SlideShare a Scribd company logo
1 of 41
Download to read offline
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BÁO CÁO DỰ ÁN
XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ
GIÁ CHO THUÊ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NINH THUẬN
Năm 2017
DỰ THẢO LẦN 2
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BÁO CÁO DỰ ÁN
XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ
GIÁ CHO THUÊ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NINH THUẬN
PHÂN VIỆN ĐTQH
RỪNG NAM BỘ
CHI CỤC KIỂM LÂM
SỞ NÔNG NGHIỆP
VÀ PTNT
PHÂN VIỆN TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
PHỤ TRÁCH
GIÁM ĐỐC
Năm 2017
i
MỤC LỤC
Trang
DANH SÁCH CÁC BẢNG................................................................................................ iv
MỘT SỐ KHÁI NIỆM .........................................................................................................1
PHẦN I. TỔNG QUÁT........................................................................................................3
1. Sự cần thiết phải thực hiện Dự án............................................................................3
2. Những căn cứ pháp lý và tài liệu tham khảo sử dụng..............................................4
2.1. Những văn bản cấp trung ương ...............................................................................4
2.2. Những văn bản cấp địa phương...............................................................................6
2.3. Các tài liệu tham khảo, sử dụng...............................................................................6
3. Khái quát về tài nguyên rừng...................................................................................7
PHẦN II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ............................9
1. Mục tiêu, yêu cầu.....................................................................................................9
1.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................................9
1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................9
2. Yêu cầu ....................................................................................................................9
3. Giới hạn của Dự án................................................................................................10
4. Nội dung thực hiện ................................................................................................10
5.1. Rà soát, thu thập kế thừa các tài liệu đã có............................................................10
5.2. Điều tra, thu thập số liệu để định giá rừng ............................................................11
5.3. Xác định giá rừng ..................................................................................................14
5.3.1. Giá rừng tổng quát của một lô rừng.......................................................................14
5.3.2. Xác định giá trị trực tiếp (V1)................................................................................14
5.3.3. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon (V2)...................................................16
5.3.3.1. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bình quân của gỗ ..............................17
5.3.3.2. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của tre nứa........................................19
5.3.4. Xác định giá trị kinh doanh cảnh quan (V3) ..........................................................19
5.3.4.1. Đối với các diện tích rừng đã có kinh doanh cảnh quan........................................19
5.3.4.2. Đối với các diện tích rừng chưa có kinh doanh cảnh quan....................................20
5.3.5. Xác định giá trị giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất (V4) ..................................20
5.3.6. Xác định giá trị bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm pháp luật...............22
5.3.7. Xác định giá cho thuê rừng....................................................................................23
5.3.8 Xác định giá quyền sử dụng rừng..........................................................................23
ii
5.3.9 Xác định giá quyền sở hữu rừng trồng là rừng sản xuất........................................23
PHẦN III. KẾT QUẢ ĐỊNH GIÁ RỪNG .........................................................................24
1. Giá trị trực tiếp (V1)...............................................................................................24
1.1. Rừng tự nhiên ........................................................................................................24
1.2. Rừng trồng .............................................................................................................33
1.2.1. Rừng trồng dưới 5 năm..........................................................................................34
1.2.2. Rừng trồng từ năm thứ 5 trở lên ............................................................................36
2. Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon (V2)..................................................................39
2.1. Rừng tự nhiên ........................................................................................................39
2.2. Rừng trồng .............................................................................................................47
3. Giá trị kinh doanh cảnh quan (V3).........................................................................48
4. Giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất (V4)............................................................50
PHẦN IV. KẾT QUẢ CÁC LOẠI KHUNG GIÁ RỪNG.................................................52
1. Khung giá rừng ......................................................................................................52
2. Khung giá bồi thường thiệt hại bình quân đối với hành vi vi phạm pháp luật gây
thiệt hại về rừng .....................................................................................................60
3. Khung giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng .............................................68
3.1. Khung giá quyền sử dụng rừng đặc dụng..............................................................68
3.2. Khung giá quyền sử dụng rừng phòng hộ .............................................................71
3.3. Khung giá quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên.....................................74
3.4. Khung giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng ...........................................76
4. Khung giá cho thuê rừng .......................................................................................79
5. Hướng dẫn xác định giá rừng ................................................................................80
5.1. Giá rừng .................................................................................................................80
5.2. Giá trị bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về
rừng........................................................................................................................82
5.3. Giá quyền sử dụng rừng.........................................................................................84
5.4. Giá quyền sở hữu rừng trồng.................................................................................86
5.5. Giá cho thuê rừng ..................................................................................................87
PHẦN V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ...................................................................................89
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...............................................................89
2. Trách nhiệm của Sở Tài chính...............................................................................89
3. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường....................................................89
4. Trách nhiệm của Cục Thuế tỉnh.............................................................................89
iii
5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện.......................................................89
6. Nghĩa vụ về tài chính của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê
rừng........................................................................................................................90
7. Điều kiện điều chỉnh giá các loại rừng ..................................................................90
PHẦN VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................91
1. Kết luận..................................................................................................................91
2. Kiến nghị................................................................................................................91
iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1. Tỷ lệ trữ lượng gỗ rừng tự nhiên theo nhóm gỗ....................................................24
Bảng 2. Đơn giá bán tối thiểu gỗ tròn rừng tự nhiên.........................................................25
Bảng 3. Khung giá trị lâm sản của rừng tự nhiên...............................................................25
Bảng 4. Khung chi phí khai thác của rừng tự nhiên ...........................................................28
Bảng 5. Khung giá trị trực tiếp của rừng tự nhiên..............................................................30
Bảng 8. Giá trị trực tiếp rừng trồng dưới 5 năm.................................................................35
Bảng 6. Đơn giá bán tối thiểu gỗ của các loài cây trồng rừng............................................36
Bảng 7. Khung giá trị trực tiếp của rừng trồng từ 5 tuổi trở lên.........................................37
Bảng 9. Lượng tăng sinh khối bình quân của các trạng thái rừng rừng tự nhiên ...............40
Bảng 10. Tổng lượng tăng trữ lượng các bon bình quân của các trạng thái rừng rừng tự
nhiên.......................................................................................................................43
Bảng 11. Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bình quân các trạng thái rừng tự nhiên.........46
Bảng 12. Tổng lượng tăng sinh khối bình quân của các trạng thái rừng trồng từ năm thứ 5
trở lên.....................................................................................................................48
Bảng 13. Giá cho thuê rừng tại các khu vực dọc biển từ Thái An đến Bình Tiên do Vườn
Quốc gia Núi Chúa quản lý giai đoạn 2010-2016 .................................................49
Bảng 14. Biểu xác định hệ số điều chỉnh giá trị kinh doanh cảnh quan.............................49
Bảng 15. Giá trị kinh doanh cảnh quan bình quân của các loại rừng.................................50
Bảng 16. Giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất bình quân của các trạng thái rừng...........50
Bảng 17. Khung giá rừng bình quân của các trạng thái rừng .............................................52
Bảng 18. Khung giá bồi thường thiệt hại bình quân đối với người có hành vi vi phạm pháp
luật gây thiệt hại về rừng .......................................................................................60
Bảng 19. Khung giá quyền sử dụng rừng đặc dụng bình quân...........................................68
Bảng 20. Khung giá quyền sử dụng rừng phòng hộ bình quân ..........................................71
Bảng 21. Khung giá quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên bình quân .................74
Bảng 22. Khung giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trồng bình quân...............76
Bảng 23. Khung giá cho thuê rừng bình quân ....................................................................79
1
MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Theo Điều 3, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định số 48/2007/NĐ-CP
ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng,
một số thuật ngữ trong Dự án này được hiểu như sau:
Giá rừng là số tiền được tính trên một đơn vị diện tích rừng do Nhà nước quy định
hoặc được hình thành trong quá trình giao dịch về quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu
rừng sản xuất là rừng trồng.
Giá quyền sử dụng rừng là giá trị mà chủ rừng có thể được hưởng từ rừng trong
khoảng thời gian được giao, được thuê rừng tính bằng tiền trên một ha rừng phòng hộ,
rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo Quy chế quản lý và sử dụng rừng do
Nhà nước ban hành.
Giá quyền sở hữu rừng trồng là giá trị mà chủ rừng có thể được hưởng từ rừng
trong khoảng thời gian được giao, được thuê rừng tính bằng tiền trên một ha rừng sản
xuất là rừng trồng theo Quy chế quản lý và sử dụng rừng do Nhà nước ban hành.
Giá cho thuê quyền sử dụng rừng thực tế trên thị trường trong điều kiện bình
thường là số tiền tính trên một ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự
nhiên được hình thành từ kết quả giao dịch thực tế mang tính phổ biến trên thị trường giữa
người cho thuê và người thuê trong điều kiện không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tăng hoặc
giảm giá do đầu cơ, thay đổi quy hoạch, cho thuê trong tình trạng bị ép buộc, quan hệ huyết
thống.
Thu nhập thuần tuý từ rừng là số tiền mà chủ rừng thu được từ hoạt động khai
thác lâm sản; kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học (nếu có)
sau khi trừ chi phí đầu tư tạo rừng, thuế và các khoản chi phí hợp lý khác.
Tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng là số tiền mà chủ rừng phải trả để được sử
dụng rừng vào mục đích khai thác lâm sản; kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái,
nghiên cứu khoa học (nếu có) theo Quy chế quản lý và sử dụng rừng do Nhà nước
ban hành.
Tiền bồi thường cho chủ rừng khi Nhà nước thu hồi rừng là số tiền mà Nhà
nước phải trả cho chủ rừng tương xứng với các khoản thu nhập chủ rừng có thể được
hưởng từ rừng trong khoảng thời gian được giao, được thuê còn lại từ khai thác lâm sản;
kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học (nếu có) theo Quy chế
quản lý và sử dụng rừng do Nhà nước ban hành.
Tiền bồi thường thiệt hại đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây
thiệt hại về rừng là số tiền mà người có hành vi vi phạm gây thiệt hại về rừng phải
bồi thường cho Nhà nước, bao gồm giá trị về lâm sản và giá trị về môi trường của
rừng bị thiệt hại.
Giá trị về lâm sản (giá trị trực tiếp) là giá trị của toàn bộ gỗ, củi và lâm sản
ngoài gỗ trên diện tích rừng bị phá.
Giá trị về môi trường (giá trị gián tiếp) trong khuôn khổ của Dự án này, giá trị
về môi trường của rừng được giới hạn trong các lợi ích về: Phòng hộ hạn chế xói mòn đất;
Hấp thụ và lưu giữ các bon; Các hoạt động về kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái,
nghiên cứu khoa học (nếu có).
2
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) bao gồm những sản phẩm tái tạo được ngoài gỗ, củi và
than gỗ, LSNG được lấy từ rừng, đất rừng hoặc từ những cây thân gỗ.
Các phương pháp xác định giá rừng: theo Chương II, Nghị định số 48/2007/NĐ-
CP hướng dẫn có 3 phương pháp đó là: (i) phương pháp thu nhập; (ii) phương pháp chi
phí; (iii) phương pháp so sánh. Các phương pháp được định nghĩa cụ thể như sau:
Phương pháp thu nhập là phương pháp xác định mức giá của một diện tích rừng
cụ thể căn cứ thu nhập thuần tuý thu được từ rừng quy về thời điểm định giá với lãi suất
tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm của loại tiền VNĐ tại Ngân hàng Thương mại có mức
lãi suất trung bình trên địa bàn ở thời điểm định giá. Phương pháp này được áp dụng để
xác định giá quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất là rừng tự
nhiên; giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
Điều kiện áp dụng: Khi có đủ thông tin để xác định được các khoản thu nhập thuần
tuý mang lại cho chủ rừng từ diện tích rừng cần định giá.
Phương pháp chi phí là phương pháp xác định mức giá của một diện tích rừng cụ
thể căn cứ các khoản chi phí hợp lý đã đầu tư tạo rừng và lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn
một năm của loại tiền VNĐ tại Ngân hàng Thương mại có mức lãi suất cao nhất trên địa
bàn ở thời điểm định giá. Phương pháp này được áp dụng để xác định giá quyền sở hữu
rừng sản xuất là rừng trồng.
Điều kiện áp dụng: Khi có đủ thông tin để xác định được các khoản chi phí hợp
lý đã đầu tư tạo rừng đối với diện tích rừng cần định giá tính từ thời điểm đầu tư đến
thời điểm định giá.
Phương pháp so sánh là phương pháp xác định mức giá của một diện tích rừng cụ
thể thông qua việc phân tích các mức giá rừng thực tế đã chuyển nhượng quyền sở hữu
rừng trồng, chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng rừng trên thị trường hoặc giá giao
dịch về quyền sở hữu rừng trồng, quyền sử dụng rừng (giữa Nhà nước và chủ rừng) của
diện tích rừng cùng loại, tương tự về trạng thái rừng,trữ lượng rừng; chất lượng lâm sản
để so sánh với diện tích rừng cần định giá.
3
PHẦN I. TỔNG QUÁT
1. Sự cần thiết phải thực hiện Dự án
Ninh Thuận là một tỉnh ven biển nằm ở cực Nam Trung Bộ, có nhiều dạng địa hình
khác nhau như đồi núi, đồng bằng, cồn cát ven biển... Điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt,
nóng, khô hạn và lượng mưa thấp nhất trong cả nước (trung bình 700 - 1.000 mm/năm),
đất đai nghèo dưỡng chất, khả năng giữ nước kém. Nhiều khu vực trong tỉnh thuộc vùng
khô hạn, bán khô hạn và đang phải đối mặt với nguy cơ sa mạc hoá rất cao.
Những điều kiện tự nhiên bất lợi làm trầm trọng thêm các tác động tiêu cực của
hạn hán vào mùa khô, thể hiện rõ ở đợt hạn hán khốc liệt kéo dài từ năm 2014 - 2015 gây
thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế và ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dân
trong tỉnh. Mùa mưa nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh thường xảy ra lũ lụt ở vùng núi và
ngập lụt ở các vùng hạ lưu do địa hình dốc, chia cắt mạnh và khả năng giữ nước của đất
kém (trận lũ 30/10 - 02/11/2010 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cả người và tài sản). Trong
điều kiện tự nhiên như vậy, vai trò của rừng trong việc điều hoà nguồn nước, phòng hộ
đầu nguồn giảm thiểu tác hại của lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn tình trạng sa mạc hoá càng trở
nên quan trọng. Do vậy, tỉnh luôn quan tâm bảo vệ và phát triển rừng.
Hiện nay do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, diện tích rừng của mỗi quốc gia
ngày càng thu hẹp. Việc bảo vệ phát triển rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên với mục đích sử
dụng là rừng đặc dụng và phòng hộ đầu nguồn trở nên rất cần thiết. Mặt khác, du lịch sinh
thái đang ngày càng phát triển trở thành nhu cầu tất yếu của xã hội. Việc bảo vệ các khu
rừng đặc dụng, rừng phòng hộ phát huy các giá trị của rừng cho du lịch sinh thái là nhu
cầu cấp bách hiện nay nói chung và trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nói riêng.
Năm 2004, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được ban hành đã quy định các nội
dung liên quan đến giá rừng, tại các Điều 24, Điều 25, Điều 26 và Điều 35. Năm 2007,
Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 48/2007/NĐ-CP. Năm 2008, Bộ Nông nghiệp và
PTNT với Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC về
việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về
nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng. Đây là các cơ sở pháp lý cho việc
định giá rừng ở tỉnh Ninh Thuận.
Trong cơ chế thị trường, việc bảo vệ và phát triển rừng phải gắn với phát triển kinh
tế xã hội. Tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính
phủ về chi trả dịch vụ môi trường rừng ngay sau khi Nghị định 99/2010/NĐ-CP được ban
hành. Tuy vậy, định giá rừng vẫn chưa được thực hiện. Theo định hướng xã hội hóa nghề
rừng, việc thu hút các thành phần kinh tế đầu tư bảo vệ phát triển rừng gắn với pháp triển
kinh tế-xã hội là rất cần thiết. Để thực hiện chủ trương này, một trong các hoạt động trọng
tâm là định giá rừng.
Giá rừng là cơ sở để tính tiền sử dụng rừng khi Nhà nước giao rừng có thu tiền sử
dụng rừng; tính giá quyền sử dụng rừng, giá quyền sở hữu rừng trồng khi Nhà nước giao
rừng không thu tiền sử dụng rừng. Tính tiền thuê rừng khi Nhà nước cho thuê rừng không
thông qua đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng. Tính tiền bồi thường khi
Nhà nước thu hồi rừng; Tính giá trị vốn góp bằng quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu
rừng trồng của Nhà nước tại doanh nghiệp; Tính tiền bồi thường đối với người có
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng gây thiệt hại cho Nhà nước;
4
Tính các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Do vậy, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2016 – 2021, đã giao cho Sở
Nông nghiệp và PTNT chuẩn bị xây dựng nghị quyết về khung giá các loại rừng và giá
cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Hoạt động này đã được ghi trong Kế hoạch
số 554/KH-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc triển
khai chuẩn bị nội dung các Nghị quyết trình tại các kỳ họp năm 2017. Chi Cục Kiểm lâm
tỉnh Ninh Thuận đã có tờ trình số 222/TTr-CCKL ngày 09 tháng 3 năm 2017 về việc xin
chủ trương điều chỉnh nhiệm vụ xây dựng dự án và thời gian tham mưu các Nghị quyết
của Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2017.
Nhằm tăng cường cho công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng ngày càng tốt hơn
nhất thiết phải xác định được giá các loại rừng làm căn cứ để trình cho cấp có thẩm quyền
phê duyệt các kế hoạch về quản lý và sử dụng rừng như:
- Tính tiền sử dụng rừng khi Nhà nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng; tính giá
quyền sử dụng rừng, giá quyền sở hữu rừng trồng khi Nhà nước giao rừng không thu tiền
sử dụng rừng theo quy định tại Điều 24 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.
- Tính tiền thuê rừng khi Nhà nước cho thuê rừng không thông qua đấu giá quyền
sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ và Phát
triển rừng năm 2004.
- Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định tại Điều 26 Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.
- Tính giá trị vốn góp bằng quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng của
Nhà nước tại doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 35 Luật Bảo vệ và
phát triển rừng năm 2004.
- Tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và
phát triển rừng gây thiệt hại cho Nhà nước.
- Tính các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn và cấp bách trên, UBND tỉnh Ninh Thuận đã
giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Kiểm lâm) phối hợp với đơn vị tư vấn là
Phân viện Điều tra, Quy hoạch rừng Nam bộ lập Dự án xây dựng khung giá các loại rừng
và giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
2. Những căn cứ pháp lý và tài liệu tham khảo sử dụng
2.1. Những văn bản cấp trung ương
- Luật Giá ngày năm 2012;
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo
vệ và Phát triển rừng;
- Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và
phương pháp xác định giá các loại rừng;
- Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chi trả dịch vụ
môi trường rừng;
5
- Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý
hệ thống rừng đặc dụng;
- Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban
hành quy chế quản lý rừng phòng hộ;
- Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban
hành quy chế quản lý rừng sản xuất;
- Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái
sinh rừng và bảo vệ rừng;
- Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao nâng suất, chất lượng và giá trị
rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 - 2020;
- Quyết định số 5399/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/12/2015 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về việc Ban hành Quy định thí điểm chia sẻ lợi ích từ REDD+ trong khuôn
khổ thực hiện Chương trình UN – REDD Việt Nam giai đoạn II;
- Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26/5/2008 của liên Bộ: Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn - Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số
48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về nguyên tắc và
phương pháp xác định giá các loại rừng;
- Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng;
- Thông tư số 87/2009/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên;
- Thông tư 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng
công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày
16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ;
- Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010
của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
- Thông tư 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn về hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi
trường rừng;
- Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/1/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm
sản.
- Thông tư 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản
phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
- Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản.
6
- Văn bản số 4233/BNN-TCLN ngày 21/12/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn về việc thẩm định phương án Quản lý rừng bền vững của Công ty Lâm
nghiệp Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
2.2. Những văn bản cấp địa phương
- Quyết định số 1288/2010/QĐ-UBND ngày 05/8/2010 của UBND tỉnh Ninh Thuận
về việc phê duyệt giá thuê rừng tại Vườn Quốc gia Núi Chúa.
- Quyết định số 244/QĐ-UBND ngày 02/10/2013 của UBND tỉnh Ninh Thuận về
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 3076/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của UBND tỉnh Ninh Thuận về
việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Ninh Thuận năm 2016.
- Quyết định số 254/QĐ-UBND ngày 23/02/2017 của UBND tỉnh Ninh Thuận về
việc phê duyệt danh mục tu sửa, nạo vét kênh mương và sửa chữa thường xuyên
công trình thủy lợi đợt I năm 2017 trong hệ thống công trình thủy lợi do Công ty
TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh quản lý.
- Quyết định số 386/QĐ-UBND ngày 15/3/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh
Thuận về việc phê duyệt chi phí khai thác và giá bán gỗ tận dụng tại khu vực thực
hiện dự án Nghiên cứu triển khai và đầu tư áp dụng công nghệ xanh phục vụ sản
xuất nông nghiệp sạch ít phát thải nhà kính trên địa bàn xã Phước Tiến huyện Bác
Ái.
- Quyết định số 183/QĐ-UBND ngày 09/6/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh
Thuận về việc ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật và đơn giá cây giống để phục vụ các
chương trình, dự án phát triển rừng năm 2017 trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 04/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về
việc ban hành bảng giá hoa màu, cây trồng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
- Quyết định số 1484/QĐ-UBND ngày 28/7/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh
Thuận về việc phê duyệt đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí lập Dự án xây
dựng khung giá các loại rừng và giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
- Kế hoạch số 554/KH-UBND ngày 23/02/2017 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc
triển khai chuẩn bị nội dung các Nghị quyết trình tại các kỳ họp năm 2017, Hội
đồng nhân dân tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2016 – 2021.
- Tờ trình số 222/TTr-CCKL ngày 09/3/2017 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh
Thuận về việc xin chủ trương điều chỉnh nhiệm vụ xây dựng dự án và thời gian
tham mưu các Nghị quyết của Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2017.
2.3. Các tài liệu tham khảo, sử dụng
- Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2016.
- Tài liệu hướng dẫn Định giá rừng Việt Nam.
- Đề án định giá rừng tỉnh Bình Thuận.
- Đề án định giá rừng tỉnh Bình Phước.
- Đề án định giá rừng tỉnh Kiên Giang.
7
- Đề án định giá rừng tỉnh Lâm Đồng.
- Báo cáo, số liệu, bản đồ từ kết quả kiểm kê rừng tỉnh Ninh Thuận năm 2016, thuộc
Dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016” theo Quyết
định số 594/QĐ-TTg ngày 15/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
- Dự án Quy hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011 – 2020.
- Các kết quả điều tra, thống kê rừng của tỉnh Ninh Thuận thực hiện trong 2 năm gần
đây.
3. Khái quát về tài nguyên rừng
Theo báo cáo Kết quả kiểm kê rừng tỉnh Ninh Thuận (Dự án Tổng điều tra, kiểm
kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016) của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
năm 2016. Tài nguyên rừng tỉnh Ninh Thuận khái quát như sau:
a. Về diện tích
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn tỉnh là 202.484,5 ha, chiếm 60,3% tổng diện
tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong quy hoạch 3 loại
rừng là 197.884,8 ha và diện tích có rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 4.599,7 ha. Diện
tích đất có rừng 142.079,6 ha, chiếm 70,2% diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh và chiếm
42,3% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tập trung nhiều nhất tại các huyện Bác Ái, Ninh
Sơn, Thuận Nam. Tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh chưa tính rừng trồng chưa thành rừng và cây
trồng phân tán là 42,3%.
- Theo chức năng, mục đích sử dụng: Rừng đặc dụng của 2 Vườn Quốc gia Núi
Chúa và Vườn Quốc gia Phước Bình là 41.811,6 ha, rừng phòng hộ 116.462,5 ha, rừng sản
xuất 39.610,8 và ngoài 3 loại rừng 4.599,7 ha.
- Theo chủ quản lý: Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Ninh Thuận thuộc lâm phần quản
lý của 13 chủ rừng nhóm II, trong đó: Có 5 chủ rừng là các Ban quản lý rừng phòng hộ có
diện tích lớn nhất 82.937,6 ha (chiếm 41,0%); 2 chủ rừng là các Ban quản lý rừng đặc
dụng có diện tích 41.811,6 ha (chiếm 20,6%); 2 chủ rừng là các doanh nghiệp nhà nước
có diện tích 55.688,6 ha (chiếm 27,5%); 2 chủ rừng là đơn vị lực lượng vũ trang có diện
tích 616,2 ha (chiếm 0,3%); 1 doanh nghiệp tư nhân có diện tích 91,8 ha (chiếm 0,05%); 1
tổ chức khác có diện tích rất nhỏ 8,61 ha; còn lại do UBND xã quản lý 21.330,1 ha (chiếm
10,5%).
- Theo loại đất loại rừng:
+ Rừng tự nhiên có diện tích 136.808,7 ha, chiếm tỷ lệ 67,6% diện tích đất lâm
nghiệp của tỉnh, phân bố tập trung trên địa bàn huyện Bác Ái, Ninh Sơn và Thuận Nam.
Các trạng thái của rừng tự nhiên nhiều là rừng rụng lá phục hồi, rừng thường xanh phục hồi,
rừng thường xanh trung bình và rừng rụng lá nghèo.
+ Rừng trồng có diện tích 7.310,2 ha (trong đó rừng trồng thành rừng là 5.127,7 ha
và rừng trồng chưa thành rừng là 2.182,5 ha) phân bố trên địa bàn 6/7 huyện của tỉnh. Các
loại rừng trồng chính gồm có: Keo, Neem, Trôm, Thông...
+ Diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là 60.404,9 ha chiếm 29,8%
diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh, phân bố trên địa bàn 6/7 huyện của tỉnh. Tập trung nhiều
ở huyện Bác Ái, Thuận Nam, Thuận bắc. Chủ yếu là rừng tự nhiên phục hồi từ đất trống có
cây gỗ tái sinh trước đây.
8
b. Về các trạng thái rừng tự nhiên và rừng trồng
Toàn tỉnh có 27 kiểu trạng thái rừng tự nhiên (tổng diện tích là 136.808,7 ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu (TXG); Rừng gỗ tự nhiên núi
đất lá rộng thường xanh trung bình (TXB); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng
thường xanh nghèo (TXN); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo
kiệt (TXK); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh phục hồi (TXP);
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá giàu (RLG); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá
rộng rụng lá trung bình (RLB); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá nghèo
(RLN); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá nghèo kiệt (RLK); Rừng gỗ tự
nhiên núi đất lá rộng rụng lá phục hồi (RLP);
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim giàu (LKG); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim trung
bình (LKB); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim nghèo (LKN); Rừng gỗ tự nhiên núi
đất lá kim nghèo kiệt (LKK); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim phục hồi (LKP);
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim giàu (RKG); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá
rộng lá kim trung bình (RKB); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim nghèo
(RKN); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim nghèo kiệt (RKK); Rừng gỗ tự
nhiên núi đất lá rộng lá kim phục hồi (RKP);
- Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh nghèo (TXDN); Rừng gỗ tự nhiên
núi đá lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXDK); Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng
thường xanh phục hồi (TXDP);
- Rừng lồ ô tự nhiên núi đất (LOO); Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa tự nhiên núi đất
(HG1); Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ tự nhiên núi đất (HG2) và Rừng hỗn giao tự
nhiên núi đá (HGD).
Những loài cây trồng
Cũng theo kết quả kiểm kê rừng năm 2016, những loài cây trồng chính trên địa bàn
đất lâm nghiệp của tỉnh là Điều (3.287,3 ha); Neem (1.702,5 ha); Keo (1.430,6 ha); Thông
(290,2 ha); Trôm (261,9); Neem+Keo (222,5 ha); Cao su (132,9 ha); Bạch đàn (99,6 ha);
Mít (91,0 ha); Phi lao (41,4 ha); Nhãn (29,5); Xà cừ (14,4 ha); Những loài cây có diện
tích nhỏ dưới 10 ha là: Điều+Xoài (9,9 ha); Thanh thất (8,8 ha); Cóc hành (2,6 ha);
Điều+Mít (1,7 ha); Keo+Bạch đàn (1,6 ha); Dừa (1,2 ha); Xoài (0,4 ha).
9
PHẦN II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Mục tiêu, yêu cầu
1.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định giá trị các loại rừng phù hợp với điều kiện thực tiễn trên cơ sở khung
pháp lý hiện hành của Nhà nước để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng tài
nguyên rừng thông qua các chương trình hoạt động như: giao rừng, cho thuê môi trường
rừng, thu hồi rừng, góp vốn, chuyển nhượng, bồi thường thiệt hại rừng là cơ sở để đạt
được mục tiêu quy hoạch phát triển và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
1.2. Mục tiêu cụ thể
a. Xác định giá quyền sử dụng rừng đặc dụng gồm giá trị kinh doanh cảnh quan,
nghiên cứu khoa học, các giá trị dịch vụ khác của rừng như giá trị hấp thụ và lưu
giữ các bon, giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất.
b. Xác định giá quyền sử dụng rừng phòng hộ gồm (i) giá trị trực tiếp (nếu có) là gỗ,
củi, lâm sản ngoài gỗ; và (ii) giá trị gián tiếp là giá trị kinh doanh cảnh quan,
nghiên cứu khoa học, các giá trị dịch vụ khác của rừng như giá trị hấp thụ và lưu
giữ các bon, giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất.
c. Xác định giá quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm (i) giá trị trực tiếp
(nếu có) là gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ; và (ii) giá trị gián tiếp là giá trị kinh doanh
cảnh quan, nghiên cứu khoa học, các giá trị dịch vụ khác của rừng như giá trị hấp
thụ và lưu giữ các bon, giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất.
d. Xác định giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là giá trị trực tiếp gồm gỗ,
củi, lâm sản ngoài gỗ (nếu có).
e. Đánh giá được giá trị sử dụng của từng khu rừng (giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị
sử dụng gián tiếp).
f. Xây dựng khung giá của từng trạng thái rừng phân theo 3 loại rừng (rừng đặc dụng,
rừng phòng hộ và rừng sản xuất).
g. Xây dựng khung giá cho thuê rừng của từng trạng thái rừng phân theo 3 loại rừng
(rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất).
h. Xây dựng khung giá bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm pháp luật gây
thiệt hại về rừng của từng trạng thái rừng phân theo 3 loại rừng (rừng đặc dụng,
rừng phòng hộ và rừng sản xuất).
2. Yêu cầu
- Về phương pháp xác định giá các loại rừng thực hiện đúng theo quy định tại Nghị
định số 48/2007/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-
BNN-BTC về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày
28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại
rừng.
- Mặt khác, lồng ghép giá trị bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng
sông, lòng suối (trong Dự án này gọi là giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất) với
10
giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của
Chính phủ về chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Triệt để kế thừa các tài liệu điều tra kiểm kê rừng tỉnh Ninh Thuận năm 2016 để
tiết kiệm thời gian và kinh phí trong quá trình định giá rừng.
- Quy trình thực hiện dự án xây dựng giá rừng đảm bảo được tính pháp lý, tính khoa
học và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
3. Giới hạn của Dự án
Trong khuôn khổ của Dự án chỉ tính giá trị của cây rừng và một số chức năng
phòng hộ và bảo vệ cảnh quan của rừng. Việc tính toán các giá trị trực tiếp (gồm giá trị
lâm sản và lâm sản ngoài gỗ) được dựa trên các văn bản, quy định hướng dẫn của Chính
phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Ninh Thuận và của các cơ
quan có thẩm quyền. Các giá trị gián tiếp của rừng được xác định thông qua các mô hình
toán học và kết quả nghiên cứu đã có, trong Dự án này không nhằm nghiên cứu các mô
hình, phương trình tương quan mới.
Đối với việc xác định giá rừng trồng: Chỉ giới hạn xác định giá của một số loài cây
lâm nghiệp theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công thức trồng
rừng và một số năm trồng đại diện phổ biến trên địa bàn tỉnh. Trong Dự án này không xác
định giá của các loài cây trồng phi lâm nghiệp khác trên đất lâm nghiệp, do đây là những
loài cây có giá trị kinh tế cao, giá trị bị ảnh hưởng nhiều bởi tác động của thị trường, giá
cả không ổn định (như Nhãn, Xoài, Mít, Dừa...).
Đối với giá trị gián tiếp của rừng được tính toán trong Dự án bao gồm: (i) giá trị
phòng hộ hạn chế xói mòn đất; (ii) giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon; (iii) giá trị kinh
doanh cảnh quan.
4. Nội dung thực hiện
a. Xác định giá trị kinh doanh cảnh quan
b. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon,
c. Xác định giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất.
d. Xác định giá trị trực tiếp là gỗ, củi,
e. Xác định giá trị lâm sản ngoài gỗ (lồ ô, tre, le...);
f. Xây dựng cơ sở dữ liệu để tính giá trị tổng quát của từng trạng thái rừng
g. Xây dựng khung giá của từng trạng thái rừng, khung giá quyền sử dụng rừng, tiền
thuê rừng, tiền bồi thường thiệt hại đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây
thiệt hại về rừng.
5. Phương pháp thực hiện
5.1. Rà soát, thu thập kế thừa các tài liệu đã có
- Rà soát, thu thập các tài liệu (văn bản, báo cáo, số liệu, bản đồ…) có liên quan
đến công tác định giá rừng.
- Thu thập, kế thừa số liệu, báo cáo, bản đồ, diện tích rừng, số liệu thống kê diện
tích; trữ lượng rừng theo các đơn vị hành chính (tỉnh, huyện, xã); theo các đơn vị chủ
11
rừng; theo 3 loại rừng (như bản đồ, số liệu từ kết quả kiểm kê rừng năm 2016, và kết quả
quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh).
- Bản đồ, số liệu các loại về: hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, quy hoạch ba loại
rừng, nền địa hình, ranh giới các loại…
- Số liệu về tài nguyên rừng (diện tích, trữ lượng, giá trị đa dạng sinh học, tăng
trưởng của rừng, loài cây trồng rừng).
5.2. Điều tra, thu thập số liệu để định giá rừng
a. Điều tra thu thập số liệu doanh thu và chi phí về kinh doanh cảnh quan
+ Đối với những diện tích rừng đã kinh doanh cảnh quan
Đối tượng điều tra, nghiên cứu, thu thập tài liệu là các đơn vị quản lý rừng và các
cơ sở quản lý sử dụng đất lâm nghiệp có kinh doanh cảnh quan rừng (tập trung chủ yếu là
các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên).
Điều tra, thu thập số liệu về doanh từ hoạt động kinh doanh cảnh quan (tiền bán vé
của phần cảnh quan môi trường), nghỉ dưỡng, giải trí (nếu có); Doanh thu từ các hoạt
động nghiên cứu khoa học (nếu có); Doanh thu từ các dịch vụ khác của rừng mà chủ rừng
thu được (nếu có).
Các thông tin cần thu thập số liệu về chi phí đối với hoạt động kinh doanh cảnh
quan, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm: in vé, quảng cáo, nhân công, chi phí
quản lý, trồng, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, bảo vệ rừng và duy tu bảo dưỡng công trình
phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh cảnh quan; chi phí đối với nghiên cứu khoa
học (nếu có); thuế, phí và các chi phí hợp lý khác (nếu có).
Các khoản chi phí trên được tính theo các quy định của Nhà nước, mức nhân công
theo định mức hoặc theo thực tế đã bỏ ra, giá nhân công tính theo giá trị tại thời điểm định
giá; các khoản chi phí nào không có quy định của Nhà nước hoặc theo giá thực tế tại thị
trường địa phương tương ứng với khoảng thời gian trên (theo từng năm).
Xác định lãi suất (tính bằng số thập phân) tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tại
Ngân hàng thương mại có mức lãi suất trung bình trên địa bàn ở thời điểm định giá được
tính bằng cách lấy trung bình của lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tại Ngân hàng
thương mại có mức lãi suất cao nhất và Ngân hàng thương mại có mức lãi suất thấp nhất
trên địa bàn ở thời điểm định giá.
Số liệu điều tra thu thập trong 3 năm liền kề (từ năm 2014-2016).
+ Đối với những diện tích rừng chưa kinh doanh cảnh quan nhưng có tiềm năng
kinh doanh cảnh quan
Tham khảo và kế thừa quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số
244/QĐ-UBND ngày 02/10/2013, theo đó đã dự kiến quy hoạch các khu vực có tiềm năng
phát triển du lịch sinh thái.
Đối tượng điều tra, nghiên cứu, thu thập tài liệu là các đơn vị quản lý rừng và các
cơ sở quản lý sử dụng đất lâm nghiệp chưa kinh doanh cảnh quan rừng (thuộc các ban
quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên). Để xác định giá
cho thuê rừng cần thu thập số liệu về các tiêu chí sau:
12
Vị trí địa lý, địa hình, địa vật của khu rừng;
Tài nguyên rừng, trạng thái rừng, chất lượng rừng;
Công trình kết cấu hạ tầng gắn liền với mục đích bảo vệ, phát triển rừng đã được
đầu tư; hệ số sử dụng đất để xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động kinh doanh
cảnh quan;
Điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, hệ thống giao thông, các di tích văn hoá, lịch sử
và các điều kiện khác trong vùng có diện tích rừng cho thuê;
Thu thập số liệu về giá đã cho thuê rừng vào mục đích kinh doanh cảnh quan,
nghiên cứu khoa học ở những vùng có điều kiện tương tự.
b. Điều tra thu thập số liệu về doanh thu và chi phí về gỗ củi, lâm sản phụ đối
với các đơn vị có rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
Việc xác định giá trị gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ (nếu có), cần điều tra thu thập các
thông tin sau:
- Trữ lượng gỗ, LSNG của rừng: kế thừa hệ thống các ô tiêu chuẩn được điều tra
năm 2015-2016 thuộc dự án Điều tra, kiểm kê rừng để tính toán trữ lượng gỗ,
LSNG, tỷ lệ % nhóm gỗ của các trạng thái rừng.
- Tăng trưởng bình quân năm của rừng tính từ thời điểm định giá đến năm được khai
thác theo quy trình.
- Số năm cần để đạt được trữ lượng khai thác.
- Cường độ được phép khai thác.
- Trữ lượng, sản lượng gỗ, củi tại năm được khai thác theo quy trình. Việc xác định
trữ lượng, sản lượng gỗ khai thác dựa trên lượng tăng trưởng bình quân năm của
rừng hoặc trên cơ sở so sánh với một khu rừng tương tự trên địa bàn đã khai thác.
- Giá các loại sản phẩm gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ trên thị trường tại bãi giao ở thời
điểm định giá.
- Doanh thu từ việc bán gỗ, củi (nếu có), lâm sản ngoài gỗ khai thác tại năm được
khai thác theo quy trình (mức giá được tính ở thời điểm định giá tại bãi giao).
- Chi phí hàng năm về khai thác, vận suất, vận chuyển gỗ, củi (nếu có), lâm sản
ngoài gỗ đến bãi giao tính từ năm định giá đến năm kết thúc cho thuê/giao rừng.
- Chi phí hàng năm bảo vệ; chăm sóc rừng (nếu có) tính từ năm định giá đến năm
được khai thác theo quy trình.
- Thuế, phí và các chi phí khác (nếu có).
- Xác định lãi suất tiền gửi tiết kiệm.
Thu thập số liệu về chi phí hàng năm cho khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ, củi,
lâm sản phụ đến bãi giao từ năm định giá đến năm khai thác.
Giá các loại sản phẩm gỗ, củi, lâm sản phụ trên thị trường tại bãi giao ở thời điểm
định giá.
13
Địa điểm điều tra, nghiên cứu, thu thập tài liệu là các đơn vị quản lý rừng rừng
phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên hoặc tại các cơ sở chế biến, thu mua trên địa
bàn.
c. Điều tra thu thập số liệu định giá rừng trồng
Để xác định giá quyền sở hữu rừng trồng cần điều tra thu thập các số liệu sau:
- Trữ lượng gỗ của rừng tại thời điểm định giá.
- Tăng trưởng bình quân năm của rừng từ năm định giá đến năm khai thác theo tuổi
thành thục công nghệ (sau đây gọi chung là tuổi khai thác).
- Trữ lượng, sản lượng gỗ, củi tại tuổi khai thác. Việc xác định trữ lượng, sản lượng
gỗ khai thác dựa trên lượng tăng trưởng bình quân năm của rừng hoặc trên cơ sở so
sánh với một khu rừng tương tự trên địa bàn đã khai thác.
- Giá các loại sản phẩm gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ trên thị trường tại bãi giao ở thời
điểm định giá.
- Doanh thu hàng năm từ việc bán gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ khai thác được tại tuổi
khai thác (mức giá được tính ở thời điểm định giá tại bãi giao).
- Chi phí hàng năm về khai thác, vận suất, vận chuyển gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ đến
bãi giao tính từ năm định giá đến tuổi khai thác.
- Chi phí hàng năm bảo vệ; chăm sóc rừng (nếu có) tính từ năm định giá đến tuổi
khai thác.
- Thuế, phí và các chi phí khác (nếu có).
- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm quy định.
d. Điều tra thu thập số liệu để tính giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất
Giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất, được xác định bởi các tổn thất tránh được
do khả năng của rừng về chống xói mòn và do đó giảm sự bồi lắng các hồ chứa nước cho
sản xuất thủy điện/thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của con người. Để tính giá
trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất cần điều tra, thu thập các thông tin sau đây:
- Bản đồ ranh giới phạm vi các lưu vực; bản đồ cấp độ dốc, đất, đai cao.
- Số liệu về lượng mưa bình quân của các trạng khí tượng thủy văn liên quan đến
địa bàn của tỉnh Ninh Thuận;
- Bản đồ đất của tỉnh Ninh Thuận;
- Bản đồ thảm thực vật của tỉnh Ninh Thuận;
- Đơn giá nạo vét các hồ chứa tính bằng đồng/m3
- Định mức chi trả dịch vụ môi trường rừng.
e. Điều tra thu thập số liệu để tính giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon
Đối với rừng tự nhiên: Thu thập, tổng hợp các tài liệu để tính sinh khối của rừng.
Bao gồm: sinh khối trên mặt; sinh khối ở dưới mặt đất; sinh khối cây mục, cây chết. Xác
định trữ lượng các bon của rừng; xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng tính
trung bình cho mỗi ha của từng trạng thái rừng tự nhiên.
14
Đối với rừng trồng: Tuỳ theo từng loài cây cụ thể để tính trữ lượng các bon trong
sinh khối rừng trong ô tiêu chuẩn/1 ha dựa vào đường kính ngang ngực và tỷ trọng trung
bình của gỗ theo các kết quả nghiên cứu đã có.
5.3. Xác định giá rừng
5.3.1. Giá rừng tổng quát của một lô rừng
Giá rừng của một lô rừng cụ thể được xác định theo công thức (1).
GR = S x V (1)
Trong đó:
GR: Giá rừng của lô rừng (triệu đồng)
S: Diện tích của lô rừng (ha)
V: Giá rừng bình quân (triệu đồng/ha) được xác định theo công thức (2)
V = V1 + V2 + V3 + V4 (2)
Trong đó:
V1: Giá trị trực tiếp bình quân (triệu đồng/ha)
V2: Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bình quân (triệu đồng/ha)
V3: Giá trị kinh doanh cảnh quan bình quân (triệu đồng/ha)
V4: Giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất bình quân (triệu đồng/ha)
5.3.2. Xác định giá trị trực tiếp (V1)
a. Đối với rừng tự nhiên
Áp dụng phương pháp thu nhập để xác định giá trị trực tiếp bình quân của rừng tự
nhiên trên địa bàn tỉnh.
Việc xác định giá trị trực tiếp bình quân của rừng tự nhiên được căn cứ vào trữ
lượng gỗ cây đứng theo nhóm gỗ và trữ lượng tre nứa; quy định về giá tối thiểu gỗ, củi, tre
nứa và các chi phí cần thiết. Do đó, giá trị trực tiếp bình quân của rừng tự nhiên được tính
theo công thức (3).
V1 = Vcp + Vtd + Vcu + Vtn (3)
Trong đó:
V1: Giá trị trực tiếp bình quân (triệu đồng/ha)
Vcp: Giá trị gỗ chính phẩm bình quân (triệu đồng/ha)
Vtd: Giá trị gỗ tận dụng bình quân (triệu đồng/ha)
Vcu: Giá trị củi bình quân (triệu đồng/ha)
Vtn: Giá trị tre nứa bình quân (triệu đồng/ha)
Phương pháp tính cụ thể như sau:
+ Xác định sản lượng gỗ chính phẩm, gỗ tận dụng và củi
15
Căn cứ Điều 6 của Thông tư số 87/2009/BNNPTNT thì tỷ lệ lợi dụng gỗ thân (gỗ
chính phẩm) tối thiểu là 55% và tỷ lệ lợi dụng gỗ cành, ngọn (gỗ tận dụng) tối thiểu là
5%, do đó:
* Sản lượng gỗ chính phẩm bình quân được tính theo công thức (4).
Mcp = 55% x Mcđ (4)
* Sản lượng gỗ tận dụng bình quân được tính theo công thức (5).
Mtd = 5% x Mcđ (5)
* Sản lượng củi bình quân được tính theo công thức (6).
Mcu = (Mcđ - Mcp – Mtd) x k (6)
Trong đó:
- Mcp: Sản lượng gỗ chính phẩm bình quân (m3
/ha)
- Mtd: Sản lượng gỗ tận dụng bình quân (m3
/ha)
- Mcđ: Trữ lượng gỗ cây đứng bình quân (m3
/ha)
- Mcu: Sản lượng củi bình quân (ster/ha)
- k: Hệ số quy đổi từ m3
sang ster (theo Điều 4 của Thông tư số 01/2012/TT-
BNNPTNT thì k là 1,43).
+ Giá trị của gỗ chính phẩm và gỗ tận dụng
Giá trị của gỗ chính phẩm và gỗ tận dụng được xác định sau khi lấy giá bán tối
thiểu trừ đi chi phí thiết kế, khai thác, vận xuất, vận chuyển.
Giá bán tối thiểu về gỗ chính phẩm và gỗ tận dụng phụ thuộc nhóm gỗ, do đó:
* Giá bán gỗ chính phẩm bình quân được tính theo công thức (7).
	= ∑ 	 (7)
Trong đó:
 Vcp: Giá bán gỗ chính phẩm bình quân (triệu đồng/ha)
 Vcpi: Giá bán gỗ chính phẩm tối thiểu của nhóm gỗ i (triệu đồng/m3
)
 Mcpi: Sản lượng gỗ chính phẩm bình quân của nhóm gỗ i (m3
/ha)
* Giá bán gỗ tận dụng bình quân được tính theo công thức (8).
	= 	∑ 	 (8)
Trong đó:
 Vtd: Giá bán gỗ tận dụng bình quân (triệu đồng/ha)
 Vtdi: Giá bán gỗ tận dụng tối thiểu của nhóm gỗ i (triệu đồng/m3
)
 Mtđi: Sản lượng gỗ tận dụng bình quân của nhóm gỗ i (m3
/ha)
+ Giá trị của củi
Đối với giá bán tối thiểu của củi được tính đồng giá với mọi loại củi thuộc các
nhóm gỗ và kính thước khác nhau, giá trị bình quân của củi được tính theo công thức (9).
16
Vcu = (Mcu x Vcui) /1.000.000 (9)
Trong đó:
- Vcu: Giá trị bình quân của củi (triệu đồng/ha)
- Mcu: Sản lượng củi bình quân (ster/ha)
- Vcui: Giá bán tối thiểu của củi (đồng/ster).
+ Giá trị của tre nứa
Giá trị bình quân của tre nứa được tính theo công thức (10).
Vtn = (Mtn x Vtnua)/1.000.000 (10)
Trong đó:
- Vtn: Giá trị bình quân của tre nứa (triệu đồng/ha)
- Mtn: Sản lượng tre nứa bình quân (cây/ha)
- Vtnua: Giá bán tối thiểu của tre nứa (đồng/cây).
+ Các chi phí khai thác: bao gồm chi phí thiết kế, khai thác, vận xuất, vận chuyển
lâm sản ra tới bãi gỗ.
b. Đối với các loại rừng trồng
Phương pháp thu nhập được dùng để xác định giá trị trực tiếp bình quân của các
trạng thái rừng trồng từ năm thứ 5 trở lên căn cứ trữ lượng gỗ cây đứng; các quy định về
giá tối thiểu gỗ, củi và các chi phí cần thiết.
Phương pháp chi phí được dùng để xác định giá trị trực tiếp bình quân của các
trạng thái rừng trồng dưới 5 năm. Giá trị trực tiếp bình quân của rừng trồng dưới 5 năm
được tính bằng tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng bao gồm trồng rừng, chăm sóc, quản lý
bảo vệ rừng và các chi phí khác (nếu có) từ năm bắt đầu đầu tư tạo rừng đến năm định giá
rừng. Các khoản chi phí này được tính theo các quy định hiện hành của Nhà nước, mức
nhân công theo định mức hoặc theo thực tế đã bỏ ra, giá nhân công tính theo giá trị tại
thời điểm định giá; khoản chi phí nào không có quy định của Nhà nước thì tính theo giá
thực tế tại thị trường địa phương tương ứng với từng thời điểm. Giá trị trực tiếp bình quân
của rừng trồng chưa có trữ lượng được tính theo công thức (11).
	= 	∑ ( + ) (11)
Trong đó:
- là chi phí đã tạo rừng trong năm thứ i tính từ năm bắt đầu tạo rừng đến năm định
giá (triệu đồng/ha);
- i = 1 (năm bắt đầu tạo rừng), 2, 3, ... , a (năm định giá);
- r là lãi suất tiền gửi tiết kiệm (tính bằng số thập phân) kỳ hạn 1 năm quy định tại
Điểm b, Khoản 2, Mục I của Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC.
5.3.3. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon (V2)
Giá trị về lưu giữ các bon là giá trị về các bon tăng thêm khi thực hiện các hoạt
động bảo vệ, phục hồi rừng so với năm trước đó.
17
Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bình quân (V2) của các trạng thái rừng tự nhiên
và rừng trồng được theo công thức (12).
V2 = Vc + Vctnua (12)
Trong đó:
V2: Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bình quân (triệu đồng/ha)
Vc: Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của gỗ bình quân (triệu đồng/ha)
Vctnua: Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của tre nứa bình quân (triệu đồng/ha)
5.3.3.1. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bình quân của gỗ
Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (viết tắt là FAO) và
hướng dẫn định giá rừng, việc xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng được
thực hiện theo phương pháp như sau:
a. Xác định sinh khối của gỗ
Sinh khối của gỗ (B) được tính toán dựa trên trữ lượng gỗ của rừng, phương pháp
tính sinh khối của gỗ (tấn khô/ha) được xác định như sau:
B = AGB + BGB + DWB (13)
Trong đó:
 AGB: sinh khối trên mặt đất (tấn khô/ha), được xác định theo công thức (14)
AGB = Bs x BEF (14)
Với Bs là sinh khối thân cây, được xác định theo công thức (15).
Bs = M x d (15)
Trong đó: M là trữ lượng gỗ của lâm phần (m3
/ha)
d là tỷ trọng trung bình của gỗ. Đối với các trạng thái rừng tự nhiên lấy d là
0,550. Đối với các trạng thái rừng trồng thì xác định d của từng loài cây từ cơ sở dữ liệu
tỷ trọng gỗ của thế giới 1
. Cụ thể như sau:
- Đối với rừng gỗ trồng cây Bạch đàn thì d là 0,800.
- Đối với rừng gỗ trồng cây Cao su thì d là 0,390.
- Đối với rừng gỗ trồng cây Cóc hành thì d là 0,620.
- Đối với rừng gỗ trồng cây Đâng thì d là 0,840.
- Đối với rừng gỗ trồng cây Điều thì d là 0,468.
- Đối với rừng gỗ trồng cây Keo thì d là 0,680.
- Đối với rừng gỗ trồng cây Lim thì d là 0,565.
- Đối với rừng gỗ trồng cây Mắm thì d là 0,605.
- Đối với rừng gỗ trồng cây Neem thì lấy d là 0,620.
- Đối với rừng gỗ trồng hỗn giao Neem và Keo thì lấy d là 0,650.
1
Nguồn tham khảo tại website http://datadryad.org/repo/handle/10255/dryad.235
18
- Đối với rừng gỗ trồng cây Phi lao thì d là 0,804.
- Đối với rừng gỗ trồng cây Thanh thất thì d là 0,305.
- Đối với rừng gỗ trồng cây Thông thì d là 0,466.
- Đối với rừng gỗ trồng cây Trôm thì d là 0,448.
- Đối với rừng gỗ trồng cây Xà cừ thì lấy d là 0,520.
BEF là hệ số chuyển đổi sinh khối
Hệ số BEF được xác định theo khuyến nghị của FAO2
, cụ thể như sau:
- Đối với các trạng thái rừng có cây gỗ lá rộng thì
BEF = EXP[3,213-0,506 x LN (Bs)] với Bs < 190 tấn khô/ha
hay BEF = 1,74 với Bs ≥ 190 tấn khô/ha
- Đối với các trạng rừng chỉ có cây gỗ lá kim thì BEF là 1,3.
 BGB: sinh khối dưới mặt đất (tấn khô/ha), được xác định theo công thức (16)
BGB = 0,265 x AGB (16)
 DWB: sinh khối cây mục, cây chết (tấn khô/ha) và được xác định theo công thức
(17).
DWB = (AGB + BGB) x 0,11 (17)
b. Xác định trữ lượng các bon của gỗ
Trữ lượng các bon của gỗ (tấn CO2e/ha), được xác định bởi công thức (18).
Mc = CLB + CDWB (18)
Trong đó:
+ CLB là các bon trong sinh khối cây sống (tấn CO2e/ha), được xác định theo công
thức (19).
CLB = (AGB +BGB) x 0,5 x 3,67 (19)
+ CDWB là các bon trong cây mục, cây chết (tấn CO2e/ha) và được xác định theo
công thức (20).
CDWB = DWB x 0,5 x 3,67 (20)
c. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của gỗ
Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của gỗ được tính bằng công thức (21).
Vc = Mc x Pc (21)
Trong đó:
+ Vc là giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của gỗ (triệu đồng/ha)
+ Mc là trữ lượng các bon trong sinh khối gỗ (tấn CO2e/ha)
2
Nguồn tham khảo tại website: http://www.fao.org/docrep/W4095E/w4095e06.htm#3.1.3biomass expansion factor
(bef)).
19
+ Pc là giá bán tín chỉ các bon trên thị trường (triệu đồng/tấn CO2e)
5.3.3.2. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của tre nứa
a. Xác định sinh khối của tre nứa
Sinh khối của tre nứa được tính toán dựa trên mật độ và đường kính bình quân của
tre nứa. Sử dụng phương trình tương quan theo kết quả nghiên cứu của Phạm Gia Lâm
(2013) để tính sinh khối của tre nứa (tấn khô/ha) và được xác định theo công thức (22).
	= 		( , 	 	 	 	 ,
,
)/1.000 (22)
Trong đó:
+ SKtnua là sinh khối của tre nứa (tấn khô/ha)
+ N là mật độ bình quân của tre nứa (cây/ha)
+ D1,3 là đường kính bình quân của tre nứa (cm). Lấy bình quân là 5 cm.
b. Xác định trữ lượng các bon của tre nứa
Trữ lượng các bon của tre nứa được tính toán dựa trên mật độ và đường kính bình
quân của tre nứa. Sử dụng phương trình tương quan theo kết quả nghiên cứu của Phạm
Gia Lâm (2013) để tính trữ lượng các bon của tre nứa (tấn CO2e /ha) và được xác định
theo công thức (23).
	= 	 , 	 	 	 	 ,
,
(23)
Trong đó:
+ Mtnua là trữ lượng các bon của tre nứa (tấn CO2e/ha)
+ N là mật độ bình quân của tre nứa (cây/ha)
+ D1,3 là đường kính bình quân của tre nứa (cm). Lấy bình quân là 5 cm.
c. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của tre nứa
Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của tre nứa được tính bằng công thức (24)
Vtnua = Mtnua x Pc (24)
Trong đó:
+ Vtnua là giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của tre nứa tính bằng triệu đồng/ha
+ Mtnua là trữ lượng các bon trong sinh khối tre nứa tính bằng tấn CO2e/ha
+ Pc là giá bán tín chỉ các bon trên thị trường tính bằng triệu đồng/tấn CO2e
5.3.4. Xác định giá trị kinh doanh cảnh quan (V3)
5.3.4.1. Đối với các diện tích rừng đã có kinh doanh cảnh quan
Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, hiện nay diện tích rừng đã có kinh doanh cảnh quan
thuộc sự quản lý của Vườn Quốc gia Núi Chúa. Do đó, Dự án đã vận dụng giá thuê rừng
bình quân tại các khu vực dọc biển từ Thái An đến Bình Tiên do Vườn Quốc gia Núi
Chúa quản lý theo Quyết định số 1288/2010/QĐ-UBND ngày 05/8/2010 của UBND tỉnh
Ninh Thuận.
20
Sau đó quy đổi về thời điểm định giá dựa vào chỉ số lạm phát hàng năm từ năm
2011 đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Cục thống kê cung cấp.
5.3.4.2. Đối với các diện tích rừng chưa có kinh doanh cảnh quan
Vận dụng, kham khảo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh
Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết
định số 244/QĐ-UBND ngày 02/10/2013, theo đó đã xác định được các vị trí, dự án du
lịch sinh thái cảnh quan có tiềm năng. Đây là những khu vực sẽ được ưu tiên và khi xác
định giá trị về cảnh quan.
Vận dụng một số tiêu chí tại Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC để
xây dựng bảng hệ số điều chỉnh xác định giá trị cảnh quan đối với các diện tích rừng còn
lại trên địa bàn tỉnh. Dự án căn cứ vào vị trí địa lý, chia ra làm 3 vùng: Vùng ven biển;
Vùng trung du ở nội địa và Vùng núi ở nội địa.
5.3.5. Xác định giá trị giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất (V4)
Giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất (V4) được xác định thông qua các chi phí nạo
vét đối với lượng đất xói mòn tránh được do rừng được duy trì và bảo vệ, được tính toán
theo công thức (26).
V4 = A x N (26)
Trong đó:
+ V4 là giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất (triệu đồng/ha/năm);
+ N là đơn giá nạo vét các hồ chứa (triệu đồng/m3
);
+ A là lượng đất xói mòn tránh được do rừng được duy trì, bảo vệ một ha rừng
(m3
/ha/năm). A được xác định thông qua ứng dụng mô hình toán USLE và công nghệ GIS
để tính toán thông qua công thức (27).
A = (A2 – A1) x 1,05 (27)
Trong đó:
+ 1,05 là hệ số chuyển đổi từ tấn sang m3
.
+ A1 là tổng lượng đất xói mòn xác định theo hiện trạng rừng tại thời điểm đánh
giá; là xói mòn đất tiềm năng có thêm sự tham gia hạn chế xói mòn đất của thảm thực vật.
Ngoài chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, thảm thực vật rừng có ảnh hưởng trực tiếp
rất lớn đến hạn chế xói mòn đất theo hướng tích cực. Đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu
khẳng định vai trò to lớn của thảm thực vật rừng trong việc hạn chế xói mòn đất, điều tiết
dòng chảy. Tuỳ từng trạng thái rừng khác nhau mà khả năng hạn chế xói mòn đất cũng
khác nhau, trong Dự án này gọi là xói mòn thực tế (tấn/ha/năm); được xác định theo công
thức (28).
A1 = R x K x L x S x C x P (28)
+ A2 là tổng lượng đất xói mòn nếu toàn bộ diện tích rừng bị phá (thành đất trống
cây bụi) hoặc chuyển sang canh tác nương rẫy; là khả năng xói mòn đất phụ thuộc vào các
yếu tố tự nhiên, mức độ xói mòn đất tiềm năng của từng vị trí trên thực địa không đồng
nhất, phụ thuộc vào những yếu tố quyết định đến xói mòn đất, trong đó quan trọng nhất là
21
độ dốc, độ cao, đất và chế độ mưa, trong Dự án này gọi là xói mòn đất tiềm năng
(tấn/ha/năm); được xác định theo công thức (29).
A2 = R x K x L x S (29)
Trong đó:
R là nhân tố xói mòn của mưa và dòng chảy (Rainfall and Run off Erosivity). Nó
đặc trưng cho sự tác động của mưa đến quá trình xói mòn đất, đây là thước đo sức mạnh
xói mòn của mưa và sức chảy tràn trên bề mặt đất. Việc xác lập công thức tính toán nhân
tố R phụ thuộc vào từng khu vực nhất định do mỗi khu vực có sự khác nhau về lượng
mưa, sự phân bố, tính chất mưa, cường độ mưa…
Bản đồ nhân tố mưa của tỉnh Ninh Thuận được tính toán theo lượng mưa trung
bình hằng năm và công thức tính R thông qua lượng mưa trung bình hàng năm P của
Nguyễn Trọng Hà (1996) theo công thức (30).
R = 0,548257 x P – 59,9 (30)
Tiến trình xây dựng bản đồ nhân tố mưa (R) như sau:
K là nhân tố xói mòn của đất (Soil Erodibility), là thước đo độ xói mòn đất trong
điều kiện tiêu chuẩn trên một đơn vị thửa đất có chiều dài là 22,13 m có độ dốc 9% (50
),
có cách làm đất canh tác giống nhau. Yếu tố K thể hiện cả sự nhạy cảm ở xói mòn đất do
mưa và dòng chảy bề mặt, khi đo đạc dưới điều kiện đơn vị thửa đất chuẩn. Những tính
chất đất chính ảnh hưởng tới nhân tố K là: Sa cấu đất, chất hữu cơ, cấu trúc và độ thấm
của phẫu diện đất.
L là nhân tố chiều dài sườn dốc, thể hiện sự tác động của chiều dài sườn đến sự xói
mòn đất. Nó là tỷ số giữa sự mất đất ở những loại đất giống nhau có độ dốc giống nhau có
chiều dài sườn khác nhau so với chiều dài sườn của ô đất chuẩn (22,13 m). Chiều dài
sườn là khoảng cách từ đường phân thủy ở đỉnh dốc đến nơi vận tốc dòng chảy chậm lại
và vật chất bị trầm tích.
S là độ dốc của sườn, thể hiện sự ảnh hưởng của độ dốc đối với xói mòn đất. Sự
mất đất tăng lên nhanh chóng khi độ dốc tăng hơn là tăng chiều dài sườn. Nó là tỷ lệ của
sự mất đất từ độ dốc thực tế đối với độ dốc tiêu chuẩn (9%) dưới những điều kiện khác
Số liệu lượng mưa hằng năm
Raster hóa và nội suy
Bản đồ lượng mưa trung bình năm
Tính toán theo công thức
Bản đồ nhân tố mưa R
22
đồng nhất, sự liên hệ của sự mất đất đối với độ dốc bị ảnh hưởng bởi mật độ che phủ thực
vật và kích thước hạt đất.
L và S là 2 yếu tố được xét chung khi xét đến sự ảnh hưởng đối với xói mòn. Hệ số
L và S được tính toán theo công thức (31) của Bruch (1986) trên cơ sở ứng dụng mô hình
DEM và ArcGis.
LS = (([Flow Accumulation] x Cellsize/22,13)n
x ((sin([Slope]) x 0,01745)/0,0896)1,3
(31)
Trong đó:
+ Flow Accumulation: Giá trị dòng chảy tích lũy
+ Cellsize: Giá trị pixel của DEM
+ Slope: Độ dốc
C là hệ số lớp phủ bề mặt; là hệ số đặc trưng cho mức độ hạn chế xói mòn của lớp
phủ thực vật, biện pháp quản lý lớp phủ, biện pháp làm đất, sinh khối đất… Về mặt cơ
chế, lớp phủ có 2 chức năng chính là làm giảm động năng của hạt mưa khi rơi xuống mặt
đất và giúp giữ hạt đất không bị các dòng chảy tràn trên bề mặt cuốn trôi. Bản đồ hệ số C
được tính toán trên cơ sở bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp.
P là yếu tố phản ánh sự tác động của những hoạt động bảo vệ đất đối với tỷ lệ xói
mòn hàng năm. Yếu tố P chính là hoạt động canh tác của con người qua quá trình kiểm
soát xói mòn, thường P = 1.
5.3.6. Xác định giá trị bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm pháp luật
Giá trị bồi thường thiệt hại đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt về
rừng được xác định theo công thức (32).
T = S x Tbq (32)
Trong đó:
T: Giá trị bồi thường thiệt hại đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây
thiệt về rừng (triệu đồng)
S: Diện tích rừng bị gây thiệt hại (ha)
Tbq: Giá trị bồi thường thiệt hại bình quân đối với người có hành vi vi phạm
pháp luật gây thiệt về rừng (triệu đồng/ha) với Tbq được xác định theo công thức (33).
Tbq = V1 x (1 + K) (33)
Trong đó:
V1: Giá trị trực tiếp bình quân từ giá sản phẩm gỗ, củi, tre nứa (triệu đồng/ha)
K: là hệ số được xác định theo Mục III, Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-
BTC ngày 26/5/2008 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và
phương pháp xác định giá các loại rừng như sau:
+ Đối với rừng đặc dụng, hệ số K là 5
+ Đối với rừng phòng hộ, hệ số K là 4
+ Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên, hệ số K là 3
23
+ Đối với rừng sản xuất là rừng trồng, hệ số K là 2
5.3.7. Xác định giá cho thuê rừng
Giá cho thuê rừng của một lô rừng tại một thời điểm cụ thể, Dự án đề xuất tính
toán theo công thức (34).
R = S x Rbq x t (34)
Trong đó:
R: Giá cho thuê rừng trong thời gian t năm (triệu đồng)
S: Diện tích rừng cho thuê (ha)
t: Thời gian cho thuê (năm)
Rbq: Giá cho thuê rừng bình quân (triệu đồng/ha/năm).
5.3.8 Xác định giá quyền sử dụng rừng
Giá quyền sử dụng rừng phản ánh lợi ích về sử dụng lâm sản và các lợi ích tối
thiểu về dịch vụ môi trường từ rừng mang lại.
Căn cứ mục đích sử dụng rừng, trạng thái rừng, trữ lượng, chất lượng lâm sản và
các chức năng sinh thái của rừng tại thời điểm định giá.
Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng; chế độ quản lý và sử dụng của từng loại
rừng; tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do Nhà nước ban hành.
Giá quyền sử dụng rừng của một lô rừng, được xác định theo công thức (35).
G = S x t x Gbq (35)
Trong đó:
G: Giá quyền sử dụng rừng (triệu đồng)
S: Diện tích của lô rừng (ha)
t: Thời gian được giao, được thuê (năm)
Gbq: Giá quyền sử dụng rừng bình quân (triệu đồng/ha/năm)
5.3.9 Xác định giá quyền sở hữu rừng trồng là rừng sản xuất
Giá quyền sở hữu rừng trồng phản ánh lợi ích về sử dụng lâm sản.
Căn cứ mục đích sử dụng rừng, trạng thái rừng, trữ lượng, chất lượng lâm sản và
các chức năng sinh thái của rừng tại thời điểm định giá.
Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng; chế độ quản lý và sử dụng của từng loại
rừng; tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do Nhà nước ban hành.
Giá quyền sở hữu rừng trồng là rừng sản xuất của một lô rừng, được xác định theo
công thức (36).
W = S x Wbq (36)
Trong đó:
W: Giá quyền sở hữu rừng trồng (triệu đồng)
S: Diện tích của lô rừng (ha)
Wbq: Giá quyền sở hữu rừng trồng bình quân (triệu đồng/ha)
24
PHẦN III. KẾT QUẢ ĐỊNH GIÁ RỪNG
1. Giá trị trực tiếp (V1)
Giá trị trực tiếp bình quân là giá trị thu được từ việc bán lâm sản sau khi trừ các chi
phí khai thác, vận xuất, vận chuyển và các chi phí hợp lý khác. Sau khi tìm hiểu về đơn
giá trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Dự án đã vận dụng đơn giá dựa trên Quyết định số
386/QĐ-UBND ngày 15/3/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt
chi phí khai thác và giá bán gỗ tận dụng tại khu vực thực hiện dự án Nghiên cứu triển khai
và đầu tư áp dụng công nghệ xanh phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch ít phát thải nhà
kính trên địa bàn xã Phước Tiến, huyện Bác Ái; các Quyết định của Sở Nông nghiệp và
PTNT về việc phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác, tận thu gỗ rừng tự nhiên kế hoạch năm
2011, 2012, 2013; các Biên bản định giá tài sản của Hội đồng định giá tài sản Chi cục
Kiểm lâm tỉnh Ninh Thuận năm 2014, 2015, 2016, 2017; kết hợp với khảo sát thu thập giá
thị trường tại thời điểm xây dựng khung giá rừng.
1.1. Rừng tự nhiên
1.1.1. Tỷ lệ trữ lượng gỗ của rừng tự nhiên theo nhóm gỗ
Từ số liệu điều tra các ô tiêu chuẩn thuộc Dự án Kiểm kê rừng năm 2016 tỷ lệ trữ
lượng gỗ của từng kiểu rừng tự nhiên phân theo nhóm gỗ (8 nhóm theo quy định của
ngành lâm nghiệp) được tổng hợp như Bảng 1.
Bảng 1. Tỷ lệ trữ lượng gỗ rừng tự nhiên theo nhóm gỗ
Đvt: %
TT Kiểu rừng Nhóm gỗ
I II III IV V VI VII VIII
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)
1 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá
rộng thường xanh
7,17 5,24 9,05 2,64 29,06 7,56 9,38 29,90
2 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá
rộng rụng lá
33,65 5,46 4,42 11,10 26,66 1,94 0,91 15,85
3 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim 100,0
4 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá
rộng lá kim
3,15 1,47 0,66 76,48 7,44 1,85 4,17 4,79
5 Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng
thường xanh
4,44 4,73 0,35 0,32 19,57 9,92 5,85 54,82
6 Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa tự
nhiên núi đất
0,73 8,99 11,66 2,62 30,46 4,92 6,86 33,76
7 Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ tự
nhiên núi đất
1,53 10,42 2,88 0,37 29,27 13,85 7,00 34,67
8 Rừng hỗn giao tự nhiên núi đá 4,56 7,98 4,10 25,78 5,01 4,96 47,61
1.1.2. Giá trị trực tiếp bình quân của rừng tự nhiên
Đơn giá bán tối thiểu của củi rừng tự nhiên là 350.000 đồng/ster, đơn giá bán tối
thiểu của lồ ô, tre bình quân là 7.000 đồng/cây; đơn giá bán tối thiểu của le bình quân là
2.000 đồng/cây và đơn giá bán tối thiểu gỗ tròn rừng tự nhiên được thể hiện như Bảng 2.
25
Bảng 2. Đơn giá bán tối thiểu gỗ tròn rừng tự nhiên
Đvt: đồng/m3
TT Nhóm gỗ Phân loại
Gỗ chính phẩm Gỗ tận dụng
(1) (2) (3) (4)
1 Nhóm I 17.500.000 14.000.000
2 Nhóm II 10.600.000 8.500.000
3 Nhóm III 6.000.000 4.800.000
4 Nhóm IV 4.000.000 3.200.000
5 Nhóm V 2.900.000 2.300.000
6 Nhóm VI 2.900.000 2.300.000
7 Nhóm VII 2.300.000 1.800.000
8 Nhóm VIII 2.300.000 1.800.000
Giá trị thu được từ việc bán lâm sản rừng tự nhiên tính trên một ha như Bảng 3.
Bảng 3. Khung giá trị lâm sản của rừng tự nhiên
Đvt: triệu đồng/ha
TT Trạng thái rừng Khung trữ
lượng
Giá trị
lâm sản
Giá trị gỗ
tròn chính
phẩm
Giá trị gỗ
tròn tận
dụng
Giá trị
củi
Giá trị tre
nứa
(1) (2) (3)
(4)=(5)+(6
)+(7)+(8)
(5) (6) (7) (8)
1
Rừng gỗ tự nhiên
núi đất lá rộng
thường xanh giàu
(TXG)
Cận dưới
201 m3
/ha
564,795 489,194 35,361 40,240
Cận trên 500
m3
/ha
1.404,915 1.216,868 87,947 100,100
2
Rừng gỗ tự nhiên
núi đất lá rộng
thường xanh trung
bình (TXB)
Cận dưới
101 m3
/ha
283,790 245,803 17,767 20,220
Cận trên 200
m3
/ha
561,955 486,741 35,174 40,040
3
Rừng gỗ tự nhiên
núi đất lá rộng
thường xanh nghèo
(TXN)
Cận dưới 51
m3
/ha
143,311 124,127 8,974 10,210
Cận trên 100
m3
/ha
280,998 243,383 17,595 20,020
4
Rừng gỗ tự nhiên
núi đất lá rộng
thường xanh nghèo
kiệt (TXK)
Cận dưới 10
m3
/ha
28,083 24,324 1,757 2,002
Cận trên 50
m3
/ha
140,475 121,676 8,789 10,010
5
Rừng gỗ tự nhiên
núi đất lá rộng
thường xanh phục
hồi (TXP)
Cận dưới 10
m3
/ha
28,083 24,324 1,757 2,002
Cận trên 100
m3
/ha
280,998 243,383 17,595 20,020
26
TT Trạng thái rừng Khung trữ
lượng
Giá trị
lâm sản
Giá trị gỗ
tròn chính
phẩm
Giá trị gỗ
tròn tận
dụng
Giá trị
củi
Giá trị tre
nứa
(1) (2) (3)
(4)=(5)+(6
)+(7)+(8)
(5) (6) (7) (8)
6
Rừng gỗ tự nhiên
núi đất lá rộng rụng
lá giàu (RLG)
Cận dưới
201 m3
/ha
1.035,332 927,731 67,361 40,240
Cận trên 500
m3
/ha
2.575,460 2.307,805 167,555 100,100
7
Rừng gỗ tự nhiên
núi đất lá rộng rụng
lá trung bình (RLB)
Cận dưới
101 m3
/ha
520,229 466,164 33,845 20,220
Cận trên 200
m3
/ha
1.030,173 923,113 67,020 40,040
8
Rừng gỗ tự nhiên
núi đất lá rộng rụng
lá nghèo (RLN)
Cận dưới 51
m3
/ha
262,702 235,403 17,089 10,210
Cận trên 100
m3
/ha
515,074 461,551 33,503 20,020
9
Rừng gỗ tự nhiên
núi đất lá rộng rụng
lá nghèo kiệt
(RLK)
Cận dưới 10
m3
/ha
51,509 46,160 3,347 2,002
Cận trên 50
m3
/ha
257,563 230,790 16,763 10,010
10
Rừng gỗ tự nhiên
núi đất lá rộng rụng
lá phục hồi (RLP)
Cận dưới 10
m3
/ha
51,509 46,160 3,347 2,002
Cận trên 100
m3
/ha
515,074 461,551 33,503 20,020
11
Rừng gỗ tự nhiên
núi đất lá kim giàu
(LKG)
Cận dưới
201 m3
/ha
514,600 442,200 32,160 40,240
Cận trên 500
m3
/ha
1.280,100 1.100,000 80,000 100,100
12
Rừng gỗ tự nhiên
núi đất lá kim trung
bình (LKB)
Cận dưới
101 m3
/ha
258,580 222,200 16,160 20,220
Cận trên 200
m3
/ha
512,040 440,000 32,000 40,040
13
Rừng gỗ tự nhiên
núi đất lá kim
nghèo (LKN)
Cận dưới 51
m3
/ha
130,570 112,200 8,160 10,210
Cận trên 100
m3
/ha
256,020 220,000 16,000 20,020
14
Rừng gỗ tự nhiên
núi đất lá kim
nghèo kiệt (LKK)
Cận dưới 10
m3
/ha
25,602 22,000 1,600 2,002
Cận trên 50
m3
/ha
128,010 110,000 8,000 10,010
15
Rừng gỗ tự nhiên
núi đất lá kim phục
hồi (LKP)
Cận dưới 10
m3
/ha
25,602 22,000 1,600 2,002
Cận trên 100
m3
/ha
256,020 220,000 16,000 20,020
16
Rừng gỗ tự nhiên
núi đất lá rộng lá
kim giàu (RKG)
Cận dưới
201 m3
/ha
547,775 473,181 34,354 40,240
Cận trên 500
m3
/ha
1.362,628 1.177,058 85,470 100,100
17
Rừng gỗ tự nhiên
núi đất lá rộng lá
kim trung bình
(RKB)
Cận dưới
101 m3
/ha
275,248 237,760 17,268 20,220
Cận trên 200
m3
/ha
545,056 470,815 34,201 40,040
27
TT Trạng thái rừng Khung trữ
lượng
Giá trị
lâm sản
Giá trị gỗ
tròn chính
phẩm
Giá trị gỗ
tròn tận
dụng
Giá trị
củi
Giá trị tre
nứa
(1) (2) (3)
(4)=(5)+(6
)+(7)+(8)
(5) (6) (7) (8)
18
Rừng gỗ tự nhiên
núi đất lá rộng lá
kim nghèo (RKN)
Cận dưới 51
m3
/ha
138,979 120,056 8,713 10,210
Cận trên 100
m3
/ha
272,513 235,403 17,090 20,020
19
Rừng gỗ tự nhiên
núi đất lá rộng lá
kim nghèo kiệt
(RKK)
Cận dưới 10
m3
/ha
27,252 23,543 1,707 2,002
Cận trên 50
m3
/ha
136,270 117,702 8,558 10,010
20
Rừng gỗ tự nhiên
núi đất lá rộng lá
kim phục hồi
(RKP)
Cận dưới 10
m3
/ha
27,252 23,543 1,707 2,002
Cận trên 100
m3
/ha
272,513 235,403 17,090 20,020
21
Rừng gỗ tự nhiên
núi đá lá rộng
thường xanh nghèo
(TXDN)
Cận dưới 51
m3
/ha
117,323 99,919 7,194 10,210
Cận trên 100
m3
/ha
230,066 195,948 14,098 20,020
22
Rừng gỗ tự nhiên
núi đá lá rộng
thường xanh nghèo
kiệt (TXDK)
Cận dưới 10
m3
/ha
23,006 19,591 1,413 2,002
Cận trên 50
m3
/ha
115,026 97,966 7,050 10,010
23
Rừng gỗ tự nhiên
núi đá lá rộng
thường xanh phục
hồi (TXDP)
Cận dưới 10
m3
/ha
23,006 19,591 1,413 2,002
Cận trên 100
m3
/ha
230,066 195,948 14,098 20,020
24
Rừng lồ ô tự nhiên
núi đất (LOO)
Cận dưới
500 cây/ha
3,500 3,500
Cận trên
8000 cây/ha
56,000 56,000
25
Rừng hỗn giao gỗ -
tre nứa tự nhiên núi
đất (HG1)
Cận dưới 51
m3
/ha, 500
cây/ha
126,847 107,842 7,795 10,210 1,000
Cận trên 100
m3
/ha, 2000
cây/ha
250,744 211,462 15,262 20,020 4,000
26
Rừng hỗn giao tre
nứa - gỗ tự nhiên
núi đất (HG2)
Cận dưới 10
m3
/ha, 2000
cây/ha
28,227 20,729 1,496 2,002 4,000
Cận trên 50
m3
/ha, 6000
cây/ha
133,147 103,655 7,482 10,010 12,000
27
Rừng hỗn giao tự
nhiên núi đá (HGD)
Cận dưới 10
m3
/ha, 500
cây/ha
26,556 21,963 1,591 2,002 1,000
Cận trên 50
m3
/ha, 6000
cây/ha
139,696 109,767 7,919 10,010 12,000
Chi phí khai thác cho 01 m3
gỗ tròn rừng tự nhiên ra đến bãi gỗ II là 1,8 triệu đồng,
chi phí khai thác cho 01 ster củi rừng tự nhiên ra đến bãi gỗ II là 270.000 đồng; chi phí
khai thác cho 01 cây lồ ô, tre ra đến bãi gỗ II là 5.000 đồng và chi phí khai thác cho 01
28
cây le ra đến bãi gỗ II là 1.000 đồng. Các chi phí cần thiết để khai thác một ha lâm sản
được thể hiện qua Bảng 4.
Bảng 4. Khung chi phí khai thác của rừng tự nhiên
Đvt: triệu đồng/ha
TT Trạng thái rừng Khung trữ
lượng
Chi phí khai
thác lâm sản
Chi phí khai
thác gỗ tròn
Chi phi khai
thác củi
Chi phí khai
thác tre nứa
(1) (2) (3) (4)=(5)+(6)+(7) (5) (6) (7)
1
Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá
rộng thường xanh giàu
(TXG)
Cận dưới
201 m3
/ha
248,127 217,085 31,042
Cận trên
500 m3
/ha
617,220 540,000 77,220
2
Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá
rộng thường xanh trung
bình (TXB)
Cận dưới
101 m3
/ha
124,680 109,082 15,598
Cận trên
200 m3
/ha
246,886 215,998 30,888
3
Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá
rộng thường xanh nghèo
(TXN)
Cận dưới 51
m3
/ha
62,956 55,080 7,876
Cận trên
100 m3
/ha
123,450 108,006 15,444
4
Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá
rộng thường xanh nghèo
kiệt (TXK)
Cận dưới 10
m3
/ha
12,338 10,794 1,544
Cận trên 50
m3
/ha
61,718 53,996 7,722
5
Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá
rộng thường xanh phục hồi
(TXP)
Cận dưới 10
m3
/ha
12,338 10,794 1,544
Cận trên
100 m3
/ha
123,450 108,006 15,444
6
Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá
rộng rụng lá giàu (RLG)
Cận dưới
201 m3
/ha
248,123 217,081 31,042
Cận trên
500 m3
/ha
617,221 540,001 77,220
7
Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá
rộng rụng lá trung bình
(RLB)
Cận dưới
101 m3
/ha
124,679 109,081 15,598
Cận trên
200 m3
/ha
246,886 215,998 30,888
8
Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá
rộng rụng lá nghèo (RLN)
Cận dưới 51
m3
/ha
62,958 55,082 7,876
Cận trên
100 m3
/ha
123,441 107,997 15,444
9
Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá
rộng rụng lá nghèo kiệt
(RLK)
Cận dưới 10
m3
/ha
12,347 10,803 1,544
Cận trên 50
m3
/ha
61,727 54,005 7,722
10
Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá
rộng rụng lá phục hồi
(RLP)
Cận dưới 10
m3
/ha
12,347 10,803 1,544
Cận trên
100 m3
/ha
123,441 107,997 15,444
11
Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá
kim giàu (LKG)
Cận dưới
201 m3
/ha
248,122 217,080 31,042
Cận trên
500 m3
/ha
617,220 540,000 77,220
29
TT Trạng thái rừng Khung trữ
lượng
Chi phí khai
thác lâm sản
Chi phí khai
thác gỗ tròn
Chi phi khai
thác củi
Chi phí khai
thác tre nứa
(1) (2) (3) (4)=(5)+(6)+(7) (5) (6) (7)
12
Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá
kim trung bình (LKB)
Cận dưới
101 m3
/ha
124,678 109,080 15,598
Cận trên
200 m3
/ha
246,888 216,000 30,888
13
Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá
kim nghèo (LKN)
Cận dưới 51
m3
/ha
62,956 55,080 7,876
Cận trên
100 m3
/ha
123,444 108,000 15,444
14
Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá
kim nghèo kiệt (LKK)
Cận dưới 10
m3
/ha
12,344 10,800 1,544
Cận trên 50
m3
/ha
61,722 54,000 7,722
15
Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá
kim phục hồi (LKP)
Cận dưới 10
m3
/ha
12,344 10,800 1,544
Cận trên
100 m3
/ha
123,444 108,000 15,444
16
Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá
rộng lá kim giàu (RKG)
Cận dưới
201 m3
/ha
248,119 217,077 31,042
Cận trên
500 m3
/ha
617,217 539,997 77,220
17
Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá
rộng lá kim trung bình
(RKB)
Cận dưới
101 m3
/ha
124,680 109,082 15,598
Cận trên
200 m3
/ha
246,891 216,003 30,888
18
Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá
rộng lá kim nghèo (RKN)
Cận dưới 51
m3
/ha
62,956 55,080 7,876
Cận trên
100 m3
/ha
123,442 107,998 15,444
19
Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá
rộng lá kim nghèo kiệt
(RKK)
Cận dưới 10
m3
/ha
12,341 10,797 1,544
Cận trên 50
m3
/ha
61,723 54,001 7,722
20
Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá
rộng lá kim phục hồi
(RKP)
Cận dưới 10
m3
/ha
12,341 10,797 1,544
Cận trên
100 m3
/ha
123,442 107,998 15,444
21
Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá
rộng thường xanh nghèo
(TXDN)
Cận dưới 51
m3
/ha
62,954 55,078 7,876
Cận trên
100 m3
/ha
123,445 108,001 15,444
22
Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá
rộng thường xanh nghèo
kiệt (TXDK)
Cận dưới 10
m3
/ha
12,346 10,802 1,544
Cận trên 50
m3
/ha
61,719 53,997 7,722
23
Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá
rộng thường xanh phục hồi
(TXDP)
Cận dưới 10
m3
/ha
12,346 10,802 1,544
Cận trên
100 m3
/ha
123,445 108,001 15,444
30
TT Trạng thái rừng Khung trữ
lượng
Chi phí khai
thác lâm sản
Chi phí khai
thác gỗ tròn
Chi phi khai
thác củi
Chi phí khai
thác tre nứa
(1) (2) (3) (4)=(5)+(6)+(7) (5) (6) (7)
24
Rừng lồ ô tự nhiên núi đất
(LOO)
Cận dưới
500 cây/ha
2,500 2,500
Cận trên
8000 cây/ha
40,000 40,000
25
Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa
tự nhiên núi đất (HG1)
Cận dưới 51
m3
/ha, 500
cây/ha
63,457 55,081 7,876 0,500
Cận trên
100 m3
/ha,
2000 cây/ha
125,441 107,997 15,444 2,000
26
Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ
tự nhiên núi đất (HG2)
Cận dưới 10
m3
/ha, 2000
cây/ha
14,343 10,799 1,544 2,000
Cận trên 50
m3
/ha, 6000
cây/ha
67,721 53,999 7,722 6,000
27
Rừng hỗn giao tự nhiên núi
đá (HGD)
Cận dưới 10
m3
/ha, 500
cây/ha
12,848 10,804 1,544 0,500
Cận trên 50
m3
/ha, 6000
cây/ha
67,724 54,002 7,722 6,000
Khung giá trị trực tiếp bình quân của từng trạng thái rừng tự nhiên theo Bảng 5.
Bảng 5. Khung giá trị trực tiếp của rừng tự nhiên
Đvt: triệu đồng/ha
TT Trạng thái rừng Khung trữ lượng Giá trị
trực tiếp
Giá trị thu được từ
việc bán lâm sản
Chi phí khai
thác lâm sản
(1) (2) (3) (4)=(5)-(6) (5) (6)
1
Rừng gỗ tự nhiên núi
đất lá rộng thường xanh
giàu (TXG)
Cận dưới 201 m3
/ha
316,668 564,795 248,127
Cận trên 500 m3
/ha
787,695 1.404,915 617,220
2
Rừng gỗ tự nhiên núi
đất lá rộng thường xanh
trung bình (TXB)
Cận dưới 101 m3
/ha
159,110 283,790 124,680
Cận trên 200 m3
/ha
315,069 561,955 246,886
3
Rừng gỗ tự nhiên núi
đất lá rộng thường xanh
nghèo (TXN)
Cận dưới 51 m3
/ha
80,355 143,311 62,956
Cận trên 100 m3
/ha
157,548 280,998 123,450
4
Rừng gỗ tự nhiên núi
đất lá rộng thường xanh
nghèo kiệt (TXK)
Cận dưới 10 m3
/ha
15,745 28,083 12,338
Cận trên 50 m3
/ha
78,757 140,475 61,718
5
Rừng gỗ tự nhiên núi
đất lá rộng thường xanh
phục hồi (TXP)
Cận dưới 10 m3
/ha
15,745 28,083 12,338
Cận trên 100 m3
/ha
157,548 280,998 123,450
6
Rừng gỗ tự nhiên núi
đất lá rộng rụng lá giàu
(RLG)
Cận dưới 201 m3
/ha
787,209 1.035,332 248,123
Cận trên 500 m3
/ha
1.958,239 2.575,460 617,221
BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN_10454012092019
BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN_10454012092019
BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN_10454012092019
BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN_10454012092019
BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN_10454012092019

More Related Content

What's hot

Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...
Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...
Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ ...
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ ...BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ ...
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ ...nataliej4
 
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TRƯỢT LỞ ĐẤT ĐÁ TỶ LỆ...
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TRƯỢT LỞ ĐẤT ĐÁ TỶ LỆ...BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TRƯỢT LỞ ĐẤT ĐÁ TỶ LỆ...
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TRƯỢT LỞ ĐẤT ĐÁ TỶ LỆ...nataliej4
 
đề áN điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vù...
đề áN điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vù...đề áN điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vù...
đề áN điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vù...nataliej4
 
Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh
Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh
Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh nataliej4
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" quận 1, TPHCM 0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" quận 1, TPHCM 0918755356DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" quận 1, TPHCM 0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" quận 1, TPHCM 0918755356CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 

What's hot (17)

Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trườngLuận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
 
Luận văn: Quyền con người trong việc thu hồi đất ở Quảng Bình
Luận văn: Quyền con người trong việc thu hồi đất ở Quảng BìnhLuận văn: Quyền con người trong việc thu hồi đất ở Quảng Bình
Luận văn: Quyền con người trong việc thu hồi đất ở Quảng Bình
 
Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...
Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...
Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...
 
Pháp luật về bồi thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, HOT
Pháp luật về bồi thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, HOTPháp luật về bồi thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, HOT
Pháp luật về bồi thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, HOT
 
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
 
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Gia Lộc, Hải Dương, 9đ
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Gia Lộc, Hải Dương, 9đĐề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Gia Lộc, Hải Dương, 9đ
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Gia Lộc, Hải Dương, 9đ
 
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ ...
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ ...BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ ...
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ ...
 
Luận văn: Pháp luật về định giá đất khi nhà nước thu hồi đất, 9đ
Luận văn: Pháp luật về định giá đất khi nhà nước thu hồi đất, 9đLuận văn: Pháp luật về định giá đất khi nhà nước thu hồi đất, 9đ
Luận văn: Pháp luật về định giá đất khi nhà nước thu hồi đất, 9đ
 
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TRƯỢT LỞ ĐẤT ĐÁ TỶ LỆ...
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TRƯỢT LỞ ĐẤT ĐÁ TỶ LỆ...BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TRƯỢT LỞ ĐẤT ĐÁ TỶ LỆ...
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TRƯỢT LỞ ĐẤT ĐÁ TỶ LỆ...
 
đề áN điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vù...
đề áN điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vù...đề áN điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vù...
đề áN điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vù...
 
Đánh giá tác động môi trường Khách sạn đường Tôn Thất Đạm Quận 1, TPHCM 09187...
Đánh giá tác động môi trường Khách sạn đường Tôn Thất Đạm Quận 1, TPHCM 09187...Đánh giá tác động môi trường Khách sạn đường Tôn Thất Đạm Quận 1, TPHCM 09187...
Đánh giá tác động môi trường Khách sạn đường Tôn Thất Đạm Quận 1, TPHCM 09187...
 
Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh
Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh
Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất ở tại Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất ở tại Quảng Trị, 9đLuận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất ở tại Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất ở tại Quảng Trị, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOTLuận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
 
Đề tài: Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên P...
Đề tài: Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên P...Đề tài: Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên P...
Đề tài: Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên P...
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định, HOT
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" quận 1, TPHCM 0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" quận 1, TPHCM 0918755356DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" quận 1, TPHCM 0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" quận 1, TPHCM 0918755356
 

Similar to BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN_10454012092019

Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở Phân hiệu Đại...
Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở Phân hiệu Đại...Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở Phân hiệu Đại...
Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở Phân hiệu Đại...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phát triển liên kết kinh tế giữa nông dân với các chủ thể khác ở thành phố Đà...
Phát triển liên kết kinh tế giữa nông dân với các chủ thể khác ở thành phố Đà...Phát triển liên kết kinh tế giữa nông dân với các chủ thể khác ở thành phố Đà...
Phát triển liên kết kinh tế giữa nông dân với các chủ thể khác ở thành phố Đà...nataliej4
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nô...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nô...Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nô...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nô...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...
Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...
Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÁO CÁO TỔNG HỢPRÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI T...
BÁO CÁO TỔNG HỢPRÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI T...BÁO CÁO TỔNG HỢPRÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI T...
BÁO CÁO TỔNG HỢPRÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI T...nataliej4
 
Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp nông th...
Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp nông th...Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp nông th...
Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp nông th...jackjohn45
 
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...NuioKila
 
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN_10454012092019 (20)

Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực
Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cựcLuận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực
Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực
 
Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở Phân hiệu Đại...
Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở Phân hiệu Đại...Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở Phân hiệu Đại...
Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở Phân hiệu Đại...
 
Phát triển liên kết kinh tế giữa nông dân với các chủ thể khác ở thành phố Đà...
Phát triển liên kết kinh tế giữa nông dân với các chủ thể khác ở thành phố Đà...Phát triển liên kết kinh tế giữa nông dân với các chủ thể khác ở thành phố Đà...
Phát triển liên kết kinh tế giữa nông dân với các chủ thể khác ở thành phố Đà...
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...
 
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOTLuận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà Nội
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà NộiĐề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà Nội
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà Nội
 
Đề tài: Quản lý làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam, HAY
Đề tài: Quản lý làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam, HAYĐề tài: Quản lý làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam, HAY
Đề tài: Quản lý làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
 
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nô...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nô...Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nô...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nô...
 
Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...
Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...
Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
 
Đề tài: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường, HOTĐề tài: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường, HOT
 
Luận văn: Khai thác dịch vụ hệ sinh thái các vườn quốc gia, HAY
Luận văn: Khai thác dịch vụ hệ sinh thái các vườn quốc gia, HAYLuận văn: Khai thác dịch vụ hệ sinh thái các vườn quốc gia, HAY
Luận văn: Khai thác dịch vụ hệ sinh thái các vườn quốc gia, HAY
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, HOT
Luận văn:Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, HOTLuận văn:Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, HOT
Luận văn:Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, HOT
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng BìnhĐề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
 
BÁO CÁO TỔNG HỢPRÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI T...
BÁO CÁO TỔNG HỢPRÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI T...BÁO CÁO TỔNG HỢPRÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI T...
BÁO CÁO TỔNG HỢPRÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI T...
 
Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp nông th...
Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp nông th...Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp nông th...
Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp nông th...
 
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...
 
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
 
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
 

More from hieupham236

Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019hieupham236
 
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019hieupham236
 
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019hieupham236
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...hieupham236
 
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019hieupham236
 
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019hieupham236
 
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019hieupham236
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...hieupham236
 
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...hieupham236
 
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019hieupham236
 
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...hieupham236
 
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019hieupham236
 
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019hieupham236
 
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019hieupham236
 
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019hieupham236
 
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...hieupham236
 
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...hieupham236
 
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019hieupham236
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...hieupham236
 
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...hieupham236
 

More from hieupham236 (20)

Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
 
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
 
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
 
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
 
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
 
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
 
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
 
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
 
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
 
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
 
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
 
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
 
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
 
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
 
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
 
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
 
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
 

Recently uploaded

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 

BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN_10454012092019

  • 1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN Năm 2017 DỰ THẢO LẦN 2
  • 2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN PHÂN VIỆN ĐTQH RỪNG NAM BỘ CHI CỤC KIỂM LÂM SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT PHÂN VIỆN TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG PHỤ TRÁCH GIÁM ĐỐC Năm 2017
  • 3. i MỤC LỤC Trang DANH SÁCH CÁC BẢNG................................................................................................ iv MỘT SỐ KHÁI NIỆM .........................................................................................................1 PHẦN I. TỔNG QUÁT........................................................................................................3 1. Sự cần thiết phải thực hiện Dự án............................................................................3 2. Những căn cứ pháp lý và tài liệu tham khảo sử dụng..............................................4 2.1. Những văn bản cấp trung ương ...............................................................................4 2.2. Những văn bản cấp địa phương...............................................................................6 2.3. Các tài liệu tham khảo, sử dụng...............................................................................6 3. Khái quát về tài nguyên rừng...................................................................................7 PHẦN II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ............................9 1. Mục tiêu, yêu cầu.....................................................................................................9 1.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................................9 1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................9 2. Yêu cầu ....................................................................................................................9 3. Giới hạn của Dự án................................................................................................10 4. Nội dung thực hiện ................................................................................................10 5.1. Rà soát, thu thập kế thừa các tài liệu đã có............................................................10 5.2. Điều tra, thu thập số liệu để định giá rừng ............................................................11 5.3. Xác định giá rừng ..................................................................................................14 5.3.1. Giá rừng tổng quát của một lô rừng.......................................................................14 5.3.2. Xác định giá trị trực tiếp (V1)................................................................................14 5.3.3. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon (V2)...................................................16 5.3.3.1. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bình quân của gỗ ..............................17 5.3.3.2. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của tre nứa........................................19 5.3.4. Xác định giá trị kinh doanh cảnh quan (V3) ..........................................................19 5.3.4.1. Đối với các diện tích rừng đã có kinh doanh cảnh quan........................................19 5.3.4.2. Đối với các diện tích rừng chưa có kinh doanh cảnh quan....................................20 5.3.5. Xác định giá trị giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất (V4) ..................................20 5.3.6. Xác định giá trị bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm pháp luật...............22 5.3.7. Xác định giá cho thuê rừng....................................................................................23 5.3.8 Xác định giá quyền sử dụng rừng..........................................................................23
  • 4. ii 5.3.9 Xác định giá quyền sở hữu rừng trồng là rừng sản xuất........................................23 PHẦN III. KẾT QUẢ ĐỊNH GIÁ RỪNG .........................................................................24 1. Giá trị trực tiếp (V1)...............................................................................................24 1.1. Rừng tự nhiên ........................................................................................................24 1.2. Rừng trồng .............................................................................................................33 1.2.1. Rừng trồng dưới 5 năm..........................................................................................34 1.2.2. Rừng trồng từ năm thứ 5 trở lên ............................................................................36 2. Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon (V2)..................................................................39 2.1. Rừng tự nhiên ........................................................................................................39 2.2. Rừng trồng .............................................................................................................47 3. Giá trị kinh doanh cảnh quan (V3).........................................................................48 4. Giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất (V4)............................................................50 PHẦN IV. KẾT QUẢ CÁC LOẠI KHUNG GIÁ RỪNG.................................................52 1. Khung giá rừng ......................................................................................................52 2. Khung giá bồi thường thiệt hại bình quân đối với hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng .....................................................................................................60 3. Khung giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng .............................................68 3.1. Khung giá quyền sử dụng rừng đặc dụng..............................................................68 3.2. Khung giá quyền sử dụng rừng phòng hộ .............................................................71 3.3. Khung giá quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên.....................................74 3.4. Khung giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng ...........................................76 4. Khung giá cho thuê rừng .......................................................................................79 5. Hướng dẫn xác định giá rừng ................................................................................80 5.1. Giá rừng .................................................................................................................80 5.2. Giá trị bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng........................................................................................................................82 5.3. Giá quyền sử dụng rừng.........................................................................................84 5.4. Giá quyền sở hữu rừng trồng.................................................................................86 5.5. Giá cho thuê rừng ..................................................................................................87 PHẦN V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ...................................................................................89 1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...............................................................89 2. Trách nhiệm của Sở Tài chính...............................................................................89 3. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường....................................................89 4. Trách nhiệm của Cục Thuế tỉnh.............................................................................89
  • 5. iii 5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện.......................................................89 6. Nghĩa vụ về tài chính của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê rừng........................................................................................................................90 7. Điều kiện điều chỉnh giá các loại rừng ..................................................................90 PHẦN VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................91 1. Kết luận..................................................................................................................91 2. Kiến nghị................................................................................................................91
  • 6. iv DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 1. Tỷ lệ trữ lượng gỗ rừng tự nhiên theo nhóm gỗ....................................................24 Bảng 2. Đơn giá bán tối thiểu gỗ tròn rừng tự nhiên.........................................................25 Bảng 3. Khung giá trị lâm sản của rừng tự nhiên...............................................................25 Bảng 4. Khung chi phí khai thác của rừng tự nhiên ...........................................................28 Bảng 5. Khung giá trị trực tiếp của rừng tự nhiên..............................................................30 Bảng 8. Giá trị trực tiếp rừng trồng dưới 5 năm.................................................................35 Bảng 6. Đơn giá bán tối thiểu gỗ của các loài cây trồng rừng............................................36 Bảng 7. Khung giá trị trực tiếp của rừng trồng từ 5 tuổi trở lên.........................................37 Bảng 9. Lượng tăng sinh khối bình quân của các trạng thái rừng rừng tự nhiên ...............40 Bảng 10. Tổng lượng tăng trữ lượng các bon bình quân của các trạng thái rừng rừng tự nhiên.......................................................................................................................43 Bảng 11. Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bình quân các trạng thái rừng tự nhiên.........46 Bảng 12. Tổng lượng tăng sinh khối bình quân của các trạng thái rừng trồng từ năm thứ 5 trở lên.....................................................................................................................48 Bảng 13. Giá cho thuê rừng tại các khu vực dọc biển từ Thái An đến Bình Tiên do Vườn Quốc gia Núi Chúa quản lý giai đoạn 2010-2016 .................................................49 Bảng 14. Biểu xác định hệ số điều chỉnh giá trị kinh doanh cảnh quan.............................49 Bảng 15. Giá trị kinh doanh cảnh quan bình quân của các loại rừng.................................50 Bảng 16. Giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất bình quân của các trạng thái rừng...........50 Bảng 17. Khung giá rừng bình quân của các trạng thái rừng .............................................52 Bảng 18. Khung giá bồi thường thiệt hại bình quân đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng .......................................................................................60 Bảng 19. Khung giá quyền sử dụng rừng đặc dụng bình quân...........................................68 Bảng 20. Khung giá quyền sử dụng rừng phòng hộ bình quân ..........................................71 Bảng 21. Khung giá quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên bình quân .................74 Bảng 22. Khung giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trồng bình quân...............76 Bảng 23. Khung giá cho thuê rừng bình quân ....................................................................79
  • 7. 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM Theo Điều 3, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng, một số thuật ngữ trong Dự án này được hiểu như sau: Giá rừng là số tiền được tính trên một đơn vị diện tích rừng do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong quá trình giao dịch về quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. Giá quyền sử dụng rừng là giá trị mà chủ rừng có thể được hưởng từ rừng trong khoảng thời gian được giao, được thuê rừng tính bằng tiền trên một ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo Quy chế quản lý và sử dụng rừng do Nhà nước ban hành. Giá quyền sở hữu rừng trồng là giá trị mà chủ rừng có thể được hưởng từ rừng trong khoảng thời gian được giao, được thuê rừng tính bằng tiền trên một ha rừng sản xuất là rừng trồng theo Quy chế quản lý và sử dụng rừng do Nhà nước ban hành. Giá cho thuê quyền sử dụng rừng thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường là số tiền tính trên một ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên được hình thành từ kết quả giao dịch thực tế mang tính phổ biến trên thị trường giữa người cho thuê và người thuê trong điều kiện không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tăng hoặc giảm giá do đầu cơ, thay đổi quy hoạch, cho thuê trong tình trạng bị ép buộc, quan hệ huyết thống. Thu nhập thuần tuý từ rừng là số tiền mà chủ rừng thu được từ hoạt động khai thác lâm sản; kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học (nếu có) sau khi trừ chi phí đầu tư tạo rừng, thuế và các khoản chi phí hợp lý khác. Tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng là số tiền mà chủ rừng phải trả để được sử dụng rừng vào mục đích khai thác lâm sản; kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học (nếu có) theo Quy chế quản lý và sử dụng rừng do Nhà nước ban hành. Tiền bồi thường cho chủ rừng khi Nhà nước thu hồi rừng là số tiền mà Nhà nước phải trả cho chủ rừng tương xứng với các khoản thu nhập chủ rừng có thể được hưởng từ rừng trong khoảng thời gian được giao, được thuê còn lại từ khai thác lâm sản; kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học (nếu có) theo Quy chế quản lý và sử dụng rừng do Nhà nước ban hành. Tiền bồi thường thiệt hại đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng là số tiền mà người có hành vi vi phạm gây thiệt hại về rừng phải bồi thường cho Nhà nước, bao gồm giá trị về lâm sản và giá trị về môi trường của rừng bị thiệt hại. Giá trị về lâm sản (giá trị trực tiếp) là giá trị của toàn bộ gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ trên diện tích rừng bị phá. Giá trị về môi trường (giá trị gián tiếp) trong khuôn khổ của Dự án này, giá trị về môi trường của rừng được giới hạn trong các lợi ích về: Phòng hộ hạn chế xói mòn đất; Hấp thụ và lưu giữ các bon; Các hoạt động về kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học (nếu có).
  • 8. 2 Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) bao gồm những sản phẩm tái tạo được ngoài gỗ, củi và than gỗ, LSNG được lấy từ rừng, đất rừng hoặc từ những cây thân gỗ. Các phương pháp xác định giá rừng: theo Chương II, Nghị định số 48/2007/NĐ- CP hướng dẫn có 3 phương pháp đó là: (i) phương pháp thu nhập; (ii) phương pháp chi phí; (iii) phương pháp so sánh. Các phương pháp được định nghĩa cụ thể như sau: Phương pháp thu nhập là phương pháp xác định mức giá của một diện tích rừng cụ thể căn cứ thu nhập thuần tuý thu được từ rừng quy về thời điểm định giá với lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm của loại tiền VNĐ tại Ngân hàng Thương mại có mức lãi suất trung bình trên địa bàn ở thời điểm định giá. Phương pháp này được áp dụng để xác định giá quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất là rừng tự nhiên; giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. Điều kiện áp dụng: Khi có đủ thông tin để xác định được các khoản thu nhập thuần tuý mang lại cho chủ rừng từ diện tích rừng cần định giá. Phương pháp chi phí là phương pháp xác định mức giá của một diện tích rừng cụ thể căn cứ các khoản chi phí hợp lý đã đầu tư tạo rừng và lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm của loại tiền VNĐ tại Ngân hàng Thương mại có mức lãi suất cao nhất trên địa bàn ở thời điểm định giá. Phương pháp này được áp dụng để xác định giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. Điều kiện áp dụng: Khi có đủ thông tin để xác định được các khoản chi phí hợp lý đã đầu tư tạo rừng đối với diện tích rừng cần định giá tính từ thời điểm đầu tư đến thời điểm định giá. Phương pháp so sánh là phương pháp xác định mức giá của một diện tích rừng cụ thể thông qua việc phân tích các mức giá rừng thực tế đã chuyển nhượng quyền sở hữu rừng trồng, chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng rừng trên thị trường hoặc giá giao dịch về quyền sở hữu rừng trồng, quyền sử dụng rừng (giữa Nhà nước và chủ rừng) của diện tích rừng cùng loại, tương tự về trạng thái rừng,trữ lượng rừng; chất lượng lâm sản để so sánh với diện tích rừng cần định giá.
  • 9. 3 PHẦN I. TỔNG QUÁT 1. Sự cần thiết phải thực hiện Dự án Ninh Thuận là một tỉnh ven biển nằm ở cực Nam Trung Bộ, có nhiều dạng địa hình khác nhau như đồi núi, đồng bằng, cồn cát ven biển... Điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt, nóng, khô hạn và lượng mưa thấp nhất trong cả nước (trung bình 700 - 1.000 mm/năm), đất đai nghèo dưỡng chất, khả năng giữ nước kém. Nhiều khu vực trong tỉnh thuộc vùng khô hạn, bán khô hạn và đang phải đối mặt với nguy cơ sa mạc hoá rất cao. Những điều kiện tự nhiên bất lợi làm trầm trọng thêm các tác động tiêu cực của hạn hán vào mùa khô, thể hiện rõ ở đợt hạn hán khốc liệt kéo dài từ năm 2014 - 2015 gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế và ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dân trong tỉnh. Mùa mưa nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh thường xảy ra lũ lụt ở vùng núi và ngập lụt ở các vùng hạ lưu do địa hình dốc, chia cắt mạnh và khả năng giữ nước của đất kém (trận lũ 30/10 - 02/11/2010 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cả người và tài sản). Trong điều kiện tự nhiên như vậy, vai trò của rừng trong việc điều hoà nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn giảm thiểu tác hại của lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn tình trạng sa mạc hoá càng trở nên quan trọng. Do vậy, tỉnh luôn quan tâm bảo vệ và phát triển rừng. Hiện nay do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, diện tích rừng của mỗi quốc gia ngày càng thu hẹp. Việc bảo vệ phát triển rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên với mục đích sử dụng là rừng đặc dụng và phòng hộ đầu nguồn trở nên rất cần thiết. Mặt khác, du lịch sinh thái đang ngày càng phát triển trở thành nhu cầu tất yếu của xã hội. Việc bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ phát huy các giá trị của rừng cho du lịch sinh thái là nhu cầu cấp bách hiện nay nói chung và trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nói riêng. Năm 2004, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được ban hành đã quy định các nội dung liên quan đến giá rừng, tại các Điều 24, Điều 25, Điều 26 và Điều 35. Năm 2007, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 48/2007/NĐ-CP. Năm 2008, Bộ Nông nghiệp và PTNT với Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng. Đây là các cơ sở pháp lý cho việc định giá rừng ở tỉnh Ninh Thuận. Trong cơ chế thị trường, việc bảo vệ và phát triển rừng phải gắn với phát triển kinh tế xã hội. Tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chi trả dịch vụ môi trường rừng ngay sau khi Nghị định 99/2010/NĐ-CP được ban hành. Tuy vậy, định giá rừng vẫn chưa được thực hiện. Theo định hướng xã hội hóa nghề rừng, việc thu hút các thành phần kinh tế đầu tư bảo vệ phát triển rừng gắn với pháp triển kinh tế-xã hội là rất cần thiết. Để thực hiện chủ trương này, một trong các hoạt động trọng tâm là định giá rừng. Giá rừng là cơ sở để tính tiền sử dụng rừng khi Nhà nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng; tính giá quyền sử dụng rừng, giá quyền sở hữu rừng trồng khi Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng. Tính tiền thuê rừng khi Nhà nước cho thuê rừng không thông qua đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng. Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng; Tính giá trị vốn góp bằng quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng của Nhà nước tại doanh nghiệp; Tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng gây thiệt hại cho Nhà nước;
  • 10. 4 Tính các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Do vậy, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2016 – 2021, đã giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT chuẩn bị xây dựng nghị quyết về khung giá các loại rừng và giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Hoạt động này đã được ghi trong Kế hoạch số 554/KH-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc triển khai chuẩn bị nội dung các Nghị quyết trình tại các kỳ họp năm 2017. Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Thuận đã có tờ trình số 222/TTr-CCKL ngày 09 tháng 3 năm 2017 về việc xin chủ trương điều chỉnh nhiệm vụ xây dựng dự án và thời gian tham mưu các Nghị quyết của Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2017. Nhằm tăng cường cho công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng ngày càng tốt hơn nhất thiết phải xác định được giá các loại rừng làm căn cứ để trình cho cấp có thẩm quyền phê duyệt các kế hoạch về quản lý và sử dụng rừng như: - Tính tiền sử dụng rừng khi Nhà nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng; tính giá quyền sử dụng rừng, giá quyền sở hữu rừng trồng khi Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng theo quy định tại Điều 24 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004. - Tính tiền thuê rừng khi Nhà nước cho thuê rừng không thông qua đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004. - Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định tại Điều 26 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004. - Tính giá trị vốn góp bằng quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng của Nhà nước tại doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 35 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. - Tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng gây thiệt hại cho Nhà nước. - Tính các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn và cấp bách trên, UBND tỉnh Ninh Thuận đã giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Kiểm lâm) phối hợp với đơn vị tư vấn là Phân viện Điều tra, Quy hoạch rừng Nam bộ lập Dự án xây dựng khung giá các loại rừng và giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. 2. Những căn cứ pháp lý và tài liệu tham khảo sử dụng 2.1. Những văn bản cấp trung ương - Luật Giá ngày năm 2012; - Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; - Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng; - Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng; - Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chi trả dịch vụ môi trường rừng;
  • 11. 5 - Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng; - Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ; - Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý rừng sản xuất; - Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng; - Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao nâng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 - 2020; - Quyết định số 5399/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/12/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành Quy định thí điểm chia sẻ lợi ích từ REDD+ trong khuôn khổ thực hiện Chương trình UN – REDD Việt Nam giai đoạn II; - Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26/5/2008 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng; - Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng; - Thông tư số 87/2009/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên; - Thông tư 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ; - Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng; - Thông tư 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng; - Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/1/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản. - Thông tư 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. - Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản.
  • 12. 6 - Văn bản số 4233/BNN-TCLN ngày 21/12/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc thẩm định phương án Quản lý rừng bền vững của Công ty Lâm nghiệp Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. 2.2. Những văn bản cấp địa phương - Quyết định số 1288/2010/QĐ-UBND ngày 05/8/2010 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt giá thuê rừng tại Vườn Quốc gia Núi Chúa. - Quyết định số 244/QĐ-UBND ngày 02/10/2013 của UBND tỉnh Ninh Thuận về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. - Quyết định số 3076/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Ninh Thuận năm 2016. - Quyết định số 254/QĐ-UBND ngày 23/02/2017 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt danh mục tu sửa, nạo vét kênh mương và sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi đợt I năm 2017 trong hệ thống công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh quản lý. - Quyết định số 386/QĐ-UBND ngày 15/3/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt chi phí khai thác và giá bán gỗ tận dụng tại khu vực thực hiện dự án Nghiên cứu triển khai và đầu tư áp dụng công nghệ xanh phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch ít phát thải nhà kính trên địa bàn xã Phước Tiến huyện Bác Ái. - Quyết định số 183/QĐ-UBND ngày 09/6/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật và đơn giá cây giống để phục vụ các chương trình, dự án phát triển rừng năm 2017 trên địa bàn tỉnh. - Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 04/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành bảng giá hoa màu, cây trồng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. - Quyết định số 1484/QĐ-UBND ngày 28/7/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí lập Dự án xây dựng khung giá các loại rừng và giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. - Kế hoạch số 554/KH-UBND ngày 23/02/2017 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc triển khai chuẩn bị nội dung các Nghị quyết trình tại các kỳ họp năm 2017, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2016 – 2021. - Tờ trình số 222/TTr-CCKL ngày 09/3/2017 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Thuận về việc xin chủ trương điều chỉnh nhiệm vụ xây dựng dự án và thời gian tham mưu các Nghị quyết của Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2017. 2.3. Các tài liệu tham khảo, sử dụng - Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2016. - Tài liệu hướng dẫn Định giá rừng Việt Nam. - Đề án định giá rừng tỉnh Bình Thuận. - Đề án định giá rừng tỉnh Bình Phước. - Đề án định giá rừng tỉnh Kiên Giang.
  • 13. 7 - Đề án định giá rừng tỉnh Lâm Đồng. - Báo cáo, số liệu, bản đồ từ kết quả kiểm kê rừng tỉnh Ninh Thuận năm 2016, thuộc Dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016” theo Quyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ. - Dự án Quy hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011 – 2020. - Các kết quả điều tra, thống kê rừng của tỉnh Ninh Thuận thực hiện trong 2 năm gần đây. 3. Khái quát về tài nguyên rừng Theo báo cáo Kết quả kiểm kê rừng tỉnh Ninh Thuận (Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016) của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2016. Tài nguyên rừng tỉnh Ninh Thuận khái quát như sau: a. Về diện tích Diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn tỉnh là 202.484,5 ha, chiếm 60,3% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong quy hoạch 3 loại rừng là 197.884,8 ha và diện tích có rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 4.599,7 ha. Diện tích đất có rừng 142.079,6 ha, chiếm 70,2% diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh và chiếm 42,3% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tập trung nhiều nhất tại các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Thuận Nam. Tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh chưa tính rừng trồng chưa thành rừng và cây trồng phân tán là 42,3%. - Theo chức năng, mục đích sử dụng: Rừng đặc dụng của 2 Vườn Quốc gia Núi Chúa và Vườn Quốc gia Phước Bình là 41.811,6 ha, rừng phòng hộ 116.462,5 ha, rừng sản xuất 39.610,8 và ngoài 3 loại rừng 4.599,7 ha. - Theo chủ quản lý: Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Ninh Thuận thuộc lâm phần quản lý của 13 chủ rừng nhóm II, trong đó: Có 5 chủ rừng là các Ban quản lý rừng phòng hộ có diện tích lớn nhất 82.937,6 ha (chiếm 41,0%); 2 chủ rừng là các Ban quản lý rừng đặc dụng có diện tích 41.811,6 ha (chiếm 20,6%); 2 chủ rừng là các doanh nghiệp nhà nước có diện tích 55.688,6 ha (chiếm 27,5%); 2 chủ rừng là đơn vị lực lượng vũ trang có diện tích 616,2 ha (chiếm 0,3%); 1 doanh nghiệp tư nhân có diện tích 91,8 ha (chiếm 0,05%); 1 tổ chức khác có diện tích rất nhỏ 8,61 ha; còn lại do UBND xã quản lý 21.330,1 ha (chiếm 10,5%). - Theo loại đất loại rừng: + Rừng tự nhiên có diện tích 136.808,7 ha, chiếm tỷ lệ 67,6% diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh, phân bố tập trung trên địa bàn huyện Bác Ái, Ninh Sơn và Thuận Nam. Các trạng thái của rừng tự nhiên nhiều là rừng rụng lá phục hồi, rừng thường xanh phục hồi, rừng thường xanh trung bình và rừng rụng lá nghèo. + Rừng trồng có diện tích 7.310,2 ha (trong đó rừng trồng thành rừng là 5.127,7 ha và rừng trồng chưa thành rừng là 2.182,5 ha) phân bố trên địa bàn 6/7 huyện của tỉnh. Các loại rừng trồng chính gồm có: Keo, Neem, Trôm, Thông... + Diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là 60.404,9 ha chiếm 29,8% diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh, phân bố trên địa bàn 6/7 huyện của tỉnh. Tập trung nhiều ở huyện Bác Ái, Thuận Nam, Thuận bắc. Chủ yếu là rừng tự nhiên phục hồi từ đất trống có cây gỗ tái sinh trước đây.
  • 14. 8 b. Về các trạng thái rừng tự nhiên và rừng trồng Toàn tỉnh có 27 kiểu trạng thái rừng tự nhiên (tổng diện tích là 136.808,7 ha). - Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu (TXG); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình (TXB); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo (TXN); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh phục hồi (TXP); - Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá giàu (RLG); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá trung bình (RLB); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá nghèo (RLN); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá nghèo kiệt (RLK); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá phục hồi (RLP); - Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim giàu (LKG); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim trung bình (LKB); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim nghèo (LKN); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim nghèo kiệt (LKK); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim phục hồi (LKP); - Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim giàu (RKG); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim trung bình (RKB); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim nghèo (RKN); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim nghèo kiệt (RKK); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim phục hồi (RKP); - Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh nghèo (TXDN); Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXDK); Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh phục hồi (TXDP); - Rừng lồ ô tự nhiên núi đất (LOO); Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa tự nhiên núi đất (HG1); Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ tự nhiên núi đất (HG2) và Rừng hỗn giao tự nhiên núi đá (HGD). Những loài cây trồng Cũng theo kết quả kiểm kê rừng năm 2016, những loài cây trồng chính trên địa bàn đất lâm nghiệp của tỉnh là Điều (3.287,3 ha); Neem (1.702,5 ha); Keo (1.430,6 ha); Thông (290,2 ha); Trôm (261,9); Neem+Keo (222,5 ha); Cao su (132,9 ha); Bạch đàn (99,6 ha); Mít (91,0 ha); Phi lao (41,4 ha); Nhãn (29,5); Xà cừ (14,4 ha); Những loài cây có diện tích nhỏ dưới 10 ha là: Điều+Xoài (9,9 ha); Thanh thất (8,8 ha); Cóc hành (2,6 ha); Điều+Mít (1,7 ha); Keo+Bạch đàn (1,6 ha); Dừa (1,2 ha); Xoài (0,4 ha).
  • 15. 9 PHẦN II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 1. Mục tiêu, yêu cầu 1.1. Mục tiêu tổng quát Xác định giá trị các loại rừng phù hợp với điều kiện thực tiễn trên cơ sở khung pháp lý hiện hành của Nhà nước để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng thông qua các chương trình hoạt động như: giao rừng, cho thuê môi trường rừng, thu hồi rừng, góp vốn, chuyển nhượng, bồi thường thiệt hại rừng là cơ sở để đạt được mục tiêu quy hoạch phát triển và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. 1.2. Mục tiêu cụ thể a. Xác định giá quyền sử dụng rừng đặc dụng gồm giá trị kinh doanh cảnh quan, nghiên cứu khoa học, các giá trị dịch vụ khác của rừng như giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon, giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất. b. Xác định giá quyền sử dụng rừng phòng hộ gồm (i) giá trị trực tiếp (nếu có) là gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ; và (ii) giá trị gián tiếp là giá trị kinh doanh cảnh quan, nghiên cứu khoa học, các giá trị dịch vụ khác của rừng như giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon, giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất. c. Xác định giá quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm (i) giá trị trực tiếp (nếu có) là gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ; và (ii) giá trị gián tiếp là giá trị kinh doanh cảnh quan, nghiên cứu khoa học, các giá trị dịch vụ khác của rừng như giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon, giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất. d. Xác định giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là giá trị trực tiếp gồm gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ (nếu có). e. Đánh giá được giá trị sử dụng của từng khu rừng (giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp). f. Xây dựng khung giá của từng trạng thái rừng phân theo 3 loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất). g. Xây dựng khung giá cho thuê rừng của từng trạng thái rừng phân theo 3 loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất). h. Xây dựng khung giá bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng của từng trạng thái rừng phân theo 3 loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất). 2. Yêu cầu - Về phương pháp xác định giá các loại rừng thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định số 48/2007/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT- BNN-BTC về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng. - Mặt khác, lồng ghép giá trị bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối (trong Dự án này gọi là giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất) với
  • 16. 10 giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chi trả dịch vụ môi trường rừng. - Triệt để kế thừa các tài liệu điều tra kiểm kê rừng tỉnh Ninh Thuận năm 2016 để tiết kiệm thời gian và kinh phí trong quá trình định giá rừng. - Quy trình thực hiện dự án xây dựng giá rừng đảm bảo được tính pháp lý, tính khoa học và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. 3. Giới hạn của Dự án Trong khuôn khổ của Dự án chỉ tính giá trị của cây rừng và một số chức năng phòng hộ và bảo vệ cảnh quan của rừng. Việc tính toán các giá trị trực tiếp (gồm giá trị lâm sản và lâm sản ngoài gỗ) được dựa trên các văn bản, quy định hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Ninh Thuận và của các cơ quan có thẩm quyền. Các giá trị gián tiếp của rừng được xác định thông qua các mô hình toán học và kết quả nghiên cứu đã có, trong Dự án này không nhằm nghiên cứu các mô hình, phương trình tương quan mới. Đối với việc xác định giá rừng trồng: Chỉ giới hạn xác định giá của một số loài cây lâm nghiệp theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công thức trồng rừng và một số năm trồng đại diện phổ biến trên địa bàn tỉnh. Trong Dự án này không xác định giá của các loài cây trồng phi lâm nghiệp khác trên đất lâm nghiệp, do đây là những loài cây có giá trị kinh tế cao, giá trị bị ảnh hưởng nhiều bởi tác động của thị trường, giá cả không ổn định (như Nhãn, Xoài, Mít, Dừa...). Đối với giá trị gián tiếp của rừng được tính toán trong Dự án bao gồm: (i) giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất; (ii) giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon; (iii) giá trị kinh doanh cảnh quan. 4. Nội dung thực hiện a. Xác định giá trị kinh doanh cảnh quan b. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon, c. Xác định giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất. d. Xác định giá trị trực tiếp là gỗ, củi, e. Xác định giá trị lâm sản ngoài gỗ (lồ ô, tre, le...); f. Xây dựng cơ sở dữ liệu để tính giá trị tổng quát của từng trạng thái rừng g. Xây dựng khung giá của từng trạng thái rừng, khung giá quyền sử dụng rừng, tiền thuê rừng, tiền bồi thường thiệt hại đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng. 5. Phương pháp thực hiện 5.1. Rà soát, thu thập kế thừa các tài liệu đã có - Rà soát, thu thập các tài liệu (văn bản, báo cáo, số liệu, bản đồ…) có liên quan đến công tác định giá rừng. - Thu thập, kế thừa số liệu, báo cáo, bản đồ, diện tích rừng, số liệu thống kê diện tích; trữ lượng rừng theo các đơn vị hành chính (tỉnh, huyện, xã); theo các đơn vị chủ
  • 17. 11 rừng; theo 3 loại rừng (như bản đồ, số liệu từ kết quả kiểm kê rừng năm 2016, và kết quả quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh). - Bản đồ, số liệu các loại về: hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, quy hoạch ba loại rừng, nền địa hình, ranh giới các loại… - Số liệu về tài nguyên rừng (diện tích, trữ lượng, giá trị đa dạng sinh học, tăng trưởng của rừng, loài cây trồng rừng). 5.2. Điều tra, thu thập số liệu để định giá rừng a. Điều tra thu thập số liệu doanh thu và chi phí về kinh doanh cảnh quan + Đối với những diện tích rừng đã kinh doanh cảnh quan Đối tượng điều tra, nghiên cứu, thu thập tài liệu là các đơn vị quản lý rừng và các cơ sở quản lý sử dụng đất lâm nghiệp có kinh doanh cảnh quan rừng (tập trung chủ yếu là các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên). Điều tra, thu thập số liệu về doanh từ hoạt động kinh doanh cảnh quan (tiền bán vé của phần cảnh quan môi trường), nghỉ dưỡng, giải trí (nếu có); Doanh thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học (nếu có); Doanh thu từ các dịch vụ khác của rừng mà chủ rừng thu được (nếu có). Các thông tin cần thu thập số liệu về chi phí đối với hoạt động kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm: in vé, quảng cáo, nhân công, chi phí quản lý, trồng, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, bảo vệ rừng và duy tu bảo dưỡng công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh cảnh quan; chi phí đối với nghiên cứu khoa học (nếu có); thuế, phí và các chi phí hợp lý khác (nếu có). Các khoản chi phí trên được tính theo các quy định của Nhà nước, mức nhân công theo định mức hoặc theo thực tế đã bỏ ra, giá nhân công tính theo giá trị tại thời điểm định giá; các khoản chi phí nào không có quy định của Nhà nước hoặc theo giá thực tế tại thị trường địa phương tương ứng với khoảng thời gian trên (theo từng năm). Xác định lãi suất (tính bằng số thập phân) tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tại Ngân hàng thương mại có mức lãi suất trung bình trên địa bàn ở thời điểm định giá được tính bằng cách lấy trung bình của lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tại Ngân hàng thương mại có mức lãi suất cao nhất và Ngân hàng thương mại có mức lãi suất thấp nhất trên địa bàn ở thời điểm định giá. Số liệu điều tra thu thập trong 3 năm liền kề (từ năm 2014-2016). + Đối với những diện tích rừng chưa kinh doanh cảnh quan nhưng có tiềm năng kinh doanh cảnh quan Tham khảo và kế thừa quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 244/QĐ-UBND ngày 02/10/2013, theo đó đã dự kiến quy hoạch các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. Đối tượng điều tra, nghiên cứu, thu thập tài liệu là các đơn vị quản lý rừng và các cơ sở quản lý sử dụng đất lâm nghiệp chưa kinh doanh cảnh quan rừng (thuộc các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên). Để xác định giá cho thuê rừng cần thu thập số liệu về các tiêu chí sau:
  • 18. 12 Vị trí địa lý, địa hình, địa vật của khu rừng; Tài nguyên rừng, trạng thái rừng, chất lượng rừng; Công trình kết cấu hạ tầng gắn liền với mục đích bảo vệ, phát triển rừng đã được đầu tư; hệ số sử dụng đất để xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động kinh doanh cảnh quan; Điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, hệ thống giao thông, các di tích văn hoá, lịch sử và các điều kiện khác trong vùng có diện tích rừng cho thuê; Thu thập số liệu về giá đã cho thuê rừng vào mục đích kinh doanh cảnh quan, nghiên cứu khoa học ở những vùng có điều kiện tương tự. b. Điều tra thu thập số liệu về doanh thu và chi phí về gỗ củi, lâm sản phụ đối với các đơn vị có rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Việc xác định giá trị gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ (nếu có), cần điều tra thu thập các thông tin sau: - Trữ lượng gỗ, LSNG của rừng: kế thừa hệ thống các ô tiêu chuẩn được điều tra năm 2015-2016 thuộc dự án Điều tra, kiểm kê rừng để tính toán trữ lượng gỗ, LSNG, tỷ lệ % nhóm gỗ của các trạng thái rừng. - Tăng trưởng bình quân năm của rừng tính từ thời điểm định giá đến năm được khai thác theo quy trình. - Số năm cần để đạt được trữ lượng khai thác. - Cường độ được phép khai thác. - Trữ lượng, sản lượng gỗ, củi tại năm được khai thác theo quy trình. Việc xác định trữ lượng, sản lượng gỗ khai thác dựa trên lượng tăng trưởng bình quân năm của rừng hoặc trên cơ sở so sánh với một khu rừng tương tự trên địa bàn đã khai thác. - Giá các loại sản phẩm gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ trên thị trường tại bãi giao ở thời điểm định giá. - Doanh thu từ việc bán gỗ, củi (nếu có), lâm sản ngoài gỗ khai thác tại năm được khai thác theo quy trình (mức giá được tính ở thời điểm định giá tại bãi giao). - Chi phí hàng năm về khai thác, vận suất, vận chuyển gỗ, củi (nếu có), lâm sản ngoài gỗ đến bãi giao tính từ năm định giá đến năm kết thúc cho thuê/giao rừng. - Chi phí hàng năm bảo vệ; chăm sóc rừng (nếu có) tính từ năm định giá đến năm được khai thác theo quy trình. - Thuế, phí và các chi phí khác (nếu có). - Xác định lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Thu thập số liệu về chi phí hàng năm cho khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ, củi, lâm sản phụ đến bãi giao từ năm định giá đến năm khai thác. Giá các loại sản phẩm gỗ, củi, lâm sản phụ trên thị trường tại bãi giao ở thời điểm định giá.
  • 19. 13 Địa điểm điều tra, nghiên cứu, thu thập tài liệu là các đơn vị quản lý rừng rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên hoặc tại các cơ sở chế biến, thu mua trên địa bàn. c. Điều tra thu thập số liệu định giá rừng trồng Để xác định giá quyền sở hữu rừng trồng cần điều tra thu thập các số liệu sau: - Trữ lượng gỗ của rừng tại thời điểm định giá. - Tăng trưởng bình quân năm của rừng từ năm định giá đến năm khai thác theo tuổi thành thục công nghệ (sau đây gọi chung là tuổi khai thác). - Trữ lượng, sản lượng gỗ, củi tại tuổi khai thác. Việc xác định trữ lượng, sản lượng gỗ khai thác dựa trên lượng tăng trưởng bình quân năm của rừng hoặc trên cơ sở so sánh với một khu rừng tương tự trên địa bàn đã khai thác. - Giá các loại sản phẩm gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ trên thị trường tại bãi giao ở thời điểm định giá. - Doanh thu hàng năm từ việc bán gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ khai thác được tại tuổi khai thác (mức giá được tính ở thời điểm định giá tại bãi giao). - Chi phí hàng năm về khai thác, vận suất, vận chuyển gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ đến bãi giao tính từ năm định giá đến tuổi khai thác. - Chi phí hàng năm bảo vệ; chăm sóc rừng (nếu có) tính từ năm định giá đến tuổi khai thác. - Thuế, phí và các chi phí khác (nếu có). - Lãi suất tiền gửi tiết kiệm quy định. d. Điều tra thu thập số liệu để tính giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất Giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất, được xác định bởi các tổn thất tránh được do khả năng của rừng về chống xói mòn và do đó giảm sự bồi lắng các hồ chứa nước cho sản xuất thủy điện/thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của con người. Để tính giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất cần điều tra, thu thập các thông tin sau đây: - Bản đồ ranh giới phạm vi các lưu vực; bản đồ cấp độ dốc, đất, đai cao. - Số liệu về lượng mưa bình quân của các trạng khí tượng thủy văn liên quan đến địa bàn của tỉnh Ninh Thuận; - Bản đồ đất của tỉnh Ninh Thuận; - Bản đồ thảm thực vật của tỉnh Ninh Thuận; - Đơn giá nạo vét các hồ chứa tính bằng đồng/m3 - Định mức chi trả dịch vụ môi trường rừng. e. Điều tra thu thập số liệu để tính giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon Đối với rừng tự nhiên: Thu thập, tổng hợp các tài liệu để tính sinh khối của rừng. Bao gồm: sinh khối trên mặt; sinh khối ở dưới mặt đất; sinh khối cây mục, cây chết. Xác định trữ lượng các bon của rừng; xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng tính trung bình cho mỗi ha của từng trạng thái rừng tự nhiên.
  • 20. 14 Đối với rừng trồng: Tuỳ theo từng loài cây cụ thể để tính trữ lượng các bon trong sinh khối rừng trong ô tiêu chuẩn/1 ha dựa vào đường kính ngang ngực và tỷ trọng trung bình của gỗ theo các kết quả nghiên cứu đã có. 5.3. Xác định giá rừng 5.3.1. Giá rừng tổng quát của một lô rừng Giá rừng của một lô rừng cụ thể được xác định theo công thức (1). GR = S x V (1) Trong đó: GR: Giá rừng của lô rừng (triệu đồng) S: Diện tích của lô rừng (ha) V: Giá rừng bình quân (triệu đồng/ha) được xác định theo công thức (2) V = V1 + V2 + V3 + V4 (2) Trong đó: V1: Giá trị trực tiếp bình quân (triệu đồng/ha) V2: Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bình quân (triệu đồng/ha) V3: Giá trị kinh doanh cảnh quan bình quân (triệu đồng/ha) V4: Giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất bình quân (triệu đồng/ha) 5.3.2. Xác định giá trị trực tiếp (V1) a. Đối với rừng tự nhiên Áp dụng phương pháp thu nhập để xác định giá trị trực tiếp bình quân của rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh. Việc xác định giá trị trực tiếp bình quân của rừng tự nhiên được căn cứ vào trữ lượng gỗ cây đứng theo nhóm gỗ và trữ lượng tre nứa; quy định về giá tối thiểu gỗ, củi, tre nứa và các chi phí cần thiết. Do đó, giá trị trực tiếp bình quân của rừng tự nhiên được tính theo công thức (3). V1 = Vcp + Vtd + Vcu + Vtn (3) Trong đó: V1: Giá trị trực tiếp bình quân (triệu đồng/ha) Vcp: Giá trị gỗ chính phẩm bình quân (triệu đồng/ha) Vtd: Giá trị gỗ tận dụng bình quân (triệu đồng/ha) Vcu: Giá trị củi bình quân (triệu đồng/ha) Vtn: Giá trị tre nứa bình quân (triệu đồng/ha) Phương pháp tính cụ thể như sau: + Xác định sản lượng gỗ chính phẩm, gỗ tận dụng và củi
  • 21. 15 Căn cứ Điều 6 của Thông tư số 87/2009/BNNPTNT thì tỷ lệ lợi dụng gỗ thân (gỗ chính phẩm) tối thiểu là 55% và tỷ lệ lợi dụng gỗ cành, ngọn (gỗ tận dụng) tối thiểu là 5%, do đó: * Sản lượng gỗ chính phẩm bình quân được tính theo công thức (4). Mcp = 55% x Mcđ (4) * Sản lượng gỗ tận dụng bình quân được tính theo công thức (5). Mtd = 5% x Mcđ (5) * Sản lượng củi bình quân được tính theo công thức (6). Mcu = (Mcđ - Mcp – Mtd) x k (6) Trong đó: - Mcp: Sản lượng gỗ chính phẩm bình quân (m3 /ha) - Mtd: Sản lượng gỗ tận dụng bình quân (m3 /ha) - Mcđ: Trữ lượng gỗ cây đứng bình quân (m3 /ha) - Mcu: Sản lượng củi bình quân (ster/ha) - k: Hệ số quy đổi từ m3 sang ster (theo Điều 4 của Thông tư số 01/2012/TT- BNNPTNT thì k là 1,43). + Giá trị của gỗ chính phẩm và gỗ tận dụng Giá trị của gỗ chính phẩm và gỗ tận dụng được xác định sau khi lấy giá bán tối thiểu trừ đi chi phí thiết kế, khai thác, vận xuất, vận chuyển. Giá bán tối thiểu về gỗ chính phẩm và gỗ tận dụng phụ thuộc nhóm gỗ, do đó: * Giá bán gỗ chính phẩm bình quân được tính theo công thức (7). = ∑ (7) Trong đó:  Vcp: Giá bán gỗ chính phẩm bình quân (triệu đồng/ha)  Vcpi: Giá bán gỗ chính phẩm tối thiểu của nhóm gỗ i (triệu đồng/m3 )  Mcpi: Sản lượng gỗ chính phẩm bình quân của nhóm gỗ i (m3 /ha) * Giá bán gỗ tận dụng bình quân được tính theo công thức (8). = ∑ (8) Trong đó:  Vtd: Giá bán gỗ tận dụng bình quân (triệu đồng/ha)  Vtdi: Giá bán gỗ tận dụng tối thiểu của nhóm gỗ i (triệu đồng/m3 )  Mtđi: Sản lượng gỗ tận dụng bình quân của nhóm gỗ i (m3 /ha) + Giá trị của củi Đối với giá bán tối thiểu của củi được tính đồng giá với mọi loại củi thuộc các nhóm gỗ và kính thước khác nhau, giá trị bình quân của củi được tính theo công thức (9).
  • 22. 16 Vcu = (Mcu x Vcui) /1.000.000 (9) Trong đó: - Vcu: Giá trị bình quân của củi (triệu đồng/ha) - Mcu: Sản lượng củi bình quân (ster/ha) - Vcui: Giá bán tối thiểu của củi (đồng/ster). + Giá trị của tre nứa Giá trị bình quân của tre nứa được tính theo công thức (10). Vtn = (Mtn x Vtnua)/1.000.000 (10) Trong đó: - Vtn: Giá trị bình quân của tre nứa (triệu đồng/ha) - Mtn: Sản lượng tre nứa bình quân (cây/ha) - Vtnua: Giá bán tối thiểu của tre nứa (đồng/cây). + Các chi phí khai thác: bao gồm chi phí thiết kế, khai thác, vận xuất, vận chuyển lâm sản ra tới bãi gỗ. b. Đối với các loại rừng trồng Phương pháp thu nhập được dùng để xác định giá trị trực tiếp bình quân của các trạng thái rừng trồng từ năm thứ 5 trở lên căn cứ trữ lượng gỗ cây đứng; các quy định về giá tối thiểu gỗ, củi và các chi phí cần thiết. Phương pháp chi phí được dùng để xác định giá trị trực tiếp bình quân của các trạng thái rừng trồng dưới 5 năm. Giá trị trực tiếp bình quân của rừng trồng dưới 5 năm được tính bằng tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng bao gồm trồng rừng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng và các chi phí khác (nếu có) từ năm bắt đầu đầu tư tạo rừng đến năm định giá rừng. Các khoản chi phí này được tính theo các quy định hiện hành của Nhà nước, mức nhân công theo định mức hoặc theo thực tế đã bỏ ra, giá nhân công tính theo giá trị tại thời điểm định giá; khoản chi phí nào không có quy định của Nhà nước thì tính theo giá thực tế tại thị trường địa phương tương ứng với từng thời điểm. Giá trị trực tiếp bình quân của rừng trồng chưa có trữ lượng được tính theo công thức (11). = ∑ ( + ) (11) Trong đó: - là chi phí đã tạo rừng trong năm thứ i tính từ năm bắt đầu tạo rừng đến năm định giá (triệu đồng/ha); - i = 1 (năm bắt đầu tạo rừng), 2, 3, ... , a (năm định giá); - r là lãi suất tiền gửi tiết kiệm (tính bằng số thập phân) kỳ hạn 1 năm quy định tại Điểm b, Khoản 2, Mục I của Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC. 5.3.3. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon (V2) Giá trị về lưu giữ các bon là giá trị về các bon tăng thêm khi thực hiện các hoạt động bảo vệ, phục hồi rừng so với năm trước đó.
  • 23. 17 Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bình quân (V2) của các trạng thái rừng tự nhiên và rừng trồng được theo công thức (12). V2 = Vc + Vctnua (12) Trong đó: V2: Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bình quân (triệu đồng/ha) Vc: Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của gỗ bình quân (triệu đồng/ha) Vctnua: Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của tre nứa bình quân (triệu đồng/ha) 5.3.3.1. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bình quân của gỗ Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (viết tắt là FAO) và hướng dẫn định giá rừng, việc xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng được thực hiện theo phương pháp như sau: a. Xác định sinh khối của gỗ Sinh khối của gỗ (B) được tính toán dựa trên trữ lượng gỗ của rừng, phương pháp tính sinh khối của gỗ (tấn khô/ha) được xác định như sau: B = AGB + BGB + DWB (13) Trong đó:  AGB: sinh khối trên mặt đất (tấn khô/ha), được xác định theo công thức (14) AGB = Bs x BEF (14) Với Bs là sinh khối thân cây, được xác định theo công thức (15). Bs = M x d (15) Trong đó: M là trữ lượng gỗ của lâm phần (m3 /ha) d là tỷ trọng trung bình của gỗ. Đối với các trạng thái rừng tự nhiên lấy d là 0,550. Đối với các trạng thái rừng trồng thì xác định d của từng loài cây từ cơ sở dữ liệu tỷ trọng gỗ của thế giới 1 . Cụ thể như sau: - Đối với rừng gỗ trồng cây Bạch đàn thì d là 0,800. - Đối với rừng gỗ trồng cây Cao su thì d là 0,390. - Đối với rừng gỗ trồng cây Cóc hành thì d là 0,620. - Đối với rừng gỗ trồng cây Đâng thì d là 0,840. - Đối với rừng gỗ trồng cây Điều thì d là 0,468. - Đối với rừng gỗ trồng cây Keo thì d là 0,680. - Đối với rừng gỗ trồng cây Lim thì d là 0,565. - Đối với rừng gỗ trồng cây Mắm thì d là 0,605. - Đối với rừng gỗ trồng cây Neem thì lấy d là 0,620. - Đối với rừng gỗ trồng hỗn giao Neem và Keo thì lấy d là 0,650. 1 Nguồn tham khảo tại website http://datadryad.org/repo/handle/10255/dryad.235
  • 24. 18 - Đối với rừng gỗ trồng cây Phi lao thì d là 0,804. - Đối với rừng gỗ trồng cây Thanh thất thì d là 0,305. - Đối với rừng gỗ trồng cây Thông thì d là 0,466. - Đối với rừng gỗ trồng cây Trôm thì d là 0,448. - Đối với rừng gỗ trồng cây Xà cừ thì lấy d là 0,520. BEF là hệ số chuyển đổi sinh khối Hệ số BEF được xác định theo khuyến nghị của FAO2 , cụ thể như sau: - Đối với các trạng thái rừng có cây gỗ lá rộng thì BEF = EXP[3,213-0,506 x LN (Bs)] với Bs < 190 tấn khô/ha hay BEF = 1,74 với Bs ≥ 190 tấn khô/ha - Đối với các trạng rừng chỉ có cây gỗ lá kim thì BEF là 1,3.  BGB: sinh khối dưới mặt đất (tấn khô/ha), được xác định theo công thức (16) BGB = 0,265 x AGB (16)  DWB: sinh khối cây mục, cây chết (tấn khô/ha) và được xác định theo công thức (17). DWB = (AGB + BGB) x 0,11 (17) b. Xác định trữ lượng các bon của gỗ Trữ lượng các bon của gỗ (tấn CO2e/ha), được xác định bởi công thức (18). Mc = CLB + CDWB (18) Trong đó: + CLB là các bon trong sinh khối cây sống (tấn CO2e/ha), được xác định theo công thức (19). CLB = (AGB +BGB) x 0,5 x 3,67 (19) + CDWB là các bon trong cây mục, cây chết (tấn CO2e/ha) và được xác định theo công thức (20). CDWB = DWB x 0,5 x 3,67 (20) c. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của gỗ Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của gỗ được tính bằng công thức (21). Vc = Mc x Pc (21) Trong đó: + Vc là giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của gỗ (triệu đồng/ha) + Mc là trữ lượng các bon trong sinh khối gỗ (tấn CO2e/ha) 2 Nguồn tham khảo tại website: http://www.fao.org/docrep/W4095E/w4095e06.htm#3.1.3biomass expansion factor (bef)).
  • 25. 19 + Pc là giá bán tín chỉ các bon trên thị trường (triệu đồng/tấn CO2e) 5.3.3.2. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của tre nứa a. Xác định sinh khối của tre nứa Sinh khối của tre nứa được tính toán dựa trên mật độ và đường kính bình quân của tre nứa. Sử dụng phương trình tương quan theo kết quả nghiên cứu của Phạm Gia Lâm (2013) để tính sinh khối của tre nứa (tấn khô/ha) và được xác định theo công thức (22). = ( , , , )/1.000 (22) Trong đó: + SKtnua là sinh khối của tre nứa (tấn khô/ha) + N là mật độ bình quân của tre nứa (cây/ha) + D1,3 là đường kính bình quân của tre nứa (cm). Lấy bình quân là 5 cm. b. Xác định trữ lượng các bon của tre nứa Trữ lượng các bon của tre nứa được tính toán dựa trên mật độ và đường kính bình quân của tre nứa. Sử dụng phương trình tương quan theo kết quả nghiên cứu của Phạm Gia Lâm (2013) để tính trữ lượng các bon của tre nứa (tấn CO2e /ha) và được xác định theo công thức (23). = , , , (23) Trong đó: + Mtnua là trữ lượng các bon của tre nứa (tấn CO2e/ha) + N là mật độ bình quân của tre nứa (cây/ha) + D1,3 là đường kính bình quân của tre nứa (cm). Lấy bình quân là 5 cm. c. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của tre nứa Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của tre nứa được tính bằng công thức (24) Vtnua = Mtnua x Pc (24) Trong đó: + Vtnua là giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của tre nứa tính bằng triệu đồng/ha + Mtnua là trữ lượng các bon trong sinh khối tre nứa tính bằng tấn CO2e/ha + Pc là giá bán tín chỉ các bon trên thị trường tính bằng triệu đồng/tấn CO2e 5.3.4. Xác định giá trị kinh doanh cảnh quan (V3) 5.3.4.1. Đối với các diện tích rừng đã có kinh doanh cảnh quan Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, hiện nay diện tích rừng đã có kinh doanh cảnh quan thuộc sự quản lý của Vườn Quốc gia Núi Chúa. Do đó, Dự án đã vận dụng giá thuê rừng bình quân tại các khu vực dọc biển từ Thái An đến Bình Tiên do Vườn Quốc gia Núi Chúa quản lý theo Quyết định số 1288/2010/QĐ-UBND ngày 05/8/2010 của UBND tỉnh Ninh Thuận.
  • 26. 20 Sau đó quy đổi về thời điểm định giá dựa vào chỉ số lạm phát hàng năm từ năm 2011 đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Cục thống kê cung cấp. 5.3.4.2. Đối với các diện tích rừng chưa có kinh doanh cảnh quan Vận dụng, kham khảo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 244/QĐ-UBND ngày 02/10/2013, theo đó đã xác định được các vị trí, dự án du lịch sinh thái cảnh quan có tiềm năng. Đây là những khu vực sẽ được ưu tiên và khi xác định giá trị về cảnh quan. Vận dụng một số tiêu chí tại Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC để xây dựng bảng hệ số điều chỉnh xác định giá trị cảnh quan đối với các diện tích rừng còn lại trên địa bàn tỉnh. Dự án căn cứ vào vị trí địa lý, chia ra làm 3 vùng: Vùng ven biển; Vùng trung du ở nội địa và Vùng núi ở nội địa. 5.3.5. Xác định giá trị giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất (V4) Giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất (V4) được xác định thông qua các chi phí nạo vét đối với lượng đất xói mòn tránh được do rừng được duy trì và bảo vệ, được tính toán theo công thức (26). V4 = A x N (26) Trong đó: + V4 là giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất (triệu đồng/ha/năm); + N là đơn giá nạo vét các hồ chứa (triệu đồng/m3 ); + A là lượng đất xói mòn tránh được do rừng được duy trì, bảo vệ một ha rừng (m3 /ha/năm). A được xác định thông qua ứng dụng mô hình toán USLE và công nghệ GIS để tính toán thông qua công thức (27). A = (A2 – A1) x 1,05 (27) Trong đó: + 1,05 là hệ số chuyển đổi từ tấn sang m3 . + A1 là tổng lượng đất xói mòn xác định theo hiện trạng rừng tại thời điểm đánh giá; là xói mòn đất tiềm năng có thêm sự tham gia hạn chế xói mòn đất của thảm thực vật. Ngoài chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, thảm thực vật rừng có ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến hạn chế xói mòn đất theo hướng tích cực. Đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu khẳng định vai trò to lớn của thảm thực vật rừng trong việc hạn chế xói mòn đất, điều tiết dòng chảy. Tuỳ từng trạng thái rừng khác nhau mà khả năng hạn chế xói mòn đất cũng khác nhau, trong Dự án này gọi là xói mòn thực tế (tấn/ha/năm); được xác định theo công thức (28). A1 = R x K x L x S x C x P (28) + A2 là tổng lượng đất xói mòn nếu toàn bộ diện tích rừng bị phá (thành đất trống cây bụi) hoặc chuyển sang canh tác nương rẫy; là khả năng xói mòn đất phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, mức độ xói mòn đất tiềm năng của từng vị trí trên thực địa không đồng nhất, phụ thuộc vào những yếu tố quyết định đến xói mòn đất, trong đó quan trọng nhất là
  • 27. 21 độ dốc, độ cao, đất và chế độ mưa, trong Dự án này gọi là xói mòn đất tiềm năng (tấn/ha/năm); được xác định theo công thức (29). A2 = R x K x L x S (29) Trong đó: R là nhân tố xói mòn của mưa và dòng chảy (Rainfall and Run off Erosivity). Nó đặc trưng cho sự tác động của mưa đến quá trình xói mòn đất, đây là thước đo sức mạnh xói mòn của mưa và sức chảy tràn trên bề mặt đất. Việc xác lập công thức tính toán nhân tố R phụ thuộc vào từng khu vực nhất định do mỗi khu vực có sự khác nhau về lượng mưa, sự phân bố, tính chất mưa, cường độ mưa… Bản đồ nhân tố mưa của tỉnh Ninh Thuận được tính toán theo lượng mưa trung bình hằng năm và công thức tính R thông qua lượng mưa trung bình hàng năm P của Nguyễn Trọng Hà (1996) theo công thức (30). R = 0,548257 x P – 59,9 (30) Tiến trình xây dựng bản đồ nhân tố mưa (R) như sau: K là nhân tố xói mòn của đất (Soil Erodibility), là thước đo độ xói mòn đất trong điều kiện tiêu chuẩn trên một đơn vị thửa đất có chiều dài là 22,13 m có độ dốc 9% (50 ), có cách làm đất canh tác giống nhau. Yếu tố K thể hiện cả sự nhạy cảm ở xói mòn đất do mưa và dòng chảy bề mặt, khi đo đạc dưới điều kiện đơn vị thửa đất chuẩn. Những tính chất đất chính ảnh hưởng tới nhân tố K là: Sa cấu đất, chất hữu cơ, cấu trúc và độ thấm của phẫu diện đất. L là nhân tố chiều dài sườn dốc, thể hiện sự tác động của chiều dài sườn đến sự xói mòn đất. Nó là tỷ số giữa sự mất đất ở những loại đất giống nhau có độ dốc giống nhau có chiều dài sườn khác nhau so với chiều dài sườn của ô đất chuẩn (22,13 m). Chiều dài sườn là khoảng cách từ đường phân thủy ở đỉnh dốc đến nơi vận tốc dòng chảy chậm lại và vật chất bị trầm tích. S là độ dốc của sườn, thể hiện sự ảnh hưởng của độ dốc đối với xói mòn đất. Sự mất đất tăng lên nhanh chóng khi độ dốc tăng hơn là tăng chiều dài sườn. Nó là tỷ lệ của sự mất đất từ độ dốc thực tế đối với độ dốc tiêu chuẩn (9%) dưới những điều kiện khác Số liệu lượng mưa hằng năm Raster hóa và nội suy Bản đồ lượng mưa trung bình năm Tính toán theo công thức Bản đồ nhân tố mưa R
  • 28. 22 đồng nhất, sự liên hệ của sự mất đất đối với độ dốc bị ảnh hưởng bởi mật độ che phủ thực vật và kích thước hạt đất. L và S là 2 yếu tố được xét chung khi xét đến sự ảnh hưởng đối với xói mòn. Hệ số L và S được tính toán theo công thức (31) của Bruch (1986) trên cơ sở ứng dụng mô hình DEM và ArcGis. LS = (([Flow Accumulation] x Cellsize/22,13)n x ((sin([Slope]) x 0,01745)/0,0896)1,3 (31) Trong đó: + Flow Accumulation: Giá trị dòng chảy tích lũy + Cellsize: Giá trị pixel của DEM + Slope: Độ dốc C là hệ số lớp phủ bề mặt; là hệ số đặc trưng cho mức độ hạn chế xói mòn của lớp phủ thực vật, biện pháp quản lý lớp phủ, biện pháp làm đất, sinh khối đất… Về mặt cơ chế, lớp phủ có 2 chức năng chính là làm giảm động năng của hạt mưa khi rơi xuống mặt đất và giúp giữ hạt đất không bị các dòng chảy tràn trên bề mặt cuốn trôi. Bản đồ hệ số C được tính toán trên cơ sở bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp. P là yếu tố phản ánh sự tác động của những hoạt động bảo vệ đất đối với tỷ lệ xói mòn hàng năm. Yếu tố P chính là hoạt động canh tác của con người qua quá trình kiểm soát xói mòn, thường P = 1. 5.3.6. Xác định giá trị bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm pháp luật Giá trị bồi thường thiệt hại đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt về rừng được xác định theo công thức (32). T = S x Tbq (32) Trong đó: T: Giá trị bồi thường thiệt hại đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt về rừng (triệu đồng) S: Diện tích rừng bị gây thiệt hại (ha) Tbq: Giá trị bồi thường thiệt hại bình quân đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt về rừng (triệu đồng/ha) với Tbq được xác định theo công thức (33). Tbq = V1 x (1 + K) (33) Trong đó: V1: Giá trị trực tiếp bình quân từ giá sản phẩm gỗ, củi, tre nứa (triệu đồng/ha) K: là hệ số được xác định theo Mục III, Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN- BTC ngày 26/5/2008 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng như sau: + Đối với rừng đặc dụng, hệ số K là 5 + Đối với rừng phòng hộ, hệ số K là 4 + Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên, hệ số K là 3
  • 29. 23 + Đối với rừng sản xuất là rừng trồng, hệ số K là 2 5.3.7. Xác định giá cho thuê rừng Giá cho thuê rừng của một lô rừng tại một thời điểm cụ thể, Dự án đề xuất tính toán theo công thức (34). R = S x Rbq x t (34) Trong đó: R: Giá cho thuê rừng trong thời gian t năm (triệu đồng) S: Diện tích rừng cho thuê (ha) t: Thời gian cho thuê (năm) Rbq: Giá cho thuê rừng bình quân (triệu đồng/ha/năm). 5.3.8 Xác định giá quyền sử dụng rừng Giá quyền sử dụng rừng phản ánh lợi ích về sử dụng lâm sản và các lợi ích tối thiểu về dịch vụ môi trường từ rừng mang lại. Căn cứ mục đích sử dụng rừng, trạng thái rừng, trữ lượng, chất lượng lâm sản và các chức năng sinh thái của rừng tại thời điểm định giá. Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng; chế độ quản lý và sử dụng của từng loại rừng; tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do Nhà nước ban hành. Giá quyền sử dụng rừng của một lô rừng, được xác định theo công thức (35). G = S x t x Gbq (35) Trong đó: G: Giá quyền sử dụng rừng (triệu đồng) S: Diện tích của lô rừng (ha) t: Thời gian được giao, được thuê (năm) Gbq: Giá quyền sử dụng rừng bình quân (triệu đồng/ha/năm) 5.3.9 Xác định giá quyền sở hữu rừng trồng là rừng sản xuất Giá quyền sở hữu rừng trồng phản ánh lợi ích về sử dụng lâm sản. Căn cứ mục đích sử dụng rừng, trạng thái rừng, trữ lượng, chất lượng lâm sản và các chức năng sinh thái của rừng tại thời điểm định giá. Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng; chế độ quản lý và sử dụng của từng loại rừng; tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do Nhà nước ban hành. Giá quyền sở hữu rừng trồng là rừng sản xuất của một lô rừng, được xác định theo công thức (36). W = S x Wbq (36) Trong đó: W: Giá quyền sở hữu rừng trồng (triệu đồng) S: Diện tích của lô rừng (ha) Wbq: Giá quyền sở hữu rừng trồng bình quân (triệu đồng/ha)
  • 30. 24 PHẦN III. KẾT QUẢ ĐỊNH GIÁ RỪNG 1. Giá trị trực tiếp (V1) Giá trị trực tiếp bình quân là giá trị thu được từ việc bán lâm sản sau khi trừ các chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển và các chi phí hợp lý khác. Sau khi tìm hiểu về đơn giá trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Dự án đã vận dụng đơn giá dựa trên Quyết định số 386/QĐ-UBND ngày 15/3/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt chi phí khai thác và giá bán gỗ tận dụng tại khu vực thực hiện dự án Nghiên cứu triển khai và đầu tư áp dụng công nghệ xanh phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch ít phát thải nhà kính trên địa bàn xã Phước Tiến, huyện Bác Ái; các Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác, tận thu gỗ rừng tự nhiên kế hoạch năm 2011, 2012, 2013; các Biên bản định giá tài sản của Hội đồng định giá tài sản Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Thuận năm 2014, 2015, 2016, 2017; kết hợp với khảo sát thu thập giá thị trường tại thời điểm xây dựng khung giá rừng. 1.1. Rừng tự nhiên 1.1.1. Tỷ lệ trữ lượng gỗ của rừng tự nhiên theo nhóm gỗ Từ số liệu điều tra các ô tiêu chuẩn thuộc Dự án Kiểm kê rừng năm 2016 tỷ lệ trữ lượng gỗ của từng kiểu rừng tự nhiên phân theo nhóm gỗ (8 nhóm theo quy định của ngành lâm nghiệp) được tổng hợp như Bảng 1. Bảng 1. Tỷ lệ trữ lượng gỗ rừng tự nhiên theo nhóm gỗ Đvt: % TT Kiểu rừng Nhóm gỗ I II III IV V VI VII VIII (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) 1 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh 7,17 5,24 9,05 2,64 29,06 7,56 9,38 29,90 2 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá 33,65 5,46 4,42 11,10 26,66 1,94 0,91 15,85 3 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim 100,0 4 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim 3,15 1,47 0,66 76,48 7,44 1,85 4,17 4,79 5 Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh 4,44 4,73 0,35 0,32 19,57 9,92 5,85 54,82 6 Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa tự nhiên núi đất 0,73 8,99 11,66 2,62 30,46 4,92 6,86 33,76 7 Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ tự nhiên núi đất 1,53 10,42 2,88 0,37 29,27 13,85 7,00 34,67 8 Rừng hỗn giao tự nhiên núi đá 4,56 7,98 4,10 25,78 5,01 4,96 47,61 1.1.2. Giá trị trực tiếp bình quân của rừng tự nhiên Đơn giá bán tối thiểu của củi rừng tự nhiên là 350.000 đồng/ster, đơn giá bán tối thiểu của lồ ô, tre bình quân là 7.000 đồng/cây; đơn giá bán tối thiểu của le bình quân là 2.000 đồng/cây và đơn giá bán tối thiểu gỗ tròn rừng tự nhiên được thể hiện như Bảng 2.
  • 31. 25 Bảng 2. Đơn giá bán tối thiểu gỗ tròn rừng tự nhiên Đvt: đồng/m3 TT Nhóm gỗ Phân loại Gỗ chính phẩm Gỗ tận dụng (1) (2) (3) (4) 1 Nhóm I 17.500.000 14.000.000 2 Nhóm II 10.600.000 8.500.000 3 Nhóm III 6.000.000 4.800.000 4 Nhóm IV 4.000.000 3.200.000 5 Nhóm V 2.900.000 2.300.000 6 Nhóm VI 2.900.000 2.300.000 7 Nhóm VII 2.300.000 1.800.000 8 Nhóm VIII 2.300.000 1.800.000 Giá trị thu được từ việc bán lâm sản rừng tự nhiên tính trên một ha như Bảng 3. Bảng 3. Khung giá trị lâm sản của rừng tự nhiên Đvt: triệu đồng/ha TT Trạng thái rừng Khung trữ lượng Giá trị lâm sản Giá trị gỗ tròn chính phẩm Giá trị gỗ tròn tận dụng Giá trị củi Giá trị tre nứa (1) (2) (3) (4)=(5)+(6 )+(7)+(8) (5) (6) (7) (8) 1 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu (TXG) Cận dưới 201 m3 /ha 564,795 489,194 35,361 40,240 Cận trên 500 m3 /ha 1.404,915 1.216,868 87,947 100,100 2 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình (TXB) Cận dưới 101 m3 /ha 283,790 245,803 17,767 20,220 Cận trên 200 m3 /ha 561,955 486,741 35,174 40,040 3 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo (TXN) Cận dưới 51 m3 /ha 143,311 124,127 8,974 10,210 Cận trên 100 m3 /ha 280,998 243,383 17,595 20,020 4 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK) Cận dưới 10 m3 /ha 28,083 24,324 1,757 2,002 Cận trên 50 m3 /ha 140,475 121,676 8,789 10,010 5 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh phục hồi (TXP) Cận dưới 10 m3 /ha 28,083 24,324 1,757 2,002 Cận trên 100 m3 /ha 280,998 243,383 17,595 20,020
  • 32. 26 TT Trạng thái rừng Khung trữ lượng Giá trị lâm sản Giá trị gỗ tròn chính phẩm Giá trị gỗ tròn tận dụng Giá trị củi Giá trị tre nứa (1) (2) (3) (4)=(5)+(6 )+(7)+(8) (5) (6) (7) (8) 6 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá giàu (RLG) Cận dưới 201 m3 /ha 1.035,332 927,731 67,361 40,240 Cận trên 500 m3 /ha 2.575,460 2.307,805 167,555 100,100 7 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá trung bình (RLB) Cận dưới 101 m3 /ha 520,229 466,164 33,845 20,220 Cận trên 200 m3 /ha 1.030,173 923,113 67,020 40,040 8 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá nghèo (RLN) Cận dưới 51 m3 /ha 262,702 235,403 17,089 10,210 Cận trên 100 m3 /ha 515,074 461,551 33,503 20,020 9 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá nghèo kiệt (RLK) Cận dưới 10 m3 /ha 51,509 46,160 3,347 2,002 Cận trên 50 m3 /ha 257,563 230,790 16,763 10,010 10 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá phục hồi (RLP) Cận dưới 10 m3 /ha 51,509 46,160 3,347 2,002 Cận trên 100 m3 /ha 515,074 461,551 33,503 20,020 11 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim giàu (LKG) Cận dưới 201 m3 /ha 514,600 442,200 32,160 40,240 Cận trên 500 m3 /ha 1.280,100 1.100,000 80,000 100,100 12 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim trung bình (LKB) Cận dưới 101 m3 /ha 258,580 222,200 16,160 20,220 Cận trên 200 m3 /ha 512,040 440,000 32,000 40,040 13 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim nghèo (LKN) Cận dưới 51 m3 /ha 130,570 112,200 8,160 10,210 Cận trên 100 m3 /ha 256,020 220,000 16,000 20,020 14 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim nghèo kiệt (LKK) Cận dưới 10 m3 /ha 25,602 22,000 1,600 2,002 Cận trên 50 m3 /ha 128,010 110,000 8,000 10,010 15 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim phục hồi (LKP) Cận dưới 10 m3 /ha 25,602 22,000 1,600 2,002 Cận trên 100 m3 /ha 256,020 220,000 16,000 20,020 16 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim giàu (RKG) Cận dưới 201 m3 /ha 547,775 473,181 34,354 40,240 Cận trên 500 m3 /ha 1.362,628 1.177,058 85,470 100,100 17 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim trung bình (RKB) Cận dưới 101 m3 /ha 275,248 237,760 17,268 20,220 Cận trên 200 m3 /ha 545,056 470,815 34,201 40,040
  • 33. 27 TT Trạng thái rừng Khung trữ lượng Giá trị lâm sản Giá trị gỗ tròn chính phẩm Giá trị gỗ tròn tận dụng Giá trị củi Giá trị tre nứa (1) (2) (3) (4)=(5)+(6 )+(7)+(8) (5) (6) (7) (8) 18 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim nghèo (RKN) Cận dưới 51 m3 /ha 138,979 120,056 8,713 10,210 Cận trên 100 m3 /ha 272,513 235,403 17,090 20,020 19 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim nghèo kiệt (RKK) Cận dưới 10 m3 /ha 27,252 23,543 1,707 2,002 Cận trên 50 m3 /ha 136,270 117,702 8,558 10,010 20 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim phục hồi (RKP) Cận dưới 10 m3 /ha 27,252 23,543 1,707 2,002 Cận trên 100 m3 /ha 272,513 235,403 17,090 20,020 21 Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh nghèo (TXDN) Cận dưới 51 m3 /ha 117,323 99,919 7,194 10,210 Cận trên 100 m3 /ha 230,066 195,948 14,098 20,020 22 Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXDK) Cận dưới 10 m3 /ha 23,006 19,591 1,413 2,002 Cận trên 50 m3 /ha 115,026 97,966 7,050 10,010 23 Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh phục hồi (TXDP) Cận dưới 10 m3 /ha 23,006 19,591 1,413 2,002 Cận trên 100 m3 /ha 230,066 195,948 14,098 20,020 24 Rừng lồ ô tự nhiên núi đất (LOO) Cận dưới 500 cây/ha 3,500 3,500 Cận trên 8000 cây/ha 56,000 56,000 25 Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa tự nhiên núi đất (HG1) Cận dưới 51 m3 /ha, 500 cây/ha 126,847 107,842 7,795 10,210 1,000 Cận trên 100 m3 /ha, 2000 cây/ha 250,744 211,462 15,262 20,020 4,000 26 Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ tự nhiên núi đất (HG2) Cận dưới 10 m3 /ha, 2000 cây/ha 28,227 20,729 1,496 2,002 4,000 Cận trên 50 m3 /ha, 6000 cây/ha 133,147 103,655 7,482 10,010 12,000 27 Rừng hỗn giao tự nhiên núi đá (HGD) Cận dưới 10 m3 /ha, 500 cây/ha 26,556 21,963 1,591 2,002 1,000 Cận trên 50 m3 /ha, 6000 cây/ha 139,696 109,767 7,919 10,010 12,000 Chi phí khai thác cho 01 m3 gỗ tròn rừng tự nhiên ra đến bãi gỗ II là 1,8 triệu đồng, chi phí khai thác cho 01 ster củi rừng tự nhiên ra đến bãi gỗ II là 270.000 đồng; chi phí khai thác cho 01 cây lồ ô, tre ra đến bãi gỗ II là 5.000 đồng và chi phí khai thác cho 01
  • 34. 28 cây le ra đến bãi gỗ II là 1.000 đồng. Các chi phí cần thiết để khai thác một ha lâm sản được thể hiện qua Bảng 4. Bảng 4. Khung chi phí khai thác của rừng tự nhiên Đvt: triệu đồng/ha TT Trạng thái rừng Khung trữ lượng Chi phí khai thác lâm sản Chi phí khai thác gỗ tròn Chi phi khai thác củi Chi phí khai thác tre nứa (1) (2) (3) (4)=(5)+(6)+(7) (5) (6) (7) 1 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu (TXG) Cận dưới 201 m3 /ha 248,127 217,085 31,042 Cận trên 500 m3 /ha 617,220 540,000 77,220 2 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình (TXB) Cận dưới 101 m3 /ha 124,680 109,082 15,598 Cận trên 200 m3 /ha 246,886 215,998 30,888 3 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo (TXN) Cận dưới 51 m3 /ha 62,956 55,080 7,876 Cận trên 100 m3 /ha 123,450 108,006 15,444 4 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK) Cận dưới 10 m3 /ha 12,338 10,794 1,544 Cận trên 50 m3 /ha 61,718 53,996 7,722 5 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh phục hồi (TXP) Cận dưới 10 m3 /ha 12,338 10,794 1,544 Cận trên 100 m3 /ha 123,450 108,006 15,444 6 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá giàu (RLG) Cận dưới 201 m3 /ha 248,123 217,081 31,042 Cận trên 500 m3 /ha 617,221 540,001 77,220 7 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá trung bình (RLB) Cận dưới 101 m3 /ha 124,679 109,081 15,598 Cận trên 200 m3 /ha 246,886 215,998 30,888 8 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá nghèo (RLN) Cận dưới 51 m3 /ha 62,958 55,082 7,876 Cận trên 100 m3 /ha 123,441 107,997 15,444 9 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá nghèo kiệt (RLK) Cận dưới 10 m3 /ha 12,347 10,803 1,544 Cận trên 50 m3 /ha 61,727 54,005 7,722 10 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá phục hồi (RLP) Cận dưới 10 m3 /ha 12,347 10,803 1,544 Cận trên 100 m3 /ha 123,441 107,997 15,444 11 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim giàu (LKG) Cận dưới 201 m3 /ha 248,122 217,080 31,042 Cận trên 500 m3 /ha 617,220 540,000 77,220
  • 35. 29 TT Trạng thái rừng Khung trữ lượng Chi phí khai thác lâm sản Chi phí khai thác gỗ tròn Chi phi khai thác củi Chi phí khai thác tre nứa (1) (2) (3) (4)=(5)+(6)+(7) (5) (6) (7) 12 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim trung bình (LKB) Cận dưới 101 m3 /ha 124,678 109,080 15,598 Cận trên 200 m3 /ha 246,888 216,000 30,888 13 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim nghèo (LKN) Cận dưới 51 m3 /ha 62,956 55,080 7,876 Cận trên 100 m3 /ha 123,444 108,000 15,444 14 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim nghèo kiệt (LKK) Cận dưới 10 m3 /ha 12,344 10,800 1,544 Cận trên 50 m3 /ha 61,722 54,000 7,722 15 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim phục hồi (LKP) Cận dưới 10 m3 /ha 12,344 10,800 1,544 Cận trên 100 m3 /ha 123,444 108,000 15,444 16 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim giàu (RKG) Cận dưới 201 m3 /ha 248,119 217,077 31,042 Cận trên 500 m3 /ha 617,217 539,997 77,220 17 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim trung bình (RKB) Cận dưới 101 m3 /ha 124,680 109,082 15,598 Cận trên 200 m3 /ha 246,891 216,003 30,888 18 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim nghèo (RKN) Cận dưới 51 m3 /ha 62,956 55,080 7,876 Cận trên 100 m3 /ha 123,442 107,998 15,444 19 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim nghèo kiệt (RKK) Cận dưới 10 m3 /ha 12,341 10,797 1,544 Cận trên 50 m3 /ha 61,723 54,001 7,722 20 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim phục hồi (RKP) Cận dưới 10 m3 /ha 12,341 10,797 1,544 Cận trên 100 m3 /ha 123,442 107,998 15,444 21 Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh nghèo (TXDN) Cận dưới 51 m3 /ha 62,954 55,078 7,876 Cận trên 100 m3 /ha 123,445 108,001 15,444 22 Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXDK) Cận dưới 10 m3 /ha 12,346 10,802 1,544 Cận trên 50 m3 /ha 61,719 53,997 7,722 23 Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh phục hồi (TXDP) Cận dưới 10 m3 /ha 12,346 10,802 1,544 Cận trên 100 m3 /ha 123,445 108,001 15,444
  • 36. 30 TT Trạng thái rừng Khung trữ lượng Chi phí khai thác lâm sản Chi phí khai thác gỗ tròn Chi phi khai thác củi Chi phí khai thác tre nứa (1) (2) (3) (4)=(5)+(6)+(7) (5) (6) (7) 24 Rừng lồ ô tự nhiên núi đất (LOO) Cận dưới 500 cây/ha 2,500 2,500 Cận trên 8000 cây/ha 40,000 40,000 25 Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa tự nhiên núi đất (HG1) Cận dưới 51 m3 /ha, 500 cây/ha 63,457 55,081 7,876 0,500 Cận trên 100 m3 /ha, 2000 cây/ha 125,441 107,997 15,444 2,000 26 Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ tự nhiên núi đất (HG2) Cận dưới 10 m3 /ha, 2000 cây/ha 14,343 10,799 1,544 2,000 Cận trên 50 m3 /ha, 6000 cây/ha 67,721 53,999 7,722 6,000 27 Rừng hỗn giao tự nhiên núi đá (HGD) Cận dưới 10 m3 /ha, 500 cây/ha 12,848 10,804 1,544 0,500 Cận trên 50 m3 /ha, 6000 cây/ha 67,724 54,002 7,722 6,000 Khung giá trị trực tiếp bình quân của từng trạng thái rừng tự nhiên theo Bảng 5. Bảng 5. Khung giá trị trực tiếp của rừng tự nhiên Đvt: triệu đồng/ha TT Trạng thái rừng Khung trữ lượng Giá trị trực tiếp Giá trị thu được từ việc bán lâm sản Chi phí khai thác lâm sản (1) (2) (3) (4)=(5)-(6) (5) (6) 1 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu (TXG) Cận dưới 201 m3 /ha 316,668 564,795 248,127 Cận trên 500 m3 /ha 787,695 1.404,915 617,220 2 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình (TXB) Cận dưới 101 m3 /ha 159,110 283,790 124,680 Cận trên 200 m3 /ha 315,069 561,955 246,886 3 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo (TXN) Cận dưới 51 m3 /ha 80,355 143,311 62,956 Cận trên 100 m3 /ha 157,548 280,998 123,450 4 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK) Cận dưới 10 m3 /ha 15,745 28,083 12,338 Cận trên 50 m3 /ha 78,757 140,475 61,718 5 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh phục hồi (TXP) Cận dưới 10 m3 /ha 15,745 28,083 12,338 Cận trên 100 m3 /ha 157,548 280,998 123,450 6 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá giàu (RLG) Cận dưới 201 m3 /ha 787,209 1.035,332 248,123 Cận trên 500 m3 /ha 1.958,239 2.575,460 617,221