SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
Khoa Điều dƣỡng
==================
LÊ VĂN QUỲNH
Mã sinh viên: B00010
CHĂM SÓC
BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VHVL
Hà Nội – Tháng 1 năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
Khoa Điều dƣỡng
===========‫============٭٭٭‬
LÊ VĂN QUỲNH
Mã sinh viên: B00010
CHĂM SÓC
BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VLVH
Người hướng dẫn:Bác sĩ CK.II Dương Văn Lương
HÀ NỘI – Tháng 12 năm 2012
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo đại
học, Khoa Điều dƣỡng Trƣờng Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc
học tập, rèn luyện và phấn đấu trong suốt quá trình học tập tại Trƣờng
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Gs.Ts.Phạm Thị Minh Đức, Trƣởng khoa Điều
dƣỡng Trƣờng Đại học Thăng Long, ngƣời thầy đã bỏ nhiều công sức giản dạy,
hƣớng dẫn nhiệt tình chỉ bảo cho tôi đƣợc học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban lãnh đạo
cùng toàn thể các bác sĩ và điều dƣỡng viên tại Viện Giám định Pháp y Tâm thần
Trung ƣơng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và thực hiện
chuyên đề này.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Bác sĩ Chuyên khoa II Dƣơng Văn
Lƣơng, Viện Giám định Pháp Y Tâm thần Trung ƣơng mặc dù rất bận rộn với công
việc nhƣng đã giành nhiều thời gian tận tình hƣớng dẫn chỉ bảo, cung cấp tài liệu
và những kiến thức quý báu giúp tôi thực hiện chuyên đề này.
Cùng với tất cả lòng thành kính tôi xin chân thành cảm tạ và biết ơn sâu sắc
đến các giáo sƣ, phó giáo sƣ, tiến sỹ trong hội đồng đã thông qua chuyên đề và hội
đồng chấm khóa luận tốt nghiệp đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu giúp tôi
hoàn thành tốt chuyên đề.
Cuối cùng tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn
bè…những ngƣời đã luôn cổ vũ, động viên và ủng hộ trong quá trình tôi thực hiện
chuyên đề
Hà Nội, tháng 1 năm 2013
Lê Văn Quỳnh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG NGHIÊN CỨU
RLTT Rối loạn tâm thần
Thang Long University Library
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Điều dƣỡng viên thăm hỏi ngƣời bệnh …………………………………………19
Hình 2: Bệnh nhân ăn trƣa tập thể ………………………………………………………23
Hình 3: Giao lƣu văn nghệ giữa các bệnh nhân …………………………………………25
Hình 4: Bệnh nhân chơi bóng bàn ………………………………………………………25
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................8
I. ĐẠI CƢƠNG VỀ RỐI LOẠN TÂM THẦN........................................................9
1.1. Khái quát chung.................................................................................................9
1.1.1. Định nghĩa rối loạn tâm thần..........................................................................9
1.1.2. Sức khỏe tâm thần ..........................................................................................9
1.1.3. Phân biệt RLTT với bệnh thần kinh.............................................................10
1.2. Nguyên nhân và phân loại các loại rối loạn tâm thần .....................................10
1.2.1.Nguyên nhân..................................................................................................10
1.2.2. Những nhân tố thuận lợi cho việc phát triển RLTT .....................................11
1.2.3. Nguyên tắc xác định nguyên nhân RLTT ....................................................12
1.2.4. Phân loại các bệnh rối loạn tâm thần............................................................12
1.3. Đặc điểm cơ bản của RLTT ............................................................................13
1.4. Phƣơng pháp điều trị .......................................................................................14
1.4.1. Sốc insulin (gây hạ đƣờng huyết bằng insulin) ............................................14
1.4.2. Sốc điện ........................................................................................................15
1.4.3. Liệu pháp tâm lý...........................................................................................15
1.4.4. Liệu pháp hóa dƣợc ......................................................................................15
1.4.5. Liệu pháp lao động .......................................................................................16
1.4.6. Liệu pháp thích ứng xã hội...........................................................................16
1.5. Dịch tễ..............................................................................................................16
1.6. Các biện pháp phòng bệnh RLTT ...................................................................18
1.6.1. Những biện pháp phòng bệnh tuyệt đối .......................................................18
1.6.2. Những biện pháp phòng bệnh tƣơng đối......................................................19
II. LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH MẮC CHỨNG RỐI LOẠN TÂM
THẦN THEO QUY TRÌNH ĐIỀU DƢỠNG ........................................................20
2.1. Vai trò của việc chăm sóc bệnh nhân rối loạn tâm thần..................................20
Thang Long University Library
2.2. Quy trình điều dƣỡng.......................................................................................20
2.2.1. Nhận định ngƣời bệnh ..................................................................................20
2.2.2. Chẩn đoán và can thiệp điều dƣỡng .............................................................22
2.2.3. Lập kế hoạch chăm sóc.................................................................................23
2.2.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc ......................................................................23
2.2.5. Đánh giá........................................................................................................33
2.3. Áp dụng quy trình điều dƣỡng chăm sóc đối với bệnh nhân cụ thể................33
KẾT LUẬN ............................................................................................................42
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn tâm thần là một loại bệnh rất phổ biến và có xu hƣớng ngày càng gia tăng
trong xã hội hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố dẫn đến các rối loạn tâm thần nhƣ:
kinh tế, môi trƣờng sống, áp lực học tập, công việc…Rối loạn tâm thần thƣờng không gây
chết ngƣời đột ngột nhƣng làm giảm sút khả năng lao động, học tập, làm đảo lộn sinh hoạt
trong cuộc sống, gây tổn thất về kinh tế, gây căng thẳng cho các thành viên trong gia
đình. Một số bệnh tâm thần nếu không đƣợc quản lý, chữa trị kịp thời rất dễ dẫn đến trạng
thái tâm thần sa sút, ngƣời bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội[1].
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học, xã hội và nền y học, tâm thần học
ngày càng đƣợc quan tâm, đặc biệt là công tác chăm sóc bệnh nhân bị rối loạn tâm thần.
Công tác chăm sóc bệnh nhân bị rối loạn tâm thần có những đặc điểm riêng so với các
bệnh lí nội khoa và tâm thần khác. Để chăm sóc ngƣời bệnh mắc chứng rối loạn tâm thần,
điều dƣỡng viên cần nắm rõ qui luật diễn biến của hội chứng rối loạn tâm thần, đặc điểm
riêng, nhu cầu chăm sóc từng giai đoạn và cần xây dựng một kế hoạch chăm sóc chuyên
biệt.
Ở Việt Nam hiện nay chƣa có qui trình chi tiết trong chăm sóc ngƣời bệnh bị rối
loạn tâm thần, để góp phần làm sáng tỏ những nhu cầu chăm sóc chuyên biệt và hành
động chăm sóc cần thiết trong công tác của điều dƣỡng đối với ngƣời bệnh mắc hội chứng
rối loạn tâm thần. Để đáp ứng tốt những vấn đề nêu ở trên “Chuyên đề chăm sóc bệnh
nhân rối loạn tâm thần” đƣợc viết nhằm giới thiệu hai nội dung chính:
1. Đặc điểm, triệu chứng và các phƣơng pháp điều trị hội chứng rối loạn tâm
thần
2. Lập kế hoạch chăm sóc ngƣời bệnh bị mắc chứng rối loạn tâm thần theo qui
trình điều dƣỡng.
Thang Long University Library
CHƢƠNG 1. ĐẠI CƢƠNG VỀ RỐI LOẠN TÂM THẦN
1.1. Khái quát chung về rối loạn tâm thần
1.1.1. Sức khỏe tâm thần
Khái niệm sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới: “Sức khỏe không những là trạng
thái không bệnh tật mà còn là trạng thái hoàn toàn thoải mái về cơ thể, tâm thần và xã
hội”.
Nhƣ vậy có 3 loại sức khỏe đó là sức khỏe cơ thể, sức khỏe tâm thần và xã hội.
Thực chất sức khỏe tâm thần của con ngƣời bao hàm các nét đặc trƣng sau:
 Có một cuộc sống thật sự thoải mái.
 Có niềm tin vào giá trị bản thân và niềm tin vào phẩm chất và giá trị của con
ngƣời.
 Có khả năng ứng xử bằng cảm xúc hành vi hợp lí trƣớc mọi tình huống.
 Có khản năng tạo dựng, duy trì và phát triển thỏa đáng các mối quan hệ.
 Có khả năng tự hàn gắn và chống lại các stress, các sự cố mất thăng bằng, căng
thẳng [1][2][11].
1.1.2. Định nghĩa rối loạn tâm thần
Rối loạn tâm thần (RLTT) là bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn bởi nhiều
nguyên nhân khác nhau gây ra (nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần, bệnh cơ
thể…) làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại. Các quá trình cảm giác, tri giác, tƣ duy,
ý thức…bị sai lệch cho nên bệnh nhân tâm thần có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi tác
phong không phù hợp với thực tại, môi trƣờng xung quanh.
Phạm vi bệnh tâm thần rất rộng: có những bệnh tâm thần nặng (các bệnh loạn
thần), quá trình phản ánh thực tại sai lệch trầm trọng, hành vi tác phong bị rối loạn nhiều.
Có những bệnh tâm thần nhẹ (các bệnh tâm căn, nhân cách bệnh) quá trình phản ánh thực
tại nhƣ hành vi tác phong bị rối loạn ít, bệnh nhân vẫn còn sinh hoạt, lao động, học tập
đƣợc tuy có giảm sút[1][2][11].
1.1.3. Phân biệt RLTT với bệnh thần kinh
Hiện nay phần đông mọi ngƣời vẫn chƣa phân biệt đƣợc RLTT với bệnh thần kinh,
và thƣờng gọi một ngƣời mắc chứng RLTT là thần kinh, dẫn đến việc tìm kiếm điều trị
không đúng chuyên khoa. Trên thực tế, đây là hai loại bệnh rất khác nhau. Sau đây là một
vài nhận biết phân biệt cơ bản:
Rối loạn tâm thần Bệnh thần kinh
Không có tổn thƣơng về hình thái của hệ
thần kinh hoặc có tổn thƣơng kết hợp
Luôn có tổn thƣơng về hình thái của hệ thần
kinh.
Ý nghĩ, cảm xúc, hành vi kỳ cục, khó hiểu. Đa số có suy nghĩ, hành vi bình thƣờng.
Đa số bình thƣờng về mặt cơ thể
Có những dấu hiệu thần kinh khu trú nhƣ:
liệt chi, teo cơ, khó nuốt, mù, điếc,...do tổn
thƣơng dây thần kinh.
Tuy nhiên, những ngƣời bệnh thần kinh có thể có những rối loạn tâm thần kèm
theo và ngƣợc lại. Nhiều ngƣời có bệnh thần kinh nặng, nhƣng hoạt động tâm thần của họ
gần nhƣ bình thƣờng[1][2].
1.2. Nguyên nhân và phân loại các loại rối loạn tâm thần
1.2.1.Nguyên nhân
Nguyên nhân của RLTT là vấn đề hết sức phức tạp. Hiện nay có những trƣờng
hợp mà căn nguyên đã rõ ràng nhƣng vẫn còn một số trƣờng hợp mà căn nguyên chƣa xác
định dứt khoát, đang tiếp tục nghiên cứu. Một số trƣờng hợp RLTT vẫn còn đƣợc xác
định theo quy luật lâm sàng chứ chƣa hoàn toàn căn cứ đƣợc vào thống nhất giữa bệnh
nguyên và bệnh sinh. Có thể khái quát một số nguyên nhân chính của RLTT nhƣ sau:
1.2.1.1.Nguyên nhân thực thế
 Nhiễm khuẩn thần kinh
 Nhiễm độc thần kinh
 Chấn thƣơng sọ não
 Các bệnh mạch máu não (cao huyết ap, xơ vữa động mạch não)
 Tổn thƣơng trực tiếp mô não
Thang Long University Library
 Các tổn thƣơng thực thể khác ở não (u não, áp xe não, xơ rải rác, teo não…)
 Bệnh cơ thể ảnh hƣởng đến hoạt động của não (các bệnh nội tạng, các bệnh nội
tiết, các bệnh về chuyển hóa và thiếu vitamin…)[1][2][10]
1.2.1.2. Nguyên nhân tâm lý
Các sang chấn tâm thần và hoàn cảnh xung đột trong gia đình cũng nhƣ ngoài xã
hội có thể gây ra loạn thần phản ứng và các bệnh tâm căn[1][2][10].
1.2.1.3. Nguyên nhân cấu tạo thể chất bất thường và phát triển tâm thần bệnh lý
 Các trạng thái nhân cách bệnh
 Các loại trí tuệ thiểu năng
[1][2][10]
1.2.1.4. Nguyên nhân chưa rõ ràng (sự kết hợp phức tạp nhiều yếu tố khác nhau) nhƣ:
Di truyền, biến đổi chuyển hóa, miễn dịch, cấu tạo thể chất…Có thể gây ra bệnh
tâm thần nội sinh nhƣ tâm thần phân liệt, loạn thần hƣng trầm cảm[1][2][10].
1.2.2. Những nhân tố thuận lợi cho việc phát triển RLTT
- Di truyền : có khi là nguyên nhân nhƣng cũng có khi chỉ là nhân tố thuận lợi thúc
đẩy bệnh phát sinh mà thôi.
- Nhân cách : là toàn bộ đặc điểm tâm lý của một cá nhân bao gồm nhiều thành
phần (xu hƣớng, khí chất, tính cách và năng lực) làm cho ngƣời này có những nét tâm lý
khác hẳn với ngƣời khác. Nhân cách mạnh, bền vững là nhẫn tố tốt để chống đỡ các bệnh
tâm thần và là điều kiện thuận lợi cho bệnh chóng hồi phục. Nhân cách yếu, không cân
bằng, kém chịu đựng là cơ sở thuận lợi cho bệnh tâm thần phát sinh và làm bệnh hồi phục
khó khăn, chậm chạp. Có khi nhân cách quyết định thể lâm sàng của bệnh hoặc có thêt
làm cho nhân cách của ngƣời bệnh bị biến đổi.
- Lứa tuổi: trẻ em là cơ địa thuận lợi để phát sinh các bệnh tâm căn và nhân cách
bệnh. Tuổi dậy thì dễ bộc lộ bệnh tâm thần phân liệt và các trạng thái phản ứng. Tuổi già
dễ bị các bệnh tâm thần thực thể.
- Giới tính: có những bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ nhƣ : loạn thần do rƣợu, loạn
thần do chấn thƣơng sọ não, bệnh liệt toàn thể tiến triển. Có những bệnh gặp ở nữ nhiều
hơn năm nhƣ rối loạn tâm thần có sự liên quan đến thời kỳ kinh nguyệt, sinh đẻ, mãn
kinh…
- Tình trạng toàn thân: có những trƣờng hợp RLTT xuất hiện ngay sau khi sức khỏe
bị giảm sút nhƣ mất ngủ kéo dài, thiếu dinh dƣỡng lâu ngày, làm việc quá sức. Sau khi
mắc bệnh lâu ngày có thể dẫn đến suy kiệt tử vong. Nâng cao thể trạng có thể giúp cho
bệnh nhân hồi phục nhanh chóng…[1][2]
1.2.3. Nguyên tắc xác định nguyên nhân RLTT
Nguyên nhân RLTT là một vấn đề rất khó khăn, phức tạp. Khi xác định, cần chú ý
đến những nhân tố sau đây:
 RLTT thƣờng xảy ra dựa trên cơ sở những điều kiện bên ngoài tác động qua lại với
những điều kiện bên trong của mỗi bệnh nhân. Vì vậy cần phải nghiên cứu tỉ mỉ, cân nhắc
cẩn thận mới xác định đƣợc đâu là nguyên nhân chính, đâu là nhân tố thuận lợi.
 Những trƣờng hợp RLTT gọi là nội sinh (nhƣ tâm thần phân liệt) thƣờng xuất hiện
sau những nhân tố ngoại lai (sang chấn tâm thần, bệnh nhiễm khuẩn…) Vì vậy, tìm
nguyên nhân ở những trƣờng hợp này không phải chỉ căn cứ vào đặc điểm của bệnh cảnh.
 Hiện nay ở một số trƣờng hợp RLTT, quy luật lâm sàng đã rõ ràng nhƣng chƣa có
sự thống nhất giữa bệnh nguyên và bệnh sinh. Có những trƣờng hợp nguyên nhân đã đƣợc
xác định nhƣng cơ chế sinh bệnh lại chƣa rõ rang. Ngƣợc lại có trƣờng hợp thì bệnh sinh
tƣơng đối rõ nhƣng nguyên nhân chƣa xác định. Vì vậy việc nắm vững những hình thái
lâm sàng cũng nhƣ những quy luật tiến triển của RLTT hiện nay vẫn còn có tầm quan
trọng đặc biệt trong việc xác định nguyên nhân gây bệnh[4].
1.2.4. Phân loại các bệnh rối loạn tâm thần
Các dạng RLTT thƣờng gặp nhƣ:
- Các dạng rối loạn ám ảnh sợ
- Rối loạn sự thích ứng
- Rối loạn dạng cơ thể
- Rối loạn phân ly
- Rối loạn tâm thần nội tiết
- Rối loạn do nghiện chất
Thang Long University Library
- Rối loạn do chấn thƣơng não
- Rối loạn do chấn thƣơng tâm lý[3]
1.3. Đặc điểm cơ bản của RLTT
 RLTT là một hoạt động tâm thần có tính tổng hợp, thống nhất, không thể phân tách
đƣợc. Việc sắp xếp các triệu chứng tâm thần theo từng mặt hoạt động tâm thần (rối loạn
tri giác, rối loạn tƣ duy, rối loạn cảm xúc…) chỉ có tính chất quy ƣớc để thuận tiện cho
việc giảng dạy và thảo luận lâm sàng. Vì vậy có nhiều cách qui ƣớc tùy từng tác giả.
Thực tế một triệu chứng tâm thần có liên quan và ảnh hƣởng đến các mặt hoạt động tâm
thần khác.
 Các triệu chứng tâm thần ít khi xuất hiện riêng lẻ và thƣờng kết hợp với nhau
thành một hội chứng nhất định.
 Các triệu chứng của RLTT luôn luôn biến chuyển tùy theo từng giai đoạn bệnh.
Tuy nhiên sự tiến triển và thoái triển đều tuân theo những quy luật nhất định.
 Các triệu chứng RLTT không thể giải thích thuần túy theo cơ chế sinh học và tâm
lý đƣợc, vì chúng còn là kết quả của các yếu tố cơ thể, xã hội môi trƣờng tác động phức
tạp vào hoạt động của bộ não.
 Việc đánh giá các triệu chứng và hội chứng của RLTT trong lâm sàng rất khó khăn
nhƣng lại vô cùng quan trọng. Đánh giá khó khăn vì các triệu chứng tâm thần phần lớn là
những triệu chứng chủ quan (do bệnh nhân kể và có thể khác nhau tùy theo cách hỏi bệnh,
tùy thời gian hỏi). Trong khi đó việc phát hiện các triệu chứng này lại phụ thuộc vào kinh
nghiệm tiếp xúc của bác sĩ, trạng thái tâm thần của bệnh nhân khi tiếp xúc… Tuy nhiên
vai trò của việc đánh giá các triệu chứng hết sức quan trọng nếu đánh giá sai triệu chứng
thì không thể tổng hợp đúng hội chứng và từ đó không thể chẩn đoán bệnh chính xác
đƣợc.
 Phân biệt giữa triệu chứng bệnh lý và hoạt động tâm thần bình thƣờng nhiều khi rất
khó khăn. Vì vậy muốn phân biệt chắc chắn cần phải nắm vững các đặc điểm tâm lý, nhất
là các đặc điểm tâm lý cùng với lứa tuổi, từng tần lớp xã hội, từng địa phƣơng, từng dân
tộc…[1][2][4][6].
1.4. Phƣơng pháp điều trị
Các RLTT không chỉ là bệnh lý tại não, mà còn là bệnh lý của toàn cơ thể. Không
chỉ là các sang chấn tâm lý…mà còn do các tác nhân stress về tâm lý của môi trƣờng,
không chỉ do các nhân tố bẩm sinh về hệ thần kinh mà còn do các yếu tố giáo dục, môi
trƣờng tác động…
Do vậy, việc chữa bệnh tâm thần phải điều trị toàn diện, đòi hỏi phối hợp nhiều
biện pháp nhƣ:
 Điều trị các bệnh lý cơ thể (thần kinh, nội khoa) có thể gây ra các RLTT (nhiễm
trùng, nhiễm độc, nội tiết…) và tăng cƣờng bồi dƣỡng cơ thể chung.
 Dùng liệu pháp tâm lý với các bệnh tâm căn hay các rối loạn có liên quan đến
stress
 Với các bệnh nội sinh: dùng hóa dƣợc, các liệu pháp gây sốc, các liệu pháp lao
động để thích ứng xã hội.
 Với các rối loạn sự phát triển; kết hợp với giáo dục, huấn luyện tâm thần.
Dƣới đây là một số liệu pháp điều trị RLTT hay sử dụng:
1.4.1. Sốc insulin (gây hạ đường huyết bằng insulin)
Nguyên tắc điều trị của phƣơng pháp này là gây hôn mê hạ đƣờng huyết bằng
insulin trong vòng nửa giờ, và đánh thức bằng cách cho đƣờng vào cơ thể. Tuy nhiên, cơ
chế tác dụng của phƣơng pháp này không rõ ràng, hơn nữa tỷ lệ thuyên giảm do sốc
insulin không quá cao nên hiện nay nhiều nƣớc không còn áp dụng nữa[6].
Thang Long University Library
1.4.2. Sốc điện
Phƣơng pháp này cho một dòng điện chạy qua não gây một cơn co giật động kinh,
bệnh nhân hôn mê trong một thời gian ngắn, sau đó tâm thần hồi phục dần dần. Liệu pháp
này có tác dụng nhanh nhƣng thƣờng gây tâm trạng lo lắng sợ hãi cho bệnh nhân[6].
1.4.3. Liệu pháp tâm lý
Đây là liệu pháp cần đƣợc áp dụng cho tất cả các bệnh nhân nhất là các bệnh nhân
mắc chứng RLTT, là liệu pháp nhằm loại trừ mọi kích thích xấu, âm tính đối với tâm thần
và tăng cƣờng các kích thích tốt, dƣơng tính, loại trừ các hiện tƣợng lo lắng về bệnh tật,
nhằm bồi dƣỡng một nhân cách vững vàng, gây tin tƣởng vào chuyên môn để phát huy tối
đa hiệu lực của mọi biện pháp điều trị, đặc biệt thƣờng nhằm khai thác tối đa hiệu lực của
lối nói tác động lên tâm thần ngƣời bệnh để chữa bệnh. Các liệu pháp tâm lý đƣợc chia
làm hai loại:
 Liệu pháp tâm lý trực tiếp bao gồm toàn bộ các công tác tổ chức, các quy tắc, chế
độ trong bệnh viện nhằm mục đích làm cho bệnh nhân sinh hoạt thoải mái, yên tâm chữa
bệnh tin tƣởng vào chuyên môn để từ đó làm mất đi các triệu chứng thứ phát do lo nghĩ,
buồn rầu, sợ hãi sinh ta.
 Liệu pháp tâm lý gián tiếp dùng lời nói trực tiếp tác động vào tâm thần của bệnh
nhân để chữa bệnh[6].
1.4.4. Liệu pháp hóa dược
Đây là liệu pháp đóng vai trò cơ bản quyết định làm thay đổi hẳn bộ mặt tâm thần
học so với trƣớc kia. Cùng với các thành tựu của sinh hóa não của các rối loạn bệnh lý
tâm thần, các thuốc hƣớng thần ngày càng có nhiều loại, có hiệu lực điều trị tốt và càng ít
tác dụng phụ.
Theo Freyhan (1978) các thuốc hƣớng thần gồm 5 nhóm chính:
 Nhóm thuốc an thần kinh
 Nhóm thuốc hung phấn
 Nhóm thuốc bình thản
 Nhóm thuốc cƣờng thần
 Nhóm thuốc chỉnh khí sắc[6]
1.4.5. Liệu pháp lao động
Là liệu pháp quan trọng bậc nhất trong điều trị RLTT, không thể thiếu đƣợc ở bất
cứ cơ sở điều trị nào, nội trú cũng nhƣ ngoại trú. Lao động của bệnh tâm thần nhằm mục
đích chữa bệnh, khôi phục hoạt động tâm thần và khả năng hành nghề nên phải có những
yêu cầu nhất định nhƣ: phải là lao động tập thể và lao động sản xuất, bệnh nhân đƣợc
hƣởng một phần thành quả lao động của mình, phải có nhiều hình thức lao động và phải
có chỉ định hƣớng dẫn của bác sĩ cũng nhƣ điều dƣỡng viên…[6]
1.4.6. Liệu pháp thích ứng xã hội
Gồm tất cả những biện pháp nhằm làm cho bệnh nhân RLTT không tách rời quá xa
các phƣơng thức sinh hoạt xã hội trƣớc khi bị bệnh, nhằm làm cho bệnh nhân khi ra viện
có thể thích ứng ngay đƣợc với cuộc sống[6].
1.5. Dịch tễ
Theo thông cáo báo chí của WHO năm 2001. Trên thế giới cứ 4 ngƣời thì có một
ngƣời sẽ mắc chứng rối loạn tâm thần hoặc rối loạn thần kinh vào một thời điểm nào đó
trong cuộc đời.
- 450 triệu ngƣời hiện bị ảnh hƣởng bởi rối loạn này.
- 121 triệu ngƣời bị trầm cảm
- 50 triệu ngƣời mắc chứng động kinh
- 24 triệu ngƣời mắc chứng tâm thần phân liệt
Mỗi năm trên thế giới có:
- 1 triệu ngƣời tự sát
- 10-20 triệu ngƣời có ý định tự sát.
Ở nƣớc ta từ năm 1964 đến nay đã có một số công trình điều tra cơ bản về bệnh
tâm thần và thu đƣợc một số kết quả. Song do phƣơng pháp, công cụ và đặc biệt là tiêu
chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần ở mỗi thời kỳ có khác nhau nên tỷ lệ một số rối loạn tâm
thần có thay đổi.
Năm 1981 Trần Văn Cƣờng, Nguyễn Khánh Hợi điều tra tâm thần ở xã Hoà Bình.
Nguyễn Thị Mai và cộng sự điều tra về các bệnh tâm thần tại phƣờng Lê Đại Hành, Hà
Nội. Nguyễn Văn Siêm và cộng sự điều tra Handicap tâm thần ở 4 xã phƣờng Hà Nội.
Thang Long University Library
Các công trình này cho tỷ lệ mắc bệnh tâm thần dao động 18-20% dân số.
Năm 1994 đƣợc sự giúp đỡ của WHO khu vực Tây Thái Bình Dƣơng, ngành tâm
thần Việt nam đã tiến hành điều tra tâm thần tại 3 điểm : Xã Tự Nhiên, xã Quất Động
thuộc huyện Thƣờng Tín, xã Tiên Kiên, huyện Lâm thao – Phú Thọ và xây dựng mô hình
chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đông. Cho tỷ lệ một số RLTT nhƣ sau:
- Bệnh TTPL: 0,3% - 1% dân số.
- Rối loạn cảm xúc trầm cảm: 2,0% - 3,0 % dân số.
- Rối loạn tâm căn ( lo âu, ám ảnh, suy nhƣợc thần kinh): 4.0% - 5,0%.
- Nhân cách bệnh: 0,5% - 1,0%.
- Nghiện ma tuý: 0,15% - 1,5%.
- Nghiện rƣợu; 0,21% - 3,0%.
- Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên (độ tuổi 10 – 17) là 0,3% - 3,7%.
- Loạn thần do chấn thƣơng sọ não: 0,15% - 0,2%.
- Chậm phát triển tâm thần: 0,5% - 1,0%.
- Động kinh: 0,5% - 1,5%.
Năm 2000, Chính phủ thông qua Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia Dự án Bảo vệ
sức khoẻ tâm thần đã đƣa ra đƣợc những thông tin mới nhất về chứng RLTT trong cộng
động bằng việc nghiên cứu 10 bệnh tâm thần hay gặp tại các vùng miền khác nhau:
STT Tên bệnh Tỉ lệ
1 Tâm thần phân liệt 0,4
2 Động kinh 0,33
3 Trầm cảm 2,8
4 Lo âu 2,7
5 Chậm phát triển trí tuệ 0,63
6 RLTT chấn thƣơng sọ não 0,51
7 RL hành vi thanh thiếu niên 0,9
8 Mất trí tuổi già 0,88
9 Lạm dụng rƣợu 5,3
10 Nghiện ma túy 0,3
Cộng 14,82
Bảng 1.1: Tỷ lệ mắc chứng RLTT trong cộng đồng
1.6. Các biện pháp phòng bệnh RLTT
1.6.1. Những biện pháp phòng bệnh tuyệt đối
Đây là những biện pháp lớn, nhằm loại trừ các nguyên nhân chính, bảo vệ những
ngƣời lành mạnh khỏi các triệu chứng của RLTT nhƣ:
 Chống các bệnh nhiễm khuẩn thần kinh nguyên phát và thứ phát. Đặc biệt chú
trọng thanh toán các bệnh nhiễm khuẩn có tính chất xã hội nhƣ bệnh giang mai, sốt rét,
lao…
 Chống các bệnh nhiễm độc thần kinh: nhiễm độc rƣợu, nhiễm độc nghề nghiệp,
nhiễm độc thuốc ngủ và thuốc an thần…
 Bảo đảm an toàn lao động cao độ, tránh mọi chấn thƣơng sọ não.
 Tích cực bảo vệ bà mẹ và trẻ em để mỗi em bé ra đời đều hoàn toàn bình thƣờng
về mặt thần kinh và tâm thần. Tránh cho bà mẹ lúc có thai những sang chấn cơ thể và tâm
thần, chữa tích cực những bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc, tránh lao động quá sức
[4][6][7][8].
Thang Long University Library
1.6.2. Những biện pháp phòng bệnh tương đối
Đây là những biện pháp áp dụng cho những ngƣời đã chịu tác dụng xấu của môi
trƣờng, cho những trẻ em bị tổn thƣơng thần kinh trong bào tahi hay có yếu tố di truyền
và đề phòng tái phát cho những bệnh nhân tâm thần đã thuyên giảm.
Trƣớc hết cần phải tổ chức theo dõi những trẻ bị nhiễm khuẩn trong những năm
sau khi đẻ, những trẻ em có bố mẹ, bà con gần bị bệnh tâm thần…
Cần tổ chức những lớp mẫu giáo, lớp học riêng cho những trẻ chậm phát triển về
tâm thần hay có rối loạn tính cách, tác phong…
Cần chẩn đoán sớm các triệu chứng RLTT để chữa ngay trong giai đoạn bệnh còn
dễ khỏi.
Cần chú ý theo dõi và áp dụng chặt chẽ các biện pháp vệ sinh tâm thần cho những
ngƣời bị xơ vữa mạch não, tăng huyết áp, có di chứng sang chấn sọ não…những ngƣời ít
nhiều có tổn thƣơng hệ thần kinh trung ƣơng.
Đối với những bệnh nhân mắc chứng RLTT đã khỏi hay thuyên giảm, cần tiếp tục
điều trị củng cố và theo dõi lâu dài. Nghiên cứu chế độ lao động và hình thức lao động
thích hợp cho từng loại bệnh nhân, chữa các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc mới phát sinh,
giúp đỡ giải quyết những sang chấn tâm thần trong cuộc sống [4][6][7][8].
CHƢƠNG 2. LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH MẮC CHỨNG RỐI
LOẠN TÂM THẦN THEO QUY TRÌNH ĐIỀU DƢỠNG
2.1. Vai trò của việc chăm sóc bệnh nhân rối loạn tâm thần
Sức khoẻ tâm thần ảnh hƣởng lên phần lớn dân số. Các vấn đề bao gồm từ căng
thẳng nhẹ đến rối loạn tâm lý nặng. Các rối loạn tâm lý thƣờng nặng đủ để chẩn đoán một
rối loạn tâm thần. Khoảng 33% số bệnh nhân nói chung và 48% bệnh nhân ngƣời già có
triệu chứng nặng đủ để chẩn đoán rối loạn tâm thần ở các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban
đầu chứ không phải ở các trung tâm chăm sóc sức khoẻ tâm thần. Đứng trƣớc vấn đề đó
đòi hỏi ngƣời điều dƣỡng phải có những kỹ năng lâm sàng cùng với nghiệp vụ chuyên
môn chuyên sâu nhất định để hợp tác với bác sĩ điều trị sớm đƣa ngƣời bệnh hòa nhập với
cộng đồng[5][9].
2.2. Quy trình điều dƣỡng
2.2.1. Nhận định người bệnh
Khám lâm sàng về RLTT hai phần chính. Phần thức nhất là phần lịch sử bao gồm
bệnh sử tâm thần, lịch sử phát triển và các vấn đề cá nhân, tiền sử bệnh tâm thần, tiền sử
bệnh cơ thể, tiền sử gia đình và các vấn đề liên quan. Phần thứ hai là khám, đánh giá trạng
thái tâm thần tại thời điểm tiến hành phỏng vấn.
Việc nhận định về tình trạng bệnh nhân giúp cho bác sĩ có thể nắm đƣợc đầy đủ về
lịch sử của bệnh để thiết lập đƣợc mối quan hệ và hợp tác điều trị với ngƣời bệnh nhằm
tạo dựng đƣợc lòng tin và sự trung thực từ đó đánh giá đƣợc tình trạng hiện tại, chẩn đoán
đƣợc bệnh và lập đƣợc kế hoạch điều trị.
 Các thông tin chung
+ Thông tin cá nhân: bao gồm họ tên, tuổi, giới tính, giới tính, tình trạng hôn
nhân…của ngƣời bệnh.
+ Lý do đến khám bệnh: ghi theo lời giải thích của bệnh nhân, ghi rõ lý do buộc
bệnh nhân phải đến viện hoặc gặp nhân viên tƣ vấn.
+ Bệnh sử hiện tại: khai thác sự tiến triển của các chứng bệnh lý từ khi có dấu hiệu
khởi phát cho đến hiện tại, mới liên quan đến các sự kiện trong đời sống, những xung đột
Thang Long University Library
cá nhân, sang chấn tâm lý, các thuốc, chất gây nghiện…cần ghi sát theo lời kể của bệnh
nhân.
+ Tiền sử bệnh tâm thần và cơ thể: khai thác tiền sử các bệnh tâm thần từ trƣớc.
+ Lịch sử cá nhân: lịch sử quá trình mang thai và sinh đẻ của bệnh nhân, thời kỳ trẻ
nhỏ, thời kỳ thanh thiếu niên, thời kỳ thanh niên…
+ Tiền sử gia đình: cần khai thác tiền sử gia đình về bệnh tâm thần, các bệnh cơ
thể, các bệnh có tính chất di truyền (chậm phát triển tâm thần, động kinh, alzheimer,
parkinson…).
 Khám tâm thần
+ Biểu hiện chung: mô tả hình dạng vẻ ngoài ban đầu khi gặp bệnh nhân thông qua
hình dáng, cách đi lại, điệu bộ, ăn mặc…(có thể mô tả nhƣ khỏe mạnh, ốm yếu, tƣ thế
đĩnh đạc, đƣờng hoàng…).
+ Thái độ tiếp xúc với bác sĩ: hợp tác kể bệnh, thân thiện, chăm chú, lúng túng, bối
rối, chống đối…
+ Khám y thức: nhằm đánh giá mức độ tỉnh táo của bệnh nhân, các biểu hiện có
thể là tỉnh táo, lú lẫn, hôn mê, u ám…
+ Khám cảm xúc: quan sát khí sắc và sự thay đổi cảm xúc của ngƣời bệnh.
+ Khám tri giác nhằm phát hiện các rối loạn tri giác nhƣ bịt tai, nhăn mặt, nhắm
mắt, tránh né, chạy trốn…Các rối loạn cảm giác hay gặp nhƣ tăng cảm giác, giảm cảm
giác, rối loạn cảm giác bản thể…
+ Khám tƣ duy
 Hình thức tƣ duy: mô tả đặc điểm ngôn ngữ của bệnh nhân nhƣ nói nhiều, nói
liến thắng, ba hoa…
 Nội dung tƣ duy: hoang tƣởng, ám ảnh, suy nghĩ có tính chất cƣỡng bức, kế
hoạch tự sát, tự hủy hoại bản thân và xã hội…
+ Khám trí nhớ: đánh giá trí nhớ gần, trí nhớ xa và trí nhớ ngắn hạn.
+ Khả năng tập trung sự chú ý dựa vào quan sát, theo dõi bệnh nhân khi trả lời các
câu hỏi của bác sĩ.
+ Trí tuệ: đánh giá khả năng ngôn ngữ, khả năng tính toán, khả năng hiểu và phân
tích các tình huống…
+ Đánh giá các hành vi rối loạn tác phong: tự động run, ức, vê gấu áo, cắn móng
tay…
 Khám thực thể
+ Khám thần kinh: khám có hệ thống, đúng phƣơng pháp nhằm phát hiện các hội
chứng, các bệnh lý cấp cứu thần kinh có biểu hiện RLTT nhƣ: viêm não, áp xe não, u não,
lao màng não…
+ Khám các cơ quan: khám toàn diện và hệ thống các cơ quan nhằm phát hiện các
bệnh lý cơ thể dễ bị che lấp bởi các triệu chứng RLTT.
 Cận lâm sàng
Các xét nghiệm cơ bản nhƣ: công thức máu, đƣờng máu, ure máu, chụp X-quang
tim, phổi…
Các xét nghiệm đặc hiệu: xét nghiệm chức năng gan, chụp X-quang sọ thẳng,
nghiêng, điện não đồ, chụp C.T, scanner sọ não, chụp MRI, chọc dò – xét nghiệm dịch
não tủy…
 Tham khảo lại bệnh án, hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến sức khỏe của ngƣời bệnh.
[4][6][9]
2.2.2. Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng
 Bệnh nhân thờ ơ hoặc khoái cảm, buông lỏng hành động, lý lẽ nghèo nàn.
 Trí nhớ bệnh nhân giảm sút.
 Bệnh nhân thay đỏi nhân sách, cảm xúc bị cùn mòn.
 Xuất hiện những hành vi lặp lại: nhại lời, lặp lại lời nói.
 Ngôn ngữ nghèo nàn, quên từ, đánh vần khi nói chuyện…thậm chí quên cách phát
âm
 Mất biểu hiện nét mặt: lạnh lung, mất tính thực tế hoặc làm trò hề…
Thang Long University Library
2.2.3. Lập kế hoạch chăm sóc
- Phân công theo dõi sát tình tạng của bệnh nhân trong quá trình nằm viện, tiếp xúc
với bệnh nhân phát hiện các triệu chứng cấp tính đặc biệt tình trạng cấp cứu.
- Giúp đỡ bệnh nhân khắc phục tình trạng khó khăn khi ăn uống, mặc quần áo đi lại,
uống thuốc…
- Chuẩn bị thuốc, máy sốc điện và các phƣơng tiện cấp cứu khác
- Thực hiện đúng, kịp thời y lệnh của bác sĩ.
- Theo dõi các biến chứng do dùng thuốc và xử trí kịp thời.
2.2.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
Cần ghi rõ giờ thực hiện các hoạt động chăm sóc. Các hoạt động chăm sóc cần
được tiến hành theo thứ tự ưu tiên trong kế hoạch chăm sóc, các hoạt động theo dõi
cần được thực hiện đúng khoảng cách thời gian trong kế hoạch, các thông số cần được
ghi chép đầy đủ, chính xác và báo cáo kịp thời.
2.2.4.1. Theo dõi
- Bệnh nhân có hoang tƣởng, ảo giác: phát hiện sớm, cho uống hoặc tiêm các thuốc
an thần kinh theo y lệnh của bác sĩ nhƣ haloperidol, tisercin, aminazin…Trong trƣờng
hợp bệnh nhân không chịu ăn do hoang tƣởng hoặc ảo giác chi phối thì phải cho bệnh
nhân ăn bằng ống thông hoặc tiêm truyền cung cấp năng lƣợng cho bệnh nhân khi có y
lệnh.
- Bệnh nhân hƣng phấn vận động hoặc kích động: ân cần giải thích cho bệnh nhân
tin tƣởng nằm viện. Tiêm hoặc cho bệnh nhân uống các thuốc an thần kinh, sau khi cho
bệnh nhân dùng thuốc cần theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ để đề phòng tai biến do
thuốc. Trong trƣờng hợp bệnh nhân chống đối, cần có đông ngƣời giữ để tiêm thuốc, sau
đó cho vào buồng riêng để không ảnh hƣởng đến bệnh nhân khác.
- Bệnh nhân trầm cảm, có ý tƣởng, hành vi tự sát
+ Theo dõi thƣờng xuyên, phát hiện kịp thời ý tƣởng và hành vi tự sát kiểm tra vật
sắc nhọn nhƣ: dao kép, dây, chai lọ…
+ Theo dõi thƣờng xuyên, phát hiện kịp thời ý tƣởng và hành vi tự sát.
Tải bản FULL (43 trang): bit.ly/39d2BQS
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
+ Thực hiện y lệnh của bác sĩ, tiêm hoặc cho uống các thuốc chống trầm cảm,
trong trƣờng hợp trầm cảm nặng cần tiến hành phụ khi sốc điện.
+ Chăm sóc dinh dƣỡng và vệ sinh thân thể cho bệnh nhân, khi bệnh nhân không
chịu ăn có thể cho ăn bằng ống thông hoặc tiêm truyền cho bệnh nhân.
- Bệnh nhân căng trƣơng lực bất động
+ Sau khi bác sĩ khám kỹ, loại trừ tổn thƣơng thực thể ở não, cần thực hiện y lệnh
điều trị, tiêm hoặc cho uống thuốc an thần kinh giải ức chế (Frenolon) hoặc sốc điện.
+ Trong trƣờng hợp bệnh nhân không chịu ăn, cần cho bệnh nhân ăn bằng ống
thông hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.
+ Trong trƣờng hợp bệnh nhân nằm nhiều, lâu ngày, cần trở mình thƣờng xuyên
cho bệnh nhân để chống loét và vệ sinh thân thể cho bệnh nhân [5][8][12].
2.2.4.2. Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân làm thủ thuật sốc điện
Chỉ định sốc điện chủ yếu cho những bệnh nhân trầm cảm nặng có ý tƣởng hành vi
tự sát, trạng thái căng trƣơng lực trong bệnh tâm thần phân liệt, hoang tƣởng, ảo giác hoặc
kích động ở bệnh nhân tâm thần mạn tính mà điều trị bằng thuốc không có hiệu quả.
Trước khi sốc điện, điều dưỡng chuẩn bị cho bệnh nhân:
- Giải thích cho bệnh nhân và ngƣời nhà để họ yên tâm
- Dặn bệnh nhân nhịn ăn trƣớc khi tiến hành sốc điện ít nhất là 3 giờ, đề phòng tình
trạng thức ăn trào ngƣợc vào đƣờng hô hấp.
- Bệnh nhân đi đại tiểu tiện trƣớc khi tiến hành thủ thuật
- Tháo răng giả (nếu có), tháo các đồ trang sức trên ngƣời bệnh nhân để đề phòng
tai biến có thể xảy ra
- Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp của bệnh nhân trƣớc khi sốc điện. Nếu thấy bất
thƣờng phải báo ngay cho bác sĩ.
- Tuyệt đối không cho ngƣời nhà vào phòng sốc điện, dặn họ chờ ở ngoài đến khi
bệnh nhân tỉnh mới cho vào tiếp xúc.
Thang Long University Library
6371819

More Related Content

What's hot

TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)SoM
 
Bai 40 quyet dinh lam sang trong y hoc gia dinh x
Bai 40 quyet dinh lam sang trong y hoc gia dinh xBai 40 quyet dinh lam sang trong y hoc gia dinh x
Bai 40 quyet dinh lam sang trong y hoc gia dinh xThanh Liem Vo
 
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bản
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bảncâu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bản
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bảnnataliej4
 
Slide Tot Nghiep y Khoa y Ha Noi
Slide Tot Nghiep y Khoa y Ha NoiSlide Tot Nghiep y Khoa y Ha Noi
Slide Tot Nghiep y Khoa y Ha NoiMan_Ebook
 
Bai 23 Sang thuong co ban cua da
Bai 23 Sang thuong co ban cua daBai 23 Sang thuong co ban cua da
Bai 23 Sang thuong co ban cua daThanh Liem Vo
 
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI
DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔIDINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI
DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔISoM
 
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...VuKirikou
 
Dinh dưỡng cho bệnh nhân đtđ
Dinh dưỡng cho bệnh nhân đtđ Dinh dưỡng cho bệnh nhân đtđ
Dinh dưỡng cho bệnh nhân đtđ SauDaiHocYHGD
 
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huếyoungunoistalented1995
 
BỆNH PHONG
BỆNH PHONGBỆNH PHONG
BỆNH PHONGSoM
 
Câu hỏi chuyên sâu về chăm sóc giảm nhẹ
Câu hỏi chuyên sâu về chăm sóc giảm nhẹCâu hỏi chuyên sâu về chăm sóc giảm nhẹ
Câu hỏi chuyên sâu về chăm sóc giảm nhẹThanh Liem Vo
 
Tủy sống
Tủy sốngTủy sống
Tủy sốngSong sau
 
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNGSINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNGSoM
 
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MẮT
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MẮTGIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MẮT
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MẮTSoM
 
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.Luân Đặng
 
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồngCông tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồngTrường Bảo
 

What's hot (20)

TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
 
Đề tài tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
Đề tài  tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAYĐề tài  tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
Đề tài tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
 
Bai 40 quyet dinh lam sang trong y hoc gia dinh x
Bai 40 quyet dinh lam sang trong y hoc gia dinh xBai 40 quyet dinh lam sang trong y hoc gia dinh x
Bai 40 quyet dinh lam sang trong y hoc gia dinh x
 
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bản
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bảncâu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bản
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bản
 
Slide Tot Nghiep y Khoa y Ha Noi
Slide Tot Nghiep y Khoa y Ha NoiSlide Tot Nghiep y Khoa y Ha Noi
Slide Tot Nghiep y Khoa y Ha Noi
 
Bai 23 Sang thuong co ban cua da
Bai 23 Sang thuong co ban cua daBai 23 Sang thuong co ban cua da
Bai 23 Sang thuong co ban cua da
 
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
 
DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI
DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔIDINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI
DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI
 
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
 
Dinh dưỡng cho bệnh nhân đtđ
Dinh dưỡng cho bệnh nhân đtđ Dinh dưỡng cho bệnh nhân đtđ
Dinh dưỡng cho bệnh nhân đtđ
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
 
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
 
BỆNH PHONG
BỆNH PHONGBỆNH PHONG
BỆNH PHONG
 
Câu hỏi chuyên sâu về chăm sóc giảm nhẹ
Câu hỏi chuyên sâu về chăm sóc giảm nhẹCâu hỏi chuyên sâu về chăm sóc giảm nhẹ
Câu hỏi chuyên sâu về chăm sóc giảm nhẹ
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
 
Tủy sống
Tủy sốngTủy sống
Tủy sống
 
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNGSINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
 
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MẮT
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MẮTGIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MẮT
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MẮT
 
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
 
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồngCông tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
 

Similar to CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN

Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam
Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt namThực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam
Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt namnataliej4
 
Van de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamVan de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamforeman
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...foreman
 
Giam Sat Va Danh Gia Du An
Giam Sat Va Danh Gia Du AnGiam Sat Va Danh Gia Du An
Giam Sat Va Danh Gia Du Anforeman
 
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLap Du An A Chau
 
vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy vào dạy học chương iii “việt nam từ năm 194...
vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy vào dạy học chương iii “việt nam từ năm 194...vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy vào dạy học chương iii “việt nam từ năm 194...
vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy vào dạy học chương iii “việt nam từ năm 194...nataliej4
 
Luat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VNLuat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VNforeman
 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...nataliej4
 
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ nataliej4
 
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...nataliej4
 
tiểu luận pháp luật về chính quyền địa phương
tiểu luận pháp luật về chính quyền địa phươngtiểu luận pháp luật về chính quyền địa phương
tiểu luận pháp luật về chính quyền địa phươngnataliej4
 
Giáo dục de phát trien
Giáo dục de phát trienGiáo dục de phát trien
Giáo dục de phát trienforeman
 
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần CôngChủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần CôngVuKirikou
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Một Số Giống Bí ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Một Số Giống Bí ...Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Một Số Giống Bí ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Một Số Giống Bí ...nataliej4
 
quang tri mang
quang tri mangquang tri mang
quang tri mangLâm Khôi
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Su...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Su...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Su...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Su...nataliej4
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...nataliej4
 
nghien cuu han nom
nghien cuu han nom nghien cuu han nom
nghien cuu han nom Hoang Dai
 
Xay dung du an voi khung logic
Xay dung du an voi khung logicXay dung du an voi khung logic
Xay dung du an voi khung logicforeman
 
Phát trien cong dong
Phát trien cong dongPhát trien cong dong
Phát trien cong dongforeman
 

Similar to CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN (20)

Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam
Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt namThực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam
Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam
 
Van de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamVan de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lam
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
 
Giam Sat Va Danh Gia Du An
Giam Sat Va Danh Gia Du AnGiam Sat Va Danh Gia Du An
Giam Sat Va Danh Gia Du An
 
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
 
vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy vào dạy học chương iii “việt nam từ năm 194...
vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy vào dạy học chương iii “việt nam từ năm 194...vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy vào dạy học chương iii “việt nam từ năm 194...
vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy vào dạy học chương iii “việt nam từ năm 194...
 
Luat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VNLuat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VN
 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...
 
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
 
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
 
tiểu luận pháp luật về chính quyền địa phương
tiểu luận pháp luật về chính quyền địa phươngtiểu luận pháp luật về chính quyền địa phương
tiểu luận pháp luật về chính quyền địa phương
 
Giáo dục de phát trien
Giáo dục de phát trienGiáo dục de phát trien
Giáo dục de phát trien
 
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần CôngChủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Một Số Giống Bí ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Một Số Giống Bí ...Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Một Số Giống Bí ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Một Số Giống Bí ...
 
quang tri mang
quang tri mangquang tri mang
quang tri mang
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Su...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Su...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Su...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Su...
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
 
nghien cuu han nom
nghien cuu han nom nghien cuu han nom
nghien cuu han nom
 
Xay dung du an voi khung logic
Xay dung du an voi khung logicXay dung du an voi khung logic
Xay dung du an voi khung logic
 
Phát trien cong dong
Phát trien cong dongPhát trien cong dong
Phát trien cong dong
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 

Recently uploaded (20)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG Khoa Điều dƣỡng ================== LÊ VĂN QUỲNH Mã sinh viên: B00010 CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VHVL Hà Nội – Tháng 1 năm 2013
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG Khoa Điều dƣỡng ===========‫============٭٭٭‬ LÊ VĂN QUỲNH Mã sinh viên: B00010 CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VLVH Người hướng dẫn:Bác sĩ CK.II Dương Văn Lương HÀ NỘI – Tháng 12 năm 2012 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo đại học, Khoa Điều dƣỡng Trƣờng Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc học tập, rèn luyện và phấn đấu trong suốt quá trình học tập tại Trƣờng Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Gs.Ts.Phạm Thị Minh Đức, Trƣởng khoa Điều dƣỡng Trƣờng Đại học Thăng Long, ngƣời thầy đã bỏ nhiều công sức giản dạy, hƣớng dẫn nhiệt tình chỉ bảo cho tôi đƣợc học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban lãnh đạo cùng toàn thể các bác sĩ và điều dƣỡng viên tại Viện Giám định Pháp y Tâm thần Trung ƣơng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và thực hiện chuyên đề này. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Bác sĩ Chuyên khoa II Dƣơng Văn Lƣơng, Viện Giám định Pháp Y Tâm thần Trung ƣơng mặc dù rất bận rộn với công việc nhƣng đã giành nhiều thời gian tận tình hƣớng dẫn chỉ bảo, cung cấp tài liệu và những kiến thức quý báu giúp tôi thực hiện chuyên đề này. Cùng với tất cả lòng thành kính tôi xin chân thành cảm tạ và biết ơn sâu sắc đến các giáo sƣ, phó giáo sƣ, tiến sỹ trong hội đồng đã thông qua chuyên đề và hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành tốt chuyên đề. Cuối cùng tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè…những ngƣời đã luôn cổ vũ, động viên và ủng hộ trong quá trình tôi thực hiện chuyên đề Hà Nội, tháng 1 năm 2013 Lê Văn Quỳnh
  • 4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG NGHIÊN CỨU RLTT Rối loạn tâm thần Thang Long University Library
  • 5. DANH MỤC HÌNH Hình 1: Điều dƣỡng viên thăm hỏi ngƣời bệnh …………………………………………19 Hình 2: Bệnh nhân ăn trƣa tập thể ………………………………………………………23 Hình 3: Giao lƣu văn nghệ giữa các bệnh nhân …………………………………………25 Hình 4: Bệnh nhân chơi bóng bàn ………………………………………………………25
  • 6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................8 I. ĐẠI CƢƠNG VỀ RỐI LOẠN TÂM THẦN........................................................9 1.1. Khái quát chung.................................................................................................9 1.1.1. Định nghĩa rối loạn tâm thần..........................................................................9 1.1.2. Sức khỏe tâm thần ..........................................................................................9 1.1.3. Phân biệt RLTT với bệnh thần kinh.............................................................10 1.2. Nguyên nhân và phân loại các loại rối loạn tâm thần .....................................10 1.2.1.Nguyên nhân..................................................................................................10 1.2.2. Những nhân tố thuận lợi cho việc phát triển RLTT .....................................11 1.2.3. Nguyên tắc xác định nguyên nhân RLTT ....................................................12 1.2.4. Phân loại các bệnh rối loạn tâm thần............................................................12 1.3. Đặc điểm cơ bản của RLTT ............................................................................13 1.4. Phƣơng pháp điều trị .......................................................................................14 1.4.1. Sốc insulin (gây hạ đƣờng huyết bằng insulin) ............................................14 1.4.2. Sốc điện ........................................................................................................15 1.4.3. Liệu pháp tâm lý...........................................................................................15 1.4.4. Liệu pháp hóa dƣợc ......................................................................................15 1.4.5. Liệu pháp lao động .......................................................................................16 1.4.6. Liệu pháp thích ứng xã hội...........................................................................16 1.5. Dịch tễ..............................................................................................................16 1.6. Các biện pháp phòng bệnh RLTT ...................................................................18 1.6.1. Những biện pháp phòng bệnh tuyệt đối .......................................................18 1.6.2. Những biện pháp phòng bệnh tƣơng đối......................................................19 II. LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH MẮC CHỨNG RỐI LOẠN TÂM THẦN THEO QUY TRÌNH ĐIỀU DƢỠNG ........................................................20 2.1. Vai trò của việc chăm sóc bệnh nhân rối loạn tâm thần..................................20 Thang Long University Library
  • 7. 2.2. Quy trình điều dƣỡng.......................................................................................20 2.2.1. Nhận định ngƣời bệnh ..................................................................................20 2.2.2. Chẩn đoán và can thiệp điều dƣỡng .............................................................22 2.2.3. Lập kế hoạch chăm sóc.................................................................................23 2.2.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc ......................................................................23 2.2.5. Đánh giá........................................................................................................33 2.3. Áp dụng quy trình điều dƣỡng chăm sóc đối với bệnh nhân cụ thể................33 KẾT LUẬN ............................................................................................................42
  • 8. ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn tâm thần là một loại bệnh rất phổ biến và có xu hƣớng ngày càng gia tăng trong xã hội hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố dẫn đến các rối loạn tâm thần nhƣ: kinh tế, môi trƣờng sống, áp lực học tập, công việc…Rối loạn tâm thần thƣờng không gây chết ngƣời đột ngột nhƣng làm giảm sút khả năng lao động, học tập, làm đảo lộn sinh hoạt trong cuộc sống, gây tổn thất về kinh tế, gây căng thẳng cho các thành viên trong gia đình. Một số bệnh tâm thần nếu không đƣợc quản lý, chữa trị kịp thời rất dễ dẫn đến trạng thái tâm thần sa sút, ngƣời bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội[1]. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học, xã hội và nền y học, tâm thần học ngày càng đƣợc quan tâm, đặc biệt là công tác chăm sóc bệnh nhân bị rối loạn tâm thần. Công tác chăm sóc bệnh nhân bị rối loạn tâm thần có những đặc điểm riêng so với các bệnh lí nội khoa và tâm thần khác. Để chăm sóc ngƣời bệnh mắc chứng rối loạn tâm thần, điều dƣỡng viên cần nắm rõ qui luật diễn biến của hội chứng rối loạn tâm thần, đặc điểm riêng, nhu cầu chăm sóc từng giai đoạn và cần xây dựng một kế hoạch chăm sóc chuyên biệt. Ở Việt Nam hiện nay chƣa có qui trình chi tiết trong chăm sóc ngƣời bệnh bị rối loạn tâm thần, để góp phần làm sáng tỏ những nhu cầu chăm sóc chuyên biệt và hành động chăm sóc cần thiết trong công tác của điều dƣỡng đối với ngƣời bệnh mắc hội chứng rối loạn tâm thần. Để đáp ứng tốt những vấn đề nêu ở trên “Chuyên đề chăm sóc bệnh nhân rối loạn tâm thần” đƣợc viết nhằm giới thiệu hai nội dung chính: 1. Đặc điểm, triệu chứng và các phƣơng pháp điều trị hội chứng rối loạn tâm thần 2. Lập kế hoạch chăm sóc ngƣời bệnh bị mắc chứng rối loạn tâm thần theo qui trình điều dƣỡng. Thang Long University Library
  • 9. CHƢƠNG 1. ĐẠI CƢƠNG VỀ RỐI LOẠN TÂM THẦN 1.1. Khái quát chung về rối loạn tâm thần 1.1.1. Sức khỏe tâm thần Khái niệm sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới: “Sức khỏe không những là trạng thái không bệnh tật mà còn là trạng thái hoàn toàn thoải mái về cơ thể, tâm thần và xã hội”. Nhƣ vậy có 3 loại sức khỏe đó là sức khỏe cơ thể, sức khỏe tâm thần và xã hội. Thực chất sức khỏe tâm thần của con ngƣời bao hàm các nét đặc trƣng sau:  Có một cuộc sống thật sự thoải mái.  Có niềm tin vào giá trị bản thân và niềm tin vào phẩm chất và giá trị của con ngƣời.  Có khả năng ứng xử bằng cảm xúc hành vi hợp lí trƣớc mọi tình huống.  Có khản năng tạo dựng, duy trì và phát triển thỏa đáng các mối quan hệ.  Có khả năng tự hàn gắn và chống lại các stress, các sự cố mất thăng bằng, căng thẳng [1][2][11]. 1.1.2. Định nghĩa rối loạn tâm thần Rối loạn tâm thần (RLTT) là bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra (nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần, bệnh cơ thể…) làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại. Các quá trình cảm giác, tri giác, tƣ duy, ý thức…bị sai lệch cho nên bệnh nhân tâm thần có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi tác phong không phù hợp với thực tại, môi trƣờng xung quanh. Phạm vi bệnh tâm thần rất rộng: có những bệnh tâm thần nặng (các bệnh loạn thần), quá trình phản ánh thực tại sai lệch trầm trọng, hành vi tác phong bị rối loạn nhiều. Có những bệnh tâm thần nhẹ (các bệnh tâm căn, nhân cách bệnh) quá trình phản ánh thực tại nhƣ hành vi tác phong bị rối loạn ít, bệnh nhân vẫn còn sinh hoạt, lao động, học tập đƣợc tuy có giảm sút[1][2][11].
  • 10. 1.1.3. Phân biệt RLTT với bệnh thần kinh Hiện nay phần đông mọi ngƣời vẫn chƣa phân biệt đƣợc RLTT với bệnh thần kinh, và thƣờng gọi một ngƣời mắc chứng RLTT là thần kinh, dẫn đến việc tìm kiếm điều trị không đúng chuyên khoa. Trên thực tế, đây là hai loại bệnh rất khác nhau. Sau đây là một vài nhận biết phân biệt cơ bản: Rối loạn tâm thần Bệnh thần kinh Không có tổn thƣơng về hình thái của hệ thần kinh hoặc có tổn thƣơng kết hợp Luôn có tổn thƣơng về hình thái của hệ thần kinh. Ý nghĩ, cảm xúc, hành vi kỳ cục, khó hiểu. Đa số có suy nghĩ, hành vi bình thƣờng. Đa số bình thƣờng về mặt cơ thể Có những dấu hiệu thần kinh khu trú nhƣ: liệt chi, teo cơ, khó nuốt, mù, điếc,...do tổn thƣơng dây thần kinh. Tuy nhiên, những ngƣời bệnh thần kinh có thể có những rối loạn tâm thần kèm theo và ngƣợc lại. Nhiều ngƣời có bệnh thần kinh nặng, nhƣng hoạt động tâm thần của họ gần nhƣ bình thƣờng[1][2]. 1.2. Nguyên nhân và phân loại các loại rối loạn tâm thần 1.2.1.Nguyên nhân Nguyên nhân của RLTT là vấn đề hết sức phức tạp. Hiện nay có những trƣờng hợp mà căn nguyên đã rõ ràng nhƣng vẫn còn một số trƣờng hợp mà căn nguyên chƣa xác định dứt khoát, đang tiếp tục nghiên cứu. Một số trƣờng hợp RLTT vẫn còn đƣợc xác định theo quy luật lâm sàng chứ chƣa hoàn toàn căn cứ đƣợc vào thống nhất giữa bệnh nguyên và bệnh sinh. Có thể khái quát một số nguyên nhân chính của RLTT nhƣ sau: 1.2.1.1.Nguyên nhân thực thế  Nhiễm khuẩn thần kinh  Nhiễm độc thần kinh  Chấn thƣơng sọ não  Các bệnh mạch máu não (cao huyết ap, xơ vữa động mạch não)  Tổn thƣơng trực tiếp mô não Thang Long University Library
  • 11.  Các tổn thƣơng thực thể khác ở não (u não, áp xe não, xơ rải rác, teo não…)  Bệnh cơ thể ảnh hƣởng đến hoạt động của não (các bệnh nội tạng, các bệnh nội tiết, các bệnh về chuyển hóa và thiếu vitamin…)[1][2][10] 1.2.1.2. Nguyên nhân tâm lý Các sang chấn tâm thần và hoàn cảnh xung đột trong gia đình cũng nhƣ ngoài xã hội có thể gây ra loạn thần phản ứng và các bệnh tâm căn[1][2][10]. 1.2.1.3. Nguyên nhân cấu tạo thể chất bất thường và phát triển tâm thần bệnh lý  Các trạng thái nhân cách bệnh  Các loại trí tuệ thiểu năng [1][2][10] 1.2.1.4. Nguyên nhân chưa rõ ràng (sự kết hợp phức tạp nhiều yếu tố khác nhau) nhƣ: Di truyền, biến đổi chuyển hóa, miễn dịch, cấu tạo thể chất…Có thể gây ra bệnh tâm thần nội sinh nhƣ tâm thần phân liệt, loạn thần hƣng trầm cảm[1][2][10]. 1.2.2. Những nhân tố thuận lợi cho việc phát triển RLTT - Di truyền : có khi là nguyên nhân nhƣng cũng có khi chỉ là nhân tố thuận lợi thúc đẩy bệnh phát sinh mà thôi. - Nhân cách : là toàn bộ đặc điểm tâm lý của một cá nhân bao gồm nhiều thành phần (xu hƣớng, khí chất, tính cách và năng lực) làm cho ngƣời này có những nét tâm lý khác hẳn với ngƣời khác. Nhân cách mạnh, bền vững là nhẫn tố tốt để chống đỡ các bệnh tâm thần và là điều kiện thuận lợi cho bệnh chóng hồi phục. Nhân cách yếu, không cân bằng, kém chịu đựng là cơ sở thuận lợi cho bệnh tâm thần phát sinh và làm bệnh hồi phục khó khăn, chậm chạp. Có khi nhân cách quyết định thể lâm sàng của bệnh hoặc có thêt làm cho nhân cách của ngƣời bệnh bị biến đổi. - Lứa tuổi: trẻ em là cơ địa thuận lợi để phát sinh các bệnh tâm căn và nhân cách bệnh. Tuổi dậy thì dễ bộc lộ bệnh tâm thần phân liệt và các trạng thái phản ứng. Tuổi già dễ bị các bệnh tâm thần thực thể. - Giới tính: có những bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ nhƣ : loạn thần do rƣợu, loạn thần do chấn thƣơng sọ não, bệnh liệt toàn thể tiến triển. Có những bệnh gặp ở nữ nhiều
  • 12. hơn năm nhƣ rối loạn tâm thần có sự liên quan đến thời kỳ kinh nguyệt, sinh đẻ, mãn kinh… - Tình trạng toàn thân: có những trƣờng hợp RLTT xuất hiện ngay sau khi sức khỏe bị giảm sút nhƣ mất ngủ kéo dài, thiếu dinh dƣỡng lâu ngày, làm việc quá sức. Sau khi mắc bệnh lâu ngày có thể dẫn đến suy kiệt tử vong. Nâng cao thể trạng có thể giúp cho bệnh nhân hồi phục nhanh chóng…[1][2] 1.2.3. Nguyên tắc xác định nguyên nhân RLTT Nguyên nhân RLTT là một vấn đề rất khó khăn, phức tạp. Khi xác định, cần chú ý đến những nhân tố sau đây:  RLTT thƣờng xảy ra dựa trên cơ sở những điều kiện bên ngoài tác động qua lại với những điều kiện bên trong của mỗi bệnh nhân. Vì vậy cần phải nghiên cứu tỉ mỉ, cân nhắc cẩn thận mới xác định đƣợc đâu là nguyên nhân chính, đâu là nhân tố thuận lợi.  Những trƣờng hợp RLTT gọi là nội sinh (nhƣ tâm thần phân liệt) thƣờng xuất hiện sau những nhân tố ngoại lai (sang chấn tâm thần, bệnh nhiễm khuẩn…) Vì vậy, tìm nguyên nhân ở những trƣờng hợp này không phải chỉ căn cứ vào đặc điểm của bệnh cảnh.  Hiện nay ở một số trƣờng hợp RLTT, quy luật lâm sàng đã rõ ràng nhƣng chƣa có sự thống nhất giữa bệnh nguyên và bệnh sinh. Có những trƣờng hợp nguyên nhân đã đƣợc xác định nhƣng cơ chế sinh bệnh lại chƣa rõ rang. Ngƣợc lại có trƣờng hợp thì bệnh sinh tƣơng đối rõ nhƣng nguyên nhân chƣa xác định. Vì vậy việc nắm vững những hình thái lâm sàng cũng nhƣ những quy luật tiến triển của RLTT hiện nay vẫn còn có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định nguyên nhân gây bệnh[4]. 1.2.4. Phân loại các bệnh rối loạn tâm thần Các dạng RLTT thƣờng gặp nhƣ: - Các dạng rối loạn ám ảnh sợ - Rối loạn sự thích ứng - Rối loạn dạng cơ thể - Rối loạn phân ly - Rối loạn tâm thần nội tiết - Rối loạn do nghiện chất Thang Long University Library
  • 13. - Rối loạn do chấn thƣơng não - Rối loạn do chấn thƣơng tâm lý[3] 1.3. Đặc điểm cơ bản của RLTT  RLTT là một hoạt động tâm thần có tính tổng hợp, thống nhất, không thể phân tách đƣợc. Việc sắp xếp các triệu chứng tâm thần theo từng mặt hoạt động tâm thần (rối loạn tri giác, rối loạn tƣ duy, rối loạn cảm xúc…) chỉ có tính chất quy ƣớc để thuận tiện cho việc giảng dạy và thảo luận lâm sàng. Vì vậy có nhiều cách qui ƣớc tùy từng tác giả. Thực tế một triệu chứng tâm thần có liên quan và ảnh hƣởng đến các mặt hoạt động tâm thần khác.  Các triệu chứng tâm thần ít khi xuất hiện riêng lẻ và thƣờng kết hợp với nhau thành một hội chứng nhất định.  Các triệu chứng của RLTT luôn luôn biến chuyển tùy theo từng giai đoạn bệnh. Tuy nhiên sự tiến triển và thoái triển đều tuân theo những quy luật nhất định.  Các triệu chứng RLTT không thể giải thích thuần túy theo cơ chế sinh học và tâm lý đƣợc, vì chúng còn là kết quả của các yếu tố cơ thể, xã hội môi trƣờng tác động phức tạp vào hoạt động của bộ não.  Việc đánh giá các triệu chứng và hội chứng của RLTT trong lâm sàng rất khó khăn nhƣng lại vô cùng quan trọng. Đánh giá khó khăn vì các triệu chứng tâm thần phần lớn là những triệu chứng chủ quan (do bệnh nhân kể và có thể khác nhau tùy theo cách hỏi bệnh, tùy thời gian hỏi). Trong khi đó việc phát hiện các triệu chứng này lại phụ thuộc vào kinh nghiệm tiếp xúc của bác sĩ, trạng thái tâm thần của bệnh nhân khi tiếp xúc… Tuy nhiên vai trò của việc đánh giá các triệu chứng hết sức quan trọng nếu đánh giá sai triệu chứng thì không thể tổng hợp đúng hội chứng và từ đó không thể chẩn đoán bệnh chính xác đƣợc.  Phân biệt giữa triệu chứng bệnh lý và hoạt động tâm thần bình thƣờng nhiều khi rất khó khăn. Vì vậy muốn phân biệt chắc chắn cần phải nắm vững các đặc điểm tâm lý, nhất là các đặc điểm tâm lý cùng với lứa tuổi, từng tần lớp xã hội, từng địa phƣơng, từng dân tộc…[1][2][4][6].
  • 14. 1.4. Phƣơng pháp điều trị Các RLTT không chỉ là bệnh lý tại não, mà còn là bệnh lý của toàn cơ thể. Không chỉ là các sang chấn tâm lý…mà còn do các tác nhân stress về tâm lý của môi trƣờng, không chỉ do các nhân tố bẩm sinh về hệ thần kinh mà còn do các yếu tố giáo dục, môi trƣờng tác động… Do vậy, việc chữa bệnh tâm thần phải điều trị toàn diện, đòi hỏi phối hợp nhiều biện pháp nhƣ:  Điều trị các bệnh lý cơ thể (thần kinh, nội khoa) có thể gây ra các RLTT (nhiễm trùng, nhiễm độc, nội tiết…) và tăng cƣờng bồi dƣỡng cơ thể chung.  Dùng liệu pháp tâm lý với các bệnh tâm căn hay các rối loạn có liên quan đến stress  Với các bệnh nội sinh: dùng hóa dƣợc, các liệu pháp gây sốc, các liệu pháp lao động để thích ứng xã hội.  Với các rối loạn sự phát triển; kết hợp với giáo dục, huấn luyện tâm thần. Dƣới đây là một số liệu pháp điều trị RLTT hay sử dụng: 1.4.1. Sốc insulin (gây hạ đường huyết bằng insulin) Nguyên tắc điều trị của phƣơng pháp này là gây hôn mê hạ đƣờng huyết bằng insulin trong vòng nửa giờ, và đánh thức bằng cách cho đƣờng vào cơ thể. Tuy nhiên, cơ chế tác dụng của phƣơng pháp này không rõ ràng, hơn nữa tỷ lệ thuyên giảm do sốc insulin không quá cao nên hiện nay nhiều nƣớc không còn áp dụng nữa[6]. Thang Long University Library
  • 15. 1.4.2. Sốc điện Phƣơng pháp này cho một dòng điện chạy qua não gây một cơn co giật động kinh, bệnh nhân hôn mê trong một thời gian ngắn, sau đó tâm thần hồi phục dần dần. Liệu pháp này có tác dụng nhanh nhƣng thƣờng gây tâm trạng lo lắng sợ hãi cho bệnh nhân[6]. 1.4.3. Liệu pháp tâm lý Đây là liệu pháp cần đƣợc áp dụng cho tất cả các bệnh nhân nhất là các bệnh nhân mắc chứng RLTT, là liệu pháp nhằm loại trừ mọi kích thích xấu, âm tính đối với tâm thần và tăng cƣờng các kích thích tốt, dƣơng tính, loại trừ các hiện tƣợng lo lắng về bệnh tật, nhằm bồi dƣỡng một nhân cách vững vàng, gây tin tƣởng vào chuyên môn để phát huy tối đa hiệu lực của mọi biện pháp điều trị, đặc biệt thƣờng nhằm khai thác tối đa hiệu lực của lối nói tác động lên tâm thần ngƣời bệnh để chữa bệnh. Các liệu pháp tâm lý đƣợc chia làm hai loại:  Liệu pháp tâm lý trực tiếp bao gồm toàn bộ các công tác tổ chức, các quy tắc, chế độ trong bệnh viện nhằm mục đích làm cho bệnh nhân sinh hoạt thoải mái, yên tâm chữa bệnh tin tƣởng vào chuyên môn để từ đó làm mất đi các triệu chứng thứ phát do lo nghĩ, buồn rầu, sợ hãi sinh ta.  Liệu pháp tâm lý gián tiếp dùng lời nói trực tiếp tác động vào tâm thần của bệnh nhân để chữa bệnh[6]. 1.4.4. Liệu pháp hóa dược Đây là liệu pháp đóng vai trò cơ bản quyết định làm thay đổi hẳn bộ mặt tâm thần học so với trƣớc kia. Cùng với các thành tựu của sinh hóa não của các rối loạn bệnh lý tâm thần, các thuốc hƣớng thần ngày càng có nhiều loại, có hiệu lực điều trị tốt và càng ít tác dụng phụ. Theo Freyhan (1978) các thuốc hƣớng thần gồm 5 nhóm chính:  Nhóm thuốc an thần kinh  Nhóm thuốc hung phấn  Nhóm thuốc bình thản  Nhóm thuốc cƣờng thần  Nhóm thuốc chỉnh khí sắc[6]
  • 16. 1.4.5. Liệu pháp lao động Là liệu pháp quan trọng bậc nhất trong điều trị RLTT, không thể thiếu đƣợc ở bất cứ cơ sở điều trị nào, nội trú cũng nhƣ ngoại trú. Lao động của bệnh tâm thần nhằm mục đích chữa bệnh, khôi phục hoạt động tâm thần và khả năng hành nghề nên phải có những yêu cầu nhất định nhƣ: phải là lao động tập thể và lao động sản xuất, bệnh nhân đƣợc hƣởng một phần thành quả lao động của mình, phải có nhiều hình thức lao động và phải có chỉ định hƣớng dẫn của bác sĩ cũng nhƣ điều dƣỡng viên…[6] 1.4.6. Liệu pháp thích ứng xã hội Gồm tất cả những biện pháp nhằm làm cho bệnh nhân RLTT không tách rời quá xa các phƣơng thức sinh hoạt xã hội trƣớc khi bị bệnh, nhằm làm cho bệnh nhân khi ra viện có thể thích ứng ngay đƣợc với cuộc sống[6]. 1.5. Dịch tễ Theo thông cáo báo chí của WHO năm 2001. Trên thế giới cứ 4 ngƣời thì có một ngƣời sẽ mắc chứng rối loạn tâm thần hoặc rối loạn thần kinh vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. - 450 triệu ngƣời hiện bị ảnh hƣởng bởi rối loạn này. - 121 triệu ngƣời bị trầm cảm - 50 triệu ngƣời mắc chứng động kinh - 24 triệu ngƣời mắc chứng tâm thần phân liệt Mỗi năm trên thế giới có: - 1 triệu ngƣời tự sát - 10-20 triệu ngƣời có ý định tự sát. Ở nƣớc ta từ năm 1964 đến nay đã có một số công trình điều tra cơ bản về bệnh tâm thần và thu đƣợc một số kết quả. Song do phƣơng pháp, công cụ và đặc biệt là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần ở mỗi thời kỳ có khác nhau nên tỷ lệ một số rối loạn tâm thần có thay đổi. Năm 1981 Trần Văn Cƣờng, Nguyễn Khánh Hợi điều tra tâm thần ở xã Hoà Bình. Nguyễn Thị Mai và cộng sự điều tra về các bệnh tâm thần tại phƣờng Lê Đại Hành, Hà Nội. Nguyễn Văn Siêm và cộng sự điều tra Handicap tâm thần ở 4 xã phƣờng Hà Nội. Thang Long University Library
  • 17. Các công trình này cho tỷ lệ mắc bệnh tâm thần dao động 18-20% dân số. Năm 1994 đƣợc sự giúp đỡ của WHO khu vực Tây Thái Bình Dƣơng, ngành tâm thần Việt nam đã tiến hành điều tra tâm thần tại 3 điểm : Xã Tự Nhiên, xã Quất Động thuộc huyện Thƣờng Tín, xã Tiên Kiên, huyện Lâm thao – Phú Thọ và xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đông. Cho tỷ lệ một số RLTT nhƣ sau: - Bệnh TTPL: 0,3% - 1% dân số. - Rối loạn cảm xúc trầm cảm: 2,0% - 3,0 % dân số. - Rối loạn tâm căn ( lo âu, ám ảnh, suy nhƣợc thần kinh): 4.0% - 5,0%. - Nhân cách bệnh: 0,5% - 1,0%. - Nghiện ma tuý: 0,15% - 1,5%. - Nghiện rƣợu; 0,21% - 3,0%. - Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên (độ tuổi 10 – 17) là 0,3% - 3,7%. - Loạn thần do chấn thƣơng sọ não: 0,15% - 0,2%. - Chậm phát triển tâm thần: 0,5% - 1,0%. - Động kinh: 0,5% - 1,5%. Năm 2000, Chính phủ thông qua Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia Dự án Bảo vệ sức khoẻ tâm thần đã đƣa ra đƣợc những thông tin mới nhất về chứng RLTT trong cộng động bằng việc nghiên cứu 10 bệnh tâm thần hay gặp tại các vùng miền khác nhau:
  • 18. STT Tên bệnh Tỉ lệ 1 Tâm thần phân liệt 0,4 2 Động kinh 0,33 3 Trầm cảm 2,8 4 Lo âu 2,7 5 Chậm phát triển trí tuệ 0,63 6 RLTT chấn thƣơng sọ não 0,51 7 RL hành vi thanh thiếu niên 0,9 8 Mất trí tuổi già 0,88 9 Lạm dụng rƣợu 5,3 10 Nghiện ma túy 0,3 Cộng 14,82 Bảng 1.1: Tỷ lệ mắc chứng RLTT trong cộng đồng 1.6. Các biện pháp phòng bệnh RLTT 1.6.1. Những biện pháp phòng bệnh tuyệt đối Đây là những biện pháp lớn, nhằm loại trừ các nguyên nhân chính, bảo vệ những ngƣời lành mạnh khỏi các triệu chứng của RLTT nhƣ:  Chống các bệnh nhiễm khuẩn thần kinh nguyên phát và thứ phát. Đặc biệt chú trọng thanh toán các bệnh nhiễm khuẩn có tính chất xã hội nhƣ bệnh giang mai, sốt rét, lao…  Chống các bệnh nhiễm độc thần kinh: nhiễm độc rƣợu, nhiễm độc nghề nghiệp, nhiễm độc thuốc ngủ và thuốc an thần…  Bảo đảm an toàn lao động cao độ, tránh mọi chấn thƣơng sọ não.  Tích cực bảo vệ bà mẹ và trẻ em để mỗi em bé ra đời đều hoàn toàn bình thƣờng về mặt thần kinh và tâm thần. Tránh cho bà mẹ lúc có thai những sang chấn cơ thể và tâm thần, chữa tích cực những bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc, tránh lao động quá sức [4][6][7][8]. Thang Long University Library
  • 19. 1.6.2. Những biện pháp phòng bệnh tương đối Đây là những biện pháp áp dụng cho những ngƣời đã chịu tác dụng xấu của môi trƣờng, cho những trẻ em bị tổn thƣơng thần kinh trong bào tahi hay có yếu tố di truyền và đề phòng tái phát cho những bệnh nhân tâm thần đã thuyên giảm. Trƣớc hết cần phải tổ chức theo dõi những trẻ bị nhiễm khuẩn trong những năm sau khi đẻ, những trẻ em có bố mẹ, bà con gần bị bệnh tâm thần… Cần tổ chức những lớp mẫu giáo, lớp học riêng cho những trẻ chậm phát triển về tâm thần hay có rối loạn tính cách, tác phong… Cần chẩn đoán sớm các triệu chứng RLTT để chữa ngay trong giai đoạn bệnh còn dễ khỏi. Cần chú ý theo dõi và áp dụng chặt chẽ các biện pháp vệ sinh tâm thần cho những ngƣời bị xơ vữa mạch não, tăng huyết áp, có di chứng sang chấn sọ não…những ngƣời ít nhiều có tổn thƣơng hệ thần kinh trung ƣơng. Đối với những bệnh nhân mắc chứng RLTT đã khỏi hay thuyên giảm, cần tiếp tục điều trị củng cố và theo dõi lâu dài. Nghiên cứu chế độ lao động và hình thức lao động thích hợp cho từng loại bệnh nhân, chữa các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc mới phát sinh, giúp đỡ giải quyết những sang chấn tâm thần trong cuộc sống [4][6][7][8].
  • 20. CHƢƠNG 2. LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH MẮC CHỨNG RỐI LOẠN TÂM THẦN THEO QUY TRÌNH ĐIỀU DƢỠNG 2.1. Vai trò của việc chăm sóc bệnh nhân rối loạn tâm thần Sức khoẻ tâm thần ảnh hƣởng lên phần lớn dân số. Các vấn đề bao gồm từ căng thẳng nhẹ đến rối loạn tâm lý nặng. Các rối loạn tâm lý thƣờng nặng đủ để chẩn đoán một rối loạn tâm thần. Khoảng 33% số bệnh nhân nói chung và 48% bệnh nhân ngƣời già có triệu chứng nặng đủ để chẩn đoán rối loạn tâm thần ở các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu chứ không phải ở các trung tâm chăm sóc sức khoẻ tâm thần. Đứng trƣớc vấn đề đó đòi hỏi ngƣời điều dƣỡng phải có những kỹ năng lâm sàng cùng với nghiệp vụ chuyên môn chuyên sâu nhất định để hợp tác với bác sĩ điều trị sớm đƣa ngƣời bệnh hòa nhập với cộng đồng[5][9]. 2.2. Quy trình điều dƣỡng 2.2.1. Nhận định người bệnh Khám lâm sàng về RLTT hai phần chính. Phần thức nhất là phần lịch sử bao gồm bệnh sử tâm thần, lịch sử phát triển và các vấn đề cá nhân, tiền sử bệnh tâm thần, tiền sử bệnh cơ thể, tiền sử gia đình và các vấn đề liên quan. Phần thứ hai là khám, đánh giá trạng thái tâm thần tại thời điểm tiến hành phỏng vấn. Việc nhận định về tình trạng bệnh nhân giúp cho bác sĩ có thể nắm đƣợc đầy đủ về lịch sử của bệnh để thiết lập đƣợc mối quan hệ và hợp tác điều trị với ngƣời bệnh nhằm tạo dựng đƣợc lòng tin và sự trung thực từ đó đánh giá đƣợc tình trạng hiện tại, chẩn đoán đƣợc bệnh và lập đƣợc kế hoạch điều trị.  Các thông tin chung + Thông tin cá nhân: bao gồm họ tên, tuổi, giới tính, giới tính, tình trạng hôn nhân…của ngƣời bệnh. + Lý do đến khám bệnh: ghi theo lời giải thích của bệnh nhân, ghi rõ lý do buộc bệnh nhân phải đến viện hoặc gặp nhân viên tƣ vấn. + Bệnh sử hiện tại: khai thác sự tiến triển của các chứng bệnh lý từ khi có dấu hiệu khởi phát cho đến hiện tại, mới liên quan đến các sự kiện trong đời sống, những xung đột Thang Long University Library
  • 21. cá nhân, sang chấn tâm lý, các thuốc, chất gây nghiện…cần ghi sát theo lời kể của bệnh nhân. + Tiền sử bệnh tâm thần và cơ thể: khai thác tiền sử các bệnh tâm thần từ trƣớc. + Lịch sử cá nhân: lịch sử quá trình mang thai và sinh đẻ của bệnh nhân, thời kỳ trẻ nhỏ, thời kỳ thanh thiếu niên, thời kỳ thanh niên… + Tiền sử gia đình: cần khai thác tiền sử gia đình về bệnh tâm thần, các bệnh cơ thể, các bệnh có tính chất di truyền (chậm phát triển tâm thần, động kinh, alzheimer, parkinson…).  Khám tâm thần + Biểu hiện chung: mô tả hình dạng vẻ ngoài ban đầu khi gặp bệnh nhân thông qua hình dáng, cách đi lại, điệu bộ, ăn mặc…(có thể mô tả nhƣ khỏe mạnh, ốm yếu, tƣ thế đĩnh đạc, đƣờng hoàng…). + Thái độ tiếp xúc với bác sĩ: hợp tác kể bệnh, thân thiện, chăm chú, lúng túng, bối rối, chống đối… + Khám y thức: nhằm đánh giá mức độ tỉnh táo của bệnh nhân, các biểu hiện có thể là tỉnh táo, lú lẫn, hôn mê, u ám… + Khám cảm xúc: quan sát khí sắc và sự thay đổi cảm xúc của ngƣời bệnh. + Khám tri giác nhằm phát hiện các rối loạn tri giác nhƣ bịt tai, nhăn mặt, nhắm mắt, tránh né, chạy trốn…Các rối loạn cảm giác hay gặp nhƣ tăng cảm giác, giảm cảm giác, rối loạn cảm giác bản thể… + Khám tƣ duy  Hình thức tƣ duy: mô tả đặc điểm ngôn ngữ của bệnh nhân nhƣ nói nhiều, nói liến thắng, ba hoa…  Nội dung tƣ duy: hoang tƣởng, ám ảnh, suy nghĩ có tính chất cƣỡng bức, kế hoạch tự sát, tự hủy hoại bản thân và xã hội… + Khám trí nhớ: đánh giá trí nhớ gần, trí nhớ xa và trí nhớ ngắn hạn. + Khả năng tập trung sự chú ý dựa vào quan sát, theo dõi bệnh nhân khi trả lời các câu hỏi của bác sĩ.
  • 22. + Trí tuệ: đánh giá khả năng ngôn ngữ, khả năng tính toán, khả năng hiểu và phân tích các tình huống… + Đánh giá các hành vi rối loạn tác phong: tự động run, ức, vê gấu áo, cắn móng tay…  Khám thực thể + Khám thần kinh: khám có hệ thống, đúng phƣơng pháp nhằm phát hiện các hội chứng, các bệnh lý cấp cứu thần kinh có biểu hiện RLTT nhƣ: viêm não, áp xe não, u não, lao màng não… + Khám các cơ quan: khám toàn diện và hệ thống các cơ quan nhằm phát hiện các bệnh lý cơ thể dễ bị che lấp bởi các triệu chứng RLTT.  Cận lâm sàng Các xét nghiệm cơ bản nhƣ: công thức máu, đƣờng máu, ure máu, chụp X-quang tim, phổi… Các xét nghiệm đặc hiệu: xét nghiệm chức năng gan, chụp X-quang sọ thẳng, nghiêng, điện não đồ, chụp C.T, scanner sọ não, chụp MRI, chọc dò – xét nghiệm dịch não tủy…  Tham khảo lại bệnh án, hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến sức khỏe của ngƣời bệnh. [4][6][9] 2.2.2. Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng  Bệnh nhân thờ ơ hoặc khoái cảm, buông lỏng hành động, lý lẽ nghèo nàn.  Trí nhớ bệnh nhân giảm sút.  Bệnh nhân thay đỏi nhân sách, cảm xúc bị cùn mòn.  Xuất hiện những hành vi lặp lại: nhại lời, lặp lại lời nói.  Ngôn ngữ nghèo nàn, quên từ, đánh vần khi nói chuyện…thậm chí quên cách phát âm  Mất biểu hiện nét mặt: lạnh lung, mất tính thực tế hoặc làm trò hề… Thang Long University Library
  • 23. 2.2.3. Lập kế hoạch chăm sóc - Phân công theo dõi sát tình tạng của bệnh nhân trong quá trình nằm viện, tiếp xúc với bệnh nhân phát hiện các triệu chứng cấp tính đặc biệt tình trạng cấp cứu. - Giúp đỡ bệnh nhân khắc phục tình trạng khó khăn khi ăn uống, mặc quần áo đi lại, uống thuốc… - Chuẩn bị thuốc, máy sốc điện và các phƣơng tiện cấp cứu khác - Thực hiện đúng, kịp thời y lệnh của bác sĩ. - Theo dõi các biến chứng do dùng thuốc và xử trí kịp thời. 2.2.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc Cần ghi rõ giờ thực hiện các hoạt động chăm sóc. Các hoạt động chăm sóc cần được tiến hành theo thứ tự ưu tiên trong kế hoạch chăm sóc, các hoạt động theo dõi cần được thực hiện đúng khoảng cách thời gian trong kế hoạch, các thông số cần được ghi chép đầy đủ, chính xác và báo cáo kịp thời. 2.2.4.1. Theo dõi - Bệnh nhân có hoang tƣởng, ảo giác: phát hiện sớm, cho uống hoặc tiêm các thuốc an thần kinh theo y lệnh của bác sĩ nhƣ haloperidol, tisercin, aminazin…Trong trƣờng hợp bệnh nhân không chịu ăn do hoang tƣởng hoặc ảo giác chi phối thì phải cho bệnh nhân ăn bằng ống thông hoặc tiêm truyền cung cấp năng lƣợng cho bệnh nhân khi có y lệnh. - Bệnh nhân hƣng phấn vận động hoặc kích động: ân cần giải thích cho bệnh nhân tin tƣởng nằm viện. Tiêm hoặc cho bệnh nhân uống các thuốc an thần kinh, sau khi cho bệnh nhân dùng thuốc cần theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ để đề phòng tai biến do thuốc. Trong trƣờng hợp bệnh nhân chống đối, cần có đông ngƣời giữ để tiêm thuốc, sau đó cho vào buồng riêng để không ảnh hƣởng đến bệnh nhân khác. - Bệnh nhân trầm cảm, có ý tƣởng, hành vi tự sát + Theo dõi thƣờng xuyên, phát hiện kịp thời ý tƣởng và hành vi tự sát kiểm tra vật sắc nhọn nhƣ: dao kép, dây, chai lọ… + Theo dõi thƣờng xuyên, phát hiện kịp thời ý tƣởng và hành vi tự sát. Tải bản FULL (43 trang): bit.ly/39d2BQS Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 24. + Thực hiện y lệnh của bác sĩ, tiêm hoặc cho uống các thuốc chống trầm cảm, trong trƣờng hợp trầm cảm nặng cần tiến hành phụ khi sốc điện. + Chăm sóc dinh dƣỡng và vệ sinh thân thể cho bệnh nhân, khi bệnh nhân không chịu ăn có thể cho ăn bằng ống thông hoặc tiêm truyền cho bệnh nhân. - Bệnh nhân căng trƣơng lực bất động + Sau khi bác sĩ khám kỹ, loại trừ tổn thƣơng thực thể ở não, cần thực hiện y lệnh điều trị, tiêm hoặc cho uống thuốc an thần kinh giải ức chế (Frenolon) hoặc sốc điện. + Trong trƣờng hợp bệnh nhân không chịu ăn, cần cho bệnh nhân ăn bằng ống thông hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. + Trong trƣờng hợp bệnh nhân nằm nhiều, lâu ngày, cần trở mình thƣờng xuyên cho bệnh nhân để chống loét và vệ sinh thân thể cho bệnh nhân [5][8][12]. 2.2.4.2. Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân làm thủ thuật sốc điện Chỉ định sốc điện chủ yếu cho những bệnh nhân trầm cảm nặng có ý tƣởng hành vi tự sát, trạng thái căng trƣơng lực trong bệnh tâm thần phân liệt, hoang tƣởng, ảo giác hoặc kích động ở bệnh nhân tâm thần mạn tính mà điều trị bằng thuốc không có hiệu quả. Trước khi sốc điện, điều dưỡng chuẩn bị cho bệnh nhân: - Giải thích cho bệnh nhân và ngƣời nhà để họ yên tâm - Dặn bệnh nhân nhịn ăn trƣớc khi tiến hành sốc điện ít nhất là 3 giờ, đề phòng tình trạng thức ăn trào ngƣợc vào đƣờng hô hấp. - Bệnh nhân đi đại tiểu tiện trƣớc khi tiến hành thủ thuật - Tháo răng giả (nếu có), tháo các đồ trang sức trên ngƣời bệnh nhân để đề phòng tai biến có thể xảy ra - Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp của bệnh nhân trƣớc khi sốc điện. Nếu thấy bất thƣờng phải báo ngay cho bác sĩ. - Tuyệt đối không cho ngƣời nhà vào phòng sốc điện, dặn họ chờ ở ngoài đến khi bệnh nhân tỉnh mới cho vào tiếp xúc. Thang Long University Library 6371819