SlideShare a Scribd company logo
1 of 164
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
THỰC TRẠNG HÀNH VI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
CỦA NGƯỜI DAO TẠI MỘT SỐ XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH CAN
THIỆP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN, NĂM 2014
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
THỰC TRẠNG HÀNH VI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DAO TẠI
MỘT SỐ XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH CAN THIỆP
CHUYÊN NGÀNH: VỆ SINH XÃ HỘI HỌC VÀ TCYT
MÃ SỐ: 62.72.01.64
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
2. PGS.TS
THÁI NGUYÊN, NĂM 2014
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm không chỉ ở
phạm vi một quốc gia, một khu vực mà đang là vấn đề được quan tâm trên phạm
vi toàn cầu bởi tầm quan trọng của nó với sức khỏe con người. Ở nhiều vùng
nông thôn, vệ sinh môi trường còn kém, chất thải của con người và gia súc chưa
được xử lý đúng cách và chưa đảm bảo hợp vệ sinh, tập quán dùng phân người
bón ruộng làm phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh đã ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe người dân, đây là một trong những nguyên nhân
gây dịch bệnh đường tiêu hóa cho cộng đồng như tả, lỵ, thương hàn…[1], [5], [6].
Miền núi phía Bắc nước ta là một địa bàn chiến lược rất quan trọng về kinh
tế, chính trị và quốc phòng, là khu vực sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc ít
người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam như Tày, Nùng, Thái, Mường,
Dao, Mông...[54]. Trong chiến lược con người của Đảng ta, việc chăm lo sức
khoẻ cho nhân dân các dân tộc miền núi vừa là mục tiêu, vừa là chính sách động
lực để có một nguồn nhân lực mạnh khoẻ, có trí tuệ nhằm thực hiện việc xây
dựng các vùng trọng điểm chiến lược này. Thế nhưng hiện tại việc chăm sóc sức
khỏe ở một số vùng dân tộc thiểu số còn chưa tốt, tình hình vệ sinh môi trường ở
các cộng đồng dân tộc thiểu số còn nhiều nguy cơ ô nhiễm, tỷ lệ hộ gia đình có
nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh rất thấp [55], [80].
Người Dao là một trong số các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, lịch sử
người Dao ở nước ta đã hơn 300 năm. Người Dao sống chủ yếu ở vùng sâu vùng
xa khắp biên giới Việt Trung từ tỉnh Lai Châu, Điện Biên cho tới tỉnh Cao Bằng,
Hà Giang và Thái Nguyên. Điều kiện kinh tế văn hóa xã hội và vệ sinh môi
trường của người Dao còn nhiều khó khăn. Trong khi người dân ở các khu đô
thị, miền đồng bằng được sử dụng nước máy và nhà tiêu hợp vệ sinh thì người
Dao và các dân tộc thiểu số khác ở khu vực miền núi không có đủ nước sạch và
nhà tiêu để sử dụng. đ ường nă
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đ
ười Dao chủ yếu dùng nước suối đầu nguồn (57,6%) và giếng khơi
(18,3%), ngoài ra còn có 21,4% dùng các nguồn nước khác không thuộc các
nguồn nước sạch [26]. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ hộ gia đình người Dao có
nhà tiêu rất thấp (50,4%) và hầu hết không đảm bảo vệ sinh, tỷ lệ hộ có nhà tiêu
hợp vệ sinh chỉ 5,8%, những hộ gia đình người Dao không có nhà tiêu đều đi
ngoài ra vườn và rừng (85,5%) [26],[40]. Để giải quyết vấn đề vệ sinh môi
trường, đã có một số chương trình can thiệp được triển khai ở các địa phương,
song chưa bao phủ hết các xã đặc biệt khó khăn vì vậy điều kiện vệ sinh môi
trường có thể chưa được cải thiện. Vậy câu hỏi đặt ra là hành vi vệ sinh môi
trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn ở tỉnh Thái Nguyên hiện
nay ra sao? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi vệ sinh môi trường của
người Dao nơi đây? Từ đó có những giải pháp nào phù hợp để cải thiện hành vi
vệ sinh môi trường cho người Dao? Để trả lời các câu hỏi trên, nghiên cứu đề
tài:“Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt
khó khăn tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp” được tiến hành
với mục tiêu sau:
1. Đánh giá thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số
xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên năm 2011.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến hành vi vệ sinh môi trường của người
Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên năm 2011.
3. Đánh giá kết quả thử nghiệm mô hình truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh
môi trường cho người Dao tại xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng hành vi vệ sinh môi trƣờng của ngƣời Dao ở Việt Nam
1.1.1. Một số khái niệm về hành vi sức khỏe và các yếu tố liên quan
1.1.1.1. Khái niệm về hành vi sức khỏe
“Hành vi của con người là một tập hợp phức tạp của nhiều hành động,
mà những hành động này lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và
bên ngoài, chủ quan cũng như khách quan” [11], [98].
Hành vi luôn chịu tác động của các yếu tố bên trong như kiến thức, thái
độ, niềm tin, giá trị, kinh nghiệm của cá nhân về thực hành hành vi đó và các
yếu tố bên ngoài như pháp luật, qui định, gia đình, bạn bè, những người có uy
tín... Hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần trở thành lối sống. Lối sống
còn chịu tác động của các yếu tố nhân chủng học, văn hóa, xã hội, tâm lý... Lối
sống là tập hợp các hành vi, tạo nên cách sống của con người, bao gồm nhiều
vấn đề cụ thể như: Thực hành vệ sinh cá nhân, sử dụng các công trình vệ sinh
(CTVS), tập quán sinh hoạt của cá nhân, gia đình và cộng đồng, phong tục tập
quán… Mỗi hành vi là biểu hiện cụ thể ra bên ngoài và chịu tác động nhiều các
yếu tố cấu thành đó là kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) và niềm tin của con
người trong một sự việc hay hoàn cảnh nhất định nào đó [23], [83], [111], [115].
Hành vi sức khỏe là hành vi của con người có liên quan đến sức khỏe.
Hành vi, lối sống không lành mạnh là cách thực hành hoạt động có hại đến sức
khỏe. Vì vậy, để tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật cần phải thay đổi
một số hành vi, lối sống có hại cho sức khỏe hay phong tục tập quán lạc hậu...
[26], [27], [28], [89], [97].
Hành vi lối sống không lành mạnh là cách thực hành hoạt động có hại đến
sức khỏe, bao gồm nhiều vấn đề cụ thể như sử dụng nước suối, nước ao hồ,
phóng uế bừa bãi, uống nước lã... Thực hành này qua nhiều thế hệ gọi là phong
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tục tập quán. Phong tục tập quán và truyền thống là các hành vi được nhiều
người cùng chia sẻ trong cộng đồng, được thực hiện trong thời gian dài, truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhiều phong tục tập quán có thể trở thành niềm
tin trong các cộng đồng và thể hiện lối sống đặc trưng của từng dân tộc, ảnh
hưởng đến sức khoẻ [24], [110], [114], [116].
1.1.1.2. Các yếu tố liên quan đến hành vi sức khỏe
* Yếu tố bản thân: Với mỗi người chúng ta có thể có các suy nghĩ và tình
cảm khác nhau. Những suy nghĩ và tình cảm của chúng ta lại bắt nguồn từ các
hiểu biết, niềm tin, thái độ và quan niệm về giá trị. Đây chính là các yếu tố bên
trong của mỗi cá nhân. Chính các yếu tố như kiến thức, niềm tin, thái độ và
quan niệm về giá trị của mỗi cá nhân đã dẫn đến những quyết định của mỗi người
thực hành, hành vi này hay hành vi khác. Yếu tố thuộc về bản thân gồm có:
- Kiến thức: Kiến thức hay hiểu biết của mỗi người được tích lũy dần qua
quá trình học tập và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống. Mỗi người có thể thu
được kiến thức từ thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp, những người xung
quanh, sách vở và các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp. Kiến thức là một
trong các yếu tố quan trọng giúp con người có các suy nghĩ và tình cảm đúng đắn,
từ đó dẫn đến hành vi phù hợp trước mỗi sự việc. Kiến thức của mỗi người được
tích lũy trong suốt cuộc đời. Vai trò của ngành y tế và cán bộ y tế trong việc cung
cấp kiến thức cho người dân trong cộng đồng là rất quan trọng, thông qua việc
thực hiện nhiệm vụ truyền thông giáo dục sức khỏe (TT-GDSK).
- Niềm tin: Niềm tin là sản phẩm xã hội của nhận thức cá nhân kết hợp với
các kinh nghiệm thu được của cá nhân cũng như của nhóm hay cộng đồng
trong cuộc sống. Mỗi một xã hội đều hình thành và xây dựng niềm tin về tất cả
các khía cạnh của đời sống xã hội. Hầu hết các niềm tin có nguồn gốc từ lâu
đời và vì thế xã hội thường chấp nhận và ít khi đặt câu hỏi về giá trị của niềm
tin. Niềm tin thường bắt nguồn từ ông bà, cha mẹ và từ những người mà chúng
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ta kính trọng. Người ta thường chấp nhận niềm tin mà không cần cố gắng để
xác định niềm tin đó là đúng hay sai. Một người hình thành niềm tin do học tập
trong suốt cuộc sống và quan sát những người khác. Những niềm tin được hình
thành từ tuổi trẻ, hay từ những người được tin cậy thường rất khó thay đổi.
- Thái độ: Thái độ được coi là trạng thái chuẩn bị của cơ thể để đáp ứng
với những tình huống hay hoàn cảnh cụ thể. Thái độ cũng là cách nhìn nhận
của con người về các vấn đề trong đó có sức khoẻ. Thái độ phản ánh những
điều người ta thích hoặc không thích, mong muốn hay không mong muốn, tin
hay không tin, đồng ý hay không đồng ý, ủng hộ hay ngăn cản... Thái độ
thường bắt nguồn từ kiến thức, niềm tin và kinh nghiệm thu được trong cuộc
sống, đồng thời thái độ cũng chịu ảnh hưởng của những người xung quanh.
Thái độ rất quan trọng dẫn đến hành vi của mỗi người, do vậy khi xem xét một
thái độ chưa hợp lý nào đó đối với vấn đề bệnh tật, sức khỏe, cần phải tìm hiểu
rõ nguyên nhân của thái độ này, từ đó tìm phương pháp TT-GDSK hợp lý để
thuyết phục đối tượng thay đổi thái độ.
- Giá trị: Giá trị là các tiêu chuẩn có vai trò quan trọng tác động đến suy
nghĩ và tình cảm của con người. Một tiêu chuẩn nào đó được một người coi là
có giá trị với họ sẽ là động cơ thúc đẩy các hành động. Mỗi người, mỗi gia
đình, mỗi cộng đồng có thể có những quan niệm giá trị khác nhau. Các quan
niệm về giá trị thường trở thành động cơ thúc đẩy các hành vi liên quan đến
phấn đấu để đạt được những tiêu chuẩn giá trị mong muốn. Mỗi cá nhân có thể
có các tiêu chuẩn giá trị riêng của mình, nhưng thường thì giá trị là một phần
của đời sống văn hóa và được chia sẻ trong cộng đồng hay trong một đất nước.
Sức khỏe là một trong số các giá trị quan trọng của mỗi người. Trong TT-
GDSK chúng ta cần cố gắng làm cho mọi người hiểu được giá trị của cuộc
sống khỏe mạnh, giá trị của sức khỏe, từ đó động viên mọi người suy nghĩ về
giá trị của sức khỏe đối với cuộc sống và thực hiện những hành động thiết thực
để duy trì và phát triển sức khỏe [11], [19], [92], [94], [104].
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Tác động của những người xung quanh: Sống trong xã hội, mỗi người
đều có quan hệ và chịu ảnh hưởng của những người xung quanh. Tất cả chúng
ta đều chịu ảnh hưởng của những người khác trong mạng lưới quan hệ xã hội
phức tạp. Khi một ai đó được chúng ta coi là những người quan trọng thì chúng
ta thường dễ dàng nghe và làm theo những điều họ khuyên hoặc những việc họ
làm. Một số người muốn hành động nhưng những người khác lại có quan điểm
ngược lại. Những người nào có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi người hay của
cộng đồng sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh của cá nhân và cộng đồng cũng như nền
văn hóa cộng đồng. Người thực hiện TT-GDSK cần phát hiện những người có
vai trò tích cực, tạo ra các áp lực xã hội tốt cho tăng cường các hành vi có lợi
cho sức khỏe và hạn chế ảnh hưởng của những người cản trở thực hành hành vi
có lợi cho sức khỏe của đối tượng.
* Yếu tố nguồn lực: Để thực hành các hành vi nâng cao sức khỏe, phòng
chống bệnh tật cho người dân, cộng đồng hay cá nhân cần có các điều kiện nhất
định về nguồn lực. Nguồn lực cho thực hiện hành vi bao gồm các yếu tố như
thời gian, nhân lực, tiền, cơ sở vật chất trang thiết bị, thể chế, luật pháp... Nhiều
cá nhân có đủ kiến thức, họ hiểu rất rõ nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhưng vì
thiếu các điều kiện nguồn lực nên họ không thực hiện được hành vi mong
muốn. Tuy nhiên trong thực tế người TT-GDSK cần chú ý phát hiện giáo dục
một số đối tượng mặc dù họ có khả năng về nguồn lực nhưng lấy lý do thiếu
nguồn lực để từ chối hay trì hoãn thực hiện các hành vi sức khỏe lành mạnh.
* Yếu tố văn hóa: Văn hoá là tổng hợp của nhiều yếu tố bao gồm kiến
thức, niềm tin, phong tục tập quán, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và
tất cả những năng lực mà con người thu được trong cuộc sống. Văn hoá được
thể hiện trong cách sống hàng ngày của các thành viên xã hội hay văn hoá là
"cách sống". Hành vi của con người là biểu hiện của nền văn hoá và nền văn
hóa có ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của con người. Cán bộ y tế, cán bộ TT-
GDSK khi làm việc với một cộng đồng nào phải tìm hiểu văn hoá cộng đồng
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đó, nghiên cứu kỹ nguyên nhân của các hành vi liên quan đến sức khỏe bệnh
tật. Điều này sẽ giúp cho cán bộ TT-GDSK có thể tìm ra các giải pháp can
thiệp TT-GDSK phù hợp với nền văn hoá cộng đồng [93], [95], [117], [119].
Nghiên cứu đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe của con
người là cần thiết để tránh những thất bại khi thực hiện giáo dục sức khỏe. Khi
giáo dục sức khỏe cần phải xác định các hành vi sức khỏe nào là của cá nhân
kiểm soát và các hành vi nào do ảnh hưởng của cộng đồng.
1.1.2. Một số khái niệm về các công trình vệ sinh
1.1.2.1. Nước sạch
- Là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử
dụng làm nước ăn uống trực tiếp [4].
- Là nước có đủ 22 chỉ tiêu đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch do Bộ Y
tế ban hành [4].
- Là nước không màu, không mùi, không vị, không chứa các thành phần
có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, có thể dùng để ăn uống sau
khi đun sôi [4].
1.1.2.2. Nhà tiêu hợp vệ sinh
Các loại nhà tiêu hợp vệ sinh theo -
-
(QCVN 01:2011/BYT) của Bộ Y tế [17], bao gồm: Nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại
chỗ, nhà tiêu chìm có ống thông hơi, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu tự hoại
dùng cho gia đình. Các loại nhà tiêu này được Bộ Y tế quy định là nhà tiêu hợp
vệ sinh về mặt kỹ thuật và đảm bảo các yêu cầu sau:
- Quản lý được phân người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp
xúc với người, động vật và côn trùng.
- Có khả năng tiêu diệt được tác nhân gây bệnh có trong phân (vi rút, vi
khuẩn, đơn bào, trứng giun, sán) và không làm ô nhiễm môi trường xung quanh
[17], [31].
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.1.2.3. Chuồng gia súc, gia cầm
Chuồng chăn nuôi hợp vệ sinh: Là chuồng trại được xử lý chất thải chăn
nuôi hợp vệ sinh bao gồm các loại:
- Chuồng xây có mái che, nền cứng có độ nghiêng để thoát nước thải, có
hố ủ phân và bể tự hoại 3 ngăn để xử lý phân và nước thải.
- Chuồng trại áp dụng công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh quy mô hộ
gia đình hoặc trang trại.
- Chuồng trại áp dụng công nghệ biogas để xử lý chất thải chăn nuôi…
1.1.3. Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao
1.1.3.1. Hành vi sử dụng nguồn nước sạch ở người Dao
Sự hiểu biết của người Dao về tên các nguồn nước sạch còn thấp, tỷ lệ
người không biết bất cứ nguồn nào là nước sạch chiếm tới 33%, cao nhất trong
các dân tộc thiểu số (DTTS) được điều tra trong 20 tỉnh ở nước ta. Tỷ lệ người
biết nước suối đầu nguồn là nước sạch nhiều nhất (52,%), sau đến nước giếng
khơi (24,1%); các loại nguồn nước sạch còn lại, tỷ lệ người biết tên rất ít, chỉ
dưới 6% cho mỗi loại. Đáng chú ý là vẫn còn 1,7% số người cho rằng nước
sông, ao, hồ là sạch và 8,7% đưa ra các tên khác không phải là nước sạch. Cộng
đồng người Dao chủ yếu dùng nước suối đầu nguồn và giếng khơi, rất ít người
dùng nước máy, nước mưa và nước giếng khoan, do đó tỷ lệ người nói được
tên các nguồn nước sạch tập trung vào chính các nguồn nước họ thường dùng.
Đa số người Dao được hỏi (72%) không biết tên những loại bệnh tật có thể gây
ra bởi việc sử dụng nước không sạch. Bệnh tiêu chảy được nhiều người biết
nhất cũng chỉ chiếm 22,7%; các loại bệnh có thể gây ra do sử dụng nước không
sạch nhưng rất ít người biết như bệnh về mắt (3,6%), bệnh giun sán (4,4%),
bệnh ngoài da (3,8%) và bệnh phụ khoa (0,9%). Trong thực tế, tỷ lệ hộ gia đình
cho biết tên các nguồn nước họ đang sử dụng cũng tương tự với sự hiểu biết
của họ về nguồn nước sạch: cao nhất là 57,6% số hộ dùng nước suối đầu nguồn
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
và 18,3% số hộ dùng nước giếng khơi; số hộ dùng các nguồn nước khác rất ít
(0,7% số hộ dùng nước giếng khoan); không hộ nào dùng nước máy và nước
mưa. Tuy vậy 2,1% số hộ vẫn dùng nước sông, ao, hồ và 21,4% còn dùng các
nguồn nước khác không thuộc các nguồn nước sạch. Gần nửa số hộ người Dao
trong điều tra (49,7%) đã thừa nhận còn uống nước lã, tức nước chưa đun sôi.
Trong khi đó, 75,4% số hộ cho biết rằng họ không xử lý nước trước khi ăn
uống. Đây là một tỷ lệ khá cao, bên cạnh đó còn 4,8% số hộ không biết rằng
nước dùng cho ăn uống cần được xử lý nước trước khi dùng. Người Dao cũng
như hầu hết các dân tộc thiểu số khác đều không xử lý trước khi ăn uống bằng
các phương pháp có hóa chất, hoặc đánh phèn, họ chủ yếu chỉ dùng cách để
lắng (10,6%) hoặc lọc (9,1%) [27], [45], [48], [99].
1.1.3.2. Hành vi sử dụng nhà tiêu của người Dao
Người Dao kể tên các loại nhà tiêu hợp vệ sinh còn rất hạn chế. Giống
như ở các dân tộc thiểu số khác, đa số những người Dao được hỏi (73,2%)
không biết tên bất kỳ loại nhà tiêu hợp vệ sinh nào. Số người nêu được tên chủ
yếu là nhà tiêu tự hoại (20%) và nhà tiêu hai ngăn (10,8%); rất ít người nói
được tên nhà tiêu thấm dội nước (0,9%). Người Dao ít biết về tên các bệnh có
thể gây ra do sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh. Tỷ lệ người không biết bất
kỳ một bệnh nào chiếm tới 63,9% số người được hỏi, cao hơn so với một số
dân tộc như Tày, Thái, Mường, Nùng. Tỷ lệ người biết về tên bệnh nhiều nhất
là đối với bệnh tiêu chảy (28,7%), còn các bệnh khác đều ít, như bệnh giun
(5,5%), bệnh mắt (2,1%)... Đa số người Dao (59,5%) trong số được phỏng vấn
đã không biết bất kỳ một cách nào để phòng bệnh tiêu chảy và bệnh giun.
Những cách phòng bệnh được nhiều người đưa ra là: vệ sinh nhà cửa (19,1%)
và không uống nước lã (19%), sau đến không ăn rau sống (10,9%)... nhưng chỉ
có 6,2% số người được hỏi biết phải sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Có thể nói
rằng dân tộc Dao là một trong nhiều dân tộc thiểu số còn thiếu hiểu biết về sử
dụng nhà tiêu hợp vệ sinh để phòng bệnh tiêu chảy và bệnh giun ở trẻ em. Đa
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
số người Dao được phỏng vấn (77,1%) không biết hậu quả của việc sử dụng
phân tươi. Trong những người biết hậu quả của việc sử dụng phân tươi, nhiều
nhất cho rằng đó là nguồn gieo rắc bệnh tật (16,8%), các ý kiến khác rất thấp,
ví dụ nhiễm bẩn nguồn nước chỉ chiếm 2,1% và nhiễm bẩn thực phẩm là 2,6%.
Do nhiều người không biết các hậu quả của việc dùng phân tươi nên dẫn đến
chỉ gần một nửa số người được hỏi biết rằng cần phải ủ phân trước khi sử dụng
(46%). Tuy nhiên, trong những người biết cần phải ủ phân lại chỉ có 21,99% trả
lời đúng thời gian cần ủ phân là trên 6 tháng, còn đa số (61,7%) đã trả lời sai
thời gian cần ủ phân; đáng chú ý là còn 16,4% số người không biết cần ủ trong
mấy tháng. Trong những hộ chưa có nhà tiêu và có nhà tiêu nhưng không hợp
vệ sinh, 38,7% có ý định sẽ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; đồng thời hầu hết
những hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh rồi nhưng chưa đạt tiêu chuẩn về xây dựng
cũng có dự định xây dựng lại nhà tiêu (92,9%). Họ chủ yếu muốn xây nhà tiêu
hai ngăn (25,4%), các loại khác rất ít người đề cập. Tuy nhiên, còn 31% số
người có ý định xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh đã đưa ra các loại nhà tiêu
không có trong danh mục nhà tiêu hợp vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế và
39,9% không biết sẽ xây loại nhà tiêu hợp vệ sinh nào. Lý do giải thích cho
việc không có dự định xây dựng nhà tiêu của người Dao cũng giống như các
dân tộc thiểu số khác chủ yếu là "không có tiền" (76,9%); một số "không cần"
(21,3%) và "không thích" (1,2%). Vì vậy, nếu được Nhà nước cho vay tiền
không phải chịu lãi, thì 80% số người được hỏi sẽ xây dựng nhà tiêu hợp vệ
sinh; đa số những hộ chưa có nhà tiêu và có rồi nhưng chưa hợp vệ sinh
(79,7%) cũng muốn xây nhà tiêu hợp vệ sinh. Trong thực tế, tỷ lệ hộ gia đình
người Dao có nhà tiêu chiếm 50,4% số hộ được điều tra, trong đó tỷ lệ hộ có
nhà tiêu hợp vệ sinh rất thấp, chỉ 5,8%. Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh và đạt tiêu
chuẩn về xây dựng rất thấp, hoặc đạt tiêu chuẩn về bảo quản và sử dụng, hoặc
đạt tiêu chuẩn về bảo quản, sử dụng và xây dựng còn thấp hơn nữa, tương ứng
là các tỷ lệ 1%, 0,2% và 0,2%. Trong những hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh, chỉ
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
5,1% là nhà tiêu hai ngăn, 0,3% là nhà tiêu tự hoại, 0,3% là nhà tiêu thấm dội
nước. Trong đó tỷ lệ đạt tiêu chuẩn về xây dựng nhà tiêu hai ngăn ở người Dao
còn rất thấp, chỉ chiếm 0,7% trong tổng số hộ được điều tra. Nhìn chung chỉ có
loại nhà tiêu thấm dội nước là đảm bảo đạt tiêu chuẩn xây dựng, đạt tiêu chuẩn
về bảo quản và sử dụng hợp lý. Gần một nửa số hộ người Dao được điều tra
(44,6%) đang sử dụng các loại nhà tiêu không hợp vệ sinh và gần một nửa số
còn lại không có nhà tiêu. Những hộ gia đình người Dao không có nhà tiêu đều
đi vệ sinh ra vườn và rừng (85,5%), rất ít người đi nhờ nhà người khác (4,5%)
hoặc đi vào chuồng gia súc (10%), [26], [31].
Nghiên cứu của Nguyễn Đình Thắng [65] về VSMT ở người Dao - Hợp
Tiến (Thái Nguyên) cho thấy kiến thức thái độ thực hành của người Dao ở khu
vực này về vấn đề VSMT còn chưa tốt thể hiện tỷ lệ người dân có kiến thức,
thái độ, thực hành đạt về VSMT còn thấp như: Kiến thức đạt 19,13%; Thái độ
đạt 15,85.8%; Thực hành đạt 10,93%. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức thái
độ thực hành về vấn đề VSMT của người Dao - Hợp Tiến là yếu tố kinh tế,
tuổi, giới và trình độ học vấn. Một số nghiên cứu khác về người Dao cũng thu
được kết quả tương tự [27], [42], [60].
Nhìn chung hành vi VSMT sống của người dân tộc thiểu số các tỉnh miền
núi phía bắc còn chưa tốt, nhất là người Dao. Qua đó chúng ta thấy đây là một
trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đó là hành vi
về VSMT, nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh còn kém. Đặc biệt thái độ về vai trò
và tác hại của nguồn nước, nhà tiêu không hợp vệ sinh liên quan đến sức khoẻ
và bệnh tật của con người. Đây cũng là vấn đề quan trọng mà ngành y tế cần
phải quan tâm đặc biệt, cần có những giải pháp can thiệp thích hợp cho miền
núi để cải thiện hành vi VSMT, góp phần thực hiện có hiệu quả nội dung chăm
sóc sức khoẻ ban đầu cho người DTTS ở miền núi. Tình trạng này cũng tương
tự như một số nước đang phát triển trong khu vực [86], [88], [119].
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.2. Phong tục tập quán ảnh hƣởng đến sức khỏe, vệ sinh môi trƣờng của
ngƣời Dao
1.2.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của người Dao
Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở người Dao có các tên gọi khác:
Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản,
Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu... Ở Việt Nam, người Dao tuy có dân số không
đông nhưng các bản làng của họ trải rộng tại các miền rừng núi phía Bắc (Cao
Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang,...) đến một số tỉnh
trung du như: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và miền biển
Quảng Ninh (người Dao Thanh Y). Ngoài ra, người Dao còn chia ra thành
nhiều nhóm khác nhau, với những nét riêng về phong tục tập quán mà biểu hiện
rõ rệt nhất là trên trang phục của họ như: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh
Y, Dao Áo Dài, Dao Quần Trắng... Mặc dù họ có nhiều nhóm người khác nhau
như vậy nhưng ngôn ngữ của họ là thống nhất để đảm bảo mối quan hệ gắn kết
giữa các cộng đồng người Dao với nhau [72]. Tiếng Dao thuộc ngữ hệ Mông -
Dao và người Dao ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Quá trình di cư
vào Việt Nam phức tạp, kéo dài từ thế kỷ thứ XIII cho đến những năm 40 của
thế kỷ XX 27 , [81].
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Dao ở Việt Nam có
dân số 751.067 người, chiếm 0,87% dân số cả nước, đứng hàng thứ 9 nhóm dân
tộc cư trú tại 61 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố, đông thứ 2 trong các nước có
người Dao trên thế giới. Người Dao cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang
(109.708 người, chiếm 15,1% dân số toàn tỉnh và 14,6% tổng số người Dao tại
Việt Nam), Tuyên Quang (90.618 người, chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh và
12,1% tổng số người Dao tại Việt Nam), Lào Cai (88.379 người, chiếm 14,4%
dân số toàn tỉnh và 11,8% tổng số người Dao tại Việt Nam), Yên Bái (83.888
người, chiếm 11,3% dân số toàn tỉnh và 11,2% tổng số người Dao tại Việt
Nam), Thái Nguyên (25.360 người, chiếm 2,3% dân số toàn tỉnh và 3,4% tổng
số người Dao tại Việt Nam), Quảng Ninh (59.156 người, chiếm 5,2% dân số
toàn tỉnh), Bắc Kạn (51.801 người, chiếm 17,6% dân số toàn tỉnh), Cao Bằng
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(51.124 người, chiếm 10,1% dân số toàn tỉnh), Lai Châu (48.745 người, chiếm
13,2% dân số toàn tỉnh), Lạng Sơn (25.666 người)… [27], [72]. Người Dao
thường sống xen kẽ và biết tiếng nói của các dân tộc cùng địa phương và giữ
gìn bản sắc dân tộc mình. Họ thường sống nơi thung lũng, đồi thấp hoặc quanh
chân núi, dọc khe suối, nơi đầu nguồn nước. Họ sống thành từng cụm, từng bản
nhỏ riêng và tụ tập xung quanh người có uy tín trong cộng đồng người Dao. Có
2 loại hình xóm bản người Dao:
- Xóm bản cư trú phân tán: Với những nhóm người Dao du canh, du cư,
thường chỉ 5 - 7 hộ. Kiểu xóm bản này cản trở trong phong trào tổ chức sản
xuất, xây dựng đời sống kinh tế, văn hóa và chăm sóc sức khỏe.
- Xóm bản cư trú tập trung: Thường ở những nơi đã định canh - định cư
hoặc du canh - định cư. Mỗi xóm bản có khoảng 20 - 30 hộ liền kề với nhau.
Kiểu xóm bản này thuận lợi cho lối làm ăn tập thể, nhưng khó bảo đảm vệ sinh
chung, dễ mắc dịch bệnh, hạn chế việc chăn nuôi gia súc và trồng rau màu [27].
Do người Dao di cư vào Việt Nam trong một thời gian kéo dài, sống phân tán,
du canh, du cư, nên quá trình hình thành tộc người rất chậm, các nhóm người
Dao đều mang những nét văn hóa địa phương nhất định. Họ được mang những
tên gọi khác nhau theo đặc điểm sắc phục, tên địa phương cư trú ban đầu. Do đó,
người Dao được chia thành nhiều nhóm, nhưng họ vẫn luôn nhận rõ mối quan hệ
với nhau về nguồn gốc và duy trì được ngôn ngữ chung. Các nhóm người Dao có
tương đồng về phong tục, tập quán, các hình thái kinh tế, tín ngưỡng. Ngày nay,
nhờ sự giao lưu rộng rãi, nên đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc Dao ở
Việt Nam đã có nhiều thay đổi... Việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá của
người dân tộc Dao có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đời sống dân cư nông
thôn khu vực miền núi phía Bắc 27 , [78].
1.2.2. Một số tập quán của người Dao có liên quan đến vệ sinh môi trường
- Tập quán canh tác, định canh, định cư: Theo nghiên cứu của Bế Viết
Đằng, trước đây canh tác nương rẫy, du canh với cây ngô và lúa nương đã trở
thành tập quán của dân tộc Dao nên họ thu nhập rất thấp. Cuộc sống của
người Dao không ổn định du canh, du cư, không được tiếp cận với các kiến
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thức khoa học, cũng như không được chăm sóc y tế nên họ nghèo đói và lạc
hậu. Tình trạng bệnh tật, ốm đau và tỷ lệ trẻ em tử vong còn nhiều, do đó
người Dao thường đẻ nhiều, đông con dẫn đến cuộc sống ngày càng nghèo
khó. Ngày nay mặc dù hầu hết đồng bào Dao đã định cư, nhưng tình trạng du
canh nương rẫy vẫn còn tồn tại. Trong những năm gần đây được sự quan tâm
của Đảng và Chính phủ đã có nhiều chương trình được triển khai nhằm thực
hiện xóa đói giảm nghèo, đời sống kinh tế xã hội của đồng bào Dao đang
được cải thiện. Tuy nhiên đời sống kinh tế của đại đa số hộ gia đình người
Dao hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nghèo đói là nguyên nhân chính
gây bệnh tật ở người Dao [26], [27].
- Tập quán xây dựng nhà ở: Theo Đàm Khải Hoàn, người Dao ở miền núi
phía Bắc đa số ở nhà đất. Họ cho rằng ở nhà nền đất mới có chỗ để cúng Bàn
Vương. Trong nhà thường được chia làm nhiều ngăn như các phòng ngủ, phòng
kho, gian bếp... trên gác thường rải gỗ hoặc ván để chứa thóc rẫy, ngô và các
loại dụng cụ gia đình khác. Nhà người Dao thường làm mái thấp, với cách bày
trí như trên làm cho nhà luôn bị thiếu ánh sáng. Hơn nữa tập quán đun nấu trong
nhà gây ô nhiễm khói nặng, hầu hết đàn ông và nam thanh niên người Dao hút
thuốc lào hoặc thuốc lá, càng làm tăng thêm tình trạng ô nhiễm khói, do đó
người Dao dễ mắc các bệnh về hô hấp, nhất là trẻ em. Ngày nay cùng với sự phát
triển chung của toàn xã hội, nhiều căn nhà người Dao ở vùng định canh, định cư
đã thay đổi. Tuy nhiên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa thì thay đổi không đáng kể
[42]. Một nghiên cứu về người Dao Đỏ cho thấy họ thường ở nhà đất nằm dưới
chân đồi, cạnh khe suối để dẫn được nước về đến tận bếp. Nhà ở của người Dao
làm rất thấp là do ngày xưa họ thường làm treo leo trên lưng chừng đồi nên làm
nhà thấp để tránh gió bão, đến bây giờ vẫn thành thói quen. Người Dao ở nhà đất
cho phù hợp với phong tục cúng bói (việc cúng bói phải nhảy múa nhiều). Một
ngôi nhà của người Dao thường làm ba phòng (gian); một phòng khách, một
phòng bếp và một phòng ngủ. Phòng ngủ gọi là “buộng lộn”, chạy dọc theo
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phòng khách. Các phòng thường không có cửa sổ, cửa ra vào phòng khách và
xuống bếp thường chật hẹp nên không khí ngột ngạt dễ mắc các bệnh về đường
hô hấp. Phòng bếp được chia làm ba khu vực: bếp ngoài là nơi đun nước cho đàn
ông tiếp khách; bếp trong là nơi dành cho phụ nữ nấu ăn; phía trong cùng có
máng nước được quây lại là nơi để tắm rửa. Trong nhà, ở góc trái của phòng
khách giáp với phòng bếp có đặt tủ thờ ma và tổ tiên. Trong tủ phải có bộ tranh
Tam Thanh do người được cấp phép vẽ cho (là thầy cúng, thầy vẽ và đã được cấp
sắc 12 đèn). Nếu thiếu bộ tranh Tam Thanh thì không được bày tủ thờ chung mà
chỉ có một bàn vuông dưới đất để thờ tổ tiên và bàn vuông trên cao thờ ma [27].
- Tập quán ma chay: Đám ma người Dao thường kéo dài ba ngày đêm với
nhiều nghi thức, thủ tục phức tạp nhằm đưa linh hồn người chết về Dương Châu.
Trước đây, do tập quán du canh, du cư nên hầu hết các nhóm người Dao đều có
tục lệ hỏa táng với những người trên 12 tuổi, rồi bỏ một ít tro vào lọ hoặc ống
nứa để mang theo thờ cúng mỗi khi di cư đi đến nơi ở mới. Ngày nay tập quán
này chỉ còn thấy ở người Dao Áo dài hoặc chỉ còn tàn dư ở người Dao Quần
trắng. Người Dao Tiền còn có tục lệ táng lộ thiên trên sàn cao (nếu chết vào giờ
xấu, sẽ cho vào một cỗ áo quan đặc biệt được ghép bằng trúc hay nứa nguyên
cây, đặt lên sàn cao khoảng 2 mét, 4 cột sàn được làm thật nhẵn để tránh thú
rừng, khi thịt rữa hết, xương được cho vào lọ đem chôn). Đây là một hủ tục cần
được bãi bỏ vì ảnh hưởng đến VSMT và lây lan nguồn bệnh, có hại cho sức khỏe
cộng đồng [27], [106].
1.3. Một số mô hình truyền thông giáo dục sức khỏe thay đổi hành vi vệ sinh
môi trƣờng
Một số nghiên cứu đã đưa ra sơ đồ nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi VSMT như sau:
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Sơ đồ 1.1. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ gia đình ngƣời Dao sử dụng
nhà tiêu hợp vệ sinh thấp
1.3.1. Phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe có sự tham gia của cộng đồng
TT-GDSK tại cộng đồng đòi hỏi cán bộ phải linh hoạt. Những phương
pháp và kỹ năng làm việc với cá nhân, nhóm và cộng đồng là những kỹ năng cần
thiết mà cán bộ làm công tác TT-GDSK cần được đào tạo một cách cơ bản [40].
Để đảm bảo công tác TT-GDSK đạt kết quả cần vận dụng một nguyên lý quan
trọng của chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ), đó là sự tham gia của cộng
Ô nhiễm đất, nƣớc
và thực phẩm
- Cộng đồng không chấp nhận.
- Dân thiếu hiểu biết về nhà tiêu
(dân trí thấp kém, TT-GDSK
kém..).
- Tập quán sử dụng phân tươi…
- Cán bộ y tế còn yếu kém.
Tăng tỷ lệ bệnh nhiễm
trùng và ký sinh trùng
TỶ LỆ SỬ DỤNG
NHÀ TIÊU HỢP
VỆ SINH THẤP
Sử dụng nhà tiêu
không đúng cách
Tỷ lệ nhà tiêu
Không hợp vệ sinh cao
- Kỹ thuật xây nhà tiêu chưa đúng.
- Không chọn được loại nhà tiêu
thích hợp.
- Thu nhập của dân thấp (tăng dân
số, thất nghiệp)
- Thiếu quan tâm của cộng đồng
- Yếu tố khác.
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đồng. Sự tham gia của cộng đồng đã được vận dụng thành công trong nhiều
chương trình CSSKBĐ ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới [43].
Cộng đồng luôn có những tiềm năng to lớn, có nhiều sáng kiến, sáng tạo trong
tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe.
Nếu biết khai thác đạt các nguồn lực của cộng đồng sẽ tạo nên sức mạnh tổng
hợp giải quyết được nhiều vấn đề sức khỏe, bệnh tật quan trọng kể cả vấn đề
VSMT. Nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đã được rút ra từ sự tham gia của
cộng đồng vào các chương trình giải quyết các vấn đề sức khỏe như cung cấp
nước sạch, VSMT, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe sinh sản... Ở Việt Nam cộng
đồng đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe, đặc
biệt là trong các phong trào vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch. Hiện nay huy động
cộng đồng rất phù hợp với chủ trương xã hội hoá công tác y tế. Đó chính là giải
pháp thích hợp để tiếp tục huy động tiềm năng to lớn của cộng đồng và các tổ
chức xã hội tham gia giải quyết các vấn đề bệnh tật, sức khỏe cộng đồng một
cách chủ động, có tổ chức, có kế hoạch [29], [44], [77], [85], [125].
1.3.2. Huy động cộng đồng thực hiện vệ sinh môi trường
Huy động cộng đồng tham gia thực hiện VSMT là một quá trình hoạt động
do người cán bộ y tế tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện để tạo ra
sự ủng hộ, hỗ trợ, nhất trí từ các bên liên quan trong cộng đồng, nhằm tạo ra một
môi trường mọi người đều có trách nhiệm để đạt được những mục tiêu của
chương trình [33], [42], [84], [107].
1.3.2.1. Các bên liên quan trong thực hiện vệ sinh môi trường
- Các tổ chức đang có ở địa phương như: tổ chức Đảng, chính quyền, các
ban ngành, đoàn thể ở địa phương (xã, xóm)... Hoạt động của những tổ chức này
có liên quan rất nhiều đến vấn đề VSMT. Chính vì vậy cần huy động các tổ chức
này tham gia phối hợp với trạm y tế xã để làm tốt công tác VSMT. Muốn huy
động được các tổ chức này cán bộ y tế cần phải truyền thông cho các cán bộ lãnh
đạo các tổ chức, họ phải thật thông, tức là họ phải hiểu rõ nội dung VSMT và tác
hại của nó với sức khỏe cộng đồng. Họ phải có quan điểm ủng hộ tích cực, có
trách nhiệm cao khi tham gia. Họ tìm mọi cách để tham gia, từ đó họ sẽ triển
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khai việc tham gia chương trình bằng các hoạt động cụ thể như ra các văn bản,
nghị quyết (Đảng ủy, Ủy ban, các ban ngành…). Họ đưa việc thực hiện VSMT
vào các tiêu chuẩn thi đua cho các thành viên trong các tổ chức ở địa phương.
- Các hội ở địa phương như: Hội người cao tuổi, Hội nông dân, Hội phụ nữ,
Hội chữ thập đỏ.... Hoạt động của các hội này ít nhiều có liên quan đến các hoạt
động chăm sóc sức khỏe vì thế chúng ta cần vận động họ phối hợp chặt chẽ với
Trạm y tế để TT-GDSK thực hiện VSMT cho cộng đồng. Ví dụ Hội nông dân tham
gia bằng cách vận động hội viên xây dựng các CTVS trong các hộ gia đình. Hội
đưa vào tiêu chuẩn thi đua hàng năm cho các Hội viên trong việc thực hiện VSMT.
- Ban chăm sóc sức khoẻ: Hiện nay ở nước ta, hầu hết các xã đều có Ban
CSSKBĐ, Ban Dân số/Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), Ban chỉ đạo an toàn vệ
sinh thực phẩm (ATVSTP)... Các ban này thường do chính quyền (Chủ tịch hoặc
Phó chủ tịch xã) làm trưởng ban, Trưởng trạm y tế làm phó ban thường trực phụ
trách về công tác chuyên môn. Ngoài ra các thành viên của ban là cán bộ phụ
trách các ban, ngành của xã. Để hoạt động có hiệu quả cán bộ y tế phải là người
tham mưu giỏi cho người lãnh đạo để sử dụng thật tốt ban này vào thực hiện
chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong các nội dung chăm sóc sức khỏe thì công tác
VSMT luôn luôn là vấn đề quan trọng song rất ít khi được ưu tiên vì thái độ của
các nhà lãnh đạo, của Ban CSSKBĐ chưa coi trọng đúng đắn về vấn đề này. Mọi
người thường cho rằng công tác VSMT chưa thực hiện ngay thì cũng chưa gây
hậu quả chết người như giải quyết các dịch bệnh như tả, cúm A hay sốt rét… Vì
vậy, trước hết cần truyền thông giáo dục cho chính các lãnh đạo các Ban này.
VSMT kém chính là nguyên nhân chính có thể gây ra các vụ dịch chết người ở
cộng đồng. Mọi người cần chung tay thực hiện VSMT thì các nguy cơ dịch bệnh
mới được khống chế và người dân mới được bảo vệ sức khỏe.
- Người dân trong cộng đồng: Không phải bao giờ người ta cũng hiểu tại
sao mình lại cần phải cố gắng nâng cao sức khoẻ bằng những nỗ lực của chính
mình. Đôi khi họ cảm thấy rằng chăm sóc sức khoẻ là trách nhiệm của Nhà
nước, tất nhiên Nhà nước có trách nhiệm về vấn đề này. Việc nâng cao lòng tin
của người dân vào các lợi ích của dịch vụ chăm sóc sức khỏe là nhiệm vụ tăng
cường TT-GDSK của cán bộ y tế. Truyền thông để mọi thành viên trong cộng
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đồng nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề VSMT để họ tự nguyện tham
gia. Sự hợp tác tích cực và sự tham gia của cộng đồng thể hiện từ bước thảo
luận bàn bạc tại sao phải xây dựng các CTVS hay xây dựng các công trình
VSMT ở địa phương như thế nào đến việc tổ chức thực hiện. Thu hút sự tham
gia của cộng đồng đòi hỏi một sự đầu tư rất lớn về nguồn nhân lực, cũng như
thời gian và công sức. Không một cán bộ y tế nào có thể thực hiện sự đầu tư
ấy một cách có hiệu quả mà không có sự cam kết của cộng đồng. Các cán bộ
được giao nhiệm vụ phải nhận thức được việc làm cho cộng đồng hiểu điều đó
có giá trị hơn nhiều so với khả năng chuyên môn và kiến thức kỹ thuật. Mọi
người cần phải cam kết thực hiện chương trình. Khi mọi người nhận ra điều
đó và tham gia thì các chương trình VSMT sẽ được triển khai thực hiện rất
tốt. Chúng ta muốn huy động người dân trước tiên chúng ta phải huy động
những người có trách nhiệm trước. Đó là các đảng viên, các cán bộ địa
phương từ lãnh đạo xã đến thôn xóm. Mọi cán bộ đều gương mẫu tham gia
trước tất nhiên người dân sẽ theo.
- Những người có uy tín ở cộng đồng: Những người có uy tín ở cộng
đồng tuy họ không phải là những người lãnh đạo chính quyền hay các tổ chức
xã hội song họ rất có trách nhiệm với mọi người và được mọi người kính
trọng. Khi những người này nói thì mọi người sẵn sàng nghe theo, những
người này còn được gọi là "Người lãnh đạo dư luận". Những người lãnh đạo
dư luận thường được nhiều người ủng hộ. Mỗi khu vực hoặc mỗi nhóm dân
cư đều có người lãnh đạo dư luận riêng của mình. Một số người lãnh đạo dư
luận có danh tiếng rất dễ nhận ra họ như già làng, trưởng tộc, trưởng họ... ở
người Dao, vai trò của Trưởng họ, già làng rất quan trọng. Ai là người lãnh
đạo dư luận ở cộng đồng này? Nếu sau khi nói chuyện với một số người trong
cộng đồng, chúng ta thấy người nào được nhiều người biết đến và kính trọng
nhất, đó chính là người lãnh đạo dư luận của cộng đồng đó. Họ nói gì thì mọi
người dân, con cháu đều nghe theo vì họ có uy tín rất lớn trong cộng đồng và
trong nội tộc. VSMT là vấn đề khó thực hiện nên rất cần huy động những
người lãnh đạo dư luận này tham gia [32], [34], [105], [108], [112].
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.3.2.2. Phân nhóm các bên liên quan trong thực hiện vệ sinh môi trường
Một trong những nguyên tắc của huy động cộng đồng thực hiện VSMT là
việc tiếp cận được nhiều bên liên quan, vì vậy ngay từ đầu phải xác định được các
bên liên quan giữ vai trò quan trọng đối với chương trình huy động cộng đồng.
Dựa trên kết quả phân tích các bên liên quan, người cán bộ có thể tạo dựng được
sự hỗ trợ từ họ nhằm giúp đạt được mục tiêu đề ra. Các bên liên quan có thể chia
thành 4 nhóm:
- Những người ra quyết định, hoạch định chính sách, lập pháp: đây là
những người có quyền lực, có thẩm quyền đề ra các quyết định và tổ chức thực
hiện nhằm tạo ra những thay đổi mong muốn. Những người ra quyết định là
những đối tượng quan trọng nhất trong chương trình. Họ có tác động rất lớn đến
chương trình vận động. Mục đích của huy động nhằm đạt được sự thay đổi các
quyết định có lợi với chương trình VSMT. Đó là lãnh đạo xã (Bí thư, Chủ tịch),
những người có thể ra các văn bản nghị quyết hay quyết định huy động nguồn
lực cho chương trình. Họ cần phải được huy động đầu tiên và tham gia tích cực
thì khả năng thực hiện thành công chương trình mới cao.
- Các đối tác và người ủng hộ: bao gồm các cá nhân, các nhóm và các tổ
chức cam kết cùng giải quyết vấn đề trên cùng quan điểm, sẵn sàng giành thời
gian và nguồn lực cho việc thúc đẩy thực hiện mục tiêu của chương trình VSMT.
Họ là ai? Ở địa phương đó là các cơ quan, doanh nghiệp đóng
phương. Người cán bộ y tế cần xác định xem sự đóng góp của các đối tác đối với
vấn đề VSMT cụ thể là gì? Những yếu tố có thể làm tăng cường mối quan hệ đối
tác có thể bao gồm cả việc thỏa thuận về mục tiêu, mục đích của mối quan hệ đối
tác, chia sẻ thông tin và bài học thu được, giao tiếp cởi mở và chân thực, gặp gỡ
và trao đổi thông tin thường xuyên.
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Những người hưởng lợi: là những người thừa hưởng lợi ích trực tiếp từ
kết quả của chương trình. Nếu biết cách huy động, những người hưởng lợi sẽ trở
thành người đi vận động thuyết phục đáng tin cậy, đó chính là người dân. Người
dân cũng cần được huy động tích cực vào các hoạt động VSMT cho chính họ và
cộng đồng. Đóng góp của họ có thể là công sức lao động, lớn hơn nữa đó là tiền
bạc. Vận động họ tham gia như thế nào? Rõ ràng phải TT-GDSK để họ hiểu
được VSMT là gì? Ý nghĩa của VSMT với sức khỏe của chính họ ra sao ? Sự
cần thiết, tầm quan trọng của việc tham gia vào xây dựng môi trường vệ sinh của
họ, từ đó họ có thái độ tốt, có trách nhiệm xây dựng các CTVS cho chính họ và
có trách nhiệm với cộng đồng.
- Nhóm đối lập: họ là những cá nhân, những nhóm có quan điểm khác biệt
hoặc đối lập về chương trình VSMT. Số này không nhiều, không nên xem họ là
đối thủ cạnh tranh, mà nên coi họ là những người có nhận thức và niềm tin khác
về vấn đề này. Một người phản đối về vấn đề này nhưng có thể tán thành những
vấn đề khác. Điều quan trọng là xác định những người phản đối là ai, tìm hiểu
quan điểm của họ thế nào để có cơ sở đối thoại, trao đổi với họ. Để đảm bảo các
quan điểm đối lập không có tác động tiêu cực đến vấn đề mình đang huy động,
người cán bộ y tế phải sẵn sàng trình bày những lập luận có tính thuyết phục thông
qua các số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu và những số liệu cập nhật [38], [86],
[100], [101], [103].
1.3.2.3. Các bước tiến hành huy động cộng đồng tham gia VSMT
Bước 1: Xác định nội dung cần huy động đối với một vấn đề VSMT, tầm
quan trọng đối với cộng đồng: Lựa chọn một vấn đề mà cộng đồng đánh giá cao
có thể giúp việc tạo lập mối quan hệ đối tác với các tổ chức và khuyến khích các
thành viên cộng đồng tham gia trong việc lựa chọn giải pháp. Điều quan trọng là
chúng ta cần phải xác định vấn đề huy động một cách thận trọng và cẩn thận để
tạo ảnh hưởng quan trọng với cộng đồng và đưa đến những thay đổi quyết định.
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bước 2: Tìm hiểu vấn đề và thu thập số liệu: Sử dụng các báo cáo, thống kê
có sẵn, các chỉ số đánh giá sức khỏe cộng đồng, các thông tin từ cơ quan y tế và
các đơn vị liên quan của địa phương.
Bước 3: Xây dựng mục tiêu chung, cũng như mục tiêu cụ thể để huy động
cộng đồng.
Bước 4: Xác định các giải pháp và các hoạt động cụ thể nhằm vào các bên
có liên quan, các cán bộ quản lý và đại diện phương tiện thông tin đại chúng của
địa phương.
Bước 5: Xây dựng các cộng cụ đánh giá để đo lường thành công của kế
hoạch huy động đã đề ra [40], [83], [107], [118].
1.3.3. Một số mô hình huy động cộng đồng truyền thông giáo dục sức khỏe để
cải thiện hành vi sức khỏe của người dân
1.3.3.1. Thế giới
a) Mô hình nhân viên y tế cộng đồng ở Zimbabue
Từ năm 1987 có hơn 5.000 nhân viên y tế công cộng được đào tạo trước
khi Bộ Y tế chuyển giao cho Bộ Phụ nữ. Nhân viên y tế cộng đồng được cộng
đồng lựa chọn, phải là người lớn và có uy tín trong cộng đồng, biết đọc biết viết.
Các nhân viên y tế cộng đồng được đào tạo hai tháng lý thuyết và một tháng thực
hành. Khi thực hiện nhiệm vụ tại xóm/bản họ chịu sự giám sát của người lãnh
đạo cộng đồng và các y tá từ các bệnh viện. Họ được nhận số tiền khuyến khích
là 35 đôla Zimbabue/1 tháng, một chiếc xe đạp và một túi thuốc, cộng đồng
không chi gì thêm, mỗi năm được đào tạo lại một lần. Mô hình chăm sóc sức
khoẻ này thể hiện rõ vai trò lãnh đạo cộng đồng, những người có uy tín tại cộng
đồng, điều này rất quan trọng vì các hoạt động y tế tại địa phương (thôn/bản)
không có vai trò của trưởng bản thì tính bền vững và hiệu quả sẽ kém, vì họ là
người có uy tín trong bản, nên việc triển khai các cuộc vận động về chăm sóc sức
khoẻ, VSMT mới có thể thực hiện tốt được. Chính vì vậy, việc làm rõ lợi ích của
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
người dân khi tham gia các chương trình y tế không những đối với đối tượng hưởng
lợi trực tiếp là rất quan trọng, nhưng cũng cần chú ý làm rõ mục tiêu, nội dung, lợi
ích của các bên liên quan (Trưởng bản, Phụ nữ, Thanh niên, Hội cựu chiến binh tại
địa phương) thì mới có sự phối hợp, hợp tác có hiệu quả tốt [11], [12].
b) Mô hình chăm sóc sức khoẻ toàn diện dựa trên cộng đồng và gia đình
(WHO, 2004)
Mục đích của mô hình này là nhằm đảm bảo tốt hơn việc tiếp cận và sử
dụng dịch vụ y tế và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng nhằm đáp ứng
nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của người dân và sử dụng hiệu quả
nguồn lực sẵn có. Mô hình này nhấn mạnh bệnh nhân/khách hàng là trung tâm,
những tri thức và sự đóng góp của cá nhân, gia đình và cộng đồng là những yếu
tố quyết định đến việc bảo vệ, duy trì sức khoẻ, quản lý bệnh tật và ốm đau. Đây
là hướng tiếp cận khách hàng là trung tâm, lấy sự thoả mãn nhu cầu của khách
hàng là tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, cách tiếp cận
này đối với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường đã được đề cập từ lâu, tuy nhiên
đối với y tế, chỉ vào thập niên 90 cho tới nay, ngày càng được quan tâm đúng
mức [11].
c) Cách tiếp cận “Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ"; (Community led
total sanitation, viết tắt là: CLTS)
Cách tiếp cận do TS. Kamal Kar (Ấn Độ) đề xướng và được áp dụng lần đầu
tiên tại Ấn Độ. Hiện nay cách tiếp cận này đã được áp dụng tại trên 30 quốc gia trên
thế giới và đạt kết quả tốt. CLTS là phương pháp nhằm đạt được và duy trì tình
trạng không phóng uế bừa bãi thông qua việc hướng dẫn cộng đồng phân tích
thực trạng vệ sinh, thói quen đi vệ sinh và hậu quả của nó, từ đó có hành động
tập thể cụ thể nhằm không phóng uế bừa bãi ra môi trường. Không giống các
cách tiếp cận khác trợ cấp bằng tiền mặt hay vật liệu cho hộ gia đình hoặc tập
trung vào xây dựng nhà vệ sinh. CLTS tập trung vào động cơ thay đổi hành vi vệ
26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sinh của cộng đồng. Tại Việt Nam, trong năm 2009, Tổ chức phát triển Hà Lan,
UNICEF Việt Nam và Cục Y tế Dự phòng và Môi trường - Bộ Y tế đã tiến hành
thí điểm cách tiếp cận theo CLTS tại 4 tỉnh là Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu (do
Tổ chức phát triển Hà Lan tổ chức) và Điện Biên, Kon Tum (do UNICEF Việt
Nam tổ chức). Năm 2010, UNICEF tiếp tục triển khai tại tỉnh Điện Biên, Kon
Tum và mở rộng thêm ra các tỉnh Ninh Thuận, An Giang và Đồng Tháp. Tổ
chức phát triển Hà Lan tiếp tục thí điểm CLTS tại các huyện đã thực hiện từ
2009 và tiến hành mở rộng tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai và huyện Mường
Ẳng, tỉnh Điện Biên. Năm 2011, với những thành công của cách tiếp cận CLTS,
Bộ Y tế đã công nhận đây là một trong những phương pháp tiếp cận để cải thiện
tình trạng vệ sinh tại Việt Nam là rất tốt.
1.3.3.2. Một số cách tiếp cận bằng truyền thông giáo dục sức khỏe để cải thiện
hành vi sử dụng nhà tiêu ở Việt Nam
a) Cách tiếp cận “Tiếp thị vệ sinh - SanMark”
Cách tiếp cận “Tiếp thị vệ sinh - SanMark” được Tổ chức phát triển quốc
tế (International Development Enterprises - gọi tắt là IDE), là tổ chức Phi chính
phủ (NGO) của Hoa kỳ, hoạt động trong lĩnh vực cấp nước và VSMT tại Việt
Nam [25]. Cách tiếp cận này áp dụng hướng tiếp cận theo định hướng thị trường
(SanMark) nhằm khai thác lợi thế của tổ chức phi chính phủ (NGO), thành phần
tư nhân, và các cơ quan quản lý nhà nước để tiếp cận và cải thiện vệ sinh cho các
hộ dân ở vùng nông thôn nghèo một cách bền vững. Nguồn vốn của chương
trình sẽ không sử dụng để tài trợ cho việc mua nguyên vật liệu và xây nhà tiêu
mà để tập trung vào thực hiện các hoạt động phát triển thị trường vệ sinh. Tiếp
thị vệ sinh - SanMark bao gồm các hoạt động chính như sau:
- Đánh giá thị trường vệ sinh: Nghiên cứu thị trường vệ sinh ở cả 2 phía:
“Cung” - “Cầu” và môi trường của thị trường, xác định các cản trở cũng như cơ
hội phát triển của thị trường vệ sinh tại địa phương. Trên cơ sở các kết quả từ
27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nghiên cứu, IDE và các cơ quan cộng tác địa phương sẽ xây dựng một kế hoạch
tổng thể, đưa ra các giải pháp theo định hướng thị trường nhằm giải quyết các
cản trở, tận dụng các cơ hội, giúp cho thị trường vệ sinh phát triển.
- Phát triển công nghệ phù hợp: Trên cơ sở kết quả từ cuộc nghiên cứu thị
trường vệ sinh, lựa chọn, sau đó cải tiến các loại nhà tiêu hiện có trên địa bàn sao
cho các loại nhà tiêu này vừa đảm bảo các tiêu chí vệ sinh của Bộ Y tế vừa được
người dân chấp nhận và ngay cả hộ nghèo cũng có khả năng chi trả. Để đáp ứng
được nhu cầu của các hộ dân thuộc mọi tầng lớp từ giàu cho đến nghèo, giới
thiệu nhiều loại nhà tiêu với nhiều loại giá khác nhau cũng như các phương án
đầu tư khác nhau để người dân tự lựa chọn loại nhà tiêu và phương án đầu tư phù
hợp với điều kiện của mình.
- Marketing nông thôn: Trên cơ sở nghiên cứu khách hàng một cách kỹ
lưỡng (về hành vi, thái độ, mức độ chấp nhận), IDE cùng các cơ quan cộng tác địa
phương phát triển một chương trình marketing nhằm nâng cao nhận thức của
người dân về các lợi ích của việc có nhà tiêu hợp vệ sinh và thực hiện các hành vi
vệ sinh, từ đó tạo được nhu cầu xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh và thay đổi hành vi
vệ sinh của người dân. Chương trình Marketing này đã được một hệ thống bao
gồm: chính quyền, y tế và hội phụ nữ từ cấp huyện đến cấp xã, thôn và mạng lưới
thợ xây thực hiện và được điều phối bởi cơ quan quản lý cấp tỉnh có chức năng
thực hiện chương trình vệ sinh của Chính phủ (thường là Trung tâm y tế dự
phòng) [75], [87], [91], [126].
- Xây dựng năng lực cho mạng lưới thợ xây: Dự án tập trung vào việc lựa
chọn những thợ xây hiện có tại địa phương, huấn luyện cho họ về mặt kỹ thuật
để họ có thể cung cấp dịch vụ xây dựng các loại nhà tiêu hợp vệ sinh, đáp ứng
được nhu cầu của người dân địa phương với chất lượng tốt và nhanh chóng. Các
hoạt động kết nối giữa thợ xây với khách hàng và làm tăng uy tín của thợ xây
thông qua sự chứng thực của chính quyền địa phương sẽ giúp các thợ xây có
28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thêm khách hàng. Mặt khác, các thợ xây còn được huấn luyện các kiến thức về
vệ sinh để có thể thực hiện các hoạt động vận động thuyết phục hộ dân xây nhà
tiêu hợp vệ sinh.
- Xây dựng năng lực cho cơ quan đối tác địa phương: Thông qua việc trực
tiếp thực hiện dự án và thông qua các khóa huấn luyện, năng lực của các cơ quan
từ cấp tỉnh, huyện, xã, thôn đã được nâng cao, có thể tự phát triển SanMark ra
các địa bàn khác.
- Các hoạt động hướng tới người nghèo: Bên cạnh việc giới thiệu các loại
nhà tiêu giá thành rẻ và các hướng đầu tư dần dần để người nghèo cũng có thể
đầu tư xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh như đã đề cập ở trên, dự án còn có các hoạt
động tạo nguồn vốn cho các hộ nghèo thông qua các hoạt động (i) thiết lập các
nhóm góp vốn quay vòng làm nhà tiêu, (ii) tích hợp với các chương trình tín
dụng của Chính phủ như chương trình cho các hộ nghèo vay tiền để xây dựng
các CTVS (Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 04 năm 2004),
chương trình 135… Cách tiếp cận SanMark được IDE triển khai thử nghiệm năm
2003 tại 3 xã của tỉnh Quảng Nam, sau đó được nhân rộng ra các địa phương
khác, đến năm 2006 đã có 30 xã của tỉnh Thanh Hóa, Quảng Nam thực hiện cách
tiếp cận này. Đối với các địa bàn triển khai Tiếp thị vệ sinh - SanMark, sau 3
năm tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đã tăng từ 16% lên 46%, bình
quân 10%/năm. Điều quan trọng cách tiếp cận đạt được là sau khi dự án thí điểm
kết thúc (2006) tại các địa bàn thực hiện cách tiếp cận chính quyền, đoàn thể vẫn
duy trì các hoạt động truyền thông - vận động và việc đầu tư của người dân làm
nhà tiêu tiếp tục tăng từ 46% (2006) lên 59% vào năm 2008. Hiện nay cách tiếp
cận này đang được triển khai tại một số xã của tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, bước
đầu thu được kết quả tốt [6], [8], [90], [120].
b) Mô hình huy động giáo viên cắm bản vào chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Đó là huy động giáo viên "cắm bản" vào truyền thông giáo dục sức khoẻ
29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
VSMT bao gồm: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện mô hình lồng ghép ở xã Văn
Lăng (xã can thiệp); Tập huấn cho giáo viên các vấn đề cơ bản về VSMT và
phương pháp hoạt động trong mô hình (thời gian tập huấn là một tuần, ngay đầu
năm học mới). Hướng dẫn cách làm việc: Mỗi tuần giáo viên sẽ truyền thông
một vấn đề sức khoẻ cho học sinh của bản một lần. Sau đó giao nhiệm vụ
cho học sinh về truyền thông lại cho gia đình. Mỗi tuần một lần giáo viên
đến thăm 3-5 gia đình phụ huynh học sinh để kiểm tra việc thực hiện nhiệm
vụ học tập của học sinh đồng thời tiến hành TT-GDSK cho các thành viên
trong gia đình. Cứ hai tháng một lần giáo viên tham gia sinh hoạt với chi
đoàn thanh niên bản để tiến hành TT-GDSK cho thanh niên về một nội dung
VSMT nào đó. Vai trò các thành viên trong mô hình: Nhân viên y tế bản là
người phối hợp làm việc với giáo viên “cắm bản"; Trưởng bản là người tạo điều
kiện cho giáo viên làm việc; Hiệu trưởng trường tiểu học xã Văn Lăng là người
tổ chức giáo viên thực hiện; Trạm trưởng trạm y tế xã có trách nhiệm giám sát
việc thực hiện nhiệm vụ của các giáo viên; Chủ tịch xã là trưởng Ban chỉ đạo
giám sát trường học và trạm y tế trong việc thực hiện mô hình. Nhóm nghiên cứu
mỗi tháng giám sát một bản và họp với tất cả giáo viên một lần để xem xét tiến
độ thực hiện mô hình, bổ sung, cập nhật một số vấn đề về kiến thức cho giáo
viên. Các hoạt động của mô hình diễn ra trong một năm. Kết quả sau một năm có
sự thay đổi rõ rệt về các chỉ số chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng như VSMT
[44], [82]. Ưu điểm lớn nhất của mô hình nghiên cứu là huy động được lực
lượng giáo viên cắm bản và học sinh cùng tham gia truyền thông vận động cộng
đồng thực hiện vệ sinh môi trường. Và mô hình cũng đã thành công ở các làng
bản xa xôi hẻo lánh. Tuy nhiên mô hình chưa huy động được nhiều tổ chức ở
cộng đồng tham gia, nhất là vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền đoàn thể
trong xã. Cho nên chưa tạo nên sức mạnh tổng hợp của cộng đồng vào giải quyết
vấn đề vệ sinh môi trường.
30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
c) Mô hình huy động cộng đồng truyền thông giáo dục sức khỏe một số nội
dung CSSKBĐ cho người dân xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Mô hình nghiên cứu của tác giả Lý Văn Cảnh và Đàm Khải Hoàn thực hiện
từ 2005 đến 2006. Đây là mô hình huy động cộng đồng tham gia vào truyền
thông giáo dục sức khoẻ thực hiện CSSKBĐ, bao gồm: Xây dựng Ban chỉ đạo
thực hiện mô hình ở xã; Tập huấn cho các thành viên tham gia Truyền thông về
các vấn đề cơ bản như VSMT, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, KHHGĐ và
phương pháp hoạt động trong mô hình (thời gian tập huấn mỗi lớp trung bình là
một tuần). Nội dung tập huấn đi sâu vào các nội dung CSSKBĐ cần truyền
thông. Vai trò các thành viên trong hoạt động can thiệp: Nhân viên y tế thôn bản
(NVYTTB), cộng tác viên (CTV) Dân số, CTV dinh dưỡng là người thực hiện
chính. Giáo viên, học sinh, thanh niên là các thành viên tham gia hỗ trợ; Các tổ
chức chính quyền, ban ngành, đoàn thể cũng tham gia hỗ trợ; Trưởng bản là
người tạo điều kiện cho các thành viên làm việc. Trạm trưởng trạm y tế xã có
trách nhiệm giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên. Chủ tịch xã là
trưởng Ban chỉ đạo điều hành chung. Kết quả sau một năm hoạt động tập trung
vào truyền thông các nội dung VSMT, có sự thay đổi về kiến thức, thái độ, thực
hành như sau: VSMT sau một năm can thiệp có sự tham gia của cộng đồng tỷ lệ
các gia đình đã biết giữ gìn vệ sinh nhà ở, VSMT xung quanh nhà để phòng
tránh bệnh tật tăng 40% - 45%. Các gia đình đã biết sử dụng nước sạch, có nhà
tiêu hợp vệ sinh tăng lên rõ rệt (từ 38,5% tới 41,9%). Tỷ lệ người uống nước lã,
ăn thức ăn tái hay ôi thiu cũng đã giảm (từ 58,5% còn 39,4%) [36]. Điểm yếu
của mô hình này là dựa hoàn toàn vào nguồn lực của dự án Plan. Nên khi dự án
rút đi thì không có khả năng duy trì.
d) Mô hình “Huy động cộng đồng truyền thông cải thiện hành vi vệ sinh môi
trường ở các bản vùng xa xôi, hẻo lánh xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên” do Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên thực hiện từ tháng 01/2006 -
12/2007
Cách tiếp cận này do Đàm Khải Hoàn và cộng sự sử dụng phương pháp
giáo dục, truyền thông để thay đổi hành vi của người dân từ đó họ đầu tư làm các
31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
công trình nước sạch và vệ sinh của gia đình, không hỗ trợ kinh phí để làm nhà
tiêu [40]. Qua 24 tháng thực hiện, mô hình đã đạt được kết quả khả quan như
KAP của người dân về VSMT được cải thiện rõ rệt: Kiến thức đạt tăng 63%,
Thái độ đạt tăng 33,2%, Thực hành đạt tăng 14,5%. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng
các công trình hợp vệ sinh cũng tăng đáng kể: nước sạch tăng 10%, nhà tiêu hợp
vệ sinh tăng 26,5%, nhà tắm tăng 19%, rời chuồng gia súc ra xa nhà tăng 5%,
[39], [40]. Mô hình này ưu điểm là cơ bản, mô hình nghiên cứu của chúng tôi
phát triển theo hướng này. Tuy nhiên cũng có một số yếu điểm nhất định trong
mô hình nghiên cứu này như khai thác các khía cạnh văn hóa của người Dao còn
ít. Mô hình chưa làm rõ vai trò tham gia của các thành phần người Dao có uy tín
trong cộng đồng. Điều này là bài học cho chúng tôi sau này xây dựng mô hình
nghiên cứu.
Tóm lại: Tất cả các mô hình trên đều hướng tới việc huy động cộng đồng
tham gia vào TT - GDSK để thay đổi hành vi của người dân, từ hành vi có hại
cho sức khỏe sang hành vi có lợi cho sức khỏe. Để thay đổi phong tục tập quán
lạc hậu và vấn đề VSMT cho các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa là cả
một quá trình lâu dài và thực sự cần thiết. Việc huy động các cấp chính quyền,
các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội cùng tham gia với ngành y tế là giải
pháp cực kỳ quan trọng và có tính bền vững trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe
nhân dân. Đối với người Dao ở vùng đặc biệt khó khăn qua các đánh giá, điều tra
cho thấy điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội đều khó khăn và thấp kém hơn các
dân tộc thiểu số khác. Chính vì vậy chỉ có huy động cộng đồng tham gia chúng
ta mới có thể hoàn thành được việc cải tạo hành vi VSMT cho người Dao ở vùng
đặc biệt khó khăn.
1.3.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, phía Bắc tiếp giáp với
tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông
giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội.
32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3.541km2
chia làm 9 đơn vị hành chính gồm
thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình,
Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Định Hoá, Phú Lương). Dân số toàn tỉnh hơn 1 triệu
người, trong đó dân tộc Dao có 25.360 người, chiếm 2,3% dân số toàn tỉnh và
3,4% tổng số người Dao tại Việt Nam
[2]. Dân tộc Dao di cư từ
17 đã chọn Thái Nguyên làm nơi cư trú từ nhiều đời
nay. Sau năm 1975, người Kinh từ các nơi khác lên xây dựng vùng kinh tế mới,
sống cùng với các tộc người bản địa. Song người Dao vẫn sống thành từng xóm
bản độc lập, có ngôn ngữ riêng, văn hóa riêng. Theo Quyết định số
164/2006/QĐ-TTg
danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư
Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các
-
Cây Thị thuộc huyện Đồng Hỷ và xã Vũ Chấn, Liên Minh, Phương Giao thuộc
huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, đây cũng chính là 4 xã nằm trong luận án đề
tài nghiên cứu [69].
33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- ao
đáp ứng các tiêu chuẩn như
hộ gia đình có cả vợ và chồng đều là người Dao.
. Tiêu chuẩn loại trừ là các hộ gia đình
không đảm bảo đủ các tiêu chuẩn trên.
- Cán bộ trạm y tế xã của 4 xã được chọn nghiên cứu.
- NVYTTB của các xóm bản của 4 xã.
- CTV dân số, dinh dưỡng xóm bản của 4 xã.
- Cán bộ chính quyền và các ban ngành, đoàn thể của 4 xã và xóm bản.
- Giáo viên, học sinh tiểu học ở xóm, bản của 4 xã nghiên cứu.
- Sinh viên Trường Đại học Y Dược và Cao đẳng Y tế Thái Nguyên.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Xã Cây Thị
Là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
phía Bắc và Tây Nam giáp thị trấn Trại Cau (Đồng Hỷ), phía Đông giáp huyện
Võ Nhai. Diện tích đất tự nhiên là 36km2
với khoảng 380ha là diện tích đất canh
tác nông nghiệp và hoa màu. Dân số toàn xã là 3.870 người, gồm 6 dân tộc sinh
sống (Mông, Dao, Nùng, Sán Dìu, Hoa, Kinh), trong đó chủ yếu là người Dao
(khoảng 35%). Người Dao ở Cây Thị vẫn còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu
trong đó có các phong tục tập quán về vệ sinh. Xã có 9 xóm, mỗi xóm có 1
NVYTTB với tổng số hộ là 787 hộ, trong đó có 241 hộ người Dao. Trạm y tế có
6 cán bộ trong đó: 1 Bác sỹ đa khoa, 1 Y sỹ sản nhi, 1 Kỹ thuật viên xét nghiệm,
1 Y sỹ đa khoa, 1 Dược tá sơ cấp, 1 điều dưỡng trung học (hợp đồng).
.
2.2.2. Xã Vũ Chấn
Là xã miền núi đặc biệt khó khăn nằm phía Bắc của huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên xã Nghinh Tường
34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
và phía Nam giáp xã Lâu Thượng. X 7.769 ha với tổng
dân số 2.806 người và 1.164 hộ. Trong đó có 271 hộ người dân tộc Dao sinh
sống chủ yếu tại 5 xóm: Khe Cái, Khe Nọi, Khe Rịa, Khe Rạc và Cao Sơn. Hiện
tại kinh tế chủ yếu của người dân là nông nghiệp. Người Dao ở Vũ Chấn vẫn còn
nhiều phong tục tập quán lạc hậu như nuôi gia súc, gia cầm thả rông, sử dụng
nguồn nước chủ yếu là nước máng lần, không có nhà tiêu chủ yếu phóng uế ra
ruộng vườn... ảnh hưởng rất nhiều đến VSMT. Xã có 10 xóm và mỗi xóm có 1
NVYTTB, trạm Y tế có 06 cán bộ trong đó: 1 Bác sỹ chuyên khoa cấp một, 2
Điều dưỡng trung học và 3 Y sỹ (trong đó có 1 Y sỹ kiêm nhiệm là dược tá). Cơ
sở vật chất của trạm y tế xã đã được xây dựng, sửa chữa và tăng cường về trang
thiết bị y tế với diện tích phù hợp.
, x .
2.2.3. Xã Phương Giao
Là tỉnh Thái Nguyên có tổng
diện tích là 6km2
phía Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp với xã Bình
Long, phía Tây và Nam giáp với xã Dân Tiến, gồm có 5 dân tộc, tổng dân số của
xã là: 4.182 người với 925 hộ. Trong đó có 268 hộ người dân tộc Dao. Hiện tại
kinh tế chủ yếu của người dân là nông nghiệp. Người Dao ở Phương Giao vẫn
còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu trong đó có các phong tục tập quán về vệ
sinh. Trạm Y tế có 05 cán bộ trong đó: 2 Bác sỹ, 1 Y sỹ sản nhi, 1 Nữ hộ sinh, 1
Điều dưỡng trung học và 14 NV .
2.2.4. Xã Liên Minh
Là xã miền núi đặc biệt khó khăn i, tỉnh Thái Nguyên.
7,2km2
Tràng Xá,
-
4.233 người với 1.085 hộ. Trong đó có 254 hộ người dân tộc Dao. Hiện tại kinh
tế chủ yếu của người dân là nông nghiệp, trồng rừng, và phát triển cây chè.
Người Dao ở Liên Minh đường xá đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, còn
nhiều phong tục tập quán lạc hậu ảnh hưởng rất lớn đến VSMT cũng tương tự
35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
như xã Vũ Chấn. Trạm Y tế có 5 cán bộ trong đó: 1 Bác sỹ, 1 Y sỹ đa khoa, 1 Y
sỹ sản nhi, 1 Nữ hộ sinh, 1 Điều dưỡng trung học và 9 NVYTTB/9 xóm. Trạm Y
tế , x .
Hình 2.1. Vị trí các xã nghiên cứu trên bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên
Đối chứng Can thiệp
36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.3. Thời gian nghiên cứu: ừ tháng 7/2011 đến
tháng 7/2014. Nghiên cứu được chia làm 3 giai đoạn như sau:
- Điều tra trước can thiệp: tháng 7/2011đến tháng 8/2011
- Tiến hành can thiệp: 18 tháng, từ tháng 8/2011 đến tháng 4/2013
- : từ tháng 5/2013 đến tháng 7/2014.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả có phân tích và nghiên
cứu can thiệp trước sau có đối chứng, kết hợp phương pháp nghiên cứu định
lượng và định tính để thu thập thông tin.
Giai đoạn 1:
.
Giai đoạn 2:
.
d
Sơ đồ 2.1. Hoạt động can thiệp so sánh trƣớc sau và có nhóm chứng
Can thiệp
Điều tra sau 18 tháng
(n=210)
Điều tra sau can thiệp 18
tháng (n=210)
(n=210)
So sánh
trước sau
So sánh
trước sau
Xã chứng (Liên Minh)
(n=210)
)
(n=210)
37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mô tả cắt ngang
* Cỡ mẫu: Sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước tính 1 tỷ lệ của quần thể
2
2
2/1
d
pq
Zn
p: Tỷ lệ hộ gia đình người Dao có hành vi sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
theo kết quả nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và Cộng sự là 0,25 [39].
Z 1 - /2 95%  Z 1- /2 = 1,96
d: độ chính xác mong muốn, chọn d = 0,03
Từ công thức trên tính được cỡ mẫu tối thiểu n = 801, để dự phòng sai số
mất mẫu trong quá trình thu thập thông tin, cộng thêm 5% và làm tròn thành
840. Cỡ mẫu trên được phân bổ ngang bằng nhau cho 4 xã, mỗi xã có 210 .
* Kỹ thuật chọn mẫu:
- :
3 .
nhiều sinh sống tương đối thuần nhất,
.
trình phát triển kinh tế - xã hội theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ [69], [71] .
- : xã Cây Thị thuộc huyện
Đồng Hỷ và xã Vũ Chấn, Liên Minh, Phương Giao thuộc huyện Võ Nhai tỉnh Thái
Nguyên.
-
, mỗi hộ gia
đình chọn 1 người lớn (chủ hộ gia đ .
* Cỡ mẫu: .
38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2
21
2211
2
12/1
)(
)()(
pp
qpqpZZ
n
p1: Tỷ lệ hộ gia đình
25% [39].
p2: Tỷ lệ hộ gia đình
, mong muốn đạt được 40%.
= 95%), Z1- /2 = 1,96
= 0,1 (lực mẫu là 90%), Z1-β = 1,28
Thay vào công thức tính được n = 200, là
210 /xã, 2 xã là 420 người Dao.
* Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn chủ đích xã Vũ Chấn (huyện Võ Nhai) để can thiệp vì nghiên cứu
được ủng hộ mạnh mẽ từ chính quyền và nhân dân địa phương. Chọn xã Liên
Minh (huyện Võ Nhai) làm đối chứng vì xã tương đồng về điều kiện địa lý, kinh
tế xã hội, y tế, sức khỏe. Cả hai xã đều nằm trong các xã đặc biệt khó khăn đã
điều tra mô tả qua nghiên cứu cắt ngang trước đó. Khoảng cách giữa 2 xã
khoảng 50 km tương đối cách biệt đảm bảo không bị ảnh hưởng của quá trình
can thiệp như truyền thông tác động đến thay đổi hành vi ...
Do số hộ gia đình người Dao tại các xã nghiên cứu xấp xỉ cỡ mẫu đã tính
toán, nên can th
: Khe Nọi, Khe Cái, Cao Sơn, Khe Rịa, và Khe Rạc.
Các đối tượng được lựa chọn để đánh giá sau can thiệp bằng phương pháp
chọn mẫu .
xét nghiệm trứng giun đũa trong đất
.
39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2
21
2
11
2
2 ZZ
n
1
[38].
2
.
2
: Phương sai chung, theo kết quả
[38].
= 95%), Z1-α = 1,96
= 0,1 (lực mẫu là 90%), Z1-β = 1,28
= / .
:
100 hộ
gia đình để lấy mẫu đất xét nghiệm tại các vị trí: trong nhà, ngoài sân, trên
đường ra nhà tiêu và xung quanh nhà tiêu.
.
TT-GDSK
Chọn toàn bộ các cán bộ đang tham gia công tác TT-GDSK ở tuyến xã bao
gồm cán bộ y tế xã, NVYTTB, CTV dân số, cán bộ hội phụ nữ. Trên thực tế điều
tra tại 4 xã, nghiên cứu này đã phỏng vấn 87 người về hoạt động TT-GDSK.
2.4.2.5. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính
i hai
.
- Thảo luận nhóm:
:
40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
: chọn mỗi tổ chức đoàn thể một người, bao
gồm lãnh , Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên,
Hội Nông dân, Trạm y tế, Trưởng bản và NVYTTB, số người tham gia thảo luận
là 15 .
:
, trong đó một
số người đã được phong sắc, 5 hộ , 5
hộ (hoặc ).
- Phỏng vấn sâu: chọn 5 người có uy tín đó là: trưởng bản, trưởng họ người
Dao... ở các bản Khe Nọi, Khe Cái, Cao Sơn, Khe Rịa và Khe Rạc.
Như vậy cỡ mẫu nghiên cứu định tính ở xã Vũ Chấn (can thiệp) là 60
người, trong đó 30 người trước can thiệp và 30 người sau can thiệp. Cỡ mẫu của
xã Liên Minh (đối chứng) cũng tương tự như xã can thiệp.
2.4.3.1. Phương pháp xây dựng mô hình can thiệp
Bước 1: Xác định nội dung cần huy động cộng đồng tham gia giải quyết là
vấn đề hành vi VSMT nào? Thông qua các kết quả nghiên cứu định lượng cũng
như định tính trả lời câu hỏi này. Cách tiến hành là sử dụng phương pháp chẩn
đoán cộng đồng và tính điểm để
chẩn đoán hành vi sức khỏe (hành vi VSMT ưu tiên).
Bước 2: Tìm hiểu vấn đề và thu thập số liệu: sử dụng các
nhu cầu của cộng đồng để xây dựng giải pháp TT-GDSK và phương pháp huy
động cộng đồng chung [35].
Bước 3: Xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể để huy động cộng đồng
cải thiện hành vi VSMT ưu tiên.
Bước 4: Xác định các giải pháp và các hoạt động cụ thể thực hiện mô hình
can thiệp.
41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bước 5: Xây dựng các công cụ theo dõi/giám sát và đánh giá để đo lường
kết quả các hoạt động của mô hình can thiệp [35], [37].
2.4.3.2. Xây dựng mô hình can thiệp
Tên mô hình can thiệp là: Truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh môi trường
cho người Dao tại xã Vũ Chấn.
Qui trình xây dựng mô hình gồm các công việc sau:
a) Xây dựng nguồn lực cho mô hình
* Thành lập Ban chỉ đạo
Ban chỉ đạo lồng ghép với Ban CSSKBĐ của xã bao gồm Chủ tịch Ủy ban
nhân dân (UBND), Trưởng các ban/ngành chủ chốt và các tổ chức xã hội như:
Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông
dân... Trong đó chúng tôi chọn Mặt trận Tổ quốc làm nòng cốt của ban chỉ đạo.
* Nhiệm vụ chính của Ban chỉ đạo như sau
- Tổ chức các hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện VSMT ở xã.
- Đôn đốc, kiểm tra giám sát các hoạt động VSMT ở xã.
- Ban chỉ đạo, dưới sự lãnh đạo của Trưởng ban - Chủ tịch xã, định kỳ 2
tháng giao ban 1 lần để đánh giá kết quả làm được trong 2 tháng qua và xây
dựng kế hoạch thực hiện trong 2 tháng tới.
- Xây dựng nhiệm vụ của từng thành viên trong Ban chỉ đạo ở xã.
- Xây dựng nhiệm vụ của các thành viên ở tuyến xóm, bản.
* Cơ sở vật chất cho mô hình
- Chuẩn bị tài liệu tập huấn về VSMT.
- Chuẩn bị tài liệu TT-GDSK.
* Tập huấn cho các thành viên của mô hình
Tập huấn về nhiệm vụ, phương pháp thực hiện nhất là TT-GDSK về VSMT.
b) Thực hiện hoạt động can thiệp của mô hình
42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Ban chỉ đạo điều hành các hoạt động thực hiện mô hình theo kế hoạch.
- Thực hiện theo dõi giám sát chặt chẽ:
+ Tuyến xã giám sát các hoạt động ở xóm, bản.
+ Nhóm nghiên cứu 2 tháng/lần tham gia giao ban cùng Ban chỉ đạo.
Công việc này diễn ra liên tục trong 18 tháng.
c) Giai đoạn đánh giá
Đánh giá theo các nhóm chỉ số can thiệp xây dựng mô hình.
- Nhóm can thiệp về đào tạo: một số chỉ số về đào tạo TT-GDSK cho
người Dao.
- Nhóm can thiệp về tổ chức: một số chỉ số về điều hành, giám sát TT-
GDSK của các đối tượng tham gia mô hình.
- Nhóm hoạt động can thiệp về thực hiện TT-GDSK (gián tiếp, trực tiếp),
một số chỉ số đánh giá hiệu quả mô hình trong chuyển đổi hành vi VSMT của
người Dao. Đánh giá hiệu quả xã hội như tính bền vững khả năng duy trì mô
hình cũng như hiệu quả kinh tế của mô hình nghiên cứu.
2.4.4.1. Nhóm chỉ số đánh giá thực trạng hành vi VSMT của người Dao
- :
hợp vệ sinh
n hợp vệ sinh đầu nguồn
: trong, kh
[4], [9]. C cụ thể như sau:
hợp vệ sinh
.
43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hợp vệ sinh
ống bi
.
hợp vệ sinh
.
) đựng
.
.
- :
.
có ống thông hơi
2 ngăn ủ phân tại chỗ ,
n
T -
-
[17].
- :
i n t v ở, c i chăn nuôi
sinh: phân, n c u c thu gom x m t
44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đ b n n ng xung
quanh [3], [7].
gia đ c tr lên, trong đ ng
không h sinh t đ đ chă i h
sinh.
- :
, giấy
bao bì, giấy gói, giấy bóng, lá bánh, xốp, vỏ đồ hộp, vỏ hộp nhựa
(HCBVTV)...
: đốt rác, ủ rác, chôn vùi rác,
phòng nhiệt sinh học.
- c, h
, h s i chă h
cho điểm trên nguyên tắc trả lời đúng được 2 điểm, đúng nhưng không đầy đủ
được 1 điểm, không biết hoặc trả lời sai được 0 điểm. Dựa trên cắt đoạn 50% của
tổng số điểm chia hành vi VSMT thành 2 mức:
+ Đạt: ≥ 50% tổng số điểm.
+ Chưa đạt < 50% tổng số điểm.
2.4.4.2. Nhóm chỉ số về yếu tố ảnh hưởng đến hành vi VSMT
- Xã đặc biệt khó khăn: Tiêu chuẩn đánh giá theo Quyết định số
164/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới,
xã an toàn khu được đưa vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế xã hội,
các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 -
2010 [69], [71].
- Trình độ học vấn:
+ Mù chữ là những người không biết đọc, không biết viết.
+ Biết đọc,
+ Tiểu học là những người đã học hết lớp 4/10 hoặc 5/12.
45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Trung học cơ sở (THCS) trở lên là những người đã học hết lớp 7/10 hoặc
lớp 9/12 [72].
- Hộ nghèo: Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/1/2011 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho
giai đoạn 2011-2015, hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ
400.000đồng/người/ tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống [70].
- Hộ có phương tiện truyền thông (PTTT): là những hộ gia đình có đài, tivi,
báo chí... còn hoạt động, đang sử dụng được.
- , nguồn gây ô
nhiễm không khí, nguồn gây ô nhiễm nước, các bệnh do nước không hợp vệ sinh
gây ra. : Đạt (≥
), Chưa đạt ) (Phụ lục 02).
-
: Đạt (≥ ), Chưa đạt (< ) (Phụ lục 02).
- Đánh giá KAP về VSMT nói chung: Đạt, Chưa đạt.
2.4.4.3. Nhóm chỉ số can thiệp
-
-
...
- thay đổi kiến thức, thái độ và hành vi VSMT
.
- Sự thay đổi về ô nhiễm trứng giun đũa trong đất ở các hộ gia đình người
Dao xã Vũ Chấn (can thiệp) và xã Liên Minh (đối chứng).
- Đánh giá hiệu quả can thiệp bằng chỉ số hiệu quả (CSHQ) và hiệu quả
can thiệp (HQCT).
+ Chỉ số hiệu quả:
46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1 2
1
% 100
p p
CSHQ x
p
p1: tỷ lệ chỉ số nghiên cứu trước can thiệp
p2: tỷ lệ chỉ số nghiên cứu sau can thiệp
+ Hiệu quả can thiệp:
HQCT (%) = CSHQCT - CSHQĐC
CSHQCT: chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp
CSHQĐC: chỉ số hiệu quả của nhóm đối chứng
2.5.
Điều tra viên phỏng vấn trực tiếp chủ hộ gia đình theo mẫu phiếu điều tra,
trong trường hợp không gặp chủ hộ sau 2 lần đến điều tra thì phỏng vấn một
người lớn (>25 tuổi) trong cùng hộ gia đình để thay thế, trong trường hợp không
có người trong hộ gia đình thay thế thì chọn hộ gia đình liền kề hộ gia đình đó để
thay thế.
2.5.2. Quan sát
Điều tra viên quan sát điều kiện VSMT tại các hộ gia đình
“
- T
- [17].
2.5.3. Xét nghiệm trứng giun đũa trong đất
Tiến hành xét nghiệm trứng giun đũa trong đất theo phương pháp Đặng
Văn Ngữ cải tiến [22].
- Lấy mẫu đất: Dùng chổi quét (trong nhà, ngoài sân) quét từ 5 điểm trở lên
theo hình sao. Ở đường đi và xung quanh nhà tiêu thì dùng xẻng con hoặc muôi
nạo đất sâu tới 20 cm. Đất được rây loại bỏ đất to, đá... lấy từ 20-30gam cho vào
47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
túi có nhãn riêng cho từng mẫu, từng nhà. Đất lấy xong chuyển về bảo quản tại
phòng xét nghiệm Vi sinh - Ký sinh trùng, trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên.
Mỗi mẫu lấy 10g đất làm xét nghiệm tìm, đếm số lượng trứng giun đũa trong
một mẫu đất (3 trứng giun = 1+).
- Vị trí lấy mẫu: Mỗi hộ gia đình lấy 4 mẫu đất: mẫu M1 là đất trên nền nhà,
mẫu M2 là đất ngoài sân, mẫu M3 là đất trên đường ra nơi đại tiện, mẫu M4 là đất
xung quanh nhà tiêu, cách nhà tiêu 1,0m - 1,5m. Mẫu M4 chỉ áp dụng cho các hộ
gia đình người Dao có sử dụng nhà tiêu nằm trong mẫu nghiên cứu.
Tiêu chuẩn đánh giá sự ô nhiễm trứng giun của đất như sau:
+ Số trứng giun đũa/kg đất: < 100 là đất sạch.
+ Số trứng giun đũa/kg đất: 100 - 300 là đất hơi bẩn.
+ Số trứng giun đũa/kg đất: > 300 là đất rất bẩn.
S
, trưởng họ
(phụ lục 6).
2.5.5. Thảo luận nhóm trọng tâm
Thảo luận nhóm
(phụ
lục 4-5) :
+ Trước khi tiến hành can thiệp, thảo luận nhóm để xác định vai trò của các
bê
.
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp

More Related Content

Similar to Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp

Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...tcoco3199
 
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoeGiao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoeangTrnHong
 
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...
BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...
BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...NuioKila
 
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại...
Đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại...Đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại...
Đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh v...
Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh v...Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh v...
Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh v...nataliej4
 
Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh v...
Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh v...Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh v...
Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh v...phamhieu56
 
Phat trien cong dong
Phat trien cong dongPhat trien cong dong
Phat trien cong dongforeman
 
Bai 2.1. Cac cong cu danh gia gia dinh updated 10.9.13.ppt
Bai 2.1. Cac cong cu danh gia gia dinh updated 10.9.13.pptBai 2.1. Cac cong cu danh gia gia dinh updated 10.9.13.ppt
Bai 2.1. Cac cong cu danh gia gia dinh updated 10.9.13.pptTrnAnh117
 
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái NguyênGiáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái NguyênTS DUOC
 
Nhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnhNhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnhHuyen Thanh
 
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi...
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi...Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi...
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp (20)

Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
 
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...
 
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...
 
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoeGiao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
 
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
 
Công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Đà Nẵng, 9đ
Công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Đà Nẵng, 9đCông tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Đà Nẵng, 9đ
Công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Đà Nẵng, 9đ
 
BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...
BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...
BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...
 
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
 
Đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại...
Đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại...Đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại...
Đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại...
 
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái BìnhQuản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
 
Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh v...
Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh v...Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh v...
Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh v...
 
Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh v...
Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh v...Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh v...
Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh v...
 
Nhóm 3 end
Nhóm 3 endNhóm 3 end
Nhóm 3 end
 
Phat trien cong dong
Phat trien cong dongPhat trien cong dong
Phat trien cong dong
 
Bai 2.1. Cac cong cu danh gia gia dinh updated 10.9.13.ppt
Bai 2.1. Cac cong cu danh gia gia dinh updated 10.9.13.pptBai 2.1. Cac cong cu danh gia gia dinh updated 10.9.13.ppt
Bai 2.1. Cac cong cu danh gia gia dinh updated 10.9.13.ppt
 
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
 
Nhóm 3
Nhóm 3Nhóm 3
Nhóm 3
 
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái NguyênGiáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
 
Nhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnhNhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnh
 
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi...
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi...Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi...
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp

  • 1. 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN THỰC TRẠNG HÀNH VI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DAO TẠI MỘT SỐ XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH CAN THIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN, NĂM 2014
  • 2. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN THỰC TRẠNG HÀNH VI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DAO TẠI MỘT SỐ XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH CAN THIỆP CHUYÊN NGÀNH: VỆ SINH XÃ HỘI HỌC VÀ TCYT MÃ SỐ: 62.72.01.64 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 2. PGS.TS THÁI NGUYÊN, NĂM 2014
  • 3. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẶT VẤN ĐỀ Vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm không chỉ ở phạm vi một quốc gia, một khu vực mà đang là vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu bởi tầm quan trọng của nó với sức khỏe con người. Ở nhiều vùng nông thôn, vệ sinh môi trường còn kém, chất thải của con người và gia súc chưa được xử lý đúng cách và chưa đảm bảo hợp vệ sinh, tập quán dùng phân người bón ruộng làm phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe người dân, đây là một trong những nguyên nhân gây dịch bệnh đường tiêu hóa cho cộng đồng như tả, lỵ, thương hàn…[1], [5], [6]. Miền núi phía Bắc nước ta là một địa bàn chiến lược rất quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng, là khu vực sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc ít người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam như Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông...[54]. Trong chiến lược con người của Đảng ta, việc chăm lo sức khoẻ cho nhân dân các dân tộc miền núi vừa là mục tiêu, vừa là chính sách động lực để có một nguồn nhân lực mạnh khoẻ, có trí tuệ nhằm thực hiện việc xây dựng các vùng trọng điểm chiến lược này. Thế nhưng hiện tại việc chăm sóc sức khỏe ở một số vùng dân tộc thiểu số còn chưa tốt, tình hình vệ sinh môi trường ở các cộng đồng dân tộc thiểu số còn nhiều nguy cơ ô nhiễm, tỷ lệ hộ gia đình có nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh rất thấp [55], [80]. Người Dao là một trong số các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, lịch sử người Dao ở nước ta đã hơn 300 năm. Người Dao sống chủ yếu ở vùng sâu vùng xa khắp biên giới Việt Trung từ tỉnh Lai Châu, Điện Biên cho tới tỉnh Cao Bằng, Hà Giang và Thái Nguyên. Điều kiện kinh tế văn hóa xã hội và vệ sinh môi trường của người Dao còn nhiều khó khăn. Trong khi người dân ở các khu đô thị, miền đồng bằng được sử dụng nước máy và nhà tiêu hợp vệ sinh thì người Dao và các dân tộc thiểu số khác ở khu vực miền núi không có đủ nước sạch và nhà tiêu để sử dụng. đ ường nă
  • 4. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đ ười Dao chủ yếu dùng nước suối đầu nguồn (57,6%) và giếng khơi (18,3%), ngoài ra còn có 21,4% dùng các nguồn nước khác không thuộc các nguồn nước sạch [26]. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ hộ gia đình người Dao có nhà tiêu rất thấp (50,4%) và hầu hết không đảm bảo vệ sinh, tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ 5,8%, những hộ gia đình người Dao không có nhà tiêu đều đi ngoài ra vườn và rừng (85,5%) [26],[40]. Để giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường, đã có một số chương trình can thiệp được triển khai ở các địa phương, song chưa bao phủ hết các xã đặc biệt khó khăn vì vậy điều kiện vệ sinh môi trường có thể chưa được cải thiện. Vậy câu hỏi đặt ra là hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay ra sao? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi vệ sinh môi trường của người Dao nơi đây? Từ đó có những giải pháp nào phù hợp để cải thiện hành vi vệ sinh môi trường cho người Dao? Để trả lời các câu hỏi trên, nghiên cứu đề tài:“Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp” được tiến hành với mục tiêu sau: 1. Đánh giá thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên năm 2011. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên năm 2011. 3. Đánh giá kết quả thử nghiệm mô hình truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh môi trường cho người Dao tại xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
  • 5. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chƣơng 1. TỔNG QUAN 1.1. Thực trạng hành vi vệ sinh môi trƣờng của ngƣời Dao ở Việt Nam 1.1.1. Một số khái niệm về hành vi sức khỏe và các yếu tố liên quan 1.1.1.1. Khái niệm về hành vi sức khỏe “Hành vi của con người là một tập hợp phức tạp của nhiều hành động, mà những hành động này lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, chủ quan cũng như khách quan” [11], [98]. Hành vi luôn chịu tác động của các yếu tố bên trong như kiến thức, thái độ, niềm tin, giá trị, kinh nghiệm của cá nhân về thực hành hành vi đó và các yếu tố bên ngoài như pháp luật, qui định, gia đình, bạn bè, những người có uy tín... Hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần trở thành lối sống. Lối sống còn chịu tác động của các yếu tố nhân chủng học, văn hóa, xã hội, tâm lý... Lối sống là tập hợp các hành vi, tạo nên cách sống của con người, bao gồm nhiều vấn đề cụ thể như: Thực hành vệ sinh cá nhân, sử dụng các công trình vệ sinh (CTVS), tập quán sinh hoạt của cá nhân, gia đình và cộng đồng, phong tục tập quán… Mỗi hành vi là biểu hiện cụ thể ra bên ngoài và chịu tác động nhiều các yếu tố cấu thành đó là kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) và niềm tin của con người trong một sự việc hay hoàn cảnh nhất định nào đó [23], [83], [111], [115]. Hành vi sức khỏe là hành vi của con người có liên quan đến sức khỏe. Hành vi, lối sống không lành mạnh là cách thực hành hoạt động có hại đến sức khỏe. Vì vậy, để tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật cần phải thay đổi một số hành vi, lối sống có hại cho sức khỏe hay phong tục tập quán lạc hậu... [26], [27], [28], [89], [97]. Hành vi lối sống không lành mạnh là cách thực hành hoạt động có hại đến sức khỏe, bao gồm nhiều vấn đề cụ thể như sử dụng nước suối, nước ao hồ, phóng uế bừa bãi, uống nước lã... Thực hành này qua nhiều thế hệ gọi là phong
  • 6. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tục tập quán. Phong tục tập quán và truyền thống là các hành vi được nhiều người cùng chia sẻ trong cộng đồng, được thực hiện trong thời gian dài, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhiều phong tục tập quán có thể trở thành niềm tin trong các cộng đồng và thể hiện lối sống đặc trưng của từng dân tộc, ảnh hưởng đến sức khoẻ [24], [110], [114], [116]. 1.1.1.2. Các yếu tố liên quan đến hành vi sức khỏe * Yếu tố bản thân: Với mỗi người chúng ta có thể có các suy nghĩ và tình cảm khác nhau. Những suy nghĩ và tình cảm của chúng ta lại bắt nguồn từ các hiểu biết, niềm tin, thái độ và quan niệm về giá trị. Đây chính là các yếu tố bên trong của mỗi cá nhân. Chính các yếu tố như kiến thức, niềm tin, thái độ và quan niệm về giá trị của mỗi cá nhân đã dẫn đến những quyết định của mỗi người thực hành, hành vi này hay hành vi khác. Yếu tố thuộc về bản thân gồm có: - Kiến thức: Kiến thức hay hiểu biết của mỗi người được tích lũy dần qua quá trình học tập và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống. Mỗi người có thể thu được kiến thức từ thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp, những người xung quanh, sách vở và các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp. Kiến thức là một trong các yếu tố quan trọng giúp con người có các suy nghĩ và tình cảm đúng đắn, từ đó dẫn đến hành vi phù hợp trước mỗi sự việc. Kiến thức của mỗi người được tích lũy trong suốt cuộc đời. Vai trò của ngành y tế và cán bộ y tế trong việc cung cấp kiến thức cho người dân trong cộng đồng là rất quan trọng, thông qua việc thực hiện nhiệm vụ truyền thông giáo dục sức khỏe (TT-GDSK). - Niềm tin: Niềm tin là sản phẩm xã hội của nhận thức cá nhân kết hợp với các kinh nghiệm thu được của cá nhân cũng như của nhóm hay cộng đồng trong cuộc sống. Mỗi một xã hội đều hình thành và xây dựng niềm tin về tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội. Hầu hết các niềm tin có nguồn gốc từ lâu đời và vì thế xã hội thường chấp nhận và ít khi đặt câu hỏi về giá trị của niềm tin. Niềm tin thường bắt nguồn từ ông bà, cha mẹ và từ những người mà chúng
  • 7. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ta kính trọng. Người ta thường chấp nhận niềm tin mà không cần cố gắng để xác định niềm tin đó là đúng hay sai. Một người hình thành niềm tin do học tập trong suốt cuộc sống và quan sát những người khác. Những niềm tin được hình thành từ tuổi trẻ, hay từ những người được tin cậy thường rất khó thay đổi. - Thái độ: Thái độ được coi là trạng thái chuẩn bị của cơ thể để đáp ứng với những tình huống hay hoàn cảnh cụ thể. Thái độ cũng là cách nhìn nhận của con người về các vấn đề trong đó có sức khoẻ. Thái độ phản ánh những điều người ta thích hoặc không thích, mong muốn hay không mong muốn, tin hay không tin, đồng ý hay không đồng ý, ủng hộ hay ngăn cản... Thái độ thường bắt nguồn từ kiến thức, niềm tin và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống, đồng thời thái độ cũng chịu ảnh hưởng của những người xung quanh. Thái độ rất quan trọng dẫn đến hành vi của mỗi người, do vậy khi xem xét một thái độ chưa hợp lý nào đó đối với vấn đề bệnh tật, sức khỏe, cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của thái độ này, từ đó tìm phương pháp TT-GDSK hợp lý để thuyết phục đối tượng thay đổi thái độ. - Giá trị: Giá trị là các tiêu chuẩn có vai trò quan trọng tác động đến suy nghĩ và tình cảm của con người. Một tiêu chuẩn nào đó được một người coi là có giá trị với họ sẽ là động cơ thúc đẩy các hành động. Mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể có những quan niệm giá trị khác nhau. Các quan niệm về giá trị thường trở thành động cơ thúc đẩy các hành vi liên quan đến phấn đấu để đạt được những tiêu chuẩn giá trị mong muốn. Mỗi cá nhân có thể có các tiêu chuẩn giá trị riêng của mình, nhưng thường thì giá trị là một phần của đời sống văn hóa và được chia sẻ trong cộng đồng hay trong một đất nước. Sức khỏe là một trong số các giá trị quan trọng của mỗi người. Trong TT- GDSK chúng ta cần cố gắng làm cho mọi người hiểu được giá trị của cuộc sống khỏe mạnh, giá trị của sức khỏe, từ đó động viên mọi người suy nghĩ về giá trị của sức khỏe đối với cuộc sống và thực hiện những hành động thiết thực để duy trì và phát triển sức khỏe [11], [19], [92], [94], [104].
  • 8. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Tác động của những người xung quanh: Sống trong xã hội, mỗi người đều có quan hệ và chịu ảnh hưởng của những người xung quanh. Tất cả chúng ta đều chịu ảnh hưởng của những người khác trong mạng lưới quan hệ xã hội phức tạp. Khi một ai đó được chúng ta coi là những người quan trọng thì chúng ta thường dễ dàng nghe và làm theo những điều họ khuyên hoặc những việc họ làm. Một số người muốn hành động nhưng những người khác lại có quan điểm ngược lại. Những người nào có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi người hay của cộng đồng sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh của cá nhân và cộng đồng cũng như nền văn hóa cộng đồng. Người thực hiện TT-GDSK cần phát hiện những người có vai trò tích cực, tạo ra các áp lực xã hội tốt cho tăng cường các hành vi có lợi cho sức khỏe và hạn chế ảnh hưởng của những người cản trở thực hành hành vi có lợi cho sức khỏe của đối tượng. * Yếu tố nguồn lực: Để thực hành các hành vi nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật cho người dân, cộng đồng hay cá nhân cần có các điều kiện nhất định về nguồn lực. Nguồn lực cho thực hiện hành vi bao gồm các yếu tố như thời gian, nhân lực, tiền, cơ sở vật chất trang thiết bị, thể chế, luật pháp... Nhiều cá nhân có đủ kiến thức, họ hiểu rất rõ nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhưng vì thiếu các điều kiện nguồn lực nên họ không thực hiện được hành vi mong muốn. Tuy nhiên trong thực tế người TT-GDSK cần chú ý phát hiện giáo dục một số đối tượng mặc dù họ có khả năng về nguồn lực nhưng lấy lý do thiếu nguồn lực để từ chối hay trì hoãn thực hiện các hành vi sức khỏe lành mạnh. * Yếu tố văn hóa: Văn hoá là tổng hợp của nhiều yếu tố bao gồm kiến thức, niềm tin, phong tục tập quán, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và tất cả những năng lực mà con người thu được trong cuộc sống. Văn hoá được thể hiện trong cách sống hàng ngày của các thành viên xã hội hay văn hoá là "cách sống". Hành vi của con người là biểu hiện của nền văn hoá và nền văn hóa có ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của con người. Cán bộ y tế, cán bộ TT- GDSK khi làm việc với một cộng đồng nào phải tìm hiểu văn hoá cộng đồng
  • 9. 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đó, nghiên cứu kỹ nguyên nhân của các hành vi liên quan đến sức khỏe bệnh tật. Điều này sẽ giúp cho cán bộ TT-GDSK có thể tìm ra các giải pháp can thiệp TT-GDSK phù hợp với nền văn hoá cộng đồng [93], [95], [117], [119]. Nghiên cứu đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe của con người là cần thiết để tránh những thất bại khi thực hiện giáo dục sức khỏe. Khi giáo dục sức khỏe cần phải xác định các hành vi sức khỏe nào là của cá nhân kiểm soát và các hành vi nào do ảnh hưởng của cộng đồng. 1.1.2. Một số khái niệm về các công trình vệ sinh 1.1.2.1. Nước sạch - Là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp [4]. - Là nước có đủ 22 chỉ tiêu đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch do Bộ Y tế ban hành [4]. - Là nước không màu, không mùi, không vị, không chứa các thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi [4]. 1.1.2.2. Nhà tiêu hợp vệ sinh Các loại nhà tiêu hợp vệ sinh theo - - (QCVN 01:2011/BYT) của Bộ Y tế [17], bao gồm: Nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ, nhà tiêu chìm có ống thông hơi, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu tự hoại dùng cho gia đình. Các loại nhà tiêu này được Bộ Y tế quy định là nhà tiêu hợp vệ sinh về mặt kỹ thuật và đảm bảo các yêu cầu sau: - Quản lý được phân người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc với người, động vật và côn trùng. - Có khả năng tiêu diệt được tác nhân gây bệnh có trong phân (vi rút, vi khuẩn, đơn bào, trứng giun, sán) và không làm ô nhiễm môi trường xung quanh [17], [31].
  • 10. 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.1.2.3. Chuồng gia súc, gia cầm Chuồng chăn nuôi hợp vệ sinh: Là chuồng trại được xử lý chất thải chăn nuôi hợp vệ sinh bao gồm các loại: - Chuồng xây có mái che, nền cứng có độ nghiêng để thoát nước thải, có hố ủ phân và bể tự hoại 3 ngăn để xử lý phân và nước thải. - Chuồng trại áp dụng công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh quy mô hộ gia đình hoặc trang trại. - Chuồng trại áp dụng công nghệ biogas để xử lý chất thải chăn nuôi… 1.1.3. Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao 1.1.3.1. Hành vi sử dụng nguồn nước sạch ở người Dao Sự hiểu biết của người Dao về tên các nguồn nước sạch còn thấp, tỷ lệ người không biết bất cứ nguồn nào là nước sạch chiếm tới 33%, cao nhất trong các dân tộc thiểu số (DTTS) được điều tra trong 20 tỉnh ở nước ta. Tỷ lệ người biết nước suối đầu nguồn là nước sạch nhiều nhất (52,%), sau đến nước giếng khơi (24,1%); các loại nguồn nước sạch còn lại, tỷ lệ người biết tên rất ít, chỉ dưới 6% cho mỗi loại. Đáng chú ý là vẫn còn 1,7% số người cho rằng nước sông, ao, hồ là sạch và 8,7% đưa ra các tên khác không phải là nước sạch. Cộng đồng người Dao chủ yếu dùng nước suối đầu nguồn và giếng khơi, rất ít người dùng nước máy, nước mưa và nước giếng khoan, do đó tỷ lệ người nói được tên các nguồn nước sạch tập trung vào chính các nguồn nước họ thường dùng. Đa số người Dao được hỏi (72%) không biết tên những loại bệnh tật có thể gây ra bởi việc sử dụng nước không sạch. Bệnh tiêu chảy được nhiều người biết nhất cũng chỉ chiếm 22,7%; các loại bệnh có thể gây ra do sử dụng nước không sạch nhưng rất ít người biết như bệnh về mắt (3,6%), bệnh giun sán (4,4%), bệnh ngoài da (3,8%) và bệnh phụ khoa (0,9%). Trong thực tế, tỷ lệ hộ gia đình cho biết tên các nguồn nước họ đang sử dụng cũng tương tự với sự hiểu biết của họ về nguồn nước sạch: cao nhất là 57,6% số hộ dùng nước suối đầu nguồn
  • 11. 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ và 18,3% số hộ dùng nước giếng khơi; số hộ dùng các nguồn nước khác rất ít (0,7% số hộ dùng nước giếng khoan); không hộ nào dùng nước máy và nước mưa. Tuy vậy 2,1% số hộ vẫn dùng nước sông, ao, hồ và 21,4% còn dùng các nguồn nước khác không thuộc các nguồn nước sạch. Gần nửa số hộ người Dao trong điều tra (49,7%) đã thừa nhận còn uống nước lã, tức nước chưa đun sôi. Trong khi đó, 75,4% số hộ cho biết rằng họ không xử lý nước trước khi ăn uống. Đây là một tỷ lệ khá cao, bên cạnh đó còn 4,8% số hộ không biết rằng nước dùng cho ăn uống cần được xử lý nước trước khi dùng. Người Dao cũng như hầu hết các dân tộc thiểu số khác đều không xử lý trước khi ăn uống bằng các phương pháp có hóa chất, hoặc đánh phèn, họ chủ yếu chỉ dùng cách để lắng (10,6%) hoặc lọc (9,1%) [27], [45], [48], [99]. 1.1.3.2. Hành vi sử dụng nhà tiêu của người Dao Người Dao kể tên các loại nhà tiêu hợp vệ sinh còn rất hạn chế. Giống như ở các dân tộc thiểu số khác, đa số những người Dao được hỏi (73,2%) không biết tên bất kỳ loại nhà tiêu hợp vệ sinh nào. Số người nêu được tên chủ yếu là nhà tiêu tự hoại (20%) và nhà tiêu hai ngăn (10,8%); rất ít người nói được tên nhà tiêu thấm dội nước (0,9%). Người Dao ít biết về tên các bệnh có thể gây ra do sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh. Tỷ lệ người không biết bất kỳ một bệnh nào chiếm tới 63,9% số người được hỏi, cao hơn so với một số dân tộc như Tày, Thái, Mường, Nùng. Tỷ lệ người biết về tên bệnh nhiều nhất là đối với bệnh tiêu chảy (28,7%), còn các bệnh khác đều ít, như bệnh giun (5,5%), bệnh mắt (2,1%)... Đa số người Dao (59,5%) trong số được phỏng vấn đã không biết bất kỳ một cách nào để phòng bệnh tiêu chảy và bệnh giun. Những cách phòng bệnh được nhiều người đưa ra là: vệ sinh nhà cửa (19,1%) và không uống nước lã (19%), sau đến không ăn rau sống (10,9%)... nhưng chỉ có 6,2% số người được hỏi biết phải sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Có thể nói rằng dân tộc Dao là một trong nhiều dân tộc thiểu số còn thiếu hiểu biết về sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh để phòng bệnh tiêu chảy và bệnh giun ở trẻ em. Đa
  • 12. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ số người Dao được phỏng vấn (77,1%) không biết hậu quả của việc sử dụng phân tươi. Trong những người biết hậu quả của việc sử dụng phân tươi, nhiều nhất cho rằng đó là nguồn gieo rắc bệnh tật (16,8%), các ý kiến khác rất thấp, ví dụ nhiễm bẩn nguồn nước chỉ chiếm 2,1% và nhiễm bẩn thực phẩm là 2,6%. Do nhiều người không biết các hậu quả của việc dùng phân tươi nên dẫn đến chỉ gần một nửa số người được hỏi biết rằng cần phải ủ phân trước khi sử dụng (46%). Tuy nhiên, trong những người biết cần phải ủ phân lại chỉ có 21,99% trả lời đúng thời gian cần ủ phân là trên 6 tháng, còn đa số (61,7%) đã trả lời sai thời gian cần ủ phân; đáng chú ý là còn 16,4% số người không biết cần ủ trong mấy tháng. Trong những hộ chưa có nhà tiêu và có nhà tiêu nhưng không hợp vệ sinh, 38,7% có ý định sẽ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; đồng thời hầu hết những hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh rồi nhưng chưa đạt tiêu chuẩn về xây dựng cũng có dự định xây dựng lại nhà tiêu (92,9%). Họ chủ yếu muốn xây nhà tiêu hai ngăn (25,4%), các loại khác rất ít người đề cập. Tuy nhiên, còn 31% số người có ý định xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh đã đưa ra các loại nhà tiêu không có trong danh mục nhà tiêu hợp vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế và 39,9% không biết sẽ xây loại nhà tiêu hợp vệ sinh nào. Lý do giải thích cho việc không có dự định xây dựng nhà tiêu của người Dao cũng giống như các dân tộc thiểu số khác chủ yếu là "không có tiền" (76,9%); một số "không cần" (21,3%) và "không thích" (1,2%). Vì vậy, nếu được Nhà nước cho vay tiền không phải chịu lãi, thì 80% số người được hỏi sẽ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; đa số những hộ chưa có nhà tiêu và có rồi nhưng chưa hợp vệ sinh (79,7%) cũng muốn xây nhà tiêu hợp vệ sinh. Trong thực tế, tỷ lệ hộ gia đình người Dao có nhà tiêu chiếm 50,4% số hộ được điều tra, trong đó tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh rất thấp, chỉ 5,8%. Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh và đạt tiêu chuẩn về xây dựng rất thấp, hoặc đạt tiêu chuẩn về bảo quản và sử dụng, hoặc đạt tiêu chuẩn về bảo quản, sử dụng và xây dựng còn thấp hơn nữa, tương ứng là các tỷ lệ 1%, 0,2% và 0,2%. Trong những hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh, chỉ
  • 13. 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5,1% là nhà tiêu hai ngăn, 0,3% là nhà tiêu tự hoại, 0,3% là nhà tiêu thấm dội nước. Trong đó tỷ lệ đạt tiêu chuẩn về xây dựng nhà tiêu hai ngăn ở người Dao còn rất thấp, chỉ chiếm 0,7% trong tổng số hộ được điều tra. Nhìn chung chỉ có loại nhà tiêu thấm dội nước là đảm bảo đạt tiêu chuẩn xây dựng, đạt tiêu chuẩn về bảo quản và sử dụng hợp lý. Gần một nửa số hộ người Dao được điều tra (44,6%) đang sử dụng các loại nhà tiêu không hợp vệ sinh và gần một nửa số còn lại không có nhà tiêu. Những hộ gia đình người Dao không có nhà tiêu đều đi vệ sinh ra vườn và rừng (85,5%), rất ít người đi nhờ nhà người khác (4,5%) hoặc đi vào chuồng gia súc (10%), [26], [31]. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Thắng [65] về VSMT ở người Dao - Hợp Tiến (Thái Nguyên) cho thấy kiến thức thái độ thực hành của người Dao ở khu vực này về vấn đề VSMT còn chưa tốt thể hiện tỷ lệ người dân có kiến thức, thái độ, thực hành đạt về VSMT còn thấp như: Kiến thức đạt 19,13%; Thái độ đạt 15,85.8%; Thực hành đạt 10,93%. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức thái độ thực hành về vấn đề VSMT của người Dao - Hợp Tiến là yếu tố kinh tế, tuổi, giới và trình độ học vấn. Một số nghiên cứu khác về người Dao cũng thu được kết quả tương tự [27], [42], [60]. Nhìn chung hành vi VSMT sống của người dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía bắc còn chưa tốt, nhất là người Dao. Qua đó chúng ta thấy đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đó là hành vi về VSMT, nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh còn kém. Đặc biệt thái độ về vai trò và tác hại của nguồn nước, nhà tiêu không hợp vệ sinh liên quan đến sức khoẻ và bệnh tật của con người. Đây cũng là vấn đề quan trọng mà ngành y tế cần phải quan tâm đặc biệt, cần có những giải pháp can thiệp thích hợp cho miền núi để cải thiện hành vi VSMT, góp phần thực hiện có hiệu quả nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người DTTS ở miền núi. Tình trạng này cũng tương tự như một số nước đang phát triển trong khu vực [86], [88], [119].
  • 14. 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.2. Phong tục tập quán ảnh hƣởng đến sức khỏe, vệ sinh môi trƣờng của ngƣời Dao 1.2.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của người Dao Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở người Dao có các tên gọi khác: Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu... Ở Việt Nam, người Dao tuy có dân số không đông nhưng các bản làng của họ trải rộng tại các miền rừng núi phía Bắc (Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang,...) đến một số tỉnh trung du như: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và miền biển Quảng Ninh (người Dao Thanh Y). Ngoài ra, người Dao còn chia ra thành nhiều nhóm khác nhau, với những nét riêng về phong tục tập quán mà biểu hiện rõ rệt nhất là trên trang phục của họ như: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Y, Dao Áo Dài, Dao Quần Trắng... Mặc dù họ có nhiều nhóm người khác nhau như vậy nhưng ngôn ngữ của họ là thống nhất để đảm bảo mối quan hệ gắn kết giữa các cộng đồng người Dao với nhau [72]. Tiếng Dao thuộc ngữ hệ Mông - Dao và người Dao ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Quá trình di cư vào Việt Nam phức tạp, kéo dài từ thế kỷ thứ XIII cho đến những năm 40 của thế kỷ XX 27 , [81]. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Dao ở Việt Nam có dân số 751.067 người, chiếm 0,87% dân số cả nước, đứng hàng thứ 9 nhóm dân tộc cư trú tại 61 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố, đông thứ 2 trong các nước có người Dao trên thế giới. Người Dao cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang (109.708 người, chiếm 15,1% dân số toàn tỉnh và 14,6% tổng số người Dao tại Việt Nam), Tuyên Quang (90.618 người, chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh và 12,1% tổng số người Dao tại Việt Nam), Lào Cai (88.379 người, chiếm 14,4% dân số toàn tỉnh và 11,8% tổng số người Dao tại Việt Nam), Yên Bái (83.888 người, chiếm 11,3% dân số toàn tỉnh và 11,2% tổng số người Dao tại Việt Nam), Thái Nguyên (25.360 người, chiếm 2,3% dân số toàn tỉnh và 3,4% tổng số người Dao tại Việt Nam), Quảng Ninh (59.156 người, chiếm 5,2% dân số toàn tỉnh), Bắc Kạn (51.801 người, chiếm 17,6% dân số toàn tỉnh), Cao Bằng
  • 15. 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (51.124 người, chiếm 10,1% dân số toàn tỉnh), Lai Châu (48.745 người, chiếm 13,2% dân số toàn tỉnh), Lạng Sơn (25.666 người)… [27], [72]. Người Dao thường sống xen kẽ và biết tiếng nói của các dân tộc cùng địa phương và giữ gìn bản sắc dân tộc mình. Họ thường sống nơi thung lũng, đồi thấp hoặc quanh chân núi, dọc khe suối, nơi đầu nguồn nước. Họ sống thành từng cụm, từng bản nhỏ riêng và tụ tập xung quanh người có uy tín trong cộng đồng người Dao. Có 2 loại hình xóm bản người Dao: - Xóm bản cư trú phân tán: Với những nhóm người Dao du canh, du cư, thường chỉ 5 - 7 hộ. Kiểu xóm bản này cản trở trong phong trào tổ chức sản xuất, xây dựng đời sống kinh tế, văn hóa và chăm sóc sức khỏe. - Xóm bản cư trú tập trung: Thường ở những nơi đã định canh - định cư hoặc du canh - định cư. Mỗi xóm bản có khoảng 20 - 30 hộ liền kề với nhau. Kiểu xóm bản này thuận lợi cho lối làm ăn tập thể, nhưng khó bảo đảm vệ sinh chung, dễ mắc dịch bệnh, hạn chế việc chăn nuôi gia súc và trồng rau màu [27]. Do người Dao di cư vào Việt Nam trong một thời gian kéo dài, sống phân tán, du canh, du cư, nên quá trình hình thành tộc người rất chậm, các nhóm người Dao đều mang những nét văn hóa địa phương nhất định. Họ được mang những tên gọi khác nhau theo đặc điểm sắc phục, tên địa phương cư trú ban đầu. Do đó, người Dao được chia thành nhiều nhóm, nhưng họ vẫn luôn nhận rõ mối quan hệ với nhau về nguồn gốc và duy trì được ngôn ngữ chung. Các nhóm người Dao có tương đồng về phong tục, tập quán, các hình thái kinh tế, tín ngưỡng. Ngày nay, nhờ sự giao lưu rộng rãi, nên đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc Dao ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi... Việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá của người dân tộc Dao có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đời sống dân cư nông thôn khu vực miền núi phía Bắc 27 , [78]. 1.2.2. Một số tập quán của người Dao có liên quan đến vệ sinh môi trường - Tập quán canh tác, định canh, định cư: Theo nghiên cứu của Bế Viết Đằng, trước đây canh tác nương rẫy, du canh với cây ngô và lúa nương đã trở thành tập quán của dân tộc Dao nên họ thu nhập rất thấp. Cuộc sống của người Dao không ổn định du canh, du cư, không được tiếp cận với các kiến
  • 16. 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thức khoa học, cũng như không được chăm sóc y tế nên họ nghèo đói và lạc hậu. Tình trạng bệnh tật, ốm đau và tỷ lệ trẻ em tử vong còn nhiều, do đó người Dao thường đẻ nhiều, đông con dẫn đến cuộc sống ngày càng nghèo khó. Ngày nay mặc dù hầu hết đồng bào Dao đã định cư, nhưng tình trạng du canh nương rẫy vẫn còn tồn tại. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đã có nhiều chương trình được triển khai nhằm thực hiện xóa đói giảm nghèo, đời sống kinh tế xã hội của đồng bào Dao đang được cải thiện. Tuy nhiên đời sống kinh tế của đại đa số hộ gia đình người Dao hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nghèo đói là nguyên nhân chính gây bệnh tật ở người Dao [26], [27]. - Tập quán xây dựng nhà ở: Theo Đàm Khải Hoàn, người Dao ở miền núi phía Bắc đa số ở nhà đất. Họ cho rằng ở nhà nền đất mới có chỗ để cúng Bàn Vương. Trong nhà thường được chia làm nhiều ngăn như các phòng ngủ, phòng kho, gian bếp... trên gác thường rải gỗ hoặc ván để chứa thóc rẫy, ngô và các loại dụng cụ gia đình khác. Nhà người Dao thường làm mái thấp, với cách bày trí như trên làm cho nhà luôn bị thiếu ánh sáng. Hơn nữa tập quán đun nấu trong nhà gây ô nhiễm khói nặng, hầu hết đàn ông và nam thanh niên người Dao hút thuốc lào hoặc thuốc lá, càng làm tăng thêm tình trạng ô nhiễm khói, do đó người Dao dễ mắc các bệnh về hô hấp, nhất là trẻ em. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của toàn xã hội, nhiều căn nhà người Dao ở vùng định canh, định cư đã thay đổi. Tuy nhiên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa thì thay đổi không đáng kể [42]. Một nghiên cứu về người Dao Đỏ cho thấy họ thường ở nhà đất nằm dưới chân đồi, cạnh khe suối để dẫn được nước về đến tận bếp. Nhà ở của người Dao làm rất thấp là do ngày xưa họ thường làm treo leo trên lưng chừng đồi nên làm nhà thấp để tránh gió bão, đến bây giờ vẫn thành thói quen. Người Dao ở nhà đất cho phù hợp với phong tục cúng bói (việc cúng bói phải nhảy múa nhiều). Một ngôi nhà của người Dao thường làm ba phòng (gian); một phòng khách, một phòng bếp và một phòng ngủ. Phòng ngủ gọi là “buộng lộn”, chạy dọc theo
  • 17. 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ phòng khách. Các phòng thường không có cửa sổ, cửa ra vào phòng khách và xuống bếp thường chật hẹp nên không khí ngột ngạt dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Phòng bếp được chia làm ba khu vực: bếp ngoài là nơi đun nước cho đàn ông tiếp khách; bếp trong là nơi dành cho phụ nữ nấu ăn; phía trong cùng có máng nước được quây lại là nơi để tắm rửa. Trong nhà, ở góc trái của phòng khách giáp với phòng bếp có đặt tủ thờ ma và tổ tiên. Trong tủ phải có bộ tranh Tam Thanh do người được cấp phép vẽ cho (là thầy cúng, thầy vẽ và đã được cấp sắc 12 đèn). Nếu thiếu bộ tranh Tam Thanh thì không được bày tủ thờ chung mà chỉ có một bàn vuông dưới đất để thờ tổ tiên và bàn vuông trên cao thờ ma [27]. - Tập quán ma chay: Đám ma người Dao thường kéo dài ba ngày đêm với nhiều nghi thức, thủ tục phức tạp nhằm đưa linh hồn người chết về Dương Châu. Trước đây, do tập quán du canh, du cư nên hầu hết các nhóm người Dao đều có tục lệ hỏa táng với những người trên 12 tuổi, rồi bỏ một ít tro vào lọ hoặc ống nứa để mang theo thờ cúng mỗi khi di cư đi đến nơi ở mới. Ngày nay tập quán này chỉ còn thấy ở người Dao Áo dài hoặc chỉ còn tàn dư ở người Dao Quần trắng. Người Dao Tiền còn có tục lệ táng lộ thiên trên sàn cao (nếu chết vào giờ xấu, sẽ cho vào một cỗ áo quan đặc biệt được ghép bằng trúc hay nứa nguyên cây, đặt lên sàn cao khoảng 2 mét, 4 cột sàn được làm thật nhẵn để tránh thú rừng, khi thịt rữa hết, xương được cho vào lọ đem chôn). Đây là một hủ tục cần được bãi bỏ vì ảnh hưởng đến VSMT và lây lan nguồn bệnh, có hại cho sức khỏe cộng đồng [27], [106]. 1.3. Một số mô hình truyền thông giáo dục sức khỏe thay đổi hành vi vệ sinh môi trƣờng Một số nghiên cứu đã đưa ra sơ đồ nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi VSMT như sau:
  • 18. 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Sơ đồ 1.1. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ gia đình ngƣời Dao sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh thấp 1.3.1. Phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe có sự tham gia của cộng đồng TT-GDSK tại cộng đồng đòi hỏi cán bộ phải linh hoạt. Những phương pháp và kỹ năng làm việc với cá nhân, nhóm và cộng đồng là những kỹ năng cần thiết mà cán bộ làm công tác TT-GDSK cần được đào tạo một cách cơ bản [40]. Để đảm bảo công tác TT-GDSK đạt kết quả cần vận dụng một nguyên lý quan trọng của chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ), đó là sự tham gia của cộng Ô nhiễm đất, nƣớc và thực phẩm - Cộng đồng không chấp nhận. - Dân thiếu hiểu biết về nhà tiêu (dân trí thấp kém, TT-GDSK kém..). - Tập quán sử dụng phân tươi… - Cán bộ y tế còn yếu kém. Tăng tỷ lệ bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng TỶ LỆ SỬ DỤNG NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH THẤP Sử dụng nhà tiêu không đúng cách Tỷ lệ nhà tiêu Không hợp vệ sinh cao - Kỹ thuật xây nhà tiêu chưa đúng. - Không chọn được loại nhà tiêu thích hợp. - Thu nhập của dân thấp (tăng dân số, thất nghiệp) - Thiếu quan tâm của cộng đồng - Yếu tố khác.
  • 19. 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đồng. Sự tham gia của cộng đồng đã được vận dụng thành công trong nhiều chương trình CSSKBĐ ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới [43]. Cộng đồng luôn có những tiềm năng to lớn, có nhiều sáng kiến, sáng tạo trong tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe. Nếu biết khai thác đạt các nguồn lực của cộng đồng sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp giải quyết được nhiều vấn đề sức khỏe, bệnh tật quan trọng kể cả vấn đề VSMT. Nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đã được rút ra từ sự tham gia của cộng đồng vào các chương trình giải quyết các vấn đề sức khỏe như cung cấp nước sạch, VSMT, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe sinh sản... Ở Việt Nam cộng đồng đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là trong các phong trào vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch. Hiện nay huy động cộng đồng rất phù hợp với chủ trương xã hội hoá công tác y tế. Đó chính là giải pháp thích hợp để tiếp tục huy động tiềm năng to lớn của cộng đồng và các tổ chức xã hội tham gia giải quyết các vấn đề bệnh tật, sức khỏe cộng đồng một cách chủ động, có tổ chức, có kế hoạch [29], [44], [77], [85], [125]. 1.3.2. Huy động cộng đồng thực hiện vệ sinh môi trường Huy động cộng đồng tham gia thực hiện VSMT là một quá trình hoạt động do người cán bộ y tế tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện để tạo ra sự ủng hộ, hỗ trợ, nhất trí từ các bên liên quan trong cộng đồng, nhằm tạo ra một môi trường mọi người đều có trách nhiệm để đạt được những mục tiêu của chương trình [33], [42], [84], [107]. 1.3.2.1. Các bên liên quan trong thực hiện vệ sinh môi trường - Các tổ chức đang có ở địa phương như: tổ chức Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể ở địa phương (xã, xóm)... Hoạt động của những tổ chức này có liên quan rất nhiều đến vấn đề VSMT. Chính vì vậy cần huy động các tổ chức này tham gia phối hợp với trạm y tế xã để làm tốt công tác VSMT. Muốn huy động được các tổ chức này cán bộ y tế cần phải truyền thông cho các cán bộ lãnh đạo các tổ chức, họ phải thật thông, tức là họ phải hiểu rõ nội dung VSMT và tác hại của nó với sức khỏe cộng đồng. Họ phải có quan điểm ủng hộ tích cực, có trách nhiệm cao khi tham gia. Họ tìm mọi cách để tham gia, từ đó họ sẽ triển
  • 20. 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ khai việc tham gia chương trình bằng các hoạt động cụ thể như ra các văn bản, nghị quyết (Đảng ủy, Ủy ban, các ban ngành…). Họ đưa việc thực hiện VSMT vào các tiêu chuẩn thi đua cho các thành viên trong các tổ chức ở địa phương. - Các hội ở địa phương như: Hội người cao tuổi, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ.... Hoạt động của các hội này ít nhiều có liên quan đến các hoạt động chăm sóc sức khỏe vì thế chúng ta cần vận động họ phối hợp chặt chẽ với Trạm y tế để TT-GDSK thực hiện VSMT cho cộng đồng. Ví dụ Hội nông dân tham gia bằng cách vận động hội viên xây dựng các CTVS trong các hộ gia đình. Hội đưa vào tiêu chuẩn thi đua hàng năm cho các Hội viên trong việc thực hiện VSMT. - Ban chăm sóc sức khoẻ: Hiện nay ở nước ta, hầu hết các xã đều có Ban CSSKBĐ, Ban Dân số/Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), Ban chỉ đạo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP)... Các ban này thường do chính quyền (Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch xã) làm trưởng ban, Trưởng trạm y tế làm phó ban thường trực phụ trách về công tác chuyên môn. Ngoài ra các thành viên của ban là cán bộ phụ trách các ban, ngành của xã. Để hoạt động có hiệu quả cán bộ y tế phải là người tham mưu giỏi cho người lãnh đạo để sử dụng thật tốt ban này vào thực hiện chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong các nội dung chăm sóc sức khỏe thì công tác VSMT luôn luôn là vấn đề quan trọng song rất ít khi được ưu tiên vì thái độ của các nhà lãnh đạo, của Ban CSSKBĐ chưa coi trọng đúng đắn về vấn đề này. Mọi người thường cho rằng công tác VSMT chưa thực hiện ngay thì cũng chưa gây hậu quả chết người như giải quyết các dịch bệnh như tả, cúm A hay sốt rét… Vì vậy, trước hết cần truyền thông giáo dục cho chính các lãnh đạo các Ban này. VSMT kém chính là nguyên nhân chính có thể gây ra các vụ dịch chết người ở cộng đồng. Mọi người cần chung tay thực hiện VSMT thì các nguy cơ dịch bệnh mới được khống chế và người dân mới được bảo vệ sức khỏe. - Người dân trong cộng đồng: Không phải bao giờ người ta cũng hiểu tại sao mình lại cần phải cố gắng nâng cao sức khoẻ bằng những nỗ lực của chính mình. Đôi khi họ cảm thấy rằng chăm sóc sức khoẻ là trách nhiệm của Nhà nước, tất nhiên Nhà nước có trách nhiệm về vấn đề này. Việc nâng cao lòng tin của người dân vào các lợi ích của dịch vụ chăm sóc sức khỏe là nhiệm vụ tăng cường TT-GDSK của cán bộ y tế. Truyền thông để mọi thành viên trong cộng
  • 21. 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đồng nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề VSMT để họ tự nguyện tham gia. Sự hợp tác tích cực và sự tham gia của cộng đồng thể hiện từ bước thảo luận bàn bạc tại sao phải xây dựng các CTVS hay xây dựng các công trình VSMT ở địa phương như thế nào đến việc tổ chức thực hiện. Thu hút sự tham gia của cộng đồng đòi hỏi một sự đầu tư rất lớn về nguồn nhân lực, cũng như thời gian và công sức. Không một cán bộ y tế nào có thể thực hiện sự đầu tư ấy một cách có hiệu quả mà không có sự cam kết của cộng đồng. Các cán bộ được giao nhiệm vụ phải nhận thức được việc làm cho cộng đồng hiểu điều đó có giá trị hơn nhiều so với khả năng chuyên môn và kiến thức kỹ thuật. Mọi người cần phải cam kết thực hiện chương trình. Khi mọi người nhận ra điều đó và tham gia thì các chương trình VSMT sẽ được triển khai thực hiện rất tốt. Chúng ta muốn huy động người dân trước tiên chúng ta phải huy động những người có trách nhiệm trước. Đó là các đảng viên, các cán bộ địa phương từ lãnh đạo xã đến thôn xóm. Mọi cán bộ đều gương mẫu tham gia trước tất nhiên người dân sẽ theo. - Những người có uy tín ở cộng đồng: Những người có uy tín ở cộng đồng tuy họ không phải là những người lãnh đạo chính quyền hay các tổ chức xã hội song họ rất có trách nhiệm với mọi người và được mọi người kính trọng. Khi những người này nói thì mọi người sẵn sàng nghe theo, những người này còn được gọi là "Người lãnh đạo dư luận". Những người lãnh đạo dư luận thường được nhiều người ủng hộ. Mỗi khu vực hoặc mỗi nhóm dân cư đều có người lãnh đạo dư luận riêng của mình. Một số người lãnh đạo dư luận có danh tiếng rất dễ nhận ra họ như già làng, trưởng tộc, trưởng họ... ở người Dao, vai trò của Trưởng họ, già làng rất quan trọng. Ai là người lãnh đạo dư luận ở cộng đồng này? Nếu sau khi nói chuyện với một số người trong cộng đồng, chúng ta thấy người nào được nhiều người biết đến và kính trọng nhất, đó chính là người lãnh đạo dư luận của cộng đồng đó. Họ nói gì thì mọi người dân, con cháu đều nghe theo vì họ có uy tín rất lớn trong cộng đồng và trong nội tộc. VSMT là vấn đề khó thực hiện nên rất cần huy động những người lãnh đạo dư luận này tham gia [32], [34], [105], [108], [112].
  • 22. 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.3.2.2. Phân nhóm các bên liên quan trong thực hiện vệ sinh môi trường Một trong những nguyên tắc của huy động cộng đồng thực hiện VSMT là việc tiếp cận được nhiều bên liên quan, vì vậy ngay từ đầu phải xác định được các bên liên quan giữ vai trò quan trọng đối với chương trình huy động cộng đồng. Dựa trên kết quả phân tích các bên liên quan, người cán bộ có thể tạo dựng được sự hỗ trợ từ họ nhằm giúp đạt được mục tiêu đề ra. Các bên liên quan có thể chia thành 4 nhóm: - Những người ra quyết định, hoạch định chính sách, lập pháp: đây là những người có quyền lực, có thẩm quyền đề ra các quyết định và tổ chức thực hiện nhằm tạo ra những thay đổi mong muốn. Những người ra quyết định là những đối tượng quan trọng nhất trong chương trình. Họ có tác động rất lớn đến chương trình vận động. Mục đích của huy động nhằm đạt được sự thay đổi các quyết định có lợi với chương trình VSMT. Đó là lãnh đạo xã (Bí thư, Chủ tịch), những người có thể ra các văn bản nghị quyết hay quyết định huy động nguồn lực cho chương trình. Họ cần phải được huy động đầu tiên và tham gia tích cực thì khả năng thực hiện thành công chương trình mới cao. - Các đối tác và người ủng hộ: bao gồm các cá nhân, các nhóm và các tổ chức cam kết cùng giải quyết vấn đề trên cùng quan điểm, sẵn sàng giành thời gian và nguồn lực cho việc thúc đẩy thực hiện mục tiêu của chương trình VSMT. Họ là ai? Ở địa phương đó là các cơ quan, doanh nghiệp đóng phương. Người cán bộ y tế cần xác định xem sự đóng góp của các đối tác đối với vấn đề VSMT cụ thể là gì? Những yếu tố có thể làm tăng cường mối quan hệ đối tác có thể bao gồm cả việc thỏa thuận về mục tiêu, mục đích của mối quan hệ đối tác, chia sẻ thông tin và bài học thu được, giao tiếp cởi mở và chân thực, gặp gỡ và trao đổi thông tin thường xuyên.
  • 23. 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Những người hưởng lợi: là những người thừa hưởng lợi ích trực tiếp từ kết quả của chương trình. Nếu biết cách huy động, những người hưởng lợi sẽ trở thành người đi vận động thuyết phục đáng tin cậy, đó chính là người dân. Người dân cũng cần được huy động tích cực vào các hoạt động VSMT cho chính họ và cộng đồng. Đóng góp của họ có thể là công sức lao động, lớn hơn nữa đó là tiền bạc. Vận động họ tham gia như thế nào? Rõ ràng phải TT-GDSK để họ hiểu được VSMT là gì? Ý nghĩa của VSMT với sức khỏe của chính họ ra sao ? Sự cần thiết, tầm quan trọng của việc tham gia vào xây dựng môi trường vệ sinh của họ, từ đó họ có thái độ tốt, có trách nhiệm xây dựng các CTVS cho chính họ và có trách nhiệm với cộng đồng. - Nhóm đối lập: họ là những cá nhân, những nhóm có quan điểm khác biệt hoặc đối lập về chương trình VSMT. Số này không nhiều, không nên xem họ là đối thủ cạnh tranh, mà nên coi họ là những người có nhận thức và niềm tin khác về vấn đề này. Một người phản đối về vấn đề này nhưng có thể tán thành những vấn đề khác. Điều quan trọng là xác định những người phản đối là ai, tìm hiểu quan điểm của họ thế nào để có cơ sở đối thoại, trao đổi với họ. Để đảm bảo các quan điểm đối lập không có tác động tiêu cực đến vấn đề mình đang huy động, người cán bộ y tế phải sẵn sàng trình bày những lập luận có tính thuyết phục thông qua các số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu và những số liệu cập nhật [38], [86], [100], [101], [103]. 1.3.2.3. Các bước tiến hành huy động cộng đồng tham gia VSMT Bước 1: Xác định nội dung cần huy động đối với một vấn đề VSMT, tầm quan trọng đối với cộng đồng: Lựa chọn một vấn đề mà cộng đồng đánh giá cao có thể giúp việc tạo lập mối quan hệ đối tác với các tổ chức và khuyến khích các thành viên cộng đồng tham gia trong việc lựa chọn giải pháp. Điều quan trọng là chúng ta cần phải xác định vấn đề huy động một cách thận trọng và cẩn thận để tạo ảnh hưởng quan trọng với cộng đồng và đưa đến những thay đổi quyết định.
  • 24. 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bước 2: Tìm hiểu vấn đề và thu thập số liệu: Sử dụng các báo cáo, thống kê có sẵn, các chỉ số đánh giá sức khỏe cộng đồng, các thông tin từ cơ quan y tế và các đơn vị liên quan của địa phương. Bước 3: Xây dựng mục tiêu chung, cũng như mục tiêu cụ thể để huy động cộng đồng. Bước 4: Xác định các giải pháp và các hoạt động cụ thể nhằm vào các bên có liên quan, các cán bộ quản lý và đại diện phương tiện thông tin đại chúng của địa phương. Bước 5: Xây dựng các cộng cụ đánh giá để đo lường thành công của kế hoạch huy động đã đề ra [40], [83], [107], [118]. 1.3.3. Một số mô hình huy động cộng đồng truyền thông giáo dục sức khỏe để cải thiện hành vi sức khỏe của người dân 1.3.3.1. Thế giới a) Mô hình nhân viên y tế cộng đồng ở Zimbabue Từ năm 1987 có hơn 5.000 nhân viên y tế công cộng được đào tạo trước khi Bộ Y tế chuyển giao cho Bộ Phụ nữ. Nhân viên y tế cộng đồng được cộng đồng lựa chọn, phải là người lớn và có uy tín trong cộng đồng, biết đọc biết viết. Các nhân viên y tế cộng đồng được đào tạo hai tháng lý thuyết và một tháng thực hành. Khi thực hiện nhiệm vụ tại xóm/bản họ chịu sự giám sát của người lãnh đạo cộng đồng và các y tá từ các bệnh viện. Họ được nhận số tiền khuyến khích là 35 đôla Zimbabue/1 tháng, một chiếc xe đạp và một túi thuốc, cộng đồng không chi gì thêm, mỗi năm được đào tạo lại một lần. Mô hình chăm sóc sức khoẻ này thể hiện rõ vai trò lãnh đạo cộng đồng, những người có uy tín tại cộng đồng, điều này rất quan trọng vì các hoạt động y tế tại địa phương (thôn/bản) không có vai trò của trưởng bản thì tính bền vững và hiệu quả sẽ kém, vì họ là người có uy tín trong bản, nên việc triển khai các cuộc vận động về chăm sóc sức khoẻ, VSMT mới có thể thực hiện tốt được. Chính vì vậy, việc làm rõ lợi ích của
  • 25. 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ người dân khi tham gia các chương trình y tế không những đối với đối tượng hưởng lợi trực tiếp là rất quan trọng, nhưng cũng cần chú ý làm rõ mục tiêu, nội dung, lợi ích của các bên liên quan (Trưởng bản, Phụ nữ, Thanh niên, Hội cựu chiến binh tại địa phương) thì mới có sự phối hợp, hợp tác có hiệu quả tốt [11], [12]. b) Mô hình chăm sóc sức khoẻ toàn diện dựa trên cộng đồng và gia đình (WHO, 2004) Mục đích của mô hình này là nhằm đảm bảo tốt hơn việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của người dân và sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có. Mô hình này nhấn mạnh bệnh nhân/khách hàng là trung tâm, những tri thức và sự đóng góp của cá nhân, gia đình và cộng đồng là những yếu tố quyết định đến việc bảo vệ, duy trì sức khoẻ, quản lý bệnh tật và ốm đau. Đây là hướng tiếp cận khách hàng là trung tâm, lấy sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng là tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, cách tiếp cận này đối với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường đã được đề cập từ lâu, tuy nhiên đối với y tế, chỉ vào thập niên 90 cho tới nay, ngày càng được quan tâm đúng mức [11]. c) Cách tiếp cận “Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ"; (Community led total sanitation, viết tắt là: CLTS) Cách tiếp cận do TS. Kamal Kar (Ấn Độ) đề xướng và được áp dụng lần đầu tiên tại Ấn Độ. Hiện nay cách tiếp cận này đã được áp dụng tại trên 30 quốc gia trên thế giới và đạt kết quả tốt. CLTS là phương pháp nhằm đạt được và duy trì tình trạng không phóng uế bừa bãi thông qua việc hướng dẫn cộng đồng phân tích thực trạng vệ sinh, thói quen đi vệ sinh và hậu quả của nó, từ đó có hành động tập thể cụ thể nhằm không phóng uế bừa bãi ra môi trường. Không giống các cách tiếp cận khác trợ cấp bằng tiền mặt hay vật liệu cho hộ gia đình hoặc tập trung vào xây dựng nhà vệ sinh. CLTS tập trung vào động cơ thay đổi hành vi vệ
  • 26. 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ sinh của cộng đồng. Tại Việt Nam, trong năm 2009, Tổ chức phát triển Hà Lan, UNICEF Việt Nam và Cục Y tế Dự phòng và Môi trường - Bộ Y tế đã tiến hành thí điểm cách tiếp cận theo CLTS tại 4 tỉnh là Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu (do Tổ chức phát triển Hà Lan tổ chức) và Điện Biên, Kon Tum (do UNICEF Việt Nam tổ chức). Năm 2010, UNICEF tiếp tục triển khai tại tỉnh Điện Biên, Kon Tum và mở rộng thêm ra các tỉnh Ninh Thuận, An Giang và Đồng Tháp. Tổ chức phát triển Hà Lan tiếp tục thí điểm CLTS tại các huyện đã thực hiện từ 2009 và tiến hành mở rộng tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai và huyện Mường Ẳng, tỉnh Điện Biên. Năm 2011, với những thành công của cách tiếp cận CLTS, Bộ Y tế đã công nhận đây là một trong những phương pháp tiếp cận để cải thiện tình trạng vệ sinh tại Việt Nam là rất tốt. 1.3.3.2. Một số cách tiếp cận bằng truyền thông giáo dục sức khỏe để cải thiện hành vi sử dụng nhà tiêu ở Việt Nam a) Cách tiếp cận “Tiếp thị vệ sinh - SanMark” Cách tiếp cận “Tiếp thị vệ sinh - SanMark” được Tổ chức phát triển quốc tế (International Development Enterprises - gọi tắt là IDE), là tổ chức Phi chính phủ (NGO) của Hoa kỳ, hoạt động trong lĩnh vực cấp nước và VSMT tại Việt Nam [25]. Cách tiếp cận này áp dụng hướng tiếp cận theo định hướng thị trường (SanMark) nhằm khai thác lợi thế của tổ chức phi chính phủ (NGO), thành phần tư nhân, và các cơ quan quản lý nhà nước để tiếp cận và cải thiện vệ sinh cho các hộ dân ở vùng nông thôn nghèo một cách bền vững. Nguồn vốn của chương trình sẽ không sử dụng để tài trợ cho việc mua nguyên vật liệu và xây nhà tiêu mà để tập trung vào thực hiện các hoạt động phát triển thị trường vệ sinh. Tiếp thị vệ sinh - SanMark bao gồm các hoạt động chính như sau: - Đánh giá thị trường vệ sinh: Nghiên cứu thị trường vệ sinh ở cả 2 phía: “Cung” - “Cầu” và môi trường của thị trường, xác định các cản trở cũng như cơ hội phát triển của thị trường vệ sinh tại địa phương. Trên cơ sở các kết quả từ
  • 27. 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nghiên cứu, IDE và các cơ quan cộng tác địa phương sẽ xây dựng một kế hoạch tổng thể, đưa ra các giải pháp theo định hướng thị trường nhằm giải quyết các cản trở, tận dụng các cơ hội, giúp cho thị trường vệ sinh phát triển. - Phát triển công nghệ phù hợp: Trên cơ sở kết quả từ cuộc nghiên cứu thị trường vệ sinh, lựa chọn, sau đó cải tiến các loại nhà tiêu hiện có trên địa bàn sao cho các loại nhà tiêu này vừa đảm bảo các tiêu chí vệ sinh của Bộ Y tế vừa được người dân chấp nhận và ngay cả hộ nghèo cũng có khả năng chi trả. Để đáp ứng được nhu cầu của các hộ dân thuộc mọi tầng lớp từ giàu cho đến nghèo, giới thiệu nhiều loại nhà tiêu với nhiều loại giá khác nhau cũng như các phương án đầu tư khác nhau để người dân tự lựa chọn loại nhà tiêu và phương án đầu tư phù hợp với điều kiện của mình. - Marketing nông thôn: Trên cơ sở nghiên cứu khách hàng một cách kỹ lưỡng (về hành vi, thái độ, mức độ chấp nhận), IDE cùng các cơ quan cộng tác địa phương phát triển một chương trình marketing nhằm nâng cao nhận thức của người dân về các lợi ích của việc có nhà tiêu hợp vệ sinh và thực hiện các hành vi vệ sinh, từ đó tạo được nhu cầu xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh và thay đổi hành vi vệ sinh của người dân. Chương trình Marketing này đã được một hệ thống bao gồm: chính quyền, y tế và hội phụ nữ từ cấp huyện đến cấp xã, thôn và mạng lưới thợ xây thực hiện và được điều phối bởi cơ quan quản lý cấp tỉnh có chức năng thực hiện chương trình vệ sinh của Chính phủ (thường là Trung tâm y tế dự phòng) [75], [87], [91], [126]. - Xây dựng năng lực cho mạng lưới thợ xây: Dự án tập trung vào việc lựa chọn những thợ xây hiện có tại địa phương, huấn luyện cho họ về mặt kỹ thuật để họ có thể cung cấp dịch vụ xây dựng các loại nhà tiêu hợp vệ sinh, đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương với chất lượng tốt và nhanh chóng. Các hoạt động kết nối giữa thợ xây với khách hàng và làm tăng uy tín của thợ xây thông qua sự chứng thực của chính quyền địa phương sẽ giúp các thợ xây có
  • 28. 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thêm khách hàng. Mặt khác, các thợ xây còn được huấn luyện các kiến thức về vệ sinh để có thể thực hiện các hoạt động vận động thuyết phục hộ dân xây nhà tiêu hợp vệ sinh. - Xây dựng năng lực cho cơ quan đối tác địa phương: Thông qua việc trực tiếp thực hiện dự án và thông qua các khóa huấn luyện, năng lực của các cơ quan từ cấp tỉnh, huyện, xã, thôn đã được nâng cao, có thể tự phát triển SanMark ra các địa bàn khác. - Các hoạt động hướng tới người nghèo: Bên cạnh việc giới thiệu các loại nhà tiêu giá thành rẻ và các hướng đầu tư dần dần để người nghèo cũng có thể đầu tư xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh như đã đề cập ở trên, dự án còn có các hoạt động tạo nguồn vốn cho các hộ nghèo thông qua các hoạt động (i) thiết lập các nhóm góp vốn quay vòng làm nhà tiêu, (ii) tích hợp với các chương trình tín dụng của Chính phủ như chương trình cho các hộ nghèo vay tiền để xây dựng các CTVS (Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 04 năm 2004), chương trình 135… Cách tiếp cận SanMark được IDE triển khai thử nghiệm năm 2003 tại 3 xã của tỉnh Quảng Nam, sau đó được nhân rộng ra các địa phương khác, đến năm 2006 đã có 30 xã của tỉnh Thanh Hóa, Quảng Nam thực hiện cách tiếp cận này. Đối với các địa bàn triển khai Tiếp thị vệ sinh - SanMark, sau 3 năm tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đã tăng từ 16% lên 46%, bình quân 10%/năm. Điều quan trọng cách tiếp cận đạt được là sau khi dự án thí điểm kết thúc (2006) tại các địa bàn thực hiện cách tiếp cận chính quyền, đoàn thể vẫn duy trì các hoạt động truyền thông - vận động và việc đầu tư của người dân làm nhà tiêu tiếp tục tăng từ 46% (2006) lên 59% vào năm 2008. Hiện nay cách tiếp cận này đang được triển khai tại một số xã của tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, bước đầu thu được kết quả tốt [6], [8], [90], [120]. b) Mô hình huy động giáo viên cắm bản vào chăm sóc sức khỏe cộng đồng Đó là huy động giáo viên "cắm bản" vào truyền thông giáo dục sức khoẻ
  • 29. 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ VSMT bao gồm: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện mô hình lồng ghép ở xã Văn Lăng (xã can thiệp); Tập huấn cho giáo viên các vấn đề cơ bản về VSMT và phương pháp hoạt động trong mô hình (thời gian tập huấn là một tuần, ngay đầu năm học mới). Hướng dẫn cách làm việc: Mỗi tuần giáo viên sẽ truyền thông một vấn đề sức khoẻ cho học sinh của bản một lần. Sau đó giao nhiệm vụ cho học sinh về truyền thông lại cho gia đình. Mỗi tuần một lần giáo viên đến thăm 3-5 gia đình phụ huynh học sinh để kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh đồng thời tiến hành TT-GDSK cho các thành viên trong gia đình. Cứ hai tháng một lần giáo viên tham gia sinh hoạt với chi đoàn thanh niên bản để tiến hành TT-GDSK cho thanh niên về một nội dung VSMT nào đó. Vai trò các thành viên trong mô hình: Nhân viên y tế bản là người phối hợp làm việc với giáo viên “cắm bản"; Trưởng bản là người tạo điều kiện cho giáo viên làm việc; Hiệu trưởng trường tiểu học xã Văn Lăng là người tổ chức giáo viên thực hiện; Trạm trưởng trạm y tế xã có trách nhiệm giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các giáo viên; Chủ tịch xã là trưởng Ban chỉ đạo giám sát trường học và trạm y tế trong việc thực hiện mô hình. Nhóm nghiên cứu mỗi tháng giám sát một bản và họp với tất cả giáo viên một lần để xem xét tiến độ thực hiện mô hình, bổ sung, cập nhật một số vấn đề về kiến thức cho giáo viên. Các hoạt động của mô hình diễn ra trong một năm. Kết quả sau một năm có sự thay đổi rõ rệt về các chỉ số chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng như VSMT [44], [82]. Ưu điểm lớn nhất của mô hình nghiên cứu là huy động được lực lượng giáo viên cắm bản và học sinh cùng tham gia truyền thông vận động cộng đồng thực hiện vệ sinh môi trường. Và mô hình cũng đã thành công ở các làng bản xa xôi hẻo lánh. Tuy nhiên mô hình chưa huy động được nhiều tổ chức ở cộng đồng tham gia, nhất là vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền đoàn thể trong xã. Cho nên chưa tạo nên sức mạnh tổng hợp của cộng đồng vào giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường.
  • 30. 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ c) Mô hình huy động cộng đồng truyền thông giáo dục sức khỏe một số nội dung CSSKBĐ cho người dân xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Mô hình nghiên cứu của tác giả Lý Văn Cảnh và Đàm Khải Hoàn thực hiện từ 2005 đến 2006. Đây là mô hình huy động cộng đồng tham gia vào truyền thông giáo dục sức khoẻ thực hiện CSSKBĐ, bao gồm: Xây dựng Ban chỉ đạo thực hiện mô hình ở xã; Tập huấn cho các thành viên tham gia Truyền thông về các vấn đề cơ bản như VSMT, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, KHHGĐ và phương pháp hoạt động trong mô hình (thời gian tập huấn mỗi lớp trung bình là một tuần). Nội dung tập huấn đi sâu vào các nội dung CSSKBĐ cần truyền thông. Vai trò các thành viên trong hoạt động can thiệp: Nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB), cộng tác viên (CTV) Dân số, CTV dinh dưỡng là người thực hiện chính. Giáo viên, học sinh, thanh niên là các thành viên tham gia hỗ trợ; Các tổ chức chính quyền, ban ngành, đoàn thể cũng tham gia hỗ trợ; Trưởng bản là người tạo điều kiện cho các thành viên làm việc. Trạm trưởng trạm y tế xã có trách nhiệm giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên. Chủ tịch xã là trưởng Ban chỉ đạo điều hành chung. Kết quả sau một năm hoạt động tập trung vào truyền thông các nội dung VSMT, có sự thay đổi về kiến thức, thái độ, thực hành như sau: VSMT sau một năm can thiệp có sự tham gia của cộng đồng tỷ lệ các gia đình đã biết giữ gìn vệ sinh nhà ở, VSMT xung quanh nhà để phòng tránh bệnh tật tăng 40% - 45%. Các gia đình đã biết sử dụng nước sạch, có nhà tiêu hợp vệ sinh tăng lên rõ rệt (từ 38,5% tới 41,9%). Tỷ lệ người uống nước lã, ăn thức ăn tái hay ôi thiu cũng đã giảm (từ 58,5% còn 39,4%) [36]. Điểm yếu của mô hình này là dựa hoàn toàn vào nguồn lực của dự án Plan. Nên khi dự án rút đi thì không có khả năng duy trì. d) Mô hình “Huy động cộng đồng truyền thông cải thiện hành vi vệ sinh môi trường ở các bản vùng xa xôi, hẻo lánh xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” do Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên thực hiện từ tháng 01/2006 - 12/2007 Cách tiếp cận này do Đàm Khải Hoàn và cộng sự sử dụng phương pháp giáo dục, truyền thông để thay đổi hành vi của người dân từ đó họ đầu tư làm các
  • 31. 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ công trình nước sạch và vệ sinh của gia đình, không hỗ trợ kinh phí để làm nhà tiêu [40]. Qua 24 tháng thực hiện, mô hình đã đạt được kết quả khả quan như KAP của người dân về VSMT được cải thiện rõ rệt: Kiến thức đạt tăng 63%, Thái độ đạt tăng 33,2%, Thực hành đạt tăng 14,5%. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng các công trình hợp vệ sinh cũng tăng đáng kể: nước sạch tăng 10%, nhà tiêu hợp vệ sinh tăng 26,5%, nhà tắm tăng 19%, rời chuồng gia súc ra xa nhà tăng 5%, [39], [40]. Mô hình này ưu điểm là cơ bản, mô hình nghiên cứu của chúng tôi phát triển theo hướng này. Tuy nhiên cũng có một số yếu điểm nhất định trong mô hình nghiên cứu này như khai thác các khía cạnh văn hóa của người Dao còn ít. Mô hình chưa làm rõ vai trò tham gia của các thành phần người Dao có uy tín trong cộng đồng. Điều này là bài học cho chúng tôi sau này xây dựng mô hình nghiên cứu. Tóm lại: Tất cả các mô hình trên đều hướng tới việc huy động cộng đồng tham gia vào TT - GDSK để thay đổi hành vi của người dân, từ hành vi có hại cho sức khỏe sang hành vi có lợi cho sức khỏe. Để thay đổi phong tục tập quán lạc hậu và vấn đề VSMT cho các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa là cả một quá trình lâu dài và thực sự cần thiết. Việc huy động các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội cùng tham gia với ngành y tế là giải pháp cực kỳ quan trọng và có tính bền vững trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đối với người Dao ở vùng đặc biệt khó khăn qua các đánh giá, điều tra cho thấy điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội đều khó khăn và thấp kém hơn các dân tộc thiểu số khác. Chính vì vậy chỉ có huy động cộng đồng tham gia chúng ta mới có thể hoàn thành được việc cải tạo hành vi VSMT cho người Dao ở vùng đặc biệt khó khăn. 1.3.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội.
  • 32. 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3.541km2 chia làm 9 đơn vị hành chính gồm thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Định Hoá, Phú Lương). Dân số toàn tỉnh hơn 1 triệu người, trong đó dân tộc Dao có 25.360 người, chiếm 2,3% dân số toàn tỉnh và 3,4% tổng số người Dao tại Việt Nam [2]. Dân tộc Dao di cư từ 17 đã chọn Thái Nguyên làm nơi cư trú từ nhiều đời nay. Sau năm 1975, người Kinh từ các nơi khác lên xây dựng vùng kinh tế mới, sống cùng với các tộc người bản địa. Song người Dao vẫn sống thành từng xóm bản độc lập, có ngôn ngữ riêng, văn hóa riêng. Theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các - Cây Thị thuộc huyện Đồng Hỷ và xã Vũ Chấn, Liên Minh, Phương Giao thuộc huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, đây cũng chính là 4 xã nằm trong luận án đề tài nghiên cứu [69].
  • 33. 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu - ao đáp ứng các tiêu chuẩn như hộ gia đình có cả vợ và chồng đều là người Dao. . Tiêu chuẩn loại trừ là các hộ gia đình không đảm bảo đủ các tiêu chuẩn trên. - Cán bộ trạm y tế xã của 4 xã được chọn nghiên cứu. - NVYTTB của các xóm bản của 4 xã. - CTV dân số, dinh dưỡng xóm bản của 4 xã. - Cán bộ chính quyền và các ban ngành, đoàn thể của 4 xã và xóm bản. - Giáo viên, học sinh tiểu học ở xóm, bản của 4 xã nghiên cứu. - Sinh viên Trường Đại học Y Dược và Cao đẳng Y tế Thái Nguyên. 2.2. Địa điểm nghiên cứu 2.2.1. Xã Cây Thị Là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên phía Bắc và Tây Nam giáp thị trấn Trại Cau (Đồng Hỷ), phía Đông giáp huyện Võ Nhai. Diện tích đất tự nhiên là 36km2 với khoảng 380ha là diện tích đất canh tác nông nghiệp và hoa màu. Dân số toàn xã là 3.870 người, gồm 6 dân tộc sinh sống (Mông, Dao, Nùng, Sán Dìu, Hoa, Kinh), trong đó chủ yếu là người Dao (khoảng 35%). Người Dao ở Cây Thị vẫn còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu trong đó có các phong tục tập quán về vệ sinh. Xã có 9 xóm, mỗi xóm có 1 NVYTTB với tổng số hộ là 787 hộ, trong đó có 241 hộ người Dao. Trạm y tế có 6 cán bộ trong đó: 1 Bác sỹ đa khoa, 1 Y sỹ sản nhi, 1 Kỹ thuật viên xét nghiệm, 1 Y sỹ đa khoa, 1 Dược tá sơ cấp, 1 điều dưỡng trung học (hợp đồng). . 2.2.2. Xã Vũ Chấn Là xã miền núi đặc biệt khó khăn nằm phía Bắc của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên xã Nghinh Tường
  • 34. 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ và phía Nam giáp xã Lâu Thượng. X 7.769 ha với tổng dân số 2.806 người và 1.164 hộ. Trong đó có 271 hộ người dân tộc Dao sinh sống chủ yếu tại 5 xóm: Khe Cái, Khe Nọi, Khe Rịa, Khe Rạc và Cao Sơn. Hiện tại kinh tế chủ yếu của người dân là nông nghiệp. Người Dao ở Vũ Chấn vẫn còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu như nuôi gia súc, gia cầm thả rông, sử dụng nguồn nước chủ yếu là nước máng lần, không có nhà tiêu chủ yếu phóng uế ra ruộng vườn... ảnh hưởng rất nhiều đến VSMT. Xã có 10 xóm và mỗi xóm có 1 NVYTTB, trạm Y tế có 06 cán bộ trong đó: 1 Bác sỹ chuyên khoa cấp một, 2 Điều dưỡng trung học và 3 Y sỹ (trong đó có 1 Y sỹ kiêm nhiệm là dược tá). Cơ sở vật chất của trạm y tế xã đã được xây dựng, sửa chữa và tăng cường về trang thiết bị y tế với diện tích phù hợp. , x . 2.2.3. Xã Phương Giao Là tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 6km2 phía Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp với xã Bình Long, phía Tây và Nam giáp với xã Dân Tiến, gồm có 5 dân tộc, tổng dân số của xã là: 4.182 người với 925 hộ. Trong đó có 268 hộ người dân tộc Dao. Hiện tại kinh tế chủ yếu của người dân là nông nghiệp. Người Dao ở Phương Giao vẫn còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu trong đó có các phong tục tập quán về vệ sinh. Trạm Y tế có 05 cán bộ trong đó: 2 Bác sỹ, 1 Y sỹ sản nhi, 1 Nữ hộ sinh, 1 Điều dưỡng trung học và 14 NV . 2.2.4. Xã Liên Minh Là xã miền núi đặc biệt khó khăn i, tỉnh Thái Nguyên. 7,2km2 Tràng Xá, - 4.233 người với 1.085 hộ. Trong đó có 254 hộ người dân tộc Dao. Hiện tại kinh tế chủ yếu của người dân là nông nghiệp, trồng rừng, và phát triển cây chè. Người Dao ở Liên Minh đường xá đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu ảnh hưởng rất lớn đến VSMT cũng tương tự
  • 35. 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ như xã Vũ Chấn. Trạm Y tế có 5 cán bộ trong đó: 1 Bác sỹ, 1 Y sỹ đa khoa, 1 Y sỹ sản nhi, 1 Nữ hộ sinh, 1 Điều dưỡng trung học và 9 NVYTTB/9 xóm. Trạm Y tế , x . Hình 2.1. Vị trí các xã nghiên cứu trên bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên Đối chứng Can thiệp
  • 36. 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.3. Thời gian nghiên cứu: ừ tháng 7/2011 đến tháng 7/2014. Nghiên cứu được chia làm 3 giai đoạn như sau: - Điều tra trước can thiệp: tháng 7/2011đến tháng 8/2011 - Tiến hành can thiệp: 18 tháng, từ tháng 8/2011 đến tháng 4/2013 - : từ tháng 5/2013 đến tháng 7/2014. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả có phân tích và nghiên cứu can thiệp trước sau có đối chứng, kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để thu thập thông tin. Giai đoạn 1: . Giai đoạn 2: . d Sơ đồ 2.1. Hoạt động can thiệp so sánh trƣớc sau và có nhóm chứng Can thiệp Điều tra sau 18 tháng (n=210) Điều tra sau can thiệp 18 tháng (n=210) (n=210) So sánh trước sau So sánh trước sau Xã chứng (Liên Minh) (n=210) ) (n=210)
  • 37. 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ mô tả cắt ngang * Cỡ mẫu: Sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước tính 1 tỷ lệ của quần thể 2 2 2/1 d pq Zn p: Tỷ lệ hộ gia đình người Dao có hành vi sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh theo kết quả nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và Cộng sự là 0,25 [39]. Z 1 - /2 95%  Z 1- /2 = 1,96 d: độ chính xác mong muốn, chọn d = 0,03 Từ công thức trên tính được cỡ mẫu tối thiểu n = 801, để dự phòng sai số mất mẫu trong quá trình thu thập thông tin, cộng thêm 5% và làm tròn thành 840. Cỡ mẫu trên được phân bổ ngang bằng nhau cho 4 xã, mỗi xã có 210 . * Kỹ thuật chọn mẫu: - : 3 . nhiều sinh sống tương đối thuần nhất, . trình phát triển kinh tế - xã hội theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ [69], [71] . - : xã Cây Thị thuộc huyện Đồng Hỷ và xã Vũ Chấn, Liên Minh, Phương Giao thuộc huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. - , mỗi hộ gia đình chọn 1 người lớn (chủ hộ gia đ . * Cỡ mẫu: .
  • 38. 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 21 2211 2 12/1 )( )()( pp qpqpZZ n p1: Tỷ lệ hộ gia đình 25% [39]. p2: Tỷ lệ hộ gia đình , mong muốn đạt được 40%. = 95%), Z1- /2 = 1,96 = 0,1 (lực mẫu là 90%), Z1-β = 1,28 Thay vào công thức tính được n = 200, là 210 /xã, 2 xã là 420 người Dao. * Kỹ thuật chọn mẫu Chọn chủ đích xã Vũ Chấn (huyện Võ Nhai) để can thiệp vì nghiên cứu được ủng hộ mạnh mẽ từ chính quyền và nhân dân địa phương. Chọn xã Liên Minh (huyện Võ Nhai) làm đối chứng vì xã tương đồng về điều kiện địa lý, kinh tế xã hội, y tế, sức khỏe. Cả hai xã đều nằm trong các xã đặc biệt khó khăn đã điều tra mô tả qua nghiên cứu cắt ngang trước đó. Khoảng cách giữa 2 xã khoảng 50 km tương đối cách biệt đảm bảo không bị ảnh hưởng của quá trình can thiệp như truyền thông tác động đến thay đổi hành vi ... Do số hộ gia đình người Dao tại các xã nghiên cứu xấp xỉ cỡ mẫu đã tính toán, nên can th : Khe Nọi, Khe Cái, Cao Sơn, Khe Rịa, và Khe Rạc. Các đối tượng được lựa chọn để đánh giá sau can thiệp bằng phương pháp chọn mẫu . xét nghiệm trứng giun đũa trong đất .
  • 39. 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 21 2 11 2 2 ZZ n 1 [38]. 2 . 2 : Phương sai chung, theo kết quả [38]. = 95%), Z1-α = 1,96 = 0,1 (lực mẫu là 90%), Z1-β = 1,28 = / . : 100 hộ gia đình để lấy mẫu đất xét nghiệm tại các vị trí: trong nhà, ngoài sân, trên đường ra nhà tiêu và xung quanh nhà tiêu. . TT-GDSK Chọn toàn bộ các cán bộ đang tham gia công tác TT-GDSK ở tuyến xã bao gồm cán bộ y tế xã, NVYTTB, CTV dân số, cán bộ hội phụ nữ. Trên thực tế điều tra tại 4 xã, nghiên cứu này đã phỏng vấn 87 người về hoạt động TT-GDSK. 2.4.2.5. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính i hai . - Thảo luận nhóm: :
  • 40. 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ : chọn mỗi tổ chức đoàn thể một người, bao gồm lãnh , Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Trạm y tế, Trưởng bản và NVYTTB, số người tham gia thảo luận là 15 . : , trong đó một số người đã được phong sắc, 5 hộ , 5 hộ (hoặc ). - Phỏng vấn sâu: chọn 5 người có uy tín đó là: trưởng bản, trưởng họ người Dao... ở các bản Khe Nọi, Khe Cái, Cao Sơn, Khe Rịa và Khe Rạc. Như vậy cỡ mẫu nghiên cứu định tính ở xã Vũ Chấn (can thiệp) là 60 người, trong đó 30 người trước can thiệp và 30 người sau can thiệp. Cỡ mẫu của xã Liên Minh (đối chứng) cũng tương tự như xã can thiệp. 2.4.3.1. Phương pháp xây dựng mô hình can thiệp Bước 1: Xác định nội dung cần huy động cộng đồng tham gia giải quyết là vấn đề hành vi VSMT nào? Thông qua các kết quả nghiên cứu định lượng cũng như định tính trả lời câu hỏi này. Cách tiến hành là sử dụng phương pháp chẩn đoán cộng đồng và tính điểm để chẩn đoán hành vi sức khỏe (hành vi VSMT ưu tiên). Bước 2: Tìm hiểu vấn đề và thu thập số liệu: sử dụng các nhu cầu của cộng đồng để xây dựng giải pháp TT-GDSK và phương pháp huy động cộng đồng chung [35]. Bước 3: Xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể để huy động cộng đồng cải thiện hành vi VSMT ưu tiên. Bước 4: Xác định các giải pháp và các hoạt động cụ thể thực hiện mô hình can thiệp.
  • 41. 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bước 5: Xây dựng các công cụ theo dõi/giám sát và đánh giá để đo lường kết quả các hoạt động của mô hình can thiệp [35], [37]. 2.4.3.2. Xây dựng mô hình can thiệp Tên mô hình can thiệp là: Truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh môi trường cho người Dao tại xã Vũ Chấn. Qui trình xây dựng mô hình gồm các công việc sau: a) Xây dựng nguồn lực cho mô hình * Thành lập Ban chỉ đạo Ban chỉ đạo lồng ghép với Ban CSSKBĐ của xã bao gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND), Trưởng các ban/ngành chủ chốt và các tổ chức xã hội như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân... Trong đó chúng tôi chọn Mặt trận Tổ quốc làm nòng cốt của ban chỉ đạo. * Nhiệm vụ chính của Ban chỉ đạo như sau - Tổ chức các hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện VSMT ở xã. - Đôn đốc, kiểm tra giám sát các hoạt động VSMT ở xã. - Ban chỉ đạo, dưới sự lãnh đạo của Trưởng ban - Chủ tịch xã, định kỳ 2 tháng giao ban 1 lần để đánh giá kết quả làm được trong 2 tháng qua và xây dựng kế hoạch thực hiện trong 2 tháng tới. - Xây dựng nhiệm vụ của từng thành viên trong Ban chỉ đạo ở xã. - Xây dựng nhiệm vụ của các thành viên ở tuyến xóm, bản. * Cơ sở vật chất cho mô hình - Chuẩn bị tài liệu tập huấn về VSMT. - Chuẩn bị tài liệu TT-GDSK. * Tập huấn cho các thành viên của mô hình Tập huấn về nhiệm vụ, phương pháp thực hiện nhất là TT-GDSK về VSMT. b) Thực hiện hoạt động can thiệp của mô hình
  • 42. 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Ban chỉ đạo điều hành các hoạt động thực hiện mô hình theo kế hoạch. - Thực hiện theo dõi giám sát chặt chẽ: + Tuyến xã giám sát các hoạt động ở xóm, bản. + Nhóm nghiên cứu 2 tháng/lần tham gia giao ban cùng Ban chỉ đạo. Công việc này diễn ra liên tục trong 18 tháng. c) Giai đoạn đánh giá Đánh giá theo các nhóm chỉ số can thiệp xây dựng mô hình. - Nhóm can thiệp về đào tạo: một số chỉ số về đào tạo TT-GDSK cho người Dao. - Nhóm can thiệp về tổ chức: một số chỉ số về điều hành, giám sát TT- GDSK của các đối tượng tham gia mô hình. - Nhóm hoạt động can thiệp về thực hiện TT-GDSK (gián tiếp, trực tiếp), một số chỉ số đánh giá hiệu quả mô hình trong chuyển đổi hành vi VSMT của người Dao. Đánh giá hiệu quả xã hội như tính bền vững khả năng duy trì mô hình cũng như hiệu quả kinh tế của mô hình nghiên cứu. 2.4.4.1. Nhóm chỉ số đánh giá thực trạng hành vi VSMT của người Dao - : hợp vệ sinh n hợp vệ sinh đầu nguồn : trong, kh [4], [9]. C cụ thể như sau: hợp vệ sinh .
  • 43. 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hợp vệ sinh ống bi . hợp vệ sinh . ) đựng . . - : . có ống thông hơi 2 ngăn ủ phân tại chỗ , n T - - [17]. - : i n t v ở, c i chăn nuôi sinh: phân, n c u c thu gom x m t
  • 44. 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đ b n n ng xung quanh [3], [7]. gia đ c tr lên, trong đ ng không h sinh t đ đ chă i h sinh. - : , giấy bao bì, giấy gói, giấy bóng, lá bánh, xốp, vỏ đồ hộp, vỏ hộp nhựa (HCBVTV)... : đốt rác, ủ rác, chôn vùi rác, phòng nhiệt sinh học. - c, h , h s i chă h cho điểm trên nguyên tắc trả lời đúng được 2 điểm, đúng nhưng không đầy đủ được 1 điểm, không biết hoặc trả lời sai được 0 điểm. Dựa trên cắt đoạn 50% của tổng số điểm chia hành vi VSMT thành 2 mức: + Đạt: ≥ 50% tổng số điểm. + Chưa đạt < 50% tổng số điểm. 2.4.4.2. Nhóm chỉ số về yếu tố ảnh hưởng đến hành vi VSMT - Xã đặc biệt khó khăn: Tiêu chuẩn đánh giá theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu được đưa vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế xã hội, các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 [69], [71]. - Trình độ học vấn: + Mù chữ là những người không biết đọc, không biết viết. + Biết đọc, + Tiểu học là những người đã học hết lớp 4/10 hoặc 5/12.
  • 45. 45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Trung học cơ sở (THCS) trở lên là những người đã học hết lớp 7/10 hoặc lớp 9/12 [72]. - Hộ nghèo: Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000đồng/người/ tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống [70]. - Hộ có phương tiện truyền thông (PTTT): là những hộ gia đình có đài, tivi, báo chí... còn hoạt động, đang sử dụng được. - , nguồn gây ô nhiễm không khí, nguồn gây ô nhiễm nước, các bệnh do nước không hợp vệ sinh gây ra. : Đạt (≥ ), Chưa đạt ) (Phụ lục 02). - : Đạt (≥ ), Chưa đạt (< ) (Phụ lục 02). - Đánh giá KAP về VSMT nói chung: Đạt, Chưa đạt. 2.4.4.3. Nhóm chỉ số can thiệp - - ... - thay đổi kiến thức, thái độ và hành vi VSMT . - Sự thay đổi về ô nhiễm trứng giun đũa trong đất ở các hộ gia đình người Dao xã Vũ Chấn (can thiệp) và xã Liên Minh (đối chứng). - Đánh giá hiệu quả can thiệp bằng chỉ số hiệu quả (CSHQ) và hiệu quả can thiệp (HQCT). + Chỉ số hiệu quả:
  • 46. 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 2 1 % 100 p p CSHQ x p p1: tỷ lệ chỉ số nghiên cứu trước can thiệp p2: tỷ lệ chỉ số nghiên cứu sau can thiệp + Hiệu quả can thiệp: HQCT (%) = CSHQCT - CSHQĐC CSHQCT: chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp CSHQĐC: chỉ số hiệu quả của nhóm đối chứng 2.5. Điều tra viên phỏng vấn trực tiếp chủ hộ gia đình theo mẫu phiếu điều tra, trong trường hợp không gặp chủ hộ sau 2 lần đến điều tra thì phỏng vấn một người lớn (>25 tuổi) trong cùng hộ gia đình để thay thế, trong trường hợp không có người trong hộ gia đình thay thế thì chọn hộ gia đình liền kề hộ gia đình đó để thay thế. 2.5.2. Quan sát Điều tra viên quan sát điều kiện VSMT tại các hộ gia đình “ - T - [17]. 2.5.3. Xét nghiệm trứng giun đũa trong đất Tiến hành xét nghiệm trứng giun đũa trong đất theo phương pháp Đặng Văn Ngữ cải tiến [22]. - Lấy mẫu đất: Dùng chổi quét (trong nhà, ngoài sân) quét từ 5 điểm trở lên theo hình sao. Ở đường đi và xung quanh nhà tiêu thì dùng xẻng con hoặc muôi nạo đất sâu tới 20 cm. Đất được rây loại bỏ đất to, đá... lấy từ 20-30gam cho vào
  • 47. 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ túi có nhãn riêng cho từng mẫu, từng nhà. Đất lấy xong chuyển về bảo quản tại phòng xét nghiệm Vi sinh - Ký sinh trùng, trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên. Mỗi mẫu lấy 10g đất làm xét nghiệm tìm, đếm số lượng trứng giun đũa trong một mẫu đất (3 trứng giun = 1+). - Vị trí lấy mẫu: Mỗi hộ gia đình lấy 4 mẫu đất: mẫu M1 là đất trên nền nhà, mẫu M2 là đất ngoài sân, mẫu M3 là đất trên đường ra nơi đại tiện, mẫu M4 là đất xung quanh nhà tiêu, cách nhà tiêu 1,0m - 1,5m. Mẫu M4 chỉ áp dụng cho các hộ gia đình người Dao có sử dụng nhà tiêu nằm trong mẫu nghiên cứu. Tiêu chuẩn đánh giá sự ô nhiễm trứng giun của đất như sau: + Số trứng giun đũa/kg đất: < 100 là đất sạch. + Số trứng giun đũa/kg đất: 100 - 300 là đất hơi bẩn. + Số trứng giun đũa/kg đất: > 300 là đất rất bẩn. S , trưởng họ (phụ lục 6). 2.5.5. Thảo luận nhóm trọng tâm Thảo luận nhóm (phụ lục 4-5) : + Trước khi tiến hành can thiệp, thảo luận nhóm để xác định vai trò của các bê .