SlideShare a Scribd company logo
1 of 107
-----------------------
Đinh Việt Hùng
PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG
LƯU VỰC SÔNG GIANH QUẢNG BÌNH
HÀ NỘI - 2011
-----------------------
Đinh Việt Hùng
PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG
LƯU VỰC SÔNG GIANH QUẢNG BÌNH
: Khoa học Môi trường
: 60 85 02
: TS. LẠI VĨNH CẨM
– 2011
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trường
BVTV Bảo vệ thực vật
ĐDSH Đa dạng sinh học
HST Hệ sinh thái
KTXH Kinh tế - xã hội
LVS Lưu vực sông
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PTBV Phát triển bền vững
QHMT Quy hoạch môi trường
TN&MT Tài nguyên và môi trường
TNN Tài nguyên nước
UBND Uỷ ban nhân dân
VQG Vườn Quốc gia
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài .............................................................................2
2.1. Mục tiêu:.......................................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ: .....................................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................3
5. Các kết quả đạt được ...........................................................................................3
6. Cấu trúc luận văn.................................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG
TRONG QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG ............................................4
1.1. Phương pháp luận và phương pháp phân vùng chức năng môi trường............4
1.1.1. Các khái niệm cơ bản.................................................................................4
1.1.2. Phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường................................5
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường ..............15
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng trên thế giới và Việt Nam..15
1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường ở Việt
Nam....................................................................................................................18
1.3. Tích hợp phân vùng chức năng môi trường trong quản lý tổng hợp lưu vực
sông........................................................................................................................21
1.3.1. Quản lý tổng hợp lưu vực sông................................................................21
1.3.2. Tích hợp phân vùng chức năng môi trường trong quản lý tổng hợp lưu
vực sông.............................................................................................................24
1.4. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực sông Gianh, Quảng
Bình .......................................................................................................................26
1.4.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................26
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................32
Chương 2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY
DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC
SÔNG GIANH.........................................................................................................35
2.1. Đặc điểm các yếu tố môi trường lưu vực sông Gianh....................................35
2.1.1. Môi trường đất.........................................................................................35
2.1.2. Môi trường nước......................................................................................39
2.1.3. Rừng và đa dạng sinh học........................................................................41
2.2. Phân tích cấu trúc, chức năng và mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường
lưu vực sông..........................................................................................................47
2.2.1. Tương tác đất - nước - rừng...................................................................47
2.2.2. Tương tác đất - rừng - thuỷ sản .............................................................47
2.2.3. Khai thác tài nguyên nước và những biến đổi trên lưu vực sông........48
2.2.4. Quản lý lưu vực sông là xu thế tất yếu .................................................49
2.2.5. Những vấn đề nghiên cứu về mối quan hệ đa dạng giữa điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội trong lưu vực sông ......................................................50
2.3. Đánh giá hiện trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông
Gianh.....................................................................................................................50
2.3.1. Hiện trạng nước lục địa..........................................................................50
2.3.2. Hiện trạng môi trường đất......................................................................61
2.3.3. Hiện trạng rừng.......................................................................................65
2.3.4. Hiện trạng môi trường đô thị và công nghiệp.......................................65
2.3.5. Hiện trạng môi trường nông thôn, nông nghiệp ...................................65
2.3.6. Hiện trạng môi trường ven biển ............................................................66
2.3.7. Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường nước lưu
vực sông ............................................................................................................67
2.3.8. Các nội dung quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường nước lưu
vực sông ............................................................................................................69
2.4. Thành lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh.71
2.4.1. Nguyên tắc và phương pháp phân vùng chức năng môi trường lưu vực
sông Gianh .........................................................................................................71
2.4.2. Các yếu tố sử dụng trong phân vùng chức năng môi trường...................75
2.4.3. Yếu tố địa hình.........................................................................................76
2.4.4. Yếu tố hiện trạng sử dụng đất..................................................................78
2.4.5. Yếu tố sinh khí hậu..................................................................................80
2.4.6. Bản đồ phân vùng chức năng môi trường................................................81
Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÃNH THỔ ......................................................87
3.1. Lợi thế, hạn chế, cơ hội, thách thức và xuất phát điểm của lưu vực sông
Gianh .....................................................................................................................87
3.1.1. Lợi thế......................................................................................................87
3.1.2. Hạn chế ....................................................................................................87
3.1.3. Cơ hội.......................................................................................................88
3.1.4. Thách thức ...............................................................................................88
3.2. Các giải pháp công trình.................................................................................89
3.3. Các giải pháp phi công trình...........................................................................90
KẾT LUẬN..............................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG, HÌNH CỦA LUẬN VĂN
STT Tên Trang
Hình 1.1 Hình 1.1 Bản đồ Hành chính lưu vực sông Gianh
Quảng Bình
27
Bảng 2.1 Số liệu của các hệ sông và sông ở Quảng Bình 39
Bảng 2.2 Các hồ chứa có dung tích trên 1 triệu m3
và các
công trình lớn
40
Bảng 2.3 Diện tích rừng và đất lâm nghiệp lưu vực sông Gianh 41
Bảng 2.4 Diện tích rừng trồng mới, khai thác, chuyển đổi
năm 2004
42
Bảng 2.5 Diện tích có rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng năm 2004 43
Bảng 2.6 Các nhóm loài thực vật 44
Bảng 2.7 Thống kê lưu vực sông 51
Bảng 2.8 Thống kê phân phối dòng chảy bình quân nhiều năm 51
Bảng 2.9 Quy hoạch sử dụng nước hồ chứa theo lưu vực sông
đến 2020
52
Bảng 2.10 Chỉ số một số chỉ tiêu phân tích vượt ngưỡng 55
Bảng 2.11 Tình hình sử dụng đất năm 2009 62
Bảng 2.12 Dự báo nhu cầu sử dụng nước phục vụ sản xuất công
nghiệp các huyện tại lưu vực sông đến năm 2015
68
Sơ đồ 2.1 Nguyên tắc phân vùng chức năng môi trường lưu vực
sông Gianh
82
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo vệ môi trường lưu vực sông là một vấn đề đã được thực hiện ở nhiều nước
trên thế giới trong nửa cuối của thế kỷ 20 và phát triển rất mạnh trong vài thập kỷ
gần đây, nhằm đối phó với những thách thức về sự khan hiếm nước, sự gia tăng tình
trạng ô nhiễm và suy thoái các nguồn tài nguyên và môi trường của các lưu vực
sông. Mỗi lưu vực sông đều có một đặc điểm riêng về tài nguyên thiên nhiên cũng
như tài nguyên nước. Do đó, cách thức tổ chức quản lý sẽ khác nhau, tùy thuộc vào
điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng đất, đặc điểm môi trường, giá trị mỗi
lưu vực sông.
Phân vùng là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị tương đối đồng nhất
theo các tiêu chí và các mục tiêu nhất định nhằm đơn giản hóa việc nghiên cứu hay
quản lý có hiệu quả hơn theo đặc thù riêng của từng đơn vị trong vùng. Phân vùng
có thể là: phân vùng kinh tế, phân vùng sinh thái, phân vùng địa lý, phân vùng môi
trường. Song, vấn đề phân vùng chức năng như trên còn nhiều bất cập, còn nhiều
mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình thực hiện các quy hoạch như quá trình phát triển
làm mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên, vượt quá sức chịu tải của môi
trường và môi trường bị suy thoái. Một trong những nguyên nhân của các vấn đề
trên là chúng ta chưa thực sự quan tâm đến việc phân vùng chức năng môi trường
trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên.
Hiện nay, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đang gây ra nhiều tác động xấu
tới môi trường nói chung và môi trường nước các lưu vực sông nói riêng. Hiện
trạng môi trường nước của các lưu vực sông đang diễn biến phức tạp, ngày càng
xấu đi. Chất lượng nước sông đang bị suy thoái ở nhiều nơi, đặc biệt ở các đoạn
sông chảy qua các khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. Bên cạnh các nguồn
ô nhiễm nước do các hoạt động dân sinh và công nghiệp, các hoạt động khác như
nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện, khai thác tài nguyên dưới lòng sông, giao thông
vận tải thuỷ, nuôi trồng thuỷ sản... cũng liên quan mật thiết đến việc khai thác sử
2
dụng nước và gây tác động xấu đến môi trường nước của hệ thống sông và sức khoẻ
người dân.
Sông Gianh là một trong năm con sông lớn nhất ở Quảng Bình và cũng đang
phải chịu tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ thực tiễn
trên, tác giả thực hiện đề tài “Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Quảng Bình” với mục đích nghiên cứu các yếu tố môi trường nhằm phân vùng chức
năng môi trường và đề xuất các giải pháp góp phần bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững lực vực sông Gianh, Quảng Bình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu:
Xác lập cơ sở khoa học cho phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông
phục vụ công tác quản lý môi trường trong phát triển kinh tế xã hội của lưu vực
sông Gianh, Quảng Bình đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.
2.2. Nhiệm vụ:
- Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Xác định các nguyên tắc, yếu tố sử dụng trong phân vùng chức năng môi
trường lưu vực sông.
- Xác định những nhân tố tác động tới môi trường lưu vực sông với những
mức độ tác động khác nhau.
- Thành lập lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường phục vụ phát triển bễn
vững lãnh thổ.
3. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian nghiên cứu
Lưu vực sông Gianh, Quảng Bình (gồm các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, một
phần các huyện Quảng Trạch và Bố Trạch).
* Giới hạn về nội dung nghiên cứu
- Xác định ranh giới lưu vực sông Gianh, Quảng Bình làm cơ sở để giới hạn
không gian nghiên cứu.
3
- Dùng phương pháp Hệ thống thông tin địa lý thành lập bản đồ phân vùng
chức năng môi trường lưu vực sông. Trong đó, lựa chọn ba nhân tố: địa hình, hiện
trạng sử dụng đất và sinh khí hậu làm cơ sở để xây dựng bản đồ phân vùng chức
năng môi trường lưu vực Gianh.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập các dữ liệu, số liệu có liên quan,
phỏng vấn ngoài thực địa.
- Phương pháp tổng hợp phân tích các số liệu, tài liệu qua quá trình điều tra
khảo sát và thu thập.
- Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý nghiên cứu đánh giá tổng
hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- Phương pháp kế thừa các nghiên cứu đã công bố.
5. Các kết quả đạt được
- Đánh giá hiện trạng môi trường lưu vực sông Gianh.
- Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới dân cư và suy
giảm các hệ sinh thái.
- Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh.
- Đề xuất một số biện pháp bảo vệ và phát triển bền vững môi trường lưu vực
sông Gianh.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 93 trang, có 01 hình, 01 sơ đồ, 12 bảng số liệu và 04 bản đồ.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được chia thành 3
chương:
Chương 1. Tổng quan về phân vùng chức năng môi trường và sử dụng
hợp lý lãnh thổ
Chương 2. Phân tích đánh giá các yếu tố môi trường và xây dựng bản đồ
phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Chương 3. Các giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường phục vụ phát triển
bền vững lãnh thổ
4
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG
TRONG QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG
1.1. Phương pháp luận và phương pháp phân vùng chức năng môi trường
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
a, Môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái (HST) và các hình thái
vật chất khác. [13]
b, Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. [13]
c, Suy thoái môi trường
Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần
môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. [13]
d, Sự cố môi trường
Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của
con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến
đổi môi trường nghiêm trọng. [13]
e, Tài nguyên nước
"Nguồn nước" chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai
thác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch; biển, hồ, đầm, ao; các tầng
chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác. [14]
g, Lưu vực sông
Theo định nghĩa của luật Tài nguyên nước (TNN), lưu vực sông (LVS) là
vùng địa lý mà trong phạm vi đó, nước mặt nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông.
Theo một định nghĩa khoa học khác, LVS là phần lãnh thổ thu nhận các nguồn nước
5
mặt và nước ngầm cùng các chất rắn và chất hòa tan trong nước, và chuyển nước
cùng các chất này về cửa sông.
LVS là một bộ phận lãnh thổ có đường biên xác định trên mặt đất, đường biên
đó thường không trùng với ranh giới quốc gia và hành chính các địa phương. Ở
vùng trung du và đồng bằng, khi xác định ranh giới LVS cần xét ranh giới các hệ
thống thuỷ lợi có khi trải trên hai lưu vực, như vậy sẽ hình thành sự quản lý liên lưu
vực.
h, Quản lý tổng hợp lưu vực sông
Quản lý TNN và quản lý LVS thuộc một phạm trù TNN, có khác nhau về
phạm vi và mức độ. Quản lý TNN có phạm vi vĩ mô của quốc gia, còn quản lý LVS
chỉ có phạm vi không gian của từng LVS. Tuy nhiên quản lý tổng hợp LVS đề cập
trực tiếp hơn các quan hệ thượng lưu - hạ lưu, quan hệ của TNN với các tài nguyên
và môi trường liên quan và vai trò của cộng đồng trên LVS.
i, Phân vùng môi trường
Phân vùng môi trường là xác định các khu vực môi trường khác nhau xếp theo
cấp bậc đơn vị từ lớn đến nhỏ của hoàn cảnh môi trường phục vụ cho công tác quy
hoạch môi trường.
k, Quy hoạch môi trường
Quy hoạch môi trường (QHMT) là quá trình sử dụng một cách hệ thống các
kiến thức để thông báo cho quá trình ra quyết định về tương lai của môi trường.
QHMT có thể được hiểu là quá trình nghiên cứu, đề xuất và lựa chọn phương
án sử dụng hợp lý, bảo vệ, cải thiện & phát triển một / những môi trường thành
phần hay những tài nguyên của môi trường nhằm tăng cường một cách tối ưu năng
lực, chất lượng của nó để đạt được các mục tiêu môi trường xác định. [17]
1.1.2. Phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường
a, Chức năng của môi trường
Môi trường là thế giới quanh ta, bao gồm những thể sống và những thể không
sống, là nơi có hoạt động sống của giới động vật, thực vật, có hoạt động kinh tế - xã
hội (KTXH) của con người trong mối quan hệ phức tạp giữa con người và giới tự
6
nhiên. Môi trường có 5 chức năng cơ bản: 1) Môi trường là không gian sống của
con người và các loài sinh vật. 2) Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết
cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. 3) Môi trường là nơi chứa
đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất
của mình. 4) Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con
người và sinh vật trên Trái Đất. 5) Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin
cho con người. [8]
Từ 5 chức năng cơ bản mang tính tổng hợp nêu trên, bằng cách chi tiết hóa có
thể xác định những thuộc tính như là những chức năng thành phần ở cấp độ nhỏ
hơn. Năm chức năng này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, một trong 5 chức năng
đó suy giảm thì ảnh hưởng trực tiếp đến 4 chức năng kia. Mỗi một khu vực lãnh thổ
(vùng, miền...), hoặc một đơn vị hành chính (thành phố, tỉnh, huyện, xã) đều có đủ 5
chức năng môi trường, chúng tồn tại đồng thời nhưng tính trội của các chức năng ở
mỗi vùng khác nhau và phân bố ở những vị trí địa lý xác định.
Nhận biết những chức năng đó và sử dụng hợp lý chúng là điều kiện tiên quyết
để đảm bảo phát triển bền vững (PTBV). Vì vậy phân vùng chức năng môi trường
của một khu vực lãnh thổ là bước đi đầu tiên trong việc quy hoạch, khai thác, sử
dụng tài nguyên một cách hiệu quả.
Trong một vùng lãnh thổ có thể có nhiều kiểu vùng, mỗi kiểu vùng có những
đặc điểm riêng, không giống với đơn vị liền kề. Kiểu vùng có tính lặp lại trong
không gian. Kiểu vùng được áp dụng để phân chia lãnh thổ theo các dạng tài
nguyên cho mục đích khai thác, sử dụng trong các ngành kinh tế và trong hoạt động
nhân sinh, ví dụ phân chia các đơn vị đất đai và đánh giá tính thích hợp của chúng
cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp, đô thị, v.v...
b, Phân vùng chức năng môi trường
Vùng chức năng môi trường là một bộ phận thuộc cấp phân vị của lãnh thổ, có
một số thuộc tính xác định về môi trường, sinh thái, có thể phân biệt nó với vùng
khác.
7
Phân vùng chức năng môi trường về bản chất là tổ chức không gian lãnh thổ
dựa trên sự đồng nhất về phát sinh, cấu trúc hình thái và tính thống nhất nội tại của
vùng cho mục đích khai thác, sử dụng, bảo vệ và bảo tồn sao cho phù hợp với sự
phân hóa tự nhiên của các điều kiện tự nhiên, đặc điểm môi trường, sinh thái và
hoàn cảnh KTXH của vùng.
Phân vùng chức năng môi trường một địa phương cấp (tỉnh thành, huyện, thị
v.v...) căn cứ vào việc nghiên cứu những vấn đề về điều kiện tự nhiên, tài nguyên,
môi trường và hoạt động kinh tế để phân chia lãnh thổ của địa phương đó thành
những đơn vị vùng và tiểu vùng với những đặc trưng riêng của chúng, phản ảnh
thực tế khách quan về môi trường, sinh thái, hiện trạng và tiềm năng sử dụng của
lãnh thổ.
Phân vùng chức năng môi trường một địa phương là nhằm xác lập những cơ
sở khoa học và thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng QHMT và quản lý tài
nguyên, môi trường và định hướng phát triển trên địa bàn địa phương đó một cách
có hiệu quả.
c, Mục tiêu phân vùng chức năng môi trường
Phân vùng chức năng môi trường là bước chuẩn bị, bước đi đầu tiên, nhằm
tạo dựng và cung cấp cơ sở dữ liệu về các khía cạnh điều kiện tự nhiên, KTXH, môi
trường cho việc lập các quy hoạch phát triển.
Mục tiêu phân vùng chức năng môi trường của một địa phương cụ thể (tỉnh
thành, kể cả huyện thị...) là:
- Làm sáng tỏ đặc điểm về tự nhiên của địa phương đó, xác định tính quy luật
trong sự phân hóa các yếu tố tự nhiên theo không gian lãnh thổ, dẫn đến sự hình
thành các vùng có những chức năng mang tính tự nhiên, ví dụ vùng đất ngập nước
nội đồng, vùng đất ngập nước ven biển, vùng rừng mưa nhiệt đới ẩm...
- Phân tích, đánh giá các hoạt động nhân sinh trong quá trình hoạt động sống,
cũng như trong phát triển KTXH, làm biến đổi những vùng có chức năng mang tính
tự nhiên, dẫn đến sự hình thành các vùng có những chức năng mang tính nhân sinh,
8
ví dụ vùng đất trống đồi trọc do tàn phá rừng, vùng đô thị như là kết quả của phát
triển KTXH, vùng công nghiệp do quá trình công nghiệp hóa...
- Lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường để thể hiện kết quả phân vùng
một cách rõ ràng theo không gian lãnh thổ, đó chính là tư liệu tổng hợp phục vụ đắc
lực công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và quản lý lãnh thổ theo định
hướng PTBV.
d, Nhiệm vụ của phân vùng chức năng môi trường
Nhiệm vụ của phân vùng chức năng môi trường là việc phân chia lãnh thổ
thành các vùng có điều kiện tự nhiên, KTXH khác nhau phục vụ việc xây dựng kế
hoạch, quy hoạch phát triển KTXH và phát triển các ngành kinh tế nhằm bảo tồn,
khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, đảm bảo PTBV.
Để thực hiện phân vùng chức năng môi trường một cách khoa học, phù hợp
yêu cầu phát triển vững cần phải:
- Lựa chọn cách tiếp cận phân vùng và phương pháp phân vùng nhằm phản
ảnh tính quy luật khách quan, đồng thời đảm bảo giá trị sử dụng thực tiễn các tiểu
vùng được phân chia.
- Xác lập các tiêu chí phân vùng thành các vùng, tiểu vùng (và các phân vị
nhỏ hơn) phục vụ xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển đáp ứng nhu cầu con
người và bảo tồn.
- Sử dụng các công cụ khoa học nhằm phân vùng chính xác, khoa học, dễ
dàng sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Phân vùng chức năng môi trường thực chất là giải bài toán về mối quan hệ đa
chiều giữa các yếu tố điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường và con
người trên một không gian xác định, trong đó giữa các yếu tố luôn luôn có tác động
tương hỗ và sự phụ thuộc lẫn nhau. Kết quả phân vùng là đưa ra một hệ thống cơ
cấu các vùng, tiểu vùng (và các phân vị nhỏ hơn, nếu cần thiết) để phục vụ quy
hoạch phát triển KTXH, bảo vệ môi trường (BVMT) sinh thái, trong hệ thống đó
mỗi vùng và tiểu vùng, dựa vào chức năng và lợi thế so sánh của mình để định
9
hướng chiến lược phát triển, lập quy hoạch phát triển KTXH và quy hoạch ngành,
bao gồm cả QHMT.
e, Cách tiếp cận trong phân vùng chức năng môi trường
Phân vùng chức năng môi trường một địa phương cụ thể có thể dựa vào các
cách tiếp cận khác nhau, vì vậy khi tiến hành phân vùng cần lựa chọn các tiếp cận
phù hợp. Dưới đây giới thiệu các cách tiếp cận thường sử dụng trong phân vùng
chức năng môi trường.
Cách tiếp cận hệ thống
Phương pháp tiếp cận hệ thống phù hợp cho việc nghiên cứu phân vùng chức
năng môi trường, phục vụ mục đích tổ chức lãnh thổ, trên cơ sở phân tích khả năng
cung cấp tài nguyên, sức chịu tải của hệ thống lãnh thổ, quan hệ liên vùng, liên
ngành của vùng lãnh thổ (hệ thống mở), để phân chia các khu chức năng cho mục
đích quy hoạch phát triển nhằm sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và
BVMT. Dưới góc độ phân vùng chức năng môi trường theo cách tiếp cận hệ thống
thì phải đảm bảo nguyên tắc là trong mỗi tiểu vùng có những nét đặc trưng của toàn
vùng, lợi ích cục bộ phải phục vụ lợi ích chung của toàn hệ thống.
Vì vậy, khi phân vùng chức năng môi trường, chúng ta phải xem vùng lãnh
thổ được nghiên cứu và các tiểu vùng ở cấp vị nhỏ hơn đều là những hệ thống mở
với các đặc trưng nêu trên.
Cách tiếp cận sinh thái
Hệ sinh thái là một đơn vị tự nhiên gồm các quần xã sinh vật và các yếu tố vô
sinh của môi trường tại một khu vực nhất định, mà ở đó luôn luôn có tác động qua
lại và trao đổi vật chất, năng lượng trong hệ và với các hệ khác. Con người là một
phần của HST, là yếu tố quan trọng đảm bảo cân bằng của HST bằng cách điều
chỉnh các điều kiện vật lý, hóa học của môi trường, thay đổi mối tương tác sinh học.
Có thể xem vùng lãnh thổ là một HST. Nhiệm vụ của phân vùng chức năng là phân
tích, đánh giá hệ thống này cho mục đích quy hoạch, quản lý khai thác, sử dụng tài
nguyên, môi trường. Mục đích của việc phân vùng dựa trên HST là tìm cách tốt
nhất, hợp lý nhất để con người khi sử dụng HST có thể đạt được sự hài hòa giữa lợi
10
ích thu được từ tài nguyên của HST với việc duy trì khả năng của HST tiếp tục cung
cấp được những lợi ích đó ở mức độ bền vững, lâu dài.
Hệ sinh thái là một hệ thống mở bao gồm các sinh vật tác động qua lại với môi
trường bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng nhất định đa dạng về
loài và các chu trình vật chất.
Hệ sinh thái là đơn vị cơ bản của sinh thái học và được chia thành HST nhân
tạo và HST tự nhiên như HST nông nghiệp, HST rừng, HST biển, HST ao hồ, HST
đồng cỏ tự nhiên, HST đô thị.... Đặc điểm của HST là một hệ thống mở có 3 dòng
(dòng vào, dòng ra và dòng nội lưu) vật chất, năng lượng, thông tin.
Hệ sinh thái cũng có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng, nếu
một thành phần thay đổi thi các thành phần khác cũng thay đổi theo ở mức độ nào
đó để duy trì cân bằng, nếu biến đổi quá nhiều thì sẽ bị phá vỡ cân bằng sinh thái.
Phân vùng chức năng môi trường làm nhiệm vụ phục vụ công tác xây dựng
quy hoạch KTXH, quy hoạch môi trường. Vì vậy, khi xây dựng các quy hoạch này
đòi hỏi phải xem xét đến sự phân hóa môi trường do quá trình phát triển KTXH tạo
ra và vị thế, năng lực con người, truyền thống văn hóa của vùng.
g, Nguyên tắc phân vùng chức năng môi trường
Tôn trọng tính khách quan của vùng
Xuất phát từ quan niệm rằng, vùng là một thực thể khách quan, nó được hình
thành do tác động tương hỗ lâu dài của các yếu tố tự nhiên, tuân theo quy luật tự
nhiên về dòng năng lượng và trao đổi vật chất, vì vậy cần vận dụng những đặc tính
khách quan đó của vùng ở trạng thái cân bằng nội tại trong các chính sách nói
chung và trong điều tiết sự mất cân đối của vùng do tác động của con người nói
riêng. Nhưng nhận thức và vận dụng tính khách quan của vùng lại mang tính chủ
quan, phụ thuộc vào chủ thể nhận thức, đặc biệt là khi con người ngày càng can
thiệp mạnh mẽ vào giới tự nhiên. Mặc dù vậy, bản chất khách quan và cân bằng nội
tại của vùng vẫn không mất đi, do đó nó cần được tôn trọng trong nhận thức, cũng
như hành động khi tiến hành phân vùng chức năng môi trường.
11
Đảm bảo tính đồng nhất tương đối của vùng
Phân vùng dựa trên sự phân tích, đánh giá tổng hợp nhiều tiêu chí về tự nhiên
và KTXH. Mỗi vùng được phân định theo sự đồng nhất về tất cả các tiêu chí phân
vùng, tuy nhiên không thể có sự đồng nhất tuyệt đối, mà đó chỉ là sự đồng nhất
tương đối. Vì vậy, vấn đề quan trọng là xác định được các tiêu chí chính, mang tính
chủ đạo và tiêu chí phụ mang tính bổ trợ đối với từng cấp độ phân vùng.
Ở mỗi cấp độ phân vùng yếu tố trội đặc trưng được lựa chọn để làm cơ sở cho
việc phân vùng và sự đồng nhất của vùng trước hết phải thể hiện được theo yếu tố
đó. Đối với cấp vùng trong phân vùng chức năng môi trường ở các tỉnh ven biển
miền Trung, có thể dựa vào yếu tố mang tính trội là địa hình để phân vùng, ví dụ
vùng miền núi, vùng đồng bằng, vùng biển ven bờ và hải đảo; hoặc dựa vào các
quần cư để phân ra vùng đô thị, vùng nông thôn.
Đối với cấp tiểu vùng, đó có thể là chức năng đặc dụng của lớp phủ thực vật,
ví dụ chia ra: rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng cảnh quan. Các tiểu vùng tuy có
những đặc điểm riêng, khác với tiểu vùng liền kề, nhưng cũng có một số tiểu vùng
giống nhau, có tính lặp lại trong không gian với các vị trí phân bố khác nhau, dựa
vào đó có thể phân ra các kiểu tiểu vùng. Như vậy, mỗi kiểu tiểu vùng gồm 2 hay
nhiều hơn số lượng tiểu vùng.
Phù hợp với chức năng môi trường
Đây là nguyên tắc chủ đạo. Với cách tiếp cận sinh thái trong phân vùng thì
mỗi vùng là một HST lớn, mỗi tiểu vùng là một HST nhỏ hơn. Tính chức năng của
vùng thể hiện sự gắn kết chặt chẽ theo chiều ngang giữa các hợp phần trong mỗi
vùng, từ trung tâm đến ngoại vi. Mỗi HST đều có một vài chức năng chính riêng và
một số chức năng khác, ví dụ HST rừng đầu nguồn có chức năng phòng hộ, vừa có
chức năng tạo cảnh quan; HST rừng ngập mặn ven biển có chức năng phòng hộ,
bảo vệ bờ biển, vừa có chức năng cung cấp thức ăn, bãi đẻ, nơi cư trú cho nhiều
giống loài sinh vật, đồng thời cung cấp củi đun, dược liệu cho cư dân ven biển.
12
Vì vậy, khi tiến hành phân vùng chức năng cần hết sức tôn trọng tính toàn vẹn
của HST, nói cách khác, phải tuân thủ các quy luật tự nhiên, bảo tồn các chức năng
sinh thái và môi trường của vùng.
Phù hợp với yêu cầu quản lý
Phân vùng chức năng môi trường của một địa phương (tỉnh thành, huyện thị)
nhằm mục đích quy hoạch, quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên, tạo dựng cơ sở để
khoa học điều hoà sự phát triển trong khả năng chịu tải của các HST và môi trường
tự nhiên. Bản chất tự nhiên của mỗi cấp độ vùng đã thể hiện ý nghĩa của vấn đề
quản lý. Ranh giới phân chia các vùng thường là ranh giới tự nhiên, đó có thể là một
đường bình độ chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền gò đồi, hoặc một đường đẳng độ
mặn 0,1% , 0,4%; một dòng sông hoặc một đường phân thủy... Tuy nhiên, trong
trường hợp có điều kiện, thì có thể khoanh vẽ ranh giới vùng và tiểu vùng theo ranh
giới hành chính, nhằm nâng cao tính khả thi trong việc quản lý tài nguyên và môi
trường theo đơn vị hành chính.
Tính khoa học trong phân vùng
Phân vùng chức năng môi trường các tỉnh thành phải dựa trên các cơ sở khoa
học sao cho, một mặt phản ảnh được thực tế khách quan của địa phương, mặt khác,
vừa mang tính lý thuyết, hệ thống, nhằm đúc rút được kinh nghiệm về phương pháp
luận và phương pháp kỹ thuật phân vùng chức năng môi trường khả dĩ có thể áp
dụng cho các tỉnh thành khác trong cùng nhóm. Để làm được điều đó cần tiến hành
điều tra, nghiên cứu kỹ đặc thù của địa phương và thu thập tài liệu, tư liệu về tất cả
các yếu tố tự nhiên, kinh tế -xã hội, tài nguyên & môi trường, sinh thái & đa dạng
sinh học (ĐDSH), căn cứ vào đó để lựa chọn trong hệ thống các tiêu chí phân vùng
những tiêu chí phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương tỉnh thành.
h, Tiêu chí phân vùng chức năng môi trường
Nhóm tiêu chí tự nhiên:
1) Nền địa chất. Các thông số đo: Diện phân bố các thành tạo địa chất, tính
bằng km2; Tuổi địa chất, tính bằng triệu năm; Loại đá chính (theo tên gọi).
13
2) Địa hình. Các thông số đo: Độ cao tuyệt đối so với mực nước biển, tính
bằng mét; Độ cao tương đối so với mực xâm thực địa phương, tính bằng mét; Độ
dốc sườn, tính bằng độ.
3) Khí hậu. Các thông số đo: Nhiệt độ trung bình tháng, năm, tính bằng độ;
Lượng mưa trung bình tháng, năm tính bằng milimet; Tổng tích ôn, tính bằng độ.
4) Thổ nhưỡng. Các thông số đo: Loại đất (theo tên gọi); Thành phần hóa học,
tính theo % hợp phần; Diện phân bố và sử dụng đất, tính bằng ha.
5) Mạng thủy văn. Các thông số đo: Các sông chính (theo tên gọi); Diện tích
LVS, tính theo km2; Lưu lượng dòng chảy trung bình năm, tính bằng m3/s.
6) Thảm rừng. Các thông số đo: Loại thảm rừng (theo tên gọi thảm rừng tự
nhiên, rừng trồng, rừng ngập mặn...); Vị trí và diện tích phân bố (km2); Trữ lượng
rừng (giàu, nghèo, trung bình, m3 gỗ/ha.
7) Hệ sinh thái và ĐDSH. Các thông số đo: Kiểu HST (trên cạn, dưới nước);
Vị trí và diện tích phân bố (km2); Mức độ bảo tồn, bảo vệ.
8) Cấu trúc đới bờ và biển ven bờ. Đây là tiêu chí rất quan trọng đối với phân
vùng chức năng môi trường của 28 tỉnh thành có biển của Việt Nam. Các thông số
đo bao gồm: Cấu trúc hình thái (đầm ven biển, cồn đụn cát, bãi biển, biển và đảo);
Các tài nguyên và nguồn lợi chủ yếu (trong các thủy vực, trong cồn cát, bãi biển,
trên hải đảo, trong biển); Các HST nhạy cảm (rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn
cửa sông).
Nhóm tiêu chí kinh tế - xã hội:
9) Quần cư (chủ yếu là đô thị). Các thông số đo: Giới hạn hành chính và diện
tích (km2); Dân số và mật độ dân số (người, người/ km2). Mức độ phát triển cơ sở
hạ tầng đô thị.
10) Khu vực cung cấp nguyên liệu. Các thông số đo: Loại hình nguyên liệu
cho công nghiệp (khai khoáng, vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến nông lâm sản...);
Công suất trung bình năm; Sản lượng (nghìn tấn).
14
11) Khu công nghiệp, khu kinh tế. Các thông số đo: Vị trí và diện tích mặt
bằng (km2), Loại hình (theo tên gọi); Sản phẩm công nghiệp (loại hàng hóa, thị
trường tiêu thụ).
12) Hệ canh tác. Các thông số đo: Loại hình canh tác (tên gọi); Diện tích phân
bố (ha). Sản phẩm hàng hóa (tấn/năm).
13) Thủy vực tự nhiên và nhân tạo tiếp nhận nước thải: Các thông số đo: Loại
hình thủy vực (đầm hồ, sông suối, biển ven bờ...); Diện tích thủy vực, tính bằng
(km2); Sức chịu tải của thủy vực ( khả năng pha loãng, tự làm sạch).
Các tiêu chí này luôn luôn song hành tồn tại. Trong những tiêu chí trên được
phân ra tiêu chí chính, mang tính chủ đạo như nền địa chất, địa hình, mạng sông,
dân cư... và tiêu chí phụ, mang tính cục bộ, có ý nghĩa bổ trợ, như đất đai, thảm
thực vật, tài nguyên động vật... Dựa vào tiêu chí chính, mang tính trội để chia ra các
vùng quy mô lớn. Các tiêu chí phụ thường được sử dụng để tiếp tục chia nhỏ mỗi
vùng thành các tiểu vùng.
Mỗi vùng, tiểu vùng đã được phân ra trên cơ sở tổ hợp các tiêu chí, có sự đồng
nhất tương đối về tiêu chí chính và một số tiêu chí bổ trợ. Tùy thuộc hoàn cảnh của
mỗi địa phương tỉnh thành mà xác định tiêu chí chính.
Ví dụ, đối với tỉnh Quảng Bình, do sự phân hóa về địa hình quyết định sự
phân bố các hợp phần khác, nên nó được xác định là tiêu chí chính.
Đối với tỉnh miền núi Thái Nguyên, thì mạng sông là yếu tố trội, mang tính
quyết định và chi phối các hợp phần tự nhiên, cũng như nhân sinh, nên nó được xác
định là tiêu chí chính. Tương tự như vậy đối với một số tỉnh miền núi khác trong cả
nước.
Như vậy, hệ thống tiêu chí phân vùng chức năng môi trường không phải là
một hệ thống sơ cứng, vai trò, ý nghĩa của từng tiêu chí trong hệ thống có thể thay
đổi tùy thuộc vào đối tượng phân vùng.
Về phương diện nào đó, việc phân chia các vùng và tiểu vùng chức năng môi
trường có thể hình dung như giải một bài toán có nhiều ẩn số. Mỗi vùng (hoặc tiểu
15
vùng) là một hàm đa biến, mỗi tiêu chí nêu trong hệ thống nêu trên là một biến. Nó
cũng tương tự như bài toán tính xói mòn trên lưu vực.
Quá trình xói mòn trên lưu vực chịu tác động bởi nhiều yếu tố tự nhiên (địa
hình, độ dốc sườn, chiều dài sườn, lượng mưa, thảm thực vật v.v...) và yếu tố nhân
tạo (hệ canh tác, cây trồng...), do đó, công việc đánh giá xói mòn theo định lượng
khá phức tạp. Tuy nhiên theo phương trình mất đất phổ dụng của Whischmeier -
Smith, là một hàm của nhiều biến: A= R.K.L.S.C.P thì có thể tính được lượng đất bị
xói mòn A cho từng LVS.
Như vậy, hàm đa biến trong bài toán phân vùng chức năng môi trường của
một vùng, miền nào đó về nguyên tắc cũng có thể tìm lời giải khi biết được sự phụ
thuộc của hàm vào các biến, đồng thời biết được tác động tương hỗ giữa các biến
trong sự hình thành chức năng môi trường của vùng.
i, Bản đồ phân vùng chức năng môi trường
Bản đồ phân vùng chức năng môi trường thuộc loại bản đồ đánh giá tổng hợp,
thể hiện lãnh thổ thành các cấp vùng theo các chức năng môi trường tương ứng,
nhằm giúp cho việc tổ chức, quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên
nhiên một cách khoa học, hợp lý, hiệu quả mà vẫn đảm bảo được chất lượng môi
trường theo hướng PTBV.
Bản đồ phân vùng chức năng môi trường được sử dụng như một tài liệu dẫn
xuất quan trọng để xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch BVMT cũng như cho
việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể và các chuyên ngành khác. Đồng thời
nó còn được sử dụng như một công cụ khung để giám sát các hoạt động liên quan
đến sử dụng không gian vùng trong phát triển kinh tế- xã hội.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng trên thế giới và Việt Nam
Vùng (zone) là một thực thể khách quan, đòi hỏi con người phải có nhận thức
đúng đắn và nhận biết rõ ràng về vùng, để vận dụng những đặc tính khách quan của
thực thể đó ở trạng thái cân bằng nội tại trong các chính sách nói chung và điều tiết
sự mất cân đối của vùng do tác động của con người nói riêng. Trong thời đại hiện
16
nay con người tác động đến giới tự nhiên ngày càng mạnh hơn, sâu sắc hơn. Tuy
nhiên bản chất khách quan và cân bằng nội tại của vùng vẫn tồn tại, đòi hỏi con
người khi tiến hành phân vùng phải tôn trọng điều đó trong nhận thức cũng như
hành động để bảo tồn và hướng đến PTBV. [19]
Vùng là một bộ phận (một đơn vị Taxon cấp cao) của lãnh thổ, có một sắc thái
đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống do có những mối quan hệ tương đối
chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó, cũng như những mối quan hệ có chọn
lọc và với các không gian các cấp bên ngoài. [16]. Ví dụ:
Vùng kinh tế được chia theo tiềm năng kinh tế, mức độ phát triển và mối quan
hệ tương hỗ mật thiết giữa các khu vực của vùng được xác định (ví dụ: các vùng
Kinh tế trọng điểm).
Vùng sinh thái là một đơn vị lãnh thổ đặc trưng bởi các phản ứng sinh thái đối
với khí hậu trái đất, thực vật, động vật và hệ thống thủy vực. Phân định các vùng
sinh thái để tạo cơ sở cho việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả tối
ưu, phát huy đầy đủ tiềm năng của vùng.
Vùng địa lý được phân theo tính tương đối đồng nhất của các yếu tố địa lý, khí
hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất…
Vùng đô thị là một trung tâm đông dân số bao gồm một đại đô thị và các vùng
phụ cận nằm trong phạm vi ảnh hưởng của đô thị này hay nói cách khác là vùng
gồm có hơn một thành phố trung tâm gần sát nhau và vùng nằm trong phạm vi ảnh
hưởng của các thành phố trung tâm này. Một hai nhiều thành phố lớn có thể phục
vụ như một trung tâm hay các trung tâm cho toàn vùng. Thông thường vùng đô thị
được đặt tên theo tên thành phố trung tâm lớn nhất hoặc quan trọng nhất trong vùng.
Phân vùng (zoning) là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị tương đối
đồng nhất theo các tiêu chí và các mục tiêu nhất định nhằm đơn giản hóa việc
nghiên cứu hay quản lý có hiệu quả hơn theo đặc thù riêng của từng đơn vị trong
vùng. Phân vùng có thể là phân vùng kinh tế, phân vùng sinh thái, phân vùng địa lý,
phân vùng môi trường….
17
Các đặc tính của phân vùng đó là: Tính toàn vẹn lãnh thổ (không lặp lại); Tính
ước định ranh giới (có thể xác định hoặc không); và Tính chủ quan trong phân
vùng: thể hiện mục đích của phân vùng.
Mục đích chủ yếu của phân vùng là chia các vùng để sử dụng đất một cách
hợp lý; Trong thực tế phân vùng là hệ thống cho phép ngăn ngừa các tác động bất
lợi của sự phát triển đối với môi trường. Đặc trưng của phân vùng là chỉ rõ các vùng
có thể hoạt động cư trú, công nghiệp, giải trí hoặc thương mại… Nhà địa lý học Mỹ
G. P. March (1801 – 1882) vào năm 1864 đã nghiên cứu kỹ về những thay đổi trong
tự nhiên do tác động của con người gây ra và đề xuất các nguyên lý bảo vệ thiên
nhiên.
Trên thế giới, việc phân vùng đã được sử dụng rộng rãi trong quy hoạch đô
thị, điều chỉnh sử dụng đất ở Bắc Mỹ, Anh và Úc… Trong khi các thành phố của
châu Âu kiểm soát phát triển từ cuối thế ký 19 mà ngày nay được biết như phân
vùng chức năng, thành phố New York phân vùng đầu tiên vào năm 1916. Vào cuối
những năm 1920 nhiều nước đã thực hiện việc điều chỉnh phân vùng chức năng đáp
ứng nhu cầu phát triển.
Bộ Môi trường và Tài nguyên nước Paraguay cũng đã tiến hành phân vùng
môi trường nhằm bảo vệ thượng nguồn LVS Paraguay. Dựa trên các yếu tố địa chất,
hình thái địa lý, địa hình, khí hậu và độ che phủ thực vật, LVS được chia thành 34
đơn vị môi trường tự nhiên, trong đó có 24 đơn vị có địa hình cao và 10 đơn vị có
địa hình đồng bằng, đôi khi bị ngập lũ. Dựa vào các yếu tố KTXH như hiện trạng sử
dụng đất, tình hình sản xuất, cơ sở hạ tầng và tổ chức trong vùng, LVS được chia
thành 33 đơn vị môi trường KTXH.
Như vậy, trên thế giới phân vùng môi trường được sử dụng như một công cụ
phục vụ cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trong một không gian lãnh
thổ. Cơ sở để phân vùng môi trường là tổng hợp các yếu tố tự nhiên và KTXH tại
mỗi vùng.
Ở Việt Nam, ngay từ thế kỷ XV, mặc dù đất nước ta chưa rộng và hoàn chỉnh
như ngày nay, song đã có nhiều nhà bác học đề cập đến vấn đề phân chia đất nước
18
ra các vùng. Đáng kể nhất là nhà “bác học” Nguyễn Trãi, với tác phẩm “Dư địa chí”
mô tả các vùng, đề cập tới vị trí địa lý, ranh giới, qui mô lãnh thổ, tổ chức xã hội,
tình hình kinh tế với những nét đặc thù riêng.
Sau này vào giữa thế kỷ XVIII, nhà bác học lỗi lạc Lê Quý Đôn cũng đã xây
dựng bản đồ Việt Nam, trên đó có sự phân chia các vùng. Đặc biệt là vùng Thuận
Hóa – Quảng Nam. Trong đó ông đề cập đến quá trình hình thành, sự biến động về
tự nhiên, kinh tế một cách khá tỉ mỉ.
Sang đến thế kỷ XIX và đến năm 1954, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên
cứu của các học giả Việt Nam và nước ngoài (đặc biệt là người Pháp) đã để công
nghiên cứu và phân chia đất nước ra các vùng kinh tế riêng biệt. Trong đó các vùng
được nghiên cứu khá kỹ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và dân cư. Song nói
chung các cách nghiên cứu, cũng như sự phân chia các vùng kinh tế còn mang tính
chủ quan của các nhà nghiên cứu, hoặc mang tính phân chia quyền lực.
Từ những năm 60 của thế kỷ 20, trong khuôn khổ của Ủy ban Phân vùng Nhà
nước, công tác phân vùng ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu quan trọng
trong việc phân ra các vùng địa lý tự nhiên. Đó là cơ sở quan trọng phục vụ cho
công tác chỉ đạo và phát triển các vùng, miền đất nước trong thời kỳ miền Bắc đi
lên chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, điều đó đặt ra các tiền đề quan trọng làm cơ sở cho
các nghiên cứu về sau của Địa lý tự nhiên Việt Nam. Các nhà khoa học Địa lý, với
quan điểm tổng hợp của mình đã đóng một vai trò quan trọng trong công tác trên.
1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường ở Việt
Nam
Hiện nay tại Việt Nam chưa có phương pháp luận hoàn chỉnh về phân vùng
chức năng môi trường. Tuy nhiên, một số ngành, địa phương đã thực hiện phân
vùng chức năng môi trường để phục vụ quy hoạch phát triển KTXH và kiểm soát ô
nhiễm môi trường.
Một số nghiên cứu liên quan đến phân vùng chức năng môi trường đã được
thực hiện, đó là đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát
triển KTXH Vùng Đồng bằng sông Hồng” và “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi
19
trường Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” thuộc chương trình "Bảo vệ Môi
trường và phòng tránh thiên tai" (KC-08), “Nghiên cứu vấn đề quy hoạch môi
trường vùng lãnh thổ, lấy Hạ Long - Quảng Ninh làm ví dụ”, “Nghiên cứu xây
dựng quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, “Quy hoạch
môi trường vùng Đông Nam Bộ”. Trong các nghiên cứu này đều có nội dung phân
vùng môi trường theo chức năng khác nhau làm cơ sở cho QHMT.
Một số địa phương đã xây dựng QHMT như Tỉnh Hà Tây (cũ) trong QHMT
và định hướng phát triển kinh tế phân thành 7 vùng chức năng môi trường: Vùng
bảo tồn kết hợp du lịch sinh thái (vùng núi Ba Vì), diện tích khoảng 13 nghìn ha,
chiếm 15,5% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân thành 5 tiểu vùng. Vùng sản xuất ven
sông Hồng với diện tích khoảng 49 nghìn ha, chiếm 22,36% diện tích đất tự nhiên
của tỉnh, phân thành 3 tiểu vùng (tiểu vùng sản xuất, tiểu vùng sản xuất gần các khu
dân cư và tiểu vùng nhạy cảm ven sông). Vùng phát triển ven thành phố Hà Nội,
diện tích khoảng 27 nghìn ha chiếm 12,44% diện tích đất tự nhiên và chia thành 4
tiểu vùng. Vùng sản xuất ven sông Đáy có diện tích gần 20 nghìn ha, diện tích cho
chuyên sản xuất chiếm khoảng 9 nghìn ha. Vùng đa sử dụng giáp tỉnh Hưng Yên
với diện tích khoảng gần 7 nghìn ha, phân bố cho các hoạt động sản xuất, phát triển.
Vùng sản xuất giáp tỉnh Hà Nam, diện tích khoảng 10 nghìn ha chia thành 2 tiểu
vùng. Vùng cao núi đá vôi giáp tỉnh Hoà Bình và Khu di tích chùa Hương diện tích
gần 31 nghìn ha và chia thành 6 tiểu vùng. Bắc Giang được phân thành 14 vùng
chức năng môi trường bao gồm: khu bảo tồn; khu phòng hộ; sản xuất lúa-màu; vùng
lúa-thuỷ sản; vùng xử lý nước thải tập trung; xử lý nước sinh hoạt; các hồ sinh học;
bãi chứa rác thải; các trạm quan trắc nước thải; các khu du lịch, lịch sử, văn hoá;
rừng; và các làng nghề.
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và tỉnh Đồng Nai đã và đang tiến hành phân
vùng chất lượng nước theo chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index - WQI).
Mục đích của việc nghiên cứu là phân vùng chất lượng nước theo chỉ số chất lượng
nước và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch cho mục đích
khác nhau như sinh hoạt, nuôi tôm cá, thủy lợi… của vùng nghiên cứu.
20
Ngày 11 tháng 12 năm 2007, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định số
65/2007/QĐ-UBND quy định phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải, khí thải
công nghiệp trên địa bàn; Theo quyết định này, địa bàn môi trường được phân làm 2
vùng. Một là, vùng môi trường các nguồn nước mặt để tiếp nhận các nguồn nước
thải công nghiệp, bao gồm 14 sông, suối và 12 hồ lớn, nhỏ. Những khu vực thuộc
vùng này được áp dụng những hệ số khác nhau về lưu lượng nguồn thải, dung tích
nguồn tiếp nhận và phương pháp tính nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiễm
trong nước thải công nghiệp. Vùng thứ hai là môi trường không khí để tiếp nhận các
nguồn khí thải công nghiệp, được chia thành 5 môi trường khu vực, tương ứng với 5
khu vực địa giới hành chính khác nhau. Vùng này cũng sẽ áp dụng những hệ số tiêu
chuẩn, lưu lượng nguồn khí thải khác nhau và có những phương pháp tính nồng độ
tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp được quy định.
Dự án “Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân bố các vùng nhạy cảm môi trường”
do Trung tâm Viễn thám thực hiện năm 2003 – 2004 nhằm nghiên cứu phương pháp
và quy trình thành lập bản đồ nhạy cảm môi trường, xây dựng hệ phân loại nội dung
bản đồ nhạy cảm môi trường và đã thành lập bộ bản đồ phân bố các vùng nhạy cảm
môi trường của TP. Hải Phòng ở tỷ lệ 1: 50 000.
Ngoài việc phân vùng chức năng môi trường như trên, các nhà khoa học còn
nghiên cứu phân vùng sinh thái. Đề tài “Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng
đồng bằng sông Hồng” do GS. TS Cao Liêm, trường Đại học Nông nghiệp I chủ trì
(1990), Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới điều kiện sinh thái của vùng
đồng bằng sông Hồng như: khí hậu, nhiệt độ, thuỷ văn, lượng mưa, độ ẩm, địa chất,
địa hình, thổ nhưỡng và các yếu tố xã hội khác, đã đề xuất được tiêu chuẩn một số
đơn vị phân vùng sinh thái, xây dựng được một bản đồ phân vùng sinh thái vùng
đồng bằng sông Hồng tỉ lệ 1/250.000 kèm theo bản chú giải. Các tác giả đã phân ra
8 vùng và 13 tiểu vùng sinh thái nông nghiệp, mô tả đặc điểm, hướng sử dụng cho
từng vùng sinh thái chính ở đồng bằng sông Hồng là: bạc màu, chua mặn, trũng
úng.
21
Để bảo vệ và phục hồi vùng biển Rạn Trào, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà,
Viện Hải dương học Nha trang đã triển khai thực hiện đề tài "Nghiên cứu phân
vùng chức năng cho khu bảo tồn Rạn Trào - Vạn Ninh" từ tháng 11/2003 - 11/2004.
Cụ thể hơn, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng có Quyết định số 54 /2007/QĐ-
UBND ngày 13 tháng 9 năm 2007 quy định về phân vùng quản lý, bảo tồn rạn san
hô và các HST liên quan đến vùng biển từ Hòn Chảo đến Nam Hải Vân và bán đảo
Sơn Trà. Trong đó có phân chia các vùng:
- Vùng khai thác hợp lý: Là vùng khai thác nguồn lợi thuỷ sản một cách hợp
lý, đảm bảo PTBV kinh tế biển.
- Vùng phục hồi sinh thái: Là vùng được quản lý, bảo vệ và tổ chức các hoạt
động nhằm duy trì chất lượng các HST, nguồn lợi sinh vật hiện có, đảm bảo khả
năng phục hồi HST, ĐDSH và nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
- Vùng bảo vệ nghiêm ngặt: Là vùng có rạn san hô và HST trong tình trạng
tốt, đa dạng sinh học cao, nguồn lợi sinh vật biển phong phú cần được quản lý chặt
chẽ nhằm duy trì tính tự nhiên của các HST.
Việc phân vùng chức năng môi trường ở Việt Nam còn mới mẻ, chưa có
phương pháp luận thống nhất cũng như chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của
chúng trong quy hoạch phát triển KTXH, quy hoạch ngành, trong đó có QHMT
nhằm khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.
1.3. Tích hợp phân vùng chức năng môi trường trong quản lý tổng hợp lưu vực
sông
1.3.1. Quản lý tổng hợp lưu vực sông
Quản lý nguồn nước theo lưu vực là một cấp độ trong quản lý tổng hợp TNN.
Quản lý nước theo lưu vực nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hợp lý tài nguyên trên cơ
sở hiểu biết và tôn trọng các quy luật tự nhiên hình thành TNN trong một lưu vực
cụ thể.
Trong quản lý TNN theo lưu vực, đơn vị địa lý để thực hiện quản lý không
phải là địa giới hành chính mà là toàn bộ LVS. Thông qua hoạt động của bộ máy
22
quản lý lưu vực, tất cả các hoạt động sử dụng và bảo vệ tài nguyên được xem xét
một cách thống nhất và hợp lý.
Nhu cầu cấp nước của toàn lưu vực phải được tính trên cơ sở cân bằng với khả
năng tái tạo về lượng và chất cuả tài nguyên. Nếu giả định việc khai thác tài nguyên
không làm HST xấu hơn trạng thái tự nhiên vốn có của nó, thì lượng nước khai thác
trong mùa kiệt không được làm mức nước sông hạ xuống thấp hơn ngưỡng bảo đảm
an toàn sinh thái cho toàn hệ. Ngoài ra, nếu không tính tới các hệ quả sinh thái bất
thường khác, thì toàn bộ lượng nước đưa vào lưu vực bằng con đường nhân tạo và
lượng nước lũ mà các hồ chứa điều tiết được, sau khi đã trừ tổn thất, là phần mà loài
người có thể độc quyền tiêu thụ, bao gồm cả phần để cải thiện HST tự nhiên theo
nhu cầu của con người.
Trên thế giới, sau hội nghị Dublin và hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và
Phát triển họp tại Rio de Janero (Braxin, 1992), phần lớn các nước trên thế giới đều
thực hiện quản lý tổng hợp theo LVS. Lưu vực sông là đơn vị quản lý được chú
trọng và là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng nước, sử dụng tài
nguyên - môi trường, điều phối giải quyết tốt các mâu thuẫn trong khai thác và sử
dụng tài nguyên giữa các vùng, khai thác sử dụng tài nguyên giữa các khu vực
thượng, trung, hạ lưu. Việc sử dụng nước có mối liên quan mật thiết với sử dụng đất
và ảnh hưởng đến HST lưu vực nên quản lý nước theo LVS sẽ giúp cho việc sử
dụng và bảo vệ tốt hơn tài nguyên đất và môi trường lưu vực, quản lý và giảm nhẹ
các tác động tiêu cực của các hoạt động phát triển KTXH của con người tới tài
nguyên và môi trường.
Chức năng và nhiệm vụ về quản lý tổng hợp LVS được quy định tùy theo hình
thức của mỗi kiểu tổ chức lưu vực. Tuy nhiên, có một số nhiệm vụ chung mà trong
quản lý LVS đều phải thực hiện, đó là:
- Lập quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ tài nguyên nước LVS và theo dõi
việc thực hiện quy hoạch.
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan của các bộ, ngành và địa phương trong
việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá TNN của lưu vực sông.
23
- Phối hợp với các đơn vị hành chính các cấp để giải quyết tranh chấp về TNN
nảy sinh trên lưu vực. Ngoài ra, tùy theo hình thức, một số tổ chức LVS có thể tham
gia trực tiếp vào chức năng thiết kế, thi công và quản lý các công trình khai thác, sử
dụng TNN trên lưu vực.
Quy mô của việc quản lý LVS tuỳ thuộc vào các điều kiện tài nguyên, địa lý
và hành chính. Mặc dù nhiều nước trên thế giới đã sử dụng cách tiếp cận thống nhất
và tổng hợp trong quản lý môi trường LVS, song cách hiểu và áp dụng tại mỗi nước
có nhiều điểm khác nhau. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có một số điểm chung là:
- Nhằm mục đích hài hoà các mục tiêu của các cơ quan địa phương và trung
ương trong lưu vực, giúp họ có được chiến lược quản lý hợp lý.
- Quá trình ra quyết định thường cố gắng bao hàm đầy đủ các lĩnh vực liên
quan và sử dụng kỹ năng "tìm tiếng nói chung" để xây dựng được kế hoạch đáp ứng
yêu cầu của các bên liên quan.
- Sử dụng thông tin khoa học và logic để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
HST thuỷ sinh, HST trên cạn, sức khoẻ con người, và các điều kiện kinh tế trong
lưu vực.
- Sử dụng các biện pháp tài chính phù hợp để chi phí được phân bổ cho các dự
án tương ứng với lợi ích thu được của chúng.
- Cố gắng tạo ra khung thoả thuận liên ngành nhằm đảm bảo các kế hoạch sẽ
được thực hiện dựa vào cách tiếp cận và mong muốn của các bên liên quan chứ
không phải dựa vào các luật lệ hay quy định.
- Xây dựng các biện pháp và tiêu chuẩn rõ ràng để kiểm tra và đánh giá hiệu
quả của việc quản lý LVS.
Nhìn chung, cách tiếp cận quản lý môi trường LVS này bao gồm 3 nét chính.
Thứ nhất là sự phát hiện vấn đề, phát hiện các mối đe doạ tiềm ẩn đối với sức khoẻ
con người và HST trong lưu vực. Thứ hai là sự tham gia của các bên liên quan, đòi
hỏi mọi người phải có sự quan tâm thích đáng hoặc thích hợp nhất. Thứ ba là sự
phối hợp hành động, đó là các nỗ lực được thực hiện một cách tổng hợp và toàn
diện một khi các giải pháp đã được quyết định.
24
1.3.2. Tích hợp phân vùng chức năng môi trường trong quản lý tổng hợp lưu vực
sông
Mục tiêu: Tăng cường năng lực của các cơ quan nhà nước trong công tác quản
lý môi trường nước các LVS. Hướng tới nỗ lực, gắn kết sự phối hợp giữa các bộ
ngành làm giảm các nguồn gây ô nhiễm tới các nguồn nước. Vì chỉ có điều này mới
hi vọng đảm bảo cải thiện được môi trường nước tại các LVS.
Lợi ích của tích hợp phân vùng chức năng môi trường để quản lý LVS:
Do tính phức tạp của ô nhiễm môi trường LVS (các nguyên nhân gây ô nhiễm
phức tạp và khác nhau, ranh giới LVS không rõ ràng, tính đa dạng của các hệ sinh
thái LVS...), do vậy cần cân nhắc trước khi quyết định một vấn đề để tránh làm cho
nó trầm trọng hơn hoặc phát sinh các vấn đề mới khác. Đây chính là lý do cần áp
dụng phương pháp tổng hợp để tiếp cận và giải quyết vấn đề. Các chương trình
quản lý tổng hợp LVS có thể tác động toàn diện đến các mặt kinh tế, xã hội và đem
lại nhiều lợi ích cho lưu vực như:
- Cấp nước: Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người và phục vụ phát triển
KTXH, cả ba nguồn nước (nước mưa, nước mặt và nước ngầm) ở LVS đều được
khai thác sử dụng.
- Chất lượng nước: Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến chất lượng nước bao
gồm địa chất, đất, địa hình, thảm thực vật, quần thể động thực vật hoang dã và khí
hậu. Nhưng yếu tố quan trọng hơn gây ra các vấn đề về chất lượng nước chính là
các hoạt động của con người và vấn đề sử dụng đất trong lưu vực. Quản lý LVS sẽ
phải kiểm soát chặt chẽ các yếu tố này.
- Kiểm soát lũ: Việc cấp nước đồng thời đảm bảo chống lũ có thể là lý do quan
trọng nhất của các nỗ lực quản lý LVS. Cách tiếp cận quản lý tổng hợp LVS quan
tâm đến các vùng đầu nguồn và bảo vệ các vùng đất ngập nước.
- Kiểm soát bồi lắng: Sự bồi lắng có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước, sinh
cảnh, giao thông thuỷ, kiểm soát lũ và các dịch vụ du lịch, giải trí. Nó còn ảnh
hưởng đến các loài cá do bùn lắng trên lòng sông - nơi cần thiết cho chúng đẻ trứng,
và che phủ các sinh vật đáy quan trọng trong chuỗi thức ăn.
25
- Giao thông thuỷ: Các hoạt động giao thông thuỷ và dịch vụ cảng thường gây
ô nhiễm môi trường nước do việc xả dầu cặn và các chất thải có nguồn gốc dầu mỡ
khoáng cũng như chất thải sinh hoạt. Ngoài ra, vấn đề quan trọng nhất về mặt môi
trường với các hoạt động giao thông thuỷ là sự cố tràn dầu.
- Phát triển kinh tế với các công trình thuỷ điện-thuỷ lợi: Có thể thực hiện các
mục tiêu phát triển kinh tế bằng việc quản lý LVS. Ở Việt Nam ngay từ những năm
80, Nhà nước đã đầu tư kinh phí xây dựng các hồ chứa để tích nước trong mùa mưa
lũ và xả nước trong mùa kiệt kết hợp với phát điện, điều tiết lưu lượng dòng chảy ở
hạ lưu và đẩy lùi ranh giới nhiễm mặn, đảm bảo nhu cầu cấp nước, nuôi cá, cải tạo
môi trường.
- Đa dạng sinh học: LVS, đặc biệt là những nơi cư trú ven sông là nơi cư trú
cần thiết và đa dạng cho nhiều quá trình và nhiều loài sinh vật, đây còn là nơi cung
cấp mối liên kết giữa HST thuỷ sinh với HST vùng cao. Quản lý LVS có thể là công
cụ được sử dụng để làm tăng số lượng động thực vật hoang dã, một nhân tố của sự
đa dạng sinh thái. Mặc dù không phải là thích hợp với mọi trường hợp nhưng việc
lập kế hoạch quản lý LVS có thể bao gồm những nỗ lực tránh sự suy thoái nơi cư
trú của các loài động thực vật hoang dã nguy cấp. Cá và các sinh vật thuỷ sinh khác:
cần có các hoạt động quản lý LVS để làm giảm các ảnh hưởng và cải thiện, bảo tồn
loài cá cũng như các sinh vật thuỷ sinh khác.
- Bảo tồn sinh cảnh: các LVS khi được bảo vệ tốt sẽ phục vụ cho nhiều mục
đích như giải trí, bảo vệ sinh cảnh hoang dã, lọc nước và lưu giữ nước.
- Giải trí - du lịch: Nước cấp cho các hoạt động giải trí - du lịch có thể được
tăng cường bằng việc quản lý LVS. Chẳng hạn như, các hoạt động quản lý LVS ở
phía hạ lưu sẽ giúp đảm bảo cấp nước đầy đủ và bảo vệ chất lượng nước, ngoài ra
còn có thể đem lại lợi ích cho các hồ chứa, làm tăng giá trị của chúng đối với các
hoạt động giải trí như bơi thuyền và câu cá.
Vì vậy, để thực hiện mục tiêu BVMT và PTBV lưu vực sông, cần thiết phải
xây dựng kế hoạch tổng thể nhằm thống nhất và phối hợp chặt chẽ việc quản lý quy
hoạch sử dụng TNN và BVMT trên tất cả các LVS ở nước ta.
26
Khó khăn: Thực tế vẫn có một số điều kiện khách quan, ràng buộc ảnh hưởng
đến quá trình thực hiện.
Ràng buộc lớn nhất hiện nay là tình hình thế giới đang rơi vào suy thoái kinh
tế, ảnh hưởng tới Việt Nam đã làm cho ngân sách của chính phủ hỗ trợ để thực hiện
các chương trình này khó khăn. Nguồn hỗ trợ từ nước ngoài cũng từ nguyên nhân
này có phần suy giảm.
Ngoài ra còn phải kể đến khó khăn về mặt định chế, đó là làm sao tạo ra môi
trường hành lang pháp lý để các cơ quan phối hợp với nhau hết sức đồng lòng, thực
hiện cắt hết nguồn gây ô nhiễm. Để làm được điều này cần phải có một nhạc
trưởng, một tổng tư lệnh có năng lực, có tâm để làm sao đẩy nhanh được sự kết hợp
đó.
Mặt khác, lĩnh vực BVMT sông là một lĩnh vực nóng trong xã hội. Vì vậy, các
ban ngành chuyên môn cũng xác định rằng cố gắng làm sao đạt được kết quả trong
thời gian ngắn nhất. Còn thời gian xác định 20 năm nữa, hay 30 năm nữa cắt giảm
hết ô nhiễm tại các LVS là không tối ưu.
1.4. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực sông Gianh,
Quảng Bình
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
a, Vị trí địa lý
Lưu vực sông Gianh nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình, có toạ độ địa lý từ
170
31’ đến 180
08’ vĩ độ Bắc, 1050
36’ đến 1060
32’ kinh độ Đông, tổng diện tích tự
nhiên 4.680 km2.
Phía Bắc giáp các xã thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Hà Tĩnh.
Phía Nam giáp các xã thuộc huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh.
Phía Đông giáp biển.
Phía Tây giáp nước bạn Lào.
27
Hình 1.1 Bản đồ Hành chính lưu vực sông Gianh Quảng Bình
LVS có gần 26 km bờ biển và gần 100 km đường biên giới Việt Lào; có trục
giao thông quan trọng xuyên Bắc Nam đó là quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh
(nhánh phía Đông và phía Tây), đường sắt chạy dọc huyện; có cảng Gianh, các
danh thắng như vườn quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận di sản
thiên nhiên thế giới; vùng gò đồi, núi đá vôi, rừng, biển… với nhiều tiềm năng du
lịch và nghỉ dưỡng.
Vị trí địa lý tạo cho LVS có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển toàn diện
về KTXH, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, thực
hiện nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
b, Địa hình
Lưu vực sông Gianh nằm trên giải đất hẹp và dốc, núi và gò đồi chiếm trên
80% diện tích tự nhiên. Địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông, bị chia cắt mạnh
và có thể chia thành các vùng như sau:
28
- Vùng địa hình núi đá vôi: phân bố ở huyện Tuyên Hoá, huyện Minh Hoá, các
xã Thượng Trạch, Tân Trạch, Sơn Trạch, Xuân Trạch, Phúc Trạch thuộc huyện Bố
Trạch và một số xã phía tây của huyện Quảng Trạch, chiếm hơn 1/3 diện tích tự
nhiên của lưu vực. Các khối núi đá vôi ở đây được hình thành vào thời kỳ Đềvon và
Cacbon-pecmi, thường bị chia cắt thành những giải liên tục hoặc độc lập, địa hình
lởm chởm, sườn thẳng đứng. Ở hầu hết khu vực núi đá vôi đều có dạng địa hình
caxtơ trên mặt và ngầm. Một số sông suối bị mất do chảy ngầm trong núi đá vôi
hàng mấy chục km, điển hình là động Phong Nha, đây là một trong những hang
động trong núi đá vôi dài nhất thế giới.
- Vùng núi đất thấp và trung bình: kiểu địa hình này chiếm gần 2/3 diện tích
của lưu vực, gồm những dãy núi liên tiếp độ cao các đỉnh núi trung bình 400 -
500m, có đỉnh cao tới 1.000m (Ba Rền 1.137m; UBò 1.009m), độ dốc chủ yếu là
trên 250, có nhiều nơi địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn.
- Vùng gò đồi: là vùng tiếp giáp giữa vùng núi và đồng bằng, dọc đường Hồ
Chí Minh nhánh Đông gồm những đồi bát úp tạo nên một số thung lũng. Đây là
vùng có nhiều tiềm năng đất đai để phát triển kinh tế hàng hoá, tạo nên khối lượng
lớn nông-lâm sản hàng hoá cho lưu vực.
- Vùng đồng bằng: là vùng đất hẹp chạy dọc quốc lộ 1A. Địa hình tương đối
bằng phẳng, hình thành bởi phù sa các con sông lớn. Đây là vùng sản xuất nông
nghiệp chính của lưu vực, hàng năm cung cấp lượng lương thực chủ yếu cho nhân
dân các huyện thuộc lưu vực sông Gianh. Dọc theo bờ biển có những cồn cát và dải
cát trắng vàng độ cao 2m đến 50m. Đặc điểm địa hình tạo ra các vùng sinh thái khác
nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Có thể hình thành 7 tiểu vùng.
c, Khí hậu
Lưu vực sông nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí
hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng của khí hậu nhiệt đới
điển hình ở phía Nam và có mùa đông tương đối lạnh ở phía Bắc. Nhiệt độ bình
quân hằng năm là 25 độ C, lượng mưa bình quân là 2.976mm, độ ẩm bình quân là
84,9%. Khí hậu toàn lưu vực chia làm hai mùa rõ rệt; Mùa mưa rét từ tháng 9 đến
29
tháng 3 năm sau, trong đó tháng 9 đến tháng 11 mưa bão; lượng mưa tập trung 70%
tổng lượng mưa của cả năm nên thường gây lũ lụt trên diện rộng, tháng 12 đến
tháng 3 rét và mưa phùn, gió bấc nhiệt độ có lúc xuống tới 9 – 11 độ C; mùa khô từ
tháng 4 đến tháng 8 nắng gắt gắn với gió Tây Nam (địa phương gọi là gió Lào) gây
khô nóng lượng bốc hơi lớn nên thường xuyên gây hạn hán, cát bay, cát chảy lấp
đồng ruộng và dân cư.
Điều kiện thời tiết bất lợi đối với lưu vực là gió Tây Nam khô nóng xuất hiện
khoảng 75 ngày trong năm, chủ yếu tập trung trong tháng 7, tháng 8 kết hợp với
thiếu mưa gây hạn hán. Mùa mưa bão tập trung vào tháng 9, tháng 10, bão thường
đi kèm với mưa lớn. Do địa hình hẹp, sông ngắn và dốc nên mùa mưa bão thường
có hiện tượng nước dâng tạo ra lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp hàng năm. Để hạn chế sự bất lợi
cần phải có các chương trình khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên có căn cứ khoa
học, như trồng rừng đầu nguồn, thiết lập vành đai rừng phòng hộ ven sông, ven
biển, nghiên cứu cơ cấu mùa vụ cây trồng vật nuôi, tuyển chọn cơ cấu giống, chống
chịu để né tránh các điều kiện về khí hậu, thời tiết.
d, Tài nguyên nước
Hệ thống sông Gianh là hệ thống sông lớn nhất tỉnh Quảng Bình, hệ thống
sông này chảy qua bốn huyện phía Bắc của tỉnh Quảng Bình đó là: Minh Hoá,
Tuyên Hoá, Quảng Trạch và Bố Trạch với tổng chiều dài khoảng 158 km, chiều dài
lưu vực 121 km, chiều rộng lưu vực bình quân 38,8 km, mật độ lưới sông 1,54 với
tổng diện tích lưu vực 4.680 km2. Sông có 13 phụ lưu cấp 1; 20 phụ lưu cấp 2 và 10
phụ lưu cấp 3. Trong đó phụ lưu với quy mô lớn nhất là sông Rào Cái, và sông Son.
Hệ thống sông Gianh có vai trò rất quan trọng cung cấp nước mặt cho các huyện
phía Bắc của tỉnh Quảng Bình.
Hiện tại trên diện tích của lưu vực, với bàn tay của con người đã tạo ra được
56 hồ chứa nước lớn nhỏ với tổng dung tích 153,023 triệu m3.
Hàng năm hệ thống sông Gianh đã tạo ra nguồn nước đổ ra biển Đông, tháng
thấp nhất (tháng 4) 331 triệu m3, tháng cao nhất (tháng 9) 6.685 triệu m3.
30
Sự chênh lệch về nguồn nước giữa các tháng trong năm rất lớn, các tháng 9,
10 và 11 là những tháng thường gây nên lũ lụt; các tháng 3, 4 thường là mùa nước
kiệt gây ra nhiều bất lợi cho con người.
Hệ thống sông Gianh là hệ thống sông chính của tỉnh Quảng Bình có tầm ảnh
hưởng lớn đối với cuộc sống của người dân các huyện: Tuyên Hoá, Minh Hóa,
Quảng Trạch và Bố Trạch. Đồng thời nó cũng đã tạo ra những danh lam thiên nhiên
đẹp, tiêu biểu là động Phong Nha, một di sản thiên nhiên của thế giới nên cần được
bảo vệ để không gây ô nhiễm nguồn nước và làm thay đổi lòng sông.
e, Tài nguyên đất
Đất đai ở lưu vực tương đối phong phú và đa dạng, đất đồi núi chiếm 85%, đất
đồng bằng chiếm 14,6%, đất cát nội địa chiếm 1,6% diện tích tự nhiên. Gồm 9
nhóm đất với 20 đơn vị đất.
g, Tài nguyên rừng
Lưu vực sông có trên 503.227 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất có rừng tự nhiên
450,656 ha, đất có rừng trồng 52.543 ha và đất ươm cây giống 28 ha.
Thảm thực vật rừng đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ quý như
lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơ mu... Động vật có nhiều loại thú quý hiếm như hổ,
báo, trĩ sao, gà lôi và các loại móng guốc khác.
Đặc biệt khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi có hệ động thực
vật rất phong phú và đa dạng, là nơi giao thoa của hai luồng động thực vật từ Bắc
xuống và Nam lên. Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là di sản
thiên nhiên thế giới và có nhiều loại động, thực vật quý hiếm trong Sách Đỏ Việt
Nam.
Ngoài ra, HST rừng ngập mặn ven biển mặc dù đã bị khai thác để nuôi tôm
song những vùng còn lại vẫn còn những loại động thực vật thuỷ sinh có giá trị kinh
tế.
h, Tài nguyên biển
Về nguồn lợi biển, lưu vực nói riêng và tỉnh Quảng Bình có hầu hết các loài
hải sản có mặt ở Việt Nam (1.000 loài). Có những loài hải sản có giá trị kinh tế
31
cao như: Tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang... Trong đó, mực ống, mực nang
có trữ lượng khá lớn và chất lượng cao. Theo số liệu điều tra năm 1996 của Bộ
Thuỷ sản, trữ lượng nguồn lợi hải sản ở vùng biển Quảng Bình trên 90.000
tấn/năm, khả năng khai thác ước tính 40.000 tấn/năm.
Ngoài ra, vùng nội địa có nhiều sông suối, ao hồ, đồng trũng, bãi bồi ven
sông có nhiều loại thuỷ sinh sinh sống. Hàng năm, nhân dân địa phương khai
thác hàng nghìn tấn thuỷ sản nước lợ và trên 1 nghìn tấn thuỷ sản nước ngọt.
Tuy nhiên, tài nguyên biển tại đây vẫn chưa được khai thác hiệu quả do ngư
cụ thô sơ, chưa có nhiều tàu lớn để đánh bắt xa bờ. Mặt khác, nguồn vốn của
nhân dân khó khăn nên khả năng đầu tư sản xuất nuôi trồng thuỷ sản bị hạn chế.
h, Tài nguyên khoáng sản
Lưu vực sông Gianh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nhưng
chưa được điều tra và khai thác nhiều.
Theo các số liệu điều tra khoáng sản Quảng Bình nằm rải rác các huyện
trong tỉnh từ vùng ven biển đến trung du miền núi:
- Nhóm kim loại: Có quặng Măngan ở Cái Đăng (Tuyên Hoá); Titan và
Ziricon ở trong dãi cát ven biển.
- Nhóm nguyên liệu hoá chất và phân bón: Có pyrit (Quảng Trạch);
photphorit (Bố Trạch, Tuyên Hoá, Minh Hoá và dọc sông Rào Nậy) với 23 điểm
khác nhau, trong đó 7 điểm có trữ lượng khá khoảng 123.000 tấn; cùng với than
bùn và đôlômit đang được khai thác làm nguyên liệu sản xuất phân bón tổng hợp
N.P.K.
- Nhóm nguyên vật liệu xây dựng: Có đá vôi, đá sét xi măng, sét gạch ngói
và đá granit. Đá vôi các loại có trữ lượng khoảng 5.400 triệu tấn phấn bố ở
Tuyên Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch. Sét gạch ngói có trữ lượng hơn 7 triệu tấn
phân bố Đồng Lê (Tuyên Hoá).
- Nhóm nguyên vật liệu sản xuất thuỷ tinh: Có cát trắng, thạch anh ở phía
Bắc Ba Đồn (Quảng Trạch) trữ lượng khoảng 35 triệu tấn. Cát có độ tinh khiết
32
cao, hạt mịn, hàm lượng SiO2 đạt 98 - 99%. Các mỏ này lại nằm gần đường giao
thông nên dễ khai thác và vận chuyển.
- Nước khoáng và nước nóng: Trên phạm vi tỉnh Quảng Bình đã phát hiện
được 5 nguồn nước khoáng - nước nóng, trong đó có 4 nguồn đã được thống kê
trong "Danh bạ các nguồn nước khoáng - nước nóng Việt Nam":
+ Nguồn Thanh Lâm (Nô Bồ) thuộc thôn Nô Bồ, xã Ngư Hoá, huyện Tuyên
Hoá.
+ Nguồn Đông Nghèn thuộc thôn Đông Nghèn, xã Phúc Trạch, huyện Bố
Trạch.
+ Nguồn nước nóng khe nước Sốt, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch.
i, Tài nguyên nhân văn và du lịch
Với nhiều lễ hội truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc như Hội rằm
tháng 3 ở Minh Hoá, lễ hội này có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử, văn hoá, có tác
dụng giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, động viên lao động sản
xuất.
Toàn lưu vực có hàng trăm di tích lịch sử đã được kiểm kê và đánh giá là di
tích lịch sử văn hoá được Nhà nước xếp hạng, đặc biệt có VQG Phong Nha - Kẻ
Bàng.
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a, Dân số, dân tộc và lao động
Theo số liệu thống kê năm 2009, dân số trung bình toàn lưu vực là 445.769
người trong đó dân số đô thị là 35.821 người (8,036%) với 10.533 hộ, dân số
nông thôn là 409.948 người với 89.539 hộ.
Tỷ lệ tăng dân số hàng năm có xu hướng giảm, năm 1995 là 2,42%; năm
2000 giảm xuống còn 1,47%; đến năm 2009 còn 1,21%.
Sự phân bố dân cư trên lãnh thổ không đều, phần lớn tập trung ở vùng đồng
bằng và ven biển. Mật độ dân số toàn lưu vực là 95,25 người/km2 cao nhất là thị
trấn Ba Đồn - 4.020 (huyện Quảng Trạch), thấp nhất là xã Thường Trạch - 3.1
(huyện Bố Trạch).
33
Tỷ lệ hộ đói ngèo giảm nhanh từ 24,5% năm 2000 xuống còn 12,12% năm
2009. Tuy nhiên mức thu nhập có sự chênh lệch giữa các vùng đô thị, đồng bằng
ven biển so với các vùng núi.
b, Giao thông
Hệ thống giao thông đường bộ của toàn lưu vực bao gồm quốc lộ 1A
(23km), đường Hồ Chí Minh nhánh Đông (144 km), nhánh Tây (122 km), 290,5
km đường tỉnh lộ 2,2 B, tỉnh lộ 3, tỉnh lộ 20; 494,86 km đường huyện; 297,8 km
đường xã và gần 625 km đường thôn bản.
Trong những năm qua giao thông tại lưu vực có những bước chuyển biến
khá tích cực. Việc thành lập tuyến đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa to lớn trong
việc phát triển kinh tế vùng và quốc phòng an ninh.
Mạng lưới giao thông đường bộ phân bố tương đối hợp lý trên địa bàn, đến
nay đã có 100% xã, thị trấn có đường ôtô đến UBND. Tuy nhiên các tuyến
đường cấp huyện, xã phần lớn là đường cấp phối chất lượng thấp gây khó khăn đi
lại đặc biệt là mùa mưa.
c, Cung cấp điện nước sinh hoạt
Trong những năm qua công tác thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và
phòng chống lụt bão đã được chú trọng đầu tư. Hệ thống tưới tiêu nhiều đập
dâng và hồ chứa nước thuộc các công trình thủy nông và các xã quản lý đảm bảo
tưới tiêu cho trên 12.000 ha vụ đông xuân và trên 10.000 ha vụ hè thu của toàn
lưu vực. Các hạng mục công trình tiếp tục được đầu tư, củng cố và nâng cấp bao
gồm: xây dựng củng cố hệ thống trạm bơm, nạo vét và kiên cố hóa kênh mương,
cứng hóa đường ven biển, nâng cấp các kênh, mương.
Tuy nhiên cho đến nay hệ thống thủy lợi chỉ đảm bảo được 60% công suất
thiết kế. Thực tế hệ thống tưới mới đáp ứng được 64% diện tích vụ đông xuân và
50% vụ hè thu của toàn lưu vực. Hệ thống kênh tưới tiêu đang bị xuống cấp do
sạt lở, bồi tụ, đòi hỏi phải được đầu tư lớn để nạo vét tu bổ mới đảm bảo tưới
tiêu tốt, phát huy công suất thiết kế của công trình.
Mạng cung cấp điện sinh hoạt cho vùng chưa được xây dựng hoàn chỉnh.
Nguồn điện lưới chỉ mới đến được các cơ quan chính quyền và trạm xá xã, chưa
có các mạng nhánh cấp đến bản và hộ dân. Hiện nay, tại các bản, một số hộ đang
sử dụng thủy điện nhỏ phục vụ sinh hoạt.
Trong khu vực chưa có hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung, người dân
chủ yếu sử dụng nước tự nhiên, dẫn về từ các khe suối, chưa qua xử lý và nguồn
34
cấp không ổn định, dồi dào trong mùa mưa, thiếu trong mùa khô. Tại xã có hệ
thống mương thủy lợi, có thể cung cấp nước tưới cho một số diện tích lúa nước
rất nhỏ, nhưng hệ thống này chưa đảm bảo tưới nuớc quanh năm vì nó phụ thuộc
hoàn toàn vào nguồn nước tự nhiên từ các khe suối.
d, Các hoạt động kinh tế chủ yếu
Tại LVS, nông nghiệp là hoạt động sản xuất chủ yếu bao gồm trồng trọt,
chăn nuôi gia súc, gia cầm (trâu, bò, dê và gà vịt, cá..) trong đó, chăn nuôi là
hoạt động chính mang lại thu nhập cho người dân. Các hoạt động kinh tế khác
chiếm tỷ trọng không đáng kể. Cây nông nghiệp quan trọng là ngô, lúa nương và
sắn. Các sản phẩm ngô, lúa phục vụ nhu cầu tại chỗ của các hộ gia đình là chính,
chỉ có trâu, bò, dê ngoài mục đích phục vụ nhu cầu địa phương còn được bán ra
các vùng lân cận.
Thu nhập từ lương thực có hạt ở mức bình quân 325 kg/người/năm. Thu
nhập bằng tiền bình quân là 2.200.000đ/người/năm.
Hoạt động sản xuất lâm nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng 3%, thấp nhất trong cơ
cấu kinh tế hộ gia đình. Một mặt là do phần lớn đất lâm nghiệp trong vùng được
quy hoạch cho mục đích phòng hộ, nên chúng chỉ có giá trị phòng hộ đầu nguồn,
giảm xói mòn, điều tiết nguồn nước, nhưng những giá trị đó lại chưa được đánh
giá đầy đủ. Mặt khác, nhiều khu vực đã được quy hoạch để sản xuất lâm nghiệp,
nhưng người dân địa phương lại chỉ canh tác nông nghiệp trên đất đó. Đây chính là
nguyên nhân chính làm tỷ trọng giữa sản xuất nông và lâm nghiệp có sự khác biệt
rõ rệt. Hiện nay, thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp chỉ là khoản kinh phí khoán bảo
vệ rừng tự nhiên theo khuôn khổ chương trình 661.
Các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ hầu như không
phát triển. Các hoạt động này chỉ phục vụ nhu cầu trong thôn bản là chính ví dụ sửa
chữa công cụ lao động nông nghiệp, sửa chữa xe máy, bán hàng tạp hóa. Mức độ
giao thương với các thị trường bên ngoài là rất thấp.
35
Chương 2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG
LƯU VỰC SÔNG GIANH
2.1. Đặc điểm các yếu tố môi trường lưu vực sông Gianh
Đối với lưu vực sông, đất, nước, rừng… là một trong các yếu tố tự nhiên
của môi trường ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp hoặc tác
động qua lại tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của sinh vật và ĐDSH. Dưới
tác động của các quy luật địa lý tự nhiên (Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh,
Quy luật tuần hoàn vật chất và năng lượng, Quy luật về tính nhịp điệu và Quy
luật địa đới và phi địa đới), giữa các yếu tố tự nhiên của một đơn vị cảnh quan
nhất định luôn có mối quan hệ tương hỗ với vai trò chủ đạo. Ví dụ, yếu tố địa
hình là nhân tố nội lực của cảnh quan và chi phối mạnh mẽ các thành phần khác
của cảnh quan tự nhiên như thay đổi khí hậu khu vực (đặc điểm địa hình, cấu tạo
bền mặt của đất làm thay đổi hướng gió, nhiệt độ độ ẩm tạo thành các vi khí hậu
riêng cho mỗi khu vực), điều tiết dòng chảy của sông ngòi. Bề mặt địa hình cũng
là cơ sở phát sinh, phát triển của thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật. Đồng thời,
trong tác động qua lại giữa các thành phần của tổng thể tự nhiên, địa hình cũng
chịu ảnh hưởng của các thành phần khác của tự nhiên (quá trình ngoại sinh) như:
phong hoá, xói lở, trôi trượt bồi tụ do khí hậu, thuỷ văn, sinh vật...
Vì vậy, nội dung phân vùng chức năng môi trường LVS muốn đạt hiệu quả
cao thì cần phải tìm hiểu, phân tích và đánh giá đặc điểm các yếu tố môi trường
trên cũng như các mối quan hệ giữa chúng.
2.1.1. Môi trường đất
Lưu vực sông Gianh thuộc vùng đất duyên hải Bắc Trung Bộ, với tổng
diện tích đất tự nhiên là 4.680 km2. Khác hẳn với các tài nguyên khác, đất đai
là nguồn tài nguyên quý giá, không thể tái tạo được và có giới hạn về không
gian, là nơi để con người sinh sống và phát triển, là một trong bốn thành phần
cơ bản của môi trường.
36
LVS có 9 nhóm đất khác nhau với 20 đơn vị đất, thể hiện như sau:
Nhóm đất cát:
Nhóm đất cát có diện tích 7.449 ha, gồm 3 đơn vị đất:
- Cồn cát trắng vàng: Phân bố dọc theo bờ biển, thành phần cơ giới rất thô,
nghèo dinh dưỡng, chủ yếu trồng rừng phòng hộ.
- Đất cát biển trung tính ít chua: Phân bố ở địa hình thấp hơn và vào sâu
trong đất liền. Thành phần cơ giới của đất nhẹ, thường là cát pha. Loại đất này
đã được cải tạo trồng lúa ở những nơi thấp chủ động nước và trồng màu ở những
nơi cao.
- Đất cát biển chua có tầng hữu cơ: Phân bố một số xã ở huyện Quảng
Trạch. Đặc điểm của loại đất này là có tầng than bùn và hàm lượng hữu cơ rất
cao, được sử dụng làm phân hữu cơ vi sinh.
Nhóm đất mặn:
Có diện tích 1.085 ha, gồm 2 đơn vị đất:
- Đất mặn nhiều: Phân bố ở cửa Gianh, đất thường bị ngập bởi thuỷ triều,
hàm lượng Clo trong đất cao. Hiện nay, một phần đang được nuôi trồng thuỷ sản
hoặc làm muối.
- Đất mặn trung bình và ít: Phân bố theo các cửa sông nhưng ở vị trí xa
biển, phần lớn đã thoát khỏi ảnh hưởng của thuỷ triều. Đất có thành phần cơ giới
trung bình hoặc nhẹ, càng gần cửa sông càng nặng hơn. Hiện nay, đang trồng lúa
nhưng cần chủ động nước nếu không năng suất bị hạn chế.
Nhóm đất phù sa:
Có diện tích 6.958 ha, phân bố tập trung ở vùng đồng bằng ven biển và ven
các sông suối khác trong LVS, gồm 3 đơn vị đất:
- Đất phù sa trung tính ít chua: Phân bố ở Quảng Trạch, Bố Trạch. Thành
phần cơ giới của đất khá tơi xốp, không chặt, rất thích hợp để phát triển cây
lương thực.
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh

More Related Content

What's hot

Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...
Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...
Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...nataliej4
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
dự án nhà máy sảm xuất bao bì
dự án nhà máy sảm xuất bao bìdự án nhà máy sảm xuất bao bì
dự án nhà máy sảm xuất bao bìtuanpro102
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Hệ Thống Xử Lí Nước Thải Trúc Bạch
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Hệ Thống Xử Lí Nước Thải Trúc BạchBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Hệ Thống Xử Lí Nước Thải Trúc Bạch
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Hệ Thống Xử Lí Nước Thải Trúc Bạchnataliej4
 
ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...
ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...
ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...jackjohn45
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Bài giảng Sản xuất sạch hơn
Bài giảng Sản xuất sạch hơnBài giảng Sản xuất sạch hơn
Bài giảng Sản xuất sạch hơnNhuoc Tran
 
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...luanvantrust
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Luận văn: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia, HAY
Luận văn: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia, HAYLuận văn: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia, HAY
Luận văn: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia, HAY
 
Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...
Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...
Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...
 
Hệ thống xử lý bụi ở phân xưởng đóng bao của công ty xi măng, HOT
Hệ thống xử lý bụi ở phân xưởng đóng bao của công ty xi măng, HOTHệ thống xử lý bụi ở phân xưởng đóng bao của công ty xi măng, HOT
Hệ thống xử lý bụi ở phân xưởng đóng bao của công ty xi măng, HOT
 
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
 
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 200m3 /ngày đêm
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 200m3 /ngày đêmHệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 200m3 /ngày đêm
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 200m3 /ngày đêm
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa, HOTĐề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa, HOT
 
dự án nhà máy sảm xuất bao bì
dự án nhà máy sảm xuất bao bìdự án nhà máy sảm xuất bao bì
dự án nhà máy sảm xuất bao bì
 
Luận văn: Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, HOT
Luận văn: Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, HOTLuận văn: Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, HOT
Luận văn: Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, HOT
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Hệ Thống Xử Lí Nước Thải Trúc Bạch
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Hệ Thống Xử Lí Nước Thải Trúc BạchBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Hệ Thống Xử Lí Nước Thải Trúc Bạch
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Hệ Thống Xử Lí Nước Thải Trúc Bạch
 
ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...
ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...
ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOTLuận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
 
Đề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAY
Đề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAYĐề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAY
Đề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAY
 
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAYLuận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
 
Bài giảng Sản xuất sạch hơn
Bài giảng Sản xuất sạch hơnBài giảng Sản xuất sạch hơn
Bài giảng Sản xuất sạch hơn
 
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
 

Similar to Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh

DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...hanhha12
 
He thong phan loai dnnvn
He thong phan loai dnnvnHe thong phan loai dnnvn
He thong phan loai dnnvnDuy Vọng
 
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại HuếLuận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại HuếDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tài liệu hướng dẫn quản lý môi trường nước trong công trình thủy lợi
Tài liệu hướng dẫn quản lý môi trường nước trong công trình thủy lợiTài liệu hướng dẫn quản lý môi trường nước trong công trình thủy lợi
Tài liệu hướng dẫn quản lý môi trường nước trong công trình thủy lợijackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...nataliej4
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà NộiLuận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà NộiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn nataliej4
 

Similar to Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh (20)

DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
 
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luậtLuận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
 
He thong phan loai dnnvn
He thong phan loai dnnvnHe thong phan loai dnnvn
He thong phan loai dnnvn
 
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại HuếLuận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
 
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...
 
Tài liệu hướng dẫn quản lý môi trường nước trong công trình thủy lợi
Tài liệu hướng dẫn quản lý môi trường nước trong công trình thủy lợiTài liệu hướng dẫn quản lý môi trường nước trong công trình thủy lợi
Tài liệu hướng dẫn quản lý môi trường nước trong công trình thủy lợi
 
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
 
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOTLuận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
 
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà NộiLuận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà NộiLuận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
 
Thành phần loài của cá trong các thủy vực tại khu vực rừng Na Hang
Thành phần loài của cá trong các thủy vực tại khu vực rừng Na HangThành phần loài của cá trong các thủy vực tại khu vực rừng Na Hang
Thành phần loài của cá trong các thủy vực tại khu vực rừng Na Hang
 
Luận văn: Quá trình hình thành và phát triển làng xã ven sông Hàn
Luận văn: Quá trình hình thành và phát triển làng xã ven sông HànLuận văn: Quá trình hình thành và phát triển làng xã ven sông Hàn
Luận văn: Quá trình hình thành và phát triển làng xã ven sông Hàn
 
Luận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đ
Luận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đLuận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đ
Luận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
 
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...
 
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
 
Cơ sở khoa học để bảo vệ bờ biển, cửa sông vùng ven biển, 9đ
Cơ sở khoa học để bảo vệ bờ biển, cửa sông vùng ven biển, 9đCơ sở khoa học để bảo vệ bờ biển, cửa sông vùng ven biển, 9đ
Cơ sở khoa học để bảo vệ bờ biển, cửa sông vùng ven biển, 9đ
 
Nghiên cứu địa mạo quản lý môi trường bờ biển tỉnh Quảng Nam
Nghiên cứu địa mạo quản lý môi trường bờ biển tỉnh Quảng NamNghiên cứu địa mạo quản lý môi trường bờ biển tỉnh Quảng Nam
Nghiên cứu địa mạo quản lý môi trường bờ biển tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nư...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nư...Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nư...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nư...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 

Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh

  • 1. ----------------------- Đinh Việt Hùng PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG GIANH QUẢNG BÌNH HÀ NỘI - 2011
  • 2. ----------------------- Đinh Việt Hùng PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG GIANH QUẢNG BÌNH : Khoa học Môi trường : 60 85 02 : TS. LẠI VĨNH CẨM – 2011
  • 3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường BVTV Bảo vệ thực vật ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái KTXH Kinh tế - xã hội LVS Lưu vực sông NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn PTBV Phát triển bền vững QHMT Quy hoạch môi trường TN&MT Tài nguyên và môi trường TNN Tài nguyên nước UBND Uỷ ban nhân dân VQG Vườn Quốc gia
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài .............................................................................2 2.1. Mục tiêu:.......................................................................................................2 2.2. Nhiệm vụ: .....................................................................................................2 3. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................3 5. Các kết quả đạt được ...........................................................................................3 6. Cấu trúc luận văn.................................................................................................3 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG TRONG QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG ............................................4 1.1. Phương pháp luận và phương pháp phân vùng chức năng môi trường............4 1.1.1. Các khái niệm cơ bản.................................................................................4 1.1.2. Phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường................................5 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường ..............15 1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng trên thế giới và Việt Nam..15 1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường ở Việt Nam....................................................................................................................18 1.3. Tích hợp phân vùng chức năng môi trường trong quản lý tổng hợp lưu vực sông........................................................................................................................21 1.3.1. Quản lý tổng hợp lưu vực sông................................................................21 1.3.2. Tích hợp phân vùng chức năng môi trường trong quản lý tổng hợp lưu vực sông.............................................................................................................24 1.4. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực sông Gianh, Quảng Bình .......................................................................................................................26 1.4.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................26 1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................32
  • 5. Chương 2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG GIANH.........................................................................................................35 2.1. Đặc điểm các yếu tố môi trường lưu vực sông Gianh....................................35 2.1.1. Môi trường đất.........................................................................................35 2.1.2. Môi trường nước......................................................................................39 2.1.3. Rừng và đa dạng sinh học........................................................................41 2.2. Phân tích cấu trúc, chức năng và mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường lưu vực sông..........................................................................................................47 2.2.1. Tương tác đất - nước - rừng...................................................................47 2.2.2. Tương tác đất - rừng - thuỷ sản .............................................................47 2.2.3. Khai thác tài nguyên nước và những biến đổi trên lưu vực sông........48 2.2.4. Quản lý lưu vực sông là xu thế tất yếu .................................................49 2.2.5. Những vấn đề nghiên cứu về mối quan hệ đa dạng giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong lưu vực sông ......................................................50 2.3. Đánh giá hiện trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông Gianh.....................................................................................................................50 2.3.1. Hiện trạng nước lục địa..........................................................................50 2.3.2. Hiện trạng môi trường đất......................................................................61 2.3.3. Hiện trạng rừng.......................................................................................65 2.3.4. Hiện trạng môi trường đô thị và công nghiệp.......................................65 2.3.5. Hiện trạng môi trường nông thôn, nông nghiệp ...................................65 2.3.6. Hiện trạng môi trường ven biển ............................................................66 2.3.7. Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường nước lưu vực sông ............................................................................................................67 2.3.8. Các nội dung quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường nước lưu vực sông ............................................................................................................69 2.4. Thành lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh.71
  • 6. 2.4.1. Nguyên tắc và phương pháp phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh .........................................................................................................71 2.4.2. Các yếu tố sử dụng trong phân vùng chức năng môi trường...................75 2.4.3. Yếu tố địa hình.........................................................................................76 2.4.4. Yếu tố hiện trạng sử dụng đất..................................................................78 2.4.5. Yếu tố sinh khí hậu..................................................................................80 2.4.6. Bản đồ phân vùng chức năng môi trường................................................81 Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÃNH THỔ ......................................................87 3.1. Lợi thế, hạn chế, cơ hội, thách thức và xuất phát điểm của lưu vực sông Gianh .....................................................................................................................87 3.1.1. Lợi thế......................................................................................................87 3.1.2. Hạn chế ....................................................................................................87 3.1.3. Cơ hội.......................................................................................................88 3.1.4. Thách thức ...............................................................................................88 3.2. Các giải pháp công trình.................................................................................89 3.3. Các giải pháp phi công trình...........................................................................90 KẾT LUẬN..............................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 7. DANH MỤC BẢNG, HÌNH CỦA LUẬN VĂN STT Tên Trang Hình 1.1 Hình 1.1 Bản đồ Hành chính lưu vực sông Gianh Quảng Bình 27 Bảng 2.1 Số liệu của các hệ sông và sông ở Quảng Bình 39 Bảng 2.2 Các hồ chứa có dung tích trên 1 triệu m3 và các công trình lớn 40 Bảng 2.3 Diện tích rừng và đất lâm nghiệp lưu vực sông Gianh 41 Bảng 2.4 Diện tích rừng trồng mới, khai thác, chuyển đổi năm 2004 42 Bảng 2.5 Diện tích có rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng năm 2004 43 Bảng 2.6 Các nhóm loài thực vật 44 Bảng 2.7 Thống kê lưu vực sông 51 Bảng 2.8 Thống kê phân phối dòng chảy bình quân nhiều năm 51 Bảng 2.9 Quy hoạch sử dụng nước hồ chứa theo lưu vực sông đến 2020 52 Bảng 2.10 Chỉ số một số chỉ tiêu phân tích vượt ngưỡng 55 Bảng 2.11 Tình hình sử dụng đất năm 2009 62 Bảng 2.12 Dự báo nhu cầu sử dụng nước phục vụ sản xuất công nghiệp các huyện tại lưu vực sông đến năm 2015 68 Sơ đồ 2.1 Nguyên tắc phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh 82
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bảo vệ môi trường lưu vực sông là một vấn đề đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới trong nửa cuối của thế kỷ 20 và phát triển rất mạnh trong vài thập kỷ gần đây, nhằm đối phó với những thách thức về sự khan hiếm nước, sự gia tăng tình trạng ô nhiễm và suy thoái các nguồn tài nguyên và môi trường của các lưu vực sông. Mỗi lưu vực sông đều có một đặc điểm riêng về tài nguyên thiên nhiên cũng như tài nguyên nước. Do đó, cách thức tổ chức quản lý sẽ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng đất, đặc điểm môi trường, giá trị mỗi lưu vực sông. Phân vùng là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị tương đối đồng nhất theo các tiêu chí và các mục tiêu nhất định nhằm đơn giản hóa việc nghiên cứu hay quản lý có hiệu quả hơn theo đặc thù riêng của từng đơn vị trong vùng. Phân vùng có thể là: phân vùng kinh tế, phân vùng sinh thái, phân vùng địa lý, phân vùng môi trường. Song, vấn đề phân vùng chức năng như trên còn nhiều bất cập, còn nhiều mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình thực hiện các quy hoạch như quá trình phát triển làm mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên, vượt quá sức chịu tải của môi trường và môi trường bị suy thoái. Một trong những nguyên nhân của các vấn đề trên là chúng ta chưa thực sự quan tâm đến việc phân vùng chức năng môi trường trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên. Hiện nay, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đang gây ra nhiều tác động xấu tới môi trường nói chung và môi trường nước các lưu vực sông nói riêng. Hiện trạng môi trường nước của các lưu vực sông đang diễn biến phức tạp, ngày càng xấu đi. Chất lượng nước sông đang bị suy thoái ở nhiều nơi, đặc biệt ở các đoạn sông chảy qua các khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. Bên cạnh các nguồn ô nhiễm nước do các hoạt động dân sinh và công nghiệp, các hoạt động khác như nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện, khai thác tài nguyên dưới lòng sông, giao thông vận tải thuỷ, nuôi trồng thuỷ sản... cũng liên quan mật thiết đến việc khai thác sử
  • 9. 2 dụng nước và gây tác động xấu đến môi trường nước của hệ thống sông và sức khoẻ người dân. Sông Gianh là một trong năm con sông lớn nhất ở Quảng Bình và cũng đang phải chịu tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả thực hiện đề tài “Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh Quảng Bình” với mục đích nghiên cứu các yếu tố môi trường nhằm phân vùng chức năng môi trường và đề xuất các giải pháp góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững lực vực sông Gianh, Quảng Bình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục tiêu: Xác lập cơ sở khoa học cho phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông phục vụ công tác quản lý môi trường trong phát triển kinh tế xã hội của lưu vực sông Gianh, Quảng Bình đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững. 2.2. Nhiệm vụ: - Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. - Xác định các nguyên tắc, yếu tố sử dụng trong phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông. - Xác định những nhân tố tác động tới môi trường lưu vực sông với những mức độ tác động khác nhau. - Thành lập lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông. - Đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường phục vụ phát triển bễn vững lãnh thổ. 3. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi không gian nghiên cứu Lưu vực sông Gianh, Quảng Bình (gồm các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, một phần các huyện Quảng Trạch và Bố Trạch). * Giới hạn về nội dung nghiên cứu - Xác định ranh giới lưu vực sông Gianh, Quảng Bình làm cơ sở để giới hạn không gian nghiên cứu.
  • 10. 3 - Dùng phương pháp Hệ thống thông tin địa lý thành lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông. Trong đó, lựa chọn ba nhân tố: địa hình, hiện trạng sử dụng đất và sinh khí hậu làm cơ sở để xây dựng bản đồ phân vùng chức năng môi trường lưu vực Gianh. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập các dữ liệu, số liệu có liên quan, phỏng vấn ngoài thực địa. - Phương pháp tổng hợp phân tích các số liệu, tài liệu qua quá trình điều tra khảo sát và thu thập. - Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường. - Phương pháp kế thừa các nghiên cứu đã công bố. 5. Các kết quả đạt được - Đánh giá hiện trạng môi trường lưu vực sông Gianh. - Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới dân cư và suy giảm các hệ sinh thái. - Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh. - Đề xuất một số biện pháp bảo vệ và phát triển bền vững môi trường lưu vực sông Gianh. 6. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 93 trang, có 01 hình, 01 sơ đồ, 12 bảng số liệu và 04 bản đồ. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1. Tổng quan về phân vùng chức năng môi trường và sử dụng hợp lý lãnh thổ Chương 2. Phân tích đánh giá các yếu tố môi trường và xây dựng bản đồ phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh Chương 3. Các giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường phục vụ phát triển bền vững lãnh thổ
  • 11. 4 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG TRONG QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG 1.1. Phương pháp luận và phương pháp phân vùng chức năng môi trường 1.1.1. Các khái niệm cơ bản a, Môi trường Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái (HST) và các hình thái vật chất khác. [13] b, Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. [13] c, Suy thoái môi trường Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. [13] d, Sự cố môi trường Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. [13] e, Tài nguyên nước "Nguồn nước" chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch; biển, hồ, đầm, ao; các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác. [14] g, Lưu vực sông Theo định nghĩa của luật Tài nguyên nước (TNN), lưu vực sông (LVS) là vùng địa lý mà trong phạm vi đó, nước mặt nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông. Theo một định nghĩa khoa học khác, LVS là phần lãnh thổ thu nhận các nguồn nước
  • 12. 5 mặt và nước ngầm cùng các chất rắn và chất hòa tan trong nước, và chuyển nước cùng các chất này về cửa sông. LVS là một bộ phận lãnh thổ có đường biên xác định trên mặt đất, đường biên đó thường không trùng với ranh giới quốc gia và hành chính các địa phương. Ở vùng trung du và đồng bằng, khi xác định ranh giới LVS cần xét ranh giới các hệ thống thuỷ lợi có khi trải trên hai lưu vực, như vậy sẽ hình thành sự quản lý liên lưu vực. h, Quản lý tổng hợp lưu vực sông Quản lý TNN và quản lý LVS thuộc một phạm trù TNN, có khác nhau về phạm vi và mức độ. Quản lý TNN có phạm vi vĩ mô của quốc gia, còn quản lý LVS chỉ có phạm vi không gian của từng LVS. Tuy nhiên quản lý tổng hợp LVS đề cập trực tiếp hơn các quan hệ thượng lưu - hạ lưu, quan hệ của TNN với các tài nguyên và môi trường liên quan và vai trò của cộng đồng trên LVS. i, Phân vùng môi trường Phân vùng môi trường là xác định các khu vực môi trường khác nhau xếp theo cấp bậc đơn vị từ lớn đến nhỏ của hoàn cảnh môi trường phục vụ cho công tác quy hoạch môi trường. k, Quy hoạch môi trường Quy hoạch môi trường (QHMT) là quá trình sử dụng một cách hệ thống các kiến thức để thông báo cho quá trình ra quyết định về tương lai của môi trường. QHMT có thể được hiểu là quá trình nghiên cứu, đề xuất và lựa chọn phương án sử dụng hợp lý, bảo vệ, cải thiện & phát triển một / những môi trường thành phần hay những tài nguyên của môi trường nhằm tăng cường một cách tối ưu năng lực, chất lượng của nó để đạt được các mục tiêu môi trường xác định. [17] 1.1.2. Phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường a, Chức năng của môi trường Môi trường là thế giới quanh ta, bao gồm những thể sống và những thể không sống, là nơi có hoạt động sống của giới động vật, thực vật, có hoạt động kinh tế - xã hội (KTXH) của con người trong mối quan hệ phức tạp giữa con người và giới tự
  • 13. 6 nhiên. Môi trường có 5 chức năng cơ bản: 1) Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. 2) Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. 3) Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. 4) Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên Trái Đất. 5) Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. [8] Từ 5 chức năng cơ bản mang tính tổng hợp nêu trên, bằng cách chi tiết hóa có thể xác định những thuộc tính như là những chức năng thành phần ở cấp độ nhỏ hơn. Năm chức năng này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, một trong 5 chức năng đó suy giảm thì ảnh hưởng trực tiếp đến 4 chức năng kia. Mỗi một khu vực lãnh thổ (vùng, miền...), hoặc một đơn vị hành chính (thành phố, tỉnh, huyện, xã) đều có đủ 5 chức năng môi trường, chúng tồn tại đồng thời nhưng tính trội của các chức năng ở mỗi vùng khác nhau và phân bố ở những vị trí địa lý xác định. Nhận biết những chức năng đó và sử dụng hợp lý chúng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo phát triển bền vững (PTBV). Vì vậy phân vùng chức năng môi trường của một khu vực lãnh thổ là bước đi đầu tiên trong việc quy hoạch, khai thác, sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả. Trong một vùng lãnh thổ có thể có nhiều kiểu vùng, mỗi kiểu vùng có những đặc điểm riêng, không giống với đơn vị liền kề. Kiểu vùng có tính lặp lại trong không gian. Kiểu vùng được áp dụng để phân chia lãnh thổ theo các dạng tài nguyên cho mục đích khai thác, sử dụng trong các ngành kinh tế và trong hoạt động nhân sinh, ví dụ phân chia các đơn vị đất đai và đánh giá tính thích hợp của chúng cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp, đô thị, v.v... b, Phân vùng chức năng môi trường Vùng chức năng môi trường là một bộ phận thuộc cấp phân vị của lãnh thổ, có một số thuộc tính xác định về môi trường, sinh thái, có thể phân biệt nó với vùng khác.
  • 14. 7 Phân vùng chức năng môi trường về bản chất là tổ chức không gian lãnh thổ dựa trên sự đồng nhất về phát sinh, cấu trúc hình thái và tính thống nhất nội tại của vùng cho mục đích khai thác, sử dụng, bảo vệ và bảo tồn sao cho phù hợp với sự phân hóa tự nhiên của các điều kiện tự nhiên, đặc điểm môi trường, sinh thái và hoàn cảnh KTXH của vùng. Phân vùng chức năng môi trường một địa phương cấp (tỉnh thành, huyện, thị v.v...) căn cứ vào việc nghiên cứu những vấn đề về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và hoạt động kinh tế để phân chia lãnh thổ của địa phương đó thành những đơn vị vùng và tiểu vùng với những đặc trưng riêng của chúng, phản ảnh thực tế khách quan về môi trường, sinh thái, hiện trạng và tiềm năng sử dụng của lãnh thổ. Phân vùng chức năng môi trường một địa phương là nhằm xác lập những cơ sở khoa học và thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng QHMT và quản lý tài nguyên, môi trường và định hướng phát triển trên địa bàn địa phương đó một cách có hiệu quả. c, Mục tiêu phân vùng chức năng môi trường Phân vùng chức năng môi trường là bước chuẩn bị, bước đi đầu tiên, nhằm tạo dựng và cung cấp cơ sở dữ liệu về các khía cạnh điều kiện tự nhiên, KTXH, môi trường cho việc lập các quy hoạch phát triển. Mục tiêu phân vùng chức năng môi trường của một địa phương cụ thể (tỉnh thành, kể cả huyện thị...) là: - Làm sáng tỏ đặc điểm về tự nhiên của địa phương đó, xác định tính quy luật trong sự phân hóa các yếu tố tự nhiên theo không gian lãnh thổ, dẫn đến sự hình thành các vùng có những chức năng mang tính tự nhiên, ví dụ vùng đất ngập nước nội đồng, vùng đất ngập nước ven biển, vùng rừng mưa nhiệt đới ẩm... - Phân tích, đánh giá các hoạt động nhân sinh trong quá trình hoạt động sống, cũng như trong phát triển KTXH, làm biến đổi những vùng có chức năng mang tính tự nhiên, dẫn đến sự hình thành các vùng có những chức năng mang tính nhân sinh,
  • 15. 8 ví dụ vùng đất trống đồi trọc do tàn phá rừng, vùng đô thị như là kết quả của phát triển KTXH, vùng công nghiệp do quá trình công nghiệp hóa... - Lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường để thể hiện kết quả phân vùng một cách rõ ràng theo không gian lãnh thổ, đó chính là tư liệu tổng hợp phục vụ đắc lực công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và quản lý lãnh thổ theo định hướng PTBV. d, Nhiệm vụ của phân vùng chức năng môi trường Nhiệm vụ của phân vùng chức năng môi trường là việc phân chia lãnh thổ thành các vùng có điều kiện tự nhiên, KTXH khác nhau phục vụ việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển KTXH và phát triển các ngành kinh tế nhằm bảo tồn, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, đảm bảo PTBV. Để thực hiện phân vùng chức năng môi trường một cách khoa học, phù hợp yêu cầu phát triển vững cần phải: - Lựa chọn cách tiếp cận phân vùng và phương pháp phân vùng nhằm phản ảnh tính quy luật khách quan, đồng thời đảm bảo giá trị sử dụng thực tiễn các tiểu vùng được phân chia. - Xác lập các tiêu chí phân vùng thành các vùng, tiểu vùng (và các phân vị nhỏ hơn) phục vụ xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển đáp ứng nhu cầu con người và bảo tồn. - Sử dụng các công cụ khoa học nhằm phân vùng chính xác, khoa học, dễ dàng sử dụng cho các mục đích khác nhau. Phân vùng chức năng môi trường thực chất là giải bài toán về mối quan hệ đa chiều giữa các yếu tố điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường và con người trên một không gian xác định, trong đó giữa các yếu tố luôn luôn có tác động tương hỗ và sự phụ thuộc lẫn nhau. Kết quả phân vùng là đưa ra một hệ thống cơ cấu các vùng, tiểu vùng (và các phân vị nhỏ hơn, nếu cần thiết) để phục vụ quy hoạch phát triển KTXH, bảo vệ môi trường (BVMT) sinh thái, trong hệ thống đó mỗi vùng và tiểu vùng, dựa vào chức năng và lợi thế so sánh của mình để định
  • 16. 9 hướng chiến lược phát triển, lập quy hoạch phát triển KTXH và quy hoạch ngành, bao gồm cả QHMT. e, Cách tiếp cận trong phân vùng chức năng môi trường Phân vùng chức năng môi trường một địa phương cụ thể có thể dựa vào các cách tiếp cận khác nhau, vì vậy khi tiến hành phân vùng cần lựa chọn các tiếp cận phù hợp. Dưới đây giới thiệu các cách tiếp cận thường sử dụng trong phân vùng chức năng môi trường. Cách tiếp cận hệ thống Phương pháp tiếp cận hệ thống phù hợp cho việc nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường, phục vụ mục đích tổ chức lãnh thổ, trên cơ sở phân tích khả năng cung cấp tài nguyên, sức chịu tải của hệ thống lãnh thổ, quan hệ liên vùng, liên ngành của vùng lãnh thổ (hệ thống mở), để phân chia các khu chức năng cho mục đích quy hoạch phát triển nhằm sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và BVMT. Dưới góc độ phân vùng chức năng môi trường theo cách tiếp cận hệ thống thì phải đảm bảo nguyên tắc là trong mỗi tiểu vùng có những nét đặc trưng của toàn vùng, lợi ích cục bộ phải phục vụ lợi ích chung của toàn hệ thống. Vì vậy, khi phân vùng chức năng môi trường, chúng ta phải xem vùng lãnh thổ được nghiên cứu và các tiểu vùng ở cấp vị nhỏ hơn đều là những hệ thống mở với các đặc trưng nêu trên. Cách tiếp cận sinh thái Hệ sinh thái là một đơn vị tự nhiên gồm các quần xã sinh vật và các yếu tố vô sinh của môi trường tại một khu vực nhất định, mà ở đó luôn luôn có tác động qua lại và trao đổi vật chất, năng lượng trong hệ và với các hệ khác. Con người là một phần của HST, là yếu tố quan trọng đảm bảo cân bằng của HST bằng cách điều chỉnh các điều kiện vật lý, hóa học của môi trường, thay đổi mối tương tác sinh học. Có thể xem vùng lãnh thổ là một HST. Nhiệm vụ của phân vùng chức năng là phân tích, đánh giá hệ thống này cho mục đích quy hoạch, quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường. Mục đích của việc phân vùng dựa trên HST là tìm cách tốt nhất, hợp lý nhất để con người khi sử dụng HST có thể đạt được sự hài hòa giữa lợi
  • 17. 10 ích thu được từ tài nguyên của HST với việc duy trì khả năng của HST tiếp tục cung cấp được những lợi ích đó ở mức độ bền vững, lâu dài. Hệ sinh thái là một hệ thống mở bao gồm các sinh vật tác động qua lại với môi trường bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng nhất định đa dạng về loài và các chu trình vật chất. Hệ sinh thái là đơn vị cơ bản của sinh thái học và được chia thành HST nhân tạo và HST tự nhiên như HST nông nghiệp, HST rừng, HST biển, HST ao hồ, HST đồng cỏ tự nhiên, HST đô thị.... Đặc điểm của HST là một hệ thống mở có 3 dòng (dòng vào, dòng ra và dòng nội lưu) vật chất, năng lượng, thông tin. Hệ sinh thái cũng có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng, nếu một thành phần thay đổi thi các thành phần khác cũng thay đổi theo ở mức độ nào đó để duy trì cân bằng, nếu biến đổi quá nhiều thì sẽ bị phá vỡ cân bằng sinh thái. Phân vùng chức năng môi trường làm nhiệm vụ phục vụ công tác xây dựng quy hoạch KTXH, quy hoạch môi trường. Vì vậy, khi xây dựng các quy hoạch này đòi hỏi phải xem xét đến sự phân hóa môi trường do quá trình phát triển KTXH tạo ra và vị thế, năng lực con người, truyền thống văn hóa của vùng. g, Nguyên tắc phân vùng chức năng môi trường Tôn trọng tính khách quan của vùng Xuất phát từ quan niệm rằng, vùng là một thực thể khách quan, nó được hình thành do tác động tương hỗ lâu dài của các yếu tố tự nhiên, tuân theo quy luật tự nhiên về dòng năng lượng và trao đổi vật chất, vì vậy cần vận dụng những đặc tính khách quan đó của vùng ở trạng thái cân bằng nội tại trong các chính sách nói chung và trong điều tiết sự mất cân đối của vùng do tác động của con người nói riêng. Nhưng nhận thức và vận dụng tính khách quan của vùng lại mang tính chủ quan, phụ thuộc vào chủ thể nhận thức, đặc biệt là khi con người ngày càng can thiệp mạnh mẽ vào giới tự nhiên. Mặc dù vậy, bản chất khách quan và cân bằng nội tại của vùng vẫn không mất đi, do đó nó cần được tôn trọng trong nhận thức, cũng như hành động khi tiến hành phân vùng chức năng môi trường.
  • 18. 11 Đảm bảo tính đồng nhất tương đối của vùng Phân vùng dựa trên sự phân tích, đánh giá tổng hợp nhiều tiêu chí về tự nhiên và KTXH. Mỗi vùng được phân định theo sự đồng nhất về tất cả các tiêu chí phân vùng, tuy nhiên không thể có sự đồng nhất tuyệt đối, mà đó chỉ là sự đồng nhất tương đối. Vì vậy, vấn đề quan trọng là xác định được các tiêu chí chính, mang tính chủ đạo và tiêu chí phụ mang tính bổ trợ đối với từng cấp độ phân vùng. Ở mỗi cấp độ phân vùng yếu tố trội đặc trưng được lựa chọn để làm cơ sở cho việc phân vùng và sự đồng nhất của vùng trước hết phải thể hiện được theo yếu tố đó. Đối với cấp vùng trong phân vùng chức năng môi trường ở các tỉnh ven biển miền Trung, có thể dựa vào yếu tố mang tính trội là địa hình để phân vùng, ví dụ vùng miền núi, vùng đồng bằng, vùng biển ven bờ và hải đảo; hoặc dựa vào các quần cư để phân ra vùng đô thị, vùng nông thôn. Đối với cấp tiểu vùng, đó có thể là chức năng đặc dụng của lớp phủ thực vật, ví dụ chia ra: rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng cảnh quan. Các tiểu vùng tuy có những đặc điểm riêng, khác với tiểu vùng liền kề, nhưng cũng có một số tiểu vùng giống nhau, có tính lặp lại trong không gian với các vị trí phân bố khác nhau, dựa vào đó có thể phân ra các kiểu tiểu vùng. Như vậy, mỗi kiểu tiểu vùng gồm 2 hay nhiều hơn số lượng tiểu vùng. Phù hợp với chức năng môi trường Đây là nguyên tắc chủ đạo. Với cách tiếp cận sinh thái trong phân vùng thì mỗi vùng là một HST lớn, mỗi tiểu vùng là một HST nhỏ hơn. Tính chức năng của vùng thể hiện sự gắn kết chặt chẽ theo chiều ngang giữa các hợp phần trong mỗi vùng, từ trung tâm đến ngoại vi. Mỗi HST đều có một vài chức năng chính riêng và một số chức năng khác, ví dụ HST rừng đầu nguồn có chức năng phòng hộ, vừa có chức năng tạo cảnh quan; HST rừng ngập mặn ven biển có chức năng phòng hộ, bảo vệ bờ biển, vừa có chức năng cung cấp thức ăn, bãi đẻ, nơi cư trú cho nhiều giống loài sinh vật, đồng thời cung cấp củi đun, dược liệu cho cư dân ven biển.
  • 19. 12 Vì vậy, khi tiến hành phân vùng chức năng cần hết sức tôn trọng tính toàn vẹn của HST, nói cách khác, phải tuân thủ các quy luật tự nhiên, bảo tồn các chức năng sinh thái và môi trường của vùng. Phù hợp với yêu cầu quản lý Phân vùng chức năng môi trường của một địa phương (tỉnh thành, huyện thị) nhằm mục đích quy hoạch, quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên, tạo dựng cơ sở để khoa học điều hoà sự phát triển trong khả năng chịu tải của các HST và môi trường tự nhiên. Bản chất tự nhiên của mỗi cấp độ vùng đã thể hiện ý nghĩa của vấn đề quản lý. Ranh giới phân chia các vùng thường là ranh giới tự nhiên, đó có thể là một đường bình độ chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền gò đồi, hoặc một đường đẳng độ mặn 0,1% , 0,4%; một dòng sông hoặc một đường phân thủy... Tuy nhiên, trong trường hợp có điều kiện, thì có thể khoanh vẽ ranh giới vùng và tiểu vùng theo ranh giới hành chính, nhằm nâng cao tính khả thi trong việc quản lý tài nguyên và môi trường theo đơn vị hành chính. Tính khoa học trong phân vùng Phân vùng chức năng môi trường các tỉnh thành phải dựa trên các cơ sở khoa học sao cho, một mặt phản ảnh được thực tế khách quan của địa phương, mặt khác, vừa mang tính lý thuyết, hệ thống, nhằm đúc rút được kinh nghiệm về phương pháp luận và phương pháp kỹ thuật phân vùng chức năng môi trường khả dĩ có thể áp dụng cho các tỉnh thành khác trong cùng nhóm. Để làm được điều đó cần tiến hành điều tra, nghiên cứu kỹ đặc thù của địa phương và thu thập tài liệu, tư liệu về tất cả các yếu tố tự nhiên, kinh tế -xã hội, tài nguyên & môi trường, sinh thái & đa dạng sinh học (ĐDSH), căn cứ vào đó để lựa chọn trong hệ thống các tiêu chí phân vùng những tiêu chí phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương tỉnh thành. h, Tiêu chí phân vùng chức năng môi trường Nhóm tiêu chí tự nhiên: 1) Nền địa chất. Các thông số đo: Diện phân bố các thành tạo địa chất, tính bằng km2; Tuổi địa chất, tính bằng triệu năm; Loại đá chính (theo tên gọi).
  • 20. 13 2) Địa hình. Các thông số đo: Độ cao tuyệt đối so với mực nước biển, tính bằng mét; Độ cao tương đối so với mực xâm thực địa phương, tính bằng mét; Độ dốc sườn, tính bằng độ. 3) Khí hậu. Các thông số đo: Nhiệt độ trung bình tháng, năm, tính bằng độ; Lượng mưa trung bình tháng, năm tính bằng milimet; Tổng tích ôn, tính bằng độ. 4) Thổ nhưỡng. Các thông số đo: Loại đất (theo tên gọi); Thành phần hóa học, tính theo % hợp phần; Diện phân bố và sử dụng đất, tính bằng ha. 5) Mạng thủy văn. Các thông số đo: Các sông chính (theo tên gọi); Diện tích LVS, tính theo km2; Lưu lượng dòng chảy trung bình năm, tính bằng m3/s. 6) Thảm rừng. Các thông số đo: Loại thảm rừng (theo tên gọi thảm rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng ngập mặn...); Vị trí và diện tích phân bố (km2); Trữ lượng rừng (giàu, nghèo, trung bình, m3 gỗ/ha. 7) Hệ sinh thái và ĐDSH. Các thông số đo: Kiểu HST (trên cạn, dưới nước); Vị trí và diện tích phân bố (km2); Mức độ bảo tồn, bảo vệ. 8) Cấu trúc đới bờ và biển ven bờ. Đây là tiêu chí rất quan trọng đối với phân vùng chức năng môi trường của 28 tỉnh thành có biển của Việt Nam. Các thông số đo bao gồm: Cấu trúc hình thái (đầm ven biển, cồn đụn cát, bãi biển, biển và đảo); Các tài nguyên và nguồn lợi chủ yếu (trong các thủy vực, trong cồn cát, bãi biển, trên hải đảo, trong biển); Các HST nhạy cảm (rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn cửa sông). Nhóm tiêu chí kinh tế - xã hội: 9) Quần cư (chủ yếu là đô thị). Các thông số đo: Giới hạn hành chính và diện tích (km2); Dân số và mật độ dân số (người, người/ km2). Mức độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. 10) Khu vực cung cấp nguyên liệu. Các thông số đo: Loại hình nguyên liệu cho công nghiệp (khai khoáng, vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến nông lâm sản...); Công suất trung bình năm; Sản lượng (nghìn tấn).
  • 21. 14 11) Khu công nghiệp, khu kinh tế. Các thông số đo: Vị trí và diện tích mặt bằng (km2), Loại hình (theo tên gọi); Sản phẩm công nghiệp (loại hàng hóa, thị trường tiêu thụ). 12) Hệ canh tác. Các thông số đo: Loại hình canh tác (tên gọi); Diện tích phân bố (ha). Sản phẩm hàng hóa (tấn/năm). 13) Thủy vực tự nhiên và nhân tạo tiếp nhận nước thải: Các thông số đo: Loại hình thủy vực (đầm hồ, sông suối, biển ven bờ...); Diện tích thủy vực, tính bằng (km2); Sức chịu tải của thủy vực ( khả năng pha loãng, tự làm sạch). Các tiêu chí này luôn luôn song hành tồn tại. Trong những tiêu chí trên được phân ra tiêu chí chính, mang tính chủ đạo như nền địa chất, địa hình, mạng sông, dân cư... và tiêu chí phụ, mang tính cục bộ, có ý nghĩa bổ trợ, như đất đai, thảm thực vật, tài nguyên động vật... Dựa vào tiêu chí chính, mang tính trội để chia ra các vùng quy mô lớn. Các tiêu chí phụ thường được sử dụng để tiếp tục chia nhỏ mỗi vùng thành các tiểu vùng. Mỗi vùng, tiểu vùng đã được phân ra trên cơ sở tổ hợp các tiêu chí, có sự đồng nhất tương đối về tiêu chí chính và một số tiêu chí bổ trợ. Tùy thuộc hoàn cảnh của mỗi địa phương tỉnh thành mà xác định tiêu chí chính. Ví dụ, đối với tỉnh Quảng Bình, do sự phân hóa về địa hình quyết định sự phân bố các hợp phần khác, nên nó được xác định là tiêu chí chính. Đối với tỉnh miền núi Thái Nguyên, thì mạng sông là yếu tố trội, mang tính quyết định và chi phối các hợp phần tự nhiên, cũng như nhân sinh, nên nó được xác định là tiêu chí chính. Tương tự như vậy đối với một số tỉnh miền núi khác trong cả nước. Như vậy, hệ thống tiêu chí phân vùng chức năng môi trường không phải là một hệ thống sơ cứng, vai trò, ý nghĩa của từng tiêu chí trong hệ thống có thể thay đổi tùy thuộc vào đối tượng phân vùng. Về phương diện nào đó, việc phân chia các vùng và tiểu vùng chức năng môi trường có thể hình dung như giải một bài toán có nhiều ẩn số. Mỗi vùng (hoặc tiểu
  • 22. 15 vùng) là một hàm đa biến, mỗi tiêu chí nêu trong hệ thống nêu trên là một biến. Nó cũng tương tự như bài toán tính xói mòn trên lưu vực. Quá trình xói mòn trên lưu vực chịu tác động bởi nhiều yếu tố tự nhiên (địa hình, độ dốc sườn, chiều dài sườn, lượng mưa, thảm thực vật v.v...) và yếu tố nhân tạo (hệ canh tác, cây trồng...), do đó, công việc đánh giá xói mòn theo định lượng khá phức tạp. Tuy nhiên theo phương trình mất đất phổ dụng của Whischmeier - Smith, là một hàm của nhiều biến: A= R.K.L.S.C.P thì có thể tính được lượng đất bị xói mòn A cho từng LVS. Như vậy, hàm đa biến trong bài toán phân vùng chức năng môi trường của một vùng, miền nào đó về nguyên tắc cũng có thể tìm lời giải khi biết được sự phụ thuộc của hàm vào các biến, đồng thời biết được tác động tương hỗ giữa các biến trong sự hình thành chức năng môi trường của vùng. i, Bản đồ phân vùng chức năng môi trường Bản đồ phân vùng chức năng môi trường thuộc loại bản đồ đánh giá tổng hợp, thể hiện lãnh thổ thành các cấp vùng theo các chức năng môi trường tương ứng, nhằm giúp cho việc tổ chức, quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học, hợp lý, hiệu quả mà vẫn đảm bảo được chất lượng môi trường theo hướng PTBV. Bản đồ phân vùng chức năng môi trường được sử dụng như một tài liệu dẫn xuất quan trọng để xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch BVMT cũng như cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể và các chuyên ngành khác. Đồng thời nó còn được sử dụng như một công cụ khung để giám sát các hoạt động liên quan đến sử dụng không gian vùng trong phát triển kinh tế- xã hội. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường 1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng trên thế giới và Việt Nam Vùng (zone) là một thực thể khách quan, đòi hỏi con người phải có nhận thức đúng đắn và nhận biết rõ ràng về vùng, để vận dụng những đặc tính khách quan của thực thể đó ở trạng thái cân bằng nội tại trong các chính sách nói chung và điều tiết sự mất cân đối của vùng do tác động của con người nói riêng. Trong thời đại hiện
  • 23. 16 nay con người tác động đến giới tự nhiên ngày càng mạnh hơn, sâu sắc hơn. Tuy nhiên bản chất khách quan và cân bằng nội tại của vùng vẫn tồn tại, đòi hỏi con người khi tiến hành phân vùng phải tôn trọng điều đó trong nhận thức cũng như hành động để bảo tồn và hướng đến PTBV. [19] Vùng là một bộ phận (một đơn vị Taxon cấp cao) của lãnh thổ, có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống do có những mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó, cũng như những mối quan hệ có chọn lọc và với các không gian các cấp bên ngoài. [16]. Ví dụ: Vùng kinh tế được chia theo tiềm năng kinh tế, mức độ phát triển và mối quan hệ tương hỗ mật thiết giữa các khu vực của vùng được xác định (ví dụ: các vùng Kinh tế trọng điểm). Vùng sinh thái là một đơn vị lãnh thổ đặc trưng bởi các phản ứng sinh thái đối với khí hậu trái đất, thực vật, động vật và hệ thống thủy vực. Phân định các vùng sinh thái để tạo cơ sở cho việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả tối ưu, phát huy đầy đủ tiềm năng của vùng. Vùng địa lý được phân theo tính tương đối đồng nhất của các yếu tố địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất… Vùng đô thị là một trung tâm đông dân số bao gồm một đại đô thị và các vùng phụ cận nằm trong phạm vi ảnh hưởng của đô thị này hay nói cách khác là vùng gồm có hơn một thành phố trung tâm gần sát nhau và vùng nằm trong phạm vi ảnh hưởng của các thành phố trung tâm này. Một hai nhiều thành phố lớn có thể phục vụ như một trung tâm hay các trung tâm cho toàn vùng. Thông thường vùng đô thị được đặt tên theo tên thành phố trung tâm lớn nhất hoặc quan trọng nhất trong vùng. Phân vùng (zoning) là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị tương đối đồng nhất theo các tiêu chí và các mục tiêu nhất định nhằm đơn giản hóa việc nghiên cứu hay quản lý có hiệu quả hơn theo đặc thù riêng của từng đơn vị trong vùng. Phân vùng có thể là phân vùng kinh tế, phân vùng sinh thái, phân vùng địa lý, phân vùng môi trường….
  • 24. 17 Các đặc tính của phân vùng đó là: Tính toàn vẹn lãnh thổ (không lặp lại); Tính ước định ranh giới (có thể xác định hoặc không); và Tính chủ quan trong phân vùng: thể hiện mục đích của phân vùng. Mục đích chủ yếu của phân vùng là chia các vùng để sử dụng đất một cách hợp lý; Trong thực tế phân vùng là hệ thống cho phép ngăn ngừa các tác động bất lợi của sự phát triển đối với môi trường. Đặc trưng của phân vùng là chỉ rõ các vùng có thể hoạt động cư trú, công nghiệp, giải trí hoặc thương mại… Nhà địa lý học Mỹ G. P. March (1801 – 1882) vào năm 1864 đã nghiên cứu kỹ về những thay đổi trong tự nhiên do tác động của con người gây ra và đề xuất các nguyên lý bảo vệ thiên nhiên. Trên thế giới, việc phân vùng đã được sử dụng rộng rãi trong quy hoạch đô thị, điều chỉnh sử dụng đất ở Bắc Mỹ, Anh và Úc… Trong khi các thành phố của châu Âu kiểm soát phát triển từ cuối thế ký 19 mà ngày nay được biết như phân vùng chức năng, thành phố New York phân vùng đầu tiên vào năm 1916. Vào cuối những năm 1920 nhiều nước đã thực hiện việc điều chỉnh phân vùng chức năng đáp ứng nhu cầu phát triển. Bộ Môi trường và Tài nguyên nước Paraguay cũng đã tiến hành phân vùng môi trường nhằm bảo vệ thượng nguồn LVS Paraguay. Dựa trên các yếu tố địa chất, hình thái địa lý, địa hình, khí hậu và độ che phủ thực vật, LVS được chia thành 34 đơn vị môi trường tự nhiên, trong đó có 24 đơn vị có địa hình cao và 10 đơn vị có địa hình đồng bằng, đôi khi bị ngập lũ. Dựa vào các yếu tố KTXH như hiện trạng sử dụng đất, tình hình sản xuất, cơ sở hạ tầng và tổ chức trong vùng, LVS được chia thành 33 đơn vị môi trường KTXH. Như vậy, trên thế giới phân vùng môi trường được sử dụng như một công cụ phục vụ cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trong một không gian lãnh thổ. Cơ sở để phân vùng môi trường là tổng hợp các yếu tố tự nhiên và KTXH tại mỗi vùng. Ở Việt Nam, ngay từ thế kỷ XV, mặc dù đất nước ta chưa rộng và hoàn chỉnh như ngày nay, song đã có nhiều nhà bác học đề cập đến vấn đề phân chia đất nước
  • 25. 18 ra các vùng. Đáng kể nhất là nhà “bác học” Nguyễn Trãi, với tác phẩm “Dư địa chí” mô tả các vùng, đề cập tới vị trí địa lý, ranh giới, qui mô lãnh thổ, tổ chức xã hội, tình hình kinh tế với những nét đặc thù riêng. Sau này vào giữa thế kỷ XVIII, nhà bác học lỗi lạc Lê Quý Đôn cũng đã xây dựng bản đồ Việt Nam, trên đó có sự phân chia các vùng. Đặc biệt là vùng Thuận Hóa – Quảng Nam. Trong đó ông đề cập đến quá trình hình thành, sự biến động về tự nhiên, kinh tế một cách khá tỉ mỉ. Sang đến thế kỷ XIX và đến năm 1954, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam và nước ngoài (đặc biệt là người Pháp) đã để công nghiên cứu và phân chia đất nước ra các vùng kinh tế riêng biệt. Trong đó các vùng được nghiên cứu khá kỹ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và dân cư. Song nói chung các cách nghiên cứu, cũng như sự phân chia các vùng kinh tế còn mang tính chủ quan của các nhà nghiên cứu, hoặc mang tính phân chia quyền lực. Từ những năm 60 của thế kỷ 20, trong khuôn khổ của Ủy ban Phân vùng Nhà nước, công tác phân vùng ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong việc phân ra các vùng địa lý tự nhiên. Đó là cơ sở quan trọng phục vụ cho công tác chỉ đạo và phát triển các vùng, miền đất nước trong thời kỳ miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, điều đó đặt ra các tiền đề quan trọng làm cơ sở cho các nghiên cứu về sau của Địa lý tự nhiên Việt Nam. Các nhà khoa học Địa lý, với quan điểm tổng hợp của mình đã đóng một vai trò quan trọng trong công tác trên. 1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường ở Việt Nam Hiện nay tại Việt Nam chưa có phương pháp luận hoàn chỉnh về phân vùng chức năng môi trường. Tuy nhiên, một số ngành, địa phương đã thực hiện phân vùng chức năng môi trường để phục vụ quy hoạch phát triển KTXH và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Một số nghiên cứu liên quan đến phân vùng chức năng môi trường đã được thực hiện, đó là đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát triển KTXH Vùng Đồng bằng sông Hồng” và “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi
  • 26. 19 trường Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” thuộc chương trình "Bảo vệ Môi trường và phòng tránh thiên tai" (KC-08), “Nghiên cứu vấn đề quy hoạch môi trường vùng lãnh thổ, lấy Hạ Long - Quảng Ninh làm ví dụ”, “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, “Quy hoạch môi trường vùng Đông Nam Bộ”. Trong các nghiên cứu này đều có nội dung phân vùng môi trường theo chức năng khác nhau làm cơ sở cho QHMT. Một số địa phương đã xây dựng QHMT như Tỉnh Hà Tây (cũ) trong QHMT và định hướng phát triển kinh tế phân thành 7 vùng chức năng môi trường: Vùng bảo tồn kết hợp du lịch sinh thái (vùng núi Ba Vì), diện tích khoảng 13 nghìn ha, chiếm 15,5% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân thành 5 tiểu vùng. Vùng sản xuất ven sông Hồng với diện tích khoảng 49 nghìn ha, chiếm 22,36% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, phân thành 3 tiểu vùng (tiểu vùng sản xuất, tiểu vùng sản xuất gần các khu dân cư và tiểu vùng nhạy cảm ven sông). Vùng phát triển ven thành phố Hà Nội, diện tích khoảng 27 nghìn ha chiếm 12,44% diện tích đất tự nhiên và chia thành 4 tiểu vùng. Vùng sản xuất ven sông Đáy có diện tích gần 20 nghìn ha, diện tích cho chuyên sản xuất chiếm khoảng 9 nghìn ha. Vùng đa sử dụng giáp tỉnh Hưng Yên với diện tích khoảng gần 7 nghìn ha, phân bố cho các hoạt động sản xuất, phát triển. Vùng sản xuất giáp tỉnh Hà Nam, diện tích khoảng 10 nghìn ha chia thành 2 tiểu vùng. Vùng cao núi đá vôi giáp tỉnh Hoà Bình và Khu di tích chùa Hương diện tích gần 31 nghìn ha và chia thành 6 tiểu vùng. Bắc Giang được phân thành 14 vùng chức năng môi trường bao gồm: khu bảo tồn; khu phòng hộ; sản xuất lúa-màu; vùng lúa-thuỷ sản; vùng xử lý nước thải tập trung; xử lý nước sinh hoạt; các hồ sinh học; bãi chứa rác thải; các trạm quan trắc nước thải; các khu du lịch, lịch sử, văn hoá; rừng; và các làng nghề. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và tỉnh Đồng Nai đã và đang tiến hành phân vùng chất lượng nước theo chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index - WQI). Mục đích của việc nghiên cứu là phân vùng chất lượng nước theo chỉ số chất lượng nước và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch cho mục đích khác nhau như sinh hoạt, nuôi tôm cá, thủy lợi… của vùng nghiên cứu.
  • 27. 20 Ngày 11 tháng 12 năm 2007, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định số 65/2007/QĐ-UBND quy định phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải, khí thải công nghiệp trên địa bàn; Theo quyết định này, địa bàn môi trường được phân làm 2 vùng. Một là, vùng môi trường các nguồn nước mặt để tiếp nhận các nguồn nước thải công nghiệp, bao gồm 14 sông, suối và 12 hồ lớn, nhỏ. Những khu vực thuộc vùng này được áp dụng những hệ số khác nhau về lưu lượng nguồn thải, dung tích nguồn tiếp nhận và phương pháp tính nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp. Vùng thứ hai là môi trường không khí để tiếp nhận các nguồn khí thải công nghiệp, được chia thành 5 môi trường khu vực, tương ứng với 5 khu vực địa giới hành chính khác nhau. Vùng này cũng sẽ áp dụng những hệ số tiêu chuẩn, lưu lượng nguồn khí thải khác nhau và có những phương pháp tính nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp được quy định. Dự án “Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân bố các vùng nhạy cảm môi trường” do Trung tâm Viễn thám thực hiện năm 2003 – 2004 nhằm nghiên cứu phương pháp và quy trình thành lập bản đồ nhạy cảm môi trường, xây dựng hệ phân loại nội dung bản đồ nhạy cảm môi trường và đã thành lập bộ bản đồ phân bố các vùng nhạy cảm môi trường của TP. Hải Phòng ở tỷ lệ 1: 50 000. Ngoài việc phân vùng chức năng môi trường như trên, các nhà khoa học còn nghiên cứu phân vùng sinh thái. Đề tài “Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng” do GS. TS Cao Liêm, trường Đại học Nông nghiệp I chủ trì (1990), Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới điều kiện sinh thái của vùng đồng bằng sông Hồng như: khí hậu, nhiệt độ, thuỷ văn, lượng mưa, độ ẩm, địa chất, địa hình, thổ nhưỡng và các yếu tố xã hội khác, đã đề xuất được tiêu chuẩn một số đơn vị phân vùng sinh thái, xây dựng được một bản đồ phân vùng sinh thái vùng đồng bằng sông Hồng tỉ lệ 1/250.000 kèm theo bản chú giải. Các tác giả đã phân ra 8 vùng và 13 tiểu vùng sinh thái nông nghiệp, mô tả đặc điểm, hướng sử dụng cho từng vùng sinh thái chính ở đồng bằng sông Hồng là: bạc màu, chua mặn, trũng úng.
  • 28. 21 Để bảo vệ và phục hồi vùng biển Rạn Trào, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, Viện Hải dương học Nha trang đã triển khai thực hiện đề tài "Nghiên cứu phân vùng chức năng cho khu bảo tồn Rạn Trào - Vạn Ninh" từ tháng 11/2003 - 11/2004. Cụ thể hơn, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng có Quyết định số 54 /2007/QĐ- UBND ngày 13 tháng 9 năm 2007 quy định về phân vùng quản lý, bảo tồn rạn san hô và các HST liên quan đến vùng biển từ Hòn Chảo đến Nam Hải Vân và bán đảo Sơn Trà. Trong đó có phân chia các vùng: - Vùng khai thác hợp lý: Là vùng khai thác nguồn lợi thuỷ sản một cách hợp lý, đảm bảo PTBV kinh tế biển. - Vùng phục hồi sinh thái: Là vùng được quản lý, bảo vệ và tổ chức các hoạt động nhằm duy trì chất lượng các HST, nguồn lợi sinh vật hiện có, đảm bảo khả năng phục hồi HST, ĐDSH và nguồn lợi thủy sản tự nhiên. - Vùng bảo vệ nghiêm ngặt: Là vùng có rạn san hô và HST trong tình trạng tốt, đa dạng sinh học cao, nguồn lợi sinh vật biển phong phú cần được quản lý chặt chẽ nhằm duy trì tính tự nhiên của các HST. Việc phân vùng chức năng môi trường ở Việt Nam còn mới mẻ, chưa có phương pháp luận thống nhất cũng như chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của chúng trong quy hoạch phát triển KTXH, quy hoạch ngành, trong đó có QHMT nhằm khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. 1.3. Tích hợp phân vùng chức năng môi trường trong quản lý tổng hợp lưu vực sông 1.3.1. Quản lý tổng hợp lưu vực sông Quản lý nguồn nước theo lưu vực là một cấp độ trong quản lý tổng hợp TNN. Quản lý nước theo lưu vực nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hợp lý tài nguyên trên cơ sở hiểu biết và tôn trọng các quy luật tự nhiên hình thành TNN trong một lưu vực cụ thể. Trong quản lý TNN theo lưu vực, đơn vị địa lý để thực hiện quản lý không phải là địa giới hành chính mà là toàn bộ LVS. Thông qua hoạt động của bộ máy
  • 29. 22 quản lý lưu vực, tất cả các hoạt động sử dụng và bảo vệ tài nguyên được xem xét một cách thống nhất và hợp lý. Nhu cầu cấp nước của toàn lưu vực phải được tính trên cơ sở cân bằng với khả năng tái tạo về lượng và chất cuả tài nguyên. Nếu giả định việc khai thác tài nguyên không làm HST xấu hơn trạng thái tự nhiên vốn có của nó, thì lượng nước khai thác trong mùa kiệt không được làm mức nước sông hạ xuống thấp hơn ngưỡng bảo đảm an toàn sinh thái cho toàn hệ. Ngoài ra, nếu không tính tới các hệ quả sinh thái bất thường khác, thì toàn bộ lượng nước đưa vào lưu vực bằng con đường nhân tạo và lượng nước lũ mà các hồ chứa điều tiết được, sau khi đã trừ tổn thất, là phần mà loài người có thể độc quyền tiêu thụ, bao gồm cả phần để cải thiện HST tự nhiên theo nhu cầu của con người. Trên thế giới, sau hội nghị Dublin và hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển họp tại Rio de Janero (Braxin, 1992), phần lớn các nước trên thế giới đều thực hiện quản lý tổng hợp theo LVS. Lưu vực sông là đơn vị quản lý được chú trọng và là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng nước, sử dụng tài nguyên - môi trường, điều phối giải quyết tốt các mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng tài nguyên giữa các vùng, khai thác sử dụng tài nguyên giữa các khu vực thượng, trung, hạ lưu. Việc sử dụng nước có mối liên quan mật thiết với sử dụng đất và ảnh hưởng đến HST lưu vực nên quản lý nước theo LVS sẽ giúp cho việc sử dụng và bảo vệ tốt hơn tài nguyên đất và môi trường lưu vực, quản lý và giảm nhẹ các tác động tiêu cực của các hoạt động phát triển KTXH của con người tới tài nguyên và môi trường. Chức năng và nhiệm vụ về quản lý tổng hợp LVS được quy định tùy theo hình thức của mỗi kiểu tổ chức lưu vực. Tuy nhiên, có một số nhiệm vụ chung mà trong quản lý LVS đều phải thực hiện, đó là: - Lập quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ tài nguyên nước LVS và theo dõi việc thực hiện quy hoạch. - Phối hợp với các cơ quan hữu quan của các bộ, ngành và địa phương trong việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá TNN của lưu vực sông.
  • 30. 23 - Phối hợp với các đơn vị hành chính các cấp để giải quyết tranh chấp về TNN nảy sinh trên lưu vực. Ngoài ra, tùy theo hình thức, một số tổ chức LVS có thể tham gia trực tiếp vào chức năng thiết kế, thi công và quản lý các công trình khai thác, sử dụng TNN trên lưu vực. Quy mô của việc quản lý LVS tuỳ thuộc vào các điều kiện tài nguyên, địa lý và hành chính. Mặc dù nhiều nước trên thế giới đã sử dụng cách tiếp cận thống nhất và tổng hợp trong quản lý môi trường LVS, song cách hiểu và áp dụng tại mỗi nước có nhiều điểm khác nhau. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có một số điểm chung là: - Nhằm mục đích hài hoà các mục tiêu của các cơ quan địa phương và trung ương trong lưu vực, giúp họ có được chiến lược quản lý hợp lý. - Quá trình ra quyết định thường cố gắng bao hàm đầy đủ các lĩnh vực liên quan và sử dụng kỹ năng "tìm tiếng nói chung" để xây dựng được kế hoạch đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan. - Sử dụng thông tin khoa học và logic để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến HST thuỷ sinh, HST trên cạn, sức khoẻ con người, và các điều kiện kinh tế trong lưu vực. - Sử dụng các biện pháp tài chính phù hợp để chi phí được phân bổ cho các dự án tương ứng với lợi ích thu được của chúng. - Cố gắng tạo ra khung thoả thuận liên ngành nhằm đảm bảo các kế hoạch sẽ được thực hiện dựa vào cách tiếp cận và mong muốn của các bên liên quan chứ không phải dựa vào các luật lệ hay quy định. - Xây dựng các biện pháp và tiêu chuẩn rõ ràng để kiểm tra và đánh giá hiệu quả của việc quản lý LVS. Nhìn chung, cách tiếp cận quản lý môi trường LVS này bao gồm 3 nét chính. Thứ nhất là sự phát hiện vấn đề, phát hiện các mối đe doạ tiềm ẩn đối với sức khoẻ con người và HST trong lưu vực. Thứ hai là sự tham gia của các bên liên quan, đòi hỏi mọi người phải có sự quan tâm thích đáng hoặc thích hợp nhất. Thứ ba là sự phối hợp hành động, đó là các nỗ lực được thực hiện một cách tổng hợp và toàn diện một khi các giải pháp đã được quyết định.
  • 31. 24 1.3.2. Tích hợp phân vùng chức năng môi trường trong quản lý tổng hợp lưu vực sông Mục tiêu: Tăng cường năng lực của các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý môi trường nước các LVS. Hướng tới nỗ lực, gắn kết sự phối hợp giữa các bộ ngành làm giảm các nguồn gây ô nhiễm tới các nguồn nước. Vì chỉ có điều này mới hi vọng đảm bảo cải thiện được môi trường nước tại các LVS. Lợi ích của tích hợp phân vùng chức năng môi trường để quản lý LVS: Do tính phức tạp của ô nhiễm môi trường LVS (các nguyên nhân gây ô nhiễm phức tạp và khác nhau, ranh giới LVS không rõ ràng, tính đa dạng của các hệ sinh thái LVS...), do vậy cần cân nhắc trước khi quyết định một vấn đề để tránh làm cho nó trầm trọng hơn hoặc phát sinh các vấn đề mới khác. Đây chính là lý do cần áp dụng phương pháp tổng hợp để tiếp cận và giải quyết vấn đề. Các chương trình quản lý tổng hợp LVS có thể tác động toàn diện đến các mặt kinh tế, xã hội và đem lại nhiều lợi ích cho lưu vực như: - Cấp nước: Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người và phục vụ phát triển KTXH, cả ba nguồn nước (nước mưa, nước mặt và nước ngầm) ở LVS đều được khai thác sử dụng. - Chất lượng nước: Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến chất lượng nước bao gồm địa chất, đất, địa hình, thảm thực vật, quần thể động thực vật hoang dã và khí hậu. Nhưng yếu tố quan trọng hơn gây ra các vấn đề về chất lượng nước chính là các hoạt động của con người và vấn đề sử dụng đất trong lưu vực. Quản lý LVS sẽ phải kiểm soát chặt chẽ các yếu tố này. - Kiểm soát lũ: Việc cấp nước đồng thời đảm bảo chống lũ có thể là lý do quan trọng nhất của các nỗ lực quản lý LVS. Cách tiếp cận quản lý tổng hợp LVS quan tâm đến các vùng đầu nguồn và bảo vệ các vùng đất ngập nước. - Kiểm soát bồi lắng: Sự bồi lắng có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước, sinh cảnh, giao thông thuỷ, kiểm soát lũ và các dịch vụ du lịch, giải trí. Nó còn ảnh hưởng đến các loài cá do bùn lắng trên lòng sông - nơi cần thiết cho chúng đẻ trứng, và che phủ các sinh vật đáy quan trọng trong chuỗi thức ăn.
  • 32. 25 - Giao thông thuỷ: Các hoạt động giao thông thuỷ và dịch vụ cảng thường gây ô nhiễm môi trường nước do việc xả dầu cặn và các chất thải có nguồn gốc dầu mỡ khoáng cũng như chất thải sinh hoạt. Ngoài ra, vấn đề quan trọng nhất về mặt môi trường với các hoạt động giao thông thuỷ là sự cố tràn dầu. - Phát triển kinh tế với các công trình thuỷ điện-thuỷ lợi: Có thể thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế bằng việc quản lý LVS. Ở Việt Nam ngay từ những năm 80, Nhà nước đã đầu tư kinh phí xây dựng các hồ chứa để tích nước trong mùa mưa lũ và xả nước trong mùa kiệt kết hợp với phát điện, điều tiết lưu lượng dòng chảy ở hạ lưu và đẩy lùi ranh giới nhiễm mặn, đảm bảo nhu cầu cấp nước, nuôi cá, cải tạo môi trường. - Đa dạng sinh học: LVS, đặc biệt là những nơi cư trú ven sông là nơi cư trú cần thiết và đa dạng cho nhiều quá trình và nhiều loài sinh vật, đây còn là nơi cung cấp mối liên kết giữa HST thuỷ sinh với HST vùng cao. Quản lý LVS có thể là công cụ được sử dụng để làm tăng số lượng động thực vật hoang dã, một nhân tố của sự đa dạng sinh thái. Mặc dù không phải là thích hợp với mọi trường hợp nhưng việc lập kế hoạch quản lý LVS có thể bao gồm những nỗ lực tránh sự suy thoái nơi cư trú của các loài động thực vật hoang dã nguy cấp. Cá và các sinh vật thuỷ sinh khác: cần có các hoạt động quản lý LVS để làm giảm các ảnh hưởng và cải thiện, bảo tồn loài cá cũng như các sinh vật thuỷ sinh khác. - Bảo tồn sinh cảnh: các LVS khi được bảo vệ tốt sẽ phục vụ cho nhiều mục đích như giải trí, bảo vệ sinh cảnh hoang dã, lọc nước và lưu giữ nước. - Giải trí - du lịch: Nước cấp cho các hoạt động giải trí - du lịch có thể được tăng cường bằng việc quản lý LVS. Chẳng hạn như, các hoạt động quản lý LVS ở phía hạ lưu sẽ giúp đảm bảo cấp nước đầy đủ và bảo vệ chất lượng nước, ngoài ra còn có thể đem lại lợi ích cho các hồ chứa, làm tăng giá trị của chúng đối với các hoạt động giải trí như bơi thuyền và câu cá. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu BVMT và PTBV lưu vực sông, cần thiết phải xây dựng kế hoạch tổng thể nhằm thống nhất và phối hợp chặt chẽ việc quản lý quy hoạch sử dụng TNN và BVMT trên tất cả các LVS ở nước ta.
  • 33. 26 Khó khăn: Thực tế vẫn có một số điều kiện khách quan, ràng buộc ảnh hưởng đến quá trình thực hiện. Ràng buộc lớn nhất hiện nay là tình hình thế giới đang rơi vào suy thoái kinh tế, ảnh hưởng tới Việt Nam đã làm cho ngân sách của chính phủ hỗ trợ để thực hiện các chương trình này khó khăn. Nguồn hỗ trợ từ nước ngoài cũng từ nguyên nhân này có phần suy giảm. Ngoài ra còn phải kể đến khó khăn về mặt định chế, đó là làm sao tạo ra môi trường hành lang pháp lý để các cơ quan phối hợp với nhau hết sức đồng lòng, thực hiện cắt hết nguồn gây ô nhiễm. Để làm được điều này cần phải có một nhạc trưởng, một tổng tư lệnh có năng lực, có tâm để làm sao đẩy nhanh được sự kết hợp đó. Mặt khác, lĩnh vực BVMT sông là một lĩnh vực nóng trong xã hội. Vì vậy, các ban ngành chuyên môn cũng xác định rằng cố gắng làm sao đạt được kết quả trong thời gian ngắn nhất. Còn thời gian xác định 20 năm nữa, hay 30 năm nữa cắt giảm hết ô nhiễm tại các LVS là không tối ưu. 1.4. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực sông Gianh, Quảng Bình 1.4.1. Điều kiện tự nhiên a, Vị trí địa lý Lưu vực sông Gianh nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình, có toạ độ địa lý từ 170 31’ đến 180 08’ vĩ độ Bắc, 1050 36’ đến 1060 32’ kinh độ Đông, tổng diện tích tự nhiên 4.680 km2. Phía Bắc giáp các xã thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Hà Tĩnh. Phía Nam giáp các xã thuộc huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh. Phía Đông giáp biển. Phía Tây giáp nước bạn Lào.
  • 34. 27 Hình 1.1 Bản đồ Hành chính lưu vực sông Gianh Quảng Bình LVS có gần 26 km bờ biển và gần 100 km đường biên giới Việt Lào; có trục giao thông quan trọng xuyên Bắc Nam đó là quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh phía Đông và phía Tây), đường sắt chạy dọc huyện; có cảng Gianh, các danh thắng như vườn quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận di sản thiên nhiên thế giới; vùng gò đồi, núi đá vôi, rừng, biển… với nhiều tiềm năng du lịch và nghỉ dưỡng. Vị trí địa lý tạo cho LVS có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển toàn diện về KTXH, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, thực hiện nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. b, Địa hình Lưu vực sông Gianh nằm trên giải đất hẹp và dốc, núi và gò đồi chiếm trên 80% diện tích tự nhiên. Địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông, bị chia cắt mạnh và có thể chia thành các vùng như sau:
  • 35. 28 - Vùng địa hình núi đá vôi: phân bố ở huyện Tuyên Hoá, huyện Minh Hoá, các xã Thượng Trạch, Tân Trạch, Sơn Trạch, Xuân Trạch, Phúc Trạch thuộc huyện Bố Trạch và một số xã phía tây của huyện Quảng Trạch, chiếm hơn 1/3 diện tích tự nhiên của lưu vực. Các khối núi đá vôi ở đây được hình thành vào thời kỳ Đềvon và Cacbon-pecmi, thường bị chia cắt thành những giải liên tục hoặc độc lập, địa hình lởm chởm, sườn thẳng đứng. Ở hầu hết khu vực núi đá vôi đều có dạng địa hình caxtơ trên mặt và ngầm. Một số sông suối bị mất do chảy ngầm trong núi đá vôi hàng mấy chục km, điển hình là động Phong Nha, đây là một trong những hang động trong núi đá vôi dài nhất thế giới. - Vùng núi đất thấp và trung bình: kiểu địa hình này chiếm gần 2/3 diện tích của lưu vực, gồm những dãy núi liên tiếp độ cao các đỉnh núi trung bình 400 - 500m, có đỉnh cao tới 1.000m (Ba Rền 1.137m; UBò 1.009m), độ dốc chủ yếu là trên 250, có nhiều nơi địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn. - Vùng gò đồi: là vùng tiếp giáp giữa vùng núi và đồng bằng, dọc đường Hồ Chí Minh nhánh Đông gồm những đồi bát úp tạo nên một số thung lũng. Đây là vùng có nhiều tiềm năng đất đai để phát triển kinh tế hàng hoá, tạo nên khối lượng lớn nông-lâm sản hàng hoá cho lưu vực. - Vùng đồng bằng: là vùng đất hẹp chạy dọc quốc lộ 1A. Địa hình tương đối bằng phẳng, hình thành bởi phù sa các con sông lớn. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp chính của lưu vực, hàng năm cung cấp lượng lương thực chủ yếu cho nhân dân các huyện thuộc lưu vực sông Gianh. Dọc theo bờ biển có những cồn cát và dải cát trắng vàng độ cao 2m đến 50m. Đặc điểm địa hình tạo ra các vùng sinh thái khác nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Có thể hình thành 7 tiểu vùng. c, Khí hậu Lưu vực sông nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng của khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam và có mùa đông tương đối lạnh ở phía Bắc. Nhiệt độ bình quân hằng năm là 25 độ C, lượng mưa bình quân là 2.976mm, độ ẩm bình quân là 84,9%. Khí hậu toàn lưu vực chia làm hai mùa rõ rệt; Mùa mưa rét từ tháng 9 đến
  • 36. 29 tháng 3 năm sau, trong đó tháng 9 đến tháng 11 mưa bão; lượng mưa tập trung 70% tổng lượng mưa của cả năm nên thường gây lũ lụt trên diện rộng, tháng 12 đến tháng 3 rét và mưa phùn, gió bấc nhiệt độ có lúc xuống tới 9 – 11 độ C; mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 nắng gắt gắn với gió Tây Nam (địa phương gọi là gió Lào) gây khô nóng lượng bốc hơi lớn nên thường xuyên gây hạn hán, cát bay, cát chảy lấp đồng ruộng và dân cư. Điều kiện thời tiết bất lợi đối với lưu vực là gió Tây Nam khô nóng xuất hiện khoảng 75 ngày trong năm, chủ yếu tập trung trong tháng 7, tháng 8 kết hợp với thiếu mưa gây hạn hán. Mùa mưa bão tập trung vào tháng 9, tháng 10, bão thường đi kèm với mưa lớn. Do địa hình hẹp, sông ngắn và dốc nên mùa mưa bão thường có hiện tượng nước dâng tạo ra lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp hàng năm. Để hạn chế sự bất lợi cần phải có các chương trình khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên có căn cứ khoa học, như trồng rừng đầu nguồn, thiết lập vành đai rừng phòng hộ ven sông, ven biển, nghiên cứu cơ cấu mùa vụ cây trồng vật nuôi, tuyển chọn cơ cấu giống, chống chịu để né tránh các điều kiện về khí hậu, thời tiết. d, Tài nguyên nước Hệ thống sông Gianh là hệ thống sông lớn nhất tỉnh Quảng Bình, hệ thống sông này chảy qua bốn huyện phía Bắc của tỉnh Quảng Bình đó là: Minh Hoá, Tuyên Hoá, Quảng Trạch và Bố Trạch với tổng chiều dài khoảng 158 km, chiều dài lưu vực 121 km, chiều rộng lưu vực bình quân 38,8 km, mật độ lưới sông 1,54 với tổng diện tích lưu vực 4.680 km2. Sông có 13 phụ lưu cấp 1; 20 phụ lưu cấp 2 và 10 phụ lưu cấp 3. Trong đó phụ lưu với quy mô lớn nhất là sông Rào Cái, và sông Son. Hệ thống sông Gianh có vai trò rất quan trọng cung cấp nước mặt cho các huyện phía Bắc của tỉnh Quảng Bình. Hiện tại trên diện tích của lưu vực, với bàn tay của con người đã tạo ra được 56 hồ chứa nước lớn nhỏ với tổng dung tích 153,023 triệu m3. Hàng năm hệ thống sông Gianh đã tạo ra nguồn nước đổ ra biển Đông, tháng thấp nhất (tháng 4) 331 triệu m3, tháng cao nhất (tháng 9) 6.685 triệu m3.
  • 37. 30 Sự chênh lệch về nguồn nước giữa các tháng trong năm rất lớn, các tháng 9, 10 và 11 là những tháng thường gây nên lũ lụt; các tháng 3, 4 thường là mùa nước kiệt gây ra nhiều bất lợi cho con người. Hệ thống sông Gianh là hệ thống sông chính của tỉnh Quảng Bình có tầm ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống của người dân các huyện: Tuyên Hoá, Minh Hóa, Quảng Trạch và Bố Trạch. Đồng thời nó cũng đã tạo ra những danh lam thiên nhiên đẹp, tiêu biểu là động Phong Nha, một di sản thiên nhiên của thế giới nên cần được bảo vệ để không gây ô nhiễm nguồn nước và làm thay đổi lòng sông. e, Tài nguyên đất Đất đai ở lưu vực tương đối phong phú và đa dạng, đất đồi núi chiếm 85%, đất đồng bằng chiếm 14,6%, đất cát nội địa chiếm 1,6% diện tích tự nhiên. Gồm 9 nhóm đất với 20 đơn vị đất. g, Tài nguyên rừng Lưu vực sông có trên 503.227 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất có rừng tự nhiên 450,656 ha, đất có rừng trồng 52.543 ha và đất ươm cây giống 28 ha. Thảm thực vật rừng đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ quý như lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơ mu... Động vật có nhiều loại thú quý hiếm như hổ, báo, trĩ sao, gà lôi và các loại móng guốc khác. Đặc biệt khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi có hệ động thực vật rất phong phú và đa dạng, là nơi giao thoa của hai luồng động thực vật từ Bắc xuống và Nam lên. Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và có nhiều loại động, thực vật quý hiếm trong Sách Đỏ Việt Nam. Ngoài ra, HST rừng ngập mặn ven biển mặc dù đã bị khai thác để nuôi tôm song những vùng còn lại vẫn còn những loại động thực vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế. h, Tài nguyên biển Về nguồn lợi biển, lưu vực nói riêng và tỉnh Quảng Bình có hầu hết các loài hải sản có mặt ở Việt Nam (1.000 loài). Có những loài hải sản có giá trị kinh tế
  • 38. 31 cao như: Tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang... Trong đó, mực ống, mực nang có trữ lượng khá lớn và chất lượng cao. Theo số liệu điều tra năm 1996 của Bộ Thuỷ sản, trữ lượng nguồn lợi hải sản ở vùng biển Quảng Bình trên 90.000 tấn/năm, khả năng khai thác ước tính 40.000 tấn/năm. Ngoài ra, vùng nội địa có nhiều sông suối, ao hồ, đồng trũng, bãi bồi ven sông có nhiều loại thuỷ sinh sinh sống. Hàng năm, nhân dân địa phương khai thác hàng nghìn tấn thuỷ sản nước lợ và trên 1 nghìn tấn thuỷ sản nước ngọt. Tuy nhiên, tài nguyên biển tại đây vẫn chưa được khai thác hiệu quả do ngư cụ thô sơ, chưa có nhiều tàu lớn để đánh bắt xa bờ. Mặt khác, nguồn vốn của nhân dân khó khăn nên khả năng đầu tư sản xuất nuôi trồng thuỷ sản bị hạn chế. h, Tài nguyên khoáng sản Lưu vực sông Gianh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nhưng chưa được điều tra và khai thác nhiều. Theo các số liệu điều tra khoáng sản Quảng Bình nằm rải rác các huyện trong tỉnh từ vùng ven biển đến trung du miền núi: - Nhóm kim loại: Có quặng Măngan ở Cái Đăng (Tuyên Hoá); Titan và Ziricon ở trong dãi cát ven biển. - Nhóm nguyên liệu hoá chất và phân bón: Có pyrit (Quảng Trạch); photphorit (Bố Trạch, Tuyên Hoá, Minh Hoá và dọc sông Rào Nậy) với 23 điểm khác nhau, trong đó 7 điểm có trữ lượng khá khoảng 123.000 tấn; cùng với than bùn và đôlômit đang được khai thác làm nguyên liệu sản xuất phân bón tổng hợp N.P.K. - Nhóm nguyên vật liệu xây dựng: Có đá vôi, đá sét xi măng, sét gạch ngói và đá granit. Đá vôi các loại có trữ lượng khoảng 5.400 triệu tấn phấn bố ở Tuyên Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch. Sét gạch ngói có trữ lượng hơn 7 triệu tấn phân bố Đồng Lê (Tuyên Hoá). - Nhóm nguyên vật liệu sản xuất thuỷ tinh: Có cát trắng, thạch anh ở phía Bắc Ba Đồn (Quảng Trạch) trữ lượng khoảng 35 triệu tấn. Cát có độ tinh khiết
  • 39. 32 cao, hạt mịn, hàm lượng SiO2 đạt 98 - 99%. Các mỏ này lại nằm gần đường giao thông nên dễ khai thác và vận chuyển. - Nước khoáng và nước nóng: Trên phạm vi tỉnh Quảng Bình đã phát hiện được 5 nguồn nước khoáng - nước nóng, trong đó có 4 nguồn đã được thống kê trong "Danh bạ các nguồn nước khoáng - nước nóng Việt Nam": + Nguồn Thanh Lâm (Nô Bồ) thuộc thôn Nô Bồ, xã Ngư Hoá, huyện Tuyên Hoá. + Nguồn Đông Nghèn thuộc thôn Đông Nghèn, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch. + Nguồn nước nóng khe nước Sốt, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch. i, Tài nguyên nhân văn và du lịch Với nhiều lễ hội truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc như Hội rằm tháng 3 ở Minh Hoá, lễ hội này có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử, văn hoá, có tác dụng giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, động viên lao động sản xuất. Toàn lưu vực có hàng trăm di tích lịch sử đã được kiểm kê và đánh giá là di tích lịch sử văn hoá được Nhà nước xếp hạng, đặc biệt có VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. 1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a, Dân số, dân tộc và lao động Theo số liệu thống kê năm 2009, dân số trung bình toàn lưu vực là 445.769 người trong đó dân số đô thị là 35.821 người (8,036%) với 10.533 hộ, dân số nông thôn là 409.948 người với 89.539 hộ. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm có xu hướng giảm, năm 1995 là 2,42%; năm 2000 giảm xuống còn 1,47%; đến năm 2009 còn 1,21%. Sự phân bố dân cư trên lãnh thổ không đều, phần lớn tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển. Mật độ dân số toàn lưu vực là 95,25 người/km2 cao nhất là thị trấn Ba Đồn - 4.020 (huyện Quảng Trạch), thấp nhất là xã Thường Trạch - 3.1 (huyện Bố Trạch).
  • 40. 33 Tỷ lệ hộ đói ngèo giảm nhanh từ 24,5% năm 2000 xuống còn 12,12% năm 2009. Tuy nhiên mức thu nhập có sự chênh lệch giữa các vùng đô thị, đồng bằng ven biển so với các vùng núi. b, Giao thông Hệ thống giao thông đường bộ của toàn lưu vực bao gồm quốc lộ 1A (23km), đường Hồ Chí Minh nhánh Đông (144 km), nhánh Tây (122 km), 290,5 km đường tỉnh lộ 2,2 B, tỉnh lộ 3, tỉnh lộ 20; 494,86 km đường huyện; 297,8 km đường xã và gần 625 km đường thôn bản. Trong những năm qua giao thông tại lưu vực có những bước chuyển biến khá tích cực. Việc thành lập tuyến đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế vùng và quốc phòng an ninh. Mạng lưới giao thông đường bộ phân bố tương đối hợp lý trên địa bàn, đến nay đã có 100% xã, thị trấn có đường ôtô đến UBND. Tuy nhiên các tuyến đường cấp huyện, xã phần lớn là đường cấp phối chất lượng thấp gây khó khăn đi lại đặc biệt là mùa mưa. c, Cung cấp điện nước sinh hoạt Trong những năm qua công tác thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng chống lụt bão đã được chú trọng đầu tư. Hệ thống tưới tiêu nhiều đập dâng và hồ chứa nước thuộc các công trình thủy nông và các xã quản lý đảm bảo tưới tiêu cho trên 12.000 ha vụ đông xuân và trên 10.000 ha vụ hè thu của toàn lưu vực. Các hạng mục công trình tiếp tục được đầu tư, củng cố và nâng cấp bao gồm: xây dựng củng cố hệ thống trạm bơm, nạo vét và kiên cố hóa kênh mương, cứng hóa đường ven biển, nâng cấp các kênh, mương. Tuy nhiên cho đến nay hệ thống thủy lợi chỉ đảm bảo được 60% công suất thiết kế. Thực tế hệ thống tưới mới đáp ứng được 64% diện tích vụ đông xuân và 50% vụ hè thu của toàn lưu vực. Hệ thống kênh tưới tiêu đang bị xuống cấp do sạt lở, bồi tụ, đòi hỏi phải được đầu tư lớn để nạo vét tu bổ mới đảm bảo tưới tiêu tốt, phát huy công suất thiết kế của công trình. Mạng cung cấp điện sinh hoạt cho vùng chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Nguồn điện lưới chỉ mới đến được các cơ quan chính quyền và trạm xá xã, chưa có các mạng nhánh cấp đến bản và hộ dân. Hiện nay, tại các bản, một số hộ đang sử dụng thủy điện nhỏ phục vụ sinh hoạt. Trong khu vực chưa có hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung, người dân chủ yếu sử dụng nước tự nhiên, dẫn về từ các khe suối, chưa qua xử lý và nguồn
  • 41. 34 cấp không ổn định, dồi dào trong mùa mưa, thiếu trong mùa khô. Tại xã có hệ thống mương thủy lợi, có thể cung cấp nước tưới cho một số diện tích lúa nước rất nhỏ, nhưng hệ thống này chưa đảm bảo tưới nuớc quanh năm vì nó phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước tự nhiên từ các khe suối. d, Các hoạt động kinh tế chủ yếu Tại LVS, nông nghiệp là hoạt động sản xuất chủ yếu bao gồm trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm (trâu, bò, dê và gà vịt, cá..) trong đó, chăn nuôi là hoạt động chính mang lại thu nhập cho người dân. Các hoạt động kinh tế khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Cây nông nghiệp quan trọng là ngô, lúa nương và sắn. Các sản phẩm ngô, lúa phục vụ nhu cầu tại chỗ của các hộ gia đình là chính, chỉ có trâu, bò, dê ngoài mục đích phục vụ nhu cầu địa phương còn được bán ra các vùng lân cận. Thu nhập từ lương thực có hạt ở mức bình quân 325 kg/người/năm. Thu nhập bằng tiền bình quân là 2.200.000đ/người/năm. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng 3%, thấp nhất trong cơ cấu kinh tế hộ gia đình. Một mặt là do phần lớn đất lâm nghiệp trong vùng được quy hoạch cho mục đích phòng hộ, nên chúng chỉ có giá trị phòng hộ đầu nguồn, giảm xói mòn, điều tiết nguồn nước, nhưng những giá trị đó lại chưa được đánh giá đầy đủ. Mặt khác, nhiều khu vực đã được quy hoạch để sản xuất lâm nghiệp, nhưng người dân địa phương lại chỉ canh tác nông nghiệp trên đất đó. Đây chính là nguyên nhân chính làm tỷ trọng giữa sản xuất nông và lâm nghiệp có sự khác biệt rõ rệt. Hiện nay, thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp chỉ là khoản kinh phí khoán bảo vệ rừng tự nhiên theo khuôn khổ chương trình 661. Các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ hầu như không phát triển. Các hoạt động này chỉ phục vụ nhu cầu trong thôn bản là chính ví dụ sửa chữa công cụ lao động nông nghiệp, sửa chữa xe máy, bán hàng tạp hóa. Mức độ giao thương với các thị trường bên ngoài là rất thấp.
  • 42. 35 Chương 2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG GIANH 2.1. Đặc điểm các yếu tố môi trường lưu vực sông Gianh Đối với lưu vực sông, đất, nước, rừng… là một trong các yếu tố tự nhiên của môi trường ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp hoặc tác động qua lại tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của sinh vật và ĐDSH. Dưới tác động của các quy luật địa lý tự nhiên (Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, Quy luật tuần hoàn vật chất và năng lượng, Quy luật về tính nhịp điệu và Quy luật địa đới và phi địa đới), giữa các yếu tố tự nhiên của một đơn vị cảnh quan nhất định luôn có mối quan hệ tương hỗ với vai trò chủ đạo. Ví dụ, yếu tố địa hình là nhân tố nội lực của cảnh quan và chi phối mạnh mẽ các thành phần khác của cảnh quan tự nhiên như thay đổi khí hậu khu vực (đặc điểm địa hình, cấu tạo bền mặt của đất làm thay đổi hướng gió, nhiệt độ độ ẩm tạo thành các vi khí hậu riêng cho mỗi khu vực), điều tiết dòng chảy của sông ngòi. Bề mặt địa hình cũng là cơ sở phát sinh, phát triển của thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật. Đồng thời, trong tác động qua lại giữa các thành phần của tổng thể tự nhiên, địa hình cũng chịu ảnh hưởng của các thành phần khác của tự nhiên (quá trình ngoại sinh) như: phong hoá, xói lở, trôi trượt bồi tụ do khí hậu, thuỷ văn, sinh vật... Vì vậy, nội dung phân vùng chức năng môi trường LVS muốn đạt hiệu quả cao thì cần phải tìm hiểu, phân tích và đánh giá đặc điểm các yếu tố môi trường trên cũng như các mối quan hệ giữa chúng. 2.1.1. Môi trường đất Lưu vực sông Gianh thuộc vùng đất duyên hải Bắc Trung Bộ, với tổng diện tích đất tự nhiên là 4.680 km2. Khác hẳn với các tài nguyên khác, đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, không thể tái tạo được và có giới hạn về không gian, là nơi để con người sinh sống và phát triển, là một trong bốn thành phần cơ bản của môi trường.
  • 43. 36 LVS có 9 nhóm đất khác nhau với 20 đơn vị đất, thể hiện như sau: Nhóm đất cát: Nhóm đất cát có diện tích 7.449 ha, gồm 3 đơn vị đất: - Cồn cát trắng vàng: Phân bố dọc theo bờ biển, thành phần cơ giới rất thô, nghèo dinh dưỡng, chủ yếu trồng rừng phòng hộ. - Đất cát biển trung tính ít chua: Phân bố ở địa hình thấp hơn và vào sâu trong đất liền. Thành phần cơ giới của đất nhẹ, thường là cát pha. Loại đất này đã được cải tạo trồng lúa ở những nơi thấp chủ động nước và trồng màu ở những nơi cao. - Đất cát biển chua có tầng hữu cơ: Phân bố một số xã ở huyện Quảng Trạch. Đặc điểm của loại đất này là có tầng than bùn và hàm lượng hữu cơ rất cao, được sử dụng làm phân hữu cơ vi sinh. Nhóm đất mặn: Có diện tích 1.085 ha, gồm 2 đơn vị đất: - Đất mặn nhiều: Phân bố ở cửa Gianh, đất thường bị ngập bởi thuỷ triều, hàm lượng Clo trong đất cao. Hiện nay, một phần đang được nuôi trồng thuỷ sản hoặc làm muối. - Đất mặn trung bình và ít: Phân bố theo các cửa sông nhưng ở vị trí xa biển, phần lớn đã thoát khỏi ảnh hưởng của thuỷ triều. Đất có thành phần cơ giới trung bình hoặc nhẹ, càng gần cửa sông càng nặng hơn. Hiện nay, đang trồng lúa nhưng cần chủ động nước nếu không năng suất bị hạn chế. Nhóm đất phù sa: Có diện tích 6.958 ha, phân bố tập trung ở vùng đồng bằng ven biển và ven các sông suối khác trong LVS, gồm 3 đơn vị đất: - Đất phù sa trung tính ít chua: Phân bố ở Quảng Trạch, Bố Trạch. Thành phần cơ giới của đất khá tơi xốp, không chặt, rất thích hợp để phát triển cây lương thực.