SlideShare a Scribd company logo
1 of 26
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LÊ THỊ THU
TƯ VẤN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT MIỀN NÚI
Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn KTCN
Mã số: 9.14.01.11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Kim Thành
GS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời
cam đoan trên.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả
Lê Thị Thu
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Trung tâm Thông tin - Thư viện,
các Thầy, Cô ở khoa Sư phạm kỹ thuật - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và
các nhà khoa học đã quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả trong quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án của mình.
Đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc GS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên – Đại học Thái Nguyên, TS. Nguyễn
Kim Thành – TrườngĐại học SưphạmHà Nội đãtận tìnhchỉ bảo và hướng dẫn
tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận án này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô ở một số trường đại học,
cao đẳng đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp tác giả hoàn thiện luận án
của mình.
Xin cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, giúp
đỡ, động viên tác giả.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả
Lê Thị Thu
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................... 1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU................................................................... 3
III. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................ 3
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ................................................................. 4
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU................................................................... 4
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 4
VIII. CẤU TRÚC LUẬN ÁN ..................................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TƯ VẤN HỌC
TẬP CHO SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO
ĐẲNG KỸ THUẬT .................................................................................. 6
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ
VẤN HỌC TẬP......................................................................................... 6
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................ 6
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam................................... 9
1.1.3. Đánh giá chung ........................................................................... 13
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.........................................................14
1.2.1. Tư vấn ........................................................................................ 14
1.2.2. Tư vấn học tập............................................................................. 16
1.2.3. Tự học ...........................................Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Tư vấn tự học .................................Error! Bookmark not defined.
1.3. LÝ LUẬN VỀ TƯ VẤN HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC KỸ
THUẬT Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG..............Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Cơ sở khoa học của việc xây dựng lý luận về tư vấn học tập trong
dạy học kỹ thuật.......................................Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Quy trình tư vấn học tập .................Error! Bookmark not defined.
1.3.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động tư vấn học tậpError! Bookmark not defined.
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn học tập trong dạy học
kỹ thuật ...................................................Error! Bookmark not defined.
1.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN HỌC TẬP CHO SINH
VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬTError! Bookmark not defined.
1.4.1. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sátError! Bookmark not defined.
1.4.2. Kết quả khảo sát.............................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...........................Error! Bookmark not defined.
Chương 2. BIỆN PHÁP TƯ VẤN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN
TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN,
ĐIỆN TỬ ...................................................Error! Bookmark not defined.
2.1. KHÁI QUÁT VỀ MÔN TRANG BỊ ĐIỆN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ
............Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Mục tiêu đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tửError! Bookmark no
2.1.2. Khái quát về môn học Trang bị điện Error! Bookmark not defined.
2.2. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TƯ VẤN HỌC TẬP TRONG
ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬError! Bookmark no
2.2.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu và chương trình đào tạoError! Bookmark not d
2.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .....Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm của người họcError! Bookmark no
2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TƯ VẤN HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC
MÔN TRANG BỊ ĐIỆN..............................Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Biệnpháp 1:Tư vấn học tập cho sinh viên trong giờ dạy lý thuyếtError! Bookmark
2.3.2. Biện pháp 2:Tư vấn học tập cho sinh viên trong giờ dạy thực hànhError! Bookma
2.3.3. Biện pháp 3: Tư vấn học tập cho sinh viên tự học thực hành có
hướng dẫn ...............................................Error! Bookmark not defined.
2.3.4. Nhận xét chung về 3 biện pháp tư vấn học tậpError! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...........................Error! Bookmark not defined.
Chương 3. KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁError! Bookmark not defined.
3.1. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆMError! Bookma
3.1.1. Mục đích kiểm nghiệm ...................Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Đối tượng kiểm nghiệm ..................Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Phương pháp kiểm nghiệm..............Error! Bookmark not defined.
3.2. KIỂM NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIAError! Bookmark not d
3.2.1. Nội dung và tiến trình thực hiện ......Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Kết quả kiểm nghiệm......................Error! Bookmark not defined.
3.3. KIỂM NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆMSƯ PHẠMError! Bookm
3.3.1. Mục đích thực nghiệm ....................Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm....................Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Kế hoạch thực nghiệm ....................Error! Bookmark not defined.
3.3.4. Phương pháp thực nghiệm...............Error! Bookmark not defined.
3.3.5. Xử lý kết quả thực nghiệm..............Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...........................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..............................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
CĐ Cao đẳng
CĐKT Cao đẳng kỹ thuật
CVHT Cố vấn học tập
ĐC Đối chứng
ĐH Đại học
ĐTB Điểm trung bình
GDH Giáo dục học
GV Giảng viên
KT Kỹ thuật
NXB Nhà xuất bản
SV Sinh viên
TĐH Tự động hóa
TN Thực nghiệm
TVHT Tư vấn học tập
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Phiếu kiểm tư vấn học tập cho sinh viênError! Bookmark not defined.
Bảng 1.2. Một số trường CĐKT phục vụ cho việc khảo sát.Error! Bookmark not defi
Bảng 1.3. Kết quả khảo sát sinh viên về hoạt động tư vấn học tậpError! Bookmark no
Bảng 1.4. Kết quả khảo sát GV và cán bộ quản lý về hoạt động tư vấn
học tập .......................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.1. Ký hiệu, chức năng các phần tử, thiết bị trong sơ đồ hệ thống
băng tải động cơ ............................Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.2. Quy trình, trình tự thực hiện bài học lắp ráp đấu nối mạch điện
máy mài........................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.3. Quy trình, trình tự thực hiện bài học mạch khởi động động cơ
không đồng bộ pha rô to lồng sóc bằng cách đổi nối sao - tam
giác có đảo chiều quay ...................Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.4: Ký hiệu, chức năng các phần tử, thiết bị trong sơ đồ mạch khởi
động động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc bằng đổi nối
sao - tam giác có đảo chiều quay ....Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.1. Tổng hợp ý kiến chuyên gia về TVHT trong dạy học cho SV
các trường CĐKT.......................Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.2. Số SV thực nghiệm bằng phương pháp thực nghiệm sư phạmError! Bookma
Bảng 3. 3. Tiêu chí của Cohen.....................Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.4. Bảng phân phối kết quả học tập lớp TN và ĐC sau TN đợt 1Error! Bookma
Bảng 3.5. Bảng tần số điểm kiểm tra lớp TN và ĐC sau TN đợt 1Error! Bookmark no
Bảng 3.6. Bảng tần suất điểm Pi (%)lớp TN và ĐC sau TN đợt 1Error! Bookmark no
Bảng 3.7. Tần suất hội tụ tiến lớp TN và ĐC sau TN đợt 1Error! Bookmark not defin
Bảng 3.8. Các thamsố thống kê kếtquả học tập lớp TN vàĐC sauTNđợt1Error! Bookma
Bảng 3.9. Bảng phân phối kết quả học tập lớp TN và ĐC sau TN đợt 2Error! Bookma
Bảng 3.10. Bảng tần số điểm kiểm tra lớp TN và ĐC sau TN đợt 2Error! Bookmark no
Bảng 3.11. Bảng tần suất điểm Pi (%)lớp TN và ĐC sau TN đợt 2Error! Bookmark no
Bảng 3.12. Tần suất hội tụ tiến lớp TN và ĐC sau TN đợt 2Error! Bookmark not defin
Bảng 3.13. Các thamsố thống kêkếtquả học tập lớp TN vàĐC sauTNđợt 2Error! Bookma
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Trang
Biểu đồ 3.1. Điểm trung bình kết quả học tập được TN đợt
1......................Error!Bookmark notdefined.
Biểu đồ 3.2. Tầnsố điểm lớp TN vàĐC sauTN đợt 1.Error! Bookmark notdefined.
Biểu đồ 3. 3 Tần suất điểm Pi (%)lớp TN và ĐC sau TN đợt
1....................Error!Bookmark not defined.
Biểu đồ 3. 4 Tần suất hội tụ tiến lớp TN và ĐC sau TN đợt
1......................Error!Bookmark notdefined.
Biểu đồ 3. 5 Điểm trung bình kết quả học tập được TN đợt
2......................Error!Bookmark notdefined.
Biểu đồ 3. 6 Tần số điểm lớp TN và ĐC sau TN đợt 2Error! Bookmark notdefined.
Biểu đồ 3. 7 Tần suất điểm Pi (%)lớp TN và ĐC sau TN đợt 2Error! Bookmark notdef
Biểu đồ 3. 8 Tần suất hội tụ tiến lớp TN và ĐC sau TN đợt 2Error! Bookmark notdefi
Hình 1.1. Quy trình tư vấn học tập trong dạy học kỹ thuật............................Error! Book
1PL
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Với xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, đứng trước công cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ, giáo
dục và đào tạo được coi là một khâu quan trọng, là quốc sách hàng đầu. Giáo
dục và đào tạo có ảnh hưởng lớn đến khoa học và công nghệ, làm thay đổi đời
sống, kinh tế trong xã hội. Xu hướng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực đào tạo
nguồn nhân lực đòi hỏi những yêu cầu khắt khe về trình độ, năng lực. Để đáp
ứng được những yêu cầu đó đòi hỏi giáo dục và đào tạo Việt Nam phải đổi
mới, phải “chuẩn hoá”, “hiện đại hoá”, “chuyên môn hoá” và “quốc tế hoá”.
Trong “Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020”, ban hành
kèm theo Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính
phủ đã xác định: “Thực hiện đổi mới cơ bản, mạnh mẽ quản lý nhà nước về
dạy nghề, nhằm tạo động lực phát triển dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện
đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” [4].
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XI (Nghị quyết 29 – NQ/TW) với nội
dung: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đảm bảo đáp ứng yêu
cầu kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã xác định: “Tiếp tục đổi
mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc
phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung cách học;
cáchnghĩ, khuyến khíchtự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới
tri thức, kỹ năng phát triển năng lực” [27].
Tại Hội nghị Giáo dục Đại học (từ 1/10 đến 3/10/2001), Cố Thủ tướng
Phan Văn Khải đã nói: “Trường đại học cần giúp sinh viên thu nhận những
2PL
kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất và chủ yếu dạy cho sinh viên biết cách học,
cách tư duy sáng tạo thì mới có thể thích ứng với mọi tình huống trong thị
trường lao động và trong đời sống xã hội khi ra trường…” [18].
Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 đã khẳng định rõ mục tiêu giáo dục
nghề nghiệp là: “Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực giải quyết
được các côngviệc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng
sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và
giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc” [24].
Hiện nay, nhiều trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) ở nước ta đang áp
dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ do phương thức này có nhiều ưu
điểm nổi bật. Để áp dụng phương thức đào tạo này có hiệu quả thì một trong
những việc quan trọng, cấp thiết là phải đổi mới phương pháp dạy học sao cho
phù hợp với phương thức đào tạo. Trongphương thức đào tạo theo học chế tín
chỉ, điểm khác biệt cơ bản nhất là có cố vấn học tập (CVHT), một trong những
nhiệm vụ của CVHT là tư vấn học tập (TVHT) cho sinh viên (SV). Tuy nhiên,
so với phương thức đào tạo theo học chế niên chế, phương thức đào tạo theo
học chế tín chỉ giảm đáng kể thời lượng học trên lớp, tăng thời lượng tự học ở
nhà SV phải tự học tự nghiên cứu nhiều, hoạt động này đóng vai trò rất quan
trọng là yếu tố trực tiếp tác động đến chất lượng đào tạo và được đặt ra như
một nhu cầu bức thiết đối với người học. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với người
học là phải biết cáchtự học, tự nghiên cứu, nghĩa là phải có năng lực nhận thức
đạt ở mức nhất định. Khi đó, người thầy không chỉ là người cung cấp thông tin
mà cònlà người hướng dẫn, tư vấn cách học cho người học; tổ chức, giám sát,
đánh giá quá trình tự học của người học nhằm hình thành ở người học kỹ năng
học tập và năng lực chuyên môn.
Thực tế cho thấy khi các trường ĐH, CĐ thực hiện phương thức đào
tạo theo học chế tín chỉ, SV vẫn giữ thói quen học tập cũ, chưa tích cực tự
3PL
học, tự nghiên cứu mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do họ chưa
có được phương pháp tự học, tự nghiên cứu khoa học và phù hợp.
Qua khảo sát quá trình đào tạo tại một số trường cao đẳng kỹ thuật
(CĐKT) ở một số tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía bắc nước ta (sau
đây gọitắt là “trườngCĐKT miền núi”) cho thấy phần lớn SVđều chưatíchcực
tự học, tự nghiên cứu; còn thiếu điều kiện để tự học và đặc biệt là thiếu phương
pháp tự học, tựnghiên cứu. Đó chính là lý do tác giả chọn vấn đề “Tư vấn học
tập cho sinh viên các trường cao đẳng kỹ thuật miền núi” làm đề tài luận án
của mình.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứulý luận về tư vấn học tập kỹ thuật, bao gồmhướng dẫn tự học,
tự nghiên cứu trong dạy học kỹ thuật cho SV CĐKT, đề xuất biện pháp nhằm
nâng cao kĩ năng học tập của SV, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo ở các
trường CĐKT khi thực hiện phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ.
III. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Khách thể nghiên cứu:
Quá trình tư vấn học tập trong giáo dục nghề nghiệp tại các trường
CĐKT.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp TVHT trong đó chủ yếu là tư vấn phương pháp tự học, tự
nghiên cứu trong dạy học kỹ thuật tại các trường CĐKT.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu được giới hạn trong dạy học môn Trang bị điện
thuộc khối kiến thức các môn học chuyên môn ngành Công nghệ Kỹ thuật
điện, điện tử trình độ cao đẳng. Thực nghiệm được tiến hành tại trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thái Nguyên.
4PL
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xây dựng được các biện pháp tư vấn học tập trong dạy học dựa trên
thiết kế quy trình tư vấn học tập trong dạy học kỹ thuật và vận dụng chúng
trong quá trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử ở các trường
CĐKT miền núi một cách khoa học và phù hợp với phương thức đào tạo theo
học chếtínchỉ thì sẽ nâng cao kỹ năng học tập cho SV, qua đó góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo ở các trường CĐKT.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động TVHT trong dạy học và vận
dụng trong dạy học cho SV CĐKT nhằm nâng cao kỹ năng học tập cho SV,
qua đó nâng cao chất lượng đào tạo.
- Nghiên cứu quá trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử
ở các trường CĐKT miền núi. Đặc biệt là nghiên cứu phương pháp tự học, tự
nghiên cứu của SV.
- Đề xuất quy trình TVHT trong dạy học kỹ thuật.
- Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động TVHT.
- Nghiên cứu xây dựng các biện pháp TVHT trong dạy học kỹ thuật và
vận dụng trong quá trình dạy học cho SV trường CĐKT.
- Kiểm nghiệm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp thực
hiện TVHT đã xây dựng và những giáo án có sử dụng biện pháp này.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết như: phân tích, tổng hợp, phân
loại, hệ thống hóa, sơ đồ,… nhằm nghiên cứu các công trình có liên quan về
TVHT để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Tổng quan tình hình nghiên cứu
về hoạt động TVHT.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: điều tra, thực nghiệm,
phương pháp chuyên gia nhằm khảo sát thực tế, kiểm nghiệm và đánh giá các
biện pháp đã đề xuất và giáo án đã biên soạn.
5PL
- Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu trong khảo sát thực
trạng và kiểm nghiệm, đánh giá các biện pháp đã đề xuất.
VII. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Về lí luận
- Xây dựng được hệ thống lý luận về TVHT trong dạy học kỹ thuật.
- Xác định được các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động TVHT trong
dạy học kỹ thuật của SV CĐKT.
2. Về thực tiễn
- Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng TVHT trong dạy học kỹ thuật
cho SV CĐKT các tỉnh vùng trung du và miền núi phía bắc làm căn cứ đề
xuất các biện pháp.
- Xây dựng được quy trình TVHT trong dạy học kỹ thuật.
- Đềxuất được babiệnpháp TVHT trongdạyhọc kỹ thuật cho SV CĐKT.
- Kiểm chứng, khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề
xuất thông qua lấy ý kiến chuyên gia và tổ chức thực nghiệm sư phạm.
VIII. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung chính của luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tư vấn học tập cho sinh viên
trong đào tạo ở trường cao đẳng kỹ thuật.
Chương 2: Biện pháp tư vấn học tập cho sinh viên trong đào tạo ngành
Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử ở trường cao đẳng kỹ thuật.
Chương 3: Kiểm nghiệm và đánh giá.
6PL
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ TƯ VẤN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN
TRONG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ
VẤN HỌC TẬP
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới có khá nhiều loại hình tư vấn như: tư vấn pháp luật, tư
vấn sức khỏe, tư vấn tài chính,... Riêng trong lĩnh vực giáo dục cũng có nhiều
loại hình tư vấn như: tư vấn học tập, tư vấn học đường, tư vấn nghề nghiệp, tư
vấn hướng nghiệp,... Nhìn chung, các loại hình tư vấn khác nhau đều có
chung mục đích là giải đáp băn khoăn, thắc mắc, cung cấp thông tin để giúp
người cần tư vấn tìm ra giải pháp, biện pháp giải quyết vấn đề, nâng cao hiệu
quả công việc, giúp người được tư vấn tự tin hơn trong hành động theo quyết
định của mình đã lựa chọn. Ở đây tập trung đề cập tới các công trình nghiên
cứu về TVHT hoặc tương tự như vậy.
Năm 1964, công trình nghiên cứu của tác giả Iallberg. E. C về TVHT
cho thấy, quá trình TVHT được thông qua CVHT, họ gặp gỡ trao đổi thông
tin với sinh viên (SV) và sẽ cung cấp những thông tin trọng tâm, quan trọng
trong học tập mà SV cần biết [62].
Với cùng quan điểm nêu trên, tác giả R. Robbins cho rằng, có rất nhiều
yếu tố góp phần vào quá trình TVHT để đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên, tác
giả nhấn mạnh về sự cần thiết của cố vấn tâm lý trong quá trình tương tác, bởi
nó có tác động đến SV và CVHT cùng nhau chia sẻ những quan điểm của
riêng mình [67].
TVHT được các nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu và đánh giá nhiều ở
bậc giáo dục ĐH. Nghiên cứu về “Sự năng động của TVHT bậc ĐH”, năm
7PL
1975 người ta đã tiến hành khảo sát 452 GV và nhân viên làm công tác TVHT
tại trường ĐH Minnesota. Trong đó khảo sát cả một số vấn đề liên quan đến
trợ giúp SV. Hướng khảo sát chủ yếu là: 1) Các vấn đề về học tập, xã hội. 2)
Các vấn đề về cảm xúc hoặc tâm lý. 3) Các vấn đề về học tập liên quan đến sự
nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các CVHT đã dành phần lớn thời gian
cho việc cung cấp các thông tin về học tập khi SV có nhu cầu. Các CVHT đều
cho rằng họ là người trợ giúp thích hợp nhất đối với SV trong các lĩnh vực
học tập và hướng nghiệp [60].
Trong một nghiên cứu và khảo sát tại trường CĐ kỹ thuật và một số
trường ĐH, tác giả M. Balilah cùng các cộng sự đã đưa ra kết luận và khẳng
định: “TVHT có vai trò rất quan trọng trong giáo dục ĐH”, và “CVHT gần
như một xương sống của hệ thống giáo dục ĐH” nghiên cứu đã đề xuất cách
tiếp cận toàn diện cho hệ thống TVHT nhằm đạt được hiệu quả cao nhất [65].
Với cuộc khảo sát 1.033 SV năm thứ nhất tại một trường ĐH, kết quả
khảo sát cho thấy sự ảnh hưởng của TVHT đến chất lượng đào tạo. Cụ thể là
nếu SV được TVHT có chất lượng cao thì số lượng SV bỏ học ít, và ngược lại
nếu SV được TVHT có chất lượng thấp sẽ đồng nghĩa với số lượng SV bỏ
học nhiều. Đây cũng được coi như một chiến lược trong sự nỗ lực giảm số
lượng SV bỏ học do không được TVHT tốt ở các trường ĐH [57].
Đối với SV, trao đổi thông tin với CVHT là công việc khó, bởi CVHT
không phải là người luôn túc trực các cuộc hẹn đối với mỗi SV. Để giải quyết
vấn đề đó A. Y. Noaman and F. F. Ahmed có bài viết nhằm cung cấp một giải
pháp tư vấn toàn diện cho SV, làm cho SV tiếp cận với CVHT thật đơn giản và
thuận tiện thông qua công nghệ trực tuyến với cố vấn, đây là công cụ để giúp
SV thành cônghơn trong học tập bởi họ có thể truy cập, kết nối với cố vấn bất
kỳ lúc nào và quan trọng hơn là được liên lạc trực tiếp mà không cần sự giáp
mặt giữa cố vấn với SV [55].Cùng hướng nghiên cứu sử dụng hệ thống thông
8PL
tin để tìm sự trợ giúp của C, P. Amador and J. Amador có bài viết “Tư vấn
học tập quaFacebook: Xem xét trợ giúp SV [71]. Nghiên cứu TVHT cho SV
qua hệ thống công nghệ thông tin, N. Mattei và các cộng sự đã có bài viết
chia sẻ bài học kinh nghiệm về một công cụ hỗ trợ TVHT cho SV. Trong giai
đoạn 2009 đến 2011 nhóm nghiên cứu đã khảo sát trên 500 SV bằng các câu
hỏi chi tiết về những lợi thế mà SV có được trong suốt quá trình học tập. Kết
quả cho thấy TVHT bằng công cụ phần mềm sẽ hỗ trợ, cải thiện mối quan hệ
và sự tương tác giữa CVHT với SV rất nhiều, đặc biệt trong quá trình học tập
và lập kế hoạch học tập cho cả khóa học của SV. Song, bên cạnh đó, hình
thức tư vấn trực tiếp giữa CVHT với SV cũng không thể thiếu vì hiệu quả tích
cực của nó [66]. Edward “Chip” Anderson (1997) cho rằng, CVHT tư vấn
cho SV nhằm giúp họ tiếp cận học một cách có hệ thống, đây là động lực
quan trọng thúc đẩy quá trình học”[61]
Năm 2007, theo Sindabi, A.M. thì CVHT là người đưa ra lời khuyên và
giải đáp những câu hỏi liên quan đến học tập, tạo điều kiện để SV tiếp cận
nguồn tài liệu nhằm phát triển tri thức cho người học....[68]
Năm 2010, tác giả M. J. Martínez-argüelles và các cộng sự có công
trình nghiên cứu TVHT trong môi trường ĐH ảo (học tập trên mạng hoặc ĐH
từ xa, ĐH trực tuyến), với hình thức TVHT trực tuyến. Yếu tố chính của hình
thức này chủ yếu tập trung vào chức năng của CVHT, cách thức tổ chức các
hoạt động TVHT [64].
Năm 2013, A. D. Young-Jones và các cộng sự có công trình nghiên cứu
“TVHT: nó có thực sự ảnh hưởng đến thành công của SV”, nghiên cứu đánh
giá kết quả TVHT của SV dựa trên nhu cầu tư vấn của họ. Công trình sử dụng
một số phương pháp để nghiên cứu: phương pháp luận, cách tiếp cận, thiết kế
chương trình để khảo sát 611 SV, về nhu cầu TVHT và những kinh nghiệm
của SV khi được tư vấn. Qua phân tích các phản hồi của SV, kết quả thu được
9PL
có 6 yếu tố cơ bản ảnh hưởng rõ rệt đến sự thành công trong học tập của SV
thông qua TVHT: cố vấn trách nhiệm, cố vấn trao quyền, trách nhiệm của SV,
học sinh tự định hiệu quả, kỹ năng học tập của SV và hỗ trợ nhận thức [56].
Tại hội thảo quốc tế lần thứ 4 tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Thụy Vân đã
đánh giá cao hiệu quả TVHT bằng việc chứng minh các công trình đã được các
tác giả nước ngoài nghiên cứu như: “Nhiều nghiên cứu cho thấy một TVHT
hiệu quả đóng một vai trò trong phát triển SV (Light, 2001; Pizzolato, 2008;
Reinarz & Ehrlich, 2002), gắn liền với thành công học tập của học sinh (Bahr,
2008; Campbell & Nutt, 2008; Museus & Ravello, 2 (10), ảnh hưởng đến các
quyết định và thái độ đối với việc học suốt đời (Hunter & White, 2004; Smith
& Allen, 2006; Stickle, 1982), và liên quan đến sự hài lòng, tuyển dụng và duy
trì của học sinh (E l lio tt) & Healy, 2001; Freeman, 2108; Peterson, Wagner, &
Lamb, 2001)” [72].
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Cùng bàn về vấn đề TVHT, một số tác giả đã có những nghiên cứu tại
các cơ sở giáo dục ĐH, các bài viết đều được tập trung nghiên cứu dưới vai
trò CVHT. Điểm lại các công trình đó có thể thấy có một số công trình nghiên
cứu nổi bật sau:
Tìm hiểu về nhu cầu TVHT, năm 2016, luận án tiến sĩ của tác giả Trần
Văn Chương đã khảo sát và cho thấy hoạt động TVHT cho SV ở các trường
này còn nhiều hạn chế mặc dù nhu cầu của SV rất cao. Qua đó tác giả đã đề
xuất một số giải pháp quản lý đào tạo cho các trường ĐH địa phương nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý quá trình dạy học, trong đó có giải pháp: Xây dựng
đội ngũ CVHT với chức năng chủ yếu là tư vấn và hỗ trợ SV trong quá trình
học tập và nghiên cứu khóa học [5].
Tác giả Nguyễn Thị Út Sáu đã chỉ ra một số nhu cầu cần thiết về
TVHT theo học chế tín chỉ của SV ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên. Thứ
10PL
nhất, nhu cầu nội dung TVHT bao gồm: (1) Hoạt động đăng ký học tập, (2)
Hoạt động học tập lý thuyết, (3) Hoạt động tự học, tự nghiên cứu, (4) Hoạt
động thảo luận, seminar. Thứ hai, nhu cầu về tổ chức, cá nhân. Thứ 3, nhu
cầu về hình thức TVHT. Tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tìm hiểu
nhu cầu TVHT của SV ở một số góc độ như: ngoài giờ học lý thuyết trên lớp,
SV còn phải học qua hình thức trải nghiệm thực tế, qua tham quan dã ngoại,
qua cách khai thác tài liệu,... Tuy nhiên, tác giả cũng chưa đề cập đến các biện
pháp và hình thức tư vấn các nội dung đó như thế nào, mà quá trình TVHT
này hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố của người thầy thông qua nhu cầu tư vấn
của SV [34].
Trong cuốn Kỹ thuật dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ của tác
giả Đặng Xuân Hải (2011) đã nêu rõ vai trò của CVHT là giúp đỡ SV trong
học tập [13]. Cùng bàn về vai trò của CVHT trong TVHT tác giả Lâm Quang
Thiệp (2007) có bài viết “Học chế tín chỉ và việc áp dụng ở Việt Nam” tác giả
cho rằng SV phải được gắn chặt với CVHT để tư vấn hướng dẫn cho SV lựa
chọn môn học và thiết kế quy trình học tập cho mình một cách cụ thể [39]
Với cách nhìn xuyên suốt, tổng thể những hạn chế, khó khăn trong
TVHT, đề xuất giải pháp khắc phục, tác giả Trần Thị Minh Đức có bài viết đi
sâu tìm hiểu nhu cầu TVHT của SV và thực trạng việc CVHT tại Việt Nam.
Từ khía cạnh trách nhiệm của CVHT và nhu cầu TVHT của SV, tác giả đã
thống kê, phân tích cho thấy bốn nhóm nội dung công việc chính mà CVHT
thường làm, trong đó nhóm đầu tiên được xác định là: phương pháp học tập,
nghiên cứu khoa học,... Với kết quả thu được về công tác TVHT cho SV hiện
nay, tác giả nhận định công tác TVHT còn gặp những khó khăn, hạn chế nhất
định do những yếu tố khách quan, chủ quan từ cách nhìn nhận, đánh giá
nhiệm vụ CVHT của SV. Với những suy nghĩ, băn khoăn, mong muốn CVHT
sẽ là người TVHT cho SV một cách tốt nhất, tác giả Nguyễn Duy Mộng Hà
11PL
có bài viết tập trung phân tích những thuận lợi của SV khi được CVHT tư
vấn, sự cần thiết trong việc phát triển đội ngũ CVHT là tư vấn trong các
trường ĐH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Để giải quyết được những khó
khăn ở các trường ĐH hiện nay đang gặp phải trong công tác TVHT, một số
tác giả đã đưa ra một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cố
vấn học tập trong việc xây dựng và cải tiến công tác tư vấn cho SV [10], [11],
[12] [22][43].
Tại Trường ĐH Tiền Giang, hoạt động TVHT được tác giả Lê Thị
Thanh Thảo đề cập đến kết quả khảo sát thông qua đội ngũ những người làm
công tác tư vấn SV cho thấy, chất lượng hoạt động TVHT tại nhà trường chưa
được đánh giá cao do một số nguyên nhân sau: đội ngũ TVHT còntrẻ chưa có
kinh nghiệm, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc chưa đáp ứng yêu cầu, cách
thức tổ chức hoạt động TVHT còn bất cập. Với những bất cập trên tác giả đã
đề xuất một số kiến nghị với nhà trường nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
TVHT: Trang bị kỹ năng TVHT cho đội ngũ là công tác tư vấn, đánh giá định
kỳ chất lượng hoạt động TVHT [36].
Công tác TVHT thông qua CVHT cũng được nhà trường đặc biệt quan
tâm, tác giả Phạm Thị Lụa có bài viết chỉ rõ nhiệm vụ của CVHT. Trong đó
công tác tư vấn và hướng dẫn về học tập đã được đặt ra với nhiều nội dung:
Tư vấn cho SV về chương trình học tập, tư vấn và hướng dẫn phương pháp
học tập và nghiên cứu khoa học,... Qua nghiên cứu, tác giả chỉ ra thực trạng
công tác TVHT với kỹ năng sử dụng phần mềm quản lý đào tạo còn yếu
chiếm tới 73,9%. Công tác CVHT trong nhà trường được nhiều tác giả nhận
định vẫn còn nhiều hạn chế [37] [17] [23];[52],[20][9].
Một số tác giả nghiên cứu kết quả TVHT của CVHT về cách rèn luyện
kỹ năng tự học sau khi được TVHT. Năm 2015, tác giả Ngô Thị Thanh Loan
và các công sự có bài viết: “Kết quả TVHT của CVHT tại trường ĐH Y Dược
12PL
– ĐH Thái Nguyên”, từ góc nhìn thực tế hoạt động TVHT của SV Trường
ĐH Y Dược, tác giả đã có những nhận định nhất định: SV chưa được tư vấn
tốt về phương pháp học tập, kỹ năng cơ bản học tập ngoài giờ lên lớp còn ở
mức thấp. Công tác TVHT của CVHT đòi hỏi mất nhiều công sức nhiều thời
gian, do đó TVHT của nhà trường còn hạn chế chưa đạt kết quả cao [21].
Trong bài viết “Một số ý kiến đóng góp xung quanh hoạt động của
CVHT” tác giả Hồ Phương Thùy cho rằng: “CVHT là người đại diện cho nhà
trường hướng dẫn, tư vấn cho SV đến công tác quản lý, chương trình trình
đào tạo, nghiên cứu khoa học…”[42]. Công tác tư vấn học đường cho học
sinh, SV cũng được tác giả Ngô Thị Thu Dung và Nguyễn Thị Hồng Nga quan
tâm, với mong muốn cung cấp cho học sinh những sản phẩm dịch vụ tốt nhất
trong học đường để nâng cao chất lượng giáo dục, tác giả đã đề xuất xây dựng
thử nghiệm mô hình tư vấn học đường, nội dung tư vấn, phương thức hoạt
động nhằm trợ giúp cho hoạt động tư vấn trong nhà trường đạt được hiệu quả
hơn. Tuy nhiên đây mới chỉ là hoạt động mang tính thử nghiệm, kết quả thu
được cònhạn chế, chưa đưa ra được nguyên tắc, cũng như hình thức tư vấn cụ
thể các nội dung trên như thế nào [6]. Cùng quan điểm trên, tác giả Trịnh Thị
Phan Lan cũng cho rằng: “CVHT người tư vấn định hướng, giám sát quá trình
học tập, lựa chọn nghề nghiệp của SV, và tham mưu các vấn đề quản lý đào
tạo, nghiên cứu khoa học, nhu cầu của xã hội về đào tạo cho nhà trường” [21]
Tại hội thảo “Vai trò của CVHT trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại
các trường cao đẳng - đại học Việt Nam” được tổ chức tại trường ĐH sư
phạm thành phồ Hồ Chí Minh năm 2014 đã có nhiều bài viết quan tâm các
giải pháp nâng cao vai trò của CVHT.
Tác giả Ngô Minh Oanh chỉ rõ bản chất của đào tạo theo hệ thống tín
chỉ là tùy theo khả năng và năng lực của SV mà họ hoàn toàn chủ động trong
kế hoạch học tập của mình, bên cạnh đó phương pháp đào tạo này cần tăng
13PL
cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của SV nhiều hơn nữa. Tuy nhiên thực
trạng hiện nay ở nhiều cơ sở giáo dục khả năng chủ động trong kế hoạch và
phương pháp học tập của SV còn nhiều hạn chế, nhất là khả năng tự học gặp
rất nhiều khó khăn [29]. Trong bài viết “Phương thức đào tạo theo hệ thống
tín chỉ và những yêu cầu đối với CVHT” tác giả Nguyễn Thị Hà Lan đã nêu
rõ CVHT cần phải nắm vững và hướng dẫn cho SV phương pháp tự học, tự
nghiên cứu, tìm kiếm tra khảo tài liệu, phương pháp học trên lớp sao cho hiệu
quả nhất [19] Tác giả Võ Xuân Đàn cũng nhận định, một trong những nhiệm
vụ quan trọng của CVHT là tư vấn phương pháp tự học, kỹ năng thu thập và
xử lý thông tin và kỹ năng nghiên cứu khoa học,.....[8].
1.1.3. Đánh giá chung
Điểm qua các công trình nghiên cứu về lĩnh vực TVHT trên đây có thể
nhận thấy:
- Hầu hết các côngtrình nghiên cứu đều tập trung chủ yếu vào hoạt động
TVHT dướivai trò CVHT trong đào tạo tín chỉ. Các công trình nghiên cứu đã
đưa ra được những cơ sở lý luận về tâm lý, giáo dục học và xã hội trong TVHT
cho người học, đã có những nhìn nhận đánh giá ở các góc độ khác nhau và tất
cả đều chỉ ra được vai trò quan trọng của TVHT cho SV.
- Các côngtrình cũng xác định được bản chất, các yếu tố ảnh hưởng của
TVHT, nhu cầu tư vấn của người học,... mộtcách chung nhất trong đào tạo tín
chỉ, để từ đó đưa ra một số biện pháp có tác động trực tiếp đến quá trình học
tập của người học.
Tuy nhiên, chưa có côngtrình nào đềcập sâu tới TVHT với trọng tâm là
hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu trong quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ
với các ngành học kỹ thuật. Ngoài ra, cũng cần xét đến yếu tố điều kiện tự học,
tự nghiên cứu của người học. Đây là một yếu tố không thể bỏ qua khi bàn đến
biện pháp nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho người học. Đề tài này
14PL
sẽ tiến hành nghiên cứu hoạt động TVHT trong dạy học cho SV ở các trường
CĐKT miền núi với trọng tâm là tư vấn phương pháp tự học, tự nghiên cứu
cho SV.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Tư vấn
Theo từ điển Hán Việt thì tư vấn có nghĩa “Góp ý kiến về những vấn đề
hỏi đến nhưng không có quyền quyết định” [30].
Tư vấn cũng được nhiều tác giả trên thế giới và Việt Nam quan tâm
nhưng mỗi người phân tích, đánh giá vấn đề dưới cách nhìn nhận khác nhau.
Một số tác giả cho rằng, người tư vấn đóng vai trò là người chịu trách nhiệm
phải tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề (R.chein, 1996), hoặc là người thu
thập thông tin, chẩn đoán và đề xuất giải pháp (D.J Kuroius & J.C Brukbaker,
1976).Theo Larry Greiner và Robert Metzger thì tư vấn là một dịch vụ cho lời
khuyên theo hợp đồng, nhà tư vấn chịu trách nhiệm về chất lượng và sự đúng
đắn trong lời khuyên [38].
Để đạt được hiệu quả của sự trợ giúp, mối quan hệ trong tư vấn phải là
tự nguyện và bình đẳng, người cần được tư vấn là hoàn toàn tự nguyện không
chịu sự ép buộc của người tư vấn. Người tư vấn, cũng không đứng ra giải
quyết vấn đề thay cho người được tư vấn mà chỉ có vai trò hỗ trợ khách hàng
giải quyết vấn đề. Người được tư vấn có thể căn cứ vào điều kiện và hoàn
cảnh mà chấp nhận hay từ chối ý kiến của người tư vấn, có những lựa chọn
cho mình phù hợp với hoàn cảnh [2].
Tác giả Trần Thị Minh Đức, Trương Phúc Hưng, Trần Tuấn Lộ, Đặng
Danh Ánh cho rằng tư vấn là quá trình cung cấp kiến thức của một chuyên gia
có kinh nghiệm, hiểu biết về vấn đề mà khách hàng đang gặp phải [38; tr17].
Theo tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền: “Tư vấn là một hoạt động
thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu của một cá nhân hay của một nhóm người
muốn hiểu biết về một đối tượng hoạt động nghề mà họ chưa có điều kiện tiếp
15PL
cận một cách cặn kẽ và hoàn chỉnh” [19; tr36].
Theo tác giả Chu Liên Anh “Tư vấn là sự trợ giúp, trong đó người tư
vấn thông qua mối quan hệ tin cậy, tự nguyện, trao đổi thông tin để cung cấp
giải pháp nhằm giúp khách hàng tìm ra phương án tốt nhất giải quyết vấn đề
của họ” [2].
“Tư vấn là tiến trình tương tác giữa nhà tư vấn và thân chủ, trong đó
người tư vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của mình giúp thân chủ
thấu hiểu hoàn cảnh của mình và tự giải quyết vấn đề của mình” [7]
Từ một số quan niệm trên có thể hiểu tư vấn như là một hoạt động trợ
giúp thông tin tri thức về một vấn đề nào đó của những chủ thể có sự hiểu biết
cặn kẽ về vấn đề được đặtratheo nhu cầu củamột người hoặc nhóm người chưa
có sựhiểu biết đầyđủ chuẩnxác về vấn đềđó. Chủthể tư vấn là những người có
kinh nghiệm chuyên sâu, có sựhiểu biết cầnthiết có thể cung cấp, chia sẻ những
thông tin hữu íchcho ngườicần được tưvấn. Bằng cáchnày người cần tư vấn sẽ
có cơ hội được tiếp cận với những chuyên gia giỏi chuyên môn ở lĩnh vực mà
người cần tư vấn đang cần đề cập tới. Quá trình cung cấp thông tin và các giải
pháp khôngchỉ là việc của chủ thể tư vấn mà là cả quá trình người được tư vấn
chấp nhận, lĩnh hộiđể sửdụng vào giải quyết vấn đề đang gặp khó khăn. Chính
vì vậy muốn tư vấn trở thành quá trìnhtrợ giúp thật hoànchỉnhthì chủ thể tư vấn
cần tìmhiểu vấn đề sâusắc, có sựđánhgiá và cung cấp, phân tích thông tin thật
kỹ trước khi đưa ra quyết định tư vấn của mình.
Tư vấn không chỉ giúp một cá nhân, một nhóm người giải quyết được
vấn đề nào đó mà họ cần có nhu cầu giải quyết, tư vấn còn có tác dụng làm
giảm bớt những lo ngại, hoang mang mà họ đang phải đối mặt. Tư vấn giúp
cho người được tư vấn bình tĩnh, có suy nghĩ tích cực hơn, cân nhắc và tự ra
quyết định đúng cho bản thân mình, hay nói cách khác, tư vấn là một hoạt
động nhằm đáp ứng những nhu cầu của một bộ phận người chưa hoặc chưa có
16PL
điều kiện hiểu biết đầy đủ về một vấn đề nảy sinh trong học tập và đời sống
để từ đó có sự tính toán cân nhắc và đưa ra phương án tốt nhất cho bản thân
mình. Để tư vấn thật sự đạt được hiệu quả như mong muốn thì tư vấn cần
được diễn ra như là quá trình trao đổi thông tin, tìm kiếm những giải pháp để
giúp người được tư vấn lựa chọn và đưa ra quyết định đúng nhất.
Tư vấn không chỉ là hoạt động thông tin mà phải dựa trên cơ sở cung
cấp thông tin và phân tích để đưa ra lời gợi ý hay lời khuyên.
Như vậy, từ cách nhìn nhận nêu trên, có thể hiểu rằng: Tư vấn là hoạt
động hợp tác và tự nguyện giữa người tư vấn và người cần được tư vấn.
Trong đó người tư vấn đưa ra lời gợi ý hay lời khuyên có cơ sở khoa học để
giúp cho người cần được tư vấn tự giải quyết một vấn đề mà họ cần giải
quyết nhưng chưa biết cách giải quyết, hoặc giúp họ lựa chọn một giải pháp
tối ưu trong các giải pháp có thể để giải quyết một vấn đề.
1.2.2. Tư vấn học tập
TVHT được nhiều người quan tâm và xem xét dưới nhiều góc độ khác
nhau, khái niệm TVHT được đưa ra cũng khác nhau. Cho đến nay, có rất
nhiều quan niệm, cách phát biểu khác nhau về TVHT.
Theo William G. Hendey: “TVHT là một quy trình được dựa trên sự
trao đổi giữa CVHT với SV nhằm hỗ trợ SV đạt được mục tiêu đào tạo, nghề
nghiệp của cá nhân thông qua việc sử dụng các nguồn lực của nhà
trường”[75].
“TVHT là một quá trình ra quyết định, qua đó SV nhận ra tiềm năng
giáo dục tối đa của mình thông qua trao đổi thông tin và trao đổi với một số
cố vấn” [78]
“TVHT là một quá trình tương tác, trong đó cố vấn giúp học sinh đặt ra
và đạt được các mục tiêu học tập, có được thông tin và dịch vụ liên quan và
17PL
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 52135
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thôngMột số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thônghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svPhieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svhuuson182
 

What's hot (12)

Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thôngMột số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
 
Đề tài: Thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học môn Hóa học lớp 11, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học môn Hóa học lớp 11, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học môn Hóa học lớp 11, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học môn Hóa học lớp 11, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường THCS
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường THCSLuận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường THCS
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường THCS
 
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
 
Đề tài: Chất lượng nước của lồng bè nuôi trồng thủy hải sản, HAY
Đề tài: Chất lượng nước của lồng bè nuôi trồng thủy hải sản, HAYĐề tài: Chất lượng nước của lồng bè nuôi trồng thủy hải sản, HAY
Đề tài: Chất lượng nước của lồng bè nuôi trồng thủy hải sản, HAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học An Giang, HAY
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học An Giang, HAYLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học An Giang, HAY
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học An Giang, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toán
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toánLuận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toán
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toán
 
Luận văn: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa lớp 10, 9đ
Luận văn: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa lớp 10, 9đLuận văn: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa lớp 10, 9đ
Luận văn: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa lớp 10, 9đ
 
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svPhieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
 
Phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học theo chương Halogen
Phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học theo chương HalogenPhát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học theo chương Halogen
Phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học theo chương Halogen
 

Similar to Luận án: Tư vấn học tập cho sinh viên các trường cao đẳng kỹ thuật miền núi

Luận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdf
Luận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdfLuận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdf
Luận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdfMan_Ebook
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Của Sinh Viên Về Hoạt Động Giảng Dạy Của Giảng ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Của Sinh Viên Về Hoạt Động Giảng Dạy Của Giảng ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Của Sinh Viên Về Hoạt Động Giảng Dạy Của Giảng ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Của Sinh Viên Về Hoạt Động Giảng Dạy Của Giảng ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcThiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcChau Phan
 
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ láy cho học sinh qua dạy học tạo lập b...
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ láy cho học sinh qua dạy học tạo lập b...Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ láy cho học sinh qua dạy học tạo lập b...
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ láy cho học sinh qua dạy học tạo lập b...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện tại nhà Ngọc Nguyên
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện tại nhà Ngọc NguyênĐề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện tại nhà Ngọc Nguyên
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện tại nhà Ngọc NguyênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thôngMột số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thônghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thôngMột số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thônghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào theo lý thuyết m...
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào theo lý thuyết m...Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào theo lý thuyết m...
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào theo lý thuyết m...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Th...
Luận văn: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Th...Luận văn: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Th...
Luận văn: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Th...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hệ thống bài tập tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực –...
Hệ thống bài tập tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực –...Hệ thống bài tập tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực –...
Hệ thống bài tập tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bg xac suat thong ke (khoi nganh ky thuat)
Bg xac suat thong ke (khoi nganh ky thuat)Bg xac suat thong ke (khoi nganh ky thuat)
Bg xac suat thong ke (khoi nganh ky thuat)Phi Phi
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận án: Tư vấn học tập cho sinh viên các trường cao đẳng kỹ thuật miền núi (20)

Luận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdf
Luận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdfLuận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdf
Luận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdf
 
Luận án: Vận dụng algorit sáng chế để tổ chức dạy học Di truyền học (Sinh học...
Luận án: Vận dụng algorit sáng chế để tổ chức dạy học Di truyền học (Sinh học...Luận án: Vận dụng algorit sáng chế để tổ chức dạy học Di truyền học (Sinh học...
Luận án: Vận dụng algorit sáng chế để tổ chức dạy học Di truyền học (Sinh học...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Của Sinh Viên Về Hoạt Động Giảng Dạy Của Giảng ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Của Sinh Viên Về Hoạt Động Giảng Dạy Của Giảng ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Của Sinh Viên Về Hoạt Động Giảng Dạy Của Giảng ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Của Sinh Viên Về Hoạt Động Giảng Dạy Của Giảng ...
 
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcThiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
 
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ láy cho học sinh qua dạy học tạo lập b...
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ láy cho học sinh qua dạy học tạo lập b...Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ láy cho học sinh qua dạy học tạo lập b...
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ láy cho học sinh qua dạy học tạo lập b...
 
Luận án: Thái độ với nghề của giáo viên mầm non tại Tây Nguyên
Luận án: Thái độ với nghề của giáo viên mầm non tại Tây NguyênLuận án: Thái độ với nghề của giáo viên mầm non tại Tây Nguyên
Luận án: Thái độ với nghề của giáo viên mầm non tại Tây Nguyên
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện tại nhà Ngọc Nguyên
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện tại nhà Ngọc NguyênĐề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện tại nhà Ngọc Nguyên
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện tại nhà Ngọc Nguyên
 
Đề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đ
Đề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đĐề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đ
Đề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đ
 
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thôngMột số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
 
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thôngMột số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
 
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bàoLuận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào
 
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào theo lý thuyết m...
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào theo lý thuyết m...Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào theo lý thuyết m...
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào theo lý thuyết m...
 
Luận văn: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Th...
Luận văn: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Th...Luận văn: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Th...
Luận văn: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Th...
 
Luận văn: Chuyển ngữ tự động từ tiếng việt sang tiếng Nhật, HAY
Luận văn: Chuyển ngữ tự động từ tiếng việt sang tiếng Nhật, HAYLuận văn: Chuyển ngữ tự động từ tiếng việt sang tiếng Nhật, HAY
Luận văn: Chuyển ngữ tự động từ tiếng việt sang tiếng Nhật, HAY
 
Hệ thống bài tập tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực –...
Hệ thống bài tập tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực –...Hệ thống bài tập tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực –...
Hệ thống bài tập tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực –...
 
Khó khăn tâm lý trong học tập nhóm theo học chế tín chỉ, HAY
Khó khăn tâm lý trong học tập nhóm theo học chế tín chỉ, HAYKhó khăn tâm lý trong học tập nhóm theo học chế tín chỉ, HAY
Khó khăn tâm lý trong học tập nhóm theo học chế tín chỉ, HAY
 
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAYSự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
 
Luận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đ
Luận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đLuận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đ
Luận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đ
 
Bg xac suat thong ke (khoi nganh ky thuat)
Bg xac suat thong ke (khoi nganh ky thuat)Bg xac suat thong ke (khoi nganh ky thuat)
Bg xac suat thong ke (khoi nganh ky thuat)
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864 (20)

List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại họcList 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa TrướcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
 

Recently uploaded

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 

Recently uploaded (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

Luận án: Tư vấn học tập cho sinh viên các trường cao đẳng kỹ thuật miền núi

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ THU TƯ VẤN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT MIỀN NÚI Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn KTCN Mã số: 9.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Kim Thành GS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ HÀ NỘI - 2020
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả Lê Thị Thu
  • 3. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới: Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Trung tâm Thông tin - Thư viện, các Thầy, Cô ở khoa Sư phạm kỹ thuật - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và các nhà khoa học đã quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án của mình. Đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc GS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên – Đại học Thái Nguyên, TS. Nguyễn Kim Thành – TrườngĐại học SưphạmHà Nội đãtận tìnhchỉ bảo và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận án này. Tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô ở một số trường đại học, cao đẳng đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp tác giả hoàn thiện luận án của mình. Xin cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, động viên tác giả. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả Lê Thị Thu
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................... 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU................................................................... 3 III. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................ 3 IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ................................................................. 4 V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU................................................................... 4 VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 4 VIII. CẤU TRÚC LUẬN ÁN ..................................................................... 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TƯ VẤN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT .................................................................................. 6 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN HỌC TẬP......................................................................................... 6 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................ 6 1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam................................... 9 1.1.3. Đánh giá chung ........................................................................... 13 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.........................................................14 1.2.1. Tư vấn ........................................................................................ 14 1.2.2. Tư vấn học tập............................................................................. 16 1.2.3. Tự học ...........................................Error! Bookmark not defined. 1.2.4. Tư vấn tự học .................................Error! Bookmark not defined. 1.3. LÝ LUẬN VỀ TƯ VẤN HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC KỸ THUẬT Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG..............Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Cơ sở khoa học của việc xây dựng lý luận về tư vấn học tập trong dạy học kỹ thuật.......................................Error! Bookmark not defined.
  • 5. 1.3.2. Quy trình tư vấn học tập .................Error! Bookmark not defined. 1.3.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động tư vấn học tậpError! Bookmark not defined. 1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn học tập trong dạy học kỹ thuật ...................................................Error! Bookmark not defined. 1.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬTError! Bookmark not defined. 1.4.1. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sátError! Bookmark not defined. 1.4.2. Kết quả khảo sát.............................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...........................Error! Bookmark not defined. Chương 2. BIỆN PHÁP TƯ VẤN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ ...................................................Error! Bookmark not defined. 2.1. KHÁI QUÁT VỀ MÔN TRANG BỊ ĐIỆN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ ............Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Mục tiêu đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tửError! Bookmark no 2.1.2. Khái quát về môn học Trang bị điện Error! Bookmark not defined. 2.2. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TƯ VẤN HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬError! Bookmark no 2.2.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu và chương trình đào tạoError! Bookmark not d 2.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .....Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm của người họcError! Bookmark no 2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TƯ VẤN HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN TRANG BỊ ĐIỆN..............................Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Biệnpháp 1:Tư vấn học tập cho sinh viên trong giờ dạy lý thuyếtError! Bookmark 2.3.2. Biện pháp 2:Tư vấn học tập cho sinh viên trong giờ dạy thực hànhError! Bookma
  • 6. 2.3.3. Biện pháp 3: Tư vấn học tập cho sinh viên tự học thực hành có hướng dẫn ...............................................Error! Bookmark not defined. 2.3.4. Nhận xét chung về 3 biện pháp tư vấn học tậpError! Bookmark not defined. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...........................Error! Bookmark not defined. Chương 3. KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁError! Bookmark not defined. 3.1. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆMError! Bookma 3.1.1. Mục đích kiểm nghiệm ...................Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Đối tượng kiểm nghiệm ..................Error! Bookmark not defined. 3.1.3. Phương pháp kiểm nghiệm..............Error! Bookmark not defined. 3.2. KIỂM NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIAError! Bookmark not d 3.2.1. Nội dung và tiến trình thực hiện ......Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Kết quả kiểm nghiệm......................Error! Bookmark not defined. 3.3. KIỂM NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆMSƯ PHẠMError! Bookm 3.3.1. Mục đích thực nghiệm ....................Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm....................Error! Bookmark not defined. 3.3.3. Kế hoạch thực nghiệm ....................Error! Bookmark not defined. 3.3.4. Phương pháp thực nghiệm...............Error! Bookmark not defined. 3.3.5. Xử lý kết quả thực nghiệm..............Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...........................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..............................Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CĐ Cao đẳng CĐKT Cao đẳng kỹ thuật CVHT Cố vấn học tập ĐC Đối chứng ĐH Đại học ĐTB Điểm trung bình GDH Giáo dục học GV Giảng viên KT Kỹ thuật NXB Nhà xuất bản SV Sinh viên TĐH Tự động hóa TN Thực nghiệm TVHT Tư vấn học tập
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Phiếu kiểm tư vấn học tập cho sinh viênError! Bookmark not defined. Bảng 1.2. Một số trường CĐKT phục vụ cho việc khảo sát.Error! Bookmark not defi Bảng 1.3. Kết quả khảo sát sinh viên về hoạt động tư vấn học tậpError! Bookmark no Bảng 1.4. Kết quả khảo sát GV và cán bộ quản lý về hoạt động tư vấn học tập .......................................Error! Bookmark not defined. Bảng 2.1. Ký hiệu, chức năng các phần tử, thiết bị trong sơ đồ hệ thống băng tải động cơ ............................Error! Bookmark not defined. Bảng 2.2. Quy trình, trình tự thực hiện bài học lắp ráp đấu nối mạch điện máy mài........................................Error! Bookmark not defined. Bảng 2.3. Quy trình, trình tự thực hiện bài học mạch khởi động động cơ không đồng bộ pha rô to lồng sóc bằng cách đổi nối sao - tam giác có đảo chiều quay ...................Error! Bookmark not defined. Bảng 2.4: Ký hiệu, chức năng các phần tử, thiết bị trong sơ đồ mạch khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc bằng đổi nối sao - tam giác có đảo chiều quay ....Error! Bookmark not defined. Bảng 3.1. Tổng hợp ý kiến chuyên gia về TVHT trong dạy học cho SV các trường CĐKT.......................Error! Bookmark not defined. Bảng 3.2. Số SV thực nghiệm bằng phương pháp thực nghiệm sư phạmError! Bookma Bảng 3. 3. Tiêu chí của Cohen.....................Error! Bookmark not defined. Bảng 3.4. Bảng phân phối kết quả học tập lớp TN và ĐC sau TN đợt 1Error! Bookma Bảng 3.5. Bảng tần số điểm kiểm tra lớp TN và ĐC sau TN đợt 1Error! Bookmark no Bảng 3.6. Bảng tần suất điểm Pi (%)lớp TN và ĐC sau TN đợt 1Error! Bookmark no Bảng 3.7. Tần suất hội tụ tiến lớp TN và ĐC sau TN đợt 1Error! Bookmark not defin Bảng 3.8. Các thamsố thống kê kếtquả học tập lớp TN vàĐC sauTNđợt1Error! Bookma Bảng 3.9. Bảng phân phối kết quả học tập lớp TN và ĐC sau TN đợt 2Error! Bookma Bảng 3.10. Bảng tần số điểm kiểm tra lớp TN và ĐC sau TN đợt 2Error! Bookmark no
  • 9. Bảng 3.11. Bảng tần suất điểm Pi (%)lớp TN và ĐC sau TN đợt 2Error! Bookmark no Bảng 3.12. Tần suất hội tụ tiến lớp TN và ĐC sau TN đợt 2Error! Bookmark not defin Bảng 3.13. Các thamsố thống kêkếtquả học tập lớp TN vàĐC sauTNđợt 2Error! Bookma DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH Trang Biểu đồ 3.1. Điểm trung bình kết quả học tập được TN đợt 1......................Error!Bookmark notdefined. Biểu đồ 3.2. Tầnsố điểm lớp TN vàĐC sauTN đợt 1.Error! Bookmark notdefined. Biểu đồ 3. 3 Tần suất điểm Pi (%)lớp TN và ĐC sau TN đợt 1....................Error!Bookmark not defined. Biểu đồ 3. 4 Tần suất hội tụ tiến lớp TN và ĐC sau TN đợt 1......................Error!Bookmark notdefined. Biểu đồ 3. 5 Điểm trung bình kết quả học tập được TN đợt 2......................Error!Bookmark notdefined. Biểu đồ 3. 6 Tần số điểm lớp TN và ĐC sau TN đợt 2Error! Bookmark notdefined. Biểu đồ 3. 7 Tần suất điểm Pi (%)lớp TN và ĐC sau TN đợt 2Error! Bookmark notdef Biểu đồ 3. 8 Tần suất hội tụ tiến lớp TN và ĐC sau TN đợt 2Error! Bookmark notdefi Hình 1.1. Quy trình tư vấn học tập trong dạy học kỹ thuật............................Error! Book
  • 10. 1PL MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Với xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, đứng trước công cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ, giáo dục và đào tạo được coi là một khâu quan trọng, là quốc sách hàng đầu. Giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng lớn đến khoa học và công nghệ, làm thay đổi đời sống, kinh tế trong xã hội. Xu hướng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực đòi hỏi những yêu cầu khắt khe về trình độ, năng lực. Để đáp ứng được những yêu cầu đó đòi hỏi giáo dục và đào tạo Việt Nam phải đổi mới, phải “chuẩn hoá”, “hiện đại hoá”, “chuyên môn hoá” và “quốc tế hoá”. Trong “Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020”, ban hành kèm theo Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định: “Thực hiện đổi mới cơ bản, mạnh mẽ quản lý nhà nước về dạy nghề, nhằm tạo động lực phát triển dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” [4]. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XI (Nghị quyết 29 – NQ/TW) với nội dung: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đảm bảo đáp ứng yêu cầu kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung cách học; cáchnghĩ, khuyến khíchtự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng phát triển năng lực” [27]. Tại Hội nghị Giáo dục Đại học (từ 1/10 đến 3/10/2001), Cố Thủ tướng Phan Văn Khải đã nói: “Trường đại học cần giúp sinh viên thu nhận những
  • 11. 2PL kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất và chủ yếu dạy cho sinh viên biết cách học, cách tư duy sáng tạo thì mới có thể thích ứng với mọi tình huống trong thị trường lao động và trong đời sống xã hội khi ra trường…” [18]. Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 đã khẳng định rõ mục tiêu giáo dục nghề nghiệp là: “Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực giải quyết được các côngviệc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc” [24]. Hiện nay, nhiều trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) ở nước ta đang áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ do phương thức này có nhiều ưu điểm nổi bật. Để áp dụng phương thức đào tạo này có hiệu quả thì một trong những việc quan trọng, cấp thiết là phải đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với phương thức đào tạo. Trongphương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, điểm khác biệt cơ bản nhất là có cố vấn học tập (CVHT), một trong những nhiệm vụ của CVHT là tư vấn học tập (TVHT) cho sinh viên (SV). Tuy nhiên, so với phương thức đào tạo theo học chế niên chế, phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ giảm đáng kể thời lượng học trên lớp, tăng thời lượng tự học ở nhà SV phải tự học tự nghiên cứu nhiều, hoạt động này đóng vai trò rất quan trọng là yếu tố trực tiếp tác động đến chất lượng đào tạo và được đặt ra như một nhu cầu bức thiết đối với người học. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với người học là phải biết cáchtự học, tự nghiên cứu, nghĩa là phải có năng lực nhận thức đạt ở mức nhất định. Khi đó, người thầy không chỉ là người cung cấp thông tin mà cònlà người hướng dẫn, tư vấn cách học cho người học; tổ chức, giám sát, đánh giá quá trình tự học của người học nhằm hình thành ở người học kỹ năng học tập và năng lực chuyên môn. Thực tế cho thấy khi các trường ĐH, CĐ thực hiện phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, SV vẫn giữ thói quen học tập cũ, chưa tích cực tự
  • 12. 3PL học, tự nghiên cứu mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do họ chưa có được phương pháp tự học, tự nghiên cứu khoa học và phù hợp. Qua khảo sát quá trình đào tạo tại một số trường cao đẳng kỹ thuật (CĐKT) ở một số tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía bắc nước ta (sau đây gọitắt là “trườngCĐKT miền núi”) cho thấy phần lớn SVđều chưatíchcực tự học, tự nghiên cứu; còn thiếu điều kiện để tự học và đặc biệt là thiếu phương pháp tự học, tựnghiên cứu. Đó chính là lý do tác giả chọn vấn đề “Tư vấn học tập cho sinh viên các trường cao đẳng kỹ thuật miền núi” làm đề tài luận án của mình. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứulý luận về tư vấn học tập kỹ thuật, bao gồmhướng dẫn tự học, tự nghiên cứu trong dạy học kỹ thuật cho SV CĐKT, đề xuất biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng học tập của SV, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường CĐKT khi thực hiện phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. III. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình tư vấn học tập trong giáo dục nghề nghiệp tại các trường CĐKT. 2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp TVHT trong đó chủ yếu là tư vấn phương pháp tự học, tự nghiên cứu trong dạy học kỹ thuật tại các trường CĐKT. 3. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu được giới hạn trong dạy học môn Trang bị điện thuộc khối kiến thức các môn học chuyên môn ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử trình độ cao đẳng. Thực nghiệm được tiến hành tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thái Nguyên.
  • 13. 4PL IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xây dựng được các biện pháp tư vấn học tập trong dạy học dựa trên thiết kế quy trình tư vấn học tập trong dạy học kỹ thuật và vận dụng chúng trong quá trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử ở các trường CĐKT miền núi một cách khoa học và phù hợp với phương thức đào tạo theo học chếtínchỉ thì sẽ nâng cao kỹ năng học tập cho SV, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường CĐKT. V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động TVHT trong dạy học và vận dụng trong dạy học cho SV CĐKT nhằm nâng cao kỹ năng học tập cho SV, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo. - Nghiên cứu quá trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử ở các trường CĐKT miền núi. Đặc biệt là nghiên cứu phương pháp tự học, tự nghiên cứu của SV. - Đề xuất quy trình TVHT trong dạy học kỹ thuật. - Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động TVHT. - Nghiên cứu xây dựng các biện pháp TVHT trong dạy học kỹ thuật và vận dụng trong quá trình dạy học cho SV trường CĐKT. - Kiểm nghiệm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp thực hiện TVHT đã xây dựng và những giáo án có sử dụng biện pháp này. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết như: phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, sơ đồ,… nhằm nghiên cứu các công trình có liên quan về TVHT để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Tổng quan tình hình nghiên cứu về hoạt động TVHT. - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: điều tra, thực nghiệm, phương pháp chuyên gia nhằm khảo sát thực tế, kiểm nghiệm và đánh giá các biện pháp đã đề xuất và giáo án đã biên soạn.
  • 14. 5PL - Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu trong khảo sát thực trạng và kiểm nghiệm, đánh giá các biện pháp đã đề xuất. VII. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Về lí luận - Xây dựng được hệ thống lý luận về TVHT trong dạy học kỹ thuật. - Xác định được các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động TVHT trong dạy học kỹ thuật của SV CĐKT. 2. Về thực tiễn - Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng TVHT trong dạy học kỹ thuật cho SV CĐKT các tỉnh vùng trung du và miền núi phía bắc làm căn cứ đề xuất các biện pháp. - Xây dựng được quy trình TVHT trong dạy học kỹ thuật. - Đềxuất được babiệnpháp TVHT trongdạyhọc kỹ thuật cho SV CĐKT. - Kiểm chứng, khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất thông qua lấy ý kiến chuyên gia và tổ chức thực nghiệm sư phạm. VIII. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tư vấn học tập cho sinh viên trong đào tạo ở trường cao đẳng kỹ thuật. Chương 2: Biện pháp tư vấn học tập cho sinh viên trong đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử ở trường cao đẳng kỹ thuật. Chương 3: Kiểm nghiệm và đánh giá.
  • 15. 6PL Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TƯ VẤN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN HỌC TẬP 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới có khá nhiều loại hình tư vấn như: tư vấn pháp luật, tư vấn sức khỏe, tư vấn tài chính,... Riêng trong lĩnh vực giáo dục cũng có nhiều loại hình tư vấn như: tư vấn học tập, tư vấn học đường, tư vấn nghề nghiệp, tư vấn hướng nghiệp,... Nhìn chung, các loại hình tư vấn khác nhau đều có chung mục đích là giải đáp băn khoăn, thắc mắc, cung cấp thông tin để giúp người cần tư vấn tìm ra giải pháp, biện pháp giải quyết vấn đề, nâng cao hiệu quả công việc, giúp người được tư vấn tự tin hơn trong hành động theo quyết định của mình đã lựa chọn. Ở đây tập trung đề cập tới các công trình nghiên cứu về TVHT hoặc tương tự như vậy. Năm 1964, công trình nghiên cứu của tác giả Iallberg. E. C về TVHT cho thấy, quá trình TVHT được thông qua CVHT, họ gặp gỡ trao đổi thông tin với sinh viên (SV) và sẽ cung cấp những thông tin trọng tâm, quan trọng trong học tập mà SV cần biết [62]. Với cùng quan điểm nêu trên, tác giả R. Robbins cho rằng, có rất nhiều yếu tố góp phần vào quá trình TVHT để đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên, tác giả nhấn mạnh về sự cần thiết của cố vấn tâm lý trong quá trình tương tác, bởi nó có tác động đến SV và CVHT cùng nhau chia sẻ những quan điểm của riêng mình [67]. TVHT được các nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu và đánh giá nhiều ở bậc giáo dục ĐH. Nghiên cứu về “Sự năng động của TVHT bậc ĐH”, năm
  • 16. 7PL 1975 người ta đã tiến hành khảo sát 452 GV và nhân viên làm công tác TVHT tại trường ĐH Minnesota. Trong đó khảo sát cả một số vấn đề liên quan đến trợ giúp SV. Hướng khảo sát chủ yếu là: 1) Các vấn đề về học tập, xã hội. 2) Các vấn đề về cảm xúc hoặc tâm lý. 3) Các vấn đề về học tập liên quan đến sự nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các CVHT đã dành phần lớn thời gian cho việc cung cấp các thông tin về học tập khi SV có nhu cầu. Các CVHT đều cho rằng họ là người trợ giúp thích hợp nhất đối với SV trong các lĩnh vực học tập và hướng nghiệp [60]. Trong một nghiên cứu và khảo sát tại trường CĐ kỹ thuật và một số trường ĐH, tác giả M. Balilah cùng các cộng sự đã đưa ra kết luận và khẳng định: “TVHT có vai trò rất quan trọng trong giáo dục ĐH”, và “CVHT gần như một xương sống của hệ thống giáo dục ĐH” nghiên cứu đã đề xuất cách tiếp cận toàn diện cho hệ thống TVHT nhằm đạt được hiệu quả cao nhất [65]. Với cuộc khảo sát 1.033 SV năm thứ nhất tại một trường ĐH, kết quả khảo sát cho thấy sự ảnh hưởng của TVHT đến chất lượng đào tạo. Cụ thể là nếu SV được TVHT có chất lượng cao thì số lượng SV bỏ học ít, và ngược lại nếu SV được TVHT có chất lượng thấp sẽ đồng nghĩa với số lượng SV bỏ học nhiều. Đây cũng được coi như một chiến lược trong sự nỗ lực giảm số lượng SV bỏ học do không được TVHT tốt ở các trường ĐH [57]. Đối với SV, trao đổi thông tin với CVHT là công việc khó, bởi CVHT không phải là người luôn túc trực các cuộc hẹn đối với mỗi SV. Để giải quyết vấn đề đó A. Y. Noaman and F. F. Ahmed có bài viết nhằm cung cấp một giải pháp tư vấn toàn diện cho SV, làm cho SV tiếp cận với CVHT thật đơn giản và thuận tiện thông qua công nghệ trực tuyến với cố vấn, đây là công cụ để giúp SV thành cônghơn trong học tập bởi họ có thể truy cập, kết nối với cố vấn bất kỳ lúc nào và quan trọng hơn là được liên lạc trực tiếp mà không cần sự giáp mặt giữa cố vấn với SV [55].Cùng hướng nghiên cứu sử dụng hệ thống thông
  • 17. 8PL tin để tìm sự trợ giúp của C, P. Amador and J. Amador có bài viết “Tư vấn học tập quaFacebook: Xem xét trợ giúp SV [71]. Nghiên cứu TVHT cho SV qua hệ thống công nghệ thông tin, N. Mattei và các cộng sự đã có bài viết chia sẻ bài học kinh nghiệm về một công cụ hỗ trợ TVHT cho SV. Trong giai đoạn 2009 đến 2011 nhóm nghiên cứu đã khảo sát trên 500 SV bằng các câu hỏi chi tiết về những lợi thế mà SV có được trong suốt quá trình học tập. Kết quả cho thấy TVHT bằng công cụ phần mềm sẽ hỗ trợ, cải thiện mối quan hệ và sự tương tác giữa CVHT với SV rất nhiều, đặc biệt trong quá trình học tập và lập kế hoạch học tập cho cả khóa học của SV. Song, bên cạnh đó, hình thức tư vấn trực tiếp giữa CVHT với SV cũng không thể thiếu vì hiệu quả tích cực của nó [66]. Edward “Chip” Anderson (1997) cho rằng, CVHT tư vấn cho SV nhằm giúp họ tiếp cận học một cách có hệ thống, đây là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình học”[61] Năm 2007, theo Sindabi, A.M. thì CVHT là người đưa ra lời khuyên và giải đáp những câu hỏi liên quan đến học tập, tạo điều kiện để SV tiếp cận nguồn tài liệu nhằm phát triển tri thức cho người học....[68] Năm 2010, tác giả M. J. Martínez-argüelles và các cộng sự có công trình nghiên cứu TVHT trong môi trường ĐH ảo (học tập trên mạng hoặc ĐH từ xa, ĐH trực tuyến), với hình thức TVHT trực tuyến. Yếu tố chính của hình thức này chủ yếu tập trung vào chức năng của CVHT, cách thức tổ chức các hoạt động TVHT [64]. Năm 2013, A. D. Young-Jones và các cộng sự có công trình nghiên cứu “TVHT: nó có thực sự ảnh hưởng đến thành công của SV”, nghiên cứu đánh giá kết quả TVHT của SV dựa trên nhu cầu tư vấn của họ. Công trình sử dụng một số phương pháp để nghiên cứu: phương pháp luận, cách tiếp cận, thiết kế chương trình để khảo sát 611 SV, về nhu cầu TVHT và những kinh nghiệm của SV khi được tư vấn. Qua phân tích các phản hồi của SV, kết quả thu được
  • 18. 9PL có 6 yếu tố cơ bản ảnh hưởng rõ rệt đến sự thành công trong học tập của SV thông qua TVHT: cố vấn trách nhiệm, cố vấn trao quyền, trách nhiệm của SV, học sinh tự định hiệu quả, kỹ năng học tập của SV và hỗ trợ nhận thức [56]. Tại hội thảo quốc tế lần thứ 4 tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Thụy Vân đã đánh giá cao hiệu quả TVHT bằng việc chứng minh các công trình đã được các tác giả nước ngoài nghiên cứu như: “Nhiều nghiên cứu cho thấy một TVHT hiệu quả đóng một vai trò trong phát triển SV (Light, 2001; Pizzolato, 2008; Reinarz & Ehrlich, 2002), gắn liền với thành công học tập của học sinh (Bahr, 2008; Campbell & Nutt, 2008; Museus & Ravello, 2 (10), ảnh hưởng đến các quyết định và thái độ đối với việc học suốt đời (Hunter & White, 2004; Smith & Allen, 2006; Stickle, 1982), và liên quan đến sự hài lòng, tuyển dụng và duy trì của học sinh (E l lio tt) & Healy, 2001; Freeman, 2108; Peterson, Wagner, & Lamb, 2001)” [72]. 1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Cùng bàn về vấn đề TVHT, một số tác giả đã có những nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục ĐH, các bài viết đều được tập trung nghiên cứu dưới vai trò CVHT. Điểm lại các công trình đó có thể thấy có một số công trình nghiên cứu nổi bật sau: Tìm hiểu về nhu cầu TVHT, năm 2016, luận án tiến sĩ của tác giả Trần Văn Chương đã khảo sát và cho thấy hoạt động TVHT cho SV ở các trường này còn nhiều hạn chế mặc dù nhu cầu của SV rất cao. Qua đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp quản lý đào tạo cho các trường ĐH địa phương nhằm nâng cao hiệu quả quản lý quá trình dạy học, trong đó có giải pháp: Xây dựng đội ngũ CVHT với chức năng chủ yếu là tư vấn và hỗ trợ SV trong quá trình học tập và nghiên cứu khóa học [5]. Tác giả Nguyễn Thị Út Sáu đã chỉ ra một số nhu cầu cần thiết về TVHT theo học chế tín chỉ của SV ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên. Thứ
  • 19. 10PL nhất, nhu cầu nội dung TVHT bao gồm: (1) Hoạt động đăng ký học tập, (2) Hoạt động học tập lý thuyết, (3) Hoạt động tự học, tự nghiên cứu, (4) Hoạt động thảo luận, seminar. Thứ hai, nhu cầu về tổ chức, cá nhân. Thứ 3, nhu cầu về hình thức TVHT. Tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu TVHT của SV ở một số góc độ như: ngoài giờ học lý thuyết trên lớp, SV còn phải học qua hình thức trải nghiệm thực tế, qua tham quan dã ngoại, qua cách khai thác tài liệu,... Tuy nhiên, tác giả cũng chưa đề cập đến các biện pháp và hình thức tư vấn các nội dung đó như thế nào, mà quá trình TVHT này hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố của người thầy thông qua nhu cầu tư vấn của SV [34]. Trong cuốn Kỹ thuật dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ của tác giả Đặng Xuân Hải (2011) đã nêu rõ vai trò của CVHT là giúp đỡ SV trong học tập [13]. Cùng bàn về vai trò của CVHT trong TVHT tác giả Lâm Quang Thiệp (2007) có bài viết “Học chế tín chỉ và việc áp dụng ở Việt Nam” tác giả cho rằng SV phải được gắn chặt với CVHT để tư vấn hướng dẫn cho SV lựa chọn môn học và thiết kế quy trình học tập cho mình một cách cụ thể [39] Với cách nhìn xuyên suốt, tổng thể những hạn chế, khó khăn trong TVHT, đề xuất giải pháp khắc phục, tác giả Trần Thị Minh Đức có bài viết đi sâu tìm hiểu nhu cầu TVHT của SV và thực trạng việc CVHT tại Việt Nam. Từ khía cạnh trách nhiệm của CVHT và nhu cầu TVHT của SV, tác giả đã thống kê, phân tích cho thấy bốn nhóm nội dung công việc chính mà CVHT thường làm, trong đó nhóm đầu tiên được xác định là: phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học,... Với kết quả thu được về công tác TVHT cho SV hiện nay, tác giả nhận định công tác TVHT còn gặp những khó khăn, hạn chế nhất định do những yếu tố khách quan, chủ quan từ cách nhìn nhận, đánh giá nhiệm vụ CVHT của SV. Với những suy nghĩ, băn khoăn, mong muốn CVHT sẽ là người TVHT cho SV một cách tốt nhất, tác giả Nguyễn Duy Mộng Hà
  • 20. 11PL có bài viết tập trung phân tích những thuận lợi của SV khi được CVHT tư vấn, sự cần thiết trong việc phát triển đội ngũ CVHT là tư vấn trong các trường ĐH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Để giải quyết được những khó khăn ở các trường ĐH hiện nay đang gặp phải trong công tác TVHT, một số tác giả đã đưa ra một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cố vấn học tập trong việc xây dựng và cải tiến công tác tư vấn cho SV [10], [11], [12] [22][43]. Tại Trường ĐH Tiền Giang, hoạt động TVHT được tác giả Lê Thị Thanh Thảo đề cập đến kết quả khảo sát thông qua đội ngũ những người làm công tác tư vấn SV cho thấy, chất lượng hoạt động TVHT tại nhà trường chưa được đánh giá cao do một số nguyên nhân sau: đội ngũ TVHT còntrẻ chưa có kinh nghiệm, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc chưa đáp ứng yêu cầu, cách thức tổ chức hoạt động TVHT còn bất cập. Với những bất cập trên tác giả đã đề xuất một số kiến nghị với nhà trường nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TVHT: Trang bị kỹ năng TVHT cho đội ngũ là công tác tư vấn, đánh giá định kỳ chất lượng hoạt động TVHT [36]. Công tác TVHT thông qua CVHT cũng được nhà trường đặc biệt quan tâm, tác giả Phạm Thị Lụa có bài viết chỉ rõ nhiệm vụ của CVHT. Trong đó công tác tư vấn và hướng dẫn về học tập đã được đặt ra với nhiều nội dung: Tư vấn cho SV về chương trình học tập, tư vấn và hướng dẫn phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học,... Qua nghiên cứu, tác giả chỉ ra thực trạng công tác TVHT với kỹ năng sử dụng phần mềm quản lý đào tạo còn yếu chiếm tới 73,9%. Công tác CVHT trong nhà trường được nhiều tác giả nhận định vẫn còn nhiều hạn chế [37] [17] [23];[52],[20][9]. Một số tác giả nghiên cứu kết quả TVHT của CVHT về cách rèn luyện kỹ năng tự học sau khi được TVHT. Năm 2015, tác giả Ngô Thị Thanh Loan và các công sự có bài viết: “Kết quả TVHT của CVHT tại trường ĐH Y Dược
  • 21. 12PL – ĐH Thái Nguyên”, từ góc nhìn thực tế hoạt động TVHT của SV Trường ĐH Y Dược, tác giả đã có những nhận định nhất định: SV chưa được tư vấn tốt về phương pháp học tập, kỹ năng cơ bản học tập ngoài giờ lên lớp còn ở mức thấp. Công tác TVHT của CVHT đòi hỏi mất nhiều công sức nhiều thời gian, do đó TVHT của nhà trường còn hạn chế chưa đạt kết quả cao [21]. Trong bài viết “Một số ý kiến đóng góp xung quanh hoạt động của CVHT” tác giả Hồ Phương Thùy cho rằng: “CVHT là người đại diện cho nhà trường hướng dẫn, tư vấn cho SV đến công tác quản lý, chương trình trình đào tạo, nghiên cứu khoa học…”[42]. Công tác tư vấn học đường cho học sinh, SV cũng được tác giả Ngô Thị Thu Dung và Nguyễn Thị Hồng Nga quan tâm, với mong muốn cung cấp cho học sinh những sản phẩm dịch vụ tốt nhất trong học đường để nâng cao chất lượng giáo dục, tác giả đã đề xuất xây dựng thử nghiệm mô hình tư vấn học đường, nội dung tư vấn, phương thức hoạt động nhằm trợ giúp cho hoạt động tư vấn trong nhà trường đạt được hiệu quả hơn. Tuy nhiên đây mới chỉ là hoạt động mang tính thử nghiệm, kết quả thu được cònhạn chế, chưa đưa ra được nguyên tắc, cũng như hình thức tư vấn cụ thể các nội dung trên như thế nào [6]. Cùng quan điểm trên, tác giả Trịnh Thị Phan Lan cũng cho rằng: “CVHT người tư vấn định hướng, giám sát quá trình học tập, lựa chọn nghề nghiệp của SV, và tham mưu các vấn đề quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhu cầu của xã hội về đào tạo cho nhà trường” [21] Tại hội thảo “Vai trò của CVHT trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại các trường cao đẳng - đại học Việt Nam” được tổ chức tại trường ĐH sư phạm thành phồ Hồ Chí Minh năm 2014 đã có nhiều bài viết quan tâm các giải pháp nâng cao vai trò của CVHT. Tác giả Ngô Minh Oanh chỉ rõ bản chất của đào tạo theo hệ thống tín chỉ là tùy theo khả năng và năng lực của SV mà họ hoàn toàn chủ động trong kế hoạch học tập của mình, bên cạnh đó phương pháp đào tạo này cần tăng
  • 22. 13PL cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của SV nhiều hơn nữa. Tuy nhiên thực trạng hiện nay ở nhiều cơ sở giáo dục khả năng chủ động trong kế hoạch và phương pháp học tập của SV còn nhiều hạn chế, nhất là khả năng tự học gặp rất nhiều khó khăn [29]. Trong bài viết “Phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ và những yêu cầu đối với CVHT” tác giả Nguyễn Thị Hà Lan đã nêu rõ CVHT cần phải nắm vững và hướng dẫn cho SV phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tìm kiếm tra khảo tài liệu, phương pháp học trên lớp sao cho hiệu quả nhất [19] Tác giả Võ Xuân Đàn cũng nhận định, một trong những nhiệm vụ quan trọng của CVHT là tư vấn phương pháp tự học, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin và kỹ năng nghiên cứu khoa học,.....[8]. 1.1.3. Đánh giá chung Điểm qua các công trình nghiên cứu về lĩnh vực TVHT trên đây có thể nhận thấy: - Hầu hết các côngtrình nghiên cứu đều tập trung chủ yếu vào hoạt động TVHT dướivai trò CVHT trong đào tạo tín chỉ. Các công trình nghiên cứu đã đưa ra được những cơ sở lý luận về tâm lý, giáo dục học và xã hội trong TVHT cho người học, đã có những nhìn nhận đánh giá ở các góc độ khác nhau và tất cả đều chỉ ra được vai trò quan trọng của TVHT cho SV. - Các côngtrình cũng xác định được bản chất, các yếu tố ảnh hưởng của TVHT, nhu cầu tư vấn của người học,... mộtcách chung nhất trong đào tạo tín chỉ, để từ đó đưa ra một số biện pháp có tác động trực tiếp đến quá trình học tập của người học. Tuy nhiên, chưa có côngtrình nào đềcập sâu tới TVHT với trọng tâm là hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu trong quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ với các ngành học kỹ thuật. Ngoài ra, cũng cần xét đến yếu tố điều kiện tự học, tự nghiên cứu của người học. Đây là một yếu tố không thể bỏ qua khi bàn đến biện pháp nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho người học. Đề tài này
  • 23. 14PL sẽ tiến hành nghiên cứu hoạt động TVHT trong dạy học cho SV ở các trường CĐKT miền núi với trọng tâm là tư vấn phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho SV. 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.2.1. Tư vấn Theo từ điển Hán Việt thì tư vấn có nghĩa “Góp ý kiến về những vấn đề hỏi đến nhưng không có quyền quyết định” [30]. Tư vấn cũng được nhiều tác giả trên thế giới và Việt Nam quan tâm nhưng mỗi người phân tích, đánh giá vấn đề dưới cách nhìn nhận khác nhau. Một số tác giả cho rằng, người tư vấn đóng vai trò là người chịu trách nhiệm phải tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề (R.chein, 1996), hoặc là người thu thập thông tin, chẩn đoán và đề xuất giải pháp (D.J Kuroius & J.C Brukbaker, 1976).Theo Larry Greiner và Robert Metzger thì tư vấn là một dịch vụ cho lời khuyên theo hợp đồng, nhà tư vấn chịu trách nhiệm về chất lượng và sự đúng đắn trong lời khuyên [38]. Để đạt được hiệu quả của sự trợ giúp, mối quan hệ trong tư vấn phải là tự nguyện và bình đẳng, người cần được tư vấn là hoàn toàn tự nguyện không chịu sự ép buộc của người tư vấn. Người tư vấn, cũng không đứng ra giải quyết vấn đề thay cho người được tư vấn mà chỉ có vai trò hỗ trợ khách hàng giải quyết vấn đề. Người được tư vấn có thể căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh mà chấp nhận hay từ chối ý kiến của người tư vấn, có những lựa chọn cho mình phù hợp với hoàn cảnh [2]. Tác giả Trần Thị Minh Đức, Trương Phúc Hưng, Trần Tuấn Lộ, Đặng Danh Ánh cho rằng tư vấn là quá trình cung cấp kiến thức của một chuyên gia có kinh nghiệm, hiểu biết về vấn đề mà khách hàng đang gặp phải [38; tr17]. Theo tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền: “Tư vấn là một hoạt động thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu của một cá nhân hay của một nhóm người muốn hiểu biết về một đối tượng hoạt động nghề mà họ chưa có điều kiện tiếp
  • 24. 15PL cận một cách cặn kẽ và hoàn chỉnh” [19; tr36]. Theo tác giả Chu Liên Anh “Tư vấn là sự trợ giúp, trong đó người tư vấn thông qua mối quan hệ tin cậy, tự nguyện, trao đổi thông tin để cung cấp giải pháp nhằm giúp khách hàng tìm ra phương án tốt nhất giải quyết vấn đề của họ” [2]. “Tư vấn là tiến trình tương tác giữa nhà tư vấn và thân chủ, trong đó người tư vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của mình giúp thân chủ thấu hiểu hoàn cảnh của mình và tự giải quyết vấn đề của mình” [7] Từ một số quan niệm trên có thể hiểu tư vấn như là một hoạt động trợ giúp thông tin tri thức về một vấn đề nào đó của những chủ thể có sự hiểu biết cặn kẽ về vấn đề được đặtratheo nhu cầu củamột người hoặc nhóm người chưa có sựhiểu biết đầyđủ chuẩnxác về vấn đềđó. Chủthể tư vấn là những người có kinh nghiệm chuyên sâu, có sựhiểu biết cầnthiết có thể cung cấp, chia sẻ những thông tin hữu íchcho ngườicần được tưvấn. Bằng cáchnày người cần tư vấn sẽ có cơ hội được tiếp cận với những chuyên gia giỏi chuyên môn ở lĩnh vực mà người cần tư vấn đang cần đề cập tới. Quá trình cung cấp thông tin và các giải pháp khôngchỉ là việc của chủ thể tư vấn mà là cả quá trình người được tư vấn chấp nhận, lĩnh hộiđể sửdụng vào giải quyết vấn đề đang gặp khó khăn. Chính vì vậy muốn tư vấn trở thành quá trìnhtrợ giúp thật hoànchỉnhthì chủ thể tư vấn cần tìmhiểu vấn đề sâusắc, có sựđánhgiá và cung cấp, phân tích thông tin thật kỹ trước khi đưa ra quyết định tư vấn của mình. Tư vấn không chỉ giúp một cá nhân, một nhóm người giải quyết được vấn đề nào đó mà họ cần có nhu cầu giải quyết, tư vấn còn có tác dụng làm giảm bớt những lo ngại, hoang mang mà họ đang phải đối mặt. Tư vấn giúp cho người được tư vấn bình tĩnh, có suy nghĩ tích cực hơn, cân nhắc và tự ra quyết định đúng cho bản thân mình, hay nói cách khác, tư vấn là một hoạt động nhằm đáp ứng những nhu cầu của một bộ phận người chưa hoặc chưa có
  • 25. 16PL điều kiện hiểu biết đầy đủ về một vấn đề nảy sinh trong học tập và đời sống để từ đó có sự tính toán cân nhắc và đưa ra phương án tốt nhất cho bản thân mình. Để tư vấn thật sự đạt được hiệu quả như mong muốn thì tư vấn cần được diễn ra như là quá trình trao đổi thông tin, tìm kiếm những giải pháp để giúp người được tư vấn lựa chọn và đưa ra quyết định đúng nhất. Tư vấn không chỉ là hoạt động thông tin mà phải dựa trên cơ sở cung cấp thông tin và phân tích để đưa ra lời gợi ý hay lời khuyên. Như vậy, từ cách nhìn nhận nêu trên, có thể hiểu rằng: Tư vấn là hoạt động hợp tác và tự nguyện giữa người tư vấn và người cần được tư vấn. Trong đó người tư vấn đưa ra lời gợi ý hay lời khuyên có cơ sở khoa học để giúp cho người cần được tư vấn tự giải quyết một vấn đề mà họ cần giải quyết nhưng chưa biết cách giải quyết, hoặc giúp họ lựa chọn một giải pháp tối ưu trong các giải pháp có thể để giải quyết một vấn đề. 1.2.2. Tư vấn học tập TVHT được nhiều người quan tâm và xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, khái niệm TVHT được đưa ra cũng khác nhau. Cho đến nay, có rất nhiều quan niệm, cách phát biểu khác nhau về TVHT. Theo William G. Hendey: “TVHT là một quy trình được dựa trên sự trao đổi giữa CVHT với SV nhằm hỗ trợ SV đạt được mục tiêu đào tạo, nghề nghiệp của cá nhân thông qua việc sử dụng các nguồn lực của nhà trường”[75]. “TVHT là một quá trình ra quyết định, qua đó SV nhận ra tiềm năng giáo dục tối đa của mình thông qua trao đổi thông tin và trao đổi với một số cố vấn” [78] “TVHT là một quá trình tương tác, trong đó cố vấn giúp học sinh đặt ra và đạt được các mục tiêu học tập, có được thông tin và dịch vụ liên quan và
  • 26. 17PL DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 52135 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562