SlideShare a Scribd company logo
1 of 63
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
----------
MAI HOÀNG OANH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ XÁC
ĐỊNH MỘT SỐ TRÌNH TỰ GEN PHÂN LOẠI
CÂY SÓI RỪNG (Sarcandra Glabra (Thunb.) Nakai)
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Thái Nguyên – 2016
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
----------
MAI HOÀNG OANH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ XÁC
ĐỊNH MỘT SỐ TRÌNH TỰ GEN PHÂN LOẠI
CÂY SÓI RỪNG (Sarcandra Glabra (Thunb.) Nakai)
Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học
Mã số: 60.42.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hải Yến
Thái Nguyên - 2016
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và nhóm nghiên cứu,
các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa có ai công
bố trong một công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn
Mai Hoàng Oanh
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị
Hải Yến - Khoa Khoa học sự sống - Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái
Nguyên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Lê Văn Sơn và ThS. Hồ
Mạnh Tường cùng các cán bộ nghiên cứu thuộc Phòng công nghệ ADN ứng
dụng - Viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo các nhà khoa học đã trực
tiếp giảng dạy truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức khoa học quý báu.
Cảm ơn các thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện
tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi luôn trân trọng và biết ơn sự giúp
đỡ hết mình đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các cán bộ của cơ sở đào tạo
thuộc Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như quá trình
thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận văn
Mai Hoàng Oanh
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................3
1.1. Tổng quan về cây sói rừng.....................................................................3
1.1.1. Phân loại học................................................................................... 3
1.1.2. Thành phần hóa học của cây sói rừng.............................................. 4
1.1.3. Tác dụng sinh học của cây sói rừng................................................. 4
1.2. Tổng quan về mã vạch DNA.............................................................. 7
1.2.1. Giới thiệu về DNA Barcode............................................................ 7
1.2.2. Các đặc điểm cơ bản của trình tự barcode ....................................... 8
1.2.3. Một số locus được sử dụng trong phương pháp DNA barcode
ở thực vật ................................................................................................... 9
1.2.3.1. Trình tự gen nhân............................................................................ 9
1.2.3.2. Vùng gen mã hóa ribosome........................................................... 10
1.2.3.3. Trình tự gen lục lạp ....................................................................... 10
1.3. Ứng dụng của mã vạch DNA trong nhận biết cây dược liệu .................14
Chương 2:VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 18
2.1. Vật liệu nghiên cứu, hóa chất và thiết bị........................................... 18
2.1.1. Vật liệu thực vật............................................................................ 18
2.1.2. Chủng vi khuẩn............................................................................. 18
2.1.3. Hóa chất........................................................................................ 18
2.1.4. Thiết bị sử dụng ............................................................................ 19
2.1.5. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................19
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 19
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái...................................19
2.2.2. Phương pháp sinh học phân tử ...................................................... 20
2.2.2.2. Kiểm tra sản phẩm DNA sau khi tách chiết.....................................21
2.2.2.3. Phương pháp nhân bản gen đích bằng kỹ thuật PCR.......................22
2.2.2.4. Tinh sạch sản phẩm PCR............................................................... 24
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
2.2.2.5. Phản ứng ghép nối gen ngoại lai vào vector .................................. 25
2.2.2.6. Biến nạp DNA plasmid vào tế bào E. coli bằng phương pháp sốc
nhiệt 26
2.2.2.7. Phương pháp PCR trực tiếp từ khuẩn lạc (colony - PCR) ...............26
2.2.2.8. Tách chiết plasmid từ tế bào E. coli............................................... 28
2.2.2.9. Phương pháp xác định trình tự của gen.......................................... 29
2.2.2.10. Phương pháp phân tích số liệu ................................................ 29
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 30
3.1. Đặc điểm thực vật học của cây sói rừng thu tại Lạng Sơn................. 30
3.2. Phân lập gen từ mẫu cây sói rừng........................................................32
3.2.1. Tách chiết DNA tổng số................................................................ 32
3.2.2. Khuếch đại vùng gen nghiên cứu bằng phản ứng PCR.................. 33
3.2.3. Kết quả ghép nối gen vào vector tách dòng ................................... 35
3.2.4. Kết quả chọn dòng tế bào mang gen tái tổ hợp.............................. 36
3.2.5. Kết quả tách chiết plasmid tái tổ hợp............................................. 37
3.3. Kết quả xác định trình tự đoạn các đoạn gen nghiên cứu. ................. 38
3.3.1. Phân tích trình tự đoạn gen rpoC1................................................. 39
3.3.2. Phân tích vùng ITS........................................................................ 42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 48
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tên tiếng Anh
bp Base pair
CBOL Consortium for the Barcode of Life
CTAB Cetyl Trimethyl Ammonium Bromide
DNA Deoxyribonucleic acid
dNTP Deoxyribonucleostide triphosphate
EDTA Ethylenediaminetetraacetic acid
E. coli Escherichia coli
IPTG Isopropylthio-beta-D-galactoside
UV Ultraviolet
LB Luria Bertani
ITS-rDNA Internal Transcribed Spacer-rDNA
Kb Kilobase
OD Optical density
PCR Polymerase Chain Reaction
RNA Ribonucleic acid
rDNA Ribosome deoxyribonucleic acid
Rnase Ribonuclease
SDS Sodium dodecyl sulphate
Sol Solution
STS Sequence-Tagged Site
TAE Tris - Acetic acid - EDTA
Taq polymerase Thermus aquaticus polymerase
TE Tris - Ethylenediaminetetraacetic acid
X-gal X - 5 - brom - 4 - chloro3 - indolyl - β - D - galactosidase
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thông tin của một số mồi DNA Barcode thiết kế cho hệ gen lục
lạp.................................................................................................................. 111
Bảng 2.1. Các máy móc và các thiết bị sử dụng trong thí nghiệm..................... 19
Bảng 2.2. Thành phần dung dịch đệm rửa ...................................................... 200
Bảng 2.3. Thành phần dung dịch đệm tách ................................................... 200
Bảng 2.4. Thành phần của phản ứng PCR ........................................................ 22
Bảng 2.5. Chu trình nhiệt cho phản ứng PCR nhân gen ITS.............................. 23
Bảng 2.6. Chu trình nhiệt cho phản ứng PCR nhân gen rpoC1......................... 23
Bảng 2.7. Trình tự mồi dùng trong phản ứng PCR ........................................... 23
Bảng 2.8. Thành phần phản ứng ghép nối đoạn gen vào vector tách dòng .... 25
Bảng 2.9.Thành phần môi trường chọn lọc tế bào vi khuẩn mang ................. 26
Bảng 2.10. Thành phần phản ứng colony - PCR............................................. 27
Bảng 2.11. Chu trình nhiệt của phản ứng colony-PCR................................... 27
Bảng 2.12. Thành phần hóa chất tách plasmid................................................ 28
Bảng 3.1. Các vị trí sai khác giữa trình tự nucleotide của đoạn gen rpoC1 ... 41
Bảng 3.2. Hệ số tương đồng và hệ số sai khác về trình tự nucleotide của gen
rpoC1 phân lập từ mẫu sói rừng thu tại lạng sơn............................................ 41
Bảng 3.3. Mức độ tương đồng của gen ITS của mẫu sói rừng nghiên cứu với
một số trình tự trên ngân hàng gen thế giới (NCBI)....................................... 44
Bảng 3.4. Các vị trí sai khác giữa trình tự nucleotide của đoạn gen ITS........ 46
Bảng 3.5. Hệ số tương đồng và hệ số sai khác về trình tự nucleotide của gen
ITS phân lập từ mẫu sói rừng thu tại lạng sơn................................................. 46
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Hình ảnh cây sói rừng trong tự nhiên................................................ 3
Hình 2.1. Sơ đồ vector pBT ............................................................................ 25
Hình 3.1. Mẫu cây Sói rừng thu thập tại Lạng sơn......................................... 30
Hình 3.2. Các bộ phận của cây sói rừng............................................................ 31
Hình 3.3. Kết quả điện di DNA tổng số cây Sói rừng trên gel agarose 1% ....... 32
Hình 3.4. Kết quả điện di sản phẩm nhân gen rpoC1 và sản phẩm nhân gen
ITS từ các cặp mồi đặc hiệu ........................................................................... 34
Hình 3.5. Kết quả biến nạp vector tái tổ hợp vào tế bào khả biến.................. 35
Hình 3.6. Kết quả điện di sản phẩm PCR - clony các khuẩn lạc sử dụng mồi
rpoC1 và mồi ITS............................................................................................ 37
Hình 3.7. Kết quả điện di sản phẩm tách chiết plasmid.................................. 38
Hình 3.8. Trình tự nucleotide của đoạn rpoC1 phân lập từ mẫu sói rừng và
hai trình tự mang mã số EF380352 và KP256024 trên Genbank ................... 40
Hình 3.9. Sơ đồ hình cây so sánh mức độ tương đồng đoạn gen rpoC1 của
mẫu sói rừng với mẫu EF380352 và KP256024 trên Genbank ...................... 42
Hình 3.10. Trình tự nucleotide của đoạn gen ITS phân lập từ mẫu sói rừng SR và
4 trình tự mang mã số JN407442, JN407443, KC840060, KP317601 trên ngân
hàng gen quốc tế .............................................................................................. 45
Hình 3.11. Sơ đồ hình cây so sánh mức độ tương đồng đoạn vùng gen ITS của
mẫu sói rừng với mẫu có mã số JN407442, JN407443, KC840060, KP317601
trên ngân hàng gen quốc tế............................................................................. 46
1
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
MỞ ĐẦU
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh ung thư hiện nay luôn
là gánh nặng của nền kinh tế - xã hội đối với mọi quốc gia, trung bình mỗi
năm có thêm 10 - 16 triệu người mắc bệnh. Đây là một căn bệnh nguy hiểm,
có tỷ lệ tử vong cao. Mặc dù hiện nay đã có rất nhiều phương pháp điều trị
hiện đại nhằm loại bỏ khối u như phương pháp xạ trị, hóa trị, liệu pháp
hormon, liệu pháp sinh học, điều trị trúng đích và ghép tế bào gốc để ức chế
và tiêu diệt tế bào ung thư. Ngoài ra, người bệnh còn phải sử dụng các thuốc
nhằm nâng cao thể trạng, khắc phục hậu quả do khối u gây ra, kéo dài thời
gian sống cho người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này rất tốn kém về mặt
kinh tế [3], [9].
Ngày nay việc sử dụng các loại thuốc thảo dược theo cách cổ truyền
hay các hợp chất được tổng hợp từ các chất có nguồn gốc thiên nhiên có xu
hướng ngày càng tăng và chiếm một vị trí quan trọng trong nền y học, bởi
chúng có khả năng chữa trị bệnh cao, an toàn và ít tác dụng phụ. Ở Việt Nam
tính đến 2005 đã xác định được 3948 loài thực vật và nấm, 52 loài tảo biển,
408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc. Đa số các cây
thuốc mọc tự nhiên, tập trung chủ yếu trong các quần xã rừng, chỉ có gần 10 %
trong số đó là cây thuốc trồng [1]. Kết quả này cũng đã cho thấy nguồn dược
liệu ở nước ta rất phong phú đa dạng về chủng loại.
Các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy cây Sói rừng (Sarcandra
Glabra (Thunb.) Nakai) là dược liệu có khả năng chữa trị các bệnh cảm mạo,
viêm phổi, viêm ruột thừa, đau lưng và một số bệnh ung thư như ung thư tụy,
ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư trực tràng, ung thư cuống họng… [2],
[12], [21]. Tuy nhiên việc nghiên cứu sử dụng cây thuốc còn chưa được quan
tâm đúng mức đã và đang làm cho khu vực phân bố của loài bị thu hẹp và trữ
lượng của loài suy giảm một cách nghiêm trọng.
2
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Hiện nay thị trường về các nguồn nguyên liệu thảo dược dùng trong sản
xuất dược phẩm có tiềm năng lớn và đang tiếp tục phát triển. Tuy nhiên cùng
với sự phát triển đó, sự giả mạo các nguyên liệu thảo dược thuốc cũng trở
thành vấn đề toàn cầu. Các nguyên liệu thảo dược có thể được thay thế bằng
các loại thảo mộc khác có quan hệ họ hàng gần gũi.
DNA barcode là một trong những phương pháp phục vụ định danh loài
chính xác, nhanh chóng, tự động hóa bằng cách sử dụng một vùng DNA
chuẩn hay còn gọi là chỉ thị DNA hay mã vạch DNA (DNA barcode). Việc
xác định loài bằng DNA chỉ thị có hiệu quả cao trong việc phân biệt các loài
thực vật.
Xuất phát từ những nguyên nhân và lý do trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và xác định một số trình
tự gen phân loại cây sói rừng (Sarcandra Glabra (Thunb.) Nakai)”.
 Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả được một số đặc điểm hình thái của cây sói rừng (Sarcandra
Glabra (Thunb.) Nakai
- Xác định được một số trình tự gen phân loại cây sói rừng Sarcandra
Glabra (Thunb.) Nakai.
 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm thực vật học của cây sói rừng
- Nghiên cứu thông tin về trình tự gen rpoC1 và ITS. Nhân bản và tách
dòng hai đoạn gen rpoC1 và ITS .
- Xác định, phân tích sự đa dạng về trình tự nucleotide đoạn gen rpoC1
và ITS được phân lập từ mẫu sói rừng thu được từ Lạng Sơn.
3
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về cây sói rừng
1.1.1. Phân loại học
Tên khoa học: Sarcandra Glabra (Thunb.) Nakai.
Phân loại:
Giới: Plantae
Bộ: Chloranthales
Họ: Chloranthaceae
Chi: Sarcandra
Loài: S. glabra.
Ngoài ra còn có tên khác như: Chloranthus brachystachys Blum,
Chlorathus glaber (Thunb.) Makino, Sarcandra Chloranthus Gardeno, thuộc
họ Hoa sói Chloranthaceae.
Ở Việt Nam cây sói rừng còn
có một số tên gọi khác như sói lãng,
sói nhẵn, cửu tiết kim túc lan, cửu
tiết trà, cửu tiết phong, trúc tiết trà,
tiếp cốt liên, thảo sách hồ, tiếp cốt
mộc [5].
Cây Sói rừng phân bố ở nhiều
nước: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật
Bản, Ấn Độ, Việt Nam và Malaysia.
Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở vùng
núi đất, ở bìa rừng và ven đồi ẩm
nhiều nơi như: Cao Bằng, Lạng Sơn,
Hòa Bình đến Kon Tum, Lâm Đồng. Thu hái toàn cây vào mùa hạ, dùng tươi
Hình 1.1. Hình ảnh cấy Sói rừng
trong tự nhiên
4
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
hay phơi khô trong râm. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch cắt đoạn, phơi khô
trong râm hoặc dùng tươi [5].
1.1.2. Thành phần hóa học của cây sói rừng
Trong thành phần cây Sói rừng có chứa một số hợp chất có hoạt tính sinh
học cao như: flavonoid, coumarin , sesquiterpen, saponin,… . Các este, phenol,
đường, flavon, cyanogens, axit fumaric, …[7].
Các nhà khoa học Trung Quốc, Mỹ, Nhật khi nghiên cứu về cây thuốc
cho thấy thành phần hóa học chủ yếu của cây Sói rừng là sesquiterpen lactose,
curmarin, flavonoid [17], [19], [46].
Những nghiên cứu gần đây về thành phần hóa học đã xác định Sói rừng
có chứa một số các hợp chất thuộc nhóm flavonoid như chloranoside A;
Tertorigenin 7-glucoside có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương
khớp và tiêu hóa, hợp chất isofraxidin, một vị thuốc trong bài thuốc trị bệnh
vảy nến tại Trung Quốc [4], [6]. Bên cạnh đó, bột cây Sói rừng còn có hoạt
tính kháng gốc tự do, có tác dụng ức chế sự phát triển của các khối u, hỗ trợ
trong điều trị bệnh ung thư. Các kết quả thử nghiệm in vitro cho thấy dịch
chiết sói rừng có tác dụng ức chế sự phát triển của các dòng tế bào ung thư
người Hep-A549, HCT-29, BGC-823 [2], [12].
1.1.3. Tác dụng sinh học của cây sói rừng
Theo Đông y, cây Sói rừng có vị đắng cay, tính hơi ấm, có tác dụng
hoạt huyết giảm đau, khử phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc. Trong dân gian,
rễ cây được ngâm rượu, uống chữa đau tức ngực. Lá được sắc uống trị bệnh
lao, hoặc giã đắp chữa rắn cắn, ngâm rượu xoa bóp chữa vết thương, mụn
nhọt, phong thấp, đau nhức xương khớp [4], [6].
Ở Trung Quốc, cây được dùng để chữa một số bệnh ung thư: ung thư
tụy, dạ dày, trực tràng, gan, lỵ, gãy xương, thấp khớp, đau lưng, cảm mạo,
kinh nguyệt không đều, hoa được dùng để ướp trà [4], [7].
5
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Ngoài ra dịch chiết từ cây sói rừng có tác dụng chống viêm đạt hiệu quả
97,6% mà không gây tác dụng phụ, đặc biệt phần lá cây có tác dụng kháng
khuẩn mạnh nhất. Các nhà y học cổ truyền Trung Quốc đã bào chế Sói rừng
thành dạng thuốc tiêm bắp để trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp một cách hiệu
quả [6], [12].
Theo các tài liệu thu thập được, các nhà khoa học còn tìm hiểu tác dụng
lên hệ miễn dịch của cây sói rừng.
Nghiên cứu về tác dụng kháng u, Zhong L. và cộng sự nghiên cứu ảnh
hưởng của Sói rừng trên phòng và chữa bệnh giảm tiểu cầu sau hóa trị liệu. Kết
quả thí nghiệm đã chứng minh S.glabra có tác dụng rõ rệt trong điều trị giảm
tiểu cầu và có thể ngăn ngừa chứng giảm tiểu cầu gây ra bởi 5-FU.
Wen J. và cộng sự (2003) đã sử dụng dịch chiết Sarcandra glabra
(Thunb.) Nakai tiêm cho chuột được cấy ghép tế bào ung thư gan Hep-A22
đồng thời cũng quan sát tác dụng của dịch chiết trên sự phát triển in vitro của
dòng tế bào này. Kết quả cho thấy dịch chiết đã làm giảm sự phát triển của tế
bào ung thư Hep-A22 cả trên in vitro và in vivo [47].
Trong một nghiên cứu khác của Zhenzhen Z., chất SGP-2, một
polysaccharide chiết xuất từ Sacandra glabra đã ức chế sự tăng sinh và di căn
của tế bào ung thư MG-63 in vitro [55]. Các kết quả nghiên cứu trên đã tạo tiền
đề xây dựng cơ sở khoa học cho những nghiên cứu chống ung thư tiếp theo của
các thành phần có hoạt tính sinh học trong cây sói rừng [29].
Kang và cộng sự [28] nghiên cứu tác dụng ức chế khối u của dịch chiết S.
glabra và gây chết tế bào theo chương trình của dòng tế bào gây ung thư biểu
mô mũi - họng ở người. Kết quả cho thấy dịch chiết Sói rừng ngăn cản sự phát
triển khối u invivo.
Yuan K., Zhu J.X. và cộng sự nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn dịch
chiết n - butanol của Sói rừng. Kết quả cho thấy đường kính vòng vô khuẩn theo
6
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
mm của các hợp chất kaempferol-3-O-beta-D-glucoronid, isofraxidin-7-O-beta-
D-glucopyranosid, kaempferol được ghi lại có thứ tự là 14,67±0,08; 11,14±1,06;
8,26 ±1,26 [52].
Xu X.D., Hu X.R. và cộng sự [49] nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của
Sói rừng. Kết quả thực nghiệm cho thấy phân đoạn chloroform và EtOAc của
dịch chiết EtOH toàn cây Sói rừng, có tác dụng kháng khuẩn mạnh.
Đồng thời với nghiên cứu ức chế sự phát triển các tế bào u, các nhà khoa
học còn tìm hiểu tác dụng lên hệ miễn dịch của cây sói rừng. Theo các tác giả
He R. (2009) và Sun W. (2015) về tác dụng của dịch chiết Sarcandra Glabra
(Thunb.) Nakai lên hệ miễn dịch của chuột thì dịch chiết có liên quan tới sự cân
bằng của tế bào T, làm tăng phần trăm diệt tự nhiên và hiệu quả bảo vệ theo kiểu
miễn dịch ở chuột bị ung thư thông qua sự cải thiện tỉ lệ và số lượng tế bào miễn
dịch, tăng trọng lượng lách, tuyến ức và tăng số lượng bạch cầu [23], [38].
Trong một thí nghiệm của tác giả Từ Quốc Lượng và cộng sự (2005), dịch
chiết phân đoạn cây sói rừng làm tăng trọng lượng lách, tuyến ức và số lượng
tiểu cầu trên chuột xuất huyết giảm tiểu cầu. Nghiên cứu ảnh hưởng của cây sói
rừng trên điều trị giảm tiểu cầu do hóa trị liệu [39].
Trên các bệnh nhân ung thư biểu mô mũi họng, điều trị tia xạ kết hợp
uống cao Sói rừng đã làm giảm được một số tác dụng phụ do tia xạ so với chỉ
tia xạ đơn thuần [20].
Có rất nhiều bài thuốc dân gian sử dụng cây Sói rừng làm thuốc trong
điều trị viêm khớp, phong thấp. Ngoài ra Sói rừng còn có mặt trong thành phần
của một số thực phẩm chức năng như Flamasol, Hoàng Thấp Linh,viên Gout
Tâm Bình, Tiêu Khiết Thanh, hỗ trợ điều trị cho người bị viêm đau khớp, thấp
khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, giúp phòng ngừa và giảm các triệu
cứng viêm đường hô hấp.
7
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
1.2. Tổng quan về mã vạch DNA
1.2.1. Giới thiệu về DNA Barcode
Để phân loại và xác định loài ở động, thực vật hiện nay có rất nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau, hầu hết các phương pháp đều dựa trên
các nguyên tắc như những loài có chung nguồn gốc, có những tính chất giống
nhau, càng gần nhau thì tính chất giống nhau càng nhiều. Trong đó phương
pháp phân loại hình thái có lịch sử phát triển lâu đời và đã xây dựng được một
hệ thống phân loại sinh vật nói chung và thực vật nói riêng tương đối đầy đủ
và toàn diện. Tuy nhiên phương pháp phân loại này chủ yếu dựa vào sự khác
biệt về hình thái của các cơ quan trong cơ thể thực vật, đặc biệt là cơ quan
sinh sản (hoa) nên cũng gặp rất nhiều khó khăn khi cần xác định những mẫu
vật đang trong giai đoạn phát triển (chưa ra hoa), những mẫu thực vật có đặc
điểm giống nhau do cùng thích nghi với điều kiện môi trường hoặc khó nhận
biết do có nhiều điểm tương đồng ở bậc phân loại thấp như loài và dưới loài
[24], các mẫu thực vật cần giám định không còn nguyên vẹn, mất hình thái
bên ngoài. Ngoài ra, phương pháp phân loại hình thái thường chỉ thực hiện
được bởi các chuyên gia hình thái học, việc phân loại tốn nhiều thời gian và
công sức [22]. Do vậy, việc định danh dựa trên quan sát hình thái và kinh
nghiệm dân gian sẽ được hỗ trợ chính xác hơn nếu sử dụng các kỹ thuật sinh
học phân tử hiện đại.
Năm 2003, khái niệm mã vạch DNA được Paul Heber, nhà nghiên cứu
tại Đại học Guelph, Ontario đưa ra lần đầu tiên, nhằm giúp nhận diện các mẫu
thực vật [31]. Mã vạch DNA là một phương pháp định danh mà nó sử dụng
một đoạn DNA chuẩn ngắn (400 - 800 bp) nằm trong bộ genome của sinh vật
đang nghiên cứu nhằm xác định sinh vật đó thuộc về loài nào.
Kỹ thuật DNA mã vạch giúp các nhà phân loại học trong công tác phân
loại và xác định loài. Nâng cao năng lực kiểm soát, hiểu biết và tận dụng sự
đa dạng sinh học. Ngoài ra, kỹ thuật này có triển vọng nghiên cứu và ứng
dụng trong khoa học cuộc sống, trong khoa học pháp y, y tế, nghiên cứu y
dược, sản xuất và kiểm soát chất lượng thực phẩm. Phương pháp này vô cùng
8
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
có ý nghĩa trong các trường hợp các mẫu vật sinh học cần giám định loài đã
được qua xử lý, chế biến như các dạng chế phẩm thuốc hay thực phẩm đã qua
chế biến…
Để thúc đẩy việc sử dụng DNA barcode cho tất cả sinh vật nhân chuẩn
sống trên hành tinh này, CBOL (Consortium for the Barcode of Life ) đã được
thành lập vào tháng 5 năm 2004, gồm hơn 120 tổ chức từ 45 quốc gia. Với
mục tiêu ban đầu là xây dựng một thư viện trực tuyến trình tự barcode cho tất
cả các loài chưa được biết đến, có thể làm tiêu chuẩn phân loại cho bất kỳ
mẫu DNA nào. Với sự hỗ trợ của CBOL, DNA barcode ngày càng phát triển
và trở thành một phương pháp phân loại và định danh loài mới [33].
Trong bối cảnh của nền kinh tế phát triển nhanh và hậu quả tác động
đến động vật, thực vật của các quốc gia khác nhau, sự xác định loài sử dụng
phương pháp nhanh là cần thiết để đánh giá đa dạng sinh học của các khu vực
này nhằm bảo vệ các loài đặc hữu quý hiếm và nguy cấp. Tuy nhiên cần lưu ý
rằng DNA barcode không thể thay thế phân loại nhưng nó là công cụ hữu ích
để tạo ra thông tin về đơn vị phân loại chưa biết. Hiện nay, trên thế giới, kỹ
thuật này đang được sử dụng chủ yếu bởi các nhà phân loại học và nhiều nhà
khoa học ở các lĩnh vực khác như khảo cổ học, công nghiệp sinh học và chế biến
thực phẩm…
1.2.2. Các đặc điểm cơ bản của trình tự barcode
Đặc điểm quan trọng nhất của DNA barcode là phải phổ biến và đặc
hiệu trong các biến dị và dễ dàng sử dụng. Điều này có nghĩa là các đoạn gen
được sử dụng như một barcode nên thích hợp cho nhiều đơn vị phân loại, có
sự biến đổi giữa các loài nhưng ổn định và bảo thủ cao bên trong loài hoặc
biến đổi không đáng kể. Do đó, DNA barcode lý tưởng là một đoạn DNA có
trình tự nucleotide ngắn, bắt cặp được với cặp mồi được thiết kế đặc hiệu để
dễ dàng khuếch đại bằng PCR.
Với động vật, hệ gen ty thể với các đặc tính di truyền theo dòng mẹ, tốc
độ đột biến cao chủ yếu là các đột biến thay thế trong vùng mã hoá, vùng điều
9
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
khiển và không tái tổ hợp được coi là một công cụ hữu hiệu trong nghiên cứu
tìm ra nguồn gốc các loài.
Quá trình tìm kiếm một chỉ thị DNA chung cho các loài thực vật gặp
nhiều khó khăn. Ở thực vật hệ gen lục lạp mang nhiều đặc điểm thích hợp đối
với chỉ thị DNA và hệ gen nhân, vùng DNA nằm giữa các gen hay còn gọi
ITS (Internal Transcribed Spacer) thường được sử dụng làm DNA chỉ thị
trong một số nghiên cứu [15], [35], [41]. Trong vòng 5 năm qua, nhiều vùng
gen đã được nghiên cứu và đề xuất là chỉ thị DNA cho thực vật [16], [27],
[41]. Tuy nhiên chưa có chỉ thị DNA nào được đa phần các nhà phân loại học
thực vật hoàn toàn chấp nhận [16], [30], [34]. Mặc dù vậy, các nhà nghiên
cứu cũng đã đi tới một quan điểm thống nhất là sẽ cần không chỉ một mà
nhiều vùng DNA chỉ thị để định danh loài đối với thực vật [16], [27], [39].
Theo Taberlet P. và cộng sự (2007), hệ thống mã vạch DNA lý tưởng
phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Thứ nhất, đoạn DNA chỉ thị phải đủ độ biến thiên để phân biệt giữa
các loài nhưng cũng phải không khác nhau quá mức giữa các cá thể trong
cùng loài.
- Thứ hai, hệ thống định danh bằng DNA phải được chuẩn hóa, với
cùng một vùng DNA có thể được sử dụng cho các nhóm phân loại khác nhau.
- Thứ ba, đoạn DNA chỉ thị cần chứa đủ thông tin phát sinh loài để có
thể dễ dàng định danh loài vào các nhóm phân loại (chi, họ,…).
- Thứ tư, có khả năng áp dụng với các mẫu vật thô, với vị trí cặp mồi
nhân gen có độ bảo thủ cao, dễ dàng thực hiện phản ứng khuếch đại và đọc
trình tự DNA [39].
1.2.3. Một số locus được sử dụng trong phương pháp DNA barcode ở
thực vật
1.2.3.1. Trình tự gen nhân
Các trình tự barcode được nhân bản từ DNA hệ gen của bố mẹ dự kiến
sẽ cung cấp nhiều hơn thông tin về các loài cần xác định. Tuy nhiên khó khăn
trong việc khuếch đại PCR từ gen nhân vì gen nhân chủ yếu là đơn gen hoặc
10
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
có bản sao gen thấp, đặc biệt từ sự suy thoái và chất lượng DNA genome và
khả năng phân biệt dưới loài do bảo toàn gen chức năng có thể chính là lý do
tại sao hạn chế số lượng các gen nhân được thử nghiệm trong xác định loài
bằng phương pháp DNA barcode [43], [50].
1.2.3.2. Vùng gen mã hóa ribosome
Gen DNA ribosome (rDNA) là hệ thống đa gen mã hóa phần RNA của
ribosome. Các gen rDNA mang trình tự vừa có tính bảo thủ vừa có tính đa
dạng thích hợp để phân biệt các loài gần gũi. Trong tế bào, rDNA được sắp
xếp như các đơn vị được lặp lại ngẫu nhiên bao gồm DNA mã hóa ribosome
18S, 5,8S, 28S và xen giữa các trình tự không mã hóa ITS1, ITS2 (internal
transcribed spacers) nằm ở hai bên sườn của vùng 5,8S. Vùng mã hóa của ba
gen rDNA được bảo tồn cao hơn hai vùng ITS. Nhìn chung các đơn vị rDNA
được lặp lại hàng nghìn lần và được sắp xếp tập trung tại vùng lớn trên nhiễm
sắc thể. Một trong những tính năng đáng chú ý nhất của rDNA là từng đơn vị
trong hệ thống đa gen không tiến hoá độc lập, thay vào đó tất cả các đơn vị
tiến hoá một cách phối hợp nhờ vậy mà rDNA đạt mức ổn định cao hơn trong
loài nhưng khác biệt giữa các loài khác nhau.
Hiện tại, nrITS vùng ITS của gen nhân được xem là một trong những
công cụ hữu ích nhất để đánh giá phát sinh loài ở cả thực vật và động vật vì nó
phổ biến trong tự nhiên, kế thừa từ bố mẹ và biến đổi cao do ít hạn chế chức
năng [13]. Một số nghiên cứu gần đây ở cây sinh sản hữu tính và cây sinh sản
vô tính cho thấy một số mức độ biến đổi số các bản sao của trình tự ITS1 và
ITS2 do nhiều nguyên nhân như lai gần, phân ly, tái tổ hợp, tỷ lệ đột biến cao
và hình thành gen giả của các gen chức năng dẫn đến những thay đổi đó. Trên
cơ sở này nrDNA có thể được sử dụng để phân định chính xác và hiệu quả thực
vật trong cùng loài với đặc điểm lịch sử đời sống khác nhau (một năm, lâu
năm, trên cạn, dưới nước) và nguồn gốc tiến hóa khác nhau [43], [50], [51].
1.2.3.3. Trình tự gen lục lạp
Hệ gen lục lạp của thực vật gồm phân tử DNA mạch vòng có kích
thước 120 - 160 kb chia làm hai bản sao đơn là bản sao đơn lớn (large single-
copy region) và bản sao đơn nhỏ (small single-copy region). Hai bản sao được
11
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
phân cách bởi hai chuỗi lặp lại đảo nhau (IRa và IRb) có độ dài trung bình 20
- 30 kb. Hệ gen lục lạp chứa tất cả các gen rRNA (4 gen ở thực vật bậc cao),
các gen tRNA (35 gen) và các gen khác mã hóa cho các protein tổng hợp
trong lục lạp (khoảng 100 gen) cần thiết cho sự tồn tại của chúng [8].
Bảng 1.1. Thông tin của một số mồi DNA Barcode thiết kế cho
hệ gen lục lạp [14], [26], [ 44]
Mồi Trình tự 5’→3’
rbcL
a-f
a-r
ATGTCACCACAAACAGAGACTAAAGC
CTTCTGCTACAAATAAGAATCGATCTC
→
←
matK
matK 1F
matK 1R
matK 2F
matK 2R
GAACTCGTCGGATGGAGTG
GAGAAATCTTTTTCATTACTACAGTG
CGTACTTTTATGTTTACAGGCTAA
TAAACGATCCTCTCATTCACGA
→
←
→
←
rpoB
rpoB 1
rpoB 2
rpoB 3
rpoB 4
AAGTGCATTGTTGGAACTGG
ATGCAACGTCAAGCAGTTCC
CCGTATGTGAAAAGAAGTATA
GATCCCAGCATCACAATTCC
→
→
←
←
rpoC1
rpoC1 1
rpoC1 2
rpoC1 3
rpoC1 4
GTGGATACACTTCTTGATAATGG
GGCAAAGAGGGAAGATTTCG
TGAGAAAACATAAGTAAACGGGC
CCATAAGCATATCTTGAGTTGG
→
→
←
←
ycf5
(ccsA)
ycf5 1
ycf5 2
ycf5 3
ycf5 4
GGATTATTAGTCACTCGTTGG
ACTTTAGAGCATATATTAACTC
ACTTACGTGCATCATTAACCA
CCCAATACCATCATACTTAC
→
→
←
trnH -
psbA
trnH2
psbAF
trnH(GUG)
psb A
CGCGCATGGTGGATTCACAATCC
GTTATGCATGAAAGTAATGCTC
ACTGCCTTGATCCACTTGGC
CGAAGCTCCATCTACAAATGG
→
←
→
←
trnL-F
trnL-c
trnL-d
trnL-e
CGAAATCGGTAGACGCTACG
GGGGATAGAGGGACTTGAAC
GGTTCAAGTCCCTCTTATCCC
→
←
→
trnL-f
trnL-g
trnL-h
ATTTGAACTGGTGACACGAG3’
GGGCAATCCTGAGCCAA
CCATTGAGTCTCTGCACCTATC
←
→
←
Kí hiệu: → mồi xuôi; ← mồi ngược
12
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
a. Trình tự gen rbcL
Trong các gen lạp thể, rbcL là trình tự gen đặc trưng nhất, mã hóa các
tiểu đơn vị lớn của rubilose - 1,5 - bisphosphate cacboxylase/ oxygenase
(RUBISCO). rbcL là gen đầu tiên được giải trình từ thực vật. rbcL đã được sử
dụng rộng rãi trong nghiên cứu phát sinh loài và phân loại thực vật với hơn
10000 trình tự rbcL có sẵn trong GenBank. Do sự dễ dàng trong khuếch đại
PCR ở một số nhóm thực vật, CBOL gần đây đã công nhận rbcL là một trong
những trình tự gen tiềm năng nhất cho các nghiên cứu DNA barcode ở thực
vật. Tuy nhiên, do khả năng phân biệt loài thấp, nên hầu hết các nhóm đều
cho rằng nên sử dụng kết hợp rbcL với các với các chỉ thị barcode khác, ví dụ
như matK là hai locus barcode chuẩn cho thực vật [43], [45], [50].
b. Trình tự gen matK
Trong số các gen lục lạp, matK là một trong những gen tiến hoá nhanh
nhất, có kích thước khoảng 1550 bp và mã hóa cho enzyme maturase liên quan
đến quá trình loại bỏ các intron loại 2 trong quá trình phiên mã RNA. Do matK
tiến hoá nhanh và có mặt hầu hết trong thực vật nên đã được sử dụng như một chỉ
thị trong nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài và phát sinh loài ở thực vật. CBOL
đã thử nghiệm matK trên gần 550 loài thực vật và thấy rằng 90% mẫu thực vật hạt
kín dễ dàng khuếch đại trình tự bằng cách sử dụng một cặp mồi đơn và đề nghị sử
dụng matK là một trong những locus barcode chuẩn cho thực vật [42], [50].
c. Trình tự gen rpoB và rpoC1
Gen rpoB, rpoC1, rpoC2 mã hóa ba trong 4 tiểu đơn vị của RNA
polymerase lục lạp. Khi nghiên cứu họ Dipterocarpaceae, Tsumura và cộng sự
(1996) đã nhận thấy gen rpoB là thích hợp để nghiên cứu phát sinh loài. Hiện
nay, rpoB là gen được sử dụng nhiều trong nghiên cứu phát sinh loài và xác
định các loài vi khuẩn, đặc biệt là khi nghiên cứu các chủng có quan hệ gần
gũi. Cùng với gen 16S rRNA, rpoB được sử dụng trong nhiều nghiên cứu để
13
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
xác định loài vi khuẩn mới, do vậy các gen này được đề xuất là chỉ thị
barcode độc lập hoặc kết hợp với một số gen khác.
rpoC1 có cấu trúc vòng kép, bền vững. Chiều dài trung bình khoảng
520 bp. Chức năng mã hóa cho enzyme RNA polymerase β – Tiểu đơn vị.
Trong nghiên cứu Liu và cộng sự (2010) đã chỉ ra rpoC1 là một chỉ thị
rất hữu ích khi được sử dụng để phân biệt các loài bryophytes. Do vậy cần có
các nghiên cứu tiếp theo để chứng minh sự phù hợp khi sử dụng rpoB và
rpoC1 làm chỉ thị barcode trong các nghiên cứu giám định loài [41], [45].
d. Trình tự gen ycf5
Gen ycf5 mã hóa cho một protein có chứa 330 amino axit. Gen này
được bảo tồn trên tất cả các vùng thực vật và đã được kiểm nghiệm cho phù
hợp với DNA barcode của một vài nhóm. Tuy nhiên, gen này chưa được công
nhận và sử dụng nhiều trong vai trò của một DNA barcode [42], [43].
e. Trình tự hai gen trnH-psbA
Gen trnH-psbA có kích thước trung bình khoảng 450 bp, nhưng thay
đổi từ 296 đến 1120 bp, trnH-psbA được chứng minh là có khả năng xác định
loài cao. Locus trnH-psbA đã được khuếch đại thành công ở nhiều thực vật
hạt kín và hạt trần. Tuy nhiên, trong nhiều thực vật hạt kín trnH-psbA lại có
kích thước rất ngắn (~ 300 bp), kích thước của gen này thay đổi lớn do sự có
mặt của gen rpS19 hoặc các gen giả nằm giữa cùng gen của hai gen trnH và
psbA. Trong nhiều nghiên cứu gần đây đã đề xuất việc sử dụng trnH-psbA
như chỉ thị barcode độc lập cho thực vật hay kết hợp với matK. CBOL thấy
rằng khả năng phân biệt loài của trnH-psbA là cao nhất (69%) trong số 7
locus được thử nghiệm và do đó đề nghị nó như là chỉ thị barode bổ sung.
trnH-psbA có thể sử dụng trong hệ thống barcode ba locus khi hệ thống
barcode hai locus không cung cấp đầy đủ khả năng phân tích [37], [43].
14
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
f. Trình tự hai gen trnL (UAA)-trnF (GAA)
Locus trnL (UAA) - trnF (FAA) chứa gen trnL (UAA), vùng intron và
vùng nằm giữa hai gen trnL (UAA) và trnF (GAA). Taberlet và đtg là nhóm
nghiên cứu đầu tiên sử dụng trnL trong các nghiên cứu hệ thống học thực vật.
Vùng không mã hoá trnL(UAA) và trnF (GAA) không phải là vùng có sự
biến đổi lớn nhất của DNA lục lạp nhưng có ưu thế như cấu trúc bậc 2 với
vùng biến đổi và vùng bảo thủ xen kẽ nhau. Điều này tạo thuận lợi cho các
nghiên cứu tìm kiếm trình tự nucleotide ở các vùng bảo thủ để thiết kế mồi và
sử dụng kỹ thuật PCR để khuếch đại các đoạn gen ở vùng biến đổi. Trong
nghiên cứu để xác định trnL (UAA) intron có nên được sử dụng làm vùng
DNA barcode, Taberlet (2007) đã sử dụng 100 loài thực vật và kết luận rằng
trnL intron có thể sử dụng như là một barcode của thực vật, trnL-trnF là một
barcode tiềm năng cho phân tích, xác định các loài thực vật [39], [43], [51].
1.3. Ứng dụng của mã vạch DNA trong nhận biết cây dược liệu
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên sinh vật rất đa dạng và
phong phú với nhiều loài động vật, thực vật, nấm có giá trị kinh tế cao. Trong
đó, thực vật là giới sinh vật có tính đa dạng rất cao về loài. Đến nay, có
khoảng 350.000 loài thực vật đã được nhận dạng. Vậy bằng cách nào để phân
biệt được sự khác nhau hay giống nhau và mối quan hệ giữa các loài, các cá
thể sinh vật. Từ thời thượng cổ, các Nhà khoa học đã biết cách sắp xếp cây cỏ
theo những trật tự nhất định để có thể nhận biết chúng một cách dễ dàng. Con
người đã cố gắng tìm những đặc điểm giống nhau để sắp xếp cây cỏ vào từng
nhóm, nhưng lại dựa vào những đặc điểm sai khác để phân biệt nhóm này với
nhóm kia. Như vậy, theo phương pháp truyền thống, việc phân loại hay giám
định sinh vật chủ yếu dựa trên chỉ thị về hình thái hoặc các đặc tính sinh lý
sinh hóa bên trong nhờ vào bảng hướng dẫn định danh có sẵn. Phương pháp
phân loại truyền thống này trong nhiều trường hợp còn gặp nhiều khó khăn và
hạn chế, như: nhiều sinh vật có hình thái rất giống nhau nhưng thực tế lại rất
15
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
khác nhau trong hệ thống phân loại (hệ gen rất khác nhau), ngược lại nhiều
sinh vật có hình thái rất khác nhau nhưng lại rất gần nhau trong hệ thống phân
loại (hệ gen rất giống nhau). Mặt khác, phương pháp phân loại truyền thống
dựa trên các đặc điểm hình thái rất khó phân biệt được sự khác biệt giữa các
biến dị dưới loài. Đặc biệt, đối với những mẫu vật có nguồn gốc sinh vật đã bị
biến đổi về hình thái, như những mẫu sinh vật đã chết, bị chôn vùi dưới đất, ở
các công trình xây dựng, đã qua chế biến thì không thể xác định được bằng
chỉ thị hình thái. Gần đây nhờ vào sự phát triển của khoa học công nghệ nói
chung và các kỹ thuật sinh học phân tử nói riêng đã cho phép chúng ta nhanh
chóng xác định được sự khác biệt về vật chất di truyền giữa các loài sinh vật,
thậm chí giữa các cá thể sinh vật trong cùng loài. Từ đó có thể định danh
được sinh vật và xác định được mối quan hệ di truyền giữa các cá thể, quần
thể hay xuất xứ. Như vậy, việc kết hợp giữa chỉ thị hình thái và chỉ thị phân tử
DNA sẽ nhanh chóng xác định được sự khác biệt giữa sinh vật này với sinh
vật khác một cách chính xác. Vì vậy, các kỹ thuật sinh học phân tử được xem
là công cụ hỗ trợ có hiệu quả cho việc phân tích di truyền ở các loài sinh vật.
Trong đó, mã vạch DNA được xem như là một công cụ để giám định sinh vật
và xác định mối quan hệ di truyền giữa các loài.
Xây dựng cơ sở dữ liệu mã vạch DNA là hướng nghiên cứu mới. Nhận
thấy vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc xây dựng ngân hàng mã vạch
DNA, ở Việt Nam các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý cũng đã bắt đầu
tiếp cận và quan tâm đến hướng nghiên cứu này, nhằm hướng tới xây dựng một
ngân hàng dữ liệu mã vạch DNA quốc gia cho các loài sinh vật (Động vật, thực
vật, vi sinh vật, virut,...) phục vụ phân loại, giám định, chẩn đoán bệnh, bảo tồn
và quản lý thương mại nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam.
Thực vật dùng làm thuốc thảo dược luôn cần được xác định ở cấp độ
loài, vì vậy xác định chính xác là một bước quan trọng để có thể đảm bảo về
chất lượng sản phẩm và có tầm quan trọng trong việc nghiên cứu các đặc tính
16
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
của sự đa dạng di truyền, phát sinh loài và phát sinh vùng địa lý cũng như
bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Cùng với sự phát triển của thị trường
thảo dược, sự giả mạo các nguyên liệu thảo dược thuốc cũng trở thành vấn đề
toàn cầu. Các nguyên liệu thảo dược này có thể được thay thế bằng các loại
thảo mộc khác có quan hệ họ hàng gần gũi, thậm chí từ những nguyên liệu giả
mạo. Việc giả mạo các nguyên liệu thảo dược thường là do:
- Vật liệu không phân biệt được bằng các đặc điểm hình thái
- Những vật liệu có tên tương tự nhau
- Việc thay thế những nguyên liệu có giá trị kinh tế bằng các nguyên
liệu khác rẻ tiền hơn.
Tuy nhiên, việc xác định chính xác các nguyên liệu thảo dược làm
thuốc theo phương pháp truyền thống như sự đánh giá cảm quan và phương
pháp hóa học đôi khi gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những nguyên liệu có
nguồn gốc từ thực vật đã được chế biến một phần hoặc ở dạng bột. Vì vậy,
phương pháp sử dụng các dấu chuẩn phân tử rõ ràng là chính xác và phổ biến
hơn. Việc nhận biết các nguyên liệu thảo dược sử dụng phương pháp mã vạch
DNA có thể bảo vệ người dùng tránh khỏi tác dụng độc hại của các loại thuốc
giả mạo, đặc biệt trong nhiều trường hợp có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Dưới đây trình bày một số mã vạch ADN đã được nghiên cứu và ứng dụng
trong các cây dược liệu.
Vùng ITS cung cấp số lượng thông tin đặc trưng lớn nhất và khả năng
xử lý tốt nhất 6 mẫu của Hedyotis L có họ với Rubiaceae. ITS đã được sử
dụng thành công để phân biệt 14 loài Hedyotis L, bao gồm cả loài chính
thống trong phương thuốc điều trị khối u “Baihuasheshecao” có nguồn gốc từ
H. diffusa Willd, và cả loài giả mạo có nguồn gốc từ H. corymbosa (L.) Lam.
Maturase K trình tự này đã thành công trong việc xác định các loại
thuốc thảo dược "Dahuang" có nguồn gốc từ Rheum palmatum L
17
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
(Polygonaceae), R. tanguticum (Maxim. Ex Regel) Maxim. ex Balf, R.
officinale Baill., và loài gần gũi Rheum L. với mức độ biến đổi nội bộ loài
và giữa các loài khác nhau là cao. Vì vậy, nó thường được sử dụng để xác
định các nguyên liệu thảo dược ở những vị trí địa lý khác nhau.
trnH-psbA cho thấy tỷ lệ khuếch đại thành công cao nhất (100%) và
tỷ lệ sai khác là 83% trong số chín locus thử nghiệm, bao gồm cả ITS, rbcL
và matK. Vì vậy, trnH - psbA được coi như 1 trình tự hữu ích để phân biệt
các loài thảo mộc với loài giả mạo nó. Nó được dùng để phân biệt loài giả
mạo Shihu Bulbophyllum odoratissimum (Sm.)Lindl.ex.Hook.f. (Orchidaceae)
có nguồn gốc từ loài Dendrobium Sw. với tỷ lệ sai khác trong trình tự là từ
2% đến 3,1%.
Tiểu đơn vị lớn của ribulose-bisphosphate carboxylase-rbcL trình tự
này có chất lượng cao khi làm thử nghiệm trên 7 locus. Tuy mức độ biến đổi
thấp giữa các loài khác nhau nhưng rbcL vẫn cho phép nhận biết được nguyên
liệu thảo dược với loại giả mạo nó (Ví dụ, thảo dược dương xỉ
"Mianmaguanzhong" có nguồn gốc từ Dryopteris crassirhizoma Nakai
(Dryopteridaceae) có 19 nucleotide là đa hình trong trình tự rbcL khi đối
chiếu với loài giả mạo.
18
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Chương 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu, hóa chất và thiết bị
2.1.1. Vật liệu thực vật
Vật liệu nghiên cứu là cây sói rừng mọc thu được trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn.
2.1.2. Chủng vi khuẩn
Chủng vi khuẩn Escherichia coli (DH5α) sử dụng cho mục đích tách dòng
do Phòng Công nghệ tế bào thực vật - Viện Công nghệ sinh học cung cấp.
2.1.3. Hóa chất
Kit tinh sạch DNA (AccuPrep®
Gel Purification Kit) của hãng Bioneer
(Hàn Quốc).
Enzyme hạn chế BamHI, T4 DNA Ligase của Fermentas (Hàn Quốc), Taq
DNA polymerase, RNase được mua từ hãng Fermentas.
Hóa chất dùng cho tách chiết DNA tổng số: Nitơ lỏng, EDTA, CTAB,
natriclorua, Tris hidroclorua, sorbitol, natridihidrophotphat, nước deion,
isopropanol, ethanol, chloroform, isoamyl alcohol, RNase.
Hóa chất dùng cho tách dòng gen: X-gal, IPTG, Vector tách dòng pBT
do phòng Công nghệ tế bào thực vật - Viện Công nghệ sinh học cung cấp,
Bacto tryptone, Yeast extract, NaCl, kháng sinh carbecillin
Hóa chất để tách plasmid: Sol I (Tris HCl, EDTA), Sol II (NaOH,
SDS), Sol III (Kali axetat), isopropanol, ethanol, phenol, chloroform.
Hóa chất dùng cho phản ứng PCR: MgCl2, Buffer , Taq-polymerase, dNTP.
Hóa chất dùng trong điện di DNA: agarose, TAE 1X (Tris - Acetic
acide - EDTA), ethidium bromide.
19
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
2.1.4. Thiết bị sử dụng
Bảng 2.1. Máy móc và các thiết bị sử dụng trong thí nghiệm
STT Tên máy, thiết bị Hãng sản xuất
1 Tủ lạnh -4o
C, -80o
C Nuaire (Mỹ)
2 Tủ an toàn sinh học cấp II Nuaire Nuaire (Mỹ)
3 Máy điện di Powerpac300 Bio-Rad (Mỹ)
4 Cân điện tử (Electronic balances) Ohaus (Mỹ)
5 Lò vi sóng Sanyo (Nhật Bản)
6 Máy đo pH (Digital pH Meter Delta 320) ThommasScientific (Mỹ)
7 Máy lắc ổn nhiệt N-Biotek (Hàn Quốc)
8 Máy đo OD ThommasScientific (Mỹ)
9 Máy ly tâm lạnh Centrifuge 5417R Đức
10 Máy Votex Micro one ThommasScientific (Mỹ)
11 Bể ổn nhiệt Jeio Yech – Hàn Quốc)
12 Máy PCR PCR Themocycle
13 Máy soi gel với tia UV Mỹ
14 Tủ hút vô trùng Savant (Mỹ)
15 Máy phân tích trình tự DNA ABI 3100-Avant Applied BioSciences (Mỹ)
2.1.5. Địa điểm nghiên cứu
Phòng Công nghệ ADN ứng dụng - Viện Công nghệ sinh học - Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái
Sử dụng phương pháp quan sát mô tả trực tiếp đối tượng lựa chọn đại
diện kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có. Đây là
phương pháp thông dụng được dùng trong nghiên cứu thực vật học.
20
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Quan sát và mô tả đặc điểm hình thái thực vật về:
- Dạng sống
- Thân
- Lá (hình dạng phiến, chọp, gân, gốc, cuống, kích thước,…)
- Hoa (dạng cụm hoa, vị trí cụm hoa, kích thước,…)
- Quả và hạt (hình dạng, màu sắc, kích thước,…)
+ Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ: máy ảnh, thước dây, thước kẹp (palme),..
2.2.2. Phương pháp sinh học phân tử
2.2.2.1. Phương pháp tách chiết DNA tổng số
Bảng 2.2. Thành phần dung dịch đệm rửa
STT Hóa chất Nồng độ chuẩn Nồng độ cuối cùng
1 Sorbitol 350 mM
2 Tris-HCl (pH 8,0) 1 M 100 mM
3 EDTA (pH 8,0) 0,5 M 5 mM
4 Sordium metabisulfit 5%
Bảng 2.3. Thành phần dung dịch đệm tách
STT Hóa chất Nồng độ chuẩn Nồng độ cuối cùng
1 NaCl 3 M 1.5 M
2 Tris-HCl (pH 8,0) 1 M 100 mM
3 EDTA (pH 8,0) 0,5 M 20 mM
4 CTAB 4%
21
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
DNA được tách chiết bằng phương pháp CTAB có cải tiến bao gồm các
bước sau.
1. Ngiền nhanh 0,2g lá bằng cối chày sứ trong nitơ lỏng cho đến khi tạo thành
bột thật mịn, sau đó chuyển ngay vào ống Eppendorf 2ml, giữ trong đá.
2. Bổ sung 1ml đệm rửa, lắc mạnh trong 40 giây, ly tâm 12000 vòng/phút,
4o
C, 7 phút
3. Loại bỏ dịch nổi và lặp lại từ 2 - 3 lần
4. Bổ sung 800 µl đệm chiết, lắc đều và giữ ở 65o
C trong thời gian 30 phút
đến 1giờ
5. Giữ mẫu ở nhiệt độ phòng trong thời gian 10 phút
6. Bổ sung 800 µl chloroform : isoamyl alcohol (24:1) vào mẫu, lắc đều
trong thời gian 10 phút
7. Ly tâm với tốc độ 12000 vòng/ phút trong thời gian 15 phút ở 4o
C
8. Dùng pipet chuyển dịch nổi sang ống Eppendorf 1,5 ml
9. Bổ sung một thể tích tương đương isopropanol lạnh và đảo nhẹ, giữ mẫu
trong đá 30 phút.
10. Ly tâm 12000 vòng/ phút trong thời gian 15 phút ở 4o
C
11.Loại bỏ dich nổi, rửa DNA bằng cách thêm 500 µl cồn 80%, ly tâm 12000
vòng/ phút trong thời gian 4 phút ở 4o
C ( Bước này thực hiện 2 lần), sau
đó đảo nhẹ nhàng lọa bỏ cồn.
12.Làm khô DNA bằng quạt gió
13.Hòa tan trong 100 µl H2O
14.Sau khi DNA được hòa tan hoàn toàn thì bổ sung 3 µl Rnase (10mg/ml).
Giữ sản phẩm ở 37o
C trong 1 giờ
15.Bảo quản DNA tổng số ở -20o
C
2.2.2.2. Kiểm tra sản phẩm DNA sau khi tách chiết
DNA tổng số của các mẫu thực vật sau khi tách chiết sẽ được điện di trên
gel agarose 1% trong đệm TAE 1X, ở hiệu điện thế 90V với marker 1kb.
Nồng độ và độ tinh sạch của DNA tổng số được kiểm tra qua phương
pháp đo mật độ quang phổ hấp phụ ở bước sóng 260 và 280 nm. Mỗi mẫu đo 3
22
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
lần và giá trị trung bình của ba lần đo được lấy làm kết quả cuối cùng. Độ tinh
sạch của mẫu thể hiện qua thông số A260/280, thông thường A260/280 =1,5 - 2,0 được
coi là mẫu sạch protein, nồng độ DNA của mẫu được tính thông qua giá trị 1,0A
260 = 50 µg/µl.
2.2.2.3. Phương pháp nhân bản gen đích bằng kỹ thuật PCR
Thể tích mỗi phản ứng PCR của mỗi mẫu là 25µl, được thực hiện trên máy
PCR. Quy trình nhiệt để nhân bản các đoạn gen và thể tích cụ thể của các thành
phần trong một phản ứng PCR được thể hiện ở Bảng 2.4, Bảng 2.5 và Bảng 2.6.
Bảng 2.4. Thành phần của phản ứng PCR
TT Thành phần Nồng độ Thể tích (µl)
1 Nước khử ion vô trùng 12,75
2 Buffer 10X 2,5
3 Magie clorua 25mM 2,0
4 dNTPs 10mM 2,5
5 Mồi xuôi 10pmol 1,0
6 Mồi ngược 10pmol 1,0
7 Taq DNA polymerase 1u/µl 0,25
8 DNA khuôn 3
9 Tổng thể tích 25
23
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Bảng 2.5. Chu trình nhiệt cho phản
ứng PCR nhân ITS
Bảng 2.6. Chu trình nhiệt cho phản
ứng PCR nhân gen rpoC1
Bước Nhiệt
độ
(o
C)
Thời
gian
Chu
kỳ
Bước
Nhiệt
độ (o
C)
Thời
gian
Chu
kỳ
Khởi
động
94 4p 1
Khởi
động
94 60s 1
Biến
tính
94 40s
35
Biến tính 94 30s
35
Gắn mồi 55 1p Gắn mồi 52 40s
Kéo dài 72 1p Kéo dài 72 50s
Ổn định 72 7p 1 Ổn định 72 10p 1
Bảo
quản
4 Bảo quản 4
Hai cặp mồi được sử dụng để nhân bản 2 gen đích là ITS [21] và rpoC1
[14]. Trong đó vùng ITS của gen nhân và gen rpoC1 là gen lục lạp. Hai cặp mồi
này được chúng tôi tham khảo trong các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó.
Trình tự về hai cặp mồi được thể hiện ở Bảng 2.7.
Bảng 2.7. Trình tự mồi dùng trong phản ứng PCR
ST
T
Vùng gen
nhân bản
Ký
hiệu
Trình tự mồi (5’- 3’)
Kích
thước
dự
kiến
1
ITS
(ITS+ITS2)
P12F ACGAATTCATGGTCCGGTGAAGTGTTCG
655 bp
P12R TAGAATTCCCCGGTTCGCTCGCCGTTAC
P7R CCCAATACCATCATACTTAC
2 rpoC1
1F GTGGATACACTTCTTGATAATGG
550 bp
1R TGAGAAAACATAAGTAAACGGGC
24
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Phương pháp chạy điện di kiểm tra sản phẩm PCR
Chuẩn bị khuôn đổ gel đã cài sẵn răng lược. Hòa tan 1g agarose trong
100ml TAE 1X trong bình thủy tinh chịu nhiệt, đun sôi trong lò vi sóng cho đến
khi agarose tan hoàn toàn. Để nguội khoảng 60o
C và đổ vào buồng điện đi.
Chiều dày gel khoảng 5mm là thích hợp. Sau 30-40 phút, khi gel đã đông cứng,
gỡ lược ra và đặt bản gel trong bể điện di, đổ đệm TAE 1X vào bể điện di cho
đến khi mức đệm cao hơn mặt gel từ 1-2mm
Trộn 7µl DNA với 4µl dye, tra vào một giếng nhỏ trên gel. Điện di với
dòng điện 1 chiều có hiệu điện thế 110V trong khoảng 30 phút.
Lấy bản gel ra khỏi máy điện di và cho vào khay chứa dung dịch ethidium
bromide 1% trong 10 phút. Lấy bản gel ra, rửa sạch bằng cách ngâm trong nước
cất 2-3 phút. Đem vào máy quan sát dưới đèn tia tử ngoại (UV) và chụp ảnh.
2.2.2.4. Tinh sạch sản phẩm PCR
Tinh sạch DNA từ gel agarose bằng “AccuPrep PCR purification Kit”
của hãng “Bioneer” (Hàn Quốc) theo quy trình của nhà sản xuất. Gồm các
bước sau:
1. Điện di sản phẩm khuếch đại, cắt băng gel cho vào ống Eppendorf 1,5
ml
2. Bổ sung đệm hòa tan (GB-Gel binding buffer) theo tỷ lệ Vmẫu:VGB = 1:5
3. Ủ ở nhiệt độ 60o
C trong 10 phút, khoảng 2-3 phút lắc nhẹ một lần, sau
khi gel tan hết thì ủ thêm 5 phút để gel tan hoàn toàn.
4. Chuyển hỗn hợp dung dịch lên cột tinh sạch, ly tâm 13000 vòng/phút
trong 1 phút ở 4o
C, loại bỏ dịch chảy qua cột.
5. Bổ sung 500 µl đệm GB vào cột, để ở nhiệt độ phòng trong 2 phút. Sau đó
đem ly tâm 13000 vòng/phút trong 1 phút, loại bỏ dịch chảy qua cột. Bước
này nhằm loại bỏ hoàn toàn những thành phần gel agarose còn sót lại.
6. Rửa màng lọc chứa DNA bằng cách thêm 500µl đệm rửa WB (Washing
buffer) lên cột. Ly tâm 13000 vòng/phút trong 1 phút. Loại bỏ dịch chảy
qua cột. Ly tâm lần 2 để đảm bảo loại bỏ hết dịch WB.
25
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
7. Chuyển cột lọc sang ống Eppendorf 1,5ml, bổ sung 30µl dung dịch đệm
EL (Elution buffer) lên màng lọc, để ở nhiệt độ phòng trong 1 phút, sau
đó đem ly tâm 13000 vòng/ phút trong 1 phút. Loại bỏ cột, thu dịch chứa
mẫu DNA đã tinh sạch chuyển sang ống mới. Bảo quản ở - 20o
C
8. Điện di kiểm tra sản phẩm sau khi tinh sạch.
2.2.2.5. Phản ứng ghép nối gen ngoại lai vào vector
Sau khi đoạn DNA được tinh sạch, tiến hành gắn chúng vào vector tách
dòng thông qua phản ứng lai DNA sử dụng enzyme DNA T4 - ligase. Vector sử
dụng là vector pBT (Hình 2.1)
Hình 2.1. Sơ đồ vector pBT
Phản ứng ghép nối ở điều kiện 22o
C trong 90 phút. Sản phẩm sau khi
ghép nối được sử dụng để biến nạp vào vi khuẩn E.coli DH5α
Bảng 2.8. Thành phần phản ứng ghép nối đoạn gen vào vector tách dòng
Thành phần phản ứng Thể tích (µl)
H2O 3
Buffer T4 ligase 1
pBT 1
T4 DNA ligase 1
DNA 5
Tổ thể tích 10
26
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
2.2.2.6. Biến nạp DNA plasmid vào tế bào E. coli bằng phương pháp sốc nhiệt.
1. Tế bào khả biến được lấy ra từ tủ -84o
C và để tan từ từ.
2. Bổ sung 5l vectơ đã gắn gen vào ống đựng tế bào khả biến và trộn
nhẹ. Hỗn hợp được đặt trong đá 10-15 phút.
3. Chuyển mẫu sang bể ổn nhiệt có nhiệt độ 42o
C trong 90 giây. Sau
đó mẫu được lấy ra và đặt ngay lên đá lạnh trong 5 phút.
4. Bổ sung 500l môi trường LB lỏng, hỗn hợp được nuôi ở 370
C, lắc
200 v/p trong 1 giờ.
5. Sử dụng que cấy trải, trải 100 - 200 l dịch khuẩn lên đĩa môi
trường LB đặc có chứa 50mg/l Kanamycin. Ủ đĩa ở 37o
C qua đêm.
Bảng 2.9. Thành phần môi trường chọn lọc tế bào vi khuẩn mang
DNA tái tổ hợp
Hóa chất Thể tích
Xgal (0,004%) 40 μl
IPTG (100 μM) 20 μl
Carbecilin (100 mg/l) 20 μl
LB đặc 20 ml
2.2.2.7. Phương pháp PCR trực tiếp từ khuẩn lạc (colony - PCR)
Sau khi nuôi khuẩn đã biến nạp trên môi trường chọn lọc, từ mỗi đĩa
chọn ra một số khuẩn lạc trắng để tiến hành phản ứng colony - PCR với các
cặp mồi rpoC1 và ITS. Thành phần phản ứng colony - PCR và chu kì nhiệt
được trình bày ở Bảng 2.10 và Bảng 2.11.
27
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Bảng 2.10. Thành phần phản ứng colony - PCR
STT Thành phần Nồng độ Thể tích (l)
1 Nước khử trùng 13,8
2 Dung dịch đệm 10X 2,5
3 MgCl2 25 mM 2,5
4 dNTPs 10 mM 2
5 Mồi xuôi 10 pmol 1
6 Mồi ngược 10 pmol 1
7 Dream Taq polymerase 5U/l 0,2
8 Khuẩn lạc VK
Tổng 25
Bảng 2.11. Chu trình nhiệt của phản ứng colony-PCR
Bước Nhiệt độ (o
C) Thời gian Chu kỳ
Khởi động 94 5 phút 1
Biến tính 94 30 giây
25
Gắn mồi 58 50 giây
Kéo dài 72 50 giây
Ổn định 72 10 phút 1
Bảo quản 4 ∞
Điện di kiểm tra sản phẩm colony - PCR trên gel agarose 1% để chọn
ra các khuẩn lạc mang gen có kích thước như mong muốn.
28
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
2.2.2.8. Tách chiết plasmid từ tế bào E. coli
Quy trình tách DNA plasmid được tiến hành theo phương pháp sử dụng
phenol/chloroform có cải tiến sử dụng hóa chất bao gồm 3 dung dịch Sol I,
Sol II và Sol III .
Bảng 2.12. Thành phần hóa chất tách plasmid
Kí hiệu Thành phần
Sol I Glucose (50 mM), Tris-HCL (25 mM), EDTA (10
mM)
Sol II NaOH (0,2 N), SDS (1%)
Sol III 60 ml potassium acetate 5 M, 11,5 ml axit acetic,
28,5 ml H2O
Các bước tiến hành:
- Lấy dịch khuẩn đã nuôi qua đêm cho vào Eppendorf 2ml, ly tâm 7000
vòng/phút (v/p) trong 5 phút. Thu lấy cặn vi khuẩn ở đáy ống.
- Thêm 100 µl dung dịch Sol, hoà tan bằng vortex cho cặn tan hoàn toàn.
- Bổ sung 200 µl dung dịch Sol II đảo nhẹ.
- Thêm 150 µl dung dịch Sol III đảo nhẹ rồi đặt trong đá 5 phút.
- Ly tâm 13000 v/p trong 10 phút. Thu dịch nổi.
- Bổ sung dung dịch chloroform: isoamylalcohol (24:1) theo tỷ lệ 1:1.
- Ly tâm 13000v/p trong 10 phút. Chuyển pha trên sang ống Eppendorf
1,5 ml mới.
- Bổ sung dung dịch isopropanol lạnh theo tỷ lệ 1:1, ủ ít nhất 20 phút.
- Ly tâm 13000 v/p trong 20 phút, thu tủa.
- Rửa tủa 2 lần bằng 500µl ethanol 70%, ly tâm 13000 v/p trong 10 phút.
29
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
- Làm khô DNA ở nhiệt độ phòng, sau đó thêm 50 µl nước khử ion, để
ở nhiệt độ phòng cho tan hoàn toàn.
Plasmid sau khi tách chiết được tinh sạch và bảo quản ở -200
C để phục
vụ cho các nghiên cứu tiếp theo.
2.2.2.9. Phương pháp xác định trình tự của gen
Trình tự DNA được xác định bằng máy phân tích trình tự tự động
ABI PRISM 3100 Avant Genetic Analyzer theo nguyên lí của Sanger với bộ
kit BigDye Terminator v. 3.2 Cycle Sequencing (Macrogen Inc. Hàn Quốc).
Trình tự DNA đã giải được xử lý và phân tích bằng phần mềm BioEdit và
DNAstar. Cây phân loại được xây dựng theo phương pháp tối đa (Maximum
Parasimony (MP) trên cơ sở số liệu thu được.
2.2.2.10. Phương pháp phân tích số liệu
Sau khi cây sói rừng đem về sẽ tiến hành đo kích thước như chiều cao cây,
kích thước trung bình của rễ, cuống lá, phiến lá, hoa, quả ,….
Trình tự nucleotide sau khi giải trình tự sẽ được xử lý bằng các phần mềm
bioedit, BLAST, DNAstar. Lập bảng biểu, nhập các số liệu sau đó đưa ra nhận
xét, phân tích và rút ra kết luận.
30
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm thực vật học của cây sói rừng thu tại Lạng Sơn
Sói rừng là cây bụi thường
xanh, cao 1 - 2m, có bộ rễ phát
triển, dễ chính dài khoảng 25-
30 cm, đường kính khoảng 0,5 -
1cm, có nhiều rễ con phát triển,
có mầu nâu vàng, rễ cứng.
Cây Sói rừng có thân gỗ,
nhánh tròn, không có lông, thân
có màu xanh đậm, các mấu hơi
phồng ra, phần thân non có mầu
xanh, phần thân già có màu hơi
đỏ tía. Mặt cắt ngang có hình
tròn, đường kính thân khoảng
0,5 - 1,5 cm. Lá đơn mọc đối,
phiến lá có hình elip, hình trứng
ngược hoặc elip hẹp đến thuôn, chóp lá nhọn, dài 7 - 20cm, rộng 3 - 5cm, gốc
thon nhọn, mép lá có răng cưa nhọn và thô, phần không xẻ gần cuống dài 3 -
3,2cm, gân lông chim, gân chính nổi rõ với 5 - 7 cặp gân nhọn, gân bên hình
cung mờ, gân lồi mặt dưới, cuống ngắn 5 - 10mm. Lá nhẵn, không có lông,
mặt trên có mầu xanh sẫm, mặt dưới nhạt. Bông kép, ít nhánh, nhánh ngắn.
Cụm hoa có mầu xanh nhạt hoặc trắng, dài 3 - 8cm, bông khá dày, dài 1 -
3,5cm. Hoa cái nhỏ, màu trắng, dạng phích hoặc dạng cầu méo, dài 1 -
1,5mm, không cuống và có một nhị.
Hình 3.1. Mẫu cây sói rừng thu thập tại
Lạng sơn
31
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Hình 3.2. Các bộ phận của cây sói rừng
1 - Rễ; 2 - thân ; 3 - Lá; 4 - Cách sắp xếp lá; 5 - Hoa; 6 - cành mang quả; 7- Quả
32
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Theo một số nghiên cứu về đặc điểm hình thái của cây sói rừng đã được
tiến hành nghiên cứu trước đó, Sói rừng có bầu nhụy hình trứng và không có
vòi, hóa đực dài 1,3 - 2mm, rộng 1 - 1,3 mm, bao phấn kéo dài từ một nửa
đến toàn bộ chiều dài. Cây sói rừng có quả nhỏ, mọng, hình gần tròn đường
kính 4 - 7 mm. Quả ban đầu xanh, khi chín có màu đỏ hay đỏ gạch, hạt không
mở màu vàng hoặc kem [10]. Cây thường mọc ở vùng núi đất, ở bìa rừng, ven
đồi ẩm, sườn núi, các khu đầmlầy, đồng cỏ, ven suối. Cây có hoa vào tháng 6 - 7,
quả tháng 8 - 9.
Phân bố: Ở Việt Nam cây mọc từ Hà Giang (Vị Xuyên), Sơn La (Mộc
Châu), Cao Bằng (Thạch An, Nguyên Bình, Tĩnh Túc), Lạng Sơn (Hữu Lũng, Bắc
Sơn), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Nội (Hà Tây), Thừa Thiên Huế, Kom Tum ( Đác
lây, KonPlong), Lâm Đồng (Đà Lạt, Bảo Lộc). Trên Thế giới, cây có ở Ấn Độ,
Trung Quốc, Triều Tiên, Malaysia, Indonesia,Lào, Thái Lan, Hàn Quốc.
3.2. Phân lập gen từ mẫu cây sói rừng
3.2.1. Tách chiết DNA tổng số
Để tách được DNA từ mẫu lá của cây sói
rừng có chất lượng tốt và đáp ứng các mục đích
thí nghiệm, chúng tôi sử dụng phương pháp dùng
CTAB (Collins và Symons, 1992) [17] với một số
thay đổi cho phù hợp với điều kiện phòng thí
nghiệm (mục 2.2.2.1). Kết quả điện di (Hình 3.3)
cho thấy DNA thu được có đủ số lượng và chất
lượng cần thiết, các vạch điện di rõ gọn không bị
đứt gãy, ít thấy các vết protein và tạp chất còn dư
trong mẫu, đảm bảo chất lượng cho phản ứng
nhân gen tiếp theo.
Trong tách chiết DNA tổng số từ thực vật,
Marker DNA tổng
số
DNA
tổng số
Hình 3.3. Kết quả điện di
DNA tổng số cây Sói rừng
trên gel agarose 1%
33
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
có nhiều phương pháp khác nhau đã được ứng dụng, trong đó phương pháp dùng
CTAB có ưu điểm là khá đơn giản, tiết kiệm thời gian mà DNA thu được vẫn
đảm bảo chất lượng. Đã có nhiều cải tiến trong quy trình tách chiết DNA sử
dụng CTAB tỏ ra đặc biệt hiệu quả trong đó với cả các mẫu mô thực vật chứa
nhiều polysaccharid và polyphenol (Porebski và cộng sự, 1997) [28]. Hiện nay,
phương pháp dùng CTAB để tách chiết DNA tổng số từ mẫu mô thực vật được
sử dụng phổ biến trong các công trình nghiên cứu.
Để xác định hàm lượng và độ tinh sạch, DNA tổng số đươc đo mật độ
quang phổ (OD) ở bước sóng 260nm và 280nm. Kết quả đo được tỉ số A260/280 =
1,95 tương đương với hàm lượng mẫu bằng 191,3 µg/µl. Kết quả đo OD cho
thấy mẫu DNA đủ độ tinh sạch để thực hiện phản ứng PCR ( tỉ số A260/280 trong
khoảng từ 1,5 - 2, 0)
3.2.2. Khuếch đại vùng gen nghiên cứu bằng phản ứng PCR
Khuếch đại đoạn gen là công đoạn đầu tiên nhằm nhân lên các đoạn DNA
chỉ thị mong muốn sử dụng các cặp mồi đặc hiệu. Trong nhiều công bố gần đây
về sử dụng DNA barcode, các tác giả cho thấy việc nhân bản thành công các
trình tự DNA barcode bằng phản ứng PCR phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng
DNA dùng làm khuôn và đặc biệt là nhiệt độ bắt mồi đặc hiệu (Yonghua Li
và cộng sự, 2010) [36].
rpoC1 là một trong những gen cơ bản trong việc nghiên cứu sự phát
sinh loài, đã được sử dụng ở nhiều nhóm sinh vật khác nhau còn ITS là gen
nhân được sử dụng nhiều trong phân tích đa dạng và xác định loài ở thực vật.
Để khuếch đại được đoạn gen rpoC1 và ITS chúng tôi sử dụng cặp mồi đặc
hiệu như đã trình bày ở bảng 2.4. Thành phần phản ứng và chu kỳ nhiệt của
phản ứng PCR như ở mục 2.2.2.3.
34
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
bp bp
750
500
250
550
750
500
250
650
A B
Hình 3.4. Kết quả điện di sản phẩm nhân gen rpoC1 (A) và sản phẩm nhân
bản vùng ITS (B) từ các cặp mồi đặc hiệu
M. Maker 1kb; 1. Sản phẩm PCR nhân gen
Kết quả nhân bản gen ITS và rpoC1 cây sói rừng ở Hình 3.4 cho thấy
vùng ITS có kích thước khoảng 650bp, gen rpoC1 có kích thước khoảng
550bp đúng như kích thước dự đoán ban đầu. Kết quả điện di sản phẩm PCR
trên gel agarose 1% cho thấy băng vạch sáng rõ nét và chỉ có một băng duy
nhất điều này chứng tỏ quá trình nhân bản vùng ITS và gen rpoC1 có kết quả
tốt ở mẫu sói rừng nghiên cứu. Do đó, sản phẩm này được chúng tôi sử dụng
cho tách dòng và giải trình tự.
Sản phẩm PCR thu được sau phản ứng khuếch đại gen còn có lẫn các
tạp chất như mồi, đệm PCR, các nucleotide,... và đôi khi có thể chứa các sản
phẩm phụ sẽ ảnh hưởng đến kết quả của quá trình tách dòng, do vậy cần tiến
hành tinh sạch sản phẩm PCR trước khi tiến hành quá trình đưa gen vào
vector tách dòng. Việc tinh sạch được thực hiện bằng bộ Kit AccuPrep Gel
Purification Kit. Nguyên lý của phản ứng và quy trình thực hiện được nêu ở
mục 2.2.2.4. Các đoạn gen sau khi tinh sạch được kiểm tra bằng điện di trên
gel agarose 1% để kiểm tra chất lượng và xác định sơ bộ hàm lượng DNA
tinh sạch.
35
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
3.2.3. Kết quả ghép nối gen vào vector tách dòng
Sản phẩm PCR sau khi được tinh sạch, chạy điện di kiểm tra và tính
toán hàm lượng DNA để dùng cho phản ứng ghép nối vào vector tách dòng
pBT. Phản ứng ghép nối là phản ứng hình thành liên kết phosphodiester giữa
base Adenin ở đầu 5’
của sản phẩm PCR với base Thymine ở đầu 3’
của
vector tách dòng nhờ hoạt tính nối của enzyme T4 ligase. Nguyên lý và kỹ
thuật ghép nối đoạn gen vào vector tách dòng được trình bày cụ thể ở mục
2.2.2.5. Kết quả của phản ứng ghép nối sẽ được thể hiện sau khi biến nạp vào
tế bào khả biến E. coli.
Sản phẩm của quá trình chuyển gen vào vector pBT sẽ được biến nạp
vào vi khuẩn E. coli DH5α, sau đó được cấy trải trên môi trường LB đặc có
bổ sung carbenicilin 50 mg/l, X-gal 40 µl/ml và IPTG 100μM. Kết quả của
quá trình này sẽ là sự xuất hiện của những khuẩn lạc xanh và trắng, trong đó
khuẩn lạc trắng là những khuẩn lạc chúng ta quan tâm.
Hình 3.5. Kết quả biến nạp vector tái tổ hợp gen rpoC1 vào tế bào khả biến
Tất cả các khuẩn lạc này là những khuẩn lạc đều đã được biến nạp
plasmid chứa gen kháng sinh carbenicillin nên có thể phát triển được trên môi
trường chọn lọc này và phát triển thành các khuẩn lạc. Những khuẩn lạc xanh
xuất hiện là do vector không có nhận được gen ngoại lai. Do vector có mang
operon lacZ nên khi operon này hoạt động bình thường và khi có mặt chất
36
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
cảm ứng IPTG sẽ tổng hợp enzyme β- galactosidase, enzyme này sẽ chuyển
hóa cơ chất X-gal thành hợp chất có màu xanh. Còn những khuẩn lạc trắng là
do nhận được plasmid mang gen ngoại lai. Gen ngoại lai sẽ chèn vào và nó sẽ
phá vỡ cấu trúc gen lacZ khi có chất cảm ứng IPTG thì gen lacZ cũng không
tổng hợp enzyme β- galactosidase và không xảy ra sự chuyển hóa X-gal. Tuy
nhiên không phải tất cả các khuẩn lạc trắng đều mang plasmid tái tổ hợp có
chứa đoạn gen barcode chèn vào có thể là chứa đoạn gen là sản phẩm phụ của
phản ứng PCR, sự đột biến trên promoter lac hay sự đứt gãy base thymine đầu
3’ của vector cũng có thể làm cho khuẩn lạc mang màu trắng. Vì vậy để có
thể biết chính xác các khuẩn lạc trắng mang plasmid tái tổ hợp cần tiến hành
chọn bằng phương pháp PCR trực tiếp từ khuẩn lạc (colony - PCR) để phục
vụ cho quá trình nghiên cứu tiếp theo.
Từ kết quả trên cho thấy quá trình biến nạp vector tái tổ hợp vào tế bào
khả biến có kết quả tốt. Trên đĩa nuôi cấy xuất hiện những khuẩn lạc xanh và
trắng. Trong đó mật độ là số lượng khuẩn lạc trắng tương đối lớn, đủ để tiến
hành chọn lọc khuẩn lạc.
3.2.4. Kết quả chọn dòng tế bào mang gen tái tổ hợp
Để xác định chính xác khuẩn lạc nào mang vector gắn đoạn DNA quan
tâm chúng tôi tiến hành phản ứng colony-PCR. Với phương pháp này giúp
chúng ta phát hiện nhanh những dòng khuẩn lạc nào mang gen đích, giảm chi
phí và tiết kiệm thời gian. Tiến hành chọn lọc các khuẩn lạc trắng trên đĩa
khuẩn lạc, sau đó thực hiện phản ứng colony-PCR với cặp mồi đặc hiệu với
gen ITS và rpoC1 như đã trình bày ở Bảng 2.7. Phương pháp tiến hành cụ thể
được trình bày ở mục 2.2.2.6. Sản phẩm colony-PCR được điện di trên gel
agarose 1%.
37
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
bp bp
750
500
250
550
A
750
500
250
650
B
Hình 3.6. Kết quả điện di sản phẩm PCR - clony các khuẩn lạc sử dụng
mồi rpoC1(A) và mồi ITS (B)
M : thang Marker 1Kb; 1, 2, 3, 4: Sản phẩm PCR từ các khuẩn lạc chọn lọc
Khi sử dùng mồi RpoC1 kết quả điện di trên hình 3.6 xuất hiện các
băng vạch duy nhất có kích thước vào khoảng hơn 550 bp. Còn khi sử dụng
mồi ITS nhân lên đoạn gen có kích thước khoảng 650 bp, kết quả điện di Hình
3.6 cho thấy đa phần các khuẩn lạc đều xuất hiện các băng vạch duy nhất có
kích thước khoảng 650bp. Như vậy cho thấy các dòng khuẩn lạc đều mang
gen quan tâm, những khuẩn lạc này sẽ được nuôi và tách plasmid phục vụ cho
việc xác định trình tự DNA.
3.2.5. Kết quả tách chiết plasmid tái tổ hợp
Các dòng khuẩn lạc chứa đoạn gen ở trên được lựa chọn và được nuôi
trong 3 ml môi trường LB lỏng có bổ sung carbenicillin 50 mg/l, lắc 200
vòng/phút qua đêm, sau đó tiến hành tách plasmid. Quá trình này được thực
hiện theo quy trình đã được trình bày ở mục 2.2.2.8. Plasmid được điện di
kiểm tra trên gel agarose 1%.
38
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Hình 3.7. Kết quả điện di sản phẩm tách chiết plasmid
1,2,3,4 các plasmid mang gen ITS; 5,6,7,8 các plasmid mang gen rpoC1
Qua kết quả điện di plasmid hình 3.7 ta thấy các plasmid tái tổ hợp đều
có 3 băng rõ nét không bị đứt gẫy. Plasmid sẽ được tinh sạch sử dụng để xác
định trình tự trên máy xác định trình tự tự động ABI PRISM®
3100 Avant
Genetic Analyzer.
3.3. Kết quả xác định trình tự đoạn các đoạn gen nghiên cứu.
Các đoạn DNA sau khi được tách dòng thành công sẽ được xác định
trình tự trên máy giải trình tự tự động ABI PRISM®
3100 Avant Genetic
Analyzer.
Trình tự DNA được so sánh và liên kết với nhau bằng chương trình
BioEdit và tiếp tục được xác minh, so sánh với các trình tự khác bằng cách sử
dụng công cụ BLAST trên trang wev của Trung tâm Quốc gia về Thông tin
Công nghệ sinh học (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/). Kết quả đọc trình tự được
xử lý bằng phần mềm BioEdit và DNASTAR và đối chiếu với những trình tự đã
được công bố trên GenBank. Chúng tôi tiến hành phân tích kết quả với các mẫu
nghiên cứu.
39
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
3.3.1. Phân tích trình tự đoạn gen rpoC1
rpoC1 mã hóa cho enzyme RNA polymerase β- tiểu đơn vị của lục lạp.
Hệ gen lục lạp có tính bảo thủ cao và mang tính đặc thù của từng loài do vậy
việc sử dụng các kết quả phân tích hệ gen lục lạp vào nghiên cứu phát sinh
loài và phân loại thực vật được các nhà khoa học rất quan tâm. Trong nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng rpoC1 là một chỉ thị rất hữu ích khi được sử dụng để
phân biệt các loài thực vật.
Kết quả so sánh trình tự nuleotide bằng phần mềm BioEdit ở hình 3.8 cho
thấy, gen rpoC1 phân lập từ mẫu cây Sói rừng thu thập tại Lạng Sơn có kích
thước khoảng 550 bp, đúng so với kích thước lý tính toán thuyết.
Từ kết quả xác định trình tự, chúng tôi tiến hành so sánh mức độ tương
đồng của gen rpoC1 ở mẫu sói rừng nghiên cứu với những kết quả đã công bố
trên ngân hàng gen thế giới - NCBI. Kết quả xác định và so sánh trình tự được
trình bày ở hình 3.8.
Phân tích bằng BLAST trong NCBI cho kết quả trình tự gen rpoC1 phân
lập từ mẫu cây Sói rừng thu thập tại Lạng sơn có độ tương đồng với trình tự gen
rpoC1 mang mã số EF380352và KP256024. Kết quả đã khẳng định đoạn gen
phân lập từ mẫu sói rừng thu thập được chính là gen rpoC1. Như vậy chúng
tôi đã nhân bản thành công và giải trình tự đoạn gen rpoC1 phân lập từ mẫu
Sói rừng từ Lạng Sơn.
Kết quả so sánh trình tự đoạn gen rpoC1 phân lập từ mẫu Sói (SR)
rừng thu tại Lạng sơn cho thấy, mẫu SR và EF380352 trên Ngân hàng gen
(phân lập từ cây sói Chloranthus spicatus tại Trung Quốc) có độ tương đồng
là 98,4%; còn tương đồng với trình tự có mã số KP256024 trên ngân hàng gen
(phân lập từ cây sói nhật Chloranthus japonicus tại Mỹ) có độ là 97,6%.
40
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Hình 3.8. Trình tự nucleotide của đoạn rpoC1 phân lập từ mẫu sói rừng và
hai trình tự mang mã số EF380352 và KP256024 trên ngân hàng gen
Phân tích vị trí sai khác cho thấy, trình tự nucleotide của gen rpoC1
phân lập từ mẫu Sói rừng có sự sai khác so với trình tự mang mã số
EF380352 ở 10 vị trí và sai khác so với trình tự mang mã số KP256024 ở 14
vị trí. Các vị trí sai khác của trình tự nucleotide mẫu sói rừng so với 2 mẫu
EF380352 và KP256024 trên Genbank được thể hiện ở bảng 3.1 Sự sai khác
về trình tự nucleotide giữa mẫu sói rừng và các mẫu trên Genbank là thông tin
quan trọng để xây dựng mã vach DNA có các mẫu sói rừng khác nhau.
41
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Bảng 3.1. Các vị trí sai khác giữa trình tự nucleotide của đoạn gen rpoC1
Vị trí các
điểm sai
khác
Trình tự nucleotide của gen rpoC1 của loài có mã số
EF380352 KP256024 SR.rpoC1
5 A A C
15 A G
16 A A G
34 - T C
67 C C T
122 - T C
160 - C T
189 A A G
202 - C T
271 A A C
303 - T G
382 A A G
499 A A G
543 - - G
551 G G A
Bảng 3.2. Hệ số tương đồng và hệ số sai khác về trình tự nucleotide của gen
rpoC1 phân lập từ mẫu sói rừng thu tại Lạng Sơn
42
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Sơ đồ hình cây thể hiện mối quan hệ di truyền của mẫu sói rừng trên cơ
sở phân tích gen rpoC1 ở hình 3.9 cho thấy, mẫu SR thu thập từ Lạng sơn –
Việt Nam nằm thành một nhánh riêng biệt khác hẳn với nhánh còn lại mang 2
loài thuộc họ hoa sói đã công bố trên Genbank (EF380352 phân lập từ cây sói
Chloranthus spicatus và KP256024 phân lập từ cây sói nhật Chloranthus
japonicus).
Khoảng cách di truyền được xác định trên cơ sở so sánh trình tự
nucleotide của đoạn gen rpoC1 phân lập từ mẫu sói rừng thu tại Lạng Sơn và
2 trình tự trên ngân hàng gen là 1,0 %.
Hình 3.9. Sơ đồ hình cây so sánh mức độ tương đồng đoạn gen rpoC1
của mẫu sói rừng với mẫu EF380352 và KP256024 trên Genbank.
Điều này càng khẳng định tính bảo thủ của hệ gen lục lạp ở thực vật
vì 3 trình tự gen so sánh thuộc 3 loài khác nhau và thu được từ ba vùng địa
lý xa nhau.
3.3.2. Phân tích vùng ITS
Vùng ITS (Internal Transcribed Spacers) là một vùng mã hóa cho một
đoạn ARN không đóng vai trò chức năng nằm trong vùng mã hóa cho các
ARN ribosome nhân. Vùng ITS dài khoảng 655 bp gồm ba phần: vùng ITS1
nằm giữa vùng 18S và 5,8S có kích thước khoảng 255-261 bp, vùng 5,8S dài
khoảng 164 bp và vùng ITS2 nằm giữa vùng 5,8S và 28S khoảng 216 - 233 bp.
43
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Đây cũng là trình tự thường xuyên được sử dụng trong nghiên cứu hệ thống phát
sinh loài thực vật
Từ kết quả xác định trình tự, chúng tôi tiến hành so sánh mức độ tương
đồng của vùng ITS ở mẫu sói rừng nghiên cứu với những kết quả đã công bố
trên ngân hàng gen thế giới - NCBI (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/). Kết quả
xác định và so sánh trình tự được trình bày ở bảng 3.3 và hình 3.10.
Kết quả xác định trình tự thu được đoạn gen khoảng 650 bp, đúng với
kích thước tính toán lý thuyết của vùng ITS là khoảng 655 bp, so sánh trình tự
DNA vùng gen ITS của mẫu nghiên cứu với 4 trình tự DNA vùng gen ITS của
các loài thuộc chi Sacandra đã được công bố trên Genbank bằng phần mềm
Bioedit kết quả cho thấy có tỷ lệ tương đồng cao giữa mẫu ITS chúng tôi phân
lập và các trình tự trên Genbank. Vùng ITS của mẫu cây sói rừng nghiên cứu
tương đồng 99% so với vùng ITS mã số JN407442, JN407443, KC840060,
KP317601 trên ngân hàng gen quốc tế. Kết quả đã khẳng định đoạn gen phân
lập từ mẫu sói rừng ở trên là vùng ITS. Như vậy chúng tôi đã nhân bản và xác
định được trình tự đoạn vùng ITS phân lập từ mẫu Sói rừng từ Lạng Sơn.
44
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Bảng 3.3. Mức độ tương đồng của vùng ITS của mẫu sói rừng nghiên cứu với
một số trình tự trên ngân hàng gen thế giới (NCBI)
STT Trình tự tương đồng với ITS
Mã số trên
NCBI
Tỷ lệ
tương
đồng
(%)
1
Sarcandra glabra isolate shawpc0691I 18S
ribosomal RNA gene, partial sequence;
internal transcribed spacer 1, 5.8S ribosomal
RNA gene, and internal transcribed spacer
2, complete sequence; and 28S ribosomal
RNA gene, partial sequence
JN407442 99
2
Sarcandra glabra isolate shawpc0692I 18S
ribosomal RNA gene, partial sequence;
internal transcribed spacer 1, 5.8S ribosomal
RNA gene, and internal transcribed spacer
2, complete sequence; and 28S ribosomal
RNA gene, partial sequence
JN407443 99
3
Sarcandra glabra subsp. brachystachys
voucher KUN 200653 internal transcribed
spacer 1, partial sequence; and 5.8S
ribosomal RNA gene and internal
transcribed spacer 2, complete sequence
KC840060 99
4
Sarcandra glabra voucher KWNU91871
internal transcribed spacer 1, partial
sequence; 5.8S ribosomal RNA gene,
complete sequence; and internal transcribed
spacer 2, partial sequence
KP317601 99
45
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Hình 3.10. Trình tự nucleotide của vùng ITS phân lập từ mẫu sói rừng SR
và 4 trình tự mang mã số JN407442, JN407443, KC840060, KP317601 trên
ngân hàng gen quốc tế
Kết quả so sánh trình tự đoạn vùng ITS phân lập từ mẫu cây sói rừng với
4 trình tự trên Genbank có độ tương đồng giao động từ 99,1 đến 99,4. Sự sai
khác giao động từ 0,6 – 0,8. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.5.
Mặc dù có hệ số tương đồng tương đối cao, nhưng trong trình tự
nucleotide của vùng ITS phân lập từ mẫu Sói rừng vẫn có sự sai khác so với
trình tự mang mã số JN407442, JN407443, KP317601 ở 4 vị trí, và sai khác
so với trình tự mang mã số KC840060 ở 5 vị trí. Các vị trí sai khác của trình
tự nucleotide mẫu SR so với 4 mẫu JN407442, JN407443, KC840060,
KP317601 trên Genbank được thể hiện ở bảng 3.4.
46
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Bảng 3.4. Các vị trí sai khác giữa trình tự nucleotide của vùng ITS
Vị trí các điểm
sai khác
Trình tự nucleotide của gen ITS của loài có mã số
JN407442 JN407443 KC840060 KP317601 SR. ITS
6 C C T C C
66 G G G G C
102 C C C C T
215 G G G G A
375 C C C C T
Bảng 3.5. Hệ số tương đồng và hệ số sai khác về trình tự nucleotide của
vùng ITS phân lập từ mẫu sói rừng thu tại Lạng Sơn
Hình 3.11. Sơ đồ hình cây so sánh mức độ tương đồng đoạn vùng gen ITS của
mẫu sói rừng với mẫu có mã số JN407442, JN407443, KC840060, KP317601
Hệ
số
phân
ly
47
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Sơ đồ hình cây ở hình 3.11 dựa trên kết quả so sánh trình tự nucleotide
của đoạn gen ITS cho thấy 5 mẫu sói rừng được chia thành 2 nhóm chính. Nhóm
thứ nhất gồm các mẫu có mã số JN407442, JN407443, KC840060, KP317601
và nhóm thứ 2 là mẫu Sói rừng. Khoảng cách di truyền giữa hai nhánh là 0,3%.
Như vậy dựa vào phương pháp so sánh trình tự ITS, đã góp phần khẳng
định thêm vùng gen ITS là một mã vạch DNA tiềm năng cho nhận diện loài.
Sử dụng mã vạch DNA có vai trò quan trọng trong việc nhận diện các
mẫu thực vật, đặc biệt trong nhân diện các loài thực vật dùng làm thuốc thảo
dược, giúp đảm bảo về chất lượng sản phẩm và có tầm quan trọng trong việc
nghiên cứu các đặc tính của sự đa dạng di truyền. Trong nhiều nghiên cứu trước
đây cũng đã chứng minh trình tự ITS và rpoC1 có vai trò to lớn trong việc nhận
diện nguyên liệu thảo mộc. Chúng tôi đã bước đầu nghiên cứu sử dụng hai trình
tự gen ITS và rpoC1 làm mã vạch DNA. Kết quả giải trình tự và phân tích kết
quả thu được cho thấy mẫu nghiên cứu có độ tương đồng tương đối cao với các
trình tự được công bố trên Genbank. Cùng với các nghiên cứu khác trên thế giới
khẳng định vùng gen ITS và rpoC1 có thể giúp nhận diện loài như một mã vạch
phân tử .
48
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
1. Đã nghiên cứu đươc một số đặc điểm hình thái của cây sói rừng. Cây thân
bụi, có bộ rễ phát triển, cây thân gỗ, lá mọc đối, bông kép, có nhánh ngắn, quả
nhỏ và mọng.
2. Đã tách chiết và tinh sạch được DNA tổng số của mẫu sói rừng từ Lạng Sơn.
Nhân bản thành công hai vùng gen ITS và rpoC1 bằng phương pháp PCR và
tạo dòng thành công hai gen nhân bản được.
3. Đã xác định được trình tự nucleotide của 2 đoạn gen rpoC1 và ITS, kết quả
phân tích cho thấy vùng ITS có kích thước khoảng 650 bp và đoạn gen rpoC1
có kích thước 550 bp. Có hệ số tương đồng cao với các trình tự trên ngân
hàng gen thế giới, từ 97,6 % - 98,4 % với gen rpoC1; Còn với vùng ITS, hệ số
tương đồng từ 99,1 - 99,4 %. Khoảng cách di truyền giữa mẫu sói rừng thu
thập tại Lạng sơn và các mẫu trên Genbank dao động từ 0,3 - 1,0.
II. Kiến nghị
Cần tiếp tục phân tích trình tự ncleotide của các gen phân loại khác như
matK, ycf5, trnH-psbA,….. là cở sở phục vụ xây dựng mã vạch DNA cho cây
sói rừng.
49
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
[1] Cục Quản lý Dược (2005), Báo cáo tổng kết công tác dược 2000-2005.
[2] Nguyễn Quỳnh Anh (2013), “ Nghiên cứu ứng dụng cây Sói rừng (
Sarcandra GlaBra (Thunb) Nakai) ở Cao Bằng để hỗ trợ điều trị một số
bệnh ung thư”, Khoa học và công nghệ Cao Bằng
[3] Đái Duy Ban và Lữ Thị Cẩm Vân và cs (2000). Phòng bênh ung thư. Nhà
xuất bản Y học Hà Nội, 150-155.
[4] Võ Văn Chi, Từ điển thực vật thông dụng, Nxb Khoa học kỹ thuật,
tập 2, 2004.
[5] Võ Văn Chi (1999), Từ điền cây thuốc Việt Nam, NXB Y học
[6] Vũ Văn Chuyên, Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học
Hà Nội, 1976.
[7] Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, Nxb trẻ, quyển 1, tr 287, 1999.
[8] Đinh Đoàn Long, Đỗ Lê Thăng, (2008), Cơ sở di truyền học phân tử và tế
bào, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[9] Nguyễn Hải Nam (2012). Một số mục tiêu phân tử và ứng dụng trong
nghiên cứu phát triển thuốc điều trị ung thư hiện nay. Nhà xuất bản Y
học Hà Nội, 18-25.
[10] Bùi Văn Trọng, Nguyễn Cao Xuân Viên, Nguyễn Thanh Nguyên,
(2014), “Ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng tới sự hình
thành rễ của hom cây sói rừng ( Sarcandra Glaban (Thunb.) Nakai.) tại
Lâm Đồng ”, Tạp chí Viện dược liệu Hà Nội, tập 19, số 6.
[11] Viện Dược Liệu (1973), Sổ tay cây thuốc Việt Nam. NXB Y học, tr 213.
[12] Mai Thị Hải Yến (2010), “Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác
dụng sinh học của cây Sói rừng”, Luận văn thạc sỹ dược học, Học viện
quân y.
50
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Tài liệu tiếng nước ngoài
[13] Alvarez I., Wendel J.F. (2003), “Ribosomal ITS sequences and plant
phylogenetic inference”, Molecular Phylogenetics and Evolution,
29,pp.417-434.
[14] Hamilton B.M. (1999), “Four primer pairs for the amplification of
chloroplast intergenic regions with intraspecific variation”, Molecular
Ecology, 8,pp.513-525.
[15] Borsch T., Hilu K.W., Quandt D., Wilde V., Neinhuis C., Barthlott W.
(2003), “Noncoding plastid trnT-trnF sequences reveal a well resolved
phylogeny of basal angiosperms”, Journal of Evolutionary Biology, (6),
pp. 558-576.
[16] Chase M. W., Nicolas S., Mike W., James M. D., Rao P. K., Nadia H.,
and Vincent S. (2005), “Land plants and DNA barcodes: short-term and
long-term goals”, Philosophical Transactions of the Royal Society, 360
(1462), pp. 1889-1895.
[17]CollonsG.G.andSymonsR.H.(1992),PlantMolecularBiologyReporter.,10,233.
[18] Feng S., Xu L., Wu M., Hao J., Qiu SX, Wei X., (2010), A new curmarin
from Sarcandra Glabra, Fitoterapia,.
[19] Huang M.J., Zeng G.Y., Tan J.B., Li Y.L., Jan G.S., Zhou Y.J. (2008),
Studies on flavonoid glycosides from Sarcandra Glabra, Zhongguo
zhong yao za zahi, Vol 33(44), p 1700 – 10702.
[20] Huang D., Huang H., Lu Y., (2013), Clinical Observation of Sarcandra
glabra combined chemoradiotherapy for treating patients with local
advanced nasopharyngeal carcinoma. Zhongguo Zhong Xi Yi Jie Za Zhi,
33(4), 456-458.
[21] Hu X., Xu X., Yang J., (2008), Progree in research on Sarcandra Glabra.
Zhongguo Yao Xue Za Zhi, 43 (10), 721-723.
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và xác định một số trình tự gen phân loại cây Sói rừng (Sarcandra glabra).docx
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và xác định một số trình tự gen phân loại cây Sói rừng (Sarcandra glabra).docx
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và xác định một số trình tự gen phân loại cây Sói rừng (Sarcandra glabra).docx
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và xác định một số trình tự gen phân loại cây Sói rừng (Sarcandra glabra).docx

More Related Content

Similar to Nghiên cứu đặc điểm hình thái và xác định một số trình tự gen phân loại cây Sói rừng (Sarcandra glabra).docx

Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...Thảo Nguyễn
 
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtzNâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtzThanh Hoa
 
Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Trà túi lọc từ măng tây, cỏ ngọt và lá dứa thơ...
Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Trà túi lọc từ măng tây, cỏ ngọt và lá dứa thơ...Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Trà túi lọc từ măng tây, cỏ ngọt và lá dứa thơ...
Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Trà túi lọc từ măng tây, cỏ ngọt và lá dứa thơ...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, t...
Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, t...Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, t...
Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
Luận án:  Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...Luận án:  Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...nataliej4
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019PinkHandmade
 

Similar to Nghiên cứu đặc điểm hình thái và xác định một số trình tự gen phân loại cây Sói rừng (Sarcandra glabra).docx (20)

Chế Tạo Và Khảo Sát Các Thông Số Động Học Của Các Hạt Nano Vàng Trong Môi Trư...
Chế Tạo Và Khảo Sát Các Thông Số Động Học Của Các Hạt Nano Vàng Trong Môi Trư...Chế Tạo Và Khảo Sát Các Thông Số Động Học Của Các Hạt Nano Vàng Trong Môi Trư...
Chế Tạo Và Khảo Sát Các Thông Số Động Học Của Các Hạt Nano Vàng Trong Môi Trư...
 
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
 
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtzNâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
 
Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Trà túi lọc từ măng tây, cỏ ngọt và lá dứa thơ...
Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Trà túi lọc từ măng tây, cỏ ngọt và lá dứa thơ...Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Trà túi lọc từ măng tây, cỏ ngọt và lá dứa thơ...
Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Trà túi lọc từ măng tây, cỏ ngọt và lá dứa thơ...
 
Đa dạng thành phần loài và mối quan hệ di truyền giữa các loài rết thuộc giốn...
Đa dạng thành phần loài và mối quan hệ di truyền giữa các loài rết thuộc giốn...Đa dạng thành phần loài và mối quan hệ di truyền giữa các loài rết thuộc giốn...
Đa dạng thành phần loài và mối quan hệ di truyền giữa các loài rết thuộc giốn...
 
Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, t...
Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, t...Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, t...
Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, t...
 
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
Luận án:  Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...Luận án:  Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
 
BÀI MẪU Luận văn trường đại học sư phạm Hà Nội, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn trường đại học sư phạm Hà Nội, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn trường đại học sư phạm Hà Nội, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn trường đại học sư phạm Hà Nội, 9 ĐIỂM
 
Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má Luận văn thạc sĩ nông nghiệp.docx
Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má Luận văn thạc sĩ nông nghiệp.docxNghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má Luận văn thạc sĩ nông nghiệp.docx
Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má Luận văn thạc sĩ nông nghiệp.docx
 
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dươngĐề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
 
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất Mứt từ quả cà chua bi và quả cam.docx
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất Mứt từ quả cà chua bi và quả cam.docxNghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất Mứt từ quả cà chua bi và quả cam.docx
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất Mứt từ quả cà chua bi và quả cam.docx
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất bánh gạo từ gạo lứt.docx
Nghiên cứu quy trình sản xuất bánh gạo từ gạo lứt.docxNghiên cứu quy trình sản xuất bánh gạo từ gạo lứt.docx
Nghiên cứu quy trình sản xuất bánh gạo từ gạo lứt.docx
 
Nghiên cứu tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano ứng dụng trong bảo v...
Nghiên cứu tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano ứng dụng trong bảo v...Nghiên cứu tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano ứng dụng trong bảo v...
Nghiên cứu tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano ứng dụng trong bảo v...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất khoai tây dạng sợi đông lạnh phục vụ cho món kh...
Nghiên cứu quy trình sản xuất khoai tây dạng sợi đông lạnh phục vụ cho món kh...Nghiên cứu quy trình sản xuất khoai tây dạng sợi đông lạnh phục vụ cho món kh...
Nghiên cứu quy trình sản xuất khoai tây dạng sợi đông lạnh phục vụ cho món kh...
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
 
Nghiên Cứu Tích Hợp Một Số Gen Kháng Bạc Lá Và Kháng Đạo Ôn Vào Giống Lúa Bc1...
Nghiên Cứu Tích Hợp Một Số Gen Kháng Bạc Lá Và Kháng Đạo Ôn Vào Giống Lúa Bc1...Nghiên Cứu Tích Hợp Một Số Gen Kháng Bạc Lá Và Kháng Đạo Ôn Vào Giống Lúa Bc1...
Nghiên Cứu Tích Hợp Một Số Gen Kháng Bạc Lá Và Kháng Đạo Ôn Vào Giống Lúa Bc1...
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 

Nghiên cứu đặc điểm hình thái và xác định một số trình tự gen phân loại cây Sói rừng (Sarcandra glabra).docx

  • 1. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ---------- MAI HOÀNG OANH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ TRÌNH TỰ GEN PHÂN LOẠI CÂY SÓI RỪNG (Sarcandra Glabra (Thunb.) Nakai) LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC ỨNG DỤNG Thái Nguyên – 2016
  • 2. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ---------- MAI HOÀNG OANH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ TRÌNH TỰ GEN PHÂN LOẠI CÂY SÓI RỪNG (Sarcandra Glabra (Thunb.) Nakai) Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học Mã số: 60.42.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hải Yến Thái Nguyên - 2016
  • 3. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và nhóm nghiên cứu, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa có ai công bố trong một công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016 Tác giả luận văn Mai Hoàng Oanh
  • 4. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Hải Yến - Khoa Khoa học sự sống - Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Lê Văn Sơn và ThS. Hồ Mạnh Tường cùng các cán bộ nghiên cứu thuộc Phòng công nghệ ADN ứng dụng - Viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức khoa học quý báu. Cảm ơn các thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi luôn trân trọng và biết ơn sự giúp đỡ hết mình đó. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các cán bộ của cơ sở đào tạo thuộc Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả luận văn Mai Hoàng Oanh
  • 5. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................3 1.1. Tổng quan về cây sói rừng.....................................................................3 1.1.1. Phân loại học................................................................................... 3 1.1.2. Thành phần hóa học của cây sói rừng.............................................. 4 1.1.3. Tác dụng sinh học của cây sói rừng................................................. 4 1.2. Tổng quan về mã vạch DNA.............................................................. 7 1.2.1. Giới thiệu về DNA Barcode............................................................ 7 1.2.2. Các đặc điểm cơ bản của trình tự barcode ....................................... 8 1.2.3. Một số locus được sử dụng trong phương pháp DNA barcode ở thực vật ................................................................................................... 9 1.2.3.1. Trình tự gen nhân............................................................................ 9 1.2.3.2. Vùng gen mã hóa ribosome........................................................... 10 1.2.3.3. Trình tự gen lục lạp ....................................................................... 10 1.3. Ứng dụng của mã vạch DNA trong nhận biết cây dược liệu .................14 Chương 2:VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 18 2.1. Vật liệu nghiên cứu, hóa chất và thiết bị........................................... 18 2.1.1. Vật liệu thực vật............................................................................ 18 2.1.2. Chủng vi khuẩn............................................................................. 18 2.1.3. Hóa chất........................................................................................ 18 2.1.4. Thiết bị sử dụng ............................................................................ 19 2.1.5. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................19 2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 19 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái...................................19 2.2.2. Phương pháp sinh học phân tử ...................................................... 20 2.2.2.2. Kiểm tra sản phẩm DNA sau khi tách chiết.....................................21 2.2.2.3. Phương pháp nhân bản gen đích bằng kỹ thuật PCR.......................22 2.2.2.4. Tinh sạch sản phẩm PCR............................................................... 24
  • 6. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 2.2.2.5. Phản ứng ghép nối gen ngoại lai vào vector .................................. 25 2.2.2.6. Biến nạp DNA plasmid vào tế bào E. coli bằng phương pháp sốc nhiệt 26 2.2.2.7. Phương pháp PCR trực tiếp từ khuẩn lạc (colony - PCR) ...............26 2.2.2.8. Tách chiết plasmid từ tế bào E. coli............................................... 28 2.2.2.9. Phương pháp xác định trình tự của gen.......................................... 29 2.2.2.10. Phương pháp phân tích số liệu ................................................ 29 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 30 3.1. Đặc điểm thực vật học của cây sói rừng thu tại Lạng Sơn................. 30 3.2. Phân lập gen từ mẫu cây sói rừng........................................................32 3.2.1. Tách chiết DNA tổng số................................................................ 32 3.2.2. Khuếch đại vùng gen nghiên cứu bằng phản ứng PCR.................. 33 3.2.3. Kết quả ghép nối gen vào vector tách dòng ................................... 35 3.2.4. Kết quả chọn dòng tế bào mang gen tái tổ hợp.............................. 36 3.2.5. Kết quả tách chiết plasmid tái tổ hợp............................................. 37 3.3. Kết quả xác định trình tự đoạn các đoạn gen nghiên cứu. ................. 38 3.3.1. Phân tích trình tự đoạn gen rpoC1................................................. 39 3.3.2. Phân tích vùng ITS........................................................................ 42 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 48
  • 7. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Tên tiếng Anh bp Base pair CBOL Consortium for the Barcode of Life CTAB Cetyl Trimethyl Ammonium Bromide DNA Deoxyribonucleic acid dNTP Deoxyribonucleostide triphosphate EDTA Ethylenediaminetetraacetic acid E. coli Escherichia coli IPTG Isopropylthio-beta-D-galactoside UV Ultraviolet LB Luria Bertani ITS-rDNA Internal Transcribed Spacer-rDNA Kb Kilobase OD Optical density PCR Polymerase Chain Reaction RNA Ribonucleic acid rDNA Ribosome deoxyribonucleic acid Rnase Ribonuclease SDS Sodium dodecyl sulphate Sol Solution STS Sequence-Tagged Site TAE Tris - Acetic acid - EDTA Taq polymerase Thermus aquaticus polymerase TE Tris - Ethylenediaminetetraacetic acid X-gal X - 5 - brom - 4 - chloro3 - indolyl - β - D - galactosidase
  • 8. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Thông tin của một số mồi DNA Barcode thiết kế cho hệ gen lục lạp.................................................................................................................. 111 Bảng 2.1. Các máy móc và các thiết bị sử dụng trong thí nghiệm..................... 19 Bảng 2.2. Thành phần dung dịch đệm rửa ...................................................... 200 Bảng 2.3. Thành phần dung dịch đệm tách ................................................... 200 Bảng 2.4. Thành phần của phản ứng PCR ........................................................ 22 Bảng 2.5. Chu trình nhiệt cho phản ứng PCR nhân gen ITS.............................. 23 Bảng 2.6. Chu trình nhiệt cho phản ứng PCR nhân gen rpoC1......................... 23 Bảng 2.7. Trình tự mồi dùng trong phản ứng PCR ........................................... 23 Bảng 2.8. Thành phần phản ứng ghép nối đoạn gen vào vector tách dòng .... 25 Bảng 2.9.Thành phần môi trường chọn lọc tế bào vi khuẩn mang ................. 26 Bảng 2.10. Thành phần phản ứng colony - PCR............................................. 27 Bảng 2.11. Chu trình nhiệt của phản ứng colony-PCR................................... 27 Bảng 2.12. Thành phần hóa chất tách plasmid................................................ 28 Bảng 3.1. Các vị trí sai khác giữa trình tự nucleotide của đoạn gen rpoC1 ... 41 Bảng 3.2. Hệ số tương đồng và hệ số sai khác về trình tự nucleotide của gen rpoC1 phân lập từ mẫu sói rừng thu tại lạng sơn............................................ 41 Bảng 3.3. Mức độ tương đồng của gen ITS của mẫu sói rừng nghiên cứu với một số trình tự trên ngân hàng gen thế giới (NCBI)....................................... 44 Bảng 3.4. Các vị trí sai khác giữa trình tự nucleotide của đoạn gen ITS........ 46 Bảng 3.5. Hệ số tương đồng và hệ số sai khác về trình tự nucleotide của gen ITS phân lập từ mẫu sói rừng thu tại lạng sơn................................................. 46
  • 9. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Hình ảnh cây sói rừng trong tự nhiên................................................ 3 Hình 2.1. Sơ đồ vector pBT ............................................................................ 25 Hình 3.1. Mẫu cây Sói rừng thu thập tại Lạng sơn......................................... 30 Hình 3.2. Các bộ phận của cây sói rừng............................................................ 31 Hình 3.3. Kết quả điện di DNA tổng số cây Sói rừng trên gel agarose 1% ....... 32 Hình 3.4. Kết quả điện di sản phẩm nhân gen rpoC1 và sản phẩm nhân gen ITS từ các cặp mồi đặc hiệu ........................................................................... 34 Hình 3.5. Kết quả biến nạp vector tái tổ hợp vào tế bào khả biến.................. 35 Hình 3.6. Kết quả điện di sản phẩm PCR - clony các khuẩn lạc sử dụng mồi rpoC1 và mồi ITS............................................................................................ 37 Hình 3.7. Kết quả điện di sản phẩm tách chiết plasmid.................................. 38 Hình 3.8. Trình tự nucleotide của đoạn rpoC1 phân lập từ mẫu sói rừng và hai trình tự mang mã số EF380352 và KP256024 trên Genbank ................... 40 Hình 3.9. Sơ đồ hình cây so sánh mức độ tương đồng đoạn gen rpoC1 của mẫu sói rừng với mẫu EF380352 và KP256024 trên Genbank ...................... 42 Hình 3.10. Trình tự nucleotide của đoạn gen ITS phân lập từ mẫu sói rừng SR và 4 trình tự mang mã số JN407442, JN407443, KC840060, KP317601 trên ngân hàng gen quốc tế .............................................................................................. 45 Hình 3.11. Sơ đồ hình cây so sánh mức độ tương đồng đoạn vùng gen ITS của mẫu sói rừng với mẫu có mã số JN407442, JN407443, KC840060, KP317601 trên ngân hàng gen quốc tế............................................................................. 46
  • 10. 1 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 MỞ ĐẦU Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh ung thư hiện nay luôn là gánh nặng của nền kinh tế - xã hội đối với mọi quốc gia, trung bình mỗi năm có thêm 10 - 16 triệu người mắc bệnh. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Mặc dù hiện nay đã có rất nhiều phương pháp điều trị hiện đại nhằm loại bỏ khối u như phương pháp xạ trị, hóa trị, liệu pháp hormon, liệu pháp sinh học, điều trị trúng đích và ghép tế bào gốc để ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư. Ngoài ra, người bệnh còn phải sử dụng các thuốc nhằm nâng cao thể trạng, khắc phục hậu quả do khối u gây ra, kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này rất tốn kém về mặt kinh tế [3], [9]. Ngày nay việc sử dụng các loại thuốc thảo dược theo cách cổ truyền hay các hợp chất được tổng hợp từ các chất có nguồn gốc thiên nhiên có xu hướng ngày càng tăng và chiếm một vị trí quan trọng trong nền y học, bởi chúng có khả năng chữa trị bệnh cao, an toàn và ít tác dụng phụ. Ở Việt Nam tính đến 2005 đã xác định được 3948 loài thực vật và nấm, 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc. Đa số các cây thuốc mọc tự nhiên, tập trung chủ yếu trong các quần xã rừng, chỉ có gần 10 % trong số đó là cây thuốc trồng [1]. Kết quả này cũng đã cho thấy nguồn dược liệu ở nước ta rất phong phú đa dạng về chủng loại. Các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy cây Sói rừng (Sarcandra Glabra (Thunb.) Nakai) là dược liệu có khả năng chữa trị các bệnh cảm mạo, viêm phổi, viêm ruột thừa, đau lưng và một số bệnh ung thư như ung thư tụy, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư trực tràng, ung thư cuống họng… [2], [12], [21]. Tuy nhiên việc nghiên cứu sử dụng cây thuốc còn chưa được quan tâm đúng mức đã và đang làm cho khu vực phân bố của loài bị thu hẹp và trữ lượng của loài suy giảm một cách nghiêm trọng.
  • 11. 2 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Hiện nay thị trường về các nguồn nguyên liệu thảo dược dùng trong sản xuất dược phẩm có tiềm năng lớn và đang tiếp tục phát triển. Tuy nhiên cùng với sự phát triển đó, sự giả mạo các nguyên liệu thảo dược thuốc cũng trở thành vấn đề toàn cầu. Các nguyên liệu thảo dược có thể được thay thế bằng các loại thảo mộc khác có quan hệ họ hàng gần gũi. DNA barcode là một trong những phương pháp phục vụ định danh loài chính xác, nhanh chóng, tự động hóa bằng cách sử dụng một vùng DNA chuẩn hay còn gọi là chỉ thị DNA hay mã vạch DNA (DNA barcode). Việc xác định loài bằng DNA chỉ thị có hiệu quả cao trong việc phân biệt các loài thực vật. Xuất phát từ những nguyên nhân và lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và xác định một số trình tự gen phân loại cây sói rừng (Sarcandra Glabra (Thunb.) Nakai)”.  Mục tiêu nghiên cứu - Mô tả được một số đặc điểm hình thái của cây sói rừng (Sarcandra Glabra (Thunb.) Nakai - Xác định được một số trình tự gen phân loại cây sói rừng Sarcandra Glabra (Thunb.) Nakai.  Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm thực vật học của cây sói rừng - Nghiên cứu thông tin về trình tự gen rpoC1 và ITS. Nhân bản và tách dòng hai đoạn gen rpoC1 và ITS . - Xác định, phân tích sự đa dạng về trình tự nucleotide đoạn gen rpoC1 và ITS được phân lập từ mẫu sói rừng thu được từ Lạng Sơn.
  • 12. 3 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về cây sói rừng 1.1.1. Phân loại học Tên khoa học: Sarcandra Glabra (Thunb.) Nakai. Phân loại: Giới: Plantae Bộ: Chloranthales Họ: Chloranthaceae Chi: Sarcandra Loài: S. glabra. Ngoài ra còn có tên khác như: Chloranthus brachystachys Blum, Chlorathus glaber (Thunb.) Makino, Sarcandra Chloranthus Gardeno, thuộc họ Hoa sói Chloranthaceae. Ở Việt Nam cây sói rừng còn có một số tên gọi khác như sói lãng, sói nhẵn, cửu tiết kim túc lan, cửu tiết trà, cửu tiết phong, trúc tiết trà, tiếp cốt liên, thảo sách hồ, tiếp cốt mộc [5]. Cây Sói rừng phân bố ở nhiều nước: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam và Malaysia. Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở vùng núi đất, ở bìa rừng và ven đồi ẩm nhiều nơi như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình đến Kon Tum, Lâm Đồng. Thu hái toàn cây vào mùa hạ, dùng tươi Hình 1.1. Hình ảnh cấy Sói rừng trong tự nhiên
  • 13. 4 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 hay phơi khô trong râm. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch cắt đoạn, phơi khô trong râm hoặc dùng tươi [5]. 1.1.2. Thành phần hóa học của cây sói rừng Trong thành phần cây Sói rừng có chứa một số hợp chất có hoạt tính sinh học cao như: flavonoid, coumarin , sesquiterpen, saponin,… . Các este, phenol, đường, flavon, cyanogens, axit fumaric, …[7]. Các nhà khoa học Trung Quốc, Mỹ, Nhật khi nghiên cứu về cây thuốc cho thấy thành phần hóa học chủ yếu của cây Sói rừng là sesquiterpen lactose, curmarin, flavonoid [17], [19], [46]. Những nghiên cứu gần đây về thành phần hóa học đã xác định Sói rừng có chứa một số các hợp chất thuộc nhóm flavonoid như chloranoside A; Tertorigenin 7-glucoside có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp và tiêu hóa, hợp chất isofraxidin, một vị thuốc trong bài thuốc trị bệnh vảy nến tại Trung Quốc [4], [6]. Bên cạnh đó, bột cây Sói rừng còn có hoạt tính kháng gốc tự do, có tác dụng ức chế sự phát triển của các khối u, hỗ trợ trong điều trị bệnh ung thư. Các kết quả thử nghiệm in vitro cho thấy dịch chiết sói rừng có tác dụng ức chế sự phát triển của các dòng tế bào ung thư người Hep-A549, HCT-29, BGC-823 [2], [12]. 1.1.3. Tác dụng sinh học của cây sói rừng Theo Đông y, cây Sói rừng có vị đắng cay, tính hơi ấm, có tác dụng hoạt huyết giảm đau, khử phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc. Trong dân gian, rễ cây được ngâm rượu, uống chữa đau tức ngực. Lá được sắc uống trị bệnh lao, hoặc giã đắp chữa rắn cắn, ngâm rượu xoa bóp chữa vết thương, mụn nhọt, phong thấp, đau nhức xương khớp [4], [6]. Ở Trung Quốc, cây được dùng để chữa một số bệnh ung thư: ung thư tụy, dạ dày, trực tràng, gan, lỵ, gãy xương, thấp khớp, đau lưng, cảm mạo, kinh nguyệt không đều, hoa được dùng để ướp trà [4], [7].
  • 14. 5 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Ngoài ra dịch chiết từ cây sói rừng có tác dụng chống viêm đạt hiệu quả 97,6% mà không gây tác dụng phụ, đặc biệt phần lá cây có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất. Các nhà y học cổ truyền Trung Quốc đã bào chế Sói rừng thành dạng thuốc tiêm bắp để trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp một cách hiệu quả [6], [12]. Theo các tài liệu thu thập được, các nhà khoa học còn tìm hiểu tác dụng lên hệ miễn dịch của cây sói rừng. Nghiên cứu về tác dụng kháng u, Zhong L. và cộng sự nghiên cứu ảnh hưởng của Sói rừng trên phòng và chữa bệnh giảm tiểu cầu sau hóa trị liệu. Kết quả thí nghiệm đã chứng minh S.glabra có tác dụng rõ rệt trong điều trị giảm tiểu cầu và có thể ngăn ngừa chứng giảm tiểu cầu gây ra bởi 5-FU. Wen J. và cộng sự (2003) đã sử dụng dịch chiết Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai tiêm cho chuột được cấy ghép tế bào ung thư gan Hep-A22 đồng thời cũng quan sát tác dụng của dịch chiết trên sự phát triển in vitro của dòng tế bào này. Kết quả cho thấy dịch chiết đã làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư Hep-A22 cả trên in vitro và in vivo [47]. Trong một nghiên cứu khác của Zhenzhen Z., chất SGP-2, một polysaccharide chiết xuất từ Sacandra glabra đã ức chế sự tăng sinh và di căn của tế bào ung thư MG-63 in vitro [55]. Các kết quả nghiên cứu trên đã tạo tiền đề xây dựng cơ sở khoa học cho những nghiên cứu chống ung thư tiếp theo của các thành phần có hoạt tính sinh học trong cây sói rừng [29]. Kang và cộng sự [28] nghiên cứu tác dụng ức chế khối u của dịch chiết S. glabra và gây chết tế bào theo chương trình của dòng tế bào gây ung thư biểu mô mũi - họng ở người. Kết quả cho thấy dịch chiết Sói rừng ngăn cản sự phát triển khối u invivo. Yuan K., Zhu J.X. và cộng sự nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn dịch chiết n - butanol của Sói rừng. Kết quả cho thấy đường kính vòng vô khuẩn theo
  • 15. 6 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 mm của các hợp chất kaempferol-3-O-beta-D-glucoronid, isofraxidin-7-O-beta- D-glucopyranosid, kaempferol được ghi lại có thứ tự là 14,67±0,08; 11,14±1,06; 8,26 ±1,26 [52]. Xu X.D., Hu X.R. và cộng sự [49] nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của Sói rừng. Kết quả thực nghiệm cho thấy phân đoạn chloroform và EtOAc của dịch chiết EtOH toàn cây Sói rừng, có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Đồng thời với nghiên cứu ức chế sự phát triển các tế bào u, các nhà khoa học còn tìm hiểu tác dụng lên hệ miễn dịch của cây sói rừng. Theo các tác giả He R. (2009) và Sun W. (2015) về tác dụng của dịch chiết Sarcandra Glabra (Thunb.) Nakai lên hệ miễn dịch của chuột thì dịch chiết có liên quan tới sự cân bằng của tế bào T, làm tăng phần trăm diệt tự nhiên và hiệu quả bảo vệ theo kiểu miễn dịch ở chuột bị ung thư thông qua sự cải thiện tỉ lệ và số lượng tế bào miễn dịch, tăng trọng lượng lách, tuyến ức và tăng số lượng bạch cầu [23], [38]. Trong một thí nghiệm của tác giả Từ Quốc Lượng và cộng sự (2005), dịch chiết phân đoạn cây sói rừng làm tăng trọng lượng lách, tuyến ức và số lượng tiểu cầu trên chuột xuất huyết giảm tiểu cầu. Nghiên cứu ảnh hưởng của cây sói rừng trên điều trị giảm tiểu cầu do hóa trị liệu [39]. Trên các bệnh nhân ung thư biểu mô mũi họng, điều trị tia xạ kết hợp uống cao Sói rừng đã làm giảm được một số tác dụng phụ do tia xạ so với chỉ tia xạ đơn thuần [20]. Có rất nhiều bài thuốc dân gian sử dụng cây Sói rừng làm thuốc trong điều trị viêm khớp, phong thấp. Ngoài ra Sói rừng còn có mặt trong thành phần của một số thực phẩm chức năng như Flamasol, Hoàng Thấp Linh,viên Gout Tâm Bình, Tiêu Khiết Thanh, hỗ trợ điều trị cho người bị viêm đau khớp, thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, giúp phòng ngừa và giảm các triệu cứng viêm đường hô hấp.
  • 16. 7 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 1.2. Tổng quan về mã vạch DNA 1.2.1. Giới thiệu về DNA Barcode Để phân loại và xác định loài ở động, thực vật hiện nay có rất nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, hầu hết các phương pháp đều dựa trên các nguyên tắc như những loài có chung nguồn gốc, có những tính chất giống nhau, càng gần nhau thì tính chất giống nhau càng nhiều. Trong đó phương pháp phân loại hình thái có lịch sử phát triển lâu đời và đã xây dựng được một hệ thống phân loại sinh vật nói chung và thực vật nói riêng tương đối đầy đủ và toàn diện. Tuy nhiên phương pháp phân loại này chủ yếu dựa vào sự khác biệt về hình thái của các cơ quan trong cơ thể thực vật, đặc biệt là cơ quan sinh sản (hoa) nên cũng gặp rất nhiều khó khăn khi cần xác định những mẫu vật đang trong giai đoạn phát triển (chưa ra hoa), những mẫu thực vật có đặc điểm giống nhau do cùng thích nghi với điều kiện môi trường hoặc khó nhận biết do có nhiều điểm tương đồng ở bậc phân loại thấp như loài và dưới loài [24], các mẫu thực vật cần giám định không còn nguyên vẹn, mất hình thái bên ngoài. Ngoài ra, phương pháp phân loại hình thái thường chỉ thực hiện được bởi các chuyên gia hình thái học, việc phân loại tốn nhiều thời gian và công sức [22]. Do vậy, việc định danh dựa trên quan sát hình thái và kinh nghiệm dân gian sẽ được hỗ trợ chính xác hơn nếu sử dụng các kỹ thuật sinh học phân tử hiện đại. Năm 2003, khái niệm mã vạch DNA được Paul Heber, nhà nghiên cứu tại Đại học Guelph, Ontario đưa ra lần đầu tiên, nhằm giúp nhận diện các mẫu thực vật [31]. Mã vạch DNA là một phương pháp định danh mà nó sử dụng một đoạn DNA chuẩn ngắn (400 - 800 bp) nằm trong bộ genome của sinh vật đang nghiên cứu nhằm xác định sinh vật đó thuộc về loài nào. Kỹ thuật DNA mã vạch giúp các nhà phân loại học trong công tác phân loại và xác định loài. Nâng cao năng lực kiểm soát, hiểu biết và tận dụng sự đa dạng sinh học. Ngoài ra, kỹ thuật này có triển vọng nghiên cứu và ứng dụng trong khoa học cuộc sống, trong khoa học pháp y, y tế, nghiên cứu y dược, sản xuất và kiểm soát chất lượng thực phẩm. Phương pháp này vô cùng
  • 17. 8 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 có ý nghĩa trong các trường hợp các mẫu vật sinh học cần giám định loài đã được qua xử lý, chế biến như các dạng chế phẩm thuốc hay thực phẩm đã qua chế biến… Để thúc đẩy việc sử dụng DNA barcode cho tất cả sinh vật nhân chuẩn sống trên hành tinh này, CBOL (Consortium for the Barcode of Life ) đã được thành lập vào tháng 5 năm 2004, gồm hơn 120 tổ chức từ 45 quốc gia. Với mục tiêu ban đầu là xây dựng một thư viện trực tuyến trình tự barcode cho tất cả các loài chưa được biết đến, có thể làm tiêu chuẩn phân loại cho bất kỳ mẫu DNA nào. Với sự hỗ trợ của CBOL, DNA barcode ngày càng phát triển và trở thành một phương pháp phân loại và định danh loài mới [33]. Trong bối cảnh của nền kinh tế phát triển nhanh và hậu quả tác động đến động vật, thực vật của các quốc gia khác nhau, sự xác định loài sử dụng phương pháp nhanh là cần thiết để đánh giá đa dạng sinh học của các khu vực này nhằm bảo vệ các loài đặc hữu quý hiếm và nguy cấp. Tuy nhiên cần lưu ý rằng DNA barcode không thể thay thế phân loại nhưng nó là công cụ hữu ích để tạo ra thông tin về đơn vị phân loại chưa biết. Hiện nay, trên thế giới, kỹ thuật này đang được sử dụng chủ yếu bởi các nhà phân loại học và nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực khác như khảo cổ học, công nghiệp sinh học và chế biến thực phẩm… 1.2.2. Các đặc điểm cơ bản của trình tự barcode Đặc điểm quan trọng nhất của DNA barcode là phải phổ biến và đặc hiệu trong các biến dị và dễ dàng sử dụng. Điều này có nghĩa là các đoạn gen được sử dụng như một barcode nên thích hợp cho nhiều đơn vị phân loại, có sự biến đổi giữa các loài nhưng ổn định và bảo thủ cao bên trong loài hoặc biến đổi không đáng kể. Do đó, DNA barcode lý tưởng là một đoạn DNA có trình tự nucleotide ngắn, bắt cặp được với cặp mồi được thiết kế đặc hiệu để dễ dàng khuếch đại bằng PCR. Với động vật, hệ gen ty thể với các đặc tính di truyền theo dòng mẹ, tốc độ đột biến cao chủ yếu là các đột biến thay thế trong vùng mã hoá, vùng điều
  • 18. 9 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 khiển và không tái tổ hợp được coi là một công cụ hữu hiệu trong nghiên cứu tìm ra nguồn gốc các loài. Quá trình tìm kiếm một chỉ thị DNA chung cho các loài thực vật gặp nhiều khó khăn. Ở thực vật hệ gen lục lạp mang nhiều đặc điểm thích hợp đối với chỉ thị DNA và hệ gen nhân, vùng DNA nằm giữa các gen hay còn gọi ITS (Internal Transcribed Spacer) thường được sử dụng làm DNA chỉ thị trong một số nghiên cứu [15], [35], [41]. Trong vòng 5 năm qua, nhiều vùng gen đã được nghiên cứu và đề xuất là chỉ thị DNA cho thực vật [16], [27], [41]. Tuy nhiên chưa có chỉ thị DNA nào được đa phần các nhà phân loại học thực vật hoàn toàn chấp nhận [16], [30], [34]. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu cũng đã đi tới một quan điểm thống nhất là sẽ cần không chỉ một mà nhiều vùng DNA chỉ thị để định danh loài đối với thực vật [16], [27], [39]. Theo Taberlet P. và cộng sự (2007), hệ thống mã vạch DNA lý tưởng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: - Thứ nhất, đoạn DNA chỉ thị phải đủ độ biến thiên để phân biệt giữa các loài nhưng cũng phải không khác nhau quá mức giữa các cá thể trong cùng loài. - Thứ hai, hệ thống định danh bằng DNA phải được chuẩn hóa, với cùng một vùng DNA có thể được sử dụng cho các nhóm phân loại khác nhau. - Thứ ba, đoạn DNA chỉ thị cần chứa đủ thông tin phát sinh loài để có thể dễ dàng định danh loài vào các nhóm phân loại (chi, họ,…). - Thứ tư, có khả năng áp dụng với các mẫu vật thô, với vị trí cặp mồi nhân gen có độ bảo thủ cao, dễ dàng thực hiện phản ứng khuếch đại và đọc trình tự DNA [39]. 1.2.3. Một số locus được sử dụng trong phương pháp DNA barcode ở thực vật 1.2.3.1. Trình tự gen nhân Các trình tự barcode được nhân bản từ DNA hệ gen của bố mẹ dự kiến sẽ cung cấp nhiều hơn thông tin về các loài cần xác định. Tuy nhiên khó khăn trong việc khuếch đại PCR từ gen nhân vì gen nhân chủ yếu là đơn gen hoặc
  • 19. 10 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 có bản sao gen thấp, đặc biệt từ sự suy thoái và chất lượng DNA genome và khả năng phân biệt dưới loài do bảo toàn gen chức năng có thể chính là lý do tại sao hạn chế số lượng các gen nhân được thử nghiệm trong xác định loài bằng phương pháp DNA barcode [43], [50]. 1.2.3.2. Vùng gen mã hóa ribosome Gen DNA ribosome (rDNA) là hệ thống đa gen mã hóa phần RNA của ribosome. Các gen rDNA mang trình tự vừa có tính bảo thủ vừa có tính đa dạng thích hợp để phân biệt các loài gần gũi. Trong tế bào, rDNA được sắp xếp như các đơn vị được lặp lại ngẫu nhiên bao gồm DNA mã hóa ribosome 18S, 5,8S, 28S và xen giữa các trình tự không mã hóa ITS1, ITS2 (internal transcribed spacers) nằm ở hai bên sườn của vùng 5,8S. Vùng mã hóa của ba gen rDNA được bảo tồn cao hơn hai vùng ITS. Nhìn chung các đơn vị rDNA được lặp lại hàng nghìn lần và được sắp xếp tập trung tại vùng lớn trên nhiễm sắc thể. Một trong những tính năng đáng chú ý nhất của rDNA là từng đơn vị trong hệ thống đa gen không tiến hoá độc lập, thay vào đó tất cả các đơn vị tiến hoá một cách phối hợp nhờ vậy mà rDNA đạt mức ổn định cao hơn trong loài nhưng khác biệt giữa các loài khác nhau. Hiện tại, nrITS vùng ITS của gen nhân được xem là một trong những công cụ hữu ích nhất để đánh giá phát sinh loài ở cả thực vật và động vật vì nó phổ biến trong tự nhiên, kế thừa từ bố mẹ và biến đổi cao do ít hạn chế chức năng [13]. Một số nghiên cứu gần đây ở cây sinh sản hữu tính và cây sinh sản vô tính cho thấy một số mức độ biến đổi số các bản sao của trình tự ITS1 và ITS2 do nhiều nguyên nhân như lai gần, phân ly, tái tổ hợp, tỷ lệ đột biến cao và hình thành gen giả của các gen chức năng dẫn đến những thay đổi đó. Trên cơ sở này nrDNA có thể được sử dụng để phân định chính xác và hiệu quả thực vật trong cùng loài với đặc điểm lịch sử đời sống khác nhau (một năm, lâu năm, trên cạn, dưới nước) và nguồn gốc tiến hóa khác nhau [43], [50], [51]. 1.2.3.3. Trình tự gen lục lạp Hệ gen lục lạp của thực vật gồm phân tử DNA mạch vòng có kích thước 120 - 160 kb chia làm hai bản sao đơn là bản sao đơn lớn (large single- copy region) và bản sao đơn nhỏ (small single-copy region). Hai bản sao được
  • 20. 11 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 phân cách bởi hai chuỗi lặp lại đảo nhau (IRa và IRb) có độ dài trung bình 20 - 30 kb. Hệ gen lục lạp chứa tất cả các gen rRNA (4 gen ở thực vật bậc cao), các gen tRNA (35 gen) và các gen khác mã hóa cho các protein tổng hợp trong lục lạp (khoảng 100 gen) cần thiết cho sự tồn tại của chúng [8]. Bảng 1.1. Thông tin của một số mồi DNA Barcode thiết kế cho hệ gen lục lạp [14], [26], [ 44] Mồi Trình tự 5’→3’ rbcL a-f a-r ATGTCACCACAAACAGAGACTAAAGC CTTCTGCTACAAATAAGAATCGATCTC → ← matK matK 1F matK 1R matK 2F matK 2R GAACTCGTCGGATGGAGTG GAGAAATCTTTTTCATTACTACAGTG CGTACTTTTATGTTTACAGGCTAA TAAACGATCCTCTCATTCACGA → ← → ← rpoB rpoB 1 rpoB 2 rpoB 3 rpoB 4 AAGTGCATTGTTGGAACTGG ATGCAACGTCAAGCAGTTCC CCGTATGTGAAAAGAAGTATA GATCCCAGCATCACAATTCC → → ← ← rpoC1 rpoC1 1 rpoC1 2 rpoC1 3 rpoC1 4 GTGGATACACTTCTTGATAATGG GGCAAAGAGGGAAGATTTCG TGAGAAAACATAAGTAAACGGGC CCATAAGCATATCTTGAGTTGG → → ← ← ycf5 (ccsA) ycf5 1 ycf5 2 ycf5 3 ycf5 4 GGATTATTAGTCACTCGTTGG ACTTTAGAGCATATATTAACTC ACTTACGTGCATCATTAACCA CCCAATACCATCATACTTAC → → ← trnH - psbA trnH2 psbAF trnH(GUG) psb A CGCGCATGGTGGATTCACAATCC GTTATGCATGAAAGTAATGCTC ACTGCCTTGATCCACTTGGC CGAAGCTCCATCTACAAATGG → ← → ← trnL-F trnL-c trnL-d trnL-e CGAAATCGGTAGACGCTACG GGGGATAGAGGGACTTGAAC GGTTCAAGTCCCTCTTATCCC → ← → trnL-f trnL-g trnL-h ATTTGAACTGGTGACACGAG3’ GGGCAATCCTGAGCCAA CCATTGAGTCTCTGCACCTATC ← → ← Kí hiệu: → mồi xuôi; ← mồi ngược
  • 21. 12 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 a. Trình tự gen rbcL Trong các gen lạp thể, rbcL là trình tự gen đặc trưng nhất, mã hóa các tiểu đơn vị lớn của rubilose - 1,5 - bisphosphate cacboxylase/ oxygenase (RUBISCO). rbcL là gen đầu tiên được giải trình từ thực vật. rbcL đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu phát sinh loài và phân loại thực vật với hơn 10000 trình tự rbcL có sẵn trong GenBank. Do sự dễ dàng trong khuếch đại PCR ở một số nhóm thực vật, CBOL gần đây đã công nhận rbcL là một trong những trình tự gen tiềm năng nhất cho các nghiên cứu DNA barcode ở thực vật. Tuy nhiên, do khả năng phân biệt loài thấp, nên hầu hết các nhóm đều cho rằng nên sử dụng kết hợp rbcL với các với các chỉ thị barcode khác, ví dụ như matK là hai locus barcode chuẩn cho thực vật [43], [45], [50]. b. Trình tự gen matK Trong số các gen lục lạp, matK là một trong những gen tiến hoá nhanh nhất, có kích thước khoảng 1550 bp và mã hóa cho enzyme maturase liên quan đến quá trình loại bỏ các intron loại 2 trong quá trình phiên mã RNA. Do matK tiến hoá nhanh và có mặt hầu hết trong thực vật nên đã được sử dụng như một chỉ thị trong nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài và phát sinh loài ở thực vật. CBOL đã thử nghiệm matK trên gần 550 loài thực vật và thấy rằng 90% mẫu thực vật hạt kín dễ dàng khuếch đại trình tự bằng cách sử dụng một cặp mồi đơn và đề nghị sử dụng matK là một trong những locus barcode chuẩn cho thực vật [42], [50]. c. Trình tự gen rpoB và rpoC1 Gen rpoB, rpoC1, rpoC2 mã hóa ba trong 4 tiểu đơn vị của RNA polymerase lục lạp. Khi nghiên cứu họ Dipterocarpaceae, Tsumura và cộng sự (1996) đã nhận thấy gen rpoB là thích hợp để nghiên cứu phát sinh loài. Hiện nay, rpoB là gen được sử dụng nhiều trong nghiên cứu phát sinh loài và xác định các loài vi khuẩn, đặc biệt là khi nghiên cứu các chủng có quan hệ gần gũi. Cùng với gen 16S rRNA, rpoB được sử dụng trong nhiều nghiên cứu để
  • 22. 13 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 xác định loài vi khuẩn mới, do vậy các gen này được đề xuất là chỉ thị barcode độc lập hoặc kết hợp với một số gen khác. rpoC1 có cấu trúc vòng kép, bền vững. Chiều dài trung bình khoảng 520 bp. Chức năng mã hóa cho enzyme RNA polymerase β – Tiểu đơn vị. Trong nghiên cứu Liu và cộng sự (2010) đã chỉ ra rpoC1 là một chỉ thị rất hữu ích khi được sử dụng để phân biệt các loài bryophytes. Do vậy cần có các nghiên cứu tiếp theo để chứng minh sự phù hợp khi sử dụng rpoB và rpoC1 làm chỉ thị barcode trong các nghiên cứu giám định loài [41], [45]. d. Trình tự gen ycf5 Gen ycf5 mã hóa cho một protein có chứa 330 amino axit. Gen này được bảo tồn trên tất cả các vùng thực vật và đã được kiểm nghiệm cho phù hợp với DNA barcode của một vài nhóm. Tuy nhiên, gen này chưa được công nhận và sử dụng nhiều trong vai trò của một DNA barcode [42], [43]. e. Trình tự hai gen trnH-psbA Gen trnH-psbA có kích thước trung bình khoảng 450 bp, nhưng thay đổi từ 296 đến 1120 bp, trnH-psbA được chứng minh là có khả năng xác định loài cao. Locus trnH-psbA đã được khuếch đại thành công ở nhiều thực vật hạt kín và hạt trần. Tuy nhiên, trong nhiều thực vật hạt kín trnH-psbA lại có kích thước rất ngắn (~ 300 bp), kích thước của gen này thay đổi lớn do sự có mặt của gen rpS19 hoặc các gen giả nằm giữa cùng gen của hai gen trnH và psbA. Trong nhiều nghiên cứu gần đây đã đề xuất việc sử dụng trnH-psbA như chỉ thị barcode độc lập cho thực vật hay kết hợp với matK. CBOL thấy rằng khả năng phân biệt loài của trnH-psbA là cao nhất (69%) trong số 7 locus được thử nghiệm và do đó đề nghị nó như là chỉ thị barode bổ sung. trnH-psbA có thể sử dụng trong hệ thống barcode ba locus khi hệ thống barcode hai locus không cung cấp đầy đủ khả năng phân tích [37], [43].
  • 23. 14 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 f. Trình tự hai gen trnL (UAA)-trnF (GAA) Locus trnL (UAA) - trnF (FAA) chứa gen trnL (UAA), vùng intron và vùng nằm giữa hai gen trnL (UAA) và trnF (GAA). Taberlet và đtg là nhóm nghiên cứu đầu tiên sử dụng trnL trong các nghiên cứu hệ thống học thực vật. Vùng không mã hoá trnL(UAA) và trnF (GAA) không phải là vùng có sự biến đổi lớn nhất của DNA lục lạp nhưng có ưu thế như cấu trúc bậc 2 với vùng biến đổi và vùng bảo thủ xen kẽ nhau. Điều này tạo thuận lợi cho các nghiên cứu tìm kiếm trình tự nucleotide ở các vùng bảo thủ để thiết kế mồi và sử dụng kỹ thuật PCR để khuếch đại các đoạn gen ở vùng biến đổi. Trong nghiên cứu để xác định trnL (UAA) intron có nên được sử dụng làm vùng DNA barcode, Taberlet (2007) đã sử dụng 100 loài thực vật và kết luận rằng trnL intron có thể sử dụng như là một barcode của thực vật, trnL-trnF là một barcode tiềm năng cho phân tích, xác định các loài thực vật [39], [43], [51]. 1.3. Ứng dụng của mã vạch DNA trong nhận biết cây dược liệu Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên sinh vật rất đa dạng và phong phú với nhiều loài động vật, thực vật, nấm có giá trị kinh tế cao. Trong đó, thực vật là giới sinh vật có tính đa dạng rất cao về loài. Đến nay, có khoảng 350.000 loài thực vật đã được nhận dạng. Vậy bằng cách nào để phân biệt được sự khác nhau hay giống nhau và mối quan hệ giữa các loài, các cá thể sinh vật. Từ thời thượng cổ, các Nhà khoa học đã biết cách sắp xếp cây cỏ theo những trật tự nhất định để có thể nhận biết chúng một cách dễ dàng. Con người đã cố gắng tìm những đặc điểm giống nhau để sắp xếp cây cỏ vào từng nhóm, nhưng lại dựa vào những đặc điểm sai khác để phân biệt nhóm này với nhóm kia. Như vậy, theo phương pháp truyền thống, việc phân loại hay giám định sinh vật chủ yếu dựa trên chỉ thị về hình thái hoặc các đặc tính sinh lý sinh hóa bên trong nhờ vào bảng hướng dẫn định danh có sẵn. Phương pháp phân loại truyền thống này trong nhiều trường hợp còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế, như: nhiều sinh vật có hình thái rất giống nhau nhưng thực tế lại rất
  • 24. 15 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 khác nhau trong hệ thống phân loại (hệ gen rất khác nhau), ngược lại nhiều sinh vật có hình thái rất khác nhau nhưng lại rất gần nhau trong hệ thống phân loại (hệ gen rất giống nhau). Mặt khác, phương pháp phân loại truyền thống dựa trên các đặc điểm hình thái rất khó phân biệt được sự khác biệt giữa các biến dị dưới loài. Đặc biệt, đối với những mẫu vật có nguồn gốc sinh vật đã bị biến đổi về hình thái, như những mẫu sinh vật đã chết, bị chôn vùi dưới đất, ở các công trình xây dựng, đã qua chế biến thì không thể xác định được bằng chỉ thị hình thái. Gần đây nhờ vào sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung và các kỹ thuật sinh học phân tử nói riêng đã cho phép chúng ta nhanh chóng xác định được sự khác biệt về vật chất di truyền giữa các loài sinh vật, thậm chí giữa các cá thể sinh vật trong cùng loài. Từ đó có thể định danh được sinh vật và xác định được mối quan hệ di truyền giữa các cá thể, quần thể hay xuất xứ. Như vậy, việc kết hợp giữa chỉ thị hình thái và chỉ thị phân tử DNA sẽ nhanh chóng xác định được sự khác biệt giữa sinh vật này với sinh vật khác một cách chính xác. Vì vậy, các kỹ thuật sinh học phân tử được xem là công cụ hỗ trợ có hiệu quả cho việc phân tích di truyền ở các loài sinh vật. Trong đó, mã vạch DNA được xem như là một công cụ để giám định sinh vật và xác định mối quan hệ di truyền giữa các loài. Xây dựng cơ sở dữ liệu mã vạch DNA là hướng nghiên cứu mới. Nhận thấy vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc xây dựng ngân hàng mã vạch DNA, ở Việt Nam các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý cũng đã bắt đầu tiếp cận và quan tâm đến hướng nghiên cứu này, nhằm hướng tới xây dựng một ngân hàng dữ liệu mã vạch DNA quốc gia cho các loài sinh vật (Động vật, thực vật, vi sinh vật, virut,...) phục vụ phân loại, giám định, chẩn đoán bệnh, bảo tồn và quản lý thương mại nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. Thực vật dùng làm thuốc thảo dược luôn cần được xác định ở cấp độ loài, vì vậy xác định chính xác là một bước quan trọng để có thể đảm bảo về chất lượng sản phẩm và có tầm quan trọng trong việc nghiên cứu các đặc tính
  • 25. 16 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 của sự đa dạng di truyền, phát sinh loài và phát sinh vùng địa lý cũng như bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Cùng với sự phát triển của thị trường thảo dược, sự giả mạo các nguyên liệu thảo dược thuốc cũng trở thành vấn đề toàn cầu. Các nguyên liệu thảo dược này có thể được thay thế bằng các loại thảo mộc khác có quan hệ họ hàng gần gũi, thậm chí từ những nguyên liệu giả mạo. Việc giả mạo các nguyên liệu thảo dược thường là do: - Vật liệu không phân biệt được bằng các đặc điểm hình thái - Những vật liệu có tên tương tự nhau - Việc thay thế những nguyên liệu có giá trị kinh tế bằng các nguyên liệu khác rẻ tiền hơn. Tuy nhiên, việc xác định chính xác các nguyên liệu thảo dược làm thuốc theo phương pháp truyền thống như sự đánh giá cảm quan và phương pháp hóa học đôi khi gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật đã được chế biến một phần hoặc ở dạng bột. Vì vậy, phương pháp sử dụng các dấu chuẩn phân tử rõ ràng là chính xác và phổ biến hơn. Việc nhận biết các nguyên liệu thảo dược sử dụng phương pháp mã vạch DNA có thể bảo vệ người dùng tránh khỏi tác dụng độc hại của các loại thuốc giả mạo, đặc biệt trong nhiều trường hợp có thể nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây trình bày một số mã vạch ADN đã được nghiên cứu và ứng dụng trong các cây dược liệu. Vùng ITS cung cấp số lượng thông tin đặc trưng lớn nhất và khả năng xử lý tốt nhất 6 mẫu của Hedyotis L có họ với Rubiaceae. ITS đã được sử dụng thành công để phân biệt 14 loài Hedyotis L, bao gồm cả loài chính thống trong phương thuốc điều trị khối u “Baihuasheshecao” có nguồn gốc từ H. diffusa Willd, và cả loài giả mạo có nguồn gốc từ H. corymbosa (L.) Lam. Maturase K trình tự này đã thành công trong việc xác định các loại thuốc thảo dược "Dahuang" có nguồn gốc từ Rheum palmatum L
  • 26. 17 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 (Polygonaceae), R. tanguticum (Maxim. Ex Regel) Maxim. ex Balf, R. officinale Baill., và loài gần gũi Rheum L. với mức độ biến đổi nội bộ loài và giữa các loài khác nhau là cao. Vì vậy, nó thường được sử dụng để xác định các nguyên liệu thảo dược ở những vị trí địa lý khác nhau. trnH-psbA cho thấy tỷ lệ khuếch đại thành công cao nhất (100%) và tỷ lệ sai khác là 83% trong số chín locus thử nghiệm, bao gồm cả ITS, rbcL và matK. Vì vậy, trnH - psbA được coi như 1 trình tự hữu ích để phân biệt các loài thảo mộc với loài giả mạo nó. Nó được dùng để phân biệt loài giả mạo Shihu Bulbophyllum odoratissimum (Sm.)Lindl.ex.Hook.f. (Orchidaceae) có nguồn gốc từ loài Dendrobium Sw. với tỷ lệ sai khác trong trình tự là từ 2% đến 3,1%. Tiểu đơn vị lớn của ribulose-bisphosphate carboxylase-rbcL trình tự này có chất lượng cao khi làm thử nghiệm trên 7 locus. Tuy mức độ biến đổi thấp giữa các loài khác nhau nhưng rbcL vẫn cho phép nhận biết được nguyên liệu thảo dược với loại giả mạo nó (Ví dụ, thảo dược dương xỉ "Mianmaguanzhong" có nguồn gốc từ Dryopteris crassirhizoma Nakai (Dryopteridaceae) có 19 nucleotide là đa hình trong trình tự rbcL khi đối chiếu với loài giả mạo.
  • 27. 18 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu, hóa chất và thiết bị 2.1.1. Vật liệu thực vật Vật liệu nghiên cứu là cây sói rừng mọc thu được trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 2.1.2. Chủng vi khuẩn Chủng vi khuẩn Escherichia coli (DH5α) sử dụng cho mục đích tách dòng do Phòng Công nghệ tế bào thực vật - Viện Công nghệ sinh học cung cấp. 2.1.3. Hóa chất Kit tinh sạch DNA (AccuPrep® Gel Purification Kit) của hãng Bioneer (Hàn Quốc). Enzyme hạn chế BamHI, T4 DNA Ligase của Fermentas (Hàn Quốc), Taq DNA polymerase, RNase được mua từ hãng Fermentas. Hóa chất dùng cho tách chiết DNA tổng số: Nitơ lỏng, EDTA, CTAB, natriclorua, Tris hidroclorua, sorbitol, natridihidrophotphat, nước deion, isopropanol, ethanol, chloroform, isoamyl alcohol, RNase. Hóa chất dùng cho tách dòng gen: X-gal, IPTG, Vector tách dòng pBT do phòng Công nghệ tế bào thực vật - Viện Công nghệ sinh học cung cấp, Bacto tryptone, Yeast extract, NaCl, kháng sinh carbecillin Hóa chất để tách plasmid: Sol I (Tris HCl, EDTA), Sol II (NaOH, SDS), Sol III (Kali axetat), isopropanol, ethanol, phenol, chloroform. Hóa chất dùng cho phản ứng PCR: MgCl2, Buffer , Taq-polymerase, dNTP. Hóa chất dùng trong điện di DNA: agarose, TAE 1X (Tris - Acetic acide - EDTA), ethidium bromide.
  • 28. 19 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 2.1.4. Thiết bị sử dụng Bảng 2.1. Máy móc và các thiết bị sử dụng trong thí nghiệm STT Tên máy, thiết bị Hãng sản xuất 1 Tủ lạnh -4o C, -80o C Nuaire (Mỹ) 2 Tủ an toàn sinh học cấp II Nuaire Nuaire (Mỹ) 3 Máy điện di Powerpac300 Bio-Rad (Mỹ) 4 Cân điện tử (Electronic balances) Ohaus (Mỹ) 5 Lò vi sóng Sanyo (Nhật Bản) 6 Máy đo pH (Digital pH Meter Delta 320) ThommasScientific (Mỹ) 7 Máy lắc ổn nhiệt N-Biotek (Hàn Quốc) 8 Máy đo OD ThommasScientific (Mỹ) 9 Máy ly tâm lạnh Centrifuge 5417R Đức 10 Máy Votex Micro one ThommasScientific (Mỹ) 11 Bể ổn nhiệt Jeio Yech – Hàn Quốc) 12 Máy PCR PCR Themocycle 13 Máy soi gel với tia UV Mỹ 14 Tủ hút vô trùng Savant (Mỹ) 15 Máy phân tích trình tự DNA ABI 3100-Avant Applied BioSciences (Mỹ) 2.1.5. Địa điểm nghiên cứu Phòng Công nghệ ADN ứng dụng - Viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái Sử dụng phương pháp quan sát mô tả trực tiếp đối tượng lựa chọn đại diện kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có. Đây là phương pháp thông dụng được dùng trong nghiên cứu thực vật học.
  • 29. 20 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Quan sát và mô tả đặc điểm hình thái thực vật về: - Dạng sống - Thân - Lá (hình dạng phiến, chọp, gân, gốc, cuống, kích thước,…) - Hoa (dạng cụm hoa, vị trí cụm hoa, kích thước,…) - Quả và hạt (hình dạng, màu sắc, kích thước,…) + Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ: máy ảnh, thước dây, thước kẹp (palme),.. 2.2.2. Phương pháp sinh học phân tử 2.2.2.1. Phương pháp tách chiết DNA tổng số Bảng 2.2. Thành phần dung dịch đệm rửa STT Hóa chất Nồng độ chuẩn Nồng độ cuối cùng 1 Sorbitol 350 mM 2 Tris-HCl (pH 8,0) 1 M 100 mM 3 EDTA (pH 8,0) 0,5 M 5 mM 4 Sordium metabisulfit 5% Bảng 2.3. Thành phần dung dịch đệm tách STT Hóa chất Nồng độ chuẩn Nồng độ cuối cùng 1 NaCl 3 M 1.5 M 2 Tris-HCl (pH 8,0) 1 M 100 mM 3 EDTA (pH 8,0) 0,5 M 20 mM 4 CTAB 4%
  • 30. 21 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 DNA được tách chiết bằng phương pháp CTAB có cải tiến bao gồm các bước sau. 1. Ngiền nhanh 0,2g lá bằng cối chày sứ trong nitơ lỏng cho đến khi tạo thành bột thật mịn, sau đó chuyển ngay vào ống Eppendorf 2ml, giữ trong đá. 2. Bổ sung 1ml đệm rửa, lắc mạnh trong 40 giây, ly tâm 12000 vòng/phút, 4o C, 7 phút 3. Loại bỏ dịch nổi và lặp lại từ 2 - 3 lần 4. Bổ sung 800 µl đệm chiết, lắc đều và giữ ở 65o C trong thời gian 30 phút đến 1giờ 5. Giữ mẫu ở nhiệt độ phòng trong thời gian 10 phút 6. Bổ sung 800 µl chloroform : isoamyl alcohol (24:1) vào mẫu, lắc đều trong thời gian 10 phút 7. Ly tâm với tốc độ 12000 vòng/ phút trong thời gian 15 phút ở 4o C 8. Dùng pipet chuyển dịch nổi sang ống Eppendorf 1,5 ml 9. Bổ sung một thể tích tương đương isopropanol lạnh và đảo nhẹ, giữ mẫu trong đá 30 phút. 10. Ly tâm 12000 vòng/ phút trong thời gian 15 phút ở 4o C 11.Loại bỏ dich nổi, rửa DNA bằng cách thêm 500 µl cồn 80%, ly tâm 12000 vòng/ phút trong thời gian 4 phút ở 4o C ( Bước này thực hiện 2 lần), sau đó đảo nhẹ nhàng lọa bỏ cồn. 12.Làm khô DNA bằng quạt gió 13.Hòa tan trong 100 µl H2O 14.Sau khi DNA được hòa tan hoàn toàn thì bổ sung 3 µl Rnase (10mg/ml). Giữ sản phẩm ở 37o C trong 1 giờ 15.Bảo quản DNA tổng số ở -20o C 2.2.2.2. Kiểm tra sản phẩm DNA sau khi tách chiết DNA tổng số của các mẫu thực vật sau khi tách chiết sẽ được điện di trên gel agarose 1% trong đệm TAE 1X, ở hiệu điện thế 90V với marker 1kb. Nồng độ và độ tinh sạch của DNA tổng số được kiểm tra qua phương pháp đo mật độ quang phổ hấp phụ ở bước sóng 260 và 280 nm. Mỗi mẫu đo 3
  • 31. 22 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 lần và giá trị trung bình của ba lần đo được lấy làm kết quả cuối cùng. Độ tinh sạch của mẫu thể hiện qua thông số A260/280, thông thường A260/280 =1,5 - 2,0 được coi là mẫu sạch protein, nồng độ DNA của mẫu được tính thông qua giá trị 1,0A 260 = 50 µg/µl. 2.2.2.3. Phương pháp nhân bản gen đích bằng kỹ thuật PCR Thể tích mỗi phản ứng PCR của mỗi mẫu là 25µl, được thực hiện trên máy PCR. Quy trình nhiệt để nhân bản các đoạn gen và thể tích cụ thể của các thành phần trong một phản ứng PCR được thể hiện ở Bảng 2.4, Bảng 2.5 và Bảng 2.6. Bảng 2.4. Thành phần của phản ứng PCR TT Thành phần Nồng độ Thể tích (µl) 1 Nước khử ion vô trùng 12,75 2 Buffer 10X 2,5 3 Magie clorua 25mM 2,0 4 dNTPs 10mM 2,5 5 Mồi xuôi 10pmol 1,0 6 Mồi ngược 10pmol 1,0 7 Taq DNA polymerase 1u/µl 0,25 8 DNA khuôn 3 9 Tổng thể tích 25
  • 32. 23 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Bảng 2.5. Chu trình nhiệt cho phản ứng PCR nhân ITS Bảng 2.6. Chu trình nhiệt cho phản ứng PCR nhân gen rpoC1 Bước Nhiệt độ (o C) Thời gian Chu kỳ Bước Nhiệt độ (o C) Thời gian Chu kỳ Khởi động 94 4p 1 Khởi động 94 60s 1 Biến tính 94 40s 35 Biến tính 94 30s 35 Gắn mồi 55 1p Gắn mồi 52 40s Kéo dài 72 1p Kéo dài 72 50s Ổn định 72 7p 1 Ổn định 72 10p 1 Bảo quản 4 Bảo quản 4 Hai cặp mồi được sử dụng để nhân bản 2 gen đích là ITS [21] và rpoC1 [14]. Trong đó vùng ITS của gen nhân và gen rpoC1 là gen lục lạp. Hai cặp mồi này được chúng tôi tham khảo trong các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó. Trình tự về hai cặp mồi được thể hiện ở Bảng 2.7. Bảng 2.7. Trình tự mồi dùng trong phản ứng PCR ST T Vùng gen nhân bản Ký hiệu Trình tự mồi (5’- 3’) Kích thước dự kiến 1 ITS (ITS+ITS2) P12F ACGAATTCATGGTCCGGTGAAGTGTTCG 655 bp P12R TAGAATTCCCCGGTTCGCTCGCCGTTAC P7R CCCAATACCATCATACTTAC 2 rpoC1 1F GTGGATACACTTCTTGATAATGG 550 bp 1R TGAGAAAACATAAGTAAACGGGC
  • 33. 24 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Phương pháp chạy điện di kiểm tra sản phẩm PCR Chuẩn bị khuôn đổ gel đã cài sẵn răng lược. Hòa tan 1g agarose trong 100ml TAE 1X trong bình thủy tinh chịu nhiệt, đun sôi trong lò vi sóng cho đến khi agarose tan hoàn toàn. Để nguội khoảng 60o C và đổ vào buồng điện đi. Chiều dày gel khoảng 5mm là thích hợp. Sau 30-40 phút, khi gel đã đông cứng, gỡ lược ra và đặt bản gel trong bể điện di, đổ đệm TAE 1X vào bể điện di cho đến khi mức đệm cao hơn mặt gel từ 1-2mm Trộn 7µl DNA với 4µl dye, tra vào một giếng nhỏ trên gel. Điện di với dòng điện 1 chiều có hiệu điện thế 110V trong khoảng 30 phút. Lấy bản gel ra khỏi máy điện di và cho vào khay chứa dung dịch ethidium bromide 1% trong 10 phút. Lấy bản gel ra, rửa sạch bằng cách ngâm trong nước cất 2-3 phút. Đem vào máy quan sát dưới đèn tia tử ngoại (UV) và chụp ảnh. 2.2.2.4. Tinh sạch sản phẩm PCR Tinh sạch DNA từ gel agarose bằng “AccuPrep PCR purification Kit” của hãng “Bioneer” (Hàn Quốc) theo quy trình của nhà sản xuất. Gồm các bước sau: 1. Điện di sản phẩm khuếch đại, cắt băng gel cho vào ống Eppendorf 1,5 ml 2. Bổ sung đệm hòa tan (GB-Gel binding buffer) theo tỷ lệ Vmẫu:VGB = 1:5 3. Ủ ở nhiệt độ 60o C trong 10 phút, khoảng 2-3 phút lắc nhẹ một lần, sau khi gel tan hết thì ủ thêm 5 phút để gel tan hoàn toàn. 4. Chuyển hỗn hợp dung dịch lên cột tinh sạch, ly tâm 13000 vòng/phút trong 1 phút ở 4o C, loại bỏ dịch chảy qua cột. 5. Bổ sung 500 µl đệm GB vào cột, để ở nhiệt độ phòng trong 2 phút. Sau đó đem ly tâm 13000 vòng/phút trong 1 phút, loại bỏ dịch chảy qua cột. Bước này nhằm loại bỏ hoàn toàn những thành phần gel agarose còn sót lại. 6. Rửa màng lọc chứa DNA bằng cách thêm 500µl đệm rửa WB (Washing buffer) lên cột. Ly tâm 13000 vòng/phút trong 1 phút. Loại bỏ dịch chảy qua cột. Ly tâm lần 2 để đảm bảo loại bỏ hết dịch WB.
  • 34. 25 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 7. Chuyển cột lọc sang ống Eppendorf 1,5ml, bổ sung 30µl dung dịch đệm EL (Elution buffer) lên màng lọc, để ở nhiệt độ phòng trong 1 phút, sau đó đem ly tâm 13000 vòng/ phút trong 1 phút. Loại bỏ cột, thu dịch chứa mẫu DNA đã tinh sạch chuyển sang ống mới. Bảo quản ở - 20o C 8. Điện di kiểm tra sản phẩm sau khi tinh sạch. 2.2.2.5. Phản ứng ghép nối gen ngoại lai vào vector Sau khi đoạn DNA được tinh sạch, tiến hành gắn chúng vào vector tách dòng thông qua phản ứng lai DNA sử dụng enzyme DNA T4 - ligase. Vector sử dụng là vector pBT (Hình 2.1) Hình 2.1. Sơ đồ vector pBT Phản ứng ghép nối ở điều kiện 22o C trong 90 phút. Sản phẩm sau khi ghép nối được sử dụng để biến nạp vào vi khuẩn E.coli DH5α Bảng 2.8. Thành phần phản ứng ghép nối đoạn gen vào vector tách dòng Thành phần phản ứng Thể tích (µl) H2O 3 Buffer T4 ligase 1 pBT 1 T4 DNA ligase 1 DNA 5 Tổ thể tích 10
  • 35. 26 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 2.2.2.6. Biến nạp DNA plasmid vào tế bào E. coli bằng phương pháp sốc nhiệt. 1. Tế bào khả biến được lấy ra từ tủ -84o C và để tan từ từ. 2. Bổ sung 5l vectơ đã gắn gen vào ống đựng tế bào khả biến và trộn nhẹ. Hỗn hợp được đặt trong đá 10-15 phút. 3. Chuyển mẫu sang bể ổn nhiệt có nhiệt độ 42o C trong 90 giây. Sau đó mẫu được lấy ra và đặt ngay lên đá lạnh trong 5 phút. 4. Bổ sung 500l môi trường LB lỏng, hỗn hợp được nuôi ở 370 C, lắc 200 v/p trong 1 giờ. 5. Sử dụng que cấy trải, trải 100 - 200 l dịch khuẩn lên đĩa môi trường LB đặc có chứa 50mg/l Kanamycin. Ủ đĩa ở 37o C qua đêm. Bảng 2.9. Thành phần môi trường chọn lọc tế bào vi khuẩn mang DNA tái tổ hợp Hóa chất Thể tích Xgal (0,004%) 40 μl IPTG (100 μM) 20 μl Carbecilin (100 mg/l) 20 μl LB đặc 20 ml 2.2.2.7. Phương pháp PCR trực tiếp từ khuẩn lạc (colony - PCR) Sau khi nuôi khuẩn đã biến nạp trên môi trường chọn lọc, từ mỗi đĩa chọn ra một số khuẩn lạc trắng để tiến hành phản ứng colony - PCR với các cặp mồi rpoC1 và ITS. Thành phần phản ứng colony - PCR và chu kì nhiệt được trình bày ở Bảng 2.10 và Bảng 2.11.
  • 36. 27 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Bảng 2.10. Thành phần phản ứng colony - PCR STT Thành phần Nồng độ Thể tích (l) 1 Nước khử trùng 13,8 2 Dung dịch đệm 10X 2,5 3 MgCl2 25 mM 2,5 4 dNTPs 10 mM 2 5 Mồi xuôi 10 pmol 1 6 Mồi ngược 10 pmol 1 7 Dream Taq polymerase 5U/l 0,2 8 Khuẩn lạc VK Tổng 25 Bảng 2.11. Chu trình nhiệt của phản ứng colony-PCR Bước Nhiệt độ (o C) Thời gian Chu kỳ Khởi động 94 5 phút 1 Biến tính 94 30 giây 25 Gắn mồi 58 50 giây Kéo dài 72 50 giây Ổn định 72 10 phút 1 Bảo quản 4 ∞ Điện di kiểm tra sản phẩm colony - PCR trên gel agarose 1% để chọn ra các khuẩn lạc mang gen có kích thước như mong muốn.
  • 37. 28 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 2.2.2.8. Tách chiết plasmid từ tế bào E. coli Quy trình tách DNA plasmid được tiến hành theo phương pháp sử dụng phenol/chloroform có cải tiến sử dụng hóa chất bao gồm 3 dung dịch Sol I, Sol II và Sol III . Bảng 2.12. Thành phần hóa chất tách plasmid Kí hiệu Thành phần Sol I Glucose (50 mM), Tris-HCL (25 mM), EDTA (10 mM) Sol II NaOH (0,2 N), SDS (1%) Sol III 60 ml potassium acetate 5 M, 11,5 ml axit acetic, 28,5 ml H2O Các bước tiến hành: - Lấy dịch khuẩn đã nuôi qua đêm cho vào Eppendorf 2ml, ly tâm 7000 vòng/phút (v/p) trong 5 phút. Thu lấy cặn vi khuẩn ở đáy ống. - Thêm 100 µl dung dịch Sol, hoà tan bằng vortex cho cặn tan hoàn toàn. - Bổ sung 200 µl dung dịch Sol II đảo nhẹ. - Thêm 150 µl dung dịch Sol III đảo nhẹ rồi đặt trong đá 5 phút. - Ly tâm 13000 v/p trong 10 phút. Thu dịch nổi. - Bổ sung dung dịch chloroform: isoamylalcohol (24:1) theo tỷ lệ 1:1. - Ly tâm 13000v/p trong 10 phút. Chuyển pha trên sang ống Eppendorf 1,5 ml mới. - Bổ sung dung dịch isopropanol lạnh theo tỷ lệ 1:1, ủ ít nhất 20 phút. - Ly tâm 13000 v/p trong 20 phút, thu tủa. - Rửa tủa 2 lần bằng 500µl ethanol 70%, ly tâm 13000 v/p trong 10 phút.
  • 38. 29 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 - Làm khô DNA ở nhiệt độ phòng, sau đó thêm 50 µl nước khử ion, để ở nhiệt độ phòng cho tan hoàn toàn. Plasmid sau khi tách chiết được tinh sạch và bảo quản ở -200 C để phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo. 2.2.2.9. Phương pháp xác định trình tự của gen Trình tự DNA được xác định bằng máy phân tích trình tự tự động ABI PRISM 3100 Avant Genetic Analyzer theo nguyên lí của Sanger với bộ kit BigDye Terminator v. 3.2 Cycle Sequencing (Macrogen Inc. Hàn Quốc). Trình tự DNA đã giải được xử lý và phân tích bằng phần mềm BioEdit và DNAstar. Cây phân loại được xây dựng theo phương pháp tối đa (Maximum Parasimony (MP) trên cơ sở số liệu thu được. 2.2.2.10. Phương pháp phân tích số liệu Sau khi cây sói rừng đem về sẽ tiến hành đo kích thước như chiều cao cây, kích thước trung bình của rễ, cuống lá, phiến lá, hoa, quả ,…. Trình tự nucleotide sau khi giải trình tự sẽ được xử lý bằng các phần mềm bioedit, BLAST, DNAstar. Lập bảng biểu, nhập các số liệu sau đó đưa ra nhận xét, phân tích và rút ra kết luận.
  • 39. 30 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm thực vật học của cây sói rừng thu tại Lạng Sơn Sói rừng là cây bụi thường xanh, cao 1 - 2m, có bộ rễ phát triển, dễ chính dài khoảng 25- 30 cm, đường kính khoảng 0,5 - 1cm, có nhiều rễ con phát triển, có mầu nâu vàng, rễ cứng. Cây Sói rừng có thân gỗ, nhánh tròn, không có lông, thân có màu xanh đậm, các mấu hơi phồng ra, phần thân non có mầu xanh, phần thân già có màu hơi đỏ tía. Mặt cắt ngang có hình tròn, đường kính thân khoảng 0,5 - 1,5 cm. Lá đơn mọc đối, phiến lá có hình elip, hình trứng ngược hoặc elip hẹp đến thuôn, chóp lá nhọn, dài 7 - 20cm, rộng 3 - 5cm, gốc thon nhọn, mép lá có răng cưa nhọn và thô, phần không xẻ gần cuống dài 3 - 3,2cm, gân lông chim, gân chính nổi rõ với 5 - 7 cặp gân nhọn, gân bên hình cung mờ, gân lồi mặt dưới, cuống ngắn 5 - 10mm. Lá nhẵn, không có lông, mặt trên có mầu xanh sẫm, mặt dưới nhạt. Bông kép, ít nhánh, nhánh ngắn. Cụm hoa có mầu xanh nhạt hoặc trắng, dài 3 - 8cm, bông khá dày, dài 1 - 3,5cm. Hoa cái nhỏ, màu trắng, dạng phích hoặc dạng cầu méo, dài 1 - 1,5mm, không cuống và có một nhị. Hình 3.1. Mẫu cây sói rừng thu thập tại Lạng sơn
  • 40. 31 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Hình 3.2. Các bộ phận của cây sói rừng 1 - Rễ; 2 - thân ; 3 - Lá; 4 - Cách sắp xếp lá; 5 - Hoa; 6 - cành mang quả; 7- Quả
  • 41. 32 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Theo một số nghiên cứu về đặc điểm hình thái của cây sói rừng đã được tiến hành nghiên cứu trước đó, Sói rừng có bầu nhụy hình trứng và không có vòi, hóa đực dài 1,3 - 2mm, rộng 1 - 1,3 mm, bao phấn kéo dài từ một nửa đến toàn bộ chiều dài. Cây sói rừng có quả nhỏ, mọng, hình gần tròn đường kính 4 - 7 mm. Quả ban đầu xanh, khi chín có màu đỏ hay đỏ gạch, hạt không mở màu vàng hoặc kem [10]. Cây thường mọc ở vùng núi đất, ở bìa rừng, ven đồi ẩm, sườn núi, các khu đầmlầy, đồng cỏ, ven suối. Cây có hoa vào tháng 6 - 7, quả tháng 8 - 9. Phân bố: Ở Việt Nam cây mọc từ Hà Giang (Vị Xuyên), Sơn La (Mộc Châu), Cao Bằng (Thạch An, Nguyên Bình, Tĩnh Túc), Lạng Sơn (Hữu Lũng, Bắc Sơn), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Nội (Hà Tây), Thừa Thiên Huế, Kom Tum ( Đác lây, KonPlong), Lâm Đồng (Đà Lạt, Bảo Lộc). Trên Thế giới, cây có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Malaysia, Indonesia,Lào, Thái Lan, Hàn Quốc. 3.2. Phân lập gen từ mẫu cây sói rừng 3.2.1. Tách chiết DNA tổng số Để tách được DNA từ mẫu lá của cây sói rừng có chất lượng tốt và đáp ứng các mục đích thí nghiệm, chúng tôi sử dụng phương pháp dùng CTAB (Collins và Symons, 1992) [17] với một số thay đổi cho phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm (mục 2.2.2.1). Kết quả điện di (Hình 3.3) cho thấy DNA thu được có đủ số lượng và chất lượng cần thiết, các vạch điện di rõ gọn không bị đứt gãy, ít thấy các vết protein và tạp chất còn dư trong mẫu, đảm bảo chất lượng cho phản ứng nhân gen tiếp theo. Trong tách chiết DNA tổng số từ thực vật, Marker DNA tổng số DNA tổng số Hình 3.3. Kết quả điện di DNA tổng số cây Sói rừng trên gel agarose 1%
  • 42. 33 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 có nhiều phương pháp khác nhau đã được ứng dụng, trong đó phương pháp dùng CTAB có ưu điểm là khá đơn giản, tiết kiệm thời gian mà DNA thu được vẫn đảm bảo chất lượng. Đã có nhiều cải tiến trong quy trình tách chiết DNA sử dụng CTAB tỏ ra đặc biệt hiệu quả trong đó với cả các mẫu mô thực vật chứa nhiều polysaccharid và polyphenol (Porebski và cộng sự, 1997) [28]. Hiện nay, phương pháp dùng CTAB để tách chiết DNA tổng số từ mẫu mô thực vật được sử dụng phổ biến trong các công trình nghiên cứu. Để xác định hàm lượng và độ tinh sạch, DNA tổng số đươc đo mật độ quang phổ (OD) ở bước sóng 260nm và 280nm. Kết quả đo được tỉ số A260/280 = 1,95 tương đương với hàm lượng mẫu bằng 191,3 µg/µl. Kết quả đo OD cho thấy mẫu DNA đủ độ tinh sạch để thực hiện phản ứng PCR ( tỉ số A260/280 trong khoảng từ 1,5 - 2, 0) 3.2.2. Khuếch đại vùng gen nghiên cứu bằng phản ứng PCR Khuếch đại đoạn gen là công đoạn đầu tiên nhằm nhân lên các đoạn DNA chỉ thị mong muốn sử dụng các cặp mồi đặc hiệu. Trong nhiều công bố gần đây về sử dụng DNA barcode, các tác giả cho thấy việc nhân bản thành công các trình tự DNA barcode bằng phản ứng PCR phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng DNA dùng làm khuôn và đặc biệt là nhiệt độ bắt mồi đặc hiệu (Yonghua Li và cộng sự, 2010) [36]. rpoC1 là một trong những gen cơ bản trong việc nghiên cứu sự phát sinh loài, đã được sử dụng ở nhiều nhóm sinh vật khác nhau còn ITS là gen nhân được sử dụng nhiều trong phân tích đa dạng và xác định loài ở thực vật. Để khuếch đại được đoạn gen rpoC1 và ITS chúng tôi sử dụng cặp mồi đặc hiệu như đã trình bày ở bảng 2.4. Thành phần phản ứng và chu kỳ nhiệt của phản ứng PCR như ở mục 2.2.2.3.
  • 43. 34 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 bp bp 750 500 250 550 750 500 250 650 A B Hình 3.4. Kết quả điện di sản phẩm nhân gen rpoC1 (A) và sản phẩm nhân bản vùng ITS (B) từ các cặp mồi đặc hiệu M. Maker 1kb; 1. Sản phẩm PCR nhân gen Kết quả nhân bản gen ITS và rpoC1 cây sói rừng ở Hình 3.4 cho thấy vùng ITS có kích thước khoảng 650bp, gen rpoC1 có kích thước khoảng 550bp đúng như kích thước dự đoán ban đầu. Kết quả điện di sản phẩm PCR trên gel agarose 1% cho thấy băng vạch sáng rõ nét và chỉ có một băng duy nhất điều này chứng tỏ quá trình nhân bản vùng ITS và gen rpoC1 có kết quả tốt ở mẫu sói rừng nghiên cứu. Do đó, sản phẩm này được chúng tôi sử dụng cho tách dòng và giải trình tự. Sản phẩm PCR thu được sau phản ứng khuếch đại gen còn có lẫn các tạp chất như mồi, đệm PCR, các nucleotide,... và đôi khi có thể chứa các sản phẩm phụ sẽ ảnh hưởng đến kết quả của quá trình tách dòng, do vậy cần tiến hành tinh sạch sản phẩm PCR trước khi tiến hành quá trình đưa gen vào vector tách dòng. Việc tinh sạch được thực hiện bằng bộ Kit AccuPrep Gel Purification Kit. Nguyên lý của phản ứng và quy trình thực hiện được nêu ở mục 2.2.2.4. Các đoạn gen sau khi tinh sạch được kiểm tra bằng điện di trên gel agarose 1% để kiểm tra chất lượng và xác định sơ bộ hàm lượng DNA tinh sạch.
  • 44. 35 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 3.2.3. Kết quả ghép nối gen vào vector tách dòng Sản phẩm PCR sau khi được tinh sạch, chạy điện di kiểm tra và tính toán hàm lượng DNA để dùng cho phản ứng ghép nối vào vector tách dòng pBT. Phản ứng ghép nối là phản ứng hình thành liên kết phosphodiester giữa base Adenin ở đầu 5’ của sản phẩm PCR với base Thymine ở đầu 3’ của vector tách dòng nhờ hoạt tính nối của enzyme T4 ligase. Nguyên lý và kỹ thuật ghép nối đoạn gen vào vector tách dòng được trình bày cụ thể ở mục 2.2.2.5. Kết quả của phản ứng ghép nối sẽ được thể hiện sau khi biến nạp vào tế bào khả biến E. coli. Sản phẩm của quá trình chuyển gen vào vector pBT sẽ được biến nạp vào vi khuẩn E. coli DH5α, sau đó được cấy trải trên môi trường LB đặc có bổ sung carbenicilin 50 mg/l, X-gal 40 µl/ml và IPTG 100μM. Kết quả của quá trình này sẽ là sự xuất hiện của những khuẩn lạc xanh và trắng, trong đó khuẩn lạc trắng là những khuẩn lạc chúng ta quan tâm. Hình 3.5. Kết quả biến nạp vector tái tổ hợp gen rpoC1 vào tế bào khả biến Tất cả các khuẩn lạc này là những khuẩn lạc đều đã được biến nạp plasmid chứa gen kháng sinh carbenicillin nên có thể phát triển được trên môi trường chọn lọc này và phát triển thành các khuẩn lạc. Những khuẩn lạc xanh xuất hiện là do vector không có nhận được gen ngoại lai. Do vector có mang operon lacZ nên khi operon này hoạt động bình thường và khi có mặt chất
  • 45. 36 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 cảm ứng IPTG sẽ tổng hợp enzyme β- galactosidase, enzyme này sẽ chuyển hóa cơ chất X-gal thành hợp chất có màu xanh. Còn những khuẩn lạc trắng là do nhận được plasmid mang gen ngoại lai. Gen ngoại lai sẽ chèn vào và nó sẽ phá vỡ cấu trúc gen lacZ khi có chất cảm ứng IPTG thì gen lacZ cũng không tổng hợp enzyme β- galactosidase và không xảy ra sự chuyển hóa X-gal. Tuy nhiên không phải tất cả các khuẩn lạc trắng đều mang plasmid tái tổ hợp có chứa đoạn gen barcode chèn vào có thể là chứa đoạn gen là sản phẩm phụ của phản ứng PCR, sự đột biến trên promoter lac hay sự đứt gãy base thymine đầu 3’ của vector cũng có thể làm cho khuẩn lạc mang màu trắng. Vì vậy để có thể biết chính xác các khuẩn lạc trắng mang plasmid tái tổ hợp cần tiến hành chọn bằng phương pháp PCR trực tiếp từ khuẩn lạc (colony - PCR) để phục vụ cho quá trình nghiên cứu tiếp theo. Từ kết quả trên cho thấy quá trình biến nạp vector tái tổ hợp vào tế bào khả biến có kết quả tốt. Trên đĩa nuôi cấy xuất hiện những khuẩn lạc xanh và trắng. Trong đó mật độ là số lượng khuẩn lạc trắng tương đối lớn, đủ để tiến hành chọn lọc khuẩn lạc. 3.2.4. Kết quả chọn dòng tế bào mang gen tái tổ hợp Để xác định chính xác khuẩn lạc nào mang vector gắn đoạn DNA quan tâm chúng tôi tiến hành phản ứng colony-PCR. Với phương pháp này giúp chúng ta phát hiện nhanh những dòng khuẩn lạc nào mang gen đích, giảm chi phí và tiết kiệm thời gian. Tiến hành chọn lọc các khuẩn lạc trắng trên đĩa khuẩn lạc, sau đó thực hiện phản ứng colony-PCR với cặp mồi đặc hiệu với gen ITS và rpoC1 như đã trình bày ở Bảng 2.7. Phương pháp tiến hành cụ thể được trình bày ở mục 2.2.2.6. Sản phẩm colony-PCR được điện di trên gel agarose 1%.
  • 46. 37 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 bp bp 750 500 250 550 A 750 500 250 650 B Hình 3.6. Kết quả điện di sản phẩm PCR - clony các khuẩn lạc sử dụng mồi rpoC1(A) và mồi ITS (B) M : thang Marker 1Kb; 1, 2, 3, 4: Sản phẩm PCR từ các khuẩn lạc chọn lọc Khi sử dùng mồi RpoC1 kết quả điện di trên hình 3.6 xuất hiện các băng vạch duy nhất có kích thước vào khoảng hơn 550 bp. Còn khi sử dụng mồi ITS nhân lên đoạn gen có kích thước khoảng 650 bp, kết quả điện di Hình 3.6 cho thấy đa phần các khuẩn lạc đều xuất hiện các băng vạch duy nhất có kích thước khoảng 650bp. Như vậy cho thấy các dòng khuẩn lạc đều mang gen quan tâm, những khuẩn lạc này sẽ được nuôi và tách plasmid phục vụ cho việc xác định trình tự DNA. 3.2.5. Kết quả tách chiết plasmid tái tổ hợp Các dòng khuẩn lạc chứa đoạn gen ở trên được lựa chọn và được nuôi trong 3 ml môi trường LB lỏng có bổ sung carbenicillin 50 mg/l, lắc 200 vòng/phút qua đêm, sau đó tiến hành tách plasmid. Quá trình này được thực hiện theo quy trình đã được trình bày ở mục 2.2.2.8. Plasmid được điện di kiểm tra trên gel agarose 1%.
  • 47. 38 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Hình 3.7. Kết quả điện di sản phẩm tách chiết plasmid 1,2,3,4 các plasmid mang gen ITS; 5,6,7,8 các plasmid mang gen rpoC1 Qua kết quả điện di plasmid hình 3.7 ta thấy các plasmid tái tổ hợp đều có 3 băng rõ nét không bị đứt gẫy. Plasmid sẽ được tinh sạch sử dụng để xác định trình tự trên máy xác định trình tự tự động ABI PRISM® 3100 Avant Genetic Analyzer. 3.3. Kết quả xác định trình tự đoạn các đoạn gen nghiên cứu. Các đoạn DNA sau khi được tách dòng thành công sẽ được xác định trình tự trên máy giải trình tự tự động ABI PRISM® 3100 Avant Genetic Analyzer. Trình tự DNA được so sánh và liên kết với nhau bằng chương trình BioEdit và tiếp tục được xác minh, so sánh với các trình tự khác bằng cách sử dụng công cụ BLAST trên trang wev của Trung tâm Quốc gia về Thông tin Công nghệ sinh học (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/). Kết quả đọc trình tự được xử lý bằng phần mềm BioEdit và DNASTAR và đối chiếu với những trình tự đã được công bố trên GenBank. Chúng tôi tiến hành phân tích kết quả với các mẫu nghiên cứu.
  • 48. 39 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 3.3.1. Phân tích trình tự đoạn gen rpoC1 rpoC1 mã hóa cho enzyme RNA polymerase β- tiểu đơn vị của lục lạp. Hệ gen lục lạp có tính bảo thủ cao và mang tính đặc thù của từng loài do vậy việc sử dụng các kết quả phân tích hệ gen lục lạp vào nghiên cứu phát sinh loài và phân loại thực vật được các nhà khoa học rất quan tâm. Trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng rpoC1 là một chỉ thị rất hữu ích khi được sử dụng để phân biệt các loài thực vật. Kết quả so sánh trình tự nuleotide bằng phần mềm BioEdit ở hình 3.8 cho thấy, gen rpoC1 phân lập từ mẫu cây Sói rừng thu thập tại Lạng Sơn có kích thước khoảng 550 bp, đúng so với kích thước lý tính toán thuyết. Từ kết quả xác định trình tự, chúng tôi tiến hành so sánh mức độ tương đồng của gen rpoC1 ở mẫu sói rừng nghiên cứu với những kết quả đã công bố trên ngân hàng gen thế giới - NCBI. Kết quả xác định và so sánh trình tự được trình bày ở hình 3.8. Phân tích bằng BLAST trong NCBI cho kết quả trình tự gen rpoC1 phân lập từ mẫu cây Sói rừng thu thập tại Lạng sơn có độ tương đồng với trình tự gen rpoC1 mang mã số EF380352và KP256024. Kết quả đã khẳng định đoạn gen phân lập từ mẫu sói rừng thu thập được chính là gen rpoC1. Như vậy chúng tôi đã nhân bản thành công và giải trình tự đoạn gen rpoC1 phân lập từ mẫu Sói rừng từ Lạng Sơn. Kết quả so sánh trình tự đoạn gen rpoC1 phân lập từ mẫu Sói (SR) rừng thu tại Lạng sơn cho thấy, mẫu SR và EF380352 trên Ngân hàng gen (phân lập từ cây sói Chloranthus spicatus tại Trung Quốc) có độ tương đồng là 98,4%; còn tương đồng với trình tự có mã số KP256024 trên ngân hàng gen (phân lập từ cây sói nhật Chloranthus japonicus tại Mỹ) có độ là 97,6%.
  • 49. 40 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Hình 3.8. Trình tự nucleotide của đoạn rpoC1 phân lập từ mẫu sói rừng và hai trình tự mang mã số EF380352 và KP256024 trên ngân hàng gen Phân tích vị trí sai khác cho thấy, trình tự nucleotide của gen rpoC1 phân lập từ mẫu Sói rừng có sự sai khác so với trình tự mang mã số EF380352 ở 10 vị trí và sai khác so với trình tự mang mã số KP256024 ở 14 vị trí. Các vị trí sai khác của trình tự nucleotide mẫu sói rừng so với 2 mẫu EF380352 và KP256024 trên Genbank được thể hiện ở bảng 3.1 Sự sai khác về trình tự nucleotide giữa mẫu sói rừng và các mẫu trên Genbank là thông tin quan trọng để xây dựng mã vach DNA có các mẫu sói rừng khác nhau.
  • 50. 41 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Bảng 3.1. Các vị trí sai khác giữa trình tự nucleotide của đoạn gen rpoC1 Vị trí các điểm sai khác Trình tự nucleotide của gen rpoC1 của loài có mã số EF380352 KP256024 SR.rpoC1 5 A A C 15 A G 16 A A G 34 - T C 67 C C T 122 - T C 160 - C T 189 A A G 202 - C T 271 A A C 303 - T G 382 A A G 499 A A G 543 - - G 551 G G A Bảng 3.2. Hệ số tương đồng và hệ số sai khác về trình tự nucleotide của gen rpoC1 phân lập từ mẫu sói rừng thu tại Lạng Sơn
  • 51. 42 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Sơ đồ hình cây thể hiện mối quan hệ di truyền của mẫu sói rừng trên cơ sở phân tích gen rpoC1 ở hình 3.9 cho thấy, mẫu SR thu thập từ Lạng sơn – Việt Nam nằm thành một nhánh riêng biệt khác hẳn với nhánh còn lại mang 2 loài thuộc họ hoa sói đã công bố trên Genbank (EF380352 phân lập từ cây sói Chloranthus spicatus và KP256024 phân lập từ cây sói nhật Chloranthus japonicus). Khoảng cách di truyền được xác định trên cơ sở so sánh trình tự nucleotide của đoạn gen rpoC1 phân lập từ mẫu sói rừng thu tại Lạng Sơn và 2 trình tự trên ngân hàng gen là 1,0 %. Hình 3.9. Sơ đồ hình cây so sánh mức độ tương đồng đoạn gen rpoC1 của mẫu sói rừng với mẫu EF380352 và KP256024 trên Genbank. Điều này càng khẳng định tính bảo thủ của hệ gen lục lạp ở thực vật vì 3 trình tự gen so sánh thuộc 3 loài khác nhau và thu được từ ba vùng địa lý xa nhau. 3.3.2. Phân tích vùng ITS Vùng ITS (Internal Transcribed Spacers) là một vùng mã hóa cho một đoạn ARN không đóng vai trò chức năng nằm trong vùng mã hóa cho các ARN ribosome nhân. Vùng ITS dài khoảng 655 bp gồm ba phần: vùng ITS1 nằm giữa vùng 18S và 5,8S có kích thước khoảng 255-261 bp, vùng 5,8S dài khoảng 164 bp và vùng ITS2 nằm giữa vùng 5,8S và 28S khoảng 216 - 233 bp.
  • 52. 43 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Đây cũng là trình tự thường xuyên được sử dụng trong nghiên cứu hệ thống phát sinh loài thực vật Từ kết quả xác định trình tự, chúng tôi tiến hành so sánh mức độ tương đồng của vùng ITS ở mẫu sói rừng nghiên cứu với những kết quả đã công bố trên ngân hàng gen thế giới - NCBI (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/). Kết quả xác định và so sánh trình tự được trình bày ở bảng 3.3 và hình 3.10. Kết quả xác định trình tự thu được đoạn gen khoảng 650 bp, đúng với kích thước tính toán lý thuyết của vùng ITS là khoảng 655 bp, so sánh trình tự DNA vùng gen ITS của mẫu nghiên cứu với 4 trình tự DNA vùng gen ITS của các loài thuộc chi Sacandra đã được công bố trên Genbank bằng phần mềm Bioedit kết quả cho thấy có tỷ lệ tương đồng cao giữa mẫu ITS chúng tôi phân lập và các trình tự trên Genbank. Vùng ITS của mẫu cây sói rừng nghiên cứu tương đồng 99% so với vùng ITS mã số JN407442, JN407443, KC840060, KP317601 trên ngân hàng gen quốc tế. Kết quả đã khẳng định đoạn gen phân lập từ mẫu sói rừng ở trên là vùng ITS. Như vậy chúng tôi đã nhân bản và xác định được trình tự đoạn vùng ITS phân lập từ mẫu Sói rừng từ Lạng Sơn.
  • 53. 44 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Bảng 3.3. Mức độ tương đồng của vùng ITS của mẫu sói rừng nghiên cứu với một số trình tự trên ngân hàng gen thế giới (NCBI) STT Trình tự tương đồng với ITS Mã số trên NCBI Tỷ lệ tương đồng (%) 1 Sarcandra glabra isolate shawpc0691I 18S ribosomal RNA gene, partial sequence; internal transcribed spacer 1, 5.8S ribosomal RNA gene, and internal transcribed spacer 2, complete sequence; and 28S ribosomal RNA gene, partial sequence JN407442 99 2 Sarcandra glabra isolate shawpc0692I 18S ribosomal RNA gene, partial sequence; internal transcribed spacer 1, 5.8S ribosomal RNA gene, and internal transcribed spacer 2, complete sequence; and 28S ribosomal RNA gene, partial sequence JN407443 99 3 Sarcandra glabra subsp. brachystachys voucher KUN 200653 internal transcribed spacer 1, partial sequence; and 5.8S ribosomal RNA gene and internal transcribed spacer 2, complete sequence KC840060 99 4 Sarcandra glabra voucher KWNU91871 internal transcribed spacer 1, partial sequence; 5.8S ribosomal RNA gene, complete sequence; and internal transcribed spacer 2, partial sequence KP317601 99
  • 54. 45 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Hình 3.10. Trình tự nucleotide của vùng ITS phân lập từ mẫu sói rừng SR và 4 trình tự mang mã số JN407442, JN407443, KC840060, KP317601 trên ngân hàng gen quốc tế Kết quả so sánh trình tự đoạn vùng ITS phân lập từ mẫu cây sói rừng với 4 trình tự trên Genbank có độ tương đồng giao động từ 99,1 đến 99,4. Sự sai khác giao động từ 0,6 – 0,8. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.5. Mặc dù có hệ số tương đồng tương đối cao, nhưng trong trình tự nucleotide của vùng ITS phân lập từ mẫu Sói rừng vẫn có sự sai khác so với trình tự mang mã số JN407442, JN407443, KP317601 ở 4 vị trí, và sai khác so với trình tự mang mã số KC840060 ở 5 vị trí. Các vị trí sai khác của trình tự nucleotide mẫu SR so với 4 mẫu JN407442, JN407443, KC840060, KP317601 trên Genbank được thể hiện ở bảng 3.4.
  • 55. 46 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Bảng 3.4. Các vị trí sai khác giữa trình tự nucleotide của vùng ITS Vị trí các điểm sai khác Trình tự nucleotide của gen ITS của loài có mã số JN407442 JN407443 KC840060 KP317601 SR. ITS 6 C C T C C 66 G G G G C 102 C C C C T 215 G G G G A 375 C C C C T Bảng 3.5. Hệ số tương đồng và hệ số sai khác về trình tự nucleotide của vùng ITS phân lập từ mẫu sói rừng thu tại Lạng Sơn Hình 3.11. Sơ đồ hình cây so sánh mức độ tương đồng đoạn vùng gen ITS của mẫu sói rừng với mẫu có mã số JN407442, JN407443, KC840060, KP317601 Hệ số phân ly
  • 56. 47 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Sơ đồ hình cây ở hình 3.11 dựa trên kết quả so sánh trình tự nucleotide của đoạn gen ITS cho thấy 5 mẫu sói rừng được chia thành 2 nhóm chính. Nhóm thứ nhất gồm các mẫu có mã số JN407442, JN407443, KC840060, KP317601 và nhóm thứ 2 là mẫu Sói rừng. Khoảng cách di truyền giữa hai nhánh là 0,3%. Như vậy dựa vào phương pháp so sánh trình tự ITS, đã góp phần khẳng định thêm vùng gen ITS là một mã vạch DNA tiềm năng cho nhận diện loài. Sử dụng mã vạch DNA có vai trò quan trọng trong việc nhận diện các mẫu thực vật, đặc biệt trong nhân diện các loài thực vật dùng làm thuốc thảo dược, giúp đảm bảo về chất lượng sản phẩm và có tầm quan trọng trong việc nghiên cứu các đặc tính của sự đa dạng di truyền. Trong nhiều nghiên cứu trước đây cũng đã chứng minh trình tự ITS và rpoC1 có vai trò to lớn trong việc nhận diện nguyên liệu thảo mộc. Chúng tôi đã bước đầu nghiên cứu sử dụng hai trình tự gen ITS và rpoC1 làm mã vạch DNA. Kết quả giải trình tự và phân tích kết quả thu được cho thấy mẫu nghiên cứu có độ tương đồng tương đối cao với các trình tự được công bố trên Genbank. Cùng với các nghiên cứu khác trên thế giới khẳng định vùng gen ITS và rpoC1 có thể giúp nhận diện loài như một mã vạch phân tử .
  • 57. 48 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận 1. Đã nghiên cứu đươc một số đặc điểm hình thái của cây sói rừng. Cây thân bụi, có bộ rễ phát triển, cây thân gỗ, lá mọc đối, bông kép, có nhánh ngắn, quả nhỏ và mọng. 2. Đã tách chiết và tinh sạch được DNA tổng số của mẫu sói rừng từ Lạng Sơn. Nhân bản thành công hai vùng gen ITS và rpoC1 bằng phương pháp PCR và tạo dòng thành công hai gen nhân bản được. 3. Đã xác định được trình tự nucleotide của 2 đoạn gen rpoC1 và ITS, kết quả phân tích cho thấy vùng ITS có kích thước khoảng 650 bp và đoạn gen rpoC1 có kích thước 550 bp. Có hệ số tương đồng cao với các trình tự trên ngân hàng gen thế giới, từ 97,6 % - 98,4 % với gen rpoC1; Còn với vùng ITS, hệ số tương đồng từ 99,1 - 99,4 %. Khoảng cách di truyền giữa mẫu sói rừng thu thập tại Lạng sơn và các mẫu trên Genbank dao động từ 0,3 - 1,0. II. Kiến nghị Cần tiếp tục phân tích trình tự ncleotide của các gen phân loại khác như matK, ycf5, trnH-psbA,….. là cở sở phục vụ xây dựng mã vạch DNA cho cây sói rừng.
  • 58. 49 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt [1] Cục Quản lý Dược (2005), Báo cáo tổng kết công tác dược 2000-2005. [2] Nguyễn Quỳnh Anh (2013), “ Nghiên cứu ứng dụng cây Sói rừng ( Sarcandra GlaBra (Thunb) Nakai) ở Cao Bằng để hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư”, Khoa học và công nghệ Cao Bằng [3] Đái Duy Ban và Lữ Thị Cẩm Vân và cs (2000). Phòng bênh ung thư. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 150-155. [4] Võ Văn Chi, Từ điển thực vật thông dụng, Nxb Khoa học kỹ thuật, tập 2, 2004. [5] Võ Văn Chi (1999), Từ điền cây thuốc Việt Nam, NXB Y học [6] Vũ Văn Chuyên, Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học Hà Nội, 1976. [7] Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, Nxb trẻ, quyển 1, tr 287, 1999. [8] Đinh Đoàn Long, Đỗ Lê Thăng, (2008), Cơ sở di truyền học phân tử và tế bào, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. [9] Nguyễn Hải Nam (2012). Một số mục tiêu phân tử và ứng dụng trong nghiên cứu phát triển thuốc điều trị ung thư hiện nay. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 18-25. [10] Bùi Văn Trọng, Nguyễn Cao Xuân Viên, Nguyễn Thanh Nguyên, (2014), “Ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng tới sự hình thành rễ của hom cây sói rừng ( Sarcandra Glaban (Thunb.) Nakai.) tại Lâm Đồng ”, Tạp chí Viện dược liệu Hà Nội, tập 19, số 6. [11] Viện Dược Liệu (1973), Sổ tay cây thuốc Việt Nam. NXB Y học, tr 213. [12] Mai Thị Hải Yến (2010), “Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây Sói rừng”, Luận văn thạc sỹ dược học, Học viện quân y.
  • 59. 50 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Tài liệu tiếng nước ngoài [13] Alvarez I., Wendel J.F. (2003), “Ribosomal ITS sequences and plant phylogenetic inference”, Molecular Phylogenetics and Evolution, 29,pp.417-434. [14] Hamilton B.M. (1999), “Four primer pairs for the amplification of chloroplast intergenic regions with intraspecific variation”, Molecular Ecology, 8,pp.513-525. [15] Borsch T., Hilu K.W., Quandt D., Wilde V., Neinhuis C., Barthlott W. (2003), “Noncoding plastid trnT-trnF sequences reveal a well resolved phylogeny of basal angiosperms”, Journal of Evolutionary Biology, (6), pp. 558-576. [16] Chase M. W., Nicolas S., Mike W., James M. D., Rao P. K., Nadia H., and Vincent S. (2005), “Land plants and DNA barcodes: short-term and long-term goals”, Philosophical Transactions of the Royal Society, 360 (1462), pp. 1889-1895. [17]CollonsG.G.andSymonsR.H.(1992),PlantMolecularBiologyReporter.,10,233. [18] Feng S., Xu L., Wu M., Hao J., Qiu SX, Wei X., (2010), A new curmarin from Sarcandra Glabra, Fitoterapia,. [19] Huang M.J., Zeng G.Y., Tan J.B., Li Y.L., Jan G.S., Zhou Y.J. (2008), Studies on flavonoid glycosides from Sarcandra Glabra, Zhongguo zhong yao za zahi, Vol 33(44), p 1700 – 10702. [20] Huang D., Huang H., Lu Y., (2013), Clinical Observation of Sarcandra glabra combined chemoradiotherapy for treating patients with local advanced nasopharyngeal carcinoma. Zhongguo Zhong Xi Yi Jie Za Zhi, 33(4), 456-458. [21] Hu X., Xu X., Yang J., (2008), Progree in research on Sarcandra Glabra. Zhongguo Yao Xue Za Zhi, 43 (10), 721-723.