SlideShare a Scribd company logo
1 of 30
Download to read offline
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“TỔNG HỢP VẬT LIỆU OXIT SẮT XÚC TÁC CHO
PHẢN ỨNG FENTON XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ
TRONG NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM”
Người thực hiện : LÂM VĂN TÂN
Lớp : MTA
Khóa : 57
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Giáo viên hướng dẫn : Th.S. ĐOÀN THỊ THÚY ÁI
HÀ NỘI - 2016
ii
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“TỔNG HỢP VẬT LIỆU OXIT SẮT XÚC TÁC CHO
PHẢN ỨNG FENTON XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ
TRONG NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM”.
Người thực hiện : LÂM VĂN TÂN
Lớp : MTA
Khóa : 57
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Giáo viên hướng dẫn : Th.S. ĐOÀN THỊ THÚY ÁI
HÀ NỘI - 2016
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài
trường.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu nhà trường, Khoa
Môi trường, Bộ môn Hóa đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành quá
trình thực tập tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Đoàn Thị Thúy Ái là
người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè những người đã
quan tâm giúp đỡ, chia sẻ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Trong quá trình nghiên cứu, do điều kiện thời gian hạn chế, đề tài khó
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng
góp ý kiến của thầy cô và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi cam đoan những kết quả báo cáo này là trung thực
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm
2016
Sv. Lâm Văn Tân
i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................iv
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................v
DANH MỤC HÌNH..........................................................................................vi
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................3
1.1. Tổng quan về nước thải dệt nhuộm .......................................................3
1.1.1. Nước thải dệt nhuộm.......................................................................3
1.1.2. Thuốc nhuộm...................................................................................3
1.1.3. Nguồn gốc phát sinh nước thải dệt nhuộm.....................................4
1.1.4. Tác hại của ô nhiễm nước thải dệt nhuộm do thuốc nhuộm ..........5
1.1.5. Một số phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm .........................6
1.2. Phương pháp oxy hóa nâng cao- hệ Fenton........................................10
1.2.1. Quá trình Fenton...........................................................................10
1.2.2. Các quá trình Fenton cải tiến.......................................................15
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình Fenton................................21
1.3.1. ¶nh hưởng của pH.........................................................................21
1.3.3. Ảnh hưởng của các anion vô cơ....................................................22
1.4. Ứng dụng của Fenton trong xử lý nước thải dệt nhuộm......................23
1.5. Phương pháp tổng hợp vật liệu xúc tác cho quá trình Fenton dị thể. .26
1.5.1. Tổng hợp hat nano oxit sắt từ Fe3O4 bằng phương pháp đồng kết
tủa............................................................................................................26
1.5.2. Fe trao đổi zeolit Y làm xúc tác ..................................................27
1.5.3. Fe- Ball Clay ( Fe-BC) ................................................................27
1.5.4. Phương pháp tiền thân polime .....................................................28
1.5.5. Nanocomposites GO-Fe3O4 ........................................................28
1.5.6. Chất xúc tác Fe/Clay.....................................................................29
1.5.7. Chất xúc tác LiFePO4 (LFP)........................................................29
LFP, được sử dụng rộng rãi như là một vật liệu điện cực của một pin lithium
ion, có thể hoạt động như một chất xúc tác Fenton dị thể tuyệt vời. Các vi hạt
LFP trưng bày các hoạt động xúc tác tốt hơn để phân hủy R6G hơn một chất
xúc tác Fenton như phổ biến của các hạt nano sắt từ....................................29
1.5.8. Tro bay biến tính...........................................................................30
1.5.9. Tổng hợp xúc tác dựa trên CuFe2O4 bằng phương pháp polymer
hóa tiền chất. .................................................................................30
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................32
ii
2.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................32
2.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................32
2.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................32
2.3.1. Thu nhập, tổng hợp tài liệu về:.....................................................32
2.3.2. Phương pháp tổng hợp vật liệu.....................................................32
2.3.3. Phương pháp xác định đặc trưng vật liệu....................................32
2.3.4. Phương pháp xác định hàm lượng chất hữu cơ trong nước.........33
2.4. Nội dung nghiên cứu........................................................................33
2.4.1. Tổng hợp vật liệu..........................................................................33
2.4.2. Xác định đặc trưng vật liệu...........................................................34
2.4.3. Khảo sát phản ứng Fenton dị thể xử lý chất màu xanh metylen
trong nước...............................................................................................34
2.4.4. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phản ứng
Fenton dị thể ......................................................................................35
2.4.5. Đánh giá khả năng tái sử dụng của vật liệu cho phản ứng Fenton
.................................................................................................................35
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................36
3.1. Tổng hợp vật liệu Fe3O4 xúc tác cho phản ứng Fenton......................36
3.2. Một số đặc trưng của vật liệu..............................................................36
3.3. Khảo sát phản ứng Fenton dị thể xử lý chất màu xanh metylen trong
nước.............................................................................................................39
3.3.1. Khảo sát sự thay đổi khối lượng vật liệu và thời gian lắc mẫu tới
hiệu quả xử lý xanh metylen trong nước.................................................39
3.3.2. Khảo sát sự thay đổi thể tích peoxit 30% (H2O2 30%) tới hiệu quả
xử lý xanh metylen trong nước................................................................42
3.3.3. Khảo sát ảnh hưởng của pH tới hiệu quả xử lý xanh metylen trong
nước.........................................................................................................43
3.4. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phản ứng Fenton
dị thể .......................................................................................................45
3.5. Đánh giá khả năng tái sử dụng của vật liệu xúc tác............................45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................46
Kết luận.......................................................................................................47
Kiến nghị.....................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................48
35.http://nanoscalereslett.springeropen.com/articles/10.1186/1556-276X-9-
276...................................................................................................................51
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
COD Nhu cầu oxy hóa học (Chemistry
Oxygen Demand)
AOPs Phương pháp oxy hóa nâng cao
(Advanced Oxidation Processes)
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các nguồn chử yếu phát sinh nước thải công nghiệp dệt
nhuộm................................................................................................5
Bảng 1.2: Một số thuốc nhuộm tổng hợp........................................25
Bảng 3.1 : Hiệu quả xử lý COD của vật liệu M1 và M2.................37
Bảng 3.2: Hiệu quả xử lý xanh metylen thay đổi theo khối lượng vật
liệu và thời gian phản ứng..............................................................40
Bảng 3.3: Hiệu quả xử lý xanh metylen khi thay đổi thể tích hydro
peoxit (H2O2 30%).........................................................................42
Bảng 3.4: Hiệu quả xử lý xanh metylen khi thay đổi pH ...............44
Bảng 3.5: COD sau xử lý và hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm. 45
Bảng 3.6: COD sau xử lý và hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm sử
dụng vật liệu thu hồi...............................................................46
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quá trình Fenton điện hóa.....................................16
Hình 2.1: Qui trình tạo Fe3O4...............................................33
Hình 3.1 : Ảnh vật liệu M1......................................................36
Hình 3.2: Mẫu nước thải sau xử lý của vật liệu M1 so với M2
.................................................................................................37
Hình 3.3 : Phổ Xray của M1...................................................38
Hình 3.4: Ảnh SEM của M1....................................................39
Hình 3.5: Ảnh hưởng của thời gian tới hiệu quả xử lý...........41
Hình 3.6: Ảnh hưởng của khối lượng vật liệu tới hiệu quả xử
lý..............................................................................................42
Hình 3.7: Ảnh hưởng của hàm lượng hydro peoxit tới hiệu quả
xử lý.........................................................................................43
Hình 3.8: Ảnh hưởng của pH tới hiệu quả xử lý.....................45
Hình 3.9: Hiệu suất xử lý của vật liệu ban đầu và vật liệu
thu hồi sau xử lý......................................................................46
vi
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc phát
triển các khu công nghiệp luôn đi kèm với phát triển bền vững, việc phát triển
phải luôn đi kèm với việc bảo vệ môi trường. Hiện nay vấn đề xử lý nguồn
nước ô nhiễm do các quá trình dệt nhuộm là hết sức cần thiết. Hằng năm, có
khoảng 70 triệu tấn thuốc nhuộm được sản xuất, trong quá trình nhuộm có
đến 12-15% tổng lượng thuốc nhuộm không phản ứng gắn màu, được giải
phóng vào nước thải sau nhuộm. Nước thải dệt nhuộm là sự tổng hợp nước
thải từ các công đoạn hồ sợi, nấu tẩy, tẩy trắng, làm bóng sợi, nhuộm in và
hoàn tất. Xét về hai yếu tố là lượng nước thải và thành phần các chất ô nhiễm
trong nước thải thì ngành dệt nhuộm được đánh giá là ô nhiễm nhất trong số
các nghành công nghiệp. Các chất chủ yếu trong nước thải dệt nhuộm là các
hợp chất hữu cơ khó phân hủy, thuốc nhuộm các chất hoạt động bề mặt, các
hợp chất halogen hữu cơ có độc tính tương đối cao đối với con người và
động, thực vật. Chính vì vậy xử lý nước thải dệt nhuộm cần được quan tâm
giải quyết nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và cải thiện môi trường sinh thái,
tuy nhiên để xử lý đạt hiệu quả cả vể mặt chất lượng và kinh tế thì người ta
phải tìm ra được các phương pháp xử lý tối ưu nhất. Trước đây, trong các
phương pháp xử lý nước thải ô nhiễm dệt nhuộm, các chất hữu cơ trong
nước- chủ yếu là các chất bền, khó bị phân hủy trong nước- thì hấp phụ là
phương pháp hay được sử dụng. Tuy nhiên đây là phương pháp không triệt
để vì chỉ chuyển được chất hữu cơ từ dạng hòa tan sang dạng rắn khác. Hiện
nay, oxi hóa nâng cao (AOPs) đang được sử dụng nhiều hơn để loại bỏ các
chất ô nhiễm hữu cơ độc hại khó phân hủy, bởi phương pháp tạo ra một
lượng lớn các chất trung gian có hoạt tính cao, trong đó quan trọng nhất là
gốc hydroxyl (*
OH) có khả năng oxy hóa hầu hết các chất ô nhiễm hữu cơ
1
khó phân hủy. Trong AOPs thì quá trình Fenton và các quá trình kiểu Fenton
(Fenton- like processes) được biết đến là phương pháp hiệu quả và phù hợp
cho quá trình làm sạch nước và nước thải (Trần Mạnh Trí, Trần Mạnh
Trung, 2004).
Phương pháp xử lý chất màu hữu cơ trong nước thải với tác nhân
Fenton đạt hiệu quả phá hủy chất ô nhiễm rất cao, đạt từ 68- 97% (T.L.P.
Dantas và cộng sự, 2003). Có hai loại chất xúc tác là đồng thể và dị thể, các
nghiên cứu cho thấy xúc tác đồng thể xử lý nước thải tốt ở pH thấp (3÷4),
nồng độ Fe2+
và H2O2 tương đối cao và không thích hợp với nước thải có tính
kiềm còn xúc tác dị thể có thể khắc phục nhược điểm của xúc tác đồng thể, xử
lý tốt ở môi trường pH cao thích hợp với môi trường có tính kiềm cao như
nước thải dệt nhuộm.
Với mục đích nghiên cứu thêm về phản ứng Fenton dị thể xử lý chất
hữu cơ trong nước nhằm áp dụng giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải dệt
nhuộm hiện nay, chúng tôi chọn đề tài: “Tổng hợp vật liệu oxit sắt xúc tác
cho phản ứng Fenton xử lý chất hữu cơ trong nước thải dệt nhuộm”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Tổng hợp Fe3O4 làm vật liệu xúc tác.
- Khảo sát phản ứng Fenton xử lý chất hữu cơ trong nước.
- Thực hiện phản ứng Fenton với mẫu nước thải dệt nhuộm thực tế.
Yêu cầu nghiên cứu
- Các nội dung nghiên cứu phải đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của
đề tài đặt ra.
- Các số liệu thông tin phải đảm bảo tính chính xác, trung thực và khoa
học.
2
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về nước thải dệt nhuộm
1.1.1. Nước thải dệt nhuộm
Từ lâu nghành dệt nhuộm được chú trọng vì nó gắn liền với nhu cầu cơ
bản của loài người, sản lượng dệt trên thế giới ngày càng tăng cùng với gia
tăng nhu cầu con người càng lớn đồng nghĩa với việc gia tăng về chất lượng
sản phẩm, đa dạng về mẫu mã, màu sắc của sản phẩm. Chẳng hạn ở Ấn Độ,
hàng năm sản xuất khoảng 4000 triệu mét vải với lượng lao động của ngành
xấp xỉ 95 vạn người trong 670 xí nghiệp. Ở Việt Nam, ngành công nghiệp dệt
may đang trở thành một trong những ngành mũi nhọn trong các ngành công
nghiệp, cùng với hàng loạt doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân nhỏ
vừa lớn đang hoạt động trong lĩnh vực sợi, dệt phấn đấu phát triển mạnh cho
ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, trong số các nhà máy chỉ có các nhà máy
lớn có xây dựng hệ thống xử lý nước thải còn lại hầu như chưa có hệ thống xử
lý vẫn còn xả trực tiếp ra ngoài môi trường. Loại nước thải dệt nhuộm có độ
kiềm hoặc độ axit cao, màu đậm, có nhiều chất hữu cơ, vô cơ gây độc cho
quần thể sinh vật và ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng (Đặng Xuân Việt, 2007).
1.1.2. Thuốc nhuộm
Thuốc nhuộm là những chất hữu cơ có màu, hấp phụ mạnh một phần
nhất định của ánh sáng nhìn thấy và có khả năng gắn kết vào vật liệu dệt trong
những điều kiện quy định. Thuốc nhuộm có thể có nguồn gốc thiên nhiên
hoặc tổng hợp. Đặc điểm của các loại thuốc nhuộm là độ bền màu và tính chất
không bị phân hủy. Màu sắc của thuốc nhuộm có được là do cấu trúc hóa học,
cấu trúc thuốc nhuộm bao gồm nhóm mang màu và nhóm trợ màu. Nhóm
mang màu là những nhóm chứa các nối đôi liên hợp với điện tử π không cố
định như : >C=C<, >C=N-, -N=N-, -NO2… Nhóm trợ màu là những nhóm thế
3
cho hoặc nhận điện tử như: -NH2, -COOH, -SO3H, -OH… đóng vai trò tăng
cường màu cho nhóm mang màu bằng cách dịch chuyển năng lượng của hệ
điện tử (Trần Hiếu Nhuệ, 2005).
Thuốc nhuộm tổng hợp rất đa dạng về thành phần hóa học, màu sắc,
phạm vi sử dụng. Có hai cách phân loại thuốc nhuộm phổ biến nhất:
- Phân loại theo cấu trúc hóa học gồm có: thuốc nhuộm azo, thuốc
nhuộm antraquinon, thuốc nhuộm triarylmetan, thuốc nhuộm phtaloxiamin.
- Phân loại theo đặc tính áp dụng gồm có: thuốc nhuộm hoàn nguyên,
thuốc nhuộm lưu hóa, thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộm phân tán, thuốc
nhuộm bazơ cation, thuốc nhuộm axit, thuốc nhuộm hoạt tính (Đặng Xuân
Việt, 2007).
Phần lớn thuốc nhuộm được sử dụng là thuốc nhuộm azo- là phẩm
nhuộm có màu sắc tươi sáng do sự hiện diện của một hoặc một vài nhóm azo
( -N=N-) tạo hệ liên hợp với cấu trúc nhân thơm. Trong phân tử thuốc nhuộm
có các nhóm trợ màu khác nhau. Nếu nhóm trợ màu mang tính bazơ (có các
nhóm đẩy electron mạnh như –NH2, -NR2…) gọi là thuốc nhuộm azo- bazơ.
Nếu nhóm trợ màu có tính axit (có các nhóm thế -OH, -COOH, -SO3H) gọi là
thuốc nhuộm azo- axit. Đây là họ thuốc nhuộm quan trọng nhất và số lượng
lớn nhất chiếm khoảng 60- 70% số lượng các thuốc nhóm tổng hợp (Đỗ Đình
Rãng, 2006).
1.1.3. Nguồn gốc phát sinh nước thải dệt nhuộm
Tính chất nước thải giữ vai trò quan trọng trong thiết kế, vận hành hệ
thống xử lý và quản lý chất lượng môi trường. Nước thải dệt nhuộm sẽ khác
nhau khi sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau. Chẳng hạn như len và
cotton thô sẽ thải ra chất bẩn tự nhiên của sợi. Nước thải này có độ màu, độ
kiềm, BOD và chất lơ lửng (SS) cao. Ở loại nguyên liệu sợi tổng hợp, nguồn
gây ô nhiễm chính là hóa học do các loại hóa chất sử dụng trong giai đoạn tẩy
và nhuộm. Nước thải dệt nhuộm nhìn chung rất phức tạp và đa dạng. Đã có
hàng trăm loại hóa chất đặc trưng như phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt,
4
chất điện ly, chất tạo môi trường, tinh bột men, chất oxi hóa… được đưa vào
sử dụng. Trong quá trình sản xuất, lượng nước thải ra dao động 12- 300
m3
/tấn vải, chủ yếu từ công đoạn nhuộm và nấu tẩy. Nước thải dệt nhuộm ô
nhiễm nặng bởi các chỉ tiêu như độ màu, pH, chất rắn lơ lửng, BOD, COD,
nhiệt độ đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép (Trần Hiếu Nhuệ, 2001).
Bảng 1.1: Các nguồn chử yếu phát sinh nước thải công nghiệp dệt nhuộm
Sản xuất vải sợi bông Sản xuất vải sợi pha
(tổng hợp/ bông, viso)
Sản xuất vải, sợi len và
pha (tổng hợp)
Giũ hồ Giũ hồ Giặt
Giặt Giặt Cacbon hóa (với len
100%)
Làm bóng Làm bóng Định hình ướt
Nấu – tẩy trắng Nấu tẩy trắng Tẩy trắng (nếu yêu cầu)
Nhuộm Nhuộm Nhuộm
In hoa In hoa In hoa
(Nguồn: Đỗ Đình Rãng,
2006)
1.1.4. Tác hại của ô nhiễm nước thải dệt nhuộm do thuốc nhuộm
Thuốc nhuộm tổng hợp đang được sử dụng nhiều trong các ngành công
nghiệp, thuốc nhuộm tổng hợp có đặc điểm sử dụng dễ dàng, giá thành rẻ, ổn
định và đa dạng so với màu sắc tự nhiên. Tuy nhiên việc sử dụng rộng rãi thuốc
nhuộm và các sản phẩm gây ra ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng tới con người
và môi trường. Trong quá trình dệt nhuộm đã tạo ra lượng lớn chất thải và chứa
hỗn hợp phức tạp các hóa chất dư thừa: phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt,
chất oxi hóa, các ion kim loại nặng… Nước thải dệt nhuộm thường không ổn
định và đa dạng (hiệu quả hấp phụ thuốc nhuộm của vải chỉ đạt 60÷70%,
30÷40% phẩm nhuộm thừa ở dạng nguyên thủy hay bị phân hủy) do đó nước có
độ màu rất cao, có khi lên đến 500000 Pt-Co, COD thay đổi từ 80÷1800 mg/l.
Các phẩm nhuộm hoạt tính, hoàn nguyên thường thải trực tiếp ra môi trường,
lượng phẩm nhuộm thừa lớn dẫn đến sự gia tăng chất hữu cơ và độ màu của
5
nước thải dệt nhuộm. Việc sử rộng rãi thuốc nhuộm và các sản phẩm của chúng
gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và
hệ sinh thái thủy sinh. Cụ thể đối với con người gây ra các bệnh về đường hô
hấp, phổi, ung thư… Đối với hệ sinh thái thủy sinh có thể phá hủy hoặc ức chế
khả năng sinh sống của vi sinh vật (Đỗ Đình Rãng, 2007).
1.1.5. Một số phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm
Do đặc thù của công nghệ, nước thải dệt nhuộm chứa tổng hàm lượng
chất rắn TS, chất rắn lơ lửng, độ màu, BOD, COD cao nên chọn phương
pháp xử lý thích hợp phải dựa vào nhiều yếu tố như lượng nước thải, đặc tính
nước thải, tiêu chuẩn thải, xử lý tập trung hay cục bộ. Trong các nhà máy dệt
nhuộm rất nhiều nhà máy người ta đã áp dụng các kỹ thuật xử lý khác nhau
như quá trình sinh học hiếu khí và yếm khí, quá trình hóa lý: keo tụ, đông tụ,
lắng, lọc, quá trình hóa học (Lê Văn Cát, 1999).
1.1.5.1. Xử lý bằng phương pháp cơ học
Trong nước thải thường chứa các chất không tan ở dạng lơ lửng. Để
tách các chất này ra khỏi nước thải. Thường sử dụng các phương pháp cơ
học như lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của
trọng lực hoặc lực li tâm và lọc. Tùy theo kích thước, tính chất lý hóa, nồng
độ chất lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ cần làm sạch mà lựa chọn
công nghệ xử lý thích hợp. Các công nghệ như: song chắn rác, lưới chắn rác,
bể lắng cát, bể vớt dầu mỡ v.v.
1.1.5.2. Xử lý bằng phương pháp hóa học
Các phương pháp hóa học xử lý nước thải gồm có: Trung hòa, oxy
hóa và khử. Tất cả các phương pháp này đều dùng tác nhân hóa học nên tốn
nhiều tiền. Người ta sử dụng các phương pháp hóa học để khử các chất hòa
tan và trong các hệ thống nước khép kín. Đôi khi phương pháp này được
dùng để xử lý sơ bộ trước khi xử lý sinh học hay sau công đoạn này như là
một phương pháp xử lý nước thải lần cuối để thải vào nguồn
6
* Phương pháp trung hoà, điều chỉnh pH
Giá trị pH của các dòng thải từ công đoạn nhuộm, tẩy, làm bóng có thể
dao động trong khoảng rộng, mặt khác các quá trình xử lý hoá lý và sinh học đòi
hỏi một giá trị pH thích hợp để đạt hiệu suất tối ưu. Do đó trước khi đưa sang
thiết bị xử lý thì nước thải cần được điều chỉnh pH đến giá trị phù hợp. Trung
hoà có thể thực hiện bằng cách trộn lẫn các dòng thải có môi trường khác nhau.
Người ta cũng có thể trung hoà nước thải bằng một số biện pháp khác như: Bổ
xung các tác nhân hoá học H2SO4, HCl, NaOH, lọc nước axit qua vật liệu có tác
dụng trung hoà (Trần Văn Nhân, Ngô Thị Ngọc, 2002).
1.1.5.3. Xử lý bằng phương pháp hóa - lý
Cơ chế của phương pháp hóa lý là đưa vào nước thải chất phản ứng
nào đó, chất này phản ứng với các tập chất bẩn trong nước thải và có khả
năng loại chúng ra khỏi nước thải dưới dạng cặn lắng hoặc dạng hòa tan
không độc hại. Các phượng pháp hóa lý thường sử dụng để khử nước thải là
quá trình keo tụ, hấp phụ, tuyển nổi...
* Phương pháp hấp phụ
Hấp phụ là sự tích luỹ trên bề mặt phân cách pha (rắn - lỏng, rắn -
lỏng, khí - lỏng, lỏng - lỏng) (Ngô Thị Lan Anh, 2011). Trong đó, chất hấp
phụ là chất có bề mặt xảy ra sự hấp phụ, chất bị hấp phụ là chất được tích luỹ
trên bề mặt. Phương pháp này dùng để xử lý các chất không có khả năng phân
hủy sinh học và các chất hữu cơ khó xử lý bằng phương pháp sinh học.
Phương pháp này dùng để khử màu của nước thải chứa thuốc nhuộm hòa tan
và thuốc nhuộm hoạt tính. Các chất hấp phụ thường dùng là than hoạt tính,
than nâu, đất sét, cacbonat, magie trong đó than hoạt tính có bề mặt riêng lớn
400- 1500 m2
/g.
1.1.5.4. Xử lý bằng phương pháp sinh học
Là phương pháp dùng vi sinh, chủ yếu là vi khuẩn để phân hủy sinh
hóa các hợp chất hữu cơ, biến các hợp chất có khả năng thối rữa thành các
7
chất ổn định với sản phẩm cuối cùng là cacbonic, nước và các chất vô cơ
khác. Phương pháp sinh học có thể chia thành hai loại: xử lý hiếu khí và xử
lý yếm khí trên cơ sở có oxy hòa tan và không có oxy hòa tan.
1.1.5.5. Phương pháp dùng các chất oxy hóa mạnh
Do cấu trúc hóa học của thuốc nhuộm bền trong không khí nên khi
khử màu của nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp oxy hóa phải dùng các
chất oxy hóa mạnh. Trong công nghệ xử lý nước và nước thải truyền thống
thường sử dụng những chất oxy hóa thông dụng như: Clo (Cl2), KMnO4,
H2O2, O3... (Trần Mạnh Trí, Trần Mạnh Trung, 2006).
• Clo (Cl2)
Clo là chất oxy hoá tốt được sử dụng để khử Fe2+
ở trong nước ngầm
hoặc nước mặt, trong khử trùng nước sau xử lý. Vì Clo là chất oxy hóa tương
đối mạnh mẽ, rẻ tiền và dễ sử dụng nên được sử dụng rất phổ biến trong
nghành xử lý nước và nước thải cho đến ngày nay. Tuy vậy, nhược điểm
chính của Clo là trong quá trình khử sắt và khử trùng bằng Clo đã tác dụng
với chất hữu cơ thiên nhiên (NOM), tạo ra sản phẩm phụ là các hợp chất hữu
cơ chứa Clo (THM) gây nguy cơ ung thư cho người sử dụng. Ngoài ra Clo có
khả năng khử trùng rất hạn chế một số loại vi khuẩn như: E.Coli, không có
khả năng diệt các loại vi khuẩn vi rút truyền bệnh nguy hiểm như Giarrdia và
Gryptosporidium.
• Kalipemanganat (KMnO4)
KMnO4 là chất oxy hóa được sử dụng rộng rãi trong xử lý nước. Đó
là chất oxy hóa mạnh hơn Clo, có thể làm việc trong khoảng pH rộng, nhưng
đắt tiền. Ngoài ra, nhược điểm đáng kể của KMnO4 khi sử dụng là tạo ra
MnO2 trong quá trình oxy hóa, chất này kết tủa và do vậy phải tách ra bằng
cách lọc hoặc lắng, gây tăng thêm chi phí.
• Ozon (O3)
8
Ozon là chất oxy hóa mạnh nhất trong các chất oxy hóa, được sử dụng
để khử trùng, phân hủy các chất hữu cơ hoặc khử màu nước thải giấy nước
thải dệt nhuộm, khử mùi hôi, khử sắt, hoặc mangan trong nước sinh hoạt. Ưu
điểm của ozon là tự phân hủy, không để lại các phụ phẩm lạ, và nguy hiểm
trong nước sau khi phản ứng. Tuy vậy ozon hòa tan kém trong nước và là hợp
chất kém bền, thời gian sống chỉ vài phút. Vì vậy để đạt được số lượng hòa tan
trong nước đủ lớn cho quá trình oxy hóa phải đưa vào hệ một lượng ozon lớn.
Ngoài ra khi sử dụng ozon làm chất oxy hóa trong xử lý nước và nước thải
phải sản xuất ozon ngay tại chỗ, ngay trong dây chuyền xử lý.
• Quá trình oxy hóa nâng cao
Một trong những công nghệ cao nổi lên hiện nay là công nghệ phân
hủy khoáng hóa chất hữu ô nhiễm trong nước và nước thải dựa trên các quá
trình oxy hóa nâng cao. Các quá trình oxy hóa nâng cao được định nghĩa là
những quá trình phân hủy oxy hóa dựa vào gốc tự do hoạt động hydroxyl
*
OH được tạo ra ngay trong quá trình xử lý. Gốc hydroxyl là một tác nhân
gây oxy hóa mạnh nhất trong số các tác nhân gây oxy hóa được biết từ trước
đến nay, có khả năng oxy hóa không lựa chọn mọi chất hữu cơ, dù là loại khó
phân hủy nhất, biến chúng thành những hợp chất vô cơ không độc hại như
CO2, H2O, các axit vô cơ… Từ những tác nhân oxy hóa thông thường như
hydro peoxit, ozon, có thể nâng cao khả năng oxy hóa của chúng bằng các
phản ứng hóa học khác nhau để tạo ra gốc hydroxyl, thực hiện quá trình oxy
hóa gián tiếp thông qua gốc hydroxyl. Các quá trình oxy hóa nâng cao như là
một công nghệ cao có tầm quan trọng trong việc đẩy mạnh quá trình oxy hóa,
giúp phân hủy nhiều loại chất hữu cơ ô nhiễm khác nhau trong nước và
không khí. Các quá trình oxy hóa nâng cao rất thích hợp và đạt hiệu quả cao,
dễ phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs), như
hydrocacbon halogen hóa (trihalometan THM, tricloroetan, tricloroetylen…),
các hydrocacbon aromatic (benzen, toluen…), polyclorbiphenyl (PCB),
9
nitrophenol, các hóa chất bảo vệ thực vật, dioxin và furan, thuốc nhuộm và
các chất hoạt động bề mặt… Ngoài ra do tác dụng oxy hóa cực mạnh của
chúng so với các tác nhân diệt khuẩn truyền thống nên các gốc hydroxyl
ngoài khả năng tiêu diệt triệt để các vi khuẩn thông thường như E.Coli,
Colifom còn tiêu diệt được các tế bào vi khuẩn vi rút gây bệnh… Mặt khác
khử trùng bằng các gốc hydroxyl *
OH rất an toàn vì không tạo ra các sản
phẩm phụ gây ung thư như các chất hữu cơ chứa clo trihalometan (THM)
(Trần Mạnh Trí, Trần Mạnh Trung, 2004).
1.2. Phương pháp oxy hóa nâng cao- hệ Fenton
1.2.1. Quá trình Fenton
Hiện nay, để xử lý nguồn nước thải từ các quá trình dệt nhuộm,
người ta thường sử dụng các quá trình oxy hóa nâng cao (Advanced
oxidation processes : AOPs). Các quá trình này dựa trên cơ sở oxy hóa
các hợp chất hữu cơ (thuốc nhuộm) thành CO2 và H2O với tác nhân oxy
hóa là các gốc tự do hoạt động hydroxyl *
OH được tạo ra ngay trong quá
trình hoạt động từ các tác nhân ban đầu an toàn, ít độc tính chứ không
phải là quá trình sử dụng trực tiếp các chất oxi hóa mạnh như Cl2, O3.
Với thế oxy hóa rất cao, gốc hydroxyl có khả năng oxy hóa mọi hợp chất
hữu cơ, dù là loại khó phân huỷ nhất, thành những hợp chất vô cơ không
độc hại như CO2, H2O axit vô cơ… (Trần Mạnh Trí, Trần Mạnh Trung,
2006).
Quá trình Fenton cổ điển nói chung có hiệu quả cao trong khoảng
pH 2-4, cao nhất ở pH khoảng 2,8. Do đó trong điều kiện xử lý nước thường
gặp (pH= 5-9) quá trình xảy ra không hiệu quả. Đã có nhiều nghiên cứu về
các dạng cải tiến của phương pháp Fenton để tránh được pH thấp như quá
trình photon-Fenton, Fenton điện hóa … Ngoài ra còn phát sinh một vấn đề
là cần tách ion sắt sau xử lý. Những nghiên cứu về quá trình Fenton dị thể
10
xảy ra trên xúc tác rắn như goethite đã giải quyết được vấn đề này đồng thời
có thể tiến hành quá trình Fenton ngay ở pH trung tính.
1.2.1.1. Quá trình Fenton đồng thể
Thông thường qui trình oxi hóa Fenton đồng thể gồm 4 giai đoạn:
• Điều chỉnh pH phù hợp
• Phản ứng oxi hóa
Trong giai đoạn phản ứng oxi hóa xảy ra sự hình thành gốc *
OH
hoạt tính và phản ứng oxi hóa chất hữu cơ. Cơ chế hình thành gốc *
OH sẽ
được xét cụ thể sau. Gốc *
OH sau khi hình thành sẽ tham gia vào phản ứng
ôxi hóa các hợp chất hữu cơ có trong nước cần xử lý: chuyển chất hữu cơ từ
dạng cao phân thành các chất hữu cơ có khối lượng phân tử thấp
CHC (cao phân tử) + *
HO → CHC (thấp phân tử) + CO2 + H2O + OH-
• Trung hòa và keo tụ
Sau khi xảy ra quá trình oxi hóa cần nâng pH dung dịch lên >7 để
thực hiện kết tủa Fe3+
mới hình thành:
Fe3+
+ 3OH-
→ Fe(OH)3
Kết tủa Fe(OH)3 mới hình thành sẽ thực hiện các cơ chế keo tụ, đông tụ,
hấp phụ một phần các chất hữu cơ chủ yếu là các chất hữu cơ cao phân tử.
• Quá trình lắng:
Các bông keo sau khi hình thành sẽ lắng xuống khiến làm giảm
COD, mầu, mùi trong nước thải. Sau quá trình lắng các chất hữu cơ còn
lại (nếu có) trong nước thải chủ yếu là các hợp chất hữu cơ có khối lượng
phân tử thấp sẽ được xử lý bổ sung bằng phương pháp sinh học hoặc bằng
các phương pháp khác.
- Cơ chế tạo thành gốc hydroxyl *
OH và động học các phản ứng
Fenon:
+ Phản ứng giữa H2O2 và chất xúc tác Fe2+
11
Mặc dù tác nhân Fenton đã được biết hàng thế kỷ nay nhưng cơ chế
của phản ứng Fenton cho đến nay vẫn còn đang tranh cãi, thậm chí có ý kiến
trái ngược nhau.
Hệ tác nhân Fenton cổ điển là một hỗn hợp gồm các ion sắt hóa trị 2
(thông thường dùng muối FeSO4) và hydro peroxit H2O2, chúng tác dụng với
nhau sinh ra gốc tự do *
OH, còn Fe2+
bị oxi hóa thành Fe3+
theo phản ứng:
Fe2+
+ H2O2 → Fe3+
+ *
OH + OH -
Phản ứng trên được gọi là phản ứng Fenton do Fenton là người
đầu tiên đã mô tả quá trình này (Feton, H. J.H, 1894). Phản ứng Fenton
đã tiếp tục được nghiên cứu bởi nhiều tác giả sau này, các nghiên cứu này
cho thấy ngoài phản ứng trên là phản ứng chính thì trong quá trình Fenton
còn có xảy ra các phản ứng khác. Tổng hợp lại bao gồm (Trần Mạnh Trí và
Trần Mạnh Trung, 2006):
Fe2+
+ H2O2 → Fe3+
+ *
OH + OH -
(1)
Fe3+
+ H2O2 → Fe2+
+ *
HO2 + H +
(2)
*
OH + Fe2+
→ OH -
+ Fe3+
(3)
*
OH + H2O2 → H2O + *
HO2 (4)
Fe2+
+ *
HO2 → Fe3+
+ HO2
-
(5)
Fe3+
+ *
HO2 → Fe2+
+ O2 + H+
(6)
Những phản ứng trên chứng tỏ tác dụng của sắt đóng vai trò là chất
xúc tác. Quá trình chuyển Fe3+
thành Fe2+
như mô tả trong phản ứng (2) xảy
ra rất chậm, hằng số tốc độ k rất nhỏ so với phản ứng (1) vì vậy sắt tồn tại
sau phản ứng chủ yếu ở dạng Fe3+
.
Theo Walling C. (1975) gốc tự do *
OH sinh ra có khả năng phản ứng
với Fe2+
và H2O2 nhưng quan trọng nhất là khả năng phản ứng với nhiều chất
hữu cơ (RH) tạo thành các gốc hữu cơ có khả năng phản ứng cao, từ đó sẽ
phát triển tiếp tục theo kiểu dây chuỗi:
12
*
OH + Fe2+
→ OH -
+ Fe3+
*
OH + H2O2 → H2O + *
HO2
*
OH + RH → *
R + H2O
Các gốc *
R có thể oxy hóa Fe2+
, khử Fe3+
hoặc dimer hóa .
Tuy nhiên như đã nói ở trên cơ chế phản ứng Fenton, đặc biệt là sự tạo
thành các hợp chất trung gian cũng như sự hình thành gốc hydroxyl vẫn còn
nhiều tranh cãi. Tuy nhiên tuyệt đại đa số đều nhất trí cao với cớ chế phản
ứng Fenton xảy ra theo các phản ứng (1)-(6) đã nêu trên và thừa nhận vai trò
của gốc hydroxyl tạo ra trong phản ứng Fenton.
+Phản ứng giữa H2O2 và chất xúc tác Fe3+
:
Phản ứng (2) xảy ra xem như phản ứng phân hủy H2O2 bằng chất xúc
tác Fe3+
và tạo ra Fe2+
để sau đó tiếp tục xảy ra theo phản ứng (1) hình thành
gốc hydroxyl theo phản ứng Fenton. Tuy nhiên tốc độ ban đầu của phản ứng
ôxy hóa bằng tác nhân H2O2 / Fe3+
chậm hơn rất nhiều so với tác nhân
Fenton H2O2 / Fe2+
. Nguyên nhân vì trong trường hợp này Fe3+
phải được
khử thành Fe2+
trước khi hình thành gốc hydroxyl. Như vậy về tổng thể quá
trình Fenton được xem như không phụ thuộc gì vào trạng thái hóa trị hai hay
ba của các ion sắt.
1.2.1.2. Quá trình Fenton dị thể
Nhược điểm quan trọng nhất của quá trình Fenton đồng thể là phải
thực hiện ở pH thấp, sau khi xử lý phải nâng pH lên > 7 để tách các ion Fe3+
ra khỏi nước thải sau xử lý bằng nước vôi hoặc dung dịch kiềm nhằm chuyển
sang dạng keo Fe(OH)3 kết tủa, sau đó phải qua thiết bị lắng hoặc lọc ép để
tách bã keo Fe(OH)3, tạo ra một lượng bùn kết tủa chứa rất nhiều sắt. Vì vậy
để khắc phục nhược điểm trên nguồn sắt được sử dụng làm xúc tác đã có
nhiều công trình nghiên cứu thay thế bằng quặng sắt goethite (α-FeOOH),
cát có chứa sắt, hoặc sắt trên chất mang Fe/SiO2, Fe/TiO2, Fe/than hoạt tính,
13
Fe/Zeolit… quá trình này xảy ra cũng giống như quá trình Fenton đã khảo
sát ở trên nên gọi là quá trình kiểu Fenton hệ dị thể (Trần Mạnh Trí, Trần
Mạnh Trung, 2006).
Fenton dị thể được phát hiện đầu tiên bởi Ravikumar et al.(1994) cho
thấy H2O2 có thể ôxi hóa các chât ô nhiễm hữu cơ như pentaclorophenol và
tricloroetylene khi có mặt cát có chứa sắt tự nhiên. Tiếp theo đã có một số
nghiên cứu sử dụng hỗn hợp H2O2 và quặng sắt loại goethite (α-FeOOH) làm
tác nhân ôxi hóa để xử lý nước thải chứa các chất hữu cơ độc hại. Nước thải
sau khi ra khỏi thiết bị phản ứng không cần xử lý tách kết tủa Fe(OH)3 vì sắt
nằm trong thành phần quặng goethite dị thể. Người ta cũng đã thử nghiệm
thêm với các oxit sắt ba như γ-FeOOH, hematite (α-Fe2O3), magnetite
(Fe3O4) … Tuy nhiên tốt nhất trong số này chỉ có goethite, goethite là một
khoáng sản có sẵn trong thiên nhiên, hoặc cũng có thể thu được bằng tổng
hợp từ feric nitrat và kali hydroxit ở nhiệt độ cao.
Dạng ion sắt trên chất mang cũng được thử nghiệm cho thấy kết quả
làm mất mầu thuốc nhuộm rất hiệu quả khi sử dụng hệ H2O2 có mặt xúc tác
Fe/MgO.
Cơ chế quá trình dị thể kiểu như Fenton xảy ra phản ứng với H2O2
trên quặng sắt loại goethite (α-FeOOH) (Trần Mạnh Trí, Trần Mạnh Trung,
2006), xảy ra theo 2 khả năng :
Phản ứng Fenton được khởi đầu bằng việc sinh ra Fe(II) nhờ sự có mặt
của H2O2 xảy ra hiện tượng khử - hòa tan goethite sau đó xảy ra sự tái kết tủa
Fe(III) trở về goethite. Quá trình này có thể được biểu diễn theo các bước sau:
α-FeOOH(s) + 2H+
+ ½ H2O2 → Fe(II) + 1/2O2 + 2H2O
Fe(II) + H2O2 → Fe(III) + *
HO + OH-
Fe(III) + H2O + OH-
→ α-FeOOH(s) + 2H+
14
Đây là một cách tiếp cận tương đối đơn giản vì thực chất quá trình
như quá trình Fenton đồng thể với khởi đẩu là xảy ra sự khử và hòa tan
Fe(II) vào dung dịch.
* Một số ưu điểm đáng chú ý của quá trình Fenton dị thể trên
Goethite:
- Chất xúc tác này có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không
cần phải hoàn nguyên hoặc thay thế, đồng thời có thể tách ra dễ dàng khỏi
khối phản ứng. Trong quá trình Fenton đồng thể, ion sắt hòa tan không thể
tách ra khỏi khối phản ứng một cách đơn giản bằng quá trình lắng lọc, chỉ có
cách dùng kiềm để keo tụ và kết tủa, sau đó lắng và lọc, sinh ra một khối
lượng lớn bùn keo tụ chứa nhiều sắt.
- Tốc độ hình thành gốc hydroxyl tăng theo độ tăng pH trong khoảng
từ 5-9, trong khi đó Fenton đồng thể tốc độ giảm mạnh khi pH tăng.
- Hiệu quả oxi hóa xúc tác của goethithe không bị ảnh hưởng đáng kể
bởi nông độ cacbonat vô cơ.
1.2.2. Các quá trình Fenton cải tiến
1.2.2.1. Quá trình Fenton điện hóa
Quá trình Fenton điện hóa (E.Fenton) là quá trình Fenton sử dụng
các tác nhân phản ứng sinh ra trong quá trình điện hóa (Trần Mạnh Trí, Trần
Mạnh Trung, 2006).
* H2O2 được tạo ra trong quá trình điện hóa theo cơ chế sau:
Ở anot xảy ra sự oxi hóa nước tạo ra oxi phân tử theo phương trình :
2H2O → O2 + 4H+
+ 4e
Chính oxi phân tử này lại bị khử ở catot để tạo thành H2O2 theo phương
trình:
O2 + 2H+
+ 2e → H2O2
* Ion Fe2+
có thể bổ sung vào hệ hoặc có thể tự tạo ra khi điện phân
nếu sử dụng điện cực anot hòa tan điện hóa (anot hoạt động) là sắt, khi
15
nhường điện tử, sắt sẽ hòa tan tạo ra các ion Fe2+
vào dung dịch, làm điện
cực hy sinh trong quá trình điện phân. Đặc điểm quan trọng của qúa trình
Fenton điện hóa chính là ở chỗ khi phản ứng Fenton xảy ra giữa Fe2+
và
H2O2 theo phương trình (1) sẽ tạo ra Fe3+
, chính Fe3+
này tiếp tục bị khử
thành Fe2+
trực tiếp trên catot theo phương trình sau:
Fe3+
+ e → Fe2+
Do đó quá trình Fenton được liên tục tiếp diễn nhờ các quá trình
điện cực xảy ra như đã mô tả trên.
Hình 1.1: Quá trình Fenton điện hóa
Hình 2.1 trên cho thấy quá trình Fenton điện hóa bao gồm 2 chu
trình : chu trình oxi hóa – khử các ion sắt và chu trình oxi hóa nước và khử
oxi trên các điện cực. Trong quá trình Fenton điện hóa tùy theo cách đưa
nguồn ion Fe2+
vào hệ còn phân biệt 2 quá trình: quá trình Fenton catot và
quá trình Fenton anot.
- Quá trình Fenton anot:
Trong quá trình này, nguồn ion Fe2+
không phải đưa vào hệ, điện cực
sắt được sử dụng làm anot và là nguồn cung cấp Fe2+
, vì vậy cực anot bị mòn
16
dần và trở thành điện cực hy sinh trong quá trình điện hóa. Điện cực graphít
dùng làm catot để thực hiện quá trình khử oxi thành H2O2. Vì vậy trong quá
trình này, tác nhân Fenton (Fe2+
/H2O2) được sinh ra bằng con đường điện
hóa ở trên điện cực anot và catot. Trong quá trình Fenton anot thiết bị phản
ứng điện hóa gồm 2 ngăn riêng biệt, giữa 2 ngăn nối bằng cầu nối là muối
điện ly.
* Quá trình Fenton anot ưu việt hơn Fenton cổ điển vì :
+ Quá trình Fenton anot thực hiện trong điều kiện trung tính. Độ pH
của nước xử lý khi đi ra cũng có thể được trung hòa bằng cách kết hợp các
dung dịch anot và catot ở 2 ngăn của thùng điện phân.
+ Không cần thêm Fe2+
vào hệ xử lý vì chúng được sinh ra liên tục
nhờ sử dụng điện cực hy sinh là sắt. Điều này có ý nghĩa thực tế rất quan
trọng vì nếu sử dụng muối Fe2+
như quá trình Fenton cổ điển sẽ gặp nhiều
vấn do chúng rất dễ hút nước và dễ bị oxi hóa khi bảo quản, hoặc nếu dùng
muối Fe3+
chúng có tính ăn mòn và oxi hóa rất mạnh.
- Quá trình Fenton catot:
Trong qúa trình này Fe2+
được đưa vào hệ từ đầu và H2O2 được sinh
ra ngay trong hệ. Tuy nhiên về sau không cần bổ sung Fe2+
vì Fe3+
sinh ra
trong phản ứng Fenton sẽ được khử ngay trên catot trong quá trình điện
phân. Sự khử Fe3+
để tạo ra Fe2+
và sự khử O2 để tạo H2O2 xảy ra đồng thời ở
catot với tốc độ gần như nhau. Trong quá trình Fenton catot thiết bị phản
ứng điện hóa là một khối không có vách ngăn cách. Điện cực anot được chế
tạo bằng các vật liệu trơ như platin, titan phủ màng mỏng platin, trong khi đó
điện cực làm catot là vật liện chứa cacbon.
Vì Fe2+
và H2O2 liên tục được sinh ra trong quá trình điện hóa với một
tốc độ kiểm soát được nên so với quá trình Fenton cổ điển Fenton catot hiệu
quả cao hơn, mức độ phân hủy các chất hữu cơ cũng hoàn toàn hơn.
17
Những công trình nghiên cứu gần đây cho thấy cơ chế quá trình oxi
hóa điện hóa phụ thuộc vào đặc tính điện hóa hoặc đặc tính hóa học của điện
cực anot sử dụng. Nếu sử dụng dioxit chì, quá trình oxi hóa xảy ra bằng cách
chuyển e trực tiếp vào điện cực, không thông qua gốc *
OH trong khi đó quá
trình oxi hóa xảy ra gián tiếp thông qua gốc hydroxyl khi sử dụng anot là
dioxít thiếc hoặc dioxit iridi (Trần Mạnh Trí, Trần Mạnh Trung, 2006).
1.2.2.2. Quá trình quang Fenton
Theo phản ứng (2): Fe3+
sau khi được tạo ra sẽ tiếp tục phản ứng với
H2O2 tạo thành Fe2+
, lại tiếp tục tham gia phản ứng (1). Tuy nhiên vì hằng số
tốc độ của phản ứng (2) rất thấp (k=3,1*10-3 M-1
s-1
) so với phản ứng (1), k=
63 M-1
s-1
nên quá trình phân hủy H2O2 chủ yếu do phản ứng (1) thực hiện vì
thế trong thực tế phản ứng xảy ra với tốc độ chậm dần lại sau khi toàn bộ
Fe2+
đã sử dụng hết cho phản ứng (1) và chuyển thành Fe3+
(Trần Mạnh Trí,
Trần Mạnh Trung, 2006).
Các nghiên cứu gần đây cho thấy phản ứng (1) thậm chí cả phản ứng
(2) nếu đặt dưới bức xạ của ánh sáng UV hoặc lân cận UV và ánh sáng khả
kiến đều được nâng cao rõ rệt và nhờ đó có thể khoáng hóa dễ dàng các chất
ô nhiễm hữu cơ, ngay cả những chất hữu cơ khó phân hủy như các loại thuốc
trừ sâu, diệt cỏ dại. Quá trình này được gọi là quá trình quang Fenton, thực
chất là quá trình Fenton được nâng cao nhờ bức xạ của các photon ánh sáng.
- Bản chất quá trình quang Fenton:
Trong những điều kiện tối ưu của quá trình Fenton tức khi pH thấp
(pH< 4), ion Fe3+
phần lớn nằm dưới dạng phức [Fe3+
(OH)-
]2+
. Chính
dạng này hấp thu ánh sáng UV trong miền 250 < λ < 400 nm rất mạnh,
hơn hẳn so với ion Fe3+
. Phản ứng khử [Fe3+
(OH)-
]2+
trong dung dịch
bằng quá trình quang hóa học cho phép tạo ra một số gốc *
HO phụ thêm
theo phương trình sau:
18
Tải bản FULL (61 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Fe3+
+ H2O → [Fe3+
(OH)-
]2+
+ H +
[Fe3+
(OH)-
]2+
+ hν → Fe2+
+ *
HO
Tổng hợp 2 phương trình trên sẽ được:
Fe3+
+ H2O + hν → Fe2+
+ H+
+ *
HO (7)
Phản ứng này là phản ứng đặc trưng của quá trình quang Fenton. Tiếp
theo sau phản ứng trên sẽ là phản ứng Fenton thông thường. Do đó nhờ tác
dụng bức xạ của UV, ion sắt được chuyển hóa trạng thái Fe3+
sang Fe2+
và
sau đó ngược lại Fe2+
sang Fe3+
bằng quá trình Fenton thông thường tạo
thành một chu kỳ không dừng, đây chính là điểm khác biệt giữa quá trình
Fenton thông thường và quang Fenton.
So với quá trình Fenton thông thường, quá trình quang Fenton xảy ra
tạo gốc *
HO được phát triển rất thuận lợi. nếu tổ hợp 2 phương trình (1) và
(7) sẽ được 2 gốc *
HO tạo thành từ một phân tử H2O2. Đó chính là lợi thế ưu
việt của quá trình quang Fenton. Tốc độ khử quang hóa Fe3+
tạo ra gốc *
HO
và Fe2+
phụ thuộc vào chiều dài của bước sóng ánh sáng bức xạ. Bước sóng
càng dài hiệu suất lượng tử tạo gốc *
HO càng giảm (Trần Mạnh Trí, Trần
Mạnh Trung, 2006).
1.2.2.3. Fenton- HA (Axit humic)
Nh÷ng qu¸ tr×nh oxy ho¸ liªn quan ®Õn viÖc s¶n xuÊt gèc hydroxyl nãi
chung vµ qu¸ tr×nh Fenton nãi riªng cho hiÖu qu¶ rÊt cao trong viÖc ph©n huû
c¸c hîp chÊt h÷u c¬ trong níc bÒ mÆt, níc ngÇm hay níc th¶i c«ng nghiÖp.
Tuy nhiªn pH tèi u cña qu¸ tr×nh nµy thêng trong vïng axit kho¶ng pH= 3 nªn
lµm h¹n chÕ kh¶ n¨ng øng dông cña nã trong c«ng nghÖ m«i trêng. Nguyªn
nh©n chÝnh lµ do sù kÕt tña cña Fe(III) ë pH cao lµm h¹n chÕ qu¸ tr×nh tuÇn
hoµn Fe(III)/Fe(II). §Ó gi÷ Fe ë tr¹ng th¸i hoµ tan, c¸c nhµ khoa häc ®· vµ
®ang nghiªn cøu sö dông c¸c chelat nh©n t¹o nh»m môc ®Ých më réng kho¶ng
pH tèi u cña qu¸ tr×nh lªn vïng pH trung tÝnh. Hîp chÊt humic lµ mét trong
19
Tải bản FULL (61 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
c¸c t¸c nh©n ®îc sö dông nhiÒu trong c¸c hÖ thèng Fenton c¶i tiÕn (Fenton-
HA) hiÖn nay.
Hîp chÊt humic thêng gÆp trong tù nhiªn cã ph©n tö lîng lín do kÕt
qu¶ cña sù biÕn ®æi sinh häc vµ ho¸ häc cña c¸c vôn h÷u c¬. Hîp chÊt humic
®îc ph©n lo¹i lµ axit humic (HA), axit fulvic (FA) còng nh humin theo tÝnh
tan cña chóng. Axit humic cã thÓ ®îc sö dông víi chi phÝ t¬ng ®èi thÊp nhê sù
®iÒu chÕ kiÒm tõ than bïn hay than non, v× vËy nã rÊt s½n cã ë kh¾p mäi n¬i.
Bªn c¹nh chøc n¨ng lµ chelat s¾t, t¸c dông kh¸c cña c¸c hîp chÊt humic trong
hÖ thèng Fenton lµ kh¶ n¨ng lµ mét chÊt hÊp phô c¸c hîp chÊt h÷u c¬
hydrophobic vµ lµ mét chÊt khö.
Theo c¸c nhµ khoa häc ph¶n øng ban ®Çu trong hÖ thèng lµ cña Fe(III)
vµ H2O2 víi nång ®é ban ®Çu cña Fe(III) nhá h¬n rÊt nhiÒu so víi nång ®é cña
H2O2. Bëi vËy, sù biÕn ®æi cña Fe(III) ®· ®îc cho r»ng chÝnh lµ yÕu tè giíi h¹n
cña bíc ph¶n øng t¹o ra *
OH trong toµn bé qu¸ tr×nh. Trong hÖ thèng Fenton
kh«ng cã HA, tèc ®é cña ph¶n øng ®· gi¶m mét c¸ch ®¸ng kÓ khi t¨ng dÇn
pH, gi¸ trÞ pH tèi u cña qu¸ tr×nh Fenton oxy ho¸ c¸c hîp chÊt h÷u c¬ phÇn
lín chóng n»m trong kho¶ng pH= 2,5-3,5 khi dung dÞch cã pH= 5-7 sÏ xuÊt
hiÖn sù kÕt tña cña Fe(III) díi d¹ng Fe2O3.nH2O tuy nhiªn ®iÒu nµy kh«ng cßn
x¶y ra ë c¸c dung dÞch cã 30 µM Fe(III) vµ chøa HA nång ®é kho¶ng 10-100
mg/l.
HiÖu qu¶ xö lý cña hÖ thèng Fenton c¶i tiÕn trong m«i trêng trung tÝnh
®· ®îc nghiªn cøu víi nhiÒu chÊt « nhiÔm kh¸c nhau cho kÕt qu¶ t¬ng tù nhau
vµ kh¸ kh¶ quan so víi hÖ thèng Fenton th«ng thêng. T¹i pH= 3 tèc ®é cña
ph¶n øng chÞu ¶nh hëng kh«ng ®¸ng kÓ víi sù cã mÆt cña HA. Ph¶n øng ph©n
huû benzene tiÕn hµnh trong dung dÞch kh«ng HA vµ cã HA ë pH= 3 cã h»ng
sè tèc ®é kh¸c nhau kh«ng ®¸ng kÓ, trêng hîp kh«ng HA lµ K= (9.0 ± 0.9).10-
3
phút-1
vµ trong trêng hîp cã HA K= (12 ± 2,0).10-3
phút-1
. KÕt qu¶ nµy phï
hîp víi nh÷ng t¸c ®éng chËm do thªm HA vµ FA trong qu¸ tr×nh ph©n huû
trinitrotoluen trong hÖ thèng Fenton ë pH= 3 ®· ®îc c«ng bè n¨m 1998. Tuy
20
4217492

More Related Content

What's hot

HIỆN TƯỢNG QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
HIỆN TƯỢNG  QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNGHIỆN TƯỢNG  QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
HIỆN TƯỢNG QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNGwww. mientayvn.com
 
Các trạng thái vật lý của polymer
Các trạng thái vật lý của polymer Các trạng thái vật lý của polymer
Các trạng thái vật lý của polymer Hà Nội
 
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THANH NANO ZnO
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THANH NANO ZnONGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THANH NANO ZnO
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THANH NANO ZnOSoM
 
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
VẬT LIỆU ZnO và ZnO PHA TẠP
VẬT LIỆU ZnO và ZnO PHA TẠPVẬT LIỆU ZnO và ZnO PHA TẠP
VẬT LIỆU ZnO và ZnO PHA TẠPwww. mientayvn.com
 
Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...
Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...
Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...nataliej4
 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mof 199 và khảo sát hoạt tính xúc tác trên phản ...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mof 199 và khảo sát hoạt tính xúc tác trên phản ...Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mof 199 và khảo sát hoạt tính xúc tác trên phản ...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mof 199 và khảo sát hoạt tính xúc tác trên phản ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

HIỆN TƯỢNG QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
HIỆN TƯỢNG  QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNGHIỆN TƯỢNG  QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
HIỆN TƯỢNG QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
 
Các trạng thái vật lý của polymer
Các trạng thái vật lý của polymer Các trạng thái vật lý của polymer
Các trạng thái vật lý của polymer
 
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THANH NANO ZnO
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THANH NANO ZnONGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THANH NANO ZnO
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THANH NANO ZnO
 
Luận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nano
Luận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nanoLuận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nano
Luận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nano
 
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu ZIF-8@NiO và ứng dụng
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu ZIF-8@NiO và ứng dụngLuận văn: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu ZIF-8@NiO và ứng dụng
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu ZIF-8@NiO và ứng dụng
 
Đề tài: Khả năng xử lý độ màu nước thải dệt nhuộm bằng TiO2
Đề tài: Khả năng xử lý độ màu nước thải dệt nhuộm bằng TiO2Đề tài: Khả năng xử lý độ màu nước thải dệt nhuộm bằng TiO2
Đề tài: Khả năng xử lý độ màu nước thải dệt nhuộm bằng TiO2
 
Nhiễu xạ tia X
Nhiễu xạ tia XNhiễu xạ tia X
Nhiễu xạ tia X
 
Luận án: Tổng hợp và ứng dụng của vật liệu khung kim loại hữu cơ
Luận án: Tổng hợp và ứng dụng của vật liệu khung kim loại hữu cơLuận án: Tổng hợp và ứng dụng của vật liệu khung kim loại hữu cơ
Luận án: Tổng hợp và ứng dụng của vật liệu khung kim loại hữu cơ
 
Luận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệt
Luận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệtLuận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệt
Luận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệt
 
Đề tài: Chế tạo vật liệu bentonite biến tính và ứng dụng xử lý amoni
Đề tài: Chế tạo vật liệu bentonite biến tính và ứng dụng xử lý amoni Đề tài: Chế tạo vật liệu bentonite biến tính và ứng dụng xử lý amoni
Đề tài: Chế tạo vật liệu bentonite biến tính và ứng dụng xử lý amoni
 
VẬT LIỆU ZnO và ZnO PHA TẠP
VẬT LIỆU ZnO và ZnO PHA TẠPVẬT LIỆU ZnO và ZnO PHA TẠP
VẬT LIỆU ZnO và ZnO PHA TẠP
 
Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...
Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...
Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...
 
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp chất xúc tác trên nền cacbon nitrua
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp chất xúc tác trên nền cacbon nitruaLuận văn: Nghiên cứu tổng hợp chất xúc tác trên nền cacbon nitrua
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp chất xúc tác trên nền cacbon nitrua
 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mof 199 và khảo sát hoạt tính xúc tác trên phản ...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mof 199 và khảo sát hoạt tính xúc tác trên phản ...Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mof 199 và khảo sát hoạt tính xúc tác trên phản ...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mof 199 và khảo sát hoạt tính xúc tác trên phản ...
 
Luận án: Tổng hợp vật liệu nano hệ ZnO pha tạp Mn, Ce, C, HAY
Luận án: Tổng hợp vật liệu nano hệ ZnO pha tạp Mn, Ce, C, HAYLuận án: Tổng hợp vật liệu nano hệ ZnO pha tạp Mn, Ce, C, HAY
Luận án: Tổng hợp vật liệu nano hệ ZnO pha tạp Mn, Ce, C, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng vật liệu chitosan-apatit và thăm dò ...
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng vật liệu chitosan-apatit và thăm dò ...Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng vật liệu chitosan-apatit và thăm dò ...
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng vật liệu chitosan-apatit và thăm dò ...
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp mạ điện, HAY
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp mạ điện, HAYLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp mạ điện, HAY
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp mạ điện, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm bằng vật liệu nano titan
Đề tài: Hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm bằng vật liệu nano titanĐề tài: Hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm bằng vật liệu nano titan
Đề tài: Hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm bằng vật liệu nano titan
 
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Fe3O4 @ZIF-8 và ứng dụng
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Fe3O4 @ZIF-8 và ứng dụngLuận văn: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Fe3O4 @ZIF-8 và ứng dụng
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Fe3O4 @ZIF-8 và ứng dụng
 

Similar to Tổng hợp vật liệu oxit sắt xúc tác cho phản ứng fenton xử lý chất hữu cơ trong nước thải dệt nhuộm 4217492

Nghiên Cứu Sử Dụng Vật Liệu ECO-BIO-BLOCK (EBB) Cải Tiến Xử Lý Nước Thải Bệnh...
Nghiên Cứu Sử Dụng Vật Liệu ECO-BIO-BLOCK (EBB) Cải Tiến Xử Lý Nước Thải Bệnh...Nghiên Cứu Sử Dụng Vật Liệu ECO-BIO-BLOCK (EBB) Cải Tiến Xử Lý Nước Thải Bệnh...
Nghiên Cứu Sử Dụng Vật Liệu ECO-BIO-BLOCK (EBB) Cải Tiến Xử Lý Nước Thải Bệnh...nataliej4
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa nataliej4
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...hanhha12
 
Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.ssuser499fca
 
Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắ...
Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắ...Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắ...
Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủa
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủaNghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủa
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủahttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu các tác động tới môi trường và đề xuất biện pháp gi...
Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu các tác động tới môi trường và đề xuất biện pháp gi...Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu các tác động tới môi trường và đề xuất biện pháp gi...
Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu các tác động tới môi trường và đề xuất biện pháp gi...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Tổng hợp vật liệu oxit sắt xúc tác cho phản ứng fenton xử lý chất hữu cơ trong nước thải dệt nhuộm 4217492 (20)

Luận văn: Khả năng phát thải khí nhà kính của hồ Thủy điện, HOT
Luận văn: Khả năng phát thải khí nhà kính của hồ Thủy điện, HOTLuận văn: Khả năng phát thải khí nhà kính của hồ Thủy điện, HOT
Luận văn: Khả năng phát thải khí nhà kính của hồ Thủy điện, HOT
 
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đNguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
 
Luận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đLuận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đ
 
Nghiên Cứu Sử Dụng Vật Liệu ECO-BIO-BLOCK (EBB) Cải Tiến Xử Lý Nước Thải Bệnh...
Nghiên Cứu Sử Dụng Vật Liệu ECO-BIO-BLOCK (EBB) Cải Tiến Xử Lý Nước Thải Bệnh...Nghiên Cứu Sử Dụng Vật Liệu ECO-BIO-BLOCK (EBB) Cải Tiến Xử Lý Nước Thải Bệnh...
Nghiên Cứu Sử Dụng Vật Liệu ECO-BIO-BLOCK (EBB) Cải Tiến Xử Lý Nước Thải Bệnh...
 
Đề tài: Nghiên cứu khả năng hấp phụ kim loại nặng Cr(VI) của than cacbon hóa ...
Đề tài: Nghiên cứu khả năng hấp phụ kim loại nặng Cr(VI) của than cacbon hóa ...Đề tài: Nghiên cứu khả năng hấp phụ kim loại nặng Cr(VI) của than cacbon hóa ...
Đề tài: Nghiên cứu khả năng hấp phụ kim loại nặng Cr(VI) của than cacbon hóa ...
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
 
Luận văn: Nghiên cứu biến tính Xenlulozơ trong thân cây đay để làm vật liệu h...
Luận văn: Nghiên cứu biến tính Xenlulozơ trong thân cây đay để làm vật liệu h...Luận văn: Nghiên cứu biến tính Xenlulozơ trong thân cây đay để làm vật liệu h...
Luận văn: Nghiên cứu biến tính Xenlulozơ trong thân cây đay để làm vật liệu h...
 
Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.
 
Luận văn: Nghiên cứu xử lý thuốc diệt cỏ Glyphosate trong nước
Luận văn: Nghiên cứu xử lý thuốc diệt cỏ Glyphosate trong nướcLuận văn: Nghiên cứu xử lý thuốc diệt cỏ Glyphosate trong nước
Luận văn: Nghiên cứu xử lý thuốc diệt cỏ Glyphosate trong nước
 
Luận văn: Ứng dụng công nghệ Gen vận hành liên hồ chứa, 9đ
Luận văn: Ứng dụng công nghệ Gen vận hành liên hồ chứa, 9đLuận văn: Ứng dụng công nghệ Gen vận hành liên hồ chứa, 9đ
Luận văn: Ứng dụng công nghệ Gen vận hành liên hồ chứa, 9đ
 
Nghiên cứu làm sạch CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật Xúc tác
Nghiên cứu làm sạch CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật Xúc tácNghiên cứu làm sạch CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật Xúc tác
Nghiên cứu làm sạch CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật Xúc tác
 
Làm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng xúc tác hấp phụ, HAY
Làm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng xúc tác hấp phụ, HAYLàm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng xúc tác hấp phụ, HAY
Làm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng xúc tác hấp phụ, HAY
 
Luận văn: Chế tạo hệ xúc tác La,Zn,P/Tio2 để etylester hóa mỡ cá
Luận văn: Chế tạo hệ xúc tác La,Zn,P/Tio2 để etylester hóa mỡ cáLuận văn: Chế tạo hệ xúc tác La,Zn,P/Tio2 để etylester hóa mỡ cá
Luận văn: Chế tạo hệ xúc tác La,Zn,P/Tio2 để etylester hóa mỡ cá
 
Luận văn: Hệ xúc tác la,Zn,P/TiO2 để etylester hóa mỡ cá, HAY
Luận văn: Hệ xúc tác la,Zn,P/TiO2 để etylester hóa mỡ cá, HAYLuận văn: Hệ xúc tác la,Zn,P/TiO2 để etylester hóa mỡ cá, HAY
Luận văn: Hệ xúc tác la,Zn,P/TiO2 để etylester hóa mỡ cá, HAY
 
Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắ...
Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắ...Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắ...
Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắ...
 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủa
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủaNghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủa
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủa
 
Luận án: Khả năng tích lũy đồng và chì trong nghêu nuôi ở sông Tiền
Luận án: Khả năng tích lũy đồng và chì trong nghêu nuôi ở sông TiềnLuận án: Khả năng tích lũy đồng và chì trong nghêu nuôi ở sông Tiền
Luận án: Khả năng tích lũy đồng và chì trong nghêu nuôi ở sông Tiền
 
Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu các tác động tới môi trường và đề xuất biện pháp gi...
Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu các tác động tới môi trường và đề xuất biện pháp gi...Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu các tác động tới môi trường và đề xuất biện pháp gi...
Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu các tác động tới môi trường và đề xuất biện pháp gi...
 
Đánh giá bốc thoát khí co2 từ hệ thống sông hồng dưới tác động của con người.doc
Đánh giá bốc thoát khí co2 từ hệ thống sông hồng dưới tác động của con người.docĐánh giá bốc thoát khí co2 từ hệ thống sông hồng dưới tác động của con người.doc
Đánh giá bốc thoát khí co2 từ hệ thống sông hồng dưới tác động của con người.doc
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 

Tổng hợp vật liệu oxit sắt xúc tác cho phản ứng fenton xử lý chất hữu cơ trong nước thải dệt nhuộm 4217492

  • 1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG --------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: “TỔNG HỢP VẬT LIỆU OXIT SẮT XÚC TÁC CHO PHẢN ỨNG FENTON XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM” Người thực hiện : LÂM VĂN TÂN Lớp : MTA Khóa : 57 Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Giáo viên hướng dẫn : Th.S. ĐOÀN THỊ THÚY ÁI
  • 2. HÀ NỘI - 2016 ii
  • 3. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG --------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: “TỔNG HỢP VẬT LIỆU OXIT SẮT XÚC TÁC CHO PHẢN ỨNG FENTON XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM”. Người thực hiện : LÂM VĂN TÂN Lớp : MTA Khóa : 57 Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Giáo viên hướng dẫn : Th.S. ĐOÀN THỊ THÚY ÁI
  • 4. HÀ NỘI - 2016 ii
  • 5. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu nhà trường, Khoa Môi trường, Bộ môn Hóa đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp. Đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Đoàn Thị Thúy Ái là người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè những người đã quan tâm giúp đỡ, chia sẻ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Trong quá trình nghiên cứu, do điều kiện thời gian hạn chế, đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Tôi cam đoan những kết quả báo cáo này là trung thực Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2016 Sv. Lâm Văn Tân i
  • 6. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................i MỤC LỤC.........................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................iv DANH MỤC BẢNG...........................................................................................v DANH MỤC HÌNH..........................................................................................vi MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................3 1.1. Tổng quan về nước thải dệt nhuộm .......................................................3 1.1.1. Nước thải dệt nhuộm.......................................................................3 1.1.2. Thuốc nhuộm...................................................................................3 1.1.3. Nguồn gốc phát sinh nước thải dệt nhuộm.....................................4 1.1.4. Tác hại của ô nhiễm nước thải dệt nhuộm do thuốc nhuộm ..........5 1.1.5. Một số phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm .........................6 1.2. Phương pháp oxy hóa nâng cao- hệ Fenton........................................10 1.2.1. Quá trình Fenton...........................................................................10 1.2.2. Các quá trình Fenton cải tiến.......................................................15 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình Fenton................................21 1.3.1. ¶nh hưởng của pH.........................................................................21 1.3.3. Ảnh hưởng của các anion vô cơ....................................................22 1.4. Ứng dụng của Fenton trong xử lý nước thải dệt nhuộm......................23 1.5. Phương pháp tổng hợp vật liệu xúc tác cho quá trình Fenton dị thể. .26 1.5.1. Tổng hợp hat nano oxit sắt từ Fe3O4 bằng phương pháp đồng kết tủa............................................................................................................26 1.5.2. Fe trao đổi zeolit Y làm xúc tác ..................................................27 1.5.3. Fe- Ball Clay ( Fe-BC) ................................................................27 1.5.4. Phương pháp tiền thân polime .....................................................28 1.5.5. Nanocomposites GO-Fe3O4 ........................................................28 1.5.6. Chất xúc tác Fe/Clay.....................................................................29 1.5.7. Chất xúc tác LiFePO4 (LFP)........................................................29 LFP, được sử dụng rộng rãi như là một vật liệu điện cực của một pin lithium ion, có thể hoạt động như một chất xúc tác Fenton dị thể tuyệt vời. Các vi hạt LFP trưng bày các hoạt động xúc tác tốt hơn để phân hủy R6G hơn một chất xúc tác Fenton như phổ biến của các hạt nano sắt từ....................................29 1.5.8. Tro bay biến tính...........................................................................30 1.5.9. Tổng hợp xúc tác dựa trên CuFe2O4 bằng phương pháp polymer hóa tiền chất. .................................................................................30 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................32 ii
  • 7. 2.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................32 2.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................32 2.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................32 2.3.1. Thu nhập, tổng hợp tài liệu về:.....................................................32 2.3.2. Phương pháp tổng hợp vật liệu.....................................................32 2.3.3. Phương pháp xác định đặc trưng vật liệu....................................32 2.3.4. Phương pháp xác định hàm lượng chất hữu cơ trong nước.........33 2.4. Nội dung nghiên cứu........................................................................33 2.4.1. Tổng hợp vật liệu..........................................................................33 2.4.2. Xác định đặc trưng vật liệu...........................................................34 2.4.3. Khảo sát phản ứng Fenton dị thể xử lý chất màu xanh metylen trong nước...............................................................................................34 2.4.4. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phản ứng Fenton dị thể ......................................................................................35 2.4.5. Đánh giá khả năng tái sử dụng của vật liệu cho phản ứng Fenton .................................................................................................................35 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................36 3.1. Tổng hợp vật liệu Fe3O4 xúc tác cho phản ứng Fenton......................36 3.2. Một số đặc trưng của vật liệu..............................................................36 3.3. Khảo sát phản ứng Fenton dị thể xử lý chất màu xanh metylen trong nước.............................................................................................................39 3.3.1. Khảo sát sự thay đổi khối lượng vật liệu và thời gian lắc mẫu tới hiệu quả xử lý xanh metylen trong nước.................................................39 3.3.2. Khảo sát sự thay đổi thể tích peoxit 30% (H2O2 30%) tới hiệu quả xử lý xanh metylen trong nước................................................................42 3.3.3. Khảo sát ảnh hưởng của pH tới hiệu quả xử lý xanh metylen trong nước.........................................................................................................43 3.4. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phản ứng Fenton dị thể .......................................................................................................45 3.5. Đánh giá khả năng tái sử dụng của vật liệu xúc tác............................45 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................46 Kết luận.......................................................................................................47 Kiến nghị.....................................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................48 35.http://nanoscalereslett.springeropen.com/articles/10.1186/1556-276X-9- 276...................................................................................................................51 iii
  • 8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT COD Nhu cầu oxy hóa học (Chemistry Oxygen Demand) AOPs Phương pháp oxy hóa nâng cao (Advanced Oxidation Processes) iv
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các nguồn chử yếu phát sinh nước thải công nghiệp dệt nhuộm................................................................................................5 Bảng 1.2: Một số thuốc nhuộm tổng hợp........................................25 Bảng 3.1 : Hiệu quả xử lý COD của vật liệu M1 và M2.................37 Bảng 3.2: Hiệu quả xử lý xanh metylen thay đổi theo khối lượng vật liệu và thời gian phản ứng..............................................................40 Bảng 3.3: Hiệu quả xử lý xanh metylen khi thay đổi thể tích hydro peoxit (H2O2 30%).........................................................................42 Bảng 3.4: Hiệu quả xử lý xanh metylen khi thay đổi pH ...............44 Bảng 3.5: COD sau xử lý và hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm. 45 Bảng 3.6: COD sau xử lý và hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm sử dụng vật liệu thu hồi...............................................................46 v
  • 10. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Quá trình Fenton điện hóa.....................................16 Hình 2.1: Qui trình tạo Fe3O4...............................................33 Hình 3.1 : Ảnh vật liệu M1......................................................36 Hình 3.2: Mẫu nước thải sau xử lý của vật liệu M1 so với M2 .................................................................................................37 Hình 3.3 : Phổ Xray của M1...................................................38 Hình 3.4: Ảnh SEM của M1....................................................39 Hình 3.5: Ảnh hưởng của thời gian tới hiệu quả xử lý...........41 Hình 3.6: Ảnh hưởng của khối lượng vật liệu tới hiệu quả xử lý..............................................................................................42 Hình 3.7: Ảnh hưởng của hàm lượng hydro peoxit tới hiệu quả xử lý.........................................................................................43 Hình 3.8: Ảnh hưởng của pH tới hiệu quả xử lý.....................45 Hình 3.9: Hiệu suất xử lý của vật liệu ban đầu và vật liệu thu hồi sau xử lý......................................................................46 vi
  • 11. MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc phát triển các khu công nghiệp luôn đi kèm với phát triển bền vững, việc phát triển phải luôn đi kèm với việc bảo vệ môi trường. Hiện nay vấn đề xử lý nguồn nước ô nhiễm do các quá trình dệt nhuộm là hết sức cần thiết. Hằng năm, có khoảng 70 triệu tấn thuốc nhuộm được sản xuất, trong quá trình nhuộm có đến 12-15% tổng lượng thuốc nhuộm không phản ứng gắn màu, được giải phóng vào nước thải sau nhuộm. Nước thải dệt nhuộm là sự tổng hợp nước thải từ các công đoạn hồ sợi, nấu tẩy, tẩy trắng, làm bóng sợi, nhuộm in và hoàn tất. Xét về hai yếu tố là lượng nước thải và thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải thì ngành dệt nhuộm được đánh giá là ô nhiễm nhất trong số các nghành công nghiệp. Các chất chủ yếu trong nước thải dệt nhuộm là các hợp chất hữu cơ khó phân hủy, thuốc nhuộm các chất hoạt động bề mặt, các hợp chất halogen hữu cơ có độc tính tương đối cao đối với con người và động, thực vật. Chính vì vậy xử lý nước thải dệt nhuộm cần được quan tâm giải quyết nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và cải thiện môi trường sinh thái, tuy nhiên để xử lý đạt hiệu quả cả vể mặt chất lượng và kinh tế thì người ta phải tìm ra được các phương pháp xử lý tối ưu nhất. Trước đây, trong các phương pháp xử lý nước thải ô nhiễm dệt nhuộm, các chất hữu cơ trong nước- chủ yếu là các chất bền, khó bị phân hủy trong nước- thì hấp phụ là phương pháp hay được sử dụng. Tuy nhiên đây là phương pháp không triệt để vì chỉ chuyển được chất hữu cơ từ dạng hòa tan sang dạng rắn khác. Hiện nay, oxi hóa nâng cao (AOPs) đang được sử dụng nhiều hơn để loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ độc hại khó phân hủy, bởi phương pháp tạo ra một lượng lớn các chất trung gian có hoạt tính cao, trong đó quan trọng nhất là gốc hydroxyl (* OH) có khả năng oxy hóa hầu hết các chất ô nhiễm hữu cơ 1
  • 12. khó phân hủy. Trong AOPs thì quá trình Fenton và các quá trình kiểu Fenton (Fenton- like processes) được biết đến là phương pháp hiệu quả và phù hợp cho quá trình làm sạch nước và nước thải (Trần Mạnh Trí, Trần Mạnh Trung, 2004). Phương pháp xử lý chất màu hữu cơ trong nước thải với tác nhân Fenton đạt hiệu quả phá hủy chất ô nhiễm rất cao, đạt từ 68- 97% (T.L.P. Dantas và cộng sự, 2003). Có hai loại chất xúc tác là đồng thể và dị thể, các nghiên cứu cho thấy xúc tác đồng thể xử lý nước thải tốt ở pH thấp (3÷4), nồng độ Fe2+ và H2O2 tương đối cao và không thích hợp với nước thải có tính kiềm còn xúc tác dị thể có thể khắc phục nhược điểm của xúc tác đồng thể, xử lý tốt ở môi trường pH cao thích hợp với môi trường có tính kiềm cao như nước thải dệt nhuộm. Với mục đích nghiên cứu thêm về phản ứng Fenton dị thể xử lý chất hữu cơ trong nước nhằm áp dụng giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải dệt nhuộm hiện nay, chúng tôi chọn đề tài: “Tổng hợp vật liệu oxit sắt xúc tác cho phản ứng Fenton xử lý chất hữu cơ trong nước thải dệt nhuộm”. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Tổng hợp Fe3O4 làm vật liệu xúc tác. - Khảo sát phản ứng Fenton xử lý chất hữu cơ trong nước. - Thực hiện phản ứng Fenton với mẫu nước thải dệt nhuộm thực tế. Yêu cầu nghiên cứu - Các nội dung nghiên cứu phải đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của đề tài đặt ra. - Các số liệu thông tin phải đảm bảo tính chính xác, trung thực và khoa học. 2
  • 13. Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về nước thải dệt nhuộm 1.1.1. Nước thải dệt nhuộm Từ lâu nghành dệt nhuộm được chú trọng vì nó gắn liền với nhu cầu cơ bản của loài người, sản lượng dệt trên thế giới ngày càng tăng cùng với gia tăng nhu cầu con người càng lớn đồng nghĩa với việc gia tăng về chất lượng sản phẩm, đa dạng về mẫu mã, màu sắc của sản phẩm. Chẳng hạn ở Ấn Độ, hàng năm sản xuất khoảng 4000 triệu mét vải với lượng lao động của ngành xấp xỉ 95 vạn người trong 670 xí nghiệp. Ở Việt Nam, ngành công nghiệp dệt may đang trở thành một trong những ngành mũi nhọn trong các ngành công nghiệp, cùng với hàng loạt doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân nhỏ vừa lớn đang hoạt động trong lĩnh vực sợi, dệt phấn đấu phát triển mạnh cho ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, trong số các nhà máy chỉ có các nhà máy lớn có xây dựng hệ thống xử lý nước thải còn lại hầu như chưa có hệ thống xử lý vẫn còn xả trực tiếp ra ngoài môi trường. Loại nước thải dệt nhuộm có độ kiềm hoặc độ axit cao, màu đậm, có nhiều chất hữu cơ, vô cơ gây độc cho quần thể sinh vật và ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng (Đặng Xuân Việt, 2007). 1.1.2. Thuốc nhuộm Thuốc nhuộm là những chất hữu cơ có màu, hấp phụ mạnh một phần nhất định của ánh sáng nhìn thấy và có khả năng gắn kết vào vật liệu dệt trong những điều kiện quy định. Thuốc nhuộm có thể có nguồn gốc thiên nhiên hoặc tổng hợp. Đặc điểm của các loại thuốc nhuộm là độ bền màu và tính chất không bị phân hủy. Màu sắc của thuốc nhuộm có được là do cấu trúc hóa học, cấu trúc thuốc nhuộm bao gồm nhóm mang màu và nhóm trợ màu. Nhóm mang màu là những nhóm chứa các nối đôi liên hợp với điện tử π không cố định như : >C=C<, >C=N-, -N=N-, -NO2… Nhóm trợ màu là những nhóm thế 3
  • 14. cho hoặc nhận điện tử như: -NH2, -COOH, -SO3H, -OH… đóng vai trò tăng cường màu cho nhóm mang màu bằng cách dịch chuyển năng lượng của hệ điện tử (Trần Hiếu Nhuệ, 2005). Thuốc nhuộm tổng hợp rất đa dạng về thành phần hóa học, màu sắc, phạm vi sử dụng. Có hai cách phân loại thuốc nhuộm phổ biến nhất: - Phân loại theo cấu trúc hóa học gồm có: thuốc nhuộm azo, thuốc nhuộm antraquinon, thuốc nhuộm triarylmetan, thuốc nhuộm phtaloxiamin. - Phân loại theo đặc tính áp dụng gồm có: thuốc nhuộm hoàn nguyên, thuốc nhuộm lưu hóa, thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộm phân tán, thuốc nhuộm bazơ cation, thuốc nhuộm axit, thuốc nhuộm hoạt tính (Đặng Xuân Việt, 2007). Phần lớn thuốc nhuộm được sử dụng là thuốc nhuộm azo- là phẩm nhuộm có màu sắc tươi sáng do sự hiện diện của một hoặc một vài nhóm azo ( -N=N-) tạo hệ liên hợp với cấu trúc nhân thơm. Trong phân tử thuốc nhuộm có các nhóm trợ màu khác nhau. Nếu nhóm trợ màu mang tính bazơ (có các nhóm đẩy electron mạnh như –NH2, -NR2…) gọi là thuốc nhuộm azo- bazơ. Nếu nhóm trợ màu có tính axit (có các nhóm thế -OH, -COOH, -SO3H) gọi là thuốc nhuộm azo- axit. Đây là họ thuốc nhuộm quan trọng nhất và số lượng lớn nhất chiếm khoảng 60- 70% số lượng các thuốc nhóm tổng hợp (Đỗ Đình Rãng, 2006). 1.1.3. Nguồn gốc phát sinh nước thải dệt nhuộm Tính chất nước thải giữ vai trò quan trọng trong thiết kế, vận hành hệ thống xử lý và quản lý chất lượng môi trường. Nước thải dệt nhuộm sẽ khác nhau khi sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau. Chẳng hạn như len và cotton thô sẽ thải ra chất bẩn tự nhiên của sợi. Nước thải này có độ màu, độ kiềm, BOD và chất lơ lửng (SS) cao. Ở loại nguyên liệu sợi tổng hợp, nguồn gây ô nhiễm chính là hóa học do các loại hóa chất sử dụng trong giai đoạn tẩy và nhuộm. Nước thải dệt nhuộm nhìn chung rất phức tạp và đa dạng. Đã có hàng trăm loại hóa chất đặc trưng như phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, 4
  • 15. chất điện ly, chất tạo môi trường, tinh bột men, chất oxi hóa… được đưa vào sử dụng. Trong quá trình sản xuất, lượng nước thải ra dao động 12- 300 m3 /tấn vải, chủ yếu từ công đoạn nhuộm và nấu tẩy. Nước thải dệt nhuộm ô nhiễm nặng bởi các chỉ tiêu như độ màu, pH, chất rắn lơ lửng, BOD, COD, nhiệt độ đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép (Trần Hiếu Nhuệ, 2001). Bảng 1.1: Các nguồn chử yếu phát sinh nước thải công nghiệp dệt nhuộm Sản xuất vải sợi bông Sản xuất vải sợi pha (tổng hợp/ bông, viso) Sản xuất vải, sợi len và pha (tổng hợp) Giũ hồ Giũ hồ Giặt Giặt Giặt Cacbon hóa (với len 100%) Làm bóng Làm bóng Định hình ướt Nấu – tẩy trắng Nấu tẩy trắng Tẩy trắng (nếu yêu cầu) Nhuộm Nhuộm Nhuộm In hoa In hoa In hoa (Nguồn: Đỗ Đình Rãng, 2006) 1.1.4. Tác hại của ô nhiễm nước thải dệt nhuộm do thuốc nhuộm Thuốc nhuộm tổng hợp đang được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp, thuốc nhuộm tổng hợp có đặc điểm sử dụng dễ dàng, giá thành rẻ, ổn định và đa dạng so với màu sắc tự nhiên. Tuy nhiên việc sử dụng rộng rãi thuốc nhuộm và các sản phẩm gây ra ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng tới con người và môi trường. Trong quá trình dệt nhuộm đã tạo ra lượng lớn chất thải và chứa hỗn hợp phức tạp các hóa chất dư thừa: phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất oxi hóa, các ion kim loại nặng… Nước thải dệt nhuộm thường không ổn định và đa dạng (hiệu quả hấp phụ thuốc nhuộm của vải chỉ đạt 60÷70%, 30÷40% phẩm nhuộm thừa ở dạng nguyên thủy hay bị phân hủy) do đó nước có độ màu rất cao, có khi lên đến 500000 Pt-Co, COD thay đổi từ 80÷1800 mg/l. Các phẩm nhuộm hoạt tính, hoàn nguyên thường thải trực tiếp ra môi trường, lượng phẩm nhuộm thừa lớn dẫn đến sự gia tăng chất hữu cơ và độ màu của 5
  • 16. nước thải dệt nhuộm. Việc sử rộng rãi thuốc nhuộm và các sản phẩm của chúng gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và hệ sinh thái thủy sinh. Cụ thể đối với con người gây ra các bệnh về đường hô hấp, phổi, ung thư… Đối với hệ sinh thái thủy sinh có thể phá hủy hoặc ức chế khả năng sinh sống của vi sinh vật (Đỗ Đình Rãng, 2007). 1.1.5. Một số phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm Do đặc thù của công nghệ, nước thải dệt nhuộm chứa tổng hàm lượng chất rắn TS, chất rắn lơ lửng, độ màu, BOD, COD cao nên chọn phương pháp xử lý thích hợp phải dựa vào nhiều yếu tố như lượng nước thải, đặc tính nước thải, tiêu chuẩn thải, xử lý tập trung hay cục bộ. Trong các nhà máy dệt nhuộm rất nhiều nhà máy người ta đã áp dụng các kỹ thuật xử lý khác nhau như quá trình sinh học hiếu khí và yếm khí, quá trình hóa lý: keo tụ, đông tụ, lắng, lọc, quá trình hóa học (Lê Văn Cát, 1999). 1.1.5.1. Xử lý bằng phương pháp cơ học Trong nước thải thường chứa các chất không tan ở dạng lơ lửng. Để tách các chất này ra khỏi nước thải. Thường sử dụng các phương pháp cơ học như lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực li tâm và lọc. Tùy theo kích thước, tính chất lý hóa, nồng độ chất lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ cần làm sạch mà lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp. Các công nghệ như: song chắn rác, lưới chắn rác, bể lắng cát, bể vớt dầu mỡ v.v. 1.1.5.2. Xử lý bằng phương pháp hóa học Các phương pháp hóa học xử lý nước thải gồm có: Trung hòa, oxy hóa và khử. Tất cả các phương pháp này đều dùng tác nhân hóa học nên tốn nhiều tiền. Người ta sử dụng các phương pháp hóa học để khử các chất hòa tan và trong các hệ thống nước khép kín. Đôi khi phương pháp này được dùng để xử lý sơ bộ trước khi xử lý sinh học hay sau công đoạn này như là một phương pháp xử lý nước thải lần cuối để thải vào nguồn 6
  • 17. * Phương pháp trung hoà, điều chỉnh pH Giá trị pH của các dòng thải từ công đoạn nhuộm, tẩy, làm bóng có thể dao động trong khoảng rộng, mặt khác các quá trình xử lý hoá lý và sinh học đòi hỏi một giá trị pH thích hợp để đạt hiệu suất tối ưu. Do đó trước khi đưa sang thiết bị xử lý thì nước thải cần được điều chỉnh pH đến giá trị phù hợp. Trung hoà có thể thực hiện bằng cách trộn lẫn các dòng thải có môi trường khác nhau. Người ta cũng có thể trung hoà nước thải bằng một số biện pháp khác như: Bổ xung các tác nhân hoá học H2SO4, HCl, NaOH, lọc nước axit qua vật liệu có tác dụng trung hoà (Trần Văn Nhân, Ngô Thị Ngọc, 2002). 1.1.5.3. Xử lý bằng phương pháp hóa - lý Cơ chế của phương pháp hóa lý là đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó, chất này phản ứng với các tập chất bẩn trong nước thải và có khả năng loại chúng ra khỏi nước thải dưới dạng cặn lắng hoặc dạng hòa tan không độc hại. Các phượng pháp hóa lý thường sử dụng để khử nước thải là quá trình keo tụ, hấp phụ, tuyển nổi... * Phương pháp hấp phụ Hấp phụ là sự tích luỹ trên bề mặt phân cách pha (rắn - lỏng, rắn - lỏng, khí - lỏng, lỏng - lỏng) (Ngô Thị Lan Anh, 2011). Trong đó, chất hấp phụ là chất có bề mặt xảy ra sự hấp phụ, chất bị hấp phụ là chất được tích luỹ trên bề mặt. Phương pháp này dùng để xử lý các chất không có khả năng phân hủy sinh học và các chất hữu cơ khó xử lý bằng phương pháp sinh học. Phương pháp này dùng để khử màu của nước thải chứa thuốc nhuộm hòa tan và thuốc nhuộm hoạt tính. Các chất hấp phụ thường dùng là than hoạt tính, than nâu, đất sét, cacbonat, magie trong đó than hoạt tính có bề mặt riêng lớn 400- 1500 m2 /g. 1.1.5.4. Xử lý bằng phương pháp sinh học Là phương pháp dùng vi sinh, chủ yếu là vi khuẩn để phân hủy sinh hóa các hợp chất hữu cơ, biến các hợp chất có khả năng thối rữa thành các 7
  • 18. chất ổn định với sản phẩm cuối cùng là cacbonic, nước và các chất vô cơ khác. Phương pháp sinh học có thể chia thành hai loại: xử lý hiếu khí và xử lý yếm khí trên cơ sở có oxy hòa tan và không có oxy hòa tan. 1.1.5.5. Phương pháp dùng các chất oxy hóa mạnh Do cấu trúc hóa học của thuốc nhuộm bền trong không khí nên khi khử màu của nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp oxy hóa phải dùng các chất oxy hóa mạnh. Trong công nghệ xử lý nước và nước thải truyền thống thường sử dụng những chất oxy hóa thông dụng như: Clo (Cl2), KMnO4, H2O2, O3... (Trần Mạnh Trí, Trần Mạnh Trung, 2006). • Clo (Cl2) Clo là chất oxy hoá tốt được sử dụng để khử Fe2+ ở trong nước ngầm hoặc nước mặt, trong khử trùng nước sau xử lý. Vì Clo là chất oxy hóa tương đối mạnh mẽ, rẻ tiền và dễ sử dụng nên được sử dụng rất phổ biến trong nghành xử lý nước và nước thải cho đến ngày nay. Tuy vậy, nhược điểm chính của Clo là trong quá trình khử sắt và khử trùng bằng Clo đã tác dụng với chất hữu cơ thiên nhiên (NOM), tạo ra sản phẩm phụ là các hợp chất hữu cơ chứa Clo (THM) gây nguy cơ ung thư cho người sử dụng. Ngoài ra Clo có khả năng khử trùng rất hạn chế một số loại vi khuẩn như: E.Coli, không có khả năng diệt các loại vi khuẩn vi rút truyền bệnh nguy hiểm như Giarrdia và Gryptosporidium. • Kalipemanganat (KMnO4) KMnO4 là chất oxy hóa được sử dụng rộng rãi trong xử lý nước. Đó là chất oxy hóa mạnh hơn Clo, có thể làm việc trong khoảng pH rộng, nhưng đắt tiền. Ngoài ra, nhược điểm đáng kể của KMnO4 khi sử dụng là tạo ra MnO2 trong quá trình oxy hóa, chất này kết tủa và do vậy phải tách ra bằng cách lọc hoặc lắng, gây tăng thêm chi phí. • Ozon (O3) 8
  • 19. Ozon là chất oxy hóa mạnh nhất trong các chất oxy hóa, được sử dụng để khử trùng, phân hủy các chất hữu cơ hoặc khử màu nước thải giấy nước thải dệt nhuộm, khử mùi hôi, khử sắt, hoặc mangan trong nước sinh hoạt. Ưu điểm của ozon là tự phân hủy, không để lại các phụ phẩm lạ, và nguy hiểm trong nước sau khi phản ứng. Tuy vậy ozon hòa tan kém trong nước và là hợp chất kém bền, thời gian sống chỉ vài phút. Vì vậy để đạt được số lượng hòa tan trong nước đủ lớn cho quá trình oxy hóa phải đưa vào hệ một lượng ozon lớn. Ngoài ra khi sử dụng ozon làm chất oxy hóa trong xử lý nước và nước thải phải sản xuất ozon ngay tại chỗ, ngay trong dây chuyền xử lý. • Quá trình oxy hóa nâng cao Một trong những công nghệ cao nổi lên hiện nay là công nghệ phân hủy khoáng hóa chất hữu ô nhiễm trong nước và nước thải dựa trên các quá trình oxy hóa nâng cao. Các quá trình oxy hóa nâng cao được định nghĩa là những quá trình phân hủy oxy hóa dựa vào gốc tự do hoạt động hydroxyl * OH được tạo ra ngay trong quá trình xử lý. Gốc hydroxyl là một tác nhân gây oxy hóa mạnh nhất trong số các tác nhân gây oxy hóa được biết từ trước đến nay, có khả năng oxy hóa không lựa chọn mọi chất hữu cơ, dù là loại khó phân hủy nhất, biến chúng thành những hợp chất vô cơ không độc hại như CO2, H2O, các axit vô cơ… Từ những tác nhân oxy hóa thông thường như hydro peoxit, ozon, có thể nâng cao khả năng oxy hóa của chúng bằng các phản ứng hóa học khác nhau để tạo ra gốc hydroxyl, thực hiện quá trình oxy hóa gián tiếp thông qua gốc hydroxyl. Các quá trình oxy hóa nâng cao như là một công nghệ cao có tầm quan trọng trong việc đẩy mạnh quá trình oxy hóa, giúp phân hủy nhiều loại chất hữu cơ ô nhiễm khác nhau trong nước và không khí. Các quá trình oxy hóa nâng cao rất thích hợp và đạt hiệu quả cao, dễ phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs), như hydrocacbon halogen hóa (trihalometan THM, tricloroetan, tricloroetylen…), các hydrocacbon aromatic (benzen, toluen…), polyclorbiphenyl (PCB), 9
  • 20. nitrophenol, các hóa chất bảo vệ thực vật, dioxin và furan, thuốc nhuộm và các chất hoạt động bề mặt… Ngoài ra do tác dụng oxy hóa cực mạnh của chúng so với các tác nhân diệt khuẩn truyền thống nên các gốc hydroxyl ngoài khả năng tiêu diệt triệt để các vi khuẩn thông thường như E.Coli, Colifom còn tiêu diệt được các tế bào vi khuẩn vi rút gây bệnh… Mặt khác khử trùng bằng các gốc hydroxyl * OH rất an toàn vì không tạo ra các sản phẩm phụ gây ung thư như các chất hữu cơ chứa clo trihalometan (THM) (Trần Mạnh Trí, Trần Mạnh Trung, 2004). 1.2. Phương pháp oxy hóa nâng cao- hệ Fenton 1.2.1. Quá trình Fenton Hiện nay, để xử lý nguồn nước thải từ các quá trình dệt nhuộm, người ta thường sử dụng các quá trình oxy hóa nâng cao (Advanced oxidation processes : AOPs). Các quá trình này dựa trên cơ sở oxy hóa các hợp chất hữu cơ (thuốc nhuộm) thành CO2 và H2O với tác nhân oxy hóa là các gốc tự do hoạt động hydroxyl * OH được tạo ra ngay trong quá trình hoạt động từ các tác nhân ban đầu an toàn, ít độc tính chứ không phải là quá trình sử dụng trực tiếp các chất oxi hóa mạnh như Cl2, O3. Với thế oxy hóa rất cao, gốc hydroxyl có khả năng oxy hóa mọi hợp chất hữu cơ, dù là loại khó phân huỷ nhất, thành những hợp chất vô cơ không độc hại như CO2, H2O axit vô cơ… (Trần Mạnh Trí, Trần Mạnh Trung, 2006). Quá trình Fenton cổ điển nói chung có hiệu quả cao trong khoảng pH 2-4, cao nhất ở pH khoảng 2,8. Do đó trong điều kiện xử lý nước thường gặp (pH= 5-9) quá trình xảy ra không hiệu quả. Đã có nhiều nghiên cứu về các dạng cải tiến của phương pháp Fenton để tránh được pH thấp như quá trình photon-Fenton, Fenton điện hóa … Ngoài ra còn phát sinh một vấn đề là cần tách ion sắt sau xử lý. Những nghiên cứu về quá trình Fenton dị thể 10
  • 21. xảy ra trên xúc tác rắn như goethite đã giải quyết được vấn đề này đồng thời có thể tiến hành quá trình Fenton ngay ở pH trung tính. 1.2.1.1. Quá trình Fenton đồng thể Thông thường qui trình oxi hóa Fenton đồng thể gồm 4 giai đoạn: • Điều chỉnh pH phù hợp • Phản ứng oxi hóa Trong giai đoạn phản ứng oxi hóa xảy ra sự hình thành gốc * OH hoạt tính và phản ứng oxi hóa chất hữu cơ. Cơ chế hình thành gốc * OH sẽ được xét cụ thể sau. Gốc * OH sau khi hình thành sẽ tham gia vào phản ứng ôxi hóa các hợp chất hữu cơ có trong nước cần xử lý: chuyển chất hữu cơ từ dạng cao phân thành các chất hữu cơ có khối lượng phân tử thấp CHC (cao phân tử) + * HO → CHC (thấp phân tử) + CO2 + H2O + OH- • Trung hòa và keo tụ Sau khi xảy ra quá trình oxi hóa cần nâng pH dung dịch lên >7 để thực hiện kết tủa Fe3+ mới hình thành: Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 Kết tủa Fe(OH)3 mới hình thành sẽ thực hiện các cơ chế keo tụ, đông tụ, hấp phụ một phần các chất hữu cơ chủ yếu là các chất hữu cơ cao phân tử. • Quá trình lắng: Các bông keo sau khi hình thành sẽ lắng xuống khiến làm giảm COD, mầu, mùi trong nước thải. Sau quá trình lắng các chất hữu cơ còn lại (nếu có) trong nước thải chủ yếu là các hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử thấp sẽ được xử lý bổ sung bằng phương pháp sinh học hoặc bằng các phương pháp khác. - Cơ chế tạo thành gốc hydroxyl * OH và động học các phản ứng Fenon: + Phản ứng giữa H2O2 và chất xúc tác Fe2+ 11
  • 22. Mặc dù tác nhân Fenton đã được biết hàng thế kỷ nay nhưng cơ chế của phản ứng Fenton cho đến nay vẫn còn đang tranh cãi, thậm chí có ý kiến trái ngược nhau. Hệ tác nhân Fenton cổ điển là một hỗn hợp gồm các ion sắt hóa trị 2 (thông thường dùng muối FeSO4) và hydro peroxit H2O2, chúng tác dụng với nhau sinh ra gốc tự do * OH, còn Fe2+ bị oxi hóa thành Fe3+ theo phản ứng: Fe2+ + H2O2 → Fe3+ + * OH + OH - Phản ứng trên được gọi là phản ứng Fenton do Fenton là người đầu tiên đã mô tả quá trình này (Feton, H. J.H, 1894). Phản ứng Fenton đã tiếp tục được nghiên cứu bởi nhiều tác giả sau này, các nghiên cứu này cho thấy ngoài phản ứng trên là phản ứng chính thì trong quá trình Fenton còn có xảy ra các phản ứng khác. Tổng hợp lại bao gồm (Trần Mạnh Trí và Trần Mạnh Trung, 2006): Fe2+ + H2O2 → Fe3+ + * OH + OH - (1) Fe3+ + H2O2 → Fe2+ + * HO2 + H + (2) * OH + Fe2+ → OH - + Fe3+ (3) * OH + H2O2 → H2O + * HO2 (4) Fe2+ + * HO2 → Fe3+ + HO2 - (5) Fe3+ + * HO2 → Fe2+ + O2 + H+ (6) Những phản ứng trên chứng tỏ tác dụng của sắt đóng vai trò là chất xúc tác. Quá trình chuyển Fe3+ thành Fe2+ như mô tả trong phản ứng (2) xảy ra rất chậm, hằng số tốc độ k rất nhỏ so với phản ứng (1) vì vậy sắt tồn tại sau phản ứng chủ yếu ở dạng Fe3+ . Theo Walling C. (1975) gốc tự do * OH sinh ra có khả năng phản ứng với Fe2+ và H2O2 nhưng quan trọng nhất là khả năng phản ứng với nhiều chất hữu cơ (RH) tạo thành các gốc hữu cơ có khả năng phản ứng cao, từ đó sẽ phát triển tiếp tục theo kiểu dây chuỗi: 12
  • 23. * OH + Fe2+ → OH - + Fe3+ * OH + H2O2 → H2O + * HO2 * OH + RH → * R + H2O Các gốc * R có thể oxy hóa Fe2+ , khử Fe3+ hoặc dimer hóa . Tuy nhiên như đã nói ở trên cơ chế phản ứng Fenton, đặc biệt là sự tạo thành các hợp chất trung gian cũng như sự hình thành gốc hydroxyl vẫn còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên tuyệt đại đa số đều nhất trí cao với cớ chế phản ứng Fenton xảy ra theo các phản ứng (1)-(6) đã nêu trên và thừa nhận vai trò của gốc hydroxyl tạo ra trong phản ứng Fenton. +Phản ứng giữa H2O2 và chất xúc tác Fe3+ : Phản ứng (2) xảy ra xem như phản ứng phân hủy H2O2 bằng chất xúc tác Fe3+ và tạo ra Fe2+ để sau đó tiếp tục xảy ra theo phản ứng (1) hình thành gốc hydroxyl theo phản ứng Fenton. Tuy nhiên tốc độ ban đầu của phản ứng ôxy hóa bằng tác nhân H2O2 / Fe3+ chậm hơn rất nhiều so với tác nhân Fenton H2O2 / Fe2+ . Nguyên nhân vì trong trường hợp này Fe3+ phải được khử thành Fe2+ trước khi hình thành gốc hydroxyl. Như vậy về tổng thể quá trình Fenton được xem như không phụ thuộc gì vào trạng thái hóa trị hai hay ba của các ion sắt. 1.2.1.2. Quá trình Fenton dị thể Nhược điểm quan trọng nhất của quá trình Fenton đồng thể là phải thực hiện ở pH thấp, sau khi xử lý phải nâng pH lên > 7 để tách các ion Fe3+ ra khỏi nước thải sau xử lý bằng nước vôi hoặc dung dịch kiềm nhằm chuyển sang dạng keo Fe(OH)3 kết tủa, sau đó phải qua thiết bị lắng hoặc lọc ép để tách bã keo Fe(OH)3, tạo ra một lượng bùn kết tủa chứa rất nhiều sắt. Vì vậy để khắc phục nhược điểm trên nguồn sắt được sử dụng làm xúc tác đã có nhiều công trình nghiên cứu thay thế bằng quặng sắt goethite (α-FeOOH), cát có chứa sắt, hoặc sắt trên chất mang Fe/SiO2, Fe/TiO2, Fe/than hoạt tính, 13
  • 24. Fe/Zeolit… quá trình này xảy ra cũng giống như quá trình Fenton đã khảo sát ở trên nên gọi là quá trình kiểu Fenton hệ dị thể (Trần Mạnh Trí, Trần Mạnh Trung, 2006). Fenton dị thể được phát hiện đầu tiên bởi Ravikumar et al.(1994) cho thấy H2O2 có thể ôxi hóa các chât ô nhiễm hữu cơ như pentaclorophenol và tricloroetylene khi có mặt cát có chứa sắt tự nhiên. Tiếp theo đã có một số nghiên cứu sử dụng hỗn hợp H2O2 và quặng sắt loại goethite (α-FeOOH) làm tác nhân ôxi hóa để xử lý nước thải chứa các chất hữu cơ độc hại. Nước thải sau khi ra khỏi thiết bị phản ứng không cần xử lý tách kết tủa Fe(OH)3 vì sắt nằm trong thành phần quặng goethite dị thể. Người ta cũng đã thử nghiệm thêm với các oxit sắt ba như γ-FeOOH, hematite (α-Fe2O3), magnetite (Fe3O4) … Tuy nhiên tốt nhất trong số này chỉ có goethite, goethite là một khoáng sản có sẵn trong thiên nhiên, hoặc cũng có thể thu được bằng tổng hợp từ feric nitrat và kali hydroxit ở nhiệt độ cao. Dạng ion sắt trên chất mang cũng được thử nghiệm cho thấy kết quả làm mất mầu thuốc nhuộm rất hiệu quả khi sử dụng hệ H2O2 có mặt xúc tác Fe/MgO. Cơ chế quá trình dị thể kiểu như Fenton xảy ra phản ứng với H2O2 trên quặng sắt loại goethite (α-FeOOH) (Trần Mạnh Trí, Trần Mạnh Trung, 2006), xảy ra theo 2 khả năng : Phản ứng Fenton được khởi đầu bằng việc sinh ra Fe(II) nhờ sự có mặt của H2O2 xảy ra hiện tượng khử - hòa tan goethite sau đó xảy ra sự tái kết tủa Fe(III) trở về goethite. Quá trình này có thể được biểu diễn theo các bước sau: α-FeOOH(s) + 2H+ + ½ H2O2 → Fe(II) + 1/2O2 + 2H2O Fe(II) + H2O2 → Fe(III) + * HO + OH- Fe(III) + H2O + OH- → α-FeOOH(s) + 2H+ 14
  • 25. Đây là một cách tiếp cận tương đối đơn giản vì thực chất quá trình như quá trình Fenton đồng thể với khởi đẩu là xảy ra sự khử và hòa tan Fe(II) vào dung dịch. * Một số ưu điểm đáng chú ý của quá trình Fenton dị thể trên Goethite: - Chất xúc tác này có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không cần phải hoàn nguyên hoặc thay thế, đồng thời có thể tách ra dễ dàng khỏi khối phản ứng. Trong quá trình Fenton đồng thể, ion sắt hòa tan không thể tách ra khỏi khối phản ứng một cách đơn giản bằng quá trình lắng lọc, chỉ có cách dùng kiềm để keo tụ và kết tủa, sau đó lắng và lọc, sinh ra một khối lượng lớn bùn keo tụ chứa nhiều sắt. - Tốc độ hình thành gốc hydroxyl tăng theo độ tăng pH trong khoảng từ 5-9, trong khi đó Fenton đồng thể tốc độ giảm mạnh khi pH tăng. - Hiệu quả oxi hóa xúc tác của goethithe không bị ảnh hưởng đáng kể bởi nông độ cacbonat vô cơ. 1.2.2. Các quá trình Fenton cải tiến 1.2.2.1. Quá trình Fenton điện hóa Quá trình Fenton điện hóa (E.Fenton) là quá trình Fenton sử dụng các tác nhân phản ứng sinh ra trong quá trình điện hóa (Trần Mạnh Trí, Trần Mạnh Trung, 2006). * H2O2 được tạo ra trong quá trình điện hóa theo cơ chế sau: Ở anot xảy ra sự oxi hóa nước tạo ra oxi phân tử theo phương trình : 2H2O → O2 + 4H+ + 4e Chính oxi phân tử này lại bị khử ở catot để tạo thành H2O2 theo phương trình: O2 + 2H+ + 2e → H2O2 * Ion Fe2+ có thể bổ sung vào hệ hoặc có thể tự tạo ra khi điện phân nếu sử dụng điện cực anot hòa tan điện hóa (anot hoạt động) là sắt, khi 15
  • 26. nhường điện tử, sắt sẽ hòa tan tạo ra các ion Fe2+ vào dung dịch, làm điện cực hy sinh trong quá trình điện phân. Đặc điểm quan trọng của qúa trình Fenton điện hóa chính là ở chỗ khi phản ứng Fenton xảy ra giữa Fe2+ và H2O2 theo phương trình (1) sẽ tạo ra Fe3+ , chính Fe3+ này tiếp tục bị khử thành Fe2+ trực tiếp trên catot theo phương trình sau: Fe3+ + e → Fe2+ Do đó quá trình Fenton được liên tục tiếp diễn nhờ các quá trình điện cực xảy ra như đã mô tả trên. Hình 1.1: Quá trình Fenton điện hóa Hình 2.1 trên cho thấy quá trình Fenton điện hóa bao gồm 2 chu trình : chu trình oxi hóa – khử các ion sắt và chu trình oxi hóa nước và khử oxi trên các điện cực. Trong quá trình Fenton điện hóa tùy theo cách đưa nguồn ion Fe2+ vào hệ còn phân biệt 2 quá trình: quá trình Fenton catot và quá trình Fenton anot. - Quá trình Fenton anot: Trong quá trình này, nguồn ion Fe2+ không phải đưa vào hệ, điện cực sắt được sử dụng làm anot và là nguồn cung cấp Fe2+ , vì vậy cực anot bị mòn 16
  • 27. dần và trở thành điện cực hy sinh trong quá trình điện hóa. Điện cực graphít dùng làm catot để thực hiện quá trình khử oxi thành H2O2. Vì vậy trong quá trình này, tác nhân Fenton (Fe2+ /H2O2) được sinh ra bằng con đường điện hóa ở trên điện cực anot và catot. Trong quá trình Fenton anot thiết bị phản ứng điện hóa gồm 2 ngăn riêng biệt, giữa 2 ngăn nối bằng cầu nối là muối điện ly. * Quá trình Fenton anot ưu việt hơn Fenton cổ điển vì : + Quá trình Fenton anot thực hiện trong điều kiện trung tính. Độ pH của nước xử lý khi đi ra cũng có thể được trung hòa bằng cách kết hợp các dung dịch anot và catot ở 2 ngăn của thùng điện phân. + Không cần thêm Fe2+ vào hệ xử lý vì chúng được sinh ra liên tục nhờ sử dụng điện cực hy sinh là sắt. Điều này có ý nghĩa thực tế rất quan trọng vì nếu sử dụng muối Fe2+ như quá trình Fenton cổ điển sẽ gặp nhiều vấn do chúng rất dễ hút nước và dễ bị oxi hóa khi bảo quản, hoặc nếu dùng muối Fe3+ chúng có tính ăn mòn và oxi hóa rất mạnh. - Quá trình Fenton catot: Trong qúa trình này Fe2+ được đưa vào hệ từ đầu và H2O2 được sinh ra ngay trong hệ. Tuy nhiên về sau không cần bổ sung Fe2+ vì Fe3+ sinh ra trong phản ứng Fenton sẽ được khử ngay trên catot trong quá trình điện phân. Sự khử Fe3+ để tạo ra Fe2+ và sự khử O2 để tạo H2O2 xảy ra đồng thời ở catot với tốc độ gần như nhau. Trong quá trình Fenton catot thiết bị phản ứng điện hóa là một khối không có vách ngăn cách. Điện cực anot được chế tạo bằng các vật liệu trơ như platin, titan phủ màng mỏng platin, trong khi đó điện cực làm catot là vật liện chứa cacbon. Vì Fe2+ và H2O2 liên tục được sinh ra trong quá trình điện hóa với một tốc độ kiểm soát được nên so với quá trình Fenton cổ điển Fenton catot hiệu quả cao hơn, mức độ phân hủy các chất hữu cơ cũng hoàn toàn hơn. 17
  • 28. Những công trình nghiên cứu gần đây cho thấy cơ chế quá trình oxi hóa điện hóa phụ thuộc vào đặc tính điện hóa hoặc đặc tính hóa học của điện cực anot sử dụng. Nếu sử dụng dioxit chì, quá trình oxi hóa xảy ra bằng cách chuyển e trực tiếp vào điện cực, không thông qua gốc * OH trong khi đó quá trình oxi hóa xảy ra gián tiếp thông qua gốc hydroxyl khi sử dụng anot là dioxít thiếc hoặc dioxit iridi (Trần Mạnh Trí, Trần Mạnh Trung, 2006). 1.2.2.2. Quá trình quang Fenton Theo phản ứng (2): Fe3+ sau khi được tạo ra sẽ tiếp tục phản ứng với H2O2 tạo thành Fe2+ , lại tiếp tục tham gia phản ứng (1). Tuy nhiên vì hằng số tốc độ của phản ứng (2) rất thấp (k=3,1*10-3 M-1 s-1 ) so với phản ứng (1), k= 63 M-1 s-1 nên quá trình phân hủy H2O2 chủ yếu do phản ứng (1) thực hiện vì thế trong thực tế phản ứng xảy ra với tốc độ chậm dần lại sau khi toàn bộ Fe2+ đã sử dụng hết cho phản ứng (1) và chuyển thành Fe3+ (Trần Mạnh Trí, Trần Mạnh Trung, 2006). Các nghiên cứu gần đây cho thấy phản ứng (1) thậm chí cả phản ứng (2) nếu đặt dưới bức xạ của ánh sáng UV hoặc lân cận UV và ánh sáng khả kiến đều được nâng cao rõ rệt và nhờ đó có thể khoáng hóa dễ dàng các chất ô nhiễm hữu cơ, ngay cả những chất hữu cơ khó phân hủy như các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ dại. Quá trình này được gọi là quá trình quang Fenton, thực chất là quá trình Fenton được nâng cao nhờ bức xạ của các photon ánh sáng. - Bản chất quá trình quang Fenton: Trong những điều kiện tối ưu của quá trình Fenton tức khi pH thấp (pH< 4), ion Fe3+ phần lớn nằm dưới dạng phức [Fe3+ (OH)- ]2+ . Chính dạng này hấp thu ánh sáng UV trong miền 250 < λ < 400 nm rất mạnh, hơn hẳn so với ion Fe3+ . Phản ứng khử [Fe3+ (OH)- ]2+ trong dung dịch bằng quá trình quang hóa học cho phép tạo ra một số gốc * HO phụ thêm theo phương trình sau: 18 Tải bản FULL (61 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 29. Fe3+ + H2O → [Fe3+ (OH)- ]2+ + H + [Fe3+ (OH)- ]2+ + hν → Fe2+ + * HO Tổng hợp 2 phương trình trên sẽ được: Fe3+ + H2O + hν → Fe2+ + H+ + * HO (7) Phản ứng này là phản ứng đặc trưng của quá trình quang Fenton. Tiếp theo sau phản ứng trên sẽ là phản ứng Fenton thông thường. Do đó nhờ tác dụng bức xạ của UV, ion sắt được chuyển hóa trạng thái Fe3+ sang Fe2+ và sau đó ngược lại Fe2+ sang Fe3+ bằng quá trình Fenton thông thường tạo thành một chu kỳ không dừng, đây chính là điểm khác biệt giữa quá trình Fenton thông thường và quang Fenton. So với quá trình Fenton thông thường, quá trình quang Fenton xảy ra tạo gốc * HO được phát triển rất thuận lợi. nếu tổ hợp 2 phương trình (1) và (7) sẽ được 2 gốc * HO tạo thành từ một phân tử H2O2. Đó chính là lợi thế ưu việt của quá trình quang Fenton. Tốc độ khử quang hóa Fe3+ tạo ra gốc * HO và Fe2+ phụ thuộc vào chiều dài của bước sóng ánh sáng bức xạ. Bước sóng càng dài hiệu suất lượng tử tạo gốc * HO càng giảm (Trần Mạnh Trí, Trần Mạnh Trung, 2006). 1.2.2.3. Fenton- HA (Axit humic) Nh÷ng qu¸ tr×nh oxy ho¸ liªn quan ®Õn viÖc s¶n xuÊt gèc hydroxyl nãi chung vµ qu¸ tr×nh Fenton nãi riªng cho hiÖu qu¶ rÊt cao trong viÖc ph©n huû c¸c hîp chÊt h÷u c¬ trong níc bÒ mÆt, níc ngÇm hay níc th¶i c«ng nghiÖp. Tuy nhiªn pH tèi u cña qu¸ tr×nh nµy thêng trong vïng axit kho¶ng pH= 3 nªn lµm h¹n chÕ kh¶ n¨ng øng dông cña nã trong c«ng nghÖ m«i trêng. Nguyªn nh©n chÝnh lµ do sù kÕt tña cña Fe(III) ë pH cao lµm h¹n chÕ qu¸ tr×nh tuÇn hoµn Fe(III)/Fe(II). §Ó gi÷ Fe ë tr¹ng th¸i hoµ tan, c¸c nhµ khoa häc ®· vµ ®ang nghiªn cøu sö dông c¸c chelat nh©n t¹o nh»m môc ®Ých më réng kho¶ng pH tèi u cña qu¸ tr×nh lªn vïng pH trung tÝnh. Hîp chÊt humic lµ mét trong 19 Tải bản FULL (61 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 30. c¸c t¸c nh©n ®îc sö dông nhiÒu trong c¸c hÖ thèng Fenton c¶i tiÕn (Fenton- HA) hiÖn nay. Hîp chÊt humic thêng gÆp trong tù nhiªn cã ph©n tö lîng lín do kÕt qu¶ cña sù biÕn ®æi sinh häc vµ ho¸ häc cña c¸c vôn h÷u c¬. Hîp chÊt humic ®îc ph©n lo¹i lµ axit humic (HA), axit fulvic (FA) còng nh humin theo tÝnh tan cña chóng. Axit humic cã thÓ ®îc sö dông víi chi phÝ t¬ng ®èi thÊp nhê sù ®iÒu chÕ kiÒm tõ than bïn hay than non, v× vËy nã rÊt s½n cã ë kh¾p mäi n¬i. Bªn c¹nh chøc n¨ng lµ chelat s¾t, t¸c dông kh¸c cña c¸c hîp chÊt humic trong hÖ thèng Fenton lµ kh¶ n¨ng lµ mét chÊt hÊp phô c¸c hîp chÊt h÷u c¬ hydrophobic vµ lµ mét chÊt khö. Theo c¸c nhµ khoa häc ph¶n øng ban ®Çu trong hÖ thèng lµ cña Fe(III) vµ H2O2 víi nång ®é ban ®Çu cña Fe(III) nhá h¬n rÊt nhiÒu so víi nång ®é cña H2O2. Bëi vËy, sù biÕn ®æi cña Fe(III) ®· ®îc cho r»ng chÝnh lµ yÕu tè giíi h¹n cña bíc ph¶n øng t¹o ra * OH trong toµn bé qu¸ tr×nh. Trong hÖ thèng Fenton kh«ng cã HA, tèc ®é cña ph¶n øng ®· gi¶m mét c¸ch ®¸ng kÓ khi t¨ng dÇn pH, gi¸ trÞ pH tèi u cña qu¸ tr×nh Fenton oxy ho¸ c¸c hîp chÊt h÷u c¬ phÇn lín chóng n»m trong kho¶ng pH= 2,5-3,5 khi dung dÞch cã pH= 5-7 sÏ xuÊt hiÖn sù kÕt tña cña Fe(III) díi d¹ng Fe2O3.nH2O tuy nhiªn ®iÒu nµy kh«ng cßn x¶y ra ë c¸c dung dÞch cã 30 µM Fe(III) vµ chøa HA nång ®é kho¶ng 10-100 mg/l. HiÖu qu¶ xö lý cña hÖ thèng Fenton c¶i tiÕn trong m«i trêng trung tÝnh ®· ®îc nghiªn cøu víi nhiÒu chÊt « nhiÔm kh¸c nhau cho kÕt qu¶ t¬ng tù nhau vµ kh¸ kh¶ quan so víi hÖ thèng Fenton th«ng thêng. T¹i pH= 3 tèc ®é cña ph¶n øng chÞu ¶nh hëng kh«ng ®¸ng kÓ víi sù cã mÆt cña HA. Ph¶n øng ph©n huû benzene tiÕn hµnh trong dung dÞch kh«ng HA vµ cã HA ë pH= 3 cã h»ng sè tèc ®é kh¸c nhau kh«ng ®¸ng kÓ, trêng hîp kh«ng HA lµ K= (9.0 ± 0.9).10- 3 phút-1 vµ trong trêng hîp cã HA K= (12 ± 2,0).10-3 phút-1 . KÕt qu¶ nµy phï hîp víi nh÷ng t¸c ®éng chËm do thªm HA vµ FA trong qu¸ tr×nh ph©n huû trinitrotoluen trong hÖ thèng Fenton ë pH= 3 ®· ®îc c«ng bè n¨m 1998. Tuy 20 4217492