SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------- --------
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO
CỦA VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
KINH TẾ HỌC
HÀ NỘI – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------- --------
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO
CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế học (Lịch sử kinh tế)
Mã số: 9310101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Hoàng Văn Hoa
2. PGS.TS. Hồ Đình Bảo
HÀ NỘI – 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Huyền
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i
MỤC LỤC............................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................................ix
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM......................................... 10
1.1. Các nghiên cứu về tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế .............................................................10
1.1.1. Các nghiên cứu về lợi ích của xuất khẩu và yếu tố tác động đến xuất khẩu.......10
1.1.2. Các nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu ........13
1.1.3. Các nghiên cứu về xuất khẩu gạo và tác động của hiệp định thương mại đến
xuất khẩu gạo ........................................................................................................21
1.2. Khoảng trống nghiên cứu..............................................................................25
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 27
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ THÍCH ỨNG VỚI
TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO................... 28
2.1. Cơ sở lý luận về tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo ....28
2.1.1. Lý luận về các hiệp định thương mại ...........................................................28
2.1.2. Xuất khẩu gạo và tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo..........33
2.2. Kinh nghiệm quốc tế về thích ứng với tác động của các hiệp định thương
mại đến xuất khẩu gạo..........................................................................................50
2.2.1. Kinh nghiệm của Thái Lan...........................................................................51
2.2.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc......................................................................54
2.2.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ ..............................................................................57
2.2.4. Bài học kinh nghiệm về tác động của các hiệp định thương mại đối với xuất
khẩu gạo của Việt Nam .........................................................................................60
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 64
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM......................................... 65
3.1. Khái quát tình hình phát triển ngành gạo Việt Nam...................................65
3.1.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 1981 đến 1999 ........65
3.1.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 2000 đến 2017 ........68
iii
3.2. Thực trạng tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của
Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015............................................................................70
3.2.1. Tổng quan về các hiệp định thương mại Việt Nam tham gia ........................70
3.2.2. Thực trạng tác động của các hiệp định thương mại đã có hiệu lực đến xuất
khẩu gạo Việt Nam................................................................................................78
3.2.3. Đánh giá tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam
............................................................................................................................107
3.3. Thuận lợi, hạn chế và nguyên nhân hạn chế khi xuất khẩu gạo Việt Nam
chịu tác động của các hiệp định thương mại......................................................115
3.3.1. Thuận lợi ...................................................................................................115
3.3.3. Nguyên nhân hạn chế.................................................................................118
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 120
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG
CỦA XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI ĐẾN NĂM 2030.................................................................................... 121
4.1. Xu hướng xuất khẩu, nhập khẩu gạo trên thế giới tác động đến xuất khẩu
gạo của Việt Nam ................................................................................................121
4.1.1. Biến động về cung, cầu gạo thế giới...........................................................121
4.1.2. Sự thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu gạo của các nước tác động đến
xuất khẩu gạo của Việt Nam................................................................................126
4.1.3. Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại.............................................127
4.2. Khả năng tác động của các hiệp định thương mại chưa có hiệu lực và các hiệp
định thương mại đang đàm phán đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam...............129
4.3. Xu thế tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt
Nam......................................................................................................................139
4.3.1. Hiệp định thương mại và rào cản thuế quan đối với gạo Việt Nam xuất
khẩu ....................................................................................................................139
4.3.2. Hiệp định thương mại và rào cản phi thuế đối với xuất khẩu gạo của Việt
Nam. ...................................................................................................................140
4.3.3. Hiệp định thương mại và biến đổi khí hậu đối với sản xuất lúa gạo của Việt
Nam ....................................................................................................................141
4.4. Một số giải pháp đối với xuất khẩu gạo Việt Nam nhằm thích ứng với tác
động của các hiệp định thương mại....................................................................143
4.4.1. Thích ứng với nội dung quy tắc xuất xứ, rào cản kỹ thuật và kiểm dịch động,
thực vật của hiệp định thương mại.......................................................................143
iv
4.4.2. Thích ứng với nội dung cạnh tranh và kinh doanh của hiệp định thương mại
............................................................................................................................148
4.4.3. Thích ứng với cam kết thuế quan, chống bán phá giá và cơ chế giải quyết
tranh chấp của hiệp định thương mại ...................................................................154
4.4.4. Thích ứng với nội dung phát triển bền vững của hiệp định thương mại......158
4.5. Một số kiến nghị ...........................................................................................160
4.5.1. Đối với Chính phủ .....................................................................................160
4.5.2. Đối với các Bộ, ngành ...............................................................................161
4.5.3. Đối với Hiệp hội Lương thực Việt Nam.....................................................163
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 .................................................................................................. 164
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 165
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN........................................................................................................... 168
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 169
PHỤ LỤC......................................................................................................................... 181
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ nguyên nghĩa tiếng Anh Từ nguyên nghĩa tiếng Việt
AANFTA
ASEAN- Australia -New
Zealand Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Úc
và New Zealand
ACFTA
ASEAN-China Free Trade
Agreement
Hiệp định thương mại tự do ASEAN –
Trung Quốc
AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN
AFTA ASEAN Free Trade Agreement
Hiệp định khu vực mậu dịch tự do
ASEAN
AHKFTA
ASEAN-Hongkong Free Trade
Agreement
Hiệp định thương mại tự do ASEAN –
Hồng Kông
AIFTA
ASEAN-India Free Trade
Agreement
Hiệp định thương mại tự do ASEAN –
Ấn Độ
AJCEP
ASEAN-Japan Comprehensive
Economic Partnership
Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện
ASEAN – Nhật Bản
AKFTA
ASEAN-Korea Free Trade
Agreement
Hiệp định thương mại tự do ASEAN –
Hàn Quốc
ASEAN
Associtation of South East
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEAN 6
Gồm Brunei, Thái Lan, Singapo,
Indonesia, Malaysia, Philippin
ASEAN+6
Hiệp định thương mại giữa mà 1 bên
ASEAN, 1 bên lần lượt là các nước Trung
Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc và
New Zealand
BFTAs
Bilateral Free Trade
Agreements
Hiệp định thương mại tự do song phương
CAFTA-DR
Central America Free Trade
Agreement - Dominican
Republic
Hiệp định thương mại tự do Mỹ -
Cộng hòa Dominica và Trung Mỹ
CECA
Cooperation Economic
Comprehensive Agreement
Hiệp định hợp tác Kinh tế toàn diện
CEPA
Cooperation Economic
Partner Agreement
Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện
vi
Từ viết tắt Từ nguyên nghĩa tiếng Anh Từ nguyên nghĩa tiếng Việt
CEPT
Common Effective Preferential
Tariff
Chương trình thuế quan ưu đãi có
hiệu lực chung
CGE
Computable General
Equilibrium
Cân bằng tổng thể
CM Common Market Thị trường chung
CPTPP
Comprehensive and Progressive
Agreement for Trans-Pacific
Partnership
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
Xuyên Thái Bình Dương
CU Customs Union Liên minh thuế quan
EAEU Eurasian Economic Union Liên minh kinh tế Á Âu
EFTA
European Free Trade
Association
Hiệp định mậu dịch tự do châu Âu
EU European Union Liên minh Châu Âu
EVFTA
EU – Vietnam Free Trade
Agreement
Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam - EU
GSTP
Global System of Trade
Preferences among Developing
Countries
Hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu
G2G Government to Government
Hợp đồng
giữa Chính phủ - Chính phủ
FAO
Food and Agricilture
Organization of United Nations
Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc
FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
MAV Minimum Approach Volume Khối lượng tiếp cận tối thiểu
MERCOSUR Khối thị trường chung Nam Mỹ
MOU Memorandum of Understanding Bản ghi nhớ
NAFTA
North American Free Trade
Agreement
Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ
RCEP
Region Comprehensive
Economic Partnership
Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện
khu vực
ROW Remain Of World Phần còn lại của thế giới
RoO Rule of Origin Quy tắc xuất xứ
RTAs Region Trade Agreements Hiệp định thương mại khu vực
vii
Từ viết tắt Từ nguyên nghĩa tiếng Anh Từ nguyên nghĩa tiếng Việt
PTA Preferential Trade Agreement Thỏa thuận thương mại ưu đãi
SAARC
South Asian Association for
Regional Cooperation
Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á
SAFTA
South Asia Free Trade
Agreement
Hiệp định thương mại Nam Á
SPSs Sanitary and Phytosanotary Kiểm dịch động thực vật
TBTs Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
TPP Trans-Pacific Partnership Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
USDA
United States Department of
Agriculture Service
Sở Nông nghiệp Hoa Kỳ
VCFTA
Vietnam – Chile Free Trade
Agreement
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
Chi lê
VCUFTA
Vietnam Customs Union Free
Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -
Liên minh Hải quan
VJEPA
Vietnam Japan Economic
Partner Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam –
Nhật Bản
VKFTA
Vietnam – Korea Free Trade
Agreement
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
Hàn Quốc
WB World Bank Ngân hàng thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tóm tắt các yếu tố tác động đến xuất khẩu .............................................13
Bảng 1.2. Tóm tắt các nghiên cứu theo mô hình và mục tiêu nghiên cứu................20
Bảng 2.1. Quá trình phát triển của các lý thuyết thương mại...................................35
Bảng 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tác động của một Hiệp định thương
mại.........................................................................................................47
Bảng 3.1. Lĩnh vực hội nhập của các hiệp định thương mại....................................75
Bảng 3.2. Lượng, giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam và tỷ trọng lượng gạo xuất
khẩu sang các nước và nhóm nước so với tổng lượng gạo xuất khẩu
(theo từng hiệp định)..............................................................................77
Bảng 3.3. Tiến trình tham gia và thực hiện cam kết thuế quan của các hiệp định
thương mại đã có hiệu lực của Việt Nam (theo thời gian và loại hình hiệp
định) giai đoạn 2000 – 2015 ...................................................................79
Bảng 3.4. Quy mô các nước thành viên AFTA so với thế giới (thời điểm AFTA mới
có hiệu lực) ............................................................................................80
Bảng 3.5. So sánh mức sống và cơ cấu sản xuất nông nghiệp giữa Việt Nam,
ASEAN và các nước thành viên với ASEAN (khi các hiệp định thương
mại mới có hiệu lực - giai đoạn 2005 – 2010).........................................86
Bảng 3.6. Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên theo
các hiệp định thương mại với ASEAN giai đoạn 2000-2015 (tấn) ..........88
Bảng 3.7. Kết quả ước lượng mô hình lực hấp dẫn cấu trúc cho toàn mẫu (xem xét
các nhóm hiệp định song phương và hiệp định hỗn hợp) ......................102
Bảng 3.8. Kết quả ước lượng mô hình lực hấp dẫn cấu trúc cho toàn mẫu với biến tương
tác (xem xét các nhóm hiệp định song phương và hiệp định hỗn hợp)........103
Bảng 3.9. Kết quả ước lượng mô hình lực hấp dẫn cấu trúc có biến tương tác cho toàn
mẫu (xem xét các hiệp định hỗn hợp)...................................................105
Bảng 3.10. Kết quả ước lượng mô hình lực hấp dẫn cấu trúc cho từng nhóm nước (các
hiệp định hỗn hợp) ...............................................................................106
Bảng 3.11. Tổng hợp tác động của các hiệp định thương mại hỗn hợp đến xuất khẩu
gạo của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 .............................................133
Bảng 4.1. Lượng xuất khẩu gạo Việt Nam sang các nước thành viên hiệp định EFTA
giai đoạn 2000 – 2015 (tấn)..................................................................133
Bảng 4.2. Kết quả ước lượng mô hình lực hấp dẫn cấu trúc cho nhóm nước thành viên
tham gia hiệp định thương mại .............................................................138
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam................45
Hình 2.2. Khung phân tích tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu
gạo của Việt Nam...................................................................................49
Hình 2.3. Xuất khẩu gạo của một số nước điển hình ..............................................50
Hình 3.1 Tình hình sản xuất lúa Việt Nam giai đoạn 1989-1999 ...........................66
Hình 3.2. Xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 1989 - 1999 ...................................667
Hình 3.3. Sản lượng, diện tích, năng suất lúa Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017......68
Hình 3.4. Xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2000-2017 .......................................69
Hình 3.5. Tình hình tham gia các hiệp định thương mại của Việt Nam ..................71
Hình 3.6. XuấtkhẩugạocủaViệtNamsangnhómnướcASEANgiaiđoạn2000–2015......81
Hình 3.7. Lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên AFTA từ năm
2000-2015 (tấn)......................................................................................82
Hình 3.8. Lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam theo hiệp định thương mại hỗn hợp
giai đoạn 2000-2015 (triệu tấn) ..............................................................87
Hình 3.9. Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên của hiệp
định thương mại song phương giai đoạn 2000 – 2015 (tấn) ....................91
Hình 3.10. Tỷ trọng lượng nhập khẩu gạo Việt Nam của các nước và nhóm nước so
với tổng lượng gạo Việt Nam xuất khẩu thế giới (theo từng chủng loại
gạo) (đơn vị %) ......................................................................................92
Hình 3.11. Giá trung bình gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên theo
hiệp định thương mại với ASEAN giai đoạn 2000-2015 (USD/tấn)........94
Hình 3.12. Tỷ trọng từng loại gạo so với tổng lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam (%) và
giá gạo xuất khẩu trung bình (USD/tấn) của một số nước và nhóm nước......95
Hình 3.13. Cấu trúc thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam (% so với tổng lượng) ...116
Hình 3.14. Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam, so sánh với Thái Lan (USD/tấn)117
Hình 4.1. Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước thuộc liên minh Á Âu giai
đoạn 2000 – 2015.................................................................................130
Hình 4.2. Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Hongkong giai đoạn 2000 – 2015...131
Hình 4.3. Lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang các nước thuộc RCEP tổng cả giai
đoạn 2000 – 2015 (triệu tấn).................................................................132
Hình 4.4. Gạo Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2000 – 2015 ....................134
Hình 4.5. Gạo Việt Nam xuất khẩu sang Israel giai đoạn 2000 - 2015..................136
Hình 4.6. Gạo Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên hiệp định CP-TPP
giai đoạn 2000 - 2015...........................................................................137
Hình 4.7. Giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang các nước và nhóm nước
thành viên các hiệp định thương mại giai đoạn 2000-2015 (USD/tấn) ..139
x
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gạo là lương thực cơ bản đối với các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh
nên có thể nói lúa gạo đang nuôi sống hơn một nửa dân số thế giới. Vào giai đoạn
nửa cuối thế kỷ 20, toàn cầu đã từng phải đối mặt với nạn đói và suy dinh dưỡng vì
thiếu lương thực khi nguồn lực đất đai bị thu hẹp bởi xu hướng công nghiệp hóa,
tốc độ tăng dân số quá nhanh. Nhu cầu nhập khẩu lương thực của các nước tăng lên
trong khi khả năng tự giải quyết nhu cầu lương thực của các nước và những cam
kết giúp đỡ, cứu trợ song phương lẫn đa phương về lương thực đều giảm. Do đó,
các quốc gia và các tổ chức quốc tế đã đưa ra cụm từ “an ninh lương thực” với ý
nghĩa đầy đủ không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần của riêng ngành nông nghiệp và
ở một nước riêng lẻ mà là nhiệm vụ kinh tế, xã hội và bao hàm cả ý nghĩa chính trị,
quốc phòng của toàn cầu. Với vị trí của lúa gạo trong cơ cấu lương thực thế giới,
sản xuất lúa gạo không chỉ mang ý nghĩa giúp người dân ở các quốc gia được tiêu
dùng đủ gạo theo hướng tự cung cấp hoặc theo hướng thương mại gạo mà còn cần
phải đảm bảo ổn định cung, cầu gạo trong mọi điều kiện biến động, từ đó ngăn
chặn việc sử dụng gạo như một công cụ gây sức ép kinh tế và chính trị. Chính vì
vậy, hoạt động xuất khẩu gạo vừa đem lại kim ngạch cho các quốc gia, vừa góp
phần thực hiện nhiệm vụ an ninh lương thực toàn cầu, cũng như phần nào thể hiện
nét văn hóa tiêu dùng của quốc gia xuất khẩu gạo. Điều này đúng với hầu hết các
nước xuất khẩu gạo trong đó có Việt Nam.
Với truyền thống và có lợi thế trong nghề trồng lúa nước, Việt Nam ngày càng
khẳng định được vị trí của mình trên thị trường gạo thế giới và được nói đến như một
nước góp phần vào việc bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. Bên cạnh những khách
hàng chủ chốt ở châu Á, gạo Việt Nam đã vươn xa sang thị trường châu Phi và thâm
nhập được những thị trường khắt khe nhất nhì thế giới như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng, biểu hiện
chủ yếu là các quan hệ thương mại song phương, khu vực và đa phương mà các hiệp
định thương mại là cơ sở pháp lý đã và đang tác động mạnh mẽ đến hoạt động thương
mại của Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu gạo cũng không tránh khỏi những cơ hội cũng
như những thách thức mà các hiệp định thương mại mang lại khi sản phẩm gạo xuất
khẩu phải đáp ứng những nội dung cụ thể về xuất xứ, đặc điểm, chất lượng, an toàn vệ
sinh sản phẩm và môi trường... Thực tế cho thấy, tuy xuất khẩu gạo là một hoạt động
truyền thống của Việt Nam và Việt Nam luôn nằm trong 3 quốc gia có lượng xuất
2
khẩu gạo lớn nhất thế giới trong một thời gian dài nhưng tiến trình tạo lập và chuyển
hướng thương mại gạo thông qua các hiệp định thương mại từ những bạn hàng quen
thuộc như Trung Quốc, Philippin, Indonesia, Malaysia,... sang các khách hàng mới ở
châu Âu, châu Mỹ nhằm tạo ra nhiều lợi ích thương mại hơn đang gặp khó khăn bởi
sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam chưa được tiêu chuẩn hóa, chưa có thương hiệu
gạo quốc gia và chưa có lợi thế so sánh hơn hẳn so với các nước xuất khẩu gạo khác
như Thái Lan, Ấn Độ... Những điều này càng khiến gạo xuất khẩu của Việt Nam bị coi
là sản phẩm kém cạnh tranh, dễ chịu tác động từ các quy định khắt khe của các hiệp
định thương mại.
Thêm vào đó, gạo xuất khẩu đang có biểu hiện dần “lép vế” so với một số nông
sản xuất khẩu khác. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2016, xuất khẩu
gạo giảm 25% về lượng, 20% về giá trị so với năm 2015 và đây là năm đầu tiên kim
ngạch xuất khẩu rau quả có thể vượt mặt gạo. Mặc dù năm 2017, xuất khẩu gạo tăng
gần 18% về khối lượng và giá trị so với năm 2016 thể hiện ngành gạo đã có một năm
khá thành công về xuất khẩu khi vượt xa kế hoạch đề ra từ đầu nhưng vẫn thấp hơn giá
trị xuất khẩu rau quả. Với hiện trạng của ngành gạo Việt Nam đang phải đối mặt với
nhiều khó khăn như lợi tức của người nông dân trồng lúa chỉ ở mức thấp vì mục tiêu
an ninh lương thực, cơ chế điều hành nhập khẩu gạo từ Chính phủ dần được thay bằng
cơ chế doanh nghiệp tư nhân đấu thầu hạn ngạch hoặc tự do hóa thương mại hoàn toàn
khiến doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn hơn trong đàm phán
giá cả bởi năng lực hiện có, gạo không có thương hiệu... thì giá trị thu được từ rau quả
xuất khẩu cao hơn nhiều so với gạo là điều dễ hiểu. Hơn nữa, trước hiện trạng biến đổi
khí hậu, thiên tai xâm nhập mặn nên người nông dân đã thực hiện tái cơ cấu nông
nghiệp bằng cách giảm bớt cấy lúa mà chuyển sang nuôi tôm hay trồng rau màu và cây
ăn quả. Thêm vào đó, thời gian gần đây, những thị trường “khó tính” như Nhật Bản,
Mỹ, châu Âu... đang có xu hướng “chê bai” gạo Việt Nam nhưng lại nhiệt tình mua
rau quả của Việt Nam với mức giá tốt. Vì vậy, tăng lượng rau quả xuất khẩu cũng là
hướng hợp lý để người nông dân mau làm giàu.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà ngành gạo mất đi vị thế của mình. Dân số thế
giới vẫn tiếp tục tăng lên nên nhu cầu gạo thế giới cũng luôn tăng, an ninh lương thực
vẫn là vấn đề cấp bách đối với nhiều quốc gia trên thế giới nhất là khu vực châu Phi và
châu Mỹ Latinh. Vấn đề là gạo xuất khẩu Việt Nam đang trong bối cảnh biến động
liên tục của những yếu tố khách quan, chủ quan ở trong và ngoài nước trong đó việc
Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại như chất “xúc tác” đòi hỏi ngành gạo
phải nghiên cứu, xem xét kỹ càng hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tiếp theo sao
3
cho phù hợp với thông lệ quốc tế, không còn là xuất khẩu gạo càng nhiều càng tốt mà
cần tăng giá trị và khẳng định hình ảnh gạo Việt Nam xuất khẩu trên thị trường quốc
tế. Từ những nhận định trên, nghiên cứu sinh thực hiện luận án với đề tài: “Tác động
của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam” nhằm dựa vào cơ sở
lý luận, căn cứ thực tiễn của việc đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại với
những nội dung liên quan đến xuất khẩu gạo, phân tích hoạt động xuất khẩu gạo gắn
với tiến trình tham gia các hiệp đinh thương mại của Việt Nam, từ đó nâng cao khả
năng thích ứng của xuất khẩu gạo đối với tác động của hiệp định thương mại trong
hiện tại và trong tương lai. Nội dung luận án cũng phù hợp với chuyên ngành Lịch sử
kinh tế mà nghiên cứu sinh đang học tập và nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu chung
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án phân tích và đánh giá thực
trạng về tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam trong
bối cảnh biến động thị trường gạo thế giới. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số giải
pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thích ứng với những tác động của hiệp
định thương mại đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về tác động của các hiệp định
thương mại đến hoạt động xuất khẩu gạo; tổng kết kinh nghiệm về thích ứng của xuất
khẩu gạo của một số nước, từ đó rút ra những bài học đối với Việt Nam.
Thứ hai, tổng quan về một số hiệp định thương mại song phương, đa phương,
khu vực mà Việt Nam ký kết và tiến trình tham gia các hiệp định thương mại đó của
Việt Nam nhằm chỉ ra những nội dung có tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Thứ ba, phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam dưới tác động của các
hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết, dự báo khả năng tác động đến xuất khẩu
gạo của các hiệp định thương mại mà Việt Nam sắp là thành viên trong tương lai.
Thứ tư, trong biến động của thị trường lúa gạo quốc tế và xu hướng tác động của
các hiệp định thương mại hiện nay, luận án đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm thúc
đẩy xuất khẩu gạo theo hướng thích ứng tốt với tác động của các hiệp định thương mại.
4
Luận án trả lời các câu hỏi:
- Một là, những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng tác động của hiệp định
thương mại đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam?
- Hai là, các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết tác động đến xuất khẩu
gạo của Việt Nam theo hướng tích cực hay tiêu cực và ở mức độ cụ thể như thế nào?
- Ba là, những vấn đề cần đặt ra trong xu thế đàm phán những hiệp định thương
mại tiếp theo của Việt Nam là gì?
- Thứ tư, điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo như thế nào để thích nghi tốt với
nội dung của các hiệp định thương mại đã và sẽ ký kết, có hiệu lực trong tương lai?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Những nội dung của các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã và sẽ tham
gia có liên quan đến xuất khẩu gạo;
- Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước là thành viên và phi
thành viên với Việt Nam trong các hiệp định thương mại;
- Những tác động của các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia đến
thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu nội dung và tác động của các hiệp định
thương mại mà Việt Nam đã và sẽ tham gia có ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt
Nam, gồm: AFTA; 3 hiệp định thương mại song phương với Nhật Bản, Chile, Hàn
Quốc; 5 hiệp định thương mại hỗn hợp đã ký kết thông qua ASEAN với Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc – New Zealand; hiệp định thương mại Việt Nam –
Liên minh Á Âu (hiệu lực năm 2016); hiệp định thương mại mới gần đây giữa Việt
Nam – Hongkong (hiệu lực năm 2019), hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (có hiệu lực tháng 1/2019), các hiệp định thương mại sẽ ký kết trong
tương lai: hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (đã kết thúc đàm phám), hiệp
định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, hiệp định thương mại Việt Nam – Liên minh
Á Âu, hiệp định thương mại tự do Việt Nam – khối EFTA và hiệp định thương mại
Việt Nam - Israel (đang đàm phán).
5
* Về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào những thị trường Việt Nam
xuất khẩu gạo với tỷ trọng lớn (có thể là thành viên, có thể là phi thành viên của các
hiệp định thương mại nói trên).
* Về thời gian:
- Trong phân tích định tính, luận án khái quát sự phát triển của ngành gạo (sản
xuất và xuất khẩu) từ những năm 80 của thế kỷ 20 cho đến năm 2017; đánh giá thực
trạng tác động của các hiệp định thương mại tới xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm
2000 (thời điểm hiệp định thương mại Việt Nam – Mỹ bắt đầu có hiệu lực, mở ra thời
kỳ Việt Nam liên tục tham gia vào các hiệp định mang tính khu vực và trên thế giới)
đến năm 2015 gắn với các mốc thời gian các hiệp định thương mại có hiệu lực; đánh
giá khả năng tác động của các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia chưa có
hiệu lực hoặc đang đàm phán đang đàm phán trong giai đoạn 2000 – 2016, cập nhật
thêm thông tin liên quan đến xuất khẩu gạo tới năm 2017.
- Trong phân tích thực nghiệm, tác giả sử dụng số liệu từ năm 1998 đến năm
2015 đối với phân tích thực trạng tác động và từ năm 1998 – 2016 đối với phân tích
tiềm năng tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo nhằm tăng số
quan sát, tăng độ tin cậy trong nghiên cứu và khắc phục phần nào sự hạn chế về số liệu
(do AFTA có hiệu lực từ năm 1996 nhưng số liệu tác giả thu thập được chỉ từ 1998).
- Các giải pháp của luận án đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam dưới
tác động của các hiệp định thương mại hướng đến năm 2030 (phù hợp với chiến lược,
tầm nhìn hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và đề án xây dựng, phát triển thương hiệu
gạo Việt Nam nói riêng).
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Tiếp cận ở giác độ Lịch sử kinh tế, xem xét biến động xuất khẩu gạo dưới tác
động của các hiệp định thương mại mà Việt Nam ký kết. Cụ thể là với các hiệp định
thương mại đã ký ở các mốc thời gian cụ thể đã tác động đến xuất khẩu gạo của Việt
Nam theo trình tự thời gian, từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá những tác động
của hiệp định đến xuất khẩu gạo của Việt Nam nhằm rút ra bài học kinh nghiệm trong
xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Tiếp cận từ lý luận đến thực tiễn, dựa trên các lý thuyết thương mại truyền thống
và hiện đại, phân tích tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu mặt hàng gạo
6
của Việt Nam, từ đó rút ra những nhận định, đánh giá, và đưa ra những giải pháp đối
với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu định tính
Luận án kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp logic là sự kết hợp nghiên
cứu sự việc cụ thể với việc phản ánh bản chất đặc trưng của các hiện tượng kinh tế
trong quá trình thực hiện các hiệp định thương mại của Việt Nam với các đối tác trong
xuất khẩu lúa gạo, nhằm phân tích thành công và hạn chế của xuất khẩu gạo khi tham
hiệp định thương mại và rút ra những kinh nghiệm trong xuất khẩu gạo đối với Việt
Nam khi tham gia các hiệp định trong tương lai;
Phương pháp phân kỳ làm sáng tỏ số lượng hiệp định thương mại, nội dung, đặc
điểm và mức độ tác động của các hiệp định thương mại đối với xuất khẩu gạo dựa trên
những căn cứ về thời gian, đó là thời điểm các hiệp định thương mại bắt đầu có hiệu lực.
Trong nghiên cứu, luận án đã sử dụng phương pháp phân tích kinh tế dựa vào các
kết quả thống kê, đối chiếu, so sánh các số liệu, hiện tượng kinh tế trong xuất khẩu lúa
gạo để làm rõ sự thay đổi trong xuất khẩu gạo cả về lượng và chất, sự thay đổi các
chính sách có liên quan từ quá khứ qua từng thời điểm của lộ trình thực hiện các hiệp
định thương mại.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm nhằm lượng hóa ảnh hưởng của các nhân
tố cũng như của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo và cơ cấu ngành gạo Việt
Nam trên cơ sở ứng dụng mô hình lực hấp dẫn cấu trúc trong thương mại quốc tế. Mô
hình này phù hợp để nghiên cứu những sự kiện đã xảy ra sau khi thực hiện hiệp định
thương mại (phân tích hậu kỳ), có sự so sánh giữa các nước và so sánh xuất khẩu gạo
của một quốc gia trước và sau khi hiệp định thương mại được tiến hành (tiếp cận theo
thời gian), điều này phù hợp với chuyên ngành Lịch sử kinh tế.
Mô hình này còn giúp xác định khi Việt Nam ký kết hiệp định thương mại qua
các biến số quy mô (thu nhập, chi tiêu) của các nước (vừa là các nước thành viên, vừa
không phải là thành viên để đánh giá sự tạo lập và chuyển hướng xuất khẩu), biến số
khoảng cách (khoảng cách địa lý, khoảng cách lịch sử, biến động tỷ giá) của các nước
với Việt Nam (tác động cố định).
7
4.3. Nguồn số liệu
- Dữ liệu cho phân tích định tính
STT Nguồn Số liệu
1
Hiệp hội Lương thực Việt Nam
(VFA)
Tổng lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt
Nam các năm (1998 – 2017)
2
Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO)
Lượng và giá trị xuất khẩu gạo của một số nước
trên thế giới các năm
3 Tổ chức Ngân hàng thế giới (WB)
Tổng sản phầm quốc nội (GDP), chỉ số giá tiêu
dùng (CPI), chi tiêu cuối cùng (EXP), giá trị sản
xuất nông nghiệp của Việt Nam và các nước trên
thế giới qua các năm
4 Tổng cục Thống kê (GSO)
- Diện tích và sản lượng lúa gạo của Việt Nam
qua các năm (1998 – 2015)
- Lượng và giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang
từng nước qua các năm (1998 – 2015)
5 Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Dữ liệu tỷ giá hối đoái thực song phương
6 Các bài nghiên cứu đã được công bố
- Diện tích và sản lượng lúa gạo của Việt Nam
trước năm 1998
- Lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam
trước năm 1998
7
Số liệu công bố trên các trang
điện tử
Khoảng cách giữa thủ đô Hà Nội và thủ đô các
nước, vị trí địa lý (tiếp giáp biển, chung đường
biên giới với Việt Nam) của các nước, lịch sử
thuộc địa của các nước.
- Dữ liệu cho phân tích định lượng được thu thập, chọn lọc và xử lý bao gồm các
nguồn dữ liệu thứ cấp, sắp xếp dạng mảng (theo các nước và theo năm) từ những
nguồn trên.
5. Những đóng góp mới và hạn chế của luận án
5.1. Những đóng góp mới của luận án
* Luận án có những đóng góp mang tính lý luận:
- Luận án phân tích toàn diện tác động các hiệp định thương mại mang tính
song phương, khu vực và các hiệp định thương hỗn hợp đến xuất khẩu gạo của Việt
Nam, trong khi các nghiên cứu khác về tác động của các hiệp định chủ yếu là nghiên
cứu riêng hoặc là các hiệp định song phương, hoặc là các hiệp định FTA, hoặc là đánh
giá riêng tác động của các hiệp định đa phương.
8
- Các nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương mại đã được công bố
chủ yếu đánh giá các tác động đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam ở khía cạnh kinh tế,
phúc lợi hay thương mại. Luận án đề cập đến tác động của các hiệp định thương mại
đến xuất khẩu của mặt hàng gạo nhằm cụ thể hóa từng yếu tố ảnh hưởng.
* Luận án có ý nghĩa thực tiễn:
- Luận án nghiên cứu vấn đề mang tính thời sự vì gạo vốn là mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam trong một thời gian dài và vẫn được coi trọng chủ yếu về
số lượng nhưng khi Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại khiến xuất
khẩu gạo gắn với nhiều cơ hội và thách thức mới đang đặt ra thì yếu tố chất lượng và
nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng gạo cho phù hợp với xu thế hội nhập và các nội dung
của các hiệp định thương mại ngày càng được chú trọng, giúp mặt hàng gạo của Việt
Nam giữ vị trí vững chắc trên thị trường gạo thế giới.
- Luận án nghiên cứu những tác động của các hiệp định thương mại góp phần
tìm ra những gợi ý thúc đẩy xuất khẩu lúa gạo theo hướng bền vững, từ đó tạo động
lực cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ tạo việc làm để nâng cao thu nhập,
chất lượng đời sống dân cư ở khu vực này và tạo hậu thuẫn vững chắc cho tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước.
* Luận án đóng góp về mặt phương pháp nghiên cứu khi phân tích các yếu tố
tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quá trình hội nhập trong đó tập trung
đánh giá tác động của các hiệp định thương mại thông qua sự kết hợp phương pháp
phân tích định tính và mô hình định lượng (mô hình lực hấp dẫn cấu trúc) nhằm đánh
giá hướng và mức độ tác động của từng yếu tố đến xuất khẩu gạo, giúp phân đoạn thị
trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ra các nước, từ đó giúp cho việc ký kết các hiệp
định phù hợp với điều kiện kinh tế sản xuất lúa gạo ở Việt Nam gắn với lợi thế cạnh
tranh nhằm đảm bảo sản xuất lúa gạo theo hướng bền vững cũng như sự ứng phó chủ
động với những biến động của thị trường lúa gạo quốc tế hiện nay.
5.2. Những hạn chế của luận án
Luận án đánh giá tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của
Việt Nam trong tổng hòa của rất nhiều các yếu tố về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính
trị... Việc sử dụng mô hình định lượng trong luận án gặp khó khăn trong việc thu thập
số liệu, vì vậy luận án mới chỉ đưa vào một số biến dễ lượng hóa để làm minh chứng
và tính toán phần nào những đánh giá tác động của các yếu tố đến xuất khẩu gạo. Một
số yếu tố khác có tác động đến xuất khẩu gạo như yếu tố biến đổi khí hậu, quy mô và
giá gạo xuất khẩu của đối thủ cạnh tranh, cũng như những tác động ngoài mong muốn
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50036
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)
90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)
90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)Trần Vỹ Thông
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMCerberus Kero
 
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giớiVai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giớihuuthinh85
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóaXuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóakennho2928
 
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứngGiáo trình Quản trị chuỗi cung ứng
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứngIESCL
 
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬTBÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬTThắng Nguyễn
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưCleverCFO Education
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua xe máy, HAY
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua xe máy, HAYĐề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua xe máy, HAY
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua xe máy, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...PinkHandmade
 
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Qúy Nguyễn
 
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định TínhChương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định TínhLe Nguyen Truong Giang
 
Kinh tế vi mô: Tình hình cung cầu sữa
Kinh tế vi mô: Tình hình cung cầu sữaKinh tế vi mô: Tình hình cung cầu sữa
Kinh tế vi mô: Tình hình cung cầu sữaHan Nguyen
 
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt NamTiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt NamNgọc Hưng
 
đề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếđề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếKhánh Hòa Konachan
 

What's hot (20)

90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)
90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)
90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
 
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
 
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giớiVai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Xuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóaXuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóa
 
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
 
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứngGiáo trình Quản trị chuỗi cung ứng
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng
 
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬTBÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua xe máy, HAY
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua xe máy, HAYĐề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua xe máy, HAY
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua xe máy, HAY
 
Khởi Sự (Viên nén mùn cưa)
Khởi Sự (Viên nén mùn cưa)Khởi Sự (Viên nén mùn cưa)
Khởi Sự (Viên nén mùn cưa)
 
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
 
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
 
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định TínhChương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
 
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩuLuận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu
 
Kinh tế vi mô: Tình hình cung cầu sữa
Kinh tế vi mô: Tình hình cung cầu sữaKinh tế vi mô: Tình hình cung cầu sữa
Kinh tế vi mô: Tình hình cung cầu sữa
 
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt NamTiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam
 
đề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếđề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tế
 

Similar to Luận án: Tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam

LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...PinkHandmade
 
Qtkdqttiuluanthamkhao
QtkdqttiuluanthamkhaoQtkdqttiuluanthamkhao
QtkdqttiuluanthamkhaoNguyen Nhung
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).DocLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).DocNguyễn Công Huy
 
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...hieupham236
 
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdfTai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdfTatThangDang
 
Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sa...
Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sa...Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sa...
Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sa...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận án: Tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam (20)

LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
 
Qtkdqttiuluanthamkhao
QtkdqttiuluanthamkhaoQtkdqttiuluanthamkhao
Qtkdqttiuluanthamkhao
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).DocLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).Doc
 
Luận văn: Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, HOT
Luận văn: Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, HOTLuận văn: Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, HOT
Luận văn: Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, HOT
 
La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
 
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
 
12011
1201112011
12011
 
Khóa luận Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2020-2030.doc
Khóa luận Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2020-2030.docKhóa luận Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2020-2030.doc
Khóa luận Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2020-2030.doc
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cảng hàng không, HAY
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cảng hàng không, HAYNâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cảng hàng không, HAY
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cảng hàng không, HAY
 
luan van giai phap ho tro xuat khau gao cua db song cuu long, hay
luan van giai phap ho tro xuat khau gao cua db song cuu long, hayluan van giai phap ho tro xuat khau gao cua db song cuu long, hay
luan van giai phap ho tro xuat khau gao cua db song cuu long, hay
 
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...
 
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...
 
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdfTai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
 
Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sa...
Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sa...Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sa...
Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sa...
 
Luận Văn: Hoạt động xuất khẩu thiết bị dầu khí tại công ty, RÂT HAY
Luận Văn: Hoạt động xuất khẩu thiết bị dầu khí tại công ty, RÂT HAYLuận Văn: Hoạt động xuất khẩu thiết bị dầu khí tại công ty, RÂT HAY
Luận Văn: Hoạt động xuất khẩu thiết bị dầu khí tại công ty, RÂT HAY
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tếĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
 
Luận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng NaiLuận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng Nai
 
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864 (20)

List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại họcList 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa TrướcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Luận án: Tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------- -------- NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HỌC HÀ NỘI – 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------- -------- NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế học (Lịch sử kinh tế) Mã số: 9310101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Hoàng Văn Hoa 2. PGS.TS. Hồ Đình Bảo HÀ NỘI – 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền
  • 4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i MỤC LỤC............................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... v DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................viii DANH MỤC HÌNH.............................................................................................................ix PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM......................................... 10 1.1. Các nghiên cứu về tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế .............................................................10 1.1.1. Các nghiên cứu về lợi ích của xuất khẩu và yếu tố tác động đến xuất khẩu.......10 1.1.2. Các nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu ........13 1.1.3. Các nghiên cứu về xuất khẩu gạo và tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo ........................................................................................................21 1.2. Khoảng trống nghiên cứu..............................................................................25 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 27 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ THÍCH ỨNG VỚI TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO................... 28 2.1. Cơ sở lý luận về tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo ....28 2.1.1. Lý luận về các hiệp định thương mại ...........................................................28 2.1.2. Xuất khẩu gạo và tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo..........33 2.2. Kinh nghiệm quốc tế về thích ứng với tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo..........................................................................................50 2.2.1. Kinh nghiệm của Thái Lan...........................................................................51 2.2.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc......................................................................54 2.2.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ ..............................................................................57 2.2.4. Bài học kinh nghiệm về tác động của các hiệp định thương mại đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam .........................................................................................60 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 64 CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM......................................... 65 3.1. Khái quát tình hình phát triển ngành gạo Việt Nam...................................65 3.1.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 1981 đến 1999 ........65 3.1.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 2000 đến 2017 ........68
  • 5. iii 3.2. Thực trạng tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015............................................................................70 3.2.1. Tổng quan về các hiệp định thương mại Việt Nam tham gia ........................70 3.2.2. Thực trạng tác động của các hiệp định thương mại đã có hiệu lực đến xuất khẩu gạo Việt Nam................................................................................................78 3.2.3. Đánh giá tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam ............................................................................................................................107 3.3. Thuận lợi, hạn chế và nguyên nhân hạn chế khi xuất khẩu gạo Việt Nam chịu tác động của các hiệp định thương mại......................................................115 3.3.1. Thuận lợi ...................................................................................................115 3.3.3. Nguyên nhân hạn chế.................................................................................118 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 120 CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ĐẾN NĂM 2030.................................................................................... 121 4.1. Xu hướng xuất khẩu, nhập khẩu gạo trên thế giới tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam ................................................................................................121 4.1.1. Biến động về cung, cầu gạo thế giới...........................................................121 4.1.2. Sự thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu gạo của các nước tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam................................................................................126 4.1.3. Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại.............................................127 4.2. Khả năng tác động của các hiệp định thương mại chưa có hiệu lực và các hiệp định thương mại đang đàm phán đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam...............129 4.3. Xu thế tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam......................................................................................................................139 4.3.1. Hiệp định thương mại và rào cản thuế quan đối với gạo Việt Nam xuất khẩu ....................................................................................................................139 4.3.2. Hiệp định thương mại và rào cản phi thuế đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam. ...................................................................................................................140 4.3.3. Hiệp định thương mại và biến đổi khí hậu đối với sản xuất lúa gạo của Việt Nam ....................................................................................................................141 4.4. Một số giải pháp đối với xuất khẩu gạo Việt Nam nhằm thích ứng với tác động của các hiệp định thương mại....................................................................143 4.4.1. Thích ứng với nội dung quy tắc xuất xứ, rào cản kỹ thuật và kiểm dịch động, thực vật của hiệp định thương mại.......................................................................143
  • 6. iv 4.4.2. Thích ứng với nội dung cạnh tranh và kinh doanh của hiệp định thương mại ............................................................................................................................148 4.4.3. Thích ứng với cam kết thuế quan, chống bán phá giá và cơ chế giải quyết tranh chấp của hiệp định thương mại ...................................................................154 4.4.4. Thích ứng với nội dung phát triển bền vững của hiệp định thương mại......158 4.5. Một số kiến nghị ...........................................................................................160 4.5.1. Đối với Chính phủ .....................................................................................160 4.5.2. Đối với các Bộ, ngành ...............................................................................161 4.5.3. Đối với Hiệp hội Lương thực Việt Nam.....................................................163 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 .................................................................................................. 164 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 165 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN........................................................................................................... 168 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 169 PHỤ LỤC......................................................................................................................... 181
  • 7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ nguyên nghĩa tiếng Anh Từ nguyên nghĩa tiếng Việt AANFTA ASEAN- Australia -New Zealand Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Úc và New Zealand ACFTA ASEAN-China Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN AFTA ASEAN Free Trade Agreement Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN AHKFTA ASEAN-Hongkong Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hồng Kông AIFTA ASEAN-India Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Ấn Độ AJCEP ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership Agreement Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản AKFTA ASEAN-Korea Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc ASEAN Associtation of South East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN 6 Gồm Brunei, Thái Lan, Singapo, Indonesia, Malaysia, Philippin ASEAN+6 Hiệp định thương mại giữa mà 1 bên ASEAN, 1 bên lần lượt là các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc và New Zealand BFTAs Bilateral Free Trade Agreements Hiệp định thương mại tự do song phương CAFTA-DR Central America Free Trade Agreement - Dominican Republic Hiệp định thương mại tự do Mỹ - Cộng hòa Dominica và Trung Mỹ CECA Cooperation Economic Comprehensive Agreement Hiệp định hợp tác Kinh tế toàn diện CEPA Cooperation Economic Partner Agreement Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện
  • 8. vi Từ viết tắt Từ nguyên nghĩa tiếng Anh Từ nguyên nghĩa tiếng Việt CEPT Common Effective Preferential Tariff Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CGE Computable General Equilibrium Cân bằng tổng thể CM Common Market Thị trường chung CPTPP Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương CU Customs Union Liên minh thuế quan EAEU Eurasian Economic Union Liên minh kinh tế Á Âu EFTA European Free Trade Association Hiệp định mậu dịch tự do châu Âu EU European Union Liên minh Châu Âu EVFTA EU – Vietnam Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU GSTP Global System of Trade Preferences among Developing Countries Hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu G2G Government to Government Hợp đồng giữa Chính phủ - Chính phủ FAO Food and Agricilture Organization of United Nations Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do MAV Minimum Approach Volume Khối lượng tiếp cận tối thiểu MERCOSUR Khối thị trường chung Nam Mỹ MOU Memorandum of Understanding Bản ghi nhớ NAFTA North American Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ RCEP Region Comprehensive Economic Partnership Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện khu vực ROW Remain Of World Phần còn lại của thế giới RoO Rule of Origin Quy tắc xuất xứ RTAs Region Trade Agreements Hiệp định thương mại khu vực
  • 9. vii Từ viết tắt Từ nguyên nghĩa tiếng Anh Từ nguyên nghĩa tiếng Việt PTA Preferential Trade Agreement Thỏa thuận thương mại ưu đãi SAARC South Asian Association for Regional Cooperation Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á SAFTA South Asia Free Trade Agreement Hiệp định thương mại Nam Á SPSs Sanitary and Phytosanotary Kiểm dịch động thực vật TBTs Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại TPP Trans-Pacific Partnership Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương USDA United States Department of Agriculture Service Sở Nông nghiệp Hoa Kỳ VCFTA Vietnam – Chile Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chi lê VCUFTA Vietnam Customs Union Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Hải quan VJEPA Vietnam Japan Economic Partner Agreement Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản VKFTA Vietnam – Korea Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
  • 10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tóm tắt các yếu tố tác động đến xuất khẩu .............................................13 Bảng 1.2. Tóm tắt các nghiên cứu theo mô hình và mục tiêu nghiên cứu................20 Bảng 2.1. Quá trình phát triển của các lý thuyết thương mại...................................35 Bảng 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tác động của một Hiệp định thương mại.........................................................................................................47 Bảng 3.1. Lĩnh vực hội nhập của các hiệp định thương mại....................................75 Bảng 3.2. Lượng, giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam và tỷ trọng lượng gạo xuất khẩu sang các nước và nhóm nước so với tổng lượng gạo xuất khẩu (theo từng hiệp định)..............................................................................77 Bảng 3.3. Tiến trình tham gia và thực hiện cam kết thuế quan của các hiệp định thương mại đã có hiệu lực của Việt Nam (theo thời gian và loại hình hiệp định) giai đoạn 2000 – 2015 ...................................................................79 Bảng 3.4. Quy mô các nước thành viên AFTA so với thế giới (thời điểm AFTA mới có hiệu lực) ............................................................................................80 Bảng 3.5. So sánh mức sống và cơ cấu sản xuất nông nghiệp giữa Việt Nam, ASEAN và các nước thành viên với ASEAN (khi các hiệp định thương mại mới có hiệu lực - giai đoạn 2005 – 2010).........................................86 Bảng 3.6. Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên theo các hiệp định thương mại với ASEAN giai đoạn 2000-2015 (tấn) ..........88 Bảng 3.7. Kết quả ước lượng mô hình lực hấp dẫn cấu trúc cho toàn mẫu (xem xét các nhóm hiệp định song phương và hiệp định hỗn hợp) ......................102 Bảng 3.8. Kết quả ước lượng mô hình lực hấp dẫn cấu trúc cho toàn mẫu với biến tương tác (xem xét các nhóm hiệp định song phương và hiệp định hỗn hợp)........103 Bảng 3.9. Kết quả ước lượng mô hình lực hấp dẫn cấu trúc có biến tương tác cho toàn mẫu (xem xét các hiệp định hỗn hợp)...................................................105 Bảng 3.10. Kết quả ước lượng mô hình lực hấp dẫn cấu trúc cho từng nhóm nước (các hiệp định hỗn hợp) ...............................................................................106 Bảng 3.11. Tổng hợp tác động của các hiệp định thương mại hỗn hợp đến xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 .............................................133 Bảng 4.1. Lượng xuất khẩu gạo Việt Nam sang các nước thành viên hiệp định EFTA giai đoạn 2000 – 2015 (tấn)..................................................................133 Bảng 4.2. Kết quả ước lượng mô hình lực hấp dẫn cấu trúc cho nhóm nước thành viên tham gia hiệp định thương mại .............................................................138
  • 11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam................45 Hình 2.2. Khung phân tích tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam...................................................................................49 Hình 2.3. Xuất khẩu gạo của một số nước điển hình ..............................................50 Hình 3.1 Tình hình sản xuất lúa Việt Nam giai đoạn 1989-1999 ...........................66 Hình 3.2. Xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 1989 - 1999 ...................................667 Hình 3.3. Sản lượng, diện tích, năng suất lúa Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017......68 Hình 3.4. Xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2000-2017 .......................................69 Hình 3.5. Tình hình tham gia các hiệp định thương mại của Việt Nam ..................71 Hình 3.6. XuấtkhẩugạocủaViệtNamsangnhómnướcASEANgiaiđoạn2000–2015......81 Hình 3.7. Lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên AFTA từ năm 2000-2015 (tấn)......................................................................................82 Hình 3.8. Lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam theo hiệp định thương mại hỗn hợp giai đoạn 2000-2015 (triệu tấn) ..............................................................87 Hình 3.9. Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên của hiệp định thương mại song phương giai đoạn 2000 – 2015 (tấn) ....................91 Hình 3.10. Tỷ trọng lượng nhập khẩu gạo Việt Nam của các nước và nhóm nước so với tổng lượng gạo Việt Nam xuất khẩu thế giới (theo từng chủng loại gạo) (đơn vị %) ......................................................................................92 Hình 3.11. Giá trung bình gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên theo hiệp định thương mại với ASEAN giai đoạn 2000-2015 (USD/tấn)........94 Hình 3.12. Tỷ trọng từng loại gạo so với tổng lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam (%) và giá gạo xuất khẩu trung bình (USD/tấn) của một số nước và nhóm nước......95 Hình 3.13. Cấu trúc thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam (% so với tổng lượng) ...116 Hình 3.14. Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam, so sánh với Thái Lan (USD/tấn)117 Hình 4.1. Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước thuộc liên minh Á Âu giai đoạn 2000 – 2015.................................................................................130 Hình 4.2. Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Hongkong giai đoạn 2000 – 2015...131 Hình 4.3. Lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang các nước thuộc RCEP tổng cả giai đoạn 2000 – 2015 (triệu tấn).................................................................132 Hình 4.4. Gạo Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2000 – 2015 ....................134 Hình 4.5. Gạo Việt Nam xuất khẩu sang Israel giai đoạn 2000 - 2015..................136 Hình 4.6. Gạo Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên hiệp định CP-TPP giai đoạn 2000 - 2015...........................................................................137 Hình 4.7. Giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang các nước và nhóm nước thành viên các hiệp định thương mại giai đoạn 2000-2015 (USD/tấn) ..139
  • 12. x
  • 13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Gạo là lương thực cơ bản đối với các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh nên có thể nói lúa gạo đang nuôi sống hơn một nửa dân số thế giới. Vào giai đoạn nửa cuối thế kỷ 20, toàn cầu đã từng phải đối mặt với nạn đói và suy dinh dưỡng vì thiếu lương thực khi nguồn lực đất đai bị thu hẹp bởi xu hướng công nghiệp hóa, tốc độ tăng dân số quá nhanh. Nhu cầu nhập khẩu lương thực của các nước tăng lên trong khi khả năng tự giải quyết nhu cầu lương thực của các nước và những cam kết giúp đỡ, cứu trợ song phương lẫn đa phương về lương thực đều giảm. Do đó, các quốc gia và các tổ chức quốc tế đã đưa ra cụm từ “an ninh lương thực” với ý nghĩa đầy đủ không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần của riêng ngành nông nghiệp và ở một nước riêng lẻ mà là nhiệm vụ kinh tế, xã hội và bao hàm cả ý nghĩa chính trị, quốc phòng của toàn cầu. Với vị trí của lúa gạo trong cơ cấu lương thực thế giới, sản xuất lúa gạo không chỉ mang ý nghĩa giúp người dân ở các quốc gia được tiêu dùng đủ gạo theo hướng tự cung cấp hoặc theo hướng thương mại gạo mà còn cần phải đảm bảo ổn định cung, cầu gạo trong mọi điều kiện biến động, từ đó ngăn chặn việc sử dụng gạo như một công cụ gây sức ép kinh tế và chính trị. Chính vì vậy, hoạt động xuất khẩu gạo vừa đem lại kim ngạch cho các quốc gia, vừa góp phần thực hiện nhiệm vụ an ninh lương thực toàn cầu, cũng như phần nào thể hiện nét văn hóa tiêu dùng của quốc gia xuất khẩu gạo. Điều này đúng với hầu hết các nước xuất khẩu gạo trong đó có Việt Nam. Với truyền thống và có lợi thế trong nghề trồng lúa nước, Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường gạo thế giới và được nói đến như một nước góp phần vào việc bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. Bên cạnh những khách hàng chủ chốt ở châu Á, gạo Việt Nam đã vươn xa sang thị trường châu Phi và thâm nhập được những thị trường khắt khe nhất nhì thế giới như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng, biểu hiện chủ yếu là các quan hệ thương mại song phương, khu vực và đa phương mà các hiệp định thương mại là cơ sở pháp lý đã và đang tác động mạnh mẽ đến hoạt động thương mại của Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu gạo cũng không tránh khỏi những cơ hội cũng như những thách thức mà các hiệp định thương mại mang lại khi sản phẩm gạo xuất khẩu phải đáp ứng những nội dung cụ thể về xuất xứ, đặc điểm, chất lượng, an toàn vệ sinh sản phẩm và môi trường... Thực tế cho thấy, tuy xuất khẩu gạo là một hoạt động truyền thống của Việt Nam và Việt Nam luôn nằm trong 3 quốc gia có lượng xuất
  • 14. 2 khẩu gạo lớn nhất thế giới trong một thời gian dài nhưng tiến trình tạo lập và chuyển hướng thương mại gạo thông qua các hiệp định thương mại từ những bạn hàng quen thuộc như Trung Quốc, Philippin, Indonesia, Malaysia,... sang các khách hàng mới ở châu Âu, châu Mỹ nhằm tạo ra nhiều lợi ích thương mại hơn đang gặp khó khăn bởi sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam chưa được tiêu chuẩn hóa, chưa có thương hiệu gạo quốc gia và chưa có lợi thế so sánh hơn hẳn so với các nước xuất khẩu gạo khác như Thái Lan, Ấn Độ... Những điều này càng khiến gạo xuất khẩu của Việt Nam bị coi là sản phẩm kém cạnh tranh, dễ chịu tác động từ các quy định khắt khe của các hiệp định thương mại. Thêm vào đó, gạo xuất khẩu đang có biểu hiện dần “lép vế” so với một số nông sản xuất khẩu khác. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2016, xuất khẩu gạo giảm 25% về lượng, 20% về giá trị so với năm 2015 và đây là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể vượt mặt gạo. Mặc dù năm 2017, xuất khẩu gạo tăng gần 18% về khối lượng và giá trị so với năm 2016 thể hiện ngành gạo đã có một năm khá thành công về xuất khẩu khi vượt xa kế hoạch đề ra từ đầu nhưng vẫn thấp hơn giá trị xuất khẩu rau quả. Với hiện trạng của ngành gạo Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như lợi tức của người nông dân trồng lúa chỉ ở mức thấp vì mục tiêu an ninh lương thực, cơ chế điều hành nhập khẩu gạo từ Chính phủ dần được thay bằng cơ chế doanh nghiệp tư nhân đấu thầu hạn ngạch hoặc tự do hóa thương mại hoàn toàn khiến doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn hơn trong đàm phán giá cả bởi năng lực hiện có, gạo không có thương hiệu... thì giá trị thu được từ rau quả xuất khẩu cao hơn nhiều so với gạo là điều dễ hiểu. Hơn nữa, trước hiện trạng biến đổi khí hậu, thiên tai xâm nhập mặn nên người nông dân đã thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp bằng cách giảm bớt cấy lúa mà chuyển sang nuôi tôm hay trồng rau màu và cây ăn quả. Thêm vào đó, thời gian gần đây, những thị trường “khó tính” như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu... đang có xu hướng “chê bai” gạo Việt Nam nhưng lại nhiệt tình mua rau quả của Việt Nam với mức giá tốt. Vì vậy, tăng lượng rau quả xuất khẩu cũng là hướng hợp lý để người nông dân mau làm giàu. Tuy nhiên, không phải vì thế mà ngành gạo mất đi vị thế của mình. Dân số thế giới vẫn tiếp tục tăng lên nên nhu cầu gạo thế giới cũng luôn tăng, an ninh lương thực vẫn là vấn đề cấp bách đối với nhiều quốc gia trên thế giới nhất là khu vực châu Phi và châu Mỹ Latinh. Vấn đề là gạo xuất khẩu Việt Nam đang trong bối cảnh biến động liên tục của những yếu tố khách quan, chủ quan ở trong và ngoài nước trong đó việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại như chất “xúc tác” đòi hỏi ngành gạo phải nghiên cứu, xem xét kỹ càng hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tiếp theo sao
  • 15. 3 cho phù hợp với thông lệ quốc tế, không còn là xuất khẩu gạo càng nhiều càng tốt mà cần tăng giá trị và khẳng định hình ảnh gạo Việt Nam xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Từ những nhận định trên, nghiên cứu sinh thực hiện luận án với đề tài: “Tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam” nhằm dựa vào cơ sở lý luận, căn cứ thực tiễn của việc đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại với những nội dung liên quan đến xuất khẩu gạo, phân tích hoạt động xuất khẩu gạo gắn với tiến trình tham gia các hiệp đinh thương mại của Việt Nam, từ đó nâng cao khả năng thích ứng của xuất khẩu gạo đối với tác động của hiệp định thương mại trong hiện tại và trong tương lai. Nội dung luận án cũng phù hợp với chuyên ngành Lịch sử kinh tế mà nghiên cứu sinh đang học tập và nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu chung Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án phân tích và đánh giá thực trạng về tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh biến động thị trường gạo thế giới. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thích ứng với những tác động của hiệp định thương mại đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về tác động của các hiệp định thương mại đến hoạt động xuất khẩu gạo; tổng kết kinh nghiệm về thích ứng của xuất khẩu gạo của một số nước, từ đó rút ra những bài học đối với Việt Nam. Thứ hai, tổng quan về một số hiệp định thương mại song phương, đa phương, khu vực mà Việt Nam ký kết và tiến trình tham gia các hiệp định thương mại đó của Việt Nam nhằm chỉ ra những nội dung có tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam. Thứ ba, phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam dưới tác động của các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết, dự báo khả năng tác động đến xuất khẩu gạo của các hiệp định thương mại mà Việt Nam sắp là thành viên trong tương lai. Thứ tư, trong biến động của thị trường lúa gạo quốc tế và xu hướng tác động của các hiệp định thương mại hiện nay, luận án đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo theo hướng thích ứng tốt với tác động của các hiệp định thương mại.
  • 16. 4 Luận án trả lời các câu hỏi: - Một là, những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng tác động của hiệp định thương mại đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam? - Hai là, các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam theo hướng tích cực hay tiêu cực và ở mức độ cụ thể như thế nào? - Ba là, những vấn đề cần đặt ra trong xu thế đàm phán những hiệp định thương mại tiếp theo của Việt Nam là gì? - Thứ tư, điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo như thế nào để thích nghi tốt với nội dung của các hiệp định thương mại đã và sẽ ký kết, có hiệu lực trong tương lai? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu - Những nội dung của các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã và sẽ tham gia có liên quan đến xuất khẩu gạo; - Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước là thành viên và phi thành viên với Việt Nam trong các hiệp định thương mại; - Những tác động của các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia đến thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu nội dung và tác động của các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã và sẽ tham gia có ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam, gồm: AFTA; 3 hiệp định thương mại song phương với Nhật Bản, Chile, Hàn Quốc; 5 hiệp định thương mại hỗn hợp đã ký kết thông qua ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc – New Zealand; hiệp định thương mại Việt Nam – Liên minh Á Âu (hiệu lực năm 2016); hiệp định thương mại mới gần đây giữa Việt Nam – Hongkong (hiệu lực năm 2019), hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (có hiệu lực tháng 1/2019), các hiệp định thương mại sẽ ký kết trong tương lai: hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (đã kết thúc đàm phám), hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, hiệp định thương mại Việt Nam – Liên minh Á Âu, hiệp định thương mại tự do Việt Nam – khối EFTA và hiệp định thương mại Việt Nam - Israel (đang đàm phán).
  • 17. 5 * Về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào những thị trường Việt Nam xuất khẩu gạo với tỷ trọng lớn (có thể là thành viên, có thể là phi thành viên của các hiệp định thương mại nói trên). * Về thời gian: - Trong phân tích định tính, luận án khái quát sự phát triển của ngành gạo (sản xuất và xuất khẩu) từ những năm 80 của thế kỷ 20 cho đến năm 2017; đánh giá thực trạng tác động của các hiệp định thương mại tới xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2000 (thời điểm hiệp định thương mại Việt Nam – Mỹ bắt đầu có hiệu lực, mở ra thời kỳ Việt Nam liên tục tham gia vào các hiệp định mang tính khu vực và trên thế giới) đến năm 2015 gắn với các mốc thời gian các hiệp định thương mại có hiệu lực; đánh giá khả năng tác động của các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia chưa có hiệu lực hoặc đang đàm phán đang đàm phán trong giai đoạn 2000 – 2016, cập nhật thêm thông tin liên quan đến xuất khẩu gạo tới năm 2017. - Trong phân tích thực nghiệm, tác giả sử dụng số liệu từ năm 1998 đến năm 2015 đối với phân tích thực trạng tác động và từ năm 1998 – 2016 đối với phân tích tiềm năng tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo nhằm tăng số quan sát, tăng độ tin cậy trong nghiên cứu và khắc phục phần nào sự hạn chế về số liệu (do AFTA có hiệu lực từ năm 1996 nhưng số liệu tác giả thu thập được chỉ từ 1998). - Các giải pháp của luận án đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam dưới tác động của các hiệp định thương mại hướng đến năm 2030 (phù hợp với chiến lược, tầm nhìn hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và đề án xây dựng, phát triển thương hiệu gạo Việt Nam nói riêng). 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận Tiếp cận ở giác độ Lịch sử kinh tế, xem xét biến động xuất khẩu gạo dưới tác động của các hiệp định thương mại mà Việt Nam ký kết. Cụ thể là với các hiệp định thương mại đã ký ở các mốc thời gian cụ thể đã tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam theo trình tự thời gian, từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá những tác động của hiệp định đến xuất khẩu gạo của Việt Nam nhằm rút ra bài học kinh nghiệm trong xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tiếp cận từ lý luận đến thực tiễn, dựa trên các lý thuyết thương mại truyền thống và hiện đại, phân tích tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu mặt hàng gạo
  • 18. 6 của Việt Nam, từ đó rút ra những nhận định, đánh giá, và đưa ra những giải pháp đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu định tính Luận án kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp logic là sự kết hợp nghiên cứu sự việc cụ thể với việc phản ánh bản chất đặc trưng của các hiện tượng kinh tế trong quá trình thực hiện các hiệp định thương mại của Việt Nam với các đối tác trong xuất khẩu lúa gạo, nhằm phân tích thành công và hạn chế của xuất khẩu gạo khi tham hiệp định thương mại và rút ra những kinh nghiệm trong xuất khẩu gạo đối với Việt Nam khi tham gia các hiệp định trong tương lai; Phương pháp phân kỳ làm sáng tỏ số lượng hiệp định thương mại, nội dung, đặc điểm và mức độ tác động của các hiệp định thương mại đối với xuất khẩu gạo dựa trên những căn cứ về thời gian, đó là thời điểm các hiệp định thương mại bắt đầu có hiệu lực. Trong nghiên cứu, luận án đã sử dụng phương pháp phân tích kinh tế dựa vào các kết quả thống kê, đối chiếu, so sánh các số liệu, hiện tượng kinh tế trong xuất khẩu lúa gạo để làm rõ sự thay đổi trong xuất khẩu gạo cả về lượng và chất, sự thay đổi các chính sách có liên quan từ quá khứ qua từng thời điểm của lộ trình thực hiện các hiệp định thương mại. - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm nhằm lượng hóa ảnh hưởng của các nhân tố cũng như của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo và cơ cấu ngành gạo Việt Nam trên cơ sở ứng dụng mô hình lực hấp dẫn cấu trúc trong thương mại quốc tế. Mô hình này phù hợp để nghiên cứu những sự kiện đã xảy ra sau khi thực hiện hiệp định thương mại (phân tích hậu kỳ), có sự so sánh giữa các nước và so sánh xuất khẩu gạo của một quốc gia trước và sau khi hiệp định thương mại được tiến hành (tiếp cận theo thời gian), điều này phù hợp với chuyên ngành Lịch sử kinh tế. Mô hình này còn giúp xác định khi Việt Nam ký kết hiệp định thương mại qua các biến số quy mô (thu nhập, chi tiêu) của các nước (vừa là các nước thành viên, vừa không phải là thành viên để đánh giá sự tạo lập và chuyển hướng xuất khẩu), biến số khoảng cách (khoảng cách địa lý, khoảng cách lịch sử, biến động tỷ giá) của các nước với Việt Nam (tác động cố định).
  • 19. 7 4.3. Nguồn số liệu - Dữ liệu cho phân tích định tính STT Nguồn Số liệu 1 Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Tổng lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam các năm (1998 – 2017) 2 Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) Lượng và giá trị xuất khẩu gạo của một số nước trên thế giới các năm 3 Tổ chức Ngân hàng thế giới (WB) Tổng sản phầm quốc nội (GDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chi tiêu cuối cùng (EXP), giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam và các nước trên thế giới qua các năm 4 Tổng cục Thống kê (GSO) - Diện tích và sản lượng lúa gạo của Việt Nam qua các năm (1998 – 2015) - Lượng và giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang từng nước qua các năm (1998 – 2015) 5 Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Dữ liệu tỷ giá hối đoái thực song phương 6 Các bài nghiên cứu đã được công bố - Diện tích và sản lượng lúa gạo của Việt Nam trước năm 1998 - Lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam trước năm 1998 7 Số liệu công bố trên các trang điện tử Khoảng cách giữa thủ đô Hà Nội và thủ đô các nước, vị trí địa lý (tiếp giáp biển, chung đường biên giới với Việt Nam) của các nước, lịch sử thuộc địa của các nước. - Dữ liệu cho phân tích định lượng được thu thập, chọn lọc và xử lý bao gồm các nguồn dữ liệu thứ cấp, sắp xếp dạng mảng (theo các nước và theo năm) từ những nguồn trên. 5. Những đóng góp mới và hạn chế của luận án 5.1. Những đóng góp mới của luận án * Luận án có những đóng góp mang tính lý luận: - Luận án phân tích toàn diện tác động các hiệp định thương mại mang tính song phương, khu vực và các hiệp định thương hỗn hợp đến xuất khẩu gạo của Việt Nam, trong khi các nghiên cứu khác về tác động của các hiệp định chủ yếu là nghiên cứu riêng hoặc là các hiệp định song phương, hoặc là các hiệp định FTA, hoặc là đánh giá riêng tác động của các hiệp định đa phương.
  • 20. 8 - Các nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương mại đã được công bố chủ yếu đánh giá các tác động đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam ở khía cạnh kinh tế, phúc lợi hay thương mại. Luận án đề cập đến tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu của mặt hàng gạo nhằm cụ thể hóa từng yếu tố ảnh hưởng. * Luận án có ý nghĩa thực tiễn: - Luận án nghiên cứu vấn đề mang tính thời sự vì gạo vốn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong một thời gian dài và vẫn được coi trọng chủ yếu về số lượng nhưng khi Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại khiến xuất khẩu gạo gắn với nhiều cơ hội và thách thức mới đang đặt ra thì yếu tố chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng gạo cho phù hợp với xu thế hội nhập và các nội dung của các hiệp định thương mại ngày càng được chú trọng, giúp mặt hàng gạo của Việt Nam giữ vị trí vững chắc trên thị trường gạo thế giới. - Luận án nghiên cứu những tác động của các hiệp định thương mại góp phần tìm ra những gợi ý thúc đẩy xuất khẩu lúa gạo theo hướng bền vững, từ đó tạo động lực cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ tạo việc làm để nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống dân cư ở khu vực này và tạo hậu thuẫn vững chắc cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước. * Luận án đóng góp về mặt phương pháp nghiên cứu khi phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quá trình hội nhập trong đó tập trung đánh giá tác động của các hiệp định thương mại thông qua sự kết hợp phương pháp phân tích định tính và mô hình định lượng (mô hình lực hấp dẫn cấu trúc) nhằm đánh giá hướng và mức độ tác động của từng yếu tố đến xuất khẩu gạo, giúp phân đoạn thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ra các nước, từ đó giúp cho việc ký kết các hiệp định phù hợp với điều kiện kinh tế sản xuất lúa gạo ở Việt Nam gắn với lợi thế cạnh tranh nhằm đảm bảo sản xuất lúa gạo theo hướng bền vững cũng như sự ứng phó chủ động với những biến động của thị trường lúa gạo quốc tế hiện nay. 5.2. Những hạn chế của luận án Luận án đánh giá tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tổng hòa của rất nhiều các yếu tố về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị... Việc sử dụng mô hình định lượng trong luận án gặp khó khăn trong việc thu thập số liệu, vì vậy luận án mới chỉ đưa vào một số biến dễ lượng hóa để làm minh chứng và tính toán phần nào những đánh giá tác động của các yếu tố đến xuất khẩu gạo. Một số yếu tố khác có tác động đến xuất khẩu gạo như yếu tố biến đổi khí hậu, quy mô và giá gạo xuất khẩu của đối thủ cạnh tranh, cũng như những tác động ngoài mong muốn
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50036 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562