SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
Download to read offline
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
CPO: Ban quản lý dự án Thủy lợi Trung ương.
ĐTM: Đánh giá tác động môi trường.
TBNN: Trung bình nhiều năm.
KTTV: Khí tượng thủy văn.
KPH: Không phát hiện.
NĐTB: Nhiệt độ trung bình.
UBND: Uỷ ban nhân dân.
WB: Ngân hàng thế giới
Báo cáo đánh giá tác động môi trường 1
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án:
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 288/2005/QĐ-TTg, ngày 08 tháng 11 năm
2005, về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm
2010 và tầm nhìn đến năm 2020, tỉnh Quảng Bình đã có quy hoạch xây dựng các khu neo đậu
tàu thuyền tránh trú bão, bao gồm các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá như sau: Hòn La,
Cửa Gianh, Nhật Lệ. Hiện nay, ngoài Khu neo đậu Hòn La đã hoàn thành, Dự án Khu neo đậu
Cửa Gianh đang triển khai thực hiện, sắp tới sẽ chuẩn bị đầu tư Khu neo đậu Nhật Lệ.
Việc đầu tư các bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền là rất quan trọng.
Mục tiêu của dự án là:
- Xây dựng một khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền và phương tiện nghề cá hoạt
động trên vùng biển Quảng Bình nhằm hạn chế thiệt hại cho người và phương tiện nghề cá.
- Góp phần hình thành hệ thống khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá trên
toàn bộ lãnh thổ Việt Nam theo “Điều chỉnh quy hoạch các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu
thuyền nghề cá hoạt động trên biển đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2880/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005.
- Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá kết hợp với các cảng cá, các công trình
hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hậu cần nghề cá lớn tại phía bắc tỉnh Quảng Bình.
Các hạng mục dự kiến sẽ được đầu tư trong tiểu dự án "Xây dựng khu neo đậu tránh trú
bão cho tàu cá Cửa Gianh, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình" thuộc Dự án
quản lý rủi ro thiên tai do WB tài trợ:
(1). Nạo vét khu neo đậu tàu.
(2). Nạo vét luồng tàu.
(3). Đê chắn cát, ngăn sóng.
(4). Trụ neo tàu.
(5). Kè bảo vệ bờ.
(6). San lấp mặt bằng.
(7). Xây dựng hệ thống đường bãi nội bộ và đường ngoài khu neo đậu.
(8). Xây dựng hệ thống cấp, thoát nước cho khu vực dự án.
(9). Hệ thống cấp điện liên lạc.
2. Mục tiêu lập Báo cáo ĐTM:
Hiện nay, Ban quản lý dự án Phát triển nuôi trồng thủy sản Quảng Bình đang tiến hành
thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án "Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
Cửa Gianh, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình", trong đó có lập Báo cáo đánh
giá tác động môi trường (ĐTM). Việc lập báo cáo ĐTM được thực hiện với sự tư vấn của
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Quảng Bình.
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Báo cáo ĐTM của Dự án Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tầu cá Cửa Gianh, xã
Bắc Trạch được lập trên cơ sở các tài liệu dự án đầu tư xây dựng của tư vấn thiết kế, các tài
liệu điều tra, khảo sát thực địa dân sinh kinh tế xã hội, các tài liệu khảo chất lượng hiện trạng
môi trường nước, không khí, chất lượng môi trường sống, kiểm kê về hiện trạng sử dụng đất,
kiểm kê sơ bộ diện tích đất bị ảnh hưởng của dự án. Các số liệu, thông tin phản hồi của chính
quyền địa phương và nhân dân trong vùng ảnh hưởng của dự án. Báo cáo đánh giá tác động
môi trường được chuẩn bị trong khuôn khổ pháp lý của Việt nam và tài liệu hướng dẫn của
WB.
Báo cáo ĐTM được thực hiện nhằm đảm bảo những mục tiêu sau:
(1) Phân tích các tác động tiêu cực và tích cực khi thực hiện dự án đến các yếu
tố môi trường, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng trong tương lai.
(2) Trên cơ sở các ảnh hưởng của dự án được phân tích, đề xuất các biện pháp
giảm thiểu phù hợp nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến chất lượng môi
trường và kinh tế - xã hội. Đảo bảo mục tiêu phát triển bền vững của dự án.
(3) Quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc thực hiện,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
trong quá trình thi công xây dựng cũng như khi dự án đi vào hoạt động.
(4) Kết luận và kiến nghị của báo cáo.
3. Khung chính sách lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
3.1. Chính sách trong nước:
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo
vệ môi trường;
- Luật Bảo vệ môi trường do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khoá XI thông qua
tại kỳ họp thứ 8 ngày 18/11/2005 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2006 (Luật BVMT
2005);
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT ngày 09/8/2006;
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 về sửa đổi bổ sung một số điều
của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định 140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về qui định
việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các
chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo
vệ môi trường;
- Luật Tài nguyên nước ban hành ngày 20/5/1998;
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường 3
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ Quy định
việc thi hành Luật Tài nguyên nước;
- Luật Đất đai ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003;.
- Các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
- Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/06/2002 của Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường về việc công bố Bộ tiêu chuẩn.
- Quyết định số 30/1999/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 1999 của UBND tỉnh Quảng
Bình về việc "Ban hành Quy chế Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình".
3.2. Chính sách an toàn về môi trường của Ngân hàng Thế giới.
OP4.01 Đánh giá tác động môi trường;
3.3. Khung thể chế quản lý môi trường của dự án.
- Trách nhiệm quản lý chung về môi trường
Quản lý chung về môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là trách nhiệm của sở Tài
Nguyên - Môi Trường tỉnh Quảng Bình.
- Trách nhiện quản lý môi trường trong quá trình thực hiện dự án
Trách nhiện quản lý môi trường trong quá trình thực hiện dự án là của các cơ quan, đơn
vị tham gia thực hiện dự án, trong đó:
+ Ban quản lý dự án Phát triển nuôi trồng thủy sản chịu trách nhiệm quản lý chung các
vấn đề môi trường trong phạm vi dự án; đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện quản lý và giám
sát môi trường hàng ngày;
+ Các nhà thầu xây lắp thực hiện các biện pháp giảm thiểu môi trường thông qua một số
điều khoản trong hợp đồng xây lắp đã ký với chủ đầu tư;
+ Ban CPO chịu trách nhiệm quản lý và giám sát môi trường của tất cả các tiểu dự án
thuộc Dự án Quản lý Rủi ro Giảm nhẹ thiên tai.
- Giám sát môi trường: Tư vấn được CPO thuê để giám sát môi trường chung của tất cả
các tiểu dự án trong giai đoạn thi công.
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường 4
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Chương 1
MÔ TẢ DỰ ÁN
1.1 Thông tin chung:
- Tên Dự án: Khu neo đậu tránh trú bão cho tầu cá cửa Gianh, xã Bắc Trạch, huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Chủ Dự án: Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Bình.
- Địa chỉ liên hệ của chủ Dự án: số 9 Quang Trung - TP.Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình.
- Đại diện chủ Dự án: Ông Trần Thanh Hải, Chức vụ: Trưởng ban Quản lý Dự án Phát
triển nuôi trồng thủy sản.
- Địa chỉ liên lạc: số 12 Đường Dương Văn An - TP.Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình.
Điện thoại: 052. 3828352 - 3823361. Fax : 052. 3828352
1.2 Tổng quan về dự án
1.2.1 Vị trí dự án
Khu vực xây dựng dự án thuộc địa phận xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng
Bình. Công trình có tọa độ địa lí 17o
57’ vị độ Bắc 105o
48’ kinh độ đông, cách TP.Đồng Hới
35km về phía Bắc.
Vùng Dự án là một lạch cụt, hình thành một vũng rộng ở bờ hữu sông Gianh, cách hạ
lưu cầu Gianh khoảng 3 km, cách thượng lưu cảng cá sông Gianh khoảng 1,5 km và nằm liền
kề Quốc lộ 1A, cách cửa sông khoảng 3,5 km. Có vị trí giáp ranh giữa 2 xã Thanh Trạch và xã
Bắc Trạch.
Đây là vị trí có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho thuyền tránh trú bão: Khu nước rộng,
kín gió, lặng gió và gần các công trình hạ tầng dịch vụ phục vụ cho hoạt động nghề cá như
cảng cá sông Gianh (cách dự án 1,5km), chợ Thanh Khê (cách dự án 300m).
Khu vực có các phía tiếp giáp cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp sông Gianh;
- Phía Nam giáp đất nông nghiệp (Đất nuôi trồng thuỷ sản);
- Phía Đông giáp sông Thanh Ba;
- Phía Tây cách Kho Cảng xăng dầu của Công ty Xăng dầu Quảng Bình 45m và sông
Gianh.
Hình 1. Sơ đồ vị trí dự án
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường 5
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
1.2.2 Quy mô các hạng mục đầu tư của dự án
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh bao gồm các khu vực đầu tư
chính như sau:
- Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền;
- Khu hậu cần dịch vụ nghề cá.
* Cấp công trình:
- Xác định cấp công trình theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP: Cấp công trình là cấp IV
(bến chờ tàu < 10.000 DWT).
- Xác định theo tiêu chuẩn thiết kế công trình bến cảng biển 22 TCN-207-92: Với chiều
sâu trước bến < 20 m, do vậy cấp công trình là cấp III.
- Xác định theo tiêu chuẩn thiết kế đe chắn sóng: Với chiều cao sóng (tại đầu đê, cửa
cảng) h1% ≤ 5m thì cấp công trình là cấp III.
Qua phân tích ở trên, kiến nghị chọn cấp công trình khu neo đậu tránh trú bão là công
trình Cấp III.
* Diện tích sử dụng đất: Tổng diện tích quy hoạch Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
Cửa Gianh là 26 ha.
1.2.2.1 Khu neo đậu tránh trú bão cho tầu thuyền
a. Khu neo đậu tàu:
* Quy mô của Khu neo đậu tránh trú bão đáp ứng yêu cầu quy hoạch, cho 450 tàu
thuyền đánh cá các loại vào trú bão. Cơ cấu chủng loại tàu như sau:
- Loại tầu có công suất từ 150 - 300 CV : 30 chiếc
- Loại tầu có công suất từ 90 - 150 CV: 85 chiếc
- Loại tầu có công suất < 90 CV: 335 chiếc
Tổng diện tích vùng nước neo đậu qua tính toán là khoảng 15,8 ha. Hình thức neo đậu
dùng các trụ neo độc lập và neo liền bờ.
* Đội tàu tính toán:
Lựa chọn tàu tính toán dựa vào cơ cấu đội tàu đã lựa chọn ở phần trên. Tàu vào tránh trú
bão bao gồm các tàu hoạt động trên vùng biển Quảng Bình.
Các đặc trưng tàu của tính toán
TT Loại tàu
Chiều dài
LS(m)
Chiều rộng
Bs(m)
Mớn nước
Ts(m)
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường 6
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
1 Tàu có công suất < 90 CV 20 4,6 1,2
2 Tàu có công suất 90 ÷ 150CV 23 5,0 1,7
3 Tàu có công suất 150 ÷ 300CV 25 6 2
Tầu tính toán 25 6 2
* Cao độ đáy khu neo đậu tầu
Cao trình đáy vũng được xác định theo công thức:
CT = MNTTK - H
Chiều sâu khu nước của khu đậu tầu xác định theo công thức sau:
H = T + Z1 + Z2 + Z3 + Z0 + Z4
Trong đó:
T: Mớn nước của tàu tính toán
Z1: Độ dự phòng chạy tàu tối thiểu;
Z2: Độ dự phòng do sóng;
Z3: Độ dự phòng do vận tốc chạy tàu;
Z0: Độ dự phòng do nghiêng lệch tàu;
Z4: Độ dự phòng do sa bồi.
Tính toán cao độ đáy vũng đậu tàu
Loại tầu phân
theo công suất
Thông số tính toán
B
(m)
L
(m)
T
(m)
Z0
(m)
Z1
(m)
Z2
(m)
Z3
(m)
Z4
(m)
H
(m)
MNTTK
(m)
CT đáy
(m)
< 90CV 4.6 20 1.20 0.10 0.06 0.00 0.09 0.00 1.45 -1.00 -2.40
90 ÷ 150CV 5.0 23 1.7 0.09 0.09 0.00 0.09 0.00 1.97 -1.00 -3.00
150 ÷300CV 6.0 25 2.0 0.11 0.10 0.00 0.09 0.00 2.30 -1.00 -3.30
b. Luồng tàu
Chiều rộng luồng tàu: 26,0 m, chiều dài 500m.
Cao độ đáy luồng chạy tàu (loại tàu tính toán là 300CV): -2.70m.
c. Đê chắn cát, ngăn sóng
Để đảm bảo cho tàu thuyền neo đậu an toàn trong khu neo đậu tránh trú bão và tránh xa
bồi cho khu nước, dự kiến xây dựng đê chắn cát, chắn sóng quanh khu vực neo đậu. Tổng
chiều dài L = 1209m. Chiều rộng đỉnh B = 4,0m; thiết kế dạng mái nghiêng, hệ số mái đê m1
= m2 = 1,5. Chọn cao trình đỉnh đê chắn cát, ngăn sóng là +2,50m. Cao trình đỉnh đê phía
sông Thanh Ba là +2,0m (hệ cao độ quốc gia). Có hai loại kết cấu như sau:
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường 7
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
- Kết cấu đê loại 1: Sử dụng kết cấu đê dạng lỏi cát và đất đồi, bên ngoài có lớp phủ
bằng đá hộc lát khan. Thứ tự từ trên xuống như sau: Đá hộc lát khan dày 40cm (phía ngoài
vũng neo đậu), đá hộc lát khan dày 25cm (phía trong vũng neo đậu), lớp đệm đá dày 20cm,
lớp vãi địa kỹ thuật, đất lõi đê đầm chặt K = 0,95 (phần trên mực nước thi công -0,5m) và lớp
cát lấp (phía dưới mực nước thi công - 0,5m).
- Kết cấu đê loại 2: Sử dụng kết cấu đê đắp đá hộc không phân loại trọng lượng (10 -
50)kg/viên. Chân đê phía tiếp giáp với sông Gianh có một lớp kè đệm bằng đá học chóng xói
có kích thước 2x6m. Các kết cấu còn lại như kết cấu đê loại 1.
d. Trụ neo tàu tránh trú bão
Để đáp ứng cho 450 tàu vào neo tránh trú bão tại khu vực dự án khi có mưa bão xảy ra,
bố trí trụ neo tàu gồm 3 loại:
- Trụ neo loại 1: dùng để neo cập các tàu có công suất nhỏ hơn 90CV.
- Trụ neo loại 2 (trụ neo độc lập): dùng để neo cập các tàu có công suất nhỏ hơn 150CV.
Mỗi trụ neo có thể neo đồng thời 8 tàu đối với tàu có công suất nhỏ hơn 90CV hoặc 7 tàu đối
với tàu có công suất từ 90CV đến 150CV.
- Trụ neo loại 3 (trụ neo liền bờ): dùng để neo cập các tàu có công suất 150CV đến
300CV.
Để đảm bảo an toàn và đồng bộ với đê chắn sóng, chọn cao trình đỉnh các trụ neo là
+2,5m (hệ cao độ quốc gia).
e. Kè bảo vệ bờ
Toàn bộ chiều dài khu đất xây dựng phía tiếp giáp với khu nước và sông Thanh Ba được
thiết kế kè bảo vệ bờ. Chiều dài toàn bộ tuyến kè là 282,9m. Cao trình đỉnh + 2,5m, có hai
loại:
- Kè loại 1: Chiều dài l = 190,5m, kết cấu bằng đá hộc lát khan trên lớp đệm đá dăm,
chiều rộng gia cố đỉnh kè B = 1m, chân kè gia cố bằng lăng thể đá hộc chân khay. Kè được
thiết kế dạng mái nghiêng m = 1,5.
- Kè loại 2: Chiều dài l = 92,4m. Kết cấu như bờ loại 1 nhưng trên đỉnh lăng thể chân
khay không dùng đá hộc lát khan và đá dăm lớp đệm, cao trình đỉnh lăng thể là + 0,2m, cao
trình đáy theo tự nhiên.
1.2.2.2 Khu dịch vụ hậu cần nghề cá:
a. San lấp mặt bằng: Toàn bộ mặt bằng khu hậu cần được san lấp đến cao độ thiết kế
+2.10m (hệ cao độ quốc gia). Khối lượng san lấp 30.475m3
.
b. Đường bãi trong khu dịch vụ hậu cần: Để thuận tiện giao thông đi lại bố trí hệ thống
đường bãi nội bộ với quy mô sau: đường nội bộ 385m2
, bãi 2242m2
, bãi dự trữ 11.020m2
.
c. Nhà văn phòng: Để quản lý và điều hành Khu neo đậu tránh trú bão, cần thiết phải có
một nhà điều hành. Nhà điều hành phục vụ khối quản lý khai thác khu neo đậu. Ngoài ra còn
bố trị một phòng trực ứng cứu, bảo vệ nguồn lợi hải sản và hướng dẫn ngư trường của khu
neo đậu tránh trú bão. Tổng diện tích xây dựng 108m2
.
d. Đường ngoài khu neo đậu: đường ngoài khu neo đậu nối khu neo đậu với quốc lộ 1A
cũ. Chiều dài đường là 79,5m, rộng 7m.
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường 8
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
1.2.3 Quy hoạch chi tiết mặt bằng
Theo thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa
Gianh bao gồm 2 phương án: phương án 1 (bao gồm 1A, 1B) và phương án 2 (bao gồm 2A,
2B).
Sự khác biệt giữa các phương án:
So sánh PA1 và PA2:
- PA1: Luồng chạy tàu vào khu neo đậu bằng 1 cửa với chiều rộng cửa là 80m.
- PA2: Luồng chạy tàu vào khu neo đậu bằng 2 cửa với chiều rộng mỗi cửa vào là 50m
So sánh phương án A và B
Trong phương án 1:
- Sự khác biệt giữa phương án 1A và 1B là khu neo tàu 150-300CV được thiết kế theo
dạng trụ neo nhô với PA1A và trụ neo liền bờ (kết hợp làm kè bảo vệ bờ) với PA1B.
- Số lượng tàu neo đậu có công suất 90 - 150CV trong khu vực ở PA1A nhiều hơn so
với PA1B.
Trong phương án 2:
- Sự khác biệt giữa phương án 2A và 2B là khu neo tàu 150-300CV được thiết kế theo
dạng trụ neo nhô với PA2A và trụ neo liền bờ (kết hợp làm kè bảo vệ bờ) với PA2B.
- Số lượng tàu neo đậu có công suất 90 - 150CV trong khu vực ở PA2A nhiều hơn so
với PA2B
So sánh PA1 và PA2:
- PA1: Luồng chạy tàu vào khu neo đậu bằng 1 cửa với chiều rộng cửa là 80m.
- PA2: Luồng chạy tàu vào khu neo đậu bằng 2 cửa với chiều rộng mỗi cửa vào là 50m.
Phân tích sự lựa chọn phương án:
Về yếu tố mặt bằng: nhìn chung cả 2 phương án đều đáp ứng được các tiêu chí của khu
neo đậu tránh trú bão. Mặt bằng thuận lợi cho khai thác sử dụng, chi phí đền bù giải phóng
mặt bằng ít. Các phương án phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương.
Về các yếu tố môi trường bị ảnh hưởng: Khi đi vào xây dựng và vận hành dự án thì nhìn
chung cả 2 phương án nêu ra đều gây nên những tác động môi trường tương đương nhau.
Việc đánh giá lựa chọn phương án mặt bằng dựa trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế, kỹ
thuật, môi trường về đầu tư xây dựng và vận hành công trình. Kết quả phân tích, đánh giá
được thể hiện ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: So sánh lựa chọn phương án đầu tư
T
T
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
PHƯƠN
G ÁN
1A
PHƯƠN
G ÁN 1B
PHƯƠN
G ÁN 2A
PHƯƠN
G ÁN
2B
1 Sự phù hợp với quy hoạch phát triển 0 0 0 0
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường 9
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
2
Khả năng hoạt động của tầu thuyền trên khu
neo đậu
- i - i
3
Thuận tiện cho tầu thuyền ra vào khu neo
đậu trong trường hợp khẩn cấp (gió lớn, lũ...)
- - i i
4 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ 0 0 0 0
5 Diện tích sử dụng đất, dự trữ cho phát triển 0 0 0 0
6 Khả năng thi công 0 0 0 0
7 Chi phí đề bù giải phóng mặt bằng 0 0 0 0
8
Đảm bảo công tác duy tu không ảnh hưởng
đến họat động của khu neo đậu
- - i i
9 Tác động đến môi trường 0 0 0 0
10 Tác động đến kinh tế - xã hội địa phương 0 0 0 0
11 Kinh phí đầu tư - - - i
Tổng cộng - - - i
Ghi chú : i - Trội hơn ; 0 - Ngang bằng
Qua phân tích ở bảng rên cho thấy phương án 2 (bao gồm 2A, 2B) có ưu điểm hơn so
với phương án 1 (bao gồm 1A, 1B). Trong đó, ưu điểm nổi bật của phương án 2 là việc tàu cá
ra vào khu neo đậu thuận lợi trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ở phương 2B khả năng hoạt
động của tàu thuyền trên khu neo đậu tốt hơn và chi phí đầu tư ít hơn.
Kiến nghị chọn phương án 2B làm phương án thực hiện đầu tư dự án.
Quy hoạch chi tiết mặt bằng phương án chọn (Phương án 2B):
* Luồng chạy tàu:
Để đảm bảo thuận tiện cho tàu đi lại và tránh trú bão từ ngoài biển vào khu vực dự án,
luồng chạy tàu được quy hoạch là luồng một làn có chiều dài 500 m, chiều rộng luồng là 26
m. Cao độ đáy luồng tàu - 2,7m (hệ cao độ Quốc gia).
Luồng vào khu neo đậu gồm 2 cửa với chiều rộng mỗi cửa vào là 50 m.
* Khu neo đậu tàu:
Khu neo đậu tàu có diện tích 15,8ha là nơi đậu cho khoảng 450 - 470 tàu cá vào tránh
trú bão. Khu neo đậu tàu được chia làm ba khu vực theo loại tàu.
- Đối với tàu có công suất < 90 CV: Khu vực neo đậu được bố trí ở cuối khu đậu tàu.
Các tàu được neo buộc vào các trụ neo độc lập (nằm trên đê chắn cát). Số lượng tàu neo tại
khu vực này là 334 tàu.
- Đối với tàu có công suất 90 ÷ < 150 CV: Khu vực neo đậu được bố trí tại giữa khu
nước của khu đậu tàu. Số lượng tàu neo đậu tại khu vực này là 85 tàu.
- Đối với tàu có công suất 150 ÷ 300 CV: Đối với các loại tàu này được neo đậu tại trụ neo
liền bờ (kết hợp làm kè bảo vệ bờ). Số lượng tàu neo đậu tại khu vực này là 30 tàu.
* Khu dịch vụ hậu cần nghề cá:
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường 10
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Mặt bằng quy hoạch khu dịch vụ hậu cần nghề cá gồm các hạng mục sau:
- Nhà văn phòng
- Nhà tiếp nhận thủy sản
- Đường bãi trong khu neo đậu
- Đường ngoài khu neo đậu
- Cổng, tường rào
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật: cấp nước, thoát nước và cấp điện
- Hệ thống xử lý nước thải.
1.2.4 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
* Hệ thống cấp nước:
- Tính toán nhu cầu cấp nước:
Cấp nước sinh hoạt cho bộ phận quản lý và cho nhu cầu vệ sinh: 5m3
/ngày.đêm.
Nước cấp cho tàu cá: 25m3
/ngày.đêm.
Tổng lượng nước yêu cầu: Q = 30 m3
/ngày.đêm.
- Nguồn nước và công trình cấp nước:
Nguồn nước: nguồn nước cấp phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất được lấy từ nguồn
giếng khoan. Nước sẽ được bơm lên bể lọc (xử lý cơ học), sau đó chảy về bể chứa 50m3
.
Nước sẽ được bơm từ bể chứa về nơi tiêu thụ.
Tuyến ống cấp nước được đặt sâu 0,5m so với mặt bãi. Các tuyến ống chôn ngầm sau
khi lắp đặt và thử kín nước phải đổ một lớp cát đen bảo vệ trước khi lấp rãnh đào bằng đất.
Chiều dày lớp cát đen là 20cm kể từ tim ống.
* Hệ thống thoát nước:
Hệ thống thoát nước mặt: nước mưa thoát theo độ dốc trên bề mặt cảng chảy vào hệ thống
cống và ga thu nước. Bố trí các cống tròn BTCTφ400, các hố ga thu nước, lưới chắn rác. Nước
mặt đựơc thải trực tiếp ra sông.
Hệ thống thoát nước thải:
Nước thải ở khu văn phòng, khu vệ sinh thu vào bể tự hoại.
Nước thải phải qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 59452:2001995-chất lượng
nước- tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (cột B) trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
* Hệ thống cấp điện:
Nguồn điện được sử dụng từ hệ thống lưới điện quốc gia. Dự kiến điểm đấu nối với điện
lưới quốc gia tại cột M56/6 lộ 472 trạm biến áp trung gian Nam sông Gianh, điện áp 22KV.
Vị trí cột nằm tại ngã ba đường 1A cũ và 1A mới cách khu neo đậu khoảng 100m.
Phụ tải điện: Phụ tải điện của dự án gồm điện cho nhà điều hành và hệ thống chiếu sáng.
Dự kiến trong giai đoạn sau sẽ xây dựng nhà tiếp nhận thủy sản, kho đông lạnh, xưởng nước
đá trên khu đất dự trữ phát triển.
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường 11
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Bảng 1.2: tổng hợp khối lượng đầu tư của dự án
Số
TT
Nội dung
các công
việc triển
khai
Kích cỡ công trình
Khối lượng
công việc
triển khai
Phương án thi công
Khu neo đậu tránh trú bão
1
Nạo vét
khu neo
đậu tàu
Diện tích nạo vét
khoảng 20ha
V=388.941
m3
Trình tự thi công nạo vét:
- Chuẩn bị mặt bằng công trường.
- Di chuyển phương tiện, thiết bị đến
công trường.
- Định vị tuyến nạo vét (có thả phao dấu).
- Nạo vét bằng tàu hút phun công suất
<2000CV, chiều dài phun 500m.
- Kiểm tra cao độ đáy nạo vét bằng các
máy đo sâu, máy toàn đạc theo quy trình
thi công và nghiệm thu công tác nạo vét
bằng cơ giới thuỷ lực do Bộ GTVT ban
hành.
2
Nạo vét
luồng tàu
Chiều dài nạo vét:
L=544,5m.
Bề rộng luồng tàu:
Bl=26m.
Cao trình đáy luồng:
-2,7m.
Hệ số mái dốc luồng:
m =3.
V=38.758 m3
3
Đê chắn
cát, ngăn
sóng
Chiều rộng đỉnh
B = 4,0m
Cao trình đỉnh đê +
2,5m.
L = 1209m.
- Đào hố móng tạo chân đê.
- Thi công phần lõi đê
- Thi công các lớp lót bằng cần cẩu đặt
trên sà lan.
- Thi công lớp đá lát khan.
4 Trụ neo
tàu
Gồm 3 loại:
- Trụ neo loại 1:
Dùng cho tàu có công
suất <90CV.
- Trụ neo loại 2:
Dùng cho tàu có công
suất 90-150CV.
123 cái
23 cái
- Nạo vét khu nước phục vụ thi công
đóng cọc.
- Đóng cọc thử và thi công các cấu
kiện BT đúc sẵn.
- Thi công đóng cọc.
- Gông đầu cọc, đập đầu cọc;
- Thi công lăng thể đá gầm bến, tầng lọc
ngược và đổ bê tông bản đáy.
- Lắp dựng vòi voi.
- Đổ bê tông tường mặt và gờ chắn xe.
- Lấp cát sau trụ neo liền bờ.
- Lắp ráp hoàn thiện các đường ống
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường 12
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
- Trụ neo loại 3:
Dùng cho tàu có công
suất 150-300CV.
150 m
(nếu có), đệm tầu, bích neo, thiết bị kỹ
thuật.
- Thu dọn mặt bằng công trường để
nghiệm thu, bàn giao hạng mục.
5
Kè bảo vệ
bờ
Gồm 2 loại:
- Loại 1: 190,5m
- Loại 2: 92,4m
Cao trình đỉnh +2,5m.
Tổng chiều
dài:
L=282,9m.
- Đào đất tạo hố móng chân kè bờ.
- Thả đá hộc lăng thể chân khay.
- Rải vải địa kỹ thuật, cố định bằng các
cọc ghim.
- Đắp cát sau thân kè.
- Làm lớp đá hộc lát khan dày 40cm.
Khu dịch vụ hậu cần nghề cá
6
Nhà điều
hành
108 m2
Phương án thi công được chỉ dẫn cụ thể
trong hồ sơ thiết kế cơ sở.
7
Cổng,
tường rào
Chiều dài: 430 m
8 Bãi hàng Diện tích: 2242 m2
9
Đường
trong khu
neo đậu
Dài: 385 m
10
Đường
ngoài khu
neo đậu
Dài: 79,5 m
11
San lấp
mặt bằng
30.475 m3
12
Hệ thống
cấp nước
1 HT
- Hệ thống cáp điện, nước được tiến hành
song song với việc xây dựng các hạng
mục thuộc khu dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Thi công phần nền móng và điểm đấu
nối cấp, thoát nước, cấp điện đúng quy
định để tránh phải phá dỡ, sửa chữa.
13
Hệ thống
thoát nước
1 HT
14
Hệ thống
cấp điện
1 HT
1.2.5 Tổng mức đầu tư của dự án theo Phương án chọn:
* Tổng mức đầu tư: 63.135.528.000đồng.
Trong đó:
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường 13
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
- Chi phí xây dựng: 51.729.882.000 đồng.
- Chi phí thiết bị: 275.000.000 đồng
- Chi phí đền bù và GPMB: 3.050.000.000 đồng
- Chi phí QLDA: 782.153.000 đồng
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 2.059.378.000 đồng
- Chi phí khác: 2.344.024.000 đồng
- Chi phí dự phòng: 2.894.821.000 đồng.
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường 14
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh
Chương 2
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ
KINH TẾ- XÃ HỘI
2.1 Điều kiện môi trường tự nhiên
2.1.1. Đặc điểm về địa hình, địa chất:
a) Đặc điểm địa hình
Theo bình đồ khảo sát địa hình khu vực dự án do TEDIWECCo lập tháng 4 năm 2007,
đặc điểm địa hình khu vực như sau:
- Phần trên bờ: phía tiếp giáp với quốc lộ 1A hiện tại là các đầm nuôi tôm. Cao độ
phần trên cạn thay đổi từ 0,5m đến 1,5m ở các vị trí bờ đầm. Cao độ đầm tôm từ -0,7 đến
-0,3m.
- Phần dưới nước: Sông Gianh tại khu vực dự án có chiều rộng khoảng 900 - 1000 m.
Phần gần bờ tương đối cạn, khi triều kiệt khu vực bãi cạn rộng khoảng 300 m (từ đường bờ
cao). Phần ngoài bãi cạn khu nước tiếp giáp với luồng tàu sông Gianh tương đối sâu, cho phép
tàu 2.000 DWT hàng hải. Cao độ khu vực dưới nước thay đổi từ -0,5m đến -1,63m (hệ cao độ
quốc gia).
b) Đặc điểm địa chất:
Theo số liệu báo cáo khảo sát địa chất công trình do Công ty CPTVKS Xây dựng Giao
thông thủy thực hiện năm 2006, cấu tạo địa chất công trình từ trên xuống dưới trong khu vực
dự án như sau:
- Lớp 1: Bùn cát pha lẫn sò hến. Chiều dày lớp: nhỏ nhất 0.4m, lớn nhất 1.0m.
- Lớp 2: Sét pha, màu xám xanh, xám nâu, trạng thái dẻo mềm. Chiều dày lớp: nhỏ nhất
4.3m, lớn nhất 8.3m, trung bình 7.5m.
- Lớp 3: Cát hạt trung, màu xám xanh, xám sáng, kết cấu chặt vừa. Chiều dày lớp: nhỏ
nhất 2.2m, lớn nhất 13.3m.
- Lớp 4: Sét pha, màu xám xanh, trạng thái dẻo mềm. Chiều dày lớp: nhỏ nhất 4.9m, lớn
nhất 11.0m.
- Lớp 5: Sét pha, màu xám nâu, xám xanh, trạng thái dẻo mềm.
2.1.2 Đặc điểm về khí hậu, thuỷ văn
a) Đặc điểm khí hậu
Khu vực thực hiện dự án (thuộc xã Bắc Trạch) nằm về phía Bắc của tỉnh Quảng
Bình nên khí hậu mang những đặc tính chung của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa thuộc
tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, ngoài những đặc điểm chung của khí hậu tỉnh Quảng Bình,
khí hậu khu vực xã Bắc Trạch còn có những đặc điểm riêng:
Khí hậu của khu vực xây dựng dự án (thuộc xã Bắc Trạch) có 2 mùa rỏ rệt: - Mùa
nóng: Bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nắng nóng do chịu ảnh hưởng của
gió Tây Nam khô nóng, lượng bốc hơi lớn nên gây ra hạn hán. Nhiệt độ trung bình từ
25,2-270
C, cao nhất 400
C. Mùa này có lượng mưa xấp xỉ 30% tổng lượng mưa cả năm.
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Thời gian nóng nhất vào tháng 5 đến tháng 7. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 và cao nhất
cũng là tháng 5 và tháng 7.
- Mùa lạnh: Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ
trung bình từ 17o
C đến 20o
C, lạnh nhất 11o
C.
* Nhiệt độ không khí:
Trong năm nhiệt độ không khí cao vào các tháng giữa năm (tháng 6, 7, 8) và giảm
vào các tháng cuối năm.
+ Nhiệt độ trung bình năm: 250
C
+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất: 29,70
C (vào khoảng tháng 6, 7)
+ Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất: 18,30
C (tháng 12, 1)
(Nguồn: Theo số liệu quan trắc của đài khí tượng thủy văn Ba Đồn)
* Độ ẩm không khí:
Độ ẩm tuyệt đối trung bình theo các tháng trong năm phân bố không đều. Độ ẩm
trung bình năm của khu vực là 83%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 (90%), tháng có
độ ẩm thấp nhất là tháng 7 (72%). Số liệu về độ ẩm các tháng của khu vực được thể hiện ở
bảng sau:
Bảng 2.1 Độ ẩm trung bình tại khu vực xây dựng dự án
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Độ ẩm (%) 88 85 90 87 79 73 72 76 85 87 88 87
Nguồn: Trung tâm dự báo Khí tượng - thuỷ văn Quảng Bình
Qua bảng trên cho thấy tại khu vực có sự hình thành hai thời kỳ khô ẩm khác nhau
trong năm. Thời kỳ ẩm kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau, trùng với thời
kỳ hoạt động của không khí lạnh cực đới biến tính. Trong những tháng này độ ẩm tương
đối đạt từ 85% đến 90%. Từ tháng 5 đến tháng 7 là thời kỳ khô ráo, tức là trùng với thời
kỳ hoạt động mạnh của gió Tây Nam. Đây cũng là thời kỳ các chất ô nhiễm khuếch tán
mạnh nhất.
* Chế độ mưa
Xét chung trên địa bàn thời kỳ từ tháng 1 đến tháng 7 thường ít mưa. Tổng lượng
mưa của tháng này chỉ chiếm từ 15% đến 20% lượng mưa cả năm. Thời kỳ ít mưa nhất là
các tháng 1, 2, 3.
Lượng mưa chủ yếu tập trung vào các tháng 9, 10, 11 chiếm từ 65% đến 70% tổng
lượng mưa cả năm.
Bảng 2.2 Lượng mưa trung bình qua các tháng trong năm (mm)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Lượng mưa TB
(mm)
54 50 49 54 106 80 80 163 488 644 360 133
Nguồn: Trung tâm dự báo Khí tượng - thuỷ văn Quảng Bình
Tổng lượng mưa cả năm (trung bình) là 2.149 mm. Cường độ trận mưa Q = 346 lít
giây/ha.
* Chế độ gió
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thuỷ văn Ba Đồn, chế độ gió ở khu vực
Dự án diễn biến khá phức tạp. Trong năm hướng gió chủ đạo thay đổi nhiều. Những tháng
đầu năm và cuối năm gió mạnh ở các hướng Đông và Đông Bắc. Từ tháng 5 đến tháng 10
gió mạnh xuất hiện ở các hướng Tây Bắc và Tây Nam. Tốc độ gió lớn nhất xảy ra ở hướng
Tây Bắc và Tây Nam.
Bảng 2.3 Vận tốc gió lớn nhất theo các hướng
Hướng gió N NE E SE S SW W NW
Vmax(m/s) 20 20 12 10 20 34 22 40
Nguồn: Trung tâm dự báo Khí tượng - thuỷ văn Quảng Bình
* Tầm nhìn xa và sương mù
Số ngày có sương mù trung bình trong năm chỉ xảy ra rất ít (19 ngày). Những ngày sương
mù thường tập trung vào các tháng đầu năm và cuối năm. Số ngày sương mù trong năm ít nên
tầm nhìn xa về phía biển không bị hạn chế.
* Bão và áp thấp nhiệt đới
Theo tài liệu nghiên cứu về thu thập và chỉnh lý số liệu KTTV Quảng Bình từ năm
1956 đến năm 2005 cho thấy khu vực Trung trung bộ tuy số lượng bão và áp thấp nhiệt
đới ít hơn khu vực phía Bắc Trung bộ nhưng diễn biến của chúng rất phức tạp do địa hình
cũng như các tháng có bão chính thức ở khu vực này thường xuất hiện những hệ thống
thời tiết khác tác động kết hợp: như gió mùa đông bắc, đới gió đông…
Bảng 2.4 Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp vào các khu
vực từ năm 1956 đến 2005
Đặc trưng Phía bắc tỉnh Quảng Bình Phía Nam tỉnh Tổng số
Tổng số cơn 139 27 131 297
Tần suất 46.8 9.1 44.1 100
Tuy nhiên một số cơn bão không nằm trong một phạm vi ảnh hưởng của một khu
vực nhất định, một địa phương nhất định. Có những cơn bão ảnh hưởng cả mấy tỉnh, có
những cơn đi dọc bờ biển, phạm vi ảnh hưởng của bão là rất rộng. Vì vậy, việc xác định
cụ thể phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới đối với một địa phương
nhất định, một khu vực cụ thể chỉ ở phạm vi tương đối.
Nếu quy định mùa bão bao gồm những tháng có số bão trung bình đạt từ 8% số bão
trung bình năm trở lên thì mùa bão ở Việt Nam bắt từ tháng VII đến tháng XI. Riêng khu
vực Quảng Bình mùa bão từ tháng VIII đến tháng X. Tần suất bão lớn nhất trong tháng
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
IX: 41%, tháng VIII: 17%, tháng X: 26%. Tuy vậy đã có năm xuất hiện bão trong các
tháng VI, VII.
Chế độ thủy văn chủ yếu của khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn
của Sông Gianh, con sông chính của khu vực và đồng thời cửa sông cũng chính là địa
điểm lựa chọn cho dự án, hiện nay quanh khu vực cũng có một số ao hồ, đầm và nước mặt
sông Thanh Ba (phía Đông Nam dự án). Theo tài liệu khảo sát địa chất, nước ngầm được
cung cấp chủ yếu từ nguồn nước mặt và nước nằm trong các lớp cát hạt trung.
Chế độ thuỷ văn Sông Gianh.
Sông Gianh bắt nguồn từ Phần cobi có tọa độ 170
49'20" vĩ độ bắc và 1050
41'30" độ
kinh đông, có độ cao 1350m, với diện tích lưu vực 4462km2
, chiều dài sông 158km, chiều
dài lưu vực 121km, chiều rộng bình quân lưu vực 38.8km, mật độ lưới sông 1,54. Sông
chảy qua 3 huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch và một phần của huyện Bố Trạch theo hướng
Tây Bắc Đông Nam rồi đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh. Sông có 16 phụ lưu cấp 1, 20 phụ
lưu cấp 2 và 10 phụ lưu cấp 3.
Vùng dự án là một lạch cụt, hình thành một vũng rộng ở bờ hữu sông Gianh, cách hạ
lưu cầu Gianh khoảng 3km, cách cửa sông Gianh khoảng 3,5km. Đây là vị trí có điều kiện
tự nhiên thuận lợi cho thuyền tránh trú bão: khu nước rộng, kín gió và gần các công trình
hạ tầng dịch vụ hậu cần phục vụ cho hoạt động nghề cá.
Bảng 2.5 Bảng tra tần suất lũy tích mực nước đỉnh triều, giờ, trung bình ngày,
chân triều Trạm hải văn Tân Mỹ, sông Gianh từ năm 1990 đến năm 1994.
Hệ cao độ Quốc gia
Năm
P%
1 2 3 5 7 10 15 20 25 30 40 50 60 70 80 85 90 95 97 98 99
MN đỉnh
triều
10
9
10
0
94 86 81 73 65 60 55 52 46 40 36 32 28 25 22 17 12 9 6
MN giờ 77 67 59 50 44 38 31 25 20 16 7 -2 -
13
-27 -44 -54 -63 -76 -81 -86 -91
MN trung
bình
48 38 33 27 22 17 10 6 2 -2 -7 -12 -
15
-19 -22 -23 -26 -29 -31 -32 -35
MN chân
triều
-3 -
16
-23 -
29
-34 -40 -45 -
49
-53 -56 -
63
-68 -
74
-79 -85 -88 -91 -96 -99 -
101
-105
* Mực nước và chế độ thuỷ triều : Theo tài liệu "Thu thập và chỉnh lý số liệu Khí
tương thủy văn tỉnh Quảng Bình từ 1956 - 2005" vùng cửa sông Gianh thuộc dạng nhật
triều không đều với biên độ nhỏ và ảnh hưởng của bán nhật triều là quan trọng. Phần lớn
số ngày trong tháng xuất hiện hai lần nước lên (nước lớn), và hai lần nước xuống (nước
ròng) trong ngày.
Bảng 2.6. Biên độ dao động mực nước trong năm TBNN của các trạm trên sông
Gianh.
Trạm Biên độ mực nước đặc trưng TBNN (cm)
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
ΔHtb ΔHmax ΔHmin
Mai Hóa 667 960 374
Tân Mỹ 242 341 202
Hầu hết thủy triều ở các cửa sông Quảng Bình là vùng bán nhật triều không đều có
thời gian triều lên ngắn hơn thời gian triều xuống và chế độ triều ở đây thuộc dạng chế độ
triều hổn hợp với bán nhật triều là chủ yếu.
- Biên độ triều và thời gian triều: (Bảng 2.7 và 2.8)
Nhìn chung, triều ở Quảng Bình thuộc loại triều yếu, theo số liệu quan trắc (từ 1961-
2005) tại các trạm thủy văn gần sông cho thấy: biên độ triều trung bình khoảng 0,70 - 0,80m,
lớn nhất đạt trên 1,61m và nhỏ nhất là 0,05m.
Trong các tháng không ảnh hưởng lũ, dạng đường quá trình mực nước triều thường
khá ổn định. Còn những tháng ảnh hưởng lũ thì tùy thuộc vào mức độ dòng chảy ở thượng
nguồn mà quy luật triều có thể bị phá vỡ.
+ Những ngày nhật triều không đều thời gian triều lên trung bình 8.30 giờ, lớn nhất
lên đến 10 giờ, ngắn nhất là 6 giờ, thời gian triều xuống trung bình 16 giờ, dài nhất là 18
giờ, ngắn nhất là 13 giờ.
+ Những ngày bán nhật triều thời gian triều lên trung bình 5-6 giờ, thời gian triều
xuống trung bình 6-7giờ. Thời gian triều lên hoặc xuống ngắn nhất là 2-3 giờ, dài nhất là
10-12 giờ.
- Phạm vi ảnh hưởng triều: Tại sông Gianh, biên độ mực nước triều trong một năm
lớn nhất tại cửa Gianh (Tân Mỹ cách cửa sông 2km) là 1.66m, trung bình 0.75m. Dọc theo
sông tại trạm thủy văn Mai Hóa cách cửa sông khoảng 40km, biên độ triều giảm đi một ít.
Do sông Gianh rộng và độ dốc lòng sông phần hạ lưu không lớn, nên thủy triều ảnh hưởng
suốt dọc từ cửa sông đến xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa (cách sông biển khoảng 60km).
Trên nhánh Rào Trổ triều ảnh hưởng đến tận Thác Ỹ, thôn Lạc Hóa, xã Mai Hóa.
Bảng 2.7 Thời gian và biên độ triều lên, triều xuống của nhật triều.
(Trạm Mai Hóa và Tân Mỹ trên sông Gianh)
TT
Tên
trạm
Đặc trưng ΔH1 (cm) ΔHx (cm) ΔT1 (giờ) ΔTx (giờ)
1
Mai
Hóa
BQ 96 96 8 16
Max 127 134 11 18
Th/gian 04/6/2004 02/7/2004 03/7/2001 12/01/2001
Min 22 21 6 13
Th/gian 07/01/2004 07/01/2004 12/01/2001 06/01/2004
2 Tân
Mỹ
BQ 118 121 8.30 15.30
Max 166 160 10 17.00
Th/gian 27/11/2003 11/01/2005 06/4/2005 11/3/2005
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Min 47 42 8.00 13.00
Th/gian 17/5/2001 25/7/2003 24/2/2002 05/4/2005
Bảng 2.8 Thời gian và biên độ triều lên, triều xuống của bán
nhật triều.
TT
Tên
trạm
Đặc trưng ΔH1 (cm) ΔHx (cm) ΔT1 (giờ) ΔTx (giờ)
1
Mai
Hóa
BQ 54 53 5 7
Max 128 122 11 12
Th/gian 10/4/2004 23/2/2004 13/7/2001 27/6/2005
Min 5 5 2 3
Th/gian 14/4/2001 04/12/2001 4/3/2001 10/5/2001
2
Tân
Mỹ
BQ 61 61 6 7
Max 151 153 10 10
Th/gian 29/11/2003 02/8/2004 13/01/2001 17/5/2001
Min 5 10 2 3
Th/gian 10/01/2001 01/5/2004 10/01/2001 15/01/2001
2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường vật lý
2.1.3.1 Môi trường không khí, tiếng ồn
Khu vực xây dựng dự án nằm liền kề tuyến Quốc lộ 1A cũ, cách cửa sông Gianh
khoảng 3,5km. Có vị trí giáp ranh giữa 2 xã Thanh Trạch và xã Bắc Trạch thuộc huyện
Bố Trạch, nguồn gây ô nhiễm không khí ở đây chủ yếu là do khí thải giao thông (đường
bộ cũng như đường thủy), hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của khu vực, hoạt
động sinh hoạt của dân cư, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản,...
Môi trường nền là cơ sở cho quá trình đánh giá các tác động sau này khi dự án đi
vào hoạt động. Vì vậy, để đánh giá hiện trạng môi trường nền Trung tâm Quan trắc và
Kỹ thuật Môi trường đã tiến hành đo nhanh tại hiện trường một số chỉ tiêu chất lượng không
khí. Kết quả thể hiện ở Bảng 2.9.
Bảng 2.9. Chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn
TT Chỉ tiêu đo ĐVT Kết quả
K1 K2 K3 K4 K5 K6
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
1 CO mg/m3
KPH KPH 1,25 KPH 1,25 2,5
2 NO2 mg/m3
KPH KPH KPH KPH KPH KPH
3 SO2 mg/m3
KPH KPH KPH KPH KPH KPH
4 Hàm lượng bụi mg/m3
0,013 0,012 0,018 0,015 0,023 0,021
5 Độ ồn dBA 57,9 57,6 60,1 58,3 60,3 59,8
Ghi chú: KPH: Không phát hiện.
Thời gian đo: Từ 8h30 - 10h, ngày 21/6/2007. Hướng gió Tây Nam.
Vị trí đo: (được thể hiện qua sơ đồ vị trí lấy mẫu trong phần phụ lục)
K1: Phía Tây dự án cách Kho Cảng xăng dầu sông Gianh Quảng Bình khoảng 45m.
K2: Phía Tây Nam dự án giáp nhà ông Cước.
K3: Tại ngã ba đường vào Kho Cảng xăng dầu sông Gianh Quảng Bình.
K4: Phía Đông Nam dự án giáp các hộ dân cư.
K5: Tại cầu Thanh Ba cách điểm K3 khoảng 100m về phía Đông.
K6:TạiđiểmtrênđườngQuốclộ1AcáchđiểmK3 khoảng100mvềphíaTâydựán.
Do đặc điểm hoạt động của khu vưc không có nguồn phát sinh ô nhiễm không khí lớn,
chất lượng không khí khu vực dự án còn thương đối tốt thể hiện qua kết quả đo đạc :
- Nồng độ các khí độc, hàm lượng bụi: Kết quả đo được ở bảng trên so sánh với TCVN
5937: 2005 - Chất lượng không khí - Chất lượng không khí xung quanh (TB giờ), cho thấy các
chỉ tiêu đo được đều nằm trong giới hạn cho phép.
- Đối với độ ồn: . Mức ồn đo được tại khu vực dự án dao động trong khoảng từ 57,6 -
60,3 dBA, so sánh với tiêu chuẩn TCVN 5949 - 1995: Âm học - tiếng ồn khu vực công cộng
và khu dân cư cho thấy, tại các điểm K3, K5, mức áp âm có vượt so với tiêu chuẩn tuy nhiên
mức vượt không đáng kể, tiếng ồn đo được tại các vị trí còn lại đều nằm trong tiêu chuẩn cho
phép.
2.1.3.2 Chất lượng nước mặt
Khu vực dự án hiện nay là các hồ nuôi trồng thủy sản với diện tích khoảng 300-400
m2/hồ. Khi tiến hành xây dựng, một phần các hồ nuôi tôm này sẽ được san lấp và chuyển đổi
mục đích sử dụng đất: từ đất NTTS thành đất xây dựng khu neo đậu tránh trú bão (trong đó có
cả khu dịch vụ nghề cá). Nước nuôi trồng thủy sản được lấy vào từ sông Thanh Ba và đổ định
kỳ xả ra các lạch nhỏ nối ra sông Gianh
Để đánh giá chất lượng nước mặt khu vực, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi
trường đã tiến hành lấy mẫu, phân tích một số chỉ tiêu liên quan tại một số điểm, kết quả thu
được thể hiện ở Bảng 2.10a và 2.10b.
Bảng 2.10a Chất lượng nước mặt
TT Chỉ tiêu phân tích ĐVT Kết quả TCVN
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
5942:1995
(Cột B)
M1 M2 M3 M4
1 pH 8,16 8,14 8,12 8,13 5,5 - 9
2 DO mg/l 4,48 4,74 4,52 4,82 ≥ 2
3 BOD5 mg/l 12,4 13,2 12,7 13,6 < 25
4 COD mg/l 18,6 19,8 19 20,4 < 35
5 Chất rắn lơ lửng mg/l 18 21 19 24 ≤ 80
6 Fe tổng số mg/l 0,05 0,07 0,06 0,07 ≤ 2
7 Mangan mg/l 0,03 0,02 0,03 0,04 ≤ 0,8
8 Đồng mg/l 0,08 0,1 0,09 0,12 ≤ 1
9 Nitrit (tính theo N) mg/l <0,001 0,001 <0,001 0,001 ≤ 0,05
10 Nitrat (tính theo N) mg/l 0,4 0,6 0,4 0,5 ≤ 15
11 Amoniac(tính theoN) mg/l 0,05 0,06 0,05 0,07 ≤ 1
12 Váng dầu mỡ mg/l KHP KPH KPH KPH
Xác định cảm
quan
Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường
Ghi chú: KPH: Không phát hiện
Vị trí lấy mẫu: Thôn 1, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. (các điểm
quan trắc được thể hiện trong sơ đồ vị trí lấy mẫu phần phụ lục)
M1: Nước mặt hồ nuôi tôm nhà Ông Nguyễn Ngọc Tình.
M2: Nước mặt hồ nuôi tôm nhà Ông Phan Văn Doàn.
M3: Nước mặt hồ nuôi tôm nhà Ông Nguyễn Văn Tuyênh.
M4: Nước mặt hồ nuôi tôm nhà Ông Nguyễn Ngọc Miên.
Bảng 2.10b Chất lượng nước mặt
TT Chỉ tiêu phân tích ĐVT
Kết quả TCVN
5942:1995
(Cột B)M5 M6 M7 M8
1 pH 8,13 8,17 8,22 8,03 5,5 - 9
2 DO mg/l 4,57 5,03 4,78 4,92 ≥ 2
3 BOD5 mg/l 12,5 14,2 12,8 11,2 < 25
4 COD mg/l 18,8 21,3 19,2 16,8 < 35
5 Chất rắn lơ lửng mg/l 22 19 26 24 ≤ 80
6 Fe tổng số mg/l 0,06 0,06 0,04 0,05 ≤ 2
7 Mangan mg/l 0,05 0,04 0,03 0,04 ≤ 0,8
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
8 Đồng mg/l 0,06 0,04 0,07 0,03 ≤ 1
9 Nitrit (tính theo N) mg/l <0,001 0,001 <0,001 0,001 ≤ 0,05
10 Nitrat (tính theo N) mg/l 0,4 0,7 0,3 0,2 ≤ 15
11 Amoniac (tính theo N) mg/l 0,07 0,09 0,05 0,05 ≤ 1
12 Váng dầu mỡ mg/l KPH KPH KPH KPH
Xác định
cảm quan
Nguồn: Trung tâm Quan Trắc và Kỹ thuật Môi trường
Ghi chú: KPH: Không phát hiện
Vị trí lấy mẫu: Thôn 1, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
(các điểm quan trắc được thể hiện trong sơ đồ vị trí lấy mẫu phần phụ lục)
M5: Nước mặt hồ nuôi tôm nhà Ông Bình phía Tây Nam dự án.
M6: Nước mặt hồ nuôi tôm nhà Ông Nguyễn Xuân Lê phía Tây Bắc dự án.
M7: Nướcmặthồnuôitôm nhàÔngVinhgiáp KhoCảngxăngdầuQuảngBình.
M8: Nước mặt sông Thanh Ba cách cầu Thanh Ba khoảng 100m về phía Bắc.
Kết quả phân tích Bảng 2.10a, 2.10b ở trên cho thấy, nước mặt khu vực dự kiến xây dựng dự
án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm, các chỉ tiêu đo được đều nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN
5942 : 1995 - Chất lượng nước mặt (Cột B).
2.1.3.3 Chất lượng nước dưới đất
Nước dưới đất khu vực xây dựng dự án được khảo sát là nước ngầm mạch nông. Nguồn
nước này được khai thác từ độ sâu từ 8 - 10 m bằng các giếng khoan. Chất lượng nước dưới
đất được thể hiện qua kết quả phân tích một số chỉ tiêu được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.11. Chất luợng nước dưới đất
TT Chỉ tiêu phân tích ĐVT Kết quả TCVN 5944:1995
1 pH 8,16 6,5 - 8,5
2 Độ cứng, tính theo CaCO3 mg/l 316 300 500
3 Clorua mg/l 74 200 600
4 Crôm (VI) mg/l < 0,01 ≤ 0,05
5 Đồng mg/l 0,08 ≤ 1
6 Mangan mg/l 0,1 0,1 - 0,5
7 Nitrat mg/l 3,96 ≤ 45
8 Sắt tổng số mg/l 2,3 1 5
9 Sunfat mg/l 19 200 - 400
Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Vị trí lấy mẫu: Tại giếng khoan nhà Ông Ngô Văn Phùng, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch.
Qua kết quả phân tích ở bảng trên so sánh với TCVN 5944:1995 - Chất lượng nước -
Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm - cho thấy tất cả các chỉ tiêu đo được đều nằm trong giới
hạn cho phép. Tuy nhiên, so sánh với tiêu chuẩn 5502:2003 - Nước cấp sinh hoạt - Yêu cầu
chất lượng, cho thấy một số chỉ tiêu như, độ cứng, sắt tổng số vượt tiêu chuẩn cho phép. Vì
vậy, nếu sử dụng nguồn nước này cho mục đích ăn uồng cần phải xử lý đạt tiêu chuẩn mới
được sử dụng cấp nước cho mục đích ăn uống.
2.1.3.4 Chất lượng bùn đáy
Một số mẫu bùn đã được lấy tại vị trí đề xuất đào vào tháng 8 năm 2008 và được đưa đi
phân tích các chỉ số chính về chất lượng bùn để xem xét các cách xử lý thích hợp với các yêu
cầu về đào và vận chuyển, loại bỏ chúng. Tóm tắt các kết quả phân tích được đưa ra trong
bảng 2.14. Chi tiết các kết quả phân tích được đưa ra trong phần phụ lục. Hiện nay không có
tiêu chuẩn Việt Nam cho chất lượng bùn thải, tương tự các báo cáo ĐTM được chuẩn bị cho
các dự án tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới, tiêu chuẩn chất lượng và phân loại bùn thải tham
chiếu với Hướng dẫn Làm sạch Đất của Hà Lan (1995;1999) được áp dụng như tóm tắt trong
bảng 2.12 dưới đây.
Bảng 2.12 Chất lượng bùn đáy khu vực dự án
Vị trí
lấy
mẫu
pH Chất
h. cơ
(%)
K-
K2O
(%)
Na-
Na2O
%
Mg
%
Zn
µg/
g
Cu
µg/g
Fe
%
Tổng
Nitơ
%
Tổng
Phot
pho
%
Hàm
lượng
mùn
%
D1 7.7 2.2 0.28 3.59 0.003 33.8 8.95 0.057 0.07 0.06 1.8
D 2 5.3 1.7 0.22 2.47 0.002 20.6 8.01 0.024 0.03 0.04 1.7
D 3 5.7 1.9 0.15 2.19 0.002 18.9 7.39 0.031 0.02 0.03 1.7
Tiêu chuẩn Quốc tế (Hướng dẫn Làm sạch Đất của Hà Lan; 1995; 1999)
Loại 1 và 2: Bùn không bị ô nhiễm
và có thể thải bỏ không cần xử lý.
- <720 <90 - - - -
Loại 3: Bùn bị ô nhiễm nhẹ, cần
phải quản lý và quan trắc.
- - 90-190 - - - -
Loại 4: Bùn bị ô nhiễm cần phải xử
lý thích hợp.
- >720 >190 - - - -
(Vị lấy mẫu bùn: Xem phụ lục sơ đồ vị trí lấy mẫu)
Theo các kết quả phân tích mẫu và tiêu chuẩn của Hà Lan, bùn được đào có thể xếp vào
loại 1 và 2, là loại an toàn cho xử dụng hoặc không cần phải xử lý khi thải bỏ. Theo đề xuất
của dự án là bùn thải này có thể được thải bỏ và san lấp các vùng trũng gần khu vực hoặc san
lấp mặt bằng dự án khu dịch vụ nghề cá hoặc đắp bờ các hồ ao (chi tiết tại phần Đánh giá tác
động Môi trường).
2.1.3.5 Hiện trạng sử dụng đất
-ToànbộxãBắcTrạchcó478,2hađấtsảnxuấtnôngnghiệp,
Trongđó:
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
+Đấttrồnglúa: 319ha
+Đấtnuôitrồngthủysản(NTTS): 75,7ha
+ĐấttrồngcâyHNkhác: 83,5ha
-Riêngvùngdựán:(thuộcthôn7xãBắcTrạch)cótrên45hađấtsảnxuấtnôngnghiệp.
Khu đất dự kiến xây dựng khu neo đậu tàu thuyền hiện tại là đất dùng cho mục đích phát triển nuôi
trồng thuỷsảnđượcUBND xãBắcTrạchchomộtsốhộ dânthuêvớitổng diện tích khuđất cầnthuhồi gần
26 ha. Việc thu hồi để dành quỹ đất cho việc xây dựng dự án sẽ làm giảm diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản
trên địa bàn xã, ảnh hưởng đến cuộc sống của những hộ dân có đất bị thu hồi. Diên tích đất của khu vực xã
BắcTrạchđượcphânbổnhưsau:
Phân bổ SDĐ trước DA
PhânbổSDĐsauDA:
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Đất trồng lúa:
319, 67%
Đất TNTS:
75.7, 16%
Đất trồng cây HN khác:
83.5, 17%
Đất trồng lúa:
319, 70.5%
Đất NTTS: ,
49.5, 11%
Đất trồng cây HN khác
83.5, 18.5%
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Bảng 2.13: Tóm tắt các tác động của tiểu dự án do thu hồi đất
Tiểu
dự án
Số hộ BAH nghiêm trọng
(Hộ)
Số hộ BAH nhẹ
(Hộ)
Tổng số hộ
BAH
Cửa
Gianh
Tổng
số
Mất
>50%
nhà
Mất
cửa
hàng
Mất
>20%
đất NN
Mất
đất thổ
cư
<20%
đất NN
Mùa
màng/cây
cối
Số hộ Số
người
33 0 0 0 0 0 0 33 135
Diện tích đất thu hồi
Đất
thổ cư
(m2
)
Đất NN
(m2
)
Đất
rừng
(m2
)
Đất
thủy
sản
(m2
)
Đất
khác
(m2
)
Tổng
(m2
)
0 0 0 200.000 0 200.000
Các tài sản khác
Nhà ở
(m2
)
Cửa
hàng
(m2
)
Mùa
màng
(m2
)
Cây cối
(trees)
Mồ mả
(unit)
Tài sản khác
0 0 200.000 0 6 23.374 m3
(đất, đá, bê tông)
Nguồn: Ban đền bù huyện Bố Trach
2.1.4 Đặc điểm hệ sinh thái:
Khu vực dự kiến triển khai xây dựng dự án thuộc vùng đồng bằng ven biển (hạ lưu sông
Gianh và sông Thanh Ba), vì vậy hệ sinh thái khu vực cũng mang đặc điểm của hệ sinh thái
vùng đồng bằng ven biển, bao gồm:
- Hệ sinh thái trên cạn:
+ Thực vật: Cây trồng chủ yếu là bạch đàn, dương và các loài cây bụi. Ngoài ra còn có
các cây trồng của các hộ gia đình (phía Tây và phía Nam dự án) bao gồm các loại cây ăn quả
(chanh, ổi, xoài...), cây hoa màu (khoai, ngô, lạc, ớt, đậu...), và một số loại cây hoa màu khác.
+ Động vật: Các loài động vật trên cạn có số lượng không đáng kể, chủ yếu là các loài
gặm nhấm, bò sát, ếch nhái..., các loài động vật nuôi như: trâu, bò, gà, vịt, ngan,...và các loài
động vật hoang như: chim, cò,...
- Hệ sinh thái dưới nước: Các số liệu về hiện trạng hệ thủy sinh vật khu vực dự án được
tham khảo từ "Báo cáo ĐTM về thủy sinh vật của khu vực dự án xây dựng nhà máy xi măng
phía Bắc Quảng Bình" do Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật thực hiện .
Báo cáo này trình bày các kết quả điều tra, nghiên cứu hiện trạng khu hệ thủy sinh vật
tại các loại hình thủy vực ở 3 huyện Bố Trạch, Quảng Trạch và Tuyên Hóa của tỉnh Quảng
Bình. Đối tượng điều tra nghiên cứu bao gồm thực vật nổi (Phytoplankton), thực vật thủy sinh
bậc cao (Macrophyta), động vật nổi (Zooplankton), động vật đáy (Zoobenthos) và cá (Pisces).
a. Thực vật nổi:
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Trong năm 2006, sau đợt khảo sát về mùa khô (7/2006), thực vật nổi xác định được 46
loài. Cụ thể ngành vi khuẩn Lam (Cyanobacteria) 6 loài, tảo Lục (Chlorophyta) 10 loài, tảo Mắt
(Euglenophyta) 4 loài, tảo Silic (Bacillariophyta) 23 loài, tảo vàng (Xanthophyta) 1 loài và tảo
vàng ánh (Chrysophyta) 2 loài. Mật độ thực vật nổi trong khu vực vào thời điểm này dao động
từ 3.500-98.600 tb/l.
Kết quả khảo sát và phân tích vào mùa mưa (11/2007), thực vật nổi xác định được 93
loài. Cụ thể ngành vi khuẩn Lam (Cyanobacteria) 5 loài, tảo Lục (Chlorophyta) 11 loài, tảo
Mắt (Euglenophyta) 2 loài, tảo Silic (Bacillariophyta) 68 loài, tảo Giáp (Dinophyta) 8 loài. So
với kết quả nghiên cứu tại khu vực trên ở thời điểm (7/2006) có 46 loài, thì thành phần loài
như trên là cao gấp 2 lần. Tổng số loài trong khu vực là 126 loài thuộc 34 họ. Mật độ thực vật
nổi không cao, doa động từ 4.000 - 31.000 tb/l. Nguyên nhân chủ yếu làdo lũ từ thượng nguồn
đổ về và cường độ quang hợp của thực vật nổi trong thời điểm này thấp.
b. Thực vật thủy sinh bậc cao:
Thực vật thủy sinh bậc cao có 10 loài. Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) có 4 loài, lớp hoa Loa
kèn (Liliopisida) có 6 loài. Thực vật thủy sinh có hoa tập trung nhiều rộng khắp các vùng, tập trung
dày ở độ sâu 0,5m - 1,0m, cho đên độ sâu 1,5m. Sinh khối 2,5 - 4,5 kg/m2
, khi tàn lụi chỉ còn 0,2
kg/m2
vào các tháng 11 - tháng 12.
c. Động vật nổi:
Thời điểm mùa khô, khảo sát tháng 7/2006 đã xác định được 46 loài động vật nổi, các
loài nước lợ chiếm ưu thế, trong đó giáp xác chân chèo (Copepoda) 19 loài chiếm 41,3%, giáp
xác râu ngành (Cladocera) 17 loài chiếm 36,96%, trùng bánh xe (Rotatoria) 3 loài chiếm
6,5%. Trong thành phần loài, thấy có cả loài nước ngọt và nước lợ. Mật độ động vật nổi từ
760con/m3
đến 11.133 con/m3
. Các loài giáp xác chân chèo chiếm tới 80% tổng số cá thể.
Thời điểm mùa mưa, khảo sát tháng 11/2007 (cuối mùa lũ, do nước từ thượng nguồn
đổ về cho nên độ mặn phía hạ lưu sông Gianh và các thủy vực không cao, từ 5-7%o), đã xác
định được 33 loài động vật nổi, trong đó giáp xác chân chèo (Copepoda) 10 loài chiếm 30,3%,
giáp xác râu ngành (Cladocera) 21 loài chiếm 63,64%, trùng bánh xe (Rotatoria) 1 loài chiếm
3,03% và Ostracoda 1 loài chiếm 3,03%. Trong thành phần loài thời điểm này chỉ thấy các
loài nước ngọt. Mật độ động vật nổi tương đối ổn định, dao động từ 4.040 con/m3
đến 10.336
con/m3
.
Nhìn chung, thành phần loài động vật nổi ở các lần khảo sát từ 7/2006 ÷ 11/2007 đã xác
định được 60 loài (số loài nước ngọt chiếm ưu thế). Cấu trúc thành loài phụ thuộc rất nhiều
vào mùa mưa hay mùa khô.
d. Động vật đáy:
Động vật đáy có 19 loài (kết quả khảo sát năm 2002), trong đó có 4 loài giun nhiều tơ
(Polychaeta). Kết quả khảo sát năm 2006 đã xác định được 25 loài, kết quả khảo sát 11/2007 xác
định được 18 loài nâng tổng số loài động vật đáy cho khu vực là 38 loài. Trung lưu sông Gianh
hiện tại có khá nhiều hến, loại đường kính vỏ hến trên dưới 10mm, rất ít cá thể đạt trên
30mm. Ốc bươu vàng cũng khá phổ biến trong các ruộng lúa tái sinh.
Hầu hết các loài động vật đáy xác định được ở trên đầu thuộc loài phân bố rộng, nhóm
chiếm ưu thế hơn cả là 2 bộ Bivalvia (hai mảnh vỏ) và Gastropoda (ốc) thuộc nhóm Mollusca
(thân mềm).
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
e. Thành phần loài cá ở vùng khảo sát:
Từ trước đến nay đã có những nghiên cứu về khu vực hệ cá ở tỉnh Quảng Bình, nhưng
chủ yếu mới chú ý đến thành phần loài cá ở phần phía Bắc của tỉnh như khu hệ cá Phong Nha
- Kẽ Bàng, dọc tuyến giao thông đường HCM, phần thượng nguồn sông Gianh như Cha Lo,
Khe Ve, phà Minh Cầm… Trong đợt khảo sát năm 1996 tại Phong Nha - Kẽ Bàng đã xác
định được 61 loài thuộc 23 họ. Một số loài cá đại diện cho vùng núi cao như cá Mại khe, một
số loài đại diện cho vùng cá đồng bằng như cá Rô, cá Quả, một số loài địa diện cho cá nước
lợ, ven biển như cá Hanh, cá Căng. Khu hệ này với 35 loài cá kinh tế, 13 loài cá có màu sắc
đẹp làm cá cảnh hấp dẫn du lịch và có 4 loài đặc hữu ở Quảng Bình và vùng lân cận.
Nhìn chung khu hệ cá vùng Bắc Quảng Bình như vùng Phong Nha - Kẽ Bàng, sông
Con, sông Gianh và các thủy vực lân cận còn khá phong phú. Theo kết quả nghiên cứu gần
đây, đã xác định được 73 loài thuộc lưu vực sông con và sông Phong Nha, 48 loài thuộc lưu
vực sông Gianh, trong tổng số 108 loài có 17 loài có giá trị kinh tế.
2.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội của cộng đồng tại địa phương:
* Tình hình phát triển kinh tế
Bắc Trạch và Thanh Trạch là 2 xã vùng đồng bằng ven biển nằm về phía Bắc của huyện
Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Nền kinh tế của hai xã này phát triển chủ yếu dựa trên một số
ngành nghề như: đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, buôn bán, kinh doanh, sản xuất nông nghiệp
và chăn nuôi gia súc gia cầm. Trong đó đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản là một trong
những ngành nghề chính của người dân hai xã Bắc Trạch và Thanh Trạch.
Cùng với sự phát triển chung của toàn tỉnh, trong những năm gần đây được sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước cũng như các cấp, các ngành của tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện
Bố Trạch nói riêng. Hai xã Bắc Trạch và Thanh Trạch đang từng bước chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ thuần
nông sang một số ngành nghề khác như : phát triển nuôi trồng thuỷ sản, từ đánh bắt gần bờ sang đánh
bắt thuỷ hải sản xa bờ đã làm cho đời sống kinh tế của người dân không ngừng được cải thiện và nâng
cao.
Việc đầu tư xây dựng dự án khu neo đậu tránh trú bão cho tầu cá Cửa Gianh nhằm mục
đích xây dựng nên hệ thống hạ tầng về nghề cá, đảm bảo cho các đội tàu cá hoạt động an toàn,
thuận lợi, phục vụ cho cộng đồng ngư dân. Mặt khác, tạo ra khu vực trú ẩn an toàn cho các
đội tàu đánh cá khi có gió, bão, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và phưong
tiện đánh bắt của ngư dân làm nghề biển, đây là tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế của xã Bắc Trạch, xã Thanh Trạch và các xã lân cận, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và vững chắc, phấn đấu đến
năm 2010 cơ bản đạt trình độ phát triển ngang mức bình quân của cả nước.
* Y tế, giáo dục
- Về giáo dục : Toàn xã Bắc Trạch hiện tại đã có 01 Trường Tiểu học, 01 trường Trung
học cơ sở. Toàn xã Thanh Trạch hiện tại đã có 02 Trường tiểu học và 01 trường Trung học cơ
sở đảm bảo nhu cầu về học tập cho con em trên địa bàn 2 xã. Trong những năm gần đây tỷ lệ
học sinh đến trường tại 2 xã là rất cao. Các trường học trên địa bàn xã nằm cách xa khu vực
dự án khoảng trên 2km, do vậy các tác động về môi trường do dự án gây ra đối với học sinh là
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
ít có khả năng xảy ra.
- Về y tế : Xã Bắc Trạch và xã Thanh Trạch hiện tại mỗi xã đều đã có 01 Trạm y tế với
đội ngũ các cán bộ có năng lực và phẩm chất đạo đức phục đảm bảo nhu cầu khám và điều trị
cho người dân trên địa bàn xã trước khi chuyển lên các bệnh viện tuyến trên.
* Hệ thống giao thông
Khu vực xây dựng dự án có hệ thống giao thông thuận lợi cả về hiện tại cũng như trong
thời gian tới, dự án nằm kề bên đường quốc lộ 1A đây là điều kiện thuận lợi cho việc thi công
cũng như khi dự án đi vào hoạt động. Bên cạnh đó khu vực dự án còn có hệ thống giao thông
thủy truyền thống khá thuận lợi cho tàu thuyền ra vào khi dự án đi vào hoạt động.
* Cấp điện
Hiện tại khu vực dự án có mạng lưới cung cấp điện hoàn chỉnh từ lưới điện Quốc gia.
Khu vực dự án đã có các tuyến đường dây hạ thế 22/0,4 KV phục vụ khu dân cư. Khi dự án đi
vào hoạt động nguồn điện sẽ được kết nối từ trạm biến áp của khu vực để phục vụ cho hoạt
động của dự án.
Ngoài ra các nhu cầu về nhiên liệu và năng lượng khác cũng dễ dàng đáp ứng qua các
mạng lưới cung ứng dịch vụ vật tư trên địa bàn xã Bắc Trạch.
* Cấp nước
Hiện tại khu vực dự kiến triển khai dự án chưa có hệ thống cấp nước sinh hoạt, người dân khu
vực chủ yếu sử dụng nước dưới đất thông qua các giếng đào và giếng khoan để lấy nước phục vụ
cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt.
* Thoát nước
Khu vực thực hiện dự án chưa có hệ thống thoát nước. Vì vậy, toàn bộ nước thải (nước
thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn,...) được thoát tự nhiên theo địa hình về các vùng trũng sau
đó được thoát trực tiếp ra sông Gianh và sông Thanh Ba.
* Văn hoá, du lịch
Quảng Bình nằm ở dải đất miền Trung, có biển, rừng với nhiều cảnh quan thiên nhiên và
thắng cảnh nổi tiếng, là vùng đất văn vật có di chỉ văn hoá Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn
hoá Hoà Bình và Đông Sơn, nhiều di tích lịch sử như: Quảng Bình quan, Luỹ Thầy, Rào Sen,
Thành quách thời Trịnh- Nguyễn. Nhiều địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống
xâm lược của dân tộc như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, đường Hồ Chí Minh, và
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Khu vực dự kiến triển khai dự án thuộc vùng hạ lưu sông Gianh, khu vực này không có
các di tích lịch sử hay các công trình văn hoá nói trên. Vì vậy, quá trình hình thành và hoạt
động của dự án sẽ không gây tác động đến các công trình văn hoá và lịch sử nổi tiếng của dãi
đất Quảng Bình.
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Chương 3
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1. Sàng lọc tác động môi trường
Giai Hoạt Tác động Sàng lọc tác động
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
- Làm thay đổi mục đích sử dụng đất, giảm diện tích
đất nuôi trồng thủy sản.
- Ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ bị thu hồi đất.
- Các vấn đề xã hội phát sinh.
- Ô nhiễm không khí (bụi, khí thải) và tiếng ồn
trong quá trình vận chuyển đổ bùn thải.
- Ô nhiễm nước mặt
- Lầy lội mất vệ sinh do bùn thải
- Xói lỡ vùng lân cận.
- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong khu vực.
- Ảnh hưởng hệ sinh thái thủy sinh trong khu vực
- Gia tăng nồng độ dầu mỡ nguồn nước mặt
- Ô nhiễm không khí do khí thải của tàu
- Sự cố về tai nạn giao thông, tràn dầu.
- Ô nhiễm không khí do mùi hôi, tanh…
- Gia tăng ô nhiễm nước do nước thải.
- Tăng lượng rác thải
- Ô nhiễm không khí (bụi, khí thải) và tiếng ồn
- Ô nhiễm nước mặt
- Ô nhiễm do chất thải rắn phát sinh
- Ô nhiễm không khí (bụi, khí thải) và tiếng ồn
- Ô nhiễm nước mặt
- Ô nhiễm không khí (bụi, khí thải) và tiếng ồn
- Ảnh hưởng giao thông đi lại
- Gia tăng xâm nhập mặn
- Ảnh hưởng hệ sinh thái khu vực
- Ô nhiễm nước mặt
- Ô nhiễm không khí.
Giải phóng mặt bằng
Hoạt động của tàu ra vào cảng neo trú
Giai đọan
Tiền thi
công
Giai đoạn
thi công
Giai đoạn
Vận hành Hoạt động của các dịch vụ nghề cá.
Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng.
Nạo vét khu neo đậu và luồng tàu.
Thi công các hạng mục công trình gồm: đê
chắnsóng,trụneođậutàu,kèbảovệbờ,khu
dịchvụ nghềcá…
San lấp mặt bằng khu dịch vụ
Hoạt động nạo vét định kỳ.
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
đoạn động
GIAI
ĐOẠN
TIỀN
THI
CÔNG
Giải
phóng
mặt bằng
- Làm thay
đổi mục đích
sử dụng đất.
- Toàn bộ diện tích đất khu vực dự án là đất NTTS (nuôi t
khoảng 20ha, (không có đất thổ cư) bị thu hồi. Việc chuyển đổi
đích sử dụng đất sẽ làm giảm diện tích đất NTTS trong khu vực.
- Ảnh hưởng
đến cuộc sống
của các hộ bị
thu hồi đất.
- Cuộc sống của các hộ gia đình bị thu hồi đất sẽ bị xáo trộn (
hộ). Tuy nhiên, việc thu hồi đất NTTS sẽ ảnh hưởng không nhi
sống, sinh hoạt và thu nhập của các hộ này, do năng suất NTTS
thấp và nghề chính của họ là sản xuất nông nghiệp.
- Các vấn đề
xã hội phát
sinh.
- Nếu vấn đề đền bù và chính sách hỗ trợ không thỏa đáng sẽ
nhân phát sinh các xung đột xã hội.
GIAI
ĐOẠN
THI
CÔNG
Nạo vét
khu neo
đậu và
luồng
tàu.
- Ô nhiễm
không khí (bụi,
khí thải) và
tiếng ồn.
Hoạt động nạo vét khoảng 428.000 m3 bùn tại luồng tàu và kh
(trong đó khoảng ½ lượng bùn sẽ được san lấp các hồ nuôi tôm k
½ sẽ được đổ tại khu vực bãi thải Đồng Miếu), sẽ yêu cầu huy
hút bùn, phương tiện vận chuyển đổ đất, bùn thải v.v.. Vì vậy,
động về bụi, ồn, khí thải sẽ là không tránh khỏi.
- Ô nhiễm
nước mặt.
Quá trình nạo vét sẽ làm gia tăng độ đục khu vực hạ lưu sông Gia
Thanh Ba (khoảng 15000m2
mặt nước sông). Có thể gây ô nhiễm n
mặt do phát sinh dầu mỡ từ các loại máy thi công.
Việc đổ thải san lấp mặt bằng khu dịch vụ nghề cá (khu A) và đổ
đổ tại Đồng Miếu (khu B) có thể gây ô nhiễm nước sông Giang T
nước mặt khu vực tại xã Đồng Miếu
- Lầy lội mất
vệ sinh do bùn
thải
Vị trí điểm đổ bùn thải tại khu đất giáp dự án và tkhu vực Đồng
dự án khoảng 700m. Do vậy, tình hình ô nhiễm đầu các tuyến
khó tránh khỏi do bùn bám dính vào bánh xe trong quá trình vậ
Công tác quản lý và đổ bùn thải sẽ được trình bày tại chương
cáo.
- Xói lỡ vùng
lân cận.
Hoạt động nạo vét có thể gây xói lở vùng lân cận. Tuy nhiên, d
án nằm ở lạch cụt của sông Thanh Ba nên các tình trạng về ngập
và dòng chảy sông không bị thay đổi nhiều.
- Ảnh hưởng
đến hệ sinh
thái trong khu
vực
Hoạt động nạo vét làm xáo trộn mặt nước và bùn đáy, làm gia tă
ở vùng cửa sông Thanh Ba và sông Gianh, trong khoảng
15000m2
đặc biệt là vùng hạ lưu sông. Các tác đông này sẽ gây
đến hệ sinh thái trong khu vực như làm mất nơi cư trú, giảm số
thể của loài, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển.
Thicông
cáchạng
mụccông
trìnhgồm:
đêchắn
sóng,trụ
neođậu
tàu,kè
bảovệbờ,
khudịch
vụnghềcá
Ô nhiễm
không khí (bụi,
khí thải) và
tiếng ồn
Thi công xây dựng các hạng mục công trình sẽ chủ yếu cần phả
các phương tiện thi công cơ giới lớn. Các tác động về bụi, khí th
ồn là không thể tránh khỏi.
- Ô nhiễm
nước mặt
Quá trình thi công sẽ tạo ra một lượng nước thải do hoạt động
nhân trên công trường. Do lượng công nhân không nhiều do vậ
ô nhiễm không cao nhưng cần phải được đo đạc và giám sát thư
vì sẽ làm phát sinh ảnh hưởng nhất định đến chất lượng nước
nhận.
- Ô nhiễm do
chất thải rắn
phát sinh
Rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng tuy ít nhưng có khả n
nhiễm cao. Do đó, cần phải có biện pháp thu gom, xử lý thích hợ
Rác thải xây dựng ít gây ô nhiễm và có khả năng tái sử dụng n
tác động không đáng kể.
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
San lấp
mặt bằng
- Ô nhiễm
không khí
(bụi, khí thải)
và tiếng ồn
Hoạt động san lấp mặt bằng với khối lượng san lấp là 30.475m
huy động một lượng lớn phương tiện vận chuyển và máy thi côn
các tác động về không khí, tiếng ồn là khó tránh khỏi.
Vận
chuyển
nguyên vật
liệu xây
dựng.
- Ô nhiễm
không khí
(bụi, khí thải)
và tiếng ồn
Hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và máy
làm phát sinh bụi, khí thải và tiếng ồn trong suốt quá trình thi c
vi ảnh hưởng bao gồm khu vực thi công, trên tuyến đường vận
nơi lấy nguyên vật liệu. Đây là nguồn gây ô nhiễm không kh
rộng, do vậy cần phải có biên pháp giảm thiểu tích cực.
- Ảnh hưởng
giao thông đi
lại
Hoạt động vận chuyển là gia tăng mật độ xe lưu thông trên đư
thời các phương tiện vận chuyển phục vụ thi công thường là
trọng tải lớn và là nguồn gây ô nhiễm chính trên tuyến đường. Đ
chuyển chủ yếu là khu vực phía Bắc huyện Bố Trạch. Đối tượ
hưởng là người tham gia giao thông và dân cư sống dọc tuyến đư
GIAI
ĐOẠN
VẬN
HÀNH
Hoạt
động của
tàu ra
vào cảng
neo trú
- Ảnh hưởng
hệ sinh thái
thủy sinh trong
khu vực
Sau khi dự án hoàn thành lượng tàu bè ra vào cảng sẽ nhiều
nhiên, mức độ ảnh hưởng đối với hệ sinh thái không nhiều so vớ
có dự án, do là hiện tại tàu bè vẫn thường xuyên neo đậu trong k
- Gia tăng
nồng độ dầu
mỡ nguồn
nước mặt
Nước mặt bị nhiễm dầu chỉ xuất hiện khi có sự cố xảy ra như rò
tàu, đắm tàu, sửa chữa tàu thuyền (đặc biệt khi thời tiết xấu).
các sự cố này ít có khả năng xảy ra hơn khi khu neo đậu tàu
thành. Một lượng nhỏ dầu mỡ cũng được sinh ra khi các tàu n
khu cư trú bão do dò rỉ hoặc rửa tàu be,..
- Ô nhiễm
không khí do
khí thải của tàu
Hoạt động của tàu thuyền sẽ có phát sinh khí thải. Tuy nhiên, tải
thải của tàu không lớn và mặt thoáng rộng nên khả năng gâ
không đáng kể.
- Sự cố về tai
nạn giao
thông, tràn
dầu.
Khi dự án được hình thành, các sự cố về tai nạn giao thông, trà
có khả năng xảy ra hơn khi chưa có dự án.
Hoạt
động của
các dịch
vụ nghề
cá.
- Ô nhiễm
không khí do
mùi hôi,
tanh…
Mùi chỉ có thế phát sinh trong trường hợp hệ thống xử lý nước
được vận hành và bảo dưỡng đầy đủ đúng quy trình, hệ thống bị
- Gia tăng ô
nhiễm nước
do nước thải.
Nước thải sẽ được tho gom, dẫn về hệ thống xử lý trước th
Thanh Ba và sông Gianh. Tuy nhiên, nếu hệ thống xử lý khôn
có thể sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nước tiếp nhận.
- Tăng lượng
rác thải
Rác thải nếu không được thu gom, quản lý tốt sẽ làm ô nhiễm n
mặt sông Thanh Ba, sông Gianh, nước biển ven bờ và khu vực d
Hoạt
động nạo
vét định
kỳ.
- Gia tăng
xâm nhập
mặn
Hoạt động nạo vét làm tăng độ sâu lòng sông dẫn đến gia tăng
mặn vùng cửa sông.
- Ảnh hưởng
hệ sinh thái
khu vực
Hoạt động nạo vét làm xáo trộn mặt nước và bùn đáy, làm gia tă
ở vùng cửa sông Thanh Ba và sông Gianh, đặc biệt là vùng hạ
Các tác đông này sẽ gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong kh
làm mất nơi cư trú, giảm số lượng cá thể của loài, ảnh hưởng đ
trưởng và phát triển.
- Ô nhiễm
nước mặt
Quá trình nạo vét sẽ làm gia tăng độ đục khu vực hạ lưu sông
sông Thanh Ba. Có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt do phát si
từ các loại máy thi công.
- Ô nhiễm
không khí
Hoạt động nạo vét sẽ yêu cầu huy động máy hút bùn, phươn
chuyển đổ đất, bùn thải v.v.. Vì vậy, những tác động về bụi, ồ
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
sẽ là không tránh khỏi. Tuy nhiên, đối với hoạt động nạo vét đị
lượng nạo vét sẽ không nhiều, thời gian thi công ngắn nên các t
khí thải được giảm thiểu đáng kể.
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Phạm vi ảnh hưởng của dự án:
- Tại khu vực dự án: Bao gồm phần hạ lưu sông Gianh, sông Thanh Ba, khu dân cư gần
nhất của 2 xã Thanh Trạch và Bắc Trạch. Khoảng cách từ dự án đến khu dân cư gần nhất của 2 xã
Bắc Trạch và Thanh Trạch là trên 400m. Do vậy, mức độ tác động của khí thải, tiếng ồn, nước
thải … đến khu dân cư là không đáng kể.
- Tại khu vực đổ bùn thải từ quá trình nạo vét khu neo đậu và luồng tàu: Gồm khu vực
Đồng Miếu của 2 thôn Thanh Vinh và Thanh Khê (xã Thanh Trạch) và khu đất giáp phía Tây dư
án.
- Trên tuyến đường chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng: bao gồm dân cư sống ven
tuyến đường và người tham gia giao thông.
Phần tiếp theo sẽ trình bày các phân tích chi tiết nguyên nhân, diễn biến và mức độ của
các tác động tiềm tàng của dự án đã được sàng lọc trong Bảng trên.
3.2 Các tác động tiềm tàng trong giai đoạn tiền thi công:
3.2.1 Thay đổi hiện trạng sử dụng đất, chiếm dụng đất nông nghiệp
Do khu tránh trú bão được xây dựng ở khu vực bãi bồi và thềm sông nơi có các đầm nuôi
tôm của các hộ dân nên phải thu hồi đất của một số hộ để phục vụ việc thi công các công trình.
Tuy nhiên, tiểu dự án không có thu hồi đất ở và không gây ra các tác động tái định cư vì không
có hộ nào cư trú tại khu vực dự án. Dự kiến có 33 hộ sẽ bị thu hồi vĩnh viễn khoảng 20 ha đất
nuôi trồng thủy sản.
Các tài sản có trên đất bị ảnh hưởng (BAH) gồm 6 chòi canh đầm tôm, 6 ngôi mộ,
22.820 m3
đất đắp đê ngăn các ao nuôi tôm, 472 m3
đá lát gia cố mái đê ngăn ao, và 82 m3
bê
tông cống lấy nước vào ao tôm.
3.2.2 Ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ dân bị thu hồi đất
Việc thu hồi diện tích đất sản xuất vỉnh viễn sẽ ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của
các hộ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không lớn vì nghề chính của họ là sản
xuất nông nghiệp. Tất cả các hộ bị ảnh hưởng đều làm nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, kết
hợp với nuôi trồng thuỷ sản. Mặt khác, các hộ bị ảnh hưởng sẽ có điều kiện chuyển đổi nghề
sang kinh doanh dịch vụ phục vụ nghề cá sau khi dự án hoàn thành, tạo việc làm cho nhiều
lao động.
3.2.3. Các vấn đề xã hội phát sinh:
Việc đền bù giải phóng mặt bằng có thể sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực về mặt xã
hội. Nếu giá trị đền bù tài sản không thỏa đáng hoặc không có các chính sách hổ trợ cho các
hộ dân khó khăn khi bị thu hồi đất vĩnh viễn, đó là những nguyên nhân gây nên các xáo trộn
và xung đột xã hội.
Tuy nhiên, theo báo cáo Kế hoạch tái định cư (RAP): mục tiêu của chính sách đền bù,
giải phóng mặt bằng là tránh hoặc giảm thiểu các tác động bất lợi đến người dân. Trong
trường hợp không thể tránh khỏi thì phải đền bù cho tất cả các tài sản bị ảnh hưởng và hỗ trợ
cho những người bị ảnh hưởng nhằm đảm bảo cho họ đạt được mức sống như trước khi có Dự
án hoặc tốt hơn. Do vậy, các vấn đề xã hội phát sinh ít có khả năng xảy ra đối với tiểu dự án
này.
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Các tác động về thu hồi và đền bù giải phóng mặt bằng được mô tả cụ thể trong báo cáo
RAP của tiểu dự án.
3.3. Các tác động tiềm tàng trong giai đoạn thi công:
3.3.1. Ô nhiễm nước mặt:
a. Tác động do nạo vét khu neo đậu và luồng tàu:
Tuy dự án chưa hình thành nhưng hiện tại tàu thuyền vẫn thường xuyên ra vào và neo
đậu tại khu vực dự kiến thực hiện dự án. Tuy nhiên, tàu thuyền ở đây chủ yếu công suất nhỏ
đánh bắt gần bờ, số lượng ít khoảng 10-20 tàu/ngày. Hoạt động của tàu thuyền có ảnh hưởng
đến chất lượng nước sông nhưng ở mức độ nhẹ.
Với diện tích nạo vét khu neo đậu tàu khoảng 20ha và luồng tàu 1,4ha; chiều sâu nạo
vét là - 2.7m. Thời gian thi công nạo vét dự kiến 12 tháng. Việc nạo vét luồng tàu và khu neo
đậu sẽ làm tăng ô nhiễm nguồn nước mặt sông Gianh và sông Thanh Ba, như làm tăng độ
đục, dầu mỡ... Trong đó tác động chính là gia tăng độ đục, còn lượng dầu mở rò rỉ phát sinh
do tàu hút là không đáng kể. Ước tính tổng diện tích mặt nước sông Gianh bị ảnh hưởng xung
quanh khu nạo vét khoảng 15000m2
.
Khi độ đục trong nguồn nước cao cùng với sự xuất hiện dầu mỡ trong nước sẽ làm ngăn
cản quá trình quang hợp và khuếch tán ô xy trong không khí vào môi trường nước, vì vậy sẽ
làm giảm lượng ô xy hoà tan trong nước gây ảnh hưởng đến đời sống thuỷ sinh chịu tác động,
đặc biệt là những sinh vật đáy. Mặt khác, quá trình nạo vét sẽ làm mất lớp trầm tích đáy, làm
mất nơi cư trú, nơi kiếm thức ăn và các bãi đẻ tự nhiên của các loài thuỷ sinh đáy.
Như vậy, có thể đánh giá mức độ tác động của hoạt động nạo vét đối với nước mặt là ở
mức cao. Tuy nhiên, đây là tác động ngắn hạn (12 tháng) và có khả năng phục hồi nhanh sau
khi kết thúc nạo vét.
b. Tác động của việc đổ thải tại khu vực san lấp khu dịch vụ nghề cá và xãkhu vực Đồng
Miếu :
Theo kết quả phân tích chất lượng bùn đáy tại chương II, bùn được đào có thể xếp vào
loại 1 và 2 (theo Tiêu chuẩn Hà Lan), là loại an toàn cho sử dụng hoặc không cần phải xử lý khi
thải bỏ. Theo đề xuất của dự án là ½ lượng bùn thải sẽ được hút và đổ trực tiếp để san lấp các
vùng trũng gần khu vực và san lấp mặt bằng dự án khu dịch vụ nghề cá. (khu A). Khoảng 1/2
lượng bùn còn lại sẽ được chở đi đổ tại khu vực Đồng Miếu (khu B). Công tác đổ bùn thải cụ
thể như sau:
- Khu A: là khu vực đất trống liền kề với quy hoạch khu dịch vụ nghề cá của dự án
và giáp với đường giao thông (quốc lộ 1A củ). Khu đất này hiện là đầm nuôi tôm
của các hộ dân thuộc xã Bắc Trạch, với diện tích khoảng 43.000m2
. Sau khi dự án
hình thành thì các đầm này không thể phát triển nuôi trồng thủy sản nên UBND xã
Bắc Trạch đã tiến hành thu hồi đất để sử dụng cho mục đích khác (hiện tại chính
quyền xã chưa có kế hoạch cụ thể về mục đích sử dụng đất đối với khu đất này).
Việc đổ bùn nạo vét san lấp khu vực này Chủ dự án đã có biên bản thống nhất với
địa phương UBND xã Bắc Trạch ngày 24/6/2007. Chiều cao san lấp ngang với mặt
đường hiện tại. Tổng lượng san lấp ước tính khoảng trên 200.000m3
.
Do bùn được hút lên là bùn lỏng nên sẽ có một lượng nước rỉ ra từ bùn chảy tràn ra khu vực xung
quanh. Nước từ bùn thải có chứa nhiều chất rắn lơ lững nên sẽ gây đục nguồn nước tiếp nhận. Do
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
vậy cần có biện pháp quản lý, thu gom hợp lý trước khi thải vào nguồn tiếp nhận nhằm giảm thiểu
ô nhiễm nguồn nước mặt trong khu vực. Dự kiến nguồn thải này sẽ thu gom bằng hệ thống
mương thoát tạm dẫn ra sông Thanh Ba (chiều dài mương dẫn khoảng 200m). Khi thời tiết bình
thường không có mưa, lượng nước rỉ ra từ bùn không lớn, lưu lượng dòng chảy nhỏ và có thể
lắng đáng kể một lượng chất rắn lơ lững trong quá trình chảy từ mương dẫn. Trong điều kiện thời
tiết có mưa, nước mưa chảy tràn sẽ làm cho lưu lượng dòng chảy tăng lên đáng kể. Nếu mưa lớn
tạo nên dòng chảy mạnh sẽ cuốn trôi đất bùn trên bề mặt bãi thải, làm tăng độ đục nguồn nước
mặt. Đây là trường hợp bất khả kháng, song thời gian có mưa xuất hiện thường không kéo dài.
Nhà thầu thi công cần thực hiện tốt biện pháp quản lý bùn thải không bị cuốn trồi khi có mưa.
Nước thải bùn từ khu A sẽ ảnh hưởng trược tiếp đến phần hạ lưu sông Thanh Ba, làm tăng độ đục
của sông và ảnh hưởng đến đời sống của các loài sinh vật sống trong đoạn sông này (chiều dài
lưu vực sông Thanh Ba bị ảnh hưởng tiếp giáp với sông Gianh khoảng 500m)
(bổ xung đánh giá tác động của nước thải từ bùn và nước chảy tràn khi có mưa tới chất lượng
nước sông Giamh???)
Khu B: bãi đổ tại Đồng Miếu thuộc thôn Thanh Vinh và Thanh Khê, xã Thanh Trạch, cách
khu vực dự án khoảng 500m về phía Nam theo QL1A. Đây là một vùng trũng bỏ hoang, có độ
sâu khoảng trên 2m so với mặt đường, trữ lượng bãi thải ước tính khoảng 270.000m3
. Vùng trũng
này thường kiệt nước vào mùa khô và mùa mưa thì đầy nước (lưu thông với sông Thanh Ba), bao
bọc xung quanh là khu dân cư của xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch. Đây là khu vực đã bỏ hoang
và trở thành nơi xã nước thải sinh hoạt của dân cư xung quanh làm cho khu vực này đang có dấu
hiệu bị ô nhiễm, đặc biệt vào mùa mưa. Việc san lấp vùng trũng này sẽ làm giảm thiểu tình trạng
ô nhiễm hiện tại. Ngoài ra, khu đất dự kiến đổ thải đã được UBND xã Thanh Trạch quy hoạch
thành đất khu dân cư. Tuy nhiên hiện nay xã chưa có đủ kinh phí cho việc san lấp mặt bằng nên
việc đổ bùn thải san lấp khu vực này của dự án khu neo đậu tàu thuyền Cửa Gianh là phù hợp với
quy hoạch và kinh tế của xã. Việc đổ bùn nạo vét san lấp khu vực này, Chủ dự án đã có biên bản
thống nhất với UBND xã Thanh Trạch ngày 25/6/2007.
Bùn đáy hút lên được đổ tại bãi dự trữ khu A (giáp dự án) sau khi để thoát nước sẽ còn lại
bùn đặc (hoặc bùn khô). Lượng bùn này sẽ được vận chuyển đến bãi thải ở khu B (khu vực Đồng
Miếu). Như đã mô tả ở trên, khu vực Đồng Miếu chỉ có nước vào mùa mưa và mùa hè thì cạn
nước. Kế hoạch vận chuyển bùn sẽ được thực hiện vào mùa khô nhằm giảm thiểu tác động đến
nguồn nước cũng như giảm thiểu tình trạng gây lầy lội trên tuyến đường vận chuyển. Do vậy
nước thải từ bùn tại khu vực này là không xảy ra.
Đối với nước mưa chảy tràn, do phía Tây của khu vực này giáp với sông Thanh Ba nên khi
có mưa thì nước mưa chảy tràn sẽ được dẫn ra sông Thanh Ba. Ngoài ra, theo kế hoạch chiều cao
đổ thải phải thấp hơn mặt đường quốc lộ 1A nên sẽ không có tình trạng nước mưa bị ứ động hoặc
chảy tràn ra khu vực xung quanh.
Hiện tại, toàn bộ khu dân cư thuộc thôn Thanh Trạch, Bắc Trạch và các vùng lân cận chưa
có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chung. Hầu hết các hộ đều tự quản lý và xử lý nước thải
sinh hoạt của gia đình mình. Tuy nhiên, khi chưa san lấp khu vực trũng này thì các hộ dân liền kề
thải nước thải sinh hoạt xuống mà chưa qua xử lý làm ô nhiễm nguồn nước mặt khu vực. Khi tiến
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh

More Related Content

What's hot

Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009Eia report 04 2009
Eia report 04 2009phuongnt208
 
Bài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minh
Bài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minhBài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minh
Bài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minhLanh Chanh
 
Quan trắc môi trường cho tỉnh bình thuận
Quan trắc môi trường cho tỉnh bình thuậnQuan trắc môi trường cho tỉnh bình thuận
Quan trắc môi trường cho tỉnh bình thuậnThanh Hằng
 
van ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiep
van ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiepvan ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiep
van ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiepnhóc Ngố
 
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh nataliej4
 
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh nataliej4
 
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu lập dự án đầu tư xây dựng tòa nhà phức hợp
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu lập dự án đầu tư xây dựng tòa nhà phức hợpThảo Nguyên Xanh - Mẫu lập dự án đầu tư xây dựng tòa nhà phức hợp
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu lập dự án đầu tư xây dựng tòa nhà phức hợpThaoNguyenXanh_MT
 
Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh t...
Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh t...Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh t...
Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh t...HocXuLyNuoc.com
 
Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường công trình nâng cấp cảng cá lạch vạn ...
Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường công trình nâng cấp cảng cá lạch vạn ...Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường công trình nâng cấp cảng cá lạch vạn ...
Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường công trình nâng cấp cảng cá lạch vạn ...nataliej4
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án PHÚ NÔNG
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án PHÚ NÔNGSlide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án PHÚ NÔNG
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án PHÚ NÔNGLập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆTSlide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆTLập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Ql1 p1-t1-c9-danh gia tac dong moi truong- bcnckt
Ql1 p1-t1-c9-danh gia tac dong moi truong- bcncktQl1 p1-t1-c9-danh gia tac dong moi truong- bcnckt
Ql1 p1-t1-c9-danh gia tac dong moi truong- bcncktSon Nguyen
 
Bai chon lap sinh thái
Bai chon lap sinh tháiBai chon lap sinh thái
Bai chon lap sinh tháihoangngocha
 

What's hot (20)

Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
 
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
 
Bài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minh
Bài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minhBài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minh
Bài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minh
 
Quan trắc môi trường cho tỉnh bình thuận
Quan trắc môi trường cho tỉnh bình thuậnQuan trắc môi trường cho tỉnh bình thuận
Quan trắc môi trường cho tỉnh bình thuận
 
van ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiep
van ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiepvan ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiep
van ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiep
 
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí, HOT
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí, HOTĐề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí, HOT
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí, HOT
 
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
 
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
 
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu lập dự án đầu tư xây dựng tòa nhà phức hợp
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu lập dự án đầu tư xây dựng tòa nhà phức hợpThảo Nguyên Xanh - Mẫu lập dự án đầu tư xây dựng tòa nhà phức hợp
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu lập dự án đầu tư xây dựng tòa nhà phức hợp
 
Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh t...
Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh t...Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh t...
Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh t...
 
Pháp luật về hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu
Pháp luật về hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầuPháp luật về hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu
Pháp luật về hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu
 
Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường công trình nâng cấp cảng cá lạch vạn ...
Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường công trình nâng cấp cảng cá lạch vạn ...Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường công trình nâng cấp cảng cá lạch vạn ...
Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường công trình nâng cấp cảng cá lạch vạn ...
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án PHÚ NÔNG
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án PHÚ NÔNGSlide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án PHÚ NÔNG
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án PHÚ NÔNG
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
 
Chương iv
Chương ivChương iv
Chương iv
 
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sảnĐề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
 
Du an dau tu benh vien da khoa quoc te
Du an dau tu benh vien da khoa quoc teDu an dau tu benh vien da khoa quoc te
Du an dau tu benh vien da khoa quoc te
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆTSlide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
 
Ql1 p1-t1-c9-danh gia tac dong moi truong- bcnckt
Ql1 p1-t1-c9-danh gia tac dong moi truong- bcncktQl1 p1-t1-c9-danh gia tac dong moi truong- bcnckt
Ql1 p1-t1-c9-danh gia tac dong moi truong- bcnckt
 
Bai chon lap sinh thái
Bai chon lap sinh tháiBai chon lap sinh thái
Bai chon lap sinh thái
 

Similar to Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh

ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...nataliej4
 
Quyet dinh phe duyet DTM nao vet
Quyet dinh phe duyet DTM nao vetQuyet dinh phe duyet DTM nao vet
Quyet dinh phe duyet DTM nao vetchampm
 
Luat ngan ngua o nhiem moi truong
Luat ngan ngua o nhiem moi truongLuat ngan ngua o nhiem moi truong
Luat ngan ngua o nhiem moi truongHieu Dang
 
11 qđhn-bqp
11 qđhn-bqp11 qđhn-bqp
11 qđhn-bqpthoa kim
 
5. htq ttong quan ve bien doi khi hau june2010-mpi
5. htq ttong quan ve bien doi khi hau june2010-mpi5. htq ttong quan ve bien doi khi hau june2010-mpi
5. htq ttong quan ve bien doi khi hau june2010-mpiAnvan Tan
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít năm
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít nămDự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít năm
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít nămnataliej4
 
Đề Án Bảo Vệ Môi Trường Chi Tiết Của Dự Án Lắp Đặt Trạm Trộn Bê Tông Nhựa Nóng
Đề Án Bảo Vệ Môi Trường Chi Tiết Của Dự Án Lắp Đặt Trạm Trộn Bê Tông Nhựa Nóng Đề Án Bảo Vệ Môi Trường Chi Tiết Của Dự Án Lắp Đặt Trạm Trộn Bê Tông Nhựa Nóng
Đề Án Bảo Vệ Môi Trường Chi Tiết Của Dự Án Lắp Đặt Trạm Trộn Bê Tông Nhựa Nóng nataliej4
 
qd2395.signed.signed.signed.signed.pdf
qd2395.signed.signed.signed.signed.pdfqd2395.signed.signed.signed.signed.pdf
qd2395.signed.signed.signed.signed.pdfbinhpt69
 
Nạo vét sông cổ cò
Nạo vét sông cổ còNạo vét sông cổ cò
Nạo vét sông cổ còhai le
 
12 bdkh tai vn-no luc va ky vong
12 bdkh tai vn-no luc va ky vong12 bdkh tai vn-no luc va ky vong
12 bdkh tai vn-no luc va ky vongvu Hoang Anh
 
Nc qua trinh boi lap cua de gi
Nc qua trinh boi lap cua de giNc qua trinh boi lap cua de gi
Nc qua trinh boi lap cua de giNguyen Thanh Luan
 
Mẫu Đề xuất Dự Án Đầu Tư "Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi" ...
Mẫu Đề xuất Dự Án Đầu Tư "Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi" ...Mẫu Đề xuất Dự Án Đầu Tư "Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi" ...
Mẫu Đề xuất Dự Án Đầu Tư "Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi" ...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
1354_QD-BXD_374363 xuat dau tu xay dung va chi phi xu li chat thai ran.doc
1354_QD-BXD_374363 xuat dau tu xay dung va chi phi xu li chat thai ran.doc1354_QD-BXD_374363 xuat dau tu xay dung va chi phi xu li chat thai ran.doc
1354_QD-BXD_374363 xuat dau tu xay dung va chi phi xu li chat thai ran.docNghimTrngVit
 
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...Nguyễn Quang Hiếu
 

Similar to Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh (20)

ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...
 
Quyet dinh phe duyet DTM nao vet
Quyet dinh phe duyet DTM nao vetQuyet dinh phe duyet DTM nao vet
Quyet dinh phe duyet DTM nao vet
 
Powerpoint nhóm 4.1.pptx
Powerpoint nhóm 4.1.pptxPowerpoint nhóm 4.1.pptx
Powerpoint nhóm 4.1.pptx
 
Luat ngan ngua o nhiem moi truong
Luat ngan ngua o nhiem moi truongLuat ngan ngua o nhiem moi truong
Luat ngan ngua o nhiem moi truong
 
11 qđhn-bqp
11 qđhn-bqp11 qđhn-bqp
11 qđhn-bqp
 
5. htq ttong quan ve bien doi khi hau june2010-mpi
5. htq ttong quan ve bien doi khi hau june2010-mpi5. htq ttong quan ve bien doi khi hau june2010-mpi
5. htq ttong quan ve bien doi khi hau june2010-mpi
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít năm
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít nămDự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít năm
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít năm
 
Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trườngHướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
 
Đề Án Bảo Vệ Môi Trường Chi Tiết Của Dự Án Lắp Đặt Trạm Trộn Bê Tông Nhựa Nóng
Đề Án Bảo Vệ Môi Trường Chi Tiết Của Dự Án Lắp Đặt Trạm Trộn Bê Tông Nhựa Nóng Đề Án Bảo Vệ Môi Trường Chi Tiết Của Dự Án Lắp Đặt Trạm Trộn Bê Tông Nhựa Nóng
Đề Án Bảo Vệ Môi Trường Chi Tiết Của Dự Án Lắp Đặt Trạm Trộn Bê Tông Nhựa Nóng
 
qd2395.signed.signed.signed.signed.pdf
qd2395.signed.signed.signed.signed.pdfqd2395.signed.signed.signed.signed.pdf
qd2395.signed.signed.signed.signed.pdf
 
Dự án trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng
Dự án trang trại nuôi tôm thẻ chân trắngDự án trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng
Dự án trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng
 
Nạo vét sông cổ cò
Nạo vét sông cổ còNạo vét sông cổ cò
Nạo vét sông cổ cò
 
12 bdkh tai vn-no luc va ky vong
12 bdkh tai vn-no luc va ky vong12 bdkh tai vn-no luc va ky vong
12 bdkh tai vn-no luc va ky vong
 
Nc qua trinh boi lap cua de gi
Nc qua trinh boi lap cua de giNc qua trinh boi lap cua de gi
Nc qua trinh boi lap cua de gi
 
Mẫu Đề xuất Dự Án Đầu Tư "Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi" ...
Mẫu Đề xuất Dự Án Đầu Tư "Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi" ...Mẫu Đề xuất Dự Án Đầu Tư "Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi" ...
Mẫu Đề xuất Dự Án Đầu Tư "Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi" ...
 
1354_QD-BXD_374363 xuat dau tu xay dung va chi phi xu li chat thai ran.doc
1354_QD-BXD_374363 xuat dau tu xay dung va chi phi xu li chat thai ran.doc1354_QD-BXD_374363 xuat dau tu xay dung va chi phi xu li chat thai ran.doc
1354_QD-BXD_374363 xuat dau tu xay dung va chi phi xu li chat thai ran.doc
 
Đề tài xây dựng khu nhà ở cho người có thu nhập thấp, ĐIỂM 8
Đề tài  xây dựng khu nhà ở cho người có thu nhập thấp, ĐIỂM 8Đề tài  xây dựng khu nhà ở cho người có thu nhập thấp, ĐIỂM 8
Đề tài xây dựng khu nhà ở cho người có thu nhập thấp, ĐIỂM 8
 
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...
 
Đề xuất dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước www.d...
 Đề xuất dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước www.d... Đề xuất dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước www.d...
Đề xuất dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước www.d...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP  Đà NẵngLuận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP  Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP Đà Nẵng
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh

  • 1. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh MỤC LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO CPO: Ban quản lý dự án Thủy lợi Trung ương. ĐTM: Đánh giá tác động môi trường. TBNN: Trung bình nhiều năm. KTTV: Khí tượng thủy văn. KPH: Không phát hiện. NĐTB: Nhiệt độ trung bình. UBND: Uỷ ban nhân dân. WB: Ngân hàng thế giới Báo cáo đánh giá tác động môi trường 1
  • 2. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh MỞ ĐẦU 1. Xuất xứ của dự án: Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 288/2005/QĐ-TTg, ngày 08 tháng 11 năm 2005, về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, tỉnh Quảng Bình đã có quy hoạch xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, bao gồm các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá như sau: Hòn La, Cửa Gianh, Nhật Lệ. Hiện nay, ngoài Khu neo đậu Hòn La đã hoàn thành, Dự án Khu neo đậu Cửa Gianh đang triển khai thực hiện, sắp tới sẽ chuẩn bị đầu tư Khu neo đậu Nhật Lệ. Việc đầu tư các bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền là rất quan trọng. Mục tiêu của dự án là: - Xây dựng một khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền và phương tiện nghề cá hoạt động trên vùng biển Quảng Bình nhằm hạn chế thiệt hại cho người và phương tiện nghề cá. - Góp phần hình thành hệ thống khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam theo “Điều chỉnh quy hoạch các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá hoạt động trên biển đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2880/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005. - Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá kết hợp với các cảng cá, các công trình hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hậu cần nghề cá lớn tại phía bắc tỉnh Quảng Bình. Các hạng mục dự kiến sẽ được đầu tư trong tiểu dự án "Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình" thuộc Dự án quản lý rủi ro thiên tai do WB tài trợ: (1). Nạo vét khu neo đậu tàu. (2). Nạo vét luồng tàu. (3). Đê chắn cát, ngăn sóng. (4). Trụ neo tàu. (5). Kè bảo vệ bờ. (6). San lấp mặt bằng. (7). Xây dựng hệ thống đường bãi nội bộ và đường ngoài khu neo đậu. (8). Xây dựng hệ thống cấp, thoát nước cho khu vực dự án. (9). Hệ thống cấp điện liên lạc. 2. Mục tiêu lập Báo cáo ĐTM: Hiện nay, Ban quản lý dự án Phát triển nuôi trồng thủy sản Quảng Bình đang tiến hành thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án "Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình", trong đó có lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Việc lập báo cáo ĐTM được thực hiện với sự tư vấn của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Quảng Bình. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
  • 3. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh Báo cáo ĐTM của Dự án Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tầu cá Cửa Gianh, xã Bắc Trạch được lập trên cơ sở các tài liệu dự án đầu tư xây dựng của tư vấn thiết kế, các tài liệu điều tra, khảo sát thực địa dân sinh kinh tế xã hội, các tài liệu khảo chất lượng hiện trạng môi trường nước, không khí, chất lượng môi trường sống, kiểm kê về hiện trạng sử dụng đất, kiểm kê sơ bộ diện tích đất bị ảnh hưởng của dự án. Các số liệu, thông tin phản hồi của chính quyền địa phương và nhân dân trong vùng ảnh hưởng của dự án. Báo cáo đánh giá tác động môi trường được chuẩn bị trong khuôn khổ pháp lý của Việt nam và tài liệu hướng dẫn của WB. Báo cáo ĐTM được thực hiện nhằm đảm bảo những mục tiêu sau: (1) Phân tích các tác động tiêu cực và tích cực khi thực hiện dự án đến các yếu tố môi trường, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng trong tương lai. (2) Trên cơ sở các ảnh hưởng của dự án được phân tích, đề xuất các biện pháp giảm thiểu phù hợp nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường và kinh tế - xã hội. Đảo bảo mục tiêu phát triển bền vững của dự án. (3) Quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án trong quá trình thi công xây dựng cũng như khi dự án đi vào hoạt động. (4) Kết luận và kiến nghị của báo cáo. 3. Khung chính sách lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: 3.1. Chính sách trong nước: - Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; - Luật Bảo vệ môi trường do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 18/11/2005 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2006 (Luật BVMT 2005); - Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT ngày 09/8/2006; - Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Nghị định 140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về qui định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển; - Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; - Luật Tài nguyên nước ban hành ngày 20/5/1998; Báo cáo Đánh giá tác động môi trường 3
  • 4. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh - Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ Quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước; - Luật Đất đai ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003;. - Các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. - Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/06/2002 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc công bố Bộ tiêu chuẩn. - Quyết định số 30/1999/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 1999 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc "Ban hành Quy chế Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình". 3.2. Chính sách an toàn về môi trường của Ngân hàng Thế giới. OP4.01 Đánh giá tác động môi trường; 3.3. Khung thể chế quản lý môi trường của dự án. - Trách nhiệm quản lý chung về môi trường Quản lý chung về môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là trách nhiệm của sở Tài Nguyên - Môi Trường tỉnh Quảng Bình. - Trách nhiện quản lý môi trường trong quá trình thực hiện dự án Trách nhiện quản lý môi trường trong quá trình thực hiện dự án là của các cơ quan, đơn vị tham gia thực hiện dự án, trong đó: + Ban quản lý dự án Phát triển nuôi trồng thủy sản chịu trách nhiệm quản lý chung các vấn đề môi trường trong phạm vi dự án; đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện quản lý và giám sát môi trường hàng ngày; + Các nhà thầu xây lắp thực hiện các biện pháp giảm thiểu môi trường thông qua một số điều khoản trong hợp đồng xây lắp đã ký với chủ đầu tư; + Ban CPO chịu trách nhiệm quản lý và giám sát môi trường của tất cả các tiểu dự án thuộc Dự án Quản lý Rủi ro Giảm nhẹ thiên tai. - Giám sát môi trường: Tư vấn được CPO thuê để giám sát môi trường chung của tất cả các tiểu dự án trong giai đoạn thi công. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường 4
  • 5. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh Chương 1 MÔ TẢ DỰ ÁN 1.1 Thông tin chung: - Tên Dự án: Khu neo đậu tránh trú bão cho tầu cá cửa Gianh, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Chủ Dự án: Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Bình. - Địa chỉ liên hệ của chủ Dự án: số 9 Quang Trung - TP.Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình. - Đại diện chủ Dự án: Ông Trần Thanh Hải, Chức vụ: Trưởng ban Quản lý Dự án Phát triển nuôi trồng thủy sản. - Địa chỉ liên lạc: số 12 Đường Dương Văn An - TP.Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình. Điện thoại: 052. 3828352 - 3823361. Fax : 052. 3828352 1.2 Tổng quan về dự án 1.2.1 Vị trí dự án Khu vực xây dựng dự án thuộc địa phận xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Công trình có tọa độ địa lí 17o 57’ vị độ Bắc 105o 48’ kinh độ đông, cách TP.Đồng Hới 35km về phía Bắc. Vùng Dự án là một lạch cụt, hình thành một vũng rộng ở bờ hữu sông Gianh, cách hạ lưu cầu Gianh khoảng 3 km, cách thượng lưu cảng cá sông Gianh khoảng 1,5 km và nằm liền kề Quốc lộ 1A, cách cửa sông khoảng 3,5 km. Có vị trí giáp ranh giữa 2 xã Thanh Trạch và xã Bắc Trạch. Đây là vị trí có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho thuyền tránh trú bão: Khu nước rộng, kín gió, lặng gió và gần các công trình hạ tầng dịch vụ phục vụ cho hoạt động nghề cá như cảng cá sông Gianh (cách dự án 1,5km), chợ Thanh Khê (cách dự án 300m). Khu vực có các phía tiếp giáp cụ thể như sau: - Phía Bắc giáp sông Gianh; - Phía Nam giáp đất nông nghiệp (Đất nuôi trồng thuỷ sản); - Phía Đông giáp sông Thanh Ba; - Phía Tây cách Kho Cảng xăng dầu của Công ty Xăng dầu Quảng Bình 45m và sông Gianh. Hình 1. Sơ đồ vị trí dự án Báo cáo Đánh giá tác động môi trường 5
  • 6. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh 1.2.2 Quy mô các hạng mục đầu tư của dự án Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh bao gồm các khu vực đầu tư chính như sau: - Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền; - Khu hậu cần dịch vụ nghề cá. * Cấp công trình: - Xác định cấp công trình theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP: Cấp công trình là cấp IV (bến chờ tàu < 10.000 DWT). - Xác định theo tiêu chuẩn thiết kế công trình bến cảng biển 22 TCN-207-92: Với chiều sâu trước bến < 20 m, do vậy cấp công trình là cấp III. - Xác định theo tiêu chuẩn thiết kế đe chắn sóng: Với chiều cao sóng (tại đầu đê, cửa cảng) h1% ≤ 5m thì cấp công trình là cấp III. Qua phân tích ở trên, kiến nghị chọn cấp công trình khu neo đậu tránh trú bão là công trình Cấp III. * Diện tích sử dụng đất: Tổng diện tích quy hoạch Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh là 26 ha. 1.2.2.1 Khu neo đậu tránh trú bão cho tầu thuyền a. Khu neo đậu tàu: * Quy mô của Khu neo đậu tránh trú bão đáp ứng yêu cầu quy hoạch, cho 450 tàu thuyền đánh cá các loại vào trú bão. Cơ cấu chủng loại tàu như sau: - Loại tầu có công suất từ 150 - 300 CV : 30 chiếc - Loại tầu có công suất từ 90 - 150 CV: 85 chiếc - Loại tầu có công suất < 90 CV: 335 chiếc Tổng diện tích vùng nước neo đậu qua tính toán là khoảng 15,8 ha. Hình thức neo đậu dùng các trụ neo độc lập và neo liền bờ. * Đội tàu tính toán: Lựa chọn tàu tính toán dựa vào cơ cấu đội tàu đã lựa chọn ở phần trên. Tàu vào tránh trú bão bao gồm các tàu hoạt động trên vùng biển Quảng Bình. Các đặc trưng tàu của tính toán TT Loại tàu Chiều dài LS(m) Chiều rộng Bs(m) Mớn nước Ts(m) Báo cáo Đánh giá tác động môi trường 6
  • 7. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh 1 Tàu có công suất < 90 CV 20 4,6 1,2 2 Tàu có công suất 90 ÷ 150CV 23 5,0 1,7 3 Tàu có công suất 150 ÷ 300CV 25 6 2 Tầu tính toán 25 6 2 * Cao độ đáy khu neo đậu tầu Cao trình đáy vũng được xác định theo công thức: CT = MNTTK - H Chiều sâu khu nước của khu đậu tầu xác định theo công thức sau: H = T + Z1 + Z2 + Z3 + Z0 + Z4 Trong đó: T: Mớn nước của tàu tính toán Z1: Độ dự phòng chạy tàu tối thiểu; Z2: Độ dự phòng do sóng; Z3: Độ dự phòng do vận tốc chạy tàu; Z0: Độ dự phòng do nghiêng lệch tàu; Z4: Độ dự phòng do sa bồi. Tính toán cao độ đáy vũng đậu tàu Loại tầu phân theo công suất Thông số tính toán B (m) L (m) T (m) Z0 (m) Z1 (m) Z2 (m) Z3 (m) Z4 (m) H (m) MNTTK (m) CT đáy (m) < 90CV 4.6 20 1.20 0.10 0.06 0.00 0.09 0.00 1.45 -1.00 -2.40 90 ÷ 150CV 5.0 23 1.7 0.09 0.09 0.00 0.09 0.00 1.97 -1.00 -3.00 150 ÷300CV 6.0 25 2.0 0.11 0.10 0.00 0.09 0.00 2.30 -1.00 -3.30 b. Luồng tàu Chiều rộng luồng tàu: 26,0 m, chiều dài 500m. Cao độ đáy luồng chạy tàu (loại tàu tính toán là 300CV): -2.70m. c. Đê chắn cát, ngăn sóng Để đảm bảo cho tàu thuyền neo đậu an toàn trong khu neo đậu tránh trú bão và tránh xa bồi cho khu nước, dự kiến xây dựng đê chắn cát, chắn sóng quanh khu vực neo đậu. Tổng chiều dài L = 1209m. Chiều rộng đỉnh B = 4,0m; thiết kế dạng mái nghiêng, hệ số mái đê m1 = m2 = 1,5. Chọn cao trình đỉnh đê chắn cát, ngăn sóng là +2,50m. Cao trình đỉnh đê phía sông Thanh Ba là +2,0m (hệ cao độ quốc gia). Có hai loại kết cấu như sau: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường 7
  • 8. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh - Kết cấu đê loại 1: Sử dụng kết cấu đê dạng lỏi cát và đất đồi, bên ngoài có lớp phủ bằng đá hộc lát khan. Thứ tự từ trên xuống như sau: Đá hộc lát khan dày 40cm (phía ngoài vũng neo đậu), đá hộc lát khan dày 25cm (phía trong vũng neo đậu), lớp đệm đá dày 20cm, lớp vãi địa kỹ thuật, đất lõi đê đầm chặt K = 0,95 (phần trên mực nước thi công -0,5m) và lớp cát lấp (phía dưới mực nước thi công - 0,5m). - Kết cấu đê loại 2: Sử dụng kết cấu đê đắp đá hộc không phân loại trọng lượng (10 - 50)kg/viên. Chân đê phía tiếp giáp với sông Gianh có một lớp kè đệm bằng đá học chóng xói có kích thước 2x6m. Các kết cấu còn lại như kết cấu đê loại 1. d. Trụ neo tàu tránh trú bão Để đáp ứng cho 450 tàu vào neo tránh trú bão tại khu vực dự án khi có mưa bão xảy ra, bố trí trụ neo tàu gồm 3 loại: - Trụ neo loại 1: dùng để neo cập các tàu có công suất nhỏ hơn 90CV. - Trụ neo loại 2 (trụ neo độc lập): dùng để neo cập các tàu có công suất nhỏ hơn 150CV. Mỗi trụ neo có thể neo đồng thời 8 tàu đối với tàu có công suất nhỏ hơn 90CV hoặc 7 tàu đối với tàu có công suất từ 90CV đến 150CV. - Trụ neo loại 3 (trụ neo liền bờ): dùng để neo cập các tàu có công suất 150CV đến 300CV. Để đảm bảo an toàn và đồng bộ với đê chắn sóng, chọn cao trình đỉnh các trụ neo là +2,5m (hệ cao độ quốc gia). e. Kè bảo vệ bờ Toàn bộ chiều dài khu đất xây dựng phía tiếp giáp với khu nước và sông Thanh Ba được thiết kế kè bảo vệ bờ. Chiều dài toàn bộ tuyến kè là 282,9m. Cao trình đỉnh + 2,5m, có hai loại: - Kè loại 1: Chiều dài l = 190,5m, kết cấu bằng đá hộc lát khan trên lớp đệm đá dăm, chiều rộng gia cố đỉnh kè B = 1m, chân kè gia cố bằng lăng thể đá hộc chân khay. Kè được thiết kế dạng mái nghiêng m = 1,5. - Kè loại 2: Chiều dài l = 92,4m. Kết cấu như bờ loại 1 nhưng trên đỉnh lăng thể chân khay không dùng đá hộc lát khan và đá dăm lớp đệm, cao trình đỉnh lăng thể là + 0,2m, cao trình đáy theo tự nhiên. 1.2.2.2 Khu dịch vụ hậu cần nghề cá: a. San lấp mặt bằng: Toàn bộ mặt bằng khu hậu cần được san lấp đến cao độ thiết kế +2.10m (hệ cao độ quốc gia). Khối lượng san lấp 30.475m3 . b. Đường bãi trong khu dịch vụ hậu cần: Để thuận tiện giao thông đi lại bố trí hệ thống đường bãi nội bộ với quy mô sau: đường nội bộ 385m2 , bãi 2242m2 , bãi dự trữ 11.020m2 . c. Nhà văn phòng: Để quản lý và điều hành Khu neo đậu tránh trú bão, cần thiết phải có một nhà điều hành. Nhà điều hành phục vụ khối quản lý khai thác khu neo đậu. Ngoài ra còn bố trị một phòng trực ứng cứu, bảo vệ nguồn lợi hải sản và hướng dẫn ngư trường của khu neo đậu tránh trú bão. Tổng diện tích xây dựng 108m2 . d. Đường ngoài khu neo đậu: đường ngoài khu neo đậu nối khu neo đậu với quốc lộ 1A cũ. Chiều dài đường là 79,5m, rộng 7m. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường 8
  • 9. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh 1.2.3 Quy hoạch chi tiết mặt bằng Theo thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh bao gồm 2 phương án: phương án 1 (bao gồm 1A, 1B) và phương án 2 (bao gồm 2A, 2B). Sự khác biệt giữa các phương án: So sánh PA1 và PA2: - PA1: Luồng chạy tàu vào khu neo đậu bằng 1 cửa với chiều rộng cửa là 80m. - PA2: Luồng chạy tàu vào khu neo đậu bằng 2 cửa với chiều rộng mỗi cửa vào là 50m So sánh phương án A và B Trong phương án 1: - Sự khác biệt giữa phương án 1A và 1B là khu neo tàu 150-300CV được thiết kế theo dạng trụ neo nhô với PA1A và trụ neo liền bờ (kết hợp làm kè bảo vệ bờ) với PA1B. - Số lượng tàu neo đậu có công suất 90 - 150CV trong khu vực ở PA1A nhiều hơn so với PA1B. Trong phương án 2: - Sự khác biệt giữa phương án 2A và 2B là khu neo tàu 150-300CV được thiết kế theo dạng trụ neo nhô với PA2A và trụ neo liền bờ (kết hợp làm kè bảo vệ bờ) với PA2B. - Số lượng tàu neo đậu có công suất 90 - 150CV trong khu vực ở PA2A nhiều hơn so với PA2B So sánh PA1 và PA2: - PA1: Luồng chạy tàu vào khu neo đậu bằng 1 cửa với chiều rộng cửa là 80m. - PA2: Luồng chạy tàu vào khu neo đậu bằng 2 cửa với chiều rộng mỗi cửa vào là 50m. Phân tích sự lựa chọn phương án: Về yếu tố mặt bằng: nhìn chung cả 2 phương án đều đáp ứng được các tiêu chí của khu neo đậu tránh trú bão. Mặt bằng thuận lợi cho khai thác sử dụng, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng ít. Các phương án phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương. Về các yếu tố môi trường bị ảnh hưởng: Khi đi vào xây dựng và vận hành dự án thì nhìn chung cả 2 phương án nêu ra đều gây nên những tác động môi trường tương đương nhau. Việc đánh giá lựa chọn phương án mặt bằng dựa trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, môi trường về đầu tư xây dựng và vận hành công trình. Kết quả phân tích, đánh giá được thể hiện ở bảng 1.1. Bảng 1.1: So sánh lựa chọn phương án đầu tư T T CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ PHƯƠN G ÁN 1A PHƯƠN G ÁN 1B PHƯƠN G ÁN 2A PHƯƠN G ÁN 2B 1 Sự phù hợp với quy hoạch phát triển 0 0 0 0 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường 9
  • 10. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh 2 Khả năng hoạt động của tầu thuyền trên khu neo đậu - i - i 3 Thuận tiện cho tầu thuyền ra vào khu neo đậu trong trường hợp khẩn cấp (gió lớn, lũ...) - - i i 4 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ 0 0 0 0 5 Diện tích sử dụng đất, dự trữ cho phát triển 0 0 0 0 6 Khả năng thi công 0 0 0 0 7 Chi phí đề bù giải phóng mặt bằng 0 0 0 0 8 Đảm bảo công tác duy tu không ảnh hưởng đến họat động của khu neo đậu - - i i 9 Tác động đến môi trường 0 0 0 0 10 Tác động đến kinh tế - xã hội địa phương 0 0 0 0 11 Kinh phí đầu tư - - - i Tổng cộng - - - i Ghi chú : i - Trội hơn ; 0 - Ngang bằng Qua phân tích ở bảng rên cho thấy phương án 2 (bao gồm 2A, 2B) có ưu điểm hơn so với phương án 1 (bao gồm 1A, 1B). Trong đó, ưu điểm nổi bật của phương án 2 là việc tàu cá ra vào khu neo đậu thuận lợi trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ở phương 2B khả năng hoạt động của tàu thuyền trên khu neo đậu tốt hơn và chi phí đầu tư ít hơn. Kiến nghị chọn phương án 2B làm phương án thực hiện đầu tư dự án. Quy hoạch chi tiết mặt bằng phương án chọn (Phương án 2B): * Luồng chạy tàu: Để đảm bảo thuận tiện cho tàu đi lại và tránh trú bão từ ngoài biển vào khu vực dự án, luồng chạy tàu được quy hoạch là luồng một làn có chiều dài 500 m, chiều rộng luồng là 26 m. Cao độ đáy luồng tàu - 2,7m (hệ cao độ Quốc gia). Luồng vào khu neo đậu gồm 2 cửa với chiều rộng mỗi cửa vào là 50 m. * Khu neo đậu tàu: Khu neo đậu tàu có diện tích 15,8ha là nơi đậu cho khoảng 450 - 470 tàu cá vào tránh trú bão. Khu neo đậu tàu được chia làm ba khu vực theo loại tàu. - Đối với tàu có công suất < 90 CV: Khu vực neo đậu được bố trí ở cuối khu đậu tàu. Các tàu được neo buộc vào các trụ neo độc lập (nằm trên đê chắn cát). Số lượng tàu neo tại khu vực này là 334 tàu. - Đối với tàu có công suất 90 ÷ < 150 CV: Khu vực neo đậu được bố trí tại giữa khu nước của khu đậu tàu. Số lượng tàu neo đậu tại khu vực này là 85 tàu. - Đối với tàu có công suất 150 ÷ 300 CV: Đối với các loại tàu này được neo đậu tại trụ neo liền bờ (kết hợp làm kè bảo vệ bờ). Số lượng tàu neo đậu tại khu vực này là 30 tàu. * Khu dịch vụ hậu cần nghề cá: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường 10
  • 11. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh Mặt bằng quy hoạch khu dịch vụ hậu cần nghề cá gồm các hạng mục sau: - Nhà văn phòng - Nhà tiếp nhận thủy sản - Đường bãi trong khu neo đậu - Đường ngoài khu neo đậu - Cổng, tường rào - Hệ thống hạ tầng kỹ thuật: cấp nước, thoát nước và cấp điện - Hệ thống xử lý nước thải. 1.2.4 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật * Hệ thống cấp nước: - Tính toán nhu cầu cấp nước: Cấp nước sinh hoạt cho bộ phận quản lý và cho nhu cầu vệ sinh: 5m3 /ngày.đêm. Nước cấp cho tàu cá: 25m3 /ngày.đêm. Tổng lượng nước yêu cầu: Q = 30 m3 /ngày.đêm. - Nguồn nước và công trình cấp nước: Nguồn nước: nguồn nước cấp phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất được lấy từ nguồn giếng khoan. Nước sẽ được bơm lên bể lọc (xử lý cơ học), sau đó chảy về bể chứa 50m3 . Nước sẽ được bơm từ bể chứa về nơi tiêu thụ. Tuyến ống cấp nước được đặt sâu 0,5m so với mặt bãi. Các tuyến ống chôn ngầm sau khi lắp đặt và thử kín nước phải đổ một lớp cát đen bảo vệ trước khi lấp rãnh đào bằng đất. Chiều dày lớp cát đen là 20cm kể từ tim ống. * Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước mặt: nước mưa thoát theo độ dốc trên bề mặt cảng chảy vào hệ thống cống và ga thu nước. Bố trí các cống tròn BTCTφ400, các hố ga thu nước, lưới chắn rác. Nước mặt đựơc thải trực tiếp ra sông. Hệ thống thoát nước thải: Nước thải ở khu văn phòng, khu vệ sinh thu vào bể tự hoại. Nước thải phải qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 59452:2001995-chất lượng nước- tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (cột B) trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. * Hệ thống cấp điện: Nguồn điện được sử dụng từ hệ thống lưới điện quốc gia. Dự kiến điểm đấu nối với điện lưới quốc gia tại cột M56/6 lộ 472 trạm biến áp trung gian Nam sông Gianh, điện áp 22KV. Vị trí cột nằm tại ngã ba đường 1A cũ và 1A mới cách khu neo đậu khoảng 100m. Phụ tải điện: Phụ tải điện của dự án gồm điện cho nhà điều hành và hệ thống chiếu sáng. Dự kiến trong giai đoạn sau sẽ xây dựng nhà tiếp nhận thủy sản, kho đông lạnh, xưởng nước đá trên khu đất dự trữ phát triển. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường 11
  • 12. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh Bảng 1.2: tổng hợp khối lượng đầu tư của dự án Số TT Nội dung các công việc triển khai Kích cỡ công trình Khối lượng công việc triển khai Phương án thi công Khu neo đậu tránh trú bão 1 Nạo vét khu neo đậu tàu Diện tích nạo vét khoảng 20ha V=388.941 m3 Trình tự thi công nạo vét: - Chuẩn bị mặt bằng công trường. - Di chuyển phương tiện, thiết bị đến công trường. - Định vị tuyến nạo vét (có thả phao dấu). - Nạo vét bằng tàu hút phun công suất <2000CV, chiều dài phun 500m. - Kiểm tra cao độ đáy nạo vét bằng các máy đo sâu, máy toàn đạc theo quy trình thi công và nghiệm thu công tác nạo vét bằng cơ giới thuỷ lực do Bộ GTVT ban hành. 2 Nạo vét luồng tàu Chiều dài nạo vét: L=544,5m. Bề rộng luồng tàu: Bl=26m. Cao trình đáy luồng: -2,7m. Hệ số mái dốc luồng: m =3. V=38.758 m3 3 Đê chắn cát, ngăn sóng Chiều rộng đỉnh B = 4,0m Cao trình đỉnh đê + 2,5m. L = 1209m. - Đào hố móng tạo chân đê. - Thi công phần lõi đê - Thi công các lớp lót bằng cần cẩu đặt trên sà lan. - Thi công lớp đá lát khan. 4 Trụ neo tàu Gồm 3 loại: - Trụ neo loại 1: Dùng cho tàu có công suất <90CV. - Trụ neo loại 2: Dùng cho tàu có công suất 90-150CV. 123 cái 23 cái - Nạo vét khu nước phục vụ thi công đóng cọc. - Đóng cọc thử và thi công các cấu kiện BT đúc sẵn. - Thi công đóng cọc. - Gông đầu cọc, đập đầu cọc; - Thi công lăng thể đá gầm bến, tầng lọc ngược và đổ bê tông bản đáy. - Lắp dựng vòi voi. - Đổ bê tông tường mặt và gờ chắn xe. - Lấp cát sau trụ neo liền bờ. - Lắp ráp hoàn thiện các đường ống Báo cáo Đánh giá tác động môi trường 12
  • 13. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh - Trụ neo loại 3: Dùng cho tàu có công suất 150-300CV. 150 m (nếu có), đệm tầu, bích neo, thiết bị kỹ thuật. - Thu dọn mặt bằng công trường để nghiệm thu, bàn giao hạng mục. 5 Kè bảo vệ bờ Gồm 2 loại: - Loại 1: 190,5m - Loại 2: 92,4m Cao trình đỉnh +2,5m. Tổng chiều dài: L=282,9m. - Đào đất tạo hố móng chân kè bờ. - Thả đá hộc lăng thể chân khay. - Rải vải địa kỹ thuật, cố định bằng các cọc ghim. - Đắp cát sau thân kè. - Làm lớp đá hộc lát khan dày 40cm. Khu dịch vụ hậu cần nghề cá 6 Nhà điều hành 108 m2 Phương án thi công được chỉ dẫn cụ thể trong hồ sơ thiết kế cơ sở. 7 Cổng, tường rào Chiều dài: 430 m 8 Bãi hàng Diện tích: 2242 m2 9 Đường trong khu neo đậu Dài: 385 m 10 Đường ngoài khu neo đậu Dài: 79,5 m 11 San lấp mặt bằng 30.475 m3 12 Hệ thống cấp nước 1 HT - Hệ thống cáp điện, nước được tiến hành song song với việc xây dựng các hạng mục thuộc khu dịch vụ hậu cần nghề cá. - Thi công phần nền móng và điểm đấu nối cấp, thoát nước, cấp điện đúng quy định để tránh phải phá dỡ, sửa chữa. 13 Hệ thống thoát nước 1 HT 14 Hệ thống cấp điện 1 HT 1.2.5 Tổng mức đầu tư của dự án theo Phương án chọn: * Tổng mức đầu tư: 63.135.528.000đồng. Trong đó: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường 13
  • 14. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh - Chi phí xây dựng: 51.729.882.000 đồng. - Chi phí thiết bị: 275.000.000 đồng - Chi phí đền bù và GPMB: 3.050.000.000 đồng - Chi phí QLDA: 782.153.000 đồng - Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 2.059.378.000 đồng - Chi phí khác: 2.344.024.000 đồng - Chi phí dự phòng: 2.894.821.000 đồng. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường 14
  • 15. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh Chương 2 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ- XÃ HỘI 2.1 Điều kiện môi trường tự nhiên 2.1.1. Đặc điểm về địa hình, địa chất: a) Đặc điểm địa hình Theo bình đồ khảo sát địa hình khu vực dự án do TEDIWECCo lập tháng 4 năm 2007, đặc điểm địa hình khu vực như sau: - Phần trên bờ: phía tiếp giáp với quốc lộ 1A hiện tại là các đầm nuôi tôm. Cao độ phần trên cạn thay đổi từ 0,5m đến 1,5m ở các vị trí bờ đầm. Cao độ đầm tôm từ -0,7 đến -0,3m. - Phần dưới nước: Sông Gianh tại khu vực dự án có chiều rộng khoảng 900 - 1000 m. Phần gần bờ tương đối cạn, khi triều kiệt khu vực bãi cạn rộng khoảng 300 m (từ đường bờ cao). Phần ngoài bãi cạn khu nước tiếp giáp với luồng tàu sông Gianh tương đối sâu, cho phép tàu 2.000 DWT hàng hải. Cao độ khu vực dưới nước thay đổi từ -0,5m đến -1,63m (hệ cao độ quốc gia). b) Đặc điểm địa chất: Theo số liệu báo cáo khảo sát địa chất công trình do Công ty CPTVKS Xây dựng Giao thông thủy thực hiện năm 2006, cấu tạo địa chất công trình từ trên xuống dưới trong khu vực dự án như sau: - Lớp 1: Bùn cát pha lẫn sò hến. Chiều dày lớp: nhỏ nhất 0.4m, lớn nhất 1.0m. - Lớp 2: Sét pha, màu xám xanh, xám nâu, trạng thái dẻo mềm. Chiều dày lớp: nhỏ nhất 4.3m, lớn nhất 8.3m, trung bình 7.5m. - Lớp 3: Cát hạt trung, màu xám xanh, xám sáng, kết cấu chặt vừa. Chiều dày lớp: nhỏ nhất 2.2m, lớn nhất 13.3m. - Lớp 4: Sét pha, màu xám xanh, trạng thái dẻo mềm. Chiều dày lớp: nhỏ nhất 4.9m, lớn nhất 11.0m. - Lớp 5: Sét pha, màu xám nâu, xám xanh, trạng thái dẻo mềm. 2.1.2 Đặc điểm về khí hậu, thuỷ văn a) Đặc điểm khí hậu Khu vực thực hiện dự án (thuộc xã Bắc Trạch) nằm về phía Bắc của tỉnh Quảng Bình nên khí hậu mang những đặc tính chung của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa thuộc tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, ngoài những đặc điểm chung của khí hậu tỉnh Quảng Bình, khí hậu khu vực xã Bắc Trạch còn có những đặc điểm riêng: Khí hậu của khu vực xây dựng dự án (thuộc xã Bắc Trạch) có 2 mùa rỏ rệt: - Mùa nóng: Bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nắng nóng do chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng, lượng bốc hơi lớn nên gây ra hạn hán. Nhiệt độ trung bình từ 25,2-270 C, cao nhất 400 C. Mùa này có lượng mưa xấp xỉ 30% tổng lượng mưa cả năm. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
  • 16. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh Thời gian nóng nhất vào tháng 5 đến tháng 7. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 và cao nhất cũng là tháng 5 và tháng 7. - Mùa lạnh: Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 17o C đến 20o C, lạnh nhất 11o C. * Nhiệt độ không khí: Trong năm nhiệt độ không khí cao vào các tháng giữa năm (tháng 6, 7, 8) và giảm vào các tháng cuối năm. + Nhiệt độ trung bình năm: 250 C + Nhiệt độ trung bình năm cao nhất: 29,70 C (vào khoảng tháng 6, 7) + Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất: 18,30 C (tháng 12, 1) (Nguồn: Theo số liệu quan trắc của đài khí tượng thủy văn Ba Đồn) * Độ ẩm không khí: Độ ẩm tuyệt đối trung bình theo các tháng trong năm phân bố không đều. Độ ẩm trung bình năm của khu vực là 83%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 (90%), tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 7 (72%). Số liệu về độ ẩm các tháng của khu vực được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.1 Độ ẩm trung bình tại khu vực xây dựng dự án Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Độ ẩm (%) 88 85 90 87 79 73 72 76 85 87 88 87 Nguồn: Trung tâm dự báo Khí tượng - thuỷ văn Quảng Bình Qua bảng trên cho thấy tại khu vực có sự hình thành hai thời kỳ khô ẩm khác nhau trong năm. Thời kỳ ẩm kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau, trùng với thời kỳ hoạt động của không khí lạnh cực đới biến tính. Trong những tháng này độ ẩm tương đối đạt từ 85% đến 90%. Từ tháng 5 đến tháng 7 là thời kỳ khô ráo, tức là trùng với thời kỳ hoạt động mạnh của gió Tây Nam. Đây cũng là thời kỳ các chất ô nhiễm khuếch tán mạnh nhất. * Chế độ mưa Xét chung trên địa bàn thời kỳ từ tháng 1 đến tháng 7 thường ít mưa. Tổng lượng mưa của tháng này chỉ chiếm từ 15% đến 20% lượng mưa cả năm. Thời kỳ ít mưa nhất là các tháng 1, 2, 3. Lượng mưa chủ yếu tập trung vào các tháng 9, 10, 11 chiếm từ 65% đến 70% tổng lượng mưa cả năm. Bảng 2.2 Lượng mưa trung bình qua các tháng trong năm (mm) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
  • 17. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh Lượng mưa TB (mm) 54 50 49 54 106 80 80 163 488 644 360 133 Nguồn: Trung tâm dự báo Khí tượng - thuỷ văn Quảng Bình Tổng lượng mưa cả năm (trung bình) là 2.149 mm. Cường độ trận mưa Q = 346 lít giây/ha. * Chế độ gió Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thuỷ văn Ba Đồn, chế độ gió ở khu vực Dự án diễn biến khá phức tạp. Trong năm hướng gió chủ đạo thay đổi nhiều. Những tháng đầu năm và cuối năm gió mạnh ở các hướng Đông và Đông Bắc. Từ tháng 5 đến tháng 10 gió mạnh xuất hiện ở các hướng Tây Bắc và Tây Nam. Tốc độ gió lớn nhất xảy ra ở hướng Tây Bắc và Tây Nam. Bảng 2.3 Vận tốc gió lớn nhất theo các hướng Hướng gió N NE E SE S SW W NW Vmax(m/s) 20 20 12 10 20 34 22 40 Nguồn: Trung tâm dự báo Khí tượng - thuỷ văn Quảng Bình * Tầm nhìn xa và sương mù Số ngày có sương mù trung bình trong năm chỉ xảy ra rất ít (19 ngày). Những ngày sương mù thường tập trung vào các tháng đầu năm và cuối năm. Số ngày sương mù trong năm ít nên tầm nhìn xa về phía biển không bị hạn chế. * Bão và áp thấp nhiệt đới Theo tài liệu nghiên cứu về thu thập và chỉnh lý số liệu KTTV Quảng Bình từ năm 1956 đến năm 2005 cho thấy khu vực Trung trung bộ tuy số lượng bão và áp thấp nhiệt đới ít hơn khu vực phía Bắc Trung bộ nhưng diễn biến của chúng rất phức tạp do địa hình cũng như các tháng có bão chính thức ở khu vực này thường xuất hiện những hệ thống thời tiết khác tác động kết hợp: như gió mùa đông bắc, đới gió đông… Bảng 2.4 Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp vào các khu vực từ năm 1956 đến 2005 Đặc trưng Phía bắc tỉnh Quảng Bình Phía Nam tỉnh Tổng số Tổng số cơn 139 27 131 297 Tần suất 46.8 9.1 44.1 100 Tuy nhiên một số cơn bão không nằm trong một phạm vi ảnh hưởng của một khu vực nhất định, một địa phương nhất định. Có những cơn bão ảnh hưởng cả mấy tỉnh, có những cơn đi dọc bờ biển, phạm vi ảnh hưởng của bão là rất rộng. Vì vậy, việc xác định cụ thể phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới đối với một địa phương nhất định, một khu vực cụ thể chỉ ở phạm vi tương đối. Nếu quy định mùa bão bao gồm những tháng có số bão trung bình đạt từ 8% số bão trung bình năm trở lên thì mùa bão ở Việt Nam bắt từ tháng VII đến tháng XI. Riêng khu vực Quảng Bình mùa bão từ tháng VIII đến tháng X. Tần suất bão lớn nhất trong tháng Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
  • 18. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh IX: 41%, tháng VIII: 17%, tháng X: 26%. Tuy vậy đã có năm xuất hiện bão trong các tháng VI, VII. Chế độ thủy văn chủ yếu của khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn của Sông Gianh, con sông chính của khu vực và đồng thời cửa sông cũng chính là địa điểm lựa chọn cho dự án, hiện nay quanh khu vực cũng có một số ao hồ, đầm và nước mặt sông Thanh Ba (phía Đông Nam dự án). Theo tài liệu khảo sát địa chất, nước ngầm được cung cấp chủ yếu từ nguồn nước mặt và nước nằm trong các lớp cát hạt trung. Chế độ thuỷ văn Sông Gianh. Sông Gianh bắt nguồn từ Phần cobi có tọa độ 170 49'20" vĩ độ bắc và 1050 41'30" độ kinh đông, có độ cao 1350m, với diện tích lưu vực 4462km2 , chiều dài sông 158km, chiều dài lưu vực 121km, chiều rộng bình quân lưu vực 38.8km, mật độ lưới sông 1,54. Sông chảy qua 3 huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch và một phần của huyện Bố Trạch theo hướng Tây Bắc Đông Nam rồi đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh. Sông có 16 phụ lưu cấp 1, 20 phụ lưu cấp 2 và 10 phụ lưu cấp 3. Vùng dự án là một lạch cụt, hình thành một vũng rộng ở bờ hữu sông Gianh, cách hạ lưu cầu Gianh khoảng 3km, cách cửa sông Gianh khoảng 3,5km. Đây là vị trí có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho thuyền tránh trú bão: khu nước rộng, kín gió và gần các công trình hạ tầng dịch vụ hậu cần phục vụ cho hoạt động nghề cá. Bảng 2.5 Bảng tra tần suất lũy tích mực nước đỉnh triều, giờ, trung bình ngày, chân triều Trạm hải văn Tân Mỹ, sông Gianh từ năm 1990 đến năm 1994. Hệ cao độ Quốc gia Năm P% 1 2 3 5 7 10 15 20 25 30 40 50 60 70 80 85 90 95 97 98 99 MN đỉnh triều 10 9 10 0 94 86 81 73 65 60 55 52 46 40 36 32 28 25 22 17 12 9 6 MN giờ 77 67 59 50 44 38 31 25 20 16 7 -2 - 13 -27 -44 -54 -63 -76 -81 -86 -91 MN trung bình 48 38 33 27 22 17 10 6 2 -2 -7 -12 - 15 -19 -22 -23 -26 -29 -31 -32 -35 MN chân triều -3 - 16 -23 - 29 -34 -40 -45 - 49 -53 -56 - 63 -68 - 74 -79 -85 -88 -91 -96 -99 - 101 -105 * Mực nước và chế độ thuỷ triều : Theo tài liệu "Thu thập và chỉnh lý số liệu Khí tương thủy văn tỉnh Quảng Bình từ 1956 - 2005" vùng cửa sông Gianh thuộc dạng nhật triều không đều với biên độ nhỏ và ảnh hưởng của bán nhật triều là quan trọng. Phần lớn số ngày trong tháng xuất hiện hai lần nước lên (nước lớn), và hai lần nước xuống (nước ròng) trong ngày. Bảng 2.6. Biên độ dao động mực nước trong năm TBNN của các trạm trên sông Gianh. Trạm Biên độ mực nước đặc trưng TBNN (cm) Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
  • 19. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh ΔHtb ΔHmax ΔHmin Mai Hóa 667 960 374 Tân Mỹ 242 341 202 Hầu hết thủy triều ở các cửa sông Quảng Bình là vùng bán nhật triều không đều có thời gian triều lên ngắn hơn thời gian triều xuống và chế độ triều ở đây thuộc dạng chế độ triều hổn hợp với bán nhật triều là chủ yếu. - Biên độ triều và thời gian triều: (Bảng 2.7 và 2.8) Nhìn chung, triều ở Quảng Bình thuộc loại triều yếu, theo số liệu quan trắc (từ 1961- 2005) tại các trạm thủy văn gần sông cho thấy: biên độ triều trung bình khoảng 0,70 - 0,80m, lớn nhất đạt trên 1,61m và nhỏ nhất là 0,05m. Trong các tháng không ảnh hưởng lũ, dạng đường quá trình mực nước triều thường khá ổn định. Còn những tháng ảnh hưởng lũ thì tùy thuộc vào mức độ dòng chảy ở thượng nguồn mà quy luật triều có thể bị phá vỡ. + Những ngày nhật triều không đều thời gian triều lên trung bình 8.30 giờ, lớn nhất lên đến 10 giờ, ngắn nhất là 6 giờ, thời gian triều xuống trung bình 16 giờ, dài nhất là 18 giờ, ngắn nhất là 13 giờ. + Những ngày bán nhật triều thời gian triều lên trung bình 5-6 giờ, thời gian triều xuống trung bình 6-7giờ. Thời gian triều lên hoặc xuống ngắn nhất là 2-3 giờ, dài nhất là 10-12 giờ. - Phạm vi ảnh hưởng triều: Tại sông Gianh, biên độ mực nước triều trong một năm lớn nhất tại cửa Gianh (Tân Mỹ cách cửa sông 2km) là 1.66m, trung bình 0.75m. Dọc theo sông tại trạm thủy văn Mai Hóa cách cửa sông khoảng 40km, biên độ triều giảm đi một ít. Do sông Gianh rộng và độ dốc lòng sông phần hạ lưu không lớn, nên thủy triều ảnh hưởng suốt dọc từ cửa sông đến xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa (cách sông biển khoảng 60km). Trên nhánh Rào Trổ triều ảnh hưởng đến tận Thác Ỹ, thôn Lạc Hóa, xã Mai Hóa. Bảng 2.7 Thời gian và biên độ triều lên, triều xuống của nhật triều. (Trạm Mai Hóa và Tân Mỹ trên sông Gianh) TT Tên trạm Đặc trưng ΔH1 (cm) ΔHx (cm) ΔT1 (giờ) ΔTx (giờ) 1 Mai Hóa BQ 96 96 8 16 Max 127 134 11 18 Th/gian 04/6/2004 02/7/2004 03/7/2001 12/01/2001 Min 22 21 6 13 Th/gian 07/01/2004 07/01/2004 12/01/2001 06/01/2004 2 Tân Mỹ BQ 118 121 8.30 15.30 Max 166 160 10 17.00 Th/gian 27/11/2003 11/01/2005 06/4/2005 11/3/2005 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
  • 20. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh Min 47 42 8.00 13.00 Th/gian 17/5/2001 25/7/2003 24/2/2002 05/4/2005 Bảng 2.8 Thời gian và biên độ triều lên, triều xuống của bán nhật triều. TT Tên trạm Đặc trưng ΔH1 (cm) ΔHx (cm) ΔT1 (giờ) ΔTx (giờ) 1 Mai Hóa BQ 54 53 5 7 Max 128 122 11 12 Th/gian 10/4/2004 23/2/2004 13/7/2001 27/6/2005 Min 5 5 2 3 Th/gian 14/4/2001 04/12/2001 4/3/2001 10/5/2001 2 Tân Mỹ BQ 61 61 6 7 Max 151 153 10 10 Th/gian 29/11/2003 02/8/2004 13/01/2001 17/5/2001 Min 5 10 2 3 Th/gian 10/01/2001 01/5/2004 10/01/2001 15/01/2001 2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường vật lý 2.1.3.1 Môi trường không khí, tiếng ồn Khu vực xây dựng dự án nằm liền kề tuyến Quốc lộ 1A cũ, cách cửa sông Gianh khoảng 3,5km. Có vị trí giáp ranh giữa 2 xã Thanh Trạch và xã Bắc Trạch thuộc huyện Bố Trạch, nguồn gây ô nhiễm không khí ở đây chủ yếu là do khí thải giao thông (đường bộ cũng như đường thủy), hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của khu vực, hoạt động sinh hoạt của dân cư, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản,... Môi trường nền là cơ sở cho quá trình đánh giá các tác động sau này khi dự án đi vào hoạt động. Vì vậy, để đánh giá hiện trạng môi trường nền Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường đã tiến hành đo nhanh tại hiện trường một số chỉ tiêu chất lượng không khí. Kết quả thể hiện ở Bảng 2.9. Bảng 2.9. Chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn TT Chỉ tiêu đo ĐVT Kết quả K1 K2 K3 K4 K5 K6 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
  • 21. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh 1 CO mg/m3 KPH KPH 1,25 KPH 1,25 2,5 2 NO2 mg/m3 KPH KPH KPH KPH KPH KPH 3 SO2 mg/m3 KPH KPH KPH KPH KPH KPH 4 Hàm lượng bụi mg/m3 0,013 0,012 0,018 0,015 0,023 0,021 5 Độ ồn dBA 57,9 57,6 60,1 58,3 60,3 59,8 Ghi chú: KPH: Không phát hiện. Thời gian đo: Từ 8h30 - 10h, ngày 21/6/2007. Hướng gió Tây Nam. Vị trí đo: (được thể hiện qua sơ đồ vị trí lấy mẫu trong phần phụ lục) K1: Phía Tây dự án cách Kho Cảng xăng dầu sông Gianh Quảng Bình khoảng 45m. K2: Phía Tây Nam dự án giáp nhà ông Cước. K3: Tại ngã ba đường vào Kho Cảng xăng dầu sông Gianh Quảng Bình. K4: Phía Đông Nam dự án giáp các hộ dân cư. K5: Tại cầu Thanh Ba cách điểm K3 khoảng 100m về phía Đông. K6:TạiđiểmtrênđườngQuốclộ1AcáchđiểmK3 khoảng100mvềphíaTâydựán. Do đặc điểm hoạt động của khu vưc không có nguồn phát sinh ô nhiễm không khí lớn, chất lượng không khí khu vực dự án còn thương đối tốt thể hiện qua kết quả đo đạc : - Nồng độ các khí độc, hàm lượng bụi: Kết quả đo được ở bảng trên so sánh với TCVN 5937: 2005 - Chất lượng không khí - Chất lượng không khí xung quanh (TB giờ), cho thấy các chỉ tiêu đo được đều nằm trong giới hạn cho phép. - Đối với độ ồn: . Mức ồn đo được tại khu vực dự án dao động trong khoảng từ 57,6 - 60,3 dBA, so sánh với tiêu chuẩn TCVN 5949 - 1995: Âm học - tiếng ồn khu vực công cộng và khu dân cư cho thấy, tại các điểm K3, K5, mức áp âm có vượt so với tiêu chuẩn tuy nhiên mức vượt không đáng kể, tiếng ồn đo được tại các vị trí còn lại đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. 2.1.3.2 Chất lượng nước mặt Khu vực dự án hiện nay là các hồ nuôi trồng thủy sản với diện tích khoảng 300-400 m2/hồ. Khi tiến hành xây dựng, một phần các hồ nuôi tôm này sẽ được san lấp và chuyển đổi mục đích sử dụng đất: từ đất NTTS thành đất xây dựng khu neo đậu tránh trú bão (trong đó có cả khu dịch vụ nghề cá). Nước nuôi trồng thủy sản được lấy vào từ sông Thanh Ba và đổ định kỳ xả ra các lạch nhỏ nối ra sông Gianh Để đánh giá chất lượng nước mặt khu vực, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường đã tiến hành lấy mẫu, phân tích một số chỉ tiêu liên quan tại một số điểm, kết quả thu được thể hiện ở Bảng 2.10a và 2.10b. Bảng 2.10a Chất lượng nước mặt TT Chỉ tiêu phân tích ĐVT Kết quả TCVN Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
  • 22. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh 5942:1995 (Cột B) M1 M2 M3 M4 1 pH 8,16 8,14 8,12 8,13 5,5 - 9 2 DO mg/l 4,48 4,74 4,52 4,82 ≥ 2 3 BOD5 mg/l 12,4 13,2 12,7 13,6 < 25 4 COD mg/l 18,6 19,8 19 20,4 < 35 5 Chất rắn lơ lửng mg/l 18 21 19 24 ≤ 80 6 Fe tổng số mg/l 0,05 0,07 0,06 0,07 ≤ 2 7 Mangan mg/l 0,03 0,02 0,03 0,04 ≤ 0,8 8 Đồng mg/l 0,08 0,1 0,09 0,12 ≤ 1 9 Nitrit (tính theo N) mg/l <0,001 0,001 <0,001 0,001 ≤ 0,05 10 Nitrat (tính theo N) mg/l 0,4 0,6 0,4 0,5 ≤ 15 11 Amoniac(tính theoN) mg/l 0,05 0,06 0,05 0,07 ≤ 1 12 Váng dầu mỡ mg/l KHP KPH KPH KPH Xác định cảm quan Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Ghi chú: KPH: Không phát hiện Vị trí lấy mẫu: Thôn 1, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. (các điểm quan trắc được thể hiện trong sơ đồ vị trí lấy mẫu phần phụ lục) M1: Nước mặt hồ nuôi tôm nhà Ông Nguyễn Ngọc Tình. M2: Nước mặt hồ nuôi tôm nhà Ông Phan Văn Doàn. M3: Nước mặt hồ nuôi tôm nhà Ông Nguyễn Văn Tuyênh. M4: Nước mặt hồ nuôi tôm nhà Ông Nguyễn Ngọc Miên. Bảng 2.10b Chất lượng nước mặt TT Chỉ tiêu phân tích ĐVT Kết quả TCVN 5942:1995 (Cột B)M5 M6 M7 M8 1 pH 8,13 8,17 8,22 8,03 5,5 - 9 2 DO mg/l 4,57 5,03 4,78 4,92 ≥ 2 3 BOD5 mg/l 12,5 14,2 12,8 11,2 < 25 4 COD mg/l 18,8 21,3 19,2 16,8 < 35 5 Chất rắn lơ lửng mg/l 22 19 26 24 ≤ 80 6 Fe tổng số mg/l 0,06 0,06 0,04 0,05 ≤ 2 7 Mangan mg/l 0,05 0,04 0,03 0,04 ≤ 0,8 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
  • 23. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh 8 Đồng mg/l 0,06 0,04 0,07 0,03 ≤ 1 9 Nitrit (tính theo N) mg/l <0,001 0,001 <0,001 0,001 ≤ 0,05 10 Nitrat (tính theo N) mg/l 0,4 0,7 0,3 0,2 ≤ 15 11 Amoniac (tính theo N) mg/l 0,07 0,09 0,05 0,05 ≤ 1 12 Váng dầu mỡ mg/l KPH KPH KPH KPH Xác định cảm quan Nguồn: Trung tâm Quan Trắc và Kỹ thuật Môi trường Ghi chú: KPH: Không phát hiện Vị trí lấy mẫu: Thôn 1, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (các điểm quan trắc được thể hiện trong sơ đồ vị trí lấy mẫu phần phụ lục) M5: Nước mặt hồ nuôi tôm nhà Ông Bình phía Tây Nam dự án. M6: Nước mặt hồ nuôi tôm nhà Ông Nguyễn Xuân Lê phía Tây Bắc dự án. M7: Nướcmặthồnuôitôm nhàÔngVinhgiáp KhoCảngxăngdầuQuảngBình. M8: Nước mặt sông Thanh Ba cách cầu Thanh Ba khoảng 100m về phía Bắc. Kết quả phân tích Bảng 2.10a, 2.10b ở trên cho thấy, nước mặt khu vực dự kiến xây dựng dự án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm, các chỉ tiêu đo được đều nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN 5942 : 1995 - Chất lượng nước mặt (Cột B). 2.1.3.3 Chất lượng nước dưới đất Nước dưới đất khu vực xây dựng dự án được khảo sát là nước ngầm mạch nông. Nguồn nước này được khai thác từ độ sâu từ 8 - 10 m bằng các giếng khoan. Chất lượng nước dưới đất được thể hiện qua kết quả phân tích một số chỉ tiêu được trình bày trong bảng sau: Bảng 2.11. Chất luợng nước dưới đất TT Chỉ tiêu phân tích ĐVT Kết quả TCVN 5944:1995 1 pH 8,16 6,5 - 8,5 2 Độ cứng, tính theo CaCO3 mg/l 316 300 500 3 Clorua mg/l 74 200 600 4 Crôm (VI) mg/l < 0,01 ≤ 0,05 5 Đồng mg/l 0,08 ≤ 1 6 Mangan mg/l 0,1 0,1 - 0,5 7 Nitrat mg/l 3,96 ≤ 45 8 Sắt tổng số mg/l 2,3 1 5 9 Sunfat mg/l 19 200 - 400 Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
  • 24. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh Vị trí lấy mẫu: Tại giếng khoan nhà Ông Ngô Văn Phùng, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch. Qua kết quả phân tích ở bảng trên so sánh với TCVN 5944:1995 - Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm - cho thấy tất cả các chỉ tiêu đo được đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, so sánh với tiêu chuẩn 5502:2003 - Nước cấp sinh hoạt - Yêu cầu chất lượng, cho thấy một số chỉ tiêu như, độ cứng, sắt tổng số vượt tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy, nếu sử dụng nguồn nước này cho mục đích ăn uồng cần phải xử lý đạt tiêu chuẩn mới được sử dụng cấp nước cho mục đích ăn uống. 2.1.3.4 Chất lượng bùn đáy Một số mẫu bùn đã được lấy tại vị trí đề xuất đào vào tháng 8 năm 2008 và được đưa đi phân tích các chỉ số chính về chất lượng bùn để xem xét các cách xử lý thích hợp với các yêu cầu về đào và vận chuyển, loại bỏ chúng. Tóm tắt các kết quả phân tích được đưa ra trong bảng 2.14. Chi tiết các kết quả phân tích được đưa ra trong phần phụ lục. Hiện nay không có tiêu chuẩn Việt Nam cho chất lượng bùn thải, tương tự các báo cáo ĐTM được chuẩn bị cho các dự án tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới, tiêu chuẩn chất lượng và phân loại bùn thải tham chiếu với Hướng dẫn Làm sạch Đất của Hà Lan (1995;1999) được áp dụng như tóm tắt trong bảng 2.12 dưới đây. Bảng 2.12 Chất lượng bùn đáy khu vực dự án Vị trí lấy mẫu pH Chất h. cơ (%) K- K2O (%) Na- Na2O % Mg % Zn µg/ g Cu µg/g Fe % Tổng Nitơ % Tổng Phot pho % Hàm lượng mùn % D1 7.7 2.2 0.28 3.59 0.003 33.8 8.95 0.057 0.07 0.06 1.8 D 2 5.3 1.7 0.22 2.47 0.002 20.6 8.01 0.024 0.03 0.04 1.7 D 3 5.7 1.9 0.15 2.19 0.002 18.9 7.39 0.031 0.02 0.03 1.7 Tiêu chuẩn Quốc tế (Hướng dẫn Làm sạch Đất của Hà Lan; 1995; 1999) Loại 1 và 2: Bùn không bị ô nhiễm và có thể thải bỏ không cần xử lý. - <720 <90 - - - - Loại 3: Bùn bị ô nhiễm nhẹ, cần phải quản lý và quan trắc. - - 90-190 - - - - Loại 4: Bùn bị ô nhiễm cần phải xử lý thích hợp. - >720 >190 - - - - (Vị lấy mẫu bùn: Xem phụ lục sơ đồ vị trí lấy mẫu) Theo các kết quả phân tích mẫu và tiêu chuẩn của Hà Lan, bùn được đào có thể xếp vào loại 1 và 2, là loại an toàn cho xử dụng hoặc không cần phải xử lý khi thải bỏ. Theo đề xuất của dự án là bùn thải này có thể được thải bỏ và san lấp các vùng trũng gần khu vực hoặc san lấp mặt bằng dự án khu dịch vụ nghề cá hoặc đắp bờ các hồ ao (chi tiết tại phần Đánh giá tác động Môi trường). 2.1.3.5 Hiện trạng sử dụng đất -ToànbộxãBắcTrạchcó478,2hađấtsảnxuấtnôngnghiệp, Trongđó: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
  • 25. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh +Đấttrồnglúa: 319ha +Đấtnuôitrồngthủysản(NTTS): 75,7ha +ĐấttrồngcâyHNkhác: 83,5ha -Riêngvùngdựán:(thuộcthôn7xãBắcTrạch)cótrên45hađấtsảnxuấtnôngnghiệp. Khu đất dự kiến xây dựng khu neo đậu tàu thuyền hiện tại là đất dùng cho mục đích phát triển nuôi trồng thuỷsảnđượcUBND xãBắcTrạchchomộtsốhộ dânthuêvớitổng diện tích khuđất cầnthuhồi gần 26 ha. Việc thu hồi để dành quỹ đất cho việc xây dựng dự án sẽ làm giảm diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn xã, ảnh hưởng đến cuộc sống của những hộ dân có đất bị thu hồi. Diên tích đất của khu vực xã BắcTrạchđượcphânbổnhưsau: Phân bổ SDĐ trước DA PhânbổSDĐsauDA: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Đất trồng lúa: 319, 67% Đất TNTS: 75.7, 16% Đất trồng cây HN khác: 83.5, 17% Đất trồng lúa: 319, 70.5% Đất NTTS: , 49.5, 11% Đất trồng cây HN khác 83.5, 18.5%
  • 26. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh Bảng 2.13: Tóm tắt các tác động của tiểu dự án do thu hồi đất Tiểu dự án Số hộ BAH nghiêm trọng (Hộ) Số hộ BAH nhẹ (Hộ) Tổng số hộ BAH Cửa Gianh Tổng số Mất >50% nhà Mất cửa hàng Mất >20% đất NN Mất đất thổ cư <20% đất NN Mùa màng/cây cối Số hộ Số người 33 0 0 0 0 0 0 33 135 Diện tích đất thu hồi Đất thổ cư (m2 ) Đất NN (m2 ) Đất rừng (m2 ) Đất thủy sản (m2 ) Đất khác (m2 ) Tổng (m2 ) 0 0 0 200.000 0 200.000 Các tài sản khác Nhà ở (m2 ) Cửa hàng (m2 ) Mùa màng (m2 ) Cây cối (trees) Mồ mả (unit) Tài sản khác 0 0 200.000 0 6 23.374 m3 (đất, đá, bê tông) Nguồn: Ban đền bù huyện Bố Trach 2.1.4 Đặc điểm hệ sinh thái: Khu vực dự kiến triển khai xây dựng dự án thuộc vùng đồng bằng ven biển (hạ lưu sông Gianh và sông Thanh Ba), vì vậy hệ sinh thái khu vực cũng mang đặc điểm của hệ sinh thái vùng đồng bằng ven biển, bao gồm: - Hệ sinh thái trên cạn: + Thực vật: Cây trồng chủ yếu là bạch đàn, dương và các loài cây bụi. Ngoài ra còn có các cây trồng của các hộ gia đình (phía Tây và phía Nam dự án) bao gồm các loại cây ăn quả (chanh, ổi, xoài...), cây hoa màu (khoai, ngô, lạc, ớt, đậu...), và một số loại cây hoa màu khác. + Động vật: Các loài động vật trên cạn có số lượng không đáng kể, chủ yếu là các loài gặm nhấm, bò sát, ếch nhái..., các loài động vật nuôi như: trâu, bò, gà, vịt, ngan,...và các loài động vật hoang như: chim, cò,... - Hệ sinh thái dưới nước: Các số liệu về hiện trạng hệ thủy sinh vật khu vực dự án được tham khảo từ "Báo cáo ĐTM về thủy sinh vật của khu vực dự án xây dựng nhà máy xi măng phía Bắc Quảng Bình" do Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật thực hiện . Báo cáo này trình bày các kết quả điều tra, nghiên cứu hiện trạng khu hệ thủy sinh vật tại các loại hình thủy vực ở 3 huyện Bố Trạch, Quảng Trạch và Tuyên Hóa của tỉnh Quảng Bình. Đối tượng điều tra nghiên cứu bao gồm thực vật nổi (Phytoplankton), thực vật thủy sinh bậc cao (Macrophyta), động vật nổi (Zooplankton), động vật đáy (Zoobenthos) và cá (Pisces). a. Thực vật nổi: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
  • 27. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh Trong năm 2006, sau đợt khảo sát về mùa khô (7/2006), thực vật nổi xác định được 46 loài. Cụ thể ngành vi khuẩn Lam (Cyanobacteria) 6 loài, tảo Lục (Chlorophyta) 10 loài, tảo Mắt (Euglenophyta) 4 loài, tảo Silic (Bacillariophyta) 23 loài, tảo vàng (Xanthophyta) 1 loài và tảo vàng ánh (Chrysophyta) 2 loài. Mật độ thực vật nổi trong khu vực vào thời điểm này dao động từ 3.500-98.600 tb/l. Kết quả khảo sát và phân tích vào mùa mưa (11/2007), thực vật nổi xác định được 93 loài. Cụ thể ngành vi khuẩn Lam (Cyanobacteria) 5 loài, tảo Lục (Chlorophyta) 11 loài, tảo Mắt (Euglenophyta) 2 loài, tảo Silic (Bacillariophyta) 68 loài, tảo Giáp (Dinophyta) 8 loài. So với kết quả nghiên cứu tại khu vực trên ở thời điểm (7/2006) có 46 loài, thì thành phần loài như trên là cao gấp 2 lần. Tổng số loài trong khu vực là 126 loài thuộc 34 họ. Mật độ thực vật nổi không cao, doa động từ 4.000 - 31.000 tb/l. Nguyên nhân chủ yếu làdo lũ từ thượng nguồn đổ về và cường độ quang hợp của thực vật nổi trong thời điểm này thấp. b. Thực vật thủy sinh bậc cao: Thực vật thủy sinh bậc cao có 10 loài. Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) có 4 loài, lớp hoa Loa kèn (Liliopisida) có 6 loài. Thực vật thủy sinh có hoa tập trung nhiều rộng khắp các vùng, tập trung dày ở độ sâu 0,5m - 1,0m, cho đên độ sâu 1,5m. Sinh khối 2,5 - 4,5 kg/m2 , khi tàn lụi chỉ còn 0,2 kg/m2 vào các tháng 11 - tháng 12. c. Động vật nổi: Thời điểm mùa khô, khảo sát tháng 7/2006 đã xác định được 46 loài động vật nổi, các loài nước lợ chiếm ưu thế, trong đó giáp xác chân chèo (Copepoda) 19 loài chiếm 41,3%, giáp xác râu ngành (Cladocera) 17 loài chiếm 36,96%, trùng bánh xe (Rotatoria) 3 loài chiếm 6,5%. Trong thành phần loài, thấy có cả loài nước ngọt và nước lợ. Mật độ động vật nổi từ 760con/m3 đến 11.133 con/m3 . Các loài giáp xác chân chèo chiếm tới 80% tổng số cá thể. Thời điểm mùa mưa, khảo sát tháng 11/2007 (cuối mùa lũ, do nước từ thượng nguồn đổ về cho nên độ mặn phía hạ lưu sông Gianh và các thủy vực không cao, từ 5-7%o), đã xác định được 33 loài động vật nổi, trong đó giáp xác chân chèo (Copepoda) 10 loài chiếm 30,3%, giáp xác râu ngành (Cladocera) 21 loài chiếm 63,64%, trùng bánh xe (Rotatoria) 1 loài chiếm 3,03% và Ostracoda 1 loài chiếm 3,03%. Trong thành phần loài thời điểm này chỉ thấy các loài nước ngọt. Mật độ động vật nổi tương đối ổn định, dao động từ 4.040 con/m3 đến 10.336 con/m3 . Nhìn chung, thành phần loài động vật nổi ở các lần khảo sát từ 7/2006 ÷ 11/2007 đã xác định được 60 loài (số loài nước ngọt chiếm ưu thế). Cấu trúc thành loài phụ thuộc rất nhiều vào mùa mưa hay mùa khô. d. Động vật đáy: Động vật đáy có 19 loài (kết quả khảo sát năm 2002), trong đó có 4 loài giun nhiều tơ (Polychaeta). Kết quả khảo sát năm 2006 đã xác định được 25 loài, kết quả khảo sát 11/2007 xác định được 18 loài nâng tổng số loài động vật đáy cho khu vực là 38 loài. Trung lưu sông Gianh hiện tại có khá nhiều hến, loại đường kính vỏ hến trên dưới 10mm, rất ít cá thể đạt trên 30mm. Ốc bươu vàng cũng khá phổ biến trong các ruộng lúa tái sinh. Hầu hết các loài động vật đáy xác định được ở trên đầu thuộc loài phân bố rộng, nhóm chiếm ưu thế hơn cả là 2 bộ Bivalvia (hai mảnh vỏ) và Gastropoda (ốc) thuộc nhóm Mollusca (thân mềm). Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
  • 28. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh e. Thành phần loài cá ở vùng khảo sát: Từ trước đến nay đã có những nghiên cứu về khu vực hệ cá ở tỉnh Quảng Bình, nhưng chủ yếu mới chú ý đến thành phần loài cá ở phần phía Bắc của tỉnh như khu hệ cá Phong Nha - Kẽ Bàng, dọc tuyến giao thông đường HCM, phần thượng nguồn sông Gianh như Cha Lo, Khe Ve, phà Minh Cầm… Trong đợt khảo sát năm 1996 tại Phong Nha - Kẽ Bàng đã xác định được 61 loài thuộc 23 họ. Một số loài cá đại diện cho vùng núi cao như cá Mại khe, một số loài đại diện cho vùng cá đồng bằng như cá Rô, cá Quả, một số loài địa diện cho cá nước lợ, ven biển như cá Hanh, cá Căng. Khu hệ này với 35 loài cá kinh tế, 13 loài cá có màu sắc đẹp làm cá cảnh hấp dẫn du lịch và có 4 loài đặc hữu ở Quảng Bình và vùng lân cận. Nhìn chung khu hệ cá vùng Bắc Quảng Bình như vùng Phong Nha - Kẽ Bàng, sông Con, sông Gianh và các thủy vực lân cận còn khá phong phú. Theo kết quả nghiên cứu gần đây, đã xác định được 73 loài thuộc lưu vực sông con và sông Phong Nha, 48 loài thuộc lưu vực sông Gianh, trong tổng số 108 loài có 17 loài có giá trị kinh tế. 2.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội của cộng đồng tại địa phương: * Tình hình phát triển kinh tế Bắc Trạch và Thanh Trạch là 2 xã vùng đồng bằng ven biển nằm về phía Bắc của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Nền kinh tế của hai xã này phát triển chủ yếu dựa trên một số ngành nghề như: đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, buôn bán, kinh doanh, sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gia súc gia cầm. Trong đó đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản là một trong những ngành nghề chính của người dân hai xã Bắc Trạch và Thanh Trạch. Cùng với sự phát triển chung của toàn tỉnh, trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như các cấp, các ngành của tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Bố Trạch nói riêng. Hai xã Bắc Trạch và Thanh Trạch đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ thuần nông sang một số ngành nghề khác như : phát triển nuôi trồng thuỷ sản, từ đánh bắt gần bờ sang đánh bắt thuỷ hải sản xa bờ đã làm cho đời sống kinh tế của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Việc đầu tư xây dựng dự án khu neo đậu tránh trú bão cho tầu cá Cửa Gianh nhằm mục đích xây dựng nên hệ thống hạ tầng về nghề cá, đảm bảo cho các đội tàu cá hoạt động an toàn, thuận lợi, phục vụ cho cộng đồng ngư dân. Mặt khác, tạo ra khu vực trú ẩn an toàn cho các đội tàu đánh cá khi có gió, bão, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và phưong tiện đánh bắt của ngư dân làm nghề biển, đây là tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của xã Bắc Trạch, xã Thanh Trạch và các xã lân cận, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và vững chắc, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản đạt trình độ phát triển ngang mức bình quân của cả nước. * Y tế, giáo dục - Về giáo dục : Toàn xã Bắc Trạch hiện tại đã có 01 Trường Tiểu học, 01 trường Trung học cơ sở. Toàn xã Thanh Trạch hiện tại đã có 02 Trường tiểu học và 01 trường Trung học cơ sở đảm bảo nhu cầu về học tập cho con em trên địa bàn 2 xã. Trong những năm gần đây tỷ lệ học sinh đến trường tại 2 xã là rất cao. Các trường học trên địa bàn xã nằm cách xa khu vực dự án khoảng trên 2km, do vậy các tác động về môi trường do dự án gây ra đối với học sinh là Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
  • 29. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh ít có khả năng xảy ra. - Về y tế : Xã Bắc Trạch và xã Thanh Trạch hiện tại mỗi xã đều đã có 01 Trạm y tế với đội ngũ các cán bộ có năng lực và phẩm chất đạo đức phục đảm bảo nhu cầu khám và điều trị cho người dân trên địa bàn xã trước khi chuyển lên các bệnh viện tuyến trên. * Hệ thống giao thông Khu vực xây dựng dự án có hệ thống giao thông thuận lợi cả về hiện tại cũng như trong thời gian tới, dự án nằm kề bên đường quốc lộ 1A đây là điều kiện thuận lợi cho việc thi công cũng như khi dự án đi vào hoạt động. Bên cạnh đó khu vực dự án còn có hệ thống giao thông thủy truyền thống khá thuận lợi cho tàu thuyền ra vào khi dự án đi vào hoạt động. * Cấp điện Hiện tại khu vực dự án có mạng lưới cung cấp điện hoàn chỉnh từ lưới điện Quốc gia. Khu vực dự án đã có các tuyến đường dây hạ thế 22/0,4 KV phục vụ khu dân cư. Khi dự án đi vào hoạt động nguồn điện sẽ được kết nối từ trạm biến áp của khu vực để phục vụ cho hoạt động của dự án. Ngoài ra các nhu cầu về nhiên liệu và năng lượng khác cũng dễ dàng đáp ứng qua các mạng lưới cung ứng dịch vụ vật tư trên địa bàn xã Bắc Trạch. * Cấp nước Hiện tại khu vực dự kiến triển khai dự án chưa có hệ thống cấp nước sinh hoạt, người dân khu vực chủ yếu sử dụng nước dưới đất thông qua các giếng đào và giếng khoan để lấy nước phục vụ cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt. * Thoát nước Khu vực thực hiện dự án chưa có hệ thống thoát nước. Vì vậy, toàn bộ nước thải (nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn,...) được thoát tự nhiên theo địa hình về các vùng trũng sau đó được thoát trực tiếp ra sông Gianh và sông Thanh Ba. * Văn hoá, du lịch Quảng Bình nằm ở dải đất miền Trung, có biển, rừng với nhiều cảnh quan thiên nhiên và thắng cảnh nổi tiếng, là vùng đất văn vật có di chỉ văn hoá Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn hoá Hoà Bình và Đông Sơn, nhiều di tích lịch sử như: Quảng Bình quan, Luỹ Thầy, Rào Sen, Thành quách thời Trịnh- Nguyễn. Nhiều địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, đường Hồ Chí Minh, và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Khu vực dự kiến triển khai dự án thuộc vùng hạ lưu sông Gianh, khu vực này không có các di tích lịch sử hay các công trình văn hoá nói trên. Vì vậy, quá trình hình thành và hoạt động của dự án sẽ không gây tác động đến các công trình văn hoá và lịch sử nổi tiếng của dãi đất Quảng Bình. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
  • 30. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh Chương 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1. Sàng lọc tác động môi trường Giai Hoạt Tác động Sàng lọc tác động Báo cáo Đánh giá tác động môi trường - Làm thay đổi mục đích sử dụng đất, giảm diện tích đất nuôi trồng thủy sản. - Ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ bị thu hồi đất. - Các vấn đề xã hội phát sinh. - Ô nhiễm không khí (bụi, khí thải) và tiếng ồn trong quá trình vận chuyển đổ bùn thải. - Ô nhiễm nước mặt - Lầy lội mất vệ sinh do bùn thải - Xói lỡ vùng lân cận. - Ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong khu vực. - Ảnh hưởng hệ sinh thái thủy sinh trong khu vực - Gia tăng nồng độ dầu mỡ nguồn nước mặt - Ô nhiễm không khí do khí thải của tàu - Sự cố về tai nạn giao thông, tràn dầu. - Ô nhiễm không khí do mùi hôi, tanh… - Gia tăng ô nhiễm nước do nước thải. - Tăng lượng rác thải - Ô nhiễm không khí (bụi, khí thải) và tiếng ồn - Ô nhiễm nước mặt - Ô nhiễm do chất thải rắn phát sinh - Ô nhiễm không khí (bụi, khí thải) và tiếng ồn - Ô nhiễm nước mặt - Ô nhiễm không khí (bụi, khí thải) và tiếng ồn - Ảnh hưởng giao thông đi lại - Gia tăng xâm nhập mặn - Ảnh hưởng hệ sinh thái khu vực - Ô nhiễm nước mặt - Ô nhiễm không khí. Giải phóng mặt bằng Hoạt động của tàu ra vào cảng neo trú Giai đọan Tiền thi công Giai đoạn thi công Giai đoạn Vận hành Hoạt động của các dịch vụ nghề cá. Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng. Nạo vét khu neo đậu và luồng tàu. Thi công các hạng mục công trình gồm: đê chắnsóng,trụneođậutàu,kèbảovệbờ,khu dịchvụ nghềcá… San lấp mặt bằng khu dịch vụ Hoạt động nạo vét định kỳ.
  • 31. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh đoạn động GIAI ĐOẠN TIỀN THI CÔNG Giải phóng mặt bằng - Làm thay đổi mục đích sử dụng đất. - Toàn bộ diện tích đất khu vực dự án là đất NTTS (nuôi t khoảng 20ha, (không có đất thổ cư) bị thu hồi. Việc chuyển đổi đích sử dụng đất sẽ làm giảm diện tích đất NTTS trong khu vực. - Ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ bị thu hồi đất. - Cuộc sống của các hộ gia đình bị thu hồi đất sẽ bị xáo trộn ( hộ). Tuy nhiên, việc thu hồi đất NTTS sẽ ảnh hưởng không nhi sống, sinh hoạt và thu nhập của các hộ này, do năng suất NTTS thấp và nghề chính của họ là sản xuất nông nghiệp. - Các vấn đề xã hội phát sinh. - Nếu vấn đề đền bù và chính sách hỗ trợ không thỏa đáng sẽ nhân phát sinh các xung đột xã hội. GIAI ĐOẠN THI CÔNG Nạo vét khu neo đậu và luồng tàu. - Ô nhiễm không khí (bụi, khí thải) và tiếng ồn. Hoạt động nạo vét khoảng 428.000 m3 bùn tại luồng tàu và kh (trong đó khoảng ½ lượng bùn sẽ được san lấp các hồ nuôi tôm k ½ sẽ được đổ tại khu vực bãi thải Đồng Miếu), sẽ yêu cầu huy hút bùn, phương tiện vận chuyển đổ đất, bùn thải v.v.. Vì vậy, động về bụi, ồn, khí thải sẽ là không tránh khỏi. - Ô nhiễm nước mặt. Quá trình nạo vét sẽ làm gia tăng độ đục khu vực hạ lưu sông Gia Thanh Ba (khoảng 15000m2 mặt nước sông). Có thể gây ô nhiễm n mặt do phát sinh dầu mỡ từ các loại máy thi công. Việc đổ thải san lấp mặt bằng khu dịch vụ nghề cá (khu A) và đổ đổ tại Đồng Miếu (khu B) có thể gây ô nhiễm nước sông Giang T nước mặt khu vực tại xã Đồng Miếu - Lầy lội mất vệ sinh do bùn thải Vị trí điểm đổ bùn thải tại khu đất giáp dự án và tkhu vực Đồng dự án khoảng 700m. Do vậy, tình hình ô nhiễm đầu các tuyến khó tránh khỏi do bùn bám dính vào bánh xe trong quá trình vậ Công tác quản lý và đổ bùn thải sẽ được trình bày tại chương cáo. - Xói lỡ vùng lân cận. Hoạt động nạo vét có thể gây xói lở vùng lân cận. Tuy nhiên, d án nằm ở lạch cụt của sông Thanh Ba nên các tình trạng về ngập và dòng chảy sông không bị thay đổi nhiều. - Ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong khu vực Hoạt động nạo vét làm xáo trộn mặt nước và bùn đáy, làm gia tă ở vùng cửa sông Thanh Ba và sông Gianh, trong khoảng 15000m2 đặc biệt là vùng hạ lưu sông. Các tác đông này sẽ gây đến hệ sinh thái trong khu vực như làm mất nơi cư trú, giảm số thể của loài, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển. Thicông cáchạng mụccông trìnhgồm: đêchắn sóng,trụ neođậu tàu,kè bảovệbờ, khudịch vụnghềcá Ô nhiễm không khí (bụi, khí thải) và tiếng ồn Thi công xây dựng các hạng mục công trình sẽ chủ yếu cần phả các phương tiện thi công cơ giới lớn. Các tác động về bụi, khí th ồn là không thể tránh khỏi. - Ô nhiễm nước mặt Quá trình thi công sẽ tạo ra một lượng nước thải do hoạt động nhân trên công trường. Do lượng công nhân không nhiều do vậ ô nhiễm không cao nhưng cần phải được đo đạc và giám sát thư vì sẽ làm phát sinh ảnh hưởng nhất định đến chất lượng nước nhận. - Ô nhiễm do chất thải rắn phát sinh Rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng tuy ít nhưng có khả n nhiễm cao. Do đó, cần phải có biện pháp thu gom, xử lý thích hợ Rác thải xây dựng ít gây ô nhiễm và có khả năng tái sử dụng n tác động không đáng kể. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
  • 32. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh San lấp mặt bằng - Ô nhiễm không khí (bụi, khí thải) và tiếng ồn Hoạt động san lấp mặt bằng với khối lượng san lấp là 30.475m huy động một lượng lớn phương tiện vận chuyển và máy thi côn các tác động về không khí, tiếng ồn là khó tránh khỏi. Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng. - Ô nhiễm không khí (bụi, khí thải) và tiếng ồn Hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và máy làm phát sinh bụi, khí thải và tiếng ồn trong suốt quá trình thi c vi ảnh hưởng bao gồm khu vực thi công, trên tuyến đường vận nơi lấy nguyên vật liệu. Đây là nguồn gây ô nhiễm không kh rộng, do vậy cần phải có biên pháp giảm thiểu tích cực. - Ảnh hưởng giao thông đi lại Hoạt động vận chuyển là gia tăng mật độ xe lưu thông trên đư thời các phương tiện vận chuyển phục vụ thi công thường là trọng tải lớn và là nguồn gây ô nhiễm chính trên tuyến đường. Đ chuyển chủ yếu là khu vực phía Bắc huyện Bố Trạch. Đối tượ hưởng là người tham gia giao thông và dân cư sống dọc tuyến đư GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH Hoạt động của tàu ra vào cảng neo trú - Ảnh hưởng hệ sinh thái thủy sinh trong khu vực Sau khi dự án hoàn thành lượng tàu bè ra vào cảng sẽ nhiều nhiên, mức độ ảnh hưởng đối với hệ sinh thái không nhiều so vớ có dự án, do là hiện tại tàu bè vẫn thường xuyên neo đậu trong k - Gia tăng nồng độ dầu mỡ nguồn nước mặt Nước mặt bị nhiễm dầu chỉ xuất hiện khi có sự cố xảy ra như rò tàu, đắm tàu, sửa chữa tàu thuyền (đặc biệt khi thời tiết xấu). các sự cố này ít có khả năng xảy ra hơn khi khu neo đậu tàu thành. Một lượng nhỏ dầu mỡ cũng được sinh ra khi các tàu n khu cư trú bão do dò rỉ hoặc rửa tàu be,.. - Ô nhiễm không khí do khí thải của tàu Hoạt động của tàu thuyền sẽ có phát sinh khí thải. Tuy nhiên, tải thải của tàu không lớn và mặt thoáng rộng nên khả năng gâ không đáng kể. - Sự cố về tai nạn giao thông, tràn dầu. Khi dự án được hình thành, các sự cố về tai nạn giao thông, trà có khả năng xảy ra hơn khi chưa có dự án. Hoạt động của các dịch vụ nghề cá. - Ô nhiễm không khí do mùi hôi, tanh… Mùi chỉ có thế phát sinh trong trường hợp hệ thống xử lý nước được vận hành và bảo dưỡng đầy đủ đúng quy trình, hệ thống bị - Gia tăng ô nhiễm nước do nước thải. Nước thải sẽ được tho gom, dẫn về hệ thống xử lý trước th Thanh Ba và sông Gianh. Tuy nhiên, nếu hệ thống xử lý khôn có thể sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nước tiếp nhận. - Tăng lượng rác thải Rác thải nếu không được thu gom, quản lý tốt sẽ làm ô nhiễm n mặt sông Thanh Ba, sông Gianh, nước biển ven bờ và khu vực d Hoạt động nạo vét định kỳ. - Gia tăng xâm nhập mặn Hoạt động nạo vét làm tăng độ sâu lòng sông dẫn đến gia tăng mặn vùng cửa sông. - Ảnh hưởng hệ sinh thái khu vực Hoạt động nạo vét làm xáo trộn mặt nước và bùn đáy, làm gia tă ở vùng cửa sông Thanh Ba và sông Gianh, đặc biệt là vùng hạ Các tác đông này sẽ gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong kh làm mất nơi cư trú, giảm số lượng cá thể của loài, ảnh hưởng đ trưởng và phát triển. - Ô nhiễm nước mặt Quá trình nạo vét sẽ làm gia tăng độ đục khu vực hạ lưu sông sông Thanh Ba. Có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt do phát si từ các loại máy thi công. - Ô nhiễm không khí Hoạt động nạo vét sẽ yêu cầu huy động máy hút bùn, phươn chuyển đổ đất, bùn thải v.v.. Vì vậy, những tác động về bụi, ồ Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
  • 33. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh sẽ là không tránh khỏi. Tuy nhiên, đối với hoạt động nạo vét đị lượng nạo vét sẽ không nhiều, thời gian thi công ngắn nên các t khí thải được giảm thiểu đáng kể. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
  • 34. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh Phạm vi ảnh hưởng của dự án: - Tại khu vực dự án: Bao gồm phần hạ lưu sông Gianh, sông Thanh Ba, khu dân cư gần nhất của 2 xã Thanh Trạch và Bắc Trạch. Khoảng cách từ dự án đến khu dân cư gần nhất của 2 xã Bắc Trạch và Thanh Trạch là trên 400m. Do vậy, mức độ tác động của khí thải, tiếng ồn, nước thải … đến khu dân cư là không đáng kể. - Tại khu vực đổ bùn thải từ quá trình nạo vét khu neo đậu và luồng tàu: Gồm khu vực Đồng Miếu của 2 thôn Thanh Vinh và Thanh Khê (xã Thanh Trạch) và khu đất giáp phía Tây dư án. - Trên tuyến đường chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng: bao gồm dân cư sống ven tuyến đường và người tham gia giao thông. Phần tiếp theo sẽ trình bày các phân tích chi tiết nguyên nhân, diễn biến và mức độ của các tác động tiềm tàng của dự án đã được sàng lọc trong Bảng trên. 3.2 Các tác động tiềm tàng trong giai đoạn tiền thi công: 3.2.1 Thay đổi hiện trạng sử dụng đất, chiếm dụng đất nông nghiệp Do khu tránh trú bão được xây dựng ở khu vực bãi bồi và thềm sông nơi có các đầm nuôi tôm của các hộ dân nên phải thu hồi đất của một số hộ để phục vụ việc thi công các công trình. Tuy nhiên, tiểu dự án không có thu hồi đất ở và không gây ra các tác động tái định cư vì không có hộ nào cư trú tại khu vực dự án. Dự kiến có 33 hộ sẽ bị thu hồi vĩnh viễn khoảng 20 ha đất nuôi trồng thủy sản. Các tài sản có trên đất bị ảnh hưởng (BAH) gồm 6 chòi canh đầm tôm, 6 ngôi mộ, 22.820 m3 đất đắp đê ngăn các ao nuôi tôm, 472 m3 đá lát gia cố mái đê ngăn ao, và 82 m3 bê tông cống lấy nước vào ao tôm. 3.2.2 Ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ dân bị thu hồi đất Việc thu hồi diện tích đất sản xuất vỉnh viễn sẽ ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của các hộ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không lớn vì nghề chính của họ là sản xuất nông nghiệp. Tất cả các hộ bị ảnh hưởng đều làm nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản. Mặt khác, các hộ bị ảnh hưởng sẽ có điều kiện chuyển đổi nghề sang kinh doanh dịch vụ phục vụ nghề cá sau khi dự án hoàn thành, tạo việc làm cho nhiều lao động. 3.2.3. Các vấn đề xã hội phát sinh: Việc đền bù giải phóng mặt bằng có thể sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực về mặt xã hội. Nếu giá trị đền bù tài sản không thỏa đáng hoặc không có các chính sách hổ trợ cho các hộ dân khó khăn khi bị thu hồi đất vĩnh viễn, đó là những nguyên nhân gây nên các xáo trộn và xung đột xã hội. Tuy nhiên, theo báo cáo Kế hoạch tái định cư (RAP): mục tiêu của chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng là tránh hoặc giảm thiểu các tác động bất lợi đến người dân. Trong trường hợp không thể tránh khỏi thì phải đền bù cho tất cả các tài sản bị ảnh hưởng và hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng nhằm đảm bảo cho họ đạt được mức sống như trước khi có Dự án hoặc tốt hơn. Do vậy, các vấn đề xã hội phát sinh ít có khả năng xảy ra đối với tiểu dự án này. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
  • 35. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh Các tác động về thu hồi và đền bù giải phóng mặt bằng được mô tả cụ thể trong báo cáo RAP của tiểu dự án. 3.3. Các tác động tiềm tàng trong giai đoạn thi công: 3.3.1. Ô nhiễm nước mặt: a. Tác động do nạo vét khu neo đậu và luồng tàu: Tuy dự án chưa hình thành nhưng hiện tại tàu thuyền vẫn thường xuyên ra vào và neo đậu tại khu vực dự kiến thực hiện dự án. Tuy nhiên, tàu thuyền ở đây chủ yếu công suất nhỏ đánh bắt gần bờ, số lượng ít khoảng 10-20 tàu/ngày. Hoạt động của tàu thuyền có ảnh hưởng đến chất lượng nước sông nhưng ở mức độ nhẹ. Với diện tích nạo vét khu neo đậu tàu khoảng 20ha và luồng tàu 1,4ha; chiều sâu nạo vét là - 2.7m. Thời gian thi công nạo vét dự kiến 12 tháng. Việc nạo vét luồng tàu và khu neo đậu sẽ làm tăng ô nhiễm nguồn nước mặt sông Gianh và sông Thanh Ba, như làm tăng độ đục, dầu mỡ... Trong đó tác động chính là gia tăng độ đục, còn lượng dầu mở rò rỉ phát sinh do tàu hút là không đáng kể. Ước tính tổng diện tích mặt nước sông Gianh bị ảnh hưởng xung quanh khu nạo vét khoảng 15000m2 . Khi độ đục trong nguồn nước cao cùng với sự xuất hiện dầu mỡ trong nước sẽ làm ngăn cản quá trình quang hợp và khuếch tán ô xy trong không khí vào môi trường nước, vì vậy sẽ làm giảm lượng ô xy hoà tan trong nước gây ảnh hưởng đến đời sống thuỷ sinh chịu tác động, đặc biệt là những sinh vật đáy. Mặt khác, quá trình nạo vét sẽ làm mất lớp trầm tích đáy, làm mất nơi cư trú, nơi kiếm thức ăn và các bãi đẻ tự nhiên của các loài thuỷ sinh đáy. Như vậy, có thể đánh giá mức độ tác động của hoạt động nạo vét đối với nước mặt là ở mức cao. Tuy nhiên, đây là tác động ngắn hạn (12 tháng) và có khả năng phục hồi nhanh sau khi kết thúc nạo vét. b. Tác động của việc đổ thải tại khu vực san lấp khu dịch vụ nghề cá và xãkhu vực Đồng Miếu : Theo kết quả phân tích chất lượng bùn đáy tại chương II, bùn được đào có thể xếp vào loại 1 và 2 (theo Tiêu chuẩn Hà Lan), là loại an toàn cho sử dụng hoặc không cần phải xử lý khi thải bỏ. Theo đề xuất của dự án là ½ lượng bùn thải sẽ được hút và đổ trực tiếp để san lấp các vùng trũng gần khu vực và san lấp mặt bằng dự án khu dịch vụ nghề cá. (khu A). Khoảng 1/2 lượng bùn còn lại sẽ được chở đi đổ tại khu vực Đồng Miếu (khu B). Công tác đổ bùn thải cụ thể như sau: - Khu A: là khu vực đất trống liền kề với quy hoạch khu dịch vụ nghề cá của dự án và giáp với đường giao thông (quốc lộ 1A củ). Khu đất này hiện là đầm nuôi tôm của các hộ dân thuộc xã Bắc Trạch, với diện tích khoảng 43.000m2 . Sau khi dự án hình thành thì các đầm này không thể phát triển nuôi trồng thủy sản nên UBND xã Bắc Trạch đã tiến hành thu hồi đất để sử dụng cho mục đích khác (hiện tại chính quyền xã chưa có kế hoạch cụ thể về mục đích sử dụng đất đối với khu đất này). Việc đổ bùn nạo vét san lấp khu vực này Chủ dự án đã có biên bản thống nhất với địa phương UBND xã Bắc Trạch ngày 24/6/2007. Chiều cao san lấp ngang với mặt đường hiện tại. Tổng lượng san lấp ước tính khoảng trên 200.000m3 . Do bùn được hút lên là bùn lỏng nên sẽ có một lượng nước rỉ ra từ bùn chảy tràn ra khu vực xung quanh. Nước từ bùn thải có chứa nhiều chất rắn lơ lững nên sẽ gây đục nguồn nước tiếp nhận. Do Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
  • 36. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh vậy cần có biện pháp quản lý, thu gom hợp lý trước khi thải vào nguồn tiếp nhận nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặt trong khu vực. Dự kiến nguồn thải này sẽ thu gom bằng hệ thống mương thoát tạm dẫn ra sông Thanh Ba (chiều dài mương dẫn khoảng 200m). Khi thời tiết bình thường không có mưa, lượng nước rỉ ra từ bùn không lớn, lưu lượng dòng chảy nhỏ và có thể lắng đáng kể một lượng chất rắn lơ lững trong quá trình chảy từ mương dẫn. Trong điều kiện thời tiết có mưa, nước mưa chảy tràn sẽ làm cho lưu lượng dòng chảy tăng lên đáng kể. Nếu mưa lớn tạo nên dòng chảy mạnh sẽ cuốn trôi đất bùn trên bề mặt bãi thải, làm tăng độ đục nguồn nước mặt. Đây là trường hợp bất khả kháng, song thời gian có mưa xuất hiện thường không kéo dài. Nhà thầu thi công cần thực hiện tốt biện pháp quản lý bùn thải không bị cuốn trồi khi có mưa. Nước thải bùn từ khu A sẽ ảnh hưởng trược tiếp đến phần hạ lưu sông Thanh Ba, làm tăng độ đục của sông và ảnh hưởng đến đời sống của các loài sinh vật sống trong đoạn sông này (chiều dài lưu vực sông Thanh Ba bị ảnh hưởng tiếp giáp với sông Gianh khoảng 500m) (bổ xung đánh giá tác động của nước thải từ bùn và nước chảy tràn khi có mưa tới chất lượng nước sông Giamh???) Khu B: bãi đổ tại Đồng Miếu thuộc thôn Thanh Vinh và Thanh Khê, xã Thanh Trạch, cách khu vực dự án khoảng 500m về phía Nam theo QL1A. Đây là một vùng trũng bỏ hoang, có độ sâu khoảng trên 2m so với mặt đường, trữ lượng bãi thải ước tính khoảng 270.000m3 . Vùng trũng này thường kiệt nước vào mùa khô và mùa mưa thì đầy nước (lưu thông với sông Thanh Ba), bao bọc xung quanh là khu dân cư của xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch. Đây là khu vực đã bỏ hoang và trở thành nơi xã nước thải sinh hoạt của dân cư xung quanh làm cho khu vực này đang có dấu hiệu bị ô nhiễm, đặc biệt vào mùa mưa. Việc san lấp vùng trũng này sẽ làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm hiện tại. Ngoài ra, khu đất dự kiến đổ thải đã được UBND xã Thanh Trạch quy hoạch thành đất khu dân cư. Tuy nhiên hiện nay xã chưa có đủ kinh phí cho việc san lấp mặt bằng nên việc đổ bùn thải san lấp khu vực này của dự án khu neo đậu tàu thuyền Cửa Gianh là phù hợp với quy hoạch và kinh tế của xã. Việc đổ bùn nạo vét san lấp khu vực này, Chủ dự án đã có biên bản thống nhất với UBND xã Thanh Trạch ngày 25/6/2007. Bùn đáy hút lên được đổ tại bãi dự trữ khu A (giáp dự án) sau khi để thoát nước sẽ còn lại bùn đặc (hoặc bùn khô). Lượng bùn này sẽ được vận chuyển đến bãi thải ở khu B (khu vực Đồng Miếu). Như đã mô tả ở trên, khu vực Đồng Miếu chỉ có nước vào mùa mưa và mùa hè thì cạn nước. Kế hoạch vận chuyển bùn sẽ được thực hiện vào mùa khô nhằm giảm thiểu tác động đến nguồn nước cũng như giảm thiểu tình trạng gây lầy lội trên tuyến đường vận chuyển. Do vậy nước thải từ bùn tại khu vực này là không xảy ra. Đối với nước mưa chảy tràn, do phía Tây của khu vực này giáp với sông Thanh Ba nên khi có mưa thì nước mưa chảy tràn sẽ được dẫn ra sông Thanh Ba. Ngoài ra, theo kế hoạch chiều cao đổ thải phải thấp hơn mặt đường quốc lộ 1A nên sẽ không có tình trạng nước mưa bị ứ động hoặc chảy tràn ra khu vực xung quanh. Hiện tại, toàn bộ khu dân cư thuộc thôn Thanh Trạch, Bắc Trạch và các vùng lân cận chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chung. Hầu hết các hộ đều tự quản lý và xử lý nước thải sinh hoạt của gia đình mình. Tuy nhiên, khi chưa san lấp khu vực trũng này thì các hộ dân liền kề thải nước thải sinh hoạt xuống mà chưa qua xử lý làm ô nhiễm nguồn nước mặt khu vực. Khi tiến Báo cáo Đánh giá tác động môi trường