SlideShare a Scribd company logo
1 of 15
5.1 Từ Adam Smith đến Mác 
Quan điểm phổ biến trong kinh tế học kể từ thời kỳ của Adam Smith khẳng 
định rằng tích luỹ vốn là động lực của tăng trưởng kinh tế. Quan điểm đó cho rằng cơ 
chế để có được tỷ lệ tích luỹ vốn cao là cơ chế sẵn có trong các nền kinh tế thị trường 
tư bản chủ nghĩa. Vì thế, có thể đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao bằng cách thúc 
đẩy cơ chế này. 
5.1.1 Adam Smith với vấn đề vốn 
Với quan điểm chỉ nên có nhà nước quy mô nhỏ và không can thiệp trực tiếp 
vào thị trường, Adam Smith (1723-90) phản đối mô hình tăng tích luỹ vốn bằng các 
mệnh lệnh của nhà nước. Tuy nhiên, với quan điểm cho rằng điều kiện để tăng trưởng 
kinh tế là tăng cường đầu tư bằng cách hạn chế tiêu dùng, Adam Smith lại chính là 
người đi tiên phong cho các mô hình phát triển tư bản dựa trên tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư 
cao bao gồm cả mô hình tích luỹ vốn của Các Mác. 
Tác phẩm "Của cải của các quốc gia" của Adam Smith ([1776] 1937) đề c ập 
một cách toàn diện đến vấn đề các hệ thống kinh tế và xã hội cần phải được cấu trúc 
như thế nào để có thể tối đa hoá lượng của cải (hoặc thu nhập) của nước Anh (so với 
các nước khác) trong thời kỳ tiến hành cuộc Cách mạng công nghiệp. Trong học 
thuyết của mình, Adam Smith cho rằng chính người lao động tham gia trực tiếp vào 
các hoạt động "sản xuất và có ích" nhằm tạo ra giá trị cho xã hội. Số lượng người lao 
động tham gia vào các hoạt động "sản xuất và có ích" cũng như năng suất của họ phụ 
thuộc vào lượng vốn tích luỹ được. Điều này đã được trình bày trong tác phẩm của 
ông: 
Số lượng người lao động sản xuất và có ích, sẽ được đề cập ở phần dưới đây, là 
ở mức phù hợp với lượng vốn được sử dụng để kết hợp với lao động, và ở mức phù 
hợp với cách thức mà những người lao động đó được sử dụng (A.Smith [1776] 1937: 
1viii) 
Adam Smith coi sự gia tăng vốn đóng vai trò tối quan trọng đối với việc nâng 
cao năng suất lao động vì nó thúc đẩy phân công lao động. Trong ví dụ nổi tiếng của 
ông về việc sản xuất ghim, ông nhận thấy rằng một người lao động nếu phải đảm 
đương toàn bộ dây chuyền sản xuất một mình thì không thể nào làm ra được nhiều hơn 
20 chiếc ghim một ngày. Tuy nhiên, nếu như dây chuyền sản xuất có thể chia nhỏ ra 
thành 18 khâu tách biệt, mỗi lao động đảm nhận một khâu ví dụ như một người chuyên 
kéo dây thép, người thứ hai chuyên làm thẳng nó, người thứ ba chuyên cắt, người thứ 
tư chuyên làm nhọn đầu, người thứ năm chuyên làm phần đuôi, v.v thì một người lao 
động có thể làm ra được hơn 4.000 chiếc ghim một ngày.
Sự tăng lên của số lượng sản phẩm sau khi có sự phân công lao động giữa những 
người lao động là do ba yếu tố mang lại. Thứ nhất đó là do kỹ năng của mỗi người lao 
động được tăng lên. Thứ hai đó là do tiết kiệm được thời gian chuyển đổi t ừ công việc 
này sang công việc khác. Thứ ba là do các phát minh ra máy móc đã giúp đỡ và giải 
phóng người lao động, làm cho một người có thể đảm nhiệm được công việc của nhiều 
người trước đây (Adam Smith [1776] 1937:7) 
Để có thể tiến hành phân công lao động, các nhà tư bản cần phải có các quỹ để 
mua nhà xưởng, công cụ, và nguyên vật liệu cũng như các quỹ để trả lương cho người 
lao động trước khi bán được sản phẩm ghim (quỹ lương). Tổng các quỹ này được 
Adam Smith coi là lượng vốn. Khi lượng vốn này tăng lên, các nhà tư bản có thể tiến 
hành phân công lao động bằng cách tuyển nhiều lao động hơn để làm các công việc 
được chuyên môn hoá sâu hơn. 
Theo Adam Smith, lượng vốn này trong xã hội được tích tụ thông qua "sự tiết 
kiệm" và "tiêu dùng hạn chế" của các nhà tư bản công nghiệp và lượng vốn này sẽ mất 
đi thông qua "sự hoang phí" và "tiêu dùng vô lối" của tầng lớp quý tộc, địa chủ, và các 
thương nhân được hưởng đặc quyền đặc lợi. Vì thế, có thể ngăn chặn được sự suy 
giảm lượng vốn bằng cách giảm thu nhập của những tầng lớp tiêu xài hoang phí nói 
trên như là cắt lương của tầng lớp quý tộc, xoá bỏ việc miễn thuế đánh vào địa chủ, và 
xoá bỏ việc cấp giấy phép kinh doanh độc quyền cho các thương nhân. Sự tích luỹ vốn 
cũng có thể được đẩy mạnh bằng cách xoá bỏ những quy định bất hợp lý và xoá bỏ 
thuế đánh vào các nhà tư bản công nghiệp. 
Việc xoá bỏ những hạn chế của nhà nước đối với các hoạt động sản xuất và 
marketing không chỉ góp phần làm tăng thu nhập của tầng lớp các nhà tư bản và vì thế 
làm tăng tỷ lệ tiết kiệm trong xã hội mà còn góp phần làm cho thị trường mở rộng. 
Lượng vốn cùng với quy mô của thị trường là các điều kiện chủ yếu quyết định việc 
phân công lao động. Giả sử nếu như nhu cầu của thị trường là quá nhỏ thì hệ thống sản 
xuất hàng loạt (dựa trên sự phân công lao động ở trình độ cao) sẽ không thể được áp 
dụng vì khi đó hàng trăm nghìn chiếc ghim sản xuất ra hàng ngày sẽ không thể bán 
được. Vì vậy, việc liên kết các thị trường địa phương với thị trường cả nước bằng cách 
xoá bỏ các hạn chế trong giao dịch sẽ góp phần đáng kể thúc đẩy phân công lao động. 
Hơn thế nữa, nếu như độc quyền thương mại và các biện pháp bảo hộ của Hệ thống 
Trọng thương bị xoá bỏ thì thị trường trong nước sẽ được liên kết với thị trường quốc 
tế và càng làm cho phân công lao động sâu sắc hơn. Theo Adam Smith, vì sự phân 
công lao động xuất phát từ nhu cầu trao đổi của con người (A.Smith [1776] 1937:13), 
nên việc tạo ra một thị trường tự do và rộng lớn bằng cách xoá bỏ các quy định bất hợp
lý là điêù kiện đủ để có phân công lao động và điề u này đảm bảo cho sự gia tăng giàu 
có bền vững của các quốc gia. 
Trong khi Adam Smith hết sức ủng hộ sự cạnh tranh trên thị trường tự do thì 
ông cũng đã nhận thấy tầm quan trọng của hàng hóa công cộng với vai trò hỗ trợ cho 
thị trường ví dụ như quốc phòng, an ninh và hệ thống tư pháp, cơ sở hạ tầng, và giáo 
dục. Tuy nhiên, sự chống đối găy gắt của ông đối với Hệ thống Trọng Thương đã đưa 
ông đến lập luận rằng cần phải tư hữu hoá các hoạt động cung cấp hàng hoá công cộng 
càng nhiều càng tốt (ví dụ như xây dựng các trường tư thục, các con đường thu phí). 
Cần phải thừa nhận rằng, ý tưởng xây dựng các chính phủ quy mô nhỏ của ông được 
đưa ra sau khi nước Anh đã thống nhất và trở thành một quốc gia có thị trường nội địa 
rộng lớn trên cơ sở các quyền lực quân sự và sự quản lý của hoàng gia chuyên quyền, 
và sau khi các cơ sở hạ tầng công cộng như đường xá, cầu cống đã được hoàn thiện. 
Nếu như học thuyết của Adam Smith được xây dựng sớm hơn ví như trong giai đoạn 
nước Anh chuyển từ thời kỳ phong kiến sang thời kỳ chuyên quyền thì chắc chắn 
những chính sách mà ông kiến nghị đã khác nhiều. 
5.1.2 Xem xét lại mô hình của Ricardo 
Quan điểm cho rằng cơ chế hạn chế tiêu dùng và tăng đầu tư vào các hoạt động 
"sản xuất và có ích" là cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là một trụ cột quan 
trọng trong học thuyết của Adam Smith. Trong sự phát triển của trường phái cổ điển 
Anh sau này, cơ chế này được coi là trụ cột trung tâm của học thuyết phát triển kinh tế. 
Ví dụ điển hình chính là mô hình của Ricardo được trình bày trước đây (Phần 
3.3.2). Trong mô hình này, tiêu dùng của người lao động – tầng lớp chiếm phần lớn 
dân số – bị hạn chế xuống tới mức tối thiểu cần thiết trong dài hạn theo như quy luật 
dân số của Malthus. Thặng dư trong công nghiệp sau khi trừ đi mức tiền lương tối 
thiểu cần thiết của người lao động sẽ thuộc về các nhà tư bản, những người có xu 
hướng tiết kiệm và đầu tư cao. Cơ chế này đảm bảo cho tỷ lệ tích luỹ vốn và tăng 
trưởng sản phẩm cao được duy trì. 
Một nhân tố có thể làm ngừng quá trình tăng trưởng là sự tăng giá của lương thực 
do áp lực dân số tăng nhanh lên nguồn tài nguyên đất đai hữu hạn làm cho tiền lương 
danh nghĩa tăng lên. Nếu điều này xảy ra, thặng dư của toàn xã hội (tổng sản phẩm trừ 
đi chi phí lao động và chi phí vốn) sẽ rơi vào tay tầng lớp địa chủ, những người có xu 
hướng tiêu dùng nhiều. Để có thể duy trì tỷ lệ tích luỹ vốn cũng như tỷ lệ tăng trưởng 
kinh tế cao, Ricardo cho rằng cần phải tự do hoá việ c nhập khẩu ngũ cốc nhằm ngăn 
chặn tầng lớp địa chủ chiếm đoạt thặng dư của xã hội.
5.1.3 Mô hình phát triển tư bản của Mác 
Các Mác (1818-83) đã đưa ra một lý thuyết độc đáo về phát triển kinh tế tư bản. 
Vì Mác lúc đầu học kinh tế học của trường phái cổ điển Anh nên cấu trúc mô hình của 
ông được viết trong tuyển tập Das Kapital ([1867-94] 1909-12) cũng tương tự như mô 
hình của Ricardo dù các giả định cũng như các gợi ý chính sách của ông khác hẳn so 
với mô hình của Ricardo. 
Sự giống nhau cơ bản giữa mô hình của Mác và mô hình của Ricardo là ở chỗ 
cung lao động cho khu vực công nghiệp là hoàn toàn không co giãn và ở mức tiền 
lương tối thiểu cần thiết. Điều này là căn cứ cơ bản giúp cho việc tích luỹ vốn được 
nhanh chóng. Tuy nhiên, Mác phản đối quy luật dân số của Malthus và không coi đó là 
cơ chế để tạo ra đường cung lao động hoàn toàn không co giãn. Thay vào đó, Mác dựa 
trên sự tồn tại của lực lượng lao động dư thừa ngoài lực lượng lao động đang làm việc 
trong khu vực công nghiệp gọi là "lực lượng lao động dự trữ cho công nghiệp". Lực 
lượng này bao gồm những người thất nghiệp ở khu vực đô thị đang không kiếm đủ tiền 
để sinh sống và phải làm những việc như buôn bán lặt vặt hoặc đi ăn xin trong khi chờ 
để xin được việc trong khu vực công nghiệp. Vì thế, họ s ẵn sàng chấp nhận làm việc ở 
mức tiền lương tối thiểu cần thiết khi được tuyển. Vì trong xã hội còn tồn tại lực lượng 
những người thất nghiệp này nên mức tiền lương trong khu vực công nghiệp không thể 
tăng lên trên mức tối thiểu cần thiết được. 
Giả định cơ bản trong mô hình của Mác là lực lượng lao động dự trữ cho công 
nghiệp không bao giờ hết vì lực lượng này luôn được tạo ra trong quá trình phát triển 
công nghiệp. Nguồn đầu tiên của lực lượng này là những người nông dân, những nhà 
sản xuất nhỏ với các phương thức sản xuất truyền thống không thể cạnh tranh nổi các 
nhà tư bản lớn và bị phá sản, buộc phải đi tìm việc làm trên thị trường lao động. Ngày 
càng có nhiều người rơi vào tình cảnh này khi mà khu vực công nghiệp được mở rộng 
làm cho lực lượng lao động dự trữ cho công nghiệp tăng lên. Mặt khác, các nhà tư bản 
luôn tìm cách thay thế lao động bằng vốn với việc áp dụng cơ khí hoá trên quy mô lớn. 
Vì vậy, việc làm mới tạo ra trong khu vực công nghiệp luôn tăng lên chậm hơn so với 
tốc độ của tích luỹ vốn và sản lượng công nghiệp. Số lượng việc làm ít ỏi mới được 
tạo ra trong khu vực công nghiệp là không đáng kể so với số lượng người thất nghiệp 
mới tăng thêm đã rời khỏi khu vực truyền thống gia nhập lực lượng lao động dự trữ. 
Chính vì vậy, Mác cho rằng đường cung lao động nằm ngang không phải là do kết quả 
của quy luật dân số tự nhiên mà là do chủ nghĩa tư bản đã tự tạo ra lực lượng lao động 
dự trữ cho công nghiệp. 
Cho dù cơ chế có khác nhau nhưng cả mô hình của Mác và mô hình của Ricardo 
đều có chung một điểm đó là đường cung lao động hoàn toàn co giãn ở mức tiền lương
tối thiểu cần thiết là cơ chế cơ bản giữ cho tỷ lệ tích luỹ vốn và tăng trưởng kinh tế ở 
mức cao trong một nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, vì Mác giả định rằng 
các nhà tư bản luôn mong muốn thay thế lao động bằng vốn nên phần thu nhập của 
vốn tăng lên trong khi phần thu nhập của lao động giảm đi. Điều này hàm ý xu hướng 
bất bình đẳng trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. 
Mô hình của Mác trình bày theo ngôn ngữ kinh tế học hiện đại như sau: 
A B 
L0 L1 
D1 
D0 
R0 
D0 (K0) 
D1 (K1) 
So S1 
R1 
W 
L 
Việc làm 
Tiền lương 
W 
Hình 5.1 Mô hình của Mác về phát triển kinh tế tư bản 
bản 
Hình này tương ứng với nửa bên trái của hình 3.5 trong mô hình của Ricardo. 
Hình này diễn tả thị trường lao động của khu vực tư bản hiện đại (hay là khu vực công 
nghiệp trong mô hình của Ricardo). Đây là mô hình cân bằng bộ phận Marshall với 
trục tung là tiền lương và trục hoành là lao động. Trong hình này, đường DD là đường 
cầu lao động, tương ứng với đường giá trị sản phẩm biên của lao động ở một lượng 
vốn ban đầu nhất định. 
Đường cung lao động (S) nằm ngang tại mức tiền lương tối thiểu cần thiết ( W ) 
trong hình này giống như đường cung lao động trong dài hạn (LS) của hình 3.5. Tuy 
nhiên, cung lao động trong mô hình của Ricardo được coi là một đường nằm ngang 
trong dài hạn theo quy luật dân số của Malthus nhưng cung lao động trong mô hình 
của Mác bắt đầu dốc lên tại một điểm nhất định (R0), là điểm thể hiện lực lượng lao 
động dự trữ cho công nghiệp đã hết. 
Giả sử tại thời điểm đầu tiên (0) đường cầu lao động của khu vực tư bản hiện đại 
là đường D0D0 tương ứng với lượng vốn (K0). Điểm cân bằng đầu tiên là tại A với số 
lượng lao động được tuyển là (0Lo) ở mức lương tối thiểu cần thiết (0W ). Tuy nhiên,
theo giả định của Mác, số lượng người lao động đang tìm việc làm ở khu vực tư bản 
hiện đại là (W R0) và lớn hơn (0Lo). Những người thất nghiệp này phải làm những 
việc khác để sống qua ngày ở khu vực đô thị trong khi vẫn chờ để được tuyển vào làm 
việc. Số lượng lao động này (AR0) là lực lượng lao động dự trữ cho công nghiệp theo 
định nghĩa của Mác. Vì thế, khi cầu lao động tăng lên tương ứng với một lượng vốn 
được tích luỹ tăng sẽ không làm cho mức tiền lương tăng lên trước khi đạt tới điểm R0. 
Không giống như đường cung lao động trong dài hạn là đường nằm ngang hoàn 
toàn trong mô hình của Ricardo, đường cung lao động trong mô hình của Mác bắt đầu 
dốc lên từ điểm R0. Điều này có nghĩa là các nhà tư bản phải trả lương cao hơn để có 
thể tuyển thêm lao động khi mà lực lượng lao động dự trữ cho công nghiệp không còn 
nữa. Tuy nhiên trong mô hình của Mác, lực lượng này không bao giờ hết. Trước hết, 
trong quá trình phát triển của tư bản chủ nghĩa, các nhà sản xuất nhỏ lẻ trong nông 
nghiệp hoặc ở các hộ gia đình sẽ bị phá sản và gia nhập lực lượng lao động dự trữ cho 
công nghiệp. Trong hình 5.1, tương ứng với lượng vốn tăng lên từ K0 lên K1, khi nhà 
tư bản tái đầu tư phần lớn lợi nhuận của họ (AD0W ) thì sản lượng cũng tăng từ 
(AD00L0) lên (BD10L1). Do sự mở rộng sản xuất của khu vực tư bản hiện đ ại này, các 
nhà sản xuất nhỏ lẻ và các thành viên trong gia đình của họ bị buộc phải dừng kinh 
doanh và tìm kiếm việc làm trong khu vực tư bản hiện đại. Điều này làm cho đường 
cung lao động tiếp tục nằm ngang kéo dài tới R1. 
Không giống như Ricardo, Mác giả định việc làm mới trong công nghiệp được 
tạo ra chậm hơn so với tốc độ tích luỹ vốn. Ricardo xây dựng mô hình của mình vào 
cuối thế kỷ 18 lúc cuộc cách mạng công nghiệp đang diễn ra khi mà việc tự động hoá 
(dựa trên các nguồn năng lượng mới như động cơ hơi nước) chưa được phát triển 
mạnh. Theo Ricardo thì vốn đầu tư vào một hệ thống sản xuất theo kiểu nhà máy chủ 
yếu được dùng để trả lương người lao động. Vì thế, ở mức tiền lương tối thiểu cần 
thiết cố định, số lượng việc làm mới được tạo ra tăng tỷ lệ với mức tăng của vốn. 
Ngược lại, vào khoảng giữa thế kỷ 19 khi Mác xây dựng mô hình của mình, các 
máy móc tự động hoá sử dụng năng lượng hơi nước đã được sử dụng một cách phổ 
biến và tỷ lệ vốn cố định trong tổng vốn đã tăng lên. Vì vậy, trong khi tốc độ tí ch luỹ 
vốn và sản lượng tăng lên nhanh chóng thì việc làm mới tạo ra tăng lên chậm hơn. 
Hiệu ứng tiết kiệm lao động của máy móc thiết bị hàm chứa công nghệ mới trong công 
nghiệp được thể hiện thông qua sự dịch chuyển của đường cầu lao động từ D0D0 sang 
D1D1. Đường cầu lao động mới dốc hơn đường cầu lao động cũ cho thấy sự thay đổi 
kỹ thuật thiên về hướng tiết kiệm lao động và sử dụng nhiều vốn theo định nghĩa của 
Hicks (Phụ lục A.2). Với những tiến bộ công nghệ nằm trong các máy móc mới này,
việc làm mới tăng lên từ (0L0) lên (0L1) chậm hơn so với sản lượng tăng từ (AD00L0) 
lên (BD10L1). 
Mác cho rằng vì hệ thống sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại làm các nhà sản 
xuất nhỏ lẻ bị phá sản đồng thời với sự ưu tiên sử dụng công nghệ tiết kiệm lao động 
trong công nghiệp nên lực lượng lao động dự trữ cho công nghiệp không bao giờ cạn 
kiệt. Tỷ lệ lợi nhuận và tích luỹ vốn cao trong các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được 
duy trì là do mức tiền lương thấp nhờ vào áp lực của lực lượng lao động dự trữ cho 
công nghiệp. Theo Mác, lực lượng này luôn được tái tạo vì nó chính là cơ sở cho sự 
phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. 
Quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa, theo Mác mô tả, nhất định kéo theo sự gia 
tăng nhanh chóng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Không giống như mô hình 
của Ricardo cho rằng tiền lương có thể tăng lên trong ngắn hạn theo đường SS trong 
hình 3.5 cho đến khi dân số tăng lên bằng với mức tăng của cầu lao động trong quá 
trình tích luỹ vốn, Mác cho rằng tiền lương không tăng lên trong ngắn hạn vì người lao 
động đang làm việc luôn phải cạnh tranh với lực lượng lao động dự trữ cho công 
nghiệp. Thu nhập của người lao động giảm đi tương đối so với thu nhập của nhà tư 
bản. Xu hướng này được thể hiện trong hình 5.1, trong đó tỷ lệ thu nhập của người lao 
động trong tổng sản phẩm giảm từ (AW 0L0)/(AD00L0) xuống còn (BW 0L1)/ 
(BD10L1) và tỷ lệ lợi nhuận của nhà tư bản tăng từ (AD0W )/ (AD00L0) lên (BD1W )/ 
(BD10L1).1 
Mác dự đoán rằng sự bất bình đẳng gia tăng trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa sẽ 
làm tăng mâu thuẫn giữa tầng lớp lao động và tầng lớp tư bản và cuối cùng sẽ dẫn tới 
một cuộc cách mạng bạo lực trong đó chủ nghĩa tư bản dựa trên nền tảng sở hữu tư 
nhân của thiểu số sẽ chuyển thành chủ nghĩa xã hội dựa trên nền tảng sở hữu toàn 
dân.2 Dự báo này vẫn chưa xảy ra trong thực tế lịch sử phát triển của các nước tư bản 
chủ nghĩa. Ở Tây Âu và Bắc Mỹ, tiền lương thực tế đã tăng lên và tỷ trọng thu nhập 
của người lao động (trong tổng thu nhập quốc dân) đã tăng lên kể từ cuối thế kỷ 19 
(phần 6.1). 
Tuy nhiên, mô hình của Mác đã cho thấy một vấn đề quan trọng mà các nước 
đang phát triển ngày nay đang phải đối mặt. Nhiều nước đã cố gắng tăng trưởng nhanh 
chóng bằng cách tập trung đầu tư vào khu vực công nghiệp hiện đại. Một vài nước đã 
đạt được mức tăng trưởng sản lượng công nghiệp nhanh chóng. Tuy nhiên, số lượng 
việc làm mới tạo ra tăng chậm hơn nhiều so với sản lượng vì các nước này tập trung 
đầu tư vào máy móc và thiết bị hiện đại với công nghệ sử dụng ít lao động do các nước 
phát triển tạo ra. Mặt khác, lực lượng lao động tăng lên nhanh chóng do dân số bùng 
nổ. Khu vực nông nghiệp đã đạt đến điểm bão hoà trong việc thu hút thêm lao động vì
không thể mở rộng thêm đất canh tác nên người lao động buộc phải di cư ra khu vực 
thành thị. Lao động ở khu vực thành thị tăng nhanh vượt quá mức nhu cầu lao động 
của khu vực công nghiệp hiện đại. Điều này đã tạo nên một lực lượng thất nghiệp lớn 
ở thành thị. Sự bất bình đẳng và mất ổn định xã hội tăng nhanh ở các nước đang phát 
triển rất giống với những gì Mác đã chứng kiến ở châu Âu vào giữa thế kỷ 19. Làm thế 
nào để các nước đang phát triển vượt qua được vấn đề này trong giai đoạn đầu của quá 
trình công nghiệp hoá trước khi đến được giai đoạn phát triển cao hơn là một câu hỏi 
cần được trả lời (Chương 7). 
Có thể cần phải đưa thêm ra đây một nhận xét nữa khi Mác không đề cập đến 
"vấn đề lương thực" như trong mô hình của Ricardo-Schultz (cái bẫy của mô hình 
Ricardo trong phần 3.3). Mác không cho rằng sự thiếu hụt lương thực sẽ làm tăng chi 
phí sinh hoạt và tiền lương của người lao động có lẽ vì ông đã giả định rằng các nước 
công nghiệp phát triển như Anh có thể nhập khẩu lương thực và nguyên vật liệu với 
giá rẻ từ nước ngoài. Đồng thời, Mác cũng giả định rằng dù những người nông dân 
nhỏ lẻ không cạnh tranh nổi với các trang trại tư bản quy mô lớn và bị thất nghiệp 
nhưng những tài sản của họ sẽ được tập trung vào những trang trại quy mô lớn hơn và 
hiệu quả hơn do các nhà tư bản quản lý nên cung lương thực sẽ tăng lên. 
Chính vì Mác đã chứng kiến việc nhập khẩu lương thực của nước Anh tăng lên 
sau khi Đạo luật ngũ cốc bị bãi bỏ (1840) cùng với sự hình thành của các hoạt động 
sản xuất nông nghiệp thương mại quy mô lớn nên ông không thấy có gì phải lo lắng về 
vấn đề lương thực. Vấn đề lương thực không được đề cập đến trong mô hình phát triển 
tư bản của Mác phản ánh tầm quan trọng của vấn đề lương thực đã giảm đi cùng với 
quá trình công nghiệp hoá. Nói cách khác, điều này phản ánh xu hướng phát triển công 
nghiệp để giải phóng nền kinh tế khỏi sự lệ thuộc vào các nguồn lực tự nhiên. 
5.1.4 Mô hình của Mác và lý thuyết tiền lương hiệu quả 
Vì những hàm ý cải cách nên mô hình của Mác đã bị nhiều nhà khoa học khác 
nhau phản bác. Phản ứng của các nhà kinh tế học tập trung vào sự khác biệt giữa 
những dự báo của mô hình và thực tế diễn ra trong lịch sử, đặc biệt là ở xu hướng tiền 
lương và tỷ lệ thu nhập của các yếu tố (sẽ được trình bày chi tiết ở phần 6.1). Đồng 
thời, trong mắt của các học giả theo trường phái kinh tế học tân cổ điển rõ ràng đã sự 
không nhất quán về mặt lý thuyết. Tại sao các nhà tư bản không hạ thấp mức lương 
của người lao động xuống nữa trong khi những người bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp 
đang phải làm các công việc lặt vặt với mức thu nhập thấp hơn nhiều so với mức
lương của người lao động trong nhà máy của nhà tư bản và họ đang sẵn sàng vào làm 
việc cho nhà tư bản? 
Lý thuyết "tiền lương hiệu quả" có thể trả lời được câu hỏi này. Lý thuyết này 
cho rằng tính hiệu quả hoặc năng suất của người lao động tăng lên tương ứng với mức 
tăng của tiền lương mà người lao động nhận được. Theo mối quan hệ này, các nhà tư 
bản sẽ có lợi khi trả cho người lao động mức lương cao hơn mức lương mà tại đó cung 
và cầu lao động bằng nhau miễn là giá trị thu được do năng suất lao động tăng lên lớn 
hơn chi phí tiền lương tăng thêm. Lý thuyết tiền lương hiệu quả lần đầu tiên được 
Harvey Leibenstein đưa ra (1957) dựa trên mối quan hệ giữa năng suất của người lao 
động và lượng dinh dưỡng mà họ nhận được. Leibenstein cho rằng ở các nước thu 
nhập thấp mức lương trên thị trường thường quá thấp làm cho người lao động không 
đủ chi tiêu để tái tạo sức lao động và tiếp tục làm việc. Điều này giúp cho các nhà tư 
bản có cơ sở để trả cho người lao động mức lương đủ cao để họ đủ chi tiêu cho dù có 
nhiều người lao động khác đang sẵn sàng làm việc cho các nhà tư bản với mức lương 
thấp hơn. Rõ ràng giả thuyết này của Leibenstein có thể giải thích cho đường cung lao 
động nằm ngang trong mô hình của Mác trong khi vẫn tồn tại lực lượng lao động dự 
trữ cho công nghiệp do mức thu nhập và mức sống rất thấp của người lao động trong 
thời kỳ tiến hành công nghiệp hoá (J.G.Williamson, 1991). 
Một cách giải thích khác về câu hỏi nói trên xuất phát từ mô hình tiền lương hiệu 
quả của Carl Shapiro và Joseph Stiglitz (1984). Mô hình của hai ông được xây dựng 
dựa trên giả định người thuê lao động có thể giảm chi phí giám sát người lao động 
bằng cách trả lương cao hơn mức lương trên thị trường. Người lao động khi nhận mức 
lương cao hơn sẽ thấy sợ bị mất công việc hiện tại vì nếu bị mất việc thì sẽ không thể 
có được mức lương cao như vậy trên thị trường. Nỗi lo sợ này sẽ làm cho người lao 
động không dám lừa dối người thuê lao động như không dám trốn việc, không dám 
làm hỏng máy móc hoặc sử dụng máy móc thiếu cẩn thận, hoặc không dám ăn trộm 
sản phẩm. Vì thế người thuê lao động có thể giảm chi phí giám sát người lao động. Về 
mặt lý thuyết, người lao động sẽ không lừa dối khi mà lợi ích kỳ vọng có được từ việc 
lừa dối nhỏ hơn chi phí kỳ vọng nếu bị phát hiện và bị sa thải. Theo Paul Milgrom và 
John Roberts (1992: 251), điều kiện mà người lao động trung thực với người thuê lao 
động trong mô hình của Shapiro-Stiglitz được thể hiện bằng bất đẳng thức sau đây: 
z < (w – m) pn (5.1) 
z là lợi ích kỳ vọng mà người lao động có được từ việc lừa dối. Vế phải là chi phí 
kỳ vọng mà người lao động phải chịu nếu bị phát hiện với w là mức lương hiện đang 
được nhận, m là thu nhập kỳ vọng nhận được nếu như phải đi làm ở chỗ khác, p là xác 
suất phát hiện người lao động lừa dối, và n là những khoảng thời gian mà hợp đồng lao
động hiện tại được gia hạn. Chú ý rằng z, w, và m trong bất đẳng thức (5.1) là các giá 
trị đã tính tới sự khác biệt về yếu tố thời gian. Khi nào bất đẳng thức này còn đúng thì 
người lao động sẽ không lừa dối. 
Mức tiền lương tối thiểu để ngăn ngừa người lao động lừa dối có thể tính bằng 
cách đặt vế trái bằng vế phải của bất phương trình trên như sau: 
Min w = m + z/pn (5.2) 
Đây là mức tiền lương hiệu quả. Theo đẳng thức này người thuê lao động có thể 
khuyến khích người lao động làm việc một cách trung thực bằng cách tăng mức lương 
trả cho người lao động cao hơn mức lương trên thị trường (m) một lượng z/pn hoặc 
bằng cách khác là tăng cường giám sát để tăng khả năng phát hiện người lao động lừa 
dối (p). Nếu chi phí giám sát người lao động quá cao thì người thuê lao động có động 
lực trả lương cao hơn cho người lao động hiện tại. Điều này có lợi hơn là bỏ ra chi phí 
để thuê lao động khác ngoài thị trường. Biện pháp trả lương cao hơn để giảm chi phí 
giám sát đặc biệt hữu hiệu khi có nhiều người thất nghiệp và vì thế thu nhập kỳ vọng 
của người lao động khi làm việc ở chỗ khác (m) là rất thấp. Với mức sống rất thấp của 
những người thất nghiệp ở khu vực đô thị vào thời điểm của cuộc Cách mạng công 
nghiệp thì đường cung lao động nằm ngang của Mác trong khu vực tư bản ở mức tiền 
lương cố định và lớn hơn không trong lúc vẫn còn tồn tại lực lượng lao động dự trữ 
cho công nghiệp là hoàn toàn có thể lý giải được dựa trên mô hình của Shapiro- 
Stiglitz. Bên cạnh đó, so với các hoạt động kinh tế nhỏ lẻ, manh mún thì việc tuyển 
dụng lao động ở khu vực công nghiệp có tính chất thường xuyên hơn, có tính dài hạn 
hơn để người lao động có thể phát triển được các kỹ năng công việc ví dụ như sự phối 
hợp với những lao động khác cùng vận hành một máy móc hiện đại. Vì giá trị của (n) 
lớn hơn tương ứng với thời gian tuyển dụng người lao động dài hơn nên các nhà tư bản 
có thể tận dụng để tiết kiệm được chi phí giám sát người lao động bằng cách chỉ cần 
trả thêm cho người lao động phần chênh lệch rất nhỏ lớn hơn so với mức lương kỳ 
vọng mà họ có thể kiếm được nếu đi làm ở chỗ khác. Khả năng này không hề mâu 
thuẫn với những nỗ lực mà người thuê lao động phải bỏ ra để giám sát người lao động 
dưới chế độ tư bản chủ nghĩa như Sammuel Bowles đã mô tả (1985). Cho dù nếu (w-m) 
là lớn thì bất đẳng thức (5.1) cũng không thể đúng được nếu như khả năng phát 
hiện sự lừa dối của người lao động (p) là rất nhỏ. Vì thế điểm cân bằng sẽ là điểm mà 
tại đó chi phí bỏ ra là thấp nhất khi phải đánh đổi giữa việc tăng lương cho người lao 
động (w) và tăng chi phí giám sát người lao động để tăng (p). 
Mô hình của Leibenstein và của Shapiro-Stiglitz là mô hình bổ sung chứ không 
phải mô hình thay thế cho mô hình của Mác. Mức tiền lương hiệu quả theo 
Leibenstein là mức tối thiểu tại đó người lao động đủ để mua thực phẩm để có thể tái
tạo sức lao động và làm việc cho người thuê lao động. Ở các nước thu nhập thấp với 
nhu cầu cấp bách về tiêu dùng thực phẩm, việc đảm bảo một lượng thực phẩm đủ cho 
người lao động được là một yêu cầu mà những người thuê lao động phải đáp ứng khi 
tuyển dụng lao động. Nếu như điều này không được đáp ứng chắc chắn các hành vi 
thiếu thiện chí của người lao động sẽ phát sinh ví dụ như trốn việc, làm hỏng hoặc ăn 
trộm tài sản của người thuê lao động và làm cho chi phí giám sát lao động tăng lên 
theo lý thuyết của Shapiro và Stiglitz. Thực ra Mác coi mức tiền lương cố định trong 
khu vực công nghiệp không chỉ là mức tổi thiểu để có thể nuôi sống con người sinh 
học mà nó còn bị tác động bởi các yếu tố văn hoá và thể chế. Nếu chúng ta coi mức 
tiền lương cố định của Mác là một thực tế của xã hội thì chúng ta có thể áp dụng lý 
thuyết này để hiểu về các quan hệ lao động ở các nước đang phát triển. Nội dung này 
sẽ được trình bày trong chương 9. 
5.2 Các lý thuyết và chính sách phát triển sau Thế chiến II 
Cả kinh tế học Mác và kinh tế học cổ điển đều coi việc hạn chế tiêu dùng là cơ sở 
để tăng tỷ lệ tích luỹ vốn và đạt mức tăng trưởng kinh tế cao ở các nước có nền kinh tế 
thị trường tư bản chủ nghĩa. Ngược lại, trong các lý thuyết phát triển phổ biến khoảng 
1/4 thế kỷ sau Thế chiến II, cơ chế thị trường không phải là điều kiện đủ để có thể đạt 
được tốc độ tích luỹ vốn và tăng trưởng cao ở các nước đang phát triển mới dành được 
độc lập vì các nước này quá nghèo để có thể huy động đủ nguồn vốn từ tiết kiệm. 
Quan điểm này được đặt trên giả định là tỷ lệ tiết kiệm luôn bằng không ở mức thu 
nhập tối thiểu cần thiết và sẽ tăng theo cấp số nhân khi thu nhập bình quân đầu người 
tăng lên. 
Theo giả định này, các nước nghèo đang phát triển với mức thu nhập rất gần với 
mức tối thiểu cần thiết khó có thể hi vọng thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn tiết kiệm thấp 
- thu nhập thấp nếu như các nguồn lực bị phó mặc cho thị trường tự do phân bổ. Vì thế 
cần phải sử dụng mệnh lệnh của chính phủ để hạn chế tiêu dùng như nghiên cứu của 
T.N.Srinivasan(1990) và của Anne Krueger (1995). Lý thuyết này đóng vai trò quan 
trọng khuyến khích các nước đang phát triển áp dụng chiến lược phát triển theo mô 
hình xã hội chủ nghĩa (dựa trên việc lập kế hoạch và các mệnh lệnh tập trung). 
5.2.1 Lý thuyết tăng trưởng cân bằng 
Lý thuyết "tăng trưởng cân bằng" của Rosenstein-Rodan (1943) và của Ragner 
Nurkse (1952, 1953) có ảnh hưởng lớn đến các chính sách phát triển nói trên. Lý 
thuyết này dựa trên lập luận cho rằng các nước mới dành được độc lập sau Thế chiến 
II không thể có được sự tăng trưởng kinh tế nếu chỉ dựa vào việc xuất khẩu các sản
phẩm thô. Thực tế đã chứng minh điều này ở nhiều nước trong giai đoạn từ thế kỷ 19 
cho tới trước khi cuộc Đại khủng hoảng diễn ra năm 1929. Sự bi quan về xuất khẩu 
này dẫn tới đề xuất là các nước mới dành được độc lập không còn cách nào khác phải 
tiến hành tự sản xuất các sản phẩm công nghiệp hiện tại vẫn đang phải nhập khẩu. Tuy 
nhiên, người ta sợ rằng chiến lược công nghiệp hoá này sẽ không thể thực hiện được vì 
thị trường nội điạ quá nhỏ bé sẽ không thể tiêu thụ được hết các sản phẩm được sản 
xuất hàng loạt bởi các nhà máy công nghiệp hiện đại. Vì vậy, để quá trình phát triển 
công nghiệp hiện đại có thể thành công, nhiều ngành công nghiệp cần phải được 
khuyến khích phát triển đồng thời sao cho các ngành công nghiệp này có thể tạo ra thị 
trường cho nhau và tiêu dùng sản phẩm lẫn nhau (ví dụ người sản xuất giày sẽ mua áo 
sơ mi và ngược lại những người sản xuất áo sơ mi sẽ mua giày). Lý thuyết này về sau 
được gọi tên là "lý thuyết về sự bổ sung chiến lược" giữa các ngành công nghiệp khác 
nhau (Murphy và đồng nghiệp, 1989; Bardhan, 1995: 2292 -6). Vấn đề này sẽ được 
nghiên cứu kỹ ở phần 8.4.2. 
"Sự tăng trưởng cân bằng" hay còn gọi là sự phát triển đồng thời của nhiều ngành 
công nghiệp đòi hỏi phải huy động được một lượng lớn nhiều nguồn lực cùng một lúc. 
Theo Rosentein-Rodan và Nurkse thì các nước đang phát triển có đặc điểm là có một 
lượng lớn lao động dôi dư đang làm việc với chi phí biên bằng không trong khu vực 
nông nghiệp truyền thống (tương tự như giả định trong mô hình kinh tế hai khu vực ở 
phần 3.3.3). Theo giả định về sự thất nghiệp trá hình này thì sẽ không có vấn đề gì lớn 
từ phía cung của lao động khi muốn đạt được bước "đại nhảy vọt" trong công nghiệp 
hoá. 
Điều chính yếu để thực hiện thành công chiến lược tăng trưởng cân bằng là huy 
động được đủ nguồn vốn cho sự phát triển đồng thời của nhiều ngành công nghiệp 
khác nhau. Các nước này không thể hi vọng tiếp tục nhận được một lượng vốn lớn từ 
các nước phát triển đổ vào sau khi giành lại độc lập như đã từng nhận được trước kia 
khi còn là thuộc địa (là lúc vốn được đổ vào để sản xuất các mặt hàng thô). Đồng thời, 
tỷ lệ tiết kiệm ở các nước đang phát triển lại rất thấp. Vì vậy, theo lý thuyết tăng 
trưởng cân bằng, các nước đang phát triển không còn cách nào khác là phải thiết lập 
được một cơ chế tiết kiệm bắt buộc theo mệnh lệnh của nhà nước để phát triển kinh tế. 
5.2.2 Áp dụng mô hình Harrod-Domar 
Một chính sách tương tự cũng xuất phát từ mô hình Harrod-Domar. Trong thập 
kỷ 40, Roy Harrod (1948) và Evsey Domar (1946) độc lập cùng xây dựng một mô 
hình vĩ mô động dựa trên lý thuyết của Keynes. Mục tiêu lúc đầu của mô hình là để 
xác định nguồn gốc của sự mất ổn định trong tăng trưởng ở các nước phát triển khi
cung thường vượt quá cầu thực tế. Trong thập kỷ 50 và 60, mô hình này đã được áp 
dụng để lập kế hoạch kinh tế ở các nước đang phát triển. Phương trình cơ bản trong 
mô hình Harrod-Domar rất đơn giản như sau: 
g = s/c (5.3) 
 
Trong đó g = Y Y 
là tốc độ tăng trưởng của thu nhập quốc dân. Y có dấu chấm ở 
trên đầu là sự thay đổi giá trị tuyệt đối của Y, s =S/Y là tỷ lệ tiết kiệm trên thu nhập, c 
= 
  
Y K là tỷ lệ biên vốn-sản lượng (hay là hệ số vốn) đo lường lượng vốn đầu tư cần 
thiết để có thể tạo ra thêm một đơn vị thu nhập quốc dân. Trong mô hình này, c được 
giả định là một hằng số xét về mặt công nghệ và vì thế bằng với tỷ lệ trung bình vốn-sản 
lượng (K/Y). Có thể dễ dàng chứng minh rằng phương trình (5.3) sẽ thoả mãn với 
giả định cân bằng giữa tiết kiệm (S) và đầu tư (I= 
 
K ) của Keynes. 
Với giả định c là hằng số, g tăng tương ứng với s. Vì s tăng tương ứng với thu 
nhập đầu người nên s và g có giá trị nhỏ ở các nước có thu nhập thấp nếu như tiết kiệm 
và đầu tư được để phó mặc cho thị trường tự do. Vì thế, mô hình này hàm ý rằng việc 
thúc đẩy đầu tư bằng các mệnh lệnh và kế hoạch của chính phủ là cần thiết để có thể 
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước có thu nhập thấp. Trên thực tế, mô 
hình Harrod-Domar đưa ra khung lý thuyết giúp cho việc hoạch định chính sách kinh 
tế ở các nước đang phát triển ví dụ như kế hoạch 5 năm của Ấn Độ (Mahalanobis, 
1955; Srinivasan, 1990)3. 
5.2.3 Mô hình cái bẫy ở mức cân bằng thấp 
Các mô hình coi tăng trưởng kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào việc đầu tư vào vốn 
hữu hình khi kết hợp với lý thuyết về dân số sẽ tạo ra mô hình về một vòng luẩn quẩn 
giữa thu nhập đầu người thấp và tiết kiệm thấp ở các nước có thu nhập thấp. Mô hình 
này có tên gọi là mô hình "cái bẫy ở mức cân bằng thấp", "Nỗ lực tối thiểu cần thiết", 
hay "Lực đẩy lớn" (Leibenstein, 1954; Nelson, 1956). Mô hình này được trình bày 
trong hình 5.2 và tương thích với mô hình Harrod-Domar.
i 
 
N /N) 
s = S/Y 
 
Y / Y 
( 
 
N /N) 
( 
s/c = 
b 
a 
m 
m 
j 
m h n k 
f 
e 
d 
Tỷ lệ tăng 
dân số 
(Y/N) 
Tỷ lệ tiết kiệm 
(Y/N) 
(Y/N) 
Tỷ lệ tăng dân số 
Tốc độ tăng trưởng 
thu nhập 
Hình 5.2 Mô hình cái bẫy ở mức cân bằng thấp 
Phần trên cùng của mô hình 5.2 cho thấy mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng 
dân số ( 
 
N /N) và thu nhập đầu người (Y/N). Vì thu nhập đầu người tỷ lệ thuận với tiền 
lương nên đường cong ( 
 
N /N) trong hình 5.2 tương ứng với đường cong GW H trong 
hình 3.3, và điểm m trong hình 5.2 tương ứng với điểm W trong hình 3.3, với (om) là 
mức thu nhập đầu người tối thiểu cần thiết ở đó tốc độ tăng trưởng dân số bằng không. 
Phần giữa của mô hình mô tả mối quan hệ giữa tỷ lệ tiết kiệm (s=S/Y) và thu 
nhập đầu người (Y/N). Như thường được giả định, s tăng theo cấp số nhân khi Y/N 
tăng lên. Đường cong tỷ lệ tiết kiệm cắt trục hoành tại điểm m, hàm ý rằng mọi người 
tiêu dùng toàn bộ thu nhập khi thu nhập ở mức tối thiểu cần thiết. Kết luận sẽ không 
khác mấy nếu chúng ta giả định rằng điểm cắt trục hoành nằm chệch một chút ra khỏi 
điểm m. 
Phần dưới của mô hình cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập đầu người và 
tốc độ tăng thu nhập đầu người khi kết hợp phần trên cùng và phần giữa của mô hình 
lại với nhau. Trong hình này, đường cong tăng dân số ( 
 
N /N) được dịch chuyển xuống 
phía dưới và đường tỷ lệ tiết kiệm cũng được dịch chuyển xuống phía dưới sau khi đã
được chia cho tỷ lệ vốn-sản lượng (c). Giá trị s/c bằng với tốc độ tăng thu nhập đầu 
người ( 
 
Y /Y) theo phương trình cơ bản trong mô hình Harrod-Domar4. 
Điểm m ở phần dưới của mô hình là điểm cân bằng ổn định. Nếu Y/N giảm 
xuống dưới mức (om) thì dân số sẽ giảm nhanh hơn tổng thu nhập làm cho thu nhập 
đầu người sẽ tăng trở lại tới điểm m. Mặt khác, nếu thu nhập đầu người tăng cao hơn 
điểm m ví dụ tới điểm h vì một lý do nào đó (ví dụ như được mùa hoặc viện trợ của 
nước ngoài) thì dân số sẽ tăng lên với tốc độ (hb) lớn hơn tốc độ tăng thu nhập (hf) 
làm cho thu nhập đầu người lại giảm xuống mức m. Vì vậy, các nền kinh tế đang ở tại 
điểm m này không thể nào vượt ra khỏi mức thu nhập tối thiểu cần thiết được nếu chỉ 
đầu tư với một lượng nhất định mà các nước này có khả năng huy động bởi vì mọi sự 
gia tăng về thu nhập đầu người sẽ lập tức bị tiêu dùng hết ngay bởi sự gia tăng dân số 
nhanh chóng. Vì thế, nền kinh tế sẽ bị đẩy lùi lại mức thu nhập tối thiểu cần thiết. 
Vòng tròn luẩn quẩn giữa thu nhập thấp và sự trì trệ kinh tế này được gọi là "cái bẫy ở 
mức cân bằng thấp". 
Để thoát khỏi cái bẫy này không thể trông chờ vào lượng đầu tư được tích tụ dần 
dần trong thời gian dài. Để đạt được sự tăng trưởng bền vững, cần có một lượng đầu tư 
đủ lớn để có thể đẩy nền kinh tế vượt ra khỏi điểm n. Một khi nền kinh tế đã vượt qua 
được điểm nút (n) tới được điểm k thì tốc độ tăng thu nhập (ke) sẽ lớn hơn tốc độ tăng 
dân số (kd) làm cho tăng trưởng thu nhập đầu người trở nên bền vững. 
Để thoát ra khỏi cái bẫy này và đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững cần phải 
huy động được một lượng tiết kiệm đủ lớn (ji) ở mức thu nhập tối thiểu cần thiết (om) 
mà ở mức đó nếu chỉ phó mặc cho thị trường thì không bao giờ có thể đạt được. Huy 
động tiết kiệm và đầu tư đủ lớn là "nỗ lực tối thiểu cần thiết" mà các nước thu nhập 
thấp cần phải làm. Mô hình này cho thấy nếu không thể tiếp tục nhận được lượng vốn 
lớn từ bên ngoài sau khi giành độc lập thì không còn con đường nào khác các nước 
đang phát triển phải tự mình huy động một lượng vốn cần thiết từ thu nhập ít ỏi của 
mình bằng cách buộc mọi người phải hạn chế chi tiêu và thắt lưng buộc bụng.

More Related Content

What's hot

Trường phái tân cổ điển
Trường phái tân cổ điểnTrường phái tân cổ điển
Trường phái tân cổ điểnHuy Nguyễn Tiến
 
Bài giảng Thương mại điện tử Chương 2
Bài giảng Thương mại điện tử Chương 2Bài giảng Thương mại điện tử Chương 2
Bài giảng Thương mại điện tử Chương 2Đinh Chính
 
Chương 2 p2 - cac dieu kien tmqt
Chương 2  p2 - cac dieu kien tmqtChương 2  p2 - cac dieu kien tmqt
Chương 2 p2 - cac dieu kien tmqtThu Hien Tran
 
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂN
CHƯƠNG 1:LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂNCHƯƠNG 1:LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂN
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂNZelda NGUYEN
 
Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam
Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt NamHoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam
Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt NamKieu My Vu
 
De thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-banDe thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-banLan Anh Nguyễn
 
Giáo trình thương mại điện tử
Giáo trình thương mại điện tửGiáo trình thương mại điện tử
Giáo trình thương mại điện tửvinhthanhdbk
 
LSHTKT Chủ nghĩa tự do mới
LSHTKT Chủ nghĩa tự do mớiLSHTKT Chủ nghĩa tự do mới
LSHTKT Chủ nghĩa tự do mớiQuy Moke
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếHyo Neul Shin
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1Mon Le
 
kinh doanh quốc tế và tôn giáo
kinh doanh quốc tế và tôn giáokinh doanh quốc tế và tôn giáo
kinh doanh quốc tế và tôn giáoVinh Nguyen Duc
 
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ môTổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ môcecelia2013
 
đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam
đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt namđặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam
đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt namHoàng Minh
 
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wtođIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wtoThanh Hoa
 
đáP án lịch sử học thuyết kinh tế
đáP án lịch sử học thuyết kinh tếđáP án lịch sử học thuyết kinh tế
đáP án lịch sử học thuyết kinh tếRồng Ngủ Gật
 
Sức mua ngang giá - PPP
Sức mua ngang giá - PPPSức mua ngang giá - PPP
Sức mua ngang giá - PPPLê Thiện Tín
 
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.pptCan Tho University
 
Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...
Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...
Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...Thanh Hoa
 
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tếSlide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tếHo Van Tan
 

What's hot (20)

Trường phái tân cổ điển
Trường phái tân cổ điểnTrường phái tân cổ điển
Trường phái tân cổ điển
 
Bài giảng Thương mại điện tử Chương 2
Bài giảng Thương mại điện tử Chương 2Bài giảng Thương mại điện tử Chương 2
Bài giảng Thương mại điện tử Chương 2
 
Chương 2 p2 - cac dieu kien tmqt
Chương 2  p2 - cac dieu kien tmqtChương 2  p2 - cac dieu kien tmqt
Chương 2 p2 - cac dieu kien tmqt
 
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt namHiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
 
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂN
CHƯƠNG 1:LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂNCHƯƠNG 1:LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂN
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂN
 
Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam
Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt NamHoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam
Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam
 
De thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-banDe thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
 
Giáo trình thương mại điện tử
Giáo trình thương mại điện tửGiáo trình thương mại điện tử
Giáo trình thương mại điện tử
 
LSHTKT Chủ nghĩa tự do mới
LSHTKT Chủ nghĩa tự do mớiLSHTKT Chủ nghĩa tự do mới
LSHTKT Chủ nghĩa tự do mới
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
 
kinh doanh quốc tế và tôn giáo
kinh doanh quốc tế và tôn giáokinh doanh quốc tế và tôn giáo
kinh doanh quốc tế và tôn giáo
 
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ môTổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
 
đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam
đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt namđặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam
đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam
 
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wtođIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
 
đáP án lịch sử học thuyết kinh tế
đáP án lịch sử học thuyết kinh tếđáP án lịch sử học thuyết kinh tế
đáP án lịch sử học thuyết kinh tế
 
Sức mua ngang giá - PPP
Sức mua ngang giá - PPPSức mua ngang giá - PPP
Sức mua ngang giá - PPP
 
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
 
Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...
Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...
Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...
 
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tếSlide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
 

Similar to Chap3 m3-tv

quan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiii
quan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiiiquan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiii
quan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiii2113819
 
Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....
Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....
Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdfĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdfGiaTrnNguynQunh
 
Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...
Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...
Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...
Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...
Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Lý thuyêt bàn tay vô hình
Lý thuyêt bàn tay vô hìnhLý thuyêt bàn tay vô hình
Lý thuyêt bàn tay vô hìnhMaichi Ngo
 
KDQT-NHÓM-10 (1).docx
KDQT-NHÓM-10 (1).docxKDQT-NHÓM-10 (1).docx
KDQT-NHÓM-10 (1).docxtntrnb
 
Bài giảng Kinh tế vi mô (Chương 1) (download tai tailieutuoi.com).ppt
Bài giảng Kinh tế vi mô (Chương 1) (download tai tailieutuoi.com).pptBài giảng Kinh tế vi mô (Chương 1) (download tai tailieutuoi.com).ppt
Bài giảng Kinh tế vi mô (Chương 1) (download tai tailieutuoi.com).pptQuoc Dung Nguyen
 
Cau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtktCau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtktBuinuong993
 
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tế
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tếnhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tế
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tếHyo Neul Shin
 
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệpQuản trị sản xuất trong doanh nghiệp
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệpUNETI
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếHyo Neul Shin
 
Tóm tắt môn KTCT.docx
Tóm tắt môn KTCT.docxTóm tắt môn KTCT.docx
Tóm tắt môn KTCT.docxAnhThTrnTh3
 

Similar to Chap3 m3-tv (20)

quan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiii
quan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiiiquan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiii
quan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiii
 
Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....
Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....
Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....
 
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdfĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
 
Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...
Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...
Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...
 
Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...
Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...
Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...
 
Tiểu Luận Triết Học Phân Tích Cặp Phạm Trù Bản Chất Và Hiện Tượng.doc
Tiểu Luận Triết Học Phân Tích Cặp Phạm Trù Bản Chất Và Hiện Tượng.docTiểu Luận Triết Học Phân Tích Cặp Phạm Trù Bản Chất Và Hiện Tượng.doc
Tiểu Luận Triết Học Phân Tích Cặp Phạm Trù Bản Chất Và Hiện Tượng.doc
 
Lý thuyêt bàn tay vô hình
Lý thuyêt bàn tay vô hìnhLý thuyêt bàn tay vô hình
Lý thuyêt bàn tay vô hình
 
KDQT-NHÓM-10 (1).docx
KDQT-NHÓM-10 (1).docxKDQT-NHÓM-10 (1).docx
KDQT-NHÓM-10 (1).docx
 
Bài giảng Kinh tế vi mô (Chương 1) (download tai tailieutuoi.com).ppt
Bài giảng Kinh tế vi mô (Chương 1) (download tai tailieutuoi.com).pptBài giảng Kinh tế vi mô (Chương 1) (download tai tailieutuoi.com).ppt
Bài giảng Kinh tế vi mô (Chương 1) (download tai tailieutuoi.com).ppt
 
Cau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtktCau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtkt
 
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tế
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tếnhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tế
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tế
 
Những thành tựu nghiên cứu trước C. Mác về quy luật điều tiết thu nhập - Ý ng...
Những thành tựu nghiên cứu trước C. Mác về quy luật điều tiết thu nhập - Ý ng...Những thành tựu nghiên cứu trước C. Mác về quy luật điều tiết thu nhập - Ý ng...
Những thành tựu nghiên cứu trước C. Mác về quy luật điều tiết thu nhập - Ý ng...
 
Tiểu luận về cách mạng công nghiệp, 9 điểm.doc
Tiểu luận về cách mạng công nghiệp, 9 điểm.docTiểu luận về cách mạng công nghiệp, 9 điểm.doc
Tiểu luận về cách mạng công nghiệp, 9 điểm.doc
 
Quản trị sản xuất
Quản trị sản xuấtQuản trị sản xuất
Quản trị sản xuất
 
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệpQuản trị sản xuất trong doanh nghiệp
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
 
Qtsx
QtsxQtsx
Qtsx
 
Tóm tắt môn KTCT.docx
Tóm tắt môn KTCT.docxTóm tắt môn KTCT.docx
Tóm tắt môn KTCT.docx
 
Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tại Công Ty Khí Hóa Lỏng V...
Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tại Công Ty Khí Hóa Lỏng V...Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tại Công Ty Khí Hóa Lỏng V...
Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tại Công Ty Khí Hóa Lỏng V...
 
VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
 

More from Dao Hoa

Ryan air report
Ryan air reportRyan air report
Ryan air reportDao Hoa
 
Tiger airways
Tiger airwaysTiger airways
Tiger airwaysDao Hoa
 
Vietnam airline report
Vietnam airline reportVietnam airline report
Vietnam airline reportDao Hoa
 
Aeroflot airline report
Aeroflot airline reportAeroflot airline report
Aeroflot airline reportDao Hoa
 
Skyteam alliance
Skyteam allianceSkyteam alliance
Skyteam allianceDao Hoa
 
Concorde project
Concorde projectConcorde project
Concorde projectDao Hoa
 
Oneworld alliance
Oneworld allianceOneworld alliance
Oneworld allianceDao Hoa
 
Star alliance
Star allianceStar alliance
Star allianceDao Hoa
 
Southeast airlines
Southeast airlinesSoutheast airlines
Southeast airlinesDao Hoa
 
Chap2 m2-rio+20
Chap2 m2-rio+20Chap2 m2-rio+20
Chap2 m2-rio+20Dao Hoa
 
Chap2 m3-washington consensus
Chap2 m3-washington consensusChap2 m3-washington consensus
Chap2 m3-washington consensusDao Hoa
 
Chap3 m4-ricardian trap in africa
Chap3 m4-ricardian trap in africaChap3 m4-ricardian trap in africa
Chap3 m4-ricardian trap in africaDao Hoa
 
Chap3 m5-malthus theory
Chap3 m5-malthus theoryChap3 m5-malthus theory
Chap3 m5-malthus theoryDao Hoa
 
Chap5 m2-cprgs finalreport-nov03
Chap5 m2-cprgs finalreport-nov03Chap5 m2-cprgs finalreport-nov03
Chap5 m2-cprgs finalreport-nov03Dao Hoa
 
Chap1 m5-historical path
Chap1 m5-historical pathChap1 m5-historical path
Chap1 m5-historical pathDao Hoa
 
Chap1 m6-french vs british
Chap1 m6-french vs britishChap1 m6-french vs british
Chap1 m6-french vs britishDao Hoa
 
Chap3 m8-vent-for-surplus- hayami
Chap3 m8-vent-for-surplus- hayamiChap3 m8-vent-for-surplus- hayami
Chap3 m8-vent-for-surplus- hayamiDao Hoa
 
Chap5 m3-gini
Chap5 m3-giniChap5 m3-gini
Chap5 m3-giniDao Hoa
 
Chap3 m6-econometrics-2013
Chap3 m6-econometrics-2013Chap3 m6-econometrics-2013
Chap3 m6-econometrics-2013Dao Hoa
 

More from Dao Hoa (20)

Ryan air report
Ryan air reportRyan air report
Ryan air report
 
Tiger airways
Tiger airwaysTiger airways
Tiger airways
 
Vietnam airline report
Vietnam airline reportVietnam airline report
Vietnam airline report
 
Aeroflot airline report
Aeroflot airline reportAeroflot airline report
Aeroflot airline report
 
Skyteam alliance
Skyteam allianceSkyteam alliance
Skyteam alliance
 
Concorde project
Concorde projectConcorde project
Concorde project
 
Oneworld alliance
Oneworld allianceOneworld alliance
Oneworld alliance
 
Star alliance
Star allianceStar alliance
Star alliance
 
Southeast airlines
Southeast airlinesSoutheast airlines
Southeast airlines
 
Easyjet
EasyjetEasyjet
Easyjet
 
Chap2 m2-rio+20
Chap2 m2-rio+20Chap2 m2-rio+20
Chap2 m2-rio+20
 
Chap2 m3-washington consensus
Chap2 m3-washington consensusChap2 m3-washington consensus
Chap2 m3-washington consensus
 
Chap3 m4-ricardian trap in africa
Chap3 m4-ricardian trap in africaChap3 m4-ricardian trap in africa
Chap3 m4-ricardian trap in africa
 
Chap3 m5-malthus theory
Chap3 m5-malthus theoryChap3 m5-malthus theory
Chap3 m5-malthus theory
 
Chap5 m2-cprgs finalreport-nov03
Chap5 m2-cprgs finalreport-nov03Chap5 m2-cprgs finalreport-nov03
Chap5 m2-cprgs finalreport-nov03
 
Chap1 m5-historical path
Chap1 m5-historical pathChap1 m5-historical path
Chap1 m5-historical path
 
Chap1 m6-french vs british
Chap1 m6-french vs britishChap1 m6-french vs british
Chap1 m6-french vs british
 
Chap3 m8-vent-for-surplus- hayami
Chap3 m8-vent-for-surplus- hayamiChap3 m8-vent-for-surplus- hayami
Chap3 m8-vent-for-surplus- hayami
 
Chap5 m3-gini
Chap5 m3-giniChap5 m3-gini
Chap5 m3-gini
 
Chap3 m6-econometrics-2013
Chap3 m6-econometrics-2013Chap3 m6-econometrics-2013
Chap3 m6-econometrics-2013
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Chap3 m3-tv

  • 1. 5.1 Từ Adam Smith đến Mác Quan điểm phổ biến trong kinh tế học kể từ thời kỳ của Adam Smith khẳng định rằng tích luỹ vốn là động lực của tăng trưởng kinh tế. Quan điểm đó cho rằng cơ chế để có được tỷ lệ tích luỹ vốn cao là cơ chế sẵn có trong các nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Vì thế, có thể đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao bằng cách thúc đẩy cơ chế này. 5.1.1 Adam Smith với vấn đề vốn Với quan điểm chỉ nên có nhà nước quy mô nhỏ và không can thiệp trực tiếp vào thị trường, Adam Smith (1723-90) phản đối mô hình tăng tích luỹ vốn bằng các mệnh lệnh của nhà nước. Tuy nhiên, với quan điểm cho rằng điều kiện để tăng trưởng kinh tế là tăng cường đầu tư bằng cách hạn chế tiêu dùng, Adam Smith lại chính là người đi tiên phong cho các mô hình phát triển tư bản dựa trên tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao bao gồm cả mô hình tích luỹ vốn của Các Mác. Tác phẩm "Của cải của các quốc gia" của Adam Smith ([1776] 1937) đề c ập một cách toàn diện đến vấn đề các hệ thống kinh tế và xã hội cần phải được cấu trúc như thế nào để có thể tối đa hoá lượng của cải (hoặc thu nhập) của nước Anh (so với các nước khác) trong thời kỳ tiến hành cuộc Cách mạng công nghiệp. Trong học thuyết của mình, Adam Smith cho rằng chính người lao động tham gia trực tiếp vào các hoạt động "sản xuất và có ích" nhằm tạo ra giá trị cho xã hội. Số lượng người lao động tham gia vào các hoạt động "sản xuất và có ích" cũng như năng suất của họ phụ thuộc vào lượng vốn tích luỹ được. Điều này đã được trình bày trong tác phẩm của ông: Số lượng người lao động sản xuất và có ích, sẽ được đề cập ở phần dưới đây, là ở mức phù hợp với lượng vốn được sử dụng để kết hợp với lao động, và ở mức phù hợp với cách thức mà những người lao động đó được sử dụng (A.Smith [1776] 1937: 1viii) Adam Smith coi sự gia tăng vốn đóng vai trò tối quan trọng đối với việc nâng cao năng suất lao động vì nó thúc đẩy phân công lao động. Trong ví dụ nổi tiếng của ông về việc sản xuất ghim, ông nhận thấy rằng một người lao động nếu phải đảm đương toàn bộ dây chuyền sản xuất một mình thì không thể nào làm ra được nhiều hơn 20 chiếc ghim một ngày. Tuy nhiên, nếu như dây chuyền sản xuất có thể chia nhỏ ra thành 18 khâu tách biệt, mỗi lao động đảm nhận một khâu ví dụ như một người chuyên kéo dây thép, người thứ hai chuyên làm thẳng nó, người thứ ba chuyên cắt, người thứ tư chuyên làm nhọn đầu, người thứ năm chuyên làm phần đuôi, v.v thì một người lao động có thể làm ra được hơn 4.000 chiếc ghim một ngày.
  • 2. Sự tăng lên của số lượng sản phẩm sau khi có sự phân công lao động giữa những người lao động là do ba yếu tố mang lại. Thứ nhất đó là do kỹ năng của mỗi người lao động được tăng lên. Thứ hai đó là do tiết kiệm được thời gian chuyển đổi t ừ công việc này sang công việc khác. Thứ ba là do các phát minh ra máy móc đã giúp đỡ và giải phóng người lao động, làm cho một người có thể đảm nhiệm được công việc của nhiều người trước đây (Adam Smith [1776] 1937:7) Để có thể tiến hành phân công lao động, các nhà tư bản cần phải có các quỹ để mua nhà xưởng, công cụ, và nguyên vật liệu cũng như các quỹ để trả lương cho người lao động trước khi bán được sản phẩm ghim (quỹ lương). Tổng các quỹ này được Adam Smith coi là lượng vốn. Khi lượng vốn này tăng lên, các nhà tư bản có thể tiến hành phân công lao động bằng cách tuyển nhiều lao động hơn để làm các công việc được chuyên môn hoá sâu hơn. Theo Adam Smith, lượng vốn này trong xã hội được tích tụ thông qua "sự tiết kiệm" và "tiêu dùng hạn chế" của các nhà tư bản công nghiệp và lượng vốn này sẽ mất đi thông qua "sự hoang phí" và "tiêu dùng vô lối" của tầng lớp quý tộc, địa chủ, và các thương nhân được hưởng đặc quyền đặc lợi. Vì thế, có thể ngăn chặn được sự suy giảm lượng vốn bằng cách giảm thu nhập của những tầng lớp tiêu xài hoang phí nói trên như là cắt lương của tầng lớp quý tộc, xoá bỏ việc miễn thuế đánh vào địa chủ, và xoá bỏ việc cấp giấy phép kinh doanh độc quyền cho các thương nhân. Sự tích luỹ vốn cũng có thể được đẩy mạnh bằng cách xoá bỏ những quy định bất hợp lý và xoá bỏ thuế đánh vào các nhà tư bản công nghiệp. Việc xoá bỏ những hạn chế của nhà nước đối với các hoạt động sản xuất và marketing không chỉ góp phần làm tăng thu nhập của tầng lớp các nhà tư bản và vì thế làm tăng tỷ lệ tiết kiệm trong xã hội mà còn góp phần làm cho thị trường mở rộng. Lượng vốn cùng với quy mô của thị trường là các điều kiện chủ yếu quyết định việc phân công lao động. Giả sử nếu như nhu cầu của thị trường là quá nhỏ thì hệ thống sản xuất hàng loạt (dựa trên sự phân công lao động ở trình độ cao) sẽ không thể được áp dụng vì khi đó hàng trăm nghìn chiếc ghim sản xuất ra hàng ngày sẽ không thể bán được. Vì vậy, việc liên kết các thị trường địa phương với thị trường cả nước bằng cách xoá bỏ các hạn chế trong giao dịch sẽ góp phần đáng kể thúc đẩy phân công lao động. Hơn thế nữa, nếu như độc quyền thương mại và các biện pháp bảo hộ của Hệ thống Trọng thương bị xoá bỏ thì thị trường trong nước sẽ được liên kết với thị trường quốc tế và càng làm cho phân công lao động sâu sắc hơn. Theo Adam Smith, vì sự phân công lao động xuất phát từ nhu cầu trao đổi của con người (A.Smith [1776] 1937:13), nên việc tạo ra một thị trường tự do và rộng lớn bằng cách xoá bỏ các quy định bất hợp
  • 3. lý là điêù kiện đủ để có phân công lao động và điề u này đảm bảo cho sự gia tăng giàu có bền vững của các quốc gia. Trong khi Adam Smith hết sức ủng hộ sự cạnh tranh trên thị trường tự do thì ông cũng đã nhận thấy tầm quan trọng của hàng hóa công cộng với vai trò hỗ trợ cho thị trường ví dụ như quốc phòng, an ninh và hệ thống tư pháp, cơ sở hạ tầng, và giáo dục. Tuy nhiên, sự chống đối găy gắt của ông đối với Hệ thống Trọng Thương đã đưa ông đến lập luận rằng cần phải tư hữu hoá các hoạt động cung cấp hàng hoá công cộng càng nhiều càng tốt (ví dụ như xây dựng các trường tư thục, các con đường thu phí). Cần phải thừa nhận rằng, ý tưởng xây dựng các chính phủ quy mô nhỏ của ông được đưa ra sau khi nước Anh đã thống nhất và trở thành một quốc gia có thị trường nội địa rộng lớn trên cơ sở các quyền lực quân sự và sự quản lý của hoàng gia chuyên quyền, và sau khi các cơ sở hạ tầng công cộng như đường xá, cầu cống đã được hoàn thiện. Nếu như học thuyết của Adam Smith được xây dựng sớm hơn ví như trong giai đoạn nước Anh chuyển từ thời kỳ phong kiến sang thời kỳ chuyên quyền thì chắc chắn những chính sách mà ông kiến nghị đã khác nhiều. 5.1.2 Xem xét lại mô hình của Ricardo Quan điểm cho rằng cơ chế hạn chế tiêu dùng và tăng đầu tư vào các hoạt động "sản xuất và có ích" là cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là một trụ cột quan trọng trong học thuyết của Adam Smith. Trong sự phát triển của trường phái cổ điển Anh sau này, cơ chế này được coi là trụ cột trung tâm của học thuyết phát triển kinh tế. Ví dụ điển hình chính là mô hình của Ricardo được trình bày trước đây (Phần 3.3.2). Trong mô hình này, tiêu dùng của người lao động – tầng lớp chiếm phần lớn dân số – bị hạn chế xuống tới mức tối thiểu cần thiết trong dài hạn theo như quy luật dân số của Malthus. Thặng dư trong công nghiệp sau khi trừ đi mức tiền lương tối thiểu cần thiết của người lao động sẽ thuộc về các nhà tư bản, những người có xu hướng tiết kiệm và đầu tư cao. Cơ chế này đảm bảo cho tỷ lệ tích luỹ vốn và tăng trưởng sản phẩm cao được duy trì. Một nhân tố có thể làm ngừng quá trình tăng trưởng là sự tăng giá của lương thực do áp lực dân số tăng nhanh lên nguồn tài nguyên đất đai hữu hạn làm cho tiền lương danh nghĩa tăng lên. Nếu điều này xảy ra, thặng dư của toàn xã hội (tổng sản phẩm trừ đi chi phí lao động và chi phí vốn) sẽ rơi vào tay tầng lớp địa chủ, những người có xu hướng tiêu dùng nhiều. Để có thể duy trì tỷ lệ tích luỹ vốn cũng như tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, Ricardo cho rằng cần phải tự do hoá việ c nhập khẩu ngũ cốc nhằm ngăn chặn tầng lớp địa chủ chiếm đoạt thặng dư của xã hội.
  • 4. 5.1.3 Mô hình phát triển tư bản của Mác Các Mác (1818-83) đã đưa ra một lý thuyết độc đáo về phát triển kinh tế tư bản. Vì Mác lúc đầu học kinh tế học của trường phái cổ điển Anh nên cấu trúc mô hình của ông được viết trong tuyển tập Das Kapital ([1867-94] 1909-12) cũng tương tự như mô hình của Ricardo dù các giả định cũng như các gợi ý chính sách của ông khác hẳn so với mô hình của Ricardo. Sự giống nhau cơ bản giữa mô hình của Mác và mô hình của Ricardo là ở chỗ cung lao động cho khu vực công nghiệp là hoàn toàn không co giãn và ở mức tiền lương tối thiểu cần thiết. Điều này là căn cứ cơ bản giúp cho việc tích luỹ vốn được nhanh chóng. Tuy nhiên, Mác phản đối quy luật dân số của Malthus và không coi đó là cơ chế để tạo ra đường cung lao động hoàn toàn không co giãn. Thay vào đó, Mác dựa trên sự tồn tại của lực lượng lao động dư thừa ngoài lực lượng lao động đang làm việc trong khu vực công nghiệp gọi là "lực lượng lao động dự trữ cho công nghiệp". Lực lượng này bao gồm những người thất nghiệp ở khu vực đô thị đang không kiếm đủ tiền để sinh sống và phải làm những việc như buôn bán lặt vặt hoặc đi ăn xin trong khi chờ để xin được việc trong khu vực công nghiệp. Vì thế, họ s ẵn sàng chấp nhận làm việc ở mức tiền lương tối thiểu cần thiết khi được tuyển. Vì trong xã hội còn tồn tại lực lượng những người thất nghiệp này nên mức tiền lương trong khu vực công nghiệp không thể tăng lên trên mức tối thiểu cần thiết được. Giả định cơ bản trong mô hình của Mác là lực lượng lao động dự trữ cho công nghiệp không bao giờ hết vì lực lượng này luôn được tạo ra trong quá trình phát triển công nghiệp. Nguồn đầu tiên của lực lượng này là những người nông dân, những nhà sản xuất nhỏ với các phương thức sản xuất truyền thống không thể cạnh tranh nổi các nhà tư bản lớn và bị phá sản, buộc phải đi tìm việc làm trên thị trường lao động. Ngày càng có nhiều người rơi vào tình cảnh này khi mà khu vực công nghiệp được mở rộng làm cho lực lượng lao động dự trữ cho công nghiệp tăng lên. Mặt khác, các nhà tư bản luôn tìm cách thay thế lao động bằng vốn với việc áp dụng cơ khí hoá trên quy mô lớn. Vì vậy, việc làm mới tạo ra trong khu vực công nghiệp luôn tăng lên chậm hơn so với tốc độ của tích luỹ vốn và sản lượng công nghiệp. Số lượng việc làm ít ỏi mới được tạo ra trong khu vực công nghiệp là không đáng kể so với số lượng người thất nghiệp mới tăng thêm đã rời khỏi khu vực truyền thống gia nhập lực lượng lao động dự trữ. Chính vì vậy, Mác cho rằng đường cung lao động nằm ngang không phải là do kết quả của quy luật dân số tự nhiên mà là do chủ nghĩa tư bản đã tự tạo ra lực lượng lao động dự trữ cho công nghiệp. Cho dù cơ chế có khác nhau nhưng cả mô hình của Mác và mô hình của Ricardo đều có chung một điểm đó là đường cung lao động hoàn toàn co giãn ở mức tiền lương
  • 5. tối thiểu cần thiết là cơ chế cơ bản giữ cho tỷ lệ tích luỹ vốn và tăng trưởng kinh tế ở mức cao trong một nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, vì Mác giả định rằng các nhà tư bản luôn mong muốn thay thế lao động bằng vốn nên phần thu nhập của vốn tăng lên trong khi phần thu nhập của lao động giảm đi. Điều này hàm ý xu hướng bất bình đẳng trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Mô hình của Mác trình bày theo ngôn ngữ kinh tế học hiện đại như sau: A B L0 L1 D1 D0 R0 D0 (K0) D1 (K1) So S1 R1 W L Việc làm Tiền lương W Hình 5.1 Mô hình của Mác về phát triển kinh tế tư bản bản Hình này tương ứng với nửa bên trái của hình 3.5 trong mô hình của Ricardo. Hình này diễn tả thị trường lao động của khu vực tư bản hiện đại (hay là khu vực công nghiệp trong mô hình của Ricardo). Đây là mô hình cân bằng bộ phận Marshall với trục tung là tiền lương và trục hoành là lao động. Trong hình này, đường DD là đường cầu lao động, tương ứng với đường giá trị sản phẩm biên của lao động ở một lượng vốn ban đầu nhất định. Đường cung lao động (S) nằm ngang tại mức tiền lương tối thiểu cần thiết ( W ) trong hình này giống như đường cung lao động trong dài hạn (LS) của hình 3.5. Tuy nhiên, cung lao động trong mô hình của Ricardo được coi là một đường nằm ngang trong dài hạn theo quy luật dân số của Malthus nhưng cung lao động trong mô hình của Mác bắt đầu dốc lên tại một điểm nhất định (R0), là điểm thể hiện lực lượng lao động dự trữ cho công nghiệp đã hết. Giả sử tại thời điểm đầu tiên (0) đường cầu lao động của khu vực tư bản hiện đại là đường D0D0 tương ứng với lượng vốn (K0). Điểm cân bằng đầu tiên là tại A với số lượng lao động được tuyển là (0Lo) ở mức lương tối thiểu cần thiết (0W ). Tuy nhiên,
  • 6. theo giả định của Mác, số lượng người lao động đang tìm việc làm ở khu vực tư bản hiện đại là (W R0) và lớn hơn (0Lo). Những người thất nghiệp này phải làm những việc khác để sống qua ngày ở khu vực đô thị trong khi vẫn chờ để được tuyển vào làm việc. Số lượng lao động này (AR0) là lực lượng lao động dự trữ cho công nghiệp theo định nghĩa của Mác. Vì thế, khi cầu lao động tăng lên tương ứng với một lượng vốn được tích luỹ tăng sẽ không làm cho mức tiền lương tăng lên trước khi đạt tới điểm R0. Không giống như đường cung lao động trong dài hạn là đường nằm ngang hoàn toàn trong mô hình của Ricardo, đường cung lao động trong mô hình của Mác bắt đầu dốc lên từ điểm R0. Điều này có nghĩa là các nhà tư bản phải trả lương cao hơn để có thể tuyển thêm lao động khi mà lực lượng lao động dự trữ cho công nghiệp không còn nữa. Tuy nhiên trong mô hình của Mác, lực lượng này không bao giờ hết. Trước hết, trong quá trình phát triển của tư bản chủ nghĩa, các nhà sản xuất nhỏ lẻ trong nông nghiệp hoặc ở các hộ gia đình sẽ bị phá sản và gia nhập lực lượng lao động dự trữ cho công nghiệp. Trong hình 5.1, tương ứng với lượng vốn tăng lên từ K0 lên K1, khi nhà tư bản tái đầu tư phần lớn lợi nhuận của họ (AD0W ) thì sản lượng cũng tăng từ (AD00L0) lên (BD10L1). Do sự mở rộng sản xuất của khu vực tư bản hiện đ ại này, các nhà sản xuất nhỏ lẻ và các thành viên trong gia đình của họ bị buộc phải dừng kinh doanh và tìm kiếm việc làm trong khu vực tư bản hiện đại. Điều này làm cho đường cung lao động tiếp tục nằm ngang kéo dài tới R1. Không giống như Ricardo, Mác giả định việc làm mới trong công nghiệp được tạo ra chậm hơn so với tốc độ tích luỹ vốn. Ricardo xây dựng mô hình của mình vào cuối thế kỷ 18 lúc cuộc cách mạng công nghiệp đang diễn ra khi mà việc tự động hoá (dựa trên các nguồn năng lượng mới như động cơ hơi nước) chưa được phát triển mạnh. Theo Ricardo thì vốn đầu tư vào một hệ thống sản xuất theo kiểu nhà máy chủ yếu được dùng để trả lương người lao động. Vì thế, ở mức tiền lương tối thiểu cần thiết cố định, số lượng việc làm mới được tạo ra tăng tỷ lệ với mức tăng của vốn. Ngược lại, vào khoảng giữa thế kỷ 19 khi Mác xây dựng mô hình của mình, các máy móc tự động hoá sử dụng năng lượng hơi nước đã được sử dụng một cách phổ biến và tỷ lệ vốn cố định trong tổng vốn đã tăng lên. Vì vậy, trong khi tốc độ tí ch luỹ vốn và sản lượng tăng lên nhanh chóng thì việc làm mới tạo ra tăng lên chậm hơn. Hiệu ứng tiết kiệm lao động của máy móc thiết bị hàm chứa công nghệ mới trong công nghiệp được thể hiện thông qua sự dịch chuyển của đường cầu lao động từ D0D0 sang D1D1. Đường cầu lao động mới dốc hơn đường cầu lao động cũ cho thấy sự thay đổi kỹ thuật thiên về hướng tiết kiệm lao động và sử dụng nhiều vốn theo định nghĩa của Hicks (Phụ lục A.2). Với những tiến bộ công nghệ nằm trong các máy móc mới này,
  • 7. việc làm mới tăng lên từ (0L0) lên (0L1) chậm hơn so với sản lượng tăng từ (AD00L0) lên (BD10L1). Mác cho rằng vì hệ thống sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại làm các nhà sản xuất nhỏ lẻ bị phá sản đồng thời với sự ưu tiên sử dụng công nghệ tiết kiệm lao động trong công nghiệp nên lực lượng lao động dự trữ cho công nghiệp không bao giờ cạn kiệt. Tỷ lệ lợi nhuận và tích luỹ vốn cao trong các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được duy trì là do mức tiền lương thấp nhờ vào áp lực của lực lượng lao động dự trữ cho công nghiệp. Theo Mác, lực lượng này luôn được tái tạo vì nó chính là cơ sở cho sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa, theo Mác mô tả, nhất định kéo theo sự gia tăng nhanh chóng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Không giống như mô hình của Ricardo cho rằng tiền lương có thể tăng lên trong ngắn hạn theo đường SS trong hình 3.5 cho đến khi dân số tăng lên bằng với mức tăng của cầu lao động trong quá trình tích luỹ vốn, Mác cho rằng tiền lương không tăng lên trong ngắn hạn vì người lao động đang làm việc luôn phải cạnh tranh với lực lượng lao động dự trữ cho công nghiệp. Thu nhập của người lao động giảm đi tương đối so với thu nhập của nhà tư bản. Xu hướng này được thể hiện trong hình 5.1, trong đó tỷ lệ thu nhập của người lao động trong tổng sản phẩm giảm từ (AW 0L0)/(AD00L0) xuống còn (BW 0L1)/ (BD10L1) và tỷ lệ lợi nhuận của nhà tư bản tăng từ (AD0W )/ (AD00L0) lên (BD1W )/ (BD10L1).1 Mác dự đoán rằng sự bất bình đẳng gia tăng trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa sẽ làm tăng mâu thuẫn giữa tầng lớp lao động và tầng lớp tư bản và cuối cùng sẽ dẫn tới một cuộc cách mạng bạo lực trong đó chủ nghĩa tư bản dựa trên nền tảng sở hữu tư nhân của thiểu số sẽ chuyển thành chủ nghĩa xã hội dựa trên nền tảng sở hữu toàn dân.2 Dự báo này vẫn chưa xảy ra trong thực tế lịch sử phát triển của các nước tư bản chủ nghĩa. Ở Tây Âu và Bắc Mỹ, tiền lương thực tế đã tăng lên và tỷ trọng thu nhập của người lao động (trong tổng thu nhập quốc dân) đã tăng lên kể từ cuối thế kỷ 19 (phần 6.1). Tuy nhiên, mô hình của Mác đã cho thấy một vấn đề quan trọng mà các nước đang phát triển ngày nay đang phải đối mặt. Nhiều nước đã cố gắng tăng trưởng nhanh chóng bằng cách tập trung đầu tư vào khu vực công nghiệp hiện đại. Một vài nước đã đạt được mức tăng trưởng sản lượng công nghiệp nhanh chóng. Tuy nhiên, số lượng việc làm mới tạo ra tăng chậm hơn nhiều so với sản lượng vì các nước này tập trung đầu tư vào máy móc và thiết bị hiện đại với công nghệ sử dụng ít lao động do các nước phát triển tạo ra. Mặt khác, lực lượng lao động tăng lên nhanh chóng do dân số bùng nổ. Khu vực nông nghiệp đã đạt đến điểm bão hoà trong việc thu hút thêm lao động vì
  • 8. không thể mở rộng thêm đất canh tác nên người lao động buộc phải di cư ra khu vực thành thị. Lao động ở khu vực thành thị tăng nhanh vượt quá mức nhu cầu lao động của khu vực công nghiệp hiện đại. Điều này đã tạo nên một lực lượng thất nghiệp lớn ở thành thị. Sự bất bình đẳng và mất ổn định xã hội tăng nhanh ở các nước đang phát triển rất giống với những gì Mác đã chứng kiến ở châu Âu vào giữa thế kỷ 19. Làm thế nào để các nước đang phát triển vượt qua được vấn đề này trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá trước khi đến được giai đoạn phát triển cao hơn là một câu hỏi cần được trả lời (Chương 7). Có thể cần phải đưa thêm ra đây một nhận xét nữa khi Mác không đề cập đến "vấn đề lương thực" như trong mô hình của Ricardo-Schultz (cái bẫy của mô hình Ricardo trong phần 3.3). Mác không cho rằng sự thiếu hụt lương thực sẽ làm tăng chi phí sinh hoạt và tiền lương của người lao động có lẽ vì ông đã giả định rằng các nước công nghiệp phát triển như Anh có thể nhập khẩu lương thực và nguyên vật liệu với giá rẻ từ nước ngoài. Đồng thời, Mác cũng giả định rằng dù những người nông dân nhỏ lẻ không cạnh tranh nổi với các trang trại tư bản quy mô lớn và bị thất nghiệp nhưng những tài sản của họ sẽ được tập trung vào những trang trại quy mô lớn hơn và hiệu quả hơn do các nhà tư bản quản lý nên cung lương thực sẽ tăng lên. Chính vì Mác đã chứng kiến việc nhập khẩu lương thực của nước Anh tăng lên sau khi Đạo luật ngũ cốc bị bãi bỏ (1840) cùng với sự hình thành của các hoạt động sản xuất nông nghiệp thương mại quy mô lớn nên ông không thấy có gì phải lo lắng về vấn đề lương thực. Vấn đề lương thực không được đề cập đến trong mô hình phát triển tư bản của Mác phản ánh tầm quan trọng của vấn đề lương thực đã giảm đi cùng với quá trình công nghiệp hoá. Nói cách khác, điều này phản ánh xu hướng phát triển công nghiệp để giải phóng nền kinh tế khỏi sự lệ thuộc vào các nguồn lực tự nhiên. 5.1.4 Mô hình của Mác và lý thuyết tiền lương hiệu quả Vì những hàm ý cải cách nên mô hình của Mác đã bị nhiều nhà khoa học khác nhau phản bác. Phản ứng của các nhà kinh tế học tập trung vào sự khác biệt giữa những dự báo của mô hình và thực tế diễn ra trong lịch sử, đặc biệt là ở xu hướng tiền lương và tỷ lệ thu nhập của các yếu tố (sẽ được trình bày chi tiết ở phần 6.1). Đồng thời, trong mắt của các học giả theo trường phái kinh tế học tân cổ điển rõ ràng đã sự không nhất quán về mặt lý thuyết. Tại sao các nhà tư bản không hạ thấp mức lương của người lao động xuống nữa trong khi những người bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp đang phải làm các công việc lặt vặt với mức thu nhập thấp hơn nhiều so với mức
  • 9. lương của người lao động trong nhà máy của nhà tư bản và họ đang sẵn sàng vào làm việc cho nhà tư bản? Lý thuyết "tiền lương hiệu quả" có thể trả lời được câu hỏi này. Lý thuyết này cho rằng tính hiệu quả hoặc năng suất của người lao động tăng lên tương ứng với mức tăng của tiền lương mà người lao động nhận được. Theo mối quan hệ này, các nhà tư bản sẽ có lợi khi trả cho người lao động mức lương cao hơn mức lương mà tại đó cung và cầu lao động bằng nhau miễn là giá trị thu được do năng suất lao động tăng lên lớn hơn chi phí tiền lương tăng thêm. Lý thuyết tiền lương hiệu quả lần đầu tiên được Harvey Leibenstein đưa ra (1957) dựa trên mối quan hệ giữa năng suất của người lao động và lượng dinh dưỡng mà họ nhận được. Leibenstein cho rằng ở các nước thu nhập thấp mức lương trên thị trường thường quá thấp làm cho người lao động không đủ chi tiêu để tái tạo sức lao động và tiếp tục làm việc. Điều này giúp cho các nhà tư bản có cơ sở để trả cho người lao động mức lương đủ cao để họ đủ chi tiêu cho dù có nhiều người lao động khác đang sẵn sàng làm việc cho các nhà tư bản với mức lương thấp hơn. Rõ ràng giả thuyết này của Leibenstein có thể giải thích cho đường cung lao động nằm ngang trong mô hình của Mác trong khi vẫn tồn tại lực lượng lao động dự trữ cho công nghiệp do mức thu nhập và mức sống rất thấp của người lao động trong thời kỳ tiến hành công nghiệp hoá (J.G.Williamson, 1991). Một cách giải thích khác về câu hỏi nói trên xuất phát từ mô hình tiền lương hiệu quả của Carl Shapiro và Joseph Stiglitz (1984). Mô hình của hai ông được xây dựng dựa trên giả định người thuê lao động có thể giảm chi phí giám sát người lao động bằng cách trả lương cao hơn mức lương trên thị trường. Người lao động khi nhận mức lương cao hơn sẽ thấy sợ bị mất công việc hiện tại vì nếu bị mất việc thì sẽ không thể có được mức lương cao như vậy trên thị trường. Nỗi lo sợ này sẽ làm cho người lao động không dám lừa dối người thuê lao động như không dám trốn việc, không dám làm hỏng máy móc hoặc sử dụng máy móc thiếu cẩn thận, hoặc không dám ăn trộm sản phẩm. Vì thế người thuê lao động có thể giảm chi phí giám sát người lao động. Về mặt lý thuyết, người lao động sẽ không lừa dối khi mà lợi ích kỳ vọng có được từ việc lừa dối nhỏ hơn chi phí kỳ vọng nếu bị phát hiện và bị sa thải. Theo Paul Milgrom và John Roberts (1992: 251), điều kiện mà người lao động trung thực với người thuê lao động trong mô hình của Shapiro-Stiglitz được thể hiện bằng bất đẳng thức sau đây: z < (w – m) pn (5.1) z là lợi ích kỳ vọng mà người lao động có được từ việc lừa dối. Vế phải là chi phí kỳ vọng mà người lao động phải chịu nếu bị phát hiện với w là mức lương hiện đang được nhận, m là thu nhập kỳ vọng nhận được nếu như phải đi làm ở chỗ khác, p là xác suất phát hiện người lao động lừa dối, và n là những khoảng thời gian mà hợp đồng lao
  • 10. động hiện tại được gia hạn. Chú ý rằng z, w, và m trong bất đẳng thức (5.1) là các giá trị đã tính tới sự khác biệt về yếu tố thời gian. Khi nào bất đẳng thức này còn đúng thì người lao động sẽ không lừa dối. Mức tiền lương tối thiểu để ngăn ngừa người lao động lừa dối có thể tính bằng cách đặt vế trái bằng vế phải của bất phương trình trên như sau: Min w = m + z/pn (5.2) Đây là mức tiền lương hiệu quả. Theo đẳng thức này người thuê lao động có thể khuyến khích người lao động làm việc một cách trung thực bằng cách tăng mức lương trả cho người lao động cao hơn mức lương trên thị trường (m) một lượng z/pn hoặc bằng cách khác là tăng cường giám sát để tăng khả năng phát hiện người lao động lừa dối (p). Nếu chi phí giám sát người lao động quá cao thì người thuê lao động có động lực trả lương cao hơn cho người lao động hiện tại. Điều này có lợi hơn là bỏ ra chi phí để thuê lao động khác ngoài thị trường. Biện pháp trả lương cao hơn để giảm chi phí giám sát đặc biệt hữu hiệu khi có nhiều người thất nghiệp và vì thế thu nhập kỳ vọng của người lao động khi làm việc ở chỗ khác (m) là rất thấp. Với mức sống rất thấp của những người thất nghiệp ở khu vực đô thị vào thời điểm của cuộc Cách mạng công nghiệp thì đường cung lao động nằm ngang của Mác trong khu vực tư bản ở mức tiền lương cố định và lớn hơn không trong lúc vẫn còn tồn tại lực lượng lao động dự trữ cho công nghiệp là hoàn toàn có thể lý giải được dựa trên mô hình của Shapiro- Stiglitz. Bên cạnh đó, so với các hoạt động kinh tế nhỏ lẻ, manh mún thì việc tuyển dụng lao động ở khu vực công nghiệp có tính chất thường xuyên hơn, có tính dài hạn hơn để người lao động có thể phát triển được các kỹ năng công việc ví dụ như sự phối hợp với những lao động khác cùng vận hành một máy móc hiện đại. Vì giá trị của (n) lớn hơn tương ứng với thời gian tuyển dụng người lao động dài hơn nên các nhà tư bản có thể tận dụng để tiết kiệm được chi phí giám sát người lao động bằng cách chỉ cần trả thêm cho người lao động phần chênh lệch rất nhỏ lớn hơn so với mức lương kỳ vọng mà họ có thể kiếm được nếu đi làm ở chỗ khác. Khả năng này không hề mâu thuẫn với những nỗ lực mà người thuê lao động phải bỏ ra để giám sát người lao động dưới chế độ tư bản chủ nghĩa như Sammuel Bowles đã mô tả (1985). Cho dù nếu (w-m) là lớn thì bất đẳng thức (5.1) cũng không thể đúng được nếu như khả năng phát hiện sự lừa dối của người lao động (p) là rất nhỏ. Vì thế điểm cân bằng sẽ là điểm mà tại đó chi phí bỏ ra là thấp nhất khi phải đánh đổi giữa việc tăng lương cho người lao động (w) và tăng chi phí giám sát người lao động để tăng (p). Mô hình của Leibenstein và của Shapiro-Stiglitz là mô hình bổ sung chứ không phải mô hình thay thế cho mô hình của Mác. Mức tiền lương hiệu quả theo Leibenstein là mức tối thiểu tại đó người lao động đủ để mua thực phẩm để có thể tái
  • 11. tạo sức lao động và làm việc cho người thuê lao động. Ở các nước thu nhập thấp với nhu cầu cấp bách về tiêu dùng thực phẩm, việc đảm bảo một lượng thực phẩm đủ cho người lao động được là một yêu cầu mà những người thuê lao động phải đáp ứng khi tuyển dụng lao động. Nếu như điều này không được đáp ứng chắc chắn các hành vi thiếu thiện chí của người lao động sẽ phát sinh ví dụ như trốn việc, làm hỏng hoặc ăn trộm tài sản của người thuê lao động và làm cho chi phí giám sát lao động tăng lên theo lý thuyết của Shapiro và Stiglitz. Thực ra Mác coi mức tiền lương cố định trong khu vực công nghiệp không chỉ là mức tổi thiểu để có thể nuôi sống con người sinh học mà nó còn bị tác động bởi các yếu tố văn hoá và thể chế. Nếu chúng ta coi mức tiền lương cố định của Mác là một thực tế của xã hội thì chúng ta có thể áp dụng lý thuyết này để hiểu về các quan hệ lao động ở các nước đang phát triển. Nội dung này sẽ được trình bày trong chương 9. 5.2 Các lý thuyết và chính sách phát triển sau Thế chiến II Cả kinh tế học Mác và kinh tế học cổ điển đều coi việc hạn chế tiêu dùng là cơ sở để tăng tỷ lệ tích luỹ vốn và đạt mức tăng trưởng kinh tế cao ở các nước có nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Ngược lại, trong các lý thuyết phát triển phổ biến khoảng 1/4 thế kỷ sau Thế chiến II, cơ chế thị trường không phải là điều kiện đủ để có thể đạt được tốc độ tích luỹ vốn và tăng trưởng cao ở các nước đang phát triển mới dành được độc lập vì các nước này quá nghèo để có thể huy động đủ nguồn vốn từ tiết kiệm. Quan điểm này được đặt trên giả định là tỷ lệ tiết kiệm luôn bằng không ở mức thu nhập tối thiểu cần thiết và sẽ tăng theo cấp số nhân khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên. Theo giả định này, các nước nghèo đang phát triển với mức thu nhập rất gần với mức tối thiểu cần thiết khó có thể hi vọng thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn tiết kiệm thấp - thu nhập thấp nếu như các nguồn lực bị phó mặc cho thị trường tự do phân bổ. Vì thế cần phải sử dụng mệnh lệnh của chính phủ để hạn chế tiêu dùng như nghiên cứu của T.N.Srinivasan(1990) và của Anne Krueger (1995). Lý thuyết này đóng vai trò quan trọng khuyến khích các nước đang phát triển áp dụng chiến lược phát triển theo mô hình xã hội chủ nghĩa (dựa trên việc lập kế hoạch và các mệnh lệnh tập trung). 5.2.1 Lý thuyết tăng trưởng cân bằng Lý thuyết "tăng trưởng cân bằng" của Rosenstein-Rodan (1943) và của Ragner Nurkse (1952, 1953) có ảnh hưởng lớn đến các chính sách phát triển nói trên. Lý thuyết này dựa trên lập luận cho rằng các nước mới dành được độc lập sau Thế chiến II không thể có được sự tăng trưởng kinh tế nếu chỉ dựa vào việc xuất khẩu các sản
  • 12. phẩm thô. Thực tế đã chứng minh điều này ở nhiều nước trong giai đoạn từ thế kỷ 19 cho tới trước khi cuộc Đại khủng hoảng diễn ra năm 1929. Sự bi quan về xuất khẩu này dẫn tới đề xuất là các nước mới dành được độc lập không còn cách nào khác phải tiến hành tự sản xuất các sản phẩm công nghiệp hiện tại vẫn đang phải nhập khẩu. Tuy nhiên, người ta sợ rằng chiến lược công nghiệp hoá này sẽ không thể thực hiện được vì thị trường nội điạ quá nhỏ bé sẽ không thể tiêu thụ được hết các sản phẩm được sản xuất hàng loạt bởi các nhà máy công nghiệp hiện đại. Vì vậy, để quá trình phát triển công nghiệp hiện đại có thể thành công, nhiều ngành công nghiệp cần phải được khuyến khích phát triển đồng thời sao cho các ngành công nghiệp này có thể tạo ra thị trường cho nhau và tiêu dùng sản phẩm lẫn nhau (ví dụ người sản xuất giày sẽ mua áo sơ mi và ngược lại những người sản xuất áo sơ mi sẽ mua giày). Lý thuyết này về sau được gọi tên là "lý thuyết về sự bổ sung chiến lược" giữa các ngành công nghiệp khác nhau (Murphy và đồng nghiệp, 1989; Bardhan, 1995: 2292 -6). Vấn đề này sẽ được nghiên cứu kỹ ở phần 8.4.2. "Sự tăng trưởng cân bằng" hay còn gọi là sự phát triển đồng thời của nhiều ngành công nghiệp đòi hỏi phải huy động được một lượng lớn nhiều nguồn lực cùng một lúc. Theo Rosentein-Rodan và Nurkse thì các nước đang phát triển có đặc điểm là có một lượng lớn lao động dôi dư đang làm việc với chi phí biên bằng không trong khu vực nông nghiệp truyền thống (tương tự như giả định trong mô hình kinh tế hai khu vực ở phần 3.3.3). Theo giả định về sự thất nghiệp trá hình này thì sẽ không có vấn đề gì lớn từ phía cung của lao động khi muốn đạt được bước "đại nhảy vọt" trong công nghiệp hoá. Điều chính yếu để thực hiện thành công chiến lược tăng trưởng cân bằng là huy động được đủ nguồn vốn cho sự phát triển đồng thời của nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Các nước này không thể hi vọng tiếp tục nhận được một lượng vốn lớn từ các nước phát triển đổ vào sau khi giành lại độc lập như đã từng nhận được trước kia khi còn là thuộc địa (là lúc vốn được đổ vào để sản xuất các mặt hàng thô). Đồng thời, tỷ lệ tiết kiệm ở các nước đang phát triển lại rất thấp. Vì vậy, theo lý thuyết tăng trưởng cân bằng, các nước đang phát triển không còn cách nào khác là phải thiết lập được một cơ chế tiết kiệm bắt buộc theo mệnh lệnh của nhà nước để phát triển kinh tế. 5.2.2 Áp dụng mô hình Harrod-Domar Một chính sách tương tự cũng xuất phát từ mô hình Harrod-Domar. Trong thập kỷ 40, Roy Harrod (1948) và Evsey Domar (1946) độc lập cùng xây dựng một mô hình vĩ mô động dựa trên lý thuyết của Keynes. Mục tiêu lúc đầu của mô hình là để xác định nguồn gốc của sự mất ổn định trong tăng trưởng ở các nước phát triển khi
  • 13. cung thường vượt quá cầu thực tế. Trong thập kỷ 50 và 60, mô hình này đã được áp dụng để lập kế hoạch kinh tế ở các nước đang phát triển. Phương trình cơ bản trong mô hình Harrod-Domar rất đơn giản như sau: g = s/c (5.3)  Trong đó g = Y Y là tốc độ tăng trưởng của thu nhập quốc dân. Y có dấu chấm ở trên đầu là sự thay đổi giá trị tuyệt đối của Y, s =S/Y là tỷ lệ tiết kiệm trên thu nhập, c =   Y K là tỷ lệ biên vốn-sản lượng (hay là hệ số vốn) đo lường lượng vốn đầu tư cần thiết để có thể tạo ra thêm một đơn vị thu nhập quốc dân. Trong mô hình này, c được giả định là một hằng số xét về mặt công nghệ và vì thế bằng với tỷ lệ trung bình vốn-sản lượng (K/Y). Có thể dễ dàng chứng minh rằng phương trình (5.3) sẽ thoả mãn với giả định cân bằng giữa tiết kiệm (S) và đầu tư (I=  K ) của Keynes. Với giả định c là hằng số, g tăng tương ứng với s. Vì s tăng tương ứng với thu nhập đầu người nên s và g có giá trị nhỏ ở các nước có thu nhập thấp nếu như tiết kiệm và đầu tư được để phó mặc cho thị trường tự do. Vì thế, mô hình này hàm ý rằng việc thúc đẩy đầu tư bằng các mệnh lệnh và kế hoạch của chính phủ là cần thiết để có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước có thu nhập thấp. Trên thực tế, mô hình Harrod-Domar đưa ra khung lý thuyết giúp cho việc hoạch định chính sách kinh tế ở các nước đang phát triển ví dụ như kế hoạch 5 năm của Ấn Độ (Mahalanobis, 1955; Srinivasan, 1990)3. 5.2.3 Mô hình cái bẫy ở mức cân bằng thấp Các mô hình coi tăng trưởng kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào việc đầu tư vào vốn hữu hình khi kết hợp với lý thuyết về dân số sẽ tạo ra mô hình về một vòng luẩn quẩn giữa thu nhập đầu người thấp và tiết kiệm thấp ở các nước có thu nhập thấp. Mô hình này có tên gọi là mô hình "cái bẫy ở mức cân bằng thấp", "Nỗ lực tối thiểu cần thiết", hay "Lực đẩy lớn" (Leibenstein, 1954; Nelson, 1956). Mô hình này được trình bày trong hình 5.2 và tương thích với mô hình Harrod-Domar.
  • 14. i  N /N) s = S/Y  Y / Y (  N /N) ( s/c = b a m m j m h n k f e d Tỷ lệ tăng dân số (Y/N) Tỷ lệ tiết kiệm (Y/N) (Y/N) Tỷ lệ tăng dân số Tốc độ tăng trưởng thu nhập Hình 5.2 Mô hình cái bẫy ở mức cân bằng thấp Phần trên cùng của mô hình 5.2 cho thấy mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng dân số (  N /N) và thu nhập đầu người (Y/N). Vì thu nhập đầu người tỷ lệ thuận với tiền lương nên đường cong (  N /N) trong hình 5.2 tương ứng với đường cong GW H trong hình 3.3, và điểm m trong hình 5.2 tương ứng với điểm W trong hình 3.3, với (om) là mức thu nhập đầu người tối thiểu cần thiết ở đó tốc độ tăng trưởng dân số bằng không. Phần giữa của mô hình mô tả mối quan hệ giữa tỷ lệ tiết kiệm (s=S/Y) và thu nhập đầu người (Y/N). Như thường được giả định, s tăng theo cấp số nhân khi Y/N tăng lên. Đường cong tỷ lệ tiết kiệm cắt trục hoành tại điểm m, hàm ý rằng mọi người tiêu dùng toàn bộ thu nhập khi thu nhập ở mức tối thiểu cần thiết. Kết luận sẽ không khác mấy nếu chúng ta giả định rằng điểm cắt trục hoành nằm chệch một chút ra khỏi điểm m. Phần dưới của mô hình cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập đầu người và tốc độ tăng thu nhập đầu người khi kết hợp phần trên cùng và phần giữa của mô hình lại với nhau. Trong hình này, đường cong tăng dân số (  N /N) được dịch chuyển xuống phía dưới và đường tỷ lệ tiết kiệm cũng được dịch chuyển xuống phía dưới sau khi đã
  • 15. được chia cho tỷ lệ vốn-sản lượng (c). Giá trị s/c bằng với tốc độ tăng thu nhập đầu người (  Y /Y) theo phương trình cơ bản trong mô hình Harrod-Domar4. Điểm m ở phần dưới của mô hình là điểm cân bằng ổn định. Nếu Y/N giảm xuống dưới mức (om) thì dân số sẽ giảm nhanh hơn tổng thu nhập làm cho thu nhập đầu người sẽ tăng trở lại tới điểm m. Mặt khác, nếu thu nhập đầu người tăng cao hơn điểm m ví dụ tới điểm h vì một lý do nào đó (ví dụ như được mùa hoặc viện trợ của nước ngoài) thì dân số sẽ tăng lên với tốc độ (hb) lớn hơn tốc độ tăng thu nhập (hf) làm cho thu nhập đầu người lại giảm xuống mức m. Vì vậy, các nền kinh tế đang ở tại điểm m này không thể nào vượt ra khỏi mức thu nhập tối thiểu cần thiết được nếu chỉ đầu tư với một lượng nhất định mà các nước này có khả năng huy động bởi vì mọi sự gia tăng về thu nhập đầu người sẽ lập tức bị tiêu dùng hết ngay bởi sự gia tăng dân số nhanh chóng. Vì thế, nền kinh tế sẽ bị đẩy lùi lại mức thu nhập tối thiểu cần thiết. Vòng tròn luẩn quẩn giữa thu nhập thấp và sự trì trệ kinh tế này được gọi là "cái bẫy ở mức cân bằng thấp". Để thoát khỏi cái bẫy này không thể trông chờ vào lượng đầu tư được tích tụ dần dần trong thời gian dài. Để đạt được sự tăng trưởng bền vững, cần có một lượng đầu tư đủ lớn để có thể đẩy nền kinh tế vượt ra khỏi điểm n. Một khi nền kinh tế đã vượt qua được điểm nút (n) tới được điểm k thì tốc độ tăng thu nhập (ke) sẽ lớn hơn tốc độ tăng dân số (kd) làm cho tăng trưởng thu nhập đầu người trở nên bền vững. Để thoát ra khỏi cái bẫy này và đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững cần phải huy động được một lượng tiết kiệm đủ lớn (ji) ở mức thu nhập tối thiểu cần thiết (om) mà ở mức đó nếu chỉ phó mặc cho thị trường thì không bao giờ có thể đạt được. Huy động tiết kiệm và đầu tư đủ lớn là "nỗ lực tối thiểu cần thiết" mà các nước thu nhập thấp cần phải làm. Mô hình này cho thấy nếu không thể tiếp tục nhận được lượng vốn lớn từ bên ngoài sau khi giành độc lập thì không còn con đường nào khác các nước đang phát triển phải tự mình huy động một lượng vốn cần thiết từ thu nhập ít ỏi của mình bằng cách buộc mọi người phải hạn chế chi tiêu và thắt lưng buộc bụng.