SlideShare a Scribd company logo
1 of 103
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-----------------------------------------
NGUYỄN VÂN ANH
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƢỜNG
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA
SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM - ĐHTN
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số : 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS NGUYỄN THỊ TÍNH
Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện luận văn: Các biện pháp quản lý tăng cường hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên, trƣớc hết tối bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS Nguyễn Thị Tính,
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu hoàn thành luận
văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy cô giáo khoa Tâm lý - Giáo dục, Khoa
Sau Đại học và đặc biệt là các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các chuyên đề
của toàn khóa học đã tạo điều kiện, đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt quá trình
hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới Khoa Tâm lý - Giáo dục, Khoa Sau
Đại học và các đơn vị trong trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã
gióp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn anh em, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu và hòan thành luận văn.
Tác giả luận văn
Nguyễn Vân Anh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn3
MỤC LỤC
Mở đầu 7
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động nghiên
cứu khoa học ở trƣờng ĐHSP- ĐHTN
12
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 12
1.2 Một số khái niệm cơ bản 19
1.2.1 Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục 19
1.2.2 Khái niệm khoa học, nghiên cứu khoa học. 23
1. 3 Các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên trƣờng ĐHSP- ĐHTN
25
1.3.1 Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐH SP- ĐHTN 25
1.3.1.1 Hoạt động NCKH của sinh viên Trƣờng ĐHSP- ĐHTN 25
1.3.1.2 Đặc điểm của quản lý hoạt động NCKH của sinh viên 26
1.3.1.3 Nội dung của quản lý hoạt động NCKH của sinh viên 28
1.3.1.4 Phƣơng pháp quản lý hoạt động NGKH của sinh viên 30
1.3.2 Quy trình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 32
Kết luận chƣơng 1 32
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động nghiên cứu
khoa học của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN
34
2.1 Giới thiệu về trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHTN 34
2.2 Thực trạng về công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên trƣờng Đại học Sƣ phạm – ĐHTN
37
2.2.1 Thực trạng quản lý và hƣớng dẫn hoạt động NCKH cho sinh viên của
cán bộ, giảng viên.
43
2.2.2 Thực trạng hoạt động NCKH của sinh viên điều tra trên góc độ SV 49
Kết luận chƣơng 2 55
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn4
Chƣơng 3: Một số biện pháp quản lý tăng cƣờng hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên trƣờng ĐHSP – ĐHTN
56
3.1 Cơ sở pháp lý của việc đề xuất các biện pháp 56
3.2 Hệ thống biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh
viên trƣờng Đại học Sƣ phạm – ĐHTN
57
3.2.1 Nhóm biện pháp thứ nhất: Tăng cƣờng công tác chỉ đạo, sự phối hợp
giữa các đơn vị trong và ngoài trƣờng tổ chức có hiệu quả hoạt động
NCKH của sinh viên
57
3.2.1.1 Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài trƣờng 57
3.2.1.2 Nâng cao năng lực nhận thức của sinh viên về NCKH 59
3.2.1.3 Ban hành một hệ thống các văn bản hƣớng dẫn cho hoạt động NCKH
của sinh viên.
61
3.2.1.4 Đổi mới phƣơng thức kiểm tra đánh giá hoạt động NCKH của SV 62
3.2.1.5 Đổi mới công tác khen thƣởng về NCKH sinh viên 63
3.2.2 Nhóm biện pháp thứ hai: Xây dựng phá triển nguồn nhân lực phục vụ
cho hoạt động NCKH của sinh viên, đa dạng hóa các nguồn lực.
64
3.2.2.1 Nâng cao năng lực NCKH cho cán bộ, giảng viên. 64
3.2.2.2 Tăng cƣờng cơ sở vật chất cho hoạt động NCKH của sinh viên 65
3.2.2.3 Huy động các nguồn lực để hỗ trợ cho hoạt động NCKH của sinh viên 65
3.2.2.4 Đẩy mạnh công tác thông tin trong hoạt động NCKH của sinh viên; phổ
biến các định hƣớng nghiên cứu của Bộ, đại học, nhà trƣờng để cán bộ,
đơn vị có tính chủ động trong nghiên cứu.
66
3.2.2.5 Đẩy mạnh công tác ứng dụng CNTT trong NCKH của sinh viên và
quản lý NCKH của sinh viên.
67
3.2.3 Nhóm biện pháp thứ ba: Kết hợp NCKH với hoạt động học tập của SV 68
3.2.3.1 Tăng cƣờng chỉ đạo các hoạt động làm bài tập lớn, tiểu luận trong quá
trình dạy học
68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn5
3.2.3.2 Chỉ đạo thực hiện đổi mới phƣơng pháp giảng dạy ở đại học theo hƣớng
tăng cƣờng hoạt động tự nghiên cứu của sinh viên
68
3.2.3.3 Tăng cƣờng hoạt động tự nghiên cứu, tìm tòi của sinh viên trong
chƣơng trình đào tạo của sinh viên làm quen với hoạt động NCKH
73
3.2.3.4 Tăng cƣờng hoạt động thực tế và kiến tập sƣ phạm 73
3.2.3.5 Phát huy vai trò chủ động, tích cực của giảng viên, sinh viên và đơn vị
khoa trong hoạt động NCKH của sinh viên.
76
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp và điền kiện thực hiện các biện pháp. 76
3.3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp 76
3.3.2 Điều kiện để thực hiện các biện pháp 77
3.4 Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất 77
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 77
3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 77
3.4.3 Các phƣơng pháp khảo nghiệm 77
3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 77
Kết luận chƣơng 3 80
Kết luận và kiến nghị 81
I Kết luận 81
II Kiến nghị 82
Tài liệu tham khảo 84
Phụ lục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn6
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Công nghiệp hóa - hiện đại hoá CNH-HĐH
Công nghệ thông tin CNTT
Đại học Sƣ phạm ĐHSP
Đại học Thái Nguyên ĐHTN
Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT
Giảng viên GV
Khoa học - Kỹ thuật KH-KT
Khoa học công nghệ KHCN
Nghiên cứu khoa học NCKH
Quản lý khoa học – Quan hệ quốc Tế QLKH - QHQT
Sinh viên SV
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn7
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1
Biểu đồ 2.1
Bảng 2.1
Khái niệm quản lý
Đề tài NCKH của sinh viên 2001-2008
Số lƣợng các đề tài NCKH và giải thƣởng sinh viên NCKH
22
36
37
Bảng 2.2 Thống kê giải thƣởng Olympic sinh viên 37
Bảng 2.3 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý về các biện pháp nâng cao
chất lƣợng NCKH của sinh viên
38
Bảng 2.4 Các biện pháp quản lý hoạt động NCKH sinh viên của cán bộ quản
lý đã tiến hành
39
Bảng 2.5 Đánh giá của cán bộ quản lý về quy trình quản lý hoạt động NCKH
sinh viên của trƣờng ĐHSP - ĐHTN
41
Bảng 2.6 Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực NCKH của sinh viên 42
Bảng 2.7 Thực trạng nhận thức của cán bộ giảng viên nhà trƣờng về ý nghĩa
của hoạt động NCKH đối với sinh viên
43
Bảng 2.8 Đánh giá của giảng viên về kỹ năng NCKH của sinh viên 45
Bảng 2.9 Nhận xét của giảng viên về nguyên nhân dẫn tới chất lƣợng đề tài
NCKH của sinh viên chƣa đƣợc tốt
47
Bảng 2.10 Đề xuất của giảng viên về các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng
NCKH của sinh viên
47
Bảng 2.11 Biện pháp hƣớng dẫn đề tài NCKH của giảng viên cho sinh viên 48
Bảng 2.12 Thực trạng nhận thức của sinh viên về ý nghĩa của hoạt động NCKH
đối với sinh viên
49
Bảng 2.13 Thực trạng các hình thức sinh viên đã tham gia để tiến hành NCKH 50
Bảng 2.14 Các biện pháp NCKH đã đƣợc thực hiện 51
Bảng 2.15 Tự đánh giá của sinh viên về kỹ năng NCKH của sinh viên 52
Bảng 2.16 Đánh giá của sinh viên về hoạt động hƣớng dẫn NCKH của cán bộ
giáo viên
54
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp trƣng cầu ý kiến 78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên con đƣờng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc trong xu thế
hội nhập toàn cầu hiện nay thì GD&ĐT đóng một vai trò đặc biệt và ngày càng
đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta quan tâm. Nghị quyết TW II Đại hội Đảng lần thứ
VIII đã khẳng định "Đầu tư cho giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ là
quốc sách hàng đầu".
Trong các trƣờng đại học yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến chất
lƣợng giáo dục đại học chính là lòng say mê học hỏi, năng lực sáng tạo, năng
lực tự nghiên cứu của sinh viên - những ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc. Mục
đích giáo dục đại học là đào tạo ra những sinh viên có tri thức, biết sử dụng và
làm chủ dƣợc những thành tựu của KHCN hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển
của xã hội. Chất lƣợng gi¸o dục đại học phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức
NCKH của sinh viên. Nghiên cứu không chỉ là một chức năng thứ yếu của giáo
dục đại học mà còn là điều kiện không thể thiếu đƣợc làm cho nhà trƣờng phù
hợp với xã hội và đảm bảo chất lƣợng. Vì vậy, nghiên cứu khoa học sinh viên
trong các trƣờng đại học nói chung và ĐHSP nói riêng là việc làm cần thiết.
Thông qua hoạt động NCKH nhằm phát huy năng lực trí tuệ vốn có của mỗi
ngƣời, hình thành kỹ năng, phƣơng pháp NCKH cho ngƣời học và giúp ngƣời
học có đƣợc thói quen làm việc độc lập, sáng tạo để củng cố chuyên môn,
nghiệp vụ, nâng cao trình độ và sáng tạo những giá trị mới cho xã hội.
Hiện nay, công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên còn gặp
những hạn chế, để tìm ra phƣơng hƣớng khắc phục và góp phần nâng cao chất
lƣợng nghiên cứu khoa học cũng nhƣ chất lƣợng đào tạo giáo viên và cán bộ
quản lý, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài "Các biện pháp quản lý tăng cường
hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại
học Thái Nguyên" làm đề tài nghiên cứu bởi nó mang tính thiết thực và cấp
bách đối với hoạt động quản lý GD&ĐT của nhà trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn9
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng NCKH của sinh viên trƣờng
ĐHSP - ĐHTN và xây dựng một số biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt
động nghiên cứu khoa học của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
trƣờng ĐHSP - ĐHTN.
- Đối tƣợng nghiên cứu: Biện pháp quản lý tăng cƣờng hoạt động nghiên
cứu khoa học của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là một nội dung quan trọng
trong quản lý nhà trƣờng.
Việc xây dựng các biện pháp thiết thực, mang tính khoa học nhằm tăng
cƣờng công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả NCKH của sinh viên và nâng cao chất lƣợng đào tạo
của nhà trƣờng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Tìm hiểu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng
đại học.
5.2 Tìm hiểu thực trạng của công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên
trƣờng ĐHSP - ĐHTN.
5.3 Các biện pháp đề xuất tăng cƣờng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp các cơ sở, tài liệu lý luận về quản lý
giáo dục và lý luận quản lý nghiên cứu khoa học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn10
Phƣơng pháp lịch sử nghiên cứu lịch sử vấn đề, tìm hiểu, khai thác các
công trình nghiên cứu về quản lý công tác NCKH trong trƣờng và quản lý nhà
trƣờng để làm cơ sở tiếp tục cho các hoạt động nghiên cứu.
6.2 Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Phƣơng pháp thống kê số liệu các đề tài NCKH của sinh viên và các
nhận xét về kết quả nghiên cứu của các đề tài.
Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia nhằm khai thác kinh nghiệm, vốn
hiểu biết của các chuyên gia về các biện pháp quản lý.
Phƣơng pháp trò chuyện, phỏng vấn để thu thập những thông tin về hoạt
động quản lý NCKH của trƣờng.
Phƣơng pháp quan sát sử dụng nhằm hỗ trợ cho các phƣơng pháp khác
trong quá trình nghiên cứu để thấy rõ hơn hoạt động của sinh viên trong quá
trình tổ chức thực hiện hoạt động NCKH.
Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm của sinh viên: các báo cáo khoa học,
bài tập, đề tài khoa học, khoá luận, luận văn tốt nghiệp.
6.3 Nhóm phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng thống kê toán học sử lý số liệu về quản lý hoạt động NCKH của
sinh viên góp phần làm cho kết quả nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy chính
xác cao.
7. Phạm vi giới hạn nghiên cứu
Hoạt động NCKH của sinh viên đƣợc thể hiện ở nhiều hình thức khác
nhau nhƣ đề tài NCKH, bài tập lớn… Với phạm vi giới hạn nghiên cứu đề tài
chủ yếu tập trung nghiên cứu đề tài khoa học của sinh viên.
8. Cấu trúc luận văn
Gồm 3 chƣơng
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động NCKH ở trƣờng
ĐHSP - ĐHTN
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2 Một số khái niệm cơ bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn11
1.2.1 Khái niệm quản lý, quản giáo dục.
1.2.2 Khái niệm khoa học, NCKH.
1.3 Các vấn đề quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN
1.3.1 Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP – ĐHTN.
1.3.2 Quy trình quản lý hoạt động NCKH của sinh viên
* Kết luận chƣơng 1
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên
trƣờng ĐHSP - ĐHTN
2.1 Giới thiệu về Đại học Sƣ phạm - ĐHTN
2.2 Thực trạng về công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng
ĐHSP - ĐHTN
2.2.1 Thực trạng quản lý và hƣớng dẫn hoạt động NCKH cho sinh viên của cán
bộ, giảng viên
2.2.2 Thực trạng hoạt động nghiên cứu của sinh viên điều tra trên góc độ sinh
viên
* Kết luận chƣơng 2
Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý tăng cƣờng hoạt động NCKH của sinh
viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN
3.1 Cơ sở pháp lý của việc đề xuất các biện pháp.
3.2 Hệ thống biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP
– ĐHTN.
3.2.1. Nhóm biện pháp thứ nhất: Tăng cƣờng công tác chỉ đạo và sự phối hợp
giữa các đơn vị trong và ngoài trƣờng tổ chức có hiệu quả hoạt động
NCHK của sinh viên.
3.2.2 Nhóm biện pháp thứ hai: Xây dựng phát triển nguồn nhân lực phục vụ
cho hoạt động NCKH, đa dạng hóa của nguồn lực
3.2.3 Nhóm biện pháp thứ ba: Kết hợp NCKH với học tập của sinh viên
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp và điều kiện để thực hiện các biện pháp.
3.3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn12
3.3.2 Điều kiện để thực hiện các biện pháp.
3.4 Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm
3.4.2 Nội dung khảo nghiệm.
3.4.3 Các phƣơng pháp khảo nghiệm.
3.4.4 Kết quả khảo nghiệm.
* Kết luận chƣơng 3
9. Kết luận và kiến nghị
I. Kết luận
II. Kiến nghị
10. Tài liệu tham khảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn13
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục đại học đƣợc quan tâm hàng đầu vào giai đoạn những thập niên
cuối thế kỷ XX, khi khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ mạnh mẽ . Để
đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, quá trình đào tạo ở các
trƣờng đại học đã gắn chặt chẽ với NCKH, với thực tiễn cuộc sống. NCKH
đóng một vai trò, một sứ mệnh to lớn là căn cứ để các trƣờng cập nhật, đổi mới
chƣơng trình và nội dung đào tạo nhằm đƣa nền giáo dục nƣớc ta hội nhập với
khu vực và thế giới. Việc tìm ra các giải pháp hay các biện pháp quản lý nhằm
nâng cao chất lƣợng NCKH trong các trƣờng đại học là một trong những vấn đề
đƣợc quan tâm của rất nhiều nhà chuyên gia, khoa học có tâm huyết trong và
ngoài nƣớc.
Ở nƣớc ngoài
Các trƣờng đại học ở Liên Xô trƣớc đây rất coi trọng các hình thức tổ
chức NCKH cho sinh viên, trong đó tổ chức cho sinh viên làm khóa luận, luận
văn tốt nghiệp đƣợc coi là quan trọng nhất.
Trong các công trình triết học, thiên tài Lênin đã xây dựng cơ sở phƣơng
pháp luận khoa học của nền khoa học tự nhiên hiện đại và cũng theo sáng kiến
của Lênin lần đầu tiên trong lịch sử khoa học, Liên Xô bắt đầu kế hoạch hoá
khoa học trong quy mô toàn quốc đề ra và thực hiện thành công chính sách phát
triển khoa học thống nhất trong toàn quốc.
Năm 1971, M.T.Lubixƣna
Năm 1971, M.T.Lubixƣna và A.A. Gơroxepxki trong chuyên khảo Tổ
chức công việc tự học của sinh viên cho rằng NCKH của sinh viên đại học là
một trong những hình thức hoàn thiện nhất về mặt đào tạo khoa học, có hiệu
quả thiết thực đối với việc nâng cao trình độ của sinh viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn14
Năm 1972, P.T.Prikhodko trong tác phẩm Tổ chức và phương pháp công
tác NCKH [33] đã giới thiệu những nét đặc trƣng cơ bản của hoạt động NCKH
của sinh viên. Tác giả đánh giá tầm quan trọng của việc tổ chức cho sinh viên
làm niên luận, khóa luận tốt nghiệp, coi đây là những hình thức tập dƣợt NCKH
nhờ đó mà sinh viên có khă năng tự học suốt đời.
W.Humboldt (1767 - 1835) ngƣời sáng lập trƣờng Đại học Berlin cũng
đã có ý kiến cho rằng với nhiệm vụ đi tìm tri thức, trƣờng đại học không thể gạt
bỏ toàn bộ lĩnh vực NCKH cho các viện khoa học và nếu làm nhƣ vậy thì đã tự
phủ định mình.
Luật giáo dục Cao đăng của nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong
các chƣơng I, điều 10 có ghi: “Nhà nước bảo đảm tự do NCKH, sáng tác văn
học nghệ thuật và các hoạt động văn hóa khác trong các trường cao đẳng theo
đúng pháp luật…”, trong đó có quyền và nghĩa vụ NCKH của sinh viên, coi
đây là một biện pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo [10, tr 257]
Hoa Kỳ trong Chiến lƣợc 1998 – 2000 của Bộ Giáo dục đã ghi nhận
NCKH giáo dục góp phần cải thiện nền giáo dục quốc gia, Hoa kỳ đã xác định
những vấn đề ƣu tiên tổ chức cho sinh viên NCKH [10, tr. 414].
Trong tác phẩm “Research and Report Writing” [7], tác giả Francesco
Cordasco và Elliots S.M.Galner đã chỉ ra những hoạt động cụ thể để hình thành
kỹ năng NCKH cho sinh viên.
Năm 1990, Gary Anderson (New York), trong tác phẩm “ Fundamentals
of educational research. [35], tác giả chú trọng đến việc tìm tòi các nguyên tắc,
phƣơng pháp cũng nhƣ công cụ, kỹ thuật NCKH để huấn luyện cho sinh viên.
Tại Singapore năm 1983, hai tác giả Keith Howard và John A.Sharp đã
biên soạn tài liệu “ The management of a student research project” [36] nhằm
giúp sinh viên biết cách quản lý kế hoạch nghiên cứu. Các tác giả đã trình bày
những vấn đề về chọn lựa đề tài, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tập hợp, phân
tích, xử lý và đánh giá kết quả NCKH. Năm 1996, tác giả Brian Allison trong
cuốn “ Research skills for students - National institute of education [34] đã giúp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn15
cho sinh viên những lý thuyết về NCKH, cung cấp kỹ năng tiến hành một cuộc
điều tra, thiết kế một bảng hỏi và những kỹ thuật khi sử dụng phƣơng pháp
phóng vấn.
Nhƣ vậy, ở nƣớc ngoài qua nhiều công trình khoa học cho thấy các tác
giả quan tâm không chỉ về phƣơng diện phƣơng pháp luận mà còn đặc biệt
quan tâm đến các vấn đề về tổ chức và các kỹ năng cụ thể cần đƣợc huấn luyện,
trang bị cho sinh viên.
Ở trong nƣớc
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến KHCN, Ngƣời cho rằng khoa
học công nghệ có ảnh hƣởng rất lớn đến sự nghiệp đấu tranh và giải phóng dân
tộc. Muốn xây dựng và phát triển đất nƣớc thì phải quan tâm tới KHCN, Ngƣời
không ngừng chăm lo bồi dƣỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật
để phục vụ nƣớc nhà.
Hiện nay, với sự nhảy vọt của KHCN, nhân loại đang bƣớc đầu quá độ
sang nền kinh tế tri thức, cùng với đó là xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh
mẽ trên thế giới. Trƣớc bối cảnh đó, triết lý về giáo dục cho thế kỷ 21 có
những biến động to lớn lấy học thƣờng xuyên suốt đời làm nền móng nhằm
hƣớng tới xây dựng một xã hội học tập cùng với đó là sự phát triển nhanh
chóng của giáo dục đại học thế giới. Để đáp ứng sự thay đổi đó giáo dục phải
có các nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục đại học mới hoà nhập cùng với
giáo dục đại học thế giới.
Một là, điều chỉnh cơ cấu trình độ và hệ thống nhà trƣờng nhằm làm cho
giáo dục đại học phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc và
những xu hƣớng phát triển của thế giới.
Hai là, xây dựng quy trình đào tạo mềm dẻo và liên thông, đổi mới mục
tiêu, nội dung, phƣơng pháp giảng dạy và học tập ở đại học.
Ba là, xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đại học có
bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và lƣơng tâm nghề nghiệp, có trình độ
chuyên môn cao, phong cách quản lý và giảng dạy tiên tiến hiện đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn16
Bốn là, tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu và triển khai nhằm nâng cao
chất lƣợng đào tạo, trực tiếp giải quyết những vấn đề từ thực tiễn phát triển
kinh tế - xã hội và tăng nguồn thu cho nhà trƣờng.
Năm là, đổi mới cơ chế tài chính giáo dục đại học nhằm đa dạng hoá
nguồn lực và nâng cao hiệu quả đầu tƣ.
Sáu là, đổi mới quản lý giáo dục đại học theo hƣớng tăng quyền tự chủ,
nâng cao trách nhiệm xã hội và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các trƣờng
đại học.
Bảy là, nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống giáo dục đại học trong quá
trình hội nhập quốc tế.
Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm đến sự phát triển KHCN, GD&ĐT,
các nghị quyết, các chủ trƣơng đều luôn coi trọng KHCN. Tại Đại hội Đảng lần
thứ VI(1986) đã đề ra đƣờng lối đổi mới, trong đó KHCN đƣợc coi là động lực
thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện của đất nƣớc; nghị quyết TW2 khoá VIII
(1996) đã khẳng định quyết tâm của Đảng trong phát triển KHCN, coi KHCN
là quốc sách hàng đầu, khẳng định vai trò nền tảng động lực để thúc đẩy công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc, Nghị quyết đã nhấn mạnh " các trường đại
học phải là trung tâm NCKH, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ
vào sản xuất và đời sống”. Nghị quyết 37/TW của Bộ Chính trị khẳng định "
Mỗi trường đại học phải là một cơ sở giảng dạy, đồng thời là một cơ sở nghiên
cứu khoa học" cho thấy sự quan tâm hơn nữa của Đảng về vai trò của khoa học
công nghệ trong các trƣờng đại học. Tại Nghị quyết 26/TW của Bộ chính trị
tiếp tục nhấn mạnh " Các trường đại học vừa là cơ sở nghiên cứu và ứng dụng
KHCN" và " đảm bảo kết hợp giữa viện nghiên cứu và trường đại học, gắn
nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh".
Nghị quyết số 14/2005/NQCP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục
đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 có ghi " gắn kết chặt chẽ đổi mới giáo
dục với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, nhu
cầu nhân lực trình độ cao của đất nước và xu thế của KHCN”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn17
Trong điều lệ trƣờng đại học có ghi rõ nhiệm vụ của trƣờng đại học
(Điều 9) “ tiến hành NCKH và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với
NCKH và sản xuất, dịch vụ KHCN theo quy định của luật KHCN, luật giáo dục
và các quy định khác của pháp luật. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong
những người học và trong đội ngũ cán bộ giảng viên của trường” [6].
Có thể nói rằng, các nghị quyết, nghị định, chỉ thị của Đảng và chính phủ
đã khẳng định vai trò to lớn của KHCN trong công cuộc CNH - HĐH đất nƣớc.
Đây cũng là các văn bản quan trọng định hƣớng sự phát triển của KHCN, đặt ra
các mục tiêu cụ thể về quản lý hoạt động KHCN trong các trƣờng ®¹i häc, đặc
biệt là trong giai đoạn hiện nay.
Từ nhận thức đúng đắn về vai trò quyết định của công tác quản lý hoạt
động KHCN mà đã có các nhà khoa học đã tiến hành các nghiên cứu về tính
hiệu quả của nó qua các đề tài:
Năm 1991 Viện nghiên cứu phát triển giáo dục đƣợc Bộ GD&ĐT giao
cho chủ trì đề tài: “Nghiên cứu những biện pháp để phát triển và nâng cao hiệu
quả hoạt động KHCN và lao động sản xuất trong nhà trường” mã số B91-38-
14 do KS Vũ Tiến Trinh làm chủ nhiệm.
Năm 1995 Viện nghiên cứu phát triển giáo dục đƣợc Bộ GD&ĐT giao
cho chủ trì đề tài: “Điều tra đánh giá hiện trạng tiềm lực khoa học và công
nghệ của các trường đại học và cao đẳng Việt Nam” đề tài độc lập cấp Bộ, do
GS.TS Thân Đức Hiền làm chủ nhiệm.
Các đề tài có tên trên đƣợc tiến hành nghiên cứu và đã có những đóng
góp cho công tác quản lý hoạt động KHCN của ngành giáo dục cũng nhƣ điều
tra thống kê nguồn lực KHCN của các trƣờng đại học. Các biện pháp đƣợc đề
ra cũng chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định do sự nghiệp đổi mới quản
lý kinh tế xã hội có nhiều thay đổi đang đặt ra nhiều yêu cầu mới.
Phan Huy Lê trong bài viết Việc bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu
khoa học cho sinh viên đại học [22], đã đề xuất cách bồi dƣỡng phƣơng pháp
nghiên cứu cho sinh viên khi giảng dạy là kết hợp giảng kiến thức với phƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn18
pháp để họ không chỉ nâng cao kiến thức mà còn đƣợc rèn luyện tƣ duy, bồi
dƣỡng phƣơng pháp khoa học. Bài viết " Công tác nghiên cứu khoa học với
việc nâng cao chất lượng đào tạo" của Nguyễn Tấn Phát [23]; Các tác giả đều
nhấn mạnh việc đƣa NCKH vào trƣờng học sẽ thúc đẩy sự phát triển khoa học
giáo dục, đem lại những tiến bộ vững chắc cho việc dạy học và giáo dục đồng
thời nâng cao hiệu quả đào tạo ở các trƣờng sƣ phạm.
Năm 1992, giáo trình " Phương pháp luận và các phương pháp nghiên
cứu khoa học giáo dục" của tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức [18] đã đƣa
ra những khái niệm chung về phƣơng pháp luận khoa học giáo dục, những
nguyên tắc phƣơng pháp luận và những giai đoạn nghiên cứu một đề tài khoa
häc để trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết về NCKH.
Năm 1995, giáo trình Logic học và phương pháp luận nghiên cứu khoa
học của Lê Tử Thành, đã giải đáp những yêu cầu của sinh viên, học viên cao
học về kiến thức và cách tiến hành NCKH hiệu quả. Tác giả Nguyễn Văn Lê
trong tài liệu " Phương pháp luận nghiên cứu khoa học" [21] đã hƣớng dẫn sinh
viên cách chọn đề tài, chuẩn bị nghiên cứu và có kiến thức về các phƣơng pháp
NCKH. Trong tác phẩm " Phương pháp và kỹ thuật trong nghiên cứu xã hội"
của tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa chú trọng giới thiệu sinh viên các phƣơng pháp
và kỹ thuật trong nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng.
Năm 1996-1997, hai giáo trình " Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo
dục [31] và phương pháp luận nghiên cứu khoa học [30] của Phạm Viết Vƣợng
đã cung cấp cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh những phƣơng
pháp luận, cấu trúc công trình NCKH, các giai đoạn tiến hành một đề tài
NCKH để hỗ trợ họ thành công trong việc thực hiện các công trình NCKH.
Năm 2005, Lê Thị Thanh Chung trong luận án "Biện pháp nâng cao chất
lượng nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên đại học sư phạm" đã góp
phần bổ sung đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao chất lƣợng NCKH giáo
dục của sinh viên các trƣờng đại học sƣ phạm hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn19
Năm 2006, trong giáo trình "Hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục
của sinh viên sư phạm" của Phạm Hồng Quang đã giới thiệu hiện trạng hoạt
động NCKH của sinh viên, cung cấp các thông tin bổ ích và hƣớng dẫn cách
tiến hành NCKH nhằm đạt hiệu quả cao, ứng dụng thực tiễn đạt chất lƣợng.
Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ra Quyết định số 08/2000/QD ngày 30/03/2000
[11] Về việc ban hành Quy chế về NCKH của sinh viên các trƣờng đại học và
cao đẳng trong cả nƣớc. Quy chế có 4 chƣơng và 14 điều, gồm những quy định
chung vấn đề quản lý NCKH của sinh viên, trách nhiệm, quyền lợi của sinh
viên tham gia NCKH và cán bộ hƣớng dẫn, các điều khoản thi hành về NCKH
của sinh viên.
Công văn số 7483/KHCN của Bộ GD&ĐT ngày 30/07/2000 Về việc tổ
chức xét tặng giải thƣởng "Sinh viên NCKH" trong các trƣờng đại học và các
học viện [12]. Nội dung công văn bao gồm các tiêu chuẩn, phƣơng pháp đánh
giá, xếp loại các công trình NCKH của sinh viên phân cấp việc đánh giá, xét
thƣởng. Đây là những văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về NCKH của sinh viên
ở tất cả các khâu nhằm giúp nhà quản lý, cán bộ hƣớng dẫn và sinh viên thực
hiện đúng các yêu cầu đối với công tác NCKH của sinh viên.
Công đoàn ngành giáo dục Việt Nam thuộc Bộ Giáo dục - Đào tạo
(1/2008) đã tổ chức Hội thảo: "Tăng cường nhận thức trách nhiệm của cán bộ,
giảng viên nhằm nâng cao hiệu quả công tác NCKH và chuyển giao công
nghệ", đã quy tập đƣợc các ý kiến đóng góp của nhiều trƣờng đại học trong cả
nƣớc với mục đích "tìm ra những giải pháp đồng bộ để góp phần xây dựng đội
ngũ giảng viên, cán bộ NCKH có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và
lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách quản lý, giảng
dạy và NCKH tiên tiến, hiện đại" [9]. Từ đó tìm ra mô hình quản lý nâng cao
chất lƣợng hoạt động NCKH trong giai đoạn hiện nay, từ cấp đại học quốc gia
đến đại học vùng hay các trƣờng đại học đều nhận thức đƣợc "các yêu cầu đổi
mới về công tác quản lý NCKH đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn20
Trong các chƣơng trình hành động của Đảng bộ ĐHTN (2006-2010) có đƣa
chƣơng trình "Đổi mới công tác quản lý khoa học của Đại học Thái Nguyên"
nhằm từng bƣớc đƣa hoạt động KHCN thực sự trở thành một trong những
nhiệm vụ chính, ngang tầm với nhiệm vụ đào tạo của đại học [26].
Trong những năm gần đây, có khá nhiều bài viết về hoạt động KHCN
của trƣờng đại học, cao đẳng đƣợc đăng trên các tạp chí đều đề cập tới các giải
pháp, biện pháp nâng cao chất lƣợng KHCN với đào tạo và thực tiễn kinh tế xã
hội trong việc thực hiện các mục tiêu của các trƣờng đại học.
Các giáo trình về phƣơng pháp NCKH hay phƣơng pháp luận NCKH của
các tác giả, nhƣ: Phạm Viết Vƣợng, Vũ Cao Đàm, Nguyễn Văn Hộ, Phạm
Hồng Quang, Lƣu Xuân Mới,… đều nhằm cung cấp những kiến thức chung về
phƣơng pháp luận, phƣơng pháp cấu trúc công trình NCKH.
Tóm lại, qua các văn bản, hội thảo và công trình nghiên cứu trong và
ngoài nƣớc, có thể thấy các tác giả rất quan tâm tới các vấn đề phƣơng pháp
luận và phƣơng pháp tổ chức quản lý NCKH của sinh viên cũng nhƣ những kỹ
thuật và thủ tục tổ chức cho sinh viên NCKH. Những kết quả nghiên cứu trên
đã góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lƣợng NCKH của sinh viên trong các
trƣờng cao đẳng, đại học.
Tuy nhiên, để chất lƣợng hiệu quả hoạt động đề tài NCKH của sinh viên
đƣợc nâng cao hơn nữa, chúng ta cần tăng cƣờng nghiên cứu các biện pháp cụ
thể phù hợp với thực tế đào tạo của trƣờng ĐHSP - ĐHTN trong giai đoạn
hiện nay.
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm Quản lý, quản lý giáo dục
- Quản lý: Là một hoạt động đặc biệt, là yếu tố không thể thiếu đƣợc
trong đời sống xã hội, gắn liền với quá trình phát triển, đặc biệt trong xã hội
phát triển nhƣ hiện nay thì quản lý có vai trò rất lớn. Theo C.Mác quản lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn21
(QLXH) là chức năng đƣợc sinh ra từ tính xã hội hoá lao động. Nó có tầm quan
trọng đặc biệt vì mọi sự phát triển của xã hội đều thông qua hoạt động của con
ngƣời và thông qua quản lý (con ngƣời điều khiển con ngƣời). Chính Ngƣời
viết “ tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành
trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều
hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh
từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí
quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình,
còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”.
Định nghĩa về quản lý, tác giả Phạm Viết Vƣợng đƣa ra định nghĩa nhƣ
sau: “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản
lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá
nhân hướng đến mục đích hoạt động chung phù hợp với quy luật khách quan”.
Theo tác giả Trần Quốc Thành có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái
niệm quản lý:
Dƣới góc độ điều khiển học: “Quản lý là tính toán sử dụng các nguồn
lực một cách hợp lý nhất để đạt tới hiệu quả kinh tế cao nhất”.
Dƣới góc độ chính trị xã hội: “Quản lý là tổ hợp những cách thức, những
phương hướng, phương pháp tác động vào đối tượng để phát huy khả năng của
đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội”.
Dƣới góc độ hành động: “Quản lý là quá trình điều khiển những đối
tượng quản lý để đạt được mục tiêu mong muốn”
Dƣới góc độ kinh tế học: “Quản lý là tính toán sử dụng các nguồn lực
một cách hợp lý nhất để đạt tới hiệu quả kinh tế cao nhất”
Tóm lại quản lý là hoạt động có ý thức của chủ thể quản lý nhằm điều
khiÓn tác động lên đối tƣợng, khách thể quản lý để đạt đƣợc mục tiêu quản lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn22
Toàn bộ hoạt động quản lý đều đƣợc thực hiện th«ng qua các chức năng
quản lý, nếu không xác định đƣợc các chức năng quản lý thì chủ thể quản lý
không thể điều hành đƣợc hệ thống quản lý.
- Quản lý giáo dục: Đƣợc hiểu theo hai cấp độ khác nhau cấp vĩ mô và
cấp vi mô
Đối với cấp vĩ mô: Quản lý giáo dục đƣợc hiểu là những tác động tự giác
(có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể
quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo
dục là nhà trƣờng) nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu phát
triển GD&ĐT thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục.
Cũng có thể định nghĩa quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể
quản lý nhằm huy động, tổ chƣc, điều phối, điều chỉnh, giám sát,… một cách có
hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục
tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với cấp vi mô: Quản lý giáo dục đƣợc hiểu là hệ thống những tác
động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật)
của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha
mẹ học sinh và các lực lƣợng xã hội trong và ngoài nhà trƣờng nhằm thực hiện
có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trƣờng.
Cũng có thể định nghĩa quản lý giáo dục thực chất là những tác động của
chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (đƣợc tiến hành bởi tập thể giáo viên và
học sinh, với sự hỗ trọ đắc lực của các lực lƣợng xã hội) nhằm hình thành và
phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng.
Từ những khái niệm nêu trên, dù ở cấp vĩ mô hay vi mô, ta có thể thấy rõ
bốn yếu tố của quản lý giáo dục, đó là: chủ thể quản lý, đối tƣợng bị quản lý
(nói tắt là đối tƣợng quản lý), khách thể quản lý và mục tiêu quản lý. Bốn yếu
tố này tạo thành sơ đồ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn23
Sơ đồ 1.1: Khái niệm quản lý
Trong thực tiễn, các yếu tố trên không tách rời nhau mà ngƣợc lại, chúng
có quan hệ tƣơng tác gắn bó với nhau. Chủ thể quản lý tạo ra những tác động
lên đối tƣợng quản lý, nơi tiếp nhận tác động của chủ thể quản lý và cùng với
chủ thể quản lý hoạt động theo một quỹ đạo nhằm cùng thực hiện mục tiêu của
tổ chức. Khách thể quản lý nằm ngoài hệ thống hệ quản lý giáo dục. Nó là hệ
thống khác hoặc các ràng buộc của môi trƣờng, v.v… Nó có thể chịu tác động
hoặc tác động trở lại đến hệ thống giáo dục và hệ thống quản lý giáo dục. Vấn
đề đặt ra đối với chủ thể quản lý là là nhƣ thế nào để có những tác động từ phía
khác thể quản lý giáo dục là tích cực, cùng nhằm thực hiện mục tiêu chung.
* Bản chất của quản lý giáo dục:
- Quản lý giáo dục vừa là hoạt động mang tính pháp lý và mang tính s¸ng
tạo: Đó là những quyết định quản lý đúng thẩm quyền, đúng quy luật, chớp
đƣợc thời cơ và hiệu quả cao.
- Quản lý giáo dục là hoạt động có mục đích rõ ràng: nâng cao chất lƣợng
giáo dục đào tạo, thực chất là quản lý con ngƣời và quản lý chất lƣợng giáo dục
đào tạo
Mục
tiêu QL
PP quản lý và
điều kiện QL
Nội dung
quản lý
Chủ thể quản
lý
Khách thể
quản lý
Đối
tƣợng QL
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn24
- Quản lý giáo dục vừa là một khoa học, vừa là một nghề và là một nghệ
thuật. Vì hiệu quả của quản lý phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và trình độ
nghiệp vụ quản lý của chủ thể quản lý nhƣng đồng thời phụ thuộc vào quan hệ
ứng xử tế nhị, khéo léo thông minh giữa chủ thể quản lý với khách thể quản lý.
- Quản lý giáo dục là một hiện tƣợng xã hội, đồng thời là một dạng lao
động đặc biệt mà nét đặc trƣng của nó là tính tích cực sáng tạo, năng lực vận
dụng những tri thức đã có để đạt mục đích đặt ra một cách có kết quả, là sự cải
biến hiện thực. Do đó, chủ thể quản lý phải biết sử dụng không chỉ những
chuẩn mực pháp quyền mà còn sử dụng cả những chuẩn mực đạo đức, xã hội,
tâm lý…nhằm đảm bảo sự thống nhất và những mối quan hệ trong quá trình
quản lý (Trần Kiểm – Khoa học Quản lý Giáo dục Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn - NXB GD)
- Quản lý giáo dục đòi hỏi phải tuân theo nguyên tắc nhất định nhƣ nguyên
tắc Đảng lãnh đạo, tập trung dân chủ, tính pháp chế …
- Quản lý giáo dục là quá trình thực hiện đồng thời các chức năng
quản lý.
- Quản lý giáo dục thực chất là phạm trù phƣơng pháp chứ không phải
mục đích
- Hiệu quả của quản lý giáo dục phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức
1.2.2 Khái niệm Khoa học, nghiên cứu khoa học
- Khoa học: Khoa học là những tri thức về các quy luật của tự nhiên, xã
hội và tƣ duy. Hay nói cách khác khoa học là một hoạt động xã hội nhằm tìm
tòi, phát hiện quy luật của sự vật và hiện tƣợng và vận dụng các quy luật ấy để
sang tạo ra các nguyên lý các giải pháp tác động vào các sự vật hiện tƣợng
nhằm biến đổi trạng thái của chúng.
- Nghiên cứu khoa học: Trong các tài liệu hiện nay có khá nhiều định
nghĩa về NCKH, sau đây xin đƣợc điểm tới những ví dụ tiêu biểu nhất:
- Theo tác giả Vũ Cao Đàm trong giáo trình " Phương pháp luận NCKH"
cho rằng: “ NCKH là hoạt động hướng xã hội vào việc tìm kiếm những điều mà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn25
khoa học chưa biết hoặc phát hiện ra bản chất sự việc, phát triển nhận thức
khoa học về thế giới quan và cách vận dụng chúng vào việc cải tạo thế giới”
- Theo tác giả Hà Thế Ngữ, " NCKH là một quá trình nghiên cứu hiện
thực khách quan, phát hiện ra những hiểu biết mới có tính quy luật, có tính
chân lý hoặc tìm ra được những quy luật mới, chân lý mới trong hiện thực đó"
[71.tr10].
- Tác giả Phạm Viết Vƣợng đã viết: " NCKH là hoạt động có mục đích, có
kế hoạch, được tổ chức chặt chẽ của các nhà khoa học nhằm khám phá ra bản
chất và quy luật của thế giới khách quan và vận dụng chúng vào việc cải tạo
thế giới" [31.tr21].
- Tác giả Lƣu Xuân Mới trình bày quan điểm của mình nhƣ sau: “ NCKH
là quá trình nhận thức chân lý khoa học, một hoạt động trí tuệ đặc thù bằng
những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm kiếm, để chỉ ra một cách
chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến”.
- Theo PGS.TS Bùi Văn Quân “NCKH là nhằm tìm ra lời giải cho một
tình huống có vấn đề, lời giải đó có thể là một thông tin, một phương pháp…
mà trước đó chưa có”
Theo luật Khoa học và công nghệ “NCKH là một hoạt động phát hiện, tìm
hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo
các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn”
Theo chúng tôi: NCKH là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tƣợng, sự
vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tƣ duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứng
dụng vào thực tiễn. NCKH bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng.
Hoạt động NCKH có các đặc trƣng cơ bản, nhƣ sau:
Hoạt động luôn tìm đến cái mới: Tính mới mẻ thể hiện ở quan điểm tiếp
cận, cách đặt vấn đề, phƣơng pháp triển khai, phƣơng pháp thực nghiệm đến
quá trình nhận thức để cải tạo thế giới. Kết quả trong nghiên cứu còn là quá
trình phát triển tƣ duy khoa học một cách mới mẻ, sản phẩm khoa học còn chứa
đựng yếu tố mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn26
Hoạt động NCKH mang tính đặc trƣng thông tin, đó là đời hỏi phải có tính
chất khái quát cao, thông tin mới, có giá trị phục vụ cho nghiên cứu, thông tin
do nghiên cứu đem lại phải khách quan và có độ tin cậy cao.
Hoạt động NCKH đòi hỏi phải mạnh dạn, mạo hiểm chính là ở chỗ chủ
thể nghiên cứu dám đi sâu vào nghiên cứu những lĩnh vực khó khăn, hoặc ít
ngƣời quan tâm, đó là các đề xuất các ý kiến mạnh dạn, thẳng thắn, có khi cả
vấn đề nhạy cảm… các nhà khoa học phải dấn thân vào nghiên cứu với những
giả thiết mới có luận cứ và sẵn sàng chấp nhận sự thất bại.
Hoạt động NCKH còn mang tính “phi kinh tế” trong nghiên cứu. Đặc
điểm này cho thấy thực tế trong NCKH không thể tính lời hay lãi, giá trị kinh tế
không thể đƣa lên bàn cân để đong đếm, khó hạch toán về giá trị kinh tế, chúng
ta chỉ xem xét kết quả hay sản phẩm nghiên cứu đóng góp cho sự nghiệp khoa
học.
Tính độc đáo của cá nhân kết hợp với vai trò của tập thể khoa học trong xu
thế hội nhập hiện nay sự hợp tác trong NCKH là rất quan trọng. Nếu không có
đặc trƣng này trong NCKH thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, không tạo đƣợc các
kết quả nghiên cứu, đặc biệt là sự thiếu hợp tác gắn kết giữa các nhà khoa học,
các chuyên ngành nghiên cứu với nhau là sự lãng phí rất lớn trong hoạt động
NCKH, thể hiện sự thiếu đồng nhất chƣa tìm đƣợc tiếng nói chung trong
NCKH.
- Hoạt động KHCN: Bao gồm NCKH, nghiên cứu và phát triển công nghệ,
dịch vụ KHCN, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản
xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển KHCN.
1.3Các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng
ĐHSP - ĐHTN
1.3.1 Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN
1.3.1.1 Hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN
Hoạt động NCKH của sinh viên đóng một vai trò quan trọng trong việc
hình thành kỹ năng nghiên cứu, tƣ duy khoa học cho mỗi nhà khoa học tƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn27
lai. Mục đích của các trƣờng đại học là đào tạo các nhà chuyên môn có phẩm
chất và năng lực, có khả năng tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế,
văn hoá, khoa học, công nghệ quốc gia. Trong thời đại ngày nay, trên con
đƣờng phát triển của mỗi quốc gia, hội nhập toàn cầu, vấn đề nghiên cứu trở
nên yêu cầu hàng đầu đối với mỗi chuyên gia. Nghiên cứu không chỉ làm cho
công việc đạt chất lƣợng, hiệu quả cao mà còn làm cho các chuyên gia đứng
vững và làm chủ tốc độ phát triển của KHCN.
Sinh viên hôm nay chƣa phải là nhà khoa học nhƣng trong tƣơng lai gần
họ sẽ có khả năng trở thành những chuyên gia năng động và sáng tạo. Họ có thể
là những cán bộ công tác trong các viện NCKH, hoặc làm các ngành nghề liên
quan đến nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế cuộc sống. Do đó,
hoạt động NCKH đối với mỗi sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trƣờng hiện nay
đƣợc coi nhƣ là một hình thức học tập nhƣng vô cùng cần thiết cho tƣơng lai.
Lợi ích của NCKH đối với sinh viên bao gồm một số yếu tố sau:
- Tạo cơ hội cho sinh viên tìm tòi phát hiện tri thức mới, bằng sức lực, trí
tuệ của cá nhân để làm giàu tri thức và từ đó tri thức trở nên vững chắc hơn, có
nghĩa là học tập tốt hơn
- Giúp sinh viên tập vận dụng những phƣơng pháp khoa học để giải quyết
những vấn đề thực tế, từ đó hình thành một hệ thống kỹ năng NCKH.
- Biết sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại vào quá trình tìm tòi
khám phá trong học tập hiện tại và công tác sau này.
- Qua tập dƣợt NCKH, ở sinh viên sẽ hình thành những phẩm chất của nhà
khoa học nhƣ tính kiên trì, trung thực, khách quan, thận trọng, biết hợp tác
trong cuộc sống và trong công tác.
1.3.1.2 Đặc điểm của quản lý hoạt động NCKH của sinh viên
Mục tiêu quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP nhằm
giúp phần giải quyết các vấn đề sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn28
Nâng cao chất lƣợng GD&ĐT đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực
NCKH có trình độ cao của đất nƣớc, kết hợp thực hiện các nhiệm vụ khoa học
với các nhiệm vụ đào tạo của nhà trƣờng
øng dụng các thành tựu khoa học, các tiến bộ kỹ thuật phục vụ việc thực
hiện các nhiệm vụ phát triển sự nghiệp GD&ĐT, phát triển kinh tế xã hội
đất nƣớc.
Xây dựng và phát triển tiềm lực NCKH của trƣờng, từng bƣớc hội nhập
với nền KHCN hiện đại của khu vực và trên thế giới.
Vì vậy, khi nói đến đặc điểm của quản lý hoạt động NCKH của sinh
viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN, chúng ta có thể nói đến một quy trình tác động
mang tính pháp lý, tính khoa học, có mục tiêu rõ ràng của chủ thể quản lý đến
đối tƣợng bị quản lý nhằm chỉ huy và điều hành đối tƣợng bị quản lý và hoạt
động NCKH của họ theo đúng mục tiêu của hoạt động NCKH đã đề ra, góp
phần nâng cao chất lƣợng của hoạt động NCKH trong nhà trƣờng nói riêng và
chất lƣợng đào tạo nói chung.
Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên ở trƣờng ĐHSP - ĐHTN là hoạt
động mang tính chất của quản lý hành chính nhà nƣớc, nó chịu sự lãnh đạo của
Đảng. Do đó, mọi hoạt động NCKH của sinh viên trong nhà trƣờng đều phải
tuân theo chỉ thị, nghị quyết, đƣờng lối của Đảng về định hƣớng phát triển
NCKH nói chung và phát triển NCKH trong các nhà trƣờng nói riêng. Quản lý
hoạt động NCKH sinh viên mang tính pháp lý đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở
pháp luật và các văn bản, thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ GD&ĐT và điều lệ nhà
trƣờng về hoạt động NCKH của sinh viên.
Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên nhằm đạt đƣợc mục tiêu của
phát triển hoạt động KHCN:
- Đảm bảo cung cấp luận cứ khoa học cho quá trình công nghiệp hoá cho
sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, quốc phòng và an ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn29
- Xây dựng và phát triển năng lực KHCN đạt trình độ trung bình tiên tiến
trong khu vực. Phát triển năng lực đội ngũ nhà giáo và các chuyên gia làm công
tác NCKH.
Đối với các trƣờng đại học thì mục tiêu của quản lý hoạt động NCKH
sinh viên phải tập trung vào các mục tiêu sau:
- Đổi mới nhận thức tăng cƣờng chỉ đạo tập trung nguồn lực cho NCKH
làm cho hoạt động NCKH phát triển tƣơng xứng với vị trí của nhà trƣờng
đại học và phát triển tƣơng xứng với quy mô đào tạo của nhà trƣờng.
- Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động NCKH vừa để phục vụ đào
tạo vừa phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá xã hội
- Gắn kết hoạt động NCKH với hoạt động giáo dục đào tạo.
1.3.1.3 Nội dung của quản lý hoạt động NCKH của sinh viên
1. Đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nƣớc theo nguyên tắc
tập trung dân chủ, đồng thời phân quyền và phát huy tính chủ động của các cơ
sở nghiên cứu và triển khai. Nghiên cứu sắp xếp, kiện toàn lại bộ máy quản lý
nhà nƣớc về NCKH, giảm bớt các đầu mối trung gian.
Kiện toàn và nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nƣớc của hệ thống quản
lý khoa học từ trung ƣơng đến cơ sở.
Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động NCKH sinh viên tại
các cơ sở. Xây dựng bộ máy quản lý hoạt động NCKH sinh viên có cơ cấu hợp
lý, củng cố tăng cƣờng hoạt động của các hội, Đoàn thanh niên về NCKH của
sinh viên.
Đầu tƣ ngân sách cho hoạt động NCKH khuyến khích cá nhân đi du học
tự túc.
2. Xây dựng hệ thống pháp luật về NCKH của sinh viên.
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động NCKH làm cơ
sở pháp lý cho hoạt động NCKH của sinh viên và tiếp tục hoàn thiện hệ thống
văn bản pháp luật nhằm đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp KHCN trong thời
đại mới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn30
Ban hành luật KHCN, các văn bản pháp chế về KHCN của sinh viên,
luật sở hữu trí tuệ v.v…
3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động NCKH của sinh viên gọn nhẹ, làm
việc có hiệu quả đáp ứng đúng chức năng và nhiệm vụ, thực hiện tốt mục tiêu
của hoạt động NCKH của sinh viên.
4. Tổ chức hƣớng dẫn đăng ký hoạt động của các tổ chức khoa học trong
nhà trƣờng và các đơn vị.
5. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các cá nhân và tổ chức trong hoạt
động NCKH.
6. Quy định việc đánh giá nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả
NCKH và phát triển công nghệ, giải thƣởng khoa học và các hình thức ghi nhận
công lao về hoạt động NCKH của tổ chức, cá nhân.
7. Tổ chức quản lý công tác thẩm định KHCN; tổ chức thẩm định quản lý
các đề tài NCKH của sinh viên ở các cấp.
8. Tổ chức chỉ đạo công tác thống kê thông tin khoa học, thống kê thông
tin khoa học hàng tháng, theo quý, theo năm.
9. Đầu tƣ cho khoa học, đầu tƣ cho tài chính ngân sách cho NCKH của
sinh viên.
10. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về NCKH, về GD&ĐT của
sinh viên.
11. Tổ chức chỉ đạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
về hoạt động NCKH của sinh viên: Tập trung bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho
sinh viên tiềm năng làm đề tài NCKH, khuyến khích các cá nhân sinh viên sáng
tạo, các cá nhân tìm tòi NCKH. Vấn đề cốt lõi trong hoạt động NCKH của sinh
viên là tƣ duy sáng tạo, bắt đầu từ việc xuất hiện những ý tƣởng về đề tài
nghiên cứu, tiếp đến là những biến đổi đặc biệt trong tƣ duy theo những cơ chế
nhất định để tạo ra sản phẩm. Khi NCKH, sinh viên nảy sinh các ý tƣởng sáng
tạo, phá vỡ sức ỳ tâm lý điều đó cũng thể hiện trong quá trình học tập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn31
Tóm lại, nội dung của quản lý hoạt động NCKH của sinh viên là việc
nâng cao chất lƣợng đào tạo. Để nâng cao chất lƣợng đào tạo NCKH của sinh
viên, cần phải xem xét các đặc điểm phù hợp với mỗi cá nhân sinh viên, thể
hiện cụ thể nhƣ sau:
- Năng lực trí tuệ, hứng thú và nguyện vọng của sinh viên.
- Nội dung chƣơng trình đào tạo.
- Theo yêu cầu thực tiễn của xã hội.
- Theo định hƣớng của KHCN chuyên ngành.
NCKH của sinh viên là những vấn đề thuộc lĩnh vực đƣợc đào tạo nhằm
giúp họ áp dụng những tiến bộ KHCN vào thực tế cuộc sống sau này. Nhƣ vậy,
đối với sinh viên, NCKH là một hình thức học tập đặc biệt, với các phƣơng
pháp nghiên cứu của các nhà khoa học nhằm giúp họ vừa nắm vững kiến thức,
vừa nắm vững các phƣơng pháp nhận thức đồng thời hình thành cả nhu cầu,
hứng thú, thói quen và kỹ năng tự học suốt đời.
1.3.1.4 Phƣơng pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên
1. Phƣơng pháp hành chính
Hoạt động NCKH sinh viên đƣợc triển khai theo hệ thống văn bản của
Phòng QLKH-QHQT mang tính pháp lý. Đòi hỏi giảng viên hƣớng dẫn, sinh
viên NCKH phải tuân thủ những quy định mang tính hành chính về quy trình
đăng ký xét duyệt đề tài, tổ chức nghiên cứu và nghiệm thu, đánh giá kết quả
nghiên cứu.
2. Phƣơng pháp kế hoạch hoá
Hoạt động NCKH của sinh viên đƣợc tiến hành theo kế hoạch phù hợp
với kế hoạch năm học. Tính kế hoạch trong hoạt động NCKH của sinh viên
đƣợc thể hiện qua các khâu trong tổ chức xét duyệt đề tài, tổ chức nghiên cứu
và đánh giá kết quả nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn32
3. Phƣơng pháp tâm lý - giáo dục
NCKH của sinh viên là một hoạt động đầy khó khăn, thử thách. Đòi hỏi
sinh viên phải kiên trì tập trung trí tuệ, sức lực, thời gian cho công trình nghiên
cứu. Vì vậy, cơ quan quản lý giáo dục, giảng viên cần phải có những biện pháp
động viên thuyết phục để sinh viên tập trung sức lực cho hoạt động nghiên cứu,
không nản chí hay bỏ giữa chừng, nhằm tạo động lực cho ngƣời học hoàn thành
nhiệm vụ nghiên cứu.
4. Phƣơng pháp tổ chức
Hoạt động NCKH của sinh viên đƣợc triển khai theo một thiết chế của tổ
chức với những quy định chặt chẽ, đƣợc tiến hành theo định hƣớng NCKH của
nhà trƣờng, của các khoa và của giảng viên hƣớng dẫn.
1.3.2 Quy trình quản lý hoạt động NCKH của sinh viên
Bƣớc 1: Lập kế hoạch
- Phòng QLKH-QHQT nhà trƣờng gửi kế hoạch tới các Khoa.
- Các Khoa xem xét, thực hiện việc đăng ký đề tài NCKH sinh viên đối với
những sinh viên có đủ điều kiện. Tổ chuyên môn và Hội đồng khoa học Khoa tiến
hành tuyển chọn, tập hợp, gửi danh sách về Phòng QLKH-QHQT nhà trƣờng.
Bƣớc 2: Triển khai thực hiện
- Hội đồng của trƣờng sẽ ra Quyết định về việc phân công hƣớng dẫn sinh
viên thực hiện đề tài NCKH sinh viên. Việc sinh viên thực hiện đề tài và cử cán
bộ hƣớng dẫn thực hiện theo " Qui chế NCKH của sinh viên trong các trường
Đại học và Cao đẳng" đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 08/2000/QĐ
BGD&ĐT ngày 30/03/2000 của Bộ Giáo dục - Đào tạo.
- Phòng QLKH-QHQT phối hợp với Phòng Đào tạo xem xét điểm của
sinh viên có đủ điều kiện để tiến hành NCKH (theo quy định điểm trung bình
môn của sinh viên từ 6,5 trở lên sinh viên có đủ điều kiện tham gia làm đề tài
NCKH). Đối với các học phần có kiến thức liên quan trực tiếp đến nội dung đề
tài thì phải có điểm thi học phần lần thứ nhất từ 7 điểm trở lên.
- Giảng viên hƣớng dẫn sinh viên thực hiện đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn33
- Khoa tự lên kế hoạch kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài của sinh viên,
thông qua đề cƣơng chi tiết, yêu cầu sinh viên báo cáo tiến độ và kết quả
nghiên cứu cụ thể.
- Phòng chức năng có kế hoạch kết hợp với các khoa để tiến hành kiểm tra
tiến độ thực hiện đề tài và báo cáo với Ban Giám hiệu nhà trƣờng.
Bƣớc 3: Đánh giá nghiệm thu đề tài
- Khoa gửi danh sách đề nghị Hội đồng nghiệm thu đề tài NCKH sinh viên.
- Phòng QLKH-QHQT trình Hiệu trƣởng ra Quyết định thành lập Hội
đồng NCKH, đồng thời lập dự toán kinh phí hỗ trợ giảng viên hƣớng dẫn, hỗ
trợ sinh viên in ấn đề tài và hỗ trợ Hội nghị NCKH Khoa.
Bƣớc 4: Hội nghị Khoa học cấp trƣờng
- Tổ chức Hội nghị NCKH cấp trƣờng. Chọn danh mục, đề tài dự thi sinh
viên NCKH toàn quốc.
- Phát triển Khoá luận tốt nghiệp.
* Kết luận chƣơng 1
Trên cơ sở vấn đề lý luận về quản lý hoạt động NCKH chúng tôi đã tiến
hành phân tích hệ thống hóa những nội dung cơ bản và các khái niệm quản lý,
quản lý giáo dục, khoa học, NCKH và hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng
ĐHSP.
Có thể kết luận rằng NCKH là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện
tƣợng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tƣ duy, sáng tạo các giải pháp
nhằm ứng dụng vào thực tiễn.
Hoạt động NCKH mang đặc trƣng riêng cụ thể là: Hoạt động luôn tìm đến
cái mới; hoạt động mang tính đặc trƣng thông tin; hoạt động đòi hỏi tính mạo
hiểm; tính phi kinh tế trong nghiên cứu; tính độc đáo của cá nhân kết hợp với
vai trò của tập thể khoa học.
Quản lý hoạt động NCKH của sinh viờn là một bộ phận của quản lý giáo
dục có mối liên hệ chặt chẽ với quản lý giảng dạy, có sự phối hợp với các lực
lƣợng xã hội để tăng cƣờng hoạt động KHCN đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn34
Quản lý hoạt động NCKH của sinh viờn trong trƣờng đại học đƣợc thực
hiện với nội dung, với quy trình xác định và đƣợc tiến hành với các nguyên tắc,
phƣơng pháp quản lý. Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trong trƣờng
ĐHSP là hoạt động mang tính chất đặc điểm của quản lý hành chính nhà nƣớc
đƣợc thực hiện trên cơ sở pháp lý và hệ thống các biện pháp tác động của chủ
thể quản lý, đối tƣợng quản lý nhằm đạt mục tiêu nâng cao chất lƣợng hiệu quả
của hoạt động NCKH sinh viên trong nhà trƣờng đồng thời tiến hành chuyển
giao KHCN nhằm nâng cao chất lƣợng GD&ĐT đáp ứng nhu cầu phát triển
GD&ĐT của nhà trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn35
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM – ĐHTN
2.1 Giới thiệu về trƣờng Đại học Sƣ phạm
Trƣờng Đại học Sƣ phạm thuộc Đại học Thái Nguyên trƣớc đây là Trƣờng
Đại học Sƣ phạm Việt Bắc, đƣợc thành lập ngày 18 tháng 7 năm 1966 theo
Quyết định số 127/CP của Chính phủ nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà. Theo
Nghi định 31/CP ngày 04/04/1994 của Chính phủ về việc thành lập Đại học
Thái Nguyên, Trƣờng có tên gọi là Trƣờng Đại học Sƣ phạm thuộc Đại học
Thái Nguyên. Hiện nay, Trƣờng có 15 khoa đào tạo giáo viên, 6 phòng chức
năng, 2 trung tâm và 1 trƣờng Trung học phổ thông thực hành, với tổng số 435
giảng viên trong đó hơn 70% có trình độ sau đại học (10 giáo sƣ, phó giáo sƣ,
51 tiến sĩ, 263 thạc sĩ, 75 cán bộ giảng dạy đang nghiên cứu sinh và 62 cán bộ
đang theo học cao học). Nhà trƣờng đang đào tạo 24 ngành đại học, 17 chuyên
ngành thạc sĩ và 03 chuyên ngành tiến sĩ với tổng số hơn 15.000 sinh viên
chính quy và không chính quy; 290 học viên cao học; 8 nghiên cứu sinh đang
đƣợc đào tạo.
Trƣờng có đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu sâu sắc
về các lĩnh vực: Nghiên cứu về văn hoá, con ngƣời, mô hình giáo dục; ứng
dụng CNTT trong dạy học; nghiên cứu đào tạo nhân lực cho miền núi… có bề
dày nghiên cứu qua các đề tài cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ, với nhiều công trình (bài
báo, sách chuyên khảo) đƣợc công bố trên các tạp chí chuyên ngành, tạp chí
Khoa học và công nghệ - ĐHTN và các nhà xuất bản trung ƣơng.
Hoạt động NCKH của Trƣờng ngày càng phát triển mạnh mẽ, không
những tăng về số lƣợng mà chất lƣợng đề tài NCKH ngày càng đƣợc
nâng cao. Giai đoạn 2001-2008, tổng số đề tài NCKH của sinh viên là 2 376 đề
tài ( chƣa kể khóa luận tốt nghiệp)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn36
Trong những năm qua, Trƣờng ĐHSP đã thiết lập, phát triển quan hệ hợp
tác về đào tạo và NCKH với nhiều trƣờng đại học và trung tâm NCKH của Hà
Lan, Hoa Kỳ, Nhật Bản, CNĐCN Lào, Nga, Pháp, Thái Lan, Trung Quốc, Viện
Anh ngữ Hoa Kỳ và Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga,…
Trƣờng đã đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng 02 huân chƣơng lao động hạng
Ba, 02 huân chƣơng lao động hạng Nhì, 01 huân chƣơng lao động hạng Nhất,
01 huân chƣơng Độc lập hạng Ba, 01 Huân chƣơng Độc lập hạng Nhì,…
Với truyền thống hơn 40 năm xây dựng và trƣởng thành Trƣờng ĐHSP -
ĐHTN đã khẳng định đƣợc vị trí của mình để trở thành "cơ sở đào tạo và
NCKH chất lượng cao phục vụ đắc lực cho yêu cầu phát triển GD&ĐT các tỉnh
miền núi phía Bắc và sự nghiệp CNH-HĐH đất nước" .
Vài nét về hoạt động NCKH của sinh viên Trƣờng ĐHSP- ĐHTN
NCKH là một trong hai nhiệm vụ bắt buộc của giảng viên và sinh viên
trong trƣờng ĐHSP, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo và NCKH cũng là
một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, khẳng định vị thế của trƣờng
ĐHSP - ĐHTN trong nhiều năm qua. Trong những năm gần đây, nhà trƣờng đã
chú ý khai thác tiềm năng của toàn thể đội ngũ cán bộ giảng viên, sinh viên,
phát huy thế mạnh của đội ngũ các nhà khoa học trong các lĩnh vực khoa học
xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học giáo dục và CNTT, công tác NCKH đã gắn
bó chặt chẽ hơn, có tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lƣợng đào tạo.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động NCKH nhìn chung các cán bộ,
giảng viên và sinh viên của nhà trƣờng có ý thức tốt trong việc NCKH, nhiều
ngƣời đã say mê, phấn đấu hết mình vì sự nghiệp đào tạo và sự nghiệp phát
triển khoa học, đã nâng cao trách nhiệm đặt đúng vị trí của hoạt động NCKH
của mình trong hoạt động chung của nhà trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn37
* Số lƣợng đề tài NCKH của sinh viên đã đƣợc thực hiện và nghiệm thu:
Trong những năm qua các sinh viên trong trƣờng ĐHSP - ĐHTN đã thực
hiện đƣợc nhiều đề tài NCKH, từ 2001 - 2008, tổng số đề tài NCKH của sinh
viên là 2 376 đề tài. Số lƣợng đề tài đƣợc nghiệm thu và tỷ lệ đề tài sinh viên
khá cao.
Các giải thƣởng về hoạt động NCKH (2001 - 2008) của sinh viên đa dạng,
cụ thể nhƣ sau: Giải Nhất NCKH sinh viên toàn quốc; giải Nhất khu vực phía
Bắc Olympic các môn khoa học Mác Lênin - Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; giải Nhất
Olympic tiếng Nga; giải Nhì Olympic Vật lý; giải Ba Nghiệp vụ Sƣ phạm toàn
quốc; giải Nhì Olympic Toán; giải Ba Olympic Tin,… và nhiều bằng khen của
Bộ Giáo dục - Đào tạo.
Bằng khen của Bộ trƣởng Bộ GD& Đ T về thành tích 15 năm NCKH của sinh
viên.
Biểu đồ 2.1: Đề tài NCKH của sinh viên 2001 - 2008
0
50
100
150
200
250
300
350
400
2001 2003 2005 2007 Sè ®Ò tµi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn38
Bảng 2.1: Số lƣợng các đề tài NCKH và giải thƣởng sinh viên NCKH
TT Năm
Tổng số đề
tài SVNCKH
(cả trƣờng)
Số giải
nhất (cấp
Bộ)
Số giải
nhỡ (cấp
Bộ)
Số giải Ba
(cấp Bộ)
Số giải
khuyến
khớch
(cấp Bộ)
1993-
2000
20 đề tài
1 2001 152 01 01 02
2 2002 322 01 03
3 2003 275 03 02
4 2004 310 01 02 01 09
5 2005 297 01 01 01 10
6 2006 307 01 03 04
7 2007 345 03
8 2008 368 04 04
Tổng cộng 02 06 13 37
Bảng 2.2: Thống kê giải thƣởng Olympic sinh viên
TT Năm Số giải Nhất
Số giải
Nhỡ
Số giải Ba
Số giải Khuyến
khớch
1 2000 2 2 3
2 2001 3 4
3 2002 1 3 5
4 2003 5 3
5 2004 2 9 1
6 2005 4 2 4
7 2006 2 3 9 4
8 2007 1 1
9 2008 3 5
(Nguồn: Phòng QLKH-QHQT Trường ĐHSP - ĐHTN)
2.2. Thực trạng về công tác quản lý hoạt động NCKH sinh viên trƣờng
ĐHSP - ĐHTN
* Nhận thức của cán bộ quản lý về hoạt động NCKH của sinh viên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn39
Để tìm hiểu nội dung trên chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 phần phụ lục 1
và thu đƣợc kết quả ở bảng 2.3:
Bảng 2.3: Thực trạng nhận thức của CBQL về các biện pháp nâng cao
chất lƣợng NCKH của sinh viên.
TT
Biện pháp nâng cao chất lƣợng
NCKHSV
Mức độ quan trọng
của biện pháp X
1 2 3 4 5
1 Nâng cao trách nhiệm cá nhân GV
trong hƣớng dẫn NCKHSV
2/30 3/30 25/30 4,76
2 Kiện toàn bộ máy quản lý hoạt
động NCKHSV
4/30 12/30 14/30 4,33
3 Phát huy vai trò tích cực, sáng tạo
của SV trong hoạt động NCKHSV
2/30 7/30 21/30 4,63
4 Phát huy vai trò các lực lƣợng liên
kết trong NCKHSV
4/30 5/30 21/30 4,56
5 Tổ chức thi, tuyên dƣơng, khen
thƣởng hàng năm
13/30 17/30 4,56
Qua kết quả của bảng 2.3 cho thấy đa số các cán bộ quản lý đều có nhận
thức rằng muốn nâng cao chất lƣợng của hoạt động NCKH sinh viờn thì điều
quan trọng hơn cả là phải phát huy vai trò tự giác, tích cực, sáng tạo của sinh
viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học ( 4,76 điểm). Bên cạnh đó là vai trò
của ngƣời giảng viên với tƣ cách là cán bộ hƣớng dẫn, ngƣời giúp đỡ sinh viên
hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu chiếm vị trí vô cùng quan trọng đạt 4,63
điểm. Điều này khẳng định cán bộ quản lý nhà trƣờng đều đã nhìn nhận đánh
giá đúng vị trí vai trò của sinh viên và của cán bộ giảng viên trong hoạt động
NCKH của sinh viên. Ngoài hai yếu tố cơ bản nêu trên thì yếu tố phát huy các
lực lƣợng liên kết, yếu tố kiểm tra, đánh giá và động viên kích thích sinh viên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn40
trong hoạt động NCKH đƣợc các nhà quản lý đánh giá tƣơng đối cao đạt 4,56
điểm. Điều này cho thấy để nâng cao chất lƣợng NCKH của sinh viên ngoài
yếu tố con ngƣời thì các nhà quản lý đã quan tâm đến yếu tố tổ chức, kiểm tra,
đánh giá và kích thích động viên để hoạt động NCKH của sinh viên đạt kết quả
cao. Bên cạnh đó yếu tố tổ chức cũng đƣợc các nhà quản lý coi trọng đạt 4,33
điểm.
Để tìm hiểu về các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên,
chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 phần phụ lục 1 và thu đƣợc kết quả ở bảng 2.4
Bảng 2.4: Các biện pháp quản lý hoạt động NCKH sinh viờn của cán bộ
quản lý đã tiến hành
TT Biện pháp tiến hành
Mức độ quan trọng
của biện pháp X
1 2 3 4 5
1 Phổ biến luật sở hữu trí tuệ cho
CB và SV.
17/30 12/30 1/30 3,47
2 Quy định về đăng ký đề tài
NCKH của SV.
4/30 26/30 4,86
3 Hƣớng dẫn quy trình tiến hành
đề tài NCKH SV.
2/30 28/30 4,93
4 Quy định về kiểm tra, đánh giá
đề tài NCKH SV.
12/30 6/30 12/30 4,0
5 Định hƣớng mục tiêu nghiên
cứu của SV.
11/30 19/30 4,63
6 Chủ động xây dựng kế hoạch
NC cho các cá nhân trong đơn vị
để SV đăng ký.
3/30 27/30 4,96
7 Thực hiện theo định hƣớng của
nhà trƣờng.
5/30 13/30 12/30 4,23
8 Cá nhân sinh viên tự đề xuất
với khoa.
5/30 2/30 6/30 11/30 6/30 3,36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn41
Qua kết quả bảng 2.4 cho thấy biện pháp quản lý hoạt động NCKH sinh
viờn đã đƣợc các nhà quản lý tiến hành và đƣợc coi trọng đó là chủ động xây
dựng kế hoạch nghiên cứu cho các cá nhân trong đơn vị để SV đăng ký đạt
4,96 điểm, điều này rất dễ lý giải bởi sinh viên mới tập NCKH chƣa có kinh
nghiệm nghiên cứu, chƣa có kỹ năng phát hiện và xác định tên đề tài và các vấn
đề nghiên cứu, do đó các tổ chuyên môn, khoa cần có những định hƣớng nhằm
giúp sinh viên xác định vấn đề nghiên cứu.
Biện pháp thứ hai đƣợc các nhà quản lý tiến hành và đƣợc coi trọng đó là
hƣớng dẫn quy trình tiến hành đề tài NCKH sinh viên đạt 4,93 điểm đây là biện
pháp rất quan trọng nhằm giúp sinh viên xác định quy trình NCKH của sinh
viên để tránh những sai lầm trong quá trình NCKH.
Biện pháp thứ 3 đƣợc các nhà quản lý tiến hành và coi trọng quy định về
đăng ký đề tài NCKH của sinh viờn đạt 4,86 điểm và định hƣớng mục tiêu
nghiên cứu của sinh viên đạt 4,63 điểm vì muốn tổ chức hoạt động NCKH đạt
hiệu quả đòi hỏi sinh viên phải nắm đƣợc những quy định về NCKH của sinh
viên và xác định rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên bên cạnh đó
chúng tôi nhận thấy các biện pháp phổ biến luật sở hữu trí tuệ cho CB và SV,
cá nhân sinh viên tự đề xuất với khoa vấn đề nghiên cứu chƣa đƣợc các nhà
quản lý quan tâm và đánh giá cao chỉ đạt có 3,47 và 3,36 điểm. Kết hợp với
trao đổi với lãnh đạo quản lý nhà trƣờng chúng tôi nhận thấy để tổ chức hoạt
động NCKH cho sinh viên nhà trƣờng đã thành lập ban chỉ đạo gồm Hiệu
trƣởng, phó hiệu trƣởng, trƣởng phòng Phòng QLKH-QHQT và các trƣởng
khoa cùng một số thành viên khác, nhằm tăng cƣờng công tác quản lý và chỉ
đạo tốt hoạt động NCKH của sinh viên, Trƣờng thành lập Hội đồng khoa học
trƣờng xét duyệt đề tài NCKH của sinh viên và thẩm định những đề tài đƣợc
tuyển chọn đi dự thi. Trƣờng chỉ đạo các khoa thành lập Hội đồng khoa học của
khoa để xét duyệt, tuyển chọn đề tài NCKH của sinh viên, tổ chức kiểm tra,
đánh các kết quả nghiên cứu của sinh viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn42
Để tìm hiểu quy trình quản lý hoạt động NCKH của sinh viên chúng tôi
sử dụng câu hỏi số 3 phần phụ lục 1 và thu đƣợc kết quả ở bảng 2.5.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn43
Bảng 2.5: Đánh giá của cán bộ quản lý về quy trình quản lý hoạt động
NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN.
TT
Quy trình quản lý hoạt động NCKHSV của trƣờng
ĐHSPTN.
Tốt
Chƣa
tốt
1 SV đăng ký đề tài theo định hƣớng của giảng viên. 100%
2 Đơn vị tổ chức duyệt đề cƣơng nghiên cứu. 70% 30%
3 Triển khai các hoạt động nghiên cứu sau khi đƣợc phê
duyệt.
86,6% 13,4%
4 Thƣờng xuyên đôn đốc kiểm tra tiến độ của đề tài. 76,6% 23,4%
5 Tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu. 90% 10%
6 Lựa chọn báo cáo cho Hội nghị NCKH SV. 86,6% 13,4%
7 Lựa chọn đề tài NCKHSV dự thi toàn quốc. 90% 10%
8 Các biện pháp khác.
Qua kết quả thu đƣợc ở bảng 2.5 cho thấy trong quy trình quản lý hoạt
động NCKH của sinh viên các khâu đã tiến hành và đƣợc đánh giá tốt chiếm tỷ
lệ % cao là các khâu:
- Sinh viên đăng ký đề tài theo định hƣớng của giảng viên chiếm tỷ
lệ 100%
- Tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu, đơn vị tổ chức duyệt
đề cƣơng nghiên cứu, lựa chọn đề tài NCKHSV dự thi toàn quốc chiếm
tỷ lệ 70%.
- Quy trình triển khai các hoạt động nghiên cứu sau khi đƣợc phê duyệt
chƣa đƣợc thực hiện tốt lắm mới chỉ đƣợc đánh giá với tỷ lệ 86,6% số ý kiến
cho là tốt. Đặc biệt là khâu thƣờng xuyên đôn đốc kiểm tra tiến độ của đề tài
NCKH của sinh viên chƣa đƣợc tiến hành một cách triệt để thƣờng xuyên nên
các nhà quản lý đánh giá đạt 76,6% ý kiến cho là tốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn44
Để tìm hiểu về các biện pháp quản lý của nhà trƣờng cho hoạt động
NCKH của sinh viên, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 phần phụ lục 1, kết hợp
với việc trao đổi phỏng vấn, trò chuyện với cán bộ quản lý của nhà trƣờng
chúng tôi nhận thấy đa số cán bộ quản lý đều đánh giá cao các biện pháp quản
lý sau đây trong hoạt động định hƣớng NCKH cho sinh viên nhƣ :
Xác định đề tài có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn. Đề tài có sự
chuyển giao công nghệ cho giáo dục phổ thông và thực tiễn, đề tài phục vụ cho
hoạt động giảng dạy, nghiên cứu của cán bộ, sinh viên.
Bảng 2.6: Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực NCKH của SV
TT Các biện pháp cần tiến hành Rất cần Cần
Không
cần
1 Xây dựng quy chế cho hoạt động NCKHSV. 90% 10%
2 Bồi dƣỡng cán bộ chuyên sâu cho từng lĩnh
vực để hƣớng dẫn SVNCKH.
76,6% 23,4%
3 Xây dựng các tiêu chí thi đua của đơn vị gắn
liền với hoạt động NCKHSV.
70% 30%
4 Cập nhật thƣờng xuyên những thông tin
NCKH của chuyên ngành để hƣớng dẫn SV.
63,3% 36,7%
5 Hƣớng dẫn SV tham gia thảo luận, xemina
các kết quả nghiên cứu của tổ chuyên môn. 86,6% 13,4%
6 Bồi dƣỡng sinh viên có khả năng NCKH. 86,6% 13,4%
7 Tổ chức các Hội thảo KH cho sinh viên. 63,3% 36,7%
8 Các biện pháp khác.
Qua kết quả thu đƣợc ở bảng 2.6 cho thấy biện pháp quản lý mà các nhà
quản lý đã tiến hành và cho rằng đó là biện pháp rất cần chiếm tỷ lệ cao là biện
pháp Xây dựng quy chế cho hoạt động NCKH SV chiếm 90% ý kiến. Hai biện
pháp tiếp theo là hƣớng dẫn sinh viên tham gia thảo luận, xêmina các kết quả
nghiên cứu của tổ chuyên môn và bồi dƣỡng sinh viên có khả năng NCKH
đƣợc đánh giá là rất cần chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao là 86,6% ý kiến. Bên cạnh
đó các biện pháp hữu ích nhƣ tổ chức Hội thảo NCKH sinh viên lại chƣa đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn45
các nhà quản lý quan tâm cao mới chỉ chiếm tỷ lệ 63,3% ý kiến cho rằng rất
cần. Nguyên nhân dễ hiểu bởi muốn tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên
điều liên quan đến là kinh phí tổ chức và thời gian chuẩn bị trong khi đó hai
yếu tố này đối với trƣờng ĐHSP hiện nay là khó khăn bởi nguồn tài chính hạn
hẹp, còn giảng viên thì bị quá tải do khối lƣợng giờ các lớp không chính quy
phình ra quá lớn đã hạn chế khả năng đầu tƣ thời gian, công sức của giảng viên
cho các hoạt động này. Để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng hoạt động NCKH của
sinh viên và quản lý hoạt động này chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên cán bộ,
giảng viên và sinh viên đã thu đƣợc kết quả sau đây:
2.2.1 Thực trạng quản lý và hƣớng dẫn hoạt động NCKH cho sinh viên của
cán bộ, giảng viên.
* Thực trạng nhận thức của cán bộ giảng viên nhà trƣờng về ý nghĩa của
hoạt động NCKH của sinh viên.
Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 phần phụ lục 2 và
thu đƣợc kết quả ở bảng 2.7
Bảng 2.7: Thực trạng nhận thức của cán bộ, giảng viên nhà trƣờng về ý
nghĩa của hoạt động NCKH đối với sinh viên
TT Ý nghĩa
Điểm
1 2 3 4 5 X
1 Giúp SV nắm vững tri thức. 25/100 30/100 30/100 15/100 1,56
2
Giúp SV củng cố, mở rộng,
đào sâu tri thức đã học.
23/100 45/100 25/100 7/100 2,1
3
Giúp SV vận dụng tri thức
đã học.
7/100 42/100 43/100 8/100 2,37
4
Phát huy khả năng sáng tạo
của sinh viên.
2/100 48/100 38/100 22/100 2,79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn46
5
Hình thành và phát triển
năng lực tự học, tự nghiên
cứu cho SV.
5/100 8/100 87/100 3,21
6 Ý nghĩa khác.
Ở bảng 2.7 chúng tôi có nhận xét nhƣ sau:
Phần lớn cán bộ giảng viên của Trƣờng ĐHSP có nhận thức đúng về vai
trò và ý nghĩa của hoạt động NCKH đối với sinh viên đạt tỷ lệ điểm X = 3,21
điểm đứng thứ cao nhất trong các nội dung ý nghĩa khác của hoạt động NCKH
sinh viên.
Xếp thứ 2 là nội dung ý nghĩa của hoạt động NCKH của sinh viên giúp
cho sinh viên phát huy khả năng sáng tạo đạt 2,79 điểm.
Xếp thứ 3 hoạt động NCKH giúp sinh viên vận dụng tri thức đã học đạt
2,37 điểm.
Xếp thứ 4: hoạt động NCKH của sinh viên giúp sinh viên củng cố mở
rộng đào sâu tri thức đã học đạt 2,1 điểm.
Xếp thứ 5: Hoạt động NCKH giúp sinh viên nắm vững tri thức đã học đạt
1,56 điểm.
Qua kết quả trên, chúng tôi thấy phần lớn giảng viên đã nhìn nhận và
đánh giá đúng về vai trò, ý nghĩa của hoạt động NCKH sinh viên. Đây là yếu tố
thuận lợi trong việc tổ chức quản lý hoạt động NCKH của sinh viên.
Kết quả đạt đƣợc về đề tài NCKH của sinh viên theo đánh giá của giảng viên
- Loại xuất sắc : 28%
- Giỏi : 72%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn47
Bảng 2.8: Đánh giá của giảng viên về kỹ năng NCKH của sinh viên
TT Kỹ năng
Đã
có
Hạn
chế
1 Phát hiện, lựa chọn đề tài nghiên cứu. 14% 86%
2 Xác định nhiệm vụ nghiên cứu và công việc cần
phải làm.
55 % 45 %
3 Xác định đối tƣợng, khách thể nghiên cứu. 53 % 47 %
4 Xây dựng đề cƣơng nghiên cứu. 62% 38%
5 Xây dựng kế hoạch nghiên cứu. 92% 8%
6 Thực hiện kế hoạch nghiên cứu. 88% 12%
7 Vận dụng lý luận vào thực tiễn nghiên cứu. 87% 13%
8 Sử dụng thƣ viện. 97% 13%
9 Thu thập thông tin qua sách báo tài liệu. 93% 7%
10 Thu thập thông tin qua tiếp xúc trực tiếp, phỏng vấn. 87% 13%
11 Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 68% 32%
12 Viết lịch sử nghiên cứu vấn đề. 12% 88%
13 Lựa chọn, vận dụng phối hợp phƣơng pháp nghiên
cứu
33% 67%
14 Xây dựng bộ công cụ điều tra. 12% 88%
15 Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm. 13% 87%
16 Xử lý số liệu thu đƣợc. 88% 12%
17 Viết công trình nghiên cứu. 73% 17%
18 Báo cáo tóm tắt công trình nghiên cứu. 23% 77%
19 Trình bày công trình nghiên cứu khi bảo vệ. 31% 69%
20 Phân tích kết quả nghiên cứu. 48% 52%
21 Các ý kiến khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn48
Bảng 2.8 cho chúng ta thấy kỹ năng NCKH của sinh viên còn hạn chế
lớn ở khâu lựa chọn đề tài nghiên cứu (86%); sinh viên còn thiếu kỹ năng viết
lịch sử nghiên cứu vấn đề (88%). Chúng ta nhận thấy phần thực hành của sinh
viên còn tồn tại hai yếu tố cần sớm tìm ra các biện pháp khắc phục trong hoạt
động NCKH sinh viên đó là Việc xây dựng bộ công cụ điều tra (88%) và Tiến
hành thực nghiệm sƣ phạm (87%), đa số sinh viên còn gặp khó khăn và lúng
túng trong các kỹ năng thực hành cơ bản này. Tuy nhiên, trong phần thực hành,
đa số sinh viên đã phát huy thế mạnh vốn có ở kỹ năng khai thác thông tin từ
Sử dụng thƣ viện (97%), thu thập thông tin qua sách báo tài liệu (93%) từ đó
tiến hành xây dựng kế hoạch nghiên cứu (92%), thực hiện kế hoạch nghiên cứu
(88%). Giảng viên đều thừa nhận sinh viên sẵn có tiềm năng về việc Vận dụng
lý luận vào thực tiễn nghiên cứu (87%), đa số sinh viên đều nắm chắc kỹ năng
Thu thập thông tin qua tiếp xúc trực tiếp, phỏng vấn (87%) và Xử lý số liệu thu
đƣợc (88%).
Qua ý kiến đánh giá của giáo viên, chúng tôi nhận thấy sinh viên Trƣờng
ĐHSP -ĐHTN còn yếu về một số các kỹ năng NCKH sau đây:
- Kỹ năng phát hiện, lựa chọn đề tài nghiên cứu.
- Kỹ năng nghiên cứu lịch sử vấn đề nghiên cứu.
- Kỹ năng lựa chọn vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu.
- Kỹ năng xây dựng bộ công cụ điều tra.
- Kỹ năng tiến hành thực nghiệm.
- Kỹ năng viết báo cáo tóm tắt công trình NCKH.
- Kỹ năng trình bày công trình NCKH khi bảo vệ.
- Kỹ năng phân tích các kết quả nghiên cứu.
Đánh giá của giảng viên về chất lƣợng đề tài NCKH của sinh viên
52 % ý kiến của giảng viên cho rằng đã có chất lƣợng cao.
48% ý kiến của GV nhận xét cho rằng đề tài NCKH của SV chƣa thực sự
chất lƣợng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn49
Bảng 2.9: Nhận xét của giảng viên về nguyên nhân dẫn tới chất lƣợng đề
tài NCKH của sinh viên chƣa đƣợc tốt
TT Nguyên nhân Tỷ lệ%
1 Sinh viên có ít thời gian để nghiên cứu. 93%
2 Sinh viên chƣa có kỹ năng nghiên cứu. 97%
3 Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động NCKH của sinh viên còn ít. 100%
4 Giảng viên còn dễ dãi trong đánh giá kết quả nghiên cứu
của sinh viên.
38%
5 Các nguyên nhân khác.
Chất lƣợng đề tài NCKH của sinh viên là vấn đề rất quan trọng, việc
đánh giá chất lƣợng đề tài có mối liên hệ chặt chẽ với tính ứng dụng thực tiễn
hay nói cách khác là hiệu quả của đề tài NCKH đó đem lại cho nhà trƣờng, địa
phƣơng, xã hội những lợi ích gì. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới mặt hạn chế của
chất lƣợng đề tài, chúng ta thấy vấn đề kinh phí đầu tƣ cho hoạt động NCKH
của sinh viên là trở ngại lớn nhất ảnh hƣởng đến chất lƣợng đề tài. Lý do thứ
hai, chúng ta cần quan tâm đặc biệt để tìm ra hƣớng khắc phục đó là phần lớn
sinh viên thiếu và yếu kỹ năng nghiên cứu (97%), sinh viên còn chƣa đầu tƣ
thời gian để tham gia hoạt động NCKH vì vậy đề tài của sinh viên không đạt
hiệu quả cao. Một phần nhỏ ảnh hƣởng tới chất lƣợng đề tài NCKH của sinh
viên đó là bản thân một bộ phận giảng viên còn có thái độ dễ dãi trong khâu
đánh giá kết quả nghiên cứu của sinh viên.
Bảng 2.10: Đề xuất của giảng viên về các biện pháp nhằm nâng cao chất
lƣợng NCKH của sinh viên
TT Biện pháp đề xuất Tỷ lệ%
1 Tăng cƣờng công tác kiểm tra tiến độ và giám sát việc thực
hiện đề tài NCKH của sinh viên.
98 %
2 Tăng kinh phí. 100 %
3 Có chế độ khuyến khích thích hợp. 93%
4 Quy rõ trách nhiệm của giảng viên hƣớng dẫn. 38%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn50
5 Xây dựng chuẩn để đánh giá đề tài NCKH của sinh viên. 58%
Từ việc phát hiện những mặt hạn chế về chất lƣợng đề tài NCKH của sinh
viên, giảng viên có các biện pháp đề xuất nhằm khắc phục, cụ thể là chú trọng
tới kinh phí hỗ trợ cho sinh viên thực hiện đề tài (100%), tăng cƣờng công tác
kiểm tra tiến độ và giám sát việc thực hiện đề tài NCKH của sinh viên (98%),
bên cạnh đó có các chế độ khuyến khích thích hợp (93%), kịp thời để động viên
tâm lý sinh viên, kích thích tinh thần sáng tạo và say mê NCKH của sinh viên.
Về vấn đề văn bản quy phạm cần thiết có hƣớng dẫn xây dựng chuẩn để đánh
giá đề tài NCKH của sinh viên (58%), đồng thời vai trò của giảng viên hƣớng
dẫn cũng đƣợc đề cập bằng việc phân công rõ ràng trách nhiệm của giảng viên
hƣớng dẫn (38%).
Bảng 2.11: Biện pháp hƣớng dẫn đề tài NCKH của GV cho sinh viên
TT Biện pháp hƣớng dẫn Tỷ lệ%
1 Định hƣớng vấn đề nghiên cứu cho SV để SV lựa chọn. 100%
2 Chọn đề tài nghiên cứu cho sinh viên. 58%
3 Xây dựng đề cƣơng nghiên cứu. 100%
4 Giới thiệu các nguồn tài liệu để sinh viên tìm đọc. 87%
5 Hƣớng dẫn sinh viên cách tiếp cận nghiên cứu. 100%
6 Hƣớng dẫn sinh viên xây dựng bộ công cụ nghiên cứu. 89%
7 Hƣớng dẫn sinh viên triển khai công trình nghiên cứu. 100%
8 Hƣớng dẫn sinh viên viết báo cáo kết quả nghiên cứu và
viết tóm tắt kết quả nghiên cứu.
69%
9 Các biện pháp khác.
* Thực trạng về những khó khăn của giảng viên khi hƣớng dẫn sinh viên
NCKH.
Qua sử dụng câu hỏi số 10 phần phụ lục 2, chúng tôi thu đƣợc kết quả
sau đây:
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn
Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn

More Related Content

What's hot

Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s31 077_dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bấ...
Th s31 077_dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bấ...Th s31 077_dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bấ...
Th s31 077_dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bấ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Dạy học những ứng dụng kĩ thuật trong Vật lý
Dạy học những ứng dụng kĩ thuật trong Vật lýDạy học những ứng dụng kĩ thuật trong Vật lý
Dạy học những ứng dụng kĩ thuật trong Vật lýLee Ein
 
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tập
Đổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tậpĐổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tập
Đổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tậpPhan Minh Trí
 
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và g...
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và g...Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và g...
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và g...jackjohn45
 
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Trần Đức Anh
 
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy sinh học tế bà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy sinh học tế bà...Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy sinh học tế bà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy sinh học tế bà...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (17)

Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
 
Th s31 077_dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bấ...
Th s31 077_dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bấ...Th s31 077_dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bấ...
Th s31 077_dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bấ...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
 
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAYHoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐHLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộcLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
 
Dạy học những ứng dụng kĩ thuật trong Vật lý
Dạy học những ứng dụng kĩ thuật trong Vật lýDạy học những ứng dụng kĩ thuật trong Vật lý
Dạy học những ứng dụng kĩ thuật trong Vật lý
 
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...
 
Luận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HAY
Luận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HAYLuận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HAY
Luận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HAY
 
Đổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tập
Đổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tậpĐổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tập
Đổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tập
 
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và g...
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và g...Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và g...
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và g...
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuậtLuận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
 
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
 
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
 
Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật
Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuậtQuản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật
Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy sinh học tế bà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy sinh học tế bà...Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy sinh học tế bà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy sinh học tế bà...
 
Đề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAY
Đề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAYĐề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAY
Đề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAY
 

Similar to Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn

Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...
Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...
Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docxPhụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docxThanhNhnCao3
 
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên Phân Hiệu Đại H...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên Phân Hiệu Đại H...Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên Phân Hiệu Đại H...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên Phân Hiệu Đại H...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
LV: Biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng đào tạo theo tí...
LV: Biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng đào tạo theo tí...LV: Biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng đào tạo theo tí...
LV: Biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng đào tạo theo tí...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...Man_Ebook
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Nghiên Cứu Khoa Học Của Giảng Viên Trường Cao Đẳng...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Nghiên Cứu Khoa Học Của Giảng Viên Trường Cao Đẳng...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Nghiên Cứu Khoa Học Của Giảng Viên Trường Cao Đẳng...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Nghiên Cứu Khoa Học Của Giảng Viên Trường Cao Đẳng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI...
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI...ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI...
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI...NuioKila
 
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Đánh Giá Học Sinh Tiểu Học Trên Địa Bàn Quận Cẩm ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Đánh Giá Học Sinh Tiểu Học Trên Địa Bàn Quận Cẩm ...Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Đánh Giá Học Sinh Tiểu Học Trên Địa Bàn Quận Cẩm ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Đánh Giá Học Sinh Tiểu Học Trên Địa Bàn Quận Cẩm ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Qu Ản Lý Công Tác Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên Tr Ường Đại Học...
Biện Pháp Qu Ản Lý Công Tác Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên Tr Ường Đại Học...Biện Pháp Qu Ản Lý Công Tác Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên Tr Ường Đại Học...
Biện Pháp Qu Ản Lý Công Tác Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên Tr Ường Đại Học...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Qu Ản Lý Ho Ạt Động Nghiên C Ứu Khoa Học Của Giảng Viên Trường Đại ...
Biện Pháp Qu Ản Lý Ho Ạt Động Nghiên C Ứu Khoa Học Của Giảng Viên Trường Đại ...Biện Pháp Qu Ản Lý Ho Ạt Động Nghiên C Ứu Khoa Học Của Giảng Viên Trường Đại ...
Biện Pháp Qu Ản Lý Ho Ạt Động Nghiên C Ứu Khoa Học Của Giảng Viên Trường Đại ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...jackjohn45
 
Tailieu.vncty.com van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...
Tailieu.vncty.com   van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...Tailieu.vncty.com   van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...
Tailieu.vncty.com van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...Trần Đức Anh
 
Biện Pháp Qu Ản Lý Ho Ạt Động Thực Tập Của Sinh Viên Phân Hi Ệu Đại Học Đà N...
Biện Pháp Qu Ản Lý Ho Ạt Động Thực Tập Của Sinh Viên Phân Hi  Ệu Đại Học Đà N...Biện Pháp Qu Ản Lý Ho Ạt Động Thực Tập Của Sinh Viên Phân Hi  Ệu Đại Học Đà N...
Biện Pháp Qu Ản Lý Ho Ạt Động Thực Tập Của Sinh Viên Phân Hi Ệu Đại Học Đà N...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tailieu.vncty.com nang cao-hieu_qua_su_dung_thi_nghiem_trong_day_hoc_sinh_h...
Tailieu.vncty.com   nang cao-hieu_qua_su_dung_thi_nghiem_trong_day_hoc_sinh_h...Tailieu.vncty.com   nang cao-hieu_qua_su_dung_thi_nghiem_trong_day_hoc_sinh_h...
Tailieu.vncty.com nang cao-hieu_qua_su_dung_thi_nghiem_trong_day_hoc_sinh_h...Trần Đức Anh
 

Similar to Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn (20)

Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...
Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...
Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...
 
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docxPhụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
 
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên Phân Hiệu Đại H...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên Phân Hiệu Đại H...Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên Phân Hiệu Đại H...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên Phân Hiệu Đại H...
 
LV: Biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng đào tạo theo tí...
LV: Biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng đào tạo theo tí...LV: Biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng đào tạo theo tí...
LV: Biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng đào tạo theo tí...
 
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...
 
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạmLuận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm
 
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Nghiên Cứu Khoa Học Của Giảng Viên Trường Cao Đẳng...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Nghiên Cứu Khoa Học Của Giảng Viên Trường Cao Đẳng...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Nghiên Cứu Khoa Học Của Giảng Viên Trường Cao Đẳng...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Nghiên Cứu Khoa Học Của Giảng Viên Trường Cao Đẳng...
 
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI...
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI...ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI...
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI...
 
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Đánh Giá Học Sinh Tiểu Học Trên Địa Bàn Quận Cẩm ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Đánh Giá Học Sinh Tiểu Học Trên Địa Bàn Quận Cẩm ...Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Đánh Giá Học Sinh Tiểu Học Trên Địa Bàn Quận Cẩm ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Đánh Giá Học Sinh Tiểu Học Trên Địa Bàn Quận Cẩm ...
 
Biện Pháp Qu Ản Lý Công Tác Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên Tr Ường Đại Học...
Biện Pháp Qu Ản Lý Công Tác Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên Tr Ường Đại Học...Biện Pháp Qu Ản Lý Công Tác Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên Tr Ường Đại Học...
Biện Pháp Qu Ản Lý Công Tác Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên Tr Ường Đại Học...
 
Skkn quan ly giao duc
Skkn quan ly giao ducSkkn quan ly giao duc
Skkn quan ly giao duc
 
Biện Pháp Qu Ản Lý Ho Ạt Động Nghiên C Ứu Khoa Học Của Giảng Viên Trường Đại ...
Biện Pháp Qu Ản Lý Ho Ạt Động Nghiên C Ứu Khoa Học Của Giảng Viên Trường Đại ...Biện Pháp Qu Ản Lý Ho Ạt Động Nghiên C Ứu Khoa Học Của Giảng Viên Trường Đại ...
Biện Pháp Qu Ản Lý Ho Ạt Động Nghiên C Ứu Khoa Học Của Giảng Viên Trường Đại ...
 
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...
 
Luận án: Phát triển tư duy vật lí cho học sinh học vật lí lớp 10
Luận án: Phát triển tư duy vật lí cho học sinh học vật lí lớp 10Luận án: Phát triển tư duy vật lí cho học sinh học vật lí lớp 10
Luận án: Phát triển tư duy vật lí cho học sinh học vật lí lớp 10
 
Luận Văn Quản Lý Nghiên Cứu Khoa Học Tại Các Cơ Sở Bồi Dưỡng Cán Bộ Quản Lý ...
Luận Văn Quản Lý Nghiên Cứu Khoa Học Tại Các Cơ Sở Bồi Dưỡng Cán Bộ Quản Lý ...Luận Văn Quản Lý Nghiên Cứu Khoa Học Tại Các Cơ Sở Bồi Dưỡng Cán Bộ Quản Lý ...
Luận Văn Quản Lý Nghiên Cứu Khoa Học Tại Các Cơ Sở Bồi Dưỡng Cán Bộ Quản Lý ...
 
Tailieu.vncty.com van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...
Tailieu.vncty.com   van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...Tailieu.vncty.com   van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...
Tailieu.vncty.com van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...
 
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc LiêuĐề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
 
Biện Pháp Qu Ản Lý Ho Ạt Động Thực Tập Của Sinh Viên Phân Hi Ệu Đại Học Đà N...
Biện Pháp Qu Ản Lý Ho Ạt Động Thực Tập Của Sinh Viên Phân Hi  Ệu Đại Học Đà N...Biện Pháp Qu Ản Lý Ho Ạt Động Thực Tập Của Sinh Viên Phân Hi  Ệu Đại Học Đà N...
Biện Pháp Qu Ản Lý Ho Ạt Động Thực Tập Của Sinh Viên Phân Hi Ệu Đại Học Đà N...
 
Tailieu.vncty.com nang cao-hieu_qua_su_dung_thi_nghiem_trong_day_hoc_sinh_h...
Tailieu.vncty.com   nang cao-hieu_qua_su_dung_thi_nghiem_trong_day_hoc_sinh_h...Tailieu.vncty.com   nang cao-hieu_qua_su_dung_thi_nghiem_trong_day_hoc_sinh_h...
Tailieu.vncty.com nang cao-hieu_qua_su_dung_thi_nghiem_trong_day_hoc_sinh_h...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Th s31 020_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - đhtn

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ----------------------------------------- NGUYỄN VÂN ANH CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM - ĐHTN Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ TÍNH Thái Nguyên - 2009
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện luận văn: Các biện pháp quản lý tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, trƣớc hết tối bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS Nguyễn Thị Tính, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy cô giáo khoa Tâm lý - Giáo dục, Khoa Sau Đại học và đặc biệt là các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các chuyên đề của toàn khóa học đã tạo điều kiện, đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới Khoa Tâm lý - Giáo dục, Khoa Sau Đại học và các đơn vị trong trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã gióp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn anh em, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hòan thành luận văn. Tác giả luận văn Nguyễn Vân Anh
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn3 MỤC LỤC Mở đầu 7 Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trƣờng ĐHSP- ĐHTN 12 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 12 1.2 Một số khái niệm cơ bản 19 1.2.1 Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục 19 1.2.2 Khái niệm khoa học, nghiên cứu khoa học. 23 1. 3 Các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trƣờng ĐHSP- ĐHTN 25 1.3.1 Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐH SP- ĐHTN 25 1.3.1.1 Hoạt động NCKH của sinh viên Trƣờng ĐHSP- ĐHTN 25 1.3.1.2 Đặc điểm của quản lý hoạt động NCKH của sinh viên 26 1.3.1.3 Nội dung của quản lý hoạt động NCKH của sinh viên 28 1.3.1.4 Phƣơng pháp quản lý hoạt động NGKH của sinh viên 30 1.3.2 Quy trình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 32 Kết luận chƣơng 1 32 Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN 34 2.1 Giới thiệu về trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHTN 34 2.2 Thực trạng về công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trƣờng Đại học Sƣ phạm – ĐHTN 37 2.2.1 Thực trạng quản lý và hƣớng dẫn hoạt động NCKH cho sinh viên của cán bộ, giảng viên. 43 2.2.2 Thực trạng hoạt động NCKH của sinh viên điều tra trên góc độ SV 49 Kết luận chƣơng 2 55
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn4 Chƣơng 3: Một số biện pháp quản lý tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trƣờng ĐHSP – ĐHTN 56 3.1 Cơ sở pháp lý của việc đề xuất các biện pháp 56 3.2 Hệ thống biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trƣờng Đại học Sƣ phạm – ĐHTN 57 3.2.1 Nhóm biện pháp thứ nhất: Tăng cƣờng công tác chỉ đạo, sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài trƣờng tổ chức có hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên 57 3.2.1.1 Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài trƣờng 57 3.2.1.2 Nâng cao năng lực nhận thức của sinh viên về NCKH 59 3.2.1.3 Ban hành một hệ thống các văn bản hƣớng dẫn cho hoạt động NCKH của sinh viên. 61 3.2.1.4 Đổi mới phƣơng thức kiểm tra đánh giá hoạt động NCKH của SV 62 3.2.1.5 Đổi mới công tác khen thƣởng về NCKH sinh viên 63 3.2.2 Nhóm biện pháp thứ hai: Xây dựng phá triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động NCKH của sinh viên, đa dạng hóa các nguồn lực. 64 3.2.2.1 Nâng cao năng lực NCKH cho cán bộ, giảng viên. 64 3.2.2.2 Tăng cƣờng cơ sở vật chất cho hoạt động NCKH của sinh viên 65 3.2.2.3 Huy động các nguồn lực để hỗ trợ cho hoạt động NCKH của sinh viên 65 3.2.2.4 Đẩy mạnh công tác thông tin trong hoạt động NCKH của sinh viên; phổ biến các định hƣớng nghiên cứu của Bộ, đại học, nhà trƣờng để cán bộ, đơn vị có tính chủ động trong nghiên cứu. 66 3.2.2.5 Đẩy mạnh công tác ứng dụng CNTT trong NCKH của sinh viên và quản lý NCKH của sinh viên. 67 3.2.3 Nhóm biện pháp thứ ba: Kết hợp NCKH với hoạt động học tập của SV 68 3.2.3.1 Tăng cƣờng chỉ đạo các hoạt động làm bài tập lớn, tiểu luận trong quá trình dạy học 68
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn5 3.2.3.2 Chỉ đạo thực hiện đổi mới phƣơng pháp giảng dạy ở đại học theo hƣớng tăng cƣờng hoạt động tự nghiên cứu của sinh viên 68 3.2.3.3 Tăng cƣờng hoạt động tự nghiên cứu, tìm tòi của sinh viên trong chƣơng trình đào tạo của sinh viên làm quen với hoạt động NCKH 73 3.2.3.4 Tăng cƣờng hoạt động thực tế và kiến tập sƣ phạm 73 3.2.3.5 Phát huy vai trò chủ động, tích cực của giảng viên, sinh viên và đơn vị khoa trong hoạt động NCKH của sinh viên. 76 3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp và điền kiện thực hiện các biện pháp. 76 3.3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp 76 3.3.2 Điều kiện để thực hiện các biện pháp 77 3.4 Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất 77 3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 77 3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 77 3.4.3 Các phƣơng pháp khảo nghiệm 77 3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 77 Kết luận chƣơng 3 80 Kết luận và kiến nghị 81 I Kết luận 81 II Kiến nghị 82 Tài liệu tham khảo 84 Phụ lục
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn6 DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Công nghiệp hóa - hiện đại hoá CNH-HĐH Công nghệ thông tin CNTT Đại học Sƣ phạm ĐHSP Đại học Thái Nguyên ĐHTN Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT Giảng viên GV Khoa học - Kỹ thuật KH-KT Khoa học công nghệ KHCN Nghiên cứu khoa học NCKH Quản lý khoa học – Quan hệ quốc Tế QLKH - QHQT Sinh viên SV
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn7 DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1 Biểu đồ 2.1 Bảng 2.1 Khái niệm quản lý Đề tài NCKH của sinh viên 2001-2008 Số lƣợng các đề tài NCKH và giải thƣởng sinh viên NCKH 22 36 37 Bảng 2.2 Thống kê giải thƣởng Olympic sinh viên 37 Bảng 2.3 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý về các biện pháp nâng cao chất lƣợng NCKH của sinh viên 38 Bảng 2.4 Các biện pháp quản lý hoạt động NCKH sinh viên của cán bộ quản lý đã tiến hành 39 Bảng 2.5 Đánh giá của cán bộ quản lý về quy trình quản lý hoạt động NCKH sinh viên của trƣờng ĐHSP - ĐHTN 41 Bảng 2.6 Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực NCKH của sinh viên 42 Bảng 2.7 Thực trạng nhận thức của cán bộ giảng viên nhà trƣờng về ý nghĩa của hoạt động NCKH đối với sinh viên 43 Bảng 2.8 Đánh giá của giảng viên về kỹ năng NCKH của sinh viên 45 Bảng 2.9 Nhận xét của giảng viên về nguyên nhân dẫn tới chất lƣợng đề tài NCKH của sinh viên chƣa đƣợc tốt 47 Bảng 2.10 Đề xuất của giảng viên về các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng NCKH của sinh viên 47 Bảng 2.11 Biện pháp hƣớng dẫn đề tài NCKH của giảng viên cho sinh viên 48 Bảng 2.12 Thực trạng nhận thức của sinh viên về ý nghĩa của hoạt động NCKH đối với sinh viên 49 Bảng 2.13 Thực trạng các hình thức sinh viên đã tham gia để tiến hành NCKH 50 Bảng 2.14 Các biện pháp NCKH đã đƣợc thực hiện 51 Bảng 2.15 Tự đánh giá của sinh viên về kỹ năng NCKH của sinh viên 52 Bảng 2.16 Đánh giá của sinh viên về hoạt động hƣớng dẫn NCKH của cán bộ giáo viên 54 Bảng 3.1 Bảng tổng hợp trƣng cầu ý kiến 78
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên con đƣờng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay thì GD&ĐT đóng một vai trò đặc biệt và ngày càng đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta quan tâm. Nghị quyết TW II Đại hội Đảng lần thứ VIII đã khẳng định "Đầu tư cho giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu". Trong các trƣờng đại học yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục đại học chính là lòng say mê học hỏi, năng lực sáng tạo, năng lực tự nghiên cứu của sinh viên - những ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc. Mục đích giáo dục đại học là đào tạo ra những sinh viên có tri thức, biết sử dụng và làm chủ dƣợc những thành tựu của KHCN hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Chất lƣợng gi¸o dục đại học phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức NCKH của sinh viên. Nghiên cứu không chỉ là một chức năng thứ yếu của giáo dục đại học mà còn là điều kiện không thể thiếu đƣợc làm cho nhà trƣờng phù hợp với xã hội và đảm bảo chất lƣợng. Vì vậy, nghiên cứu khoa học sinh viên trong các trƣờng đại học nói chung và ĐHSP nói riêng là việc làm cần thiết. Thông qua hoạt động NCKH nhằm phát huy năng lực trí tuệ vốn có của mỗi ngƣời, hình thành kỹ năng, phƣơng pháp NCKH cho ngƣời học và giúp ngƣời học có đƣợc thói quen làm việc độc lập, sáng tạo để củng cố chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ và sáng tạo những giá trị mới cho xã hội. Hiện nay, công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên còn gặp những hạn chế, để tìm ra phƣơng hƣớng khắc phục và góp phần nâng cao chất lƣợng nghiên cứu khoa học cũng nhƣ chất lƣợng đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài "Các biện pháp quản lý tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên" làm đề tài nghiên cứu bởi nó mang tính thiết thực và cấp bách đối với hoạt động quản lý GD&ĐT của nhà trƣờng.
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn9 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN và xây dựng một số biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN. - Đối tƣợng nghiên cứu: Biện pháp quản lý tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN. 4. Giả thuyết khoa học Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà trƣờng. Việc xây dựng các biện pháp thiết thực, mang tính khoa học nhằm tăng cƣờng công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP sẽ góp phần nâng cao hiệu quả NCKH của sinh viên và nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Tìm hiểu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng đại học. 5.2 Tìm hiểu thực trạng của công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN. 5.3 Các biện pháp đề xuất tăng cƣờng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp các cơ sở, tài liệu lý luận về quản lý giáo dục và lý luận quản lý nghiên cứu khoa học.
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn10 Phƣơng pháp lịch sử nghiên cứu lịch sử vấn đề, tìm hiểu, khai thác các công trình nghiên cứu về quản lý công tác NCKH trong trƣờng và quản lý nhà trƣờng để làm cơ sở tiếp tục cho các hoạt động nghiên cứu. 6.2 Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn Phƣơng pháp thống kê số liệu các đề tài NCKH của sinh viên và các nhận xét về kết quả nghiên cứu của các đề tài. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia nhằm khai thác kinh nghiệm, vốn hiểu biết của các chuyên gia về các biện pháp quản lý. Phƣơng pháp trò chuyện, phỏng vấn để thu thập những thông tin về hoạt động quản lý NCKH của trƣờng. Phƣơng pháp quan sát sử dụng nhằm hỗ trợ cho các phƣơng pháp khác trong quá trình nghiên cứu để thấy rõ hơn hoạt động của sinh viên trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động NCKH. Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm của sinh viên: các báo cáo khoa học, bài tập, đề tài khoa học, khoá luận, luận văn tốt nghiệp. 6.3 Nhóm phƣơng pháp thống kê toán học Sử dụng thống kê toán học sử lý số liệu về quản lý hoạt động NCKH của sinh viên góp phần làm cho kết quả nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy chính xác cao. 7. Phạm vi giới hạn nghiên cứu Hoạt động NCKH của sinh viên đƣợc thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau nhƣ đề tài NCKH, bài tập lớn… Với phạm vi giới hạn nghiên cứu đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu đề tài khoa học của sinh viên. 8. Cấu trúc luận văn Gồm 3 chƣơng Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động NCKH ở trƣờng ĐHSP - ĐHTN 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.2 Một số khái niệm cơ bản
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn11 1.2.1 Khái niệm quản lý, quản giáo dục. 1.2.2 Khái niệm khoa học, NCKH. 1.3 Các vấn đề quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN 1.3.1 Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP – ĐHTN. 1.3.2 Quy trình quản lý hoạt động NCKH của sinh viên * Kết luận chƣơng 1 Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN 2.1 Giới thiệu về Đại học Sƣ phạm - ĐHTN 2.2 Thực trạng về công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN 2.2.1 Thực trạng quản lý và hƣớng dẫn hoạt động NCKH cho sinh viên của cán bộ, giảng viên 2.2.2 Thực trạng hoạt động nghiên cứu của sinh viên điều tra trên góc độ sinh viên * Kết luận chƣơng 2 Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý tăng cƣờng hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN 3.1 Cơ sở pháp lý của việc đề xuất các biện pháp. 3.2 Hệ thống biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP – ĐHTN. 3.2.1. Nhóm biện pháp thứ nhất: Tăng cƣờng công tác chỉ đạo và sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài trƣờng tổ chức có hiệu quả hoạt động NCHK của sinh viên. 3.2.2 Nhóm biện pháp thứ hai: Xây dựng phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động NCKH, đa dạng hóa của nguồn lực 3.2.3 Nhóm biện pháp thứ ba: Kết hợp NCKH với học tập của sinh viên 3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp và điều kiện để thực hiện các biện pháp. 3.3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp.
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn12 3.3.2 Điều kiện để thực hiện các biện pháp. 3.4 Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất 3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 3.4.2 Nội dung khảo nghiệm. 3.4.3 Các phƣơng pháp khảo nghiệm. 3.4.4 Kết quả khảo nghiệm. * Kết luận chƣơng 3 9. Kết luận và kiến nghị I. Kết luận II. Kiến nghị 10. Tài liệu tham khảo
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn13 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Giáo dục đại học đƣợc quan tâm hàng đầu vào giai đoạn những thập niên cuối thế kỷ XX, khi khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ mạnh mẽ . Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, quá trình đào tạo ở các trƣờng đại học đã gắn chặt chẽ với NCKH, với thực tiễn cuộc sống. NCKH đóng một vai trò, một sứ mệnh to lớn là căn cứ để các trƣờng cập nhật, đổi mới chƣơng trình và nội dung đào tạo nhằm đƣa nền giáo dục nƣớc ta hội nhập với khu vực và thế giới. Việc tìm ra các giải pháp hay các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng NCKH trong các trƣờng đại học là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm của rất nhiều nhà chuyên gia, khoa học có tâm huyết trong và ngoài nƣớc. Ở nƣớc ngoài Các trƣờng đại học ở Liên Xô trƣớc đây rất coi trọng các hình thức tổ chức NCKH cho sinh viên, trong đó tổ chức cho sinh viên làm khóa luận, luận văn tốt nghiệp đƣợc coi là quan trọng nhất. Trong các công trình triết học, thiên tài Lênin đã xây dựng cơ sở phƣơng pháp luận khoa học của nền khoa học tự nhiên hiện đại và cũng theo sáng kiến của Lênin lần đầu tiên trong lịch sử khoa học, Liên Xô bắt đầu kế hoạch hoá khoa học trong quy mô toàn quốc đề ra và thực hiện thành công chính sách phát triển khoa học thống nhất trong toàn quốc. Năm 1971, M.T.Lubixƣna Năm 1971, M.T.Lubixƣna và A.A. Gơroxepxki trong chuyên khảo Tổ chức công việc tự học của sinh viên cho rằng NCKH của sinh viên đại học là một trong những hình thức hoàn thiện nhất về mặt đào tạo khoa học, có hiệu quả thiết thực đối với việc nâng cao trình độ của sinh viên.
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn14 Năm 1972, P.T.Prikhodko trong tác phẩm Tổ chức và phương pháp công tác NCKH [33] đã giới thiệu những nét đặc trƣng cơ bản của hoạt động NCKH của sinh viên. Tác giả đánh giá tầm quan trọng của việc tổ chức cho sinh viên làm niên luận, khóa luận tốt nghiệp, coi đây là những hình thức tập dƣợt NCKH nhờ đó mà sinh viên có khă năng tự học suốt đời. W.Humboldt (1767 - 1835) ngƣời sáng lập trƣờng Đại học Berlin cũng đã có ý kiến cho rằng với nhiệm vụ đi tìm tri thức, trƣờng đại học không thể gạt bỏ toàn bộ lĩnh vực NCKH cho các viện khoa học và nếu làm nhƣ vậy thì đã tự phủ định mình. Luật giáo dục Cao đăng của nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong các chƣơng I, điều 10 có ghi: “Nhà nước bảo đảm tự do NCKH, sáng tác văn học nghệ thuật và các hoạt động văn hóa khác trong các trường cao đẳng theo đúng pháp luật…”, trong đó có quyền và nghĩa vụ NCKH của sinh viên, coi đây là một biện pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo [10, tr 257] Hoa Kỳ trong Chiến lƣợc 1998 – 2000 của Bộ Giáo dục đã ghi nhận NCKH giáo dục góp phần cải thiện nền giáo dục quốc gia, Hoa kỳ đã xác định những vấn đề ƣu tiên tổ chức cho sinh viên NCKH [10, tr. 414]. Trong tác phẩm “Research and Report Writing” [7], tác giả Francesco Cordasco và Elliots S.M.Galner đã chỉ ra những hoạt động cụ thể để hình thành kỹ năng NCKH cho sinh viên. Năm 1990, Gary Anderson (New York), trong tác phẩm “ Fundamentals of educational research. [35], tác giả chú trọng đến việc tìm tòi các nguyên tắc, phƣơng pháp cũng nhƣ công cụ, kỹ thuật NCKH để huấn luyện cho sinh viên. Tại Singapore năm 1983, hai tác giả Keith Howard và John A.Sharp đã biên soạn tài liệu “ The management of a student research project” [36] nhằm giúp sinh viên biết cách quản lý kế hoạch nghiên cứu. Các tác giả đã trình bày những vấn đề về chọn lựa đề tài, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tập hợp, phân tích, xử lý và đánh giá kết quả NCKH. Năm 1996, tác giả Brian Allison trong cuốn “ Research skills for students - National institute of education [34] đã giúp
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn15 cho sinh viên những lý thuyết về NCKH, cung cấp kỹ năng tiến hành một cuộc điều tra, thiết kế một bảng hỏi và những kỹ thuật khi sử dụng phƣơng pháp phóng vấn. Nhƣ vậy, ở nƣớc ngoài qua nhiều công trình khoa học cho thấy các tác giả quan tâm không chỉ về phƣơng diện phƣơng pháp luận mà còn đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về tổ chức và các kỹ năng cụ thể cần đƣợc huấn luyện, trang bị cho sinh viên. Ở trong nƣớc Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến KHCN, Ngƣời cho rằng khoa học công nghệ có ảnh hƣởng rất lớn đến sự nghiệp đấu tranh và giải phóng dân tộc. Muốn xây dựng và phát triển đất nƣớc thì phải quan tâm tới KHCN, Ngƣời không ngừng chăm lo bồi dƣỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật để phục vụ nƣớc nhà. Hiện nay, với sự nhảy vọt của KHCN, nhân loại đang bƣớc đầu quá độ sang nền kinh tế tri thức, cùng với đó là xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Trƣớc bối cảnh đó, triết lý về giáo dục cho thế kỷ 21 có những biến động to lớn lấy học thƣờng xuyên suốt đời làm nền móng nhằm hƣớng tới xây dựng một xã hội học tập cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của giáo dục đại học thế giới. Để đáp ứng sự thay đổi đó giáo dục phải có các nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục đại học mới hoà nhập cùng với giáo dục đại học thế giới. Một là, điều chỉnh cơ cấu trình độ và hệ thống nhà trƣờng nhằm làm cho giáo dục đại học phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc và những xu hƣớng phát triển của thế giới. Hai là, xây dựng quy trình đào tạo mềm dẻo và liên thông, đổi mới mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp giảng dạy và học tập ở đại học. Ba là, xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đại học có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và lƣơng tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách quản lý và giảng dạy tiên tiến hiện đại.
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn16 Bốn là, tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu và triển khai nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, trực tiếp giải quyết những vấn đề từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và tăng nguồn thu cho nhà trƣờng. Năm là, đổi mới cơ chế tài chính giáo dục đại học nhằm đa dạng hoá nguồn lực và nâng cao hiệu quả đầu tƣ. Sáu là, đổi mới quản lý giáo dục đại học theo hƣớng tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm xã hội và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các trƣờng đại học. Bảy là, nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống giáo dục đại học trong quá trình hội nhập quốc tế. Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm đến sự phát triển KHCN, GD&ĐT, các nghị quyết, các chủ trƣơng đều luôn coi trọng KHCN. Tại Đại hội Đảng lần thứ VI(1986) đã đề ra đƣờng lối đổi mới, trong đó KHCN đƣợc coi là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện của đất nƣớc; nghị quyết TW2 khoá VIII (1996) đã khẳng định quyết tâm của Đảng trong phát triển KHCN, coi KHCN là quốc sách hàng đầu, khẳng định vai trò nền tảng động lực để thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc, Nghị quyết đã nhấn mạnh " các trường đại học phải là trung tâm NCKH, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống”. Nghị quyết 37/TW của Bộ Chính trị khẳng định " Mỗi trường đại học phải là một cơ sở giảng dạy, đồng thời là một cơ sở nghiên cứu khoa học" cho thấy sự quan tâm hơn nữa của Đảng về vai trò của khoa học công nghệ trong các trƣờng đại học. Tại Nghị quyết 26/TW của Bộ chính trị tiếp tục nhấn mạnh " Các trường đại học vừa là cơ sở nghiên cứu và ứng dụng KHCN" và " đảm bảo kết hợp giữa viện nghiên cứu và trường đại học, gắn nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh". Nghị quyết số 14/2005/NQCP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 có ghi " gắn kết chặt chẽ đổi mới giáo dục với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, nhu cầu nhân lực trình độ cao của đất nước và xu thế của KHCN”.
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn17 Trong điều lệ trƣờng đại học có ghi rõ nhiệm vụ của trƣờng đại học (Điều 9) “ tiến hành NCKH và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với NCKH và sản xuất, dịch vụ KHCN theo quy định của luật KHCN, luật giáo dục và các quy định khác của pháp luật. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong những người học và trong đội ngũ cán bộ giảng viên của trường” [6]. Có thể nói rằng, các nghị quyết, nghị định, chỉ thị của Đảng và chính phủ đã khẳng định vai trò to lớn của KHCN trong công cuộc CNH - HĐH đất nƣớc. Đây cũng là các văn bản quan trọng định hƣớng sự phát triển của KHCN, đặt ra các mục tiêu cụ thể về quản lý hoạt động KHCN trong các trƣờng ®¹i häc, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Từ nhận thức đúng đắn về vai trò quyết định của công tác quản lý hoạt động KHCN mà đã có các nhà khoa học đã tiến hành các nghiên cứu về tính hiệu quả của nó qua các đề tài: Năm 1991 Viện nghiên cứu phát triển giáo dục đƣợc Bộ GD&ĐT giao cho chủ trì đề tài: “Nghiên cứu những biện pháp để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động KHCN và lao động sản xuất trong nhà trường” mã số B91-38- 14 do KS Vũ Tiến Trinh làm chủ nhiệm. Năm 1995 Viện nghiên cứu phát triển giáo dục đƣợc Bộ GD&ĐT giao cho chủ trì đề tài: “Điều tra đánh giá hiện trạng tiềm lực khoa học và công nghệ của các trường đại học và cao đẳng Việt Nam” đề tài độc lập cấp Bộ, do GS.TS Thân Đức Hiền làm chủ nhiệm. Các đề tài có tên trên đƣợc tiến hành nghiên cứu và đã có những đóng góp cho công tác quản lý hoạt động KHCN của ngành giáo dục cũng nhƣ điều tra thống kê nguồn lực KHCN của các trƣờng đại học. Các biện pháp đƣợc đề ra cũng chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định do sự nghiệp đổi mới quản lý kinh tế xã hội có nhiều thay đổi đang đặt ra nhiều yêu cầu mới. Phan Huy Lê trong bài viết Việc bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên đại học [22], đã đề xuất cách bồi dƣỡng phƣơng pháp nghiên cứu cho sinh viên khi giảng dạy là kết hợp giảng kiến thức với phƣơng
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn18 pháp để họ không chỉ nâng cao kiến thức mà còn đƣợc rèn luyện tƣ duy, bồi dƣỡng phƣơng pháp khoa học. Bài viết " Công tác nghiên cứu khoa học với việc nâng cao chất lượng đào tạo" của Nguyễn Tấn Phát [23]; Các tác giả đều nhấn mạnh việc đƣa NCKH vào trƣờng học sẽ thúc đẩy sự phát triển khoa học giáo dục, đem lại những tiến bộ vững chắc cho việc dạy học và giáo dục đồng thời nâng cao hiệu quả đào tạo ở các trƣờng sƣ phạm. Năm 1992, giáo trình " Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục" của tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức [18] đã đƣa ra những khái niệm chung về phƣơng pháp luận khoa học giáo dục, những nguyên tắc phƣơng pháp luận và những giai đoạn nghiên cứu một đề tài khoa häc để trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết về NCKH. Năm 1995, giáo trình Logic học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học của Lê Tử Thành, đã giải đáp những yêu cầu của sinh viên, học viên cao học về kiến thức và cách tiến hành NCKH hiệu quả. Tác giả Nguyễn Văn Lê trong tài liệu " Phương pháp luận nghiên cứu khoa học" [21] đã hƣớng dẫn sinh viên cách chọn đề tài, chuẩn bị nghiên cứu và có kiến thức về các phƣơng pháp NCKH. Trong tác phẩm " Phương pháp và kỹ thuật trong nghiên cứu xã hội" của tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa chú trọng giới thiệu sinh viên các phƣơng pháp và kỹ thuật trong nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng. Năm 1996-1997, hai giáo trình " Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục [31] và phương pháp luận nghiên cứu khoa học [30] của Phạm Viết Vƣợng đã cung cấp cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh những phƣơng pháp luận, cấu trúc công trình NCKH, các giai đoạn tiến hành một đề tài NCKH để hỗ trợ họ thành công trong việc thực hiện các công trình NCKH. Năm 2005, Lê Thị Thanh Chung trong luận án "Biện pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên đại học sư phạm" đã góp phần bổ sung đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao chất lƣợng NCKH giáo dục của sinh viên các trƣờng đại học sƣ phạm hiện nay.
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn19 Năm 2006, trong giáo trình "Hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên sư phạm" của Phạm Hồng Quang đã giới thiệu hiện trạng hoạt động NCKH của sinh viên, cung cấp các thông tin bổ ích và hƣớng dẫn cách tiến hành NCKH nhằm đạt hiệu quả cao, ứng dụng thực tiễn đạt chất lƣợng. Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ra Quyết định số 08/2000/QD ngày 30/03/2000 [11] Về việc ban hành Quy chế về NCKH của sinh viên các trƣờng đại học và cao đẳng trong cả nƣớc. Quy chế có 4 chƣơng và 14 điều, gồm những quy định chung vấn đề quản lý NCKH của sinh viên, trách nhiệm, quyền lợi của sinh viên tham gia NCKH và cán bộ hƣớng dẫn, các điều khoản thi hành về NCKH của sinh viên. Công văn số 7483/KHCN của Bộ GD&ĐT ngày 30/07/2000 Về việc tổ chức xét tặng giải thƣởng "Sinh viên NCKH" trong các trƣờng đại học và các học viện [12]. Nội dung công văn bao gồm các tiêu chuẩn, phƣơng pháp đánh giá, xếp loại các công trình NCKH của sinh viên phân cấp việc đánh giá, xét thƣởng. Đây là những văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về NCKH của sinh viên ở tất cả các khâu nhằm giúp nhà quản lý, cán bộ hƣớng dẫn và sinh viên thực hiện đúng các yêu cầu đối với công tác NCKH của sinh viên. Công đoàn ngành giáo dục Việt Nam thuộc Bộ Giáo dục - Đào tạo (1/2008) đã tổ chức Hội thảo: "Tăng cường nhận thức trách nhiệm của cán bộ, giảng viên nhằm nâng cao hiệu quả công tác NCKH và chuyển giao công nghệ", đã quy tập đƣợc các ý kiến đóng góp của nhiều trƣờng đại học trong cả nƣớc với mục đích "tìm ra những giải pháp đồng bộ để góp phần xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ NCKH có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách quản lý, giảng dạy và NCKH tiên tiến, hiện đại" [9]. Từ đó tìm ra mô hình quản lý nâng cao chất lƣợng hoạt động NCKH trong giai đoạn hiện nay, từ cấp đại học quốc gia đến đại học vùng hay các trƣờng đại học đều nhận thức đƣợc "các yêu cầu đổi mới về công tác quản lý NCKH đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách".
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn20 Trong các chƣơng trình hành động của Đảng bộ ĐHTN (2006-2010) có đƣa chƣơng trình "Đổi mới công tác quản lý khoa học của Đại học Thái Nguyên" nhằm từng bƣớc đƣa hoạt động KHCN thực sự trở thành một trong những nhiệm vụ chính, ngang tầm với nhiệm vụ đào tạo của đại học [26]. Trong những năm gần đây, có khá nhiều bài viết về hoạt động KHCN của trƣờng đại học, cao đẳng đƣợc đăng trên các tạp chí đều đề cập tới các giải pháp, biện pháp nâng cao chất lƣợng KHCN với đào tạo và thực tiễn kinh tế xã hội trong việc thực hiện các mục tiêu của các trƣờng đại học. Các giáo trình về phƣơng pháp NCKH hay phƣơng pháp luận NCKH của các tác giả, nhƣ: Phạm Viết Vƣợng, Vũ Cao Đàm, Nguyễn Văn Hộ, Phạm Hồng Quang, Lƣu Xuân Mới,… đều nhằm cung cấp những kiến thức chung về phƣơng pháp luận, phƣơng pháp cấu trúc công trình NCKH. Tóm lại, qua các văn bản, hội thảo và công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, có thể thấy các tác giả rất quan tâm tới các vấn đề phƣơng pháp luận và phƣơng pháp tổ chức quản lý NCKH của sinh viên cũng nhƣ những kỹ thuật và thủ tục tổ chức cho sinh viên NCKH. Những kết quả nghiên cứu trên đã góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lƣợng NCKH của sinh viên trong các trƣờng cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, để chất lƣợng hiệu quả hoạt động đề tài NCKH của sinh viên đƣợc nâng cao hơn nữa, chúng ta cần tăng cƣờng nghiên cứu các biện pháp cụ thể phù hợp với thực tế đào tạo của trƣờng ĐHSP - ĐHTN trong giai đoạn hiện nay. 1.2 Một số khái niệm cơ bản 1.2.1 Khái niệm Quản lý, quản lý giáo dục - Quản lý: Là một hoạt động đặc biệt, là yếu tố không thể thiếu đƣợc trong đời sống xã hội, gắn liền với quá trình phát triển, đặc biệt trong xã hội phát triển nhƣ hiện nay thì quản lý có vai trò rất lớn. Theo C.Mác quản lý
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn21 (QLXH) là chức năng đƣợc sinh ra từ tính xã hội hoá lao động. Nó có tầm quan trọng đặc biệt vì mọi sự phát triển của xã hội đều thông qua hoạt động của con ngƣời và thông qua quản lý (con ngƣời điều khiển con ngƣời). Chính Ngƣời viết “ tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”. Định nghĩa về quản lý, tác giả Phạm Viết Vƣợng đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung phù hợp với quy luật khách quan”. Theo tác giả Trần Quốc Thành có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm quản lý: Dƣới góc độ điều khiển học: “Quản lý là tính toán sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý nhất để đạt tới hiệu quả kinh tế cao nhất”. Dƣới góc độ chính trị xã hội: “Quản lý là tổ hợp những cách thức, những phương hướng, phương pháp tác động vào đối tượng để phát huy khả năng của đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội”. Dƣới góc độ hành động: “Quản lý là quá trình điều khiển những đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu mong muốn” Dƣới góc độ kinh tế học: “Quản lý là tính toán sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý nhất để đạt tới hiệu quả kinh tế cao nhất” Tóm lại quản lý là hoạt động có ý thức của chủ thể quản lý nhằm điều khiÓn tác động lên đối tƣợng, khách thể quản lý để đạt đƣợc mục tiêu quản lý.
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn22 Toàn bộ hoạt động quản lý đều đƣợc thực hiện th«ng qua các chức năng quản lý, nếu không xác định đƣợc các chức năng quản lý thì chủ thể quản lý không thể điều hành đƣợc hệ thống quản lý. - Quản lý giáo dục: Đƣợc hiểu theo hai cấp độ khác nhau cấp vĩ mô và cấp vi mô Đối với cấp vĩ mô: Quản lý giáo dục đƣợc hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trƣờng) nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu phát triển GD&ĐT thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục. Cũng có thể định nghĩa quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chƣc, điều phối, điều chỉnh, giám sát,… một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đối với cấp vi mô: Quản lý giáo dục đƣợc hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lƣợng xã hội trong và ngoài nhà trƣờng nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trƣờng. Cũng có thể định nghĩa quản lý giáo dục thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (đƣợc tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trọ đắc lực của các lực lƣợng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng. Từ những khái niệm nêu trên, dù ở cấp vĩ mô hay vi mô, ta có thể thấy rõ bốn yếu tố của quản lý giáo dục, đó là: chủ thể quản lý, đối tƣợng bị quản lý (nói tắt là đối tƣợng quản lý), khách thể quản lý và mục tiêu quản lý. Bốn yếu tố này tạo thành sơ đồ sau:
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn23 Sơ đồ 1.1: Khái niệm quản lý Trong thực tiễn, các yếu tố trên không tách rời nhau mà ngƣợc lại, chúng có quan hệ tƣơng tác gắn bó với nhau. Chủ thể quản lý tạo ra những tác động lên đối tƣợng quản lý, nơi tiếp nhận tác động của chủ thể quản lý và cùng với chủ thể quản lý hoạt động theo một quỹ đạo nhằm cùng thực hiện mục tiêu của tổ chức. Khách thể quản lý nằm ngoài hệ thống hệ quản lý giáo dục. Nó là hệ thống khác hoặc các ràng buộc của môi trƣờng, v.v… Nó có thể chịu tác động hoặc tác động trở lại đến hệ thống giáo dục và hệ thống quản lý giáo dục. Vấn đề đặt ra đối với chủ thể quản lý là là nhƣ thế nào để có những tác động từ phía khác thể quản lý giáo dục là tích cực, cùng nhằm thực hiện mục tiêu chung. * Bản chất của quản lý giáo dục: - Quản lý giáo dục vừa là hoạt động mang tính pháp lý và mang tính s¸ng tạo: Đó là những quyết định quản lý đúng thẩm quyền, đúng quy luật, chớp đƣợc thời cơ và hiệu quả cao. - Quản lý giáo dục là hoạt động có mục đích rõ ràng: nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo, thực chất là quản lý con ngƣời và quản lý chất lƣợng giáo dục đào tạo Mục tiêu QL PP quản lý và điều kiện QL Nội dung quản lý Chủ thể quản lý Khách thể quản lý Đối tƣợng QL
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn24 - Quản lý giáo dục vừa là một khoa học, vừa là một nghề và là một nghệ thuật. Vì hiệu quả của quản lý phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và trình độ nghiệp vụ quản lý của chủ thể quản lý nhƣng đồng thời phụ thuộc vào quan hệ ứng xử tế nhị, khéo léo thông minh giữa chủ thể quản lý với khách thể quản lý. - Quản lý giáo dục là một hiện tƣợng xã hội, đồng thời là một dạng lao động đặc biệt mà nét đặc trƣng của nó là tính tích cực sáng tạo, năng lực vận dụng những tri thức đã có để đạt mục đích đặt ra một cách có kết quả, là sự cải biến hiện thực. Do đó, chủ thể quản lý phải biết sử dụng không chỉ những chuẩn mực pháp quyền mà còn sử dụng cả những chuẩn mực đạo đức, xã hội, tâm lý…nhằm đảm bảo sự thống nhất và những mối quan hệ trong quá trình quản lý (Trần Kiểm – Khoa học Quản lý Giáo dục Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - NXB GD) - Quản lý giáo dục đòi hỏi phải tuân theo nguyên tắc nhất định nhƣ nguyên tắc Đảng lãnh đạo, tập trung dân chủ, tính pháp chế … - Quản lý giáo dục là quá trình thực hiện đồng thời các chức năng quản lý. - Quản lý giáo dục thực chất là phạm trù phƣơng pháp chứ không phải mục đích - Hiệu quả của quản lý giáo dục phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức 1.2.2 Khái niệm Khoa học, nghiên cứu khoa học - Khoa học: Khoa học là những tri thức về các quy luật của tự nhiên, xã hội và tƣ duy. Hay nói cách khác khoa học là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện quy luật của sự vật và hiện tƣợng và vận dụng các quy luật ấy để sang tạo ra các nguyên lý các giải pháp tác động vào các sự vật hiện tƣợng nhằm biến đổi trạng thái của chúng. - Nghiên cứu khoa học: Trong các tài liệu hiện nay có khá nhiều định nghĩa về NCKH, sau đây xin đƣợc điểm tới những ví dụ tiêu biểu nhất: - Theo tác giả Vũ Cao Đàm trong giáo trình " Phương pháp luận NCKH" cho rằng: “ NCKH là hoạt động hướng xã hội vào việc tìm kiếm những điều mà
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn25 khoa học chưa biết hoặc phát hiện ra bản chất sự việc, phát triển nhận thức khoa học về thế giới quan và cách vận dụng chúng vào việc cải tạo thế giới” - Theo tác giả Hà Thế Ngữ, " NCKH là một quá trình nghiên cứu hiện thực khách quan, phát hiện ra những hiểu biết mới có tính quy luật, có tính chân lý hoặc tìm ra được những quy luật mới, chân lý mới trong hiện thực đó" [71.tr10]. - Tác giả Phạm Viết Vƣợng đã viết: " NCKH là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, được tổ chức chặt chẽ của các nhà khoa học nhằm khám phá ra bản chất và quy luật của thế giới khách quan và vận dụng chúng vào việc cải tạo thế giới" [31.tr21]. - Tác giả Lƣu Xuân Mới trình bày quan điểm của mình nhƣ sau: “ NCKH là quá trình nhận thức chân lý khoa học, một hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm kiếm, để chỉ ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến”. - Theo PGS.TS Bùi Văn Quân “NCKH là nhằm tìm ra lời giải cho một tình huống có vấn đề, lời giải đó có thể là một thông tin, một phương pháp… mà trước đó chưa có” Theo luật Khoa học và công nghệ “NCKH là một hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn” Theo chúng tôi: NCKH là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tƣợng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tƣ duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. NCKH bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng. Hoạt động NCKH có các đặc trƣng cơ bản, nhƣ sau: Hoạt động luôn tìm đến cái mới: Tính mới mẻ thể hiện ở quan điểm tiếp cận, cách đặt vấn đề, phƣơng pháp triển khai, phƣơng pháp thực nghiệm đến quá trình nhận thức để cải tạo thế giới. Kết quả trong nghiên cứu còn là quá trình phát triển tƣ duy khoa học một cách mới mẻ, sản phẩm khoa học còn chứa đựng yếu tố mới.
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn26 Hoạt động NCKH mang tính đặc trƣng thông tin, đó là đời hỏi phải có tính chất khái quát cao, thông tin mới, có giá trị phục vụ cho nghiên cứu, thông tin do nghiên cứu đem lại phải khách quan và có độ tin cậy cao. Hoạt động NCKH đòi hỏi phải mạnh dạn, mạo hiểm chính là ở chỗ chủ thể nghiên cứu dám đi sâu vào nghiên cứu những lĩnh vực khó khăn, hoặc ít ngƣời quan tâm, đó là các đề xuất các ý kiến mạnh dạn, thẳng thắn, có khi cả vấn đề nhạy cảm… các nhà khoa học phải dấn thân vào nghiên cứu với những giả thiết mới có luận cứ và sẵn sàng chấp nhận sự thất bại. Hoạt động NCKH còn mang tính “phi kinh tế” trong nghiên cứu. Đặc điểm này cho thấy thực tế trong NCKH không thể tính lời hay lãi, giá trị kinh tế không thể đƣa lên bàn cân để đong đếm, khó hạch toán về giá trị kinh tế, chúng ta chỉ xem xét kết quả hay sản phẩm nghiên cứu đóng góp cho sự nghiệp khoa học. Tính độc đáo của cá nhân kết hợp với vai trò của tập thể khoa học trong xu thế hội nhập hiện nay sự hợp tác trong NCKH là rất quan trọng. Nếu không có đặc trƣng này trong NCKH thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, không tạo đƣợc các kết quả nghiên cứu, đặc biệt là sự thiếu hợp tác gắn kết giữa các nhà khoa học, các chuyên ngành nghiên cứu với nhau là sự lãng phí rất lớn trong hoạt động NCKH, thể hiện sự thiếu đồng nhất chƣa tìm đƣợc tiếng nói chung trong NCKH. - Hoạt động KHCN: Bao gồm NCKH, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ KHCN, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển KHCN. 1.3Các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN 1.3.1 Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN 1.3.1.1 Hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN Hoạt động NCKH của sinh viên đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành kỹ năng nghiên cứu, tƣ duy khoa học cho mỗi nhà khoa học tƣơng
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn27 lai. Mục đích của các trƣờng đại học là đào tạo các nhà chuyên môn có phẩm chất và năng lực, có khả năng tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ quốc gia. Trong thời đại ngày nay, trên con đƣờng phát triển của mỗi quốc gia, hội nhập toàn cầu, vấn đề nghiên cứu trở nên yêu cầu hàng đầu đối với mỗi chuyên gia. Nghiên cứu không chỉ làm cho công việc đạt chất lƣợng, hiệu quả cao mà còn làm cho các chuyên gia đứng vững và làm chủ tốc độ phát triển của KHCN. Sinh viên hôm nay chƣa phải là nhà khoa học nhƣng trong tƣơng lai gần họ sẽ có khả năng trở thành những chuyên gia năng động và sáng tạo. Họ có thể là những cán bộ công tác trong các viện NCKH, hoặc làm các ngành nghề liên quan đến nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế cuộc sống. Do đó, hoạt động NCKH đối với mỗi sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trƣờng hiện nay đƣợc coi nhƣ là một hình thức học tập nhƣng vô cùng cần thiết cho tƣơng lai. Lợi ích của NCKH đối với sinh viên bao gồm một số yếu tố sau: - Tạo cơ hội cho sinh viên tìm tòi phát hiện tri thức mới, bằng sức lực, trí tuệ của cá nhân để làm giàu tri thức và từ đó tri thức trở nên vững chắc hơn, có nghĩa là học tập tốt hơn - Giúp sinh viên tập vận dụng những phƣơng pháp khoa học để giải quyết những vấn đề thực tế, từ đó hình thành một hệ thống kỹ năng NCKH. - Biết sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại vào quá trình tìm tòi khám phá trong học tập hiện tại và công tác sau này. - Qua tập dƣợt NCKH, ở sinh viên sẽ hình thành những phẩm chất của nhà khoa học nhƣ tính kiên trì, trung thực, khách quan, thận trọng, biết hợp tác trong cuộc sống và trong công tác. 1.3.1.2 Đặc điểm của quản lý hoạt động NCKH của sinh viên Mục tiêu quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP nhằm giúp phần giải quyết các vấn đề sau:
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn28 Nâng cao chất lƣợng GD&ĐT đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực NCKH có trình độ cao của đất nƣớc, kết hợp thực hiện các nhiệm vụ khoa học với các nhiệm vụ đào tạo của nhà trƣờng øng dụng các thành tựu khoa học, các tiến bộ kỹ thuật phục vụ việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển sự nghiệp GD&ĐT, phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc. Xây dựng và phát triển tiềm lực NCKH của trƣờng, từng bƣớc hội nhập với nền KHCN hiện đại của khu vực và trên thế giới. Vì vậy, khi nói đến đặc điểm của quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN, chúng ta có thể nói đến một quy trình tác động mang tính pháp lý, tính khoa học, có mục tiêu rõ ràng của chủ thể quản lý đến đối tƣợng bị quản lý nhằm chỉ huy và điều hành đối tƣợng bị quản lý và hoạt động NCKH của họ theo đúng mục tiêu của hoạt động NCKH đã đề ra, góp phần nâng cao chất lƣợng của hoạt động NCKH trong nhà trƣờng nói riêng và chất lƣợng đào tạo nói chung. Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên ở trƣờng ĐHSP - ĐHTN là hoạt động mang tính chất của quản lý hành chính nhà nƣớc, nó chịu sự lãnh đạo của Đảng. Do đó, mọi hoạt động NCKH của sinh viên trong nhà trƣờng đều phải tuân theo chỉ thị, nghị quyết, đƣờng lối của Đảng về định hƣớng phát triển NCKH nói chung và phát triển NCKH trong các nhà trƣờng nói riêng. Quản lý hoạt động NCKH sinh viên mang tính pháp lý đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở pháp luật và các văn bản, thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ GD&ĐT và điều lệ nhà trƣờng về hoạt động NCKH của sinh viên. Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên nhằm đạt đƣợc mục tiêu của phát triển hoạt động KHCN: - Đảm bảo cung cấp luận cứ khoa học cho quá trình công nghiệp hoá cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, quốc phòng và an ninh.
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn29 - Xây dựng và phát triển năng lực KHCN đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực. Phát triển năng lực đội ngũ nhà giáo và các chuyên gia làm công tác NCKH. Đối với các trƣờng đại học thì mục tiêu của quản lý hoạt động NCKH sinh viên phải tập trung vào các mục tiêu sau: - Đổi mới nhận thức tăng cƣờng chỉ đạo tập trung nguồn lực cho NCKH làm cho hoạt động NCKH phát triển tƣơng xứng với vị trí của nhà trƣờng đại học và phát triển tƣơng xứng với quy mô đào tạo của nhà trƣờng. - Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động NCKH vừa để phục vụ đào tạo vừa phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá xã hội - Gắn kết hoạt động NCKH với hoạt động giáo dục đào tạo. 1.3.1.3 Nội dung của quản lý hoạt động NCKH của sinh viên 1. Đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nƣớc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phân quyền và phát huy tính chủ động của các cơ sở nghiên cứu và triển khai. Nghiên cứu sắp xếp, kiện toàn lại bộ máy quản lý nhà nƣớc về NCKH, giảm bớt các đầu mối trung gian. Kiện toàn và nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nƣớc của hệ thống quản lý khoa học từ trung ƣơng đến cơ sở. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động NCKH sinh viên tại các cơ sở. Xây dựng bộ máy quản lý hoạt động NCKH sinh viên có cơ cấu hợp lý, củng cố tăng cƣờng hoạt động của các hội, Đoàn thanh niên về NCKH của sinh viên. Đầu tƣ ngân sách cho hoạt động NCKH khuyến khích cá nhân đi du học tự túc. 2. Xây dựng hệ thống pháp luật về NCKH của sinh viên. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động NCKH làm cơ sở pháp lý cho hoạt động NCKH của sinh viên và tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp KHCN trong thời đại mới
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn30 Ban hành luật KHCN, các văn bản pháp chế về KHCN của sinh viên, luật sở hữu trí tuệ v.v… 3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động NCKH của sinh viên gọn nhẹ, làm việc có hiệu quả đáp ứng đúng chức năng và nhiệm vụ, thực hiện tốt mục tiêu của hoạt động NCKH của sinh viên. 4. Tổ chức hƣớng dẫn đăng ký hoạt động của các tổ chức khoa học trong nhà trƣờng và các đơn vị. 5. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các cá nhân và tổ chức trong hoạt động NCKH. 6. Quy định việc đánh giá nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả NCKH và phát triển công nghệ, giải thƣởng khoa học và các hình thức ghi nhận công lao về hoạt động NCKH của tổ chức, cá nhân. 7. Tổ chức quản lý công tác thẩm định KHCN; tổ chức thẩm định quản lý các đề tài NCKH của sinh viên ở các cấp. 8. Tổ chức chỉ đạo công tác thống kê thông tin khoa học, thống kê thông tin khoa học hàng tháng, theo quý, theo năm. 9. Đầu tƣ cho khoa học, đầu tƣ cho tài chính ngân sách cho NCKH của sinh viên. 10. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về NCKH, về GD&ĐT của sinh viên. 11. Tổ chức chỉ đạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động NCKH của sinh viên: Tập trung bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho sinh viên tiềm năng làm đề tài NCKH, khuyến khích các cá nhân sinh viên sáng tạo, các cá nhân tìm tòi NCKH. Vấn đề cốt lõi trong hoạt động NCKH của sinh viên là tƣ duy sáng tạo, bắt đầu từ việc xuất hiện những ý tƣởng về đề tài nghiên cứu, tiếp đến là những biến đổi đặc biệt trong tƣ duy theo những cơ chế nhất định để tạo ra sản phẩm. Khi NCKH, sinh viên nảy sinh các ý tƣởng sáng tạo, phá vỡ sức ỳ tâm lý điều đó cũng thể hiện trong quá trình học tập.
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn31 Tóm lại, nội dung của quản lý hoạt động NCKH của sinh viên là việc nâng cao chất lƣợng đào tạo. Để nâng cao chất lƣợng đào tạo NCKH của sinh viên, cần phải xem xét các đặc điểm phù hợp với mỗi cá nhân sinh viên, thể hiện cụ thể nhƣ sau: - Năng lực trí tuệ, hứng thú và nguyện vọng của sinh viên. - Nội dung chƣơng trình đào tạo. - Theo yêu cầu thực tiễn của xã hội. - Theo định hƣớng của KHCN chuyên ngành. NCKH của sinh viên là những vấn đề thuộc lĩnh vực đƣợc đào tạo nhằm giúp họ áp dụng những tiến bộ KHCN vào thực tế cuộc sống sau này. Nhƣ vậy, đối với sinh viên, NCKH là một hình thức học tập đặc biệt, với các phƣơng pháp nghiên cứu của các nhà khoa học nhằm giúp họ vừa nắm vững kiến thức, vừa nắm vững các phƣơng pháp nhận thức đồng thời hình thành cả nhu cầu, hứng thú, thói quen và kỹ năng tự học suốt đời. 1.3.1.4 Phƣơng pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên 1. Phƣơng pháp hành chính Hoạt động NCKH sinh viên đƣợc triển khai theo hệ thống văn bản của Phòng QLKH-QHQT mang tính pháp lý. Đòi hỏi giảng viên hƣớng dẫn, sinh viên NCKH phải tuân thủ những quy định mang tính hành chính về quy trình đăng ký xét duyệt đề tài, tổ chức nghiên cứu và nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu. 2. Phƣơng pháp kế hoạch hoá Hoạt động NCKH của sinh viên đƣợc tiến hành theo kế hoạch phù hợp với kế hoạch năm học. Tính kế hoạch trong hoạt động NCKH của sinh viên đƣợc thể hiện qua các khâu trong tổ chức xét duyệt đề tài, tổ chức nghiên cứu và đánh giá kết quả nghiên cứu.
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn32 3. Phƣơng pháp tâm lý - giáo dục NCKH của sinh viên là một hoạt động đầy khó khăn, thử thách. Đòi hỏi sinh viên phải kiên trì tập trung trí tuệ, sức lực, thời gian cho công trình nghiên cứu. Vì vậy, cơ quan quản lý giáo dục, giảng viên cần phải có những biện pháp động viên thuyết phục để sinh viên tập trung sức lực cho hoạt động nghiên cứu, không nản chí hay bỏ giữa chừng, nhằm tạo động lực cho ngƣời học hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu. 4. Phƣơng pháp tổ chức Hoạt động NCKH của sinh viên đƣợc triển khai theo một thiết chế của tổ chức với những quy định chặt chẽ, đƣợc tiến hành theo định hƣớng NCKH của nhà trƣờng, của các khoa và của giảng viên hƣớng dẫn. 1.3.2 Quy trình quản lý hoạt động NCKH của sinh viên Bƣớc 1: Lập kế hoạch - Phòng QLKH-QHQT nhà trƣờng gửi kế hoạch tới các Khoa. - Các Khoa xem xét, thực hiện việc đăng ký đề tài NCKH sinh viên đối với những sinh viên có đủ điều kiện. Tổ chuyên môn và Hội đồng khoa học Khoa tiến hành tuyển chọn, tập hợp, gửi danh sách về Phòng QLKH-QHQT nhà trƣờng. Bƣớc 2: Triển khai thực hiện - Hội đồng của trƣờng sẽ ra Quyết định về việc phân công hƣớng dẫn sinh viên thực hiện đề tài NCKH sinh viên. Việc sinh viên thực hiện đề tài và cử cán bộ hƣớng dẫn thực hiện theo " Qui chế NCKH của sinh viên trong các trường Đại học và Cao đẳng" đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 08/2000/QĐ BGD&ĐT ngày 30/03/2000 của Bộ Giáo dục - Đào tạo. - Phòng QLKH-QHQT phối hợp với Phòng Đào tạo xem xét điểm của sinh viên có đủ điều kiện để tiến hành NCKH (theo quy định điểm trung bình môn của sinh viên từ 6,5 trở lên sinh viên có đủ điều kiện tham gia làm đề tài NCKH). Đối với các học phần có kiến thức liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài thì phải có điểm thi học phần lần thứ nhất từ 7 điểm trở lên. - Giảng viên hƣớng dẫn sinh viên thực hiện đề tài.
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn33 - Khoa tự lên kế hoạch kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài của sinh viên, thông qua đề cƣơng chi tiết, yêu cầu sinh viên báo cáo tiến độ và kết quả nghiên cứu cụ thể. - Phòng chức năng có kế hoạch kết hợp với các khoa để tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài và báo cáo với Ban Giám hiệu nhà trƣờng. Bƣớc 3: Đánh giá nghiệm thu đề tài - Khoa gửi danh sách đề nghị Hội đồng nghiệm thu đề tài NCKH sinh viên. - Phòng QLKH-QHQT trình Hiệu trƣởng ra Quyết định thành lập Hội đồng NCKH, đồng thời lập dự toán kinh phí hỗ trợ giảng viên hƣớng dẫn, hỗ trợ sinh viên in ấn đề tài và hỗ trợ Hội nghị NCKH Khoa. Bƣớc 4: Hội nghị Khoa học cấp trƣờng - Tổ chức Hội nghị NCKH cấp trƣờng. Chọn danh mục, đề tài dự thi sinh viên NCKH toàn quốc. - Phát triển Khoá luận tốt nghiệp. * Kết luận chƣơng 1 Trên cơ sở vấn đề lý luận về quản lý hoạt động NCKH chúng tôi đã tiến hành phân tích hệ thống hóa những nội dung cơ bản và các khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, khoa học, NCKH và hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP. Có thể kết luận rằng NCKH là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tƣợng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tƣ duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Hoạt động NCKH mang đặc trƣng riêng cụ thể là: Hoạt động luôn tìm đến cái mới; hoạt động mang tính đặc trƣng thông tin; hoạt động đòi hỏi tính mạo hiểm; tính phi kinh tế trong nghiên cứu; tính độc đáo của cá nhân kết hợp với vai trò của tập thể khoa học. Quản lý hoạt động NCKH của sinh viờn là một bộ phận của quản lý giáo dục có mối liên hệ chặt chẽ với quản lý giảng dạy, có sự phối hợp với các lực lƣợng xã hội để tăng cƣờng hoạt động KHCN đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn34 Quản lý hoạt động NCKH của sinh viờn trong trƣờng đại học đƣợc thực hiện với nội dung, với quy trình xác định và đƣợc tiến hành với các nguyên tắc, phƣơng pháp quản lý. Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trong trƣờng ĐHSP là hoạt động mang tính chất đặc điểm của quản lý hành chính nhà nƣớc đƣợc thực hiện trên cơ sở pháp lý và hệ thống các biện pháp tác động của chủ thể quản lý, đối tƣợng quản lý nhằm đạt mục tiêu nâng cao chất lƣợng hiệu quả của hoạt động NCKH sinh viên trong nhà trƣờng đồng thời tiến hành chuyển giao KHCN nhằm nâng cao chất lƣợng GD&ĐT đáp ứng nhu cầu phát triển GD&ĐT của nhà trƣờng.
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn35 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM – ĐHTN 2.1 Giới thiệu về trƣờng Đại học Sƣ phạm Trƣờng Đại học Sƣ phạm thuộc Đại học Thái Nguyên trƣớc đây là Trƣờng Đại học Sƣ phạm Việt Bắc, đƣợc thành lập ngày 18 tháng 7 năm 1966 theo Quyết định số 127/CP của Chính phủ nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà. Theo Nghi định 31/CP ngày 04/04/1994 của Chính phủ về việc thành lập Đại học Thái Nguyên, Trƣờng có tên gọi là Trƣờng Đại học Sƣ phạm thuộc Đại học Thái Nguyên. Hiện nay, Trƣờng có 15 khoa đào tạo giáo viên, 6 phòng chức năng, 2 trung tâm và 1 trƣờng Trung học phổ thông thực hành, với tổng số 435 giảng viên trong đó hơn 70% có trình độ sau đại học (10 giáo sƣ, phó giáo sƣ, 51 tiến sĩ, 263 thạc sĩ, 75 cán bộ giảng dạy đang nghiên cứu sinh và 62 cán bộ đang theo học cao học). Nhà trƣờng đang đào tạo 24 ngành đại học, 17 chuyên ngành thạc sĩ và 03 chuyên ngành tiến sĩ với tổng số hơn 15.000 sinh viên chính quy và không chính quy; 290 học viên cao học; 8 nghiên cứu sinh đang đƣợc đào tạo. Trƣờng có đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu sâu sắc về các lĩnh vực: Nghiên cứu về văn hoá, con ngƣời, mô hình giáo dục; ứng dụng CNTT trong dạy học; nghiên cứu đào tạo nhân lực cho miền núi… có bề dày nghiên cứu qua các đề tài cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ, với nhiều công trình (bài báo, sách chuyên khảo) đƣợc công bố trên các tạp chí chuyên ngành, tạp chí Khoa học và công nghệ - ĐHTN và các nhà xuất bản trung ƣơng. Hoạt động NCKH của Trƣờng ngày càng phát triển mạnh mẽ, không những tăng về số lƣợng mà chất lƣợng đề tài NCKH ngày càng đƣợc nâng cao. Giai đoạn 2001-2008, tổng số đề tài NCKH của sinh viên là 2 376 đề tài ( chƣa kể khóa luận tốt nghiệp)
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn36 Trong những năm qua, Trƣờng ĐHSP đã thiết lập, phát triển quan hệ hợp tác về đào tạo và NCKH với nhiều trƣờng đại học và trung tâm NCKH của Hà Lan, Hoa Kỳ, Nhật Bản, CNĐCN Lào, Nga, Pháp, Thái Lan, Trung Quốc, Viện Anh ngữ Hoa Kỳ và Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga,… Trƣờng đã đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng 02 huân chƣơng lao động hạng Ba, 02 huân chƣơng lao động hạng Nhì, 01 huân chƣơng lao động hạng Nhất, 01 huân chƣơng Độc lập hạng Ba, 01 Huân chƣơng Độc lập hạng Nhì,… Với truyền thống hơn 40 năm xây dựng và trƣởng thành Trƣờng ĐHSP - ĐHTN đã khẳng định đƣợc vị trí của mình để trở thành "cơ sở đào tạo và NCKH chất lượng cao phục vụ đắc lực cho yêu cầu phát triển GD&ĐT các tỉnh miền núi phía Bắc và sự nghiệp CNH-HĐH đất nước" . Vài nét về hoạt động NCKH của sinh viên Trƣờng ĐHSP- ĐHTN NCKH là một trong hai nhiệm vụ bắt buộc của giảng viên và sinh viên trong trƣờng ĐHSP, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo và NCKH cũng là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, khẳng định vị thế của trƣờng ĐHSP - ĐHTN trong nhiều năm qua. Trong những năm gần đây, nhà trƣờng đã chú ý khai thác tiềm năng của toàn thể đội ngũ cán bộ giảng viên, sinh viên, phát huy thế mạnh của đội ngũ các nhà khoa học trong các lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học giáo dục và CNTT, công tác NCKH đã gắn bó chặt chẽ hơn, có tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lƣợng đào tạo. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động NCKH nhìn chung các cán bộ, giảng viên và sinh viên của nhà trƣờng có ý thức tốt trong việc NCKH, nhiều ngƣời đã say mê, phấn đấu hết mình vì sự nghiệp đào tạo và sự nghiệp phát triển khoa học, đã nâng cao trách nhiệm đặt đúng vị trí của hoạt động NCKH của mình trong hoạt động chung của nhà trƣờng.
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn37 * Số lƣợng đề tài NCKH của sinh viên đã đƣợc thực hiện và nghiệm thu: Trong những năm qua các sinh viên trong trƣờng ĐHSP - ĐHTN đã thực hiện đƣợc nhiều đề tài NCKH, từ 2001 - 2008, tổng số đề tài NCKH của sinh viên là 2 376 đề tài. Số lƣợng đề tài đƣợc nghiệm thu và tỷ lệ đề tài sinh viên khá cao. Các giải thƣởng về hoạt động NCKH (2001 - 2008) của sinh viên đa dạng, cụ thể nhƣ sau: Giải Nhất NCKH sinh viên toàn quốc; giải Nhất khu vực phía Bắc Olympic các môn khoa học Mác Lênin - Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; giải Nhất Olympic tiếng Nga; giải Nhì Olympic Vật lý; giải Ba Nghiệp vụ Sƣ phạm toàn quốc; giải Nhì Olympic Toán; giải Ba Olympic Tin,… và nhiều bằng khen của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Bằng khen của Bộ trƣởng Bộ GD& Đ T về thành tích 15 năm NCKH của sinh viên. Biểu đồ 2.1: Đề tài NCKH của sinh viên 2001 - 2008 0 50 100 150 200 250 300 350 400 2001 2003 2005 2007 Sè ®Ò tµi
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn38 Bảng 2.1: Số lƣợng các đề tài NCKH và giải thƣởng sinh viên NCKH TT Năm Tổng số đề tài SVNCKH (cả trƣờng) Số giải nhất (cấp Bộ) Số giải nhỡ (cấp Bộ) Số giải Ba (cấp Bộ) Số giải khuyến khớch (cấp Bộ) 1993- 2000 20 đề tài 1 2001 152 01 01 02 2 2002 322 01 03 3 2003 275 03 02 4 2004 310 01 02 01 09 5 2005 297 01 01 01 10 6 2006 307 01 03 04 7 2007 345 03 8 2008 368 04 04 Tổng cộng 02 06 13 37 Bảng 2.2: Thống kê giải thƣởng Olympic sinh viên TT Năm Số giải Nhất Số giải Nhỡ Số giải Ba Số giải Khuyến khớch 1 2000 2 2 3 2 2001 3 4 3 2002 1 3 5 4 2003 5 3 5 2004 2 9 1 6 2005 4 2 4 7 2006 2 3 9 4 8 2007 1 1 9 2008 3 5 (Nguồn: Phòng QLKH-QHQT Trường ĐHSP - ĐHTN) 2.2. Thực trạng về công tác quản lý hoạt động NCKH sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN * Nhận thức của cán bộ quản lý về hoạt động NCKH của sinh viên
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn39 Để tìm hiểu nội dung trên chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 phần phụ lục 1 và thu đƣợc kết quả ở bảng 2.3: Bảng 2.3: Thực trạng nhận thức của CBQL về các biện pháp nâng cao chất lƣợng NCKH của sinh viên. TT Biện pháp nâng cao chất lƣợng NCKHSV Mức độ quan trọng của biện pháp X 1 2 3 4 5 1 Nâng cao trách nhiệm cá nhân GV trong hƣớng dẫn NCKHSV 2/30 3/30 25/30 4,76 2 Kiện toàn bộ máy quản lý hoạt động NCKHSV 4/30 12/30 14/30 4,33 3 Phát huy vai trò tích cực, sáng tạo của SV trong hoạt động NCKHSV 2/30 7/30 21/30 4,63 4 Phát huy vai trò các lực lƣợng liên kết trong NCKHSV 4/30 5/30 21/30 4,56 5 Tổ chức thi, tuyên dƣơng, khen thƣởng hàng năm 13/30 17/30 4,56 Qua kết quả của bảng 2.3 cho thấy đa số các cán bộ quản lý đều có nhận thức rằng muốn nâng cao chất lƣợng của hoạt động NCKH sinh viờn thì điều quan trọng hơn cả là phải phát huy vai trò tự giác, tích cực, sáng tạo của sinh viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học ( 4,76 điểm). Bên cạnh đó là vai trò của ngƣời giảng viên với tƣ cách là cán bộ hƣớng dẫn, ngƣời giúp đỡ sinh viên hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu chiếm vị trí vô cùng quan trọng đạt 4,63 điểm. Điều này khẳng định cán bộ quản lý nhà trƣờng đều đã nhìn nhận đánh giá đúng vị trí vai trò của sinh viên và của cán bộ giảng viên trong hoạt động NCKH của sinh viên. Ngoài hai yếu tố cơ bản nêu trên thì yếu tố phát huy các lực lƣợng liên kết, yếu tố kiểm tra, đánh giá và động viên kích thích sinh viên
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn40 trong hoạt động NCKH đƣợc các nhà quản lý đánh giá tƣơng đối cao đạt 4,56 điểm. Điều này cho thấy để nâng cao chất lƣợng NCKH của sinh viên ngoài yếu tố con ngƣời thì các nhà quản lý đã quan tâm đến yếu tố tổ chức, kiểm tra, đánh giá và kích thích động viên để hoạt động NCKH của sinh viên đạt kết quả cao. Bên cạnh đó yếu tố tổ chức cũng đƣợc các nhà quản lý coi trọng đạt 4,33 điểm. Để tìm hiểu về các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 phần phụ lục 1 và thu đƣợc kết quả ở bảng 2.4 Bảng 2.4: Các biện pháp quản lý hoạt động NCKH sinh viờn của cán bộ quản lý đã tiến hành TT Biện pháp tiến hành Mức độ quan trọng của biện pháp X 1 2 3 4 5 1 Phổ biến luật sở hữu trí tuệ cho CB và SV. 17/30 12/30 1/30 3,47 2 Quy định về đăng ký đề tài NCKH của SV. 4/30 26/30 4,86 3 Hƣớng dẫn quy trình tiến hành đề tài NCKH SV. 2/30 28/30 4,93 4 Quy định về kiểm tra, đánh giá đề tài NCKH SV. 12/30 6/30 12/30 4,0 5 Định hƣớng mục tiêu nghiên cứu của SV. 11/30 19/30 4,63 6 Chủ động xây dựng kế hoạch NC cho các cá nhân trong đơn vị để SV đăng ký. 3/30 27/30 4,96 7 Thực hiện theo định hƣớng của nhà trƣờng. 5/30 13/30 12/30 4,23 8 Cá nhân sinh viên tự đề xuất với khoa. 5/30 2/30 6/30 11/30 6/30 3,36
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn41 Qua kết quả bảng 2.4 cho thấy biện pháp quản lý hoạt động NCKH sinh viờn đã đƣợc các nhà quản lý tiến hành và đƣợc coi trọng đó là chủ động xây dựng kế hoạch nghiên cứu cho các cá nhân trong đơn vị để SV đăng ký đạt 4,96 điểm, điều này rất dễ lý giải bởi sinh viên mới tập NCKH chƣa có kinh nghiệm nghiên cứu, chƣa có kỹ năng phát hiện và xác định tên đề tài và các vấn đề nghiên cứu, do đó các tổ chuyên môn, khoa cần có những định hƣớng nhằm giúp sinh viên xác định vấn đề nghiên cứu. Biện pháp thứ hai đƣợc các nhà quản lý tiến hành và đƣợc coi trọng đó là hƣớng dẫn quy trình tiến hành đề tài NCKH sinh viên đạt 4,93 điểm đây là biện pháp rất quan trọng nhằm giúp sinh viên xác định quy trình NCKH của sinh viên để tránh những sai lầm trong quá trình NCKH. Biện pháp thứ 3 đƣợc các nhà quản lý tiến hành và coi trọng quy định về đăng ký đề tài NCKH của sinh viờn đạt 4,86 điểm và định hƣớng mục tiêu nghiên cứu của sinh viên đạt 4,63 điểm vì muốn tổ chức hoạt động NCKH đạt hiệu quả đòi hỏi sinh viên phải nắm đƣợc những quy định về NCKH của sinh viên và xác định rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên bên cạnh đó chúng tôi nhận thấy các biện pháp phổ biến luật sở hữu trí tuệ cho CB và SV, cá nhân sinh viên tự đề xuất với khoa vấn đề nghiên cứu chƣa đƣợc các nhà quản lý quan tâm và đánh giá cao chỉ đạt có 3,47 và 3,36 điểm. Kết hợp với trao đổi với lãnh đạo quản lý nhà trƣờng chúng tôi nhận thấy để tổ chức hoạt động NCKH cho sinh viên nhà trƣờng đã thành lập ban chỉ đạo gồm Hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng, trƣởng phòng Phòng QLKH-QHQT và các trƣởng khoa cùng một số thành viên khác, nhằm tăng cƣờng công tác quản lý và chỉ đạo tốt hoạt động NCKH của sinh viên, Trƣờng thành lập Hội đồng khoa học trƣờng xét duyệt đề tài NCKH của sinh viên và thẩm định những đề tài đƣợc tuyển chọn đi dự thi. Trƣờng chỉ đạo các khoa thành lập Hội đồng khoa học của khoa để xét duyệt, tuyển chọn đề tài NCKH của sinh viên, tổ chức kiểm tra, đánh các kết quả nghiên cứu của sinh viên.
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn42 Để tìm hiểu quy trình quản lý hoạt động NCKH của sinh viên chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 phần phụ lục 1 và thu đƣợc kết quả ở bảng 2.5.
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn43 Bảng 2.5: Đánh giá của cán bộ quản lý về quy trình quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN. TT Quy trình quản lý hoạt động NCKHSV của trƣờng ĐHSPTN. Tốt Chƣa tốt 1 SV đăng ký đề tài theo định hƣớng của giảng viên. 100% 2 Đơn vị tổ chức duyệt đề cƣơng nghiên cứu. 70% 30% 3 Triển khai các hoạt động nghiên cứu sau khi đƣợc phê duyệt. 86,6% 13,4% 4 Thƣờng xuyên đôn đốc kiểm tra tiến độ của đề tài. 76,6% 23,4% 5 Tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu. 90% 10% 6 Lựa chọn báo cáo cho Hội nghị NCKH SV. 86,6% 13,4% 7 Lựa chọn đề tài NCKHSV dự thi toàn quốc. 90% 10% 8 Các biện pháp khác. Qua kết quả thu đƣợc ở bảng 2.5 cho thấy trong quy trình quản lý hoạt động NCKH của sinh viên các khâu đã tiến hành và đƣợc đánh giá tốt chiếm tỷ lệ % cao là các khâu: - Sinh viên đăng ký đề tài theo định hƣớng của giảng viên chiếm tỷ lệ 100% - Tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu, đơn vị tổ chức duyệt đề cƣơng nghiên cứu, lựa chọn đề tài NCKHSV dự thi toàn quốc chiếm tỷ lệ 70%. - Quy trình triển khai các hoạt động nghiên cứu sau khi đƣợc phê duyệt chƣa đƣợc thực hiện tốt lắm mới chỉ đƣợc đánh giá với tỷ lệ 86,6% số ý kiến cho là tốt. Đặc biệt là khâu thƣờng xuyên đôn đốc kiểm tra tiến độ của đề tài NCKH của sinh viên chƣa đƣợc tiến hành một cách triệt để thƣờng xuyên nên các nhà quản lý đánh giá đạt 76,6% ý kiến cho là tốt.
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn44 Để tìm hiểu về các biện pháp quản lý của nhà trƣờng cho hoạt động NCKH của sinh viên, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 phần phụ lục 1, kết hợp với việc trao đổi phỏng vấn, trò chuyện với cán bộ quản lý của nhà trƣờng chúng tôi nhận thấy đa số cán bộ quản lý đều đánh giá cao các biện pháp quản lý sau đây trong hoạt động định hƣớng NCKH cho sinh viên nhƣ : Xác định đề tài có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn. Đề tài có sự chuyển giao công nghệ cho giáo dục phổ thông và thực tiễn, đề tài phục vụ cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu của cán bộ, sinh viên. Bảng 2.6: Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực NCKH của SV TT Các biện pháp cần tiến hành Rất cần Cần Không cần 1 Xây dựng quy chế cho hoạt động NCKHSV. 90% 10% 2 Bồi dƣỡng cán bộ chuyên sâu cho từng lĩnh vực để hƣớng dẫn SVNCKH. 76,6% 23,4% 3 Xây dựng các tiêu chí thi đua của đơn vị gắn liền với hoạt động NCKHSV. 70% 30% 4 Cập nhật thƣờng xuyên những thông tin NCKH của chuyên ngành để hƣớng dẫn SV. 63,3% 36,7% 5 Hƣớng dẫn SV tham gia thảo luận, xemina các kết quả nghiên cứu của tổ chuyên môn. 86,6% 13,4% 6 Bồi dƣỡng sinh viên có khả năng NCKH. 86,6% 13,4% 7 Tổ chức các Hội thảo KH cho sinh viên. 63,3% 36,7% 8 Các biện pháp khác. Qua kết quả thu đƣợc ở bảng 2.6 cho thấy biện pháp quản lý mà các nhà quản lý đã tiến hành và cho rằng đó là biện pháp rất cần chiếm tỷ lệ cao là biện pháp Xây dựng quy chế cho hoạt động NCKH SV chiếm 90% ý kiến. Hai biện pháp tiếp theo là hƣớng dẫn sinh viên tham gia thảo luận, xêmina các kết quả nghiên cứu của tổ chuyên môn và bồi dƣỡng sinh viên có khả năng NCKH đƣợc đánh giá là rất cần chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao là 86,6% ý kiến. Bên cạnh đó các biện pháp hữu ích nhƣ tổ chức Hội thảo NCKH sinh viên lại chƣa đƣợc
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn45 các nhà quản lý quan tâm cao mới chỉ chiếm tỷ lệ 63,3% ý kiến cho rằng rất cần. Nguyên nhân dễ hiểu bởi muốn tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên điều liên quan đến là kinh phí tổ chức và thời gian chuẩn bị trong khi đó hai yếu tố này đối với trƣờng ĐHSP hiện nay là khó khăn bởi nguồn tài chính hạn hẹp, còn giảng viên thì bị quá tải do khối lƣợng giờ các lớp không chính quy phình ra quá lớn đã hạn chế khả năng đầu tƣ thời gian, công sức của giảng viên cho các hoạt động này. Để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng hoạt động NCKH của sinh viên và quản lý hoạt động này chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên cán bộ, giảng viên và sinh viên đã thu đƣợc kết quả sau đây: 2.2.1 Thực trạng quản lý và hƣớng dẫn hoạt động NCKH cho sinh viên của cán bộ, giảng viên. * Thực trạng nhận thức của cán bộ giảng viên nhà trƣờng về ý nghĩa của hoạt động NCKH của sinh viên. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 phần phụ lục 2 và thu đƣợc kết quả ở bảng 2.7 Bảng 2.7: Thực trạng nhận thức của cán bộ, giảng viên nhà trƣờng về ý nghĩa của hoạt động NCKH đối với sinh viên TT Ý nghĩa Điểm 1 2 3 4 5 X 1 Giúp SV nắm vững tri thức. 25/100 30/100 30/100 15/100 1,56 2 Giúp SV củng cố, mở rộng, đào sâu tri thức đã học. 23/100 45/100 25/100 7/100 2,1 3 Giúp SV vận dụng tri thức đã học. 7/100 42/100 43/100 8/100 2,37 4 Phát huy khả năng sáng tạo của sinh viên. 2/100 48/100 38/100 22/100 2,79
  • 46. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn46 5 Hình thành và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu cho SV. 5/100 8/100 87/100 3,21 6 Ý nghĩa khác. Ở bảng 2.7 chúng tôi có nhận xét nhƣ sau: Phần lớn cán bộ giảng viên của Trƣờng ĐHSP có nhận thức đúng về vai trò và ý nghĩa của hoạt động NCKH đối với sinh viên đạt tỷ lệ điểm X = 3,21 điểm đứng thứ cao nhất trong các nội dung ý nghĩa khác của hoạt động NCKH sinh viên. Xếp thứ 2 là nội dung ý nghĩa của hoạt động NCKH của sinh viên giúp cho sinh viên phát huy khả năng sáng tạo đạt 2,79 điểm. Xếp thứ 3 hoạt động NCKH giúp sinh viên vận dụng tri thức đã học đạt 2,37 điểm. Xếp thứ 4: hoạt động NCKH của sinh viên giúp sinh viên củng cố mở rộng đào sâu tri thức đã học đạt 2,1 điểm. Xếp thứ 5: Hoạt động NCKH giúp sinh viên nắm vững tri thức đã học đạt 1,56 điểm. Qua kết quả trên, chúng tôi thấy phần lớn giảng viên đã nhìn nhận và đánh giá đúng về vai trò, ý nghĩa của hoạt động NCKH sinh viên. Đây là yếu tố thuận lợi trong việc tổ chức quản lý hoạt động NCKH của sinh viên. Kết quả đạt đƣợc về đề tài NCKH của sinh viên theo đánh giá của giảng viên - Loại xuất sắc : 28% - Giỏi : 72%
  • 47. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn47 Bảng 2.8: Đánh giá của giảng viên về kỹ năng NCKH của sinh viên TT Kỹ năng Đã có Hạn chế 1 Phát hiện, lựa chọn đề tài nghiên cứu. 14% 86% 2 Xác định nhiệm vụ nghiên cứu và công việc cần phải làm. 55 % 45 % 3 Xác định đối tƣợng, khách thể nghiên cứu. 53 % 47 % 4 Xây dựng đề cƣơng nghiên cứu. 62% 38% 5 Xây dựng kế hoạch nghiên cứu. 92% 8% 6 Thực hiện kế hoạch nghiên cứu. 88% 12% 7 Vận dụng lý luận vào thực tiễn nghiên cứu. 87% 13% 8 Sử dụng thƣ viện. 97% 13% 9 Thu thập thông tin qua sách báo tài liệu. 93% 7% 10 Thu thập thông tin qua tiếp xúc trực tiếp, phỏng vấn. 87% 13% 11 Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 68% 32% 12 Viết lịch sử nghiên cứu vấn đề. 12% 88% 13 Lựa chọn, vận dụng phối hợp phƣơng pháp nghiên cứu 33% 67% 14 Xây dựng bộ công cụ điều tra. 12% 88% 15 Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm. 13% 87% 16 Xử lý số liệu thu đƣợc. 88% 12% 17 Viết công trình nghiên cứu. 73% 17% 18 Báo cáo tóm tắt công trình nghiên cứu. 23% 77% 19 Trình bày công trình nghiên cứu khi bảo vệ. 31% 69% 20 Phân tích kết quả nghiên cứu. 48% 52% 21 Các ý kiến khác.
  • 48. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn48 Bảng 2.8 cho chúng ta thấy kỹ năng NCKH của sinh viên còn hạn chế lớn ở khâu lựa chọn đề tài nghiên cứu (86%); sinh viên còn thiếu kỹ năng viết lịch sử nghiên cứu vấn đề (88%). Chúng ta nhận thấy phần thực hành của sinh viên còn tồn tại hai yếu tố cần sớm tìm ra các biện pháp khắc phục trong hoạt động NCKH sinh viên đó là Việc xây dựng bộ công cụ điều tra (88%) và Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm (87%), đa số sinh viên còn gặp khó khăn và lúng túng trong các kỹ năng thực hành cơ bản này. Tuy nhiên, trong phần thực hành, đa số sinh viên đã phát huy thế mạnh vốn có ở kỹ năng khai thác thông tin từ Sử dụng thƣ viện (97%), thu thập thông tin qua sách báo tài liệu (93%) từ đó tiến hành xây dựng kế hoạch nghiên cứu (92%), thực hiện kế hoạch nghiên cứu (88%). Giảng viên đều thừa nhận sinh viên sẵn có tiềm năng về việc Vận dụng lý luận vào thực tiễn nghiên cứu (87%), đa số sinh viên đều nắm chắc kỹ năng Thu thập thông tin qua tiếp xúc trực tiếp, phỏng vấn (87%) và Xử lý số liệu thu đƣợc (88%). Qua ý kiến đánh giá của giáo viên, chúng tôi nhận thấy sinh viên Trƣờng ĐHSP -ĐHTN còn yếu về một số các kỹ năng NCKH sau đây: - Kỹ năng phát hiện, lựa chọn đề tài nghiên cứu. - Kỹ năng nghiên cứu lịch sử vấn đề nghiên cứu. - Kỹ năng lựa chọn vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu. - Kỹ năng xây dựng bộ công cụ điều tra. - Kỹ năng tiến hành thực nghiệm. - Kỹ năng viết báo cáo tóm tắt công trình NCKH. - Kỹ năng trình bày công trình NCKH khi bảo vệ. - Kỹ năng phân tích các kết quả nghiên cứu. Đánh giá của giảng viên về chất lƣợng đề tài NCKH của sinh viên 52 % ý kiến của giảng viên cho rằng đã có chất lƣợng cao. 48% ý kiến của GV nhận xét cho rằng đề tài NCKH của SV chƣa thực sự chất lƣợng.
  • 49. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn49 Bảng 2.9: Nhận xét của giảng viên về nguyên nhân dẫn tới chất lƣợng đề tài NCKH của sinh viên chƣa đƣợc tốt TT Nguyên nhân Tỷ lệ% 1 Sinh viên có ít thời gian để nghiên cứu. 93% 2 Sinh viên chƣa có kỹ năng nghiên cứu. 97% 3 Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động NCKH của sinh viên còn ít. 100% 4 Giảng viên còn dễ dãi trong đánh giá kết quả nghiên cứu của sinh viên. 38% 5 Các nguyên nhân khác. Chất lƣợng đề tài NCKH của sinh viên là vấn đề rất quan trọng, việc đánh giá chất lƣợng đề tài có mối liên hệ chặt chẽ với tính ứng dụng thực tiễn hay nói cách khác là hiệu quả của đề tài NCKH đó đem lại cho nhà trƣờng, địa phƣơng, xã hội những lợi ích gì. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới mặt hạn chế của chất lƣợng đề tài, chúng ta thấy vấn đề kinh phí đầu tƣ cho hoạt động NCKH của sinh viên là trở ngại lớn nhất ảnh hƣởng đến chất lƣợng đề tài. Lý do thứ hai, chúng ta cần quan tâm đặc biệt để tìm ra hƣớng khắc phục đó là phần lớn sinh viên thiếu và yếu kỹ năng nghiên cứu (97%), sinh viên còn chƣa đầu tƣ thời gian để tham gia hoạt động NCKH vì vậy đề tài của sinh viên không đạt hiệu quả cao. Một phần nhỏ ảnh hƣởng tới chất lƣợng đề tài NCKH của sinh viên đó là bản thân một bộ phận giảng viên còn có thái độ dễ dãi trong khâu đánh giá kết quả nghiên cứu của sinh viên. Bảng 2.10: Đề xuất của giảng viên về các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng NCKH của sinh viên TT Biện pháp đề xuất Tỷ lệ% 1 Tăng cƣờng công tác kiểm tra tiến độ và giám sát việc thực hiện đề tài NCKH của sinh viên. 98 % 2 Tăng kinh phí. 100 % 3 Có chế độ khuyến khích thích hợp. 93% 4 Quy rõ trách nhiệm của giảng viên hƣớng dẫn. 38%
  • 50. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn50 5 Xây dựng chuẩn để đánh giá đề tài NCKH của sinh viên. 58% Từ việc phát hiện những mặt hạn chế về chất lƣợng đề tài NCKH của sinh viên, giảng viên có các biện pháp đề xuất nhằm khắc phục, cụ thể là chú trọng tới kinh phí hỗ trợ cho sinh viên thực hiện đề tài (100%), tăng cƣờng công tác kiểm tra tiến độ và giám sát việc thực hiện đề tài NCKH của sinh viên (98%), bên cạnh đó có các chế độ khuyến khích thích hợp (93%), kịp thời để động viên tâm lý sinh viên, kích thích tinh thần sáng tạo và say mê NCKH của sinh viên. Về vấn đề văn bản quy phạm cần thiết có hƣớng dẫn xây dựng chuẩn để đánh giá đề tài NCKH của sinh viên (58%), đồng thời vai trò của giảng viên hƣớng dẫn cũng đƣợc đề cập bằng việc phân công rõ ràng trách nhiệm của giảng viên hƣớng dẫn (38%). Bảng 2.11: Biện pháp hƣớng dẫn đề tài NCKH của GV cho sinh viên TT Biện pháp hƣớng dẫn Tỷ lệ% 1 Định hƣớng vấn đề nghiên cứu cho SV để SV lựa chọn. 100% 2 Chọn đề tài nghiên cứu cho sinh viên. 58% 3 Xây dựng đề cƣơng nghiên cứu. 100% 4 Giới thiệu các nguồn tài liệu để sinh viên tìm đọc. 87% 5 Hƣớng dẫn sinh viên cách tiếp cận nghiên cứu. 100% 6 Hƣớng dẫn sinh viên xây dựng bộ công cụ nghiên cứu. 89% 7 Hƣớng dẫn sinh viên triển khai công trình nghiên cứu. 100% 8 Hƣớng dẫn sinh viên viết báo cáo kết quả nghiên cứu và viết tóm tắt kết quả nghiên cứu. 69% 9 Các biện pháp khác. * Thực trạng về những khó khăn của giảng viên khi hƣớng dẫn sinh viên NCKH. Qua sử dụng câu hỏi số 10 phần phụ lục 2, chúng tôi thu đƣợc kết quả sau đây: