SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ
VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ TẠI BỆNH
VIỆN
MÃ TÀI LIỆU: 80045
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao : luanvantrust.com
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đạicương về nhiễm khuẩn vết mổ 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Phân loại vết mổ và nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ 4
1.1.3. Chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ 5
1.1.4. Tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ 6
1.1.5. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ 6
1.1.5.1. Yếu tố người bệnh 7
1.1.5.2. Yếu tố môi trường 7
1.1.5.3. Yếu tố phẫu thuật 8
1.1.5.4. Yếu tố vi sinh vật 8
1.1.6. Hậu quả nhiễm khuẩn vết mổ 8
1.1.7. Tình hình mắc nhiễm khuẩn vết mổ 9
1.1.7.1. Trên thế giới 9
1.1.7.2. Tại Việt Nam 10
1.1.8. Phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ 11
1.1.8.1. Nguyên tắc chung 11
1.1.8.2. Hiệu quả củacác biện pháp phòngngừa nhiễm khuẩn vết mổ 11
1.1.9. Cập nhật hướng dẫn phòng ngừa NKVM của CDC 2017 12
1.1.9.1. Phân loại khuyến cáo 12
1.1.9.2. Tríchlược các khuyến cáo có độ tin cậy cao nhất 13
1.2. Kháng kháng sinh 14
1.2.1. Phân loại đề kháng 14
1.2.1.1. Đề kháng thật 14
1.2.1.2. Đề kháng tự nhiên 15
1.2.1.3. Đề kháng thu được 15
1.2.2. Cơ chế đề kháng 15
1.2.3. Sự lan truyền vi khuẩn đề kháng 16
1.2.4. Chi phí cho kháng sinh tại các bệnh viện 17
1.2.5. Tình hình kháng kháng sinh 17
1.2.5.1. Trên thế giới 17
1.2.5.2. Tại Việt Nam 18
1.2.6. Các yếu tố nguy cơ gây kháng kháng sinh 19
1.2.6.1. Lạm dụng sử dụng kháng sinh 19
1.2.6.2. Hạn chế trong công tác KSNK 20
1.2.6.3. Chất lượng kháng sinh kém 21
1.2.6.4. Gia tăng sự đi lại quốc tê 21
1.2.6.5. Hệ thống giám sát kháng sinh 21
1.2.7. Biện pháp hạn chế gia tăng đề kháng kháng sinh 22
1.2.7.1. Sử dụng kháng sinh hợp lý 22
1.2.7.2. Sử dụng kháng sinh dự phòng 23
1.2.7.3. Sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm 23
1.2.7.4. Sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng vi khuẩn học 23
1.2.7.5. Phối hợp kháng sinh 24
1.2.7.6. Độ dài đợt điều trị 24
1.3. Phòng chống vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện và
kháng kháng sinh
25
CHƯƠNGII:ĐỒITƯỢNGVÀPHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU 26
2.1. Đốitượng nghiên cứu 26
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26
2.2. Thời gian, địa điểm 26
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu 26
2.4.1. Cỡ mẫu 26
2.4.2. Phươngpháplấymẫu 26
2.5. Vật liệu nghiên cứu 26
2.5.1. Môi trường nuôi cấy, phân lập, định danh vi khuẩn 26
2.5.2. Vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị 27
2.6.1. Kỹ thuật định danh và làm kháng sinh đồ trên hệ thống
VITEX
28
2.6.1. Nguyên lý các giếng của thẻ (card) 28
2.6.2. Phương pháp định danh và làm KS đồ 28
2.6.3. Các bước định danh và làm KS đồ trên hệ thống VITEX 2 28
2.7. Y đức trong nghiên cứu 30
2.8. Xử lý số liệu 30
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ DỰ KIẾN 31
3.1. Đặc điểm về tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 31
3.2. Đặc điểm về giới và bệnh lý của bệnh nhân 31
3.3. Tỷ lệ nhiễm vi sinh vật của các mẫu bệnh phẩm được nuôi cấy 32
3.4. Tỷ lệ các loài vi khuẩn phân lập được 32
3.5. Tỷ lệ kháng kháng sinh của S.epidermidis 33
3.6. Tỷ lệ kháng kháng sinh của E. Coli 33
3.7. Tỷ lệ kháng kháng sinh của K. pneumonia 34
3.8. Tỷ lệ kháng kháng sinh của S. aureus 35
3.9. Tỷ lệ kháng kháng sinh của P. aeruginosa 35
3.10. Tỷ lệ kháng kháng sinh của A. baumannii 36
CHƯƠNG IV: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 38
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
DỰ TRÙ KINH PHÍ NGHIÊN CỨU
Phụ lục 1: Bệnh án nghiên cứu
DANH MỤC VIẾT TẮT
NKVM: Nhiễm khuẩn vết mổ
PT: Phẫu thuật
VK: Vi khuẩn
MRSA: Methicillin-resistant Staphylococcus aureus
(Tụ cầu vàng kháng methicillin)
KS: Kháng sinh
KSDP: Kháng sinh dự phòng
KKS: Kháng kháng sinh
CDC: Centers for Disease Control and Prevention
(Trung tâm kiểm soátvà phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ)
APSIC: Asia Pacific Society of Infection Control
(Hội nghị KSNK quốc tế Châu Á Thái Bình Dương)
R-I-S: Resistance -Intermediate - Sensitivity
(kháng - trung gian - nhạy)
VSV: Vi sinh vật
KSNK: Kiểm soát nhiễm khuẩn
ASA American Society ofAnesthegiologists
DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng biểu Nội dung Trang
Hình 1 Sơ đồ phân loại nhiễm khuẩn vết mổ 3
Bảng 1.1 Phân loại nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ 4
Bảng 1.2 Phân loại vết mổ và nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ 5
Bảng 1.3 Các chủng vi khuẩn gây NKBV 6
Bảng 3.1 Đặc điểm về tuổicủa nhóm bệnhnhân nghiên cứu 31
Bảng 3.2
Tỷ lệ nhiễm VSV của các mẫu bệnh phẩm được
nuôi cấy
31
Bảng 3.3 Tỷ lệ các loài VK phân lập được 32
Bảng 3.4
Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ dương tính với
nhiễm khuẩn vết mổ
32
Bảng 3.5 Tỷ lê kháng với KS của S. epidermidis 33
Bảng 3.6 Tỷ lê kháng với KS của E. coli 33
Bảng 3.7 Tỷ lê kháng với KS của K. pneumoniae 34
Bảng 3.8 Tỷ lê kháng với KS của S. aureus 35
Bảng 3.9 Tỷ lê kháng với KS của P. aeruginosa 35
Bảng 3.10 Tỷ lê kháng với KS của A. baumannii 36
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn vết mổ là một trong những nhiễm khuẩn mắc phải thường
gặp sau phẫu thuật trong các bệnh viện. Theo tính toán hàng năm tại Mỹ có
khoảng 2 - 5% nhiễm khuẩn vết mổ trong số 16 triệu phẫu thuật, chiếm hàng
thứ hai trong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện. Ở một số bệnh viện thuộc khu
vực châu Á
Nhiễm khuẩn vết mổ để lại hậu quả nặng nề cho NB do kéo dài thời
gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong và tăng chi phí điều trị. Tại Hoa Kỳ, số ngày
nằm viện gia tăng trung bình do NKVM là 7,4 ngày, chi như Ấn Độ, Thái Lan
cũng như tại một số nước châu Phi, nhiễm khuẩn vết mổ gặp ở 8,8% - 24%
người bệnh sau phẫu thuật. Ngoài ra, nhiễm khuẩn vết mổ làm tăng việc sử
dụng kháng sinh và kháng kháng sinh, một vấn đề lớn cho y tế cộng đồng và
điều trị lâm sàng trên toàn cầu. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ cao
hơn những nước phát triển. Nghiên cứu thực hiện năm 2008 tại 8 bệnh viện
tỉnh phía Bắc cho thấy, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 10,5%.phí phát sinh do
NKVM hàng năm khoảng 130 triệu USD. NKVM chiếm 89% nguyên nhân tử
vong ở NB mắc NKVM sâu. Với một số loại phẫu thuật đặc biệt như phẫu
thuật cấy ghép, NKVM có chi phí cao nhất so với các biến chứng ngoại khoa
nguy hiểm khác và làm tăng thời gian nằm viện trung bình hơn 30 ngày.
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ là do vi khuẩn, chúng xâm nhập
vào cơ thể qua vết mổ bị ô nhiễm từ môi trường bên ngoài, dụng cụ không
được tiệt khuẩn thích hợp, môi trường phòng mổ, quy trình chăm sóc, điều trị
bệnh nhân trước, trong và sau phẫu thuật không đảm bảo vô khuẩn. Có nhiều
mầm bệnh gây nhiễm khuẩn vết mổ, tuy nhiên trong th ực hành lâm sàng
thường gặp một số vi khuẩn như Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus
sp,Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter, Escherichia coli, Klebsiella spp...
2
Đặc biệt, nhiễm khuẩn vết mổ do các vi khuẩn sinh β - lactamase phổ rộng và
carbapenemase dẫn đến tỷ lệ thất bại cao sau điều trị và kéo dài ngày nằm
viện của bệnh nhân.
Cấy khuẩn hiện đang được cho là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán mầm
bệnh trong nhiễm khuẩn vết mổ, tuy nhiên, quy trình thực hiện thường kéo dài
từ 48 -72 giờ mới có kết quả cuốicùng và chỉ có khoảng 25% số bệnh nhân
xác định được vi khuẩn gây bệnh bằng kỹ thuật nuôi cấy.
Việc xác định sớm vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ là rất quan trọng
vì liên quan đến định hướng sử dụng kháng sinh từ đầu tránh lạm dụng kháng
sinh và hạn chế tối thiểu tình trạng kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn
trong bệnh viện, vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Tình hình đề kháng
kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện
………..” với mục tiêu:
1. Xác địnhcác loài vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ và tình hình
đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn phân lập được tại bệnh
viện ………………..
2. Xác định các yếu tố liên quan và đề xuất biện pháp can thiệp.
3
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về NKVM
1.1.1. Khái niệm
NKVM là những nhiễm khuẩn tại vị trí PT trong thời gian từ khi mổ
cho đến 30 ngày sau mổ với PT không có cấy ghép và cho tới một năm sau
mổ với PT có cấy ghép bộ phận giả (PT implant) [6].
NKVM được chia thành 3 loại:
 NKVM nông gồm các nhiễm khuẩn ở lớp da hoặc tổ chức dưới da
tại vị trí rạch da;
 NKVM sâu gồm các nhiễm khuẩn tại lớp cân và/hoặc cơ tại vị trí
rạch da. NKVM sâu cũng có thể bắt nguồn từ NKVM nông để đi
sâu bên trong tới lớp cân cơ;
 Nhiễm khuẩn cơ quan/khoang cơ thể.
Hình 1: Sơ đồ phân loại NKVM
(Nguồn: Bộ Y tế 2012 [6]).
4
1.1.2. Phân loại vết mổ và nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ
Bảng 1.1. Phân loại vết mổ và nguy cơ NKVM [6]
TT
Loại
vết mổ
Định nghĩa
Nguy cơ
NKVM
1 Sạch
Là những PT không có nhiễm khuẩn, không mở vào
đường hô hấp, tiêu hóa, sinh dục, tiết niệu. Các vết
thương sạch được đóng kín kỳ đầu hoặc được dẫn lưu
kín. Các vị trí PT sau các chấn thương kín cũng được
xếp loại vào vết mổ sạch.
1-5%
2
Sạch
nhiễm
Là các PT được mở vào đường hô hấp, tiêu hóa, tiết
niệu, sinh dục trong điều kiện có kiểm soát và không
có ô nhiễm. Trong trường hợp đặc biệt, các trường hợp
PT đường mật, ruột thừa và hầu họng được xếp vào
loại vết mổ sạch nhiễm nếu không thấy bằng chứng
nhiễm khuẩn/ không phạm lỗi vô khuẩn trong khi mổ
5-10%
3 Nhiễm
Các vết thương hở, chấn thương có kèm vết thương
mới hoặc những PT để xảy ra lỗi vô khuẩn lớn hoặc
PT để thoát lượng lớn dịch từ đường tiêu hóa. Những
PT mở vào đường tiết niệu, đường mật có nhiễm
khuẩn, PT tại những vị trí có nhiễm khuẩn cấp tính
nhưng chưa hóa mủ cũng được xếp vào vết mổ nhiễm.
10-15%
4 Bẩn
Các chấn thương cũ kèm theo mô chết, dị vật hoặc ô
nhiễm phân. Các PT có nhiễm khuẩn rõ hoặc có mủ
cũng được xếp vào mổ bẩn.
> 25%
5
1.1.3. Chẩn đoán NKVM:
Tiêu chuẩn chẩn đoán NKVM thường dựa vào khuyến cáo của Hiệp hội
những nhà KSNK của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.
Bảng 1.2. Phân loại vết mổ và nguy cơ NKVM [6]
TT
Loại
nhiễm
khuẩn
Chẩn đoán
nghi ngờ
Chẩn đoán xác định Ghi chú
1
NKVM
nông
(*)
Có dấu hiệu
viêm tại chỗ:
Sưng,
nóng,đỏ đau.
Và một trong các dấu hiệu sau:
1. Chảy mủ.
2. Cấy phân lập được VK tại vết
mổ.
(*) Không
được coi áp
xe chỉ khâu
là một nhiễm
khuẩn.
2
NKVM
sâu (*)
Có một trong các dấu hiệu sau:
1. Mủ chẩy ra từ lớp cơ (không
phải từ cơ quan hay khoang cơ
thể).
2. Sốt, đau tự nhiên tại vết mổ và
toác vết mổ tự nhiên. Ổ áp xe ở
lớp cơ thấy được qua chẩn đoán
hình ảnh hoặc khi mổ lại
(*) Có thể
kèm theo cả
vết mổ nông.
3
Nhiễm
khuẩn
cơ quan
hoặc
khoang
cơ thể.
Có một trong các dấu hiệu sau:
1. Chảy mủ từ ống dẫn lưu cơ
quan hay khoang cơ thể.
2. Cấy dịch ống dẫn lưu phân lập
được VK.
3. Ổ áp xe từ cơ quan/khoangcơ thê
(qua chẩn đoán hình ảnh, mổ lại)
6
1.1.4. Tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ
VK là tác nhân chính gây NKVM, tiếp theo là nấm. Rất ít bằng chứng
cho thấy virus và ký sinh trùng là tác nhân gây NKVM. Các VK chính gây
NKVM thay đổi tùy theo từng cơ sở khám chữa bệnh và tùy theo vị trí PT.
Các VK gây NKVM có xu hướng KKS ngày càng tăng đặc biệt là các chủng
VK đa kháng thuốc như: S. aureus kháng methicillin, VK gram (-) sinh β-
lactamases rộng phổ. Tại các cơ sở khám chữa bệnh có tỷ lệ người bệnh sử
dụng KS cao thường có tỷ lệ VK gram (-) đa kháng thuốc cao như: E. coli,
Pseudomonas sp, A. baumannii. Ngoài ra, việc sử dụng rộng rãi các KS phổ
rộng tạo thuận lợi cho sự xuất hiện các chủng nấm gây NKVM [6],[7].
Bảng 1.3: Các chủng VK gây NKVM thường gặp ở một số PT[6],[7]
Loại PT VK thường gặp
Ghép bộ phận giả PT tim, thần kinh - S. aureus, S. epidermidis
Mắt
-S. aureus, S. epidermids,
Streptococcus,Bacillus
Chỉnh hình - S. aureus; S. epidermids
Phổi, mạch máu, cắt ruột thừa,
đường mật, đại trực tràng, dạ dày,
tá tràng
- Bacillus anaerobes, Bacillus, B.
enterococci
Đầu mặt cổ
- S. aureus, Streptococci, Anaerobes
- E. coli, Enterococci
Sản phụ khoa - Streptococci, Anaerobes
Tiết niệu,mở bụng thăm dò
- E. coli, Klebsiella sp.;Pseudomonas
spp, - B.f ragilis và các VK kỵ khí
1.1.5. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ
Các VSV gây bệnh xâm nhập vào vết mổ chủ yếu trong thời gian PT
theo cơ chế trực tiếp, tại chỗ. Hầu hết các tác nhân gây NKVM là các VSV
7
định cư trên da vùng rạch da, ở các mô/ tổ chức vùng PT hoặc từ môi trường
bên ngoài xâm nhập vào vết mổ qua các tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp, đặt
biệt là các tiếp xúc qua bàn tay kíp PT. Những yếu tố dưới đây làm tăng nguy
cơ mắc NKVM [6],[7].
1.1.5.1. Yếu tố người bệnh
 Đang mắc nhiễm khuẩn tại vị trí khác của người bệnh như phổi, tai
mũi họng, tiết niệu hay trên da.
 Bệnh tiểu đường: Do lượng đường cao trong máu tạo điều kiện
thuận lợi để VK phát triển khi xâm nhập vết mổ.
 Nghiện thuốc lá: làm tăng nguy cơ co mạch và thiểu dưỡng tại chỗ.
 Người bệnh bị suy giảm miễn dịch hoặc đang sử dụng các thuốc ức
chế miễn dịch
 Những người béo phì hoặc suy dinh dưỡng
 Nằm lâu trong bệnh viện trước mổ làm tăng lượng VSV định cư trên
người bệnh.
 Người bệnh đa chấn thương, vết thương giập nát.
 Người bệnh nằm lâu trong bệnh viện trước mổ làm tăng lượng VSV
định cư trên người bệnh
 Tình trạng người bệnh trước PT càng nặng thì nguy cơ NKVM càng
cao. Theo phân loại của Hội Gây mê Hoa Kỳ, người bệnh PT có
điểm ASA (American Society of Anesthegiologists) 4 điểm và 5
điểm có tỷ lệ NKVM cao nhất. [6],[7].
1.1.5.2. Yếu tố môi trường
 Vệ sinh tay ngoại khoa không đủ thời gian hoặc không đúng kỹ
thuật, không dùng hóa chất khử khuẩn, đặc biệt là không dùng chế
phẩm vệ sinh tay chứa cồn.
8
 Chuẩn bị trước mổ không tốt: không tắm hoặc không tắm bằng xà
phòng khử khuẩn, vệ sinh vùng rạch da không đúng quy trình, cạo
lông không đúng chỉ định, thời điểm và kỹ thuật.
 Thiết kế buồng PT không bảo đảm nguyên tắc KSNK.
 Điều kiện khu PT không đảm bảo vô khuẩn: Không khí, nước cho
vệ sinh tay ngoại khoa, bề mặt thiết bị, bề mặt môi trường buồng PT
bị ô nhiễm hoặc không được kiểm soát chất lượng định kỳ.
 Dụng cụy tế: Không đảm bảo vô khuẩn do chất lượng tiệt khuẩn, khử
khuẩn hoặc lưu giữ, sửdụngdụngcụkhôngđúngnguyên tắc vô khuẩn.
 Nhân viên tham gia PT không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn trong
buồng PT làm tăng lượng VSV ô nhiễm: Ra vào buồng PT không
đúng quy định, không mang hoặc mang phương tiện che chắn cá
nhân không đúng quy định, không vệ sinh tay/không thay găng sau
mỗi khi tay đụng chạm vào bề mặt môi trường, v.v... [6],[7].
1.1.5.3. Yếu tố phẫu thuật
 Thời gian PT: Thời gian PT càng dài thì nguy cơ NKVM càng cao.
 Loại PT:PT cấp cứu, PT nhiễm và bẩn có nguy cơ NKVM cao hơn.
 Thao tác PT: PT làm tổn thương nhiều, mất máu nhiều, tăng nguy cơ
mắc NKVM. [6],[7].
1.1.5.4. Yếu tố vi sinh vật
 Mức ô nhiễm, độc lực và tính đề KS của VK càng cao, nguy cơ mắc
NKVM càng lớn.
 Dùng rộng rãi KS phổ rộng làm gia tăng tình trạng VK kháng thuốc
dẫn đến tăng nguy cơ NKVM [6],[7].
1.1.6. Hậu quả của nhiễm khuẩn vết mổ
NKVM để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh do kéo dài thời gian
nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong và tăng chi phí điều trị [6],[8].
9
Tại Hoa Kỳ, số ngày nằm viện gia tăng trung bình do NKVM là 7,4
ngày, chi phí phát sinh do NKVM hàng năm khoảng 130 triệu USD. NKVM
chiếm 89% nguyên nhân tử vong ở người bệnh mắc NKVM sâu. Với một số
loại PT đặc biệt như PT cấy ghép, NKVM có chi phí cao nhất so với các biến
chứng ngoại khoa nguy hiểm khác và làm tăng thời gian nằm viện trung bình
hơn 30 ngày [6],[8].
Một vài nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy NKVM làm tăng gấp 2 lần
thời gian nằm viện và chi phí điều trị trực tiếp. Đáng báo động là nhiễm
khuẩn do VK đa kháng như A. baumannii, K. pneumoniae, P. aeruginosa,
MRSA... gặp ở 19% - 31% nhiễm khuẩn ở NB có PT, trong đó là nguyên nhân
trực tiếp gây tử vong ở 5% -10% NB mắc NKVM [6],[7],[8].
1.1.7. Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ.
1.1.7.1. Trênthế giới
NKVM là hậu quả không mong muốn thường gặp nhất và là nguyên
nhân quan trọng gây tử vong ở người bệnh được PT trên toàn thế giới [6].
Số bệnh nhân NKVM trên toàn Thế giới ước tính hàng năm là 2 triệu
bệnh nhân. Do điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn lực kinh tế còn hạn hẹp,
những nước đang phát triển hiện phải đối mặt với nhiều thách thức trong nỗ
lực nhằm làm giảm tỷ lệ NKVM. Tỷ lệ NKVM đặc biệt cao tại một số
nước Châu Phi: 24% tại Tazania và một số nước vùng cận Sahara, 19% tại
Ethiopia [10],[13],[14]. Ở một số bệnh viện khu vực châu Á như Ấn Độ, Thái
Lan cũng như tại một số nước châu Phi, NKVM gặp ở 8,8% - 24% người
bệnh sau PT [6],[8].
TạiHoaKỳ, NKVM đứnghàng thứ 2 saunhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện.
Tỷlệ người bệnh được PT mắc NKVM thay đổi từ 2% - 15% tùy theo loại PT.
Hàng năm, số người bệnh mắc NKVM ước tính khoảng 2 triệu người [6],[8].
10
NKVM chiếm 89% nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở những
bệnh nhân bị nhiễm khuẩn vết mổ sâu. Với một số loại PT đặc biệt như PT
cấy ghép, NKVM có chi phí cao nhất so với các biến chứng ngoại khoa nguy
hiểm khác. Thời gian nằm viện gia tăng do NKVM ở những bệnh nhân này
lên tới > 30 ngày [10],[13],[14].
Tại những nước phát triển, VK Gram (+) có nguồn gốc từ hệ VK chí
của bệnh nhân là tác nhân chính gây NKVM. Ngược lại, tại những nước
đang phát triển, trực khuẩn Gram (-) chiếm vị trí hàng đầu trong số các tác
nhân gây NKVM phân lập được. VK xâm nhập cơ thể qua vết thương ô
nhiễm từ môi trường ngoài; dụng cụ không được tiệt khuẩn thích hợp; môi
trường phòng mổ, quy trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân trước, trong và sau
PT không đảm bảo vô khuẩn [10],[13],[14].
1.1.7.2. TạiViệt Nam
Theo kết quả điều tra nhiễm khuẩn bệnh viện hiện mắc tại 11 bệnh
viện (năm 2001) và tại 20 bệnh viện (năm 2005) đại diện cho các khu vực
trong cả nước, NKVM đứng hàng thứ ba sau nhiễm khuẩn hô hấp và nhiễm
khuẩn tiết niệu [10],[12]..
Dữ liệu nghiên cứu trên 558 bệnh nhân PT tại Bệnh viện Bạch Mai
năm 2007 cho thấy tỷ lệ NKVM là 9,6%. Ở một số bệnh viện khác của Việt
Nam như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Viện
Quân y 103; Bệnh viện Hữu nghị, Bệnh viện K, Bệnh viện đa khoa Quảng
Nam: NKVM xảy ra ở 10% - 18% bệnh nhân PT. Một thực trạng đáng lo
ngại là hầu hết (trên 90%) bệnh nhân thuộc quần thể nghiên cứu đều được sử
dụng ít nhất một loại KS trong nhiều ngày sau PT. Enterococcus spp,
Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa là những tác nhân hàng
đầu gây nhiễm khuẩn vết mổ. Một tỷ lệ lớn các chủng VK này kháng với
nhiều KS thông dụng hiện nay[10],[12].
11
NKVM tác động lớn đến chất lượng điều trị. Số ngày nằm viện trung
bình gia tăng do NKVM 7 ngày. Các nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai,
Bệnh viện TWQĐ108 cho thấy chi phí điều trị phát sinh do NKVM tính
trung bình tăng thêm 15 l ần, thời gian nằm viện và chi phí điều trị phát sinh
do NKVM là 7 - 8 ngày.
1.1.8. Phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ
1.1.8.1. Nguyên tắc chung
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi tiếp nhận và điều trị người bệnh
ngoại khoa cần đảm bảo các nguyên tắc phòng ngừa NKVM sau:
Mọi NVYT, người bệnh và người nhà của người bệnh phải tuân thủ quy
định, quy trình phòng ngừa NKVM trước, trong và sau PT.
Sử dụng KSDP phù hợp với tác nhân gây bệnh, đúng liều lượng, thời
điểm và đường dùng.
Thường xuyên và định kỳ giám sát phát hiện NKVM ở người bệnh PT,
giám sát tuân thủ thực hành phòng ngừa NKVM ở NVYT và thông tin kịp
thời các kết quả giám sát cho các đối tượng liên quan.
Luôn có sẵn các điều kiện, phương tiện, thiết bị, vật tư tiêu hao và hóa
chất thiết yếu cho thực hành vô khuẩn trong chăm sóc và điều trị người bệnh
ngoại khoa [6].
1.1.8.2.Hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa NKVM
Kiểm soát tốt NKVM làm giảm rõ rệt tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện
chung của toàn bệnh viện, qua đó cải thiện chất lượng khám chữa bệnh ở một
bệnh viện. Các biện pháp đã được xác định có hiệu quả cao trong phòng ngừa
NKVM gồm:
Tắm bằng xà phòng có chất khử khuẩn cho người bệnh trước PT;
Loại bỏ lông và chuẩn bị vùng rạch da đúng quy định;
12
Khử khuẩn tay ngoại khoa và thường quy bằng dung dịch vệ sinh tay
chứa cồn;
Áp dụng đúng liệu pháp KSDP;
Tuân thủ chặt chẽ quy trình vô khuẩn trong buồng PT và khi chăm sóc
vết mổ, v.v.
Kiểm soát đường huyết, ủ ấm người bệnh trong PT.
Duy trì tốt các điều kiện vô khuẩn khu PT như dụng cụ, đồ vải dùng
trong PT được tiệt khuẩn đúng quy trình, nước vô khuẩn cho vệ sinh tay ngoại
khoa và không khí sạch trong buồng PT.
Triển khai đồng bộ và nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa được nêu
ở trên có thể làm giảm 40% - 60% NKVM, giảm tỷ lệ tử vong sau PT, rút
ngắn thời gian nằm viện, đồng thời hạn chế sự xuất hiện các chủng VK
ĐKKS. Ngoài ra, giám sát là một biện pháp quan trọng trong phòng ngừa
NKVM. Thường xuyên giám sát thực hành vô khuẩn ngoại khoa ở nhân viên
y tế, giám sát phát hiện NKVM ở người bệnh được PT và thông báo kịp thời
kết quả giám sát cho từng PT viên, cho lãnh đạo từng đơn vị ngoại khoa và
cho lãnh đạo bệnh viện góp phần làm giảm đáng kể NKVM ở người bệnh
được PT [6].
1.1.9. Cậpnhật hướng dẫn phòng ngừa NKVM của CDC 2017
1.1.9.1. Phân loại khuyến cáo
IA: Khuyến cáo mạnh bởi chứng cứ chất lượng trung bình–cao
 IB: Khuyến cáo mạnh bởi chứng cứ chất lượng thấp hoặc được chấp
nhận trong thực hành (ví dụ như các kĩ thuật vô khuẩn) bởi chứng cứ
chất lượng rất thấp–thấp
 IC: Khuyến cáo mạnh yêu cầu bởi luật của bang hoặc liên bang
 II: Khuyến cáo yếu bởi chứng cứ chất lượng bất kỳ, gợi ý lợi ích tương
đương tác hại.
13
 Không khuyến cáo/vấn đề chưa được giải quyết: Các bằng chứng
sẵn có chất lượng từ rất thấp–thấp; hoặc chưa có bằng chứng [9].
1.1.9.2. Tríchlược các khuyến cáo có độ tin cậy cao nhất (nhóm có
chứng cứ IA và IB)
 Giới hạn chỉ định sử dụng KS trước mổ theo các hướng dẫn thực hành
lâm sàng đã được công bố và chọn thời gian dùng KS sao cho đạt được
nồng độ thuốc cao nhất vào thời điểm rạch da. (IB; được chấp nhận
trong thực hành).
 Sử dụng KSDP đường tiêm trước khi rạch da trong tất cả các PT mổ lấy
thai. (IA; chứng cứ chất lượng cao).
 Trong PT sạch và sạch-nhiễm, không sử dụng liều KSDP bổ sung sau
khi vết mổ PT được đóng lại trong phòng mổ, ngay cả khi có sử dụng
ống dẫn lưu. (IA; chứng cứ chất lượng cao).
 Không bôi KS (ví dụ: thuốc mỡ, dung dịch hoặc thuốc bột) vào vết mổ
để dự phòng NKVM. (IB; chứng cứ chất lượng thấp).
 Thực hiện kiểm soát đường huyết chu phẫu và duy trì ở ngưỡng dưới
200 mg/dL ở bệnh nhân có và không có đái tháo đường. (IA; chứng cứ
chất lượng trung bình-cao).
 Duy trì nhiệt độ bình thường chu phẫu. (IA; chứng cứ chát lượng trung
bình-cao).
 Đối với bệnh nhân có chức năng phổi bình thường được gây mê toàn
thân và có đặt ống nội khí quản, kiểm soát FIO2 trong khi mổ và sau khi
rút ống nội khí quản. Để tối ưu việc cung cấp oxy cần duy trì nhiệt độ
bình thường chu phẫu và thay thế đầy đủ dịch. (IA; chứng cứ chất lượng
trung bình).
14
 Khuyên bệnh nhân tắm toàn thân với xà phòng bánh (có hoặc không có
chất kháng khuẩn) hoặc chất khử trùng ít nhất là vào buổi tối trước ngày
PT. (IB; được chấp nhận trong thực hành).
 Thực hiện việc chuẩn bị da trong thời gian PT với chất khử khuẩn chứa
cồn trừ khi bị chống chỉ định. (IA; chứng cứ chất lượng cao).
 Không cần phải ngưng truyền máu và chế phẩm máu chỉ vì mục đích
phòng ngừa NKVM. (IB; được chấp nhận trong thực hành).
 Cho bệnh nhân PT thay khớp nhân tạo dùng corticosteroid toàn thân
hoặc áp dụng liệu pháp ức chế miễn dịch khác, áp dụng khuyến cáo cho
PT sạch và sạch-nhiễm: không dùng thêm liều dự phòng KS sau khi vết
mổ được đóng trong phòng mổ, ngay cả khi có sử dụng ống dẫn lưu.
 Trong những thủ thuật thay khớp khi có dùng corticosteroid toàn thân
hay các chất ức chế miễn dịch, áp dụng cho PT sạch và PT sạch nhiễm:
không dùng thêm liều KSDP sau khi đóng vết mổ, ngay cả khi có dẫn
lưu (IA; chứng cứ chất lượng cao) [9].
1.2. Kháng kháng sinh
1.2.1. Phân loại đề kháng
1.2.1.1. Đề kháng giả:
Đề kháng giả nghĩa là chỉ có biểu hiện ra ngoài mà bản chất không phải
là sự đề kháng, tức là không do nguồn gốc di truyền quyết định.
Ví dụ hiện tượng đề kháng của VK khi nằm trong các ổ apxe nung mủ
lớn hoặc có tổ chức hoại tử bao bọc, KS không thấm tới được ổ viêm và VK
gây bệnh nên thuốc không phát huy được tác dụng, tương tự là trường hợp có
vật cản làm tuần hoàn ứ trệ.
Hoặc khi VK ở trạng thái nghỉ (không nhân lên, không chuyển hoá) thì
không chịu tác dụng của những thuốc ức chế quá trình sinh tổng hợp chất, ví
dụ khuẩn lạo nằm trong hang lao.
15
Do vậy, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm hay chức năng
của đại thực bào bị hạn chế thì cơ thể không đủ khả năng loại trừ được những
VK đã bị ức chế ra khỏi cơ thể; vì thế khi không còn thuốc KS chúng hồi
phục và phát triển lại [1].
Vì thế trong những trường hợp này, nếu giải phóng các tổ chức viêm
hay tế bào hoại tử (ví dụ tiểu phẫu), KS thấm được tới ổ VK thì sẽ phát huy
tác dụng, hoặc VK lao quay lai hoạt động (chuyển hóa, sinh sản) thì sẽ lại
chịu tác dụng của KS.
1.2.1.2. Đề kháng tự nhiên:
Một số VK không chịu tác động của một số KS nhất định, ví dụ
Pseudomonas không chịu tác dụng của penicilin hoặc tụ cầu không chịu tác
dụng của colistin. Các VK không có vách như Mycoplasma sẽ không chịu tác
dụng của KS ức chế sinh tổng hợp vách, ví dụ nhóm bêta-lactam [1].
1.2.1.3. Đề kháng thu được:
Do một biến cố di truyền là đột biến hoặc nhận được gen đề kháng làm
cho một VK đang từ không trở nên có gen đề kháng.
Các gen đề kháng nằm trên nhiễm sắc thể hay/và plasmid của VK
hoặc/và trên transposon.
Điều đáng quan tâm là tác dụng chọn lọc của KS: Khi KS được dùng
rộng rãi và nhất là không đủ liều lượng thì KS chính là yếu tố tạo ra áp lực
chọn lọc, giữ lại những dòng VK đề kháng; nó có thể đồng thời cũng là yếu tố
kích thích gây ra những đột biến cảm ứng ở VK, không những tạo ra sự đề
kháng ngày càng nhiều hơn mà mức đề kháng cũng ngày càng cao hơn [1].
1.2.2. Cơ chế đề kháng
Gen đề kháng tạo ra sự đề kháng bằng cách:
- Làm giảm tính thấm của màng nguyên tương, ví dụ kháng
tetracycline, oxacilin; gen đề kháng tạo ra một protein đưa ra màng, ngăn cản
16
KS thấm vào tế bào; hoặc làm mất khả năng vận chuyển qua màng do cản trở
protein mang vác và KS không được đưa vào trong tế bào.
- Làm thay đổi đích tác động: Do một protein cấu trúc hoặc do một
nucleotit trên tiểu phần 30S hoặc 50S của ribosom bị thay đổi nên KS không
bám được vào đích (ví dụ streptomycin, erythromycin) và vì vậy không phát
huy được tác dụng.
- Tạo ra các isoenzym không có ái lực với KS nữa nên bỏ qua (không
chịu) tác động của KS, ví dụ kháng sulfamide và trimethoprime.
- Tạo ra enzym: Các enzym do gen đề kháng tạo ra có thể:
- Biến đổicấu trúc hoá học của phân tử KS, làm KS mất tác dụng, ví dụ
acetyl hoá hoặc phospho hoá hay adenyl hoá các aminozid hoặc
chloramphenicol.
- Phá huỷ cấu trúc hoá học của phân tử KS.
1.2.3. Sự lan truyền vi khuẩn đề kháng
Một VK có gen đề kháng, gen đó sẽ được truyền dọc (vertical) sang các
thế hệ sau qua sự nhân lên (phân chia) của tế bào. Ngoài ra thông qua các
hình thức vận chuyển di truyền khác nhau như biến nạp, tải nạp, tiếp hợp và
chuyển vị trí (transposition), gen đề kháng có thể được truyền ngang
(horizontal) từ tế bào này sang tế bào khác; thậm chí từ tế bào của một loài
VK này sang tế bào của một loài VK khác (nếu gen đề kháng nằm trên R –
plasmid), ví dụ từ VK lị sang E. coli, hoặc từ E. coli sang VK thương hàn.
Trong quần thể VSV (các quần thể VK thuộc vi hệ bình thường ở
người): Dưới tác dụng của KS các cá thể đề kháng được chọn lọc, giữ lại và
phát triển thành dòng VK đề kháng; dòng VK đề kháng tiếp tục được chọn lọc
và thay thế các dòng VK nhạy cảm, làm cho VK ngày càng KKS nhiều hơn
và cao hơn.
17
Trong quần thể đại sinh vật (người, động vật): Thông qua sự truyền
nhiễm (qua không khí, thức ăn, bụi, dụng cụ…) VK đề kháng lây truyền từ
người này sang người khác hoặc từ súc vật sang người.
Trong cuộc chạy đua giữa những nỗ lực phát minh ra KS mới của con
người và sự đề KKS của VK thì cho đến nay VK luôn giành phần thắng. Vì
vậy, để phát huy hiệu quả và ngăn ngừa VK KKS chúng ta phải thực hiện
chiến lược sử dụng KS an toàn, hợp lý [1].
1.2.4. Chiphí cho KS tại các bệnh viện
Bộ Y tế thu thập các báo cáo về tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện.
Theo thống kê từ các báo cáo này, KS chiếm khoảng 36% tổng chi phí cho
thuốc và hoá chất (khoảng giới hạn từ 3% đến 89%). Trong số 100 bệnh viện
chọn ngẫu nhiên, bệnh viện tuyến trung ương (12%) chi khoảng 26% (giới
hạn 10-45%) cho thuốc KS trong tổng kinh phí cho thuốc nói chung. Bệnh
viện tâm thần có mức chi phí cho KS thấp nhất (3%). Tỉ lệ cao nhất được
báo cáo tại bệnh viện nhi thành phố Hồ Chí Minh (89%). Bệnh viện bệnh
nhiệt đới trung ương, bệnh viện đầu ngành về bệnh truyền nhiễm, chi 35%
cho thuốc KS. Trong số 4 nhóm bệnh viện, thì bệnh viện đa khoa tuyến
tỉnh/thành phố có mức chi trung bình cho KS là cao nhất (43%) [4].
1.2.5. Tìnhhình KKS
1.2.5.1. Trênthế giới
Trên thế giới, nhiều chủng VK gây bệnh đã trở nên ngày càng kháng
thuốc KS. Các KS “thế hệ một” gần như không được lựa chọn trong nhiều
trường hợp. Các KS thế hệ mới đắt tiền, thậm chí cả một số KS thuộc nhóm
“lựa chọn cuối cùng” cũng đang mất dần hiệu lực. Bằng chứng mới đây nhất
là sự lây lan của chủng VK kháng carbapenem (ndm-1) ở một số quốc gia
Châu Âu và Châu Á. Hiệu lực của KS nên được xem như một loại hàng hóa
đặc biệt, cần được bảo vệ và quí trọng, không nên lãng phí vào các trường
18
hợp không cần thiết. Mục tiêu làm thế nào để KS chỉ được sử dụng cho các
trường hợp nhiễm khuẩn là các trường hợp có thể điều trị bằng thuốc KS,
không phải cho các trường hợp sẽ không có lợi từ việc sử dụng KS [4].
1.2.5.2. TạiViệt Nam
Tình trạng KKS ở Việt Nam đã ở mức độ cao. Trong những năm gần
đây, một số nghiên cứu cho thấy:
Các chủng Streptococcus pneumoniae- một trong những nguyên nhân
thường gặp nhất gây nhiễm khuẩn hô hấp- kháng penicillin (71.4%) và kháng
erythromycin (92.1%)– có tỉlệ phổ biến cao nhất trong số 11 nước trong mạng
lưới giám sátcác căn nguyênkháng thuốc Châu Á (ANSORP) năm 2000-2001.
75% các chủng pneumococci kháng với ba hoặc trên ba loại KS.
57% Haemophilus influenzae(một căn nguyên VK phổ biến khác) phân
lập từ bệnh nhi ở Hà Nội (2000-2002) kháng với ampicillin. Tỉ lệ tương tự
cũng được báo cáo ở Nha Trang.
VK phân lập từ trẻ bị tiêu chẩy có tỉ lệ kháng cao. Đối với hầu hết các
trường hợp, bù nước và điện giải là biện pháp xử trí hiệu quả nhất đối với bệnh
tiêu chẩy, khoảng ¼ số trẻ đã được chỉ định KS trước khi đưa đến bệnh viện.
Các VK gram âm đa số là KKS (enterobacteriaceae): hơn 25% số
chủng phân lập tại một bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh kháng với KS
cephalosporin thế hệ 3, theo nghiên cứu năm 2000-2001. Theo báo cáo của
một nghiên cứu khác năm 2009 cho thấy, 42% các chủng VK gram âm kháng
với ceftazidime, 63% kháng với gentamicin và 74% kháng với acid nalidixic
tại cả bệnh viện và trong cộng đồng.
Xu hướng gia tăng của tình trạng KKS cũng thể hiện rõ rệt. Những năm
1990, tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có 8% các chủng pneumococcus kháng
với penicillin. Đến năm1999-2000, tỉ lệ này đã tăng lên 56%. Xu hướng
tương tự cũng được báo cáo tại các tỉnh phía bắc Việt Nam. Do tỉ lệ KKS
19
cao, nhiều liệu pháp KS được khuyến cáo trong các tài liệu hướng dẫn điều
trị đã không còn hiệu lực. Do các bệnh nhiễm khuẩn vẫn là các bệnh phổ biến
ở Việt Nam, việc tiếp cận với các KS có hiệu lực giữ vai trò rất quan trọng.
Tỉ lệ KKS gia tăng như hiện nay là mối hiểm họa đối với hiệu quả của các
liệu pháp điều trị bằng KS [4].
1.2.6. Các yếu tố nguy cơ gây KKS
1.2.6.1. Lạm dụng sử dụng KS
Trong chương trình đào tạo tại các trường Y, dược, thời lượng giảng
dạy về KS, KKS và cách kê đơn chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Một nghiên cứu dựa trên
cộng đồng được tiến hành năm 2003 báo cáo rằng, 78% KS được mua tại các
nhà thuốc tư nhân mà không có đơn, 67% tham khảo tư vấn dược sỹ trước
khi sử dụng và 11% tự quyết định về việc dùng thuốc; chỉ có 27% nhân viên
dược có kiến thức đúng về KS và KKS [4].
Năm 1999 KS được sử dụng phổ biến nhất bao gồm: ampicillin hoặc
amoxicillin (86%), penicillin (12%), erythromycin (5%), tetracyclin (4%) và
streptomycin (2%). KS được dùng khoảng 3 ngày, quá ngắn cho điều trị viêm
phổi do VK với thời gian điều trị tối thiểu được khuyến cáo là 5 ngày. Năm
2007, xu hướng sử dụng KS đã thay đổi, cephalosporins đường uống được
dùng phổ biến đối với các bệnh có triệu chứng nặng. Các KS thường dùng
là: ampicillin hoặc amoxillin (49%), cephalosporin thế hệ 1, đường uống
(27%), cotrimoxazol (11%), macolides (3%), loại khác (2%) 76 Cũng giống
như một số nước khác, một trong những nguyên nhân của tình trạng sử dụng
KS không hợp lý là do đề nghị của bệnh nhân, áp lực về thời gian thăm
khám, thiếu kiến thức, thiếu khả năng chẩn đoán, lợi nhuận kinh tế đối với
người kê đơn
20
Thiếu kiến thức về sử dụng KS của người dân như quên không uống
thuốc, dừng KS khi thể trạng cảm thấy tốt hơn hoặc khi không có khả năng
chi trả cho một đợt điều trị đầy đủ trước khi VK bị tiêu diệt hoàn toàn.
Ngoài ra, các nhân viên bán thuốc do không được đào tạo đầy đủ và
cập nhật kiến thức thường xuyên về KS lại thường tư vấn cho khách hàng khi
mua thuốc KS, thậm chí còn khuyến khích mua KS khi họ không bị ốm [4].
Đối với thầy thuốc việc sử dụng KS theo kinh nghiệm, liều cao và kéo
dài và phần lớn không dựa vào các kết quả xét nghiệm xảy ra phổ biến ở các
quốc gia đang phát triển. Thầy thuốc phải chịu áp lực khi kê đơn thuốc theo
yêu cầu của bệnh nhân ngay cả khi không có chỉ định điều trị bằng KS. Ở một
số quốc gia, nhiều người tin rằng sử dụng KS theo đường tiêm có tác dụng tốt
hơn so với đường uống, điều này đã dẫn đến tình trạng gia tăng việc sử dụng
các loại KS phổ rộng bằng đường tiêm trong khi chỉ cần điều trị bằng đường
uống với các KS thông thường [1].
1.2.6.2. Hạn chế trong công tác KSNK
Nhiễm khuẩn bệnh viện là yếu tố quan trọng liên quan đến tính KKS
của VK trên thế giới. Việc phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện gặp rất nhiều
khó khăn và tốn kém đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.Ví dụ tại Việt
Nam, phần lớn các bệnh viện có cơ sở hạ tầng cũ và tình trạng quá tải.Công
suất sử dụng giường vượt quá 100%. Hơn nữa người nhà bệnh nhân ở lại viện
để chăm sóc người bệnh dẫn đến tình trạng quá tải càng nghiêm trọng. Ngay
cả việc không tuân thủ các quy định thực hiện KSNK trong bệnh viện, đơn
giản như rửa tay và thay găng trước và sau khi thăm khám cho bệnh nhân của
các nhân viên y tế, đây là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn tại hầu hết
các bệnh viện trên thế giới và tạo điều kiện thuận lợi cho sự lây lan của các
chủng VK KKS không chỉ trong bệnh viện mà còn có nguy cơ lây lan ra
ngoài cộng đồng. Việc quản lý chất thải bệnh viện cũng là vấn đề đáng lưu ý,
21
một số nghiên cứu được tiến hành ở các bệnh viện tại Việt nam cho thấy:
nước thải của bệnh viện không qua xử lý được thải trực tiếp ra cống sinh hoạt,
đồng ruộng và sông ngòi. Thiếu nước cho công tác vệ sinh và rác thải sinh
hoạt được thải ra ở gần nguồn nước, điều này sẽ làm tăng nguy cơ lây lan các
tác nhân gây bệnh trong đó có các VK KKS ra ngoài cộng đồng [4].
1.2.6.3. Chất lượng KS kém
Khi bảo quản nhiệt độ >250C sẽ giảm hoạt tính KS, KS quá hạn sử
dụng, hàm lượng thấp không những không thể tiêu diệt được hoàn toàn VK
gây bệnh mà còn tạo điều kiện cho VK kháng lại KS. Ngoài ra một số KS
được bán tại các nước đang phát triển không chứa đủ hàm lượng như đã ghi
trên nhãn thuốc, thành phần chủ yếu trong các loại thuốc giả này thường là
bột mỳ. Nhiều nghiên cứu cho thấy có khoảng 65% trong tổng số 751 hoạt
chất đã được làm giả tại hơn 28 quốc gia trên thế giới được ghi nhận [1].
1.2.6.4. Gia tăng sự đi lại quốc tế
Làm lây lan các chủng VK kháng thuốc từ 1 quốc gia sang các quốc
gia khác trên thế giới qua đường hàng không. Ví dụ: VK kháng carbapenem
mang gen NDM-1 tại Anh có nguồn gốc từ Ấn Độ [1].
1.2.6.5. Hệ thống giám sát KS
Hiện nay hầu hết tại các quốc gia đang phát triển, các số liệu về tình hình
KKS của VK chủ yếu dựa vào các báo cáo từ các bệnh viện, và các kết quả từ
các hoạt động nghiên cứu. Các số liệu này không thể phản ánh được đầy đủ
thực trạng KKS của một quốc gia và cũng thể sử dụng để so sánh với nhau do
chưa có sự thống nhất từ việc lựa chọn cỡ mẫu, phương pháp xét nghiệm phát
hiện VK KKS. Ngoài ra ở các bệnh viện thường bị thiếu hụt các trang thiết bị,
nhân lực hóa chất và thường không được yêu cầu đánh giá chất lượng bằng các
hình thức như nội kiểm và ngoại kiểm, do đó các dữ liệu về KKS cũng không
22
thể xem là chính xác và các số liệu này rất khó sử dụng để so sánh giữa các
bệnh viện, cộng đồng cũng như giữa các vùng địa lý khác nhau [1].
1.2.7. Biệnpháp hạn chế gia tăng đề KKS
1.2.7.1. Sử dụng KS hợp lý
 Chỉ sử dụng KS khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. Không điều trị KS
khi không có bệnh nhiễm khuẩn, ngay cả khi người bệnh yêu cầu.
 Phải lựa chọn đúng KS và đường cho thuốc thích hợp. Phải hiểu
được xu hướng đề KKS tại địa phương mình.
 Phải sử dụng KS đúng liều lượng, đúng khoảng cách liều và đúng
thời gian quy định.
 Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh, đặc biệt đối với các
phụ nữ có thai, người già, người bị suy gan, suy thận…
 Phải biết các nguyên tắc chủ yếu về phối hợp KS. Kết hợp bừa bãi
hoặc kết hợp quá nhiều KS có thể gia tăng độc tính, đối kháng dược
lý và gia tăng đề kháng
 Sử dụng KSDP theo đúng nguyên tắc.
 Có chiến lược quay vòng KS hợp lý.
 Thực hiện tốt công tác KSNK: Ngăn ngừa lây truyền VK đề kháng
mạnh giữa người bệnh với người bệnh, giữa người bệnh với nhân
viên y tế hoặc ngăn ngừa lây lan từ môi trường trong các cơ sở chăm
sóc y tế bằng rửa tay và phòng ngừa bằng cách ly đốivới người
bệnh và nhân viên y tế mang các VK đề kháng mạnh.
 Để sử dụng KS hợp lý và thực hiện tốt công tác KSNK các cơ sở y
tế cần thành lập “Ban quản lý sử dụng KS” gồm có các thành viên là
các nhà quản lý, các bác sỹ lâm sàng, dược sỹ lâm sàng, vi sinh lâm
sàng, KSNK để phối hợp tốt giữa các hoạt động, xây dựng các
hướng dẫn điều trị thích hợp [3].
23
1.2.7.2. Sửdụng kháng sinh dự phòng
KSDP là việc sử dụng KS trước khi xảy ra nhiễm khuẩn nhằm mục
đíchngăn ngừa hiện tượng này.
KSDPnhằm giảm tần suất nhiễm khuẩn tại vị trí hoặc cơ quanđược PT,
không dựphòngnhiễm khuẩn toàn thân hoặc vị trí cáchxa nơi được PT [3].
1.2.7.3. Sửdụng kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm
Điều trị KS theo kinh nghiệm khi chưa có bằng chứng về VK học do
không có điều kiện nuôi cấy VK (do không có Labo vi sinh, không thể lấy
được bệnh phẩm), hoặc khi đã nuôi cấy mà không phát hiện được nhưng có
bằng chứng lâm sàng rõ rệt về nhiễm khuẩn.
Phác đồ sử dụng KS theo kinh nghiệm là lựa chọn KS có phổ hẹp nhất
gần với hầu hết các tác nhân gây bệnh hoặc với các VK nguy hiểm có thể gặp
trong từng loại nhiễm khuẩn.
KS phải có khả năng đến được vị trí nhiễm khuẩn với nồng độ hiệu quả
nhưng không gây độc.
Trước khi bắt đầu điều trị, cố gắng lấy mẫu bệnh phẩm để phân lập VK
trong những trường hợp có thể để điều chỉnh lại KS phù hợp hơn.
Nên áp dụng mọi biện pháp phát hiện nhanh VK khi có thể để có được
cơ sở đúng đắn trong lựa chọn KS ngay từ đầu.
Nếu không có bằng chứng về VK sau 48 giờ điều trị, cần đánh giá lại
lâm sàng trước khi quyết định tiếp tục sử dụng KS.
Cần thường xuyên cập nhật tình hình dịch tễ và độ nhạy cảm của VK
tại địa phương để lựa chọn được KS phù hợp [3].
1.2.7.4. Sửdụng kháng sinh khi có bằng chứng vi khuẩn học
Nếu có bằng chứng rõ ràng về VK và kết quả của KS đồ, KS được lựa
chọn là KS có hiệu quả cao nhất với độc tính thấp nhất và có phổ tác dụng
hẹp nhất gần với các tác nhân gây bệnh được phát hiện.
24
Ưu tiên sử dụng KS đơn độc.
Phối hợp KS chỉ cần thiết nếu:
 Chứng minh có nhiễm đồng thời nhiều loại VK nên cần phốihợp
mới đủ phổ tác dụng (đặc biệt những trường hợp nghi ngờ có VK kỵ
khí hoặc VK nội bào).
 Hoặc khi gặp VK kháng thuốc mạnh, cần phối hợp để tăng thêm tác
dụng Hoặc khi điều trị kéo dài, cần phối hợp để giảm nguy cơ kháng
thuốc (ví dụ: điều trị lao, HIV…) [3].
1.2.7.5. Phối hợp kháng sinh
Nhằm diệt được nhiều loại VK trong các nhiễm khuẩn hỗn hợp, ví dụ
KS diệt VK ưa khí với KS diệt VK kỵ khí cho nhiễm trùng do cả VK ưa khí
và kỵ khí gây ra; ví dụ đa chấn thương nhiễm bẩn, nhiễm trùng phụ khoa...
Nhằm làm tăng hiệu quả diệt khuẩn (tác dụng hiệp đồng - synergy) trên
một loài VK gây bệnh; ví dụ trong điều trị viêm màng trong tim do liên cầu
đường ruột, viêm tuỷ xương...
Nhằm làm giảm xác suất xuất hiện VK đề kháng (do độtbiến), ví dụ
trong điều trị lao [3].
1.2.7.6. Độ dài đợt điều trị
Độ dài đợt điều trị phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn, vị trí nhiễm
khuẩn và sức đề kháng của người bệnh. Các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ và
trung bình thường đạt kết quả sau 7 - 10 ngày nhưng những trường hợp nhiễm
khuẩn nặng, nhiễm khuẩn ở những tổ chức mà KS khó thâm nhập (màng tim,
màng não, xương-khớp…), bệnh lao… thì đợt điều trị kéo dài hơn nhiều. Tuy
nhiên, một số bệnh nhiễm khuẩn chỉ cần một đợt ngắn như nhiễm khuẩn tiết
niệu - sinh dục chưa biến chứng (khoảng 3 ngày, thậm chí một liều duy nhất).
Sự xuất hiện nhiều KS có thời gian bán thải kéo dài đã cho phép giảm
được đáng kể số lần dùng thuốc trong đợt điều trị, làm dễ dàng hơn cho việc
25
tuân thủ điều trị của người bệnh; ví dụ: dùng azithromycin chỉ cần một đợt 3 –
5 ngày, thậm chí một liều duy nhất.
Không nên điều trị kéo dài để tránh kháng thuốc, tăng tỷ lệ xuất hiện
tác dụng không mong muốn và tăng chi phí điều trị [3].
1.3. Phòng chống VK gây NKVM và KKS
Một số biện pháp can thiệp đơn giản khác nhằm làm giảm tỷ lệ
NKVM cũng đã được chứng minh. Một nghiên cứu thực hiện tại Mỹ cho
thấy tỷ lệ NKVM ở những bệnh nhân được loại bỏ lông trước phẫu thuật
bằng dao cạo là 6,4%; tỷ lệ NKVM giảm xuống 1,8% khi thay thế dao
bằng máy cạo lông. Các biện pháp làm giảm lượng VK định cư ở cơ thể
bệnh nhân trước PT (rút ngắn thời gian nằm viện trước PT, tắm cho bệnh
nhân trước PT bằng xà phòng khử khuẩn có chứa chlorhexidine, vệ sinh nơi
rạch da bằng dung dịch khử khuẩn, v.v) cũng đã được chứng minh là làm
giảm tỷ lệ NKVM. Với nhóm bệnh nhân được duy trì thân nhiệt ổn định
trong thời gian PT ≥ 36.5oC, tỷ lệ mắc NKVM là 5,8%, thấp hơn nhiều so
với nhóm bệnh nhân có thân nhiệt  36.5oC có tỷ lệ NKVM là 18,8%. Tại
Thụy Sỹ, tăng cường thực hành vệ sinh bàn tay thường quy trong chăm sóc
bệnh nhân PT là một biện pháp làm giảm NKVM .
Sử dụng KS dự phòng hợp lý có thể hạn chế sự phát triển của các
NKVM. Tuy nhiên, với KS đặc biệt là những KS phổ rộng dùng trong thời
gian dài, nếu sử dụng không đúng không những không phát huy được hiệu
quả diệt khuẩn mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các chủng
VK định cư kháng thuốc, làm nặng thêm tình trạng bệnh, tăng tỷ lệ tử vong ở
bệnh nhân PT. Một số nghiên cứu cho thấy việc lạm dụng KS trong điều trị
hoặc không áp dụng/áp dụng liệu pháp KS dự phòng không đúng quy định
gặp ở 25% -50% bệnh nhân.
26
CHƯƠNG II
ĐỒI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các mẫu bệnh phẩm được phân lập từ các bệnh nhân có tiến hành PT
tại các khoa Ngoại Bệnh viện ………….n được bác sĩ lâm sàng gửi đến
phòng thí nghiệm vi sinh của bệnh viện để nuôi cấy và làm KS đồ theo qui
trình thường qui trong thời gian từ tháng 01/2017 đến hết tháng 07/2019.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh phẩm được lấy từ bệnh nhân PT sạch và sạch nhiễm Thông tin về
bệnh phẩm và bệnh nhân có thể truy xuất thông tin đầy đủ trên phầm mềm
…….. và hồ sơ bệnh án.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
 Mẫu bệnh phẩm lấy từ bệnh nhân PT nhiễm và bẩn
 Mẫu xét nghiệm nghi ngờ bị ngoại nhiễm.
2.2. Thời gian, địa điểm
 Địa điểm: Bệnh viện ……………
 Thời gian: từ tháng 01/2016 đến tháng 09/2017
2. 3.Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, tiến cứu, hồi cứu
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.4.1. Cỡ mẫu: Toàn bộ mẫu thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu: Toàn bộ
2.5. Vật liệu nghiên cứu
2.5.1. Môi trường nuôi cấy, phân lập, định danh VK
- Các môi trường nuôi cấy VK:
 Thạch máu, thạch Mac Conlcey, thuốc thử catalase, oxidase,
huyết tương thỏ tươi vô khuẩn.
27
 Thạch Mac – Conkey của hãng Biorad ( Pháp): Cân 52 gam
thạch cho vào 1000 ml nước cất, đun sôi cho đến khi hòa tan các
chất, hấp ướt ở 121oC. Để nguội nhiệt độ về khoảng 50 oC, đổ
đĩa petri đường kính 9mm, để đông, bảo quản tủ lạnh.
 Thạch máu: Dùng thạch máu cơ sở của hãng Biorad được chế
bằng cách cân 34 gam thạch cho vào 1000ml nước cất, đun sôi
cho đến khi hòa tan các chất, hấp ướt 121oC. Để nguội về nhiệt
độ 50oC thì cho máu thỏ 5% đã chống đông vào, lắc nhẹ, trộn
đều thành thạch máu 5%, cho vào bốc vô trùng đổ đĩapetri đường
kính 9mm, để đông, bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4oC
- Card định danh VK do hãng Biomerieux cung cấp, gồm:
 GNI: định danh VK Gram âm.
 GPI: định danh VK Gram dương.
- Card làm KS đồ theo phương pháp MIC.
 GNS: làm KS đồ cho VK Gram âm.
 GPS: làm KS đồ cho VK Gram dương.
- Các loại hóa chất, thuốc thử xác định VK (oxydase, H2O2,
pastorexstaph)
- Nước muối sinh lý 9 ‰ vô khuẩn.
2.5.2.Vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị
 Phiếu xét nghiệm
 Dụng cụ chuyên dùng của phòng thí nghiệm: ống nghiệm được sấy
tiệt trùng để lấy bệnh phẩm, que cấy, giá để ống nghiệm, kính hiển
vi, lam kính, đèn cồn, tăm bông vô khuẩn, máy lắc, tủ ủ, các dụng
cụ chứa mẫu khác….
 Cassette (khay đặt ống nghiệm và thẻ) đã gắn số
28
 Các loại thẻ định danh và làm KS đồ (bảo quản ở 2-8 oC) các thẻ
được để ở nhiệt độ phòng 30 phút khi làm xét nghiệm.
 Máy đo độ đục và kít chuẩn
 Ống nghiệm vô trùng kích cỡ 12x75cm để pha huyền dịch VK
 Hộp đầu tuyp và dispenser đã khử trùng ở 121oC, 20 phút
 Hai pipet cố định thể tích (loại 145µl cho VK Gr (-) và loại 280 µl
cho VK Gr (+).
 Hệ thống định danh VK VITEX2 (do hãng Biomerieux cung cấp).
2.6. Kỹthuật định danh và làmkháng sinh đồ trênhệ thống VITEX2
2.6.1. Nguyên lý các giếng của thẻ (card)
 Là hệ thống định danh và làm KS đồ tự động.
 Công suất tối đa: 60 test (có khả năng định danh và KSĐ của 60 test
độc lập), tự động báo cáo kết quả khi xét nghiệm hoàn tất.
2.6.2. Phương pháp định danh và làm kháng sinh đồ
 Phương pháp định danh VSV: Dùng phương pháp đo màu để nhận
biết các tính chất sinh vật hoá học của VSV thông qua sự thay đổi
màu của các giếng môi trường có sẵn trong thẻ.
 Phương pháp làm KS đồ: dùng phương pháp đo MIC ( nồng độ ức
chế tối thiểu), đo độ đục để theo dõi sự phát triển của VSV trong các
giếng của card.
 Hai phương pháp được thực hiện theo nguyên lý sự suy giảm cường
độ sáng:hệ thống quang học sử dụng ánh sáng nhìn thấy để theo dõi
trực tiếp sự phát triển của VSV thông qua việc đo cường độ ánh
sáng bị chặn lại (hay sự suy giảm cường độ ánh sáng) khi ánh sáng
đi qua giếng. Hệ thống sử dụng các bước sóng 660nm, 568nm,
428nm cho hiệu suất cao với thời gian ngắn.
2.6.3. Các bước định danh và làm KS đồ trên hệ thống VITEX 2
29
 Nhuộm soi bệnh phẩm trên lọ ống nghiệm có môi trường tăng sinh,
đánh giá sơ bộ
 Chuẩn bị bệnh phẩm, đĩa thạch, đèn cồn và ăng cấy.
 Đểđĩathạchlấy từ tủlạnh vào tủ ấm khoảng10 - 15 phúttrước khi cấy.
 Cấy phân vùng từ bệnh phẩm vào đĩa thạch theo quy trình
 Ủ ấm qua đêm
 Theo dõi nuôi cấy:
 Trên đĩathạchcó khuẩn lạc mọc, ta tiến hành làm tiêu bản nhuộm soi.
 Lấy trên đĩa thạch mọc lấy một khuẩn lạc ria riêng rẽ, thuần để cho
vào ống nghiệm làm định danh và làm KS đồ.
+ Bước 1: Đánh số cho card định danh và card KS đồ, đánh dấu kết
quả các phản ứng oxydase, catalase và coagulase lên vị trí yêu cầu nếu các
phản ứng này dương tính.
+ Bước 2: Chuẩn bị 2 ống nghiệm mỗi ống chứa 2ml nước muối sinh lý
9‰ vô trùng, đánh số 1 và 2, một ống dùng để định danh VK, một ống dùng
để làm KS đồ. Lấy khuẩn lạc 24 giờ cho vào ống nghiệm nghiền nát vi
khuẩn, lắc đều sau đó đặt ống nghiệm vào máy đo độ đục sao cho đạt từ 0,5-
6,3McFaland.
 Chuẩn bị ống nghiệm làm KS đồ: lấy 3ml nước muối 0,45% vào
ống nghiệm mới và đặt vào cassette.
 Dùng pipet hút 280 µl đối với Gr (+) hay 145 µl đối với Gr (-) từ
ống nghiệm định danh sang ống nghiệm làm KS đồ.
+ Bước 3: Đặt ống 1 và 2 vào giá đỡ của card, dùng ống nhựa vô trùng
một đầu gắn vào cổng card đầu kia cho vào ống nghiệm chứa hỗn dịch VK.
+ Bước 4: Cho toàn bộ giá để card vào buồng hút chân không của hệ
thống VITEX 2, đợi 2 phút cho máy tự làm đầy các giếng trong card.
30
+ Bước 5: Khi quá trình làm đầy kết thúc lấy card ra khỏi buồng hút
chân không, bỏ ống nối, gắn chặt cổng card bằng đầu gắn ( siler ), sau đó đưa
card vào bộ phận đọc của hệ thống VITEX 2.
Kết quả về tính chất sinh vật hóa học và sự nhạy cảm của KS với VK
được hiển thị trên màn hình của hệ thống, khi kết thúc kết quả được in ra
trên máy in. Tùy thuộc vào từng chủng VK sẽ cho ra các kết quả ở những
thời gian khác nhau.
2.7. Yđức trong nghiên cứu
 Mọi thông tin về đối tượng nghiên cứu được giữ kín.
 Đề cương nghiên cứu được Hội đồng nghiên cứu khoa học Bệnh
viện …………. phê duyệt.
 Đề tài được Ban giám đốc bệnh viện và các khoa/ phòng nhất trí.
 Mọi thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu
khoa học.
2.8. Xử lý số liệu
Dữ liệu thu thập được sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng
phần mềm Epi data 3.1. Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm Spss 16.0
31
CHƯƠNG III
DỰ KIẾN KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm về tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
TT Vị trí PT
Nhóm tuổi
Dưới 20
n (%)
20 – 40
n (%)
40 – 60
n (%)
trên 60
n (%)
1 Đầu cổ
2 Ngực
3 Bụng
4 Vú phụ khoa
5 Tiết niệu
6 Xương khớp
3.2. Tỷ lệ nhiễm VSV của các mẫu bệnh phẩm được nuôi cấy
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm VSV của các mẫu bệnh phẩm được nuôi cấy
TT Vị trí PT
Tỷ lệ nuôi cấy phân lập
Âm tính Dương tính
N % n %
1 Đầu cổ
2 Ngực
3 Bụng
4 Vú phụ khoa
5 Tiết niệu
6 Xương khớp
32
3.3. Tỷ lệ các loài VK phân lập được
Bảng: 3.3. Tỷ lệ các loài VK phân lập được
TT Loài VK
Đầu cổ
n (%)
Ngực
n (%)
Bụng
n (%)
Vú phụ
khoa
n (%)
Tiết
niệu
n (%)
Xương
khớp
n (%)
....
.....
.......
3.4.Nhiễmkhuẩnvếtmổ và mộtsốyếutố liênquan
Bảng 3.4. Mộtsốyếutố liênquanđếntỷlệ dương tínhvớiNKVM
Một số yếu tố liên quan
Âm tính Dương tính
p
n % n %
Loại phẫu
thuật
Mở
Nội soi
Điểm ASA
1
2
3
4
5
Loại vết
mổ
Sạch
Sạch nhiễm
Sử dụng
KSDP
Có
Không
Bệnh mạn
tính
Có
Không
Tiền sử
phẫu thuật
Có
Không
33
3.5. Tỷ lê kháng với KS của S. epidermidis
Bảng 3.5: Tỷ lê kháng với KS của S. epidermidis
TT KS
Tỷ lệ % % (n= )
Kháng Trung gian Nhạy
1 Amoxicillin/clavulanic acid
2 Ampicillin/sulbactam
3 Vancomycin
4 Cefaclor
5 Cefazoline
6 Cefepime
7 Cefotaxim
8 Ceftazidime
9 Ceftriaxone
10 Cefoxitin
11 Gentamicin
12 Amikacin
13 Ofloxacin
14 Norfloxacin
3.6. Tỷ lê kháng với KS của E. coli
Bảng 3.6: Tỷ lê kháng với KS của E. coli
TT KS
Tỷ lệ % % (n= )
Kháng Trung gian Nhạy
1 Amoxicillin/clavulanic acid
2 Ampicillin/sulbactam
3 Vancomycin
4 Cefaclor
34
5 Cefazoline
6 Cefepime
7 Cefotaxim
8 Ceftazidime
9 Ceftriaxone
10 Cefoxitin
11 Gentamicin
12 Amikacin
13 Ofloxacin
14 Norfloxacin
3.7. Tỷ lê kháng với KS của K. pneumoniae
Bảng 3.7: Tỷ lê kháng với KS của K. pneumoniae
TT KS
Tỷ lệ % % (n= )
Kháng Trung gian Nhạy
1 Amoxicillin/clavulanic acid
2 Ampicillin/sulbactam
3 Vancomycin
4 Cefaclor
5 Cefazoline
6 Cefepime
7 Cefotaxim
8 Ceftazidime
9 Ceftriaxone
10 Cefoxitin
11 Gentamicin
12 Amikacin
35
13 Ofloxacin
14 Norfloxacin
3.8. Tỷ lê kháng với KS của S. aureus
Bảng 3.8: Tỷ lê kháng với KS của S. aureus
TT KS
Tỷ lệ % % (n= )
Kháng Trung gian Nhạy
1 Amoxicillin/clavulanic acid
2 Ampicillin/sulbactam
3 Vancomycin
4 Cefaclor
5 Cefazoline
6 Cefepime
7 Cefotaxim
8 Ceftazidime
9 Ceftriaxone
10 Cefoxitin
11 Gentamicin
12 Amikacin
13 Ofloxacin
14 Norfloxacin
3.9. Tỷ lê kháng với KS của P. aeruginosa
Bảng 3.9: Tỷ lê kháng với KS của P. aeruginosa
TT KS
Tỷ lệ % % (n= )
Kháng Trung gian Nhạy
1 Amoxicillin/clavulanic acid
2 Ampicillin/sulbactam
36
3 Vancomycin
4 Cefaclor
5 Cefazoline
6 Cefepime
7 Cefotaxim
8 Ceftazidime
9 Ceftriaxone
10 Cefoxitin
11 Gentamicin
12 Amikacin
13 Ofloxacin
14 Norfloxacin
3.10. Tỷlê kháng với KS của A. baumannii
Bảng 3.10: Tỷ lê kháng với KS của A. baumannii
TT KS
Tỷ lệ % % (n= )
Kháng Trung gian Nhạy
1 Amoxicillin/clavulanic acid
2 Ampicillin/sulbactam
3 Vancomycin
4 Cefaclor
5 Cefazoline
6 Cefepime
7 Cefotaxim
8 Ceftazidime
9 Ceftriaxone
10 Cefoxitin
37
11 Gentamicin
12 Amikacin
13 Ofloxacin
14 Norfloxacin
38
CHƯƠNG IV
DỰ KIẾN BÀN LUẬN
4.1. Kết luận về đặc điểm của một số vi khuẩn gây NKVM phổ biến
4.2. Kết luận về một số yếu tố liên quan đến tình hình NKVM
4.3.Kếtluậnvề tìnhhình đề kháng khángsinhcủacácvikhuẩn gây NKVM
39
DỰ KIẾN KẾT LUẬN
Kết luận về đặc điểm dân số của đối tượng nghiên cứu về giới, tuổi,
bệnh lý, khoa/ phòng.
Kết luận về tỷ lệ các loại bệnh phẩm, tỷ lệ các bệnh phẩm dương tính
với vi sinh vật gây bệnh.
Kết luận về mối liên quan giữa tỷ lệ dương tính của các bệnh phẩm
phân lập được với đặc điểm của vết mổ (sạch, sạch nhiễm), về điểm ASA, vị
trí phẫu thuật, việc sử dụng kháng sinh dự phòng, việc triển khai phẫu thuật
mở và phẫu thuật nội soi.
Kết luận về các loại vi sinh vật gây bệnh phân lập được.
Kết luận về tình hình đề kháng kháng sinh của vi sinh vật gây bệnh với
các kháng sinh thường gặp.
40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2007), Vi sinh vật y học.NXB Y học, tr.50-57.
2. Bộ Y tế (2004). Tài liệu tập huấn sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị, tài
liệu dùng cho đào tạo liên tục bác sỹ, dược sỹ bệnh viện. Ban hành kèm theo
công văn số 9822 YT/K2ĐT ngày 20/12/2004. Tr.20, 21, 46, 55-60.
3. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. NXB Y học, tr.39, 41, 55-
59.
4. Nguyễn Văn Kính(2010),“Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và
kháng kháng sinh ở Việt Nam”, Global Antibiotic Resistance Partnership,
11(1-2010); p. 4-11.
5. Bộ Y tế (2010), Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15
bệnh viện Việt Nam năm 2008-2009.
6. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ. Ban hành
kèm theo quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012.
7. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn tại khoa Gây mê hồi
sức trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Ban hành kèm theo quyết định số
3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012.
8. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn vệ sinh môi trường bề mặt phẫu thuật. Ban
hành kèm theo quyết định số 4290/QĐ-BYT ngày 15/10/2015.
9. CDC (2017), guideline for prevention of surgical site infection.
https://www.cdc.gov/infectioncontrol/guidelines/ssi/index.html
10. APSIC (2018), Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ. Hội Kiểm
soát nhiễm khuẩn thành phố Hồ Chí Minh.
11. Đinh Vạn Trung và cs (2013), Nghiên cứu nhiễm khuẩn vết mổ trong phẫu
thuật tiêu hóa sạch và sạch nhiễm tại bệnh viện TWQĐ 108. Tạp chí Y học
lâm sàng, tr.93-96.
41
12. Trần Thị Lan Phương và cs (2010), Vi khuẩn thường gặp và mức độ nhạy
cảm kháng sinh tại bệnh viện Việt Đức. Báo cáo hội thảo khoa học, tr.27-30.
13. Nguyễn Thị Vinh và cs (2006), theo dõi sự ĐKKS của vi khuẩn gây bệnh
thường gặp ở VN năm 2002, 2003,2004. Hội nghị tổng kết công tác Hội đồng
thuốc và điều trị Hà Nội, 02-2006, tr.26-32.
14. Nguyễn Việt Hùng và cs (2010), nhận xét về tỷ lệ mắc, yếu tố nguycơ, tác
nhân gâybệnh và hậu quả của nhiễm khuẩn vết mổ tại một số bệnh viện tỉnh
khu vực miền Bắc. Tạp chí Y học lâm sàng, tr.16-23.
42
DỰ TRÙ KINH PHÍ NGHIÊN CỨU
Đề tài “ Tình hình đề kháng kháng sinh của một số
vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện …………”.
TT Nội dung chi ĐVT
Kinh phí thực hiện
Số
lượng
Số
ngày
Mức chi
Thành
tiền
1
Phát triển đề cương
nghiên cứu
Góp ý, tư vấn đề
cương
Nhóm
tư vấn
1 1 1.000.000 1.000.000
2
Khảo sát địa bàn
nghiên cứu
Công tác phí cho nhóm
nghiên cứu
NNC
3 Tập huấn điều tra
Phí chuẩn bị, tổ chức,
phục vụ
Địa bàn 200.000 200.000
4 Thu thập số liệu
Hỗ trợ giám sát trong
quá trình thu thập số
liệu
Người 200.000 200.000
5
Xử lý, phân tích số
liệu
Phân tích số liệu NNC 200.000 200.000
Viết bản thảo báo cáo
nghiên cứu
NNC 200.000 200.000
Góp ý, tư vấn báo cáo
nghiên cứu
Nhóm
tư vấn
1.000.000 1.000.000
6
Viết báo cáo nghiên
cứu
NNC 200.000 200.000
7
Tổ chức họp công bố
kết quả nghiên cứu
tại địa phương
Thông qua Hội đồng
43
nghiệm thu nghiên
cứu
9
Chi phí khác: photo,
VPP, điện thoại liên
lạc, …
400.000 400.000
CỘNG 3.400.000
Phí dự phòng (5) 170.000
TỔNG CỘNG 3.570.000
Bằng chữ: Ba triệu năm trăm bảy mươi nghìn đồng
44
Phụ lục 1:
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
1. Họ và tên:........................................................ 2. Tuổi:......... 3. Giới.......
4. Ngày vào viện:..........................................................................................
5. Số hồ sơ:...................................................................................................
6. Vị trí phẫu thuật:.......................................................................................
7. Chẩn đoán:...............................................................................................
8. Bệnh mạn tính:..........................................................................................
9. Tiền sử phẫu thuật:....................................................................................
10. Nhiễm trùng trước mổ:  Có  Không
11. Loại phẫu thuật:
 Sạch  Sạch nhiễm
 Nhiễm  Bẩn
12. Sử dụng kháng sinh dự phòng
 Có  Không
13. Điểm ASA:.............................................................................................
14. Bệnh phẩm xét nghiệm:............................................................................
15. Kết quả xét nghiệm phân lập vi khuẩn:  Âm tính  Dương tính
16. Loại vi khuẩn phân lập được:...................................................................
17. Tính chất đề kháng kháng sinh:
 Nhạy cảm
 Trung gian
 Kháng

More Related Content

Similar to Tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện

Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to anh huong tai benh vien da ...
Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to anh huong tai benh vien da ...Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to anh huong tai benh vien da ...
Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to anh huong tai benh vien da ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thuc trang nhiem khuan vet mo va mot so yeu to lien quan tai khoa phau thuat ...
Thuc trang nhiem khuan vet mo va mot so yeu to lien quan tai khoa phau thuat ...Thuc trang nhiem khuan vet mo va mot so yeu to lien quan tai khoa phau thuat ...
Thuc trang nhiem khuan vet mo va mot so yeu to lien quan tai khoa phau thuat ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
An toàn sinh học pxn
An toàn sinh học pxnAn toàn sinh học pxn
An toàn sinh học pxnvisinhyhoc
 
Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ và độ nhạy cảm với khánh sinh của các chủng nấm...
Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ và độ nhạy cảm với khánh sinh của các chủng nấm...Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ và độ nhạy cảm với khánh sinh của các chủng nấm...
Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ và độ nhạy cảm với khánh sinh của các chủng nấm...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Danh gia ket qua dieu tri ung thu bieu mo buong trung tai phat tai benh vien k
Danh gia ket qua dieu tri ung thu bieu mo buong trung tai phat tai benh vien kDanh gia ket qua dieu tri ung thu bieu mo buong trung tai phat tai benh vien k
Danh gia ket qua dieu tri ung thu bieu mo buong trung tai phat tai benh vien kLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Danh gia ket qua dieu tri phau thuat viem tui mat cap o nguoi cao tuoi
Danh gia ket qua dieu tri phau thuat viem tui mat cap o nguoi cao tuoiDanh gia ket qua dieu tri phau thuat viem tui mat cap o nguoi cao tuoi
Danh gia ket qua dieu tri phau thuat viem tui mat cap o nguoi cao tuoiLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Danh gia ket qua som dieu tri ung thu da day bang phau thuat noi soi va mo ta...
Danh gia ket qua som dieu tri ung thu da day bang phau thuat noi soi va mo ta...Danh gia ket qua som dieu tri ung thu da day bang phau thuat noi soi va mo ta...
Danh gia ket qua som dieu tri ung thu da day bang phau thuat noi soi va mo ta...quangthu90
 
Nghien cuu sieu khang nguyen cua tu cau vang va hieu qua dieu tri viem da co dia
Nghien cuu sieu khang nguyen cua tu cau vang va hieu qua dieu tri viem da co diaNghien cuu sieu khang nguyen cua tu cau vang va hieu qua dieu tri viem da co dia
Nghien cuu sieu khang nguyen cua tu cau vang va hieu qua dieu tri viem da co diaLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đề tài: NKH do Acinetobacter baumannii.doc
Đề tài: NKH do Acinetobacter baumannii.docĐề tài: NKH do Acinetobacter baumannii.doc
Đề tài: NKH do Acinetobacter baumannii.docBuitriMD
 
Danh gia ket qua phau thuat noi soi dieu tri ung thu bieu mo dai trang trai
Danh gia ket qua phau thuat noi soi dieu tri ung thu bieu mo dai trang traiDanh gia ket qua phau thuat noi soi dieu tri ung thu bieu mo dai trang trai
Danh gia ket qua phau thuat noi soi dieu tri ung thu bieu mo dai trang traiLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thuc trang nhiem khuan vet mo o nguoi benh sau phau thuat va mot so yeu to li...
Thuc trang nhiem khuan vet mo o nguoi benh sau phau thuat va mot so yeu to li...Thuc trang nhiem khuan vet mo o nguoi benh sau phau thuat va mot so yeu to li...
Thuc trang nhiem khuan vet mo o nguoi benh sau phau thuat va mot so yeu to li...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu dac diem vi khuan va dieu tri nhiem khuan benh vien tai khoa hoi s...
Nghien cuu dac diem vi khuan va dieu tri nhiem khuan benh vien tai khoa hoi s...Nghien cuu dac diem vi khuan va dieu tri nhiem khuan benh vien tai khoa hoi s...
Nghien cuu dac diem vi khuan va dieu tri nhiem khuan benh vien tai khoa hoi s...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu tac dung khang ung thu dau co cua virus vaccine soi phoi hop voi n...
Nghien cuu tac dung khang ung thu dau co cua virus vaccine soi phoi hop voi n...Nghien cuu tac dung khang ung thu dau co cua virus vaccine soi phoi hop voi n...
Nghien cuu tac dung khang ung thu dau co cua virus vaccine soi phoi hop voi n...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Luận án Nghiên cứu mô bệnh học và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
Luận án Nghiên cứu mô bệnh học và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệtLuận án Nghiên cứu mô bệnh học và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
Luận án Nghiên cứu mô bệnh học và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệtLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Dieu tri hoa chat bo tro phac do 3fec 3d tren benh nhan ung thu vu
Dieu tri hoa chat bo tro phac do 3fec 3d tren benh nhan ung thu vuDieu tri hoa chat bo tro phac do 3fec 3d tren benh nhan ung thu vu
Dieu tri hoa chat bo tro phac do 3fec 3d tren benh nhan ung thu vuLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
2018-09-24_-_NGUYEN_TAC_KY_THUAT_VO_KHUAN.pdf
2018-09-24_-_NGUYEN_TAC_KY_THUAT_VO_KHUAN.pdf2018-09-24_-_NGUYEN_TAC_KY_THUAT_VO_KHUAN.pdf
2018-09-24_-_NGUYEN_TAC_KY_THUAT_VO_KHUAN.pdfHAIHUYDONG1
 
ĐỀ TÀI CN TĨNH.doc
ĐỀ TÀI CN TĨNH.docĐỀ TÀI CN TĨNH.doc
ĐỀ TÀI CN TĨNH.docCsNhunng
 
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh BV Chợ Rẫy - bacsidanang.com
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh BV Chợ Rẫy - bacsidanang.comHướng dẫn sử dụng kháng sinh BV Chợ Rẫy - bacsidanang.com
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh BV Chợ Rẫy - bacsidanang.comBs Đặng Phước Đạt
 
Su dung khang sinh a4 bv cho ray
Su dung khang sinh a4   bv cho raySu dung khang sinh a4   bv cho ray
Su dung khang sinh a4 bv cho rayTran Huy Quang
 

Similar to Tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện (20)

Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to anh huong tai benh vien da ...
Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to anh huong tai benh vien da ...Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to anh huong tai benh vien da ...
Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to anh huong tai benh vien da ...
 
Thuc trang nhiem khuan vet mo va mot so yeu to lien quan tai khoa phau thuat ...
Thuc trang nhiem khuan vet mo va mot so yeu to lien quan tai khoa phau thuat ...Thuc trang nhiem khuan vet mo va mot so yeu to lien quan tai khoa phau thuat ...
Thuc trang nhiem khuan vet mo va mot so yeu to lien quan tai khoa phau thuat ...
 
An toàn sinh học pxn
An toàn sinh học pxnAn toàn sinh học pxn
An toàn sinh học pxn
 
Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ và độ nhạy cảm với khánh sinh của các chủng nấm...
Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ và độ nhạy cảm với khánh sinh của các chủng nấm...Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ và độ nhạy cảm với khánh sinh của các chủng nấm...
Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ và độ nhạy cảm với khánh sinh của các chủng nấm...
 
Danh gia ket qua dieu tri ung thu bieu mo buong trung tai phat tai benh vien k
Danh gia ket qua dieu tri ung thu bieu mo buong trung tai phat tai benh vien kDanh gia ket qua dieu tri ung thu bieu mo buong trung tai phat tai benh vien k
Danh gia ket qua dieu tri ung thu bieu mo buong trung tai phat tai benh vien k
 
Danh gia ket qua dieu tri phau thuat viem tui mat cap o nguoi cao tuoi
Danh gia ket qua dieu tri phau thuat viem tui mat cap o nguoi cao tuoiDanh gia ket qua dieu tri phau thuat viem tui mat cap o nguoi cao tuoi
Danh gia ket qua dieu tri phau thuat viem tui mat cap o nguoi cao tuoi
 
Danh gia ket qua som dieu tri ung thu da day bang phau thuat noi soi va mo ta...
Danh gia ket qua som dieu tri ung thu da day bang phau thuat noi soi va mo ta...Danh gia ket qua som dieu tri ung thu da day bang phau thuat noi soi va mo ta...
Danh gia ket qua som dieu tri ung thu da day bang phau thuat noi soi va mo ta...
 
Nghien cuu sieu khang nguyen cua tu cau vang va hieu qua dieu tri viem da co dia
Nghien cuu sieu khang nguyen cua tu cau vang va hieu qua dieu tri viem da co diaNghien cuu sieu khang nguyen cua tu cau vang va hieu qua dieu tri viem da co dia
Nghien cuu sieu khang nguyen cua tu cau vang va hieu qua dieu tri viem da co dia
 
Đề tài: NKH do Acinetobacter baumannii.doc
Đề tài: NKH do Acinetobacter baumannii.docĐề tài: NKH do Acinetobacter baumannii.doc
Đề tài: NKH do Acinetobacter baumannii.doc
 
Danh gia ket qua phau thuat noi soi dieu tri ung thu bieu mo dai trang trai
Danh gia ket qua phau thuat noi soi dieu tri ung thu bieu mo dai trang traiDanh gia ket qua phau thuat noi soi dieu tri ung thu bieu mo dai trang trai
Danh gia ket qua phau thuat noi soi dieu tri ung thu bieu mo dai trang trai
 
Thuc trang nhiem khuan vet mo o nguoi benh sau phau thuat va mot so yeu to li...
Thuc trang nhiem khuan vet mo o nguoi benh sau phau thuat va mot so yeu to li...Thuc trang nhiem khuan vet mo o nguoi benh sau phau thuat va mot so yeu to li...
Thuc trang nhiem khuan vet mo o nguoi benh sau phau thuat va mot so yeu to li...
 
Nghien cuu dac diem vi khuan va dieu tri nhiem khuan benh vien tai khoa hoi s...
Nghien cuu dac diem vi khuan va dieu tri nhiem khuan benh vien tai khoa hoi s...Nghien cuu dac diem vi khuan va dieu tri nhiem khuan benh vien tai khoa hoi s...
Nghien cuu dac diem vi khuan va dieu tri nhiem khuan benh vien tai khoa hoi s...
 
Nghien cuu tac dung khang ung thu dau co cua virus vaccine soi phoi hop voi n...
Nghien cuu tac dung khang ung thu dau co cua virus vaccine soi phoi hop voi n...Nghien cuu tac dung khang ung thu dau co cua virus vaccine soi phoi hop voi n...
Nghien cuu tac dung khang ung thu dau co cua virus vaccine soi phoi hop voi n...
 
Luận án Nghiên cứu mô bệnh học và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
Luận án Nghiên cứu mô bệnh học và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệtLuận án Nghiên cứu mô bệnh học và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
Luận án Nghiên cứu mô bệnh học và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
 
Dieu tri hoa chat bo tro phac do 3fec 3d tren benh nhan ung thu vu
Dieu tri hoa chat bo tro phac do 3fec 3d tren benh nhan ung thu vuDieu tri hoa chat bo tro phac do 3fec 3d tren benh nhan ung thu vu
Dieu tri hoa chat bo tro phac do 3fec 3d tren benh nhan ung thu vu
 
2018-09-24_-_NGUYEN_TAC_KY_THUAT_VO_KHUAN.pdf
2018-09-24_-_NGUYEN_TAC_KY_THUAT_VO_KHUAN.pdf2018-09-24_-_NGUYEN_TAC_KY_THUAT_VO_KHUAN.pdf
2018-09-24_-_NGUYEN_TAC_KY_THUAT_VO_KHUAN.pdf
 
Nhiễm Human Papillomavirus trên bệnh nhân bị nhiễm trùng, HAY
Nhiễm Human Papillomavirus trên bệnh nhân bị nhiễm trùng, HAYNhiễm Human Papillomavirus trên bệnh nhân bị nhiễm trùng, HAY
Nhiễm Human Papillomavirus trên bệnh nhân bị nhiễm trùng, HAY
 
ĐỀ TÀI CN TĨNH.doc
ĐỀ TÀI CN TĨNH.docĐỀ TÀI CN TĨNH.doc
ĐỀ TÀI CN TĨNH.doc
 
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh BV Chợ Rẫy - bacsidanang.com
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh BV Chợ Rẫy - bacsidanang.comHướng dẫn sử dụng kháng sinh BV Chợ Rẫy - bacsidanang.com
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh BV Chợ Rẫy - bacsidanang.com
 
Su dung khang sinh a4 bv cho ray
Su dung khang sinh a4   bv cho raySu dung khang sinh a4   bv cho ray
Su dung khang sinh a4 bv cho ray
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 

Recently uploaded (20)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 

Tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện

  • 1. TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ TẠI BỆNH VIỆN MÃ TÀI LIỆU: 80045 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao : luanvantrust.com
  • 2. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đạicương về nhiễm khuẩn vết mổ 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Phân loại vết mổ và nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ 4 1.1.3. Chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ 5 1.1.4. Tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ 6 1.1.5. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ 6 1.1.5.1. Yếu tố người bệnh 7 1.1.5.2. Yếu tố môi trường 7 1.1.5.3. Yếu tố phẫu thuật 8 1.1.5.4. Yếu tố vi sinh vật 8 1.1.6. Hậu quả nhiễm khuẩn vết mổ 8 1.1.7. Tình hình mắc nhiễm khuẩn vết mổ 9 1.1.7.1. Trên thế giới 9 1.1.7.2. Tại Việt Nam 10 1.1.8. Phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ 11 1.1.8.1. Nguyên tắc chung 11 1.1.8.2. Hiệu quả củacác biện pháp phòngngừa nhiễm khuẩn vết mổ 11 1.1.9. Cập nhật hướng dẫn phòng ngừa NKVM của CDC 2017 12 1.1.9.1. Phân loại khuyến cáo 12 1.1.9.2. Tríchlược các khuyến cáo có độ tin cậy cao nhất 13 1.2. Kháng kháng sinh 14 1.2.1. Phân loại đề kháng 14 1.2.1.1. Đề kháng thật 14 1.2.1.2. Đề kháng tự nhiên 15 1.2.1.3. Đề kháng thu được 15
  • 3. 1.2.2. Cơ chế đề kháng 15 1.2.3. Sự lan truyền vi khuẩn đề kháng 16 1.2.4. Chi phí cho kháng sinh tại các bệnh viện 17 1.2.5. Tình hình kháng kháng sinh 17 1.2.5.1. Trên thế giới 17 1.2.5.2. Tại Việt Nam 18 1.2.6. Các yếu tố nguy cơ gây kháng kháng sinh 19 1.2.6.1. Lạm dụng sử dụng kháng sinh 19 1.2.6.2. Hạn chế trong công tác KSNK 20 1.2.6.3. Chất lượng kháng sinh kém 21 1.2.6.4. Gia tăng sự đi lại quốc tê 21 1.2.6.5. Hệ thống giám sát kháng sinh 21 1.2.7. Biện pháp hạn chế gia tăng đề kháng kháng sinh 22 1.2.7.1. Sử dụng kháng sinh hợp lý 22 1.2.7.2. Sử dụng kháng sinh dự phòng 23 1.2.7.3. Sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm 23 1.2.7.4. Sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng vi khuẩn học 23 1.2.7.5. Phối hợp kháng sinh 24 1.2.7.6. Độ dài đợt điều trị 24 1.3. Phòng chống vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện và kháng kháng sinh 25 CHƯƠNGII:ĐỒITƯỢNGVÀPHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU 26 2.1. Đốitượng nghiên cứu 26 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 26 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26 2.2. Thời gian, địa điểm 26 2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu 26 2.4.1. Cỡ mẫu 26 2.4.2. Phươngpháplấymẫu 26 2.5. Vật liệu nghiên cứu 26
  • 4. 2.5.1. Môi trường nuôi cấy, phân lập, định danh vi khuẩn 26 2.5.2. Vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị 27 2.6.1. Kỹ thuật định danh và làm kháng sinh đồ trên hệ thống VITEX 28 2.6.1. Nguyên lý các giếng của thẻ (card) 28 2.6.2. Phương pháp định danh và làm KS đồ 28 2.6.3. Các bước định danh và làm KS đồ trên hệ thống VITEX 2 28 2.7. Y đức trong nghiên cứu 30 2.8. Xử lý số liệu 30 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ DỰ KIẾN 31 3.1. Đặc điểm về tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 31 3.2. Đặc điểm về giới và bệnh lý của bệnh nhân 31 3.3. Tỷ lệ nhiễm vi sinh vật của các mẫu bệnh phẩm được nuôi cấy 32 3.4. Tỷ lệ các loài vi khuẩn phân lập được 32 3.5. Tỷ lệ kháng kháng sinh của S.epidermidis 33 3.6. Tỷ lệ kháng kháng sinh của E. Coli 33 3.7. Tỷ lệ kháng kháng sinh của K. pneumonia 34 3.8. Tỷ lệ kháng kháng sinh của S. aureus 35 3.9. Tỷ lệ kháng kháng sinh của P. aeruginosa 35 3.10. Tỷ lệ kháng kháng sinh của A. baumannii 36 CHƯƠNG IV: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 38 DỰ KIẾN KẾT LUẬN 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 DỰ TRÙ KINH PHÍ NGHIÊN CỨU Phụ lục 1: Bệnh án nghiên cứu
  • 5. DANH MỤC VIẾT TẮT NKVM: Nhiễm khuẩn vết mổ PT: Phẫu thuật VK: Vi khuẩn MRSA: Methicillin-resistant Staphylococcus aureus (Tụ cầu vàng kháng methicillin) KS: Kháng sinh KSDP: Kháng sinh dự phòng KKS: Kháng kháng sinh CDC: Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm kiểm soátvà phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) APSIC: Asia Pacific Society of Infection Control (Hội nghị KSNK quốc tế Châu Á Thái Bình Dương) R-I-S: Resistance -Intermediate - Sensitivity (kháng - trung gian - nhạy) VSV: Vi sinh vật KSNK: Kiểm soát nhiễm khuẩn ASA American Society ofAnesthegiologists
  • 6. DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng biểu Nội dung Trang Hình 1 Sơ đồ phân loại nhiễm khuẩn vết mổ 3 Bảng 1.1 Phân loại nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ 4 Bảng 1.2 Phân loại vết mổ và nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ 5 Bảng 1.3 Các chủng vi khuẩn gây NKBV 6 Bảng 3.1 Đặc điểm về tuổicủa nhóm bệnhnhân nghiên cứu 31 Bảng 3.2 Tỷ lệ nhiễm VSV của các mẫu bệnh phẩm được nuôi cấy 31 Bảng 3.3 Tỷ lệ các loài VK phân lập được 32 Bảng 3.4 Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ dương tính với nhiễm khuẩn vết mổ 32 Bảng 3.5 Tỷ lê kháng với KS của S. epidermidis 33 Bảng 3.6 Tỷ lê kháng với KS của E. coli 33 Bảng 3.7 Tỷ lê kháng với KS của K. pneumoniae 34 Bảng 3.8 Tỷ lê kháng với KS của S. aureus 35 Bảng 3.9 Tỷ lê kháng với KS của P. aeruginosa 35 Bảng 3.10 Tỷ lê kháng với KS của A. baumannii 36
  • 7. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn vết mổ là một trong những nhiễm khuẩn mắc phải thường gặp sau phẫu thuật trong các bệnh viện. Theo tính toán hàng năm tại Mỹ có khoảng 2 - 5% nhiễm khuẩn vết mổ trong số 16 triệu phẫu thuật, chiếm hàng thứ hai trong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện. Ở một số bệnh viện thuộc khu vực châu Á Nhiễm khuẩn vết mổ để lại hậu quả nặng nề cho NB do kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong và tăng chi phí điều trị. Tại Hoa Kỳ, số ngày nằm viện gia tăng trung bình do NKVM là 7,4 ngày, chi như Ấn Độ, Thái Lan cũng như tại một số nước châu Phi, nhiễm khuẩn vết mổ gặp ở 8,8% - 24% người bệnh sau phẫu thuật. Ngoài ra, nhiễm khuẩn vết mổ làm tăng việc sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh, một vấn đề lớn cho y tế cộng đồng và điều trị lâm sàng trên toàn cầu. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ cao hơn những nước phát triển. Nghiên cứu thực hiện năm 2008 tại 8 bệnh viện tỉnh phía Bắc cho thấy, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 10,5%.phí phát sinh do NKVM hàng năm khoảng 130 triệu USD. NKVM chiếm 89% nguyên nhân tử vong ở NB mắc NKVM sâu. Với một số loại phẫu thuật đặc biệt như phẫu thuật cấy ghép, NKVM có chi phí cao nhất so với các biến chứng ngoại khoa nguy hiểm khác và làm tăng thời gian nằm viện trung bình hơn 30 ngày. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ là do vi khuẩn, chúng xâm nhập vào cơ thể qua vết mổ bị ô nhiễm từ môi trường bên ngoài, dụng cụ không được tiệt khuẩn thích hợp, môi trường phòng mổ, quy trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân trước, trong và sau phẫu thuật không đảm bảo vô khuẩn. Có nhiều mầm bệnh gây nhiễm khuẩn vết mổ, tuy nhiên trong th ực hành lâm sàng thường gặp một số vi khuẩn như Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus sp,Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter, Escherichia coli, Klebsiella spp...
  • 8. 2 Đặc biệt, nhiễm khuẩn vết mổ do các vi khuẩn sinh β - lactamase phổ rộng và carbapenemase dẫn đến tỷ lệ thất bại cao sau điều trị và kéo dài ngày nằm viện của bệnh nhân. Cấy khuẩn hiện đang được cho là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán mầm bệnh trong nhiễm khuẩn vết mổ, tuy nhiên, quy trình thực hiện thường kéo dài từ 48 -72 giờ mới có kết quả cuốicùng và chỉ có khoảng 25% số bệnh nhân xác định được vi khuẩn gây bệnh bằng kỹ thuật nuôi cấy. Việc xác định sớm vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ là rất quan trọng vì liên quan đến định hướng sử dụng kháng sinh từ đầu tránh lạm dụng kháng sinh và hạn chế tối thiểu tình trạng kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn trong bệnh viện, vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện ………..” với mục tiêu: 1. Xác địnhcác loài vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ và tình hình đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn phân lập được tại bệnh viện ……………….. 2. Xác định các yếu tố liên quan và đề xuất biện pháp can thiệp.
  • 9. 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đại cương về NKVM 1.1.1. Khái niệm NKVM là những nhiễm khuẩn tại vị trí PT trong thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với PT không có cấy ghép và cho tới một năm sau mổ với PT có cấy ghép bộ phận giả (PT implant) [6]. NKVM được chia thành 3 loại:  NKVM nông gồm các nhiễm khuẩn ở lớp da hoặc tổ chức dưới da tại vị trí rạch da;  NKVM sâu gồm các nhiễm khuẩn tại lớp cân và/hoặc cơ tại vị trí rạch da. NKVM sâu cũng có thể bắt nguồn từ NKVM nông để đi sâu bên trong tới lớp cân cơ;  Nhiễm khuẩn cơ quan/khoang cơ thể. Hình 1: Sơ đồ phân loại NKVM (Nguồn: Bộ Y tế 2012 [6]).
  • 10. 4 1.1.2. Phân loại vết mổ và nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ Bảng 1.1. Phân loại vết mổ và nguy cơ NKVM [6] TT Loại vết mổ Định nghĩa Nguy cơ NKVM 1 Sạch Là những PT không có nhiễm khuẩn, không mở vào đường hô hấp, tiêu hóa, sinh dục, tiết niệu. Các vết thương sạch được đóng kín kỳ đầu hoặc được dẫn lưu kín. Các vị trí PT sau các chấn thương kín cũng được xếp loại vào vết mổ sạch. 1-5% 2 Sạch nhiễm Là các PT được mở vào đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục trong điều kiện có kiểm soát và không có ô nhiễm. Trong trường hợp đặc biệt, các trường hợp PT đường mật, ruột thừa và hầu họng được xếp vào loại vết mổ sạch nhiễm nếu không thấy bằng chứng nhiễm khuẩn/ không phạm lỗi vô khuẩn trong khi mổ 5-10% 3 Nhiễm Các vết thương hở, chấn thương có kèm vết thương mới hoặc những PT để xảy ra lỗi vô khuẩn lớn hoặc PT để thoát lượng lớn dịch từ đường tiêu hóa. Những PT mở vào đường tiết niệu, đường mật có nhiễm khuẩn, PT tại những vị trí có nhiễm khuẩn cấp tính nhưng chưa hóa mủ cũng được xếp vào vết mổ nhiễm. 10-15% 4 Bẩn Các chấn thương cũ kèm theo mô chết, dị vật hoặc ô nhiễm phân. Các PT có nhiễm khuẩn rõ hoặc có mủ cũng được xếp vào mổ bẩn. > 25%
  • 11. 5 1.1.3. Chẩn đoán NKVM: Tiêu chuẩn chẩn đoán NKVM thường dựa vào khuyến cáo của Hiệp hội những nhà KSNK của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ. Bảng 1.2. Phân loại vết mổ và nguy cơ NKVM [6] TT Loại nhiễm khuẩn Chẩn đoán nghi ngờ Chẩn đoán xác định Ghi chú 1 NKVM nông (*) Có dấu hiệu viêm tại chỗ: Sưng, nóng,đỏ đau. Và một trong các dấu hiệu sau: 1. Chảy mủ. 2. Cấy phân lập được VK tại vết mổ. (*) Không được coi áp xe chỉ khâu là một nhiễm khuẩn. 2 NKVM sâu (*) Có một trong các dấu hiệu sau: 1. Mủ chẩy ra từ lớp cơ (không phải từ cơ quan hay khoang cơ thể). 2. Sốt, đau tự nhiên tại vết mổ và toác vết mổ tự nhiên. Ổ áp xe ở lớp cơ thấy được qua chẩn đoán hình ảnh hoặc khi mổ lại (*) Có thể kèm theo cả vết mổ nông. 3 Nhiễm khuẩn cơ quan hoặc khoang cơ thể. Có một trong các dấu hiệu sau: 1. Chảy mủ từ ống dẫn lưu cơ quan hay khoang cơ thể. 2. Cấy dịch ống dẫn lưu phân lập được VK. 3. Ổ áp xe từ cơ quan/khoangcơ thê (qua chẩn đoán hình ảnh, mổ lại)
  • 12. 6 1.1.4. Tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ VK là tác nhân chính gây NKVM, tiếp theo là nấm. Rất ít bằng chứng cho thấy virus và ký sinh trùng là tác nhân gây NKVM. Các VK chính gây NKVM thay đổi tùy theo từng cơ sở khám chữa bệnh và tùy theo vị trí PT. Các VK gây NKVM có xu hướng KKS ngày càng tăng đặc biệt là các chủng VK đa kháng thuốc như: S. aureus kháng methicillin, VK gram (-) sinh β- lactamases rộng phổ. Tại các cơ sở khám chữa bệnh có tỷ lệ người bệnh sử dụng KS cao thường có tỷ lệ VK gram (-) đa kháng thuốc cao như: E. coli, Pseudomonas sp, A. baumannii. Ngoài ra, việc sử dụng rộng rãi các KS phổ rộng tạo thuận lợi cho sự xuất hiện các chủng nấm gây NKVM [6],[7]. Bảng 1.3: Các chủng VK gây NKVM thường gặp ở một số PT[6],[7] Loại PT VK thường gặp Ghép bộ phận giả PT tim, thần kinh - S. aureus, S. epidermidis Mắt -S. aureus, S. epidermids, Streptococcus,Bacillus Chỉnh hình - S. aureus; S. epidermids Phổi, mạch máu, cắt ruột thừa, đường mật, đại trực tràng, dạ dày, tá tràng - Bacillus anaerobes, Bacillus, B. enterococci Đầu mặt cổ - S. aureus, Streptococci, Anaerobes - E. coli, Enterococci Sản phụ khoa - Streptococci, Anaerobes Tiết niệu,mở bụng thăm dò - E. coli, Klebsiella sp.;Pseudomonas spp, - B.f ragilis và các VK kỵ khí 1.1.5. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ Các VSV gây bệnh xâm nhập vào vết mổ chủ yếu trong thời gian PT theo cơ chế trực tiếp, tại chỗ. Hầu hết các tác nhân gây NKVM là các VSV
  • 13. 7 định cư trên da vùng rạch da, ở các mô/ tổ chức vùng PT hoặc từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào vết mổ qua các tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp, đặt biệt là các tiếp xúc qua bàn tay kíp PT. Những yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc NKVM [6],[7]. 1.1.5.1. Yếu tố người bệnh  Đang mắc nhiễm khuẩn tại vị trí khác của người bệnh như phổi, tai mũi họng, tiết niệu hay trên da.  Bệnh tiểu đường: Do lượng đường cao trong máu tạo điều kiện thuận lợi để VK phát triển khi xâm nhập vết mổ.  Nghiện thuốc lá: làm tăng nguy cơ co mạch và thiểu dưỡng tại chỗ.  Người bệnh bị suy giảm miễn dịch hoặc đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch  Những người béo phì hoặc suy dinh dưỡng  Nằm lâu trong bệnh viện trước mổ làm tăng lượng VSV định cư trên người bệnh.  Người bệnh đa chấn thương, vết thương giập nát.  Người bệnh nằm lâu trong bệnh viện trước mổ làm tăng lượng VSV định cư trên người bệnh  Tình trạng người bệnh trước PT càng nặng thì nguy cơ NKVM càng cao. Theo phân loại của Hội Gây mê Hoa Kỳ, người bệnh PT có điểm ASA (American Society of Anesthegiologists) 4 điểm và 5 điểm có tỷ lệ NKVM cao nhất. [6],[7]. 1.1.5.2. Yếu tố môi trường  Vệ sinh tay ngoại khoa không đủ thời gian hoặc không đúng kỹ thuật, không dùng hóa chất khử khuẩn, đặc biệt là không dùng chế phẩm vệ sinh tay chứa cồn.
  • 14. 8  Chuẩn bị trước mổ không tốt: không tắm hoặc không tắm bằng xà phòng khử khuẩn, vệ sinh vùng rạch da không đúng quy trình, cạo lông không đúng chỉ định, thời điểm và kỹ thuật.  Thiết kế buồng PT không bảo đảm nguyên tắc KSNK.  Điều kiện khu PT không đảm bảo vô khuẩn: Không khí, nước cho vệ sinh tay ngoại khoa, bề mặt thiết bị, bề mặt môi trường buồng PT bị ô nhiễm hoặc không được kiểm soát chất lượng định kỳ.  Dụng cụy tế: Không đảm bảo vô khuẩn do chất lượng tiệt khuẩn, khử khuẩn hoặc lưu giữ, sửdụngdụngcụkhôngđúngnguyên tắc vô khuẩn.  Nhân viên tham gia PT không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn trong buồng PT làm tăng lượng VSV ô nhiễm: Ra vào buồng PT không đúng quy định, không mang hoặc mang phương tiện che chắn cá nhân không đúng quy định, không vệ sinh tay/không thay găng sau mỗi khi tay đụng chạm vào bề mặt môi trường, v.v... [6],[7]. 1.1.5.3. Yếu tố phẫu thuật  Thời gian PT: Thời gian PT càng dài thì nguy cơ NKVM càng cao.  Loại PT:PT cấp cứu, PT nhiễm và bẩn có nguy cơ NKVM cao hơn.  Thao tác PT: PT làm tổn thương nhiều, mất máu nhiều, tăng nguy cơ mắc NKVM. [6],[7]. 1.1.5.4. Yếu tố vi sinh vật  Mức ô nhiễm, độc lực và tính đề KS của VK càng cao, nguy cơ mắc NKVM càng lớn.  Dùng rộng rãi KS phổ rộng làm gia tăng tình trạng VK kháng thuốc dẫn đến tăng nguy cơ NKVM [6],[7]. 1.1.6. Hậu quả của nhiễm khuẩn vết mổ NKVM để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh do kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong và tăng chi phí điều trị [6],[8].
  • 15. 9 Tại Hoa Kỳ, số ngày nằm viện gia tăng trung bình do NKVM là 7,4 ngày, chi phí phát sinh do NKVM hàng năm khoảng 130 triệu USD. NKVM chiếm 89% nguyên nhân tử vong ở người bệnh mắc NKVM sâu. Với một số loại PT đặc biệt như PT cấy ghép, NKVM có chi phí cao nhất so với các biến chứng ngoại khoa nguy hiểm khác và làm tăng thời gian nằm viện trung bình hơn 30 ngày [6],[8]. Một vài nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy NKVM làm tăng gấp 2 lần thời gian nằm viện và chi phí điều trị trực tiếp. Đáng báo động là nhiễm khuẩn do VK đa kháng như A. baumannii, K. pneumoniae, P. aeruginosa, MRSA... gặp ở 19% - 31% nhiễm khuẩn ở NB có PT, trong đó là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong ở 5% -10% NB mắc NKVM [6],[7],[8]. 1.1.7. Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ. 1.1.7.1. Trênthế giới NKVM là hậu quả không mong muốn thường gặp nhất và là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở người bệnh được PT trên toàn thế giới [6]. Số bệnh nhân NKVM trên toàn Thế giới ước tính hàng năm là 2 triệu bệnh nhân. Do điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn lực kinh tế còn hạn hẹp, những nước đang phát triển hiện phải đối mặt với nhiều thách thức trong nỗ lực nhằm làm giảm tỷ lệ NKVM. Tỷ lệ NKVM đặc biệt cao tại một số nước Châu Phi: 24% tại Tazania và một số nước vùng cận Sahara, 19% tại Ethiopia [10],[13],[14]. Ở một số bệnh viện khu vực châu Á như Ấn Độ, Thái Lan cũng như tại một số nước châu Phi, NKVM gặp ở 8,8% - 24% người bệnh sau PT [6],[8]. TạiHoaKỳ, NKVM đứnghàng thứ 2 saunhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện. Tỷlệ người bệnh được PT mắc NKVM thay đổi từ 2% - 15% tùy theo loại PT. Hàng năm, số người bệnh mắc NKVM ước tính khoảng 2 triệu người [6],[8].
  • 16. 10 NKVM chiếm 89% nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn vết mổ sâu. Với một số loại PT đặc biệt như PT cấy ghép, NKVM có chi phí cao nhất so với các biến chứng ngoại khoa nguy hiểm khác. Thời gian nằm viện gia tăng do NKVM ở những bệnh nhân này lên tới > 30 ngày [10],[13],[14]. Tại những nước phát triển, VK Gram (+) có nguồn gốc từ hệ VK chí của bệnh nhân là tác nhân chính gây NKVM. Ngược lại, tại những nước đang phát triển, trực khuẩn Gram (-) chiếm vị trí hàng đầu trong số các tác nhân gây NKVM phân lập được. VK xâm nhập cơ thể qua vết thương ô nhiễm từ môi trường ngoài; dụng cụ không được tiệt khuẩn thích hợp; môi trường phòng mổ, quy trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân trước, trong và sau PT không đảm bảo vô khuẩn [10],[13],[14]. 1.1.7.2. TạiViệt Nam Theo kết quả điều tra nhiễm khuẩn bệnh viện hiện mắc tại 11 bệnh viện (năm 2001) và tại 20 bệnh viện (năm 2005) đại diện cho các khu vực trong cả nước, NKVM đứng hàng thứ ba sau nhiễm khuẩn hô hấp và nhiễm khuẩn tiết niệu [10],[12].. Dữ liệu nghiên cứu trên 558 bệnh nhân PT tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2007 cho thấy tỷ lệ NKVM là 9,6%. Ở một số bệnh viện khác của Việt Nam như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Viện Quân y 103; Bệnh viện Hữu nghị, Bệnh viện K, Bệnh viện đa khoa Quảng Nam: NKVM xảy ra ở 10% - 18% bệnh nhân PT. Một thực trạng đáng lo ngại là hầu hết (trên 90%) bệnh nhân thuộc quần thể nghiên cứu đều được sử dụng ít nhất một loại KS trong nhiều ngày sau PT. Enterococcus spp, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa là những tác nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn vết mổ. Một tỷ lệ lớn các chủng VK này kháng với nhiều KS thông dụng hiện nay[10],[12].
  • 17. 11 NKVM tác động lớn đến chất lượng điều trị. Số ngày nằm viện trung bình gia tăng do NKVM 7 ngày. Các nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện TWQĐ108 cho thấy chi phí điều trị phát sinh do NKVM tính trung bình tăng thêm 15 l ần, thời gian nằm viện và chi phí điều trị phát sinh do NKVM là 7 - 8 ngày. 1.1.8. Phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ 1.1.8.1. Nguyên tắc chung Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi tiếp nhận và điều trị người bệnh ngoại khoa cần đảm bảo các nguyên tắc phòng ngừa NKVM sau: Mọi NVYT, người bệnh và người nhà của người bệnh phải tuân thủ quy định, quy trình phòng ngừa NKVM trước, trong và sau PT. Sử dụng KSDP phù hợp với tác nhân gây bệnh, đúng liều lượng, thời điểm và đường dùng. Thường xuyên và định kỳ giám sát phát hiện NKVM ở người bệnh PT, giám sát tuân thủ thực hành phòng ngừa NKVM ở NVYT và thông tin kịp thời các kết quả giám sát cho các đối tượng liên quan. Luôn có sẵn các điều kiện, phương tiện, thiết bị, vật tư tiêu hao và hóa chất thiết yếu cho thực hành vô khuẩn trong chăm sóc và điều trị người bệnh ngoại khoa [6]. 1.1.8.2.Hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa NKVM Kiểm soát tốt NKVM làm giảm rõ rệt tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện chung của toàn bệnh viện, qua đó cải thiện chất lượng khám chữa bệnh ở một bệnh viện. Các biện pháp đã được xác định có hiệu quả cao trong phòng ngừa NKVM gồm: Tắm bằng xà phòng có chất khử khuẩn cho người bệnh trước PT; Loại bỏ lông và chuẩn bị vùng rạch da đúng quy định;
  • 18. 12 Khử khuẩn tay ngoại khoa và thường quy bằng dung dịch vệ sinh tay chứa cồn; Áp dụng đúng liệu pháp KSDP; Tuân thủ chặt chẽ quy trình vô khuẩn trong buồng PT và khi chăm sóc vết mổ, v.v. Kiểm soát đường huyết, ủ ấm người bệnh trong PT. Duy trì tốt các điều kiện vô khuẩn khu PT như dụng cụ, đồ vải dùng trong PT được tiệt khuẩn đúng quy trình, nước vô khuẩn cho vệ sinh tay ngoại khoa và không khí sạch trong buồng PT. Triển khai đồng bộ và nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa được nêu ở trên có thể làm giảm 40% - 60% NKVM, giảm tỷ lệ tử vong sau PT, rút ngắn thời gian nằm viện, đồng thời hạn chế sự xuất hiện các chủng VK ĐKKS. Ngoài ra, giám sát là một biện pháp quan trọng trong phòng ngừa NKVM. Thường xuyên giám sát thực hành vô khuẩn ngoại khoa ở nhân viên y tế, giám sát phát hiện NKVM ở người bệnh được PT và thông báo kịp thời kết quả giám sát cho từng PT viên, cho lãnh đạo từng đơn vị ngoại khoa và cho lãnh đạo bệnh viện góp phần làm giảm đáng kể NKVM ở người bệnh được PT [6]. 1.1.9. Cậpnhật hướng dẫn phòng ngừa NKVM của CDC 2017 1.1.9.1. Phân loại khuyến cáo IA: Khuyến cáo mạnh bởi chứng cứ chất lượng trung bình–cao  IB: Khuyến cáo mạnh bởi chứng cứ chất lượng thấp hoặc được chấp nhận trong thực hành (ví dụ như các kĩ thuật vô khuẩn) bởi chứng cứ chất lượng rất thấp–thấp  IC: Khuyến cáo mạnh yêu cầu bởi luật của bang hoặc liên bang  II: Khuyến cáo yếu bởi chứng cứ chất lượng bất kỳ, gợi ý lợi ích tương đương tác hại.
  • 19. 13  Không khuyến cáo/vấn đề chưa được giải quyết: Các bằng chứng sẵn có chất lượng từ rất thấp–thấp; hoặc chưa có bằng chứng [9]. 1.1.9.2. Tríchlược các khuyến cáo có độ tin cậy cao nhất (nhóm có chứng cứ IA và IB)  Giới hạn chỉ định sử dụng KS trước mổ theo các hướng dẫn thực hành lâm sàng đã được công bố và chọn thời gian dùng KS sao cho đạt được nồng độ thuốc cao nhất vào thời điểm rạch da. (IB; được chấp nhận trong thực hành).  Sử dụng KSDP đường tiêm trước khi rạch da trong tất cả các PT mổ lấy thai. (IA; chứng cứ chất lượng cao).  Trong PT sạch và sạch-nhiễm, không sử dụng liều KSDP bổ sung sau khi vết mổ PT được đóng lại trong phòng mổ, ngay cả khi có sử dụng ống dẫn lưu. (IA; chứng cứ chất lượng cao).  Không bôi KS (ví dụ: thuốc mỡ, dung dịch hoặc thuốc bột) vào vết mổ để dự phòng NKVM. (IB; chứng cứ chất lượng thấp).  Thực hiện kiểm soát đường huyết chu phẫu và duy trì ở ngưỡng dưới 200 mg/dL ở bệnh nhân có và không có đái tháo đường. (IA; chứng cứ chất lượng trung bình-cao).  Duy trì nhiệt độ bình thường chu phẫu. (IA; chứng cứ chát lượng trung bình-cao).  Đối với bệnh nhân có chức năng phổi bình thường được gây mê toàn thân và có đặt ống nội khí quản, kiểm soát FIO2 trong khi mổ và sau khi rút ống nội khí quản. Để tối ưu việc cung cấp oxy cần duy trì nhiệt độ bình thường chu phẫu và thay thế đầy đủ dịch. (IA; chứng cứ chất lượng trung bình).
  • 20. 14  Khuyên bệnh nhân tắm toàn thân với xà phòng bánh (có hoặc không có chất kháng khuẩn) hoặc chất khử trùng ít nhất là vào buổi tối trước ngày PT. (IB; được chấp nhận trong thực hành).  Thực hiện việc chuẩn bị da trong thời gian PT với chất khử khuẩn chứa cồn trừ khi bị chống chỉ định. (IA; chứng cứ chất lượng cao).  Không cần phải ngưng truyền máu và chế phẩm máu chỉ vì mục đích phòng ngừa NKVM. (IB; được chấp nhận trong thực hành).  Cho bệnh nhân PT thay khớp nhân tạo dùng corticosteroid toàn thân hoặc áp dụng liệu pháp ức chế miễn dịch khác, áp dụng khuyến cáo cho PT sạch và sạch-nhiễm: không dùng thêm liều dự phòng KS sau khi vết mổ được đóng trong phòng mổ, ngay cả khi có sử dụng ống dẫn lưu.  Trong những thủ thuật thay khớp khi có dùng corticosteroid toàn thân hay các chất ức chế miễn dịch, áp dụng cho PT sạch và PT sạch nhiễm: không dùng thêm liều KSDP sau khi đóng vết mổ, ngay cả khi có dẫn lưu (IA; chứng cứ chất lượng cao) [9]. 1.2. Kháng kháng sinh 1.2.1. Phân loại đề kháng 1.2.1.1. Đề kháng giả: Đề kháng giả nghĩa là chỉ có biểu hiện ra ngoài mà bản chất không phải là sự đề kháng, tức là không do nguồn gốc di truyền quyết định. Ví dụ hiện tượng đề kháng của VK khi nằm trong các ổ apxe nung mủ lớn hoặc có tổ chức hoại tử bao bọc, KS không thấm tới được ổ viêm và VK gây bệnh nên thuốc không phát huy được tác dụng, tương tự là trường hợp có vật cản làm tuần hoàn ứ trệ. Hoặc khi VK ở trạng thái nghỉ (không nhân lên, không chuyển hoá) thì không chịu tác dụng của những thuốc ức chế quá trình sinh tổng hợp chất, ví dụ khuẩn lạo nằm trong hang lao.
  • 21. 15 Do vậy, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm hay chức năng của đại thực bào bị hạn chế thì cơ thể không đủ khả năng loại trừ được những VK đã bị ức chế ra khỏi cơ thể; vì thế khi không còn thuốc KS chúng hồi phục và phát triển lại [1]. Vì thế trong những trường hợp này, nếu giải phóng các tổ chức viêm hay tế bào hoại tử (ví dụ tiểu phẫu), KS thấm được tới ổ VK thì sẽ phát huy tác dụng, hoặc VK lao quay lai hoạt động (chuyển hóa, sinh sản) thì sẽ lại chịu tác dụng của KS. 1.2.1.2. Đề kháng tự nhiên: Một số VK không chịu tác động của một số KS nhất định, ví dụ Pseudomonas không chịu tác dụng của penicilin hoặc tụ cầu không chịu tác dụng của colistin. Các VK không có vách như Mycoplasma sẽ không chịu tác dụng của KS ức chế sinh tổng hợp vách, ví dụ nhóm bêta-lactam [1]. 1.2.1.3. Đề kháng thu được: Do một biến cố di truyền là đột biến hoặc nhận được gen đề kháng làm cho một VK đang từ không trở nên có gen đề kháng. Các gen đề kháng nằm trên nhiễm sắc thể hay/và plasmid của VK hoặc/và trên transposon. Điều đáng quan tâm là tác dụng chọn lọc của KS: Khi KS được dùng rộng rãi và nhất là không đủ liều lượng thì KS chính là yếu tố tạo ra áp lực chọn lọc, giữ lại những dòng VK đề kháng; nó có thể đồng thời cũng là yếu tố kích thích gây ra những đột biến cảm ứng ở VK, không những tạo ra sự đề kháng ngày càng nhiều hơn mà mức đề kháng cũng ngày càng cao hơn [1]. 1.2.2. Cơ chế đề kháng Gen đề kháng tạo ra sự đề kháng bằng cách: - Làm giảm tính thấm của màng nguyên tương, ví dụ kháng tetracycline, oxacilin; gen đề kháng tạo ra một protein đưa ra màng, ngăn cản
  • 22. 16 KS thấm vào tế bào; hoặc làm mất khả năng vận chuyển qua màng do cản trở protein mang vác và KS không được đưa vào trong tế bào. - Làm thay đổi đích tác động: Do một protein cấu trúc hoặc do một nucleotit trên tiểu phần 30S hoặc 50S của ribosom bị thay đổi nên KS không bám được vào đích (ví dụ streptomycin, erythromycin) và vì vậy không phát huy được tác dụng. - Tạo ra các isoenzym không có ái lực với KS nữa nên bỏ qua (không chịu) tác động của KS, ví dụ kháng sulfamide và trimethoprime. - Tạo ra enzym: Các enzym do gen đề kháng tạo ra có thể: - Biến đổicấu trúc hoá học của phân tử KS, làm KS mất tác dụng, ví dụ acetyl hoá hoặc phospho hoá hay adenyl hoá các aminozid hoặc chloramphenicol. - Phá huỷ cấu trúc hoá học của phân tử KS. 1.2.3. Sự lan truyền vi khuẩn đề kháng Một VK có gen đề kháng, gen đó sẽ được truyền dọc (vertical) sang các thế hệ sau qua sự nhân lên (phân chia) của tế bào. Ngoài ra thông qua các hình thức vận chuyển di truyền khác nhau như biến nạp, tải nạp, tiếp hợp và chuyển vị trí (transposition), gen đề kháng có thể được truyền ngang (horizontal) từ tế bào này sang tế bào khác; thậm chí từ tế bào của một loài VK này sang tế bào của một loài VK khác (nếu gen đề kháng nằm trên R – plasmid), ví dụ từ VK lị sang E. coli, hoặc từ E. coli sang VK thương hàn. Trong quần thể VSV (các quần thể VK thuộc vi hệ bình thường ở người): Dưới tác dụng của KS các cá thể đề kháng được chọn lọc, giữ lại và phát triển thành dòng VK đề kháng; dòng VK đề kháng tiếp tục được chọn lọc và thay thế các dòng VK nhạy cảm, làm cho VK ngày càng KKS nhiều hơn và cao hơn.
  • 23. 17 Trong quần thể đại sinh vật (người, động vật): Thông qua sự truyền nhiễm (qua không khí, thức ăn, bụi, dụng cụ…) VK đề kháng lây truyền từ người này sang người khác hoặc từ súc vật sang người. Trong cuộc chạy đua giữa những nỗ lực phát minh ra KS mới của con người và sự đề KKS của VK thì cho đến nay VK luôn giành phần thắng. Vì vậy, để phát huy hiệu quả và ngăn ngừa VK KKS chúng ta phải thực hiện chiến lược sử dụng KS an toàn, hợp lý [1]. 1.2.4. Chiphí cho KS tại các bệnh viện Bộ Y tế thu thập các báo cáo về tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện. Theo thống kê từ các báo cáo này, KS chiếm khoảng 36% tổng chi phí cho thuốc và hoá chất (khoảng giới hạn từ 3% đến 89%). Trong số 100 bệnh viện chọn ngẫu nhiên, bệnh viện tuyến trung ương (12%) chi khoảng 26% (giới hạn 10-45%) cho thuốc KS trong tổng kinh phí cho thuốc nói chung. Bệnh viện tâm thần có mức chi phí cho KS thấp nhất (3%). Tỉ lệ cao nhất được báo cáo tại bệnh viện nhi thành phố Hồ Chí Minh (89%). Bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương, bệnh viện đầu ngành về bệnh truyền nhiễm, chi 35% cho thuốc KS. Trong số 4 nhóm bệnh viện, thì bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh/thành phố có mức chi trung bình cho KS là cao nhất (43%) [4]. 1.2.5. Tìnhhình KKS 1.2.5.1. Trênthế giới Trên thế giới, nhiều chủng VK gây bệnh đã trở nên ngày càng kháng thuốc KS. Các KS “thế hệ một” gần như không được lựa chọn trong nhiều trường hợp. Các KS thế hệ mới đắt tiền, thậm chí cả một số KS thuộc nhóm “lựa chọn cuối cùng” cũng đang mất dần hiệu lực. Bằng chứng mới đây nhất là sự lây lan của chủng VK kháng carbapenem (ndm-1) ở một số quốc gia Châu Âu và Châu Á. Hiệu lực của KS nên được xem như một loại hàng hóa đặc biệt, cần được bảo vệ và quí trọng, không nên lãng phí vào các trường
  • 24. 18 hợp không cần thiết. Mục tiêu làm thế nào để KS chỉ được sử dụng cho các trường hợp nhiễm khuẩn là các trường hợp có thể điều trị bằng thuốc KS, không phải cho các trường hợp sẽ không có lợi từ việc sử dụng KS [4]. 1.2.5.2. TạiViệt Nam Tình trạng KKS ở Việt Nam đã ở mức độ cao. Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu cho thấy: Các chủng Streptococcus pneumoniae- một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây nhiễm khuẩn hô hấp- kháng penicillin (71.4%) và kháng erythromycin (92.1%)– có tỉlệ phổ biến cao nhất trong số 11 nước trong mạng lưới giám sátcác căn nguyênkháng thuốc Châu Á (ANSORP) năm 2000-2001. 75% các chủng pneumococci kháng với ba hoặc trên ba loại KS. 57% Haemophilus influenzae(một căn nguyên VK phổ biến khác) phân lập từ bệnh nhi ở Hà Nội (2000-2002) kháng với ampicillin. Tỉ lệ tương tự cũng được báo cáo ở Nha Trang. VK phân lập từ trẻ bị tiêu chẩy có tỉ lệ kháng cao. Đối với hầu hết các trường hợp, bù nước và điện giải là biện pháp xử trí hiệu quả nhất đối với bệnh tiêu chẩy, khoảng ¼ số trẻ đã được chỉ định KS trước khi đưa đến bệnh viện. Các VK gram âm đa số là KKS (enterobacteriaceae): hơn 25% số chủng phân lập tại một bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh kháng với KS cephalosporin thế hệ 3, theo nghiên cứu năm 2000-2001. Theo báo cáo của một nghiên cứu khác năm 2009 cho thấy, 42% các chủng VK gram âm kháng với ceftazidime, 63% kháng với gentamicin và 74% kháng với acid nalidixic tại cả bệnh viện và trong cộng đồng. Xu hướng gia tăng của tình trạng KKS cũng thể hiện rõ rệt. Những năm 1990, tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có 8% các chủng pneumococcus kháng với penicillin. Đến năm1999-2000, tỉ lệ này đã tăng lên 56%. Xu hướng tương tự cũng được báo cáo tại các tỉnh phía bắc Việt Nam. Do tỉ lệ KKS
  • 25. 19 cao, nhiều liệu pháp KS được khuyến cáo trong các tài liệu hướng dẫn điều trị đã không còn hiệu lực. Do các bệnh nhiễm khuẩn vẫn là các bệnh phổ biến ở Việt Nam, việc tiếp cận với các KS có hiệu lực giữ vai trò rất quan trọng. Tỉ lệ KKS gia tăng như hiện nay là mối hiểm họa đối với hiệu quả của các liệu pháp điều trị bằng KS [4]. 1.2.6. Các yếu tố nguy cơ gây KKS 1.2.6.1. Lạm dụng sử dụng KS Trong chương trình đào tạo tại các trường Y, dược, thời lượng giảng dạy về KS, KKS và cách kê đơn chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Một nghiên cứu dựa trên cộng đồng được tiến hành năm 2003 báo cáo rằng, 78% KS được mua tại các nhà thuốc tư nhân mà không có đơn, 67% tham khảo tư vấn dược sỹ trước khi sử dụng và 11% tự quyết định về việc dùng thuốc; chỉ có 27% nhân viên dược có kiến thức đúng về KS và KKS [4]. Năm 1999 KS được sử dụng phổ biến nhất bao gồm: ampicillin hoặc amoxicillin (86%), penicillin (12%), erythromycin (5%), tetracyclin (4%) và streptomycin (2%). KS được dùng khoảng 3 ngày, quá ngắn cho điều trị viêm phổi do VK với thời gian điều trị tối thiểu được khuyến cáo là 5 ngày. Năm 2007, xu hướng sử dụng KS đã thay đổi, cephalosporins đường uống được dùng phổ biến đối với các bệnh có triệu chứng nặng. Các KS thường dùng là: ampicillin hoặc amoxillin (49%), cephalosporin thế hệ 1, đường uống (27%), cotrimoxazol (11%), macolides (3%), loại khác (2%) 76 Cũng giống như một số nước khác, một trong những nguyên nhân của tình trạng sử dụng KS không hợp lý là do đề nghị của bệnh nhân, áp lực về thời gian thăm khám, thiếu kiến thức, thiếu khả năng chẩn đoán, lợi nhuận kinh tế đối với người kê đơn
  • 26. 20 Thiếu kiến thức về sử dụng KS của người dân như quên không uống thuốc, dừng KS khi thể trạng cảm thấy tốt hơn hoặc khi không có khả năng chi trả cho một đợt điều trị đầy đủ trước khi VK bị tiêu diệt hoàn toàn. Ngoài ra, các nhân viên bán thuốc do không được đào tạo đầy đủ và cập nhật kiến thức thường xuyên về KS lại thường tư vấn cho khách hàng khi mua thuốc KS, thậm chí còn khuyến khích mua KS khi họ không bị ốm [4]. Đối với thầy thuốc việc sử dụng KS theo kinh nghiệm, liều cao và kéo dài và phần lớn không dựa vào các kết quả xét nghiệm xảy ra phổ biến ở các quốc gia đang phát triển. Thầy thuốc phải chịu áp lực khi kê đơn thuốc theo yêu cầu của bệnh nhân ngay cả khi không có chỉ định điều trị bằng KS. Ở một số quốc gia, nhiều người tin rằng sử dụng KS theo đường tiêm có tác dụng tốt hơn so với đường uống, điều này đã dẫn đến tình trạng gia tăng việc sử dụng các loại KS phổ rộng bằng đường tiêm trong khi chỉ cần điều trị bằng đường uống với các KS thông thường [1]. 1.2.6.2. Hạn chế trong công tác KSNK Nhiễm khuẩn bệnh viện là yếu tố quan trọng liên quan đến tính KKS của VK trên thế giới. Việc phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.Ví dụ tại Việt Nam, phần lớn các bệnh viện có cơ sở hạ tầng cũ và tình trạng quá tải.Công suất sử dụng giường vượt quá 100%. Hơn nữa người nhà bệnh nhân ở lại viện để chăm sóc người bệnh dẫn đến tình trạng quá tải càng nghiêm trọng. Ngay cả việc không tuân thủ các quy định thực hiện KSNK trong bệnh viện, đơn giản như rửa tay và thay găng trước và sau khi thăm khám cho bệnh nhân của các nhân viên y tế, đây là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn tại hầu hết các bệnh viện trên thế giới và tạo điều kiện thuận lợi cho sự lây lan của các chủng VK KKS không chỉ trong bệnh viện mà còn có nguy cơ lây lan ra ngoài cộng đồng. Việc quản lý chất thải bệnh viện cũng là vấn đề đáng lưu ý,
  • 27. 21 một số nghiên cứu được tiến hành ở các bệnh viện tại Việt nam cho thấy: nước thải của bệnh viện không qua xử lý được thải trực tiếp ra cống sinh hoạt, đồng ruộng và sông ngòi. Thiếu nước cho công tác vệ sinh và rác thải sinh hoạt được thải ra ở gần nguồn nước, điều này sẽ làm tăng nguy cơ lây lan các tác nhân gây bệnh trong đó có các VK KKS ra ngoài cộng đồng [4]. 1.2.6.3. Chất lượng KS kém Khi bảo quản nhiệt độ >250C sẽ giảm hoạt tính KS, KS quá hạn sử dụng, hàm lượng thấp không những không thể tiêu diệt được hoàn toàn VK gây bệnh mà còn tạo điều kiện cho VK kháng lại KS. Ngoài ra một số KS được bán tại các nước đang phát triển không chứa đủ hàm lượng như đã ghi trên nhãn thuốc, thành phần chủ yếu trong các loại thuốc giả này thường là bột mỳ. Nhiều nghiên cứu cho thấy có khoảng 65% trong tổng số 751 hoạt chất đã được làm giả tại hơn 28 quốc gia trên thế giới được ghi nhận [1]. 1.2.6.4. Gia tăng sự đi lại quốc tế Làm lây lan các chủng VK kháng thuốc từ 1 quốc gia sang các quốc gia khác trên thế giới qua đường hàng không. Ví dụ: VK kháng carbapenem mang gen NDM-1 tại Anh có nguồn gốc từ Ấn Độ [1]. 1.2.6.5. Hệ thống giám sát KS Hiện nay hầu hết tại các quốc gia đang phát triển, các số liệu về tình hình KKS của VK chủ yếu dựa vào các báo cáo từ các bệnh viện, và các kết quả từ các hoạt động nghiên cứu. Các số liệu này không thể phản ánh được đầy đủ thực trạng KKS của một quốc gia và cũng thể sử dụng để so sánh với nhau do chưa có sự thống nhất từ việc lựa chọn cỡ mẫu, phương pháp xét nghiệm phát hiện VK KKS. Ngoài ra ở các bệnh viện thường bị thiếu hụt các trang thiết bị, nhân lực hóa chất và thường không được yêu cầu đánh giá chất lượng bằng các hình thức như nội kiểm và ngoại kiểm, do đó các dữ liệu về KKS cũng không
  • 28. 22 thể xem là chính xác và các số liệu này rất khó sử dụng để so sánh giữa các bệnh viện, cộng đồng cũng như giữa các vùng địa lý khác nhau [1]. 1.2.7. Biệnpháp hạn chế gia tăng đề KKS 1.2.7.1. Sử dụng KS hợp lý  Chỉ sử dụng KS khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. Không điều trị KS khi không có bệnh nhiễm khuẩn, ngay cả khi người bệnh yêu cầu.  Phải lựa chọn đúng KS và đường cho thuốc thích hợp. Phải hiểu được xu hướng đề KKS tại địa phương mình.  Phải sử dụng KS đúng liều lượng, đúng khoảng cách liều và đúng thời gian quy định.  Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh, đặc biệt đối với các phụ nữ có thai, người già, người bị suy gan, suy thận…  Phải biết các nguyên tắc chủ yếu về phối hợp KS. Kết hợp bừa bãi hoặc kết hợp quá nhiều KS có thể gia tăng độc tính, đối kháng dược lý và gia tăng đề kháng  Sử dụng KSDP theo đúng nguyên tắc.  Có chiến lược quay vòng KS hợp lý.  Thực hiện tốt công tác KSNK: Ngăn ngừa lây truyền VK đề kháng mạnh giữa người bệnh với người bệnh, giữa người bệnh với nhân viên y tế hoặc ngăn ngừa lây lan từ môi trường trong các cơ sở chăm sóc y tế bằng rửa tay và phòng ngừa bằng cách ly đốivới người bệnh và nhân viên y tế mang các VK đề kháng mạnh.  Để sử dụng KS hợp lý và thực hiện tốt công tác KSNK các cơ sở y tế cần thành lập “Ban quản lý sử dụng KS” gồm có các thành viên là các nhà quản lý, các bác sỹ lâm sàng, dược sỹ lâm sàng, vi sinh lâm sàng, KSNK để phối hợp tốt giữa các hoạt động, xây dựng các hướng dẫn điều trị thích hợp [3].
  • 29. 23 1.2.7.2. Sửdụng kháng sinh dự phòng KSDP là việc sử dụng KS trước khi xảy ra nhiễm khuẩn nhằm mục đíchngăn ngừa hiện tượng này. KSDPnhằm giảm tần suất nhiễm khuẩn tại vị trí hoặc cơ quanđược PT, không dựphòngnhiễm khuẩn toàn thân hoặc vị trí cáchxa nơi được PT [3]. 1.2.7.3. Sửdụng kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm Điều trị KS theo kinh nghiệm khi chưa có bằng chứng về VK học do không có điều kiện nuôi cấy VK (do không có Labo vi sinh, không thể lấy được bệnh phẩm), hoặc khi đã nuôi cấy mà không phát hiện được nhưng có bằng chứng lâm sàng rõ rệt về nhiễm khuẩn. Phác đồ sử dụng KS theo kinh nghiệm là lựa chọn KS có phổ hẹp nhất gần với hầu hết các tác nhân gây bệnh hoặc với các VK nguy hiểm có thể gặp trong từng loại nhiễm khuẩn. KS phải có khả năng đến được vị trí nhiễm khuẩn với nồng độ hiệu quả nhưng không gây độc. Trước khi bắt đầu điều trị, cố gắng lấy mẫu bệnh phẩm để phân lập VK trong những trường hợp có thể để điều chỉnh lại KS phù hợp hơn. Nên áp dụng mọi biện pháp phát hiện nhanh VK khi có thể để có được cơ sở đúng đắn trong lựa chọn KS ngay từ đầu. Nếu không có bằng chứng về VK sau 48 giờ điều trị, cần đánh giá lại lâm sàng trước khi quyết định tiếp tục sử dụng KS. Cần thường xuyên cập nhật tình hình dịch tễ và độ nhạy cảm của VK tại địa phương để lựa chọn được KS phù hợp [3]. 1.2.7.4. Sửdụng kháng sinh khi có bằng chứng vi khuẩn học Nếu có bằng chứng rõ ràng về VK và kết quả của KS đồ, KS được lựa chọn là KS có hiệu quả cao nhất với độc tính thấp nhất và có phổ tác dụng hẹp nhất gần với các tác nhân gây bệnh được phát hiện.
  • 30. 24 Ưu tiên sử dụng KS đơn độc. Phối hợp KS chỉ cần thiết nếu:  Chứng minh có nhiễm đồng thời nhiều loại VK nên cần phốihợp mới đủ phổ tác dụng (đặc biệt những trường hợp nghi ngờ có VK kỵ khí hoặc VK nội bào).  Hoặc khi gặp VK kháng thuốc mạnh, cần phối hợp để tăng thêm tác dụng Hoặc khi điều trị kéo dài, cần phối hợp để giảm nguy cơ kháng thuốc (ví dụ: điều trị lao, HIV…) [3]. 1.2.7.5. Phối hợp kháng sinh Nhằm diệt được nhiều loại VK trong các nhiễm khuẩn hỗn hợp, ví dụ KS diệt VK ưa khí với KS diệt VK kỵ khí cho nhiễm trùng do cả VK ưa khí và kỵ khí gây ra; ví dụ đa chấn thương nhiễm bẩn, nhiễm trùng phụ khoa... Nhằm làm tăng hiệu quả diệt khuẩn (tác dụng hiệp đồng - synergy) trên một loài VK gây bệnh; ví dụ trong điều trị viêm màng trong tim do liên cầu đường ruột, viêm tuỷ xương... Nhằm làm giảm xác suất xuất hiện VK đề kháng (do độtbiến), ví dụ trong điều trị lao [3]. 1.2.7.6. Độ dài đợt điều trị Độ dài đợt điều trị phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn, vị trí nhiễm khuẩn và sức đề kháng của người bệnh. Các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình thường đạt kết quả sau 7 - 10 ngày nhưng những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn ở những tổ chức mà KS khó thâm nhập (màng tim, màng não, xương-khớp…), bệnh lao… thì đợt điều trị kéo dài hơn nhiều. Tuy nhiên, một số bệnh nhiễm khuẩn chỉ cần một đợt ngắn như nhiễm khuẩn tiết niệu - sinh dục chưa biến chứng (khoảng 3 ngày, thậm chí một liều duy nhất). Sự xuất hiện nhiều KS có thời gian bán thải kéo dài đã cho phép giảm được đáng kể số lần dùng thuốc trong đợt điều trị, làm dễ dàng hơn cho việc
  • 31. 25 tuân thủ điều trị của người bệnh; ví dụ: dùng azithromycin chỉ cần một đợt 3 – 5 ngày, thậm chí một liều duy nhất. Không nên điều trị kéo dài để tránh kháng thuốc, tăng tỷ lệ xuất hiện tác dụng không mong muốn và tăng chi phí điều trị [3]. 1.3. Phòng chống VK gây NKVM và KKS Một số biện pháp can thiệp đơn giản khác nhằm làm giảm tỷ lệ NKVM cũng đã được chứng minh. Một nghiên cứu thực hiện tại Mỹ cho thấy tỷ lệ NKVM ở những bệnh nhân được loại bỏ lông trước phẫu thuật bằng dao cạo là 6,4%; tỷ lệ NKVM giảm xuống 1,8% khi thay thế dao bằng máy cạo lông. Các biện pháp làm giảm lượng VK định cư ở cơ thể bệnh nhân trước PT (rút ngắn thời gian nằm viện trước PT, tắm cho bệnh nhân trước PT bằng xà phòng khử khuẩn có chứa chlorhexidine, vệ sinh nơi rạch da bằng dung dịch khử khuẩn, v.v) cũng đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ NKVM. Với nhóm bệnh nhân được duy trì thân nhiệt ổn định trong thời gian PT ≥ 36.5oC, tỷ lệ mắc NKVM là 5,8%, thấp hơn nhiều so với nhóm bệnh nhân có thân nhiệt  36.5oC có tỷ lệ NKVM là 18,8%. Tại Thụy Sỹ, tăng cường thực hành vệ sinh bàn tay thường quy trong chăm sóc bệnh nhân PT là một biện pháp làm giảm NKVM . Sử dụng KS dự phòng hợp lý có thể hạn chế sự phát triển của các NKVM. Tuy nhiên, với KS đặc biệt là những KS phổ rộng dùng trong thời gian dài, nếu sử dụng không đúng không những không phát huy được hiệu quả diệt khuẩn mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các chủng VK định cư kháng thuốc, làm nặng thêm tình trạng bệnh, tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân PT. Một số nghiên cứu cho thấy việc lạm dụng KS trong điều trị hoặc không áp dụng/áp dụng liệu pháp KS dự phòng không đúng quy định gặp ở 25% -50% bệnh nhân.
  • 32. 26 CHƯƠNG II ĐỒI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các mẫu bệnh phẩm được phân lập từ các bệnh nhân có tiến hành PT tại các khoa Ngoại Bệnh viện ………….n được bác sĩ lâm sàng gửi đến phòng thí nghiệm vi sinh của bệnh viện để nuôi cấy và làm KS đồ theo qui trình thường qui trong thời gian từ tháng 01/2017 đến hết tháng 07/2019. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn Bệnh phẩm được lấy từ bệnh nhân PT sạch và sạch nhiễm Thông tin về bệnh phẩm và bệnh nhân có thể truy xuất thông tin đầy đủ trên phầm mềm …….. và hồ sơ bệnh án. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ  Mẫu bệnh phẩm lấy từ bệnh nhân PT nhiễm và bẩn  Mẫu xét nghiệm nghi ngờ bị ngoại nhiễm. 2.2. Thời gian, địa điểm  Địa điểm: Bệnh viện ……………  Thời gian: từ tháng 01/2016 đến tháng 09/2017 2. 3.Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, tiến cứu, hồi cứu 2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu 2.4.1. Cỡ mẫu: Toàn bộ mẫu thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn 2.4.2. Phương pháp lấy mẫu: Toàn bộ 2.5. Vật liệu nghiên cứu 2.5.1. Môi trường nuôi cấy, phân lập, định danh VK - Các môi trường nuôi cấy VK:  Thạch máu, thạch Mac Conlcey, thuốc thử catalase, oxidase, huyết tương thỏ tươi vô khuẩn.
  • 33. 27  Thạch Mac – Conkey của hãng Biorad ( Pháp): Cân 52 gam thạch cho vào 1000 ml nước cất, đun sôi cho đến khi hòa tan các chất, hấp ướt ở 121oC. Để nguội nhiệt độ về khoảng 50 oC, đổ đĩa petri đường kính 9mm, để đông, bảo quản tủ lạnh.  Thạch máu: Dùng thạch máu cơ sở của hãng Biorad được chế bằng cách cân 34 gam thạch cho vào 1000ml nước cất, đun sôi cho đến khi hòa tan các chất, hấp ướt 121oC. Để nguội về nhiệt độ 50oC thì cho máu thỏ 5% đã chống đông vào, lắc nhẹ, trộn đều thành thạch máu 5%, cho vào bốc vô trùng đổ đĩapetri đường kính 9mm, để đông, bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4oC - Card định danh VK do hãng Biomerieux cung cấp, gồm:  GNI: định danh VK Gram âm.  GPI: định danh VK Gram dương. - Card làm KS đồ theo phương pháp MIC.  GNS: làm KS đồ cho VK Gram âm.  GPS: làm KS đồ cho VK Gram dương. - Các loại hóa chất, thuốc thử xác định VK (oxydase, H2O2, pastorexstaph) - Nước muối sinh lý 9 ‰ vô khuẩn. 2.5.2.Vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị  Phiếu xét nghiệm  Dụng cụ chuyên dùng của phòng thí nghiệm: ống nghiệm được sấy tiệt trùng để lấy bệnh phẩm, que cấy, giá để ống nghiệm, kính hiển vi, lam kính, đèn cồn, tăm bông vô khuẩn, máy lắc, tủ ủ, các dụng cụ chứa mẫu khác….  Cassette (khay đặt ống nghiệm và thẻ) đã gắn số
  • 34. 28  Các loại thẻ định danh và làm KS đồ (bảo quản ở 2-8 oC) các thẻ được để ở nhiệt độ phòng 30 phút khi làm xét nghiệm.  Máy đo độ đục và kít chuẩn  Ống nghiệm vô trùng kích cỡ 12x75cm để pha huyền dịch VK  Hộp đầu tuyp và dispenser đã khử trùng ở 121oC, 20 phút  Hai pipet cố định thể tích (loại 145µl cho VK Gr (-) và loại 280 µl cho VK Gr (+).  Hệ thống định danh VK VITEX2 (do hãng Biomerieux cung cấp). 2.6. Kỹthuật định danh và làmkháng sinh đồ trênhệ thống VITEX2 2.6.1. Nguyên lý các giếng của thẻ (card)  Là hệ thống định danh và làm KS đồ tự động.  Công suất tối đa: 60 test (có khả năng định danh và KSĐ của 60 test độc lập), tự động báo cáo kết quả khi xét nghiệm hoàn tất. 2.6.2. Phương pháp định danh và làm kháng sinh đồ  Phương pháp định danh VSV: Dùng phương pháp đo màu để nhận biết các tính chất sinh vật hoá học của VSV thông qua sự thay đổi màu của các giếng môi trường có sẵn trong thẻ.  Phương pháp làm KS đồ: dùng phương pháp đo MIC ( nồng độ ức chế tối thiểu), đo độ đục để theo dõi sự phát triển của VSV trong các giếng của card.  Hai phương pháp được thực hiện theo nguyên lý sự suy giảm cường độ sáng:hệ thống quang học sử dụng ánh sáng nhìn thấy để theo dõi trực tiếp sự phát triển của VSV thông qua việc đo cường độ ánh sáng bị chặn lại (hay sự suy giảm cường độ ánh sáng) khi ánh sáng đi qua giếng. Hệ thống sử dụng các bước sóng 660nm, 568nm, 428nm cho hiệu suất cao với thời gian ngắn. 2.6.3. Các bước định danh và làm KS đồ trên hệ thống VITEX 2
  • 35. 29  Nhuộm soi bệnh phẩm trên lọ ống nghiệm có môi trường tăng sinh, đánh giá sơ bộ  Chuẩn bị bệnh phẩm, đĩa thạch, đèn cồn và ăng cấy.  Đểđĩathạchlấy từ tủlạnh vào tủ ấm khoảng10 - 15 phúttrước khi cấy.  Cấy phân vùng từ bệnh phẩm vào đĩa thạch theo quy trình  Ủ ấm qua đêm  Theo dõi nuôi cấy:  Trên đĩathạchcó khuẩn lạc mọc, ta tiến hành làm tiêu bản nhuộm soi.  Lấy trên đĩa thạch mọc lấy một khuẩn lạc ria riêng rẽ, thuần để cho vào ống nghiệm làm định danh và làm KS đồ. + Bước 1: Đánh số cho card định danh và card KS đồ, đánh dấu kết quả các phản ứng oxydase, catalase và coagulase lên vị trí yêu cầu nếu các phản ứng này dương tính. + Bước 2: Chuẩn bị 2 ống nghiệm mỗi ống chứa 2ml nước muối sinh lý 9‰ vô trùng, đánh số 1 và 2, một ống dùng để định danh VK, một ống dùng để làm KS đồ. Lấy khuẩn lạc 24 giờ cho vào ống nghiệm nghiền nát vi khuẩn, lắc đều sau đó đặt ống nghiệm vào máy đo độ đục sao cho đạt từ 0,5- 6,3McFaland.  Chuẩn bị ống nghiệm làm KS đồ: lấy 3ml nước muối 0,45% vào ống nghiệm mới và đặt vào cassette.  Dùng pipet hút 280 µl đối với Gr (+) hay 145 µl đối với Gr (-) từ ống nghiệm định danh sang ống nghiệm làm KS đồ. + Bước 3: Đặt ống 1 và 2 vào giá đỡ của card, dùng ống nhựa vô trùng một đầu gắn vào cổng card đầu kia cho vào ống nghiệm chứa hỗn dịch VK. + Bước 4: Cho toàn bộ giá để card vào buồng hút chân không của hệ thống VITEX 2, đợi 2 phút cho máy tự làm đầy các giếng trong card.
  • 36. 30 + Bước 5: Khi quá trình làm đầy kết thúc lấy card ra khỏi buồng hút chân không, bỏ ống nối, gắn chặt cổng card bằng đầu gắn ( siler ), sau đó đưa card vào bộ phận đọc của hệ thống VITEX 2. Kết quả về tính chất sinh vật hóa học và sự nhạy cảm của KS với VK được hiển thị trên màn hình của hệ thống, khi kết thúc kết quả được in ra trên máy in. Tùy thuộc vào từng chủng VK sẽ cho ra các kết quả ở những thời gian khác nhau. 2.7. Yđức trong nghiên cứu  Mọi thông tin về đối tượng nghiên cứu được giữ kín.  Đề cương nghiên cứu được Hội đồng nghiên cứu khoa học Bệnh viện …………. phê duyệt.  Đề tài được Ban giám đốc bệnh viện và các khoa/ phòng nhất trí.  Mọi thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. 2.8. Xử lý số liệu Dữ liệu thu thập được sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Epi data 3.1. Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm Spss 16.0
  • 37. 31 CHƯƠNG III DỰ KIẾN KẾT QUẢ 3.1. Đặc điểm về tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu TT Vị trí PT Nhóm tuổi Dưới 20 n (%) 20 – 40 n (%) 40 – 60 n (%) trên 60 n (%) 1 Đầu cổ 2 Ngực 3 Bụng 4 Vú phụ khoa 5 Tiết niệu 6 Xương khớp 3.2. Tỷ lệ nhiễm VSV của các mẫu bệnh phẩm được nuôi cấy Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm VSV của các mẫu bệnh phẩm được nuôi cấy TT Vị trí PT Tỷ lệ nuôi cấy phân lập Âm tính Dương tính N % n % 1 Đầu cổ 2 Ngực 3 Bụng 4 Vú phụ khoa 5 Tiết niệu 6 Xương khớp
  • 38. 32 3.3. Tỷ lệ các loài VK phân lập được Bảng: 3.3. Tỷ lệ các loài VK phân lập được TT Loài VK Đầu cổ n (%) Ngực n (%) Bụng n (%) Vú phụ khoa n (%) Tiết niệu n (%) Xương khớp n (%) .... ..... ....... 3.4.Nhiễmkhuẩnvếtmổ và mộtsốyếutố liênquan Bảng 3.4. Mộtsốyếutố liênquanđếntỷlệ dương tínhvớiNKVM Một số yếu tố liên quan Âm tính Dương tính p n % n % Loại phẫu thuật Mở Nội soi Điểm ASA 1 2 3 4 5 Loại vết mổ Sạch Sạch nhiễm Sử dụng KSDP Có Không Bệnh mạn tính Có Không Tiền sử phẫu thuật Có Không
  • 39. 33 3.5. Tỷ lê kháng với KS của S. epidermidis Bảng 3.5: Tỷ lê kháng với KS của S. epidermidis TT KS Tỷ lệ % % (n= ) Kháng Trung gian Nhạy 1 Amoxicillin/clavulanic acid 2 Ampicillin/sulbactam 3 Vancomycin 4 Cefaclor 5 Cefazoline 6 Cefepime 7 Cefotaxim 8 Ceftazidime 9 Ceftriaxone 10 Cefoxitin 11 Gentamicin 12 Amikacin 13 Ofloxacin 14 Norfloxacin 3.6. Tỷ lê kháng với KS của E. coli Bảng 3.6: Tỷ lê kháng với KS của E. coli TT KS Tỷ lệ % % (n= ) Kháng Trung gian Nhạy 1 Amoxicillin/clavulanic acid 2 Ampicillin/sulbactam 3 Vancomycin 4 Cefaclor
  • 40. 34 5 Cefazoline 6 Cefepime 7 Cefotaxim 8 Ceftazidime 9 Ceftriaxone 10 Cefoxitin 11 Gentamicin 12 Amikacin 13 Ofloxacin 14 Norfloxacin 3.7. Tỷ lê kháng với KS của K. pneumoniae Bảng 3.7: Tỷ lê kháng với KS của K. pneumoniae TT KS Tỷ lệ % % (n= ) Kháng Trung gian Nhạy 1 Amoxicillin/clavulanic acid 2 Ampicillin/sulbactam 3 Vancomycin 4 Cefaclor 5 Cefazoline 6 Cefepime 7 Cefotaxim 8 Ceftazidime 9 Ceftriaxone 10 Cefoxitin 11 Gentamicin 12 Amikacin
  • 41. 35 13 Ofloxacin 14 Norfloxacin 3.8. Tỷ lê kháng với KS của S. aureus Bảng 3.8: Tỷ lê kháng với KS của S. aureus TT KS Tỷ lệ % % (n= ) Kháng Trung gian Nhạy 1 Amoxicillin/clavulanic acid 2 Ampicillin/sulbactam 3 Vancomycin 4 Cefaclor 5 Cefazoline 6 Cefepime 7 Cefotaxim 8 Ceftazidime 9 Ceftriaxone 10 Cefoxitin 11 Gentamicin 12 Amikacin 13 Ofloxacin 14 Norfloxacin 3.9. Tỷ lê kháng với KS của P. aeruginosa Bảng 3.9: Tỷ lê kháng với KS của P. aeruginosa TT KS Tỷ lệ % % (n= ) Kháng Trung gian Nhạy 1 Amoxicillin/clavulanic acid 2 Ampicillin/sulbactam
  • 42. 36 3 Vancomycin 4 Cefaclor 5 Cefazoline 6 Cefepime 7 Cefotaxim 8 Ceftazidime 9 Ceftriaxone 10 Cefoxitin 11 Gentamicin 12 Amikacin 13 Ofloxacin 14 Norfloxacin 3.10. Tỷlê kháng với KS của A. baumannii Bảng 3.10: Tỷ lê kháng với KS của A. baumannii TT KS Tỷ lệ % % (n= ) Kháng Trung gian Nhạy 1 Amoxicillin/clavulanic acid 2 Ampicillin/sulbactam 3 Vancomycin 4 Cefaclor 5 Cefazoline 6 Cefepime 7 Cefotaxim 8 Ceftazidime 9 Ceftriaxone 10 Cefoxitin
  • 43. 37 11 Gentamicin 12 Amikacin 13 Ofloxacin 14 Norfloxacin
  • 44. 38 CHƯƠNG IV DỰ KIẾN BÀN LUẬN 4.1. Kết luận về đặc điểm của một số vi khuẩn gây NKVM phổ biến 4.2. Kết luận về một số yếu tố liên quan đến tình hình NKVM 4.3.Kếtluậnvề tìnhhình đề kháng khángsinhcủacácvikhuẩn gây NKVM
  • 45. 39 DỰ KIẾN KẾT LUẬN Kết luận về đặc điểm dân số của đối tượng nghiên cứu về giới, tuổi, bệnh lý, khoa/ phòng. Kết luận về tỷ lệ các loại bệnh phẩm, tỷ lệ các bệnh phẩm dương tính với vi sinh vật gây bệnh. Kết luận về mối liên quan giữa tỷ lệ dương tính của các bệnh phẩm phân lập được với đặc điểm của vết mổ (sạch, sạch nhiễm), về điểm ASA, vị trí phẫu thuật, việc sử dụng kháng sinh dự phòng, việc triển khai phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi. Kết luận về các loại vi sinh vật gây bệnh phân lập được. Kết luận về tình hình đề kháng kháng sinh của vi sinh vật gây bệnh với các kháng sinh thường gặp.
  • 46. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2007), Vi sinh vật y học.NXB Y học, tr.50-57. 2. Bộ Y tế (2004). Tài liệu tập huấn sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị, tài liệu dùng cho đào tạo liên tục bác sỹ, dược sỹ bệnh viện. Ban hành kèm theo công văn số 9822 YT/K2ĐT ngày 20/12/2004. Tr.20, 21, 46, 55-60. 3. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. NXB Y học, tr.39, 41, 55- 59. 4. Nguyễn Văn Kính(2010),“Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam”, Global Antibiotic Resistance Partnership, 11(1-2010); p. 4-11. 5. Bộ Y tế (2010), Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008-2009. 6. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ. Ban hành kèm theo quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012. 7. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn tại khoa Gây mê hồi sức trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Ban hành kèm theo quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012. 8. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn vệ sinh môi trường bề mặt phẫu thuật. Ban hành kèm theo quyết định số 4290/QĐ-BYT ngày 15/10/2015. 9. CDC (2017), guideline for prevention of surgical site infection. https://www.cdc.gov/infectioncontrol/guidelines/ssi/index.html 10. APSIC (2018), Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ. Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn thành phố Hồ Chí Minh. 11. Đinh Vạn Trung và cs (2013), Nghiên cứu nhiễm khuẩn vết mổ trong phẫu thuật tiêu hóa sạch và sạch nhiễm tại bệnh viện TWQĐ 108. Tạp chí Y học lâm sàng, tr.93-96.
  • 47. 41 12. Trần Thị Lan Phương và cs (2010), Vi khuẩn thường gặp và mức độ nhạy cảm kháng sinh tại bệnh viện Việt Đức. Báo cáo hội thảo khoa học, tr.27-30. 13. Nguyễn Thị Vinh và cs (2006), theo dõi sự ĐKKS của vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở VN năm 2002, 2003,2004. Hội nghị tổng kết công tác Hội đồng thuốc và điều trị Hà Nội, 02-2006, tr.26-32. 14. Nguyễn Việt Hùng và cs (2010), nhận xét về tỷ lệ mắc, yếu tố nguycơ, tác nhân gâybệnh và hậu quả của nhiễm khuẩn vết mổ tại một số bệnh viện tỉnh khu vực miền Bắc. Tạp chí Y học lâm sàng, tr.16-23.
  • 48. 42 DỰ TRÙ KINH PHÍ NGHIÊN CỨU Đề tài “ Tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện …………”. TT Nội dung chi ĐVT Kinh phí thực hiện Số lượng Số ngày Mức chi Thành tiền 1 Phát triển đề cương nghiên cứu Góp ý, tư vấn đề cương Nhóm tư vấn 1 1 1.000.000 1.000.000 2 Khảo sát địa bàn nghiên cứu Công tác phí cho nhóm nghiên cứu NNC 3 Tập huấn điều tra Phí chuẩn bị, tổ chức, phục vụ Địa bàn 200.000 200.000 4 Thu thập số liệu Hỗ trợ giám sát trong quá trình thu thập số liệu Người 200.000 200.000 5 Xử lý, phân tích số liệu Phân tích số liệu NNC 200.000 200.000 Viết bản thảo báo cáo nghiên cứu NNC 200.000 200.000 Góp ý, tư vấn báo cáo nghiên cứu Nhóm tư vấn 1.000.000 1.000.000 6 Viết báo cáo nghiên cứu NNC 200.000 200.000 7 Tổ chức họp công bố kết quả nghiên cứu tại địa phương Thông qua Hội đồng
  • 49. 43 nghiệm thu nghiên cứu 9 Chi phí khác: photo, VPP, điện thoại liên lạc, … 400.000 400.000 CỘNG 3.400.000 Phí dự phòng (5) 170.000 TỔNG CỘNG 3.570.000 Bằng chữ: Ba triệu năm trăm bảy mươi nghìn đồng
  • 50. 44 Phụ lục 1: BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU 1. Họ và tên:........................................................ 2. Tuổi:......... 3. Giới....... 4. Ngày vào viện:.......................................................................................... 5. Số hồ sơ:................................................................................................... 6. Vị trí phẫu thuật:....................................................................................... 7. Chẩn đoán:............................................................................................... 8. Bệnh mạn tính:.......................................................................................... 9. Tiền sử phẫu thuật:.................................................................................... 10. Nhiễm trùng trước mổ:  Có  Không 11. Loại phẫu thuật:  Sạch  Sạch nhiễm  Nhiễm  Bẩn 12. Sử dụng kháng sinh dự phòng  Có  Không 13. Điểm ASA:............................................................................................. 14. Bệnh phẩm xét nghiệm:............................................................................ 15. Kết quả xét nghiệm phân lập vi khuẩn:  Âm tính  Dương tính 16. Loại vi khuẩn phân lập được:................................................................... 17. Tính chất đề kháng kháng sinh:  Nhạy cảm  Trung gian  Kháng