi công thức thí nghiệm có diện tích 100m2
x 3 lần nhắc lại:
Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:
CT 1 CT 2 CT 3 CT4 CT 5
CT 3 CT 5 CT 1 CT 2 CT 4
CT 2 CT 4 CT 5 CT 1 CT 3
- Giống thí nghiệm là giống địa phương đang được trồng đại trà trong
sản xuất.
- Ngày trồng : 20/02/2012
- Mật độ trồng: 80 x 50 = 25.000 cây/ha
- Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi (theo dõi tương tự như phần mật
độ trồng).
2.3.2.3. Nghiên cứu thời điểm thu hoạch thích hợp đối với giống dong địa phương
Công thức 1; Thu hoạch sau trồng 240 ngày. (Ngày trồng: 20/02/2012;
Ngày thu hoạch: 19 -20/10/2012)
33
Công thức 2; Thu hoạch sau trồng 260 ngày. (Ngày trồng: 20/02/2012;
Ngày thu hoạch: 10 – 11/11/2012)
Công thức 3; Thu hoạch sau trồng 280 ngày. (Ngày trồng: 20/02/2012;
Ngày thu hoạch: 29 – 30/11/2012)
Công thức 4; Thu hoạch sau trồng 300 ngày. (Ngày trồng: 20/02/2012;
Ngày thu hoạch: 19- 20/12/2012)
- Bố trí thí nghiệm theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD).
Thí nghiệm được bố trí trên đất nương rẫy, đất vàn cao không chủ động nước
tưới. Mỗi công thức thí nghiệm có diện tích 100m2
x 3 lần nhắc lại.
CT2 CT1 CT4 CT3
CT3 CT4 CT1 CT2
CT1 CT2 CT3 CT4
- Giống thí nghiệm là giống địa phương đang được trồng đại trà trong
sản xuất.
- Mật độ trồng: 80 x 50 = 25.000 cây/ha.
- Quy trình phân bón (áp dụng theo hướng dẫn kỹ thuật của Sở Nông
nghiệp & PTNT ban hanh với mức bón trung bình):
* Lượng bón: 05 tấn phân hữu cơ + 90KgN+80kgP205 + 100K20 (tương
đương với 200 kg Urea + 500kg lân + 200 kg kalyclorua).
* Cách bón:
+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và lân cộng 1/3 lượng đạm.
+ Bón thúc lần 1: sau khi cây mọc 1 tháng nhằm giúp cây đẻ nhánh
nhanh, nhiều: bón 1/3 lượng đạm cộng 1/2 lượng kali.
+ Bón thúc lần 2: sau trồng khoảng 4 - 5 tháng: 1/3 lượng đạm cộng
1/2 lượng kali còn lại, để cây sinh trưởng phát triển tốt và tích lũy đường
bột nhiều.
34
- Các chỉ tiêu nghiên cứu
+ Khối lượng củ tươi / gốc
+ Năng suất củ tươi.
+ Tỷ lệ tinh bột ướt, tinh bột khô, năng suất tinh bột ướt, tinh bột khô.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm xử lý thống kê IRRISTAT
35
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ dong riềng tại huyện Ba Bể
tỉnh Bắc Kạn
3.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng dong riềng tại huyện Ba Bể (2001 - 2011)
Bảng 3.1: Diện tích, năng suất, sản lượng dong riềng tại huyện Ba Bể
(2001 - 2011)
Năm Chỉ tiêu
Địa
Linh
Yến
Dương
Mỹ
Phương
Chu
Hương
Phúc
Lộc
Toàn
huyện
2001
D.tích (ha) 50 120 0 0 0 170
N.suất(tấn/ha) 62 65 0 0 0 64,11
S.lượng(tấn) 3100 7800 0 0 0 10.900
2002
D.tích (ha) 150 125 7,5 0 0 282,5
N.suất(tấn/ha) 62 65 65 0 0 63,4
S.lượng(tấn) 9300 8125 487,5 0 0 17.912,5
2003
D.tích (ha) 202 143 5 0 0 350
N.suất(tấn/ha) 58 58 65 0 0 58,1
S.lượng(tấn) 11716 8294 325 0 0 20.335
2004
D.tích (ha) 198 70 5 3 0 276
N.suất(tấn/ha) 35 50 65 65 0 39,67
S.lượng(tấn) 6930 3500 325 195 0 10.950
2005
D.tích (ha) 1,1 32 0 0 0 33,1
N.suất(tấn/ha) 47 50 0 0 0 49,9
S.lượng(tấn) 51,7 1600 0 0 0 1651,7
2006
D.tích (ha) 1,3 63 0 0 0 64,3
N.suất(tấn/ha) 45 50 0 0 0 49,9
S.lượng(tấn) 58,5 3150 0 0 0 3208,5
2007
D.tích (ha) 1,2 33 0 0 0 34,2
N.suất(tấn/ha) 50 50 0 0 0 50
S.lượng(tấn) 60 1650 0 0 0 1710
2008
D.tích (ha) 1 51 0 0 0 52
N.suất(tấn/ha) 50 50 0 0 0 50
S.lượng(tấn) 50 2550 0 0 0 2600
2009
D.tích (ha) 0 51 2 0 0 53
N.suất(tạ/ha) 0 50 55 0 0 50,2
S.lượng(tấn) 0 2550 110 0 0 2660
2010
D.tích (ha) 3 70 2 3 0 78
N.suất(tấn/ha) 52 55 55 55 0 54,88
S.lượng(tấn) 156 3850 110 165 0 4281
2011
D.tích (ha) 5 40 50 8 2 105
N.suất(tấn/ha) 55 55 55 55 55 55
S.lượng(tấn) 275 2200 2750 440 110 5775
36
Qua kết quả tại bảng 3.1, cho thấy từ năm 2001 đến năm 2003 diện
tích trồng dong riềng ở huyện Ba Bể tăng dần và trồng tập trung ở 2 xã
Yến Dương, Địa Linh, năng suất tương đối ổn định. Năm 2004 do ảnh
hưởng của bệnh cháy lá, thối thân gây hại nặng làm cho năng suất dong
riềng giảm mạnh, có diện tích bị mất trắng không cho thu hoạch. Từ năm
2005 dến năm 2009 diện tích trồng không đáng kể. Giai đoạn này sử dụng
giống dong đỏ địa phương là chính.
Từ năm 2010 đến năm 2011 diện tích trồng tăng dần trở lại, thời
gian này chủ yếu sử dụng giống dong lai nhập từ tỉnh Hà Tây.
3.1.2. Tình hình chế biến dong riềng tại huyện Ba Bể (2001 - 2011)
Bảng 3.2: Kết quả điều tra về tình hình chế biến dong riềng
tại huyện Ba Bể (2001 - 2011)
Năm Chỉ tiêu
Địa
Linh
Yến
Dương
Mỹ
Phương
Chu
Hương
Phúc
Lộc
Toàn
Huyện
2001
Tinh bột (tấn) 589 1482 0 0 0 2071
Miến (tấn) 0 0 0 0 0 0
2002
Tinh bột (tấn) 1767 1544 92,6 0 0 3403,6
Miến (tấn) 0 0 0 0 0 0
2003
Tinh bột (tấn) 2226 1576 61,75 0 0 3864
Miến (tấn) 3,7 4,5 0 0 0 8,2
2004
Tinh bột (tấn) 1317 665 63 0 0 2045
Miến (tấn) 4 6 0 0 0 10
2005
Tinh bột (tấn) 8,3 288 0 0 0 296,3
Miến (tấn) 2,5 5 0 0 0 7,5
2006
Tinh bột (tấn) 10 567 0 0 0 577
Miến (tấn) 0 6,2 0 0 0 6,2
2007
Tinh bột (tấn) 10,8 297 0 0 0 307,8
Miến (tấn) 0 5,7 0 0 0 5,7
2008
Tinh bột (tấn) 9,5 510 0 0 0 519,5
Miến (tấn) 0 15 0 0 0 15
2009
Tinh bột (tấn) 0 498 22 0 0 520
Miến (tấn) 0 18 0 0 0 18
2010
Tinh bột (tấn) 30 770 21 32 0 853
Miến (tấn) 0 0 65 0 0 65
2011
Tinh bột (tấn) 55 462 550 84 23 1174
Miến (tấn) 0 9,5 125 0 0 134,5
37
Qua kết quả tại bảng 3.2 cho thấy từ năm 2001 đến năm 2002 chỉ chế
biến tinh bột, không chế biến miến, từ năm 2003 trở đi bắt đầu chế biến miến,
sản lượng miến chế biến ngày càng tăng.
3.1.3. Kết quả Điều tra về thị trường tiêu thụ dong riềng tại huyện Ba Bể
(2001 - 2011)
Bảng 3.3: Về thị trường tiêu thụ dong riềng
tại huyện Ba Bể (2001 - 2011)
Năm
Tiêu thụ tinh bột (tấn) Tiêu thụ miến (tấn)
Trong huyện Ngoài huyện Trong huyện Ngoài huyện
2001 0 2071 0 0
2002 0 3403,6 0 0
2003 16 3848 8,2 0
2004 18,5 2026,5 10 0
2005 14 282,3 7,5 0
2006 12,5 564,5 6,2 0
2007 10 297,8 5,7 0
2008 27,5 492 13,5 1,5
2009 33,5 486,5 14 4
2010 115 738 15,7 49,3
2011 244 930 18,5 116
Qua kết quả tại bảng 3.3 cho thấy thị trường tiêu thụ tinh bột và miến
chủ yếu ở ngoài huyện. Sản lượng tinh bột cung cấp cho làng miến Việt
Cường huyện Đồng Hỷ và làng nghề miến xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức,
tỉnh Hà Tây cũ.
3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất, chất
lượng của dong riềng
3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của cây dong riềng
trên đất đồi tại huyện Ba Bể
Các đặc điểm sinh trưởng của cây dong riềng như tỷ lệ nảy mầm, chiều
cao cây, số thân/khóm (khả năng đẻ nhánh), số lá/thân, độ đồng đều, khả năng
38
chống chịu sâu bệnh hại là những tính trạng quan trọng ảnh hưởng đến năng
suất, chất lượng cây dong riềng. Sinh trưởng phát triển của cây dong riềng
phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật thâm
canh (mật độ, bón phân, tưới nước, mùa vụ...). Trong điều kiện thí nghiệm các
yếu tố về giống và điều kiện khác như nhau thì sự sai khác về sinh trưởng là
do sự tác động của mật độ. Để xác định mật độ trồng nào là phù hợp đối với
cây dong riềng trên đất đồi, chúng tôi theo dõi các đặc điểm sinh trưởng của
cây dong riềng trên cùng một nền phân bón và ở các mật độ trồng khác nhau
để đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của cây.
Sau trồng từ 20 – 25 ngày cây dong riềng sẽ mọc mầm. Thời gian mọc
mầm được tính từ khi trồng đến khi có ít nhất 50% số khóm mọc mầm. Thời
gian mọc mầm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ,
giống… Sau khi cây đã mọc mầm ta đánh giá tỷ lệ mọc mầm của cây.
Theo dõi khả năng sinh trưởng của cây về số thân, số lá, độ đồng đều và khả
năng chống chịu sâu bệnh hại ở các mật độ trồng khác nhau chúng tôi thu
được kết quả phân tích thống kê ở bảng 3.4 sau.
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng
của cây dong riềng trên đất đồi tại huyện Ba Bể
Chỉ tiêu
T/l mọc
(%)
Cao cây
(cm)
Số
thân/khóm
(thân)
Số
lá/thân
Độ
đồng đều
(1-9)
CT1 95,67 187,30 11,40 10,70 7
CT2 (đ/c) 95,00 190,83 11,63 11,07 7
CT3 91,67 197,52 12,20 11,30 7
CT4 91,67 183,20 9,67 9,63 5
CT5 92,33 184,57 9,00 9,57 5
CV% 3,30 3,70 4,70 2,00
LSD 0,05 5,82 6,01 0,95 0,38
39
Từ bảng kết quả phân tích thống kê trên ta thấy không có sự sai khác về
tỷ lệ nảy mầm giữa các mật độ trồng khác nhau ở mức xác suất 95%. Tỷ lệ
nảy mầm cao nhất ở công thức 1 và công thức đối chứng, các công thức còn
lại tỷ lệ nảy mầm tương đương nhau. Như vậy có thể nói tỷ lệ nảy mầm cơ
bản không phụ thuộc vào mật độ trồng.
Chiều cao cây là chỉ tiêu phản ánh sự sinh trưởng, phát triển và khả năng
chống đổ của cây dong riềng. Chiều cao cây tạo nên cấu trúc quần thể, phản
ánh khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời của cây. Theo dõi chiều
cao cây trên cùng một nền phân bón và ở các mật độ trồng khác nhau là cơ sở
để đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của cây.
Từ kết quả theo dõi tại bảng 3.4 cho thấy, ở các mật độ trồng khác nhau
cây dong riềng sinh trưởng khác nhau. Sự sai khác về chiều cao cây giữa các
công thức so với công thức đối chứng là đáng tin cậy ở mức xác suất 95%.
Chiều cao của cây dong riềng ở công thức 3 với mật độ trồng 2,5 cây/m2
cao
nhất là 197,52cm, thấp nhất là ở công thức 4 với mật độ trồng 3 cây/m2
có
chiều cao là 183,2cm và công thức 5 với mật độ trồng 3,5 cây/m2
là
184,57cm. Như vậy có thể nói mật độ trồng có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng
về chiều cao cây.
Về số lá trên thân, từ kết quả theo dõi tại bảng 3.4 cho thấy ở các mật độ
trồng khác nhau số lá trên thân cũng có sự sai khác so với đối chứng ở mức
xác suất 95%. Cụ thể ở công thức 3 với mật độ trồng 2,5 khóm/m2
số lá trên
thân cao nhất là 11,3 lá, thấp nhất là ở công thức 4 với mật độ trồng 3 cây/m2
có số lá trên thân là 9,63 lá và công thức 5 với mật độ trồng 3,5 cây/m2
có số
lá trên thân là 9,57 lá. Như vậy có thể nói mật độ trồng có ảnh hưởng đến khả
năng ra lá của cây. Đồng thời từ kết quả quan sát cho thấy mật độ trồng cũng
ảnh hưởng đến độ lớn của lá, mật độ trồng cao thì lá thường nhỏ hơn.
40
Bên cạnh các chỉ tiêu về sinh trưởng lá, độ đồng đều chỉ tiêu sinh trưởng
thân như chiều cao cây, số thân cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
chất lượng cây dong riềng. Số thân/khóm chính là khả năng đẻ nhánh của cây
dong riềng, nó phản ánh trung thực quá trình sinh trưởng của cây và có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc tạo thành năng suất.
Từ kết quả theo dõi tại bảng 3.4 cho thấy mật độ trồng ảnh hưởng đến số
thân/khóm của cây dong riềng. Trừ công thức 1, các công thức còn lại đều có
sự sai khác rõ rệt so với công thức đối chứng ở mức xác suất 95%. Công thức
3 với mật độ trồng 2,5 khóm/m2
, cây sinh trưởng đẻ nhánh nhiều, số thân
trung bình 12,2 thân/khóm. Khi trồng ở mật độ 3 cây/m2
ở công thức 4 số thân
trung bình 9,67 thân/khóm. Ở công thức 5 mật độ trồng 3,5cây/m2
số thân
trung bình đạt 9 thân/khóm. Như vậy có thể nói mật độ càng dày thì số thân
càng ít và ngược lại mật độ càng thưa thì số thân càng nhiều.
Từ kết quả phân tích ở bảng 3.4 cũng cho thấy công thức 1, công thức
đối chứng và công thức 3 quần thể sinh trưởng khá đồng đều, độ đồng đều đạt
điểm 7, công thức 4 và công thức 5 với mật độ trồng cao hơn độ đồng đều chỉ
đạt điểm 5 ở mức trung bình. Như vậy có thể nói mật độ trồng có ảnh hưởng
đến độ đồng đều của quần thể theo hướng mật độ trồng càng cao độ đồng đều
của quần thể sẽ giảm.
3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng của cây
dong riềng trên đất đồi tại huyện Ba Bể
Năng suất và chất lượng là 2 yếu tố hàng đầu trong sản xuất nó phụ
thuộc rất lớn vào giống, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật thâm
canh (mật độ, bón phân, tưới nước,...). Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản
xuất nông nghiệp phần lớn phụ thuộc vào hai yếu tố đó là nâng cao năng suất
và nâng cao chất lượng. Nên trong sản xuất dong riềng nói riêng và các sản
phẩm nông nghiệp nói chung hiện nay đang phát triển theo hướng nâng cao
41
chất lượng. Chất lượng rong riềng biến động rất phức tạp nó phụ thuộc vào
giống, tuổi thu hoạch, điều kiện đất đai, địa hình, kỹ thuật canh tác, mùa thu
hoạch... Trong điều kiện thí nghiệm các yếu tố về giống và điều kiện khác
như nhau thì sự sai khác về năng suất và chất lượng là do sự tác động của mật
độ trồng. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất
lượng của cây dong riềng thể hiện tại bảng 3.5.
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng của
cây dong riềng trên đất đồi tại huyện Ba Bể
Chỉ tiêu
K.
lượng
củ
tươi/gốc
(kg)
K.l
củ/100m2
(kg)
Năng
suất củ
(tấn/ha)
T/l
tinh
bột
ẩm
(%)
T/l
tinh
bột
khô
(%)
N.suất
tinh
bột
ẩm
(tạ/ha)
N.suất
tinh
bột
khô
(tạ/ha)
CT1 4,74 704,00 70,40 19,33 10,63 136,05 74,83
CT2(đ/c) 4,10 782,33 78,23 19,20 10,37 150,07 80,97
CT3 4,29 1.037,33 103,73 20,00 10,83 207,47 112,37
CT4 3,85 1.096,33 109,63 18,23 9,43 198,00 103,50
CT5 3,10 942,33 94,23 16,63 8,63 157,93 82,00
CV% 5,90 10,60 10,60 3,60 4,30 11,60 11,40
LSD 0,05 0,44 18,19 18,19 1,26 0,80 19,00 12,42
Kết quả phân tích thống kê cho thấy khối lượng củ/gốc, khối lượng
củ/100m2
và năng suất lý thuyết có sự tương tác với mật độ trồng.
- Về chỉ tiêu khối lượng củ/gốc: Các mật độ trồng khác nhau ảnh hưởng
khác nhau đến khối lượng củ/gốc. Công thức 1 có khối lượng củ lớn nhất
(4,74kg/gốc). Khối lượng củ thấp nhất ở công thức 5 (3,1kg/gốc).
- Về chỉ tiêu khối lượng củ/100m2
: Công thức 4 có khối lượng
củ/100m2
lớn nhất là 1.037,33kg. Ở công thức 1 có khối lượng củ/100m2
thấp nhất là 704kg.
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Của Cây Dong Riềng Tại Huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Của Cây Dong Riềng Tại Huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Của Cây Dong Riềng Tại Huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Của Cây Dong Riềng Tại Huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Của Cây Dong Riềng Tại Huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Của Cây Dong Riềng Tại Huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Của Cây Dong Riềng Tại Huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn

More Related Content

What's hot

Cam nang Phuong Phap Theo doi va Danh gia
Cam nang Phuong Phap Theo doi va Danh giaCam nang Phuong Phap Theo doi va Danh gia
Cam nang Phuong Phap Theo doi va Danh giaforeman
 
Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán - ZALO 093 18...
Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán - ZALO 093 18...Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán - ZALO 093 18...
Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán - ZALO 093 18...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN BIÊN
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN BIÊN ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN BIÊN
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN BIÊN nataliej4
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Một Số Giống Bí ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Một Số Giống Bí ...Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Một Số Giống Bí ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Một Số Giống Bí ...nataliej4
 
Cac buoc xay dung du an
Cac buoc xay dung du anCac buoc xay dung du an
Cac buoc xay dung du anforeman
 
Tính toán, thiết kế hệ thống lạnh bảo quản quả vải tươi của công ty cổ phần t...
Tính toán, thiết kế hệ thống lạnh bảo quản quả vải tươi của công ty cổ phần t...Tính toán, thiết kế hệ thống lạnh bảo quản quả vải tươi của công ty cổ phần t...
Tính toán, thiết kế hệ thống lạnh bảo quản quả vải tươi của công ty cổ phần t...nataliej4
 
An sinh xa hoi o Viet Nam luy tien den muc nao?
An sinh xa hoi o Viet Nam luy tien den muc nao?An sinh xa hoi o Viet Nam luy tien den muc nao?
An sinh xa hoi o Viet Nam luy tien den muc nao?foreman
 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...nataliej4
 
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)foreman
 
Can thiep va phong ngua cac van de suc khoe tinh than tre em VN
Can thiep va phong ngua cac van de suc khoe tinh than tre em VNCan thiep va phong ngua cac van de suc khoe tinh than tre em VN
Can thiep va phong ngua cac van de suc khoe tinh than tre em VNforeman
 
Hoithaovesuckhoetamthantre emVN
Hoithaovesuckhoetamthantre emVNHoithaovesuckhoetamthantre emVN
Hoithaovesuckhoetamthantre emVNforeman
 
Một số vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật
Một số vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luậtMột số vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật
Một số vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luậtnguoitinhmenyeu
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI HUYỆN QUẢNG...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI HUYỆN QUẢNG...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI HUYỆN QUẢNG...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI HUYỆN QUẢNG...nataliej4
 
Bao cao thuc tap tot nghep
Bao cao thuc tap tot nghepBao cao thuc tap tot nghep
Bao cao thuc tap tot nghepvanliemtb
 
Danh gia du bao tac dong cua phap luat
Danh gia du bao tac dong cua phap luatDanh gia du bao tac dong cua phap luat
Danh gia du bao tac dong cua phap luatforeman
 
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...nataliej4
 

What's hot (20)

Cam nang Phuong Phap Theo doi va Danh gia
Cam nang Phuong Phap Theo doi va Danh giaCam nang Phuong Phap Theo doi va Danh gia
Cam nang Phuong Phap Theo doi va Danh gia
 
Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán - ZALO 093 18...
Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán - ZALO 093 18...Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán - ZALO 093 18...
Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán - ZALO 093 18...
 
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN BIÊN
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN BIÊN ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN BIÊN
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN BIÊN
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Một Số Giống Bí ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Một Số Giống Bí ...Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Một Số Giống Bí ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Một Số Giống Bí ...
 
Cac buoc xay dung du an
Cac buoc xay dung du anCac buoc xay dung du an
Cac buoc xay dung du an
 
Tính toán, thiết kế hệ thống lạnh bảo quản quả vải tươi của công ty cổ phần t...
Tính toán, thiết kế hệ thống lạnh bảo quản quả vải tươi của công ty cổ phần t...Tính toán, thiết kế hệ thống lạnh bảo quản quả vải tươi của công ty cổ phần t...
Tính toán, thiết kế hệ thống lạnh bảo quản quả vải tươi của công ty cổ phần t...
 
An sinh xa hoi o Viet Nam luy tien den muc nao?
An sinh xa hoi o Viet Nam luy tien den muc nao?An sinh xa hoi o Viet Nam luy tien den muc nao?
An sinh xa hoi o Viet Nam luy tien den muc nao?
 
Asxhvn
AsxhvnAsxhvn
Asxhvn
 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...
 
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
 
Can thiep va phong ngua cac van de suc khoe tinh than tre em VN
Can thiep va phong ngua cac van de suc khoe tinh than tre em VNCan thiep va phong ngua cac van de suc khoe tinh than tre em VN
Can thiep va phong ngua cac van de suc khoe tinh than tre em VN
 
Hoithaovesuckhoetamthantre emVN
Hoithaovesuckhoetamthantre emVNHoithaovesuckhoetamthantre emVN
Hoithaovesuckhoetamthantre emVN
 
Yếu tố ảnh hưởng đến cam kết nghề nghiệp của Điều dưỡng viên
Yếu tố ảnh hưởng đến cam kết nghề nghiệp của Điều dưỡng viênYếu tố ảnh hưởng đến cam kết nghề nghiệp của Điều dưỡng viên
Yếu tố ảnh hưởng đến cam kết nghề nghiệp của Điều dưỡng viên
 
Luận văn: Ứng dụng công nghệ nhân dạng ảnh trong thu thập thông tin về dòng g...
Luận văn: Ứng dụng công nghệ nhân dạng ảnh trong thu thập thông tin về dòng g...Luận văn: Ứng dụng công nghệ nhân dạng ảnh trong thu thập thông tin về dòng g...
Luận văn: Ứng dụng công nghệ nhân dạng ảnh trong thu thập thông tin về dòng g...
 
Tcvn iso 9004 2000
Tcvn iso 9004 2000Tcvn iso 9004 2000
Tcvn iso 9004 2000
 
Một số vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật
Một số vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luậtMột số vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật
Một số vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI HUYỆN QUẢNG...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI HUYỆN QUẢNG...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI HUYỆN QUẢNG...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI HUYỆN QUẢNG...
 
Bao cao thuc tap tot nghep
Bao cao thuc tap tot nghepBao cao thuc tap tot nghep
Bao cao thuc tap tot nghep
 
Danh gia du bao tac dong cua phap luat
Danh gia du bao tac dong cua phap luatDanh gia du bao tac dong cua phap luat
Danh gia du bao tac dong cua phap luat
 
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
 

Similar to Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Của Cây Dong Riềng Tại Huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn

Dân chủ tham gia tại VN
Dân chủ tham gia tại VNDân chủ tham gia tại VN
Dân chủ tham gia tại VNforeman
 
nghien cuu han nom
nghien cuu han nom nghien cuu han nom
nghien cuu han nom Hoang Dai
 
Van de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamVan de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamforeman
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...foreman
 
Luat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VNLuat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VNforeman
 
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ nataliej4
 
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLap Du An A Chau
 
Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt vùng Đồng bằng Bắ...
Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt vùng Đồng bằng Bắ...Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt vùng Đồng bằng Bắ...
Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt vùng Đồng bằng Bắ...nataliej4
 
So tay xay dung chien luoc phat trien ben vung (danh cho doanh nghiep)
So tay xay dung chien luoc phat trien ben vung (danh cho doanh nghiep)So tay xay dung chien luoc phat trien ben vung (danh cho doanh nghiep)
So tay xay dung chien luoc phat trien ben vung (danh cho doanh nghiep)foreman
 
Giáo dục de phát trien
Giáo dục de phát trienGiáo dục de phát trien
Giáo dục de phát trienforeman
 
Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...
Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...
Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...nataliej4
 
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC ÁP DỤNG CÁC...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC ÁP DỤNG CÁC...KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC ÁP DỤNG CÁC...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC ÁP DỤNG CÁC...nataliej4
 
Phân tích tài chính tổng công ty cổ phần bưu chính viettel
Phân tích tài chính tổng công ty cổ phần bưu chính viettelPhân tích tài chính tổng công ty cổ phần bưu chính viettel
Phân tích tài chính tổng công ty cổ phần bưu chính viettelnataliej4
 
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần CôngChủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần CôngVuKirikou
 
Ghep kenh tin hieu so trong SDH
Ghep kenh tin hieu so trong SDHGhep kenh tin hieu so trong SDH
Ghep kenh tin hieu so trong SDHHuynh MVT
 
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG nataliej4
 
Phuong Phap Nckh
Phuong Phap NckhPhuong Phap Nckh
Phuong Phap Nckhguesta60ae
 
Thuc hanh thiet ke nha may san xuat son (1)
Thuc hanh thiet ke nha may san xuat son (1)Thuc hanh thiet ke nha may san xuat son (1)
Thuc hanh thiet ke nha may san xuat son (1)Vo Kieu
 

Similar to Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Của Cây Dong Riềng Tại Huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn (20)

Dân chủ tham gia tại VN
Dân chủ tham gia tại VNDân chủ tham gia tại VN
Dân chủ tham gia tại VN
 
nghien cuu han nom
nghien cuu han nom nghien cuu han nom
nghien cuu han nom
 
Van de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamVan de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lam
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
 
Luat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VNLuat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VN
 
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
 
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
 
Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt vùng Đồng bằng Bắ...
Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt vùng Đồng bằng Bắ...Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt vùng Đồng bằng Bắ...
Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt vùng Đồng bằng Bắ...
 
So tay xay dung chien luoc phat trien ben vung (danh cho doanh nghiep)
So tay xay dung chien luoc phat trien ben vung (danh cho doanh nghiep)So tay xay dung chien luoc phat trien ben vung (danh cho doanh nghiep)
So tay xay dung chien luoc phat trien ben vung (danh cho doanh nghiep)
 
Giáo dục de phát trien
Giáo dục de phát trienGiáo dục de phát trien
Giáo dục de phát trien
 
Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...
Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...
Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...
 
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC ÁP DỤNG CÁC...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC ÁP DỤNG CÁC...KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC ÁP DỤNG CÁC...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC ÁP DỤNG CÁC...
 
Phân tích tài chính tổng công ty cổ phần bưu chính viettel
Phân tích tài chính tổng công ty cổ phần bưu chính viettelPhân tích tài chính tổng công ty cổ phần bưu chính viettel
Phân tích tài chính tổng công ty cổ phần bưu chính viettel
 
Bài mẫu báo cáo thực tập Kế toán 9 Điểm - ZALO 093 189 2701
Bài mẫu báo cáo thực tập Kế toán 9 Điểm - ZALO 093 189 2701Bài mẫu báo cáo thực tập Kế toán 9 Điểm - ZALO 093 189 2701
Bài mẫu báo cáo thực tập Kế toán 9 Điểm - ZALO 093 189 2701
 
Vie ebi 2020 v2.5 final
Vie   ebi 2020 v2.5 finalVie   ebi 2020 v2.5 final
Vie ebi 2020 v2.5 final
 
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần CôngChủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
 
Ghep kenh tin hieu so trong SDH
Ghep kenh tin hieu so trong SDHGhep kenh tin hieu so trong SDH
Ghep kenh tin hieu so trong SDH
 
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG
 
Phuong Phap Nckh
Phuong Phap NckhPhuong Phap Nckh
Phuong Phap Nckh
 
Thuc hanh thiet ke nha may san xuat son (1)
Thuc hanh thiet ke nha may san xuat son (1)Thuc hanh thiet ke nha may san xuat son (1)
Thuc hanh thiet ke nha may san xuat son (1)
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (19)

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Của Cây Dong Riềng Tại Huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––– ĐỖ THỊ MINH HOA NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY DONG RIỀNG TẠI HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2013
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––– ĐỖ THỊ MINH HOA NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY DONG RIỀNG TẠI HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 60.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRẦN NGỌC NGOẠN THÁI NGUYÊN - 2013
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Các thông tin trích dẫn, tài liệu tham khảo sử dụng để hoàn thành luận văn được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên Đỗ Thị Minh Hoa
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian tham gia chương trình học thạc sỹ, ngành trồng trọt, khóa 19 (2011-2013) tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa; bạn bè trong lớp và các đồng nghiệp nơi tôi công tác. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã cho tôi cơ hội tham gia khoá học này. Tôi xin đặc biệt cảm ơn thầy giáo GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn đã hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo công tác tại Khoa Nông học, phòng quản lý đào tạo sau Đại học đã giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Cảm ơn Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Bắc Kạn và các hộ nông dân xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Cảm ơn các đồng nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian cho tôi tham gia và hoàn thành khóa học này. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2013 Tác giả luận văn Đỗ Thị Minh Hoa
  • 5. iii MỤC LỤC Lời cam đoan...................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................ii Mục lục.............................................................................................................iii Danh mục các chữ viết tắt...............................................................................vii Danh mục các bảng ........................................................................................viii Danh mục các biểu đồ....................................................................................... x MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục đích của đề tài ....................................................................................... 5 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 7 1.1. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây dong riềng ....... 7 1.1.1. Nguồn gốc ............................................................................................... 7 1.1.2. Phân loại cây dong riềng......................................................................... 8 1.1.3. Phân bố và các giống dong riềng ............................................................ 8 1.1.4. Đặc điểm thực vật học của cây dong riềng............................................. 8 1.1.5. Yêu cầu sinh thái của cây dong riềng ................................................... 10 1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng................................................ 11 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng trên thế giới........................ 11 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng tại Việt Nam....................... 12 1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng tại Bắc Kạn......................... 13 1.2.4. Tình hình sản xuất Dong riềng tại Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ...................... 15 1.3. Các kết quả nghiên cứu về cây dong riềng trên thế giới và ở Việt Nam ....... 17 1.3.1. Các kết quả nghiên cứu về cây dong riềng trên thế giới....................... 17 1.3.2. Các kết quả nghiên cứu về cây dong riềng ở Việt Nam ....................... 18
  • 6. iv 1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu....................... 22 1.5. Đặc điểm khí hậu vùng nghiên cứu ......................................................... 26 Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 28 2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 28 2.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài ............................................................... 28 2.2.1. Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ dong riềng tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn......................................................................... 28 2.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh cây dong riềng....... 28 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28 2.3.1.Điều tra thu thập số liệu để đánh giá tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ dong riềng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ........................................ 28 2.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây dong riềng tại Mỹ phương, huyện Ba Bể .............................................................................. 29 2.3.2.1. Nghiên cứu về mật độ ........................................................................ 29 2.3.2.2. Nghiên cứu về lượng phân đạm thích hợp......................................... 31 2.3.2.3. Nghiên cứu thời điểm thu hoạch thích hợp đối với giống dong địa phương............................................................................................ 32 2.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 34 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 35 3.1. Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ dong riềng tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn........................................................................................................... 35 3.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng dong riềng tại huyện Ba Bể (2001 - 2011).... 35 3.1.2. Tình hình chế biến dong riềng tại huyện Ba Bể (2001 - 2011)....... 36 3.1.3. Kết quả Điều tra về thị trường tiêu thụ dong riềng tại huyện Ba Bể (2001 - 2011)................................................................................................... 37 3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất, chất lượng của dong riềng....................................................................................... 37
  • 7. v 3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của cây dong riềng trên đất đồi tại huyện Ba Bể............................................................................ 37 3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng của cây dong riềng trên đất đồi tại huyện Ba Bể.......................................................... 40 3.2.3. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các mật độ trồng dong riềng trên đất đồi.................................................................................................................... 43 3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của cây dong riềng trên đất vàn cao (ruộng một vụ) tại huyện Ba Bể ........................................... 43 3.2.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng của cây dong riềng trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Ba Bể ............................................. 46 3.2.6. Hoạch toán hiệu quả kinh tế của các mật độ trồng dong riềng............. 48 3.3. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến sinh trưởng và năng suất, chất lượng của dong riềng....................................................................................... 49 3.3.1. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến khả năng sinh trưởng của dong riềng trên đất đồi tại huyện Ba Bể................................................................... 49 3.3.2. Ảnh hưởng của mức bón phân đạm đến năng suất và chất lượng của cây dong riềng trên đất đồi tại huyện Ba Bể................................................... 52 3.3.3. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các mức bón phân đạm cho dong riềng trồng trên đất nương rẫy tại huyện Ba Bể.............................................. 54 3.3.4. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến khả năng sinh trưởng của dong riềng trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Ba Bể ...................................................... 55 3.3.5. Ảnh hưởng của mức bón phân đạm đến năng suất và chất lượng của cây dong riềng trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Ba Bể....................................... 57 3.3.6. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các mức bón phân đạm cho dong riềng trồng trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Ba Bể............................................. 59 3.4. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất và chất lượng của dong riềng trồng tại huyện Ba Bể ................................................................... 60
  • 8. vi 3.4.1. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất và chất lượng của dong riềng trên đất đồi tại huyện Ba Bể................................................... 60 3.4.2. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các thời điểm thu hoạch dong riềng trồng trên đất đồi tại huyện Ba Bể .................................................................. 63 3.4.3. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất và chất lượng của dong riềng trên đất một vụ tại huyện Ba Bể............................................. 63 3.4.4. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các thời điểm thu hoạch dong riềng trồng trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Ba Bể...................................................... 65 Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................ 66 4.1. Kết luận .................................................................................................... 66 4.2. Đề nghị..................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67 HÌNH ẢNH MINH HỌA.............................................................................. 74 PHỤ LỤC....................................................................................................... 77
  • 9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CT : Công thức Đ/C : Đối chứng HTX : Hợp tác xã KL : Khối lượng NS : Năng suất TL : Tỷ lệ XDCB : Xây dựng cơ bản
  • 10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Diện tích, năng suất, sản lượng dong riềng tại huyện Ba Bể (2001 - 2011)................................................................................. 35 Bảng 3.2: Kết quả điều tra về tình hình chế biến dong riềng tại huyện Ba Bể (2001 - 2011)................................................................................... 36 Bảng 3.3: Về thị trường tiêu thụ dong riềng tại huyện Ba Bể (2001 - 2011)......37 Bảng 3.4: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng của cây dong riềng trên đất đồi tại huyện Ba Bể ......................................... 38 Bảng 3.5: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng của cây dong riềng trên đất đồi tại huyện Ba Bể ......................................... 41 Bảng 3.6: Kết quả hạch toán kinh tế của các mật độ trồng dong riềng trong thí nghiệm............................................................................. 43 Bảng 3.7: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng của cây dong riềng trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Ba Bể............................. 44 Bảng 3.8: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng của cây dong riềng trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Ba Bể............................. 46 Bảng 3.9: Kết quả hoạch toán kinh tế của các mật độ trồng dong riềng trong thí nghiệm............................................................................. 48 Bảng 3.10: Ảnh hưởng của mức bón phân đạm đến khả năng sinh trưởng của cây dong riềng trên đất đồi tại huyện Ba Bể................................... 50 Bảng 3.11: Ảnh hưởng của mức bón phân đạm đến năng suất và chất lượng của cây dong riềng trên đất đồi tại huyện Ba Bể............................ 52 Bảng 3.12: Kết quả hạch toán kinh tế của các mức bón phân đạm trong thí nghiệm...................................................................................... 54 Bảng 3.13: Ảnh hưởng của mức bón phân đạm đến khả năng sinh trưởng của cây dong riềng trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Ba Bể ...................... 55
  • 11. ix Bảng 3.14: Ảnh hưởng của mức bón phân đạm đến năng suất và chất lượng của cây dong riềng trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Ba Bể................ 57 Bảng 3.15: Kết quả hạch toán kinh tế của các mức bón phân đạm trong thí nghiệm...................................................................................... 60 Bảng 3.16: Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất và chất lượng của cây dong riềng trên đất đồi tại huyện Ba Bể............................ 61 Bảng 3.17: Kết quả hạch toán kinh tế của các thời điểm thu hoạch trong thí nghiệm....................................................................................... 63 Biểu 3.18: Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất và chất lượng của cây dong riềng trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Ba Bể................ 63 Bảng 3.19: Kết quả hạch toán kinh tế của các thời điểm thu hoạch trong thí nghiệm....................................................................................... 65
  • 12. x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Năng suất tinh bột khô mật độ trồng trên đất ruộng................... 47 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ tinh bột mức bón phân đạm trên đất đồi ........................... 53 Biểu đồ 3.3. Năng suất, tỷ lệ tinh bột các mức bón phân đạm trên đất ruộng 59 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tinh bột thời điểm thu hoạch trên đất đồi.......................... 62 Biểu đồ 3.5. Năng suất tinh bột các thời điểm thu hoạch trên đất đồi............ 62
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảm bảo an ninh lương thực không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia nghèo mà nó đã trở thành vấn đề thời sự mang tính toàn cầu. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay nền sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây lương thực nói riêng đang đứng trước nhiều thử thách, như: Biến đổi khí hậu; dân số gia tăng; diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do đô thị hóa, công nghiệp hóa ... Ở một nước nông nghiệp như Việt Nam, an ninh lương thực được coi là mục tiêu hàng đầu. Kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc cải cách nền kinh tế, nhờ việc phát triển đúng hướng các ngành kinh tế, trong đó đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và sản xuất lương thực- thực phẩm với mục tiêu đẩy lùi nạn đói nghèo, mưu sinh bền vững và nâng cao mức sống cho người dân. An ninh lương thực và mưu sinh bền vững quốc gia đã được thiết lập và đạt được nhiều thành công. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã tiến tới đứng hàng thứ hai trên Thế giới về xuất khẩu lúa gạo và đã thoát khỏi danh sách những quốc gia có mức thu nhập thấp và đứng vào hàng những quốc gia có mức thu nhập trung bình. Tuy nhiên, mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực và sinh kế bền vững cho mọi người, cho mọi đối tượng còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, một bộ phận dân cư các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người vẫn còn tình trạng thiếu đói, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo so với khu vực vùng thấp và đô thị không những không được rút ngắn mà có nguy cơ ngày càng giãn rộng. Vùng Trung du miền núi phía bắc Việt Nam gồm 14 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào
  • 14. 2 Cai, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, trung tâm vùng là thành phố Thái Nguyên. Với tổng diện tích là 95.624,4 km²(chiếm 29% diện tích toàn quốc), tổng dân số năm 2011 là 11.290.500 người (chiếm 12,85% dân số cả nước (trong đó có 40% là người dân tộc thiểu số), mật độ khoảng 119 người/km². Đây là vùng địa hình, khí hậu phức tạp và được xác định là vùng có tiềm năng lớn về phát triển nông lâm nghiệp. Trong những năm qua, nông lâm nghiệp của vùng này có nhiều thay đổi nhờ các chính sách hỗ trợ phát triển của của nhà nước và địa phương. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ dân trí, điều kiện địa lý, giao thông và tập quán canh tác lạc hậu… nên vùng Trung du, miền núi phía Bắc vẫn là vùng chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo khá cao ( năm 2011 là 29,5%), thu nhập bình quân/người ở mức thấp so với mức thu nhập trung bình toàn quốc. Hiện nay, vùng đang phải tập trung giải quyết nhiều lĩnh vực trong phát triển kinh tế như: Vấn đề an toàn lương thực và xoá đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo tồn phát triển nguồn tài nguyên về đa dạng sinh học... tiến tới sự phát triển bền vững. Giải quyết vấn đề trên cần có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó việc phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sinh thái và trình độ canh tác của người dân nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho người dân là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Cây dong riềng có tên khoa học là Canna edulis (Indica), họ Dong riềng (Cannaceae) có nguồn gốc từ Nam mỹ được người Pháp giới thiệu và trồng ở nước ta vào đầu thế kỷ 19. Dong riềng là cây trồng sinh trưởng phát triển mạnh, có khả năng thích ứng rộng, trồng được trên nhiều loại đất kể cả các vùng đất nghèo dinh dưỡng, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất thuận đặc biệt là chịu hạn, năng suất củ tươi có thể đạt từ 45 - 60 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 13,36- 16,4% (Nguyễn Thiếu Hùng và cs., 2010). Trên thực tế
  • 15. 3 cây Dong riềng có thể cho năng suất củ tươi đạt từ 80 đến 150 tấn/ha và hàm lượng tinh bột đạt từ 19 đến 24%. Do có hàm lượng tinh bột cao nên củ dong riềng thường được dùng để chế biến tinh bột, chăn nuôi gia súc, đặc biệt là được sử dụng để làm miến dong, bánh đa, bánh mì, bánh bao, kẹo...… Ngoài ra, thân, lá dong riềng còn dùng cho chăn nuôi gia súc nên góp phần tận dụng thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Theo đánh giá của người dân, dong riềng dễ trồng, ít tốn công chăm sóc nên trồng dong riềng có hiệu quả kinh tế cao, lãi xuất có thể đạt 50 – 60 triệu đồng/ha. Trước kia do không thấy được giá trị của cây dong riềng nên chúng chủ yếu được trồng trên đất cằn cỗi, đất tận dụng mà các cây khác không phát triển được hoặc trên đất đồi núi. Từ năm 1980 cây dong riềng đã được chú ý phát triển như là cây hàng hóa, có giá trị kinh tế. Một số địa phương đã chuyển đổi dong riềng thành cây trồng hàng hóa như Bắc Kạn, Sơn La, Hưng Yên, Hà Nội, Hòa Bình, Quảng Ninh, Đồng Nai. Hiện nay dong riềng không được đưa vào danh mục thống kê quốc gia, tuy vậy một số nhà nghiên cứu cũng đưa ra con số ước đoán về diện tích dong riềng nước ta những năm gần đây vào khoảng 30 nghìn ha với các giống dong riềng lấy củ và dong riềng cảnh được trồng phổ biến khắp cả nước, từ vùng đồng bằng, trung du đến các vùng núi cao như tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên... Trong đó Bắc Kạn có diện tích trồng dong riềng năm 2012 là 1.800 ha, năm 2013 là 2940ha tập trung ở các huyện Na Rì, Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông; Pác Nặm. Ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, dong riềng được trồng chủ yếu trên đất dốc với phương thức canh tác nương rẫy truyền thống, không sử dụng biện pháp bảo vệ đất, nguy cơ thoái hoá đất xẩy ra ngày càng nghiêm trọng. Người dân thường trồng mật độ trồng không đồng đều, có nơi trồng quá thưa nên lãng phí đất, nơi lại trồng quá dày dẫn đến củ nhỏ, năng suất
  • 16. 4 không cao. Phân bón ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của dong riềng nhưng nông dân thường không bón phân hoặc bón phân theo hình thức tự phát, không cân đối giữa đạm, lân, kali, đặc biệt phân hữu cơ hầu như không được sử dụng làm cho đất bị chai cứng, năng suất giảm nhanh sau 1 – 2 vụ trồng. Huyện Ba Bể nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Kạn có tổng diện tích tự nhiên là 68.412ha (bằng 14,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn). Nằm trong toạ độ địa lý 220 27’ đến 220 35’ vĩ độ Bắc và 1050 44’ đến 1050 58’ kinh độ Đông ranh giới hành chính của huyện như sau: Trong phát triển sản xuất nông nghiệp, bên cạnh việc phát huy lợi thế đất rừng để phát triển lâm nghiệp, lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển các loại cây cao sản, có năng suất, chất lượng và đem lại giá trị kinh tế cao cũng được chú trọng đầu tư phát triển như cây Dong riềng. Cây Dong riềng là một trong những cây trồng có tiềm năng, năng suất cao, thích hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Ba Bể, là cây trồng được chọn là cây xoá đói, giảm nghèo và tiến tới làm giầu cho người dân Ba Bể. Cây Dong riềng ở Ba Bể đã được người dân trồng từ nhiều năm, nhưng việc sản xuất Dong riềng hiện nay chủ yếu vẫn là dựa theo kinh nghiệm và canh tác theo phương thức truyền thống trồng trên đất nương rẫy, không sử dựng biện pháp bảo vệ đất, nguy cơ thoái hoá đất xẩy ra ngày càng nhiều, việc áp dụng những biện pháp kỹ thuật thâm canh còn hạn chế đặc biệt là không sử dụng phân bón và trồng không đảm bảo mật độ dẫn tới năng suất và chất lượng sản phẩm dong riềng chưa cao. Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và năng suất của cây dong riềng tại huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn” là cần thiết. Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác cây Dong riềng phù hợp cho người dân huyện Ba Bể để sản xuất dong riềng trên
  • 17. 5 địa bàn huyện đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao tạo được vùng nguyên liệu phục vụ cho mục tiêu chế biến Dong riềng của huyện và tỉnh phát triển ổn định, bền vững. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Xác định được các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp nâng cao năng suất và chất lượng dong riềng trong sản xuất miến dong. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Điều tra xác định được khả năng, chiều hướng phát trển của cây dong riềng trên địa bàn huyện Ba Bể. - Xác định được mật độ trồng dong riềng hợp lý. - Xác định được lượng bón phân đạm phù hợp đối với cây dong riềng trồng tại huyện Ba Bể. - Xác định được thời điểm thu hoạch phù hợp. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Xác định cơ sở khoa học cho việc định hướng khu vực trồng và phát triển dong riềng theo hướng sản xuất chuyên canh. - Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu, và chuyển giao cho sản xuất. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và năng suất của cây dong riềng tại huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn làm cơ sở xây dựng các biện pháp kỹ thuật trồng dong riềng, như: mật độ, phân bón thâm canh tăng năng suất và chất lượng dong riềng để khuyến cáo, phát triển mở rộng diện tích cây Dong riềng theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung ổn định, bền vững góp phần xoá đói, giảm nghèo nâng cao đời sống cho người dân.
  • 18. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống dong riềng địa phương trồng trên đất đồi (nương rẫy) và đất ruộng một vụ tại xã Mỹ Phương huyện Ba Bể. - Thời gian thực hiện 12 tháng từ tháng 02 năm 2012 đến tháng 02 năm 2013.
  • 19. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây dong riềng 1.1.1. Nguồn gốc Cây dong riềng có tên khoa học Canna edulis Ker. Dong riềng có nguồn gốc ở Peru, Nam Mỹ. Ngày nay dong riềng được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới. Nam Mỹ là trung tâm đa dạng của dong riềng nhưng châu Á, châu Úc và châu Phi là những nơi trồng và sử dụng dong riềng nhiều nhất (Cecil, 1992; Hermann, 1999). Dong riềng được gọi bằng một số tên khác nhau như Queenland Arrowroot, Canna Indica (L.), Canna Edulis (Kerr- Gawl) (Cecil,1992). Dong riềng được chế biến lấy bột để làm lương thực, thực phẩn là chính (Mai Thạch Hoành và cs, 2011). Hiện nay, người ta đã xác định được 7 loài dong riềng nguồn gốc phát sinh ở Nam Mỹ và Trung Quốc (Darlington và Janaki, 1945) đó là: - Canna discolor ở Tây Ấn nhiệt đới, - C. Flauca ở Tây Ấn và Mêhico, - C. flaccida ở Nam Mỹ, - C. edulis ở châu Mỹ nhiệt đới, - C. Indica ở châu Mỹ nhiệt đới, - C.libata ở Braxin, - C.humilis ở Trung Quốc. Ngày nay dong riềng được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Trong đó Nam Mỹ là trung tâm đa dạng di truyền nguồn gen dong riềng, ngoài ra dong riềng được trồng nhiều ở các nước châu Á, châu Phi, Châu Úc.
  • 20. 8 1.1.2. Phân loại cây dong riềng - Tên khoa học: Canna Edulis Ker - Dong riềng thuộc họ chuối hoa Cannacea - Bộ: Scitaminales Số lượng nhiễm sắc thể là 9, có 2 dạng nhị bội 2n = 2X = 18 và tam bội 2n = 2X = 27 1.1.3. Phân bố và các giống dong riềng Trên thế giới dong riềng được trồng ở quy mô thương mại tại các nước vùng Nam Mỹ, châu Phi, và một số nước nam Thái Bình Dương. Tại châu Á, dong riềng được trồng tại Thái Lan, Indonesia, Nam Trung Quốc, Úc và Đài Loan (Hermann, M. et al. 2007). 1.1.4. Đặc điểm thực vật học của cây dong riềng Là loại cây thân thảo đứng, cao từ 1,2 – 1,5m, màu tía. Thân ngầm phình to thành củ, chứa nhiều tinh bột. Củ nằm ngay dưới mặt đất. Lá hình thuôn, dài 50- 60cm, rộng 25-30cm có gân to chính giữa lá.Thời gian sinh trưởng 10 - 12 tháng: 1 tháng đầu (từ khi cây mọc) là thời kỳ cây con; 5 tháng tiếp theo là thời kỳ cây đẻ nhánh phát triển hoàn chỉnh về thân lá; 4 - 5 tháng cuối là thời kỳ củ phình to, tích luỹ tinh bột. Thời kỳ này được nhận biết từ khi dong riềng đẻ nhánh đông đặc kín đất và cây bắt đầu ra hoa. Sau 12 tháng cây sinh trưởng trở lại khi đó củ non nảy mầm, hàm lượng tinh bột trong củ chính sẽ giảm dần. Cụ thể: Thân: Thân của cây dong riềng gồm 2 loại là thân khí sinh và thân củ. Thân khí sinh trung bình cao từ 1,2m đến 1,5m có những giống có thể cao trên 2,5m. Thân cây thường có mầu xanh hoặc xen tím. Thân gồm những lóng kéo dài, giữa các lóng là các đốt; Thân khí sinh được tính từ đốt tiếp phần củ. Giải phẫu thân khí sinh cho thấy bên ngoài thân được cấu tạo bởi lớp biểu bì gồm những tế bào dẹt, dưới biểu bì có những bó cương mô xếp thành những
  • 21. 9 bó tròn có tác dụng chống đỡ cho cây, tiếp đến là những bó libe và mạch gỗ và trong cùng là nhu mô. Củ: Củ cây dong riềng hình thành từ thân rễ phình to, những củ to có thể đạt chiều dài 60 cm. Thân rễ phân thành nhiều nhánh và chứa nhiều tinh bột, thân rễ nằm trong đất; Thân rễ gồm nhiều đốt, mỗi đốt có một lá vảy, lúc mới ra lá vảy có hình chóp nhọn dần dần to ra sẽ bị rách và tiêu dần; Trên mỗi đốt của thân củ có nhiều mầm có thể phát triển thành nhánh, nhánh có thể phân chia thành các nhánh cấp 1 hay đến cấp 3. Vỏ của thân có thể có màu trắng, vàng kem đến màu tía hồng. Kích thước củ biến động khá lớn phụ thuộc vào giống và điều kiện chăm bón. Giải phẫu thân rễ cho thấy phía ngoài cùng của củ là biểu bì gồm những tế bào dẹt, tiếp là nhu mô bên trong có những bó cương mô và những bó mạch dẫn libe và gỗ, tiếp là lớp tế bào nhu mô chứa ít một số hạt tinh bột, vào trong nữa là lớp trụ bì rất rõ và trong cùng là nhu mô chứa nhiều hạt tinh bột. So với thân khí sinh thân rễ có ít bó cương mô hơn. Năng suất cây dong riềng rất cao. Nếu trồng ở nơi đất tốt, một khóm dong riềng có thể thu được 15 – 20kg củ. Trồng thâm canh trên diện tích lớn dong riềng cho năng suất 50 – 60 tấn/ha Lá: Lá dong riềng gồm phiến lá và cuống lá với bẹ lá ở phía gốc, lá của cây dong riềng thuôn dài, mặt trên của lá có màu xanh hoặc xanh lục xen tím, mặt dưới màu xanh hoặc màu tím. Lá dài khoảng 35 – 60 cm và có chiều rộng 22 – 25cm; Mép lá nguyên, xung quanh mép lá có viền một đường mỏng mầu tím đỏ hoặc màu trắng trong; Phiến lá có gân giữa to, gân phụ song song, có màu xanh hoặc tím đỏ; Cuống lá dạng bẹ ôm lấy thân có chiều dài khoảng 8 – 15 cm. Rễ: Bộ rễ cây dong riềng thuộc loại rễ chùm, rất phát triển; Rễ mọc từ các đốt của thân củ, từ lớp tế bào trụ bì ở đốt thân củ phát triển ra thành rễ. Rễ của cây dong riềng phát triển liên tục phân thành rễ cấp 1, cấp 2 và cấp 3 (tùy
  • 22. 10 thuộc vào giống). Do củ phát triển theo chiều ngang nên rễ chỉ ăn sâu vào đất khoảng 20 - 30cm. Hoa: Hoa dong riềng xếp thành cụm, cụm hoa dạng chùm, Hoa mọc ở ngọn cây. Cây thường mang ít hoa lưỡng tính, không đều. Cụm hoa được bao bởi một mo chung như hoa chuối. Chùm hoa thiết diện hình tam giác, có từ 6 – 8 đốt, mỗi đốt có 2 hoa, đốt dưới cùng và trên cùng có 1 hoa. Cấu tạo hoa gồm có 3 lá đài hình cánh rời nhau, 3 cánh hoa dài thon cuộn theo chiều dài. Hoa có 5 nhị đực, ngoài có 3 nhị thì 2 nhị biến thành bản hình cánh hoa, 1 nhị biến thành cánh môi cuộn lại phía trước. Vòng trong có 2 nhị, trong đó 1 nhị thì chỉ còn vết, nhị kia thì một nửa cánh mang 1 bao phấn, nửa còn lại cũng biến thành hình cánh. Tất cả các nhị đều có màu sắc sặc sỡ, màu cánh biến động từ màu đỏ tươi đến màu vàng điểm đỏ. Bầu hoa có 3 ô, mỗi ô có từ 6 – 8 noãn, phía trên bầu có tuyến tiết mùi. Thời gian từ nụ đến nở hoa từ 3 – 5 ngày, hoa nở theo thứ tự từ thấp đến cao, từ trong ra ngoài; Hoa nở vào buổi sáng, mỗi hoa nở từ 1 - 2 ngày. Quả: Quả của cây dong riềng thuộc dạng qủa nang, hình trứng ngược, kích thước khoảng 3cm, trên quả nang có nhiều dai mềm. Hạt: Hạt của cây dong riềng có màu đen, hình tròn đường kính 3,5 – 5 mm. Khối lượng 1000 hạt khoảng 12 - 13g. 1.1.5. Yêu cầu sinh thái của cây dong riềng Yêu cầu về nhiệt độ: Cây dong riềng thích hợp từ 25-30o C, điều kiện ấm áp dong riềng sinh trưởng phát triển khỏe hơn, tốc độ đồng hóa cao và đẩy nhanh quá trình hình thành thân củ, thời tiết hanh và hơi lạnh đẩy nhanh quá trình vận chuyển tinh bột từ thân lá xuống củ. Tuy nhiên cây dong riềng chịu được nhiệt độ cao tới 37-380 C, gió khô và nóng và dong riềng chịu lạnh khá nên có khả năng trồng ở vùng núi cao có độ cao trên 2.500m so với mặt nước biển và nhiệt độ mùa đông có nơi xuống dưới 100 C.
  • 23. 11 Yêu cầu ánh sáng: Dong riềng không cần nhiều ánh sáng, nên có thể trồng dưới tán cây ăn quả, cây sinh trưởng bình thường nơi cớm nắng. Vì vậy rất thuận lợi cho việc trồng xen với các loại cây khác trong hệ thống canh tác đất dốc bền vững. Ngày dài có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành củ. Điều kiện ngày ngắn, cường độ ánh sáng mạnh thúc đẩy sự hình thành phát triển củ, trong khi ngày dài lại thúc đẩy sự phát triển thân lá. Yêu cầu đất trồng: Dong riềng là cây có yêu cầu về đất không khắt khe so với cây trồng khác, nên có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên trồng trên đất cát pha, nhiều mùn, đủ ẩm là tốt nhất để cho năng suất cao. Dong riềng là loại cây chịu úng kém do vậy đất trồng dong riềng phải là nơi dễ thoát nước. Đất đọng nước làm cho bộ rễ hô hấp kém có thể dẫn đến thối củ. Là cây có độ che phủ rất lớn trong suốt mùa mưa nên có thể trồng trên đất dốc núi cao. Yêu cầu nước: Dong riềng có đặc điểm chịu hạn tốt, có thể bố trí trên đất có độ dốc trên 15o , ít ẩm, nhưng dong riềng không chịu được ngập úng, nếu bị ngập úng cây thường bị vàng lá, thối củ. Vùng trồng dong riềng ở vùng có lượng mưa thích hợp 900- 1200 mm. Chất dinh dưỡng: Cũng như các cây có củ khác, dong riềng yêu cầu có đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng NPK, trong đó K có ý nghĩa trong việc tăng khối lượng củ. Cây dong riềng yêu cầu đất tốt giàu mùn để cho năng suất cao. Những nơi đất quá cằn cỗi cần bón thêm phân hữu cơ. Phân bón rất có ý nghĩa trong việc tăng năng suất củ của cây dong riềng. 1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng trên thế giới Trên thế giới dong riềng được trồng ở quy mô thương mại tại các nước vùng nam Mỹ, châu Phi, châu Á và một số nước nam Thái Bình Dương. Diện tích dong riềng trên thế giới khoảng 3.000.000 ha. Năng suất trung bình đạt 30 tấn/ha. Châu Phi là châu lục có diện tích trồng dong riềng lớn nhất thế giới.
  • 24. 12 Tại châu Á, dong riềng được trồng tại Thái Lan, Indonesia, nam Trung Quốc, Úc, và Đài Loan (Hermann, M. et al. 2007). Trung Quốc là nước có diện tích dong riềng lớn nhất châu Á. 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng tại Việt Nam Cây dong riềng chưa được đưa vào các báo cáo số liệu chính thức của ngành Thống Kê, tuy nhiên trong những năm gần đây dong riềng đang được phát triển mạnh ở nhiều địa phương, như: Trảng Bom, Đồng Nai; Hướng Hóa, Quảng Trị; Tam Đường, Sơn La; Bình Liêu, Quảng Ninh; Nguyên Bình, Cao Bằng; Bắc Kạn; Tuyên Quang; Hà Giang; Hòa Bình; ... Cây dong riềng đã thực sự trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, được người nông dân lựa chọn để làm cây trồng xóa đói giảm nghèo. Không chỉ diện tích trồng dong riềng phát triển mở rộng ra nhiều địa bàn mà các sản phẩm chế biến từ tinh bột dong riềng cũng đã được nhiều địa phương quan tâm đầu tư, như Quảng Ninh, Bắc Kạn đã xây dựng thương hiệu cho sản phẩm miến dong và được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa Học công nhận. Diện tích dong riềng của Việt Nam đạt khoảng 30.000 ha/năm. Sản lượng hàng năm đạt khoảng 450.000 tấn củ tươi. Dong riềng được trồng ở những chân đất khô hạn, trên đất dốc. Các tỉnh trồng nhiều dong riềng để sử dụng làm miến là Hà Nội, Hưng Yên, Hòa Bình và Đồng Nai. Tại những vùng có diện tích trồng đáng kể, dong riềng hầu hết được chế biến thành tinh bột, sau đó làm miến (N. K. Quỳnh và T. V. Hộ, 1996). Tuy nhiên, các quy trình chế biến miến dong ở nước ta hiện nay vẫn mang tính thủ công chưa đảm bảo chất lượng và chỉ có một số ít nhà máy sử dụng tinh bột dong để sản xuất miến ăn liền. Dong riềng hiện nay được chế biến với khối lượng lớn chủ yếu tại một số làng nghề tại Quốc Oai, Hoài Đức, Ba Vì (Hà Nội), Trảng Bom (Đồng Nai), Yên Mỹ, Khoái Châu (Hưng Yên). Nhu cầu sử dụng miến ngày càng tăng, trong khi đó nguồn nguyên liệu cho chế biến lại chưa đủ nên hàng
  • 25. 13 năm nước ta vẫn phải nhập hàng ngàn tấn tinh bột dong ẩm từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. 1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng tại Bắc Kạn Nằm trong khu vực Trung du miền núi phía bắc, Bắc Kạn là tỉnh có địa hình phức tạp, độ dốc cao, đất sản xuất nông nghiệp ít và manh mún, chủ yếu đất lâm nghiệp và đất đồi núi. Trong những năm qua tỉnh Bắc Kạn đã ban hành nhiều chính sách tập trung phát triển nông nghiệp. Tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ X, nhiệm kỳ 2010 – 2015 xác định: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 ( khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, từng bước xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của người dân, nhất là việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông – lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông – lâm nghiệp hàng hóa đạt giá trị thu nhập 50 – 70 triệu đồng/ha … phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng và nhu cầu thị trường” [ trích Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ X, trang 96- 97]. Thực hiện hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, các Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ năm 2011, 2012 đều xác định mục tiêu và giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể phát triển cây dong riềng trở thành cây trồng hàng hóa trong sản xuất nông – lâm nghiệp của tỉnh. Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 22/2011 về các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cây dong riềng. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo nhiều biện pháp để phát triển sản xuất và chế biến đối với cây dong riềng như, lồng ghép vốn các chương trình dự án, vốn ngân sách của tỉnh để hỗ trợ giống, lãi suất vay phân bón trả chậm, hỗ trợ các hợp tác xã các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở
  • 26. 14 chế biến; tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ cho sản xuất và chế biến; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm trí tuệ tập thể đối với sản phẩm miến dong Bắc Kạn; Tham gia các hội chợ thương mại quảng bá giới thiệu sản phẩm dong riềng đến các thành phố lớn... Cây dong riềng là cây trồng phù hợp và có khả năng phát triển ở Bắc Kạn và cho hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sản xuất dong riềng đã tăng cả về diện tích trồng và quy mô chế biến: năm 2010, toàn tỉnh trồng được 270 ha, năng suất 100 tấn/ha, năm 2011 trồng được 551 ha (tăng 2 lần so với 2010), sản lượng đạt 51.000 tấn củ, năm 2012, diện tích trồng dong riềng của tỉnh tăng lên 1.800 ha (tăng 2,4 lần so với 2011), năm 2013 diện tích dong riềng toàn tỉnh là 2.940ha. Để cây dong riềng phát triển bền vững, tỉnh Bắc Kạn tiếp tục tiến hành đồng loạt nhiều giải pháp, như: quy hoạch vùng trồng dong riềng, thực hiện các đề tài nghiên cứu để xây dựng quy trình kỹ thuật phù hợp với từng vùng, từng loại đất đưa vào áp dụng trong sản xuất, đặc biệt giải quyết đầu ra cho sản phẩm dong riềng, phát triển các cơ sở chế biến dong riềng luôn được tỉnh chú trọng. Đến hết năm 2013 trên địa bàn tỉnh với gần 90 cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm dong riềng với quy mô từ 5 đến 150 tấn dong riềng/ngày. Tuy nhiên với diện tích trồng gần 3000ha năm 2013, khả năng chế biến của toàn bộ các cơ sở trên địa bàn tỉnh chỉ đáp ứng được 70-80% sản lượng củ thu hoạch. Hiện nay tỉnh đang tập trung thực hiện chính sách hỗ trợ để khuyến khích một số cơ sở nghiền tinh bột và chế biến miến thành lập mới, các cơ sở mở rộng quy mô sản xuất để đảm bảo tiêu thụ được hết sản lượng củ dong riềng cho người dân. Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến nay đã có một số cơ sở chế biến tinh bột và miến dong riềng ở quy mô khá và hiện đại, như: Cơ sở Nhất Thiện tại xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể sản xuất 60 tấn củ và 1,5- 1,8 tấn miến/ ngày; Công
  • 27. 15 ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Giang tại xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể sản xuất 150 tấn củ và 2,5 – 3 tấn miến/ngày; Cơ sở sản xuất miến dong Tân Sơn, Thác Riềng sản xuất 0,5 – 0,6 tấn miến/ngày; HTX miến dong Côn Minh, Kim Lư, Cư Lễ, Lạng San huyện Na Rì sản xuất khoảng 1,2 – 1,5 tấn miến/ngày; ngoài ra còn nhiều cơ sở sản xuất nhỏ khác. Sản phẩm miến dong tỉnh Bắc Kạn, đã được bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm trí tuệ tập thể, là một loại hàng hóa có giá trị, có uy tín trên thị trường không chỉ được thị trường trong nước ưa chuộng, tin dùng vì chất lượng đặc biệt mà đã bước đầu vươn ra xuất khẩu ra thị trường ngoài nước (cơ sở miến dong Nhất Thiện cung cấp cho 2 doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh 15 tấn/tháng để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu). Với kết quả đạt được là nhãn hiệu sản phẩm trí tuệ tập thể sẽ là cơ hội tốt để bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng, cũng như quảng bá sản phẩm để có thương hiệu và thị trường tiêu thụ ngày càng lớn hơn. Từ đó, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhiều lao động tại địa phương, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đồng thời cũng đặt ra yêu cầu để bảo vệ được thương hiệu sản phẩm, tỉnh Bắc Kạn cần tăng cường mạnh công tác tuyên truyền và các giải pháp quản lý, kỹ thuật để gắn kết giữa nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân cùng xây dựng, bảo vệ và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm đặc thù của địa phương. 1.2.4. Tình hình sản xuất Dong riềng tại Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn Người dân Ba Bể đã trồng cây dong riềng từ khá lâu, khoảng từ những năm 1985. Ban đầu cây dong riềng chỉ được trồng ở hai thôn người dân tộc kinh ở Thái Bình lên khai hoang, đó là thôn Bản Lạ, xã Yến Dương và thôn Tiền Phong, xã Địa Linh. Mục đích những năm đầu người dân trồng giống
  • 28. 16 dong đỏ địa phương trong vườn nhà để ăn củ, sau đó đã tìm được đầu mối tiêu thụ tinh bột người dân đã mở rộng diện tích, trồng chủ yếu trên nương rẫy và chế biến tinh bột theo phương pháp thủ công để cung cấp tinh bột cho khu vực làng nghề chế biến miến xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ và xã Phú Cường, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Đến năm 2003 diện tích cây dong riềng toàn huyện là 534ha, nhưng do người dân đã canh tác liên tục nhiều năm mà không có biện pháp bón phân và phòng trừ sâu bệnh nên năng suất giảm rất nhiều thậm trí nhiều diện tích mất trắng. Vì vậy diện tích trồng cây trồng này trên địa bàn huyện đã giảm hẳn chỉ còn giao động trong khoảng từ 30 đến 50ha/năm. Từ năm 2008, trên địa bàn huyện đã hình thành một số cơ sở sản xuất miến quy mô hộ gia đình, trong đó điển hình là cơ sở miến Nhất Thiện với công xuất 1,5 – 1,8 tấn miến/ ngày, có chất lượng tốt được thị trường ưa chuộng. Từ năm 2010 tỉnh Bắc Kạn xác định phát triển cây dong riềng là cây trồng hàng hóa để giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh, diện tích cây Dong riềng đã tăng dần. Đến năm 2011 huyện Ba Bể đã trồng 105ha. Năm 2012 diện tích trồng là 470ha ( Yến Dương 134ha, Mỹ Phương 118ha). Năm 2013 diện tích trồng là 870 ha. - Về diện tích, năng suất và sản lượng: Theo kết quả điều tra diện tích thống kê trồng Dong riềng của huyện Ba Bể trong ba năm gần đây (từ năm 2011 đến năm 2013) như sau: Diện tích, năng suất, sản lượng dong riềng huyện Ba Bể năm 2011 – 2013. Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 năm 2013 Diện tích (ha) 105 470 870 Năng suất (tạ/ha) 555 650 650 Sản lượng (tấn) 10.555 30.550 56.550
  • 29. 17 Diện tích trồng Dong riềng chủ yếu trên đất nương rẫy, canh tác theo phức thức truyền thống chiếm trên 90%. Trên đất ruộng, soi bãi, vườn nhà có khoảng 10% có được đầu tư phân bón. Tuy nhiên lượng phân bón đầu tư còn thấp và phụ thuộc vào từng hộ gia đình. Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có công bố kết quả của chương trình nghiên cứu nào về cây Dong riềng đối với các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện sản xuất tỉnh Bắc Kạn. 1.3. Các kết quả nghiên cứu về cây dong riềng trên thế giới và ở Việt Nam 1.3.1. Các kết quả nghiên cứu về cây dong riềng trên thế giới. Nghiên cứu về dong riềng ở các nước còn nhiều hạn chế. Theo Hermann và CS (năm 2007) cây dong riềng là loài cây triển vọng cho hệ thống nông lâm kết hợp vì nó có những đặc điểm quí như chịu bóng râm, trồng được những nơi khó khăn như thiếu nước, thời tiết lạnh. Củ dong riềng có nhiều công dụng: Luộc để ăn, làm bột, nấu rượu. Bột dong riềng dễ tiêu hoá nên có thể làm nguồn thức ăn rất tốt cho trẻ nhỏ và người ốm. Bột dong riềng có thể dùng làm hạt trân châu, miến, bánh đa, bánh mì, bánh bao, mì sợi, kẹo và thức ăn chăn nuôi. Đối với miền núi, những nơi kinh tế còn khó khăn, dong riềng cũng là cây có thể đảm bảo an ninh lương thực. Trong thân cây dong riềng có sợi màu trắng, có thể được sử dụng để chế biến thành sợi dệt thành các loại bao bì nhỏ. Củ dong riềng có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi, tuy nhiên cả củ, thân, lá đều dùng được vào mục đích này. Những vùng có truyền thống trồng dong riềng chế biến thành bột thì bã có thể dùng để nấu rượu, nấu rượu xong có thể dùng bã rượu (hèm) phục vụ chăn nuôi. Bã thải của chế biến tinh bột cũng có thể ủ làm phân bón cho cây trồng và làm giá thể trồng nấm ăn. Ngoài ra, hoa dong riềng có màu sắc sặc sỡ , bộ lá đẹp nên cũng có thể sử dụng dong riềng làm cây cảnh trong vườn nhà. Ở Ecuador, dong riềng được trồng trên đất cát pha, ở độ cao 2340m trên
  • 30. 18 mực nước biển, trong điều kiện nhiệt độ bình quân 15-170 C. Trong 6 tháng đầu người ta trồng xen với khoai tây, sau 12 tháng thu hoạch cho năng suất củ trung bình 56 tấn/ha, chỉ số thu hoạch 56+8%. Nghiên cứu đánh giá 26 mẫu giống dong riềng từ ngân hàng gen dong riềng quốc tế của CIP tại Ecuador, trong nhà lưới ở độ cao 2400m, biên độ 12- 27o C với mật độ 2cây/m2, trên nền đất cát pha, không bón phân, Hermann và CS đã thu được kết quả rất thú vị. Năng suất củ tươi đạt từ 17-96 tấn/ha, hàm lượng tinh bột trong củ tươi đạt 4-22% và đạt 12-31% qui về chất khô, hàm lượng đường hòa tan trong củ tươi là 5-11 độ Brix. Nhóm tác giả trong công bố của mình đã kết luận, mặc dù hàm lượng tinh bột trong củ dong riềng thấp nhưng do năng suất củ rất cao nên vẫn có năng suất tinh bột đạt 2,8-14,3 tấn/ha và chỉ số thu hoạch cao nên dong riềng là cây tăng thu nhập của nông dân nghèo ở các vùng cao nhiệt đới. Tuy nhiên cho đến nay, tại các nước có trồng dong riềng thì vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Ở châu Á, Trung Quốc và Việt Nam là những nước trồng và sử dụng dong riềng hiệu quả nhất (Hermann, M. et al. 2007). Hiện nay trên thế giới chọn tạo giống dong riềng chủ yếu chọn lọc từ nguồn gen hoang dại, sau đó tiến hành cải tiến nguồn gen để chọn lọc giống mới. Nhưng cũng có một số ít công trình đã nghiên cứu chọn giống dong riềng bằng chỉ thị phân tử. 1.3.2. Các kết quả nghiên cứu về cây dong riềng ở Việt Nam Dong riềng có nhiều tên địa phương khác nhau như khoai chuối, khoai lào, dong tây, củ đao, khoai riềng, củ đót, chuối nước. Dong riềng được nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 19. Năm 1898, người Pháp đã trồng thử dong riềng ở nước ta nhưng công việc đã bị dừng lại vì thời đó chưa biết cách chế biến tinh bột dong riềng (Lý Ban, 1963). Từ năm 1961 đến 1965 một số nghiên cứu về nông học với cây dong riềng đã được thực
  • 31. 19 hiện tại Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp (INSA) nhằm mục đích mở rộng diện tích dong riềng, tuy nhiên vấn đề trồng dong riềng vẫn không được quan tâm vì thiếu công nghệ chế biến và tiêu thụ thấp. Từ năm 1986 do nhu cầu sản xuất miến từ bột dong riềng ngày càng tăng nên diện tích loại cây này đã được người dân tự phát mở rộng. Những địa phương trồng dong riềng với diện tích lớn là Hoà Bình, Ngoại thành Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hoá, Hưng Yên, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Đồng Nai. Dong riềng có sức sống rất mạnh, có khả năng thích nghi cao với điều kiện ngoại cảnh, có sức chống chịu tốt với sâu bệnh. Cây không có nhu cầu nhiều về ánh sáng nên có thể sinh trưởng bình thường nơi cớm nắng. Cây dong riềng có khả năng chống chịu tốt nhiệt độ thấp, có thể trồng ở những nơi mà khoai lang, sắn không trồng được. Hơn nữa, dong riềng còn là cây trồng dễ tính, yêu cầu đất không nghiêm khắc nên có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đồi, sườn núi dốc trên 150 , vườn nhà và bãi cao ven sông vẫn cho năng suất củ cao. Nếu trồng ở nơi đất tốt, một khóm có thể thu được 15- 20 kg. Trồng trên diện tích lớn dong riềng có thể cho năng suất đạt tới 45-75 tấn củ/ha nếu thâm canh. Với những đặc điểm này, dong riềng đã trở thành một loại mặt hàng có nhiều triển vọng phát triển ở vùng miền núi nước ta, có thể phát triển cây dong riềng trên một phạm vi rộng lớn ở nhiều vùng để tăng nguồn vật liệu cho sản xuất ngành hàng miến, tinh bột và các sản phẩm khác (Nguyễn Ngọc Huệ, Đinh Thế Lộc, 2005) . Dong riềng có nhiều đặc tính sinh học quý như kích thước hạt tinh bột lớn nhất trong nhóm cây có củ, tới 150 micron (tinh bột sắn là 35 micron). Điều này giúp cho việc tách chiết tinh bột dong riềng dễ dàng hơn so với một số cây có củ khác. Hàm lượng amiloza trong tinh bột dong riềng cao đạt từ 38% - 41%, gần bằng hàm lượng amiloza trong tinh bột đậu đỗ (46% - 54%)
  • 32. 20 (Lê Ngọc Tú và cs., 1994). Điều này làm cho sợi miến dong riềng dai và giòn tương tự miến đỗ xanh, trong khi giá thành miến dong chỉ bằng một nửa so với miến đậu xanh. Đây là lợi thế canh tranh của miến dong so với miến đậu xanh. Dong riềng chế biến thành bột lãi gấp 2-3 lần trồng lúa trong điều kiện khó khăn. Dong riềng đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn miền núi. Trong những năm qua, sản xuất dong riềng và các sản phẩm chế biến đã thu hút nhiều ngày công lao động của nông dân, thợ thủ công, góp phần tạo việc làm cho nhiều người lao động, đồng thời đã góp một phần quan trọng trong việc nâng cao nguồn thu cho người sản xuất. Dong riềng là cây tăng thu nhập cho nông dân tại một số vùng sinh thái đặc thù như nơi đất khô hạn (vùng đồi núi của Huế, Sơn Tây), đất dốc, khí hậu lạnh như Mộc Châu, Sơn la, Hòa Bình.... Tuy nhiên trong những năm gần đây do không có sự đầu tư về chọn lọc, phục tráng giống cũng như các kỹ thuật canh tác phù hợp, các giống dong riềng có tiềm năng và chất lượng cao đang bị suy giảm. Bên cạnh đó, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng làm cho diện tích trồng dong riềng đang có xu hướng giảm khiến cho nguồn cung cấp nguyên liệu ngày càng bị cạn kiệt trong khi nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm của nó vẫn không ngừng tăng lên ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tại Việt Nam trong những năm 60 cây dong riềng đã được một số tác giả nghiên cứu về đặc điểm thực vật học, giải phẫu lá và một số biện pháp kỹ thuật trồng (Bùi Công Trừng, Nguyễn Hữu Bình, 1963; Tổ nghiên cứu cây có củ., 1969). Theo Mai Thạch Hoành (2003), nước ta thường trồng 3 nhóm giống: Nhóm dong đỏ, nếu thâm canh tốt năng suất đạt 40 tấn/ha, bột ướt chiếm 27% củ tươi, thời gian sinh trưởng 8,5 – 10 tháng; Nhóm dong xanh năng suất đạt 40-42 tấn/ha nếu thâm canh tốt, bột ướt chiếm từ 25 – 27% củ
  • 33. 21 tươi, thời gian sinh trưởng 9-12 tháng; Nhóm Việt-CIP năng suất đạt trên diện tích nhỏ thâm canh có thể tới 60 tấn/ha, bột ướt chiếm 23% củ tươi, thời gian sinh trưởng 7,5 tháng. Những năm 1993-1994, Trung tâm Nghiên cứu khoai tây rau, nay là Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây có củ với sự hợp tác tài trợ của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển quốc tế Canada (IDRC), đã bước đầu thu thập nguồn gen dong riềng tại nhiều vùng sinh thái trong cả nước, đây là cuộc thu thập có quy mô lớn nhất và rộng nhất từ trước đến nay. Hiện tại Ngân hàng gen cây trồng quốc gia có 71 mẫu giống dong riềng gồm cả địa phương và nhập nội từ CIP, tuy nhiên vẫn chưa khai thác hiệu quả tài nguyên này do điều kiện kinh phí hạn hẹp chỉ đủ cho hoạt động bảo quản lưu giữ và đánh giá ban đầu (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và Cs, 2006). Về kỹ thuật trồng dong riềng đạt năng suất cao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn khuyến cáo: Thời vụ trồng dong riềng từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch, tốt nhất là tháng 2. Mật độ từ 1,6 – 2,5 vạn cây, hàng cách hàng 0,8 – 1 m, cây cách cây 0,5 – 0,6 m. Phân bón: 15 – 25 tấn phân hữu cơ + 200 – 400 kg đạm + 500 – 650 kg lân + 200 kg kali. Phân hữu cơ và lân bón 1 lần trước khi trồng, phân đạm bón 3 lần (trước trồng, sau trồng 1 và 4 – 5 tháng), kali bón 2 lần (sau trồng 1 và 4 – 5 tháng). Làm cỏ và vun gốc 3 lần (sau mọc 1, 2 và 4 – 5 tháng). Thu hoạch sau trồng 10- 11 tháng, nếu thu sớm củ non giảm năng suất và hàm lượng tinh bột, nếu thu muộn cây có thể ra mầm mới làm giảm hàm lượng tinh bột. Theo Nguyễn Thiếu Hùng (2012), dong riềng có thể trồng quanh năm trừ những tháng quá nóng hoặc quá rét, nhưng thích hợp nhất là từ tháng 2 đến tháng 5. Dong riềng có thể trồng trên rất nhiều loại đất, từ đất bạc màu, đất đồi núi, đất mặn… nhưng tốt nhất là đất xốp, nhiều mùn. Nếu trồng dong riềng trên đất đồi núi, đất đá, bãi thoát nước thì không cần phải làm đất mà sau khi dọn cỏ, bổ hốc đường kính khoảng 20cm, sâu khoảng 20 đến 25cm
  • 34. 22 sau đó mới trồng. Trồng trên đất ruộng, vườn, bãi đọng nước thì cần lên luống rộng 1,4 đến 2m; cao 15cm- 20cm và rãnh rạch ngang luống sâu khoảng 15cm. Mật độ trồng từ 4 đến 5 vạn cây/ha, khoảng cách khóm cách khóm là 45 đến 50 cm, hàng cách hàng: 50 cm, nếu trồng xen với ngô và đậu tương thì giảm mật độ trồng. Lượng phân bón: 10 đến 15 tấn phân hữu cơ + 200 kg N + 100 kg P205 + 200 kg K2O chia làm 3 lần. Bón lót 100% phân hữu cơ + 100% P205 + 1/3 N; sau trồng 1 tháng bón thúc lần 1: 1/3 N + 1/2 K2O kết hợp với xới đất và vun nhẹ vào gốc; sau trồng 4 tháng bón lượng phân còn lại kết hợp với vun cao gốc. Thu hoạch để ăn tươi sau khi trồng 6 đến 8 tháng, còn thu hoạch để chế biến tinh bột phải sau trồng 10 đến 12 tháng. Như vậy trên thế giới và ở Việt nam có rất ít các công trình nghiên cứu về cây dong riềng, đặc biệt là chưa có nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác tổng hợp và bền vững cho vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Vì vậy việc điều tra, thu thập, đánh giá và tuyển chọn một số giống dong riềng có năng suất, chất lượng cao và quy trình kỹ thuật phù hợp với những điều kiện sinh thái vùng Trung du và miền núi phía Bắc được coi là một giải pháp quan trọng góp phần vào công tác xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn miền núi đồng thời từng bước phát triển sản xuất dong riềng tại vùng khô hạn ở Việt Nam. 1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu * Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp tỉnh Thái Nguyên và phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang. Dân số tỉnh theo điều tra dân số ngày 01/04/2009 là 294.660 người, là tỉnh ít dân nhất cả nước. Tỉnh Bắc Kạn có 1 thị xã và 7 huyện, bao gồm 112 xã, 4 phường và 6 thị trấn.
  • 35. 23 Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cao, địa hình bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung quay lưng về phía đông xen lẫn với những thung lũng. Bắc Kạn có thể phân thành 3 vùng như sau: • Vùng phía tây và tây-bắc: bao gồm các mạch núi thuộc khu vực huyện Chợ Đồn, Pác Nặm, Ba Bể chạy theo hướng vòng cung tây bắc–đông nam, định ra hướng của hệ thống dòng chảy lưu vực sông Cầu. Dãy núi cao nhất là Phia Bióoc - 1578m. • Vùng phía đông và đông-bắc: hệ thống núi thuộc cánh cung Ngân Sơn chạy theo hướng bắc-nam, mở rộng thung lũng về phía đông bắc. • Vùng trung tâm: vùng địa hình thấp, kẹp giữa một bên là dãy núi cao thuộc cánh cung sông Gâm ở phía tây, với một bên là cánh cung Ngân Sơn ở phía đông. Bắc Kạn Là tỉnh vùng núi cao, có địa hình phức tạp, cơ sở vật chất và kinh tế chưa phát triển. Tuy nhiên những năm gần đây tỉnh Bắc Kạn đã có 1 số bước phát triển đáng kể. Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh năm 2011: Tổng giá trị gia tăng (theo giá cố định 1994) ước đạt 1.477.155 triệu đồng, tăng 13% so với năm 2010 (kế hoạch 13,5%), trong đó: Khu vực kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp đạt 551.839 triệu đồng, tăng 11,36% (kế hoạch 7,5%); khu vực kinh tế công nghiệp - XDCB đạt 298.426 triệu đồng, tăng 2,64% (kế hoạch 23%); khu vực kinh tế các ngành dịch vụ đạt 626.890 triệu đồng, tăng 20,29% (kế hoạch 14%). Tổng giá trị gia tăng (theo giá thực tế) ước đạt 4.349.665 triệu đồng, tăng 22,81% so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người đạt 14,6 triệu đồng, tăng 2,7 triệu đồng so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế: Khu vực nông - lâm nghiệp chiếm 42%; khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 14,2%; khu vực dịch vụ chiếm 43,8%. So với cùng kỳ năm 2010, khu vực kinh tế nông - lâm nghiệp tăng 3,5%, công nghiệp - xây dựng giảm 3%; dịch vụ tăng 0,4%. Các chương trình, dự án, mô hình giảm nghèo
  • 36. 24 tiếp tục được các cấp, ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện hiệu quả. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 con 26,52%. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 37.798 ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 7,76% diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên đầu người của tỉnh đạt 1.259 m2 /người, cao hơn của cả nước (1.150 m2 /người). Bắc Kạn có 333.058 ha đất lâm nghiệp, chiếm 68,41% diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất lâm nghiệp là 1,11 ha/người cao hơn mức bình quân chung của cả nước (0,15 ha/người). Bắc Kạn có thế mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, nông lâm nghiệp và du lịch.. * Điều kiện tự nhiên, kinh tế - huyện Ba Bể Huyện Ba Bể nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Kạn có tổng diện tích tự nhiên là 68.412ha (bằng 14,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn). Nằm trong toạ độ địa lý 220 27’ đến 220 35’ vĩ độ Bắc và 1050 44’ đến 1050 58’ kinh độ Đông ranh giới hành chính của huyện như sau: Phía Bắc giáp huyện Pác Nặm và tỉnh Cao Bằng. Phía Nam giáp huyện Bạch Thông. Phía Đông giáp huyện Ngân Sơn. Phía Tây giáp huyện Chợ Đồn và tỉnh Tuyên Quang. * Về địa hình: Huyện có địa hình đặc trưng miền núi cao, bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn, hướng núi không đồng nhất. Độ cao trung bình trên 600m so với mặt nước biển, nơi có địa hình cao nhất là 1.571m (đỉnh Phja Bjoóc), nghiêng dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và có thể chia làm 3 dạng địa hình chính.
  • 37. 25 * Về đất đai: - Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện khoảng 6770ha, chiếm 9,9% tổng diện tích tự nhiên. - Đất lâm nghiệp toàn huyện là 54.876ha. * Về dân cư, lao động: Huyện Ba Bể có 5 dân tộc chính cùng sinh sống trên 16 đơn vị hành chính xã, thị trấn (202 thôn bản) gồm Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng với 10.052 hộ khoảng 47.000 người. Trong đó dân số nông thôn khoảng 43.545 người (chiếm tỷ lệ 92,7%). Mật độ dân số trung bình là 69 người/km2 . * Về phát triển kinh tế: Sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản vẫn là ngành kinh tế chủ lực và có đóng góp quan trọng nhất vào tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn huyện. Sản lượng lương thực có hạt năm 2011 đạt trên 27.000 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 630kg/người/năm. Thu nhập bình quân trên 1ha đạt khoảng 30 triệu đồng, mô hình nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích đang được phát triển rộng khắp trong toàn huyện, một số cánh đồng thu nhập đạt từ 50 – 70 triệu đồng trên 1ha. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 7 - 8 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 còn 29,63% (tỉnh Bắc Kạn là 26,52%, vùng Tây Bắc là 29,5%) Huyện có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội với các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Trên địa bàn huyện cũng được thiên nhiên phú cho nhiều danh lam, thắng cảnh mà điển hình là Hồ Ba Bể với tiềm năng du lịch rất lớn. Tuy nhiên do cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông chậm phát triển nên chưa khai thác được tiềm năng thế mạnh của địa phương.
  • 38. 26 Những kiểu địa hình trên tuy có gây khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp nhưng lại là điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi tạo điều kiện cho phát triển nông lâm sản hàng hoá. Trong lĩnh vực nông nghiệp, bên cạnh việc phát huy lợi thế đất rừng để phát triển lâm nghiệp, lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển các loại cây cao sản, có năng suất, chất lượng và đem lại giá trị kinh tế cao cũng được chú trọng đầu tư phát triển như cây Dong riềng. Cây Dong riềng là một trong những cây trồng có tiềm năng, năng suất cao, thích hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Ba Bể, là cây trồng được chọn là cây xoá đói, giảm nghèo và tiến tới làm giầu cho người dân Ba Bể. 1.5. Đặc điểm khí hậu vùng nghiên cứu * Kết quả theo dõi 5 năm Năm theo dõi Chỉ tiêu theo dõi Nhiệt độ TB (o c) Độ ẩm TB (%) Tổng lượng mưa (mm) Tổng số giờ nắng (giờ) 2008 21,7 86 1979,1 1321 2009 22,8 84 1337 1508 2010 22,9 85 1416,5 1526 2011 21,5 85 959,8 1290 2012 22,7 86 1390 1286 Nguồn: Số liệu của Trạm Khí tượng thủy văn huyện Ba Bể.
  • 39. 27 * Kết qủa theo dõi năm 2012 Tháng theo dõi Chỉ tiêu theo dõi Nhiệt độ TB (o c) Độ ẩm TB (%) Tổng lượng mưa (mm) Tổng số giờ nắng (giờ) 1 13,7 85 377 24 2 15,3 81 29 26 3 19,7 81 46 66 4 25,7 78 567 196 5 27,5 83 2431 172 6 27,9 88 1846 102 7 27,7 90 3628 157 8 27,8 88 2431 196 9 25,4 89 1637 126 10 23,7 89 416 104 11 20,7 90 338 66 12 16,8 88 154 51 Nguồn: Số liệu của Trạm Khí tượng thủy văn huyện Ba Bể
  • 40. 28 Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu sử dụng giống dong lai, nhập từ Hà Tây vào huyện từ năm 2006 – 2007, hiện nay đang được trồng phổ biến ở địa phương (Khoảng 95% diện tích). 2.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài 2.2.1. Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ dong riềng tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn - Điều tra, thu thập số liệu về các giống dong riềng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. - Điều tra, đánh giá tình hình phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ dong riềng. 2.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh cây dong riềng - Nghiên cứu về mật độ trồng dong riềng thích hợp tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. - Nghiên cứu về lượng phân đạm bón phù hợp cho dong riềng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất và chất lượng của dong riềng trồng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1.Điều tra thu thập số liệu để đánh giá tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ dong riềng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - Điều tra, thu thập số liệu về tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ dong riềng tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn và đánh giá những thuận lợi, khó khăn, triển vọng phát triển Dong riềng trên địa bàn huyện.
  • 41. 29 - Niên độ điều tra 10 năm từ 2001 – 2011. - Địa bàn điều tra 5 xã: Địa Linh, Yến Dương, Mỹ Phương, Chu Hương, Phúc Lộc. - Phương pháp điều tra phỏng vấn thu thập số liệu có liên quan qua phiếu điều tra, mẫu câu hỏi, thực hiện 30 phiếu điều tra/xã. 2.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây dong riềng tại Mỹ phương, huyện Ba Bể 2.3.2.1. Nghiên cứu về mật độ - Các công thức về mật độ gồm 5 công thức được ký hiệu như sau: + Công thức 1: 80 x 80 = 15.600 cây/ha; + Công thức 2: 80 x 60 = 20.000 cây/ha(đối chứng); + Công thức 3: 80 x 50 = 25.000 cây/ha; + Công thức 4: 80 x 40 = 30.000 cây/ha; + Công thức 5: 80 x 35 = 35.000 cây/ha; - Bố trí thí nghiệm theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD). Thí nghiệm được bố trí trên đất nương rẫy, đất vàn cao không chủ động nước tưới (đất ruộng 1 vụ). Mỗi công thức thí nghiệm có diện tích 100m2 /công thức, ba lần nhắc lại. Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau: CT 1 CT 2 CT 3 CT4 CT 5 CT 3 CT 5 CT 1 CT 2 CT 4 CT 2 CT 4 CT 5 CT 1 CT 3 - Giống thí nghiệm là giống địa phương đang được trồng đại trà trong sản xuất. - Ngày trồng : 20/02/2012. - Quy trình phân bón (áp dụng theo hướng dẫn kỹ thuật của Sở Nông nghiệp & PTNT ban hanh với mức bón trung bình):
  • 42. 30 * Lượng bón: 05 tấn phân hữu cơ + 90KgN+80kgP205 + 100K20 (tương đương với 200 kg Urea + 500kg lân + 200 kg kalyclorua). * Cách bón: + Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và lân cộng 1/3 lượng đạm. + Bón thúc lần 1: sau khi cây mọc 1 tháng nhằm giúp cây đẻ nhánh nhanh, nhiều: bón 1/3 lượng đạm cộng 1/2 lượng kali. + Bón thúc lần 2: sau trồng khoảng 4 - 5 tháng: 1/3 lượng đạm cộng 1/2 lượng kali còn lại, để cây sinh trưởng phát triển tốt và tích lũy đường bột nhiều. - Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: (do chưa có quy trình của Nhà nước quy định về phương pháp theo dõi đối với cây dong riềng nên chúng tôi theo dõi các chỉ tiêu theo một số nội dung và phương pháp trong thí nghiệm đồng ruộng) * Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây dong riềng gồm: - Tỷ lệ mọc: Tỷ lệ mọc của cây dong riềng được tính bằng % số cây mọc trên tổng số cây trồng. - Độ đồng đều: Đánh giá ở giai đoạn 50 đến 75 ngày sau trồng với 5 mức đánh giá bằng cách so sánh theo thang điểm 1 – 9: Điểm 1. Rất không đồng đều - 3. Không đồng đều - 5. Trung bình - 7. Khá đồng đều - 9. Rất đồng đều - Đo chiều cao cây: dùng tay vuốt từ gốc lên trên, lấy lá có dọc dài nhất, đo từ mặt đất đến hết phần cuống lá, 20 ngày đo một lần đến khi cây ra hoa, đo mỗi ô 10 cây (dùng thước đo). - Theo dõi số lá: bằng cách buộc đánh dấu ngày lá bắt đầu xòe của lá đầu tiên cho đến số lá cuối cùng, 20 ngày đếm 1 lần đến khi cây ra hoa, mỗi ô thí nghiệm theo dõi 10 cây.
  • 43. 31 - Thời gian sinh trưởng, phát triển của Dong riềng trong các công thức thí nghiệm (ngày): Được tính từ khi trồng đến khi cây lụi 70 % số lá trên cây tại thời điểm thu hoạch (hầu hết các lá lụi, chỉ còn 1-2 lá xanh). * Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất - Số thân/khóm. - Khối lượng trung bình của một gốc: Thu hoạch 10 cây liền nhau sau đó tính trung bình. - Năng suất thống kê: thu toàn bộ ô thí nghiệm. - Năng suất ( tấn/ha) - Tỷ lệ tinh bột ướt, tinh bột khô, năng suất tinh bột ướt, tinh bột khô. *Phương pháp xác định tỷ lệ tinh bột (tinh bột ướt và tinh bột khô): Mẫu được rửa sạch, cân chính xác khối lượng (cả vỏ), đem nghiền thành bột mịn. Sau khi nghiền xong cho vào chậu, đổ nước cất hoà tan đều bột nghiền rồi lọc qua vải lọc nhiều lần để lấy bã bỏ đi. Nước dịch sau khi đã lọc qua vải lọc để lắng trong 24 giờ rồi gạn bỏ nước lấy phần lắng đọng trong chậu. Tiếp tục cho nước cất vào hoà tan phần lắng đọng đó rồi để ngâm tiếp trong 24 giờ nữa. Làm như vậy 4-5 lần ta sẽ thu được tinh bột ướt. Tinh bột ướt được lấy ra cho vào giấy thấm để cho thoát nước đến khi nào tay cầm vào thấy bột mịn không dính tay thì cân để tính tỷ lệ tinh bột ướt. Tinh bột ướt sau khi cân xong cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 45 - 500 C trong thời gian 10-12 phút (thử bằng độ bám của bột ở da tay). Cân lại khối lượng, tính được tỷ lệ tinh bột khô. 2.3.2.2. Nghiên cứu về lượng phân đạm thích hợp - Các công thức về phân bón gồm 5 công thức được ký hiệu như sau: + Công thức 1: 5tấn phân hữu cơ + 70KgN+80kgP205 + 100K20; + Công thức 2: 5tấn phân hữu cơ + 90KgN+80kgP205 + 100K20; + Công thức 3: 5tấn phân hữu cơ + 110KgN+80kgP205 + 100K20;
  • 44. 32 + Công thức 4: 5tấn phân hữu cơ + 130KgN+80kgP205 + 100K20; + Công thức 5: Bón theo nông dân (đối chứng). Tương ứng với 25KgN+50kgP205 + 15K20; - Cách bón thống nhất như nhau: + Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và lân cộng 1/3 lượng đạm. + Bón thúc lần 1: sau khi cây mọc 1 tháng nhằm giúp cây đẻ nhánh nhanh, nhiều: bón 1/3 lượng đạm cộng 1/2 lượng kali. + Bón thúc lần 2: sau trồng khoảng 4 - 5 tháng: 1/3 lượng đạm cộng 1/2 lượng kali còn lại, để cây sinh trưởng phát triển tốt và tích lũy đường bột nhiều. - Bố trí thí nghiệm theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD). Thí nghiệm được bố trí trên đất nương rẫy, đất vàn cao không chủ động nước tưới. Mỗi công thức thí nghiệm có diện tích 100m2 x 3 lần nhắc lại: Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau: CT 1 CT 2 CT 3 CT4 CT 5 CT 3 CT 5 CT 1 CT 2 CT 4 CT 2 CT 4 CT 5 CT 1 CT 3 - Giống thí nghiệm là giống địa phương đang được trồng đại trà trong sản xuất. - Ngày trồng : 20/02/2012 - Mật độ trồng: 80 x 50 = 25.000 cây/ha - Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi (theo dõi tương tự như phần mật độ trồng). 2.3.2.3. Nghiên cứu thời điểm thu hoạch thích hợp đối với giống dong địa phương Công thức 1; Thu hoạch sau trồng 240 ngày. (Ngày trồng: 20/02/2012; Ngày thu hoạch: 19 -20/10/2012)
  • 45. 33 Công thức 2; Thu hoạch sau trồng 260 ngày. (Ngày trồng: 20/02/2012; Ngày thu hoạch: 10 – 11/11/2012) Công thức 3; Thu hoạch sau trồng 280 ngày. (Ngày trồng: 20/02/2012; Ngày thu hoạch: 29 – 30/11/2012) Công thức 4; Thu hoạch sau trồng 300 ngày. (Ngày trồng: 20/02/2012; Ngày thu hoạch: 19- 20/12/2012) - Bố trí thí nghiệm theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD). Thí nghiệm được bố trí trên đất nương rẫy, đất vàn cao không chủ động nước tưới. Mỗi công thức thí nghiệm có diện tích 100m2 x 3 lần nhắc lại. CT2 CT1 CT4 CT3 CT3 CT4 CT1 CT2 CT1 CT2 CT3 CT4 - Giống thí nghiệm là giống địa phương đang được trồng đại trà trong sản xuất. - Mật độ trồng: 80 x 50 = 25.000 cây/ha. - Quy trình phân bón (áp dụng theo hướng dẫn kỹ thuật của Sở Nông nghiệp & PTNT ban hanh với mức bón trung bình): * Lượng bón: 05 tấn phân hữu cơ + 90KgN+80kgP205 + 100K20 (tương đương với 200 kg Urea + 500kg lân + 200 kg kalyclorua). * Cách bón: + Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và lân cộng 1/3 lượng đạm. + Bón thúc lần 1: sau khi cây mọc 1 tháng nhằm giúp cây đẻ nhánh nhanh, nhiều: bón 1/3 lượng đạm cộng 1/2 lượng kali. + Bón thúc lần 2: sau trồng khoảng 4 - 5 tháng: 1/3 lượng đạm cộng 1/2 lượng kali còn lại, để cây sinh trưởng phát triển tốt và tích lũy đường bột nhiều.
  • 46. 34 - Các chỉ tiêu nghiên cứu + Khối lượng củ tươi / gốc + Năng suất củ tươi. + Tỷ lệ tinh bột ướt, tinh bột khô, năng suất tinh bột ướt, tinh bột khô. 2.4. Phương pháp xử lý số liệu - Sử dụng phần mềm xử lý thống kê IRRISTAT
  • 47. 35 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ dong riềng tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn 3.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng dong riềng tại huyện Ba Bể (2001 - 2011) Bảng 3.1: Diện tích, năng suất, sản lượng dong riềng tại huyện Ba Bể (2001 - 2011) Năm Chỉ tiêu Địa Linh Yến Dương Mỹ Phương Chu Hương Phúc Lộc Toàn huyện 2001 D.tích (ha) 50 120 0 0 0 170 N.suất(tấn/ha) 62 65 0 0 0 64,11 S.lượng(tấn) 3100 7800 0 0 0 10.900 2002 D.tích (ha) 150 125 7,5 0 0 282,5 N.suất(tấn/ha) 62 65 65 0 0 63,4 S.lượng(tấn) 9300 8125 487,5 0 0 17.912,5 2003 D.tích (ha) 202 143 5 0 0 350 N.suất(tấn/ha) 58 58 65 0 0 58,1 S.lượng(tấn) 11716 8294 325 0 0 20.335 2004 D.tích (ha) 198 70 5 3 0 276 N.suất(tấn/ha) 35 50 65 65 0 39,67 S.lượng(tấn) 6930 3500 325 195 0 10.950 2005 D.tích (ha) 1,1 32 0 0 0 33,1 N.suất(tấn/ha) 47 50 0 0 0 49,9 S.lượng(tấn) 51,7 1600 0 0 0 1651,7 2006 D.tích (ha) 1,3 63 0 0 0 64,3 N.suất(tấn/ha) 45 50 0 0 0 49,9 S.lượng(tấn) 58,5 3150 0 0 0 3208,5 2007 D.tích (ha) 1,2 33 0 0 0 34,2 N.suất(tấn/ha) 50 50 0 0 0 50 S.lượng(tấn) 60 1650 0 0 0 1710 2008 D.tích (ha) 1 51 0 0 0 52 N.suất(tấn/ha) 50 50 0 0 0 50 S.lượng(tấn) 50 2550 0 0 0 2600 2009 D.tích (ha) 0 51 2 0 0 53 N.suất(tạ/ha) 0 50 55 0 0 50,2 S.lượng(tấn) 0 2550 110 0 0 2660 2010 D.tích (ha) 3 70 2 3 0 78 N.suất(tấn/ha) 52 55 55 55 0 54,88 S.lượng(tấn) 156 3850 110 165 0 4281 2011 D.tích (ha) 5 40 50 8 2 105 N.suất(tấn/ha) 55 55 55 55 55 55 S.lượng(tấn) 275 2200 2750 440 110 5775
  • 48. 36 Qua kết quả tại bảng 3.1, cho thấy từ năm 2001 đến năm 2003 diện tích trồng dong riềng ở huyện Ba Bể tăng dần và trồng tập trung ở 2 xã Yến Dương, Địa Linh, năng suất tương đối ổn định. Năm 2004 do ảnh hưởng của bệnh cháy lá, thối thân gây hại nặng làm cho năng suất dong riềng giảm mạnh, có diện tích bị mất trắng không cho thu hoạch. Từ năm 2005 dến năm 2009 diện tích trồng không đáng kể. Giai đoạn này sử dụng giống dong đỏ địa phương là chính. Từ năm 2010 đến năm 2011 diện tích trồng tăng dần trở lại, thời gian này chủ yếu sử dụng giống dong lai nhập từ tỉnh Hà Tây. 3.1.2. Tình hình chế biến dong riềng tại huyện Ba Bể (2001 - 2011) Bảng 3.2: Kết quả điều tra về tình hình chế biến dong riềng tại huyện Ba Bể (2001 - 2011) Năm Chỉ tiêu Địa Linh Yến Dương Mỹ Phương Chu Hương Phúc Lộc Toàn Huyện 2001 Tinh bột (tấn) 589 1482 0 0 0 2071 Miến (tấn) 0 0 0 0 0 0 2002 Tinh bột (tấn) 1767 1544 92,6 0 0 3403,6 Miến (tấn) 0 0 0 0 0 0 2003 Tinh bột (tấn) 2226 1576 61,75 0 0 3864 Miến (tấn) 3,7 4,5 0 0 0 8,2 2004 Tinh bột (tấn) 1317 665 63 0 0 2045 Miến (tấn) 4 6 0 0 0 10 2005 Tinh bột (tấn) 8,3 288 0 0 0 296,3 Miến (tấn) 2,5 5 0 0 0 7,5 2006 Tinh bột (tấn) 10 567 0 0 0 577 Miến (tấn) 0 6,2 0 0 0 6,2 2007 Tinh bột (tấn) 10,8 297 0 0 0 307,8 Miến (tấn) 0 5,7 0 0 0 5,7 2008 Tinh bột (tấn) 9,5 510 0 0 0 519,5 Miến (tấn) 0 15 0 0 0 15 2009 Tinh bột (tấn) 0 498 22 0 0 520 Miến (tấn) 0 18 0 0 0 18 2010 Tinh bột (tấn) 30 770 21 32 0 853 Miến (tấn) 0 0 65 0 0 65 2011 Tinh bột (tấn) 55 462 550 84 23 1174 Miến (tấn) 0 9,5 125 0 0 134,5
  • 49. 37 Qua kết quả tại bảng 3.2 cho thấy từ năm 2001 đến năm 2002 chỉ chế biến tinh bột, không chế biến miến, từ năm 2003 trở đi bắt đầu chế biến miến, sản lượng miến chế biến ngày càng tăng. 3.1.3. Kết quả Điều tra về thị trường tiêu thụ dong riềng tại huyện Ba Bể (2001 - 2011) Bảng 3.3: Về thị trường tiêu thụ dong riềng tại huyện Ba Bể (2001 - 2011) Năm Tiêu thụ tinh bột (tấn) Tiêu thụ miến (tấn) Trong huyện Ngoài huyện Trong huyện Ngoài huyện 2001 0 2071 0 0 2002 0 3403,6 0 0 2003 16 3848 8,2 0 2004 18,5 2026,5 10 0 2005 14 282,3 7,5 0 2006 12,5 564,5 6,2 0 2007 10 297,8 5,7 0 2008 27,5 492 13,5 1,5 2009 33,5 486,5 14 4 2010 115 738 15,7 49,3 2011 244 930 18,5 116 Qua kết quả tại bảng 3.3 cho thấy thị trường tiêu thụ tinh bột và miến chủ yếu ở ngoài huyện. Sản lượng tinh bột cung cấp cho làng miến Việt Cường huyện Đồng Hỷ và làng nghề miến xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ. 3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất, chất lượng của dong riềng 3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của cây dong riềng trên đất đồi tại huyện Ba Bể Các đặc điểm sinh trưởng của cây dong riềng như tỷ lệ nảy mầm, chiều cao cây, số thân/khóm (khả năng đẻ nhánh), số lá/thân, độ đồng đều, khả năng
  • 50. 38 chống chịu sâu bệnh hại là những tính trạng quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây dong riềng. Sinh trưởng phát triển của cây dong riềng phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật thâm canh (mật độ, bón phân, tưới nước, mùa vụ...). Trong điều kiện thí nghiệm các yếu tố về giống và điều kiện khác như nhau thì sự sai khác về sinh trưởng là do sự tác động của mật độ. Để xác định mật độ trồng nào là phù hợp đối với cây dong riềng trên đất đồi, chúng tôi theo dõi các đặc điểm sinh trưởng của cây dong riềng trên cùng một nền phân bón và ở các mật độ trồng khác nhau để đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của cây. Sau trồng từ 20 – 25 ngày cây dong riềng sẽ mọc mầm. Thời gian mọc mầm được tính từ khi trồng đến khi có ít nhất 50% số khóm mọc mầm. Thời gian mọc mầm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ, giống… Sau khi cây đã mọc mầm ta đánh giá tỷ lệ mọc mầm của cây. Theo dõi khả năng sinh trưởng của cây về số thân, số lá, độ đồng đều và khả năng chống chịu sâu bệnh hại ở các mật độ trồng khác nhau chúng tôi thu được kết quả phân tích thống kê ở bảng 3.4 sau. Bảng 3.4: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng của cây dong riềng trên đất đồi tại huyện Ba Bể Chỉ tiêu T/l mọc (%) Cao cây (cm) Số thân/khóm (thân) Số lá/thân Độ đồng đều (1-9) CT1 95,67 187,30 11,40 10,70 7 CT2 (đ/c) 95,00 190,83 11,63 11,07 7 CT3 91,67 197,52 12,20 11,30 7 CT4 91,67 183,20 9,67 9,63 5 CT5 92,33 184,57 9,00 9,57 5 CV% 3,30 3,70 4,70 2,00 LSD 0,05 5,82 6,01 0,95 0,38
  • 51. 39 Từ bảng kết quả phân tích thống kê trên ta thấy không có sự sai khác về tỷ lệ nảy mầm giữa các mật độ trồng khác nhau ở mức xác suất 95%. Tỷ lệ nảy mầm cao nhất ở công thức 1 và công thức đối chứng, các công thức còn lại tỷ lệ nảy mầm tương đương nhau. Như vậy có thể nói tỷ lệ nảy mầm cơ bản không phụ thuộc vào mật độ trồng. Chiều cao cây là chỉ tiêu phản ánh sự sinh trưởng, phát triển và khả năng chống đổ của cây dong riềng. Chiều cao cây tạo nên cấu trúc quần thể, phản ánh khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời của cây. Theo dõi chiều cao cây trên cùng một nền phân bón và ở các mật độ trồng khác nhau là cơ sở để đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của cây. Từ kết quả theo dõi tại bảng 3.4 cho thấy, ở các mật độ trồng khác nhau cây dong riềng sinh trưởng khác nhau. Sự sai khác về chiều cao cây giữa các công thức so với công thức đối chứng là đáng tin cậy ở mức xác suất 95%. Chiều cao của cây dong riềng ở công thức 3 với mật độ trồng 2,5 cây/m2 cao nhất là 197,52cm, thấp nhất là ở công thức 4 với mật độ trồng 3 cây/m2 có chiều cao là 183,2cm và công thức 5 với mật độ trồng 3,5 cây/m2 là 184,57cm. Như vậy có thể nói mật độ trồng có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng về chiều cao cây. Về số lá trên thân, từ kết quả theo dõi tại bảng 3.4 cho thấy ở các mật độ trồng khác nhau số lá trên thân cũng có sự sai khác so với đối chứng ở mức xác suất 95%. Cụ thể ở công thức 3 với mật độ trồng 2,5 khóm/m2 số lá trên thân cao nhất là 11,3 lá, thấp nhất là ở công thức 4 với mật độ trồng 3 cây/m2 có số lá trên thân là 9,63 lá và công thức 5 với mật độ trồng 3,5 cây/m2 có số lá trên thân là 9,57 lá. Như vậy có thể nói mật độ trồng có ảnh hưởng đến khả năng ra lá của cây. Đồng thời từ kết quả quan sát cho thấy mật độ trồng cũng ảnh hưởng đến độ lớn của lá, mật độ trồng cao thì lá thường nhỏ hơn.
  • 52. 40 Bên cạnh các chỉ tiêu về sinh trưởng lá, độ đồng đều chỉ tiêu sinh trưởng thân như chiều cao cây, số thân cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cây dong riềng. Số thân/khóm chính là khả năng đẻ nhánh của cây dong riềng, nó phản ánh trung thực quá trình sinh trưởng của cây và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo thành năng suất. Từ kết quả theo dõi tại bảng 3.4 cho thấy mật độ trồng ảnh hưởng đến số thân/khóm của cây dong riềng. Trừ công thức 1, các công thức còn lại đều có sự sai khác rõ rệt so với công thức đối chứng ở mức xác suất 95%. Công thức 3 với mật độ trồng 2,5 khóm/m2 , cây sinh trưởng đẻ nhánh nhiều, số thân trung bình 12,2 thân/khóm. Khi trồng ở mật độ 3 cây/m2 ở công thức 4 số thân trung bình 9,67 thân/khóm. Ở công thức 5 mật độ trồng 3,5cây/m2 số thân trung bình đạt 9 thân/khóm. Như vậy có thể nói mật độ càng dày thì số thân càng ít và ngược lại mật độ càng thưa thì số thân càng nhiều. Từ kết quả phân tích ở bảng 3.4 cũng cho thấy công thức 1, công thức đối chứng và công thức 3 quần thể sinh trưởng khá đồng đều, độ đồng đều đạt điểm 7, công thức 4 và công thức 5 với mật độ trồng cao hơn độ đồng đều chỉ đạt điểm 5 ở mức trung bình. Như vậy có thể nói mật độ trồng có ảnh hưởng đến độ đồng đều của quần thể theo hướng mật độ trồng càng cao độ đồng đều của quần thể sẽ giảm. 3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng của cây dong riềng trên đất đồi tại huyện Ba Bể Năng suất và chất lượng là 2 yếu tố hàng đầu trong sản xuất nó phụ thuộc rất lớn vào giống, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật thâm canh (mật độ, bón phân, tưới nước,...). Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp phần lớn phụ thuộc vào hai yếu tố đó là nâng cao năng suất và nâng cao chất lượng. Nên trong sản xuất dong riềng nói riêng và các sản phẩm nông nghiệp nói chung hiện nay đang phát triển theo hướng nâng cao
  • 53. 41 chất lượng. Chất lượng rong riềng biến động rất phức tạp nó phụ thuộc vào giống, tuổi thu hoạch, điều kiện đất đai, địa hình, kỹ thuật canh tác, mùa thu hoạch... Trong điều kiện thí nghiệm các yếu tố về giống và điều kiện khác như nhau thì sự sai khác về năng suất và chất lượng là do sự tác động của mật độ trồng. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng của cây dong riềng thể hiện tại bảng 3.5. Bảng 3.5: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng của cây dong riềng trên đất đồi tại huyện Ba Bể Chỉ tiêu K. lượng củ tươi/gốc (kg) K.l củ/100m2 (kg) Năng suất củ (tấn/ha) T/l tinh bột ẩm (%) T/l tinh bột khô (%) N.suất tinh bột ẩm (tạ/ha) N.suất tinh bột khô (tạ/ha) CT1 4,74 704,00 70,40 19,33 10,63 136,05 74,83 CT2(đ/c) 4,10 782,33 78,23 19,20 10,37 150,07 80,97 CT3 4,29 1.037,33 103,73 20,00 10,83 207,47 112,37 CT4 3,85 1.096,33 109,63 18,23 9,43 198,00 103,50 CT5 3,10 942,33 94,23 16,63 8,63 157,93 82,00 CV% 5,90 10,60 10,60 3,60 4,30 11,60 11,40 LSD 0,05 0,44 18,19 18,19 1,26 0,80 19,00 12,42 Kết quả phân tích thống kê cho thấy khối lượng củ/gốc, khối lượng củ/100m2 và năng suất lý thuyết có sự tương tác với mật độ trồng. - Về chỉ tiêu khối lượng củ/gốc: Các mật độ trồng khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến khối lượng củ/gốc. Công thức 1 có khối lượng củ lớn nhất (4,74kg/gốc). Khối lượng củ thấp nhất ở công thức 5 (3,1kg/gốc). - Về chỉ tiêu khối lượng củ/100m2 : Công thức 4 có khối lượng củ/100m2 lớn nhất là 1.037,33kg. Ở công thức 1 có khối lượng củ/100m2 thấp nhất là 704kg.