SlideShare a Scribd company logo
1 of 91
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC
LÊ THỊ HÀ GIANG
CHỈ SỐ HUYẾT ÁP TÂM THU CỔ CHÂN - CÁNH TAY
(ABI) Ở NGƯỜI CAO TUỔI TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH
VIỆN A THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN, NĂM 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC
LÊ THỊ HÀ GIANG
CHỈ SỐ HUYẾT ÁP TÂM THU CỔ CHÂN - CÁNH TAY
(ABI) Ở NGƯỜI CAO TUỔI TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH
VIỆN A THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành : Nội khoa
Mã số : 60.72.01.40
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG
THÁI NGUYÊN, NĂM 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABI : Chỉ số đánh giá độ tắc nghẽn lòng động mạch
(Ankle – Brachial Index )
BĐMCD : Bệnh động mạch chi dưới
BMI : Chỉ số khối cơ thể (Body mass index)
CRP protein C ( C – Reactive Protein )
ĐTĐ : Đái tháo đường
HAĐM : Huyết áp động mạch
HATT : Huyết áp tâm thu
HDL - C : Cholesterol tỷ trọng cao
(High density lipoprotein - cholesterol)
RLCHLP : Rối loạn chuyển hóa lipid
LDL - C : Cholesterol tỷ trọng thấp
(Low density lipoprotein- Cholesterol)
NHANES : Nghiên cứu thăm dò sức khoẻ và dinh dưỡng quốc gia
(National Health and Nutrition Exemination Study)
PAD : Bệnh động mạch ngoại biên
(Peripheral Vascular Disease)
THA : Tăng huyết áp
VXĐM : Vữa xơ động mạch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
4
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................................................3
1.1. Giải phẫu hệ động mạch chi dưới và cấu tạo thành động mạch bình
thường..................................................................................................................................................................................3
1.1.1. Giải phẫu hệ động mạch chi dưới............................................................................................3
1.1.2. Cấu tạo thành động mạch bình thường..............................................................................5
1.2. Đại cương về bệnh động mạch chi dưới.......................................................................................5
1.2.1. Khái niệm về bệnh động mạch ngoại biên....................................................................5
1.2.2. Khái niệm bệnh động mạch chi dưới mạn tính........................................................6
1.2.3. Các yếu tố nguy cơ của vữa xơ động mạch và phát triển BĐMCD 7
1.3. Lâm sàng của bệnh động mạch chi dưới.................................................................................. 13
1.4. Các phương pháp thăm dò trong chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới14
1.4.1. Chỉ số áp lực cổ chân – cánh tay (The Ankle Brachial pressure
Index - ABI)................................................................................................................................................ 14
1.4.2. Nghiệm pháp gắng sức..................................................................................................................... 15
1.4.3. Phương pháp siêu âm trong chẩn đoán BĐMCD.............................................. 15
1.4.4. Chụp động mạch trong chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới............. 17
1.4.5. Chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA)...................................................................... 17
1.5. Tình hình nghiên cứu về BĐMCD.................................................................................................. 18
1.5.1. Dịch tễ học của bệnh động mạch chi dưới................................................................ 18
1.5.2. BĐMCD một yếu tố nguy cơ độc lập dự đoán các biến cố tim
mạch..................................................................................................................................................................... 19
1.6. Nghiên cứu về ABI........................................................................................................................................... 19
1.6.1. Cơ sở khoa học của ABI................................................................................................................. 19
1.6.2. Nghiên cứu và sử dụng ABI....................................................................................................... 20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
5
1.6.3. Phương pháp tính ABI...................................................................................................................... 22
1.6.4. Một số nghiên cứu sử dụng ABI trên thế giới và ở Việt Nam........... 23
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................... 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................................................... 26
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng.......................................................................................................... 26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ................................................................................................................................ 26
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................................................... 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................................ 26
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................... 26
2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu................................................................................................................................ 26
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................................................................................... 27
2.4.1. Thông tin chung........................................................................................................................................ 27
2.4.2. Chỉ tiêu lâm sàng..................................................................................................................................... 27
2.5. Phương pháp thu thập số liệu................................................................................................................ 28
2.5.1. Khám lâm sàng.......................................................................................................................................... 28
2.5.2. Đo chỉ số HATT cổ chân - cánh tay (ABI)............................................................... 29
2.5.3. Xác định các yếu tố nguy cơ của BĐMCD.............................................................. 31
2.6. Vật liệu nghiên cứu........................................................................................................................................... 34
2.7. Xử lý số liệu.............................................................................................................................................................. 34
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu......................................................................................................................... 34
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................................... 35
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu...................................................................................... 35
3.2. Đặc điểm chỉ số ABI ở người cao tuổi tăng huyết áp............................................... 38
3.2.1. Đặc điểm ABI theo phân độ lâm sàng của Cristol Robert...................... 38
3.2.2. Đặc điểm lâm sàng BĐMCD theo ABI........................................................................ 42
3.3. Mối liên quan giữa ABI với một số yếu tố nguy cơ của BĐMCD............ 44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
6
Chƣơng 4: BÀN LUẬN............................................................................................................................................... 50
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu...................................................................................... 50
4.2. Đặc điểm chỉ số ABI ở người cao tuổi tăng huyết áp............................................... 51
4.2.1. Đặc điểm ABI theo phân độ lâm sàng của Cristol Robert...................... 51
4.2.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh động mạch chi dưới theo ABI.......................... 54
4.3. Mối liên quan giữa ABI với một số yếu tố nguy cơ của BĐMCD............ 57
4.4. Tính khả thi và hạn chế của nghiên cứu.................................................................................... 66
KẾT LUẬN................................................................................................................................................................................. 67
KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................................... 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
7
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại của Fontaine và Rhutherford theo triệu chứng lâm sàng ...........13
Bảng 1.2. Phân độ nảy của mạch trên thăm khám lâm sàng............................................... 14
Bảng 1.3. Bảng phân độ lâm sàng theo ABI của Cristol Robert.................................... 23
Bảng 2.1. Phân loại của Fontaine và Rhutherford theo triệu chứng lâm sàng..................29
Bảng 2.2. Phân độ nảy của mạch trên thăm khám lâm sàng............................................... 29
Bảng 2.3. Bảng phân độ lâm sàng theo ABI của Cristol Robert.................................... 31
Bảng 2.4. Phân độ tăng huyết áp theo JNC-VI (1997).............................................................. 32
Bảng 2.5. Bảng xếp loại BMI................................................................................................................................. 33
3.1. ..................................................................................... 35
Bảng 3.2. ệnh nhân phân bố theo địa dư và nghề nghiệp...................... 36
Bảng 3.3. Đặc điểm về thể trạng của nhóm nghiên cứu theo chỉ số BMI........... 37
Bảng 3.4. ộ lâm sàng theo ABI của Cristol Robert...................... 38
Bảng 3.5. So sánh giá trị ABI theo phân độ lâm sàng giữa 2 bên.............................. 39
Bảng 3.6. Đặc điểm phân độ lâm sàng ABI của Cristol Robert theo giới......... 39
Bảng 3.7. Đặc điểm phân độ lâm sàng ABI của Cristol Robert theo nhóm tuổi........40
Bảng 3.8. Đặc điểm phân độ lâm sàng ABI của Cristol Robert theo mức độ
tăng huyết áp................................................................................................................................................ 41
Bảng 3.9. Tỷ lệ bệnh động mạch chi dưới theo ABI................................................................... 42
Bảng 3.10. Giá trị ABI trung bình..................................................................................................................... 42
Bảng 3.11. Phân độ nảy của mạch trên lâm sàng ở nhóm có ABI ≤ 0,9............... 43
Bảng 3.12. Liên quan giữa ABI với một số yếu tố nguy cơ của BĐMCD........ 44
Bảng 3.13. Liên quan giữa ABI với tuổi.................................................................................................... 45
Bảng 3.14. Liên quan giữa ABI với giới................................................................................................... 45
Bảng 3.15. Liên quan giữa ABI với chỉ số BMI............................................................................... 46
Bảng 3.16. Liên quan giữa ABI với hút thuốc lá............................................................................. 46
Bảng 3.17. Liên quan giữa ABI với mức độ THA....................................................................... 47
Bảng 3.18. Liên quan giữa ABI với số lượng các yếu tố nguy cơ của BĐMCD.......47
Bảng 3.19. Liên quan giữa ABI với rối loạn các thành phần Lipid máu.............. 48
Bảng 3.20. Liên quan giữa ABI với glucose huyết lúc đói.................................................. 49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
8
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ minh họa hệ động mạch chi dưới............................................................................4
Hình 1.2. Hình ảnh minh họa cấu tạo lòng động mạch bình thường và bệnh lý.........7
Hình 1.3. Minh hoạ về nguyên nhân gây ra đau cách hồi chi dưới................................7
Hình 1.4. Chụp cộng hưởng từ động mạch............................................................................................. 17
Hình 1.5. Minh họa vị trí đặt đầu dò Doppler khi đo ABI.................................................... 21
Hình 1.6. Hình ảnh máy Omron VP 1000 plus.................................................................................. 22
Hình 2.1. Mô tả cách đo ABI bằng máy Omron VP 1000 plus...................................... 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
9
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới............................................................................................... 36
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về mức độ tăng huyết áp.............................................................................. 37
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ đau cách hồ 0,9.............................................................. 43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức khoẻ của hơn 1 tỉ người trên toàn thế
giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch
vành, suy tim, bệnh mạch máu não, bệnh thận mạn tính và các bệnh động
mạch ngoại vi (trong đó có bệnh động mạch chi dưới). Năm 2005 trong số
17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch thì tăng huyết áp là nguyên
nhân trực tiếp gây tử vong của 7,1 triệu người. Tại Việt nam theo điều tra năm
2008 tỉ lệ tăng huyết áp ở người lớn là 25,1 % [36].
THA là một trong những yếu tố nguy cơ chủ yếu của bệnh động mạch
chi dưới [27]. Bệnh động mạch chi dưới (BĐMCD) cùng nằm trong bệnh
cảnh xơ vữa động mạch nói chung và là yếu tố nguy cơ cao cho các tai biến
về tim mạch. Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất của BĐMCD là cơn đau
cách hồi, nhưng bệnh lý này thường không có triệu chứng ở đa số bệnh nhân.
BĐMCD ước tính làm giảm chất lượng cuộc sống của 2 triệu người Mỹ có
triệu chứng và hơn 1 triệu người không có triệu chứng khập khiễng đau cách
hồi, ảnh hưởng đến 15% dân số Hoa Kỳ trên 70 tuổi [51], [53]. Nhiều công
trình nghiên cứu đã chứng minh bệnh nhân mắc bệnh động mạch chi dưới có
nguy cơ bị biến cố tim mạch cao hơn từ 1,05 - 3,77 lần so với nhóm không bị
bệnh [44]. Việc chẩn đoán BĐMNB sẽ giúp thầy thuốc có những biện pháp
điều trị triệu chứng (giảm khập khiễng cách hồi), cải thiện chất lượng sống.
Ngoài ra, quan trọng hơn là thiết lập các biện pháp ngăn ngừa bệnh lý và tử
vong tim mạch trong tương lai. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều tài liệu trên thế
giới đều thừa nhận việc cảnh giác bệnh lý này ở y giới còn rất thấp. Trong
một nghiên cứu ở bệnh nhân BĐMNB cho thấy chỉ 49% bác sĩ có quan tâm
đến bệnh lý này và trong một nghiên cứu khác chỉ 37% bác sĩ nội khoa có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
2
khai thác bệnh sử đau khập khiễng cách hồi ở bệnh nhân [11]. Vì vậy phát
hiện sớm BĐMCD có ý nghĩa quan trọng.
Ngày nay việc phát hiện sớm BĐMCD bằng cách sử dụng một kỹ thuật
đơn giản không xâm lấn, được gọi là chỉ số HATT cổ chân - cánh tay
(ABI). ABI được tính bằng cách chia huyết áp tâm thu ở cổ chân cho huyết áp
tâm thu ở cánh tay để xác định tỷ lệ áp lực động mạch. So với chụp động
mạch, một giá trị ABI ≤ 0,9 có độ nhạy 79 - 95% và độ đặc hiệu > 95% để
phát hiện hẹp của ít nhất 50% lòng động mạch. Hơn nữa, nó là một kỹ thuật,
không tốn kém, chính xác, không yêu cầu nhân viên chuyên ngành. Bởi vì độ
chính xác chẩn đoán và sự phổ biến của nó, ABI là phương pháp chọn lựa để
chẩn đoán bệnh động mạch ngoại vi (PAD), mà ở hầu hết các bệnh nhân
không biểu hiện bằng các triệu chứng và cần được sử dụng khi đánh giá
những bệnh nhân có nguy cơ phát triển bệnh xơ vữa huyết khối [39]. Chỉ số
ABI đã được chứng minh là một yếu tố dự báo mạnh các tai biến tim mạch ở
bệnh nhân có BĐMCD ở quần thể người cao tuổi [69]. Bệnh lý này phổ biến
trong phần đông dân số và ngày càng tăng ở Việt nam, là một trong những
yếu tố nguy cơ quan trọng liên quan tới sự phát triển các bệnh tim mạch và
mạch não[29]. Những dữ liệu về lợi ích của chỉ số ABI trong chẩn đoán
BĐMCD và dự báo tổn thương cơ quan đích trên lâm sàng và tiền lâm sàng ở
các đối tượng THA người cao tuổi ở Việt nam còn ít tác giả đề cập đến.
Vì thế chúng tôi thực hiện đề tài: ″Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân – cánh
tay (ABI) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện A Thái Nguyên" với 2
mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân - cánh tay (ABI) ở
người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện A Thái Nguyên.
2. Phân tích mối liên quan giữa chỉ số ABI với một số yếu tố nguy cơ
của bệnh động mạch chi dưới ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện A Thái
Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu hệ động mạch chi dƣới và cấu tạo thành động mạch bình
thƣờng
1.1.1. Giải phẫu hệ động mạch chi dưới [5]
- Động mạch chậu gốc bắt đầu từ chỗ chia đôi của động mạch chủ
bụng, gồm động mạch chậu gốc trái và động mạch chậu gốc phải. Động mạch
chậu gốc chia thành động mạch chậu trong và động mạch chậu ngoài. Động
mạch chậu trong đi xuống chia nhiều nhánh nhỏ và cấp máu cho vùng tiểu
khung. Động mạch chậu ngoài đi xuống, khi đi tới ngang mức dây chằng bẹn
thì đổi tên thành động mạch đùi chung. Động mạch đùi chung chia hai nhánh
tận là động mạch đùi sâu và động mạch đùi nông.
- Động mạch đùi sâu là nhánh động mạch chính của đùi, cung cấp máu
cho hầu hết các cơ ở đùi bởi các nhánh: động mạch mũ đùi ngoài, động mạch
mũ đùi trong và các động mạch xiên, phân nhánh tạo vòng nối ở vùng khớp
háng và khớp gối.
- Động mạch đùi nông chạy thẳng xuống ở mặt trước trong của đùi,
nằm trong ống đùi (ống Hunter) cùng với thần kinh và tĩnh mạch đùi. Khi
xuống tới lỗ gân khép thì đổi tên thành động mạch khoeo.
- Động mạch khoeo chạy tiếp theo động mạch đùi nông kể từ vòng gân
cơ khép đi xuống tới bờ dưới cơ khoeo thì chia làm hai ngành tận là động
mạch chày trước và động mạch chày sau. Động mạch khoeo cho bảy nhánh
bên và có nhiều vòng nối giữa những động mạch này và các nhánh động mạch
từ động mạch chày trước chày sau tạo thành hai mạng mạch phong phú là
mạng mạch khớp gối và mạng mạch bánh chè.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
4
Hình 1.1. Sơ đồ minh họa hệ động mạch chi dưới
- Động mạch chày trước: Là một trong hai nhánh tận của động mạch
khoeo, bắt đầu từ bờ dưới cơ khoeo đi qua bờ trên màng gian cốt ra khu cẳng
chân trước. Tiếp tục đi xuống theo đường định hướng từ hõm trước đầu trên
xương mác tới giữa hai mắt cá rồi chui qua mạc giữa các gân duỗi, đổi tên
thành động mạch mu chân.
- Động mạch chày sau: Là nhánh tận chính của động mạch khoeo từ bờ
dưới cơ khoeo. Động mạch chia rất nhiều ngành bên cung cấp cho phần lớn
các cơ vùng cẳng chân sau. Khi chạy xuống rãnh cơ gấp dài ngón cái ở mặt
trong xương gót, chia làm hai ngành tận là động mạch gan chân trong và động
mạch gan chân ngoài. Các động mạch này tiếp nối với nhau tạo thành các
cung gan chân nông và sâu, cung cấp máu cho toàn bộ bàn chân.
ĐMC bụng
ĐM chậu gốc
ĐM chậu trong
ĐM đùi chung
ĐM đùi nông
ĐM khoeo
ĐM đùi sâu
ĐM chày trước
ĐM mác
ĐM chày sau
ĐM mu chân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
5
1.1.2. Cấu tạo thành động mạch bình thường [6]
Thành động mạch bình thường gồm 3 lớp đồng tâm: từ ngoài vào trong
là lớp áo ngoài, lớp áo giữa và trong cùng là lớp áo trong.
Lớp áo ngoài là mô liên kết có nhiều sợi tạo keo và sợi chun chạy dọc
theo động mạch.
Lớp áo giữa là thành phần dày nhất của động mạch, áo giữa được cấu
tạo bởi những sợi cơ trơn xếp theo hướng vòng quanh lòng mạch, xen kẽ giữa
các tế bào cơ trơn là những lá chun và sợi chun, những sợi collagen và chất
gian bào proteoglycan. Tỷ lệ giữa hai thành phần cơ và chun khác nhau tùy
loại động mạch. Các động mạch lớn còn có một màng ngăn chun ngoài mỏng
ngăn cách lớp áo giữa và áo ngoài.
Lớp áo trong gồm 3 lớp:
- Màng ngăn chun trong là một màng ngăn cách áo trong và áo giữa.
- Lớp dưới nội mạc được cấu tạo bởi mô liên kết thưa, rải rác có các tế
bào cơ trơn.
- Lớp nội mạc là mỏng nhất, tạo thành bởi những tế bào nội mạc lót bên
trong lòng mạch, nhân tế bào lồi vào trong lòng mạch, bào tương mỏng.
◦ Lớp nội mạc bao gồm một lớp tế bào nội mạc liên kết chặt chẽ với
nhau. Chúng có vai trò như một màng ngăn về mặt huyết động giữa thành động
mạch và dòng máu tuần hoàn trong lòng mạch. Các nghiên cứu gần đây cho
thấy, lớp tế bào nội mạc có vai trò lớn trong việc tạo trương lực mạch, sự bám
dính của bạch cầu và ngăn cản sự hình thành huyết khối trong lòng mạch.
1.2. Đại cƣơng về bệnh động mạch chi dƣới
1.2.1. Khái niệm về bệnh động mạch ngoại biên
Bệnh động mạch ngoại biên (Peripheral Vascular Disease - PAD) là
thuật ngữ đề cập đến những bệnh của động mạch không phải là động mạch
não và động mạch vành. Nó thường được giới hạn là những động mạch cấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
6
máu cho chi trên, chi dưới, dạ dày và thận [14]. Có ba loại rối loạn về tuần
hoàn ở bệnh lý này, bao gồm:
- Bệnh động mạch ngoại biên chức năng, không có các tổn thương về
cấu trúc của mạch máu. Thường xuất hiện và mất đi trong thời gian ngắn liên
quan đến sự co thắt của mạch máu, mà hội chứng Raynaud là một ví dụ. Nó
thường khởi phát sau nhiễm lạnh, stress tâm lý, làm việc với máy có độ rung
lớn hoặc hút thuốc lá.
- Bệnh động mạch ngoại biên tổ chức, được gây ra bởi sự thay đổi cấu
trúc của mạch máu do quá trình viêm nhiễm và huỷ hoại tổ chức. Bệnh động
mạch ngoại biên là một ví dụ, do mảng xơ vữa hình thành và phát triển làm
hẹp dần lòng động mạch làm cản trở dòng máu bình thường.
- Bệnh lý tắc động mạch ngoại biên, thường do cục huyết khối lớn từ
tim đi gây tắc các động mạch. Nếu tắc mạch chi dưới sẽ gây ra bệnh cảnh tắc
động mạch cấp tính đòi hỏi phải điều trị ngoại khoa cấp cứu.
1.2.2. Khái niệm bệnh động mạch chi dưới mạn tính
Bệnh động mạch chi dưới mạn tính có nguyên nhân phổ biến nhất là do
mảng xơ vữa phát triển gây hẹp dần lòng mạch hoặc tắc nghẽn hoàn toàn, do
đó làm giảm tưới máu chi khi vận động hoặc khi nghỉ [31], [54].
Trong bệnh động mạch chi dưới mạn tính, sự tổn thương nội mạc làm mảng
xơ vữa phát triển gây hẹp dần và cuối cùng là tắc hoàn toàn động mạch [35].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
7
Hình 1.2. Hình ảnh minh họa cấu tạo lòng động mạch bình thường
và bệnh lý
Lòng mạch bị hẹp dần làm giảm lượng máu cung cấp cho phía hạ lưu
gây ra biểu hiện lâm sàng là cơn đau cách hồi ở chân.
Hình 1.3. Minh hoạ về nguyên nhân gây ra đau cách hồi chi dưới
1.2.3. Các yếu tố nguy cơ của vữa xơ động mạch và phát triển BĐMCD
Vữa xơ động mạch là nguyên nhân chủ yếu của BĐMCD, các yếu tố
nguy cơ của tổn thương động mạch chi dưới cũng là yếu tố nguy cơ của vữa
xơ động mạch. Có thể chia làm 4 nhóm [17], [79]:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
8
- Thứ nhất là các yếu tố bệnh lý, có thể tác động được bằng thuốc và điều
chỉnh lối sống như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu, đái tháo
đường, rối loạn về đông máu mắc phải.
- Thứ hai là các yếu tố có thể tác động được bằng thay đổi lối sống như
hút thuốc lá, hạn chế vận động và béo phì.
- Thứ ba là các yếu tố không thể thay đổi được về thể tạng như chủng
tộc, địa dư, tuổi, giới và di truyền.
- Một số yếu tố mới: CRP, tăng homocystein máu.
1.2.3.1. Các yếu tố bệnh lý phát triển BĐMCD
* Tăng huyết áp.
Tăng huyết áp (THA) là tình trạng huyết áp (HA) thường xuyên tăng trên
mức bình thường. Theo tổ chức Y tế Thế giới, THA khi huyết áp tối đa
(HATT) ≥ 140 mmHg và/ hoặc HA tối thiểu ≥ 90 mmHg [16].
THA là một yếu tố nguy cơ chủ yếu của BĐMCD vì hai lý do: thứ nhất
nó gây ra các triệu chứng đau cách hồi, thứ hai nó là yếu tố nguy cơ cao của
các biến cố tim mạch. Một thông số được chấp nhận là chỉ số áp lực cổ chân-
cánh tay (ABI) ≤ 0,9. Chỉ số này liên quan chặt chẽ với các yếu tố nguy cơ
của bệnh vữa xơ động mạch như HA, hút thuốc lá, cholesterol máu, đái tháo
đường và một yếu tố cực kỳ quan trọng đó là tuổi tác. Một nghiên cứu cho
thấy yếu tố nguy cơ quan trọng nhất là tuổi tác, sau đó là HA và hút thuốc lá.
Chỉ số ABI dự báo đột qụy chính xác hơn bệnh ĐMV [12]. THA làm thay đổi
phức tạp cấu tạo của thành động mạch, làm tổn thương chức năng của nội mô
và phì đại lớp áo giữa, làm giảm độ giãn nở của mạch máu, thúc đẩy nhanh
quá trình xơ vữa mạch máu. Theo Danmark trong 10 năm cho thấy THA tâm
thu lẫn tâm trương đều làm tăng tỉ lệ bệnh mới phát hiện của BĐMCD [28].
Nghiên cứu của Framingham theo dõi trong 26 năm cho thấy nguy cơ tương
đối của BĐMCD ở người tăng huyết áp là 2,5 với nam và 3,9 với nữ, mức độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
9
tăng tỉ lệ thuận với mức độ trầm trọng của tăng HA [14]. Điều này cho thấy
sự cần thiết phải khống chế tốt huyết áp không những ở bệnh nhân tăng huyết
áp đã có BĐMCD mà còn ở những bệnh nhân chưa bị BĐMCD [48].
* Đái tháo đường
Là một yếu tố nguy cơ thường gặp của vữa xơ động mạch và có tỷ lệ cao
dẫn đến bệnh lý mạch máu. Mặc dù mối liên quan về sinh lý bệnh giữa đái
tháo đường và BĐMCD chưa rõ ràng, tuy nhiên người ta nhận thấy có tỷ lệ
tăng huyết áp và tăng mỡ máu ở các bệnh nhân đái tháo đường. Các bệnh
nhân có hội chứng chuyển hoá (được định nghĩa bởi tình trạng tăng đề kháng
insulin, tăng TG, giảm HDL-C, tăng LDL-C) đặc biệt làm tăng nguy cơ phát
triển BĐMCD [20], [64]. Trong nghiên cứu Cardiovascular Health Study,
nguy cơ phát triển BĐMCD ở bệnh nhân đái tháo đường tăng gấp 4 lần.
Trong nghiên cứu Hoorn 21% bệnh nhân đái tháo đường có ABI < 0,9 và gần
42% có bất thường về ABI, giảm biên độ mạch ở cổ chân hoặc có tiền sử mổ
bắc cầu động mạch ngoại biên [22].
Hooi J.D. và cộng sự, trong nghiên cứu về mối liên quan giữa mức độ
glucose máu và tỷ lệ mắc bệnh động mạch ngoại biên đã đưa ra kết quả: với
những bệnh nhân dung nạp glucose bình thường, tỷ lệ mắc BĐMCD là
12,5%; bệnh nhân có giảm dung nạp glucose, tỷ lệ mắc là 19,9%; nhưng với
bệnh nhân đái tháo đường, tỷ lệ mắc BĐMCD lên đến 22,4% [56] .
* Tăng lipid máu
Tăng lipid máu dần dần làm tổn thương các tế bào nội mô của thành
động mạch dẫn đến hình thành tổn thương xơ vữa. Trong đó LDL-C là một
nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn chức năng và tổn thương tế bào cơ trơn
thành mạch. Do đó, các lipoprotein dễ xâm nhập vào thành động mạch và
lắng đọng lipid vào thành động mạch gây ra những tổn thương ban đầu của
vữa xơ động mạch [18]. Trong nghiên cứu Framingham những người có nồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
10
độ cholesterol > 270 mg/ dL (7 mmol/l) có tỷ lệ phát triển đau cách hồi gấp
đôi người bình thường. Mặt khác, những người có đau cách hồi cũng có tỷ lệ
cholesterol cao hơn người bình thường [62] .
* Bệnh thận mạn
Bệnh thận mạn cũng là những yếu tố nguy cơ BĐMCD. Cho đến nay thì
mối liên hệ giữa bệnh thận mạn và BĐMCD còn ít được quan tâm trong các
nghiên cứu dịch tễ BĐMCD. Những dự kiện trong nghiên cứu NHANES cho
thấy 24 % bệnh nhân 40 tuổi trở lên có chức năng thận suy giảm (creatinin <
60ml/p/ 1,73m2
) có ABI < 0,9 trong khi chỉ 3,7% những người có (creatinin >
60ml/p/ 1,73m2
) có ABI < 0,9 [47]. Tần suất ABI < 0,9 cao ở những bệnh
thận mạn giai đoạn cuối so với bệnh thận các giai đoạn còn lại. Bệnh thận
mạn làm tăng nguy cơ thiếu máu cục bộ chi dưới cấp trong khi suy thận mạn
giai đoạn cuối tăng nguy cơ đoạn chi. Mối tương quan giữa bệnh thận mạn và
BĐMCD độc lập với đái tháo đường, THA và tuổi [1] .
1.2.3.2. Các yếu tố về lối sống liên quan đến BĐMCD
* Hút thuốc lá
Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh xơ vữa. Thuốc lá có
tác dụng gia tăng LDL và giảm HDL, gia tăng CO máu, thúc đẩy co mạch ở
các mạch máu xơ vữa. Ngoài ra, khói thuốc lá làm gia tăng kết dính tiểu cầu,
tăng fibrinogen, hematocrit và hậu quả tăng độ quánh của máu [50]. Trong
nghiên cứu NHANES 12 thực hiện ở 2125 người, nghiên cứu cho thấy rằng
hút thuốc lá gia tăng tần suất bệnh động mạch ngoại biên gấp 4 lần (OR: 4,1).
Số điếu thuốc lá sử dụng cũng liên quan với mức độ nặng của BĐMNB. Việc
ngừng thuốc lá cho thấy giảm tỉ lệ tử vong 10 năm từ 54% còn 18% ở người
65-75 có BĐMNB. Ngoài ra, việc ngừng thuốc lá cũng giúp làm giảm triệu
chứng bệnh [10], [21]. Trong nghiên cứu Cardiovascular Heath Study, người
hút thuốc lá có nguy cơ tương đối phát triển BĐMCD cao hơn người không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
11
hút thuốc lá tới 7,5 lần [73]. Trong một nghiên cứu khác nhận thấy rằng nguy
cơ này tăng gấp 7 lần ở nhóm đã từng hút thuốc lá và 16 lần ở nhóm đang hút
thuốc lá [60].
Hirsch AT và cộng sự, trong nghiên cứu về sức khoẻ và dinh dưỡng quốc
gia, cho thấy nguy cơ mắc bệnh BĐMCD ở những người hút thuốc lá tăng 3-6
lần so với nhóm không hút thuốc lá [55] .
* Thừa cân và béo phì
Vấn đề béo phì có phải là yếu tố nguy cơ đối với BĐMCD hay không
còn đang tranh cãi. Béo phì làm tăng nguy cơ lắng đọng mỡ dư thừa vào
thành mạch (bệnh xơ vữa mạch máu). Cũng có khả năng béo phì đóng vai trò
gián tiếp thông qua tình trạng giảm vận động, tăng huyết áp, đái tháo đường
và rối loạn chuyển hóa lipid làm tăng nguy cơ mắc BĐMCD [75].
* Hạn chế vận động
Vận động thường xuyên sẽ cải thiện cơn đau cách hồi và các thông số về
huyết động tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào chứng minh chắc chắn tác dụng
của luyện tập hạn chế xuất hiện BĐMCD nhưng nó có tác dụng cải thiện chất
lượng cuộc sống và khoảng cách đi bộ của người có cơn đau cách hồi [31].
1.2.3.3. Các yếu tố về thể tạng liên quan đến BĐMCD
* Tuổi
Bệnh nhân càng cao tuổi thì tỷ lệ mắc BĐMCD càng cao. Nghiên cứu
Rotterdam sử dụng chỉ số ABI (The Ankle – Brachial pressure Index) trong
chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc BĐMCD
tăng dần theo tuổi: độ tuổi 55-59: 8,8%; 70-74: 19,8%; lên tới 27% với độ
tuổi 75-79 [85] .
Tương tự, nghiên cứu SanDiego sử dụng các phương pháp không xâm
nhập để chẩn đoán BĐMCD (chụp cộng hưởng từ mạch máu- MRA và chụp
cắt lớp vi tính mạch máu đa dãy đầu dò - MCT) cũng cho thấy rằng: tuổi càng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
12
cao thì tỷ lệ mắc bệnh BĐMCD càng cao. Tỷ lệ mắc BĐMCD trong nghiên
cứu này là 2,1% với độ tuổi 50-55; tăng lên tới 22,3% ở độ tuổi 70-74 [43] .
Theo David H King và cộng sự tỉ lệ mắc BĐMCD phụ thuộc vào tuổi khoảng
10% độ tuổi > 60 tuổi, lên tới 20% độ tuổi > 75 [67] .
* Giới
Tỷ lệ nam giới bị BĐMCD cao hơn nữ giới ở mọi lứa tuổi tuy nhiên tỷ lệ
này giảm đi rõ rệt sau 50 tuổi. Trong nghiên cứu Framingham tỷ lệ mới phát
hiện cơn đau cách hồi ở nam giới là 3,25 % so với nữ là 1,44 % trong nhóm
tuổi 30-39. Tỷ lệ đau cách hồi là 5,7 % ở nam so với 3,28 % ở nữ trong độ
tuổi 40-49 và tăng lên 7,1% ở nam so với 6,13 % ở nữ trong độ tuổi 50-59
[31], [82]. Trong nghiên cứu của Trần Đức Hùng và Đoàn Văn Đệ cho thấy
số bệnh nhân nam mắc BĐMCD chiếm tỷ lệ cao hơn nữ 74,2%, nữ 25,8% do
các bệnh nhân nam có nhiều yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch như: tăng huyết
áp, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu [15].
1.2.3.4. Một số yếu tố mới liên quan đến phát triển BĐMCD
* Tăng homocystein máu: người ta nhận thấy tăng homocystein máu là
một yếu tố nguy cơ độc lập của phát triển mảng xơ vữa động mạch. Nguyên
nhân là do sự khiếm khuyết về gen ảnh hưởng đến chuyển hoá homocystein
hoặc do thiếu vitamin nhóm B. Homocystein tăng làm tổn thương và rối loạn
chức năng tế bào nội mô. Một nghiên cứu đa phân tích chỉ ra homocystein
máu tăng mỗi 5mmol/l làm tăng tỉ suất chênh của bệnh động mạch vành và
đột quỵ là 1,5. Khoảng 30 - 40% bệnh nhân BĐMCD có tăng homocystein.
Homocystein máu tăng dường như làm tăng nguy cơ tiến triển của BĐMCD,
nhưng cơ chế cụ thể vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ [29], [75].
* Viêm: Sự hình thành và tiến triển của mảng xơ vữa được coi là kết hợp
với quá trình viêm trong mạch máu. Trong nghiên cứu về sức khoẻ thể chất và
sức khoẻ phụ nữ, những người có mức CRP cao nhất có nguy cơ tăng gấp 2-7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
13
lần bị đột quỵ, 3-7 lần bị nhồi máu cơ tim và 4-5 lần mắc bệnh BĐMCD nặng.
Trong nghiên cứu Monica, CRP cũng là yếu tố dự báo của BĐMCD [40],
[52], [72], [80].
1.3. Lâm sàng của bệnh động mạch chi dƣới
Biểu hiện lâm sàng của bệnh phụ thuộc vào mức độ hẹp tắc của lòng
mạch và mức độ tuần hoàn bàng hệ. Vì vậy, triệu chứng lâm sàng có thể từ
không có triệu chứng hoặc có cơn đau cách hồi cho đến đau chi khi nghỉ hay
nặng hơn nữa là biểu hiện hoại tử tổ chức. Trên lâm sàng hay dùng cách phân
loại của Fontaine hoặc Rutherford để phân loại triệu chứng lâm sàng bệnh
nhân bị bệnh động mạch chi dưới mạn tính [31] .
Bảng 1.1. Phân loại của Fontaine và Rhutherford theo triệu chứng
lâm sàng [14]
Fontaine Rutherford
Giai đoạn Lâm sàng Độ Loại Lâm sàng
I Không triệu chứng 0 0 Không triệu chứng
IIa Đau cách hồi nhẹ I 1 Đau cách hồi nhẹ
IIb
Đau cách hồi vừa
đến nặng
I 2 Đau cách hồi vừa
I 3 Đau cách hồi nặng
III Đau chi khi nghỉ II 4 Đau chi khi nghỉ
IV
Loét hoặc hoại tử
chi
III 5 Mất tổ chức ít
III 6 Mất tổ chức nhiều
Đau cách hồi nhẹ: đau cách hồi chi dưới, với khoảng cách đi được 500m.
Đau cách hồi vừa: đau cách hồi chi dưới, với khoảng cách đi được từ
200-500m.
Đau cách hồi nặng: đau cách hồi chi dưới, với khoảng cách đi được ≤ 200m.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
14
Đau chi khi nghỉ: đau chân kể cả khi nghỉ ngơi, thường đau về đêm, giảm
ở tư thế ngồi.
Đặc điểm về bắt mạch chi dưới
Trong bệnh cảnh bệnh lý động mạch chi dưới, khám bắt mạch trên lâm
sàng cũng có vai trò nhất định trong chẩn đoán và tiên lượng tổn thương mạch.
Những vị trí mạch cần thăm khám bao gồm: mạch đùi chung, mạch
khoeo, mạch chày trước, mạch chày sau.
Bảng 1.2. Phân độ nảy của mạch trên thăm khám lâm sàng [14]
Phân độ Biểu hiện
Độ 0 Không có mạch
Độ 1 Mạch yếu
Độ 2 Mạch bình thường
Độ 3 Mạch nảy căng hơn bình thường
1.4. Các phƣơng pháp thăm dò trong chẩn đoán bệnh động mạch chi dƣới
Có nhiều phương pháp cận lâm sàng giúp thăm dò trong chẩn đoán
BĐMCD như: Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân - cánh tay (ABI), nghiệm pháp
gắng sức, phương pháp siêu âm, chụp động mạch, chụp cộng hưởng từ mạch
máu [3],[63]. Nhưng trong nghiên cứu này của chúng tôi chỉ áp dụng phương
pháp đo áp lực chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân - cánh tay (ABI) bằng huyết
áp kế tự động Omron VP 1000 plus.
1.4.1. Chỉ số áp lực cổ chân – cánh tay (The Ankle Brachial pressure Index - ABI)
Chỉ số ABI là một thăm dò đơn giản và ít tốn kém được dùng để phát
hiện bệnh nhân mắc bệnh động mạch chi dưới. Phương pháp này cho kết quả
khá chính xác. Nguyên lý là dựa vào chỉ số giữa huyết áp tâm thu đo được ở
chân chia cho huyết áp cao hơn đo được ở hai cánh tay [37] . Xin nêu chi tiết
ở mục sau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
15
1.4.2. Nghiệm pháp gắng sức
Nghiệm pháp gắng sức bao gồm đo chỉ số ABI trước và sau khi cho bệnh
nhân gắng sức (đi bộ thảm lăn, đứng lên ngồi xuống,...). Phương pháp này
được dùng để khẳng định những triệu chứng của bệnh nhân là do BĐMCD
gây ra (đau cách hồi) hay là do những nguyên nhân khác gây ra (giả đau cách
hồi). Bên cạnh đó, phương pháp này còn được dùng để lượng giá khả năng
hoạt động thể lực của bệnh nhân BĐMCD và đánh giá tiến triển của bệnh
nhân sau điều trị (dùng thuốc, phẫu thuật, đặt stent). Đây cũng là một thăm dò
không xâm nhập tốt giúp chẩn đoán bệnh nhân bị BĐMCD khi đo chỉ số ABI
lúc nghỉ có giá trị bình thường nhưng bệnh nhân lại có nhiều yếu tố lâm sàng
nghi ngờ mắc BĐMCD [31].
1.4.3. Phương pháp siêu âm trong chẩn đoán BĐMCD [3], [28]
Là một thăm dò không chảy máu giúp chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới.
1.4.3.1. Doppler liên tục
Ưu điểm của phương pháp này là rẻ tiền, trang bị không cồng kềnh,
thuận lợi cho việc thăm khám nhanh, các tín hiệu thu được như các kỹ thuật
Doppler khác nhưng không có hình ảnh phân tích phổ.
Đầu dò dạng bút chì có tần số 4 - 8 MHz tùy theo độ nông sâu và cấu
trúc mạch cần thăm dò. Thăm dò tốt với các động mạch chậu, đùi chung, đùi
sâu, đùi nông, động mạch khoeo, động mạch chày trước và chày sau. Các tín
hiệu thu được có thể được phân tích theo ba kiểu:
- Tín hiệu âm thanh
- Tín hiệu qua đồ thị Doppler thường hoặc phân tích phổ
- Đo huyết áp cổ chân, cánh tay và tính chỉ số ABI (Ankle - Brachial
pressure Index).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
16
1.4.3.2. Doppler xung kết hợp với siêu âm kiểu B (Duplex)
Siêu âm kiểu B không những cho phép phát hiện các bất thường về hình
thái học mà còn giúp cho việc ghi lại các tín hiệu Doppler được chính xác hơn
từ xác định vị trí, hình dạng, kích thước của tổn thương cho phép phân biệt
cấu trúc mạch và cấu trúc khác ngoài mạch:
- Xác định đặc điểm mảng vữa xơ, tính chất đồng nhất hay không đồng
nhất, bề mặt mảng vữa xơ nhẵn hay sần sùi, có canxi hóa hay không.
- Đo chiều dày của lớp nội trung mạc trong giai đoạn sớm chưa gây rối
loạn huyết động.
Phối hợp Doppler xung với siêu âm kiểu B cho phép thăm dò chọn lọc
các cấu trúc mạch bằng cách đặt chính xác cửa sổ Doppler vào vị trí cần
nghiên cứu, điều chỉnh góc giữa chùm tia siêu âm và dòng chảy của máu, điều
chỉnh độ rộng cửa sổ Doppler... tùy theo độ sâu và tốc độ dòng máu cho phép
thu được hình ảnh Doppler một cách chính xác. Nhờ kết hợp với siêu âm kiểu
B nên dễ dàng phát hiện các tổn thương nhỏ khu trú hay lan tỏa nhất là ở các
chỗ chia nhánh, phân biệt tắc và hẹp cũng dễ dàng hơn, các trường hợp phình,
tách động mạch, giả phình, dò động tĩnh mạch, bất thường về giải phẫu ...
1.4.3.3. Siêu âm Doppler màu
Doppler màu là một dạng đặc biệt của Doppler xung trong đó các tín
hiệu Doppler được mã hóa màu tạo lên một bản đồ động của dòng Doppler
trên hình ảnh siêu âm cắt lớp cho biết các thông tin về tốc độ, chiều và kiểu
của dòng chảy.
Siêu âm Doppler màu có nhiều ưu điểm phát hiện dễ dàng các cấu trúc
mạch ở sâu, mạch nhỏ, định lượng các tổn thương nhanh và khách quan,
chính xác, đánh giá chính xác các tổn thương hẹp nhẹ nhờ những nhát cắt
ngang, dọc dễ dàng đánh giá mức độ xơ vữa cũng như bản chất các mảng xơ
vữa ở các giai đoạn khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
17
1.4.4. Chụp động mạch trong chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới [63]
Chụp động mạch chi dưới, dưới màn tăng sáng đã trở thành một phương
pháp chuẩn để chẩn đoán và hướng dẫn cho can thiệp mạch. Sự phát triển
công nghệ tại những trung tâm can thiệp mạch trong vài thập kỷ gần đây đã
đem lại những hình ảnh chụp mạch có chất lượng cao và đây là tiêu chuẩn
vàng để chẩn đoán và chỉ định điều trị bệnh động mạch ngoại biên (mổ hay
can thiệp).
Đây là phương pháp chẩn đoán xâm lấn giúp nhìn rõ lòng mạch nhờ bơm
trực tiếp thuốc cản quang vào lòng mạch. Dưới màn tăng sáng, lòng mạch sẽ
hiện rõ giúp bác sĩ đánh giá chi tiết từng vị trí mạch. Đồng thời bằng kỹ thuật
ép vào động mạch bên đối diện để ngăn không cho máu đi xuống chi bên kia
và khi đó sẽ thấy rõ hơn tuần hoàn bàng hệ. Qua đó giúp đánh giá toàn diện
hơn về tổn thương mạch và sự cấp máu bù qua tuần hoàn bàng hệ.
Chụp động mạch cản quang tuy là một phương pháp chẩn đoán chảy
máu, nhưng với những ưu điểm vượt trội, phương pháp này được coi là tiêu
chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh lý động mạch chi dưới mạn tính. Thêm vào đó,
chụp động mạch còn cung cấp những thông số cần thiết để quyết định bệnh
nhân có thể được điều trị bằng can thiệp mạch
hay mổ bắc cầu nối động mạch ngoại biên hay
không.
1.4.5. Chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA)
[3], [28]
Ưu điểm: Là phương pháp chẩn đoán chính
xác, không xâm lấn. Cho chất lượng hình ảnh
đẹp. Không cần dùng thuốc cản quang.
Nhược điểm: Thăm dò đoạn xa kém Hình 1.4: Chụp cộng hưởng từ
động mạch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
18
Một số bệnh nhân có chống chỉ định: bệnh nhân đang mang máy tạo nhịp
tim hoặc máy phá rung, bệnh nhân béo bệu, bệnh nhân không nhịn được thở.
1.5. Tình hình nghiên cứu về BĐMCD
1.5.1. Dịch tễ học của bệnh động mạch chi dưới
BĐMCD là hội chứng thường gặp với số lượng lớn trong quần thể người
trưởng thành và người cao tuổi trên thế giới. Trong nghiên cứu Framingham-
Heart Study đã chỉ rõ điều này, tần suất mới mắc trung bình của biểu hiện đau
cách hồi ở lứa tuổi 30 - 44 là 6/10000 nam và 3/10000 nữ, con số này tăng lên
nhiều ở lứa tuổi từ 65-74, cụ thể: 61/10000 nam và 54/10000 nữ [58]. Người
ta cũng nhận thấy rằng, hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng mỡ máu, tăng huyết
áp đều làm tăng nguy cơ của đau cách hồi. Trong một nghiên cứu khác,
Criqui và cộng sự [43] đánh giá tỷ lệ BĐMCD ở 613 nam và nữ ở Nam
California nhận thấy tỷ lệ PAD là 2,5% ở bệnh nhân < 60 tuổi; 8,3% ở bệnh
nhân 60-69 tuổi và 18,8% ở bệnh nhân > 70 tuổi. Trong nghiên cứu
PARTNER trên 6979 bệnh nhân đến khám ban đầu ở Mỹ (với độ tuổi > 70
hoặc từ 50 - 69 tuổi kèm theo tiền sử hút thuốc lá hoặc đái tháo đường), người
ta nhận thấy tỷ lệ PAD rất cao, tới 29%; trong đó 13% chỉ có BĐMCD, 16%
có PAD kết hợp với bệnh lý tim mạch do xơ vữa khác [54] .
Trong nghiên cứu NHANES (National Health and Nutrition Examination
Study: Nghiên cứu thăm khám sức khoẻ và dinh dưỡng quốc gia) tiến hành ở
Mỹ năm 2003 với quần thể trên 40 tuổi, tỷ lệ mắc BĐMCD là 4,3%; tỷ lệ này
tăng tới 14,5% ở những người có tuổi trung bình 66 tuổi [37].
Tại Việt Nam, cùng với các bệnh động mạch do xơ vữa khác như nhồi
máu cơ tim, đột quỵ... thì tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vì BĐMCD cũng ngày
một gia tăng. Thống kê tại Viện Tim Mạch Việt Nam chỉ ra tỉ lệ bệnh nhân
BĐMCD điều trị nội trú tại viện tăng từ 1,7% (2003) lên tới 2,5% (2006) và 3,4 %
(2007) [34].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
19
1.5.2. BĐMCD một yếu tố nguy cơ độc lập dự đoán các biến cố tim mạch
Trong mối liên quan giữa bệnh động mạch ngoại biên với các bệnh lý và
biến cố tim mạch, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra bệnh nhân bị bệnh BĐMCD có
nguy cơ mắc các biến cố tim mạch cao hơn so với nhóm không bị bệnh [59].
Beatrice A và cộng sự trong các nghiên cứu đánh giá tỷ lệ bệnh nhân bị
bệnh động mạch vành trong quần thể bệnh nhân BĐMCD nhận thấy, tỷ lệ
mắc bệnh mạch vành biến đổi từ 14 - 90%, tuỳ thuộc vào phương pháp chẩn
đoán bệnh mạch vành. Tỷ lệ mắc bệnh mạch vành từ 19 - 47% nếu dựa vào
khai thác tiền sử và điện tâm đồ. Tỷ lệ này tăng lên 62 - 63% nếu sử dụng
thêm nghiệm pháp gắng sức và lên tới 90% nếu kết hợp với chụp mạch vành
để chẩn đoán [51].
Tomio O., Chisa H. và cộng sự nghiên cứu trên 1311 bệnh nhân người
Nhật bản bị đái tháo đường gồm 899 nam và 412 nữ tuổi trung bình 61,4 cũng
nhận thấy khi ABI < 0,9 thì nguy cơ bị bệnh mạch vành cao hơn nhóm có
ABI nằm trong giới hạn bình thường là 2,14 lần [83].
Ouriel K và cộng sự tiến hành một nghiên cứu dọc, trong đó theo dõi một
số lượng lớn bệnh nhân có cơn đau cách hồi trong thời gian 10 năm. Nghiên
cứu cho thấy, tỷ lệ sống sót sau 10 năm chỉ còn 48%; trong khi đó các biến
cố: nhồi máu cơ tim, can thiệp mạch ngoại biên và phẫu thuật cắt cụt chi gia
tăng. Cụ thể: 5% bệnh nhân phải cắt cụt chi, 7,8% phải can thiệp mạch chi và
tới 19,8% mắc nhồi máu cơ tim [72].
1.6. Nghiên cứu về ABI
1.6.1. Cơ sở khoa học của ABI [1], [65], [66]
Do ảnh hưởng của hiện tượng phản hồi sóng của dòng máu làm cho
HATT ở các mạch máu xa hơn sẽ hơi cao hơn HATT ở động mạch chủ và các
mạch máu gần tim. Vì thế tư thế nằm ngửa, chi ngang tim, HATT chi dưới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
20
thường cao hơn HATT của động mạch chủ và chi trên. Do đó, tỉ số HATT chi
dưới chia cho HATT ở cánh tay sẽ lớn hơn 1.
Khi có hẹp lòng mạch, hiện tượng giảm huyết áp xảy ra do ma sát tăng
lên khi máu chảy ngang qua chỗ hẹp và do sự xuất hiện dòng chảy bất thường
sau chỗ hẹp. Theo định luật Poiseuille: thiết diện lòng mạch quyết định độ
chênh áp trước và sau chỗ hẹp. Động mạch càng hẹp thì độ chênh áp càng
tăng. Đồng thời chiều dài của đoạn hẹp càng dài thì độ chênh áp càng lớn.
Từ cơ sở lý luận huyết áp của động mạch sẽ giảm sau chỗ hẹp tương
xứng với mức độ hẹp, người ta thấy rằng một trong những phương pháp hữu
ích nhất để đánh giá độ nặng của hẹp động mạch là đo huyết áp sau chỗ hẹp
và so sánh với chỗ động mạch bình thường. Đó cũng chính là lý do tại sao
phải đo huyết áp mắt cá chân so với huyết áp cánh tay để xác định BĐMCD.
Tình trạng VXĐM gây tắc nghẽn động mạch có thể xảy ra ở bất cứ động
mạch ngoại biên nào, nhưng thực tế rất ít khi gặp ở chi trên. Do đó sau khi đo
huyết áp cánh tay hai bên, nếu chênh lệch huyết áp giữa 2 bên không có ý
nghĩa ( < 15mmHg), lúc này huyết áp cánh tay được xem là huyết áp hệ thống
của nơi động mạch ngoại biên bình thường để từ đó so sánh với huyết áp mắt
cá chân.
Đối với BĐMCD, vị trí tắc nghẽn đa số xảy ra trên mức cổ chân. Trong
nhiều nghiên cứu xác định mối tương quan giữa vị trí hẹp (qua chụp động
mạch) và vị trí của huyết áp mắt cá chân, người ta thấy rằng: huyết áp mắt cá
chân luôn bị ảnh hưởng dù hẹp ở bất cứ đoạn nào ở động mạch chi dưới (trên
mức cổ chân). Do đó, đo huyết áp mắt cá chân là phương pháp phổ biến nhất
để đánh giá tình trạng ĐMNBCD.
1.6.2. Nghiên cứu và sử dụng ABI
Để thăm dò động mạch chi dưới hiện nay có rất nhiều phương pháp từ
đơn giản như thăm khám lâm sàng, khai thác tiền sử, bệnh sử, bắt mạch, đo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
21
huyết áp cổ chân đến hàng loạt những thăm dò hiện đại khác như: các loại
siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ hạt nhân chụp mạch... trong đó
phải kể đến vai trò của siêu âm Doppler liên tục loại bỏ túi để thăm dò mạch
ngoại vi, phân tích tín hiệu và đo huyết áp tâm thu cổ chân - cánh tay để tính
ABI là phương pháp được nhiều tác giả trên thế giới sử dụng [61]. Ở Mỹ việc sử
dụng siêu âm Doppler liên tục loại bỏ túi để thăm dò mạch máu ngoại vi được
coi là dụng cụ hàng đầu trong những trường hợp còn sờ thấy mạch [42] .
Hình 1.5: Minh họa vị trí đặt đầu dò Doppler khi đo ABI
Ngoài vai trò của siêu âm Doppler liên tục loại bỏ túi, ngày nay người ta
còn tiến hành đo chỉ số ABI bằng máy dao động ký mạch máu Omron VP
1000 plus (huyết áp kế tự động) để chẩn đoán BĐMCD [37]. Tại Việt Nam
Trần Hồng Nghị và cộng sự cũng đã xác định chỉ số ABI bằng máy đo huyết
áp kế tự động để chẩn đoán BĐMCD kết quả cho thấy phương pháp mới đơn
giản này để xác định chỉ số ABI thể hiện sự tương đồng với phương pháp cổ
Áp lực tâm thu đo
tại ĐM cánh tay
Đầu dòDoppler
Băng quấn
HA
Áp lực tâm thu đo
tại vị trí cổ chân
ĐMCT
Đầu dòDoppler
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
22
điển Doppler và có hiệu quả thực tế nhằm phát hiện BĐMCD [23]. Thiết bị
không xâm lấn này tỏ ra chính xác và chỉ cần kỹ năng kỹ thuật tối thiểu,
không mất nhiều thời gian, dễ thực hiện không cần phương tiện đặc biệt (đầu
dò Doppler), phương pháp này cung cấp một phương tiện thực hành cho các
bác sĩ chưa sử dụng được phương pháp Doppler đánh giá một cách hệ thống
hơn chỉ số mắt cá chân cánh tay trong bất kỳ loại thăm khám nào để xác định
bệnh động mạch ngoại vi ở toàn thể cộng đồng, có tiềm năng tốt là một thiết
bị tầm soát để đánh giá BĐMCD. Việc sử dụng thiết bị này bị hạn chế trong
trường hợp thiếu máu cục bộ nghiêm trọng tại chi [33].
Hình 1.6: Hình ảnh máy Omron VP 1000 plus
Đo ABI cung cấp số liệu khách quan dự đoán khả năng hồi phục của chi
dưới và tiên lượng bệnh. ABI có thể sử dụng như một công cụ sàng lọc
BĐMCD và theo dõi kết quả của can thiệp điều trị.
Nhược điểm: Phương pháp đo ABI có nhược điểm không phát hiện được
hẹp đơn thuần động mạch chậu trong hoặc động mạch đùi sâu.
1.6.3. Phương pháp tính ABI
Phương pháp tính ABI là đo huyết áp tâm thu từ động mạch cánh tay và
động mạch chày trước hoặc chày sau của cẳng chân. ABI dựa vào số đo huyết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
23
áp cao nhất ở cổ chân chia cho trị số huyết áp cao nhất ở cánh tay. Đa số các
tác giả lấy giá trị ABI ≤ 0,9 có tắc nghẽn lòng động mạch chi dưới [9] .
Công thức:
HATT cổ chân
ABI =
HATT cánh tay (bên trái hoặc bên phải cao hơn)
Bảng 1.3: Bảng phân độ lâm sàng theo ABI của Cristol Robert
ABI Ý nghĩa
≥ 1,10
1,00 – 1,09
0,9 – 0,99
0,7 – 0,89
0,50 – 0,69
< 0,50
Xơ cứng động mạch
Bình thường
Thiếu máu chi dưới mức độ nhẹ
Thiếu máu chi dưới mức độ vừa
Thiếu máu chi dưới rõ ràng
Thiếu máu chi dưới mức độ trầm trọng
1.6.4. Một số nghiên cứu sử dụng ABI trên thế giới và ở Việt Nam
Đo ABI không những là kỹ thuật thăm dò quan trọng giúp thầy thuốc dự
đoán BĐMCD mà còn là phương pháp giúp nghiên cứu sàng lọc trên một
quần thể rộng lớn. Người ta nhận thấy ABI thấp trong vữa xơ động mạch và
có vai trò trong dự đoán bệnh mạch vành [41].
ABI đã được các tác giả trên thế giới nghiên cứu sử dụng như một
phương pháp để dự đoán các biến cố về tim mạch trên bệnh nhân có BĐMCD
và trên bệnh nhân đái tháo đường type II, chỉ số này bình thường lớn hơn
hoặc bằng 1, chỉ số này nhỏ hơn 0,9 cho biết sự giảm tưới máu của động mạch
chi dưới [49], [57].
Nghiên cứu của Newman và cộng sự xác nhận mối quan hệ giữa ABI và
hiện diện các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành cũng như sự có mặt của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
24
bệnh tim mạch khác và bệnh mạch não, mối quan hệ này đặc biệt với nhóm
nguy cơ cao. Trong một nghiên cứu theo dõi huyết áp động mạch trong
chương trình THA người già ở một quần thể 1537 người cả nam và nữ,
Newman chỉ ra ABI có thể dự đoán được tỷ lệ tử vong chung và tỷ lệ tử vong
do bệnh tim mạch, sự liên quan nguy cơ tử vong của bệnh tim mạch khi ABI
thấp trong quần thể nghiên cứu tăng xấp xỉ gấp 3-4 lần và không tìm thấy
những điều lệ thuộc khác ngoài ABI thấp [69]. Trong nghiên cứu của
Monteiro ở quần thể bệnh nhân tăng huyết áp tuổi ≥ 65 tuổi thì có tỷ lệ
BĐMCD là 18%, một ABI thấp là dự đoán các tổn thương cơ quan đích trong
tăng huyết áp và cần đưa vào kiểm tra tim mạch thường xuyên của bệnh nhân
THA [76].
Kannel W.B. và cộng sự đã chứng minh sau 5 năm tỷ lệ tử vong xấp xỉ
30% ở bệnh nhân có ABI là 0,7 và 50 % ở bệnh nhân có ABI là 0,4. Điều này
có ý nghĩa tiên lượng, cung cấp chỉ số sống sót giống như đường kính cuối
tâm trương thất trái và phân số tống máu ở bệnh nhân suy tim nặng [58].
Trong một nghiên cứu dọc theo dõi 247 bệnh nhân trong 6 năm, Howell
và cộng sự đã nhận thấy tỷ lệ tử vong của bệnh nhân thuộc nhóm có ABI <
0,3 là 64%, còn tỷ lệ cắt cụt chi ở nhóm này là 32%, nhóm có ABI thuộc
khoảng 0,3 đến 0,5 là 13%.
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về BĐMCD nhưng việc nghiên cứu
sử dụng về ABI còn chưa nhiều. Trần Hồng Nghị đã nghiên cứu giá trị ABI
trong chẩn đoán sớm BĐMCD và tiên lượng nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân
THA, tác giả kết luận “ ABI có liên quan tỷ lệ nghịch với các yếu tố nguy cơ
tim mạch và các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân THA, ABI giảm rõ rệt ở
bệnh nhân THA, ABI càng giảm nguy cơ tim mạch càng tăng. ABI là một chỉ
số đáng tin cậy trong chẩn đoán BĐMCD ”. Trong nghiên cứu này với ABI ≤
0,9 tỷ lệ BĐMCD ở bệnh nhân THA là 10,8% [24].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
25
Lê Hoàng Bảo, Nguyễn Thị Bích Đào nghiên cứu chỉ số ABI trên bệnh
nhân đái tháo đường type II cũng đưa ra kết luận “ ABI ở bệnh nhân đái tháo
đường type II thấp hơn rõ rệt so với nhóm người bình thường ” và nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ BĐMCD dựa vào ABI là 23,5% [4].
Như vậy ABI là một chỉ số có giá trị trong chẩn đoán BĐMCD và nên
được áp dụng rộng rãi tại cộng đồng vì kỹ thuật đơn giản, rẻ tiền để sàng lọc
những người có nguy cơ cao mắc BĐMCD đồng thời cũng có vai trò quan
trọng theo dõi tiến triển hay đáp ứng với điều trị của bệnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
26
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Những bệnh nhân là người cao tuổi (≥ 60 tuổi) được chẩn đoán là THA
đang điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh Bệnh Viện A Thái Nguyên.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng
Bệnh nhân được chẩn đoán THA theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế
giới, THA khi huyết áp tối đa (HATT) ≥ 140 mmHg và/ hoặc HA tối thiểu
≥ 90 mmHg [7] .
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Tắc động mạch chi dưới cấp
- Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
- Các bệnh lý động mạch ngoại biên không phải do nguyên nhân xơ vữa
mạch máu gây ra (ví dụ: hội chứng Takayasu, bệnh Buerger, hội chứng
Raynaud,...).
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 11/2012 đến tháng 07/2013.
- Địa điểm: Khoa khám bệnh - Bệnh Viện A Thái Nguyên.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang.
2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu
- Cỡ mẫu: Tỷ lệ bệnh động mạch chi dưới ở người bệnh cao tuổi THA
dựa vào ABI.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
27
Công thức:
2
2
1
2
(1 )
p p
n Z
d
Trong đó:
n: Số bệnh nhân tối thiểu cần nghiên cứu
Z: Hệ số giới hạn tin cậy (với α = 0,05 2
1
2
Z = 1,96).
p: Tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi THA mắc bệnh động mạch chi dưới khoảng
50% ( lấ 0,5) [26].
d: Sai số mong muốn (chọn d = 0,05)
Theo công thức cỡ mẫu cần mô tả là:
2
2
0,5 1 0,5
1,96 384
0,05
n
n = 384: Số bệnh nhân tối thiểu cần đưa vào nghiên cứu mô tả.
Thực tế là nghiên cứu tiến hành trên 430 bệnh nhân người cao tuổi THA.
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu có chủ đích.
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.1. Thông tin chung
- Tuổi
- Giới
- Nghề nghiệp
- Dân tộc
- Địa chỉ
2.4.2. Chỉ tiêu lâm sàng
- Triệu chứng lâm sàng chính của BĐMCD:
+ Cơn đau cách hồi theo phân loại của Fontaine Rhutherford.
+ Thăm khám thực thể chủ yếu là bắt mạch ở hai chân theo phân độ nảy
của mạch, đặc biệt là các động mạch chày sau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
28
- Chỉ số ABI
- Chỉ số BMI
- Huyết áp: Tối đa, tối thiểu
* Tiền sử:
- THA, đái đường, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, béo phì, bệnh thận
(suy thận mạn tính).
* Chỉ tiêu cận lâm sàng
- Điện tim
- Glucose máu lúc đói
- Sinh hóa máu: Cholesterol TP (CT); Triglycerid (TG); HDL-C;
LDL-C; ure; creatinin.
2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Khi bệnh nhân vào khoa phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn sẽ được hỏi
bệnh và thăm khám lâm sàng toàn diện, tỉ mỉ, khai thác kỹ tền sử, các yếu tố
nguy cơ, làm các xét nghiệm cận lâm sàng cơ bản và đánh giá ABI. Những
thông số nghiên cứu của bệnh nhân sẽ được thu thập vào bệnh án nghiên cứu
theo mẫu riêng.
2.5.1. Khám lâm sàng
- Các triệu chứng về biểu hiện thiếu máu chi dưới trên lâm sàng được
dựa vào thang phân loại Fontaine (hoặc Rhutherford) .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
29
Bảng 2.1. Phân loại của Fontaine và Rhutherford theo triệu chứng
lâm sàng [14] .
Fontaine Rutherford
Giai đoạn Lâm sàng Độ Loại Lâm sàng
I Không triệu chứng 0 0 Không triệu chứng
IIa Đau cách hồi nhẹ I 1 Đau cách hồi nhẹ
IIb
Đau cách hồi vừa đến
nặng
I 2 Đau cách hồi vừa
I 3 Đau cách hồi nặng
III Đau chi khi nghỉ II 4 Đau chi khi nghỉ
IV Loét hoặc hoại tử chi
III 5 Mất tổ chức ít
III 6 Mất tổ chức nhiều
- Đặc điểm về bắt mạch chi dưới trên lâm sàng được phân chia thành 4
mức độ:
Bảng 2.2. Phân độ nảy của mạch trên thăm khám lâm sàng [14]
Phân độ Biểu hiện
Độ 0 Không có mạch
Độ 1 Mạch yếu
Độ 2 Mạch bình thường
Độ 3 Mạch nảy căng hơn bình thường
2.5.2. Đo chỉ số HATT cổ chân - cánh tay (ABI)
* Chuẩn bị bệnh nhân và dụng cụ:
Giải thích cho bệnh nhân trước khi đo để bệnh nhân yên tâm và hợp tác.
Bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, nghỉ ngơi ít nhất 5 phút, hai tay, hai chân
duỗi thẳng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
30
Xác định vị trí giải phẫu
Máy dao động ký Omron VP- 1000 plus
Bốn băng quấn huyết áp có kích thước phù hợp.
* Tiến hành:
Đặt bao quấn ở ngay trên mắt cá chân và trên nếp gấp khuỷu cánh tay hai
bên sau đó bơm phồng cùng một lúc. Áp suất được đo bằng kỹ thuật dao động
ký không cần đến cảm biến dòng máu doppler [33].
Hình 2.1: Mô tả cách đo ABI bằng máy Omron VP 1000 plus
* Cách tính ABI [31]
ABI ≤ 0,9 . Ở cùng một người, chọn chỉ
số nhỏ hơn để đưa vào phân tích [14].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
31
Bảng 2.3: Bảng phân độ lâm sàng theo ABI của Cristol Robert [28]
ABI Ý nghĩa
≥ 1,10
1,00 – 1,09
0,9 – 0,99
0,7 – 0,89
< 0,50 – 0,69
< 0,50
Xơ cứng động mạch
Bình thường
Thiếu máu chi dưới mức độ nhẹ
Thiếu máu chi dưới mức độ vừa
Thiếu máu chi dưới rõ ràng
Thiếu máu chi dưới mức độ trầm trọng
2.5.3. Xác định các yếu tố nguy cơ của BĐMCD
2.5.3.1. Huyết áp
- Sử dụng ống nghe và huyết áp kế đồng hồ Nhật Bản. Đo theo phương
pháp Korotkoff.
- Cách đo: Buổi sáng khi bệnh nhân đến khám bệnh theo định kỳ, không
dùng các chất ảnh hưởng đến huyết áp như bia, rượu, cà phê, thuốc lá và các
chất kích thích khác, bệnh nhân nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo. Bệnh
nhân được đo ở tư thế nằm hoặc ngồi. Huyết áp được đo ở cánh tay, cởi bỏ áo
chật, cánh tay để tựa trên bàn ngang mức tim, thả lỏng tay và không nói
chuyện trong khi đo. Quấn băng huyết áp sao cho mép dưới băng trên lằn
khuỷu 3cm. Sau khi áp lực hơi trong băng quấn làm mất mạch quay, bơm hơi
lên tiếp 30mmHg nữa sau đó xả từ từ 2mmHg/giây. Sử dụng âm thanh pha I
và pha V của Korotkoff để xác định huyết áp.
- Chẩn đoán THA dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp của Tổ
chức Y tế Thế giới và hội THA quốc tế: huyết áp tâm thu > 140 mmHg, huyết
áp tâm trương ≥ 90mmHg [7].
Phân độ tăng huyết áp theo JNC-VI [7]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
32
Bảng 2.4. Phân độ tăng huyết áp theo JNC-VI (1997)
Phân loại
HA tâm thu
(mmHg)
HA tâm trƣơng
(mmHg)
Huyết áp tối ưu < 120 Và < 80
Bình thường < 130 Và < 85
Bình thường cao 130-139 Và 85-89
THA độ 1 140-159 Hoặc 90-99
THA độ 2 160-179 Hoặc 100-109
THA độ 3 ≥ 180 Hoặc ≥ 110
2.5.3.2. Chỉ số BMI
* Đo chiều cao, cân nặng [2]:
- Cân bệnh nhân: sử dụng bàn cân Trung Quốc có gắn thước đo chiều
cao. Được tiến hành vào buổi sáng, bệnh nhân nhịn ăn sáng, mặc một bộ quần
áo mỏng, cởi bỏ giầy dép, không đội mũ. Kết quả được ghi bằng (kg), sai số
không quá 100g.
- Đo chiều cao: được đo bằng thước đo chiều cao gắn liền với cân. Bệnh
nhân đứng thẳng đứng, bốn điểm phía sau là chẩm, lưng, mông và gót chân
sát thước đo. Từ từ hạ xuống thành ngang của thước đo chạm điểm cao nhất
của đỉnh đầu thì dừng lại và đọc kết quả. Đơn vị của chiều cao được tính bằng
mét (m) và sai số không quá 0,5 cm.
- Tính chỉ số khối cơ thể BMI theo công thức:
2
P
BMI
h
Trong đó: P Cân nặng (kg); h Chiều cao (m)
Đánh giá chỉ số BMI theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới đề nghị
cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tháng 2/2000 như sau [30] :
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
33
Bảng 2.5: Bảng xếp loại BMI
Xếp loại BMI
Gầy < 18,5
Bình thường 18,5 – 22,9
Thừa cân 23 – 24,9
Béo phì độ 1 25 – 29,9
Béo phì độ 2 > 30
2.5.3.3. Đái tháo đường
Chẩn đoán xác định ĐTĐ: Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) 1998, người được chẩn đoán là ĐTĐ khi có ít nhất 1 trong 3 tiêu
chuẩn sau [19]:
1. Có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng), mức glucose huyết
tương ở thời điểm bất kỳ kỳ 11,1 mmol/l (200 mg/ dl).
2. Mức glucose huyết tương lúc đói (nhịn đói ít nhất 6h đến 8h) 7
mmol/l (126 mg/ dl).
3. Mức glucose huyết tương 11,1 mmol/l (200 mg/ dl) ở thời điểm 2
giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose.
2.5.3.4. Rối loạn chuyển hóa lipid máu
Chẩn đoán RLCHLP theo tiêu chuẩn của Chương trình giáo dục Quốc
gia Cholesterol tại Mỹ (1993) [30]:
o Khi cholesterol (toàn phần) > 5,2 mmol/l
o Và/hoặc Triglycerid > 2,3 mmol/l
o Và/hoặc HDL - C < 0,9 mmol/l
o Và/hoặc LDL - C > 3,4 mmol/l
Được gọi là rối loạn chuyển hóa lipid khi một hoặc nhiều chỉ số thay đổi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
34
2.5.3.5. Hút thuốc lá
Theo TCYTTG 1996 khi hút thuốc trên 5 điếu / ngày trong thời gian liên
tục trên 2 năm, trong tiền sử họăc hiện tại. Tình trạng hút thuốc được tính
bằng số bao thuốc hút một ngày nhân với số năm hút thuốc [30].
2.6. Vật liệu nghiên cứu
- Mẫu bệnh án nghiên cứu
- Máy dao động ký Omron VP 1000 plus
- Huyết áp kế đồng hồ, ống nghe Nhật Bản
- Bàn cân Trung Quốc có gắn thước đo chiều cao
- Bơm kim tiêm 10ml lấy máu, ống nghiệm
- Máy phân tích sinh hoá máu AU 400 – Olympus
2.7. Xử lý số liệu
Các số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học
với phần mềm SPSS.
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu này chỉ nhằm mục đích bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho
bệnh nhân, không vì bất kỳ mục đích nào khác.
- Nghiên cứu này được thực hiện với sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu được thông báo về kết quả nghiên cứu cũng
như được tư vấn về tình trạng bệnh tật, tiên lượng và điều trị nếu có vấn đề
về sức khỏe.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
35
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
3.1.
Nhóm tuổi Số lƣợng Tỉ lệ (%)
61 – 69 221 51,4
70 - 79 154 35,8
> 80 55 12,8
Tổng số 430 100
X SD 70,78 6,95
* Nhận xét:
Sự phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi được chia thành 3 nhóm trong đó
tuổi của đối tượng nghiên cứu tập trung cao nhất ở nhóm từ 61 - 69 tuổi
(51,4%), tiếp đến là 2 nhóm tuổi 70 - 79 tuổi (35,8%) và > 80 tuổi (12,8%).
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là: 70,78 6,95. Tuổi thấp nhất của
nhóm nghiên cứu là 61 tuổi, cao nhất là 91 tuổi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
36
46.7
53.3
Nam Nữ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới
* Nhận xét:
Về giới tính, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam (53,3%)
chiếm tỷ lệ cao hơn nữ (46,7%), trong tổng số 430 bệnh nhân tham gia vào
nghiên cứu.
Bảng 3.2. bệnh nhân phân bố theo địa dư và nghề nghiệp
Địa dƣ
Nghề nghiệp
T. phố - Thị trấn Nông thôn Tổng số
Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng %
Nghỉ hưu 184 77,3 54 22,7 238 55,3
Cán bộ 3 50 3 50 6 1,4
Làm ruộng 91 53,2 80 46,8 171 39,8
Khác 8 53,3 7 46,7 15 3,5
Tổng số 286 66,5 144 33,5 430 100
* Nhận xét:
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi phần lớn là bệnh nhân nghỉ hưu
đang sinh sống tại thành phố - thị trấn chiếm tỉ lệ cao 77,3%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
37
64.2
27.9
7.9
0
10
20
30
40
50
60
70
Tỷ lệ (%)
Tăng HA độ I Tăng HA độ II Tăng HA độ III
Tăng HA
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về mức độ tăng huyết áp
* Nhận xét:
Phần lớn là bệnh nhân tăng huyết áp độ I (64,2 %), còn lại là bệnh nhân
tăng huyết áp độ II (27,9 %). Bệnh nhân tăng huyết áp độ III chiếm tỉ lệ thấp
hơn (7,9 %). Bệnh nhân có huyết áp cao nhất là: 220 / 120mmHg. Trong số
430 bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú thì có 20 bệnh nhân hiện
tại huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương trong giới hạn bình thường.
Bảng 3.3. Đặc điểm về thể trạng của nhóm nghiên cứu theo chỉ số BMI
Thể trạng Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Gầy 34 7,9
Trung bình 223 51,9
Thừa cân 115 26,7
Béo phì độ 1 57 13.3
Béo phì độ 2 1 0,2
Tổng 430 100
X SD 22,2 2,64
* Nhận xét:
- Bệnh nhân có chiếm tỉ lệ cao nhất: 51,9%
- Bệnh nhân có nguy cơ cao béo phì: 26,7 %
- Bệnh nhân béo phì: 13,5%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
38
3.2. Đặc điểm chỉ số ABI ở ngƣời cao tuổi tăng huyết áp
3.2.1. Đặc điểm ABI theo phân độ lâm sàng của Cristol Robert
Bảng 3.4. hân độ lâm sàng theo ABI của Cristol Robert
ABI Số lƣợng (n) Tỷ lệ (%)
≥ 1,10 615 71,5
1,00 – 1,09 171 19,9
0,9 – 0,99 45 5,2
0,7 – 0,89 28 3,3
0,50 – 0,69 1 0,1
< 0,50 0 0
Tổng 860 100
* Nhận xét:
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gồm 430 bệnh nhân, tổng số chi
dưới là 860. Qua nghiên cứu cho kết quả như sau:
- Tỷ lệ xơ cứng động mạch ABI ≥ 1,10: 71,5%
- ABI bình thường (1,00 – 1,09): 19,9%
- Thiếu máu chi dưới mức độ nhẹ (0,9 – 0,99) là: 5,2%
- Thiếu máu chi dưới mức độ vừa (0,7 – 0,89) là: 3,3%
- Thiếu máu chi dưới rõ ràng (0,50 – 0,69) là: 0,1%
- Không có bệnh nhân nào trong nghiên cứu thiếu máu chi dưới mức độ
trầm trọng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
39
Bảng 3.5. So sánh giá trị ABI theo phân độ lâm sàng giữa 2 bên
ABI
Chân phải Chân Trái
p
SL % SL %
≥ 1,10 299 69,5 316 73,5 p>0,05
p>0,05
p>0,05
p>0,05
1,00 – 1,09 93 21,6 78 18,1
0,9 – 0,99 22 5,1 23 5,3
0,7 – 0,89 15 3,5 13 3,0
0,50 – 0,69 1 0,2 0 0
< 0,50 0 0 0 0
Tổng 430 100 430 100
* Nhận xét:
Khi so sánh mức độ thiếu máu chi dưới theo ABI giữa chân phải và
chân trái sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05).
Bảng 3.6. Đặc điểm phân độ lâm sàng ABI của Cristol Robert theo giới
Giới
ABI
Nam Nữ
Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)
≥ 1,10 334 72,9 281 69,9
1,00 – 1,09 79 17,2 92 22,9
0,9 – 0,99 26 5,7 19 4,7
0,7 – 0,89 18 3,9 10 2,5
0,50 – 0,69 1 0,2 0 0
0,50 0 0 0 0
Tổng số 458 100 402 100
* Nhận xét:
- Thiếu máu chi dưới mức độ nhẹ ở nam
nam 4,7%.
- Thiếu máu chi dưới vừa ở nam 3,9 % cao hơn nữ 2,5%.
- 0,2%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
40
Bảng 3.7. Đặc điểm phân độ lâm sàng ABI của Cristol Robert theo
nhóm tuổi
Nhóm tuổi
ABI
60 - 69 70 - 79 ≥ 80
SL % SL % SL %
≥ 1,10 321 72,6 220 71,4 74 67,3
1,00 – 1,09 89 20,1 61 19,8 21 19,1
0,9 – 0,99 21 4,8 17 5,5 7 6,4
0,7 – 0,89 11 2,5 9 2,9 8 7,3
0,50 – 0,69 0 0 1 0,3 0 0
< 0,50 0 0 0 0 0 0
Tổng số 442 100 308 100 110 100
* Nhận xét:
- Thiếu máu chi dưới mức độ nhẹ ABI (0,9 – 0,99) nhóm tuổi ≥ 80
là 6,4% so với nhóm tuổi 60 - 69 tuổi là 4,8%.
- Thiếu máu chi dưới mức độ vừa ABI (0,7 – 0,89) nhóm tuổi ≥ 80 tỷ
lệ 7,3% tăng gần gấp 2,92 lần so với nhóm tuổi 60 – 69 là 2,5%.
- Thiếu máu chi dưới rõ ràng trong đối tượng nghiên cứu của chúng tôi
chỉ gặp 1 bệnh nhân ở nhóm tuổi 70 - 79 tuổi.
Tỷ lệ ABI thấp tăng theo nhóm tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ ABI thấp
càng tăng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
41
Bảng 3.8. Đặc điểm phân độ lâm sàng ABI của Cristol Robert theo
mức độ tăng huyết áp
Mức độ THA
ABI
Độ I Độ II Độ III
SL % SL % SL %
≥ 1,10 356 70,6 183 73,8 42 61,8
1,00 – 1,09 108 21,4 42 16,9 15 22,1
0,9 – 0,99 26 5,2 15 6,0 4 5,9
0,7 – 0,89 13 2,6 8 3,2 7 10,3
0,50 – 0,69 1 0,2 0 0 0 0
< 0,50 0 0 0 0 0 0
Tổng số 504 100 248 100 68 100
* Nhận xét:
Bệnh nhân thiếu máu chi dưới trong đối tượng nghiên cứu của chúng tôi
thường gặp tăng huyết áp độ III:
- Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp độ II
3,2%.
- Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp độ III
i 10,3% tăng gấp 3,96 lần so với tăng huyết áp
độ 2,6%.
Tỷ lệ ABI thấp tăng theo mức độ tăng huyết áp, huyết áp càng tăng thì tỷ
lệ ABI thấp càng cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
42
3.2.2. Đặc điểm lâm sàng BĐMCD theo ABI
Bảng 3.9. Tỷ lệ bệnh động mạch chi dưới theo ABI
ABI Số Lƣợng Tỉ lệ (%)
ABI ≤ 0,9 ( có BĐMCD) 54 12,6
ABI > 0,9 ( không có
BĐMCD
376 87,4
Tổng 430 100
* Nhận xét:
Với ABI ≤ 0,9 thì tỷ lệ bệnh động mạch chi dưới theo ABI là 12,6%.
Bảng 3.10. Giá trị ABI trung bình
Chỉ số ABI
p
ABI ≤ 0,9 ABI > 0,9
Bên trái 0,896 ± 0,05 1,17 ± 0,85 < 0,05
Bên phải 0,895 ± 0,067 1,15 ± 0,87
p > 0,05 > 0,05
* Nhận xét:
Giá trị ABI trung bình bên phải và bên trái giữa nhóm ABI ≤ 0,9
nhóm ABI > 0,9 có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
43
68.5
31.5
Có Không
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ đau cách hồ ABI ≤ 0,9
* Nhận xét:
Trong số 54 bệnh nhân có ABI ≤ tỷ lệ khập khiễng đau cách hồi
là 31,5% và không có triệu chứng khập khiễng đau cách hồi là 68,5%.
Bảng 3.11. Phân độ nảy của mạch trên lâm sàng ở nhóm có ABI ≤ 0,9
Phân độ
Chân trái Chân phải
SL % SL %
Độ 0 0 0 0 0
Độ 1 3 0,7 0 0
Độ 2 427 99,3 430 100
Độ 3 0 0 0 0
* Nhận xét:
Trong nhóm ABI ≤ 0,9 có 3 bệnh nhân mạch yếu bên chân trái chiếm tỷ
lệ 0,7% còn lại không có bệnh nhân nào không bắt được mạch, chủ yếu là
mạch bình thường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
44
3.3. Mối liên quan giữa ABI với một số yếu tố nguy cơ của BĐMCD
Bảng 3.12. Liên quan giữa ABI với một số yếu tố nguy cơ của BĐMCD
YTNC
ABI
p
ABI ≤ 0,9 ABI > 0,9
SL % SL %
Tăng HA
≥ 5 năm 32 59,3 166 44,1 > 0,05
OR=1,8
< 5 năm 22 40,7 210 55,9
ĐTĐ
Có 12 22,2 18 4,8 < 0,001
OR= 5,7
Không 42 77,8 358 95,2
RLCH
lipid
Có 18 33,3 70 18,6 < 0,05
OR=2,2
Không 36 66,7 306 81,4
Bệnh thận
mạn
Có 10 18,5 52 13,8 > 0,05
Không 44 81,5 324 86,2
* Nhận xét:
- Tỷ lệ đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa lipid giữa nhóm ABI ≤ 0,9 và
ABI > 0,9 khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001, p < 0,05. Bệnh nhân
ĐTĐ, RLCH lipid ở nhóm ABI ≤ 0,9 có nguy cơ mắc BĐMCD cao gấp 5,7 lần,
2,2 lần so với bệnh nhân không ĐTĐ, không RLCH lipid ở nhóm ABI > 0,9.
- Yếu tố nguy cơ về thời gian tăng huyết áp và bệnh thận mạn giữa nhóm
có và không có BĐMCD sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
45
Bảng 3.13. Liên quan giữa ABI với tuổi
Nhóm tuổi
ABI
p
ABI ≤ 0,9 ABI > 0,9
SL % SL %
60 – 69 20 37,0 201 53,5
< 0,05
70 - 79 22 40,7 132 35,1
> 80 12 22,2 43 11,4
Tổng 54 100 376 100
* Nhận xét:
Ở nhóm tuổi > 80 có tỷ lệ ABI ≤ 0,9 là 22,2% cao hơn nhóm ABI > 0,9
là 11,4%. Sự khác biệt về tuổi giữa nhóm có ABI ≤ 0,9 và ABI > 0,9 có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.14. Liên quan giữa ABI với giới
Giới
ABI
p
ABI ≤ 0,9 ABI > 0,9
SL % SL %
Nam 32 59,3 197 52,4
> 0,05
Nữ 22 40,7 179 47,6
Tổng 54 100 376 100
* Nhận xét:
Tỷ lệ nam và nữ ở nhóm có ABI ≤ 0,9 và nhóm ABI > 0,9 là tương
đương nhau. Sự khác biệt về giới giữa nhóm có ABI ≤ 0,9 và nhóm ABI > 0,9
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
46
Bảng 3.15. Liên quan giữa ABI với chỉ số BMI
BMI
ABI
p
ABI ≤ 0,9 ABI > 0,9
SL % SL %
< 18,5 6 11,1 28 7,4
> 0,05
18,5 – 22,9 33 61,1 190 50,5
23 – 24,9 7 13,0 108 28,7
25 – 29,9 8 14,8 49 13,0
> 30 0 0 1 0,3
Tổng 54 100 376 100
* Nhận xét:
Sự khác biệt về chỉ số BMI giữa nhóm có ABI ≤ 0,9 và ABI > 0,9 không
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.16. Liên quan giữa ABI với hút thuốc lá
Hút thuốc lá
ABI
p
ABI ≤ 0,9 ABI > 0,9
SL % SL %
Có hút thuốc 22 40,7 81 21,5
< 0,05
OR = 2,5
Không hút thuốc 32 59,3 295 78,5
Tổng 54 100 376 100
* Nhận xét:
Tỷ lệ nhóm hút thuốc lá có ABI ≤ 0,9 là 40,7% cao hơn nhóm hút thuốc
có ABI > 0,9 là 21,5%, sự khác biệt giữa nhóm có ABI ≤ 0,9 và ABI > 0,9
có ý nghĩa thông kê với p < 0,05. Bệnh nhân hút thuốc lá ở nhóm ABI ≤ 0,9
có nguy cơ mắc BĐMCD cao gấp 2,5 lần so với bệnh nhân không hút thuốc lá
ở nhóm ABI > 0,9.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
47
Bảng 3.17. Liên quan giữa ABI với mức độ THA
Mức độ THA
ABI
p
ABI ≤ 0,9 ABI > 0,9
SL % SL %
Độ 1 30 55,6 275 77,3
p < 0,05
Độ 2 17 31,5 62 17,4
Độ 3 7 13,0 19 5,3
Tổng 54 100 356 100
* Nhận xét:
Tỷ lệ tăng huyết áp độ II, độ III nhóm có ABI ≤ 0,9 là 31,5%; 13,0% cao hơn
nhóm ABI > 0,9 lần lược là 17,4%; 5,3%. Sự khác biệt về mức độ tăng huyết áp
độ II, III giữa nhóm có ABI ≤ 0,9 và ABI > 0,9 có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.18. Liên quan giữa ABI với số lượng các yếu tố nguy cơ của
BĐMCD
Số lƣợng YTNC
ABI
p
ABI ≤ 0,9 ABI > 0,9
SL % SL %
Không có YTNC 2 3,7 11 2,9
>0,05
Có 1 YTNC 25 46,3 233 62,0
Có 2 YTNC 24 44,4 120 31,9
Có ≥ 3 YTNC 3 5,6 12 3,2
Tổng 54 100 376 100
* Nhận xét:
Tỷ lệ ABI ≤ 0,9 và ABI > 0,9 ở người bệnh không có yếu tố nguy cơ, có
1, 2 hay 3 yếu tố nguy cơ là tương đương nhau, chúng tôi nhận thấy sự khác
biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)..
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
48
Bảng 3.19. Liên quan giữa ABI với rối loạn các thành phần Lipid máu
ABI
Lipid máu
ABI ≤ 0,9 ABI > 0,9
p
SL % SL %
Triglycerid
Tăng(>2,3mmol/l) 22 40,7 93 24,7 p <0,05
OR = 6,2
BT(< 2,3mmol/l) 32 59,3 283 75,3
Cholesterol
Tăng(> 5,2 mmol/l) 35 64,8 171 45,5 p <0,05
OR = 7,1
BT(< 5,2 mmol/l) 19 35,2 205 54,4
HDL - C
Giảm(<0,9 mmol/l) 1 1,9 15 4,0
p > 0,05
BT(>0,9 mmol/l) 53 98,1 361 96,0
LDL - C
Tăng(> 3,4 mmol/l) 7 13,0 42 11,2
p > 0,05
BT(< 3,4 mmol/l) 47 87,0 334 88,8
* Nhận xét:
- Tỷ lệ triglycerid và cholesterol có ABI ≤ 0,9 tăng lần lượt là 40,7%;
64,8% cao hơn nhóm có ABI > 0,9 là 24,7%; 45,5%. Sự khác biệt giữa nhóm
có ABI ≤ 0,9 và nhóm ABI > 0,9 có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bệnh nhân
tăng triglycerid, cholesterol ở nhóm ABI ≤ 0,9 có nguy cơ mắc BĐMCD lần
lượt cao gấp 6,2 lần; 7,1 lần những bệnh nhân không tăng triglycerid,
cholesterol ở nhóm ABI > 0,9.
- Tỷ lệ HDL - C, LDL - C giữa nhóm có ABI ≤ 0,9 và ABI > 0,9 không
có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
49
Bảng 3.20. Liên quan giữa ABI với glucose huyết lúc đói
ABI
Glucose máu
ABI ≤ 0,9 ABI > 0,9
p
SL % SL %
Glucose
Tăng ( 7 mmol/l ) 11 20,4 47 12,5
> 0,05
BT ( < 7 mmol/l ) 43 79,6 329 87,5
* Nhận xét:
Tỷ lệ tăng Glucose huyết lúc đói ở nhóm có ABI ≤ 0,9 là 20,4% cao hơn
nhóm ABI > 0,9 là 12,5% nhưng sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
50
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên 430 đối tượng là người cao tuổi
tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện A Thái
Nguyên cho thấy tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là (bảng 3.1):
70,78 6,95. Trong đó tuổi thấp nhất là 61 tuổi và cao nhất 91 tuổi, đối tượng
nghiên cứu tập chung cao nhất ở nhóm tuổi từ 61 - 69 tuổi (51,4%), tiếp đến
là 2 nhóm tuổi 70 - 79 tuổi (35,8%) và > 80 tuổi (12,8%), nghiên cứu của
Nguyễn Thành Ngọc, Tạ Mạnh Cường: tỉ lệ tăng huyết áp ở nhóm 60 – 69
tuổi là 31,7%, nhóm 70 – 79 tuổi là 47,1% sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa so với người cao tuổi trên 80 tuổi
[25]; nghiên cứu của Trần Hữu Dàng cho thấy đặc điểm tăng huyết áp nhóm
tuổi 60 - 69 là 45,81%, 70 -79 tuổi là 39,65%, ≥ 80 tuổi là 14,2% [8]. Như
vậy đặc điểm phân bố nhóm tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương
đương với nghiên cứu của Trần Hữu Dàng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam (53,3%)
chiếm tỷ lệ cao hơn nữ (46,7%), trong tổng số 430 bệnh nhân tham gia vào
nghiên cứu (biểu đồ 3.1), cũng phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thắng và
Dương Đức Hoàng ở nam là 46,0% so với nữ là 45,4% [32]. Điều này cũng
phù hợp với nhận định của các tác giả nước ngoài là ở các nhóm tuổi trẻ thì
nam giới có tỷ lệ bị tăng huyết áp cao hơn hẳn so với nữ giới, nhưng ở người
già thì tỷ lệ tăng huyết áp ở nam và nữ là tương đương nhau. Nguyên nhân có
lẽ liên quan đến mất tác dụng bảo vệ của Etrogen ở phụ nữ sau khi mãn kinh.
Tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi thay đổi theo địa dư và nghề nghiệp
(bảng 3.2). Trong nghiên cứu của chúng tôi đối tượng phần lớn là nghỉ hưu và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
51
sinh sống ở thành phố - thị trấn chiếm tỷ lệ cao 77,3% phù hợp với nghiên
cứu của Vương Hồng Hải với tỷ lệ bệnh nhân sống ở thành phố là 88,3%, hưu
trí là 41,7% [13]. Qua đó thấy người bệnh sống ở thành phố - thị trấn có điều
kiện tiếp cận với cơ sở y tế nhiều hơn. Chính vì vậy trong đối tượng nghiên
cứu của chúng tôi là những bệnh nhân cao tuổi đang điều trị ngoại trú tăng
huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện A thì phần lớn là bệnh nhân tăng
huyết áp độ I(64,2%), còn lại là bệnh nhân tăng huyết áp độ II (27,9 %), bệnh
nhân tăng huyết áp độ III chiếm tỉ lệ thấp hơn (7,9 %) trong đó có 20 bệnh
nhân hiện tại huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương trong giới hạn bình
thường (biểu đồ 3.2 ). Vì đây là đối tượng bệnh nhân đang điều trị ngoại trú
nên trước khi đến viện có thể người bệnh đã uống thuốc hạ áp.
Bệnh nhân thừa cân và béo phì (BMI ≥ 23) trong nghiên cứu của chúng
tôi chiếm tỷ lệ 40,2% (bảng 3.3 ). Kết quả này phù hợp với đặc điểm của bệnh
nhân cao tuổi tăng huyết áp trong nghiên cứu của Nguyễn Thành Ngọc và
Nguyễn Mạnh Cường là 41,0% [25].
4.2. Đặc điểm chỉ số ABI ở ngƣời cao tuổi tăng huyết áp
4.2.1. Đặc điểm ABI theo phân độ lâm sàng của Cristol Robert
ABI là chỉ số đánh giá mức độ tiên lượng và tổn thương xơ vữa động
mạch chi dưới. Chỉ số này thay đổi tùy theo nhóm nghiên cứu. Theo Inserm:
ABI bất thường là 1,10 ± 0,1; theo Creager Mark A là 1,0; theo Jacote E là
1,10; theo Leriche là 1- 1,3 và Broccalon H là 0,90 - 1,13. Trong nghiên cứu
này, chúng tôi áp dụng theo đánh giá của Cristol Robert: chỉ số bình thường
của ABI là 1,00 - 1,09, thiếu máu chi dưới mức độ nhẹ 0,9 - 0,99; mức độ vừa
là 0,7 – 0,89; thiếu máu chi dưới rõ ràng khi ABI 0,50 - 0,69 và < 0,5 là thiếu
máu chi dưới mức độ trầm trọng. Nếu ABI > 1,10 được xem là xơ cứng động
mạch. Dựa vào phân loại và đánh giá của Cristol Robert, chúng tôi ghi nhận
kết quả của ABI như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
52
Theo phân độ lâm sàng ABI của Cristol Robert trong nghiên cứu của
chúng tôi thấy (bảng 3.4 ): Thiếu máu chi dưới mức độ nhẹ ABI (0,9 - 0,99)
là: 5,2%, thiếu máu chi dưới mức độ vừa ABI (0,7 - 0,89) là: 3,3%, thiếu máu
chi dưới rõ ràng ABI (0,50 - 0,69) là: 0,1%, đặc biệt không có bệnh nhân nào
trong nghiên cứu của chúng tôi thiếu máu chi dưới mức độ trầm trọng. Theo
Gornik MD một ABI thực sự bình thường ABI (1,10 - 1,13) mặc dù PAD
thường được định nghĩa là một ABI < 0,9 cũng như PAD biên giới ABI (0,90
- 0,99) và bất kỳ ABI thấp (ABI 1,00 - 1,09). Các đối tượng có ABI < 0,9 có
nhiều khả năng để tăng khuyết tật vận động trong thời gian theo dõi hơn là
các đối tượng có ABI bình thường. Các đối tượng có ABI bình thường thấp
và ABI biên giới cũng có nhiều nguy cơ tim mạch và khả năng xơ vữa động
mạch, trong 5 năm theo dõi 50% đối tượng với ABI biên giới và 17% ABI
(1,00 -1,09) đã có một sự suy giảm trong ABI giá trị < 0,90 [53].
Khi so sánh giá trị ABI theo phân độ lâm sàng giữa 2 bên (bảng 3.5 ) thì
chúng tôi nhận thấy ABI giữa 2 bên là tương đương nhau và khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả này cũng tương đương với kết quả
của Nguyễn Văn Phong [29].
Kết quả ABI theo giới (bảng 3.6 ) cho thấy: thiếu máu chi dưới mức độ
nhẹ ở cả nam và nữ là 10,4%, nam chiếm tỉ lệ cao hơn nữ 5,7% so 4,7%. Mức
độ thiếu máu chi dưới vừa và nặng trở lên ở nam 4,1% cũng cao hơn so với
nữ 2,5%, thiếu máu chi dướ
0,2%. Nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Đức Hùng,
Đoàn Văn Đệ và cộng sự [15]. Nhưng trong nghiên cứu của Nguyễn Hoài
Mạnh, Nguyễn Thị Nhạn cho thấy mức độ thiếu máu chi dưới nhẹ, vừa và
nặng ở nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới [20].
Đặc điểm ABI theo nhóm tuổi (bảng 3.7) trong nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy: Tỷ lệ ABI thấp tăng theo nhóm tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ ABI thấp
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân   cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên

More Related Content

What's hot

XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU VÔ CĂN ( MIỄN DỊCH)
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU VÔ CĂN ( MIỄN DỊCH)XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU VÔ CĂN ( MIỄN DỊCH)
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU VÔ CĂN ( MIỄN DỊCH)SoM
 
Tràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổiTràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổiHùng Lê
 
cập nhật khuyến cáo về oxy trị liệu
cập nhật khuyến cáo về oxy trị liệucập nhật khuyến cáo về oxy trị liệu
cập nhật khuyến cáo về oxy trị liệuSoM
 
VIÊM THẬN BỂ THẬN
VIÊM THẬN BỂ THẬNVIÊM THẬN BỂ THẬN
VIÊM THẬN BỂ THẬNSoM
 
TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔITĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔISoM
 
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNGTÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNGSoM
 
VIÊM RUỘT THỪA VÀ THAI KỲ
VIÊM RUỘT THỪA VÀ THAI KỲVIÊM RUỘT THỪA VÀ THAI KỲ
VIÊM RUỘT THỪA VÀ THAI KỲSoM
 
SINH LÝ BỆNH SUY THẬN
SINH LÝ BỆNH SUY THẬNSINH LÝ BỆNH SUY THẬN
SINH LÝ BỆNH SUY THẬNSoM
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINHCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINHSoM
 
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬN
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬNSUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬN
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬNSoM
 
12. ECG BỆNH TÂM PHẾ.ppt
12. ECG BỆNH TÂM PHẾ.ppt12. ECG BỆNH TÂM PHẾ.ppt
12. ECG BỆNH TÂM PHẾ.pptSoM
 
TẬP BÀI GIẢNG HỒI SỨC CẤP CỨU
TẬP BÀI GIẢNG HỒI SỨC CẤP CỨUTẬP BÀI GIẢNG HỒI SỨC CẤP CỨU
TẬP BÀI GIẢNG HỒI SỨC CẤP CỨUSoM
 
SUY TIM
SUY TIMSUY TIM
SUY TIMSoM
 
Hon me toan ceton và TALTT
Hon me toan ceton và TALTTHon me toan ceton và TALTT
Hon me toan ceton và TALTTTran Huy Quang
 
Hô hấp ký CLS hè 2017 YDS
Hô hấp ký CLS hè 2017 YDSHô hấp ký CLS hè 2017 YDS
Hô hấp ký CLS hè 2017 YDSYen Ha
 
Khuyến cáo của Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam về Chẩn đoán và điều trị Suy ti...
Khuyến cáo của Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam về Chẩn đoán và điều trị Suy ti...Khuyến cáo của Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam về Chẩn đoán và điều trị Suy ti...
Khuyến cáo của Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam về Chẩn đoán và điều trị Suy ti...SoM
 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMDỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMSoM
 
VIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
VIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊVIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
VIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊSoM
 

What's hot (20)

XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU VÔ CĂN ( MIỄN DỊCH)
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU VÔ CĂN ( MIỄN DỊCH)XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU VÔ CĂN ( MIỄN DỊCH)
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU VÔ CĂN ( MIỄN DỊCH)
 
Tràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổiTràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổi
 
cập nhật khuyến cáo về oxy trị liệu
cập nhật khuyến cáo về oxy trị liệucập nhật khuyến cáo về oxy trị liệu
cập nhật khuyến cáo về oxy trị liệu
 
VIÊM THẬN BỂ THẬN
VIÊM THẬN BỂ THẬNVIÊM THẬN BỂ THẬN
VIÊM THẬN BỂ THẬN
 
TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔITĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI
 
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNGTÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
 
VIÊM RUỘT THỪA VÀ THAI KỲ
VIÊM RUỘT THỪA VÀ THAI KỲVIÊM RUỘT THỪA VÀ THAI KỲ
VIÊM RUỘT THỪA VÀ THAI KỲ
 
SINH LÝ BỆNH SUY THẬN
SINH LÝ BỆNH SUY THẬNSINH LÝ BỆNH SUY THẬN
SINH LÝ BỆNH SUY THẬN
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINHCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
 
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬN
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬNSUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬN
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬN
 
12. ECG BỆNH TÂM PHẾ.ppt
12. ECG BỆNH TÂM PHẾ.ppt12. ECG BỆNH TÂM PHẾ.ppt
12. ECG BỆNH TÂM PHẾ.ppt
 
Điều trị xơ gan
Điều trị xơ ganĐiều trị xơ gan
Điều trị xơ gan
 
TẬP BÀI GIẢNG HỒI SỨC CẤP CỨU
TẬP BÀI GIẢNG HỒI SỨC CẤP CỨUTẬP BÀI GIẢNG HỒI SỨC CẤP CỨU
TẬP BÀI GIẢNG HỒI SỨC CẤP CỨU
 
SUY TIM
SUY TIMSUY TIM
SUY TIM
 
Chẩn đoán và xử trí hôn mê
Chẩn đoán và xử trí hôn mêChẩn đoán và xử trí hôn mê
Chẩn đoán và xử trí hôn mê
 
Hon me toan ceton và TALTT
Hon me toan ceton và TALTTHon me toan ceton và TALTT
Hon me toan ceton và TALTT
 
Hô hấp ký CLS hè 2017 YDS
Hô hấp ký CLS hè 2017 YDSHô hấp ký CLS hè 2017 YDS
Hô hấp ký CLS hè 2017 YDS
 
Khuyến cáo của Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam về Chẩn đoán và điều trị Suy ti...
Khuyến cáo của Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam về Chẩn đoán và điều trị Suy ti...Khuyến cáo của Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam về Chẩn đoán và điều trị Suy ti...
Khuyến cáo của Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam về Chẩn đoán và điều trị Suy ti...
 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMDỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
 
VIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
VIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊVIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
VIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
 

Similar to Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên

Luận án: Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạc...
Luận án: Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạc...Luận án: Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạc...
Luận án: Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạc...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãođặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãoTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ nãoNồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ nãoTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ ADH HUYẾT THANH VÀ MỘT S...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ ADH HUYẾT THANH VÀ MỘT S...LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ ADH HUYẾT THANH VÀ MỘT S...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ ADH HUYẾT THANH VÀ MỘT S...nataliej4
 
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnhNồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnhDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Kết quả của phương pháp can thiệp động mạch vành qua da với bóng phủ ...
Đề tài: Kết quả của phương pháp can thiệp động mạch vành qua da với bóng phủ ...Đề tài: Kết quả của phương pháp can thiệp động mạch vành qua da với bóng phủ ...
Đề tài: Kết quả của phương pháp can thiệp động mạch vành qua da với bóng phủ ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị một số bệnh ...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị một số bệnh ...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị một số bệnh ...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị một số bệnh ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên (20)

Luận án: Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạc...
Luận án: Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạc...Luận án: Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạc...
Luận án: Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạc...
 
Luận án: Nghiên cứu nguy cơ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới lần đ...
Luận án: Nghiên cứu nguy cơ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới lần đ...Luận án: Nghiên cứu nguy cơ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới lần đ...
Luận án: Nghiên cứu nguy cơ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới lần đ...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãođặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
 
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ nãoNồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...
 
Biến đổi nồng độ ADH huyết thanh ở bệnh nhân chấn thương sọ não kín
Biến đổi nồng độ ADH huyết thanh ở bệnh nhân chấn thương sọ não kínBiến đổi nồng độ ADH huyết thanh ở bệnh nhân chấn thương sọ não kín
Biến đổi nồng độ ADH huyết thanh ở bệnh nhân chấn thương sọ não kín
 
Luận án: Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ ADH huyết thanh, HOT
Luận án: Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ ADH huyết thanh, HOTLuận án: Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ ADH huyết thanh, HOT
Luận án: Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ ADH huyết thanh, HOT
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ ADH HUYẾT THANH VÀ MỘT S...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ ADH HUYẾT THANH VÀ MỘT S...LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ ADH HUYẾT THANH VÀ MỘT S...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ ADH HUYẾT THANH VÀ MỘT S...
 
Luận án: Sự biến đổi nồng độ ADH ở bệnh nhân chấn thương sọ não
Luận án: Sự biến đổi nồng độ ADH ở bệnh nhân chấn thương sọ nãoLuận án: Sự biến đổi nồng độ ADH ở bệnh nhân chấn thương sọ não
Luận án: Sự biến đổi nồng độ ADH ở bệnh nhân chấn thương sọ não
 
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đườngNồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
 
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnhNồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
 
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
 
Điều trị tổn thương động mạch vành bằng phương pháp nong bóng
Điều trị tổn thương động mạch vành bằng phương pháp nong bóngĐiều trị tổn thương động mạch vành bằng phương pháp nong bóng
Điều trị tổn thương động mạch vành bằng phương pháp nong bóng
 
Điều trị tổn thương động mạch vành bằng phương pháp nong bóng
Điều trị tổn thương động mạch vành bằng phương pháp nong bóngĐiều trị tổn thương động mạch vành bằng phương pháp nong bóng
Điều trị tổn thương động mạch vành bằng phương pháp nong bóng
 
Đề tài: Kết quả của phương pháp can thiệp động mạch vành qua da với bóng phủ ...
Đề tài: Kết quả của phương pháp can thiệp động mạch vành qua da với bóng phủ ...Đề tài: Kết quả của phương pháp can thiệp động mạch vành qua da với bóng phủ ...
Đề tài: Kết quả của phương pháp can thiệp động mạch vành qua da với bóng phủ ...
 
Luận án: Điều trị tái hẹp Stent và tổn thương động mạch vành nhỏ
Luận án: Điều trị tái hẹp Stent và tổn thương động mạch vành nhỏLuận án: Điều trị tái hẹp Stent và tổn thương động mạch vành nhỏ
Luận án: Điều trị tái hẹp Stent và tổn thương động mạch vành nhỏ
 
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
 
Luận án: Phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị bệnh về máu, HAY
Luận án: Phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị bệnh về máu, HAYLuận án: Phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị bệnh về máu, HAY
Luận án: Phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị bệnh về máu, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị một số bệnh ...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị một số bệnh ...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị một số bệnh ...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị một số bệnh ...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (abi) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện a thái nguyên

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC LÊ THỊ HÀ GIANG CHỈ SỐ HUYẾT ÁP TÂM THU CỔ CHÂN - CÁNH TAY (ABI) Ở NGƯỜI CAO TUỔI TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN, NĂM 2013
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC LÊ THỊ HÀ GIANG CHỈ SỐ HUYẾT ÁP TÂM THU CỔ CHÂN - CÁNH TAY (ABI) Ở NGƯỜI CAO TUỔI TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN Chuyên ngành : Nội khoa Mã số : 60.72.01.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG THÁI NGUYÊN, NĂM 2013
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ABI : Chỉ số đánh giá độ tắc nghẽn lòng động mạch (Ankle – Brachial Index ) BĐMCD : Bệnh động mạch chi dưới BMI : Chỉ số khối cơ thể (Body mass index) CRP protein C ( C – Reactive Protein ) ĐTĐ : Đái tháo đường HAĐM : Huyết áp động mạch HATT : Huyết áp tâm thu HDL - C : Cholesterol tỷ trọng cao (High density lipoprotein - cholesterol) RLCHLP : Rối loạn chuyển hóa lipid LDL - C : Cholesterol tỷ trọng thấp (Low density lipoprotein- Cholesterol) NHANES : Nghiên cứu thăm dò sức khoẻ và dinh dưỡng quốc gia (National Health and Nutrition Exemination Study) PAD : Bệnh động mạch ngoại biên (Peripheral Vascular Disease) THA : Tăng huyết áp VXĐM : Vữa xơ động mạch
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 4 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................................................3 1.1. Giải phẫu hệ động mạch chi dưới và cấu tạo thành động mạch bình thường..................................................................................................................................................................................3 1.1.1. Giải phẫu hệ động mạch chi dưới............................................................................................3 1.1.2. Cấu tạo thành động mạch bình thường..............................................................................5 1.2. Đại cương về bệnh động mạch chi dưới.......................................................................................5 1.2.1. Khái niệm về bệnh động mạch ngoại biên....................................................................5 1.2.2. Khái niệm bệnh động mạch chi dưới mạn tính........................................................6 1.2.3. Các yếu tố nguy cơ của vữa xơ động mạch và phát triển BĐMCD 7 1.3. Lâm sàng của bệnh động mạch chi dưới.................................................................................. 13 1.4. Các phương pháp thăm dò trong chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới14 1.4.1. Chỉ số áp lực cổ chân – cánh tay (The Ankle Brachial pressure Index - ABI)................................................................................................................................................ 14 1.4.2. Nghiệm pháp gắng sức..................................................................................................................... 15 1.4.3. Phương pháp siêu âm trong chẩn đoán BĐMCD.............................................. 15 1.4.4. Chụp động mạch trong chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới............. 17 1.4.5. Chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA)...................................................................... 17 1.5. Tình hình nghiên cứu về BĐMCD.................................................................................................. 18 1.5.1. Dịch tễ học của bệnh động mạch chi dưới................................................................ 18 1.5.2. BĐMCD một yếu tố nguy cơ độc lập dự đoán các biến cố tim mạch..................................................................................................................................................................... 19 1.6. Nghiên cứu về ABI........................................................................................................................................... 19 1.6.1. Cơ sở khoa học của ABI................................................................................................................. 19 1.6.2. Nghiên cứu và sử dụng ABI....................................................................................................... 20
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 5 1.6.3. Phương pháp tính ABI...................................................................................................................... 22 1.6.4. Một số nghiên cứu sử dụng ABI trên thế giới và ở Việt Nam........... 23 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................... 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................................................... 26 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng.......................................................................................................... 26 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ................................................................................................................................ 26 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................................................... 26 2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................................ 26 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................... 26 2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu................................................................................................................................ 26 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................................................................................... 27 2.4.1. Thông tin chung........................................................................................................................................ 27 2.4.2. Chỉ tiêu lâm sàng..................................................................................................................................... 27 2.5. Phương pháp thu thập số liệu................................................................................................................ 28 2.5.1. Khám lâm sàng.......................................................................................................................................... 28 2.5.2. Đo chỉ số HATT cổ chân - cánh tay (ABI)............................................................... 29 2.5.3. Xác định các yếu tố nguy cơ của BĐMCD.............................................................. 31 2.6. Vật liệu nghiên cứu........................................................................................................................................... 34 2.7. Xử lý số liệu.............................................................................................................................................................. 34 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu......................................................................................................................... 34 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................................... 35 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu...................................................................................... 35 3.2. Đặc điểm chỉ số ABI ở người cao tuổi tăng huyết áp............................................... 38 3.2.1. Đặc điểm ABI theo phân độ lâm sàng của Cristol Robert...................... 38 3.2.2. Đặc điểm lâm sàng BĐMCD theo ABI........................................................................ 42 3.3. Mối liên quan giữa ABI với một số yếu tố nguy cơ của BĐMCD............ 44
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 6 Chƣơng 4: BÀN LUẬN............................................................................................................................................... 50 4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu...................................................................................... 50 4.2. Đặc điểm chỉ số ABI ở người cao tuổi tăng huyết áp............................................... 51 4.2.1. Đặc điểm ABI theo phân độ lâm sàng của Cristol Robert...................... 51 4.2.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh động mạch chi dưới theo ABI.......................... 54 4.3. Mối liên quan giữa ABI với một số yếu tố nguy cơ của BĐMCD............ 57 4.4. Tính khả thi và hạn chế của nghiên cứu.................................................................................... 66 KẾT LUẬN................................................................................................................................................................................. 67 KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................................................................................. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................................... 70
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 7 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại của Fontaine và Rhutherford theo triệu chứng lâm sàng ...........13 Bảng 1.2. Phân độ nảy của mạch trên thăm khám lâm sàng............................................... 14 Bảng 1.3. Bảng phân độ lâm sàng theo ABI của Cristol Robert.................................... 23 Bảng 2.1. Phân loại của Fontaine và Rhutherford theo triệu chứng lâm sàng..................29 Bảng 2.2. Phân độ nảy của mạch trên thăm khám lâm sàng............................................... 29 Bảng 2.3. Bảng phân độ lâm sàng theo ABI của Cristol Robert.................................... 31 Bảng 2.4. Phân độ tăng huyết áp theo JNC-VI (1997).............................................................. 32 Bảng 2.5. Bảng xếp loại BMI................................................................................................................................. 33 3.1. ..................................................................................... 35 Bảng 3.2. ệnh nhân phân bố theo địa dư và nghề nghiệp...................... 36 Bảng 3.3. Đặc điểm về thể trạng của nhóm nghiên cứu theo chỉ số BMI........... 37 Bảng 3.4. ộ lâm sàng theo ABI của Cristol Robert...................... 38 Bảng 3.5. So sánh giá trị ABI theo phân độ lâm sàng giữa 2 bên.............................. 39 Bảng 3.6. Đặc điểm phân độ lâm sàng ABI của Cristol Robert theo giới......... 39 Bảng 3.7. Đặc điểm phân độ lâm sàng ABI của Cristol Robert theo nhóm tuổi........40 Bảng 3.8. Đặc điểm phân độ lâm sàng ABI của Cristol Robert theo mức độ tăng huyết áp................................................................................................................................................ 41 Bảng 3.9. Tỷ lệ bệnh động mạch chi dưới theo ABI................................................................... 42 Bảng 3.10. Giá trị ABI trung bình..................................................................................................................... 42 Bảng 3.11. Phân độ nảy của mạch trên lâm sàng ở nhóm có ABI ≤ 0,9............... 43 Bảng 3.12. Liên quan giữa ABI với một số yếu tố nguy cơ của BĐMCD........ 44 Bảng 3.13. Liên quan giữa ABI với tuổi.................................................................................................... 45 Bảng 3.14. Liên quan giữa ABI với giới................................................................................................... 45 Bảng 3.15. Liên quan giữa ABI với chỉ số BMI............................................................................... 46 Bảng 3.16. Liên quan giữa ABI với hút thuốc lá............................................................................. 46 Bảng 3.17. Liên quan giữa ABI với mức độ THA....................................................................... 47 Bảng 3.18. Liên quan giữa ABI với số lượng các yếu tố nguy cơ của BĐMCD.......47 Bảng 3.19. Liên quan giữa ABI với rối loạn các thành phần Lipid máu.............. 48 Bảng 3.20. Liên quan giữa ABI với glucose huyết lúc đói.................................................. 49
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 8 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ minh họa hệ động mạch chi dưới............................................................................4 Hình 1.2. Hình ảnh minh họa cấu tạo lòng động mạch bình thường và bệnh lý.........7 Hình 1.3. Minh hoạ về nguyên nhân gây ra đau cách hồi chi dưới................................7 Hình 1.4. Chụp cộng hưởng từ động mạch............................................................................................. 17 Hình 1.5. Minh họa vị trí đặt đầu dò Doppler khi đo ABI.................................................... 21 Hình 1.6. Hình ảnh máy Omron VP 1000 plus.................................................................................. 22 Hình 2.1. Mô tả cách đo ABI bằng máy Omron VP 1000 plus...................................... 30
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 9 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới............................................................................................... 36 Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về mức độ tăng huyết áp.............................................................................. 37 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ đau cách hồ 0,9.............................................................. 43
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức khoẻ của hơn 1 tỉ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não, bệnh thận mạn tính và các bệnh động mạch ngoại vi (trong đó có bệnh động mạch chi dưới). Năm 2005 trong số 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch thì tăng huyết áp là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của 7,1 triệu người. Tại Việt nam theo điều tra năm 2008 tỉ lệ tăng huyết áp ở người lớn là 25,1 % [36]. THA là một trong những yếu tố nguy cơ chủ yếu của bệnh động mạch chi dưới [27]. Bệnh động mạch chi dưới (BĐMCD) cùng nằm trong bệnh cảnh xơ vữa động mạch nói chung và là yếu tố nguy cơ cao cho các tai biến về tim mạch. Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất của BĐMCD là cơn đau cách hồi, nhưng bệnh lý này thường không có triệu chứng ở đa số bệnh nhân. BĐMCD ước tính làm giảm chất lượng cuộc sống của 2 triệu người Mỹ có triệu chứng và hơn 1 triệu người không có triệu chứng khập khiễng đau cách hồi, ảnh hưởng đến 15% dân số Hoa Kỳ trên 70 tuổi [51], [53]. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh bệnh nhân mắc bệnh động mạch chi dưới có nguy cơ bị biến cố tim mạch cao hơn từ 1,05 - 3,77 lần so với nhóm không bị bệnh [44]. Việc chẩn đoán BĐMNB sẽ giúp thầy thuốc có những biện pháp điều trị triệu chứng (giảm khập khiễng cách hồi), cải thiện chất lượng sống. Ngoài ra, quan trọng hơn là thiết lập các biện pháp ngăn ngừa bệnh lý và tử vong tim mạch trong tương lai. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều tài liệu trên thế giới đều thừa nhận việc cảnh giác bệnh lý này ở y giới còn rất thấp. Trong một nghiên cứu ở bệnh nhân BĐMNB cho thấy chỉ 49% bác sĩ có quan tâm đến bệnh lý này và trong một nghiên cứu khác chỉ 37% bác sĩ nội khoa có
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 2 khai thác bệnh sử đau khập khiễng cách hồi ở bệnh nhân [11]. Vì vậy phát hiện sớm BĐMCD có ý nghĩa quan trọng. Ngày nay việc phát hiện sớm BĐMCD bằng cách sử dụng một kỹ thuật đơn giản không xâm lấn, được gọi là chỉ số HATT cổ chân - cánh tay (ABI). ABI được tính bằng cách chia huyết áp tâm thu ở cổ chân cho huyết áp tâm thu ở cánh tay để xác định tỷ lệ áp lực động mạch. So với chụp động mạch, một giá trị ABI ≤ 0,9 có độ nhạy 79 - 95% và độ đặc hiệu > 95% để phát hiện hẹp của ít nhất 50% lòng động mạch. Hơn nữa, nó là một kỹ thuật, không tốn kém, chính xác, không yêu cầu nhân viên chuyên ngành. Bởi vì độ chính xác chẩn đoán và sự phổ biến của nó, ABI là phương pháp chọn lựa để chẩn đoán bệnh động mạch ngoại vi (PAD), mà ở hầu hết các bệnh nhân không biểu hiện bằng các triệu chứng và cần được sử dụng khi đánh giá những bệnh nhân có nguy cơ phát triển bệnh xơ vữa huyết khối [39]. Chỉ số ABI đã được chứng minh là một yếu tố dự báo mạnh các tai biến tim mạch ở bệnh nhân có BĐMCD ở quần thể người cao tuổi [69]. Bệnh lý này phổ biến trong phần đông dân số và ngày càng tăng ở Việt nam, là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng liên quan tới sự phát triển các bệnh tim mạch và mạch não[29]. Những dữ liệu về lợi ích của chỉ số ABI trong chẩn đoán BĐMCD và dự báo tổn thương cơ quan đích trên lâm sàng và tiền lâm sàng ở các đối tượng THA người cao tuổi ở Việt nam còn ít tác giả đề cập đến. Vì thế chúng tôi thực hiện đề tài: ″Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân – cánh tay (ABI) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện A Thái Nguyên" với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân - cánh tay (ABI) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện A Thái Nguyên. 2. Phân tích mối liên quan giữa chỉ số ABI với một số yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch chi dưới ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện A Thái Nguyên.
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giải phẫu hệ động mạch chi dƣới và cấu tạo thành động mạch bình thƣờng 1.1.1. Giải phẫu hệ động mạch chi dưới [5] - Động mạch chậu gốc bắt đầu từ chỗ chia đôi của động mạch chủ bụng, gồm động mạch chậu gốc trái và động mạch chậu gốc phải. Động mạch chậu gốc chia thành động mạch chậu trong và động mạch chậu ngoài. Động mạch chậu trong đi xuống chia nhiều nhánh nhỏ và cấp máu cho vùng tiểu khung. Động mạch chậu ngoài đi xuống, khi đi tới ngang mức dây chằng bẹn thì đổi tên thành động mạch đùi chung. Động mạch đùi chung chia hai nhánh tận là động mạch đùi sâu và động mạch đùi nông. - Động mạch đùi sâu là nhánh động mạch chính của đùi, cung cấp máu cho hầu hết các cơ ở đùi bởi các nhánh: động mạch mũ đùi ngoài, động mạch mũ đùi trong và các động mạch xiên, phân nhánh tạo vòng nối ở vùng khớp háng và khớp gối. - Động mạch đùi nông chạy thẳng xuống ở mặt trước trong của đùi, nằm trong ống đùi (ống Hunter) cùng với thần kinh và tĩnh mạch đùi. Khi xuống tới lỗ gân khép thì đổi tên thành động mạch khoeo. - Động mạch khoeo chạy tiếp theo động mạch đùi nông kể từ vòng gân cơ khép đi xuống tới bờ dưới cơ khoeo thì chia làm hai ngành tận là động mạch chày trước và động mạch chày sau. Động mạch khoeo cho bảy nhánh bên và có nhiều vòng nối giữa những động mạch này và các nhánh động mạch từ động mạch chày trước chày sau tạo thành hai mạng mạch phong phú là mạng mạch khớp gối và mạng mạch bánh chè.
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 4 Hình 1.1. Sơ đồ minh họa hệ động mạch chi dưới - Động mạch chày trước: Là một trong hai nhánh tận của động mạch khoeo, bắt đầu từ bờ dưới cơ khoeo đi qua bờ trên màng gian cốt ra khu cẳng chân trước. Tiếp tục đi xuống theo đường định hướng từ hõm trước đầu trên xương mác tới giữa hai mắt cá rồi chui qua mạc giữa các gân duỗi, đổi tên thành động mạch mu chân. - Động mạch chày sau: Là nhánh tận chính của động mạch khoeo từ bờ dưới cơ khoeo. Động mạch chia rất nhiều ngành bên cung cấp cho phần lớn các cơ vùng cẳng chân sau. Khi chạy xuống rãnh cơ gấp dài ngón cái ở mặt trong xương gót, chia làm hai ngành tận là động mạch gan chân trong và động mạch gan chân ngoài. Các động mạch này tiếp nối với nhau tạo thành các cung gan chân nông và sâu, cung cấp máu cho toàn bộ bàn chân. ĐMC bụng ĐM chậu gốc ĐM chậu trong ĐM đùi chung ĐM đùi nông ĐM khoeo ĐM đùi sâu ĐM chày trước ĐM mác ĐM chày sau ĐM mu chân
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 5 1.1.2. Cấu tạo thành động mạch bình thường [6] Thành động mạch bình thường gồm 3 lớp đồng tâm: từ ngoài vào trong là lớp áo ngoài, lớp áo giữa và trong cùng là lớp áo trong. Lớp áo ngoài là mô liên kết có nhiều sợi tạo keo và sợi chun chạy dọc theo động mạch. Lớp áo giữa là thành phần dày nhất của động mạch, áo giữa được cấu tạo bởi những sợi cơ trơn xếp theo hướng vòng quanh lòng mạch, xen kẽ giữa các tế bào cơ trơn là những lá chun và sợi chun, những sợi collagen và chất gian bào proteoglycan. Tỷ lệ giữa hai thành phần cơ và chun khác nhau tùy loại động mạch. Các động mạch lớn còn có một màng ngăn chun ngoài mỏng ngăn cách lớp áo giữa và áo ngoài. Lớp áo trong gồm 3 lớp: - Màng ngăn chun trong là một màng ngăn cách áo trong và áo giữa. - Lớp dưới nội mạc được cấu tạo bởi mô liên kết thưa, rải rác có các tế bào cơ trơn. - Lớp nội mạc là mỏng nhất, tạo thành bởi những tế bào nội mạc lót bên trong lòng mạch, nhân tế bào lồi vào trong lòng mạch, bào tương mỏng. ◦ Lớp nội mạc bao gồm một lớp tế bào nội mạc liên kết chặt chẽ với nhau. Chúng có vai trò như một màng ngăn về mặt huyết động giữa thành động mạch và dòng máu tuần hoàn trong lòng mạch. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, lớp tế bào nội mạc có vai trò lớn trong việc tạo trương lực mạch, sự bám dính của bạch cầu và ngăn cản sự hình thành huyết khối trong lòng mạch. 1.2. Đại cƣơng về bệnh động mạch chi dƣới 1.2.1. Khái niệm về bệnh động mạch ngoại biên Bệnh động mạch ngoại biên (Peripheral Vascular Disease - PAD) là thuật ngữ đề cập đến những bệnh của động mạch không phải là động mạch não và động mạch vành. Nó thường được giới hạn là những động mạch cấp
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 6 máu cho chi trên, chi dưới, dạ dày và thận [14]. Có ba loại rối loạn về tuần hoàn ở bệnh lý này, bao gồm: - Bệnh động mạch ngoại biên chức năng, không có các tổn thương về cấu trúc của mạch máu. Thường xuất hiện và mất đi trong thời gian ngắn liên quan đến sự co thắt của mạch máu, mà hội chứng Raynaud là một ví dụ. Nó thường khởi phát sau nhiễm lạnh, stress tâm lý, làm việc với máy có độ rung lớn hoặc hút thuốc lá. - Bệnh động mạch ngoại biên tổ chức, được gây ra bởi sự thay đổi cấu trúc của mạch máu do quá trình viêm nhiễm và huỷ hoại tổ chức. Bệnh động mạch ngoại biên là một ví dụ, do mảng xơ vữa hình thành và phát triển làm hẹp dần lòng động mạch làm cản trở dòng máu bình thường. - Bệnh lý tắc động mạch ngoại biên, thường do cục huyết khối lớn từ tim đi gây tắc các động mạch. Nếu tắc mạch chi dưới sẽ gây ra bệnh cảnh tắc động mạch cấp tính đòi hỏi phải điều trị ngoại khoa cấp cứu. 1.2.2. Khái niệm bệnh động mạch chi dưới mạn tính Bệnh động mạch chi dưới mạn tính có nguyên nhân phổ biến nhất là do mảng xơ vữa phát triển gây hẹp dần lòng mạch hoặc tắc nghẽn hoàn toàn, do đó làm giảm tưới máu chi khi vận động hoặc khi nghỉ [31], [54]. Trong bệnh động mạch chi dưới mạn tính, sự tổn thương nội mạc làm mảng xơ vữa phát triển gây hẹp dần và cuối cùng là tắc hoàn toàn động mạch [35].
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 7 Hình 1.2. Hình ảnh minh họa cấu tạo lòng động mạch bình thường và bệnh lý Lòng mạch bị hẹp dần làm giảm lượng máu cung cấp cho phía hạ lưu gây ra biểu hiện lâm sàng là cơn đau cách hồi ở chân. Hình 1.3. Minh hoạ về nguyên nhân gây ra đau cách hồi chi dưới 1.2.3. Các yếu tố nguy cơ của vữa xơ động mạch và phát triển BĐMCD Vữa xơ động mạch là nguyên nhân chủ yếu của BĐMCD, các yếu tố nguy cơ của tổn thương động mạch chi dưới cũng là yếu tố nguy cơ của vữa xơ động mạch. Có thể chia làm 4 nhóm [17], [79]:
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 8 - Thứ nhất là các yếu tố bệnh lý, có thể tác động được bằng thuốc và điều chỉnh lối sống như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu, đái tháo đường, rối loạn về đông máu mắc phải. - Thứ hai là các yếu tố có thể tác động được bằng thay đổi lối sống như hút thuốc lá, hạn chế vận động và béo phì. - Thứ ba là các yếu tố không thể thay đổi được về thể tạng như chủng tộc, địa dư, tuổi, giới và di truyền. - Một số yếu tố mới: CRP, tăng homocystein máu. 1.2.3.1. Các yếu tố bệnh lý phát triển BĐMCD * Tăng huyết áp. Tăng huyết áp (THA) là tình trạng huyết áp (HA) thường xuyên tăng trên mức bình thường. Theo tổ chức Y tế Thế giới, THA khi huyết áp tối đa (HATT) ≥ 140 mmHg và/ hoặc HA tối thiểu ≥ 90 mmHg [16]. THA là một yếu tố nguy cơ chủ yếu của BĐMCD vì hai lý do: thứ nhất nó gây ra các triệu chứng đau cách hồi, thứ hai nó là yếu tố nguy cơ cao của các biến cố tim mạch. Một thông số được chấp nhận là chỉ số áp lực cổ chân- cánh tay (ABI) ≤ 0,9. Chỉ số này liên quan chặt chẽ với các yếu tố nguy cơ của bệnh vữa xơ động mạch như HA, hút thuốc lá, cholesterol máu, đái tháo đường và một yếu tố cực kỳ quan trọng đó là tuổi tác. Một nghiên cứu cho thấy yếu tố nguy cơ quan trọng nhất là tuổi tác, sau đó là HA và hút thuốc lá. Chỉ số ABI dự báo đột qụy chính xác hơn bệnh ĐMV [12]. THA làm thay đổi phức tạp cấu tạo của thành động mạch, làm tổn thương chức năng của nội mô và phì đại lớp áo giữa, làm giảm độ giãn nở của mạch máu, thúc đẩy nhanh quá trình xơ vữa mạch máu. Theo Danmark trong 10 năm cho thấy THA tâm thu lẫn tâm trương đều làm tăng tỉ lệ bệnh mới phát hiện của BĐMCD [28]. Nghiên cứu của Framingham theo dõi trong 26 năm cho thấy nguy cơ tương đối của BĐMCD ở người tăng huyết áp là 2,5 với nam và 3,9 với nữ, mức độ
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 9 tăng tỉ lệ thuận với mức độ trầm trọng của tăng HA [14]. Điều này cho thấy sự cần thiết phải khống chế tốt huyết áp không những ở bệnh nhân tăng huyết áp đã có BĐMCD mà còn ở những bệnh nhân chưa bị BĐMCD [48]. * Đái tháo đường Là một yếu tố nguy cơ thường gặp của vữa xơ động mạch và có tỷ lệ cao dẫn đến bệnh lý mạch máu. Mặc dù mối liên quan về sinh lý bệnh giữa đái tháo đường và BĐMCD chưa rõ ràng, tuy nhiên người ta nhận thấy có tỷ lệ tăng huyết áp và tăng mỡ máu ở các bệnh nhân đái tháo đường. Các bệnh nhân có hội chứng chuyển hoá (được định nghĩa bởi tình trạng tăng đề kháng insulin, tăng TG, giảm HDL-C, tăng LDL-C) đặc biệt làm tăng nguy cơ phát triển BĐMCD [20], [64]. Trong nghiên cứu Cardiovascular Health Study, nguy cơ phát triển BĐMCD ở bệnh nhân đái tháo đường tăng gấp 4 lần. Trong nghiên cứu Hoorn 21% bệnh nhân đái tháo đường có ABI < 0,9 và gần 42% có bất thường về ABI, giảm biên độ mạch ở cổ chân hoặc có tiền sử mổ bắc cầu động mạch ngoại biên [22]. Hooi J.D. và cộng sự, trong nghiên cứu về mối liên quan giữa mức độ glucose máu và tỷ lệ mắc bệnh động mạch ngoại biên đã đưa ra kết quả: với những bệnh nhân dung nạp glucose bình thường, tỷ lệ mắc BĐMCD là 12,5%; bệnh nhân có giảm dung nạp glucose, tỷ lệ mắc là 19,9%; nhưng với bệnh nhân đái tháo đường, tỷ lệ mắc BĐMCD lên đến 22,4% [56] . * Tăng lipid máu Tăng lipid máu dần dần làm tổn thương các tế bào nội mô của thành động mạch dẫn đến hình thành tổn thương xơ vữa. Trong đó LDL-C là một nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn chức năng và tổn thương tế bào cơ trơn thành mạch. Do đó, các lipoprotein dễ xâm nhập vào thành động mạch và lắng đọng lipid vào thành động mạch gây ra những tổn thương ban đầu của vữa xơ động mạch [18]. Trong nghiên cứu Framingham những người có nồng
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 10 độ cholesterol > 270 mg/ dL (7 mmol/l) có tỷ lệ phát triển đau cách hồi gấp đôi người bình thường. Mặt khác, những người có đau cách hồi cũng có tỷ lệ cholesterol cao hơn người bình thường [62] . * Bệnh thận mạn Bệnh thận mạn cũng là những yếu tố nguy cơ BĐMCD. Cho đến nay thì mối liên hệ giữa bệnh thận mạn và BĐMCD còn ít được quan tâm trong các nghiên cứu dịch tễ BĐMCD. Những dự kiện trong nghiên cứu NHANES cho thấy 24 % bệnh nhân 40 tuổi trở lên có chức năng thận suy giảm (creatinin < 60ml/p/ 1,73m2 ) có ABI < 0,9 trong khi chỉ 3,7% những người có (creatinin > 60ml/p/ 1,73m2 ) có ABI < 0,9 [47]. Tần suất ABI < 0,9 cao ở những bệnh thận mạn giai đoạn cuối so với bệnh thận các giai đoạn còn lại. Bệnh thận mạn làm tăng nguy cơ thiếu máu cục bộ chi dưới cấp trong khi suy thận mạn giai đoạn cuối tăng nguy cơ đoạn chi. Mối tương quan giữa bệnh thận mạn và BĐMCD độc lập với đái tháo đường, THA và tuổi [1] . 1.2.3.2. Các yếu tố về lối sống liên quan đến BĐMCD * Hút thuốc lá Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh xơ vữa. Thuốc lá có tác dụng gia tăng LDL và giảm HDL, gia tăng CO máu, thúc đẩy co mạch ở các mạch máu xơ vữa. Ngoài ra, khói thuốc lá làm gia tăng kết dính tiểu cầu, tăng fibrinogen, hematocrit và hậu quả tăng độ quánh của máu [50]. Trong nghiên cứu NHANES 12 thực hiện ở 2125 người, nghiên cứu cho thấy rằng hút thuốc lá gia tăng tần suất bệnh động mạch ngoại biên gấp 4 lần (OR: 4,1). Số điếu thuốc lá sử dụng cũng liên quan với mức độ nặng của BĐMNB. Việc ngừng thuốc lá cho thấy giảm tỉ lệ tử vong 10 năm từ 54% còn 18% ở người 65-75 có BĐMNB. Ngoài ra, việc ngừng thuốc lá cũng giúp làm giảm triệu chứng bệnh [10], [21]. Trong nghiên cứu Cardiovascular Heath Study, người hút thuốc lá có nguy cơ tương đối phát triển BĐMCD cao hơn người không
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 11 hút thuốc lá tới 7,5 lần [73]. Trong một nghiên cứu khác nhận thấy rằng nguy cơ này tăng gấp 7 lần ở nhóm đã từng hút thuốc lá và 16 lần ở nhóm đang hút thuốc lá [60]. Hirsch AT và cộng sự, trong nghiên cứu về sức khoẻ và dinh dưỡng quốc gia, cho thấy nguy cơ mắc bệnh BĐMCD ở những người hút thuốc lá tăng 3-6 lần so với nhóm không hút thuốc lá [55] . * Thừa cân và béo phì Vấn đề béo phì có phải là yếu tố nguy cơ đối với BĐMCD hay không còn đang tranh cãi. Béo phì làm tăng nguy cơ lắng đọng mỡ dư thừa vào thành mạch (bệnh xơ vữa mạch máu). Cũng có khả năng béo phì đóng vai trò gián tiếp thông qua tình trạng giảm vận động, tăng huyết áp, đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa lipid làm tăng nguy cơ mắc BĐMCD [75]. * Hạn chế vận động Vận động thường xuyên sẽ cải thiện cơn đau cách hồi và các thông số về huyết động tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào chứng minh chắc chắn tác dụng của luyện tập hạn chế xuất hiện BĐMCD nhưng nó có tác dụng cải thiện chất lượng cuộc sống và khoảng cách đi bộ của người có cơn đau cách hồi [31]. 1.2.3.3. Các yếu tố về thể tạng liên quan đến BĐMCD * Tuổi Bệnh nhân càng cao tuổi thì tỷ lệ mắc BĐMCD càng cao. Nghiên cứu Rotterdam sử dụng chỉ số ABI (The Ankle – Brachial pressure Index) trong chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc BĐMCD tăng dần theo tuổi: độ tuổi 55-59: 8,8%; 70-74: 19,8%; lên tới 27% với độ tuổi 75-79 [85] . Tương tự, nghiên cứu SanDiego sử dụng các phương pháp không xâm nhập để chẩn đoán BĐMCD (chụp cộng hưởng từ mạch máu- MRA và chụp cắt lớp vi tính mạch máu đa dãy đầu dò - MCT) cũng cho thấy rằng: tuổi càng
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 12 cao thì tỷ lệ mắc bệnh BĐMCD càng cao. Tỷ lệ mắc BĐMCD trong nghiên cứu này là 2,1% với độ tuổi 50-55; tăng lên tới 22,3% ở độ tuổi 70-74 [43] . Theo David H King và cộng sự tỉ lệ mắc BĐMCD phụ thuộc vào tuổi khoảng 10% độ tuổi > 60 tuổi, lên tới 20% độ tuổi > 75 [67] . * Giới Tỷ lệ nam giới bị BĐMCD cao hơn nữ giới ở mọi lứa tuổi tuy nhiên tỷ lệ này giảm đi rõ rệt sau 50 tuổi. Trong nghiên cứu Framingham tỷ lệ mới phát hiện cơn đau cách hồi ở nam giới là 3,25 % so với nữ là 1,44 % trong nhóm tuổi 30-39. Tỷ lệ đau cách hồi là 5,7 % ở nam so với 3,28 % ở nữ trong độ tuổi 40-49 và tăng lên 7,1% ở nam so với 6,13 % ở nữ trong độ tuổi 50-59 [31], [82]. Trong nghiên cứu của Trần Đức Hùng và Đoàn Văn Đệ cho thấy số bệnh nhân nam mắc BĐMCD chiếm tỷ lệ cao hơn nữ 74,2%, nữ 25,8% do các bệnh nhân nam có nhiều yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch như: tăng huyết áp, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu [15]. 1.2.3.4. Một số yếu tố mới liên quan đến phát triển BĐMCD * Tăng homocystein máu: người ta nhận thấy tăng homocystein máu là một yếu tố nguy cơ độc lập của phát triển mảng xơ vữa động mạch. Nguyên nhân là do sự khiếm khuyết về gen ảnh hưởng đến chuyển hoá homocystein hoặc do thiếu vitamin nhóm B. Homocystein tăng làm tổn thương và rối loạn chức năng tế bào nội mô. Một nghiên cứu đa phân tích chỉ ra homocystein máu tăng mỗi 5mmol/l làm tăng tỉ suất chênh của bệnh động mạch vành và đột quỵ là 1,5. Khoảng 30 - 40% bệnh nhân BĐMCD có tăng homocystein. Homocystein máu tăng dường như làm tăng nguy cơ tiến triển của BĐMCD, nhưng cơ chế cụ thể vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ [29], [75]. * Viêm: Sự hình thành và tiến triển của mảng xơ vữa được coi là kết hợp với quá trình viêm trong mạch máu. Trong nghiên cứu về sức khoẻ thể chất và sức khoẻ phụ nữ, những người có mức CRP cao nhất có nguy cơ tăng gấp 2-7
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 13 lần bị đột quỵ, 3-7 lần bị nhồi máu cơ tim và 4-5 lần mắc bệnh BĐMCD nặng. Trong nghiên cứu Monica, CRP cũng là yếu tố dự báo của BĐMCD [40], [52], [72], [80]. 1.3. Lâm sàng của bệnh động mạch chi dƣới Biểu hiện lâm sàng của bệnh phụ thuộc vào mức độ hẹp tắc của lòng mạch và mức độ tuần hoàn bàng hệ. Vì vậy, triệu chứng lâm sàng có thể từ không có triệu chứng hoặc có cơn đau cách hồi cho đến đau chi khi nghỉ hay nặng hơn nữa là biểu hiện hoại tử tổ chức. Trên lâm sàng hay dùng cách phân loại của Fontaine hoặc Rutherford để phân loại triệu chứng lâm sàng bệnh nhân bị bệnh động mạch chi dưới mạn tính [31] . Bảng 1.1. Phân loại của Fontaine và Rhutherford theo triệu chứng lâm sàng [14] Fontaine Rutherford Giai đoạn Lâm sàng Độ Loại Lâm sàng I Không triệu chứng 0 0 Không triệu chứng IIa Đau cách hồi nhẹ I 1 Đau cách hồi nhẹ IIb Đau cách hồi vừa đến nặng I 2 Đau cách hồi vừa I 3 Đau cách hồi nặng III Đau chi khi nghỉ II 4 Đau chi khi nghỉ IV Loét hoặc hoại tử chi III 5 Mất tổ chức ít III 6 Mất tổ chức nhiều Đau cách hồi nhẹ: đau cách hồi chi dưới, với khoảng cách đi được 500m. Đau cách hồi vừa: đau cách hồi chi dưới, với khoảng cách đi được từ 200-500m. Đau cách hồi nặng: đau cách hồi chi dưới, với khoảng cách đi được ≤ 200m.
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 14 Đau chi khi nghỉ: đau chân kể cả khi nghỉ ngơi, thường đau về đêm, giảm ở tư thế ngồi. Đặc điểm về bắt mạch chi dưới Trong bệnh cảnh bệnh lý động mạch chi dưới, khám bắt mạch trên lâm sàng cũng có vai trò nhất định trong chẩn đoán và tiên lượng tổn thương mạch. Những vị trí mạch cần thăm khám bao gồm: mạch đùi chung, mạch khoeo, mạch chày trước, mạch chày sau. Bảng 1.2. Phân độ nảy của mạch trên thăm khám lâm sàng [14] Phân độ Biểu hiện Độ 0 Không có mạch Độ 1 Mạch yếu Độ 2 Mạch bình thường Độ 3 Mạch nảy căng hơn bình thường 1.4. Các phƣơng pháp thăm dò trong chẩn đoán bệnh động mạch chi dƣới Có nhiều phương pháp cận lâm sàng giúp thăm dò trong chẩn đoán BĐMCD như: Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân - cánh tay (ABI), nghiệm pháp gắng sức, phương pháp siêu âm, chụp động mạch, chụp cộng hưởng từ mạch máu [3],[63]. Nhưng trong nghiên cứu này của chúng tôi chỉ áp dụng phương pháp đo áp lực chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân - cánh tay (ABI) bằng huyết áp kế tự động Omron VP 1000 plus. 1.4.1. Chỉ số áp lực cổ chân – cánh tay (The Ankle Brachial pressure Index - ABI) Chỉ số ABI là một thăm dò đơn giản và ít tốn kém được dùng để phát hiện bệnh nhân mắc bệnh động mạch chi dưới. Phương pháp này cho kết quả khá chính xác. Nguyên lý là dựa vào chỉ số giữa huyết áp tâm thu đo được ở chân chia cho huyết áp cao hơn đo được ở hai cánh tay [37] . Xin nêu chi tiết ở mục sau.
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 15 1.4.2. Nghiệm pháp gắng sức Nghiệm pháp gắng sức bao gồm đo chỉ số ABI trước và sau khi cho bệnh nhân gắng sức (đi bộ thảm lăn, đứng lên ngồi xuống,...). Phương pháp này được dùng để khẳng định những triệu chứng của bệnh nhân là do BĐMCD gây ra (đau cách hồi) hay là do những nguyên nhân khác gây ra (giả đau cách hồi). Bên cạnh đó, phương pháp này còn được dùng để lượng giá khả năng hoạt động thể lực của bệnh nhân BĐMCD và đánh giá tiến triển của bệnh nhân sau điều trị (dùng thuốc, phẫu thuật, đặt stent). Đây cũng là một thăm dò không xâm nhập tốt giúp chẩn đoán bệnh nhân bị BĐMCD khi đo chỉ số ABI lúc nghỉ có giá trị bình thường nhưng bệnh nhân lại có nhiều yếu tố lâm sàng nghi ngờ mắc BĐMCD [31]. 1.4.3. Phương pháp siêu âm trong chẩn đoán BĐMCD [3], [28] Là một thăm dò không chảy máu giúp chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới. 1.4.3.1. Doppler liên tục Ưu điểm của phương pháp này là rẻ tiền, trang bị không cồng kềnh, thuận lợi cho việc thăm khám nhanh, các tín hiệu thu được như các kỹ thuật Doppler khác nhưng không có hình ảnh phân tích phổ. Đầu dò dạng bút chì có tần số 4 - 8 MHz tùy theo độ nông sâu và cấu trúc mạch cần thăm dò. Thăm dò tốt với các động mạch chậu, đùi chung, đùi sâu, đùi nông, động mạch khoeo, động mạch chày trước và chày sau. Các tín hiệu thu được có thể được phân tích theo ba kiểu: - Tín hiệu âm thanh - Tín hiệu qua đồ thị Doppler thường hoặc phân tích phổ - Đo huyết áp cổ chân, cánh tay và tính chỉ số ABI (Ankle - Brachial pressure Index).
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 16 1.4.3.2. Doppler xung kết hợp với siêu âm kiểu B (Duplex) Siêu âm kiểu B không những cho phép phát hiện các bất thường về hình thái học mà còn giúp cho việc ghi lại các tín hiệu Doppler được chính xác hơn từ xác định vị trí, hình dạng, kích thước của tổn thương cho phép phân biệt cấu trúc mạch và cấu trúc khác ngoài mạch: - Xác định đặc điểm mảng vữa xơ, tính chất đồng nhất hay không đồng nhất, bề mặt mảng vữa xơ nhẵn hay sần sùi, có canxi hóa hay không. - Đo chiều dày của lớp nội trung mạc trong giai đoạn sớm chưa gây rối loạn huyết động. Phối hợp Doppler xung với siêu âm kiểu B cho phép thăm dò chọn lọc các cấu trúc mạch bằng cách đặt chính xác cửa sổ Doppler vào vị trí cần nghiên cứu, điều chỉnh góc giữa chùm tia siêu âm và dòng chảy của máu, điều chỉnh độ rộng cửa sổ Doppler... tùy theo độ sâu và tốc độ dòng máu cho phép thu được hình ảnh Doppler một cách chính xác. Nhờ kết hợp với siêu âm kiểu B nên dễ dàng phát hiện các tổn thương nhỏ khu trú hay lan tỏa nhất là ở các chỗ chia nhánh, phân biệt tắc và hẹp cũng dễ dàng hơn, các trường hợp phình, tách động mạch, giả phình, dò động tĩnh mạch, bất thường về giải phẫu ... 1.4.3.3. Siêu âm Doppler màu Doppler màu là một dạng đặc biệt của Doppler xung trong đó các tín hiệu Doppler được mã hóa màu tạo lên một bản đồ động của dòng Doppler trên hình ảnh siêu âm cắt lớp cho biết các thông tin về tốc độ, chiều và kiểu của dòng chảy. Siêu âm Doppler màu có nhiều ưu điểm phát hiện dễ dàng các cấu trúc mạch ở sâu, mạch nhỏ, định lượng các tổn thương nhanh và khách quan, chính xác, đánh giá chính xác các tổn thương hẹp nhẹ nhờ những nhát cắt ngang, dọc dễ dàng đánh giá mức độ xơ vữa cũng như bản chất các mảng xơ vữa ở các giai đoạn khác nhau.
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 17 1.4.4. Chụp động mạch trong chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới [63] Chụp động mạch chi dưới, dưới màn tăng sáng đã trở thành một phương pháp chuẩn để chẩn đoán và hướng dẫn cho can thiệp mạch. Sự phát triển công nghệ tại những trung tâm can thiệp mạch trong vài thập kỷ gần đây đã đem lại những hình ảnh chụp mạch có chất lượng cao và đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán và chỉ định điều trị bệnh động mạch ngoại biên (mổ hay can thiệp). Đây là phương pháp chẩn đoán xâm lấn giúp nhìn rõ lòng mạch nhờ bơm trực tiếp thuốc cản quang vào lòng mạch. Dưới màn tăng sáng, lòng mạch sẽ hiện rõ giúp bác sĩ đánh giá chi tiết từng vị trí mạch. Đồng thời bằng kỹ thuật ép vào động mạch bên đối diện để ngăn không cho máu đi xuống chi bên kia và khi đó sẽ thấy rõ hơn tuần hoàn bàng hệ. Qua đó giúp đánh giá toàn diện hơn về tổn thương mạch và sự cấp máu bù qua tuần hoàn bàng hệ. Chụp động mạch cản quang tuy là một phương pháp chẩn đoán chảy máu, nhưng với những ưu điểm vượt trội, phương pháp này được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh lý động mạch chi dưới mạn tính. Thêm vào đó, chụp động mạch còn cung cấp những thông số cần thiết để quyết định bệnh nhân có thể được điều trị bằng can thiệp mạch hay mổ bắc cầu nối động mạch ngoại biên hay không. 1.4.5. Chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA) [3], [28] Ưu điểm: Là phương pháp chẩn đoán chính xác, không xâm lấn. Cho chất lượng hình ảnh đẹp. Không cần dùng thuốc cản quang. Nhược điểm: Thăm dò đoạn xa kém Hình 1.4: Chụp cộng hưởng từ động mạch
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 18 Một số bệnh nhân có chống chỉ định: bệnh nhân đang mang máy tạo nhịp tim hoặc máy phá rung, bệnh nhân béo bệu, bệnh nhân không nhịn được thở. 1.5. Tình hình nghiên cứu về BĐMCD 1.5.1. Dịch tễ học của bệnh động mạch chi dưới BĐMCD là hội chứng thường gặp với số lượng lớn trong quần thể người trưởng thành và người cao tuổi trên thế giới. Trong nghiên cứu Framingham- Heart Study đã chỉ rõ điều này, tần suất mới mắc trung bình của biểu hiện đau cách hồi ở lứa tuổi 30 - 44 là 6/10000 nam và 3/10000 nữ, con số này tăng lên nhiều ở lứa tuổi từ 65-74, cụ thể: 61/10000 nam và 54/10000 nữ [58]. Người ta cũng nhận thấy rằng, hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng mỡ máu, tăng huyết áp đều làm tăng nguy cơ của đau cách hồi. Trong một nghiên cứu khác, Criqui và cộng sự [43] đánh giá tỷ lệ BĐMCD ở 613 nam và nữ ở Nam California nhận thấy tỷ lệ PAD là 2,5% ở bệnh nhân < 60 tuổi; 8,3% ở bệnh nhân 60-69 tuổi và 18,8% ở bệnh nhân > 70 tuổi. Trong nghiên cứu PARTNER trên 6979 bệnh nhân đến khám ban đầu ở Mỹ (với độ tuổi > 70 hoặc từ 50 - 69 tuổi kèm theo tiền sử hút thuốc lá hoặc đái tháo đường), người ta nhận thấy tỷ lệ PAD rất cao, tới 29%; trong đó 13% chỉ có BĐMCD, 16% có PAD kết hợp với bệnh lý tim mạch do xơ vữa khác [54] . Trong nghiên cứu NHANES (National Health and Nutrition Examination Study: Nghiên cứu thăm khám sức khoẻ và dinh dưỡng quốc gia) tiến hành ở Mỹ năm 2003 với quần thể trên 40 tuổi, tỷ lệ mắc BĐMCD là 4,3%; tỷ lệ này tăng tới 14,5% ở những người có tuổi trung bình 66 tuổi [37]. Tại Việt Nam, cùng với các bệnh động mạch do xơ vữa khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ... thì tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vì BĐMCD cũng ngày một gia tăng. Thống kê tại Viện Tim Mạch Việt Nam chỉ ra tỉ lệ bệnh nhân BĐMCD điều trị nội trú tại viện tăng từ 1,7% (2003) lên tới 2,5% (2006) và 3,4 % (2007) [34].
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 19 1.5.2. BĐMCD một yếu tố nguy cơ độc lập dự đoán các biến cố tim mạch Trong mối liên quan giữa bệnh động mạch ngoại biên với các bệnh lý và biến cố tim mạch, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra bệnh nhân bị bệnh BĐMCD có nguy cơ mắc các biến cố tim mạch cao hơn so với nhóm không bị bệnh [59]. Beatrice A và cộng sự trong các nghiên cứu đánh giá tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh động mạch vành trong quần thể bệnh nhân BĐMCD nhận thấy, tỷ lệ mắc bệnh mạch vành biến đổi từ 14 - 90%, tuỳ thuộc vào phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành. Tỷ lệ mắc bệnh mạch vành từ 19 - 47% nếu dựa vào khai thác tiền sử và điện tâm đồ. Tỷ lệ này tăng lên 62 - 63% nếu sử dụng thêm nghiệm pháp gắng sức và lên tới 90% nếu kết hợp với chụp mạch vành để chẩn đoán [51]. Tomio O., Chisa H. và cộng sự nghiên cứu trên 1311 bệnh nhân người Nhật bản bị đái tháo đường gồm 899 nam và 412 nữ tuổi trung bình 61,4 cũng nhận thấy khi ABI < 0,9 thì nguy cơ bị bệnh mạch vành cao hơn nhóm có ABI nằm trong giới hạn bình thường là 2,14 lần [83]. Ouriel K và cộng sự tiến hành một nghiên cứu dọc, trong đó theo dõi một số lượng lớn bệnh nhân có cơn đau cách hồi trong thời gian 10 năm. Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sống sót sau 10 năm chỉ còn 48%; trong khi đó các biến cố: nhồi máu cơ tim, can thiệp mạch ngoại biên và phẫu thuật cắt cụt chi gia tăng. Cụ thể: 5% bệnh nhân phải cắt cụt chi, 7,8% phải can thiệp mạch chi và tới 19,8% mắc nhồi máu cơ tim [72]. 1.6. Nghiên cứu về ABI 1.6.1. Cơ sở khoa học của ABI [1], [65], [66] Do ảnh hưởng của hiện tượng phản hồi sóng của dòng máu làm cho HATT ở các mạch máu xa hơn sẽ hơi cao hơn HATT ở động mạch chủ và các mạch máu gần tim. Vì thế tư thế nằm ngửa, chi ngang tim, HATT chi dưới
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 20 thường cao hơn HATT của động mạch chủ và chi trên. Do đó, tỉ số HATT chi dưới chia cho HATT ở cánh tay sẽ lớn hơn 1. Khi có hẹp lòng mạch, hiện tượng giảm huyết áp xảy ra do ma sát tăng lên khi máu chảy ngang qua chỗ hẹp và do sự xuất hiện dòng chảy bất thường sau chỗ hẹp. Theo định luật Poiseuille: thiết diện lòng mạch quyết định độ chênh áp trước và sau chỗ hẹp. Động mạch càng hẹp thì độ chênh áp càng tăng. Đồng thời chiều dài của đoạn hẹp càng dài thì độ chênh áp càng lớn. Từ cơ sở lý luận huyết áp của động mạch sẽ giảm sau chỗ hẹp tương xứng với mức độ hẹp, người ta thấy rằng một trong những phương pháp hữu ích nhất để đánh giá độ nặng của hẹp động mạch là đo huyết áp sau chỗ hẹp và so sánh với chỗ động mạch bình thường. Đó cũng chính là lý do tại sao phải đo huyết áp mắt cá chân so với huyết áp cánh tay để xác định BĐMCD. Tình trạng VXĐM gây tắc nghẽn động mạch có thể xảy ra ở bất cứ động mạch ngoại biên nào, nhưng thực tế rất ít khi gặp ở chi trên. Do đó sau khi đo huyết áp cánh tay hai bên, nếu chênh lệch huyết áp giữa 2 bên không có ý nghĩa ( < 15mmHg), lúc này huyết áp cánh tay được xem là huyết áp hệ thống của nơi động mạch ngoại biên bình thường để từ đó so sánh với huyết áp mắt cá chân. Đối với BĐMCD, vị trí tắc nghẽn đa số xảy ra trên mức cổ chân. Trong nhiều nghiên cứu xác định mối tương quan giữa vị trí hẹp (qua chụp động mạch) và vị trí của huyết áp mắt cá chân, người ta thấy rằng: huyết áp mắt cá chân luôn bị ảnh hưởng dù hẹp ở bất cứ đoạn nào ở động mạch chi dưới (trên mức cổ chân). Do đó, đo huyết áp mắt cá chân là phương pháp phổ biến nhất để đánh giá tình trạng ĐMNBCD. 1.6.2. Nghiên cứu và sử dụng ABI Để thăm dò động mạch chi dưới hiện nay có rất nhiều phương pháp từ đơn giản như thăm khám lâm sàng, khai thác tiền sử, bệnh sử, bắt mạch, đo
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 21 huyết áp cổ chân đến hàng loạt những thăm dò hiện đại khác như: các loại siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ hạt nhân chụp mạch... trong đó phải kể đến vai trò của siêu âm Doppler liên tục loại bỏ túi để thăm dò mạch ngoại vi, phân tích tín hiệu và đo huyết áp tâm thu cổ chân - cánh tay để tính ABI là phương pháp được nhiều tác giả trên thế giới sử dụng [61]. Ở Mỹ việc sử dụng siêu âm Doppler liên tục loại bỏ túi để thăm dò mạch máu ngoại vi được coi là dụng cụ hàng đầu trong những trường hợp còn sờ thấy mạch [42] . Hình 1.5: Minh họa vị trí đặt đầu dò Doppler khi đo ABI Ngoài vai trò của siêu âm Doppler liên tục loại bỏ túi, ngày nay người ta còn tiến hành đo chỉ số ABI bằng máy dao động ký mạch máu Omron VP 1000 plus (huyết áp kế tự động) để chẩn đoán BĐMCD [37]. Tại Việt Nam Trần Hồng Nghị và cộng sự cũng đã xác định chỉ số ABI bằng máy đo huyết áp kế tự động để chẩn đoán BĐMCD kết quả cho thấy phương pháp mới đơn giản này để xác định chỉ số ABI thể hiện sự tương đồng với phương pháp cổ Áp lực tâm thu đo tại ĐM cánh tay Đầu dòDoppler Băng quấn HA Áp lực tâm thu đo tại vị trí cổ chân ĐMCT Đầu dòDoppler
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 22 điển Doppler và có hiệu quả thực tế nhằm phát hiện BĐMCD [23]. Thiết bị không xâm lấn này tỏ ra chính xác và chỉ cần kỹ năng kỹ thuật tối thiểu, không mất nhiều thời gian, dễ thực hiện không cần phương tiện đặc biệt (đầu dò Doppler), phương pháp này cung cấp một phương tiện thực hành cho các bác sĩ chưa sử dụng được phương pháp Doppler đánh giá một cách hệ thống hơn chỉ số mắt cá chân cánh tay trong bất kỳ loại thăm khám nào để xác định bệnh động mạch ngoại vi ở toàn thể cộng đồng, có tiềm năng tốt là một thiết bị tầm soát để đánh giá BĐMCD. Việc sử dụng thiết bị này bị hạn chế trong trường hợp thiếu máu cục bộ nghiêm trọng tại chi [33]. Hình 1.6: Hình ảnh máy Omron VP 1000 plus Đo ABI cung cấp số liệu khách quan dự đoán khả năng hồi phục của chi dưới và tiên lượng bệnh. ABI có thể sử dụng như một công cụ sàng lọc BĐMCD và theo dõi kết quả của can thiệp điều trị. Nhược điểm: Phương pháp đo ABI có nhược điểm không phát hiện được hẹp đơn thuần động mạch chậu trong hoặc động mạch đùi sâu. 1.6.3. Phương pháp tính ABI Phương pháp tính ABI là đo huyết áp tâm thu từ động mạch cánh tay và động mạch chày trước hoặc chày sau của cẳng chân. ABI dựa vào số đo huyết
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 23 áp cao nhất ở cổ chân chia cho trị số huyết áp cao nhất ở cánh tay. Đa số các tác giả lấy giá trị ABI ≤ 0,9 có tắc nghẽn lòng động mạch chi dưới [9] . Công thức: HATT cổ chân ABI = HATT cánh tay (bên trái hoặc bên phải cao hơn) Bảng 1.3: Bảng phân độ lâm sàng theo ABI của Cristol Robert ABI Ý nghĩa ≥ 1,10 1,00 – 1,09 0,9 – 0,99 0,7 – 0,89 0,50 – 0,69 < 0,50 Xơ cứng động mạch Bình thường Thiếu máu chi dưới mức độ nhẹ Thiếu máu chi dưới mức độ vừa Thiếu máu chi dưới rõ ràng Thiếu máu chi dưới mức độ trầm trọng 1.6.4. Một số nghiên cứu sử dụng ABI trên thế giới và ở Việt Nam Đo ABI không những là kỹ thuật thăm dò quan trọng giúp thầy thuốc dự đoán BĐMCD mà còn là phương pháp giúp nghiên cứu sàng lọc trên một quần thể rộng lớn. Người ta nhận thấy ABI thấp trong vữa xơ động mạch và có vai trò trong dự đoán bệnh mạch vành [41]. ABI đã được các tác giả trên thế giới nghiên cứu sử dụng như một phương pháp để dự đoán các biến cố về tim mạch trên bệnh nhân có BĐMCD và trên bệnh nhân đái tháo đường type II, chỉ số này bình thường lớn hơn hoặc bằng 1, chỉ số này nhỏ hơn 0,9 cho biết sự giảm tưới máu của động mạch chi dưới [49], [57]. Nghiên cứu của Newman và cộng sự xác nhận mối quan hệ giữa ABI và hiện diện các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành cũng như sự có mặt của
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 24 bệnh tim mạch khác và bệnh mạch não, mối quan hệ này đặc biệt với nhóm nguy cơ cao. Trong một nghiên cứu theo dõi huyết áp động mạch trong chương trình THA người già ở một quần thể 1537 người cả nam và nữ, Newman chỉ ra ABI có thể dự đoán được tỷ lệ tử vong chung và tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch, sự liên quan nguy cơ tử vong của bệnh tim mạch khi ABI thấp trong quần thể nghiên cứu tăng xấp xỉ gấp 3-4 lần và không tìm thấy những điều lệ thuộc khác ngoài ABI thấp [69]. Trong nghiên cứu của Monteiro ở quần thể bệnh nhân tăng huyết áp tuổi ≥ 65 tuổi thì có tỷ lệ BĐMCD là 18%, một ABI thấp là dự đoán các tổn thương cơ quan đích trong tăng huyết áp và cần đưa vào kiểm tra tim mạch thường xuyên của bệnh nhân THA [76]. Kannel W.B. và cộng sự đã chứng minh sau 5 năm tỷ lệ tử vong xấp xỉ 30% ở bệnh nhân có ABI là 0,7 và 50 % ở bệnh nhân có ABI là 0,4. Điều này có ý nghĩa tiên lượng, cung cấp chỉ số sống sót giống như đường kính cuối tâm trương thất trái và phân số tống máu ở bệnh nhân suy tim nặng [58]. Trong một nghiên cứu dọc theo dõi 247 bệnh nhân trong 6 năm, Howell và cộng sự đã nhận thấy tỷ lệ tử vong của bệnh nhân thuộc nhóm có ABI < 0,3 là 64%, còn tỷ lệ cắt cụt chi ở nhóm này là 32%, nhóm có ABI thuộc khoảng 0,3 đến 0,5 là 13%. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về BĐMCD nhưng việc nghiên cứu sử dụng về ABI còn chưa nhiều. Trần Hồng Nghị đã nghiên cứu giá trị ABI trong chẩn đoán sớm BĐMCD và tiên lượng nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân THA, tác giả kết luận “ ABI có liên quan tỷ lệ nghịch với các yếu tố nguy cơ tim mạch và các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân THA, ABI giảm rõ rệt ở bệnh nhân THA, ABI càng giảm nguy cơ tim mạch càng tăng. ABI là một chỉ số đáng tin cậy trong chẩn đoán BĐMCD ”. Trong nghiên cứu này với ABI ≤ 0,9 tỷ lệ BĐMCD ở bệnh nhân THA là 10,8% [24].
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 25 Lê Hoàng Bảo, Nguyễn Thị Bích Đào nghiên cứu chỉ số ABI trên bệnh nhân đái tháo đường type II cũng đưa ra kết luận “ ABI ở bệnh nhân đái tháo đường type II thấp hơn rõ rệt so với nhóm người bình thường ” và nghiên cứu cho thấy tỷ lệ BĐMCD dựa vào ABI là 23,5% [4]. Như vậy ABI là một chỉ số có giá trị trong chẩn đoán BĐMCD và nên được áp dụng rộng rãi tại cộng đồng vì kỹ thuật đơn giản, rẻ tiền để sàng lọc những người có nguy cơ cao mắc BĐMCD đồng thời cũng có vai trò quan trọng theo dõi tiến triển hay đáp ứng với điều trị của bệnh
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 26 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Những bệnh nhân là người cao tuổi (≥ 60 tuổi) được chẩn đoán là THA đang điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh Bệnh Viện A Thái Nguyên. 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng Bệnh nhân được chẩn đoán THA theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, THA khi huyết áp tối đa (HATT) ≥ 140 mmHg và/ hoặc HA tối thiểu ≥ 90 mmHg [7] . 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Tắc động mạch chi dưới cấp - Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới - Các bệnh lý động mạch ngoại biên không phải do nguyên nhân xơ vữa mạch máu gây ra (ví dụ: hội chứng Takayasu, bệnh Buerger, hội chứng Raynaud,...). - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 11/2012 đến tháng 07/2013. - Địa điểm: Khoa khám bệnh - Bệnh Viện A Thái Nguyên. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang. 2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu - Cỡ mẫu: Tỷ lệ bệnh động mạch chi dưới ở người bệnh cao tuổi THA dựa vào ABI.
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 27 Công thức: 2 2 1 2 (1 ) p p n Z d Trong đó: n: Số bệnh nhân tối thiểu cần nghiên cứu Z: Hệ số giới hạn tin cậy (với α = 0,05 2 1 2 Z = 1,96). p: Tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi THA mắc bệnh động mạch chi dưới khoảng 50% ( lấ 0,5) [26]. d: Sai số mong muốn (chọn d = 0,05) Theo công thức cỡ mẫu cần mô tả là: 2 2 0,5 1 0,5 1,96 384 0,05 n n = 384: Số bệnh nhân tối thiểu cần đưa vào nghiên cứu mô tả. Thực tế là nghiên cứu tiến hành trên 430 bệnh nhân người cao tuổi THA. - Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu có chủ đích. 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 2.4.1. Thông tin chung - Tuổi - Giới - Nghề nghiệp - Dân tộc - Địa chỉ 2.4.2. Chỉ tiêu lâm sàng - Triệu chứng lâm sàng chính của BĐMCD: + Cơn đau cách hồi theo phân loại của Fontaine Rhutherford. + Thăm khám thực thể chủ yếu là bắt mạch ở hai chân theo phân độ nảy của mạch, đặc biệt là các động mạch chày sau.
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 28 - Chỉ số ABI - Chỉ số BMI - Huyết áp: Tối đa, tối thiểu * Tiền sử: - THA, đái đường, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, béo phì, bệnh thận (suy thận mạn tính). * Chỉ tiêu cận lâm sàng - Điện tim - Glucose máu lúc đói - Sinh hóa máu: Cholesterol TP (CT); Triglycerid (TG); HDL-C; LDL-C; ure; creatinin. 2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu Khi bệnh nhân vào khoa phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn sẽ được hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng toàn diện, tỉ mỉ, khai thác kỹ tền sử, các yếu tố nguy cơ, làm các xét nghiệm cận lâm sàng cơ bản và đánh giá ABI. Những thông số nghiên cứu của bệnh nhân sẽ được thu thập vào bệnh án nghiên cứu theo mẫu riêng. 2.5.1. Khám lâm sàng - Các triệu chứng về biểu hiện thiếu máu chi dưới trên lâm sàng được dựa vào thang phân loại Fontaine (hoặc Rhutherford) .
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 29 Bảng 2.1. Phân loại của Fontaine và Rhutherford theo triệu chứng lâm sàng [14] . Fontaine Rutherford Giai đoạn Lâm sàng Độ Loại Lâm sàng I Không triệu chứng 0 0 Không triệu chứng IIa Đau cách hồi nhẹ I 1 Đau cách hồi nhẹ IIb Đau cách hồi vừa đến nặng I 2 Đau cách hồi vừa I 3 Đau cách hồi nặng III Đau chi khi nghỉ II 4 Đau chi khi nghỉ IV Loét hoặc hoại tử chi III 5 Mất tổ chức ít III 6 Mất tổ chức nhiều - Đặc điểm về bắt mạch chi dưới trên lâm sàng được phân chia thành 4 mức độ: Bảng 2.2. Phân độ nảy của mạch trên thăm khám lâm sàng [14] Phân độ Biểu hiện Độ 0 Không có mạch Độ 1 Mạch yếu Độ 2 Mạch bình thường Độ 3 Mạch nảy căng hơn bình thường 2.5.2. Đo chỉ số HATT cổ chân - cánh tay (ABI) * Chuẩn bị bệnh nhân và dụng cụ: Giải thích cho bệnh nhân trước khi đo để bệnh nhân yên tâm và hợp tác. Bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, nghỉ ngơi ít nhất 5 phút, hai tay, hai chân duỗi thẳng.
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 30 Xác định vị trí giải phẫu Máy dao động ký Omron VP- 1000 plus Bốn băng quấn huyết áp có kích thước phù hợp. * Tiến hành: Đặt bao quấn ở ngay trên mắt cá chân và trên nếp gấp khuỷu cánh tay hai bên sau đó bơm phồng cùng một lúc. Áp suất được đo bằng kỹ thuật dao động ký không cần đến cảm biến dòng máu doppler [33]. Hình 2.1: Mô tả cách đo ABI bằng máy Omron VP 1000 plus * Cách tính ABI [31] ABI ≤ 0,9 . Ở cùng một người, chọn chỉ số nhỏ hơn để đưa vào phân tích [14].
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 31 Bảng 2.3: Bảng phân độ lâm sàng theo ABI của Cristol Robert [28] ABI Ý nghĩa ≥ 1,10 1,00 – 1,09 0,9 – 0,99 0,7 – 0,89 < 0,50 – 0,69 < 0,50 Xơ cứng động mạch Bình thường Thiếu máu chi dưới mức độ nhẹ Thiếu máu chi dưới mức độ vừa Thiếu máu chi dưới rõ ràng Thiếu máu chi dưới mức độ trầm trọng 2.5.3. Xác định các yếu tố nguy cơ của BĐMCD 2.5.3.1. Huyết áp - Sử dụng ống nghe và huyết áp kế đồng hồ Nhật Bản. Đo theo phương pháp Korotkoff. - Cách đo: Buổi sáng khi bệnh nhân đến khám bệnh theo định kỳ, không dùng các chất ảnh hưởng đến huyết áp như bia, rượu, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích khác, bệnh nhân nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo. Bệnh nhân được đo ở tư thế nằm hoặc ngồi. Huyết áp được đo ở cánh tay, cởi bỏ áo chật, cánh tay để tựa trên bàn ngang mức tim, thả lỏng tay và không nói chuyện trong khi đo. Quấn băng huyết áp sao cho mép dưới băng trên lằn khuỷu 3cm. Sau khi áp lực hơi trong băng quấn làm mất mạch quay, bơm hơi lên tiếp 30mmHg nữa sau đó xả từ từ 2mmHg/giây. Sử dụng âm thanh pha I và pha V của Korotkoff để xác định huyết áp. - Chẩn đoán THA dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp của Tổ chức Y tế Thế giới và hội THA quốc tế: huyết áp tâm thu > 140 mmHg, huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg [7]. Phân độ tăng huyết áp theo JNC-VI [7]
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 32 Bảng 2.4. Phân độ tăng huyết áp theo JNC-VI (1997) Phân loại HA tâm thu (mmHg) HA tâm trƣơng (mmHg) Huyết áp tối ưu < 120 Và < 80 Bình thường < 130 Và < 85 Bình thường cao 130-139 Và 85-89 THA độ 1 140-159 Hoặc 90-99 THA độ 2 160-179 Hoặc 100-109 THA độ 3 ≥ 180 Hoặc ≥ 110 2.5.3.2. Chỉ số BMI * Đo chiều cao, cân nặng [2]: - Cân bệnh nhân: sử dụng bàn cân Trung Quốc có gắn thước đo chiều cao. Được tiến hành vào buổi sáng, bệnh nhân nhịn ăn sáng, mặc một bộ quần áo mỏng, cởi bỏ giầy dép, không đội mũ. Kết quả được ghi bằng (kg), sai số không quá 100g. - Đo chiều cao: được đo bằng thước đo chiều cao gắn liền với cân. Bệnh nhân đứng thẳng đứng, bốn điểm phía sau là chẩm, lưng, mông và gót chân sát thước đo. Từ từ hạ xuống thành ngang của thước đo chạm điểm cao nhất của đỉnh đầu thì dừng lại và đọc kết quả. Đơn vị của chiều cao được tính bằng mét (m) và sai số không quá 0,5 cm. - Tính chỉ số khối cơ thể BMI theo công thức: 2 P BMI h Trong đó: P Cân nặng (kg); h Chiều cao (m) Đánh giá chỉ số BMI theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới đề nghị cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tháng 2/2000 như sau [30] :
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 33 Bảng 2.5: Bảng xếp loại BMI Xếp loại BMI Gầy < 18,5 Bình thường 18,5 – 22,9 Thừa cân 23 – 24,9 Béo phì độ 1 25 – 29,9 Béo phì độ 2 > 30 2.5.3.3. Đái tháo đường Chẩn đoán xác định ĐTĐ: Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) 1998, người được chẩn đoán là ĐTĐ khi có ít nhất 1 trong 3 tiêu chuẩn sau [19]: 1. Có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng), mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ kỳ 11,1 mmol/l (200 mg/ dl). 2. Mức glucose huyết tương lúc đói (nhịn đói ít nhất 6h đến 8h) 7 mmol/l (126 mg/ dl). 3. Mức glucose huyết tương 11,1 mmol/l (200 mg/ dl) ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose. 2.5.3.4. Rối loạn chuyển hóa lipid máu Chẩn đoán RLCHLP theo tiêu chuẩn của Chương trình giáo dục Quốc gia Cholesterol tại Mỹ (1993) [30]: o Khi cholesterol (toàn phần) > 5,2 mmol/l o Và/hoặc Triglycerid > 2,3 mmol/l o Và/hoặc HDL - C < 0,9 mmol/l o Và/hoặc LDL - C > 3,4 mmol/l Được gọi là rối loạn chuyển hóa lipid khi một hoặc nhiều chỉ số thay đổi.
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 34 2.5.3.5. Hút thuốc lá Theo TCYTTG 1996 khi hút thuốc trên 5 điếu / ngày trong thời gian liên tục trên 2 năm, trong tiền sử họăc hiện tại. Tình trạng hút thuốc được tính bằng số bao thuốc hút một ngày nhân với số năm hút thuốc [30]. 2.6. Vật liệu nghiên cứu - Mẫu bệnh án nghiên cứu - Máy dao động ký Omron VP 1000 plus - Huyết áp kế đồng hồ, ống nghe Nhật Bản - Bàn cân Trung Quốc có gắn thước đo chiều cao - Bơm kim tiêm 10ml lấy máu, ống nghiệm - Máy phân tích sinh hoá máu AU 400 – Olympus 2.7. Xử lý số liệu Các số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học với phần mềm SPSS. 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu - Nghiên cứu này chỉ nhằm mục đích bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân, không vì bất kỳ mục đích nào khác. - Nghiên cứu này được thực hiện với sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu được thông báo về kết quả nghiên cứu cũng như được tư vấn về tình trạng bệnh tật, tiên lượng và điều trị nếu có vấn đề về sức khỏe.
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 35 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 3.1. Nhóm tuổi Số lƣợng Tỉ lệ (%) 61 – 69 221 51,4 70 - 79 154 35,8 > 80 55 12,8 Tổng số 430 100 X SD 70,78 6,95 * Nhận xét: Sự phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi được chia thành 3 nhóm trong đó tuổi của đối tượng nghiên cứu tập trung cao nhất ở nhóm từ 61 - 69 tuổi (51,4%), tiếp đến là 2 nhóm tuổi 70 - 79 tuổi (35,8%) và > 80 tuổi (12,8%). Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là: 70,78 6,95. Tuổi thấp nhất của nhóm nghiên cứu là 61 tuổi, cao nhất là 91 tuổi.
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 36 46.7 53.3 Nam Nữ Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới * Nhận xét: Về giới tính, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam (53,3%) chiếm tỷ lệ cao hơn nữ (46,7%), trong tổng số 430 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu. Bảng 3.2. bệnh nhân phân bố theo địa dư và nghề nghiệp Địa dƣ Nghề nghiệp T. phố - Thị trấn Nông thôn Tổng số Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Nghỉ hưu 184 77,3 54 22,7 238 55,3 Cán bộ 3 50 3 50 6 1,4 Làm ruộng 91 53,2 80 46,8 171 39,8 Khác 8 53,3 7 46,7 15 3,5 Tổng số 286 66,5 144 33,5 430 100 * Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi phần lớn là bệnh nhân nghỉ hưu đang sinh sống tại thành phố - thị trấn chiếm tỉ lệ cao 77,3%.
  • 46. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 37 64.2 27.9 7.9 0 10 20 30 40 50 60 70 Tỷ lệ (%) Tăng HA độ I Tăng HA độ II Tăng HA độ III Tăng HA Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về mức độ tăng huyết áp * Nhận xét: Phần lớn là bệnh nhân tăng huyết áp độ I (64,2 %), còn lại là bệnh nhân tăng huyết áp độ II (27,9 %). Bệnh nhân tăng huyết áp độ III chiếm tỉ lệ thấp hơn (7,9 %). Bệnh nhân có huyết áp cao nhất là: 220 / 120mmHg. Trong số 430 bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú thì có 20 bệnh nhân hiện tại huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương trong giới hạn bình thường. Bảng 3.3. Đặc điểm về thể trạng của nhóm nghiên cứu theo chỉ số BMI Thể trạng Số lƣợng Tỷ lệ (%) Gầy 34 7,9 Trung bình 223 51,9 Thừa cân 115 26,7 Béo phì độ 1 57 13.3 Béo phì độ 2 1 0,2 Tổng 430 100 X SD 22,2 2,64 * Nhận xét: - Bệnh nhân có chiếm tỉ lệ cao nhất: 51,9% - Bệnh nhân có nguy cơ cao béo phì: 26,7 % - Bệnh nhân béo phì: 13,5%
  • 47. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 38 3.2. Đặc điểm chỉ số ABI ở ngƣời cao tuổi tăng huyết áp 3.2.1. Đặc điểm ABI theo phân độ lâm sàng của Cristol Robert Bảng 3.4. hân độ lâm sàng theo ABI của Cristol Robert ABI Số lƣợng (n) Tỷ lệ (%) ≥ 1,10 615 71,5 1,00 – 1,09 171 19,9 0,9 – 0,99 45 5,2 0,7 – 0,89 28 3,3 0,50 – 0,69 1 0,1 < 0,50 0 0 Tổng 860 100 * Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gồm 430 bệnh nhân, tổng số chi dưới là 860. Qua nghiên cứu cho kết quả như sau: - Tỷ lệ xơ cứng động mạch ABI ≥ 1,10: 71,5% - ABI bình thường (1,00 – 1,09): 19,9% - Thiếu máu chi dưới mức độ nhẹ (0,9 – 0,99) là: 5,2% - Thiếu máu chi dưới mức độ vừa (0,7 – 0,89) là: 3,3% - Thiếu máu chi dưới rõ ràng (0,50 – 0,69) là: 0,1% - Không có bệnh nhân nào trong nghiên cứu thiếu máu chi dưới mức độ trầm trọng.
  • 48. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 39 Bảng 3.5. So sánh giá trị ABI theo phân độ lâm sàng giữa 2 bên ABI Chân phải Chân Trái p SL % SL % ≥ 1,10 299 69,5 316 73,5 p>0,05 p>0,05 p>0,05 p>0,05 1,00 – 1,09 93 21,6 78 18,1 0,9 – 0,99 22 5,1 23 5,3 0,7 – 0,89 15 3,5 13 3,0 0,50 – 0,69 1 0,2 0 0 < 0,50 0 0 0 0 Tổng 430 100 430 100 * Nhận xét: Khi so sánh mức độ thiếu máu chi dưới theo ABI giữa chân phải và chân trái sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Bảng 3.6. Đặc điểm phân độ lâm sàng ABI của Cristol Robert theo giới Giới ABI Nam Nữ Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) ≥ 1,10 334 72,9 281 69,9 1,00 – 1,09 79 17,2 92 22,9 0,9 – 0,99 26 5,7 19 4,7 0,7 – 0,89 18 3,9 10 2,5 0,50 – 0,69 1 0,2 0 0 0,50 0 0 0 0 Tổng số 458 100 402 100 * Nhận xét: - Thiếu máu chi dưới mức độ nhẹ ở nam nam 4,7%. - Thiếu máu chi dưới vừa ở nam 3,9 % cao hơn nữ 2,5%. - 0,2%
  • 49. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 40 Bảng 3.7. Đặc điểm phân độ lâm sàng ABI của Cristol Robert theo nhóm tuổi Nhóm tuổi ABI 60 - 69 70 - 79 ≥ 80 SL % SL % SL % ≥ 1,10 321 72,6 220 71,4 74 67,3 1,00 – 1,09 89 20,1 61 19,8 21 19,1 0,9 – 0,99 21 4,8 17 5,5 7 6,4 0,7 – 0,89 11 2,5 9 2,9 8 7,3 0,50 – 0,69 0 0 1 0,3 0 0 < 0,50 0 0 0 0 0 0 Tổng số 442 100 308 100 110 100 * Nhận xét: - Thiếu máu chi dưới mức độ nhẹ ABI (0,9 – 0,99) nhóm tuổi ≥ 80 là 6,4% so với nhóm tuổi 60 - 69 tuổi là 4,8%. - Thiếu máu chi dưới mức độ vừa ABI (0,7 – 0,89) nhóm tuổi ≥ 80 tỷ lệ 7,3% tăng gần gấp 2,92 lần so với nhóm tuổi 60 – 69 là 2,5%. - Thiếu máu chi dưới rõ ràng trong đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chỉ gặp 1 bệnh nhân ở nhóm tuổi 70 - 79 tuổi. Tỷ lệ ABI thấp tăng theo nhóm tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ ABI thấp càng tăng.
  • 50. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 41 Bảng 3.8. Đặc điểm phân độ lâm sàng ABI của Cristol Robert theo mức độ tăng huyết áp Mức độ THA ABI Độ I Độ II Độ III SL % SL % SL % ≥ 1,10 356 70,6 183 73,8 42 61,8 1,00 – 1,09 108 21,4 42 16,9 15 22,1 0,9 – 0,99 26 5,2 15 6,0 4 5,9 0,7 – 0,89 13 2,6 8 3,2 7 10,3 0,50 – 0,69 1 0,2 0 0 0 0 < 0,50 0 0 0 0 0 0 Tổng số 504 100 248 100 68 100 * Nhận xét: Bệnh nhân thiếu máu chi dưới trong đối tượng nghiên cứu của chúng tôi thường gặp tăng huyết áp độ III: - Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp độ II 3,2%. - Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp độ III i 10,3% tăng gấp 3,96 lần so với tăng huyết áp độ 2,6%. Tỷ lệ ABI thấp tăng theo mức độ tăng huyết áp, huyết áp càng tăng thì tỷ lệ ABI thấp càng cao.
  • 51. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 42 3.2.2. Đặc điểm lâm sàng BĐMCD theo ABI Bảng 3.9. Tỷ lệ bệnh động mạch chi dưới theo ABI ABI Số Lƣợng Tỉ lệ (%) ABI ≤ 0,9 ( có BĐMCD) 54 12,6 ABI > 0,9 ( không có BĐMCD 376 87,4 Tổng 430 100 * Nhận xét: Với ABI ≤ 0,9 thì tỷ lệ bệnh động mạch chi dưới theo ABI là 12,6%. Bảng 3.10. Giá trị ABI trung bình Chỉ số ABI p ABI ≤ 0,9 ABI > 0,9 Bên trái 0,896 ± 0,05 1,17 ± 0,85 < 0,05 Bên phải 0,895 ± 0,067 1,15 ± 0,87 p > 0,05 > 0,05 * Nhận xét: Giá trị ABI trung bình bên phải và bên trái giữa nhóm ABI ≤ 0,9 nhóm ABI > 0,9 có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
  • 52. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 43 68.5 31.5 Có Không Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ đau cách hồ ABI ≤ 0,9 * Nhận xét: Trong số 54 bệnh nhân có ABI ≤ tỷ lệ khập khiễng đau cách hồi là 31,5% và không có triệu chứng khập khiễng đau cách hồi là 68,5%. Bảng 3.11. Phân độ nảy của mạch trên lâm sàng ở nhóm có ABI ≤ 0,9 Phân độ Chân trái Chân phải SL % SL % Độ 0 0 0 0 0 Độ 1 3 0,7 0 0 Độ 2 427 99,3 430 100 Độ 3 0 0 0 0 * Nhận xét: Trong nhóm ABI ≤ 0,9 có 3 bệnh nhân mạch yếu bên chân trái chiếm tỷ lệ 0,7% còn lại không có bệnh nhân nào không bắt được mạch, chủ yếu là mạch bình thường.
  • 53. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 44 3.3. Mối liên quan giữa ABI với một số yếu tố nguy cơ của BĐMCD Bảng 3.12. Liên quan giữa ABI với một số yếu tố nguy cơ của BĐMCD YTNC ABI p ABI ≤ 0,9 ABI > 0,9 SL % SL % Tăng HA ≥ 5 năm 32 59,3 166 44,1 > 0,05 OR=1,8 < 5 năm 22 40,7 210 55,9 ĐTĐ Có 12 22,2 18 4,8 < 0,001 OR= 5,7 Không 42 77,8 358 95,2 RLCH lipid Có 18 33,3 70 18,6 < 0,05 OR=2,2 Không 36 66,7 306 81,4 Bệnh thận mạn Có 10 18,5 52 13,8 > 0,05 Không 44 81,5 324 86,2 * Nhận xét: - Tỷ lệ đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa lipid giữa nhóm ABI ≤ 0,9 và ABI > 0,9 khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001, p < 0,05. Bệnh nhân ĐTĐ, RLCH lipid ở nhóm ABI ≤ 0,9 có nguy cơ mắc BĐMCD cao gấp 5,7 lần, 2,2 lần so với bệnh nhân không ĐTĐ, không RLCH lipid ở nhóm ABI > 0,9. - Yếu tố nguy cơ về thời gian tăng huyết áp và bệnh thận mạn giữa nhóm có và không có BĐMCD sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
  • 54. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 45 Bảng 3.13. Liên quan giữa ABI với tuổi Nhóm tuổi ABI p ABI ≤ 0,9 ABI > 0,9 SL % SL % 60 – 69 20 37,0 201 53,5 < 0,05 70 - 79 22 40,7 132 35,1 > 80 12 22,2 43 11,4 Tổng 54 100 376 100 * Nhận xét: Ở nhóm tuổi > 80 có tỷ lệ ABI ≤ 0,9 là 22,2% cao hơn nhóm ABI > 0,9 là 11,4%. Sự khác biệt về tuổi giữa nhóm có ABI ≤ 0,9 và ABI > 0,9 có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.14. Liên quan giữa ABI với giới Giới ABI p ABI ≤ 0,9 ABI > 0,9 SL % SL % Nam 32 59,3 197 52,4 > 0,05 Nữ 22 40,7 179 47,6 Tổng 54 100 376 100 * Nhận xét: Tỷ lệ nam và nữ ở nhóm có ABI ≤ 0,9 và nhóm ABI > 0,9 là tương đương nhau. Sự khác biệt về giới giữa nhóm có ABI ≤ 0,9 và nhóm ABI > 0,9 không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
  • 55. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 46 Bảng 3.15. Liên quan giữa ABI với chỉ số BMI BMI ABI p ABI ≤ 0,9 ABI > 0,9 SL % SL % < 18,5 6 11,1 28 7,4 > 0,05 18,5 – 22,9 33 61,1 190 50,5 23 – 24,9 7 13,0 108 28,7 25 – 29,9 8 14,8 49 13,0 > 30 0 0 1 0,3 Tổng 54 100 376 100 * Nhận xét: Sự khác biệt về chỉ số BMI giữa nhóm có ABI ≤ 0,9 và ABI > 0,9 không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Bảng 3.16. Liên quan giữa ABI với hút thuốc lá Hút thuốc lá ABI p ABI ≤ 0,9 ABI > 0,9 SL % SL % Có hút thuốc 22 40,7 81 21,5 < 0,05 OR = 2,5 Không hút thuốc 32 59,3 295 78,5 Tổng 54 100 376 100 * Nhận xét: Tỷ lệ nhóm hút thuốc lá có ABI ≤ 0,9 là 40,7% cao hơn nhóm hút thuốc có ABI > 0,9 là 21,5%, sự khác biệt giữa nhóm có ABI ≤ 0,9 và ABI > 0,9 có ý nghĩa thông kê với p < 0,05. Bệnh nhân hút thuốc lá ở nhóm ABI ≤ 0,9 có nguy cơ mắc BĐMCD cao gấp 2,5 lần so với bệnh nhân không hút thuốc lá ở nhóm ABI > 0,9.
  • 56. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 47 Bảng 3.17. Liên quan giữa ABI với mức độ THA Mức độ THA ABI p ABI ≤ 0,9 ABI > 0,9 SL % SL % Độ 1 30 55,6 275 77,3 p < 0,05 Độ 2 17 31,5 62 17,4 Độ 3 7 13,0 19 5,3 Tổng 54 100 356 100 * Nhận xét: Tỷ lệ tăng huyết áp độ II, độ III nhóm có ABI ≤ 0,9 là 31,5%; 13,0% cao hơn nhóm ABI > 0,9 lần lược là 17,4%; 5,3%. Sự khác biệt về mức độ tăng huyết áp độ II, III giữa nhóm có ABI ≤ 0,9 và ABI > 0,9 có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Bảng 3.18. Liên quan giữa ABI với số lượng các yếu tố nguy cơ của BĐMCD Số lƣợng YTNC ABI p ABI ≤ 0,9 ABI > 0,9 SL % SL % Không có YTNC 2 3,7 11 2,9 >0,05 Có 1 YTNC 25 46,3 233 62,0 Có 2 YTNC 24 44,4 120 31,9 Có ≥ 3 YTNC 3 5,6 12 3,2 Tổng 54 100 376 100 * Nhận xét: Tỷ lệ ABI ≤ 0,9 và ABI > 0,9 ở người bệnh không có yếu tố nguy cơ, có 1, 2 hay 3 yếu tố nguy cơ là tương đương nhau, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)..
  • 57. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 48 Bảng 3.19. Liên quan giữa ABI với rối loạn các thành phần Lipid máu ABI Lipid máu ABI ≤ 0,9 ABI > 0,9 p SL % SL % Triglycerid Tăng(>2,3mmol/l) 22 40,7 93 24,7 p <0,05 OR = 6,2 BT(< 2,3mmol/l) 32 59,3 283 75,3 Cholesterol Tăng(> 5,2 mmol/l) 35 64,8 171 45,5 p <0,05 OR = 7,1 BT(< 5,2 mmol/l) 19 35,2 205 54,4 HDL - C Giảm(<0,9 mmol/l) 1 1,9 15 4,0 p > 0,05 BT(>0,9 mmol/l) 53 98,1 361 96,0 LDL - C Tăng(> 3,4 mmol/l) 7 13,0 42 11,2 p > 0,05 BT(< 3,4 mmol/l) 47 87,0 334 88,8 * Nhận xét: - Tỷ lệ triglycerid và cholesterol có ABI ≤ 0,9 tăng lần lượt là 40,7%; 64,8% cao hơn nhóm có ABI > 0,9 là 24,7%; 45,5%. Sự khác biệt giữa nhóm có ABI ≤ 0,9 và nhóm ABI > 0,9 có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bệnh nhân tăng triglycerid, cholesterol ở nhóm ABI ≤ 0,9 có nguy cơ mắc BĐMCD lần lượt cao gấp 6,2 lần; 7,1 lần những bệnh nhân không tăng triglycerid, cholesterol ở nhóm ABI > 0,9. - Tỷ lệ HDL - C, LDL - C giữa nhóm có ABI ≤ 0,9 và ABI > 0,9 không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
  • 58. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 49 Bảng 3.20. Liên quan giữa ABI với glucose huyết lúc đói ABI Glucose máu ABI ≤ 0,9 ABI > 0,9 p SL % SL % Glucose Tăng ( 7 mmol/l ) 11 20,4 47 12,5 > 0,05 BT ( < 7 mmol/l ) 43 79,6 329 87,5 * Nhận xét: Tỷ lệ tăng Glucose huyết lúc đói ở nhóm có ABI ≤ 0,9 là 20,4% cao hơn nhóm ABI > 0,9 là 12,5% nhưng sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
  • 59. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 50 Chƣơng 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên 430 đối tượng là người cao tuổi tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện A Thái Nguyên cho thấy tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là (bảng 3.1): 70,78 6,95. Trong đó tuổi thấp nhất là 61 tuổi và cao nhất 91 tuổi, đối tượng nghiên cứu tập chung cao nhất ở nhóm tuổi từ 61 - 69 tuổi (51,4%), tiếp đến là 2 nhóm tuổi 70 - 79 tuổi (35,8%) và > 80 tuổi (12,8%), nghiên cứu của Nguyễn Thành Ngọc, Tạ Mạnh Cường: tỉ lệ tăng huyết áp ở nhóm 60 – 69 tuổi là 31,7%, nhóm 70 – 79 tuổi là 47,1% sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa so với người cao tuổi trên 80 tuổi [25]; nghiên cứu của Trần Hữu Dàng cho thấy đặc điểm tăng huyết áp nhóm tuổi 60 - 69 là 45,81%, 70 -79 tuổi là 39,65%, ≥ 80 tuổi là 14,2% [8]. Như vậy đặc điểm phân bố nhóm tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với nghiên cứu của Trần Hữu Dàng. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam (53,3%) chiếm tỷ lệ cao hơn nữ (46,7%), trong tổng số 430 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu (biểu đồ 3.1), cũng phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thắng và Dương Đức Hoàng ở nam là 46,0% so với nữ là 45,4% [32]. Điều này cũng phù hợp với nhận định của các tác giả nước ngoài là ở các nhóm tuổi trẻ thì nam giới có tỷ lệ bị tăng huyết áp cao hơn hẳn so với nữ giới, nhưng ở người già thì tỷ lệ tăng huyết áp ở nam và nữ là tương đương nhau. Nguyên nhân có lẽ liên quan đến mất tác dụng bảo vệ của Etrogen ở phụ nữ sau khi mãn kinh. Tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi thay đổi theo địa dư và nghề nghiệp (bảng 3.2). Trong nghiên cứu của chúng tôi đối tượng phần lớn là nghỉ hưu và
  • 60. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 51 sinh sống ở thành phố - thị trấn chiếm tỷ lệ cao 77,3% phù hợp với nghiên cứu của Vương Hồng Hải với tỷ lệ bệnh nhân sống ở thành phố là 88,3%, hưu trí là 41,7% [13]. Qua đó thấy người bệnh sống ở thành phố - thị trấn có điều kiện tiếp cận với cơ sở y tế nhiều hơn. Chính vì vậy trong đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân cao tuổi đang điều trị ngoại trú tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện A thì phần lớn là bệnh nhân tăng huyết áp độ I(64,2%), còn lại là bệnh nhân tăng huyết áp độ II (27,9 %), bệnh nhân tăng huyết áp độ III chiếm tỉ lệ thấp hơn (7,9 %) trong đó có 20 bệnh nhân hiện tại huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương trong giới hạn bình thường (biểu đồ 3.2 ). Vì đây là đối tượng bệnh nhân đang điều trị ngoại trú nên trước khi đến viện có thể người bệnh đã uống thuốc hạ áp. Bệnh nhân thừa cân và béo phì (BMI ≥ 23) trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ 40,2% (bảng 3.3 ). Kết quả này phù hợp với đặc điểm của bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp trong nghiên cứu của Nguyễn Thành Ngọc và Nguyễn Mạnh Cường là 41,0% [25]. 4.2. Đặc điểm chỉ số ABI ở ngƣời cao tuổi tăng huyết áp 4.2.1. Đặc điểm ABI theo phân độ lâm sàng của Cristol Robert ABI là chỉ số đánh giá mức độ tiên lượng và tổn thương xơ vữa động mạch chi dưới. Chỉ số này thay đổi tùy theo nhóm nghiên cứu. Theo Inserm: ABI bất thường là 1,10 ± 0,1; theo Creager Mark A là 1,0; theo Jacote E là 1,10; theo Leriche là 1- 1,3 và Broccalon H là 0,90 - 1,13. Trong nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng theo đánh giá của Cristol Robert: chỉ số bình thường của ABI là 1,00 - 1,09, thiếu máu chi dưới mức độ nhẹ 0,9 - 0,99; mức độ vừa là 0,7 – 0,89; thiếu máu chi dưới rõ ràng khi ABI 0,50 - 0,69 và < 0,5 là thiếu máu chi dưới mức độ trầm trọng. Nếu ABI > 1,10 được xem là xơ cứng động mạch. Dựa vào phân loại và đánh giá của Cristol Robert, chúng tôi ghi nhận kết quả của ABI như sau:
  • 61. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 52 Theo phân độ lâm sàng ABI của Cristol Robert trong nghiên cứu của chúng tôi thấy (bảng 3.4 ): Thiếu máu chi dưới mức độ nhẹ ABI (0,9 - 0,99) là: 5,2%, thiếu máu chi dưới mức độ vừa ABI (0,7 - 0,89) là: 3,3%, thiếu máu chi dưới rõ ràng ABI (0,50 - 0,69) là: 0,1%, đặc biệt không có bệnh nhân nào trong nghiên cứu của chúng tôi thiếu máu chi dưới mức độ trầm trọng. Theo Gornik MD một ABI thực sự bình thường ABI (1,10 - 1,13) mặc dù PAD thường được định nghĩa là một ABI < 0,9 cũng như PAD biên giới ABI (0,90 - 0,99) và bất kỳ ABI thấp (ABI 1,00 - 1,09). Các đối tượng có ABI < 0,9 có nhiều khả năng để tăng khuyết tật vận động trong thời gian theo dõi hơn là các đối tượng có ABI bình thường. Các đối tượng có ABI bình thường thấp và ABI biên giới cũng có nhiều nguy cơ tim mạch và khả năng xơ vữa động mạch, trong 5 năm theo dõi 50% đối tượng với ABI biên giới và 17% ABI (1,00 -1,09) đã có một sự suy giảm trong ABI giá trị < 0,90 [53]. Khi so sánh giá trị ABI theo phân độ lâm sàng giữa 2 bên (bảng 3.5 ) thì chúng tôi nhận thấy ABI giữa 2 bên là tương đương nhau và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả này cũng tương đương với kết quả của Nguyễn Văn Phong [29]. Kết quả ABI theo giới (bảng 3.6 ) cho thấy: thiếu máu chi dưới mức độ nhẹ ở cả nam và nữ là 10,4%, nam chiếm tỉ lệ cao hơn nữ 5,7% so 4,7%. Mức độ thiếu máu chi dưới vừa và nặng trở lên ở nam 4,1% cũng cao hơn so với nữ 2,5%, thiếu máu chi dướ 0,2%. Nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Đức Hùng, Đoàn Văn Đệ và cộng sự [15]. Nhưng trong nghiên cứu của Nguyễn Hoài Mạnh, Nguyễn Thị Nhạn cho thấy mức độ thiếu máu chi dưới nhẹ, vừa và nặng ở nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới [20]. Đặc điểm ABI theo nhóm tuổi (bảng 3.7) trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Tỷ lệ ABI thấp tăng theo nhóm tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ ABI thấp