SlideShare a Scribd company logo
1 of 31
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------- --------
CAO THỊ VÂN ANH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT SỞ HỮU GIA ĐÌNH
Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ NỘI - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------- --------
CAO THỊ VÂN ANH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT SỞ HỮU GIA ĐÌNH
Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 9340101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS LÊ CÔNG HOA
2. PGS.TS. TRƯƠNG THỊ NAM THẮNG
HÀ NỘI - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
xin cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Nghiên cứu sinh
Cao Thị Vân Anh
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình của các
cán bộ giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh, Viện đào tạo sau đại học, trường Đại học
Kinh tế quốc dân và các đồng nghiệp tại trường Đại học Hải Phòng trong quá trình
thực hiện luận án. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tập thể giáo
viên hướng dẫn PGS.TS Lê Công Hoa và PGS.TS Trương Thị Nam Thắng đã tận tình
hướng dẫn, động viên và hỗ trợ tác giả trong quá trình làm luận án. Tác giả cũng xin
gửi lời cảm ơn đến một số các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính
sách, lãnh đạo một số doanh nghiệp tham gia vào quá trình phỏng vấn trong luận án.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp -
những người luôn sát cánh bên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng với nguồn lực còn hạn chế luận án không
tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp của các nhà nghiên
cứu, của thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện vấn đề nghiên cứu của
luận án trong tương lai.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Nghiên cứu sinh
Cao Thị Vân Anh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................. viii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU..................................................1
1.1. Lý do lựa chọn đề tài...........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án.......................................................................4
1.3. Câu hỏi và giải thuyết nghiên cứu.....................................................................4
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu.........................................................................................4
1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................5
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................5
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................6
1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................7
1.5.1. Dữ liệu nghiên cứu .........................................................................................7
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................8
1.6. Những đóng góp mới của luận án......................................................................9
1.6.1. Về mặt lý luận ................................................................................................9
1.6.2. Về mặt thực tiễn .............................................................................................9
1.7. Kết cấu của luận án...........................................................................................10
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
CÁC CÔNG TY GIA ĐÌNH.......................................................................................11
2.1. Tổng quan về công ty gia đình và hội đồng quản trị trong công ty .............11
2.1.1. Khái niệm công ty gia đình và các cách tiếp cận .........................................11
2.1.2. Vai trò của công ty gia đình .........................................................................22
2.1.3. Hội đồng quản trị trong các công ty gia đình...............................................25
2.2. Kết quả tài chính và các chỉ tiêu đo lường......................................................30
iv
2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ảnh khả năng sinh lời...................................................30
2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ảnh giá trị thị trường ....................................................31
2.3. Tổng quan nghiên cứu đặc điểm hội đồng quản trị ảnh hưởng đến kết quả
tài chính ở các công ty gia đình...............................................................................32
2.3.1. Các lý thuyết nghiên cứu đặc điểm hội đồng quản trị trong quản trị công ty....32
2.3.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ..........................................................37
2.3.3. Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................44
Tóm tắt chương 2.........................................................................................................46
CHƯƠNG 3 GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................48
3.1. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu ...............................................................48
3.1.1. Quy mô của hội đồng quản trị......................................................................48
3.1.2. Tính song trùng lãnh đạo..............................................................................49
3.1.3. Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập...................................................51
3.1.4. Tính đa dạng trong cơ cấu hội đồng quản trị................................................52
3.1.5. Tỷ lệ sở hữu của các thành viên gia đình trong hội đồng quản trị ...............56
3.1.6. Tỷ lệ thành viên gia đình trong hội đồng quản trị........................................57
3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính.................................................................57
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn ..................................................................57
3.2.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia.............................................................58
3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng..............................................................60
3.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất.........................................................................60
3.3.2. Giải thích các biến trong mô hình ................................................................61
3.3.3. Dữ liệu và mẫu nghiên cứu...........................................................................65
3.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu.....................................................................68
Tóm tắt chương 3.........................................................................................................73
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY NIÊM
YẾT SỞ HỮU GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM.................................................................74
4.1. Tổng quan thị trường chứng khoán và quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam....74
4.1.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam ..............................................................74
4.1.2. Đánh giá tình hình quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam ...........................76
4.1.3. Quản trị công ty gia đình ở Việt Nam ..........................................................83
4.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .....................................................................87
v
4.3. Kết quả phân tích tương quan.........................................................................94
4.4. Kết quả xử lý mô hình hồi quy ........................................................................96
4.4.1. Hồi quy mô hình theo phương pháp OLS ....................................................96
4.4.2. Kiểm định lựa chọn mô hình........................................................................97
4.4.3. Mô hình phân tích sự tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến kết quả
tài chính của các công ty gia đình ..........................................................................99
Tóm tắt chương 4.......................................................................................................108
CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ
KHUYẾN NGHỊ........................................................................................................109
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................109
5.1.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu.....................................................................109
5.1.2. Kết luận và thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................................112
5.2. Một số khuyến nghị.........................................................................................120
5.2.1. Khuyến nghị đối với các công ty niêm yết sở hữu gia đình.......................120
5.2.2. Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý ........................................................125
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................................128
5.3.1. Hạn chế của luận án....................................................................................128
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................128
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ...................131
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................132
PHỤ LỤC ...................................................................................................................141
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Giải nghĩa
1. BCQTCT Báo cáo quản trị công ty
2. BCTC Báo cáo tài chính
3. BCTN Báo cáo thường niên
4. IFC Tổ chức tài chính quốc tế
5. FEM Mô hình tác động cố định
6. HĐQT Hội đồng quản trị
7. HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
8. HOSE Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh
9. KQTC Kết quả tài chính
10. OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
11. OLS Mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất
12. QTCT Quản trị công ty
13. ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
14. ROE Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
15. REM Mô hình tác động tác động ngẫu nhiên
16. UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các cách tiếp cận khái niệm công ty gia đình...............................................17
Bảng 2.2: Sự khác biệt giữa công ty gia đình và công ty phi gia đình..........................21
Bảng 2.3: Tỷ lệ công ty gia đình và những đóng góp cho nền kinh tế..........................25
Bảng 3.1: Mô tả các biến đo lường được sử dụng trong nghiên cứu ............................63
Bảng 4.1: Một số văn bản pháp luật liên quan đến QTCT ở Việt Nam........................78
Bảng 4.2: So sánh điểm trung bình giữa các lĩnh vực QTCT của Việt Nam năm 2014 - 2015 80
Bảng 4.4: Quản trị công ty và hiệu quả hoạt động........................................................83
Bảng 4.3: Thống kê mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu ............................................88
Bảng 4.4: So sánh KQTC của các công ty gia đình với các công ty niêm yết trên toàn
thị trường........................................................................................................89
Bảng 4.5: Cơ cấu các công ty gia đình theo lĩnh vực ngành nghề ................................90
Bảng 4.6: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến kiểm soát được sử
dụng trong mô hình hồi quy...........................................................................95
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy bằng phương pháp OLS với mô hình Pool.........................96
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình Pooled hay mô hình FEM .................97
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình REM hay mô hình FEM....................98
Bảng 4.10: Ước lượng mô hình FEM tác động đến TOBINQ......................................99
Bảng 4.11: Kết quả phân tích mô hình hồi quy FEM tác động đến TOBINQ............100
Bảng 4.12: Ước lượng mô hình FEM tác động đến ROA...........................................102
Bảng 4.13: Kết quả phân tích mô hình hồi quy FEM tác động đến ROA...................104
Bảng 4.14: Ước lượng mô hình FEM tác động đến ROE ...........................................105
Bảng 4.15: Kết quả phân tích mô hình hồi quy FEM tác động đến ROE...................107
Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của luận án ..................................................110
viii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Khái niệm công ty gia đình ...........................................................................14
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu của luận án ...................................................................61
Hình 4.1: Số lượng công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2000 - 2018.....75
Hình 4.2: Quy mô vốn hóa/GDP thực tế của TTCK Việt Nam 2000 - 2018................76
Hình 4.3: Phân bố điểm QTCT các công ty niêm yết Việt Nam năm 2018..................82
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Quản trị công ty (Corporate Governance) là một trong những vấn đề cơ bản
được các quốc gia trên thế giới rất quan tâm đặc biệt sau những cuộc khủng hoảng
kinh tế - tài chính hay sự sụp đổ của hàng loạt các công ty hàng đầu thế giới. Đối với
những quốc gia có nền kinh tế thị trường mới nổi như Việt Nam, quản trị công ty
(QTCT) có ý nghĩa không chỉ tác động đến kết quả tài chính (KQTC) của doanh
nghiệp còn tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Không có một mô
hình QTCT nào phù hợp đối với tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp do sự khác
nhau về đặc điểm lịch sử, văn hóa, tập quán kinh doanh và thể chế của mỗi quốc gia
(Boubaker, Sabri, Nguyen Bang Dang, Nguyen Duc Khuong, (2012). Ngày nay có rất
nhiều nghiên cứu về QTCT nói chung, song khi các nghiên cứu này dần trở nên bão
hòa, giới nghiên cứu có xu hướng chuyển sang những nghiên cứu sâu hơn nhằm hướng
đến mục tiêu QTCT hiệu quả và bền vững. Một trong những khuynh hướng nghiên
cứu mới về QTCT là hiệu quả quản trị ở những công ty sở hữu gia đình.
Trên thế giới, công ty gia đình là loại hình doanh nghiệp tồn tại lâu đời và
chiếm số lượng đông đảo nhất. Tỷ trọng công ty gia đình ở nhiều nước chiếm đến hơn
70% tổng số doanh nghiệp và đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
tạo công ăn việc cho người lao động như ở Tây Ban Nha có 75% các doanh nghiệp
thuộc công ty gia đình đóng góp 65% vào GNP của quốc gia này; ở các nước Mỹ La
Tinh công ty gia đình chiếm khoảng 60% tổng GNP (IFC, 2008). Các công ty gia đình
bao gồm tất cả các loại hình công ty từ quy mô nhỏ, vừa cho đến các tập đoàn kinh tế
hoạt động đa dạng ở nhiều ngành nghề khác nhau và ở nhiều nước khác nhau. Các
“giant” được biết đến là tập đoàn lớn ở Mỹ, “chaebol” ở Hàn Quốc, Zaibetsu ở Nhật
Bản và “grupo” ở châu Mỹ La Tinh. Theo thống kê của Fortune 500, có rất nhiều công
ty gia đình thành công và lọt vào bảng xếp hạng danh sách 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ
theo tổng thu nhập mỗi công ty. Trung bình tại các quốc gia phát triển có từ 40% - 60%
công ty tồn tại dưới hình thức công ty gia đình.
Ở Việt Nam, lịch sử phát triển kinh tế đã có những công ty gia đình đóng góp
đáng kể cho nền kinh tế đất nước. Rất nhiều công ty gia đình khởi nghiệp từ những
cơ sở sản xuất nhỏ nhưng đã phát triển thành những thương hiệu tập đoàn lớn như
Kinh Đô, Biti’s, Tân Hiệp Phát, Hoàng Anh Gia Lai, Hòa Phát, Vingroup…gắn liền
2
với các tên tuổi gia đình. Vai trò của công ty gia đình ở Việt Nam đã được Đảng và
Nhà nước ngày càng coi trọng với nhiều chủ trương và quyết sách quan trọng trong
việc phát triển doanh nghiệp tư nhân, trong đó công ty gia đình thuộc thành phần
kinh tế tư nhân. Nghị quyết đại hội XII của Đảng lần đầu tiên khẳng định “Kinh tế tư
nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”. Theo số liệu thống kê của Tổng cục
thống kê (2017), kinh tế tư nhân đã đóng góp 42,9% tỷ trọng GDP của cả nước, tăng
thêm 4% so với năm 2016 góp phần vào tăng trưởng GDP 6,81% so với năm 2016.
Điều đó cho thấy kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong nền
kinh tế, công ty gia đình cũng đã và đang khẳng định vai trò to lớn trong sự phát triển
kinh tế đất nước.
Theo số liệu công bố của Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI)
tại Hội thảo "Chuyên nghiệp hóa doanh nghiệp gia đình” tính đến cuối năm 2016 cả
nước có 95% doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty gia đình, 100 công ty gia
đình lớn nhất Việt Nam đã đóng góp khoảng 1/4 GDP của cả nước. Sự phát triển của
loại hình công ty gia đình đóng góp một phần lớn vào tăng trưởng và phát triển kinh
tế. Theo số liệu thống kê của Forbes Việt Nam, 50 công ty niêm yết tốt nhất được vinh
danh năm 2018 chiếm giá trị vốn hóa toàn thị trường là 70,8% với tổng lợi nhuận đạt
106.949 tỉ đồng, tăng 34% so với năm 2017 trong đó phải kể đến tên tuổi của các tập
công ty cổ phần tập đoàn gia đình trong khối kinh tế tư nhân như Vingroup, Hòa Phát,
Thế Giới Di Động…
Trong hệ thống quản trị công ty, HĐQT là một trong những nhân tố kiểm soát
nội bộ quan trọng nhất. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về cấu trúc HĐQT tập
trung chủ yếu ở các công ty của Mỹ. Tuy nhiên, cấu trúc sở hữu của các công ty Mỹ là
sở hữu phân tán trong khi quyền sở hữu của các công ty Đông Á lại rất tập trung trong
tay của cổ đông kiểm soát hoặc các nhóm gia đình. La Porta et al. (1999) thấy rằng chỉ
có 20% trong tổng số 20 công ty đại chúng hàng đầu ở Mỹ được điều khiển bởi gia
đình, phần còn lại 80% có sở hữu đa dạng. Mặt khác, Claessens et al. (2000) phát hiện
thấy một tỷ lệ lớn các công ty đại chúng ở các nước Đông Á là gia đình kiểm soát và
có tỷ lệ sở hữu gia đình chiếm tỷ trọng cao. Trong hoạt động QTCT cổ phần cũng như
công ty gia đình, HĐQT sẽ thay mặt cho cổ đông để giải quyết các vấn đề quan trọng
trong công ty như chiến lược phát triển, quyết định đầu tư, đề bạt nhân sự cấp cao…
nhằm đảm bảo KQTC cũng như hiệu quả hoạt động của công ty ở mức tối ưu. Tuy
nhiên, một số trường hợp các thành viên HĐQT theo đuổi lợi ích của mình lại gây ra
mâu thuẫn với lợi ích của các cổ đông làm giảm KQTC của công ty đặc biệt khi thành
viên HĐQT nằm trong ban điều hành công ty.
3
Nghiên cứu về HĐQT trong các công ty cổ phần thường tập trung ở các đặc
điểm về Quy mô HĐQT (Yermack, 1996); Thành phần và cơ cấu HĐQT (Hermalin và
Weisbach, 1991; Chen và cộng sự, 2008); Tính song trùng lãnh đạo tức vị trí chủ tịch
HĐQT kiêm tổng giám đốc hay giám đốc điều hành; Tính đa dạng trong HĐQT về giới
tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm, tỷ lệ thành viên nước ngoài (Carter và cộng sự,
2003, Darmadi, 2011, Bonn và cộng sự, 2004); Tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT (Gedajlovic
và Shapiro, 1998); Thù lao của HĐQT (Palia, 2001)… Đặc biệt, mối quan hệ giữa đặc
điểm HĐQT và KQTC của các công ty là một vấn đề quan trọng trong QTCT được
nghiên cứu rộng rãi trên thế giới
Tuy nhiên, với đối tượng nghiên cứu là công ty gia đình, các nghiên cứu tập
trung vào nghiên cứu các khái niệm CTGD và so sánh sự khác biệt giữa các yếu tố ảnh
hưởng đến KQTC hay kết quả hoạt động giữa hai nhóm công ty gia đình và công ty
phi gia đình. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy công ty gia đình có KQTC và
hiệu quả hoạt động tốt hơn các công ty phi gia đình (McConaughy, 2000; Vàerson
và Reeb, 2003, Villalonga và Amit, 2006)... Trên thế giới, chủ đề công ty gia đình
là một chủ đề được các nhà nghiên cứu học thuật cũng như các nhà nghiên cứu thực
tiễn hết sức quan tâm hình thành những chuyên san riêng về kinh doanh gia đình
như Family Business Review hay đưa ra các báo cáo đánh giá về công ty gia đình ở
các quốc gia, khu vực và các nước khác nhau như ở Mỹ, châu Âu, châu Á… Tuy
nhiên, ở Việt Nam số lượng các công trình nghiên cứu về công ty gia đình còn hạn
chế, tập trung vào các vấn đề về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu trong đó có sở
hữu gia đình và kết quả hoạt động, quá trình kế nhiệm và chuyển giao giữa các thế
hệ… Vì vậy, nghiên cứu về đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến KQTC trong các công
ty gia đình không chỉ giúp đưa ra một khái niệm về công ty gia đình phù hợp với
điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, chỉ ra sự khác biệt về đặc điểm HĐQT trong các
công ty gia đình và công ty phi gia đình; đồng thời nghiên cứu đã cung cấp một bằng
chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của HĐQT đến KQTC của các công ty gia đình là
cơ sở giúp cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách đưa ra những định
hướng phát triển loại hình công ty gia đình - một trong những thành tố quan trọng phát
triển kinh tế tư nhân.
Từ những phân tích trên tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm HĐQT
ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt
Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận án. Mục đích nghiên cứu của đề tài tập trung vào
mối tương quan giữa KQTC và những đặc điểm của HĐQT trong công ty niêm yết có
yếu tố sở hữu gia đình gọi chung là các công ty gia đình.
4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là đánh giá tác động của đặc điểm HĐQT
đến KQTC của công ty gia đình niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trên cơ sở đó
đề xuất những khuyến nghị về QTCT để quản lý và phát triển loại hình doanh nghiệp
này ở Việt Nam. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công ty gia đình và HĐQT trong các công ty
gia đình.
- Xác định các đặc điểm của HĐQT, đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng ảnh
của các yếu tố đó đến KQTC của các công ty niêm yết sở hữu gia đình.
- Kiểm định mối quan hệ của các yếu tố thuộc về đặc điểm HĐQT đến KQTC
của các công ty niêm yết sở hữu gia đình.
- Khuyến nghị một số chính sách QTCT hiệu quả đối với các công ty niêm yết
sở hữu gia đình.
1.3. Câu hỏi và giải thuyết nghiên cứu
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu trên được trả lời cụ thể bằng cách tổng hợp thành 4 nhóm
câu hỏi nghiên cứu trong luận án như sau:
Câu hỏi 1: Khái niệm công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam phù hợp
với nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của HĐQT đến KQTC của công ty là gì?
Câu hỏi 2: Những đặc điểm của HĐQT trong các công ty niêm yết sở hữu gia
đình ở Việt Nam là gì?
Câu hỏi 3: Các đặc điểm nào của HĐQT ảnh hưởng như thế nào đến KQTC của
các công ty niêm yết sở hữu gia đình?
Câu hỏi 4: Các biện pháp QTCT đứng trên góc độ của HĐQT nhằm nâng cao
KQTC của các công ty niêm yết sở hữu gia đình?
1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết H1: Quy mô của HĐQT có mối quan hệ cùng chiều với KQTC của
các công ty gia đình Việt Nam.
Giả thuyết H2: Hiện tượng song trùng lãnh đạo hay sự kiêm nhiệm vị trí chủ
tịch HĐQT và CEO có tác động ngược chiều đến KQTC của các công ty gia đình
Việt Nam.
5
Giả thuyết H3: Tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT có mối quan hệ cùng
chiều với KQTC của các công ty gia đình Việt Nam.
Giả thuyết H4: Tính đa dạng của HĐQT có ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược
chiều đến KQTC của các công ty gia đình Việt Nam.
Giả thuyết H5: Tỷ lệ sở hữu của các thành viên gia đình có mối quan hệ cùng
chiều với KQTC của các công ty gia đình Việt Nam.
Giả thuyết H6: Số lượng thành viên gia đình trong HĐQT có mối quan hệ quan
hệ cùng chiều với KQTC của các công ty gia đình Việt Nam.
Riêng đối với giả thuyết H4 nghiên cứu về tính đa dạng của HĐQT được chia
ra thành 4 giả thuyết nhỏ như sau:
Giả thuyết H4a: Tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT có tác động cùng chiều với
KQTC của các công ty gia đình Việt Nam.
Giả thuyết H4b: Trình độ học vấn của thành viên HĐQT có mối tương quan
cùng chiều với KQTC của các công ty gia đình Việt Nam.
Giả thuyết H4c: Độ tuổi trung bình của thành viên HĐQT có tác động cùng
chiều đến KQTC của các công ty gia đình Việt Nam.
Giả thuyết H4d: Có mối tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ thành viên nước
ngoài trong HĐQT và KQTC của các công ty gia đình Việt Nam.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các công ty niêm yết sở hữu gia đình và
đặc điểm của HĐQT ảnh hưởng đến KQTC của công ty. Để thống nhất về thuật ngữ,
theo quan điểm của IFC (2008) trong cuốn “Cẩm nang về quản trị doanh nghiệp gia
đình”, các thuật ngữ “doanh nghiệp gia đình”, “doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình”,
“công ty thuộc sở hữu gia đình”, “công ty do gia đình kiểm soát”, “công ty niêm yết sở
hữu gia đình” sẽ được sử dụng thay thế với cùng một ý nghĩa là công ty gia đình.
Luận án nghiên cứu những lý luận cơ bản về công ty gia đình, HĐQT trong các
công ty gia đình và đặc biệt là các cách tiếp cận khái niệm về công ty gia đình phù hợp
với các nghiên cứu theo định hướng thực tiễn trong bối cảnh thị trường chứng khoán
và điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. Tác giả đã lựa chọn khái niệm công ty gia đình theo
cách tiếp cận trong các nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề tài chính, kế thừa các
nghiên cứu Vàerson và Reeb (2003), Villalonga và Amit (2006). Theo đó, công ty gia
6
đình được khái niệm căn cứ vào 2 tiêu chí: (i) Mối quan hệ giữa các thành viên HĐQT
và những người có liên quan; (ii) Tỷ lệ sở hữu của các thành viên gia đình trong
HĐQT và những người có liên quan.
Bên cạnh đó, luận án cũng đi sâu nghiên cứu những yếu tố thuộc về đặc điểm
của HĐQT ảnh hưởng đến KQTC của công ty như Quy mô HĐQT, tính song trùng
lãnh đạo, tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT, tính đa dạng trong HĐQT về giới tính,
trình độ, kinh nghiệm, sự tham gia của các thành viên nước ngoài. Đặc biệt, luận án bổ
sung 2 yếu tố đặc trưng riêng có của công ty gia đình là số lượng thành viên gia đình
trong HĐQT và Tỷ lệ sở hữu gia đình tức là sở hữu của thành viên gia đình trong HĐQT
và những người có liên quan. Đối với KQTC của công ty, luận án sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu
phản ánh giá trị kế toán (ROA, ROE) và chỉ tiêu phản ánh giá trị thị trường (TOBIN’Q)
để đo lường và đánh giá KQTC.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về mặt không gian:
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và chính thức đi vào hoạt động từ
những năm 2000 kể từ khi Trung tâm giao dịch thành phố Hồ Chí Minh khai trương
phiên giao dịch đầu tiên. Tháng 6/2006 Quốc hội thông qua Luật chứng khoán hoàn
thiện cơ sở pháp lý và củng cố hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đối với các công ty niêm yết đa phần là những công ty có đầy đủ các điều kiện
để niêm yết trên sàn chứng khoán theo quy định của Thông tư số 29/2017/TT-BTC sửa
đổi, bổ sung Thông tư 202/2015/TT-BTC hướng dẫn về niêm yết chứng khoán trên Sở
giao dịch chứng khoán. Đồng thời, các công ty niêm yết phải có nghĩa vụ tuân thủ đầy
đủ Quy chế QTCT và Xây dựng điều lệ mẫu tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản về
QTCT được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam và theo các
Quy tắc QTCT của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Việc nghiên cứu
những đặc điểm của HĐQT đối với các công ty niêm yết có yếu tố sở hữu gia đình do
các thông tin công bố của những công ty niêm yết này phải đảm bảo yếu tố minh bạch
và công khai trên các BCTC, BCTN và Báo cáo QTCT. Vì vậy, các thông tin từ các
nguồn tài liệu thứ cấp đó là sự lựa chọn phù hợp khi nghiên cứu những đặc điểm của
HĐQT tác động đến KQTC của công ty.
- Phạm vi thời gian
Giai đoạn từ 2000 - 2006 là giai đoạn mạnh mẽ của thị trường chứng khoán.
Giai đoạn 2007 - 2008 từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thị trường giảm sút
do tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và sự suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn thế
7
giới. Sang đến giai đoạn 2009 - 2010, với chủ trương kích cầu của chính phủ và dấu
hiệu hồi phục nền kinh tế đã giúp cho TTCK Việt Nam phục hồi đạt giá trị vốn hóa ổn
định là 34% GDP. Đặc biệt năm 2017 được coi là năm TTCK Việt Nam với bước phát
triển nhảy vọt, đạt mức cao nhất sau gần 10 năm; mức vốn hóa thị trường đạt 3500
nghìn tỷ đồng tương đương với 74,6% GDP tăng 73% so với cuối năm 2016, tương
đương 74,6% GDP, vượt chỉ tiêu đặt ra cho năm 2020.
Luận án lựa chọn nghiên cứu đặc điểm của HĐQT và KQTC các công ty gia
đình trong giai đoạn 2012 - 2017 vì từ trước năm 2012 trở về trước hầu hết các công ty
không có báo cáo QTCT, giai đoạn sau này 2012 - 2014 báo cáo QTCT đã được lập
nhưng còn rất hạn chế về thông tin công bố; chỉ cho đến giai đoạn 2014 trở đi cho đến
nay các công ty mới tập trung vào việc lập và quan tâm đến chất lượng thông tin trong
báo cáo QTCT. Mặt khác, từ sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến 2011 là giai đoạn
khủng hoảng kinh tế với những vấn đề về lạm phát lên đến mức 2 con số (tỷ lệ lạm
phát năm 2008 là 22,3% và năm 2011 vẫn là 18,13% khiến cho nhiều công ty nhất là
những công ty vừa và nhỏ, các công ty gia đình chủ yếu là công ty vừa và nhỏ rơi vào
tình trạng hết sức khó khăn. Kể từ 2012 đến nay, kinh tế vĩ mô mới có những bước
tăng trưởng và phát triển ổn định, thị trường chứng khoán có những bước phát triển
tích cực và đặc biệt từ 2017 - 2018 là giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam đạt
có bước phát triển nhảy vọt.
Từ những cơ sở đó, phạm vi thời gian nghiên cứu luận án lựa chọn trong giai
đoạn 2012 - 2017 để đảm bảo thông tin một cách đầy đủ từ các BCTC, BCTN và báo
cáo QTCT tạo nên một bảng dữ liệu cân đối.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Dữ liệu nghiên cứu
Luận án sử dụng dữ liệu thứ cấp, thông tin thu thập từ các 3 loại báo: BCTC,
BCTN và báo cáo QTCT. Đối với các công ty niêm yết, yêu cầu về công bố thông
tin trên thị trường chứng khoán là một trong những nội dung quan trọng được thực
hiện theo Luật Chứng khoán và Thông tư số 155/2015/TT-BTC ban hành ngày
06/10/2015 của Bộ Tài chính. Trong đó yêu cầu “Tổ chức niêm yết, công ty đại
chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ
chức kiểm toán được chấp thuận”.
Ngoài các báo cáo trên những dữ liệu còn thiếu luận án sử dụng bổ sung thêm các
thông tin từ ở SGDCK để chiết xuất dữ liệu về giá cổ phiếu, số lượng cổ phiếu và giá trị vốn
hóa hoặc thông tin từ trang chủ của các công ty và các Website http://vndirect.com.vn,
8
http://finance.vietstock.vn, http://cafef.vn/… Đây là những trang cung cấp các thông tin đầu
ngành về tình hình tài chính đã được mua lại thông tin của các công ty niêm yết từ UBCKNN,
HNX, HOSE đảm bảo các thông chính xác, hữu ích đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Về số lượng các công ty gia đình, luận án đã lọc ra được 57 công ty thỏa mãn một
trong những điều kiện đưa ra trong khái niệm về công ty gia đình trong giai đoạn 2012 -
2017 đảm bảo tính cập nhật mới nhất về mặt số liệu. Như vậy với 57 công ty gia đình, số
liệu thu thập qua 6 năm (2012 - 2017) sẽ tạo nên một bảng dữ liệu cân đối có đầy đủ
thông tin với 342 quan sát. Mặc dù giá trị quan sát không nhiều song trên thực tế các công
ty gia đình ở Việt Nam đa số là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngay cả những tập đoàn gia
đình lớn cũng chưa niêm yết. Mặt khác trong tổng số 728 công ty niêm yết năm 2017 có
578 doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân, 57 công ty gia đình trong mẫu nghiên cứu
chiếm 9,87% trong khu vực kinh tế tư nhân nhưng lại có tỷ lệ giá trị vốn hóa so với tổng
thị trường từ 18 - 22%. Tỷ lệ này hoàn toàn tương đồng với thị trường chứng khoán Trung
Quốc, nơi mà các công ty gia đình chiếm khoảng 10% tổng số các công ty trên toàn bộ thị
trường (DRC/ERI-OECD, 2005). Trung Quốc là một quốc gia có nhiều tương đồng với
Việt Nam về hệ thống chính trị, thể chế kinh tế và quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế.
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp
định lượng. Phương pháp định tính được sử dụng cả trước và sau khi có kết quả nghiên
cứu. Trước quá trình nghiên cứu, để xác định một khái niệm công ty gia đình một cách
phù hợp với đối tượng nghiên cứu và điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, tác giả đã tổng
hợp các nghiên cứu tại bàn để đưa ra 6 cách tiếp cận khái niệm về công ty gia đình và
lựa chọn cách tiếp cận theo định hướng thực tiễn phù hợp với các nghiên cứu thực
nghiệm liên quan đến kết quả tài chính. Đồng thời để củng cố kết quả nghiên cứu này,
tác giả cũng đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia là các nhà nghiên cứu và các nhà
hoạt động thực tiễn trong cùng lĩnh vực để đưa ra một khái niệm phù hợp cho luận án.
Mặt khác, các kết quả nghiên cứu sau khi chạy mô hình và phân tích kết quả,
tác giả đã so sánh với các nghiên cứu tương tự ở các nước trong khu vực để thấy được
sự khác biệt giữa đặc điểm HĐQT trong các công ty gia đình ở Việt Nam với các nước
có cùng đặc điểm kinh tế và giữa HĐQT trong các công ty gia đình với các công ty
khác trên thị trường. Đồng thời, kết quả nghiên cứu một lần nữa được gửi đến các
chuyên gia là các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp để củng cố
và một lần nữa khẳng định lại kết quả giúp đưa ra những khuyến nghị và bàn luận hữu
ích nhất, phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam.
9
1.6. Những đóng góp mới của luận án
1.6.1. Về mặt lý luận
Luận án nghiên cứu những đặc điểm của HĐQT ảnh hưởng đến công ty niêm
yết sở hữu gia đình ở Việt Nam có những đóng góp nhất định mặt lý luận.
Thứ nhất, Luận án đã xây dựng các tiêu chí nhận diện công ty gia đình phù hợp
với thực tiễn nghiên cứu ở Việt Nam, khi vẫn còn có rất nhiều các tranh biện khác
nhau về khái niệm công ty gia đình ở các nghiên cứu trên thế giới. Ngoài ra, Luận án
cũng đã đưa ra những đặc điểm giúp nhận diện sự khác biệt giữa công ty gia đình và
công ty phi gia đình.
Thứ hai, ở Việt Nam hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu tác động của
đặc điểm Hội đồng quản trị của công ty gia đình đến kết quả tài chính ở các công ty
niêm yết sở hữu gia đình. Về mặt lý thuyết, Luận án đã chỉ ra để đạt được kết quả tài
chính tốt, các công ty gia đình vẫn nên theo đuổi lý thuyết người đại diện trong thành
phần và cơ cấu hội đồng quản trị, tương tự như các nghiên cứu trước đó đối các công
ty niêm yết nói chung trên toàn bộ thị trường. Đó là: (i) Cần đảm bảo sự tách biệt giữa
vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc điều hành; (ii) Đảm bảo tính đa
dạng trong thành phần hội đồng quản trị..
1.6.2. Về mặt thực tiễn
Luận án không chỉ có những đóng góp về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực
tiễn khi triển khai nghiên cứu về tác động đặc điểm HĐQT đến KQTC của các công ty
niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan
hệ giữa đặc điểm HĐQT và kết quả tài chính trong các công ty gia đình ở Việt Nam
đặc biệt cho thấy những đặc điểm khác biệt của HĐQT trong các công ty gia đình:
Thứ nhất, kết quả tài chính được biểu hiện qua các chỉ số ROA, ROE, TOBIN’S
của các công ty gia đình cao hơn các công ty niêm yết trên thị trường đặc biệt là chỉ
tiêu tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE có giá trị trung bình cao hơn nhiều so với
các công ty trên toàn bộ thị trường.
Thứ hai, tỷ lệ song trùng lãnh đạo có đến 37,42% công ty có vị trí chủ tịch hội
đồng quản trị kiêm tổng giám đốc điều hành, con số này cao hơn so với mức trung bình
của các công ty trên toàn bộ thị trường.
Thứ ba, tỷ lệ sở hữu của thành viên gia đình trong hội đồng quản trị và những
người có liên quan càng cao thì kết quả tài chính càng tốt. Điều này thể hiện tính sự
khác biệt so với các công ty phi gia đình, trong công ty gia đình tính tập trung về sở
10
hữu doanh nghiệp, tập trung trong ra quyết định, ảnh hưởng tích cực đến kết quả tài
chính của công ty.
Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở để luận án đưa ra những khuyến nghị và các
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty gia đình ở Việt Nam.
Đồng thời khuyến nghị các biện pháp kiểm soát và hỗ trợ để thực thi chính sách về
QTCT tốt hơn trong các công ty gia đình.
1.7. Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục luận án bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu đặc điểm hội đồng quản trị
ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty gia đình.
Chương 3: Giả thuyết và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu đặc điểm hội đồng quản trị ảnh hưởng đến kết
quả tài chính của các công ty gia đình Việt Nam.
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và một số khuyến nghị
11
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HỘI
ĐỒNG QUẢN TRỊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CÔNG TY GIA ĐÌNH
2.1. Tổng quan về công ty gia đình và hội đồng quản trị trong công ty
2.1.1. Khái niệm công ty gia đình và các cách tiếp cận
Trong các nghiên cứu về công ty gia đình, câu hỏi liệu một công ty có phải là
một công ty gia đình hay không là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu
(Peter 2005). Có rất nhiều nghiên cứu đưa ra các khái niệm công ty gia đình khác
nhau và hiện nay vẫn chưa có một khái niệm rõ ràng, thống nhất. Thông thường, các
khái niệm công ty gia đình đưa ra phụ thuộc vào các điều kiện khác nhau trong khuôn
khổ pháp lý, văn hóa và tôn giáo. Mỗi một cách tiếp cận khái niệm công ty gia đình
với các tiêu chí khác nhau sẽ ảnh hưởng đến hành vi và kết quả hoạt động của doanh
nghiệp. Vì vậy, trong mỗi một nghiên cứu sẽ có nhưng cách tiếp cận khác nhau,
nhưng cần phải đưa ra một khái niệm thống nhất về công ty gia đình làm đối tượng
nghiên cứu để phân biệt giữa công ty gia đình với các loại hình doanh nghiệp khác.
Đặc biệt, trong các nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề tài chính, nếu không đưa ra một
khái niệm công ty gia đình một cách cụ thể, thiếu những điều kiện cần thiết thì những
biến số, những giả thuyết cũng sẽ không có ý nghĩa khoa học.
Luận án đi sâu nghiên cứu khái niệm công ty gia đình từ các cách tiếp cận cả về
lý thuyết và thực tiễn ở các quốc gia trên thế giới để từ đó tìm ra một khái niệm công ty
gia đình phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm áp dụng cho các công ty niêm yết sở hữu
gia đình ở Việt Nam. Đó cũng chính là một trong những mục tiêu quan trọng tác giả xem
đó là điểm mới hay đóng góp mới của luận án.
2.1.1.1. Khái niệm công ty gia đình ở các quốc gia châu Âu
Ở châu Âu, khái niệm công ty gia đình được phân tích và thảo luận ở 33 quốc
gia và không đưa ra được một khái niệm thống nhất ở các quốc gia Ở nhiều nước như
Bulgari, Đan Mạch, Bỉ… có hơn hơn một khái niệm tồn tại trong các nghiên cứu và
thậm chí có đến 5 khái niệm học thuật khác nhau (H Ref. Ares, 2015). Các nghiên cứu
phần lớn dựa vào các chỉ báo để phân biệt giữa công ty gia đình và công ty phi gia
đình như quyền sở hữu hoặc quản lý của gia đình.
Một khía cạnh rất quan trọng để phân biệt giữa công ty gia đình và công ty phi
gia đình khi đề cập đến yếu tố "familiness" - đặc tính gia đình thể hiện qua các nguồn
12
lực và khả năng cũng như là kết quả sự tham gia của gia đình vào trong hoạt động
kinh doanh; các đặc trưng về văn hóa gia đình, các mối quan hệ xã hội giữa gia đình
và hoạt động kinh doanh (Cabrera và cộng sự, 2001). Những yếu tố có liên quan trong
khái niệm như sự tham gia của gia đình trong kinh doanh được gọi là "yếu tố quá
trình" - yếu tố “mềm”. Bên cạnh đó, khái niệm công ty gia đình cũng được đề cập đến
thông qua thang đo F-PEC - thang đo ảnh hưởng của gia đình bởi yếu tố quyền lực,
kinh nghiệm và văn hóa (trong đó viết tắt F là family-gia đình, P là Power-quyền lực,
E là experience-kinh nghiệm, và C là culture-văn hoá). "Quyền lực" được hiểu là mức
độ sở hữu và kiểm soát mang tính chiến lược. "Kinh nghiệm" là những kinh nghiệm
tích lũy từ truyền thống kinh doanh của gia đình được đưa vào trong hoạt động kinh
doanh thông qua sự tham gia các thế hệ sở hữu và quản lý. "Văn hóa" là sự cam kết về
mặt giá trị của các thanh viên gia đình tham gia vào trong hoạt động kinh doanh
(Astrachan, 2005).
Tuy nhiên, đối với các công ty gia đình có truyền thống lâu đời ở châu Âu, sự
tham gia của gia đình không phải kéo dài suốt trong toàn bộ vòng đời của công ty.
Có những công ty khi thành lập là có sự tham gia của gia đình trong vấn đề sở hữu
và quản lý nhưng trong quá trình phát triển đã không còn là công ty gia đình khi chủ
sở hữu không thuộc gia đình và nhà quản lý rút khỏi công ty. Ngược lại có những
công ty trong giai đoạn thành lập không phải là công ty gia đình khi người sở hữu và
quản lý không phải là thành viên trong gia đình nhưng trong giai đoạn phát triển
nhận thức được tầm quan trọng của gia đình và sự chuyển giao thế hệ thì lại chuyển
sang hình thức công ty gia đình.
Về khía cạnh pháp lý, hầu hết các khái niệm công ty gia đình không tìm thấy
trong các văn bản pháp lý ở các nước châu Âu. Ở một vài quốc gia, một số quy định
pháp lý về công ty gia đình được đưa ra tương ứng với các nhóm mục tiêu khác
nhau chứ không phải một khái niệm công ty gia đình được thống nhất bằng văn bản
pháp lý. Những thách thức trong việc xác định một khái niệm cụ thể về công ty gia
đình luôn được quan tâm ở tất cả các quốc gia châu Âu - nơi có lịch sử phát triển
của công ty gia đình lâu đời nhất thế giới. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các khái niệm
công ty gia đình ở các nước châu Âu, có thể thấy 2 yếu tố quan trọng nhất đó là
quyền sở hữu và quản lý cũng như sự tham gia của gia đình trong kinh doanh được
gọi là “yếu tố cấu trúc” (Davis, 2001). Chỉ có rất ít các khái niệm không đề cập đến
khía cạnh sở hữu.
Vì vậy, yêu cầu đặt ra để thiết lập một khái niệm về công ty gia đình là gì thì
khái niệm đó phải đơn giản, rõ ràng và dễ áp dụng và được chấp nhận rộng rãi. Vì mỗi
13
một khái niệm tiếp cận theo các cách khác nhau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thống
kê số lượng công ty gia đình và đóng góp của công ty gia đình đối với việc làm, GDP ở
các quốc gia khác nhau.
Ở châu Âu có một khái niệm được đề ra bởi nhóm công tác Phần Lan dựa trên
quản trị công ty gia đình thành lập bởi Bộ Công nghiệp và Thương mại Phần Lan năm
2006 (H Ref. Ares, 2015) là khái niệm đã được chấp nhận rộng rãi và có lợi thế toàn
diện và có thể áp dụng vào tất cả các loại hình doanh nghiệp đặc biệt đối với với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Khái niệm được đề xuất như sau:
Một doanh nghiệp với quy mô bất kỳ là một công ty gia đình nếu:
(1) Hầu hết quyền quyết định thuộc quyền sở hữu của người lập lên công ty
hoặc thuộc quyền sở hữu của một người đã thu mua lại vốn cổ phần của công ty hoặc
của vợ chồng, cha mẹ, hoặc con cái họ thừa kế trực tiếp.
(2) Hầu hết quyền quyết định trực tiếp hoặc gián tiếp.
(3) Ít nhất một đại diện của gia đình hoặc thân nhân được chính thức tham gia
vào việc điều hành công ty.
(4) Các công ty niêm yết đáp ứng khái niệm về công ty gia đình nếu người
thành lập hoặc mua lại công ty (vốn cổ phần) hoặc gia đình họ hoặc con cháu có 25 %
quyền ra quyết định bắt buộc bởi số vốn cổ phần của họ.
Khái niệm này bao gồm cả những công ty gia đình mà chưa trải qua việc
chuyển giao thế hệ đầu tiên. Nó cũng bao gồm những chủ sở hữu duy nhất và những
người tự kinh doanh (cung cấp một thực thể pháp lý có thể được chuyển giao). Khái
niệm này đại diện cho ý kiến và sự nhất trí của các thành viên trong nhóm chuyên gia
trong lĩnh vực công ty gia đình chỉ định bởi các cơ quan quốc gia trong Chương trình
Doanh nghiệp và Doanh nhân dưới sự điều phối của Tổng cục Ủy ban cho Doanh
nghiệp và Công nghiệp châu Âu. Nhóm này khuyến nghị sử dụng khái niệm này trong
các nước thành viên và những nước khác có liên quan.
2.1.1.2. Khái niệm công ty gia đình ở các quốc gia châu Á
Sự thành công của các công ty gia đình trên sàn giao dịch chứng khoán
Singapore (SGX) tiêu biểu cho các công ty gia đình ở Đông Nam Á cũng như ở châu
Á dựa trên cơ sở tầm quan trọng về số lượng, ý nghĩa, tính bền vững và lợi nhuận của
họ. Sở dĩ lựa chọn các công ty gia đình phổ biến trên sàn giao dịch Singapore (SGX)
vì Singapore là một trung tâm giao dịch chứng khoán nơi mà rất nhiều công ty từ
Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và các nơi khác đã chọn niêm yết trên SGX.
14
Khi đưa ra những tiêu chí khái niệm công ty gia đình ít nhất hai yếu tố quan
trọng để xác định một công ty được coi là công ty gia đình, đó là quyền sở hữu của
gia đình và sự tham gia của các thành viên gia đình trong ban điều hành.
Khái niệm công ty gia đình và áp dụng cho các công ty niêm yết tại Singapore
được tiếp cập trên hai góc độ:
Theo nghĩa rộng, công ty gia đình là một công ty trong đó những người đồng
sáng lập hoặc thành viên của họ có mặt trong số 20 cổ đông lớn nhất hoặc là thành
viên HĐQT.
Theo nghĩa hẹp, công ty gia đình là một công ty trong đó những người đồng
sáng lập hoặc thành viên gia đình của họ là một trong số 20 cổ đông hàng đầu, và một
trong hai CEO hoặc Chủ tịch HĐQT được là một thành viên trong gia đình. Ngưỡng
tối thiểu về sở hữu để xem xét các công ty này là công ty gia đình khi (đồng) sáng lập
và thành viên gia đình của họ sở hữu ít nhất 5% cổ phần của công ty.
Hình 1.1: Khái niệm công ty gia đình
Nguồn: Marleen Dieleman và cộng sự (2013)
Hình 1.1 Minh họa cho các khái niệm khác nhau:
- Phần lớn các công ty gia đình hiển thị cả quyền sở hữu và ban điều hành là
các thành viên gia đình sẽ rơi vào góc phần I.
- Góc phần tư thứ II là một công ty sở hữu gia đình nhưng không có sự tham
gia quản lý của gia đình một cách chuyên nghiệp.
- Góc phần tư thứ III bao gồm các công ty gia đình trong đó người sáng lập
hoặc thành viên gia đình của họ giữ CEO hay Chủ tịch HĐQT, nhưng gia đình không
nắm giữ cổ phần sở hữu đáng kể.
Không có sự quản
lý của gia đianh
Sở hữu gia đình
Không có sở hữu
gia đình
Quản lý của
gia đình
15
- Góc phần IV nếu gia đình không có quyền sở hữu và cũng không ảnh hưởng
đến cấu trúc HĐQT, công ty đó không phải là một công ty gia đình.
Khái niệm tiếp cận ở các góc phần tư I, II, III được sử dụng hầu hết trong
nghiên cứu học thuật, nghiên cứu cho thấy rằng các công ty gia đình, tạo nên phần lớn
các công ty niêm yết tại Singapore cũng như các nước châu Á khác như Malaysia,
Indonesia, Hồng Kông, Philippines và Thái Lan.
Kết hợp yêu cầu khái niệm dựa trên cả hai vấn đề sở hữu gia đình và quản lý
trong gia đình, chỉ xem xét những công ty mà các thành viên gia đình nắm giữ vị trí
CEO hoặc Chủ tịch HĐQT và các thành viên gia đình sở hữu ít nhất 5% số cổ phần.
Nếu theo khái niệm này, trong số 685 công ty niêm yết trên sàn SGX có năm 2011 có
301 công ty chiếm 43,5% có thể được phân loại là công ty gia đình (Marleen
Dieleman và cộng sự, 2013). Điều đó cho thấy các công ty gia đình chiếm một tỷ lệ
khá quan trọng ở Singapore. Đó là một chỉ số mạnh mẽ của việc gia tăng và sự thành
công của các công ty gia đình châu Á và những phát hiện trong nghiên cứu về công ty
gia đình ở Singapore cũng xua tan quan điểm cho rằng công ty gia đình chỉ là những
doanh nghiệp chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
2.1.1.3. Khái niệm công ty gia đình ở Mỹ
Ở Mỹ vai trò của các công ty gia đình cũng không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc
hệ thống hóa các cách tiếp cận khái niệm về công ty gia đình có vai trò quan trọng trong
việc thống kê số lượng và quy mô các công ty gia đình cũng như ảnh hưởng hay những
đóng góp của công ty gia đình đến vấn đề thu nhập, việc làm và GDP ở quốc gia này.
Ở Mỹ, việc đưa ra một khái niệm thống nhất về công ty gia đình cũng là một
trong những thách thức do những thông tin chính xác về công ty gia đình không sẵn
có. Theo Joseph H. Astrachan và Melissa Carey Shanker (2009), các chuyên gia trong
lĩnh vực sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau để phân biệt các công ty gia đình, chẳng
hạn như tỷ lệ sở hữu, kiểm soát chiến lược, sự tham gia của nhiều thế hệ, và ý định
của họ đối với công việc kinh doanh. Tất cả các tiêu chí này là đặc điểm quan trọng để
mô tả một công ty gia đình, tùy thuộc vào các doanh nghiệp đang ở đâu trong chu kỳ
sống hay vòng đời của nó. Theo Astrachan và Shanker (2009), công ty gia đình được
tiếp cận theo các góc độ:
Theo cách tiếp cận khái niệm rộng, công ty gia đình phải có sự tham gia của
gia đình trong công việc kinh doanh và gia đình có quyền kiểm soát định hướng
chiến lược của doanh nghiệp. Khái niệm này chỉ nhấn mạnh sự tham gia của gia đình
16
vào công việc kinh doanh mà không đề cập đến vai trò của các cổ đông sáng lập ban
đầu phải là thành viên của gia đình.
Theo cách tiếp cận khái niệm ở tầm trung, doanh nghiệp được coi là công ty gia
đình khi thành viên sáng lập hay con cháu, hậu duệ của họ phải có ý định tham gia vào
công việc kinh doanh và điều hành công ty.
Một cách tiếp cận khái niệm theo nghĩa hẹp nhất liên quan đến sự tương tác
qua nhiều thế hệ trong gia đình với hơn một thành viên gia đình giữ vai trò quản lý ví
dụ như cha mẹ ông bà - người sáng lập làm Chủ tịch, hai hoặc ba anh chị em trong
nằm trong ban điều hành.
Với 3 cách tiếp cận khái niệm nêu trên theo nghiên cứu ở Mỹ có ảnh hưởng trực
tiếp đến với thống kê số lượng công ty gia đình, đóng góp vào GDP và số lượng lao
động cũng như việc làm mà nó tạo ra.
2.1.1.4. Tổng hợp các cách tiếp cận khái niệm công ty gia đình
Trong nghiên cứu về công ty gia đình hiện nay trên thế giới cũng chưa thống
nhất đưa ra một khái niệm cụ thể về mặt học thuật và trong các văn bản pháp luật.
Sự phát triển của nghiên cứu về công ty gia đình, nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh
vực này bắt đầu từ bài báo công ty gia đình của Donnelley được xuất bản bởi tạp chí
Kinh doanh Harvard năm 1964. Ông đưa ra những khía cạnh cụ thể của công ty gia đình
như “mối liên quan giữa các thành viên trong gia đình trong công việc kinh doanh, kết
quả kinh doanh của họ ảnh hưởng đến các nhân tố thành công trong kinh doanh, thành
phần ban quản lý hay các quyết định”. Do đó Donnelley (1964) khái niệm công ty gia
đình “Một công ty là công ty gia đình khi nó có ít nhất 2 thế hệ trong một gia đình và
mối quan hệ này ảnh hưởng lẫn nhau bởi chính sách của công ty, lợi nhuận và mục tiêu
của gia đình”.
Donnelley đã chỉ ra sự tương tác giữa các thành viên gia đình có liên quan đến
việc hưởng lợi trong kinh doanh. Một công ty gia đình hoạt động hiệu quả không chỉ
trọng tâm vào QTCT mà còn kết hợp với quản trị gia đình. Các nghiên cứu tiếp theo của
Hvàler 1989 thường trọng tâm vào những chiều hướng đơn lẻ như sở hữu, mối liên quan
giữa các thành viên gia đình trong kinh doanh hay sự chuyển giao thế hệ…
Lịch sử phát triển của các nghiên cứu về công ty gia đình có bước tiến đột phá kể
từ khi tạp chí Kinh doanh gia đình (Family Business Review) được xuất bản độc lập đầu
tiên năm 1988. Các biên tập viên của tạp chí cũng như các học giả thường xuyên đặt ra
một câu hỏi tại sao khái niệm công ty gia đình lại là một khái niệm quan trọng để phân
17
biệt với các cấu trúc tổ chức khác. Các tác giả như Lansberg và cộng sự (1988) mặc dù
đã thảo luận “một cách có hệ thống những vấn đề liên quan nhưng vẫn không đưa ra
được một khái niệm rõ ràng về công ty gia đình”.
Những năm sau đó, các nghiên cứu về lĩnh vực công ty gia đình ngày càng gia
tăng với các khái niệm công ty gia đình đa dạng như nhấn mạnh sự khác biệt tương
phản giữa công ty gia đình và không phải gia đình hay phân loại công ty gia đình với
nhiều khía cạnh như sự liên quan của gia đình trong vấn đề sở hữu và quản lý… Đó là
các nghiên cứu điển hình của các tác giả như Hvàler (1989), Litz (1995), Wortman
(1995), Shanker và Astranchan (1996), Gersick và cộng sự (1997), Wall (1998) or
Westhead và Cowling (1998)... Phần lớn các nghiên cứu tập trung vào việc phân tích
những ưu điểm, nhược điểm của các cách tiếp cận khác nhau và cần thiết phải có một
khái niệm thống nhất. Do đó, trong mỗi một nghiên cứu về công ty gia đình trước hết
phải xác lập một khái niệm phù hợp. Tổng hợp các cách tiếp cận khái niệm của các tác
giả được đưa ra trong bảng 1.1
Bảng 2.1: Các cách tiếp cận khái niệm công ty gia đình
Nhóm
Tác giả
tiêu biểu
Nội dung Nhận xét
1. Các tiếp cận
thành phần liên
quan và cách
tiêp cận bản chất
(Components of
Involvement
Approach và
Essence
Approach)
Donnelley (1964),
Chua và cộng sự
(1999), Chrisman
và cộng sự (2003,
2005), Fiegener
(2010), Hvaler
(1989)
Miller, Lester và
Cannella (2007);
Sciascia và
Mazzola, (2008)
- Cách tiếp cận
Components of Involvement
chỉ ra sự liên quan về phạm
vi tham gia của gia đình vào
trong hoạt động kinh doanh
như quyền sở hữu, kiểm soát,
quản lý, tính liên tục trong
chuyển giao giữa các thế hệ.
- Cách tiếp cận Essence tập
trung vào những khát vọng
mạnh mẽ cũng như sự liên
quan của gia đình, hai yếu tố
đó sẽ ảnh hưởng đến hành vi
và hiệu quả kinh doanh.
- Hai cách tiếp cận này có mối
quan hệ với nhau, bổ sung cho
nhau hơn là đối nghịch.
- Bất cứ khái niệm nào về
công ty gia đình nên dựa
- Việc kết hợp giữa các yếu
tố “cứng” thành phần liên
quan với các yếu tố “mềm”
về tầm nhìn và kế hoạch
của các thành viên gia đình
cho thấy đặc thù riêng của
công ty gia đình.
- Cách tiếp cận này giúp
phân biệt giữa công ty
gia đình với công ty phi
gia đình và các loại hình
doanh nghiệp khác.
- Dựa trên cách tiếp cận
này các tác giả đã phát
triển các khái niệm về
công ty gia đình và mở
rộng phạm vi nghiên cứu
lý thuyết về công ty gia
đình như các yếu tố hình
18
Nhóm
Tác giả
tiêu biểu
Nội dung Nhận xét
trên 2 cách tiếp cận này nếu
không sẽ bỏ sót những đặc
thù của công ty gia đình
thành gia đình, mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố bản
chất đối với công ty gia
đình …
2. Cách tiếp
cận dựa trên
thang đo F -
PEC
Astrachan và cộng
sự (2002), c và
Williams (1999),
- Thang đo F-PEC (Quyền
lực - Kinh nghiệm - Văn
hóa). Các yếu tố sở hữu và
quản lý phụ thuộc vào yếu
tố quyền lực, sự liên quan
đến các yếu tố bản chất
được thể hiện thông qua các
thước đo nhân tố phụ là văn
hóa và kinh nghiệm.
- Familiness (đặc tính gia
đình) - Khái niệm đầu tiên
được nhắc đến
- P - PEC tập trung vào
đánh giá tầm ảnh hưởng
của gia đình đối với công
việc kinh doanh, không
mô tả mức độ liên quan để
khai thác giá trị cốt lõi của
gia đình tác động đến
công việc kinh doanh.
- Yếu tố đặc tính gia đình
đánh giá căn cứ vào hiện
tượng xã hội và những hành
vi riêng biệt của công ty
gia đình.
- Cách tiếp cận này tập trung
vào các nhân tố “mềm” giải
thích cho những đặc thù của
công ty gia đình. Các tiếp
cận này có tính ứng dụng
hạn chế trong các nghiên
cứu thực tiễn.
3. Những khái
niệm với định
hướng thực tiễn
Vàerson và Reeb
(2003), Villalonga
và Amit (2006).
- Đưa ra những tiêu chí
công ty gia đình thông qua
cơ cấu chủ sở hữu của gia
đình sáng lập và sự hiện
diện của các thành viên gia
đình trong HĐQT và ban
điều hành kết hợp với “giới
hạn tối thiểu về sở hữu và
kiểm soát” trong công ty
gia đình.
- Cách tiếp cận này không đi
sâu vào chi tiết các mối quan
hệ mà chỉ rõ tiêu chí vận
hành của công ty gia đình
- Áp dụng cho các nghiên
cứu thực tiễn dựa trên
những nhóm dữ liệu về
các công ty gia đình kinh
doanh công khai trong
nghiên cứu thực nghiệm
về chủ đề tài chính.
19
Nhóm
Tác giả
tiêu biểu
Nội dung Nhận xét
4. Các khái
niệm khác
McConaughy
(2000); Davis và
Harveston (2000),
Danes và cộng sự
(2007)
- Các khái niệm đặc biệt để
diễn giải cho những mục
tiêu cụ thể đặc biệt trong
nghiên cứu.
- Cách tiếp cận này áp dụng
trong những bối cảnh nghiên
cứu khác nhau.
5. Các khái
niệm tự phát
WestheadvàHoworth
(2007),Westheadvà
Cowling,Mazzi(2011)
- Các tác giả không dựa trên
những khái niệm sẵn có mà
phân tích dựa trên cách tiếp
cận tự phát.
- Giúp đa dạng hóa các
cách tiếp cận, tuy nhiên
gây khó khăn cho việc
phân tích, so sánh các loại
hình công ty gia đình.
6. Các khái niệm
không rõ ràng
McCann và cộng
sự (2001)
Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên nghiên cứu của Henrik Harms (2014)
Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu khái niệm công ty gia đình ở các nước thế giới
và tổng hợp các cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu, vấn đề đặt ra cần thiết lập một
khái niệm công ty gia đình phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam trong các
nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề tài chính. Bảng tổng hợp các cách tiếp cận khái
niệm cho thấy khuynh hướng tiếp cận theo nhóm thứ 3 phù hợp với mục đích nghiên
cứu của luận án. Đó chính là cách tiếp cận theo định hướng thực tiễn, đưa ra những
tiêu chí công ty gia đình thông qua cơ cấu chủ sở hữu gia đình và sự hiện diện của các
thành viên gia đình trong HĐQT hoặc ban điều hành kết hợp với giới hạn tối thiểu về
sở hữu và kiểm soát. Cách tiếp cận này được áp dụng cho các nghiên cứu thực tiễn dựa
trên những nhóm dữ liệu về các công ty gia đình công khai trong nghiên cứu thực
nghiệm về chủ đề tài chính.
Tổng hợp các nghiên cứu trên, để đưa ra một khái niệm về công ty gia đình một
cách đầy đủ theo quan điểm chủ quan của tác giả cần hiểu công ty gia đình trên 2 góc độ:
- Về mặt định tính: Đó là các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
được chi phối bởi định hướng chiến lược của gia đình cũng như yếu tố quyền hành -
văn hóa - kinh nghiệm. (Yếu tố phần “mềm”).
- Về mặt định lượng: Bao gồm các số lượng các thành viên gia đình sáng lập và
tham gia vào hoạt động QTCT và tỷ lệ kiểm soát sở hữu của các thành viên gia đình.
(Yếu tố phần “cứng”).
20
Về số lượng các thành viên gia đình, đa số các khái niệm đều xác định có hơn một
thành viên gia đình tham gia vào hoạt động kinh doanh, nằm trong ban điều hành công ty
và thông thường đó là thành viên sáng lập công ty (Villalonga và Amit (2006), Rutherford
và cộng sự (2008)…
Vấn đề quan trọng đặt ra là việc xác định tỷ lệ sở hữu của các thành viên trong gia
đình là bao nhiêu? Không có một khái niệm thống nhất để đưa ra một tỷ lệ sở hữu gia
đình nói chung. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều nghiên cứu nói về mối quan hệ giữa sở hữu
gia đình và KQTC của các công ty gia đình như nghiên cứu của La Porta (1999), Shyu
(2011), Vàerson Reeb (2003), Gonzalez và cộng sự (2011)… Các nghiên cứu thường sử
dụng tỷ lệ sở hữu gia đình dao động trong khoảng 10% đến 20% hoặc 25%.
Việt Nam có những nét tương đồng với các nước Đông Nam Á như nghiên cứu
về công ty gia đình ở Singapore quy định tỷ lệ sở hữu gia đình nắm giữ ít nhất 5% cổ phần
của công ty (Marleen Dieleman và cộng sự, 2013) nên theo quan điểm nghiên cứu của tác
giả các công ty niêm yết ở nước ta có thể quy định tỷ lệ sở hữu gia đình từ 5% trở lên.
Nghiên cứu của Shyu (2011) nghiên cứu thực nghiệm đối với 456 công ty Đài
Loan niêm yết trên TCCK Đài Loan từ 2002 - 2006, một công ty gia đình đáp ứng ít
nhất một trong 2 điều kiện sau: (i) Tổng sở hữu của gia đình (bao gồm vợ/chồng và
các thành viên khác) vượt quá 10% và thành viên gia đình là thành viên HĐQT; (ii) Có
hơn ½ vị trí trong HĐQT được nắm giữ bởi thành viên gia đình.
Tỷ lệ sở hữu là tiêu chí định lượng ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng mẫu trong
các nghiên cứu. Do đó, tùy thuộc vào dữ liệu thu thập được, tác giả sẽ đưa ra những
tiêu chí về tỷ lệ sở hữu gia đình phù hợp để thống kê số lượng mẫu nghiên cứu đảm
bảo những điều kiện của một nghiên cứu thực nghiệm hiệu quả.
Như vậy, tóm lược các kết quả nghiên cứu, một công ty niêm yết được coi là
công ty gia đình khi nó thỏa mãn một trong các đặc điểm sau:
- Một thành viên gia đình là CEO hoặc chủ tịch HĐQT và tỷ lệ sở hữu gia đình
chiếm ít nhất 5%. (Marleen Dieleman và cộng sự, 2013).
- Có ít nhất 2 thành viên tham gia vào HĐQT hoặc ban điều hành (gia đình là cổ
đông lớn nhất trong công ty) và tỷ lệ sở hữu gia đình) chiếm ít nhất 5%. (Marleen
Dieleman và cộng sự, 2013).
- Có hơn ½ vị trí trong HĐQT được nắm giữ bởi các thành viên gia đình (Shyu, 2011).
- Có ít nhất 1 thành viên gia đình tham gia vào HĐQT và Tổng sở hữu của gia
đình (bố mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em) vượt quá 10% (Shyu, 2011)
Mã tài liệu : 60004
Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách :
- Link tải dưới bình luận .
- Nhắn tin zalo 0932091562

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 

What's hot (16)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
 
Luận văn về hài lòng khách hàng
Luận văn về hài lòng khách hàng Luận văn về hài lòng khách hàng
Luận văn về hài lòng khách hàng
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ c...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ c...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ c...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ c...
 
Bai giang hanh vi to chuc 2015
Bai giang hanh vi to chuc 2015Bai giang hanh vi to chuc 2015
Bai giang hanh vi to chuc 2015
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức tại Trung tâm tin học
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức tại Trung tâm tin họcLuận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức tại Trung tâm tin học
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức tại Trung tâm tin học
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà NamĐề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
 
Luận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án
Luận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự ánLuận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án
Luận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án
 
Đề tài mức độ hài lòng trong công việc, ĐIỂM 8
Đề tài mức độ hài lòng trong công việc, ĐIỂM 8Đề tài mức độ hài lòng trong công việc, ĐIỂM 8
Đề tài mức độ hài lòng trong công việc, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Tác động của phong cách lãnh đạo đến nhân viên, HAY
Đề tài: Tác động của phong cách lãnh đạo đến nhân viên, HAYĐề tài: Tác động của phong cách lãnh đạo đến nhân viên, HAY
Đề tài: Tác động của phong cách lãnh đạo đến nhân viên, HAY
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOTLuận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
 
VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...
VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...
VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...
 
Luận văn: Kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên tạ...
Luận văn: Kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên tạ...Luận văn: Kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên tạ...
Luận văn: Kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên tạ...
 
Đề tài: Nghiên cứu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên khách sạn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nghiên cứu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên khách sạn, 9 ĐIỂM!
 
Một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần...
Một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần...Một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần...
Một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần...
 
Đề tài mức độ thỏa mãn trong công việc, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  mức độ thỏa mãn trong công việc, HAY, ĐIỂM 8Đề tài  mức độ thỏa mãn trong công việc, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài mức độ thỏa mãn trong công việc, HAY, ĐIỂM 8
 

Similar to Nghiên cứu đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam

Similar to Nghiên cứu đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam (20)

1.luananchinhthuc
1.luananchinhthuc1.luananchinhthuc
1.luananchinhthuc
 
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆPKẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân AnhLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
 
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
 
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừaNăng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
 
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây DựngĐánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
 
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài ChínhTác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
 
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
 
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
 
Luận án: Hoàn thiện quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩ...
Luận án: Hoàn thiện quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩ...Luận án: Hoàn thiện quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩ...
Luận án: Hoàn thiện quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩ...
 
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt NhậtChiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
 
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Mtv In T...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Mtv In T...Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Mtv In T...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Mtv In T...
 
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt TrìLuận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
 
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAYLuận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAY
 
Đề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAY
Đề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAYĐề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAY
Đề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAY
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...
 

More from hieu anh

More from hieu anh (20)

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namxây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
 
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENXÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
 
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph... Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải PhòngXây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
 
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH....MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
 
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
 
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
 
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô... Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên MatlabNhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
 
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
 
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạngphân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
 
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
 
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ... Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t... mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Nghiên cứu đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------- -------- CAO THỊ VÂN ANH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT SỞ HỮU GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2020
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------- -------- CAO THỊ VÂN ANH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT SỞ HỮU GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS LÊ CÔNG HOA 2. PGS.TS. TRƯƠNG THỊ NAM THẮNG HÀ NỘI - 2020
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi xin cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Nghiên cứu sinh Cao Thị Vân Anh
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình của các cán bộ giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh, Viện đào tạo sau đại học, trường Đại học Kinh tế quốc dân và các đồng nghiệp tại trường Đại học Hải Phòng trong quá trình thực hiện luận án. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tập thể giáo viên hướng dẫn PGS.TS Lê Công Hoa và PGS.TS Trương Thị Nam Thắng đã tận tình hướng dẫn, động viên và hỗ trợ tác giả trong quá trình làm luận án. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến một số các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo một số doanh nghiệp tham gia vào quá trình phỏng vấn trong luận án. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp - những người luôn sát cánh bên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng với nguồn lực còn hạn chế luận án không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp của các nhà nghiên cứu, của thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện vấn đề nghiên cứu của luận án trong tương lai. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Nghiên cứu sinh Cao Thị Vân Anh
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................. viii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU..................................................1 1.1. Lý do lựa chọn đề tài...........................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án.......................................................................4 1.3. Câu hỏi và giải thuyết nghiên cứu.....................................................................4 1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu.........................................................................................4 1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................5 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................5 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................6 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................7 1.5.1. Dữ liệu nghiên cứu .........................................................................................7 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................8 1.6. Những đóng góp mới của luận án......................................................................9 1.6.1. Về mặt lý luận ................................................................................................9 1.6.2. Về mặt thực tiễn .............................................................................................9 1.7. Kết cấu của luận án...........................................................................................10 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY GIA ĐÌNH.......................................................................................11 2.1. Tổng quan về công ty gia đình và hội đồng quản trị trong công ty .............11 2.1.1. Khái niệm công ty gia đình và các cách tiếp cận .........................................11 2.1.2. Vai trò của công ty gia đình .........................................................................22 2.1.3. Hội đồng quản trị trong các công ty gia đình...............................................25 2.2. Kết quả tài chính và các chỉ tiêu đo lường......................................................30
  • 6. iv 2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ảnh khả năng sinh lời...................................................30 2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ảnh giá trị thị trường ....................................................31 2.3. Tổng quan nghiên cứu đặc điểm hội đồng quản trị ảnh hưởng đến kết quả tài chính ở các công ty gia đình...............................................................................32 2.3.1. Các lý thuyết nghiên cứu đặc điểm hội đồng quản trị trong quản trị công ty....32 2.3.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ..........................................................37 2.3.3. Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................44 Tóm tắt chương 2.........................................................................................................46 CHƯƠNG 3 GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................48 3.1. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu ...............................................................48 3.1.1. Quy mô của hội đồng quản trị......................................................................48 3.1.2. Tính song trùng lãnh đạo..............................................................................49 3.1.3. Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập...................................................51 3.1.4. Tính đa dạng trong cơ cấu hội đồng quản trị................................................52 3.1.5. Tỷ lệ sở hữu của các thành viên gia đình trong hội đồng quản trị ...............56 3.1.6. Tỷ lệ thành viên gia đình trong hội đồng quản trị........................................57 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính.................................................................57 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn ..................................................................57 3.2.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia.............................................................58 3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng..............................................................60 3.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất.........................................................................60 3.3.2. Giải thích các biến trong mô hình ................................................................61 3.3.3. Dữ liệu và mẫu nghiên cứu...........................................................................65 3.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu.....................................................................68 Tóm tắt chương 3.........................................................................................................73 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT SỞ HỮU GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM.................................................................74 4.1. Tổng quan thị trường chứng khoán và quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam....74 4.1.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam ..............................................................74 4.1.2. Đánh giá tình hình quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam ...........................76 4.1.3. Quản trị công ty gia đình ở Việt Nam ..........................................................83 4.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .....................................................................87
  • 7. v 4.3. Kết quả phân tích tương quan.........................................................................94 4.4. Kết quả xử lý mô hình hồi quy ........................................................................96 4.4.1. Hồi quy mô hình theo phương pháp OLS ....................................................96 4.4.2. Kiểm định lựa chọn mô hình........................................................................97 4.4.3. Mô hình phân tích sự tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến kết quả tài chính của các công ty gia đình ..........................................................................99 Tóm tắt chương 4.......................................................................................................108 CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ........................................................................................................109 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................109 5.1.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu.....................................................................109 5.1.2. Kết luận và thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................................112 5.2. Một số khuyến nghị.........................................................................................120 5.2.1. Khuyến nghị đối với các công ty niêm yết sở hữu gia đình.......................120 5.2.2. Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý ........................................................125 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................................128 5.3.1. Hạn chế của luận án....................................................................................128 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................128 PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................129 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ...................131 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................132 PHỤ LỤC ...................................................................................................................141
  • 8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Giải nghĩa 1. BCQTCT Báo cáo quản trị công ty 2. BCTC Báo cáo tài chính 3. BCTN Báo cáo thường niên 4. IFC Tổ chức tài chính quốc tế 5. FEM Mô hình tác động cố định 6. HĐQT Hội đồng quản trị 7. HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội 8. HOSE Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh 9. KQTC Kết quả tài chính 10. OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 11. OLS Mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất 12. QTCT Quản trị công ty 13. ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản 14. ROE Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 15. REM Mô hình tác động tác động ngẫu nhiên 16. UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước
  • 9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Các cách tiếp cận khái niệm công ty gia đình...............................................17 Bảng 2.2: Sự khác biệt giữa công ty gia đình và công ty phi gia đình..........................21 Bảng 2.3: Tỷ lệ công ty gia đình và những đóng góp cho nền kinh tế..........................25 Bảng 3.1: Mô tả các biến đo lường được sử dụng trong nghiên cứu ............................63 Bảng 4.1: Một số văn bản pháp luật liên quan đến QTCT ở Việt Nam........................78 Bảng 4.2: So sánh điểm trung bình giữa các lĩnh vực QTCT của Việt Nam năm 2014 - 2015 80 Bảng 4.4: Quản trị công ty và hiệu quả hoạt động........................................................83 Bảng 4.3: Thống kê mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu ............................................88 Bảng 4.4: So sánh KQTC của các công ty gia đình với các công ty niêm yết trên toàn thị trường........................................................................................................89 Bảng 4.5: Cơ cấu các công ty gia đình theo lĩnh vực ngành nghề ................................90 Bảng 4.6: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến kiểm soát được sử dụng trong mô hình hồi quy...........................................................................95 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy bằng phương pháp OLS với mô hình Pool.........................96 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình Pooled hay mô hình FEM .................97 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình REM hay mô hình FEM....................98 Bảng 4.10: Ước lượng mô hình FEM tác động đến TOBINQ......................................99 Bảng 4.11: Kết quả phân tích mô hình hồi quy FEM tác động đến TOBINQ............100 Bảng 4.12: Ước lượng mô hình FEM tác động đến ROA...........................................102 Bảng 4.13: Kết quả phân tích mô hình hồi quy FEM tác động đến ROA...................104 Bảng 4.14: Ước lượng mô hình FEM tác động đến ROE ...........................................105 Bảng 4.15: Kết quả phân tích mô hình hồi quy FEM tác động đến ROE...................107 Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của luận án ..................................................110
  • 10. viii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Khái niệm công ty gia đình ...........................................................................14 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu của luận án ...................................................................61 Hình 4.1: Số lượng công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2000 - 2018.....75 Hình 4.2: Quy mô vốn hóa/GDP thực tế của TTCK Việt Nam 2000 - 2018................76 Hình 4.3: Phân bố điểm QTCT các công ty niêm yết Việt Nam năm 2018..................82
  • 11. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Quản trị công ty (Corporate Governance) là một trong những vấn đề cơ bản được các quốc gia trên thế giới rất quan tâm đặc biệt sau những cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính hay sự sụp đổ của hàng loạt các công ty hàng đầu thế giới. Đối với những quốc gia có nền kinh tế thị trường mới nổi như Việt Nam, quản trị công ty (QTCT) có ý nghĩa không chỉ tác động đến kết quả tài chính (KQTC) của doanh nghiệp còn tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Không có một mô hình QTCT nào phù hợp đối với tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp do sự khác nhau về đặc điểm lịch sử, văn hóa, tập quán kinh doanh và thể chế của mỗi quốc gia (Boubaker, Sabri, Nguyen Bang Dang, Nguyen Duc Khuong, (2012). Ngày nay có rất nhiều nghiên cứu về QTCT nói chung, song khi các nghiên cứu này dần trở nên bão hòa, giới nghiên cứu có xu hướng chuyển sang những nghiên cứu sâu hơn nhằm hướng đến mục tiêu QTCT hiệu quả và bền vững. Một trong những khuynh hướng nghiên cứu mới về QTCT là hiệu quả quản trị ở những công ty sở hữu gia đình. Trên thế giới, công ty gia đình là loại hình doanh nghiệp tồn tại lâu đời và chiếm số lượng đông đảo nhất. Tỷ trọng công ty gia đình ở nhiều nước chiếm đến hơn 70% tổng số doanh nghiệp và đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc cho người lao động như ở Tây Ban Nha có 75% các doanh nghiệp thuộc công ty gia đình đóng góp 65% vào GNP của quốc gia này; ở các nước Mỹ La Tinh công ty gia đình chiếm khoảng 60% tổng GNP (IFC, 2008). Các công ty gia đình bao gồm tất cả các loại hình công ty từ quy mô nhỏ, vừa cho đến các tập đoàn kinh tế hoạt động đa dạng ở nhiều ngành nghề khác nhau và ở nhiều nước khác nhau. Các “giant” được biết đến là tập đoàn lớn ở Mỹ, “chaebol” ở Hàn Quốc, Zaibetsu ở Nhật Bản và “grupo” ở châu Mỹ La Tinh. Theo thống kê của Fortune 500, có rất nhiều công ty gia đình thành công và lọt vào bảng xếp hạng danh sách 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ theo tổng thu nhập mỗi công ty. Trung bình tại các quốc gia phát triển có từ 40% - 60% công ty tồn tại dưới hình thức công ty gia đình. Ở Việt Nam, lịch sử phát triển kinh tế đã có những công ty gia đình đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước. Rất nhiều công ty gia đình khởi nghiệp từ những cơ sở sản xuất nhỏ nhưng đã phát triển thành những thương hiệu tập đoàn lớn như Kinh Đô, Biti’s, Tân Hiệp Phát, Hoàng Anh Gia Lai, Hòa Phát, Vingroup…gắn liền
  • 12. 2 với các tên tuổi gia đình. Vai trò của công ty gia đình ở Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước ngày càng coi trọng với nhiều chủ trương và quyết sách quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp tư nhân, trong đó công ty gia đình thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Nghị quyết đại hội XII của Đảng lần đầu tiên khẳng định “Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê (2017), kinh tế tư nhân đã đóng góp 42,9% tỷ trọng GDP của cả nước, tăng thêm 4% so với năm 2016 góp phần vào tăng trưởng GDP 6,81% so với năm 2016. Điều đó cho thấy kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế, công ty gia đình cũng đã và đang khẳng định vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế đất nước. Theo số liệu công bố của Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI) tại Hội thảo "Chuyên nghiệp hóa doanh nghiệp gia đình” tính đến cuối năm 2016 cả nước có 95% doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty gia đình, 100 công ty gia đình lớn nhất Việt Nam đã đóng góp khoảng 1/4 GDP của cả nước. Sự phát triển của loại hình công ty gia đình đóng góp một phần lớn vào tăng trưởng và phát triển kinh tế. Theo số liệu thống kê của Forbes Việt Nam, 50 công ty niêm yết tốt nhất được vinh danh năm 2018 chiếm giá trị vốn hóa toàn thị trường là 70,8% với tổng lợi nhuận đạt 106.949 tỉ đồng, tăng 34% so với năm 2017 trong đó phải kể đến tên tuổi của các tập công ty cổ phần tập đoàn gia đình trong khối kinh tế tư nhân như Vingroup, Hòa Phát, Thế Giới Di Động… Trong hệ thống quản trị công ty, HĐQT là một trong những nhân tố kiểm soát nội bộ quan trọng nhất. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về cấu trúc HĐQT tập trung chủ yếu ở các công ty của Mỹ. Tuy nhiên, cấu trúc sở hữu của các công ty Mỹ là sở hữu phân tán trong khi quyền sở hữu của các công ty Đông Á lại rất tập trung trong tay của cổ đông kiểm soát hoặc các nhóm gia đình. La Porta et al. (1999) thấy rằng chỉ có 20% trong tổng số 20 công ty đại chúng hàng đầu ở Mỹ được điều khiển bởi gia đình, phần còn lại 80% có sở hữu đa dạng. Mặt khác, Claessens et al. (2000) phát hiện thấy một tỷ lệ lớn các công ty đại chúng ở các nước Đông Á là gia đình kiểm soát và có tỷ lệ sở hữu gia đình chiếm tỷ trọng cao. Trong hoạt động QTCT cổ phần cũng như công ty gia đình, HĐQT sẽ thay mặt cho cổ đông để giải quyết các vấn đề quan trọng trong công ty như chiến lược phát triển, quyết định đầu tư, đề bạt nhân sự cấp cao… nhằm đảm bảo KQTC cũng như hiệu quả hoạt động của công ty ở mức tối ưu. Tuy nhiên, một số trường hợp các thành viên HĐQT theo đuổi lợi ích của mình lại gây ra mâu thuẫn với lợi ích của các cổ đông làm giảm KQTC của công ty đặc biệt khi thành viên HĐQT nằm trong ban điều hành công ty.
  • 13. 3 Nghiên cứu về HĐQT trong các công ty cổ phần thường tập trung ở các đặc điểm về Quy mô HĐQT (Yermack, 1996); Thành phần và cơ cấu HĐQT (Hermalin và Weisbach, 1991; Chen và cộng sự, 2008); Tính song trùng lãnh đạo tức vị trí chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc hay giám đốc điều hành; Tính đa dạng trong HĐQT về giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm, tỷ lệ thành viên nước ngoài (Carter và cộng sự, 2003, Darmadi, 2011, Bonn và cộng sự, 2004); Tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT (Gedajlovic và Shapiro, 1998); Thù lao của HĐQT (Palia, 2001)… Đặc biệt, mối quan hệ giữa đặc điểm HĐQT và KQTC của các công ty là một vấn đề quan trọng trong QTCT được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới Tuy nhiên, với đối tượng nghiên cứu là công ty gia đình, các nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu các khái niệm CTGD và so sánh sự khác biệt giữa các yếu tố ảnh hưởng đến KQTC hay kết quả hoạt động giữa hai nhóm công ty gia đình và công ty phi gia đình. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy công ty gia đình có KQTC và hiệu quả hoạt động tốt hơn các công ty phi gia đình (McConaughy, 2000; Vàerson và Reeb, 2003, Villalonga và Amit, 2006)... Trên thế giới, chủ đề công ty gia đình là một chủ đề được các nhà nghiên cứu học thuật cũng như các nhà nghiên cứu thực tiễn hết sức quan tâm hình thành những chuyên san riêng về kinh doanh gia đình như Family Business Review hay đưa ra các báo cáo đánh giá về công ty gia đình ở các quốc gia, khu vực và các nước khác nhau như ở Mỹ, châu Âu, châu Á… Tuy nhiên, ở Việt Nam số lượng các công trình nghiên cứu về công ty gia đình còn hạn chế, tập trung vào các vấn đề về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu trong đó có sở hữu gia đình và kết quả hoạt động, quá trình kế nhiệm và chuyển giao giữa các thế hệ… Vì vậy, nghiên cứu về đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến KQTC trong các công ty gia đình không chỉ giúp đưa ra một khái niệm về công ty gia đình phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, chỉ ra sự khác biệt về đặc điểm HĐQT trong các công ty gia đình và công ty phi gia đình; đồng thời nghiên cứu đã cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của HĐQT đến KQTC của các công ty gia đình là cơ sở giúp cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách đưa ra những định hướng phát triển loại hình công ty gia đình - một trong những thành tố quan trọng phát triển kinh tế tư nhân. Từ những phân tích trên tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận án. Mục đích nghiên cứu của đề tài tập trung vào mối tương quan giữa KQTC và những đặc điểm của HĐQT trong công ty niêm yết có yếu tố sở hữu gia đình gọi chung là các công ty gia đình.
  • 14. 4 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là đánh giá tác động của đặc điểm HĐQT đến KQTC của công ty gia đình niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trên cơ sở đó đề xuất những khuyến nghị về QTCT để quản lý và phát triển loại hình doanh nghiệp này ở Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công ty gia đình và HĐQT trong các công ty gia đình. - Xác định các đặc điểm của HĐQT, đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng ảnh của các yếu tố đó đến KQTC của các công ty niêm yết sở hữu gia đình. - Kiểm định mối quan hệ của các yếu tố thuộc về đặc điểm HĐQT đến KQTC của các công ty niêm yết sở hữu gia đình. - Khuyến nghị một số chính sách QTCT hiệu quả đối với các công ty niêm yết sở hữu gia đình. 1.3. Câu hỏi và giải thuyết nghiên cứu 1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu trên được trả lời cụ thể bằng cách tổng hợp thành 4 nhóm câu hỏi nghiên cứu trong luận án như sau: Câu hỏi 1: Khái niệm công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của HĐQT đến KQTC của công ty là gì? Câu hỏi 2: Những đặc điểm của HĐQT trong các công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam là gì? Câu hỏi 3: Các đặc điểm nào của HĐQT ảnh hưởng như thế nào đến KQTC của các công ty niêm yết sở hữu gia đình? Câu hỏi 4: Các biện pháp QTCT đứng trên góc độ của HĐQT nhằm nâng cao KQTC của các công ty niêm yết sở hữu gia đình? 1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết H1: Quy mô của HĐQT có mối quan hệ cùng chiều với KQTC của các công ty gia đình Việt Nam. Giả thuyết H2: Hiện tượng song trùng lãnh đạo hay sự kiêm nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT và CEO có tác động ngược chiều đến KQTC của các công ty gia đình Việt Nam.
  • 15. 5 Giả thuyết H3: Tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT có mối quan hệ cùng chiều với KQTC của các công ty gia đình Việt Nam. Giả thuyết H4: Tính đa dạng của HĐQT có ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều đến KQTC của các công ty gia đình Việt Nam. Giả thuyết H5: Tỷ lệ sở hữu của các thành viên gia đình có mối quan hệ cùng chiều với KQTC của các công ty gia đình Việt Nam. Giả thuyết H6: Số lượng thành viên gia đình trong HĐQT có mối quan hệ quan hệ cùng chiều với KQTC của các công ty gia đình Việt Nam. Riêng đối với giả thuyết H4 nghiên cứu về tính đa dạng của HĐQT được chia ra thành 4 giả thuyết nhỏ như sau: Giả thuyết H4a: Tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT có tác động cùng chiều với KQTC của các công ty gia đình Việt Nam. Giả thuyết H4b: Trình độ học vấn của thành viên HĐQT có mối tương quan cùng chiều với KQTC của các công ty gia đình Việt Nam. Giả thuyết H4c: Độ tuổi trung bình của thành viên HĐQT có tác động cùng chiều đến KQTC của các công ty gia đình Việt Nam. Giả thuyết H4d: Có mối tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ thành viên nước ngoài trong HĐQT và KQTC của các công ty gia đình Việt Nam. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các công ty niêm yết sở hữu gia đình và đặc điểm của HĐQT ảnh hưởng đến KQTC của công ty. Để thống nhất về thuật ngữ, theo quan điểm của IFC (2008) trong cuốn “Cẩm nang về quản trị doanh nghiệp gia đình”, các thuật ngữ “doanh nghiệp gia đình”, “doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình”, “công ty thuộc sở hữu gia đình”, “công ty do gia đình kiểm soát”, “công ty niêm yết sở hữu gia đình” sẽ được sử dụng thay thế với cùng một ý nghĩa là công ty gia đình. Luận án nghiên cứu những lý luận cơ bản về công ty gia đình, HĐQT trong các công ty gia đình và đặc biệt là các cách tiếp cận khái niệm về công ty gia đình phù hợp với các nghiên cứu theo định hướng thực tiễn trong bối cảnh thị trường chứng khoán và điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. Tác giả đã lựa chọn khái niệm công ty gia đình theo cách tiếp cận trong các nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề tài chính, kế thừa các nghiên cứu Vàerson và Reeb (2003), Villalonga và Amit (2006). Theo đó, công ty gia
  • 16. 6 đình được khái niệm căn cứ vào 2 tiêu chí: (i) Mối quan hệ giữa các thành viên HĐQT và những người có liên quan; (ii) Tỷ lệ sở hữu của các thành viên gia đình trong HĐQT và những người có liên quan. Bên cạnh đó, luận án cũng đi sâu nghiên cứu những yếu tố thuộc về đặc điểm của HĐQT ảnh hưởng đến KQTC của công ty như Quy mô HĐQT, tính song trùng lãnh đạo, tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT, tính đa dạng trong HĐQT về giới tính, trình độ, kinh nghiệm, sự tham gia của các thành viên nước ngoài. Đặc biệt, luận án bổ sung 2 yếu tố đặc trưng riêng có của công ty gia đình là số lượng thành viên gia đình trong HĐQT và Tỷ lệ sở hữu gia đình tức là sở hữu của thành viên gia đình trong HĐQT và những người có liên quan. Đối với KQTC của công ty, luận án sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu phản ánh giá trị kế toán (ROA, ROE) và chỉ tiêu phản ánh giá trị thị trường (TOBIN’Q) để đo lường và đánh giá KQTC. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về mặt không gian: Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và chính thức đi vào hoạt động từ những năm 2000 kể từ khi Trung tâm giao dịch thành phố Hồ Chí Minh khai trương phiên giao dịch đầu tiên. Tháng 6/2006 Quốc hội thông qua Luật chứng khoán hoàn thiện cơ sở pháp lý và củng cố hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đối với các công ty niêm yết đa phần là những công ty có đầy đủ các điều kiện để niêm yết trên sàn chứng khoán theo quy định của Thông tư số 29/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 202/2015/TT-BTC hướng dẫn về niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán. Đồng thời, các công ty niêm yết phải có nghĩa vụ tuân thủ đầy đủ Quy chế QTCT và Xây dựng điều lệ mẫu tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản về QTCT được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam và theo các Quy tắc QTCT của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Việc nghiên cứu những đặc điểm của HĐQT đối với các công ty niêm yết có yếu tố sở hữu gia đình do các thông tin công bố của những công ty niêm yết này phải đảm bảo yếu tố minh bạch và công khai trên các BCTC, BCTN và Báo cáo QTCT. Vì vậy, các thông tin từ các nguồn tài liệu thứ cấp đó là sự lựa chọn phù hợp khi nghiên cứu những đặc điểm của HĐQT tác động đến KQTC của công ty. - Phạm vi thời gian Giai đoạn từ 2000 - 2006 là giai đoạn mạnh mẽ của thị trường chứng khoán. Giai đoạn 2007 - 2008 từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thị trường giảm sút do tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và sự suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn thế
  • 17. 7 giới. Sang đến giai đoạn 2009 - 2010, với chủ trương kích cầu của chính phủ và dấu hiệu hồi phục nền kinh tế đã giúp cho TTCK Việt Nam phục hồi đạt giá trị vốn hóa ổn định là 34% GDP. Đặc biệt năm 2017 được coi là năm TTCK Việt Nam với bước phát triển nhảy vọt, đạt mức cao nhất sau gần 10 năm; mức vốn hóa thị trường đạt 3500 nghìn tỷ đồng tương đương với 74,6% GDP tăng 73% so với cuối năm 2016, tương đương 74,6% GDP, vượt chỉ tiêu đặt ra cho năm 2020. Luận án lựa chọn nghiên cứu đặc điểm của HĐQT và KQTC các công ty gia đình trong giai đoạn 2012 - 2017 vì từ trước năm 2012 trở về trước hầu hết các công ty không có báo cáo QTCT, giai đoạn sau này 2012 - 2014 báo cáo QTCT đã được lập nhưng còn rất hạn chế về thông tin công bố; chỉ cho đến giai đoạn 2014 trở đi cho đến nay các công ty mới tập trung vào việc lập và quan tâm đến chất lượng thông tin trong báo cáo QTCT. Mặt khác, từ sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến 2011 là giai đoạn khủng hoảng kinh tế với những vấn đề về lạm phát lên đến mức 2 con số (tỷ lệ lạm phát năm 2008 là 22,3% và năm 2011 vẫn là 18,13% khiến cho nhiều công ty nhất là những công ty vừa và nhỏ, các công ty gia đình chủ yếu là công ty vừa và nhỏ rơi vào tình trạng hết sức khó khăn. Kể từ 2012 đến nay, kinh tế vĩ mô mới có những bước tăng trưởng và phát triển ổn định, thị trường chứng khoán có những bước phát triển tích cực và đặc biệt từ 2017 - 2018 là giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam đạt có bước phát triển nhảy vọt. Từ những cơ sở đó, phạm vi thời gian nghiên cứu luận án lựa chọn trong giai đoạn 2012 - 2017 để đảm bảo thông tin một cách đầy đủ từ các BCTC, BCTN và báo cáo QTCT tạo nên một bảng dữ liệu cân đối. 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Dữ liệu nghiên cứu Luận án sử dụng dữ liệu thứ cấp, thông tin thu thập từ các 3 loại báo: BCTC, BCTN và báo cáo QTCT. Đối với các công ty niêm yết, yêu cầu về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán là một trong những nội dung quan trọng được thực hiện theo Luật Chứng khoán và Thông tư số 155/2015/TT-BTC ban hành ngày 06/10/2015 của Bộ Tài chính. Trong đó yêu cầu “Tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận”. Ngoài các báo cáo trên những dữ liệu còn thiếu luận án sử dụng bổ sung thêm các thông tin từ ở SGDCK để chiết xuất dữ liệu về giá cổ phiếu, số lượng cổ phiếu và giá trị vốn hóa hoặc thông tin từ trang chủ của các công ty và các Website http://vndirect.com.vn,
  • 18. 8 http://finance.vietstock.vn, http://cafef.vn/… Đây là những trang cung cấp các thông tin đầu ngành về tình hình tài chính đã được mua lại thông tin của các công ty niêm yết từ UBCKNN, HNX, HOSE đảm bảo các thông chính xác, hữu ích đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Về số lượng các công ty gia đình, luận án đã lọc ra được 57 công ty thỏa mãn một trong những điều kiện đưa ra trong khái niệm về công ty gia đình trong giai đoạn 2012 - 2017 đảm bảo tính cập nhật mới nhất về mặt số liệu. Như vậy với 57 công ty gia đình, số liệu thu thập qua 6 năm (2012 - 2017) sẽ tạo nên một bảng dữ liệu cân đối có đầy đủ thông tin với 342 quan sát. Mặc dù giá trị quan sát không nhiều song trên thực tế các công ty gia đình ở Việt Nam đa số là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngay cả những tập đoàn gia đình lớn cũng chưa niêm yết. Mặt khác trong tổng số 728 công ty niêm yết năm 2017 có 578 doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân, 57 công ty gia đình trong mẫu nghiên cứu chiếm 9,87% trong khu vực kinh tế tư nhân nhưng lại có tỷ lệ giá trị vốn hóa so với tổng thị trường từ 18 - 22%. Tỷ lệ này hoàn toàn tương đồng với thị trường chứng khoán Trung Quốc, nơi mà các công ty gia đình chiếm khoảng 10% tổng số các công ty trên toàn bộ thị trường (DRC/ERI-OECD, 2005). Trung Quốc là một quốc gia có nhiều tương đồng với Việt Nam về hệ thống chính trị, thể chế kinh tế và quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế. 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng. Phương pháp định tính được sử dụng cả trước và sau khi có kết quả nghiên cứu. Trước quá trình nghiên cứu, để xác định một khái niệm công ty gia đình một cách phù hợp với đối tượng nghiên cứu và điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, tác giả đã tổng hợp các nghiên cứu tại bàn để đưa ra 6 cách tiếp cận khái niệm về công ty gia đình và lựa chọn cách tiếp cận theo định hướng thực tiễn phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến kết quả tài chính. Đồng thời để củng cố kết quả nghiên cứu này, tác giả cũng đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia là các nhà nghiên cứu và các nhà hoạt động thực tiễn trong cùng lĩnh vực để đưa ra một khái niệm phù hợp cho luận án. Mặt khác, các kết quả nghiên cứu sau khi chạy mô hình và phân tích kết quả, tác giả đã so sánh với các nghiên cứu tương tự ở các nước trong khu vực để thấy được sự khác biệt giữa đặc điểm HĐQT trong các công ty gia đình ở Việt Nam với các nước có cùng đặc điểm kinh tế và giữa HĐQT trong các công ty gia đình với các công ty khác trên thị trường. Đồng thời, kết quả nghiên cứu một lần nữa được gửi đến các chuyên gia là các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp để củng cố và một lần nữa khẳng định lại kết quả giúp đưa ra những khuyến nghị và bàn luận hữu ích nhất, phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam.
  • 19. 9 1.6. Những đóng góp mới của luận án 1.6.1. Về mặt lý luận Luận án nghiên cứu những đặc điểm của HĐQT ảnh hưởng đến công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam có những đóng góp nhất định mặt lý luận. Thứ nhất, Luận án đã xây dựng các tiêu chí nhận diện công ty gia đình phù hợp với thực tiễn nghiên cứu ở Việt Nam, khi vẫn còn có rất nhiều các tranh biện khác nhau về khái niệm công ty gia đình ở các nghiên cứu trên thế giới. Ngoài ra, Luận án cũng đã đưa ra những đặc điểm giúp nhận diện sự khác biệt giữa công ty gia đình và công ty phi gia đình. Thứ hai, ở Việt Nam hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu tác động của đặc điểm Hội đồng quản trị của công ty gia đình đến kết quả tài chính ở các công ty niêm yết sở hữu gia đình. Về mặt lý thuyết, Luận án đã chỉ ra để đạt được kết quả tài chính tốt, các công ty gia đình vẫn nên theo đuổi lý thuyết người đại diện trong thành phần và cơ cấu hội đồng quản trị, tương tự như các nghiên cứu trước đó đối các công ty niêm yết nói chung trên toàn bộ thị trường. Đó là: (i) Cần đảm bảo sự tách biệt giữa vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc điều hành; (ii) Đảm bảo tính đa dạng trong thành phần hội đồng quản trị.. 1.6.2. Về mặt thực tiễn Luận án không chỉ có những đóng góp về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn khi triển khai nghiên cứu về tác động đặc điểm HĐQT đến KQTC của các công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa đặc điểm HĐQT và kết quả tài chính trong các công ty gia đình ở Việt Nam đặc biệt cho thấy những đặc điểm khác biệt của HĐQT trong các công ty gia đình: Thứ nhất, kết quả tài chính được biểu hiện qua các chỉ số ROA, ROE, TOBIN’S của các công ty gia đình cao hơn các công ty niêm yết trên thị trường đặc biệt là chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE có giá trị trung bình cao hơn nhiều so với các công ty trên toàn bộ thị trường. Thứ hai, tỷ lệ song trùng lãnh đạo có đến 37,42% công ty có vị trí chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc điều hành, con số này cao hơn so với mức trung bình của các công ty trên toàn bộ thị trường. Thứ ba, tỷ lệ sở hữu của thành viên gia đình trong hội đồng quản trị và những người có liên quan càng cao thì kết quả tài chính càng tốt. Điều này thể hiện tính sự khác biệt so với các công ty phi gia đình, trong công ty gia đình tính tập trung về sở
  • 20. 10 hữu doanh nghiệp, tập trung trong ra quyết định, ảnh hưởng tích cực đến kết quả tài chính của công ty. Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở để luận án đưa ra những khuyến nghị và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty gia đình ở Việt Nam. Đồng thời khuyến nghị các biện pháp kiểm soát và hỗ trợ để thực thi chính sách về QTCT tốt hơn trong các công ty gia đình. 1.7. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luận án bao gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu đặc điểm hội đồng quản trị ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty gia đình. Chương 3: Giả thuyết và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu đặc điểm hội đồng quản trị ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty gia đình Việt Nam. Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và một số khuyến nghị
  • 21. 11 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY GIA ĐÌNH 2.1. Tổng quan về công ty gia đình và hội đồng quản trị trong công ty 2.1.1. Khái niệm công ty gia đình và các cách tiếp cận Trong các nghiên cứu về công ty gia đình, câu hỏi liệu một công ty có phải là một công ty gia đình hay không là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu (Peter 2005). Có rất nhiều nghiên cứu đưa ra các khái niệm công ty gia đình khác nhau và hiện nay vẫn chưa có một khái niệm rõ ràng, thống nhất. Thông thường, các khái niệm công ty gia đình đưa ra phụ thuộc vào các điều kiện khác nhau trong khuôn khổ pháp lý, văn hóa và tôn giáo. Mỗi một cách tiếp cận khái niệm công ty gia đình với các tiêu chí khác nhau sẽ ảnh hưởng đến hành vi và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, trong mỗi một nghiên cứu sẽ có nhưng cách tiếp cận khác nhau, nhưng cần phải đưa ra một khái niệm thống nhất về công ty gia đình làm đối tượng nghiên cứu để phân biệt giữa công ty gia đình với các loại hình doanh nghiệp khác. Đặc biệt, trong các nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề tài chính, nếu không đưa ra một khái niệm công ty gia đình một cách cụ thể, thiếu những điều kiện cần thiết thì những biến số, những giả thuyết cũng sẽ không có ý nghĩa khoa học. Luận án đi sâu nghiên cứu khái niệm công ty gia đình từ các cách tiếp cận cả về lý thuyết và thực tiễn ở các quốc gia trên thế giới để từ đó tìm ra một khái niệm công ty gia đình phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm áp dụng cho các công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam. Đó cũng chính là một trong những mục tiêu quan trọng tác giả xem đó là điểm mới hay đóng góp mới của luận án. 2.1.1.1. Khái niệm công ty gia đình ở các quốc gia châu Âu Ở châu Âu, khái niệm công ty gia đình được phân tích và thảo luận ở 33 quốc gia và không đưa ra được một khái niệm thống nhất ở các quốc gia Ở nhiều nước như Bulgari, Đan Mạch, Bỉ… có hơn hơn một khái niệm tồn tại trong các nghiên cứu và thậm chí có đến 5 khái niệm học thuật khác nhau (H Ref. Ares, 2015). Các nghiên cứu phần lớn dựa vào các chỉ báo để phân biệt giữa công ty gia đình và công ty phi gia đình như quyền sở hữu hoặc quản lý của gia đình. Một khía cạnh rất quan trọng để phân biệt giữa công ty gia đình và công ty phi gia đình khi đề cập đến yếu tố "familiness" - đặc tính gia đình thể hiện qua các nguồn
  • 22. 12 lực và khả năng cũng như là kết quả sự tham gia của gia đình vào trong hoạt động kinh doanh; các đặc trưng về văn hóa gia đình, các mối quan hệ xã hội giữa gia đình và hoạt động kinh doanh (Cabrera và cộng sự, 2001). Những yếu tố có liên quan trong khái niệm như sự tham gia của gia đình trong kinh doanh được gọi là "yếu tố quá trình" - yếu tố “mềm”. Bên cạnh đó, khái niệm công ty gia đình cũng được đề cập đến thông qua thang đo F-PEC - thang đo ảnh hưởng của gia đình bởi yếu tố quyền lực, kinh nghiệm và văn hóa (trong đó viết tắt F là family-gia đình, P là Power-quyền lực, E là experience-kinh nghiệm, và C là culture-văn hoá). "Quyền lực" được hiểu là mức độ sở hữu và kiểm soát mang tính chiến lược. "Kinh nghiệm" là những kinh nghiệm tích lũy từ truyền thống kinh doanh của gia đình được đưa vào trong hoạt động kinh doanh thông qua sự tham gia các thế hệ sở hữu và quản lý. "Văn hóa" là sự cam kết về mặt giá trị của các thanh viên gia đình tham gia vào trong hoạt động kinh doanh (Astrachan, 2005). Tuy nhiên, đối với các công ty gia đình có truyền thống lâu đời ở châu Âu, sự tham gia của gia đình không phải kéo dài suốt trong toàn bộ vòng đời của công ty. Có những công ty khi thành lập là có sự tham gia của gia đình trong vấn đề sở hữu và quản lý nhưng trong quá trình phát triển đã không còn là công ty gia đình khi chủ sở hữu không thuộc gia đình và nhà quản lý rút khỏi công ty. Ngược lại có những công ty trong giai đoạn thành lập không phải là công ty gia đình khi người sở hữu và quản lý không phải là thành viên trong gia đình nhưng trong giai đoạn phát triển nhận thức được tầm quan trọng của gia đình và sự chuyển giao thế hệ thì lại chuyển sang hình thức công ty gia đình. Về khía cạnh pháp lý, hầu hết các khái niệm công ty gia đình không tìm thấy trong các văn bản pháp lý ở các nước châu Âu. Ở một vài quốc gia, một số quy định pháp lý về công ty gia đình được đưa ra tương ứng với các nhóm mục tiêu khác nhau chứ không phải một khái niệm công ty gia đình được thống nhất bằng văn bản pháp lý. Những thách thức trong việc xác định một khái niệm cụ thể về công ty gia đình luôn được quan tâm ở tất cả các quốc gia châu Âu - nơi có lịch sử phát triển của công ty gia đình lâu đời nhất thế giới. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các khái niệm công ty gia đình ở các nước châu Âu, có thể thấy 2 yếu tố quan trọng nhất đó là quyền sở hữu và quản lý cũng như sự tham gia của gia đình trong kinh doanh được gọi là “yếu tố cấu trúc” (Davis, 2001). Chỉ có rất ít các khái niệm không đề cập đến khía cạnh sở hữu. Vì vậy, yêu cầu đặt ra để thiết lập một khái niệm về công ty gia đình là gì thì khái niệm đó phải đơn giản, rõ ràng và dễ áp dụng và được chấp nhận rộng rãi. Vì mỗi
  • 23. 13 một khái niệm tiếp cận theo các cách khác nhau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thống kê số lượng công ty gia đình và đóng góp của công ty gia đình đối với việc làm, GDP ở các quốc gia khác nhau. Ở châu Âu có một khái niệm được đề ra bởi nhóm công tác Phần Lan dựa trên quản trị công ty gia đình thành lập bởi Bộ Công nghiệp và Thương mại Phần Lan năm 2006 (H Ref. Ares, 2015) là khái niệm đã được chấp nhận rộng rãi và có lợi thế toàn diện và có thể áp dụng vào tất cả các loại hình doanh nghiệp đặc biệt đối với với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Khái niệm được đề xuất như sau: Một doanh nghiệp với quy mô bất kỳ là một công ty gia đình nếu: (1) Hầu hết quyền quyết định thuộc quyền sở hữu của người lập lên công ty hoặc thuộc quyền sở hữu của một người đã thu mua lại vốn cổ phần của công ty hoặc của vợ chồng, cha mẹ, hoặc con cái họ thừa kế trực tiếp. (2) Hầu hết quyền quyết định trực tiếp hoặc gián tiếp. (3) Ít nhất một đại diện của gia đình hoặc thân nhân được chính thức tham gia vào việc điều hành công ty. (4) Các công ty niêm yết đáp ứng khái niệm về công ty gia đình nếu người thành lập hoặc mua lại công ty (vốn cổ phần) hoặc gia đình họ hoặc con cháu có 25 % quyền ra quyết định bắt buộc bởi số vốn cổ phần của họ. Khái niệm này bao gồm cả những công ty gia đình mà chưa trải qua việc chuyển giao thế hệ đầu tiên. Nó cũng bao gồm những chủ sở hữu duy nhất và những người tự kinh doanh (cung cấp một thực thể pháp lý có thể được chuyển giao). Khái niệm này đại diện cho ý kiến và sự nhất trí của các thành viên trong nhóm chuyên gia trong lĩnh vực công ty gia đình chỉ định bởi các cơ quan quốc gia trong Chương trình Doanh nghiệp và Doanh nhân dưới sự điều phối của Tổng cục Ủy ban cho Doanh nghiệp và Công nghiệp châu Âu. Nhóm này khuyến nghị sử dụng khái niệm này trong các nước thành viên và những nước khác có liên quan. 2.1.1.2. Khái niệm công ty gia đình ở các quốc gia châu Á Sự thành công của các công ty gia đình trên sàn giao dịch chứng khoán Singapore (SGX) tiêu biểu cho các công ty gia đình ở Đông Nam Á cũng như ở châu Á dựa trên cơ sở tầm quan trọng về số lượng, ý nghĩa, tính bền vững và lợi nhuận của họ. Sở dĩ lựa chọn các công ty gia đình phổ biến trên sàn giao dịch Singapore (SGX) vì Singapore là một trung tâm giao dịch chứng khoán nơi mà rất nhiều công ty từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và các nơi khác đã chọn niêm yết trên SGX.
  • 24. 14 Khi đưa ra những tiêu chí khái niệm công ty gia đình ít nhất hai yếu tố quan trọng để xác định một công ty được coi là công ty gia đình, đó là quyền sở hữu của gia đình và sự tham gia của các thành viên gia đình trong ban điều hành. Khái niệm công ty gia đình và áp dụng cho các công ty niêm yết tại Singapore được tiếp cập trên hai góc độ: Theo nghĩa rộng, công ty gia đình là một công ty trong đó những người đồng sáng lập hoặc thành viên của họ có mặt trong số 20 cổ đông lớn nhất hoặc là thành viên HĐQT. Theo nghĩa hẹp, công ty gia đình là một công ty trong đó những người đồng sáng lập hoặc thành viên gia đình của họ là một trong số 20 cổ đông hàng đầu, và một trong hai CEO hoặc Chủ tịch HĐQT được là một thành viên trong gia đình. Ngưỡng tối thiểu về sở hữu để xem xét các công ty này là công ty gia đình khi (đồng) sáng lập và thành viên gia đình của họ sở hữu ít nhất 5% cổ phần của công ty. Hình 1.1: Khái niệm công ty gia đình Nguồn: Marleen Dieleman và cộng sự (2013) Hình 1.1 Minh họa cho các khái niệm khác nhau: - Phần lớn các công ty gia đình hiển thị cả quyền sở hữu và ban điều hành là các thành viên gia đình sẽ rơi vào góc phần I. - Góc phần tư thứ II là một công ty sở hữu gia đình nhưng không có sự tham gia quản lý của gia đình một cách chuyên nghiệp. - Góc phần tư thứ III bao gồm các công ty gia đình trong đó người sáng lập hoặc thành viên gia đình của họ giữ CEO hay Chủ tịch HĐQT, nhưng gia đình không nắm giữ cổ phần sở hữu đáng kể. Không có sự quản lý của gia đianh Sở hữu gia đình Không có sở hữu gia đình Quản lý của gia đình
  • 25. 15 - Góc phần IV nếu gia đình không có quyền sở hữu và cũng không ảnh hưởng đến cấu trúc HĐQT, công ty đó không phải là một công ty gia đình. Khái niệm tiếp cận ở các góc phần tư I, II, III được sử dụng hầu hết trong nghiên cứu học thuật, nghiên cứu cho thấy rằng các công ty gia đình, tạo nên phần lớn các công ty niêm yết tại Singapore cũng như các nước châu Á khác như Malaysia, Indonesia, Hồng Kông, Philippines và Thái Lan. Kết hợp yêu cầu khái niệm dựa trên cả hai vấn đề sở hữu gia đình và quản lý trong gia đình, chỉ xem xét những công ty mà các thành viên gia đình nắm giữ vị trí CEO hoặc Chủ tịch HĐQT và các thành viên gia đình sở hữu ít nhất 5% số cổ phần. Nếu theo khái niệm này, trong số 685 công ty niêm yết trên sàn SGX có năm 2011 có 301 công ty chiếm 43,5% có thể được phân loại là công ty gia đình (Marleen Dieleman và cộng sự, 2013). Điều đó cho thấy các công ty gia đình chiếm một tỷ lệ khá quan trọng ở Singapore. Đó là một chỉ số mạnh mẽ của việc gia tăng và sự thành công của các công ty gia đình châu Á và những phát hiện trong nghiên cứu về công ty gia đình ở Singapore cũng xua tan quan điểm cho rằng công ty gia đình chỉ là những doanh nghiệp chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. 2.1.1.3. Khái niệm công ty gia đình ở Mỹ Ở Mỹ vai trò của các công ty gia đình cũng không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc hệ thống hóa các cách tiếp cận khái niệm về công ty gia đình có vai trò quan trọng trong việc thống kê số lượng và quy mô các công ty gia đình cũng như ảnh hưởng hay những đóng góp của công ty gia đình đến vấn đề thu nhập, việc làm và GDP ở quốc gia này. Ở Mỹ, việc đưa ra một khái niệm thống nhất về công ty gia đình cũng là một trong những thách thức do những thông tin chính xác về công ty gia đình không sẵn có. Theo Joseph H. Astrachan và Melissa Carey Shanker (2009), các chuyên gia trong lĩnh vực sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau để phân biệt các công ty gia đình, chẳng hạn như tỷ lệ sở hữu, kiểm soát chiến lược, sự tham gia của nhiều thế hệ, và ý định của họ đối với công việc kinh doanh. Tất cả các tiêu chí này là đặc điểm quan trọng để mô tả một công ty gia đình, tùy thuộc vào các doanh nghiệp đang ở đâu trong chu kỳ sống hay vòng đời của nó. Theo Astrachan và Shanker (2009), công ty gia đình được tiếp cận theo các góc độ: Theo cách tiếp cận khái niệm rộng, công ty gia đình phải có sự tham gia của gia đình trong công việc kinh doanh và gia đình có quyền kiểm soát định hướng chiến lược của doanh nghiệp. Khái niệm này chỉ nhấn mạnh sự tham gia của gia đình
  • 26. 16 vào công việc kinh doanh mà không đề cập đến vai trò của các cổ đông sáng lập ban đầu phải là thành viên của gia đình. Theo cách tiếp cận khái niệm ở tầm trung, doanh nghiệp được coi là công ty gia đình khi thành viên sáng lập hay con cháu, hậu duệ của họ phải có ý định tham gia vào công việc kinh doanh và điều hành công ty. Một cách tiếp cận khái niệm theo nghĩa hẹp nhất liên quan đến sự tương tác qua nhiều thế hệ trong gia đình với hơn một thành viên gia đình giữ vai trò quản lý ví dụ như cha mẹ ông bà - người sáng lập làm Chủ tịch, hai hoặc ba anh chị em trong nằm trong ban điều hành. Với 3 cách tiếp cận khái niệm nêu trên theo nghiên cứu ở Mỹ có ảnh hưởng trực tiếp đến với thống kê số lượng công ty gia đình, đóng góp vào GDP và số lượng lao động cũng như việc làm mà nó tạo ra. 2.1.1.4. Tổng hợp các cách tiếp cận khái niệm công ty gia đình Trong nghiên cứu về công ty gia đình hiện nay trên thế giới cũng chưa thống nhất đưa ra một khái niệm cụ thể về mặt học thuật và trong các văn bản pháp luật. Sự phát triển của nghiên cứu về công ty gia đình, nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh vực này bắt đầu từ bài báo công ty gia đình của Donnelley được xuất bản bởi tạp chí Kinh doanh Harvard năm 1964. Ông đưa ra những khía cạnh cụ thể của công ty gia đình như “mối liên quan giữa các thành viên trong gia đình trong công việc kinh doanh, kết quả kinh doanh của họ ảnh hưởng đến các nhân tố thành công trong kinh doanh, thành phần ban quản lý hay các quyết định”. Do đó Donnelley (1964) khái niệm công ty gia đình “Một công ty là công ty gia đình khi nó có ít nhất 2 thế hệ trong một gia đình và mối quan hệ này ảnh hưởng lẫn nhau bởi chính sách của công ty, lợi nhuận và mục tiêu của gia đình”. Donnelley đã chỉ ra sự tương tác giữa các thành viên gia đình có liên quan đến việc hưởng lợi trong kinh doanh. Một công ty gia đình hoạt động hiệu quả không chỉ trọng tâm vào QTCT mà còn kết hợp với quản trị gia đình. Các nghiên cứu tiếp theo của Hvàler 1989 thường trọng tâm vào những chiều hướng đơn lẻ như sở hữu, mối liên quan giữa các thành viên gia đình trong kinh doanh hay sự chuyển giao thế hệ… Lịch sử phát triển của các nghiên cứu về công ty gia đình có bước tiến đột phá kể từ khi tạp chí Kinh doanh gia đình (Family Business Review) được xuất bản độc lập đầu tiên năm 1988. Các biên tập viên của tạp chí cũng như các học giả thường xuyên đặt ra một câu hỏi tại sao khái niệm công ty gia đình lại là một khái niệm quan trọng để phân
  • 27. 17 biệt với các cấu trúc tổ chức khác. Các tác giả như Lansberg và cộng sự (1988) mặc dù đã thảo luận “một cách có hệ thống những vấn đề liên quan nhưng vẫn không đưa ra được một khái niệm rõ ràng về công ty gia đình”. Những năm sau đó, các nghiên cứu về lĩnh vực công ty gia đình ngày càng gia tăng với các khái niệm công ty gia đình đa dạng như nhấn mạnh sự khác biệt tương phản giữa công ty gia đình và không phải gia đình hay phân loại công ty gia đình với nhiều khía cạnh như sự liên quan của gia đình trong vấn đề sở hữu và quản lý… Đó là các nghiên cứu điển hình của các tác giả như Hvàler (1989), Litz (1995), Wortman (1995), Shanker và Astranchan (1996), Gersick và cộng sự (1997), Wall (1998) or Westhead và Cowling (1998)... Phần lớn các nghiên cứu tập trung vào việc phân tích những ưu điểm, nhược điểm của các cách tiếp cận khác nhau và cần thiết phải có một khái niệm thống nhất. Do đó, trong mỗi một nghiên cứu về công ty gia đình trước hết phải xác lập một khái niệm phù hợp. Tổng hợp các cách tiếp cận khái niệm của các tác giả được đưa ra trong bảng 1.1 Bảng 2.1: Các cách tiếp cận khái niệm công ty gia đình Nhóm Tác giả tiêu biểu Nội dung Nhận xét 1. Các tiếp cận thành phần liên quan và cách tiêp cận bản chất (Components of Involvement Approach và Essence Approach) Donnelley (1964), Chua và cộng sự (1999), Chrisman và cộng sự (2003, 2005), Fiegener (2010), Hvaler (1989) Miller, Lester và Cannella (2007); Sciascia và Mazzola, (2008) - Cách tiếp cận Components of Involvement chỉ ra sự liên quan về phạm vi tham gia của gia đình vào trong hoạt động kinh doanh như quyền sở hữu, kiểm soát, quản lý, tính liên tục trong chuyển giao giữa các thế hệ. - Cách tiếp cận Essence tập trung vào những khát vọng mạnh mẽ cũng như sự liên quan của gia đình, hai yếu tố đó sẽ ảnh hưởng đến hành vi và hiệu quả kinh doanh. - Hai cách tiếp cận này có mối quan hệ với nhau, bổ sung cho nhau hơn là đối nghịch. - Bất cứ khái niệm nào về công ty gia đình nên dựa - Việc kết hợp giữa các yếu tố “cứng” thành phần liên quan với các yếu tố “mềm” về tầm nhìn và kế hoạch của các thành viên gia đình cho thấy đặc thù riêng của công ty gia đình. - Cách tiếp cận này giúp phân biệt giữa công ty gia đình với công ty phi gia đình và các loại hình doanh nghiệp khác. - Dựa trên cách tiếp cận này các tác giả đã phát triển các khái niệm về công ty gia đình và mở rộng phạm vi nghiên cứu lý thuyết về công ty gia đình như các yếu tố hình
  • 28. 18 Nhóm Tác giả tiêu biểu Nội dung Nhận xét trên 2 cách tiếp cận này nếu không sẽ bỏ sót những đặc thù của công ty gia đình thành gia đình, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bản chất đối với công ty gia đình … 2. Cách tiếp cận dựa trên thang đo F - PEC Astrachan và cộng sự (2002), c và Williams (1999), - Thang đo F-PEC (Quyền lực - Kinh nghiệm - Văn hóa). Các yếu tố sở hữu và quản lý phụ thuộc vào yếu tố quyền lực, sự liên quan đến các yếu tố bản chất được thể hiện thông qua các thước đo nhân tố phụ là văn hóa và kinh nghiệm. - Familiness (đặc tính gia đình) - Khái niệm đầu tiên được nhắc đến - P - PEC tập trung vào đánh giá tầm ảnh hưởng của gia đình đối với công việc kinh doanh, không mô tả mức độ liên quan để khai thác giá trị cốt lõi của gia đình tác động đến công việc kinh doanh. - Yếu tố đặc tính gia đình đánh giá căn cứ vào hiện tượng xã hội và những hành vi riêng biệt của công ty gia đình. - Cách tiếp cận này tập trung vào các nhân tố “mềm” giải thích cho những đặc thù của công ty gia đình. Các tiếp cận này có tính ứng dụng hạn chế trong các nghiên cứu thực tiễn. 3. Những khái niệm với định hướng thực tiễn Vàerson và Reeb (2003), Villalonga và Amit (2006). - Đưa ra những tiêu chí công ty gia đình thông qua cơ cấu chủ sở hữu của gia đình sáng lập và sự hiện diện của các thành viên gia đình trong HĐQT và ban điều hành kết hợp với “giới hạn tối thiểu về sở hữu và kiểm soát” trong công ty gia đình. - Cách tiếp cận này không đi sâu vào chi tiết các mối quan hệ mà chỉ rõ tiêu chí vận hành của công ty gia đình - Áp dụng cho các nghiên cứu thực tiễn dựa trên những nhóm dữ liệu về các công ty gia đình kinh doanh công khai trong nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề tài chính.
  • 29. 19 Nhóm Tác giả tiêu biểu Nội dung Nhận xét 4. Các khái niệm khác McConaughy (2000); Davis và Harveston (2000), Danes và cộng sự (2007) - Các khái niệm đặc biệt để diễn giải cho những mục tiêu cụ thể đặc biệt trong nghiên cứu. - Cách tiếp cận này áp dụng trong những bối cảnh nghiên cứu khác nhau. 5. Các khái niệm tự phát WestheadvàHoworth (2007),Westheadvà Cowling,Mazzi(2011) - Các tác giả không dựa trên những khái niệm sẵn có mà phân tích dựa trên cách tiếp cận tự phát. - Giúp đa dạng hóa các cách tiếp cận, tuy nhiên gây khó khăn cho việc phân tích, so sánh các loại hình công ty gia đình. 6. Các khái niệm không rõ ràng McCann và cộng sự (2001) Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên nghiên cứu của Henrik Harms (2014) Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu khái niệm công ty gia đình ở các nước thế giới và tổng hợp các cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu, vấn đề đặt ra cần thiết lập một khái niệm công ty gia đình phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam trong các nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề tài chính. Bảng tổng hợp các cách tiếp cận khái niệm cho thấy khuynh hướng tiếp cận theo nhóm thứ 3 phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận án. Đó chính là cách tiếp cận theo định hướng thực tiễn, đưa ra những tiêu chí công ty gia đình thông qua cơ cấu chủ sở hữu gia đình và sự hiện diện của các thành viên gia đình trong HĐQT hoặc ban điều hành kết hợp với giới hạn tối thiểu về sở hữu và kiểm soát. Cách tiếp cận này được áp dụng cho các nghiên cứu thực tiễn dựa trên những nhóm dữ liệu về các công ty gia đình công khai trong nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề tài chính. Tổng hợp các nghiên cứu trên, để đưa ra một khái niệm về công ty gia đình một cách đầy đủ theo quan điểm chủ quan của tác giả cần hiểu công ty gia đình trên 2 góc độ: - Về mặt định tính: Đó là các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được chi phối bởi định hướng chiến lược của gia đình cũng như yếu tố quyền hành - văn hóa - kinh nghiệm. (Yếu tố phần “mềm”). - Về mặt định lượng: Bao gồm các số lượng các thành viên gia đình sáng lập và tham gia vào hoạt động QTCT và tỷ lệ kiểm soát sở hữu của các thành viên gia đình. (Yếu tố phần “cứng”).
  • 30. 20 Về số lượng các thành viên gia đình, đa số các khái niệm đều xác định có hơn một thành viên gia đình tham gia vào hoạt động kinh doanh, nằm trong ban điều hành công ty và thông thường đó là thành viên sáng lập công ty (Villalonga và Amit (2006), Rutherford và cộng sự (2008)… Vấn đề quan trọng đặt ra là việc xác định tỷ lệ sở hữu của các thành viên trong gia đình là bao nhiêu? Không có một khái niệm thống nhất để đưa ra một tỷ lệ sở hữu gia đình nói chung. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều nghiên cứu nói về mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và KQTC của các công ty gia đình như nghiên cứu của La Porta (1999), Shyu (2011), Vàerson Reeb (2003), Gonzalez và cộng sự (2011)… Các nghiên cứu thường sử dụng tỷ lệ sở hữu gia đình dao động trong khoảng 10% đến 20% hoặc 25%. Việt Nam có những nét tương đồng với các nước Đông Nam Á như nghiên cứu về công ty gia đình ở Singapore quy định tỷ lệ sở hữu gia đình nắm giữ ít nhất 5% cổ phần của công ty (Marleen Dieleman và cộng sự, 2013) nên theo quan điểm nghiên cứu của tác giả các công ty niêm yết ở nước ta có thể quy định tỷ lệ sở hữu gia đình từ 5% trở lên. Nghiên cứu của Shyu (2011) nghiên cứu thực nghiệm đối với 456 công ty Đài Loan niêm yết trên TCCK Đài Loan từ 2002 - 2006, một công ty gia đình đáp ứng ít nhất một trong 2 điều kiện sau: (i) Tổng sở hữu của gia đình (bao gồm vợ/chồng và các thành viên khác) vượt quá 10% và thành viên gia đình là thành viên HĐQT; (ii) Có hơn ½ vị trí trong HĐQT được nắm giữ bởi thành viên gia đình. Tỷ lệ sở hữu là tiêu chí định lượng ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng mẫu trong các nghiên cứu. Do đó, tùy thuộc vào dữ liệu thu thập được, tác giả sẽ đưa ra những tiêu chí về tỷ lệ sở hữu gia đình phù hợp để thống kê số lượng mẫu nghiên cứu đảm bảo những điều kiện của một nghiên cứu thực nghiệm hiệu quả. Như vậy, tóm lược các kết quả nghiên cứu, một công ty niêm yết được coi là công ty gia đình khi nó thỏa mãn một trong các đặc điểm sau: - Một thành viên gia đình là CEO hoặc chủ tịch HĐQT và tỷ lệ sở hữu gia đình chiếm ít nhất 5%. (Marleen Dieleman và cộng sự, 2013). - Có ít nhất 2 thành viên tham gia vào HĐQT hoặc ban điều hành (gia đình là cổ đông lớn nhất trong công ty) và tỷ lệ sở hữu gia đình) chiếm ít nhất 5%. (Marleen Dieleman và cộng sự, 2013). - Có hơn ½ vị trí trong HĐQT được nắm giữ bởi các thành viên gia đình (Shyu, 2011). - Có ít nhất 1 thành viên gia đình tham gia vào HĐQT và Tổng sở hữu của gia đình (bố mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em) vượt quá 10% (Shyu, 2011)
  • 31. Mã tài liệu : 60004 Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách : - Link tải dưới bình luận . - Nhắn tin zalo 0932091562