SlideShare a Scribd company logo
1 of 94
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
HUỲNH NGỌC TRƯỚC
ẢNH HƯỞNG CỦA QUỸ TRỢ VỐN TỰ TẠO
VIỆC LÀM (CEP) ĐỐI VỚI THU NHẬP CỦA
HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
HUỲNH NGỌC TRƯỚC
ẢNH HƯỞNG CỦA QUỸ TRỢ VỐN TỰ TẠO
VIỆC LÀM (CEP) ĐỐI VỚI THU NHẬP CỦA
HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành: Tài chính công
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS. BÙI THỊ MAI HOÀI
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Ảnh hưởng của Quỹ trợ vốn tự tạo việc làm
(CEP) đối với thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp” là bài nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Bùi
Thị Mai Hoài. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Ngày 19 tháng 8 năm 2019
Tác giả
Huỳnh Ngọc Trước
TÓM TẮT
Tên đề tài: Ảnh hưởng của Quỹ trợ vốn tự tạo việc làm (CEP) đối với thu
nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Lý do chọn đề tài: Quỹ CEP đã cải thiện được thu nhập và thoát nghèo.
Nguồn vốn TDVM của CEP trở thành một kênh quan trọng thực hiện chính sách
giảm nghèo của thành phố Cao Lãnh.
Vấn đề: Vẫn còn nhiều hộ mặc dù được vay vốn ưu đãi của CEP nhưng vẫn
tiếp tục nghèo. Vấn đề đặt ra là chương trình TDVM của CEP có thực sự cải thiện
thu nhập cho hộ nghèo tại địa bàn thành phố Cao Lãnh hay không?
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng kỹ thuật khác biệt trong khác biệt (DID)
của phương pháp bán thí nghiệm với cỡ mẫu khảo sát 200 hộ nghèo (100 hộ thuộc
nhóm xử lý và 100 hộ thuộc nhóm kiểm soát) và kỹ thuật phỏng vấn sâu của
phương pháp nghiên cứu định tính để thực hiện mục tiêu của đề tài.
Kết quả nghiên cứu: Chương trình TDVM của CEP giúp cho thu nhập của hộ
tăng thêm 9,73 triệu đồng/hộ/năm và thu nhập bình quân đầu người tăng thêm 2,07
triệu đồng/người/năm.
Kết luận và khuyến nghị: Đề tài đề xuất các hàm ý chính sách gồm: Tăng
cường sự liên kết hỗ trợ của nhà nước đối với người nghèo; Tăng cường năng lực
tài chính của CEP để tăng mức cho vay đối với người nghèo; Ưu tiên hỗ trợ cho
những hộ nghèo có đông người phụ thuộc; Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn
thể tại địa phương.
Từ khóa: Tín dụng vi mô, CEP, khác biệt trong khác biệt, hộ nghèo.
ABSTRACT
Title: Influence of Capital Aid Fund for Employment of the Poor (CEP) on
the income of poor households in Cao Lanh City, Dong Thap Province.
Reason for writing:.CEP has improved income and escaped from poverty.
CEP's microcredit funding has become an important channel for implementing the
poverty reduction policy of Cao Lanh City.
Problem: Many households still have access to loans despite CEP's
preferential loans. The question is whether CEP's microcredit program really
improves income for poor households in Cao Lanh city?
Methods: Using Difference-in-Difference Method (DID) of the semi-
experimental method with sample size surveying 200 poor households (100
households in the treatment group and 100 households in the control group) and in-
depth interview techniques of qualitative research to accomplish the objectives of
the topic.
Results: CEP's microcredit program helps increase household income by 9.73
million VND per household per year and per capita income increases by 2.07
million VND per person per year.
Conclusions and implications: The thesis proposes policy implications
including: Enhancing the linkage of state support to the poor; Strengthen CEP's
financial capacity to increase lending to the poor; Priority support for poor
households with large dependents; Enhance the role of local mass organizations.
Keywords: Microcredit, difference in differences, poor households.
MỤC LỤC
TRANG BÌA
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
TÓM TẮT
ABSTRACT
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Chương 1. GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
1.2. Mục tiêu thực hiện đề tài, câu hỏi chính sách cần trả lời...............................2
1.2.1. Mục tiêu thực hiện đề tài...................................................................................2
1.2.2. Câu hỏi chính sách cần trả lời...........................................................................3
1.3. Khung phân tích, đối tượng nghiên cứu, dữ liệu và cách tiếp cận ................3
1.3.1. Khung phân tích. ...............................................................................................3
1.3.2. Cách tiếp cận, đối tượng nghiên cứu và dữ liệu ...............................................3
1.4. Bố cục của luận văn ...........................................................................................4
1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận văn..........................4
1.5.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ...........................................................................4
1.5.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam..............................................................................5
1.6. Kỳ vọng kết quả thực hiện luận văn.................................................................6
Chương 2. KHUNG PHÂN TÍCH, DỮ LIỆU VÀ CÁCH TIẾP CẬN ............... 7
2.1. Các khái niệm.......................................................................................................7
2.1.1. TDVM...............................................................................................................7
2.1.2. Nghèo và hộ nghèo ...........................................................................................8
2.1.3. Thu nhập của hộ gia đình................................................................................10
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình .......................................11
MỤC LỤC
2.3. Khung phân tích.................................................................................................13
2.3.1. Khung phân tích. .............................................................................................13
2.3.2. Mô tả và định nghĩa các biến trong khung phân tích......................................14
2.3.3. Quy trình thực hiện đề tài ...............................................................................19
2.4. Dữ liệu nghiên cứu.............................................................................................19
2.5. Cách tiếp cận và kỹ thuật sử dụng để thực hiện đề tài.......................................21
Tóm tắt Chương 2 .....................................................................................................23
Chương 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH TDVM CỦA
CEP ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP....................................................................... 24
3.1. Tổng quan chương trình TDVM của CEP giai đoạn 2015 - 2018 tại thành phố
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp........................................................................................24
3.1.1. Giới thiệu chương trình CEP...........................................................................24
3.1.2. Chương trình TDVM của CEP tại thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp.............26
3.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu........................................................................27
3.2.1. Đặc điểm mẫu khảo sát ...................................................................................27
3.2.2. Tiếp cận chương trình TDVM của CEP của hộ nghèo ...................................31
3.3. Tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa
bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp................................................................33
3.3.1. Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm xử lý và nhóm kiểm soát.........................33
3.3.2. Tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên
địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ..........................................................34
Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................35
Chương 4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KẾT QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH
SÁCH, KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH................................................ 36
4.1. Nguyên nhân của kết quả tác động từ chương trình TDVM của CEP đến thu
nhập của hộ nghèo tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp...................................36
4.1.1. Về nguyên nhân của kết quả đạt được ............................................................36
4.1.2. Về hạn chế và nguyên nhân hạn chế...............................................................37
MỤC LỤC
4.2. Kết luận..............................................................................................................39
4.3. Hàm ý chính sách...............................................................................................40
Căn cứ vào những điểm hạn chế của quá trình thực hiện chương trình CEP tại địa
phương và những nguyên nhân tìm hiểu được từ việc phỏng vấn các đối tượng có
liên quan thì nghiên cứu đưa ra một số giải pháp như sau:.......................................40
4.3.1. Tăng cường sự liên kết hỗ trợ của nhà nước đối với người nghèo .................40
4.3.2. Tăng cường năng lực tài chính của CEP để tăng mức cho vay đối với người
nghèo ........................................................................................................................42
4.3.3. Ưu tiên hỗ trợ cho những hộ nghèo có đông người phụ thuộc nhưng có kèm
điều kiện....................................................................................................................45
4.3.4. Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể tại địa phương .........................46
4.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP SỐ LIỆU KHẢO SÁT HỘ NGHÈO
PHỤ LỤC 3: DÀN BÀI PHỎNG VẤN SÂU HỘ VAY VỐN
PHỤ LỤC 4: DÀN BÀI PHỎNG VẤN SÂU HỘ KHÔNG VAY VỐN CEP
PHỤ LỤC 5: DÀN BÀI PHỎNG VẤN CÁN BỘ CEP, CÁN BỘ LIÊN ĐOÀN
LAO ĐỘNG/SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH XÃ HỘI
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CEP Quỹ Trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm
DID Khác biệt trong khác biệt (Difference in differences)
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
NSNN Ngân sách nhà nước
PSM Kết nối điểm xu hướng (Propensity Score Matching)
TDVM Tín dụng vi mô
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu khảo sát theo quy mô hộ ......................................................15
Bảng 2.2: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tỷ lệ phụ thuộc................................................15
Bảng 2.3: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tuổi chủ hộ......................................................15
Bảng 2.4: Cơ cấu mẫu khảo sát theo giới tính chủ hộ. .............................................16
Bảng 2.5: Cơ cấu mẫu khảo sát theo học vấn của chủ hộ.........................................16
Bảng 2.6: Cơ cấu mẫu khảo sát theo dân tộc............................................................17
Bảng 2.7: Cơ cấu mẫu khảo sát theo diện tích đất....................................................17
Bảng 2.8: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tình trạng nhà ở ..............................................18
Bảng 2.9: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tham gia tổ chức chính trị, xã hội ..................18
Bảng 2.10: Cơ cấu mẫu khảo sát hộ nghèo theo tài sản ...........................................18
Bảng 2.11: Phân bổ mẫu khảo sát.............................................................................20
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động của Quỹ CEP giai đoạn 2012 - 2016..........................25
Bảng 3.2: Phân nhóm hộ nghèo tham gia TDVM của CEP......................................25
Bảng 3.3: Kết quả chương trình CEP tại Cao Lãnh giai đoạn 2015 - 2018..............26
Bảng 3.4: Đặc điểm của hộ nghèo khảo sát tại thời điểm năm 2015........................27
Bảng 3.5: Thay đổi đặc điểm của hộ nghèo khảo sát theo thời gian ........................29
Bảng 3.6: Dư nợ và lãi suất vay................................................................................31
Bảng 3.7: Khác biệt giữa 2 nhóm tại thời điểm chưa có chính sách (năm 2015) .....33
Bảng 3.8: Tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập hộ nghèo......34
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Khung phân tích của đề tài........................................................................13
Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn tác động của phương pháp khác biệt trong khác biệt.....22
Hình 3.1: Cơ cấu thành viên vay vốn CEP tại thành phố Cao Lãnh.........................26
Hình 3.2: Cơ cấu thu nhập của hộ nghèo thuộc nhóm kiểm soát..............................30
Hình 3.3: Cơ cấu thu nhập của hộ nghèo thuộc nhóm xử lý.....................................30
Hình 3.4: Mức độ hài lòng của hộ tham gia chương trình TDVM của CEP ............31
Hình 3.5: Lý do không hài lòng của hộ tham gia chương trình TDVM của CEP ....32
Hình 3.6: Lý do không tham gia chương trình TDVM của CEP..............................32
1
Chương 1. GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Tín dụng vi mô (TDVM) đề cập đến các chương trình cung cấp tài chính cho
người nghèo để tạo ra việc làm và thu nhập. Weber (2006) mô tả các chương trình
TDVM như là việc cung cấp các khoản vay nhỏ cho các cá nhân, thường là trong
các nhóm để tạo thu nhập thông qua việc tự làm chủ. Hoạt động TDVM đã phát
triển rộng khắp các quốc gia, số lượng người được vay đã gia tăng đáng kể tại các
nước Argetina, Colombia, Mexico và các nước Châu Mỹ La tinh (Franco, 2011).
Tại Việt Nam, hoạt động cho vay nhỏ được thực hiện bởi các tổ chức TCVM, các tổ
chức hoạt động tài chính, các tổ chức phi chính phủ (Nguyễn Kim Anh và cộng sự,
2011).
Hàng loạt các nghiên cứu như của các tác giả Mohanan (2005), Brown (2010),
Ifrin, Islam và Ahmed (2010), Ahmed và cộng sự (2011) đều cho biết rằng ở các
quốc gia đang phát triển TDVM đã tạo ra ảnh hưởng tích cực đến đời sống kinh tế
văn hóa xã hội của người dân. TDVM cung cấp nguồn tài chính cho người nghèo
đúng vào lúc họ cần vốn nhất, giúp họ trang trải cho các hoạt động mưu sinh hàng
ngày, tăng cường giáo dục, nâng cao sự tự tin vào năng lực tự làm chủ và mạnh dạn
lựa chọn các phương án phát triển kinh tế, vượt qua các cú sốc và làm giảm các tổn
thương trong cuộc sống (Servon, 1999). TDVM là một chính sách quan trọng trong
cuộc chiến chống lại đói nghèo, nhất là ở các quốc gia đang phát triển (Humle và
Mosley, 1996; Shaw, 2004). TDVM tạo ra sức mạnh kinh tế - xã hội, giúp người
nghèo thoát nghèo (Yunus, 1999), làm tăng tiềm năng giúp người nghèo tạo ra thu
nhập (Bashir và cộng sự, 2010).
Việt Nam đã kết thúc thực hiện kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015.
Đến cuối năm 2015, Việt Nam có hơn 2,3 triệu hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 9,88% và có
hơn 1,2 triệu hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5,22% (Tổng cục Thống kê, 2016). Như
vậy, tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo ở Việt Nam còn khá cao. Giảm nghèo, nâng
cao thu nhập của người nghèo luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và xác định là
2
mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đã có
nhiều chính sách giảm nghèo được khởi xướng bởi Chính phủ Việt Nam và các tổ
chức tài chính. Một trong số đó là cung cấp TDVM cho hộ nghèo.
Quỹ Trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP) là tổ chức tài
chính vi mô thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), được
thành lập năm 1991. Quỹ CEP ra đời nhằm xây dựng quan hệ mật thiết với người
lao động, hỗ trợ các khoản cho vay nhỏ giúp họ tự tạo việc làm, tăng thu nhập, làm
giảm tình trạng nghèo tại TPHCM. Khách hàng mục tiêu của CEP bao gồm những
người nghèo và nghèo nhất trong cộng đồng. Đến năm 2018, Quỹ CEP đã có 14 chi
nhánh ở các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Tại tỉnh Đồng Tháp, CEP phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh bắt đầu chính
thức triển khai TDVM cho người nghèo từ năm 2008, khách hàng chủ yếu là người
lao động nghèo sinh sống tại thành phố Cao Lãnh. Sau hơn 10 năm hoạt động, CEP
đã cho vay hơn 1.500 hộ nghèo của thành phố Cao Lãnh với tổng dư nợ là 20 tỷ
đồng. Một số hộ nghèo nhờ quỹ CEP đã cải thiện được thu nhập và thoát nghèo.
Nguồn vốn TDVM của CEP trở thành một kênh quan trọng thực hiện chính sách
giảm nghèo của thành phố Cao Lãnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ mặc dù được vay
vốn ưu đãi của CEP nhưng vẫn tiếp tục nghèo (Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng
Tháp, 2018).
Vấn đề đặt ra là chương trình TDVM của CEP có thực sự cải thiện thu nhập
cho hộ nghèo tại địa bàn thành phố Cao Lãnh hay không? Từ đó tác giả chọn đề tài
“Ảnh hưởng của Quỹ trợ vốn tự tạo việc làm (CEP) đối với thu nhập của hộ
nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” để nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu thực hiện đề tài, câu hỏi chính sách cần trả lời
1.2.1. Mục tiêu thực hiện đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập
của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Mục tiêu 2: Tìm hiểu nguyên nhân của kết quả tác động từ chương trình
3
TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp.
Mục tiêu 3: Hàm ý chính sách cho chương trình TDVM của CEP.
1.2.2. Câu hỏi chính sách cần trả lời
Chương trình TDVM của CEP ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập của hộ
nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp?
Nguyên nhân dẫn đến kết quả tác đông đó là gı̀?
Cần có những cải thiện gì trong chương trình TDVM của CEP?
1.3. Khung phân tích, đối tượng nghiên cứu, dữ liệu và cách tiếp cận
1.3.1. Khung phân tích
Tác giả sử dụng lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ
nghèo (trong đó có tín dụng vi mô và chính sách hỗ trợ vốn cho hộ nghèo) làm
khung phân tı́ch nhằm thực hiện mục tiêu của luận văn.
1.3.2. Cách tiếp cận, đối tượng nghiên cứu và dữ liệu
Để trả lờ i câu hỏi thứ nhất, tác giả sử dụng kỹ thuật khác biệt trong khác biệt
(DID) của phương pháp bán thí nghiệm. Cụ thể, tác giả chọn 2 nhóm đối tượng
nghiên cứu là những hộ nghèo ở thành phố Cao Lãnh có điều kiện tương đồng
về mọi khía cạnh, chỉ khác nhau ở chỗ một nhóm được vay vốn từ CEP (gọi là
nhóm xử lý hay còn gọi là nhóm tham gia); nhóm còn lại không vay vốn từ CEP
(gọi là nhóm kiểm soát hay còn gọi là nhóm so sánh).
Tác giả sử dụng cả dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp chủ yếu
gồm số liệu thống kê về hoạt động cho vay của CEP trong giai đoạn 2015 - 2018 từ
các báo cáo của CEP. Dữ liệu sơ cấp gồm: (i) Số liêu về các đặc điểm kinh tế, xã
hội (Giới tính chủ hộ, Học vấn chủ hộ, Dân tộc, Diện tích đất, Tham gia các tổ chức
chính trị, xã hội, Tài sản, Thu nhập, tình trạng nhà ở …) của 200 hộ dân (100 hộ
thuộc nhóm kiểm soát và 100 hộ thuộc nhóm xử lý) vào năm 2015 và năm 2018.
Để trả lời câu hỏi thứ hai, tác giả sử dung kỹ thuật phỏng vấn sâu
môt
số đối
tương liên quan (hộ nghèo vay vốn từ CEP, cán bộ của Quỹ CEP, cán bộ tham gia
hỗ trợ CEP thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Tháp) để tı̀m hiểu nguyên nhân
4
dẫn đến kết quả tác đôn
nghèo.
g của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ
Trên cơ sở câu trả lời của câu hỏi thứ 2, tác giả đề xuất khuyến nghị và hàm ý
chính sách để cải thiện tác động của chính sách.
1.4. Bố cục của luận văn
Ngoài danh muc các chữ viết tắt, danh mục các bảng, hình vẽ, tài liêu tham
khảo, luân văn đươc kết cấu như sau
Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Khung phân tı́ch, dữ liêu và cách tiếp cân.
Chương 3: Đánh giá tác đông của của chương trình TDVM của CEP đến thu
nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
sách.
Chương 4: Nguyên nhân dẫn đến kết quả tác đông, kết luân và hàm ý chı́nh
1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận văn
1.5.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Vitor và cộng sự (2012) nghiên cứu ảnh hưởng của TDVM đối với thu nhập
của hộ kinh doanh nhỏ ở Miền Trung Ghana. Bằng phân tích hồi quy điểm xu
hướng (PSM), kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng về các thủ tục, tham gia
thành viên các hiệp hội kinh doanh, khoản tiền tiết kiệm, chi phí lãi suất là những
nhân tố có ảnh hưởng đến việc tham gia vào chương trình TDVM.
Rukiye (2012) nghiên cứu ảnh hưởng của chương trình TDVM đến thu nhập
của các hộ gia đình tại Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả kiểm định thống kê phi tham số cho
thấy TDVM như một thành công cho công tác giảm nghèo.
Yusuf và cộng sự (2013) nghiên cứu ảnh hưởng của chương trình TVDM
thuộc Quỹ xóa đói giảm nghèo (PPAF) của Pakistan đối với nghèo đói. Nghiên cứu
sử dụng mô hình hồi quy nhị phân logit. Kết quả cho thấy, TDVM ảnh hưởng
không đáng kể đến tình trạng nghèo của những người thụ hưởng.
Ayen (2016) phân tích ảnh hưởng của chương trình TDVM đối với hộ gia đình
ở Jimma Zone, Ethiopia. Với kỹ thuật phân tích hồi quy điểm xu hướng (PSM),
5
nghiên cứu cho rằng những hộ gia đình có nhiều đất đai đất đai, thu nhập và giá cả
sản phẩm sản xuất ra ảnh hưởng đến khả năng tham gia TDVM nhiều hơn. Có sự
khác biệt đáng kể giữa nhóm tham gia và nhóm không tham gia.
1.5.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Quách Mạnh Hào (2005) nghiên cứu ảnh hưởng của TDVM đến thu nhập của
hộ gia đình. Nghiên cứu đã kết luận rằng thu nhập của hộ gia đình phụ thuộc vào
đặc điểm kinh tế, xã hội của hộ gia đình.
Lê Việt Phương (2012) nghiên cứu về tác động của TDVM đến khả năng thoát
nghèo của hộ gia đình nghèo tại huyện Bình Chánh, TPHCM. Kết quả nghiên cứu
đã cho thấy 2 nhóm nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến khả năng thoát nghèo của hộ
đó là nhóm nhân tố thuộc bản thân hộ gia đình nghèo (trình độ học vấn và số người
có việc làm trong hộ) và nhóm nhân tố TDVM (tổng số tiền vay, số lần tham gia tập
huấn từ chương trình TDVM, mục đích sử dụng vốn của hộ).
Đinh Phi Hổ và Đồng Đức (2015) nghiên cứu tác động của tín dụng chính
thức đối với thu nhập và chi tiêu của hộ nông dân ở Việt Nam. Phương pháp khác
biệt trong khác biệt (DID) được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của tín dụng chính
thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tín dụng chính thức có ảnh hưởng tích cực đến
thu nhập của nông hộ.
Bùi Thị Mai Hoài và Ngô Minh Cam (2016) đã sử dụng phương pháp khác
biệt trong khác biệt (DID) để đánh giá ảnh hưởng của tín dụng Ngân hàng Chính
sách xã hội đến thu nhập của hộ nghèo tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu
cho thấy, tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp tăng thu nhập của hộ
nghèo thêm 0,498 triệu đồng/người trong giai đoạn 2012 - 2015.
Mai Thị Hồng Đào (2016), nghiên cứu về ảnh hưởng TDVM đối với thu nhập
của hộ nghèo tại Việt Nam. Mô hình hồi quy tuyến tính logarit được sử dụng, kết
quả cho thấy TDVM có ảnh hưởng cùng chiều đến thu nhập của hộ nghèo.
Theo tìm hiểu của tác giả, trong suốt 10 năm Quỹ CEP hoạt động tại tỉnh
Đồng Tháp nhưng cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về đánh giá ảnh hưởng của
chương trình TDVM của CEP đối với thu nhập của hộ nghèo tại thành phố Cao
6
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Có thể khẳng định, đây là điểm mới của đề tài.
1.6. Kỳ vọng kết quả thực hiện luận văn
Luận văn này hướng đến mục tiêu đánh giá tác động của chương trình TDVM
của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp. Đồng thời, tı̀m hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả tác đông đó. Trên cơ sở tı̀m
hiểu nguyên nhân, tác giả kỳ vong đưa ra các khuyến nghi ̣về chính sách đến Quỹ
CEP để có những cải thiên trong chương trình TDVM của CEP nhằm triển khai
thưc hiên thành công chương trình này. Từ đó gia tăng thu nhâp, cải thiên đời sống
cho người nghèo trên đia bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
7
Chương 2. KHUNG PHÂN TÍCH, DỮ LIỆU VÀ CÁCH TIẾP CẬN
2.1. Các khái niệm
2.1.1. TDVM
Hiện nay có rất nhiều quan niệm về TDVM, theo Hội nghị thượng đỉnh toàn
cầu về TDVM tại Washington cho rằng TDVM là việc cung cấp các khoản vay có
quy mô nhỏ đến đối tượng nghèo với mục đích giúp những người thụ hưởng thực
hiện các dự án sản xuất kinh doanh để tạo lợi nhuận từ đó nâng cao chất lượng đời
sống cho cả người vay vốn và gia đình của họ (Microcredit Summit, 1997).
TDVM được sử dụng để mô tả các khoản vay nhỏ được cấp cho các cá nhân
có thu nhập thấp bị loại trừ khỏi hệ thống ngân hàng truyền thống. Nó là một phần
của TCVM, cung cấp tín dụng không chỉ có cho vay mà còn tiết kiệm, bảo hiểm và
các dịch vụ tài chính cơ bản khác cho người nghèo. Thuật ngữ “vi mô” xuất phát từ
số tiền cho vay tương đối nhỏ (Microworld, 2018). Đồng thuận quan điểm này,
Ledgerwood (1999) và Chowdhury (2000) cho rằng TDVM là các khoản cho vay
nhỏ; Abhijit và cộng sự (2015) cho rằng TDVM là cung cấp các khoản vay nhỏ cho
các mục đích kinh doanh, sản xuất, các hoạt động tạo ra thu nhập và tạo dựng giá trị
tài sản.
TDVM có nghĩa là khoản vay nhỏ cho những người cần tiền để tự làm chủ các
dự án tạo ra thu nhập hoặc cho các nhu cầu gia đình khẩn cấp như vấn đề về sức
khỏe và giáo dục. Nó có nghĩa là để giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người
dân bằng cách cung cấp cho họ một nhỏ số tiền trong một khoảng thời gian ngắn
(Maheswaranathan và Kennedy, 2008).
Như vậy, có thể cho thấy TDVM đã được hầu hết các nhà nghiên cứu đồng
thuận rằng TDVM là dịch vụ cung cấp cho những người nghèo và những người
không thể tiếp cận nguồn vốn từ các định chế tài chính khác bằng các khoản vay
nhỏ, giúp họ tự tạo việc làm và tạo ra thu nhập (Mohanan, 2005).
Trong phạm vi đề tài này, TDVM được hiểu là việc cung cấp khoản cho vay
nhỏ đến các hộ nghèo giúp họ tự tạo việc làm và gia tăng thu nhập.
8
2.1.2. Nghèo và hộ nghèo
2.1.2.1. Khái niệm nghèo, hộ nghèo
Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính toàn cầu tồn tại ở hầu
hết các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Nghèo được chia thành: (1)
Nghèo tuyệt đối là tình trạng người nghèo không có khả năng thoả mãn nhu cầu tối
thiểu như ăn, mặc, ở, đi lại...; (2) Nghèo tương đối: là tình trạng người nghèo có
mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét; (3)
Nghèo có nhu cầu tối thiểu: là tình trạng người dân duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ
mặc, đủ ở và một số sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu (WB, 2011).
Năm 2000, Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á Thái Bình Dương của Liên hiệp
quốc (UNESCAP) đã đưa ra 3 khái niệm có liên quan mật thiết với nhau để mô tả
nghèo đói, đó là nghèo thu nhập, nghèo tiếp cận và nghèo sức mạnh.
Nghèo thu nhập là thu nhập dưới ngưỡng nghèo. Nghèo thu nhập thường được
sử dụng để đánh giá nghèo đói, khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng và mức độ
nghèo của một quốc gia.
Nghèo tiếp cận là tình trạng người nghèo không tiếp cận được với các dịch vụ
cơ bản, từ giáo dục cho đến y tế, nguồn vốn, nhà ở, nước sạch, an sinh xã hội, chính
sách. Nghèo tiếp cận làm dẫn tới nghèo bền vững.
Nghèo sức mạnh thể hiện ở chỗ người nghèo không được tạo điều kiện, và có
đủ năng lực, sức mạnh để có ý kiến tham gia vào quá trình xây dựng chính sách và
những quyết định liên quan đến chính họ.
Nghèo đa chiều có thể đo lường bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí phi thu
nhập. Tình trạng suy dinh dưỡng, thất học, bệnh tật là những nội dung liên quan
trong khái niệm nghèo đa chiều. Chỉ số nghèo đa chiều của thế giới, với ba chiều
cạnh là: y tế, giáo dục và điều kiện sống, là thước đo quan trọng bổ sung cho
phương pháp đo nghèo truyền thống chỉ dựa trên thu nhập.
Hộ nghèo là hộ gia đình chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc
sống, có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi
phương diện (Tổng Cục thống kê, 2016).
9
Đói nghèo tính theo đầu người là số lượng những cá nhân sống trong các hộ
gia đình ở một quốc gia hoặc một khu vực, mà thu nhập hay mức tiêu dùng của họ ở
dưới một ngưỡng đói nghèo cụ thể. Đói nghèo tính theo đầu người là thước đo
chính xác về số lượng người nghèo (UNDP, 2012).
Trong phạm vi luận văn này, tác giả sử dụng cách tiếp cận nghèo thu nhập và
nghèo tiếp cận, tức là hộ nghèo là những hộ có thu nhập thấp hơn ngưỡng nghèo
theo quy định của Chính phủ và thiếu khả năng tiếp cận chính sách, cụ thể ở đây là
chính sách vay vốn của CEP.
2.1.2.2. Chuẩn nghèo của một số quốc gia
Về cơ bản, vấn đề nghèo đói đang là vấn đề chung toàn cầu, các quốc gia đang
tập trung đẩy lùi căn bệnh được xem là tồn tại dai dẳng nhiều thập kỷ qua. Theo đó,
để đánh giá nghèo đói người ta dùng đường nghèo đói. WB (2012) đánh giá nghèo
đói ở hai loại đường nghèo đói: đường nghèo đói chung và đường nghèo đói về
lương thực thực phẩm.
Ở Ấn Độ lấy tiêu chuẩn là 2.250 calo/người/ngày. Ở Bangladesh lấy tiêu
chuẩn là 2.100 calo/người/ngày. Ở Indonesia, những năm 1980 lấy mức 2.100 calo/
người/ngày làm mức chuẩn để xác định gianh giới giữa giàu với nghèo. Ở Trung
Quốc, năm 1990 lấy mức tiêu dùng là 2.150 calo/người/ngày. Các nước ở Châu Âu:
2.570 calo/người/ngày. Đường nghèo đói chung gồm nghèo đói về lương thực tính
cả các chi phí cho mặt hàng phi lương thực, thực phẩm (1 USD/ngày) hoặc mức thu
nhập trung bình là 370 USD/người/năm.
2.1.2.3. Chuẩn nghèo của Việt Nam
Tại Việt Nam, căn cứ vào mức sống thực tế của các địa phương, Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội đã nhiều lần công bố chuẩn nghèo tính theo thu nhập bình
quân đầu người cho các giai đoạn cụ thể khác nhau. Việc điều chỉnh chuẩn nghèo
căn cứ chủ yếu vào các yếu tố mức tăng thu nhập thực tế của dân cư, đặc biệt là
nhóm nghèo trong thời kỳ điều chỉnh và tốc độ lạm phát cùng kỳ.
Giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2011- 2015.
10
Theo đó, nhóm hộ tham gia chính sách áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015 thì: Hộ
nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng
trở xuống. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng trở xuống; Nhóm hộ tham gia chính sách ở nông thôn là hộ có
mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng. Nhóm hộ
tham gia chính sách ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng
đến 650.000 đồng/người/tháng.
Quyết định 59/2015/QĐ-TTg, các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp
dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 gồm:
(1) Các tiêu chí về thu nhập: Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu
vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
(2) Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản: Các dịch vụ xã
hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin; Các
chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các
dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của
trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh
hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp
cận thông tin.
Hộ nghèo ở nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: (i) Có thu
nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; (ii) Có thu nhập
bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03
chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ nghèo ở khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: (i) Có
thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; (ii) Có thu nhập
bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03
chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
2.1.3. Thu nhập của hộ gia đình
Samuelson, Milton Spencer, David Begg (trường phái tài chính hiện đại) cho
rằng các hình thức của thu nhập bao gồm: người lao động (nhận được tiền lương),
11
chủ sở hữu (địa tô), người có vốn (nhận được lãi suất), người có tài kinh doanh (có
được lợi nhuận). Các khoản chênh lệch về lương nhận được do yếu tố về giới tính,
nhóm ngành nghề và chất lượng lao động.
Theo Singh và Strauss (1986), thu nhập của hộ gia đình gồm thu nhập từ nông
nghiệp và thu nhập từ phi nông nghiệp. Tại Việt Nam thì thu nhập của hộ gia đình
là toàn bộ tiền và hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phı́ sản xuất mà hộ và
các thành viên trong hộnhận được trong một năm (Tổng cục Thống kê, 2011).
Thu nhập của hộ gia đình bao gồm thu nhập từ tiền công, tiền lương, thu nhập
từ sản xuất nông nghiệp (sau khi đã trừ chi phí, thuế) và thu nhập từ phi nông
nghiệp (sau khi đã trừ chi phí, thuế), thu khác (biếu, mừng, lãi tiết kiệm). Các khoản
không tı́nh vào thu nhâp gồm rút tiền tiết kiêm, thu nơ, bán tài sản, vay nơ, tam ứng
và các khoản chuyển nhương vốn do liên kết trong sản xuất kinh doanh và các
khoản thu nhập khác (Tổng Cục thống kê, 2016).
Thu nhập bình quân đầu người trong năm được tính bằng cách chia tổng thu
nhập trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ (Tổng Cục thống kê, 2016).
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình
Nguồn thu nhập của mỗi cá nhân có được do phải bỏ sức lao động tham gia
vào các hoạt động lao động. Sự đóng góp sức lao động của mỗi cá nhân mang lại
nguồn thu nhập cho mỗi cá nhân và gia đình. Sự đóng góp ấy mang lại giá trị kinh
tế cho gia đình thông qua nguồn thu nhập hàng ngày, hàng tháng hoặc cả một năm
cho cả hộ. Do đó, để tạo ra sản phẩm có giá trị đòi hỏi sự kết hợp của vốn vật chất
và vốn con người (Ismail và Yussof, 2010).
Sự kết hợp giữa vốn con người và vốn vật chất tạo ra giá trị lao động biểu hiện
qua giá trị gia tăng về thu nhập nhận được. Vốn vật chất biểu hiện dưới hình thức là
vốn tài chính hoặc hiện vật (các nguồn tư liệu lao động) và con người có được do tự
có hoặc đi vay, mượn để thực hiện các hoạt động lao động hàng ngày. Vốn con
người là tổng hòa của các yếu tố kiến thức, kỹ năng và sự kết hợp với các tư liệu
sản xuất nhằm tạo ra năng suất lao động, là yếu tố không thể thiếu trong quá trình
sản xuất.
12
Trong quá trình sản xuất có sự kết hợp các yếu tố tư liệu sản xuất (tư liệu lao
động, đối tượng lao động) và sức lao động của con người. Vốn con người và vốn
vật chất đều có vai trò quan trọng trong quá trình tham gia hoạt động kinh tế xã hội.
Cả hai đều bị hao mòn theo thời gian, vốn vật chất tăng nhờ đầu tư mua mới các
loại thiết bị tư liệu sản xuất, còn vốn con người có thể tăng lên nhờ tích lũy trong
quá trình tham gia hoạt động kinh tế xã hội và bị hao mòn nếu không có sự trau dồi,
rèn luyện kiến thức kỹ năng, ý chí, nghị lực thì sẽ bị mai một theo thời gian.
Người lao động nhận được các khoản thu nhập khác nhau thông qua các hoạt
động lao động sản xuất dưới sự tác động của các nguồn vốn khác nhau, nhưng cốt
lõi nhất là vốn con người góp phần tạo ra giá trị năng suất lao động (Đoàn Văn
Khải, 2005). Để có giá trị năng suất lao động con người thực hiện thông qua các
hoạt động sinh kế hằng ngày, trong đó vốn con người đóng vai trò chủ đạo trong
quá trình hình thành các kế hoạch, các hoạt động lao động và liên kết các nguồn vốn
khác tạo ra giá trị thu nhập.
Theo một nghiên cứu của Thái Phúc Thành (2014), để tạo ra thu nhập con
người vận dụng tổng hòa các kỹ năng (kỹ năng chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng quản
lý tài chính, kỹ năng sử dụng vốn, kiến thức và các kỹ năng ứng phó với rủi ro và
các yếu tố bên ngoài (yếu tố rủi ro, sốc) nhằm tạo ra giá trị thu nhập.
Các nhà kinh tế học Tân cổ điển họ đưa ra các lý thuyết vốn nhân lực, lý
thuyết thu nhập và sự phân biệt đối xử, lý thuyết sản xuất,… để giải thích sự khác
nhau cơ bản về thu nhập của các cá nhân hay các hộ gia đình. Điều này biểu hiện
qua tính đặc thù của nghề nghiệp, quy mô lao động, vốn nhân lực và các kỹ năng
làm việc. Vốn nhân lực với tổng thể kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn của
người lao động, thể hiện năng lực làm việc của người lao động trong quá trình tạo ra
năng suất lao động. Cùng với vốn vật chất, vốn nhân lực cần phải có sự đầu tư
nhằm mang lại hiệu quả lao động và góp phần tạo ra giá trị gia tăng về thu nhập
trong tương lai.
Giá trị thu nhập của mỗi cá nhân nhận được có sự khác nhau do yếu tố quyết
định của vốn con người và vốn vật chất (Backer và Tomes, 1986; Mincer, 1984).
13
Vốn con người
Quy mô hộ
Tỷ lệ phụ thuộc
Tuổi chủ hộ
Giới tính chủ hộ
Học vấn chủ hộ
Dân tộc
Vốn tự nhiên
Diện tích đất
Nhà ở
Vốn xã hội
Tham gia
Vốn tài chính Vốn vật chất
tổ Vay TDVM từ CEP Tài sản
chức xã hội
THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO
Thời gian
T =2015, T=2018
Mỗi cá nhân hay mỗi hộ gia đình với các đặc điểm vốn nhân lực khác nhau tham gia
lao động trên cơ sở có vốn vật chất góp phần tạo ra các giá trị gia tăng về thu nhập
là khác nhau. Như vậy, thu nhập chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau.
TDVM là cần thiết giúp cho các hộ nghèo tạo dựng thu nhập (Krog, 2000).
TDVM ở các nước đang phát triển có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong xóa đói
giảm nghèo, đặc biệt TDVM giúp phụ nữ khu ở các vực nông thôn, họ là những
người không có khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ các định chế tài chính khác bởi
các rào cản (thủ tục phức tạp, tài sản thế chấp) tự tạo việc làm và tạo ra thu nhập
(Mohanan, 2005).
TDVM đã cung cấp cho khách hàng vay cơ hội tạo ra năng lực sinh kế, phát
huy khả năng tự làm chủ của họ (Alhassan và Akudugu, 2012). TDVM mở ra cơ
hội mới để có thể tạo dựng các dự án kinh doanh, sản xuất và việc làm góp phần gia
tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống (Yunus, 2007).
2.3. Khung phân tích
2.3.1. Khung phân tích
Trên cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình,
khung phân tích của đề tài được trình bày tại Hình 2.1.
Hình 2.1: Khung phân tích của đề tài
Nguồn: Tổng hợp lý thuyết và đề xuất của tác giả (2019)
14
2.3.2. Mô tả và định nghĩa các biến trong khung phân tích
2.3.2.1. Biến phụ thuộc
Biến phụ thuộc (TNBQ): Là thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo.
Được tính bằng tổng thu nhập của hộ trong năm chia cho số lượng thành viên của
hộ, đơn vị tính là triệu đồng/người/năm. Thu nhập của hộ gia đình bao gồm thu
nhập từ tiền công, tiền lương, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp (sau khi đã trừ chi
phí, thuế) và thu nhập từ phi nông nghiệp (sau khi đã trừ chi phí, thuế), thu khác
(biếu, mừng, lãi tiết kiệm).
Các khoản không tı́nh vào thu nhâp gồm rút tiền tiết kiêm, thu nơ, bán tài sản,
vay nơ, tam ứ ng và các khoản chuyển nhương vốn do liên kết trong sản xuất kinh
doanh và thu nhập khác (Tổng Cục thống kê, 2016).
2.3.2.2. Biến độc lập
Biến quan tâm chính: Tham gia chương trình TDVM của CEP hay không. Vì
mục tiêu thứ nhất của luận văn là đánh giá tác động của của quỹ cho vay CEP đến
thu nhập của hộ nghèo, và tác giả sử dụng kỹ thuật khác biệt trong khác biệt của
phương pháp bán thí nghiệm để thực hiện đánh giá nên sẽ tiến hành xem xét 2 nhóm
hộ nghèo ở thành phố Cao Lãnh có điều kiện tương đồng về những yếu tố còn lại
trong khung phân tích (xem phía dưới), chỉ khác nhau là một nhóm (100 hộ) được
tham gia chương trình, nhóm còn lại (100 hộ) thì không.
Quy mô hộ (QUYMO): Là biến thể hiện số người trong hộ, không tính người
làm thuê, ở nhờ. Hộ gia đình có nhiều thành viên thì dễ dàng đa dạng nguồn thu
nhập hơn những hộ ít người (Holstein, 2011). Tuy nhiên, số lượng người trong hộ
nghèo tăng lên thì có thể sẽ làm cho thu nhập đầu người giảm xuống (Nguyễn
Trọng Hoài, 2005).
Như vậy, để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về quy mô hộ, tác giả đã chọn
mẫu với cơ cấu như Bảng 2.1.
15
Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu khảo sát theo quy mô hộ
Quy mô hộ
Nhóm
3 - 5 người 6 - 9 người Cộng
Nhóm xử lý 64% 36% 100%
Nhóm kiểm soát 61% 39% 100%
Nguồn: Tính toán của tác giả (2019)
Tỷ lệ phụ thuộc (TLPT): Đo lường bằng số người dưới 15 tuổi hoặc trên 60
tuổi đối với nam, trên 55 tuổi đối với nữ hoặc người tàn tật của hộ chia cho tổng số
thành viên của hộ. Những hộ có tỷ lệ phụ thuộc cao thì thường có thu nhập thấp, dễ
chịu tổn thương (Dorter Verner, 2005; Mai Thị Hồng Đào, 2016). Như vậy, để đảm
bảo tương đồng giữa 2 nhóm về tỷ lệ phụ thuộc, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như
Bảng 2.2 để đảm bảo tương đồng về yếu tố này.
Bảng 2.2: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tỷ lệ phụ thuộc
Tỷ lệ phụ thuộc
Nhóm
< 10% 10% - 20% > 20% - 50% > 50% Cộng
Nhóm xử lý 11% 5% 52% 31% 100%
Nhóm kiểm soát 12% 15% 42% 31% 100%
Nguồn: Tính toán của tác giả (2019)
Tuổi chủ hộ (TUOI): Tính từ năm sinh đến năm 2018. Thông thường, những
chủ hộ nghèo càng lớn tuổi thì càng khó tìm kiếm việc làm mới cũng cao nên thu
nhập sẽ giảm đi (UNDP, 1995). Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về tuổi chủ
hộ, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.3 để đảm bảo tương đồng về yếu tố
này.
Bảng 2.3: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tuổi chủ hộ
Tuổi chủ hộ
Nhóm
≤ 30 31 - 40 40 – 60 > 60 Cộng
Nhóm xử lý 19% 37% 44% 0% 100%
Nhóm kiểm soát 13% 34% 53% 0% 100%
Nguồn: Tính toán của tác giả (2019)
16
Giới tính chủ hộ (GIOI): Chủ hộ là nam hoặc nữ. Chủ hộ là nam giới sẽ có
quan hệ rộng, dễ tiếp cận thông tin hơn nên những hộ có chủ hộ là nam giới thì thu
nhập sẽ cao hơn so với hộ có chủ hộ là nữ giới (Dorter Verner, 2005; Nguyễn Trọng
Hoài, 2005; Mai Thị Hồng Đào, 2016). Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về
giới tính của chủ hộ, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.4 để đảm bảo
tương đồng về yếu tố này.
Bảng 2.4: Cơ cấu mẫu khảo sát theo giới tính chủ hộ
Giới tính chủ hộ
Nhóm
Nam Nữ Cộng
Nhóm xử lý 71% 29% 100%
Nhóm kiểm soát 71% 29% 100%
Nguồn: Tính toán của tác giả (2019)
Học vấn chủ hộ (HOCVAN): Tính bằng số năm đi học. Người có trình độ
học vấn thấp thường hạn chế về trình độ hiểu biết và khả năng tiếp thu kiến thức
chuyên môn kém hơn so với người có trình độ cao nên thu nhập sẽ thấp hơn
(Baulch và McCulloch, 1998; Ngô Minh Cam và Bùi Thị Mai Hoài, 2016). Để đảm
bảo tương đồng giữa 2 nhóm về học vấn của chủ hộ, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu
như Bảng 2.5 để đảm bảo tương đồng về yếu tố này.
Bảng 2.5: Cơ cấu mẫu khảo sát theo học vấn của chủ hộ
Học vấn
Nhóm
5 năm 9 năm 12 năm Cộng
Nhóm xử lý 20% 47% 33% 100%
Nhóm kiểm soát 20% 47% 33% 100%
Nguồn: Tính toán của tác giả (2019)
Dân tộc (DANTOC): Kinh, Hoa, Khmer hoặc các dân tộc khác. Theo Ngân
hàng Thế giới (2004), phần lớn dân tộc thiểu số ở Việt Nam sống ở các vùng núi,
vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng kém phát triển; ít có điều kiện học hành vì thế kỹ
năng ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh cũng rất kém.
Ngoài ra, các hộ dân tộc thiểu số thường đông con, đất đai ít và không màu mỡ
17
nên thu nhập thấp hơn so với dân tộc Kinh hoặc Hoa. Để đảm bảo tương đồng giữa
2 nhóm về dân tộc, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.6 để đảm bảo tương
đồng về yếu tố này.
Bảng 2.6: Cơ cấu mẫu khảo sát theo dân tộc
Dân tộc
Nhóm
Kinh/Hoa Khmer hoặc
dân tộc khác
Cộng
Nhóm xử lý 85% 15% 100%
Nhóm kiểm soát 85% 15% 100%
Nguồn: Tính toán của tác giả (2019)
Diện tích đất (DIENTICH): Đo lường bằng diện tích đất của hộ chia cho
tổng số thành viên của hộ, đơn vị tính là nghìn m2
/người. Đất đai đóng vai trò quan
trọng và tạo cơ sở để người dân tiếp cận, sử dụng các loại tài sản khác và lựa chọn
sinh kế thay thế (Hanstad và cộng sự, 2004).
Diện tích đất có ảnh hưởng cùng chiều với thu nhập của hộ nghèo (Khandker,
2009). Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về diện tích đất, tác giả đã chọn mẫu
với cơ cấu như Bảng 2.7 để đảm bảo tương đồng về yếu tố này.
Bảng 2.7: Cơ cấu mẫu khảo sát theo diện tích đất
Diện tích đất
Nhóm
≤ 0,2 0,2 - 0,5 > 0,5 - 1,0 > 1,0 Cộng
Nhóm xử lý 47% 26% 25% 2% 100%
Nhóm kiểm soát 51% 34% 15% 0% 100%
Nguồn: Tính toán của tác giả (2019)
Nhà ở (NHA): Có nhà ở hoặc không có nhà. Hộ nghèo có nhà ở thì cuộc sống
của họ cũng ổn định, có thể sử dụng nhà để ở kết hợp với mua bán nhỏ hoặc sản
xuất tại gia đình, nên tăng thêm thu nhập. Những hộ không có nhà ở phải trả thêm
khoản tiền đi thuê, mướn nhà ở. Vì vậy hộ có nhà ở thì thu nhập sẽ cao hơn hộ
không có nhà ở (Tham khảo chuyên gia, 2019). Để đảm bảo tương đồng giữa 2
nhóm về việc có nhà ở hay không, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.8 để
đảm bảo tương đồng về yếu tố này.
18
Bảng 2.8: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tình trạng nhà ở
Nhà ở
Nhóm
Có nhà ở Không nhà ở Cộng
Nhóm xử lý 52% 48% 100%
Nhóm kiểm soát 55% 45% 100%
Nguồn: Tính toán của tác giả (2019)
Tham gia các tổ chức chính trị, xã hội (CTXH): Những hộ tham gia tổ chức
chính trị xã hội sẽ có điều kiện tiếp cận nhiều thông tin hoặc nhận được hỗ trợ về tài
chính từ các tổ chức CTXH mà họ tham gia, do đó thu nhập cao hơn hộ không tham
gia (Mai Thị Hồng Đào, 2016). Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về việc có
tham gia TCCTXH hay không, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.9 để
đảm bảo tương đồng về yếu tố này.
Bảng 2.9: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tham gia tổ chức chính trị, xã hội
Tham gia CTXH
Nhóm
Có tham gia Không tham gia Cộng
Nhóm xử lý 49% 51% 100%
Nhóm kiểm soát 49% 51% 100%
Nguồn: Tính toán của tác giả (2019)
Tài sản (TAISAN): Tổng giá trị tài sản của hộ gia đình, không bao gồm đất
đai. Tài sản thuộc nguồn vốn vật chất, có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình
(Backer và Tomes, 1986; Mincer, 1984). Những hộ có nhiều tài sản, tài sản lớn hơn
thì dễ dàng tạo ra thu nhập nên thu nhập cao hơn hộ có ít tài sản, tài sản nhỏ (Phan
Đình Khôi, 2012; Mai Thị Hồng Đào, 2016). Tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như
Bảng 2.10 để đảm bảo tương đồng về yếu tố này.
Bảng 2.10: Cơ cấu mẫu khảo sát hộ nghèo theo tài sản
Tài sản
Nhóm
≤ 50 50 - 100 > 100 - 150 > 150 Cộng
Nhóm xử lý 26% 50% 17% 7% 100%
Nhóm kiểm soát 31% 45% 19% 5% 100%
Nguồn: Tính toán của tác giả (2019)
19
2.3.3. Quy trình thực hiện đề tài
Quy trình thực hiện đề tài tiến hành qua các bước chủ yếu như sau:
Bước 1: Xây dựng khung phân tích trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, lý thuyết
và các nghiên cứu trước có liên quan.
Bước 2: Chọn mẫu đảm bảo sự tương đồng, thu thập dữ liệu để đánh giá tác
động chính sách bằng phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID).
Bước 3: Sử dụng phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID) để đánh giá tác
động của quỹ cho vay CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn Đồng Tháp.
Bước 4: Phỏng vấn sâu để tìm hiểu nguyên nhân của kết quả tác động từ của
chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo.
Hình 2: Quy trình thực hiện đề tài
Nguồn: Đề xuất của tác giả (2019)
2.4. Dữ liệu nghiên cứu
Để đáp ứng điều kiện của kỹ thuật khác biệt trong khác biệt của phương pháp
bán thí nghiệm, đề tài chọn 100 hộ làm Nhóm kiểm soát (Nhóm kiểm soát) có điều
kiện tương đồng với 100 hộ thuộc nhóm xử lý (Nhóm xử lý) - vui lòng xem phần
Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
Khung phân tích
Chọn mẫu để đảm bảo tính tương đồng => Thu thập dữ liệu
Nghiên cứu
định lượng
Đánh giá tác động (phương pháp DID) => Kết quả
Nghiên cứu
định tính
Phỏng vấn sâu
Nguyên nhân kết quả, hạn chế
Khuyên nghị, hàm ý chính sách
20
khung phân tích ở phía trên.
Phân bổ mẫu khảo sát
Thành phố Cao Lãnh hiện có 15 đơn vị hành chánh trực thuộc gồm 8 phường
và 7 xã (Các phường: 1, 2, 3, 4, 6, 11, Mỹ Phú, Hòa Thuận; các xã: Mỹ Tân, Hoà
An, Tịnh Thới, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Mỹ Trà, Mỹ Ngãi).
Đề tài chọn ra 4 phường, xã để tiến hành khảo sát là: phường 2, phường 6, xã
Hòa An, xã Mỹ Trà. Mỗi phường, xã chọn 25 hộ thuộc nhóm kiểm soát và 25 hộ
thuộc nhóm xử lý (Bảng 2.11).
Bảng 2.11: Phân bổ mẫu khảo sát
Stt Huyện
Nhóm xử
lý
Nhóm kiểm
soát
Cộng
Tỷ trọng
(%)
1 Phường 2 25 25 50 25
2 Phường 6 25 25 50 25
3 Xã Hòa An 25 25 50 25
4 Xã Mỹ Trà 25 25 50 25
Tổng số 100 100 200 100
Nguồn: Tính toán của tác giả (2019)
Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập thông tin của hộ nghèo ở thời điểm
năm 2015 và năm 2018 bằng phương pháp hồi cứu, với các nội dung chính:
i) Phần sàng lọc: Giúp chọn đúng đối tượng điều tra là hộ nghèo thuộc nhóm
xử lý hoặc nhóm kiểm soát.
ii) Thông tin về hộ gia đình: Số lượng thành viên trong hộ; Số lượng người
phụ thuộc; Các thông tin về chủ hộ (tuổi, giới tính, học vấn, dân tộc), diện tích đất,
tình trạng nhà ở; Tham gia các tổ chức chính trị, xã hội; Tài sản nhằm mục đích
đảm bảo sự tương đồng giữa 2 nhóm như đã trình bày ở khung phân tích. Đặc biệt,
thông tin về thu nhập của từng hộ ở 2 thời điểm 2015 và 2018 tác giả vừa thu thập
trên cơ sở hỏi chính các hộ dân, vừa so sánh với các nguồn gốc thu nhập của các hộ
để đảm bảo chính xác.
21
iii) Thông tin về vay vốn TDVM của CEP gồm: Số tiền vay, lãi suất, thời hạn
vay, việc tiếp cận với tín dụng, hiểu biết về chương trình TDVM của CEP, đánh giá
về thủ tục cho vay của chương trình TDVM của CEP và các khuyến nghị nếu có.
Nội dung chi tiết nội dung bảng câu hỏi được trình bày tại Phụ lục 1.
Cách thức thu thập dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình bằng
bảng câu hỏi in sẵn. Điều tra viên đến nhà và phỏng vấn trực tiếp chủ hộ hoặc người
đại diện của hộ gia đình. Các bước tiến hành điều tra hộ:
(1) Liên hệ với Chi nhánh của CEP tại thành phố Cao Lãnh để nhận danh sách
hộ có vay vốn ở thời điểm năm 2016 trở về sau nhưng không vay vốn ở thời điểm
năm 2015, gọi là nhóm xử lý;
(2) Liên hệ với các Trưởng khu vực/ Trưởng khóm, ấp để chọn nhóm kiểm
soát gồm hộ nghèo không vay vốn TDVM của CEP trong suốt giai đoạn 2015 -
2018, có đặc điểm tương đồng với nhóm xử lý;
(3) Tiến hành phỏng vấn cả hai nhóm hộ này. Nếu hộ dân từ chối tham gia
phỏng vấn, sẽ được thay thế bằng hộ khác.
2.5. Cách tiếp cận và kỹ thuật sử dụng để thực hiện đề tài
Với mục tiêu thứ nhất, tác giả sử dụng kỹ thuật khác biệt trong khác biệt
(DID) để trả lời. Để áp dụng được phương pháp DID, cần phải có số liệu bảng,
nghĩa là số liệu vừa phản ánh thông tin theo thời gian vừa phản ánh thông tin chéo
của đối tượng quan sát (Nguyễn Xuân Thành, 2006). Thực hiện phương pháp DID
bằng cách chia các đối tượng phân tích thành hai nhóm: Nhóm tham gia chính sách
(còn gọi là nhóm xử lý) và nhóm không tham gia chính sách (còn gọi là nhóm kiểm
soát). Giả thiết quan trọng của phương pháp DID là nếu không có chính sách thì đầu
ra của nhóm tham gia chính sách và nhóm không tham gia chính sách có xu hướng
biến thiên như nhau. Sự khác nhau trong biến thiên theo thời gian giữa hai nhóm
này là do ảnh hưởng của chính sách.
Gọi Y là biến phản ánh đầu ra của chính sách. Gọi D là biến phản ánh nhóm
quan sát, D = 0: Nhóm kiểm soát; D = 1: Nhóm xử lý. T = 0 là khi chưa có chính
22
sách, T = 1 là sau khi có chính sách. Tại thời điểm trước khi có chính sách, đầu ra
của nhóm kiểm soát là Y00 (D = 0, T = 0) và đầu ra của nhóm xử lý là Y10 (D = 1, T
= 0). Chênh lệch đầu ra giữa hai nhóm này trước khi có chính sách là Y10-Y00. Tại
thời điểm sau khi áp dụng chính sách, đầu ra của nhóm kiểm soát là Y01 (D = 0, T =
1) và đầu ra của nhóm xử lý là Y11 (D = 1, T = 1). Chênh lệch đầu ra giữa hai nhóm
này là Y11-Y01. Tác động của chính sách là (Y11-Y01) - (Y10-Y00) (Hình 2.2).
Đầu ra, Y
Y11[D = 1]
Y10[D = 1]
Y01[D = 0]
Y00[D = 0]
T= 0 T = 1 Thời gian, T
Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn tác động của phương pháp khác biệt trong khác biệt
Nguồn: Nguyễn Xuân Thành (2006)
Đề tài chọn hộ nghèo theo phân loại của địa phương ở thời điểm năm 2015, có
tham gia vay vốn TDVM của CEP trong năm 2018 nhưng không vay vốn của CEP
trong năm 2015 làm nhóm xử lý. Và hộ nghèo theo xếp loại của địa phương ở thời
điểm năm 2015 nhưng không tham gia vay vốn của CEP trong cả giai đoạn 2015 -
2018 có các đặc điểm (thu nhập đầu người, học vấn, tỷ lệ người phụ thuộc, diện tích
đất, giá trị tài sản, quy mô hộ, có nhà ở, …) tương tự với các hộ có vay vốn của
CEP làm nhóm kiểm soát. Với giả định rằng vào năm 2015, hai nhóm này có xuất
phát điểm như nhau, nếu cả hai nhóm không vay vốn TDVM của CEP thì thu nhập
của họ thay đổi tương tự nhau từ năm 2015 đến 2018.
Căn cứ vào chuẩn nghèo của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2018 để chọn
hộ nghèo tham gia nghiên cứu. Đề tài loại bỏ bớt những hộ nghèo có thu nhập bình
quân đầu người vượt ra xa khỏi chuẩn nghèo của tỉnh để loại bỏ trường hợp hộ
không nghèo thực chất nhưng được xếp vào diện hộ nghèo. Việc chọn hộ thuộc
Ước lượng DID
23
nhóm kiểm soát và nhóm xử lý như trên nhằm thỏa mãn điều kiện của phương pháp
phân tích khác biệt trong khác biệt. Ngoài ra, để những yếu tố khác đảm bảo sự
tương đồng thì cơ cấu của cả 2 nhóm đối tượng nghiên cứu đảm bảo như tác giả đã
trình bày trong khung phân tích.
Đối với mục tiêu 2 (nguyên nhân của kết quả tác động từ chương trình TDVM
của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp) tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu môt số đối tương liên quan (hộ nghèo,
cán bộ của Quỹ CEP, cán bộ tham gia hỗ trợ CEP thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh
Đồng Tháp) để tı̀m hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả tác đông đó là gì.
Tóm tắt Chương 2
Chương 2 trình bày các khái niệm liên quan và lý thuyết về các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập hộ nghèo. Trên cơ sở đó thiết lập khung phân tích. Chương này
cũng trình bày về dữ liệu, cách tiếp cận và kỹ thuật thực hiện đề tài.
24
Chương 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
TDVM CỦA CEP ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
3.1. Tổng quan chương trình TDVM của CEP giai đoạn 2015 - 2018 tại
thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
3.1.1. Giới thiệu chương trình CEP
CEP là một tổ chức tài chính vi mô phi lợi nhuận, do Liên đoàn Lao động
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) thành lập vào tháng 11/1991, nhằm cung cấp
dịch vụ tài chính cho công nhân lao động nghèo tự tạo việc làm, giúp họ có thu
nhập, làm giảm tình trạng nghèo của công nhân lao động TPHCM. Đến nay, CEP là
tổ chức tài chính vi mô lớn nhất ở Việt Nam. CEP có mạng lưới chi nhánh tại hoạt
động trên địa bàn TPHCM, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và các tỉnh ĐBSCL.
Mục tiêu của Quỹ CEP: Cung cấp TDVM cho người nghèo và nghèo nhất
nhằm giúp họ khởi nghiệp hoặc phát triển công việc làm ăn, sản xuất nhỏ, tự tạo thu
nhập. Từ đó, giúp họ cải thiện an sinh gia đình; Giảm tỷ lệ thất nghiệp trong người
nghèo; Mở rộng cung cấp các dịch vụ TDVM cho người nghèo và duy trì sự bền
vững tài chính của tổ chức.
CEP đã cung cấp các sản phẩm: Sản phẩm cho vay tạo thu nhập cơ bản (cho
vay trả hàng tuần hoặc hàng tháng), sản phẩm tiết kiệm (tiết kiệm bắt buộc gắn kết
với sản phẩm vay và tiết kiệm định hướng), sản phẩm cho vay cải thiện nhà ở, sản
phẩm cho vay học nghề.
Giai đoạn 2013 - 2016, Quỹ CEP có sự tăng trưởng. Đến cuối năm 2016, CEP
có 28 chi nhánh với 399 cán bộ, nhân viên. Số lượng thành viên (hộ nghèo) của
CEP đạt 233.100 người. Bình quân mỗi chi nhánh của CEP cho vay 7.787 thành
viên, với dư nợ bình quân của 1 thành viên là 9,2 triệu đồng. Mỗi nhân viên của
CEP quản lý trung bình 546 khoản vay. Tổng dư nợ của quỹ CEP đạt 1.155.664
triệu đồng; Số dư tiết kiệm đạt 520.848 triệu đồng; Nợ vay là 299.734 triệu đồng;
Vốn chủ sở hữu đạt 375.214 triệu đồng; Tổng tài sản đạt 1.236.375 triệu đồng.
25
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động của Quỹ CEP giai đoạn 2012 - 2016
Stt Chỉ số CEP 2016 2015 2014
1 Số chi nhánh 34 33 32
2 Số nhân viên 557 519 492
3 Tổng số thành viên 329.619 305.835 276.774
4 Thành viên tiết kiệm 278.717 262.268 247.909
5 Thành viên đang vay 309.949 288.490 260.810
6 Số khoản vay 356.117 340.703 315.956
7 Doanh số cho vay (triệu VNĐ) 5.686.859 4.993.261 3.832.467
8 Mức vay bình quân (VNĐ) 15.969.074 14.655.760 12.129.749
9 Tiết kiệm / Thành viên (VNĐ) 3.647.975 3.287.659 2.823.084
10 Thành viên đang vay / Chi nhánh 9.116 8.742 8.150
11 Thành viên đang vay / Nhân viên 556 556 530
12 Dư nợ cho vay (triệu VNĐ) 2.761.692 2.398.294 1.823.674
13 Số dư tiết kiệm (triệu VNĐ) 1.016.753 862.248 699.868
14 Nợ đi vay (triệu VNĐ) 901.040 835.998 515.251
15 Vốn chủ sở hữu (triệu VNĐ) 812.030 678.181 555.490
16 Tổng tài sản (triệu VNĐ) 2.849.129 2.477.477 1.856.074
Nguồn: CEP (2017)
Thành viên CEP được phân thành 3 nhóm: nghèo nhất, nghèo và tương đối
nghèo (Bảng 3.2). CEP tập trung phục vụ người nghèo và những người nghèo nhất.
Bảng 3.2: Phân nhóm hộ nghèo tham gia TDVM của CEP
Phân loại hộ
Số người
phụ thuộc
Thu nhập
(VNĐ/ngày)
Tài sản Nhà cửa
Nghèo nhất
3 hoặc
hơn
Thấp hơn
30.000
Không có hoặc
rất ít và chất
lượng kém
Chất lượng thấp,
không kiên cố, không
có điện và nước
Nghèo
Giữa 2
và 3
30.000 đến
58.300
Cũ và chất lượng
kém
Chất lượng thấp, bán
kiên cố, có điện, nước
sinh hoạt
Tương đối
nghèo
Thấp hơn
2
Cao hơn
58.300
Chất lượng thấp
đến trung bình
Kiên cố, có điện, nước
sinh hoạt
Nguồn: CEP (2017)
26
Thành viên CEP sử dụng vốn vay chủ yếu để buôn bán nhỏ, sản xuất các mặt
hàng thủ công hoặc sản xuất dựa vào sức lao động (mua phế liệu, làm nhang, làm
chổi, chăn nuôi gia cầm, gia súc). Một phần của khoản vay được thành viên của
CEP sử dụng để cải tạo nhà ở, mua thực phẩm, đóng học phí.
3.1.2. Chương trình TDVM của CEP tại thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp
Về cơ cấu thành viên vay vốn: Năm 2015, công nhân viên chiếm 14,4%, người
lao động chiếm 85,6%; Đến năm 2018, tỷ lệ công nhân viên vay vốn tăng lên
22,0%, tỷ lệ người lao động vay vốn giảm xuống còn 78,0% (Hình 3.1).
Hình 3.1: Cơ cấu thành viên vay vốn CEP tại thành phố Cao Lãnh
Nguồn: CEP Chi nhánh Đồng Tháp (2016, 2019)
Nhìn chung, chương trình TDVM của CEP tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2015 - 2018, thể hiện ở số lượt vay, doanh
số cho vay, số lượng thành viên đang vay, dư nợ cho vay, dư nợ bình quân/1 thành
viên đang vay đều tăng theo từng năm (Bảng 3.3).
Bảng 3.3: Kết quả chương trình CEP tại Cao Lãnh giai đoạn 2015 - 2018
Khoản mục 2015 2016 2017 2018
Lượt vay (lượt) 12.032 11.755 11.815 12.624
Doanh số cho vay (triệu đồng) 132.878 132.950 151.375 189.207
Thành viên đang vay (người) 6.697 7.094 7.025 7.272
Dư nợ cho vay (triệu đồng) 67.901 74.416 77.614 104.514
Dư nợ bình quân (triệu đồng/thành
viên đang vay)
10 10 11 14
Nguồn: CEP Chi nhánh Đồng Tháp (2016, 2017, 2018, 2019)
27
Năm 2018, số lượt vay là 12.624 (tăng 592 lượt so với năm 2015); Doanh số
cho vay là 189.207 triệu đồng (tăng 56.329 triệu đồng so với năm 2015). Thành
viên đang vay là 7.272 người (tăng 575 người so với năm 2015); Tổng dư nợ cho
vay là 104.514 triệu đồng (tăng 36.613 triệu đồng so với năm 2015); Dư nợ bình
quân/1 thành viên đang vay là 14 triệu đồng (tăng 4 triệu đồng so với năm 2015).
3.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Số lượng phiếu khảo sát thu về là 200 phiếu đầy đủ thông tin, gồm 100 hộ
thuộc nhóm xử lý và 100 hộ thuộc nhóm kiểm soát.
3.2.1. Đặc điểm mẫu khảo sát
3.2.1.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội của hộ tại thời điểm năm 2015
Về giới tính: Chủ hộ là nam giới chiếm tỷ lệ 72,5% (Nhóm kiểm soát: 71,0%;
Nhóm xử lý: 74,0%). Về dân tộc: Dân tộc Kinh hoặc Hoa chiếm tỷ lệ 84,5% (Nhóm
kiểm soát: 85,0%; Nhóm xử lý: 84,0%). Tuổi của chủ hộ: Trung bình là 37,6 tuổi
(Nhóm kiểm soát: 38,3; Nhóm xử lý: 36,9).
Bảng 3.4: Đặc điểm của hộ nghèo khảo sát tại thời điểm năm 2015
Stt Khoản mục Đvt
Nhóm
kiểm
soát
n = 100
Nhóm
xử lý
n = 100
Chung
n = 200
1 Tỷ lệ chủ hộ là nam giới % 71,0 74,0 72,5
2 Tỷ lệ hộ dân tộc Kinh, Hoa % 85,0 84,0 84,5
3 Tuổi của chủ hộ Năm 38,3 36,9 37,6
4 Quy mô hộ gia đình Người 5,2 5,0 5,1
5 Tỷ lệ người phụ thuộc % 38,0 42,9 40,5
6 Số năm đi học Năm 9,2 9,5 9,3
7 Diện tích đất của hộ 1.000m2
0,9 1,2 1,0
8 Diện tích bình quân đầu người m2
/người 187,1 261,9 224,5
9 Tài sản Triệu đồng 79,5 80,2 79,8
10 Tỷ lệ có nhà ở % 55,0 57,0 56,0
11 Tỷ lệ tham gia tổ chức xã hội % 39,0 36,0 37,5
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)
28
Quy mô hộ gia đình: Trung bình mỗi hộ có 5,1 người (Nhóm kiểm soát: 5,2;
Nhóm xử lý: 5,0). Tỷ lệ người phụ thuộc: Trung bình là 40,5% (Nhóm kiểm soát:
38,0%; Nhóm xử lý: 42,9%). Số năm đi học của chủ hộ: Trung bình là 9,3 năm
(Nhóm kiểm soát: 9,2 năm; Nhóm xử lý: 9,5 năm).
Diện tích đất: Trung bình mỗi hộ có 1.000m2
đất, bao gồm đất ở, đất sản xuất
nông nghiệp (Nhóm kiểm soát: 900m2
; Nhóm xử lý: 1.200m2
). Diện tích bình quân
đầu người: Trung bình là 224,5 m2
/người (Nhóm kiểm soát: 187,1 m2
/người; Nhóm
xử lý: 261,9 m2
/người). Tài sản (không kể giá trị đất đai): Trung bình mỗi hộ có
79,8 triệu đồng (Nhóm kiểm soát: 79,5 triệu đồng; Nhóm xử lý: 80,2 triệu đồng).
Tỷ lệ hộ có nhà ở: Trung bình là 56,0% (Nhóm kiểm soát: 55,0%; Nhóm xử
lý: 57,0%). Tỷ lệ hộ tham gia tổ chức xã hội: Trung bình là 37,5% (Nhóm kiểm
soát: 39,0%; Nhóm xử lý: 36,0%).
3.2.1.2. Sự thay đổi các đặc điểm kinh tế, xã hội của hộ theo thời gian
Các yếu tố nhân khẩu học của hộ không thay đổi theo thời gian gồm có: Tỷ lệ
chủ hộ là nam giới; Tỷ lệ hộ dân tộc Kinh, Hoa; Quy mô hộ gia đình; Tỷ lệ người
phụ thuộc; Số năm đi học của chủ hộ (Bảng 3.5).
Ở mức ý nghĩa thống kê 5%, diện tích đất của hộ, diện tích bình quân đầu
người, tỷ lệ có nhà ở, thu nhập của hộ, thu nhập đầu người của hộ thuộc nhóm kiểm
soát và nhóm xử lý đều tăng. Cụ thể:
Nhóm kiểm soát: Diện tích đất canh tác của hộ tăng thêm 200,0 m2
; Diện tích
đất bình quân đầu người tăng thêm 44,3 m2
; Tỷ lệ hộ có nhà ở tăng thêm 17,0%;
Thu nhập của hộ tăng thêm 8,1 triệu đồng; Thu nhập bình quân đầu người tăng
thêm 1,6 triệu đồng/người.
Nhóm xử lý: Diện tích đất canh tác của hộ tăng thêm 200,0 m2
; Diện tích đất
bình quân đầu người tăng thêm 42,5 m2
; Tỷ lệ hộ có nhà ở tăng thêm 22,0%; Thu
nhập của hộ tăng thêm 18,1 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người tăng thêm 3,5
triệu đồng/người.
29
Bảng 3.5: Thay đổi đặc điểm của hộ nghèo khảo sát theo thời gian
Stt Khoản mục22,6 Đvt
Nhóm kiểm soát
n = 100
Nhóm xử lý
n = 100
Thời điểm
2015
Thời điểm
2018
Chênh
lệch
Thời điểm
2015
Thời điểm
2018
Chênh
lệch
1 Tỷ lệ chủ hộ là nam giới % 71,0 71,0 0,0 74,0 74,0 0,0
2 Tỷ lệ hộ dân tộc Kinh, Hoa % 85,0 85,0 0,0 84,0 84,0 0,0
3 Tuổi của chủ hộ Năm 38,3 41,3 3,0 36,9 39,9 3,0
4 Quy mô hộ gia đình Người 5,2 5,2 0,0 5,0 5,0 0,0
5 Tỷ lệ người phụ thuộc % 38,0 38,0 0,0 42,9 42,9 0,0
6 Số năm đi học Năm 9,2 9,2 0,0 9,5 9,5 0,0
7 Diện tích đất của hộ 1.000m2
0,9 1,1 **
0,2 1,2 1,4 **
0,2
8 Diện tích bình quân đầu người m2
/người 187,1 231,4 **
44,3 261,9 304,4 **
42,5
9 Tài sản Triệu đồng 79,5 82,5 3,0 80,2 88,8 8,6
10 Tỷ lệ có nhà ở % 55,0 72,0 ***
17,0 57,0 79,0 ***
22,0
11 Tỷ lệ tham gia tổ chức xã hội % 39,0 49,0 10,0 36,0 40,0 4,0
12 Thu nhập của hộ Triệu đồng 22,6 30,7 ***8,1 22,2 40,3 ***
18,1
13 Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng/người 4,3 5,9 ***1,6 4,3 7,8 ***3,5
Ghi chú: ***, **, * lần lượt có ý nghĩa thống kê ở 1%, 5%, 10%
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)
30
Hình 3.2: Cơ cấu thu nhập của hộ nghèo thuộc nhóm kiểm soát
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)
Nhìn chung, cơ cấu thu nhập từ tiền công, tiền lương, thu nhập từ nông nghiệp,
phi nông nghiệp, thu nhập khác của hộ gia đình thuộc nhóm kiểm soát không có sự
thay đổi lớn giữa thời điểm năm 2015 và 2018 (Hình 3.2). Trong đó, thu nhập từ
nông nghiệp là lớn nhất, năm 2015 chiếm 35,8% và năm 2018 chiếm 34,2%; Thu
nhập phi nông nghiệp năm 2015 chiếm 31,9% và năm 2018 chiếm 34,5%; Thu nhập
từ tiền công, tiền lương năm 2015 chiếm 27,0% và năm 2018 chiếm 27,7%; Thu
nhập khác năm 2015 chiếm 5,3% và năm 2018 chiếm 3,6%.
Hình 3.3: Cơ cấu thu nhập của hộ nghèo thuộc nhóm xử lý
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)
Ngược lại, cơ cấu thu nhập của hộ gia đình thuộc nhóm xử lý có sự thay đổi
tích cực theo hướng giảm tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp, tăng tỷ trọng thu nhập
phi nông nghiệp (Hình 3.3). Nếu như nhăm 2015 thu nhập nông nghiệp chiếm nhiều
nhất với tỷ trọng 35,1% thì sang năm 2018, thu nhập nông nghiệp chỉ còn 30,0%,
31
xếp vị trí thứ hai. Đồng thời, thu nhập phi nông nghiệp tăng từ mức 32,0% năm
2015 lên 43,7% năm 2018, trở thành nguồn thu nhập lớn nhất. Thu nhập từ tiền
công, tiền lương và thu nhập khác có giảm nhưng không đáng kể (Thu nhập tiền
công, tiền lương: năm 2015 chiếm 25,7% sang năm 2018 chiếm 22,3%; Thu nhập
khác: năm 2015 chiếm 7,2% và năm 2018 chiếm 4,0%).
3.2.2. Tiếp cận chương trình TDVM của CEP của hộ nghèo
Đối với nhóm hộ có vay vốn của CEP, trung bình mỗi hộ còn dư nợ 16,2 triệu
đồng, độ lệch chuẩn là 8,9 triệu đồng/hộ; Hộ còn nợ vay ít nhất là 3,0 triệu đồng và
nhiều nhất là 33,0 triệu đồng. Lãi suất vay trung bình là 6,9%/năm, độ lệch chuẩn là
0,8%/năm; Lãi suất vay cao nhất là 8,0%/năm và thấp nhất là 6,0%/năm (Bảng 3.6).
Bảng 3.6: Dư nợ và lãi suất vay
Stt Khoản mục Trung bình
Độ lệch
chuẩn
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
1 Dư nợ (triệu đồng/hộ) 16,2 8,9 3,0 33,0
2 Lãi suất vay (%/năm) 6,9 0,8 6,0 8,0
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)
Hình 3.4 cho thấy, có 29% số hộ không hài lòng khi vay vốn của CEP (Rất
không hài lòng: 10% và Không hài lòng 19%). Tỷ lệ có mức hài lòng từ bình
thường đến rất hài lòng là 71% (Bình thường: 49%; Hài lòng: 14%; Rất hài lòng:
9%).
Hình 3.4: Mức độ hài lòng của hộ tham gia chương trình TDVM của CEP
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)
32
Như vậy, nhìn chung chương trình TDVM của CEP cơ bản đáp ứng được sự
hài lòng của hộ nghèo, thể hiện ở chỗ chỉ có số ít hộ nghèo (29%) chưa hài lòng.
Đây cũng là nỗ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ, cộng tác viên của Quỹ CEP. Về
nguyên nhân không hài lòng, lý cho chủ yếu là số tiền vay quá ít, chiếm 22/29 hộ, tỷ
lệ 75,9% và thủ tục vay phức tạp, chiếm 18/29 hộ, tỷ lệ 62,1% (Hình 3.5).
Hình 3.5: Lý do không hài lòng của hộ tham gia chương trình TDVM của CEP
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)
Lý do không tham gia chương trình TDVM của CEP của 100 hộ gia đình
thuộc nhóm kiểm soát, gồm có: 73% cho rằng do không biết về chương trình, 62%
cho rằng tiền vay quá ít, 57% cho rằng do thủ tục phức tạp, 42% biết về chương
trình nhưng không biết thủ tục và 5% nghĩ rằng phải mất chi phí lót tay thì mới
được vay vốn (Hình 3.6).
Hình 3.6: Lý do không tham gia chương trình TDVM của CEP
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)
33
3.3. Tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ
nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
3.3.1. Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm xử lý và nhóm kiểm soát
Giả định của phương pháp DID là nhóm xử lý và nhóm kiểm soát phải có đặc
điểm tương tự nhau vào thời điểm chưa có chính sách (năm 2015).
Kết quả kiểm định t - test sự khác biệt giá trị trung bình giữa nhóm kiểm soát
và nhóm xử lý tại thời điểm chưa có chính sách (năm 2015), ở mức ý nghĩa thống
kê 5%, nhóm nhóm kiểm soát và nhóm xử lý không có sự khác biệt về tỷ lệ phụ
thuộc, tuổi chủ hộ, giới tính chủ hộ, học vấn chủ hộ, dân tộc, diện tích đất, tình
trạng nhà ở, tham gia các tổ chức chính trị, xã hội, tài sản do các giá trị Pr đều lớn
hơn 5% (Bảng 3.7). Như vậy, điều kiện giả định của phương pháp DID được thỏa
mãn.
Bảng 3.7: Khác biệt giữa 2 nhóm tại thời điểm chưa có chính sách (năm 2015)
Stt Yếu tố Đvt
Nhóm
kiểm
soát
Nhóm xử
lý
Chênh
lệch
Pr (%)
1 Quy mô hộ Người 5,2 5,0 -0,2 40,8
2 Tỷ lệ phụ thuộc % 38,0 42,9 4,9 9,5
3 Tuổi chủ hộ Năm 38,3 36,9 -1,4 8,9
4 Chủ hộ là nam giới % 71,0 74,0 3,0 63,7
5 Học vấn chủ hộ Năm 9,2 9,5 0,3 47,0
6 Dân tộc Kinh/Hoa % 85,0 84,0 -1,0 84,6
7 Diện tích đất m2
/người 187,1 261,9 74,8 9,5
8 Có nhà ở % 55,0 57,0 2,0 77,7
9
Tham gia các tổ chức
chính trị, xã hội
% 39,0 36,0 -3,0 18,0
10 Tài sản Triệu đồng 79,5 80,2 0,7 86,9
11 Sinh sống ở thành thị % 50,0 50,0 0,0 100,0
12 Thu nhập đầu người
Triệu
đồng/người
4,3 4,3 0,0 70,3
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)
34
3.3.2. Tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ
nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Bảng 3.8 cho thấy tại thời điểm chưa có chính sách (năm 2015), chênh lệch
thu nhập giữa hộ thuộc nhóm xử lý và hộ thuộc nhóm kiểm soát là 1,18 triệu
đồng/hộ, chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%.
Đến thời điểm có chính sách (năm 2018), chênh lệch thu nhập giữa hộ thuộc
nhóm xử lý và hộ thuộc nhóm kiểm soát là 11,91 triệu đồng/hộ, chênh lệch này có ý
nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Tác động của chương trình TDVM của CEP đến
thu nhập của hộ nghèo bằng phương pháp khác biệt trong khác biệt là 11,91 - 1,18 =
9,73 triệu đồng/hộ, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Như vậy, chương trình TDVM
của CEP giúp cho thu nhập của hộ nghèo tăng thêm 9,73 triệu đồng/hộ.
Bảng 3.8: Tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập hộ nghèo
Chỉ tiêu Khoản mục
Thời điểm
chưa có
chính sách
(năm 2015)
Thời điểm
có chính
sách
(năm 2018)
Thu nhập của hộ
(triệu đồng/hộ)
Nhóm kiểm soát -33,6 -27,6
Nhóm xử lý -32,4 -16,6
Chênh lệch (Nhóm xử lý -
nhóm kiểm soát)
1,18 ***
11,91
Tác động của chương trình
TDVM của CEP bằng DID
***
9,73
Thu nhập bình
quân đầu người
(triệu đồng/người)
Nhóm kiểm soát -0,19 0,80
Nhóm xử lý -0,07 2,99
Chênh lệch (Nhóm xử lý -
nhóm kiểm soát)
0,12 ***
2,19
Tác động của chương trình
TDVM của CEP bằng DID
***
2,07
*** có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức ý nghĩa 1%.
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)
Tương tự, tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập bình quân
đầu người của hộ nghèo bằng phương pháp khác biệt trong khác biệt là 2,19 - 0,12
35
= 2,07 triệu đồng/người, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Nghĩa là, chương trình
TDVM của CEP giúp cho thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng thêm
2,07 triệu đồng/người.
Tóm tắt chương 3
Chương 3 đã trình bày kết quả tác động của chương trình TDVM của CEP đến
thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong giai
đoạn 2015 - 2018 bằng kỹ thuật khác biệt trong khác biệt.
Với số lượng quan sát gồm 200 hộ nghèo (100 hộ thuộc nhóm xử lý và 100 hộ
thuộc nhóm kiểm soát), kết quả nghiên cứu cho chương trình TDVM của CEP giúp
cho thu nhập của hộ tăng thêm 9,73 triệu đồng/hộ/năm và thu nhập bình quân đầu
người tăng thêm 2,07 triệu đồng/người/năm.
36
Hộp 1: Vay vốn CEP giúp tạo thêm thu nhập
Tôi được vay vốn của CEP 12 triệu đồng, tôi dùng 1 triệu đồng để mua sắm bàn
ghế, còn lại 11 triệu đồng để bán tạp hóa và quán nước nhỏ, mỗi tháng trả lãi chỉ
50 nghìn đồng, nhưng thu nhập cũng kha khá.
Nguồn: Ý kiến hộ ông Nguyễn Thành Tâm, xã Mỹ Trà, phỏng vấn ngày
15/04/2019
Chương 4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KẾT QUẢ TÁC ĐỘNG
CỦA CHÍNH SÁCH, KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.1. Nguyên nhân của kết quả tác động từ chương trình TDVM của CEP
đến thu nhập của hộ nghèo tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Để tìm hiểu nguyên nhân kết quả tác động của chương trình TDVM của CEP
đến thu nhập của hộ nghèo tại thành phố Cao Lãnh tác giả tiến hành phỏng vấn sâu
các hộ nghèo, cán bộ nhân viên của Quỹ CEP, cán bộ thuộc Liên đoàn Lao động
tỉnh Đồng Tháp với tư cách họ là người hiểu rõ nhất về hiện trạng, hạn chế mà họ
gặp phải khi tham gia chương trình TDVM của CEP.
Chọn mẫu trong nghiên cứu định tính là chọn mẫu theo lý thuyết, nghĩa là
không xác định trước qui mô mẫu, mà tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn đến khi nào
thông tin thu được là bão hòa thì ngưng. Trên cơ sở đó, tác giả đã phỏng vấn 10 hộ
nghèo (6 hộ thuộc nhóm xử lý và 4 hộ thuộc nhóm kiểm soát), 5 cán bộ, nhân viên
của Quỹ CEP, 2 cán bộ tham gia hỗ trợ CEP thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng
Tháp, 1 cán bộ Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Đồng Tháp. Tác giả thiết kế
dàn bài phỏng vấn sâu cho từng đối tượng khác nhau (Xem thêm phụ lục 2, 3, 4).
Nội dung trả lời phỏng vấn được tác giả ghi thành văn bản. Kết quả như sau:
4.1.1. Về nguyên nhân của kết quả đạt được
Khi được vay vốn từ chương trình TDVM của CEP người nghèo có nguồn lực
tài chính để sản xuất kinh doanh. Từ đó làm tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình.
Nguồn vốn CEP còn giúp người dân tránh xa tín dụng đen (cho vay nặng lãi),
37
Hộp 2: Vay vốn CEP giảm thiểu cho vay nặng lãi
Gia đình tôi trước đây có vay nặng lãi 5 triệu đồng, trả hoài không hết. Từ khi
được cán bộ của CEP cho vay 10 triệu đồng, tôi đã trả dứt nợ, nên yên tâm buôn
bán. Ngoài ra, hàng tháng tôi còn để dành được 200 ngàn góp tiết kiệm bắt buộc
của CEP, tham gia được hơn 2 năm. Nợ gốc chỉ còn 5 triệu đồng, tiết kiệm được
khoảng 3 triệu đồng.
Nguồn: Ý kiến hộ bà Lê Thị Bảy, Phường 2, phỏng vấn ngày 17/04/2019
Hộp 3: Mức cho vay của CEP khá thấp
Gia đình tôi có nhu cầu vay 15 triệu đồng để mua công cụ, phân bón và hạt
giống. Nhưng CEP chỉ cho vay 10 triệu đồng. Thiếu vốn nên chỉ làm được hơn
phân nửa kế hoạch, lãi thấp.
Nguồn: Ý kiến hộ ông Lê Thống Nhất, xã Hòa An, phỏng vấn ngày 15/04/2019
giúp họ yên tâm trong sản xuất, có tích lũy.
Chương trình TDVM của CEP được triển khai kết hợp với các chính sách xóa
đói giảm nghèo khác tại địa phương, đã giúp người nghèo thay đổi cách thức sản
xuất, vay vốn để vươn lên thoát nghèo (Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Tháp, 2018).
Phần đông người nghèo đã nâng cao ý thức, có trách nhiệm hơn với cuộc sống
của mình, tích cực học nghề, tìm kiếm việc làm, sản xuất kinh doanh, tiết kiệm để
phấn đấu thoát nghèo (Sở Lao động Thương bình và xã hội tỉnh Đồng Tháp, 2018).
4.1.2. Về hạn chế và nguyên nhân hạn chế
Mức cho vay tối đa quy định tại chương trình TDVM của CEP còn thấp, chưa
phù hợp thực tế hiện nay. Dẫn đến trường hợp không đủ nguồn lực tài chính để thực
hiện phương án sản xuất, kinh doanh nên thu nhập có được ở mức thấp.
Người nghèo sinh sống ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng
xa. Quỹ CEP đặt tại trung tâm thành phố Cao Lãnh, số lượng nhân sự của CEP
không nhiều, đối tượng khách hàng mục tiêu của CEP là người lao động, rất khó để
cho vay đến tất cả các hộ nghèo, đặc biệt là những hộ làm nghề tự do hoặc nghề
38
Hộp 4: Người nghèo có tâm lý ỷ lại vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước
Nhà nước có nhiều chương trình hỗ trợ người nghèo như cho vay ưu đãi, dạy
nghề, hoặc cho không gạo, dầu hỏa thắp sáng, tiền điện... nên một số hộ ỷ lại,
không có động lực để thoát nghèo, họ chỉ muốn nghèo để được nhận hỗ trợ.
Nguồn: Ý kiến của cán bộ Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Đồng Tháp,
phỏng vấn ngày 17/04/2019
nông (Ý kiến của cán bộ CEP, phỏng vấn ngày 23/4/2019).
Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo như cho vay vốn
ưu đãi, dạy nghề, hỗ trợ phát triển sản xuất để tăng thu nhập. Ngoài ra, còn có các
chính sách cho không hỗ trợ về gạo, dầu hỏa thắp sáng, tiền điện... làm tăng tính ỷ
lại, không muốn thoát nghèo của một số hộ nghèo.
Công tác tuyên truyền về chương trình TDVM của CEP đã được quan tâm
thực hiện nhưng phần lớn mới chỉ tâp trung ở những khu dân cư đông đúc, ở đô thị.
Ở nông thôn, công tác tuyên truyền về chương trình TDVM của CEP gần như được
ủy thác cho lực lượng cán bộ ở xã, phường và khóm, ấp, thực tế trình độ, năng lực
của đội ngũ này lại không đảm bảo. Đây nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng
người nghèo không có thông tin, thậm chí là hiểu sai về chương trình TDVM của
CEP (Ý kiến của cán bộ CEP, phỏng vấn ngày 24/4/2019).
Hộp 5: Không biết mình là đối tượng được vay vốn của CEP
Tôi cũng được giới thiệu về chương trình cho vay của CEP, nhưng cứ nghĩ là
phải có buôn bán hay trồng trọt, chăn nuôi thì mới được vay, còn mình đi làm
thuê, làm mướn thì đâu được vay vốn.
Nguồn: Ý kiến ông Thạch Sen, phường 2, phỏng vấn ngày 19/04/2019
Hộp 6: Chưa từng biết đến Quỹ CEP
Trước giờ chỉ biết đến chương trình vay vốn của Nhà nước hoặc của Ngân hàng
Chính sách xã hội. Mới lần đầu nghe nói đến Quỹ CEP.
Nguồn: Ý kiến hộ ông Nguyễn Văn Thành, Phường 6, phỏng vấn ngày
39
Hộp 7: Không thể biết được thu nhập cải thiện là do vay từ nguồn nào
Gia đình tôi có vay vốn của cả Ngân hàng Chính sách xã hội và CEP để chăn
nuôi gà, vịt. Thu nhập có cải thiện nhưng bây giờ ngồi tính xem vay bên nào cho
thu nhập nhiều hơn thì rất khó.
Nguồn: Ý kiến hộ ông Lê Thành Tài, Phường 6, phỏng vấn ngày 18/04/2019
Ngoài ra, do có nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo được triển khai đồng thời
với chương trình TDVM của CEP như vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội,
Chương trình 135, các chương trình hỗ trợ đã kể ở trên nên người nghèo không
nhận biết được mình đang thực hiện và hưởng lợi từ mỗi chính sách là bao nhiêu.
Từ đó, đã làm giảm đi hiệu quả mong muốn cải thiện thu nhập của chương trình
TDVM của CEP.
Tỉnh Đồng Tháp nằm ở khu vực ĐBSCL, còn nhiều hạn chế về điều kiện giao
thông nên thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước rất hạn chế,
người nghèo ít có cơ hội vào làm tại các doanh nghiệp do số lượng doanh nghiệp tại
địa phương ít cộng thêm học vấn của người nghèo thấp, gây khó khăn cho việc cải
thiện thu nhập (Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Đồng Tháp, 2018).
Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Tháp trực tiếp hỗ trợ CEP trong tuyên truyền
về chương trình TDVM của CEP đến người lao động. Nhân sự tại Liên đoàn Lao
động tỉnh chủ yếu là kiêm nhiệm, một số cán bộ chưa có kinh nghiệm trong truyền
thông về chính sách, chưa được bố trí kinh phí riêng để hoạt động. Từ đó, đã làm
hạn chế tính hiệu quả của chương trình TDVM của CEP (Ý kiến của cán bộ Liên
đoàn Lao động tỉnh Đồng Tháp, phỏng vấn ngày 18/4/2019).
4.2. Kết luận
40
Đề tài đã nghiên cứu về tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu
nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong giai
đoạn 2015 - 2018 bằng mô hình khác biệt trong khác biệt (DID). Số lượng quan sát
gồm 100 hộ nghèo thuộc nhóm xử lý (không vay vốn của CEP vào năm 2015 nhưng
có vay vốn trong giai đoạn 2016 - 2018) và 100 hộ nghèo thuộc nhóm kiểm soát
(không vay vốn của CEP trong cả giai đoạn 2015 - 2018), kết quả cho thấy:
Một là, chương trình TDVM của CEP giúp cho thu nhập của hộ tăng thêm
9,73 triệu đồng/hộ/năm và thu nhập bình quân đầu người tăng thêm 2,07 triệu
đồng/người/năm.
Hai là, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong triển khai chương trình
TDVM của CEP trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp gồm có: (1)
Mức cho vay tối đa quy định tại chương trình TDVM của CEP còn thấp; (2) Công
tác tuyên truyền về chương trình TDVM của CEP chưa đến các hộ nghèo ở khu vực
nông thôn; (3) Thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước còn hạn
chế; (4) Công tác điều phối chương trình TDVM của CEP chưa đồng bộ và hiệu
quả.
Ba là, nguyên nhân của những hạn chế trên gồm: (1) Nguồn vốn của Quỹ CEP
còn hạn chế nên chưa đáp ứng nhu cầu về mức vay của người vcần vốn; (2) Có quá
nhiều chương trình hỗ trợ cho người nghèo dẫn đến tâm lý ỷ lại hoặc không hiểu
được lợi ích của từng chương trình; (3) Pham vi hoạt động của CEP còn hạn chế,
chưa được các doanh nghiệp trong và ngoài nước biết nhiều; (4) Sự phối hợp với
các đoàn thể ở đia phương chưa thật hiệu quả.
4.3. Hàm ý chính sách
Căn cứ vào những điểm hạn chế của quá trình thực hiện chương trình CEP tại
địa phương và những nguyên nhân tìm hiểu được từ việc phỏng vấn các đối tượng
có liên quan thì nghiên cứu đưa ra một số giải pháp như sau:
4.3.1. Tăng cường sự liên kết hỗ trợ của nhà nước đối với người nghèo
Quỹ CEP là nguồn quỹ cho vay theo kiểu tín chấp đối với người nghèo nên
phải xây dựng trên cơ chế cộng đồng. Nếu công nhân viên chức vay tiền cần thông
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo

More Related Content

Similar to Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo

Hoàn thiện hoạt động truyền thông nội bộ của ngân hàng tmcp á châu đến 2020
Hoàn thiện hoạt động truyền thông nội bộ của ngân hàng tmcp á châu đến 2020Hoàn thiện hoạt động truyền thông nội bộ của ngân hàng tmcp á châu đến 2020
Hoàn thiện hoạt động truyền thông nội bộ của ngân hàng tmcp á châu đến 2020jackjohn45
 
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanPhân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanPhân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1TyDu6
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân HàngGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm bi...
Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm bi...Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm bi...
Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm bi...Man_Ebook
 
Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm bi...
Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm bi...Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm bi...
Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm bi...Man_Ebook
 
Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm bi...
Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm bi...Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm bi...
Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm bi...Man_Ebook
 
Công Tác Xã Hội Trong Việc Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Tại Quận Đống Đa
Công Tác Xã Hội Trong Việc Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Tại Quận Đống ĐaCông Tác Xã Hội Trong Việc Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Tại Quận Đống Đa
Công Tác Xã Hội Trong Việc Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Tại Quận Đống ĐaViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...NOT
 
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công TyLuận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công TyViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công TyLuận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công TyViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Điều khiển con lắc ngược sử dụng lý thuyết mờ và đại số gia tử.pdf
Điều khiển con lắc ngược sử dụng lý thuyết mờ và đại số gia tử.pdfĐiều khiển con lắc ngược sử dụng lý thuyết mờ và đại số gia tử.pdf
Điều khiển con lắc ngược sử dụng lý thuyết mờ và đại số gia tử.pdfMan_Ebook
 

Similar to Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo (20)

Hoàn thiện hoạt động truyền thông nội bộ của ngân hàng tmcp á châu đến 2020
Hoàn thiện hoạt động truyền thông nội bộ của ngân hàng tmcp á châu đến 2020Hoàn thiện hoạt động truyền thông nội bộ của ngân hàng tmcp á châu đến 2020
Hoàn thiện hoạt động truyền thông nội bộ của ngân hàng tmcp á châu đến 2020
 
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanPhân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
 
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanPhân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
 
Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Chuyên Môn Cấp Xã
Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Chuyên Môn Cấp XãNâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Chuyên Môn Cấp Xã
Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Chuyên Môn Cấp Xã
 
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân HàngGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
 
Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm bi...
Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm bi...Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm bi...
Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm bi...
 
Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm bi...
Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm bi...Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm bi...
Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm bi...
 
Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm bi...
Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm bi...Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm bi...
Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm bi...
 
Công Tác Xã Hội Trong Việc Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Tại Quận Đống Đa
Công Tác Xã Hội Trong Việc Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Tại Quận Đống ĐaCông Tác Xã Hội Trong Việc Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Tại Quận Đống Đa
Công Tác Xã Hội Trong Việc Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Tại Quận Đống Đa
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...
 
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
 
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
 
Đề tài phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, 2018
Đề tài  phương thức thanh toán tín dụng chứng từ,  2018Đề tài  phương thức thanh toán tín dụng chứng từ,  2018
Đề tài phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, 2018
 
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công TyLuận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
 
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công TyLuận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
 
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàngĐề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
 
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM  - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 ...
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM  - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 ...ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM  - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 ...
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM  - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 ...
 
Điều khiển con lắc ngược sử dụng lý thuyết mờ và đại số gia tử.pdf
Điều khiển con lắc ngược sử dụng lý thuyết mờ và đại số gia tử.pdfĐiều khiển con lắc ngược sử dụng lý thuyết mờ và đại số gia tử.pdf
Điều khiển con lắc ngược sử dụng lý thuyết mờ và đại số gia tử.pdf
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 

Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quỹ Trợ Vốn Tự Tạo Việc Làm Đối Với Thu Nhập Của Hộ Nghèo

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH NGỌC TRƯỚC ẢNH HƯỞNG CỦA QUỸ TRỢ VỐN TỰ TẠO VIỆC LÀM (CEP) ĐỐI VỚI THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH NGỌC TRƯỚC ẢNH HƯỞNG CỦA QUỸ TRỢ VỐN TỰ TẠO VIỆC LÀM (CEP) ĐỐI VỚI THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP Chuyên ngành: Tài chính công Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. BÙI THỊ MAI HOÀI TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Ảnh hưởng của Quỹ trợ vốn tự tạo việc làm (CEP) đối với thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” là bài nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Bùi Thị Mai Hoài. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Ngày 19 tháng 8 năm 2019 Tác giả Huỳnh Ngọc Trước
  • 4. TÓM TẮT Tên đề tài: Ảnh hưởng của Quỹ trợ vốn tự tạo việc làm (CEP) đối với thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Lý do chọn đề tài: Quỹ CEP đã cải thiện được thu nhập và thoát nghèo. Nguồn vốn TDVM của CEP trở thành một kênh quan trọng thực hiện chính sách giảm nghèo của thành phố Cao Lãnh. Vấn đề: Vẫn còn nhiều hộ mặc dù được vay vốn ưu đãi của CEP nhưng vẫn tiếp tục nghèo. Vấn đề đặt ra là chương trình TDVM của CEP có thực sự cải thiện thu nhập cho hộ nghèo tại địa bàn thành phố Cao Lãnh hay không? Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng kỹ thuật khác biệt trong khác biệt (DID) của phương pháp bán thí nghiệm với cỡ mẫu khảo sát 200 hộ nghèo (100 hộ thuộc nhóm xử lý và 100 hộ thuộc nhóm kiểm soát) và kỹ thuật phỏng vấn sâu của phương pháp nghiên cứu định tính để thực hiện mục tiêu của đề tài. Kết quả nghiên cứu: Chương trình TDVM của CEP giúp cho thu nhập của hộ tăng thêm 9,73 triệu đồng/hộ/năm và thu nhập bình quân đầu người tăng thêm 2,07 triệu đồng/người/năm. Kết luận và khuyến nghị: Đề tài đề xuất các hàm ý chính sách gồm: Tăng cường sự liên kết hỗ trợ của nhà nước đối với người nghèo; Tăng cường năng lực tài chính của CEP để tăng mức cho vay đối với người nghèo; Ưu tiên hỗ trợ cho những hộ nghèo có đông người phụ thuộc; Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể tại địa phương. Từ khóa: Tín dụng vi mô, CEP, khác biệt trong khác biệt, hộ nghèo.
  • 5. ABSTRACT Title: Influence of Capital Aid Fund for Employment of the Poor (CEP) on the income of poor households in Cao Lanh City, Dong Thap Province. Reason for writing:.CEP has improved income and escaped from poverty. CEP's microcredit funding has become an important channel for implementing the poverty reduction policy of Cao Lanh City. Problem: Many households still have access to loans despite CEP's preferential loans. The question is whether CEP's microcredit program really improves income for poor households in Cao Lanh city? Methods: Using Difference-in-Difference Method (DID) of the semi- experimental method with sample size surveying 200 poor households (100 households in the treatment group and 100 households in the control group) and in- depth interview techniques of qualitative research to accomplish the objectives of the topic. Results: CEP's microcredit program helps increase household income by 9.73 million VND per household per year and per capita income increases by 2.07 million VND per person per year. Conclusions and implications: The thesis proposes policy implications including: Enhancing the linkage of state support to the poor; Strengthen CEP's financial capacity to increase lending to the poor; Priority support for poor households with large dependents; Enhance the role of local mass organizations. Keywords: Microcredit, difference in differences, poor households.
  • 6. MỤC LỤC TRANG BÌA TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN TÓM TẮT ABSTRACT DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Chương 1. GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 1.2. Mục tiêu thực hiện đề tài, câu hỏi chính sách cần trả lời...............................2 1.2.1. Mục tiêu thực hiện đề tài...................................................................................2 1.2.2. Câu hỏi chính sách cần trả lời...........................................................................3 1.3. Khung phân tích, đối tượng nghiên cứu, dữ liệu và cách tiếp cận ................3 1.3.1. Khung phân tích. ...............................................................................................3 1.3.2. Cách tiếp cận, đối tượng nghiên cứu và dữ liệu ...............................................3 1.4. Bố cục của luận văn ...........................................................................................4 1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận văn..........................4 1.5.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ...........................................................................4 1.5.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam..............................................................................5 1.6. Kỳ vọng kết quả thực hiện luận văn.................................................................6 Chương 2. KHUNG PHÂN TÍCH, DỮ LIỆU VÀ CÁCH TIẾP CẬN ............... 7 2.1. Các khái niệm.......................................................................................................7 2.1.1. TDVM...............................................................................................................7 2.1.2. Nghèo và hộ nghèo ...........................................................................................8 2.1.3. Thu nhập của hộ gia đình................................................................................10 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình .......................................11
  • 7. MỤC LỤC 2.3. Khung phân tích.................................................................................................13 2.3.1. Khung phân tích. .............................................................................................13 2.3.2. Mô tả và định nghĩa các biến trong khung phân tích......................................14 2.3.3. Quy trình thực hiện đề tài ...............................................................................19 2.4. Dữ liệu nghiên cứu.............................................................................................19 2.5. Cách tiếp cận và kỹ thuật sử dụng để thực hiện đề tài.......................................21 Tóm tắt Chương 2 .....................................................................................................23 Chương 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH TDVM CỦA CEP ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP....................................................................... 24 3.1. Tổng quan chương trình TDVM của CEP giai đoạn 2015 - 2018 tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp........................................................................................24 3.1.1. Giới thiệu chương trình CEP...........................................................................24 3.1.2. Chương trình TDVM của CEP tại thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp.............26 3.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu........................................................................27 3.2.1. Đặc điểm mẫu khảo sát ...................................................................................27 3.2.2. Tiếp cận chương trình TDVM của CEP của hộ nghèo ...................................31 3.3. Tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp................................................................33 3.3.1. Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm xử lý và nhóm kiểm soát.........................33 3.3.2. Tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ..........................................................34 Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................35 Chương 4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KẾT QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH, KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH................................................ 36 4.1. Nguyên nhân của kết quả tác động từ chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp...................................36 4.1.1. Về nguyên nhân của kết quả đạt được ............................................................36 4.1.2. Về hạn chế và nguyên nhân hạn chế...............................................................37
  • 8. MỤC LỤC 4.2. Kết luận..............................................................................................................39 4.3. Hàm ý chính sách...............................................................................................40 Căn cứ vào những điểm hạn chế của quá trình thực hiện chương trình CEP tại địa phương và những nguyên nhân tìm hiểu được từ việc phỏng vấn các đối tượng có liên quan thì nghiên cứu đưa ra một số giải pháp như sau:.......................................40 4.3.1. Tăng cường sự liên kết hỗ trợ của nhà nước đối với người nghèo .................40 4.3.2. Tăng cường năng lực tài chính của CEP để tăng mức cho vay đối với người nghèo ........................................................................................................................42 4.3.3. Ưu tiên hỗ trợ cho những hộ nghèo có đông người phụ thuộc nhưng có kèm điều kiện....................................................................................................................45 4.3.4. Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể tại địa phương .........................46 4.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP SỐ LIỆU KHẢO SÁT HỘ NGHÈO PHỤ LỤC 3: DÀN BÀI PHỎNG VẤN SÂU HỘ VAY VỐN PHỤ LỤC 4: DÀN BÀI PHỎNG VẤN SÂU HỘ KHÔNG VAY VỐN CEP PHỤ LỤC 5: DÀN BÀI PHỎNG VẤN CÁN BỘ CEP, CÁN BỘ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG/SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH XÃ HỘI
  • 9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CEP Quỹ Trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm DID Khác biệt trong khác biệt (Difference in differences) ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long NSNN Ngân sách nhà nước PSM Kết nối điểm xu hướng (Propensity Score Matching) TDVM Tín dụng vi mô TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân
  • 10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu khảo sát theo quy mô hộ ......................................................15 Bảng 2.2: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tỷ lệ phụ thuộc................................................15 Bảng 2.3: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tuổi chủ hộ......................................................15 Bảng 2.4: Cơ cấu mẫu khảo sát theo giới tính chủ hộ. .............................................16 Bảng 2.5: Cơ cấu mẫu khảo sát theo học vấn của chủ hộ.........................................16 Bảng 2.6: Cơ cấu mẫu khảo sát theo dân tộc............................................................17 Bảng 2.7: Cơ cấu mẫu khảo sát theo diện tích đất....................................................17 Bảng 2.8: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tình trạng nhà ở ..............................................18 Bảng 2.9: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tham gia tổ chức chính trị, xã hội ..................18 Bảng 2.10: Cơ cấu mẫu khảo sát hộ nghèo theo tài sản ...........................................18 Bảng 2.11: Phân bổ mẫu khảo sát.............................................................................20 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động của Quỹ CEP giai đoạn 2012 - 2016..........................25 Bảng 3.2: Phân nhóm hộ nghèo tham gia TDVM của CEP......................................25 Bảng 3.3: Kết quả chương trình CEP tại Cao Lãnh giai đoạn 2015 - 2018..............26 Bảng 3.4: Đặc điểm của hộ nghèo khảo sát tại thời điểm năm 2015........................27 Bảng 3.5: Thay đổi đặc điểm của hộ nghèo khảo sát theo thời gian ........................29 Bảng 3.6: Dư nợ và lãi suất vay................................................................................31 Bảng 3.7: Khác biệt giữa 2 nhóm tại thời điểm chưa có chính sách (năm 2015) .....33 Bảng 3.8: Tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập hộ nghèo......34
  • 11. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Khung phân tích của đề tài........................................................................13 Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn tác động của phương pháp khác biệt trong khác biệt.....22 Hình 3.1: Cơ cấu thành viên vay vốn CEP tại thành phố Cao Lãnh.........................26 Hình 3.2: Cơ cấu thu nhập của hộ nghèo thuộc nhóm kiểm soát..............................30 Hình 3.3: Cơ cấu thu nhập của hộ nghèo thuộc nhóm xử lý.....................................30 Hình 3.4: Mức độ hài lòng của hộ tham gia chương trình TDVM của CEP ............31 Hình 3.5: Lý do không hài lòng của hộ tham gia chương trình TDVM của CEP ....32 Hình 3.6: Lý do không tham gia chương trình TDVM của CEP..............................32
  • 12. 1 Chương 1. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Tín dụng vi mô (TDVM) đề cập đến các chương trình cung cấp tài chính cho người nghèo để tạo ra việc làm và thu nhập. Weber (2006) mô tả các chương trình TDVM như là việc cung cấp các khoản vay nhỏ cho các cá nhân, thường là trong các nhóm để tạo thu nhập thông qua việc tự làm chủ. Hoạt động TDVM đã phát triển rộng khắp các quốc gia, số lượng người được vay đã gia tăng đáng kể tại các nước Argetina, Colombia, Mexico và các nước Châu Mỹ La tinh (Franco, 2011). Tại Việt Nam, hoạt động cho vay nhỏ được thực hiện bởi các tổ chức TCVM, các tổ chức hoạt động tài chính, các tổ chức phi chính phủ (Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2011). Hàng loạt các nghiên cứu như của các tác giả Mohanan (2005), Brown (2010), Ifrin, Islam và Ahmed (2010), Ahmed và cộng sự (2011) đều cho biết rằng ở các quốc gia đang phát triển TDVM đã tạo ra ảnh hưởng tích cực đến đời sống kinh tế văn hóa xã hội của người dân. TDVM cung cấp nguồn tài chính cho người nghèo đúng vào lúc họ cần vốn nhất, giúp họ trang trải cho các hoạt động mưu sinh hàng ngày, tăng cường giáo dục, nâng cao sự tự tin vào năng lực tự làm chủ và mạnh dạn lựa chọn các phương án phát triển kinh tế, vượt qua các cú sốc và làm giảm các tổn thương trong cuộc sống (Servon, 1999). TDVM là một chính sách quan trọng trong cuộc chiến chống lại đói nghèo, nhất là ở các quốc gia đang phát triển (Humle và Mosley, 1996; Shaw, 2004). TDVM tạo ra sức mạnh kinh tế - xã hội, giúp người nghèo thoát nghèo (Yunus, 1999), làm tăng tiềm năng giúp người nghèo tạo ra thu nhập (Bashir và cộng sự, 2010). Việt Nam đã kết thúc thực hiện kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015. Đến cuối năm 2015, Việt Nam có hơn 2,3 triệu hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 9,88% và có hơn 1,2 triệu hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5,22% (Tổng cục Thống kê, 2016). Như vậy, tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo ở Việt Nam còn khá cao. Giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người nghèo luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và xác định là
  • 13. 2 mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đã có nhiều chính sách giảm nghèo được khởi xướng bởi Chính phủ Việt Nam và các tổ chức tài chính. Một trong số đó là cung cấp TDVM cho hộ nghèo. Quỹ Trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP) là tổ chức tài chính vi mô thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), được thành lập năm 1991. Quỹ CEP ra đời nhằm xây dựng quan hệ mật thiết với người lao động, hỗ trợ các khoản cho vay nhỏ giúp họ tự tạo việc làm, tăng thu nhập, làm giảm tình trạng nghèo tại TPHCM. Khách hàng mục tiêu của CEP bao gồm những người nghèo và nghèo nhất trong cộng đồng. Đến năm 2018, Quỹ CEP đã có 14 chi nhánh ở các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tại tỉnh Đồng Tháp, CEP phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh bắt đầu chính thức triển khai TDVM cho người nghèo từ năm 2008, khách hàng chủ yếu là người lao động nghèo sinh sống tại thành phố Cao Lãnh. Sau hơn 10 năm hoạt động, CEP đã cho vay hơn 1.500 hộ nghèo của thành phố Cao Lãnh với tổng dư nợ là 20 tỷ đồng. Một số hộ nghèo nhờ quỹ CEP đã cải thiện được thu nhập và thoát nghèo. Nguồn vốn TDVM của CEP trở thành một kênh quan trọng thực hiện chính sách giảm nghèo của thành phố Cao Lãnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ mặc dù được vay vốn ưu đãi của CEP nhưng vẫn tiếp tục nghèo (Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Tháp, 2018). Vấn đề đặt ra là chương trình TDVM của CEP có thực sự cải thiện thu nhập cho hộ nghèo tại địa bàn thành phố Cao Lãnh hay không? Từ đó tác giả chọn đề tài “Ảnh hưởng của Quỹ trợ vốn tự tạo việc làm (CEP) đối với thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” để nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu thực hiện đề tài, câu hỏi chính sách cần trả lời 1.2.1. Mục tiêu thực hiện đề tài Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau: Mục tiêu 1: Đánh giá tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Mục tiêu 2: Tìm hiểu nguyên nhân của kết quả tác động từ chương trình
  • 14. 3 TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Mục tiêu 3: Hàm ý chính sách cho chương trình TDVM của CEP. 1.2.2. Câu hỏi chính sách cần trả lời Chương trình TDVM của CEP ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp? Nguyên nhân dẫn đến kết quả tác đông đó là gı̀? Cần có những cải thiện gì trong chương trình TDVM của CEP? 1.3. Khung phân tích, đối tượng nghiên cứu, dữ liệu và cách tiếp cận 1.3.1. Khung phân tích Tác giả sử dụng lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo (trong đó có tín dụng vi mô và chính sách hỗ trợ vốn cho hộ nghèo) làm khung phân tı́ch nhằm thực hiện mục tiêu của luận văn. 1.3.2. Cách tiếp cận, đối tượng nghiên cứu và dữ liệu Để trả lờ i câu hỏi thứ nhất, tác giả sử dụng kỹ thuật khác biệt trong khác biệt (DID) của phương pháp bán thí nghiệm. Cụ thể, tác giả chọn 2 nhóm đối tượng nghiên cứu là những hộ nghèo ở thành phố Cao Lãnh có điều kiện tương đồng về mọi khía cạnh, chỉ khác nhau ở chỗ một nhóm được vay vốn từ CEP (gọi là nhóm xử lý hay còn gọi là nhóm tham gia); nhóm còn lại không vay vốn từ CEP (gọi là nhóm kiểm soát hay còn gọi là nhóm so sánh). Tác giả sử dụng cả dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp chủ yếu gồm số liệu thống kê về hoạt động cho vay của CEP trong giai đoạn 2015 - 2018 từ các báo cáo của CEP. Dữ liệu sơ cấp gồm: (i) Số liêu về các đặc điểm kinh tế, xã hội (Giới tính chủ hộ, Học vấn chủ hộ, Dân tộc, Diện tích đất, Tham gia các tổ chức chính trị, xã hội, Tài sản, Thu nhập, tình trạng nhà ở …) của 200 hộ dân (100 hộ thuộc nhóm kiểm soát và 100 hộ thuộc nhóm xử lý) vào năm 2015 và năm 2018. Để trả lời câu hỏi thứ hai, tác giả sử dung kỹ thuật phỏng vấn sâu môt số đối tương liên quan (hộ nghèo vay vốn từ CEP, cán bộ của Quỹ CEP, cán bộ tham gia hỗ trợ CEP thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Tháp) để tı̀m hiểu nguyên nhân
  • 15. 4 dẫn đến kết quả tác đôn nghèo. g của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ Trên cơ sở câu trả lời của câu hỏi thứ 2, tác giả đề xuất khuyến nghị và hàm ý chính sách để cải thiện tác động của chính sách. 1.4. Bố cục của luận văn Ngoài danh muc các chữ viết tắt, danh mục các bảng, hình vẽ, tài liêu tham khảo, luân văn đươc kết cấu như sau Chương 1: Giới thiệu. Chương 2: Khung phân tı́ch, dữ liêu và cách tiếp cân. Chương 3: Đánh giá tác đông của của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. sách. Chương 4: Nguyên nhân dẫn đến kết quả tác đông, kết luân và hàm ý chı́nh 1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận văn 1.5.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Vitor và cộng sự (2012) nghiên cứu ảnh hưởng của TDVM đối với thu nhập của hộ kinh doanh nhỏ ở Miền Trung Ghana. Bằng phân tích hồi quy điểm xu hướng (PSM), kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng về các thủ tục, tham gia thành viên các hiệp hội kinh doanh, khoản tiền tiết kiệm, chi phí lãi suất là những nhân tố có ảnh hưởng đến việc tham gia vào chương trình TDVM. Rukiye (2012) nghiên cứu ảnh hưởng của chương trình TDVM đến thu nhập của các hộ gia đình tại Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả kiểm định thống kê phi tham số cho thấy TDVM như một thành công cho công tác giảm nghèo. Yusuf và cộng sự (2013) nghiên cứu ảnh hưởng của chương trình TVDM thuộc Quỹ xóa đói giảm nghèo (PPAF) của Pakistan đối với nghèo đói. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy nhị phân logit. Kết quả cho thấy, TDVM ảnh hưởng không đáng kể đến tình trạng nghèo của những người thụ hưởng. Ayen (2016) phân tích ảnh hưởng của chương trình TDVM đối với hộ gia đình ở Jimma Zone, Ethiopia. Với kỹ thuật phân tích hồi quy điểm xu hướng (PSM),
  • 16. 5 nghiên cứu cho rằng những hộ gia đình có nhiều đất đai đất đai, thu nhập và giá cả sản phẩm sản xuất ra ảnh hưởng đến khả năng tham gia TDVM nhiều hơn. Có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm tham gia và nhóm không tham gia. 1.5.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Quách Mạnh Hào (2005) nghiên cứu ảnh hưởng của TDVM đến thu nhập của hộ gia đình. Nghiên cứu đã kết luận rằng thu nhập của hộ gia đình phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế, xã hội của hộ gia đình. Lê Việt Phương (2012) nghiên cứu về tác động của TDVM đến khả năng thoát nghèo của hộ gia đình nghèo tại huyện Bình Chánh, TPHCM. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy 2 nhóm nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến khả năng thoát nghèo của hộ đó là nhóm nhân tố thuộc bản thân hộ gia đình nghèo (trình độ học vấn và số người có việc làm trong hộ) và nhóm nhân tố TDVM (tổng số tiền vay, số lần tham gia tập huấn từ chương trình TDVM, mục đích sử dụng vốn của hộ). Đinh Phi Hổ và Đồng Đức (2015) nghiên cứu tác động của tín dụng chính thức đối với thu nhập và chi tiêu của hộ nông dân ở Việt Nam. Phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID) được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của tín dụng chính thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tín dụng chính thức có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của nông hộ. Bùi Thị Mai Hoài và Ngô Minh Cam (2016) đã sử dụng phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID) để đánh giá ảnh hưởng của tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội đến thu nhập của hộ nghèo tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu cho thấy, tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp tăng thu nhập của hộ nghèo thêm 0,498 triệu đồng/người trong giai đoạn 2012 - 2015. Mai Thị Hồng Đào (2016), nghiên cứu về ảnh hưởng TDVM đối với thu nhập của hộ nghèo tại Việt Nam. Mô hình hồi quy tuyến tính logarit được sử dụng, kết quả cho thấy TDVM có ảnh hưởng cùng chiều đến thu nhập của hộ nghèo. Theo tìm hiểu của tác giả, trong suốt 10 năm Quỹ CEP hoạt động tại tỉnh Đồng Tháp nhưng cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về đánh giá ảnh hưởng của chương trình TDVM của CEP đối với thu nhập của hộ nghèo tại thành phố Cao
  • 17. 6 Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Có thể khẳng định, đây là điểm mới của đề tài. 1.6. Kỳ vọng kết quả thực hiện luận văn Luận văn này hướng đến mục tiêu đánh giá tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đồng thời, tı̀m hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả tác đông đó. Trên cơ sở tı̀m hiểu nguyên nhân, tác giả kỳ vong đưa ra các khuyến nghi ̣về chính sách đến Quỹ CEP để có những cải thiên trong chương trình TDVM của CEP nhằm triển khai thưc hiên thành công chương trình này. Từ đó gia tăng thu nhâp, cải thiên đời sống cho người nghèo trên đia bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
  • 18. 7 Chương 2. KHUNG PHÂN TÍCH, DỮ LIỆU VÀ CÁCH TIẾP CẬN 2.1. Các khái niệm 2.1.1. TDVM Hiện nay có rất nhiều quan niệm về TDVM, theo Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về TDVM tại Washington cho rằng TDVM là việc cung cấp các khoản vay có quy mô nhỏ đến đối tượng nghèo với mục đích giúp những người thụ hưởng thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh để tạo lợi nhuận từ đó nâng cao chất lượng đời sống cho cả người vay vốn và gia đình của họ (Microcredit Summit, 1997). TDVM được sử dụng để mô tả các khoản vay nhỏ được cấp cho các cá nhân có thu nhập thấp bị loại trừ khỏi hệ thống ngân hàng truyền thống. Nó là một phần của TCVM, cung cấp tín dụng không chỉ có cho vay mà còn tiết kiệm, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính cơ bản khác cho người nghèo. Thuật ngữ “vi mô” xuất phát từ số tiền cho vay tương đối nhỏ (Microworld, 2018). Đồng thuận quan điểm này, Ledgerwood (1999) và Chowdhury (2000) cho rằng TDVM là các khoản cho vay nhỏ; Abhijit và cộng sự (2015) cho rằng TDVM là cung cấp các khoản vay nhỏ cho các mục đích kinh doanh, sản xuất, các hoạt động tạo ra thu nhập và tạo dựng giá trị tài sản. TDVM có nghĩa là khoản vay nhỏ cho những người cần tiền để tự làm chủ các dự án tạo ra thu nhập hoặc cho các nhu cầu gia đình khẩn cấp như vấn đề về sức khỏe và giáo dục. Nó có nghĩa là để giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân bằng cách cung cấp cho họ một nhỏ số tiền trong một khoảng thời gian ngắn (Maheswaranathan và Kennedy, 2008). Như vậy, có thể cho thấy TDVM đã được hầu hết các nhà nghiên cứu đồng thuận rằng TDVM là dịch vụ cung cấp cho những người nghèo và những người không thể tiếp cận nguồn vốn từ các định chế tài chính khác bằng các khoản vay nhỏ, giúp họ tự tạo việc làm và tạo ra thu nhập (Mohanan, 2005). Trong phạm vi đề tài này, TDVM được hiểu là việc cung cấp khoản cho vay nhỏ đến các hộ nghèo giúp họ tự tạo việc làm và gia tăng thu nhập.
  • 19. 8 2.1.2. Nghèo và hộ nghèo 2.1.2.1. Khái niệm nghèo, hộ nghèo Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính toàn cầu tồn tại ở hầu hết các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Nghèo được chia thành: (1) Nghèo tuyệt đối là tình trạng người nghèo không có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu như ăn, mặc, ở, đi lại...; (2) Nghèo tương đối: là tình trạng người nghèo có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét; (3) Nghèo có nhu cầu tối thiểu: là tình trạng người dân duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu (WB, 2011). Năm 2000, Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc (UNESCAP) đã đưa ra 3 khái niệm có liên quan mật thiết với nhau để mô tả nghèo đói, đó là nghèo thu nhập, nghèo tiếp cận và nghèo sức mạnh. Nghèo thu nhập là thu nhập dưới ngưỡng nghèo. Nghèo thu nhập thường được sử dụng để đánh giá nghèo đói, khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng và mức độ nghèo của một quốc gia. Nghèo tiếp cận là tình trạng người nghèo không tiếp cận được với các dịch vụ cơ bản, từ giáo dục cho đến y tế, nguồn vốn, nhà ở, nước sạch, an sinh xã hội, chính sách. Nghèo tiếp cận làm dẫn tới nghèo bền vững. Nghèo sức mạnh thể hiện ở chỗ người nghèo không được tạo điều kiện, và có đủ năng lực, sức mạnh để có ý kiến tham gia vào quá trình xây dựng chính sách và những quyết định liên quan đến chính họ. Nghèo đa chiều có thể đo lường bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí phi thu nhập. Tình trạng suy dinh dưỡng, thất học, bệnh tật là những nội dung liên quan trong khái niệm nghèo đa chiều. Chỉ số nghèo đa chiều của thế giới, với ba chiều cạnh là: y tế, giáo dục và điều kiện sống, là thước đo quan trọng bổ sung cho phương pháp đo nghèo truyền thống chỉ dựa trên thu nhập. Hộ nghèo là hộ gia đình chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện (Tổng Cục thống kê, 2016).
  • 20. 9 Đói nghèo tính theo đầu người là số lượng những cá nhân sống trong các hộ gia đình ở một quốc gia hoặc một khu vực, mà thu nhập hay mức tiêu dùng của họ ở dưới một ngưỡng đói nghèo cụ thể. Đói nghèo tính theo đầu người là thước đo chính xác về số lượng người nghèo (UNDP, 2012). Trong phạm vi luận văn này, tác giả sử dụng cách tiếp cận nghèo thu nhập và nghèo tiếp cận, tức là hộ nghèo là những hộ có thu nhập thấp hơn ngưỡng nghèo theo quy định của Chính phủ và thiếu khả năng tiếp cận chính sách, cụ thể ở đây là chính sách vay vốn của CEP. 2.1.2.2. Chuẩn nghèo của một số quốc gia Về cơ bản, vấn đề nghèo đói đang là vấn đề chung toàn cầu, các quốc gia đang tập trung đẩy lùi căn bệnh được xem là tồn tại dai dẳng nhiều thập kỷ qua. Theo đó, để đánh giá nghèo đói người ta dùng đường nghèo đói. WB (2012) đánh giá nghèo đói ở hai loại đường nghèo đói: đường nghèo đói chung và đường nghèo đói về lương thực thực phẩm. Ở Ấn Độ lấy tiêu chuẩn là 2.250 calo/người/ngày. Ở Bangladesh lấy tiêu chuẩn là 2.100 calo/người/ngày. Ở Indonesia, những năm 1980 lấy mức 2.100 calo/ người/ngày làm mức chuẩn để xác định gianh giới giữa giàu với nghèo. Ở Trung Quốc, năm 1990 lấy mức tiêu dùng là 2.150 calo/người/ngày. Các nước ở Châu Âu: 2.570 calo/người/ngày. Đường nghèo đói chung gồm nghèo đói về lương thực tính cả các chi phí cho mặt hàng phi lương thực, thực phẩm (1 USD/ngày) hoặc mức thu nhập trung bình là 370 USD/người/năm. 2.1.2.3. Chuẩn nghèo của Việt Nam Tại Việt Nam, căn cứ vào mức sống thực tế của các địa phương, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã nhiều lần công bố chuẩn nghèo tính theo thu nhập bình quân đầu người cho các giai đoạn cụ thể khác nhau. Việc điều chỉnh chuẩn nghèo căn cứ chủ yếu vào các yếu tố mức tăng thu nhập thực tế của dân cư, đặc biệt là nhóm nghèo trong thời kỳ điều chỉnh và tốc độ lạm phát cùng kỳ. Giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2011- 2015.
  • 21. 10 Theo đó, nhóm hộ tham gia chính sách áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015 thì: Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống; Nhóm hộ tham gia chính sách ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng. Nhóm hộ tham gia chính sách ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng. Quyết định 59/2015/QĐ-TTg, các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 gồm: (1) Các tiêu chí về thu nhập: Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. (2) Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản: Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin; Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Hộ nghèo ở nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: (i) Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; (ii) Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Hộ nghèo ở khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: (i) Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; (ii) Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. 2.1.3. Thu nhập của hộ gia đình Samuelson, Milton Spencer, David Begg (trường phái tài chính hiện đại) cho rằng các hình thức của thu nhập bao gồm: người lao động (nhận được tiền lương),
  • 22. 11 chủ sở hữu (địa tô), người có vốn (nhận được lãi suất), người có tài kinh doanh (có được lợi nhuận). Các khoản chênh lệch về lương nhận được do yếu tố về giới tính, nhóm ngành nghề và chất lượng lao động. Theo Singh và Strauss (1986), thu nhập của hộ gia đình gồm thu nhập từ nông nghiệp và thu nhập từ phi nông nghiệp. Tại Việt Nam thì thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ tiền và hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phı́ sản xuất mà hộ và các thành viên trong hộnhận được trong một năm (Tổng cục Thống kê, 2011). Thu nhập của hộ gia đình bao gồm thu nhập từ tiền công, tiền lương, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp (sau khi đã trừ chi phí, thuế) và thu nhập từ phi nông nghiệp (sau khi đã trừ chi phí, thuế), thu khác (biếu, mừng, lãi tiết kiệm). Các khoản không tı́nh vào thu nhâp gồm rút tiền tiết kiêm, thu nơ, bán tài sản, vay nơ, tam ứng và các khoản chuyển nhương vốn do liên kết trong sản xuất kinh doanh và các khoản thu nhập khác (Tổng Cục thống kê, 2016). Thu nhập bình quân đầu người trong năm được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ (Tổng Cục thống kê, 2016). 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình Nguồn thu nhập của mỗi cá nhân có được do phải bỏ sức lao động tham gia vào các hoạt động lao động. Sự đóng góp sức lao động của mỗi cá nhân mang lại nguồn thu nhập cho mỗi cá nhân và gia đình. Sự đóng góp ấy mang lại giá trị kinh tế cho gia đình thông qua nguồn thu nhập hàng ngày, hàng tháng hoặc cả một năm cho cả hộ. Do đó, để tạo ra sản phẩm có giá trị đòi hỏi sự kết hợp của vốn vật chất và vốn con người (Ismail và Yussof, 2010). Sự kết hợp giữa vốn con người và vốn vật chất tạo ra giá trị lao động biểu hiện qua giá trị gia tăng về thu nhập nhận được. Vốn vật chất biểu hiện dưới hình thức là vốn tài chính hoặc hiện vật (các nguồn tư liệu lao động) và con người có được do tự có hoặc đi vay, mượn để thực hiện các hoạt động lao động hàng ngày. Vốn con người là tổng hòa của các yếu tố kiến thức, kỹ năng và sự kết hợp với các tư liệu sản xuất nhằm tạo ra năng suất lao động, là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất.
  • 23. 12 Trong quá trình sản xuất có sự kết hợp các yếu tố tư liệu sản xuất (tư liệu lao động, đối tượng lao động) và sức lao động của con người. Vốn con người và vốn vật chất đều có vai trò quan trọng trong quá trình tham gia hoạt động kinh tế xã hội. Cả hai đều bị hao mòn theo thời gian, vốn vật chất tăng nhờ đầu tư mua mới các loại thiết bị tư liệu sản xuất, còn vốn con người có thể tăng lên nhờ tích lũy trong quá trình tham gia hoạt động kinh tế xã hội và bị hao mòn nếu không có sự trau dồi, rèn luyện kiến thức kỹ năng, ý chí, nghị lực thì sẽ bị mai một theo thời gian. Người lao động nhận được các khoản thu nhập khác nhau thông qua các hoạt động lao động sản xuất dưới sự tác động của các nguồn vốn khác nhau, nhưng cốt lõi nhất là vốn con người góp phần tạo ra giá trị năng suất lao động (Đoàn Văn Khải, 2005). Để có giá trị năng suất lao động con người thực hiện thông qua các hoạt động sinh kế hằng ngày, trong đó vốn con người đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành các kế hoạch, các hoạt động lao động và liên kết các nguồn vốn khác tạo ra giá trị thu nhập. Theo một nghiên cứu của Thái Phúc Thành (2014), để tạo ra thu nhập con người vận dụng tổng hòa các kỹ năng (kỹ năng chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng quản lý tài chính, kỹ năng sử dụng vốn, kiến thức và các kỹ năng ứng phó với rủi ro và các yếu tố bên ngoài (yếu tố rủi ro, sốc) nhằm tạo ra giá trị thu nhập. Các nhà kinh tế học Tân cổ điển họ đưa ra các lý thuyết vốn nhân lực, lý thuyết thu nhập và sự phân biệt đối xử, lý thuyết sản xuất,… để giải thích sự khác nhau cơ bản về thu nhập của các cá nhân hay các hộ gia đình. Điều này biểu hiện qua tính đặc thù của nghề nghiệp, quy mô lao động, vốn nhân lực và các kỹ năng làm việc. Vốn nhân lực với tổng thể kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn của người lao động, thể hiện năng lực làm việc của người lao động trong quá trình tạo ra năng suất lao động. Cùng với vốn vật chất, vốn nhân lực cần phải có sự đầu tư nhằm mang lại hiệu quả lao động và góp phần tạo ra giá trị gia tăng về thu nhập trong tương lai. Giá trị thu nhập của mỗi cá nhân nhận được có sự khác nhau do yếu tố quyết định của vốn con người và vốn vật chất (Backer và Tomes, 1986; Mincer, 1984).
  • 24. 13 Vốn con người Quy mô hộ Tỷ lệ phụ thuộc Tuổi chủ hộ Giới tính chủ hộ Học vấn chủ hộ Dân tộc Vốn tự nhiên Diện tích đất Nhà ở Vốn xã hội Tham gia Vốn tài chính Vốn vật chất tổ Vay TDVM từ CEP Tài sản chức xã hội THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO Thời gian T =2015, T=2018 Mỗi cá nhân hay mỗi hộ gia đình với các đặc điểm vốn nhân lực khác nhau tham gia lao động trên cơ sở có vốn vật chất góp phần tạo ra các giá trị gia tăng về thu nhập là khác nhau. Như vậy, thu nhập chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. TDVM là cần thiết giúp cho các hộ nghèo tạo dựng thu nhập (Krog, 2000). TDVM ở các nước đang phát triển có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, đặc biệt TDVM giúp phụ nữ khu ở các vực nông thôn, họ là những người không có khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ các định chế tài chính khác bởi các rào cản (thủ tục phức tạp, tài sản thế chấp) tự tạo việc làm và tạo ra thu nhập (Mohanan, 2005). TDVM đã cung cấp cho khách hàng vay cơ hội tạo ra năng lực sinh kế, phát huy khả năng tự làm chủ của họ (Alhassan và Akudugu, 2012). TDVM mở ra cơ hội mới để có thể tạo dựng các dự án kinh doanh, sản xuất và việc làm góp phần gia tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống (Yunus, 2007). 2.3. Khung phân tích 2.3.1. Khung phân tích Trên cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình, khung phân tích của đề tài được trình bày tại Hình 2.1. Hình 2.1: Khung phân tích của đề tài Nguồn: Tổng hợp lý thuyết và đề xuất của tác giả (2019)
  • 25. 14 2.3.2. Mô tả và định nghĩa các biến trong khung phân tích 2.3.2.1. Biến phụ thuộc Biến phụ thuộc (TNBQ): Là thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo. Được tính bằng tổng thu nhập của hộ trong năm chia cho số lượng thành viên của hộ, đơn vị tính là triệu đồng/người/năm. Thu nhập của hộ gia đình bao gồm thu nhập từ tiền công, tiền lương, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp (sau khi đã trừ chi phí, thuế) và thu nhập từ phi nông nghiệp (sau khi đã trừ chi phí, thuế), thu khác (biếu, mừng, lãi tiết kiệm). Các khoản không tı́nh vào thu nhâp gồm rút tiền tiết kiêm, thu nơ, bán tài sản, vay nơ, tam ứ ng và các khoản chuyển nhương vốn do liên kết trong sản xuất kinh doanh và thu nhập khác (Tổng Cục thống kê, 2016). 2.3.2.2. Biến độc lập Biến quan tâm chính: Tham gia chương trình TDVM của CEP hay không. Vì mục tiêu thứ nhất của luận văn là đánh giá tác động của của quỹ cho vay CEP đến thu nhập của hộ nghèo, và tác giả sử dụng kỹ thuật khác biệt trong khác biệt của phương pháp bán thí nghiệm để thực hiện đánh giá nên sẽ tiến hành xem xét 2 nhóm hộ nghèo ở thành phố Cao Lãnh có điều kiện tương đồng về những yếu tố còn lại trong khung phân tích (xem phía dưới), chỉ khác nhau là một nhóm (100 hộ) được tham gia chương trình, nhóm còn lại (100 hộ) thì không. Quy mô hộ (QUYMO): Là biến thể hiện số người trong hộ, không tính người làm thuê, ở nhờ. Hộ gia đình có nhiều thành viên thì dễ dàng đa dạng nguồn thu nhập hơn những hộ ít người (Holstein, 2011). Tuy nhiên, số lượng người trong hộ nghèo tăng lên thì có thể sẽ làm cho thu nhập đầu người giảm xuống (Nguyễn Trọng Hoài, 2005). Như vậy, để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về quy mô hộ, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.1.
  • 26. 15 Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu khảo sát theo quy mô hộ Quy mô hộ Nhóm 3 - 5 người 6 - 9 người Cộng Nhóm xử lý 64% 36% 100% Nhóm kiểm soát 61% 39% 100% Nguồn: Tính toán của tác giả (2019) Tỷ lệ phụ thuộc (TLPT): Đo lường bằng số người dưới 15 tuổi hoặc trên 60 tuổi đối với nam, trên 55 tuổi đối với nữ hoặc người tàn tật của hộ chia cho tổng số thành viên của hộ. Những hộ có tỷ lệ phụ thuộc cao thì thường có thu nhập thấp, dễ chịu tổn thương (Dorter Verner, 2005; Mai Thị Hồng Đào, 2016). Như vậy, để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về tỷ lệ phụ thuộc, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.2 để đảm bảo tương đồng về yếu tố này. Bảng 2.2: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tỷ lệ phụ thuộc Tỷ lệ phụ thuộc Nhóm < 10% 10% - 20% > 20% - 50% > 50% Cộng Nhóm xử lý 11% 5% 52% 31% 100% Nhóm kiểm soát 12% 15% 42% 31% 100% Nguồn: Tính toán của tác giả (2019) Tuổi chủ hộ (TUOI): Tính từ năm sinh đến năm 2018. Thông thường, những chủ hộ nghèo càng lớn tuổi thì càng khó tìm kiếm việc làm mới cũng cao nên thu nhập sẽ giảm đi (UNDP, 1995). Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về tuổi chủ hộ, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.3 để đảm bảo tương đồng về yếu tố này. Bảng 2.3: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tuổi chủ hộ Tuổi chủ hộ Nhóm ≤ 30 31 - 40 40 – 60 > 60 Cộng Nhóm xử lý 19% 37% 44% 0% 100% Nhóm kiểm soát 13% 34% 53% 0% 100% Nguồn: Tính toán của tác giả (2019)
  • 27. 16 Giới tính chủ hộ (GIOI): Chủ hộ là nam hoặc nữ. Chủ hộ là nam giới sẽ có quan hệ rộng, dễ tiếp cận thông tin hơn nên những hộ có chủ hộ là nam giới thì thu nhập sẽ cao hơn so với hộ có chủ hộ là nữ giới (Dorter Verner, 2005; Nguyễn Trọng Hoài, 2005; Mai Thị Hồng Đào, 2016). Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về giới tính của chủ hộ, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.4 để đảm bảo tương đồng về yếu tố này. Bảng 2.4: Cơ cấu mẫu khảo sát theo giới tính chủ hộ Giới tính chủ hộ Nhóm Nam Nữ Cộng Nhóm xử lý 71% 29% 100% Nhóm kiểm soát 71% 29% 100% Nguồn: Tính toán của tác giả (2019) Học vấn chủ hộ (HOCVAN): Tính bằng số năm đi học. Người có trình độ học vấn thấp thường hạn chế về trình độ hiểu biết và khả năng tiếp thu kiến thức chuyên môn kém hơn so với người có trình độ cao nên thu nhập sẽ thấp hơn (Baulch và McCulloch, 1998; Ngô Minh Cam và Bùi Thị Mai Hoài, 2016). Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về học vấn của chủ hộ, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.5 để đảm bảo tương đồng về yếu tố này. Bảng 2.5: Cơ cấu mẫu khảo sát theo học vấn của chủ hộ Học vấn Nhóm 5 năm 9 năm 12 năm Cộng Nhóm xử lý 20% 47% 33% 100% Nhóm kiểm soát 20% 47% 33% 100% Nguồn: Tính toán của tác giả (2019) Dân tộc (DANTOC): Kinh, Hoa, Khmer hoặc các dân tộc khác. Theo Ngân hàng Thế giới (2004), phần lớn dân tộc thiểu số ở Việt Nam sống ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng kém phát triển; ít có điều kiện học hành vì thế kỹ năng ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh cũng rất kém. Ngoài ra, các hộ dân tộc thiểu số thường đông con, đất đai ít và không màu mỡ
  • 28. 17 nên thu nhập thấp hơn so với dân tộc Kinh hoặc Hoa. Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về dân tộc, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.6 để đảm bảo tương đồng về yếu tố này. Bảng 2.6: Cơ cấu mẫu khảo sát theo dân tộc Dân tộc Nhóm Kinh/Hoa Khmer hoặc dân tộc khác Cộng Nhóm xử lý 85% 15% 100% Nhóm kiểm soát 85% 15% 100% Nguồn: Tính toán của tác giả (2019) Diện tích đất (DIENTICH): Đo lường bằng diện tích đất của hộ chia cho tổng số thành viên của hộ, đơn vị tính là nghìn m2 /người. Đất đai đóng vai trò quan trọng và tạo cơ sở để người dân tiếp cận, sử dụng các loại tài sản khác và lựa chọn sinh kế thay thế (Hanstad và cộng sự, 2004). Diện tích đất có ảnh hưởng cùng chiều với thu nhập của hộ nghèo (Khandker, 2009). Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về diện tích đất, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.7 để đảm bảo tương đồng về yếu tố này. Bảng 2.7: Cơ cấu mẫu khảo sát theo diện tích đất Diện tích đất Nhóm ≤ 0,2 0,2 - 0,5 > 0,5 - 1,0 > 1,0 Cộng Nhóm xử lý 47% 26% 25% 2% 100% Nhóm kiểm soát 51% 34% 15% 0% 100% Nguồn: Tính toán của tác giả (2019) Nhà ở (NHA): Có nhà ở hoặc không có nhà. Hộ nghèo có nhà ở thì cuộc sống của họ cũng ổn định, có thể sử dụng nhà để ở kết hợp với mua bán nhỏ hoặc sản xuất tại gia đình, nên tăng thêm thu nhập. Những hộ không có nhà ở phải trả thêm khoản tiền đi thuê, mướn nhà ở. Vì vậy hộ có nhà ở thì thu nhập sẽ cao hơn hộ không có nhà ở (Tham khảo chuyên gia, 2019). Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về việc có nhà ở hay không, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.8 để đảm bảo tương đồng về yếu tố này.
  • 29. 18 Bảng 2.8: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tình trạng nhà ở Nhà ở Nhóm Có nhà ở Không nhà ở Cộng Nhóm xử lý 52% 48% 100% Nhóm kiểm soát 55% 45% 100% Nguồn: Tính toán của tác giả (2019) Tham gia các tổ chức chính trị, xã hội (CTXH): Những hộ tham gia tổ chức chính trị xã hội sẽ có điều kiện tiếp cận nhiều thông tin hoặc nhận được hỗ trợ về tài chính từ các tổ chức CTXH mà họ tham gia, do đó thu nhập cao hơn hộ không tham gia (Mai Thị Hồng Đào, 2016). Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về việc có tham gia TCCTXH hay không, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.9 để đảm bảo tương đồng về yếu tố này. Bảng 2.9: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tham gia tổ chức chính trị, xã hội Tham gia CTXH Nhóm Có tham gia Không tham gia Cộng Nhóm xử lý 49% 51% 100% Nhóm kiểm soát 49% 51% 100% Nguồn: Tính toán của tác giả (2019) Tài sản (TAISAN): Tổng giá trị tài sản của hộ gia đình, không bao gồm đất đai. Tài sản thuộc nguồn vốn vật chất, có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình (Backer và Tomes, 1986; Mincer, 1984). Những hộ có nhiều tài sản, tài sản lớn hơn thì dễ dàng tạo ra thu nhập nên thu nhập cao hơn hộ có ít tài sản, tài sản nhỏ (Phan Đình Khôi, 2012; Mai Thị Hồng Đào, 2016). Tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.10 để đảm bảo tương đồng về yếu tố này. Bảng 2.10: Cơ cấu mẫu khảo sát hộ nghèo theo tài sản Tài sản Nhóm ≤ 50 50 - 100 > 100 - 150 > 150 Cộng Nhóm xử lý 26% 50% 17% 7% 100% Nhóm kiểm soát 31% 45% 19% 5% 100% Nguồn: Tính toán của tác giả (2019)
  • 30. 19 2.3.3. Quy trình thực hiện đề tài Quy trình thực hiện đề tài tiến hành qua các bước chủ yếu như sau: Bước 1: Xây dựng khung phân tích trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan. Bước 2: Chọn mẫu đảm bảo sự tương đồng, thu thập dữ liệu để đánh giá tác động chính sách bằng phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID). Bước 3: Sử dụng phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID) để đánh giá tác động của quỹ cho vay CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn Đồng Tháp. Bước 4: Phỏng vấn sâu để tìm hiểu nguyên nhân của kết quả tác động từ của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo. Hình 2: Quy trình thực hiện đề tài Nguồn: Đề xuất của tác giả (2019) 2.4. Dữ liệu nghiên cứu Để đáp ứng điều kiện của kỹ thuật khác biệt trong khác biệt của phương pháp bán thí nghiệm, đề tài chọn 100 hộ làm Nhóm kiểm soát (Nhóm kiểm soát) có điều kiện tương đồng với 100 hộ thuộc nhóm xử lý (Nhóm xử lý) - vui lòng xem phần Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước Khung phân tích Chọn mẫu để đảm bảo tính tương đồng => Thu thập dữ liệu Nghiên cứu định lượng Đánh giá tác động (phương pháp DID) => Kết quả Nghiên cứu định tính Phỏng vấn sâu Nguyên nhân kết quả, hạn chế Khuyên nghị, hàm ý chính sách
  • 31. 20 khung phân tích ở phía trên. Phân bổ mẫu khảo sát Thành phố Cao Lãnh hiện có 15 đơn vị hành chánh trực thuộc gồm 8 phường và 7 xã (Các phường: 1, 2, 3, 4, 6, 11, Mỹ Phú, Hòa Thuận; các xã: Mỹ Tân, Hoà An, Tịnh Thới, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Mỹ Trà, Mỹ Ngãi). Đề tài chọn ra 4 phường, xã để tiến hành khảo sát là: phường 2, phường 6, xã Hòa An, xã Mỹ Trà. Mỗi phường, xã chọn 25 hộ thuộc nhóm kiểm soát và 25 hộ thuộc nhóm xử lý (Bảng 2.11). Bảng 2.11: Phân bổ mẫu khảo sát Stt Huyện Nhóm xử lý Nhóm kiểm soát Cộng Tỷ trọng (%) 1 Phường 2 25 25 50 25 2 Phường 6 25 25 50 25 3 Xã Hòa An 25 25 50 25 4 Xã Mỹ Trà 25 25 50 25 Tổng số 100 100 200 100 Nguồn: Tính toán của tác giả (2019) Thiết kế bảng câu hỏi Bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập thông tin của hộ nghèo ở thời điểm năm 2015 và năm 2018 bằng phương pháp hồi cứu, với các nội dung chính: i) Phần sàng lọc: Giúp chọn đúng đối tượng điều tra là hộ nghèo thuộc nhóm xử lý hoặc nhóm kiểm soát. ii) Thông tin về hộ gia đình: Số lượng thành viên trong hộ; Số lượng người phụ thuộc; Các thông tin về chủ hộ (tuổi, giới tính, học vấn, dân tộc), diện tích đất, tình trạng nhà ở; Tham gia các tổ chức chính trị, xã hội; Tài sản nhằm mục đích đảm bảo sự tương đồng giữa 2 nhóm như đã trình bày ở khung phân tích. Đặc biệt, thông tin về thu nhập của từng hộ ở 2 thời điểm 2015 và 2018 tác giả vừa thu thập trên cơ sở hỏi chính các hộ dân, vừa so sánh với các nguồn gốc thu nhập của các hộ để đảm bảo chính xác.
  • 32. 21 iii) Thông tin về vay vốn TDVM của CEP gồm: Số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, việc tiếp cận với tín dụng, hiểu biết về chương trình TDVM của CEP, đánh giá về thủ tục cho vay của chương trình TDVM của CEP và các khuyến nghị nếu có. Nội dung chi tiết nội dung bảng câu hỏi được trình bày tại Phụ lục 1. Cách thức thu thập dữ liệu Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình bằng bảng câu hỏi in sẵn. Điều tra viên đến nhà và phỏng vấn trực tiếp chủ hộ hoặc người đại diện của hộ gia đình. Các bước tiến hành điều tra hộ: (1) Liên hệ với Chi nhánh của CEP tại thành phố Cao Lãnh để nhận danh sách hộ có vay vốn ở thời điểm năm 2016 trở về sau nhưng không vay vốn ở thời điểm năm 2015, gọi là nhóm xử lý; (2) Liên hệ với các Trưởng khu vực/ Trưởng khóm, ấp để chọn nhóm kiểm soát gồm hộ nghèo không vay vốn TDVM của CEP trong suốt giai đoạn 2015 - 2018, có đặc điểm tương đồng với nhóm xử lý; (3) Tiến hành phỏng vấn cả hai nhóm hộ này. Nếu hộ dân từ chối tham gia phỏng vấn, sẽ được thay thế bằng hộ khác. 2.5. Cách tiếp cận và kỹ thuật sử dụng để thực hiện đề tài Với mục tiêu thứ nhất, tác giả sử dụng kỹ thuật khác biệt trong khác biệt (DID) để trả lời. Để áp dụng được phương pháp DID, cần phải có số liệu bảng, nghĩa là số liệu vừa phản ánh thông tin theo thời gian vừa phản ánh thông tin chéo của đối tượng quan sát (Nguyễn Xuân Thành, 2006). Thực hiện phương pháp DID bằng cách chia các đối tượng phân tích thành hai nhóm: Nhóm tham gia chính sách (còn gọi là nhóm xử lý) và nhóm không tham gia chính sách (còn gọi là nhóm kiểm soát). Giả thiết quan trọng của phương pháp DID là nếu không có chính sách thì đầu ra của nhóm tham gia chính sách và nhóm không tham gia chính sách có xu hướng biến thiên như nhau. Sự khác nhau trong biến thiên theo thời gian giữa hai nhóm này là do ảnh hưởng của chính sách. Gọi Y là biến phản ánh đầu ra của chính sách. Gọi D là biến phản ánh nhóm quan sát, D = 0: Nhóm kiểm soát; D = 1: Nhóm xử lý. T = 0 là khi chưa có chính
  • 33. 22 sách, T = 1 là sau khi có chính sách. Tại thời điểm trước khi có chính sách, đầu ra của nhóm kiểm soát là Y00 (D = 0, T = 0) và đầu ra của nhóm xử lý là Y10 (D = 1, T = 0). Chênh lệch đầu ra giữa hai nhóm này trước khi có chính sách là Y10-Y00. Tại thời điểm sau khi áp dụng chính sách, đầu ra của nhóm kiểm soát là Y01 (D = 0, T = 1) và đầu ra của nhóm xử lý là Y11 (D = 1, T = 1). Chênh lệch đầu ra giữa hai nhóm này là Y11-Y01. Tác động của chính sách là (Y11-Y01) - (Y10-Y00) (Hình 2.2). Đầu ra, Y Y11[D = 1] Y10[D = 1] Y01[D = 0] Y00[D = 0] T= 0 T = 1 Thời gian, T Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn tác động của phương pháp khác biệt trong khác biệt Nguồn: Nguyễn Xuân Thành (2006) Đề tài chọn hộ nghèo theo phân loại của địa phương ở thời điểm năm 2015, có tham gia vay vốn TDVM của CEP trong năm 2018 nhưng không vay vốn của CEP trong năm 2015 làm nhóm xử lý. Và hộ nghèo theo xếp loại của địa phương ở thời điểm năm 2015 nhưng không tham gia vay vốn của CEP trong cả giai đoạn 2015 - 2018 có các đặc điểm (thu nhập đầu người, học vấn, tỷ lệ người phụ thuộc, diện tích đất, giá trị tài sản, quy mô hộ, có nhà ở, …) tương tự với các hộ có vay vốn của CEP làm nhóm kiểm soát. Với giả định rằng vào năm 2015, hai nhóm này có xuất phát điểm như nhau, nếu cả hai nhóm không vay vốn TDVM của CEP thì thu nhập của họ thay đổi tương tự nhau từ năm 2015 đến 2018. Căn cứ vào chuẩn nghèo của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2018 để chọn hộ nghèo tham gia nghiên cứu. Đề tài loại bỏ bớt những hộ nghèo có thu nhập bình quân đầu người vượt ra xa khỏi chuẩn nghèo của tỉnh để loại bỏ trường hợp hộ không nghèo thực chất nhưng được xếp vào diện hộ nghèo. Việc chọn hộ thuộc Ước lượng DID
  • 34. 23 nhóm kiểm soát và nhóm xử lý như trên nhằm thỏa mãn điều kiện của phương pháp phân tích khác biệt trong khác biệt. Ngoài ra, để những yếu tố khác đảm bảo sự tương đồng thì cơ cấu của cả 2 nhóm đối tượng nghiên cứu đảm bảo như tác giả đã trình bày trong khung phân tích. Đối với mục tiêu 2 (nguyên nhân của kết quả tác động từ chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu môt số đối tương liên quan (hộ nghèo, cán bộ của Quỹ CEP, cán bộ tham gia hỗ trợ CEP thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Tháp) để tı̀m hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả tác đông đó là gì. Tóm tắt Chương 2 Chương 2 trình bày các khái niệm liên quan và lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nghèo. Trên cơ sở đó thiết lập khung phân tích. Chương này cũng trình bày về dữ liệu, cách tiếp cận và kỹ thuật thực hiện đề tài.
  • 35. 24 Chương 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH TDVM CỦA CEP ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1. Tổng quan chương trình TDVM của CEP giai đoạn 2015 - 2018 tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 3.1.1. Giới thiệu chương trình CEP CEP là một tổ chức tài chính vi mô phi lợi nhuận, do Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) thành lập vào tháng 11/1991, nhằm cung cấp dịch vụ tài chính cho công nhân lao động nghèo tự tạo việc làm, giúp họ có thu nhập, làm giảm tình trạng nghèo của công nhân lao động TPHCM. Đến nay, CEP là tổ chức tài chính vi mô lớn nhất ở Việt Nam. CEP có mạng lưới chi nhánh tại hoạt động trên địa bàn TPHCM, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và các tỉnh ĐBSCL. Mục tiêu của Quỹ CEP: Cung cấp TDVM cho người nghèo và nghèo nhất nhằm giúp họ khởi nghiệp hoặc phát triển công việc làm ăn, sản xuất nhỏ, tự tạo thu nhập. Từ đó, giúp họ cải thiện an sinh gia đình; Giảm tỷ lệ thất nghiệp trong người nghèo; Mở rộng cung cấp các dịch vụ TDVM cho người nghèo và duy trì sự bền vững tài chính của tổ chức. CEP đã cung cấp các sản phẩm: Sản phẩm cho vay tạo thu nhập cơ bản (cho vay trả hàng tuần hoặc hàng tháng), sản phẩm tiết kiệm (tiết kiệm bắt buộc gắn kết với sản phẩm vay và tiết kiệm định hướng), sản phẩm cho vay cải thiện nhà ở, sản phẩm cho vay học nghề. Giai đoạn 2013 - 2016, Quỹ CEP có sự tăng trưởng. Đến cuối năm 2016, CEP có 28 chi nhánh với 399 cán bộ, nhân viên. Số lượng thành viên (hộ nghèo) của CEP đạt 233.100 người. Bình quân mỗi chi nhánh của CEP cho vay 7.787 thành viên, với dư nợ bình quân của 1 thành viên là 9,2 triệu đồng. Mỗi nhân viên của CEP quản lý trung bình 546 khoản vay. Tổng dư nợ của quỹ CEP đạt 1.155.664 triệu đồng; Số dư tiết kiệm đạt 520.848 triệu đồng; Nợ vay là 299.734 triệu đồng; Vốn chủ sở hữu đạt 375.214 triệu đồng; Tổng tài sản đạt 1.236.375 triệu đồng.
  • 36. 25 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động của Quỹ CEP giai đoạn 2012 - 2016 Stt Chỉ số CEP 2016 2015 2014 1 Số chi nhánh 34 33 32 2 Số nhân viên 557 519 492 3 Tổng số thành viên 329.619 305.835 276.774 4 Thành viên tiết kiệm 278.717 262.268 247.909 5 Thành viên đang vay 309.949 288.490 260.810 6 Số khoản vay 356.117 340.703 315.956 7 Doanh số cho vay (triệu VNĐ) 5.686.859 4.993.261 3.832.467 8 Mức vay bình quân (VNĐ) 15.969.074 14.655.760 12.129.749 9 Tiết kiệm / Thành viên (VNĐ) 3.647.975 3.287.659 2.823.084 10 Thành viên đang vay / Chi nhánh 9.116 8.742 8.150 11 Thành viên đang vay / Nhân viên 556 556 530 12 Dư nợ cho vay (triệu VNĐ) 2.761.692 2.398.294 1.823.674 13 Số dư tiết kiệm (triệu VNĐ) 1.016.753 862.248 699.868 14 Nợ đi vay (triệu VNĐ) 901.040 835.998 515.251 15 Vốn chủ sở hữu (triệu VNĐ) 812.030 678.181 555.490 16 Tổng tài sản (triệu VNĐ) 2.849.129 2.477.477 1.856.074 Nguồn: CEP (2017) Thành viên CEP được phân thành 3 nhóm: nghèo nhất, nghèo và tương đối nghèo (Bảng 3.2). CEP tập trung phục vụ người nghèo và những người nghèo nhất. Bảng 3.2: Phân nhóm hộ nghèo tham gia TDVM của CEP Phân loại hộ Số người phụ thuộc Thu nhập (VNĐ/ngày) Tài sản Nhà cửa Nghèo nhất 3 hoặc hơn Thấp hơn 30.000 Không có hoặc rất ít và chất lượng kém Chất lượng thấp, không kiên cố, không có điện và nước Nghèo Giữa 2 và 3 30.000 đến 58.300 Cũ và chất lượng kém Chất lượng thấp, bán kiên cố, có điện, nước sinh hoạt Tương đối nghèo Thấp hơn 2 Cao hơn 58.300 Chất lượng thấp đến trung bình Kiên cố, có điện, nước sinh hoạt Nguồn: CEP (2017)
  • 37. 26 Thành viên CEP sử dụng vốn vay chủ yếu để buôn bán nhỏ, sản xuất các mặt hàng thủ công hoặc sản xuất dựa vào sức lao động (mua phế liệu, làm nhang, làm chổi, chăn nuôi gia cầm, gia súc). Một phần của khoản vay được thành viên của CEP sử dụng để cải tạo nhà ở, mua thực phẩm, đóng học phí. 3.1.2. Chương trình TDVM của CEP tại thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp Về cơ cấu thành viên vay vốn: Năm 2015, công nhân viên chiếm 14,4%, người lao động chiếm 85,6%; Đến năm 2018, tỷ lệ công nhân viên vay vốn tăng lên 22,0%, tỷ lệ người lao động vay vốn giảm xuống còn 78,0% (Hình 3.1). Hình 3.1: Cơ cấu thành viên vay vốn CEP tại thành phố Cao Lãnh Nguồn: CEP Chi nhánh Đồng Tháp (2016, 2019) Nhìn chung, chương trình TDVM của CEP tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2015 - 2018, thể hiện ở số lượt vay, doanh số cho vay, số lượng thành viên đang vay, dư nợ cho vay, dư nợ bình quân/1 thành viên đang vay đều tăng theo từng năm (Bảng 3.3). Bảng 3.3: Kết quả chương trình CEP tại Cao Lãnh giai đoạn 2015 - 2018 Khoản mục 2015 2016 2017 2018 Lượt vay (lượt) 12.032 11.755 11.815 12.624 Doanh số cho vay (triệu đồng) 132.878 132.950 151.375 189.207 Thành viên đang vay (người) 6.697 7.094 7.025 7.272 Dư nợ cho vay (triệu đồng) 67.901 74.416 77.614 104.514 Dư nợ bình quân (triệu đồng/thành viên đang vay) 10 10 11 14 Nguồn: CEP Chi nhánh Đồng Tháp (2016, 2017, 2018, 2019)
  • 38. 27 Năm 2018, số lượt vay là 12.624 (tăng 592 lượt so với năm 2015); Doanh số cho vay là 189.207 triệu đồng (tăng 56.329 triệu đồng so với năm 2015). Thành viên đang vay là 7.272 người (tăng 575 người so với năm 2015); Tổng dư nợ cho vay là 104.514 triệu đồng (tăng 36.613 triệu đồng so với năm 2015); Dư nợ bình quân/1 thành viên đang vay là 14 triệu đồng (tăng 4 triệu đồng so với năm 2015). 3.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Số lượng phiếu khảo sát thu về là 200 phiếu đầy đủ thông tin, gồm 100 hộ thuộc nhóm xử lý và 100 hộ thuộc nhóm kiểm soát. 3.2.1. Đặc điểm mẫu khảo sát 3.2.1.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội của hộ tại thời điểm năm 2015 Về giới tính: Chủ hộ là nam giới chiếm tỷ lệ 72,5% (Nhóm kiểm soát: 71,0%; Nhóm xử lý: 74,0%). Về dân tộc: Dân tộc Kinh hoặc Hoa chiếm tỷ lệ 84,5% (Nhóm kiểm soát: 85,0%; Nhóm xử lý: 84,0%). Tuổi của chủ hộ: Trung bình là 37,6 tuổi (Nhóm kiểm soát: 38,3; Nhóm xử lý: 36,9). Bảng 3.4: Đặc điểm của hộ nghèo khảo sát tại thời điểm năm 2015 Stt Khoản mục Đvt Nhóm kiểm soát n = 100 Nhóm xử lý n = 100 Chung n = 200 1 Tỷ lệ chủ hộ là nam giới % 71,0 74,0 72,5 2 Tỷ lệ hộ dân tộc Kinh, Hoa % 85,0 84,0 84,5 3 Tuổi của chủ hộ Năm 38,3 36,9 37,6 4 Quy mô hộ gia đình Người 5,2 5,0 5,1 5 Tỷ lệ người phụ thuộc % 38,0 42,9 40,5 6 Số năm đi học Năm 9,2 9,5 9,3 7 Diện tích đất của hộ 1.000m2 0,9 1,2 1,0 8 Diện tích bình quân đầu người m2 /người 187,1 261,9 224,5 9 Tài sản Triệu đồng 79,5 80,2 79,8 10 Tỷ lệ có nhà ở % 55,0 57,0 56,0 11 Tỷ lệ tham gia tổ chức xã hội % 39,0 36,0 37,5 Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)
  • 39. 28 Quy mô hộ gia đình: Trung bình mỗi hộ có 5,1 người (Nhóm kiểm soát: 5,2; Nhóm xử lý: 5,0). Tỷ lệ người phụ thuộc: Trung bình là 40,5% (Nhóm kiểm soát: 38,0%; Nhóm xử lý: 42,9%). Số năm đi học của chủ hộ: Trung bình là 9,3 năm (Nhóm kiểm soát: 9,2 năm; Nhóm xử lý: 9,5 năm). Diện tích đất: Trung bình mỗi hộ có 1.000m2 đất, bao gồm đất ở, đất sản xuất nông nghiệp (Nhóm kiểm soát: 900m2 ; Nhóm xử lý: 1.200m2 ). Diện tích bình quân đầu người: Trung bình là 224,5 m2 /người (Nhóm kiểm soát: 187,1 m2 /người; Nhóm xử lý: 261,9 m2 /người). Tài sản (không kể giá trị đất đai): Trung bình mỗi hộ có 79,8 triệu đồng (Nhóm kiểm soát: 79,5 triệu đồng; Nhóm xử lý: 80,2 triệu đồng). Tỷ lệ hộ có nhà ở: Trung bình là 56,0% (Nhóm kiểm soát: 55,0%; Nhóm xử lý: 57,0%). Tỷ lệ hộ tham gia tổ chức xã hội: Trung bình là 37,5% (Nhóm kiểm soát: 39,0%; Nhóm xử lý: 36,0%). 3.2.1.2. Sự thay đổi các đặc điểm kinh tế, xã hội của hộ theo thời gian Các yếu tố nhân khẩu học của hộ không thay đổi theo thời gian gồm có: Tỷ lệ chủ hộ là nam giới; Tỷ lệ hộ dân tộc Kinh, Hoa; Quy mô hộ gia đình; Tỷ lệ người phụ thuộc; Số năm đi học của chủ hộ (Bảng 3.5). Ở mức ý nghĩa thống kê 5%, diện tích đất của hộ, diện tích bình quân đầu người, tỷ lệ có nhà ở, thu nhập của hộ, thu nhập đầu người của hộ thuộc nhóm kiểm soát và nhóm xử lý đều tăng. Cụ thể: Nhóm kiểm soát: Diện tích đất canh tác của hộ tăng thêm 200,0 m2 ; Diện tích đất bình quân đầu người tăng thêm 44,3 m2 ; Tỷ lệ hộ có nhà ở tăng thêm 17,0%; Thu nhập của hộ tăng thêm 8,1 triệu đồng; Thu nhập bình quân đầu người tăng thêm 1,6 triệu đồng/người. Nhóm xử lý: Diện tích đất canh tác của hộ tăng thêm 200,0 m2 ; Diện tích đất bình quân đầu người tăng thêm 42,5 m2 ; Tỷ lệ hộ có nhà ở tăng thêm 22,0%; Thu nhập của hộ tăng thêm 18,1 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người tăng thêm 3,5 triệu đồng/người.
  • 40. 29 Bảng 3.5: Thay đổi đặc điểm của hộ nghèo khảo sát theo thời gian Stt Khoản mục22,6 Đvt Nhóm kiểm soát n = 100 Nhóm xử lý n = 100 Thời điểm 2015 Thời điểm 2018 Chênh lệch Thời điểm 2015 Thời điểm 2018 Chênh lệch 1 Tỷ lệ chủ hộ là nam giới % 71,0 71,0 0,0 74,0 74,0 0,0 2 Tỷ lệ hộ dân tộc Kinh, Hoa % 85,0 85,0 0,0 84,0 84,0 0,0 3 Tuổi của chủ hộ Năm 38,3 41,3 3,0 36,9 39,9 3,0 4 Quy mô hộ gia đình Người 5,2 5,2 0,0 5,0 5,0 0,0 5 Tỷ lệ người phụ thuộc % 38,0 38,0 0,0 42,9 42,9 0,0 6 Số năm đi học Năm 9,2 9,2 0,0 9,5 9,5 0,0 7 Diện tích đất của hộ 1.000m2 0,9 1,1 ** 0,2 1,2 1,4 ** 0,2 8 Diện tích bình quân đầu người m2 /người 187,1 231,4 ** 44,3 261,9 304,4 ** 42,5 9 Tài sản Triệu đồng 79,5 82,5 3,0 80,2 88,8 8,6 10 Tỷ lệ có nhà ở % 55,0 72,0 *** 17,0 57,0 79,0 *** 22,0 11 Tỷ lệ tham gia tổ chức xã hội % 39,0 49,0 10,0 36,0 40,0 4,0 12 Thu nhập của hộ Triệu đồng 22,6 30,7 ***8,1 22,2 40,3 *** 18,1 13 Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng/người 4,3 5,9 ***1,6 4,3 7,8 ***3,5 Ghi chú: ***, **, * lần lượt có ý nghĩa thống kê ở 1%, 5%, 10% Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)
  • 41. 30 Hình 3.2: Cơ cấu thu nhập của hộ nghèo thuộc nhóm kiểm soát Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019) Nhìn chung, cơ cấu thu nhập từ tiền công, tiền lương, thu nhập từ nông nghiệp, phi nông nghiệp, thu nhập khác của hộ gia đình thuộc nhóm kiểm soát không có sự thay đổi lớn giữa thời điểm năm 2015 và 2018 (Hình 3.2). Trong đó, thu nhập từ nông nghiệp là lớn nhất, năm 2015 chiếm 35,8% và năm 2018 chiếm 34,2%; Thu nhập phi nông nghiệp năm 2015 chiếm 31,9% và năm 2018 chiếm 34,5%; Thu nhập từ tiền công, tiền lương năm 2015 chiếm 27,0% và năm 2018 chiếm 27,7%; Thu nhập khác năm 2015 chiếm 5,3% và năm 2018 chiếm 3,6%. Hình 3.3: Cơ cấu thu nhập của hộ nghèo thuộc nhóm xử lý Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019) Ngược lại, cơ cấu thu nhập của hộ gia đình thuộc nhóm xử lý có sự thay đổi tích cực theo hướng giảm tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp, tăng tỷ trọng thu nhập phi nông nghiệp (Hình 3.3). Nếu như nhăm 2015 thu nhập nông nghiệp chiếm nhiều nhất với tỷ trọng 35,1% thì sang năm 2018, thu nhập nông nghiệp chỉ còn 30,0%,
  • 42. 31 xếp vị trí thứ hai. Đồng thời, thu nhập phi nông nghiệp tăng từ mức 32,0% năm 2015 lên 43,7% năm 2018, trở thành nguồn thu nhập lớn nhất. Thu nhập từ tiền công, tiền lương và thu nhập khác có giảm nhưng không đáng kể (Thu nhập tiền công, tiền lương: năm 2015 chiếm 25,7% sang năm 2018 chiếm 22,3%; Thu nhập khác: năm 2015 chiếm 7,2% và năm 2018 chiếm 4,0%). 3.2.2. Tiếp cận chương trình TDVM của CEP của hộ nghèo Đối với nhóm hộ có vay vốn của CEP, trung bình mỗi hộ còn dư nợ 16,2 triệu đồng, độ lệch chuẩn là 8,9 triệu đồng/hộ; Hộ còn nợ vay ít nhất là 3,0 triệu đồng và nhiều nhất là 33,0 triệu đồng. Lãi suất vay trung bình là 6,9%/năm, độ lệch chuẩn là 0,8%/năm; Lãi suất vay cao nhất là 8,0%/năm và thấp nhất là 6,0%/năm (Bảng 3.6). Bảng 3.6: Dư nợ và lãi suất vay Stt Khoản mục Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất 1 Dư nợ (triệu đồng/hộ) 16,2 8,9 3,0 33,0 2 Lãi suất vay (%/năm) 6,9 0,8 6,0 8,0 Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019) Hình 3.4 cho thấy, có 29% số hộ không hài lòng khi vay vốn của CEP (Rất không hài lòng: 10% và Không hài lòng 19%). Tỷ lệ có mức hài lòng từ bình thường đến rất hài lòng là 71% (Bình thường: 49%; Hài lòng: 14%; Rất hài lòng: 9%). Hình 3.4: Mức độ hài lòng của hộ tham gia chương trình TDVM của CEP Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)
  • 43. 32 Như vậy, nhìn chung chương trình TDVM của CEP cơ bản đáp ứng được sự hài lòng của hộ nghèo, thể hiện ở chỗ chỉ có số ít hộ nghèo (29%) chưa hài lòng. Đây cũng là nỗ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ, cộng tác viên của Quỹ CEP. Về nguyên nhân không hài lòng, lý cho chủ yếu là số tiền vay quá ít, chiếm 22/29 hộ, tỷ lệ 75,9% và thủ tục vay phức tạp, chiếm 18/29 hộ, tỷ lệ 62,1% (Hình 3.5). Hình 3.5: Lý do không hài lòng của hộ tham gia chương trình TDVM của CEP Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019) Lý do không tham gia chương trình TDVM của CEP của 100 hộ gia đình thuộc nhóm kiểm soát, gồm có: 73% cho rằng do không biết về chương trình, 62% cho rằng tiền vay quá ít, 57% cho rằng do thủ tục phức tạp, 42% biết về chương trình nhưng không biết thủ tục và 5% nghĩ rằng phải mất chi phí lót tay thì mới được vay vốn (Hình 3.6). Hình 3.6: Lý do không tham gia chương trình TDVM của CEP Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)
  • 44. 33 3.3. Tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 3.3.1. Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm xử lý và nhóm kiểm soát Giả định của phương pháp DID là nhóm xử lý và nhóm kiểm soát phải có đặc điểm tương tự nhau vào thời điểm chưa có chính sách (năm 2015). Kết quả kiểm định t - test sự khác biệt giá trị trung bình giữa nhóm kiểm soát và nhóm xử lý tại thời điểm chưa có chính sách (năm 2015), ở mức ý nghĩa thống kê 5%, nhóm nhóm kiểm soát và nhóm xử lý không có sự khác biệt về tỷ lệ phụ thuộc, tuổi chủ hộ, giới tính chủ hộ, học vấn chủ hộ, dân tộc, diện tích đất, tình trạng nhà ở, tham gia các tổ chức chính trị, xã hội, tài sản do các giá trị Pr đều lớn hơn 5% (Bảng 3.7). Như vậy, điều kiện giả định của phương pháp DID được thỏa mãn. Bảng 3.7: Khác biệt giữa 2 nhóm tại thời điểm chưa có chính sách (năm 2015) Stt Yếu tố Đvt Nhóm kiểm soát Nhóm xử lý Chênh lệch Pr (%) 1 Quy mô hộ Người 5,2 5,0 -0,2 40,8 2 Tỷ lệ phụ thuộc % 38,0 42,9 4,9 9,5 3 Tuổi chủ hộ Năm 38,3 36,9 -1,4 8,9 4 Chủ hộ là nam giới % 71,0 74,0 3,0 63,7 5 Học vấn chủ hộ Năm 9,2 9,5 0,3 47,0 6 Dân tộc Kinh/Hoa % 85,0 84,0 -1,0 84,6 7 Diện tích đất m2 /người 187,1 261,9 74,8 9,5 8 Có nhà ở % 55,0 57,0 2,0 77,7 9 Tham gia các tổ chức chính trị, xã hội % 39,0 36,0 -3,0 18,0 10 Tài sản Triệu đồng 79,5 80,2 0,7 86,9 11 Sinh sống ở thành thị % 50,0 50,0 0,0 100,0 12 Thu nhập đầu người Triệu đồng/người 4,3 4,3 0,0 70,3 Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)
  • 45. 34 3.3.2. Tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Bảng 3.8 cho thấy tại thời điểm chưa có chính sách (năm 2015), chênh lệch thu nhập giữa hộ thuộc nhóm xử lý và hộ thuộc nhóm kiểm soát là 1,18 triệu đồng/hộ, chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Đến thời điểm có chính sách (năm 2018), chênh lệch thu nhập giữa hộ thuộc nhóm xử lý và hộ thuộc nhóm kiểm soát là 11,91 triệu đồng/hộ, chênh lệch này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo bằng phương pháp khác biệt trong khác biệt là 11,91 - 1,18 = 9,73 triệu đồng/hộ, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Như vậy, chương trình TDVM của CEP giúp cho thu nhập của hộ nghèo tăng thêm 9,73 triệu đồng/hộ. Bảng 3.8: Tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập hộ nghèo Chỉ tiêu Khoản mục Thời điểm chưa có chính sách (năm 2015) Thời điểm có chính sách (năm 2018) Thu nhập của hộ (triệu đồng/hộ) Nhóm kiểm soát -33,6 -27,6 Nhóm xử lý -32,4 -16,6 Chênh lệch (Nhóm xử lý - nhóm kiểm soát) 1,18 *** 11,91 Tác động của chương trình TDVM của CEP bằng DID *** 9,73 Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/người) Nhóm kiểm soát -0,19 0,80 Nhóm xử lý -0,07 2,99 Chênh lệch (Nhóm xử lý - nhóm kiểm soát) 0,12 *** 2,19 Tác động của chương trình TDVM của CEP bằng DID *** 2,07 *** có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức ý nghĩa 1%. Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019) Tương tự, tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo bằng phương pháp khác biệt trong khác biệt là 2,19 - 0,12
  • 46. 35 = 2,07 triệu đồng/người, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Nghĩa là, chương trình TDVM của CEP giúp cho thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng thêm 2,07 triệu đồng/người. Tóm tắt chương 3 Chương 3 đã trình bày kết quả tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2015 - 2018 bằng kỹ thuật khác biệt trong khác biệt. Với số lượng quan sát gồm 200 hộ nghèo (100 hộ thuộc nhóm xử lý và 100 hộ thuộc nhóm kiểm soát), kết quả nghiên cứu cho chương trình TDVM của CEP giúp cho thu nhập của hộ tăng thêm 9,73 triệu đồng/hộ/năm và thu nhập bình quân đầu người tăng thêm 2,07 triệu đồng/người/năm.
  • 47. 36 Hộp 1: Vay vốn CEP giúp tạo thêm thu nhập Tôi được vay vốn của CEP 12 triệu đồng, tôi dùng 1 triệu đồng để mua sắm bàn ghế, còn lại 11 triệu đồng để bán tạp hóa và quán nước nhỏ, mỗi tháng trả lãi chỉ 50 nghìn đồng, nhưng thu nhập cũng kha khá. Nguồn: Ý kiến hộ ông Nguyễn Thành Tâm, xã Mỹ Trà, phỏng vấn ngày 15/04/2019 Chương 4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KẾT QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH, KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 4.1. Nguyên nhân của kết quả tác động từ chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Để tìm hiểu nguyên nhân kết quả tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo tại thành phố Cao Lãnh tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các hộ nghèo, cán bộ nhân viên của Quỹ CEP, cán bộ thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Tháp với tư cách họ là người hiểu rõ nhất về hiện trạng, hạn chế mà họ gặp phải khi tham gia chương trình TDVM của CEP. Chọn mẫu trong nghiên cứu định tính là chọn mẫu theo lý thuyết, nghĩa là không xác định trước qui mô mẫu, mà tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn đến khi nào thông tin thu được là bão hòa thì ngưng. Trên cơ sở đó, tác giả đã phỏng vấn 10 hộ nghèo (6 hộ thuộc nhóm xử lý và 4 hộ thuộc nhóm kiểm soát), 5 cán bộ, nhân viên của Quỹ CEP, 2 cán bộ tham gia hỗ trợ CEP thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Tháp, 1 cán bộ Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Đồng Tháp. Tác giả thiết kế dàn bài phỏng vấn sâu cho từng đối tượng khác nhau (Xem thêm phụ lục 2, 3, 4). Nội dung trả lời phỏng vấn được tác giả ghi thành văn bản. Kết quả như sau: 4.1.1. Về nguyên nhân của kết quả đạt được Khi được vay vốn từ chương trình TDVM của CEP người nghèo có nguồn lực tài chính để sản xuất kinh doanh. Từ đó làm tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình. Nguồn vốn CEP còn giúp người dân tránh xa tín dụng đen (cho vay nặng lãi),
  • 48. 37 Hộp 2: Vay vốn CEP giảm thiểu cho vay nặng lãi Gia đình tôi trước đây có vay nặng lãi 5 triệu đồng, trả hoài không hết. Từ khi được cán bộ của CEP cho vay 10 triệu đồng, tôi đã trả dứt nợ, nên yên tâm buôn bán. Ngoài ra, hàng tháng tôi còn để dành được 200 ngàn góp tiết kiệm bắt buộc của CEP, tham gia được hơn 2 năm. Nợ gốc chỉ còn 5 triệu đồng, tiết kiệm được khoảng 3 triệu đồng. Nguồn: Ý kiến hộ bà Lê Thị Bảy, Phường 2, phỏng vấn ngày 17/04/2019 Hộp 3: Mức cho vay của CEP khá thấp Gia đình tôi có nhu cầu vay 15 triệu đồng để mua công cụ, phân bón và hạt giống. Nhưng CEP chỉ cho vay 10 triệu đồng. Thiếu vốn nên chỉ làm được hơn phân nửa kế hoạch, lãi thấp. Nguồn: Ý kiến hộ ông Lê Thống Nhất, xã Hòa An, phỏng vấn ngày 15/04/2019 giúp họ yên tâm trong sản xuất, có tích lũy. Chương trình TDVM của CEP được triển khai kết hợp với các chính sách xóa đói giảm nghèo khác tại địa phương, đã giúp người nghèo thay đổi cách thức sản xuất, vay vốn để vươn lên thoát nghèo (Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Tháp, 2018). Phần đông người nghèo đã nâng cao ý thức, có trách nhiệm hơn với cuộc sống của mình, tích cực học nghề, tìm kiếm việc làm, sản xuất kinh doanh, tiết kiệm để phấn đấu thoát nghèo (Sở Lao động Thương bình và xã hội tỉnh Đồng Tháp, 2018). 4.1.2. Về hạn chế và nguyên nhân hạn chế Mức cho vay tối đa quy định tại chương trình TDVM của CEP còn thấp, chưa phù hợp thực tế hiện nay. Dẫn đến trường hợp không đủ nguồn lực tài chính để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh nên thu nhập có được ở mức thấp. Người nghèo sinh sống ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng xa. Quỹ CEP đặt tại trung tâm thành phố Cao Lãnh, số lượng nhân sự của CEP không nhiều, đối tượng khách hàng mục tiêu của CEP là người lao động, rất khó để cho vay đến tất cả các hộ nghèo, đặc biệt là những hộ làm nghề tự do hoặc nghề
  • 49. 38 Hộp 4: Người nghèo có tâm lý ỷ lại vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước Nhà nước có nhiều chương trình hỗ trợ người nghèo như cho vay ưu đãi, dạy nghề, hoặc cho không gạo, dầu hỏa thắp sáng, tiền điện... nên một số hộ ỷ lại, không có động lực để thoát nghèo, họ chỉ muốn nghèo để được nhận hỗ trợ. Nguồn: Ý kiến của cán bộ Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Đồng Tháp, phỏng vấn ngày 17/04/2019 nông (Ý kiến của cán bộ CEP, phỏng vấn ngày 23/4/2019). Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo như cho vay vốn ưu đãi, dạy nghề, hỗ trợ phát triển sản xuất để tăng thu nhập. Ngoài ra, còn có các chính sách cho không hỗ trợ về gạo, dầu hỏa thắp sáng, tiền điện... làm tăng tính ỷ lại, không muốn thoát nghèo của một số hộ nghèo. Công tác tuyên truyền về chương trình TDVM của CEP đã được quan tâm thực hiện nhưng phần lớn mới chỉ tâp trung ở những khu dân cư đông đúc, ở đô thị. Ở nông thôn, công tác tuyên truyền về chương trình TDVM của CEP gần như được ủy thác cho lực lượng cán bộ ở xã, phường và khóm, ấp, thực tế trình độ, năng lực của đội ngũ này lại không đảm bảo. Đây nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng người nghèo không có thông tin, thậm chí là hiểu sai về chương trình TDVM của CEP (Ý kiến của cán bộ CEP, phỏng vấn ngày 24/4/2019). Hộp 5: Không biết mình là đối tượng được vay vốn của CEP Tôi cũng được giới thiệu về chương trình cho vay của CEP, nhưng cứ nghĩ là phải có buôn bán hay trồng trọt, chăn nuôi thì mới được vay, còn mình đi làm thuê, làm mướn thì đâu được vay vốn. Nguồn: Ý kiến ông Thạch Sen, phường 2, phỏng vấn ngày 19/04/2019 Hộp 6: Chưa từng biết đến Quỹ CEP Trước giờ chỉ biết đến chương trình vay vốn của Nhà nước hoặc của Ngân hàng Chính sách xã hội. Mới lần đầu nghe nói đến Quỹ CEP. Nguồn: Ý kiến hộ ông Nguyễn Văn Thành, Phường 6, phỏng vấn ngày
  • 50. 39 Hộp 7: Không thể biết được thu nhập cải thiện là do vay từ nguồn nào Gia đình tôi có vay vốn của cả Ngân hàng Chính sách xã hội và CEP để chăn nuôi gà, vịt. Thu nhập có cải thiện nhưng bây giờ ngồi tính xem vay bên nào cho thu nhập nhiều hơn thì rất khó. Nguồn: Ý kiến hộ ông Lê Thành Tài, Phường 6, phỏng vấn ngày 18/04/2019 Ngoài ra, do có nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo được triển khai đồng thời với chương trình TDVM của CEP như vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, Chương trình 135, các chương trình hỗ trợ đã kể ở trên nên người nghèo không nhận biết được mình đang thực hiện và hưởng lợi từ mỗi chính sách là bao nhiêu. Từ đó, đã làm giảm đi hiệu quả mong muốn cải thiện thu nhập của chương trình TDVM của CEP. Tỉnh Đồng Tháp nằm ở khu vực ĐBSCL, còn nhiều hạn chế về điều kiện giao thông nên thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước rất hạn chế, người nghèo ít có cơ hội vào làm tại các doanh nghiệp do số lượng doanh nghiệp tại địa phương ít cộng thêm học vấn của người nghèo thấp, gây khó khăn cho việc cải thiện thu nhập (Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Đồng Tháp, 2018). Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Tháp trực tiếp hỗ trợ CEP trong tuyên truyền về chương trình TDVM của CEP đến người lao động. Nhân sự tại Liên đoàn Lao động tỉnh chủ yếu là kiêm nhiệm, một số cán bộ chưa có kinh nghiệm trong truyền thông về chính sách, chưa được bố trí kinh phí riêng để hoạt động. Từ đó, đã làm hạn chế tính hiệu quả của chương trình TDVM của CEP (Ý kiến của cán bộ Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Tháp, phỏng vấn ngày 18/4/2019). 4.2. Kết luận
  • 51. 40 Đề tài đã nghiên cứu về tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2015 - 2018 bằng mô hình khác biệt trong khác biệt (DID). Số lượng quan sát gồm 100 hộ nghèo thuộc nhóm xử lý (không vay vốn của CEP vào năm 2015 nhưng có vay vốn trong giai đoạn 2016 - 2018) và 100 hộ nghèo thuộc nhóm kiểm soát (không vay vốn của CEP trong cả giai đoạn 2015 - 2018), kết quả cho thấy: Một là, chương trình TDVM của CEP giúp cho thu nhập của hộ tăng thêm 9,73 triệu đồng/hộ/năm và thu nhập bình quân đầu người tăng thêm 2,07 triệu đồng/người/năm. Hai là, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong triển khai chương trình TDVM của CEP trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp gồm có: (1) Mức cho vay tối đa quy định tại chương trình TDVM của CEP còn thấp; (2) Công tác tuyên truyền về chương trình TDVM của CEP chưa đến các hộ nghèo ở khu vực nông thôn; (3) Thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước còn hạn chế; (4) Công tác điều phối chương trình TDVM của CEP chưa đồng bộ và hiệu quả. Ba là, nguyên nhân của những hạn chế trên gồm: (1) Nguồn vốn của Quỹ CEP còn hạn chế nên chưa đáp ứng nhu cầu về mức vay của người vcần vốn; (2) Có quá nhiều chương trình hỗ trợ cho người nghèo dẫn đến tâm lý ỷ lại hoặc không hiểu được lợi ích của từng chương trình; (3) Pham vi hoạt động của CEP còn hạn chế, chưa được các doanh nghiệp trong và ngoài nước biết nhiều; (4) Sự phối hợp với các đoàn thể ở đia phương chưa thật hiệu quả. 4.3. Hàm ý chính sách Căn cứ vào những điểm hạn chế của quá trình thực hiện chương trình CEP tại địa phương và những nguyên nhân tìm hiểu được từ việc phỏng vấn các đối tượng có liên quan thì nghiên cứu đưa ra một số giải pháp như sau: 4.3.1. Tăng cường sự liên kết hỗ trợ của nhà nước đối với người nghèo Quỹ CEP là nguồn quỹ cho vay theo kiểu tín chấp đối với người nghèo nên phải xây dựng trên cơ chế cộng đồng. Nếu công nhân viên chức vay tiền cần thông