SlideShare a Scribd company logo
1 of 117
Download to read offline
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
1
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
Cầu Rạch Tra hiện hữu là cầu liên hợp dầm thép - bản bê tông cốt thép, khổ ngang cầu
rộng 5 m, phần xe chạy 3,5 m, lan can và lề bộ hành mỗi bên 0,75 m, tổng chiều dài cầu
khoảng 200 m, gồm 14 nhịp giản đơn 12 m, hai nhịp thông thuyền rộng 15 và 16 m. Tải
trọng khai thác hiện tại là 5 tấn. Đây là cây cầu nối giữa hai huyện Hóc Môn và Củ Chi.
Mặt cắt ngang cầu gồm 4 dầm thép I550 đặt cách khoảng 1,05 m, dầm ngang thép hình
C300 đặt cách nhau 2,95 m liên kết bulông với hệ dầm chủ. Bản bê tông cốt thép liên hợp
dày 20 cm, lớp bê tông nhựa dày trung bình 4 cm, dốc ngang 1,5%. Mố trụ cầu bằng bê
tông cốt thép trên hệ cọc bê tông cốt thép 30x30 cm.
Hiện nay, cầu hiện hữu đã bị hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng. Lớp bê tông đã lão
hóa, gây trơn trợt khi trời mưa, khe co giãn bị bong. Mố trụ cầu bê tông cốt thép bị nứt
nhiều nơi.
Việc đầu tư xây dựng mới cầu Rạch Tra (giai đoạn 1) trên tuyến Tỉnh lộ 9 để thay thế cầu
Rạch Tra hiện hữu đảm bảo đồng bộ tải trọng khai thác trên tuyến; từng bước xây dựng
hoàn chỉnh tuyến Tỉnh lộ 9 theo quy hoạch.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi
trường (ĐTM)
2.1 Các văn bản pháp luật liên quan
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” được
lập dựa trên các cơ sở pháp lý sau:
- Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hoà
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006;
- Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 20/05/1998 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 01/06/1998;
- Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ
họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003;
- Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế
quản lý đầu tư và xây dựng;
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải;
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
2
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 09/08/2006 về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 09/08/2006 về việc xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính
phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi
trường;
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết
bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành
nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư 15/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng về hướng dẫn, thẩm định và phê duyệt
Quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 26/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
Công nghệ và Môi trường về việc công bố danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường
bắt buộc áp dụng;
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về công bố danh sách chất thải nguy hại;
- Quyết định số 126/2007/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2007 của Ủy ban Nhân dân
Thành phố ban hành Quy định về công tác quản lý các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn
ngân sách nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh;
- Quyết định số 453/QĐ-UB ngày 06/02/2004 của Ủy ban Nhân dân Thành phố về tạm
giao chỉ tiêu kế hoạch chuẩn bị đầu tư năm 2004 nguồn vốn ngân sách tập trung;
- Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 10/01/2008 của Ủy ban Nhân dân Thành phố
về giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư xây dựng đợt 1 năm 2008 nguồn vốn ngân sách tập trung,
vốn quảng cáo Đài Truyền hình và vốn viện trợ phát triển (ODA);
- Quyết định số 352/QĐ-SGTCC ngày 30/01/2008 của Sở Giao thông Công chính Thành
phố Hồ Chí Minh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư xây dựng năm 2008 (đợt 1)
nguồn vốn ngân sách tập trung;
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
3
- Quyết định số 2070/QĐ-SGTCC ngày 01/07/2008 của Sở Giao thông Công chính Thành
phố Hồ Chí Minh về duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Tra (huyện Hóc Môn và
huyện Củ Chi);
- Quyết định số 254/QĐ-SGTVT ngày 28/07/2008 của Sở Giao thông Vận tải Thành phố
Hồ Chí Minh về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Tra
(huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi).
2.2 Các tiêu chuẩn môi trường được sử dụng trong ĐTM
- Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (TCVN 5949-1998);
- Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937 - 2005);
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT;
- Tiêu chuẩn ngành 22TCN 242-98, ngày 27/03/1998 của Bộ Giao thông Vận tải về quy
trình đánh giá tác động môi trường khi lập dự án nghiên cứu khả thi và thiết kế xây dựng
các công trình giao thông.
2.3 Nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong ĐTM
- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”;
- Các số liệu, tài liệu về hiện trạng môi trường, kinh tế xã hội tại địa bàn thực hiện dự án -
huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh do Công ty TNHH Tư vấn
Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC tiến hành thu thập để phục vụ cho việc lập báo cáo
đánh giá tác động môi trường;
- Các số liệu điều tra, khảo sát, đo đạc và phân tích tại hiện trường dự án do Công ty
TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường thực hiện, bao gồm các số liệu về: chất
lượng nước mặt, nước ngầm, không khí, bùn đáy, mẫu thủy sinh vật…;
- Các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước về đánh giá tác động môi trường, đánh giá
nhanh như:
+ Lê Trình, Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp và ứng dụng, NXB Khoa học
và Kỹ thuật, 2000;
+ ADB (1990). Environmental Guidelines for Selected Industrial and Power Development
Projects;
+ Alexander P.Economopoulos, Assessment of Sources of Air, Water, and Land
Pollution, Part Approaches for Consideration in formulating Environmental Control
Strategies, WHO, Geneva, 1993;
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
4
+ World Health Organization, Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution,
A guide to rapid source inventory techniques and their use in formulating Environmental
Control Strategies, Geneva, 1993;
+ Metcalf & Eddy, Wastewater Engineering, Mcgraw - Hill, 1999;
+ Cater, Environmental Impact assessment, Mcgraw - Hill, 1996;
- Các báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng đường giao thông:
+ Dự án xây dựng Đại lộ Đông Tây - Sài Gòn;
+ Dự án cải thiện môi trường nước TP.HCM;
+ Dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
3. Phương pháp sử dụng trong quá trình ĐTM
Các phương pháp sau được tham khảo và nghiên cứu sử dụng trong báo cáo đánh giá tác
động môi trường của dự án:
- Phương pháp thống kê: nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy
văn, kinh tế xã hội tại khu vực xây dựng dự án;
- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: nhằm xác
định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu vực dự án;
- Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập:
nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án;
- Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các Tiêu chuẩn môi
trường Việt Nam;
- Phương pháp lập bảng liệt kê và phương pháp ma trận: được sử dụng để lập mối quan hệ
giữa các hoạt động của dự án và các tác động môi trường.
- Phương pháp tham vấn cộng đồng: Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn
lãnh đạo và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện dự án.
4. Tổ chức thực hiện ĐTM
Báo cáo ĐTM của dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” được lập tuân theo những hướng dẫn
của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 09/08/2006 về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường; Nghị định
số 21/2008/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường; và
Thông tư số 05/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng
dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ
môi trường.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
5
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” do chủ đầu tư là
Khu Quản lý Giao thông Đô thị số 3 chủ trì với sự tham gia của các chuyên gia (thuộc
Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC) am hiểu về đánh giá tác động
môi trường với các lĩnh vực chuyên môn sâu như kiểm soát ô nhiễm do nước thải, chất
thải độc hại, kinh tế môi trường, sinh thái môi trường…
Quá trình làm việc để soạn thảo báo cáo bao gồm các bước:
- Thu thập các tài liệu, văn bản cần thiết: điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội
tại khu vực dự án và nhiều văn bản, tài liệu khác có liên quan;
- Thực hiện điều tra, khảo sát hiện trạng các thành phần môi trường theo các phương pháp
chuẩn, bao gồm: khảo sát điều kiện kinh tế - xã hội, khảo sát chất lượng nước mặt, nước
ngầm, chất lượng không khí và tiếng ồn trong phạm vi thực hiện dự án;
- Xác định các nguồn gây tác động, đối tượng, quy mô bị tác động và đánh giá các tác
động do các hoạt động của dự án gây nên đối với các yếu tố môi trường, kinh tế - xã hội,…;
- Đề xuất các giải pháp tổng hợp trên cơ sở khoa học và thực tiễn để hạn chế các tác động
tiêu cực, ngăn ngừa các sự cố môi trường;
- Biên soạn báo cáo và bảo vệ trước Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM theo quy định hiện
hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan tư vấn môi trường: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
(EPC Co., Ltd)
Tên người đứng đầu đơn vị tư vấn: Th.S Nguyễn Nam Sơn - Giám đốc
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Danh sách các thành viên tham gia thực hiện lập báo cáo ĐTM dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
STT Họ và tên Học vị Chuyên ngành
1 Nguyễn Nam Sơn Thạc sĩ AIT Môi trường
2 Đào Hải Yến Thạc sĩ AIT Môi trường
3 Nguyễn Thiên Tứ Cử nhân Sinh thái Môi trường
4 Phạm Văn Miên Cử nhân Sinh thái Môi trường
5 Nguyễn Công Hiệp Cử nhân Quản lý Môi trường
6 Nguyễn Công Nguyên Thạc sĩ Công nghệ Môi trường
7 Lê Thị Thanh Hoa Cử nhân Môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
6
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1 Tên dự án
Tên dự án: Xây dựng cầu Rạch Tra
1.2 Chủ đầu tư
Chủ đầu tư : Khu Quản lý Giao thông Đô thị số 3
Người đại diện : Trần Quang Vinh Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ : 08 Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP.HCM
Điện thoại : (08) 38.834.633 Fax: (08) 38.834.630
Cơ quan chủ quản: Sở Giao thông Vận tải TP.HCM
1.3 Vị trí địa lý của dự án
Cầu Rạch Tra nằm trên địa phận của huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi - Thành phố Hồ
Chí Minh. Theo hệ VN-2000, vị trí của dự án trải dài theo toạ độ từ (1.207.171,340 m;
595.926,446 m) đến (1.207.491,754 m; 597.840,964 m). Giới hạn điểm đầu và điểm cuối
của dự án cụ thể như sau:
- Điểm đầu: giao giữa các đường Tỉnh Lộ 9, Lê Văn Khương và Đặng Thúc Vịnh (cách
cầu Rạch Tra hiện hữu khoảng 1.300 m về hướng Hóc Môn);
- Điểm cuối: trên Tỉnh Lộ 9 (bờ phía huyện Củ Chi - cách cầu Rạch Tra hiện hữu khoảng
700m);
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
7
Hình 1.1 Sơ đồ vị trí cầu Rạch Tra
1.4 Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1 Quy mô công trình, tiêu chuẩn kỹ thuật
- Cấp kỹ thuật của đường: đường phố cấp khu vực;
- Vận tốc tính toán: V = 60 km/h;
- Các tiêu chuẩn thiết kế cầu:
+ Quy mô công trình: vĩnh cửu;
+ Tải trọng: tải trọng HL-93 theo quy trình 22TCN 272-05;
+ Cấp động đất: cấp 6;
+ Khổ cầu: phù hợp với khổ đường.
- Tĩnh không thông thuyền: tĩnh cao H = 7 m; tĩnh ngang B = 50 m;
- Mặt đường: tải trọng trục tính toán 100 kN, mô đun đàn hồi Eyc = 155 Mpa;
- Các tiêu chuẩn thiết kế hình học:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
8
Vận tốc (km/h)
STT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị
60 80
1 Bán kính đường cong bằng tối thiểu Rmin m 125 250
2 Bán kính ĐC bằng tối thiểu thông thường R1 m 250 400
3 Bán kính tối thiểu không cần làm siêu cao R2 m 1.500 2.500
4 Độ dốc dọc lớn nhất ilmax % 4 4
5 Chiều dài dốc tối thiểu Lmin m 150 200
6 Chiều dài dốc lớn nhất Lmax m 500 700
7 Bán kính đường cong lồi tối thiểu Rlồi min m 2.500 4.000
8 Bán kính đường cong lõm tối thiểu Rlõm min m 1.000 2.000
- Mặt cắt ngang cầu:
+ Giai đoạn 1: xây dựng một cầu rộng 14 m
STT Hạng mục Kích thước (m)
1 Làn xe chính 2 x 3,75 = 7,5
2 Làn xe thô sơ 2 x 2,00 = 4,0
3 Lan can (2 bên) 2 x 0,25 = 0,5
4 Lề bộ hành (2 bên) 2 x 1,00 = 2,0
Tổng chiều rộng cầu giai đoạn 1 14,0
+ Mặt cắt ngang quy hoạch:
STT Hạng mục Kích thước (m)
I Tính cho ½ cầu = 14,0
1 Làn xe chính 2 x 3,75 = 7,5
2 Làn xe thô sơ 1 x 3,50 = 3,5
3 Dải an toàn 1 x 0,50 = 0,5
4 Lan can giữa = 0,5
5 Lan can + lề bộ hành (bên ngoài) = 2,0
II Khoảng cách giữa hai cầu = 3,0
III Tổng chiều rộng cầu quy hoạch 2 x 14 + 3 = 31,0
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
9
Hình 1.2 Mặt cắt ngang cầu theo phương án lựa chọn
- Mặt cắt ngang đường:
+ Giai đoạn 1: rộng 13,5 m
STT Hạng mục Kích thước (m)
1 Làn xe chính 2 x 3,75 = 7,5
2 Làn xe thô sơ 2 x 2,00 = 4,0
3 Lề gia cố 2 x 1,00 = 2,0
Tổng cộng 13,5
1.4.2 Giải pháp thiết kế cầu
- Vị trí cầu: tim cầu quy hoạch đi song song và cách tim cầu hiện hữu khoảng 40 m về bên
trái (hướng Hóc Môn - Củ Chi);
- Phương án kết cấu:
+ Sơ đồ nhịp: gồm 8 nhịp bố trí theo sơ đồ: 2 x 40m + [60m + 90m + 60m] + 3 x 40m,
chiều dài cầu (tính đến mép sau của 2 tường cánh mố) là 418,1m;
+ Nhịp chính: gồm 3 nhịp liên tục bố trí theo sơ đồ 60m + 90m + 60m bằng bê tông cốt
thép (BTCT) mác A dự ứng lực hậu áp đổ tại chỗ, trong đó nhịp thông thuyền rộng 90 m;
+ Nhịp dẫn: dầm Super “T”, cao 1,75 m, đặt cách nhau 2,38 m, mặt cắt ngang gồm 6
phiến dầm. Bản mặt cầu bằng BTCT mác C đổ tại chỗ dày 15 cm;
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
10
+ Kết cấu mố: bằng BTCT mác A đổ tại chỗ. Móng cọc khoan nhồi bằng BTCT mác C
đường kính Φ 150 cm;
+ Kết cấu trụ nhịp dẫn: bằng BTCT mác C đổ tại chỗ. Móng cọc khoan nhồi bằng BTCT
mác C đường kính 150 cm.
Hình 1.3 Phương án kết cấu cầu theo sơ đồ 8 nhịp của phương án lựa chọn
Khi xây dựng cầu mới qua Rạch Tra, cầu hiện hữu sẽ được giữ lại để người dân có thể đi
lại.
1.4.3 Giải pháp thiết kế phần đường
1.4.3.1 Mặt bằng
- Bờ phía Hóc Môn: đoạn từ đầu tuyến đến đường cong P1 tim tuyến đi trùng tim đường
hiện hữu, đoạn tiếp theo tim tuyến đi trùng tim cầu, cách tim đường hiện hữu khoảng 30 m
về bên trái (hướng Hóc Môn - Củ Chi);
- Bờ Củ Chi: vuốt nối cánh tuyến đoạn qua cầu vào tim tuyến dự án nâng cấp sửa chữa
Tỉnh lộ 9.
1.4.3.2 Mặt cắt dọc
Đoạn đường đầu cầu dốc 4% vuốt nối vào cao độ mố cầu, đoạn còn lại cao độ tối thiểu
+2,2 m.
1.4.3.3 Thiết kế nền đường
- Đoạn có chiều cao đắp H < 1,5 m: đào bỏ lớp hữu cơ bề mặt dày khoảng 30-50 cm, trải
vải địa kỹ thuật và đắp bằng cát hạt mịn;
- Đoạn đắp cao H = 1,5 m dài khoảng 40 m sau mỗi mố:
+ Đoạn 1 dài 15 m sát sau hố: xử lý nền bằng sàn giảm tải dạng chữ U;
+ Đoạn còn lại: xử lý nền bằng giếng cát kết hợp gia tải.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
11
1.4.3.4 Kết cấu áo đường, lề gia cố
- Phần xe chạy - kết cấu làm mới:
+ Bê tông nhựa hạt mịn C15 dày 5 cm;
+ Bê tông nhựa hạt trung C25 dày 7 cm;
+ Cấp phối đá dăm loại 1, Dmax = 37,5 mm, dày 20 cm;
+ Cấp phối đá dăm loại 2, Dmax = 37,5 mm, dày 20 cm;
+ Trải vải địa kỹ thuật ngăn cách giữa nền cát với kết cấu mặt đường;
+ Nền cát đầm chặt có K ≥ 0,98, Eyc ≥ 400 daN/cm2
.
- Phần xe chạy - kết cấu tăng cường trên đường cũ:
+ Bê tông nhựa hạt mịn C15 dày 5 cm;
+ Bê tông nhựa hạt trung C25 dày 7 cm;
+ Cấp phối đá dăm loại 1, Dmax = 3,75 mm, dày 20 cm;
+ Bù vênh bằng cấp phối đá dăm loại 2.
- Lề gia cố:
+ Bê tông nhựa hạt mịn C15 dày 5 cm;
+ Cấp phối đá dăm loại 1, Dmax = 37,5 mm, dày 20 cm.
- Đường dân sinh: cường độ mặt đường tối thiểu Eyc = 120 Mpa:
+ 5 cm bê tông nhựa hạt mịn C15;
+ 20 cm cấp phối đá dăm loại 1, Dmax = 37,5 mm;
+ 20 cm cấp phối đá dăm loại 2, Dmax = 37,5 mm;
+ Lớp vải địa kỹ thuật ngăn cách giữa nền cát và lớp cấp phối đá dăm.
1.4.3.5 Kết cấu bó vỉa, vỉa hè
- Bó vỉa: bằng bê tông M300 đúc sẵn lắp ghép dạng vát;
- Vỉa hè: gạch tự chèn bê tông M200 dày 6 cm đúc sẵn lắp ghép hay gạch Granito
30x30x2,4 cm.
1.4.3.6 Bố trí hệ thống cống dọc
Bố trí hệ thống thoát nước dọc hai bên đường dưới vỉa hè và khu vực có nhà dân bên phải
tuyến, thu nước bằng các giếng thu tại mép vỉa hè.
Ống cống: bằng bê tông cốt thép đá 1x2 M300 đúc sẵn theo phương pháp ly tâm, mỗi đốt
cống dài 3 - 4 m. Kết cấu khác theo định hình của Sở Giao thông Vận tải.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
12
1.4.3.7 An toàn giao thông
- Biển báo: lắp đặt biển báo đầu cầu, biển báo hiệu đường thủy, đèn cao áp chiếu sáng
đường thủy;
- Bố trí tôn sóng đoạn đầu cầu có chiều cao đắp 2 m;
- Sơn kẻ mặt đường.
1.4.3.8 Cây xanh
- Cây sát mặt đất: trồng cỏ lá gừng toàn bộ phần nền đất từ vai đường đến tường rào khu
công nghệ cao;
- Thảm hoa: phối hợp cây tạo hình, cây hoa, lá màu đẹp, trồng rải rác theo các cụm cây
bóng mát. Chủng loại cây bao gồm: Mười giờ Thái Lan, cỏ bông vàng Thái Lan,…;
- Cây bóng mát: bố trí cây tán cao xen với cây tán vừa và thấp tạo mảng xanh phát triển
một cách tự nhiên nhằm tôn tạo cảnh quan hiện đại của các công trình bên trong. Các loại
cây dự kiến như:
+ Cây tán cao: muồng ngủ, dầu con rái;
+ Cây tán vừa và thấp: giáng hương, bàng, phượng vĩ, lim xẹt, giá tỵ, long não, móng bò
tím, kiều hùng.
1.4.3.9 Chiếu sáng
Bố trí đèn dọc một bên đường với độ cao treo đèn H = 9 m, với khoảng cách trung bình
giữa hai đèn là 25-30 m. Bố trí đèn trang trí trong công viên 2 đầu cầu, cự ly trung bình
15-20 m. Loại đèn sử dụng loại chóa đèn đường có bóng Sodium cao áp 150 W/220V,
loại bóng trụ dài.
1.5 Tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư: 546.413.000.000 đồng
Trong đó:
Chi phí xây dựng 269.015.000.000 đồng
Chi phí giải phóng mặt bằng 136.317.000.000 đồng
Chi phí quản lý dự án, chi phí
tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác 39.953.000.000 đồng
Chi phí dự phòng 101.128.000.000 đồng
Nguồn vốn: đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
13
1.6 Tổ chức thi công
1.6.1 Nguồn vật liệu chính và tổ chức vận chuyển
1.6.1.1 Nguồn vật liệu chính:
- Cát xây dựng: có thể lấy từ các mỏ: sông Đồng Nai, Hồng Ngự (An Giang), Bình
Dương;
- Cát đắp nền đường: có thể khai thác từ các mỏ: Sông Sài Gòn, Sông Vàm Cỏ Đông (Tây
Ninh), cồn Tân Phong - Cai Lậy (Tiền Giang); Hàm Luông, Cổ Chiên (Bến Tre); sông
Tiền (Vĩnh Long); Đại Ngãi (Sóc Trăng), Đồng Nai…;
- Đất sét bao: Dùng sét bao tại chỗ hoặc các vùng lân cận như tại Bến Lức, Thủ Thừa
(Long An);
- Đá dăm, cấp phối đá dăm có thể sử dụng từ các mỏ: Hóa An, Tân Đông Hiệp, Bình An,
Châu Thới (thuộc tỉnh Bình Dương); Phước Hòa (Đồng Nai), Núi Bà (Tây Ninh);
- Cấp phối sỏi đỏ: thể sử dụng từ các mỏ: Lộc Hưng, Bến Đình (Tây Ninh); Tân Long,
Đông Hòa (Bình Dương); Phước Tân, Phước Thái (Đồng Nai)...;
- Các vật tư sản xuất công nghiệp: Xi măng, thép tròn, thép hình các loại dùng sản phẩm
chế tạo trong nước của các nhà máy đã đăng ký sản phẩm công nghiệp và có uy tín;
- Bê tông nhựa: mua trực tiếp bê tông nhựa từ Trạm bê tông nhựa BMT ở Dĩ An (Bình
Dương) để trải thảm bê tông nhựa. Chính vì vậy sẽ không có hoạt động nấu nhựa đường
tại công trường.
1.6.1.2 Phương thức vận chuyển
- Đường bộ: hướng vận chuyển từ Quốc lộ 1 A - Lê Văn Khương - Đặng Thúc Vịnh -
Tỉnh lộ 9 hoặc từ Tỉnh lộ 8 - Tỉnh lộ 9 (đi từ Bình Dương sang) đến nơi tập kết của công
trình;
- Đường thủy: Theo hệ thống sông trong khu vực như các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn
đến sông Rạch Tra rồi tập kết đến bãi chứa vật liệu.
1.6.1.3 Vị trí tập kết vật liệu
Trong phạm vi giải phóng mặt bằng, có khu vực hai bên đầu cầu sẽ xây dựng công viên
với diện tích là 27.500 m2
. Trước khi xây dựng công viên, khu vực này sẽ được sử dụng
tạm để tập kết vật liệu. Việc chuyên chở và tập kết vật liệu đến khu vực này rất thuận lợi
vì gần sông và tách biệt với khu dân cư xung quanh.
Trong quá trình thi công, sẽ có hai trạm trộn bê tông được đặt ở hai khu vực đầu cầu.
Trạm trộn này gồm hệ thống sàng rửa vật liệu, các silo chứa vật liệu đã làm sạch, máy
trộn bê tông, hệ thống bơm phun bê tông. Một trong những yêu cầu căn bản cần đạt được
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
14
của trạm trộn là việc cơ giới hoàn toàn quá trình sàng rửa, cân đong vật liệu, đưa vật liệu
vào các silo của trạm trộn và chuyển thành phẩm bê tông đến hiện trường
Sơ đồ vị trí tập kết vật liệu xem trong phần phụ lục.
1.6.2 Trình tự thi công
1.6.2.1 Thứ tự ưu tiên
- Cần triển khai ngay các công tác thử tải cọc khoan nhồi để xác định sức chịu tải thực tế
của cọc. Công tác này cần triển khai ngay sau khi khởi công;
- Công tác gia cố xử lý nền đường phải được ưu tiên tiến hành trước, đặc biệt ở các khu
vực đắp cao sau mố cầu. Đây là khống chế bắt buộc để vừa đảm bảo tổng tiến độ thi công
toàn công trình vừa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về xử lý chống mất ổn định và xử lý được
triệt để về lún nền đường;
- Sau khi có kết quả thử tĩnh cọc cần tập trung máy móc, thiết bị triển khai thi công ngay
các trụ nhịp đỡ chính T3 và T4. Đây là các hạng mục công trình quan trọng ảnh hưởng
đến tiến độ thi công đúc dầm liên tục - cũng là hạng mục nằm trên đường găng quyết định
đến tiến độ hoàn thành công trình;
- Song song với quá trình thi công các trụ, mố nhịp dẫn, cần triển khai đồng bộ công tác
đúc dầm Super “T”. Do khối lượng dầm lớn và điều kiện vận chuyển khó khăn, do đó cần
tổ chức đúc dầm ở cả 2 bờ công trường.
1.6.2.2 Phối hợp trong quá trình thi công
Trong quá trình thi công cần đặc biệt chú ý phối hợp trình tự giữa các hạng mục công việc
để đảm bảo đúng yêu cầu về chất lượng công trình cũng như tiến độ thi công chung của
toàn tuyến:
- Điểm phân giao giữa cầu và đường: cần gia cố xử lý nền triệt để trước khi thi công mố;
- Trong quy trình xử lý nền đất yếu cho phép thi công lớp áo đường sau khi độ lún nền
đường còn lại so với độ lún cuối cùng từ 10 cm đến 30 cm. Tuy nhiên với yêu cầu rất cao
về kỹ thuật của tuyến đường, kiến nghị cần thiết phải xử lý lún triệt để để đạt mức độ lún
cố kết từ 95% trở lên trước khi cho phép thi công kết cấu áo đường.
1.6.2.3 Công tác chuẩn bị
Các công tác chuẩn bị bao gồm những công việc chính như sau:
- Chuẩn bị các bãi tập kết vật liệu, các bến tạm trung chuyển vật liệu từ đường thủy lên bờ
tại bờ sông. Dự kiến bố trí 2 bến tạm để tập kết vật liệu, thiết bị thi công ở hai bờ sông;
- Xác định chất lượng nước giếng khoan ở vị trí xây dựng cầu. Lắp đặt các trạm điện hạ
thế phục vụ thi công;
- Lắp đặt các phao tiêu, biển báo hiệu đường thủy ở hai đầu công trường;
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
15
- Khảo sát đường vận chuyển thiết bị thi công, cấu kiện đúc sẵn đến công trường;
- Khảo sát vật liệu, bao gồm các vật liệu đắp nền, mặt đường,… các vật liệu nhập ngoại
như vải địa kỹ thuật, gối cầu, khe giãn,…; tổ chức khai thác và vận chuyển, tập kết vật
liệu đến công trường;
- Tổ chức trạm trộn bê tông: các cấu kiện bê tông sử dụng cho cầu Rạch Tra như dầm liên
tục, cọc khoan nhồi, trụ nhịp chính,… có khối lượng lớn, yêu cầu kỹ thuật, chất lượng
cao, tiến độ cung cấp đòi hỏi công suất trạm trộn lớn,… Do đó, cần tổ chức trạm trộn bê
tông riêng. Do lòng sông rộng và sâu nên phải tổ chức 2 trạm trộn bê tông ở cả hai bờ
sông, sau đó lắp các cầu tạm để dẫn ống bê tông cung cấp cho các hạng mục cọc khoan
nhồi, trụ, kết cấu nhịp… ở giữa sông;
- Tổ chức các bãi đúc cấu kiện đúc sẵn, gia công cấu kiện thép;
- Xây dựng nhà điều hành của chủ đầu tư, lán trại, nhà làm việc cho nhà thầu, nhà ở và
làm việc cho tư vấn giám sát;
- Tổ chức xây dựng các phòng thí nghiệm hiện trường.
1.6.2.4 Kết cấu phần dưới
Các bước thi công:
(1) Thi công trụ dưới nước T3 và T4
- Bước 1:
+ Xác định vị trí trụ;
+ Lắp đặt giàn giáo đỡ ống dẫn bê tông từ 2 bờ đến vị trí thi công;
+ Đóng cọc định vị và hệ sàn đạo thi công cọc khoan nhồi;
+ Lắp đặt thiết bị khoan cọc nhồi trên xà lan 600 T;
+ Hạ ống vách ngập sâu vào lòng đất khoảng 10 m, cao trên mực nước thi công khoảng 1 m;
+ Khoan tạo lỗ cọc và đổ bê tông cọc;
+ Lặp lại các bước trên đến khi thi công xong tất cả các cọc;
+ Kiểm tra chất lượng cọc.
- Bước 2: Thi công vòng vây cọc ván thép và bê tông bịt đáy:
+ Đóng cọc định vị vành đai khung chống;
+ Lắp dựng hệ vành đai khung chống;
+ Hạ cọc ván thép bằng búa rung;
+ Xói hút đất đáy sông trong thùng chụp;
+ Lắp đặt sàn đạo thi công, các thiết bị thi công bê tông vữa dâng;
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
16
+ Đặt trước các ống dẫn bê tông vào trong thùng chụp, xếp đá 5x8cm vào bên trong đến
cao độ trong đáy bệ;
+ Tiến hành đổ bê tông bịt đáy bằng phương pháp vữa dâng.
- Bước 3:
+ Khi bê tông bịt đáy đạt cường độ, hút nước trong vòng vây, làm khô móng hố;
+ Gia công đầu cọc;
+ Gia công và lắp dựng đà giáo, ván khuôn, cốt thép thân, mũ trụ;
+ Đổ bê tông phần thân, mũ trụ.
(2) Thi công trụ còn lại và mố M1, M2
- Bước 1: thi công cọc:
+ San lấp mặt bằng để tạo diện thi công;
+ Xác định vị trí trụ, mố;
+ Thi công cọc khoan nhồi trên bờ;
+ Kiểm tra chất lượng cọc.
- Bước 2: thi công bệ phóng, thân mũ trụ - mố:
+ Đào đất hố móng đến cao độ thiết kế;
+ Gia công đầu cọc;
+ Gia công và lắp dựng đà giáo, ván khuôn, cốt thép bệ phóng, thân, mố trụ;
+ Đổ bê tông mố, trụ.
- Bước 3: hoàn thiện:
+ Tháo dỡ sàn đạo thi công;
+ Tháo dỡ đà giáo, ván khuôn, chuyển các thiết bị thi công trụ khác.
1.6.2.5 Kết cấu phần trên
(1) Trình tự thi công
- Thi công kết cấu nhịp chính bằng phương pháp đúc hẫng đối xứng trên xe treo. Việc thi
công được thực hiện đồng thời hoặc lần lượt theo hai mũi từ trụ T3 và T4 ra hai phía;
- Thi công kết cấu nhịp dẫn bằng cẩu đứng trên đường dọc hai bên cầu. Công tác lao lắp
dầm nhịp cạnh nhịp biên dầm liên tục chỉ được thực hiện sau khi đã thi công xong khối
hợp long biên.
(2) Thi công nhịp chính
- Bước 1:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
17
+ Tập kết vật liệu xuống xà lan 600T;
+ Lắp dựng giàn giáo đỡ ống dẫn bê tông từ bờ đến vị trí thi công.
- Bước 2:
+ Lắp dựng đà giáo hẫng ở trụ T3 và T4 để thi công khối đỉnh trụ K0, K1;
+ Gia công và lắp đặt ván khuôn, cốt thép thường, ống dẫn cáp dự ứng lực cho khối đỉnh
trụ;
+ Đổ bê tông khối K0, K1 đỉnh trụ;
+ Khi bê tông đủ 85% cường độ thiết kế tiến hành căng cáp dự ứng lực, sau đó phun vữa
lấp lòng ống dẫn cáp;
+ Xiết bulông Φ38 mm neo khối K0 với trụ.
- Bước 3:
+ Lắp dựng hai xe treo đối xứng về hai phía trên khối đỉnh trụ;
+ Gia công và lắp dựng ván khuôn, cốt thép thường, ống dẫn cáp dự ứng lực cho hai khối
đối xứng tiếp theo;
+ Đổ bê tông hai khối đối xứng K2;
+ Căng cáp dự ứng lực tương tự như bước 2;
- Bước 4: thực hiện tương tự như bước 3 cho các khối còn lại (trừ khối hợp long).
- Bước 5:
+ Lắp đặt đà giáo, chồng nề gỗ, hệ công trình phụ trợ trên bờ để đúc khối trên đà giáo
cạnh trụ T5 và T8;
+ Gia công và lắp dựng ván khuôn, cốt thép thường, ống dẫn cáp dự ứng lực và luồn cáp
dự ứng lực sẵn trước khi đổ bê tông;
+ Đổ bê tông khối tại trụ T5 và T8 và khối hợp long biên nhịp. Khi bê tông đủ 85% cường
độ thiết kế căng cáp dự ứng lực cắt qua các khối lượng.
- Bước 6:
+ Thi công lan can, gờ chắn;
+ Thi công lớp chống thấm, sau đó là lớp phủ bê tông nhựa;
+ Lắp đặt đèn chiếu sáng trên cầu;
+ Công tác hoàn thiện.
1.6.2.6 Thi công đường
(1) Các đoạn tuyến đắp thấp
- Chuẩn bị mặt bằng;
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
18
- Đào hữu cơ, trải vải địa kỹ thuật;
- Đắp cát thân nền đường;
- Thi công lớp bảo vệ mái taluy;
- Thi công kết cấu áo đường;
- Hoàn thiện.
(2) Các đoạn phải xử lý nền bằng giếng cát - gia tải
- Chuẩn bị mặt bằng;
- Đào hữu cơ, trải vải địa kỹ thuật;
- Thi công lớp cát đệm;
- Thi công giếng cát;
- Đắp nền đường theo chế độ đắp - nghỉ quy định đến đáy kết cấu áo đường;
- Đắp gia tải - chờ lún để nâng nền đường đạt mức cố kết quy định;
- Dỡ gia tải;
- Thi công kết cấu áo đường;
- Hoàn thiện.
(3) Thi công sàn giảm tải
- Đúc cọc thử và thử cọc sàn giảm tải;
- Đúc cọc và đóng cọc đại trà;
- Đổ bê tông sàn giảm tải.
1.6.3 Một số lưu ý khi thi công
Trong quá trình thi công cầu, cần lưu ý các vấn đề sau:
- Cần thực hiện công tác rà phá bom mìn toàn bộ khu vực công trường trước khi triển khai
thi công;
- Cần triển khai công tác thử tĩnh cọc khoan nhồi ngay khi khởi công công trình để quyết
định chiều dài cọc đại trà. Đây cũng là hạng mục quyết định tiến độ thi công của toàn
công trình;
- Thi công xử lý nền đường đầu cầu cùng lúc thi công các trụ, sau khi nền đường đầu cầu
ổn định mới thi công hố;
- Khu vực xây dựng cầu có lưu thông đường thủy, vì vậy khi thi công các hạng mục dưới
nước cần phải đặc biệt lưu ý đến biện pháp đảm bảo an toàn giao thông thủy;
- Tuỳ theo khả năng bố trí công trường và năng lực thiết bị của nhà thầu mà nhịp dẫn có
thể được thi công song song với nhịp chính;
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
19
- Phải phối hợp đồng bộ giữa trình tự thi công phần cầu và phần tuyến để tránh gây cản
trở giữa các hạng mục thi công khác nhau và đảm bảo giao thông;
- Về nước cung cấp cho bê tông và thi công (kể cả nước cho dung dịch khoan cọc nhồi):
do khu vực công trình nhiễm mặn nên phải khoan giếng để lấy nước, kiểm tra mẫu nước
đạt yêu cầu mới được sử dụng. Ngoài ra đối với hạng mục công trình tiếp xúc với nước
mặt (hố móng, cốt thép,…) cần lưu ý rửa bằng nước sạch trước khi triển khai các hạng
mục thi công tiếp theo;
- Về mỹ quan công trình: bề mặt bê tông mố, trụ, kết cấu nhịp, đặc biệt là phần lan can
cầu, phần mố trụ và kết cấu nhịp nhô lên mặt đất,… phải được mài nhẵn, phẳng, không
được cong vênh, để lộ các vị trí ghép nối ván khuôn.
Một số yêu cầu về tổ chức thi công, đảm bảo an toàn giao thông như sau:
- Rào chắn toàn bộ khu vực thi công cầu bằng tôn cao 2 m;
- Lập hồ sơ bố trí thi công, tổ chức đảm bảo giao thông, đặc biệt là trong thi công hạng
mục cống dọc chính, cống ngang đường, trên nguyên tắc trên từng đoạn thi công dứt điểm
từng bên một rồi mới chuyển sang bên còn lại. Cống ngang đường sau khi lắp đặt cần lấp
lại bằng cát và đầm chặt, sau đó thi công tiếp lớp cấp phối đá dăm đến cao độ mặt đường
hiện hữu để đảm bảo an toàn giao thông. Do mật độ xe tải tuyến khá cao nên quá trình thi
công cống ngang cần có biện pháp cảnh giới, bảo vệ an toàn giao thông nghiêm ngặt.
1.6.4 Thiết bị thi công chủ yếu
STT Tên thiết bị/máy móc Đơn vị tính Số lượng
1 Xà lan 600T chiếc 4
2 Cần cẩu 100T chiếc 4
3 Cần cẩu 40T chiếc 2
4 Máy bơm nước cái 20
5 Gàu ngoạm, máy đào các loại cái 6
6 Máy xói hút bùn cái 6
7 Thi công cọc khoan nhồi cái 4
8 Xe treo thi công đúc hẫng chiếc 8
9 Thiết bị căng cáp cái 16
10 Máy bơm vữa xi măng chiếc 8
11 Máy trộn bê tông 400 lít chiếc 8
12 Máy dầm bê tông các loại chiếc 40
13 Máy thảm bê tông nhựa cái 1
14 Trạm trộn bê tông 30 m3
/h cái 2
15 Xe lu chiếc 4
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
20
1.7 Kế hoạch thực hiện dự án
Theo dự kiến, công tác xây dựng dự án được thực hiện trong thời gian 24 tháng và bắt đầu thi công vào quý 3/2009.
Tiến độ thi công của từng hạng mục cụ thể như sau:
Tháng thứ
TT Nội dung công việc Thời gian
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Thi công cầu Rạch Tra 720 ngày
1 Công tác chuẩn bị 350 ngày
1.1 Chuẩn bị mặt bằng, XD lán trại, đường công vụ 35 ngày
1.2 Tập kết vật tư, thiệt bị, nhân lực 315 ngày
2 Thi công trụ cầu chính T3, T4 200 ngày
2.1 Thi công cọc khoan nhồi 90 ngày
2.2 Thi công bệ cọc 60 ngày
2.3 Thi công thân trụ 50 ngày
3 Thi công nhịp đúc hẫng 220 ngày
3.1 Thi công khối KO và lắp xe đúc 70 ngày
3.2 Thi công các đốt dầm hộp và hợp long 150 ngày
4 Thi công cầu dẫn phía Củ Chi 320 ngày
4.1 Thi công đúc dầm Super T 120 ngày
4.2 Thi công cọc, bệ cọc, thân trụ 140 ngày
4.3 Lao lắp dầm Super T 60 ngày
5 Thi công cầu dẫn phía Hóc Môn 390 ngày
5.1 Thi công đúc dầm Super T 140 ngày
5.2 Thi công cọc, bệ cọc, thân trụ 190 ngày
5.3 Lao lắp dầm Super T 60 ngày
6 Thi công đường đầu cầu 570 ngày
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
21
Tháng thứ
TT Nội dung công việc Thời gian
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
6.1 Đào vét bùn đất không thích hợp 10 ngày
6.2 Thi công thiết bị xử lý đất yếu 50 ngày
6.3 Đắp nền đường, đắp gia tải và chờ lún 420 ngày
6.4 Thi công sàn giảm tải 90 ngày
7 Công tác hoàn thiện 85 ngày
7.1 Thi công mặt đường 45 ngày
7.2 Hoàn thiện, dọn trả mặt bằng 40 ngày
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
22
CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRUỜNG
VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Đặc điểm địa hình
Cầu Rạch Tra bắc qua sông Rạch Tra - chi lưu của sông Sài Gòn, thuộc địa bàn huyện
Hóc Môn và huyện Củ Chi. Khu vực xây dựng cầu Rạch Tra bờ phía huyện Củ Chi có địa
hình tương đối bằng phẳng, cao độ mặt đất thay đổi từ +0,5 đến +1,3 m với nhiều kênh
rạch. Bờ phía huyện Hóc Môn địa hình dốc nhẹ về phía sông.
2.1.2 Đặc điểm địa chất
Địa tầng khu vực cầu phân bố như sau:
- Lớp 1: Bùn sét màu xám đen, trạng thái chảy. Lớp này xuất hiện ở hai lỗ khoan RT2 và
TRT2, bề dày lớp tại lỗ khoan RT2 là 12,3 m, lỗ khoan TRT2 chưa khoan hết bề dày lớp
này, số búa SPT (N/30cm) của lớp đạt 0-2 búa. Một số chỉ tiêu cơ lý của lớp đất như sau:
+ Độ ẩm W : 83,85%
+ Dung trọng tự nhiên γw : 1,47 g/cm3
+ Hệ số rỗng e0 : 2,294
+ Chỉ số dẻo In : 28,5
+ Độ sệt B : 1,45
+ Lực dính C : 0,10 kG/cm2
+ Góc ma sát trong ϕ : 40
11’
- Lớp 2: Sét pha, đôi chỗ lẫn sỏi sạn laterite, màu vàng nâu, nâu đỏ loang xám trắng, trạng
thái dẻo mềm, dẻo cứng, nửa cứng. Lớp này xuất hiện ở lỗ khoan RT1, RTS1, TRT12,...
Bề dày lớp thay đổi từ 9m tại lỗ khoan RTS1 đến 11 m tại lỗ khoan RT1, lỗ khoan TRT1
chưa khoan hết bề dày lớp này, số búa này SPT (N/30cm) của lớp từ 5-22 búa. Một số chỉ
tiêu cơ lý của đất như sau:
+ Độ ẩm W : 20,49%
+ Dung trọng tự nhiên γw : 2,00 g/cm3
+ Hệ số rỗng e0 : 0,623
+ Chỉ số dẻo In : 12,2
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
23
+ Độ sệt B : 0,34
+ Lực dính C : 0,206 kG/cm2
+ Góc ma sát trong ϕ : 190
42’
- Lớp 3: Sét loang lỗ xám xanh, xám trắng, nâu vàng, trạng thái dẻo cứng. Lớp này xuất
hiện ở lỗ khoan RT2 với bề dày 9,7 m, số búa SPT (N/30cm) của lớp đạt từ 6-13 búa. Một
số chỉ tiêu cơ lý của lớp đất như sau:
+ Độ ẩm W : 36,14%
+ Dung trọng tự nhiên γw : 1,83 g/cm3
+ Hệ số rỗng e0 : 1,206
+ Chỉ số dẻo In : 25,6
+ Độ sệt B : 0,37
+ Lực dính C : 0,321 kG/cm2
+ Góc ma sát trong ϕ : 160
39’
- Lớp 4A: cát pha màu xám, xám xanh, xám trắng, trạng thái dẻo (đôi chỗ kẹp cát kẹp sét
dẻo mềm). Lớp này chỉ xuất hiện ở lỗ khoan RT2, bề dày lớp 5,3 m, số búa SPT
(N/30cm) của lớp đạt từ 9-14 búa. Một số chỉ tiêu cơ lý của lớp đất như sau:
+ Độ ẩm W : 21,56%
+ Dung trọng tự nhiên γw : 1,96 g/cm3
+ Hệ số rỗng e0 : 0,65
- Lớp 4: Cát pha màu nâu vàng, nâu đỏ, nâu tím, trạng thái dẻo. Lớp này xuất hiện ở các
lỗ khoan RT1, RT2, RTS1, bề dày lớp thay đổi từ 27,5 m ở lỗ khoan RT2 đến 41,5 m ở lỗ
khoan RTS1, lỗ khoan RT1 chưa khoan hết bề dày lớp này, số búa SPT (N/30cm) của lớp
đạt từ 12 đến > 33 búa. Một số chỉ tiêu cơ lý của lớp đất như sau:
+ Độ ẩm W : 20,33%
+ Dung trọng tự nhiên γw : 1,99 g/cm3
+ Hệ số rỗng e0 : 0,624
+ Lực dính C : 0,084 kG/cm2
+ Góc ma sát trong ϕ : 210
51’
- Lớp 4B: cát pha đôi lẫn sỏi sạn, màu nâu vàng, vàng nhạt, trạng thái dẻo cứng. Lớp này
có mặt ở lỗ khoan RT2, RTS1, chưa khoan hết bề dày của lớp, số búa SPT (N/30cm) của
lớp đạt từ 37-50 búa. Một số các chỉ tiêu cơ lý của lớp đất như sau:
+ Độ ẩm W : 16,2%
+ Dung trọng tự nhiên γw : 2,05 g/cm3
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
24
+ Hệ số rỗng e0 : 0,513
+ Lực dính C : 0,107 kG/cm2
+ Góc ma sát trong ϕ : 120
59’
Kết luận:
- Nhìn chung, địa chất các lớp đất bề mặt (lớp 1-3) có chỉ tiêu cơ lý kém, tính nén lún cao;
các lớp 4 và 4A có khả năng chịu lực trung bình, chiều dày nhỏ và không ổn định, không
thể xem xét đặt móng mố trụ cầu. Cao độ mũi dọc cần đặt vào lớp số 4B - cát lẫn sỏi sạn.
Riêng đối với cọc sàn giảm tải có tải trọng không lớn, có thể xem xét đặt mũi cọc vào lớp
đất số 4;
- Đối với nền đường đắp cao đầu cầu, cần có giải pháp xử lý nền ở phần đắp cao khoảng
từ 1,5 - 2,0 m trở lên để đảm bảo ổn định và sớm triệt tiêu lún.
2.1.3 Đặc điểm khí tượng
Các yếu tố khí hậu và thời tiết nói chung đều có liên quan và ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế - xã hội, đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tự nhiên thông qua
quá trình phát tán chất ô nhiễm trong không khí, thanh lọc không khí, rửa trôi các chất ô
nhiễm tích tụ trên mặt đất, gây ngập úng đường phố, phân huỷ các chất thải,…
Đặc điểm các yếu tố khí tượng của khu vực dự án được thể hiện như sau:
a) Chế độ gió
Gió là một nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền các chất trong khí
quyển. Khi vận tốc gió càng lớn, khả năng lan truyền bụi và chất ô nhiễm càng xa, khả
năng pha loãng với không khí sạch càng lớn. Theo số liệu đo tại trạm Tân Sơn Nhất cho
thấy gió biến đổi quanh năm cả về hướng và giá trị.
Hướng gió thịnh hành trong khu vực thay đổi rõ rệt theo mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10,
gió có hướng thịnh hành là Tây Nam, gió mang theo không khí ẩm từ vịnh Thái Lan vào.
Từ tháng 11 đến tháng 3, gió có hướng chủ đạo là hướng Đông Bắc, mát, ít nhiễu động
gây mưa.
Tốc độ gió trung bình trong khu vực là 2,8 m/s và giảm dần từ phía biển vào đất liền.
Bảng 2.1 Tốc độ gió tại trạm quan trắc Tân Sơn Nhất
Tháng
Thông số
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Tốc độ gió (m/s) 2,5 2,8 3,2 3,2 2,7 3,1 3,2 3,3 2,9 2,5 2,3 2,3 2,8
Hướng gió chính NE SE SE SE S SW SW WSW W W N N
Nguồn: Trạm Khí tượng Tân Sơn Nhất
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
25
b) Chế độ mưa
Chế độ mưa có tác dụng thanh lọc mùi hôi và các chất ô nhiễm dạng khí phát sinh tại khu
vực dự án. Do đó, việc theo dõi diễn biến tiến độ mưa tại khi vực dự án là hết sức cần
thiết.
Khu vực dự án nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, mang
đôi nét của khí hậu xích đạo. Khí hậu một năm chia làm 2 mùa tương phản nhau sâu sắc
trong chế độ ẩm và chế độ gió.
Mùa khô trùng với gió mùa mùa đông từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau và mùa mưa trùng
với gió mùa mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10, giữa hai mùa có tháng 4, tháng 10 là các
tháng chuyển tiếp.
Đây là nền khí hậu ôn hoà không mang tính biến động cao mà nguyên nhân chính là
không chịu ảnh hưởng trực tiếp của không khí lạnh mùa đông và các nhiễu động mạnh
mùa hạ như áp thấp nhiệt đới hay bão.
Lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 82% lượng mưa trong năm, trong đó mưa lớn
thường xảy ra vào tháng 9, tháng 10; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau chiếm
18% lượng mưa năm, riêng các tháng 2, 3, 4 hầu như không mưa. Lượng mưa trung bình
năm là 1.900 mm.
Các số liệu về lượng mưa ghi nhận trong nhiều năm cho thấy lượng mưa trung bình năm
tại trạm Tân Sơn Nhất trong giai đoạn 1996-2005 trung bình khoảng 132-244 mm/tháng,
tức khoảng > 1.321 mm/năm, trung bình mỗi tháng có khoảng 15-20 ngày có mưa. Lượng
mưa cao nhất vào tháng 9 và tháng 10, có khi đạt đến 350-484 mm và thấp nhất vào tháng
2-3 dưới 0-5 mm.
Bảng 2.2 Lượng mưa trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất từ năm 1996-2005
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Lượng mưa (mm) 152 152 244 162 221 152 132 162 187 174
Nguồn: Trạm Khí tượng Tân Sơn Nhất
c) Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
chuyển hoá và phát tán chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc
độ các phản ứng hoá học xảy ra càng nhanh và thời gian tồn lưu các chất ô nhiễm càng
nhỏ. Sự biến thiên giá trị nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 27,3-28,50
C. Nhiệt
độ cao nhất vào tháng 4, có năm lên đến khoảng 37,40
C, thấp nhất vào tháng 12 (khoảng
16,70
C). Độ chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất (tháng 4) và tháng lạnh
nhất (tháng 12) khoảng 60
C. Nhiệt độ không khí trung bình trong giai đoạn 1996-2005 tại
trạm Tân Sơn Nhất được trình bày ở bảng sau.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
26
Bảng 2.3 Nhiệt độ không khí trung bình năm tại trạm Tân Sơn Nhất
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Nhiệt độ KK (0
C) 27,3 27,9 28,5 27,5 27,8 28,2 28,4 28,1 28,1 27,8
Nguồn: Trạm Khí tượng Tân Sơn Nhất
Về mặt môi trường, sự phân bố nhiệt độ trong năm như vậy đã tạo điều kiện dễ dàng cho
các hoạt động sinh hoá xảy ra, dẫn đến hiện tượng phân hủy nhanh các chất hữu cơ chứa
trong chất thải (rắn và lỏng), góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
d) Độ ẩm không khí
Cùng với nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí là yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình chuyển hoá và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển, đến quá trình trao đổi
nhiệt của cơ thể và sức khoẻ của người lao động.
Độ ẩm không khí thay đổi giữa các mùa trong năm, cao vào các tháng mùa mưa, cao nhất
đạt khoảng 85% (tháng 10) và thấp nhất vào các tháng mùa khô, có khi chỉ từ 27-30%
(tháng 3). Độ ẩm trung bình trong giai đoạn từ năm 1996-2005 trong khoảng 73-78%.
Bảng 2.4 Độ ẩm không khí tại trạm Tân Sơn Nhất từ năm 1996-2005
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Độ ẩm KK (%) 78 76 77 78 77 76 73 74 75 75
Nguồn: Trạm Khí tượng Tân Sơn Nhất
e) Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi bình quân năm : 1.350 mm
Lượng bốc hơi bình quân ngày : 3,7 mm
Lượng bốc hơi lớn nhất ngày : 13,8 mm
f) Bức xạ mặt trời
Bức xạ mặt trời là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ
nhiệt trong vùng và qua đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ bền vững khí quyển và quá trình
phát tán - biến đổi các chất gây ô nhiễm. Bức xạ mặt trời sẽ làm thay đổi trực tiếp nhiệt độ
của vật thể tuỳ thuộc vào khả năng phản xạ và hấp thụ bức xạ của nó như bề mặt lớp phủ,
màu sơn, tính chất bề mặt,…
Vào những tháng mùa khô, số giờ nắng trung bình ngày có thể đạt 12-13 giờ/ngày. Tổng
lượng bức xạ trung bình ngày trong năm khoảng 110-160 Kcal/cm2
, các tháng có lượng
bức xạ cao là các tháng mùa khô và thấp nhất là các tháng mùa mưa.
Tổng số giờ nắng bình quân tháng trong giai đoạn từ 1996-2005 khoảng 157-195
giờ/tháng, số giờ nắng tại vùng lân cận cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh. Số giờ nắng
trung bình ngày ở Vũng Tàu là 6,6 giờ/ngày, ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ 5,7 giờ/ngày.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
27
Bảng 2.5 Số giờ nắng trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất từ năm 1996-2005
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Số giờ nắng (giờ) 157 176 185 162 168 173 195 187 171 173
Nguồn: Trạm Khí tượng Tân Sơn Nhất
g) Độ bốc hơi
Lượng bốc hơi trung bình tháng ghi nhận được trong nhiều năm xảy ra trong các tháng
mùa khô (từ tháng 2-3), có khi đạt đến 170-180 mm tại trạm Tân Sơn Nhất, thấp nhất vào
tháng 9, 10 (54-58 mm). Tổng lượng bốc hơi bình quân tháng trong giai đoạn từ 1996-
2005 trong khoảng 93-108 mm, tức khoảng trên 1.100 mm/năm.
h) Các yếu tố khí tượng khác
Độ mây bình quân năm : 5,3 l/s
Số ngày có sương mù bình quân năm : 10,5 ngày
Tháng có sương mù nhiều nhất (tầm nhìn xa 1 km) : tháng 8, 9, 10
2.1.4 Đặc điểm thủy văn
Thành phố là nơi hợp lưu của 2 sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Ngoài ra sông Vàm Cỏ
Đông của có ảnh hưởng đến chế độ thủy văn sông rạch ở Tây Nam Thành phố.
Mạng lưới sông rạch chằng chịt, tổng diện tích mặt thoáng 240m2
. Chiều dài sông rạch:
7.885 km với nhiều sông rạch lớn thuận tiện cho giao thông.
Các yếu tố kỹ thuật của 3 sông lớn được thể hiện trong bảng sau:
Lưu lượng
Sông Vị trí
DT
lưu
vực
(km2
)
Chiều
dài
(m)
Tổng
lượng
nước
(tỷ m3
)
Max Min
Trung
bình
Mođun
dòng
chảy
(l/s/km2
)
Ghi chú
Đồng
Nai
Nhà
Bè
24.770 500 25
10.7
00
51 793 35
Sài
Gòn
Nhà
Bè
- 268 2.6 350 10 84 20
Vàm
Cỏ
Đông
Gò
Dầu
Hạ
6.000 180 3 - 9 96 16
Sau khi hợp
nhất đoạn
hạ lưu 2
sông có tên
là sông Nhà
Bè
Nguồn: Phân viện Khí tượng Thủy văn - 2002
Chế độ thủy văn của mạng lưới sông rạch Thành phố là chịu ảnh hưởng của chế độ bán
nhật triều không đều với biên độ lớn.
Biên độ triều trung bình trong các tháng tại một số trạm thủy văn:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
28
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Biên Hòa (mm) 142 148 157 160 162 158 148 132 122 112 132 138
Phú An (mm) 146 152 164 168 170 174 178 170 175 153 148 142
Mực nước thấp nhất và cao nhất trên các sông chính:
Trạm N 1 2 3 4 5 6
Phú An
(Sài Gòn)
Max
Min
141
-182
137
-189
125
-197
127
-192
127
-223
11
-23
Biên Hòa
(Đồng Nai)
Max
Min
144
-152
198
-170
132
-177
129
-178
139
-182
12
-189
Phú An
(Sài Gòn)
Max
Min
113
-247
125
-232
130
-223
141
-161
143
-161
142
-384
Biên Hòa
(Đồng Nai)
Max
Min
138
-166
151
-149
175
-129
166
-108
153
-131
156
-138
Nguồn: Phân viện Khí tượng Thủy văn - 2002
Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình
quân thấp nhất là 1,2 m và cao nhất là 2,0 m. Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số
chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến
Mương … Riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ
Đông.
Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của huyện và nét
nổi bậc của dòng chảy và sự xâm nhập của thủy triều.
Theo số liệu cung cấp của Khu Đường sông - thuộc Sở Giao thông Công chính Thành phố
Hồ Chí Minh, số liệu một số mực nước chủ yếu tại khu vực cầu Rạch Tra như sau:
- Mực nước với tần suất p = 1% : + 1.51;
- Mực nước với tần suất p = 5% : + 1.47;
- Mực nước thấp nhất p = 95% : - 1.67.
Sông Rạch Tra có bề rộng trung bình khoảng 30 -50 m, chiều dài 9,5 km. Phía thượng lưu
của sông Rạch Tra giáp với kênh Xáng và phía hạ lưu giáp với sông Sài Gòn. Vào thời
Pháp thuộc, con sông này làm nhiệm vụ tiêu thoát nước phèn cho khu vực Tam Tân của
huyện Củ Chi. Hiện nay, con sông này làm nhiệm vụ tiêu thoát nước của khu vực huyện
Củ Chi ra sông Sài Gòn. Con sông này thường nhiễm mặn vào mùa kiệt với nồng độ muối
khoảng 2%0 (Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Củ Chi).
Mật độ lưu thông thuỷ trên con sông này là không lớn, thường chỉ là các ghe nhỏ chở tro
từ các tỉnh miền Tây lên bán cho các hộ dân khu vực huyện Củ Chi.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
29
Ngày 23/03/2009, nước sông Rạch Tra bị ô nhiễm nặng, nước có màu đen, cá bị chết khá
nhiều. Nhiều khả năng vấn đề ô nhiễm này là do nước thải từ Khu công nghiệp Tân Phú
Trung (huyện Củ Chi) gây ra. Hiện tại, các cơ quan chức năng đang vào cuộc để điều tra
nguyên nhân để có biện pháp xử lý thích hợp.
2.2 Hiện trạng môi trường khu vực dự án
2.2.1 Trực quan và đánh giá
Phía bờ Hóc Môn, từ giao lộ đường Đặng Thúc Vịnh và đường Lê Văn Khương đến cầu
Rạch Tra, bên phải tuyến có một số nhà của người dân, chủ yếu là nhà cấp 4 được xây
dựng không theo một quy hoạch nào cả và nằm cách lề đường khoảng 5-10 m; trong khi
đó bên trái tuyến chủ yếu là các vườn cây ăn quả. Phía bờ Củ Chi, mật độ nhà cửa trung
bình, cũng chủ yếu là nhà tạm và nhà cấp 4.
Tỉnh lộ 8 nối tiếp Tỉnh lộ 9 và đi vào trung tâm quận 12 và thành phố. Do vậy, mật độ
giao thông qua lại trên tuyến cao, chủ yếu là xe máy và xe tải nhỏ. Vào giờ cao điểm, tình
trạng kẹt xe ở trên cầu và 2 đầu cầu Rạch Tra thường xuyên xảy ra, gây ô nhiễm cục bộ
cho môi trường không khí khu vực.
2.2.2 Kết quả quan trắc môi trường
2.2.2.1 Chất lượng môi trường nước mặt
Lấy mẫu nước mặt: bằng thiết bị đối trọng lấy mẫu. Các chỉ tiêu đo ngay tại hiện trường:
pH, DO. Tùy theo chỉ tiêu riêng biệt sẽ cho chất bảo quản thích hợp. Sau đó mẫu được
giữ lạnh trong thùng trữ mẫu và chuyển về phòng thí nghiệm phân tích trong ngày.
Mẫu nước được phân tích dựa theo TCVN và APHA 1995 (Standard methods for the
examination of water and wastewater, 10th
Edition).
Chỉ tiêu Phương pháp/thiết bị phân tích
Chỉ tiêu vật lý
pH Máy pH
Độ đục Spectrophotometer
Chất rắn lơ lửng Phương pháp trọng lượng
Ôxy hoà tan Máy đo DO, phương pháp Winkler cải tiến
Chỉ tiêu vô cơ
N- NH3 Phương pháp chuẩn độ - Chưng cất
N - NO3 Spectrophotometer - Phương pháp so màu
N - Organic Macro - Kjeldahl
P - PO4
3-
Phương pháp SnCl2
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
30
Chỉ tiêu Phương pháp/thiết bị phân tích
Chỉ tiêu hữu cơ
Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD5) Test BOD 5 ngày
Nhu cầu ôxy hóa học (COD) Phương pháp đun hoàn lưu kín
Vi sinh
Coliform Màng lọc
Bảng 2.6 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án
STT Thông số Đơn vị NM1 NM2
QCVN
08:2008/BTNMT
(cột B2)
1 pH - 5,74 5,40 5,5-9
2 Độ đục FTU 67 61 -
3 BOD5 mg/l 22 17 25
4 COD mg/l 45 39 50
5 Oxy hoà tan mg/l 2,4 1,8 ≥ 2
6 Chất rắn lơ lửng mg/l 36 42 100
7 Amoniac (tính theo N) mg/l 2,89 1,43 1
8 Nitrat (tính theo N) mg/l 0,47 0,16 15
9 Tổng Nitơ mg/l 4,38 2,85 -
10 Tổng Photpho mg/l 0,97 2,07 -
11 Coliform MPN/100 ml 7.900 23.000 104
Đơn vị phân tích: Trung tâm Môi trường và Sinh thái Ứng dụng
Ghi chú:
NM1: Cầu Rạch Tra, ấp 3, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, Tp. HCM
NM2: Mương cách sông Sài Gòn 1 km thuộc khu vực ấp 6, tổ 3, xã Bình Mỹ, huyện Củ
Chi, Tp. HCM
* Nhận xét:
- Nồng độ oxy hòa tan (DO): Nồng độ oxy hòa tan tại vị trí NM1 là 2,4 mg/l, tại vị trí
NM2 là 1,8 mg/l. So với QCVN 08:2008/BTNMT (cột B2), chỉ tiêu DO tại vị trí NM2
xấp xỉ đạt tiêu chuẩn cho phép. Riêng mẫu nước mặt được lấy tại cầu Rạch Tra có giá trị
DO đạt so với tiêu chuẩn cho phép;
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
31
- Nồng độ chất rắn lơ lửng (SS): Nồng độ chất rắn lơ lửng đo được tại các vị trí NM1 và
NM2 lần lượt là 36 mg/l và 42 mg/l. Đối chiếu với QCVN 08:2008/BTNMT (cột B2),
nhận thấy nồng độ chất rắn lơ lửng của các mẫu nước mặt tại khu vực dự án đều thấp hơn
nhiều so với tiêu chuẩn cho phép;
- Nồng độ BOD5: Nồng độ BOD5 đo được tại vị trí NM1 và NM2 lần lượt là 22 mg/l và
17 mg/l. Theo QCVN 08:2008/BTNMT, yêu cầu nồng độ BOD5 đối với nguồn nước loại
B2 là 25 mg/l. Như vậy nước mặt tại 2 vị trí mẫu đều nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn
cho phép.
- - Nồng độ COD: Nồng độ COD đo được tại vị trí NM1 và NM2 lần lượt là 45 mg/l và
39 mg/l. Theo QCVN 08:2008/BTNMT , yêu cầu nồng độ COD, đối với nguồn nước loại
B2 là 50 mg/l. Như vậy nước mặt tại 2 vị trí mẫu đều nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn
cho phép.
Tuy nhiên nguồn nước mặt trong khu vực dự án đã có dấu hiệu nhiễm bẩn amoni và vi
sinh:
- Nồng độ N-NH3
+
: Nồng độ N-NH3
+
đo được ở 2 vị trí NM1 và NM2 lần lượt là 1,43 mg/l và
2,89 mg/l. Theo QCVN 08:2008/BTNMT, yêu cầu nồng độ N-NH3
+
đối với nguồn nước
loại B là 1 mg/l. Như vậy nồng độ N-NH3
+
tại các vị trí lấy mẫu đều vượt so với tiêu
chuẩn cho phép (vượt từ 1,43 - 2,89 lần);
- Hàm lượng Coliform: Tại vị trí NM1 đo được là 7,9*103
MPN/100ml và vị trí NM2 là
2,3*104
MPN/100ml. Theo QCVN 08:2008/BTNMT, yêu cầu hàm lượng Coliform đối
với nguồn nước loại B2 là 104
MPN/100ml. Như vậy, tại vị trí NM2 đã bị ô nhiễm
Coliform. Hàm lượng Coliform vượt tiêu chuẩn cho phép là 2,3 lần. Riêng vị trí NM1
hàm lượng Coliform đạt tiêu chuẩn.
2.2.2.2 Chất lượng môi trường nước ngầm
Bảng 2.7 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm
tại các giếng khoan dọc theo khu vực dự án
STT Thông số Đơn vị NN1 NN2 NN3
QCVN
09:2008/BTNMT
1 pH - 4,98 4,72 6,06 5,5-8,5
2 TDS mg/l 122 20 21 -
3 TSS mg/l 7 12 12 -
4 Cl-
mg/L 21 20 17 250
5 Độ cứng mg/L 29 26 89 500
6 N-NO3
-
mg/L 0,14 0,52 0,34 -
7 N-NH4
+
mg/L <0,02 <0,02 <0,02 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
32
STT Thông số Đơn vị NN1 NN2 NN3
QCVN
09:2008/BTNMT
8 SO4
2-
mg/L <1 <1 <1 400
9 ΣFe mg/L 0,89 2,20 1,56 5
10 Pb mg/L 0,003 0,007 0,005 0,01
11 Cd mg/L <0,001 <0,001 <0,001 0,005
12 Hg mg/L KPH KPH KPH 0,001
13 Coliform MPN/100ml 3 KPH 5 3
Đơn vị phân tích: Trung tâm Môi trường và Sinh thái Ứng dụng
Ghi chú:
NN1: mẫu nước ngầm được lấy tại giếng khoan của nhà số 6/10B đường Đặng Thúc
Vịnh, ấp 3, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn
NN2: mẫu nước ngầm được lấy tại giếng khoan của nhà số 8/18 đường Đặng Thúc Vịnh,
ấp 3, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn
NN3: mẫu nước ngầm được lấy tại giếng khoan của nhà số 402, ấp 5, tổ 10, xã Bình Mỹ,
huyện Củ Chi
* Nhận xét: Qua kết quả phân tích trên, cho thấy chất lượng nước ngầm là khá tốt. Duy
chỉ có thông số pH là không đạt tiêu chuẩn.
- Thông số pH: Giá trị pH đo được ở vị trí NN1 và NN2 lần lượt là 4,98 và 4,72. Theo
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT, yêu cầu
giá trị thông số pH là 5,5-8,5. Như vậy mẫu nước lấy tại 2 vị trí (NN1, NN2) có thông số
pH nằm ngoài khoảng tiêu chuẩn cho phép;
- Hàm lượng TDS trong các mẫu nước ngầm, đặc biệt tại vị trí NN1 là khá cao. Tuy
nhiên, TCVN 5944-1995 không có quy định cho thông số này;
- Các chỉ tiêu khác (Clorua, độ cứng (theo CaCO3), sunfat, sắt, chì, cadimium, thủy
ngân…) đều thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn;
- Chỉ tiêu Coliform tại vị trí NN3 là cao hơn so với quy chuẩn cho phép.
2.2.2.3 Chất lượng môi trường không khí
* Vị trí lấy mẫu không khí:
KK 1: Giao lộ Lê Văn Khương và Đặng Thúc Vịnh.
KK 2: Tại cầu Rạch Tra, ấp 3, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn
KK 3: Tại vị trí cách mố cầu Rạch Tra hiện hữu về phía huyện Củ Chi khoảng 700 m
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
33
Đây là vị trí có mật độ xe qua lại cao nhất của đoạn tuyến và mật độ dân cư xung quanh
cao. Tại thời điểm lấy mẫu, trời nắng, có gió nhẹ.
* Kết quả phân tích:
Bảng 2.8 Kết quả phân tích không khí khu vực dự án
Kết quả phân tích mẫu TCVN
5937:2005STT Thông số
Đơn
vị
Phương pháp phân
tích
KK 1 KK 2 KK 3
1 Nhiệt độ 0
C Máy chuyên dụng 32,8 31,2 30,6 -
2 Tốc độ gió m/s Máy chuyên dụng 0,3-0,9 0,2-1,1 0,2-1,0 -
3 Độ ẩm % Máy chuyên dụng 64,5 63,9 64,2 -
4 Hàm lượng bụi mg/m3
TCVN 5067-1995 0,27 0,36 0,25 0,3
5 SO2 mg/m3
TCVN 5971-1995 0,057 0,087 0,043 0,35
6 NO2 mg/m3
TCVN 6137-1996 0,066 0,121 0,108 0,2
7 CO mg/m3
52 TCN 352-89 4,1 5,6 4,3 30
Đơn vị phân tích: Trung tâm Môi trường và Sinh thái Ứng dụng
* Nhận xét:
Kết quả phân tích cho thấy chất lượng không khí tại khu vực dự án còn khá tốt (ngoại trừ
hàm lượng bụi). Tại vị trí KK1, hàm lượng bụi đã xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép, riêng tại vị
trí KK2 thì hàm lượng bụi đã vượt so với tiêu chuẩn cho phép.
2.2.2.4 Tiếng ồn và độ rung
Bảng 2.9 Kết quả phân tích không khí khu vực dự án
VT1 VT2 VT3
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3
Thời gian lấy mẫu 9:40 13:10 15:40 10:15 13:25 15:20 10:55 13:40 15:10
1 Tiếng ồn dBA 69,0 68,2 67,9 63,0 64,7 65,8 68,6 65,1 64,3
2 Độ rung m/s2
0,0056 0,0061 0,0048 0,0034 0,0027 0,0024 0,0043 0,0037 0,0042
Đơn vị phân tích: Trung tâm Môi trường và Sinh thái Ứng dụng
Ghi chú:
Vị trí lấy mẫu:
+ VT1: Mẫu đo ồn và rung tại giao lộ Lê Văn Khương và Đặng Thúc Vịnh
+ VT2: Mẫu đo ồn và rung tại cầu Rạch Tra hiện hữu
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
34
+ VT3: Mẫu đo ồn và rung tại ấp 6A, Bình Mỹ, Củ Chi.
Thiết bị đo tiếng ồn: máy đo độ ồn tích phân Quest 2900;
Thiết bị đo rung: máy đo độ rung Rion VM-83.
* Nhận xét:
- Tiếng ồn: Tiếng ồn trong khu vực dự án dao động trong khoảng 63,0-69,0 dBA. Mức
tiếng ồn cao nhất là tại giao lộ Lê Văn Khương và Đặng Thúc Vịnh (độ ồn trung bình là
68,37 dBA). Tuy nhiên, so sánh với TCVN 5949 - 1998 quy định về mức tiếng ồn trong
khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ, sản xuất là 75 dBA thì mức tiếng
ồn tại các vị trí quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép.
- Độ rung: Giá trị gia tốc rung tham khảo theo ISO 2631-1; ISO 2631-2 ảnh hưởng đến
sức khỏe con người là:
< 0,315 m/s2
: Không ảnh hưởng
0,315 - 0,63 m/s2
: Ảnh hưởng không đáng kể
0,5 - 1 m/s2
: Có ảnh hưởng
0,8 - 1,6 m/s2
: Ảnh hưởng
1,25 - 2,5 m/s2
: Ảnh hưởng nghiêm trọng
Rung động tại các điểm quan trắc này chủ yếu là do giao thông đường bộ gây nên. Giá trị
gia tốc rung đo được trong khu vực dự án dao động từ 0,0024 - 0,0061 m/s2
. So sánh với
giá trị gia tốc rung tham khảo theo ISO 2631-1; ISO 2631-2 cho thấy gia tốc rung đo
được thấp, nằm dưới ngưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
2.2.2.5 Chất lượng bùn đáy
Mẫu bùn đáy được lấy ngay tại khu vực cầu Rạch Tra. Kết quả phân tích chất lượng bùn
đáy như sau:
Bảng 2.10 Kết quả phân tích chất lượng bùn đáy
STT Thông số Đơn vị
Phương pháp
phân tích
Kết quả
Tiêu chuẩn
Hà Lan
1 Độ ẩm % TCVN 4084-1985 61,27 -
2 Cu mg/kg TCVN 6496-1999 42,68 400
3 Cr mg/kg TCVN 6496-1999 29,56 480
4 Cd mg/kg TCVN 6496-1999 5,32 7,5
5 Pb mg/kg TCVN 6496-1999 28,32 530
6 Zn mg/kg TCVN 6496-1999 134,19 1.000
7 As mg/kg TCVN 6496-1999 6,48 85
8 Hg mg/kg TCVN 6496-1999 0,34 1,6
Đơn vị phân tích: Trung tâm Môi trường và Sinh thái Ứng dụng
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
35
Như vậy, so với Tiêu chuẩn Hà Lan thì tất cả các chỉ tiêu kim loại nặng trong bùn đáy tại
khu vực cầu Rạch Tra đều thấp hơn.
2.2.2.6 Hiện trạng sinh vật thủy sinh
Mẫu thủy sinh được lấy tại khu vực cầu Rạch Tra vào tháng 03/2009. Kết quả phân tích
sinh vật thủy sinh tại khu vực này như sau:
* Thực vật phiêu sinh
Bảng 2.11 Thành phần loài thực vật phiêu sinh
STT Loài Số lượng Tỷ lệ phần trăm
1 Tảo lam (Cyanophyta) 7 loài 13,2 %
2 Tảo vàng (Chrysophyta) 14 loài 26,4 %
3 Tảo lục (Chlorophyta) 17 loài 32,1 %
4 Tảo mắt (Euglenophyta) 14 loài 26,4 %
5 Tảo giáp (Dinophyta) 1 loài 1,9 %
Tổng số 53 loài 100%
Đơn vị phân tích: Trung tâm Môi trường và Sinh thái Ứng dụng
* Động vật phiêu sinh
Bảng 2.12 Thành phần loài động vật phiêu sinh
STT Loài Số lượng Tỷ lệ phần trăm
1 Trùng bánh xe (Rotatoria) 4 loài 21,05 %
2 Giun ít tơ (Oligochaeta) 1 loài 5,3%
3 Giáp xác râu ngành (Cladocera) 8 loài 42,1 %
4 Giáp xác chân chèo (Copepoda) 3 loài 15,8 %
5 Giáp xác (Ostracoda) 1 loài 5,3 %
6 Các dạng ấu trùng (LARVA) 2 loài 10,5 %
Tổng số 19 loài 100%
Đơn vị phân tích: Trung tâm Môi trường và Sinh thái Ứng dụng
2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
Dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” đi qua địa bàn của 2 xã: xã Bình Mỹ - huyện Củ Chi và
xã Đông Thạnh - huyện Hóc Môn.
Trong phạm vi giải phóng mặt bằng:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
36
+ Tại bờ Hóc Môn: có 2 căn nhà tạm và 3 căn nhà cấp 4 sẽ bị giải tỏa;
+ Tại bờ Củ Chi: có 25 căn nhà tạm và 23 căn nhà cấp 4 sẽ bị giải tỏa.
Các hộ dân nằm trong khu vực bị giải tỏa chủ yếu sống bằng hoạt động nông nghiệp
(trồng lúa, trồng rau muống); một số hộ buôn bán nhỏ. Thu nhập bình quân tính theo đầu
người của các hộ này là 6 triệu đồng/người/năm.
Một số nét chính về kinh tế - xã hội của khu vực mà dự án đi qua được trình bày cụ thể
như sau;.
2.3.1 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn
Xã Đông Thạnh có diện tích tự nhiên là 1.272 ha. Hiện xã có 6.500 hộ gia đình với gần
31.000 người. Hoạt động kinh tế chủ yếu của xã là sản xuất nông nghiệp: trồng lúa và
chăn nuôi bò sữa.
a) Tình hình kinh tế
* Sản xuất nông nghiệp
- Diện tích trồng lúa vụ đông xuân năm 2008 là 55 ha, vụ hè thu là 50 ha. Năng suất lúa
bình quân hai vụ đạt từ 3,5 - 4 tấn/ha;
- Diện tích trồng rau là 28 ha, trong đó diện tích trồng rau ăn lá là 17 ha, rau muống nước
là 11 ha. Diện tích trồng thuốc lào là 10 ha;
- Trong 9 tháng đầu năm 2008, trên địa bàn xã có 16 hộ đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi, 8 hộ phát triển sản xuất theo mô hình mới như nuôi dê, cá kiểng, trùn
quế,... thành lập mới 4 tổ ngành nghề gồm 59 hộ.
* Chăn nuôi
Trong 9 tháng đầu năm 2008, các hộ dân vẫn tiếp tục duy trì đàn heo và phát triển đàn bò
sữa. Tuy có xảy ra dịch bệnh heo tai xanh ở các địa phương khác nhưng không ảnh hưởng
đến các hộ chăn nuôi trên địa bàn. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn xã có 634 hộ
nuôi bò với 5.748 con (tăng 245 con so với cùng kỳ), 201 nuôi heo với 6.187 con (tăng
1.712 con so với cùng kỳ).
* Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại dịch vụ
Tốc độ phát triển về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn xã khá
thuận lợi. Đến nay, trên địa bàn xã có 878 cơ sở kinh doanh, dịch vụ, thương mại; 78
công ty, xí nghiệp đến đầu tư đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn 2.500 lao động.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, mua bán nhỏ cũng đã phủ kín địa bàn đáp ứng được nhu
cầu sinh hoạt tiêu dùng hàng ngày của nhân dân.
Chợ Đông Thạnh hoạt động tương đối ổn định, tình trạng mua bán lấn chiếm lòng lề
đường vẫn còn xảy ra. Hợp tác xã thương mại dịch vụ mở rộng hoạt động, tăng cường
thêm nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân trong xã và các vùng lân cận.
b) Văn hóa - xã hội
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
37
* Công tác chăm lo diện chính sách, dân nghèo
Nhân kỷ niệm 61 năm ngày Thương binh Liệt sĩ, xã đã phát động chương trình đóng góp
quỹ đền ơn đáp nghĩa nhằm để chăm lo cho gia đình chính sách với số tiền là 20.110.000
đồng.
Tổ chức chương trình vận động ủng hộ quỹ vì người nghèo với số tiền thu được là
58.275.000 đồng. Vận động mạnh thường quân, các cơ sở sản xuất, cơ sở tôn giáo ủng hộ
368 phần quà cho các hộ nghèo. Trong 9 tháng đầu năm 2008, xây tặng 6 căn nhà tình
thương, sửa chữa chống dột 2 căn nhà, phối hợp cùng Đài truyền hình Thành phố xây
tặng 1 căn nhà mơ ước, trợ cấp khó khăn đột xuất cho gia đình nghèo có hoàn cảnh khó
khăn với số tiền là 4.800.000 đồng.
* Công tác xói đói - giảm nghèo
Đầu năm 2008, xã Đông Thạnh còn 102 hộ nằm trong chương trình xói đói giảm nghèo,
chiếm tỷ lệ 1,55%. Trong 9 tháng đầu năm 2008, đã có 37 hộ thoát khỏi diện xói đói giảm
nghèo, hiện diện gia đình này chỉ còn 67 hộ, chiếm 1,02%; thực hiện chương trình hỗ trợ
vốn cho 56 hộ vay với số tiền là 365.000.000 đồng; lập danh sách trợ cấp học bổng cho
88 em nghèo và cận nghèo có điều kiện tiếp tục đi học.
* Y tế - chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, trạm y tế xã tham mưu
cho ủy ban xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức kiểm tra an toàn vệ sinh an toàn thực
phẩm, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. Trong 9 tháng đầu năm 2008, đã tổ chức
khám chữa bệnh cho 9.223 lượt bệnh nhân, khám bệnh cho 709 lượt trẻ em dưới 6 tuổi.
Tình hình dịch bệnh trên địa bàn diễn ra khá phức tạp. Trong 9 tháng đầu năm 2008, có
38 ca sốt xuất huyết và 3 ca bệnh tay chân miệng. UBND xã phát động ra quân tuyên
truyền về dịch bệnh đến từng tổ nhân dân. Tổ chức 3 đợt chiến dịch diệt lăng quăng
phòng chống sốt xuất huyết với 418 người tham gia.
* Giáo dục
Trên địa bàn xã có 6 cơ sở mầm non, 3 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở và 1
trường trung học phổ thông.
Trong năm học 2006-2007, tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng, học sinh được xét công nhận
hoàn thành chương trình tiểu học và trung học cơ sở thấp hơn so với năm trước. Học sinh
tốt nghiệp trung học cơ sở thi tuyển vào lớp 10 phổ thông đạt 217/277 em.
Tình hình khai giảng năm học mới được tổ chức chu đáo. Trường mầm non Sơn Ca thu
nhận 502 cháu trong đó có 298 cháu 5 tuổi vào mẫu giáo. Ba trường tiểu học có 2.397 em
tăng 198 em so với năm học trước trong đó có 267 em 6 tuổi vào lớp một đạt 100%.
Trường trung học cơ sở Đông Thạnh có 1.513 em bằng với năm học trước, trong đó có
220 em vào lớp 6 đạt 100%.
Công tác phổ cập luôn được quan tâm, thường xuyên duy trì và tạo điều kiện cho các em
thất bỏ học ra lớp.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC
Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
38
* Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị xã hội của xã như: an toàn
giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, chương trình 3 giảm, phòng chống dịch bệnh trên
đàn gia súc, phòng chống bệnh sốt xuất huyết, kỷ niệm các ngày lễ lớn như 30/4, 19/5,
27/7, Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9.
Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư luôn được quan tâm. Hiện nay địa bàn
xã có 3 ấp văn hóa, 4 ấp tiên tiến, 4.567 hộ gia đình văn hóa, trong đó có 1 hộ gia đình
văn hóa tiêu biểu cấp Thành phố, 20 gia đình tiêu biểu cấp huyện.
Hoạt động thể dục - thể thao: Tổ chức giải bóng đá chào mừng ngày 30/4 với 11 đội tham
gia, tham gia thi đấu giải bóng đá huyện.
c) Giao thông
Trên địa bàn xã có một số trục lộ chính: đường Đặng Thúc Vịnh (đường nhựa, bề rộng 12
m, chiều dài chạy qua địa bàn xã 1,5 km); đường Lê Văn Khương (đường nhựa, bề rộng
12 m, chiều dài chạy qua địa bàn xã 1,5 km); đường Bùi Công Trừng (đường nhựa, bề
rộng 6 m, chiều dài chạy qua địa bàn xã 500 m); đường Hương lộ 80B (đang được trải
nhựa với bề rộng hiện hữu là 6 m, chiều dài chạy qua địa bàn xã khoảng 1 km).
Với mật độ giao thông hiện hữu, hệ thống đường giao thông hiện có không đảm bảo cho
việc đi lại. Bề rộng đường khá hẹp, một số đoạn hư hỏng, nhất là những trục lộ chính
(đường Đặng Thúc Vịnh và đường Lê Văn Khương).
2.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi
Xã Bình Mỹ nằm tiếp giáp với xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn ở phía Nam và tiếp giáp
với xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi về phía Bắc. Diện tích tự nhiên của xã là 2.539,4
ha. Hiện xã có 3.542 hộ gia đình với gần 16.000 nhân khẩu. Hoạt động kinh tế chủ yếu
của xã là sản xuất nông nghiệp. Theo điều tra năm 2008, trong tổng số 3.542 hộ gia đình,
có 16 hộ có mức thu nhập dưới 6 triệu đồng/người/năm, còn lại là thu nhập trên mức này.
Nhìn chung, cuộc sống của các hộ dân tại đây tương đối ổn định.
a) Tình hình kinh tế
* Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính trên địa bàn xã Bình Mỹ:
- Thời tiết thuận lợi cho việc sản xuất lúa Đông Xuân, Hè Thu. Hiện đã thu hoạch hết diện
tích lúa Đông Xuân - Hè Thu là 750 ha, đã xuống giống vụ mùa 350 ha;
- Rau các loại (nhiều nhất là rau muống) với diện tích 690 ha;
- Sen lấy ngó: 116 ha; cỏ 525 ha, hoa kiểng được đầu tư phát triển ước tính khoản 4,5 ha;
- Chăn nuôi: đàn bò sữa ước đạt 1.700 con, đàn heo 3.000 con.
* Thủy lợi bờ bao phòng chống lụt bão và phục vụ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
Eia report 04 2009

More Related Content

What's hot

2010 tt btc 218 ve phi tham dinh bc danh gia tac dong mt
2010 tt btc 218 ve phi tham dinh bc danh gia tac dong mt2010 tt btc 218 ve phi tham dinh bc danh gia tac dong mt
2010 tt btc 218 ve phi tham dinh bc danh gia tac dong mtta_la_ta_157
 
Thông tư 26-2011-BTNMT - Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29 về...
Thông tư 26-2011-BTNMT - Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29 về...Thông tư 26-2011-BTNMT - Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29 về...
Thông tư 26-2011-BTNMT - Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29 về...Công ty môi trường Newtech Co
 
Ql1 p1-t1-c9-danh gia tac dong moi truong- bcnckt
Ql1 p1-t1-c9-danh gia tac dong moi truong- bcncktQl1 p1-t1-c9-danh gia tac dong moi truong- bcnckt
Ql1 p1-t1-c9-danh gia tac dong moi truong- bcncktSon Nguyen
 
Quan trac - phan tich - bao cao hien trang moi truong
Quan trac - phan tich - bao cao hien trang moi truongQuan trac - phan tich - bao cao hien trang moi truong
Quan trac - phan tich - bao cao hien trang moi truongnhóc Ngố
 
Báo cáo quan trắc thành long
Báo cáo quan trắc thành longBáo cáo quan trắc thành long
Báo cáo quan trắc thành longhainammtsla
 
Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ môi trường (không kh...
Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ môi trường (không kh...Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ môi trường (không kh...
Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ môi trường (không kh...HocXuLyNuoc.com
 

What's hot (6)

2010 tt btc 218 ve phi tham dinh bc danh gia tac dong mt
2010 tt btc 218 ve phi tham dinh bc danh gia tac dong mt2010 tt btc 218 ve phi tham dinh bc danh gia tac dong mt
2010 tt btc 218 ve phi tham dinh bc danh gia tac dong mt
 
Thông tư 26-2011-BTNMT - Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29 về...
Thông tư 26-2011-BTNMT - Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29 về...Thông tư 26-2011-BTNMT - Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29 về...
Thông tư 26-2011-BTNMT - Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29 về...
 
Ql1 p1-t1-c9-danh gia tac dong moi truong- bcnckt
Ql1 p1-t1-c9-danh gia tac dong moi truong- bcncktQl1 p1-t1-c9-danh gia tac dong moi truong- bcnckt
Ql1 p1-t1-c9-danh gia tac dong moi truong- bcnckt
 
Quan trac - phan tich - bao cao hien trang moi truong
Quan trac - phan tich - bao cao hien trang moi truongQuan trac - phan tich - bao cao hien trang moi truong
Quan trac - phan tich - bao cao hien trang moi truong
 
Báo cáo quan trắc thành long
Báo cáo quan trắc thành longBáo cáo quan trắc thành long
Báo cáo quan trắc thành long
 
Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ môi trường (không kh...
Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ môi trường (không kh...Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ môi trường (không kh...
Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ môi trường (không kh...
 

Viewers also liked

Sales escalator
Sales escalatorSales escalator
Sales escalatorLloyd Ruch
 
Accessible info std review pp ability net 28.02.17 v2
Accessible info std review pp ability net 28.02.17 v2Accessible info std review pp ability net 28.02.17 v2
Accessible info std review pp ability net 28.02.17 v2AbilityNet
 
1.3.2 Огнестойкие кабельные линии
1.3.2 Огнестойкие кабельные линии 1.3.2 Огнестойкие кабельные линии
1.3.2 Огнестойкие кабельные линии Igor Golovin
 
лек. 15 теория кислот и оснований
лек. 15 теория кислот и основанийлек. 15 теория кислот и оснований
лек. 15 теория кислот и основанийАркадий Захаров
 
Educación Personas dependientes.
Educación Personas dependientes.Educación Personas dependientes.
Educación Personas dependientes.Karen Farfán
 
The JavaScript Delusion
The JavaScript DelusionThe JavaScript Delusion
The JavaScript DelusionJUGBD
 
REGIONE LOMBARDIA - Incentivi a sale destinate ad attività di spettacolo
REGIONE LOMBARDIA - Incentivi a sale destinate ad attività di spettacoloREGIONE LOMBARDIA - Incentivi a sale destinate ad attività di spettacolo
REGIONE LOMBARDIA - Incentivi a sale destinate ad attività di spettacoloGuido Alberto Micci
 
Actividad 1.1 economia
Actividad 1.1 economiaActividad 1.1 economia
Actividad 1.1 economiamonse0203
 
seputar virus zika dan virus mers chov
seputar virus zika dan virus mers chovseputar virus zika dan virus mers chov
seputar virus zika dan virus mers chovayuuukuuuu
 

Viewers also liked (12)

Kế hoạch bảo vệ môi trường An Phú
Kế hoạch bảo vệ môi trường An PhúKế hoạch bảo vệ môi trường An Phú
Kế hoạch bảo vệ môi trường An Phú
 
Sales escalator
Sales escalatorSales escalator
Sales escalator
 
Responsive design
Responsive designResponsive design
Responsive design
 
Accessible info std review pp ability net 28.02.17 v2
Accessible info std review pp ability net 28.02.17 v2Accessible info std review pp ability net 28.02.17 v2
Accessible info std review pp ability net 28.02.17 v2
 
1.3.2 Огнестойкие кабельные линии
1.3.2 Огнестойкие кабельные линии 1.3.2 Огнестойкие кабельные линии
1.3.2 Огнестойкие кабельные линии
 
лек. 15 теория кислот и оснований
лек. 15 теория кислот и основанийлек. 15 теория кислот и оснований
лек. 15 теория кислот и оснований
 
Educación Personas dependientes.
Educación Personas dependientes.Educación Personas dependientes.
Educación Personas dependientes.
 
The JavaScript Delusion
The JavaScript DelusionThe JavaScript Delusion
The JavaScript Delusion
 
REGIONE LOMBARDIA - Incentivi a sale destinate ad attività di spettacolo
REGIONE LOMBARDIA - Incentivi a sale destinate ad attività di spettacoloREGIONE LOMBARDIA - Incentivi a sale destinate ad attività di spettacolo
REGIONE LOMBARDIA - Incentivi a sale destinate ad attività di spettacolo
 
Actividad 1.1 economia
Actividad 1.1 economiaActividad 1.1 economia
Actividad 1.1 economia
 
seputar virus zika dan virus mers chov
seputar virus zika dan virus mers chovseputar virus zika dan virus mers chov
seputar virus zika dan virus mers chov
 
Elementos economicos
Elementos economicosElementos economicos
Elementos economicos
 

Similar to Eia report 04 2009

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít năm
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít nămDự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít năm
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít nămnataliej4
 
Tu van lap du an dau tu khu vui choi the thao
Tu van lap du an dau tu khu vui choi the thaoTu van lap du an dau tu khu vui choi the thao
Tu van lap du an dau tu khu vui choi the thaoThaoNguyenXanh2
 
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...nataliej4
 
1354_QD-BXD_374363 xuat dau tu xay dung va chi phi xu li chat thai ran.doc
1354_QD-BXD_374363 xuat dau tu xay dung va chi phi xu li chat thai ran.doc1354_QD-BXD_374363 xuat dau tu xay dung va chi phi xu li chat thai ran.doc
1354_QD-BXD_374363 xuat dau tu xay dung va chi phi xu li chat thai ran.docNghimTrngVit
 
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung | Dịch vụ lập dụ án đầu tư | ...
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung | Dịch vụ lập dụ án đầu tư | ...Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung | Dịch vụ lập dụ án đầu tư | ...
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung | Dịch vụ lập dụ án đầu tư | ...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Mau lap du an free nhà máy sản xuất Sữa
Mau lap du an free nhà máy sản xuất SữaMau lap du an free nhà máy sản xuất Sữa
Mau lap du an free nhà máy sản xuất SữaThaoNguyenXanh2
 
Qcvn 40-2011-btnmt - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
Qcvn 40-2011-btnmt - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về  môi trườngQcvn 40-2011-btnmt - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về  môi trường
Qcvn 40-2011-btnmt - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trườngThaoNguyenXanh2
 
Du an dau tu san xuat lop xe
Du an dau tu san xuat lop xeDu an dau tu san xuat lop xe
Du an dau tu san xuat lop xeThaoNguyenXanh2
 
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh nataliej4
 
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh nataliej4
 
Đánh Giá Tác Động Và Xây Dựng Giải Pháp Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu, Nước Bi...
Đánh Giá Tác Động Và Xây Dựng Giải Pháp Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu, Nước Bi...Đánh Giá Tác Động Và Xây Dựng Giải Pháp Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu, Nước Bi...
Đánh Giá Tác Động Và Xây Dựng Giải Pháp Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu, Nước Bi...nataliej4
 
Đánh Giá Tác Động Và Xây Dựng Giải Pháp Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu, Nước Bi...
Đánh Giá Tác Động Và Xây Dựng Giải Pháp Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu, Nước Bi...Đánh Giá Tác Động Và Xây Dựng Giải Pháp Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu, Nước Bi...
Đánh Giá Tác Động Và Xây Dựng Giải Pháp Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu, Nước Bi...nataliej4
 

Similar to Eia report 04 2009 (20)

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít năm
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít nămDự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít năm
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít năm
 
Dự án đầu tư khu nghĩ dưỡng thể thao giải trí
Dự án đầu tư khu nghĩ dưỡng thể thao giải tríDự án đầu tư khu nghĩ dưỡng thể thao giải trí
Dự án đầu tư khu nghĩ dưỡng thể thao giải trí
 
Tu van lap du an dau tu khu vui choi the thao
Tu van lap du an dau tu khu vui choi the thaoTu van lap du an dau tu khu vui choi the thao
Tu van lap du an dau tu khu vui choi the thao
 
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...
 
1354_QD-BXD_374363 xuat dau tu xay dung va chi phi xu li chat thai ran.doc
1354_QD-BXD_374363 xuat dau tu xay dung va chi phi xu li chat thai ran.doc1354_QD-BXD_374363 xuat dau tu xay dung va chi phi xu li chat thai ran.doc
1354_QD-BXD_374363 xuat dau tu xay dung va chi phi xu li chat thai ran.doc
 
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung | Dịch vụ lập dụ án đầu tư | ...
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung | Dịch vụ lập dụ án đầu tư | ...Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung | Dịch vụ lập dụ án đầu tư | ...
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung | Dịch vụ lập dụ án đầu tư | ...
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngàyDự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
 
Mau lap du an free nhà máy sản xuất Sữa
Mau lap du an free nhà máy sản xuất SữaMau lap du an free nhà máy sản xuất Sữa
Mau lap du an free nhà máy sản xuất Sữa
 
Dự án xây dụng nhà khách Sìn Hồ | Dịch vụ lập dụ án đầu tư | duanviet.com.vn ...
Dự án xây dụng nhà khách Sìn Hồ | Dịch vụ lập dụ án đầu tư | duanviet.com.vn ...Dự án xây dụng nhà khách Sìn Hồ | Dịch vụ lập dụ án đầu tư | duanviet.com.vn ...
Dự án xây dụng nhà khách Sìn Hồ | Dịch vụ lập dụ án đầu tư | duanviet.com.vn ...
 
Dự án xây dựng nhà khách sìn hồ | duanviet
Dự án xây dựng nhà khách sìn hồ | duanvietDự án xây dựng nhà khách sìn hồ | duanviet
Dự án xây dựng nhà khách sìn hồ | duanviet
 
Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi bò sữa đăk nông
Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi bò sữa đăk nôngDự án đầu tư trang trại chăn nuôi bò sữa đăk nông
Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi bò sữa đăk nông
 
Qcvn 40-2011-btnmt - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
Qcvn 40-2011-btnmt - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về  môi trườngQcvn 40-2011-btnmt - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về  môi trường
Qcvn 40-2011-btnmt - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
 
Du an dau tu san xuat lop xe
Du an dau tu san xuat lop xeDu an dau tu san xuat lop xe
Du an dau tu san xuat lop xe
 
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
 
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
 
Du an xu ly rac thai
Du an xu ly rac thaiDu an xu ly rac thai
Du an xu ly rac thai
 
Đánh Giá Tác Động Và Xây Dựng Giải Pháp Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu, Nước Bi...
Đánh Giá Tác Động Và Xây Dựng Giải Pháp Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu, Nước Bi...Đánh Giá Tác Động Và Xây Dựng Giải Pháp Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu, Nước Bi...
Đánh Giá Tác Động Và Xây Dựng Giải Pháp Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu, Nước Bi...
 
Đánh Giá Tác Động Và Xây Dựng Giải Pháp Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu, Nước Bi...
Đánh Giá Tác Động Và Xây Dựng Giải Pháp Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu, Nước Bi...Đánh Giá Tác Động Và Xây Dựng Giải Pháp Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu, Nước Bi...
Đánh Giá Tác Động Và Xây Dựng Giải Pháp Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu, Nước Bi...
 
Du an dau tu benh vien da khoa quoc te
Du an dau tu benh vien da khoa quoc teDu an dau tu benh vien da khoa quoc te
Du an dau tu benh vien da khoa quoc te
 
Du an dau tu benh vien da khoa quoc te
Du an dau tu benh vien da khoa quoc teDu an dau tu benh vien da khoa quoc te
Du an dau tu benh vien da khoa quoc te
 

Eia report 04 2009

  • 1. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 1 MỞ ĐẦU 1. Xuất xứ của dự án Cầu Rạch Tra hiện hữu là cầu liên hợp dầm thép - bản bê tông cốt thép, khổ ngang cầu rộng 5 m, phần xe chạy 3,5 m, lan can và lề bộ hành mỗi bên 0,75 m, tổng chiều dài cầu khoảng 200 m, gồm 14 nhịp giản đơn 12 m, hai nhịp thông thuyền rộng 15 và 16 m. Tải trọng khai thác hiện tại là 5 tấn. Đây là cây cầu nối giữa hai huyện Hóc Môn và Củ Chi. Mặt cắt ngang cầu gồm 4 dầm thép I550 đặt cách khoảng 1,05 m, dầm ngang thép hình C300 đặt cách nhau 2,95 m liên kết bulông với hệ dầm chủ. Bản bê tông cốt thép liên hợp dày 20 cm, lớp bê tông nhựa dày trung bình 4 cm, dốc ngang 1,5%. Mố trụ cầu bằng bê tông cốt thép trên hệ cọc bê tông cốt thép 30x30 cm. Hiện nay, cầu hiện hữu đã bị hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng. Lớp bê tông đã lão hóa, gây trơn trợt khi trời mưa, khe co giãn bị bong. Mố trụ cầu bê tông cốt thép bị nứt nhiều nơi. Việc đầu tư xây dựng mới cầu Rạch Tra (giai đoạn 1) trên tuyến Tỉnh lộ 9 để thay thế cầu Rạch Tra hiện hữu đảm bảo đồng bộ tải trọng khai thác trên tuyến; từng bước xây dựng hoàn chỉnh tuyến Tỉnh lộ 9 theo quy hoạch. 2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 2.1 Các văn bản pháp luật liên quan Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” được lập dựa trên các cơ sở pháp lý sau: - Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006; - Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/05/1998 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 01/06/1998; - Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003; - Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; - Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng; - Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
  • 2. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 2 - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 09/08/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường; - Nghị định số 81/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 09/08/2006 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường; - Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; - Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại; - Thông tư 15/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng về hướng dẫn, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch xây dựng; - Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 26/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc công bố danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng; - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường; - Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về công bố danh sách chất thải nguy hại; - Quyết định số 126/2007/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2007 của Ủy ban Nhân dân Thành phố ban hành Quy định về công tác quản lý các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh; - Quyết định số 453/QĐ-UB ngày 06/02/2004 của Ủy ban Nhân dân Thành phố về tạm giao chỉ tiêu kế hoạch chuẩn bị đầu tư năm 2004 nguồn vốn ngân sách tập trung; - Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 10/01/2008 của Ủy ban Nhân dân Thành phố về giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư xây dựng đợt 1 năm 2008 nguồn vốn ngân sách tập trung, vốn quảng cáo Đài Truyền hình và vốn viện trợ phát triển (ODA); - Quyết định số 352/QĐ-SGTCC ngày 30/01/2008 của Sở Giao thông Công chính Thành phố Hồ Chí Minh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư xây dựng năm 2008 (đợt 1) nguồn vốn ngân sách tập trung;
  • 3. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 3 - Quyết định số 2070/QĐ-SGTCC ngày 01/07/2008 của Sở Giao thông Công chính Thành phố Hồ Chí Minh về duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Tra (huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi); - Quyết định số 254/QĐ-SGTVT ngày 28/07/2008 của Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Tra (huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi). 2.2 Các tiêu chuẩn môi trường được sử dụng trong ĐTM - Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (TCVN 5949-1998); - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937 - 2005); - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT; - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT; - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT; - Tiêu chuẩn ngành 22TCN 242-98, ngày 27/03/1998 của Bộ Giao thông Vận tải về quy trình đánh giá tác động môi trường khi lập dự án nghiên cứu khả thi và thiết kế xây dựng các công trình giao thông. 2.3 Nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong ĐTM - Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra”; - Các số liệu, tài liệu về hiện trạng môi trường, kinh tế xã hội tại địa bàn thực hiện dự án - huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh do Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC tiến hành thu thập để phục vụ cho việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; - Các số liệu điều tra, khảo sát, đo đạc và phân tích tại hiện trường dự án do Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường thực hiện, bao gồm các số liệu về: chất lượng nước mặt, nước ngầm, không khí, bùn đáy, mẫu thủy sinh vật…; - Các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước về đánh giá tác động môi trường, đánh giá nhanh như: + Lê Trình, Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp và ứng dụng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2000; + ADB (1990). Environmental Guidelines for Selected Industrial and Power Development Projects; + Alexander P.Economopoulos, Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution, Part Approaches for Consideration in formulating Environmental Control Strategies, WHO, Geneva, 1993;
  • 4. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 4 + World Health Organization, Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution, A guide to rapid source inventory techniques and their use in formulating Environmental Control Strategies, Geneva, 1993; + Metcalf & Eddy, Wastewater Engineering, Mcgraw - Hill, 1999; + Cater, Environmental Impact assessment, Mcgraw - Hill, 1996; - Các báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng đường giao thông: + Dự án xây dựng Đại lộ Đông Tây - Sài Gòn; + Dự án cải thiện môi trường nước TP.HCM; + Dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. 3. Phương pháp sử dụng trong quá trình ĐTM Các phương pháp sau được tham khảo và nghiên cứu sử dụng trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: - Phương pháp thống kê: nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực xây dựng dự án; - Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu vực dự án; - Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập: nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án; - Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam; - Phương pháp lập bảng liệt kê và phương pháp ma trận: được sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các tác động môi trường. - Phương pháp tham vấn cộng đồng: Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện dự án. 4. Tổ chức thực hiện ĐTM Báo cáo ĐTM của dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” được lập tuân theo những hướng dẫn của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 09/08/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường; và Thông tư số 05/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
  • 5. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 5 Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” do chủ đầu tư là Khu Quản lý Giao thông Đô thị số 3 chủ trì với sự tham gia của các chuyên gia (thuộc Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC) am hiểu về đánh giá tác động môi trường với các lĩnh vực chuyên môn sâu như kiểm soát ô nhiễm do nước thải, chất thải độc hại, kinh tế môi trường, sinh thái môi trường… Quá trình làm việc để soạn thảo báo cáo bao gồm các bước: - Thu thập các tài liệu, văn bản cần thiết: điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội tại khu vực dự án và nhiều văn bản, tài liệu khác có liên quan; - Thực hiện điều tra, khảo sát hiện trạng các thành phần môi trường theo các phương pháp chuẩn, bao gồm: khảo sát điều kiện kinh tế - xã hội, khảo sát chất lượng nước mặt, nước ngầm, chất lượng không khí và tiếng ồn trong phạm vi thực hiện dự án; - Xác định các nguồn gây tác động, đối tượng, quy mô bị tác động và đánh giá các tác động do các hoạt động của dự án gây nên đối với các yếu tố môi trường, kinh tế - xã hội,…; - Đề xuất các giải pháp tổng hợp trên cơ sở khoa học và thực tiễn để hạn chế các tác động tiêu cực, ngăn ngừa các sự cố môi trường; - Biên soạn báo cáo và bảo vệ trước Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM theo quy định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cơ quan tư vấn môi trường: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC (EPC Co., Ltd) Tên người đứng đầu đơn vị tư vấn: Th.S Nguyễn Nam Sơn - Giám đốc Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh Danh sách các thành viên tham gia thực hiện lập báo cáo ĐTM dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” STT Họ và tên Học vị Chuyên ngành 1 Nguyễn Nam Sơn Thạc sĩ AIT Môi trường 2 Đào Hải Yến Thạc sĩ AIT Môi trường 3 Nguyễn Thiên Tứ Cử nhân Sinh thái Môi trường 4 Phạm Văn Miên Cử nhân Sinh thái Môi trường 5 Nguyễn Công Hiệp Cử nhân Quản lý Môi trường 6 Nguyễn Công Nguyên Thạc sĩ Công nghệ Môi trường 7 Lê Thị Thanh Hoa Cử nhân Môi trường
  • 6. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 6 CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1 Tên dự án Tên dự án: Xây dựng cầu Rạch Tra 1.2 Chủ đầu tư Chủ đầu tư : Khu Quản lý Giao thông Đô thị số 3 Người đại diện : Trần Quang Vinh Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ : 08 Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP.HCM Điện thoại : (08) 38.834.633 Fax: (08) 38.834.630 Cơ quan chủ quản: Sở Giao thông Vận tải TP.HCM 1.3 Vị trí địa lý của dự án Cầu Rạch Tra nằm trên địa phận của huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh. Theo hệ VN-2000, vị trí của dự án trải dài theo toạ độ từ (1.207.171,340 m; 595.926,446 m) đến (1.207.491,754 m; 597.840,964 m). Giới hạn điểm đầu và điểm cuối của dự án cụ thể như sau: - Điểm đầu: giao giữa các đường Tỉnh Lộ 9, Lê Văn Khương và Đặng Thúc Vịnh (cách cầu Rạch Tra hiện hữu khoảng 1.300 m về hướng Hóc Môn); - Điểm cuối: trên Tỉnh Lộ 9 (bờ phía huyện Củ Chi - cách cầu Rạch Tra hiện hữu khoảng 700m);
  • 7. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 7 Hình 1.1 Sơ đồ vị trí cầu Rạch Tra 1.4 Nội dung chủ yếu của dự án 1.4.1 Quy mô công trình, tiêu chuẩn kỹ thuật - Cấp kỹ thuật của đường: đường phố cấp khu vực; - Vận tốc tính toán: V = 60 km/h; - Các tiêu chuẩn thiết kế cầu: + Quy mô công trình: vĩnh cửu; + Tải trọng: tải trọng HL-93 theo quy trình 22TCN 272-05; + Cấp động đất: cấp 6; + Khổ cầu: phù hợp với khổ đường. - Tĩnh không thông thuyền: tĩnh cao H = 7 m; tĩnh ngang B = 50 m; - Mặt đường: tải trọng trục tính toán 100 kN, mô đun đàn hồi Eyc = 155 Mpa; - Các tiêu chuẩn thiết kế hình học:
  • 8. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 8 Vận tốc (km/h) STT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị 60 80 1 Bán kính đường cong bằng tối thiểu Rmin m 125 250 2 Bán kính ĐC bằng tối thiểu thông thường R1 m 250 400 3 Bán kính tối thiểu không cần làm siêu cao R2 m 1.500 2.500 4 Độ dốc dọc lớn nhất ilmax % 4 4 5 Chiều dài dốc tối thiểu Lmin m 150 200 6 Chiều dài dốc lớn nhất Lmax m 500 700 7 Bán kính đường cong lồi tối thiểu Rlồi min m 2.500 4.000 8 Bán kính đường cong lõm tối thiểu Rlõm min m 1.000 2.000 - Mặt cắt ngang cầu: + Giai đoạn 1: xây dựng một cầu rộng 14 m STT Hạng mục Kích thước (m) 1 Làn xe chính 2 x 3,75 = 7,5 2 Làn xe thô sơ 2 x 2,00 = 4,0 3 Lan can (2 bên) 2 x 0,25 = 0,5 4 Lề bộ hành (2 bên) 2 x 1,00 = 2,0 Tổng chiều rộng cầu giai đoạn 1 14,0 + Mặt cắt ngang quy hoạch: STT Hạng mục Kích thước (m) I Tính cho ½ cầu = 14,0 1 Làn xe chính 2 x 3,75 = 7,5 2 Làn xe thô sơ 1 x 3,50 = 3,5 3 Dải an toàn 1 x 0,50 = 0,5 4 Lan can giữa = 0,5 5 Lan can + lề bộ hành (bên ngoài) = 2,0 II Khoảng cách giữa hai cầu = 3,0 III Tổng chiều rộng cầu quy hoạch 2 x 14 + 3 = 31,0
  • 9. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 9 Hình 1.2 Mặt cắt ngang cầu theo phương án lựa chọn - Mặt cắt ngang đường: + Giai đoạn 1: rộng 13,5 m STT Hạng mục Kích thước (m) 1 Làn xe chính 2 x 3,75 = 7,5 2 Làn xe thô sơ 2 x 2,00 = 4,0 3 Lề gia cố 2 x 1,00 = 2,0 Tổng cộng 13,5 1.4.2 Giải pháp thiết kế cầu - Vị trí cầu: tim cầu quy hoạch đi song song và cách tim cầu hiện hữu khoảng 40 m về bên trái (hướng Hóc Môn - Củ Chi); - Phương án kết cấu: + Sơ đồ nhịp: gồm 8 nhịp bố trí theo sơ đồ: 2 x 40m + [60m + 90m + 60m] + 3 x 40m, chiều dài cầu (tính đến mép sau của 2 tường cánh mố) là 418,1m; + Nhịp chính: gồm 3 nhịp liên tục bố trí theo sơ đồ 60m + 90m + 60m bằng bê tông cốt thép (BTCT) mác A dự ứng lực hậu áp đổ tại chỗ, trong đó nhịp thông thuyền rộng 90 m; + Nhịp dẫn: dầm Super “T”, cao 1,75 m, đặt cách nhau 2,38 m, mặt cắt ngang gồm 6 phiến dầm. Bản mặt cầu bằng BTCT mác C đổ tại chỗ dày 15 cm;
  • 10. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 10 + Kết cấu mố: bằng BTCT mác A đổ tại chỗ. Móng cọc khoan nhồi bằng BTCT mác C đường kính Φ 150 cm; + Kết cấu trụ nhịp dẫn: bằng BTCT mác C đổ tại chỗ. Móng cọc khoan nhồi bằng BTCT mác C đường kính 150 cm. Hình 1.3 Phương án kết cấu cầu theo sơ đồ 8 nhịp của phương án lựa chọn Khi xây dựng cầu mới qua Rạch Tra, cầu hiện hữu sẽ được giữ lại để người dân có thể đi lại. 1.4.3 Giải pháp thiết kế phần đường 1.4.3.1 Mặt bằng - Bờ phía Hóc Môn: đoạn từ đầu tuyến đến đường cong P1 tim tuyến đi trùng tim đường hiện hữu, đoạn tiếp theo tim tuyến đi trùng tim cầu, cách tim đường hiện hữu khoảng 30 m về bên trái (hướng Hóc Môn - Củ Chi); - Bờ Củ Chi: vuốt nối cánh tuyến đoạn qua cầu vào tim tuyến dự án nâng cấp sửa chữa Tỉnh lộ 9. 1.4.3.2 Mặt cắt dọc Đoạn đường đầu cầu dốc 4% vuốt nối vào cao độ mố cầu, đoạn còn lại cao độ tối thiểu +2,2 m. 1.4.3.3 Thiết kế nền đường - Đoạn có chiều cao đắp H < 1,5 m: đào bỏ lớp hữu cơ bề mặt dày khoảng 30-50 cm, trải vải địa kỹ thuật và đắp bằng cát hạt mịn; - Đoạn đắp cao H = 1,5 m dài khoảng 40 m sau mỗi mố: + Đoạn 1 dài 15 m sát sau hố: xử lý nền bằng sàn giảm tải dạng chữ U; + Đoạn còn lại: xử lý nền bằng giếng cát kết hợp gia tải.
  • 11. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 11 1.4.3.4 Kết cấu áo đường, lề gia cố - Phần xe chạy - kết cấu làm mới: + Bê tông nhựa hạt mịn C15 dày 5 cm; + Bê tông nhựa hạt trung C25 dày 7 cm; + Cấp phối đá dăm loại 1, Dmax = 37,5 mm, dày 20 cm; + Cấp phối đá dăm loại 2, Dmax = 37,5 mm, dày 20 cm; + Trải vải địa kỹ thuật ngăn cách giữa nền cát với kết cấu mặt đường; + Nền cát đầm chặt có K ≥ 0,98, Eyc ≥ 400 daN/cm2 . - Phần xe chạy - kết cấu tăng cường trên đường cũ: + Bê tông nhựa hạt mịn C15 dày 5 cm; + Bê tông nhựa hạt trung C25 dày 7 cm; + Cấp phối đá dăm loại 1, Dmax = 3,75 mm, dày 20 cm; + Bù vênh bằng cấp phối đá dăm loại 2. - Lề gia cố: + Bê tông nhựa hạt mịn C15 dày 5 cm; + Cấp phối đá dăm loại 1, Dmax = 37,5 mm, dày 20 cm. - Đường dân sinh: cường độ mặt đường tối thiểu Eyc = 120 Mpa: + 5 cm bê tông nhựa hạt mịn C15; + 20 cm cấp phối đá dăm loại 1, Dmax = 37,5 mm; + 20 cm cấp phối đá dăm loại 2, Dmax = 37,5 mm; + Lớp vải địa kỹ thuật ngăn cách giữa nền cát và lớp cấp phối đá dăm. 1.4.3.5 Kết cấu bó vỉa, vỉa hè - Bó vỉa: bằng bê tông M300 đúc sẵn lắp ghép dạng vát; - Vỉa hè: gạch tự chèn bê tông M200 dày 6 cm đúc sẵn lắp ghép hay gạch Granito 30x30x2,4 cm. 1.4.3.6 Bố trí hệ thống cống dọc Bố trí hệ thống thoát nước dọc hai bên đường dưới vỉa hè và khu vực có nhà dân bên phải tuyến, thu nước bằng các giếng thu tại mép vỉa hè. Ống cống: bằng bê tông cốt thép đá 1x2 M300 đúc sẵn theo phương pháp ly tâm, mỗi đốt cống dài 3 - 4 m. Kết cấu khác theo định hình của Sở Giao thông Vận tải.
  • 12. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 12 1.4.3.7 An toàn giao thông - Biển báo: lắp đặt biển báo đầu cầu, biển báo hiệu đường thủy, đèn cao áp chiếu sáng đường thủy; - Bố trí tôn sóng đoạn đầu cầu có chiều cao đắp 2 m; - Sơn kẻ mặt đường. 1.4.3.8 Cây xanh - Cây sát mặt đất: trồng cỏ lá gừng toàn bộ phần nền đất từ vai đường đến tường rào khu công nghệ cao; - Thảm hoa: phối hợp cây tạo hình, cây hoa, lá màu đẹp, trồng rải rác theo các cụm cây bóng mát. Chủng loại cây bao gồm: Mười giờ Thái Lan, cỏ bông vàng Thái Lan,…; - Cây bóng mát: bố trí cây tán cao xen với cây tán vừa và thấp tạo mảng xanh phát triển một cách tự nhiên nhằm tôn tạo cảnh quan hiện đại của các công trình bên trong. Các loại cây dự kiến như: + Cây tán cao: muồng ngủ, dầu con rái; + Cây tán vừa và thấp: giáng hương, bàng, phượng vĩ, lim xẹt, giá tỵ, long não, móng bò tím, kiều hùng. 1.4.3.9 Chiếu sáng Bố trí đèn dọc một bên đường với độ cao treo đèn H = 9 m, với khoảng cách trung bình giữa hai đèn là 25-30 m. Bố trí đèn trang trí trong công viên 2 đầu cầu, cự ly trung bình 15-20 m. Loại đèn sử dụng loại chóa đèn đường có bóng Sodium cao áp 150 W/220V, loại bóng trụ dài. 1.5 Tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư: 546.413.000.000 đồng Trong đó: Chi phí xây dựng 269.015.000.000 đồng Chi phí giải phóng mặt bằng 136.317.000.000 đồng Chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác 39.953.000.000 đồng Chi phí dự phòng 101.128.000.000 đồng Nguồn vốn: đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách
  • 13. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 13 1.6 Tổ chức thi công 1.6.1 Nguồn vật liệu chính và tổ chức vận chuyển 1.6.1.1 Nguồn vật liệu chính: - Cát xây dựng: có thể lấy từ các mỏ: sông Đồng Nai, Hồng Ngự (An Giang), Bình Dương; - Cát đắp nền đường: có thể khai thác từ các mỏ: Sông Sài Gòn, Sông Vàm Cỏ Đông (Tây Ninh), cồn Tân Phong - Cai Lậy (Tiền Giang); Hàm Luông, Cổ Chiên (Bến Tre); sông Tiền (Vĩnh Long); Đại Ngãi (Sóc Trăng), Đồng Nai…; - Đất sét bao: Dùng sét bao tại chỗ hoặc các vùng lân cận như tại Bến Lức, Thủ Thừa (Long An); - Đá dăm, cấp phối đá dăm có thể sử dụng từ các mỏ: Hóa An, Tân Đông Hiệp, Bình An, Châu Thới (thuộc tỉnh Bình Dương); Phước Hòa (Đồng Nai), Núi Bà (Tây Ninh); - Cấp phối sỏi đỏ: thể sử dụng từ các mỏ: Lộc Hưng, Bến Đình (Tây Ninh); Tân Long, Đông Hòa (Bình Dương); Phước Tân, Phước Thái (Đồng Nai)...; - Các vật tư sản xuất công nghiệp: Xi măng, thép tròn, thép hình các loại dùng sản phẩm chế tạo trong nước của các nhà máy đã đăng ký sản phẩm công nghiệp và có uy tín; - Bê tông nhựa: mua trực tiếp bê tông nhựa từ Trạm bê tông nhựa BMT ở Dĩ An (Bình Dương) để trải thảm bê tông nhựa. Chính vì vậy sẽ không có hoạt động nấu nhựa đường tại công trường. 1.6.1.2 Phương thức vận chuyển - Đường bộ: hướng vận chuyển từ Quốc lộ 1 A - Lê Văn Khương - Đặng Thúc Vịnh - Tỉnh lộ 9 hoặc từ Tỉnh lộ 8 - Tỉnh lộ 9 (đi từ Bình Dương sang) đến nơi tập kết của công trình; - Đường thủy: Theo hệ thống sông trong khu vực như các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn đến sông Rạch Tra rồi tập kết đến bãi chứa vật liệu. 1.6.1.3 Vị trí tập kết vật liệu Trong phạm vi giải phóng mặt bằng, có khu vực hai bên đầu cầu sẽ xây dựng công viên với diện tích là 27.500 m2 . Trước khi xây dựng công viên, khu vực này sẽ được sử dụng tạm để tập kết vật liệu. Việc chuyên chở và tập kết vật liệu đến khu vực này rất thuận lợi vì gần sông và tách biệt với khu dân cư xung quanh. Trong quá trình thi công, sẽ có hai trạm trộn bê tông được đặt ở hai khu vực đầu cầu. Trạm trộn này gồm hệ thống sàng rửa vật liệu, các silo chứa vật liệu đã làm sạch, máy trộn bê tông, hệ thống bơm phun bê tông. Một trong những yêu cầu căn bản cần đạt được
  • 14. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 14 của trạm trộn là việc cơ giới hoàn toàn quá trình sàng rửa, cân đong vật liệu, đưa vật liệu vào các silo của trạm trộn và chuyển thành phẩm bê tông đến hiện trường Sơ đồ vị trí tập kết vật liệu xem trong phần phụ lục. 1.6.2 Trình tự thi công 1.6.2.1 Thứ tự ưu tiên - Cần triển khai ngay các công tác thử tải cọc khoan nhồi để xác định sức chịu tải thực tế của cọc. Công tác này cần triển khai ngay sau khi khởi công; - Công tác gia cố xử lý nền đường phải được ưu tiên tiến hành trước, đặc biệt ở các khu vực đắp cao sau mố cầu. Đây là khống chế bắt buộc để vừa đảm bảo tổng tiến độ thi công toàn công trình vừa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về xử lý chống mất ổn định và xử lý được triệt để về lún nền đường; - Sau khi có kết quả thử tĩnh cọc cần tập trung máy móc, thiết bị triển khai thi công ngay các trụ nhịp đỡ chính T3 và T4. Đây là các hạng mục công trình quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ thi công đúc dầm liên tục - cũng là hạng mục nằm trên đường găng quyết định đến tiến độ hoàn thành công trình; - Song song với quá trình thi công các trụ, mố nhịp dẫn, cần triển khai đồng bộ công tác đúc dầm Super “T”. Do khối lượng dầm lớn và điều kiện vận chuyển khó khăn, do đó cần tổ chức đúc dầm ở cả 2 bờ công trường. 1.6.2.2 Phối hợp trong quá trình thi công Trong quá trình thi công cần đặc biệt chú ý phối hợp trình tự giữa các hạng mục công việc để đảm bảo đúng yêu cầu về chất lượng công trình cũng như tiến độ thi công chung của toàn tuyến: - Điểm phân giao giữa cầu và đường: cần gia cố xử lý nền triệt để trước khi thi công mố; - Trong quy trình xử lý nền đất yếu cho phép thi công lớp áo đường sau khi độ lún nền đường còn lại so với độ lún cuối cùng từ 10 cm đến 30 cm. Tuy nhiên với yêu cầu rất cao về kỹ thuật của tuyến đường, kiến nghị cần thiết phải xử lý lún triệt để để đạt mức độ lún cố kết từ 95% trở lên trước khi cho phép thi công kết cấu áo đường. 1.6.2.3 Công tác chuẩn bị Các công tác chuẩn bị bao gồm những công việc chính như sau: - Chuẩn bị các bãi tập kết vật liệu, các bến tạm trung chuyển vật liệu từ đường thủy lên bờ tại bờ sông. Dự kiến bố trí 2 bến tạm để tập kết vật liệu, thiết bị thi công ở hai bờ sông; - Xác định chất lượng nước giếng khoan ở vị trí xây dựng cầu. Lắp đặt các trạm điện hạ thế phục vụ thi công; - Lắp đặt các phao tiêu, biển báo hiệu đường thủy ở hai đầu công trường;
  • 15. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 15 - Khảo sát đường vận chuyển thiết bị thi công, cấu kiện đúc sẵn đến công trường; - Khảo sát vật liệu, bao gồm các vật liệu đắp nền, mặt đường,… các vật liệu nhập ngoại như vải địa kỹ thuật, gối cầu, khe giãn,…; tổ chức khai thác và vận chuyển, tập kết vật liệu đến công trường; - Tổ chức trạm trộn bê tông: các cấu kiện bê tông sử dụng cho cầu Rạch Tra như dầm liên tục, cọc khoan nhồi, trụ nhịp chính,… có khối lượng lớn, yêu cầu kỹ thuật, chất lượng cao, tiến độ cung cấp đòi hỏi công suất trạm trộn lớn,… Do đó, cần tổ chức trạm trộn bê tông riêng. Do lòng sông rộng và sâu nên phải tổ chức 2 trạm trộn bê tông ở cả hai bờ sông, sau đó lắp các cầu tạm để dẫn ống bê tông cung cấp cho các hạng mục cọc khoan nhồi, trụ, kết cấu nhịp… ở giữa sông; - Tổ chức các bãi đúc cấu kiện đúc sẵn, gia công cấu kiện thép; - Xây dựng nhà điều hành của chủ đầu tư, lán trại, nhà làm việc cho nhà thầu, nhà ở và làm việc cho tư vấn giám sát; - Tổ chức xây dựng các phòng thí nghiệm hiện trường. 1.6.2.4 Kết cấu phần dưới Các bước thi công: (1) Thi công trụ dưới nước T3 và T4 - Bước 1: + Xác định vị trí trụ; + Lắp đặt giàn giáo đỡ ống dẫn bê tông từ 2 bờ đến vị trí thi công; + Đóng cọc định vị và hệ sàn đạo thi công cọc khoan nhồi; + Lắp đặt thiết bị khoan cọc nhồi trên xà lan 600 T; + Hạ ống vách ngập sâu vào lòng đất khoảng 10 m, cao trên mực nước thi công khoảng 1 m; + Khoan tạo lỗ cọc và đổ bê tông cọc; + Lặp lại các bước trên đến khi thi công xong tất cả các cọc; + Kiểm tra chất lượng cọc. - Bước 2: Thi công vòng vây cọc ván thép và bê tông bịt đáy: + Đóng cọc định vị vành đai khung chống; + Lắp dựng hệ vành đai khung chống; + Hạ cọc ván thép bằng búa rung; + Xói hút đất đáy sông trong thùng chụp; + Lắp đặt sàn đạo thi công, các thiết bị thi công bê tông vữa dâng;
  • 16. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 16 + Đặt trước các ống dẫn bê tông vào trong thùng chụp, xếp đá 5x8cm vào bên trong đến cao độ trong đáy bệ; + Tiến hành đổ bê tông bịt đáy bằng phương pháp vữa dâng. - Bước 3: + Khi bê tông bịt đáy đạt cường độ, hút nước trong vòng vây, làm khô móng hố; + Gia công đầu cọc; + Gia công và lắp dựng đà giáo, ván khuôn, cốt thép thân, mũ trụ; + Đổ bê tông phần thân, mũ trụ. (2) Thi công trụ còn lại và mố M1, M2 - Bước 1: thi công cọc: + San lấp mặt bằng để tạo diện thi công; + Xác định vị trí trụ, mố; + Thi công cọc khoan nhồi trên bờ; + Kiểm tra chất lượng cọc. - Bước 2: thi công bệ phóng, thân mũ trụ - mố: + Đào đất hố móng đến cao độ thiết kế; + Gia công đầu cọc; + Gia công và lắp dựng đà giáo, ván khuôn, cốt thép bệ phóng, thân, mố trụ; + Đổ bê tông mố, trụ. - Bước 3: hoàn thiện: + Tháo dỡ sàn đạo thi công; + Tháo dỡ đà giáo, ván khuôn, chuyển các thiết bị thi công trụ khác. 1.6.2.5 Kết cấu phần trên (1) Trình tự thi công - Thi công kết cấu nhịp chính bằng phương pháp đúc hẫng đối xứng trên xe treo. Việc thi công được thực hiện đồng thời hoặc lần lượt theo hai mũi từ trụ T3 và T4 ra hai phía; - Thi công kết cấu nhịp dẫn bằng cẩu đứng trên đường dọc hai bên cầu. Công tác lao lắp dầm nhịp cạnh nhịp biên dầm liên tục chỉ được thực hiện sau khi đã thi công xong khối hợp long biên. (2) Thi công nhịp chính - Bước 1:
  • 17. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 17 + Tập kết vật liệu xuống xà lan 600T; + Lắp dựng giàn giáo đỡ ống dẫn bê tông từ bờ đến vị trí thi công. - Bước 2: + Lắp dựng đà giáo hẫng ở trụ T3 và T4 để thi công khối đỉnh trụ K0, K1; + Gia công và lắp đặt ván khuôn, cốt thép thường, ống dẫn cáp dự ứng lực cho khối đỉnh trụ; + Đổ bê tông khối K0, K1 đỉnh trụ; + Khi bê tông đủ 85% cường độ thiết kế tiến hành căng cáp dự ứng lực, sau đó phun vữa lấp lòng ống dẫn cáp; + Xiết bulông Φ38 mm neo khối K0 với trụ. - Bước 3: + Lắp dựng hai xe treo đối xứng về hai phía trên khối đỉnh trụ; + Gia công và lắp dựng ván khuôn, cốt thép thường, ống dẫn cáp dự ứng lực cho hai khối đối xứng tiếp theo; + Đổ bê tông hai khối đối xứng K2; + Căng cáp dự ứng lực tương tự như bước 2; - Bước 4: thực hiện tương tự như bước 3 cho các khối còn lại (trừ khối hợp long). - Bước 5: + Lắp đặt đà giáo, chồng nề gỗ, hệ công trình phụ trợ trên bờ để đúc khối trên đà giáo cạnh trụ T5 và T8; + Gia công và lắp dựng ván khuôn, cốt thép thường, ống dẫn cáp dự ứng lực và luồn cáp dự ứng lực sẵn trước khi đổ bê tông; + Đổ bê tông khối tại trụ T5 và T8 và khối hợp long biên nhịp. Khi bê tông đủ 85% cường độ thiết kế căng cáp dự ứng lực cắt qua các khối lượng. - Bước 6: + Thi công lan can, gờ chắn; + Thi công lớp chống thấm, sau đó là lớp phủ bê tông nhựa; + Lắp đặt đèn chiếu sáng trên cầu; + Công tác hoàn thiện. 1.6.2.6 Thi công đường (1) Các đoạn tuyến đắp thấp - Chuẩn bị mặt bằng;
  • 18. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 18 - Đào hữu cơ, trải vải địa kỹ thuật; - Đắp cát thân nền đường; - Thi công lớp bảo vệ mái taluy; - Thi công kết cấu áo đường; - Hoàn thiện. (2) Các đoạn phải xử lý nền bằng giếng cát - gia tải - Chuẩn bị mặt bằng; - Đào hữu cơ, trải vải địa kỹ thuật; - Thi công lớp cát đệm; - Thi công giếng cát; - Đắp nền đường theo chế độ đắp - nghỉ quy định đến đáy kết cấu áo đường; - Đắp gia tải - chờ lún để nâng nền đường đạt mức cố kết quy định; - Dỡ gia tải; - Thi công kết cấu áo đường; - Hoàn thiện. (3) Thi công sàn giảm tải - Đúc cọc thử và thử cọc sàn giảm tải; - Đúc cọc và đóng cọc đại trà; - Đổ bê tông sàn giảm tải. 1.6.3 Một số lưu ý khi thi công Trong quá trình thi công cầu, cần lưu ý các vấn đề sau: - Cần thực hiện công tác rà phá bom mìn toàn bộ khu vực công trường trước khi triển khai thi công; - Cần triển khai công tác thử tĩnh cọc khoan nhồi ngay khi khởi công công trình để quyết định chiều dài cọc đại trà. Đây cũng là hạng mục quyết định tiến độ thi công của toàn công trình; - Thi công xử lý nền đường đầu cầu cùng lúc thi công các trụ, sau khi nền đường đầu cầu ổn định mới thi công hố; - Khu vực xây dựng cầu có lưu thông đường thủy, vì vậy khi thi công các hạng mục dưới nước cần phải đặc biệt lưu ý đến biện pháp đảm bảo an toàn giao thông thủy; - Tuỳ theo khả năng bố trí công trường và năng lực thiết bị của nhà thầu mà nhịp dẫn có thể được thi công song song với nhịp chính;
  • 19. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 19 - Phải phối hợp đồng bộ giữa trình tự thi công phần cầu và phần tuyến để tránh gây cản trở giữa các hạng mục thi công khác nhau và đảm bảo giao thông; - Về nước cung cấp cho bê tông và thi công (kể cả nước cho dung dịch khoan cọc nhồi): do khu vực công trình nhiễm mặn nên phải khoan giếng để lấy nước, kiểm tra mẫu nước đạt yêu cầu mới được sử dụng. Ngoài ra đối với hạng mục công trình tiếp xúc với nước mặt (hố móng, cốt thép,…) cần lưu ý rửa bằng nước sạch trước khi triển khai các hạng mục thi công tiếp theo; - Về mỹ quan công trình: bề mặt bê tông mố, trụ, kết cấu nhịp, đặc biệt là phần lan can cầu, phần mố trụ và kết cấu nhịp nhô lên mặt đất,… phải được mài nhẵn, phẳng, không được cong vênh, để lộ các vị trí ghép nối ván khuôn. Một số yêu cầu về tổ chức thi công, đảm bảo an toàn giao thông như sau: - Rào chắn toàn bộ khu vực thi công cầu bằng tôn cao 2 m; - Lập hồ sơ bố trí thi công, tổ chức đảm bảo giao thông, đặc biệt là trong thi công hạng mục cống dọc chính, cống ngang đường, trên nguyên tắc trên từng đoạn thi công dứt điểm từng bên một rồi mới chuyển sang bên còn lại. Cống ngang đường sau khi lắp đặt cần lấp lại bằng cát và đầm chặt, sau đó thi công tiếp lớp cấp phối đá dăm đến cao độ mặt đường hiện hữu để đảm bảo an toàn giao thông. Do mật độ xe tải tuyến khá cao nên quá trình thi công cống ngang cần có biện pháp cảnh giới, bảo vệ an toàn giao thông nghiêm ngặt. 1.6.4 Thiết bị thi công chủ yếu STT Tên thiết bị/máy móc Đơn vị tính Số lượng 1 Xà lan 600T chiếc 4 2 Cần cẩu 100T chiếc 4 3 Cần cẩu 40T chiếc 2 4 Máy bơm nước cái 20 5 Gàu ngoạm, máy đào các loại cái 6 6 Máy xói hút bùn cái 6 7 Thi công cọc khoan nhồi cái 4 8 Xe treo thi công đúc hẫng chiếc 8 9 Thiết bị căng cáp cái 16 10 Máy bơm vữa xi măng chiếc 8 11 Máy trộn bê tông 400 lít chiếc 8 12 Máy dầm bê tông các loại chiếc 40 13 Máy thảm bê tông nhựa cái 1 14 Trạm trộn bê tông 30 m3 /h cái 2 15 Xe lu chiếc 4
  • 20. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC 20 1.7 Kế hoạch thực hiện dự án Theo dự kiến, công tác xây dựng dự án được thực hiện trong thời gian 24 tháng và bắt đầu thi công vào quý 3/2009. Tiến độ thi công của từng hạng mục cụ thể như sau: Tháng thứ TT Nội dung công việc Thời gian 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Thi công cầu Rạch Tra 720 ngày 1 Công tác chuẩn bị 350 ngày 1.1 Chuẩn bị mặt bằng, XD lán trại, đường công vụ 35 ngày 1.2 Tập kết vật tư, thiệt bị, nhân lực 315 ngày 2 Thi công trụ cầu chính T3, T4 200 ngày 2.1 Thi công cọc khoan nhồi 90 ngày 2.2 Thi công bệ cọc 60 ngày 2.3 Thi công thân trụ 50 ngày 3 Thi công nhịp đúc hẫng 220 ngày 3.1 Thi công khối KO và lắp xe đúc 70 ngày 3.2 Thi công các đốt dầm hộp và hợp long 150 ngày 4 Thi công cầu dẫn phía Củ Chi 320 ngày 4.1 Thi công đúc dầm Super T 120 ngày 4.2 Thi công cọc, bệ cọc, thân trụ 140 ngày 4.3 Lao lắp dầm Super T 60 ngày 5 Thi công cầu dẫn phía Hóc Môn 390 ngày 5.1 Thi công đúc dầm Super T 140 ngày 5.2 Thi công cọc, bệ cọc, thân trụ 190 ngày 5.3 Lao lắp dầm Super T 60 ngày 6 Thi công đường đầu cầu 570 ngày Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
  • 21. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 21 Tháng thứ TT Nội dung công việc Thời gian 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 6.1 Đào vét bùn đất không thích hợp 10 ngày 6.2 Thi công thiết bị xử lý đất yếu 50 ngày 6.3 Đắp nền đường, đắp gia tải và chờ lún 420 ngày 6.4 Thi công sàn giảm tải 90 ngày 7 Công tác hoàn thiện 85 ngày 7.1 Thi công mặt đường 45 ngày 7.2 Hoàn thiện, dọn trả mặt bằng 40 ngày
  • 22. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 22 CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRUỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1 Đặc điểm địa hình Cầu Rạch Tra bắc qua sông Rạch Tra - chi lưu của sông Sài Gòn, thuộc địa bàn huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi. Khu vực xây dựng cầu Rạch Tra bờ phía huyện Củ Chi có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ mặt đất thay đổi từ +0,5 đến +1,3 m với nhiều kênh rạch. Bờ phía huyện Hóc Môn địa hình dốc nhẹ về phía sông. 2.1.2 Đặc điểm địa chất Địa tầng khu vực cầu phân bố như sau: - Lớp 1: Bùn sét màu xám đen, trạng thái chảy. Lớp này xuất hiện ở hai lỗ khoan RT2 và TRT2, bề dày lớp tại lỗ khoan RT2 là 12,3 m, lỗ khoan TRT2 chưa khoan hết bề dày lớp này, số búa SPT (N/30cm) của lớp đạt 0-2 búa. Một số chỉ tiêu cơ lý của lớp đất như sau: + Độ ẩm W : 83,85% + Dung trọng tự nhiên γw : 1,47 g/cm3 + Hệ số rỗng e0 : 2,294 + Chỉ số dẻo In : 28,5 + Độ sệt B : 1,45 + Lực dính C : 0,10 kG/cm2 + Góc ma sát trong ϕ : 40 11’ - Lớp 2: Sét pha, đôi chỗ lẫn sỏi sạn laterite, màu vàng nâu, nâu đỏ loang xám trắng, trạng thái dẻo mềm, dẻo cứng, nửa cứng. Lớp này xuất hiện ở lỗ khoan RT1, RTS1, TRT12,... Bề dày lớp thay đổi từ 9m tại lỗ khoan RTS1 đến 11 m tại lỗ khoan RT1, lỗ khoan TRT1 chưa khoan hết bề dày lớp này, số búa này SPT (N/30cm) của lớp từ 5-22 búa. Một số chỉ tiêu cơ lý của đất như sau: + Độ ẩm W : 20,49% + Dung trọng tự nhiên γw : 2,00 g/cm3 + Hệ số rỗng e0 : 0,623 + Chỉ số dẻo In : 12,2
  • 23. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 23 + Độ sệt B : 0,34 + Lực dính C : 0,206 kG/cm2 + Góc ma sát trong ϕ : 190 42’ - Lớp 3: Sét loang lỗ xám xanh, xám trắng, nâu vàng, trạng thái dẻo cứng. Lớp này xuất hiện ở lỗ khoan RT2 với bề dày 9,7 m, số búa SPT (N/30cm) của lớp đạt từ 6-13 búa. Một số chỉ tiêu cơ lý của lớp đất như sau: + Độ ẩm W : 36,14% + Dung trọng tự nhiên γw : 1,83 g/cm3 + Hệ số rỗng e0 : 1,206 + Chỉ số dẻo In : 25,6 + Độ sệt B : 0,37 + Lực dính C : 0,321 kG/cm2 + Góc ma sát trong ϕ : 160 39’ - Lớp 4A: cát pha màu xám, xám xanh, xám trắng, trạng thái dẻo (đôi chỗ kẹp cát kẹp sét dẻo mềm). Lớp này chỉ xuất hiện ở lỗ khoan RT2, bề dày lớp 5,3 m, số búa SPT (N/30cm) của lớp đạt từ 9-14 búa. Một số chỉ tiêu cơ lý của lớp đất như sau: + Độ ẩm W : 21,56% + Dung trọng tự nhiên γw : 1,96 g/cm3 + Hệ số rỗng e0 : 0,65 - Lớp 4: Cát pha màu nâu vàng, nâu đỏ, nâu tím, trạng thái dẻo. Lớp này xuất hiện ở các lỗ khoan RT1, RT2, RTS1, bề dày lớp thay đổi từ 27,5 m ở lỗ khoan RT2 đến 41,5 m ở lỗ khoan RTS1, lỗ khoan RT1 chưa khoan hết bề dày lớp này, số búa SPT (N/30cm) của lớp đạt từ 12 đến > 33 búa. Một số chỉ tiêu cơ lý của lớp đất như sau: + Độ ẩm W : 20,33% + Dung trọng tự nhiên γw : 1,99 g/cm3 + Hệ số rỗng e0 : 0,624 + Lực dính C : 0,084 kG/cm2 + Góc ma sát trong ϕ : 210 51’ - Lớp 4B: cát pha đôi lẫn sỏi sạn, màu nâu vàng, vàng nhạt, trạng thái dẻo cứng. Lớp này có mặt ở lỗ khoan RT2, RTS1, chưa khoan hết bề dày của lớp, số búa SPT (N/30cm) của lớp đạt từ 37-50 búa. Một số các chỉ tiêu cơ lý của lớp đất như sau: + Độ ẩm W : 16,2% + Dung trọng tự nhiên γw : 2,05 g/cm3
  • 24. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 24 + Hệ số rỗng e0 : 0,513 + Lực dính C : 0,107 kG/cm2 + Góc ma sát trong ϕ : 120 59’ Kết luận: - Nhìn chung, địa chất các lớp đất bề mặt (lớp 1-3) có chỉ tiêu cơ lý kém, tính nén lún cao; các lớp 4 và 4A có khả năng chịu lực trung bình, chiều dày nhỏ và không ổn định, không thể xem xét đặt móng mố trụ cầu. Cao độ mũi dọc cần đặt vào lớp số 4B - cát lẫn sỏi sạn. Riêng đối với cọc sàn giảm tải có tải trọng không lớn, có thể xem xét đặt mũi cọc vào lớp đất số 4; - Đối với nền đường đắp cao đầu cầu, cần có giải pháp xử lý nền ở phần đắp cao khoảng từ 1,5 - 2,0 m trở lên để đảm bảo ổn định và sớm triệt tiêu lún. 2.1.3 Đặc điểm khí tượng Các yếu tố khí hậu và thời tiết nói chung đều có liên quan và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tự nhiên thông qua quá trình phát tán chất ô nhiễm trong không khí, thanh lọc không khí, rửa trôi các chất ô nhiễm tích tụ trên mặt đất, gây ngập úng đường phố, phân huỷ các chất thải,… Đặc điểm các yếu tố khí tượng của khu vực dự án được thể hiện như sau: a) Chế độ gió Gió là một nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền các chất trong khí quyển. Khi vận tốc gió càng lớn, khả năng lan truyền bụi và chất ô nhiễm càng xa, khả năng pha loãng với không khí sạch càng lớn. Theo số liệu đo tại trạm Tân Sơn Nhất cho thấy gió biến đổi quanh năm cả về hướng và giá trị. Hướng gió thịnh hành trong khu vực thay đổi rõ rệt theo mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10, gió có hướng thịnh hành là Tây Nam, gió mang theo không khí ẩm từ vịnh Thái Lan vào. Từ tháng 11 đến tháng 3, gió có hướng chủ đạo là hướng Đông Bắc, mát, ít nhiễu động gây mưa. Tốc độ gió trung bình trong khu vực là 2,8 m/s và giảm dần từ phía biển vào đất liền. Bảng 2.1 Tốc độ gió tại trạm quan trắc Tân Sơn Nhất Tháng Thông số I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Tốc độ gió (m/s) 2,5 2,8 3,2 3,2 2,7 3,1 3,2 3,3 2,9 2,5 2,3 2,3 2,8 Hướng gió chính NE SE SE SE S SW SW WSW W W N N Nguồn: Trạm Khí tượng Tân Sơn Nhất
  • 25. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 25 b) Chế độ mưa Chế độ mưa có tác dụng thanh lọc mùi hôi và các chất ô nhiễm dạng khí phát sinh tại khu vực dự án. Do đó, việc theo dõi diễn biến tiến độ mưa tại khi vực dự án là hết sức cần thiết. Khu vực dự án nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, mang đôi nét của khí hậu xích đạo. Khí hậu một năm chia làm 2 mùa tương phản nhau sâu sắc trong chế độ ẩm và chế độ gió. Mùa khô trùng với gió mùa mùa đông từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau và mùa mưa trùng với gió mùa mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10, giữa hai mùa có tháng 4, tháng 10 là các tháng chuyển tiếp. Đây là nền khí hậu ôn hoà không mang tính biến động cao mà nguyên nhân chính là không chịu ảnh hưởng trực tiếp của không khí lạnh mùa đông và các nhiễu động mạnh mùa hạ như áp thấp nhiệt đới hay bão. Lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 82% lượng mưa trong năm, trong đó mưa lớn thường xảy ra vào tháng 9, tháng 10; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau chiếm 18% lượng mưa năm, riêng các tháng 2, 3, 4 hầu như không mưa. Lượng mưa trung bình năm là 1.900 mm. Các số liệu về lượng mưa ghi nhận trong nhiều năm cho thấy lượng mưa trung bình năm tại trạm Tân Sơn Nhất trong giai đoạn 1996-2005 trung bình khoảng 132-244 mm/tháng, tức khoảng > 1.321 mm/năm, trung bình mỗi tháng có khoảng 15-20 ngày có mưa. Lượng mưa cao nhất vào tháng 9 và tháng 10, có khi đạt đến 350-484 mm và thấp nhất vào tháng 2-3 dưới 0-5 mm. Bảng 2.2 Lượng mưa trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất từ năm 1996-2005 Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Lượng mưa (mm) 152 152 244 162 221 152 132 162 187 174 Nguồn: Trạm Khí tượng Tân Sơn Nhất c) Nhiệt độ không khí Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hoá và phát tán chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ các phản ứng hoá học xảy ra càng nhanh và thời gian tồn lưu các chất ô nhiễm càng nhỏ. Sự biến thiên giá trị nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 27,3-28,50 C. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 4, có năm lên đến khoảng 37,40 C, thấp nhất vào tháng 12 (khoảng 16,70 C). Độ chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất (tháng 4) và tháng lạnh nhất (tháng 12) khoảng 60 C. Nhiệt độ không khí trung bình trong giai đoạn 1996-2005 tại trạm Tân Sơn Nhất được trình bày ở bảng sau.
  • 26. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 26 Bảng 2.3 Nhiệt độ không khí trung bình năm tại trạm Tân Sơn Nhất Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nhiệt độ KK (0 C) 27,3 27,9 28,5 27,5 27,8 28,2 28,4 28,1 28,1 27,8 Nguồn: Trạm Khí tượng Tân Sơn Nhất Về mặt môi trường, sự phân bố nhiệt độ trong năm như vậy đã tạo điều kiện dễ dàng cho các hoạt động sinh hoá xảy ra, dẫn đến hiện tượng phân hủy nhanh các chất hữu cơ chứa trong chất thải (rắn và lỏng), góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. d) Độ ẩm không khí Cùng với nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí là yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hoá và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khoẻ của người lao động. Độ ẩm không khí thay đổi giữa các mùa trong năm, cao vào các tháng mùa mưa, cao nhất đạt khoảng 85% (tháng 10) và thấp nhất vào các tháng mùa khô, có khi chỉ từ 27-30% (tháng 3). Độ ẩm trung bình trong giai đoạn từ năm 1996-2005 trong khoảng 73-78%. Bảng 2.4 Độ ẩm không khí tại trạm Tân Sơn Nhất từ năm 1996-2005 Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Độ ẩm KK (%) 78 76 77 78 77 76 73 74 75 75 Nguồn: Trạm Khí tượng Tân Sơn Nhất e) Lượng bốc hơi Lượng bốc hơi bình quân năm : 1.350 mm Lượng bốc hơi bình quân ngày : 3,7 mm Lượng bốc hơi lớn nhất ngày : 13,8 mm f) Bức xạ mặt trời Bức xạ mặt trời là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng và qua đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ bền vững khí quyển và quá trình phát tán - biến đổi các chất gây ô nhiễm. Bức xạ mặt trời sẽ làm thay đổi trực tiếp nhiệt độ của vật thể tuỳ thuộc vào khả năng phản xạ và hấp thụ bức xạ của nó như bề mặt lớp phủ, màu sơn, tính chất bề mặt,… Vào những tháng mùa khô, số giờ nắng trung bình ngày có thể đạt 12-13 giờ/ngày. Tổng lượng bức xạ trung bình ngày trong năm khoảng 110-160 Kcal/cm2 , các tháng có lượng bức xạ cao là các tháng mùa khô và thấp nhất là các tháng mùa mưa. Tổng số giờ nắng bình quân tháng trong giai đoạn từ 1996-2005 khoảng 157-195 giờ/tháng, số giờ nắng tại vùng lân cận cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh. Số giờ nắng trung bình ngày ở Vũng Tàu là 6,6 giờ/ngày, ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ 5,7 giờ/ngày.
  • 27. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 27 Bảng 2.5 Số giờ nắng trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất từ năm 1996-2005 Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số giờ nắng (giờ) 157 176 185 162 168 173 195 187 171 173 Nguồn: Trạm Khí tượng Tân Sơn Nhất g) Độ bốc hơi Lượng bốc hơi trung bình tháng ghi nhận được trong nhiều năm xảy ra trong các tháng mùa khô (từ tháng 2-3), có khi đạt đến 170-180 mm tại trạm Tân Sơn Nhất, thấp nhất vào tháng 9, 10 (54-58 mm). Tổng lượng bốc hơi bình quân tháng trong giai đoạn từ 1996- 2005 trong khoảng 93-108 mm, tức khoảng trên 1.100 mm/năm. h) Các yếu tố khí tượng khác Độ mây bình quân năm : 5,3 l/s Số ngày có sương mù bình quân năm : 10,5 ngày Tháng có sương mù nhiều nhất (tầm nhìn xa 1 km) : tháng 8, 9, 10 2.1.4 Đặc điểm thủy văn Thành phố là nơi hợp lưu của 2 sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Ngoài ra sông Vàm Cỏ Đông của có ảnh hưởng đến chế độ thủy văn sông rạch ở Tây Nam Thành phố. Mạng lưới sông rạch chằng chịt, tổng diện tích mặt thoáng 240m2 . Chiều dài sông rạch: 7.885 km với nhiều sông rạch lớn thuận tiện cho giao thông. Các yếu tố kỹ thuật của 3 sông lớn được thể hiện trong bảng sau: Lưu lượng Sông Vị trí DT lưu vực (km2 ) Chiều dài (m) Tổng lượng nước (tỷ m3 ) Max Min Trung bình Mođun dòng chảy (l/s/km2 ) Ghi chú Đồng Nai Nhà Bè 24.770 500 25 10.7 00 51 793 35 Sài Gòn Nhà Bè - 268 2.6 350 10 84 20 Vàm Cỏ Đông Gò Dầu Hạ 6.000 180 3 - 9 96 16 Sau khi hợp nhất đoạn hạ lưu 2 sông có tên là sông Nhà Bè Nguồn: Phân viện Khí tượng Thủy văn - 2002 Chế độ thủy văn của mạng lưới sông rạch Thành phố là chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều với biên độ lớn. Biên độ triều trung bình trong các tháng tại một số trạm thủy văn:
  • 28. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 28 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Biên Hòa (mm) 142 148 157 160 162 158 148 132 122 112 132 138 Phú An (mm) 146 152 164 168 170 174 178 170 175 153 148 142 Mực nước thấp nhất và cao nhất trên các sông chính: Trạm N 1 2 3 4 5 6 Phú An (Sài Gòn) Max Min 141 -182 137 -189 125 -197 127 -192 127 -223 11 -23 Biên Hòa (Đồng Nai) Max Min 144 -152 198 -170 132 -177 129 -178 139 -182 12 -189 Phú An (Sài Gòn) Max Min 113 -247 125 -232 130 -223 141 -161 143 -161 142 -384 Biên Hòa (Đồng Nai) Max Min 138 -166 151 -149 175 -129 166 -108 153 -131 156 -138 Nguồn: Phân viện Khí tượng Thủy văn - 2002 Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,2 m và cao nhất là 2,0 m. Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương … Riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông. Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của huyện và nét nổi bậc của dòng chảy và sự xâm nhập của thủy triều. Theo số liệu cung cấp của Khu Đường sông - thuộc Sở Giao thông Công chính Thành phố Hồ Chí Minh, số liệu một số mực nước chủ yếu tại khu vực cầu Rạch Tra như sau: - Mực nước với tần suất p = 1% : + 1.51; - Mực nước với tần suất p = 5% : + 1.47; - Mực nước thấp nhất p = 95% : - 1.67. Sông Rạch Tra có bề rộng trung bình khoảng 30 -50 m, chiều dài 9,5 km. Phía thượng lưu của sông Rạch Tra giáp với kênh Xáng và phía hạ lưu giáp với sông Sài Gòn. Vào thời Pháp thuộc, con sông này làm nhiệm vụ tiêu thoát nước phèn cho khu vực Tam Tân của huyện Củ Chi. Hiện nay, con sông này làm nhiệm vụ tiêu thoát nước của khu vực huyện Củ Chi ra sông Sài Gòn. Con sông này thường nhiễm mặn vào mùa kiệt với nồng độ muối khoảng 2%0 (Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Củ Chi). Mật độ lưu thông thuỷ trên con sông này là không lớn, thường chỉ là các ghe nhỏ chở tro từ các tỉnh miền Tây lên bán cho các hộ dân khu vực huyện Củ Chi.
  • 29. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 29 Ngày 23/03/2009, nước sông Rạch Tra bị ô nhiễm nặng, nước có màu đen, cá bị chết khá nhiều. Nhiều khả năng vấn đề ô nhiễm này là do nước thải từ Khu công nghiệp Tân Phú Trung (huyện Củ Chi) gây ra. Hiện tại, các cơ quan chức năng đang vào cuộc để điều tra nguyên nhân để có biện pháp xử lý thích hợp. 2.2 Hiện trạng môi trường khu vực dự án 2.2.1 Trực quan và đánh giá Phía bờ Hóc Môn, từ giao lộ đường Đặng Thúc Vịnh và đường Lê Văn Khương đến cầu Rạch Tra, bên phải tuyến có một số nhà của người dân, chủ yếu là nhà cấp 4 được xây dựng không theo một quy hoạch nào cả và nằm cách lề đường khoảng 5-10 m; trong khi đó bên trái tuyến chủ yếu là các vườn cây ăn quả. Phía bờ Củ Chi, mật độ nhà cửa trung bình, cũng chủ yếu là nhà tạm và nhà cấp 4. Tỉnh lộ 8 nối tiếp Tỉnh lộ 9 và đi vào trung tâm quận 12 và thành phố. Do vậy, mật độ giao thông qua lại trên tuyến cao, chủ yếu là xe máy và xe tải nhỏ. Vào giờ cao điểm, tình trạng kẹt xe ở trên cầu và 2 đầu cầu Rạch Tra thường xuyên xảy ra, gây ô nhiễm cục bộ cho môi trường không khí khu vực. 2.2.2 Kết quả quan trắc môi trường 2.2.2.1 Chất lượng môi trường nước mặt Lấy mẫu nước mặt: bằng thiết bị đối trọng lấy mẫu. Các chỉ tiêu đo ngay tại hiện trường: pH, DO. Tùy theo chỉ tiêu riêng biệt sẽ cho chất bảo quản thích hợp. Sau đó mẫu được giữ lạnh trong thùng trữ mẫu và chuyển về phòng thí nghiệm phân tích trong ngày. Mẫu nước được phân tích dựa theo TCVN và APHA 1995 (Standard methods for the examination of water and wastewater, 10th Edition). Chỉ tiêu Phương pháp/thiết bị phân tích Chỉ tiêu vật lý pH Máy pH Độ đục Spectrophotometer Chất rắn lơ lửng Phương pháp trọng lượng Ôxy hoà tan Máy đo DO, phương pháp Winkler cải tiến Chỉ tiêu vô cơ N- NH3 Phương pháp chuẩn độ - Chưng cất N - NO3 Spectrophotometer - Phương pháp so màu N - Organic Macro - Kjeldahl P - PO4 3- Phương pháp SnCl2
  • 30. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 30 Chỉ tiêu Phương pháp/thiết bị phân tích Chỉ tiêu hữu cơ Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD5) Test BOD 5 ngày Nhu cầu ôxy hóa học (COD) Phương pháp đun hoàn lưu kín Vi sinh Coliform Màng lọc Bảng 2.6 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án STT Thông số Đơn vị NM1 NM2 QCVN 08:2008/BTNMT (cột B2) 1 pH - 5,74 5,40 5,5-9 2 Độ đục FTU 67 61 - 3 BOD5 mg/l 22 17 25 4 COD mg/l 45 39 50 5 Oxy hoà tan mg/l 2,4 1,8 ≥ 2 6 Chất rắn lơ lửng mg/l 36 42 100 7 Amoniac (tính theo N) mg/l 2,89 1,43 1 8 Nitrat (tính theo N) mg/l 0,47 0,16 15 9 Tổng Nitơ mg/l 4,38 2,85 - 10 Tổng Photpho mg/l 0,97 2,07 - 11 Coliform MPN/100 ml 7.900 23.000 104 Đơn vị phân tích: Trung tâm Môi trường và Sinh thái Ứng dụng Ghi chú: NM1: Cầu Rạch Tra, ấp 3, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, Tp. HCM NM2: Mương cách sông Sài Gòn 1 km thuộc khu vực ấp 6, tổ 3, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, Tp. HCM * Nhận xét: - Nồng độ oxy hòa tan (DO): Nồng độ oxy hòa tan tại vị trí NM1 là 2,4 mg/l, tại vị trí NM2 là 1,8 mg/l. So với QCVN 08:2008/BTNMT (cột B2), chỉ tiêu DO tại vị trí NM2 xấp xỉ đạt tiêu chuẩn cho phép. Riêng mẫu nước mặt được lấy tại cầu Rạch Tra có giá trị DO đạt so với tiêu chuẩn cho phép;
  • 31. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 31 - Nồng độ chất rắn lơ lửng (SS): Nồng độ chất rắn lơ lửng đo được tại các vị trí NM1 và NM2 lần lượt là 36 mg/l và 42 mg/l. Đối chiếu với QCVN 08:2008/BTNMT (cột B2), nhận thấy nồng độ chất rắn lơ lửng của các mẫu nước mặt tại khu vực dự án đều thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép; - Nồng độ BOD5: Nồng độ BOD5 đo được tại vị trí NM1 và NM2 lần lượt là 22 mg/l và 17 mg/l. Theo QCVN 08:2008/BTNMT, yêu cầu nồng độ BOD5 đối với nguồn nước loại B2 là 25 mg/l. Như vậy nước mặt tại 2 vị trí mẫu đều nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn cho phép. - - Nồng độ COD: Nồng độ COD đo được tại vị trí NM1 và NM2 lần lượt là 45 mg/l và 39 mg/l. Theo QCVN 08:2008/BTNMT , yêu cầu nồng độ COD, đối với nguồn nước loại B2 là 50 mg/l. Như vậy nước mặt tại 2 vị trí mẫu đều nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên nguồn nước mặt trong khu vực dự án đã có dấu hiệu nhiễm bẩn amoni và vi sinh: - Nồng độ N-NH3 + : Nồng độ N-NH3 + đo được ở 2 vị trí NM1 và NM2 lần lượt là 1,43 mg/l và 2,89 mg/l. Theo QCVN 08:2008/BTNMT, yêu cầu nồng độ N-NH3 + đối với nguồn nước loại B là 1 mg/l. Như vậy nồng độ N-NH3 + tại các vị trí lấy mẫu đều vượt so với tiêu chuẩn cho phép (vượt từ 1,43 - 2,89 lần); - Hàm lượng Coliform: Tại vị trí NM1 đo được là 7,9*103 MPN/100ml và vị trí NM2 là 2,3*104 MPN/100ml. Theo QCVN 08:2008/BTNMT, yêu cầu hàm lượng Coliform đối với nguồn nước loại B2 là 104 MPN/100ml. Như vậy, tại vị trí NM2 đã bị ô nhiễm Coliform. Hàm lượng Coliform vượt tiêu chuẩn cho phép là 2,3 lần. Riêng vị trí NM1 hàm lượng Coliform đạt tiêu chuẩn. 2.2.2.2 Chất lượng môi trường nước ngầm Bảng 2.7 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại các giếng khoan dọc theo khu vực dự án STT Thông số Đơn vị NN1 NN2 NN3 QCVN 09:2008/BTNMT 1 pH - 4,98 4,72 6,06 5,5-8,5 2 TDS mg/l 122 20 21 - 3 TSS mg/l 7 12 12 - 4 Cl- mg/L 21 20 17 250 5 Độ cứng mg/L 29 26 89 500 6 N-NO3 - mg/L 0,14 0,52 0,34 - 7 N-NH4 + mg/L <0,02 <0,02 <0,02 -
  • 32. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 32 STT Thông số Đơn vị NN1 NN2 NN3 QCVN 09:2008/BTNMT 8 SO4 2- mg/L <1 <1 <1 400 9 ΣFe mg/L 0,89 2,20 1,56 5 10 Pb mg/L 0,003 0,007 0,005 0,01 11 Cd mg/L <0,001 <0,001 <0,001 0,005 12 Hg mg/L KPH KPH KPH 0,001 13 Coliform MPN/100ml 3 KPH 5 3 Đơn vị phân tích: Trung tâm Môi trường và Sinh thái Ứng dụng Ghi chú: NN1: mẫu nước ngầm được lấy tại giếng khoan của nhà số 6/10B đường Đặng Thúc Vịnh, ấp 3, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn NN2: mẫu nước ngầm được lấy tại giếng khoan của nhà số 8/18 đường Đặng Thúc Vịnh, ấp 3, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn NN3: mẫu nước ngầm được lấy tại giếng khoan của nhà số 402, ấp 5, tổ 10, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi * Nhận xét: Qua kết quả phân tích trên, cho thấy chất lượng nước ngầm là khá tốt. Duy chỉ có thông số pH là không đạt tiêu chuẩn. - Thông số pH: Giá trị pH đo được ở vị trí NN1 và NN2 lần lượt là 4,98 và 4,72. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT, yêu cầu giá trị thông số pH là 5,5-8,5. Như vậy mẫu nước lấy tại 2 vị trí (NN1, NN2) có thông số pH nằm ngoài khoảng tiêu chuẩn cho phép; - Hàm lượng TDS trong các mẫu nước ngầm, đặc biệt tại vị trí NN1 là khá cao. Tuy nhiên, TCVN 5944-1995 không có quy định cho thông số này; - Các chỉ tiêu khác (Clorua, độ cứng (theo CaCO3), sunfat, sắt, chì, cadimium, thủy ngân…) đều thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn; - Chỉ tiêu Coliform tại vị trí NN3 là cao hơn so với quy chuẩn cho phép. 2.2.2.3 Chất lượng môi trường không khí * Vị trí lấy mẫu không khí: KK 1: Giao lộ Lê Văn Khương và Đặng Thúc Vịnh. KK 2: Tại cầu Rạch Tra, ấp 3, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn KK 3: Tại vị trí cách mố cầu Rạch Tra hiện hữu về phía huyện Củ Chi khoảng 700 m
  • 33. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 33 Đây là vị trí có mật độ xe qua lại cao nhất của đoạn tuyến và mật độ dân cư xung quanh cao. Tại thời điểm lấy mẫu, trời nắng, có gió nhẹ. * Kết quả phân tích: Bảng 2.8 Kết quả phân tích không khí khu vực dự án Kết quả phân tích mẫu TCVN 5937:2005STT Thông số Đơn vị Phương pháp phân tích KK 1 KK 2 KK 3 1 Nhiệt độ 0 C Máy chuyên dụng 32,8 31,2 30,6 - 2 Tốc độ gió m/s Máy chuyên dụng 0,3-0,9 0,2-1,1 0,2-1,0 - 3 Độ ẩm % Máy chuyên dụng 64,5 63,9 64,2 - 4 Hàm lượng bụi mg/m3 TCVN 5067-1995 0,27 0,36 0,25 0,3 5 SO2 mg/m3 TCVN 5971-1995 0,057 0,087 0,043 0,35 6 NO2 mg/m3 TCVN 6137-1996 0,066 0,121 0,108 0,2 7 CO mg/m3 52 TCN 352-89 4,1 5,6 4,3 30 Đơn vị phân tích: Trung tâm Môi trường và Sinh thái Ứng dụng * Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy chất lượng không khí tại khu vực dự án còn khá tốt (ngoại trừ hàm lượng bụi). Tại vị trí KK1, hàm lượng bụi đã xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép, riêng tại vị trí KK2 thì hàm lượng bụi đã vượt so với tiêu chuẩn cho phép. 2.2.2.4 Tiếng ồn và độ rung Bảng 2.9 Kết quả phân tích không khí khu vực dự án VT1 VT2 VT3 STT Chỉ tiêu Đơn vị Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Thời gian lấy mẫu 9:40 13:10 15:40 10:15 13:25 15:20 10:55 13:40 15:10 1 Tiếng ồn dBA 69,0 68,2 67,9 63,0 64,7 65,8 68,6 65,1 64,3 2 Độ rung m/s2 0,0056 0,0061 0,0048 0,0034 0,0027 0,0024 0,0043 0,0037 0,0042 Đơn vị phân tích: Trung tâm Môi trường và Sinh thái Ứng dụng Ghi chú: Vị trí lấy mẫu: + VT1: Mẫu đo ồn và rung tại giao lộ Lê Văn Khương và Đặng Thúc Vịnh + VT2: Mẫu đo ồn và rung tại cầu Rạch Tra hiện hữu
  • 34. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 34 + VT3: Mẫu đo ồn và rung tại ấp 6A, Bình Mỹ, Củ Chi. Thiết bị đo tiếng ồn: máy đo độ ồn tích phân Quest 2900; Thiết bị đo rung: máy đo độ rung Rion VM-83. * Nhận xét: - Tiếng ồn: Tiếng ồn trong khu vực dự án dao động trong khoảng 63,0-69,0 dBA. Mức tiếng ồn cao nhất là tại giao lộ Lê Văn Khương và Đặng Thúc Vịnh (độ ồn trung bình là 68,37 dBA). Tuy nhiên, so sánh với TCVN 5949 - 1998 quy định về mức tiếng ồn trong khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ, sản xuất là 75 dBA thì mức tiếng ồn tại các vị trí quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép. - Độ rung: Giá trị gia tốc rung tham khảo theo ISO 2631-1; ISO 2631-2 ảnh hưởng đến sức khỏe con người là: < 0,315 m/s2 : Không ảnh hưởng 0,315 - 0,63 m/s2 : Ảnh hưởng không đáng kể 0,5 - 1 m/s2 : Có ảnh hưởng 0,8 - 1,6 m/s2 : Ảnh hưởng 1,25 - 2,5 m/s2 : Ảnh hưởng nghiêm trọng Rung động tại các điểm quan trắc này chủ yếu là do giao thông đường bộ gây nên. Giá trị gia tốc rung đo được trong khu vực dự án dao động từ 0,0024 - 0,0061 m/s2 . So sánh với giá trị gia tốc rung tham khảo theo ISO 2631-1; ISO 2631-2 cho thấy gia tốc rung đo được thấp, nằm dưới ngưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 2.2.2.5 Chất lượng bùn đáy Mẫu bùn đáy được lấy ngay tại khu vực cầu Rạch Tra. Kết quả phân tích chất lượng bùn đáy như sau: Bảng 2.10 Kết quả phân tích chất lượng bùn đáy STT Thông số Đơn vị Phương pháp phân tích Kết quả Tiêu chuẩn Hà Lan 1 Độ ẩm % TCVN 4084-1985 61,27 - 2 Cu mg/kg TCVN 6496-1999 42,68 400 3 Cr mg/kg TCVN 6496-1999 29,56 480 4 Cd mg/kg TCVN 6496-1999 5,32 7,5 5 Pb mg/kg TCVN 6496-1999 28,32 530 6 Zn mg/kg TCVN 6496-1999 134,19 1.000 7 As mg/kg TCVN 6496-1999 6,48 85 8 Hg mg/kg TCVN 6496-1999 0,34 1,6 Đơn vị phân tích: Trung tâm Môi trường và Sinh thái Ứng dụng
  • 35. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 35 Như vậy, so với Tiêu chuẩn Hà Lan thì tất cả các chỉ tiêu kim loại nặng trong bùn đáy tại khu vực cầu Rạch Tra đều thấp hơn. 2.2.2.6 Hiện trạng sinh vật thủy sinh Mẫu thủy sinh được lấy tại khu vực cầu Rạch Tra vào tháng 03/2009. Kết quả phân tích sinh vật thủy sinh tại khu vực này như sau: * Thực vật phiêu sinh Bảng 2.11 Thành phần loài thực vật phiêu sinh STT Loài Số lượng Tỷ lệ phần trăm 1 Tảo lam (Cyanophyta) 7 loài 13,2 % 2 Tảo vàng (Chrysophyta) 14 loài 26,4 % 3 Tảo lục (Chlorophyta) 17 loài 32,1 % 4 Tảo mắt (Euglenophyta) 14 loài 26,4 % 5 Tảo giáp (Dinophyta) 1 loài 1,9 % Tổng số 53 loài 100% Đơn vị phân tích: Trung tâm Môi trường và Sinh thái Ứng dụng * Động vật phiêu sinh Bảng 2.12 Thành phần loài động vật phiêu sinh STT Loài Số lượng Tỷ lệ phần trăm 1 Trùng bánh xe (Rotatoria) 4 loài 21,05 % 2 Giun ít tơ (Oligochaeta) 1 loài 5,3% 3 Giáp xác râu ngành (Cladocera) 8 loài 42,1 % 4 Giáp xác chân chèo (Copepoda) 3 loài 15,8 % 5 Giáp xác (Ostracoda) 1 loài 5,3 % 6 Các dạng ấu trùng (LARVA) 2 loài 10,5 % Tổng số 19 loài 100% Đơn vị phân tích: Trung tâm Môi trường và Sinh thái Ứng dụng 2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội Dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” đi qua địa bàn của 2 xã: xã Bình Mỹ - huyện Củ Chi và xã Đông Thạnh - huyện Hóc Môn. Trong phạm vi giải phóng mặt bằng:
  • 36. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 36 + Tại bờ Hóc Môn: có 2 căn nhà tạm và 3 căn nhà cấp 4 sẽ bị giải tỏa; + Tại bờ Củ Chi: có 25 căn nhà tạm và 23 căn nhà cấp 4 sẽ bị giải tỏa. Các hộ dân nằm trong khu vực bị giải tỏa chủ yếu sống bằng hoạt động nông nghiệp (trồng lúa, trồng rau muống); một số hộ buôn bán nhỏ. Thu nhập bình quân tính theo đầu người của các hộ này là 6 triệu đồng/người/năm. Một số nét chính về kinh tế - xã hội của khu vực mà dự án đi qua được trình bày cụ thể như sau;. 2.3.1 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn Xã Đông Thạnh có diện tích tự nhiên là 1.272 ha. Hiện xã có 6.500 hộ gia đình với gần 31.000 người. Hoạt động kinh tế chủ yếu của xã là sản xuất nông nghiệp: trồng lúa và chăn nuôi bò sữa. a) Tình hình kinh tế * Sản xuất nông nghiệp - Diện tích trồng lúa vụ đông xuân năm 2008 là 55 ha, vụ hè thu là 50 ha. Năng suất lúa bình quân hai vụ đạt từ 3,5 - 4 tấn/ha; - Diện tích trồng rau là 28 ha, trong đó diện tích trồng rau ăn lá là 17 ha, rau muống nước là 11 ha. Diện tích trồng thuốc lào là 10 ha; - Trong 9 tháng đầu năm 2008, trên địa bàn xã có 16 hộ đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, 8 hộ phát triển sản xuất theo mô hình mới như nuôi dê, cá kiểng, trùn quế,... thành lập mới 4 tổ ngành nghề gồm 59 hộ. * Chăn nuôi Trong 9 tháng đầu năm 2008, các hộ dân vẫn tiếp tục duy trì đàn heo và phát triển đàn bò sữa. Tuy có xảy ra dịch bệnh heo tai xanh ở các địa phương khác nhưng không ảnh hưởng đến các hộ chăn nuôi trên địa bàn. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn xã có 634 hộ nuôi bò với 5.748 con (tăng 245 con so với cùng kỳ), 201 nuôi heo với 6.187 con (tăng 1.712 con so với cùng kỳ). * Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại dịch vụ Tốc độ phát triển về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn xã khá thuận lợi. Đến nay, trên địa bàn xã có 878 cơ sở kinh doanh, dịch vụ, thương mại; 78 công ty, xí nghiệp đến đầu tư đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn 2.500 lao động. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, mua bán nhỏ cũng đã phủ kín địa bàn đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng hàng ngày của nhân dân. Chợ Đông Thạnh hoạt động tương đối ổn định, tình trạng mua bán lấn chiếm lòng lề đường vẫn còn xảy ra. Hợp tác xã thương mại dịch vụ mở rộng hoạt động, tăng cường thêm nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân trong xã và các vùng lân cận. b) Văn hóa - xã hội
  • 37. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 37 * Công tác chăm lo diện chính sách, dân nghèo Nhân kỷ niệm 61 năm ngày Thương binh Liệt sĩ, xã đã phát động chương trình đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa nhằm để chăm lo cho gia đình chính sách với số tiền là 20.110.000 đồng. Tổ chức chương trình vận động ủng hộ quỹ vì người nghèo với số tiền thu được là 58.275.000 đồng. Vận động mạnh thường quân, các cơ sở sản xuất, cơ sở tôn giáo ủng hộ 368 phần quà cho các hộ nghèo. Trong 9 tháng đầu năm 2008, xây tặng 6 căn nhà tình thương, sửa chữa chống dột 2 căn nhà, phối hợp cùng Đài truyền hình Thành phố xây tặng 1 căn nhà mơ ước, trợ cấp khó khăn đột xuất cho gia đình nghèo có hoàn cảnh khó khăn với số tiền là 4.800.000 đồng. * Công tác xói đói - giảm nghèo Đầu năm 2008, xã Đông Thạnh còn 102 hộ nằm trong chương trình xói đói giảm nghèo, chiếm tỷ lệ 1,55%. Trong 9 tháng đầu năm 2008, đã có 37 hộ thoát khỏi diện xói đói giảm nghèo, hiện diện gia đình này chỉ còn 67 hộ, chiếm 1,02%; thực hiện chương trình hỗ trợ vốn cho 56 hộ vay với số tiền là 365.000.000 đồng; lập danh sách trợ cấp học bổng cho 88 em nghèo và cận nghèo có điều kiện tiếp tục đi học. * Y tế - chăm sóc sức khỏe cộng đồng Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, trạm y tế xã tham mưu cho ủy ban xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức kiểm tra an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. Trong 9 tháng đầu năm 2008, đã tổ chức khám chữa bệnh cho 9.223 lượt bệnh nhân, khám bệnh cho 709 lượt trẻ em dưới 6 tuổi. Tình hình dịch bệnh trên địa bàn diễn ra khá phức tạp. Trong 9 tháng đầu năm 2008, có 38 ca sốt xuất huyết và 3 ca bệnh tay chân miệng. UBND xã phát động ra quân tuyên truyền về dịch bệnh đến từng tổ nhân dân. Tổ chức 3 đợt chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết với 418 người tham gia. * Giáo dục Trên địa bàn xã có 6 cơ sở mầm non, 3 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở và 1 trường trung học phổ thông. Trong năm học 2006-2007, tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng, học sinh được xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và trung học cơ sở thấp hơn so với năm trước. Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở thi tuyển vào lớp 10 phổ thông đạt 217/277 em. Tình hình khai giảng năm học mới được tổ chức chu đáo. Trường mầm non Sơn Ca thu nhận 502 cháu trong đó có 298 cháu 5 tuổi vào mẫu giáo. Ba trường tiểu học có 2.397 em tăng 198 em so với năm học trước trong đó có 267 em 6 tuổi vào lớp một đạt 100%. Trường trung học cơ sở Đông Thạnh có 1.513 em bằng với năm học trước, trong đó có 220 em vào lớp 6 đạt 100%. Công tác phổ cập luôn được quan tâm, thường xuyên duy trì và tạo điều kiện cho các em thất bỏ học ra lớp.
  • 38. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cầu Rạch Tra” --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi trường EPC Địa chỉ: 4 H Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 38 * Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao Thực hiện tốt công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị xã hội của xã như: an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, chương trình 3 giảm, phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, phòng chống bệnh sốt xuất huyết, kỷ niệm các ngày lễ lớn như 30/4, 19/5, 27/7, Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9. Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư luôn được quan tâm. Hiện nay địa bàn xã có 3 ấp văn hóa, 4 ấp tiên tiến, 4.567 hộ gia đình văn hóa, trong đó có 1 hộ gia đình văn hóa tiêu biểu cấp Thành phố, 20 gia đình tiêu biểu cấp huyện. Hoạt động thể dục - thể thao: Tổ chức giải bóng đá chào mừng ngày 30/4 với 11 đội tham gia, tham gia thi đấu giải bóng đá huyện. c) Giao thông Trên địa bàn xã có một số trục lộ chính: đường Đặng Thúc Vịnh (đường nhựa, bề rộng 12 m, chiều dài chạy qua địa bàn xã 1,5 km); đường Lê Văn Khương (đường nhựa, bề rộng 12 m, chiều dài chạy qua địa bàn xã 1,5 km); đường Bùi Công Trừng (đường nhựa, bề rộng 6 m, chiều dài chạy qua địa bàn xã 500 m); đường Hương lộ 80B (đang được trải nhựa với bề rộng hiện hữu là 6 m, chiều dài chạy qua địa bàn xã khoảng 1 km). Với mật độ giao thông hiện hữu, hệ thống đường giao thông hiện có không đảm bảo cho việc đi lại. Bề rộng đường khá hẹp, một số đoạn hư hỏng, nhất là những trục lộ chính (đường Đặng Thúc Vịnh và đường Lê Văn Khương). 2.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi Xã Bình Mỹ nằm tiếp giáp với xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn ở phía Nam và tiếp giáp với xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi về phía Bắc. Diện tích tự nhiên của xã là 2.539,4 ha. Hiện xã có 3.542 hộ gia đình với gần 16.000 nhân khẩu. Hoạt động kinh tế chủ yếu của xã là sản xuất nông nghiệp. Theo điều tra năm 2008, trong tổng số 3.542 hộ gia đình, có 16 hộ có mức thu nhập dưới 6 triệu đồng/người/năm, còn lại là thu nhập trên mức này. Nhìn chung, cuộc sống của các hộ dân tại đây tương đối ổn định. a) Tình hình kinh tế * Sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính trên địa bàn xã Bình Mỹ: - Thời tiết thuận lợi cho việc sản xuất lúa Đông Xuân, Hè Thu. Hiện đã thu hoạch hết diện tích lúa Đông Xuân - Hè Thu là 750 ha, đã xuống giống vụ mùa 350 ha; - Rau các loại (nhiều nhất là rau muống) với diện tích 690 ha; - Sen lấy ngó: 116 ha; cỏ 525 ha, hoa kiểng được đầu tư phát triển ước tính khoản 4,5 ha; - Chăn nuôi: đàn bò sữa ước đạt 1.700 con, đàn heo 3.000 con. * Thủy lợi bờ bao phòng chống lụt bão và phục vụ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp