SlideShare a Scribd company logo
1 of 117
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN
PHẨM RƯỢU TẠI CÔNG TY TNHH 1TV THỰC
PHẨM HUẾ
MÃ TÀI LIỆU: 80914
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
SINH VIÊN THỰC HIỆN
PHẠM ANH NGỌC DANH
Niên khóa: 2017-2021
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN
PHẨM RƯỢU TẠI CÔNG TY TNHH 1TV THỰC
PHẨM HUẾ
Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:
Phạm Anh Ngọc Danh ThS. Nguyễn Hoàng Ngọc Linh
K51D – Quản trị kinh doanh
Niên khóa: 2017-2021
Huế, 1/2021
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được
nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè và các anh chị nơi tôi thực tập.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến quý
thầy cô trường Đại học Kinh tế – Đại Học Huế đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện và
đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận. Đặc biệt tôi xin cảm
ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Hoàng Ngọc Linh – Giảng viên hướng dẫn đã tận tình
quan tâm và theo sát chỉ bảo tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế đã tạo
điều kiện thuận lợi để tôi làm quen với thực tiễn và áp dụng vào nghiên cứu. Đặc biệt
tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị làm việc tại công ty đã nhiệt tình giúpđỡ,
tạo điều kiện cho tôi thực tập, điều tra, thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho việc
nghiên cứu đề tài.
Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều
kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của bài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu
sót và hạn chế, tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy côcùng
toàn thể cán bộ nhân viên tại đơn vị để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 17 tháng 01 năm 2021
Sinh viên thực hiện
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài: "Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại
Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế" là kết quả công trình nghiên cứu của bản thân.
Các số liệu trong đề tài nghiên cứu và kết quả trình bày trong đề tài là trung thực và
khách quan.
Huế, ngày 17 tháng 01 năm 2021
Sinh viên thực hiện
Phạm Anh Ngọc Danh
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH iii LỚP: K51D-QTKD
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG................................................................................................. ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ..........................................................x
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................3
2.1. Mục tiêu chung.................................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp..............................................................4
5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ...............................................................4
5.3. Phương pháp xử lý dữ liệu...............................................................................5
5.3.1. Đối với dữ liệu thứ cấp.....................................................................................5
5.3.2. Đối với dữ liệu sơ cấp ......................................................................................5
6. Kết cấu đề tài ........................................................................................................6
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................7
1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................7
1.1.1. Tổng quan về tiêu thụ sản phẩm.......................................................................7
1.1.1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm..........................................................................7
1.1.1.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp .....................................8
1.1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm......................................................9
1.1.2. Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp .........................10
1.1.2.1. Điều tra nghiên cứu thị trường.....................................................................10
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH iv LỚP: K51D-QTKD
1.1.2.2. Lập kế hoạch tiêu thụ ...................................................................................11
1.1.2.3. Chuẩn bị sản phẩm để xuất bán....................................................................12
1.1.2.4. Tổ chức kênh phân phối sản phẩm...............................................................12
1.1.2.5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại ................................................13
1.1.2.6. Tổ chức hoạt động bán hàng ........................................................................14
1.1.2.7. Thực hiện các dịch vụ sau bán .....................................................................15
1.1.2.8. Đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm.............................15
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm................................15
1.1.3.1. Môi trường vĩ mô .........................................................................................15
1.1.3.1.1. Môi trường chính trị - luật pháp ..............................................................15
1.1.3.1.2. Môi trường kinh tế và công nghệ.............................................................16
1.1.3.1.3. Môi trường văn hóa xã hội.......................................................................17
1.1.3.1.4. Môi trường địa lý – sinh thái ...................................................................17
1.1.3.2. Môi trường vi mô .........................................................................................18
1.1.3.2.1. Nguồn nhân lực........................................................................................18
1.1.3.2.2. Khách hàng ..............................................................................................18
1.1.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại.......................................................................19
1.1.3.2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.......................................................................19
1.1.3.2.5. Sản phẩm thay thế....................................................................................20
1.1.3.2.6. Nhà cung cấp ...........................................................................................20
1.1.4. Các nội dung nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm...................................20
1.1.4.1. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm ...........20
1.1.4.2. Phân tích tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích so
với kỳ trước ...............................................................................................................21
1.1.4.3. Phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ theo thị trường.................................21
1.1.5. Đề xuất các nội dung nghiên cứu ...................................................................22
1.2. Cơ sở thực tiễn ...............................................................................................24
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH 1TV
THỰC PHẨM HUẾ..................................................................................................27
2.1. Khái quát về Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế ......................................27
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH v LỚP: K51D-QTKD
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.....................................................................27
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ..............................................................29
2.1.2.1. Chức năng ....................................................................................................29
2.1.2.2. Nhiệm vụ......................................................................................................29
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế ............................29
2.1.4. Chức năng các phòng ban ..............................................................................30
2.1.5. Thông tin về sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất của công ty............31
2.1.5.1. Các sản phẩm rượu của công ty ...................................................................31
2.1.5.2. Quy trình công nghệ sản xuất của công ty...................................................34
2.1.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty......................................................37
2.1.7. Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2018-2010....................................38
2.1.8. Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2018-2020 .......................................40
2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH 1MTV Thực phẩm
Huế 45
2.2.1. Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế ...
........................................................................................................................45
2.2.1.1. Môi trường vĩ mô .........................................................................................45
2.2.1.2. Môi trường vi mô .........................................................................................48
2.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực
phẩm Huế ......................................................................................................................
51
2.2.2.1. Tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm của công ty trong
giai đoạn 2018-2020..................................................................................................51
2.2.2.2. Tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích so với kỳ
trước giai đoạn 2018-2020 ........................................................................................52
2.2.2.3. Tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ theo khu vực giai đoạn
2018-2020..................................................................................................................56
2.2.2.4. Tình hình doanh thu tiêu thụ theo khu vực giai đoạn 2018-2020................58
2.2.2.5. Tình hình doanh thu tiêu thụ theo thị trường giai đoạn 2018-2020.............63
2.3. Khảo sát ý kiến đánh giá của các nhà bán lẻ về hoạt động tiêu thụ sản phẩm
rượu của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế........................................................65
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH vi LỚP: K51D-QTKD
2.3.1. Thông tin chung về các nhà bán lẻ.................................................................66
2.3.1.1. Kênh thông tin mà các nhà bán lẻ biết đến ..................................................66
2.3.1.2. Số năm kinh doanh sản phẩm của công ty...................................................67
2.3.2. Đánh giá của các nhà bán lẻ về các yếu tố tác động đến hoạt động tiêu thụ
sản phẩm rượu của công ty........................................................................................67
2.3.2.1. Đánh giá của các nhà bán lẻ về các yếu tố tác động đến hoạt động tiêu thụ
sản phẩm rượu của công ty........................................................................................67
2.3.2.2. Ý kiến của các nhà bán lẻ để nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm rượu
của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế ................................................................75
2.4. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu của Công ty TNHH 1TV
Thực phẩm Huế.........................................................................................................76
2.4.1. Điểm mạnh .....................................................................................................76
2.4.2. Điểm yếu ........................................................................................................77
2.4.3. Cơ hội .............................................................................................................77
2.4.4. Thách thức......................................................................................................78
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
RƯỢU CỦA CÔNG TY TNHH 1TV THỰC PHẨM HUẾ.....................................79
3.1. Phương hướng và mục tiêu của công ty trong những năm tiếp theo..............79
3.2. Giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm
Huế 80
3.2.1. Về công tác nghiên cứu và dự báo thị trường ................................................80
3.2.2. Về sản phẩm...................................................................................................80
3.2.3. Về giá bán và chiết khấu ................................................................................81
3.2.4. Về hỗ trợ bán hàng .........................................................................................82
3.2.5. Về xúc tiến sản phẩm .....................................................................................82
3.2.6. Về hoạt động bán hàng...................................................................................82
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................83
1. Kết luận...............................................................................................................83
2. Kiến nghị ............................................................................................................84
2.1. Đối với công ty...............................................................................................84
2.2. Đối với Nhà nước...........................................................................................85
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH vii LỚP: K51D-QTKD
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................86
PHỤ LỤC 1...............................................................................................................89
PHỤ LỤC 2...............................................................................................................92
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH viii LỚP: K51D-QTKD
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1TV : Một thành viên
ADB : The Asian Development Bank - Ngân hàng Phát triển Châu Á
CP : Cổ phần
CP : Chính phủ
DT : Doanh thu
ĐVT : Đơn vị tính
GDP : Gross Domestic Product là tổng sản phẩm nội địa hay tổng
sản phẩm quốc nội
HFC : Hue Foods Company Limited
ISO : International Organization for Standardization là tổ chức tiêu
chuẩn hóa quốc tế
NĐ : Nghị định
NNPTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TCVN : Tiêu chuẩn quốc gia (Việt Nam)
TTH : Thừa Thiên Huế
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TS : Tiến sĩ
VBA : Hiệp hội Bia-Rượu Nước Giải Khát Việt Nam
VCCI : Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
VINASME : Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm
VUSTA : Liên hiệp hội các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
PGS : Phó giáo sư
SPSS : Statistical Package for the Social Sciences là một chương
trình máy tính phục vụ công tác thống kê
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH ix LỚP: K51D-QTKD
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Đề xuất các nội dung nghiên cứu .............................................................22
Bảng 2.1: Danh sách các sản phẩm của HFC............................................................32
Bảng 2.2: Hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm.................................................37
Bảng 2.3: Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2018-2020 ..............................38
Bảng 2.4: Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2018-2020..................................41
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2018-2020...43
Bảng 2.6: Tình hình hoàn thành kế hoạch theo khối lượng toàn bộ sản phẩm giai
đoạn 2018-2020.........................................................................................................51
Bảng 2.7: Tình hình tiêu thụ theo khối lượng từng loại sản phẩm giai đoạn 2018-
2020...........................................................................................................................53
Bảng 2.8: Tình hình biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu giai
đoạn 2018-2020.........................................................................................................54
Bảng 2.9: Tình hình biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu tại khu
vực miền Bắc.............................................................................................................56
Bảng 2.10: Tình hình biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu tại
khu vực miền Trung ..................................................................................................57
Bảng 2.11: Tình hình biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu tại
khu vực miền Nam ....................................................................................................58
Bảng 2.12: Tình hình doanh thu tiêu thụ theo khu vực giai đoạn 2018-2020...........60
Bảng 2.13: Doanh thu tiêu thụ trung bình của các đại lý giai đoạn 2018-2020........62
Bảng 2.14: Kiểm định One Sample T-test về nhóm biến sản phẩm .........................68
Bảng 2.15: Kiểm định One Sample T-test về nhóm biến giá bán.............................69
Bảng 2.16: Kiểm định One Sample T-test về nhóm biến hỗ trợ bán hàng ...............71
Bảng 2.17: Kiểm định One Sample T-test về nhóm biến xúc tiến sản phẩm ...........72
Bảng 2.18: Kiểm định One Sample T-test về nhóm biến hoạt động bán hàng.........73
Bảng 2.19: Kiểm định One Sample T-test về nhóm biến đánh giá chung hoạt động
tiêu thụ sản phẩm.......................................................................................................74
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH x LỚP: K51D-QTKD
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại HFC ...............................................30
Sơ đồ 2.2: Quá trình sản xuất rượu Sake...................................................................36
Sơ đồ 2.3: Quá trình sản xuất rượu Shochu ..............................................................37
Biểu đồ 2.1: Biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu giai đoạn
2018-2020..................................................................................................................55
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kênh thông tin các nhà bán lẻ biết đến .....................................66
Biểu đồ 2.3: Số năm kinh doanh sản phẩm rượu của công ty...................................67
Biểu đồ 2.4: Đánh giá của nhà bán lẻ để nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm .....75
Hình 2.1: Một số sản phẩm rượu của công ty ...........................................................34
Hình 2.2: Tình hình doanh thu tiêu thụ theo thị trường giai đoạn 2018-2020..........64
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 1 LỚP: K51D-QTKD
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế của Việt Nam trong những năm
gần đây đã giúp cho đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Xu hướng tiêu
dùng rượu bia và những loại đồ uống có cồn khác trong sinh hoạt hàng ngày, quan hệ
công việc, các dịp lễ hội, tết… đang ngày càng gia tăng. Sử dụng rượu bialà một
thói quen mang đậm nét văn hoá truyền thống tại nhiều quốc gia, trong đó cóViệt
Nam. Sử dụng rượu bia với một lượng vừa phải có thể đem lại cảm giác phấn chấn,
tỉnh táo, dịu bớt căng thẳng, lưu thông huyết mạch…
Theo nghiên cứu mới đây được công bố trên The Lancet cho biết Việt Nam,
Ấn Độ và Nhật Bản là ba quốc gia có lượng rượu bia tiêu thụ tăng nhanh nhất trong
giai đoạn 2010-2017. So với năm 2010, vào năm 2017 mức tiêu thụ rượu bia của Việt
Nam đã tăng tới gần 90%, mức tăng này của Việt Nam đứng đầu thế giới và gấp đôi
quốc gia xếp thứ 2 - Ấn Độ và gấp Mỹ 16 lần. Theo thống kê của Trang Vàng, cả
nước hiện có khoảng 139 cơ sở sản xuất bia và 266 cơ sở sản xuất rượu tập trung chủ
yếu ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế. Ngoài ra
còn có các loại rượu do người dân tự nấu và rượu nhập khẩu cũng thuhút được nhiều
người tiêu dùng. Vì vậy đối với các doanh nghiệp kinh doanh đồ uống thì việc cạnh
tranh ngày nay khốc liệt hơn bao giờ hết, các loại rượu và đồ uống lên men phát triển
thành nhiều loại khác nhau như rượu sake Nhật Bản, rượu vang, bia và các loại nước
ép có cồn phản ánh thị hiếu của khách hàng ngày một đa dạng hơn nên doanh nghiệp
phải tính toán cẩn thận để đưa ra các quyết định chiến lược nhằm tránh những bất
lợi xảy ra trên thị trường. Đặc biệt đối với Nghị định100 của chính phủ vừa được
áp dụng từ ngày 01/01/2020 đã ảnh hưởng rất lớn đến các công ty bia rượu, tác động
đến sản lượng tiêu thụ của toàn ngành và đang kìm hãm một trong những thị trường
có tốc độ tiêu thụ tăng nhanh nhất thế giới. Theobài báo mới đây của Bloomberg
thì doanh số bia rượu ở Việt Nam đã giảm ít nhất 25% kể từ khi nghị định này có hiệu
lực. Ngoài ra đối với tình hình dịch Covid-19 hiện nay đã làm đảo lộn mọi mặt đời
sống xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 2 LỚP: K51D-QTKD
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người lao động trên cả nước và toàn
thế giới. Theo thống kê của Hiệp hội Bia-Rượu Nước Giải Khát (VBA), từ đầu năm
2020, ngành bị ảnh hưởng bởi tác động kép do dịch COVID-19 và Nghị định
100/2019/NĐ-CP nên sản xuất, kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Thống kê của
VBA cho thấy nhiều doanh nghiệp giảm sản lượng tiêu thụ đến 40-50%.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh đồ uống, để tiếp tục đứng vững trong
môi trường cạnh tranh hiện nay thì bên cạnh những vấn đề về chất lượng sản phẩm
thì những vấn đề trong khâu tiêu thụ sản phẩm cũng cần được quan tâm khắc phục
hàng đầu. Theo Trương Đình Chiến (2007), tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng
của quá trình sản xuất kinh doanh, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp và là khâu quan trọng nối liền với sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo sự cân đối
giữa cung và cầu. Khi doanh nghiệp thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm cóhiệu quả
thì doanh nghiệp mới có thể tăng doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu và lợi nhuận
luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp, thông qua việc phân tíchtình hình
tiêu thụ thì các nhà quản trị sẽ thấy được những mặt đạt được và những mặt còn hạn
chế để có thể tìm ra những biện pháp giải quyết kịp thời và khai thác những tiềm năng
sẵn có giúp các công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện
hơn.
Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế là một công ty chuyên sản xuất và kinh
doanh các sản phẩm đồ uống như rượu, nước giải khát có cồn và luôn nỗ lực cung
cấp các sản phẩm của công ty đến với mọi người trên thị trường toàn quốc và xuất
khẩu sang nước ngoài một cách thuận tiện nhất, đem lại sự tiện lợi cho người tiêu
dùng. Công ty đã hoạt động được hơn 25 năm và là một công ty có uy tín trên thị
trường song hoạt động tiêu thụ gần đây của công ty gặp không ít khó khăn do biến
động của thị trường và sự cạnh tranh gay gắt của các công ty trong và ngoài nước.
Theo báo cáo của phòng hành chính – kế toán công ty cho biết, do tác động kép của
dịch Covid-19 và Nghị định 100 của Chính phủ thì sản lượng tiêu thụ của công ty
năm 2020 đã giảm hơn 30% so với năm 2019 và chỉ hoàn thành được 70% so với
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 3 LỚP: K51D-QTKD
sản lượng kế hoạch đã đề ra, dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm 34% so với năm
trước. Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình tiêu thụ, trong thời gian thực
tập tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích
tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế” làm
khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty
TNHH 1TV Thực phẩm Huế, đề tài phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm
tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp nâng
cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm rượu tại công ty.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm.
- Phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực
phẩm Huế giai đoạn 2018-2020.
- Đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại
Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế.
- Trung gian phân phối: cửa hàng bán lẻ, nhà hàng.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế, trung gian phân
phối sản phẩm của công ty trên địa bàn thành phố Huế.
- Phạm vi nội dung: tập trung vào phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ sản
phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 4 LỚP: K51D-QTKD
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Các thông tin chung về Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế, các số liệu qua
các năm 2018-2020 được công ty cung cấp như kết quả sản xuất kinh doanh, bảng
cân đối kế toán, doanh thu kế hoạch, doanh thu trong 3 năm.
Các thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài được tìm hiểu qua thư viện, báo chí,
website và các trang mạng xã hội.
Quan sát thực tế từ công ty, tham khảo từ trang web của công ty.
Nghiên cứu các lý thuyết về tiêu thụ sản phẩm.
5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Thu thập thông tin qua hình thức khảo sát bằng bảng hỏi với trung gian phân
phối sản phẩm của công ty. Mục đích của việc khảo sát này là để lấy được ý kiến
của trung gian phân phối, thông qua đó có thể biết thêm về tình hình tiêu thụ sản
phẩm tại công ty. Ngoài ra còn có thể tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt
động tiêu thụ sản phẩm tại công ty thông qua những câu trả lời của bảng hỏi này.
Với đề tài này, phương pháp sử dụng để chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu
phi ngẫu nhiên và cỡ mẫu sẽ điều tra là 40. Mục tiêu chính của đề tài là phân tích tình
hình tiêu thụ và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ nên sẽ điều tra
cửa hàng bán lẻ, nhà hàng kinh doanh sản phẩm của công ty trên địa bàn thành phố
Huế.
Theo thông tin của các nhân viên bán hàng trực tiếp đến các trung gian phân
phối sản phẩm công ty thì biết được số lượng và địa chỉ các nơi đang kinh doanh
sản phẩm của công ty tại thành phố Huế. Sau khi xin được địa chỉ của các nơi này thì
tác giả tiến hành đến các địa điểm này để xin điều tra bảng hỏi đã được lập sẵnvà
điều tra đủ 40 bảng hỏi.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 5 LỚP: K51D-QTKD
5.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
5.3.1. Đối với dữ liệu thứ cấp
Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh
- Phương pháp tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất các dữ liệu đã được
phân tích lại với nhau để có thể nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn.
- Phương pháp phân tích là phương pháp dùng để phân tích số liệu để đánh giá
tình hình thực hiện kế hoạch, tốc độ hoàn thành kế hoạch và tốc độ phát triển của kỳ
này so với kỳ trước.
- Phương pháp so sánh là phương pháp so sánh dữ liệu năm này với năm trước
hoặc so sánh dữ liệu giữa các thời kỳ để có thể đánh giá được tình hình bán hàng, tiêu
thụ sản phẩm tại công ty.
5.3.2. Đối với dữ liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp xử lý số liệu qua SPSS.
5.3.2.1. Thống kê mô tả
- Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ:
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý
Trung lập
Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý
- Theo Martin Sternstein (1996), phân tích thống kê mô tả được sử dụng để mô
tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua
các cách thức khác nhau nhằm cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước
đo. Phương pháp này có thể được sử dụng để:
 Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc
giúp so sánh dữ liệu.
 Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.
 Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 6 LỚP: K51D-QTKD
5.3.2.2. Thang đo được kiểm định One Sample T Test
Phương pháp kiểm định này được sử dụng để kiểm định giả thiết về giá trị
trung bình của một tổng thể.
Kiểm định giả thiết:
H0: μ = Giá trị kiểm định (test value)
H1: μ ≠ Giá trị kiểm định (test value)
Với mức ý nghĩa α = 0.05
Nếu:
Sig < 0.05: Bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1
Sig > 0.05: Chấp nhận giả thiết H0
6. Kết cấu đề tài
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong phần này bố cục gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Phân tích tình hình tiêu thụ tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm
Huế
Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm rượu của Công ty
TNHH 1TV Thực phẩm Huế
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 7 LỚP: K51D-QTKD
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tổng quan về tiêu thụ sản phẩm
1.1.1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm
Theo Trương Đình Chiến (2007), tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của
quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, là đưa sản phẩm
từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung
gian giữa một bên là sản xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng.
Để thích ứng với mỗi cơ chế quản lý thì công tác tiêu thụ sản phẩm phải
được thực hiện bằng các hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung, Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh. Các cơ quan hành chính
kinh tế can thiệp sâu vào các nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng
lại không chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm
trong thời kỳ này chủ yếu là giao nộp sản phẩm cho các đơn vị theo địa chỉ và giá cả
do Nhà nước định sẵn. Tóm lại, trong nền kinh tế tập trung khi mà ba vấn đề trung
tâm: Sản xuất cái gì? Bằng cách nào? Cho ai? Đều do Nhà nước quyết định thì tiêu
thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức bán sản phẩm hàng hoá sản xuất ra theo kế hoạch và
giá cả được ấn định từ trước. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự
mình quyết định ba vấn đề trung tâm cho nên việc tiêu thụ sảnphẩm cần được hiểu
theo nghĩa hẹp và cả theo nghĩa rộng. (Đặng Đình Đào, 2002).
Theo Trương Đình Chiến (2010), nghĩa hẹp của tiêu thụ hàng hóa, lao vụ, dịch
vụ là việc chuyển dịch quyền sở hữu hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã thực hiện cho
khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hóa hoặc được quyền thu tiền bán hàng.
Theo Trần Minh Đạo (2002), nghĩa rộng của tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu
thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối
với một bên là tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn vật chất, việc mua bán
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 8 LỚP: K51D-QTKD
được thực hiện giữa sản xuất và tiêu dùng, nó quyết định bản chất của hoạt động lưu
thông thương mại đầu ra của doanh nghiệp.
Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các giải pháp nghiên cứu và nắm bắt
nhu cầu thị trường, bao gồm các hoạt động: tạo nguồn, chuẩn bị hàng hoá, tổ chức
mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng với nhiều hoạt động hỗ trợ cho việc thực hiện
dịch vụ sau bán.
1.1.1.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp
Theo Nguyễn Xuân Quang (2007), tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng,
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh
nghiệp được tiêu thụ, tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận (thịtrường
chấp nhận). Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện ở mức bán ra, uy tín
của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và
sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm phản ánh
đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm không được tách rời khỏi quá trình kinh doanh nói chung
và các khâu, các bộ phận khác nói riêng. Tiêu thụ sản phẩm phải được liên kết một
cách chặt chẽ, hữu cơ với các khâu, các bộ phận, các yếu tố của kinh doanh đã thực
hiện trước đó. Tiêu thụ sản phẩm có thể nói không chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối
của quá trình sản xuất kinh doanh mà được bắt đầu ngay từ khi có ý tưởng kinh doanh,
đặt mục tiêu chiến lược, xây dựng kế hoạch… cho đến khi bán được sản phẩm. Mặt
khác, tiêu thụ sản phẩm không phải là nhiệm vụ riêng của bộ phận tiêu thụ trong
doanh nghiệp và càng không phải chỉ là nhiệm vụ của nhân viên bán hàng.Tiêu thụ
sản phẩm là nhiệm vụ được đặt ra, được giải quyết và là trách nhiệm của toàn bộ ban
lãnh đạo cao cấp nhất, nhà quản trị trung gian đến các nhân viên bán hàng của doanh
nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì nhờ tiêu thụ sản phẩm thì
hoạt động sản xuất kinh doanh mới diễn ra liên tục, từ đó doanh nghiệp mới có thể
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 9 LỚP: K51D-QTKD
bù đắp được những chi phí, có lợi nhuận để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và
tái sản xuất mở rộng. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay
thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp, củng cố
vị trí và thế lực của doanh nghiệp trên thị trường thông qua các sản phẩm có chất
lượng tốt và giá cả phải chăng cùng với các phương thức mua bán thuận tiện dễ
dàng và dịch vụ bán hàng tiên tiến hiện đại. (Đặng Đình Đào, 2002).
Đối với xã hội thì tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo
cân đối giữa cung và cầu, sản phẩm được tiêu thụ tạo điều kiện cho hoạt động sản
xuất kinh doanh diễn ra bình thường trôi chảy tránh được sự mất cân đối, giữ được
sự bình ổn trong xã hội. Tiêu thụ hàng hoá phát triển thì doanh nghiệp mới có thể mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo thêm được việc làm và thu hút thêm nhiều
lao động trong xã hội. Mặt khác thông qua hoạt động ngân sách Nhà nước, Nhà nước
sử dụng vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện phúc lợixã hội, đầu
tư cho y tế giáo dục... góp phần nâng cao đời sống cho các thành viên trong xã hội
theo hướng tiến bộ hơn, văn minh hơn. (Đặng Đình Đào, 2002).
1.1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp thu hồi vốn và có lợi nhuận. Bất kỳ
loại hình kinh doanh nào thì mục tiêu cơ bản lâu dài vẫn là lợi nhuận, có lợi nhuận
mới có thể bù đắp chi trả những chi phí và mới có thể tái sản sản xuất và tái sản xuất
mở rộng.
Kết quả và hiệu quả của tiêu thụ sản phẩm tạo áp lực để doanh nghiệp thoả
mãn nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn. Thông qua tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ
nắm bắt được nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm sẵn có và các sản phẩm
tiềm năng, từ đó có thể đáp ứng được những mong muốn của khách hàng và làm
khách hàng hài lòng.
Tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa đến vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Khi
tiêu thụ sản phẩm được thực hiện tốt thì tỷ lệ hàng hoá của doanh nghiệp được khách
hàng chấp nhận cao, tăng uy tín và nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp, từ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 10 LỚP: K51D-QTKD
đó có thể củng cố nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Hoạt động tiêu
thụ sản phẩm thành công còn tạo được thế đứng cho doanh nghiệp, nâng cao khả năng
cạnh tranh đối với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Tiêu thụ sản phẩm có tác động tích cực tới quá trình tổ chức quản lý sản xuất
kinh doanh, thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng
sản phẩm và hạ giá thành sản xuất. Đồng thời qua tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp có
thể kiểm tra và mở rộng hoạt động của các đại lý, chi nhánh, giám sát được hoạt động
tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tại các địa điểm, khu vực và qua các mạng lưới
phân phối.
1.1.2. Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Theo Đặng Đình Đào (2002) và Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân (2012) thì
nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gồm có 8 nội dung sau:
1.1.2.1. Điều tra nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là hoạt động của con người diễn ra trong mối quan hệ
với thị trường nhằm tìm hiểu, xác định các thông tin về thị trường, từ đó có thể nắm
bắt được những cơ hội kinh doanh xuất hiện trên thị trường.
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường đều phải tiến hành điều
tra nghiên cứu thị trường về sản phẩm mà doanh nghiệp muốn kinh doanh để xây
dựng chiến lược và phương án kinh doanh lâu dài. Nghiên cứu thị trường có vai trò
rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là công cụ giúp cho
doanh nghiệp có thể hiểu và chinh phục khách hàng qua việc thu thập và xử lý
thông tin đáng tin cậy về thị trường, nguồn hàng, thị trường bán hàng của doanh
nghiệp, từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp có hiệu quả đáp ứng được nhu cầu
của thị trường một cách đồng bộ, đầy đủ, chất lượng, kịp thời với mức chi phí thấp
nhất. Mục đích của nghiên cứu thị trường là để có được những thông tin cần thiết
phục vụ cho quá trình xây dựng các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Các thông tin này
nhằm trả lời các câu hỏi: Doanh nghiệp nên hướng vào thị trường nào? Tiềm năng
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 11 LỚP: K51D-QTKD
thị trường? Làm thế nào để nâng cao doanh số? Sản phẩm, dịch vụ như thế nào? Giá
cả bao nhiêu? Mạng lưới tiêu thụ được tổ chức như thế nào?
Đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp
xác định được quan hệ mua bán, vai trò của từng khu vực, nhu cầu sử dụng, phạm vi
địa bàn doanh nghiệp đã và đang hoạt động, khối lượng và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ
và còn giúp doanh nghiệp biết được xu hướng, sự biến đổi nhu cầu khách hàng, phản
ứng của họ đối với sản phẩm của doanh nghiệp, thấy được các biến động của thu nhập
và giá cả, từ đó có các biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Đây là công tác đòi hỏi nhiều công sức và chi phí. Đối với doanh nghiệp vừa
và nhỏ chưa có cán bộ chuyên nghiên cứu thị trường thì cán bộ kinh doanh thường
phải đảm bảo nhiệm vụ này.
1.1.2.2. Lập kế hoạch tiêu thụ
Lập kế hoạch tiêu thụ là việc lập kế hoạch nhằm triển khai các hoạt động tiêu
thụ sản phẩm, các kế hoạch này được lập dựa trên kết quả của việc nghiên cứu thị
trường. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đề cập đến các vấn đề: sản phẩm, giá cả, doanh
số, phân phối, giao tiếp, dịch vụ khách hàng, ngân quỹ cho hoạt động tiêu thụ sản
phẩm, các yêu cầu về nhân lực, tài lực và vật lực cho việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được dùng để thực hiện những mục tiêu kinh
doanh của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đề ra trong thời gian nhất định như
tháng, quý, năm. Mục đích của việc lập kế hoạch tiêu thụ bao gồm: sản phẩm tiêu
thụ, tăng doanh số, tối đa hoá lợi nhuận, mở rộng thị trường và nâng cao uy tín của
doanh nghiệp. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu
cầu khách hàng, từ đó có thể chủ động đối phó với mọi diễn biến xảy ra trên thị
trường, giúp doanh nghiệp mở rộng thêm thị trường mới, kế hoạch hoá về khối lượng
tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, chọn kênh tiêu thụ và các đối tượng khách hàng.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 12 LỚP: K51D-QTKD
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là cơ sở để phối hợp và tổ chức thực hiện các hoạt
động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Phối hợp và tổ chức các hoạt động trên thị
trường bao gồm việc quản lý hệ thống phân phối, quản lý dự trữ và hoàn thiện sản
phẩm, quản lý lực lượng bán, tổ chức bán hàng và cung cấp dịch vụ. Để hỗ trợ hiệu
quả và mở rộng khả năng tiêu thụ sản phẩm trước những thách thức của thị trường,
cách hữu hiệu nhất là sử dụng các công cụ marketing như: quảng cáo và khuyến khích
bán hàng, chất lượng và mẫu mã sản phẩm, mức giá bán và tổ chức bán hàng.
1.1.2.3. Chuẩn bị sản phẩm để xuất bán
Chuẩn bị sản phẩm để xuất bán là hoạt động tiếp tục quá trình sản xuất kinh
doanh trong khâu lưu thông, nhằm làm cho sản phẩm thích ứng tốt hơn với nhu cầu
của người tiêu dùng.
Muốn cho quá trình lưu thông hàng hoá diễn ra liên tục không bị gián đoạn thì
các doanh nghiệp phải chú ý đến các nghiệp vụ như: tiếp nhận, phân phối, lên nhãn
hiệu sản phẩm, bao gói, sắp xếp hàng ở kho, bảo quản và ghép đồng bộ để xuất bán
cho khách hàng. Doanh nghiệp phải lên kế hoạch từ trước cho các hoạt động này,
phải tiếp nhận đầy đủ về số lượng và chất lượng hàng hoá từ các nguồn nhập kho của
doanh nghiệp theo đúng mặt hàng, chủng loại hàng hoá thông thường.Kho hàng của
doanh nghiệp nên đặt gần nơi sản xuất, nếu kho hàng đặt xa so vớinơi sản xuất của
doanh nghiệp thì phải sắp xếp tốt việc tiếp nhận hàng hoá để đảm bảo tính kịp thời,
nhanh chóng, góp phần giải phóng nhanh phương tiện vận tải, bốcxếp, an toàn sản
phẩm và tiết kiệm chi phí lưu thông.
1.1.2.4. Tổ chức kênh phân phối sản phẩm
Kênh phân phối sản phẩm là tập hợp các tổ chức, cá nhân phụ thuộc lẫn nhau
tham gia vào công việc sản xuất với mục đích cuối cùng là đưa sản phẩm tốt nhất đến
tay khách hàng. Kênh phân phối giúp doanh nghiệp bao phủ thị trường bằng cách đưa
sản phẩm đến những nơi mà khách hàng có nhu cầu, giúp doanh nghiệp nắm bắt được
thị trường hiểu rõ nhu cầu mục đích của khách hàng về sản phẩm.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 13 LỚP: K51D-QTKD
Ngoài ra, kênh phân phối còn là công cụ tìm kiếm nhu cầu thông tin của đối thủ cạnh
tranh, là nơi trưng bày sản phẩm cho khách hàng dễ dàng lựa chọn và là nơi thay mặt
nhà sản xuất cung cấp dịch vụ đến khách hàng như tư vấn, hướng dẫn về sản phẩm,
hỗ trợ kỹ thuật… Căn cứ vào mối quan hệ của doanh nghiệp và ngườitiêu dùng
cuối cùng, có hai hình thức tiêu thụ là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối
gián tiếp.
Kênh phân phối trực tiếp là loại kênh phân phối trong đó thành phần tham
gia chỉ có doanh nghiệp và khách hàng, không thông qua bất kỳ khâu trung gian nào
mà tiến thẳng tới tận tay khách hàng. Ưu điểm của loại kênh này là khách hàng sẽ
yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm, do giảm chi phí lưu thông nên giảm được giá
bán và doanh nghiệp sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhu cầu của khách hàng. Nhược điểm
của kênh này là thiếu tính chuyên môn hoá, khả năng tiếp cận thị trường bị hạn chế
và tốc độ chu chuyển vốn lưu động chậm hơn.
Kênh phân phối gián tiếp là loại kênh phân phối mà doanh nghiệp xuất bán
cho người tiêu dùng cuối cùng có qua khâu trung gian, sự tham gia nhiều hay ít của
khâu trung gian làm cho loại kênh này có độ dài ngắn khác nhau. Ưu điểm của loại
kênh này là doanh nghiệp sẽ tiếp cận thị trường tốt hơn, tiêu thụ được khối lượng
hàng hoá lớn trong thời gian ngắn, từ đó có thể thu hồi vốn nhanh phóng và tiết
kiệm được chi phí bảo quản. Tuy nhiên kênh tiêu thụ này làm cho sản phẩm hàng hoá
lưu chuyển chậm, giá bán bị tăng lên và chất lượng sản phẩm khó có thể được kiểm
soát.
1.1.2.5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại
Xúc tiến là hoạt động thông tin marketing tới khách hàng tiềm năng của doanh
nghiệp, doanh nghiệp sử dụng các cách thức, hình thức và biện pháp khác nhau nhằm
truyền bá các thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm, về phương thức phục vụ và
những lợi ích mà khách hàng sẽ thu được khi sử dụng sản phẩm. Qua đódoanh nghiệp
tìm kiếm được cơ hội bán hàng, xây dựng hình ảnh, niềm tin, chinh
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 14 LỚP: K51D-QTKD
phục các khách hàng mà doanh nghiệp kỳ vọng và tạo điều kiện để đẩy mạnh khả
năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Các hoạt động xúc tiến thương mại sẽ giúp cho doanh nghiệp có cơ hội bán
được thêm sản phẩm cho khách hàng mới, kích thích hiệu quả của lực lượng tiêu thụ.
Thông qua hoạt động xúc tiến bán hàng mà doanh nghiệp thu thập thêm được các tin
tức từ khách hàng, thị trường và cả đối thủ cạnh tranh, từ đó giúp cho các kế hoạch
của doanh nghiệp được quyết định nhanh chóng và chính xác.
Trong thị trường cạnh tranh hiện nay, việc tiêu thụ hàng hóa ngày càng trở nên
khó hơn. Trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm hàng hóa cùng loại với doanh
nghiệp, làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Do vậy doanh
nghiệp phải tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại để xúc tiến yểm trợ cho
hoạt động tiêu thụ, qua đó doanh nghiệp sẽ tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn. Xúc tiến
bao gồm các hoạt động chính như: quảng cáo, khuyến mại, hội chợ triển lãm, bán
hàng trực tiếp, quan hệ công chúng và các hoạt động khác.
1.1.2.6. Tổ chức hoạt động bán hàng
Bán hàng là công đoạn của hoạt động tiêu thụ, là bước quyết định đến việc
doanh nghiệp có thể thực hiện được việc chuyển đổi sản phẩm từ hình thái hiện vật
sang hình thái giá trị để kết thúc chu kỳ kinh doanh và hoàn thành mục tiêu của mình.
Trong hoạt động này, thái độ phục vụ khách hàng là nhân tố đóng vai trò quan
trọng nhất đối với việc đảm bảo và nâng cao hiệu quả của công tác bán hàng. Người
bán hàng cần phải có đầy đủ những phẩm chất kỹ năng cần thiết như: tinh thông kỹ
thuật, nghiệp vụ bán hàng; có thái độ lịch sự, vui vẻ, biết chủ động chào mời khách
hàng đúng thời điểm và gây được thiện cảm cho khách hàng; phải cótính nhẫn
nại, biết kiềm chế trong giao tiếp và trung thực trong hành vi ứng xử…
Với hình thức bán buôn bán lẻ tùy theo số lượng sản phẩm hàng hóa, hình thức
giao nhận, thanh toán mà phân công số lượng nhân viên phù hợp ở cửa hàng,
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 15 LỚP: K51D-QTKD
quầy hàng để thỏa mãn, đáp ứng được nhu cầu giao dịch của khách hàng. Thực tế thì
hoạt động bán hàng có rất nhiều hình thức khác nhau như: bán hàng trực tiếp, bán
hàng thông qua đại lý, bán theo hợp đồng, bán qua hệ thống thương mại điệntử,
bán thanh toán ngay, bán trả góp, bán buôn, bán lẻ…Tuy nhiên, dù bán hàng ở bất kỳ
hình thức nào, diễn ra ở đâu thì cũng phải đảm bảo yêu cầu văn minh, lịchsự, luôn
làm hài lòng khách hàng, vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi.
1.1.2.7. Thực hiện các dịch vụ sau bán
Tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ sau bán hàng là điều kiện không thể thiếu
nhằm duy trì, củng cố và mở rộng hoạt động tiêu thụ sản phẩm và thị trường. Dịch vụ
sau bán đóng vai trò quan trọng trong việc làm hài lòng khách hàng và duy trì khách
hàng, từ đó tạo ra khách hàng trung thành. Các dịch vụ sau bán gồm: vận chuyển, lắp
đặt, bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, chăm sóc khách hàng…
1.1.2.8. Đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá hoạt
động tiêu thụ sản phẩm để xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ,
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các nguyên nhân ảnh hưởng đến thị trường
tiêu thụ… nhằm có các biện pháp kịp thời để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, từ
đó có thể rút ra được những chiến lược, kế hoạch kinh doanh phù hợp cho những kỳ
tiếp theo.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm
1.1.3.1. Môi trường vĩ mô
Theo Nguyễn Xuân Quang (2007), các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh
hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm gồm có các yếu tố sau:
1.1.3.1.1. Môi trường chính trị - luật pháp
Môi trường chính trị - luật pháp bao gồm các chính sách, luật pháp và cơ chế
của Nhà nước đối với việc kinh doanh nói chung và tiêu thụ hàng hóa nói riêng. Môi
trường này chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện
được mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 16 LỚP: K51D-QTKD
Hệ thống chính sách, luật pháp hoàn thiện, nền chính trị bình ổn tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng, bình đẳng trên thị trường và hạn
chế được tệ nạn, vi phạm pháp luật như trốn thuế, buôn lậu, hàng giả. Các chính sách
mà Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp như thuế, trợ giá, bình ổn giá, lãi suất tín dụng
ngân hàng… là những điều kiện tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Sự thay đổi các chính sách, luật pháp của Nhà nước có thểảnh hưởng
có lợi đối với nhóm doanh nghiệp này nhưng lại bất lợi với nhóm doanh nghiệp khác
và ngược lại. Do vậy mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền
kinh tế có tác động rất lớn đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa của doanhnghiệp, Nhà
nước cần có các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt độngkinh doanh
của doanh nghiệp nói chung và hoạt động tiêu thụ nói riêng.
1.1.3.1.2. Môi trường kinh tế và công nghệ
Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và công nghệ đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Các yếu tố thuộc môi trường này quy
định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năng của
mình và qua đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp. Xu hướng vận
động và bất kỳ thay đổi nào của các yếu tố thuộc môi trường này đều tạora hoặc thu
hẹp cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí phải dẫn đến việc thay đổi mục
tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Những diễn biến trong nền kinh tế luôn là những thách thức và mối đe dọa
khác nhau đối với mỗi doanh nghiệp và có ảnh hưởng tiềm tàng đến chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo ra được nhiều
cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, ngược lại sẽ làm
giảm chi phí tiêu dùng và tăng sức cạnh tranh, điển hình là gây nên chiến tranh giá cả
trong ngành. Ngoài ra, sự thay đổi của hệ thống thuế và mức thuế có thể tạo ra những
cơ hội hay thách thức đối với các doanh nghiệp vì nó làm cho giá thành hànghóa tăng,
tiêu thụ giảm dẫn đến mức thu nhập của doanh nghiệp thay đổi.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 17 LỚP: K51D-QTKD
Nền công nghệ hiện này càng ngày càng thay đổi nhanh chóng, mang lại cho
con người những điều kỳ diệu nhưng lại đặt ra cho doanh nghiệp những thách thức to
lớn. Công nghệ là một vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ, công nghệ mới tạo ra những sản
phẩm mới để cạnh tranh với các sản phẩm hiện tại, tạo ra những cơ hội giúp doanh
nghiệp mới cạnh tranh với các doanh nghiệp cũ chậm chạp. Sự phát triển của công
nghệ giúp doanh nghiệp nắm bắt được một khối lượng lớn thông tin chính xác và
nhanh chóng, giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong giao dịch và có thể mở rộngvà
thiết lập mối quan hệ với thị trường.
1.1.3.1.3. Môi trường văn hóa xã hội
Môi trường văn hóa xã hội có tác động lớn nhất đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Môi trường này đưa ra những thông tin cho phép doanh nghiệp hiểu
biết đối tượng phục vụ của mình ở những mức độ khác nhau, qua đó có thể đưara một
cách chính xác về sản phẩm và cách thức phục vụ của mình đối với khách hàng.
Các yếu tố trong môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
tiêu thụ của doanh nghiệp, những thay đổi trong môi trường này tạo ra những cơ hội
và thách thức cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xã hội là một
môi trường năng động, tức là luôn có sự thay đổi. Vì vậy doanh nghiệp nên liên tục
theo dõi và điều chỉnh các chiến lược kinh doanh phù hợp với sự phát triển của văn
hóa xã hội để giúp doanh nghiệp điều chỉnh các chiến lược và kế hoạch kinh doanh
nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.
1.1.3.1.4. Môi trường địa lý – sinh thái
Tham gia vào quá trình xác định cơ hội và khả năng khai thác cơ hội còn có
các yếu tố thuộc môi trường địa lý – sinh thái. Các yếu tố địa lý ảnh hưởng đến nhiều
khía cạnh trong hoạt động thương mại của doanh nghiệp. Vị trí địa lý liên quan đến
sự thuận lợi trong việc vận chuyển và chi phí vận chuyển hàng hóa, thuận lợi cho việc
giao dịch mua bán của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh nhờ lợi thế về mức
chi phí vận chuyển thấp.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 18 LỚP: K51D-QTKD
Các yếu tố môi trường sinh thái rất được xem trọng và ảnh hưởng đến cơ hội
kinh doanh của doanh nghiệp trong thời đại ngày nay, nó không chỉ liên quan đến khả
năng phát triển của doanh nghiệp mà còn liên quan đến sự phát triển bền vững của
một quốc gia. Sự nhận thức và quan điểm xã hội về bảo vệ thiên nhiên và xu hướng
thay đổi các điều kiện tự nhiên vừa có khả năng thu hẹp cơ hội kinh doanh, vừa mở
ra cơ hội mới cho doanh nghiệp về khả năng phát triển kinh doanh xoay quanh vấn
đề bảo vệ môi trường tự nhiên.
1.1.3.2. Môi trường vi mô
1.1.3.2.1. Nguồn nhân lực
Theo Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2007), bất cứ tổ chức nào cũng
được tạo thành bởi các thành viên là con người hay nguồn nhân lực của nó. Dođó, có
thể nói nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao độnglàm
việc trong tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà
nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực.
Thể lực chỉ sức khỏe của thân thể, nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức
khỏe của từng con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và
nghỉ ngơi, chế độ y tế. Thể lực con người còn tuỳ thuộc vào tuổi tác, thời gian công
tác, giới tính... Trí lực chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng,
năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách... của từng con người. Trong sản
xuất kinh doanh truyền thống, việc tận dụng các tiềm năng về thể lực của con người
là không bao giờ thiếu hoặc lãng quên và có thể nói như đã được khai thác gần tới
mức cạn kiệt. Sự khai thác các tiềm năng về trí lực của con người mới còn ở mức mới
mẻ, chưa bao giờ cạn kiệt, vì đây là kho tàng còn nhiều bí ẩn của mỗi con người.
1.1.3.2.2. Khách hàng
Theo Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), doanh nghiệp cần tạo được sự tín nhiệm
của khách hàng, đây có thể xem là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Muốn vậy,
phải xem “khách hàng là thượng đế”, phải thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu của khách
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 19 LỚP: K51D-QTKD
hàng hơn các đối thủ cạnh tranh. Muốn đạt được điều này doanh nghiệp phải xác
định rõ các vấn đề sau:
- Xác định rõ khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
- Xác định nhu cầu và hành vi mua hàng của khách hàng bằng cách phân tích
các đặc tính của khách hàng thông qua các yếu tố như : yếu tố mang tính điạ lý (vùng,
miền…), yếu tố mang tính xã hội, dân số (lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ, thunhập,
tín ngưỡng….); hoặc phân tích thái độ của khách hàng qua các yếu tố như: yếu tố
thuộc về tâm lý (động cơ, thói quen, sở thích, phong cách, cá tính, văn hoá…), yếu tố
mang tính hành vi tiêu dùng (tìm kiếm lợi ích, mức độ sử dụng, tính trung thành trong
tiêu thụ…).
1.1.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Theo Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), tìm hiểu và phân tích về các đối thủ cạnh
tranh hiện tại có một ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp, bởi vì sự hoạt
động của các đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và kết quả của
doanh nghiệp. Thường phân tích đối thủ qua các nội dung sau: Mục tiêu của đối thủ?
Nhận định của đối thủ về doanh nghiệp chúng ta? Chiến lược của đối thủ đang thực
hiện? Những tiềm năng của đối thủ? Các biện pháp phản ứng của đối thủ?… Ngoài
ra cần xác định số lượng đối thủ tham gia cạnh tranh là bao nhiêu? Đặc biệt cần xác
định rõ các đối thủ lớn là ai và tỷ suất lợi nhuận của ngành là bao nhiêu?
1.1.3.2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Theo Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn bao gồm các
đối thủ tiềm ẩn (sẽ xuất hiện trong tương lai) và các đối thủ mới tham gia thị trường,
đây cũng là những đối thủ gây nguy cơ đối với doanh nghiệp. Để đối phóvới những
đối thủ này, doanh nghiệp cần nâng cao vị thế cạnh tranh của mình, đồngthời sử dụng
những hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài như: duytrì lợi thế do
sản xuất trên quy mô lớn, đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra nguồn tài chínhlớn, khả năng
chuyển đổi mặt hàng cao, khả năng hạn chế trong việc xâm nhập các
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 20 LỚP: K51D-QTKD
kênh tiêu thụ, ưu thế về giá thành mà đối thủ không tạo ra được và sự chống trả mạnh
mẽ của các đối thủ đã đứng vững.
1.1.3.2.5. Sản phẩm thay thế
Theo Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), sức ép do có sản phẩm thay thế sẽ làm
hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Phần lớn
các sản phẩm thay thế là kết quả của cuộc cách mạng công nghệ. Do đó doanh nghiệp
cần chú ý và phân tích đến các sản phẩm thay thế để có các biện pháp dự phòng.
1.1.3.2.6. Nhà cung cấp
Theo Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, máy
móc thiết bị…) của một doanh nghiệp được quyết định bởi các nhà cung cấp. Để cho
quá trình hoạt động của một doanh nghiệp diễn ra một cách thuận lợi, thì các yếu tố
đầu vào phải được cung cấp ổn định với một giá cả hợp lý, muốn vậy doanh nghiệp
cần phải tạo ra mối quan hệ gắn bó với các nhà cung ứng hoặc tìm nhiều nhà cung
ứng khác nhau cho cùng một loại nguồn lực.
1.1.4. Các nội dung nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm
1.1.4.1. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm
Theo Nguyễn Văn Công (2013) cho biết
- Chỉ tiêu phân tích
K = × 100
K: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm
Qti: Tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế thứ i
Qki: Tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ kế hoạch thứ i
- Phương pháp phân tích
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 21 LỚP: K51D-QTKD
∆
ê ụ ỳ ướ
Đánh giá khái quát tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm
bằng cách xác định K
K = 100%: Doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm.
K < 100%: Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản
phẩm.
1.1.4.2. Phân tích tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân
tích so với kỳ trước
Theo Bùi Xuân Phong (2009) cho biết
- Chỉ tiêu phân tích
Phân tích đối với từng loại sản phẩm (mặt hàng)
∆ = Qt – Qt-1
=
∆
Qt − 1
× 100
Qt: Số lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích
Qt-1: Số lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ trước kỳ phân tích
- Phương pháp phân tích
Xác định chỉ tiêu phân tích rồi đánh giá khái quát tình hình biến động khối
lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích so với kỳ trước.
1.1.4.3. Phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ theo thị trường
Theo Bùi Xuân Phong (2009), Nguyễn Văn Công (2013) cho biết
- Chỉ tiêu phân tích
Phân tích đối với doanh thu tiêu thụ theo thị trường.
∆ = Doanh thu tiêu thụ kỳ phân tích – Doanh thụ tiêu thụ kỳ trước
IDT = × 100
- Phương pháp phân tích
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 22 LỚP: K51D-QTKD
Xác định chỉ tiêu phân tích rồi đánh giá tình hình biến động doanh thu tiêu thụ
kỳ phân tích so với kỳ trước đối với từng thị trường.
1.1.5. Đề xuất các nội dung nghiên cứu
Thông qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các giáo trình, các khóa luận
liên quan đến đề tài, tác giả quyết định đề xuất các nội dung nghiên cứu sau cho đề
tài “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm
Huế”
Bảng 1.1: Đề xuất các nội dung nghiên cứu
Chỉ tiêu đánh
giá
Ý nghĩa Cách tính Nguồn
1. Phân tích
tình hình
hoàn
thành kế
hoạch tiêu
thụ toàn
bộ sản
phẩm
Số tương đối
hoàn thành kế
hoạch tính theotỉ
lệ là kết quảcủa
phép chia giữa
trị số của kỳ
thực tế so vớikỳ
kế hoạch của các
chỉ tiêu kinh tế.
Nó phản ánh tỉ lệ
hoàn thành kế
hoạch của chỉ
tiêu kinh tế.
K = × 100
Trong đó:
Qti là số lượng sản phẩm tiêu
thụ thực tế thứ i
Qki là số lượng sản phẩm tiêu
thụ kế hoạch thứ i
Nguyễn Văn
Công (2013)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 23 LỚP: K51D-QTKD
2. Phân tích
tình hình
biến động
khối
lượng sản
phẩm tiêu
thụ kỳ
phân tích
so với kỳ
trước
Đánh giá được
khối lượng sản
phẩm tiêu thụ
của kỳ phân tích
là cao hay thấp,
tăng lên hay
giảm xuống so
với kỳ trước đó.
∆ = Qt – Qt-1
=
∆
× 100
Qt − 1
Trong đó
Qt: Số lượng sản phẩm tiêu
thụ kỳ phân tích
Qt-1: Số lượng sản phẩm tiêu
thụ kỳ trước kỳ phân tích
Bùi Xuân
Phong (2009)
3. Phân tích
tình hình
doanh thu
tiêu thụ
theo thị
trường
Đánh giá được
doanh thu tiêu
thụ của kỳ phân
tích là cao hay
thấp, tăng lên
hay giảm xuống
so với kỳ trước
đó.
∆ = Doanh thu tiêu thụ kỳ
phân tích – Doanh thụ tiêu thụ
kỳ trước
IDT =
∆ × 100
ê ụ ỳ ướ
Bùi Xuân
Phong
(2009),
Nguyễn Văn
Công (2013)
4. Đánh giá
của nhà
bán lẻ về
các yếu tố
tác động
đến hoạt
động tiêu
thụ sản
phẩm của
Qua các ý kiến
đánh giá của nhà
bán lẻ có thể rút
ra được những
yếu tố mà công
ty thực hiện
chưa tốt, từ đó
đề xuất giảipháp
nhằm nâng
Sản phẩm Lê Đức Huy
(2014)
Giá bán Ngô Trọng
Nghĩa (2012),
Nguyễn Thị
Cẩm Giang
(2019)
Hỗ trợ bán hàng Ngô Trọng
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 24 LỚP: K51D-QTKD
công ty cao hoạt động
tiêu thụ sảnphẩm
của công ty.
Nghĩa (2012)
Chính sách xúc tiến sản phẩm Ngô Trọng
Nghĩa (2012),
Nguyễn Thị
Cẩm Giang
(2019)
Hoạt động bán hàng Lê Đức Huy
(2014)
Đánh giá chung Lê Đức Huy
(2014),
Nguyễn Thị
Cẩm Giang
(2019)
Nguồn: tổng hợp
1.2. Cơ sở thực tiễn
Theo nghiên cứu mới đây được công bố trên The Lancet cho biết Việt Nam,
Ấn Độ và Nhật Bản là ba quốc gia có lượng rượu bia tiêu thụ tăng nhanh nhất trong
giai đoạn 2010-2017. Theo báo cáo này, tổng lượng tiêu thụ rượu trên toàn cầu mỗi
năm từ 21 tỷ lít năm 1990 lên 35,7 tỷ lít vào 2017, tương đương tăng 70%. Tại khu
vực Đông Nam Á, lượng tiêu thụ rượu đã tăng 34% trong vòng 7 năm (2010-2017).
Ở giai đoạn này, Việt Nam lại nằm trong nhóm quốc gia có tốc độ tăng tiêu thụ lớn,
gần 90% kể từ năm 2010 và mức tăng này của Việt Nam đứng đầu thế giới và gấp
đôi quốc gia xếp thứ 2 - Ấn Độ và gấp Mỹ 16 lần. Theo Điều tra Quốc gia về vị thành
niên và thanh niên Việt Nam năm 2008, gần 80% nam và 36,5% nữ thanh thiếu niên
trong độ tuổi 14-25 sử dụng rượu bia, tăng 10% ở nam giới và 8% ở nữ giới sau 5
năm. Lượng tiêu thụ rượu bia bình quân ở lứa tuổi trưởng thành (từ 15 tuổi ở cả 2
giới) từ 3,8 lít giai đoạn 2003-2005 lên 4,7 lít năm 2009-2011, và 8,3 lít
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 25 LỚP: K51D-QTKD
trong giai đoạn 2015-2017. Tổ chức Y tế Thế giới dự báo con số này có thể tăng lên
9,9 lít vào năm 2020 và 11,4 lít vào năm 2025 (Hỏi đáp về phòng chống tác hại của
rượu bia. Manila, Philippines, World Health Organization Regional Office for the
Western Pacific. 2019, Licence: CC BY-NC-SA 3.0 IGO).
Cả nước hiện có khoảng 139 cơ sở sản xuất bia và 266 cơ sở sản xuất rượu tập
trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế.
Ngoài ra còn có các loại rượu do người dân tự nấu và rượu nhập khẩu cũng thuhút
được nhiều người tiêu dùng. Ngày nay khi đất nước càng ngày càng phát triểnthì
phương pháp nấu rượu thủ công đã phần nào phát triển chậm lại, thay vào đó là
phương pháp sản xuất rượu theo dây chuyền công nghệ với sự giúp đỡ của máy móc.
Đồng thời nước ta cũng khuyến khích phát triển sản xuất rượu với quy mô công
nghiệp chất lượng cao, hạn chế sản xuất rượu thủ công tự tiêu dùng, kinh doanh trái
phép.
Thị trường rượu hiện nay đang diễn ra khá sôi nổi và thường xuyên. Các mặt
hàng rượu trên thị trường hiện nay rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng,
phù hợp những nhu cầu, thị hiếu, thói quen tiêu dùng khác nhau của mỗi cá nhân, mỗi
vùng.
Ngành sản xuất bia, rượu, nước giải khát ở Việt Nam là lĩnh vực sản xuất có
tỷ lệ nội địa hoá cao, góp phần tích cực vào cuộc vận động “Người Việt Nam ưu
tiên dùng hàng Việt Nam” do Chính phủ đề ra. Mặt khác, chính lĩnh vực sản xuất và
kinh doanh dịch vụ mặt hàng bia, rượu, nước giải khát đã trực tiếp và gián tiếp tạo
chỗ làm việc cho hàng triệu người lao động trên cả nước, góp phần tích cực xóa đói
giảm nghèo.
Xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ rượu bia ngày càng cao trên toàn thế giới và đặc
biệt ở Việt Nam, đồng thời muốn truyền bá sản phẩm rượu đặc trưng của Nhật Bản,
ban lãnh đạo đã quyết định xây dựng Công ty TNHH 1TV Thực Phẩm Huế là công
ty trực thuộc Công ty Cổ phần Saita Holdings, chuyên sản xuất rượu Sake và rượu
Shochu tại Huế. Mục đích của công ty không chỉ muốn mang văn hoá rượu
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 26 LỚP: K51D-QTKD
Sake, rượu Shochu Nhật Bản đến Việt Nam mà còn muốn kết hợp văn hoá ẩm thực
của Việt Nam với Nhật Bản và giới thiệu sự hấp dẫn của rượu Sake và rượu Shochu
được sản xuất tại Việt Nam ra thế giới.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 27 LỚP: K51D-QTKD
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY
TNHH 1TV THỰC PHẨM HUẾ
2.1. Khái quát về Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Tên công ty bằng tiếng Việt: Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Tên công ty bằng tiếng Anh: Hue Foods Company Limited
Tên giao dịch: Hue Foods Co.,Ltd
Địa chỉ công ty: số 4 Hoài Thanh, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh
Thừa Thiên Huế
Ngày hoạt động: 12/1995
Mã số thuế: 3300100882
Số điện thoại: 02343821776
Fax: 0234821778
Email: sales@huefoods.com
Trang web: http://www.huefoods.com
Vốn điều lệ: 7.555.464 USD
Đại diện theo pháp luật của công ty: Giám đốc Điều hành Kurokawa
Kunihiko
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế (HFC) là công ty có vốn 100% đầu tư
của Nhật Bản, có vị trí tại phường Thủy Xuân, thành phố Huế, một thành phố có quần
thể di tích lịch sử được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới với nhiều
danh lam thắng cảnh hữu tình, không khí trong lành và đặc biệt có nguồnnước
từ sông Hương rất thích hợp cho việc sản xuất rượu Sake và rượu ShochuNhật
Bản. Sau quá trình lâu dài tìm hiểu và nghiên cứu về nguồn nước, giống lúa
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 28 LỚP: K51D-QTKD
gạo, khoai và lúa mạch của Việt Nam, các nhà đầu tư và chuyên gia Nhật Bản đã đi
đến quyết định xây dựng một nhà máy sản xuất rượu Sake và rượu Shochu Nhật
Bản để tiêu thụ tại Việt Nam và xuất khẩu đi các nước trên thế giới, đặc biệt là xuất
khẩu sang Nhật Bản. Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế đã được Bộ Kế hoạch -
Đầu tư cấp giấy phép đầu tư số 1450/CP năm 1995. Công ty được thành lập vào năm
1995, bắt đầu xây dựng vào năm 1997 và đưa vào sản xuất từ năm 1998 đến nay. Trụ
sở của công ty được đặt tại số 4 Hoài Thanh, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.
Trải qua hơn 25 năm hình thành và phát triển, Công ty TNHH 1TV Thực phẩm
Huế luôn đảm bảo các sản phẩm rượu Sake và rượu Shochu có sự ổn định về chất
lượng và luôn nỗ lực mang đến những sản phẩm tốt nhất đến người tiêu dùng. Rượu
Sake và Shochu đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng như: TCVN ISO 22000:2018/ISO
22000:2018 về sản xuất rượu Sake và Shochu đóng chai; chứng nhận VSATTP rượu,
gia vị thực phẩm lên men từ gạo số cấp: 0013/2017/NNPTNT-TTH; sản phẩm Chất
lượng Vàng 2006; top 10 ngành hàng Thương hiệu Việt 2009; nhiều sản phẩm đạt
danh hiệu phù hợp tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao (VUSTA-VCCI-
VINASME) và nhiều năm liền là Doanh nghiệp xuất sắc Thừa Thiên Huế.
Rượu Sake và rượu Shochu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế được sản
xuất trên quy trình công nghệ hiện đại và được giám sát sản xuất bởi chuyên giaNhật
Bản với bề dày kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuất rượu. Dựa trên nguồn
nước sông Hương đặc trưng của mảnh đất cố đô Huế và nguồn gạo chất lượng được
tuyển chọn kỹ càng, kết hợp cùng phương pháp lên men Koji cổ truyền của Nhật Bản
chính là những yếu tố tạo nên hương vị thơm ngon của sản phẩm. Cácsản phẩm chủ
lực như: Đế Vương Bạc, Đế Vương Vàng, Yume Genmai, Shochu Gạo, Shochu Oni,
Sake Etsu no Hajime, rượu mơ Ume Hajime, rượu gia vị nấu ăn Hue Foods no
Ryourishu...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 29 LỚP: K51D-QTKD
Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng, Công ty TNHH
1TV Thực phẩm Huế còn là đơn vị nhập khẩu rượu được sản xuất từ tập đoàn Takara
Nhật Bản, có các sản phẩm phong phú về hương vị và chất lượng cao như: King
Whisky Rin Select, Can Chu-hi, Sho chiku bai Kyoto, Sho chiku bai Gold Leaf, Sho
chiku bai Josen và các loại rượu Sake & Shochu cao cấp.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.1.2.1. Chức năng
Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế là đơn vị chuyên sản xuất các sản phẩm
rượu Shochu và rượu Sake Nhật Bản, sau đó phân phối trên thị trường toàn quốc và
xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài với tỷ lệ là 80% sản lượng sản xuất theo giấy phép
do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
- Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế là công ty có vốn đầu từ 100% nước
ngoài được thành lập tại Việt Nam có nhiệm vụ tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động kinh doanh của mình trong khuôn khổ luật pháp.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuất nhập
khẩu có hiệu quả.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, chấp hành các
chính sách và chế độ pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
- Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài chính, tài sản, tiền lương
của công ty.
- Chuyển giao công nghệ và tổ chức đào tạo công nhân lành nghề tại địa
phương.
- Sản xuất hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài và thay thế hàng hóa nhập khẩu.
- Duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo an
toàn về vốn và góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 30 LỚP: K51D-QTKD
P. Kế
toán –
Hành
chính
P.
Đối
ngoại
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại HFC
Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán
2.1.4. Chức năng các phòng ban
- Tổng Giám đốc: là đại diện của công ty về mặt pháp lý, chịu trách nhiệm trước
hội đồng quản trị và trước pháp luật, quyết định tất cả các vấn đề liên quanđến
hoạt động hàng ngày của công ty. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương
án đầu tư, kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nộibộ và các
chức năng nhiệm vụ của bộ máy làm việc tại công ty.
- Giám đốc Điều hành: chịu sự quản lý của Tổng Giám đốc, là người trực tiếp
lãnh đạo và điều hành công ty. Đề ra các chính sách, lên kế hoạch chi tiêu, theo dõi
lợi nhuận và chi phí, phân tích cấu trúc và quản lý rủi ro. Có nhiệm vụ giám sát và
điều phối mọi người trong văn phòng thực hiện tốt công việc của mình.
Tổng Giám đốc
Giám đốc Điều hành Giám đốc Sản xuất
P.
Kinh
Ban
lý
Ban
Lên
men
Ban
phẩm
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 31 LỚP: K51D-QTKD
- Giám đốc Sản xuất: chịu sự quản lý của Tổng Giám đốc, điều hành công việc
của khối sản xuất và đưa ra kỹ thuật điều chế các sản phẩm rượu cho công ty.
- Phòng Kế toán – Hành chính: chịu sự quản lý của Giám đốc điều hành, làm
các báo cáo thuế, báo cáo tài chính, làm các thủ tục xuất nhập khẩu, bảo hiểm cho các
nhân viên trong công ty.
- Phòng Kinh doanh: chịu sự quản lý của Giám đốc điều hành, thực hiện các
hoạt động bán hàng, phân phối các sản phẩm của công ty đến các đại lý, nhà hàng
và bán lẻ. Lên kế hoạch bán hàng trong năm, quảng bá thương hiệu và sản phẩm ra
thị trường, chịu trách nhiệm tìm kiếm các đại lý mới.
- Phòng Đối ngoại: chịu sự quản lý của Giám đốc điều hành, tạo môi trường và
mối quan hệ tốt với các đối tác, cơ quan chính quyền nhằm thuận tiện cho việc giao
dịch. Đề xuất các kế hoạch xây dựng và trang thiết bị cần thiết cho công ty, nhà
máy.
- Ban Quản lý: chịu sự quản lý của Giám đốc sản xuất, chịu trách nhiệm quản
lý các trang thiết bị máy móc tại nhà máy. Kiểm tra chất lượng đầu vào và đầu ra
của các sản phẩm trong công ty.
- Ban Lên men: chịu sự quản lý của Giám đốc sản xuất, có trách nhiệm sản xuất
và điều chế ra các sản phẩm rượu, chịu trách nhiệm về chất lượng rượu.
- Ban Thành phẩm: chịu sự quản lý của Giám đốc sản xuất, chịu trách nhiệm
cho các công đoạn cuối cùng của sản phẩm như đóng chai, dán nhãn mác, xếp thùng
để đưa sản phẩm ra thị trường.
2.1.5. Thông tin về sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất của công ty
2.1.5.1. Các sản phẩm rượu của công ty
Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế là công ty đi đầu trong lĩnh vực sản xuất,
phát triển, cung ứng các loại rượu Sake và rượu Shochu Nhật Bản với hệ thống thiết
bị sản xuất được nhập khẩu từ Nhật Bản và các nguyên liệu có nguồngốc tự nhiên
với sự điều hành trực tiếp của các chuyên gia Nhật Bản. Từ đó, công ty
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 32 LỚP: K51D-QTKD
đưa ra thị trường hơn 30 loại sản phẩm rượu khác nhau để cung cấp cho người tiêu
dùng.
Bảng 2.1: Danh sách các sản phẩm của HFC
Loại
rượu
Nhãn hiệu Nguyên liệu Thể tích
Nồng
độ
Shochu
Đế vương Bạc Gạo, men Koji 300ml, 750ml 25
Đế vương Vàng Gạo, men Koji 300ml, 750ml 29
Kome Hajime Gạo, men Koji 500ml, 750ml 25
Yume Genmai Gạo, men Koji 750ml 25
The Kome Gạo, men Koji 750ml 25
Quê hương Gạo, men Koji 750ml 39
Hoàng Thành Gạo, men Koji
300ml, 1800ml,
4000ml
29
Kome no Hajime Gạo, men Koji
1800ml,
2700ml, 4000ml
25
OHKA Gạo, men Koji 500ml 29
Geishun Gạo, men Koji 720ml 25
Oni Gạo, men Koji 500ml, 4000ml 29
Oni Special Gạo, men Koji 500ml 29
Imo Hajime Khoai lang, 500ml, 750ml 25
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 33 LỚP: K51D-QTKD
men Koji
Imo Hajime Kuro
Khoai lang,
men Koji đen
750ml 25
Mugi Hajime
Lúa mạch, men
Koji
500ml, 750ml 25
Imo no Hajime
Khoai lang,
men Koji
1800ml,
2700ml, 4000ml
25
Imo no Hajime Kuro
Khoai lang,
men Koji đen
4000ml 25
Mugi no Hajime
Lúa mạch, men
Koji
1800ml 25
Sake
Joukun Gạo, men Koji 720ml 16
Etsu no Hajime Gạo, men Koji
300ml, 720ml,
1800ml
15
Etsu no Hajime Nama Gạo, men Koji 300ml 15
Kanpai Gạo, men Koji
300ml, 720ml,
1800ml
14
Wakaba Gạo, men Koji 350ml, 4000ml 19
Rượu
mùi
Ume Hajime
Quả mơ,
Shochu
300ml, 500ml,
1800ml
14
Gia vị
nấu ăn
Hue foods no
Ryourishu
Gạo, men Koji
gạo
500ml, 4000ml 15%
…
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 34 LỚP: K51D-QTKD
Nguồn: Phòng Kinh doanh
Hình 2.1: Một số sản phẩm rượu của công ty
Nguồn: Phòng Kinh doanh
Dòng Shochu có nhiều loại khác nhau nhưng được ưa chuộng nhất là các sản
phẩm rượu Đế vương Bạc, Đế vương Vàng, Kome Hajime và Oni.
2.1.5.2. Quy trình công nghệ sản xuất của công ty
Rượu Sake và rượu Shochu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế được sản
xuất trên quy trình công nghệ hiện đại và được giám sát sản xuất bởi các chuyêngia
Nhật Bản với bề dày kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuất rượu. Dựatrên
nguồn nước sông Hương đặc trưng của mảnh đất cố đô Huế, nguồn gạo chất lượng
được tuyển chọn kỹ càng ở An Giang, Nghệ An, đồng bằng sông Cửu Long, khoai
lang tại vùng Quảng Thái và kết hợp cùng phương pháp lên men Koji cổ truyền của
Nhật Bản chính là những yếu tố tạo nên hương vị thơm ngon của sản phẩm.
- Quy trình sản xuất rượu Sake
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
C DANH 35
Rượu Sake được sản xuất bằng nguyên liệu gạo và nước. Khi thêm con mốc
(bao gồm mốc Koji và con men) vào, dưới tác dụng lên men sẽ làm cho hương vị và
hương thơm của rượu biến đổi.
Men Koji
Aspergilluso
Nước
Xay gạo
Rửa và ngâm gạo
Hấp gạo thành cơm
Koji (Malt)
Lên men
Nước
Bột gạo
Men
glucoseanylase
SVTH: PHẠM ANH NGỌ Vắt ép LỚP: K51D-QTKD
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
Lọc
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
Sơ đồ 2.2: Quá trình sản xuất rượu Sake
Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán
- Quy trình sản xuất rượu Shochu
Rượu Shochu được làm từ việc chưng cất các nguyên liệu khác nhau như
tinh bột gạo, khoai lang, đại mạch… và men Koji theo phương pháp truyền thống của
Nhật Bản.
Ngâm gạo
Men rượu
Saccharomyces
Orizae
Hấp gạo thành cơm
Ủ men
Lên men
Koji (Malt)
Nước
Chưng cất
Lọc
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 36 LỚP: K51D-QTKD
Đóng chai
Men rượu
Sake
Đóng chai
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 37 LỚP: K51D-QTKD
Sơ đồ 2.3: Quá trình sản xuất rượu Shochu
Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán
2.1.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty
Công ty đang có hệ thống phân phối ở 28 tỉnh thành lớn trên cả nước.
Sản lượng tiêu thụ rượu cao tập trung ở các tỉnh thành như Huế, Hà Nội, Đà
Lạt, thành phố Hồ Chí Minh.
Các thị trường khác ở miền Nam, miền Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ
và Tây Nguyên đều đang phát triển tốt và có nhiều tín hiệu khả quan.
Ngoài thị trường tiêu thụ trong nước, HFC còn xuất khẩu các sản phẩm của
công ty sang nước ngoài.
Bảng 2.2: Hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm
Đại lý, nhà phân phối nước ngoài
(Liệt kê tên nước)
Đại lý, nhà phân phối trong nước
(Liệt kê tỉnh, thành phố)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 38 LỚP: K51D-QTKD
Yên Bái
Quảng Trị
Đà Nẵng
Quảng Nam
Quy Nhơn
Phú Yên
Nha Trang
Đà Lạt
Gia Lai
Kon Tum
Buôn Mê Thuột
TP. Hồ Chí Minh
Vũng Tàu
Bình Dương
Cần Thơ
Tuyên Quang
Thái Nguyên
Quảng Ninh
Lào Cai
Cao Bằng
Hải Phòng Nhật Bản
Vĩnh Phúc Thái Lan
Hà Nội
Lạng Sơn
Nghệ An
Hà Tĩnh
Quảng Bình
Huế
Nguồn: Phòng Kinh doanh
2.1.7. Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2018-2010
Hiện nay đối với các doanh nghiệp sản xuất thì lao động đóng vai trò quan
trọng, quyết định đến sự tồn tại, phát triển và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù có quy mô lớn hay nhỏ, nhiều
máy móc kỹ thuật đến đâu đều không thể thiếu yếu tố con người. Vì vậy việc sử dụng
lao động hợp lý, nâng cao năng lực và trình độ lao động là điều mà Công tyTNHH
1TV Thực phẩm Huế luôn chú trọng.
Bảng 2.3: Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2018-2020
Chỉ tiêu Năm So sánh
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế

More Related Content

What's hot

Phần 1 tổng quan về công ty (1)
Phần 1  tổng quan về công ty (1)Phần 1  tổng quan về công ty (1)
Phần 1 tổng quan về công ty (1)
Phụ Kiện Xinh
 
quyền chọn
quyền chọnquyền chọn
quyền chọn
Loren Bime
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luận
Ngọc Ánh Nguyễn
 

What's hot (20)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG T...
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG T...MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG T...
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG T...
 
Phần 1 tổng quan về công ty (1)
Phần 1  tổng quan về công ty (1)Phần 1  tổng quan về công ty (1)
Phần 1 tổng quan về công ty (1)
 
Khóa luận: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ chuyển...
Khóa luận: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ chuyển...Khóa luận: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ chuyển...
Khóa luận: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ chuyển...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
 
quyền chọn
quyền chọnquyền chọn
quyền chọn
 
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa NamBáo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
 
Khoá Luận Đánh Giá Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Thái Sơn
Khoá Luận Đánh Giá Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Thái SơnKhoá Luận Đánh Giá Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Thái Sơn
Khoá Luận Đánh Giá Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Thái Sơn
 
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAYĐề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
 
Hoạt động tạo nguồn và mua hàng tại công ty sản xuất tinh bột sắn
Hoạt động tạo nguồn và mua hàng tại công ty sản xuất tinh bột sắnHoạt động tạo nguồn và mua hàng tại công ty sản xuất tinh bột sắn
Hoạt động tạo nguồn và mua hàng tại công ty sản xuất tinh bột sắn
 
Đề tài thực trạng và giải pháp bán hàng ô tô, HOT 2018, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng và giải pháp bán hàng ô tô, HOT 2018, ĐIỂM CAOĐề tài  thực trạng và giải pháp bán hàng ô tô, HOT 2018, ĐIỂM CAO
Đề tài thực trạng và giải pháp bán hàng ô tô, HOT 2018, ĐIỂM CAO
 
Bài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng Hóa
Bài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng HóaBài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng Hóa
Bài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng Hóa
 
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mạiĐề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luận
 
Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty ...
Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty ...Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty ...
Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty ...
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
 
Đề tài: Quản lý vận tải hành khách bằng xe ô tô tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lý vận tải hành khách bằng xe ô tô tại Quảng BìnhĐề tài: Quản lý vận tải hành khách bằng xe ô tô tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lý vận tải hành khách bằng xe ô tô tại Quảng Bình
 
Đề tài tốt nghiệp: hoạt động chăm sóc khách hàng công ty vận tải, HAY
Đề tài tốt nghiệp: hoạt động chăm sóc khách hàng công ty vận tải, HAYĐề tài tốt nghiệp: hoạt động chăm sóc khách hàng công ty vận tải, HAY
Đề tài tốt nghiệp: hoạt động chăm sóc khách hàng công ty vận tải, HAY
 
Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAYLuận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
 
Khóa Luận Áp Dụng Mô Hình Ipa Đánh Giá Năng Lực Nhân Viên
Khóa Luận Áp Dụng Mô Hình Ipa Đánh Giá Năng Lực Nhân ViênKhóa Luận Áp Dụng Mô Hình Ipa Đánh Giá Năng Lực Nhân Viên
Khóa Luận Áp Dụng Mô Hình Ipa Đánh Giá Năng Lực Nhân Viên
 

Similar to Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế

Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
huyendv
 

Similar to Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế (20)

Đề tài hoạt động tiêu thụ sản phẩm, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài hoạt động tiêu thụ sản phẩm, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài hoạt động tiêu thụ sản phẩm, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài hoạt động tiêu thụ sản phẩm, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...
 
Đề tài: Thực trạng chất lượng dịch vụ trong kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng B...
Đề tài: Thực trạng chất lượng dịch vụ trong kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng B...Đề tài: Thực trạng chất lượng dịch vụ trong kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng B...
Đề tài: Thực trạng chất lượng dịch vụ trong kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng B...
 
Đề tài: Chiến lược marketing dịch vụ truyền hình HD công ty FPT, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Chiến lược marketing dịch vụ truyền hình HD công ty FPT, 9 ĐIỂM!Đề tài: Chiến lược marketing dịch vụ truyền hình HD công ty FPT, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Chiến lược marketing dịch vụ truyền hình HD công ty FPT, 9 ĐIỂM!
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà Nội
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà NộiLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà Nội
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà Nội
 
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Viện Khoa học ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Viện Khoa học ...Luận văn: Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Viện Khoa học ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Viện Khoa học ...
 
Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó làm việc của người lao ...
Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó làm việc của người lao ...Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó làm việc của người lao ...
Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó làm việc của người lao ...
 
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHI...
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHI...NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHI...
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHI...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilitHoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
 
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilitHoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
 
Phân tích tác động của các nhân tố thành phần trong chiến lược marketing – mi...
Phân tích tác động của các nhân tố thành phần trong chiến lược marketing – mi...Phân tích tác động của các nhân tố thành phần trong chiến lược marketing – mi...
Phân tích tác động của các nhân tố thành phần trong chiến lược marketing – mi...
 
Đánh giá công tác đãi ngộ nhân sự từ góc độ người lao động tại nhà máy may
Đánh giá công tác đãi ngộ nhân sự từ góc độ người lao động tại nhà máy mayĐánh giá công tác đãi ngộ nhân sự từ góc độ người lao động tại nhà máy may
Đánh giá công tác đãi ngộ nhân sự từ góc độ người lao động tại nhà máy may
 
Đánh giá sự hài lòng của học viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo Digital ...
Đánh giá sự hài lòng của học viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo Digital ...Đánh giá sự hài lòng của học viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo Digital ...
Đánh giá sự hài lòng của học viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo Digital ...
 
Báo Cáo Thực Tập Khai Thác Kênh Thông Tin Báo Chí Để Làm Truyền Thông Nội Bộ ...
Báo Cáo Thực Tập Khai Thác Kênh Thông Tin Báo Chí Để Làm Truyền Thông Nội Bộ ...Báo Cáo Thực Tập Khai Thác Kênh Thông Tin Báo Chí Để Làm Truyền Thông Nội Bộ ...
Báo Cáo Thực Tập Khai Thác Kênh Thông Tin Báo Chí Để Làm Truyền Thông Nội Bộ ...
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
Luận văn: Đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập tại Trường Đại học Kinh tế...
Luận văn: Đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập tại Trường Đại học Kinh tế...Luận văn: Đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập tại Trường Đại học Kinh tế...
Luận văn: Đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập tại Trường Đại học Kinh tế...
 
Luận Văn Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty sông đà
Luận Văn Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty sông đàLuận Văn Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty sông đà
Luận Văn Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty sông đà
 
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
 

More from luanvantrust

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM RƯỢU TẠI CÔNG TY TNHH 1TV THỰC PHẨM HUẾ MÃ TÀI LIỆU: 80914 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com SINH VIÊN THỰC HIỆN PHẠM ANH NGỌC DANH Niên khóa: 2017-2021
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM RƯỢU TẠI CÔNG TY TNHH 1TV THỰC PHẨM HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Phạm Anh Ngọc Danh ThS. Nguyễn Hoàng Ngọc Linh K51D – Quản trị kinh doanh Niên khóa: 2017-2021 Huế, 1/2021
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè và các anh chị nơi tôi thực tập. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế – Đại Học Huế đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện và đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận. Đặc biệt tôi xin cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Hoàng Ngọc Linh – Giảng viên hướng dẫn đã tận tình quan tâm và theo sát chỉ bảo tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi làm quen với thực tiễn và áp dụng vào nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị làm việc tại công ty đã nhiệt tình giúpđỡ, tạo điều kiện cho tôi thực tập, điều tra, thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của bài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy côcùng toàn thể cán bộ nhân viên tại đơn vị để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 17 tháng 01 năm 2021 Sinh viên thực hiện
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài: "Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế" là kết quả công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu trong đề tài nghiên cứu và kết quả trình bày trong đề tài là trung thực và khách quan. Huế, ngày 17 tháng 01 năm 2021 Sinh viên thực hiện Phạm Anh Ngọc Danh
  • 5. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH iii LỚP: K51D-QTKD MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... viii DANH MỤC BẢNG................................................................................................. ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ..........................................................x PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................3 2.1. Mục tiêu chung.................................................................................................3 2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................3 3. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp..............................................................4 5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ...............................................................4 5.3. Phương pháp xử lý dữ liệu...............................................................................5 5.3.1. Đối với dữ liệu thứ cấp.....................................................................................5 5.3.2. Đối với dữ liệu sơ cấp ......................................................................................5 6. Kết cấu đề tài ........................................................................................................6 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................7 1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................7 1.1.1. Tổng quan về tiêu thụ sản phẩm.......................................................................7 1.1.1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm..........................................................................7 1.1.1.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp .....................................8 1.1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm......................................................9 1.1.2. Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp .........................10 1.1.2.1. Điều tra nghiên cứu thị trường.....................................................................10
  • 6. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH iv LỚP: K51D-QTKD 1.1.2.2. Lập kế hoạch tiêu thụ ...................................................................................11 1.1.2.3. Chuẩn bị sản phẩm để xuất bán....................................................................12 1.1.2.4. Tổ chức kênh phân phối sản phẩm...............................................................12 1.1.2.5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại ................................................13 1.1.2.6. Tổ chức hoạt động bán hàng ........................................................................14 1.1.2.7. Thực hiện các dịch vụ sau bán .....................................................................15 1.1.2.8. Đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm.............................15 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm................................15 1.1.3.1. Môi trường vĩ mô .........................................................................................15 1.1.3.1.1. Môi trường chính trị - luật pháp ..............................................................15 1.1.3.1.2. Môi trường kinh tế và công nghệ.............................................................16 1.1.3.1.3. Môi trường văn hóa xã hội.......................................................................17 1.1.3.1.4. Môi trường địa lý – sinh thái ...................................................................17 1.1.3.2. Môi trường vi mô .........................................................................................18 1.1.3.2.1. Nguồn nhân lực........................................................................................18 1.1.3.2.2. Khách hàng ..............................................................................................18 1.1.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại.......................................................................19 1.1.3.2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.......................................................................19 1.1.3.2.5. Sản phẩm thay thế....................................................................................20 1.1.3.2.6. Nhà cung cấp ...........................................................................................20 1.1.4. Các nội dung nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm...................................20 1.1.4.1. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm ...........20 1.1.4.2. Phân tích tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích so với kỳ trước ...............................................................................................................21 1.1.4.3. Phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ theo thị trường.................................21 1.1.5. Đề xuất các nội dung nghiên cứu ...................................................................22 1.2. Cơ sở thực tiễn ...............................................................................................24 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH 1TV THỰC PHẨM HUẾ..................................................................................................27 2.1. Khái quát về Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế ......................................27
  • 7. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH v LỚP: K51D-QTKD 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.....................................................................27 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ..............................................................29 2.1.2.1. Chức năng ....................................................................................................29 2.1.2.2. Nhiệm vụ......................................................................................................29 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế ............................29 2.1.4. Chức năng các phòng ban ..............................................................................30 2.1.5. Thông tin về sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất của công ty............31 2.1.5.1. Các sản phẩm rượu của công ty ...................................................................31 2.1.5.2. Quy trình công nghệ sản xuất của công ty...................................................34 2.1.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty......................................................37 2.1.7. Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2018-2010....................................38 2.1.8. Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2018-2020 .......................................40 2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH 1MTV Thực phẩm Huế 45 2.2.1. Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế ... ........................................................................................................................45 2.2.1.1. Môi trường vĩ mô .........................................................................................45 2.2.1.2. Môi trường vi mô .........................................................................................48 2.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế ...................................................................................................................... 51 2.2.2.1. Tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm của công ty trong giai đoạn 2018-2020..................................................................................................51 2.2.2.2. Tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích so với kỳ trước giai đoạn 2018-2020 ........................................................................................52 2.2.2.3. Tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ theo khu vực giai đoạn 2018-2020..................................................................................................................56 2.2.2.4. Tình hình doanh thu tiêu thụ theo khu vực giai đoạn 2018-2020................58 2.2.2.5. Tình hình doanh thu tiêu thụ theo thị trường giai đoạn 2018-2020.............63 2.3. Khảo sát ý kiến đánh giá của các nhà bán lẻ về hoạt động tiêu thụ sản phẩm rượu của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế........................................................65
  • 8. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH vi LỚP: K51D-QTKD 2.3.1. Thông tin chung về các nhà bán lẻ.................................................................66 2.3.1.1. Kênh thông tin mà các nhà bán lẻ biết đến ..................................................66 2.3.1.2. Số năm kinh doanh sản phẩm của công ty...................................................67 2.3.2. Đánh giá của các nhà bán lẻ về các yếu tố tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm rượu của công ty........................................................................................67 2.3.2.1. Đánh giá của các nhà bán lẻ về các yếu tố tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm rượu của công ty........................................................................................67 2.3.2.2. Ý kiến của các nhà bán lẻ để nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm rượu của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế ................................................................75 2.4. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế.........................................................................................................76 2.4.1. Điểm mạnh .....................................................................................................76 2.4.2. Điểm yếu ........................................................................................................77 2.4.3. Cơ hội .............................................................................................................77 2.4.4. Thách thức......................................................................................................78 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM RƯỢU CỦA CÔNG TY TNHH 1TV THỰC PHẨM HUẾ.....................................79 3.1. Phương hướng và mục tiêu của công ty trong những năm tiếp theo..............79 3.2. Giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế 80 3.2.1. Về công tác nghiên cứu và dự báo thị trường ................................................80 3.2.2. Về sản phẩm...................................................................................................80 3.2.3. Về giá bán và chiết khấu ................................................................................81 3.2.4. Về hỗ trợ bán hàng .........................................................................................82 3.2.5. Về xúc tiến sản phẩm .....................................................................................82 3.2.6. Về hoạt động bán hàng...................................................................................82 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................83 1. Kết luận...............................................................................................................83 2. Kiến nghị ............................................................................................................84 2.1. Đối với công ty...............................................................................................84 2.2. Đối với Nhà nước...........................................................................................85
  • 9. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH vii LỚP: K51D-QTKD TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................86 PHỤ LỤC 1...............................................................................................................89 PHỤ LỤC 2...............................................................................................................92
  • 10. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH viii LỚP: K51D-QTKD DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1TV : Một thành viên ADB : The Asian Development Bank - Ngân hàng Phát triển Châu Á CP : Cổ phần CP : Chính phủ DT : Doanh thu ĐVT : Đơn vị tính GDP : Gross Domestic Product là tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội HFC : Hue Foods Company Limited ISO : International Organization for Standardization là tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế NĐ : Nghị định NNPTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn TCVN : Tiêu chuẩn quốc gia (Việt Nam) TTH : Thừa Thiên Huế TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TS : Tiến sĩ VBA : Hiệp hội Bia-Rượu Nước Giải Khát Việt Nam VCCI : Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VINASME : Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm VUSTA : Liên hiệp hội các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam PGS : Phó giáo sư SPSS : Statistical Package for the Social Sciences là một chương trình máy tính phục vụ công tác thống kê
  • 11. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH ix LỚP: K51D-QTKD DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Đề xuất các nội dung nghiên cứu .............................................................22 Bảng 2.1: Danh sách các sản phẩm của HFC............................................................32 Bảng 2.2: Hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm.................................................37 Bảng 2.3: Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2018-2020 ..............................38 Bảng 2.4: Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2018-2020..................................41 Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2018-2020...43 Bảng 2.6: Tình hình hoàn thành kế hoạch theo khối lượng toàn bộ sản phẩm giai đoạn 2018-2020.........................................................................................................51 Bảng 2.7: Tình hình tiêu thụ theo khối lượng từng loại sản phẩm giai đoạn 2018- 2020...........................................................................................................................53 Bảng 2.8: Tình hình biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu giai đoạn 2018-2020.........................................................................................................54 Bảng 2.9: Tình hình biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu tại khu vực miền Bắc.............................................................................................................56 Bảng 2.10: Tình hình biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu tại khu vực miền Trung ..................................................................................................57 Bảng 2.11: Tình hình biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu tại khu vực miền Nam ....................................................................................................58 Bảng 2.12: Tình hình doanh thu tiêu thụ theo khu vực giai đoạn 2018-2020...........60 Bảng 2.13: Doanh thu tiêu thụ trung bình của các đại lý giai đoạn 2018-2020........62 Bảng 2.14: Kiểm định One Sample T-test về nhóm biến sản phẩm .........................68 Bảng 2.15: Kiểm định One Sample T-test về nhóm biến giá bán.............................69 Bảng 2.16: Kiểm định One Sample T-test về nhóm biến hỗ trợ bán hàng ...............71 Bảng 2.17: Kiểm định One Sample T-test về nhóm biến xúc tiến sản phẩm ...........72 Bảng 2.18: Kiểm định One Sample T-test về nhóm biến hoạt động bán hàng.........73 Bảng 2.19: Kiểm định One Sample T-test về nhóm biến đánh giá chung hoạt động tiêu thụ sản phẩm.......................................................................................................74
  • 12. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH x LỚP: K51D-QTKD DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại HFC ...............................................30 Sơ đồ 2.2: Quá trình sản xuất rượu Sake...................................................................36 Sơ đồ 2.3: Quá trình sản xuất rượu Shochu ..............................................................37 Biểu đồ 2.1: Biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu giai đoạn 2018-2020..................................................................................................................55 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kênh thông tin các nhà bán lẻ biết đến .....................................66 Biểu đồ 2.3: Số năm kinh doanh sản phẩm rượu của công ty...................................67 Biểu đồ 2.4: Đánh giá của nhà bán lẻ để nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm .....75 Hình 2.1: Một số sản phẩm rượu của công ty ...........................................................34 Hình 2.2: Tình hình doanh thu tiêu thụ theo thị trường giai đoạn 2018-2020..........64
  • 13. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 1 LỚP: K51D-QTKD PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây đã giúp cho đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Xu hướng tiêu dùng rượu bia và những loại đồ uống có cồn khác trong sinh hoạt hàng ngày, quan hệ công việc, các dịp lễ hội, tết… đang ngày càng gia tăng. Sử dụng rượu bialà một thói quen mang đậm nét văn hoá truyền thống tại nhiều quốc gia, trong đó cóViệt Nam. Sử dụng rượu bia với một lượng vừa phải có thể đem lại cảm giác phấn chấn, tỉnh táo, dịu bớt căng thẳng, lưu thông huyết mạch… Theo nghiên cứu mới đây được công bố trên The Lancet cho biết Việt Nam, Ấn Độ và Nhật Bản là ba quốc gia có lượng rượu bia tiêu thụ tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2010-2017. So với năm 2010, vào năm 2017 mức tiêu thụ rượu bia của Việt Nam đã tăng tới gần 90%, mức tăng này của Việt Nam đứng đầu thế giới và gấp đôi quốc gia xếp thứ 2 - Ấn Độ và gấp Mỹ 16 lần. Theo thống kê của Trang Vàng, cả nước hiện có khoảng 139 cơ sở sản xuất bia và 266 cơ sở sản xuất rượu tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế. Ngoài ra còn có các loại rượu do người dân tự nấu và rượu nhập khẩu cũng thuhút được nhiều người tiêu dùng. Vì vậy đối với các doanh nghiệp kinh doanh đồ uống thì việc cạnh tranh ngày nay khốc liệt hơn bao giờ hết, các loại rượu và đồ uống lên men phát triển thành nhiều loại khác nhau như rượu sake Nhật Bản, rượu vang, bia và các loại nước ép có cồn phản ánh thị hiếu của khách hàng ngày một đa dạng hơn nên doanh nghiệp phải tính toán cẩn thận để đưa ra các quyết định chiến lược nhằm tránh những bất lợi xảy ra trên thị trường. Đặc biệt đối với Nghị định100 của chính phủ vừa được áp dụng từ ngày 01/01/2020 đã ảnh hưởng rất lớn đến các công ty bia rượu, tác động đến sản lượng tiêu thụ của toàn ngành và đang kìm hãm một trong những thị trường có tốc độ tiêu thụ tăng nhanh nhất thế giới. Theobài báo mới đây của Bloomberg thì doanh số bia rượu ở Việt Nam đã giảm ít nhất 25% kể từ khi nghị định này có hiệu lực. Ngoài ra đối với tình hình dịch Covid-19 hiện nay đã làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt
  • 14. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 2 LỚP: K51D-QTKD động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người lao động trên cả nước và toàn thế giới. Theo thống kê của Hiệp hội Bia-Rượu Nước Giải Khát (VBA), từ đầu năm 2020, ngành bị ảnh hưởng bởi tác động kép do dịch COVID-19 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP nên sản xuất, kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Thống kê của VBA cho thấy nhiều doanh nghiệp giảm sản lượng tiêu thụ đến 40-50%. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh đồ uống, để tiếp tục đứng vững trong môi trường cạnh tranh hiện nay thì bên cạnh những vấn đề về chất lượng sản phẩm thì những vấn đề trong khâu tiêu thụ sản phẩm cũng cần được quan tâm khắc phục hàng đầu. Theo Trương Đình Chiến (2007), tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và là khâu quan trọng nối liền với sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo sự cân đối giữa cung và cầu. Khi doanh nghiệp thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm cóhiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể tăng doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu và lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp, thông qua việc phân tíchtình hình tiêu thụ thì các nhà quản trị sẽ thấy được những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế để có thể tìm ra những biện pháp giải quyết kịp thời và khai thác những tiềm năng sẵn có giúp các công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn. Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đồ uống như rượu, nước giải khát có cồn và luôn nỗ lực cung cấp các sản phẩm của công ty đến với mọi người trên thị trường toàn quốc và xuất khẩu sang nước ngoài một cách thuận tiện nhất, đem lại sự tiện lợi cho người tiêu dùng. Công ty đã hoạt động được hơn 25 năm và là một công ty có uy tín trên thị trường song hoạt động tiêu thụ gần đây của công ty gặp không ít khó khăn do biến động của thị trường và sự cạnh tranh gay gắt của các công ty trong và ngoài nước. Theo báo cáo của phòng hành chính – kế toán công ty cho biết, do tác động kép của dịch Covid-19 và Nghị định 100 của Chính phủ thì sản lượng tiêu thụ của công ty năm 2020 đã giảm hơn 30% so với năm 2019 và chỉ hoàn thành được 70% so với
  • 15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 3 LỚP: K51D-QTKD sản lượng kế hoạch đã đề ra, dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm 34% so với năm trước. Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình tiêu thụ, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế, đề tài phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm rượu tại công ty. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm. - Phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế giai đoạn 2018-2020. - Đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế. 3. Đối tượng nghiên cứu - Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế. - Trung gian phân phối: cửa hàng bán lẻ, nhà hàng. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế, trung gian phân phối sản phẩm của công ty trên địa bàn thành phố Huế. - Phạm vi nội dung: tập trung vào phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế.
  • 16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 4 LỚP: K51D-QTKD 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Các thông tin chung về Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế, các số liệu qua các năm 2018-2020 được công ty cung cấp như kết quả sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán, doanh thu kế hoạch, doanh thu trong 3 năm. Các thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài được tìm hiểu qua thư viện, báo chí, website và các trang mạng xã hội. Quan sát thực tế từ công ty, tham khảo từ trang web của công ty. Nghiên cứu các lý thuyết về tiêu thụ sản phẩm. 5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Thu thập thông tin qua hình thức khảo sát bằng bảng hỏi với trung gian phân phối sản phẩm của công ty. Mục đích của việc khảo sát này là để lấy được ý kiến của trung gian phân phối, thông qua đó có thể biết thêm về tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty. Ngoài ra còn có thể tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty thông qua những câu trả lời của bảng hỏi này. Với đề tài này, phương pháp sử dụng để chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên và cỡ mẫu sẽ điều tra là 40. Mục tiêu chính của đề tài là phân tích tình hình tiêu thụ và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ nên sẽ điều tra cửa hàng bán lẻ, nhà hàng kinh doanh sản phẩm của công ty trên địa bàn thành phố Huế. Theo thông tin của các nhân viên bán hàng trực tiếp đến các trung gian phân phối sản phẩm công ty thì biết được số lượng và địa chỉ các nơi đang kinh doanh sản phẩm của công ty tại thành phố Huế. Sau khi xin được địa chỉ của các nơi này thì tác giả tiến hành đến các địa điểm này để xin điều tra bảng hỏi đã được lập sẵnvà điều tra đủ 40 bảng hỏi.
  • 17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 5 LỚP: K51D-QTKD 5.3. Phương pháp xử lý dữ liệu 5.3.1. Đối với dữ liệu thứ cấp Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh - Phương pháp tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất các dữ liệu đã được phân tích lại với nhau để có thể nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn. - Phương pháp phân tích là phương pháp dùng để phân tích số liệu để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, tốc độ hoàn thành kế hoạch và tốc độ phát triển của kỳ này so với kỳ trước. - Phương pháp so sánh là phương pháp so sánh dữ liệu năm này với năm trước hoặc so sánh dữ liệu giữa các thời kỳ để có thể đánh giá được tình hình bán hàng, tiêu thụ sản phẩm tại công ty. 5.3.2. Đối với dữ liệu sơ cấp Sử dụng phương pháp xử lý số liệu qua SPSS. 5.3.2.1. Thống kê mô tả - Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ: Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý - Theo Martin Sternstein (1996), phân tích thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau nhằm cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Phương pháp này có thể được sử dụng để:  Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu.  Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.  Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.
  • 18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 6 LỚP: K51D-QTKD 5.3.2.2. Thang đo được kiểm định One Sample T Test Phương pháp kiểm định này được sử dụng để kiểm định giả thiết về giá trị trung bình của một tổng thể. Kiểm định giả thiết: H0: μ = Giá trị kiểm định (test value) H1: μ ≠ Giá trị kiểm định (test value) Với mức ý nghĩa α = 0.05 Nếu: Sig < 0.05: Bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1 Sig > 0.05: Chấp nhận giả thiết H0 6. Kết cấu đề tài PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong phần này bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Phân tích tình hình tiêu thụ tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm rượu của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
  • 19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 7 LỚP: K51D-QTKD PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Tổng quan về tiêu thụ sản phẩm 1.1.1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm Theo Trương Đình Chiến (2007), tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng. Để thích ứng với mỗi cơ chế quản lý thì công tác tiêu thụ sản phẩm phải được thực hiện bằng các hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh. Các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp sâu vào các nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong thời kỳ này chủ yếu là giao nộp sản phẩm cho các đơn vị theo địa chỉ và giá cả do Nhà nước định sẵn. Tóm lại, trong nền kinh tế tập trung khi mà ba vấn đề trung tâm: Sản xuất cái gì? Bằng cách nào? Cho ai? Đều do Nhà nước quyết định thì tiêu thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức bán sản phẩm hàng hoá sản xuất ra theo kế hoạch và giá cả được ấn định từ trước. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề trung tâm cho nên việc tiêu thụ sảnphẩm cần được hiểu theo nghĩa hẹp và cả theo nghĩa rộng. (Đặng Đình Đào, 2002). Theo Trương Đình Chiến (2010), nghĩa hẹp của tiêu thụ hàng hóa, lao vụ, dịch vụ là việc chuyển dịch quyền sở hữu hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hóa hoặc được quyền thu tiền bán hàng. Theo Trần Minh Đạo (2002), nghĩa rộng của tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn vật chất, việc mua bán
  • 20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 8 LỚP: K51D-QTKD được thực hiện giữa sản xuất và tiêu dùng, nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thông thương mại đầu ra của doanh nghiệp. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các giải pháp nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường, bao gồm các hoạt động: tạo nguồn, chuẩn bị hàng hoá, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng với nhiều hoạt động hỗ trợ cho việc thực hiện dịch vụ sau bán. 1.1.1.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp Theo Nguyễn Xuân Quang (2007), tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ, tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận (thịtrường chấp nhận). Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện ở mức bán ra, uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm không được tách rời khỏi quá trình kinh doanh nói chung và các khâu, các bộ phận khác nói riêng. Tiêu thụ sản phẩm phải được liên kết một cách chặt chẽ, hữu cơ với các khâu, các bộ phận, các yếu tố của kinh doanh đã thực hiện trước đó. Tiêu thụ sản phẩm có thể nói không chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối của quá trình sản xuất kinh doanh mà được bắt đầu ngay từ khi có ý tưởng kinh doanh, đặt mục tiêu chiến lược, xây dựng kế hoạch… cho đến khi bán được sản phẩm. Mặt khác, tiêu thụ sản phẩm không phải là nhiệm vụ riêng của bộ phận tiêu thụ trong doanh nghiệp và càng không phải chỉ là nhiệm vụ của nhân viên bán hàng.Tiêu thụ sản phẩm là nhiệm vụ được đặt ra, được giải quyết và là trách nhiệm của toàn bộ ban lãnh đạo cao cấp nhất, nhà quản trị trung gian đến các nhân viên bán hàng của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì nhờ tiêu thụ sản phẩm thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới diễn ra liên tục, từ đó doanh nghiệp mới có thể
  • 21. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 9 LỚP: K51D-QTKD bù đắp được những chi phí, có lợi nhuận để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp, củng cố vị trí và thế lực của doanh nghiệp trên thị trường thông qua các sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả phải chăng cùng với các phương thức mua bán thuận tiện dễ dàng và dịch vụ bán hàng tiên tiến hiện đại. (Đặng Đình Đào, 2002). Đối với xã hội thì tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cân đối giữa cung và cầu, sản phẩm được tiêu thụ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường trôi chảy tránh được sự mất cân đối, giữ được sự bình ổn trong xã hội. Tiêu thụ hàng hoá phát triển thì doanh nghiệp mới có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo thêm được việc làm và thu hút thêm nhiều lao động trong xã hội. Mặt khác thông qua hoạt động ngân sách Nhà nước, Nhà nước sử dụng vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện phúc lợixã hội, đầu tư cho y tế giáo dục... góp phần nâng cao đời sống cho các thành viên trong xã hội theo hướng tiến bộ hơn, văn minh hơn. (Đặng Đình Đào, 2002). 1.1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp thu hồi vốn và có lợi nhuận. Bất kỳ loại hình kinh doanh nào thì mục tiêu cơ bản lâu dài vẫn là lợi nhuận, có lợi nhuận mới có thể bù đắp chi trả những chi phí và mới có thể tái sản sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Kết quả và hiệu quả của tiêu thụ sản phẩm tạo áp lực để doanh nghiệp thoả mãn nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn. Thông qua tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm sẵn có và các sản phẩm tiềm năng, từ đó có thể đáp ứng được những mong muốn của khách hàng và làm khách hàng hài lòng. Tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa đến vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Khi tiêu thụ sản phẩm được thực hiện tốt thì tỷ lệ hàng hoá của doanh nghiệp được khách hàng chấp nhận cao, tăng uy tín và nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp, từ
  • 22. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 10 LỚP: K51D-QTKD đó có thể củng cố nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm thành công còn tạo được thế đứng cho doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Tiêu thụ sản phẩm có tác động tích cực tới quá trình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất. Đồng thời qua tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp có thể kiểm tra và mở rộng hoạt động của các đại lý, chi nhánh, giám sát được hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tại các địa điểm, khu vực và qua các mạng lưới phân phối. 1.1.2. Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Theo Đặng Đình Đào (2002) và Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân (2012) thì nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gồm có 8 nội dung sau: 1.1.2.1. Điều tra nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là hoạt động của con người diễn ra trong mối quan hệ với thị trường nhằm tìm hiểu, xác định các thông tin về thị trường, từ đó có thể nắm bắt được những cơ hội kinh doanh xuất hiện trên thị trường. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường đều phải tiến hành điều tra nghiên cứu thị trường về sản phẩm mà doanh nghiệp muốn kinh doanh để xây dựng chiến lược và phương án kinh doanh lâu dài. Nghiên cứu thị trường có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là công cụ giúp cho doanh nghiệp có thể hiểu và chinh phục khách hàng qua việc thu thập và xử lý thông tin đáng tin cậy về thị trường, nguồn hàng, thị trường bán hàng của doanh nghiệp, từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp có hiệu quả đáp ứng được nhu cầu của thị trường một cách đồng bộ, đầy đủ, chất lượng, kịp thời với mức chi phí thấp nhất. Mục đích của nghiên cứu thị trường là để có được những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình xây dựng các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Các thông tin này nhằm trả lời các câu hỏi: Doanh nghiệp nên hướng vào thị trường nào? Tiềm năng
  • 23. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 11 LỚP: K51D-QTKD thị trường? Làm thế nào để nâng cao doanh số? Sản phẩm, dịch vụ như thế nào? Giá cả bao nhiêu? Mạng lưới tiêu thụ được tổ chức như thế nào? Đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp xác định được quan hệ mua bán, vai trò của từng khu vực, nhu cầu sử dụng, phạm vi địa bàn doanh nghiệp đã và đang hoạt động, khối lượng và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ và còn giúp doanh nghiệp biết được xu hướng, sự biến đổi nhu cầu khách hàng, phản ứng của họ đối với sản phẩm của doanh nghiệp, thấy được các biến động của thu nhập và giá cả, từ đó có các biện pháp điều chỉnh phù hợp. Đây là công tác đòi hỏi nhiều công sức và chi phí. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có cán bộ chuyên nghiên cứu thị trường thì cán bộ kinh doanh thường phải đảm bảo nhiệm vụ này. 1.1.2.2. Lập kế hoạch tiêu thụ Lập kế hoạch tiêu thụ là việc lập kế hoạch nhằm triển khai các hoạt động tiêu thụ sản phẩm, các kế hoạch này được lập dựa trên kết quả của việc nghiên cứu thị trường. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đề cập đến các vấn đề: sản phẩm, giá cả, doanh số, phân phối, giao tiếp, dịch vụ khách hàng, ngân quỹ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm, các yêu cầu về nhân lực, tài lực và vật lực cho việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được dùng để thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đề ra trong thời gian nhất định như tháng, quý, năm. Mục đích của việc lập kế hoạch tiêu thụ bao gồm: sản phẩm tiêu thụ, tăng doanh số, tối đa hoá lợi nhuận, mở rộng thị trường và nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu khách hàng, từ đó có thể chủ động đối phó với mọi diễn biến xảy ra trên thị trường, giúp doanh nghiệp mở rộng thêm thị trường mới, kế hoạch hoá về khối lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, chọn kênh tiêu thụ và các đối tượng khách hàng.
  • 24. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 12 LỚP: K51D-QTKD Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là cơ sở để phối hợp và tổ chức thực hiện các hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Phối hợp và tổ chức các hoạt động trên thị trường bao gồm việc quản lý hệ thống phân phối, quản lý dự trữ và hoàn thiện sản phẩm, quản lý lực lượng bán, tổ chức bán hàng và cung cấp dịch vụ. Để hỗ trợ hiệu quả và mở rộng khả năng tiêu thụ sản phẩm trước những thách thức của thị trường, cách hữu hiệu nhất là sử dụng các công cụ marketing như: quảng cáo và khuyến khích bán hàng, chất lượng và mẫu mã sản phẩm, mức giá bán và tổ chức bán hàng. 1.1.2.3. Chuẩn bị sản phẩm để xuất bán Chuẩn bị sản phẩm để xuất bán là hoạt động tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh trong khâu lưu thông, nhằm làm cho sản phẩm thích ứng tốt hơn với nhu cầu của người tiêu dùng. Muốn cho quá trình lưu thông hàng hoá diễn ra liên tục không bị gián đoạn thì các doanh nghiệp phải chú ý đến các nghiệp vụ như: tiếp nhận, phân phối, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, sắp xếp hàng ở kho, bảo quản và ghép đồng bộ để xuất bán cho khách hàng. Doanh nghiệp phải lên kế hoạch từ trước cho các hoạt động này, phải tiếp nhận đầy đủ về số lượng và chất lượng hàng hoá từ các nguồn nhập kho của doanh nghiệp theo đúng mặt hàng, chủng loại hàng hoá thông thường.Kho hàng của doanh nghiệp nên đặt gần nơi sản xuất, nếu kho hàng đặt xa so vớinơi sản xuất của doanh nghiệp thì phải sắp xếp tốt việc tiếp nhận hàng hoá để đảm bảo tính kịp thời, nhanh chóng, góp phần giải phóng nhanh phương tiện vận tải, bốcxếp, an toàn sản phẩm và tiết kiệm chi phí lưu thông. 1.1.2.4. Tổ chức kênh phân phối sản phẩm Kênh phân phối sản phẩm là tập hợp các tổ chức, cá nhân phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào công việc sản xuất với mục đích cuối cùng là đưa sản phẩm tốt nhất đến tay khách hàng. Kênh phân phối giúp doanh nghiệp bao phủ thị trường bằng cách đưa sản phẩm đến những nơi mà khách hàng có nhu cầu, giúp doanh nghiệp nắm bắt được thị trường hiểu rõ nhu cầu mục đích của khách hàng về sản phẩm.
  • 25. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 13 LỚP: K51D-QTKD Ngoài ra, kênh phân phối còn là công cụ tìm kiếm nhu cầu thông tin của đối thủ cạnh tranh, là nơi trưng bày sản phẩm cho khách hàng dễ dàng lựa chọn và là nơi thay mặt nhà sản xuất cung cấp dịch vụ đến khách hàng như tư vấn, hướng dẫn về sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật… Căn cứ vào mối quan hệ của doanh nghiệp và ngườitiêu dùng cuối cùng, có hai hình thức tiêu thụ là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp. Kênh phân phối trực tiếp là loại kênh phân phối trong đó thành phần tham gia chỉ có doanh nghiệp và khách hàng, không thông qua bất kỳ khâu trung gian nào mà tiến thẳng tới tận tay khách hàng. Ưu điểm của loại kênh này là khách hàng sẽ yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm, do giảm chi phí lưu thông nên giảm được giá bán và doanh nghiệp sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhu cầu của khách hàng. Nhược điểm của kênh này là thiếu tính chuyên môn hoá, khả năng tiếp cận thị trường bị hạn chế và tốc độ chu chuyển vốn lưu động chậm hơn. Kênh phân phối gián tiếp là loại kênh phân phối mà doanh nghiệp xuất bán cho người tiêu dùng cuối cùng có qua khâu trung gian, sự tham gia nhiều hay ít của khâu trung gian làm cho loại kênh này có độ dài ngắn khác nhau. Ưu điểm của loại kênh này là doanh nghiệp sẽ tiếp cận thị trường tốt hơn, tiêu thụ được khối lượng hàng hoá lớn trong thời gian ngắn, từ đó có thể thu hồi vốn nhanh phóng và tiết kiệm được chi phí bảo quản. Tuy nhiên kênh tiêu thụ này làm cho sản phẩm hàng hoá lưu chuyển chậm, giá bán bị tăng lên và chất lượng sản phẩm khó có thể được kiểm soát. 1.1.2.5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại Xúc tiến là hoạt động thông tin marketing tới khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng các cách thức, hình thức và biện pháp khác nhau nhằm truyền bá các thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm, về phương thức phục vụ và những lợi ích mà khách hàng sẽ thu được khi sử dụng sản phẩm. Qua đódoanh nghiệp tìm kiếm được cơ hội bán hàng, xây dựng hình ảnh, niềm tin, chinh
  • 26. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 14 LỚP: K51D-QTKD phục các khách hàng mà doanh nghiệp kỳ vọng và tạo điều kiện để đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Các hoạt động xúc tiến thương mại sẽ giúp cho doanh nghiệp có cơ hội bán được thêm sản phẩm cho khách hàng mới, kích thích hiệu quả của lực lượng tiêu thụ. Thông qua hoạt động xúc tiến bán hàng mà doanh nghiệp thu thập thêm được các tin tức từ khách hàng, thị trường và cả đối thủ cạnh tranh, từ đó giúp cho các kế hoạch của doanh nghiệp được quyết định nhanh chóng và chính xác. Trong thị trường cạnh tranh hiện nay, việc tiêu thụ hàng hóa ngày càng trở nên khó hơn. Trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm hàng hóa cùng loại với doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp phải tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại để xúc tiến yểm trợ cho hoạt động tiêu thụ, qua đó doanh nghiệp sẽ tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn. Xúc tiến bao gồm các hoạt động chính như: quảng cáo, khuyến mại, hội chợ triển lãm, bán hàng trực tiếp, quan hệ công chúng và các hoạt động khác. 1.1.2.6. Tổ chức hoạt động bán hàng Bán hàng là công đoạn của hoạt động tiêu thụ, là bước quyết định đến việc doanh nghiệp có thể thực hiện được việc chuyển đổi sản phẩm từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị để kết thúc chu kỳ kinh doanh và hoàn thành mục tiêu của mình. Trong hoạt động này, thái độ phục vụ khách hàng là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất đối với việc đảm bảo và nâng cao hiệu quả của công tác bán hàng. Người bán hàng cần phải có đầy đủ những phẩm chất kỹ năng cần thiết như: tinh thông kỹ thuật, nghiệp vụ bán hàng; có thái độ lịch sự, vui vẻ, biết chủ động chào mời khách hàng đúng thời điểm và gây được thiện cảm cho khách hàng; phải cótính nhẫn nại, biết kiềm chế trong giao tiếp và trung thực trong hành vi ứng xử… Với hình thức bán buôn bán lẻ tùy theo số lượng sản phẩm hàng hóa, hình thức giao nhận, thanh toán mà phân công số lượng nhân viên phù hợp ở cửa hàng,
  • 27. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 15 LỚP: K51D-QTKD quầy hàng để thỏa mãn, đáp ứng được nhu cầu giao dịch của khách hàng. Thực tế thì hoạt động bán hàng có rất nhiều hình thức khác nhau như: bán hàng trực tiếp, bán hàng thông qua đại lý, bán theo hợp đồng, bán qua hệ thống thương mại điệntử, bán thanh toán ngay, bán trả góp, bán buôn, bán lẻ…Tuy nhiên, dù bán hàng ở bất kỳ hình thức nào, diễn ra ở đâu thì cũng phải đảm bảo yêu cầu văn minh, lịchsự, luôn làm hài lòng khách hàng, vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi. 1.1.2.7. Thực hiện các dịch vụ sau bán Tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ sau bán hàng là điều kiện không thể thiếu nhằm duy trì, củng cố và mở rộng hoạt động tiêu thụ sản phẩm và thị trường. Dịch vụ sau bán đóng vai trò quan trọng trong việc làm hài lòng khách hàng và duy trì khách hàng, từ đó tạo ra khách hàng trung thành. Các dịch vụ sau bán gồm: vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, chăm sóc khách hàng… 1.1.2.8. Đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm để xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các nguyên nhân ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ… nhằm có các biện pháp kịp thời để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, từ đó có thể rút ra được những chiến lược, kế hoạch kinh doanh phù hợp cho những kỳ tiếp theo. 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm 1.1.3.1. Môi trường vĩ mô Theo Nguyễn Xuân Quang (2007), các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm gồm có các yếu tố sau: 1.1.3.1.1. Môi trường chính trị - luật pháp Môi trường chính trị - luật pháp bao gồm các chính sách, luật pháp và cơ chế của Nhà nước đối với việc kinh doanh nói chung và tiêu thụ hàng hóa nói riêng. Môi trường này chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện được mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào.
  • 28. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 16 LỚP: K51D-QTKD Hệ thống chính sách, luật pháp hoàn thiện, nền chính trị bình ổn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng, bình đẳng trên thị trường và hạn chế được tệ nạn, vi phạm pháp luật như trốn thuế, buôn lậu, hàng giả. Các chính sách mà Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp như thuế, trợ giá, bình ổn giá, lãi suất tín dụng ngân hàng… là những điều kiện tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi các chính sách, luật pháp của Nhà nước có thểảnh hưởng có lợi đối với nhóm doanh nghiệp này nhưng lại bất lợi với nhóm doanh nghiệp khác và ngược lại. Do vậy mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có tác động rất lớn đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa của doanhnghiệp, Nhà nước cần có các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động tiêu thụ nói riêng. 1.1.3.1.2. Môi trường kinh tế và công nghệ Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Các yếu tố thuộc môi trường này quy định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năng của mình và qua đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp. Xu hướng vận động và bất kỳ thay đổi nào của các yếu tố thuộc môi trường này đều tạora hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí phải dẫn đến việc thay đổi mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Những diễn biến trong nền kinh tế luôn là những thách thức và mối đe dọa khác nhau đối với mỗi doanh nghiệp và có ảnh hưởng tiềm tàng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo ra được nhiều cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, ngược lại sẽ làm giảm chi phí tiêu dùng và tăng sức cạnh tranh, điển hình là gây nên chiến tranh giá cả trong ngành. Ngoài ra, sự thay đổi của hệ thống thuế và mức thuế có thể tạo ra những cơ hội hay thách thức đối với các doanh nghiệp vì nó làm cho giá thành hànghóa tăng, tiêu thụ giảm dẫn đến mức thu nhập của doanh nghiệp thay đổi.
  • 29. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 17 LỚP: K51D-QTKD Nền công nghệ hiện này càng ngày càng thay đổi nhanh chóng, mang lại cho con người những điều kỳ diệu nhưng lại đặt ra cho doanh nghiệp những thách thức to lớn. Công nghệ là một vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ, công nghệ mới tạo ra những sản phẩm mới để cạnh tranh với các sản phẩm hiện tại, tạo ra những cơ hội giúp doanh nghiệp mới cạnh tranh với các doanh nghiệp cũ chậm chạp. Sự phát triển của công nghệ giúp doanh nghiệp nắm bắt được một khối lượng lớn thông tin chính xác và nhanh chóng, giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong giao dịch và có thể mở rộngvà thiết lập mối quan hệ với thị trường. 1.1.3.1.3. Môi trường văn hóa xã hội Môi trường văn hóa xã hội có tác động lớn nhất đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường này đưa ra những thông tin cho phép doanh nghiệp hiểu biết đối tượng phục vụ của mình ở những mức độ khác nhau, qua đó có thể đưara một cách chính xác về sản phẩm và cách thức phục vụ của mình đối với khách hàng. Các yếu tố trong môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp, những thay đổi trong môi trường này tạo ra những cơ hội và thách thức cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xã hội là một môi trường năng động, tức là luôn có sự thay đổi. Vì vậy doanh nghiệp nên liên tục theo dõi và điều chỉnh các chiến lược kinh doanh phù hợp với sự phát triển của văn hóa xã hội để giúp doanh nghiệp điều chỉnh các chiến lược và kế hoạch kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. 1.1.3.1.4. Môi trường địa lý – sinh thái Tham gia vào quá trình xác định cơ hội và khả năng khai thác cơ hội còn có các yếu tố thuộc môi trường địa lý – sinh thái. Các yếu tố địa lý ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong hoạt động thương mại của doanh nghiệp. Vị trí địa lý liên quan đến sự thuận lợi trong việc vận chuyển và chi phí vận chuyển hàng hóa, thuận lợi cho việc giao dịch mua bán của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh nhờ lợi thế về mức chi phí vận chuyển thấp.
  • 30. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 18 LỚP: K51D-QTKD Các yếu tố môi trường sinh thái rất được xem trọng và ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp trong thời đại ngày nay, nó không chỉ liên quan đến khả năng phát triển của doanh nghiệp mà còn liên quan đến sự phát triển bền vững của một quốc gia. Sự nhận thức và quan điểm xã hội về bảo vệ thiên nhiên và xu hướng thay đổi các điều kiện tự nhiên vừa có khả năng thu hẹp cơ hội kinh doanh, vừa mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp về khả năng phát triển kinh doanh xoay quanh vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên. 1.1.3.2. Môi trường vi mô 1.1.3.2.1. Nguồn nhân lực Theo Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2007), bất cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người hay nguồn nhân lực của nó. Dođó, có thể nói nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao độnglàm việc trong tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực. Thể lực chỉ sức khỏe của thân thể, nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức khỏe của từng con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế. Thể lực con người còn tuỳ thuộc vào tuổi tác, thời gian công tác, giới tính... Trí lực chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách... của từng con người. Trong sản xuất kinh doanh truyền thống, việc tận dụng các tiềm năng về thể lực của con người là không bao giờ thiếu hoặc lãng quên và có thể nói như đã được khai thác gần tới mức cạn kiệt. Sự khai thác các tiềm năng về trí lực của con người mới còn ở mức mới mẻ, chưa bao giờ cạn kiệt, vì đây là kho tàng còn nhiều bí ẩn của mỗi con người. 1.1.3.2.2. Khách hàng Theo Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), doanh nghiệp cần tạo được sự tín nhiệm của khách hàng, đây có thể xem là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Muốn vậy, phải xem “khách hàng là thượng đế”, phải thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu của khách
  • 31. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 19 LỚP: K51D-QTKD hàng hơn các đối thủ cạnh tranh. Muốn đạt được điều này doanh nghiệp phải xác định rõ các vấn đề sau: - Xác định rõ khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. - Xác định nhu cầu và hành vi mua hàng của khách hàng bằng cách phân tích các đặc tính của khách hàng thông qua các yếu tố như : yếu tố mang tính điạ lý (vùng, miền…), yếu tố mang tính xã hội, dân số (lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ, thunhập, tín ngưỡng….); hoặc phân tích thái độ của khách hàng qua các yếu tố như: yếu tố thuộc về tâm lý (động cơ, thói quen, sở thích, phong cách, cá tính, văn hoá…), yếu tố mang tính hành vi tiêu dùng (tìm kiếm lợi ích, mức độ sử dụng, tính trung thành trong tiêu thụ…). 1.1.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại Theo Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), tìm hiểu và phân tích về các đối thủ cạnh tranh hiện tại có một ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp, bởi vì sự hoạt động của các đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và kết quả của doanh nghiệp. Thường phân tích đối thủ qua các nội dung sau: Mục tiêu của đối thủ? Nhận định của đối thủ về doanh nghiệp chúng ta? Chiến lược của đối thủ đang thực hiện? Những tiềm năng của đối thủ? Các biện pháp phản ứng của đối thủ?… Ngoài ra cần xác định số lượng đối thủ tham gia cạnh tranh là bao nhiêu? Đặc biệt cần xác định rõ các đối thủ lớn là ai và tỷ suất lợi nhuận của ngành là bao nhiêu? 1.1.3.2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Theo Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn bao gồm các đối thủ tiềm ẩn (sẽ xuất hiện trong tương lai) và các đối thủ mới tham gia thị trường, đây cũng là những đối thủ gây nguy cơ đối với doanh nghiệp. Để đối phóvới những đối thủ này, doanh nghiệp cần nâng cao vị thế cạnh tranh của mình, đồngthời sử dụng những hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài như: duytrì lợi thế do sản xuất trên quy mô lớn, đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra nguồn tài chínhlớn, khả năng chuyển đổi mặt hàng cao, khả năng hạn chế trong việc xâm nhập các
  • 32. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 20 LỚP: K51D-QTKD kênh tiêu thụ, ưu thế về giá thành mà đối thủ không tạo ra được và sự chống trả mạnh mẽ của các đối thủ đã đứng vững. 1.1.3.2.5. Sản phẩm thay thế Theo Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), sức ép do có sản phẩm thay thế sẽ làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của cuộc cách mạng công nghệ. Do đó doanh nghiệp cần chú ý và phân tích đến các sản phẩm thay thế để có các biện pháp dự phòng. 1.1.3.2.6. Nhà cung cấp Theo Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị…) của một doanh nghiệp được quyết định bởi các nhà cung cấp. Để cho quá trình hoạt động của một doanh nghiệp diễn ra một cách thuận lợi, thì các yếu tố đầu vào phải được cung cấp ổn định với một giá cả hợp lý, muốn vậy doanh nghiệp cần phải tạo ra mối quan hệ gắn bó với các nhà cung ứng hoặc tìm nhiều nhà cung ứng khác nhau cho cùng một loại nguồn lực. 1.1.4. Các nội dung nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm 1.1.4.1. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm Theo Nguyễn Văn Công (2013) cho biết - Chỉ tiêu phân tích K = × 100 K: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm Qti: Tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế thứ i Qki: Tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ kế hoạch thứ i - Phương pháp phân tích
  • 33. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 21 LỚP: K51D-QTKD ∆ ê ụ ỳ ướ Đánh giá khái quát tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm bằng cách xác định K K = 100%: Doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm. K < 100%: Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm. 1.1.4.2. Phân tích tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích so với kỳ trước Theo Bùi Xuân Phong (2009) cho biết - Chỉ tiêu phân tích Phân tích đối với từng loại sản phẩm (mặt hàng) ∆ = Qt – Qt-1 = ∆ Qt − 1 × 100 Qt: Số lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích Qt-1: Số lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ trước kỳ phân tích - Phương pháp phân tích Xác định chỉ tiêu phân tích rồi đánh giá khái quát tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích so với kỳ trước. 1.1.4.3. Phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ theo thị trường Theo Bùi Xuân Phong (2009), Nguyễn Văn Công (2013) cho biết - Chỉ tiêu phân tích Phân tích đối với doanh thu tiêu thụ theo thị trường. ∆ = Doanh thu tiêu thụ kỳ phân tích – Doanh thụ tiêu thụ kỳ trước IDT = × 100 - Phương pháp phân tích
  • 34. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 22 LỚP: K51D-QTKD Xác định chỉ tiêu phân tích rồi đánh giá tình hình biến động doanh thu tiêu thụ kỳ phân tích so với kỳ trước đối với từng thị trường. 1.1.5. Đề xuất các nội dung nghiên cứu Thông qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các giáo trình, các khóa luận liên quan đến đề tài, tác giả quyết định đề xuất các nội dung nghiên cứu sau cho đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế” Bảng 1.1: Đề xuất các nội dung nghiên cứu Chỉ tiêu đánh giá Ý nghĩa Cách tính Nguồn 1. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theotỉ lệ là kết quảcủa phép chia giữa trị số của kỳ thực tế so vớikỳ kế hoạch của các chỉ tiêu kinh tế. Nó phản ánh tỉ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế. K = × 100 Trong đó: Qti là số lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế thứ i Qki là số lượng sản phẩm tiêu thụ kế hoạch thứ i Nguyễn Văn Công (2013)
  • 35. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 23 LỚP: K51D-QTKD 2. Phân tích tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích so với kỳ trước Đánh giá được khối lượng sản phẩm tiêu thụ của kỳ phân tích là cao hay thấp, tăng lên hay giảm xuống so với kỳ trước đó. ∆ = Qt – Qt-1 = ∆ × 100 Qt − 1 Trong đó Qt: Số lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích Qt-1: Số lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ trước kỳ phân tích Bùi Xuân Phong (2009) 3. Phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ theo thị trường Đánh giá được doanh thu tiêu thụ của kỳ phân tích là cao hay thấp, tăng lên hay giảm xuống so với kỳ trước đó. ∆ = Doanh thu tiêu thụ kỳ phân tích – Doanh thụ tiêu thụ kỳ trước IDT = ∆ × 100 ê ụ ỳ ướ Bùi Xuân Phong (2009), Nguyễn Văn Công (2013) 4. Đánh giá của nhà bán lẻ về các yếu tố tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Qua các ý kiến đánh giá của nhà bán lẻ có thể rút ra được những yếu tố mà công ty thực hiện chưa tốt, từ đó đề xuất giảipháp nhằm nâng Sản phẩm Lê Đức Huy (2014) Giá bán Ngô Trọng Nghĩa (2012), Nguyễn Thị Cẩm Giang (2019) Hỗ trợ bán hàng Ngô Trọng
  • 36. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 24 LỚP: K51D-QTKD công ty cao hoạt động tiêu thụ sảnphẩm của công ty. Nghĩa (2012) Chính sách xúc tiến sản phẩm Ngô Trọng Nghĩa (2012), Nguyễn Thị Cẩm Giang (2019) Hoạt động bán hàng Lê Đức Huy (2014) Đánh giá chung Lê Đức Huy (2014), Nguyễn Thị Cẩm Giang (2019) Nguồn: tổng hợp 1.2. Cơ sở thực tiễn Theo nghiên cứu mới đây được công bố trên The Lancet cho biết Việt Nam, Ấn Độ và Nhật Bản là ba quốc gia có lượng rượu bia tiêu thụ tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2010-2017. Theo báo cáo này, tổng lượng tiêu thụ rượu trên toàn cầu mỗi năm từ 21 tỷ lít năm 1990 lên 35,7 tỷ lít vào 2017, tương đương tăng 70%. Tại khu vực Đông Nam Á, lượng tiêu thụ rượu đã tăng 34% trong vòng 7 năm (2010-2017). Ở giai đoạn này, Việt Nam lại nằm trong nhóm quốc gia có tốc độ tăng tiêu thụ lớn, gần 90% kể từ năm 2010 và mức tăng này của Việt Nam đứng đầu thế giới và gấp đôi quốc gia xếp thứ 2 - Ấn Độ và gấp Mỹ 16 lần. Theo Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2008, gần 80% nam và 36,5% nữ thanh thiếu niên trong độ tuổi 14-25 sử dụng rượu bia, tăng 10% ở nam giới và 8% ở nữ giới sau 5 năm. Lượng tiêu thụ rượu bia bình quân ở lứa tuổi trưởng thành (từ 15 tuổi ở cả 2 giới) từ 3,8 lít giai đoạn 2003-2005 lên 4,7 lít năm 2009-2011, và 8,3 lít
  • 37. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 25 LỚP: K51D-QTKD trong giai đoạn 2015-2017. Tổ chức Y tế Thế giới dự báo con số này có thể tăng lên 9,9 lít vào năm 2020 và 11,4 lít vào năm 2025 (Hỏi đáp về phòng chống tác hại của rượu bia. Manila, Philippines, World Health Organization Regional Office for the Western Pacific. 2019, Licence: CC BY-NC-SA 3.0 IGO). Cả nước hiện có khoảng 139 cơ sở sản xuất bia và 266 cơ sở sản xuất rượu tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế. Ngoài ra còn có các loại rượu do người dân tự nấu và rượu nhập khẩu cũng thuhút được nhiều người tiêu dùng. Ngày nay khi đất nước càng ngày càng phát triểnthì phương pháp nấu rượu thủ công đã phần nào phát triển chậm lại, thay vào đó là phương pháp sản xuất rượu theo dây chuyền công nghệ với sự giúp đỡ của máy móc. Đồng thời nước ta cũng khuyến khích phát triển sản xuất rượu với quy mô công nghiệp chất lượng cao, hạn chế sản xuất rượu thủ công tự tiêu dùng, kinh doanh trái phép. Thị trường rượu hiện nay đang diễn ra khá sôi nổi và thường xuyên. Các mặt hàng rượu trên thị trường hiện nay rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng, phù hợp những nhu cầu, thị hiếu, thói quen tiêu dùng khác nhau của mỗi cá nhân, mỗi vùng. Ngành sản xuất bia, rượu, nước giải khát ở Việt Nam là lĩnh vực sản xuất có tỷ lệ nội địa hoá cao, góp phần tích cực vào cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Chính phủ đề ra. Mặt khác, chính lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dịch vụ mặt hàng bia, rượu, nước giải khát đã trực tiếp và gián tiếp tạo chỗ làm việc cho hàng triệu người lao động trên cả nước, góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo. Xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ rượu bia ngày càng cao trên toàn thế giới và đặc biệt ở Việt Nam, đồng thời muốn truyền bá sản phẩm rượu đặc trưng của Nhật Bản, ban lãnh đạo đã quyết định xây dựng Công ty TNHH 1TV Thực Phẩm Huế là công ty trực thuộc Công ty Cổ phần Saita Holdings, chuyên sản xuất rượu Sake và rượu Shochu tại Huế. Mục đích của công ty không chỉ muốn mang văn hoá rượu
  • 38. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 26 LỚP: K51D-QTKD Sake, rượu Shochu Nhật Bản đến Việt Nam mà còn muốn kết hợp văn hoá ẩm thực của Việt Nam với Nhật Bản và giới thiệu sự hấp dẫn của rượu Sake và rượu Shochu được sản xuất tại Việt Nam ra thế giới.
  • 39. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 27 LỚP: K51D-QTKD CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH 1TV THỰC PHẨM HUẾ 2.1. Khái quát về Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế Tên công ty bằng tiếng Việt: Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế Tên công ty bằng tiếng Anh: Hue Foods Company Limited Tên giao dịch: Hue Foods Co.,Ltd Địa chỉ công ty: số 4 Hoài Thanh, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Ngày hoạt động: 12/1995 Mã số thuế: 3300100882 Số điện thoại: 02343821776 Fax: 0234821778 Email: sales@huefoods.com Trang web: http://www.huefoods.com Vốn điều lệ: 7.555.464 USD Đại diện theo pháp luật của công ty: Giám đốc Điều hành Kurokawa Kunihiko 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế (HFC) là công ty có vốn 100% đầu tư của Nhật Bản, có vị trí tại phường Thủy Xuân, thành phố Huế, một thành phố có quần thể di tích lịch sử được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới với nhiều danh lam thắng cảnh hữu tình, không khí trong lành và đặc biệt có nguồnnước từ sông Hương rất thích hợp cho việc sản xuất rượu Sake và rượu ShochuNhật Bản. Sau quá trình lâu dài tìm hiểu và nghiên cứu về nguồn nước, giống lúa
  • 40. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 28 LỚP: K51D-QTKD gạo, khoai và lúa mạch của Việt Nam, các nhà đầu tư và chuyên gia Nhật Bản đã đi đến quyết định xây dựng một nhà máy sản xuất rượu Sake và rượu Shochu Nhật Bản để tiêu thụ tại Việt Nam và xuất khẩu đi các nước trên thế giới, đặc biệt là xuất khẩu sang Nhật Bản. Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế đã được Bộ Kế hoạch - Đầu tư cấp giấy phép đầu tư số 1450/CP năm 1995. Công ty được thành lập vào năm 1995, bắt đầu xây dựng vào năm 1997 và đưa vào sản xuất từ năm 1998 đến nay. Trụ sở của công ty được đặt tại số 4 Hoài Thanh, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Trải qua hơn 25 năm hình thành và phát triển, Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế luôn đảm bảo các sản phẩm rượu Sake và rượu Shochu có sự ổn định về chất lượng và luôn nỗ lực mang đến những sản phẩm tốt nhất đến người tiêu dùng. Rượu Sake và Shochu đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng như: TCVN ISO 22000:2018/ISO 22000:2018 về sản xuất rượu Sake và Shochu đóng chai; chứng nhận VSATTP rượu, gia vị thực phẩm lên men từ gạo số cấp: 0013/2017/NNPTNT-TTH; sản phẩm Chất lượng Vàng 2006; top 10 ngành hàng Thương hiệu Việt 2009; nhiều sản phẩm đạt danh hiệu phù hợp tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao (VUSTA-VCCI- VINASME) và nhiều năm liền là Doanh nghiệp xuất sắc Thừa Thiên Huế. Rượu Sake và rượu Shochu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế được sản xuất trên quy trình công nghệ hiện đại và được giám sát sản xuất bởi chuyên giaNhật Bản với bề dày kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuất rượu. Dựa trên nguồn nước sông Hương đặc trưng của mảnh đất cố đô Huế và nguồn gạo chất lượng được tuyển chọn kỹ càng, kết hợp cùng phương pháp lên men Koji cổ truyền của Nhật Bản chính là những yếu tố tạo nên hương vị thơm ngon của sản phẩm. Cácsản phẩm chủ lực như: Đế Vương Bạc, Đế Vương Vàng, Yume Genmai, Shochu Gạo, Shochu Oni, Sake Etsu no Hajime, rượu mơ Ume Hajime, rượu gia vị nấu ăn Hue Foods no Ryourishu...
  • 41. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 29 LỚP: K51D-QTKD Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng, Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế còn là đơn vị nhập khẩu rượu được sản xuất từ tập đoàn Takara Nhật Bản, có các sản phẩm phong phú về hương vị và chất lượng cao như: King Whisky Rin Select, Can Chu-hi, Sho chiku bai Kyoto, Sho chiku bai Gold Leaf, Sho chiku bai Josen và các loại rượu Sake & Shochu cao cấp. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1.2.1. Chức năng Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế là đơn vị chuyên sản xuất các sản phẩm rượu Shochu và rượu Sake Nhật Bản, sau đó phân phối trên thị trường toàn quốc và xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài với tỷ lệ là 80% sản lượng sản xuất theo giấy phép do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp. 2.1.2.2. Nhiệm vụ - Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế là công ty có vốn đầu từ 100% nước ngoài được thành lập tại Việt Nam có nhiệm vụ tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình trong khuôn khổ luật pháp. - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu có hiệu quả. - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, chấp hành các chính sách và chế độ pháp luật của Nhà nước Việt Nam. - Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài chính, tài sản, tiền lương của công ty. - Chuyển giao công nghệ và tổ chức đào tạo công nhân lành nghề tại địa phương. - Sản xuất hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài và thay thế hàng hóa nhập khẩu. - Duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo an toàn về vốn và góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
  • 42. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 30 LỚP: K51D-QTKD P. Kế toán – Hành chính P. Đối ngoại Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại HFC Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán 2.1.4. Chức năng các phòng ban - Tổng Giám đốc: là đại diện của công ty về mặt pháp lý, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật, quyết định tất cả các vấn đề liên quanđến hoạt động hàng ngày của công ty. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư, kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nộibộ và các chức năng nhiệm vụ của bộ máy làm việc tại công ty. - Giám đốc Điều hành: chịu sự quản lý của Tổng Giám đốc, là người trực tiếp lãnh đạo và điều hành công ty. Đề ra các chính sách, lên kế hoạch chi tiêu, theo dõi lợi nhuận và chi phí, phân tích cấu trúc và quản lý rủi ro. Có nhiệm vụ giám sát và điều phối mọi người trong văn phòng thực hiện tốt công việc của mình. Tổng Giám đốc Giám đốc Điều hành Giám đốc Sản xuất P. Kinh Ban lý Ban Lên men Ban phẩm
  • 43. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 31 LỚP: K51D-QTKD - Giám đốc Sản xuất: chịu sự quản lý của Tổng Giám đốc, điều hành công việc của khối sản xuất và đưa ra kỹ thuật điều chế các sản phẩm rượu cho công ty. - Phòng Kế toán – Hành chính: chịu sự quản lý của Giám đốc điều hành, làm các báo cáo thuế, báo cáo tài chính, làm các thủ tục xuất nhập khẩu, bảo hiểm cho các nhân viên trong công ty. - Phòng Kinh doanh: chịu sự quản lý của Giám đốc điều hành, thực hiện các hoạt động bán hàng, phân phối các sản phẩm của công ty đến các đại lý, nhà hàng và bán lẻ. Lên kế hoạch bán hàng trong năm, quảng bá thương hiệu và sản phẩm ra thị trường, chịu trách nhiệm tìm kiếm các đại lý mới. - Phòng Đối ngoại: chịu sự quản lý của Giám đốc điều hành, tạo môi trường và mối quan hệ tốt với các đối tác, cơ quan chính quyền nhằm thuận tiện cho việc giao dịch. Đề xuất các kế hoạch xây dựng và trang thiết bị cần thiết cho công ty, nhà máy. - Ban Quản lý: chịu sự quản lý của Giám đốc sản xuất, chịu trách nhiệm quản lý các trang thiết bị máy móc tại nhà máy. Kiểm tra chất lượng đầu vào và đầu ra của các sản phẩm trong công ty. - Ban Lên men: chịu sự quản lý của Giám đốc sản xuất, có trách nhiệm sản xuất và điều chế ra các sản phẩm rượu, chịu trách nhiệm về chất lượng rượu. - Ban Thành phẩm: chịu sự quản lý của Giám đốc sản xuất, chịu trách nhiệm cho các công đoạn cuối cùng của sản phẩm như đóng chai, dán nhãn mác, xếp thùng để đưa sản phẩm ra thị trường. 2.1.5. Thông tin về sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất của công ty 2.1.5.1. Các sản phẩm rượu của công ty Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế là công ty đi đầu trong lĩnh vực sản xuất, phát triển, cung ứng các loại rượu Sake và rượu Shochu Nhật Bản với hệ thống thiết bị sản xuất được nhập khẩu từ Nhật Bản và các nguyên liệu có nguồngốc tự nhiên với sự điều hành trực tiếp của các chuyên gia Nhật Bản. Từ đó, công ty
  • 44. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 32 LỚP: K51D-QTKD đưa ra thị trường hơn 30 loại sản phẩm rượu khác nhau để cung cấp cho người tiêu dùng. Bảng 2.1: Danh sách các sản phẩm của HFC Loại rượu Nhãn hiệu Nguyên liệu Thể tích Nồng độ Shochu Đế vương Bạc Gạo, men Koji 300ml, 750ml 25 Đế vương Vàng Gạo, men Koji 300ml, 750ml 29 Kome Hajime Gạo, men Koji 500ml, 750ml 25 Yume Genmai Gạo, men Koji 750ml 25 The Kome Gạo, men Koji 750ml 25 Quê hương Gạo, men Koji 750ml 39 Hoàng Thành Gạo, men Koji 300ml, 1800ml, 4000ml 29 Kome no Hajime Gạo, men Koji 1800ml, 2700ml, 4000ml 25 OHKA Gạo, men Koji 500ml 29 Geishun Gạo, men Koji 720ml 25 Oni Gạo, men Koji 500ml, 4000ml 29 Oni Special Gạo, men Koji 500ml 29 Imo Hajime Khoai lang, 500ml, 750ml 25
  • 45. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 33 LỚP: K51D-QTKD men Koji Imo Hajime Kuro Khoai lang, men Koji đen 750ml 25 Mugi Hajime Lúa mạch, men Koji 500ml, 750ml 25 Imo no Hajime Khoai lang, men Koji 1800ml, 2700ml, 4000ml 25 Imo no Hajime Kuro Khoai lang, men Koji đen 4000ml 25 Mugi no Hajime Lúa mạch, men Koji 1800ml 25 Sake Joukun Gạo, men Koji 720ml 16 Etsu no Hajime Gạo, men Koji 300ml, 720ml, 1800ml 15 Etsu no Hajime Nama Gạo, men Koji 300ml 15 Kanpai Gạo, men Koji 300ml, 720ml, 1800ml 14 Wakaba Gạo, men Koji 350ml, 4000ml 19 Rượu mùi Ume Hajime Quả mơ, Shochu 300ml, 500ml, 1800ml 14 Gia vị nấu ăn Hue foods no Ryourishu Gạo, men Koji gạo 500ml, 4000ml 15% …
  • 46. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 34 LỚP: K51D-QTKD Nguồn: Phòng Kinh doanh Hình 2.1: Một số sản phẩm rượu của công ty Nguồn: Phòng Kinh doanh Dòng Shochu có nhiều loại khác nhau nhưng được ưa chuộng nhất là các sản phẩm rượu Đế vương Bạc, Đế vương Vàng, Kome Hajime và Oni. 2.1.5.2. Quy trình công nghệ sản xuất của công ty Rượu Sake và rượu Shochu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế được sản xuất trên quy trình công nghệ hiện đại và được giám sát sản xuất bởi các chuyêngia Nhật Bản với bề dày kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuất rượu. Dựatrên nguồn nước sông Hương đặc trưng của mảnh đất cố đô Huế, nguồn gạo chất lượng được tuyển chọn kỹ càng ở An Giang, Nghệ An, đồng bằng sông Cửu Long, khoai lang tại vùng Quảng Thái và kết hợp cùng phương pháp lên men Koji cổ truyền của Nhật Bản chính là những yếu tố tạo nên hương vị thơm ngon của sản phẩm. - Quy trình sản xuất rượu Sake
  • 47. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH C DANH 35 Rượu Sake được sản xuất bằng nguyên liệu gạo và nước. Khi thêm con mốc (bao gồm mốc Koji và con men) vào, dưới tác dụng lên men sẽ làm cho hương vị và hương thơm của rượu biến đổi. Men Koji Aspergilluso Nước Xay gạo Rửa và ngâm gạo Hấp gạo thành cơm Koji (Malt) Lên men Nước Bột gạo Men glucoseanylase SVTH: PHẠM ANH NGỌ Vắt ép LỚP: K51D-QTKD
  • 48. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH Lọc
  • 49. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH Sơ đồ 2.2: Quá trình sản xuất rượu Sake Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán - Quy trình sản xuất rượu Shochu Rượu Shochu được làm từ việc chưng cất các nguyên liệu khác nhau như tinh bột gạo, khoai lang, đại mạch… và men Koji theo phương pháp truyền thống của Nhật Bản. Ngâm gạo Men rượu Saccharomyces Orizae Hấp gạo thành cơm Ủ men Lên men Koji (Malt) Nước Chưng cất Lọc SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 36 LỚP: K51D-QTKD Đóng chai Men rượu Sake Đóng chai
  • 50. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 37 LỚP: K51D-QTKD Sơ đồ 2.3: Quá trình sản xuất rượu Shochu Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán 2.1.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Công ty đang có hệ thống phân phối ở 28 tỉnh thành lớn trên cả nước. Sản lượng tiêu thụ rượu cao tập trung ở các tỉnh thành như Huế, Hà Nội, Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh. Các thị trường khác ở miền Nam, miền Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đều đang phát triển tốt và có nhiều tín hiệu khả quan. Ngoài thị trường tiêu thụ trong nước, HFC còn xuất khẩu các sản phẩm của công ty sang nước ngoài. Bảng 2.2: Hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm Đại lý, nhà phân phối nước ngoài (Liệt kê tên nước) Đại lý, nhà phân phối trong nước (Liệt kê tỉnh, thành phố)
  • 51. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 38 LỚP: K51D-QTKD Yên Bái Quảng Trị Đà Nẵng Quảng Nam Quy Nhơn Phú Yên Nha Trang Đà Lạt Gia Lai Kon Tum Buôn Mê Thuột TP. Hồ Chí Minh Vũng Tàu Bình Dương Cần Thơ Tuyên Quang Thái Nguyên Quảng Ninh Lào Cai Cao Bằng Hải Phòng Nhật Bản Vĩnh Phúc Thái Lan Hà Nội Lạng Sơn Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Huế Nguồn: Phòng Kinh doanh 2.1.7. Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2018-2010 Hiện nay đối với các doanh nghiệp sản xuất thì lao động đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự tồn tại, phát triển và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù có quy mô lớn hay nhỏ, nhiều máy móc kỹ thuật đến đâu đều không thể thiếu yếu tố con người. Vì vậy việc sử dụng lao động hợp lý, nâng cao năng lực và trình độ lao động là điều mà Công tyTNHH 1TV Thực phẩm Huế luôn chú trọng. Bảng 2.3: Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2018-2020 Chỉ tiêu Năm So sánh