SlideShare a Scribd company logo
1 of 59
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
*****
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN
NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM
MÃ TÀI LIỆU: 80250
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
Giảng viên hướng dẫn: TS. PHẠM THU PHƯƠNG
Sinh viên thực hiện : ĐỒNG THỊ HIỀN
Lớp khóa học : QH2017 – E KTQT CLC1
Ngành : Kinh tế Quốc tế
Chương trình đào tạo : CTĐT CLC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
*****
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN
NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: TS. PHẠM THU PHƯƠNG
Giảng viên phản biện : …………………………………..
…………………………………..
Sinh viên thực hiện : ĐỒNG THỊ HIỀN
Lớp khóa học : QH2017 – E KTQT CLC1
Chương trình đào tạo : CTĐT CLC
HÀ NỘI, Tháng11 Năm 2020
i
Lời cảm ơn
Để hoàn thành bài khóa luận này, em xin gửilờicảm ơn chân thành
đến các thầy cô trong trường Đại học kinh tế – Đại học quốc gia Hà Nội
nói chung và thầy cô khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế nói riêng đã giúp
đỡ em cũng như đã cung cấp cho em những kiến thức sâu rộng để em có
nền tảng nghiên cứu đề tài. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm
Thu Phương - người đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn em nghiên
cứu và hoàn thành đề tài này. Cô đã tận tình theo sát em trong quá trình làm
bài, cũng như là đưa ra những lời góp ý, nhận xét sát sao trong bài nghiên
cứu của em.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song do
chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến
thức, trong bài khóa luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.
Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô nhằm
bổ sung hoàn thiện trong quá trình nghiên cứu tiếp theo của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, 15 tháng 11 năm 2020.
Sinh Viên
Hiền
Đồng Thị Hiền
ii
Mục lục
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................................iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ......................................................................................................v
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết.............................................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...............................................................................3
4 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3
5 Khung phân tích........................................................................................................4
6 Kết cấu........................................................................................................................5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................6
1.1 Tổng quan tài liệu.....................................................................................................6
1.1.1 Các bài nghiên cứu.....................................................................................................6
1.1.2 Khoảng trống nghiên cứu........................................................................................10
1.2 Cơ sở lý luận............................................................................................................11
1.2.1 Cơ sở lý luận về Covid ............................................................................................11
1.2.2 Cơ sở lý luận về ngành du lịch...............................................................................13
1.2.3 CSLL về tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch............................17
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN NGÀNH DU LỊCH
VIỆT NAM.........................................................................................................................21
2.1 Thực trạng của du lịch Việt Nam hiện nay...........................................................21
2.2 Sự tác động của Đại dịch Covid-19 đến du lịch Việt Nam.................................30
2.3 Đánh giá sự tác động của Đại dịch đến du lịch Việt Nam..................................38
iii
2.3.1 Tác động tích cực: ...................................................................................................38
2.3.2 Tác động tiêu cục .....................................................................................................40
2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến tác động tiêu cực ...............................................................42
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HẠN CHẾ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI
DỊCH COVID-19 ĐẾN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM............................................44
3.1 Định hướng và tầm nhìn phát triển thu hút du lịch .............................................44
3.2 Giải pháp...................................................................................................................45
3.3 Kiến nghị...................................................................................................................46
KẾT LUẬN.........................................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................50
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
Tiếng Việt Tiếng Anh
ASEAN Association of Southeast Asian
Nations
GDP Gross Domestic Product
WHO World Health Organization
WTA World Travel Awards
CSLT Cơ sở lưu trú
DNDL Doanh nghiệp du lịch
DANH MỤC BẢNG
Số thứ tự Tên bảng
1 Bảng 2.1.1: Số liệu thống kê lượng khách du lịch đến Việt Nam
giai đoạn 2010 - 2019
2 Bảng 2.1.2. Biến động của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
giai đoạn 2014 – 2019
3 Bảng 2.1.3: Lượng khách du lịch quốc tế đến du lịch Việt Nam
tính đến tháng 9/2019
4 Bảng 2.2.4: Số liệu thống kê lượng khách du lịch đến Việt Nam
trong quý I năm 2020
5 Bảng 2.2.5: Lượt khách du lịch của thị trường châu Á đến du
lịch Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2019 và 2020
v
DANH MỤC HÌNH - BIỂU ĐỒ
Số thứ tự Tên hình – biểu đồ
1 Hình 1.1. Số liệu các ca nhiễm Covid-19 tính đến ngày 29/10 ở
Việt Nam và Thế giới
2 Đồ thị 2.1.1: Số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai
đoạn 2015 - 2019 (triệu lượt)
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Nếu như 20 năm trước, Phó thủ tướng Vũ Khoan “mượn” câu nói “I have
a dream” để nói về giấc mơ của mình khi đặt quan hệ hợp tác kinh doanh với
các nước lớn thì năm 2020, Việt Nam khẳng định vị thế chủ động tham gia dẫn
dắt cuộc chơi trên nhiều diễn đàn đa phương với vai trò Chủ tịch ASEAN và
Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đó là cơ hộiquan
trọng để Việt Nam chúng ta khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế,
cũng là cơ hội để phát triển kinh tế nói chung, ngành Du lịch nói riêng . Du lịch
là ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ trong phạm vi
toàn cầu. Nó góp phần vô cùng to lớn đến phát triển kinh tế - xã hội cho mỗi
địa phương đón tiếp khách du lịch nói riêng và đất nước nói chung, cũng như
góp phần tạo việc làm cho người lao động, gia tăng thu nhập, phát triển cơ sở
hạ tầng. Không chỉ vậy, nguồn lợi nhuận khổng lồ từ ngành công nghiệp không
khói này lại đóng một vai trò to lớn trong tổng thu nhập quốc dân. Phát triển du
lịch còn là một phương tiện để quảng bá về hình ảnh của quốc gia và khẳng
định vị thế trên trường quốc tế. Việt Nam hội tụ những điều kiện thuận lợi về
tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hoá, nguồn nhân lực. Nhờ những điều
kiện trên mà ngành du lịch Việt Nam trong những năm gần đây đã khẳng định
hình ảnh và thương hiệu của mình trên toàn thế giới. Du lịch Việt Nam ngày
càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được
bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Ngành du lịch Việt Nam
ghi nhận 2019 là một năm thành công. Bên cạnh những con số ấn tượng thì
Việt Nam ta còn nhận được nhiều giải thưởng du lịch toàn cầu như: “ Điểm đến
hàng đầu châu Á”, “ Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới”,… Năng lực cạnh
tranh của du lịch Việt Nam cũng từ đó mà liên tục được cải thiện trong bảng
2
xếp hàng của WEF (63/140), tạo nên sự kỳ vọng phát triển hơn nữa vào năm
Du lịch quốc gia 2020. Chúng ta đã rất hy vọng về một năm 2020 đầy phát
triển, với những mục tiêu mới, định hướng mới. Tuy nhiên năm 2020 cũng là
một năm đáng ghi nhớ và đáng đi vào lịch sử của thế giới nói chung cũng như
là Việt Nam nói riêng khi mà mọi thứ dường như chững lại, mọi dự định về
phát triển kinh tế phải đặt sang bên vì cả thế giới đang phải trải qua đại dịch
Covid-19 chưa từng có, nền kinh tế toàn cầu bịsuy giảm nghiêm trọng và ngành
Du lịch bị ảnh hưởng trực tiếp. Ngành Du lịch Việt Nam là một ngành kinh tế
chịu tác động trực tiếp cũng như là đầu tiên từ cơn khủng hoảng này. Việt Nam
được biết đến là một trong những đất nước phòng chống dịch hiệu quả nhất,
nhận được sự ghi nhận và đánh giá cao của dư luận quốc tế, tạo sự tin tưởng
cho các nhà đầu tư, tuy nhiên thì điều đó không thể khiến ngành Du lịch thoát
khỏi những tác động, tổn thất nặng nề. Nếu như so sánh với toàn thế giới thì
Đại dịch Covid-19 vừa là thử thách vừa là cơ hội để Việt Nam có thể khẳng
định lại vị thế của mình. Vì vậy mà em đã làm đề tài “ Tác động của Đại dịch
Covid-19 đến ngành Du lịch Việt Nam” để đánh giá về những tác động của Đại
dịch Covid-19 đến ngành Du lịch Việt Nam, cũng như là bổ sung những biện
pháp để hạn chế sự tác động, 1 phần kiến nghị thúc đẩy những tác động tích
cực giúp ngành Du lịch Việt Nam thêm hoàn thiện.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu
Đánh giá tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam
để từ đó đề xuất giải pháp hạn chế sự tác động đó và thúc đẩy các tác động
tích cực giúp ngành du lịch Việt Nam thu hút, phát triển.
3
2.2 Nhiệm vụ
- Hệ thống cơ sở lý luận
- Phân tích, làm rõ tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch Việt
Nam
- Đánh giá khách quan về các tác động
- Đề xuất giải pháp, kiến nghị
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
- Tác độngcủa Đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam
b. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Chủ yếu đề cập đến những vấn đề tác động của Đại dịch
Covid-19 đến các công ty du lịch, chất lượng sản phẩm du lịch, lượng
khác du lịch tại Việt Nam
- Không gian: Việt Nam
- Thời gian: Số liệu được tổng hợp từ năm 2010 đến tháng 9/2020. Năm
2010 – 2019 là giai đoạn phát triển của ngành Du lịch Việt Nam, cũng
có thể xem được thực trạng du lịch Việt Nam trong giai đoạn trước Đại
dịch Covid-19 để từ đó có thể so sánh và nhận thấy dễ dàng việc Đạidịch
tác động như thế nào đến ngành Du lịch trong 9 tháng đầu năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Bài niên luận sửdụng phương pháp nghiên cứu định tính, phát triển trên
các nghiên cứu cùng nhóm đề tài đã có.
4
- Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, tiến hành so sánh từ đó
đưa ra nhận xét về sự tác động của Đai dịch Covid-19 đến hoạt động
thương mại, đầu tư cũng như mức độ ảnh hưởng của nó.
- Sử dụng phương pháp phân tíchtổng hợp: nhằm mục đíchphân tích quá
trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam trước và trong Đại dịch. Từ
đây, đánh giá các thành tựu được và những mặt tồn tại, hạn chế từ đó đưa
ra các giải pháp khắc phục
- Phương pháp thu thập dữ liệu: các tài liệu được thu thập từ các bài báo
cáo, tạp chí khoa học, các nguồn số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê,
Hải quan,… tổng quan các tài liệu nghiên cứu đã có nhằm chứng minh
các luận điểm luận cứ được nêu trong bài.
5. Khung phân tích
5
6. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài khóa luận được xây dựng bao gồm 3
chương
Chương I: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý luận
Chương II: Tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành Du lịch Việt Nam
Chương III: Giải pháp, kiến nghị hạn chế sự tác động của Đại dịch Covid-
19 đến ngành Du lịch Việt Nam
6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tổng quan tài liệu
1.1.1 Các bài nghiên cứu
 Nghiên cứu về ngành du lịch Việt Nam
1, Các tác giả Ming-Lang Tseng, Kuo-Jui Wu, Ming K.Lim, Tat-Dat Bui và
Chih-Cheng Chen (2018) “Assessing substainable tourism in Vietnam: A
hierarchical structure approach”: Nghiên cứu này cố gắng đánh giá mối quan
hệ nhân quả giữa các thuộc tính, khám phá mối quan hệ liên kết phân cấp và
xác định các quyền lực thúc đẩy sự phụ thuộc giữa các thuộc tính để cải thiện
hiệu suất bền vững bằng cách sử dụng phương pháp kết hợp lý thuyết tập mờ,
thử nghiệm ra quyết định và đánh giá và mô hình cấu trúc diễn giải. Một bộ
gồm bốn khía cạnh văn hóa xã hội, kinh tế, môi trường và hợp tác của cộng
đồng bao gồm 24 tiêu chí được giới thiệu từ các tài liệu và dựa trên ý kiến của
các chuyên gia. Nghiên cứu đã đề cao sự quan trọng của phát triển du lịch bền
vững đồng thời đưa ra định hướng, giải pháp cho vấn đề này.
2, Các tác giả Pallavi Pant, Whitney Huynh, và Richard E.Peltier (2018)
“Exposure to air pollutants in Vietnam: Assessing potential risk for tourists”:
Nghiên cứu đã phân tích và đánh giá tác động xấu của ô nhiễm môi trường
lên sức khỏe của dân số nói chung và khách du lịch nói riêng, từ đó đưa ra
giải pháp cho vấn đề nêu trên.
 Nghiên cứu về những tác động đến ngành du lịch Việt Nam
1, Các tác giả Phạm Xuân Quyết & Đinh Tiến Minh (2020) với bài nghiên
cứu “Những tác động của ứng dụng du lịch 4.0 đến sự hài lòng số của hành
khách sử dụng dịch vụ của các hãng hàng không giá rẻ tạiViệt Nam” cho thấy
sự phân tích và đánh giá hiểu biết về những tác động của Cách mạng Công
7
nghiệp (I.R) 4.0 vào du lịch (“Du lịch 4.0”) thông qua ứng dụng du lịch nền
tảng số (ứng dụng du lịch 4.0) bằng cách phân tích “sự hài lòng số” (e-
satisfaction) của khách hàng Việt Nam khi đặt và sử dụng dịch vụ của các
hãng hàng không giá rẻ (HKGR) tại Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện
bằng cách phân tích các phương pháp mô tả, lập luận và làm rõ những nghiên
cứu và bài báo có liên quan thực tiễn khác bên cạnh phân tích định lượng bằng
phiếu câu hỏi khảo sát tương ứng. Báo cáo nhận thấy xu hướng mới của “Du
lịch 4.0” ảnh hưởng đến cách hành khách đi du lịch. Với cái nhìn sâu vào các
hãng hàng không giá rẻ (HKGR), mục đích nghiên cứu là làm rõ các lý do và
các yếu tố ảnh hưởng đến việc khách hàng Việt Nam sử dụng dịch vụ HKGR
trong nước với sự trợ giúp của khái niệm “ứng dụng du lịch 4.0”. Các ứng
dụng mới của thế hệ thứ tư của cách mạng công nghiệp đã thay đổi cách hành
khách nhận thức về HKGR và tạo ra sự hài lòng về điện tử bằng cách cá nhân
hóa (yếu tố khách hàng là trung tâm). Mô hình E-QUAL được sử để phân tích
các yếu tố nêu trên. Tuy nhiên, phạm vi phân tích vấn đề chính cho nghiên
cứu còn hạn chế vì số lượng bài viết liên quan đến cùng một chủ đề chưa đa
dạng và việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu chuyên sâu còn nhiều trở ngại do
địa bàn nghiên cứu còn rộng mở, điều này sẽ được khắc phục trong suốt quá
trình thực hiện nghiên cứu.
2, . Tác giả Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2017) với bài nghiên cứu “ Nhân tố tác
động đến đòn bẩy tài chính của các công ty du lịch Việt Nam” điều tra những
nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của công ty du lịch ở Việt Nam. Số
liệu nghiên cứu từ 14 công ty du lịch thuộc 2 sàn giao dịch chứng khoán ở
Việt Nam là HOSE và HNX. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo
cáo tài chính hàng năm của các công ty từ 2009 đến 2012. Sử dụng mô hình
hồi quy dữ liệu bảng với tác động cố định là các công ty để tìm ra những yếu
tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của các công ty du lịch được niêm yết ở
8
Việt Nam. Nghiên đã cho thấy những nhân tố là quy mô, lợi nhuận và tài sản
cố định. Kết quả chứng minh quy mô và đòn bẩy tài chính có mối quan hệ
cùng chiều, trong khi lợi nhuận và tài sản cố định có mối quan hệ ngược chiều
với đòn bẩy tài chính.
3, Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Phú (2017) với bài nghiên cứu “ Các nhân tố tác
động đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ du lịch tạicác tỉnh Đồng
bằng sôngCửu Long” sử dụng thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL của
Parasuraman et al. để đo lường sự hài lòng của khách hàng. Bằng phương
pháp phân tích Cronbachalpha, phân tích nhân tố , phân tích hồi quy đa biến
qua đó tìm ra 4 nhân tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách: Tin cây
và đáp ứng; Cơ sở vật chất; Đồng cảm; Phương tiện hữu hình. Đồng thời
nghiên cứu cũng gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ
du lịch của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
 Nghiên cứu về tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch Việt
Nam
1, Các tác giả Phạm Trương Hoàng, Trần Huy Đức, Ngô Đức Anh (2020) với
bài nghiên cứu “ Tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam
và những giải pháp ứng phó” phân tích những tác động của đạidịch Covid-19
đến ngành du lịch Việt Nam và đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu các
tác động tiêu cực của dịch, hỗ trợ các doanh nghiệp và ngành du lịch vượt qua
những khó khăn do dịch gây ra, nhanh chóng khôi phục kinh doanh sau đó.
Dựa trên tổng quan nghiên cứu về tác động của dịch bệnh đối với ngành du
lịch và phân tích kết quả khảo sát 95 doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch và
khách sạn về tác động của dịch bệnh Covid-19 tới doanh nghiệp, nghiên cứu
đưa ra những kịch bản khác nhau về tác động của dịch bệnh Covid-19 tới
9
ngành du lịch Việt Nam theo diễn biến của dịch bệnh và phản ứng của Chính
phủ và ngành du lịch. Bài báo đề xuất những giải pháp hạn chế và giảm thiểu
tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam, cụ thể
cho ba giai đoạn duy trì sự tồn tại của các doanh nghiệp và lao động, tái cấu
trúc và chuẩn bị cho sự trở lại của ngành du lịch.
2, Các tác giả Nguyễn Thành Hiếu, Trương Tuấn Anh, Đỗ ThịĐông, Hà Sơn
Tùng ( 2020) với bài nghiên cứu “ Ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19 đối với
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp: Nghiên cứu thực tiễn ở miền Bắc
Việt Nam” tìm hiểu những ảnh hưởng của dịch viêm phổi cấp tính COVID-
19 đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Miền Bắc Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp đang gặp các khó khăn chủ
yếu về đầu ra, đứt gãy nguồn cung, khó khăn tài chính và nguồn nhân lực
không ổn định. Dựa trên kết quả phân tích, bài viết gợi ý các giảipháp đối với
doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khủng hoảng vì dịch bệnh này, trong đó,
đàm phán vớicác bên hữu quan, táicơ cấu, tăng cường chuyển đổisố là những
vấn đề đặc biệt cần quan tâm. Bài viết cũng đưa ra một số kiến nghị đối với
Chính phủ Việt Nam trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi
dịch bệnh để vượt qua giai đoạn khó khăn.
3, PGS.TS Phạm Hồng Chương - trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2020)
với bài nghiên cứu “ Tác động của Đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt
Nam” cho biết nghiên cứu này hướng đến việc dự phóng các kịch bản tác
động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam và từ đó đưa ra một số
khuyến nghị chính sách nhằm hạn chế các tác động tiêu cực về mặt kinh tế.
Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng: Tăng trưởng GDP quý 2 của Việt Nam
dự báo khoảng 2,0% so với cùng kỳ và thậm chí suy thoái nếu xảy ra kịch bản
xấu; Nếu đại dịch dịch kéo dài thì ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và
10
khu vực doanh nghiệp nói riêng là rất nghiệm trọng. Chúng tôi khuyến nghị
Chính phủ xây dựng nhiều kịch bản chính sách kinh tế khác nhau từ ngắn (hỗ
trợ) đến dài hạn (giải cứu) nhằm ứng phó với tình hình dịch ở cả Việt Nam
lẫn các quốc gia khác trên thế giới. Các giải pháp chính sách đưa ra cần tính
đến độ trễ trong quá trình ban hành và triển khai để đảm bảo tính kịp thời và
hiệu quả.
 Tổng quan về các phương pháp đánh giá tác động của Đại dịch Covid-
19
Các bài nghiên cứu đã sử dụng rất nhiều phương pháp nghiên cứu để
đánh giá đúng thực trạng, giải quyết vấn đề trong bài nghiên cứu. Bài nghiên
cứu thực hiện phân tích các phương pháp mô tả, lập luận và làm rõ những
nghiên cứu và bài báo có liên quan thực tiễn khác bên cạnh phân tích định
lượng bằng phiếu câu hỏi khảo sát tương ứng. Cũng có nghiên cứu sử dụng
dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chínhhàng năm của các công ty và sử dụng
mô hình hồi quy dữ liệu bảng với tác động cố định là các công ty để tìm ra
những yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của các công ty du lịch được
niêm yết ở Việt Nam. Và bằng phương pháp phân tích Cronbach alpha, phân
tích nhân tố, phân tích hồi quy đa biến,… các bài nghiên cứu đã tận dụng rất
tốt để người đọc hiểu rõ, nắm bắt được vấn đề.
1.1.2 Khoảng trống nghiên cứu
Các bài nghiên cứu đều có sự khách quan, số liệu xác thực và những
phương pháp đánh giá hợp lý không chỉ về các vấn đề liên quan đến du lịch,
mà còn có những tác động của Đại dịch Covid-19 đến kinh tế Việt Nam, đến
du lịch Việt Nam. Hầu hết các tác giả đã đánh giá chính xác cả về mặt tiêu
cực và tích cực về những tác động đó và đưa ra những đề xuất, biện pháp để
hạn chế những tiêu cực, phát huy những tích cực.
11
Sau quá trình tìm hiểu tài liệu làm tổng quan nghiên cứu, bản thân em
thấy rằng vẫn còn rất ít bài nghiên cứu nói về Tác động của Đại dịch Covid-
19 đến ngành du lịch Việt Nam. Hiện tại vẫn chưa có vacxin phòng, chữa và
dịch vẫn đang lây lan chưa có sự kiểm soát nhất định, nên những tác động của
nó đến ngành kinh tế không thể chỉ dừng lại ở thời điểm nghiên cứu và là
những dự báo của những chuyên gia, các nhà nghiên cứu.
Vẫn còn rất ít bài nói rõ về tác động của dịch Covid-19 đến ngành du
lịch Việt Nam, mà các bài nghiên cứu thường nói về dự báo sau Đại dịch, các
biện pháp phòng tránh, các vấn đề xung quanh đến Đại dịch Covid-19 ở Việt
Nam như việc học online,… hay là các phương thức kinh doanh mới, sự cần
thiết phải đổi mới trong kinh tế Việt Nam hậu Đại dịch. Vậy nên em làm bài
nghiên cứu này để xác định rõ tác động của Đại dịch đến ngành du lịch Việt
Nam, nếu ra những ý kiến đóng góp của bản thân để hạn chế mặt tiêu cực của
tác động đó, hy vọng có thể giúp ngành du lịch Việt Nam ngành càng hoàn
thiện và phát triển hơn nữa.
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Cơ sở lý luận về Covid
Hội chứng hô hấp cấp tính Corona Virus 2 ( SARS-CoV-2) được phát
hiện lần đầu tiên vào tháng 12/2019 tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung
Quốc đã gây ra một đợt bùng phát toàn cầu và là một vấn đề sức khỏe cộng
đồng. Ngày 30/01/2020, WHO đã tuyên bố COVID-19 là trường hợp khẩn
cấp y tế công cộng thứ 6 được quốc tế quan tâm. SARS-CoV-2 lây lan từ
người sang người qua các giọt nhỏ hoặc tiếp xúc trực tiếp, và sự lây nhiễm
được ước tính có thời gian ủ bệnh trung bình là 6,4 ngày và xu hướng gia tăng
tỷ lệ mắc bệnh chủ yếu theo cấp số nhân.
12
Tốc độ lây lan chóng mặt của Đại dịch covid-19 là không thể ngờ đến,
không riêng gì Trung Quốc mà Đại dịch còn lây lan ra toàn thế giới. Số người
mắc bệnh phải thống kế theo từng ngày thậm chí là từng giờ. Tính từ ngày
21/1 đến ngày 11/2 (chỉ có 20 ngày) số người mắc bệnh trên toàn cầu đạt đến
43.103 người.
Cập nhật đến ngày 6/8/2020, có 215 quốc gia/vùng lãnh thổ trên toàn
cầu ghi nhận trường hợp mắc. Trong đó Mỹ đang là nước có số ca nhiễm nhiều
nhất. Trên thế giới có tổng cộng 18,304,554 người mắc, trong đó có
11,508,854 người đã được điều trị khỏi và có 694,052 người đã tử vong. Tính
đến 10h ngày 6/8/2020 Việt Nam có ca nhiễm thứ 717, trong đó có 381 ca đã
khỏi và có 9 ca đã tử vong.
Hình 1.1. Số liệu các ca nhiễm Covid-19 tính đến ngày 29/10 ở Việt Nam
và Thế giới
Nguồn:Bộ Y tế
Các con số cho thấy Đạidịch Covid-19 vô cùng nghiêm trọng và chúng
ta không thẻ chủ quan bất kì giây phút nào. Cả thế giới ghi nhân những con
13
số hàng chục triệu người nhiễm, những người chưa khỏi bệnh và đã tư vong
là con số vô cùng lớn. Lần bùng phát dịch lần thứ 2 ở Việt Nam khiến cho
chúng ta phải ghi nhận những ca tử vong đầu tiên, và số người nhiễm bệnh
lên con số hơn nghìn người.
1.2.2 Cơ sở lý luận về ngành du lịch
a. Khái niệm du lịch
Khi bàn về khái niệm du lịch thì có rất nhiều cách hiểu và các khái
niệm khác nhau tuỳ thuộc vào góc độ nhìn nhận và suy nghĩ của mỗi người.
Theo cách hiểu đơn giản thì du lịch là chuyến đi chơi, tham quan xa dichuyển
ra khỏi nơi mình định cư thường xuyên với mục đích khám phá, nghỉ dưỡng
tìm hiểu nơi mình muốn đến và có sự trở về sau chuyến đi.
Theo Michael Coltman (Coltman,M,1991) đưa ra một định nghĩa ngắn
gọn: “ Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình
phục vụ khách, bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ, cư dân sở tại và
chính quyền nơi đón khách du lịch”.
Dưới góc nhìn về hoạt động của khách du lịch: Du lịch bao gồm tất cả
mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan,
khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư
giãn; cũng trong mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời
gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định
cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích là kiếm tiền. Du lịch cũng là
một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. -
- Theo định nghĩa của Tổ chức du lịch thế giới ( UNWTO)
Dưới góc nhìn của nhà kinh doanh: Du lịch là một ngành kinh doanh
tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên,
truyền thống về lịch sử văn hoá dân tộc, từ đó làm tăng thêm tình yêu nước;
đối với người ngoài làm tăng tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế
14
du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình
thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ. ( Từ điển bách khoa toàn thư Việt
Nam)
Từ các khái niệm trên thì ta có thể hiểu rằng du lịch có nhiều khái niệm
và được nhìn nhận ở nhiều mặt và nhiều góc độ khác nhau
b. Kinh tế du lịch
Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002) đưa ra định nghĩa: “Kinh tế du
lịch là một loại hình kinh tế có tính đặc thù, mang tính dịch vụ và thường được
xem như ngành công nghiệp không khói, gồm có du lịch quốc tế và du lịch
trong nước; có chức năng, nhiệm vụ tổ chức, khaithác các tàinguyên và cảnh
quan của đất nước nhằm thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước; tổ
chức buôn bán, xuất nhập khẩu tại chỗ hàng hóa và dịch vụ cho khách du
lịch”.
Nhóm tác giả Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2006) đưa ra
định nghĩa rằng: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ
chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những
doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham
quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động
đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du
lịch và cho bản thân doanh nghiệp”.
Định nghĩa này thể hiện rõ ràng và đầy đủ hơn về “kinh tế du lịch”,
nhưng trong ấn phẩm của nhóm tác giả (Giáo trình Kinh tế du lịch – Nhà xuất
bản Lao động xã hội, 2006) lại xác định đây là định nghĩa “du lịch” sau khi
phân tích các định nghĩa du lịch trong nước và trên thế giới. Định nghĩa này
cũng chưa hoàn chỉnh khi chưa đề cập đến vấn đề “Du lịch là một ngành kinh
tế dịch vụ, mang tính tổng hợp, tính liên ngành…” . Bản thân định nghĩa cũng
bị tự giới hạn khi sử dụng các thuật ngữ giới hạn như: “Du lịch là một ngành
15
kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao
đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp”. Thực tế, “Kinh tế du lịch”
cần được định nghĩa phổ quát hơn, rộng hơn thế.
Cũng như những ngành kinh tế khác, kinh tế du lịch chịu tác động bởi
các quy luật của thị trường và dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước để
định hướng cho sự phát triển của ngành một cách bền vững. Các thành tố cơ
bản của kinh tế du lịch cũng giống như các ngành kinh tế khác: có cung – cầu
du lịch, hàng hóa (sản phẩm) du lịch, thị trường du lịch, tiêu dùng du lịch,
cạnh tranh du lịch, doanh nghiệp du lịch và các loại hình kinh doanh du lịch…
c. Sản phẩm du lịch
Theo Luật du lịch (2005): Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần
thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Dịch vụ
du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống,
vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng
nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những giá trịvề vật
chất lẫn tinh thần của một quốc gia, một địa phương, một cơ sở nào đó mà du
khách đến hưởng thụ và trả tiền. Sản phẩm du lịch bao gồm sản phẩm vật thể
và phi vật thể, sản phẩm tự nhiên và nhân tạo.
Từ đây ta có thể hiểu ngắn gọn dễ hiểu rằng sản phẩm du lịch là tập hợp
tất cả các dịch vụ cần thiết như là lữ hành, lưu trú, vui chơi giải trí,... nhằm
mục đích thoả mãn nhu cầu của khách du lịch.
d. Khách du lịch và khách du lịch quốc tế
Có nhiều quan niệm về khách du lịch từ nhiều góc độ khác nhau:
Liên đoànquốc tế các tổ chức du lịch (tiền thân của tổ chức du lịch thế
giới): “Khách du lịch là người ở lại nơi tham quan ít nhất 24h qua đêm vì lý
do giải trí, nghỉ ngơi hay công việc như: thăm thân, tôn giáo, học tập, công
16
tác”. Đến năm 1968, tổ chức này lại định nghĩa khác: “ Khách du lịch là bất
kỳ ai ngủ qua đêm”.
Uỷ ban xem xét tài nguyên Quốc gia của Mỹ: “Du khách là người đi ra
khỏi nhà ít nhất 50 dặm vì công việc giải trí, việc riêng trừ việc đi lại hàng
ngày, không kể có qua đêm hay không.”
Địa lý du lịch Việt Nam định nghĩa: “ Du khách từ bên ngoài đến địa
điểm du lịch chủ yếu nhằm mục đích nâng cao nhận thức vớimôitrường xung
quanh, tham gia vào các hoạt động thư giãn, giải trí, thể thao, văn hoá kèm
theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên, kinh tế, dịch vụ và qua đêm tại cơ sở
lưu trú của ngành du lịch”.
e. Điểm đến du lịch
Theo cách hiểu đơn giản thì điểm mà khách du lịch đến thì được gọi là
điểm đến du lịch
Theo tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), đã đưa ra quan niệm về điểm
đến du lịch (Tourism Destination): “Điểm đến du lịch là vùng không gian địa
lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các
dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành
chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh
tranh trên thị trường”.
Một khái niệm khác trong du lịch có nghĩa cơ bản gần giống điểm đến
du lịch là điểm tham quan du lịch “Tourist attraction là một điểm thu hút khách
du lịch, nơi khách du lịch tham quan, thường có các giá trịvốn có của nó hoặc
trưng bày các giá trị văn hóa, ý nghĩa lịch sử hoặc được xây dựng, cung cấp
các dịch vụ về phiêu lưu, mạo hiểm, vui chơi giải trí hoặc khám phá, trải
nghiệm những điều mới lạ” (Tourism destination management, the George
Washington University, 2007). Điểm tham quan du lịch về cơ bản có những
điểm giống như định nghĩa về điểm đến du lịch, nhưng khác với điểm đến du
17
lịch đó là khách du lịch chỉ đến tham quan và sử dụng các dịch vụ tại đây
nhưng không ngủ lại qua đêm. Còn điểm tham quan du lịch thường nằm trong
một điểm đến du lịch và điểm tham quan du lịch rất đa dạng, phụ thuộc vào
sự sáng tạo của những người làm du lịch.
f. Khả năng thu hút của điểm đến
Theo nghiên cứu của Hu&Ritchie (1993), khả năng thu hút của điểm
đến “phản ánh cảm nhận, niềm tin và ý kiến mà mỗi cá nhân có được về khả
năng làm hài lòng khách hàng của điểm đến trong mối liên hệ trong mối nhu
cầu với chuyến đi cụ thể của họ”. Như vậy, có thể nói một điểm đến hấp dẫn
với du khách khi điểm đến đó thỏa mãn được nhu cầu họ.
Theo quan điểm của Mayo và Jarvis (1981) thì khả năng thu hút của
điểm đến là “khả năng của điểm đến mang lại các lợi ích cho du khách”. Như
vậy, khả năng thu hút của điểm đến dựa trên thông tin mà du khách tiếp cận
được về điểm đến đó mà không cần xây dựng bởi trải nghiệm thực tế ở điểm
đến.
g. Khả năng cạnh tranh của điểm đến
Nếu như khả năng thu hút của điểm đến được dựa trên khả năng có thể
cung cấp thỏa mãn nhu cầu của du khách thì khả năng cạnh tranh của điểm
đến được đánh giá trên việc có thể cung cấp các tiện ích và dịch vụ nổi trội
hơn so với những điểm đến khác. Ngoài các yếu tố về xã hội, những yếu tố tự
nhiên cũng góp phần làm tăng sức cạnh tranh của điểm đến như khí hậu, cảnh
quan thiên nhiên, vị trí địa lý,...
1.2.3 Cơ sở lý luận về tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch
Đại dịch Covid-19 hoành hành gây tác động tiêu cực rất lớn đến nền
kinh tế toàn cầu và được ví như một cuộc Đại Suy Thoái lần 2. Ngành du lịch
cũng không thể nằm ngoài tầm ảnh hưởng này. Dịch bệnh đã gây ra sự gián
đoạn hàng loạt các kế hoạch du lịch, kỳ nghỉ dưỡng, hoạt động đilại do Chính
18
phủ các nước đều ban hành quy định về hạn chế các chuyến bay nội địa lẫn
nước ngoài, khóa cửa biên giới, giãn cách xã hội nhằm hạn chế sự lây lan của
dịch bệnh trong những giai đoạn thường được xem là cao điểm của ngành du
lịch. Các hãng hàng không lẫn khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải
trí, địa điểm du lịch mất hàng tỷ USD và hàng triệu người trong ngành dịch
vụ du lịch mất việc làm. Tính đến ngày 20/04, có đến 97 điểm đến du lịch
(khoảng 45% trên tổng số các địa điểm du lịch trên toàn cầu) đã thực hiện biện
pháp đóng cửa toàn bộ hoặc một phần biên giới, khoảng 65 quốc gia và vùng
lãnh thổ (khoảng 30%) đưa ra các biện pháp hạn chế hoặc cấm các chuyến
bay hàng không bay nội địa hoặc nước ngoài, khoảng 39 quốc gia (chiếm
18%) đóng cửa biên giớiđốivới một số nhóm khách du lịch đến từ các nơi có
diễn biến dịch Covid-19 chuyển biến xấu và khoảng 7% các khu vực còn lại
thực hiện một số biện pháp phòng dịch khác như yêu cầu cách ly 14 ngày đối
với khách du lịch hoặc người di chuyển từ nước khác. Tính đến thờiđiểm hiện
tại, nhiều quốc gia đã kiểm soát tốt được dịch bệnh, điển hình là các quốc gia
châu Á như Việt Nam, Trung Quốc..., nhiều lệnh cấm đã được gỡ bỏ hoặc nới
lỏng, tuy nhiên điều này vẫn chưa thể giúp ngành du lịch toàn cầu phục hồi
nhanh trong nửa đầu năm 2020 này - Theo thống kê từ Tổ chức du lịch thế
giới (UNWTO).
Không giống với những cuộc khủng hoảng bắt đầu từ tàichính – tiền tệ
hay bất động sản, suy thoái kinh tế do Đại dịch Covid-19 gây ra lại bắt nguồn
từ những giải pháp phòng chống dịch “phi y tế” như: Phong tỏa, giãn cách xã
hội, ngừng các hoạt động giao thông công cộng, du lịch, vui chơi, giản cách
mọi người với khoảng cách an toàn 2m, đóng cửa biên giới. Chính các giải
pháp bắt buộc đó đang “bóp nghẹt” nền kinh tế nói chung và ngành du dịch
nói riêng. Tác độngban đầu của đại dịch bộc lộ rõ nhất qua việc giảm và đình
chỉ một số hoạt động của ngành du lịch, giải trí.
19
Sự tác động của Đại dịch Covid-19 là “liên hoàn” khi mà các giải pháp
phòng trống được Chính phủ các nước đưa ra liên tục:phong tỏa, cách ly, giãn
cách xã hội có tác động tiêu cực đến du lịch khi mà tất cả mọi người phải ở
trong nhà, không ra ngoài nếu không cần thiết, càng không thể đidu lịch trong
nước cũng như là ra nước ngoài.
Lượng khách du lịch của các nước trên toàn thế giớiđều giảm sâu, thậm
chí là có thể coikhách du lịch quốc tế như bằng 0. Các chuyến bay đều mang
tính thương mại, chính trị,… khi mà tất cả mọi thứ hầu như đóng cửa, sức
khỏe được đưa lên hàng đầu, khi mà đất nước bạn không thể kiểm soát dịch
bệnh tốt, sẽ chẳng có du khách nào yên tâm, tin tưởng để có thể đến đây du
lịch. Khó khăn hơn là khi nhập cảnh, bất kì ai đều phải bị cách ly tối thiểu 14
ngày để theo dõi sức khỏe cũng như xét nghiệm máu để kiểm tra bạn có thực
sự âm tính với Covid-19.
Thế giới ghi nhận thiệt hại nặng nề của các công ty lữ hành, các công
trình – kiến trúc du lịch để dang dở. Khi mà rất nhiều công ty, tập đoàn phải
đóng cửa, tuyên bố phá sản vì không đủ kinh phí để trả lương cho nhân viên,
duy trì sự tồn tại như việc thuê mặt bằng,… Vì vậy mà du lịch không thể thu
hút đầu tư dù là trong nước hay nước ngoài. Toàn bộ kinh trên thế giới đều
suy thoái, nên việc thu hút đầu tư vào du lịch dường như là không có. Thế giới
phải đối mặt với nhiều tháng năm rất khó khăn. Khi mà chưa có vacxin phòng
bệnh và các ca nhiễm vẫn liên tục tăng, bất ổn xã hội leo thang, tăng trưởng
kinh tế toàn cầu giảm sâu và du lịch quốc tế dường như bằng 0.
Tuy nhiên, Đại dịch Covid-19 cũng đem lại những nhìn nhận mới,
những tác động tích cực. Chúng ta có thể hoàn toàn cảm nhận được việc môi
trường được cải thiện, không khí trở lên trong lành. Chỉ số ô nhiễm của các
thành phố lớn đều đã giảm, dần chuyển từ màu đỏ sang xanh. Chưa bao giờ
20
thấy tiềm năng khai thác mạng internet một cách đầy đủ, tận dụng như thế
này. Điều này dự cảm thấy một đợt sóng du lịch công nghệ mới, tiết kiệm chi
phí, giảm thiểu thời gian đi lại,… sẽ vô cùng phát triển.
Tómlại, đại dịch COVID-19 là cú sốc y tế mạnh mẽ, tác động đến mọi
mặt lên nền kinh tế thế giới đặc biệt là ngành du lịch. Tăng trưởng toàn cầu
và của nhiều quốc gia, khu vực ở mức âm; đầu tư và thương mại toàn cầu suy
giảm; người lao động mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao; du lịch thất thu
nghiêm trọng, khách quốc tế dường nhu bằng 0. Trong khó khăn do dịch bệnh
mang lại, cũng có những cơ hội xuất hiện, nhất là các hoạt động kinh tế - xã
hội trực tuyến, du lịch công nghệ số như bán hàng trực tuyến, học trực tuyến,
họp trực tuyến và thậm chí có những doanh nghiệp có kế hoạch dài hạn cho
nhân viên làm việc trực tuyến tại nhà. COVID-19 đang đẩy nhanh quá trình
ứng dụng và cho ra đời những sản phẩm mới từ cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư. Đại dịch đem đến cho thế giới những khó khăn, thách thức; nhưng
đồng thời cũng đem đến cơ hội. Quốc gia nào biết tận dụng cơ hội sẽ có khả
năng vươn lên mạnh mẽ sau đại dịch. Và ngược lại, quốc gia nào không tận
dụng tốt cơ hội sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ “hậu COVID-19”.
21
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN
NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM
2.1 Thực trạng của du lịch Việt Nam hiện nay
Du lịch đã và đang đóng góp rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Có thể
nói du lịch như một viên ngọc tiềm ẩn với vô vàn tiềm năng mà chúng ta chưa
thể khai thác, tận dụng triệt để. Trong 10 năm gần đây ( 2010-2019), ngành
du lịch Việt Nam có sự tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt là giai đoạn 2017-2019,
lượng khách du lịch đến Việt Nam đã tăng gấp đôi so với giai đoạn 2014-
2016.
Bảng 2.1.1:Số liệu thống kê lượng khách du lịch đến Việt Nam giaiđoạn
2010 - 2019
Đơn vị: Lượt người
Năm Khách Quốc tế Khách nội địa Tổng lượng khách du
lịch
2010 5.049.855 28.000.000 33.049.855
2011 6.014.032 30.000.000 36.014.032
2012 6.847.678 32.500.000 39.347.678
2013 7.572.352 35.000.000 42.572.352
2014 7.847.300 38.500.000 46.347.300
2015 7.943.651 57.000.000 66.943.651
2016 10.012.735 62.000.000 72.012.735
2017 12.922.151 73.200.000 86.122.151
2018 15.497.791 80.000.000 95.497.791
2019 18.008.590 85.000.000 103.008.590
Nguồn:Tổng cục Du lịch
22
Việt Nam được trải qua giai đoạn bùng nổ khách du lịch trong một thập
kỉ qua. Khi mà số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng gần 3.6 lần ( từ 5
triệu năm 2010 lên đến 18 triệu năm 2019), khách nội địa tăng khoảng 3.04
lần ( từ 28 triệu năm 2010 lên đến 85 triệu năm 2019). Tổng quát hơn thì lượng
khách du lịch của Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2019 đã tăng khoảng 3.12
lần. ( từ 33 triệu lên 103 triệu lượt khách du lịch). Thu nhập du lịch ngày càng
cao ( 96.000 tỷ đồng năm 2010), chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP. Tuy nhiên
so với tiềm năng và quy mô phát triển thì thu nhập du lịch vẫn chưa cân xứng,
thể hiện hiệu quả kinh doanh thấp, hàm lượng giá trị gia tăng còn thấp ( 5.25%
GDP năm 2009).
Giai đoạn 2010-2015, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam duy trì đà
tăng trưởng trung bình hàng năm là 9,48%. Năm 2015, ngành Du lịch đã đón
trên 7,94 triệu lượt khách quốc tế, tăng 1,57 lần so với năm 2010 là 5,05 triệu;
khách du lịch nội địa đạt 57 triệu lượt, tăng hơn 2 lần so với 28 triệu lượt của
năm 2010; tổng thu từ khách du lịch đạt 338.000 tỷ đồng, tăng hơn 3,5 lần so
với 96.000 tỷ đồng của năm 2010. Trong 5 năm từ 2011 đến 2015, xuất khẩu
dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch
vụ của nước ta, trong khoảng 67-71% (năm 2015 tính sơ bộ khoảng 7,3 tỷ đô-
la Mỹ). Tốc độ tăng trưởng trung bình về lưu lượng hành khách qua các cảng
hàng không đạt 63 triệu lượt năm 2015, tăng 24,3% so với năm 2014.
Việt Nam hiện có 52 hãng hàng không quốc tế đến từ 25 quốc gia và
vùng lãnh thổ như: AirAsia Berhad, Jetstar Asia, Tiger Airways, Thai
AirAsia, Cebu Pacific, Lion Air, Indonesia AirAsia,… với 54 đường bay quốc
tế kết nốivới Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang... đã đem lại cơ
hội đi du lịch thuận lợi cho du khách. Ngoài ra còn có 48 đường bay nội địa
đã kết nối chặt chẽ với các điểm du lịch trong nước. Hệ thống đường bộ cao
23
tốc được xây dựng và nâng cấp trong cả nước, khả năng kết nối và liên kết
phát triển du lịch giữa các vùng và các địa phương được đẩy mạnh, đem lại
sự thuận tiện cho du khách. Du lịch phát triển thu hút mạnh mẽ các nguồn lực
đầu tư của xã hội cho hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành. Ngày càng
có nhiều các tập đoàn đầu tư chiến lược trong nước như VinGroup, SunGroup,
Mường Thanh, FLC, BIM, Tuần Châu... xây dựng các khu vui chơi giải trí,
khách sạn có quy mô và chất lượng mang tầm quốc tế tạicác điểm đến du lịch
trọng điểm như Hạ Long, Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang và hơn 30
tỉnh/thành trong cả nước tạo ra động lực và đòn bẩy cho sự phát triển du lịch.
Tiếp theo đó là sự gia tăng không ngừng cả về số lượng và chất lượng
của các doanh nghiệp lữ hành và cơ sở lưu trú. Trong giai đoạn 2010-2015,
tốc độ tăng trưởng trung bình về số cơ sở lưu trú là 8,76%/năm và 8,42%/năm
về số buồng. Năm 2010 có 12.352 CSLT với hơn 237.000 buồng thì đến hết
năm 2015, cả nước đã có 18.800 CSLT với hơn 355.000 buồng, tăng khoảng
1,5 lần. Đặc biệt, trong giai đoạn này, số khách sạn từ 3-5 sao tăng cao hơn
mức tăng trung bình chung (tăng 16% đối với khách sạn 5 sao, 14% đối với
khách sạn 4 sao và 13% đối với khách sạn 3 sao). Về doanh nghiệp lữ hành
quốc tế, năm 2010 có 888 doanh nghiệp thì đến hết năm 2015 có 1.573 doanh
nghiệp, tăng 1,77 lần, tốc độ tăng trung bình khoảng 12,1%/năm.
Bảng 2.1.2. Biếnđộng của kháchdu lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn
2014 – 2019
Năm Khách du lịch Quốc tế
đến Việt Nam
( triệu lượt)
Lượng tăng tuyệt
đối liên hoàn
( triệu lượt)
Tốc độ tăng/
giảm liên hoàn (
%)
2014 7.89 - -
24
2015 7.91 0.02 0.25
2016 10.02 2.11 26.68
2017 12.93 2.91 29.04
2018 15.48 2.55 19.72
2019 18.02 2.54 16.41
Nguồn:Tổng cục thống kê
Trong giai đoạn 2015-2019, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
luôn tăng qua các năm, trong đó mức tăng cao nhất là năm 2017 với 2.91%.
Năm 2017 được coi là năm phát triển ấn tượng của du lịch Việt Nam khi lần
đầu tiên mức tăng về khách du lịch quốc tế đạt tới 2,91 triệu lượt khách so với
năm 2016. Các năm khác cũng có lượng tăng khá với lượng tăng tuyệt đối
bình quân là 2,026 triệu lượt khách/năm và tốc độ tăng trưởng bình quân đạt
17,96%.
Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng cao trong những
năm gần đây một phần do công tác xúc tiến du lịch có nhiều thay đổitích cực,
Tổng cục Du lịch cùng các DNDL đã hệ thống lạicác hội chợ du lịch quốc tế,
huy động được nhiều doanh nghiệp lớn tham gia, bên cạnh đó cũng tăng cường
xúc tiến du lịch qua mạng xã hội. Một phần nhờ vào chính sách miễn visa của
Việt Nam, khiến khách du lịch từ châu Âu tới Việt Nam tăng trưởng khá
nhanh, ( trung bình tăng 20% - 30% so với trước đó), nhất là các thị trường
Anh, Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha.
Đồ thị 2.1.1:Số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2015 -
2019 (triệu lượt)
25
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Đồ thị 2.1.1 cho thấy bình quân mỗi năm lượng khách du lịch quốc tế
đến Việt Nam có xu hướng tăng khoảng 2,568 triệu lượt khách – một con số
đáng mừng cho ngành Du lịch.
Năm 2017, ngành du lịch Việt Nam đã thu về 510.900 tỷ đồng, tăng
27,78% so với năm 2016. Thị trường du lịch đã có 79 khách sạn cao cấp (3-5
sao) mới được đưa vào hoạt động, (trong đó có 10 khách sạn 5 sao với số
phòng thêm mới là 101.400 phòng), tổng số phòng năm 2017 tăng 10% so với
năm 2016.
Năm 2018 là một năm thành công của du lịch Việt Nam khi mà tổng số
thu từ khách du lịch đạt hơn 620.000 tỷ đồng, đón 15.497.791 lượt khách (
tăng 19,9% so với năm 2017), phục vụ hơn 80 triệu lượt khách trong nước.
Cả nước có hơn 28.000 CSLT với trên 550.000 buồng, (tăng 2.400 cơ sở so
với 2017); trong đó 113 CSLT được công nhận hạng 3-5 sao, 145 khách sạn
5 sao và 267 khách sạn 4 sao.
Du lịch đang ngày một phát triển mạnh mẽ và tạo công ăn việc làm, thu
nhập cho hàng triệu người.
26
Những năm gần đây, ngành du lịch có bước phát triển ngoạn mục vượt
bậc. Trong giai đoạn 2015 - 2018, lượng khách quốc tế tăng gần 2 lần, (từ 8
triệu lượt lên 15,5 triệu lượt) và tốc độ tăng trưởng khoảng 25%/năm; là 1
trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất thế giới; khách nội
địa cũng tăng 1,4 lần, (từ 57 triệu lượt lên 80 triệu lượt); đóng góp 8,4% GDP.
Năm 2019 tiếp tục đánh dấu thành công của du lịch Việt Nam vớilượng
khách quốc tế đạt trên 18,008 triệu lượt người, cao nhất từ trước đến nay, với
mức tăng 16,2% so với năm 2018. Tổng số thu từ khách du lịch năm 2019
cũng lên đến 726.000 tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2018.
Bảng 2.1.3:Lượng kháchdu lịch quốc tế đến du lịch Việt Nam tính đến
tháng 9/2019
Chỉ tiêu Ước tính
tháng
9/2019(lượt
khách)
9 tháng
năm 2019
(lượt
khách)
Tháng
9/2019 so
với tháng
trước (%)
Tháng
9/2019 so
với tháng
9/2018
(%)
9 tháng
năm 2019
so với
cùng kỳ
năm
trước (%)
Tổng số 1.561.274 12.870.506 103.2 128.8 110.8
Chia theo phương tiện đến
Đường
hàng
không
1.298.337 10.189.039 109.5 131.8 108.3
27
Đường
biển
17.824 189.605 125.9 220.3 99.4
Đường
bộ
245.113 2.491.862 78.4 111.7 123.5
Chia theo một số thị trường
Châu Á 1.327.814 10.156.165 108.2 133.5 112.5
Châu Mỹ 61.768 737.793 89.6 113.3 106.8
Châu Âu 134.278 1.612.850 74.4 105.6 105.3
Châu Úc 33.204 329.248 104.8 99.7 98.6
Châu Phi 4.210 34.450 107.7 133.5 110.8
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Bảng 2.1.3 cho thấy, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng
9/2019 ước đạt 1.561.274 lượt khách, tăng 28,8% so với tháng 9/2018. Tính
chung 9 tháng đầu năm 2019, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt
12.870.506 lượt khách, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Chia theo phương tiện đến thì khách du lịch sử dụng đường không là
lớn nhất (tháng 9/2019 đạt 1.298.337 lượt khách, tăng 9,5% so với tháng
9/2018), khách du lịch sử dụng phương tiện đường bộ đứng thứ hai (tháng
9/2019 đạt 245.113 lượt khách, tăng 11,7% so với tháng 9/2018) và sử dụng
phương tiện đường biển đứng thứ ba nhưng lại có tốc độ tăng lớn (tháng
9/2019 đạt 17.824 lượt khách, tăng 120,3% so với tháng 9/2018).
28
Chia theo thị trường thì khách du lịch châu Á chiếm số lượng lớn nhất
( với 9 tháng năm 2019 đạt 10.156.165 lượt khách, tăng 12,5% so vớicùng kỳ
năm 2018). Trong số lượng khách du lịch châu Á thì chiếm số lượng lớn nhất
là khách du lịch Trung Quốc (với 3.977.183 lượt khách, tăng 4,4% so vớinăm
2018).
Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, chất lượng du lịch
đang có những cải thiện tích cực nhằm tạo sức hút đối với khách quốc tế thì
Việt Nam tiếp tục giữ vững danh hiệu "Điểm đến hàng đầu châu Á" năm thứ
hai liên tiếp do Giải thưởng Du lịch Thế giới (WTA) 2019 bình chọn.
Song hành với việc phát triển ngành Du lịch thì đầu tư cũng đang được
đẩy mạnh. Đặc biệt là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nó có vaitrò hết sức
quan trọng dẫn dắt phát triển du lịch theo xu hướng của thế giới. Đầu tư của
khu vực tư nhân có vẻ tăng nhanh, có những đột phá năng động nhưng tầm cỡ
quy mô còn nhỏ, dàn trải, mang tính tự phát và thiếu đồng bộ nên hiệu quả
tổng thể chưa cao.
Cơ sở hạ tầng của ngành Du lịch được Nhà nước quan tâm hỗ trợ đầu
tư và thu hút được rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia. Nhiều
công trình giao thông, sân bay được cải tạo, tu sửa và đầu tư mới, cơ sở vật
chất các khu du lịch được nâng cấp từng bước tạo điều kiện mở đường cho
hoạt động phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Ngành Du lịch ngày một hội
nhập, đi cùng với thời đại công nghệ số đòi hỏi tính đồng bộ và hiện đại của
hạ tầng du lịch cũng như là chất lượng dịch vụ, chất lượng lao động. Hệ thống
cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh, chất
lượng được nâng cấp lên 1 bước, nhiều khu du lịch, resorts, khu giảitrí, khách
sạn cao cấp đạt trình độ quốc tế đã hình thành nhưng còn chiếm tỷ lệ quá nhỏ
29
chưa thể làm thay đổi căn bản diện mạo của ngành và chưa thể hình thành hệ
thống các khu du lịch quốc gia với thương hiệu nổi bật.
Ngành Du lịch phát triển tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội ( hàng năm
có tới 30-40 ngàn việc làm trực tiếp được tạo thêm). Chất lượng lao động du
lịch qua đào tạo và có kinh nghiệm thực tiễn ngày càng được nâng cao nhờ
những nỗ lực của ngành và sự hỗ trợ của quốc tế trong công tác phát triển
nguồn nhân lực du lịch. Hệ thống cơ sở đào tạo du lịch ngày càng mở rộng và
nâng cấp với đội ngũ nhân viên đào tạo chuyên nghiệp. Tuy vậy, mặt bằng
chung về chất lượng nhân lực du lịch vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu đòi
hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ
trong thời buổi hội nhập hiện nay.
Sản phẩm du lịch ngày một đổi mới, phát triển đa dạng, nhiều mẫu mã
hơn nhưng chất lượng cònđơn sơ, thiếu tính độc lập, đặc sắc; thiếu tính đồng
bộ và liên kết chưa cao, ít sáng tạo. Sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng giá trị
gia tăng cao còn chiếm tỉ trọng khá nhỏ, nhiều sản phẩm bị trùng lặp và suy
thoái nhanh.
Thị trường du lịch đã từng bước được lựa chọn theo mục tiêu. Tuy nhiên
công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều yếu kém, chưa thức thời, chưa thực
sự đi trước 1 bước, dự đoán cho ngành Du lịch trong tương lai . Khaithác, thu
hút thị trường còn dừng ở bề nổi chưa có tính bền vững, chưa phân đoạn và
chưa có tiêu điểm tập trung nâng cấp.
Du lịch ngày một phát triển đồng nghĩa với việc khai thác tài nguyên
không ngừng được mở rộng. Nhưng do thiếu kinh nghiệm và chưa có tầm
nhìn dài hạn nên việc khai thác kém hiệu quả và thiếu tính bền vững; các di
tích, di sản luôn phát huy giá trị phục vụ du lịch của chúng nhưng sự chủ động
liên kết khai thác chưa cao; công tác bảo tồn văn hóa và bảo về môi trường
30
được chú trọng hơn nhưng hiệu quả thực thi lại thấp, ô nhiễm môi trường diễn
ra ở nhiều nơi. Mất vệ sinh nơi công cộng, tệ nạn xã hội vẫn luôn là những
vấn đề tồn đọng mất mĩ quan, thiện cảm không tốt cho du khách, ảnh hưởng
trực tiếp đến du lịch. Nhận thức về du lịch của người dân đã có những bước
cải thiện và tiến bộ nhất định, tuy nhiên so với yêu cầu phát triển của ngành
Du lịch vươn tầm thế giới vẫn còn một khoảng cách khá xa.
2.2 Sự tác động của Đại dịch Covid-19 đến du lịch Việt Nam
Theo sự phát triển của du lịch từ năm 2010 đến năm 2019, du lịch là
một trong những ngành phát triển năng động nhất dựa trên cơ sở phát huy
nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và mức giá dịch vụ cạnh tranh. Ngành du
lịch đã đóng góp rất lớn vào tốc độ phát triển GDP và giảiquyết việc làm. Tuy
nhiên, đến năm 2020, ngành du lịch đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch
Covid-19.
Bảng 2.2.4:Số liệu thống kê lượng khách du lịch đến Việt Nam trong quý
I năm 2020
Đơn vị: Lượt người
Tháng Khách Quốc tế Khách nội địa Tổng lượng khách
1 1.994.100 7.300.000 9.294.100
2 1.242.731 4.400.000 5.642.731
3 449.923 1.300.000 1.749.923
Nguồn:Tổng cục Thống kê
Nhìn vào bảng 2.2.4 ta thấy, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng
1-2020 đạt 1.994,1 nghìn lượt người, tăng 16,6% so với tháng trước và tăng
32,8% so với cùng kỳ năm trước. Từ cuối tháng 1 – đầu tháng 2, Việt Nam
bắt đầu ghinhận những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, lượng khách du lịch Quốc
31
tế cũng giảm dần. Tháng 2-2020, Việt Nam chỉ đón 1.242,7 nghìn lượt khách
quốc tế, giảm 37,7% so với tháng 1 và giảm 21,8% so với cùng kì năm trước.
Ngày 17/3/2020 Việt Nam tạm ngừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập
cảnh và ngày 21/3, Việt Nam tạm ngừng nhập cảnh khách nước ngoài, làm
cho lượng khách quốc tế giảm sâu, chỉ đạt 449,9 nghìn lượt - giảm 63,8% so
với tháng 2 và giảm 68.1% so với cùng kì năm trước. Thành phố Đà Nẵng là
một trong những điểm du lịch hàng đầu của Việt Nam, có tổng lượng du khách
trong quý I/2020 đạt gần 1.3 triệu du khách trong và ngoài nước, giảm 31.2%
so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, trong 3 tháng đầu năm 2020, khách quốc
tế đến Việt Nam chỉ đạt 3.686,8 nghìn lượt người, giảm 813.335 lượt khách
và giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước, 2 thị trường khách quốc tế lớn nhất
của du lịch Việt Nam đó là Trung Quốc và Hàn Quốc đều giảm 91,5% và
91,4% ( vì đây là 2 nước chịu ảnh hưởng nặng nền nhất của Đại dịch Covid-
19).
Bảng 2.2.5:Lượt khách du lịch của thị trường châu Á đến du lịch Việt
Nam trong 3 tháng đầu năm 2019 và 2020
Thị trường 3 tháng đầu năm 2019 3 tháng đầu năm 2020
Lượt khách Tỷ lệ (%) Lượt khách Tỷ lệ (%)
Trung Quốc 1.281.073 37,79 871.819 32,6
Hàn Quốc 1.107.794 32,67 819.089 30,63
Nhật Bản 233.355 6,88 200.346 7,49
Các thị
trường khác
768.170 22,66 783.113 29,28
Tổng số 3.390.392 100 2.674.367 100
Nguồn: Tổng cục Thống kê
32
Tại châu Á, 3 thị trường khách du lịch quốc tế đến du lịch Việt Nam
chiếm hơn 51% tổng lượng khách dulịch quốc tếđó là Trung Quốc, Hàn Quốc
và Nhật Bản. Tuy nhiên dịch bệnh bắt nguồn từ Trung Quốc, lan rộng ra các
nước bên cạnh như Hàn Quốc và Nhật Bản. Vậy nên lượt khách du lịch đến
từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản giảm đáng kể so với năm 2019 với
871.819; 819.089; 200.346 (lượt khách), chiếm 32,6%; 30,63%; 7,49% thị
trường châu Á.
Khách du lịch đến từ châu Á đạt 2.674.367 lượt khách chiếm 72,54%,
giảm hơn 21% so với cùng kì năm 2019. Đứng thứ 2 là thị trường khách du
lịch đến từ châu Âu, chiếm 17,6% với 648.731 lượt khách, giảm 5% so với
cùng kì năm 2019. Các thị trường khác như châu Mỹ ( chủ yếu là Mỹ), châu
Úc đều giảm 20,24% và 14,37% so với cùng kì năm ngoái.
Ngày 31/3, Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 16 về việc cách ly toàn xã
hội trên phạm vi cả nước trong vòng 15 ngày để phòng chống Covid-19 (từ
0h ngày 1/4 đến ngày 15/4), ngành du lịch sẽ theo đó mà gần như tê liệt. Có
thể nói du lịch Việt Nam trong tháng 4 này đã chạm đáy khi mà lượt khách du
lịch quốc tế chỉ có 26.200 lượt người, giảm 94,2% so với tháng 3 và giảm
98,2% so với cùng kì năm 2019. Du khách quốc tế đến từ đường hàng không,
đường bộ, đường biển đồng loạt giảm sâu lần lượt là 98,3%; 70,1%; 99,5%.
Khách đến từ châu Á, châu Âu; châu Úc, châu Mỹ và châu Phi đều giảm trên
97%, và có những thị trường gần như bằng 0 khi giảm đến 99,8% ( châu Úc
và châu Mỹ).
Việt Nam áp dụng chính sách hạn chế nhập cảnh chứ không cấm hoàn
toàn, vậy nên tháng 5/2020, nước ta đón 22.700 lượt khách quốc tế, giảm
13,6% so với tháng 4 và giảm 98,3% so với cùng kỳ năm ngoái - đang là mức
thấp nhất trong nhiều năm qua. Có thể thấy rằng khách quốc tế nhập cảnh vào
Việt Nam đa số là các chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài. Việt Nam
33
tiếp tục đón 8.800 khách du lịch quốc tế trong tháng 6, lượng khách giảm
61,3% so với tháng 5 và 99,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Tính chung 6 tháng đầu năm, khách quốc tế đến nước ta đạt 3,744,5
nghìn lượt người, giảm 55,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến
bằng đường hàng không đạt 3.040,5 nghìn lượt người, chiếm 81,2% lượng
khách quốc tế đến Việt Nam, giảm 54,3%; bằng đường bộ đạt 559,6 nghìn
lượt người, chiếm 14,9% và giảm 66,8%; bằng đường biển đạt 144,3 nghìn
lượt người, chiếm 3,9% và tăng 3,7%. Khách đến từ các thị trường châu Á,
châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, châu Phi lần lượt là 2.729,6; 666,1; 234,4; 102,3;
12,1 nghìn lượt người ( giảm 58,4%; 42%; 54,8%; 54,4%; 53,9% so với cùng
kỳ năm trước). Trong đó, khách đến từ hầu hết các thị trường chính đều giảm
mạnh: Trung Quốc là 919,5 nghìn lượt người, giảm 63% so với cùng kỳ năm
trước; Hàn Quốc là 823 nghìn lượt người, giảm 60,4%; Nhật Bản là 201,4
nghìn lượt người, giảm 55,8%; Đài Loan là 192,8 nghìn lượt người, giảm
55,2%; Liên bang Nga là 245,7 nghìn lượt người, giảm 31,5%; Vương quốc
Anh 81,6 nghìn lượt người, giảm 50,6%; Pháp 74,6 nghìn lượt người, giảm
51,9%; Đức 61,5 nghìn lượt người, giảm 48,1%; Hoa Kỳ là 172,8 nghìn lượt
người, giảm 56%; Ôx-trây-li-a là 92,3 nghìn lượt người, giảm 53,9%.
Tháng 7 năm 2020, ngành Du lịch phục vụ 8.013.900 lượt khách du
lịch, trong đó có 13.900 lượt khách du lịch quốc tế, tăng 58,7% so với tháng
trước, chủ yếu là khách nhập cảnh bằng đường bộ ( giảm 98,9% so với cùng
kì năm ngoái) và 8 triệu lượt khách nội địa. Trong tháng 8, Việt Nam đã đón
16,3 nghìn lượt khách quốc tế, tăng gần 175 so với tháng trước nhưng lạigiảm
gần 99% so với cùng kì năm trước. Và trong tháng 9 nước ta chỉ đón 13.800
lượt khách du lịch quốc tế, giảm 15,5% so với tháng trước và 99,1% so với
tháng 9/2019. Như vậy khách quốc tế đến nước ta trong quý III/2020 chỉ có
34
44.000 lượt người, bằng 1% của quý III/2019. Nhìn chung khách quốc tế đến
Việt Nam trong quý III này đa số là các chuyên gia, lao động kỹ thuật nước
ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2020, Việt Nam có gần 3,8 triệu lượt khách
quốc tế ghé thăm, giảm 70,6% so với cùng kì năm 2019. Tuy nhiên, xét riêng
quý I chiếm hơn 97%, như vậy quý II và quý III của chúng ta chính là khoảng
thời gian giãn cách xã hội, nâng cao ý thức chống dịch trên toàn thế giới, đóng
cửa biên giới, hạn chế các đường bay, nên lượt khách quốc tế đến Việt Nam
ở 6 tháng giữa năm 2020 chỉ chiếm gần 3%. Trong đó, khách quốc tế đến bằng
đường hàng không vẫn là đa số với 3.056.900 lượt ( chiếm 80,7%, giảm 70%
so với cùng kỳ 2019), đường bộ là 587.000 lượt ( chiếm 15,5%, giảm 76,4%
so với cùng kì 2019), đường biển là 144.600 lượt ( chiếm 3,8% và giảm 23,8%
so với cùng kì 2019). Trong 9 tháng qua, khách quốc tế đến từ châu Á luôn
chiếm con số áp đảo với 2.770.200 lượt người ( chiếm 73,1% trên tổng số,
giảm 72,7% so với cùng kì 2019). Khách quốc tế đến từ châu Âu ở vị trị thứ
2 với 668.300 lượt người, giảm 58,6% so với cùng kì năm 2019. Châu Mỹ là
235.200 lượt người, giảm 68,1% so với cùng kì năm 2019; châu Úc là 102.600
lượt người, giảm 68,9% so vớicùng kì năm 2019 và cuốicùng là châu Phi với
12.200 lượt người chiếm con số nhỏ nhưng vẫn giảm 64,5% so với cùng kì
năm trước. Hầu hết các thị trường chính đều giảm sâu (trung bình là 72% so
với cùng kì năm trước) như: Trung Quốc – 937.800 lượt người( giảm 76,4%);
Hàn Quốc – 830.400 lượt người ( giảm 73,6%); Nhật Bản – 203.000 lượt
người ( giảm 71,5%); Hoa Kỳ - 173.200 lượt người ( giảm 69,6%)…
Cuối tháng 7, Việt Nam phát hiện ca nhiễm mới lây lan trong cộng đồng
ở Đà Nẵng sau 99 ngày cả nước không ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng.
Việc bùng phát dịch bệnh lần 2 khiến nước ta ghi nhận những ca tử vong đầu
35
tiên và phải tiến hành tái khởi động các biện pháp giãn cách xã hội tại các địa
phương là tâm dịch. Khi mà dịch bệnh trong nước cơ bản được kiểm soát, bắt
đầu đẩy mạnh du lịch nội địa, kích cầu du lịch trong nước thì chúng ta lại bắt
đầu cho một đợt chống dịch mới, “ khó khăn chồng chất khó khăn”. Đại dịch
Covid-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng khiến lượng khách du lịch Quốc tế
giảm sút nghiêm trọng, gây tác động xấu đến cách doanh nghiệp du lịch và cá
những người làm du lịch. Các hãng hàng không, các doanh nghiệp khách sạn,
nhà đầu tư dịch vụ đang phải trải qua khủng hoảng chưa từng có. Trong quý
II/2020 có khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế dừng hoạt động, 137
DN xin thu hồi giấy phép. Các khách sạn trên khắp các tỉnh, thành cả nước
lần lượt tuyên bố đóng cửa ít nhất đến hết 30/4, như:hệ thống Silk Queen, Hệ
thống OHG sở hữu các khách sạn 4 sao & 5 sao như Oriental Suites Hotel &
Spa, O’Gallery Premier Hotel & Spa, O’Gallery Majestic Hotel & Spa hay
Thiên Minh Group với chuỗi khách sạn & tàu Victoria 5* cao cấp,… khiến
nhân lực ngành du lịch bị mất việc làm, các công ty, khách sạn, nhà hàng lần
lượt phải cắt giảm biên chế đến 60%.
Tháng 3/2020 vận tải hành khách đạt 334 lượt khách vận chuyển - giảm
8,8% so với tháng trước và luân chuyển 14,8 tỷ lượt khách.kilômét (Hk.Km)
- giảm 15,1%. Tính chung quý I/2020, vận tải hành khách đạt 1.190,7 triệu
lượt khách vận chuyển - giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2019 (năm 2019 tăng
10,8%), và luân chuyển 55,9 tỷ lượt khách.km - giảm 8% so với cùng kì năm
2019 (năm 2019 tăng 10%). Trong đó, vận tải trong nước đạt 1.187,7 triệu
lượt khách - giảm 6,1% và 46,4 tỷ lượt khách.km - giảm 3,5%; vận tải ngoài
nước đạt 3 triệu lượt khách - giảm 30,3% và 9,6 tỷ lượt khách.km - giảm
24,9%.
36
Tất cả các ngành đường đều bị ảnh hưởng do nhu cầu đi lại của người
dân giảm mạnh, vận tải hành khách đường bộ quý I đạt 1.128,3 triệu lượt
khách - giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2019, và 38,5 tỷ lượt khách.km - giảm
7,2%; đường thủy nội địa đạt 47,7 triệu lượt khách - giảm 1,3%, và 1,1 tỷ lượt
khách.km - giảm 0,4%; đường biển đạt 1,3 triệu lượt khách - giảm 23,2%, và
109,4 triệu lượt khách.km - giảm 5,8%; đường sắt đạt 1,5 triệu lượt khách -
giảm 27,8%, và 0,7 tỷ lượt khách.km - giảm 23,8%. Hàng không là ngành
chịu ảnh hưởng nặng nề và rõ rệt nhất bởi dịch Covid-19 khi các hãng phải
tạm dừng khai thác các đường bay quốc tế, vận tải hàng không quý I năm nay
đạt 11,9 triệu lượt khách - giảm 8%, và 15,6 tỷ lượt khách.km - giảm 9,5%
(riêng tháng 3/2020 vận chuyển giảm 28,8% và luân chuyển giảm 35,9%).
Ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế chịu ảnh hưởng đầu
tiên và nặng nề do Đại dịch Covid-19, gần 66% số DN du lịch và lữ hành đã
phải cắt giảm hơn 50% nhân viên, trong đó bao gồm số doanh nghiệp phảicắt
giảm toàn bộ nhân viên chiếm 20%, 98% lao động du lịch, dịch vụ thất nghiệp
và 98% lao động hàng không tạm nghỉ việc. Lấy ví dụ điển hình của tỉnh
Khánh Hòa có khoảng 17.100 lao động trong ngành Du lịch mất việc, trong
đó: lĩnh vực lưu trú giảm khoảng 15 nghìn người ( chiếm 30%); lĩnh vực lữ
hành giảm 2,1 nghìn người ( giảm 60%). Số lượng xe kinh doanh vận tải lĩnh
vực du lịch bị ngưng hoạt động là 1.780 xe,… Hay như Thành phố Đà Nẵng
có hơn 23.000/35.000 lao động của 800 DN du lịch đang tạm thời mất việc,
trong đó có hơn 1.000 lao động lữ hành, 4.000 hướng dẫn viên và 18 nghìn
lao động khối dịch vụ.
Công suất hoạt động các cơ sở lưu trú giai đoạn này chỉ đạt 20 - 30%
so với cùng kỳ năm trước, một số cơ sở lưu trú đã phải đóng cửa. Các khách
sạn trên khắp các tỉnh, thành cả nước lần lượt tuyên bố đóng cửa ít nhất đến
37
hết 30/4. Chính điều này khiến nhân lực ngành du lịch bị việc làm, các công
ty, khách sạn, nhà hàng lần lượt phải cắt giảm biên chế đến 60%. Đối với các
công ty đa quốc gia thậm chí còn giảm 4/5 số lượng nhân viên. Ít nhất cho đến
hết tháng 6/2020, hơn 80% nhân sự không có việc làm do nhiều địa điểm tham
quan du lịch phải ngừng hoạt động, 80-90% khách du lịch trong nước và quốc
tế đã hủy tour du lịch vì lo ngại dịch bệnh.. Một ví dụ điển hình ở Hà Nội, số
lượng khách hủy phòng tại các cơ sở lưu trú là hơn 80.613 lượt, số ngày bị
hủy phòng khoảng 57.652 ngày.
Lượng khách sụt giảm nghiêm trọng dẫn đến nhiều hệ lụy kèm theo,
đặc biệt là nguồn thu dịch vụ du lịch. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống trong
kỳ đạt 126.200 tỷ đồng, tương đương 10% tổng doanh thu hoạt động thương
mại, dịch vụ của cả nước, giảm 9,6% so với quý I/2019. Nhiều địa điểm tham
quan du lịch đã ngừng hoạt động, bệnh lây lan trên diện rộng khiến nhiều
khách đã hủy tour du lịch, doanh thu từ các thành phố có địa điểm du lịch nổi
tiếng đều sụt giảm. Doanh thu du lịch lữ hành quý I/2020 chỉ đạt 7.800 tỷ
đồng, chiếm 0,6% tổng mức và giảm 27,8% trong khi cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc là nguồn gốc của Đại dịch Covid-19 nên các hãng hàng không
Việt Nam đã dừng tất cả các chuyến bay đến Trung Quốc mặc dù đây là thị
trường tiềm năng, là nơi có nguồn khách du lịch lớn nhất tại Việt Nam ( chiếm
26.1% khối lượng vận chuyển quốc tế). Và ngược lại, toàn bộ tour du lịch từ
Việt Nam đi Trung Quốc cũng bị hủy.
Tính chung 6 tháng đầu năm, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và
doanh thu du lịch lữ hành lần lượt là 234,7 và 10,3 nghìn tỷ đồng, ( chiếm
9,9% và 0,4% tổng mức, giảm 18,1% và 53,2% so với cùng kỳ năm trước
(cùng kỳ năm 2019 tăng 10,2% và 12,4%), trong đó quý II/2020 giảm mạnh
26,1%. Không có gì ngoại lệ khi doanh thu này ở một số địa phương cũng bị
38
giảm nghiêm trọng: Khánh Hòa - 60,3% và 73,5%; Bà Rịa – Vũng Tàu -
49,4% và 66,2%; Thành phố Hồ Chí Minh - 47,3% và 71,2%; Cần Thơ -
29,5% và 55,8%; Đà Nẵng - 27,1% và 44%; Hà Nội - 22,8% và 44,2%; Quảng
Ninh - 17,4% và 60,8%; Hải Phòng - 13,8% và 28,9%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng 9 tăng 2,7%
so với cùng kỳ (đạt 441.400 tỉ đồng), đưa lũy kế 9 tháng đầu năm lên
3.673,5 nghìn tỉ đồng - tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước nhưng nếu loại
trừ yếu tố giá lại giảm 3,6%. Trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống chỉ
đạt 369.300 tỉ đồng ( giảm 15% so với cùng kỳ năm 2019) và chiếm 10% tổng
doanh thu hàng hóa, dịch vụ. Dịch vụ lữ hành là 14.200 tỉ đồng, giảm mạnh
56% so với cùng kỳ năm 2019.
2.3 Đánh giá sự tác động của Đạidịch đến du lịch Việt Nam
2.3.1 Tác động tích cực:
Đại dịch Covid-19 gây đến rất nhiều các tác động tiêu cực cho ngành
Du lịch Việt Nam, tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận những mặt tích cực
mà nó đem đến. Khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm sút nghiêm
trọng, đương nhiên chúng ta phải đẩy mạnh, phát triển du lịch trong nước và
tìm cách thu hút khách du lịch nội địa. Từ việc các nước khóa cảnh, hạn chế
các chuyến bay, dịch bệnh không ổn định, khách du lịch Việt Nam sẽ không
thể bay ra nước ngoàiđể nghỉ dưỡng, thăm thân,… Và sự lựa chọn tốt nhất để
đảm bảo an toàn cũng như thỏa mãn tinh thần chính là du lịch trong nước.
Cùng với rất nhiều chương trình ưu đãi đặt ra, du lịch trong nước hoàn toàn
được đẩy mạnh, lượng khách du lịch nội địa có thể coi là phao cứu sinh cho
ngành du lịch Việt Nam trong năm 2020.
39
Chúng ta có thể thấy được rằng sau giãn cách xã hộimột số địa phương
đã đưa ra rất nhiều chương trình để kích cầu du lịch trong nước và các hãng
hàng không, các công ty lữ hành cũng không ngoại lệ. Có thể lấy một ví dụ
điển hình là tỉnh Quảng Ninh với chính sách miễn/giảm phí vé tham quan một
số địa danh du lịch như: vịnh Hạ Long, Khu di tích danh thắng Yên Tử, Bảo
tàng Quảng Ninh cho tất cả công dân Việt Nam. Hay có thể kể đến doanh
nghiệp lữ hành Vietravel đã khởi động các chương trình tour đa dạng, đơn cử
như: chương trình tuor tự chọn, thiết kế riêng theo như cầu du lịch khách hàng,
dịch vụ nghỉ dưỡng 5 sao giảm giá đến 50%,…
Ðại dịch Covid-19 như một phép thử cho ngành du lịch. Và mức độ tàn
phá ngoài sức tưởng tượng của nó đã trở thành một tấm lưới lọc nghiệt ngã.
Doanh nghiệp khỏe mạnh, thức thời, chịu thay đổi và biết tìm "cơ" trong
"nguy" sẽ sống sót và vươn dậy. Những đơn vịyếu ớt, kém thích nghisẽ nhanh
chóng bị xóa sổ. "Ðây là cơ hội để tái cơ cấu lại ngành du lịch, từ hoạt động
quản lý nhà nước, xúc tiến quảng bá, định vị thị trường mục tiêu cho tới xây
dựng sản phẩm phù hợp, ưu tiên hợp tác hàng không và du lịch". Có thể xem
đây là khoảng thời gian nghỉ ngơi của ngành du lịch để có thể tân trang, cải
tạo lại công trình, kiến trúc, cơ sơ hạ tầng du lịch để sẵn sàng đón khách du
lịch trong và ngoài nước bất cứlúc nào. Đây cũng chính là cơ hộiđể các doanh
nghiệp du lịch, các công ty lữ hành phát huy khả năng sáng tạo để có những
chương trình du lịch trong nước hấp dẫn cho du khách.
Đại dịch Covid-19 với sức tàn phá nặng nề, tuy nhiên Việt Nam được
biết đến là 1 trong những quốc gia phòng chống dịch hiệu quả nhất, kinh tế
Việt Nam vẫn có sức bật tốt, đây chính là cơ hội để Việt Nam quảng bá hình
ảnh, khẳng định vị thế của mình ra toàn thế giới đồng thời có thể đưa du lịch
Việt Nam đến khắp bạn bè năm châu.
40
Đại dịch Covid-19 khiến cho nhiều người phải ở nhà, các nhà máy tạm
dừng hoạt động,… lại mang đến cho Việt Nam một bầu không khí trong lành
hơn, các thành phố có chất lượng không khí tốt hơn. Dường như Đại dịch
Covid-19 đang nhắc nhở chúng ta về hành động của mình với môi trường!
Bởi vì môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch.
2.3.2 Tác động tiêu cục
Du lịch được xem như là một ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều tiềm
năng, đa dạng, phong phú để phát triển. Nếu như 2019 là năm thành công của
du lịch Việt Nam thì 2020 được coi là năm khủng hoảng với ngành Du lịch.
Đại dịch lan rộng với tốc độ chóng mặt khiến cho hầu hết các quốc gia
thực hiện giãn cách xã hội đóng cửa biên giới. Điều này ảnh hưởng trực tiếp
đến lượng khách du lịch của Việt Nam. Tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam
đã 2 lần bùng phát dịch và phải thực hiện giãn cách xã hội, lượng khách nội
địa giảm đi đáng kể. Việc hạn chế các chuyến bay, cách ly 14 ngày khi nhập
cảnh khiến cho việc người nước ngoài đến Việt Nam để du lịch thật sự khó
khăn. Chính vì vậy mà lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm sâu, có những
tháng giảm đến 99% so với năm 2019, điển hình là tháng 8/2020, lượng khách
quốc tế chỉ đạt 16.300 lượt khách, tăng hơn 17% so với tháng 7 nhưng lại
giảm 99% so với tháng 8/2019 ( Tháng 8/2019 đạt 1.512.447 lượt khách).
Nhìn chung chúng ta có thể thấy 9 tháng đầu năm 2020, khách quốc tế đến
Việt Nam chỉ đạt gần 3,8 triệu lượt giảm 70,6% so với cùng kỳ năm 2019 ( 9
tháng đầu năm 2019, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 12.870.506 lượt khách).
Tuy nhiên trong 3 quý đầu năm, quý I chiếm 97% lượng khách quốc tế, vậy 2
quý còn lại chỉ chiếm 3%. Vậy 6 tháng giữa năm 2020 Việt Nam chúng ta gần
như không đón thêm khách du lịch quốc tế. Đại dịch kéo dàitrên thế giới, đặc
biệt là ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ở châu Á, các nước Trung Quốc, Hàn Quốc,…
41
đã cơ bản khống chế được dịch trước tuy nhiên các biện pháp hạn chế đi lại,
giao thương vẫn còn để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Như vậy là ngành Du
lịch Việt Nam đang phải chịu sự sụt giảm nặng nề của khách du lịch quốc tế
và có thể coi lượng khách du lịch tế gần như bằng 0.
Lượng khách du lịch quốc tế sụt giảm nghiêm trọng dẫn theo rất nhiều
hệ lụy đằng sau nó. Trong khi đó khách du lịch quốc tế mang đến cho ngành
du lịch một nguồn thu lớn thì khi không có khách du lịch, nguồn thu từ nó
cũng giảm sụt nặng nề. Khách quốc tế đến Việt Nam giảm hơn 70%, khách đi
nước ngoài giảm 85%, doanh thu của ngành du lịch ( inbound và nộiđịa) giảm
trên 61%. Có 2 nguồn doanh thu lớn từ du lịch nhưng cũng bịsuy giảm nghiêm
trọng đó là: doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống chỉ đạt 369.300 tỉ đồng ( giảm
15% so với cùng kỳ năm 2019) và chiếm 10% tổng doanh thu hàng hóa, dịch
vụ. Dịch vụ lữ hành là 14.200 tỉ đồng, giảm mạnh 56% so với cùng kỳ năm
2019.
Sụt giảm khách du lịch quốc tế trầm trọng, nguồn thu giảm sút nặng nề,
dẫn đến việc các doanh nghiệp du lịch, các công ty lữ hành gặp rất nhiều khó
khăn. Thậm chí có những cơ sở lưu trú như khách sạn, hotel, homestay phải
đóng cửa, nhân viên ngành du lịch tạm thời nghỉ việc, cắt giảm lương hoặc
thâm chí là thất nghiệp không có việc làm. Không đổi mới, không sáng tạo để
thu hút khách du lịch, không có nguồn thu để cầm cự trả lương cho nhân viên,
buộc phải cắt giảm nhân sự, không đủ tàichính để chitrả buộc phảiđóng cửa.
Đó không phải là trường hợp hi hữu, mà điều này xảy ra rất nhiều ở thời điểm
hiện tại, từ khi mà đại dịch Covid-19 xảy ra ở nước ta. Hầu như tất cả công ty
du lịch trên cả nước, kể cả là những công ty lớn nhất đều phải cắt giảm nhân
sự, cắt giảm giờ làm, chuyển sang làm việc trực tuyến tại nhà, không tiếp nhận
42
tour mới, thậm chí, nhiều công ty đóng cửa, doanh thu không có hoặc âm,
98% lao động khu vực du lịch, dịch vụ đã phải nghỉ việc.
Đại dịch Covid-19 đã khiến cho ngành Du lịch rơi vào trạng thái “tạm
ngừng hoạt động” ở nhiều thời điểm. Từ việc tác động đến du lịch sẽ ảnh
hưởng tới ngành dịch vụ nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, cơ cấu
GDP của Việt Nam cũng bị sụt giảm đáng kể.
2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến tác động tiêu cực
Dịch Covid 19 đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch. Thực tế cho
thấy, ngành Du lịch Việt Nam đang gặp 2 vấn đề chính: sự phụ thuộc của
ngành Du lịch hiện tại đối với thị trường Trung Quốc, và các chính sách hỗ
trợ của Chính phủ đối với những doanh nghiệp hoạt động trong ngành khi có
khủng hoảng xảy ra.
Được cộngđồngQuốc tếđánhgiá cao trong quá trình phòng chống dịch
bệnh Covid-19, tuy nhiên Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động tiêu
cực ảnh hưởng đến ngành du lịch.
Qua cuộc khủng hoảng từ Đại dịch Covid-19 này cho thấy rằng ngành
Du lịch Việt Nam còn rất nhiều lỗ hổng cần hoàn thiện hơn nữa. Khách du
lịch đến từ Trung Quốc chiếm số lượng quá lớn, khiến cho du lịch nước ta phụ
thuộc vào thị trường Trung Quốc. Dịch bệnh bắt nguồn từ Trung Quốc như
vậy có thể nhìn thấy ngay rằng bên chịu ảnh hưởng nghiêm trọng chính là Việt
Nam. Việt Nam vẫn chưa thể phân bố rộng rãi đồng đều ở các thị trường, mà
chỉ tập trung ở một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản hay một
số nước chủ yếu ở các châu lục như: Hoa Kỳ, ÚC, Nga,…
Lượng khách quốc tế sụt giảm một phần có thể nói đến việc đóng cửa
biên giới của các nước, cấm các đường bay giữa các quốc gia, hạn chế nhập
cảnh cho ngườinước ngoài. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận việc
43
linh hoạt, thích ứng với thờithế còn hạn chế. Chính phủ có buộc phảilựa chọn
vấn đề an toàn, sức khỏe lên hàng đầu và chấp nhận lượng khách quốc tế chạm
đáy, khách nội địa giảm sút nghiêm trọng. Chúng ta còn chủ quan khi du lịch
đang trên đà phát triển, và ngành Du lịch 2019 Việt Nam quá ấn tượng, khiến
cho sự kì vọng vào du lịch 2020 quá lớn, không có kế hoạch sự chuẩn bị cho
một viễn cảnh xấu xảy đến.
Ngành Du lịch chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Đại dịch Covid-19 và cũng
là ngành chịu tác động đầu tiên, tuy nhiên chính sách hỗ trợ của Chính phủ
còn hạn chế và chưa có tính kịp thời khiến cho doanh thu giảm sút, lao động
du lịch thất nghiệp nhiều.
Cơ cấu ngành Du lịch còn rất nhiều lỗ hổng, việc các công ty mở tràn
lan, tự phát, hoạt động riêng lẻ nhiều dẫn đến việc khi gặp khó khăn có thể sẽ
phải đóng cửa, không đủ sức để cầm cự, “chiến đấu” lâu dài. Bên cạnh đó việc
sáng tạo của các lao động du lịch còn hạn chế, chất lượng lao động chưa cao.
Từ đó rất đến việc nhân viên thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao. Ngành Du lịch Việt
Nam chưa thực sự kêu được nhiều nhà đầu tư và phát triển theo hướng bền
vững, cơ sở hạ tầng chưa thực sự phát triển.
44
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HẠN CHẾ SỰ TÁC
ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN NGÀNH DU LỊCH
VIỆT NAM
3.1 Định hướng và tầm nhìn phát triển thu hút du lịch
a, Thế giới
Đến năm 2030, cơ cấu khách du lịch sẽ được chia như sau: 54% đi với
mục đích thăm quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; 31% với mục đích thăm
viếng, sức khỏe, tôn giáo; 15% với mục đích công việc, nghề nghiệp. Phần
lớn khách du lịch vẫn đề cao nhu cầu được tìm hiểu trải nghiệm, nghỉ ngơi và
tận hưởng, tuy nhiên vẫn có sự thay đổi và hình thành nhiều nhu cầu mới.
Hiện nhiều thói quen cũ của khách du lịch trên toàn thế giới đang dần thay đổi
theo hướng hợp với thời đại công nghệ 4.0. Vậy nên công nghệ thông tin và
mạng xã hội sẽ được tận dụng triệt để trong du lịch ở tương lai. ( Theo
UNWTO dự báo - 2019)
b, Trong nước
Do sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, khách du lịch có thể thay đổi xu
hướng du lịch để đảm bảo an toàn sức khỏe. Xu hướng du lịch trong khoảng
cách gần bằng phương tiện cá nhân sẽ thay thế cho những chuyến bay xuyên
quốc gia, lục địa. Do đó, phát triển du lịch nội địa đi cùng với việc phòng
chống dịch bệnh sẽ là xu hướng du lịch trong thời gian tới.
Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp
với hệ thống cơ sở vật chất-kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có
chất lượng cao, đa dạng, thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc và
cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (2013) hướng đến năm
2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển với 7 vùng du
Tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành Du lịch Việt Nam
Tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành Du lịch Việt Nam
Tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành Du lịch Việt Nam
Tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành Du lịch Việt Nam
Tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành Du lịch Việt Nam
Tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành Du lịch Việt Nam
Tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành Du lịch Việt Nam
Tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành Du lịch Việt Nam

More Related Content

What's hot

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh may mặc excel việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh may mặc excel việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh may mặc excel việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh may mặc excel việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...PinkHandmade
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...NOT
 
kinh doanh vận chuyển khách du lịch
kinh doanh vận chuyển khách du lịchkinh doanh vận chuyển khách du lịch
kinh doanh vận chuyển khách du lịchSHINee
 
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOTLuận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
 
Đề tài cấu trúc tài chính công ty du lịch và thương mại, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài cấu trúc tài chính công ty du lịch và thương mại, ĐIỂM 8, HAYĐề tài cấu trúc tài chính công ty du lịch và thương mại, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài cấu trúc tài chính công ty du lịch và thương mại, ĐIỂM 8, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành rất hay điểm 8
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành rất hay điểm 8Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành rất hay điểm 8
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành rất hay điểm 8
 
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Kế Hoạch Kinh Doanh Khu Du Lịch Sinh Thái Và Ẩm Thực Gia Hân
Kế Hoạch Kinh Doanh Khu Du Lịch Sinh Thái Và Ẩm Thực Gia HânKế Hoạch Kinh Doanh Khu Du Lịch Sinh Thái Và Ẩm Thực Gia Hân
Kế Hoạch Kinh Doanh Khu Du Lịch Sinh Thái Và Ẩm Thực Gia Hân
 
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đBáo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
 
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docxKhóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh may mặc excel việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh may mặc excel việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh may mặc excel việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh may mặc excel việt nam
 
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
 
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệpBáo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
 
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà NẵngLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
 
kinh doanh vận chuyển khách du lịch
kinh doanh vận chuyển khách du lịchkinh doanh vận chuyển khách du lịch
kinh doanh vận chuyển khách du lịch
 
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
 
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
 
Đề tài một số giải pháp kinh doanh du lịch outbound điểm 8, RẤT HAY
Đề tài một số giải pháp kinh doanh du lịch outbound điểm 8, RẤT HAYĐề tài một số giải pháp kinh doanh du lịch outbound điểm 8, RẤT HAY
Đề tài một số giải pháp kinh doanh du lịch outbound điểm 8, RẤT HAY
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
 

Similar to Tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành Du lịch Việt Nam

Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
GIẢI PHÁP PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NINH DO ẢNH HƯỞNG DỊCH COVID-19
GIẢI PHÁP PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NINH DO ẢNH HƯỞNG DỊCH COVID-19GIẢI PHÁP PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NINH DO ẢNH HƯỞNG DỊCH COVID-19
GIẢI PHÁP PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NINH DO ẢNH HƯỞNG DỊCH COVID-19lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx
28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx
28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docxnguyenkimthanh6
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf
39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf
39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdfThmNguyn403981
 
39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf
39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf
39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdfAnhThiPhan1
 
Noi dung tl qt-ban hang
Noi dung tl qt-ban hangNoi dung tl qt-ban hang
Noi dung tl qt-ban hangvancanh007
 
KINH TE HOC.pdf
KINH TE HOC.pdfKINH TE HOC.pdf
KINH TE HOC.pdfLe Ha
 
Phục hồi và phát triển SXKD bền vững hơn trong bối cảnh dịch Covid-19 trên th...
Phục hồi và phát triển SXKD bền vững hơn trong bối cảnh dịch Covid-19 trên th...Phục hồi và phát triển SXKD bền vững hơn trong bối cảnh dịch Covid-19 trên th...
Phục hồi và phát triển SXKD bền vững hơn trong bối cảnh dịch Covid-19 trên th...HongHanh46
 
Tieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCLTieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCLnbthoai
 
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
[123doc] - phan-tich-moi-truong-ben-trong-ngoai-va-chien-luoc-cua-cong-ty-du-...
[123doc] - phan-tich-moi-truong-ben-trong-ngoai-va-chien-luoc-cua-cong-ty-du-...[123doc] - phan-tich-moi-truong-ben-trong-ngoai-va-chien-luoc-cua-cong-ty-du-...
[123doc] - phan-tich-moi-truong-ben-trong-ngoai-va-chien-luoc-cua-cong-ty-du-...NuioKila
 
Thuyết minh dự án Khu biệt thự Sandbay Lagi tỉnh Bình Thuận | lapduandautu.vn...
Thuyết minh dự án Khu biệt thự Sandbay Lagi tỉnh Bình Thuận | lapduandautu.vn...Thuyết minh dự án Khu biệt thự Sandbay Lagi tỉnh Bình Thuận | lapduandautu.vn...
Thuyết minh dự án Khu biệt thự Sandbay Lagi tỉnh Bình Thuận | lapduandautu.vn...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 

Similar to Tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành Du lịch Việt Nam (20)

Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
GIẢI PHÁP PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NINH DO ẢNH HƯỞNG DỊCH COVID-19
GIẢI PHÁP PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NINH DO ẢNH HƯỞNG DỊCH COVID-19GIẢI PHÁP PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NINH DO ẢNH HƯỞNG DỊCH COVID-19
GIẢI PHÁP PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NINH DO ẢNH HƯỞNG DỊCH COVID-19
 
28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx
28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx
28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx
 
Báo Cáo Kết Quả Thực Tập Và Thực Trạng Xây Dựng Của Chương Trình Du Lịch Đà N...
Báo Cáo Kết Quả Thực Tập Và Thực Trạng Xây Dựng Của Chương Trình Du Lịch Đà N...Báo Cáo Kết Quả Thực Tập Và Thực Trạng Xây Dựng Của Chương Trình Du Lịch Đà N...
Báo Cáo Kết Quả Thực Tập Và Thực Trạng Xây Dựng Của Chương Trình Du Lịch Đà N...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
 
39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf
39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf
39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf
 
39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf
39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf
39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf
 
Noi dung tl qt-ban hang
Noi dung tl qt-ban hangNoi dung tl qt-ban hang
Noi dung tl qt-ban hang
 
Phát Triển Du Lịch Làng Nghề Xã Hồng Vân, Huyện Thường Tín, Hà Nội Trong Giai...
Phát Triển Du Lịch Làng Nghề Xã Hồng Vân, Huyện Thường Tín, Hà Nội Trong Giai...Phát Triển Du Lịch Làng Nghề Xã Hồng Vân, Huyện Thường Tín, Hà Nội Trong Giai...
Phát Triển Du Lịch Làng Nghề Xã Hồng Vân, Huyện Thường Tín, Hà Nội Trong Giai...
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAYLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
 
KINH TE HOC.pdf
KINH TE HOC.pdfKINH TE HOC.pdf
KINH TE HOC.pdf
 
Phục hồi và phát triển SXKD bền vững hơn trong bối cảnh dịch Covid-19 trên th...
Phục hồi và phát triển SXKD bền vững hơn trong bối cảnh dịch Covid-19 trên th...Phục hồi và phát triển SXKD bền vững hơn trong bối cảnh dịch Covid-19 trên th...
Phục hồi và phát triển SXKD bền vững hơn trong bối cảnh dịch Covid-19 trên th...
 
Tieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCLTieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCL
 
Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đến Ngành Du Lịch Việt Nam.doc
Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đến Ngành Du Lịch Việt Nam.docTác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đến Ngành Du Lịch Việt Nam.doc
Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đến Ngành Du Lịch Việt Nam.doc
 
Đề tài: Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch Việt Nam, HOT
Đề tài: Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch Việt Nam, HOTĐề tài: Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch Việt Nam, HOT
Đề tài: Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch Việt Nam, HOT
 
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...
 
[123doc] - phan-tich-moi-truong-ben-trong-ngoai-va-chien-luoc-cua-cong-ty-du-...
[123doc] - phan-tich-moi-truong-ben-trong-ngoai-va-chien-luoc-cua-cong-ty-du-...[123doc] - phan-tich-moi-truong-ben-trong-ngoai-va-chien-luoc-cua-cong-ty-du-...
[123doc] - phan-tich-moi-truong-ben-trong-ngoai-va-chien-luoc-cua-cong-ty-du-...
 
Thuyết minh dự án Khu biệt thự Sandbay Lagi tỉnh Bình Thuận | lapduandautu.vn...
Thuyết minh dự án Khu biệt thự Sandbay Lagi tỉnh Bình Thuận | lapduandautu.vn...Thuyết minh dự án Khu biệt thự Sandbay Lagi tỉnh Bình Thuận | lapduandautu.vn...
Thuyết minh dự án Khu biệt thự Sandbay Lagi tỉnh Bình Thuận | lapduandautu.vn...
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

Tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành Du lịch Việt Nam

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ ***** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM MÃ TÀI LIỆU: 80250 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com Giảng viên hướng dẫn: TS. PHẠM THU PHƯƠNG Sinh viên thực hiện : ĐỒNG THỊ HIỀN Lớp khóa học : QH2017 – E KTQT CLC1 Ngành : Kinh tế Quốc tế Chương trình đào tạo : CTĐT CLC
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ ***** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: TS. PHẠM THU PHƯƠNG Giảng viên phản biện : ………………………………….. ………………………………….. Sinh viên thực hiện : ĐỒNG THỊ HIỀN Lớp khóa học : QH2017 – E KTQT CLC1 Chương trình đào tạo : CTĐT CLC HÀ NỘI, Tháng11 Năm 2020
  • 3. i Lời cảm ơn Để hoàn thành bài khóa luận này, em xin gửilờicảm ơn chân thành đến các thầy cô trong trường Đại học kinh tế – Đại học quốc gia Hà Nội nói chung và thầy cô khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế nói riêng đã giúp đỡ em cũng như đã cung cấp cho em những kiến thức sâu rộng để em có nền tảng nghiên cứu đề tài. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thu Phương - người đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn em nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Cô đã tận tình theo sát em trong quá trình làm bài, cũng như là đưa ra những lời góp ý, nhận xét sát sao trong bài nghiên cứu của em. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài khóa luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô nhằm bổ sung hoàn thiện trong quá trình nghiên cứu tiếp theo của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, 15 tháng 11 năm 2020. Sinh Viên Hiền Đồng Thị Hiền
  • 4. ii Mục lục DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................iv DANH MỤC BẢNG...........................................................................................................iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ......................................................................................................v PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết.............................................................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................2 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...............................................................................3 4 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3 5 Khung phân tích........................................................................................................4 6 Kết cấu........................................................................................................................5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................6 1.1 Tổng quan tài liệu.....................................................................................................6 1.1.1 Các bài nghiên cứu.....................................................................................................6 1.1.2 Khoảng trống nghiên cứu........................................................................................10 1.2 Cơ sở lý luận............................................................................................................11 1.2.1 Cơ sở lý luận về Covid ............................................................................................11 1.2.2 Cơ sở lý luận về ngành du lịch...............................................................................13 1.2.3 CSLL về tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch............................17 CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM.........................................................................................................................21 2.1 Thực trạng của du lịch Việt Nam hiện nay...........................................................21 2.2 Sự tác động của Đại dịch Covid-19 đến du lịch Việt Nam.................................30 2.3 Đánh giá sự tác động của Đại dịch đến du lịch Việt Nam..................................38
  • 5. iii 2.3.1 Tác động tích cực: ...................................................................................................38 2.3.2 Tác động tiêu cục .....................................................................................................40 2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến tác động tiêu cực ...............................................................42 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HẠN CHẾ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM............................................44 3.1 Định hướng và tầm nhìn phát triển thu hút du lịch .............................................44 3.2 Giải pháp...................................................................................................................45 3.3 Kiến nghị...................................................................................................................46 KẾT LUẬN.........................................................................................................................48 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................50
  • 6. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa Tiếng Việt Tiếng Anh ASEAN Association of Southeast Asian Nations GDP Gross Domestic Product WHO World Health Organization WTA World Travel Awards CSLT Cơ sở lưu trú DNDL Doanh nghiệp du lịch DANH MỤC BẢNG Số thứ tự Tên bảng 1 Bảng 2.1.1: Số liệu thống kê lượng khách du lịch đến Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019 2 Bảng 2.1.2. Biến động của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2014 – 2019 3 Bảng 2.1.3: Lượng khách du lịch quốc tế đến du lịch Việt Nam tính đến tháng 9/2019 4 Bảng 2.2.4: Số liệu thống kê lượng khách du lịch đến Việt Nam trong quý I năm 2020 5 Bảng 2.2.5: Lượt khách du lịch của thị trường châu Á đến du lịch Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2019 và 2020
  • 7. v DANH MỤC HÌNH - BIỂU ĐỒ Số thứ tự Tên hình – biểu đồ 1 Hình 1.1. Số liệu các ca nhiễm Covid-19 tính đến ngày 29/10 ở Việt Nam và Thế giới 2 Đồ thị 2.1.1: Số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019 (triệu lượt)
  • 8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Nếu như 20 năm trước, Phó thủ tướng Vũ Khoan “mượn” câu nói “I have a dream” để nói về giấc mơ của mình khi đặt quan hệ hợp tác kinh doanh với các nước lớn thì năm 2020, Việt Nam khẳng định vị thế chủ động tham gia dẫn dắt cuộc chơi trên nhiều diễn đàn đa phương với vai trò Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đó là cơ hộiquan trọng để Việt Nam chúng ta khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, cũng là cơ hội để phát triển kinh tế nói chung, ngành Du lịch nói riêng . Du lịch là ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ trong phạm vi toàn cầu. Nó góp phần vô cùng to lớn đến phát triển kinh tế - xã hội cho mỗi địa phương đón tiếp khách du lịch nói riêng và đất nước nói chung, cũng như góp phần tạo việc làm cho người lao động, gia tăng thu nhập, phát triển cơ sở hạ tầng. Không chỉ vậy, nguồn lợi nhuận khổng lồ từ ngành công nghiệp không khói này lại đóng một vai trò to lớn trong tổng thu nhập quốc dân. Phát triển du lịch còn là một phương tiện để quảng bá về hình ảnh của quốc gia và khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Việt Nam hội tụ những điều kiện thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hoá, nguồn nhân lực. Nhờ những điều kiện trên mà ngành du lịch Việt Nam trong những năm gần đây đã khẳng định hình ảnh và thương hiệu của mình trên toàn thế giới. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Ngành du lịch Việt Nam ghi nhận 2019 là một năm thành công. Bên cạnh những con số ấn tượng thì Việt Nam ta còn nhận được nhiều giải thưởng du lịch toàn cầu như: “ Điểm đến hàng đầu châu Á”, “ Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới”,… Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam cũng từ đó mà liên tục được cải thiện trong bảng
  • 9. 2 xếp hàng của WEF (63/140), tạo nên sự kỳ vọng phát triển hơn nữa vào năm Du lịch quốc gia 2020. Chúng ta đã rất hy vọng về một năm 2020 đầy phát triển, với những mục tiêu mới, định hướng mới. Tuy nhiên năm 2020 cũng là một năm đáng ghi nhớ và đáng đi vào lịch sử của thế giới nói chung cũng như là Việt Nam nói riêng khi mà mọi thứ dường như chững lại, mọi dự định về phát triển kinh tế phải đặt sang bên vì cả thế giới đang phải trải qua đại dịch Covid-19 chưa từng có, nền kinh tế toàn cầu bịsuy giảm nghiêm trọng và ngành Du lịch bị ảnh hưởng trực tiếp. Ngành Du lịch Việt Nam là một ngành kinh tế chịu tác động trực tiếp cũng như là đầu tiên từ cơn khủng hoảng này. Việt Nam được biết đến là một trong những đất nước phòng chống dịch hiệu quả nhất, nhận được sự ghi nhận và đánh giá cao của dư luận quốc tế, tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư, tuy nhiên thì điều đó không thể khiến ngành Du lịch thoát khỏi những tác động, tổn thất nặng nề. Nếu như so sánh với toàn thế giới thì Đại dịch Covid-19 vừa là thử thách vừa là cơ hội để Việt Nam có thể khẳng định lại vị thế của mình. Vì vậy mà em đã làm đề tài “ Tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành Du lịch Việt Nam” để đánh giá về những tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành Du lịch Việt Nam, cũng như là bổ sung những biện pháp để hạn chế sự tác động, 1 phần kiến nghị thúc đẩy những tác động tích cực giúp ngành Du lịch Việt Nam thêm hoàn thiện. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu Đánh giá tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam để từ đó đề xuất giải pháp hạn chế sự tác động đó và thúc đẩy các tác động tích cực giúp ngành du lịch Việt Nam thu hút, phát triển.
  • 10. 3 2.2 Nhiệm vụ - Hệ thống cơ sở lý luận - Phân tích, làm rõ tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam - Đánh giá khách quan về các tác động - Đề xuất giải pháp, kiến nghị 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu - Tác độngcủa Đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam b. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Chủ yếu đề cập đến những vấn đề tác động của Đại dịch Covid-19 đến các công ty du lịch, chất lượng sản phẩm du lịch, lượng khác du lịch tại Việt Nam - Không gian: Việt Nam - Thời gian: Số liệu được tổng hợp từ năm 2010 đến tháng 9/2020. Năm 2010 – 2019 là giai đoạn phát triển của ngành Du lịch Việt Nam, cũng có thể xem được thực trạng du lịch Việt Nam trong giai đoạn trước Đại dịch Covid-19 để từ đó có thể so sánh và nhận thấy dễ dàng việc Đạidịch tác động như thế nào đến ngành Du lịch trong 9 tháng đầu năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu - Bài niên luận sửdụng phương pháp nghiên cứu định tính, phát triển trên các nghiên cứu cùng nhóm đề tài đã có.
  • 11. 4 - Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, tiến hành so sánh từ đó đưa ra nhận xét về sự tác động của Đai dịch Covid-19 đến hoạt động thương mại, đầu tư cũng như mức độ ảnh hưởng của nó. - Sử dụng phương pháp phân tíchtổng hợp: nhằm mục đíchphân tích quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam trước và trong Đại dịch. Từ đây, đánh giá các thành tựu được và những mặt tồn tại, hạn chế từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục - Phương pháp thu thập dữ liệu: các tài liệu được thu thập từ các bài báo cáo, tạp chí khoa học, các nguồn số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê, Hải quan,… tổng quan các tài liệu nghiên cứu đã có nhằm chứng minh các luận điểm luận cứ được nêu trong bài. 5. Khung phân tích
  • 12. 5 6. Kết cấu Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài khóa luận được xây dựng bao gồm 3 chương Chương I: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý luận Chương II: Tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành Du lịch Việt Nam Chương III: Giải pháp, kiến nghị hạn chế sự tác động của Đại dịch Covid- 19 đến ngành Du lịch Việt Nam
  • 13. 6 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan tài liệu 1.1.1 Các bài nghiên cứu  Nghiên cứu về ngành du lịch Việt Nam 1, Các tác giả Ming-Lang Tseng, Kuo-Jui Wu, Ming K.Lim, Tat-Dat Bui và Chih-Cheng Chen (2018) “Assessing substainable tourism in Vietnam: A hierarchical structure approach”: Nghiên cứu này cố gắng đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa các thuộc tính, khám phá mối quan hệ liên kết phân cấp và xác định các quyền lực thúc đẩy sự phụ thuộc giữa các thuộc tính để cải thiện hiệu suất bền vững bằng cách sử dụng phương pháp kết hợp lý thuyết tập mờ, thử nghiệm ra quyết định và đánh giá và mô hình cấu trúc diễn giải. Một bộ gồm bốn khía cạnh văn hóa xã hội, kinh tế, môi trường và hợp tác của cộng đồng bao gồm 24 tiêu chí được giới thiệu từ các tài liệu và dựa trên ý kiến của các chuyên gia. Nghiên cứu đã đề cao sự quan trọng của phát triển du lịch bền vững đồng thời đưa ra định hướng, giải pháp cho vấn đề này. 2, Các tác giả Pallavi Pant, Whitney Huynh, và Richard E.Peltier (2018) “Exposure to air pollutants in Vietnam: Assessing potential risk for tourists”: Nghiên cứu đã phân tích và đánh giá tác động xấu của ô nhiễm môi trường lên sức khỏe của dân số nói chung và khách du lịch nói riêng, từ đó đưa ra giải pháp cho vấn đề nêu trên.  Nghiên cứu về những tác động đến ngành du lịch Việt Nam 1, Các tác giả Phạm Xuân Quyết & Đinh Tiến Minh (2020) với bài nghiên cứu “Những tác động của ứng dụng du lịch 4.0 đến sự hài lòng số của hành khách sử dụng dịch vụ của các hãng hàng không giá rẻ tạiViệt Nam” cho thấy sự phân tích và đánh giá hiểu biết về những tác động của Cách mạng Công
  • 14. 7 nghiệp (I.R) 4.0 vào du lịch (“Du lịch 4.0”) thông qua ứng dụng du lịch nền tảng số (ứng dụng du lịch 4.0) bằng cách phân tích “sự hài lòng số” (e- satisfaction) của khách hàng Việt Nam khi đặt và sử dụng dịch vụ của các hãng hàng không giá rẻ (HKGR) tại Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách phân tích các phương pháp mô tả, lập luận và làm rõ những nghiên cứu và bài báo có liên quan thực tiễn khác bên cạnh phân tích định lượng bằng phiếu câu hỏi khảo sát tương ứng. Báo cáo nhận thấy xu hướng mới của “Du lịch 4.0” ảnh hưởng đến cách hành khách đi du lịch. Với cái nhìn sâu vào các hãng hàng không giá rẻ (HKGR), mục đích nghiên cứu là làm rõ các lý do và các yếu tố ảnh hưởng đến việc khách hàng Việt Nam sử dụng dịch vụ HKGR trong nước với sự trợ giúp của khái niệm “ứng dụng du lịch 4.0”. Các ứng dụng mới của thế hệ thứ tư của cách mạng công nghiệp đã thay đổi cách hành khách nhận thức về HKGR và tạo ra sự hài lòng về điện tử bằng cách cá nhân hóa (yếu tố khách hàng là trung tâm). Mô hình E-QUAL được sử để phân tích các yếu tố nêu trên. Tuy nhiên, phạm vi phân tích vấn đề chính cho nghiên cứu còn hạn chế vì số lượng bài viết liên quan đến cùng một chủ đề chưa đa dạng và việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu chuyên sâu còn nhiều trở ngại do địa bàn nghiên cứu còn rộng mở, điều này sẽ được khắc phục trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. 2, . Tác giả Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2017) với bài nghiên cứu “ Nhân tố tác động đến đòn bẩy tài chính của các công ty du lịch Việt Nam” điều tra những nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của công ty du lịch ở Việt Nam. Số liệu nghiên cứu từ 14 công ty du lịch thuộc 2 sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam là HOSE và HNX. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính hàng năm của các công ty từ 2009 đến 2012. Sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng với tác động cố định là các công ty để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của các công ty du lịch được niêm yết ở
  • 15. 8 Việt Nam. Nghiên đã cho thấy những nhân tố là quy mô, lợi nhuận và tài sản cố định. Kết quả chứng minh quy mô và đòn bẩy tài chính có mối quan hệ cùng chiều, trong khi lợi nhuận và tài sản cố định có mối quan hệ ngược chiều với đòn bẩy tài chính. 3, Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Phú (2017) với bài nghiên cứu “ Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ du lịch tạicác tỉnh Đồng bằng sôngCửu Long” sử dụng thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL của Parasuraman et al. để đo lường sự hài lòng của khách hàng. Bằng phương pháp phân tích Cronbachalpha, phân tích nhân tố , phân tích hồi quy đa biến qua đó tìm ra 4 nhân tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách: Tin cây và đáp ứng; Cơ sở vật chất; Đồng cảm; Phương tiện hữu hình. Đồng thời nghiên cứu cũng gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.  Nghiên cứu về tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam 1, Các tác giả Phạm Trương Hoàng, Trần Huy Đức, Ngô Đức Anh (2020) với bài nghiên cứu “ Tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam và những giải pháp ứng phó” phân tích những tác động của đạidịch Covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam và đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của dịch, hỗ trợ các doanh nghiệp và ngành du lịch vượt qua những khó khăn do dịch gây ra, nhanh chóng khôi phục kinh doanh sau đó. Dựa trên tổng quan nghiên cứu về tác động của dịch bệnh đối với ngành du lịch và phân tích kết quả khảo sát 95 doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch và khách sạn về tác động của dịch bệnh Covid-19 tới doanh nghiệp, nghiên cứu đưa ra những kịch bản khác nhau về tác động của dịch bệnh Covid-19 tới
  • 16. 9 ngành du lịch Việt Nam theo diễn biến của dịch bệnh và phản ứng của Chính phủ và ngành du lịch. Bài báo đề xuất những giải pháp hạn chế và giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam, cụ thể cho ba giai đoạn duy trì sự tồn tại của các doanh nghiệp và lao động, tái cấu trúc và chuẩn bị cho sự trở lại của ngành du lịch. 2, Các tác giả Nguyễn Thành Hiếu, Trương Tuấn Anh, Đỗ ThịĐông, Hà Sơn Tùng ( 2020) với bài nghiên cứu “ Ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp: Nghiên cứu thực tiễn ở miền Bắc Việt Nam” tìm hiểu những ảnh hưởng của dịch viêm phổi cấp tính COVID- 19 đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Miền Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp đang gặp các khó khăn chủ yếu về đầu ra, đứt gãy nguồn cung, khó khăn tài chính và nguồn nhân lực không ổn định. Dựa trên kết quả phân tích, bài viết gợi ý các giảipháp đối với doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khủng hoảng vì dịch bệnh này, trong đó, đàm phán vớicác bên hữu quan, táicơ cấu, tăng cường chuyển đổisố là những vấn đề đặc biệt cần quan tâm. Bài viết cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ Việt Nam trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh để vượt qua giai đoạn khó khăn. 3, PGS.TS Phạm Hồng Chương - trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2020) với bài nghiên cứu “ Tác động của Đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam” cho biết nghiên cứu này hướng đến việc dự phóng các kịch bản tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam và từ đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm hạn chế các tác động tiêu cực về mặt kinh tế. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng: Tăng trưởng GDP quý 2 của Việt Nam dự báo khoảng 2,0% so với cùng kỳ và thậm chí suy thoái nếu xảy ra kịch bản xấu; Nếu đại dịch dịch kéo dài thì ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và
  • 17. 10 khu vực doanh nghiệp nói riêng là rất nghiệm trọng. Chúng tôi khuyến nghị Chính phủ xây dựng nhiều kịch bản chính sách kinh tế khác nhau từ ngắn (hỗ trợ) đến dài hạn (giải cứu) nhằm ứng phó với tình hình dịch ở cả Việt Nam lẫn các quốc gia khác trên thế giới. Các giải pháp chính sách đưa ra cần tính đến độ trễ trong quá trình ban hành và triển khai để đảm bảo tính kịp thời và hiệu quả.  Tổng quan về các phương pháp đánh giá tác động của Đại dịch Covid- 19 Các bài nghiên cứu đã sử dụng rất nhiều phương pháp nghiên cứu để đánh giá đúng thực trạng, giải quyết vấn đề trong bài nghiên cứu. Bài nghiên cứu thực hiện phân tích các phương pháp mô tả, lập luận và làm rõ những nghiên cứu và bài báo có liên quan thực tiễn khác bên cạnh phân tích định lượng bằng phiếu câu hỏi khảo sát tương ứng. Cũng có nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chínhhàng năm của các công ty và sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng với tác động cố định là các công ty để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của các công ty du lịch được niêm yết ở Việt Nam. Và bằng phương pháp phân tích Cronbach alpha, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy đa biến,… các bài nghiên cứu đã tận dụng rất tốt để người đọc hiểu rõ, nắm bắt được vấn đề. 1.1.2 Khoảng trống nghiên cứu Các bài nghiên cứu đều có sự khách quan, số liệu xác thực và những phương pháp đánh giá hợp lý không chỉ về các vấn đề liên quan đến du lịch, mà còn có những tác động của Đại dịch Covid-19 đến kinh tế Việt Nam, đến du lịch Việt Nam. Hầu hết các tác giả đã đánh giá chính xác cả về mặt tiêu cực và tích cực về những tác động đó và đưa ra những đề xuất, biện pháp để hạn chế những tiêu cực, phát huy những tích cực.
  • 18. 11 Sau quá trình tìm hiểu tài liệu làm tổng quan nghiên cứu, bản thân em thấy rằng vẫn còn rất ít bài nghiên cứu nói về Tác động của Đại dịch Covid- 19 đến ngành du lịch Việt Nam. Hiện tại vẫn chưa có vacxin phòng, chữa và dịch vẫn đang lây lan chưa có sự kiểm soát nhất định, nên những tác động của nó đến ngành kinh tế không thể chỉ dừng lại ở thời điểm nghiên cứu và là những dự báo của những chuyên gia, các nhà nghiên cứu. Vẫn còn rất ít bài nói rõ về tác động của dịch Covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam, mà các bài nghiên cứu thường nói về dự báo sau Đại dịch, các biện pháp phòng tránh, các vấn đề xung quanh đến Đại dịch Covid-19 ở Việt Nam như việc học online,… hay là các phương thức kinh doanh mới, sự cần thiết phải đổi mới trong kinh tế Việt Nam hậu Đại dịch. Vậy nên em làm bài nghiên cứu này để xác định rõ tác động của Đại dịch đến ngành du lịch Việt Nam, nếu ra những ý kiến đóng góp của bản thân để hạn chế mặt tiêu cực của tác động đó, hy vọng có thể giúp ngành du lịch Việt Nam ngành càng hoàn thiện và phát triển hơn nữa. 1.2 Cơ sở lý luận 1.2.1 Cơ sở lý luận về Covid Hội chứng hô hấp cấp tính Corona Virus 2 ( SARS-CoV-2) được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 12/2019 tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã gây ra một đợt bùng phát toàn cầu và là một vấn đề sức khỏe cộng đồng. Ngày 30/01/2020, WHO đã tuyên bố COVID-19 là trường hợp khẩn cấp y tế công cộng thứ 6 được quốc tế quan tâm. SARS-CoV-2 lây lan từ người sang người qua các giọt nhỏ hoặc tiếp xúc trực tiếp, và sự lây nhiễm được ước tính có thời gian ủ bệnh trung bình là 6,4 ngày và xu hướng gia tăng tỷ lệ mắc bệnh chủ yếu theo cấp số nhân.
  • 19. 12 Tốc độ lây lan chóng mặt của Đại dịch covid-19 là không thể ngờ đến, không riêng gì Trung Quốc mà Đại dịch còn lây lan ra toàn thế giới. Số người mắc bệnh phải thống kế theo từng ngày thậm chí là từng giờ. Tính từ ngày 21/1 đến ngày 11/2 (chỉ có 20 ngày) số người mắc bệnh trên toàn cầu đạt đến 43.103 người. Cập nhật đến ngày 6/8/2020, có 215 quốc gia/vùng lãnh thổ trên toàn cầu ghi nhận trường hợp mắc. Trong đó Mỹ đang là nước có số ca nhiễm nhiều nhất. Trên thế giới có tổng cộng 18,304,554 người mắc, trong đó có 11,508,854 người đã được điều trị khỏi và có 694,052 người đã tử vong. Tính đến 10h ngày 6/8/2020 Việt Nam có ca nhiễm thứ 717, trong đó có 381 ca đã khỏi và có 9 ca đã tử vong. Hình 1.1. Số liệu các ca nhiễm Covid-19 tính đến ngày 29/10 ở Việt Nam và Thế giới Nguồn:Bộ Y tế Các con số cho thấy Đạidịch Covid-19 vô cùng nghiêm trọng và chúng ta không thẻ chủ quan bất kì giây phút nào. Cả thế giới ghi nhân những con
  • 20. 13 số hàng chục triệu người nhiễm, những người chưa khỏi bệnh và đã tư vong là con số vô cùng lớn. Lần bùng phát dịch lần thứ 2 ở Việt Nam khiến cho chúng ta phải ghi nhận những ca tử vong đầu tiên, và số người nhiễm bệnh lên con số hơn nghìn người. 1.2.2 Cơ sở lý luận về ngành du lịch a. Khái niệm du lịch Khi bàn về khái niệm du lịch thì có rất nhiều cách hiểu và các khái niệm khác nhau tuỳ thuộc vào góc độ nhìn nhận và suy nghĩ của mỗi người. Theo cách hiểu đơn giản thì du lịch là chuyến đi chơi, tham quan xa dichuyển ra khỏi nơi mình định cư thường xuyên với mục đích khám phá, nghỉ dưỡng tìm hiểu nơi mình muốn đến và có sự trở về sau chuyến đi. Theo Michael Coltman (Coltman,M,1991) đưa ra một định nghĩa ngắn gọn: “ Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ khách, bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”. Dưới góc nhìn về hoạt động của khách du lịch: Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng trong mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. - - Theo định nghĩa của Tổ chức du lịch thế giới ( UNWTO) Dưới góc nhìn của nhà kinh doanh: Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống về lịch sử văn hoá dân tộc, từ đó làm tăng thêm tình yêu nước; đối với người ngoài làm tăng tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế
  • 21. 14 du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ. ( Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam) Từ các khái niệm trên thì ta có thể hiểu rằng du lịch có nhiều khái niệm và được nhìn nhận ở nhiều mặt và nhiều góc độ khác nhau b. Kinh tế du lịch Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002) đưa ra định nghĩa: “Kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế có tính đặc thù, mang tính dịch vụ và thường được xem như ngành công nghiệp không khói, gồm có du lịch quốc tế và du lịch trong nước; có chức năng, nhiệm vụ tổ chức, khaithác các tàinguyên và cảnh quan của đất nước nhằm thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước; tổ chức buôn bán, xuất nhập khẩu tại chỗ hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch”. Nhóm tác giả Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2006) đưa ra định nghĩa rằng: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp”. Định nghĩa này thể hiện rõ ràng và đầy đủ hơn về “kinh tế du lịch”, nhưng trong ấn phẩm của nhóm tác giả (Giáo trình Kinh tế du lịch – Nhà xuất bản Lao động xã hội, 2006) lại xác định đây là định nghĩa “du lịch” sau khi phân tích các định nghĩa du lịch trong nước và trên thế giới. Định nghĩa này cũng chưa hoàn chỉnh khi chưa đề cập đến vấn đề “Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, mang tính tổng hợp, tính liên ngành…” . Bản thân định nghĩa cũng bị tự giới hạn khi sử dụng các thuật ngữ giới hạn như: “Du lịch là một ngành
  • 22. 15 kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp”. Thực tế, “Kinh tế du lịch” cần được định nghĩa phổ quát hơn, rộng hơn thế. Cũng như những ngành kinh tế khác, kinh tế du lịch chịu tác động bởi các quy luật của thị trường và dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước để định hướng cho sự phát triển của ngành một cách bền vững. Các thành tố cơ bản của kinh tế du lịch cũng giống như các ngành kinh tế khác: có cung – cầu du lịch, hàng hóa (sản phẩm) du lịch, thị trường du lịch, tiêu dùng du lịch, cạnh tranh du lịch, doanh nghiệp du lịch và các loại hình kinh doanh du lịch… c. Sản phẩm du lịch Theo Luật du lịch (2005): Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những giá trịvề vật chất lẫn tinh thần của một quốc gia, một địa phương, một cơ sở nào đó mà du khách đến hưởng thụ và trả tiền. Sản phẩm du lịch bao gồm sản phẩm vật thể và phi vật thể, sản phẩm tự nhiên và nhân tạo. Từ đây ta có thể hiểu ngắn gọn dễ hiểu rằng sản phẩm du lịch là tập hợp tất cả các dịch vụ cần thiết như là lữ hành, lưu trú, vui chơi giải trí,... nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. d. Khách du lịch và khách du lịch quốc tế Có nhiều quan niệm về khách du lịch từ nhiều góc độ khác nhau: Liên đoànquốc tế các tổ chức du lịch (tiền thân của tổ chức du lịch thế giới): “Khách du lịch là người ở lại nơi tham quan ít nhất 24h qua đêm vì lý do giải trí, nghỉ ngơi hay công việc như: thăm thân, tôn giáo, học tập, công
  • 23. 16 tác”. Đến năm 1968, tổ chức này lại định nghĩa khác: “ Khách du lịch là bất kỳ ai ngủ qua đêm”. Uỷ ban xem xét tài nguyên Quốc gia của Mỹ: “Du khách là người đi ra khỏi nhà ít nhất 50 dặm vì công việc giải trí, việc riêng trừ việc đi lại hàng ngày, không kể có qua đêm hay không.” Địa lý du lịch Việt Nam định nghĩa: “ Du khách từ bên ngoài đến địa điểm du lịch chủ yếu nhằm mục đích nâng cao nhận thức vớimôitrường xung quanh, tham gia vào các hoạt động thư giãn, giải trí, thể thao, văn hoá kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên, kinh tế, dịch vụ và qua đêm tại cơ sở lưu trú của ngành du lịch”. e. Điểm đến du lịch Theo cách hiểu đơn giản thì điểm mà khách du lịch đến thì được gọi là điểm đến du lịch Theo tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), đã đưa ra quan niệm về điểm đến du lịch (Tourism Destination): “Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”. Một khái niệm khác trong du lịch có nghĩa cơ bản gần giống điểm đến du lịch là điểm tham quan du lịch “Tourist attraction là một điểm thu hút khách du lịch, nơi khách du lịch tham quan, thường có các giá trịvốn có của nó hoặc trưng bày các giá trị văn hóa, ý nghĩa lịch sử hoặc được xây dựng, cung cấp các dịch vụ về phiêu lưu, mạo hiểm, vui chơi giải trí hoặc khám phá, trải nghiệm những điều mới lạ” (Tourism destination management, the George Washington University, 2007). Điểm tham quan du lịch về cơ bản có những điểm giống như định nghĩa về điểm đến du lịch, nhưng khác với điểm đến du
  • 24. 17 lịch đó là khách du lịch chỉ đến tham quan và sử dụng các dịch vụ tại đây nhưng không ngủ lại qua đêm. Còn điểm tham quan du lịch thường nằm trong một điểm đến du lịch và điểm tham quan du lịch rất đa dạng, phụ thuộc vào sự sáng tạo của những người làm du lịch. f. Khả năng thu hút của điểm đến Theo nghiên cứu của Hu&Ritchie (1993), khả năng thu hút của điểm đến “phản ánh cảm nhận, niềm tin và ý kiến mà mỗi cá nhân có được về khả năng làm hài lòng khách hàng của điểm đến trong mối liên hệ trong mối nhu cầu với chuyến đi cụ thể của họ”. Như vậy, có thể nói một điểm đến hấp dẫn với du khách khi điểm đến đó thỏa mãn được nhu cầu họ. Theo quan điểm của Mayo và Jarvis (1981) thì khả năng thu hút của điểm đến là “khả năng của điểm đến mang lại các lợi ích cho du khách”. Như vậy, khả năng thu hút của điểm đến dựa trên thông tin mà du khách tiếp cận được về điểm đến đó mà không cần xây dựng bởi trải nghiệm thực tế ở điểm đến. g. Khả năng cạnh tranh của điểm đến Nếu như khả năng thu hút của điểm đến được dựa trên khả năng có thể cung cấp thỏa mãn nhu cầu của du khách thì khả năng cạnh tranh của điểm đến được đánh giá trên việc có thể cung cấp các tiện ích và dịch vụ nổi trội hơn so với những điểm đến khác. Ngoài các yếu tố về xã hội, những yếu tố tự nhiên cũng góp phần làm tăng sức cạnh tranh của điểm đến như khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, vị trí địa lý,... 1.2.3 Cơ sở lý luận về tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch Đại dịch Covid-19 hoành hành gây tác động tiêu cực rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu và được ví như một cuộc Đại Suy Thoái lần 2. Ngành du lịch cũng không thể nằm ngoài tầm ảnh hưởng này. Dịch bệnh đã gây ra sự gián đoạn hàng loạt các kế hoạch du lịch, kỳ nghỉ dưỡng, hoạt động đilại do Chính
  • 25. 18 phủ các nước đều ban hành quy định về hạn chế các chuyến bay nội địa lẫn nước ngoài, khóa cửa biên giới, giãn cách xã hội nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh trong những giai đoạn thường được xem là cao điểm của ngành du lịch. Các hãng hàng không lẫn khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, địa điểm du lịch mất hàng tỷ USD và hàng triệu người trong ngành dịch vụ du lịch mất việc làm. Tính đến ngày 20/04, có đến 97 điểm đến du lịch (khoảng 45% trên tổng số các địa điểm du lịch trên toàn cầu) đã thực hiện biện pháp đóng cửa toàn bộ hoặc một phần biên giới, khoảng 65 quốc gia và vùng lãnh thổ (khoảng 30%) đưa ra các biện pháp hạn chế hoặc cấm các chuyến bay hàng không bay nội địa hoặc nước ngoài, khoảng 39 quốc gia (chiếm 18%) đóng cửa biên giớiđốivới một số nhóm khách du lịch đến từ các nơi có diễn biến dịch Covid-19 chuyển biến xấu và khoảng 7% các khu vực còn lại thực hiện một số biện pháp phòng dịch khác như yêu cầu cách ly 14 ngày đối với khách du lịch hoặc người di chuyển từ nước khác. Tính đến thờiđiểm hiện tại, nhiều quốc gia đã kiểm soát tốt được dịch bệnh, điển hình là các quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc..., nhiều lệnh cấm đã được gỡ bỏ hoặc nới lỏng, tuy nhiên điều này vẫn chưa thể giúp ngành du lịch toàn cầu phục hồi nhanh trong nửa đầu năm 2020 này - Theo thống kê từ Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO). Không giống với những cuộc khủng hoảng bắt đầu từ tàichính – tiền tệ hay bất động sản, suy thoái kinh tế do Đại dịch Covid-19 gây ra lại bắt nguồn từ những giải pháp phòng chống dịch “phi y tế” như: Phong tỏa, giãn cách xã hội, ngừng các hoạt động giao thông công cộng, du lịch, vui chơi, giản cách mọi người với khoảng cách an toàn 2m, đóng cửa biên giới. Chính các giải pháp bắt buộc đó đang “bóp nghẹt” nền kinh tế nói chung và ngành du dịch nói riêng. Tác độngban đầu của đại dịch bộc lộ rõ nhất qua việc giảm và đình chỉ một số hoạt động của ngành du lịch, giải trí.
  • 26. 19 Sự tác động của Đại dịch Covid-19 là “liên hoàn” khi mà các giải pháp phòng trống được Chính phủ các nước đưa ra liên tục:phong tỏa, cách ly, giãn cách xã hội có tác động tiêu cực đến du lịch khi mà tất cả mọi người phải ở trong nhà, không ra ngoài nếu không cần thiết, càng không thể đidu lịch trong nước cũng như là ra nước ngoài. Lượng khách du lịch của các nước trên toàn thế giớiđều giảm sâu, thậm chí là có thể coikhách du lịch quốc tế như bằng 0. Các chuyến bay đều mang tính thương mại, chính trị,… khi mà tất cả mọi thứ hầu như đóng cửa, sức khỏe được đưa lên hàng đầu, khi mà đất nước bạn không thể kiểm soát dịch bệnh tốt, sẽ chẳng có du khách nào yên tâm, tin tưởng để có thể đến đây du lịch. Khó khăn hơn là khi nhập cảnh, bất kì ai đều phải bị cách ly tối thiểu 14 ngày để theo dõi sức khỏe cũng như xét nghiệm máu để kiểm tra bạn có thực sự âm tính với Covid-19. Thế giới ghi nhận thiệt hại nặng nề của các công ty lữ hành, các công trình – kiến trúc du lịch để dang dở. Khi mà rất nhiều công ty, tập đoàn phải đóng cửa, tuyên bố phá sản vì không đủ kinh phí để trả lương cho nhân viên, duy trì sự tồn tại như việc thuê mặt bằng,… Vì vậy mà du lịch không thể thu hút đầu tư dù là trong nước hay nước ngoài. Toàn bộ kinh trên thế giới đều suy thoái, nên việc thu hút đầu tư vào du lịch dường như là không có. Thế giới phải đối mặt với nhiều tháng năm rất khó khăn. Khi mà chưa có vacxin phòng bệnh và các ca nhiễm vẫn liên tục tăng, bất ổn xã hội leo thang, tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm sâu và du lịch quốc tế dường như bằng 0. Tuy nhiên, Đại dịch Covid-19 cũng đem lại những nhìn nhận mới, những tác động tích cực. Chúng ta có thể hoàn toàn cảm nhận được việc môi trường được cải thiện, không khí trở lên trong lành. Chỉ số ô nhiễm của các thành phố lớn đều đã giảm, dần chuyển từ màu đỏ sang xanh. Chưa bao giờ
  • 27. 20 thấy tiềm năng khai thác mạng internet một cách đầy đủ, tận dụng như thế này. Điều này dự cảm thấy một đợt sóng du lịch công nghệ mới, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu thời gian đi lại,… sẽ vô cùng phát triển. Tómlại, đại dịch COVID-19 là cú sốc y tế mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt lên nền kinh tế thế giới đặc biệt là ngành du lịch. Tăng trưởng toàn cầu và của nhiều quốc gia, khu vực ở mức âm; đầu tư và thương mại toàn cầu suy giảm; người lao động mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao; du lịch thất thu nghiêm trọng, khách quốc tế dường nhu bằng 0. Trong khó khăn do dịch bệnh mang lại, cũng có những cơ hội xuất hiện, nhất là các hoạt động kinh tế - xã hội trực tuyến, du lịch công nghệ số như bán hàng trực tuyến, học trực tuyến, họp trực tuyến và thậm chí có những doanh nghiệp có kế hoạch dài hạn cho nhân viên làm việc trực tuyến tại nhà. COVID-19 đang đẩy nhanh quá trình ứng dụng và cho ra đời những sản phẩm mới từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đại dịch đem đến cho thế giới những khó khăn, thách thức; nhưng đồng thời cũng đem đến cơ hội. Quốc gia nào biết tận dụng cơ hội sẽ có khả năng vươn lên mạnh mẽ sau đại dịch. Và ngược lại, quốc gia nào không tận dụng tốt cơ hội sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ “hậu COVID-19”.
  • 28. 21 CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 2.1 Thực trạng của du lịch Việt Nam hiện nay Du lịch đã và đang đóng góp rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Có thể nói du lịch như một viên ngọc tiềm ẩn với vô vàn tiềm năng mà chúng ta chưa thể khai thác, tận dụng triệt để. Trong 10 năm gần đây ( 2010-2019), ngành du lịch Việt Nam có sự tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt là giai đoạn 2017-2019, lượng khách du lịch đến Việt Nam đã tăng gấp đôi so với giai đoạn 2014- 2016. Bảng 2.1.1:Số liệu thống kê lượng khách du lịch đến Việt Nam giaiđoạn 2010 - 2019 Đơn vị: Lượt người Năm Khách Quốc tế Khách nội địa Tổng lượng khách du lịch 2010 5.049.855 28.000.000 33.049.855 2011 6.014.032 30.000.000 36.014.032 2012 6.847.678 32.500.000 39.347.678 2013 7.572.352 35.000.000 42.572.352 2014 7.847.300 38.500.000 46.347.300 2015 7.943.651 57.000.000 66.943.651 2016 10.012.735 62.000.000 72.012.735 2017 12.922.151 73.200.000 86.122.151 2018 15.497.791 80.000.000 95.497.791 2019 18.008.590 85.000.000 103.008.590 Nguồn:Tổng cục Du lịch
  • 29. 22 Việt Nam được trải qua giai đoạn bùng nổ khách du lịch trong một thập kỉ qua. Khi mà số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng gần 3.6 lần ( từ 5 triệu năm 2010 lên đến 18 triệu năm 2019), khách nội địa tăng khoảng 3.04 lần ( từ 28 triệu năm 2010 lên đến 85 triệu năm 2019). Tổng quát hơn thì lượng khách du lịch của Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2019 đã tăng khoảng 3.12 lần. ( từ 33 triệu lên 103 triệu lượt khách du lịch). Thu nhập du lịch ngày càng cao ( 96.000 tỷ đồng năm 2010), chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP. Tuy nhiên so với tiềm năng và quy mô phát triển thì thu nhập du lịch vẫn chưa cân xứng, thể hiện hiệu quả kinh doanh thấp, hàm lượng giá trị gia tăng còn thấp ( 5.25% GDP năm 2009). Giai đoạn 2010-2015, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam duy trì đà tăng trưởng trung bình hàng năm là 9,48%. Năm 2015, ngành Du lịch đã đón trên 7,94 triệu lượt khách quốc tế, tăng 1,57 lần so với năm 2010 là 5,05 triệu; khách du lịch nội địa đạt 57 triệu lượt, tăng hơn 2 lần so với 28 triệu lượt của năm 2010; tổng thu từ khách du lịch đạt 338.000 tỷ đồng, tăng hơn 3,5 lần so với 96.000 tỷ đồng của năm 2010. Trong 5 năm từ 2011 đến 2015, xuất khẩu dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của nước ta, trong khoảng 67-71% (năm 2015 tính sơ bộ khoảng 7,3 tỷ đô- la Mỹ). Tốc độ tăng trưởng trung bình về lưu lượng hành khách qua các cảng hàng không đạt 63 triệu lượt năm 2015, tăng 24,3% so với năm 2014. Việt Nam hiện có 52 hãng hàng không quốc tế đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ như: AirAsia Berhad, Jetstar Asia, Tiger Airways, Thai AirAsia, Cebu Pacific, Lion Air, Indonesia AirAsia,… với 54 đường bay quốc tế kết nốivới Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang... đã đem lại cơ hội đi du lịch thuận lợi cho du khách. Ngoài ra còn có 48 đường bay nội địa đã kết nối chặt chẽ với các điểm du lịch trong nước. Hệ thống đường bộ cao
  • 30. 23 tốc được xây dựng và nâng cấp trong cả nước, khả năng kết nối và liên kết phát triển du lịch giữa các vùng và các địa phương được đẩy mạnh, đem lại sự thuận tiện cho du khách. Du lịch phát triển thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư của xã hội cho hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành. Ngày càng có nhiều các tập đoàn đầu tư chiến lược trong nước như VinGroup, SunGroup, Mường Thanh, FLC, BIM, Tuần Châu... xây dựng các khu vui chơi giải trí, khách sạn có quy mô và chất lượng mang tầm quốc tế tạicác điểm đến du lịch trọng điểm như Hạ Long, Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang và hơn 30 tỉnh/thành trong cả nước tạo ra động lực và đòn bẩy cho sự phát triển du lịch. Tiếp theo đó là sự gia tăng không ngừng cả về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành và cơ sở lưu trú. Trong giai đoạn 2010-2015, tốc độ tăng trưởng trung bình về số cơ sở lưu trú là 8,76%/năm và 8,42%/năm về số buồng. Năm 2010 có 12.352 CSLT với hơn 237.000 buồng thì đến hết năm 2015, cả nước đã có 18.800 CSLT với hơn 355.000 buồng, tăng khoảng 1,5 lần. Đặc biệt, trong giai đoạn này, số khách sạn từ 3-5 sao tăng cao hơn mức tăng trung bình chung (tăng 16% đối với khách sạn 5 sao, 14% đối với khách sạn 4 sao và 13% đối với khách sạn 3 sao). Về doanh nghiệp lữ hành quốc tế, năm 2010 có 888 doanh nghiệp thì đến hết năm 2015 có 1.573 doanh nghiệp, tăng 1,77 lần, tốc độ tăng trung bình khoảng 12,1%/năm. Bảng 2.1.2. Biếnđộng của kháchdu lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2014 – 2019 Năm Khách du lịch Quốc tế đến Việt Nam ( triệu lượt) Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn ( triệu lượt) Tốc độ tăng/ giảm liên hoàn ( %) 2014 7.89 - -
  • 31. 24 2015 7.91 0.02 0.25 2016 10.02 2.11 26.68 2017 12.93 2.91 29.04 2018 15.48 2.55 19.72 2019 18.02 2.54 16.41 Nguồn:Tổng cục thống kê Trong giai đoạn 2015-2019, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam luôn tăng qua các năm, trong đó mức tăng cao nhất là năm 2017 với 2.91%. Năm 2017 được coi là năm phát triển ấn tượng của du lịch Việt Nam khi lần đầu tiên mức tăng về khách du lịch quốc tế đạt tới 2,91 triệu lượt khách so với năm 2016. Các năm khác cũng có lượng tăng khá với lượng tăng tuyệt đối bình quân là 2,026 triệu lượt khách/năm và tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,96%. Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng cao trong những năm gần đây một phần do công tác xúc tiến du lịch có nhiều thay đổitích cực, Tổng cục Du lịch cùng các DNDL đã hệ thống lạicác hội chợ du lịch quốc tế, huy động được nhiều doanh nghiệp lớn tham gia, bên cạnh đó cũng tăng cường xúc tiến du lịch qua mạng xã hội. Một phần nhờ vào chính sách miễn visa của Việt Nam, khiến khách du lịch từ châu Âu tới Việt Nam tăng trưởng khá nhanh, ( trung bình tăng 20% - 30% so với trước đó), nhất là các thị trường Anh, Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha. Đồ thị 2.1.1:Số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019 (triệu lượt)
  • 32. 25 Nguồn: Tổng cục Thống kê Đồ thị 2.1.1 cho thấy bình quân mỗi năm lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có xu hướng tăng khoảng 2,568 triệu lượt khách – một con số đáng mừng cho ngành Du lịch. Năm 2017, ngành du lịch Việt Nam đã thu về 510.900 tỷ đồng, tăng 27,78% so với năm 2016. Thị trường du lịch đã có 79 khách sạn cao cấp (3-5 sao) mới được đưa vào hoạt động, (trong đó có 10 khách sạn 5 sao với số phòng thêm mới là 101.400 phòng), tổng số phòng năm 2017 tăng 10% so với năm 2016. Năm 2018 là một năm thành công của du lịch Việt Nam khi mà tổng số thu từ khách du lịch đạt hơn 620.000 tỷ đồng, đón 15.497.791 lượt khách ( tăng 19,9% so với năm 2017), phục vụ hơn 80 triệu lượt khách trong nước. Cả nước có hơn 28.000 CSLT với trên 550.000 buồng, (tăng 2.400 cơ sở so với 2017); trong đó 113 CSLT được công nhận hạng 3-5 sao, 145 khách sạn 5 sao và 267 khách sạn 4 sao. Du lịch đang ngày một phát triển mạnh mẽ và tạo công ăn việc làm, thu nhập cho hàng triệu người.
  • 33. 26 Những năm gần đây, ngành du lịch có bước phát triển ngoạn mục vượt bậc. Trong giai đoạn 2015 - 2018, lượng khách quốc tế tăng gần 2 lần, (từ 8 triệu lượt lên 15,5 triệu lượt) và tốc độ tăng trưởng khoảng 25%/năm; là 1 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất thế giới; khách nội địa cũng tăng 1,4 lần, (từ 57 triệu lượt lên 80 triệu lượt); đóng góp 8,4% GDP. Năm 2019 tiếp tục đánh dấu thành công của du lịch Việt Nam vớilượng khách quốc tế đạt trên 18,008 triệu lượt người, cao nhất từ trước đến nay, với mức tăng 16,2% so với năm 2018. Tổng số thu từ khách du lịch năm 2019 cũng lên đến 726.000 tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2018. Bảng 2.1.3:Lượng kháchdu lịch quốc tế đến du lịch Việt Nam tính đến tháng 9/2019 Chỉ tiêu Ước tính tháng 9/2019(lượt khách) 9 tháng năm 2019 (lượt khách) Tháng 9/2019 so với tháng trước (%) Tháng 9/2019 so với tháng 9/2018 (%) 9 tháng năm 2019 so với cùng kỳ năm trước (%) Tổng số 1.561.274 12.870.506 103.2 128.8 110.8 Chia theo phương tiện đến Đường hàng không 1.298.337 10.189.039 109.5 131.8 108.3
  • 34. 27 Đường biển 17.824 189.605 125.9 220.3 99.4 Đường bộ 245.113 2.491.862 78.4 111.7 123.5 Chia theo một số thị trường Châu Á 1.327.814 10.156.165 108.2 133.5 112.5 Châu Mỹ 61.768 737.793 89.6 113.3 106.8 Châu Âu 134.278 1.612.850 74.4 105.6 105.3 Châu Úc 33.204 329.248 104.8 99.7 98.6 Châu Phi 4.210 34.450 107.7 133.5 110.8 Nguồn: Tổng cục Thống kê Bảng 2.1.3 cho thấy, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 9/2019 ước đạt 1.561.274 lượt khách, tăng 28,8% so với tháng 9/2018. Tính chung 9 tháng đầu năm 2019, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 12.870.506 lượt khách, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2018. Chia theo phương tiện đến thì khách du lịch sử dụng đường không là lớn nhất (tháng 9/2019 đạt 1.298.337 lượt khách, tăng 9,5% so với tháng 9/2018), khách du lịch sử dụng phương tiện đường bộ đứng thứ hai (tháng 9/2019 đạt 245.113 lượt khách, tăng 11,7% so với tháng 9/2018) và sử dụng phương tiện đường biển đứng thứ ba nhưng lại có tốc độ tăng lớn (tháng 9/2019 đạt 17.824 lượt khách, tăng 120,3% so với tháng 9/2018).
  • 35. 28 Chia theo thị trường thì khách du lịch châu Á chiếm số lượng lớn nhất ( với 9 tháng năm 2019 đạt 10.156.165 lượt khách, tăng 12,5% so vớicùng kỳ năm 2018). Trong số lượng khách du lịch châu Á thì chiếm số lượng lớn nhất là khách du lịch Trung Quốc (với 3.977.183 lượt khách, tăng 4,4% so vớinăm 2018). Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, chất lượng du lịch đang có những cải thiện tích cực nhằm tạo sức hút đối với khách quốc tế thì Việt Nam tiếp tục giữ vững danh hiệu "Điểm đến hàng đầu châu Á" năm thứ hai liên tiếp do Giải thưởng Du lịch Thế giới (WTA) 2019 bình chọn. Song hành với việc phát triển ngành Du lịch thì đầu tư cũng đang được đẩy mạnh. Đặc biệt là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nó có vaitrò hết sức quan trọng dẫn dắt phát triển du lịch theo xu hướng của thế giới. Đầu tư của khu vực tư nhân có vẻ tăng nhanh, có những đột phá năng động nhưng tầm cỡ quy mô còn nhỏ, dàn trải, mang tính tự phát và thiếu đồng bộ nên hiệu quả tổng thể chưa cao. Cơ sở hạ tầng của ngành Du lịch được Nhà nước quan tâm hỗ trợ đầu tư và thu hút được rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia. Nhiều công trình giao thông, sân bay được cải tạo, tu sửa và đầu tư mới, cơ sở vật chất các khu du lịch được nâng cấp từng bước tạo điều kiện mở đường cho hoạt động phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Ngành Du lịch ngày một hội nhập, đi cùng với thời đại công nghệ số đòi hỏi tính đồng bộ và hiện đại của hạ tầng du lịch cũng như là chất lượng dịch vụ, chất lượng lao động. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh, chất lượng được nâng cấp lên 1 bước, nhiều khu du lịch, resorts, khu giảitrí, khách sạn cao cấp đạt trình độ quốc tế đã hình thành nhưng còn chiếm tỷ lệ quá nhỏ
  • 36. 29 chưa thể làm thay đổi căn bản diện mạo của ngành và chưa thể hình thành hệ thống các khu du lịch quốc gia với thương hiệu nổi bật. Ngành Du lịch phát triển tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội ( hàng năm có tới 30-40 ngàn việc làm trực tiếp được tạo thêm). Chất lượng lao động du lịch qua đào tạo và có kinh nghiệm thực tiễn ngày càng được nâng cao nhờ những nỗ lực của ngành và sự hỗ trợ của quốc tế trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch. Hệ thống cơ sở đào tạo du lịch ngày càng mở rộng và nâng cấp với đội ngũ nhân viên đào tạo chuyên nghiệp. Tuy vậy, mặt bằng chung về chất lượng nhân lực du lịch vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ trong thời buổi hội nhập hiện nay. Sản phẩm du lịch ngày một đổi mới, phát triển đa dạng, nhiều mẫu mã hơn nhưng chất lượng cònđơn sơ, thiếu tính độc lập, đặc sắc; thiếu tính đồng bộ và liên kết chưa cao, ít sáng tạo. Sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng giá trị gia tăng cao còn chiếm tỉ trọng khá nhỏ, nhiều sản phẩm bị trùng lặp và suy thoái nhanh. Thị trường du lịch đã từng bước được lựa chọn theo mục tiêu. Tuy nhiên công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều yếu kém, chưa thức thời, chưa thực sự đi trước 1 bước, dự đoán cho ngành Du lịch trong tương lai . Khaithác, thu hút thị trường còn dừng ở bề nổi chưa có tính bền vững, chưa phân đoạn và chưa có tiêu điểm tập trung nâng cấp. Du lịch ngày một phát triển đồng nghĩa với việc khai thác tài nguyên không ngừng được mở rộng. Nhưng do thiếu kinh nghiệm và chưa có tầm nhìn dài hạn nên việc khai thác kém hiệu quả và thiếu tính bền vững; các di tích, di sản luôn phát huy giá trị phục vụ du lịch của chúng nhưng sự chủ động liên kết khai thác chưa cao; công tác bảo tồn văn hóa và bảo về môi trường
  • 37. 30 được chú trọng hơn nhưng hiệu quả thực thi lại thấp, ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi. Mất vệ sinh nơi công cộng, tệ nạn xã hội vẫn luôn là những vấn đề tồn đọng mất mĩ quan, thiện cảm không tốt cho du khách, ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch. Nhận thức về du lịch của người dân đã có những bước cải thiện và tiến bộ nhất định, tuy nhiên so với yêu cầu phát triển của ngành Du lịch vươn tầm thế giới vẫn còn một khoảng cách khá xa. 2.2 Sự tác động của Đại dịch Covid-19 đến du lịch Việt Nam Theo sự phát triển của du lịch từ năm 2010 đến năm 2019, du lịch là một trong những ngành phát triển năng động nhất dựa trên cơ sở phát huy nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và mức giá dịch vụ cạnh tranh. Ngành du lịch đã đóng góp rất lớn vào tốc độ phát triển GDP và giảiquyết việc làm. Tuy nhiên, đến năm 2020, ngành du lịch đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Bảng 2.2.4:Số liệu thống kê lượng khách du lịch đến Việt Nam trong quý I năm 2020 Đơn vị: Lượt người Tháng Khách Quốc tế Khách nội địa Tổng lượng khách 1 1.994.100 7.300.000 9.294.100 2 1.242.731 4.400.000 5.642.731 3 449.923 1.300.000 1.749.923 Nguồn:Tổng cục Thống kê Nhìn vào bảng 2.2.4 ta thấy, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 1-2020 đạt 1.994,1 nghìn lượt người, tăng 16,6% so với tháng trước và tăng 32,8% so với cùng kỳ năm trước. Từ cuối tháng 1 – đầu tháng 2, Việt Nam bắt đầu ghinhận những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, lượng khách du lịch Quốc
  • 38. 31 tế cũng giảm dần. Tháng 2-2020, Việt Nam chỉ đón 1.242,7 nghìn lượt khách quốc tế, giảm 37,7% so với tháng 1 và giảm 21,8% so với cùng kì năm trước. Ngày 17/3/2020 Việt Nam tạm ngừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh và ngày 21/3, Việt Nam tạm ngừng nhập cảnh khách nước ngoài, làm cho lượng khách quốc tế giảm sâu, chỉ đạt 449,9 nghìn lượt - giảm 63,8% so với tháng 2 và giảm 68.1% so với cùng kì năm trước. Thành phố Đà Nẵng là một trong những điểm du lịch hàng đầu của Việt Nam, có tổng lượng du khách trong quý I/2020 đạt gần 1.3 triệu du khách trong và ngoài nước, giảm 31.2% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, trong 3 tháng đầu năm 2020, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 3.686,8 nghìn lượt người, giảm 813.335 lượt khách và giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước, 2 thị trường khách quốc tế lớn nhất của du lịch Việt Nam đó là Trung Quốc và Hàn Quốc đều giảm 91,5% và 91,4% ( vì đây là 2 nước chịu ảnh hưởng nặng nền nhất của Đại dịch Covid- 19). Bảng 2.2.5:Lượt khách du lịch của thị trường châu Á đến du lịch Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2019 và 2020 Thị trường 3 tháng đầu năm 2019 3 tháng đầu năm 2020 Lượt khách Tỷ lệ (%) Lượt khách Tỷ lệ (%) Trung Quốc 1.281.073 37,79 871.819 32,6 Hàn Quốc 1.107.794 32,67 819.089 30,63 Nhật Bản 233.355 6,88 200.346 7,49 Các thị trường khác 768.170 22,66 783.113 29,28 Tổng số 3.390.392 100 2.674.367 100 Nguồn: Tổng cục Thống kê
  • 39. 32 Tại châu Á, 3 thị trường khách du lịch quốc tế đến du lịch Việt Nam chiếm hơn 51% tổng lượng khách dulịch quốc tếđó là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên dịch bệnh bắt nguồn từ Trung Quốc, lan rộng ra các nước bên cạnh như Hàn Quốc và Nhật Bản. Vậy nên lượt khách du lịch đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản giảm đáng kể so với năm 2019 với 871.819; 819.089; 200.346 (lượt khách), chiếm 32,6%; 30,63%; 7,49% thị trường châu Á. Khách du lịch đến từ châu Á đạt 2.674.367 lượt khách chiếm 72,54%, giảm hơn 21% so với cùng kì năm 2019. Đứng thứ 2 là thị trường khách du lịch đến từ châu Âu, chiếm 17,6% với 648.731 lượt khách, giảm 5% so với cùng kì năm 2019. Các thị trường khác như châu Mỹ ( chủ yếu là Mỹ), châu Úc đều giảm 20,24% và 14,37% so với cùng kì năm ngoái. Ngày 31/3, Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 16 về việc cách ly toàn xã hội trên phạm vi cả nước trong vòng 15 ngày để phòng chống Covid-19 (từ 0h ngày 1/4 đến ngày 15/4), ngành du lịch sẽ theo đó mà gần như tê liệt. Có thể nói du lịch Việt Nam trong tháng 4 này đã chạm đáy khi mà lượt khách du lịch quốc tế chỉ có 26.200 lượt người, giảm 94,2% so với tháng 3 và giảm 98,2% so với cùng kì năm 2019. Du khách quốc tế đến từ đường hàng không, đường bộ, đường biển đồng loạt giảm sâu lần lượt là 98,3%; 70,1%; 99,5%. Khách đến từ châu Á, châu Âu; châu Úc, châu Mỹ và châu Phi đều giảm trên 97%, và có những thị trường gần như bằng 0 khi giảm đến 99,8% ( châu Úc và châu Mỹ). Việt Nam áp dụng chính sách hạn chế nhập cảnh chứ không cấm hoàn toàn, vậy nên tháng 5/2020, nước ta đón 22.700 lượt khách quốc tế, giảm 13,6% so với tháng 4 và giảm 98,3% so với cùng kỳ năm ngoái - đang là mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Có thể thấy rằng khách quốc tế nhập cảnh vào Việt Nam đa số là các chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài. Việt Nam
  • 40. 33 tiếp tục đón 8.800 khách du lịch quốc tế trong tháng 6, lượng khách giảm 61,3% so với tháng 5 và 99,3% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 6 tháng đầu năm, khách quốc tế đến nước ta đạt 3,744,5 nghìn lượt người, giảm 55,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến bằng đường hàng không đạt 3.040,5 nghìn lượt người, chiếm 81,2% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, giảm 54,3%; bằng đường bộ đạt 559,6 nghìn lượt người, chiếm 14,9% và giảm 66,8%; bằng đường biển đạt 144,3 nghìn lượt người, chiếm 3,9% và tăng 3,7%. Khách đến từ các thị trường châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, châu Phi lần lượt là 2.729,6; 666,1; 234,4; 102,3; 12,1 nghìn lượt người ( giảm 58,4%; 42%; 54,8%; 54,4%; 53,9% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, khách đến từ hầu hết các thị trường chính đều giảm mạnh: Trung Quốc là 919,5 nghìn lượt người, giảm 63% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc là 823 nghìn lượt người, giảm 60,4%; Nhật Bản là 201,4 nghìn lượt người, giảm 55,8%; Đài Loan là 192,8 nghìn lượt người, giảm 55,2%; Liên bang Nga là 245,7 nghìn lượt người, giảm 31,5%; Vương quốc Anh 81,6 nghìn lượt người, giảm 50,6%; Pháp 74,6 nghìn lượt người, giảm 51,9%; Đức 61,5 nghìn lượt người, giảm 48,1%; Hoa Kỳ là 172,8 nghìn lượt người, giảm 56%; Ôx-trây-li-a là 92,3 nghìn lượt người, giảm 53,9%. Tháng 7 năm 2020, ngành Du lịch phục vụ 8.013.900 lượt khách du lịch, trong đó có 13.900 lượt khách du lịch quốc tế, tăng 58,7% so với tháng trước, chủ yếu là khách nhập cảnh bằng đường bộ ( giảm 98,9% so với cùng kì năm ngoái) và 8 triệu lượt khách nội địa. Trong tháng 8, Việt Nam đã đón 16,3 nghìn lượt khách quốc tế, tăng gần 175 so với tháng trước nhưng lạigiảm gần 99% so với cùng kì năm trước. Và trong tháng 9 nước ta chỉ đón 13.800 lượt khách du lịch quốc tế, giảm 15,5% so với tháng trước và 99,1% so với tháng 9/2019. Như vậy khách quốc tế đến nước ta trong quý III/2020 chỉ có
  • 41. 34 44.000 lượt người, bằng 1% của quý III/2019. Nhìn chung khách quốc tế đến Việt Nam trong quý III này đa số là các chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam. Tính chung 9 tháng đầu năm 2020, Việt Nam có gần 3,8 triệu lượt khách quốc tế ghé thăm, giảm 70,6% so với cùng kì năm 2019. Tuy nhiên, xét riêng quý I chiếm hơn 97%, như vậy quý II và quý III của chúng ta chính là khoảng thời gian giãn cách xã hội, nâng cao ý thức chống dịch trên toàn thế giới, đóng cửa biên giới, hạn chế các đường bay, nên lượt khách quốc tế đến Việt Nam ở 6 tháng giữa năm 2020 chỉ chiếm gần 3%. Trong đó, khách quốc tế đến bằng đường hàng không vẫn là đa số với 3.056.900 lượt ( chiếm 80,7%, giảm 70% so với cùng kỳ 2019), đường bộ là 587.000 lượt ( chiếm 15,5%, giảm 76,4% so với cùng kì 2019), đường biển là 144.600 lượt ( chiếm 3,8% và giảm 23,8% so với cùng kì 2019). Trong 9 tháng qua, khách quốc tế đến từ châu Á luôn chiếm con số áp đảo với 2.770.200 lượt người ( chiếm 73,1% trên tổng số, giảm 72,7% so với cùng kì 2019). Khách quốc tế đến từ châu Âu ở vị trị thứ 2 với 668.300 lượt người, giảm 58,6% so với cùng kì năm 2019. Châu Mỹ là 235.200 lượt người, giảm 68,1% so với cùng kì năm 2019; châu Úc là 102.600 lượt người, giảm 68,9% so vớicùng kì năm 2019 và cuốicùng là châu Phi với 12.200 lượt người chiếm con số nhỏ nhưng vẫn giảm 64,5% so với cùng kì năm trước. Hầu hết các thị trường chính đều giảm sâu (trung bình là 72% so với cùng kì năm trước) như: Trung Quốc – 937.800 lượt người( giảm 76,4%); Hàn Quốc – 830.400 lượt người ( giảm 73,6%); Nhật Bản – 203.000 lượt người ( giảm 71,5%); Hoa Kỳ - 173.200 lượt người ( giảm 69,6%)… Cuối tháng 7, Việt Nam phát hiện ca nhiễm mới lây lan trong cộng đồng ở Đà Nẵng sau 99 ngày cả nước không ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng. Việc bùng phát dịch bệnh lần 2 khiến nước ta ghi nhận những ca tử vong đầu
  • 42. 35 tiên và phải tiến hành tái khởi động các biện pháp giãn cách xã hội tại các địa phương là tâm dịch. Khi mà dịch bệnh trong nước cơ bản được kiểm soát, bắt đầu đẩy mạnh du lịch nội địa, kích cầu du lịch trong nước thì chúng ta lại bắt đầu cho một đợt chống dịch mới, “ khó khăn chồng chất khó khăn”. Đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng khiến lượng khách du lịch Quốc tế giảm sút nghiêm trọng, gây tác động xấu đến cách doanh nghiệp du lịch và cá những người làm du lịch. Các hãng hàng không, các doanh nghiệp khách sạn, nhà đầu tư dịch vụ đang phải trải qua khủng hoảng chưa từng có. Trong quý II/2020 có khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế dừng hoạt động, 137 DN xin thu hồi giấy phép. Các khách sạn trên khắp các tỉnh, thành cả nước lần lượt tuyên bố đóng cửa ít nhất đến hết 30/4, như:hệ thống Silk Queen, Hệ thống OHG sở hữu các khách sạn 4 sao & 5 sao như Oriental Suites Hotel & Spa, O’Gallery Premier Hotel & Spa, O’Gallery Majestic Hotel & Spa hay Thiên Minh Group với chuỗi khách sạn & tàu Victoria 5* cao cấp,… khiến nhân lực ngành du lịch bị mất việc làm, các công ty, khách sạn, nhà hàng lần lượt phải cắt giảm biên chế đến 60%. Tháng 3/2020 vận tải hành khách đạt 334 lượt khách vận chuyển - giảm 8,8% so với tháng trước và luân chuyển 14,8 tỷ lượt khách.kilômét (Hk.Km) - giảm 15,1%. Tính chung quý I/2020, vận tải hành khách đạt 1.190,7 triệu lượt khách vận chuyển - giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2019 (năm 2019 tăng 10,8%), và luân chuyển 55,9 tỷ lượt khách.km - giảm 8% so với cùng kì năm 2019 (năm 2019 tăng 10%). Trong đó, vận tải trong nước đạt 1.187,7 triệu lượt khách - giảm 6,1% và 46,4 tỷ lượt khách.km - giảm 3,5%; vận tải ngoài nước đạt 3 triệu lượt khách - giảm 30,3% và 9,6 tỷ lượt khách.km - giảm 24,9%.
  • 43. 36 Tất cả các ngành đường đều bị ảnh hưởng do nhu cầu đi lại của người dân giảm mạnh, vận tải hành khách đường bộ quý I đạt 1.128,3 triệu lượt khách - giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2019, và 38,5 tỷ lượt khách.km - giảm 7,2%; đường thủy nội địa đạt 47,7 triệu lượt khách - giảm 1,3%, và 1,1 tỷ lượt khách.km - giảm 0,4%; đường biển đạt 1,3 triệu lượt khách - giảm 23,2%, và 109,4 triệu lượt khách.km - giảm 5,8%; đường sắt đạt 1,5 triệu lượt khách - giảm 27,8%, và 0,7 tỷ lượt khách.km - giảm 23,8%. Hàng không là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề và rõ rệt nhất bởi dịch Covid-19 khi các hãng phải tạm dừng khai thác các đường bay quốc tế, vận tải hàng không quý I năm nay đạt 11,9 triệu lượt khách - giảm 8%, và 15,6 tỷ lượt khách.km - giảm 9,5% (riêng tháng 3/2020 vận chuyển giảm 28,8% và luân chuyển giảm 35,9%). Ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế chịu ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề do Đại dịch Covid-19, gần 66% số DN du lịch và lữ hành đã phải cắt giảm hơn 50% nhân viên, trong đó bao gồm số doanh nghiệp phảicắt giảm toàn bộ nhân viên chiếm 20%, 98% lao động du lịch, dịch vụ thất nghiệp và 98% lao động hàng không tạm nghỉ việc. Lấy ví dụ điển hình của tỉnh Khánh Hòa có khoảng 17.100 lao động trong ngành Du lịch mất việc, trong đó: lĩnh vực lưu trú giảm khoảng 15 nghìn người ( chiếm 30%); lĩnh vực lữ hành giảm 2,1 nghìn người ( giảm 60%). Số lượng xe kinh doanh vận tải lĩnh vực du lịch bị ngưng hoạt động là 1.780 xe,… Hay như Thành phố Đà Nẵng có hơn 23.000/35.000 lao động của 800 DN du lịch đang tạm thời mất việc, trong đó có hơn 1.000 lao động lữ hành, 4.000 hướng dẫn viên và 18 nghìn lao động khối dịch vụ. Công suất hoạt động các cơ sở lưu trú giai đoạn này chỉ đạt 20 - 30% so với cùng kỳ năm trước, một số cơ sở lưu trú đã phải đóng cửa. Các khách sạn trên khắp các tỉnh, thành cả nước lần lượt tuyên bố đóng cửa ít nhất đến
  • 44. 37 hết 30/4. Chính điều này khiến nhân lực ngành du lịch bị việc làm, các công ty, khách sạn, nhà hàng lần lượt phải cắt giảm biên chế đến 60%. Đối với các công ty đa quốc gia thậm chí còn giảm 4/5 số lượng nhân viên. Ít nhất cho đến hết tháng 6/2020, hơn 80% nhân sự không có việc làm do nhiều địa điểm tham quan du lịch phải ngừng hoạt động, 80-90% khách du lịch trong nước và quốc tế đã hủy tour du lịch vì lo ngại dịch bệnh.. Một ví dụ điển hình ở Hà Nội, số lượng khách hủy phòng tại các cơ sở lưu trú là hơn 80.613 lượt, số ngày bị hủy phòng khoảng 57.652 ngày. Lượng khách sụt giảm nghiêm trọng dẫn đến nhiều hệ lụy kèm theo, đặc biệt là nguồn thu dịch vụ du lịch. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống trong kỳ đạt 126.200 tỷ đồng, tương đương 10% tổng doanh thu hoạt động thương mại, dịch vụ của cả nước, giảm 9,6% so với quý I/2019. Nhiều địa điểm tham quan du lịch đã ngừng hoạt động, bệnh lây lan trên diện rộng khiến nhiều khách đã hủy tour du lịch, doanh thu từ các thành phố có địa điểm du lịch nổi tiếng đều sụt giảm. Doanh thu du lịch lữ hành quý I/2020 chỉ đạt 7.800 tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng mức và giảm 27,8% trong khi cùng kỳ năm trước. Trung Quốc là nguồn gốc của Đại dịch Covid-19 nên các hãng hàng không Việt Nam đã dừng tất cả các chuyến bay đến Trung Quốc mặc dù đây là thị trường tiềm năng, là nơi có nguồn khách du lịch lớn nhất tại Việt Nam ( chiếm 26.1% khối lượng vận chuyển quốc tế). Và ngược lại, toàn bộ tour du lịch từ Việt Nam đi Trung Quốc cũng bị hủy. Tính chung 6 tháng đầu năm, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và doanh thu du lịch lữ hành lần lượt là 234,7 và 10,3 nghìn tỷ đồng, ( chiếm 9,9% và 0,4% tổng mức, giảm 18,1% và 53,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,2% và 12,4%), trong đó quý II/2020 giảm mạnh 26,1%. Không có gì ngoại lệ khi doanh thu này ở một số địa phương cũng bị
  • 45. 38 giảm nghiêm trọng: Khánh Hòa - 60,3% và 73,5%; Bà Rịa – Vũng Tàu - 49,4% và 66,2%; Thành phố Hồ Chí Minh - 47,3% và 71,2%; Cần Thơ - 29,5% và 55,8%; Đà Nẵng - 27,1% và 44%; Hà Nội - 22,8% và 44,2%; Quảng Ninh - 17,4% và 60,8%; Hải Phòng - 13,8% và 28,9%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng 9 tăng 2,7% so với cùng kỳ (đạt 441.400 tỉ đồng), đưa lũy kế 9 tháng đầu năm lên 3.673,5 nghìn tỉ đồng - tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước nhưng nếu loại trừ yếu tố giá lại giảm 3,6%. Trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống chỉ đạt 369.300 tỉ đồng ( giảm 15% so với cùng kỳ năm 2019) và chiếm 10% tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ. Dịch vụ lữ hành là 14.200 tỉ đồng, giảm mạnh 56% so với cùng kỳ năm 2019. 2.3 Đánh giá sự tác động của Đạidịch đến du lịch Việt Nam 2.3.1 Tác động tích cực: Đại dịch Covid-19 gây đến rất nhiều các tác động tiêu cực cho ngành Du lịch Việt Nam, tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận những mặt tích cực mà nó đem đến. Khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm sút nghiêm trọng, đương nhiên chúng ta phải đẩy mạnh, phát triển du lịch trong nước và tìm cách thu hút khách du lịch nội địa. Từ việc các nước khóa cảnh, hạn chế các chuyến bay, dịch bệnh không ổn định, khách du lịch Việt Nam sẽ không thể bay ra nước ngoàiđể nghỉ dưỡng, thăm thân,… Và sự lựa chọn tốt nhất để đảm bảo an toàn cũng như thỏa mãn tinh thần chính là du lịch trong nước. Cùng với rất nhiều chương trình ưu đãi đặt ra, du lịch trong nước hoàn toàn được đẩy mạnh, lượng khách du lịch nội địa có thể coi là phao cứu sinh cho ngành du lịch Việt Nam trong năm 2020.
  • 46. 39 Chúng ta có thể thấy được rằng sau giãn cách xã hộimột số địa phương đã đưa ra rất nhiều chương trình để kích cầu du lịch trong nước và các hãng hàng không, các công ty lữ hành cũng không ngoại lệ. Có thể lấy một ví dụ điển hình là tỉnh Quảng Ninh với chính sách miễn/giảm phí vé tham quan một số địa danh du lịch như: vịnh Hạ Long, Khu di tích danh thắng Yên Tử, Bảo tàng Quảng Ninh cho tất cả công dân Việt Nam. Hay có thể kể đến doanh nghiệp lữ hành Vietravel đã khởi động các chương trình tour đa dạng, đơn cử như: chương trình tuor tự chọn, thiết kế riêng theo như cầu du lịch khách hàng, dịch vụ nghỉ dưỡng 5 sao giảm giá đến 50%,… Ðại dịch Covid-19 như một phép thử cho ngành du lịch. Và mức độ tàn phá ngoài sức tưởng tượng của nó đã trở thành một tấm lưới lọc nghiệt ngã. Doanh nghiệp khỏe mạnh, thức thời, chịu thay đổi và biết tìm "cơ" trong "nguy" sẽ sống sót và vươn dậy. Những đơn vịyếu ớt, kém thích nghisẽ nhanh chóng bị xóa sổ. "Ðây là cơ hội để tái cơ cấu lại ngành du lịch, từ hoạt động quản lý nhà nước, xúc tiến quảng bá, định vị thị trường mục tiêu cho tới xây dựng sản phẩm phù hợp, ưu tiên hợp tác hàng không và du lịch". Có thể xem đây là khoảng thời gian nghỉ ngơi của ngành du lịch để có thể tân trang, cải tạo lại công trình, kiến trúc, cơ sơ hạ tầng du lịch để sẵn sàng đón khách du lịch trong và ngoài nước bất cứlúc nào. Đây cũng chính là cơ hộiđể các doanh nghiệp du lịch, các công ty lữ hành phát huy khả năng sáng tạo để có những chương trình du lịch trong nước hấp dẫn cho du khách. Đại dịch Covid-19 với sức tàn phá nặng nề, tuy nhiên Việt Nam được biết đến là 1 trong những quốc gia phòng chống dịch hiệu quả nhất, kinh tế Việt Nam vẫn có sức bật tốt, đây chính là cơ hội để Việt Nam quảng bá hình ảnh, khẳng định vị thế của mình ra toàn thế giới đồng thời có thể đưa du lịch Việt Nam đến khắp bạn bè năm châu.
  • 47. 40 Đại dịch Covid-19 khiến cho nhiều người phải ở nhà, các nhà máy tạm dừng hoạt động,… lại mang đến cho Việt Nam một bầu không khí trong lành hơn, các thành phố có chất lượng không khí tốt hơn. Dường như Đại dịch Covid-19 đang nhắc nhở chúng ta về hành động của mình với môi trường! Bởi vì môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch. 2.3.2 Tác động tiêu cục Du lịch được xem như là một ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều tiềm năng, đa dạng, phong phú để phát triển. Nếu như 2019 là năm thành công của du lịch Việt Nam thì 2020 được coi là năm khủng hoảng với ngành Du lịch. Đại dịch lan rộng với tốc độ chóng mặt khiến cho hầu hết các quốc gia thực hiện giãn cách xã hội đóng cửa biên giới. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách du lịch của Việt Nam. Tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã 2 lần bùng phát dịch và phải thực hiện giãn cách xã hội, lượng khách nội địa giảm đi đáng kể. Việc hạn chế các chuyến bay, cách ly 14 ngày khi nhập cảnh khiến cho việc người nước ngoài đến Việt Nam để du lịch thật sự khó khăn. Chính vì vậy mà lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm sâu, có những tháng giảm đến 99% so với năm 2019, điển hình là tháng 8/2020, lượng khách quốc tế chỉ đạt 16.300 lượt khách, tăng hơn 17% so với tháng 7 nhưng lại giảm 99% so với tháng 8/2019 ( Tháng 8/2019 đạt 1.512.447 lượt khách). Nhìn chung chúng ta có thể thấy 9 tháng đầu năm 2020, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt gần 3,8 triệu lượt giảm 70,6% so với cùng kỳ năm 2019 ( 9 tháng đầu năm 2019, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 12.870.506 lượt khách). Tuy nhiên trong 3 quý đầu năm, quý I chiếm 97% lượng khách quốc tế, vậy 2 quý còn lại chỉ chiếm 3%. Vậy 6 tháng giữa năm 2020 Việt Nam chúng ta gần như không đón thêm khách du lịch quốc tế. Đại dịch kéo dàitrên thế giới, đặc biệt là ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ở châu Á, các nước Trung Quốc, Hàn Quốc,…
  • 48. 41 đã cơ bản khống chế được dịch trước tuy nhiên các biện pháp hạn chế đi lại, giao thương vẫn còn để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Như vậy là ngành Du lịch Việt Nam đang phải chịu sự sụt giảm nặng nề của khách du lịch quốc tế và có thể coi lượng khách du lịch tế gần như bằng 0. Lượng khách du lịch quốc tế sụt giảm nghiêm trọng dẫn theo rất nhiều hệ lụy đằng sau nó. Trong khi đó khách du lịch quốc tế mang đến cho ngành du lịch một nguồn thu lớn thì khi không có khách du lịch, nguồn thu từ nó cũng giảm sụt nặng nề. Khách quốc tế đến Việt Nam giảm hơn 70%, khách đi nước ngoài giảm 85%, doanh thu của ngành du lịch ( inbound và nộiđịa) giảm trên 61%. Có 2 nguồn doanh thu lớn từ du lịch nhưng cũng bịsuy giảm nghiêm trọng đó là: doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống chỉ đạt 369.300 tỉ đồng ( giảm 15% so với cùng kỳ năm 2019) và chiếm 10% tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ. Dịch vụ lữ hành là 14.200 tỉ đồng, giảm mạnh 56% so với cùng kỳ năm 2019. Sụt giảm khách du lịch quốc tế trầm trọng, nguồn thu giảm sút nặng nề, dẫn đến việc các doanh nghiệp du lịch, các công ty lữ hành gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí có những cơ sở lưu trú như khách sạn, hotel, homestay phải đóng cửa, nhân viên ngành du lịch tạm thời nghỉ việc, cắt giảm lương hoặc thâm chí là thất nghiệp không có việc làm. Không đổi mới, không sáng tạo để thu hút khách du lịch, không có nguồn thu để cầm cự trả lương cho nhân viên, buộc phải cắt giảm nhân sự, không đủ tàichính để chitrả buộc phảiđóng cửa. Đó không phải là trường hợp hi hữu, mà điều này xảy ra rất nhiều ở thời điểm hiện tại, từ khi mà đại dịch Covid-19 xảy ra ở nước ta. Hầu như tất cả công ty du lịch trên cả nước, kể cả là những công ty lớn nhất đều phải cắt giảm nhân sự, cắt giảm giờ làm, chuyển sang làm việc trực tuyến tại nhà, không tiếp nhận
  • 49. 42 tour mới, thậm chí, nhiều công ty đóng cửa, doanh thu không có hoặc âm, 98% lao động khu vực du lịch, dịch vụ đã phải nghỉ việc. Đại dịch Covid-19 đã khiến cho ngành Du lịch rơi vào trạng thái “tạm ngừng hoạt động” ở nhiều thời điểm. Từ việc tác động đến du lịch sẽ ảnh hưởng tới ngành dịch vụ nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, cơ cấu GDP của Việt Nam cũng bị sụt giảm đáng kể. 2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến tác động tiêu cực Dịch Covid 19 đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch. Thực tế cho thấy, ngành Du lịch Việt Nam đang gặp 2 vấn đề chính: sự phụ thuộc của ngành Du lịch hiện tại đối với thị trường Trung Quốc, và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với những doanh nghiệp hoạt động trong ngành khi có khủng hoảng xảy ra. Được cộngđồngQuốc tếđánhgiá cao trong quá trình phòng chống dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến ngành du lịch. Qua cuộc khủng hoảng từ Đại dịch Covid-19 này cho thấy rằng ngành Du lịch Việt Nam còn rất nhiều lỗ hổng cần hoàn thiện hơn nữa. Khách du lịch đến từ Trung Quốc chiếm số lượng quá lớn, khiến cho du lịch nước ta phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Dịch bệnh bắt nguồn từ Trung Quốc như vậy có thể nhìn thấy ngay rằng bên chịu ảnh hưởng nghiêm trọng chính là Việt Nam. Việt Nam vẫn chưa thể phân bố rộng rãi đồng đều ở các thị trường, mà chỉ tập trung ở một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản hay một số nước chủ yếu ở các châu lục như: Hoa Kỳ, ÚC, Nga,… Lượng khách quốc tế sụt giảm một phần có thể nói đến việc đóng cửa biên giới của các nước, cấm các đường bay giữa các quốc gia, hạn chế nhập cảnh cho ngườinước ngoài. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận việc
  • 50. 43 linh hoạt, thích ứng với thờithế còn hạn chế. Chính phủ có buộc phảilựa chọn vấn đề an toàn, sức khỏe lên hàng đầu và chấp nhận lượng khách quốc tế chạm đáy, khách nội địa giảm sút nghiêm trọng. Chúng ta còn chủ quan khi du lịch đang trên đà phát triển, và ngành Du lịch 2019 Việt Nam quá ấn tượng, khiến cho sự kì vọng vào du lịch 2020 quá lớn, không có kế hoạch sự chuẩn bị cho một viễn cảnh xấu xảy đến. Ngành Du lịch chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Đại dịch Covid-19 và cũng là ngành chịu tác động đầu tiên, tuy nhiên chính sách hỗ trợ của Chính phủ còn hạn chế và chưa có tính kịp thời khiến cho doanh thu giảm sút, lao động du lịch thất nghiệp nhiều. Cơ cấu ngành Du lịch còn rất nhiều lỗ hổng, việc các công ty mở tràn lan, tự phát, hoạt động riêng lẻ nhiều dẫn đến việc khi gặp khó khăn có thể sẽ phải đóng cửa, không đủ sức để cầm cự, “chiến đấu” lâu dài. Bên cạnh đó việc sáng tạo của các lao động du lịch còn hạn chế, chất lượng lao động chưa cao. Từ đó rất đến việc nhân viên thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao. Ngành Du lịch Việt Nam chưa thực sự kêu được nhiều nhà đầu tư và phát triển theo hướng bền vững, cơ sở hạ tầng chưa thực sự phát triển.
  • 51. 44 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HẠN CHẾ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 3.1 Định hướng và tầm nhìn phát triển thu hút du lịch a, Thế giới Đến năm 2030, cơ cấu khách du lịch sẽ được chia như sau: 54% đi với mục đích thăm quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; 31% với mục đích thăm viếng, sức khỏe, tôn giáo; 15% với mục đích công việc, nghề nghiệp. Phần lớn khách du lịch vẫn đề cao nhu cầu được tìm hiểu trải nghiệm, nghỉ ngơi và tận hưởng, tuy nhiên vẫn có sự thay đổi và hình thành nhiều nhu cầu mới. Hiện nhiều thói quen cũ của khách du lịch trên toàn thế giới đang dần thay đổi theo hướng hợp với thời đại công nghệ 4.0. Vậy nên công nghệ thông tin và mạng xã hội sẽ được tận dụng triệt để trong du lịch ở tương lai. ( Theo UNWTO dự báo - 2019) b, Trong nước Do sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, khách du lịch có thể thay đổi xu hướng du lịch để đảm bảo an toàn sức khỏe. Xu hướng du lịch trong khoảng cách gần bằng phương tiện cá nhân sẽ thay thế cho những chuyến bay xuyên quốc gia, lục địa. Do đó, phát triển du lịch nội địa đi cùng với việc phòng chống dịch bệnh sẽ là xu hướng du lịch trong thời gian tới. Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất-kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc và cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (2013) hướng đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển với 7 vùng du