SlideShare a Scribd company logo
1 of 79
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯƠNG THỤC LINH
MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG
DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ
CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ
VÀ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ VĨ MÔ
MÃ TÀI LIỆU: 81190
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯƠNG THỤC LINH
MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG
DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ
CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ
VÀ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ VĨ MÔ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng dưới
tác động của các yếu tố chất lượng thể chế và môi trường kinh tế vĩ mô” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Trương Thục Linh
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MUC CÁC BẢNG
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.....................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................5
1.3. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................6
1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................7
1.5. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................8
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu......................................................................................8
1.7. Bố cục đề tài .................................................................................................9
CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ...11
2.1. Các khái niệm.............................................................................................11
2.1.1 Về tăng trưởng kinh tế ..........................................................................11
2.1.2 Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.......................................................12
2.1.3 Về thể chế..............................................................................................13
2.1.4 Về môi trường kinh tế vĩ mô.................................................................14
2.2. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế..............................................................15
2.3. Các nghiên cứu trước đây.........................................................................21
2.3.1 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng....................21
2.3.2 Các nghiên cứu về vai trò của nhân tố điều kiện tác động đến mối quan
hệ giữa FDI và tăng trưởng...................................................................24
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................32
3.1. Dữ liệu.........................................................................................................32
3.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................39
CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................44
4.1. Mô tả biến và tương quan giữa các biến..................................................44
4.2. Hồi quy dữ liệu cho toàn bộ mẫu .............................................................46
4.3. Hồi quy dữ liệu cho 2 nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung
bình cao và thu nhập trung bình thấp.....................................................51
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
FDI Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GMM Mô hình Moments tổng quát
GNP Tổng sản phẩm quốc gia
IMF Quỹ tiền mặt quốc tế
MNCs Các công ty đa quốc gia
UNCTAD Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc
WB Ngân hàng thế giới
WIR Báo cáo đầu tư thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng phân nhóm các quốc gia được chọn mẫu
Bảng 3.2: Bảng mô tả các biến sử dụng trong mô hình hồi quy
Bảng 4.1: Thống kê mô tả biến toàn bộ mẫu 20 nước giai đoạn 1985-2013
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
Bảng 4.3: Biến phụ thuộc : Tăng trưởng GDP đầu người. Kết quả hồi quy cho toàn
bộ mẫu 20 quốc gia Châu Á giai đoạn 1985-2013. Phương pháp ước lượng: System-
GMM
Bảng 4.4: Biến phụ thuộc : Tăng trưởng GDP đầu người. Mẫu 10 quốc gia Châu Á
có thu nhập bình quân đầu người trung bình cao giai đoạn 1985-2013. Phương pháp
ước lượng: System-GMM
Bảng 4.5: Biến phụ thuộc : Tăng trưởng GDP đầu người. Mẫu 10 quốc gia Châu Á
có thu nhập bình quân đầu người trung bình thấp giai đoạn 1985-2013. Phương
pháp ước lượng: System-GMM
Bảng 4.6: Biến phụ thuộc : Tăng trưởng GDP đầu người. Mẫu 10 quốc gia Châu Á
có thu nhập bình quân đầu người trung bình thấp giai đoạn 1985-2013 (có sử dụng
biến giả Việt Nam). Phương pháp ước lượng: System-GMM
TÓM TẮT
Lợi ích dự kiến của các dòng vốn luôn là đề tài tranh luận của nhiều nghiên cứu,
đặc biệt là tác động của chúng đến tăng trưởng. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy
hiệu quả khai thác FDI có liên quan đến năng lực hấp thụ trong nền kinh tế của nước
sở tại. Tuy nhiên, những nghiên cứu thực nghiệm trước đây chỉ giải thích mơ hồ về
vấn đề này. Như Lipsey và Sjöholm (2005) đã lập luận, tính không đồng nhất trong
các nhân tố điều kiện của nước sở tại chính là nguồn gốc của sự khác biệt trong các
kết luận của nghiên cứu thực nghiệm. Bài nghiên cứu này sẽ góp phần vàocuộc tranh
luận trên bằng cách cung cấp một cái nhìn sâu hơn về các yếu tố điều kiện địa phương
có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa dòng vốn nước ngoài và tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu được thực hiện với kỹ thuật GMM cho dữ liệu bảng của 20 quốc gia
Châu Á giai đoạn 1985-2013. Nghiên cứu lựa chọn sử dụng mô hình GMM, nhằm
khắc phục những hạn chế khi phân tích dữ liệu bảng, từ đó cho thấy tầm quan trọng
của việc xem xét môi trường kinh tế vĩ mô cũng như các yếu tố chất lượng thể chế
khi đánh giá tác động kinh tế của các dòng vốn nước ngoài. Trong tất cả các ước tính,
kết quả cho thấy các biến đại diện cho môi trường kinh tế vĩ mô cũng như các yếu tố
chất lượng thể chế có góp phần trực tiếp vào tăngtrưởng kinh tế. Hơn nữa, khi chia
mẫu thành hai nhóm nước có thu nhập trung bình cao và trung bình thấp, kết quả còn
cho thấy các biến này có tương tác với FDI, khẳng định ảnh hưởng gián tiếp của
chúng đến mối quan hệ FDI - tăng trưởng.
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Các dòng vốn, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), là một trong
những thành phần quan trọng của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của các nền kinh
tế đang phát triển. Trong khi thương mại quốc tế tăng gấp đôi, dòng chảy đầu tư trực
tiếp nước ngoài đã tăng gấp 10 lần trên toàn thế giới. Nhìn chung, ở các nước đang
phát triển, tỷ lệ của FDI trong tổng dòng vốn chảy vào đã tăng từ 5,3% năm 1980 lên
hơn 60% vào năm 2000 (xem Yeyati và cộng sự, 2007).
Theo Báo cáo Đầu tư thế giới năm 2014 (WIR) công bố ngày 24/6/2014 của
Văn phòng Tổ chức Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), dòng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu đang trên đà tăng trưởng. Theo
đó, sau khi giảm mạnh vào năm 2012, dòng vốn FDI đã tăng 9% trong năm 2013, đạt
1,45 nghìn tỷ USD. Dòng vốn FDI ghi nhận được cho thấy sự tăng trưởng ở tất cả
các nhóm nước: các nền kinh tế phát triển, đang phát triển và đang chuyển đổi.
Cụ thể, năm 2013, các nền kinh tế đang phát triển vẫn đứng đầu thế giới về lượng
vốn FDI chảy vào với số vốn lên đến 778 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn FDI toàn cầu.
Trong đó, FDI chảy vào các nước phát triển tăng 9% lên 566 tỷ USD, chiếm 39%
tổng FDI của thế giới. Các nền kinh tế chuyển đổi nhận được 108 tỷ USD vốn FDI
trong năm 2013.
Xét theo khu vực thì châu Á vẫn là điểm đến đầu tư hàng đầu thế giới với dòng
vốn FDI vào các nước châu Á đang phát triển đạt 426 tỷ USD, chiếm 30% tổng vốn
FDI toàn cầu trong năm 2013. Liên minh châu Âu (EU) và Bắc Mỹ đều thu hút
được khoảng 250 tỷ USD. Ổn định chính trị, xã hội và viễn cảnh hội nhập kinh tế khu
vực là động cơ đưa dòng chảy tư bản của thế giới về châu Á. Gần 30% vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đổ về châu Á trong năm 2013.
2
Theo UNCTAD, FDI vào các nước đang phát triển từng là xu hướng chính suốt
hơn 10 năm qua nhưng xu thế đó đang thay đổi. Mỹ hiện là nước thu hút FDI lớn nhất
thế giới. Mặc dù FDI vào Mỹ đã giảm dần từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính
nhưng tổng số vốn FDI vào Mỹ năm ngoái vẫn là 188 tỷ USD (so với 161 tỷ USD
trong năm 2012), cao hơn 50% so với mức của Trung Quốc - nước thu hút FDI thứ
hai thế giới (124 tỷ USD trong năm 2013, 121 tỷ USD trong năm 2012).
Năm 2000, FDI vào các nước đang phát triển chỉ chiếm khoảng 19%, nhưng tới
năm 2013 tỷ lệ này lên tới 54%. Theo UNCTAD, với việc kinh tế các nước phát triển
đang hồi phục, xu hướng này sẽ sớm thay đổi. Ước tính FDI vào các nước giàusẽ tăng
35% trong năm 2014 và năm 2016 sẽ chiếm tới 52% tổng FDI toàn cầu.
3
FDI từ Trung Quốc đầu tư vào các nước trong năm 2013 lần đầu tiên vượt mức
100 tỷ USD và dự đoán còn tiếp tục tăng. Đầu tư ra ngoài của Trung Quốc sẽ sớm
vượt FDI từ nước ngoài vào thị trường nội địa, đặc biệt khi các công ty Trung Quốc
đang đẩy mạnh mua các công ty nước ngoài và chuyển dây chuyền sản xuất sang các
nước như Campuchia, Myanmar và châu Phi.
Từ thực tế trên cho thấy chính xu hướng phát triển của các dòng vốn quốc tế
này đã làm gia tăng cuộc tranh luận về những yếu tố chính thu hút chúng, đặc biệt là
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cơ bản của các cuộc tranh luận hiện nay là về lợi ích
dự kiến từ FDI, cũng như niềm tin của nhiều quốc gia rằng FDI là một yếu tố
4
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của họ. Một câu hỏi quan trọng được
đặt ra là có phải chính các nhân tố góp phần gia tăng lực hút FDI cũng góp phần
làm gia tăng lợi ích của nó, từ đó tạo thành một vòng xoáy tác động lên tăng trưởng.
Cũng như lập luận của Kose và cộng sự (2006): "... nó không chỉ đơn thuần là dòng
vốn, mà cùng những gì đi cùng với nó, sẽ mang lại lợi ích của toàn cầu hóa tài chính
cho các nước đang phát triển".
Về lý thuyết, có nhiều lý do để ủng hộ quan điểm này. FDI dường như mang lại
nhiều lợi ích hơn so với các loại dòng vốn tài chính khác vì ngoài việc làm tăng vốn
cổ phần trong nước, nó còn có một tác động tích cực đến tăng năng suất thông qua
chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Cũng có lập luận rằng FDI có xu
hướng ổn định hơn so với các loại dòng vốn khác nên sẽ giảm tổn thương cho nền
kinh tế do dòng chảy vốn dừng đột ngột. Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy FDI có
tác động đến thị trường lao động (nghiên cứu của De Mello, năm 1997 và Lipsey,
2002).
Tuy nhiên, ở một vài nghiên cứu thực nghiệm, FDI đã được chứng minh là có cả
tác động có lợi và bất lợi đến tăng trưởng, trong khi nhiều nghiên cứu khác lạicho
thấy là không có mối quan hệ. Nghiên cứu ở cấp độ doanh nghiệp thường cho rằng
FDI không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (xem Gorg và Greenaway, 2004 - một đánh
giá toàn diện của câu hỏi này). Ngược lại, nhiều nghiên cứu kinh tế vĩ mô lại cho thấy
vai trò tích cực của FDI trong hoạt động kinh tế, mặc dù có một số ngoại lệnhư Herzer
và cộng sự (2008) và Carkovic và Levine (2005) có kết quả cho thấy rằng dòng vốn
nước ngoài không có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế.
Sự mâu thuẫn về kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm đã yêu cầu các học giả
thận trọng hơn khi đưa ra kết luận tổng quát về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng,
cụ thể là phải xem xét đến sự tồn tại của các yếu tố bên ngoài liên quan đến FDI. Và
đây cũng chính là ý tưởng cho nghiên cứu với đề tài “Mối quan hệ giữa FDI và tăng
trưởng dưới tác động của yếu tố chất lượng thể chế và môi trường kinh tế vĩ mô”.
5
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Thực tế là kết luận của nghiên cứu cho các nước khác nhau thường không giống
nhau ngay cả khi sử dụng cùng một kỹ thuật ước lượng trên dữ liệu tương tự trong
khoảng thời gian tương tự. Bài nghiên cứu này cố gắng nhấn mạnh rằng các nền kinh
tế đang phát triển không phải là một mẫu đồng nhất, trái ngược với cách tiếp cận
trong một số nghiên cứu thực nghiệm. Cũng như nghiên cứu của Lipsey và Sjöholm
(2005), bài nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét liệu sự không đồng nhất về các
yếu tố ở các nước sở tại có phải là nguồn gốc dẫn đến những phát hiện khác biệt trong
các nghiên cứu thực nghiệm trước đây hay không.
Tính không đồng nhất trong các thị trường tiếp nhận vốn có thể liên quan đến
nhiều khía cạnh khác nhau mà các nghiên cứu thực nghiệm thường gọi là "năng lực
hấp thụ". Những nhân tố này dường như là điều kiện tiên quyết để các nước sở tại
được hưởng lợi từ FDI . Bài nghiên cứu này sẽ kiểm tra xem các nước có môi trường
thể chế và kinh tế tốt hơn có thể khai thác FDI hiệu quả hơn hay không, trong khi
các nghiên cứu về vấn đề này thì vẫn còn khá ít. Điều này đặc biệt đúng đối với các
nền kinh tế đang phát triển, nơi mà các tác động tiềm ẩn của FDI là lớn nhất. Do đó,
đề tài nghiên cứu được đặt ra để kiểm tra mối quan hệ giữa FDI, phát triển thể chế,
ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu
cũng cố gắng cung cấp những hiểu biết mới về vai trò của các yếutố cấu trúc nhất
định như sự phát triển của đô thị hóa và chất lượng của cơ sở hạ tầng. Như đã đề cập
ở trên, tất cả những yếu tố này không chỉ đóng một vai trò quantrọng như lực hút
chính của dòng vốn nước ngoài mà chúng cũng góp phần làmtăng tốc độ tăng
trưởng kinh tế. Nghiên cứu nhằm mục đích điều tra xem chúng có phải là những yếu
tố chính tạo ra lợi ích phát sinh từ dòng vốn FDI hay không.
6
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu hướng đến trả lời 4 câu hỏi
cụ thể sau:
1. FDI vào quốc gia tăng có tác động làm tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các
nước Châu Á hay không?
2. Các nhân tố điều kiện (về kinh tế vĩ mô và chất lượng thể chế) tác động thế
nào đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế?
3. Ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia (dưới tác
động của các nhân tố điều kiện) có khác biệt giữa hai nhóm quốc gia đang
phát triển (có thu nhập trung bình cao và thu nhập trung bình thấp) tại Châu
Á hay không?
4. Các yếu tố địa phương có tác động đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng
ở Việt Nam hay không?
7
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để trả lời các câu hỏi nêu trên, nghiên cứu sử dụng các lý thuyết nghiên cứu trước
đây để xem xét những ảnh hưởng kỳ vọng của FDI và các nhân tố điều kiện lên tăng
trưởng kinh tế. Sau đó, nghiên cứu đi vào thu thập một số nghiên cứu thực nghiệm về
vấn đề này, cách thức, phạm vi và kết quả tìm được của các nghiên cứu đó. Trên cơ
sở đó, nghiên cứu tiến hành so sánh và chọn phương pháp định lượng các biến phù
hợp trong khả năng thu thập số liệu thực tế, cơ sở dữ liệu của các quốc gia thuộc Châu
Á. Sau khi đã có các biến, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả dữ liệu,
phân tích định tính, rút ra cái nhìn tổng quan về mẫu nghiên cứu, mối tương quan
giữa các biến giải thích và biến phụ thuộc cũng như mối tương quan giữa các biến
giải thích với nhau. So sánh dấu kỳ vọng với lý thuyết và nghiêncứu thực nghiệm
trước đó. Cuối cùng, sử dụng phân tích hồi quy mô hình dữ liệu bảng để xử lý và
phân tích số liệu nhằm trả lời cho ba câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Để trả lời cho câu
hỏi thứ nhất và thứ hai, mô hình hồi quy tất cả các biến thuộc tất cả các nước trong
mẫu, sau đó thông qua các kiểm định và tiêu chí để xác định mô hình thích hợp và
tốt nhất. Riêng câu hỏi thứ ba và thứ tư, 20 quốc gia được chialàm 2 mẫu bằng
nhau là nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp và nhóm quốc gia có thu nhập
trung bình cao, và cùng tiến hành hồi quy, kiểm định kết quả. Trongquá trình hồi quy
mẫu nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, nghiên cứu sử dụng thêm biến giả Việt
Nam. Thông qua kết quả, tiến hành so sánh với dấu kỳ vọng trong khung lý thuyết đã
trình bày cũng như các nghiên cứu thực nghiệm ở trên để rút ra kết luận, hạn chế của
nghiên cứu cùng những gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo.
8
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Để có được các khoảng thời gian dài nhất cho phân tích, chúng tôi đã chọn mẫu
các quốc gia từ Châu Á. Các quốc gia này là một trong những đối tượng nhận FDI
lớn trong giai đoạn phân tích. Hơn nữa, các chính sách ổn định đã được thông qua
bởi nhiều nước trong số này trong thập niên 80 và 90, làm cho mẫu các nước này phù
hợp với mục đích của bài nghiên cứu. Các nền kinh tế châu Á được đặc trưng bởi
thâm hụt tương đối nhỏ, tỷ lệ tiết kiệm cao, tự do hóa thị trường tài chính vàtăng
trưởng kinh tế cao và bền vững. Sau khủng hoảng những năm 1980, khu vực này đã
trải qua một sự đột biến đáng chú ý của dòng vốn đầu tư từ những năm 1990,với sự
gia tăng tỷ lệ của FDI chảy vào trên tổng dòng vốn (xem Baharumshah và Thanoon,
2006). Tóm lại, nhóm này cung cấp một trường hợp thú vị để nghiên cứu, bởi phần
lớn đã trải qua những cải tiến trong ổn định kinh tế vĩ mô và chất lượngthể chế kể
từ những năm 90, nhưng với kết quả tăng trưởng khác nhau.
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu đã góp phần xác định mức độ ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng
kinh tế (trong sự tương tác với các yếu tố kinh tế vĩ mô và thể chế chính trị) ở các
quốc gia khu vực Châu Á. Thông qua đó, nghiên cứu giúp nâng cao nhận thức về tầm
quan trọng của FDI trong tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng như tầm quan trọng
của yếu tố kinh tế vĩ mô và thể chế chính trị trong việc gia tăng khả năng hấp thụ vốn
FDI vào các quốc gia. Từ nhận thức đó, việc chuẩn bị tiền đề về các nhân tốđiều kiện
trước khi thu hút FDI cũng như các ưu tiên trong chính sách FDI đượcchú trọng
hơn nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển ở các nước đang phát triển nói
chung và Việt Nam nói riêng.
9
1.7. Bố cục đề tài
Bố cục đề tài bao gồm năm chương.
 Chương 1: giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu như lý do thực hiện nghiên
cứu, mục tiêu, phương pháp.
 Chương 2: trình bày tổng quan lý thuyết, xem xét những cách biệt giữa lý
thuyết về lợi ích của dòng vốn FDI và các bằng chứng thực nghiệm mâu thuẫn
với vấn đề này. Đồng thời, chương này cũng trình bày những nghiên cứu thực
nghiệm trước đây về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng, các nhân tố tác
động đến mối quan hệ đó.
 Chương 3: mô tả dữ liệu và các phương pháp tính toán được sử dụng trong
phân tích thực nghiệm.
 Chương 4: trình bày các kết quả chính.
 Chương 5: nhấn mạnh những kết luận quan trọng từ đề tài nghiên cứu, đồng
thời nêu lên những hạn chế và gợi ý đề tài nghiên cứu mở rộng chuyên sâu
hơn.
10
Tóm tắt chương 1
Chương 1 trình bày những nét sơ lược về nghiên cứu. Nhận thấy tầm quan trọng
và những tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng, nghiên cứu đã được thực
hiện để khám phá mối quan hệ này dưới tác động của các nhân tố điều kiện. Mục đích
của bài viết là nhằm trả lời câu hỏi liệu môi trường kinh tế vĩ mô và thể chế ở các
nước tiếp nhận FDI có thể giải thích cho sự khác biệt về tác động của FDI giữa các
quốc gia đang phát triển hay không. Do vậy, nghiên cứu sử dụng mẫu là 20quốc
gia Châu Á đang phát triển giai đoạn 1985-2013. Mặt khác, vì cho rằng các các nhân
tố kích thích tăng trưởng cũng có thể tạo ra nhiều vốn FDI hơn nên nghiên cứu lựa
chọn giải quyết vấn đề nội sinh và quan hệ nhân quả thông qua việc sử dụngmô hình
ước lượng GMM cho dữ liệu bảng. Nghiên cứu cũng sử dụng một loạt các phương
pháp kinh tế lượng để kiểm tra tính vững của các ước tính. Ước tính dữ liệubảng được
sử dụng so sánh các kết quả từ phân tích xuyên quốc gia. Cuối cùng,toàn bộ mẫu
được chia thành hai bộ đối với các nước thu nhập trung bình thấp và thu nhập trung
bình cao để điều tra xem liệu các nền kinh tế với trình độ phát triển khác nhau sẽ có
được mức độ lan truyền từ FDI như thế nào.
11
CHƯƠNG 2
MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2.1. Các khái niệm
2.1.1 Về tăng trưởng kinh tế
Theo định nghĩa của Simon Kuznet (1996) thì “tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng
bền vững về sản phẩm tính theo đầu người người”, theo Douglass C. North và Robert
Paul Thomas (1973) thì “tăng trưởng kinh tế xảy ra nếu sản lượng tăngnhanh
hơn dân số”.
Các nhà kinh tế học đã sử dụng hai chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và
tổng sản lượng quốc nội (GDP) để đo lường tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế.
Tuy nhiên, trong hầu hết các bài nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng kinh tế đều
sử dụng chỉ tiêu GDP làm đối tượng nghiên cứu.
Tổng sản lượng quốc nội (GDP) được định nghĩa là giá trị thị trường của tất cả
hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc
gia trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Đây là giá trị cho biết mức độ
lao động sản xuất hiệu quả của một quốc gia, nó là chỉ số đo lường sức mạnh kinh
tế của một đất nước.
12
2.1.2 Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF thì FDI được định nghĩa là hình thức đầu tư ra khỏi
biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp đạt được một phần hay toàn bộ
quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp ở một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối
thiểu phải bằng 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp.
Theo định nghĩa của Tổ chức thương mại Thế giới, “Đầu tư trực tiếp nước
ngoài xảy ra khi nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản ở một nước
khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó”. Phương diện quản lý
là yếu tố dùng để phân biệt đầu tư nước ngoài với các công cụ tài chính khác. Trong
hầu hết các trường hợp, các nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài
là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường được gọi là
công ty mẹ và tài sản thường được gọi là công ty con hoặc chi nhánh. Theo cách tiếp
cận này, nhà đầu tư có hai hình thức lựa chọn đầu tư vào một quốc gia: hoặc là bỏ
vốn xây dựng một cơ sở kinh doanh mới (greenfield investment) hoặc là bỏ vốn mua
lại/ sáp nhập với một cơ sở kinh doanh sẵn có và tiếp tục hoạt động, phát triển nó
(Merger and Acquisition).
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu một cách khái quát về FDI như sau: “FDI
tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một quốc gia đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài
sản nào vào một quốc gia khác để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm
soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận củamình”.
13
2.1.3 Về thể chế
Thể chế là một khái niệm phức tạp và được xem xét dưới những góc độ khác
nhau. Định nghĩa kinh điển nhất được đưa ra bởi nhà kinh tế học người Đức - Adolph
Wagner cho rằng: "Thể chế là các khế ước, các hợp đồng và luật lệ thành văn đang
cai quản đời sống và con người". Douglass C. North, người được giải Nobel với công
trình nghiên cứu “Kinh tế và Thể chế” năm 1993, cho rằng “Thểchế là những giới
hạn được vạch ra trong phạm vi khả năng và hiểu biết của con người hình thành nên
mối quan hệ qua lại của con người”. Đầu thế kỷ XX, ở phương Tây xuất hiện một
khuynh hướng chính trị mới - khuynh hướng chủ nghĩa thể chế - quan niệm thể chế
là bất kỳ liên hiệp bền vững nào của con người nhằm đạt được mục đích nhất định
nào đó.
Quan niệm này tương đối giống với cách hiểu của Ngân hàng thế giới về thể chế,
cho rằng thể chế bao hàm ba nội dung quan trọng nhất, đó là luật chơi, cơ chế thực
thi và tổ chức. Vậy nên thể chế là tập hợp các quy tắc điều chỉnh xã hội và là kết quả
của những thỏa thuận xã hội. Thể chế mang tính bản chất và là một đối tượng có tính
sở hữu rõ ràng; nó thể hiện một cách sâu sắc khuynh hướng chính trị mà đảng cầm
quyền đã lựa chọn.
Thảo luận chính sách gần đây của FETP (“Khơi thông những nút thắt thể chế để
phục hồi tăng trưởng”, Bài thảo luận chính sách tại Chương trình Lãnh đạo Quản lý
Cao cấp (VELP) tại trường Quản lý Nhà nước Harvard Kennedy tháng 8/2013) cho
rằng thể chế yếu kém chính là nguyên nhân sâu xa đã dẫn tới những bất ổn của nền
kinh tế và nguy cơ suy thoái kinh tế hiện nay. Các nguy cơ về kinh tế, chính trị và xã
hội ngày nay đều có thể lý giải được bởi những cuộc cải cách thể chế bị trì hoãn
hoặc chưa được tiến hành triệt để trong quá khứ. Để phục hồi tăng trưởng, cần tận
dụng những cơ hội cải cách thể chế trong các năm tới để tiếp tục trao quyền kinh tế
và chính trị mạnh mẽ hơn cho người dân.
14
2.1.4 Về môi trường kinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ mô là hệ thống kinh tế của cả một quốc gia, với các chỉ tiêu đo lường
“sức khỏe” của nền kinh tế như tốc độ tăng trưởng thu nhập, thất nghiệp, lạm
phát,...
Kinh tế học vĩ mô là một bộ phận của khoa học kinh tế nghiên cứu sự vận động
và những mối liên hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trong phạm vi toàn bộ nền
kinh tế quốc dân của một đất nước, nghĩa là nghiên cứu sự lựa trọn của mỗi quốc
gia trước các vấn đề kinh tế cơ bản bao gồm: thất nghiệp, lạm phát, tăng trưởng,
xuất nhập khẩu, sự phân phối nguồn lực và thu nhập giữa các thành viên trong nền
kinh tế. Mục tiêu của kinh tế vĩ mô cơ bản là đạt được sự ổn định trong ngắn hạn,
tăng trưởng nhanh trong dài hạn, phân phối của cải một cách công bằng. Sự ổn định
là kết quả của việc giải quyết những vấn đề kinh tế cấp bách như lạm phát, thất nghiệp.
Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi giải quyết các vấn đề dài hạn hơn liên quan đến sự phát
triển kinh tế. Phân phối công bằng là vấn đề nền kinh tế phải giải quyết thường xuyên
để đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng.
15
2.2. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
Mô hình tăng trưởng kinh tế là cách diễn đạt quan điểm cơ bản nhất về tăng
trưởng kinh tế thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chúng. Ngay từ khi
mới ra đời, các mô hình tăng trưởng kinh tế đã trở thành công cụ hữu ích, giúp các
nhà kinh tế mô tả và lượng hoá tăng trưởng của nền kinh tế một cách rõ ràng hơn,
cụ thể hơn. Cho đến nay, cùng với sự phát triển của lịch sử kinh tế học, các mô hình
tăng trưởng đã chiếm một vị trí quan trọng trong các nghiên cứu lý luận cũng như
thực tiễn về tăng trưởng kinh tế ở mỗi quốc gia. Theo dòng thời gian, các lý thuyết
và mô hình tăng trưởng được sắp xếp thành: (i) Lý thuyết tăng trưởng cổ điển (thế kỷ
XVIII), (ii) Lý thuyết tăng trưởng của Karl Marx (thế kỷ XIX), (iii) Mô hìnhtăng
trưởng trường phái Keynes (đầu thế kỷ XX), (iv) Mô hình tăng trưởng Tân cổ điển
(giữa thế kỷ XX), và (v) Mô hình tăng trưởng nội sinh (cuối thế kỷ XX).Một
cách tóm lược, có thể thấy rằng tăng trưởng kinh tế đã từng là trung tâm chú ý của
các nhà kinh tế chính trị cổ điển từ Adam Smith tới David Ricardo và Karl Marx,
nhưng rồi rơi vào quên lãng trong suốt thời kỳ “cách mạng cận biên” (marginal
revolution). Với nỗ lực tổng quát hoá nguyên lý của Keynes về cầu hiệu quả trong
ngắn hạn, Roy Harrod và Evsey Domar đã tái tạo lại mối quan tâm về lý thuyết tăng
trưởng. Sau những nghiên cứu của Robert Solow và Trevor Swan vào giữa những
năm 1950, lý thuyết tăng trưởng đã thực sự trở thành một trong những chủ đề trọng
tâm của giới kinh tế học cho đến đầu những năm 1970. Và vào cuối những năm 1980,
lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã làm tái sinh lĩnh vực này saumột thập kỷ ngủ
quên.
Ở phần này, nghiên cứu sẽ tập trung vào mô hình tăng trưởng của Robert Solow
(1956) để xem xét những nhân tố tác động đến tăng trưởng. Robert Solow là giáo sư
của khoa học kinh tế, học viện công nghệ Massachusett, năm 1987, ông được tặng
giải Nobel kinh tế về những đóng góp xuất sắc trong lý thuyết tăng trưởng và những
nghiên cứu thực nghiệm về quá trình tăng trưởng. Đặc biệt, ông đưa ra cách lý giải
về nguồn gốc của tăng trưởng. Trong mô hình đầu tiên (mô hình gốc), Solow phân
tích mô hình cơ bản dựa vào mô hình Cobb - Doulas với hai yếu tố lao động và đầu
16
tư, tiết kiệm, sau đó ông mới trình bày mô hình tổng quát với yếu tố công nghệ tác
động tới tăng trưởng như thế nào. Mô hình này còn có cách gọi khác là mô hình
tăng trưởng ngoại sinh, bởi vì không liên quan đến các nhân tố bên trong, rốt cục tăng
trưởng của một nền kinh tế sẽ hội tụ về một tốc độ nhất định ở trạng thái bền vững.
Chỉ các yếu tố bên ngoài, đó là công nghệ và tốc độ tăng trưởng lao động mớithay
đổi được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở trạng thái bền vững. Cho đến ngày hôm nay
vẫn còn nhiều cuộc tranh luận, tuy vậy, mô hình tăng trưởng của Solow vẫn được
đánh giá là một trong những mô hình có tác động lớn trong hệ thống lý thuyết tăng
trưởng, được sử dụng trong các giáo trình, tài liệu và có những đánh giá thực tếtăng
trưởng của nhiều nước.
Mô hình tăng trưởng của Solow mở rộng mô hình tăng trưởng của Harrod- Domar
(1946) bằng việc thêm vào lao động như là một yếu tố sản xuất, và tỷ lệ giữavốn và
lao động là không cố định. Điều này cho phép tách biệt giữa thâm dụng vốn và tiến
trình công nghệ.
Mô hình này dựa trên một số giả định sau:
 Giả định linh hoạt trong dài hạn. Đây là một quan điềm của kinh tế học
tân cổ điển. Khi này, lao động L được sử dụng hoàn toàn và nền kinh tế
tăng trưởng hết mức tiềm năng. Đồng thời toàn bộ tiết kiệm sẽ chuyển hóa
thành đầu tư.
 Mức sản lượng thực tế Y phụ thuộc vào lực lượng L, lượng tư bản K và
năng suất lao động A. Từ đó, ta có một hàm sản xuất vĩ mô Y =
F(A,L,K). Giả thiết là hàm này có dạng Cobb – Doulas, tức
 Nền kinh tế đóng cửa và không có sự can thiệp của chính phủ.
 Có sự khấu hao tư bản. Khi có đầu tư mới, trữ lượng vốn tăng lên. Nhưng
đồng thời, vốn cũng bị khấu hao theo thời gian. Khi đó lượng vốnmới có
sẽ bằng lượng vốn mới tạo ra từ đầu tư trừ đi các khoản hao mòn.
17
 Tư bản K và lao động L tuân theo quy tắc lợi tức biên giảm dần, có nghĩa
là khi tăng k thì ban đầu y tăng rất nhanh đến một lúc nào đó tăng chậm
lại.
Dựa trên các giả định trên, mô hình tăng trưởng của Solow đã chỉ ra trạng thái
dừng của nền kinh tế. Trạng thái dừng là điểm cân bằng mà tại đó lượng vốn giữ
nguyên không đổi, bởi vì lượng đầu tư để tạo ra vốn mới mỗi năm chỉ đủ để bù trừ
phần vốn bị hao mòn. Khi vốn không tăng thì sản lượng cũng không tăng. Vì vậy ở
trạng thái dừng, lượng vốn trên một lao động là cố định. Vốn và lao động không
tăng thì tổng sản lượng vẫn là cố định. Đây là hệ quả của hàm sản xuất có hiệu suất
biên giảm dần. Nếu vốn tiếp tục tăng, sản lượng sẽ tăng nhưng với tốc độ giảm dần.
Do vậy, thu nhập dành cho tiết kiệm cũng tăng với tốc độ giảm dần. Vì vậy luôn luôn
tồn tại một “trạng thái dừng” của nền kinh tế, nơi mà mọi biến số đều hội tụ về một
giá trị cố định. Như vậy, mô hình Solow dự đoán rằng những nước có tăng trưởng
dân số cao hơn sẽ có mức vốn và thu nhập trên lao động thấp hơn trong dài hạn. Đồng
thời, mô hình cũng giải thích được sự tăng trưởng đều đặn của một số nước là do tốc
độ tăng trưởng về công nghệ. Tóm lại, bên cạnh những hạn chế do mô hình được đặt
trong khá nhiều giả định, lý thuyết tăng trưởng của Solow vẫn đóng một vai trò quan
trọng trong các học thuyết về tăng trưởng và mở ra nhiều vậndụng cho những nghiên
cứu trong tương lai. Trong đó, một số luận điểm đã được chú ý và tiếp tục được khai
thác trong những nghiên cứu về sau.
18
Hiệu ứng hội tụ
Hiệu ứng hội tụ là một giả thuyết về tốc độ tăng trưởng cho rằng có một trạng
thái cân bằng duy nhất và cho dù nền kinh tế bắt đầu với mức tư bản trên đầu người
bao nhiêu thì cũng sẽ hội tụ về điểm cân bằng động duy nhất đó. Nếu hai nền kinh
tế do điều kiện lịch sử xuất phát với hai mức vốn khác nhau, thì quốc gia nào có
mức thu nhập thấp hơn sẽ tăng trưởng nhanh hơn và dần sẽ đuổi kịp quốc gia có thu
nhập cao do tăng tỷ lệ vốn trên lao động. Do vậy, các nước nghèo có mức tư bản trên
đầu người thấp sẽ tăng trưởng nhanh hơn cho đến khi đạt được tỷ lệ tăng sản lượng
và tư bản ở trạng thái cân bằng. Các nước giàu được thừa hưởng mức tư bản trên đầu
người cao sẽ tăng trưởng thấp hơn cho tới khi mức tư bản trên đầu người giảm đến
trạng thái cân bằng. Các nhà kinh tế học gọi hiện tượng này là hiệu ứng đuổi kịp.
Robert J. Barr và Xavier Sala-i-Mart (1990) đã nghiên cứu mẫu 48 tiểu bang Hoa
Kỳ giai đoạn 1840-1963 và tìm thấy bằng chứng rõ ràng của sự hội tụ. Khi giữ nguyên
tập hợp các biến đại diện cho sự khác biệt về trạng thái ổn định, kết quả từ mẫu lớn
của các nước là tương tự.
Angel de La Fuente (1995) phân tích nguồn gốc tăng trưởng sau chiến tranh và
hiệu ứng hội tụ ở các nước OECD bằng việc sử dụng mô hình mở rộng của
Mankiw, Romer và Weil (1992). Các kết quả cho thấy đầu tư R & D tác động đáng
kể đến tăng trưởng. Hiệu ứng bắt kịp được tìm thấy và đóng một vai trò quan trọng
trong giai đoạn nửa đầu của mẫu. Ở giai đoạn sau, hiệu ứng này bắt đầu suy giảm giải
thích cho sự suy giảm tăng trưởng sau giữa năm 1970, và cho thấy rằng để hiệu ứng
hội tụ mạnh mẽ hơn đòi hỏi nỗ lực đầu tư ở các nước nghèo nhiều hơn. Đây là bằng
chứng xác nhận sự tồn tại của các hiệu ứng hội tụ tân cổ điển.
19
Về lực lượng lao động
Chất lượng đầu vào của lao động (tức kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ
lao động) là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các yếu tố khác
như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng
nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố như máy móc thiết bị,
nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi
đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt. Thực tế
nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II cho thấy mặc
dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao
vẫn có thể phục hồi và phát triển kinh tế một cách ngoạn mục. Một ví dụ lànước
Đức, một lượng lớn tư bản của nước Đức bị tàn phá trong Đại chiến thế giới lần thứ
hai, tuy nhiên vốn nhân lực của lực lượng lao động nước Đức vẫn tồn tại. Với những
kỹ năng này, nước Đức đã phục hồi nhanh chóng sau năm 1945. Nếu không có số
vốn nhân lực này thì sẽ không bao giờ có sự thần kỳ của nước Đức thờihậu chiến.
Năm 2006, Vu Bang Tam và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu về vốn FDI phân
theo khu vực tại Trung Quốc giai đoạn 1985-2002 và Việt Nam giai đoạn 1990- 2002.
Kết quả hồi quy chỉ ra FDI có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực lên tăng trưởng và ảnh
hưởng gián tiếp đến tăng trưởng thông qua sự tương tác với năng suất lao động.
20
Về vốn đầu tư
Một trong những nhân tố sản xuất là tư bản, tùy theo mức độ tư bản mà người lao
động được sử dụng những máy móc, thiết bị...nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi lao
động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản, phải thực hiện đầutư
nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát
triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có đượcsự
tăng trưởng cao và bền vững.
Nghiên cứu của Samuel Adams (2009) phân tích các tác động của đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) và đầu tư trong nước (DI) đến tăng trưởng kinh tế ở vùng Sub-
Sahara Châu Phi trong giai đoạn 1990-2003. Kết quả cho thấy rằng DI là tươngquan
tích cực và đáng kể với tăng trưởng kinh tế trong cả ước lượng OLS và hiệu ứng ước
cố định, nhưng FDI chỉ thể hiện tương quan tích cực và đáng kể duy nhất trong ước
lượng OLS. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng FDI có tác động tiêu cực ban đầu vào
DI và tác động tích cực trong giai đoạn sau cho dữ liệu bảng của các nước được
nghiên cứu.
M Paolino (2009) đã xem xét mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu
tư trong nước, phát triển con người, và tăng trưởng kinh tế thông qua phân tích dữ
liệu chuỗi thời gian của Trung Quốc giai đoạn 1977-2007 với ước lượng OLS. Các
kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khi đầu tư trong nước tăng, tăng trưởng kinh tế và
đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc cũng gia tăng.
21
2.3. Các nghiên cứu trước đây
2.3.1 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng
Tốc độ tăng nhanh chóng của dòng vốn FDI trên toàn thế giới đã thôi thúc các
nghiên cứu nhằm xác định xem việc thu hút FDI có thể được xem là một chiến lược
quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng ở các nước đang phát triển hay không. Trả lời
được câu hỏi này sẽ giúp các quốc gia nhìn thấy cách thức mà FDI trở thành xung lực
thúc đẩy nền kinh tế phát triển, từ đó định hướng các chính sách ưu đãi áp dụng cho
các nhà đầu tư nước ngoài.
Nổi bật trong các lý thuyết lý giải về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng phải
kể đến là lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh và lý thuyết triết trung.
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh [được nghiên cứu bởi Lucas (1988 &
1993), Romer (1986) và Mankiw, Romer và Weil (1992)] đã nhấn mạnh vai trò của
vốn con người trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài tại các nước đang phát triển.
Theo quan điểm được đưa ra bởi lý thuyết tăng trưởng nội sinh, đầu tư nước ngoài
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn thông qua chuyển giao công nghệ. Các
công ty đa quốc gia được đánh giá là một trong những kênh chuyển giao công nghệ
và làm tăng khả năng tích tụ vốn con người tại các nước tiếp nhận nguồn vốn đầu tư
thông qua các khóa đào tạo kỹ năng cho đội ngũ lao động địa phương, các hoạt động
nghiên cứu và phát triển (R&D), các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ cho các
doanh nghiệp địa phương (các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào)…
(Blomstrom and Kokko 1998).
Trong thực tế, có hai cơ chế mà qua đó FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Đầu tiên, mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng có thể liên quan đến tác động của tích
lũy vốn (xem Bosworth và Collins, 1999 và Alguacil và cộng sự, 2008). Trong trường
hợp này, tác động của FDI chỉ phụ thuộc vào ảnh hưởng của nó trên đầu tư trong
nước. Thứ hai, ngoài vai trò trực tiếp của nó đến tích lũy vốn, FDI dự kiến sẽ đẩy
mạnh tăng trưởng bằng cách tăng năng suất ở các nước sở tại thông qua chuyển giao
công nghệ. FDI dường như là cách trực tiếp và hiệu quả nhất của việc mua
22
công nghệ được tạo ra trong các nền kinh tế tiên tiến nhất, và do đó trở thành cơ chế
quan trọng trong hội nhập kinh tế (Yao và Wei, 2007). Lập luận này đã được hỗ trợ
bởi các tài liệu về tăng trưởng nội sinh, trong đó nhấn mạnh rằng dòng vốn FDI có
khả năng thúc đẩy tăng trưởng dài hạn do sự đóng góp của nó đến việc tăng kiến thức
thông qua đào tạo lao động, kỹ năng, và sự ra đời của các phương thức quản lý khác
cũng như đầu vào và công nghệ mới (xem Blomstrom và Kokko, 1998).
Mặt khác, lý thuyết chiết trung (the Eclectic Theory of FDI), được phát triển bởi
Dunning (1988) đã cung cấp một phương pháp phân tích khác về mối quan hệ giữa
FDI và tăng trưởng kinh tế. Dựa trên phân tích về lợi thế cạnh tranh, lý thuyết này chỉ
ra rằng việc thu hút nguồn vốn FDI phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố và đặc tính
của nước sở tại. Một trong các nhân tố đó là tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, Chakrabarti
(2001) tranh luận rằng tăng trưởng cao tại các nước sở tại sẽ thu hút được nhiều nhà
đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu thị trường và đầu tư.
Dựa trên lý thuyết tăng trưởng nội sinh và lý thuyết chiết trung, các nhà phân tích
kinh tế đã tìm thấy mối quan hệ hai chiều của FDI và tăng trưởng kinh tế. Một trong
các nhà nghiên cứu đi tiên phong về mối quan hệ hai chiều này là Tsai (1994).Tsai
(1994) đã ứng dụng một mô hình đồng thời để kiểm định mối quan hệ hai chiều giữa
FDI và tăng trưởng kinh tế cho 62 quốc gia trong thời kỳ 1975-1978 và cho 51 quốc
gia trong thời kỳ 1983-1986. Tác giả đã tìm thấy rằng FDI và tăng trưởng kinh tế có
mối quan hệ hai chiều trong giai đoạn những năm 1980. Theo Blomstrom (1996) và
Borensztein (1998), dòng vốn FDI cũng có tác động ngược lạităng trưởng, đóng góp
vào tăng trưởng thông qua chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ
năng cho người lao động. Từ đó, lợi nhuận mang lại cho các công ty nước ngoài là từ
sản xuất hiệu quả ở nước thu hút đầu tư, dần dần dẫn đến tăng trưởng kinh tế ở quốc
gia đó. Berthelemy và Demurger (2000) sử dụng môhình đồng thời để kiểm định
tăng trưởng kinh tế tại 24 tỉnh thành của Trung Quốc trong thời kỳ 1985-1996. Họ
cũng tìm thấy mối quan hệ hai chiều của FDI và tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh
thành. FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tếcủa 24 tỉnh thành và tăng
trưởng kinh tế cao tại 24 tỉnh thành là một dấu hiệu tích
23
cực để thu hút các dòng vốn FDI trong tương lai. Li and Liu (2005) sử dụng dữ liệu
của 84 quốc gia trong suốt thời gian từ năm 1970-1999 và áp dụng mô hình đồng thời
để kiểm định tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế, cũng như mối quan hệ hai
chiều giữa chúng. Các tác giả tìm thấy rằng mối quan hệ tích cực hai chiều của FDI
và tăng trưởng kinh tế chỉ tồn tại trong các năm 1980. Tuy nhiên, FDI chỉ tác động
tích cực tới tăng trưởng kinh tế khi và chỉ khi các quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư hội
tụ căn bản các nhân tố về đầu tư con người, công nghệ, và một thị trường tài chính
phát triển. Phân tích này phản ánh rằng tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế của
một quốc gia tiếp nhận phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện của từng quốc gia đó.
Do đó, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm kiểm chứng nhận định này. Và
mô hình nghiên cứu thực nghiệm thường được lựa chọn để xem xét ảnh hưởng của
FDI tới tăng trưởng kinh tế. Sau công trình tiên phong của Mankiw, Romer và Weil
(1992), để phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng, các phương trình hồi quy
tiêu chuẩn thường bao gồm biến GDP bình quân đầu người (như là một hồi quy để
kiểm soát cho hiệu ứng hội tụ) và một số biến để giải thích cho sự khác biệt trong
trạng thái ổn định của các quốc gia khác nhau được xem xét, đó là:
(1)
 (Y / L)i là GDP bình quân đầu người của nước sở tại.
 Xi là các yếu tố quyết định về trạng thái ổn định của các quốc gia đang phân
tích.
Từ mô hình trên, các nghiên cứu về sau tiếp tục mở rộng để tìm kiếm các nhân tố
giải thích cho sự khác biệt về điều kiện của các quốc gia. Những nhân tố này không
chỉ góp phần thu hút nguồn vốn FDI mà còn tạo nên hiệu ứng lan toả giúp FDI tác
động lên tăng trưởng.
24
2.3.2 Các nghiên cứu về vai trò của nhân tố điều kiện tác động đến mối quan
hệ giữa FDI và tăng trưởng
Lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã nhấn mạnh vai trò của các nhân tố điều kiện
như cơ sở hạ tầng, thể chế chính trị và kinh tế vĩ mô đối với tăng trưởng. Ngoài đóng
góp tích cực của chúng đến hoạt động kinh tế, những yếu tố này còn ảnh hưởng đến
khả năng thu hút FDI của các quốc gia, cũng như khả năng có thể hưởng lợi từ dòng
vốn FDI. Mối liên hệ giữa các nhân tố điều kiện trong nước và tăng trưởng ngày càng
mạnh mẽ, vì chúng ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế một cách trực tiếp lẫn gián tiếp
(tức là các nhân tố này không chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế mà còn tạo điều
kiện để nước sở tại hấp thụ FDI và từ đó một lần nữa lại góp phần vào tăng trưởng).
Trong thực tế, các bằng chứng khác nhau về mối quanhệ giữa FDI và tăng trưởng
có thể liên quan đến việc bỏ sót một số yếu tố địa phương. Vì vậy, một số tác giả
cho rằng cần có sự tương tác giữa FDI và tập hợpcác điều kiện địa phương để xác
định ảnh hưởng của nó đến tăng trưởng.
Khả năng hấp thụ của nước sở tại có nghĩa là, khả năng của nước sở tại có thể
nắm bắt thành công các cơ hội có được do sự gia nhập của các nước đầu tư. Hình
thành nên khả năng hấp thụ thường bao gồm các yếu tố như chất lượng nguồn nhân
lực, mức độ phát triển tài chính, tính mở cửa thương mại và sự tồn tại một mức độ
phù hợp của cơ sở hạ tầng. Blomstrưm và cộng sự (2001) cho rằng FDI chỉ góp phần
vào tăng trưởng kinh tế khi nền kinh tế nước sở tại có nền giáo dục đạt đến một mức
độ phát triển nhất định. Ngược lại, Carkovicand Levine (2005) và Blomstrưm và cộng
sự (1994) không tìm thấy bằng chứng cho thấy vai trò quan trọng của giáo dục. Các
tác giả khác chỉ ra rằng phát triển tài chính là điều kiện tiên quyết cần thiết cho sự
tăng trưởng. Lập luận chính của các nghiên cứu này là FDIcó thể thúc đẩy tăng
trưởng khi thị trường tài chính nước tiếp nhận ODA được phát triển đầy đủ để kênh
vốn nước ngoài tài trợ một cách hiệu quả cho đầu tư sản xuất trong nước. Hơn nữa,
tác động lan tỏa kiến thức chỉ xảy ra nếu doanh nghiệp trong nước có khả năng tiếp
thu công nghệ nước ngoài, ngược lại nó có thể bị hạn chế bởithị trường tài chính của
những nước kém phát triển (xem Alfaro và cộng sự, 2004 ,
25
2009, 2010 ; Durham , năm 2004 và Hermes và Lensink 2003). Mở cửa thương mại
cũng có thể được xem như một yếu tố điều kiện cho mối tương quan giữa FDI và tăng
trưởng (xem Balasubramanyam và cộng sự, 1999; Alguacil et al , 2002 và Cuadros
và cộng sự , 2004). Chất lượng cơ sở hạ tầng địa phương , các cơ sở giao thông vận
tải đặc biệt cũng là các yếu tố bổ sung (xem Easterly năm 2001; Li vàLiu, 2004
và Kinoshita và Lu, 2006). Trong nghiên cứu này, bên cạnh các biến cơ bản về nguồn
nhân lực và cơ sở hạ tầng, tác giả chủ yếu tập trung xem xét các nhân tố về thể chế
chính trị và kinh tế vĩ mô tác động như thế nào đến mối quan hệ giữa FDI và tăng
trưởng.
Chất lượng cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng (được xem xét trên khía cạnh mức độ sẵn có, chất lượng hạ tầng
và chi phí sử dụng hạ tầng) là yếu tố quan trọng đối với phát triển kinh tế. Và yếu tố
này cũng là thành phần quan trọng của môi trường đầu tư, là cơ sở để thu hút FDI
và cũng là nhân tố thúc đẩy hoạt động FDI diễn ra nhanh chóng.
Cơ sở hạ tầng thường bao gồm hạ tầng đường xá, điện nước, cầu đường, trường
học, y tế, xử lý nước thải, bệnh viện, thông tin liên lạc,... Khi đầu tư vào một quốc
gia có cơ sở hạ tầng và hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến, hệ thống ngân hàng
hoàn thiện thì công ty đó có thể giảm được các chi phí đầu tư, giảm được thời gian
thực hiện dự án, giảm chi phí các khâu trung chuyển.
Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng đối với các nhà
đầu tư nước ngoài (nghiên cứu của Loree và Guisingerr, 1995; Wheeler & Moody
(1992); Kumar (1994); hoặc Mody và Srinivasan, 1996). Kinoshita và Lu (2006)
cho rằng tác động lan toả công nghệ thông qua FDI hiệu quả hơn khi nước sở tại trang
bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng. Vì nó cải thiện môi trường đầu tư trong nước bằng cách
hạ thấp chi phí đầu tư và nâng cao lợi nhuận.
26
Thể chế
Rõ ràng sự ổn định chính trị là yếu tố kiên quyết để một công ty đa quốc gia đưa
ra quyết định đầu tư mới. Điều này có thể thấy rõ ràng ngay khi có những biến cố xảy
ra ở Trung Quốc thì ngay lập tức các nhà đầu tư Nhật Bản tăng cường đến Việt Nam
tìm hiểu cơ hội đầu tư. Ngoài ra, sự ổn định về chính trị - xã hội còn ảnh hưởng đến
quyết định huy động vốn và sử dụng hiệu quả ngồn vốn đầu tư. Trong lịch sử cho
thấy những biến cố về thể chế chính trị sẽ làm thiệt thòi lớn cho các nhà đầu tư nước
ngoài. Vụ đảo chánh quân sự ở Thái Lan đã gây thất thoát lớn cho các nhà đầu tư
Nhật Bản và Hàn Quốc tại đây. Thêm một bằng chứng khác là sự lộnxộn ở Nga
trong thời gian mới cải tổ đã làm nản lòng các nhà đầu tư mặc dù Nga là một thị
trường rộng lớn, có nhiều tiềm năng
Nghiên cứu thực nghiệm gần đây cũng nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của thể
chế. Easterly (2005) cho rằng thể chế là phản ánh "thỏa thuận sâu xa của xã hội như
quyền sở hữu, luật pháp, truyền thống pháp lý, sự tin tưởng giữa các cá nhân, trách
nhiệm của các chính phủ dân chủ, và nhân quyền". Một mặt, cải cách thể chế có thể
ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất kinh tế, đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng, kết luận
này được rút ra bởi Acemoglu và cộng sự (2005), Cavalcanti và cộng sự (2008) và
Easterly (2005). Mặt khác, hệ thống thể chế còn đóng vai trò quan trọng tạo nên lực
hút FDI. Thể chế tốt sẽ giúp giảm chi phí giao dịch khi đầu tư (ví dụ như chi phí liên
quan đến tham nhũng).
Trong nghiên cứu của mình, Agarwal (1980) thực hiện khảo sát các nhân tố tác
động đến FDI tại các quốc gia đang phát triển đã phát hiện ra bất ổn chính trị là một
trong những nhân tố ngăn cản FDI. Ngoài ra, FDI (đặc biệt là greenfield - FDI) với
chi phí chìm cao sẽ bị ảnh hưởng bởi tính bất ổn cũng như tính hiệu quả của hệ thống
pháp luật và chính trị (xem Demekas, 2007 và Daniele và Marani, 2006). Cùng với
nghiên cứu này, các nghiên cứu thực nghiệm ngày càng cho thấy tương quan dương
giữa FDI và tăng trưởng luôn đòi hỏi sự góp mặt của việc vận hành của một khuôn
khổ pháp lý tốt. Tương tự, cũng có quan điểm cho rằng môi trường thể chế ổn định
có thể làm tăng tác động lan tỏa từ FDI vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến
27
điều kiện hoạt động kinh doanh (xem nghiên cứu của Prüferand Tondl năm 2008 cho
các nước Mỹ Latinh ).
Bengoa và Sanchez-Robles (2003) cũng nghiên cứu về tự do kinh tế, tăng
trưởng FDI và tăng trưởng kinh tế. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng trên 80 quốc gia
Châu Mỹ La Tinh giai đoạn 1979-1998, phương pháp nghiên cứu là hồi quy dữ liệu
bảng OLS cho cả mô hình FEM và REM. Nghiên cứu cho thấy rằng FDI tương
quan dương với tăng trưởng kinh tế, nhưng các nước chủ nhà cần phải có nguồn nhân
lực, ổn định kinh tế và thị trường tự do để hưởng được lợi ích từ dòng vốn FDIdài
hạn. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy tự do kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế gián tiếp qua FDI, 1% FDI (FDI tính trên phần trăm GDP) tăng lên sẽ làm tăng
trưởng kinh tế 0.5%.
Azman-Saini (2010) điều tra mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế dưới
sự tác động của tự do hoá quốc gia (chất lượng thể chế). Họ sử dụng dữ liệu bảng của
85 quốc gia giai đoạn 1976-2005. Kết quả là những nước đẩy mạnh tự do hoá sẽtạo
ra các yếu tố nội tại tích cực làm tốc độ tăng trưởng cao hơn.
Nghiên cứu của Tintin (2012) về tác động của FDI lên tăng trưởng và phát triển
trên dữ liệu của 125 quốc gia giai đoạn 1980-2010 cũng cho kết quả về tác động
tích cực của FDI lên tăng trưởng.
28
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ mô bao gồm các yếu tố lạm phát, nợ công, cán cân thanh toán, tỷ giá
hôi đoái... Những yếu tố này ít biến động sẽ kích thích nhà đầu tư tham gia thị trường.
Mức độ ổn định vĩ mô đặc biệt quan trọng đối với việc huy động và sử dụngvốn nước
ngoài. Khi một nhà đầu tư quyết định bước vào một thị trường mới nổi họphải đem
nguồn vốn bằng ngoại tệ và chuyển qua đồng nội tệ, và khi nền kinh tế không ổn định
vĩ mô, biến động tỷ giá và lạm phát sẽ làm cho hoạt động đầu tư gặp những rủi ro
tương đối lớn.
Đã có nhiều nghiên cứu sâu về ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô đến hoạt động kinh
tế cũng như việc thu hút dòng vốn nước ngoài (xem Demekas và cộng sự, 2007). Sự
bất ổn ở tầm vĩ mô sẽ ảnh hưởng xấu đến tích lũy vốn và tăng trưởng kinh tế. Lạm
phát cao, tỷ lệ nợ nước ngoài cũng như thâm hụt ngân sách được cho là làm tăng sự
bất ổn, làm trầm trọng thêm môi trường kinh doanh và do đó làm giảm tốc độ tăng
trưởng (xem Fisher, 1993).
Theo kết quả nghiên cứu năm 2010 của Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff,
một khi nợ công vượt quá 90% GDP, tăng trưởng trung bình giảm 1 điểm phần trăm.
Nghiên cứu của Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) do Manmohan Kumar và Jaejoon Woo tiến
hành gần đây cho thấy, nợ công trên 90% GDP bắt đầu tác động tiêu cực đáng kể đến
tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế hàng năm sẽ giảm 0,15 điểm phần trăm, nếu nợ công
tăng thêm 10 điểm phần trăm. Kinh tế tại 4 nước Hy Lạp, Italia, Bồ Đào Nha, Ireland
vẫn chìm trong suy thoái và tăng trưởng thụt lùi, do tỉ lệ nợ công tại 4 quốc gia này
đang chiếm 118-153% GDP.
Trái lại, một số nghiên cứu khác không thừa nhận mối quan hệ này, nhất là tại
những nước có điều kiện phát hành tiền như Mỹ. Nghiên cứu do hai nhà kinh tế học
Pháp tiến hành năm 2012 thậm chí đưa ra kết luận, kinh tế vẫn tăng khi tỉ lệ nợ công
vượt ngưỡng 115% GDP. Joseph Gagnon (từng làm việc tại NHTW Mỹ - Fed) cho
rằng, tỉ lệ 90% của Rogoff và Reinhart là con số tổn thương thật sự, nhưng không có
ngưỡng này tại những quốc gia kiểm soát được tiền tệ mà họ đi vay. Tỉ lệ nợ công
tại khu vực đồng euro rất thấp, nhưng khu vực này vẫn nằm trong suy thoái và
29
tăng trưởng kinh tế tiếp tục giảm 0,3% trong năm 2013. Trong đó, kinh tế Tây Ban
Nha năm 2012 bị giảm 1,4%, mặc dù nợ công chỉ chiếm 77,4% GDP.
Một khía cạnh khác thể hiện những bất ổn vĩ mô là lạm phát. Các quốc gia với
lạm phát cao thường đòi hỏi tỷ suất sinh lợi cao hơn để bù đắp cho rủi ro liên quan
đến lạm phát (Bengoa và Sachez-Robles, 2003). Lạm phát ổn định sẽ thu hút FDI tốt
hơn. Tỷ lệ lạm phát cao có nghĩa là lợi nhuận mang lại cho nhà đầu tư nước ngoài có
nguy cơ sụt giảm. Điều này thể hiện rằng đất nước đó đang có sự bất ổn kinh tế vĩ mô
hay chính phủ đang đối mặt với vấn đề ngân sách. Theo Trevino và Mixon (2004),
lạm phát tăng báo hiệu một nền kinh tế bất ổn nội bộ với chính sách tiền tệ không ổn
định. Do đó, dòng vốn FDI có xu hướng giảm.
Demekas (2007) nghiên cứu tác động của kinh tế vĩ mô đến dòng vốn nước ngoài
FDI và nhận thấy bất ổn vĩ mô tác động tiêu cực đến tích luỹ vốn và tăng trưởng kinh
tế. Trong đó, lạm phát cao và tỷ lệ nợ nước ngoài cũng như thâm hụt ngân sách được
cho là tác động xấu đến môi trường kinh doanh và do đó làm giảm tốc độ tăng trưởng.
Thật vậy, bên cạnh những tác động trực tiếp của các yếu tố vĩ mô đến tăng trưởng,
điều kiện kinh tế vĩ mô bất lợi không chỉ làm giảm khả năng thu hút FDI màcòn làm
giảm hiệu quả năng suất của FDI. Vấn đề này đã được xác nhận bởi nghiên cứu của
GS Prüfer và Tondl (2008), Jallab và cộng sự (2008).
30
Tóm tắt chương 2
Về lý thuyết, có nhiều quan điểm cho rằng FDI mang lại lợi ích nhiều hơn các
dòng vốn tài chính khác vì ngoài việc làm tăng vốn đầu tư vào nền kinh tế, nó còn tác
động tích cực đến tăng trưởng thông qua chuyển giao công nghệ và kinh nghiệmquản
lý. Ủng hộ cho quan điểm này có nghiên cứu của De Mello (1997), Lipsey (2002),
Kose và công sự (2006), Carkovic và Levine (2005), Herzer và cộng sự (2008)... Tuy
nhiên, ở một vài nghiên cứu thực nghiệm khác, FDI lại được chứng minh là có cả tác
động có lợi và bất lợi hoặc không có tác động đến tăng trưởng, như nghiên cứu ở
cấp độ doanh nghiệp của Gorg và Greenaway (2004) cho rằngFDI không thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Sự mâu thuẫn về kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm đã yêu
cầu các học giả thận trọng hơn khi đưa ra kết luận tổng quát về mối quan hệ giữa
FDI và tăng trưởng, cụ thể là phải xem xét đến sự tồn tại của các yếu tố bên ngoài
liên quan đến FDI.
Ở chương hai, bài viết trình bày tổng quan lý thuyết về tăng trưởng, đặc biệt
chú ý đến mô hình tăng trưởng ngoại sinh của Solow để xem xét các nhân tố tác động
đến tăng trưởng. Đồng thời, bài viết cũng trình bày lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội
sinh [được nghiên cứu bởi Lucas (1988 & 1993), Romer (1986) và Mankiw, Romer
và Weil (1992)] và lý thuyết chiết trung [được phát triển bởi Dunning (1988)] để khái
quát về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng. Sự kết hợp hai lý thuyết này đã mở ra
ý tưởng cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm kiểm định mối quan hệ giữa FDI và
tăng trưởng, như nghiên cứu của Tsai (1994), Berthelemy và Demurger (2000), Li và
Liu (2005)... Hầu hết các nghiên cứu đều xác nhận mối quan hệ hai chiều giữa FDI
và tăng trưởng. Tuy nhiên, FDI chỉ tác động tích cực tớităng trưởng kinh tế khi và chỉ
khi các quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư hội tụ căn bản các nhân tố về đầu tư con người,
công nghệ, và một thị trường tài chính phát triển. Phân tích này phản ánh rằng tác
động của FDI tới tăng trưởng kinh tế của một quốc gia tiếp nhận phụ thuộc rất nhiều
vào các điều kiện của từng quốc gia đó.
Có thể nói điều kiện của từng quốc gia đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngoài đóng
góp tích cực của chúng đến hoạt động kinh tế, những yếu tố này còn ảnh hưởng đến
31
khả năng thu hút FDI của các quốc gia, cũng như khả năng có thể hưởng lợi từ dòng
vốn FDI. Mối liên hệ giữa các nhân tố điều kiện trong nước và tăng trưởng ngày càng
mạnh mẽ, vì chúng ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế một cách trực tiếp lẫn gián tiếp
(tức là các nhân tố này không chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế mà còntạo điều
kiện để nước sở tại hấp thụ FDI và từ đó một lần nữa lại góp phần vào tăng trưởng).
Do vậy, cuối chương hai là những nghiên cứu về các nhân tố điều kiện dự kiến tác
động đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng như chất lượng cơ sở hạ tầng, chất
lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ tầm quan
trọng của cơ sở hạ tầng đối với các nhà đầu tư nước ngoài (nghiên cứu củaLoree và
Guisingerr, 1995; Wheeler & Moody (1992); Kumar (1994); hoặc Mody và
Srinivasan, 1996). Kinoshita và Lu (2006) cho rằng tác động lan toả công nghệ thông
qua FDI hiệu quả hơn khi nước sở tại trang bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng. Vì nó cải thiện
môi trường đầu tư trong nước bằng cách hạ thấp chi phí đầu tư và nâng caolợi nhuận.
Nghiên cứu thực nghiệm gần đây cũng nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của thể chế.
Một mặt, cải cách thể chế có thể ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất kinh tế, đóng góp
trực tiếp vào tăng trưởng, kết luận này được rút ra bởi Acemoglu và cộng sự (2005),
Cavalcanti và cộng sự (2008) và Easterly (2005). Mặt khác, môi trường thể chế ổn
định có thể làm tăng tác động lan tỏa từ FDI vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến điều kiện
hoạt động kinh doanh (xem nghiên cứu của Prüferand Tondl năm 2008 cho các nước
Mỹ Latinh ). Tương tự, đã có nhiều nghiên cứu sâu về ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô
đến hoạt động kinh tế cũng như việc thu hút dòng vốn nước ngoài (xem Demekas và
cộng sự, 2007). Sự bất ổn ở tầm vĩ mô sẽ ảnh hưởng xấu đến tích lũy vốn và tăng
trưởng kinh tế. Lạm phát cao, tỷ lệ nợ nước ngoài cũngnhư thâm hụt ngân sách được
cho là làm tăng sự bất ổn, làm trầm trọng thêm môi trường kinh doanh và do đó làm
giảm tốc độ tăng trưởng (xem Fisher, 1993).
32
CHƯƠNG 3
DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Dữ liệu
Nghiên cứu quyết định chọn mẫu các quốc gia từ Châu Á vì các quốc gia này là
một trong những đối tượng nhận FDI lớn trong giai đoạn phân tích. Hơn nữa, các
chính sách ổn định đã được thông qua bởi nhiều nước trong số này trong thập niên 80
và 90, làm cho mẫu các nước này phù hợp với mục đích của bài nghiên cứu. Các nền
kinh tế châu Á được đặc trưng bởi thâm hụt tương đối nhỏ, tỷ lệ tiết kiệm cao,tự do
hóa thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Sau khủng hoảng
những năm 1980, khu vực này đã trải qua một sự đột biến đáng chú ý của dòng vốn
đầu tư từ những năm 1990, với sự gia tăng tỷ lệ của FDI chảy vào trên tổng dòng vốn
(xem Baharumshah và Thanoon, 2006). Tóm lại, nhóm này cung cấpmột trường hợp
thú vị để nghiên cứu, bởi phần lớn đã trải qua những cải tiến trong ổn định kinh tế vĩ
mô và chất lượng thể chế kể từ những năm 90, nhưng với kết quả tăng trưởng khác
nhau.
Phần này mô tả các dữ liệu được sử dụng trong phương trình hồi quy tăng trưởng
kinh tế gồm tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên đầu người, FDI, một số biến kiểm
soát khác có tác động đến tăng trưởng kinh tế được đưa vào mô hình như biến tăng
trưởng dân số, tích lũy tài sản cố định gộp so với GDP, các biến thể hiện mức độ cơ
sở hạ tầng, biến thể chế và biến kinh tế vĩ mô.
Các dữ liệu sử dụng trong mô hình nghiên cứu được thu thập từ dữ liệu World
bank của 20 quốc gia Châu Á từ năm 1985-2013. Dữ liệu được thu thập là dữ liệu
bảng, các biến được lấy giá trị trung bình 5 năm cho 20 nước đang phát triển của
Châu Á , bằng cách này chúng ta có 6 quan sát cho mỗi nước. Như vậy tổng số quan
sát là 120.
33
sau:
Baltagi đã liệt kê những ưu điểm của việc sử dụng dữ liệu bảng để hồi quy như
 Thứ nhất, dữ liệu bảng làm tăng kích thước mẫu một cách đáng kể, giảm
thiểu sự thiên lệch có thể xảy ra nếu ta chỉ sử dụng dữ liệu chéo hoặc dữ liệu
theo thời gian.
 Thứ hai, vì dữ liệu bảng liên quan đến các cá nhân, doanh nghiệp, đất nước…
theo thời gian nên chắc chắn có tính dị biệt (không đồng nhất) giữa các đơn
vị này. Kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng có thể xem xét các biến số có tính
đặc thù theo từng đơn vị.
 Thứ ba, thông qua kết hợp các chuỗi thời gian của các quan sát, dữ liệu
bảng cung cấp những dữ liệu có nhiều thông tin hơn, đa dạng hơn, ít cộng
tuyến hơn giữa các biến số, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả hơn.
 Thứ tư, có thể phát hiện và đo lường tốt hơn những ảnh hưởng mà không
thể quan sát được trong dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu chéo thuần túy.
 Thứ năm, dữ liệu bảng phù hợp hơn để nghiên cứu tính động của thay đổi
do nghiên cứu các quan sát theo không gian lặp lại.
Bên cạnh những ưu điểm thì cũng tồn tại một số nhược điểm như vấn đề
phương sai không đồng nhất (dữ liệu theo không gian) hoặc tự tương quan (dữ liệu
chuỗi thời gian) hoặc tương quan chéo trong các đơn vị theo thời đoạn.
Tóm lại, dữ liệu bảng có thể làm phong phú các phân tích thực nghiệm theo những
cách thức, mô hình phức tạp hơn mà nếu ta chỉ sử dụng dữ liệu theo chuỗi thời gian
hay không gian thuần túy thì không thể đạt được.
34
Các quốc gia được sắp xếp thành 2 nhóm: nhóm thu nhập bình quân đầu người
trung bình thấp và nhóm thu nhập bình quân đầu người trung bình cao theo phân
loại của World Bank.
Bảng 3.1: Bảng phân nhóm các quốc gia được chọn mẫu
STT
Nhóm nước có thu nhập
trung bình thấp
Nhóm nước có thu nhập
trung bình cao
1 Armenia Azerbaijan
2 Georgia China
3 India Iran, Islamic Rep.
4 Indonesia Jordan
5 Kyrgyz Republic Kazakhstan
6 Mongolia Malaysia
7 Pakistan Thailand
8 Philippines Tunisia
9 Sri Lanka Turkey
10 Vietnam Turkmenistan
Các biến được sử dụng trong nghiên cứu
Biến tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng của GDP thực
bình quân trên đầu người (GDP per capita growth (annual %)) (GDPGR), dữ liệu
được lấy từ World Bank. GDP thực được tính bằng tổng giá trị tăng thêm của tất cả
các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu trừ đi trợ cấp xuất khẩu. Bài nghiên cứu
sử dụng GDP thực nhằm để đánh giá tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế,
nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa và dịch vụ tạo ra theo thời gian, không
xem xét đến sự thay đổi của tốc độ tăng trưởng do biến động về giá cả hàng hóa, dịch
vụ.
Đối với biến FDI, bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu dòng vốn FDI vào ròng (net
FDI inflows) của World Bank. Theo báo cáo trong ‘International Financial
35
Statistics’ của Quỹ tiền tệ quốc tế (2000), dòng vốn FDI vào ròng là dòng vốn đầu
tư dài hạn của các cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài, trực tiếp tham gia quản lý điều
hành hoạt động (nắm giữ 10% hoặc nhiều hơn quyền biểu quyết) của một công ty ở
một quốc gia khác. Nó bao gồm tổng của vốn đầu tư ban đầu, cộng với lợi nhuận tái
đầu tư và các khoản nợ nội bộ trên cán cân thanh toán. Net FDI inflows có thể âm
hoặc dương. Âm có thể là do nhà đầu tư nước ngoài rút vốn hoặc phải thanh toán
các khoản nợ vay nội bộ tăng đột biến. Mô hình này tập trung vào các dòng vốn nước
ngoài thực vào nền kinh tế, do đó sẽ sử dụng FDI vào ròng (% của GDP) để phân
tích.
Nhóm biến giải thích thứ nhất
Theo các lý thuyết truyền thống về tăng trưởng kinh tế, đầu tiên nghiên cứu giải
thích tốc độ tăng trưởng thông qua việc ước lượng mô hình cơ bản bao gồm:
 Biến thu nhập bình quân thực tế đầu người vào đầu mỗi kỳ (yi0), để xem xét
“convergence effect” tạm dịch hiệu ứng hội tụ. Hiệu ứng này cho rằng những
nền kinh tế với thu nhập bình quân đầu người càng thấp càng có xu hướng
tăng trưởng nhanh hơn và ngược lại. Kết quả cuối cùng là tất cả các nền kinh
tế sẽ hội tụ về một mức thu nhập bình quân. Biến này được lấy logarit, nhằm
mục đích giảm sự biến động của biến do thời gian thay đổi, đơn giản hóa việc
đánh giá tác động mạnh yếu của các nhân tố tới biến được giải thích.
 Biến tăng trưởng dân số (pop) là tỷ lệ tăng trưởng dân số giữa năm từ năm t-
1 đến năm t. Cũng như mô hình tăng trưởng của Solow, nghiên cứu sử dụng
biến tăng trưởng dân số đại diện cho mức độ tăng của lực lượng lao động.
 Biến tích lũy tài sản cố định gộp (di) đại diện cho đầu tư trong nước.
36
Nhóm biến giải thích thứ hai
Mô hình tiếp tục được mở rộng với nhóm biến giải thích phân tích ảnh hưởng của
các yếu tố điều kiện, bao gồm:
 Chất lượng thể chế được đại diện bởi chỉ số tự do kinh tế Thế giới (EFW),
bao quát các khía cạnh quan trọng của một nền thể chế. Tự do kinh tế là quyền
cơ bản của mỗi con người để kiểm soát sức lao động và tài sản của chính
mình. Trong một xã hội tự do kinh tế, cá nhân được tự do hoạt động, sản xuất,
tiêu thụ và đầu tư bằng bất cứ cách nào họ muốn. Chỉ số này đo lường chính
sách tự do kinh doanh ở các quốc gia trên thế giới. Nó đánh giá10 yếu tố cơ
bản của mỗi nền kinh tế, được công bố thường niên bởi tạpchí The Wall
Street Journal và Quỹ Di sản (The Heritage Foundation) có ảnh hưởng gián
tiếp đến nguyên tắc luật lệ, chính sách thuế cũng như các chính quyền. Cũng
như các biến khác, biến này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa FDI và
tăng trưởng do nó liên quan đến tính mở cửa thương mại và mức độ phát triển
tài chính. Nghiên cứu kỳ vọng môi trường thể chế tốt hơn sẽ dẫn đến sự cải
thiện trong hoạt động kinh tế. Đồng thời, nghiên cứu cũng muốn kiểm tra
xem thể chế tốt có làm tăng lợi ích tiềm năng từ FDI đến tăng trưởng hay
không.
 Đại diện cho tính ổn định của kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước là biến nợ
nước ngoài và tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát được đo bằng tốc độ tăng trưởng
hàng năm của chỉ số giảm phát GDP tiềm ẩn cho thấy tốc độ thay đổi giá cả
trong nền kinh tế nói chung. Theo nhiều nhà nghiên cứu, lạmphát cao
cùng với các khoản nợ quá nhiều đã ngăn cản tăng trưởng kinh tế và làm giảm
lợi ích tiềm năng của FDI đến tăng trưởng.
 Nghiên cứu cũng khám phá vai trò của cải cách cơ cấu thông qua việc sử
dụng biến tăng trưởng của dân số đô thị và biến chất lượng cơ sở hạ tầng địa
phương như biến giải thích thêm. Nghiên cứu kỳ vọng các nước với ngành
công nghiệp phát triển và cơ sở hạ tầng chất lượng tốt hơn sẽ có nền
37
kinh tế phát triển cao hơn. Ngược lại, các nước với tỷ lệ sản xuất nông
nghiệp cao và cơ sở hạ tầng kém sẽ dẫn đến tình trạng tăng trưởng trì trệ.
Biến giả Việt Nam
Biến giả Việt Nam được đưa vào mô hình để xem xét tác động của các biến
nhân tố điều kiện đến tăng trưởng ở Việt Nam.
Bảng 3.2: Bảng mô tả các biến sử dụng trong mô hình hồi quy
STT Biến Tên tiếng anh
Tên
viết tắt
Nguồn
Biến phụ thuộc
Tốc độ tăng
trưởng GDP trên
đầu người (%)
GDP per capita growth
(%)
growth WorldBank
Biến độc lập
FDI ròng (%) FDI, net inflows (% of
GDP)
Fdi WorldBank
Biến giải thích
1 Thu nhập bình
quân thực tế đầu
người vào đầu
mỗi kỳ (USD)
GDP per capital growth
(constant 2011 US$)
y0 WorldBank
2 Tăng trưởng dân
số (%)
Population growth (%) pop WorldBank
3 Tích lũy TSCĐ
gộp (%)
Gross fixed capital
formation (% of GDP)
Di WorldBank
38
STT Biến Tên tiếng anh
Tên
viết tắt
Nguồn
4 Tăng trưởng dân
số đô thị (%)
Urban population
growth (%)
urban WorldBank
5 Cơ sở hạ tầng –
Điện năng tiêu
thụ theo đầu
người (kwh)
Electric power
consumption (kwh per
capita)
infrast WorldBank
6 Chỉ số tự do kinh
tế Thế giới
(EFW)
The index published in
Economic Fredom of
the World (EFW)
ecfree Economic
Freedom Dataset,
published in
Economic
Freedom of the
World
7 Nợ nước ngoài External debt, total
(current USD)
exdeb WorldBank
8 Tỷ lệ lạm phát Inflation, GDP deflator
(%)
infl WorldBank
9 Biến giả Việt
Nam
Dummy Vietnam vietnam Biến giả = 1 nếu là
Việt Nam
39
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để khảo sát mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế cũng như vai trò của
các nhân tố điều kiện, bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng gồm 20 quốc gia đang
phát triển ở Châu Á trong giai đoạn 1985-2013.
Các quốc gia đang phát triển được chọn mẫu một cách ngẫu nhiên, có mức thu
nhập trung bình theo tiêu chí thống kê của World Bank. Tiêu chí lựa chọn sẽ ưu tiên
những quốc gia có đầy đủ thông tin thống kê, đảm bảo các biến đều có dữ liệu cho
các năm. Mục đích để đảm bảo tính đa dạng của dữ liệu, tính đầy đủ nhất có thể và
giúp cho các kết quả hồi quy đạt khả năng có ý nghĩa thống kê cao nhất.
Nghiên cứu được thực hiện với phương trình:
 ∆Y/L: Tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người
 Y/L: GDP thực tế bình quân đầu người
 X: Các biến kiểm soát như tốc độ tăng trưởng dân số, vốn đẩu tư trong nước
(là tài sản cố định như nhà máy, máy móc thiết bị, đường giao thông, trường
học, văn phòng, bệnh viện, nhà ở, công trình công nghiệp, …)
 FDI/Y: Vốn đẩu tư trực tiếp nước ngoài (= Tổng vốn FDI ròng / GDP)
 Z: Các biến thể hiện điều kiện địa phương (biến đại diện cho thể chế như
chỉ số EFW, biến đại diện cho kinh tế vĩ mô như nợ nước ngoài, lạm phát,…)
Đây là phương trình được sử dụng trong nghiên cứu của M. Alguacil, A.Cuadros,
V. Orts (2010)
40
Một số vấn đề kinh tế lượng phát sinh trong phương trình ước lượng:
 Vì mô hình sử dụng dữ liệu bảng gồm nhiều quốc gia trong một khoảng thời
gian từ 1985-2013 và các hiệu ứng chu kỳ kinh tế có thể lan truyền chonhiều
hơn một năm (tính quán tính của số liệu) do đó dễ dẫn đến có sự tương quan
mạnh trong sai số.
 Biến FDI được giả định là biến nội sinh vì quan hệ nhân quả giữa FDI và
tăng trưởng kinh tế nên dẫn đến biến này có thể có tương quan với sai số.
 Sự hiện diện của độ trễ của biến phụ thuộc đóng vai trò như biến độc lập
trong phương trình hồi quy gây ra sự tự tương quan.
 Các đặc điểm quốc gia không thay đổi theo thời gian như vị trí địa lý, nhân
khẩu học có thể tương quan với các biến giải thích. Những tác động cố định
nằm trong phần sai số của phương trình bao gồm tác động của đặc điểm quốc
gia không quan sát được, những tác động cố định của yếu tố thời gian cụ thể
t đối với tất cả các quốc gia và sai số ngẫu nhiên.
 Biến FDI có mối quan hệ tương hỗ với các biến độc lập khác như tích lũy
vốn trong nước, biến thể chế,… dẫn đến hiện tượng đa cộng tuyến.
Một khi có sự tương quan trong mô hình thì phương pháp bình phương bé nhất
(OLS) không hiệu quả. Chính hiện tượng nội sinh làm cho ước lượng của phương
trình hồi quy không vững. Do đó, GMM là một lựa chọn tối ưu nhằm khắc phục hiện
tượng trên. Arellano và Bond (1991) đề xuất sử dụng GMM với độ trễ của các biến
nội sinh là biến công cụ để ước lượng cho phương trình. Việc lựa chọn cácbiến
công cụ là rất quan trọng. Biến công cụ phải thỏa mãn hai điều kiện: một làbiến
công cụ phải tương quan với biến giải thích (tương quan càng cao thì biến côngcụ
càng mạnh), hai là biến công cụ không tương quan với sai số. Tuy nhiên, sửdụng
độ trễ của biến nội sinh là biến công cụ vẫn chưa mang lại kết quả tối ưu. Arellano
và Bover (1995), Blundell và Bond (1998) đã sử dụng thêm độ trễ sai phâncủa biến
giải thích với tác động cố định của đặc điểm quốc gia riêng biệt. Bài
41
nghiên cứu sử dụng hai kiểm định đặc biệt: Sargan test kiểm tra tính hợp lý của biến
công cụ và kiểm định sai số của phương trình sai phân không tự tương quan.
Kiểm định quan trọng nhất của phương pháp ước lượng GMM là kiểm định
Overidentifying Restrictions (Overidentifying Restrictions Test) hay còn gọi làkiểm
định Sargent (Sargent Test) hoặc kiểm định J (J – Test). Đây là kiểm định cầnthiết
trong trường hợp số biến công cụ nhiều hơn số biến trong mô hình. Ý tưởng của kiểm
định là xem xét biến công cụ có tương quan với phần dư của mô hình không. Nếu câu
trả lời là không, khi đó biến công cụ là nội sinh, thì biến công cụ được chọn là phù
hợp và mô hình sử dụng biến đó để ước lượng cũng phù hợp. Kiểm định Sargent sử
dụng thống kê J (J – statistic) nhằm kiểm định giả thiết H0 - biến công cụ là nội sinh,
mô hình phù hợp. Thống kê J tuân theo phân phối ChiBình phương và được trình
bày trên bảng kết quả ước lượng của phần mềm Eviews 8 cùng với giá trị P – Value
tương ứng của nó. Tóm lại, hồi quy bằng ước lượng GMM phải thỏa mãn ba điều
kiện thì mới đảm bảo biến công cụ là hợp lý và tính vững của mô hình:
 AR (1) có tự tương quan bậc 1 trong phương trình (1). Giải thiết H0 là
không có tự tương quan bậc 1 trong phương trình (1).
 AR (2) không có tự tương quan bậc 2 trong phương trình (1). Giải thiết H0
là không có tự tương quan bậc 2 trong phương trình (1).
 Kiểm định Sargan: Không tồn tại quan hệ tương quan của biến công cụ và
sai số ngẫu nhiên.
Phương pháp GMM cho phép chúng ta giải quyết trực tiếp một số vấn đề kinh
tế đã không được giải quyết một cách thích hợp trong các nghiên cứu thực nghiệm
trước đó. Sự tiện lợi của phương pháp này trong mô hình tăng trưởng thực nghiệm đã
được nhấn mạnh nhiều lần (ví dụ như các bài viết của Bond và cộng sự, 2001, Kose
và cộng sự, 2008, và Soto, 2009). Vì các lý do trên, nghiên cứu lựa chọn sử dụng
phương pháp GMM do Arellano & Bover (1995) và Blundell & Bond (1998) đề xuất.
42
Vậy bài nghiên cứu sẽ tiến hành hồi quy và phân tích kết quả theo thứ tự sau:
B1: Kiểm định mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế khi có mặt các biến
kiểm soát giống như mô hình truyền thống.
B2: Thêm biến là nhân tố điều kiện địa phương cũng như các biến tương tác để
xem chúng tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế.
B3: Tiến hành kiểm định tương tự nhưng trên dữ liệu được phân loại theo thu
nhập của các nước đang phát triển từ trung bình thấp đến trung bình cao theo phân
loại của World Bank.
B4: Đưa biến giả Việt Nam vào mô hình của các quốc gia đang phát triển với thu
nhập trung bình thấp để phân tích kết quả của Việt Nam.
43
Tóm tắt chương 3
Chương 3 trình bày cách thức chọn mẫu, lấy dữ liệu, mô hình nghiên cứu và kỹ
thuật sử dụng để phân tích dữ liệu.
Thứ nhất, dựa trên tình hình thu hút FDI của các quốc gia trên thế giới thời gian
qua, nghiên cứu quyết định lựa chọn mẫu là 20 quốc gia đang phát triển ở Châu Á.
Các quốc qia được chọn lọc vào mẫu theo tiêu chí đáp ứng đầy đủ số liệu cho các
biến nghiên cứu và là những quốc gia đang phát triển tiếp nhận lượng vốn FDI lớn
trong giai đoạn 1985-2013.
Thứ hai, dựa trên những nghiên cứu trước đây, các biến sử dụng trong mô hình
hồi quy được lựa chọn và mô tả cụ thể phương thức lấy dữ liệu. Trong đó, biến phụ
thuộc là biến tăng trưởng kinh tế được đo lường bởi tốc độ tăng trưởng của GDP thực
bình quân trên đầu người , biến độc lập là FDI sử dụng dữ liệu dòng vốn FDI vào
ròng (net FDI inflows) của World Bank. Nhóm biến giải thích thứ nhất bao gồm
biến thu nhập bình quân thực tế đầu người vào đầu mỗi kỳ (yi0) để xem xéthiệu
ứng hội tụ, biến tăng trưởng dân số (pop) đại diện cho mức độ tăng của lực lượng lao
động và biến tích lũy tài sản cố định gộp (di) đại diện cho đầu tư trong nước. Nhóm
biến giải thích thứ hai bao gồm chất lượng thể chế được đại diện bởi chỉ số tự do kinh
tế Thế giới (EFW), biến nợ nước ngoài và tỷ lệ lạm phát đại diện cho tính ổn định
của kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước. Nghiên cứu cũng khám phá vai trò của cải
cách cơ cấu thông qua việc sử dụng biến tăng trưởng của dân số đôthị và biến chất
lượng cơ sở hạ tầng địa phương như biến giải thích thêm.
Cuối cùng, về kỹ thuật phân tích dữ liệu, vì những vấn đề kinh tế lượng phát sinh
trong phương trình ước lượng, nghiên cứu nhận thấy mô hình GMM là phù hợpnhất
trong bài nghiên cứu này.
44
CHƯƠNG 4
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Mô tả biến và tương quan giữa các biến
Bảng 4.1: Thống kê mô tả biến toàn bộ mẫu 20 nước giai đoạn 1985-2013
Mean Maximum Minimum Std. Dev. Observations
growth 3.068 19.480 (24.220) 5.016 120
di 26.183 51.750 12.000 7.688 120
pop 1.427 5.700 (1.760) 1.019 120
urban 48.690 85.500 15.000 16.941 120
infrast 1,481.059 5,905.000 80.800 1,127.062 120
fdi 4.552 45.500 (0.840) 5.938 120
ecfree 6.223 7.827 4.110 0.810 120
exdeb 5.21E+10 7.06E+11 5.527.000 9.55E+10 120
infl 0.91046 45.76520 (0.00360) 4.50671 120
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
growth Di pop urban infrast fdi ecfree exdeb infl
growth 1 0.388 -0.096 -0.140 -0.122 0.347 0.175 0.233 -0.648
Di 1 -0.021 0.076 0.154 0.458 0.198 0.287 -0.148
Pop 1 -0.002 -0.288 -0.160 -0.351 -0.057 -0.168
urban 1 0.487 0.292 0.407 -0.038 0.050
infrast 1 0.285 0.342 0.086 0.143
Fdi 1 0.403 0.092 -0.086
ecfree 1 0.081 -0.022
exdeb 1 -0.097
infl 1
45
Bảng 4.1 thể hiện thống kê mô tả biến được sử dụng trong mô hình hồi quy đối
với mẫu 20 quốc gia Châu Á giai đoạn 1985-2013. Bảng 4.2 thể hiện mối tương quan
giữa các biến. Theo đó, có thể nhận thấy được hệ số tương quan giữa các biến đều
nhỏ hơn 0.7. Hệ số tương quan giữa infl và growth là cao nhất, gần bằng - 0.648.
Tương quan giữa biến fdi với di và ecfree cũng khá mạnh, hệ số tương quan lần lượt
là 0.458 và 0.403. Còn hệ số tương quan giữa các cặp biến khác là tươngđối nhỏ.
Xem xét tương quan giữa các biến với tăng trưởng, ta thấy đa số thể hiện tương
quan phù hợp với kỳ vọng, đáng chú ý là biến di, fdi và infl với các hệ số tương quan
lần lượt là 0.388, 0.347, -0.648. Trong khi đó, pop, urban và infrast thể hiện tương
quan ngược dấu kỳ vọng với hệ số tương đối nhỏ -0.096, -0.140 và -0.122. Điều này
sẽ được tìm hiểu cụ thể hơn ở kết quả của hồi quy.
Tiếp theo sau đây là bảng 4.3 thể hiện các kết quả cho toàn bộ mẫu 20 nước. Bảng
4.4 và 4.5 thể hiện kết quả cho 2 nhóm nước đang phát triển: nhóm nước có thu nhập
trung bình cao và nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Cột (1) cho thấykết quả
cho mô hình cơ bản với biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng của GDP thực bình quân
trên đầu người và các biến giải thích như thu nhập bình quân thực tế đầu người vào
đầu mỗi kỳ, tốc độ tăng trưởng dân số, đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Cột (2) và (3) thêm các biến cải cách cơ cấu như biến tăng trưởng của dân số
đô thị và chất lượng cơ sở hạ tầng đô thị. Từ cột (4) đến cột (8) thể hiện kết quả khi
lần lượt đưa vào mô hình các chỉ số về môi trường thể chế và kinh tế vĩ mô: tự do
kinh tế, lạm phát và nợ nước ngoài. Cột (9) thêm biến tương tác để xem tác động của
chúng đến tăng trưởng.
Kiểm tra ý nghĩa của các ước lượng và kiểm định mô hình được thể hiện ở bên
dưới bảng.
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô
Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô

More Related Content

What's hot

Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Quynh Anh Nguyen
 
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệlehaiau
 
Luận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp
Luận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệpLuận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp
Luận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệpDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...dinhtrongtran39
 
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂN
CHƯƠNG 1:LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂNCHƯƠNG 1:LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂN
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂNZelda NGUYEN
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngNgân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngJenny Pham
 
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáiSự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáipikachukt04
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.pptCan Tho University
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnBài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnNam Cengroup
 
Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewthewindcold
 
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạtPhiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạtRiêng Trời
 
Bai 11 mo hinh IS-LM
Bai 11 mo hinh IS-LMBai 11 mo hinh IS-LM
Bai 11 mo hinh IS-LMHuy Tran Ngoc
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
 
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
 
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt NamLuận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp
Luận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệpLuận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp
Luận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp
 
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
 
Swot cua vinamilk bai mau
Swot cua vinamilk bai mauSwot cua vinamilk bai mau
Swot cua vinamilk bai mau
 
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂN
CHƯƠNG 1:LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂNCHƯƠNG 1:LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂN
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂN
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngNgân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
 
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáiSự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
 
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩuLuận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu
 
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnBài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
 
Bài báo cáo học phần Định hướng nghề nghiệp, 9đ
Bài báo cáo học phần Định hướng nghề nghiệp, 9đBài báo cáo học phần Định hướng nghề nghiệp, 9đ
Bài báo cáo học phần Định hướng nghề nghiệp, 9đ
 
Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eview
 
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
 
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạtPhiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
 
Mo hinh ARDL
Mo hinh ARDLMo hinh ARDL
Mo hinh ARDL
 
Bai 11 mo hinh IS-LM
Bai 11 mo hinh IS-LMBai 11 mo hinh IS-LM
Bai 11 mo hinh IS-LM
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 

Similar to Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô

Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)trannhi2806tg
 
Nghiên Cứu Tác Động Từ Vốn Fdi Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Vùng Kinh Tế Trọng Đ...
Nghiên Cứu Tác Động Từ Vốn Fdi Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Vùng Kinh Tế Trọng Đ...Nghiên Cứu Tác Động Từ Vốn Fdi Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Vùng Kinh Tế Trọng Đ...
Nghiên Cứu Tác Động Từ Vốn Fdi Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Vùng Kinh Tế Trọng Đ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN  NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI  5 NĂM 2011 ...ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN  NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI  5 NĂM 2011 ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 ...Phan Minh Trí
 
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014Duc M. Pham
 
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdfThu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdfNuioKila
 
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Namphân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt NamNguyễn Ngọc Hải
 
Phan tich swot kinh te viet nam
Phan tich swot kinh te viet namPhan tich swot kinh te viet nam
Phan tich swot kinh te viet namLinh Le
 
Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018ngothithungan1
 
Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018ngothithungan1
 
Gioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBankGioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBankraucan163
 
Luận Văn Quản Trị Công, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Đầu Tư Tư Nhân
Luận Văn Quản Trị Công, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Đầu Tư Tư NhânLuận Văn Quản Trị Công, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Đầu Tư Tư Nhân
Luận Văn Quản Trị Công, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Đầu Tư Tư NhânNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

Similar to Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô (20)

Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
 
Nghiên Cứu Tác Động Từ Vốn Fdi Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Vùng Kinh Tế Trọng Đ...
Nghiên Cứu Tác Động Từ Vốn Fdi Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Vùng Kinh Tế Trọng Đ...Nghiên Cứu Tác Động Từ Vốn Fdi Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Vùng Kinh Tế Trọng Đ...
Nghiên Cứu Tác Động Từ Vốn Fdi Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Vùng Kinh Tế Trọng Đ...
 
Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.doc
Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.docTác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.doc
Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.doc
 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN  NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI  5 NĂM 2011 ...ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN  NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI  5 NĂM 2011 ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 ...
 
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
 
Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiLuận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdfThu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf
 
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền TrungThu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
 
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm, HAY
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm, HAYThu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm, HAY
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm, HAY
 
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Namphân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
 
Thuyết trình fdi môn quản trị doanh nghiệp
Thuyết trình fdi môn quản trị doanh nghiệpThuyết trình fdi môn quản trị doanh nghiệp
Thuyết trình fdi môn quản trị doanh nghiệp
 
Nhựa
NhựaNhựa
Nhựa
 
Tieuluanqtkdqt
TieuluanqtkdqtTieuluanqtkdqt
Tieuluanqtkdqt
 
Phan tich swot kinh te viet nam
Phan tich swot kinh te viet namPhan tich swot kinh te viet nam
Phan tich swot kinh te viet nam
 
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiLuận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 
Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018
 
Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018
 
Gioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBankGioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBank
 
Luận Văn Quản Trị Công, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Đầu Tư Tư Nhân
Luận Văn Quản Trị Công, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Đầu Tư Tư NhânLuận Văn Quản Trị Công, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Đầu Tư Tư Nhân
Luận Văn Quản Trị Công, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Đầu Tư Tư Nhân
 
Luận văn tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế
Luận văn tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tếLuận văn tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế
Luận văn tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 

Recently uploaded (19)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 

Mối Quan Hệ Giữa Fdi Và Tăng Trưởng Dưới Tác Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Thể Chế Và Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG THỤC LINH MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ VÀ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ VĨ MÔ MÃ TÀI LIỆU: 81190 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG THỤC LINH MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ VÀ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ VĨ MÔ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng dưới tác động của các yếu tố chất lượng thể chế và môi trường kinh tế vĩ mô” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Trương Thục Linh
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MUC CÁC BẢNG TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề.....................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................5 1.3. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................6 1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................7 1.5. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................8 1.6. Ý nghĩa nghiên cứu......................................................................................8 1.7. Bố cục đề tài .................................................................................................9 CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ...11 2.1. Các khái niệm.............................................................................................11 2.1.1 Về tăng trưởng kinh tế ..........................................................................11 2.1.2 Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.......................................................12 2.1.3 Về thể chế..............................................................................................13 2.1.4 Về môi trường kinh tế vĩ mô.................................................................14 2.2. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế..............................................................15 2.3. Các nghiên cứu trước đây.........................................................................21 2.3.1 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng....................21 2.3.2 Các nghiên cứu về vai trò của nhân tố điều kiện tác động đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng...................................................................24
  • 5. CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................32 3.1. Dữ liệu.........................................................................................................32 3.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................39 CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................44 4.1. Mô tả biến và tương quan giữa các biến..................................................44 4.2. Hồi quy dữ liệu cho toàn bộ mẫu .............................................................46 4.3. Hồi quy dữ liệu cho 2 nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao và thu nhập trung bình thấp.....................................................51 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT FDI Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GMM Mô hình Moments tổng quát GNP Tổng sản phẩm quốc gia IMF Quỹ tiền mặt quốc tế MNCs Các công ty đa quốc gia UNCTAD Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc WB Ngân hàng thế giới WIR Báo cáo đầu tư thế giới
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Bảng phân nhóm các quốc gia được chọn mẫu Bảng 3.2: Bảng mô tả các biến sử dụng trong mô hình hồi quy Bảng 4.1: Thống kê mô tả biến toàn bộ mẫu 20 nước giai đoạn 1985-2013 Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến Bảng 4.3: Biến phụ thuộc : Tăng trưởng GDP đầu người. Kết quả hồi quy cho toàn bộ mẫu 20 quốc gia Châu Á giai đoạn 1985-2013. Phương pháp ước lượng: System- GMM Bảng 4.4: Biến phụ thuộc : Tăng trưởng GDP đầu người. Mẫu 10 quốc gia Châu Á có thu nhập bình quân đầu người trung bình cao giai đoạn 1985-2013. Phương pháp ước lượng: System-GMM Bảng 4.5: Biến phụ thuộc : Tăng trưởng GDP đầu người. Mẫu 10 quốc gia Châu Á có thu nhập bình quân đầu người trung bình thấp giai đoạn 1985-2013. Phương pháp ước lượng: System-GMM Bảng 4.6: Biến phụ thuộc : Tăng trưởng GDP đầu người. Mẫu 10 quốc gia Châu Á có thu nhập bình quân đầu người trung bình thấp giai đoạn 1985-2013 (có sử dụng biến giả Việt Nam). Phương pháp ước lượng: System-GMM
  • 8. TÓM TẮT Lợi ích dự kiến của các dòng vốn luôn là đề tài tranh luận của nhiều nghiên cứu, đặc biệt là tác động của chúng đến tăng trưởng. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hiệu quả khai thác FDI có liên quan đến năng lực hấp thụ trong nền kinh tế của nước sở tại. Tuy nhiên, những nghiên cứu thực nghiệm trước đây chỉ giải thích mơ hồ về vấn đề này. Như Lipsey và Sjöholm (2005) đã lập luận, tính không đồng nhất trong các nhân tố điều kiện của nước sở tại chính là nguồn gốc của sự khác biệt trong các kết luận của nghiên cứu thực nghiệm. Bài nghiên cứu này sẽ góp phần vàocuộc tranh luận trên bằng cách cung cấp một cái nhìn sâu hơn về các yếu tố điều kiện địa phương có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa dòng vốn nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu được thực hiện với kỹ thuật GMM cho dữ liệu bảng của 20 quốc gia Châu Á giai đoạn 1985-2013. Nghiên cứu lựa chọn sử dụng mô hình GMM, nhằm khắc phục những hạn chế khi phân tích dữ liệu bảng, từ đó cho thấy tầm quan trọng của việc xem xét môi trường kinh tế vĩ mô cũng như các yếu tố chất lượng thể chế khi đánh giá tác động kinh tế của các dòng vốn nước ngoài. Trong tất cả các ước tính, kết quả cho thấy các biến đại diện cho môi trường kinh tế vĩ mô cũng như các yếu tố chất lượng thể chế có góp phần trực tiếp vào tăngtrưởng kinh tế. Hơn nữa, khi chia mẫu thành hai nhóm nước có thu nhập trung bình cao và trung bình thấp, kết quả còn cho thấy các biến này có tương tác với FDI, khẳng định ảnh hưởng gián tiếp của chúng đến mối quan hệ FDI - tăng trưởng.
  • 9. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Các dòng vốn, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), là một trong những thành phần quan trọng của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của các nền kinh tế đang phát triển. Trong khi thương mại quốc tế tăng gấp đôi, dòng chảy đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng gấp 10 lần trên toàn thế giới. Nhìn chung, ở các nước đang phát triển, tỷ lệ của FDI trong tổng dòng vốn chảy vào đã tăng từ 5,3% năm 1980 lên hơn 60% vào năm 2000 (xem Yeyati và cộng sự, 2007). Theo Báo cáo Đầu tư thế giới năm 2014 (WIR) công bố ngày 24/6/2014 của Văn phòng Tổ chức Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu đang trên đà tăng trưởng. Theo đó, sau khi giảm mạnh vào năm 2012, dòng vốn FDI đã tăng 9% trong năm 2013, đạt 1,45 nghìn tỷ USD. Dòng vốn FDI ghi nhận được cho thấy sự tăng trưởng ở tất cả các nhóm nước: các nền kinh tế phát triển, đang phát triển và đang chuyển đổi. Cụ thể, năm 2013, các nền kinh tế đang phát triển vẫn đứng đầu thế giới về lượng vốn FDI chảy vào với số vốn lên đến 778 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn FDI toàn cầu. Trong đó, FDI chảy vào các nước phát triển tăng 9% lên 566 tỷ USD, chiếm 39% tổng FDI của thế giới. Các nền kinh tế chuyển đổi nhận được 108 tỷ USD vốn FDI trong năm 2013. Xét theo khu vực thì châu Á vẫn là điểm đến đầu tư hàng đầu thế giới với dòng vốn FDI vào các nước châu Á đang phát triển đạt 426 tỷ USD, chiếm 30% tổng vốn FDI toàn cầu trong năm 2013. Liên minh châu Âu (EU) và Bắc Mỹ đều thu hút được khoảng 250 tỷ USD. Ổn định chính trị, xã hội và viễn cảnh hội nhập kinh tế khu vực là động cơ đưa dòng chảy tư bản của thế giới về châu Á. Gần 30% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đổ về châu Á trong năm 2013.
  • 10. 2 Theo UNCTAD, FDI vào các nước đang phát triển từng là xu hướng chính suốt hơn 10 năm qua nhưng xu thế đó đang thay đổi. Mỹ hiện là nước thu hút FDI lớn nhất thế giới. Mặc dù FDI vào Mỹ đã giảm dần từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính nhưng tổng số vốn FDI vào Mỹ năm ngoái vẫn là 188 tỷ USD (so với 161 tỷ USD trong năm 2012), cao hơn 50% so với mức của Trung Quốc - nước thu hút FDI thứ hai thế giới (124 tỷ USD trong năm 2013, 121 tỷ USD trong năm 2012). Năm 2000, FDI vào các nước đang phát triển chỉ chiếm khoảng 19%, nhưng tới năm 2013 tỷ lệ này lên tới 54%. Theo UNCTAD, với việc kinh tế các nước phát triển đang hồi phục, xu hướng này sẽ sớm thay đổi. Ước tính FDI vào các nước giàusẽ tăng 35% trong năm 2014 và năm 2016 sẽ chiếm tới 52% tổng FDI toàn cầu.
  • 11. 3 FDI từ Trung Quốc đầu tư vào các nước trong năm 2013 lần đầu tiên vượt mức 100 tỷ USD và dự đoán còn tiếp tục tăng. Đầu tư ra ngoài của Trung Quốc sẽ sớm vượt FDI từ nước ngoài vào thị trường nội địa, đặc biệt khi các công ty Trung Quốc đang đẩy mạnh mua các công ty nước ngoài và chuyển dây chuyền sản xuất sang các nước như Campuchia, Myanmar và châu Phi. Từ thực tế trên cho thấy chính xu hướng phát triển của các dòng vốn quốc tế này đã làm gia tăng cuộc tranh luận về những yếu tố chính thu hút chúng, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cơ bản của các cuộc tranh luận hiện nay là về lợi ích dự kiến từ FDI, cũng như niềm tin của nhiều quốc gia rằng FDI là một yếu tố
  • 12. 4 quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của họ. Một câu hỏi quan trọng được đặt ra là có phải chính các nhân tố góp phần gia tăng lực hút FDI cũng góp phần làm gia tăng lợi ích của nó, từ đó tạo thành một vòng xoáy tác động lên tăng trưởng. Cũng như lập luận của Kose và cộng sự (2006): "... nó không chỉ đơn thuần là dòng vốn, mà cùng những gì đi cùng với nó, sẽ mang lại lợi ích của toàn cầu hóa tài chính cho các nước đang phát triển". Về lý thuyết, có nhiều lý do để ủng hộ quan điểm này. FDI dường như mang lại nhiều lợi ích hơn so với các loại dòng vốn tài chính khác vì ngoài việc làm tăng vốn cổ phần trong nước, nó còn có một tác động tích cực đến tăng năng suất thông qua chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Cũng có lập luận rằng FDI có xu hướng ổn định hơn so với các loại dòng vốn khác nên sẽ giảm tổn thương cho nền kinh tế do dòng chảy vốn dừng đột ngột. Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy FDI có tác động đến thị trường lao động (nghiên cứu của De Mello, năm 1997 và Lipsey, 2002). Tuy nhiên, ở một vài nghiên cứu thực nghiệm, FDI đã được chứng minh là có cả tác động có lợi và bất lợi đến tăng trưởng, trong khi nhiều nghiên cứu khác lạicho thấy là không có mối quan hệ. Nghiên cứu ở cấp độ doanh nghiệp thường cho rằng FDI không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (xem Gorg và Greenaway, 2004 - một đánh giá toàn diện của câu hỏi này). Ngược lại, nhiều nghiên cứu kinh tế vĩ mô lại cho thấy vai trò tích cực của FDI trong hoạt động kinh tế, mặc dù có một số ngoại lệnhư Herzer và cộng sự (2008) và Carkovic và Levine (2005) có kết quả cho thấy rằng dòng vốn nước ngoài không có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế. Sự mâu thuẫn về kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm đã yêu cầu các học giả thận trọng hơn khi đưa ra kết luận tổng quát về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng, cụ thể là phải xem xét đến sự tồn tại của các yếu tố bên ngoài liên quan đến FDI. Và đây cũng chính là ý tưởng cho nghiên cứu với đề tài “Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng dưới tác động của yếu tố chất lượng thể chế và môi trường kinh tế vĩ mô”.
  • 13. 5 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Thực tế là kết luận của nghiên cứu cho các nước khác nhau thường không giống nhau ngay cả khi sử dụng cùng một kỹ thuật ước lượng trên dữ liệu tương tự trong khoảng thời gian tương tự. Bài nghiên cứu này cố gắng nhấn mạnh rằng các nền kinh tế đang phát triển không phải là một mẫu đồng nhất, trái ngược với cách tiếp cận trong một số nghiên cứu thực nghiệm. Cũng như nghiên cứu của Lipsey và Sjöholm (2005), bài nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét liệu sự không đồng nhất về các yếu tố ở các nước sở tại có phải là nguồn gốc dẫn đến những phát hiện khác biệt trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đây hay không. Tính không đồng nhất trong các thị trường tiếp nhận vốn có thể liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau mà các nghiên cứu thực nghiệm thường gọi là "năng lực hấp thụ". Những nhân tố này dường như là điều kiện tiên quyết để các nước sở tại được hưởng lợi từ FDI . Bài nghiên cứu này sẽ kiểm tra xem các nước có môi trường thể chế và kinh tế tốt hơn có thể khai thác FDI hiệu quả hơn hay không, trong khi các nghiên cứu về vấn đề này thì vẫn còn khá ít. Điều này đặc biệt đúng đối với các nền kinh tế đang phát triển, nơi mà các tác động tiềm ẩn của FDI là lớn nhất. Do đó, đề tài nghiên cứu được đặt ra để kiểm tra mối quan hệ giữa FDI, phát triển thể chế, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu cũng cố gắng cung cấp những hiểu biết mới về vai trò của các yếutố cấu trúc nhất định như sự phát triển của đô thị hóa và chất lượng của cơ sở hạ tầng. Như đã đề cập ở trên, tất cả những yếu tố này không chỉ đóng một vai trò quantrọng như lực hút chính của dòng vốn nước ngoài mà chúng cũng góp phần làmtăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu nhằm mục đích điều tra xem chúng có phải là những yếu tố chính tạo ra lợi ích phát sinh từ dòng vốn FDI hay không.
  • 14. 6 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu hướng đến trả lời 4 câu hỏi cụ thể sau: 1. FDI vào quốc gia tăng có tác động làm tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các nước Châu Á hay không? 2. Các nhân tố điều kiện (về kinh tế vĩ mô và chất lượng thể chế) tác động thế nào đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế? 3. Ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia (dưới tác động của các nhân tố điều kiện) có khác biệt giữa hai nhóm quốc gia đang phát triển (có thu nhập trung bình cao và thu nhập trung bình thấp) tại Châu Á hay không? 4. Các yếu tố địa phương có tác động đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng ở Việt Nam hay không?
  • 15. 7 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để trả lời các câu hỏi nêu trên, nghiên cứu sử dụng các lý thuyết nghiên cứu trước đây để xem xét những ảnh hưởng kỳ vọng của FDI và các nhân tố điều kiện lên tăng trưởng kinh tế. Sau đó, nghiên cứu đi vào thu thập một số nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này, cách thức, phạm vi và kết quả tìm được của các nghiên cứu đó. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tiến hành so sánh và chọn phương pháp định lượng các biến phù hợp trong khả năng thu thập số liệu thực tế, cơ sở dữ liệu của các quốc gia thuộc Châu Á. Sau khi đã có các biến, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả dữ liệu, phân tích định tính, rút ra cái nhìn tổng quan về mẫu nghiên cứu, mối tương quan giữa các biến giải thích và biến phụ thuộc cũng như mối tương quan giữa các biến giải thích với nhau. So sánh dấu kỳ vọng với lý thuyết và nghiêncứu thực nghiệm trước đó. Cuối cùng, sử dụng phân tích hồi quy mô hình dữ liệu bảng để xử lý và phân tích số liệu nhằm trả lời cho ba câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Để trả lời cho câu hỏi thứ nhất và thứ hai, mô hình hồi quy tất cả các biến thuộc tất cả các nước trong mẫu, sau đó thông qua các kiểm định và tiêu chí để xác định mô hình thích hợp và tốt nhất. Riêng câu hỏi thứ ba và thứ tư, 20 quốc gia được chialàm 2 mẫu bằng nhau là nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp và nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao, và cùng tiến hành hồi quy, kiểm định kết quả. Trongquá trình hồi quy mẫu nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, nghiên cứu sử dụng thêm biến giả Việt Nam. Thông qua kết quả, tiến hành so sánh với dấu kỳ vọng trong khung lý thuyết đã trình bày cũng như các nghiên cứu thực nghiệm ở trên để rút ra kết luận, hạn chế của nghiên cứu cùng những gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo.
  • 16. 8 1.5. Phạm vi nghiên cứu Để có được các khoảng thời gian dài nhất cho phân tích, chúng tôi đã chọn mẫu các quốc gia từ Châu Á. Các quốc gia này là một trong những đối tượng nhận FDI lớn trong giai đoạn phân tích. Hơn nữa, các chính sách ổn định đã được thông qua bởi nhiều nước trong số này trong thập niên 80 và 90, làm cho mẫu các nước này phù hợp với mục đích của bài nghiên cứu. Các nền kinh tế châu Á được đặc trưng bởi thâm hụt tương đối nhỏ, tỷ lệ tiết kiệm cao, tự do hóa thị trường tài chính vàtăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Sau khủng hoảng những năm 1980, khu vực này đã trải qua một sự đột biến đáng chú ý của dòng vốn đầu tư từ những năm 1990,với sự gia tăng tỷ lệ của FDI chảy vào trên tổng dòng vốn (xem Baharumshah và Thanoon, 2006). Tóm lại, nhóm này cung cấp một trường hợp thú vị để nghiên cứu, bởi phần lớn đã trải qua những cải tiến trong ổn định kinh tế vĩ mô và chất lượngthể chế kể từ những năm 90, nhưng với kết quả tăng trưởng khác nhau. 1.6. Ý nghĩa nghiên cứu Nghiên cứu đã góp phần xác định mức độ ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế (trong sự tương tác với các yếu tố kinh tế vĩ mô và thể chế chính trị) ở các quốc gia khu vực Châu Á. Thông qua đó, nghiên cứu giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của FDI trong tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng như tầm quan trọng của yếu tố kinh tế vĩ mô và thể chế chính trị trong việc gia tăng khả năng hấp thụ vốn FDI vào các quốc gia. Từ nhận thức đó, việc chuẩn bị tiền đề về các nhân tốđiều kiện trước khi thu hút FDI cũng như các ưu tiên trong chính sách FDI đượcchú trọng hơn nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.
  • 17. 9 1.7. Bố cục đề tài Bố cục đề tài bao gồm năm chương.  Chương 1: giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu như lý do thực hiện nghiên cứu, mục tiêu, phương pháp.  Chương 2: trình bày tổng quan lý thuyết, xem xét những cách biệt giữa lý thuyết về lợi ích của dòng vốn FDI và các bằng chứng thực nghiệm mâu thuẫn với vấn đề này. Đồng thời, chương này cũng trình bày những nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng, các nhân tố tác động đến mối quan hệ đó.  Chương 3: mô tả dữ liệu và các phương pháp tính toán được sử dụng trong phân tích thực nghiệm.  Chương 4: trình bày các kết quả chính.  Chương 5: nhấn mạnh những kết luận quan trọng từ đề tài nghiên cứu, đồng thời nêu lên những hạn chế và gợi ý đề tài nghiên cứu mở rộng chuyên sâu hơn.
  • 18. 10 Tóm tắt chương 1 Chương 1 trình bày những nét sơ lược về nghiên cứu. Nhận thấy tầm quan trọng và những tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng, nghiên cứu đã được thực hiện để khám phá mối quan hệ này dưới tác động của các nhân tố điều kiện. Mục đích của bài viết là nhằm trả lời câu hỏi liệu môi trường kinh tế vĩ mô và thể chế ở các nước tiếp nhận FDI có thể giải thích cho sự khác biệt về tác động của FDI giữa các quốc gia đang phát triển hay không. Do vậy, nghiên cứu sử dụng mẫu là 20quốc gia Châu Á đang phát triển giai đoạn 1985-2013. Mặt khác, vì cho rằng các các nhân tố kích thích tăng trưởng cũng có thể tạo ra nhiều vốn FDI hơn nên nghiên cứu lựa chọn giải quyết vấn đề nội sinh và quan hệ nhân quả thông qua việc sử dụngmô hình ước lượng GMM cho dữ liệu bảng. Nghiên cứu cũng sử dụng một loạt các phương pháp kinh tế lượng để kiểm tra tính vững của các ước tính. Ước tính dữ liệubảng được sử dụng so sánh các kết quả từ phân tích xuyên quốc gia. Cuối cùng,toàn bộ mẫu được chia thành hai bộ đối với các nước thu nhập trung bình thấp và thu nhập trung bình cao để điều tra xem liệu các nền kinh tế với trình độ phát triển khác nhau sẽ có được mức độ lan truyền từ FDI như thế nào.
  • 19. 11 CHƯƠNG 2 MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2.1. Các khái niệm 2.1.1 Về tăng trưởng kinh tế Theo định nghĩa của Simon Kuznet (1996) thì “tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng bền vững về sản phẩm tính theo đầu người người”, theo Douglass C. North và Robert Paul Thomas (1973) thì “tăng trưởng kinh tế xảy ra nếu sản lượng tăngnhanh hơn dân số”. Các nhà kinh tế học đã sử dụng hai chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản lượng quốc nội (GDP) để đo lường tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế. Tuy nhiên, trong hầu hết các bài nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng kinh tế đều sử dụng chỉ tiêu GDP làm đối tượng nghiên cứu. Tổng sản lượng quốc nội (GDP) được định nghĩa là giá trị thị trường của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Đây là giá trị cho biết mức độ lao động sản xuất hiệu quả của một quốc gia, nó là chỉ số đo lường sức mạnh kinh tế của một đất nước.
  • 20. 12 2.1.2 Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF thì FDI được định nghĩa là hình thức đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp ở một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải bằng 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp. Theo định nghĩa của Tổ chức thương mại Thế giới, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó”. Phương diện quản lý là yếu tố dùng để phân biệt đầu tư nước ngoài với các công cụ tài chính khác. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường được gọi là công ty mẹ và tài sản thường được gọi là công ty con hoặc chi nhánh. Theo cách tiếp cận này, nhà đầu tư có hai hình thức lựa chọn đầu tư vào một quốc gia: hoặc là bỏ vốn xây dựng một cơ sở kinh doanh mới (greenfield investment) hoặc là bỏ vốn mua lại/ sáp nhập với một cơ sở kinh doanh sẵn có và tiếp tục hoạt động, phát triển nó (Merger and Acquisition). Từ những khái niệm trên, có thể hiểu một cách khái quát về FDI như sau: “FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một quốc gia đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào một quốc gia khác để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận củamình”.
  • 21. 13 2.1.3 Về thể chế Thể chế là một khái niệm phức tạp và được xem xét dưới những góc độ khác nhau. Định nghĩa kinh điển nhất được đưa ra bởi nhà kinh tế học người Đức - Adolph Wagner cho rằng: "Thể chế là các khế ước, các hợp đồng và luật lệ thành văn đang cai quản đời sống và con người". Douglass C. North, người được giải Nobel với công trình nghiên cứu “Kinh tế và Thể chế” năm 1993, cho rằng “Thểchế là những giới hạn được vạch ra trong phạm vi khả năng và hiểu biết của con người hình thành nên mối quan hệ qua lại của con người”. Đầu thế kỷ XX, ở phương Tây xuất hiện một khuynh hướng chính trị mới - khuynh hướng chủ nghĩa thể chế - quan niệm thể chế là bất kỳ liên hiệp bền vững nào của con người nhằm đạt được mục đích nhất định nào đó. Quan niệm này tương đối giống với cách hiểu của Ngân hàng thế giới về thể chế, cho rằng thể chế bao hàm ba nội dung quan trọng nhất, đó là luật chơi, cơ chế thực thi và tổ chức. Vậy nên thể chế là tập hợp các quy tắc điều chỉnh xã hội và là kết quả của những thỏa thuận xã hội. Thể chế mang tính bản chất và là một đối tượng có tính sở hữu rõ ràng; nó thể hiện một cách sâu sắc khuynh hướng chính trị mà đảng cầm quyền đã lựa chọn. Thảo luận chính sách gần đây của FETP (“Khơi thông những nút thắt thể chế để phục hồi tăng trưởng”, Bài thảo luận chính sách tại Chương trình Lãnh đạo Quản lý Cao cấp (VELP) tại trường Quản lý Nhà nước Harvard Kennedy tháng 8/2013) cho rằng thể chế yếu kém chính là nguyên nhân sâu xa đã dẫn tới những bất ổn của nền kinh tế và nguy cơ suy thoái kinh tế hiện nay. Các nguy cơ về kinh tế, chính trị và xã hội ngày nay đều có thể lý giải được bởi những cuộc cải cách thể chế bị trì hoãn hoặc chưa được tiến hành triệt để trong quá khứ. Để phục hồi tăng trưởng, cần tận dụng những cơ hội cải cách thể chế trong các năm tới để tiếp tục trao quyền kinh tế và chính trị mạnh mẽ hơn cho người dân.
  • 22. 14 2.1.4 Về môi trường kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô là hệ thống kinh tế của cả một quốc gia, với các chỉ tiêu đo lường “sức khỏe” của nền kinh tế như tốc độ tăng trưởng thu nhập, thất nghiệp, lạm phát,... Kinh tế học vĩ mô là một bộ phận của khoa học kinh tế nghiên cứu sự vận động và những mối liên hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân của một đất nước, nghĩa là nghiên cứu sự lựa trọn của mỗi quốc gia trước các vấn đề kinh tế cơ bản bao gồm: thất nghiệp, lạm phát, tăng trưởng, xuất nhập khẩu, sự phân phối nguồn lực và thu nhập giữa các thành viên trong nền kinh tế. Mục tiêu của kinh tế vĩ mô cơ bản là đạt được sự ổn định trong ngắn hạn, tăng trưởng nhanh trong dài hạn, phân phối của cải một cách công bằng. Sự ổn định là kết quả của việc giải quyết những vấn đề kinh tế cấp bách như lạm phát, thất nghiệp. Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi giải quyết các vấn đề dài hạn hơn liên quan đến sự phát triển kinh tế. Phân phối công bằng là vấn đề nền kinh tế phải giải quyết thường xuyên để đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng.
  • 23. 15 2.2. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế Mô hình tăng trưởng kinh tế là cách diễn đạt quan điểm cơ bản nhất về tăng trưởng kinh tế thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chúng. Ngay từ khi mới ra đời, các mô hình tăng trưởng kinh tế đã trở thành công cụ hữu ích, giúp các nhà kinh tế mô tả và lượng hoá tăng trưởng của nền kinh tế một cách rõ ràng hơn, cụ thể hơn. Cho đến nay, cùng với sự phát triển của lịch sử kinh tế học, các mô hình tăng trưởng đã chiếm một vị trí quan trọng trong các nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về tăng trưởng kinh tế ở mỗi quốc gia. Theo dòng thời gian, các lý thuyết và mô hình tăng trưởng được sắp xếp thành: (i) Lý thuyết tăng trưởng cổ điển (thế kỷ XVIII), (ii) Lý thuyết tăng trưởng của Karl Marx (thế kỷ XIX), (iii) Mô hìnhtăng trưởng trường phái Keynes (đầu thế kỷ XX), (iv) Mô hình tăng trưởng Tân cổ điển (giữa thế kỷ XX), và (v) Mô hình tăng trưởng nội sinh (cuối thế kỷ XX).Một cách tóm lược, có thể thấy rằng tăng trưởng kinh tế đã từng là trung tâm chú ý của các nhà kinh tế chính trị cổ điển từ Adam Smith tới David Ricardo và Karl Marx, nhưng rồi rơi vào quên lãng trong suốt thời kỳ “cách mạng cận biên” (marginal revolution). Với nỗ lực tổng quát hoá nguyên lý của Keynes về cầu hiệu quả trong ngắn hạn, Roy Harrod và Evsey Domar đã tái tạo lại mối quan tâm về lý thuyết tăng trưởng. Sau những nghiên cứu của Robert Solow và Trevor Swan vào giữa những năm 1950, lý thuyết tăng trưởng đã thực sự trở thành một trong những chủ đề trọng tâm của giới kinh tế học cho đến đầu những năm 1970. Và vào cuối những năm 1980, lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã làm tái sinh lĩnh vực này saumột thập kỷ ngủ quên. Ở phần này, nghiên cứu sẽ tập trung vào mô hình tăng trưởng của Robert Solow (1956) để xem xét những nhân tố tác động đến tăng trưởng. Robert Solow là giáo sư của khoa học kinh tế, học viện công nghệ Massachusett, năm 1987, ông được tặng giải Nobel kinh tế về những đóng góp xuất sắc trong lý thuyết tăng trưởng và những nghiên cứu thực nghiệm về quá trình tăng trưởng. Đặc biệt, ông đưa ra cách lý giải về nguồn gốc của tăng trưởng. Trong mô hình đầu tiên (mô hình gốc), Solow phân tích mô hình cơ bản dựa vào mô hình Cobb - Doulas với hai yếu tố lao động và đầu
  • 24. 16 tư, tiết kiệm, sau đó ông mới trình bày mô hình tổng quát với yếu tố công nghệ tác động tới tăng trưởng như thế nào. Mô hình này còn có cách gọi khác là mô hình tăng trưởng ngoại sinh, bởi vì không liên quan đến các nhân tố bên trong, rốt cục tăng trưởng của một nền kinh tế sẽ hội tụ về một tốc độ nhất định ở trạng thái bền vững. Chỉ các yếu tố bên ngoài, đó là công nghệ và tốc độ tăng trưởng lao động mớithay đổi được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở trạng thái bền vững. Cho đến ngày hôm nay vẫn còn nhiều cuộc tranh luận, tuy vậy, mô hình tăng trưởng của Solow vẫn được đánh giá là một trong những mô hình có tác động lớn trong hệ thống lý thuyết tăng trưởng, được sử dụng trong các giáo trình, tài liệu và có những đánh giá thực tếtăng trưởng của nhiều nước. Mô hình tăng trưởng của Solow mở rộng mô hình tăng trưởng của Harrod- Domar (1946) bằng việc thêm vào lao động như là một yếu tố sản xuất, và tỷ lệ giữavốn và lao động là không cố định. Điều này cho phép tách biệt giữa thâm dụng vốn và tiến trình công nghệ. Mô hình này dựa trên một số giả định sau:  Giả định linh hoạt trong dài hạn. Đây là một quan điềm của kinh tế học tân cổ điển. Khi này, lao động L được sử dụng hoàn toàn và nền kinh tế tăng trưởng hết mức tiềm năng. Đồng thời toàn bộ tiết kiệm sẽ chuyển hóa thành đầu tư.  Mức sản lượng thực tế Y phụ thuộc vào lực lượng L, lượng tư bản K và năng suất lao động A. Từ đó, ta có một hàm sản xuất vĩ mô Y = F(A,L,K). Giả thiết là hàm này có dạng Cobb – Doulas, tức  Nền kinh tế đóng cửa và không có sự can thiệp của chính phủ.  Có sự khấu hao tư bản. Khi có đầu tư mới, trữ lượng vốn tăng lên. Nhưng đồng thời, vốn cũng bị khấu hao theo thời gian. Khi đó lượng vốnmới có sẽ bằng lượng vốn mới tạo ra từ đầu tư trừ đi các khoản hao mòn.
  • 25. 17  Tư bản K và lao động L tuân theo quy tắc lợi tức biên giảm dần, có nghĩa là khi tăng k thì ban đầu y tăng rất nhanh đến một lúc nào đó tăng chậm lại. Dựa trên các giả định trên, mô hình tăng trưởng của Solow đã chỉ ra trạng thái dừng của nền kinh tế. Trạng thái dừng là điểm cân bằng mà tại đó lượng vốn giữ nguyên không đổi, bởi vì lượng đầu tư để tạo ra vốn mới mỗi năm chỉ đủ để bù trừ phần vốn bị hao mòn. Khi vốn không tăng thì sản lượng cũng không tăng. Vì vậy ở trạng thái dừng, lượng vốn trên một lao động là cố định. Vốn và lao động không tăng thì tổng sản lượng vẫn là cố định. Đây là hệ quả của hàm sản xuất có hiệu suất biên giảm dần. Nếu vốn tiếp tục tăng, sản lượng sẽ tăng nhưng với tốc độ giảm dần. Do vậy, thu nhập dành cho tiết kiệm cũng tăng với tốc độ giảm dần. Vì vậy luôn luôn tồn tại một “trạng thái dừng” của nền kinh tế, nơi mà mọi biến số đều hội tụ về một giá trị cố định. Như vậy, mô hình Solow dự đoán rằng những nước có tăng trưởng dân số cao hơn sẽ có mức vốn và thu nhập trên lao động thấp hơn trong dài hạn. Đồng thời, mô hình cũng giải thích được sự tăng trưởng đều đặn của một số nước là do tốc độ tăng trưởng về công nghệ. Tóm lại, bên cạnh những hạn chế do mô hình được đặt trong khá nhiều giả định, lý thuyết tăng trưởng của Solow vẫn đóng một vai trò quan trọng trong các học thuyết về tăng trưởng và mở ra nhiều vậndụng cho những nghiên cứu trong tương lai. Trong đó, một số luận điểm đã được chú ý và tiếp tục được khai thác trong những nghiên cứu về sau.
  • 26. 18 Hiệu ứng hội tụ Hiệu ứng hội tụ là một giả thuyết về tốc độ tăng trưởng cho rằng có một trạng thái cân bằng duy nhất và cho dù nền kinh tế bắt đầu với mức tư bản trên đầu người bao nhiêu thì cũng sẽ hội tụ về điểm cân bằng động duy nhất đó. Nếu hai nền kinh tế do điều kiện lịch sử xuất phát với hai mức vốn khác nhau, thì quốc gia nào có mức thu nhập thấp hơn sẽ tăng trưởng nhanh hơn và dần sẽ đuổi kịp quốc gia có thu nhập cao do tăng tỷ lệ vốn trên lao động. Do vậy, các nước nghèo có mức tư bản trên đầu người thấp sẽ tăng trưởng nhanh hơn cho đến khi đạt được tỷ lệ tăng sản lượng và tư bản ở trạng thái cân bằng. Các nước giàu được thừa hưởng mức tư bản trên đầu người cao sẽ tăng trưởng thấp hơn cho tới khi mức tư bản trên đầu người giảm đến trạng thái cân bằng. Các nhà kinh tế học gọi hiện tượng này là hiệu ứng đuổi kịp. Robert J. Barr và Xavier Sala-i-Mart (1990) đã nghiên cứu mẫu 48 tiểu bang Hoa Kỳ giai đoạn 1840-1963 và tìm thấy bằng chứng rõ ràng của sự hội tụ. Khi giữ nguyên tập hợp các biến đại diện cho sự khác biệt về trạng thái ổn định, kết quả từ mẫu lớn của các nước là tương tự. Angel de La Fuente (1995) phân tích nguồn gốc tăng trưởng sau chiến tranh và hiệu ứng hội tụ ở các nước OECD bằng việc sử dụng mô hình mở rộng của Mankiw, Romer và Weil (1992). Các kết quả cho thấy đầu tư R & D tác động đáng kể đến tăng trưởng. Hiệu ứng bắt kịp được tìm thấy và đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn nửa đầu của mẫu. Ở giai đoạn sau, hiệu ứng này bắt đầu suy giảm giải thích cho sự suy giảm tăng trưởng sau giữa năm 1970, và cho thấy rằng để hiệu ứng hội tụ mạnh mẽ hơn đòi hỏi nỗ lực đầu tư ở các nước nghèo nhiều hơn. Đây là bằng chứng xác nhận sự tồn tại của các hiệu ứng hội tụ tân cổ điển.
  • 27. 19 Về lực lượng lao động Chất lượng đầu vào của lao động (tức kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động) là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt. Thực tế nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II cho thấy mặc dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn có thể phục hồi và phát triển kinh tế một cách ngoạn mục. Một ví dụ lànước Đức, một lượng lớn tư bản của nước Đức bị tàn phá trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, tuy nhiên vốn nhân lực của lực lượng lao động nước Đức vẫn tồn tại. Với những kỹ năng này, nước Đức đã phục hồi nhanh chóng sau năm 1945. Nếu không có số vốn nhân lực này thì sẽ không bao giờ có sự thần kỳ của nước Đức thờihậu chiến. Năm 2006, Vu Bang Tam và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu về vốn FDI phân theo khu vực tại Trung Quốc giai đoạn 1985-2002 và Việt Nam giai đoạn 1990- 2002. Kết quả hồi quy chỉ ra FDI có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực lên tăng trưởng và ảnh hưởng gián tiếp đến tăng trưởng thông qua sự tương tác với năng suất lao động.
  • 28. 20 Về vốn đầu tư Một trong những nhân tố sản xuất là tư bản, tùy theo mức độ tư bản mà người lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị...nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản, phải thực hiện đầutư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có đượcsự tăng trưởng cao và bền vững. Nghiên cứu của Samuel Adams (2009) phân tích các tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư trong nước (DI) đến tăng trưởng kinh tế ở vùng Sub- Sahara Châu Phi trong giai đoạn 1990-2003. Kết quả cho thấy rằng DI là tươngquan tích cực và đáng kể với tăng trưởng kinh tế trong cả ước lượng OLS và hiệu ứng ước cố định, nhưng FDI chỉ thể hiện tương quan tích cực và đáng kể duy nhất trong ước lượng OLS. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng FDI có tác động tiêu cực ban đầu vào DI và tác động tích cực trong giai đoạn sau cho dữ liệu bảng của các nước được nghiên cứu. M Paolino (2009) đã xem xét mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước, phát triển con người, và tăng trưởng kinh tế thông qua phân tích dữ liệu chuỗi thời gian của Trung Quốc giai đoạn 1977-2007 với ước lượng OLS. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khi đầu tư trong nước tăng, tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc cũng gia tăng.
  • 29. 21 2.3. Các nghiên cứu trước đây 2.3.1 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng Tốc độ tăng nhanh chóng của dòng vốn FDI trên toàn thế giới đã thôi thúc các nghiên cứu nhằm xác định xem việc thu hút FDI có thể được xem là một chiến lược quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng ở các nước đang phát triển hay không. Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp các quốc gia nhìn thấy cách thức mà FDI trở thành xung lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, từ đó định hướng các chính sách ưu đãi áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nổi bật trong các lý thuyết lý giải về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng phải kể đến là lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh và lý thuyết triết trung. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh [được nghiên cứu bởi Lucas (1988 & 1993), Romer (1986) và Mankiw, Romer và Weil (1992)] đã nhấn mạnh vai trò của vốn con người trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài tại các nước đang phát triển. Theo quan điểm được đưa ra bởi lý thuyết tăng trưởng nội sinh, đầu tư nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn thông qua chuyển giao công nghệ. Các công ty đa quốc gia được đánh giá là một trong những kênh chuyển giao công nghệ và làm tăng khả năng tích tụ vốn con người tại các nước tiếp nhận nguồn vốn đầu tư thông qua các khóa đào tạo kỹ năng cho đội ngũ lao động địa phương, các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ cho các doanh nghiệp địa phương (các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào)… (Blomstrom and Kokko 1998). Trong thực tế, có hai cơ chế mà qua đó FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế. Đầu tiên, mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng có thể liên quan đến tác động của tích lũy vốn (xem Bosworth và Collins, 1999 và Alguacil và cộng sự, 2008). Trong trường hợp này, tác động của FDI chỉ phụ thuộc vào ảnh hưởng của nó trên đầu tư trong nước. Thứ hai, ngoài vai trò trực tiếp của nó đến tích lũy vốn, FDI dự kiến sẽ đẩy mạnh tăng trưởng bằng cách tăng năng suất ở các nước sở tại thông qua chuyển giao công nghệ. FDI dường như là cách trực tiếp và hiệu quả nhất của việc mua
  • 30. 22 công nghệ được tạo ra trong các nền kinh tế tiên tiến nhất, và do đó trở thành cơ chế quan trọng trong hội nhập kinh tế (Yao và Wei, 2007). Lập luận này đã được hỗ trợ bởi các tài liệu về tăng trưởng nội sinh, trong đó nhấn mạnh rằng dòng vốn FDI có khả năng thúc đẩy tăng trưởng dài hạn do sự đóng góp của nó đến việc tăng kiến thức thông qua đào tạo lao động, kỹ năng, và sự ra đời của các phương thức quản lý khác cũng như đầu vào và công nghệ mới (xem Blomstrom và Kokko, 1998). Mặt khác, lý thuyết chiết trung (the Eclectic Theory of FDI), được phát triển bởi Dunning (1988) đã cung cấp một phương pháp phân tích khác về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Dựa trên phân tích về lợi thế cạnh tranh, lý thuyết này chỉ ra rằng việc thu hút nguồn vốn FDI phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố và đặc tính của nước sở tại. Một trong các nhân tố đó là tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, Chakrabarti (2001) tranh luận rằng tăng trưởng cao tại các nước sở tại sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu thị trường và đầu tư. Dựa trên lý thuyết tăng trưởng nội sinh và lý thuyết chiết trung, các nhà phân tích kinh tế đã tìm thấy mối quan hệ hai chiều của FDI và tăng trưởng kinh tế. Một trong các nhà nghiên cứu đi tiên phong về mối quan hệ hai chiều này là Tsai (1994).Tsai (1994) đã ứng dụng một mô hình đồng thời để kiểm định mối quan hệ hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế cho 62 quốc gia trong thời kỳ 1975-1978 và cho 51 quốc gia trong thời kỳ 1983-1986. Tác giả đã tìm thấy rằng FDI và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ hai chiều trong giai đoạn những năm 1980. Theo Blomstrom (1996) và Borensztein (1998), dòng vốn FDI cũng có tác động ngược lạităng trưởng, đóng góp vào tăng trưởng thông qua chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng cho người lao động. Từ đó, lợi nhuận mang lại cho các công ty nước ngoài là từ sản xuất hiệu quả ở nước thu hút đầu tư, dần dần dẫn đến tăng trưởng kinh tế ở quốc gia đó. Berthelemy và Demurger (2000) sử dụng môhình đồng thời để kiểm định tăng trưởng kinh tế tại 24 tỉnh thành của Trung Quốc trong thời kỳ 1985-1996. Họ cũng tìm thấy mối quan hệ hai chiều của FDI và tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh thành. FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tếcủa 24 tỉnh thành và tăng trưởng kinh tế cao tại 24 tỉnh thành là một dấu hiệu tích
  • 31. 23 cực để thu hút các dòng vốn FDI trong tương lai. Li and Liu (2005) sử dụng dữ liệu của 84 quốc gia trong suốt thời gian từ năm 1970-1999 và áp dụng mô hình đồng thời để kiểm định tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế, cũng như mối quan hệ hai chiều giữa chúng. Các tác giả tìm thấy rằng mối quan hệ tích cực hai chiều của FDI và tăng trưởng kinh tế chỉ tồn tại trong các năm 1980. Tuy nhiên, FDI chỉ tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế khi và chỉ khi các quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư hội tụ căn bản các nhân tố về đầu tư con người, công nghệ, và một thị trường tài chính phát triển. Phân tích này phản ánh rằng tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế của một quốc gia tiếp nhận phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện của từng quốc gia đó. Do đó, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm kiểm chứng nhận định này. Và mô hình nghiên cứu thực nghiệm thường được lựa chọn để xem xét ảnh hưởng của FDI tới tăng trưởng kinh tế. Sau công trình tiên phong của Mankiw, Romer và Weil (1992), để phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng, các phương trình hồi quy tiêu chuẩn thường bao gồm biến GDP bình quân đầu người (như là một hồi quy để kiểm soát cho hiệu ứng hội tụ) và một số biến để giải thích cho sự khác biệt trong trạng thái ổn định của các quốc gia khác nhau được xem xét, đó là: (1)  (Y / L)i là GDP bình quân đầu người của nước sở tại.  Xi là các yếu tố quyết định về trạng thái ổn định của các quốc gia đang phân tích. Từ mô hình trên, các nghiên cứu về sau tiếp tục mở rộng để tìm kiếm các nhân tố giải thích cho sự khác biệt về điều kiện của các quốc gia. Những nhân tố này không chỉ góp phần thu hút nguồn vốn FDI mà còn tạo nên hiệu ứng lan toả giúp FDI tác động lên tăng trưởng.
  • 32. 24 2.3.2 Các nghiên cứu về vai trò của nhân tố điều kiện tác động đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng Lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã nhấn mạnh vai trò của các nhân tố điều kiện như cơ sở hạ tầng, thể chế chính trị và kinh tế vĩ mô đối với tăng trưởng. Ngoài đóng góp tích cực của chúng đến hoạt động kinh tế, những yếu tố này còn ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI của các quốc gia, cũng như khả năng có thể hưởng lợi từ dòng vốn FDI. Mối liên hệ giữa các nhân tố điều kiện trong nước và tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ, vì chúng ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế một cách trực tiếp lẫn gián tiếp (tức là các nhân tố này không chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế mà còn tạo điều kiện để nước sở tại hấp thụ FDI và từ đó một lần nữa lại góp phần vào tăng trưởng). Trong thực tế, các bằng chứng khác nhau về mối quanhệ giữa FDI và tăng trưởng có thể liên quan đến việc bỏ sót một số yếu tố địa phương. Vì vậy, một số tác giả cho rằng cần có sự tương tác giữa FDI và tập hợpcác điều kiện địa phương để xác định ảnh hưởng của nó đến tăng trưởng. Khả năng hấp thụ của nước sở tại có nghĩa là, khả năng của nước sở tại có thể nắm bắt thành công các cơ hội có được do sự gia nhập của các nước đầu tư. Hình thành nên khả năng hấp thụ thường bao gồm các yếu tố như chất lượng nguồn nhân lực, mức độ phát triển tài chính, tính mở cửa thương mại và sự tồn tại một mức độ phù hợp của cơ sở hạ tầng. Blomstrưm và cộng sự (2001) cho rằng FDI chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế khi nền kinh tế nước sở tại có nền giáo dục đạt đến một mức độ phát triển nhất định. Ngược lại, Carkovicand Levine (2005) và Blomstrưm và cộng sự (1994) không tìm thấy bằng chứng cho thấy vai trò quan trọng của giáo dục. Các tác giả khác chỉ ra rằng phát triển tài chính là điều kiện tiên quyết cần thiết cho sự tăng trưởng. Lập luận chính của các nghiên cứu này là FDIcó thể thúc đẩy tăng trưởng khi thị trường tài chính nước tiếp nhận ODA được phát triển đầy đủ để kênh vốn nước ngoài tài trợ một cách hiệu quả cho đầu tư sản xuất trong nước. Hơn nữa, tác động lan tỏa kiến thức chỉ xảy ra nếu doanh nghiệp trong nước có khả năng tiếp thu công nghệ nước ngoài, ngược lại nó có thể bị hạn chế bởithị trường tài chính của những nước kém phát triển (xem Alfaro và cộng sự, 2004 ,
  • 33. 25 2009, 2010 ; Durham , năm 2004 và Hermes và Lensink 2003). Mở cửa thương mại cũng có thể được xem như một yếu tố điều kiện cho mối tương quan giữa FDI và tăng trưởng (xem Balasubramanyam và cộng sự, 1999; Alguacil et al , 2002 và Cuadros và cộng sự , 2004). Chất lượng cơ sở hạ tầng địa phương , các cơ sở giao thông vận tải đặc biệt cũng là các yếu tố bổ sung (xem Easterly năm 2001; Li vàLiu, 2004 và Kinoshita và Lu, 2006). Trong nghiên cứu này, bên cạnh các biến cơ bản về nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, tác giả chủ yếu tập trung xem xét các nhân tố về thể chế chính trị và kinh tế vĩ mô tác động như thế nào đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng. Chất lượng cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng (được xem xét trên khía cạnh mức độ sẵn có, chất lượng hạ tầng và chi phí sử dụng hạ tầng) là yếu tố quan trọng đối với phát triển kinh tế. Và yếu tố này cũng là thành phần quan trọng của môi trường đầu tư, là cơ sở để thu hút FDI và cũng là nhân tố thúc đẩy hoạt động FDI diễn ra nhanh chóng. Cơ sở hạ tầng thường bao gồm hạ tầng đường xá, điện nước, cầu đường, trường học, y tế, xử lý nước thải, bệnh viện, thông tin liên lạc,... Khi đầu tư vào một quốc gia có cơ sở hạ tầng và hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến, hệ thống ngân hàng hoàn thiện thì công ty đó có thể giảm được các chi phí đầu tư, giảm được thời gian thực hiện dự án, giảm chi phí các khâu trung chuyển. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng đối với các nhà đầu tư nước ngoài (nghiên cứu của Loree và Guisingerr, 1995; Wheeler & Moody (1992); Kumar (1994); hoặc Mody và Srinivasan, 1996). Kinoshita và Lu (2006) cho rằng tác động lan toả công nghệ thông qua FDI hiệu quả hơn khi nước sở tại trang bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng. Vì nó cải thiện môi trường đầu tư trong nước bằng cách hạ thấp chi phí đầu tư và nâng cao lợi nhuận.
  • 34. 26 Thể chế Rõ ràng sự ổn định chính trị là yếu tố kiên quyết để một công ty đa quốc gia đưa ra quyết định đầu tư mới. Điều này có thể thấy rõ ràng ngay khi có những biến cố xảy ra ở Trung Quốc thì ngay lập tức các nhà đầu tư Nhật Bản tăng cường đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư. Ngoài ra, sự ổn định về chính trị - xã hội còn ảnh hưởng đến quyết định huy động vốn và sử dụng hiệu quả ngồn vốn đầu tư. Trong lịch sử cho thấy những biến cố về thể chế chính trị sẽ làm thiệt thòi lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vụ đảo chánh quân sự ở Thái Lan đã gây thất thoát lớn cho các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc tại đây. Thêm một bằng chứng khác là sự lộnxộn ở Nga trong thời gian mới cải tổ đã làm nản lòng các nhà đầu tư mặc dù Nga là một thị trường rộng lớn, có nhiều tiềm năng Nghiên cứu thực nghiệm gần đây cũng nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của thể chế. Easterly (2005) cho rằng thể chế là phản ánh "thỏa thuận sâu xa của xã hội như quyền sở hữu, luật pháp, truyền thống pháp lý, sự tin tưởng giữa các cá nhân, trách nhiệm của các chính phủ dân chủ, và nhân quyền". Một mặt, cải cách thể chế có thể ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất kinh tế, đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng, kết luận này được rút ra bởi Acemoglu và cộng sự (2005), Cavalcanti và cộng sự (2008) và Easterly (2005). Mặt khác, hệ thống thể chế còn đóng vai trò quan trọng tạo nên lực hút FDI. Thể chế tốt sẽ giúp giảm chi phí giao dịch khi đầu tư (ví dụ như chi phí liên quan đến tham nhũng). Trong nghiên cứu của mình, Agarwal (1980) thực hiện khảo sát các nhân tố tác động đến FDI tại các quốc gia đang phát triển đã phát hiện ra bất ổn chính trị là một trong những nhân tố ngăn cản FDI. Ngoài ra, FDI (đặc biệt là greenfield - FDI) với chi phí chìm cao sẽ bị ảnh hưởng bởi tính bất ổn cũng như tính hiệu quả của hệ thống pháp luật và chính trị (xem Demekas, 2007 và Daniele và Marani, 2006). Cùng với nghiên cứu này, các nghiên cứu thực nghiệm ngày càng cho thấy tương quan dương giữa FDI và tăng trưởng luôn đòi hỏi sự góp mặt của việc vận hành của một khuôn khổ pháp lý tốt. Tương tự, cũng có quan điểm cho rằng môi trường thể chế ổn định có thể làm tăng tác động lan tỏa từ FDI vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến
  • 35. 27 điều kiện hoạt động kinh doanh (xem nghiên cứu của Prüferand Tondl năm 2008 cho các nước Mỹ Latinh ). Bengoa và Sanchez-Robles (2003) cũng nghiên cứu về tự do kinh tế, tăng trưởng FDI và tăng trưởng kinh tế. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng trên 80 quốc gia Châu Mỹ La Tinh giai đoạn 1979-1998, phương pháp nghiên cứu là hồi quy dữ liệu bảng OLS cho cả mô hình FEM và REM. Nghiên cứu cho thấy rằng FDI tương quan dương với tăng trưởng kinh tế, nhưng các nước chủ nhà cần phải có nguồn nhân lực, ổn định kinh tế và thị trường tự do để hưởng được lợi ích từ dòng vốn FDIdài hạn. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy tự do kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gián tiếp qua FDI, 1% FDI (FDI tính trên phần trăm GDP) tăng lên sẽ làm tăng trưởng kinh tế 0.5%. Azman-Saini (2010) điều tra mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế dưới sự tác động của tự do hoá quốc gia (chất lượng thể chế). Họ sử dụng dữ liệu bảng của 85 quốc gia giai đoạn 1976-2005. Kết quả là những nước đẩy mạnh tự do hoá sẽtạo ra các yếu tố nội tại tích cực làm tốc độ tăng trưởng cao hơn. Nghiên cứu của Tintin (2012) về tác động của FDI lên tăng trưởng và phát triển trên dữ liệu của 125 quốc gia giai đoạn 1980-2010 cũng cho kết quả về tác động tích cực của FDI lên tăng trưởng.
  • 36. 28 Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô bao gồm các yếu tố lạm phát, nợ công, cán cân thanh toán, tỷ giá hôi đoái... Những yếu tố này ít biến động sẽ kích thích nhà đầu tư tham gia thị trường. Mức độ ổn định vĩ mô đặc biệt quan trọng đối với việc huy động và sử dụngvốn nước ngoài. Khi một nhà đầu tư quyết định bước vào một thị trường mới nổi họphải đem nguồn vốn bằng ngoại tệ và chuyển qua đồng nội tệ, và khi nền kinh tế không ổn định vĩ mô, biến động tỷ giá và lạm phát sẽ làm cho hoạt động đầu tư gặp những rủi ro tương đối lớn. Đã có nhiều nghiên cứu sâu về ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô đến hoạt động kinh tế cũng như việc thu hút dòng vốn nước ngoài (xem Demekas và cộng sự, 2007). Sự bất ổn ở tầm vĩ mô sẽ ảnh hưởng xấu đến tích lũy vốn và tăng trưởng kinh tế. Lạm phát cao, tỷ lệ nợ nước ngoài cũng như thâm hụt ngân sách được cho là làm tăng sự bất ổn, làm trầm trọng thêm môi trường kinh doanh và do đó làm giảm tốc độ tăng trưởng (xem Fisher, 1993). Theo kết quả nghiên cứu năm 2010 của Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff, một khi nợ công vượt quá 90% GDP, tăng trưởng trung bình giảm 1 điểm phần trăm. Nghiên cứu của Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) do Manmohan Kumar và Jaejoon Woo tiến hành gần đây cho thấy, nợ công trên 90% GDP bắt đầu tác động tiêu cực đáng kể đến tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế hàng năm sẽ giảm 0,15 điểm phần trăm, nếu nợ công tăng thêm 10 điểm phần trăm. Kinh tế tại 4 nước Hy Lạp, Italia, Bồ Đào Nha, Ireland vẫn chìm trong suy thoái và tăng trưởng thụt lùi, do tỉ lệ nợ công tại 4 quốc gia này đang chiếm 118-153% GDP. Trái lại, một số nghiên cứu khác không thừa nhận mối quan hệ này, nhất là tại những nước có điều kiện phát hành tiền như Mỹ. Nghiên cứu do hai nhà kinh tế học Pháp tiến hành năm 2012 thậm chí đưa ra kết luận, kinh tế vẫn tăng khi tỉ lệ nợ công vượt ngưỡng 115% GDP. Joseph Gagnon (từng làm việc tại NHTW Mỹ - Fed) cho rằng, tỉ lệ 90% của Rogoff và Reinhart là con số tổn thương thật sự, nhưng không có ngưỡng này tại những quốc gia kiểm soát được tiền tệ mà họ đi vay. Tỉ lệ nợ công tại khu vực đồng euro rất thấp, nhưng khu vực này vẫn nằm trong suy thoái và
  • 37. 29 tăng trưởng kinh tế tiếp tục giảm 0,3% trong năm 2013. Trong đó, kinh tế Tây Ban Nha năm 2012 bị giảm 1,4%, mặc dù nợ công chỉ chiếm 77,4% GDP. Một khía cạnh khác thể hiện những bất ổn vĩ mô là lạm phát. Các quốc gia với lạm phát cao thường đòi hỏi tỷ suất sinh lợi cao hơn để bù đắp cho rủi ro liên quan đến lạm phát (Bengoa và Sachez-Robles, 2003). Lạm phát ổn định sẽ thu hút FDI tốt hơn. Tỷ lệ lạm phát cao có nghĩa là lợi nhuận mang lại cho nhà đầu tư nước ngoài có nguy cơ sụt giảm. Điều này thể hiện rằng đất nước đó đang có sự bất ổn kinh tế vĩ mô hay chính phủ đang đối mặt với vấn đề ngân sách. Theo Trevino và Mixon (2004), lạm phát tăng báo hiệu một nền kinh tế bất ổn nội bộ với chính sách tiền tệ không ổn định. Do đó, dòng vốn FDI có xu hướng giảm. Demekas (2007) nghiên cứu tác động của kinh tế vĩ mô đến dòng vốn nước ngoài FDI và nhận thấy bất ổn vĩ mô tác động tiêu cực đến tích luỹ vốn và tăng trưởng kinh tế. Trong đó, lạm phát cao và tỷ lệ nợ nước ngoài cũng như thâm hụt ngân sách được cho là tác động xấu đến môi trường kinh doanh và do đó làm giảm tốc độ tăng trưởng. Thật vậy, bên cạnh những tác động trực tiếp của các yếu tố vĩ mô đến tăng trưởng, điều kiện kinh tế vĩ mô bất lợi không chỉ làm giảm khả năng thu hút FDI màcòn làm giảm hiệu quả năng suất của FDI. Vấn đề này đã được xác nhận bởi nghiên cứu của GS Prüfer và Tondl (2008), Jallab và cộng sự (2008).
  • 38. 30 Tóm tắt chương 2 Về lý thuyết, có nhiều quan điểm cho rằng FDI mang lại lợi ích nhiều hơn các dòng vốn tài chính khác vì ngoài việc làm tăng vốn đầu tư vào nền kinh tế, nó còn tác động tích cực đến tăng trưởng thông qua chuyển giao công nghệ và kinh nghiệmquản lý. Ủng hộ cho quan điểm này có nghiên cứu của De Mello (1997), Lipsey (2002), Kose và công sự (2006), Carkovic và Levine (2005), Herzer và cộng sự (2008)... Tuy nhiên, ở một vài nghiên cứu thực nghiệm khác, FDI lại được chứng minh là có cả tác động có lợi và bất lợi hoặc không có tác động đến tăng trưởng, như nghiên cứu ở cấp độ doanh nghiệp của Gorg và Greenaway (2004) cho rằngFDI không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sự mâu thuẫn về kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm đã yêu cầu các học giả thận trọng hơn khi đưa ra kết luận tổng quát về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng, cụ thể là phải xem xét đến sự tồn tại của các yếu tố bên ngoài liên quan đến FDI. Ở chương hai, bài viết trình bày tổng quan lý thuyết về tăng trưởng, đặc biệt chú ý đến mô hình tăng trưởng ngoại sinh của Solow để xem xét các nhân tố tác động đến tăng trưởng. Đồng thời, bài viết cũng trình bày lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh [được nghiên cứu bởi Lucas (1988 & 1993), Romer (1986) và Mankiw, Romer và Weil (1992)] và lý thuyết chiết trung [được phát triển bởi Dunning (1988)] để khái quát về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng. Sự kết hợp hai lý thuyết này đã mở ra ý tưởng cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm kiểm định mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng, như nghiên cứu của Tsai (1994), Berthelemy và Demurger (2000), Li và Liu (2005)... Hầu hết các nghiên cứu đều xác nhận mối quan hệ hai chiều giữa FDI và tăng trưởng. Tuy nhiên, FDI chỉ tác động tích cực tớităng trưởng kinh tế khi và chỉ khi các quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư hội tụ căn bản các nhân tố về đầu tư con người, công nghệ, và một thị trường tài chính phát triển. Phân tích này phản ánh rằng tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế của một quốc gia tiếp nhận phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện của từng quốc gia đó. Có thể nói điều kiện của từng quốc gia đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngoài đóng góp tích cực của chúng đến hoạt động kinh tế, những yếu tố này còn ảnh hưởng đến
  • 39. 31 khả năng thu hút FDI của các quốc gia, cũng như khả năng có thể hưởng lợi từ dòng vốn FDI. Mối liên hệ giữa các nhân tố điều kiện trong nước và tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ, vì chúng ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế một cách trực tiếp lẫn gián tiếp (tức là các nhân tố này không chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế mà còntạo điều kiện để nước sở tại hấp thụ FDI và từ đó một lần nữa lại góp phần vào tăng trưởng). Do vậy, cuối chương hai là những nghiên cứu về các nhân tố điều kiện dự kiến tác động đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng như chất lượng cơ sở hạ tầng, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng đối với các nhà đầu tư nước ngoài (nghiên cứu củaLoree và Guisingerr, 1995; Wheeler & Moody (1992); Kumar (1994); hoặc Mody và Srinivasan, 1996). Kinoshita và Lu (2006) cho rằng tác động lan toả công nghệ thông qua FDI hiệu quả hơn khi nước sở tại trang bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng. Vì nó cải thiện môi trường đầu tư trong nước bằng cách hạ thấp chi phí đầu tư và nâng caolợi nhuận. Nghiên cứu thực nghiệm gần đây cũng nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của thể chế. Một mặt, cải cách thể chế có thể ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất kinh tế, đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng, kết luận này được rút ra bởi Acemoglu và cộng sự (2005), Cavalcanti và cộng sự (2008) và Easterly (2005). Mặt khác, môi trường thể chế ổn định có thể làm tăng tác động lan tỏa từ FDI vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến điều kiện hoạt động kinh doanh (xem nghiên cứu của Prüferand Tondl năm 2008 cho các nước Mỹ Latinh ). Tương tự, đã có nhiều nghiên cứu sâu về ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô đến hoạt động kinh tế cũng như việc thu hút dòng vốn nước ngoài (xem Demekas và cộng sự, 2007). Sự bất ổn ở tầm vĩ mô sẽ ảnh hưởng xấu đến tích lũy vốn và tăng trưởng kinh tế. Lạm phát cao, tỷ lệ nợ nước ngoài cũngnhư thâm hụt ngân sách được cho là làm tăng sự bất ổn, làm trầm trọng thêm môi trường kinh doanh và do đó làm giảm tốc độ tăng trưởng (xem Fisher, 1993).
  • 40. 32 CHƯƠNG 3 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu Nghiên cứu quyết định chọn mẫu các quốc gia từ Châu Á vì các quốc gia này là một trong những đối tượng nhận FDI lớn trong giai đoạn phân tích. Hơn nữa, các chính sách ổn định đã được thông qua bởi nhiều nước trong số này trong thập niên 80 và 90, làm cho mẫu các nước này phù hợp với mục đích của bài nghiên cứu. Các nền kinh tế châu Á được đặc trưng bởi thâm hụt tương đối nhỏ, tỷ lệ tiết kiệm cao,tự do hóa thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Sau khủng hoảng những năm 1980, khu vực này đã trải qua một sự đột biến đáng chú ý của dòng vốn đầu tư từ những năm 1990, với sự gia tăng tỷ lệ của FDI chảy vào trên tổng dòng vốn (xem Baharumshah và Thanoon, 2006). Tóm lại, nhóm này cung cấpmột trường hợp thú vị để nghiên cứu, bởi phần lớn đã trải qua những cải tiến trong ổn định kinh tế vĩ mô và chất lượng thể chế kể từ những năm 90, nhưng với kết quả tăng trưởng khác nhau. Phần này mô tả các dữ liệu được sử dụng trong phương trình hồi quy tăng trưởng kinh tế gồm tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên đầu người, FDI, một số biến kiểm soát khác có tác động đến tăng trưởng kinh tế được đưa vào mô hình như biến tăng trưởng dân số, tích lũy tài sản cố định gộp so với GDP, các biến thể hiện mức độ cơ sở hạ tầng, biến thể chế và biến kinh tế vĩ mô. Các dữ liệu sử dụng trong mô hình nghiên cứu được thu thập từ dữ liệu World bank của 20 quốc gia Châu Á từ năm 1985-2013. Dữ liệu được thu thập là dữ liệu bảng, các biến được lấy giá trị trung bình 5 năm cho 20 nước đang phát triển của Châu Á , bằng cách này chúng ta có 6 quan sát cho mỗi nước. Như vậy tổng số quan sát là 120.
  • 41. 33 sau: Baltagi đã liệt kê những ưu điểm của việc sử dụng dữ liệu bảng để hồi quy như  Thứ nhất, dữ liệu bảng làm tăng kích thước mẫu một cách đáng kể, giảm thiểu sự thiên lệch có thể xảy ra nếu ta chỉ sử dụng dữ liệu chéo hoặc dữ liệu theo thời gian.  Thứ hai, vì dữ liệu bảng liên quan đến các cá nhân, doanh nghiệp, đất nước… theo thời gian nên chắc chắn có tính dị biệt (không đồng nhất) giữa các đơn vị này. Kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng có thể xem xét các biến số có tính đặc thù theo từng đơn vị.  Thứ ba, thông qua kết hợp các chuỗi thời gian của các quan sát, dữ liệu bảng cung cấp những dữ liệu có nhiều thông tin hơn, đa dạng hơn, ít cộng tuyến hơn giữa các biến số, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả hơn.  Thứ tư, có thể phát hiện và đo lường tốt hơn những ảnh hưởng mà không thể quan sát được trong dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu chéo thuần túy.  Thứ năm, dữ liệu bảng phù hợp hơn để nghiên cứu tính động của thay đổi do nghiên cứu các quan sát theo không gian lặp lại. Bên cạnh những ưu điểm thì cũng tồn tại một số nhược điểm như vấn đề phương sai không đồng nhất (dữ liệu theo không gian) hoặc tự tương quan (dữ liệu chuỗi thời gian) hoặc tương quan chéo trong các đơn vị theo thời đoạn. Tóm lại, dữ liệu bảng có thể làm phong phú các phân tích thực nghiệm theo những cách thức, mô hình phức tạp hơn mà nếu ta chỉ sử dụng dữ liệu theo chuỗi thời gian hay không gian thuần túy thì không thể đạt được.
  • 42. 34 Các quốc gia được sắp xếp thành 2 nhóm: nhóm thu nhập bình quân đầu người trung bình thấp và nhóm thu nhập bình quân đầu người trung bình cao theo phân loại của World Bank. Bảng 3.1: Bảng phân nhóm các quốc gia được chọn mẫu STT Nhóm nước có thu nhập trung bình thấp Nhóm nước có thu nhập trung bình cao 1 Armenia Azerbaijan 2 Georgia China 3 India Iran, Islamic Rep. 4 Indonesia Jordan 5 Kyrgyz Republic Kazakhstan 6 Mongolia Malaysia 7 Pakistan Thailand 8 Philippines Tunisia 9 Sri Lanka Turkey 10 Vietnam Turkmenistan Các biến được sử dụng trong nghiên cứu Biến tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng của GDP thực bình quân trên đầu người (GDP per capita growth (annual %)) (GDPGR), dữ liệu được lấy từ World Bank. GDP thực được tính bằng tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu trừ đi trợ cấp xuất khẩu. Bài nghiên cứu sử dụng GDP thực nhằm để đánh giá tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa và dịch vụ tạo ra theo thời gian, không xem xét đến sự thay đổi của tốc độ tăng trưởng do biến động về giá cả hàng hóa, dịch vụ. Đối với biến FDI, bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu dòng vốn FDI vào ròng (net FDI inflows) của World Bank. Theo báo cáo trong ‘International Financial
  • 43. 35 Statistics’ của Quỹ tiền tệ quốc tế (2000), dòng vốn FDI vào ròng là dòng vốn đầu tư dài hạn của các cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài, trực tiếp tham gia quản lý điều hành hoạt động (nắm giữ 10% hoặc nhiều hơn quyền biểu quyết) của một công ty ở một quốc gia khác. Nó bao gồm tổng của vốn đầu tư ban đầu, cộng với lợi nhuận tái đầu tư và các khoản nợ nội bộ trên cán cân thanh toán. Net FDI inflows có thể âm hoặc dương. Âm có thể là do nhà đầu tư nước ngoài rút vốn hoặc phải thanh toán các khoản nợ vay nội bộ tăng đột biến. Mô hình này tập trung vào các dòng vốn nước ngoài thực vào nền kinh tế, do đó sẽ sử dụng FDI vào ròng (% của GDP) để phân tích. Nhóm biến giải thích thứ nhất Theo các lý thuyết truyền thống về tăng trưởng kinh tế, đầu tiên nghiên cứu giải thích tốc độ tăng trưởng thông qua việc ước lượng mô hình cơ bản bao gồm:  Biến thu nhập bình quân thực tế đầu người vào đầu mỗi kỳ (yi0), để xem xét “convergence effect” tạm dịch hiệu ứng hội tụ. Hiệu ứng này cho rằng những nền kinh tế với thu nhập bình quân đầu người càng thấp càng có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn và ngược lại. Kết quả cuối cùng là tất cả các nền kinh tế sẽ hội tụ về một mức thu nhập bình quân. Biến này được lấy logarit, nhằm mục đích giảm sự biến động của biến do thời gian thay đổi, đơn giản hóa việc đánh giá tác động mạnh yếu của các nhân tố tới biến được giải thích.  Biến tăng trưởng dân số (pop) là tỷ lệ tăng trưởng dân số giữa năm từ năm t- 1 đến năm t. Cũng như mô hình tăng trưởng của Solow, nghiên cứu sử dụng biến tăng trưởng dân số đại diện cho mức độ tăng của lực lượng lao động.  Biến tích lũy tài sản cố định gộp (di) đại diện cho đầu tư trong nước.
  • 44. 36 Nhóm biến giải thích thứ hai Mô hình tiếp tục được mở rộng với nhóm biến giải thích phân tích ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện, bao gồm:  Chất lượng thể chế được đại diện bởi chỉ số tự do kinh tế Thế giới (EFW), bao quát các khía cạnh quan trọng của một nền thể chế. Tự do kinh tế là quyền cơ bản của mỗi con người để kiểm soát sức lao động và tài sản của chính mình. Trong một xã hội tự do kinh tế, cá nhân được tự do hoạt động, sản xuất, tiêu thụ và đầu tư bằng bất cứ cách nào họ muốn. Chỉ số này đo lường chính sách tự do kinh doanh ở các quốc gia trên thế giới. Nó đánh giá10 yếu tố cơ bản của mỗi nền kinh tế, được công bố thường niên bởi tạpchí The Wall Street Journal và Quỹ Di sản (The Heritage Foundation) có ảnh hưởng gián tiếp đến nguyên tắc luật lệ, chính sách thuế cũng như các chính quyền. Cũng như các biến khác, biến này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng do nó liên quan đến tính mở cửa thương mại và mức độ phát triển tài chính. Nghiên cứu kỳ vọng môi trường thể chế tốt hơn sẽ dẫn đến sự cải thiện trong hoạt động kinh tế. Đồng thời, nghiên cứu cũng muốn kiểm tra xem thể chế tốt có làm tăng lợi ích tiềm năng từ FDI đến tăng trưởng hay không.  Đại diện cho tính ổn định của kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước là biến nợ nước ngoài và tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát được đo bằng tốc độ tăng trưởng hàng năm của chỉ số giảm phát GDP tiềm ẩn cho thấy tốc độ thay đổi giá cả trong nền kinh tế nói chung. Theo nhiều nhà nghiên cứu, lạmphát cao cùng với các khoản nợ quá nhiều đã ngăn cản tăng trưởng kinh tế và làm giảm lợi ích tiềm năng của FDI đến tăng trưởng.  Nghiên cứu cũng khám phá vai trò của cải cách cơ cấu thông qua việc sử dụng biến tăng trưởng của dân số đô thị và biến chất lượng cơ sở hạ tầng địa phương như biến giải thích thêm. Nghiên cứu kỳ vọng các nước với ngành công nghiệp phát triển và cơ sở hạ tầng chất lượng tốt hơn sẽ có nền
  • 45. 37 kinh tế phát triển cao hơn. Ngược lại, các nước với tỷ lệ sản xuất nông nghiệp cao và cơ sở hạ tầng kém sẽ dẫn đến tình trạng tăng trưởng trì trệ. Biến giả Việt Nam Biến giả Việt Nam được đưa vào mô hình để xem xét tác động của các biến nhân tố điều kiện đến tăng trưởng ở Việt Nam. Bảng 3.2: Bảng mô tả các biến sử dụng trong mô hình hồi quy STT Biến Tên tiếng anh Tên viết tắt Nguồn Biến phụ thuộc Tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người (%) GDP per capita growth (%) growth WorldBank Biến độc lập FDI ròng (%) FDI, net inflows (% of GDP) Fdi WorldBank Biến giải thích 1 Thu nhập bình quân thực tế đầu người vào đầu mỗi kỳ (USD) GDP per capital growth (constant 2011 US$) y0 WorldBank 2 Tăng trưởng dân số (%) Population growth (%) pop WorldBank 3 Tích lũy TSCĐ gộp (%) Gross fixed capital formation (% of GDP) Di WorldBank
  • 46. 38 STT Biến Tên tiếng anh Tên viết tắt Nguồn 4 Tăng trưởng dân số đô thị (%) Urban population growth (%) urban WorldBank 5 Cơ sở hạ tầng – Điện năng tiêu thụ theo đầu người (kwh) Electric power consumption (kwh per capita) infrast WorldBank 6 Chỉ số tự do kinh tế Thế giới (EFW) The index published in Economic Fredom of the World (EFW) ecfree Economic Freedom Dataset, published in Economic Freedom of the World 7 Nợ nước ngoài External debt, total (current USD) exdeb WorldBank 8 Tỷ lệ lạm phát Inflation, GDP deflator (%) infl WorldBank 9 Biến giả Việt Nam Dummy Vietnam vietnam Biến giả = 1 nếu là Việt Nam
  • 47. 39 3.2. Phương pháp nghiên cứu Để khảo sát mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế cũng như vai trò của các nhân tố điều kiện, bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng gồm 20 quốc gia đang phát triển ở Châu Á trong giai đoạn 1985-2013. Các quốc gia đang phát triển được chọn mẫu một cách ngẫu nhiên, có mức thu nhập trung bình theo tiêu chí thống kê của World Bank. Tiêu chí lựa chọn sẽ ưu tiên những quốc gia có đầy đủ thông tin thống kê, đảm bảo các biến đều có dữ liệu cho các năm. Mục đích để đảm bảo tính đa dạng của dữ liệu, tính đầy đủ nhất có thể và giúp cho các kết quả hồi quy đạt khả năng có ý nghĩa thống kê cao nhất. Nghiên cứu được thực hiện với phương trình:  ∆Y/L: Tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người  Y/L: GDP thực tế bình quân đầu người  X: Các biến kiểm soát như tốc độ tăng trưởng dân số, vốn đẩu tư trong nước (là tài sản cố định như nhà máy, máy móc thiết bị, đường giao thông, trường học, văn phòng, bệnh viện, nhà ở, công trình công nghiệp, …)  FDI/Y: Vốn đẩu tư trực tiếp nước ngoài (= Tổng vốn FDI ròng / GDP)  Z: Các biến thể hiện điều kiện địa phương (biến đại diện cho thể chế như chỉ số EFW, biến đại diện cho kinh tế vĩ mô như nợ nước ngoài, lạm phát,…) Đây là phương trình được sử dụng trong nghiên cứu của M. Alguacil, A.Cuadros, V. Orts (2010)
  • 48. 40 Một số vấn đề kinh tế lượng phát sinh trong phương trình ước lượng:  Vì mô hình sử dụng dữ liệu bảng gồm nhiều quốc gia trong một khoảng thời gian từ 1985-2013 và các hiệu ứng chu kỳ kinh tế có thể lan truyền chonhiều hơn một năm (tính quán tính của số liệu) do đó dễ dẫn đến có sự tương quan mạnh trong sai số.  Biến FDI được giả định là biến nội sinh vì quan hệ nhân quả giữa FDI và tăng trưởng kinh tế nên dẫn đến biến này có thể có tương quan với sai số.  Sự hiện diện của độ trễ của biến phụ thuộc đóng vai trò như biến độc lập trong phương trình hồi quy gây ra sự tự tương quan.  Các đặc điểm quốc gia không thay đổi theo thời gian như vị trí địa lý, nhân khẩu học có thể tương quan với các biến giải thích. Những tác động cố định nằm trong phần sai số của phương trình bao gồm tác động của đặc điểm quốc gia không quan sát được, những tác động cố định của yếu tố thời gian cụ thể t đối với tất cả các quốc gia và sai số ngẫu nhiên.  Biến FDI có mối quan hệ tương hỗ với các biến độc lập khác như tích lũy vốn trong nước, biến thể chế,… dẫn đến hiện tượng đa cộng tuyến. Một khi có sự tương quan trong mô hình thì phương pháp bình phương bé nhất (OLS) không hiệu quả. Chính hiện tượng nội sinh làm cho ước lượng của phương trình hồi quy không vững. Do đó, GMM là một lựa chọn tối ưu nhằm khắc phục hiện tượng trên. Arellano và Bond (1991) đề xuất sử dụng GMM với độ trễ của các biến nội sinh là biến công cụ để ước lượng cho phương trình. Việc lựa chọn cácbiến công cụ là rất quan trọng. Biến công cụ phải thỏa mãn hai điều kiện: một làbiến công cụ phải tương quan với biến giải thích (tương quan càng cao thì biến côngcụ càng mạnh), hai là biến công cụ không tương quan với sai số. Tuy nhiên, sửdụng độ trễ của biến nội sinh là biến công cụ vẫn chưa mang lại kết quả tối ưu. Arellano và Bover (1995), Blundell và Bond (1998) đã sử dụng thêm độ trễ sai phâncủa biến giải thích với tác động cố định của đặc điểm quốc gia riêng biệt. Bài
  • 49. 41 nghiên cứu sử dụng hai kiểm định đặc biệt: Sargan test kiểm tra tính hợp lý của biến công cụ và kiểm định sai số của phương trình sai phân không tự tương quan. Kiểm định quan trọng nhất của phương pháp ước lượng GMM là kiểm định Overidentifying Restrictions (Overidentifying Restrictions Test) hay còn gọi làkiểm định Sargent (Sargent Test) hoặc kiểm định J (J – Test). Đây là kiểm định cầnthiết trong trường hợp số biến công cụ nhiều hơn số biến trong mô hình. Ý tưởng của kiểm định là xem xét biến công cụ có tương quan với phần dư của mô hình không. Nếu câu trả lời là không, khi đó biến công cụ là nội sinh, thì biến công cụ được chọn là phù hợp và mô hình sử dụng biến đó để ước lượng cũng phù hợp. Kiểm định Sargent sử dụng thống kê J (J – statistic) nhằm kiểm định giả thiết H0 - biến công cụ là nội sinh, mô hình phù hợp. Thống kê J tuân theo phân phối ChiBình phương và được trình bày trên bảng kết quả ước lượng của phần mềm Eviews 8 cùng với giá trị P – Value tương ứng của nó. Tóm lại, hồi quy bằng ước lượng GMM phải thỏa mãn ba điều kiện thì mới đảm bảo biến công cụ là hợp lý và tính vững của mô hình:  AR (1) có tự tương quan bậc 1 trong phương trình (1). Giải thiết H0 là không có tự tương quan bậc 1 trong phương trình (1).  AR (2) không có tự tương quan bậc 2 trong phương trình (1). Giải thiết H0 là không có tự tương quan bậc 2 trong phương trình (1).  Kiểm định Sargan: Không tồn tại quan hệ tương quan của biến công cụ và sai số ngẫu nhiên. Phương pháp GMM cho phép chúng ta giải quyết trực tiếp một số vấn đề kinh tế đã không được giải quyết một cách thích hợp trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đó. Sự tiện lợi của phương pháp này trong mô hình tăng trưởng thực nghiệm đã được nhấn mạnh nhiều lần (ví dụ như các bài viết của Bond và cộng sự, 2001, Kose và cộng sự, 2008, và Soto, 2009). Vì các lý do trên, nghiên cứu lựa chọn sử dụng phương pháp GMM do Arellano & Bover (1995) và Blundell & Bond (1998) đề xuất.
  • 50. 42 Vậy bài nghiên cứu sẽ tiến hành hồi quy và phân tích kết quả theo thứ tự sau: B1: Kiểm định mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế khi có mặt các biến kiểm soát giống như mô hình truyền thống. B2: Thêm biến là nhân tố điều kiện địa phương cũng như các biến tương tác để xem chúng tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế. B3: Tiến hành kiểm định tương tự nhưng trên dữ liệu được phân loại theo thu nhập của các nước đang phát triển từ trung bình thấp đến trung bình cao theo phân loại của World Bank. B4: Đưa biến giả Việt Nam vào mô hình của các quốc gia đang phát triển với thu nhập trung bình thấp để phân tích kết quả của Việt Nam.
  • 51. 43 Tóm tắt chương 3 Chương 3 trình bày cách thức chọn mẫu, lấy dữ liệu, mô hình nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng để phân tích dữ liệu. Thứ nhất, dựa trên tình hình thu hút FDI của các quốc gia trên thế giới thời gian qua, nghiên cứu quyết định lựa chọn mẫu là 20 quốc gia đang phát triển ở Châu Á. Các quốc qia được chọn lọc vào mẫu theo tiêu chí đáp ứng đầy đủ số liệu cho các biến nghiên cứu và là những quốc gia đang phát triển tiếp nhận lượng vốn FDI lớn trong giai đoạn 1985-2013. Thứ hai, dựa trên những nghiên cứu trước đây, các biến sử dụng trong mô hình hồi quy được lựa chọn và mô tả cụ thể phương thức lấy dữ liệu. Trong đó, biến phụ thuộc là biến tăng trưởng kinh tế được đo lường bởi tốc độ tăng trưởng của GDP thực bình quân trên đầu người , biến độc lập là FDI sử dụng dữ liệu dòng vốn FDI vào ròng (net FDI inflows) của World Bank. Nhóm biến giải thích thứ nhất bao gồm biến thu nhập bình quân thực tế đầu người vào đầu mỗi kỳ (yi0) để xem xéthiệu ứng hội tụ, biến tăng trưởng dân số (pop) đại diện cho mức độ tăng của lực lượng lao động và biến tích lũy tài sản cố định gộp (di) đại diện cho đầu tư trong nước. Nhóm biến giải thích thứ hai bao gồm chất lượng thể chế được đại diện bởi chỉ số tự do kinh tế Thế giới (EFW), biến nợ nước ngoài và tỷ lệ lạm phát đại diện cho tính ổn định của kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước. Nghiên cứu cũng khám phá vai trò của cải cách cơ cấu thông qua việc sử dụng biến tăng trưởng của dân số đôthị và biến chất lượng cơ sở hạ tầng địa phương như biến giải thích thêm. Cuối cùng, về kỹ thuật phân tích dữ liệu, vì những vấn đề kinh tế lượng phát sinh trong phương trình ước lượng, nghiên cứu nhận thấy mô hình GMM là phù hợpnhất trong bài nghiên cứu này.
  • 52. 44 CHƯƠNG 4 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Mô tả biến và tương quan giữa các biến Bảng 4.1: Thống kê mô tả biến toàn bộ mẫu 20 nước giai đoạn 1985-2013 Mean Maximum Minimum Std. Dev. Observations growth 3.068 19.480 (24.220) 5.016 120 di 26.183 51.750 12.000 7.688 120 pop 1.427 5.700 (1.760) 1.019 120 urban 48.690 85.500 15.000 16.941 120 infrast 1,481.059 5,905.000 80.800 1,127.062 120 fdi 4.552 45.500 (0.840) 5.938 120 ecfree 6.223 7.827 4.110 0.810 120 exdeb 5.21E+10 7.06E+11 5.527.000 9.55E+10 120 infl 0.91046 45.76520 (0.00360) 4.50671 120 Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến growth Di pop urban infrast fdi ecfree exdeb infl growth 1 0.388 -0.096 -0.140 -0.122 0.347 0.175 0.233 -0.648 Di 1 -0.021 0.076 0.154 0.458 0.198 0.287 -0.148 Pop 1 -0.002 -0.288 -0.160 -0.351 -0.057 -0.168 urban 1 0.487 0.292 0.407 -0.038 0.050 infrast 1 0.285 0.342 0.086 0.143 Fdi 1 0.403 0.092 -0.086 ecfree 1 0.081 -0.022 exdeb 1 -0.097 infl 1
  • 53. 45 Bảng 4.1 thể hiện thống kê mô tả biến được sử dụng trong mô hình hồi quy đối với mẫu 20 quốc gia Châu Á giai đoạn 1985-2013. Bảng 4.2 thể hiện mối tương quan giữa các biến. Theo đó, có thể nhận thấy được hệ số tương quan giữa các biến đều nhỏ hơn 0.7. Hệ số tương quan giữa infl và growth là cao nhất, gần bằng - 0.648. Tương quan giữa biến fdi với di và ecfree cũng khá mạnh, hệ số tương quan lần lượt là 0.458 và 0.403. Còn hệ số tương quan giữa các cặp biến khác là tươngđối nhỏ. Xem xét tương quan giữa các biến với tăng trưởng, ta thấy đa số thể hiện tương quan phù hợp với kỳ vọng, đáng chú ý là biến di, fdi và infl với các hệ số tương quan lần lượt là 0.388, 0.347, -0.648. Trong khi đó, pop, urban và infrast thể hiện tương quan ngược dấu kỳ vọng với hệ số tương đối nhỏ -0.096, -0.140 và -0.122. Điều này sẽ được tìm hiểu cụ thể hơn ở kết quả của hồi quy. Tiếp theo sau đây là bảng 4.3 thể hiện các kết quả cho toàn bộ mẫu 20 nước. Bảng 4.4 và 4.5 thể hiện kết quả cho 2 nhóm nước đang phát triển: nhóm nước có thu nhập trung bình cao và nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Cột (1) cho thấykết quả cho mô hình cơ bản với biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng của GDP thực bình quân trên đầu người và các biến giải thích như thu nhập bình quân thực tế đầu người vào đầu mỗi kỳ, tốc độ tăng trưởng dân số, đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cột (2) và (3) thêm các biến cải cách cơ cấu như biến tăng trưởng của dân số đô thị và chất lượng cơ sở hạ tầng đô thị. Từ cột (4) đến cột (8) thể hiện kết quả khi lần lượt đưa vào mô hình các chỉ số về môi trường thể chế và kinh tế vĩ mô: tự do kinh tế, lạm phát và nợ nước ngoài. Cột (9) thêm biến tương tác để xem tác động của chúng đến tăng trưởng. Kiểm tra ý nghĩa của các ước lượng và kiểm định mô hình được thể hiện ở bên dưới bảng.