SlideShare a Scribd company logo
1 of 40
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐỀ ÁN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh
trong quá trình đô thị hóa, giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030
Phần thứ nhất
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Đề án “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh trong quá trình đô thị
hóa, giai đoạn 2020-2025, định hướng năm 2030” là 1 trong 15 Đề án thành
phần của Đề án Đầu tư xây dựng huyện Đông Anh thành quận đã được UBND
Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 5858/QĐ-UBND ngày
21/10/2019.
Theo Quy hoạchchung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt năm 2011 và theo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thành phố
Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2030, Đông Anh sẽ trở thành khu vực đô
thị của Thành phố với định hướng phát triển thương mại, giao dịch quốc tế, công
nghiệp kỹ thuật cao, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí gắn với du lịch văn hóa lịch
sử.
Việc chủ động nghiên cứu xu hướng và những nhân tố tác động đến quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh trong những năm sắp tới để đề
xuất những chủ trương và giải pháp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu, phát
triển kinh tế huyện có ý nghĩa rất quan trọng, giúp khai thác và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực để phát triển kinh tế đúng hướng, hạn chế những tổn thất, lãng
phí không đáng có trong quá trình chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế một
cách tự phát.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC CỦA ĐỀ ÁN
1. Cơ sở pháp lý
- Luật Thủ đô: Luật số 25/2012/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 21/11/2012;
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương: Luật số 77/2015/QH13 do Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông
qua ngày 19/6/2015;
- Luật Quy hoạch: Luật số 21/2017/QH14 do Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 24/11/2017;
- Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 6/1/2012 về phương
hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020;
- Chiến lược phát triển KT-XH Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm
nhìn 2050 tại Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/10/2012 của Thủ tướng
Chính phủ;
2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050 tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng
Chính phủ;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày
06/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội khóa XVI (nhiệm kỳ
2015 - 2020);
- Quyết định số 124/QĐ-UBND ngày 08/01/2013 của UBND Thành phố
Hà Nội về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông
Anh đến năm 2020, định hướng 2030;
- Các Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt đồ án
Quy hoạch phân khu đô thị N3, N4, N5, N6, N7, N8, N9, GN, GN (B), GN (C)
tỷ lệ 1/5000;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đông Anh lần thứ XXVIII (nhiệm kỳ
2015-2020);
- Quyết định số 5858/QĐ-UBND ngày 21/10/2019 của UBND thành phố
Hà Nội về việc ban hành Đề án đầu tư, xây dựng huyện Đông Anh thành quận
đến năm 2025.
2. Cơ sở khoa học
2.1. Tiêu chí đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế về kinh tế
2.1.1. Các chỉ tiêu trực tiếp
- Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành kinh tế (các khu vực, các thành phần
kinh tế) trên địa bàn
- Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành kinh tế (các khu vực, thành phần
kinh tế) huyện quản lý trực tiếp
2.1.2. Các chỉ tiêu gián tiếp
- Cơ cấu đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực, các khu vực, các thành phần
kinh tế.
- Cơ cấu lao động trong các ngành, các lĩnh vực, khu vực, các thành phần
kinh tế.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sán xuất chung và riêng từng ngành, lĩnh vực,
khu vực, thành phần kinh tế.
- Năng suất lao động trong từng ngành, lĩnh vực, khu vực, thành phần
kinh tế.
- Cơ cấu sử dụng đất đai trong các ngành kinh tế.
- Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản
2.2. Tiêu chí đánhgiá kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến đời sống
xã hội
Những kết quả phát triển kinh tế, chuyển dịch thể hiện qua các tiêu chí về
văn hóa - xã hội, quản lý môi trường bao gồm: Tỷ lệ hộ nghèo; Thu nhập bình
quân đầu người; Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm;Tỷ lệ suy dinh
3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dưỡng ở trẻ em; Tỷ lệ cư dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; Tỷ lệ thu
gom và xử lý rác thải; Tỷ lệ Diện tích đất trồng cây xanh công cộng khu vực đô
thị.
III. MỤC TIÊU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Xây dựng Đề án “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh trong quá
trình đô thị hóa, giai đoạn 2020-2025, định hướng năm 2030” nhằm mục tiêu
đánh giá thực trạng và quá trình chuyển dịch kinh tế huyện trong những năm
vừa qua (giai đoạn 2010-2019); dự báo bối cảnh tình hình và những yêu cầu đặt
ra cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện thời gian tới; xây dựng định
hướng và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thực hiện chuyển dịch cơ cấu và
phát triển kinh tế huyện Đông Anh giai đoạn 2020-2025, định hướng đến 2030
phù hợp với bối cảnh đô thị hóa; xây dựng huyện Đông Anh trở thành đô thị
sinh thái, hiện đại và phát triển bền vững.
Phần thứ hai
NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
HUYỆN ĐÔNG ANH GIAI ĐOẠN 2010-2019.
1. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh giai đoạn
2010-2019
1.1. Đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế
Năm 2019, tổng giá trị sản xuất đạt gần 138.600 tỷ đồng, tăng gấp 2,7 lần
so với năm 2010 (là Huyện có giá trị sản xuất thuộc nhóm cao nhất trên địa bàn
Thành phố). Cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh trong giai đoạn 2011-2019 có sự
chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và nông
nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ. Năm 2019, cơ cấu kinh tế
chung lần lượt là CNXD chiếm 89,36%; DVTM chiếm 9,16%; NLN chiếm
1,48%. Trong đó, cơ cấu kinh tế khu vực Huyện quản lý là CNXD chiếm
69,62%; DVTM chiếm 24,80%; NLN chiếm 5,58%.
Nhìn chung quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế Huyện Đông Anh trong
những năm qua có thể thấy, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, tốc độ giảm trên
toàn địa bàn giai đoạn 2015-2019 nhanh hơn giai đoạn 2010-2015. Tốc độ dịch
chuyển tỷ trọng công nghiệp xây dựng trên địa bàn giai đoạn 2010 - 2015 tăng
vào khoảng 0,06%/năm, nhưng giai đoạn 2015-2019 lại giảm khoảng
0,09%/năm. Tốc độ dịch chuyển tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ và thương mại trên
toàn địa bàn và khu vực Huyện quản lý đều cho thấy tăng vào giai đoạn 2015 -
2019 với tốc độ dịch chuyển xấp xỉ 2,5 - 3 lần so với giai đoạn 2010- 2015.
Những nỗ lực trong công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Huyện trong những
năm trở lại đây đã làm thay đổi tăng tỷ trọng giá trị sản xuất kinh tế khu vực
4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Huyện quản lý 2,05% tương đương với mức độ chuyển dịch 0,25%/năm tổng giá
trị sản xuất trên toàn địa bàn.
1.2. Kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động và thành phần kinhtế
1.2.1. Chuyển dịch về cơ cấu lao động
Tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn Đông Anh khoảng hơn
200.000 người, trong đó lượng lao động phi nông nghiệp đang làm việc tại các
doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn khoảng gần 88.000 người. Lao động phi nông
nghiệp hiện chiếm khoảng 89% (trong đó nhiều lao động vừa làm nông nghiệp,
vừa làm nghề). Cơ cấu lao động có sự dịch chuyển theo hướng tăng cơ cấu lao
động ngành thương mại, dịch vụ, giảm lao động ngành công nghiệp, xây dựng.
Tỷ lệ này cũng phản ánh đúng thực trạng theo định hướng của Huyện ủy,
HĐND và UBND huyện trong công tác chỉ đạo điều hành.
Số lượng lao động vừa làm nông nghiệp, vừa làm nghề khá lớn, thực hiện
công việc mang tính thời vụ, không đòi hỏi tay nghề cao. Lực lượng lao động
làm nông nghiệp ngày càng giảm, nhiều xã chỉ có người cao tuổi làm nông
nghiệp, lao động trong độ tuổi thanh niên hầu hết có việc làm phi nông nghiệp.
1.2.2. Chuyển dịch thành phần kinh tế
Trong giai đoạn qua, thực hiện chủ trương khuyến khích các thành phần
kinh tế phát triển, UBND Huyện Đông Anh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải
pháp và số lượng doanh nghiệp của Huyện đã tăng lên đáng kể. Cơ cấu các
thành phần kinh tế cũng có sự dịch chuyển, trong đó lĩnh vực thương mại - dịch
vụ có tốc độ tăng rất mạnh.
Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp-Xây
dựng và Thương mại-Dịch vụ tăng mạnh từ năm 2010 đến năm 2018, trong đó
doanh nghiệp Công nghiệp tăng 143,2%; doanh nghiệp Xây dựng tăng 110,5%;
doanh nghiệp Thương mại-Dịch vụ tăng mạnh nhất với 193,4%. Số lượng hộ
kinh doanh cá thể của lĩnh vực Công nghiệp tăng không đáng kể, trong khi đó số
lượng hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ tăng
nhanh chóng, lần lượt là 75% và 71,6%. Số lượng HTX nông nghiệp đang trên
đà giảm dần, so với năm 2010 giảm 19,2% và số hộ cá thể hoạt động nông
nghiệp tăng 53,1%, tuy nhiên trong những năm gần đây số hộ nông nghiệp tăng
không nhiều, giữ ở mức ổn định và tăng với tỷ lệ thấp. Kết quả này cũng phản
ánh xu thế chuyển dịch chung trên địa bàn.
Đặc biệt, kinh tế tập thể trên địa bàn Huyện vẫn duy trì tương đối ổn so
với các huyện trên địa bàn. Trên địa bàn Huyện có 127 hợp tác xã với 23.190
thành viên (tăng 7535 thành viên so với năm 2003). Doanh thu bình quân mỗi
năm của 01 hợp tác xã khoảng 553 triệu đồng/năm, mang lại thu nhập bình quân
cho người lao động trong hợp tác xã 5,4 triệu đồng /người. Những chuyển biến
của hợp tác xã về phương thức hoạt động, đầu tư, liên kết, liên doanh, sản xuất
gắn với chuỗi giá trị đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một số hợp tác xã chuyên
sản xuất, kinh doanh rau an toàn, chăn nuôi hoạt động hiệu quả, cho thu nhập
5
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hàng tỷ đồng/năm.
1.3. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tiểu vùng
Với diện tích rất rộng, Đông Anh có nhiều tiểu vùng kinh tế với các đặc
điểm tương đối riêng, gồm 03 nhóm: tiểu vùng sản xuất nông nghiệp chuyên
canh (tại các xã có diện tích đất canh tác nông nghiệp lớn và thuận lợi; mang đặc
trưng của khu vực nông thôn) với các hình thức sản xuất nông nghiệp an toàn,
hữu cơ và nông nghiệp truyền thống; tiểu vùng sản xuất công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp (tại các xã có Khu công nghiệp và Cụm công nghiệp, làng nghề
truyền thống); tiểu vùng thương mại dịch vụ (chủ yếu khu vực thị trấn, các xã có
hoạt động sản xuất nghề phát triển và xen kẽ trong các khu vực, địa bàn dân cư
của các xã).
1.3.1. Tiểu vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh
Hiện nay, hình thành một số tiểu vùng sản xuất nông nghiệp tại các địa
bàn như:
+ Tiểu vùng sản xuất lúa: tập trung tại các xã Xuân Nộn, Thụy Lâm, Dục
Tú, Liên Hà, Việt Hùng, Vân Hà.
+ Tiểu vùng trồng hoa, cây cảnh: tổng diện tích tích hoa gieo trồng
khoảng 148 ha và diện tích cây cảnh là 225 ha tại các xã Tiên Dương, Uy Nỗ,
Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Kim Nỗ.
+ Tiểu vùng rau các loại: tổng diện tích canh tác là 3.244 ha, vùng rau an
toàn tập trung tại các xã Vân Nội, Tiên Dương, Nam Hồng, Bắc Hồng, Nguyên
Khê, Cổ Loa, Tàm Xá.
+ Tiểu vùng chăn nuôi trọng điểm: chăn nuôi lợn ở xã Việt Hùng, Tiên
Dương, Nguyên Khê, Liên Hà, Uy Nỗ,...; chăn nuôi gia cầm ở xã Tiên Dương,
Liên Hà, Thụy Lâm,..; chăn nuôi bò sữa, bò thịt ở xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Đại
Mạch,...
+ Tiểu vùng chăn nuôi thủy sản: có 721 ha nuôi trồng thủy sản, tại các xã
như Xuân Canh, Dục Tú, Uy Nỗ, Liên Hà,...
1.3.2. Tiểu vùng sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Trên địa bàn Huyện có Khu công nghiệp Thăng Long, 04 cụm công
nghiệp (Đông Anh, Nguyên Khê, Liên Hà, Vân Hà) đã thu hút nhiều nhà đầu tư
trong nước và nước ngoài với nhiều ngành nghề khác nhau đã và đang đầu tư
sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giải quyết việc làm và đóng góp đáng kể vào
sự chuyển dịch kinh tế trên địa bàn huyện. Khu công nghiệp Thăng Long có
phần lớn diện tích nằm trên địa bàn xã Kim Chung, với hơn ½ dân số xã làm
việc trong Khu công nghiệp. Ngoài ra, KCN cũng thu hút lượng lớn lao động
khu vực các xã lân cận như Hải Bối, Võng La, Đại Mạch... Hoạt động của Khu
công nghiệp Thăng Long đã góp phần đảm bảo cuộc sống cho người dân địa
phương và tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động kinh tế - xã hội
trên địa bàn.
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Huyện Đông Anh cũng có nhiều làng nghề nổi tiếng với các sản phẩm
truyền thống vẫn đang được thị trường trong nước tiêu thụ mạnh như nghề gỗ tại
xã Vân Hà, Liên Hà, Thuỵ Lâm..; nghề sắt thép tại xã Dục Tú; đậu phụ tại làng
Chài xã Võng La. Hoạt động tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn vẫn
đang được bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, không xảy ra tình trạng
mai một, góp phần đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương.
Đối với một số xã có hoạt động sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công
nghiệp phát triển mạnh trong vùng, số lượng cơ sở và số lao động ngành công
nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước đều có những thay đổi nhất định trong
thời gian qua. Về cơ bản số lượng cơ sở tăng tỷ lệ thuận với số lượng lao động
tuy nhiên tại một số xã số lượng cơ sở giảm nhưng số lao động lại tăng và ngược
lại. Năm 2018, xã Vân Hà có 815 cơ sở ngành công nghiệp khu vực kinh tế
ngoài nhà nước (giảm 4,9% so với năm 2010) nhưng số lao động của xã lại tăng
48,9% so với năm 2010. Xã Dục Tú có số cơ sở ngành công nghiệp khu vực
kinh tế ngoài nhà nước là 198 tăng 4,8% so với năm 2010 tuy nhiên số lao động
lại giảm 21,7% so với năm 2010. Những thay đổi về số lượng cơ sở, số lượng
lao động ngành công nghiệp trên địa bàn cũng đã phần nào phản ánh hiệu quả
kinh tế mang lại từ các ngành, khiến cho lao động cũng có những sự dịch
chuyển nhất định.
1.3.3. Tiểu vùng thương mại dịch vụ
Khu vực thị trấn Đông Anh có tỷ trọng ngành Thương mại-Dịch vụ chiếm
60% cơ cấu kinh tế toàn địa bàn. Số lao động làm dịch vụ trên địa bàn ngày càng
tăng, hoạt động kinh tế cá thể ngày càng phát triển mạnh. Với 1657 hộ kinh
doanh cá thể, giải quyết việc làm cho trên 2.265 lao động; 750 doanh nghiệp
đang hoạt động trên địa bàn, đóng góp đáng kể vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trên địa bàn.
Bên cạnh đó, các xã có Khu công nghiệp và Cụm công nghiệp, làng nghề
như xã Kim Chung, Vân Hà, Liên Hà, Dục Tú… các hoạt động Thương mại-
Dịch vụcũng rất phát triển, hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất, chế biến của
các hộ gia đình.
Thời gian qua, các khu vực thương mại, dịch vụ của Huyện phát triển và
tăng trưởng nhanh. Hệ thống chợ, trung tâm thương mại đã được quy hoạch;
được tập trung chỉ đạo thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai
thác chợ theo phương thức xã hội hóa. Trên địa bàn Huyện có 01 trung tâm
thương mại, 03 siêu thị, 27 chợ (01 chợ hạng 1, 03 chợ hạng 2 và 24 chợ hạng
3), đã chuyển đổi được 19 chợ đưa vào hoạt động có hiệu quả.
1.4. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
1.4.1. Các kết quả đạt được
- Kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp đạt theo Nghị quyết đề
ra và bước đầu phù hợp với việc phát triển nông nghiệp đô thị: Trong thời gian
qua, huyện Đông Anh đã thực hiện hiệu quả nhiều chương trình hỗ trợ, giúp
7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nông dân giảm bớt khó khăn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng
trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2015-2020 ước đạt 2,8% (đạt chỉ tiêu theo
Nghị quyết đề ra). Tổng thu nhập bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 250
triệu đồng.
- Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt kết quả tương đối tốt: Huyện
đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo
quy hoạch. Tổng diện tích đã chuyển đổi là 1.743 ha (trong đó: rau: 711,42 ha;
cây ăn quả: 526,99 ha; hoa cây cảnh: 335,24 ha; thuỷ sản:183,65 ha). Hiệu quả
kinh tế mang lại từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng bình quân tăng thêm từ 4 đến 7
lần so với trồng lúa, chủ yếu chuyển đổi sang rau và cây ăn quả, hoa cây cảnh.
Đây là kết quả thành công việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều sâu, đã
đem lại giá trị tăng trưởng lớn trên cùng một đơn vị canh tác. Đông Anh đang là
một trong những địa phương đi đầu toàn Thành phố về diện tích rau sạch, rau an
toàn theo tiêu chuẩn Vietgap.
- Bước đầu hình thành các mô hình nông nghiệp công nghệ cao: đã hình
thành một số mô hình trồng trọt ứng dụng công nghệ cao để sản xuất hàng hóa
chất lượng cao, an toàn, dần hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho
năng suất vượt trội so với các mô hình truyền thống (Nhiều mô hình sản xuất rau
an toàn ứng dụng công nghệ cao đã phát triển tại các xã: Vân Nội, Tiên Dương,
Nam Hồng, Bắc Hồng, Cổ Loa,... ứng dụng sản xuất hữu cơ, công nghệ cao
trong sản xuất rau an toàn với hệ thống nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới tiết
kiệm theo công nghệ Israel,...). Toàn huyện có gần 600 mô hình sản xuất nông
nghiệp tổng hợp: sản xuất chăn nuôi, trồng trọt theo môi hình trang trại, trong đó
có 208 mô hình đã được huyện phê duyệt, 05 mô hình đã được cấp giấy chứng
nhận Vietgap, có mô hình chăn nuôi đạt giá trị sản xuất gần 80 tỷ đồng/năm, gây
dựng được thương tại nhiều tỉnh thành.
- Hỗ trợ của Huyện đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp có nhiều
chuyển biến tích cực: Hàng năm ngân sách Huyện hỗ trợ hàng chục tỷ đồng để
hỗ trợ như: Hỗ trợ giống lúa chất lượng cao; thuốc diệt chuột, diệt ốc bươu
vàng; thuốc trừ sâu sinh học cho sản xuất rau an toàn,... cho nhân dân sản xuất
nông nghiệp; tập huấn, chuyển giao KHKT cho trên 100 lớp với gần 10.000 học
viên tham dự. Một số đề án hỗ trợ cho các hoạt động canh tác nông nghiệp với
nhiều khoản kinh phí được bố trí như: Đề án phát triển nghề trồng Nấm rơm trên
địa bàn Huyện giai đoạn 2017-2020 với kinh phí hỗ trợ đã thực hiện gần 2 tỷ
đồng; Đề án ứng dụng cơ giới hóa một số khâu trong sản xuất nông nghiệp, từ
năm 2016 đến nay đã hỗ trợ 6,5 tỷ đồng; Hỗ trợ ứng dụng rộng rãi chế phẩm
sinh học (Sumitri) để xử lý rơm, rạ thành phân hữu cơ ngay tại ruộng và cho các
loại cây trồng khác,...
- Bước đầu đã có áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào
sản xuất nông nghiệp: một mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, áp dụng
các tiến bộ KHKT vào sản xuất, điển hình là: (1) Mô hình sản xuất rau an toàn;
trồng rau sử dụng nhà màng, nhà lưới, giàn phun tưới tiêu tự động... Tổng diện
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tích sản xuất khoảng 50 ha. (2) Trồng hoa cây cảnh có ứng dụng công nghệ cao
và kỹ thuật mới với diện tích 200 ha chủ yếu là hoa đào, quất cảnh, hoa hồng,
hoa ly, chậu hoa cảnh các loại… (3) Trồng cây ăn quả được sản xuất theo quy
trình an toàn và được Sở Nông nghiệp cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản
xuất quả an toàn với diện tích khoảng 50 ha chuối và bưởi Diễn. (4) Ứng dụng
cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp góp phần giải phóng sức lao động của
nông dân, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời tiết
kiệm chi phí từ 6 - 8 triệu đồng cho 01 ha đất sản xuất nông nghiệp.
- Công tác phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập thể cũng được Huyện
chú trọng: Chủ động triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đến
các xã, thị trấn; đưa vào danh sách khoảng 100 sản phẩm đăng ký tham gia
Chương trình OCOP đến năm 2020. Huyện đã hoàn thành xây dựng thương hiệu
“Nếp cái hoa vàng Đông Anh”; đang triển khai có hiệu quả 01 mô hình bảo tồn
và 01 mô hình trình diễn (1.100 cây trám, cây mít Cổ Loa); đã hoàn thành việc
xây dựng nhãn hiệu tập thể “Gỗ mỹ nghệ Vân Hà”, đậu làng Chài xã Võng La,
“Quất cảnh Tàm Xá” xã Tàm Xá và “bún Mạch Tràng” xã Cổ Loa.
1.4.2 Một số hạn chế, khó khăn:
- Tỷ trọng ngân sách đầu tư cho nông nghiệp còn thấp: Các hình thức hỗ
trợ, đầu tư còn dàn trải, chưa có đầu tư trọng điểm để tạo ra mô hình nông
nghiệp điển hình.
- Tổng diện tích gieo trồng, canh tác nông nghiệp trên địa bàn Huyện
đang trên đà giảm dần: Trong giai đoạn 2010 đến 2018, diện tích trồng cây hàng
năm giảm 1.280 ha (5,9%), trong đó từ năm 2015-2018 giảm 1.002 ha; diện tích
trồng cây lương thực có hạt giảm 1.326 ha (9,2%), trong đó từ năm 2015-2018
giảm 1.162ha; diện tích trồng cây lâu năm giảm 48,8ha (6,1%).
- Tốc độ chuyển dịch kinh tế nông nghiệp đảm bảo, nhưng chất lượng
chưa tương xứng tiềm năng của Huyện: Tốc độ chuyển dịch trong lĩnh vực nông
nghiệp về cơ bản so với các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
Huyện là đảm bảo, nhưng chất lượng và trình độ sản xuất khu vực kinh tế nông
nghiệp còn thấp, chưa xứng với tiềm năng phát triển nông nghiệp của Huyện.
Năng suất một số cây trồng chủ yếu của Huyện như lúa, cây lượng thực có hạt,
ngô… thấp hơn trung bình toàn Thành phố (Theo NGTK Hà Nội 2018, năng
suất lúa trung bình của Đông Anh là 51,6 tấn/ha (toàn TP là 57,1 tấn/ha).
- Phương thức canh tác cũ vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, ứng dụng mô hình
nông nghiệp công nghệ cao còn hạn chế: Sản xuất nông nghiệp vẫn còn tỷ trọng
lớn theo phương thức canh tác sản xuất nhỏ lẻ; có ít mô hình sản xuất quy mô
hàng hóa.
- Hoạt động sản xuấtnông nghiệp an toàn, hữu cơ còn nhiều khó khăn do
việc chuyển giao công nghệ đến người dân chưa hiệu quả, quỹ đất nông nghiệp
nhiều địa phương manh mún, chưa có sự tham gia của nhiều hộ dân nên chưa
hình thành vùng sản xuất rau an toàn; đầu ra cho rau sạch còn chưa thuận lợi…
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Áp lực về sự già hóa lực lượng lao động và đòi hỏi chuyển dịch lao động
sang lĩnh vực phi nông nghiệp, xuất hiện tình trạng bỏ hoang đồng ruộng:Lĩnh
vực nông nghiệp đang đối mặt với hiện tượng già hóa lao động và chuyển dịch
lao động, các đối tượng lao động trẻ không còn nhu cầu tiếp tục làm nông
nghiệp, có xu hướng chuyển dịch sang các ngành nghề phi nông nghiệp, thu
nhập cao hơn, công việc ổn định hơn. Nhiều khu vực đồng ruộng đang có hiện
tượng bị bỏ hoang như xã Vân Hà, Kim Chung…
- Cơ sở hạ tầng còn chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ gây ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất nông nghiệp: Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới
và các quy hoạch chuyên ngành phải điều chỉnh lại nhiều lần theo các quy hoạch
của Trung ương, Thành phố ảnh hưởng nhiều đến tiến độ triển khai các dự án
đầu tư; nhiều công trình, hạng mục chậm triển khai do ảnh hưởng quy hoạch;
công tác tưới tiêu, thủy lợi vì thế cũng gặp nhiều khó khăn ở một số địa phương.
- Vấn đề môi trường chịu ảnh hưởng và tác động qua lại với hoạt động
sản xuất nông nghiệp: Hoạt động nông nghiệp trên địa bàn phát sinh ra các
nguồn thải (chất thải chăn nuôi, trồng trọt, môi trường làng nghề...) gây ô nhiễm
môi trường nước, đất, không khí ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, sản
xuất của người dân trên địa bàn.
1.5. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp - xây dựng
1.5.1. Các kết quả đạt được
- Kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp đạt theo Nghị quyết đề
ra: tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2015-2020
ước đạt 9,9%; tỷ trọng ngành Công nghiệp-Xây dựng trong cơ cấu kinh tế là
89,5% (đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết đề ra).
- Công nghiệp đóng góp chủ yếu vào giá trị sản xuất trên địa bàn Huyện
và giải quyết việc làm của địa phương: lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp là thế mạnh của Đông Anh về tỷ trọng đóng góp trong giá trị sản xuất
(chiếm 87,86% GTSX trên toàn địa bàn và 69,70% GTSX khu vực Huyện quản
lý năm 2018). Một số doanh nghiệp công nghiệp lớn của Đông Anh đã có vị thế,
uy tín trên bản đồ công nghiệp của khu vực, hàng năm đóng góp lớn vào tăng
trưởng giá trị sản xuất chung trên địa bàn Huyện Đông Anh.
- Số lượng lao động tăng cao và thu nhập của người lao động lĩnh vực
công nghiệp tăng hơn so với trước: Số lao động khu vực kinh tế công nghiệp
ngoài nhà nước có sự tăng trưởng khá từ 26,88 nghìn người năm 2015 lên hơn
30,8 nghìn người năm 2018 (mức tăng trung bình khoảng > 5%/năm), theo
hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc tại các công ty, giảm tỷ trọng lao động tại
các hộ cả thể. Tỷ trọng lao động trong các công ty tư nhân tăng lên 14,6%
(2010) lên 20,4%(2018); trong công ty cổ phần tăng từ 48,10%(2010) lên
52,80% (2010); số lao động cá thể giảm đi từ 36,70% (2010) xuống 26,30%
(2018). Thu nhập bình quân của người lao động khu vực công nghiệp đạt mức
8,78 triệu/tháng ~ 105 triệu/năm, cao hơn so với nhiều địa phương của Hà Nội.
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Số lượng doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp - xây dựng ngày càng gia
tăng: Loại hình cơ sở kinh tế ngoài nhà nước tăng đều đặn qua các năm, trong
đó ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh. Tổng số cơ sở của ngành năm 2018 là
3.960 cơ sở (tăng 18,9% so với năm 2010); trong đó số lượng công ty TNHH tư
nhân và công ty CP khác tăng mạnh lần lượt là 143,9% và 160,9% so với năm
2010. Số lượng hộ kinh tế cá thể vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với số cơ sở ngành
công nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn (chiếm 81,3%), các hộ này chủ yếu tập
trung ở các làng nghề trên địa bàn. Mặc dù số lượng các công ty trên địa bàn
không nhiều nhưng giá trị sản xuất do các công ty này tạo ra lớn (chiếm tỷ trọng
90,9% GTSX đối với toàn bộ cơ sở của ngành CN khu vực ngoài nhà nước).
- Tốc độ và chất lượng tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp có dấu
hiệu tiếp tục đi lên: Một số chỉ tiêu chung của lĩnh vực công nghiệp cho thấy tốc
độ tăng trưởng giá trị sản xuất trung bình giai đoạn 2015-2018 đạt 109,98% cao
hơn giai đoạn 2010-2015 (108,45%). Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2015 -
2018 tăng 108,87% năm so với 105,15%/năm giai đoạn 2010 - 2015. Điều đó
cho thấy chất lượng tăng trưởng lĩnh vực công nghiệp ngày càng tốt hơn.
- Về đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, giá trị đầu tư tài sản cố định và
vốn dàihạn cho lĩnh vực công nghiệp đạt tương đối lớn: Khối lượng vốn đầu tư
tăng trưởng vào mức 112,77%/năm giai đoạn 2015-2018. Hiệu quả của vốn đầu
tư cho thấy giai đoạn 2015 - 2018 vào khoảng 101,77%. Vốn đầu tư trong lĩnh
vực công nghiệp tăng đồng nghĩa với giá trị tăng trưởng của ngành tăng.
1.5.2. Một số hạn chế, khó khăn:
- Số lượng cơ sở sản xuất quy mô nhỏ và rất nhỏkhá lớn, chủ yếu là công
nghệcũ, chưa đẩymạnh được việc ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động sản
xuất: Số lượng các hộ kinh tế cá thể lĩnh vực công nghiệp có số lượng lớn
(chiếm tỷ trọng 81,3% trên tổng số cơ sở công nghiệp ngoài nhà nước, các hộ
này chủ yếu tập trung ở các làng nghề trên địa bàn), nhưng việc áp dụng khoa
học kỹ thuật còn hạn chế, đặc biệt tại các làng nghề, gây ra sự phát triển manh
mún, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao. Giá trị sản xuất
khu vực này chưa đạt mức cao theo đúng tiềm năng.
Khảo sát tại các làng nghề cho thấy, công nghệ sản xuất ở mức độ khá
giản đơn, chưa áp dụng khoa học ký thuật vào sản xuất nên năng suất lao động
chưa cao, tốn nhiều nhiên, nguyên liệu. Tại các làng nghề gỗ, do chủ yếu sản
xuất thủ côngnênchấtlượng hàng hoáchưa đồng đều và chưa sản xuất được khối
lượng lớn.
Một vấn đề khó khăn nữa là việc dạy nghề, truyền nghề tại các làng nghề
truyền thống đang dần bị mai một; hiện tượng lớp thanh niên không say mê
nghề, xu hướng chỉ làm kinh doanh, không sáng tác, không có được các bí quyết
làm nghề nên ngày càng nhiều sản phẩm tạo ra có giá trị chỉ mức trung bình,
khó cạnh tranh với các làng nghề tại các địa phương khác.
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Gia tăng về số lượng lao động vào các khu công nghiệp và cụm công
nghiệp trên địa bàn, trong khi hạ tầng xã hội chưa được đầu tư đáp ứng được
nhu cầu: Số lượng công nhân thu hút về sinh sốngvà lao động tại các cơ sở công
nghiệp trên địa bàn sẽ tạo áp lực lớn về an ninh trật tự, về nếp sống sinh hoạt của
dân cư khu vực, cũng như các vấn đề về dịch vụ xã hội như nhà ở, ăn uống sinh
hoạt, vệ sinh, y tế, nhà trẻ sao cho phù hợp với nề nếp sinh hoạt đặc thù làm ca
kíp của công nhân.
- Hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đang gây ra
hiện tượng ô nhiễm môi trường tại một số xã: Việc sản xuất tại các làng nghề
gỗ, sắt thép đang gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người
dân địa phương. Một đặc điểm bất cập tại các làng nghề là khu vực sản xuất vẫn
được đặt cùng với khu vực sinh sống của người dân, làm khó áp dụng triệt để
các giải pháp xử lý môi trường. Hiện nay chưa có giải pháp xử lý ô nhiễm môi
trường hiệu quả đối với các cơ sở sản xuất tại các làng nghề.
1.6. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế thương mại -dịch vụ
1.6.1. Kết quả đạt được
- Lĩnh vực thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện Đông Anh có sự phát
triển và tăng trưởng khá trong thời gian qua, đặc biệt trong 2 năm trở lại đây,
đồng thời với tốc độ đô thị hoá ngày càng cao của Huyện: tốc độ tăng trưởng
tổng giá trị sản xuất giai đoạn 2015-2020 ước đạt 14,5% . Chuyển dịch CCKT
lĩnh vực dịch vụ thương mại giai đoạn 2015-2018 nhanh hơn và có biến chuyển
tốt so với giai đoạn 2010-2015. Tốc độ tăng trưởng trung bình khu vực DVTM
giai đoạn 2010 - 2015, giai đoạn 2015 - 2018 lần lượt là: 108,85% và 110,47%,
điều đó cho thấy những năm gần đây tốc độ dịch chuyển tăng cao hơn và tốt hơn
giai đoạn trước. Xét trong giai đoạn 2010-2018, một số phân ngành có tăng
trưởng mạnh và đột phá như Bán buôn bán lẻ (tăng 123,3% so với năm 2010);
Dịch vụ lưu trú và ăn uống (tăng 177,7%); Nghệ thuật vui chơi giải trí (tăng
903,1%).
- Số cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại đã tăng nhanh. Tổng số doanh
nghiệp được thành lập mới tăng hằng năm, trong đó có nhiều doanh nghiệp
được thành lập bởi nâng cấp từ hộ kinh doanh cá thể, điều này chứng tỏ nhận
thức của các hộ kinh doanh cá thể về sự cần thiết và ủng hộ quan điểm của Nhà
nước về chủ trương nâng cấp hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp. Tổng
số cơ sở kinh doanh trên địa bàn Huyện tăng từ gần 9000 cơ sở năm 2010 lến
đến hơn 16000 cơ sở năm 2018 (trong đó công ty tư nhân chiếm 28,7%, hộ cá
thể chiếm 51,8%), tạo việc làm cho hơn 38 nghìn lao động và doanh thu toàn
ngành tăng từ hơn 16.200 tỷ năm 2010 lên đến hơn 44.200 tỷ năm 2018.
Số cơ sở loại hình công ty TNHH và công ty CP đã tăng từ 7,6% (2010)
lên 12,3% (2018), trong khi đó số cơ sở cá thể đã giảm đi từ 92,1% (2010)
xuống 87,4% (2018). Điều này cho thấy sự chuyên nghiệp về mô hình tổ chức
các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ đã được nâng lên.
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Lao động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ tăng nhanh. Sự chuyển
dịch lao động vào lĩnh vực dịch vụ thương mại đã tăng lên trong giai đoạn 2015
- 2018, tốc độ tăng trưởng trung bình lao động của khu vực này vào khoảng
107,77%/năm, tốc độ tăng trưởng doanh thu vào khoảng 110%/năm, tốc độ tăng
trưởng năng suất lao động khoảng 102,07 %.
1.6.2. Một số hạn chế, khó khăn:
- Năng suấtlao động lĩnh vực dịch vụ thương mạinhìn chung thấp và một
số ngành giảm: Trong lĩnh vực dịch vụ và thương mại, năng suất lao động tăng
trưởng nhìn chung thấp 102,59/năm giai đoạn 2015 - 2018. Đặc biệt năng suất
lao động một số ngành giảm đi (năm 2018 thấp hơn 2017) như lĩnh vực thương
nghiệp và khách sạn, nhà hàng và du lịch.
- Hạ tầng cơ sở về trung tâm dịch vụ thương mại chưa phát triển, nên hệ
thống bán buôn và bán lẻ chưa có cơ hội để phát triển: các trung tâm thương
mại trên địa bàn hoạt động chưa thực sự hiệu quả; hệ thống bán lẻ theo mô hình
siêu thị mini, cửa hàng tiện ích chủ yếu tập trung tại khu vực thị trấn và một số
xã có mức sống cao; hệ thống chợ dân sinh còn thiếu, chưa đáp ứng tốt nhu cầu
của người dân (nhiều xã như Nguyên Khê mặc dù địa bàn rất rộng, bị chia cắt
bởi nhiều tuyến giao thông lớn, nhưng chỉ có 1 chợ dân sinh), chất lượng các
chợ chưa tốt cả vệ các vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn cháy nổ và mỹ quan,
chưa đáp ứng được yêu cầu chợ đô thị.
- Đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ và thương mại trên địa bàn còn hạn chế:
Những công trình như trung tâm hội nghị, khách sạn, triển lãm, khu vui chơi đều
đang trong quá trình bắt đầu triển khai cơ sở hạ tầng hoặc trong quy hoạch và
đây là những đề án lớn thuộc chủ trương đầu tư, điều phối của trung ương và
thành phố. Hệ thống khách sạn, nhà hàng và nhà nghỉ trên địa bàn chất lượng
không cao, số lượng ít nên dịch vụ khách sạn, nhà hàng cũng kém phát triển.
Các tour về du lịch chưa được xây dựng hấp dẫn, chưa có sự gắn kết cao trong
công tác quảng bá du lịch và triển khai kết hợp giữa du lịch gắn với hoạt động
làng nghề hoặc lễ hội. Việc gắn kết du lịch với điểm đến làng nghề cũng đang
gặp hạn chế vì vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề gây ảnh hưởng đến không
khí, tạo ra bụi, mùi và ảnh hưởng đến nguồn nước.
- Chưa khai thác hết được tiềm năng của một số ngành có tiềm năng phát
triển trong đô thị như dịch vụ y tế, giáo dục, bất động sản, lữ hành, khách sạn
nhà hàng... Chưa khai thác tốt những địa điểm có giá trị du lịch, giá trị lớn về
văn hoá và lịch sử, địa điểm có cảnh quan đẹp để phát triển kinh tế du lịch…
2. Đánh giá kết quả chuyển dịch CCKT đến đời sống xã hội.
- Về giảm nghèo: Huyện đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm trợ giúp
người nghèo vươn lên trong cuộc sống như hỗ trợ giống sản xuất, vay vốn hộ
nghèo và nhiều chương trình, kế hoạch được thực hiện định kỳ hàng năm. năm
2019 toàn huyện hiện còn 1.191 hộ nghèo, giảm 1.055 hộ so với năm 2016. Tỷ
lệ hộ nghèo là 1,57%.
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Về thu nhập bình quân đầu người: Tổng thu nhập của người lao động
trong DN, HTX đạt khoảng 14.610 tỷ đồng (tăng 4.612 tỷ đồng so với năm
2015). Thu nhập bình quân của người lao động khu vực công nghiệp đạt mức
8,78 triệu/tháng ~ 105 triệu/năm. Bên cạnh đó, đời sống của người dân trên địa
bàn cũng có nhiều thay đổi, thu nhập bình quân đầu người của huyện Đông Anh
cao gấp 1,15 lần so với mức thu nhập bình quân chung của cả nước.
- Số lao động được giải quyết việc làm: Huyện cũng đã thực hiện nhiều
biện pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động. Số lao động được giải quyết
việc làm trong năm 2019 là 6.330 người. Kết quả giải quyết việc làm được chú
trọng trong thời gian qua do Huyện đã tập trung tạo việc làm thông qua các
chính sách, nguồn lực hỗ trợ, thực hiện các dự án về tín dụng việc làm với lãi
suất ưu đãi, gắn dạy nghề với tạo việc làm. Năm 2019, Huyện đã mở 29 lớp dạy
nghề cho 998 học viên và ưu tiên tập trung ở các xã có diện tích đất nông nghiệp
bị GPMB nhiều để thực hiện các dự án. Bên cạnh đó Huyện đã chủ động xây
dựng Đề án đào tạo lao động, dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn
Huyện GĐ 2018-2023.
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em: tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng
thể thấp còi năm 2019 là 12,2% (giảm 0,2% so với năm 2018). Công tác chăm
sóc sức khỏe trẻ em trên địa bàn Huyện được quan tâm, nâng cao hơn và đạt
nhiều kết quả tích cực. Định kỳ, triển khai và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch
công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em hằng năm.
- Tỷ lệ cư dân được sử dụng nước sạch đạt 88,06% (so với năm 2015,
dân số đô thị được dùng nước sạch là 91% và dân số nông thôn là 20,5%).
Trong đó, số xã có nước sạch là 15/24 xã, thị trấn.
- Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải ở khu vực đô thị đạt 100% (năm 2015 tỷ
lệ này đạt 100%), khu vực nông thôn đạt 98% (tăng 2% so với năm 2015).
- Tỷ lệ Diện tích đất trồng cây xanh công cộng khu vực đô thị: Hiện nay,
Huyện đang thực hiện chăm sóc, duy trì 16.600 cây xanh bóng mát, 5.300 cây
trồng đơn lẻ, trồng khóm, 12.200m2 cây viền và cây trang trí lá màu, 71.600m2
thảm cỏ trên toàn địa bàn Huyện. Tổng số cây xanh trồng mới trong giai đoạn
2016-2017 là 9.499 cây xanh (Thành phố giao chỉ tiêu cho huyện là 30.000 cây
xanh đô thị giai đoạn 2016-2020).
3. Đánh giá chung về kết quả phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trên địa bàn Huyện Đông Anh.
3.1. Những kết quả đạtđược.
- Kinh tế tăng trưởng khá, giá trị sản xuất toàn điạ bàn đạt tốc độ tăng
trung bình 109,86%, đạt được mục tiêu đề ra theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
Đông Anh nhiệm kỳ 2015-2020. Ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao
hơn mục tiêu (109,98%) với các sản phẩm công nghiệp chủ lực là thế mạnh của
các công ty giàu truyền thống và các làng nghề nổi tiếng về gỗ, nội thất,kim loại
trên địa bàn. Ngành thương mại - dịch vụ đạt mức tăng trưởng 113,21%, đạt
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
mục tiêu đề ra, với một số ngành có mức tăng trưởng khá là thương nghiệp, bất
động sản, khách sạn, nhà hàng. Ngành nông nghiệp mặc dù bị ảnh hưởng bởi sự
suy giảm của diện tích canh tác do tốc độ đô thị hoá nhanh, nhưng vẫn đạt tốc độ
tăng trưởng dương với một số sản phẩm nổi bật là rau an toàn với diện tích lớn
nhất so với các huyện trên toàn Thành phố; các sản phẩm chăn nuôi gia cầm, gia
súc (là một trong những huyện đứng đầu về tổng đàn và kỹ thuật chăn nuôi).
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng thương mại - dịch
vụ, giảm tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp. Trong đó một số
ngành có xu hướng phát triển theo xu hướng của một đô thị như kinh doanh bất
động sản, kinh doanh các sản phẩm từ gỗ, đồ dùng gia đình….
- Tăng trưởng kinh tế đã giúp thu ngân sách hàng năm đạt khá; thu nhập
bình quân đầu người đạt gấp 1,15 lần trung bình cả nước và năm 2020 ước đạt
65 triệu đồng/người. Đời sống của người dân ngày càng tăng cao.
3.2. Những khó khăn, hạn chế
- Cơ cấu kinh tế chưa đạt được theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội huyện Đông Anh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ Huyện Đông Anh nhiệm kỳ 2015-2020. Mặc dù có sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng đề ra trong các văn kiện của
Huyện, nhưng nhìn chung sự chuyển dịch này là chưa rõ nét, lĩnh vực thương
mại - dịch vụ mặc dù có tăng trưởng nhưng tốc độ tăng chưa cao, chưa đưa được
tỷ trọng ngành thương mại-dịch vụ lên mức kỳ vọng trong cơ cấu kinh tế của
Huyện. Về tỷ trọng giữa các ngành kinh tế trên địa bàn Huyện, cho thấy rất khó
đạt tỷ trọng theo chỉ tiêu đề ra trên địa bàn Huyện, vì đến 2018, tỷ trọng nông
nghiệp là 1,6%; công nghiệp và xây dựng 89,5% và Dịch vụ thương mại là
8,90%.
- Hiệu quả sản xuất - kinh doanh, năng suất lao động của tất cả các
ngành kinh tế trên địa bàn (trừ các doanh nghiệp lớn trong các khu công
nghiệp) chưa cao, năng suất sản phẩm nhiều lĩnh vực trong nông nghiệp thấp
hơn mức trung bình của Thành phố. Việc áp dụng công nghệ cao, khoa học kỹ
thuật vào hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp còn hạn chế.
- Các loại hình kinh tế đô thị, khai thác lợi thế của đô thị chưa thực sự
phát triển. Trong lĩnh vực công nghiệp, là các ngành như công nghệ thông tin,
phần mềm; trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ là các ngành như kinh doanh bất
động sản, dịch vụ y tế - giáo dục; dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng; trong
lĩnh vực nông nghiệp là rau công nghệ cao, hoa, cây cảnh…
- Hiện tượng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất - kinh doanh
và cả sinh hoạt chưa có dấu hiệu giảm. Việc phát triển nông nghiệp nhưng
không kiểm soát được việc phun thuốc trừ sâu, quản lý rác thải nguy hại… sẽ
làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nói chung và các khu đô thị nói riêng.
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề chưa có giải pháp hiệu quả.
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.3. Nguyên nhân của khó khăn, hạn chế:
- Việc chậm triển khai các dự án đã được quy hoạch trên địa bàn liên quan
đến lĩnh vực thương mại-dịch vụ trên địa bàn như: dự án công việc Kim Quy,
các khu đô thị… làm ảnh hưởng lớn của lĩnh vực thương mại-dịch vụ.
- Quy mô các doanh nghiệp cònnhỏ, không có vốn đề đầu tư mở rộng sản
xuất, áp dụng công nghệ cao; nhưng phần lớn do ý thức về đổi mới công nghệ
của các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đặc biệt tại các làng nghề chưa cao.
- Chương trình đào tạo nghề trên địa bàn Huyện mặc dù đã có nhiều cố
gắng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về loại hình dạy nghề và
các phương pháp đào tạo. Kết quả khảo sát cho thấy nhiều nơi đánh giá việc đào
tạo nghề chưa thực sự hiệu quả, nhiều nghề chưa phù hợp với xu thế phát triển
và nhu cầu thực tiễn.
- Năng lực quản trị của các cấp chính quyền trên địa bàn còn có những
hạn chế nhất định. Công tác cải cách hành chính mặc dù đã có nhiều kết quả tich
cực nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt được nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
- Nguồn vốn đầu tư cho phát triển xã hội nói chung, các ngành kinh tế nói
riêng còn hạn chế.
II. BỐI CẢNH VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN ĐÔNG ANH GIAI ĐOẠN 2020-2025
1. Bối cảnh, tình hình
1.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước và Hà Nội
1.1.1.Bối cảnh quốc tế và Việt Nam:
Đối với Quốc tế:
- Hợp tác, liên kết giữa các quốc gia ngày càng sâu, rộng; nhưng cạnh
tranh giành giật thị trường cũng ngày càng quyết liệt, đặc biệt chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến các quốc gia, trong đó có
Việt Nam. Xung đột lợi ích, cạnh tranh quyền lực, tranh giành vị thế của các
nước lớn, nhất là Mỹ - Trung Quốc tác động đến thị trường thế giới và ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế toàn cầu
- Khoa học công nghệ trở thành nguồn lực cơ bản, động lực chính cho
phát triển kinh tế và là động lực cạnh tranh chủ yếu của các quốc gia. Các cuộc
cách mạng khoa học công nghệ mới, trước mắt là công nghệ 4.0 đặt ra nhiều vấn
đề lớn và mới cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học kỹ thuật và đổi mới
sáng tạo trở thành nguồn lực chính và động lực cơ bản cho việc nâng cao năng
lực cạnh tranh và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
- Sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh… trong bối cảnh
toàn cầu hóa đã đặt ra nhiều vấn đề có tính toàn cầu, ảnh hưởng đến tất cả các
quốc gia trên thế giới và ngày càng khó kiểm soát.
Đối với Việt Nam :
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Tư tưởng chỉ đạo của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam 10 năm tới là sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường; xây dựng
nhà nước liêm chính - kiến tạo - phục vụ; tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách
nhằm tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó chú trọng phát triển
kinh tế tư nhân.
- Mười năm tới là thời kỳ Việt Nam sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết trong
Hiệp định Thương mại tự do ASEAN, của thành viên WTO, Hiệp định thương
mại giữa Việt Nam và EU gồm Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp
định Bảo hộ đầu tư (IPA), sẽ hội nhập ngày càng sâu, rộng vào kinh tế khu vực
và thế giới với cả thời cơ và thách thức đan xen. Kinh tế Việt Nam ngày càng
hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, tạo áp lực lớn cho nền kinh tế, nhưng cũng sẽ
tạo nhiều cơ hội, điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường
thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng hợp tác và liên kết. Việt Nam sẽ
tiếp tục là điểm đến của các tập đoàn kinh tế trên thế giới, đây vừa là cơ hội vừa
là thách thức buộc các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế
phải đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng được yêu cầu trong cuộc cạnh tranh này.
- Quá trình đô thị hóa sẽ diễn ra ngày càng nhanh, theo hướng phát triển
các đô thị xanh, thông minh, văn minh. Việc triển khai xây dựng đô thị tăng
trưởng xanh trên khắp cả nước sẽ được quan tâm thúc đẩy.
- Chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ tiếp tục triển khai theo hướng
nâng cao chất lượng, hiệu quả, đi vào chiều sâu.
1.1.2. Bối cảnh của Hà Nội
Bước sang năm 2020, Hà Nội sẽ xây dựng Quy hoạch tổng thể Thành
phố, khi đó các quận, huyện sẽ trở thành một hợp phần trong Quy hoạch tổng
thể chung (bao gồm tích hợp cả các vấn đề kinh tế - xã hội và quy hoạch xây
dựng).Đây là cơ hội để Đông Anh có thể định vị được vị trí của mình trong bản
đồ kinh tế của Thành phố. Trong giai đoạn tới, xu hướng đô thị hóa nhanh vẫn
diễn ra trên địa bàn Hà Nội, với sự phát triển từ huyện lên quận của 5 địa
phương, trong đó có Đông Anh. Trong bối cảnh này, thị trường bất động sản tại
các địa phương như Đông Anh diễn ra rất phức tạp, nếu quản lý tốt, sẽ là nguồn
lực mạnh mẽ để phát triển; nhưng nếu không, sẽ rất dễ xảy ra khủng hoảng của
thị trường này, kéo theo khủng hoảng về kinh tế trên địa bàn.
Trong giai đoạn tới, thành phố Hà nội tiếp tục thực hiện các mục tiêu tăng
trưởng kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Trong lĩnh vực
kinh tế, tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng lĩnh vực thương mại - dịch
vụ; chú trọng đi sâu về chất lượng tăng trưởng, song song với tiết kiệm năng
lượng, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính.
Công tác bảo vệ môi trường sẽ tiếp tục được thực hiện quyết liệt, đặc biệt
công tác xử lý ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước do hoạt động
sản xuất công nghiệp, môi trường làng nghề… Đây là cơ hội để Đông Anh có
thể có được các hỗ trợ trong ứng dụng khoa học công nghệ xử lý ô nhiễm môi
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trường trên địa bàn. Đồng thời cũng đòi hỏi các hoạt động sản xuất - kinh doanh
trên địa bàn phải chú trọng hơn nữa đến tuân thủ các quy định pháp luật về bảo
vệ môi trường.
1.2. Dự báo phát triển kinh tế xã hội của Huyện Đông Anh đến năm 2025,
tầm nhìn 2030
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2050 đã định hướng phát triển Đông Anh trở thành nơi giao dịch thương
mại quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao kết nối với sân bay Nội Bài, du lịch sinh
thái, du lịch vui chơi giải trí gắn với bảo tồn di tích Cổ Loa và đầm Vân Trì,
trung tâm trưng bày và vui chơi giải trí của Thành phố. Kế thừa và tiếp thu các
định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
cũng tiếp tục khẳng định đến năm 2030, xây dựng Đông Anh thành trung tâm
công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ, tài chính, thương mại và giao dịch quốc tế
khu vực Bắc Sông Hồng, đóng vai trò là động lực phát triển ở phía Bắc của Thủ
đô Hà Nội.
Quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư công trên địa bàn trong
thời gian tới sẽ góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ
đời sống dân sinh trên địa bàn, góp phần thay đổi diện mạo của Đông Anh phù
hợp với đặc điểm của một đô thị. Cùng với những nguồn lực đầu tư từ ngân
sách, bằng nội lực của Huyện, Đông Anh đang thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài
ngân sách vào địa bàn rất lớn. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang triển
khai các dự án với quy mô lớn, với công năng và tính chất đa dạng sẽ góp phần
thay đổi diện mạo của Đông Anh trong tương lai.
Trong thời gian tới, số lượng dự án nhà ở, khu đô thị có quy mô lớn được
triển khai và hoàn thành trong giai đoạn tiếp theo trên địa bàn khoảng 38 dự án
với quy mô khoảng 2.946,86 ha. Với nhiều dự án quy mô lớn và tiêu biểu, điển
hình là dự án thành phố thông minh do Liên doanh giữa Tập đoàn BRG và Tập
đoàn Sumitomo của Nhật Bản đầu tư, với quy mô lớn nhất cả nước và có tầm cỡ
Đông Nam Á. Quy mô tổng dự án với 272 ha tại các xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc và
Kim Nỗ, huyện Đông Anh. Dự án được lập dựa trên quy hoạch đô thị thông
minh dọc trục Nhật Tân - Nội Bài. Dự án sẽ áp dụng nhiều công nghệ thông
minh với 6 yếu tố như năng lượng thông minh, giao thông thông minh, quản trị
thông minh, học tập thông minh, đời sống thông minh và kinh tế thông minh.
Đây không chỉ là điểm nhấn của Đông Anh, mà còn trở thành dấu ấn trong phát
triển của Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới, thu hút sự quan tâm của cả nước.
Về dân số: Dân số toàn Huyện hiện nay là hơn 390 nghìn người. Với tốc
độ tăng dân số khoảng 101,5%/năm cùng với khoảng gần 40 dự án nhà ở, khu
đô thị nếu hình thành trên địa bàn trong thời gian tới, dự báo dân số trên địa bàn
huyện vào năm 2025 khoảng 490 nghìn người và dân số vào năm 2030 khoảng
540 nghìn người.
Bên cạnh các dự án về khu đô thị chiếm diện tích sử dụng đất lớn, các dự
án về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình công cộng cũng thu hút
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
được nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Với 25 dự án, có quy mô
khoảng 419,646 ha sẽ được thực hiện, cung cấp những dịch vụ thiết yếu, cơ sở
hạ tầng chất lượng cao cho người dân trên địa bàn huyện Đông Anh. Cũng nằm
trong Quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài, dự
án Công viên văn hóa du lịch vui chơi giải trí Kim Quy sau khi được đưa vào
khai thác sử dụng sẽ hiện đại và đẹp như Công viên Disneyland. Trên tuyến
đường này, ngoài dự án Công viên Kim Quy, còn có rất nhiều không gian xanh
như: không gian chung quanh đầm Sơn Du, công viên hồ điều hòa khu vực xã
Tiên Dương, công viên hồ điều hòa Hải Bối, công viên hồ điều hòa Vĩnh
Thanh… góp phần tạo nên cảnh quan, không gian sinh thái giải trí không chỉ
cho người dân Đông Anh mà còn lôi cuốn người dân trung tâm Hà Nội và các
tỉnh lân cận đến đây để vui chơi, giải trí, thư giãn, nghỉ dưỡng.
Về dự kiến số lượng các dự án đầu tư về công nghiệp, thương mại - dịch
vụ trên địa bàn sẽ có khoảng 42 dự án, với tổng quy mô 1.481,584 ha sẽ được
triển khai tại Đông Anh. Gắn với định hướng về trung tâm thương mại, dịch vụ,
trưng bày, triển lãm, dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia được xây
dựng trên địa bàn 3 xã Đông Hội, Mai Lâm, Xuân Canh sẽ được kiến tạo thành
một “Thành phố Triển lãm” với một tổ hợp các công trình chức năng đồng bộ và
hoàn hảo. Với công trình chính là Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia có
diện tích quy hoạch trên 90ha với hơn 550.000m2 xây dựng các công trình trong
nhà, bao gồm các phân khu chức năng chính: Khu triển lãm trong nhà và ngoài
trời; Trung tâm xúc tiến thương mại; Trung tâm hội nghị và các khu phụ trợ
khác như khách sạn 5 sao 52 tầng, trung tâm thương mại… Ngoài khu vực cốt
lõi, Dự án cũng bao gồm không gian cây xanh, mặt nước, công viên và đô thị…
tạo thành một quần thể trọn vẹn, tạo nên sức mạnh cộng hưởng thu hút các hoạt
động kết nối, giao lưu, hội chợ và trưng bày cho “Thành phố triển lãm”.
Cùng với những dự án phát triển trong tương lai, Đông Anh vẫn sẽ tiếp
tục công tác tu bổ, tôn tạo và giữ gìn các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể trên
địa bàn. Định hướng mục tiêu đưa Khu di tích thành Cổ Loa trở thành công viên
Lịch sử - Sinh thái - Nhân văn sẽ được đẩy mạnh triển khai trong thời gian tới.
Khu di tích nằm trong các thảm xanh phía Bắc sông Hồng, là điểm nhấn của
cụm du lịch trọng điểm Vân Trì - Cổ Loa với sản phẩm du lịch chủ yếu: du lịch
thể thao, vui chơi giải trí và tham quan di tích lịch sử văn hóa, du lịch sinh thái,
nghỉ ngơi cuối tuần. Do đó, cụm các quần thể di tích trên địa bàn Đông Anh sẽ
thu hút lượng lớn du khách quốc tế đến nghiên cứu, tìm hiểu và trải nghiệm các
giá trị văn hóa, lịch sử còn còn lưu giữ nguyên vẹn tại Đông Anh.
2. Phân tích điểm mạnh, yếu và cơ hội, thách thức tác động đến quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh
2.1. Điểm mạnh, cơ hội
- Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 - 2030
và tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định Đông Anh là khu vực đô thị trung tâm,
có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Các dự án
lớn mang tầm quốc gia và quốc tế đã được phê duyệt là hành động cụ thể nhằm
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hiện thực hóa tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội trên địa bàn Huyện như: Dự án
Thành phố thông minh của Liên danh Tập đoàn BRG của Việt Nam và Tập đoàn
Sumitomo (quy mô 310 ha, có tổng mức đầu tư là 4.138 tỷ USD); Dự án Công
viên văn hóa, du lịch, vui chơi giải trí Kim Quy; Dự án Khu Công viên phần
mềm và nội dung số (Trung tâm Công nghệ thông tin tập trung); Dự án Tổ hợp y
tế - Chăm sóc sức khỏe công nghệ cao tại Hà Nội; Trung tâm Hội chợ triển lãm
Quốc gia, quốc tế kết hợp khu chức năng đô thị và nhà ở sinh thái, Khu nông
nghiệp sinh thái ứng dụng công nghệ cao Hoa Lâm Viên... và rất nhiều dự án
lớn khác sẽ góp phần hoàn thiện hạ tầng đô thị và các tiêu chí đô thị hiện đại cho
Đông Anh.
- Hệ thống giao thông thuận tiện, ngay gần sân bay, thuận lợi trong triển
khai logistic và dịch vụ khách sạn nhà hàng cho khách du lịch/ transit. Có hệ
thống giao thông, cầu kết nối với khu nội đô thuận tiện. Vị trí mang tính kết nối
trung gian giữa khu vực trung tâm và các tỉnh lân cận Hà Nội.
- Cơ hội thu hút các nhà đầu tư lớn hoạt động trong các lĩnh vực công
nghiệp, xây dựng, thương mại - dịch vụ đến đặt trụ sở tại các trung tâm tài
chính, ngân hàng, các khu đô thị lớn. Môi trường tốt để các doanh nghiệp khởi
nghiệp với quỹ sàn thương mại khá lớn từ các khu đô thị, các tòa nhà cho thuê
và khi có các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, các công viên phần mềm được xây
dựng.
- Quy mô dân số, lao động của Huyện khá lớn, một bộ phận lao động có
trình độ và tay nghề lao động cao. Có nhiều doanh nghiệp công nghiệp mũi nhọn
tập trung trên địa bàn.
- Có khu di tích lịch sử Quốc gia và nhiều di tích lịch sử, văn hoá đã thu
hút đông đảo du khách với nét văn hóa đặc sắc, các sản phẩm truyền thống, tạo
điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế du lịch.
- Quỹ đất còn khá lớn nên là điều kiện vô cùng thuận lợi phát triển các dự
án đô thị lớn, tầm cỡ và tạo nguồn lực để phát triển.
- Hệ thống bộ máy chính quyền, đội ngũ lãnh đạo của huyện có năng lực,
nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình với công việc, tâm huyết với sự phát triển của địa
phương sẽ tạo động lực lớn cho sự phát triển của huyện trong những năm tới.
- Đề án chuyển từ huyện thành quận của Đông Anh đã được phê duyệt, là
sự quan tâm lớn của chính quyền Thành phố. Thành phố đã tạo những cơ chế
riêng giúp cho Huyện có nguồn lực chủ động phát triển. Đây là sự quan tâm
nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm của Thành phố và cũng là cơ hội để Đông
Anh có được những cơ chế, chính sách riêng, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển
của quận.
2.2. Điểm yếu, Thách thức
- Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và lĩnh vực bất động sản nói riêng
vẫn còn nhiều khó khăn, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc huy động vốn đầu tư xã
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hội cho phát triển kinh tế trên địa bàn. Ngoài ra, việc chậm triển khai các dự án
bất động sản sẽ gây khó khăn lớn trong kế hoạch phát triển lĩnh vực thương mại
- dịchvụ trên địa bàn, đặc biệtlà các loạihìnhdịchvụ chất lượng cao, trình độ cao.
- Ảnh hưởng của các nguy cơ mang tính toàn cầu về biến đổi khí hậu, dịch
bệnh, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Hà Nội ảnh hưởng đến toàn
bộ nền kinh tế của Thủ đô nói chung và Huyện nói riêng, trong đó các ngành
chịu thiệt hại nặng như hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN,
hoạt động của các làng nghề tạm dừng sản xuất và nhiều đơn hàng xuất khẩu
giảm đột ngột, nhiều hoạt động thương mại - dịch vụ bị đình trệ.
- Yêu cầu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất
lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ, ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực trình độ
cao, chất lượng cao.
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn liền và phù hợp với quá
trình đô thị hóa nhằm chủ động khai thác các cơ hội, lợi thế và hạn chế những
tổn thất, trả giá do thụ động, thiếu định hướng.
- Các lĩnh vực có cơ hội kết hợp với nhau để tạo nên sức cạnh tranh tốt
hơn, nhưng chưa được triển khai hoặc triển khai chưa hiệu quả. Ví dụ như du
lịch kết hợp làng nghề, gắn kết nhà trường với doanh nghiệp, …
- Doanh nghiệp chiếm chủ yếu vẫn là nhỏ và rất nhỏ; lĩnh vực thương mại
- dịch vụ chưa có doanh nghiệp quy mô lớn, chưa có các trung tâm thương mại
lớn; lĩnh vực du lịch còn chậm phát triển; chưa có nhiều Khu công nghiệp chất
lượng cao, chủ yếu là cụm công nghiệp làng nghề.
- Diện tích đất nông nghiệp còn nhiều, tốc độ đô thị hoá đang được đẩy
cao, hoạt động phát triển kinh tế cao nhưng chưa đồng nhất giữa các lĩnh vực, áp
lực về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động đòi hỏi cơ sở hạ tầng
phải được đầu tư trước. Đây là thách thức lớn trong việc lựa chọn dự án trọng
điểm đầu tư.
- Hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội còn thiếu và yếu, làm ảnh hưởng
không nhỏ đến đời sống cư dân và phát triển kinh tế; vấn đề ô nhiễm môi trường
tại các cơ sở sản xuất, đặc biệt các làng nghề là thách thức lớn trong việc xây
dựng Đông Anh theo hướng đô thị xanh.
III. MỤC TIÊU, KỊCH BẢN PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN ĐÔNG ANH GIAI ĐOẠN
2020-2025, ĐỊNH HƯỚNG 2030
1. Mục tiêu và kịch bản phát triển
1.1. Mục tiêu
Phát triển bền vững huyện Đông Anh; đến năm 2030 trở thành đô thị sinh
thái, kinh tế tăng trưởng nhanh, đồng thời đảm bảo các mục tiêu phát triển văn
hoá - xã hội và bảo vệ môi trường; cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng tăng tỷ
trọng ngành thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
và nông nghiệp; chú trọng chất lượng của sự phát triển; Chuyển mạnh sang phát
triển các ngành, lĩnh vực sản xuất sản phẩm sạch, công nghệ cao, chất lượng
cao.
1.2. Kịch bản phát triển
Kịch bản phát triển kinh tế Huyện Đông Anh giai đoạn đến 2025, tầm nhìn 2030 thể hiện
trong bảng sau:
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm KH 2020- 2025 KH 2025- 2030
Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn 110,91 111,59
Giá trị sản xuất khu vực Huyện quản lý 112,90 113,61
I - Nông lâm nghiệp 102,10 102,10
II- Công nghiệp 110,53 110,98
III - Xây dựng 108,17 108,17
IV - Dịch vụ thương mại 118,20 118,54
Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành
trên toàn địa bàn
KH 2025 KH 2030
I-Nông nghiệp 0,96 0,61
Công nghiệp-xây dựng 85,74 81,40
II-Công nghiệp 82,21 78,44
III-Xây dựng 3,53 2,96
IV - Dịch vụ thương mại 13,30 17,98
Giá trị sản xuất khu vực Huyện quản lý 30,40 33,25
Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành
kinh tế khu vực huyện quản lý.
100,00 100,00
I - Nông lâm nghiệp 3,07 1,80
II- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 65,20 59,54
III - Dịch vụ và thương mại 31,74 38,66
2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch
vụ; giảm tỷ trọng công nghiệp - xây dựng.
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành:
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Lĩnh vực thương mại - dịch vụ: giảm tỷ trọng lĩnh vực thương nghiệp,
tăng tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ
Thúc đẩy phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài
chính - ngân hàng, bất động sản, du lịch, lưu trú, giáo dục, y tế và các dịch vụ đô
thị (điện, nước, vệ sinh môi trường…); phát triển mạnh mẽ mạng lưới bán lẻ để
tiếp tục tăng tỷ trọng đóng góp vào cơ cấu kinh tế chung toàn Huyện. Phấn đấu
để Đông Anh trở thành điểm trung gian phục vụ các dịch vụ chất lượng cao về
giáo dục, y tế, phục vụ các huyện lân cận của Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; là
trung tâm vui chơi giải trí, thể dục thể thao tập trung quy mô lớn của Hà Nội;
đồng thời là khu vực lưu trú, nghỉ dưỡng, giải trí tốt cho khách du lịch, đặc biệt
là khách quá cảnh sân bay Nội Bài.
Lĩnh vực công nghiệp: phát triển công nghiệp cả về số lượng và chất
lượng, tiếp tục là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của
Huyện; tăng tỷ trọng hàm lượng khoa học công nghệ, tận dụng cuộc cách
mạng khoa học công nghệ 4.0 trong đổi mới sản xuất; khuyến khích các
ngành công nghiệp sạch, có hàm lượng giá trị tri thức cao, đặc biệt là công
nghệ thông tin. Đẩy nhanh tốc độ phát triển của các khu công nghiệp, xây
dựng các cụm công nghiệp làng nghề thành các cụm công nghiệp sạch. Phát
triển bền vững các làng nghề, đảm bảo tăng trưởng kinh tế đồng hành với bảo
vệ môi trường, phát triển an sinh xã hội. Lựa chọn phát triển sản xuất một số
ngành, lĩnh vực, sản phẩm công nghiệp chủ lực hoặc sắp tới có thế mạnh.
Lĩnh vực nông nghiệp: Định hướng phát triển nông nghiệp an toàn, hữu
cơ, nông nghiệp đô thị sinh thái. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nội ngành, tăng tỷ
trọng trồng trọt, giảm tỷ trọng chăn nuôi; tăng tỷ trọng nông sản sạch, an toàn
trong tổng GTSX của ngành. Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để
nâng cao hiệu suất và chất lượng sản xuất. Tiếp tục phát triển nông nghiệp sạch,
là một trong những nguồn cung cấp nông sản sạch chủ yếu của khu vực nội
thành. Ưu tiên phát triển nông nghiệp phù hợp với đô thị sinh thái theo hướng
tăng tỷ trọng trồng trọt với các cây cảnh, hoa, rau và giảm tỷ trọng chăn nuôi.
Phát triển một số loại nông sản Đông Anh có thế mạnh: Rau sạch theo mùa, lúa
nếp cái hoa vàng, chuối tiêu hồng, bưởi Diễn, cam Canh... Phát triển nông
nghiệp phục vụ phát triển đô thị theo mô hình nhà - vườn, phố - vườn.
2.3. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:
Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển theo hướng gia tăng tỷ
trọng các doanh nghiệp ngoài nhà nước trong cơ cấu các thành phần kinh tế trên
địa bàn để thúc đẩy tốc độ và chất lượng tăng trưởng, tạo việc làm cho lao động
địa phương, phục vụ chuyển dịch cơ cấu lao động. Hỗ trợ kết nối, cung cấp
thông tin và tạo điều kiện cho sự phối hợp, hiệp tác, liên kết trong hoạt động sản
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
xuất kinh doanh giưã các chủ thể kinh doanh thuộc các khu vực và thành phần
kinh tế, tạo nên chuỗi liên kết cung ứng dịch vụ và sản xuất sản phẩm
Tập trung xây dựng một số mô hình doanh nghiệp, mô hình liên kết sản
xuất, mô hình doanh nghiệp hay hộ gia đình ứng dụng khoa học - kỹ thuật công
nghệ cao… làm hình mẫu để tuyền truyền, quảng bá, tạo sức lan tỏa
Trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: khuyến khích hình thành và phát
triển các doanh nghiệp để đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp định
hướng công nghệ cao, công nghiệp sạch và nhu cầu dịch vụ về xây dựng sẽ rất
lớn trong giai đoạn tới. Định hướng cơ cấu doanh nghiệp công nghiệp - xây
dựng với tốc độ tăng bình quân 10%/năm, sẽ chiếm tỷ trọng khoảng 25% các
thành phần kinh tế trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng đến năm 2025 và
2030. Chuyển dịch từ hộ thành doanh nghiệp triển khai tại khu công nghiệp
Đông Anh và các cụm công nghiệp, xã nghề như Vân Hà, Liên Hà, Dục Tú,
Nguyên Khê…
Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ: đây sẽ là lĩnh vực phát triển mạnh
trong giai đoạn tới theo xu hướng đô thị hoá; với tốc độ tăng bình quân khoảng
20%/năm, hộ sản suất tăng bình quân 18%/năm; sẽ nâng tỷ trọng doanh nghiệp
từ 12% lên 14% năm 2025 và 2030.
Thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp quy mô lớn tại các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Khuyến khích hình thành và phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp làm
đầu mối thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hàng nông sản trên địa bàn. Phấn đấu có
khoảng 3-5 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn đến năm
2025.
Tiếp tục khuyến khích phát triển các hộ kinh doanh cá thể, đặc biệt trong
lĩnh vực thương mại - dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của đô thị trong giai đoạn tới.
Dự kiến tốc độ tăng các hộ cá thể trong lĩnh vưc công nghiệp là 8%; tốc độ tăng
trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ là 18%/năm.
Phát triển doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực
thương mại - dịch vụ như kinh doanh bất động sản, tài chính, giáo dục, y tế.
2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiểu vùng:
Với diện tích khá rộng và đặc điểm, đặc thù, dự kiến phân tiểu vùng phát
triển kinh tế tại Huyện như sau:
- Vùng Công nghiệp: là các địa phương có khu công nghiệpvà các cụm
công nghiệp phát triển: Kim Chung, Nguyên Khê, Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú.
- Vùng thương mại - dịch vụ: bám theo sự phát triển của các đô thị. Xác
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
định có 2 dạng: (1)Vùng dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao: dọc theo hai bên
tuyến đường Võ Nguyên Giáp và Trường Sa; (2) Vùng phát triển phục vụ đô thị
hiện hữu: khu vực thị trấn Đông Anh và lân cận.
- Vùng Nông nghiệp:
Nông nghiệp chuyên canh rau, hoa cây cảnh: các xã dọc theo trục đường
Võ Nguyên Giáp: trong đó nông nghiệp sẽ đóng vai trò thảm xanh cho các khu
đô thị và khu phức hợp. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chất
lượng cao và hình thành một số sản phẩm đặc thù cho nông nghiệp đô thị: cây
cảnh, hoa, rau sạch…(Vân Nội, Tiên Dương, Nguyên Khê, Tàm Xá). Khai thác
hiệu quả bền vững vùng đất bãi ven sông Đuống, xã Mai Lâm để hình thành khu
nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao gắn với Khu Hoa Lâm Viên.
Vùng sản xuất lúa: Lúa nếp cái hoa vàng ở các xã (Thuỵ Lâm, Liên Hà,
Dục Tú, Việt Hùng); Vùng trồng hoa cây cảnh (hoa đào và quất cảnh): Tại các
xã: Uy Nỗ, Tiên Dương, Tàm Xá, Vĩnh Ngọc; Vùng sản xuất ngô quà các xã:
Tàm Xá, Vĩnh Ngọc; Vùng trồng cây ăn quả (chuối tiêu hồng, bưởi Diễn): Ở các
xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Hải Bối, Đại Mạch; Vùng cam Canh, bưởi Diễn: xã
Võng La; Vùng cây công nghiệp: Xuân Nộn.
3. Giải pháp
3.1. Giải pháp chung:
3.1.1. Giải pháp về quy hoạch, quản lý đất đai và phát triển hạ tầng
3.1.1.1. Về quy hoạch và quản lý đất đai
- Trên cơ sở quy hoạch phân khu, quy hoạch ngành, tiến hành rà soát lại
các quy hoạch đã có để có phương án bổ sung, điều chỉnh (nếu thấy cần thiết);
khẩn trương lập Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh cho giai
đoạn 2021-2030 cho phù hợp với định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế huyện. Đặc biệt chú trọng rà soát toàn bộ quỹ đất chưa sử dụng hoặc các
vị trí ô đất chưa phù hợp với các quy hoạch phân khu, quy hoạch ngành để có
phương án điều chỉnh, bổ sung. Ưu tiên các vị trí quỹ đất để phát triển các hạ
tầng kinh tế gắn với quy hoạch công nghiệp; quy hoạch mạng lưới bán buôn,
bán lẻ; quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc… Trước mắt
nghiên cứu bổ sung vị trí xây dựng khu vực Đại siêu thị tại nút giao Võ Nguyên
Giáp, đường 5 kéo dài; bổ sung thêm quỹ đất để làm chợ dân sinh cho các khu ở.
- Xác định sớm vị trí các khu vực đô thị, các trục đường, tuyến phố sẽ
hình thành trong quy hoạch có thể phát triển mô hình nhà vườn, phố vườn để có
định hướng quy hoạch và thiết kế đô thị ngay từ đầu.
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Rà soát quy hoạch và thiết kế đô thị để đảm bảo mỗi khu ở đều có đủ các
khu vực không gian công cộng như sân chơi, sân thể dục thể thao, đáp ứng mọi
lứa tuổi để đảm bảo chất lượng sống của một đô thị.
- Tăng cường công tác quản lý đất đai, không để xảy ra tình trạng lấn
chiếm, sử dụng trái phép. Lập danh sách và quản lý nghiêm các khu đất xen kẹt
để sử dụng vào mục đích công cộng hoặc dùng làm đất đấu giá.
- Phát huy vai trò và nâng cao năng lực của Trung tâm phát triển quỹ đất.
Đẩy mạnh đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn lực xây dựng hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội và đầu tư phát triển. Tập trung chỉ đạo, hoàn thành tốt
nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện triển khai thuận lợi các dự án đầu
tư của Trung ương và Thành phố.
- Triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với các điểm dân
cư đô thị hóa và quy hoạch điểm dân cư nông thôn các xã. Từ đó, làm căn cứ và
cơ sở để triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn trong đó có định hướng về vị
trí các cơ sở sản xuất kinh doanh, quỹ đất còn lại để phục vụ sản xuất nông
nghiệp, góp phần định hướng nghề nghiệp cho người dân trên địa bàn từng xã
trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp.
- Thực hiện công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách minh
bạch, nhất là thông tin về các dự án khu đô thị mới, dự án đấu giá đất… để
không gây ra tình trạng đầu cơ, gây nhiễu thông tin về thị trường, làm ảnh
hưởng đến nhà đầu tư và ảnh hưởng đến an ninh kinh tế trên địa bàn.
3.1.1.2. Phát triển hạ tầng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Lập kế hoạch tổng thể đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng 3- 5 năm gồm cả
đầu tư công và huy động nguồn vốn ngoài ngân sách, ưu tiên cho đầu tư phát
triển và hoàn thiện hạ tầng khung nhằm dịnh dạng cho phát triển kinh tế xã hội
huyện Đông Anh, tạo điều kiện để thu hút vốn, kêu gọi đầu tư và triển khai
nhanh các dự án đầu tư khác trên địa bàn. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân
sách, phải đảm bảo chắc chắn nguồn Ngân sách được phân bổ mới khởi công dự
án.
- Đẩy mạnh việc đầu tư các tuyến đường vành đai, trục hướng tâm; các
đường liên khu vực, trục chính đô thị, các dự án kết nối hạ tầng đô thị , các
tuyến đường giao thông liên xã, liên huyện theo các đồ án quy hoạch phân khu,
quy hoạch giao thông vận tải đã được UBND Thành phố phê duyệt và các dự án
ngoài ngân sách khác trên địa bàn theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt và đề
xuất bổ sung các tuyến đường do cấp huyện đầu tư để hoàn thành tiêu chí giao
thông ≥10km/km2.
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
+ Các dự án cấp Thành phố: Tiếp tục đề xuất với Thành phố đẩy nhanh
tiến độ lựa chọn nhà đầu tư và thực hiện 13 tuyến đường đã được các nhà đầu tư
đề xuất thực hiện theo hình thức BT
+ Các dự án cấp Huyện: Tập trung thực hiện các dự án chỉnh trang đô thị
trên địa bàn đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn (không làm
tăng chiều dài của các tuyến đường).
- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục và thực hiện đầu tư đối với 21 dự
án đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông,
thoát nước với tổng chiều dài dự kiến tăng thêm 127 km/h.
- Thúc đẩy các biện pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng
mặt trời trong hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương. Khuyến khích các
doanh nghiệp lắp đặt và sử dụng năng lượng mặt trời; triển khai mô hình điện
áp mái tại trụ sở các cơ quan chính quyền; khuyến khích nhà dân lắp đặt điện
áp mái.
3.1.2. Giải pháp về huy động nguồn lực tài chính
- Triệt để khai thác nguồn vốn đầu tư từ đấu giá đất. Ngoài việc khai thác
quỹ đất xen kẹt, lựa chọn một số tuyến đường, tuyến phố trong quy hoạch để
thu hồi và chuyển đổi quỹ đất hai bên đường phục vụ đấu giá.
- Bên cạnh thu hút các nguồn vốn, cần đảm bảo cân đối, phân bổ các
nguồn vốn hợp lý cho phát triển. Trong đó, phải đặc biệt quan tâm phân bổ vốn
đầu tư ngân sách đảm bảo trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên các công trình chuyển
tiếp, các dự án dân sinh bức xúc. Việc thực hiện đầu tư phải đảm bảo đúng trình
tự, thủ tục theo quy định; nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư.
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trong kế hoạch đầu tư
công 2021 - 2025 cấp Thành phố trên địa bàn Đông Anh. Đối với các dự án đã
nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cấp huyện,
huyện Đông Anh chủ động tiếp tục triển khai thực hiện theo kế hoạch. Kịp thời
báo cáo những khó khăn, vướng mắc để được kịp thời tháo gỡ.
- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, kêu gọi các chủ đầu tư có năng lực triển
khai các dự án phát triển và kết nối hạ tầng .
- Tăng cường công tác giám sát đầu tư, giám sát đầu tư của cộng đồng,
thanh tra và kiểm tra chất lượng công trình theo quy định.
- Tạo cơ chế thông thoáng để tạo sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư trong
và ngoài nước; Khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia; huy động
mọi nguồn vốn tập trung cho sự phát triển các dự án có ảnh hưởng đến quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Huyện. Các chính sách thuế và tín dụng
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
có liên quan đến huy động nguồn lực cần được cân nhắc để tạo điều kiện thu hút
được nguồn lực xã hội mà vẫn đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp
luật. Mô hình hợp tác công - tư (PPP) có thể triển khai thông qua hình thức đấu
thầu rộng rãi sẽ tạo điều kiện cạnh tranh minh bạch, công bằng cho các nhà đầu
tư. Thu hút vốn qua hình thức PPP đảm bảo cho quá trình vừa xây dựng hạ tầng
làm cơ sở cho quá trình phát triển KT-XH một cách bền vững, vừa không tăng
nợ công. Cần phải tạo ra cơ chế phù hợp như khi tham gia dự án, doanh nghiệp
được hưởng các ưu đãi để các doanh nghiệp có thể đầu tư vào phát triển cơ sở hạ
tầng bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước.
3.1.3. Giảipháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm
3.1.3.1. Đối với đội ngũ cán bộ chính quyền địa phương
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức từ Huyện đến cơ sở, đặc biệt là
người đứng đầu, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng đủ
về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng
giữa các thế hệ cán bộ đáp ứng yêu cầu của chính quyền đô thị.
- Xây dựng nền hành chính phục vụ, hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả,
đảm bảo liên thông, đồng bộ, thống nhất và hội nhập quốc tế nhằm thực hiện có
hiệu quả công tác quản lý nhà nước phù hợp địa bàn đô thị. Đặc biệt, quan tâm
bồi dưỡng năng lượng, trình độ chuyên môn cho đội ngũ đáp ứng yêu cầu bộ
máy quản lý hành chính của một đô thị, đủ tiêu chuẩn điều kiện trước những
biến đổi của đời sống kinh tế.
- Cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đáp ứng theo yêu cầu
để tiếp tục công tác đối với những cán bộ, công chức có đủ năng lực, điều kiện.
- Sắp xếp, bố trí công việc khác phù hợp với trình độ chuyên môn, năng
lực sở trường của cán bộ, công chức.
- Rà soát, tiếp nhận công chức từ nguồn cán bộ tại địa phương, công chức
nguồn bổ sung từ Thành phố hoặc xây dựng kế hoạch tuyển dụng kịp thời đối
với các chức danh công chức còn thiếu để đảm bảo đáp ứng được với yêu cầu
của chính quyền quận theo quy định.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các xã, thị trấn
thường xuyên rà soát, xây dựng quy hoạch nguồn cán bộ, công chức để kiện
toàn tổ chức, biên chế khi cần thiết đảm bảo kịp thời, chất lượng cao.
- Phối hợp hướng dẫn UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, chuẩn bị
phương án kiện toàn các chức danh người hoạt động không chuyên trách đảm
bảo đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.
3.1.3.2. Đối với người lao động
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Phát huy vai trò và nâng cao năng lực các trường, trung tâm đào tạo nghê
trên địa bàn;Khuyến khíchpháttriểnvà quảnlý tốtchấtlượng các cơ sở dịchvụdạy
nghề
- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho người lao động về những lợi
ích mang lại từ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Dự báo những xu hướng nghề nghiệp có tiềm năng phát triển để định
hướng đào tạo cho người lao động trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp.
- Trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho người lao động trong
bối cảnh toàn cầu hóa, cách mạng khoa học kỹ thuật có nhiều ảnh hưởng đến
năng suất, chất lượng, thời gian làm việc của người lao động.
- Đào tạo và bồi dưỡng cho người lao động đáp ứng những tiêu chuẩn
mới, linh hoạt và có khả năng thích nghi với những biến đổi của đời sống kinh tế
- xã hội trong thời đại mới.
3.1.3.3. Đối với công tác giáo dục, đào tạo học sinh
- Phát triển các trường học theo hướng hiện đại, văn minh, tạo môi trường
cảnh quan thân thiện. Tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt là môn
Tiếng Anh, Tin học và kỹ năng sống cho học sinh. Đẩy mạnh giáo dục hướng
nghiệp. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục ở mỗi cấp học. Nâng
cao chấtlượngđộingũ cánbộ, giáo viên có phẩmchất, năng lực đáp ứng được yêu
cầu.
- Tạo điều kiện cho các tổ chức đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các
ngành công nghiệp, dịch vụ. Tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất, kinh doanh
trên địa bàn thu hút, tuyển chọn phát triển nguồn nguồn nhân lực trẻ, có chất
lượng cao, hiệu quả, để đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã
hội của Huyện.
- Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ kinh
doanh đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất; phát huy các
sáng kiến mới trong phương pháp dạy và học.
3.1.3.4. Giải pháp tạo việc làm
- Xây dựng một số sàn giao dịch việc làm chất lượng cao trên địa bàn
- Huyện chủ động các hình thức thoả thuận với các khu công nghiệp, các
chủ đầu tư dự án lớn trên địa bàn như Công viên Kim Quy, Thành phố thông
minh... để có chính sách ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương vào làm việc
(chủ đầu tư cung cấp thông tin nhu cầu vị trí việc làm; Huyện hỗ trợ trong đào
tạo lao động đáp ứng các yêu cầu cụ thể của các vị trí việc làm; chủ đầu tư ưu
tiên tuyển dụng lao động địa phương đã được đào tạo)
ĐỀ ÁN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh.docx
ĐỀ ÁN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh.docx
ĐỀ ÁN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh.docx
ĐỀ ÁN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh.docx
ĐỀ ÁN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh.docx
ĐỀ ÁN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh.docx
ĐỀ ÁN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh.docx
ĐỀ ÁN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh.docx
ĐỀ ÁN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh.docx
ĐỀ ÁN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh.docx
ĐỀ ÁN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh.docx
ĐỀ ÁN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh.docx

More Related Content

Similar to ĐỀ ÁN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh.docx

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...hieu anh
 
Chương trình phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị vĩnh phúc giai...
Chương trình phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị vĩnh phúc giai...Chương trình phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị vĩnh phúc giai...
Chương trình phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị vĩnh phúc giai...nataliej4
 
Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020
Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020
Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020jackjohn45
 
đô thị việt nam
đô thị việt namđô thị việt nam
đô thị việt namthanhtc82
 
do chọn đề tài.docx
do chọn đề tài.docxdo chọn đề tài.docx
do chọn đề tài.docxKimNhung43
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Phát Triển Công Nghiệp Và Tiểu Thủ Công Nghiệp Của Huyện An Nhơn, Tỉnh Bình Đ...
Phát Triển Công Nghiệp Và Tiểu Thủ Công Nghiệp Của Huyện An Nhơn, Tỉnh Bình Đ...Phát Triển Công Nghiệp Và Tiểu Thủ Công Nghiệp Của Huyện An Nhơn, Tỉnh Bình Đ...
Phát Triển Công Nghiệp Và Tiểu Thủ Công Nghiệp Của Huyện An Nhơn, Tỉnh Bình Đ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Cv góp ý gui hoi nghi thu tướng gửi vcci
Cv góp ý gui hoi nghi thu tướng gửi vcciCv góp ý gui hoi nghi thu tướng gửi vcci
Cv góp ý gui hoi nghi thu tướng gửi vcciLà Nắng Anh
 
Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn rạch gốc huyện ngọc...
Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn rạch gốc huyện ngọc...Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn rạch gốc huyện ngọc...
Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn rạch gốc huyện ngọc...nataliej4
 
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố hải phòng theo hướng nâng cao giá trị ...
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố hải phòng theo hướng nâng cao giá trị ...Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố hải phòng theo hướng nâng cao giá trị ...
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố hải phòng theo hướng nâng cao giá trị ...nataliej4
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...luanvantrust
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...luanvantrust
 

Similar to ĐỀ ÁN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh.docx (20)

Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú YênLuận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOT
Đề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOTĐề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOT
Đề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOT
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
 
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà NộiLuận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
 
Kinh te luong
Kinh te luongKinh te luong
Kinh te luong
 
Chương trình phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị vĩnh phúc giai...
Chương trình phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị vĩnh phúc giai...Chương trình phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị vĩnh phúc giai...
Chương trình phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị vĩnh phúc giai...
 
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAYLuận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
 
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAYChính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
 
Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020
Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020
Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020
 
Luận văn: Phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn, 9đ
Luận văn: Phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn, 9đLuận văn: Phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn, 9đ
Luận văn: Phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn, 9đ
 
đô thị việt nam
đô thị việt namđô thị việt nam
đô thị việt nam
 
do chọn đề tài.docx
do chọn đề tài.docxdo chọn đề tài.docx
do chọn đề tài.docx
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....
 
Phát Triển Công Nghiệp Và Tiểu Thủ Công Nghiệp Của Huyện An Nhơn, Tỉnh Bình Đ...
Phát Triển Công Nghiệp Và Tiểu Thủ Công Nghiệp Của Huyện An Nhơn, Tỉnh Bình Đ...Phát Triển Công Nghiệp Và Tiểu Thủ Công Nghiệp Của Huyện An Nhơn, Tỉnh Bình Đ...
Phát Triển Công Nghiệp Và Tiểu Thủ Công Nghiệp Của Huyện An Nhơn, Tỉnh Bình Đ...
 
Cv góp ý gui hoi nghi thu tướng gửi vcci
Cv góp ý gui hoi nghi thu tướng gửi vcciCv góp ý gui hoi nghi thu tướng gửi vcci
Cv góp ý gui hoi nghi thu tướng gửi vcci
 
Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn rạch gốc huyện ngọc...
Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn rạch gốc huyện ngọc...Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn rạch gốc huyện ngọc...
Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn rạch gốc huyện ngọc...
 
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố hải phòng theo hướng nâng cao giá trị ...
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố hải phòng theo hướng nâng cao giá trị ...Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố hải phòng theo hướng nâng cao giá trị ...
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố hải phòng theo hướng nâng cao giá trị ...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
 
Duong loi
Duong loiDuong loi
Duong loi
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
 

More from DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149

Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docxĐề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docxDV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên  Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên  Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 

More from DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149 (20)

Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
 
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docxLuận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
 
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
 
Tải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docx
Tải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docxTải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docx
Tải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docx
 
Khóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docx
Khóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docxKhóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docx
Khóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docx
 
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
 
Danh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docx
Danh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docxDanh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docx
Danh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docx
 
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docxTiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
 
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docxĐề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
 
Báo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docx
Báo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docxBáo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docx
Báo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docx
 
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docx
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docxBáo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docx
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docx
 
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docx
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docxLuận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docx
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docx
 
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docxĐồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
 
The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...
The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...
The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...
 
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docxTiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
 
Khóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docxKhóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docx
 
Khóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docxKhóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docx
 
Đề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docx
Đề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docxĐề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docx
Đề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docx
 
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên  Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên  Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
 
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docx
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docxĐề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docx
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docx
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

ĐỀ ÁN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐỀ ÁN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh trong quá trình đô thị hóa, giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 Phần thứ nhất SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN Đề án “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh trong quá trình đô thị hóa, giai đoạn 2020-2025, định hướng năm 2030” là 1 trong 15 Đề án thành phần của Đề án Đầu tư xây dựng huyện Đông Anh thành quận đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 5858/QĐ-UBND ngày 21/10/2019. Theo Quy hoạchchung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011 và theo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2030, Đông Anh sẽ trở thành khu vực đô thị của Thành phố với định hướng phát triển thương mại, giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí gắn với du lịch văn hóa lịch sử. Việc chủ động nghiên cứu xu hướng và những nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh trong những năm sắp tới để đề xuất những chủ trương và giải pháp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế huyện có ý nghĩa rất quan trọng, giúp khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế đúng hướng, hạn chế những tổn thất, lãng phí không đáng có trong quá trình chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế một cách tự phát. II. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC CỦA ĐỀ ÁN 1. Cơ sở pháp lý - Luật Thủ đô: Luật số 25/2012/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 21/11/2012; - Luật Tổ chức chính quyền địa phương: Luật số 77/2015/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19/6/2015; - Luật Quy hoạch: Luật số 21/2017/QH14 do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 24/11/2017; - Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 6/1/2012 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020; - Chiến lược phát triển KT-XH Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 tại Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ;
  • 2. 2 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ; - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ; - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội khóa XVI (nhiệm kỳ 2015 - 2020); - Quyết định số 124/QĐ-UBND ngày 08/01/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh đến năm 2020, định hướng 2030; - Các Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị N3, N4, N5, N6, N7, N8, N9, GN, GN (B), GN (C) tỷ lệ 1/5000; - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đông Anh lần thứ XXVIII (nhiệm kỳ 2015-2020); - Quyết định số 5858/QĐ-UBND ngày 21/10/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Đề án đầu tư, xây dựng huyện Đông Anh thành quận đến năm 2025. 2. Cơ sở khoa học 2.1. Tiêu chí đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế về kinh tế 2.1.1. Các chỉ tiêu trực tiếp - Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành kinh tế (các khu vực, các thành phần kinh tế) trên địa bàn - Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành kinh tế (các khu vực, thành phần kinh tế) huyện quản lý trực tiếp 2.1.2. Các chỉ tiêu gián tiếp - Cơ cấu đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực, các khu vực, các thành phần kinh tế. - Cơ cấu lao động trong các ngành, các lĩnh vực, khu vực, các thành phần kinh tế. - Tốc độ tăng trưởng giá trị sán xuất chung và riêng từng ngành, lĩnh vực, khu vực, thành phần kinh tế. - Năng suất lao động trong từng ngành, lĩnh vực, khu vực, thành phần kinh tế. - Cơ cấu sử dụng đất đai trong các ngành kinh tế. - Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản 2.2. Tiêu chí đánhgiá kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến đời sống xã hội Những kết quả phát triển kinh tế, chuyển dịch thể hiện qua các tiêu chí về văn hóa - xã hội, quản lý môi trường bao gồm: Tỷ lệ hộ nghèo; Thu nhập bình quân đầu người; Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm;Tỷ lệ suy dinh
  • 3. 3 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dưỡng ở trẻ em; Tỷ lệ cư dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải; Tỷ lệ Diện tích đất trồng cây xanh công cộng khu vực đô thị. III. MỤC TIÊU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN Xây dựng Đề án “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh trong quá trình đô thị hóa, giai đoạn 2020-2025, định hướng năm 2030” nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng và quá trình chuyển dịch kinh tế huyện trong những năm vừa qua (giai đoạn 2010-2019); dự báo bối cảnh tình hình và những yêu cầu đặt ra cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện thời gian tới; xây dựng định hướng và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thực hiện chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế huyện Đông Anh giai đoạn 2020-2025, định hướng đến 2030 phù hợp với bối cảnh đô thị hóa; xây dựng huyện Đông Anh trở thành đô thị sinh thái, hiện đại và phát triển bền vững. Phần thứ hai NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN ĐÔNG ANH GIAI ĐOẠN 2010-2019. 1. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh giai đoạn 2010-2019 1.1. Đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế Năm 2019, tổng giá trị sản xuất đạt gần 138.600 tỷ đồng, tăng gấp 2,7 lần so với năm 2010 (là Huyện có giá trị sản xuất thuộc nhóm cao nhất trên địa bàn Thành phố). Cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh trong giai đoạn 2011-2019 có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ. Năm 2019, cơ cấu kinh tế chung lần lượt là CNXD chiếm 89,36%; DVTM chiếm 9,16%; NLN chiếm 1,48%. Trong đó, cơ cấu kinh tế khu vực Huyện quản lý là CNXD chiếm 69,62%; DVTM chiếm 24,80%; NLN chiếm 5,58%. Nhìn chung quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế Huyện Đông Anh trong những năm qua có thể thấy, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, tốc độ giảm trên toàn địa bàn giai đoạn 2015-2019 nhanh hơn giai đoạn 2010-2015. Tốc độ dịch chuyển tỷ trọng công nghiệp xây dựng trên địa bàn giai đoạn 2010 - 2015 tăng vào khoảng 0,06%/năm, nhưng giai đoạn 2015-2019 lại giảm khoảng 0,09%/năm. Tốc độ dịch chuyển tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ và thương mại trên toàn địa bàn và khu vực Huyện quản lý đều cho thấy tăng vào giai đoạn 2015 - 2019 với tốc độ dịch chuyển xấp xỉ 2,5 - 3 lần so với giai đoạn 2010- 2015. Những nỗ lực trong công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Huyện trong những năm trở lại đây đã làm thay đổi tăng tỷ trọng giá trị sản xuất kinh tế khu vực
  • 4. 4 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Huyện quản lý 2,05% tương đương với mức độ chuyển dịch 0,25%/năm tổng giá trị sản xuất trên toàn địa bàn. 1.2. Kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động và thành phần kinhtế 1.2.1. Chuyển dịch về cơ cấu lao động Tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn Đông Anh khoảng hơn 200.000 người, trong đó lượng lao động phi nông nghiệp đang làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn khoảng gần 88.000 người. Lao động phi nông nghiệp hiện chiếm khoảng 89% (trong đó nhiều lao động vừa làm nông nghiệp, vừa làm nghề). Cơ cấu lao động có sự dịch chuyển theo hướng tăng cơ cấu lao động ngành thương mại, dịch vụ, giảm lao động ngành công nghiệp, xây dựng. Tỷ lệ này cũng phản ánh đúng thực trạng theo định hướng của Huyện ủy, HĐND và UBND huyện trong công tác chỉ đạo điều hành. Số lượng lao động vừa làm nông nghiệp, vừa làm nghề khá lớn, thực hiện công việc mang tính thời vụ, không đòi hỏi tay nghề cao. Lực lượng lao động làm nông nghiệp ngày càng giảm, nhiều xã chỉ có người cao tuổi làm nông nghiệp, lao động trong độ tuổi thanh niên hầu hết có việc làm phi nông nghiệp. 1.2.2. Chuyển dịch thành phần kinh tế Trong giai đoạn qua, thực hiện chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, UBND Huyện Đông Anh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và số lượng doanh nghiệp của Huyện đã tăng lên đáng kể. Cơ cấu các thành phần kinh tế cũng có sự dịch chuyển, trong đó lĩnh vực thương mại - dịch vụ có tốc độ tăng rất mạnh. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp-Xây dựng và Thương mại-Dịch vụ tăng mạnh từ năm 2010 đến năm 2018, trong đó doanh nghiệp Công nghiệp tăng 143,2%; doanh nghiệp Xây dựng tăng 110,5%; doanh nghiệp Thương mại-Dịch vụ tăng mạnh nhất với 193,4%. Số lượng hộ kinh doanh cá thể của lĩnh vực Công nghiệp tăng không đáng kể, trong khi đó số lượng hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ tăng nhanh chóng, lần lượt là 75% và 71,6%. Số lượng HTX nông nghiệp đang trên đà giảm dần, so với năm 2010 giảm 19,2% và số hộ cá thể hoạt động nông nghiệp tăng 53,1%, tuy nhiên trong những năm gần đây số hộ nông nghiệp tăng không nhiều, giữ ở mức ổn định và tăng với tỷ lệ thấp. Kết quả này cũng phản ánh xu thế chuyển dịch chung trên địa bàn. Đặc biệt, kinh tế tập thể trên địa bàn Huyện vẫn duy trì tương đối ổn so với các huyện trên địa bàn. Trên địa bàn Huyện có 127 hợp tác xã với 23.190 thành viên (tăng 7535 thành viên so với năm 2003). Doanh thu bình quân mỗi năm của 01 hợp tác xã khoảng 553 triệu đồng/năm, mang lại thu nhập bình quân cho người lao động trong hợp tác xã 5,4 triệu đồng /người. Những chuyển biến của hợp tác xã về phương thức hoạt động, đầu tư, liên kết, liên doanh, sản xuất gắn với chuỗi giá trị đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một số hợp tác xã chuyên sản xuất, kinh doanh rau an toàn, chăn nuôi hoạt động hiệu quả, cho thu nhập
  • 5. 5 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hàng tỷ đồng/năm. 1.3. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tiểu vùng Với diện tích rất rộng, Đông Anh có nhiều tiểu vùng kinh tế với các đặc điểm tương đối riêng, gồm 03 nhóm: tiểu vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh (tại các xã có diện tích đất canh tác nông nghiệp lớn và thuận lợi; mang đặc trưng của khu vực nông thôn) với các hình thức sản xuất nông nghiệp an toàn, hữu cơ và nông nghiệp truyền thống; tiểu vùng sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (tại các xã có Khu công nghiệp và Cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống); tiểu vùng thương mại dịch vụ (chủ yếu khu vực thị trấn, các xã có hoạt động sản xuất nghề phát triển và xen kẽ trong các khu vực, địa bàn dân cư của các xã). 1.3.1. Tiểu vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh Hiện nay, hình thành một số tiểu vùng sản xuất nông nghiệp tại các địa bàn như: + Tiểu vùng sản xuất lúa: tập trung tại các xã Xuân Nộn, Thụy Lâm, Dục Tú, Liên Hà, Việt Hùng, Vân Hà. + Tiểu vùng trồng hoa, cây cảnh: tổng diện tích tích hoa gieo trồng khoảng 148 ha và diện tích cây cảnh là 225 ha tại các xã Tiên Dương, Uy Nỗ, Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Kim Nỗ. + Tiểu vùng rau các loại: tổng diện tích canh tác là 3.244 ha, vùng rau an toàn tập trung tại các xã Vân Nội, Tiên Dương, Nam Hồng, Bắc Hồng, Nguyên Khê, Cổ Loa, Tàm Xá. + Tiểu vùng chăn nuôi trọng điểm: chăn nuôi lợn ở xã Việt Hùng, Tiên Dương, Nguyên Khê, Liên Hà, Uy Nỗ,...; chăn nuôi gia cầm ở xã Tiên Dương, Liên Hà, Thụy Lâm,..; chăn nuôi bò sữa, bò thịt ở xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Đại Mạch,... + Tiểu vùng chăn nuôi thủy sản: có 721 ha nuôi trồng thủy sản, tại các xã như Xuân Canh, Dục Tú, Uy Nỗ, Liên Hà,... 1.3.2. Tiểu vùng sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Trên địa bàn Huyện có Khu công nghiệp Thăng Long, 04 cụm công nghiệp (Đông Anh, Nguyên Khê, Liên Hà, Vân Hà) đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài với nhiều ngành nghề khác nhau đã và đang đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giải quyết việc làm và đóng góp đáng kể vào sự chuyển dịch kinh tế trên địa bàn huyện. Khu công nghiệp Thăng Long có phần lớn diện tích nằm trên địa bàn xã Kim Chung, với hơn ½ dân số xã làm việc trong Khu công nghiệp. Ngoài ra, KCN cũng thu hút lượng lớn lao động khu vực các xã lân cận như Hải Bối, Võng La, Đại Mạch... Hoạt động của Khu công nghiệp Thăng Long đã góp phần đảm bảo cuộc sống cho người dân địa phương và tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn.
  • 6. 6 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Huyện Đông Anh cũng có nhiều làng nghề nổi tiếng với các sản phẩm truyền thống vẫn đang được thị trường trong nước tiêu thụ mạnh như nghề gỗ tại xã Vân Hà, Liên Hà, Thuỵ Lâm..; nghề sắt thép tại xã Dục Tú; đậu phụ tại làng Chài xã Võng La. Hoạt động tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn vẫn đang được bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, không xảy ra tình trạng mai một, góp phần đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương. Đối với một số xã có hoạt động sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh trong vùng, số lượng cơ sở và số lao động ngành công nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước đều có những thay đổi nhất định trong thời gian qua. Về cơ bản số lượng cơ sở tăng tỷ lệ thuận với số lượng lao động tuy nhiên tại một số xã số lượng cơ sở giảm nhưng số lao động lại tăng và ngược lại. Năm 2018, xã Vân Hà có 815 cơ sở ngành công nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước (giảm 4,9% so với năm 2010) nhưng số lao động của xã lại tăng 48,9% so với năm 2010. Xã Dục Tú có số cơ sở ngành công nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước là 198 tăng 4,8% so với năm 2010 tuy nhiên số lao động lại giảm 21,7% so với năm 2010. Những thay đổi về số lượng cơ sở, số lượng lao động ngành công nghiệp trên địa bàn cũng đã phần nào phản ánh hiệu quả kinh tế mang lại từ các ngành, khiến cho lao động cũng có những sự dịch chuyển nhất định. 1.3.3. Tiểu vùng thương mại dịch vụ Khu vực thị trấn Đông Anh có tỷ trọng ngành Thương mại-Dịch vụ chiếm 60% cơ cấu kinh tế toàn địa bàn. Số lao động làm dịch vụ trên địa bàn ngày càng tăng, hoạt động kinh tế cá thể ngày càng phát triển mạnh. Với 1657 hộ kinh doanh cá thể, giải quyết việc làm cho trên 2.265 lao động; 750 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, đóng góp đáng kể vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Bên cạnh đó, các xã có Khu công nghiệp và Cụm công nghiệp, làng nghề như xã Kim Chung, Vân Hà, Liên Hà, Dục Tú… các hoạt động Thương mại- Dịch vụcũng rất phát triển, hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất, chế biến của các hộ gia đình. Thời gian qua, các khu vực thương mại, dịch vụ của Huyện phát triển và tăng trưởng nhanh. Hệ thống chợ, trung tâm thương mại đã được quy hoạch; được tập trung chỉ đạo thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ theo phương thức xã hội hóa. Trên địa bàn Huyện có 01 trung tâm thương mại, 03 siêu thị, 27 chợ (01 chợ hạng 1, 03 chợ hạng 2 và 24 chợ hạng 3), đã chuyển đổi được 19 chợ đưa vào hoạt động có hiệu quả. 1.4. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 1.4.1. Các kết quả đạt được - Kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp đạt theo Nghị quyết đề ra và bước đầu phù hợp với việc phát triển nông nghiệp đô thị: Trong thời gian qua, huyện Đông Anh đã thực hiện hiệu quả nhiều chương trình hỗ trợ, giúp
  • 7. 7 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nông dân giảm bớt khó khăn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2015-2020 ước đạt 2,8% (đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết đề ra). Tổng thu nhập bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 250 triệu đồng. - Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt kết quả tương đối tốt: Huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch. Tổng diện tích đã chuyển đổi là 1.743 ha (trong đó: rau: 711,42 ha; cây ăn quả: 526,99 ha; hoa cây cảnh: 335,24 ha; thuỷ sản:183,65 ha). Hiệu quả kinh tế mang lại từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng bình quân tăng thêm từ 4 đến 7 lần so với trồng lúa, chủ yếu chuyển đổi sang rau và cây ăn quả, hoa cây cảnh. Đây là kết quả thành công việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều sâu, đã đem lại giá trị tăng trưởng lớn trên cùng một đơn vị canh tác. Đông Anh đang là một trong những địa phương đi đầu toàn Thành phố về diện tích rau sạch, rau an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap. - Bước đầu hình thành các mô hình nông nghiệp công nghệ cao: đã hình thành một số mô hình trồng trọt ứng dụng công nghệ cao để sản xuất hàng hóa chất lượng cao, an toàn, dần hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho năng suất vượt trội so với các mô hình truyền thống (Nhiều mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao đã phát triển tại các xã: Vân Nội, Tiên Dương, Nam Hồng, Bắc Hồng, Cổ Loa,... ứng dụng sản xuất hữu cơ, công nghệ cao trong sản xuất rau an toàn với hệ thống nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới tiết kiệm theo công nghệ Israel,...). Toàn huyện có gần 600 mô hình sản xuất nông nghiệp tổng hợp: sản xuất chăn nuôi, trồng trọt theo môi hình trang trại, trong đó có 208 mô hình đã được huyện phê duyệt, 05 mô hình đã được cấp giấy chứng nhận Vietgap, có mô hình chăn nuôi đạt giá trị sản xuất gần 80 tỷ đồng/năm, gây dựng được thương tại nhiều tỉnh thành. - Hỗ trợ của Huyện đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực: Hàng năm ngân sách Huyện hỗ trợ hàng chục tỷ đồng để hỗ trợ như: Hỗ trợ giống lúa chất lượng cao; thuốc diệt chuột, diệt ốc bươu vàng; thuốc trừ sâu sinh học cho sản xuất rau an toàn,... cho nhân dân sản xuất nông nghiệp; tập huấn, chuyển giao KHKT cho trên 100 lớp với gần 10.000 học viên tham dự. Một số đề án hỗ trợ cho các hoạt động canh tác nông nghiệp với nhiều khoản kinh phí được bố trí như: Đề án phát triển nghề trồng Nấm rơm trên địa bàn Huyện giai đoạn 2017-2020 với kinh phí hỗ trợ đã thực hiện gần 2 tỷ đồng; Đề án ứng dụng cơ giới hóa một số khâu trong sản xuất nông nghiệp, từ năm 2016 đến nay đã hỗ trợ 6,5 tỷ đồng; Hỗ trợ ứng dụng rộng rãi chế phẩm sinh học (Sumitri) để xử lý rơm, rạ thành phân hữu cơ ngay tại ruộng và cho các loại cây trồng khác,... - Bước đầu đã có áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp: một mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, điển hình là: (1) Mô hình sản xuất rau an toàn; trồng rau sử dụng nhà màng, nhà lưới, giàn phun tưới tiêu tự động... Tổng diện
  • 8. 8 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tích sản xuất khoảng 50 ha. (2) Trồng hoa cây cảnh có ứng dụng công nghệ cao và kỹ thuật mới với diện tích 200 ha chủ yếu là hoa đào, quất cảnh, hoa hồng, hoa ly, chậu hoa cảnh các loại… (3) Trồng cây ăn quả được sản xuất theo quy trình an toàn và được Sở Nông nghiệp cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất quả an toàn với diện tích khoảng 50 ha chuối và bưởi Diễn. (4) Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp góp phần giải phóng sức lao động của nông dân, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời tiết kiệm chi phí từ 6 - 8 triệu đồng cho 01 ha đất sản xuất nông nghiệp. - Công tác phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập thể cũng được Huyện chú trọng: Chủ động triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đến các xã, thị trấn; đưa vào danh sách khoảng 100 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP đến năm 2020. Huyện đã hoàn thành xây dựng thương hiệu “Nếp cái hoa vàng Đông Anh”; đang triển khai có hiệu quả 01 mô hình bảo tồn và 01 mô hình trình diễn (1.100 cây trám, cây mít Cổ Loa); đã hoàn thành việc xây dựng nhãn hiệu tập thể “Gỗ mỹ nghệ Vân Hà”, đậu làng Chài xã Võng La, “Quất cảnh Tàm Xá” xã Tàm Xá và “bún Mạch Tràng” xã Cổ Loa. 1.4.2 Một số hạn chế, khó khăn: - Tỷ trọng ngân sách đầu tư cho nông nghiệp còn thấp: Các hình thức hỗ trợ, đầu tư còn dàn trải, chưa có đầu tư trọng điểm để tạo ra mô hình nông nghiệp điển hình. - Tổng diện tích gieo trồng, canh tác nông nghiệp trên địa bàn Huyện đang trên đà giảm dần: Trong giai đoạn 2010 đến 2018, diện tích trồng cây hàng năm giảm 1.280 ha (5,9%), trong đó từ năm 2015-2018 giảm 1.002 ha; diện tích trồng cây lương thực có hạt giảm 1.326 ha (9,2%), trong đó từ năm 2015-2018 giảm 1.162ha; diện tích trồng cây lâu năm giảm 48,8ha (6,1%). - Tốc độ chuyển dịch kinh tế nông nghiệp đảm bảo, nhưng chất lượng chưa tương xứng tiềm năng của Huyện: Tốc độ chuyển dịch trong lĩnh vực nông nghiệp về cơ bản so với các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyện là đảm bảo, nhưng chất lượng và trình độ sản xuất khu vực kinh tế nông nghiệp còn thấp, chưa xứng với tiềm năng phát triển nông nghiệp của Huyện. Năng suất một số cây trồng chủ yếu của Huyện như lúa, cây lượng thực có hạt, ngô… thấp hơn trung bình toàn Thành phố (Theo NGTK Hà Nội 2018, năng suất lúa trung bình của Đông Anh là 51,6 tấn/ha (toàn TP là 57,1 tấn/ha). - Phương thức canh tác cũ vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, ứng dụng mô hình nông nghiệp công nghệ cao còn hạn chế: Sản xuất nông nghiệp vẫn còn tỷ trọng lớn theo phương thức canh tác sản xuất nhỏ lẻ; có ít mô hình sản xuất quy mô hàng hóa. - Hoạt động sản xuấtnông nghiệp an toàn, hữu cơ còn nhiều khó khăn do việc chuyển giao công nghệ đến người dân chưa hiệu quả, quỹ đất nông nghiệp nhiều địa phương manh mún, chưa có sự tham gia của nhiều hộ dân nên chưa hình thành vùng sản xuất rau an toàn; đầu ra cho rau sạch còn chưa thuận lợi…
  • 9. 9 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Áp lực về sự già hóa lực lượng lao động và đòi hỏi chuyển dịch lao động sang lĩnh vực phi nông nghiệp, xuất hiện tình trạng bỏ hoang đồng ruộng:Lĩnh vực nông nghiệp đang đối mặt với hiện tượng già hóa lao động và chuyển dịch lao động, các đối tượng lao động trẻ không còn nhu cầu tiếp tục làm nông nghiệp, có xu hướng chuyển dịch sang các ngành nghề phi nông nghiệp, thu nhập cao hơn, công việc ổn định hơn. Nhiều khu vực đồng ruộng đang có hiện tượng bị bỏ hoang như xã Vân Hà, Kim Chung… - Cơ sở hạ tầng còn chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp: Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các quy hoạch chuyên ngành phải điều chỉnh lại nhiều lần theo các quy hoạch của Trung ương, Thành phố ảnh hưởng nhiều đến tiến độ triển khai các dự án đầu tư; nhiều công trình, hạng mục chậm triển khai do ảnh hưởng quy hoạch; công tác tưới tiêu, thủy lợi vì thế cũng gặp nhiều khó khăn ở một số địa phương. - Vấn đề môi trường chịu ảnh hưởng và tác động qua lại với hoạt động sản xuất nông nghiệp: Hoạt động nông nghiệp trên địa bàn phát sinh ra các nguồn thải (chất thải chăn nuôi, trồng trọt, môi trường làng nghề...) gây ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân trên địa bàn. 1.5. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp - xây dựng 1.5.1. Các kết quả đạt được - Kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp đạt theo Nghị quyết đề ra: tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2015-2020 ước đạt 9,9%; tỷ trọng ngành Công nghiệp-Xây dựng trong cơ cấu kinh tế là 89,5% (đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết đề ra). - Công nghiệp đóng góp chủ yếu vào giá trị sản xuất trên địa bàn Huyện và giải quyết việc làm của địa phương: lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là thế mạnh của Đông Anh về tỷ trọng đóng góp trong giá trị sản xuất (chiếm 87,86% GTSX trên toàn địa bàn và 69,70% GTSX khu vực Huyện quản lý năm 2018). Một số doanh nghiệp công nghiệp lớn của Đông Anh đã có vị thế, uy tín trên bản đồ công nghiệp của khu vực, hàng năm đóng góp lớn vào tăng trưởng giá trị sản xuất chung trên địa bàn Huyện Đông Anh. - Số lượng lao động tăng cao và thu nhập của người lao động lĩnh vực công nghiệp tăng hơn so với trước: Số lao động khu vực kinh tế công nghiệp ngoài nhà nước có sự tăng trưởng khá từ 26,88 nghìn người năm 2015 lên hơn 30,8 nghìn người năm 2018 (mức tăng trung bình khoảng > 5%/năm), theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc tại các công ty, giảm tỷ trọng lao động tại các hộ cả thể. Tỷ trọng lao động trong các công ty tư nhân tăng lên 14,6% (2010) lên 20,4%(2018); trong công ty cổ phần tăng từ 48,10%(2010) lên 52,80% (2010); số lao động cá thể giảm đi từ 36,70% (2010) xuống 26,30% (2018). Thu nhập bình quân của người lao động khu vực công nghiệp đạt mức 8,78 triệu/tháng ~ 105 triệu/năm, cao hơn so với nhiều địa phương của Hà Nội.
  • 10. 10 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Số lượng doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp - xây dựng ngày càng gia tăng: Loại hình cơ sở kinh tế ngoài nhà nước tăng đều đặn qua các năm, trong đó ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh. Tổng số cơ sở của ngành năm 2018 là 3.960 cơ sở (tăng 18,9% so với năm 2010); trong đó số lượng công ty TNHH tư nhân và công ty CP khác tăng mạnh lần lượt là 143,9% và 160,9% so với năm 2010. Số lượng hộ kinh tế cá thể vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với số cơ sở ngành công nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn (chiếm 81,3%), các hộ này chủ yếu tập trung ở các làng nghề trên địa bàn. Mặc dù số lượng các công ty trên địa bàn không nhiều nhưng giá trị sản xuất do các công ty này tạo ra lớn (chiếm tỷ trọng 90,9% GTSX đối với toàn bộ cơ sở của ngành CN khu vực ngoài nhà nước). - Tốc độ và chất lượng tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp có dấu hiệu tiếp tục đi lên: Một số chỉ tiêu chung của lĩnh vực công nghiệp cho thấy tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trung bình giai đoạn 2015-2018 đạt 109,98% cao hơn giai đoạn 2010-2015 (108,45%). Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2015 - 2018 tăng 108,87% năm so với 105,15%/năm giai đoạn 2010 - 2015. Điều đó cho thấy chất lượng tăng trưởng lĩnh vực công nghiệp ngày càng tốt hơn. - Về đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, giá trị đầu tư tài sản cố định và vốn dàihạn cho lĩnh vực công nghiệp đạt tương đối lớn: Khối lượng vốn đầu tư tăng trưởng vào mức 112,77%/năm giai đoạn 2015-2018. Hiệu quả của vốn đầu tư cho thấy giai đoạn 2015 - 2018 vào khoảng 101,77%. Vốn đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp tăng đồng nghĩa với giá trị tăng trưởng của ngành tăng. 1.5.2. Một số hạn chế, khó khăn: - Số lượng cơ sở sản xuất quy mô nhỏ và rất nhỏkhá lớn, chủ yếu là công nghệcũ, chưa đẩymạnh được việc ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất: Số lượng các hộ kinh tế cá thể lĩnh vực công nghiệp có số lượng lớn (chiếm tỷ trọng 81,3% trên tổng số cơ sở công nghiệp ngoài nhà nước, các hộ này chủ yếu tập trung ở các làng nghề trên địa bàn), nhưng việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, đặc biệt tại các làng nghề, gây ra sự phát triển manh mún, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao. Giá trị sản xuất khu vực này chưa đạt mức cao theo đúng tiềm năng. Khảo sát tại các làng nghề cho thấy, công nghệ sản xuất ở mức độ khá giản đơn, chưa áp dụng khoa học ký thuật vào sản xuất nên năng suất lao động chưa cao, tốn nhiều nhiên, nguyên liệu. Tại các làng nghề gỗ, do chủ yếu sản xuất thủ côngnênchấtlượng hàng hoáchưa đồng đều và chưa sản xuất được khối lượng lớn. Một vấn đề khó khăn nữa là việc dạy nghề, truyền nghề tại các làng nghề truyền thống đang dần bị mai một; hiện tượng lớp thanh niên không say mê nghề, xu hướng chỉ làm kinh doanh, không sáng tác, không có được các bí quyết làm nghề nên ngày càng nhiều sản phẩm tạo ra có giá trị chỉ mức trung bình, khó cạnh tranh với các làng nghề tại các địa phương khác.
  • 11. 11 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Gia tăng về số lượng lao động vào các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn, trong khi hạ tầng xã hội chưa được đầu tư đáp ứng được nhu cầu: Số lượng công nhân thu hút về sinh sốngvà lao động tại các cơ sở công nghiệp trên địa bàn sẽ tạo áp lực lớn về an ninh trật tự, về nếp sống sinh hoạt của dân cư khu vực, cũng như các vấn đề về dịch vụ xã hội như nhà ở, ăn uống sinh hoạt, vệ sinh, y tế, nhà trẻ sao cho phù hợp với nề nếp sinh hoạt đặc thù làm ca kíp của công nhân. - Hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đang gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường tại một số xã: Việc sản xuất tại các làng nghề gỗ, sắt thép đang gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân địa phương. Một đặc điểm bất cập tại các làng nghề là khu vực sản xuất vẫn được đặt cùng với khu vực sinh sống của người dân, làm khó áp dụng triệt để các giải pháp xử lý môi trường. Hiện nay chưa có giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường hiệu quả đối với các cơ sở sản xuất tại các làng nghề. 1.6. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế thương mại -dịch vụ 1.6.1. Kết quả đạt được - Lĩnh vực thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện Đông Anh có sự phát triển và tăng trưởng khá trong thời gian qua, đặc biệt trong 2 năm trở lại đây, đồng thời với tốc độ đô thị hoá ngày càng cao của Huyện: tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất giai đoạn 2015-2020 ước đạt 14,5% . Chuyển dịch CCKT lĩnh vực dịch vụ thương mại giai đoạn 2015-2018 nhanh hơn và có biến chuyển tốt so với giai đoạn 2010-2015. Tốc độ tăng trưởng trung bình khu vực DVTM giai đoạn 2010 - 2015, giai đoạn 2015 - 2018 lần lượt là: 108,85% và 110,47%, điều đó cho thấy những năm gần đây tốc độ dịch chuyển tăng cao hơn và tốt hơn giai đoạn trước. Xét trong giai đoạn 2010-2018, một số phân ngành có tăng trưởng mạnh và đột phá như Bán buôn bán lẻ (tăng 123,3% so với năm 2010); Dịch vụ lưu trú và ăn uống (tăng 177,7%); Nghệ thuật vui chơi giải trí (tăng 903,1%). - Số cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại đã tăng nhanh. Tổng số doanh nghiệp được thành lập mới tăng hằng năm, trong đó có nhiều doanh nghiệp được thành lập bởi nâng cấp từ hộ kinh doanh cá thể, điều này chứng tỏ nhận thức của các hộ kinh doanh cá thể về sự cần thiết và ủng hộ quan điểm của Nhà nước về chủ trương nâng cấp hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp. Tổng số cơ sở kinh doanh trên địa bàn Huyện tăng từ gần 9000 cơ sở năm 2010 lến đến hơn 16000 cơ sở năm 2018 (trong đó công ty tư nhân chiếm 28,7%, hộ cá thể chiếm 51,8%), tạo việc làm cho hơn 38 nghìn lao động và doanh thu toàn ngành tăng từ hơn 16.200 tỷ năm 2010 lên đến hơn 44.200 tỷ năm 2018. Số cơ sở loại hình công ty TNHH và công ty CP đã tăng từ 7,6% (2010) lên 12,3% (2018), trong khi đó số cơ sở cá thể đã giảm đi từ 92,1% (2010) xuống 87,4% (2018). Điều này cho thấy sự chuyên nghiệp về mô hình tổ chức các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ đã được nâng lên.
  • 12. 12 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Lao động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ tăng nhanh. Sự chuyển dịch lao động vào lĩnh vực dịch vụ thương mại đã tăng lên trong giai đoạn 2015 - 2018, tốc độ tăng trưởng trung bình lao động của khu vực này vào khoảng 107,77%/năm, tốc độ tăng trưởng doanh thu vào khoảng 110%/năm, tốc độ tăng trưởng năng suất lao động khoảng 102,07 %. 1.6.2. Một số hạn chế, khó khăn: - Năng suấtlao động lĩnh vực dịch vụ thương mạinhìn chung thấp và một số ngành giảm: Trong lĩnh vực dịch vụ và thương mại, năng suất lao động tăng trưởng nhìn chung thấp 102,59/năm giai đoạn 2015 - 2018. Đặc biệt năng suất lao động một số ngành giảm đi (năm 2018 thấp hơn 2017) như lĩnh vực thương nghiệp và khách sạn, nhà hàng và du lịch. - Hạ tầng cơ sở về trung tâm dịch vụ thương mại chưa phát triển, nên hệ thống bán buôn và bán lẻ chưa có cơ hội để phát triển: các trung tâm thương mại trên địa bàn hoạt động chưa thực sự hiệu quả; hệ thống bán lẻ theo mô hình siêu thị mini, cửa hàng tiện ích chủ yếu tập trung tại khu vực thị trấn và một số xã có mức sống cao; hệ thống chợ dân sinh còn thiếu, chưa đáp ứng tốt nhu cầu của người dân (nhiều xã như Nguyên Khê mặc dù địa bàn rất rộng, bị chia cắt bởi nhiều tuyến giao thông lớn, nhưng chỉ có 1 chợ dân sinh), chất lượng các chợ chưa tốt cả vệ các vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn cháy nổ và mỹ quan, chưa đáp ứng được yêu cầu chợ đô thị. - Đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ và thương mại trên địa bàn còn hạn chế: Những công trình như trung tâm hội nghị, khách sạn, triển lãm, khu vui chơi đều đang trong quá trình bắt đầu triển khai cơ sở hạ tầng hoặc trong quy hoạch và đây là những đề án lớn thuộc chủ trương đầu tư, điều phối của trung ương và thành phố. Hệ thống khách sạn, nhà hàng và nhà nghỉ trên địa bàn chất lượng không cao, số lượng ít nên dịch vụ khách sạn, nhà hàng cũng kém phát triển. Các tour về du lịch chưa được xây dựng hấp dẫn, chưa có sự gắn kết cao trong công tác quảng bá du lịch và triển khai kết hợp giữa du lịch gắn với hoạt động làng nghề hoặc lễ hội. Việc gắn kết du lịch với điểm đến làng nghề cũng đang gặp hạn chế vì vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề gây ảnh hưởng đến không khí, tạo ra bụi, mùi và ảnh hưởng đến nguồn nước. - Chưa khai thác hết được tiềm năng của một số ngành có tiềm năng phát triển trong đô thị như dịch vụ y tế, giáo dục, bất động sản, lữ hành, khách sạn nhà hàng... Chưa khai thác tốt những địa điểm có giá trị du lịch, giá trị lớn về văn hoá và lịch sử, địa điểm có cảnh quan đẹp để phát triển kinh tế du lịch… 2. Đánh giá kết quả chuyển dịch CCKT đến đời sống xã hội. - Về giảm nghèo: Huyện đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm trợ giúp người nghèo vươn lên trong cuộc sống như hỗ trợ giống sản xuất, vay vốn hộ nghèo và nhiều chương trình, kế hoạch được thực hiện định kỳ hàng năm. năm 2019 toàn huyện hiện còn 1.191 hộ nghèo, giảm 1.055 hộ so với năm 2016. Tỷ lệ hộ nghèo là 1,57%.
  • 13. 13 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Về thu nhập bình quân đầu người: Tổng thu nhập của người lao động trong DN, HTX đạt khoảng 14.610 tỷ đồng (tăng 4.612 tỷ đồng so với năm 2015). Thu nhập bình quân của người lao động khu vực công nghiệp đạt mức 8,78 triệu/tháng ~ 105 triệu/năm. Bên cạnh đó, đời sống của người dân trên địa bàn cũng có nhiều thay đổi, thu nhập bình quân đầu người của huyện Đông Anh cao gấp 1,15 lần so với mức thu nhập bình quân chung của cả nước. - Số lao động được giải quyết việc làm: Huyện cũng đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động. Số lao động được giải quyết việc làm trong năm 2019 là 6.330 người. Kết quả giải quyết việc làm được chú trọng trong thời gian qua do Huyện đã tập trung tạo việc làm thông qua các chính sách, nguồn lực hỗ trợ, thực hiện các dự án về tín dụng việc làm với lãi suất ưu đãi, gắn dạy nghề với tạo việc làm. Năm 2019, Huyện đã mở 29 lớp dạy nghề cho 998 học viên và ưu tiên tập trung ở các xã có diện tích đất nông nghiệp bị GPMB nhiều để thực hiện các dự án. Bên cạnh đó Huyện đã chủ động xây dựng Đề án đào tạo lao động, dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Huyện GĐ 2018-2023. - Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em: tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi năm 2019 là 12,2% (giảm 0,2% so với năm 2018). Công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em trên địa bàn Huyện được quan tâm, nâng cao hơn và đạt nhiều kết quả tích cực. Định kỳ, triển khai và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em hằng năm. - Tỷ lệ cư dân được sử dụng nước sạch đạt 88,06% (so với năm 2015, dân số đô thị được dùng nước sạch là 91% và dân số nông thôn là 20,5%). Trong đó, số xã có nước sạch là 15/24 xã, thị trấn. - Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải ở khu vực đô thị đạt 100% (năm 2015 tỷ lệ này đạt 100%), khu vực nông thôn đạt 98% (tăng 2% so với năm 2015). - Tỷ lệ Diện tích đất trồng cây xanh công cộng khu vực đô thị: Hiện nay, Huyện đang thực hiện chăm sóc, duy trì 16.600 cây xanh bóng mát, 5.300 cây trồng đơn lẻ, trồng khóm, 12.200m2 cây viền và cây trang trí lá màu, 71.600m2 thảm cỏ trên toàn địa bàn Huyện. Tổng số cây xanh trồng mới trong giai đoạn 2016-2017 là 9.499 cây xanh (Thành phố giao chỉ tiêu cho huyện là 30.000 cây xanh đô thị giai đoạn 2016-2020). 3. Đánh giá chung về kết quả phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Huyện Đông Anh. 3.1. Những kết quả đạtđược. - Kinh tế tăng trưởng khá, giá trị sản xuất toàn điạ bàn đạt tốc độ tăng trung bình 109,86%, đạt được mục tiêu đề ra theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đông Anh nhiệm kỳ 2015-2020. Ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn mục tiêu (109,98%) với các sản phẩm công nghiệp chủ lực là thế mạnh của các công ty giàu truyền thống và các làng nghề nổi tiếng về gỗ, nội thất,kim loại trên địa bàn. Ngành thương mại - dịch vụ đạt mức tăng trưởng 113,21%, đạt
  • 14. 14 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 mục tiêu đề ra, với một số ngành có mức tăng trưởng khá là thương nghiệp, bất động sản, khách sạn, nhà hàng. Ngành nông nghiệp mặc dù bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm của diện tích canh tác do tốc độ đô thị hoá nhanh, nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng dương với một số sản phẩm nổi bật là rau an toàn với diện tích lớn nhất so với các huyện trên toàn Thành phố; các sản phẩm chăn nuôi gia cầm, gia súc (là một trong những huyện đứng đầu về tổng đàn và kỹ thuật chăn nuôi). - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp. Trong đó một số ngành có xu hướng phát triển theo xu hướng của một đô thị như kinh doanh bất động sản, kinh doanh các sản phẩm từ gỗ, đồ dùng gia đình…. - Tăng trưởng kinh tế đã giúp thu ngân sách hàng năm đạt khá; thu nhập bình quân đầu người đạt gấp 1,15 lần trung bình cả nước và năm 2020 ước đạt 65 triệu đồng/người. Đời sống của người dân ngày càng tăng cao. 3.2. Những khó khăn, hạn chế - Cơ cấu kinh tế chưa đạt được theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện Đông Anh nhiệm kỳ 2015-2020. Mặc dù có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng đề ra trong các văn kiện của Huyện, nhưng nhìn chung sự chuyển dịch này là chưa rõ nét, lĩnh vực thương mại - dịch vụ mặc dù có tăng trưởng nhưng tốc độ tăng chưa cao, chưa đưa được tỷ trọng ngành thương mại-dịch vụ lên mức kỳ vọng trong cơ cấu kinh tế của Huyện. Về tỷ trọng giữa các ngành kinh tế trên địa bàn Huyện, cho thấy rất khó đạt tỷ trọng theo chỉ tiêu đề ra trên địa bàn Huyện, vì đến 2018, tỷ trọng nông nghiệp là 1,6%; công nghiệp và xây dựng 89,5% và Dịch vụ thương mại là 8,90%. - Hiệu quả sản xuất - kinh doanh, năng suất lao động của tất cả các ngành kinh tế trên địa bàn (trừ các doanh nghiệp lớn trong các khu công nghiệp) chưa cao, năng suất sản phẩm nhiều lĩnh vực trong nông nghiệp thấp hơn mức trung bình của Thành phố. Việc áp dụng công nghệ cao, khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp còn hạn chế. - Các loại hình kinh tế đô thị, khai thác lợi thế của đô thị chưa thực sự phát triển. Trong lĩnh vực công nghiệp, là các ngành như công nghệ thông tin, phần mềm; trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ là các ngành như kinh doanh bất động sản, dịch vụ y tế - giáo dục; dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng; trong lĩnh vực nông nghiệp là rau công nghệ cao, hoa, cây cảnh… - Hiện tượng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất - kinh doanh và cả sinh hoạt chưa có dấu hiệu giảm. Việc phát triển nông nghiệp nhưng không kiểm soát được việc phun thuốc trừ sâu, quản lý rác thải nguy hại… sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nói chung và các khu đô thị nói riêng. Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề chưa có giải pháp hiệu quả.
  • 15. 15 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.3. Nguyên nhân của khó khăn, hạn chế: - Việc chậm triển khai các dự án đã được quy hoạch trên địa bàn liên quan đến lĩnh vực thương mại-dịch vụ trên địa bàn như: dự án công việc Kim Quy, các khu đô thị… làm ảnh hưởng lớn của lĩnh vực thương mại-dịch vụ. - Quy mô các doanh nghiệp cònnhỏ, không có vốn đề đầu tư mở rộng sản xuất, áp dụng công nghệ cao; nhưng phần lớn do ý thức về đổi mới công nghệ của các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đặc biệt tại các làng nghề chưa cao. - Chương trình đào tạo nghề trên địa bàn Huyện mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về loại hình dạy nghề và các phương pháp đào tạo. Kết quả khảo sát cho thấy nhiều nơi đánh giá việc đào tạo nghề chưa thực sự hiệu quả, nhiều nghề chưa phù hợp với xu thế phát triển và nhu cầu thực tiễn. - Năng lực quản trị của các cấp chính quyền trên địa bàn còn có những hạn chế nhất định. Công tác cải cách hành chính mặc dù đã có nhiều kết quả tich cực nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. - Nguồn vốn đầu tư cho phát triển xã hội nói chung, các ngành kinh tế nói riêng còn hạn chế. II. BỐI CẢNH VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN ĐÔNG ANH GIAI ĐOẠN 2020-2025 1. Bối cảnh, tình hình 1.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước và Hà Nội 1.1.1.Bối cảnh quốc tế và Việt Nam: Đối với Quốc tế: - Hợp tác, liên kết giữa các quốc gia ngày càng sâu, rộng; nhưng cạnh tranh giành giật thị trường cũng ngày càng quyết liệt, đặc biệt chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Xung đột lợi ích, cạnh tranh quyền lực, tranh giành vị thế của các nước lớn, nhất là Mỹ - Trung Quốc tác động đến thị trường thế giới và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế toàn cầu - Khoa học công nghệ trở thành nguồn lực cơ bản, động lực chính cho phát triển kinh tế và là động lực cạnh tranh chủ yếu của các quốc gia. Các cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới, trước mắt là công nghệ 4.0 đặt ra nhiều vấn đề lớn và mới cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học kỹ thuật và đổi mới sáng tạo trở thành nguồn lực chính và động lực cơ bản cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia - Sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh… trong bối cảnh toàn cầu hóa đã đặt ra nhiều vấn đề có tính toàn cầu, ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia trên thế giới và ngày càng khó kiểm soát. Đối với Việt Nam :
  • 16. 16 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Tư tưởng chỉ đạo của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam 10 năm tới là sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường; xây dựng nhà nước liêm chính - kiến tạo - phục vụ; tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó chú trọng phát triển kinh tế tư nhân. - Mười năm tới là thời kỳ Việt Nam sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN, của thành viên WTO, Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU gồm Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA), sẽ hội nhập ngày càng sâu, rộng vào kinh tế khu vực và thế giới với cả thời cơ và thách thức đan xen. Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, tạo áp lực lớn cho nền kinh tế, nhưng cũng sẽ tạo nhiều cơ hội, điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng hợp tác và liên kết. Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến của các tập đoàn kinh tế trên thế giới, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức buộc các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế phải đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng được yêu cầu trong cuộc cạnh tranh này. - Quá trình đô thị hóa sẽ diễn ra ngày càng nhanh, theo hướng phát triển các đô thị xanh, thông minh, văn minh. Việc triển khai xây dựng đô thị tăng trưởng xanh trên khắp cả nước sẽ được quan tâm thúc đẩy. - Chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ tiếp tục triển khai theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, đi vào chiều sâu. 1.1.2. Bối cảnh của Hà Nội Bước sang năm 2020, Hà Nội sẽ xây dựng Quy hoạch tổng thể Thành phố, khi đó các quận, huyện sẽ trở thành một hợp phần trong Quy hoạch tổng thể chung (bao gồm tích hợp cả các vấn đề kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng).Đây là cơ hội để Đông Anh có thể định vị được vị trí của mình trong bản đồ kinh tế của Thành phố. Trong giai đoạn tới, xu hướng đô thị hóa nhanh vẫn diễn ra trên địa bàn Hà Nội, với sự phát triển từ huyện lên quận của 5 địa phương, trong đó có Đông Anh. Trong bối cảnh này, thị trường bất động sản tại các địa phương như Đông Anh diễn ra rất phức tạp, nếu quản lý tốt, sẽ là nguồn lực mạnh mẽ để phát triển; nhưng nếu không, sẽ rất dễ xảy ra khủng hoảng của thị trường này, kéo theo khủng hoảng về kinh tế trên địa bàn. Trong giai đoạn tới, thành phố Hà nội tiếp tục thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Trong lĩnh vực kinh tế, tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng lĩnh vực thương mại - dịch vụ; chú trọng đi sâu về chất lượng tăng trưởng, song song với tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính. Công tác bảo vệ môi trường sẽ tiếp tục được thực hiện quyết liệt, đặc biệt công tác xử lý ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước do hoạt động sản xuất công nghiệp, môi trường làng nghề… Đây là cơ hội để Đông Anh có thể có được các hỗ trợ trong ứng dụng khoa học công nghệ xử lý ô nhiễm môi
  • 17. 17 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trường trên địa bàn. Đồng thời cũng đòi hỏi các hoạt động sản xuất - kinh doanh trên địa bàn phải chú trọng hơn nữa đến tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. 1.2. Dự báo phát triển kinh tế xã hội của Huyện Đông Anh đến năm 2025, tầm nhìn 2030 Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã định hướng phát triển Đông Anh trở thành nơi giao dịch thương mại quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao kết nối với sân bay Nội Bài, du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí gắn với bảo tồn di tích Cổ Loa và đầm Vân Trì, trung tâm trưng bày và vui chơi giải trí của Thành phố. Kế thừa và tiếp thu các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cũng tiếp tục khẳng định đến năm 2030, xây dựng Đông Anh thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ, tài chính, thương mại và giao dịch quốc tế khu vực Bắc Sông Hồng, đóng vai trò là động lực phát triển ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội. Quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư công trên địa bàn trong thời gian tới sẽ góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh trên địa bàn, góp phần thay đổi diện mạo của Đông Anh phù hợp với đặc điểm của một đô thị. Cùng với những nguồn lực đầu tư từ ngân sách, bằng nội lực của Huyện, Đông Anh đang thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách vào địa bàn rất lớn. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang triển khai các dự án với quy mô lớn, với công năng và tính chất đa dạng sẽ góp phần thay đổi diện mạo của Đông Anh trong tương lai. Trong thời gian tới, số lượng dự án nhà ở, khu đô thị có quy mô lớn được triển khai và hoàn thành trong giai đoạn tiếp theo trên địa bàn khoảng 38 dự án với quy mô khoảng 2.946,86 ha. Với nhiều dự án quy mô lớn và tiêu biểu, điển hình là dự án thành phố thông minh do Liên doanh giữa Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản đầu tư, với quy mô lớn nhất cả nước và có tầm cỡ Đông Nam Á. Quy mô tổng dự án với 272 ha tại các xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc và Kim Nỗ, huyện Đông Anh. Dự án được lập dựa trên quy hoạch đô thị thông minh dọc trục Nhật Tân - Nội Bài. Dự án sẽ áp dụng nhiều công nghệ thông minh với 6 yếu tố như năng lượng thông minh, giao thông thông minh, quản trị thông minh, học tập thông minh, đời sống thông minh và kinh tế thông minh. Đây không chỉ là điểm nhấn của Đông Anh, mà còn trở thành dấu ấn trong phát triển của Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới, thu hút sự quan tâm của cả nước. Về dân số: Dân số toàn Huyện hiện nay là hơn 390 nghìn người. Với tốc độ tăng dân số khoảng 101,5%/năm cùng với khoảng gần 40 dự án nhà ở, khu đô thị nếu hình thành trên địa bàn trong thời gian tới, dự báo dân số trên địa bàn huyện vào năm 2025 khoảng 490 nghìn người và dân số vào năm 2030 khoảng 540 nghìn người. Bên cạnh các dự án về khu đô thị chiếm diện tích sử dụng đất lớn, các dự án về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình công cộng cũng thu hút
  • 18. 18 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 được nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Với 25 dự án, có quy mô khoảng 419,646 ha sẽ được thực hiện, cung cấp những dịch vụ thiết yếu, cơ sở hạ tầng chất lượng cao cho người dân trên địa bàn huyện Đông Anh. Cũng nằm trong Quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài, dự án Công viên văn hóa du lịch vui chơi giải trí Kim Quy sau khi được đưa vào khai thác sử dụng sẽ hiện đại và đẹp như Công viên Disneyland. Trên tuyến đường này, ngoài dự án Công viên Kim Quy, còn có rất nhiều không gian xanh như: không gian chung quanh đầm Sơn Du, công viên hồ điều hòa khu vực xã Tiên Dương, công viên hồ điều hòa Hải Bối, công viên hồ điều hòa Vĩnh Thanh… góp phần tạo nên cảnh quan, không gian sinh thái giải trí không chỉ cho người dân Đông Anh mà còn lôi cuốn người dân trung tâm Hà Nội và các tỉnh lân cận đến đây để vui chơi, giải trí, thư giãn, nghỉ dưỡng. Về dự kiến số lượng các dự án đầu tư về công nghiệp, thương mại - dịch vụ trên địa bàn sẽ có khoảng 42 dự án, với tổng quy mô 1.481,584 ha sẽ được triển khai tại Đông Anh. Gắn với định hướng về trung tâm thương mại, dịch vụ, trưng bày, triển lãm, dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia được xây dựng trên địa bàn 3 xã Đông Hội, Mai Lâm, Xuân Canh sẽ được kiến tạo thành một “Thành phố Triển lãm” với một tổ hợp các công trình chức năng đồng bộ và hoàn hảo. Với công trình chính là Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia có diện tích quy hoạch trên 90ha với hơn 550.000m2 xây dựng các công trình trong nhà, bao gồm các phân khu chức năng chính: Khu triển lãm trong nhà và ngoài trời; Trung tâm xúc tiến thương mại; Trung tâm hội nghị và các khu phụ trợ khác như khách sạn 5 sao 52 tầng, trung tâm thương mại… Ngoài khu vực cốt lõi, Dự án cũng bao gồm không gian cây xanh, mặt nước, công viên và đô thị… tạo thành một quần thể trọn vẹn, tạo nên sức mạnh cộng hưởng thu hút các hoạt động kết nối, giao lưu, hội chợ và trưng bày cho “Thành phố triển lãm”. Cùng với những dự án phát triển trong tương lai, Đông Anh vẫn sẽ tiếp tục công tác tu bổ, tôn tạo và giữ gìn các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn. Định hướng mục tiêu đưa Khu di tích thành Cổ Loa trở thành công viên Lịch sử - Sinh thái - Nhân văn sẽ được đẩy mạnh triển khai trong thời gian tới. Khu di tích nằm trong các thảm xanh phía Bắc sông Hồng, là điểm nhấn của cụm du lịch trọng điểm Vân Trì - Cổ Loa với sản phẩm du lịch chủ yếu: du lịch thể thao, vui chơi giải trí và tham quan di tích lịch sử văn hóa, du lịch sinh thái, nghỉ ngơi cuối tuần. Do đó, cụm các quần thể di tích trên địa bàn Đông Anh sẽ thu hút lượng lớn du khách quốc tế đến nghiên cứu, tìm hiểu và trải nghiệm các giá trị văn hóa, lịch sử còn còn lưu giữ nguyên vẹn tại Đông Anh. 2. Phân tích điểm mạnh, yếu và cơ hội, thách thức tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh 2.1. Điểm mạnh, cơ hội - Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định Đông Anh là khu vực đô thị trung tâm, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Các dự án lớn mang tầm quốc gia và quốc tế đã được phê duyệt là hành động cụ thể nhằm
  • 19. 19 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hiện thực hóa tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội trên địa bàn Huyện như: Dự án Thành phố thông minh của Liên danh Tập đoàn BRG của Việt Nam và Tập đoàn Sumitomo (quy mô 310 ha, có tổng mức đầu tư là 4.138 tỷ USD); Dự án Công viên văn hóa, du lịch, vui chơi giải trí Kim Quy; Dự án Khu Công viên phần mềm và nội dung số (Trung tâm Công nghệ thông tin tập trung); Dự án Tổ hợp y tế - Chăm sóc sức khỏe công nghệ cao tại Hà Nội; Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc gia, quốc tế kết hợp khu chức năng đô thị và nhà ở sinh thái, Khu nông nghiệp sinh thái ứng dụng công nghệ cao Hoa Lâm Viên... và rất nhiều dự án lớn khác sẽ góp phần hoàn thiện hạ tầng đô thị và các tiêu chí đô thị hiện đại cho Đông Anh. - Hệ thống giao thông thuận tiện, ngay gần sân bay, thuận lợi trong triển khai logistic và dịch vụ khách sạn nhà hàng cho khách du lịch/ transit. Có hệ thống giao thông, cầu kết nối với khu nội đô thuận tiện. Vị trí mang tính kết nối trung gian giữa khu vực trung tâm và các tỉnh lân cận Hà Nội. - Cơ hội thu hút các nhà đầu tư lớn hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại - dịch vụ đến đặt trụ sở tại các trung tâm tài chính, ngân hàng, các khu đô thị lớn. Môi trường tốt để các doanh nghiệp khởi nghiệp với quỹ sàn thương mại khá lớn từ các khu đô thị, các tòa nhà cho thuê và khi có các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, các công viên phần mềm được xây dựng. - Quy mô dân số, lao động của Huyện khá lớn, một bộ phận lao động có trình độ và tay nghề lao động cao. Có nhiều doanh nghiệp công nghiệp mũi nhọn tập trung trên địa bàn. - Có khu di tích lịch sử Quốc gia và nhiều di tích lịch sử, văn hoá đã thu hút đông đảo du khách với nét văn hóa đặc sắc, các sản phẩm truyền thống, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế du lịch. - Quỹ đất còn khá lớn nên là điều kiện vô cùng thuận lợi phát triển các dự án đô thị lớn, tầm cỡ và tạo nguồn lực để phát triển. - Hệ thống bộ máy chính quyền, đội ngũ lãnh đạo của huyện có năng lực, nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình với công việc, tâm huyết với sự phát triển của địa phương sẽ tạo động lực lớn cho sự phát triển của huyện trong những năm tới. - Đề án chuyển từ huyện thành quận của Đông Anh đã được phê duyệt, là sự quan tâm lớn của chính quyền Thành phố. Thành phố đã tạo những cơ chế riêng giúp cho Huyện có nguồn lực chủ động phát triển. Đây là sự quan tâm nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm của Thành phố và cũng là cơ hội để Đông Anh có được những cơ chế, chính sách riêng, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của quận. 2.2. Điểm yếu, Thách thức - Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và lĩnh vực bất động sản nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc huy động vốn đầu tư xã
  • 20. 20 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hội cho phát triển kinh tế trên địa bàn. Ngoài ra, việc chậm triển khai các dự án bất động sản sẽ gây khó khăn lớn trong kế hoạch phát triển lĩnh vực thương mại - dịchvụ trên địa bàn, đặc biệtlà các loạihìnhdịchvụ chất lượng cao, trình độ cao. - Ảnh hưởng của các nguy cơ mang tính toàn cầu về biến đổi khí hậu, dịch bệnh, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Hà Nội ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của Thủ đô nói chung và Huyện nói riêng, trong đó các ngành chịu thiệt hại nặng như hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN, hoạt động của các làng nghề tạm dừng sản xuất và nhiều đơn hàng xuất khẩu giảm đột ngột, nhiều hoạt động thương mại - dịch vụ bị đình trệ. - Yêu cầu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ, ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực trình độ cao, chất lượng cao. - Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn liền và phù hợp với quá trình đô thị hóa nhằm chủ động khai thác các cơ hội, lợi thế và hạn chế những tổn thất, trả giá do thụ động, thiếu định hướng. - Các lĩnh vực có cơ hội kết hợp với nhau để tạo nên sức cạnh tranh tốt hơn, nhưng chưa được triển khai hoặc triển khai chưa hiệu quả. Ví dụ như du lịch kết hợp làng nghề, gắn kết nhà trường với doanh nghiệp, … - Doanh nghiệp chiếm chủ yếu vẫn là nhỏ và rất nhỏ; lĩnh vực thương mại - dịch vụ chưa có doanh nghiệp quy mô lớn, chưa có các trung tâm thương mại lớn; lĩnh vực du lịch còn chậm phát triển; chưa có nhiều Khu công nghiệp chất lượng cao, chủ yếu là cụm công nghiệp làng nghề. - Diện tích đất nông nghiệp còn nhiều, tốc độ đô thị hoá đang được đẩy cao, hoạt động phát triển kinh tế cao nhưng chưa đồng nhất giữa các lĩnh vực, áp lực về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động đòi hỏi cơ sở hạ tầng phải được đầu tư trước. Đây là thách thức lớn trong việc lựa chọn dự án trọng điểm đầu tư. - Hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội còn thiếu và yếu, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cư dân và phát triển kinh tế; vấn đề ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất, đặc biệt các làng nghề là thách thức lớn trong việc xây dựng Đông Anh theo hướng đô thị xanh. III. MỤC TIÊU, KỊCH BẢN PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN ĐÔNG ANH GIAI ĐOẠN 2020-2025, ĐỊNH HƯỚNG 2030 1. Mục tiêu và kịch bản phát triển 1.1. Mục tiêu Phát triển bền vững huyện Đông Anh; đến năm 2030 trở thành đô thị sinh thái, kinh tế tăng trưởng nhanh, đồng thời đảm bảo các mục tiêu phát triển văn hoá - xã hội và bảo vệ môi trường; cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng
  • 21. 21 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 và nông nghiệp; chú trọng chất lượng của sự phát triển; Chuyển mạnh sang phát triển các ngành, lĩnh vực sản xuất sản phẩm sạch, công nghệ cao, chất lượng cao. 1.2. Kịch bản phát triển Kịch bản phát triển kinh tế Huyện Đông Anh giai đoạn đến 2025, tầm nhìn 2030 thể hiện trong bảng sau: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm KH 2020- 2025 KH 2025- 2030 Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn 110,91 111,59 Giá trị sản xuất khu vực Huyện quản lý 112,90 113,61 I - Nông lâm nghiệp 102,10 102,10 II- Công nghiệp 110,53 110,98 III - Xây dựng 108,17 108,17 IV - Dịch vụ thương mại 118,20 118,54 Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành trên toàn địa bàn KH 2025 KH 2030 I-Nông nghiệp 0,96 0,61 Công nghiệp-xây dựng 85,74 81,40 II-Công nghiệp 82,21 78,44 III-Xây dựng 3,53 2,96 IV - Dịch vụ thương mại 13,30 17,98 Giá trị sản xuất khu vực Huyện quản lý 30,40 33,25 Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành kinh tế khu vực huyện quản lý. 100,00 100,00 I - Nông lâm nghiệp 3,07 1,80 II- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 65,20 59,54 III - Dịch vụ và thương mại 31,74 38,66 2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ; giảm tỷ trọng công nghiệp - xây dựng. 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành:
  • 22. 22 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Lĩnh vực thương mại - dịch vụ: giảm tỷ trọng lĩnh vực thương nghiệp, tăng tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ Thúc đẩy phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính - ngân hàng, bất động sản, du lịch, lưu trú, giáo dục, y tế và các dịch vụ đô thị (điện, nước, vệ sinh môi trường…); phát triển mạnh mẽ mạng lưới bán lẻ để tiếp tục tăng tỷ trọng đóng góp vào cơ cấu kinh tế chung toàn Huyện. Phấn đấu để Đông Anh trở thành điểm trung gian phục vụ các dịch vụ chất lượng cao về giáo dục, y tế, phục vụ các huyện lân cận của Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; là trung tâm vui chơi giải trí, thể dục thể thao tập trung quy mô lớn của Hà Nội; đồng thời là khu vực lưu trú, nghỉ dưỡng, giải trí tốt cho khách du lịch, đặc biệt là khách quá cảnh sân bay Nội Bài. Lĩnh vực công nghiệp: phát triển công nghiệp cả về số lượng và chất lượng, tiếp tục là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của Huyện; tăng tỷ trọng hàm lượng khoa học công nghệ, tận dụng cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 trong đổi mới sản xuất; khuyến khích các ngành công nghiệp sạch, có hàm lượng giá trị tri thức cao, đặc biệt là công nghệ thông tin. Đẩy nhanh tốc độ phát triển của các khu công nghiệp, xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề thành các cụm công nghiệp sạch. Phát triển bền vững các làng nghề, đảm bảo tăng trưởng kinh tế đồng hành với bảo vệ môi trường, phát triển an sinh xã hội. Lựa chọn phát triển sản xuất một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm công nghiệp chủ lực hoặc sắp tới có thế mạnh. Lĩnh vực nông nghiệp: Định hướng phát triển nông nghiệp an toàn, hữu cơ, nông nghiệp đô thị sinh thái. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nội ngành, tăng tỷ trọng trồng trọt, giảm tỷ trọng chăn nuôi; tăng tỷ trọng nông sản sạch, an toàn trong tổng GTSX của ngành. Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu suất và chất lượng sản xuất. Tiếp tục phát triển nông nghiệp sạch, là một trong những nguồn cung cấp nông sản sạch chủ yếu của khu vực nội thành. Ưu tiên phát triển nông nghiệp phù hợp với đô thị sinh thái theo hướng tăng tỷ trọng trồng trọt với các cây cảnh, hoa, rau và giảm tỷ trọng chăn nuôi. Phát triển một số loại nông sản Đông Anh có thế mạnh: Rau sạch theo mùa, lúa nếp cái hoa vàng, chuối tiêu hồng, bưởi Diễn, cam Canh... Phát triển nông nghiệp phục vụ phát triển đô thị theo mô hình nhà - vườn, phố - vườn. 2.3. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển theo hướng gia tăng tỷ trọng các doanh nghiệp ngoài nhà nước trong cơ cấu các thành phần kinh tế trên địa bàn để thúc đẩy tốc độ và chất lượng tăng trưởng, tạo việc làm cho lao động địa phương, phục vụ chuyển dịch cơ cấu lao động. Hỗ trợ kết nối, cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho sự phối hợp, hiệp tác, liên kết trong hoạt động sản
  • 23. 23 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 xuất kinh doanh giưã các chủ thể kinh doanh thuộc các khu vực và thành phần kinh tế, tạo nên chuỗi liên kết cung ứng dịch vụ và sản xuất sản phẩm Tập trung xây dựng một số mô hình doanh nghiệp, mô hình liên kết sản xuất, mô hình doanh nghiệp hay hộ gia đình ứng dụng khoa học - kỹ thuật công nghệ cao… làm hình mẫu để tuyền truyền, quảng bá, tạo sức lan tỏa Trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: khuyến khích hình thành và phát triển các doanh nghiệp để đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp định hướng công nghệ cao, công nghiệp sạch và nhu cầu dịch vụ về xây dựng sẽ rất lớn trong giai đoạn tới. Định hướng cơ cấu doanh nghiệp công nghiệp - xây dựng với tốc độ tăng bình quân 10%/năm, sẽ chiếm tỷ trọng khoảng 25% các thành phần kinh tế trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng đến năm 2025 và 2030. Chuyển dịch từ hộ thành doanh nghiệp triển khai tại khu công nghiệp Đông Anh và các cụm công nghiệp, xã nghề như Vân Hà, Liên Hà, Dục Tú, Nguyên Khê… Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ: đây sẽ là lĩnh vực phát triển mạnh trong giai đoạn tới theo xu hướng đô thị hoá; với tốc độ tăng bình quân khoảng 20%/năm, hộ sản suất tăng bình quân 18%/năm; sẽ nâng tỷ trọng doanh nghiệp từ 12% lên 14% năm 2025 và 2030. Thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp quy mô lớn tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn. Khuyến khích hình thành và phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp làm đầu mối thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hàng nông sản trên địa bàn. Phấn đấu có khoảng 3-5 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn đến năm 2025. Tiếp tục khuyến khích phát triển các hộ kinh doanh cá thể, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của đô thị trong giai đoạn tới. Dự kiến tốc độ tăng các hộ cá thể trong lĩnh vưc công nghiệp là 8%; tốc độ tăng trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ là 18%/năm. Phát triển doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực thương mại - dịch vụ như kinh doanh bất động sản, tài chính, giáo dục, y tế. 2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiểu vùng: Với diện tích khá rộng và đặc điểm, đặc thù, dự kiến phân tiểu vùng phát triển kinh tế tại Huyện như sau: - Vùng Công nghiệp: là các địa phương có khu công nghiệpvà các cụm công nghiệp phát triển: Kim Chung, Nguyên Khê, Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú. - Vùng thương mại - dịch vụ: bám theo sự phát triển của các đô thị. Xác
  • 24. 24 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 định có 2 dạng: (1)Vùng dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao: dọc theo hai bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp và Trường Sa; (2) Vùng phát triển phục vụ đô thị hiện hữu: khu vực thị trấn Đông Anh và lân cận. - Vùng Nông nghiệp: Nông nghiệp chuyên canh rau, hoa cây cảnh: các xã dọc theo trục đường Võ Nguyên Giáp: trong đó nông nghiệp sẽ đóng vai trò thảm xanh cho các khu đô thị và khu phức hợp. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chất lượng cao và hình thành một số sản phẩm đặc thù cho nông nghiệp đô thị: cây cảnh, hoa, rau sạch…(Vân Nội, Tiên Dương, Nguyên Khê, Tàm Xá). Khai thác hiệu quả bền vững vùng đất bãi ven sông Đuống, xã Mai Lâm để hình thành khu nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao gắn với Khu Hoa Lâm Viên. Vùng sản xuất lúa: Lúa nếp cái hoa vàng ở các xã (Thuỵ Lâm, Liên Hà, Dục Tú, Việt Hùng); Vùng trồng hoa cây cảnh (hoa đào và quất cảnh): Tại các xã: Uy Nỗ, Tiên Dương, Tàm Xá, Vĩnh Ngọc; Vùng sản xuất ngô quà các xã: Tàm Xá, Vĩnh Ngọc; Vùng trồng cây ăn quả (chuối tiêu hồng, bưởi Diễn): Ở các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Hải Bối, Đại Mạch; Vùng cam Canh, bưởi Diễn: xã Võng La; Vùng cây công nghiệp: Xuân Nộn. 3. Giải pháp 3.1. Giải pháp chung: 3.1.1. Giải pháp về quy hoạch, quản lý đất đai và phát triển hạ tầng 3.1.1.1. Về quy hoạch và quản lý đất đai - Trên cơ sở quy hoạch phân khu, quy hoạch ngành, tiến hành rà soát lại các quy hoạch đã có để có phương án bổ sung, điều chỉnh (nếu thấy cần thiết); khẩn trương lập Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh cho giai đoạn 2021-2030 cho phù hợp với định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện. Đặc biệt chú trọng rà soát toàn bộ quỹ đất chưa sử dụng hoặc các vị trí ô đất chưa phù hợp với các quy hoạch phân khu, quy hoạch ngành để có phương án điều chỉnh, bổ sung. Ưu tiên các vị trí quỹ đất để phát triển các hạ tầng kinh tế gắn với quy hoạch công nghiệp; quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ; quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc… Trước mắt nghiên cứu bổ sung vị trí xây dựng khu vực Đại siêu thị tại nút giao Võ Nguyên Giáp, đường 5 kéo dài; bổ sung thêm quỹ đất để làm chợ dân sinh cho các khu ở. - Xác định sớm vị trí các khu vực đô thị, các trục đường, tuyến phố sẽ hình thành trong quy hoạch có thể phát triển mô hình nhà vườn, phố vườn để có định hướng quy hoạch và thiết kế đô thị ngay từ đầu.
  • 25. 25 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Rà soát quy hoạch và thiết kế đô thị để đảm bảo mỗi khu ở đều có đủ các khu vực không gian công cộng như sân chơi, sân thể dục thể thao, đáp ứng mọi lứa tuổi để đảm bảo chất lượng sống của một đô thị. - Tăng cường công tác quản lý đất đai, không để xảy ra tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép. Lập danh sách và quản lý nghiêm các khu đất xen kẹt để sử dụng vào mục đích công cộng hoặc dùng làm đất đấu giá. - Phát huy vai trò và nâng cao năng lực của Trung tâm phát triển quỹ đất. Đẩy mạnh đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn lực xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và đầu tư phát triển. Tập trung chỉ đạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện triển khai thuận lợi các dự án đầu tư của Trung ương và Thành phố. - Triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với các điểm dân cư đô thị hóa và quy hoạch điểm dân cư nông thôn các xã. Từ đó, làm căn cứ và cơ sở để triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn trong đó có định hướng về vị trí các cơ sở sản xuất kinh doanh, quỹ đất còn lại để phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần định hướng nghề nghiệp cho người dân trên địa bàn từng xã trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp. - Thực hiện công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách minh bạch, nhất là thông tin về các dự án khu đô thị mới, dự án đấu giá đất… để không gây ra tình trạng đầu cơ, gây nhiễu thông tin về thị trường, làm ảnh hưởng đến nhà đầu tư và ảnh hưởng đến an ninh kinh tế trên địa bàn. 3.1.1.2. Phát triển hạ tầng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Lập kế hoạch tổng thể đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng 3- 5 năm gồm cả đầu tư công và huy động nguồn vốn ngoài ngân sách, ưu tiên cho đầu tư phát triển và hoàn thiện hạ tầng khung nhằm dịnh dạng cho phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Anh, tạo điều kiện để thu hút vốn, kêu gọi đầu tư và triển khai nhanh các dự án đầu tư khác trên địa bàn. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách, phải đảm bảo chắc chắn nguồn Ngân sách được phân bổ mới khởi công dự án. - Đẩy mạnh việc đầu tư các tuyến đường vành đai, trục hướng tâm; các đường liên khu vực, trục chính đô thị, các dự án kết nối hạ tầng đô thị , các tuyến đường giao thông liên xã, liên huyện theo các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch giao thông vận tải đã được UBND Thành phố phê duyệt và các dự án ngoài ngân sách khác trên địa bàn theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt và đề xuất bổ sung các tuyến đường do cấp huyện đầu tư để hoàn thành tiêu chí giao thông ≥10km/km2.
  • 26. 26 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 + Các dự án cấp Thành phố: Tiếp tục đề xuất với Thành phố đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư và thực hiện 13 tuyến đường đã được các nhà đầu tư đề xuất thực hiện theo hình thức BT + Các dự án cấp Huyện: Tập trung thực hiện các dự án chỉnh trang đô thị trên địa bàn đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn (không làm tăng chiều dài của các tuyến đường). - Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục và thực hiện đầu tư đối với 21 dự án đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông, thoát nước với tổng chiều dài dự kiến tăng thêm 127 km/h. - Thúc đẩy các biện pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng mặt trời trong hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương. Khuyến khích các doanh nghiệp lắp đặt và sử dụng năng lượng mặt trời; triển khai mô hình điện áp mái tại trụ sở các cơ quan chính quyền; khuyến khích nhà dân lắp đặt điện áp mái. 3.1.2. Giải pháp về huy động nguồn lực tài chính - Triệt để khai thác nguồn vốn đầu tư từ đấu giá đất. Ngoài việc khai thác quỹ đất xen kẹt, lựa chọn một số tuyến đường, tuyến phố trong quy hoạch để thu hồi và chuyển đổi quỹ đất hai bên đường phục vụ đấu giá. - Bên cạnh thu hút các nguồn vốn, cần đảm bảo cân đối, phân bổ các nguồn vốn hợp lý cho phát triển. Trong đó, phải đặc biệt quan tâm phân bổ vốn đầu tư ngân sách đảm bảo trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên các công trình chuyển tiếp, các dự án dân sinh bức xúc. Việc thực hiện đầu tư phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định; nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư. - Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trong kế hoạch đầu tư công 2021 - 2025 cấp Thành phố trên địa bàn Đông Anh. Đối với các dự án đã nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cấp huyện, huyện Đông Anh chủ động tiếp tục triển khai thực hiện theo kế hoạch. Kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc để được kịp thời tháo gỡ. - Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, kêu gọi các chủ đầu tư có năng lực triển khai các dự án phát triển và kết nối hạ tầng . - Tăng cường công tác giám sát đầu tư, giám sát đầu tư của cộng đồng, thanh tra và kiểm tra chất lượng công trình theo quy định. - Tạo cơ chế thông thoáng để tạo sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước; Khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia; huy động mọi nguồn vốn tập trung cho sự phát triển các dự án có ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Huyện. Các chính sách thuế và tín dụng
  • 27. 27 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 có liên quan đến huy động nguồn lực cần được cân nhắc để tạo điều kiện thu hút được nguồn lực xã hội mà vẫn đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Mô hình hợp tác công - tư (PPP) có thể triển khai thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi sẽ tạo điều kiện cạnh tranh minh bạch, công bằng cho các nhà đầu tư. Thu hút vốn qua hình thức PPP đảm bảo cho quá trình vừa xây dựng hạ tầng làm cơ sở cho quá trình phát triển KT-XH một cách bền vững, vừa không tăng nợ công. Cần phải tạo ra cơ chế phù hợp như khi tham gia dự án, doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi để các doanh nghiệp có thể đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước. 3.1.3. Giảipháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm 3.1.3.1. Đối với đội ngũ cán bộ chính quyền địa phương - Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức từ Huyện đến cơ sở, đặc biệt là người đứng đầu, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ đáp ứng yêu cầu của chính quyền đô thị. - Xây dựng nền hành chính phục vụ, hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả, đảm bảo liên thông, đồng bộ, thống nhất và hội nhập quốc tế nhằm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước phù hợp địa bàn đô thị. Đặc biệt, quan tâm bồi dưỡng năng lượng, trình độ chuyên môn cho đội ngũ đáp ứng yêu cầu bộ máy quản lý hành chính của một đô thị, đủ tiêu chuẩn điều kiện trước những biến đổi của đời sống kinh tế. - Cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đáp ứng theo yêu cầu để tiếp tục công tác đối với những cán bộ, công chức có đủ năng lực, điều kiện. - Sắp xếp, bố trí công việc khác phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực sở trường của cán bộ, công chức. - Rà soát, tiếp nhận công chức từ nguồn cán bộ tại địa phương, công chức nguồn bổ sung từ Thành phố hoặc xây dựng kế hoạch tuyển dụng kịp thời đối với các chức danh công chức còn thiếu để đảm bảo đáp ứng được với yêu cầu của chính quyền quận theo quy định. - Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các xã, thị trấn thường xuyên rà soát, xây dựng quy hoạch nguồn cán bộ, công chức để kiện toàn tổ chức, biên chế khi cần thiết đảm bảo kịp thời, chất lượng cao. - Phối hợp hướng dẫn UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, chuẩn bị phương án kiện toàn các chức danh người hoạt động không chuyên trách đảm bảo đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. 3.1.3.2. Đối với người lao động
  • 28. 28 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Phát huy vai trò và nâng cao năng lực các trường, trung tâm đào tạo nghê trên địa bàn;Khuyến khíchpháttriểnvà quảnlý tốtchấtlượng các cơ sở dịchvụdạy nghề - Tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho người lao động về những lợi ích mang lại từ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Dự báo những xu hướng nghề nghiệp có tiềm năng phát triển để định hướng đào tạo cho người lao động trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp. - Trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho người lao động trong bối cảnh toàn cầu hóa, cách mạng khoa học kỹ thuật có nhiều ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, thời gian làm việc của người lao động. - Đào tạo và bồi dưỡng cho người lao động đáp ứng những tiêu chuẩn mới, linh hoạt và có khả năng thích nghi với những biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội trong thời đại mới. 3.1.3.3. Đối với công tác giáo dục, đào tạo học sinh - Phát triển các trường học theo hướng hiện đại, văn minh, tạo môi trường cảnh quan thân thiện. Tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt là môn Tiếng Anh, Tin học và kỹ năng sống cho học sinh. Đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục ở mỗi cấp học. Nâng cao chấtlượngđộingũ cánbộ, giáo viên có phẩmchất, năng lực đáp ứng được yêu cầu. - Tạo điều kiện cho các tổ chức đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành công nghiệp, dịch vụ. Tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thu hút, tuyển chọn phát triển nguồn nguồn nhân lực trẻ, có chất lượng cao, hiệu quả, để đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của Huyện. - Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất; phát huy các sáng kiến mới trong phương pháp dạy và học. 3.1.3.4. Giải pháp tạo việc làm - Xây dựng một số sàn giao dịch việc làm chất lượng cao trên địa bàn - Huyện chủ động các hình thức thoả thuận với các khu công nghiệp, các chủ đầu tư dự án lớn trên địa bàn như Công viên Kim Quy, Thành phố thông minh... để có chính sách ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương vào làm việc (chủ đầu tư cung cấp thông tin nhu cầu vị trí việc làm; Huyện hỗ trợ trong đào tạo lao động đáp ứng các yêu cầu cụ thể của các vị trí việc làm; chủ đầu tư ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương đã được đào tạo)